label
class label 13
classes | text
stringlengths 7
22.3k
|
---|---|
4Kinh tế
| Trong quá trình đội tuyển U23 lập các cột mốc lịch sử, hàng loạt cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân đã tuyên bố thưởng cho đội tuyển những phần thưởng lớn, xứng đáng với thành tích của đội. Theo thông tin từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam, số tiền thưởng cho đội tuyển đến lúc này sắp chạm mốc 24 tỷ.
Cụ thể đến hết ngày 28/1, tổng số tiền thưởng là 23,6 tỷ đồng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban Olympic quốc gia tặng thưởng 3,2 tỷ đồng, Liên đoàn bóng đá Việt Nam trao 3,6 tỷ đồng và Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF) thưởng 1,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó là hàng chục cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân đã hứa hoặc đã trao tiền thưởng.
Ngoài "cơn mưa" tiền thưởng, đội U23 còn nhận rất nhiều phần thưởng là hiện vật đến từ các doanh nghiệp. Bên cạnh đó là các phần thưởng về dịch vụ nghỉ dưỡng, học tập từ nhiều đơn vị tài trợ.
HLV Park Hang-seo và các học trò trong buổi lễ mừng công ở sân Mỹ Đình. Ảnh: Tiến Tuấn.
Đại diện của Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết với số tiền thưởng nhận được từ các doanh nghiệp, các cầu thủ U23 Việt Nam vẫn phải nộp thuế. Căn cứ tính thuế được đưa ra là Khoản 2, Điều 3, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 quy định về các khoản thu nhập chịu thuế.
Trong Khoản 2, Điều 3, Luật quy định cụ thể các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công. Trong đó, tiền thưởng là một trong các khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Luật cũng quy định các khoản tiền thưởng không phải chịu thuế là thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
HLV Park Hang-seo: 'Chúng tôi sẽ chỉ vui hết hôm nay' HLV Park Hang-seo phát biểu trong buổi họp báo giữa các cầu thủ và VFF tại trụ sở Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Hoàng Anh.
|
4Kinh tế
| Bộ Tài chính đồng ý việc hợp nhất 3 giai đoạn đầu tư thành 1 dự án tổng thể của Samsung Display Việt Nam.
3 giai đoạn đầu tư của SDV.
Theo Bộ Tài chính, hoạt động của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam (SDV) từ tháng 7/2014 đến nay được chia thành 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 là dự án đầu tư mới lần đầu. Theo đó, dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào tháng 7/2014 với tổng vốn 1 tỷ USD. Công văn 1048/VPCP-QHQT ngày 16/6/2014 của Thủ tướng đã cho phép dự án được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao với thuế suất 10% trong 30 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Ngoài ra SDV cũng được hưởng phần ưu đãi bổ sung thêm 3 năm mức giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp do UBND tỉnh Bắc Ninh trình HĐND tỉnh quyết định theo thẩm quyền. Theo công văn số 06/TTg-QHQT ngày 15/1/2017 của Thủ tướng, SDV được chuyển sang hưởng ưu đãi theo tiêu chí dự án có quy mô lớn nếu đáp ứng đủ điều kiện về dự án có quy mô vốn tối thiểu 12.000 tỷ đồng cho thời gian còn lại.
Bộ Tài chính cho biết, SDV đã giải ngân đủ 1 tỷ USD bao gồm 0,27 tỷ USD nhà xưởng và 0,73 tỷ USD thiết bị máy móc trong thời gian từ 7/2014 3/2017. Doanh thu năm 205 là 2,68 tỷ USD; năm 2016 là 4,06 tỷ USD và 10 tháng đầu năm 2017 là 6,27 tỷ USD. Số lao động đến cuối tháng 10/2017 là 13.734 người.
Giai đoạn 2, dự án đầu tư mở rộng lần thứ 1, được cấp phép thực hiện vào tháng 7/2015 với quy mô vốn 3 tỷ USD. Theo công văn số 970/VPCP-QHQT ngày 15/5/2015, Thủ tướng đã đồng ý cho dự án hưởng ưu đãi với cơ chế thuế suất 10% trong 30 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Việc đề nghị ưu đaĩa bổ sung được hưởng thêm 3 năm mức giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ do tỉnh Bắc Ninh quyết định.
Theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, công suất dự kiến sau khi giải ngân xong là 120 triệu sản phẩm. Thời gian giải ngân từ tháng 7/2015 đến hết 2017.
Thực tế SDV đã giải ngân đủ 3 tỷ USD gồm 1,04 tỷ USD nhà xưởng và 1,98 tỷ USD thiết bị máy móc. Doanh thu năm 2016 là 0,47 tỷ USD và 10 tháng đầu năm 2017 là 3,64 tỷ USD. Số lượng lao động trực tiếp đến tháng 10/2017 là 16.763 người.
Giai đoạn 3, dự án mở rộng đầu tư lần 3, bắt đầu từ tháng 2/2017 khi SDV tăng vốn thêm 2,5 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư toàn dự án lên 6,5 tỷ USD. Theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, công suất dự kiến sau khi giải ngân xong là 58 triệu sản phẩm, thời gian giải ngân từ 2018 2022.
Trên thực tế, SDV đã giải ngân được 1,66 tỷ USD gồm 0,14 tỷ USD nhà xưởng và 1,52 tỷ USD thiết bị. Doanh thu tính đến tháng 10/2017 là 1,46 tỷ USD. Số lượng lao động trực tiếp trên các dây chuyền tính đến tháng 10/2017 là 13.344 người.
SDV kiến nghị được hợp nhất 3 giai đoạn.
SDV cho rằng theo quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp về điều kiện hưởng ưu đãi theo dự án đầu tư có quy mô lớn (quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ ngày được phép đầu tư và điều kiện để được kéo dài thêm thời gian hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm là doanh thu hàng năm đạt 20.000 tỷ đồng trong vòng 5 năm kể từ năm đầu tiên phát sinh doanh thu, hoặc sử dụng thường xuyên 6.000 lao đông) thì dự án đầu tư ban đầu và các dự án đầu tư mở rộng của công ty đều đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi theo điều kiện dự án có quy mô lớn. Theo đó, hầu hết tiêu chí đặt ra SDV đều đạt.
Công ty cũng cho biết trong quá trình thực hiện, nếu phải quản lý, kê khai riêng theo 3 dự án riêng biệt thì công ty gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc. Chẳng hạn như việc phải chia tách nhân lực từ cấp quản lý đến công nhân, điều này sẽ dẫn đến khó khăn trong chỉ đạo điều hành, bộ máy quản lý phình to, không hợp lý.
Hoặc do đặc thù kinh doanh của ngành sản xuất màn hình, công nghệ mới luôn luôn được cập nhât, quá trình hoạt động sản xuất luôn cần đầu tư thêm/hủy bỏ hay di chuyển các công đoạn, dây chuyền sản xuất; các dự án có thể sử dụng chung cơ sở vật chất và các hạ tầng tiện ích hỗ trợ mà không phân chia theo từng giai đoạn đầu tư. Vì vậy việc phân định rõ ràng vốn đầu tư theo từng dây chuyền sản xuất và tách riêng theo vốn đầu tư của từng dự án là một nhiệm vụ rất khó.
Do vậy, SDV đã đề nghị Chính phủ chấp thuận cho phép toàn bộ số vốn đầu tư (6,5 tỷ USD) được coi là một tổng thể, một dự án đầu tư duy nhất và được áp dụng điều kiện hưởng ưu đãi chung theo tiêu chí quy mô lớn (thuế suất 10% trong 30 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm liên tiếp theo do đáp ứng được điều kiện quy mô vốn đầu tư tối thiểu là 12.000 tỷ đồng).
Nếu được chấp thuận, SDV cam kết sẽ hoàn thành giải ngân toàn bô số vốn đầu tư 6,5 tỷ USD trong vòng 5 năm (hạn cuối là tháng 6/2019).
Công ty cũng cam kết sau khi hoàn thành giải ngân vốn đầu tư, doanh thu của SDV sẽ đạt khoảng 21 tỷ USD vào năm 2022.
Hợp nhất 3 dự án không ảnh hưởng đến thu ngân sách.
Trước đề xuất của SDV, Bộ Tài chính cho rằng về việc phê duyệt hợp nhất 3 dự án đầu tư theo đề xuất của UBND tỉnh Bắc Ninh và SDV (UBND tỉnh Bắc Ninh và SDV khẳng định đây là dự án duy nhất do toàn bộ các giai đoạn đầu tư của SDV với tổng mức đầu tư 6,5 tỷ USD được cấp một mã số dự án duy nhất) thuộc chức năng của nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Do vậy, Bộ trình Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng.
Về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết qua kiểm tra và số liệu báo cáo của các cơ quan quản lý trực tiếp của tỉnh Bắc Ninh và SDV cung cấp thì từng dự án độc lập của SDV đã đáp ứng điều kiện theo quy định dự án đầu tư có quy mô lớn, đồng thời việc kê khai chung cho 3 dự án không ảnh hưởng tới số thu ngân sách nhà nước.
Vì vậy, để tạo điều kiện cho SDV trong quá trình kê khai hưởng ưu đãi thuế, Bộ Tài chính trình Thủ tướng cho phép SDV được kê khai xác định ưu đãi như 1 dự án thay vì từng dự án riêng.
Cụ thể, năm 2017 SDV đăng ký chuyển đổi điều kiện hưởng ưu đãi từ dự án ứng dụng công nghệ cao sang dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng thì SDV được xác định thuế suất ưu đãi tính từ khi có doanh thu cho thời gian ưu đãi còn lại từ kỳ tính thuế năm 2017 và thời gian miễn, giảm thuế còn lại từ khi có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư lần đầu.
Bộ Tài chính cũng cho biết, trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu năm nào mà SDV không đáp ứng được một trong các điều kiện để được hưởng ưu đãi thì năm đó không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đồng thời, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo Cục thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn đơn vị thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nêu trên, không làm giảm thu ngân sách nhà nước.
Trước đó, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Ninh hồi tháng 10/2017, sau khi nghe tỉnh này kiến nghị về việc chấp thuận gộp các giai đoạn đầu tư khác nhau của Công ty trách nhiệm hữu hạn Samsung Display tại Bắc Ninh thành một dự án duy nhất và được áp dụng một điều kiện hưởng ưu đãi chung cho cả ba giai đoạn nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc hạch toán và dự báo trong hoạt động sản xuất, Thủ tướng đã khẳng định quan điểm tạo điều kiện thuận lợi cho Samsung tuy nhiên phải đảm bảo yêu cầu không làm giảm thu ngân sách nhà nước, hoặc giảm ít, đồng thời đảm bảo môi trường đầu tư.
Vĩnh Chi.
|
4Kinh tế
| Luật thuế TNCN được coi là thuế Vua, thuế Nữ hoàng vì Luật này khi đi vào cuộc sống tác động đến rất nhiều đối tượng trong xã hội về nhiều mặt. Bài trước chúng tôi đã đề cập đề xuất cách tính thuế TNCN mới của Bộ Tài chính, phân tích của chuyên gia sẽ góp phần giải quyết vấn đề này. Xung quanh đề xuất sửa đổi, bổ sung của sắc thuế này vẫn đang khiến dư luận quan tâm, trong đó, đa số ý kiến cho rằng còn bất hợp lý và không ủng hộ.
Người dân vẫn nặng gánh thuế.
Đánh giá về hai phương án tính thuế thu nhập cá nhân mới của Bộ Tài chính, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico cho rằng, những đề xuất điều chỉnh thuế của Bộ Tài chính vẫn bất hợp lý, mức thu còn cao.
LS Trương Thanh Đức: "Thuế suất càng cao, càng khó thu" (Nguồn ảnh: KT).
Cách điều chỉnh sắc thuế hiện nay vẫn mang tính chất tận thu. Bộ Tài chính cần tăng thu, đặc biệt trong bối cảnh chi không giảm thì phải tăng, nhưng tăng thu thế nào để người nộp thuế thấy công bằng, thoải mái thì mục đích thu mới đạt được, Luật sư Đức cho biết.
Theo Luật sư Đức, thời gian qua, tình trạng né thuế, lách thuế vẫn còn khá phổ biến. Nếu tiếp tục tăng thuế TNCN, tình trạng tiêu cực này có thể sẽ còn tăng.
Vì mức thuế cao và bất hợp lý nên người ta mới phải tìm mọi cách để né, lách, trốn thuế. Đặc biệt, nhóm thu nhập cao thường dùng cách chi trả lương, thưởng không qua sổ sách, giấy tờ để lách, nên dẫn đến tình trạng người thu nhập không cao, có nhiều nhu cầu chi tiêu cho bản thân, gia đình, học tập, chữa bệnh nhưng vẫn phải nộp thuế nhiều, trong khi người thu nhập thực sự cao lại nộp thuế ít hoặc thậm chí không phải nộp thuế, Luật sư Đức phân tích.
Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, phải công bằng khi xác định các khoản thu nhập chịu thuế, không chịu thuế, miễn thuế một cách rõ ràng, minh bạch. Phương án nộp thuế TNCN thời gian tới phải hướng dẫn thật cụ thể cách xác định để người nộp thuế, cơ quan thuế cùng hiểu thống nhất khoản nào chịu thuế, không chịu thuế. Bên cạnh đó, nên đơn giản bậc thuế, giảm mức thu về mức hợp lý thì người dân sẽ sẵn sàng và vui vẻ đóng thuế.
Cách làm hiện nay cũng như các phương án đề xuất mới của Bộ Tài chính, người dân vẫn vẫn chịu thuế nặng, điều này dẫn đến người dân tìm cách lách thuế, thậm chí trốn thuế. Theo tôi, tính thuế thu nhập cá nhân nên giảm về 3 bậc thuế: Bậc thấp (người thu nhập dưới 30 triệu đồng, bậc trung bình (trên 30 100 triệu đồng và bậc cao (trên 100 triệu đồng). Trong đó bậc thấp chỉ thu thuế mức 5%, bậc trung bình 10%, bậc cao 20%, Luật sư Đức nêu quan điểm.
Để thu được nhiều thuế nên tập trung vào đối tượng thu nhập trung bình tức khoảng trên 30 triệu đến dưới 100 triệu. Nhưng để đảm bảo thu tốt, người dân dễ dàng chấp hành phải giảm mức thu.
Mức thu với đối tượng thu nhập trung bình hiện nay dao động khoảng trên 20% là quá cao. Trước đây, thuế thu nhập doanh nghiệp đã từng lên đến 50% và hơn bây giờ giảm xuống 18-20%, thuế thu nhập cá nhân không có lý do gì mà để cao ngang thậm chí là hơn cả thuế thu nhập doanh nghiệp như vậy., Luật sư Đức thẳng thắn cho biết.
Phải công bằng, minh bạch.
Tăng thuế thu nhập cá nhân không phải là giải pháp duy nhất cho vấn đề tài chính quốc gia, bởi nó không giải quyết được triệt để vấn đề, không thúc đẩy tăng năng suất lao động và không cải thiện được đời sống của người lao động lực lượng cốt yếu nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện Trưởng Viện Chiến lược phát triển cho rằng, thay vì tăng thuế, việc quan trọng cần làm là phải tập trung vào ba vấn đề: tránh thất thu thuế, lãng phí và tham nhũng.
TS Lưu Bích Hồ: "Cần tránh thất thu thuế, lãng phí và tham nhũng thay vì tăng thuế" (Ảnh minh họa: KT).
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, trước khi Bộ Tài chính nghĩ tới lựa chọn dễ thực hiện là tăng thuế để bù hụt thu, trước tiên bộ này nên có giải pháp hiệu quả thu hồi nợ thuế, chống thất thu, trốn thuế, chia chác thuế Chỉ tính tới tháng 5/2017, tổng số tiền nợ thuế đã lên tới 75.534 tỷ đồng (gấp đôi số hụt thu do giảm thuế nhập khẩu trong năm 2018), đó là chưa tính tiền thuế nợ đã nộp ngân sách đang chờ điều chỉnh, tiền thuế nợ đang xử lý và tiền thuế nợ đang khiếu nại. Tổng số nợ thuế này bằng 6,2% tổng thu ngân sách nhà nước. Trong đó, số tiền thuế nợ trên 90 ngày (có khả năng thu hồi) là 48.207 tỷ đồng (bằng 4% tổng thu ngân sách nhà nước).
TS Lưu Bích Hồ cho rằng, chỉ cần Bộ Tài chính thu hồi được số nợ thuế có khả năng thu hồi, chống thất thu thuế hiệu quả và thực hiện thu thuế công bằng, minh bạch, thì số hụt thu từ giảm thuế xuất nhập khẩu trong năm 2018 sẽ được bù đắp, chưa thực sự cần tới tăng thuế TNCN.
Cơ quan thuế cần minh bạch các khoản chịu thuế, không chịu thuế, miễn thuế, thu được khoản gì thì kê ra, tránh nói lấp lửng. Biện pháp quản lý thuế phải khoa học, kiểm soát tốt thu nhập của các đối tượng chịu thuế. Bên cạnh đó, tránh lạm thu trước, hoàn thuế sau chậm trễ; đồng thời, cần có quy định quản lý thu thuế TNCN kiểm soát chi tiêu của cá nhân, xác định nguồn thu tại nguồn, tránh thả gà ra đuổi, TS Lưu Bích Hồ khuyến nghị.
Cùng loại bài: Tính thuế thu nhập cá nhân mới.
Theo số liệu của cơ quan chức năng, thuế thu nhập cá nhân nộp về ngân sách hiện đã vượt số thu từ dầu thô và liên tục tăng mạnh qua các năm. Năm 2014, ngân sách thu hơn 47.000 tỷ đồng từ sắc thuế này, đến năm 2016 đã tăng lên 64.000 đồng và theo dự toán 2017 có thể vượt 80.000 tỷ đồng. Như vậy, nguồn thu từ ngân sách qua thuế thu nhập cá nhân có xu hướng ngày càng tăng.
Cẩm Tú/VOV.VN.
|
4Kinh tế
| Nhà đầu tư nước ngoài đang đứng trước khả năng chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 2% trên toàn bộ khoản tiền nhận được khi giải thể quỹ thành viên. Ảnh: THÀNH HOA.
Đóng quỹ nhưng chưa được thanh toán tiền.
Dự kiến có thể đến cuối tháng 1 hoặc tháng 2-2018 này, nhà đầu tư ngoại vẫn chưa được chia tiền gốc và lãi nếu cơ quan thuế chưa có hướng dẫn về thuế suất áp dụng cho nhà đầu tư đầu tư vào quỹ thành viên.
Nếu được thanh toán tiền, bao gồm tiền vốn đầu tư ban đầu và tiền lãi phát sinh sau thời gian hoạt động của quỹ, nghĩa vụ thuế của nhà đầu tư sẽ phát sinh và nhà đầu tư phải kê khai, nộp thuế trong thời hạn luật định. Nhưng thuế suất là bao nhiêu và tính trên doanh thu hay lợi nhuận? E ngại thực hiện không đúng quy định pháp luật và có thể tiềm ẩn rủi ro vi phạm thủ tục thuế do không kê khai, nộp thuế đúng thời hạn, nên nhà đầu tư đành chờ nhận lại tiền của mình trong hoang mang.
Đóng thuế theo công văn chứ không theo văn bản quy phạm pháp luật.
Trước đây, ngày 26-9-2012, Cục Thuế TPHCM ban hành Công văn số 7280/CT-TTHT hướng dẫn áp dụng thuế suất 0,1% trên tổng số tiền thanh toán cho nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức khi giải thể quỹ đầu tư theo Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12-4-2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (Thông tư 60).
Tiếp đó, ngày 13-9-2013, Cục Thuế TPHCM có công văn số 6754/CT-TTHT hướng dẫn áp dụng thuế suất 5% trên cổ tức được chia cho nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài khi giải thể quỹ cũng với cơ sở pháp lý là Thông tư 60. Công văn số 6754 được nói rõ là thay thế cho Công văn 7280 nhưng không giải thích lý do thay đổi và cơ sở cho mức thuế suất mới, cách tính mới dù cả hai công văn đều viện dẫn Thông tư 60.
Mức thuế suất 5% theo bảng tỷ lệ (%) thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tính trên doanh thu tính thuế được quy định tại Thông tư 60 chỉ có thể áp dụng cho hoặc là ngành kinh doanh dịch vụ hoặc là lãi tiền vay, nhưng rõ ràng nhà đầu tư nước ngoài không cho vay trong trường hợp này. Thế thì phải chăng cơ quan thuế cho rằng nhà đầu tư nước ngoài đang cung cấp dịch vụ tại Việt Nam? Khái niệm dịch vụ có lẽ đã được áp dụng quá rộng và đã không tính đến yếu tố đặc thù của một hoạt động kinh doanh rất đặc thù - hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán. Một điểm đáng chú ý nữa là thuế nhà thầu tính theo phương pháp thứ hai được xác định trên doanh thu chứ không phải trên lợi nhuận, như hướng dẫn của Cục thuế TPHCM là 5% trên cổ tức.
Năm năm sau, liệu có hướng dẫn khác?
Nhà đầu tư và thị trường chứng khoán cần lắm một văn bản chung áp dụng thống nhất trong lĩnh vực này xuyên suốt ở tất cả các địa phương thay vì rơi vào tình trạng bất định như hiện nay.
Trở lại câu chuyện của nhà đầu tư ngoại được nhắc đến lúc đầu. Khác với tình huống của các nhà đầu tư trong hai quỹ đại chúng đã được Cục Thuế TPHCM hướng dẫn về chính sách thuế khi giải thể quỹ, đây là một trong các nhà đầu tư thành lập quỹ thành viên. Quỹ thành viên mang tính chất đóng vì số lượng nhà đầu tư tham gia tối đa chỉ là 30 và chỉ có nhà đầu tư là tổ chức mới được tham gia quỹ này. Cũng bởi vì có sự khác biệt về tính chất nên nhà đầu tư chưa thể mạnh dạn áp dụng mức thuế suất 5% tính trên cổ tức được chia như hướng dẫn của Cục Thuế TPHCM trong Công văn số 6754/CT-TTHT năm 2013.
Cần nói thêm rằng Thông tư 60 đã bị thay thế bởi Thông tư 103/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 6-8-2014 (Thông tư 103), nhưng thuế suất thuế TNDN trên doanh thu tính thuế đối với dịch vụ; chuyển nhượng chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi; lãi tiền vay là những nội dung có khả năng cao nhất được áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quỹ đầu tư thì không thay đổi, cụ thể lần lượt là 2%; 0,1% và 5%.
Như vậy, về cơ bản việc áp dụng Thông tư 60 hay Thông tư 103 không khác nhau về thuế suất nếu áp cùng một ngành hoạt động kinh doanh, dịch vụ có phát sinh thu nhập tại Việt Nam. Mấu chốt của vấn đề là hoạt động đầu tư vào quỹ thành viên đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài là hoạt động gì; tiền nhận được khi giải thể quỹ bao gồm tiền vốn đầu tư ban đầu và lãi được chia là doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh gì.
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn cho rằng thuế suất hợp pháp và đúng đắn nhất được áp dụng khi giải thể quỹ đầu tư chứng khoán là 0,1% trên doanh thu dù chiếu theo Thông tư 60 hay Thông tư 103, vì quỹ đầu tư được thành lập trong trường hợp này là để kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng chứng khoán. Nhà đầu tư nước ngoài thực tế có phát sinh thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán dù rằng việc mua bán chứng khoán được thực hiện thông qua công ty quản lý quỹ chứ không phải do nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện.
Nếu áp dụng cách tính thuế là 0,1% trên doanh thu tính thuế thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn cần cơ quan quản lý thuế hướng dẫn chi tiết hơn cách xác định doanh thu tính thuế trong trường hợp này. Số tiền mà nhà đầu tư nước ngoài được chia khi giải thể quỹ thành viên là khoản tiền còn lại của quỹ thành viên sau khi đã trừ đi các chi phí và khoản phải trả, nên bản chất đó không còn là doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán nữa.
Mặc dù hiện tại chưa có hướng dẫn chính thức từ Cục Thuế TPHCM nhưng qua trao đổi nghiệp vụ với chuyên viên thuế, nhà đầu tư nước ngoài đang đứng trước khả năng chịu thuế suất thuế TNDN là 2% trên toàn bộ khoản tiền nhận được khi giải thể quỹ thành viên. Mức thuế suất này áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh khác theo biểu tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế được quy định tại Thông tư 103. Nếu mức thuế suất này được áp dụng theo hướng dẫn chính thức sắp tới từ Cục Thuế TPHCM thì có thể thấy rằng, một lần nữa, cơ quan thuế đã không xét đến căn nguyên của khoản tiền nhà đầu tư nhận được, bao gồm tiền vốn ban đầu là số tiền nhà đầu tư bỏ ra cho mục đích kinh doanh chứng khoán và lợi nhuận thu được là kết quả của hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng chứng khoán đó.
Có thể có một cách lý giải rằng cùng đầu tư vào quỹ thành viên, nhưng đối với nhà đầu tư trong nước đã đầu tư vào quỹ, số tiền nhận được khi giải thể quỹ sẽ được xác định là thu nhập khác, hòa chung trong thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp và chịu thuế suất thuế TNDN là 20%, trong khi nhà đầu tư nước ngoài chỉ chịu 0,1% trên doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là không công bằng giữa các nhà đầu tư.
Ở góc độ người nộp thuế chứ không phải người làm chính sách thuế, nhà đầu tư nước ngoài chỉ mong muốn tuân thủ pháp luật Việt Nam trên cơ sở hiểu đúng các quy định pháp luật về thuế liên quan để áp dụng chuẩn xác. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ cảm thấy không thỏa đáng nếu do sự thiếu vắng các quy định pháp luật mà họ phải chịu mức thuế suất cao hơn chỉ vì dựa trên quan điểm không thống nhất của cơ quan thuế và sự giải thích theo hướng có lợi cho Nhà nước và nhà đầu tư trong nước, chứ không dựa trên luật thực định. Đó mới chính là sự đối xử không công bằng mà nhà đầu tư nước ngoài có khả năng gánh chịu trong tình huống này.
Chờ đến bao giờ?
Từ năm 2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã phối hợp với Vụ Chính sách thuế thuộc Bộ Tài chính bắt tay xây dựng thông tư hướng dẫn chính sách thuế trong lĩnh vực chứng khoán trong sự chờ đợi của các thành viên thị trường. Bởi lẽ, nếu được ban hành dựa trên sự đóng góp ý kiến của nhà đầu tư và giới chuyên môn, thông tư đó không chỉ tháo gỡ vướng mắc về thuế suất áp dụng cho nhà đầu tư ngoại đã đầu tư vào quỹ thành viên như đã chia sẻ mà còn giải đáp nhiều vấn đề nan giải khác thay vì người nộp thuế phải xin hướng dẫn từ cơ quan thuế địa phương khi cần.
Hơn năm năm sau, câu chuyện vẫn chưa có hồi kết vì thông tư đã hẹn đó vẫn chưa được ban hành. Nhà đầu tư và thị trường chứng khoán cần lắm một văn bản chung áp dụng thống nhất trong lĩnh vực này xuyên suốt ở tất cả các địa phương thay vì rơi vào tình trạng bất định như hiện nay.
(*) Luật sư Công ty Luật TNHH Phước & các cộng sự.
Luật sư Nguyễn Vân Quỳnh (*).
|
4Kinh tế
| Trong các giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, các nước thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ khẩn cấp thông qua các gói kích thích kinh tế, thực hiện giảm và giãn thuế cho DNNVV nhằm giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất. Riêng đối với chính sách ưu đãi thuế thì các nước thường sử dụng tiêu chí doanh thu hoặc thu nhập chịu thuế (doanh thu hoặc thu nhập chịu thuế ở mức thấp thì được miễn, giảm hoặc áp dụng mức thuế suất thấp hơn).
Cũng như nhiều quốc gia khác, tại Việt Nam, DNNVV đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, để tiếp tục thúc đẩy DNNVV phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo phù hợp với nguyên tắc tại Luật Hỗ trợ DNNVV, đảm bảo phù hợp với khả năng hỗ trợ của Nhà nước trong từng thời kỳ thì việc nghiên cứu đề xuất mức thuế TNDN phù hợp với DNNVV là rất cần thiết.
Để đảm bảo đúng mục đích tháo gỡ khó khăn cho DNNVV, khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, phù hợp với thực tế quản lý, tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế Thu nhập cá nhân và Luật thuế Tài nguyên mới trình Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị quy định: Doanh nghiệp siêu nhỏ (là doanh nghiệp có tổng doanh thu năm dưới 3 tỷ đồng) được áp dụng thuế suất 15%; DNNVV (có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân không quá 200 người/năm; có tổng doanh thu năm từ 3 - 50 tỷ đồng) được áp dụng thuế suất 17%. Doanh thu làm căn cứ xác định DN thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 17% và 15% tại khoản này là tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm.
Trước động thái này, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn, giảm thuế thực chất là chính sách nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài, là sự động viên khuyến khích thiết thực để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thêm hiệu quả. Nếu thuế giảm, các điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn, sẽ có một bộ phận không nhỏ hộ kinh doanh trong khu vực phi chính thức chuyển sang thành doanh nghiệp và số doanh nghiệp tăng thêm này sẽ có đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước trong thời gian tới.
Một mức thuế suất ưu đãi hợp lý cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh khó khăn cũng giống như việc người nghèo được cho cá trong lúc đói. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, về lâu dài, Nhà nước không thể nuôi người nghèo bằng cá mãi được. Cùng với đó, nên cho họ thêm cần câu để họ có thể tự lực, thoát nghèo bằng chính sức mình. Cần câu đó chính là các chính sách khác gián tiếp tác động đến môi trường kinh doanh như: Thủ tục hành chính, hành lang pháp lý, tư vấn hỗ trợ cùng những ưu đãi khác ngoài thuế. Như vậy sự hỗ trợ cho doanh nghiệp mới thực sự hiệu quả.
Nhật Minh.
|
4Kinh tế
| Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Thứ nhất, gộp bậc 1 và 2 của thuế suất hiện hành, cá nhân có thu nhập chịu thuế từ 10 triệu đồng trở xuống sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân 5%. Những người có thu nhập tính thuế dưới 5 triệu đồng sẽ giữ nguyên mức thuế phải nộp, còn người có thu nhập trên 5 triệu đồng sẽ được giảm thuế thu nhập cá nhân. Với phương án này, thu ngân sách sẽ giảm khoảng 1.300 tỷ đồng.
Thứ hai, giữ nguyên thuế suất hiện hành 5% và 10% cho bậc 1 cho thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng và bậc 2 cho thu nhập 5 - 10 triệu đồng. Bậc 3, từ 10 - 40 triệu đồng, áp thuế 20%. Bậc 4, từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng, áp mức thuế 30%. Bậc 5, trên 80 triệu đồng, áp mức thuế 35%. Theo phương án này, thu ngân sách ước tăng khoảng 500 tỷ đồng.
Bộ Tài chính đề xuất chọn phương án hai, dù ở cả hai phương án, mức thuế suất đều được điều chỉnh tăng và rút gọn từ 7 bậc xuống 5 bậc.
Các nguyên tắc Bộ Tài chính Việt Nam nêu trong Dự thảo Luật Sửa đổi 5 luật về thuế là tích cực. Tuy nhiên, nội dung điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân không nhiều tác dụng đối với chống thất thu thuế. Bởi vì, bất kể mức thuế nào, những người muốn trốn thuế sẽ vẫn trốn thuế.
Mục tiêu tăng thu ngân sách là rất rõ ràng trong định hướng cải cách thuế của Việt Nam. Tuy nhiên, mức thuế suất thu nhập cá nhân của Việt Nam đang cao nhất ASEAN, tới 35%. Việt Nam đang có cơ sở để giảm thuế thu nhập cá nhân, nhưng cần nhìn vào hoàn cảnh cụ thể, chẳng hạn số lượng người đóng thuế thu nhập cá nhân để xem xét mức thuế điều chỉnh cho phù hợp.
Đang có một số xu hướng cải cách thuế lớn trên thế giới được đưa ra nhằm ứng phó với khủng hoảng kinh tế. Các nước châu Âu đã sử dụng các công cụ thuế để kích thích tăng trưởng kinh tế. Năm 2016, có 15 thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã tiến hành giảm thuế thu nhập cá nhân đối với hai nhóm thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
Sử dụng các công cụ thuế để kích thích tăng trưởng kinh tế đã lan rộng san châu Á và các nước ASEAN. Tại Philippines, thuế thu nhập cá nhân đang ở mức 32% và dự kiến đưa xuống 25%, do chỉ có 0,5 đến 1% số người phải đóng loại thuế này. So với Philippines hay các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn còn dư địa cải cách. Thậm chí, ngay với chính sách thuế hiện hành, Việt Nam vẫn có thể cải thiện nguồn thu, gia tăng nguồn thu đáng kể nếu nâng cao hiệu quả hành thu cũng như tuân thủ pháp luật về thuế.
Việt Nam có thể rút kinh nghiệm từ quá trình cải cách thuế của Philippines: Trong 30 năm, các mục tiêu và phương pháp cải cách thuế ban đầu thường rất tốt, nhưng trong quá trình hoạch định chính sách, nó đã bị bóp méo khi đưa ra thương thảo giữa các nhóm lợi ích. Do đó, kết quả cuối cùng thường rất khác với nội dung ban đầu về cải cách thuế. Như vậy, khi áp chính sách thuế mới có thể đạt mục tiêu trước mắt về nhu cầu ngân sách nhưng hệ lụy chính sách là không tích cực.
Vấn đề quan trọng trong quá trình cải cách thuế, theo tôi, Việt Nam nên thay đổi "văn hóa" đóng thuế. Bây giờ, Australia đã tạo dựng được văn hóa đóng thuế bằng cách thúc đẩy tính đồng sở hữu của người đóng thuế và cơ quan thuế, nhưng 30 năm trước, trốn thuế đã được xem như "sở thích" của người đóng thuế. Trong khi đó, các cơ quan quản lý thuế mặc định quan điểm đối tượng chịu thuế là "đối tượng trốn thuế tiềm năng". Điều này rất "độc hại" cho nền kinh tế, xã hội và chính công tác quản lý thuế.
Nhận ra xu hướng tiêu cực đó, Chính phủ Australia đã dành 5 năm để thay đổi văn hóa đóng thuế. Tính sở hữu được Chính phủ Australia thúc đẩy rất mạnh trong quá trình cải cách, áp dụng cho cả cơ quan thuế lẫn người đóng thuế. Trong khi cán bộ ngành thuế được giáo dục để coi "người đóng thuế như đồng minh", thì người đóng thuế có trách nhiệm thúc đẩy những người đóng thuế khác thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước.
Chính sách thuế có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Do đó, các chính sách thuế phải mang tính nhất quán, ổn định và đơn giản cho cả việc hành thu và tuân thủ.
Muốn vậy, quá trình cải cách thuế của Việt Nam cần tuân thủ các nguyên tắc về thuế, để nuôi dưỡng nguồn thu, tăng thu cho ngân sách nhà nước và nâng cao chất lượng sống của người dân.
Một số yếu tố cần được tính đến trong quá trình cải cách thuế, như thời điểm thực hiện cải cách, hoặc tác động tích cực đến nguồn thu, hay thúc đẩy đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế. Thêm nữa, trong quá trình soạn thảo chính sách thuế, cơ quan soạn thảo phải thường xuyên tham khảo ý kiến của các đơn vị bị ảnh hưởng, hiệp hội doanh nghiệp, đối tượng chịu thuế.
Theo doanhnhansaigon.vn.
|
4Kinh tế
| Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Theo đó, Tổng cục Thuế cho biết, căn cứ quy định tại Khoản 2.19 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
Phần chi vượt quá 10% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% tổng số chi được trừ trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra;...
Tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 05/2013/TT-BTC ngày 9/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về quản lý chi phí quy định:
Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm các khoản chi quy định tại Điều 16 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP. Một số khoản chi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Chi cho hoạt động kinh doanh: Chi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng: chi cho kinh doanh ngoại tệ giao ngay; chi cho kinh doanh vàng; chi cho các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ và các công cụ tài chính phái sinh khác....
Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng do đó thuộc đối tượng áp dụng của Luật thuế TNDN. Hoạt động khuyến mại vàng, ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Căn cứ quy định pháp luật và thực tế tình hình kinh doanh vàng, ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thì khoản chênh lệch giữa giá mua vàng, ngoại tệ so với giá niêm yết năm 2013 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn được hạch toán vào chi phí khuyến mại. Mức khống chế thực hiện theo quy định tại Khoản 2.19 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính.
PV.
|
4Kinh tế
| Trong đó, thanh tra 411 DN với tổng số truy thu, truy hoàn, phạt là hơn 2.297 tỉ đồng; còn hoạt động kiểm tra 3.678 DN, với tổng số truy thu, truy hoàn, phạt là 587,57 tỉ đồng.
Ngoài ra, trong 3 tháng đầu năm, cơ quan thuế đã kiểm tra 69.278 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, xử lý điều chỉnh thu vào ngân sách hơn 21 tỉ đồng.
Trong 2 tháng đầu năm, Tổng cục thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 13 DN có hoạt động giao dịch liên kết, truy thu, truy hoàn và phạt 135 tỉ đồng. Từ đó đã giảm lỗ 116 tỉ đồng, điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 126 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, tổng số quyết định hoàn thuế được thanh tra, kiểm tra sau hoàn là 925 quyết định, tương ứng với số tiền thuế đã hoàn là 3.347 tỉ đồng. Tổng số thuế truy hoàn và phạt là 42 tỉ đồng, bằng 8,2% so với cả năm 2016.
H.Sương.
|
4Kinh tế
| Bằng việc kiểm tra các thông tin về DN trên hệ thống dữ liệu,cơ quan thuế có thể biết được tình hình sức khỏe của DN. (Ảnh minh họa).
Việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế không chỉ góp phần chống thất thu hiệu quả mà còn từng bước hiện đại hóa công tác quản lý thuế.
4 tháng mới thanh tra, kiểm tra chưa tới 14% kế hoạch năm.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, đến 28/4, toàn ngành đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 13.890 DN, đạt 13,66% kế hoạch (kế hoạch năm 2017 là 101.706 DN), bằng 113,97% so với cùng kỳ năm 2016. Số thu tăng qua thanh, kiểm tra là hơn 5.166 tỷ đồng, bằng 175,92% so với cùng kỳ năm 2016. (Trong đó: truy thu 4.248 tỷ đồng; truy hoàn 31,1 tỷ đồng; phạt 817 tỷ đồng; tăng thu qua kiểm tra tại trụ sở 69,22 tỷ đồng).
Trong quý I/2017, cơ quan thuế (CQT) đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 25 DN có hoạt động giao dịch liên kết. Qua đó các đơn vị đã truy thu, truy hoàn và phạt 150,5 tỷ đồng, giảm lỗ 180 tỷ đồng, giảm khấu trừ 0,02 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 139 tỷ đồng. Riêng thanh tra, kiểm tra xác định lại giá thị trường đối với giao dịch liên kết đã truy thu 67,6 tỷ đồng, giảm lỗ 65 tỷ đồng, điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 464,62 tỷ đồng.
Trong quý I/2017, CQT đã tiến hành thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế GTGT với tổng số là 1.064 quyết định hoàn thuế trước, kiểm tra sau. Trong đó, quyết định hoàn phát sinh năm 2017 đã thanh tra, kiểm tra là 92 quyết định, quyết định hoàn phát sinh trước năm 2017 là 972 quyết định. Tổng số tiền phải thu hồi hoàn, truy hoàn và xử lý vi phạm hành chính số tiền 42,4 tỷ đồng. Tổng số tiền đã nộp NSNN hơn 11,6 tỷ đồng.
Ứng dụng công nghệ thông tin để sàng lọc doanh nghiệp.
Theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, ngành Thuế phải tiến hành thanh tra ít nhất 18% số DN đang hoạt động, 100% hồ sơ hoàn thuế được thanh, kiểm tra. Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện theo phương pháp rủi ro, tập trung vào những DN có dấu hiệu rủi ro về thuế.
Với kế hoạch thanh tra, kiểm tra 101.706 DN trong năm 2017, chặng đường còn lại trong năm, mỗi tháng ngành Thuế sẽ phải thanh tra, kiểm tra gần 11.000 DN, gần bằng số DN mà ngành Thuế đã thanh tra, kiểm tra trong 4 tháng qua.
Cùng với việc thí điểm hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử có xác thực, khai thuế điện tử đối với cá nhân cho thuê nhà, ngành Thuế cũng đang tiến hành thí điểm thanh tra, kiểm tra thuế bằng phương thức điện tử.
Bằng việc kiểm tra các thông tin về DN trên hệ thống dữ liệu, CQT có thể biết được tình hình sức khỏe của DN, tình hình sản xuất, kinh doanh, việc thực hiện nghĩa vụ thuế Với việc phân tích các dữ liệu này, nếu có dấu hiệu rủi ro về thuế, việc đầu tiên là CQT sẽ gửi thư ngỏ, đề nghị DN rà soát, khai thuế lại theo đúng tình hình thực tế. Nếu DN không khai báo lại, CQT sẽ tiến hành thanh tra theo quy định- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, kiêm Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội, ông Nguyễn Thế Mạnh cho biết.
Là địa phương tiên phong thí điểm thanh tra, kiểm tra thuế điện tử, ông Mạnh cho biết, để tránh những sai sót và tiêu cực trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế, Cục Thuế TP Hà Nội cũng thực hiện tốt quy chế kiểm tra, giám sát đối với công tác thanh, kiểm tra bằng Quy chế giám sát đoàn thanh tra, kiểm tra, trên cơ sở quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thanh tra để giám sát theo từng khâu của công tác thanh tra, kiểm tra. Cục Thuế cùng công khai số điện thoại đường dây tiếp nhận thông tin phản ánh về các hành vi tiêu cực của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế.
Việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế là một bước tiếp theo trong việc điện tử hóa các quy trình thủ tục thuế, hiện đại hóa ngành Thuế giai đoạn tới, cũng như đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 19 của Chính phủ về tiếp tục giảm giờ nộp thuế xuống còn 110 giờ/năm vào năm 2020.
Trước mắt, Tổng cục Thuế tiến hành thí điểm kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở CQT bằng công nghệ thông tin tại hai cục thuế là Hà Nội và Bắc Ninh. Sau khi tổ chức thí điểm, Tổng cục Thuế sẽ tiến hành sơ kết, đánh giá kết quả, từ đó hoàn thiện bộ chỉ tiêu và quy trình kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT để triển khai thực hiện toàn ngành.
Minh Thanh.
|
4Kinh tế
| Cụ thể, về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư không thuộc ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi đầu tư, chỉ áp thuế suất 10% trong thời gian 30 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
Đối với dự án đầu tư thuộc ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi đầu tư (không bao gồm dự án đầu tư khai thác khoáng sản, sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ ô tô), áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
Các đặc khu kinh tế được đề xuất cho hưởng một loạt chính sách thuế phí ưu đãi. (Ảnh minh họa: KT).
Đối với thu nhập từ dự án đầu tư - kinh doanh bất động sản được áp dụng thuế suất ưu đãi 17% (không áp dụng thời gian miễn, giảm thuế). Đối với thuế thu nhập cá nhân, đề xuất miễn thuế trong thời gian 5 năm nhưng không quá năm 2030.
Giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân phát sinh tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (kể cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt).
Tại khu phi thuế quan, chính sách bán hàng miễn thuế cho khách tham quan du lịch, cả người Việt Nam và người nước ngoài được mua hàng miễn thuế nhập khẩu với tổng giá trị hàng hóa không quá 2 triệu đồng/người/ngày.
Ưu đãi này cao hơn so với chính sách hiện hành đang áp dụng cho cửa hàng bán hàng miễn thuế tại khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu hiện hành là 1 triệu đồng/người/ngày./.
Theo Tiêu Phong/Báo Thanh niên.
|
4Kinh tế
| Ngân hàng Nhà nước vừa gửi Công văn số 1878 đề nghị Bộ Tài chính xem xét hướng dẫn cho phép khấu trừ chi phí lãi tiền vay trong trường hợp cá nhân hộ kinh doanh, doanh nghiệp (DN) tư nhân vay vốn phục vụ cho hoạt động của DN.
Bởi tất cả DN tư nhân, hộ kinh doanh đều đang vướng quy định ở Thông tư 39 do Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành, có hiệu lực từ 15.3.2017 quy định chủ thể vay vốn chỉ bao gồm cá nhân và pháp nhân. Như vậy, tổ chức không có tư cách pháp nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, DN tư nhân... sẽ không đủ tư cách chủ thể vay vốn. Từ đó, Thông tư 39 quy định cá nhân được vay vốn cho nhu cầu sử dụng vốn của hộ kinh doanh, DN tư nhân của chính cá nhân đó.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai Thông tư 39, các DN và tổ chức tín dụng phản ánh khó khăn, vướng mắc về việc khấu trừ chi phí lãi vay khi tính thu nhập chịu thuế của DN tư nhân. Cụ thể, theo Thông tư số 78 của Bộ Tài chính, người nộp thuế thu nhập DN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế, nên chi phí lãi vay phát sinh từ việc cá nhân chủ DN tư nhân vay vốn phục vụ hoạt động của chính DN đó có thể không được xem xét khấu trừ khi tính thuế thu nhập của DN tư nhân.
H.Sương.
|
4Kinh tế
| Những doanh nghiệp liên kết có doanh thu từ 200 tỉ đồng trở lên đều nằm trong tầm ngắm của cơ quan thuế - Ảnh: Ngọc Thắng.
Siết doanh thu 200 tỉ đồng trở lên.
Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho thấy, đến cuối năm 2016, cả nước có 22.509 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đạt hơn 293 tỉ USD. Vốn thực hiện lũy kế ước đạt hơn 154 tỉ USD. Khu vực FDI đã đầu tư vào 19 trong tổng số 21 ngành, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 58,8%; kế đến là kinh doanh bất động sản với 17,7% vốn đăng ký. Tuy nhiên, trong 3 loại hình doanh nghiệp (DN) hoạt động, khối DN FDI có tỷ lệ thua lỗ luôn cao nhất, có thời điểm lên đến 51% vào năm 2008, trong 3 năm 2012 - 2014 ở mức 48%. Dù thua lỗ liên tục, nhưng nhiều DN FDI vẫn mở rộng quy mô sản xuất.
Theo luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, Nghị định 20 về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết (GDLK) là cột mốc lớn trong ngăn chặn chuyển giá. Có những quy định mới tham khảo và tiệm cận hơn với các chương trình hành động chống xói mòn nguồn thu và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (BEPS) theo khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nên có nhiều điểm chính xác, rõ ràng và chặt chẽ hơn quy định trước đây. Chẳng hạn, hồ sơ xác định giá GDLK đòi hỏi chi tiết hơn: bao gồm hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu, hồ sơ quốc gia cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động và các giao dịch tại từng quốc gia tương ứng, báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ tối cao, trong đó bao gồm các thông tin liên quan đến lợi nhuận, số thuế phải nộp của các tập đoàn đa quốc gia cùng với một số chỉ số liên quan đến hoạt động kinh tế của tập đoàn. Trường hợp người nộp thuế là công ty mẹ tối cao tại VN có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18.000 tỉ đồng trở lên, tương đương 800 triệu USD, phải có trách nhiệm lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
Ngoài ra, ngưỡng xác định mối quan hệ liên kết cũng được sửa đổi. Ví dụ, tỷ lệ góp vốn trực tiếp và gián tiếp tăng từ 20 lên 25%, tỷ lệ nợ trên vốn góp chủ sở hữu trong trường hợp bảo lãnh từ tập đoàn tăng từ 20 lên 25%. Chẳng hạn, một DN nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của DN kia; hay cả 2 DN đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp, sẽ được coi là các bên liên kết.
Như vậy, Nghị định 20 không những điểm trúng huyệt nhiều DN FDI thua lỗ triền miên hàng chục năm nhưng luôn đầu tư mở rộng sản xuất, cũng như hướng đến quản lý thuế hiệu quả hơn trên diện rộng các tập đoàn đa quốc gia đầu tư tại VN, DN Việt đầu tư ra nước ngoài; mà còn sẽ có ảnh hưởng lớn và bao trùm đến nhiều DN cung cấp dịch vụ cho các DN. Chẳng hạn, những đối tượng được miễn lập hồ sơ xác định giá GDLK là DN có quy mô nhỏ, có phát sinh GDLK nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỉ đồng, tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỉ đồng; DN đã có ký kết thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá (APA); DN có doanh thu dưới 200 tỉ đồng... Tuy được miễn lập hồ sơ xác định giá GDLK nhưng DN vẫn có nghĩa vụ kê khai xác định giá GDLK theo quy định. Như vậy, những DN có doanh thu từ 200 tỉ đồng trở lên đều nằm trong tầm ngắm của cơ quan thuế thời gian tới.
Chi phí lãi vay bị áp trần.
Mục tiêu chống chuyển giá là việc phải làm nhưng theo nhiều DN một số quy định còn bất cập. Chẳng hạn tại điểm 3 điều 8 của nghị định này quy định: Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của DN được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao của DN. Đại diện một DN tại TP.HCM phân tích, quy định chưa rõ ràng về định nghĩa chi phí lãi vay. Đó là lãi đi vay thuần túy hay bao gồm cả lãi trả chậm, lãi góp? Phạm vi ngưỡng 20% chỉ áp dụng với các khoản vay từ bên liên kết hay cả khoản vay từ bên độc lập?... Đặc biệt, việc khống chế tỷ lệ chi phí đi vay ở mức 20% có thể gây khó khăn lớn cho một bộ phận DN, nhất là một số ngành nghề như nông nghiệp công nghệ cao, y tế, giáo dục cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bán lẻ cần đầu tư xây dựng hệ thống chuỗi lớn và rộng để chiếm lĩnh thị phần... Đây là những ngành cần nguồn vốn đầu tư lớn và DN sẽ phải đi vay nên chi phí lãi là rất lớn.
Hơn nữa, với những DN mới thành lập rất khó tiếp cận vốn ngân hàng nên trong thời gian đầu tư sẽ phải dùng nhiều vốn vay từ công ty mẹ và các công ty khác trong tập đoàn. Hay đối với bất động sản là ngành đặc thù, đã có quy định tỷ lệ 20% vốn tự có và 80% vốn vay cho một dự án. Với mức vay theo quy định này thì chi phí lãi vay cũng có thể bị vượt trần 20%....
Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM, đặt vấn đề mỗi DN có nhiều nguồn vay từ ngân hàng, các quỹ tài chính, vay công ty mẹ..., nên chi phí nào rõ ràng thì được hạch toán theo quy định. Hơn nữa, quy định hiện nay không khống chế chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế ở mức 20%. Chống chuyển giá DN FDI có thể có nhiều cách, nhưng quy định này sẽ làm khó các DN cung cấp dịch vụ cho DN FDI.
Đồng quan điểm, luật sư Trương Thanh Đức, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế VN, phân tích việc đưa ra quy định lãi vay không vượt ngưỡng 20% tổng lợi nhuận là chưa hợp lý. Bởi theo quy định, các DN đều có thể được khấu trừ các loại chi phí nếu là hợp lý, hợp lệ. Đặc biệt, trong khi DN nước ngoài thường chỉ sử dụng nguồn vốn vay với tỷ lệ nhỏ bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu thì ngược lại, hầu hết DN trong nước đều có chung đặc điểm là sử dụng nguồn vốn vay rất lớn, đến 70 - 80%. Thậm chí nếu có dự án khả thi với khả năng sinh lời cao thì ngân hàng có thể cho vay lên đến gần 100% cũng là bình thường. Vì vậy, quy định này sẽ khiến DN mất tính chủ động và cơ hội trong phát triển kinh doanh, mở rộng đầu tư sản xuất.
Theo tính toán của một chuyên gia tài chính, nếu muốn chống chuyển giá từ DN nước ngoài, một trong những cách là có thể điều chỉnh thuế nhà thầu bằng cách tăng thuế nhà thầu từ mức 5% lên 10%, bởi đây là loại thuế đang được áp dụng cho nhiều DN FDI.
Ngày 24.2.2017, Chính phủ ban hành Nghị định 20 quy định nguyên tắc, phương pháp, trình tự, thủ tục xác định giá GDLK; nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá của GDLK và kê khai nộp thuế.
GDLK là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính...; mua, bán, thuê, mượn, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp tác khai thác sử dụng nhân lực, chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.
Người nộp thuế có GDLK phải thực hiện kê khai các GDLK; loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để xác định nghĩa vụ thuế đối với các GDLK tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.
Nghị định 20 đã đưa ra một số thay đổi lớn so với quy định hiện hành liên quan đến việc kê khai, xác định giá GDLK tại VN, bao gồm chuẩn bị hồ sơ kê khai xác định giá GDLK theo ba cấp, các mẫu tờ khai GDLK mới, hướng dẫn về khấu trừ chi phí phát sinh từ GDLK và chi phí lãi vay.
Sơn An.
Sơn An - Mai Phương.
|
4Kinh tế
| Trong những năm qua, TAND huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở thành một trong những lá cờ đầu của hệ thống TAND. Cụ thể, 3 năm liền (2015, 2016, 2017) đơn vị được tặng cờ thi đua và nhiều Bằng khen của TANDTC và UBND thành phố Hà Nội. Trong đó, năm 2015 và năm 2016 được tặng "Cờ thi đua TAND" và đặc biệt năm 2017 vừa qua, đơn vị đã vinh dự được tặng "Cờ thi đua của Chính phủ".
Ngoài thành tích xuất sắc trong công tác chuyên môn, thì công tác xã hội, làm việc thiện nguyện cũng là một trong những điểm nổi bật của TAND huyện Đông Anh. Với tinh thần đạo lý "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", "Lá lành đùm lá rách", tập thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động của đơn vị đã tự nguyện dành một số ngày lương cùng với các mối quan hệ bạn bè để tập hợp được những suất quà có ý nghĩa, dành cho người nghèo tại một số tỉnh phía Bắc vào các dịp Tết Nguyên đán cổ truyền.
Năm 2017, TAND huyện Đông Anh đã trao 70 suất quà tại xã Chiềng San, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Bước sang năm 2018, trước thềm Tết Mậu Tuất từ ngày 2-3/2, đồng chí Bí thư Chi bộ - Chánh án TAND huyện Đông Anh Bùi Tiến Trung và các đồng chí: Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên, một số Thẩm phán, Thư ký đã cùng Đoàn công tác tới thăm và tặng quà cho các gia đình nghèo, gia đình chính sách tại 2 xã của 2 huyện thuộc tỉnh Hòa Bình.
Tại huyện Đà Bắc, Đoàn thiện nguyện đã thăm và tặng quà gồm: quần áo rét các loại, chăn bông, nước đóng chai, gạo tẻ và tiền mặt cho các gia đình ở thôn Lau Bai, xã Vầy Nưa với 33 hộ dân mà 100% là người dân tộc Dao vừa trải qua cơn lũ lịch sử tháng 10 năm 2017 cướp đi toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn và tài sản của bà con. Tại huyện Kim Bôi, Đoàn đến xã Kim Sơn trao tận tay những suất quà cho 21 hộ gia đình nghèo, gia đình chính sách của 4 thôn trong xã có tới 90% là người dân tộc.
Đại diện lãnh đạo huyện, xã và người dân 2 huyện Đà Bắc và Kim Bôi đã bày tỏ sự biết ơn về những tình cảm Đoàn công tác TAND huyện Đông Anh dành cho họ. Cảm ơn Đoàn đã chung tay cùng địa phương giúp cho bà con nghèo, gia đình chính sách trong xã bớt đi cái lạnh, cái đói trong mùa đông này.
Thay mặt cho Đoàn thiện nguyện của đơn vị, đồng chí Bùi Tiến Trung đã gửi lời chúc sức khỏe tới bà con, chúc các gia đình đón Tết Mậu Tuất vui vẻ và mong bà con nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn, cùng chính quyền địa phương vươn lên thoát nghèo để xây dựng cuộc sống ấm no.
Đồng chí cũng hứa sẽ cùng đơn vị tăng cường thực hiện công tác xã hội, trong đó tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiện nguyện trong thời gian tới.
Một số hình ảnh về hoạt đông thiện nguyện của Đoàn công tác TAND huyện Đông Anh:
Tiến Trung.
|
4Kinh tế
| Xác định DNNVV làm cơ sở áp dụng mức thuế suất thấp hơn theo tiêu chí doanh thu là phù hợp, đúng bản chất kinh tế. Nguồn: Internet.
Cũng như nhiều quốc gia khác, tại Việt Nam, DNNVV đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ DNNVV tại Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số doanh nghiệp (DN) (97%-98%) và được xác định là động lực tăng trưởng, là xương sống của nền kinh tế.
Do đó, để tiếp tục thúc đẩy DNNVV phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo phù hợp với nguyên tắc tại Luật hỗ trợ DNNVV, đảm bảo phù hợp với khả năng hỗ trợ của Nhà nước trong từng thời kỳ thì việc nghiên cứu đề xuất mức thuế thu nhập DN (TNDN) phù hợp với DNNVV là rất cần thiết.
Áp dụng thuế suất theo doanh thu là phù hợp.
Bộ Tài chính cho biết, tại cuộc họp Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội mở rộng ngày 10/4/2017 về dự án Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho DN, đa số các ý kiến trong Ủy ban đều cho rằng việc xác định DNNVV làm cơ sở áp dụng mức thuế suất thấp hơn theo tiêu chí doanh thu là phù hợp, đúng bản chất kinh tế.
Để đảm bảo đúng mục đích tháo gỡ khó khăn cho DNNVV, khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh lên DN, phù hợp với thực tế quản lý, tại Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế TNDN, Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế tài nguyên do Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng, Bộ Tài chính đề nghị quy định, DN siêu nhỏ (là DN có tổng doanh thu năm dưới 3 tỷ đồng) được áp dụng thuế suất 15%; DNNVV (Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân không quá 200 người/năm; Có tổng doanh thu năm từ 3 - 50 tỷ đồng) được áp dụng thuế suất 17%.
Doanh thu làm căn cứ xác định DN thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 17% và 15% tại khoản này là tổng doanh thu của DN trong năm.
Ngoài ra, để tránh các trường hợp DN thành lập các công ty con để được hưởng chính sách nêu trên, Dự thảo Luật quy định mức thuế suất 15%, 17% không áp dụng đối với DN là các công ty tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con mà công ty mẹ nắm giữ từ 25% vốn chủ sở hữu của công ty con trở lên (là tỷ lệ xác định DN có giao dịch liên kết tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ)...
Các nước đều có chính sách hỗ trợ DNNVV.
Trong các giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, các nước thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ khẩn cấp thông qua các gói kích thích kinh tế, thực hiện giảm và giãn thuế cho DNNVV nhằm giúp cho DN vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đến nay, hầu hết các quốc gia đều chưa có một định nghĩa hoặc tiêu chí thống nhất để xác định DNNVV, song điểm chung là đều xác định DNNVV dựa trên một số tiêu chí phổ biến sau: Doanh số bán hàng; Số lao động thường xuyên và không thường xuyên hàng năm; Vốn hay giá trị tài sản của DN.
Các tiêu chí này được chính phủ các nước sử dụng để áp dụng các chính sách hỗ trợ phát triển DN, riêng đối với chính sách ưu đãi thuế thì các nước thường sử dụng tiêu chí doanh thu hoặc thu nhập chịu thuế (doanh thu hoặc thu nhập chịu thuế ở mức thấp thì được miễn, giảm hoặc áp dụng mức thuế suất thấp hơn).
Ở Trung Quốc, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 25%, DN nhỏ được áp dụng mức thuế suất ưu đãi là 10%-20%.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015-2017, để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các DN nhỏ, các DN có thu nhập chịu thuế thấp còn được ưu đãi nhiều hơn: DN có thu nhập chịu thuế nhỏ hơn 200.000 NDT áp dụng thuế suất 10% trong giai đoạn 01/01/2015 - 31/12/2017; DN có thu nhập chịu thuế từ 200.000 - 300.000 NDT áp dụng thuế suất 20% trong giai đoạn 01/01/2015 - 30/9/2015; thuế suất 10% trong giai đoạn 01/10/2015 - 31/12/2017.
Tương tự, ở Thái Lan, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 20% nhưng các DNNVV cũng được áp dụng thuế suất ưu đãi ở mức thấp hơn. Theo đó, các DNNVV có thu nhập chịu thuế từ 300.000 bạt Thái trở xuống được miễn thuế, từ 300.001-3.000.000 bạt Thái được áp dụng mức thuế suất 15% và trên 3.000.000 bạt áp dụng mức thuế suất 20%.
Ở Indonesia, thuế suất thuế TNDN phổ thông là 25%. DN có doanh thu nhỏ hơn 4,8 tỷ rupi được áp dụng mức thuế suất 1% tính trên doanh thu năm. DN có doanh thu từ 4,8 tỷ rupi đến 50 tỷ rupi được áp dụng mức thuế suất 12,5% đối với phần thu nhập chịu thuế tương ứng với mức doanh thu 4,8 tỷ rupi (giảm 50% so với mức thuế suất phổ thông).
Ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Hà Lan không có quy định về mức thuế suất thuế TNDN phổ thông cũng như mức thuế ưu đãi đối với DNNVV.
Tuy nhiên, ở các quốc gia này, thuế TNDN được đánh lũy tiến với các mức thuế suất cao hơn áp dụng đối với phần thu nhập chịu thuế ở mức cao: Hàn Quốc áp dụng mức thuế suất 10% đối với 200 triệu Won chịu thuế đầu tiên, 20% đối với phần thu nhập chịu thuế từ 200 triệu Won đến 20 tỷ Won, 22% đối với phần thu nhập chịu thuế trên 20 tỷ Won. Hà Lan áp dụng thuế suất 20% đối với 200.000 EUR thu nhập chịu thuế đầu tiên, 25% đối với phần thu nhập chịu thuế vượt 200.000 EUR...
Theo enternews.vn.
|
4Kinh tế
| Coca-Cola hiện đang nằm trong diện nghi vấn trốn thuế, chuyển giá tại Việt Nam.
"Vạch mặt" thủ đoạn trốn thuế tinh vi.
Tổng cục Thuế cho biết hiện nay, đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉ thực hiện một khâu trong chuỗi giá trị kinh tế ngành của tập đoàn, chủ yếu là gia công, lắp ráp hoặc sản xuất theo hợp đồng cho công ty mẹ.
Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu đầu vào của những doanh nghiệp này do công ty mẹ cung cấp và công ty mẹ cũng bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty con tại Việt Nam phần lớn dựa trên bí quyết công nghệ, kỹ thuật, bí quyết kinh doanh, thương hiệu của công ty mẹ.
Xu hướng chung của các tập đoàn đa quốc gia chính là thành lập các trung tâm mua sắm, trung tâm bán hàng và trung tâm nghiên cứu và phát triển (nắm giữ các tài sản vô hình) tại các quốc gia có thuế suất thấp (thậm chí là các thiên đường thuế) nên việc cung cấp nguyên vật liệu, bao tiêu sản phẩm, quản lý tài sản vô hình được tập trung hóa vào một vài công ty trong tập đoàn.
Với điều kiện thành lập doanh nghiệp rất dễ dàng, cùng với chính sách bảo mật thông tin tài chính, bảo mật thông tin về chủ doanh nghiệp của một số 'thiên đường' thuế đã tạo ra cơ hội cho các tập đoàn thành lập các doanh nghiệp vỏ bọc (không có hoạt động thực chất) với các chức năng hoạt động chính như: mua sắm nguyên liệu hàng hóa, bán hàng, nắm giữ vốn, nắm giữ tài sản vô hình... nhằm chuyển lợi nhuận từ các quốc gia đặt cơ sở sản xuất về các 'thiên đường' thuế.
Một số tập đoàn đa quốc gia đã né tránh áp dụng quy định giá chuyển nhượng bằng cách chuyển đổi chủ sở hữu sang một công ty mới thành lập tại 'thiên đường' thuế không có quan hệ sở hữu về vốn với các công ty khác trong cùng tập đoàn, trong khi vẫn thực hiện giao dịch kinh doanh với các công ty là thành viên của tập đoàn trước đây nhưng không thể xác định được mối quan hệ liên kết về vốn đầu tư.
Vì đâu nên nỗi?
Một báo cáo vừa được Oxfam công bố ngày 18.5 cho biết các tập đoàn đa quốc gia lớn đang dùng quyền lực chính trị và khả năng tài chính để tránh thuế với số tiền vận động hành lang đã chi lên đến 2,5 tỉ USD. Ước tính, cứ 1 USD mà các công ty này dùng để vận động về thuế từ năm 2009 - 2015 thì họ giảm mức đóng thuế xuống 1.200 USD.
Các công ty lớn nhất thế giới đang mở chi nhánh tại ít nhất một 'thiên đường' thuế. Hiện mức thuế suất mà các công ty này phải đóng là 25,9%, thấp hơn gần 10% so với mức thuế được quy định trong luật.
Theo Oxfam, mỗi năm các nước phát triển (bao gồm cả Việt Nam) bị thất thu 100 tỉ USD do hoạt động tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia. Trong khi nếu tính ra, khoản tiền này có thể giúp 124 triệu trẻ em đang phải bỏ học được đến trường và cứu sống 6 triệu trẻ.
Theo bà Nguyễn Thu Hương - chuyên gia của Tổ chức Oxfam, Việt Nam hiện có hơn 30 lĩnh vực khuyến khích đầu tư, 27 lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; ưu đãi tại 53/63 tỉnh, chưa kể 300 khu công nghệ cao, khu công nghiệp, chế xuất. Các chính sách ưu đãi thuế cũng nằm dàn trải ở các luật, văn bản và do nhiều bộ ngành quản lý. Tuy nhiên, sau 30 năm áp dụng các chính sách khuyến khích đầu tư, hiện vẫn có rất ít số liệu công khai về số giảm thu ngân sách nhà nước do ưu đãi thuế.
Vị chuyên gia này khuyến nghị Việt Nam nên dừng việc giảm thuế suất, từng bước cải thiện hệ thống pháp luật về thuế, cân nhắc yêu cầu công khai báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. Bên cạnh đó cần công bố số ngân sách chi ra từ ưu đãi thuế, phân tích chi phí và lợi ích, giảm dần việc sử dụng ưu đãi thuế.
Giải pháp từ chính các nước phát triển.
Để chống lại hình thức trốn thuế đang khá phổ biến hiện nay của các tập đoàn đa quốc gia, Hội đồng châu Âu mới đây cho biết sẽ đánh thuế trên lợi nhuận doanh nghiệp tại quốc gia mà doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
Ngoài ra, khối Liên minh EU cũng sẽ ấn định mức trần miễn giảm từ thu nhập chịu thuế để tránh trường hợp các tập đoàn chuyển nợ sang các chi nhánh tại các quốc gia có mức miễn giảm cao hơn để trốn đóng thuế. Theo ước tính riêng tại thị trường EU, các tập đoàn đa quốc gia hiện đang trốn đóng khoản thuế lên tới gần 80 tỉ USD/năm.
Với luật mới này, các doanh nghiệp hay tập đoàn đa quốc gia sẽ phải báo cáo cho từng quốc gia cả doanh thu lẫn khoản thuế phải đóng.
Trong khi đó, hơn 30 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã ký một thỏa thuận sẽ chia sẻ thông tin về các tập đoàn đa quốc gia nhằm thúc đẩy sự minh bạch hóa sau khi công luận tỏ thái độ bất bình trước việc các công ty lớn né tránh việc nộp thuế.
Đó là giải pháp từ sự kết hợp của nhiều thành viên khối EU, trong khi đó tại Việt Nam do hoàn cảnh đặc thù của một nước đang phát triển cần mời gọi vốn đầu tư nên bài toán khó khăn hơn nhiều.
Về hướng giải quyết, mới đây Việt Nam đã có nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (hiệu lực từ 1.5) trong đó có điểm đáng chú ý là yêu cầu doanh nghiệp công khai báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
Với quy định mới này, giới chuyên gia cho rằng Nghị định 20/2017/NĐ-CP cho thấy bước tiến rõ rệt của Việt Nam.
Bà Babeth Ngoc Han Lefur, Giám đốc Quốc gia tổ chức Oxfam tại Việt Nam, cho rằng các nước đang phát triển cần xây dựng hệ thống thuế để tăng nguồn thu trong nước, tránh việc phụ thuộc vào các loại thuế gián thu như thuế VAT đang tăng gánh nặng lên người lao động.
Tuyết Nhung.
|
4Kinh tế
| Hội thảo về Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đại học tư thục do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức đã thu hút nhiều chuyên gia giáo dục tham dự.
Nhiều ý kiến cho rằng quy định trong dự thảo Luật giáo dục đại học (lần thứ 4) đối với trường đại học tư thục vẫn còn ít, thiếu thống nhất và chưa đề cập đến nhiều vấn đề nóng của trường tư thục hiện nay, trong đó có ý kiến cho rằng có nên xem trường đại học tư thục là doanh nghiệp hay không?
Bàn về vấn đề này, có nhiều ý khác nhau, có ý kiến đề xuất nên xác định rõ đại học tư thục là doanh nghiệp, vận hành theo Luật doanh nghiệp; ý kiến khác cũng cho rằng đại học tư thục cần phải được điều chỉnh theo Luật giáo dục đại học.
Theo quan điểm của tôi, cần thiết phải xem đại học tư thục là doanh nghiệp và phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp và Luật giáo dục đại học. Bởi, đại học tư thục được thành lập để đào tạo ngành nghề cho sinh viên, lợi nhuận thu được từ nguồn học phí của sinh viên.
Nguồn thu này là sự thỏa thuận bình đẳng, tự nguyện giữa sinh viên và nhà trường, đồng thời, đại học tư thục được vận hành theo cơ chế thị trường, khi không đủ điều kiện hoạt động thì tự giải thể, gây hậu quả thì bồi thường thiệt hại; đại học tư thục có hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và bộ máy vận hành như một doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, đại học tư thục là hoạt động đào tạo nguồn nhân lực quan trọng của đất nước, cần phải có quy định cụ thể về ngành nghề, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, số lượng, tiêu chuẩn giảng viên; quy định khung mức học phí, chi phí đào tạo, nộp thuếtức là đại học tư thục là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện, chịu sự quản lý từ các cơ quan nhà nước, được điều chỉnh bởi Luật giáo dục đại học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Đồng thời, chất lượng đào tạo ngành nghề của trường đại học tư thục cần phải được giám sát một cách chặt chẽ, áp dụng thống nhất, đào tạo một cách bài bản, chính quy, chuyên nghiệp, góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao. Hạn chế tình trạng đào tạo tràn lan, thu hút sinh viên bằng mọi giá như thổi phồng chất lượng đào tạo, mượn danh tiếng của giảng viên để củng cố uy tín, nói quá về tỷ lệ có việc làm của sinh viên, đồng thời tự đưa ra nhiều khoản thu phí, lệ phí để bắt ép sinh viênnhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho trường.
Mặt khác, cần phải xác định rõ mục đích, tôn chỉ của các trường đại học tư thục, đó là hoạt động trong lĩnh vục giáo dục nên không đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết, nếu quá coi trọng lợi nhuận mà không song hành với chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho sinh viên thì việc này đồng nghĩa với việc hủy hoại cả một thế hệ đào tạo, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực lao động cung cấp cho xã hội.
Người đứng đầu đại học tư thục phải là người thực sự tâm huyết, yêu nghề, phải là người am hiểu và có chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục, chứ không phải là người làm kinh doanh theo đúng nghĩa của nó. Các trường đại học tư thục phải tự khẳng định mình bằng chất lượng đạo tào, thể hiện qua tỷ lệ có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp; thường xuyên liên kết với doanh nghiệp hoặc dự báo của nhu cầu thị trường lao động để đào tạo ngành nghề phù hợp với sinh viên.
Do đó, cần phải xem đại học tư thục là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện, với sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý giáo dục và quan trọng nhất là không đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên mục tiêu giáo dục. Có như vậy, các trường đại học tư thực mới có chỗ đứng trong xã hội, luôn là chỗ dựa tin cậy và đồng hành cùng với sinh viên.
Đỗ Văn Nhân.
|
4Kinh tế
| Cùng với hòn đảo Sardinia của Ý, TP Nicoya của Costa Rica, tỉnh Okinawa của Nhật Bản và TP Loma LInda của California, đảo Ikaria được mệnh danh là vùng Blue Zone, 1 trong 5 khu vực có người dân sống thọ nhất thế giới.
Mặc dù các chuyên gia thường chỉ ra rằng chìa khóa dẫn đến cánh cửa trường thọ là chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực, các dự án nghiên cứu cư dân vùng Blue Zone lại phát hiện ra những yếu tố không kém phần quan trọng khác là quan hệ gia đình khắng khít và sự hòa nhập vào cộng đồng dựa trên niềm tin.
Cụ Ioanna Proiou đã làm công việc dệt túi và quần áo trong hơn 90 năm. Ảnh: Marissa Tejada.
Tại Ikaria, thời gian hoạt động của các cửa hàng đều không áp dụng theo một lịch cố định. Ngoài ra, rất nhiều người chủ còn bán hàng theo hệ thống danh dự: khách hàng lấy những thứ họ thích rồi để lại tiền trên quầy.
Cư dân đảo Ikaria luôn nỗ lực tạo dựng quan hệ gần gũi với gia đình và hàng xóm. Tại đây, người lớn tuổi đóng một vai trò rất quan trọng trong xã hội, ví dụ như giúp nuôi dạy con cháu hoặc điều hành các công việc kinh doanh.
Tuy nhiên, cụ Ioanna Proiou, một cụ bà 105 tuổi làm nghề dệt túi và quần áo trong hơn 90 năm, lại cho rằng bà sống thọ là nhờ đam mê công việc và quan điểm về cuộc sống. "Đừng ham muốn nhiều hơn những gì ta thật sự cần. Nếu cứ mãi ghen tị với người khác, ta sẽ chỉ nhận được sự căng thẳng" - cụ Proiou khuyên.
Nhiều chuyên gia cho rằng bí quyết của người Ikaria là gắn bó với gia đình và cộng đồng. Ảnh: Marissa Tejada.
Trong khi đó, bác sĩ về hưu Christodoulos Xenakis lại có giải thích khác về cách cư dân đảo Ikaria tránh khỏi những nỗi lo lắng không cần thiết. Dù đã 81 tuổi nhưng ông Xenakis lại được xem là trẻ tuổi so với tiêu chuẩn của người Ikaria.
Vị bác sĩ nói: "Thời gian là một phần quan trọng của cuộc sống trên Ikaria nhưng không giống như cách suy nghĩ của hầu hết mọi người. Nó giống như 'hẹn gặp anh buổi sáng, chiều hoặc tối nhé'. Chúng tôi không hề bị căng thẳng".
Lý giải điều này, ông Xenakis cho biết đối với người dân Ikaria, mỗi ngày trôi qua đều có mục đích. Ông hào hứng chia sẻ về dự án mới nhất của mình mang tên Ikaria Senior Regatta. Đây là một cuộc đua thuyền chỉ dành cho các ứng viên tối thiểu 70 tuổi. Trong cuộc thi, mỗi đội gồm 20 thành viên sẽ đua thuyền buồm từ hòn đảo láng giềng Samos đến Ikaria rồi trở lại.
"Đây không thật sự là một cuộc thi mà chỉ để thể hiện rằng chúng tôi vẫn có thể và có khả năng làm được. Ta sẽ luôn có gì đó cần làm với thời gian của mình. Nhưng nếu ta làm những việc khiến ta hoặc người khác vui vẻ, chắc chắn ta sẽ luôn cảm thấy khỏe mạnh, hào hứng và tốt lành" - ông Xenakis chia sẻ.
1/3 người dân tại Ikaria đều thọ hơn 90 tuổi. Ảnh: Marissa Tejada.
Bảo Hạnh (Theo BBC).
|
4Kinh tế
| Ảnh minh họa.
Đã có dấu mốc quan trọng về hành lang pháp lý.
Một phương thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển, chính là hòa giải thương mại. Cùng với thương lượng và trọng tài, hòa giải được coi là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) và rất được các doanh nhân ưa chuộng do những ưu điểm vượt trội so với tố tụng tòa án.
Luật sư Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam phân tích, sở dĩ hòa giải thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến hiện nay vì thủ tục đơn giản, linh hoạt, tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bên đương sự. Các doanh nghiệp (DN) có cơ hội lựa chọn một quy trình phù hợp, tránh các thủ tục pháp lý phức tạp. Ngoài ra, khi tham gia hòa giải, với tinh thần thiện chí và hợp tác, các DN cũng dễ đạt được thỏa thuận một cách nhanh chóng.
Một ưu điểm lớn nữa của phương thức này là các DN tự quyết định việc giải quyết tranh chấp và luôn biết trước kết quả. Trong quá trình hòa giải, với sự hỗ trợ của hòa giải viên, các bên sẽ có cơ hội được đưa ra quyết định của mình về phương án giải quyết tranh chấp. Đây là ưu thế nổi trội của phương thức hòa giải so với các phương thức tố tụng khác, vốn khó lường trước được kết quả. Mặt khác, hòa giải mang tính thân thiện rất cao. Thông qua hòa giải, các DN có điều kiện thể hiện thiện chí, hiểu và thông cảm nhau hơn, giúp họ tiếp tục duy trì, phát triển quan hệ kinh doanh, đối tác.
Quan trọng hơn, hòa giải là một quá trình không công khai. Đây là tiêu chí được nhiều DN quan tâm. Với việc giải quyết thông qua hòa giải, tên của các bên tranh chấp không bị tiết lộ ra công chúng, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của DN. Thông tin liên quan đến hòa giải cũng được giữ bí mật, trừ khi có quy định khác của pháp luật.
Bên cạnh tính ưu việt của hòa giải thương mại, ông Vũ Ánh Dương cũng cho biết, hiện Việt Nam đã có hành lang pháp lý quan trọng, góp phần khuyến khích giải quyết tranh chấp hòa giải, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng hòa giải, đặc biệt là lựa chọn phương thức hòa giải.
Việc ban hành Nghị định hòa giải thương mại và Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 đã thể chế hóa Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách ngành tư pháp đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó ông Dương nói.
Theo bà Nina Mocheva, Chuyên gia Tài chính cấp cao, Thị trường Tài chính, nhóm Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã có bước đi quan trọng trong việc thông qua khuôn khổ pháp lý mới về giải quyết tranh chấp thương mại bằng cả hòa giải và trọng tài. Chúng ta có cơ chế khá tiến bộ, có cả 1 Chương về vấn đề thi hành, có Luật về trọng tài thương mại và Nghị định về hòa giải thương mại. Đây là bước tiến quan trọng và tiếp theo sẽ là việc đưa vào thực thi trong thực tiễn...Và để sử dụng các quá trình hòa giải thương mại này doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của các trọng tài viên có năng lực. Điều này đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực hòa giải thương mại bà Nina Mocheva nhận định.
Cùng với đó, bà Nina Mocheva cũng lưu ý, kinh nghiệm của nhóm ngân hàng thế giới về hòa giải thương mại ở nhiều quốc gia cũng cho thấy, khi bắt đầu áp dụng hòa giải thương mại cộng đồng những người làm luật có thể miễn cưỡng, tuy nhiên cần thời gian để vượt qua sự ngần ngại và do dự này. Việt Nam đang ở giai đoạn trứng nước, do đó quan trọng là phải xây dựng được uy tín, khẳng định vị thế.
Tòa án sẽ giúp cho hòa giải.
Cùng với những lợi ích mà hòa giải thương mại đem lại, cách đây không lâu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại, lần đầu tiên quy định cụ thể, hướng dẫn về hòa giải viên, tổ chức hòa giải chuyên nghiệp, trình tự, thủ tục hòa giải. Theo Nghị định, các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận. Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên. Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp. Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.
Tuy nhiên, có ý kiến băn khoăn nếu hòa giải có nhiều lợi ích như vậy thì tại sao bây giờ mới được ưa chuộng. Băn khoăn này cũng có cơ sở bởi theo lý giải của ông Nguyễn Đình Tiến - Phó chánh Tòa Kinh tế, TAND TP Hà Nội, trước khi có Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại, công tác hòa giải cũng đã được thực hiện trong hệ thống tòa án trong quá trình giải quyết các tranh chấp thương mại, tuy nhiên khá đơn giản.
Ông Tiến dẫn chứng: Hoạt động hòa giải còn thực hiện khá đơn giản, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của các thẩm phán. Ví dụ như thẩm phán phải về tận địa phương để tiến hành hòa giải tranh chấp cho các doanh nghiệp tại đó. Còn tại tòa án kinh tế, chúng tôi cũng luôn khuyến khích động viên các bên tự thương lượng hòa giải để giải quyết mâu thuẫn. Thậm chí, ngay kể cả sau khi có bản án sơ thẩm, chúng tôi vẫn tiếp tục động viên các bên hòa giải nốt những mâu thuẫn còn lại nếu có thể, nhằm đạt được kết quả hòa giải thành tại phiên phúc thẩm.
Trong những quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 với các vấn đề liên quan tới hòa giải từ Điều 205 tới Điều 213, Phó Chánh Tòa Kinh tế Nguyễn Đình Tiến cho biết, về thủ tục tiến hành hòa giải được nhận định là còn gây phát sinh nhiều chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Có thể thấy rằng thủ tục hòa giải trong tố tụng tòa án tuy được đánh giá là khá hiệu quả, nhưng thủ tục lại quá chặt chẽ và tương đối rườm rà, thời gian lâu. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận với việc quá tải của hệ thống tòa án thì việc thời gian xử lý lâu là không tránh được - ông Tiến nói.
Đánh giá về Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại, ông Tiến cho biết, các hoạt động hòa giải ngoài tố tụng được quy định trong Nghị định 22/2017/NĐ-CP được đánh giá là linh hoạt hơn và ngắn gọn hơn. Chúng tôi với tư cách là Tòa án hi vọng thời gian tới sẽ có những vụ hòa giải thành đầu tiên theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP mang đến Tòa án xin công nhận để chúng tôi thực hiện đúng theo quy định tại Chương 33 Luật Tố tụng Dân sự 2015, ông Tiến nhấn mạnh.
Trong năm 2017, đã có 19 vụ tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải, theo đó, Hội đồng Trọng tài ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành giữa các bên và được các bên đánh giá cao. Đáng lưu ý là các bên tranh chấp đã tự nguyện thi hành kết quả hòa giải, Luật sư Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
Phan Mơ.
|
4Kinh tế
| Báo cáo về tình trạng ngành công nghiệp nuôi nhốt gấu lấy mật tại châu Á của Tổ chức Bảo vệ động vật thế giới (World Animal Protection - WAP) cho thấy, đến nay vẫn còn khoảng hơn 20.000 cá thể gấu bị nuôi nhốt để lấy mật; trong đó, nhiều nhất là tại Trung Quốc, cũng gần 20.000 cá thể.
Gấu nuôi bị lấy mật. Ảnh: TL.
Ông Gilbert M.Sape, Quản lý Chiến dịch toàn cầu Gấu và Y học cổ truyền, WAP cho biết, đã có nhiều hoạt động chấm dứt nuôi gấu lấy mật ở Hàn Quốc, Việt Nam và Myanmar trong nhiều năm.
Thống kê, tính đến tháng 5.2017, còn 660 cá thể gấu (đã được triệt sản) bị nuôi nhốt tại 36 trang trại ở Hàn Quốc.
Đây cũng được hi vọng là những cá thể gấu nuôi nhốt cuối cùng tại quốc gia này, đại biểu từ Nghị viện Hàn Quốc và tổ chức Green Korea United (GKU) nói.
Đại biểu từ GKU cũng cho biết, Hàn Quốc khuyến khích chủ gấu triệt sản cho gấu để đảm bảo không có gấu mới phát sinh tại các cơ sở nuôi nhốt gấu. Việc này đã được hoàn thành vào đầu năm 2017 vừa qua.
Tại Việt Nam, theo Vu Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ (Tổng cục Lâm nghiệp), hiện Việt Nam còn 842 cá thể gấu bị nuôi nhốt tại 268 cơ sở (gồm 16 tổ chức và 252 hộ gia đình) trên 42 tỉnh.
Đây là kết quả đạt được sau hơn 12 năm các cơ quan chức năng Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng nỗ lực chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu để lấy mật, từ con số ban đầu là hơn 4.300 cá thể gấu đang bị nuôi nhốt tại hàng trăm cơ sở trên toàn quốc.
Theo ông Karanvir Kukreja, Quản lý Chiến dịch Động vật hoang dã (Gấu), WAP, đã có nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ gấu được sửa đổi, xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật có năng lực. Tăng cường thực thi pháp luật, khởi tố các hành vi vi phạm.
Các quần thể gấu trong tự nhiên được giám sát và bảo vệ bằng việc duy trì cơ sở dữ liệu cập nhật về gấu tại các trang trại, gắn chíp quản lý, kiểm tra định kỳ để đảm bảo không có gấu bị săn bắt từ tự nhiên tại các trang trại.
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng nhằm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ mật gấu và các sản phẩm từ gấu.
Tháng 7.2017, Chính phủ Việt Nam đã một lần nữa cam kết đóng cửa các trại nuôi nhốt gấu lấy mật.
Đặc biệt, ngày càng có nhiều chủ nuôi nhốt gấu tự nguyện chuyển giao gấu cho Nhà nước mà không đòi hỏi bất kì một khoản hỗ trợ nào.
Việt Nam sẽ sớm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật, trong một tương lai không xa., ông Trần Thế Liên, Vụ trưởng Vụ Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ cho biết tại Diễn đàn về gấu lần thứ ba mới được WAP tổ chức hôm nay, ngày 2.2.2018.
Đây là lần đầu tiên diễn đàn được tổ chức tại Việt Nam, sau hai lần được tổ chức tại Trung Quốc (năm 2016, 2017).
Gấu là loài động vật hoang dã thuộc về tự nhiên, không phải trong các trang trại. Nuôi nhốt gấu không có giá trị bảo tồn bởi những cá thể gấu sinh ra trong môi trường nuôi nhốt sẽ mất đi bản năng sinh tồn trong tự nhiên., ông Gilbert M.Sape nhấn mạnh.
Hơn nữa, mật gấu là không cần thiết vì hiện đã có nhiều loại thuốc hiện đại và thảo dược thay thế hiệu quả hơn.
L.Quỳnh.
|
4Kinh tế
| Nhà thơ Trường Kiên chia sẻ: Mấy năm nay, từ khi nghỉ hưu, tôi đã dành nhiều thời gian để đến với những đồng đội thân yêu của mình ngày trước. Đó là những nam thanh, nữ tú đã cống hiến tuổi thanh xuân để chiến đấu và dựng xây thành phố tươi đẹp này. Khi giã từ màu áo xanh tình nguyện, trở về đời thường với hai bàn tay trắng, các bạn ấy đã không có nghề nghiệp cũng như chính sách, chế độ đãi ngộ nào. Sau hơn 1 năm hoạt động, anh em trong Ban liên lạc Cựu TNXP Liên đội Trung Thành bằng nhiều hình thức liên hệ đã tập hợp được khoảng 150 đồng đội cũ. Chúng tôi rất thương cảm khi biết rằng hơn 80% đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Với tình cảm chia sẻ, tự nguyện, anh em trong Ban liên lạc đã gặp gỡ và hỗ trợ từng trường hợp cựu TNXP khó khăn. Kinh phí hoạt động cũng do các anh trong ban liên lạc tự vận động.
Nhà thơ Bùi Nguyễn Trường Kiên đang ký tặng tập thơ Cỏ ơi!
Do thiếu chuyên môn nghiệp vụ nên nhiều cựu TNXP Liên đội Trung Thành đã chọn những ngành nghề lao động phổ thông để kiếm sống qua ngày, như bán vé số, chạy xe ôm, phụ hồ.
Có anh cựu TNXP vất vả đi bán vé số, thu nhập chẳng bao nhiêu, lại còn phải nặng gánh lo chi tiền thuê nhà. Nghe nhà thơ Trường Kiên kể chuyện này trên facebook cá nhân, nhiều người không phải là cựu TNXP rất động lòng, ngay lập tức xin nhận hỗ trợ.
Một chị ở huyện Hóc Môn gọi điện thoại cho biết gia đình có nhiều phòng trọ và sẵn lòng để trường hợp nói trên ở một phòng. Tuy nhiên, người cựu TNXP này có lòng tự trọng rất cao nên không chịu nhận sự giúp đỡ như vậy.
Nhà thơ Trường Kiên và ban liên lạc đã phải bàn bạc và chân thành động viên nhiều lần, anh ấy mới đồng ý về Hóc Môn ở với điều kiện được trả tiền thuê nhà. Chị chủ nhà chấp thuận, mỗi tháng vẫn thu 1 triệu đồng, nhưng đài thọ bao ăn ngày 3 bữa để giúp anh ấy và gia đình bớt khó khăn.
Một cựu TNXP khác là anh Thứ, hơn 20 năm lầm lũi với đi bán vé số trên khắp đường phố Sài Gòn, tối về ngủ ở sạp thịt ngoài chợ. Hay chuyện, nhà thơ Trường Kiên vận động các nhà hảo tâm giúp đỡ, và rồi một chủ trang trại ở tỉnh Lâm Đồng đã nhận hỗ trợ suốt đời.
Anh em trong ban liên lạc mừng lắm, chuẩn bị đưa anh Thứ về Lâm Đồng. Nhưng trước giờ khởi hành thì anh Thứ trở bệnh nặng phải đưa đi cấp cứu. Lúc này mới hay anh Thứ bị bệnh lao rất nặng, phải nhập viện điều trị ngay. Sau đó, một doanh nhân khác đã nhận anh Thứ vào làm, cho ăn ở luôn tại xí nghiệp.
Giúp được các cựu TNXP đang gặp tình cảnh gian nan kiếm sống, nhà thơ Trường Kiên rất vui và tâm niệm gắng hết lòng, hết sức thiết thực giúp đỡ anh em đồng đội cũ.
Do vậy, tập thơ Cỏ ơi! được nhà thơ Trường Kiên ra mắt nhằm gây quỹ hỗ trợ các đồng đội hoàn cảnh khó khăn và trao học bổng giúp con của các cựu TNXP có điều kiện học tập. Với ý nghĩa tốt đẹp đó, tập thơ đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bạn bè, những người yêu thơ.
Toàn bộ khoản thu phát hành tập thơ hơn 120 triệu đồng, nhà thơ Trường Kiên đã chuyển hết cho Quỹ Nghĩa tình đồng đội TNXP.
Nhà thơ Trường Kiên không giấu được niềm hạnh phúc: Chi phí trình bày, in ấn, xuất bản và giới thiệu tập thơ hơn 60 triệu đồng, bằng cả năm lương hưu của tôi, nhưng tôi không muốn khấu trừ để lấy lại khoản chi phí này, mà chuyển hết số tiền thu được cho quỹ. Thế nên tôi bàn với Bích Nga - vợ tôi, và rất vui là cô ấy đồng ý ngay, vì hiểu rằng đó là việc nghĩa nên làm. Tôi đang biên soạn các bài phóng sự - điều tra của tôi ngày trước để tập hợp in thành sách. Toàn bộ khoản thu từ phát hành sách cũng sẽ dành tặng các đồng đội của tôi.
ĐOÀN HIỆP.
|
4Kinh tế
| Trong suốt 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Đường sắt Hà Thái đã đạt được những thành tựu lớn lao trong ngành đường sắt nói riêng và giao thông nói chung.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm ông Nguyễn Bá Thực - Chủ tịch HĐQT cho biết, ngày đầu thành lập với 647 cán bộ, công nhân viên - (CBCNV) với nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng hệ thống cầu, cống, đường, hầm đường sắt đi qua 3 tỉnh, thành phố Hà Nội, Thái Nguyên và Bắc Giang.
Qua những năm tháng chiến tranh, kết cấu hạ tầng đường sắt của 3 tỉnh mà công ty phụ trách xuống cấp trầm trọng khiến sản lượng vận tải thấp, nguồn thu của ngành không đủ bù đắp chi phí vận tải. Trong khi đó, vốn cho cơ sở hạ tầng thấp, kinh phí hàng năm khi đó chỉ đảm bảo được khoảng 30% kinh phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên. Tình hình tư tưởng CBCNV khi sáp nhập có nhiều xáo trộn. Tài chính thì tồn đọng, cơ sở vật chất của công ty cũng thiếu thốn vô cùng. Các thiết bị thi công chủ yếu là thủ công, hoạt động sản xuất, kinh doanh ngoài sản xuất chính nhỏ lẻ, sản lượng thấp.
Ngoài ra, quá trình đô thị hóa của thành phố Hà Nội với tốc độ nhanh cộng với tình hình an ninh trật tự trên các tuyến đường sắt có nhiều diễn biến phức tạp, gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
Ông Nguyễn Bá Thực - Chủ tịch HĐQT Cty CP Đường sắt Hà Thái báo cáo kết quả hoạt động trong 20 năm qua.
Thế nhưng, nhờ sự quan tâm lãnh, chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Bộ GTVT, Đảng ủy TCT Đường sắt Việt Nam, Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Công ty CP Đường sắt Hà Thái từng bước vượt qua khó khăn, thách thức. Tập trung ổn định công tác tổ chức, sắp xếp lại bộ máy doanh nghiệp, từng bước đổi mới cơ chế quản lý cho phù hợp với yêu cầu mới.
Trong suốt 20 năm hoạt động, Công ty CP Đường sắt Hà Thái đã đạt được những thành tựu lớn lao trong ngành đường sắt nói riêng và giao thông nói chung. Trong 20 năm qua, giá trị sản lượng của công ty đã tăng 16,55%, doanh thu tăng 15,6%, nộp ngân sách cũng tăng 22%.
Trong đó, gia đoạn (2013-2017) được xem là giai đoạn có nhiều đột phá nhất trong 20 năm qua. Chỉ tính riêng năm 2017 tổng sản lượng gấp 9,3 lần năm 1998; doanh thu gấp 7,63 lần; nộp ngân sách gấp 370 lần; sản lượng ngoài sản xuất chính năm 1999 là 100 triệu thì năm 2017 là 28,8 tỷ; đó là những con số đầy ấn tượng thể hiện sự cố gắng của các CBCNVC của Công ty CP đường sắt Hà Thái.
Cùng với đó, Công ty đã hoàn thành nhiều dự án và công trình điển hình như dự án nâng cấp đường sắt Đông Anh Quán Triều; Hoàn thành dự án nâng cấp 15 Km đường sắt Hà Nội - Lào Cai; Hoàn thành các công trình điện, nước, kiến trúc phục vụ thi công và điều hành đảm bảo an toàn giao thông.
20 năm qua, CTy CP Đường sắt Hà Thái luôn cố gắng đảm bảo cho những chuyển tàu an toàn, thông suốt.
Bên cạnh đó, Công ty đã tham gia đấu thầu, thi công nhiều công trình khẩn cấp của Ngành và Chính phủ như: Công trình nâng cấp tuyến đường sắt Lào Cao Km 247+425 đến km 253+394; nâng cấp đường sắt tuyến Hà Nội - Hải Phòng Km87-89; Sửa chữa gia cố cầu Tam Bạc - Hải Phòng; Xây dựng 30 đường ngang theo QĐ1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng đường ngang nút giao quốc lộ 32; công trình nâng cấp đường sắt Cao Sơn - Mông Dương (Quảng Ninh) sản lượng trên 98 tỷ đồng... Hiện Công ty đang thi công gói thầu 36 đường ngang trên các tuyến phía Bắc; giói thầu nâng cấp đường sắt km 51+800 đến km 53+00 tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, sản lượng trên 16 tỷ đồng.
Với quyết tâm cao, bằng công sức, trí tuệ sáng tạo sự đồng tâm hiệp lực của tập thể CBVNV qua 20 năm Công ty đã giải quyết được cơ bản những vấn đề kỹ thuật và cải thiện trạng thái công trình. Khắc phục tình trạng tà vẹt mục, thiếu đá, ray mòn, ghi yếu, nền đường túi đá, phụt bùn... nâng cao tốc độ chạy tầu, đảm bảo tải trọng đoàn tầu và giảm tai nạn giao thông đườn sắt do chủ quan. Ngoài ra, Công ty còn đạt được nhiều thành tự về khoa học công nghệ; quản lý tài chính và hạch toán; thực hiện chế độ chính sách; Công tác an ninh trật tự; Công tác xây dựng Đảng.
Chủ tịch HĐTV Tổng Cty ĐSVN đã ghi nhận những đóng góp vượt bậc của Cty CP Đường Sắt Hà Thái trong quá trình xây dựng và phát triển.
Với những thành tích đạt được trong những năm qua Công ty đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, và địa phương ghi nhận thành tích và khen tặng nhiều danh hiệu cho các tập thể, cá nhân trong Công ty. Trong đó, Công ty 2 lần được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tặng cờ Cơ dẫn đầu thi đua; 7 lần được TCT Đường sắt Việt Nam tặng Bằng khen về thành tích các loại; 11 lần được các bộ, ngành, địa phương tặng Bằng khen; 4 Lần được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Bằng khen; 3 lần Tổng Liên đoàn LĐVN tặng Bằng khen. Đặc biệt là năm 2007 Công ty QLĐS Hà Thái đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng III và tặng Huân chương Lao động Hạng III năm 2009.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Vũ Anh Minh Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã ghi nhận những đóng góp của tập thể lãnh đạo và người lao động Công ty CP Đường sắt Hà Thái trong quá trình xây dựng và phát triển.
CBCNV tràn đây nhiệt huyết bước vào chặng đường hội nhập và phát triển mới.
Chủ tịch HĐTV Tổng công ty ĐSVN cũng mong muốn và tin tưởng rằng với truyền thống đoàn kết của tập thể lãnh đạo, người lao động, Công ty CP Đường sắt Hà Thái sẽ có thêm nhiều động lực mới, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, người lao động có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế, lấy phương châm: An toàn Chất lượng Hiệu quả làm mục tiêu chính sách chất lượng và Nâng cao hiệu quả - Mở rộng hợp tác Tăng cường đồng thuận Phát triển bền vững làm giá trị cốt lõi, từng bước hiện đại hóa công nghệ, chú trọng phát triển nguồn nhân lực; tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn; giữ vững và duy trì thương hiệu Công ty CP đường sắt Hà Thái, góp phần tích cực vào sự lớn mạnh của Ngành, đóng góp một cách tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.
Vi Hoa - Lê Minh.
|
4Kinh tế
| BOT Cai Lậy.
GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết, thu hút đầu tư BOT đầu tiên được thực hiện với các dự án trong ngành điện.
Nhiều dự án đã thành công như: BOT nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, tiếp đến là các dự án BOT nhà máy điện Hải Dương, nhà máy điện BOT Mông Dương (Quảng Ninh)...
Tuy nhiên, cũng có những dự án đã bị thất bại do quá trình thực hiện nhà đầu tư phải đối chọi với lợi ích nhóm, làm cho chi phí đầu vào cao, trong khi giá thành bán ra lại thấp, không đủ bù đắp chi phí, không đảm bảo lợi nhuận, nhà đầu tư bỏ cuộc. Đây là nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư ngoại e ngại, không muốn đầu tư vào Việt Nam.
Tại thời điểm hiện tại, BOT từ phương thức thu hút FDI đã được vận dụng vào đầu tư trong nước với các biến tướng rất da dạng.
Trong đó, giao cả những dự án BOT cho doanh nghiệp quốc doanh, giao BOT cho cả những doanh nghiệp mới, không có vốn, không công nghệ, không kinh nghiệm tham gia đầu tư BOT, thậm chí còn đảm nhận những dự án với nguồn vốn rất lớn hàng trăm, hàng tỷ USD. Theo vị chuyên gia, việc áp dụng tùy tiện trong thu hút BOT xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có 4 nhóm nguyên nhân chính.
Thứ nhất là nhóm nguyên nhân về chính sách và pháp luật. Ông cho rằng, cần phải sửa đổi lại Nghị định số 77 của Chính phủ trong đó quy định về đầu tư BOT trong nước.
Cụ thể, việc quy định cho doanh nghiệp nhà nước tham gia BOT là chủ trương không đúng, tạo sơ sở trong sử dụng vốn nhà nước. Hơn nữa, BOT là hình thức huy động vốn tư nhân, trong khi doanh nghiệp nhà nước là đầu đầu tư theo luật đầu tư công, do đó, hai loại hình đầu tư này cần phải có hai thiết chế luật pháp và cơ chế quản lý khác nhau.
Tiếp đến, việc vận dụng BOT để thu hút vốn nước ngoài vào BOT trong nước khi chưa có kinh nghiệm về hình thành, phê duyệt dự án, lựa chọn nhà đầu tư, triển khai dự án tạo ra lỗ hổng lớn về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư, tạo điều kiện để hình thành "quan hệ cánh hẩu", lợi dụng sơ hở, yếu kém của bộ máy nhà nước để trục lợi, gây thất thoát vốn đầu tư.
Vấn đề nữa, việc giao thẩm quyền cho các bộ và chính quyền địa phương cấp phép dự án chưa đủ minh bạch, công khai, chưa rõ trách nhiệm kể cả của nhà đầu tư và cơ quan quản lý dẫn tới tình trạng chậm trễ, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật thường xuyên xảy ra nhưng không xử lý được.
Ngoài ra, bộ tiêu chuẩn quốc gia về định mức kinh tế, kỹ thuật cho từng ngành cũng chưa được xây dựng kỹ lưỡng để làm căn cứ khi ban hành giá thầu và xét tuyển nhà thầu.
"Phần lớn dự án BOT do doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo hình thức "lấy mỡ nó rõ nó"; một số ít dự án BOT tư nhân thực hiện hoặc liên doanh với doanh nghiệp nhà nước hoặc chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng.
Tình trạng trên theo đánh giá là khá phổ biến, tạo nên khoảng trống về pháp luật đối với việc quản lý vốn đầu tư công, xuất hiện và gia tăng đến mức đáng lo ngại về "sở hữu chéo", hình thành "quan hệ cánh hẩu" từ người và cơ quan quyết định đầu tư - người và cơ quan chủ trì đấu thầu - chủ đầu tư - chủ ngân hàng, gây lãng phí, tham nhũng nghiêm trọng", vị GS thẳng thắn.
Thứ hai là về chủ trương đầu tư. Có rất nhiều dự án được đầu tư do chủ trương không đúng, lựa chọn địa điểm, quy mô, phương thức không thích hợp nên đã gây lãng phí lớn.
Những dự án này chủ yếu do các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước đề xuất với Bộ chủ quản trình lên Chính phủ.
Ông nói thẳng, trước khi thực hiện trình lên Chính phủ các cơ quan này đã trải qua cả một giai đoạn "chạy dự án", tìm mọi cách để lọt được vào danh mục dự án đầu tư. Trong khi người phê duyệt lại chủ quan, chủ yếu dựa vào đề xuất của bộ phận tham mưu.
"Cần xây dựng cơ chế mới trong việc đề ra chủ trương đầu tư dựa trên cơ sở đề xuất danh mục dự án của các bộ, tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước... Đối với những dự án này phải thành lập Hội đồng tư vấn phản biện độc lập, lập danh mục dự án phải dựa trên cơ sở khoa học và khách quan", GS Nguyễn Mại kiến nghị.
BOT: Tạo những kẽ hở để lách luật dựng trạm thu phí?
Đối với nhóm thứ ba , nhóm lựa chọn nhà đầu tư, vị chuyên gia cho rằng đây là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của dự án. Thời gian qua tại nhiều dự án khâu này được thể hiện quá dễ dãi, cơ quan nhà nước thì thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực, một phần bị yếu tố lợi ích chi phối dẫn tới tình trạng chọn người nhà, họ hàng, hoặc móc ngoặc, hối lộ nhau để được chỉ định thầu.
"Tới đây, cần phải đưa ra quy định rất cụ thể về tiêu chuẩn, tiêu chí nhà đầu tư tham gia; áp dụng cơ chế đấu thầu công khai; hội đồng đấu thầu phải có sự tham gia của các chuyên gia độc lập...", ông Mại chỉ rõ.
Đề cập tiếp tới nhóm nguyên nhân thứ tư , đó là khâu giám sát, thanh tra, GS Nguyễn Mại cho rằng đây là khâu rất yếu.
"Hầu hết việc giám sát, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước chủ yếu vẫn chỉ thực hiện khi đã xảy ra sự cố. Do đó, cần phải có giải pháp, kế hoạch thanh tra, kiểm tra phát hiện sự cố kịp thời; Hình thành cơ chế giám sát độc lập; quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan nhà nước khi xử lý các vấn đề đã được phát hiện.
Đặc biệt là đối với việc xử lý sai phạm trong các hợp đồng đầu tư, những nhà đầu tư vi phạm hợp đồng nghiêm trọng", ông Mại chỉ rõ.
Lam An.
|
4Kinh tế
| Tham dự buổi đối thoại gồm có lãnh đạo UBND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh và người đứng đầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cùng hơn 135 Doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Phát biểu khai mạc, ông Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận thành tích đóng góp lớn lao của cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó đáng kể nhất là đóng góp số thu ngân sách trên 1.000 tỉ đồng (trong tổng số 1.543,2 tỷ đồng), góp công to lớn trong mốc GRDP 7,02% của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng nhấn mạnh, tại Hội nghị này, tinh thần đối thoại phải: Thực sự chân thành, thẳng thắn, Hội nghị cần những điều thẳng thật, từ tâm can các doanh nghiệp, các sở, ngành, địa phương,từ chính những người dân về trách nhiệm của cơ quan, chính quyền trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trong đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Ông Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng phát iểu tại Hội nghị.
Sau Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp ngày 14/4/2017, UBND tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo quyết liệt, ban hành nhiều văn bản tập trung vào việc thực hiện Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP và Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP về việc hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện cơ bản các chỉ số PCI, tạo dựng môi trường khởi nghiệp thật sự cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã thu được những thành tựu to lớn, kết thúc năm 2017, Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 7,02% (đây là năm đầu tiên đạt chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh); GRDP bình quân đầu người/năm đạt 23,5 triệu đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đạt được một số kết quả bước đầu.
Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo UBND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh cùng hơn 135 Doanh nghiệp.
Trong năm, tỉnh Cao Bằng thu hút được 38 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 58/2016/NQ-HĐND ngày 05/8/2016 của HĐND tỉnh với tổng số vốn đăng ký trên 1.764 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn đạt trên 803 triệu USD; doanh thu từ du lịch đạt 189,2 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước đạt 1.543,2 tỷ đồng, tăng 37,8% so với dự toán Trung ương giao, tăng 14,3% so với dự toán HĐND tỉnh giao (đây là mức thu ngân sách cao nhất từ trước đến nay).
Trong năm 2017, thành lập mới 144 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 1.825 tỷ đồng; thành lập mới 21 hợp tác xã với tổng vốn đăng ký 20 tỷ đồng; cấp giấy chứng nhận 32 dự án đầu tư với tổng vốn trên 9.238 tỷ đồng.
Kết quả cụ thể của việc cải thiện thủ tục hành chính đối việc đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp: áp dụng cơ chế một cửa liên thông và cơ quan đăng ký kinh doanh đã giúp giảm thời gian thành lập mới doanh nghiệp xuống còn hai ngày, thay đổi thời gian đăng ký kinh doanh còn 2 ngày, bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kế hoạch đầu tư ban hành theo Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 25/9/2017 đã kê rõ thủ tục và thành phần hồ sơ; công bố toàn bộ các thủ tục hành chính tại các trung tâm tiếp nhận và trả kết quả theo mô hình một cửa, một cửa liên thông giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại.
Thành phố Cao Bằng trên đường Hội nhập, phát triển.
Tăng cường tính năng động của lãnh đạo tỉnh trong việc xúc tiến mở rộng thị trường, kết nối thương nhân xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản qua các cửa khẩu; hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất non nước Cao Bằng là công viên địa chất toàn cầu nhằm quảng bá, đầu tư vào du lịch.
Công khai đúng các quy định pháp luật tại các trụ sở và các trang web của các cơ quan, đơn vị, địa phương về quy hoạch sử dụng đất và các thông tin kèm theo; triển khai cung cấp 965 dịch vụ công trực tuyến, cập nhật liên tục thông tin trên cổng thông tin của tỉnh và các trang điện tử công, đã làm giảm thời gian thực hiện các quy định nhà nước, giảm chi phí không chính thức, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động.
Thác Bản Giốc, học ngọc quý của tỉnh Cao Bằng.
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, buổi đối thoại sẽ chỉ dừng lại khi hết ý kiến, và sẽ không dừng tại hội nghị này mà sẽ tiếp tục đối thoại, trao đổi, góp ý, hiến kế cho công tác chỉ đạo UBND tỉnh bằng nhiều hình thức, đơn lẻ, theo nhóm hoặc theo ngành..., UBND tỉnh sẽ liên tục lắng nghe để thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng một môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng hấp dẫn.
Hưởng ứng chủ trương tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền của lãnh đạo UBND tỉnh Cao Bằng, Trước thời điểm diễn ra hội nghị, phía doanh nghiệp đã mang đến buổi đối thoại 85 ý kiến, kiến nghị, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung vào 4 chủ đề chính gồm: Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; Về cải tạo môi trường, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo; Về giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Xuân Thái.
|
4Kinh tế
| Theo đó các địa điểm thuộc huyện Hòa Vang được chọn gồm: vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hòa Ninh (40 ha, trồng rau, hoa, cây dược liệu); vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hòa Phú (50 ha, trồng rau, hoa, cây dược liệu); Vùng chăn nuôi tập trung xã Hòa Khương (30 ha, chăn nuôi khép kín áp dụng công nghệ cao); Vùng chăn nuôi tập trung thôn Lộc Mỹ, xã Hòa Bắc (230 ha, chăn nuôi khép kín áp dụng công nghệ cao); Vùng sản xuất rau an toàn tại xã Hòa Khương (20 ha, sản xuất rau an toàn, dưa theo VietGAP, rau hữu cơ); Vùng sản xuất rau an toàn tại xã Hòa Phong - xã Hòa Khương (20 ha, sản xuất rau an toàn); Vùng nuôi tôm Trường Định, xã Hòa Liên (50 ha, nuôi trồng thủy sản nước lợ, tôm, cua).
Nông nghiệp công nghệ cao được quy hoạch phát triển tại Đà Nẵng. Ảnh: Internet.
UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư thực hiện kêu gọi đầu tư; đồng thời giao Sở Xây dựng triển khai các thủ tục liên quan đến quy hoạch sử dụng đất.
Như đã biết, nông nghiệp công nghệ cao là một trong những mục tiêu hàng đầu của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế. Trước Đà Nẵng đã có rất nhiều địa phương như: TP.HCM, Hà Nội xây dựng nền nông nghiệp công ứng dụng công nghệ cao.
Chính phủ cũng cho thấy sự quan tâm cao tới lĩnh vực này khi cho biết dành gói tín dụng 100.000 tỷ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Thực tế, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, cùng với việc tiếp tục đầu tư tín dụng cho các dự án có hiệu quả về phát triển nông nghiệp nói chung, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết đã đăng ký gói tài trợ 10.000 tỷ đồng đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao với những ưu tiên về nhận tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay và ưu đãi lãi suất thấp hơn so với các thành phần kinh tế khác.
Với sự quyết tâm cao độ từ Trung ương tới địa phương nông nghiệp công nghệ cao sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
N.Vũ.
|
4Kinh tế
| Nơi không chỉ có than.
Năm 2017, mặc dù công nghiệp khai khoáng gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, lượng than tồn kho lớn, sản lượng khai thác than giảm nên chỉ số phát triển của ngành khai khoáng tăng trưởng âm, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp - xây dựng, song lĩnh vực xây dựng và đặc biệt khu vực dịch vụ của Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng cao đã góp phần bù đắp sự giảm sút của công nghiệp khai khoáng, bảo đảm duy trì tăng trưởng kinh tế (GRDP) cao và ổn định.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long (đứng giữa) chào đón các vị khách quốc tế đến "xông đất" Hạ Long trong ngày 1.1.2018. (Ảnh: Nguyễn Quý).
Theo ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, sản xuất than đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh (đóng góp 46,9% tổng thu ngân sách nội địa, chiếm 18,5% GRDP). Tuy nhiên, năm 2017 ngành than gặp nhiều khó khăn: Sản lượng than sạch giảm 0,9% cùng kỳ; lượng than cung cấp cho nhà máy nhiệt điện chạy than giảm mạnh (4 triệu tấn) do ngành điện ưu tiên huy động các nhà máy thủy điện để khai thác tối đa nguồn nước; than cung cấp cho xi măng giảm 18,2%; giá thành than tăng cao (do thuế, phí, khai thác xuống sâu, tăng hệ số bóc đất, tăng cung độ vận chuyển...).
Không những vậy, xuất khẩu than cám vào thị trường Trung Quốc gặp rào cản về mặt kỹ thuật; chủ trương của Chính phủ cho phép các đơn vị ngoài TKV, Tổng công ty Đông Bắc được phép cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện; lượng than sạch tồn kho lớn (trên 10 triệu tấn)...
Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực (GRDP) của Quảng Ninh đạt 10,2%, cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước và các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Quy mô nền kinh tế (giá hiện hành) ước đạt 122.576 tỷ đồng, tăng 10,8%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 4.528USD/người/năm, tăng 11,8% (năm 2016: 4.050USD).
Các kỹ sư đang thực hiện giám sát kỹ thuật tại gói thầu xây dựng nhà ga, Dự án Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn. (Ảnh: Nguyễn Quý).
Tổng số khách du lịch ước đạt 9 triệu 872 nghìn lượt, tăng 18% cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt trên 4,28 triệu lượt, tăng 23%. Tổng doanh thu ngành du lịch đạt 17.885 tỷ đồng, tăng 30% cùng kỳ.
Để có được những con số ấn tượng này, theo ông Nguyễn Văn Thành, là nhờ sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành, khu vực, trong đó nổi bật nhất là khu vực dịch vụ. Năm 2017 là năm Quảng Ninh đã thực sự phát huy được lợi thế từ du lịch. Hoạt động du lịch có bước tiến quan trọng, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, môi trường kinh doanh du lịch được cải thiện; mở rộng thị trường, quảng bá xúc tiến, truyền thông du lịch hướng đến tính chuyên nghiệp. Nhiều dự án đầu tư về du lịch đã đưa vào khai thác, tạo dấu ấn đặc sắc, tăng sức hấp dẫn, lưu giữ du khách dài ngày hơn.
Xây dựng "Nơi cần đến và đáng sống".
Nếu đến Quảng Ninh vào thời điểm hiện tại, dễ nhận thấy nơi đây đang ngổn ngang với những đại công trường. Hàng loạt dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng khu kinh tế, chỉnh trang đô thị đã và đang được đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng như: Đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, Cẩm Hải - Vân Đồn, Cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến, cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18A đoạn Hạ Long - Mông Dương, Cảng hàng không Vân Đồn, Dự án đường nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với Khu công nghiệp - Nam Tiền Phong; Nút giao thông Loong Toòng.
Chưa dừng lại, một số công trình, dự án trọng điểm như: Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, đường trục chính từ Cảng hàng không đến khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, Cảng khách Hòn Gai... đang chuẩn bị thủ tục đầu tư.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát việc xây dựng các công trình quan trọng tại Vân Đồn. (Ảnh: Minh Cương).
Hàng loạt công trình nghìn tỷ đã và đang được xây dựng ở Quảng Ninh, góp phần đưa đất mỏ thành "Nơi cần đến và đáng sống" - thương hiệu mà địa phương này đang phấn đấu xây dựng.
Cũng trong năm 2017, Quảng Ninh đã dồn sức tập trung chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện Đề án thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn. Mọi chu trình đã được tiến hành khẩn trương và thận trọng, từ lấy ý kiến của cử tri, ý kiến của HĐND cấp xã, cấp huyện Vân Đồn, đến trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn và báo cáo Hội đồng thẩm định Trung ương.
Đồng thời, Quảng Ninh đã tích cực, chủ động tham gia cùng Bộ, ngành T.Ư xây dựng dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Ngày 10.10.2017 Chính phủ đã có Tờ trình 411/TTr-CP trình Quốc hội xem xét dự án Luật.
Phối cảnh dự án cao tốc Vân Đồn Móng Cái.
Khi Đề án thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn được Quốc hội thông qua, sẽ góp phần tạo động lực, mô hình mới, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh trong những năm tiếp theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thành khẳng định.
Tỉnh Quảng Ninh đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong năm mới 2018. Đó là tiếp tục kế thừa những thành tựu kinh tế - xã hội đạt được; hiệu ứng tích cực của Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn sau khi được Quốc hội thông qua; cùng với các quy hoạch chiến lược, các dự án động lực sẽ phát huy mạnh mẽ; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước; cùng với sự tích cực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân sẽ tạo ra thế và lực mới, những nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Nguyễn Quý.
|
4Kinh tế
| Nhiều giấy phép con được bãi bỏ đã đem lại động lực cho doanh nghiệp.
Kiên quyết cắt bỏ.
Dư luận thời gian qua rất đồng thuận và đánh giá cao động thái của lãnh đạo Bộ Công thương trong việc kiên quyết cắt giảm trên 50% số điều kiện kinh doanh, giấy phép con trong lĩnh vực Bộ này quản lý.
Tuy nhiên, không ít ý kiến lo ngại rằng, liệu hành động kiên quyết của Bộ trưởng Bộ Công thương nói trên có nguy cơ quay trở lại với một hình thức nào đó.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho khẳng định: Sẽ không có tình trạng mọc ra giấy phép con thay thế 675 các điều kiện kinh doanh mà thời gian vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cắt bỏ.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, việc bỏ hơn 50% điều kiện kinh doanh mà Bộ Công thương đang quản lý chắc chắn doanh nghiệp (DN) không phải đến để làm thủ tục tại Bộ Công thương nữa.
Việc bãi bỏ hàng trăm loại giấy phép con trong thời gian qua được đánh giá là đã mang lại điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh của DN. Đột phá trên thể hiện ý chí của lãnh đạo, từ Bộ trưởng đến từng đơn vị liên quan và quan điểm của Bộ Công thương là kiên quyết cắt giảm và kiên quyết cải cách hành chính - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Trước đó, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của ngành Công thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định 08 nhằm cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh mà Bộ Công thương đề xuất, tương đương 55% trong tổng số 1.216 điều kiện đầu tư kinh doanh do Bộ này quản lý.
Theo Nghị định này, 675 điều kiện đầu tư kinh doanh được cắt giảm theo thuộc 8 lĩnh vực: Xăng dầu, thuốc lá, điện lực, nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý chuyên ngành cùa Bộ Công thương.
Sẽ đạt được mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp.
Có thể khẳng định, Bộ Công thương là một trong những Bộ tiên phong thực hiện cắt giảm hàng trăm điều kiện kinh doanh, giấy phép con theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Điều này cho thấy Chính phủ cũng như các bộ, ngành đang quyết tâm rất cao trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy DN sản xuất, phát triển, hướng tới mục tiêu năm 2020 cả nước có 1 triệu DN.
Mới đây nhất, tại buổi Họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra chiều 2-2, tinh thần này tiếp tục được khẳng định lại một lần nữa.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ coi cải cách môi trường kinh doanh là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, trong đó cắt giảm chi phí, giấy phép con, phiền hà sách nhiễu đối với người dân là nhiệm vụ quan trọng nhất.
Cũng theo ông Dũng, ngay trong ngày 2/2, Thủ tướng cũng đã ký điều kiện kinh doanh an toàn thực phẩm, theo đó, tinh thần của Chính phủ là giảm với 90% sản phẩm hàng hóa phải công bố an toàn thực phẩm.
Quan điểm của Chính phủ yêu cầu phân cấp mạnh cho cơ quan quản lý địa phương, xử lý chồng chéo giữa các bộ ngành với nhau, ngay cả trong nội bộ của bộ. Thủ tướng yêu cầu loại bỏ ngay việc một chiếc kẹo chocolate phải chịu 13 giấy phép con - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết.
Những hành động quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ trong việc đưa ra những quyết định cắt giảm điều kiện kinh doanh, giấy phép con tồn tại ở các bộ, ngành, các lĩnh vực kinh tế đang thể hiện ý chí quyết tâm cao của người đứng đầu Chính phủ.
Từ những hành động quyết liệt này, chắc chắn cộng đồng DN sẽ có thêm động lực, thêm một luồng sinh khí mới để từ đó nỗ lực gia tăng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng sức cạnh tranh, hào hứng khởi nghiệp.
Và như vậy, giới chuyên gia kinh tế nhận định, mục tiêu đạt mức 1 triệu DN trong vòng 3 năm nữa (đến năm 2020) hoàn toàn trong tầm tay.
Nhật Minh.
|
4Kinh tế
| Chi phí không chính thức là thực trạng nhức nhối tồn tại nhiều thập niên qua ở hầu hết các "cửa công". Chuyện phải lót tay, đi đêm... khi đi làm thủ tục đã trở thành "luật bất thành văn". Mấy năm gần đây, Chính phủ quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, kiên quyết loại bỏ khỏi bộ máy những cán bộ, nhân viên cố tình nhũng nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp (DN). Nhiều cơ quan cũng tuyên bố, khẳng định đơn giản hóa thủ tục hành chính để ngăn chặn tệ "ăn vặt" của nhân viên thực thi nhưng thực trạng này vẫn tồn tại dai dẳng. Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 cho thấy, có đến 66% DN cho biết phải nhờ đến mối quan hệ để được tiếp cận thông tin, tài liệu pháp lý và thông tin quy hoạch; 66% DN phải trả chi phí không chính thức cho các cơ quan nhà nước, tăng 2% so với năm 2014 và tăng 16% so với năm 2003.
Tại hội nghị trực tuyến với ngành thuế ngày 31.1 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hỏi thẳng Bộ trưởng Bộ Tài chính "cán bộ thuế có dám nói không với tiêu cực?". sau khi nêu thực trạng và nhận định, tình trạng tham nhũng, tham ô, ăn vặt trong ngành này đã làm xói mòn niềm tin của người dân, DN. Dai dẳng tương tự là các điều kiện kinh doanh mà Chính phủ đang yêu cầu các bộ, ngành phải quyết liệt cắt bỏ. Thực tế từ những năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định 30 về việc bãi bỏ các giấy phép con. Lúc đó, mới có khoảng 500 điều kiện kinh doanh; nhưng sau gần 2 thập niên, giấy phép cháu, giấy phép chắt đã mọc lên và đến nay có gần 6.000 điều kiện kinh doanh! Hay các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, đã được chứng minh là vô lý, gây tốn kém cho DN nhưng cũng cắt mãi chưa hết.
Đáng buồn là trong khi những vấn đề cần giảm nhanh, giảm mạnh như nói trên lại tồn tại dai dẳng; thì nhiều cơ chế, chính sách cần ổn định lại thay đổi liên tục khiến DN khốn đốn. Đơn cử việc thay đổi thuế GTGT từ 10% xuống 5% rồi 0% với một số mặt hàng thực phẩm chức năng đã khiến một số DN bỗng dưng thành con nợ của ngành thuế, vì đối tác không được hoàn thuế nên cũng không trả lại cho DN. Hay chính sách kiểm định, xác định tải trọng của xe container có đầu kéo, rơ moóc liên tục thay đổi khiến DN rơi vào tình cảnh chạy đua đầu tư sơ mi, rơ moóc mới cho phù hợp, không ít DN "sức cùng, lực kiệt". Đây chính là rủi ro chính sách mà các DN hết sức lo ngại. Thực tế, sự ổn định của chính sách là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định của DN trong và ngoài nước để đầu tư hay không đầu tư, đầu tư nhiều hay ít, đầu tư vào VN hay thị trường khác...
Nếu có thể "đổi vai", cắt bỏ tệ nhũng nhiễu, các điều kiện kinh doanh, những thủ tục kiểm tra chuyên ngành nhanh chóng; còn chính sách giữ ổn định thì kinh tế VN hoàn toàn có thể trở thành con hổ mới của châu Á như Thủ tướng từng nói. N.H.
|
4Kinh tế
| Ảnh minh họa.
Để có các giải pháp toàn diện, căn cơ, đồng bộ, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26/9/2017 tại thành phố Cần Thơ do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì và sau đó đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, Chính phủ xác định tổ chức triển khai 8 nội dung, nhiệm vụ lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới để phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Rà soát điều chỉnh chiến lược, định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp toàn vùng ĐBSCL, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái gắn với ba nhóm sản phẩm chủ lực là thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo; giảm diện tích trồng lúa và các cây trồng sử dụng nhiều nước ngọt nhưng giá trị thương mại thấp. Khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái.
Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học trong nông nghiệp gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thực hiện xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng ĐBSCL, đáp ứng yêu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; phấn đấu đến năm 2025, tập trung giải quyết nâng cao chất lượng giống, thích ứng với biến đổi khí hậu, ngang tầm với các nước có nền nông nghiệp hiện đại cho ba nhóm sản phẩm chủ lực: thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo.
Rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách mới, mang tính đột phá nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, sức cạnh tranh cao và bền vững; khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL; phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, chuỗi giá trị nông nghiệp, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển công nghệ sau thu hoạch để giảm tỷ lệ tổn thất, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Xây dựng ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, có quy mô lớn, hiện đại, sức cạnh tranh cao và bền vững. Quản lý chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có, không chuyển sang các mục đích sử dụng khác, trừ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định; ưu tiên đầu tư phục hồi, trồng mới rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven sông, ven biển.
Rà soát quy hoạch thủy lợi phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với bối cảnh mới, đảm bảo giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai, chủ động ứng phó với kịch bản bất lợi nhất; xây dựng đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái theo hướng đa dạng hóa nguồn lực và phương thức thực hiện, trong đó chú ý đẩy mạnh hình thức đối tác công - tư.
Xây dựng Đề án bảo vệ bờ biển, củng cố nâng cấp hệ thống đê biển, phòng chống xói lở bờ biển; tập trung đầu tư xử lý ngay những đoạn xói lở, sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng. Xây dựng quy hoạch chỉnh trị sông gắn với quy hoạch sử dụng đất ven sông theo hướng dành không gian thoát lũ, xây dựng công trình giao thông kết hợp với đê điều. Bố trí, sắp xếp lại dân cư ven sông, kênh, rạch kết hợp xây dựng nông thôn mới.
Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, giúp nông dân thực sự trở thành công nhân nông nghiệp, rút dần lao động nông nghiệp, chuyển sang các ngành công nghiệp, dịch vụ.
Trên cơ sở kết quả của Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26-27 tháng 9 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết đã đề cập cơ bản các vấn đề mang tính chiến lược, căn bản, lâu dài đối với phát triển ĐBSCL, đưa ra các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chức không gian, cơ cấu kinh tế, liên kết vùng và huy động nguồn lực cho phát triển, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương. Nghị quyết này là cơ sở để triển khai nhiều chương trình, hoạt động của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển bền vững vùng ĐBSCL.
Trong thời gian tới, Chính phủ sớm hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu theo yêu cầu của Luật quy hoạch. Quy hoạch vùng được phê duyệt sẽ là cơ sở cho các địa phương lập quy hoạch tỉnh, các Bộ, ngành triển khai các quy hoạch, kế hoạch thực hiện về nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn vùng.
Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển vùng ĐBSCL, tăng cường và nâng cao hiệu quả liên kết vùng; đầu tư, hoàn chỉnh một số công trình quy mô lớn, tác động toàn vùng, như sớm đầu tư tuyến cao tốc Trung Lương - Cần Thơ, hoàn thành luồng tàu vận tải lớn vào sông Hậu (kênh Quan Chánh Bố).
Hoàn chỉnh đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc và Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để thông qua tại Kỳ họp thứ 5 - Quốc hội khóa XIV, tạo cơ sở pháp lý phát triển đảo Phú Quốc và trở thành động lực phát triển mới của ĐBSCL./.
|
4Kinh tế
| Trên thực tế, việc bãi bỏ một số điều kiện kinh doanh xăng dầu sẽ không tác động nhiều đến hướng phát triển kinh doanh của nhiều doanh nghiệp xăng dầu lớn. Ảnh: NGUYỄN NAM.
Không chỉ vướng... quy hoạch.
Tuần trước, Thủ tướng đã ký Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Trong đó, bãi bỏ quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu; điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu; điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu (bỏ điều kiện địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Đồng thời, bỏ luôn điều kiện cơ sở kinh doanh xăng dầu hiện có chưa phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thực hiện lộ trình nâng cấp, đảm bảo phù hợp với quy hoạch theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đó.
Các thủ tục liên quan đến việc phù hợp với quy hoạch trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tác động nhiều nhất đến thương nhân đầu mối (có quyền xuất, nhập khẩu) và thương nhân bán lẻ. Với quy định mới này, các doanh nghiệp không còn phải đi xin giấy phép phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống (kho cảng xăng dầu đầu mối, kho xăng dầu dự trữ chiến lược và dự trữ lưu thông), phù hợp với quy hoạch mạng lưới bán lẻ xăng dầu tại địa phương... như Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu quy định.
Nhưng cũng cần lưu ý rằng việc bãi bỏ các điều kiện như trên không phải là bước đột phá của Bộ Công Thương. Lý do là Luật Quy hoạch được Quốc hội thông qua vài tháng trước đã loại bỏ những quy hoạch bất hợp lý của các bộ, ngành. Luật này chỉ cho phép Bộ Công Thương được ban hành quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt. Theo đó, quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu bị bãi bỏ là tất yếu.
Quan trọng là trên thực tế, trong rừng điều kiện kinh doanh xăng dầu hiện nay, có bỏ vài điều kiện không cần thiết, bất hợp lý như trên thì cũng còn hàng chục điều kiện khác buộc doanh nghiệp phải tuân thủ, chủ yếu nằm ở cấp địa phương. Nó khiến cho việc mở điểm bán lẻ vẫn hết sức khó khăn.
Phát biểu tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phiếu Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) cách đây hai tuần, Tổng giám đốc PV Oil Cao Hoài Dương cho biết: Để mở được một cây xăng cần 28 con dấu. Lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại địa phương, công ty con của Petrolimex, nói với TBKTSG rằng để mở một cây xăng ở địa bàn của ông chắc chắn cần nhiều hơn con số 28 con dấu đã nêu ra ở trên. Đó là một trong những lý do khiến năm năm nay, doanh nghiệp này không thể mở thêm một điểm kinh doanh bán lẻ mới nào.
Chủ yếu vẫn sẽ là mua bán, sáp nhập thay vì mở mới.
Nghị định 83 hiện hành quy định điều kiện mở cửa hàng bán lẻ xăng dầu tưởng như rất đơn giản. Điều 24 của nghị định này quy định địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nay điều kiện này đã được bỏ - NV). Cửa hàng phải thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân (đại lý/tổng đại lý/thương nhân nhượng quyền bán lẻ hoặc thương nhân có hệ thống phân phối). Ngoài ra, cửa hàng phải được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị đúng các quy định hiện hành về tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của các cơ quan chức năng. Cán bộ quản lý, nhân viên được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo về các nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường... Nếu hồ sơ đủ thì việc cấp phép tại sở công thương các địa phương diễn ra tối đa trong vòng từ 20-30 ngày.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc này không dễ dàng như vậy. Đúng là phải có gần 30 giấy tờ các loại dưới dạng chấp thuận/chứng nhận/xác nhận thì doanh nghiệp xăng dầu mới có thể có thêm một cây xăng mới. Ví dụ, phải có văn bản chấp thuận địa điểm của UBND xã, huyện cấp; giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy - chữa cháy do cơ quan công an phòng cháy - chữa cháy cấp; xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường do UBND quận, huyện cấp và nhiều thủ tục chuyên ngành khác. Đó là lý do mà ở các địa phương nhỏ thì thời gian mở mới một cây xăng cũng phải mất hai năm. Còn tại TPHCM và Hà Nội, do yêu cầu an toàn đô thị, các cây xăng mở mới hầu hết đều tiến dần ra ngoại thành và các khu vực mới phát triển.
Quan điểm của ông Cao Hoài Dương, dù quy hoạch có được bỏ hay không thì chủ yếu PV Oil vẫn sẽ tiến hành mua bán, sáp nhập (M&A;) các điểm bán lẻ thay vì mở mới phải qua rất nhiều thủ tục, tốn kém thời gian, tiền bạc. Cả nước hiện có 29 đầu mối kinh doanh xăng dầu với hơn 14.000 cây xăng. Mục tiêu của PV Oil là trong vòng năm năm tới, sẽ M&A; cộng với mở mới hơn 1.000 cây xăng (200 cây xăng/năm) để nhanh chóng phát triển thị phần bán lẻ.
Với Petrolimex, doanh nghiệp hiện đã chiếm 48% thị phần, phát triển hệ thống bán lẻ theo hướng M&A; cũng là ưu tiên lớn. Con số mà Petrolimex dự định sẽ mua lại mỗi năm, theo ông Nguyễn Quang Dũng, Phó tổng giám đốc tập đoàn này, là 70 cửa hàng/năm. Còn việc mở mới sẽ tập trung tại các dự án đường giao thông đang được đầu tư xây dựng hoặc các vị trí thuận lợi.
Ngọc Lan.
|
4Kinh tế
| Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: Đức Duy/Vietnam+).
Với trên 50% các điều kiện đầu tư và kinh doanh được bãi bỏ, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định việc làm trên không phải để lấy thành tích.
Trước đó, ngày 20/9/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Quyết định số 3610a/QĐ-BCT ban hành phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2017 - 2018.
Theo Quyết định này, 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh được cắt giảm. Con số này nhiều hơn khoảng 60 điều kiện so với dự kiến ban đầu và chiếm khoảng 55,5% tổng số điều kiện kinh doanh mà Bộ Công Thương đang quản lý.
Trao đổi với báo chí chiều ngày 2/1, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, việc cắt 675 điều kiện kinh doanh là sự nỗ lực của ngành Công Thương trong việc thực hiện cải cách hành chính, cũng như nhằm hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng bác bỏ những nghi ngờ về tính hình thức của quyết định này, đồng thời khẳng định "Sẽ không có tình trạng mọc ra giấy phép con thay thế 675 các điều kiện kinh doanh mà thời gian vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã chính thức cắt bỏ.".
Nói rõ hơn, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, việc bỏ đi hơn 50% điều kiện kinh doanh mà Bộ Công Thương đang quản lý chắc chắn doanh nghiệp không phải đến để làm thủ tục tại Bộ Công Thương nữa và việc làm này sẽ mang lại điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
"Để đi đến sự đột phá trên, thể hiện ý chí của lãnh đạo, từ Bộ trưởng đến từng đơn vị liên quan và quan điểm của Bộ Công Thương là kiên quyết cắt giảm và kiên quyết cải cách hành chính," Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Trước đó, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 ngành Công Thương diễn ra sáng 15/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định để cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh, tương đương 55% trong tổng số 1.216 điều kiện đầu tư kinh doanh mà Bộ Công Thương quản lý.
Theo Nghị định này, 675 điều kiện đầu tư kinh doanh được cắt giảm theo thuộc 8 lĩnh vực: Xăng dầu, thuốc lá, điện lực, nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý chuyên ngành cùa Bộ Công Thương./.
Đức Duy (Vietnam+).
|
4Kinh tế
| Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Không chỉ là Uber, Grab.
Ở Việt Nam, khái niệm kinh tế chia sẻ xuất hiện và trở nên phổ biến hơn từ khi Công ty Uber và Grab bắt đầu cung ứng dịch vụ taxi công nghệ. Tuy nhiên, kinh tế chia sẻ được hiểu rộng hơn, theo nghĩa là một mô hình kết nối để những người tiêu dùng có thể tận dụng nguồn lực dư thừa của nhau. Ví dụ, một người lắp đặt tấm năng lượng mặt trời trên mái nhà nhưng không sử dụng hết năng lượng và bán phần thừa để hòa vào lưới điện.
Nền móng cho sự xuất hiện của mô hình kinh tế chia sẻ là sự phát triển nhanh chóng của internet. Nếu như cách đây 10 năm, khái niệm kinh tế chia sẻ rất mờ nhạt thì bây giờ nó đã trở thành trào lưu. Muốn đi đâu, chỉ cần mở ứng dụng Uber trên điện thoại thông minh.
Muốn cho thuê hay muốn thuê chỗ ở trên khắp thế giới, hãy tìm đến Airbnb - một công ty có trụ sở tại San Francisco (Mỹ). Muốn nghe nhạc, thay vì phải mua đĩa hay tải các bản nhạc số, chỉ cần đăng ký vào dịch vụ nghe nhạc trực tuyến như Spotify hay Pandora. Ở lĩnh vực thời trang, RenttheRunway sẽ giúp chia sẻ áo quần tùy theo phong cách và thiết kế ưa thích, cứ mặc rồi trả lại.
Cần bảo trì sửa chữa nhà cửa, mua một món quà thì lên mạng vào trang Taskrabbit.com, hay Neighborhood.net, đưa ra yêu cầu và sẽ có người rành công việc ấy đáp ứng, dĩ nhiên với một khoản phí... Hàng nghìn thương hiệu của nền kinh tế chia sẻ đã phát triển và lan ra toàn cầu với tốc độ chóng mặt chưa từng có, cả về quy mô kinh doanh lẫn vốn và giá trị thương hiệu. Theo đánh giá của PwC, đến năm 2025, kinh tế chia sẻ toàn cầu ước tính sẽ có doanh thu khoảng 335 tỷ USD.
Tuy nhiên, song song với sự lớn mạnh ngoạn mục của kinh tế chia sẻ, là cuộc tranh cãi chưa có hồi kết. Như chuyện tranh cãi về quy định pháp lý của hoạt động đi nhờ xe Uber, hay thuê nhà Airbnb mà báo chí đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Nhiều nơi đã cấm Uber vì hoạt động vi phạm quy định nhưng một số nơi sau đó lại bãi bỏ lệnh cấm.
Trong khi đó Uber vẫn phát triển và giá trị công ty vẫn không ngừng tăng chóng mặt. Điều này cho thấy, việc chưa có đầy đủ quy định hay luật lệ trong việc quản lý và phương thức kinh doanh dường như không có gì cản trở được bước phát triển mạnh mẽ của kinh tế chia sẻ.
Tiềm năng cho Việt Nam.
Tuy kinh tế chia sẻ chưa thực sự phát triển ở Việt Nam nhưng lại được đánh giá là có tiềm năng lớn. Một khảo sát của Công ty Nielsen cho thấy, cứ bốn người Việt được hỏi thì có ba người cho biết thích ý tưởng về mô hình này. 76% cho biết sẵn sàng tận dụng các sản phẩm và dịch vụ chia sẻ. Chỉ có 18% từ chối chia sẻ tài sản cá nhân của mình.
Trước khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý tưởng xây dựng Đề án về mô hình kinh tế chia sẻ, Vụ Kinh tế - Tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương) đã có một báo cáo liên quan tới vấn đề này. Qua nghiên cứu bước đầu, báo cáo đưa ra nhận định: Kinh tế chia sẻ đang là xu hướng mới song hành cùng cuộc cách mạng về công nghệ thông tin trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế số (digital lconomy), là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp tại nhiều quốc gia và được ví như con gà đẻ trứng vàng mới cho nhiều nền kinh tế. Trên thực tế, mô hình này vẫn còn nhiều không gian rộng lớn để phát triển và lấp đầy những khoảng trống của các thị trường kinh doanh truyền thống hiện tại.
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo, kinh tế chia sẻ là mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu lớn (big data), nó quá mới mẻ để có cách quản lý thích hợp, thay cho những biện pháp kiểm toán truyền thống. Các công ty theo mô hình này đang đưa ra những tuyên bố mà cơ quan chức năng sẽ mất rất nhiều thời gian để kiểm chứng dựa trên các cuộc điều tra độc lập. Bên cạnh đó, việc quản lý thuế đối với mô hình kinh tế chia sẻ cũng gặp rất nhiều khó khăn, để việc quản lý thuế đối với loại hình kinh doanh này có hiệu quả đòi hỏi các cơ quan thuế phải có những chính sách linh hoạt và điều chỉnh kịp thời.
Các chuyên gia cho rằng, kinh tế chia sẻ là thách thức hay vận hội tùy thuộc vào tư duy quản lý nhà nước. Diện mạo mới này sẽ mở ra cơ hội cho nền kinh tế phát triển nếu quản lý nhà nước theo kịp nó, luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng NHQuang & Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam nhận định.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 1/2018, Chính phủ đã nghe Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về sự cần thiết xây dựng Đề án về mô hình kinh tế chia sẻ. Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, làm việc với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện Đề án, lấy ý kiến các chuyên gia trong và ngoài nước, trình Chính phủ trong tháng 6/2018.
Đây là sự chuẩn bị cần thiết để có chính sách quản lý phù hợp, khai thác những yếu tố tích cực và ngăn chặn những yếu tố tiêu cực của kinh tế chia sẻ, nhằm tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh để mô hình này phát triển. Động thái này còn thể hiện tinh thần chủ động đón đầu các xu hướng mới của nền kinh tế trong cuộc cách mạng 4.0 của Chính phủ và các bộ, ngành.
Theo Vy Hương/daibieunhandan.vn.
|
4Kinh tế
| 10.000 ha đất nông nghiệp đang chờ nhà đầu tư.
Để đưa Quê hương năm tấn phát triển dựa trên thế mạnh nông nghiệp và tài nguyên con người, ông Nguyễn Hồng Diên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh đã chia sẻ với PV NNVN 5 đột phá chiến lược và 3 giải pháp trọng tâm để hiện thực hóa mục tiêu này.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên đường về thăm vùng sản xuất nông nghiệp tại Thái Bình.
Nhân rộng mô hình từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm.
Theo Chủ tịch Nguyễn Hồng Diên, muốn xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, mang bản sắc riêng, Thái Bình đã vạch ra 5 hướng đột phá chiến lược.
Trước hết, phải xây dựng và nhân rộng bằng được những mô hình sản xuất nông nghiệp giá trị cao trên các vùng sinh thái. Thực tế, ở Thái Bình đã bước đầu hình thành các vùng chuyên canh các cây trồng giá trị cao, các vùng luân canh nhiều vụ có giá trị sản xuất lên tới 300 500 triệu đồng/năm, thậm chí trên 1 tỷ đồng/năm/ha.
Ví dụ như mô hình trồng cây vụ đông trên đất lúa tại xã hồng Lý (Vũ Thư); mô hình trồng cây dược liệu tại xã Quỳnh Hoa (Quỳnh Phụ); mô hình trồng hoa, cây cảnh cho giá trị rất cao tại xã Minh Tân (Đông Hưng); mô hình luân canh cà rốt và một số loại rau màu trên vùng đất bãi tại các huyện Quỳnh Phụ, Vũ Thư.
Hướng đột phá thứ hai là tập trung xây dựng, hình thành các điểm mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kể cả trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Việc áp dụng công nghệ cao sẽ đòi hỏi suất đầu tư rất lớn, năng lực con người phải rất tốt để quản lý và làm chủ được công nghệ trong khi ở Thái Bình hạn chế về nguồn lực đầu tư.
Do vậy, trước mắt cần ưu tiên tập trung thử nghiệm một số mô hình Công nghiệp hóa nông nghiệp trên cánh đồng mở, trong đó ứng dụng các qui trình công nghệ theo dây chuyền sản xuất khép kín, cho phép sử dụng cơ khí hóa, điện khí hóa hầu hết các khâu sản xuất như trong sản xuất công nghiệp, áp dụng tổng hợp các kỹ thuật tiên tiến, và ứng dụng công tác quản trị sản xuất theo tiêu chuẩn để tăng năng suất và giá trị sản xuất.
Muốn làm được điều đó, dứt khoát phải thực hiện hướng đột phá thứ ba, đó là tập trung đào tạo nhân lực quản trị và nhân lực đáp ứng cho nền nông nghiệp công nghệ cao. Theo đó, doanh nghiệp có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư được tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề trong nước với mức không quá 3,0 triệu đồng/người/khóa học.
Hướng đột phá thứ tư là thu hút các nhà đầu tư vào để phát triển các khu/cụm công nghiệp phục vụ nông nghiệp, ví dụ như công nghiệp cơ khí chế tạo máy nông nghiệp, công nghiệp sản xuất phân vi sinh, chế biến nông sản và các sản phẩm từ gạo, thực phẩm... Và, cuối cùng là khai thác du lịch trong nông nghiệp, nông thôn.
Ví dụ như du lịch đồng quê, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái. Tỉnh Thái Bình đã làm thí điểm dịch vụ này tại huyện Vũ Thư và thấy rằng, người nước ngoài và học sinh, sinh viên các thành phố rất có nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm.
Sáng tạo trong tích tụ ruộng đất.
Để thực hiện được 5 hướng đột phá trên, vị Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã đưa ra 3 giải pháp trọng tâm. Trước hết, phải rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở đồng đất hiện có. Sau đó, tỉnh sẽ điều chỉnh lại quy hoạch, định rõ các vùng sản xuất tập trung: chuyên lúa, lúa xen màu, màu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... Quy hoạch là cơ sở để đầu tư mạng lưới giao thông, thủy lợi nội đồng, đáp ứng được nhu cầu của vùng sản xuất.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm nhà máy chế biến gạo của Cty ThaiBinh Seed.
Giải pháp trọng tâm thứ hai là phải tích tụ được đất đai. Thái Bình có hướng đi riêng trong tích tụ đất đai để không vi phạm luật pháp hiện hành nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư và mong mỏi của người dân. Cả hệ thống chính trị tập trung vào việc vận động người dân tự nguyện ủy quyền quản lý sử dụng đất nông nghiệp của mình cho chính quyền xã. Trên cơ sở đó, xã sẽ đứng ra ký hợp đồng cho thuê đất với thời hạn từ 20 - 30 năm trở lên. Đơn giá thuê đất được tính bằng địa tô chênh lệch của mỗi vùng sinh thái.
Ví dụ, hiệu quả mà người dân thu được sau khi trừ tất cả các chi phí trên đơn vị diện tích còn được bao nhiêu thì doanh nghiệp sẽ trả cho người dân bấy nhiêu, thời gian trả vào đúng vụ thu hoạch. Như vậy, người dân không sợ viễn cảnh người cày mất ruộng mà vẫn thu được hiệu quả kinh tế từ đơn vị diện tích đất nông nghiệp của mình.
Và, để đảm bảo lợi ích cho cả hai bên, trong cam kết giữa người dân với chính quyền và giữa chính quyền với doanh nghiệp bắt buộc phải thể hiện nội dung: sau 5 năm sẽ điều chỉnh đơn giá thuê đất, mỗi lần điều chỉnh lên hoặc xuống không quá 5%.
Ông Nguyễn Hồng Diên cho rằng, khi quỹ đất manh mún của những người nông dân được giao cho doanh nghiệp sản xuất thì chính nông dân sẽ có cơ hội trở thành một xã viên, một công nhân trong HTX hoặc doanh nghiệp. Tất nhiên, những xã viên/công nhân này phải có trình độ tương xứng với yêu cầu khắt khe của nhà tuyển dụng. Họ phải được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng và kiến thức.
Một bộ lao động dôi dư còn lại, các địa phương sẽ có chính sách ưu đãi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư tại các vùng nông thôn. Các doanh nghiệp này phải có nhu cầu tuyển dụng lao động số lượng lớn, yêu cầu kỹ thuật ở trình độ vừa phải và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường để tạo nhiều việc làm. Số còn lại sẽ được chuyển đổi việc làm bằng phát triển nghề, các làng nghề và các sản phẩm dịch vụ khác.
Giải pháp quan trọng thứ ba là làm tốt công tác truyền thông. Phải kiên trì vận động, tuyên truyền để đả thông tư tưởng của người dân, của cán bộ, đảng viên các cấp, các ngành. Truyền thông phải làm sao cho cán bộ, người dân hiểu được và tự giác ủng hộ.
Ví dụ, trong quá trình tích tụ đất đai, cả trăm, cả ngàn hộ dân trong một cánh đồng thể nào cũng có những hộ chưa đồng tình. Họ chưa hiểu được ích lợi từ việc tích tụ ruộng đất. Trong trường hợp đó, các cấp chính quyền địa phương phải ra mặt để đàm phán, thậm chí sẵn sàng đổi cho họ một diện tích đất tương ứng tốt hơn để tích tụ được cánh đồng liền vùng, liền thửa đủ lớn cho doanh nghiệp đầu tư.
Cơ chế tích tụ đất đai này, người dân trên toàn tỉnh đã chấp thuận cho thuê khoảng 10.000 ha đất canh tác lúa và lúa xen màu. Chỉ chờ có doanh nghiệp đầu tư, chúng tôi sẽ kết nối để họ thuê đất thuận lợi. Hy vọng rằng, những mô hình tổ chức sản xuất hiệu quả của doanh nghiệp chính là đầu tàu để kéo toàn ngành nông nghiệp của Thái Bình phát triển mạnh mẽ.
Những siêu dự án đổ bộ về Thái Bình.
Hiện có 5 tập đoàn lớn ở ngoài tỉnh đã rót vốn hoặc đang tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Thái Bình. Và, trong nội tại tỉnh lúa cũng đã có không ít doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng thành công những cánh đồng lớn hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở tích tụ đất đai.
Tập đoàn TH là doanh nghiệp nổ phát súng đầu khi vừa chính thức khởi công dự án nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau, củ, quả hữu cơ và lúa chất lượng cao với quy mô đầu tư khoảng 3.500 ha, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3.500 tỷ đồng. Tập đoàn đầu tư sản xuất theo chuỗi từ xây dựng vườn ươm, trồng trọt, chiết xuất, thu hái thành phẩm, xử lý và đóng gói, phân phối sản phẩm.
Điểm nhấn mới của dự án là kết hợp sản phẩm nông nghiệp và du lịch. Đây sẽ là dự án đầu tiên của Tập đoàn TH thiết kế theo chiến lược đầu tư vào nông nghiệp sạch, hữu cơ ứng dụng công nghệ cao đưa tới tay người tiêu dùng những sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, vì sức khỏe cộng đồng kết hợp với du lịch sinh thái, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng GDP cho ngành nông nghiệp.
Ngoài ra, TH cũng dự kiến sẽ đầu tư nhà máy ép dầu gạo và nhà máy chế biến khoai tây quy mô lớn xuất khẩu sang thị trường Nga.
Hai năm trở lại đây, Tập đoàn Hòa Phát đã đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Hiện tại Hòa Phát đang có một trang trại khổng lồ nuôi bò thịt của Úc với quy mô 2 vạn con/năm. Trang trại này đã đi vào hoạt động được 8 tháng và xuất chuồng được 4 lứa với tổng đàn khoảng 1 vạn con.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm trại nuôi bò Úc của Tập đoàn Hòa Phát tại Thái Bình.
Trang trại bò của Hòa Phát luôn có khoảng 7.000 8.000 con bò. Hiện tại, Tập đoàn Hòa Phát đã hoàn thiện các thủ tục đầu tư. Tỉnh Thái Bình dự kiến sẽ trao Quyết định chủ trương đầu tư cho doanh nghiệp này tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư nông nghiệp, nông thôn vào ngày 8/4 tới đây.
Ngoài ra, Tập đoàn Hòa Phát cũng đầu tư xây dựng trại lợn giống với hàng vạn con nái ngoại giống gốc ông bà, bố mẹ của Đan Mạch ở xã Thụy Duyên, huyện Thái Thụy trên diện tích 50 ha.
Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO) đã nghiên cứu và chính thức có đề xuất với UBND tỉnh Thái Bình thuê khoảng 1.000 1.200 ha đất để lập nhà máy sản xuất máy cơ khí phục vụ nông nghiệp (máy cày, máy kéo, máy thu hoạch...).
Ngoài sản xuất cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, THACO cũng sẽ hợp tác với Tập đoàn Lộc Trời để lấn sân sang mảng đầu tư trong lĩnh vực sản xuất phân vi sinh nhằm tận dụng nguồn chất thải chăn nuôi dư thừa của ngành chăn nuôi, đồng thời sản xuất gạo hàng hóa tại huyện Quỳnh Phụ. Thông tin bước đầu, hai ông lớn này cũng sẽ kết hợp với nhau để hình thành nên một doanh nghiệp có tên là Trường Lộc.
Tập đoàn Geleximco do ông Vũ Văn Tiền làm Chủ tịch HĐQT (là người quê ở huyện Tiền Hải), cũng đầu tư mô hình nuôi tôm công nghệ cao và lúa chất lượng cao xuất khẩu với quy mô lớn tại tỉnh Thái Bình.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Diên cũng đã làm việc với lãnh đạo Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Doanh nghiệp này đã nghiên cứu và thống nhất triển khai mô hình trồng rau, màu phục vụ chế biến, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trên địa bàn tỉnh với diện tích khoảng 200 ha tập trung theo hình thức thuê ruộng của nông dân. Bên cạnh đó, có 2 nhà đầu tư của Hưng Yên cũng ngỏ ý muốn thuê từ 200 500 ha để trồng chuối xuất khẩu.
Với xu hướng đầu tư trên, hi vọng bộ mặt nông nghiệp của tỉnh Thái Bình sẽ có những chuyển động. Và cũng thông qua những siêu dự án này, nông dân Thái Bình sẽ có mô hình học tập tốt để đổi mới phương thức tổ chức sản xuất, phương thức quản lý, tạo nên phong trào khởi nghiệp nông nghiệp lan tỏa rộng khắp.
Thái Bình ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô trên giàn khí canh để sản xuất khoai tây giống sạch bệnh chất lượng cao.
Chiếc cần nào câu nhà đầu tư?
Không hô hào kêu gọi với những lời lẽ sáo rỗng cho có, tỉnh Thái Bình đã ban hành rất nhiều cơ chế ưu đãi hỗ trợ đặc biệt để thu hút tối đa vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo đột phá mạnh mẽ trong tương lai.
Để liệt kê hết những chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Thái Bình thì sẽ tốn nhiều giấy mực. Bởi vậy, NNVN xin điểm lại một số cơ chế hỗ trợ quan trọng nhất.
Theo đó, doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc được UBND tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư với quy mô chăn nuôi thường xuyên tập trung từ 1.000 con trở lên đối với lợn thịt (hoặc từ 500 con trở lên đối với trâu, bò, dê; hoặc từ 200 con đối với bò thịt cao sản nhập ngoại; hoặc từ 500 con đối với bò sữa cao sản) được UBND tỉnh hỗ trợ 3,0 tỷ đồng/dự án.
Riêng đối với chăn nuôi bò sữa cao sản mức hỗ trợ là 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng, đồng cỏ và mua thiết bị. Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ nêu trên, dự án còn được hỗ trợ 70% chi phí và không quá 5,0 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục này.
Về hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm: Doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm với công suất giết mổ một ngày đêm của mỗi dự án phải đạt tối thiểu 400 con gia súc hoặc 4.000 con gia cầm hoặc 200 gia súc và 2.000 con gia cầm sẽ được UBND tỉnh hỗ trợ thấp nhất 2,0 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị.
Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa Japonica xuất khẩu tại Thái Bình đạt hiệu quả kinh tế cao.
Đối với các dự án có công suất giết mổ lớn hơn thì mức hỗ trợ được tăng tương ứng. Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ nêu trên, dự án còn được hỗ trợ thêm 70% chi phí và không quá 5,0 tỷ đồng đầu tư xây dựng các hạng mục này.
Đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến nông, làm, thủy sản; cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ; chế tạo thiết bị cơ khí để bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản được UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được hỗ trợ không quá 60% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án.
Hỗ trợ không quá 70% chi phí xử lý chất thải cho các nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản quy mô lớn, đã đầu tư, sử dụng nhiều lao động, có tác động lớn đến kinh tế, xã hội địa phương. Hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm với mức 1.500 đồng/tấn/km...
Con số ấn tượng.
3.500 héc ta.
Là diện tích đất trồng lúa được tỉnh Thái Bình dự kiến chuyển đổi sang trồng cây thức ăn chăn nuôi (ngô, cỏ voi, cỏ khác...) và cây dược liệu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
80.000 tấn.
Là sản lượng ngao thu hoạch hằng năm của xấp xỉ 3.000 ha nuôi ngao trên địa bàn tỉnh Thái Bình (chiếm 50% sản lượng ngao toàn quốc). Vùng nuôi ngao được Bộ NN-PTNT, Bộ KH- CN xác định là vùng gao sạch, mỗi năm xuất khẩu sang thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc trên 10.000 tấn.
192 xã.
Là số địa phương đã có quy hoạch các vùng/điểm cho phát triển chăn nuôi, thủy sản. Trong đó có 41 vùng quy hoạch có diện tích 25 ha trở lên, tổng diện tích hơn 1.400 ha; 80 điểm/vùng quy hoạch diện tích từ 10 25 ha, tổng diện tích gần 1.200 ha...
1.000.000 người.
Là số lao động trong độ tuổi lao động, trong đó lao động khu vực nông lâm nghiệp thủy sản chiếm 49,5%; tỷ lệ lao động trẻ dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao; tỷ lệ lao động được đào tạo làm nông nghiệp chiếm 10-20%. Thái Bình là tỉnh nông nghiệp trọng điểm của vùng Đồng bằng sông hHng, nông dân có truyền thống cần cù, chịu khó, sáng tạo trong sản xuất.
MINH PHÚC - VĂN THÙY.
|
4Kinh tế
| Hiện Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 6 tại TP Hồ Chí Minh với 1.110 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đạt 3,95 tỷ USD. Mặc dù vậy, vẫn có những vướng mắc về mặt chính sách, thủ tục mà các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản thấy rằng cần phải sớm tháo gỡ.
Được biết các DN Nhật đánh giá cao sự chuyển biến trong cách áp dụng các quy định về thị thực (Visa), giấy phép lao động cho chuyên gia của DN ngoại, tăng giới hạn tổng số giờ làm thêm. Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh (JBAH) có bày tỏ gặp khó khăn với quy định về khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề ít nhất 5% trên thang, bảng lương và có nguyện vọng bãi bỏ quy định trên.
Q.Định - Q.Minh.
|
4Kinh tế
| Đánh thuế tiêu thụ nước ngọt có ga không phải là giải pháp để giảm béo phì, tiểu đường. Ảnh: PV.
Tuy nhiên, việc áp thuế nước ngọt như rượu, bia, thuốc lá liệu có bảo đảm tính công bằng, bình đẳng là câu hỏi được đặt ra trước khi luật thuế mới dự kiến có hiệu lực từ năm 2019.
Nước ngọt sẽ chịu thuế như rượu, bia, thuốc lá.
Sau khi dự thảo lần 1, Luật sửa đổi các luật thuế GTGT, TTĐB, TNDN, TNCN và xuất khẩu, nhập khẩu được Bộ Tài chính gửi đi lấy ý kiến các bộ ngành, trong đó có đề xuất áp thuế TTĐB với nước ngọt, nhiều ý kiến không đồng tình đã được phản hồi tới Bộ Tài chính. Tuy nhiên, tại dự thảo lần 2, Bộ Tài chính vẫn kiên định giữ quan điểm: Bổ sung nước ngọt có đường, trừ sữa vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Nếu dự luật thuế này được thông qua, người tiêu dùng sẽ phải trả thuế tương ứng với 22% giá trị của mỗi sản phẩm nước ngọt (bao gồm 12% thuế GTGT và 10% thuế TTĐB). Mức thuế này được đề xuất áp dụng từ năm 2019. Theo quan điểm của Bộ Tài chính, đây là nguồn lực quan trọng để thực hiện các mục tiêu về phát triển KTXH, trong đó có nhiệm vụ về chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Đánh thuế nước ngọt, còn nhiều băn khoăn.
Tại tọa đàm Xu hướng điều chỉnh chính sách thuế hiện nay trên thế giới - Một số hàm ý cho Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ông Wayne Barford - cố vấn cao cấp, Trung tâm Đầu tư và thuế quốc tế (ITIC) - cho biết: Nghiên cứu về việc áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát ở 157 quốc gia cho thấy, đây không phải là xu hướng phổ biến. Trên thế giới, chỉ có 40 quốc gia áp dụng thuế này và tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chỉ có 4 quốc gia (Thái Lan, Lào, Campuchia, Brunei) chiếm khoảng 2,2% dân số khu vực. Ngay cả những nước phát triển đang đối mặt với tỷ lệ người béo phì tăng nhanh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Úc, New Zealand, Canada,... cũng không áp thuế TTĐB đối với nước ngọt. Các quốc gia này cho rằng, áp thuế đối với nước ngọt không phải là giải pháp để giảm hay ngăn chặn các căn bệnh này, trong khi có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không đáng có đối với ngành công nghiệp nước giải khát và kinh tế địa phương.
Hàn Quốc và Canada lựa chọn sử dụng những biện pháp quy định về nhãn mác của các sản phẩm thức ăn và đồ uống. Các hoạt động đào tạo và những nỗ lực nhằm kêu gọi các nhà sản xuất giảm lượng đường trong sản phẩm, đặc biệt trong các sản phẩm dành cho trẻ em.
Mặc dù đang phải đối mặt với tỷ lệ thừa cân, béo phì và tiểu đường tăng nhanh, Chính phủ Úc vẫn tiếp tục kiên quyết phản đối áp dụng bất kỳ khoản thuế đối với đồ uống có đường hoặc các thực phẩm không lành mạnh khác. Trợ lý Bộ trưởng Y tế Úc cho biết, áp thuế TTĐB đối với nước ngọt là vấn đề thuộc phạm trù đạo đức và can thiệp sâu vào đời sống người dân. Ông tranh luận: Điều quan trọng đối với tất cả những người đề xuất áp thuế đối với đường, chất béo, bất cứ loại thuế nào, sẽ chỉ làm cho dân chúng tức giận mà sẽ không làm thay đổi thói quen ăn uống của họ. Đây là sự sống còn hàng ngày, là vấn đề lựa chọn cá nhân vượt trên các vấn đề kinh tế.
Chính phủ New Zealand đã bác bỏ sự cần thiết phải áp thuế TTĐB đối với nước ngọt và cho rằng, họ không có kế hoạch bổ sung bất kỳ chính sách thuế TTĐB nào trong tương lai. Một số nước như Đan Mạch và Indonesia là những nước đã từng áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt trong một thời gian dài nhưng đều đã phải bãi bỏ loạt thuế này do không hiệu quả, nhất là trong việc ngăn ngừa các căn bệnh béo phì và tiểu đường. Thái Lan và Brunei là 2 quốc gia đã áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt trong nhiều năm, nhưng tỷ lệ người bị bệnh béo phì và tiểu đường vẫn liên tục tăng.
Khá nhiều quốc gia có quan điểm cho rằng, thay vì áp dụng chính sách thuế TTĐB với nước ngọt, họ áp dụng các chính sách nhằm giảm lượng đường và chất béo trong thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn, ban hành các quy định về dán nhãn ghi rõ thành phần dinh dưỡng và khuyến cáo đối với các sản phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao, thực hiện các chiến dịch tuyên truyền về dinh dưỡng, về chế độ ăn uống lành mạnh, thói quen vận động và rèn luyện thể lực.
Hiện nay, Bộ Tài chính cũng chưa có đánh giá cụ thể hơn về việc, liệu việc áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt có thể giúp làm giảm hoặc làm chậm tốc độ tăng tỷ lệ béo phì ở Việt Nam hay không và nếu giảm thì mức độ là bao nhiêu. Đây là yếu tố quan trọng để cân nhắc về hiệu quả của chính sách thuế này.Hà Anh.
VBA kiến nghị không áp thuế TTĐB với nước ngọt.
Hiệp hội Bia- Rượu- NGK Việt Nam (VBA) kiến nghị: Không áp thuế TTĐB đối với các sản phẩm nước ngọt khi chưa có những cơ sở biện chứng rõ ràng về tính hiệu quả của chính sách thuế này trong việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng; Thúc đẩy truyền thông và giáo dục sức khỏe; Thực hiện dán mã màu mã hóa trên bao bì thực phẩm đối với những thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng chất béo, đường và muối cao để người tiêu dùng nhận biết được hàm lượng các chất này. Trong trường hợp áp dụng các chính sách thuế vì lý do bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, thì cân nhắc việc áp dụng thuế TTĐB đối với toàn bộ thực phẩm có chứa chất béo, đường và muối ở mức vượt ngưỡng có thể gây nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng (như mở rộng danh mục thực phẩm theo CODEX).
Hà Anh.
|
4Kinh tế
| Theo đó, các địa điểm được quy hoạch đều thuộc huyện Hòa Vang. Cụ thể, có 2 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trồng rau, hoa, cây dược liệu tại xã Hòa Ninh (40 ha) và tại xã Hòa Phú (50 ha); 2 vùng chăn nuôi khép kín áp dụng công nghệ cao tại xã Hòa Khương (30 ha) và thôn Lộc Mỹ, xã Hòa Bắc (230 ha); 2 vùng sản xuất rau an toàn tại xã Hòa Khương (20 ha) và xã Hòa Phong - Hòa Khương (20 ha); vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ, tôm, cua tại xã Hòa Liên (50 ha).
UBND Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư thực hiện kêu gọi đầu tư; đồng thời giao Sở Xây dựng triển khai các thủ tục liên quan đến quy hoạch sử dụng đất.
Hiện nay, tại Đà Nẵng, các dự án phát triển nông nghiệp chủ yếu tập trung tại huyện Hòa Vang. Trên địa bàn đã có một số dự án sản xuất nông sản sạch, ứng dụng công nghệ cao như dự án sản xuất rau an toàn tại thôn Nam Thành (xã Hòa Thanh) của Công ty CP Hapras với diện tích 7,5 ha; dự án trồng nghệ vàng, đinh lăng trên diện tích 10 ha của Công ty CP Dược Danapha tại thôn Đồng Lăng (xã Hòa Phú); dự án trồng bưởi da xanh của Công ty Bách Phương tại xã Hòa Ninh.
Sắp tới, UBND TP. Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội nghị Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao TP. Đà Nẵng gắn kết với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhằm phân tích, đánh giá tiềm năng, lợi thế và thách thức trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận.
Hội nghị này cũng sẽ quảng bá, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế quan tâm lựa chọn, quyết định đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương.
Minh Trang.
|
4Kinh tế
| Công ty Cổ phần Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam được thành lập với tên ban đầu là Công ty Cổ phần Dầu khí Tản Viên, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 17/11/2006.
Đến tháng 02/2008, Công ty cổ phần Dầu khí Tản Viên đổi tên thành Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVR), với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103034347 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Tây cấp.
Tuy nhiên không hiểu vì sao đến nay nhận diện tên của công ty vẫn là Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam. PVR có kết quả kinh doanh hết sức lẹt đẹt mấy năm gần đây, cổ phiếu PVR đã bị hủy niêm yết từ 26/5/2017 do kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến trên BCTC kiểm toán năm 2016. Hiện PVR đang giao dịch trên sàn UpCOM.
Năm 2017, doanh thu thuần của PVR đạt mức 48 tỷ đồng, tăng trưởng 37% so với năm 2017. Tuy nhiên, chi phí giá vốn trong năm tăng từ 38 tỷ lên mức 45.5 tỷ đồng kéo biên lợi nhuận gộp của PVR giảm so với năm 2016, chỉ đạt 5%. Chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp của PVR giảm so với cùng kỳ năm trước ở mức gần 4 tỷ đồng. Kết quả cả năm, PVR ghi nhận lỗ ròng hơn 6.7 tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2016 PVR lỗ ròng tới gần 12 tỷ đồng.
PVR cho hay, do chuẩn mực kế toán số 14, trong giai đoạn này Công ty chưa được ghi nhận doanh thu từ các dự án CT10 11 Văn Phú. Ngoài ra trong năm 2017, PVR chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Việt Hưng với số tiền 51 tỷ đồng và thu được lợi nhuận gộp của Dự án là 2.53 tỷ đồng. Nhưng trong năm Công ty đã trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư Tài chính Giáo dục (EFI), Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX), CTCP Khách sạn Dầu khí Lam Kinh, CTCP Đầu tư Thương mại Dầu khí IDICO (PXL), CTCP Đầu tư PV2, CTCP Đầu tư Phát triển An Bình với giá trị là 4.33 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới gần 4 tỷ đồng, vượt quá mức lợi nhuận gộp khiến PVR phải tiếp tục ghi nhận kết quả lỗ.
Như vậy, đây là năm thứ ba liên tiếp PVR ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ. Năm 2015 và 2016, PVR ghi nhận lỗ ròng lần lượt là 27 tỷ đồng và gần 12 tỷ đồng. Như vậy, lỗ lũy kế của PVR đã lên tới trên 66 tỷ đồng.
Mai An (t/h).
|
4Kinh tế
| Những thành tựu đáng ghi nhận.
Cách đây gần hai năm, tại phiên họp thường kỳ đầu tiên của Chính phủ vừa được kiện toàn (phiên họp thường kỳ tháng 4/2016 tổ chức ngày 4 và 5/5/2016), Thủ tướng đã có định hướng phương thức chỉ đạo, điều hành của Chính phủ là "phải chuyển từ phương thức mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo, phục vụ; quyết tâm xây dựng một Chính phủ liêm chính, minh bạch, hiệu quả; nói không với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí". Lời khẳng định của Thủ tướng đã mang đến niềm vui, hy vọng cho hàng triệu người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Tuy nhiên, những thách thức mà Chính phủ mới phải đối mặt không hề nhỏ, như nền kinh tế đất nước chịu tác động bất ổn về chính trị và suy thoái kinh tế chung trên toàn cầu nên nợ công còn ở mức cao, kinh tế phục hồi chậm, tốc độ tăng GDP thấp, nguy cơ lạm phát tăng, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chưa đạt; việc bảo vệ môi trường còn yếu kém, đời sống nhân dân ở các vùng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, vùng bị ô nhiễm môi trường biển, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, vấn đề thực phẩm bẩn, hàng giả tràn lan trên thị trường tiêu dùng.
Trước tình hình đó, đã có nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng. Nhưng nỗi lo lắng ấy đang dần được xua tan khi những thành tựu bước đầu sau hơn một năm hoạt động của Chính phủ mới đang được người dân, doanh nghiệp trong nước, đối tác quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Ngay từ đầu năm 2017, việc triển khai hai Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và Nghị quyết 35 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tiếp tục được triển khai rốt ráo. Trái với lo ngại đánh trống bỏ dùi, chính quyền các cấp thực sự bắt tay vào hành động, thực hiện được những thành công bước đầu đáng khích lệ.
Trước hết phải kể đến việc Bộ Công thương bãi bỏ gần 700 điều kiện kinh doanh, chiếm đến hơn một nửa số điều kiện mà bộ này quản lý. Cùng với đó, các bộ ngành khác cũng tốc lực triển khai nhiều hoạt động rất đáng ghi nhận. Đầu tháng 12, Bộ Xây dựng đề xuất bãi bỏ 41,3% tổng số ĐKKD, đơn giản hóa 43,7% ĐKKD thuộc trách nhiệm của Bộ. Bộ Nông nghiệp và PTNT đề xuất bỏ 34,2% ĐKKD và cắt giảm 56,5% thủ tục hành chính do mình quản lý.
Chuyên gia kinh tế đánh giá, những điều kiện kinh doanh được bãi bỏ có thể chưa tạo ra ngay được cú hích cho nền kinh tế, nhưng về dài hạn, đây chắc chắn là một bước đi vô cùng tích cực. Bởi, Chính phủ đã giúp xóa bỏ rào cản gia nhập thị trường cho hàng loạt các ngành nghề, tạo điều kiện cho người dân tham gia hoạt động kinh doanh sản xuất có lợi nhuận.
Một vấn đề lớn mang dấu ấn của Chính phủ kiến tạo mà ai cũng dễ dàng nhìn thấy đó là việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Mặc dù quá trình CPH DNNN đã chững lại đáng kể trong vòng gần chục năm trở lại đây, nhưng trong suốt một năm qua, CPH DNN lại trở nên nóng hơn bao giờ hết. Sự kiện nhà nước đã hoàn thành việc thoái gần 60% vốn tại hãng bia lớn nhất Việt Nam là Sabeco, với giá trị lên đến 4.8 tỷ đô la trong những ngày cuối cùng của năm đã thực sự gây ấn tượng mạnh.
Nêu ý kiến về sự việc này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho hay, trông đợi vào một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, người dân đang nhìn vào quá trình bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn như Sabeco. Và thành công của phiên đấu giá cổ phiếu Sabeco ngày 18/12 cho thấy Chính phủ đã nói đi đôi với làm. Cùng với đó, quá trình CPH các DNNN như PVN, EVN, cũng đang rục rịch bắt đầu. Đây chính là hành động mạnh mẽ nhất cho cam kết nhà nước không kinh doanh những gì tư nhân có thể thực hiện, không bán bia bán sữa như tuyên bố trước đó.
Sẽ mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn.
Ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, sở dĩ năm 2017 có kết quả tăng trưởng GDP ấn tượng là do bộ máy chính trị từ Đảng, Nhà nước cho đến Chính phủ đều đã và đang thực hiện đúng những cam kết của mình, trong đó cam kết quan trọng là xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch chống tham nhũng. Như vậy có thể nói động lực lớn nhất là đến từ niềm tin, ông Đông khẳng định.
Nhận xét về những thành tựu mà Chính phủ Việt Nam đạt được trong suốt thời gian qua, Đại sứ Anh tại Việt Nam Giles Lever, cho hay từ khi Chính phủ Việt Nam chuyển hướng điều hành từ mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo, Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Chính phủ đạt được nhiều bước tiến khi đặt trọng tâm vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng cường Chính phủ điện tử. Ngoài ra, Chính phủ đã phản ứng nhanh nhạy với những vấn đề phát sinh do dư luận phản ánh, từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời. Chia sẻ ý kiến của mình, ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới cho biết: Chúng tôi chúc mừng Chính phủ Việt Nam với những thành tựu quan trọng đạt được trong năm 2017. Việt Nam đã ghi dấu ấn với tốc độ tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp, tỷ giá ổn định và vị thế quốc tế ngày càng cao. Tôi cũng chúc mừng Việt Nam đã đạt được một số thành quả trong cải cách hành chính, ngân hàng, đầu tư công, xử lý nợ xấu.
Ngoài ra, các đối tác quốc tế cũng nhận định rằng việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố Chính phủ kiến tạo phát triển, quyết liệt hành động, không phải kiểm soát bằng mệnh lệnh là khuôn khổ tốt để Việt Nam tiến xa hơn. Phó chủ tịch phòng thương mại Mỹ phụ trách khu vực châu Á James W. Fatheree nhận xét: Việt Nam thể hiện năng lực của một nền kinh tế năng động, cơ hội. Việt Nam đang phát triển đúng hướng. Chúng tôi hi vọng với những nỗ lực và cam kết Việt Nam trong năm 2017 sẽ đóng góp cho việc giải quyết các thách thức mới.
Có thể nói, những thành công ấn tượng của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tăng trưởng GDP 6,81%, cao nhất trong nhiều năm, đều có dấu ấn của một Chính phủ kiến tạo. Bước sang năm mới 2018, theo người đứng đầu Chính phủ, tinh thần Chính phủ kiến tạo, Chính phủ hành động sẽ tiếp tục được phát huy mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, để Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, hiện đại hơn.
Thu Ba.
|
4Kinh tế
| Trong việc áp dụng các văn bản pháp luật làm căn cứ pháp lý, UBND tỉnh Bắc Kạn chưa ban hành đầy đủ văn bản quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương thuộc các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện làm cơ sở thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh.
Đối với việc quản lý biên chế công chức, qua thanh tra phát hiện, năm 2015, UBND tỉnh Bắc Kạn không ban hành quyết định giao biên chế công chức và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP cho các cơ quan, đơn vị là không đúng quy định Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 21/2010/NĐ-CP. Năm 2016, 2017, UBND tỉnh giao biên chế công chức cho UBND cấp huyện bao gồm cả biên chế sự nghiệp cho Phòng Kinh tế đô thị, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...
Tại kỳ xét tuyển công chức năm 2014, UBND tỉnh quy định thêm điều kiện dự tuyển đối với người dự tuyển không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bắc Kạn không đúng quy định của Luật Cán bộ, công chức.
Bên cạnh đó, việc Sở Nội vụ ban hành thông báo tuyển dụng công chức cũng không đúng thẩm quyền theo quy định.
Đoàn thanh tra phát hiện một số quy định không được UBND tỉnh thực hiện đúng như: Trưởng ban Kiểm tra sát hạch không trình Chủ tịch Hội đồng Xét tuyển quyết định lựa chọn đề phỏng vấn theo quy định; áp dụng phương pháp tính điểm đối với một số thí sinh đào tạo theo hệ thống tín chỉ không đúng với quy định tại kế hoạch tuyển dụng của UBND tỉnh. Hội đồng Xét tuyển công chức lập danh sách và thông báo công khai kết quả xét tuyển công chức là không đúng thẩm quyền. 4/37 quyết định bổ nhiệm ngạch đối với công chức không đúng với vị trí được tuyển dụng.
Kết thúc thanh tra trực tiếp, ngày 5/1/2018, Giám đốc Sở Nội vụ Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 6/QĐ-SNV về việc bổ nhiệm ngạch công chức phù hợp với vị trí được tuyển dụng đối với 1 trường hợp; 3 trường hợp còn lại đã giữ ngạch công chức trên 12 tháng và đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn ngạch công chức hiện giữ...
Đáng lưu ý, tại thời điểm thanh tra, hồ sơ công chức của một số trường hợp được tiếp nhận không qua thi và được xét chuyển từ cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên chưa có chứng chỉ quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Đặc biệt, trường hợp ông Trần Xuân Đạt, công chức cấp xã đã có quyết định nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc ngay theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP nhưng sau đó lại có quyết định xét chuyển thành công chức cấp sở. Sau khi kết thúc thanh tra trực tiếp, ngày 29/12/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2273/QĐ-UBND về việc hủy bỏ kết quả kiểm tra, sát hạch xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên đối với ông Trần Xuân Đạt.
Một số công chức tính đến ngày 31/12 của năm xét nâng bậc lương đã đủ thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên (36 tháng) vẫn được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ là không đúng quy định tại Thông tư số 8/TT-BNV ngày 31/7/2013.
Thậm chí, một số công chức đến thời điểm ban hành quyết định bổ nhiệm lại không còn đủ 5 năm công tác nhưng trong quyết định bổ nhiệm lại không ghi cụ thể thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Hay một số công chức đã được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nhưng tại thời điểm thanh tra vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
Nhiều cơ quan, đơn vị chưa thể hiện đầy đủ trình tự bổ nhiệm, bổ nhiệm lại trong hồ sơ...
Tại thời điểm thanh tra các cơ quan, đơn vị còn sử dụng 42 hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ là không đúng quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thanh tra Bộ Nội vụ kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý biên chế công chức; tuyển dụng công chức; nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với công chức; bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý; số lượng cấp phó và quản lý hồ sơ công chức.
Yêu cầu bãi bỏ, hủy bỏ và thu hồi các quy định, quyết định về công tác cán bộ không đúng, không phù hợp, có sai phạm về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình tuyển dụng công chức, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo cơ quan chính quyền các cấp từ tháng 6/2012 đến nay.
UBND tỉnh Bắc Kạn rà soát tiêu chuẩn ngạch đối với công chức hành chính để có kế hoạch cử công chức chưa đáp ứng đi đào tạo, bồi dưỡng. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát, cập nhật, bổ sung thường xuyên hồ sơ công chức, đặc biệt là văn bằng, chứng chỉ đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh.
Có giải pháp giải quyết dứt điểm 42 lao động hợp đồng làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan, đơn vị hành chính, báo cáo Bộ Nội vụ.
Chấm dứt việc ký và sử dụng lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính Nhà nước.
Phương Anh.
|
4Kinh tế
| Phó Thủ tướng Thường trực phát biểu với cử tri huyện Đức Hòa. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng.
Trong các buổi tiếp xúc, nhiều tồn tại trên địa bàn các địa phương thuộc các huyện Đức Hòa, Thủ Thừa, Bến Lức cũng như những vấn đề gây bức xúc dư luận trong nước đã được cử tri nêu ra và kiến nghị Quốc hội quan tâm giải quyết.
Nhiều cử tri phản ánh công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn hiện còn nhiều bất cập. Ở một số nơi, nhà máy sản xuất công nghiệp đặt cạnh, thậm chí xen giữa các khu dân cư nên gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Cử tri cũng kiến nghị chính quyền cần làm rõ quy hoạch sử dụng đất và thông tin để người dân biết được đâu là quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp, đâu là đất dành cho phát triển công nghiệp, đất hoang hóa... Cùng với đó, cần tăng cường giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai.
Một vấn đề khác cũng được nhiều cử tri Long An phản ánh là tình trạng thu hồi đất để giao cho các doanh nghiệp với giá rẻ, nguyên nhân của nhiều "điểm nóng" hiện nay. Ngoài ra, cử tri cũng đề cập đến những vấn đề như tham nhũng lãng phí, quy hoạch sản xuất và chăn nuôi, bảo đảm đầu ra cho nông sản, chống hàng giả, nhất là hàng hóa đầu vào cho sản xuất nông nghiệp...
Phát biểu tại các buổi tiếp xúc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thông báo tóm tắt tình hình kinh tế-xã hội của đất nước trong những tháng đầu năm.
Phó Thủ tướng Thường trực cho biết mặc dù còn nhiều khó khăn, nhất là do hậu quả của hạn hán, xâm nhập mặn và giá dầu thô giảm trong thời gian dài nên tăng trưởng quý đầu năm 2017 không như dự kiến, tuy nhiên, một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng đã đạt được những kết quả hết sức tích cực.
Cụ thể, số du khách, thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục có sự tăng trưởng ấn tượng, lao động việc làm, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm... Để hoàn thành mục tiêu năm 2017, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tiếp tục nỗ lực cao nhất để đạt kế hoạch tăng trưởng.
Về vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của các nhà máy gần khu dân cư, Phó Thủ tướng nói có một giai đoạn, do kinh tế khó khăn, không chỉ Long An mà nhiều địa phương trong nước đã tập trung thu hút đầu tư nhưng đặt nhẹ yêu cầu về công nghệ, về môi trường.
Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh mặc dù chúng ta vẫn coi trọng nguồn lực đầu tư nước ngoài nhưng hiện hầu hết các địa phương đều có chủ trương không chấp nhận thu hút đầu tư bằng mọi giá, không thu hút dự án có công nghệ lạc hậu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Theo Phó Thủ tướng, với những dự án cũ, cần xắp xếp, quy hoạch lại, khuyến khích chủ đầu tư thay đổi công nghệ, cùng với đó, các cơ quan chức năng cũng cần kiểm soát chặt chẽ vấn đề môi trường tại các khu sản xuất.
Với những ý kiến lo ngại về nguy cơ ô nhiễm môi trường nếu dự án Trung tâm Nhiệt điện Long An được thực hiện, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng hiện nay, nhu cầu điện cho phát triển kinh tế là rất lớn, trong khi đó, nguồn điện năng như thủy điện thì gần như không còn để khai thác, còn phát triển thêm điện gió, điện mặt trời lại cần mức đầu tư rất lớn, giá thành cao. Do đó, nhiệt điện vẫn là một lựa chọn trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, quan điểm của Chính phủ là không đánh đổi môi trường lấy sự phát triển, nhưng nếu nhà đầu tư cam kết sử dụng công nghệ hiện đại, kiểm soát an toàn tuyệt đối về môi trường thì cũng cần xem xét cho phép đầu tư.
Đối với vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai, Phó Thủ tướng cho biết tới đây Chính phủ sẽ trình Quốc hội phê duyệt Luật Xây dựng. Hiện nhu cầu phát triển công nghiệp là rất lớn nhưng với từng tỉnh cần phải có quy hoạch đất phát triển công nghiệp. Nông nghiệp cũng vậy, xu thế là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, do đó rất cần phải có quy hoạch.
Về triển khai dự án phát triển kinh tế, Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Long An quan tâm đến công tác thu hồi đất đai của bà con, cần bồi thường cho người dân nhanh, thỏa đáng, đúng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, không chỉ bồi thường, cần chú ý quan tâm vấn đề đến an sinh xã hội, đến đời sống của người dân sau khi thu hồi đất và các dịch vụ như y tế, giáo dục... đi kèm.
Ảnh: VGP/Mạnh Hùng.
* Cũng trong ngày 28/4, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã trao tặng 80 xe đạp cho học sinh nghèo hiếu học các huyệnThủ Thừa, Bến Lức, Đức Hòa.
Mạnh Hùng.
|
4Kinh tế
| Dự kiến Luật Đầu tư mới bãi bỏ tiếp 21 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như dịch vụ logistics; vận tải biển; đại lý tàu biển; sản xuất, phát hành và phổ biến phim; du lịch lữ hành; biểu diễn nghệ thuật; trình diễn thời trang; tổ chức thi người đẹp, người mẫu... Ảnh: HUỲNH CÔNG BÁ.
Tiếp tục cắt giảm 21 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến Luật Đầu tư mới bãi bỏ tiếp 21 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như dịch vụ logistics; vận tải biển; đại lý tàu biển; sản xuất, phát hành và phổ biến phim; du lịch lữ hành; biểu diễn nghệ thuật; trình diễn thời trang; tổ chức thi người đẹp, người mẫu...
Có thể coi đây là một tín hiệu tích cực từ dự thảo luật bởi vấn đề không chỉ là sẽ cắt giảm bao nhiêu ngành nghề kinh doanh có điều kiện, mà quan trọng hơn, dự thảo củng cố xu hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh và tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, giúp doanh nghiệp mạnh dạn gia nhập thị trường và yên tâm kinh doanh.
Hy vọng cùng với quá trình dự thảo, sẽ có thêm nhiều tiếng nói từ các hiệp hội, doanh nghiệp để có thêm nhiều ngành nghề nữa được cắt giảm.
Thời hạn góp vốn điều lệ: xưa ba năm, nay ba tháng, mai lại... ba năm?
Một đề xuất đáng lưu ý của dự thảo luật là thời gian để cổ đông và thành viên góp vốn điều lệ công ty. Thời hạn dự kiến được nâng lên thành ba năm kể từ ngày công ty được thành lập. Lý do được đưa ra là thời hạn 90 ngày như theo Luật Doanh nghiệp 2014 hiện nay là quá ngắn, gây khó khăn cho các thành viên, cổ đông trong việc góp vốn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn. Đề xuất này có thể sẽ gây ra nhiều tranh cãi.
Thời hạn góp vốn được coi là công cụ để hạn chế tình trạng đăng ký vốn khống, vốn ảo như đã xảy ra sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 được ban hành. Với mục tiêu khơi dậy tinh thần lập nghiệp và khuyến khích thành lập doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 1999 không quy định chặt chẽ thời hạn góp vốn này. Do vậy, có hiện tượng các doanh nghiệp ào ào đăng ký vốn khống, vốn ảo lên đến hàng vài chục tỉ đồng để giải quyết cái khâu oai dù chưa góp đồng nào. Trước tình trạng đó, Luật Doanh nghiệp 2005 siết thời hạn góp vốn trong công ty cổ phần xuống còn ba tháng kể từ ngày thành lập, nhưng vẫn cho phép thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn được góp vốn điều lệ trong vòng ba năm. Luật Doanh nghiệp 2014 quyết liệt nhất khi quy định thời hạn góp vốn điều lệ là ba tháng, áp dụng cho cả công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Như một thói quen, luật siết quá thì doanh nghiệp than. Tuy nhiên phải nói thẳng rằng cần phải có một thời hạn cuối cùng cho việc góp vốn, bởi việc góp đủ vốn là nghĩa vụ cơ bản của thành viên góp vốn hoặc cổ đông và cũng là trách nhiệm của họ với các đối tác khi giao dịch với công ty. Việc dự thảo luật quay trở lại với phương án ba năm dường như quá dễ dãi và liệu có khuyến khích các thành viên, cổ đông tay không bắt giặc? Tôi cho rằng ba tháng thực sự rất ngắn nhưng ba năm lại quá dài. Dự thảo cần một thống kê về thời gian góp vốn thực tế của các doanh nghiệp trong thời gian qua để đưa ra một thời hạn hợp lý.
Đầu tư ra nước ngoài: Mở cửa để doanh nghiệp Việt Nam vươn ra biển lớn.
Trong một động thái mới, dự thảo luật yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải xin chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nếu muốn đầu tư vào doanh nghiệp sở hữu cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc sử dụng đất tại các khu vực liên quan đến an ninh, quốc phòng.
Điểm sáng trong dự thảo luật là Luật Đầu tư mới dự kiến bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hiện áp dụng với các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Dự thảo thay thế cơ chế cấp phép trên bằng cơ chế đăng ký hoạt động chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài tại ngân hàng. Cơ chế mới là cởi mở nhưng đi vào thực chất. Việc đầu tư ra nước ngoài, về thủ tục, sẽ chủ yếu được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà nguồn vốn sẽ được đầu tư, luật Việt Nam ít có ảnh hưởng trong việc đầu tư này. Cái mà Việt nam có thể kiểm soát là nguồn vốn xuất phát từ Việt Nam. Do vậy, quản lý nguồn vốn qua cơ chế đăng ký hoạt động chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài là chính xác và thông minh.
Với cơ chế mới, doanh nghiệp Việt Nam được chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài và khi cần chuyển tiền ra nước ngoài thì đăng ký với ngân hàng mà không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như hiện nay.
Tất nhiên sẽ có nhiều ý kiến phản đối đề xuất này của dự thảo luật, nhất là đứng từ góc độ kiểm soát ngoại hối. Lý do lớn nhất chính là lo sợ về việc chảy máu ngoại tệ - vốn khiến nhiều cơ quan quản lý nhà nước ác cảm với đầu tư ra nước ngoài. Sẽ cần một sự thay đổi lớn về tư tưởng để đề xuất này thành hiện thực.
Cởi mở hơn đối với M &A; vốn ngoại...
Theo Luật Đầu tư 2014, khi muốn góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải có được sự chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần trước khi thực hiện giao dịch. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài vẫn cần phải xin chấp thuận này khi họ muốn tăng mức vốn điều lệ của doanh nghiệp tại Việt Nam, dù không làm tăng tỷ lệ sở hữu. Quy định như vậy của Luật Đầu tư 2014 là khá chặt, nhiều trường hợp có thể nói là không thực sự cần thiết.
Khắc phục hạn chế của Luật Đầu tư 2014, dự thảo luật đã quy định rõ chỉ khi nào việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài mới phải xin chấp thuận cho việc góp vốn, mua cổ phần này. Quy định này sẽ tạo thuận lợi cho các giao dịch mua bán- sáp nhập doanh nghiệp (M&A;) của nhà đầu tư nước ngoài và có thể giúp thị trường M&A; sôi động hơn.
...Nhưng siết vì lý do an ninh quốc gia.
Trong một động thái mới, dự thảo luật yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải xin chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nếu muốn đầu tư vào doanh nghiệp sở hữu cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc sử dụng đất tại các khu vực liên quan đến an ninh, quốc phòng. Có thể hiểu rằng an ninh quốc gia là lý do đứng đằng sau đề xuất mới này. Tôi cho rằng quy định này là phù hợp bởi Luật Đầu tư cũng cần một chốt chặn chính thức đối với những dự án có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Tuy vậy, tôi vẫn còn băn khoăn về tính hiệu quả khi sử dụng Luật Đầu tư để giải quyết các lo lắng về an ninh quốc gia. Về nguyên tắc, các vấn đề về an ninh quốc gia phải được điều chỉnh bởi luật về an ninh, chứ không phải luật về đầu tư. Ví dụ, theo dự thảo luật, việc xin chấp thuận trước khi đầu tư chỉ bắt buộc khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp sở hữu cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc sử dụng đất tại các khu vực nhạy cảm đến an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp trong nước hiện nay, dù về pháp lý, do người Việt Nam làm chủ và hoàn toàn là doanh nghiệp trong nước, nhưng thực chất, nguồn vốn từ nước ngoài và do người nước ngoài quản lý. Nhờ khoác cái áo trong nước, việc đầu tư có yếu tố nước ngoài này dễ dàng thoát khỏi sự ràng buộc của Luật Đầu tư. Nói cách khác, Luật Đầu tư sẽ bất lực trong trường hợp này. Những trường hợp này chỉ có thể giải quyết bằng luật về an ninh quốc gia.
Nguyễn Thị Nga - Nguyễn Thị Minh Thư.
|
4Kinh tế
| Một trong những văn bản đầu tiên Thủ tướng ký ban hành trong năm nay chính là Nghị định cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Bộ Công Thương. Ông đánh giá như thế nào về động thái này của Chính phủ?
Tôi cho rằng đây một động thái rất quyết liệt của cả Thủ tướng và Bộ Công Thương, là một kết quả tích cực thể hiện hành động thực sự giống như thông điệp đầu năm của Chính phủ. Việc ban hành Nghị định số 08 là một hành động thực tế, và chỉ khi xã hội nhìn thấy được Nghị định 08 thì tất cả những cam kết tuyên bố trước đây mới thành hiện thực. Đây là hành động thiết thực nhất đầu tiên của các bộ, ngành trong việc thực thi Nghị quyết Chính phủ số 01, Nghị quyết 98 về cắt giảm điều kiện kinh doanh.
Theo ông, Nghị định 08 sẽ tác động lan tỏa đến cộng đồng DN, xã hội như thế nào?
Nghị định 08 được ban hành có tác động trực tiếp tới cộng đồng DN ở chỗ DN sẽ giảm ngay chi phí và thời gian trong làm thủ tục theo quy định trước đây. Theo tôi, nếu như từ trước đến nay cộng đồng DN có thể nghi ngại cho rằng Chính phủ chỉ mới dừng lại ở cam kết, tuyên ngôn, tuyên bố thì nay việc ban hành Nghị định 08 cho thấy Chính phủ nói và làm song song với nhau và các bộ cũng tương tự như vậy. Việc Chính phủ hành động một cách nhanh chóng và kịp thời như vậy sẽ làm tăng niềm tin của cộng đồng DN. Cùng với niềm tin ấy là sự tác động trực tiếp đến việc tạo ra một lượng DN mới gia nhập thị trường hoặc DN cũ đang hoạt động mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác.
Công cuộc cắt giảm điều kiện kinh doanh vẫn đang diễn ra, nhưng cộng đồng DN vẫn lo ngại tình trạng mọc thêm các giấy phép con. Theo ông, cần làm gì để kiểm soát vấn đề này?
Theo tôi, các bộ không nên dành thời gian tranh cãi về điều kiện kinh doanh mà phải có nghĩa vụ, trách nhiệm rà soát ở phạm vi rộng hơn. Các quy định nào đó bất hợp lý, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh, gia tăng chi phí và thời gian cho DN, thì cái đó phải được bãi bỏ chứ không chỉ khu trú ở các điều kiện kinh doanh.
Kiểm soát điều kiện kinh doanh là một vấn đề quan trọng. Sau khi cắt điều kiện kinh doanh này đi thì cũng không loại trừ hiện tượng sẽ bị mọc lại, hoặc là không mọc bằng cách này thì mọc bằng cách khác và vẫn tiếp tục xuất hiện thêm điều kiện kinh doanh mới. Đây là một bài toán rất khó. Theo tôi, để có giải pháp kiểm soát, trước mắt hàng năm cần công bố báo cáo, thống kê về sự xuất hiện mới, tổng kết đánh giá quy định về thực hiện điều kiện kinh doanh, từ đó cho thấy bức tranh tổng thể nó mọc ra hay mất đi.
Về phía Chính phủ, hiện nay kiểm soát về điều kiện kinh doanh vẫn được áp dụng chung một quy trình thủ tục, theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung, không có riêng cho điều kiện kinh doanh, với khung chung áp bộ tiêu chí cho mọi loại văn bản, quy định mọi nội dung. Theo tôi, trong trường hợp này chưa đủ về công cụ, về điều kiện kinh doanh cần những bộ tiêu chí rõ ràng hơn, cụ thể hơn, và khác về những tiêu chí cần thiết hợp lý như ta tạm gọi là chung chung.
Hiện nay, Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng một Nghị định về điều kiện kinh doanh, nghị định này là cần thiết và nên sớm ban hành trong đầu năm 2018 và nên nhìn nhận Nghị định về điều kiện kinh doanh như là một công cụ bổ sung các công cụ cho Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, để kiểm soát chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả hơn đối với riêng các quy định về điều kiện kinh doanh. Do vậy, cần sớm ban hành và cần quy định các công cụ, các bộ tiêu chí, giúp cho việc kiểm soát các quy định về điều kiện kinh doanh được tốt hơn. Các bộ, ngành cũng nên có mục tiêu trong việc kiểm soát điều kiện kinh doanh trong chính các bộ ngành. Nên tận dụng, giao thêm nhiệm vụ cho bộ phận hiện nay đang chủ trì chịu trách nhiệm rà soát điều kiện kinh doanh trong việc kiểm soát điều kiện kinh doanh khi các vụ, cục tham mưu dự thảo văn bản mới. Nên dùng chính bộ phận đang tham mưu cho mình làm người gác cổng.
Trân trọng cảm ơn ông!
Hoài Anh (thực hiện).
|
4Kinh tế
| Tổng cục Hải quan đề xuất chuyển thời điểm kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu sang sau thông quan. Ảnh: minh họa.
Bộ Tài chính cho biết, tại công văn số 9008/VPCP-KTTH ngày 24/8/2017 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Bộ Tài chính: Thống nhất với Bộ Công Thương để chỉ đạo cơ quan Hải quan cho phép DN được nộp kết quả kiểm tra, giám định chuyên ngành về hiệu suất năng lương sau thông quan đối với việc NK hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm tra hiệu suất năng lượng như đề nghị của Bộ Công Thương.
Triển khai chỉ đạo của Phó Thủ tướng, tháng 9/2017, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất phương án, cách thức thực hiện kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu từ trước khi thông quan sang sau khi thông quan đối với hàng hóa NK phải kiểm tra hiệu suất năng lượng, tuy nhiên, Bộ Tài chính chưa nhận được ý kiến trả lời của Bộ Công Thương.
Trong khi đó, tại hội nghị đối thoại và chính sách và thủ tục hành chính thuế và hải quan do Bộ Tài chính tổ chức, tháng 11/2017, một số DN tiếp tục nêu khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành, trong đó có kiểm tra hiệu suất năng lượng, đồng thời kiến nghị các bộ quản lý chuyên ngành triển khai các giải pháp đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro, chuyển kiểm tra chuyên ngành trước thông quan sang kiểm tra sau thông quan.
Trước chỉ đạo của Phó Thủ tướng, cũng như vướng mắc của DN, Bộ Tài chính tiếp tục có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất, đối với hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu cơ quan Hải quan không yêu cầu DN phải nộp chứng từ liên quan đến kiểm tra, giám định về hiện suất năng lượng, kể cả bản đăng ký kiểm tra hiệu suất năng lượng có xác nhận của cơ quan chức năng do Bộ Công Thương chỉ định.
Ngoài ra, kiên quan đến Danh mục hàng hóa phải kiểm tra hiệu suất năng luợng tổi thiểu theo quy định của Chính phủ tại Quyết định 78/2013/QĐ-TTg và Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 9/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Hải quan cũng đề nghị Bộ Công Thương chi tiết rõ tên hàng hóa kèm theo mã số HS cụ thể phù hợp với Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản tháo gỡ vướng mắc cho DN liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực bộ này quản lý. Chẳng hạn, Thông tư 36/2016/TT-BCT thay thế Thông tư 07/2012/TT-BCT, theo đó chuyển thời điểm dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng sang sau thông quan; Thông tư 14/2017/TT-BCT bãi bỏ quy định cấp Giấy phép NK tự động đối với mặt hàng thép; Thông tư 18/2017/TT-BCT đã bãi bỏ việc kiểm tra chất lượng đối với hơn 100 mặt hàng thép NK.
N.Linh.
|
4Kinh tế
| Với kết quả này, SGR mới chỉ hoàn thành 52% kế hoạch doanh thu (1.209 tỷ đồng) và 91% kế hoạch lợi nhuận cả năm (200 tỷ đồng) đề ra.
Trước đó, vào tháng 11/2017, SGR bất ngờ điều chỉnh giảm 42% kế hoạch doanh thu xuống còn 694 tỷ đồng. Như vậy, nếu so với kế hoạch điều chỉnh, Công ty cũng chưa hoàn thành kế hoạch năm (đạt 90,5%).
Ngoài ra, HĐQT của SGR cũng thông qua việc chia cổ tức năm 2017 với tỷ lệ 30% trích từ lợi nhuận năm 2017.
Cùng với đó, SGR đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2018, với mục tiêu doanh thu 1.099 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 314 tỷ đồng, lần lượt tăng 75% và 72% so với thực hiện năm 2017.
Công ty cho biết, kế hoạch trên được đặt ra dựa trên việc Công ty dự kiến chuyển nhượng quyền sử dụng đất của dự án Saigon Riverside, dự án Nhà ở xã hội Anh Phú Đông và các dự án khác trong năm 2018 với lãi ròng dự kiến 230 tỷ đồng.
Chốt phiên giao dịch sáng hôm nay (29/1), cổ phiếu SGR giảm 0,3% xuống 34.200 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh 8.510 đơn vị.
Trước đó, cổ phiếu này đã có 4 phiên liên tiếp giảm sau khi thăng hoa trong 2 phiên đầu tiên tăng kịch trần khi chào sàn HOSE vào ngày 15/1.
Thi Thơ.
|
4Kinh tế
| Các thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao đến từ nhiều nguồn thực phẩm và đồ uống, không chỉ nước giải khát.
Nước ngọt sẽ chịu thuế như rượu, bia, thuốc lá.
Sau khi dự thảo lần một Luật sửa đổi các luật thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và xuất khẩu, nhập khẩu được Bộ Tài chính gửi đi lấy ý kiến các bộ ngành, trong đó có đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt, nhiều ý kiến không đồng tình đã được phản hồi tới Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, tại dự thảo lần hai vừa hoàn thiện, Bộ Tài chính vẫn kiên định giữ quan điểm "Bổ sung nước ngọt có đường, trừ sữa, vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt". Nếu dự luật thuế này được thông qua, người tiêu dùng sẽ phải trả thuế tương ứng với 22% giá trị của mỗi sản phẩm nước ngọt (bao gồm 12% thuế giá trị gia tăng và 10% thuế tiêu thụ đặc biệt).
Mức thuế này được đề xuất áp dụng từ năm 2019. Theo quan điểm của Bộ Tài chính, "đây là nguồn lực quan trọng để thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế xã hội đang đặt ra, trong đó có nhiệm vụ về chăm sóc sức khỏe cho người dân".
Kinh nghiệm thế giới thế nào?
Tại tọa đàm "Xu hướng điều chỉnh chính sách thuế hiện nay trên thế giới - Một số hàm ý cho Việt Nam" tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Wayne Barford - Cố vấn cao cấp, Trung tâm Đầu tư và thuế quốc tế (ITIC) cho biết: "Nghiên cứu về việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát ở 157 quốc gia cho thấy, đây không phải là xu hướng phổ biến trên thế giới và trong khu vực.
Trên thế giới có 40 quốc gia áp dụng thuế này và tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ có 4 quốc gia (Thái Lan, Lào, Campuchia, Brunei) chiếm khoảng 2,2% dân số trong khu vực, đang áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt.
Ngay cả những nước phát triển đang đối mặt với tỷ lệ người béo phì tăng nhanh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Úc, New Zealand, Canada,... cũng không áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt.
Do có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau liên quan đến nguy cơ béo phì và tiểu đường, các quốc gia này cho rằng áp thuế đối với nước ngọt không phải là giải pháp để giảm hay ngăn chặn các căn bệnh này, trong khi có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không đáng có đối với ngành công nghiệp nước giải khát và kinh tế địa phương.
Hàn Quốc và Canada lựa chọn sử dụng những biện pháp quy định về nhãn mác của các sản phẩm thức ăn và đồ uống. Các hoạt động đào tạo và những nỗ lực nhằm kêu gọi các nhà sản xuất giảm lượng đường trong sản phẩm, đặc biệt trong các sản phẩm dành cho trẻ em, cũng đang được đẩy mạnh.
Ngoài ra, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt tương tự ở một số nước khác cũng đã không thành công. Ví dụ, Đan Mạch và Indonesia là những nước đã từng áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt trong một thời gian dài nhưng đều đã phải bãi bỏ loạt thuế này do không có hiệu quả, nhất trong việc ngăn ngừa các căn bệnh béo phì.
Nhiều quốc gia có quan điểm cho rằng việc áp thuế với nước ngọt không phải là giải pháp tốt nhằm giảm hay ngăn chặn tình trạng thừa cân béo phì. Vì vậy, thay vì áp dụng chính sách thuế này, họ áp dụng các chính sách nhằm giảm lượng đường và chất béo trong thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn, ban hành các qui định về dán nhãn ghi rõ thành phần dinh dưỡng như calo, protein, chất béo, đường, cholesterol, và natri, khuyến cáo đối với các sản phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao, thực hiện các chiến dịch tuyên truyền về dinh dưỡng, về chế độ ăn uống lành mạnh, về thói quen vận động và rèn luyện thể lực.
Còn băn khoăn.
Theo cơ quan soạn thảo, việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt được giải thích là nhằm hướng dẫn điều tiết tiêu dùng, nhằm phòng tránh các bệnh tiểu đường và béo phì cho người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, lợi ích công cộng và phù hợp với xu hướng sử dụng thuế tiêu thụ đặc biệt (ở 40 nước) trên thế giới.
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong, các mục tiêu mà dự thảo nêu trên là đúng đắn. Vấn đề là mức thuế, đối tượng và cách thức thu thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường cần cân nhắc sao cho có căn cứ khoa học và thực tế hợp lý, bám sát và đạt được mục tiêu đặt ra, tạo bình đẳng thị trường, đồng thuận xã hội và hiệu quả hành thu thuế cao, tránh cào bằng, thậm chí xung đột mục tiêu với chính các chính sách quản lý nhà nước khác hiện hành trong nước và thông lệ phổ biến trên thế giới.
Đặc biệt, cần tránh những bất cập nổi bật khi phân biệt đối xử các mặt hàng, chỉ thu thuế tiêu thụ đặc biệt sản phẩm nước ngọt, mà bỏ qua các sản phẩm có đường khác, và mặc định kết quả giảm béo phì chỉ nhờ đánh thuế nước ngọt khi chưa có các nghiên cứu toàn diện, và bằng chứng khoa học có sức thuyết phục cao.
"Điều đáng lưu ý là có sự thống nhất khá cao trong quan điểm của các bộ, ngành khi góp ý về dự thảo điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, cụ thể hiện nay, Bộ Tài chính chưa có đánh giá tác động cụ thể có sức thuyết phục về việc đánh thuế ở mức 10% đối với nước ngọt sẽ làm giảm hoặc làm chậm tốc độ tăng tỷ lệ béo phì, tiểu đường ở Việt Nam là bao nhiêu.
Bởi vậy, rõ ràng là cần đánh giá tác động như thế nào về mức thuế tiêu thụ đặc biệt đề xuất trên đây đến vấn đề bệnh béo phì, tiểu đường để có cơ sở cân nhắc về mức và hiệu quả của chính sách thuế thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ áp dụng, như đòi hỏi của quy trình xây dựng luật hiện hành", TS. Nguyễn Minh Phong nói.
Thùy Linh.
|
4Kinh tế
| Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Kết thúc năm 2016, huyện Gia Lâm có 17/20 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Để hoàn thành mục tiêu trở thành huyện NTM trong năm nay, ông Thuần cho biết, huyện đang tập trung vào các giải pháp cốt yếu để đưa 3 xã còn lại sớm về đích, gồm Ninh Hiệp, Trung Mầu và Lệ Chi.
Nghề trồng rau an toàn đang mang lại thu nhập ổn định cho nông dân một số xã của huyện Gia Lâm (Hà Nội). Ảnh: H.Đ.
Gia Lâm là huyện điển hình trong thực hiện quy hoạch sản xuất theo từng vùng đến từng xã, thôn, đem lại hiệu quả thiết thực trong việc tăng thu ngân sách cho huyện, tăng thu nhập cho nông dân, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM. Huyện cần tập trung hơn nữa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh địa phương; đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất; đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phong phú, thiết thực để tạo sức mạnh, sự đồng thuận cao hơn trong nhân dân.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng.
Hiện nay, các xã này còn 3 tiêu chí chưa đạt, trong đó có tiêu chí môi trường. Vì vậy, Gia Lâm đã xây dựng nghị quyết chuyên đề phân công, phân nhiệm các đồng chí lãnh đạo trong Ban Thường vụ Huyện ủy, lãnh đạo UBND và các thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng NTM trực tiếp chỉ đạo, lên kế hoạch lộ trình bước đi từng tuần, từng tháng. Bên cạnh đó, huyện cũng đã lên quy hoạch bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện Chương trình xây dựng NTM không phải chỉ cho 3 xã trên mà triển khai tới 20 xã trên toàn huyện. Trong đó, huyện xác định một số vấn đề chính như làm rõ khó khăn chỗ nào, nguyên nhân ở đâu, từ đó tập trung giải quyết ông Thuần cho hay.
Riêng cá nhân tôi được giao phụ trách xã Lệ Chi. Tại đây còn 3 tiêu chí chưa đạt chuẩn. Hàng tuần tôi trực tiếp về tận xã, mời ban chỉ đạo của xã, cùng phòng ban của huyện phụ trách, rà soát từng tiêu chí một, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để có biện pháp kịp thời. Nhờ thế mà đến nay việc xây dựng các tiêu chí đang có sự chuyển biến tích cực ông Thuần chia sẻ.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Nói thêm về kết quả phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện, ông Thuần cho hay: Đến nay, huyện đã quy hoạch được vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, qua đó giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích được nâng lên. Trước đây khi chưa thực hiện dồn điền đổi thửa, sản xuất tập trung, nông dân chỉ thu nhập từ 100 - 120 triệu đồng/ha/năm, sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, giá trị thu nhập đã tăng lên 300 - 500 triệu đồng/ha.
Cũng theo ông Thuần, thời gian qua huyện đã quy hoạch lại vùng sản xuất, kế hoạch sử dụng đất. Trong đó, đối với đất nông nghiệp huyện đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất theo vùng, với 8 vùng sản xuất gồm: Vùng chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng lúa, vùng chăn nuôi, vùng trồng cây cảnh... Nhờ đó, việc kêu gọi người dân tham gia tổ, nhóm sản xuất, ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi, trồng trọt đã dễ dàng hơn. Năm 2017, huyện có 4 mô hình thực hiện tích tụ ruộng đất, đó là vùng rau, cây ăn quả, cây giống, chăn nuôi tập trung.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Thuần cũng thừa nhận trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM, Gia Lâm gặp không ít khó khăn. Ví dụ như việc tích tụ ruộng đất trên địa bàn cũng vấp phải lực cản không nhỏ, đặc biệt là trong việc tạo sự đồng thuận từ các hộ nông dân. Huyện đã lập ra các tổ, các nhóm ở các thôn làm công tác tư tưởng. Bên cạnh đó, huyện ban hành cơ chế hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp khi người dân tham gia tích tụ ruộng đất nhằm ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, với 10 nội dung hỗ trợ. Trong đó, có sử dụng nguồn vốn của huyện cùng nguồn vốn của thành phố ông Thuần nói.
Ông Lê Anh Quân Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho hay: Sau năm hơn 5 năm triển khai xây dựng NTM, diện mạo huyện Gia Lâm đã có nhiều đổi thay tích cực. Kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất các ngành luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt, đến hết năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của huyện đã đạt 35 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 1,4%.
|
4Kinh tế
| Minh họa. Nguồn Internet.
Dự thảo Nghị định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cần kế thừa quan điểm của Nghị định 210/2013/NĐ-CP, trong đó ưu tiên tạo thuận lợi nhất về điều kiện tiếp cận chính sách, tăng nguồn vốn hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn như: khuyến khích bằng cả cơ chế ưu đãi và chính sách hỗ trợ, hạn chế hỗ trợ trực tiếp bằng ngân sách nhà nước.
Dự thảo vận dụng các quy định Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng để áp dụng cơ chế chính sách cho nông nghiệp, nông thôn, mặt khác Dự thảo cần tiếp cận Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa (sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3) và các nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 về thể chế kinh tế thị trường.
Đó là nội dung tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về Dự thảo Nghị định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Thông báo nêu rõ, về tên Nghị định, cân nhắc lại nội dung khuyến khích doanh nghiệp hay phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn; cần xem xét, bổ sung vấn đề khởi nghiệp trong nông nghiệp, nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Về nội dung cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu cần tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành và tập trung vấn đề về tích tụ, tập trung đất đai, đây là vấn đề lớn quyết định quy mô sản xuất của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh về quy mô sản xuất trước bối cảnh toàn cầu hóa. Dự thảo cần tập trung vào các vấn đề miễn giảm thuế đất, công bố công khai quy hoạch, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất Hiện nay, theo Luật đất đai năm 2013 không còn hình thức nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nên sẽ rất khó có cơ chế ưu đãi về tiền sử dụng đất. Vì vậy, Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với Luật Đất đai hiện hành.
Về chính sách khuyến khích, hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong nông nghiệp, theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP về thương hiệu, thương mại doanh nghiệp, chợ đầu mối nông sản, ưu đãi thuế, hỗ trợ lãi suất ngân hàng, quy định theo mức, khung tối đa cao nhất.
Còn về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đây là nội dung trọng tâm theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 30/NQ-CP. Trong đó, tập trung hỗ trợ trực tiếp để doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, mua công nghệ để đưa vào sản xuất; hỗ trợ phát triển khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt đã hỗ trợ xây dựng chợ thương mại điện tử nông sản quốc gia để tập trung sức mạnh thúc đẩy giao dịch hàng nông sản.
Về hạ tầng nông nông thôn, cần chú trọng để phát triển nông nghiệp như thủy lợi, chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm, chế biến sâu các sản phẩm chủ lực quốc gia và địa phương (gạo, cao su, cà phê, chăn nuôi).
Hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp đầu tư vào địa phương (tỉnh qui định tỷ lệ hỗ trợ). Lưu ý chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp có năng lực là cơ sở cho phát triển vùng. Bổ sung các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xã hội hóa phát triển hạ tầng cho nông thôn như: cung cấp nước sạch và xử lý môi trường; hỗ trợ sản phẩm có tiềm năng lợi thế, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, nhà ở công nhân.
Về cải cách thủ tục hành chính, cần quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Dự thảo cần rà soát các thủ tục giấy phép xây dựng tại khu vực nông thôn đảm bảo thuận tiện, phù hợp với Luật Xây dựng; các thủ tục nhận hỗ trợ của doanh nghiệp cần đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời, giảm chi phí cho doanh nghiệp; đồng thời giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hình thức rút gọn, nhằm đưa chính sách sớm đi vào cuộc sống.
|
4Kinh tế
| Câu chuyện Sri Lanka.
Gần đây ngày càng có nhiều quốc gia ở Đông Nam Á và Nam Á rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc, vì không trả được nợ mà phải nhượng đất nhượng biển, hoặc làm theo những yêu cầu chính trị và ngoại giao của Bắc Kinh.
Tháng 12/2017, Chính phủ Sri Lanka phải cho một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc thuê hải cảng Hambantota trên bờ Ấn Độ Dương 99 năm để ''cấn trừ'' bớt khoản nợ 7 tỷ USD mà nước này đã vay.
Sau khi thuê được cảng Hambantota, Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng một khu công nghiệp lớn ở bên cạnh, tạo thành một ''bàn đạp'' chính trong chương trình Con đường Tơ lụa trên biển vươn tới châu Phi và châu Âu.
Câu chuyện Hambantota ở Sri Lanka được nói tới nhiều như một bài học về hậu quả nợ nần sinh ra từ việc vay vốn của Trung Quốc. Nó đồng thời minh họa cho một chiến lược mới của Trung Quốc: cho các quốc gia nghèo vay những khoản nợ lớn theo những điều kiện có lợi cho Trung Quốc.
Trung Quốc thâu tóm cảng nước sâu Hambantota của Sri Lanka.
Bắc Kinh không quan tâm tới tình trạng của nước đi vay; thậm chí không đoái hoài tới tác động môi trường, tác động xã hội hoặc hiệu quả kinh tế của các dự án vay nợ; chỉ cần con nợ phải trả theo lãi suất thương mại, trả nợ bằng tài nguyên thiên nhiên, bằng cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp sở tại hoặc quyền tiếp cận thị trường ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc.
Ngoài ra, các dự án sử dụng vốn vay của Trung Quốc phải do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện, bằng nguyên vật liệu và nhân công Trung Quốc.
Rất nhiều dự án như vậy - những con đường không dẫn tới đâu, những trụ sở chính quyền to lớn - sinh ra những núi nợ, lãi mẹ đẻ lãi con không thể nào trả nổi, khiến cho những nước vay nợ dễ dàng rơi vào vòng ảnh hưởng và kiểm soát của Trung Quốc, đánh mất chủ quyền về kinh tế và đối ngoại.
Khác với chuyện vay tiền của Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), những món vay từ Trung Quốc luôn phải được thế chấp bằng những tài sản quốc gia có tầm quan trọng chiến lược và có giá trị cao trong dài hạn, dù trước mắt có thể không sinh lợi; mỏ khoáng sản và cảng biển là hai loại tài sản thế chấp được ưa chuộng nhất.
Ngoại giao bẫy nợ.
Chuyên gia Brahma Chellaney, nhà phân tích Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách New Delhi của Ấn Độ cho rằng, câu chuyện Sri Lanka không phải là trường hợp cá biệt.
Theo ông Chellaney, từ Argentina tới Namibia tới Lào, nhiều nước đã rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc, buộc họ phải đối mặt với những sự lựa chọn đau đớn để tránh bị phá sản.
Món nợ từ Trung Quốc đang đe dọa buộc Kenya phải nhượng cho Bắc Kinh hải cảng sầm uất Mombasa - cánh cửa vào vùng Đông Phi rộng lớn - một trường hợp Hambantota ở châu Phi.
Năm ngoái, Djibouti - một nước nhỏ ở vùng Sừng châu Phi từng vay của Trung Quốc hàng tỉ đô la mà không trả nổi đã phải đồng ý cho Bắc Kinh thiết lập căn cứ hải quân trên lãnh thổ của mình - căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài.
Ông Chellaney ví chiến lược ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc như một nắm đấm thép bọc nhung. Những trường hợp kể trên, mà tiêu biểu là Sri Lanka, là lời cảnh báo về nguy cơ rơi vào bẫy nợ, về tầm quan trọng của việc xem xét chi phí thực sự trong làm ăn với Trung Quốc.
Hải cảng Sri Lanka nằm trong chiến lược "Chuỗi ngọc trai trên biển" của Trung Quốc.
Financial Times hồi đầu năm 2016 đăng tải thông tin, Campuchia đang trở thành đồng minh cả trên phương diện ngoại giao lẫn quân sự của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á. Điều này thể hiện rõ nhất qua các dự án quân sự mà Trung Quốc đổ vào Campuchia.
Trong đó, đáng chú ý là cảng nước sâu do Tập đoàn ở Thiên Tân là Tianjin Union Development Group (UDG) Trung Quốc xây dựng tại tỉnh Koh Kong của Campuchia.
Dự án cải tạo cảng này này có tên là Dara Sakor, bao gồm kế hoạch xây một sân bay quốc tế, các bệnh viện, trường quốc tế, khách sạn và khu nghỉ dưỡng 5 sao, đã được lãnh đạo quân sự của hai nước thông qua vào năm 2008, với thời hạn sử dụng là 99 năm.
Chuyên gia về các vấn đề châu Á của Đại học Quốc gia Australia (ANU) là ông Geoff Wade nhận định, cảng mới tại Campuchia có thể giữ vai trò quan trọng trong âm mưu độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.
Ông cho rằng, đây chỉ là một phần trong kế hoạch đầu tư xây dựng cảng của Trung Quốc tại các quốc gia như: Cảng Hambantota ở Sri Lanka, Gwadar ở Pakistan, Kyaukpyu ở Myanmar và Chittagong ở Bangladesh, cũng như các cảng khác ở Thailand và Indonesia.
Việc đầu tư xây dựng các hải cảng ở nước ngoài là một phần trong chiến lược xây dựng "Chuỗi ngọc trai trên biển" của Trung Quốc. Đây là kế hoạch xây dựng vành đai căn cứ quân sự chạy từ Trung Quốc qua Đông Nam Á, sang Ấn Độ Dương và tới tận bờ biển châu Phi.
Phương Bảo (Tổng hợp).
|
4Kinh tế
| Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (ảnh: Quochoi.vn).
Đề nghị cân nhắc việc tăng khai thác dầu vì mục tiêu tăng trưởng.
Sáng nay (22/5), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã trình bày báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và NSNN những tháng đầu năm 2017.
Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế, năng suất lao động xã hội năm 2016 ước đạt 84,5 triệu đồng/lao động (tương đương 3.853 USD/lao động) tăng 5,3% so với năm 2015 (3.660 USD/lao động) cho thấy tiếp tục có sự cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các nước ASEAN.
Báo cáo của Chính phủ trước đó cũng thừa nhận, năng suất lao động của Việt Nam năm 2015 chỉ bằng 3,8% của Singapore; 17,4% của Malaysia; 36,6% của Thái Lan; 51,8% của Philippines và 50,2% của Indonesia.
Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu và chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm và thủy sản chiếm tỷ lệ cao (41,9%) là khu vực có năng suất lao động thấp.
Trong khi đó, tăng trưởng chưa thực sự bền vững. Tăng trưởng của quý I/2017 ước tính tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng trưởng thấp nhất so với những năm gần đây chủ yếu là do khu vực công nghiệp xây dựng giảm so với cùng kỳ và tổng cầu gặp khó khăn.
Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,7%, các quý còn lại phải tăng trung bình trên 7% nhưng với điều kiện và tình hình thực tế năm 2017 thì mục tiêu này rất khó thực hiện, khả năng chỉ đạt khoảng 6,3-6,5%.
Một số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ phải thực hiện các chính sách tháo gỡ khó khăn, nhưng kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, không quá coi trọng tốc độ tăng trưởng mà tiếp tục đẩy mạnh thay đổi chất lượng tăng trưởng, bảo đảm bền vững.
Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ cần có đánh giá khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm sẽ tác động như thế nào đến các chỉ tiêu khác như tỷ lệ nợ công, bội chi ngân sách... Bên cạnh đó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giải pháp thực hiện việc tăng thêm sản lượng khai thác dầu thô và hoạt động khai khoáng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ gặp gỡ, trao đổi với các đại biểu Quốc hội bên hành lang Quốc hội phiên khai mạc.
Nhóm lợi ích cấu kết làm mất hiệu lực chính sách quản lý.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm tăng 15,4% so với cùng kỳ và dự báo sẽ đạt chỉ tiêu tăng khoảng 6-7%. Tuy nhiên, tốc độ nhập khẩu 4 tháng tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng rất cao so với các năm gần đây.
Ông Vũ Hồng Thanh cho biết, nhiều ý kiến lo ngại con số nhập siêu quá cao, chiếm đến 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (đã cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao), chuyển nhanh từ trạng thái xuất siêu sang nhập siêu, cơ cấu xuất khẩu hiện phụ thuộc nhiều vào khối doanh nghiệp FDI.
Một số ý kiến cho rằng, mặc dù Việt Nam đang có lợi thế so sánh tốt hơn nhiều nước ở khu vực ASEAN và Trung Quốc trong quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế nhưng chưa có giải pháp căn cơ để tận dụng các cơ hội thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao hơn.
Liên quan đến vấn đề tăng trưởng tín dụng, 4 tháng đầu năm, tín dụng tăng 5,76% so với cuối năm 2016, đây là mức tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Có ý kiến đề nghị cần phân tích về khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đồng thời cần tiếp tục tăng cường kiểm soát rủi ro trong cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, nhất là thị trường bất động sản phân khúc cao cấp để giảm thiểu nguy cơ về bong bóng bất động sản như thời gian trước đây, ông Thanh cho biết, trong bối cảnh, số doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong năm 2016 lên tới 3.126 doanh nghiệp, tăng 83,9% so với 2015.
Công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn bất cập, chuyển nhượng quyền sử dụng đất chui kéo dài trong nhiều năm đang trở nên nghiêm trọng, chênh lệch địa tô ngân sách nhà nước không thu được. Công tác quản lý đất đai yếu kém, thu hồi, đền bù thiếu minh bạch, thiếu hợp lý tại cơ sở và chưa thực hiện nghiêm túc quy định về đối thoại và tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo gây ra xung đột lợi ích kéo dài, ảnh hưởng đến ổn định xã hội.
Việc để xảy ra tình trạng như trên, theo Ủy ban Kinh tế là do sự buông lỏng quản lý của các cấp, ngành nên đã để cho các nhóm lợi ích cấu kết làm mất hiệu lực chính sách quản lý.
Dân trí.
|
4Kinh tế
| Đây là một trong những nội dung mới theo Quyết định số 05/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia vừa được Thủ tướng ban hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2018. Các quy định trước đây trái với quyết định này được bãi bỏ.
Ảnh minh họa.
Theo đó, Học viện Hành chính Quốc gia được xác định là đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt, trực thuộc Bộ Nội vụ.
Học viện là trung tâm quốc gia thực hiện các chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học hành chính và tư vấn cho Bộ Nội vụ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước.
Về đào tạo, Học viện có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ các chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Học viện có nhiệm vụ giúp Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về hành chính và quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước.
Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; năng lực, kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý; kiến thức pháp luật về hành chính, quản lý nhà nước; kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong quản lý nhà nước,
Thanh Hùng.
|
4Kinh tế
| Cảng nước sâu Hambantota ở Ấn Độ Dương. Do không trả được lãi vay của Trung Quốc, Sri Lanka buộc phải nhượng cho Bắc Kinh quyền sử dụng hải cảng này 99 năm. Ảnh: Wikipedia.
Câu chuyện Sri Lanka.
Tháng 12 năm ngoái, Chính phủ Sri Lanka phải cho một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc thuê hải cảng Hambantota trên bờ Ấn Độ Dương 99 năm để cấn trừ bớt khoản nợ mà nước này đã vay để phát triển khu vực hẻo lánh này.
Khác với chuyện vay tiền của Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), những món vay từ Trung Quốc luôn phải được thế chấp bằng những tài sản quốc gia có tầm quan trọng chiến lược và có giá trị cao trong dài hạn, dù trước mắt có thể không sinh lợi; mỏ khoáng sản và cảng biển là hai loại tài sản thế chấp được ưa chuộng nhất. Khi Sri Lanka không trả được nợ mà phải cấn trừ bằng cảng nước sâu Hambantota thì Trung Quốc mừng như bắt được vàng vì cảng Hambantota có giá trị chiến lược rất lớn, nó nằm ngay giao điểm các con đường giao thương hàng hải từ châu Âu, châu Phi, Trung Đông sang Đông Nam Á; khoảng 80% lượng dầu mỏ mà Trung Quốc nhập khẩu từ Trung Đông phải đi ngang qua vùng biển này trước khi vượt eo biển Malacca vào biển Đông. Sau khi thuê được cảng Hambantota, Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng một khu công nghiệp lớn ở bên cạnh, tạo thành một bàn đạp chính trong chương trình Con đường Tơ lụa trên biển vươn tới châu Phi và châu Âu.
Câu chuyện bắt đầu năm 2009, sau khi đập tan phe nổi loạn Hổ Tamil, Tổng thống Mahinda Rajapaksa quyết định đầu tư 1,4 tỉ đô la Mỹ để phát triển vùng Hambantota hẻo lánh - một thị trấn chỉ có 11.000 dân nằm ở cực Nam của đảo quốc và là quê hương của ông tổng thống. Khi các định chế tài chính quốc tế từ chối tài trợ, ông Rajapaksa đã tìm đến Trung Quốc - một nước sẵn sàng cho vay mà không quan tâm tới mức độ tham nhũng của nước đi vay. Đồng tiền vay được một phần chảy vào túi các quan tham, một phần đổ vào xây dựng sân bay quốc tế Hambantota - sân bay vắng vẻ nhất thế giới; vào hải cảng Hambantota - hải cảng không có tàu đến, và vào một sân thi đấu môn cri-kê (cricket) hoành tráng. Tất cả các công trình này - giới kinh doanh gọi là dự án bạch tượng (white elephant projects), đều không hiệu quả, không tạo ra lợi nhuận để thanh toán lãi vay. Chính phủ mới của Sri Lanka lên cầm quyền năm 2015 thừa kế một núi nợ từ chính phủ tiền nhiệm, đã cam kết bằng mọi cách làm giảm nợ; quyết định cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota 99 năm là một giải pháp bất đắc dĩ. Tiền cho thuê được khoảng 1,1 tỉ đô la Mỹ, vẫn chưa đủ bù cho số nợ vay để phát triển khu vực này; chưa kể ngoài khu vực Hambantota, Sri Lanka còn nợ Trung Quốc khoảng 7 tỉ đô la nữa, chưa biết lấy gì để trả.
Và chiến lược ngoại giao bẫy nợ.
Câu chuyện Hambantota ở Sri Lanka được nói tới nhiều như một bài học về hậu quả nợ nần sinh ra từ việc vay vốn của Trung Quốc. Nó đồng thời minh họa cho một chiến lược mới của Trung Quốc: cho các quốc gia nghèo vay những khoản nợ lớn theo những điều kiện có lợi cho Trung Quốc. Bắc Kinh không quan tâm tới tình trạng của nước đi vay; thậm chí không đoái hoài tới tác động môi trường, tác động xã hội hoặc hiệu quả kinh tế của các dự án vay nợ; chỉ cần con nợ phải trả theo lãi suất thương mại, trả nợ bằng tài nguyên thiên nhiên, bằng cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp sở tại hoặc quyền tiếp cận thị trường ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Ngoài ra, các dự án sử dụng vốn vay của Trung Quốc phải do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện, bằng nguyên vật liệu và nhân công Trung Quốc. Rất nhiều dự án như vậy - những con đường không dẫn tới đâu, những trụ sở chính quyền to lớn - sinh ra những núi nợ, lãi mẹ đẻ lãi con không thể nào trả nổi, khiến cho những nước vay nợ dễ dàng rơi vào vòng ảnh hưởng và kiểm soát của Trung Quốc, đánh mất chủ quyền về kinh tế và đối ngoại.
Chuyên gia Brahma Chellaney, nhà phân tích Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách New Delhi của Ấn Độ, trong một bài bình luận trên trang Project Syndicate đã ví chuyện Trung Quốc thuê cảng Hambantota 99 năm với chuyện triều đình Mãn Thanh phải nhượng Hương Cảng cho đế quốc Anh sử dụng 99 năm, sau thất bại trong Chiến tranh Nha phiến giữa thế kỷ 19. Cũng như các đế quốc châu Âu sử dụng ngoại giao pháo hạm trước kia, Trung Quốc đang sử dụng nợ công để uốn nắn các nước khác theo ý muốn của họ, ông Chellaney viết.
Báo The Straits Times của Singapore số ra ngày 19-01-2018 nói rõ hơn: Bằng cách làm cho các quốc gia trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt tài chính, chiến lược ngoại giao bẫy nợ (debt-trap diplomacy) tỏ ra rất hiệu quả trong việc cho phép Bắc Kinh cùng lúc đạt được nhiều mục tiêu chỉ thông qua các phương tiện kinh tế đơn thuần: xác lập thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc, giành quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, bảo đảm sự ủng hộ của nước vay nợ cho những lợi ích địa chiến lược của Bắc Kinh và giành lợi thế so sánh so với các đối thủ cạnh tranh như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản hoặc Úc.
Bài học cảnh giác.
Câu chuyện Sri Lanka không phải là trường hợp cá biệt. Theo chuyên gia Chellaney, từ Argentina tới Namibia tới Lào, nhiều nước đã rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc, buộc họ phải đối mặt với những sự lựa chọn đau đớn để tránh bị phá sản. Món nợ từ Trung Quốc đang đe dọa buộc Kenya phải nhượng cho Bắc Kinh hải cảng sầm uất Mombasa - cánh cửa vào vùng Đông Phi rộng lớn - một trường hợp Hambantota ở châu Phi.
Năm ngoái, Djibouti - một nước nhỏ ở vùng Sừng châu Phi từng vay của Trung Quốc hàng tỉ đô la mà không trả nổi đã phải đồng ý cho Bắc Kinh thiết lập căn cứ hải quân trên lãnh thổ của mình - căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài.
Pakistan là một trường hợp rất đáng chú ý. Chặng đầu tiên trong đại dự án BRI mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi là dự án thế kỷ là dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC), gồm rất nhiều dự án đường bộ, đường sắt, ống dẫn dầu, nhà máy điện, hải cảng... từ Tân Cương (Trung Quốc) kéo dài 3.200 ki lô mét, tới cảng nước sâu Gwadar trên bờ vịnh Oman thuộc Pakistan nhưng gần eo biển Hormuz của Iran. Trung Quốc cam kết đầu tư và cho vay 62 tỉ đô la để thực hiện các dự án thuộc CPEC, kỳ vọng hành lang này sẽ bảo đảm cho hàng hóa và năng lượng xuất nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển thông suốt, giảm chi phí mà không phải phụ thuộc vào con đường biển độc đạo qua eo biển Malacca có thể bị hải quân Mỹ phong tỏa bất cứ lúc nào. Năm ngoái, Trung Quốc đã đạt được hợp đồng thuê cảng nước sâu Gwadar trong 40 năm và bắt đầu đẩy mạnh các dự án thuộc CPEC khi quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ có dấu hiệu căng thẳng gần đây.
Tuy nhiên, mới tháng trước, Pakistan quyết định rút lui khỏi một dự án thủy điện có vốn đầu tư tới 14 tỉ đô la nằm trong Hành lang CPEC vì không chấp nhận những điều kiện vay vốn quá khắc nghiệt mà phía Trung Quốc đưa ra và lo ngại Pakistan sẽ bị phụ thuộc quá nhiều vào Bắc Kinh. Cả WB và IMF đều cảnh báo, những món vay của Trung Quốc với lãi suất lên tới 7%/năm có thể gây nguy hiểm cho nền tài chính Pakistan và sẽ buộc nước này phải xin cứu nguy (bailout) từ các định chế tài chính quốc tế.
Nhưng một lần nữa Trung Quốc lại gặp may. Quyết định mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump treo lại các khoản viện trợ cho Pakistan trị giá hơn 1 tỉ đô la Mỹ, làm mối quan hệ Mỹ-Pakistan xấu đi đột ngột, chắc chắn sẽ đẩy Islamabad lún sâu hơn vào ảnh hưởng của Bắc Kinh và giúp Trung Quốc có thêm lợi thế để triển khai chiến lược ngoại giao bẫy nợ đến các nước khác trong vùng. Ngay sau khi quyết định của Mỹ, ngân hàng trung ương Pakistan đã tuyên bố bắt đầu sử dụng đồng nhân dân tệ trong thương mại và đầu tư song phương và đại sứ Trung Quốc ở Pakistan tuyên bố sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trong Hành lang CPEC.
Huỳnh Hoa.
|
4Kinh tế
| Thường xuyên biến động.
Theo CIEM, qua kết quả rà soát ĐKKD cho thấy các bộ hiện vẫn lúng túng trong phân biệt ĐKKD đối với ngành nghề và quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa. Do vậy, nhiều điều kiện về quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa được quy định thành ĐKKD. Bên cạnh đó, các quy định về điều kiện chung (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, môi trường, an toàn lao động) dù đã được quản lý bởi các cơ quan như Kế hoạch - Đầu tư, Công an, Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội nhưng các bộ khác vẫn quy định quản lý những điều kiện này. Nhiều bộ vẫn còn giữ lại ĐKKD không cần thiết, hoặc được quy định chung chung, không rõ ràng, không cụ thể. Không những vậy, trong số ĐKKD đề xuất bãi bỏ, sửa đổi khoảng 1/2 số điều kiện thuộc diện sửa đổi. Có điều kiện sửa đổi chỉ đơn thuần diễn đạt lại từ ngữ, chưa thực chất tạo thuận lợi cho DN.
Các ĐKKD đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động và sự phát triển của DN Việt Nam. Nó làm thui chột ý chí kinh doanh, gây cản trở việc gia nhập thị trường, đặc biệt cản trở việc khởi nghiệp, sáng tạo của các DN. Không những vậy, các ĐKKD còn ngăn chặn xu hướng liên kết giữa các DN, trong khi đây chính là điểm yếu của các DN Việt Nam.
Ông Vũ Tiến Lộc,Chủ tịch VCCI.
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM, từng bày tỏ lo lắng về việc Nhà nước can thiệp quá nhiều vào hoạt động kinh doanh của người dân, DN. Một trong những bằng chứng là việc ban hành nhiều ĐKKD chồng chéo giữa các bộ, ngành khiến DN tư nhân bị trói. Thí dụ, điều kiện quy định chứng chỉ về kế toán viên ở nghị định, nhưng trình tự thủ tục hồ sơ, thi tuyển lại quy định ở thông tư. Cơ quan quản lý nói đó không phải ĐKKD nên có thể đưa vào thông tư. Nhưng chúng tôi cho rằng yêu cầu DN, cá nhân phải đáp ứng là ĐKKD, đó là né tránh và gọi đó là giấy phép con - ông Hiếu nói. Cũng theo chuyên gia này, thách thức đáng lo ngại nhất hiện nay là ĐKKD đang chuyển sang các hình thức khác như quy chuẩn và tiêu chuẩn. Nội dung có sự trùng lặp nhưng bản chất khác nhau. Quy chuẩn là bắt buộc, tiêu chuẩn là DN tự xây dựng, công bố, nếu kiểm soát không tốt ĐKKD sẽ bị lạm dụng. Cuộc đấu tranh với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện là cuộc chiến thay đổi liên tục, biến động. Cho đến nay, không ai có thể thống kê chính xác bao nhiêu ĐKKD và được ban hành ở văn bản nào. ĐKKD biến đổi hàng ngày, hàng giờ - ông Hiếu nhấn mạnh.
Tại hội nghị Chính phủ với các địa phương vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, cho biết tương ứng với 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tổng số điều kiện đầu tư kinh doanh hiện khoảng 4.284. Tuy nhiên, hệ thống quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh hay thay đổi và khó theo dõi, thống kê, cập nhật một cách chính xác, kịp thời. Thậm chí có ngành nghề đầu tư kinh doanh các điều kiện được quy định ở nhiều nghị định khác nhau, theo phạm vi quản lý bộ, ngành về sản phẩm, dịch vụ liên quan. Thí dụ, ĐKKD thực phẩm được phân chia theo lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và được quy định tại 1 luật và 4 nghị định khác nhau, gồm Luật An toàn thực phẩm cùng các nghị định 38/2012/NĐ-CP, 77/2016/NĐ-CP, 66/2016/NĐ-CP và 67/2016/NĐ-CP.
Theo Ban Pháp chế, Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI), điều lo ngại hiện nay là biến tướng của ĐKKD. Các ĐKKD được ban hành dường như ngày càng tinh vi hơn khi xuất hiện dưới dạng thông báo, phương án kinh doanh đã được duyệt thay vì giấy phép như trước đây. Thậm chí, có hiện tượng một số cơ quan ban hành ĐKKD con để loại đối thủ cạnh tranh, tạo lợi ích nhóm.
Kiên quyết xóa rào cản.
Trong một báo cáo tổng hợp ý kiến từ DN, VCCI đã khuyến nghị Chính phủ cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ ĐKKD và thủ tục hành chính, trước hết tập trung cải cách danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm chi phí cho DN. Tại Nghị quyết 01 (về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018) ban hành đầu năm nay, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa 50% ĐKKD nhằm cải thiện căn bản các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh. Những yêu cầu về cắt giảm ĐKKD liên tục được Chính phủ đưa ra gần đây cho thấy, Chính phủ nhìn nhận rõ tầm quan trọng của các lực cản này với nền kinh tế.
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), cần lưu ý đến những thay đổi trong môi trường kinh doanh, giám sát chéo lộ trình ban hành các ĐKKD, cũng như tiếp tục rà soát để cắt giảm những quy định không phù hợp, không cần thiết. Cùng với đó, chú ý đến tình trạng giảm số lượng giấy phép con tại bộ chuyên ngành nhưng lại có thêm nhiều điều kiện mới ở các cơ quan cấp thấp hơn, hoặc chuyển điều kiện từ bộ chuyên ngành này sang bộ chuyên ngành khác. Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, cho rằng nhiều đối tượng liên quan, từ cán bộ nhà nước cho tới DN, không muốn bỏ ĐKKD vì những đặc quyền đặc lợi mang lại. Thí dụ, một loạt ĐKKD của ngành công thương quy định về quy mô, nhiều DN lớn không muốn bỏ vì điều kiện này có thể giúp loại bỏ đối thủ quy mô nhỏ hơn.
Theo ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế, kết quả khảo sát 7 năm gần đây, cho thấy DN Việt Nam nhỏ và xu hướng nhỏ dần, trong khi lẽ ra càng phải lớn trong cạnh tranh. Vậy câu hỏi đặt ra là môi trường kinh doanh có thực sự khuyến khích? Có vấn đề về gia nhập thị trường hay đăng ký DN có vấn đề? Cải cách nhanh nhưng ĐKKD để DN tham gia một số ngành nghề đang là câu hỏi đặt ra. Hiến pháp nói quyền tự do kinh doanh chỉ bị giới hạn bởi quy định pháp luật, có căn cứ rõ ràng nhưng hiểu thế nào để có điều kiện hợp lý lại không đơn giản. Quyền tự do kinh doanh không phải tuyệt đối nhưng nghiêng về mặt này cũng sẽ bóp nghẹt quyền tự do kinh doanh, hạn chế quá mức cần thiết và gây khó khăn.
Để DN có quyền tự do kinh doanh, phát triển và hướng đến mục tiêu 1 triệu DN hoạt động có hiệu quả vào năm 2020, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN, là vấn đề cấp thiết đang đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp mạnh để xóa bỏ các rào cản trên.
Quang Minh.
|
4Kinh tế
| Tuy nhiên, bên cạnh việc ghi nhận nỗ lực, cần tiếp tục duy trì động lực cải cách, bởi dư địa cải cách còn rất lớn, vẫn còn hàng ngàn ĐKKD bất hợp lý cần được loại bỏ.
Hàng trăm thủ tục được cắt bỏ.
Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ và kết quả kiểm tra của Tổ công tác Thủ tướng (Văn phòng Chính phủ) trong năm 2017, đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Theo đó, Tổ công tác Thủ tướng đã thực hiện 9 cuộc kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại 13 bộ quản lý chuyên ngành và 2 địa phương, cơ quan liên quan. Kết quả kiểm tra đã phát hiện nhiều bất cập, tồn tại liên quan đến công tác KTCN gây tốn kém thời gian, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp (DN) và xã hội. Ước tính hàng năm các DN phải bỏ ra khoảng 30 triệu ngày công và 14.300 tỷ đồng để thực hiện các thủ tục về KTCN khi xuất nhập khẩu hàng hóa.
Việc cắt giảm các ĐKKD, tháo gỡ khó khăn cho DN là công việc trọng tâm suốt quá trình cải cách hành chính, hoàn thiện bộ máy, thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh vì mục tiêu Chính phủ kiến tạo. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục lắng nghe cộng đồng DN để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh; tiếp tục rà soát để giảm bớt danh mục hàng hóa thuộc diện KTCN, bao gồm cả trước thông quan và sau thông quan. Với các mặt hàng bắt buộc phải kiểm tra, bộ sẽ tăng cường hình thức hậu kiểm và đẩy mạnh việc áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro. Đồng thời, bộ tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị tư nhân tham gia vào hoạt động KTCN.
Ông Trần Tuấn Anh,
Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Cụ thể, các bộ đã khẩn trương phân loại, tách bạch danh mục hàng hóa phải KTCN còn chồng chéo; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với danh mục sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện KTCN; đẩy mạnh công nhận lẫn nhau, xã hội hóa công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, không còn tình trạng cơ quan quản lý nhà nước độc quyền thực hiện KTCN. Các bộ đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý rủi ro, đẩy mạnh sang hậu kiểm, thực hiện cải cách, cắt giảm nhiều thủ tục hành chính còn nhiêu khê, chồng chéo. Hầu hết danh mục hàng hóa được ban hành đã gắn kèm mã số HS (phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới).
Nhiều mã hàng thuộc diện phải KTCN đã được cắt giảm hoặc xỏa bỏ trong năm 2017. Đáng chú ý, Bộ Công Thương đã xóa bỏ 420/720 mã hàng phải kiểm tra trước thông quan, công bố danh mục sản phẩm hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm trước khi thông quan. Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn đã đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa 287 thủ tục hành chính về KTCN (chiếm 56,5% tổng số thủ tục KTCN), cắt giảm 5 loại hàng hóa ra khỏi danh mục hàng hóa phải KTCN (chiếm 23,8% tổng loại hàng hóa), cắt giảm 4 nhóm hàng hóa phải kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn và 9 nhóm hàng phải kiểm dịch thủy sản. Bộ Thông tin - Truyền thông cắt giảm 51 thủ tục, điều kiện kinh doanh (chiếm 16% tổng số thủ tục) gây khó khăn, phiền hà cho DN.
Trong năm 2017, thông qua các cuộc kiểm tra chuyên đề tại nhiều bộ, ngành, Tổ công tác Thủ tướng đã kiến nghị các bộ sửa đổi hoặc bãi bỏ kịp thời các thủ tục KTCN vô lý, cản trở hoạt động kinh doanh của DN. Đó là không kiểm tra các DN sản xuất thực phẩm có sử dụng muối i ốt, không kiểm tra formaldehyte đối với sản phẩm dệt may, không thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng. Tổ công tác Thủ tướng cũng kiến nghị bãi bỏ các quy định còn bất cập liên quan đến chế bản, in và gia công sau in, chuyển sang hậu kiểm đối với các thiết bị phát, thu phát song vô tuyến điện, đối với hàng hóa thực phẩm khi không có cảnh báo quốc tế, hoặc của nhà sản xuất.
Các ngành nghề con, cháu phát sinh.
Để loại bỏ các ĐKKD bất hợp lý đang tồn tại trong số gần 6.000 ĐKKD hiện tại, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) kiến nghị cần phải mạnh tay cắt xén, chặt chém các quy định tạo rủi ro, gia tăng chi phí với DN. Đồng thời, cần thành lập cơ quan độc lập để thực hiện rà soát và cắt xén các quy định vô lý này. Quá trình loại bỏ các ĐKKD không hợp lý không thể tiếp tục thực hiện từ dưới lên, mà phải để các bộ, ngành, địa phương tự thực hiện vì nó liên quan đến quyền quản lý và lợi ích của chính họ.
Thời gian qua, càng cải cách càng không đạt mục tiêu, bởi giấy phép kinh doanh giờ tinh vi hơn như thủ tục thương mại. Ta đặt ra giấy phép để đạt mục tiêu quản lý nhà nước, trong khi vừa phải quản lý về chất lượng, độ an toàn của sản phẩm. Có một số ĐKKD hiện nay được ban hành để loại bỏ đối thủ, có nhiều giấy phép tạo quyền lợi cho một DN, một nhóm DN. Hoạt động cấp phép thường tạo ra một quyền lực cho cơ quan quản lý.
Ông Đậu Anh Tuấn,
Trưởng Ban Pháp chế VCCI.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), hiện có 7 ngành nghề, 5 dịch vụ và 19 hàng hóa cấm kinh doanh; 12 ngành nghề chỉ DNNN được kinh doanh; 1 dịch vụ, 7 hàng hóa hạn chế kinh doanh. Bên cạnh đó, có 243 ngành nghề, 69 dịch vụ, 23 hàng hóa kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, 243 ngành nghề kinh doanh được quy định trong luật chỉ là ngành nghề kinh doanh mẹ, trong từng lĩnh vực cụ thể, mỗi ngành nghề kinh doanh mẹ lại gồm nhiều ngành nghề kinh doanh con, cháu. Điều này cho thấy số ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện nay nếu thống kê đầy đủ lên tới hàng ngàn ngành nghề.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực giao thông vận tải số ngành nghề kinh doanh có điều kiện mẹ được thống kê là 30, nhưng số ngành nghề kinh doanh có điều kiện con lên tới 63 ngành nghề. Con số tương tự với các lĩnh vực tài chính 20 ngành mẹ, 60 ngành con; y tế 16 ngành mẹ và 52 ngành con; xây dựng 17 ngành mẹ và 26 ngành con; ngân hàng là 8 ngành mẹ và 31 ngành con Thống kê của CIEM cho thấy trong số 243 ngành nghề kinh doanh mẹ có điều kiện, mỗi ngành có 25 ĐKKD, 600 ngành nghề con thì mỗi ngành có 5-6 ĐKKD. Đây là rào cản thực sự lớn với quá trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong những năm qua. Hàng ngàn ĐKKD hiện nay có thể chia theo các nhóm điều kiện về hình thức pháp lý, điều kiện về năng lực sản xuất, điều kiện về nhân lực, điều kiện về năng lực tài chính. CIEM cũng chỉ ra rằng, hàng ngàn ĐKKD đang tạo ra 5 nguy cơ bất lợi cho hoạt động kinh doanh của DN: tăng rủi ro; hạn chế sáng tạo, hình thành chuỗi DN; rảo cản bất lợi cho khu vực DNNVV; hạn chế cạnh tranh; đặc biệt làm gia tăng chi phí kinh doanh.
Tại hội thảo do CIEM tổ chức mới đây tại Hà Nội, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh thuộc CIEM, cho biết trong năm 2017 Thủ tướng giao các bộ rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất 1/3 đến 1/2 số ĐKKD hiện hành trong lĩnh vực quản lý của các bộ. Thực tế, các bộ đã vào cuộc mạnh mẽ hơn, nhiều chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia đều tăng điểm, tăng hạng và được các tổ chức quốc tế ghi nhận. Tuy vậy, những chuyển biến này còn thiếu tính bền vững, vẫn còn tồn tại nhiều rào cản về môi trường kinh doanh, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu Cảng Hải Phòng.
Phải từ bỏ quyền hạn vô lối.
Nhận định về những kết quả cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2017, TS, Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM nêu ra những dẫn chứng cụ thể, với sự nỗ lực của ngành công thương, Chính phủ đã ban hành nghị định bãi bỏ 675 ĐKKD vô lý, ngành nông nghiệp cũng đề nghị bãi bỏ hàng loạt ĐKKD trong ngành, và đơn giản hóa phần lớn các ĐKKD còn lại. Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng gây ấn tượng mạnh khi đề xuất bãi bỏ 5 ngành nghề không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng được quy định tại các nghị định do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo. Bộ này cũng đề xuất bãi bỏ 6 ngành nghề thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, bãi bỏ 89 ĐKKD trong ngành (khoảng 41,3% tổng số điều kiện), đơn giản hóa 94 ĐKKD (43,7% tổng số điều kiện) TS. Nguyễn Đình Cung, cho rằng đó là những thay đổi khác biệt, những chuyển động từ bên trong, không quá phụ thuộc vào áp lực bên ngoài nên rất đáng khen.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không nên quá khen các bộ, ngành vừa bãi bỏ hàng trăm ĐKKD. Bởi các bộ đã cầm nhầm rất lâu các quyền tự do kinh doanh của DN, người dân. Cầm nhầm mãi, cải lùi bao nhiêu lâu rồi, bây giờ bắt đầu trả lại, mới cải tiến một phần, quay ra khen nhau liệu có đáng?. Thực tế, dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải có chưa đến 500 ĐKKD, đến nay sau hơn một thập niên đã mọc lên gần 6.000 ĐKKD. Bởi vậy, yêu cầu của Chính phủ là cắt, xóa bỏ 50% tổng số điều kiện và chuyển động mới chỉ từ vài bộ trong thời gian qua, chưa phải là điều gì đáng ca ngợi.
Phân tích về môi trường kinh doanh, nhiều chuyên gia cho rằng hiện nay nhiều chi phí không chính thức DN phải bỏ ra không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng. Cùng với đó, tiến trình cải cách khu vực DNNN, tái cơ cấu đầu tư công còn nhiều hạn chế. Các chuyên gia khuyến cáo, để đạt được mức tăng trưởng cao và bền vững hơn trong năm 2018, phải tích cực hơn nữa trong cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí không chính thức cho khu vực DN. Đồng thời, cần thúc đẩy nền kinh tế thị trường và khuyến khích khu vực DN đầu tư cho khoa học công nghệ, tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Đăng Tuân.
|
4Kinh tế
| Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Chưa phải lúc.
Phóng viên: Quan điểm của ông như thế nào về việc Bộ LĐ, TB - XH mới đây đưa ra 2 phương án về tuổi nghỉ hưu?
PGS.TS. Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn.
PGS.TS. Vũ Quang Thọ: Tôi cho rằng, từ nay cho đến những năm tới chưa thể tăng tuổi làm việc cho cả lao động nam và nữ so với quy định hiện hành vì 3 lý do.
Thứ nhất, với mức độ tăng trưởng kinh tế hiện nay, ngay cả những ngành thâm dụng lao động khá lớn vẫn chưa thể hấp thụ được hết lực lượng lao động Việt Nam.
Thứ hai, tính đến quý IV năm 2017, nước ta còn hơn 400 nghìn người tốt nghiệp đại học, cao đẳng, học nghề nhưng chưa có việc làm.
Thứ ba , có lẽ ít nhất trong 7 - 10 năm tới, kinh tế Việt Nam mới đủ khả năng hấp thụ được hết số lao động dư thừa ấy.
Phải chăng là đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ?
Đúng vậy! Nếu lao động nữ trên 55 tuổi và nam trên 60 tuổi tiếp tục tham gia vào thị trường việc làm thì đương nhiên số lao động dư thừa sẽ nhiều hơn nữa. Vì vậy tôi cho rằng chưa nên đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu hay còn gọi là tăng tuổi làm việc vào lúc này.
Theo ông khi nào mới có thể tăng tuổi làm việc cho người lao động?
Để thực hiện được chủ trương này, điều kiện tiên quyết là thị trường lao động phải chuyển từ dư thừa sang thiếu hụt nhân lực, khi đó thay vì thuê lao động nước ngoài chúng ta sẽ tăng tuổi làm việc cho người lao động. Khi tăng tuổi làm việc cho người lao động thì đồng thời phải cơ cấu lại nguồn nhân lực của nền kinh tế.
Một trong những lý do quan trọng để Bộ LĐ, TB - XH đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu là nhằm giảm nguy cơ mất cân đối quỹ hưu trí. Theo ông điều này có thuyết phục không?
Tôi phải nhấn mạnh rằng, thị trường bảo hiểm xã hội là một lĩnh vực khác không liên quan đến thị trường việc làm nên đừng kéo thị trường bảo hiểm dính vào thị trường việc làm. Nếu vì sợ vỡ quỹ mà tăng tuổi làm việc thì tính sao việc gần nửa triệu lao động sẽ rơi vào tình trạng mất việc làm dài hạn? Tôi đã được tham gia khóa tập huấn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ở Ý về sự bền vững của thị trường lao động, khi tôi đưa dữ liệu của Việt Nam vào chương trình chạy thử, họ nói rằng với những dữ liệu đó thì không có cớ gì để nói rằng đến năm 2024 chúng ta cạn nguồn để chi trả bảo hiểm xã hội.
Chỉ nên điều chỉnh ở một vài ngành đặc thù.
Mới đây Viện Công nhân - Công đoàn tiến hành khảo sát đội ngũ công nhân lao động về vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu. Kết quả của cuộc khảo sát này như thế nào, thưa ông?
Viện Công nhân - Công đoàn vừa mới thực hiện khảo sát ở một số ngành là dệt may, chế biến thủy hải sản, đường, điện tử - điện lạnh với 5.200 phiếu hỏi. Kết quả cho thấy, 100% công nhân lao động không muốn kéo dài thêm thời gian làm việc. Người lao động rất muốn làm việc đến tuổi 55 với nữ và 60 tuổi nam như hiện nay sẽ được nghỉ hưu, trong số đó có 25% người lao động muốn nghỉ sớm hơn, đặc biệt trong ngành may mặc và ngành làm cầu đường giao thông.
Việc công nhân không đồng tình với phương án tăng tuổi nghỉ hưu cũng là điều dễ hiểu. Bởi lẽ, họ là lao động trực tiếp sản xuất, làm việc ở các nhà máy trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, lại chịu áp lực tăng ca thường xuyên như các ngành da giày, cầu đường, hóa chất Ngoài ra, tôi theo dõi thấy những người muốn thêm tuổi làm việc phần lớn đang giữ những cương vị lãnh đạo, những người có mức lương cao, có bổng lộc, những công việc không quá nặng nhọc.
Theo ông, một số ngành nghề nào có thể tăng tuổi nghỉ hưu và phải áp dụng như thế nào thì phù hợp?
Đối với nhóm lao động trực tiếp không nên đặt ra việc nâng tuổi nghỉ hưu. Còn với nhóm lao động gián tiếp, khi đã đến tuổi nghỉ hưu, cơ quan, doanh nghiệp có thể trưng cầu ý kiến của người lao động. Trong trường hợp, người lao động muốn làm thêm hoặc doanh nghiệp có nhu cầu có thể tiếp tục sử dụng. Nếu người lao động muốn được nghỉ ngơi, doanh nghiệp, cơ quan phải tôn trọng ý muốn của người lao động.
Ngoài ra, tôi nghĩ rằng chỉ nên tăng tuổi làm việc của một số ngành nghề đặc thù như các ngành khoa học kỹ thuật, giáo dục, khu vực hành chính... nhưng không nên đưa vào Bộ luật Lao động mà nên điều chỉnh thông qua Thông tư, như vậy sẽ linh hoạt hơn và không gây bó hẹp thị trường lao động. Nếu đưa vào Luật chúng ta dễ rơi vào dạng lợi ích nhóm bởi vì nó chỉ là lợi ích của một bộ phận chứ ko phải toàn bộ.
Xin cảm ơn ông!
Theo Tuệ Anh/daibieunhandan.vn.
|
4Kinh tế
| Việc sửa Luật cũng đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch của chính sách. Ảnh: Thu Hiền.
Trước năm 2004, tổ chức, cá nhân có hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực hiện kê khai, nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Từ 1/1/2004, tổ chức có thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất (bất động sản) thực hiện kê khai, nộp thuế TNDN đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất nhưng phải kê khai, nộp thuế riêng (trong vòng 10 ngày, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế), không được bù trừ với thu nhập từ sản xuất kinh doanh; đặc biệt trong giai đoạn 2004 - 2008, thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất còn áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
Theo Bộ Tài chính, quy định này là phù hợp với thực tế khi đó, bởi lĩnh vực bất động sản đang phát triển, lợi nhuận thu được từ bất động sản thường là lợi nhuận siêu ngạch nên việc quy định thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền thuê đất phải kê khai, nộp thuế riêng và áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần nhằm động viên kịp thời số thu thuế vào NSNN và hạn chế việc đầu cơ bất động sản (mua đi bán lại).
Bộ Tài chính cũng lý giải, từ năm 2012 đến nay, thị trường bất động sản trầm lắng, thậm chí có giai đoạn rơi vào tình trạng đóng băng, do đó, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản không còn được hưởng lợi nhuận mà thậm chí còn bị lỗ, do đó tại Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 (áp dụng từ 1/1/2014) đã cho phép DN được bù trừ lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa quy định trường hợp ngược lại (bù trừ một chiều), theo đó trường hợp DN có lãi từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản vẫn phải kê khai, nộp thuế riêng, không được bù trừ với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặc dù đã có những tháo gỡ khó khăn nhất định nêu trên, nhưng với sự phát triển kinh tế hiện nay, DN có xu hướng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, bên cạnh đó hành lang pháp lý đã quy củ và chặt chẽ, đồng thời yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính đặt ra ngày càng mạnh mẽ thì quy định DN phải kê khai, nộp thuế riêng đối với lãi từ chuyển nhượng bất động sản đã không còn phù hợp.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy đa số các nước trên thế giới và trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc... không có quy định DN phải hạch toán riêng thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản để kê khai, nộp thuế TNDN, ngoại trừ Malaysia.
Do đó, để phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và thông lệ quốc tế thì việc sửa đổi theo hướng quy định DN được bù trừ lãi từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản) với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh là cần thiết.
Luật thuế TNDN hiện hành cũng quy định nguyên tắc: DN phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không được ưu đãi thuế để làm căn cứ xác định số thuế ưu đãi. Trường hợp ưu đãi theo điều kiện địa bàn thì toàn bộ thu nhập của DN phát sinh tại địa bàn đó là thu nhập được hưởng ưu đãi thuế, trừ một số khoản thu nhập như: Chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt, thu nhập từ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản...
Do vậy, để phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và thông lệ quốc tế, đồng thời không mâu thuẫn với nguyên tắc của Luật thuế TNDN nêu trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành theo hướng DN được bù trừ lãi từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản) với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh (trừ trường hợp thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN). Theo đó, trường hợp DN có hoạt động sản xuất kinh doanh đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì lãi từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, DN phải kê khai, nộp thuế riêng, DN chỉ được bù trừ lãi từ hoạt động này với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế.
Bộ Tài chính cho rằng, việc sửa đổi này đảm bảo phù hợp với thực tế hiện nay khi DN kinh doanh đa ngành và khuyến khích DN đầu tư vào ngành nghề lĩnh vực mà nhà nước đang khuyến khích đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và giải quyết được các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, đồng thời cũng đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch của chính sách.
Thùy Linh.
|
4Kinh tế
| Công an tỉnh giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công Quảng Ninh.
Thực tế cho thấy, chưa cần sự chỉ đạo sát sườn từ cấp trên, Quảng Ninh đã chủ động với nhiều sáng kiến thiết thực để gỡ những điểm nghẽn trong TTHC để tạo môi trường thuận lợi nhất cho người dân và DN thông qua chỉ số DDCI. Đặc biệt, sáng kiến lắng nghe cộng đồng DN qua các kênh trực tuyến và Fanpage trên mạng xã hội Facebook với sự tham gia thí điểm của 18 đơn vị sở ngành và địa phương tỉnh Quảng Ninh là đột phá quan trọng về tư duy, công nghệ và tác phong công vụ. Thông qua kênh tương tác này mọi vấn đề và thắc mắc của DN được ghi nhận và phản hồi ngay lập tức nhờ công cụ đánh giá và sự vào cuộc của các đơn vị thí điểm. Điều này đã nhận được phản hồi tích cực từ phía cộng đồng DN.
Xung quanh việc lấy ý kiến đánh giá của DN qua mạng nhiều ý kiến băn khoăn rằng tương tác qua mạng thường ảo chưa chắc đã đại diện cho ý kiến của cả cộng đồng DN. Mạng xã hội thường ảo, thực tế thì không phải cuộc khảo sát nào cũng nhận được ý kiến xác đáng của đối tượng bị tác động. Tuy nhiên, điều chúng ta ghi nhận ở đây chính là thái độ mang tính phục vụ của chính quyền. Rõ ràng chính quyền đã rất chủ động lắng nghe, cầu thị thông qua việc trưng cầu ý kiến của đối tượng chịu tác động để đổi mới cung cách phục vụ, đó mới là hiệu quả mà DDCI mang lại. Chưa đánh giá được hiệu quả của DDCI đến đâu nhưng sự chủ động của DN trong tiếp nhận phiếu khảo sát DDCI và coi đây là kênh thông tin chính thức, chia sẻ mọi quan ngại, khó khăn, thách thức của cộng đồng DN với các cơ quan hành chính của tỉnh Quảng Ninh đã cho thấy cuộc khảo sát này có ít nhiều tác dụng.
Ông Nguyễn Đức Long- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, với cuộc trưng cầu ý kiến của DN thông qua DDCI một mặt giúp tỉnh Quảng Ninh xác định những nút thắt trong công tác điều hành, mặt khác trực tiếp hỗ trợ tất các đơn vị tham mưu điều hành trong công tác lập kế hoạch, triển khai và chủ động đánh giá. Quan trọng hơn nữa, thông qua DDCI, tỉnh Quảng Ninh mong muốn chuyển thông điệp đến cộng đồng DN cả nước và trong nội bộ tỉnh về tầm nhìn phát triển hướng đến môi trường văn minh đáng sống, môi trường kinh doanh minh bạch, công khai và tăng trưởng bền vững.
Đổi mới tư duy, cầu thị lắng nghe cộng đồng DN và hành động quyết liệt với những giải pháp thiết thực, bảo đảm công khai, minh bạch thông tin đánh giá thực sự trở thành động lực cải cách tại Quảng Ninh trở thành điểm sáng để các tỉnh thành khác học hỏi. Nói như Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung thì bộ chỉ số này là công cụ ít tốn kém, dễ làm, mà lại tác động ngay lập tức, vì vậy, các địa phương cần phải sử dụng bộ chỉ số này như một công cụ đầu tiên và trước tiên để đánh giá và bổ nhiệm cán bộ, như vậy sẽ tạo động lực nội sinh, tạo sự bền vững của quá trình phát triển.
Nguyên Khánh.
|
4Kinh tế
| Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Năm 2017, VAMC đã mua nợ thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt đạt 32.377 tỷ đồng, dư nợ gốc nội bảng với giá mua là 31.831 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt đầu năm.
Lũy kế từ khi thành lập đến hết 31/12/2017, VAMC đã thực hiện mua được 26.221 khoản nợ của 16.269 khách hàng tại 42 TCTD, với tổng dư nợ gốc nội bảng là 307.932 tỷ đồng, giá mua nợ là 277.755 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trong năm qua VAMC cũng đã ký hợp đồng với 5 TCTD để mua nợ theo giá thị trường đối với 6 khách hàng với tổng giá mua nợ là 3.142,07 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch mua nợ thị trường đã được NHNN phê duyệt.
Trong đó, VAMC đã thanh toán dứt điểm cho 3 TCTD trong năm 2017. Số tiền phải thanh toán còn lại, VAMC đã thỏa thuận với các TCTD cho VAMC chậm trả với thời hạn từ 6 9 tháng để VAMC có đủ thời gian thực hiện xử lý, thu hồi nợ và thanh toán cho các TCTD.
Sau khi mua nợ, VAMC đã và đang tiếp tục hoàn thiện các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, triển khai công tác xử lý nợ và đã thu hồi được 130,38 tỷ đồng từ các khoản nợ mua theo giá thị trường. Dự kiến sẽ thu hồi đủ số tiền mua nợ trong quý I và quý II năm 2018.
Về thu hồi nợ, năm 2017, VAMC đã phối hợp với các tổ chức tín dụng thu hồi được 30.700 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch thu hồi nợ năm 2017 được NHNN giao (22.000 tỷ đồng) tăng 2.700 tỷ đồng so với năm 2016.
Tại Hội nghị triển khai triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2018 của VAMC, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh đã đề nghị VAMC tập trung xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch xử lý nợ xấu năm 2018, tập trung mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường; chỉ thực hiện mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng bán nợ xấu trong việc thu hồi, xử lý tài sản bảo đảm đối với nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo hết năm 2018 xử lý được tối thiểu 140.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua. Hoàn thành mua nợ xấu theo giá trị thị trường tối thiểu 6.600 tỷ đồng thông qua các giải pháp được phê duyệt tại Đề án cấu lại và nâng cao năng lực hoạt động của VAMC giai đoạn 2017 2020 hướng tới 2022.
Trước đó, lãnh đạo VAMC đã chia sẻ giải pháp đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu, theo đó để thực hiện được một trong những biện pháp hỗ trợ TCTD bị kiểm soát đặc biệt trong việc xử lý khoản nợ không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm đang bị kê biên, không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, cần có các quy định đặc thù hơn để VAMC có thể xử lý các khoản nợ mua theo các trường hợp này.
Ngoài ra, nhằm tháo gỡ những vướng mắc hiện nay để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xử lý nợ xấu, VAMC kiến nghị, sửa đổi, bổ sung Nghị định 53/2013/NĐ-CP quy định Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp hạng đặc biệt. Tòa án nhân dân tối cao sớm ban hành hướng dẫn để thực hiện Nghị quyết 42 cũng như sửa đổi Khoản 6 Điều 272 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về quy định việc ủy quyền nội dung kháng cáo phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp là những quy định có ý nghĩa quan trọng để đẩy nhanh thời gian giải quyết các vụ việc khiếu nại phức tạp trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo.
Theo Minh Anh/thoidai.com.vn.
|
4Kinh tế
| Quy định phân tán, chưa thống nhất, đồng bộ.
Phát biểu tại Phiên họp thứ 13 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 22/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ nhiệm vụ nhiệm vụ trọng tâm và chương trình công tác năm 2018 của Ban Chỉ đạo là: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế- xã hội và phòng, chống tham nhũng, tạo cơ sở chính trị, pháp lý đồng bộ cho công tác phòng, chống tham nhũng.;... Để thực hiện nhiệm vụ trên, một trong những giải pháp cần khẩn trương thực hiện là nghiên cứu, đổi mới chế độ đăng ký tài sản mà trước hết là cần sớm xây dựng, ban hành Luật Đăng ký tài sản.
Thực tế ở nước ta, pháp luật hiện hành về đăng ký tài sản còn phân tán, chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ (hiện nay có tới 14 đạo luật và kèm theo đó là rất nhiều văn bản dưới luật quy định về đăng ký tài sản); mới chỉ tập trung quy định đăng ký phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước (đăng ký tình trạng vật lý), chưa có quy định tạo lập cơ sở cho việc đăng ký và công khai, minh bạch các quan hệ quyền lợi đối với từng bất động sản, qua đó để thúc đẩy các giao dịch kinh tế an toàn và thuận lợi. Việc công khai, minh bạch và khả năng cá nhân, tổ chức tiếp cận các thông tin về bất động sản rất hạn chế và khó khăn.
Hiện đang tồn tại 2 hệ thống cơ quan đăng ký về bất động sản là: Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký đất đai, Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký các biện pháp bảo đảm gồm bất động sản và các một số tài sản khác.
Việc tồn tại song song hai hệ thống quản lý đăng ký như vậy đang đặt ra những thách thức rất lớn về việc thống nhất cơ chế đăng ký bất động sản; về chi phí, hiệu quả đăng ký; về chia sẻ thông tin...
Bên cạnh đó, đối với pháp luật về đăng ký bất động sản: Nội dung về đăng ký bất động sản (gồm quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất), theo quy định của pháp luật hiện hành, mặc dù đã có quy định về cấp một loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp trước mắt nhằm khắc phục tình trạng nhiều giấy chứng nhận đang gây khó khăn cho người dân khi thực hiện các quyền liên quan đến bất động sản, nhưng chưa phải là giải pháp tối ưu, tổng thể để nhất thể hóa các quy định về đăng ký tài sản.
Mặt khác, các quy định của pháp luật hiện hành còn thiếu thống nhất trong về một số nội dung cơ bản của đăng ký đối với bất động sản.
Cụ thể là, tại từng văn bản, do vấn đề đăng ký đối với mỗi loại bất động sản được nhìn nhận theo một góc độ khác nhau nên các quy định về đăng ký bất động sản khó có thể tránh khỏi tình trạng thiếu tính tổng thể, thiếu sự liên kết, ví dụ như: Thiếu thống nhất trong các quy định về giá trị pháp lý của đăng ký bất động sản; về thời điểm chuyển quyền sở hữu bất động sản; về công chứng, đăng ký hợp đồng, giao dịch bất động sản...
Hoạt động đăng ký bất động sản vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu cải cách hành chính, nhất là yêu cầu phát triển kinh tế do còn có sự lẫn lộn trong việc điều chỉnh quan hệ hành chính với quan hệ dân sự, kinh tế. Theo quy định của pháp luật hiện hành thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền là khi có Giấy chứng nhận, trong khi đó, thực chất quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức được xác lập kể từ thời điểm giao kết hợp đồng, nhận thừa kế hoặc từ thời điểm có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án.
Có thể thấy rõ, hiện tại, việc quản lý đất đai ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào tổ chức quản lý hành chính về tình trạng vật lý của đất đai, chưa tạo được đầy đủ cơ chế pháp lý để bảo hộ, để công khai, minh bạch các mối quan hệ về quyền tài sản có liên quan, tạo động lực cho khai thác hiệu quả nguồn lực này, từ đó thực sự coi đất đai là nguồn lực to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội.
Việc xây dựng chế độ đăng ký bất động sản (chủ yếu là đất đai và nhà ở, tài nguyên cơ bản của hoạt động kinh tế) là điều kiện tiên quyết để cải thiện năng suất lao động của nền kinh tế, từ đó thực hiện thành công đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII, đồng thời đóng góp quan trong tăng thu ngân sách nhà nước (qua thu thuế tài sản là đất và nhà).
Đối với pháp luật về đăng ký động sản: Đối với tàu bay, tàu biển và quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, việc đăng ký làm phát sinh quyền sở hữu của người đăng ký. Đối với những trường hợp còn lại, đăng ký quyền sở hữu không có giá trị bắt buộc, không được công khai và không phải căn cứ chứng minh việc tạo lập quyền sở hữu.
Ngoài ra, hiện nay pháp luật chưa có quy định về đăng ký sở hữu động sản có giá trị lớn theo yêu cầu để được công nhận và bảo hộ quyền sở hữu thông qua các căn cứ như tạo lập tài sản hợp pháp hoặc nhận chuyển quyền hợp pháp.
Cần xây dựng, ban hành Luật Đăng ký tài sản theo tinh thần đổi mới.
Từ những phân tích trên cho thấy, việc xây dựng, ban hành Luật Đăng ký tài sản theo tinh thần đổi mới, sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc thúc đẩy việc đổi mới, khắc phục những bất cập, hạn chế về chế độ đăng ký tài sản hiện nay, tạo môi trường và động lực to lớn cho phát triển kinh tế thị trường, góp phần ổn định xã hội.
Cụ thể, đ ối với người dân và doanh nghiệp: Thông qua hệ thống đăng ký tài sản được xây dựng theo đúng nguyên lý, quyền lợi của các bên tham gia giao dịch được công khai, minh bạch, an toàn. Với việc không hạn chế tiếp cận các thông tin trong sổ đăng ký về tài sản, công chúng có thể dễ dàng tìm hiểu và biết chính xác tất cả các thông tin cơ bản về tài sản, từ đó có đầy đủ cơ sở để xem xét, quyết định việc tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế liên quan đến tài sản và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể.
Đối với Nhà nước, v iệc đăng ký tài sản không chỉ nhằm ghi nhận quyền đối với tài sản, mà còn là công cụ hữu hiệu để Nhà nước: Tăng nguồn thu thuế từ tài sản; ngăn ngừa giao dịch bất hợp pháp, không chính đáng; phục vụ quá trình hoạch định chính sách mang tính vĩ mô.
Đối với đời sống kinh tế - xã hội: Kinh tế - xã hội phát triển đòi hỏi tình trạng pháp lý của động sản, bất động sản được đăng ký chính xác, thuận lợi với chi phí hợp lý, qua đó bảo đảm tính công khai, minh bạch, tin cậy, an toàn của các giao dịch dân sự, kinh tế, giúp tiết kiệm chi phí giao dịch (gồm chi phí về thời gian, công sức, tiền của...), nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, khuyến khích, thúc đẩy mạnh mẽ các giao dịch dân sự, kinh tế được thực hiện trong xã hội.
Tóm lại, việc khẩn trương nghiên cứu, đổi mới chế độ đăng ký tài sản tại Việt Nam là cần thiết, trước hết là xây dựng, ban hành Luật đăng ký tài sản, qua đó tạo bước đột phá trong đổi mới thể chế kinh tế thị trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu của công cuộc phòng, chống tham nhũng ở nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản.
Liên quan đến vấn đề này, bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản cho thấy, chế độ đăng ký tài sản được coi là nền tảng căn bản của xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia này.
Cụ thể, văn bản pháp lý then chốt của chế độ đăng ký bất động sản ở Nhật Bản là Luật đăng ký bất động tài sản. Đây được coi là một đạo luật quan trọng nhất cho phát triển kinh tế của Nhật Bản, được ban hành từ năm 1887, đến nay đã hơn 130 năm. Đạo Luật này đã qua 12 lần sửa đổi, bổ sung, lần gần đây nhất vào năm 2004. Qua các lần sửa đổi, bổ sung, tinh thần cơ bản của Luật vẫn được giữ nguyên, đó là bảo đảm tính công khai, minh bạch, an toàn, tin cậy của đăng ký bất động sản.
Đây chính là nền tảng cơ bản cho các giao dịch dân sự, kinh tế được thực hiện an toàn, thuận lợi, qua đó các quyền tài sản được vận hành, dịch chuyển thông suốt theo các quy luật của thị trường, bảo toàn quyền lợi đối với người có tài sản đưa vào giao dịch.
Đăng ký bất động sản là việc cơ quan nhà nước ghi vào Sổ đăng ký (bản giấy và điện tử) và thực hiện công khai về tình trạng vật lý (tình trạng tự nhiên của bất động sản) và các quan hệ về quyền lợi đối với bất động sản (quyền sở hữu, quyền thế chấp, quyền bề mặt, quyền canh tác lâu dài, quyền lấy trước, quyền cầm cố, quyền bảo đảm tạm đăng ký, bảo đảm chuyển nhượng...).
Tư tưởng chủ đạo của chế độ đăng ký tài sản là bảo đảm sự công khai, minh bạch, tính ổn định, tin cậy của các quan hệ giao dịch tài sản, giao dịch kinh tế trong xã hội; cho phép dự đoán trước được các quan hệ về quyền lợi liên quan đến giao dịch đó. Qua đó, những người có liên quan có thể an tâm hoạt động kinh tế do quyền lợi được bảo hộ. Và điều đó, thúc đẩy phát triển kinh tế mạnh mẽ và bền vững.
Những kinh nghiệm của đất nước Mặt trời mọc về vấn đề đăng ký tài sản có giá trị tham khảo để Việt Nam xây dựng, ban hành Luật đăng ký tài sản nhằm đổi mới chế độ đăng ký tài sản, tạo bước đột phá trong đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại, hội nhập quốc tế./.
Nguyễn Phước Thọ.
|
4Kinh tế
| Bà Võ Thị Như Hoa trao giải tại Hội thi Cộng tác viên trợ giúp pháp lý giỏi TP Đà Nẵng năm 2017.
Bà Hoa cho biết, năm 2017, hòa cùng không khí của Năm APEC Việt Nam, Sở Tư pháp Đà Nẵng đã chú tâm chỉ đạo toàn Ngành triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ mới, qua đó ngày càng phát huy được hiệu quả, vị trí, vai trò của công tác tư pháp trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của thành phố.
Nhìn lại một năm, công tác tư pháp trên địa bàn thực sự có nhiều chuyển biến nổi bật. Trong đó, tập trung triển khai hoàn thành xuất sắc 3 nhiệm vụ trọng tâm UBND thành phố giao Sở gồm: Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức pháp chế sở, ngành, quận, huyện, xã, phường trực tiếp tham mưu công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn TP Đà Nẵng; tham mưu, đề xuất các biện pháp để phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng và bán đấu giá tài sản trên địa bàn TP Đà Nẵng; nâng cao năng lực trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng cho đội ngũ luật sư, cộng tác viên, trợ giúp viên pháp lý về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Trên mỗi lĩnh vực công tác trọng tâm đều gặt hái được những kết quả khả quan như tập trung vào công tác kiện toàn về tổ chức, hoạt động pháp chế và công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ pháp chế và cán bộ trực tiếp làm công tác tham mưu xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa. Trong năm 2017 số lượng hội nghị, lớp tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn bản, tăng gấp 7 lần so với năm 2016. Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực công chứng, bán đấu giá tài sản được Sở quan tâm chú trọng; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện chấn chỉnh kịp thời những sai phạm.
Đặc biệt, Sở triển khai Đề án xây dựng và khai thác phần mềm Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công chứng và thông tin ngăn chặn. Trong đó, hệ thống kết nối liên thông với các cơ quan Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Cục Thuế nhằm ngăn chặn tình trạng trốn thuế, sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để lừa đảo. Tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất đối với các tổ chức hành nghề công chứng và bán đấu giá tài sản để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Từ đó, giúp đưa hoạt động công chứng, bán đấu giá theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với nhiệm vụ trợ giúp pháp lý năm 2017 có rất nhiều khởi sắc. Công tác tiếp nhận thông tin và phân công trợ giúp viên, luật sư tham gia bảo vệ, trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được trợ giúp trong các vụ án hình sự được thực hiện kịp thời, có chất lượng. Đối với công tác hành chính tư pháp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, ngoài việc tiếp tục thực hiện Đề án triển khai thí điểm thực hiện trao giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế, hộ khẩu tại gia đình trẻ em, năm 2017, Sở Tư pháp Đà Nẵng đã tham mưu Chủ tịch UBND TP phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án triển khai thí điểm việc chính quyền thăm, viếng, chia buồn và thực hiện đăng ký khai tử tại gia đình công dân.
Giám đốc Sở Tư pháp nhận định, việc triển khai các Đề án trên là những bước tiến lớn trong cải cách hành chính của chính quyền TP và điểm sáng trong quá trình xây dựng chính quyền nhân văn, chính quyền của dân, do dân, vì dân và gần dân.
Trong năm 2017, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND TP, Sở còn tham mưu giải quyết các công tác khác phát sinh ngoài nhiệm vụ chuyên môn như: Rà soát xử lý các dự án đất đai liên quan đến yếu tố đầu tư nước ngoài; rà soát nghĩa vụ tài chính của dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước; rà soát việc triển khai thực hiện Hợp đồng BT; rà soát dự án đầu tư quy hoạch bán đảo Sơn Trà; tham mưu xử lý thu hồi nợ tại khu công nghiệp và khu chế xuất.
Do nhu cầu thực tế, năm 2017 cũng vướng một số khó khăn như số lượng hồ sơ cấp Phiếu LLTP tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước (tăng 196,16%), tỷ lệ hồ sơ giải quyết sớm hạn cho công dân, số đầu việc Sở Tư pháp phải thực hiện nhiệm vụ mới của công tác LLTP cũng tăng trong khi số lượng con người, biên chế của Sở ít hơn so với năm trước. Tuy vậy, Tư pháp Đà Nẵng vẫn hoàn thành hết các mục tiêu. Năm 2017, tổng kết 4 năm Luật Xử lý vi phạm hành chính, Sở Tư pháp Đà Nẵng vinh dự được UBND thành phố và Bộ Tư pháp tặng Bằng khen.
Khép lại một năm với những nỗ lực phấn đấu không ngừng, năm 2017 Tư pháp Đà Nẵng tiếp tục được Bộ Tư pháp xếp hạng A (xuất sắc). Đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp Đà Nẵng được xếp loại này và vinh dự được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Cờ thi đua ngành Tư pháp năm 2017.
Nguyễn Hường - Vân Anh.
|
4Kinh tế
| Liên quan đến vụ xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2, trong Bản luận tội của đại diện Viện Kiểm sát có kiến nghị thu hồi 6.126 tỷ đồng từ các ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank để khắc phục hậu quả, trong đó, cáo trạng xác định khoản tiền từ BIDV là 2.550 tỷ đồng.
Phía Ngân hàng BIDV đã phát đi thông tin cho biết, BIDV tôn trọng ý kiến của Viện Kiểm sát nhưng cho rằng kiến nghị đó là không thuyết phục, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động BIDV nói riêng và hệ thống ngân hàng, nền kinh tế của đất nước nói chung.
Việc cho vay, thu nợ của BIDV tuân thủ quy định.
Theo BIDV, việc cho vay, thu nợ của BIDV là tuân thủ quy định của pháp luật, điều đó thể hiện rất rõ ở các điểm:
Một là, BIDV thực hiện tuân thủ quy trình, quy định cho vay theo quy định của pháp luật: Việc cho vay của BIDV đối với 12 Công ty hoàn toàn tuân thủ các điều kiện cho vay theo quy định tại Điều 7 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001: từ thẩm định khách hàng, đánh giá mục đích vay vốn, khả năng tài chính, phương án kinh doanh, cũng như biện pháp bảo đảm tiền vay.
Quy trình cấp tín dụng được thực hiện theo đúng quy trình hiện hành của ngân hàng: Trụ sở chính phê duyệt chủ trương và giao các Chi nhánh thực hiện tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định khách hàng, phương án kinh doanh, xem xét quyết định cấp tín dụng, đảm bảo thu đủ nợ gốc và lãi.
Quá trình thực hiện, các Chi nhánh đều thực hiện đúng các bước theo quy định của pháp luật khi kiểm tra sử dụng vốn vay và thấy khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, ngân hàng đã áp dụng các biện pháp theo đúng quy định pháp luật để thu hồi nợ vay.
Hai là, việc nhận tiền gửi và nhận cầm cố hợp đồng tiền gửi của VNCB tuân thủ theo quy định của pháp luật: Việc gửi tiền trên liên ngân hàng của VNCB tại BIDV là hoạt động bình thường, được VNCB thực hiện nhiều lần với số tiền gửi lớn trước và sau khi VNCB giới thiệu 12 Công ty. Việc nhận tiền gửi của VNCB được thực hiện phù hợp với quy định tại Thông tư số 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 và Thông tư số 01/2003/TT ngày 07/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước.
Và theo yêu cầu của VNCB, ngày 05/05/2014 BIDV đã thực hiện tất toán và chuyển trả toàn bộ gốc, lãi của tiền gửi liên ngân hàng của VNCB theo quy định và VNCB cũng đã thực hiện hạch toán nhận lại khoản tiền gửi này theo đúng chế độ tài chính và chuẩn mực kế toán.
Tổ Giám định Ngân hàng Nhà nước xác định VNCB gửi tiền và BIDV nhận tiền là phù hợp với quy định của pháp luật.
Ba là, BIDV thực hiện thu hồi nợ đúng quy định của pháp luật và thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng: BIDV không tự động trích từ khoản tiền gửi của VNCB để thu nợ (khoản tiền gửi này đã được BIDV tất toán và chuyển trả đầy đủ cho VNCB trước đó).
BIDV không tự động trích tiền thu nợ của các Công ty mà do các Công ty tự chuyển trả: Sau khi kiểm tra sử dụng vốn vay sau giải ngân, do các Công ty này không thực hiện đúng cam kết nên các Chi nhánh BIDV đã yêu cầu các Công ty trả nợ trước hạn. Tính đến ngày 05/5/2014, các Công ty này đã lập ủy nhiệm chi chuyển tiền từ tài khoản của các Công ty trả hết nợ gốc và lãi cho các Chi nhánh BIDV. Các Chi nhánh BIDV đã thu hết nợ gốc, lãi vay và tất toán, ký biên bản thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm.
6 hệ lụy khôn lường khi thu hồi khoản tiền 2.550 tỷ đồng.
Theo BIDV, nếu thực hiện theo kiến nghị của Viện Kiểm sát thu hồi khoản tiền 2.550 tỷ của BIDV thì sẽ xảy ra những hệ lụy sau:
Việc đặt vấn đề xem xét tính hợp pháp của nguồn trả nợ từ tài khoản của chính khách hàng vay sẽ làm thay đổi bản chất của quan hệ tín dụng, khi đó bất cứ việc thu hồi nợ nào của TCTD từ tài khoản của khách hàng cũng đòi hỏi phải chứng minh nguồn tiền trả nợ là hợp pháp. Khi đó, ai là người có trách nhiệm xác định nguồn tiền hợp pháp hay là phải kiến nghị NHNN là cơ quan quản lý nghiệp vụ hoạt động ngân hàng xác minh vấn đề này.
Vì vậy, cần phải có phân tích và có quan điểm xuyên suốt, thấu triệt về vấn đề này, tạo hành lang pháp lý để các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay và thu nợ, kích thích tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy kinh tế phát triển. Việc không truy hồi các nguồn tiền đã thu nợ hợp pháp là phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo sự an tâm cho các tổ chức tín dụng (kể cả các tổ chức tín dụng nước ngoài).
Thiệt hại xảy ra cho VNCB là thiệt hại tại Ngân hàng TMCP Xây dựng trước khi NHNN mua bắt buộc, thiệt hại này do các chủ sở hữu trước đây (ông Phạm Công Danh) gánh chịu. Và thực tế thiệt hại này do chính sai phạm của VNCB gây lên. Và hậu quả là các Bị cáo đã phải chuyển quyền sở hữu ngân hàng (tư cách cổ đông) cho Nhà nước. Nếu thu hồi lại các khoản tiền này, liệu có tính đến quyền lợi của các Bị cáo là cổ đông tại thời điểm xảy ra tổn thất không. Và khoản tiền này có được tính bù đắp cho trách nhiệm của các Bị cáo trong vụ án không?
Như tất cả các TCTD, các Ngân hàng khác được NHNN cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng theo Luật các TCTD, BIDV đã tuân thủ các quy định của pháp luật khi thu nợ của12 Công ty do VNCB giới thiệu trên cơ sở hoàn toàn trung thực và ngay tình.
Do đó, nếu chấp nhận quan điểm của Đại diện VKS về việc thu hồi các khoản tiền đã thu nợ hợp pháp, hợp lệ, theo đúng thông lệ quốc tế và thông lệ thị trường nhất là khi khoản nợ đó đã được tất toán từ nhiều năm trước sẽ gây xáo trộn thị trường tài chính tín dụng, đặc biệt sẽ cản trở hoạt động thu hồi nợ của các TCTD, gây thiệt hại cho các TCTD khi mà các cán bộ ngân hàng có tâm lý e ngại vì sợ thu nợ sai, hoặc sẽ không thu nợ vì không biết được nguồn gốc sâu xa của khoản tiền đó trong khi rõ ràng, pháp luật không quy định và thực tế không thể và không buộc phải biết nguồn gốc của số tiền thu nợ đó.
Về phía BIDV, theo quy định pháp luật và thông lệ, các khoản tiền thu nợ đã được tổng hòa chung vào nguồn vốn hoạt động chung của ngân hàng và BIDV đã thực hiện phân bổ theo các cấu phần thu nhập, chi phí theo quy chế tài chính, trong đó bao gồm nhiều khoản chi trong năm 2014, 2015 như: Trả tiền gửi, trả lãi tiền gửi huy động từ dân cư, chi trả lãi vay, chi nộp thuế và các khoản thực hiện nghĩa vụ ngân sách khác; chi trả cổ tức cho cổ đông (trong đó có cổ đông lớn nhất là nhà nước);...
Tất cả các khoản tiền thu nợ và việc phân bổ chi phí nêu trên đã được thực hiện hạch toán kế toán theo đúng quy định của pháp luật kế toán và ghi nhận tại các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm (do các Công ty kiểm toán quốc tế có uy tín thực hiện) đảm bảo tính khách quan và công khai minh bạch quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu đặt ra vấn đề này thì giải quyết hệ quả của các giao dịch, hạch toán nêu trên như thế nào?
Các khoản vay đã được BIDV tất toán từ tháng 05/2014. Tại thời điểm trước khi tất toán, các khoản vay này đều được bảo đảm bằng các bất động sản có giá trị lớn của khách hàng vay và của bên thứ ba (các giao dịch bảo đảm tiền vay đã được thực hiện các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất cho BIDV), tổng giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị khoản vay. Do khách hàng vay đã trả được nợ, nên BIDV đã thực hiện giải chấp các tài sản bảo đảm này theo đúng quy định.
Vậy nếu đặt ra vấn đề thu hồi số tiền BIDV đã thu nợ trong vụ án này, liệu có khôi phục lại được và khôi phục như thế nào các quyền, quyền lợi dân sự của BIDV đối với khách hàng vay (quyền đòi nợ) và quyền của bên nhận thế chấp đối với các tài sản bảo đảm (khi các tài sản thế chấp này hiện có còn thuộc sở hữu của bên thế chấp hay không? Đã qua bao nhiêu giao dịch dân sự?). Việc này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của BIDV mà còn kéo theo rất nhiều những hệ lụy của các giao dịch liên quan đến các khách hàng vay và tài sản bảo đảm sau khi được giải chấp.
BIDV là Ngân hàng TMCP do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (trên 95% vốn điều lệ). Việc yêu cầu BIDV (Ngân hàng do Nhà nước sở hữu chi phối) phải chịu trách nhiệm với thiệt hại do các bị cáo gây ra cho VNCB theo đề nghị của VKS sẽ xâm phạm đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích nhà nước, gây thiệt hại lớn cho nhà nước.
Nhã Phương.
|
4Kinh tế
| Bộ trưởng Lê Thành Long trao tặng Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua cho Sở Tư pháp Đà Nẵng.
Người gác cổng về các vấn đề pháp lý.
Tham dự và chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thành Long đánh giá, năm 2017, TP. Đà Nẵng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo chính quyền, kinh tế xã hội của Đà Nẵng tiếp tục có những bước phát triển tích cực, an ninh quốc phòng giữ vững. Đặc biệt đã tổ chức thành công Tuần lễ cấp cao APEC 2017 và các sự kiện bên lề. Với những kết quả như vậy, Bộ trưởng chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Đà Nẵng, đồng thời chia sẻ những khó khăn mà thành phố đã trải qua.
Về công tác của Bộ, ngành Tư pháp, Bộ trưởng cho biết, theo chức năng nhiệm vụ của Bộ, Bộ Tư pháp có 35 nhóm nhiệm vụ từ lĩnh vực vĩ mô như xây dựng, thẩm định chính sách đến các lĩnh vực cụ thể liên quan đến hoạt động thường ngày của người dân, doanh nghiệp như hộ tịch, lý lịch tư pháp, chứng thực, THADS, giao dịch bảo đảm, TGPL, công chứng Năm 2017, Bộ, ngành Tư pháp đã hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, trong đó ghi nhận những đóng góp tích cực và quan trọng của Tư pháp TP. Đà Nẵng.
Bộ trưởng nhấn mạnh, Sở Tư pháp Đà Nẵng có tinh thần đoàn kết cao và vươn lên, bằng chứng là năm thứ 5 liên tiếp xếp hạng A của Ngành. Đối với năm 2017, các cơ quan Tư pháp trên địa bàn có nhiều cố gắng, khẩn trương triển khai có trọng tâm, trọng điểm, bám sát Chương trình, Kế hoạch công tác của Bộ và thành phố.
Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu tại Hội nghị.
Cụ thể, công tác xây dựng văn bản, kiểm soát thủ tục hành chính.. đã đi vào nề nếp, ngày càng có chất lượng cao hơn. Ngành Tư pháp Đà Nẵng đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ là người gác cổng về các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị của thành phố; 100% các văn bản quy phạm pháp luật do UBND TP ban hành đều được Sở Tư pháp tự kiểm tra và chưa phát hiện có sai phạm gì, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đối với các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp như: công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp, nuôi con nuôi.. tiếp tục được triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ trên địa bàn. Đặc biệt, Sở Tư pháp đã tích cực tham mưu cho lãnh đạo TP. Đà Nẵng áp dụng nhiều sáng kiến, đổi mới hiệu quả trong công tác hộ tịch, được nhân dân đánh giá cao như việc tham mưu UBND ban hành, thực hiện Đề án triển khai thí điểm thực hiện trao Giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế, hộ khẩu tại gia đình trẻ em trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Đề án triển khai thí điểm việc chính quyền thăm, viếng, chia buồn và thực hiện đăng ký khai tử tại gia đình công dân; việc cấp phiếu lý lịch tư pháp đã đúng hạn đến 99% (mặc dù số lượng phiếu cấp ngày càng tăng)...
Tư pháp tích cực tham mưu thực hiện tốt Nghị quyết 01 của Chính phủ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng cũng chỉ ra công tác tư pháp của Đà Nẵng trên một số lĩnh vực chưa cao, chưa có nhiều đột phá, vẫn còn dàn trải. Vì thế, Bộ trưởng nghị các cần trao đổi, làm rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để khắc phục trong năm tới, trong đó lưu ý 3 vấn đề.
Về cơ cấu, phân bổ công chức của Sở chưa hợp lý, số lượng công chức của các phòng chuyên môn của Sở còn ít, trung bình có 3,4 người/phòng chuyên môn nghiệp vụ (thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước 4,3 người/phòng). Tỷ lệ công chức có trình độ chuyên môn không phải đại học luật và dưới đại học tại Sở Tư pháp còn khá cao (lần lượt 14,4% và 18,3%). Đặc biệt, Đà Nẵng mới chỉ có 2 Sở thành lập được Phòng pháp chế, 13 Sở bố trí cán bộ pháp chế chuyên trách còn lại, kiêm nhiệm làm công tác pháp chế tại các Sở, ban, ngành dẫn đến việc triển khai công tác pháp chế tại các Sở, ban, ngành chưa được kịp thời.
Nhiệm vụ năm 2018, Bộ trưởng nhất trí với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Sở đã đề ra và cho rằng, Tư pháp Đà Nẵng cần sẵn sàng nội lực, chuẩn bị tâm thế cho năm 2018 thật suất sắc.
Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp hình lưu niệm.
Để làm được điều này, Bộ trưởng yêu cầu, Sở Tư pháp cần chủ động, tích cực trong việc tham mưu cho thành phố xây dựng Kế hoạch/Nghị quyết để thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, với rất nhiều nội dung cụ thể liên quan đến ngành Tư pháp.
Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác góp ý, thẩm định, kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng vào nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân để có nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật phù hợp, hiệu quả và thiết thực. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý điều hành, trong đó tập trung vào việc triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, lý lịch tư pháp, công chứng, phần mềm về đăng ký khai sinh...
Đối với lãnh đạo thành phố, Bộ trưởng chia sẻ, hiện tại cả nước có 17/63 các tỉnh có Giám đốc sở Tư pháp là Tỉnh ủy viên, nhưng Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng chưa được là Thành ủy viên, vì vậy Bộ trưởng đề nghị Đà Nẵng tiếp tục quan tâm và Sở có hướng đào tạo, quy hoạch giới thiệu.
Ngoài ra, Bộ trưởng còn đề nghị các Sở, ngành tích cực, chủ động phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của thành phố, cũng như các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp, để góp phần giúp Sở Tư pháp hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Tại Hội nghị, Sở Tư pháp cũng đã Công bố các quyết định thi đua khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch UBND TP và Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng năm 2017 cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc trong năm qua.
Năm 2018, Cục THADS Đà Nẵng phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
Trước đó, sáng 26/1, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã đến thăm và làm việc với Cục Thi hành án Dân sự TP. Đà Nẵng (THADS).
Bộ trưởng ghi nhận, đánh giá cao công tác THADS TP. Đà Nẵng.
Báo cáo Đoàn công tác, Cục trưởng Cục THADS TP. Đà Nẵng Trần Phước Thu, thời gian qua tập thể lãnh đạo Cục và cán bộ công chức luôn phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chính vì vậy Cục THADS 2 năm liền 2016, 2017 là 1 trong 10 đơn vị dẫn đầu toàn quốc, năm 2016, 2017 được xếp loại A và vinh dự được nhận Cờ thi đua ngành Tư pháp.
Cụ thể, kết quả thi hành án dân sự về việc và về tiền quý I năm 2018 (từ ngày 1/10/2017 đến ngày 31/12/2018). Về việc, trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 1.472 việc, đạt tỷ lệ 34% (Chỉ tiêu được giao năm 2018 72%). Về tiền, trong số có điều kiện, đã giải quyết xong 150.306.064.000đồng, đạt tỷ lệ 16% (chỉ tiêu Quốc hội giao năm 2018 là 32%).
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã đến thăm và làm việc với Cục Thi hành án Dân sự TP. Đà Nẵng.
Về Công tác thi hành án hành chính, Cục THADS tiếp tục triển khai thực hiện Luật Tố tụng hành chính và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định thời gian, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Quý I năm 2018 thụ lý 6 việc với số tiền 1,9 triệu đồng thi hành theo thủ tục THADS, đến nay đang giải quyết. Tiếp tục theo dõi thi hành án hành chính theo Luật tố tụng hành chính 3 việc từ năm 2017 chuyển sang. Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, trong quý I năm 2018 có 8 đơn khiếu nại và 1 đơn tố cáo, trong đó 3 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của Cục, 5 đơn khiếu nại, 1 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền các Chi cục thi hành án dân sự quận, huyện. Đến nay đã giải quyết xong 9/9 đơn đạt tỷ lệ 100%.
Ghi nhận đánh giá cao Công tác THADS TP. Đà Nẵng, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng, cần nhìn thẳng vào các lợi thế mà Đà Nẵng đang có được như: nguồn lực đảm bảo, không yêu cầu cắt giảm biên chế gắt gao để nổ lực phấn đấu. Bộ trưởng lưu ý Cục THADS 4 vấn đề: cần giữ đà tăng trưởng tốt trong công tác THADS năm cũ; kiện toàn tiêu chuẩn cán bộ về chuyên môn, chính trị phải đảm bảo; cần làm minh bạch hóa tài chính THA, tránh những trường hợp nhập nhằng, không rõ; bảo mật thông tin nghiệp vụ của Ngành.
Bộ trưởng Lê Thành Long và đoàn công tác đã đến thăm, chúc tết cán bộ nhân viên Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản tại Đà Nẵng.
Cũng trong sáng cùng ngày, Bộ trưởng Lê Thành Long và đoàn công tác đã đến thăm, chúc tết cán bộ nhân viên Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản tại Đà Nẵng.
Vũ Vân Anh.
|
4Kinh tế
| Doanh nghiệp mong sớm có cơ chế đấu thầu bảo trì vài năm một lần và theo hình thức khoán gọn.
Năm 2018 là năm thứ 3 Cục Đường thủy nội địa VN tổ chức thí điểm đấu thầu dịch vụ bảo trì thường xuyên đường thủy, nhưng do chưa giải quyết được vướng mắc từ hai năm trước nên vẫn đan xen hình thức đặt hàng và đấu thầu. Nhiều ý kiến cho rằng, cần đấu thầu trọn gói mới khắc phục được những bất cập hiện nay.
Doanh nghiệp mệt mỏi, tốn kém chi phí.
Từ năm 2016, sau khi tất cả 15 đơn vị quản lý đường thủy (trước đây trực thuộc Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam hoàn thành việc chuyển sang doanh nghiệp cổ phần, dịch vụ bảo trì thường xuyên đường thủy quốc gia bắt đầu được tổ chức đấu thầu thí điểm. Theo Quyết định số 47 ngày 5/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng đấu thầu hạn chế một số tuyến chính và đấu thầu theo quy định chung các tuyến khác trong thời gian 3 năm, từ năm 2016 - 2018.
Dù sân chơi chủ yếu vẫn là 15 đơn vị bảo trì truyền thống nói trên, nhưng yêu cầu để được tham gia đấu thầu được đặt ra cao hơn so với trước đó, như phải chứng minh năng lực cơ sở vật chất, tài chính, có bảo lãnh ngân hàng, có các trang thiết bị hiện đại nhưng trong những năm đầu tiên thí điểm vẫn còn nhiều khó khăn. Thời gian thầu chỉ vỏn vẹn 8 tháng cuối của năm 2016, còn 4 tháng đầu năm thực hiện theo phương thức đặt hàng. Sang năm 2017, cũng không thể triển khai trọn vẹn phương thức đấu thầu cả năm, mà vẫn phải kết hợp vừa đấu thầu vừa đặt hàng.
"Hầu hết doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn điều lệ chỉ 6-15 tỷ đồng, sau vài năm cổ phần hóa vẫn chưa mở rộng được sang lĩnh vực khác nên doanh thu hàng năm từ bảo trì đường thủy của các doanh nghiệp hiện chiếm 80 - 90% tổng doanh thu. Vì vậy, thời gian đấu thầu dài cũng giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư phương tiện, thiết bị phục vụ bảo trì, cũng như có giải pháp quản lý bảo trì phù hợp nhất để nâng năng suất lao động.
Ông Dương Hải Thanh.
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quản lý bảo trì ĐTNĐ số 4.
Theo đại diện Cục ĐTNĐ Việt Nam, nguyên nhân do dự toán nguồn vốn cho công tác quản lý bảo trì đường thủy đến cuối tháng 11 hoặc tháng 12 của năm trước mới được giao, nên không đủ thời gian để thực hiện các thủ tục (kế hoạch đấu thầu, số lượng thầu, giá, phương thức, thời gian hợp đồng).
Về phía doanh nghiệp, lãnh đạo các công ty bảo trì đều cho biết, điều này khiến doanh nghiệp mệt mỏi, tốn kém thêm chi phí bởi trong 1 năm phải vừa làm các thủ tục hồ sơ để nhận đặt hàng bảo trì, vừa căng thẳng để làm hồ sơ nghiệm thu, thanh toán. Việc thanh toán kinh phí cho doanh nghiệp rất chậm, đến tháng 12/2017, chúng tôi mới nhận được hết kinh phí bảo trì. Thanh toán chậm khiến công ty phải nợ lương người lao động trong thời gian dài, lãnh đạo một doanh nghiệp bảo trì cho biết.
Những vướng mắc trên đã được nhận diện ngay năm đầu tiên thí điểm đấu thầu bảo trì đường thủy, song bước sang năm thứ 3 vẫn không thể giải quyết. Cụ thể, theo Cục ĐTNĐ Việt Nam, 2 tháng đầu năm 2018 dịch vụ bảo trì đường thủy thường xuyên vẫn được áp dụng theo phương thức đặt hàng và đấu thầu trong 10 tháng còn lại của năm 2018. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục xoay xở với cả hai lần, hai loại thủ tục cho cùng một công việc, cả với phương thức đặt hàng và đấu thầu bảo trì trong thời gian ngắn.
Năm 2019, thay đổi hoàn toàn cách đấu thầu?
Mới đây, Bộ GTVT ban hành Thông tư 52 (quy định về đấu thầu, đặt hàng phương thức bảo trì đường thủy nội địa quốc gia thuộc nguồn vốn ngân sách, có hiệu lực từ 1/3/2018) bãi bỏ Thông tư 26 ngày 8/7/2014. Trong đó nêu, đến hết năm 2018 vẫn tiếp tục thực hiện thí điểm đấu thầu và đặt hàng bảo trì các tuyến đường thủy quốc gia theo Quyết định số 47 của Thủ tướng.
Theo ông Vũ Mạnh Hùng, Q. Trưởng phòng Kế hoạch - Đầu tư của Cục ĐTNĐ Việt Nam, điểm mới chủ yếu của Thông tư 52 là xác định rõ các hạng mục công việc được áp dụng phương thức đặt hàng (như khắc phục khẩn cấp kết cấu hạ tầng) và trong trường hợp chưa được giao vốn để đấu thầu. Quy định trên nhằm tạo hành lang pháp lý trong trường hợp vốn ngân sách dành cho bảo trì được giao chậm, khiến Cục ĐTNĐ Việt Nam vừa phải áp dụng phương thức đặt hàng lẫn đấu thầu như 3 năm đầu tiên thí điểm đấu thầu.
Theo lãnh đạo doanh nghiệp bảo trì đường thủy, để không phải áp dụng song song cả phương thức đấu thầu và đặt hàng bảo trì trong 1 năm, đường thủy cần sớm có cơ chế đấu thầu trong thời gian vài năm/lần như lĩnh vực đường bộ. Điều này giúp cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý đều thuận lợi, giảm được chi phí, công sức làm thủ tục, hồ sơ mà vẫn đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, thậm chí giảm được xin - cho trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng mong được đấu thầu trọn gói toàn bộ các công việc thuộc hạng mục bảo trì trên tuyến đường thủy và đầu ra của sản phẩm là đảm bảo tuyến luồng thông thoáng, phao tiêu, báo hiệu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Chúng tôi mong Bộ GTVT, Cục Đường thủy nội địa VN ban hành chính sách đấu thầu mục tiêu, có thời hạn 5 năm/lần đối với dịch vụ duy tu bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy. Cơ chế này giúp tạo điều kiện cho các công ty chủ động trong công việc, có thời gian đầu tư nâng cao năng lực thiết bị phục vụ bảo trì đường thủy, ông Dương Hải Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quản lý bảo trì ĐTNĐ số 4 kiến nghị.
Theo ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam, năm 2018, đơn vị này tiếp tục hoàn thiện quy định về bảo trì theo hướng áp dụng khoa học, công nghệ, vật liệu mới để nâng cao năng suất và hạ giá thành bảo trì đường thủy; Đồng thời, kiến nghị Bộ GTVT, Chính phủ về cơ chế thí điểm đấu thầu bảo trì đường thủy thường xuyên theo hình thức khoán gọn, với thời gian thực hiện 3 năm/lần.
Huy Lộc.
|
4Kinh tế
| Ngân hàng Nhà nước với tư cách và vị thế của một cơ quan quản lý nhà nước cần dùng các chỉ tiêu cụ thể, tốt nhất là mang tính định lượng để định hướng dòng chảy tín dụng trong nền kinh tế theo chủ đích và buộc các ngân hàng tuân thủ nghiêm túc nếu không muốn bị phạt. Ảnh: THÀNH HOA.
Đây không phải là lần đầu tiên NHNN có văn bản nhắc nhở các ngân hàng. Trước đây, NHNN đã từng phát đi văn bản yêu cầu các ngân hàng hạn chế cho vay vào các lĩnh vực mà theo họ là rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán, và thậm chí các dự án B0T và BT.
Đứng từ góc độ của cơ quan chức năng, sự nhắc nhở của NHNN là điều cần thiết để sớm cảnh tỉnh các ngân hàng đang say sưa rót vốn vào những lĩnh vực có rủi ro cao nhưng cũng là màu mỡ nhất giúp các ngân hàng báo lãi những con số ấn tượng, liên tục đẩy giá cổ phiếu ngành lên những nấc thang mới.
Nhưng đứng từ góc độ các ngân hàng, không phải là không có lý khi nhiều nhà quản lý tin rằng họ đang đi đúng hướng, tuy đã và đang đẩy mạnh cho vay nhưng không xem nhẹ chất lượng tín dụng và luôn tăng cường kiểm soát rủi ro. Bằng chứng rõ ràng là tuy tăng trưởng tín dụng được duy trì ở mức cao nhưng tỷ lệ nợ xấu nội bảng luôn được kìm giữ dưới mức 3% như đã được xác nhận bởi NHNN.
Trong bối cảnh mọi chuyện xem ra đang diễn tiến tốt đẹp, cần phải nhìn nhận hành động cảnh tỉnh của NHNN như thế nào cho hợp lý?
Ngoài quan niệm một cách mặc định rằng bất động sản và chứng khoán là những lĩnh vực có nhiều rủi ro hơn là những lĩnh vực khác của nền kinh tế, có lẽ NHNN đang nhìn thấy những triệu chứng của những cơn sốt bong bóng trên thị trường bất động sản và chứng khoán gần đây. Không cần phải nói thì cũng sẽ thấy rõ tác hại ghê gớm của những đợt xì hơi bong bóng bất động sản và chứng khoán để lại cho hệ thống ngân hàng ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Và cũng có thể NHNN đang lo ngại các ngành và lĩnh vực ưu tiên vay vốn đang trở nên khô khát khi nguồn tín dụng đáng lẽ dành cho họ lại chảy mạnh vào các lĩnh vực rủi ro hơn nhưng có lợi nhuận lớn hơn như bất động sản và chứng khoán.
Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thấp hơn sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng nóng của nền kinh tế, nhất là trong các ngành có rủi ro cao, như chứng khoán, bất động sản.
điệp của mình đến thị trường. Nếu chỉ dùng hình thức gửi văn bản, đề ra những yêu cầu định tính khá chung chung như hạn chế tập trung cho vay vào lĩnh vực bất động sản, phải thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ..., phải kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt hồ sơ..., phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn..., và phải chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho... thì e rằng sẽ nhận được hàng loạt lời đáp giống nhau từ các ngân hàng rằng họ đang thực hiện rất tốt những yêu cầu này. Đơn giản là bởi một khi các yêu cầu đưa ra là định tính thì rất khó bắt bẻ các câu trả lời mang tính định tính về việc thực hiện là đã thỏa đáng hay chưa.
Do đó, thay vì nhắc nhở một cách chung chung và khó có thể trừng phạt các ngân hàng nếu họ không theo đúng ý đồ của mình, NHNN với tư cách và vị thế của một cơ quan quản lý nhà nước cần dùng các chỉ tiêu cụ thể, tốt nhất là mang tính định lượng để định hướng dòng chảy tín dụng trong nền kinh tế theo chủ đích và buộc các ngân hàng tuân thủ nghiêm túc nếu không muốn bị phạt.
Việc NHNN có thể cân nhắc thực hiện trước tiên là siết chặt hơn tăng trưởng tín dụng cho toàn nền kinh tế. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thấp hơn sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng nóng của nền kinh tế, nhất là trong các ngành có rủi ro cao, vốn là một bài học kinh nghiệm sâu sắc rút ra từ thực tiễn chục năm qua.
Cũng có thể thấy rằng, việc quản lý tăng trưởng tín dụng mặc dù theo luật là nhiệm vụ của NHNN nhưng đôi khi NHNN không được toàn quyền quyết định điều này vì còn phải chịu sức ép từ Chính phủ, vốn rất coi trọng tăng trưởng tín dụng như một động lực cho tăng trưởng kinh tế. Còn thêm khả năng nữa là tuy tín dụng chung bị thắt chặt nhưng các ngân hàng thương mại vẫn cứ say sưa tập trung tín dụng vào bất động sản mà quên các ngành, các lĩnh vực ưu tiên.
Đối với những trường hợp trên, NHNN có thể hành động theo hướng thắt chặt các tiêu chuẩn chung về chất lượng hoạt động của ngân hàng như tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, trần sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn... buộc các ngân hàng thương mại phải cẩn trọng hơn trong quyết định đổ bao nhiêu vốn vào bất động sản là đủ mà không làm tăng quá mức các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng đến mức vi phạm các tiêu chuẩn hoạt động an toàn mà NHNN đặt ra để rồi bị phạt nặng.
Ngoài ra, nếu muốn hạn chế vốn tín dụng vào những lĩnh vực nên trên, NHNN có thể xem xét thêm các hạn chế định lượng như giới hạn tỷ trọng tín dụng của (mỗi) ngân hàng thương mại (NHTM) cấp cho các lĩnh vực này không quá X% tổng tài sản hoặc tổng dư nợ của họ (và tỷ lệ X này có thể khác nhau với mỗi ngân hàng). Hoặc ngược lại, NHNN có thể yêu cầu mỗi ngân hàng phải dành tối thiểu Y% vốn huy động để cho vay các lĩnh vực ưu tiên.
Cũng cần lưu ý thêm rằng NHNN đã giao chỉ tiêu hạn mức tín dụng cho từng ngân hàng trong từng năm xét trên tình hình hoạt động và chất lượng tín dụng của họ. Nếu kết hợp với quy định giới hạn định lượng tín dụng của mỗi NHTM được cấp cho các lĩnh vực nhiều rủi ro cũng như hạn mức tín dụng tối thiểu phải cấp cho các lĩnh vực ưu tiên như đề xuất ở trên thì NHNN sẽ hạn chế được việc các NHTM cho vay quá mức vào các lĩnh vực rủi ro cao, đồng thời vẫn bảo đảm nguồn vốn tín dụng rót đủ cho các lĩnh vực ưu tiên.
Cuối cùng, cũng không nên quên rằng NHNN không phải là cơ quan quản lý nhà nước (duy nhất) có nhiệm vụ khuyến khích ngành nào phát triển, ngành nào cần hạn chế. Việc này phải là trách nhiệm của và sẽ được làm tốt hơn bởi (hoặc có sự phối hợp với) các cơ quan quản lý nhà nước khác. Ví dụ, Bộ Tài chính có thể dùng chính sách thuế, còn Bộ Xây dựng với các quy định chặt chẽ về môi trường và quy hoạch xây dựng có thể giảm bớt nguy cơ tăng trưởng bong bóng trong lĩnh vực chứng khoán, bất động sản và xây dựng.
Phan Minh Ngọc.
|
4Kinh tế
| TPHCM là đô thị có tốc độ phát triển nhanh, trung tâm kinh tế - tài chính lớn của cả nước. Những năm gần đây, mức độ gia tăng dân số của thành phố ngày một lớn, kéo theo đó là áp lực về hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, giải quyết vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu... Hậu quả của việc bùng nổ phát triển đô thị khiến cho việc chống ngập trở nên kém hiệu quả, tình trạng kẹt xe, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, làm giảm chất lượng sống và trực tiếp gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Để phát huy thế mạnh và tiềm năng sẵn có, đồng thời hướng sự phát triển của TPHCM và các tỉnh lân cận theo định hướng cụ thể, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Quy hoạch vùng TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, vùng TPHCM rộng 30.404 km2, gồm 7 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu. Dân số vùng ước tính đến năm 2030 khoảng từ 24 - 25 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 18-19 triệu người.
Quy hoạch vùng đến năm 2030 được kỳ vọng phát triển TPHCM thành trung tâm kinh tế của cả nước và khu vực ĐNA. ( Ảnh: KT).
Quy hoạch xác định phát triển vùng TPHCM theo mô hình tập trung - đa cực, trong đó hạt nhân chính là TPHCM, có vai trò đầu tàu liên kết và hỗ trợ các đô thị trong vùng cùng phát triển. Đây cũng được xác định là trung tâm giao thương quốc tế của vùng và quốc gia, trung tâm văn hóa, tri thức sáng tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, công nghiệp công nghệ cao tầm khu vực, trung tâm du lịch, tài chính - thương mại và dịch vụ logistics tầm quốc tế.
Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng, hiện nay có nhiều bất cập trong việc quản lý vùng TPHCM như cơ chế quản chưa rõ ràng, đề án quy hoạch vẫn áp dụng mô hình Ban quản lý như vùng Thủ đô Hà Nội. Để tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, không có sự đồng nhất, liên kết, Chính phủ cần xây dựng cơ chế quản lý cấp vùng để điều tiết mối liên hệ giữa các địa phương. Từng địa phương rà soát quy hoạch xây dựng của mình, các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, các quy hoạch chuyên ngành có liên quan kịp thời điều chỉnh nhằm đảm bảo đồng bộ, phù hợp với đồ án điều chỉnh quy hoạch vùng TPHCM.
Cần làm thế nào các địa phương cùng Chính phủ nhanh chóng xây dựng cơ chế quản lý cấp vùng để điều tiết mối liên kết vùng cho thuận tiện. Nếu không, quy hoạch có nhưng mỗi tỉnh vẫn theo hướng của mình thì cần phải có người chủ trì việc kết nối. Đây là việc rất quan trọng trong thực hiện đề án quy hoạch vùng. Ông Trần Ngọc Chính cho hay.
Theo ông Mai Trung Hưng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, lần điều chỉnh quy hoạch này sẽ giải quyết được vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng của cả vùng. Về phía địa phương, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tính toán đưa vào quy hoạch lần này giải pháp cụ thể, đó là quy hoạch san nền để ứng phó với tình trạng nước biển dâng.
Ông Hưng nhấn mạnh, "nếu chúng ta không có định hướng hợp lý và có sự thống nhất trong điều hành chung thì sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo, rời rạc và thiếu hiệu quả. Thời gian qua, mỗi địa phương làm một kiểu, chưa tuân thủ quy hoạch. Trong đề án lần này có đề xuất Ban chỉ đạo trong đó có sự vào cuộc của Trung ương, hy vọng sẽ khắc phục được tình trạng mạnh ai nấy làm.".
Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến, hiện nay, thành phố gặp nhiều khó khăn về hạ tầng kỹ thuật và kết nối với các địa phương trong vùng. Đồ án điều chỉnh quy hoạch vùng không chỉ đáp ứng mong muốn là trở thành một vùng kinh tế trọng điểm mà giúp TPHCM kết nối chặt chẽ, không tạo nên sự cạnh tranh quay lưng lại và chưa đồng sức, đồng lòng với nhau.
Với sự phân công hợp lý thông qua một kế hoạch chung sẽ xác định được thế mạnh của từng địa phương, từng khu vực, đặc biệt là vai trò trung tâm của TPHCM để cả 8 tỉnh, thành trong vùng phát triển nhanh, bền vững; gắn kết trong việc phân bố các vùng chức năng, các vùng phát triển kinh tế đô thị, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng tỉnh thành mà trong thời gian qua đã làm được nhưng chưa chặt chẽ., ông Trần Vĩnh Tuyến cho biết.
Với vai trò là hạt nhân cho cả vùng, TPHCM cần có sự điều phối và tăng cường phối hợp giữa các tỉnh, thành, nếu không sẽ xung đột trong kêu gọi đầu tư và hạn chế trong phát huy nguồn lực giữa các địa phương. Song song với quy hoạch thì mỗi địa phương phải ban hành cơ chế chính sách thực thi và các chế tài cụ thể đối với từng trường hợp quy hoạch chuyên ngành, có như thế mới phát huy được thế mạnh của từng tỉnh, thành cũng như cả vùng./.
Duy Phương/VOV-TPHCM.
|
4Kinh tế
| Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Tổng giám đốc Tổ chức tài chính vi mô CEP, cho biết sau khi chuyển đổi, CEP kiên trì mục tiêu đồng hành cùng người nghèo.
Phát biểu tại buổi lễ khai trương, bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Tổng giám đốc Tổ chức tài chính vi mô CEP, gởi lời tri ân đến lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Thành ủy và UBND TP HCM đã hỗ trợ mọi mặt để CEP phát triển vượt bậc, là chỗ dựa tin cậy của tổ chức Công đoàn (CĐ) và CNVC-LĐ nghèo. "Mục tiêu chuyển đổi mô hình hoạt động của CEP là xây dựng và phát triển CEP thành tổ chức tài chính vi mô tuân thủ Luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật; hoạt động tài chính, an toàn, bền vững cũng như tiếp tục mở rộng phạm vi phục vụ cho đoàn viên CĐ, công nhân lao động, người có thu nhập thấp, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững" - bà Vân khẳng định.
Hoạt động chính của CEP sau khi chuyển đổi gồm huy động vốn với hình thức nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại; cấp tín dụng dưới hình thức cho vay. Tổ chức này còn ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn, cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô, cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ.
Bà Trần Kim Yến, Chủ tịch LĐLĐ TP, phát biểu tại lễ khai trương.
Hiện tại, CEP đang phục vụ cho trên 316.000 thành viên công nhân lao động nghèo thông qua mạng lưới 34 chi nhánh tại 9 tỉnh, thành. Tổng dư nợ cho vay lên đến 2.971 tỉ đồng và tổng số dư tiền gửi tiết kiệm của thành viên là gần 1.100 tỉ đồng.
Đại biểu cắt băng khai trương Tổ chức tài chính vi mô CEP.
Phát biểu tại buổi khai trương, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến đã ghi nhận sự nỗ lực của CEP suốt 26 năm qua trong việc góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo của TP. Ông Tuyến lưu ý thời gian tới, CEP cần kiên trì mục tiêu hoạt động phi lợi nhuận, phát huy giá trị cốt lõi, tận tụy mang đồng vốn đến tận tay người lao động nghèo, trong đó có đội ngũ công nhân lao động. Mục tiêu quan trọng của TP là giảm nghèo đa chiều, chuyển đổi nghề nghiệp cho gia đình nông dân tại vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh đồng thời tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, CEP cần bám sát thực tế, thông qua tổ chức Công đoàn TP đề xuất với lãnh đạo TP các giải pháp cụ thể để hỗ trợ nguồn vốn cho người lao động nghèo nói riêng và người dân nghèo TP sao cho phù hợp, hiệu quả.
Đại biểu và nhân viên CEP chụp hình lưu niệm tại lễ khai trương.
Tin-ảnh: T.Nga.
|
4Kinh tế
| Lãnh đạoTổng LĐLĐVN, lãnh đạo TPHCM, lãnh đạo LĐLĐ TPHCM và Tổ chức Tài chính vi mô CEP cùng cắt băng khai trương sáng 1.10. Ảnh: L.T.
40.000 thành viên thoát nghèo/năm.
Nhờ có CEP, tôi đã thoát khỏi nạn cho vay nặng lãi, sống thoải mái mà không phải nơm nớp lo sợ bị xiết đồ, đập nhà cửa hoặc cả nhà trốn chui trốn nhủi - chị Nguyễn Thị Bé - thành viên của CEP, làm việc tại KCX Linh Trung (TPHCM) - chia sẻ.
Với đồng lương công nhân (CN) ít ỏi của hai vợ chồng, trang trải cuộc sống, lo cho hai con ăn học đầy đủ đã quá sức với vợ chồng chị, cho nên khi chồng bị ốm, không có tiền tích lũy, chị đã liều vay nóng với lãi suất 20%/tháng, tức là nếu vay 1 triệu đồng thì mỗi tháng phải trả lãi 200.000 đồng. Chị kể, với khoản vay 5 triệu đồng để trị bệnh cho chồng, mỗi tháng chị phải trả lãi 1 triệu đồng, trả mãi mà tiền gốc vẫn còn.
Một lần chị trình bày câu chuyện với cán bộ CĐ, chị được giới thiệu đến Quỹ CEP để vay 10 triệu đồng. Có 10 triệu đồng, chị trả ngay tiền gốc, số tiền còn lại, chị mua máy may nhận hàng về nhà làm thêm mỗi tối. Với thu nhập tăng thêm từ chiếc máy may, cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn, có tiền để dành, con của chị được nhận học bổng của CEP, Quỹ CEP đang xem xét hỗ trợ gia đình chị sửa lại nhà. Chị Bé xúc động: Quỹ CEP đã đưa gia đình tôi thoát khỏi vòng xoay của tín dụng đen, cuộc sống khá hơn.
Câu chuyện của gia đình chị Bé cũng giống như câu chuyện của 3 triệu lượt hộ CNLĐ nghèo mà Quỹ CEP đã trợ vốn hơn 25 năm qua. Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân - Tổng Giám đốc Tổ chức tài chính vi mô CEP - chia sẻ: Từ nguồn vốn ban đầu chỉ 460 triệu đồng vào năm 1992, đến nay, quỹ đã phát triển được nguồn vốn trên 3.100 tỉ đồng. Tổng số thành viên đang được cung cấp tín dụng nhỏ là trên 316.000 CNLĐ nghèo với tổng dư nợ cho vay trong tay người lao động là 2.971 tỉ đồng.
Trung bình hằng năm có khoảng 40.000 thành viên thoát nghèo và rời khỏi chương trình. Trên 500.000 hộ gia đình nghèo đã được thụ hưởng các dịch vụ phát triển cộng đồng của quỹ. Các chương trình hướng về cộng đồng do quỹ khởi xướng như Học bổng CEP, Mái nhà CEP đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho CNLĐ.
Xứng đáng là nơi CNLĐ trao gửi niềm tin.
Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, mục tiêu chuyển đổi mô hình hoạt động của CEP là xây dựng và phát triển CEP thành tổ chức tài chính vi mô tuân thủ Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật; hoạt động tài chính, an toàn, bền vững cũng như tiếp tục mở rộng phạm vi phục vụ cho đoàn viên CĐ, CNLĐ, người có thu nhập thấp, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững với phương châm Tất cả vì lợi ích cộng đồng.
Phát biểu tại lễ khai trương, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Bùi Văn Cường cho rằng: Tổ chức Tài chính vi mô CEP trong tiến trình phát triển có triển vọng và khả năng tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động và các sản phẩm dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu rất lớn và đa dạng của CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, CEP cũng gặp khó khăn đó là huy động nguồn vốn, do vậy, trong thời gian tới rất cần được sự quan tâm của các cấp, ngành và tổ chức CĐ hỗ trợ cho sự phát triển hoạt động CEP trong thời gian tới. Chủ tịch Bùi Văn Cường khẳng định, trong những năm tới, Tổng LĐLĐVN, các cấp CĐ TPHCM sẽ tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ cho sự phát triển của Tổ chức Tài chính vi mô CEP.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến lưu ý thời gian tới, CEP cần kiên trì mục tiêu hoạt động phi lợi nhuận, phát huy giá trị cốt lõi, tận tụy mang đồng vốn đến tận tay NLĐ nghèo, trong đó có đội ngũ CNLĐ. Mục tiêu quan trọng của TPHCM là giảm nghèo đa chiều, chuyển đổi nghề nghiệp cho gia đình nông dân tại vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh, đồng thời tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, CEP cần bám sát thực tế, thông qua tổ chức CĐ TPHCM đề xuất với lãnh đạo TPHCM các giải pháp cụ thể để hỗ trợ nguồn vốn cho NLĐ nghèo nói riêng và người dân nghèo TPHCM sao cho phù hợp, hiệu quả.
Hoạt động chính của CEP sau khi chuyển đổi gồm huy động vốn với hình thức nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại; cấp tín dụng dưới hình thức cho vay. Tổ chức này còn ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn, cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô, cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ (Nguồn: Tổ chức Tài chính vi mô CEP).
LÊ TUYẾT.
|
4Kinh tế
| Đại biểu cắt băng khai trương Tổ chức tài chính vi mô CEP.
Tham dự lễ khai trương có Ủy viên TƯ Đảng Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng, Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến, Trưởng ban Dân vận Thành ủy TP Nguyễn Thị Lệ cùng lãnh đạo LĐLĐ các tỉnh có CEP hoạt động, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại TPHCM.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Bùi Văn Cường phát biểu.
Qua hơn 25 năm hoạt động, từ nguồn vốn ban đầu chỉ 460 triệu đồng vào năm 1992, đến nay, quỹ đã phát triển được nguồn vốn trên 3.100 tỉ đồng, đưa đồng vốn đến tận tay 3 triệu lượt hộ CNLĐ nghèo.
Tổng số thành viên đang được cung cấp tín dụng nhỏ là trên 316.000 CNLĐ nghèo với tổng dư nợ cho vay trong tay người lao động là 2.900 tỉ đồng. Trung bình hằng năm có khoảng 40.000 thành viên thoát nghèo và rời khỏi chương trình (chiếm 13% người vay).
Ngoài những tác động tích cực giúp CNLĐ cải thiện đời sống gia đình, hàng chục năm qua, CEP còn góp phần thiết thực chăm lo cho các hộ dân nghèo. Trên 500.000 hộ gia đình nghèo đã được thụ hưởng các dịch vụ phát triển cộng đồng của quỹ. Các chương trình hướng về cộng đồng do quỹ khởi xướng như Học bổng CEP, Mái nhà CEP đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho CNLĐ.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân - Tổng Giám đốc Tổ chức tài chính vi mô CEP khẳng định: Mục tiêu chuyển đổi mô hình hoạt động của CEP là xây dựng và phát triển CEP thành tổ chức tài chính vi mô tuân thủ Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật; hoạt động tài chính, an toàn, bền vững cũng như tiếp tục mở rộng phạm vi phục vụ cho đoàn viên CĐ, công nhân lao động, người có thu nhập thấp, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại lễ khai trương.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường cho rằng: Tổ chức tài chính vi mô CEP trong tiến trình phát triển có triển vọng và khả năng tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động và các sản phẩm dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu rất lớn và đa dạng của CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn.
Tuy nhiên, CEP cũng gặp khó khăn đó là huy động nguồn vốn. Do vậy, trong thời gian tới, rất cần được sự quan tâm của các cấp, ngành và tổ chức CĐ hỗ trợ cho sự phát triển hoạt động CEP trong thời gian tới.
Sau khi chuyển đổi, CEP vẫn kiên định với con đường phục vụ NLĐ nghèo.
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến lưu ý, thời gian tới, CEP cần kiên trì mục tiêu hoạt động phi lợi nhuận, phát huy giá trị cốt lõi, tận tụy mang đồng vốn đến tận tay người lao động nghèo, trong đó có đội ngũ CNLĐ.
L.TUYẾT.
|
4Kinh tế
| Tổ chức Tài chính vi mô CEP có vốn điều lệ 500 tỉ đồng, được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Quỹ Trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm do LĐLĐ TP HCM sáng lập vào năm 1991. Thời hạn hoạt động của Tổ chức Tài chính vi mô CEP là 50 năm, bắt đầu từ ngày 1-10 và tập trung tại các tỉnh, thành: TP HCM, Bình Dương, Bến Tre, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long. Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân sẽ giữ vai trò thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc.
Lãnh đạo LĐLĐ TP, Quỹ trợ vốn CEP và chính quyền phường 14, quận 8, TP HCM, tặng quà cho bà con nghèo tại địa phương.
Các hoạt động chính của Tổ chức Tài chính vi mô CEP gồm: huy động vốn với hình thức nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; hoạt động cấp tín dụng dưới hình thức cho vay; mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, tổ chức này còn ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn, cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô, cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô, làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm.
T.Nga.
|
4Kinh tế
| Tìm hiểu thực tế tại phường Hồng Hải (TP Hạ Long), cho thấy, kho dữ liệu điện tử ngành Dân số đang được thực hiện khá nề nếp và đạt hiệu quả cao. Chị Doãn Ái Phương, cán bộ chuyên trách dân số phường Hồng Hải, cho biết: Toàn phường có 18 khu phố, 6.267 hộ với trên 23.000 nhân khẩu. Với dân số đông như vậy thì phần mềm dữ liệu điện tử sẽ giảm tải rất nhiều công việc cho đội ngũ dân số ở cơ sở như chúng tôi. Trước đây, chúng tôi đều phải ghi chép bằng tay mọi thông tin biến động về dân số trên địa bàn nên rất vất vả.
Chị Doãn Ái Phương, cán bộ chuyên trách dân số phường Hồng Hải, TP. Hạ Long cập nhật các thông tin về kho dữ liệu điện tử.
Theo chị Ái Phương, thực hiện kho dữ liệu điện tử, cán bộ dân số không mất nhiều thời gian ghi chép như trước đây, chỉ cần một vài thao tác trên máy vi tính, các thông tin như: Số nhân khẩu, số trẻ mới sinh, số người chuyển đi... được cán bộ dân số cập nhật kịp thời vào kho dữ liệu của xã, phường.
Sau đó, thông tin, số liệu cập nhật được truyền tải vào kho dữ liệu dân số của thành phố, tỉnh. Vì thế, đội ngũ quản lý ở cấp tỉnh dễ dàng nắm bắt được thông tin, biến động ở cơ sở.
Được biết, phần mềm kho dữ liệu điện tử được thực hiện đồng bộ trên cả nước có tên gọi là MIS. Thực hiện phần mềm này, từ năm 2011, tỉnh đã hoàn thành việc đổi sổ hộ gia đình ghi chép thủ công sang kho dữ liệu điện tử.
Đến năm 2015, toàn tỉnh thực hiện việc chuyển đổi báo cáo thống kê từ phương thức báo cáo giấy sang báo cáo điện tử. Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng được kho dữ liệu cấp tỉnh và 14 kho dữ liệu cấp huyện; 186/186 xã, phường, thị trấn đều đã được trang bị máy vi tính và cài đặt phần mềm.
Cộng tác viên dân số phường Hồng Gai (TP. Hạ Long) tuyên truyền các chính sách dân số cho người dân phố Nhà Thờ.
Theo Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh, hiện Quảng Ninh có trên 300.000 hộ dân, dân số có mặt là trên 1,3 triệu người.
Việc xây dựng, triển khai kho dữ liệu điện tử ngày càng mang lại những lợi ích thiết thực trong công tác quản lý, điều hành dân số. Cụ thể, việc tìm kiếm thông tin, tổng hợp số liệu thống kê nhanh, dễ dàng hơn.
Ông Hoàng Văn Hy, Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh, cho biết: Việc triển khai, vận hành kho dữ liệu điện tử đòi hỏi đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số ở cơ sở phải trau dồi kiến thức tin học. Thời gian đầu, việc triển khai kho dữ liệu cũng khá vất vả.
Tuy nhiên, với sự mạnh dạn tiếp thu, học hỏi, tìm tòi của đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số, đến nay, về cơ bản, phần mềm đã được thực hiện hiệu quả, thuận lợi. Không chỉ tra cứu dễ dàng, mọi thông tin còn được lưu giữ lâu dài, giúp việc quản lý dân số trên từng địa bàn rõ ràng, chi tiết, cụ thể hơn.
Đến nay, kho dữ liệu điện tử dân số đã đi vào hoạt động thường xuyên, liên tục. Đồng thời, việc cập nhật thông tin, báo cáo chuyển qua hệ thống mạng thay thế báo cáo giấy trước đây, đảm bảo yếu tố nhanh chóng, gọn nhẹ.
Có thể nói, với việc xây dựng và hoàn thiện kho dữ liệu điện tử, công tác quản lý, điều hành về dân số đã thuận lợi hơn rất nhiều, góp phần triển khai chủ trương tin học hóa về dân số của Tổng cục DS - KHHGĐ. Chắc chắn, kho dữ liệu điện tử dân số sẽ là nguồn thông tin quan trọng giúp các ngành, cấp đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chính sách, chiến lược về dân số theo từng giai đoạn.
|
4Kinh tế
| Sáng 28-10, tại Cung Văn hóa Lao động TP HCM, Tổ chức Tài chính vi mô CEP đã tổ chức lễ kỷ niệm 26 năm ngày thành lập với sự tham gia của gần 600 cán bộ, nhân viên.
34 nhân viên CEP được nhận huy hiệu Vì sự nghiệp CEP.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Tổng giám đốc Tổ chức Tài chính vĩ mô CEP cho biết, 26 năm qua, dù trải qua nhiều khó khăn nhưng CEP vẫn kiên trì mục tiêu giảm nghèo, đồng hành với người lao động nghèo với những giá trị cốt lõi về sự minh bạch, chính trực, đồng cảm và chia sẻ.
Hiện CEP có 581 cán bộ, nhân viên ở 34 chi nhánh tại TP HCM và các tỉnh lân cận, đang phục vụ trên 336.000 thành viên với tổng nguồn vốn đầu tư cho hộ nghèo trên 3.000 tỉ đồng. Bà Vân ghi nhận nỗ lực gắn bó và sự cống hiến không ngừng nghỉ của toàn thể cán bộ, nhân viên CEP trong suốt thời gian qua. ''Là một phần của tổ chức Công đoàn (CĐ), CEP luôn gắn bó máu thịt, làm việc hết mình vì lợi ích của đoàn viên, công nhân, người lao động"-bà Vân nhấn mạnh.
Lãnh đạo CEP tặng hoa cảm ơn các đối tác và cán bộ Công đoàn TP HCM và các tỉnh, thành.
Dịp này, Tổ chức Tài chính vi mô CEP đã trao 31 biểu trưng, huy hiệu "Vì sự nghiệp CEP" cho các nhân viên làm việc tròn 10 năm và 3 nhân viên làm việc tròn 20 năm; đồng thời tặng hoa và quà cho các đối tác, cán bộ CĐ đã gắn bó với CEP trong 26 năm qua.
Tiết mục đồng diễn của nhân viên CEP.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Khải, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP, nhấn mạnh: "Những năm qua, CEP đã phát triển ngoài mong đợi, LĐLĐ TP HCM rất tự hào vì những đóng góp thiết thực của toàn thể cán bộ, nhân viên CEP cho người lao động và tổ chức CĐ. Những năm sắp tới, CEP cần tiếp tục là một phần quan trọng trong chiến lược của tổ chức CĐ nhằm tạo việc làm cho người lao động tại TP và các tỉnh lân cận. Bân cạnh đó, LĐLĐ TP đề nghị LĐLĐ các quận, huyện xem xét hỗ trợ nguồn vốn bổ sung để tạo thuận lợi cho CEP phát triển".
Tin-ảnh: T.Nga.
|
4Kinh tế
| Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Tổng giám đốc tổ chức tài chính vi mô CEP, mục tiêu chuyển đổi mô hình hoạt động của CEP là nhằm xây dựng và phát triển CEP thành tổ chức tài chính vi mô tuân thủ luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật.
Bên cạnh đó là tiếp tục mở rộng phạm vi phục vụ cho đoàn viên công đoàn, công nhân lao động, người có thu nhập thấp, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Sau khi chuyển đổi, hoạt động của CEP sẽ gồm huy động vốn với hình thức nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; được phép mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại; cấp tín dụng dưới hình thức cho vay. Ngoài ra, CEP sẽ ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn, cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô, cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ.
Tuy nhiên, sau khi chuyển đổi, CEP vẫn kiên trì mục tiêu chính là đồng hành cùng người nghèo - bà Nguyễn Thị Hoàng Vân khẳng định.
Phát biểu tại lễ khai trương, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến ghi nhận nỗ lực của CEP suốt 26 năm qua trong việc góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo của TPHCM. Thời gian tới, CEP cần kiên trì mục tiêu hoạt động phi lợi nhuận, phát huy giá trị cốt lõi, tận tụy mang đồng vốn đến tận tay người lao động nghèo, trong đó có đội ngũ công nhân lao động. CEP cần bám sát thực tế, thông qua tổ chức công đoàn thành phố để đề xuất với lãnh đạo thành phố các giải pháp cụ thể để hỗ trợ nguồn vốn cho người lao động nghèo nói riêng và người dân nghèo thành phố sao cho phù hợp, hiệu quả.
Hiện tại, CEP đang phục vụ cho trên 316.000 thành viên công nhân lao động nghèo thông qua mạng lưới 34 chi nhánh tại 9 tỉnh, thành. Tổng dư nợ cho vay lên đến 2.971 tỷ đồng và tổng số dư tiền gửi tiết kiệm của thành viên gần 1.100 tỷ đồng.
THÁI PHƯƠNG.
|
4Kinh tế
| Ông Kim Thiên Quang, TGĐ Chứng khoán Maybank KimEng Việt Nam.
Đây là nhận định của ông Kim Thiên Quang, Tổng giám đốc Chứng khoán Maybank KimEng Việt Nam.
Tháng 12/2007, khi công ty này bước chân vào thị trường, VN-Index đạt đỉnh với mức trên 1.000 điểm. Sau đó thị trường điều chỉnh giảm sâu và mãi đến năm 2017, tức đúng 10 năm VN-Index mới hồi phục và vượt qua mức điểm trên.
Là doanh nghiệp đã chứng kiến mọi thăng trầm của chứng khoán Việt sau chừng đó thời gian, lãnh đạo công ty đã đưa ra một số nhận định góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của thị trường trong thời gian tới.
Thưa ông, công ty đã có thời gian dài đồng hành với TTCK Việt. Ông có nhận định gì về sự phát triển của thị trường thời gian qua?
Mười năm qua, TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, ngày càng lớn mạnh và trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vượt qua rất nhiều khó khăn từ những bất ổn của kinh tế toàn cầu, TTCK Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mạnh và lọt vào Top 5 thị trường có mức tăng trưởng cao nhất tại khu vực Đông Nam Á với những bước tiến quan trọng trong hội nhập quốc tế.
Suốt những năm qua, song song với rất nhiều nỗ lực nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu TTCK, UBCKNN cùng với hai sở đã luôn đồng lòng trong việc tìm giải pháp giúp nâng hạng TTCK Việt Nam trên bảng phân loại MSCI, liên tục triển khai các sản phẩm mới như cho ra đời thị trường chứng khoán phái sinh, cho phép hoạt động tạo lập thị trường và sắp tới là chứng quyền có bảo đảm.
Tất cả những điều này đã tạo một nền tảng vững chắc để TTCK Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng trong thời gian tới và kết quả khả quan của năm 2017 là một minh chứng rõ ràng nhất cho điều này.
Với mức tăng 48% của VN-Index, Việt Nam trở thành thị trường ghi nhận mức tăng vào loại mạnh nhất trong khu vực Châu Á. Thị trường liên tiếp ghị nhận các thương vụ bán vốn với qui mô lớn thành công cũng càng cho thấy TTCK Việt Nam đang đi đúng hướng để trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho nền kinh tế.
Ông có nhận định ra sao về sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam hiện nay đối với nhà đầu tư nước ngoài? Chúng ta cần hoàn thiện những yếu tố nào để tăng sức hấp dẫn?
2017 là một năm rất thành công trong việc thu hút dòng vốn nước ngoài, con số mua ròng gần 1,2 tỷ USD trong năm 2017 (tính riêng tại HSX đến hiện tại và chưa kể thương vụ thoái vốn Sabeco thành công đạt mang về 4,8 tỷ USD của Bộ Công Thương) thật sự là một kỷ lục, thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại đối với TTCK Việt Nam là rất lớn.
Quyết tâm của Chính phủ trong việc thu hút đầu tư nước ngoài đã được chứng thực rõ ràng không chỉ qua con số mua ròng kỷ lục của nhà đầu tư nước ngoài mà vốn FII 11 tháng đầu năm cũng đạt tới 5,3 tỷ USD.
Những con số liên tục tăng như vậy càng khẳng định sự quan tâm đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài là có thật. Tuy nhiên, các tổ chức chuyên nghiệp thường đánh giá cơ hội đầu tư trên nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là mức độ ổn định của kinh tế vĩ mô, triển vọng phát triển của nền kinh tế, cam kết của Chính phủ và sau đó là cơ hội rót vốn vào các doanh nghiệp lớn, thỏa mãn các tiêu chí đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Điểm mới và được đánh giá là cơ hội cho khối ngoại trong giai đoạn tới là quá trình thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước. Mặc dù tiến trình này chuyển động khá chậm trong vài năm gần đây, nhưng theo nhiều chuyên gia, việc thoái vốn sẽ được đẩy mạnh xuất phát từ lý do doanh nghiệp cần cải tổ về hiện trạng sở hữu để cải tổ chất lượng quản trị, đồng thời, trên bình diện quốc gia, Việt Nam cần những nguồn lực tài chính để tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế.
Hiện tại Việt Nam có thị trường cơ sở quy mô khá lớn với hơn 1.400 DN niêm yết bao gồm cổ phiếu giao dịch trên UPCoM. Tuy nhiên chất lượng minh bạch, quy mô DN, độ sâu thanh khoản của đại đa số DN còn yếu.
Chính việc thị trường thiếu độ sâu trong tỷ trọng các cổ phiếu cũng như cơ cấu cổ đông (lượng cổ phiếu nắm giữ bởi các nhà đầu tư không phải là chính phủ, hay nhà đầu tư chiến lược hay cổ dông nội bộ) dẫn đến chỉ số VN-Index có hiện tượng chỉ số tăng/giảm phụ thuộc vào một số nhỏ mã cổ phiếu.
Điều nhà đầu tư mong nhất là Việt Nam mở rộng không gian đầu tư cho khối ngoại bằng việc đưa lên sàn nhiều DN lớn, chất lượng và thực hiện nhanh hơn tiến trình thoái vốn Nhà nước tại các DN đang niêm yết cũng như tiếp tục nỗ lực giảm thiểu trở ngại từ việc nhiều cổ phiếu không có room cho khối ngoại. Thị trường đã tăng trưởng mạnh về lượng và bây giờ là lúc nhà đầu tư cần thị trường tăng trưởng về chất lượng hàng hóa và độ sâu thanh khoản.
Việc TTCK Việt Nam được MSCI xét đưa vào khối thị trường mới nổi trong lần xét tới sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư tổ chức xem xét rót vốn nhiều hơn vào Việt Nam.
Ông có thể tiết lộ về tăng trưởng kinh doanh của Maybank KimEng qua các năm kể từ khi tham gia thị trường Việt? Cũng như tham vọng của công ty thời gian tới?
Trải qua chặng đường 10 năm, Maybank Kim Eng Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể trong hoạt động kinh doanh. Qua 3 lần tăng vốn, đến nay công ty đã được tăng tổng vốn điều lệ lên 829 tỷ và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian sớm sắp tới.
Đặc biệt, 2017 đã đánh dấu bước nhảy vọt trong hoạt động kinh doanh của công ty với mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Khối môi giới đạt doanh số và dư nợ đạt mức kỷ lục; khối ngân hàng đầu tư đang thu về mức doanh thu cao nhất trong 10 năm.
Mười năm là một khoảng thời gian không quá dài cho sự phát triển của một thương hiệu nhưng cũng đủ để công ty trải nghiệm hết những thăng trầm từ những cơn sóng của thị trường chứng khoán suốt những năm qua và điều khiến chúng tôi thực sự hãnh diện là công ty đã tạo dựng được niềm tin nơi nhà đầu tư cũng như tất cả các đối tác trong và ngoài nước.
Xin cảm ơn ông!
HUYỀN TRÂM.
|
4Kinh tế
| Nhà nước thu về khoảng 5.500 tỷ đồng sau khi bán toàn bộ 241,5 triệu cổ phần BSR. Ảnh: BSR.
"Bom tấn" dồn dập.
Đầu tiên phải kể đến Công ty TNHH MTV Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (BSR) khai màn cho đợt bán vốn Nhà nước tháng đầu năm. Lượng đăng ký đấu giá kỷ lục với hơn 4.000 nhà đầu tư, lượng đặt mua gấp 2,6 lần lượng chào bán ra. Đây cũng là đợt đấu giá thu hút đông đảo nhà đầu tư cá nhân trong nước, với hơn 3.900 người tham gia.
Mặc dù giá đấu bình quân của đợt bán cổ phần BSR chỉ là 23.043 đồng/cổ phần nhưng trong phiên, có nhà đầu tư đặt mua tới 14,8 triệu đồng/cổ phiếu với lượng đặt mua 10.000 cổ phần. Nhà đầu tư sẵn sàng chi mức giá "trên trời" này để sở hữu cổ phần BSR chứng tỏ sức hấp dẫn của doanh nghiệp không thể đùa được.
Kết quả, toàn bộ 241,5 triệu cổ phần BSR, tương đương 7,79% vốn điều lệ đã được bán hết cho 623 nhà đầu tư. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài đã mua thành công 61% tổng số cổ phần bán ra. Tổng số tiền thu về khoảng 5.500 tỷ đồng. Dự kiến sau cổ phần hóa, Nhà nước còn sở hữu 43% vốn BSR.
Số tiền thu về từ bán đấu giá cổ phần PV Oil cũng lên tới gần 4.200 tỷ đồng. Ảnh: Internet.
"Bom tấn" thứ hai cần nhắc đến là PV Oil với số lượng tham dự không hề kém cạnh so với BSR, lên tới gần 3.200 nhà đầu tư đăng ký đấu giá trong đó thu hút tới 3.085 nhà đầu tư trong nước. Lượng đặt mua cổ phần cũng gần 2,3 lần lượng chào bán ra.
Sau phiên đấu giá, toàn bộ 206,8 triệu cổ phần PV Oil được bán ra với giá đấu bình quân 20.196 đồng/cổ phiếu, cao hơn 51% so với giá khởi điểm. Gần 1.400 nhà đầu tư trúng thầu, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua được 33% tổng lượng cổ phần chào bán. Số tiền thu về từ bán đấu giá cũng lên tới gần 4.200 tỷ đồng.
Ở mức độ thấp hơn, phiên đấu giá PV Power chỉ thu hút được khoảng 2.000 nhà đầu tư tham dự với số lượng đăng ký vượt 4% khối lượng chào bán. Nhà đầu tư cá nhân cũng là đối tượng đặt mua nhiều nhất trong đợt đấu giá này, với gần 1.900 người tham dự. Toàn bộ số cổ phần PV Power chào bán ra đã bán hết với giá bán bình quân 14.938 đồng/cổ phần. Tổng giá trị thu về gần 7.000 tỷ đồng.
Dự kiến sau cổ phần hóa, cổ đông Nhà nước sẽ còn sở hữu 51% vốn PV Power, nhà đầu tư chiến lược nắm 28,88% vốn, còn lại 20% vốn được bán đấu giá công khai.
"Bom xịt" Tập đoàn Cao su.
Trong các phiên đấu giá cổ phần Nhà nước trong tháng đầu năm, phiên đấu giá Tập đoàn Công nghiệp Cao su (VRG) là một trải nghiệm khá "đắng" khi lượng cổ phần đăng ký mua chỉ bằng 20% lượng chào bán ra (tức đăng ký 101 triệu cổ phần trên tổng số 475 triệu cổ phần chào bán).
Kết quả, 498 nhà đầu tư trúng đấu giá với mức giá đấu 13.011 đồng/cổ phiếu, cao hơn giá khởi điểm 11 đồng/cổ phiếu. Tổng số tiền thu về cho Nhà nước từ đợt IPO này chỉ là 1.311 tỷ đồng, hoàn thành 21% kế hoạch ban đầu (6.000 tỷ đồng). Hiển nhiên, 80% lượng cổ phần chào bán ra vẫn ế ẩm.
Với tình hình trên, đại diện VRG cho biết sẽ có kế hoạch mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài và tiếp tục thoái vốn Nhà nước sau khi chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần và đăng ký giao dịch trên UPCoM. Dự kiến công ty đăng ký giao dịch UPCoM vào ngày 1/4/2018 sau đó chuyển sàn sang Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7.
Đợt IPO vừa qua, cổ phần của VRG bị "ế" do không đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư. Ảnh minh họa: Internet.
VRG sở hữu những lợi thế không thể phủ nhận như quỹ đất khổng lồ tới 5,2 tỷ ha, trong đó phần lớn là đất nông nghiệp.
VRG có một nguồn gỗ cao su giá trị với quá trình thanh lý đều đặn, mức giá hợp lý. VRG cũng là doanh nghiệp sở hữu diện tích đất cho thuê khu công nghiệp khá rộng lớn với khoảng 10.000 ha, có thể cho thuê 60%.
Lợi thế là vậy nhưng phiên IPO vẫn "ế". Điều gì khiến VRG - một tập đoàn đầu ngành cao su của Việt Nam lại thiếu hấp dẫn như vậy trong mắt nhà đầu tư?
Đầu tiên phải kể đến hiệu quả hoạt động của VRG. Doanh thu hàng năm vài chục nghìn tỷ đồng nhưng lợi nhuận loanh quanh dưới 3.000 tỷ đồng, tức hệ số lợi nhuận/doanh thu khá thấp.
Sau cổ phần hóa, Nhà nước vẫn nắm giữ 75% vốn điều lệ VRG có lẽ là lực cản kém hấp dẫn, khi cơ hội của nhà đầu tư tham gia vào quá trình quản trị điều hành ở VRG gần như không có. Ngoài ra, VRG lựa chọn nhà đầu tư chiến lược chắc chắn phải là nhà đầu tư trong nước với các quy định khá chặt chẽ như vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong 5 năm gần nhất và có lợi nhuận 3 năm liên tiếp và không chuyển nhượng cổ phần trong 5 năm... Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý các nhà đầu tư khi nhà đầu tư nước ngoài không có cơ hội chen chân vào doanh nghiệp khi cổ phần hóa.
Trong giai đoạn 2018 - 2020, Việt Nam sẽ tiếp tục cổ phần hóa 89 doanh nghiệp Nhà nước. Sau 30 năm, hơn 4.600 doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa, cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp hậu cổ phần hóa còn cao do hoạt động bán vốn trong các năm qua diễn ra rất chậm. Năm 2018 là năm được kỳ vọng sẽ có bước chuyển mình trong việc cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước.
Trà My.
|
4Kinh tế
| Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam (bên phải) - tại buổi đối thoại với CNLĐ. Ảnh: X.T.
Không thu tiền trái tuyến của học sinh.
Tại buổi đối thoại, CN Nguyễn Thị Thắm (Cty TNHH Mỹ nghệ Shine) và một số CN khác ở KCN Đồng Văn đề nghị tỉnh cho biết hướng giải quyết tình trạng CN gặp khó khăn khi gửi con ở các nhà trẻ, mẫu giáo hoặc xin học trái tuyến cho con, có phải đóng tiền học trái tuyến không?
Theo chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, bà Đinh Thị Lụa - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hà Nam - cho hay, hiện nay Trường Mầm non thị trấn Đồng Văn và những trường xung quanh đã nhận thêm trẻ là con CN ở KCN Đồng Văn nhưng cũng không đáp ứng được hết nhu cầu gửi con của CN. Các trường mầm non trên địa bàn cũng đã bố trí giáo viên đến trước giờ hành chính để nhận trẻ và ở lại sau giờ hành chính để trả trẻ là con CN mà không thu thêm khoản lệ phí nào. 100% các trường cũng không thu tiền trái tuyến của học sinh. Nếu có trường hợp nào đề nghị các CN báo cho Phòng GDĐT huyện Duy Tiên biết để xử lý.
Liên quan đến việc học hành cho con CNLĐ trên địa bàn huyện, ông Phạm Hồng Thanh - Chủ tịch huyện Duy Tiên - thừa nhận, chỉ tính từ năm 2015 tới nay, thị trấn Đồng Văn, các xã Duy Minh và Bạch Thượng quanh KCN đã xây dựng thêm 33 phòng học đón 2.000 cháu nhưng vẫn chưa đáp ứng được về cơ sở vật chất. Huyện đang báo cáo với tỉnh xin quy hoạch một số vị trí để xây các trường học mới; đồng thời, huy động thực hiện xã hội hóa giáo dục, trong đó có 20 nhóm trẻ tư thục quanh thị trấn Đồng Văn đang hoạt động chăm sóc các cháu.
Nhiều giải pháp phục vụ việc khám-chữa bệnh của CNLĐ.
Tại buổi đối thoại, CN Trần Thị Thanh Vân (Cty TNHH Shin Myung Vina) và một số CN khác phản ánh việc KCN Đồng Văn hiện tại đã có trên 32.000 CNLĐ, nhưng chưa có trung tâm y tế trong KCN để khám, sơ cứu ban đầu cho CN; thiếu cơ sở khám-chữa bệnh về BHXH cho CN trên địa bàn Về vấn đề này, ông Thanh cho hay, huyện Duy Tiên đã đề xuất với tỉnh cho xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam tại thị trấn Đồng Văn. Ngoài ra, còn có các cơ sở khám-chữa bệnh của quân đội và tư nhân trên địa bàn thị trấn Đồng Văn, các phòng khám y tế của các xã sẵn sàng phục vụ CNLĐ tại các KCN.
Về cơ sở khám-chữa bệnh BHXH cho CNLĐ, ông Phạm Văn Ngọc - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Hà Nam - cho biết, hiện nay có một số cơ sở y tế quanh KCN Đồng Văn đã được ký hợp đồng và những cơ sở này sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH, nghỉ ốm đau, thai sản. Một số phòng khám tư nhân trên địa bàn huyện như Phòng khám Hoa Hồng cũng được BHXH cho phép tiếp nhận khám BHYT nhằm giải quyết quyền lợi cho CNLĐ.
* Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam:
Sau buổi đối thoại này, tôi đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã trao đổi, tham mưu cho lãnh đạo tỉnh giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của CNLĐ. Các cấp CĐ trong các KCN phát huy hơn nữa vai trò cầu nối để giữ mối quan hệ hài hòa giữa chủ DN và CNLĐ; đại diện cho CNLĐ, tích cực bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của CNLĐ; tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CNLĐ để CĐ thật sự là tổ ấm của CNLĐ.
* Ông Nguyễn Minh Dũng - Phó Trưởng ban Tài chính Tổng LĐLĐVN:
Đề án Đầu tư xây dựng các thiết chế CĐ tại các KCN - KCX của Tổng LĐLĐVN để phục vụ CNLĐ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 655. Thiết chế CĐ sẽ gồm nhà ở cho CN, nhà trẻ, siêu thị, phòng khám, quầy thuốc, các hạng mục phục vụ hoạt động VHTT Hà Nam là một trong 3 tỉnh đầu tiên trong cả nước được thực hiện thí điểm đề án này. Dự kiến các căn hộ sẽ từ 25 - 50 mét vuông, mức giá trung bình 5 triệu đồng/mét vuông. CN được trả 1 lần hoặc trả dần hằng tháng trong vòng tối đa là 10 năm; chi phí trả lãi không vượt quá chi phí đi thuê nhà.
XUÂN TRƯỜNG.
|
4Kinh tế
| Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã chứng khoán: REE) vừa công bố báo kết quả kinh doanh quý 4/2017 với doanh thu thuần đạt 1.668 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên lợi nhuận gộp tăng ở mức ít hơn khiến cho biên lãi gộp của công ty giảm nhẹ còn 32%.
Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm 17% trong khi đó chi phí tài chính lại tăng đột ngột lên gấp gần 5 lần, từ mức 20,7 tỷ đồng của quý trước lên 100 tỷ đồng. Trong đó, 55 tỷ đồng là dự phòng giảm giá đầu tư, chi phí lãi vay cũng tăng mạnh từ 18 tỷ đồng lên 43 tỷ đồng. Khoản lãi từ các công ty liên kết chỉ đạt 148 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 383 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Vì thế mà lợi nhuận trước thuế của REE chỉ còn 497 tỷ đồng, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, mức thuế thu nhập phải đóng trong quý này xấp xỉ cùng kỳ năm trước nên khoản lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ trong quý 4/2017 chỉ đạt 338 tỷ đồng giảm 44% so với con số 604 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2016. Giải trình cho việc sụt giảm này, REE cho biết chủ yếu do biến động từ mảng điện nhiên liệu.
Lợi nhuận quý 4/2017 của Cơ điện lạnh REE giảm mạnh do biến động từ mảng điện nhiên liệu.
Quý 4/2017 mảng này chỉ mang lại lợi nhuận gần 59 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước con số này là 291 tỷ đồng. Cụ thể, phần ảnh hưởng chủ yếu là từ CTCP Nhiệt điện Phả Lại với kết quả kinh doanh sụt giảm. Đồng thời, quý 4/2017, công ty cũng phát sinh tăng chi phí dự phòng cho các khoản đầu tư vào CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh. Tính đến ngày 31/12/2017, khoản dự phòng này lên tới gần 126 tỷ đồng.
Trước đó, CTCP Nhiệt điện Phả Lại đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2017 với lợi nhuận sau thuế giảm tới 90%, chỉ vỏn vẹn 91 tỷ đồng. Theo lý giải của phía công ty, nguyên nhân là do giá vốn tăng quá mạnh và không còn ghi nhận lãi tài chính từ hoàn nhập dự phòng biến động tỷ giá.
Lũy kế năm 2017, REE ghi nhận khoản doanh thu đạt gần 4.995 tỷ đồng, tăng 36,5% so với năm 2016. Biên lãi gộp giảm nhẹ từ 32% xuống còn 29%. Trong đó, đáng chú ý là khoản chi phí tài chính tăng từ 68 tỷ đồng lên gần 275 tỷ đồng. Cụ thể, phần chi phí lãi vay đã chiếm tới 105 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ 3 quý trước tăng trưởng khá ấn tượng nên năm 2017, lợi nhuận sau thuế đạt 1.377 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2016.
Tính đến thời điểm 31/12/2017, tài sản ngắn hạn của REE tăng 1.550 tỷ đồng, lên mức 5.665 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng thêm 1.440 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản tiền gửi ngắn hạn ngân hàng. Tài sản dài hạn của REE cũng tăng thêm 1.350 tỷ đồng lên mức 8.635 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc tăng chi phí xây dựng dở dang và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
Trong đó, đầu tư tài chính dài hạn tăng 16% lên 6.274 tỷ đồng, một trong những khoản đầu tư lớn nhất phải kể đến là cổ phần của Cấp nước Sông Đà (Vinasupco) sau khi Vinaconex tiến hành thoái vốn. Các khoản dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng mạnh gần gấp 3 lần lên mức 212 tỷ đồng.
Năm 2017, các khoản vay dài hạn của doanh nghiệp này tăng đột biến từ 899 tỷ đồng lên 2.308 tỷ đồng. Trong cơ cấu các khoản vay, 1.316 tỷ đồng là tiền vay từ HSBC, Vietcombank và VIB với lãi suất từ 4,42% đến 9,3%; 992 tỷ đồng là trái phiếu phát hành thời điểm cuối quý III/2017, thời hạn 5 năm.
Mới đây, REE cũng đã công bố, ngày 1/3 tới là thời điểm chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức năm 2017 bằng tiền tỷ lệ 16%. Như vậy, với hơn 310 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, REE sẽ chi khoảng 500 tỷ đồng cho đợt tạm ứng cổ tức lần này cho cổ đông. Đây cũng là mã cổ phiếu ưa thích của JC&C;, "ông lớn" đứng sau thương vụ "ôm" trọn lô cổ phiếu đem ra đấu giá của Vinamilk hồi cuối năm trước.
Thanh Hương.
|
4Kinh tế
| IPO VRG không như mong đợi.
Sáng nay (2/2), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã tổ chức buổi đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) tại HoSE.
Theo ghi nhận, tham gia đăng ký đấu giá VRG có 499 nhà đầu tư đặt mua 100,77 triệu cổ phiếu, chiếm 21,2% lượng chào bán. Trong đó, có 454 cá nhân trong nước muốn mua 34,2 triệu cổ phiếu, 9 cá nhân nước ngoài đăng ký mua 507.200 cổ phiếu, 12 tổ chức trong nước đăng ký 39,4 triệu cổ phiếu và 24 tổ chức nước ngoài muốn mua 26,66 triệu cổ phiếu.
Tuy nhiên, trong đợt IPO lần này không có nhà đầu tư chiến lược tham gia mua cổ phần.
Tại buổi đấu giá, ông Phạm Văn Thành, thành viên HĐTV, đã chia sẻ về kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch. Theo đó, VRG dự kiến sẽ chuyển đổi mô hình công ty sang công ty cổ phần và đăng ký giao dịch trên UPCoM vào ngày 1/4 tới. Sau đó, vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7, VRG sẽ chuyển sàn niêm yết từ UPCoM sang Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).
Giải thích về việc trong đợt IPO lần này không có nhà đầu tư chiến lược, ông Thành cho biết đã có một số nhà đầu tư đặt vấn đề làm nhà đầu tư chiến lược, tuy nhiên do quy mô các công ty này còn nhỏ và không đáp ứng điều kiện mà VRG đặt ra trước đó nên Tập đoàn đã từ chối.
Cũng theo ông Thành, để giải quyết vấn đề chỉ chấp nhận nhà đầu tư chiến lược trong nước, tập đoàn sau khi chuyển đổi sang công ty cổ phần và đăng ký giao dịch sẽ có kế hoạch mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài như mở room ngoại và tiếp tục thoái vốn nhà nước.
Trước đó, theo phương án cổ phần hóa đã được Chính phủ phê duyệt, VRG sẽ có vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng, tương ứng với 4 tỷ cổ phần. Trong đó, nhà nước sẽ sở hữu 3 tỷ cổ phần, chiếm 75% vốn điều lệ; 475.123.761 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 11,88% vốn; 475,1 triệu cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 11,88% vốn; 48,9 triệu cổ phần bán ưu đãi cho người lao động và 830.769 cổ phần bán cho tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp.
Về kết quả hoạt động kinh doanh 2017 của VRG, doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn khoảng 21.000 tỷ đồng, vượt 10% kế hoạch năm; tổng lợi nhuận sau thuế ước đạt 4.100 tỷ đồng, vượt 30% kế hoạch năm. Tổng tài sản tập đoàn cuối 2017 ước đạt 73.000 tỷ đồng.
Hiện, VRG đang quản lý 519.870 ha diện tích đất gồm quản lý 13 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 6.000 ha.
Bá Lâm.
|
4Kinh tế
| Trong phiên đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM ngày 2.2, Tập đoàn công nghiệp Cao su chỉ bán được hơn 100 triệu cổ phần trong tổng số hơn 475 triệu cổ phần chào bán lần đầu ra công chúng (IPO), với giá trúng bình quân là 13.011 đồng mỗi cổ phần. Tổng số nhà đầu tư tham gia là 499 nhà đầu tư, trong đó có 36 nhà đầu tư tổ chức và 463 nhà đầu tư cá nhân.
Đợt IPO có quy mô hơn 6.000 tỉ đồng, nhưng số tiền VRG thu về được chỉ là 1.311 tỉ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài đã mua gần 27,2 triệu cổ phần, qua đó nắm giữ 0,68% vốn VRG.
Sự thờ ơ của các nhà đầu tư với cổ phần của Tập đoàn công nghiệp Cao su trái ngược hoàn toàn với sự sôi động trong 3 đợt IPO lớn đầu năm nay của Lọc hóa dầu Bình Sơn và PV Oil, PV Power. Ba doanh nghiệp này đã chào bán hết cổ phần đấu giá với tổng số tiền thu về lên tới gần 17.000 tỉ đồng.
Theo giới chuyên gia, nguyên nhân khiến kế hoạch IPO của tập đoàn không được như kỳ vọng là do dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ hết vào mua cổ phần của các thương vụ trước đó.
Theo phương án cổ phần hóa đã được duyệt, vốn điều lệ của VRG sau cổ phần hóa dự kiến là 40.000 tỉ đồng, tương đương 4 tỉ cổ phần. Nhà nước sẽ bán ra hơn 475 triệu cổ phần ra công chúng với mức giá khởi điểm 13.000 đồng/cổ phần. Tính theo mức giá khởi điểm, VRG đang được định giá 52.000 tỉ đồng và cổ đông nhà nước dự kiến thu về gần 6.200 tỉ đồng từ IPO.
VRG hiện có 123 đơn vị thành viên, trong đó có 25 doanh nghiệp cần phải thoái vốn do đầu tư ngoài ngành, theo phương án cổ phần hóa công bố tháng 12.2017.
Tuyết Nhung.
|
4Kinh tế
| Ảnh: VGP/Lê Anh.
Có tổng cộng 498 nhà đầu tư đặt mua với khối lượng 100,7 triệu cổ phần, chiếm hơn 21% lượng chào bán. Kết quả: Giá đấu thành công cao nhất là 20.800 đồng/cổ phần, giá đấu thành công thấp nhất là 13.000 đồng/cổ phần và giá đấu thành công bình quân là 13,011 đồng/cổ phần.
Kết quả trúng giá ghi nhận tất cả 36 nhà đầu tư tổ chức và 462 nhà đầu tư cá nhân đã trúng thầu. Đợt đấu giá này đã mang về cho Nhà nước số tiền hơn 1.300 tỷ đồng.
Ông Phạm Văn Thành, Thành viên HĐTV kiêm Trưởng ban Kế hoạch đầu tư VRG cho biết, theo lộ trình, Tập đoàn sẽ sẽ chuyển đổi mô hình công ty sang công ty cổ phần và đăng ký giao dịch trên UPCoM vào 1/4. Sau đó sẽ cố gắng hoàn tất hồ sơ để chuyển sàn niêm yết trên HoSE vào tháng 6 hoặc 7. Cũng theo dự kiến, VRG sẽ tiếp tục thực hiện thoái vốn Nhà nước và mở thêm room ngoại cho nhà đầu tư nước ngoài.
VRG hiện đang quản lý gần 520.000 ha đất, trong đó đất nông nghiệp chiếm hơn 96%. Năm 2018 sau khi cổ phần hóa, VRG đặt kế hoạch doanh thu đạt 29.457 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6.080 tỷ đồng.
Mảng cao su tự nhiên trong năm 2018 khả năng sẽ đóng góp đến 63% tổng lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn.
Lê Anh.
|
4Kinh tế
| Từ ngày 1/2/2018, Singapore áp dụng một trong những biện pháp được coi là quyết liệt đến mức cực đoan nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trong đô thị. Ở nhiều nơi khác trên thế giới, biện pháp này chắc chắn sẽ đưa đến hệ lụy là bị phản đối mạnh mẽ. Biện pháp chính sách mới này là chỉ cấp phép cho một chiếc ô tô mới được lưu hành khi một chiếc ô tô cũ không còn được phép lưu hành nữa.
Ảnh: Internet.
Ở Singapore, sử dụng ô tô cá nhân là chuyện xa xỉ và thật ra chỉ có người giàu mới đủ khả năng về tài chính. Vì thế, sử dụng xe ô tô cá nhân còn là chuyện đẳng cấp. Việc cấp phép lưu hành cho xe ô tô được thực hiện trực tuyến và thông qua đấu giá. Trong những năm qua, giá cho giấy phép lưu hành xe ô tô này rất đắt, thường từ 30.000 - 60.000 Euro. Hạn chế sử dụng xe ô tô cá nhân là mục đích của chính quyền. Số liệu thống kê cho thấy chỉ khoảng 10% người dân Singapore sở hữu xe ô tô riêng. Biện pháp mới nói trên trong thực chất là không tăng thêm số lượng ô tô lưu hành trên đường.
Đi cùng với biện pháp quyết liệt này là chương trình đầu tư hiện đại hóa và tối ưu hóa hệ thống mạng lưới giao thông công cộng. Trong những năm tới, chính quyền dự định đầu tư 13 tỷ Euro cho chương trình này. Mục tiêu là người dân chỉ phải đi bộ tối đa 10 phút là đều có thể tới được một bến xe buýt công cộng. Nhà chờ xe buýt công cộng ở Singapore được coi là tốt nhất trên thế giới với mái che mưa nắng với rất nhiều ghế ngồi và với cả tủ sách. Triết lý chiến lược giao thông đô thị cho Singapore được một cựu bộ trưởng giao thông của quốc gia này khái quát như sau: Xe ô tô cá nhân không thể là giải pháp về giao thông cho các đô thị trong thế kỷ XXI.
Bắc Hà.
|
4Kinh tế
| Chương trình đứng vững.
Tham dự đêm Gala, ông Ygiang Gry Nie Knơng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nói: Đắk Lắk là vùng đất nông nghiệp, đang và sẽ đi lên chủ yếu từ nông nghiệp. Đã có nhiều DN, nhà khoa học đồng hành với nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là Cty CP Phân bón Bình Điền. Cùng với DRT, Bình Điền sáng tạo ra chương trình truyền hình tương tác trực tiếp với nhà nông, mang tên "Đồng hành & chia sẻ" đã duy trì được 10 năm và sẽ còn tiếp tục. Đây là cầu nối quan trọng để nhà nông tiếp thu được những kiến thức KHKT tiên tiến áp dụng vào SX trên vườn ruộng của mình, giúp tỉnh thực hiện thành công 2 chương trình lớn là xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Lãnh đạo tỉnh rất trân trọng sự đóng góp của chương trình.
Ông Trương Hồng, Q. Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) nhấn mạnh: Đây là chương trình có ý nghĩa. Thông qua chương trình các kỹ thuật SX, sản phẩm vật tư tốt được chuyển tải tới nhà nông; những khó khăn, vướng mắc của nhà nông được giải đáp rất kịp thời.
Ông Huỳnh Quốc Thích, PGĐ Sở NN-PTNT Đắk Lắk cho rằng: Chương trình đã liên kết được 4 nhà mà cái đích là giúp nhà nông canh tác tốt.
Theo ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền, Bình Điền đã đầu tư làm chương trình từ trước, tại VTV Cần Thơ, sau này là DRT và nhiều đài PT-TH các tỉnh khác. Bình Điền có tiêu chí là không chỉ đưa đến bà con nông dân những sản phẩm phân bón chất lượng cao, phù hợp nhất mà còn kèm theo đó là cả một gói giải pháp kỹ thuật, nhất là quản lý tốt dinh dưỡng cho cây trồng, giúp nhà nông đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
10 năm qua DRT, Bình Điền và Syngenta vừa đồng hành vừa chia sẻ với bà con. Nhiều mảnh đời nông dân nghèo khó, thiếu thốn khi chương trình phát hiện đã được chia sẻ kịp thời, bằng "Mái ấm Bình Điền", "Nâng cánh ước mơ", bằng tặng phân bón, hỗ trợ phí vận chuyển, được trả chậm khi nhận phân bón đã giúp nhiều hộ nông dân không chỉ thoát nghèo, vươn lên khá giả mà còn chung tay xây dựng đời sống văn hóa, văn minh tại các buôn làng xa xôi giữa đại ngàn.
Tuy vậy, để có được thành quả ngày hôm nay, BTC đã phải vượt qua không ít khó khăn, thử thách. Ông Trần Đại, Phó Giám đốc DRT chia sẻ: Là đài địa phương, làm sao có được một chương trình truyền hình tương tác trực tiếp với nông dân, kết nối được 4 nhà? Chúng tôi đã phải cử một ê kíp vào Cần Thơ học hỏi cách làm truyền hình tương tác. Được sự giúp đỡ tận tình của VTV Cần Thơ và Bình Điền, chúng tôi đã phát sóng chương trình đầu tiên vào tháng 12/2007. Thật may chương trình được đông đảo bạn xem đài cổ vũ, nông dân nhiệt tình ủng hộ; thế là cứ vậy phát sóng. Từ số đầu tiên mang tên "Nhịp cầu nhà nông" đến năm 2011 thì mang tên "Đồng hành & chia sẻ.
Tiếp tục tiến tới.
Dấu ấn 10 năm là rất sâu đậm nhưng sắp tới, theo ông Trương Hồng, chương trình cần giúp cho nông dân định hướng được phải trồng cây gì, nuôi con gì, sản phẩm nông nghiệp nào đang và sẽ có thị trường ổn định, muốn có giống mới, giống tốt phải tới đâu.
Chương trình cần lồng ghép những thông tin về ngân hàng, thị trường để giúp nhà nông có rộng thêm kiến thức khi quyết định các dự án SX, ông Huỳnh Quốc Thích mong muốn.
Cần có sự chia sẻ kinh nghiệm SX lẫn nhau của bà con nông dân để tạo thêm sự hấp dẫn, sinh động, ông Lê Quốc Phong chia sẻ.
Ông Trần Văn Điều ở xã Ea Mnang, huyện Chư Mga, cho biết nhà ông trồng 6ha cà phê và tiêu, ông rất khoái chương trình. Ai có vướng mắc gì trong SX thì gửi câu hỏi để được các thầy trả lời, hoặc nghe người ta hỏi mình cũng tiếp thu được kỹ thuật cần thiết, nhất là những vấn đề thời sự về thời tiết, bệnh dịch trên cây trồng, giá cả nông sản... Tôi mong chương trình tiếp tục để trợ giúp cho nông dân tụi tôi, ông Điều nói.
TRẦN ĐÌNH THẾ.
|
4Kinh tế
| PV:- Thưa ông, Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 đã đưa ra các giải pháp xử lý đối với các khoản nợ xấu của DNNN.
Trong đó có quy định cho phép, DNNN kinh doanh lỗ vốn, không thể trả được nợ ngân hàng thì được chuyển nợ thành vốn góp. Ông bình luận sao về điểm này?
ĐBQH Nguyễn Bá Sơn:- Trước hết, tôi muốn làm rõ quy định cho phép DNNN được đổi nợ xấu thành vốn góp cho ngân hàng là chúng ta muốn hướng tới mục tiêu gì?
Hoán đổi nợ xấu có xử lý được nợ xấu?
Từ việc xác định được mục tiêu rồi thì để đạt được mục tiêu đó sẽ phải thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý nào?
Hai câu hỏi trên phải được giải quyết song song, vì nó còn liên quan tới việc xác định giá trị tài sản bảo đảm của DNNN. Nếu chưa làm rõ được điểm này thì giải pháp trên không thể mang lại hiệu quả.
Tiếp theo, liên quan tới câu chuyện định giá tài sản, xác định giá trị tài sản để quy đổi sang cổ phiếu là cả vấn đề lớn phải tính toán. Trong đó, đặc biệt là việc quy đổi phải được thực hiện như thế nào để đảm bảo khách quan, minh bạch, đúng giá trị thực tế, vừa đảm bảo được lợi ích của ngân hàng những cung phải giữ được tài sản của Nhà nước.
Tôi muốn nói thêm, khi thực hiện xác định giá trị tài sản đất trong quá trình cổ phần hóa DNNN, cần phải đảm bảo dựa trên nguyên tắc "đất đai là của Nhà nước".
Vì vậy, trước khi thực hiện định giá doanh nghiệp, phần giá trị đất đai phải được tách riêng để trả lại cho Nhà nước hoặc phải thực hiện đấu giá công khai theo giá trị sử dụng của từng khu vực, từng mục đích cụ thể.
Đây là nguyên tắc bắt buộc phải thực hiện để tránh lặp lại tình trạng như câu chuyện ở Đà Nẵng, coi đất là tài sản riêng, doanh nghiệp có quyền tự định giá, tự hóa giá cho nhau. Rất nguy hiểm.
Tôi nhấn mạnh, công tác định giá tài sản của DNNN phải dựa trên các căn cứ, quy định cụ thể, cũng không nên đẩy hoàn toàn vào cơ chế thị trường. Vì cơ chế thị trường của chúng ta hiện nay còn thiếu tính ổn định, còn quá mơ hồ do đó, thời gian vừa qua khi thực hiện việc quy đổi có xảy ra hiện tượng thông đồng, thỏa thuận, hạ mức giá chuyển đổi để trục lợi.
Theo tôi, mục tiêu quan trọng nhất của đề án là khi cho phép DNNN được chuyển nợ xấu thành vốn góp thì doanh nghiệp đó phải hoạt động tốt hơn, phải nâng cao được hiệu quả và đảm bảo được tăng trưởng cho doanh nghiệp.
Bởi trước mắt, cách thức này có thể sẽ giúp nguồn vốn của doanh nghiệp ngay lập tức tăng lên, nhưng nếu tăng vốn mà hiệu quả không cải thiện thì chủ trương đổi vốn góp thành cổ phần cũng không thể xem là một cơ chế tốt.
PV:- Từ phía ngân hàng, thỏa thuận đổi nợ xấu thành cổ phần sẽ thực hiện ra sao khi cả hai đều là đối tượng thuộc Nhà nước? Việc quy đổi này liệu có đảm bảo minh bạch sòng phẳng không hay sẽ xảy ra hiện tượng là cái gì ngon thì đổi còn cái gì không ngon thì giữ lại cho cổ phần hóa thị trường và cuối cùng Nhà nước không thu được gì?
ĐBQH Nguyễn Bá Sơn:- Nếu nhìn ngân hàng như một doanh nghiệp thì rõ ràng mục tiêu trên hết của họ chính là lợi nhuận.
Về nguyên tắc, trong quá trình thực hiện việc thỏa thuận, mua bán tài sản hoặc chuyển đổi tài sản thành vốn góp... thì đều dựa trên sự thống nhất của cả hai bên.
Còn trên thực tế liệu có xảy ra hiện tượng bắt tay, thông đồng với nhau hạ giá trị tài sản xuống để trục lợi hay không lại thuộc về lĩnh vực pháp luật hình sự. Tôi biết nhiều người còn lo ngại, bởi khi thực hiện cổ phần hóa, tài sản của DNNN không có gì lớn hơn ngoài đất đai. Trong lịch sử đã từng xảy ra nhiều vụ định giá tài sản đất của DNNN với giá bèo bọt, có những khu đất chỉ được định giá khoảng vài chục tỷ nhưng giá trị thực tế lại lên tới hàng nghìn tỷ, dư luận lo ngại là đúng.
Tôi lấy ví dụ như việc thực hiện cổ phần hóa, tại Hãng phim truyện Việt Nam, đây là ví dụ điển hình cho thấy có dấu hiệu không minh bạch trong quá trình thực hiện.
Hơn nữa, hiện nay nhiều DNNN vay nợ vô tội vạ, nhiều doanh nghiệp số nợ còn lớn hơn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu nhưng lại vẫn hấp dẫn với các nhà đầu tư bởi đang sở hữu rất nhiều vị trí đất vàng có giá trị lớn.
Chúng ta phải nhớ, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp và chắc chắn họ không bỏ tiền đầu tư vào một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có năng lực phát triển trừ khi họ có thể nhìn thấy tiềm lực khai thác từ doanh nghiệp này.
Do đó, khả năng đồng ý cho góp vốn của ngân hàng chưa hẳn đã vì mục đích phát triển doanh nghiệp mà vì mục đích muốn được sở hữu những khu đất vàng của doanh nghiệp đó.
Tới đây trong quá trình thực hiện, câu chuyện này cần phải được đề cập và theo dõi rất chặt chẽ.
Ngân hàng xiết nợ DNNN: Lo túi này lọt túi kia.
PV:- Vậy theo ông, chủ trương này muốn làm có hiệu quả thì phải làm thế nào?
ĐBQH Nguyễn Bá Sơn:- Trước hết là vai trò, chức năng của chính những cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp nhiệm vụ đó phải được đặt lên hàng đầu.
Tiếp đến là trong quá trình thực hiện, yêu cầu thẩm tra, thẩm định các bước thực hiện phải rõ ràng, thận trọng, chính xác.
Vấn đề nữa, là công tác thẩm tra, thanh tra, giám sát phải được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ.
Cuối cùng là những người được giao thực hiện nhiệm vụ này phải có trách nhiệm, phải chịu trách nhiệm với tất cả những kết quả trong suốt quá trình thực hiện. Nếu xảy ra sai sót phải xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật.
PV:- Xin cảm ơn ông!
Hoài An.
|
4Kinh tế
| Trong tháng 1/2018, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức 4 phiên đấu giá bán cổ phần; trong đó có 1 phiên bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam và 3 phiên đấu giá thoái vốn tại các công ty: CTCP Đầu tư hạ tầng 18, CTCP Tin học viễn thông hàng không, CTCP Điện tử tin học hóa chất. Tổng khối lượng cổ phần đưa ra đấu giá trong 4 phiên này đạt hơn 472,8 triệu cổ phần, tăng 29% so với tháng 12/2017.
Kết quả, 100% khối lượng chào bán đã được bán hết cho nhà đầu tư, tương ứng tổng giá trị cổ phần trúng giá đạt hơn 7.071 tỷ đồng (cao hơn 252,5 tỷ đồng so với mức giá khởi điểm). Tính bình quân, giá trị cổ phần đấu giá thành công đạt hơn 1.767 tỷ đồng/phiên, cao gấp 13 lần so với tháng 12/2017.
Theo cập nhật của HNX, đến thời điểm này, trong tháng 2/2018, có 7 công ty đăng ký bán đấu giá cổ phần qua HNX gồm: Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, CTCP Phát triển viễn thông Bắc Miền Trung, CTCP Đầu tư bất động sản Hapulico.
H.Hòe.
|
4Kinh tế
| Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo đăng ký mua cổ phần của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank).
Theo đó, có 54 nhà đầu tư đăng ký mua 69,8 triệu cổ phiếu SeaBank, gấp đôi số lượng chào bán (33,42 triệu CP). Trong đó 6 nhà đầu tư tổ chức chào mua 33,45 triệu CP và 48 nhà đầu tư cá nhân đăng ký 36,35 triệu cổ phần.
Đây là lô cổ phiếu tương đương 6,11% vốn cổ phần của SeaBank thuộc sở hữu của Tổng công ty Viễn thông Mobifone. Được biết, buổi đấu giá được tổ chức vào sáng ngày 7/2 tại HNX.
Mobifone có cơ hội thoát "ế" lô cổ phiếu SeaBank.
Giá khởi điểm cổ phần SeaBank trong phiên đấu giá này là 9.600 đồng/cp, thấp hơn mệnh giá. Nếu bán hết số cổ phần trên, Mobifone dự kiến thu về 320 tỷ và không còn là cổ đông của SeaBank.
Trong một diễn biến liên quan, tại ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank), vào 10h00 cùng ngày, Mobifone sẽ bán đấu giá hơn 5,5 triệu cổ phần, chiếm 1% vốn điều lệ tại TPBank.
Với giá khởi điểm 12.800 đồng/cổ phần, Mobifone sẽ thu về tối thiểu khoảng 70 tỷ đồng và giảm tỉ lệ sở hữu tại TPBank xuống còn 4,76%. Tổng giá trị thoái vốn ở mức giá khởi điểm tại 2 ngân hàng nói trên là gần 400 tỷ đồng.
Trước đó, vào cuối tháng 4/2016, Mobifone cũng đã thực hiện đấu giá cổ phần tại SeaBank và TPBank nhưng không thành công.
Với giá khởi điểm cũng là 9.600 đồng/cổ phần SeaBank nhưng không có nhà đầu tư nào đăng ký mua nên HNX phải hủy đấu giá với khoản thoái 33,4 triệu cổ phần.
Còn tại TPBank, số lượng đem ra đấu giá là hơn 14,28 triệu cổ phần (tương đương 2,57% vốn điều lệ dự kiến) song Mobifone chỉ bán được 8,7 triệu cổ phần, chiếm 61% tổng khối lượng đem ra đấu giá, với giá đấu thành công bình quân bằng mức giá khởi điểm 8.900 đồng/cổ phần. Kết thúc phiên đấu giá èo uột này, Mobifone chỉ thu về hơn 77,7 tỷ đồng.
Trong báo cáo kết quả hoạt động cuối năm 2016, Mobifone xác nhận mới chỉ hoàn thoành thoái một phần vốn góp tại TPBank với lý giải do thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều khó khăn, thanh khoản của các cổ phiếu ngân hàng chưa niêm yết còn thấp nên chưa thoái vốn được cổ phần tại SeaBank và một phần vốn còn lại tại TPBank.
Năm 2017 vừa kết thúc với thành công của thị trường chứng khoán, chỉ số VnIndex có lúc đạt gần 1000 điểm, tăng 43% so với năm 2016 và là mức cao nhất trong gần 10 năm trở lại đây. Trên nền tảng thuận lợi như vậy, liệu lần này cổ phiếu MobiFone có cất cánh?
Minh Minh.
|
4Kinh tế
| Giỏi việc khu phố.
65 tuổi đời với gần 40 năm tích cực hoạt động xã hội tại địa phương, bà KHiếu được cán bộ và người dân nơi đây ghi nhận là tấm gương hết lòng vì lợi ích cộng đồng và chăm nuôi những trẻ em tật nguyền, cơ nhỡ. Năm 2009, bà được bầu làm Bí thư Chi bộ tổ dân phố, phụ trách tổ vay vốn và y tế thôn bản.
Bao năm qua, bà con khu phố quen với hình ảnh người phụ nữ tần tảo việc gia đình, nhiệt tình với bà con khối phố. Không kể sớm khuya, bà đến từng nhà vận động người dân loại bỏ dần những phong tục lạc hậu, thói quen sinh hoạt không phù hợp, như tục thách cưới, lo tang ma, ốm đau không đến cơ sở y tế mà ở nhà làm lễ cúng... Với vai trò cấp ủy, bà KHiếu luôn băn khoăn, làm sao để đảng viên cũng như người dân có hướng vươn lên thoát nghèo. Bản tính năng động, thực tế, lại là tổ trưởng vay vốn, bà vận động người dân lựa chọn cách làm, hỗ trợ thủ tục vay vốn phát triển kinh tế. Người có hoàn cảnh khó khăn như gia đình KTỷ được hỗ trợ 10 triệu đồng để cải tạo nơi ở... Nhiều hộ gia đình sử dụng hiệu quả đồng vốn vay, kết hợp áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa một vụ, cà-phê cằn cỗi sang trồng dâu nuôi tằm. Phong trào được nhân rộng, vừa tăng năng suất, sản lượng cây trồng vừa giải quyết việc làm tại chỗ cho bà con... Kết quả từ sự kiên trì, bền bỉ của Bí thư Chi bộ KHiếu cùng cộng đồng nỗ lực thoát nghèo, khu phố Xoan giảm từ 31 hộ (năm 2009) đến nay còn năm hộ nghèo.
Triển khai phong trào Cùng cả nước, Lâm Đồng chung sức xây dựng nông thôn mới, nữ bí thư chi bộ cùng cấp ủy và trưởng các đoàn thể thống nhất cách làm, vận động nhân dân tạo sự đồng thuận cao, nhất là đối với bà con dân tộc thiểu số. Chi bộ thống nhất các đảng viên phải làm gương dẫn đầu phong trào, Bí thư Chi bộ phải trở thành tấm gương tiêu biểu. Nói là làm, bà KHiếu và gia đình tự nguyện hiến 500m2 đất làm đường, với tổng trị giá 60 triệu đồng. Để bà con trong tổ dân phố có nơi hội họp khi cần, Chi bộ phân công đảng viên vận động người dân đóng góp được 200 triệu đồng. Từ khi có hội trường, những sinh hoạt cộng đồng được bà con khu phố tham gia nhiệt tình hẳn. Bà KHiếu tâm sự, nếu tự mình vượt qua khó khăn và thiếu thốn trong cuộc sống, giúp được nhiều người là tạo niềm vui cho chính mình. Giờ đây ai cũng nhận thấy sự đổi thay tích cực của địa phương. Từ một tổ dân phố nghèo với nhiều hủ tục lạc hậu, đến nay có đường bê-tông, có hội trường làm nơi sinh hoạt văn hóa và tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước...
Đảm việc nhà.
Nhiều người dân tổ dân phố Xoan, thị trấn Đinh Văn, cũng như cán bộ huyện Lâm Hà đều kể về người phụ nữ Cơ Ho ấy bằng tình cảm trìu mến. Họ bày tỏ sự cảm phục tấm lòng nhân hậu của bà KHiếu khi nhận nuôi tám đứa trẻ bất hạnh tới lúc các em trưởng thành.
Bà tâm niệm, bản thân từng là trẻ mồ côi, không được sống trong vòng tay gia đình, nên bà thấu hiểu, dành tình thương cho những mảnh đời cơ nhỡ, không nơi nương tựa. Khi 17 tuổi, bà đã nhận trách nhiệm làm mẹ khi nhận một bé bất hạnh về nuôi. Từ đó đến nay, tám đứa trẻ đã được bà cưu mang, nuôi nấng, đến lúc trưởng thành, rồi dựng vợ, gả chồng. Bao vất vả không đếm đong được khi trong số đó có một trẻ bị khiếm thị, một bé mắc hội chứng thiểu năng trí tuệ. Cuộc sống cần cù, chăm chỉ để nuôi các con ăn học của bà lại chất chồng khó khăn khi bà phát hiện người con út là KNiệm có dấu hiệu bệnh tâm thần. Từ năm 2000, bắt đầu những tháng ngày đưa con đi chữa bệnh khắp nơi... Từ khi KNiệm mới sáu tháng tuổi đến nay, bà đã dốc cạn sức mình. Khó khăn hơn nữa với bà khi chỗ dựa duy nhất là người chồng thì ông lại mắc bệnh tim. Nhưng trong hoàn cảnh nào, bà cũng thể hiện sự lạc quan, mong chồng con mạnh khỏe để cả nhà có thêm động lực.
Bao áp lực đè nặng đôi vai gầy nhưng trong bà vẫn không nguôi trăn trở việc chung, vì cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn khó khăn, thiếu thốn nhiều bề. Trình độ dân trí, kiến thức hạn chế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm. Đời sống nhìn chung còn thấp. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết, năng suất và sản lượng cây trồng vật nuôi chưa cao... Bà con nơi đây luôn mong mỏi cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng và hướng dẫn, hỗ trợ vốn liếng, cách thức làm ăn nhiều hơn nữa để kéo gần khoảng cách với các vùng miền. Ghi nhận sự nỗ lực của bà KHiếu, UBND tỉnh Lâm Đồng tặng Bằng khen; UBND huyện Lâm Hà nhiều lần khen thưởng và tuyên dương nữ cán bộ có đóng góp xuất sắc trong công tác vận động quần chúng. Năm 2010, bà được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; Năm 2015 bà vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba.
|
4Kinh tế
| Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp ( Bộ Công Thương) Tào Thị Kim Vân Bà Vân cho biết: Trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện kế hoạch sắp xếp đổi mới DN đã được Thủ tướng Phê duyệt, Bộ Công Thương sẽ thực hiện cổ phần hóa (CPH) đối với 17 DN nhà nước (DNNN) và thoái vốn nhà nước khỏi 6 tập đoàn/ tổng công ty. Trong năm 2018, Bộ Công Thương có kế hoạch CPH đối với 6 DN và thoái vốn nhà nước đối với 3 tập đoàn/ tổng công ty thuộc Bộ.
Đối với lĩnh vực dầu khí và năng lượng, ngay trong tháng 1-2018, Bộ đã thực hiện IPO thành công đối với 3 tổng công ty: Tổng công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Điện lực dầu khí, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Kết quả IPO rất khả quan, số tiền thu về cho nhà nước gấp nhiều lần so với dự kiến trước IPO.
Ví dụ điển hình là phiên đấu giá cổ phiếu PV OIL đã thành công với giá bình quân là 20.196 đồng/cổ phần, trong đó giá đấu thành công cao nhất là 40.000 đồng và giá đấu thành công thấp nhất là 19.200 đồng/cổ phiếu.
Phiên IPO PV OIL có tổng cộng 3.195 nhà đầu tư tham gia với khối lượng đăng ký mua cổ phần gần 483,2 triệu gấp 2,3 lần lượng chào bán là 206,85 triệu cổ phần. Trong đó, gần 100 nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước tham gia đấu giá với khối lượng đặt mua gần 270 triệu cổ phần, cao hơn số cổ phần chào bán. Kết quả chỉ có gần một nửa số tổ chức đầu tư trúng đầu giá PV OIL.
Hiện, Bộ Công thương đang chuẩn bị IPO đối với Tổng công ty Phát điện 3 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Sau IPO, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo các DN khẩn trương triển khai các thủ tục cần thiết để hoàn thành bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược ngay trong quý I-2018.
Đồng thời, Bộ Công Thương cũng tập trung đẩy nhanh công tác thoái vốn nhà nước tại các DNNN lớn như Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty rượu bia nước giải khát Hà Nội (Habeco), Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp và một số tổng công ty do Bộ làm đại diện chủ sở hữu.
Riêng đối với Habeco, trong năm 2018, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tư Pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung đàm phán, xử lý dứt điểm các vướng mắc trong thỏa thuận hợp tác chiến lược với Caslsberg để làm cơ sở cho việc chuyển nhượng cổ phần nhà nước tại Habeco.
Thanh Nguyễn.
|
4Kinh tế
| Khai báo thông tin làm hồ sơ xuất nhập cảnh.
Để thực hiện chương trình này, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh đã phối hợp với công an các huyện, thành phố, thị xã tổ chức 13 hội nghị tập huấn, cài đặt chương trình khai báo, tiếp nhận, quản lý và khai thác thông tin tạm trú của người nước ngoài cho các địa phương, đơn vị. Hiện, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 269 cơ sở lưu trú đăng ký tài khoản và triển khai khai báo tạm trú cho người nước ngoài trên internet; Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh đã cấp 235 tài khoản cho công an cấp cơ sở theo đề xuất của công an các huyện, thành phố, thị xã. Và, qua 3 tháng thực hiện, đã có 9.904 lượt người nước ngoài (chiếm 98%) được các cơ sở lưu trú khai báo tạm trú đăng ký qua mạng internet.
Việc triển khai chương trình này đã tạo thuận lợi tối đa cho chúng tôi trong việc quản lý sinh viên nước ngoài, đảm bảo kịp thời, đúng thời gian quy định - anh Nguyễn Văn Đình, cán bộ quản lý sinh viên Lào tại Trường Đại học Hà Tĩnh chia sẻ.
Ngoài ra, chương trình còn giúp công tác cập nhật số liệu tạm trú của người nước ngoài đầy đủ, chính xác và kịp thời, phục vụ công tác tham mưu cho Ban Giám đốc Công an tỉnh quản lý nhà nước đối với hoạt động Xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý hồ sơ xuất nhập cảnh, tạo thuận lợi cho người dân.
Từ 15/9/2017, Hà Tĩnh là một trong 5 địa phương của cả nước được Cục Xuất nhập cảnh triển khai hệ thống tiếp nhận, xử lý tờ khai điện tử đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam qua mạng internet. Công dân có nhu cầu cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu có thể truy cập vào hệ thống điện tử của Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh để khai tờ khai trực tuyến và chọn lịch hẹn nộp hồ sơ phù hợp với thời gian của cá nhân.
Sau khi truy cập vào địa chỉ: hochieu.xuatnhapcanh.gov.vn và chọn mục khai tờ khai nằm ở vị trí nổi bật trên giao diện của trang web, người khai tiến hành điền các thông tin cá nhân, xác nhận thông tin bằng các ký tự hiển thị tự động để hoàn thành trước khi kiểm tra thông tin và đặt lịch hẹn nộp hồ sơ. Khi nộp, chỉ cần cung cấp cho cán bộ tiếp nhận mã số tờ khai hoặc số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân để thực hiện việc tiếp nhận.
Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh còn cử cán bộ hướng dẫn nhập tờ khai cho công dân do trình độ tin học còn hạn chế. Tôi không có kiến thức về tin học, nhưng khi đến làm thủ tục, ngay lập tức được cán bộ Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh hướng dẫn khai tờ khai. Đặc biệt là không còn hiện tượng cò mồi, lôi kéo khách trước cổng trụ sở đơn vị như trước đây. Thực sự, tôi rất hài lòng và mong rằng, thời gian tới, tất cả công dân sẽ được hưởng lợi từ chương trình này - bà Lê Thị Hậu (xã Cẩm Thịnh, Cẩm Xuyên) chia sẻ.
Đại tá Nguyễn Đức Thuận - Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập cảnh cho biết: Những ngày cao điểm, cơ quan phải tiếp nhận và xử lý khoảng 1.300 hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông và 100 giấy thông hành Việt - Lào. Chúng tôi phải tăng cường cán bộ chiến sỹ, máy móc để xử lý đảm bảo thời gian cho người dân. Những ngày bình thường, con số này cũng dao động từ 300 - 400 trường hợp. Khi áp dụng thực hiện hình thức khai tờ khai điện tử, công việc này được đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và được nhân dân đồng tình, khen ngợi.
Văn Lý.
|
4Kinh tế
| Không chỉ riêng trên HNX, thị trường chứng khoán đầu năm 2018 cũng chứng kiến nhiều phiên đấu giá cổ phần DNNN thành công ngoài mong đợi với số lượng nhà đầu tư tham gia kỷ lục.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Cụ thể, phiên chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) thu hút sự tham gia của 1.981 nhà đầu tư, cao nhất trong vòng 6 năm qua. Phiên đấu giá đã bán hết 100% số cổ phần chào bán cho 1.928 nhà đầu tư, thu về cho Nhà nước hơn 6.996 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần đạt 2.312 tỷ đồng, chênh lệch so với giá khởi điểm hơn 251,9 tỷ đồng. Trước đó, phiên IPO mở hàng cho năm 2018 của Công ty Lọc Dầu Dung Quất (BSR) cũng thành công vượt mong đợi với số tiền thu về cao hơn 60% so với dự kiến với giá trúng bình quân lên đến 23.043 đồng/CP, cao hơn 57,8% so với mức giá khởi điểm 14.600 đồng và hơn 4.000 nhà đầu tư tham gia.
Ngoài đông đảo các nhà đầu tư trong nước, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài với một lượng tiền lớn đổ vào các phiên đấu giá cổ phần DNNN là một tín hiệu đáng mừng. Tại phiên đấu giá cổ phần BSR, 67 nhà đầu tư nước ngoài mua hơn 338,6 triệu cổ phần; đấu giá cổ phần PV Power khối lượng trúng giá của nhà đầu tư nước ngoài lên đến 284,44 triệu cổ phần, tương đương 61% tổng số cổ phần trúng giá.
Thống kê từ Ủy ban Chứng khoán, năm 2017, giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài đạt 32,9 tỷ USD, tăng 90% so với cuối năm 2016. Tính đến cuối năm 2017, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên tất cả các sàn giao dịch với giá trị tổng cộng là 46.700 tỷ đồng. Trong tháng 1/2018, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng đạt 7.200 tỷ đồng. Cùng đó, số tài khoản của nhà đầu tư trong năm đạt 1,92 triệu tài khoản, tăng 12% so với cuối năm trước. Trong đó, tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tăng 16%. Điều này cho thấy sức hút và sự quan tâm lớn của nhà đầu tư nước ngoài với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa cho hay, năm 2018, Chính phủ dự định bán cổ phần DNNN gấp 6,5 lần so với năm 2017. Trước đó, trong năm 2017, Chính phủ đã thu về 135,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 6 tỷ USD từ bán cổ phần. Như vậy, nếu kế hoạch của Chính phủ được thực hiện, đồng nghĩa với một lượng cung cổ phiếu rất lớn sẽ được đưa ra thị trường trong năm 2018 với giá trị gần 40 tỷ USD. Chủ trương IPO và thoái vốn ở các DNNN đang ngày càng được chứng minh là một chủ trương đúng. Những DN lớn có lợi thế cạnh tranh vì thế lại càng nâng cao sức hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hà Lâm.
|
4Kinh tế
| Theo phương án cổ phần hóa được phê duyệt, VRG sẽ IPO 475 triệu cổ phần với giá khởi điểm 13.000 đồng/cổ phần. Tính theo mức giá khởi điểm, VRG đang được định giá 52.000 tỷ đồng và cổ đông Nhà nước dự kiến thu về gần 6.200 tỷ đồng từ IPO.
Vốn điều lệ của VRG sau cổ phần hóa là 40.000 tỷ đồng, trong đó Nhà nước sở hữu 75%, bán đấu giá công khai 11,88%, bán cho nhà đầu tư chiến lược 11,88%, còn lại bán ưu đãi cho người lao động, tổ chức công đoàn.
Những lợi thế của VRG như quản lý quỹ đất lớn, quy mô doanh nghiệp khủng, vị thế đầu ngành không đủ để che lấp đi những điểm yếu của chính doanh nghiệp và lợi thế trong trường hợp này lại biến thành thách thức.
Chẳng hạn, có thể do quản lý quỹ đất lớn lên tới 400.000 hecta, trong đó có nhiều vị trí liên quan tới quốc phòng, an ninh nên VRG có điều kiện khá ngặt nghèo về nhà đầu tư chiến lược.
Cụ thể, các nhà đầu tư chiến lược buộc phải là doanh nghiệp, tổ chức trong nước thỏa mãn các điều kiện như có lợi nhuận sau thuế trong 3 năm liên tiếp, có vốn điều lệ của năm trước năm đăng ký tham gia nhà đầu tư chiến lược tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng (mục tiêu là các tổ chức tài chính) hoặc tối thiểu đạt 1.000 tỷ đồng, có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu của VRG và ưu tiên có tối thiểu 3 năm hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của VRG (mục tiêu là các doanh nghiệp có ngành nghề liên quan đến hoạt động cốt lõi của Tập đoàn).
Tương tự như với các doanh nghiệp khác, nhà đầu tư cũng phải cam kết gắn bó lợi ích lâu dài với VRG. Toàn bộ số cổ phần được mua phải được cam kết không chuyển nhượng trong thời gian tối thiểu là 5 năm tính từ khi trở thành cổ đông của Tập đoàn. Nhưng chốt chặn lớn nhất lại nằm ở quy định: Khi nhà đầu tư chiến lược muốn chuyển nhượng số cổ phần này, phải ưu tiên bán cho cổ đông Nhà nước, nếu cổ đông Nhà nước từ chối mua thì mới được chào bán cho nhà đầu tư bên ngoài và không được chuyển nhượng số cổ phần này cho nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia nhìn nhận, điều này sẽ làm giảm đi đáng kể cơ hội tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược của VRG khi mà với mức giá khởi điểm 13.000 đồng/cổ phần, các nhà đầu tư tổ chức sẽ phải chi gần 6.200 tỷ đồng để nắm giữ 11,88% vốn cổ phần tại đây.
Ở thời điểm hiện tại, đây là lượng vốn tương đối lớn đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, có ngành nghề liên quan đến hoạt động cốt lõi của VRG. Còn đối với các nhà đầu tư là các tổ chức tài chính, việc VRG hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vốn có rủi ro cao, cùng với quy mô quá lớn, mô hình tổ chức phức tạp và các tiêu cực trong những năm qua sẽ làm giảm đáng kể sức hấp dẫn của Tập đoàn.
Bỏ tiền vào các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, nhà đầu tư đều đặt cược vào những thay đổi về quản trị tại doanh nghiệp sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động. Song với VRG, điều này có lẽ cần thời gian rất dài.
Tại thời điểm trước khi cổ phần hóa, VRG có 123 đơn vị thành viên là các doanh nghiệp cấp II, cấp III. Cơ cấu của Tập đoàn tương đối phức tạp và có nhiều sự chồng chéo, đặc biệt là các công ty con, công ty liên doanh liên kết có sự góp vốn đồng thời của cả VRG và các công ty con khác. Điều này đã gây khó khăn cho việc điều hành, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, cũng như quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tại Tổng công ty.
Chưa kể, tại Kết luận 2341/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm xảy ra tại VRG và các đơn vị thành viên trong giai đoạn 2006 - 2011 với số tiền cần xử lý lên tới 8.300 tỷ đồng. Căn cứ vào các tài liệu điều tra thu thập được, tháng 12/2017, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khởi tố bị can đối với các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo VRG và các công ty thành viên về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự.
Cơ cấu tổ chức phức tạp cùng với những sai phạm trong quản lý làm thất thoát vốn nhà nước đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của VRG.
Trong bản công bố thông tin, VRG cho biết sau cổ phần hóa sẽ áp dụng mô hình quản trị công ty theo hình thức công ty cổ phần đại chúng quy mô lớn, tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị thành viên hướng tới mục tiêu đảm bảo cơ cấu tổ chức linh hoạt, hiệu quả bằng cách: Cơ cấu lại vốn góp tại các đơn vị thành viên; thực hiện sáp nhập các công ty thành viên, tái cơ cấu thoái vốn đầu tư ngoài ngành.
Việc tái cơ cấu theo hướng tinh gọn, linh hoạt giảm sở hữu và quản lý chồng chéo được kỳ vọng sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả quản lý, sử dụng vốn của VRG trong tương lai. Nhưng điều này có thể cần đến thời gian khá dài, bởi tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư bên ngoài chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, rất khó để có can thiệp vào quản trị của Tập đoàn.
Dù bán được nhiều hay ít cổ phần, VRG cũng sẽ triển khai việc chuyển đổi mô hình hoạt động và dự kiến sẽ niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) vào quý II/2018.
Thị trường cho rằng, kết quả thất bại đến sớm từ trước khi IPO diễn ra chính là bài học để VRG và cơ quan đại diện vốn nhà nước tại Tập đoàn nhìn nhận lại chính mình để có những thay đổi lớn tới đây. Nếu cổ phần hóa của VRG vẫn chỉ là bình mới, rượu cũ thì Nhà nước vừa thất thu, doanh nghiệp lại ở tình cảnh nửa vời về cơ cấu cổ đông, rất khó có chuyển động tích cực.
Thủy Nguyễn.
|
4Kinh tế
| Vợ đòi bỏ vì chồng mê trồng sâm.
Trò truyện với Danviet, bà Lê Thị Trọng - vợ ông Biết - chia sẻ: Ngày ông ấy mới trồng cây dược liệu, trồng sâm đương quy tôi chán lắm, phản đối kịch liệt. Có lần tôi còn "dọa" là nếu ông cứ láng cháng tối ngày với mấy cái cây thuốc là tôi bỏ đi luôn đấy. Nhưng ông ấy quyết tâm lắm, thuyết phục này này sang ngày khác, rồi tôi gia hạn cho ông ấy 1 năm....
Bà Lê Thị Trọng, người vợ đã từng phản đối ông Lê Văn Biết rất nhiều khi ông tối ngày lọ mọ với mấy cây dược liệu, vườn sâm đương quy. Giờ thì bà Trọng là người đồng hành không thể thiếu trong công việc sản xuất, kinh doanh cây dược liệu. Ảnh: Văn Long.
Ông Biết ngồi nhớ lại: Cách đây 4 năm tôi có ông bạn trồng cây dược liệu, rủ tôi cùng làm rồi lợi nhuận chia đôi. Vì đã có nghề thuốc trong tay nên tôi nhất trí ngay. Làm chung được 1 năm thì ông này thu hoạch xong cây thuốc rồi cầm tiền lặn mất tăm. Tôi buồn nhưng vẫn quyết định tiếp tục trồng cây dược liệu....
Đến nay, vợ chồng ông Biết trồng cây dược liệu đã được 5 năm. Còn nhớ, năm 2013, ông Biết quyết định phá bỏ 1ha đất cà phê để trồng cây sâm đương quy. Ban đầu sản lượng và chất lượng đương quy không được tốt lắm do ông chưa nắm được hết kỹ thuật cũng như cách chăm sóc.
Qua đến năm thứ 2, sản lượng cũng như chất lượng sâm đương quy tăng lên, bà Trọng đã nhận ra được lợi ích từ việc trồng sâm, thấy được giá trị kinh tế cùng việc ông Biết thuyết phục nên đã ủng hộ chồng làm. Tôi thấy giá trị nó cao, làm lại không nặng nhọc mấy, nhưng luôn chân luôn tay như chăm con mọn. Tuổi của tôi và chồng thì có thể làm được nên ủng hộ để ông ấy yên tâm làm, bà Trọng cho hay. Những năm đầu, gia đình ông Biết rất khó khăn vì đất đai đều trồng cây sâm đương quy nên chưa có gì thu.
Hết cơn bĩ cực...tới hồi thái lai.
Với quyết tâm của mình, hiện nay ông Biết đã thành công bằng mô hình trồng cây dược liệu, chủ yếu là sâm đương quy. Với diện tích 1ha, trước kia ông chủ yếu trồng sâm đương quy. Nhưng hiện nay, ông trồng thêm nhiều loại cây dược liệu khác như xuyên khung, hoàng kỳ, đẳng sâm. 1ha ông Biết trồng sâm đương quy tương đương 10 vạn cây, cho sản lượng trên 30 tấn tươi. Bà Trọng cho hay mỗi sào (1.000m2) cho thu nhập bình quân 60 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Như vậy mỗi năm gia đình bà Trọng thu lợi nhuận khoảng 600 triệu đồng trên mảnh đất trồng sâm đương quy của mình. Ông Biết cho hay, sang năm 2018, gia đình ông sẽ mở rộng diện tích lên 3ha trồng dược liệu để có đủ hàng cung cấp cho thị trường.
Diện tích đất 5.000m2 của ông Lê Văn Biết chuẩn bị xuống giống cây sâm đương quy. Ảnh: Văn Long.
Theo kinh nghiệm của ông Biết, sau khi trồng cây sâm đương quy từ 12-15 tháng thì cho thu hoạch. Nếu chưa đủ 12 tháng mà thu hoạch thì chất lượng củ sâm không đảm bảo, chưa đủ lượng tinh dầu. Còn nếu để sâm đương quy quá 15 tháng củ sẽ bị xốp, mất đi lượng tinh dầu thì chất lượng cũng bị giảm hẳn. Vì vậy cần thu hoạch sâm đương quy đúng thời gian để đảm bảo năng suất cũng như chất lượng của cây.
Ông Lê Văn Biết đang chăm sóc, làm cỏ cho vườn sâm đương quy của gia đình mình. Ảnh:Văn Long.
Ông Biết cho hay: Về kỹ thuật trồng sâm đương quy, trồng sâm đương quy, quan trọng nhất là khâu làm đất ban đầu. Trước khi xới đất phải bỏ vôi cùng phân chuồng, sau đó cho máy xới vào xới tung và đều. Tiếp theo là lên luống. Sau khi lên luống xong người trồng phải bỏ thuốc để phòng bệnh tuyến trùng rễ rồi mới xuống giống. Đặc biệt trước khi trồng, đất không được xịt thuốc bảo vệ thực vật, nếu có phải để đất nghỉ 1 năm mới có thể trồng lại cây sâm đương quy...
Tháng 10/2017, ông Lê Văn Biết đã thành lập Hợp tác xã dược liệu Biết Lộc Thành. Hợp tác xã có 14 xã viên, trồng trên 20ha cây dược liệu ở các xã trong huyện Lâm Hà như Tân Hà, Nam Hà và cả huyện Đơn Dương. Sản phẩm dược liệu của các xã viên đều được ông Biết bao tiêu với giá ổn định...
Vợ ông Lê Văn Biết-bà Lê Thị Trọng bên mẻ sâm đương quy mới sấy xong chuẩn bị xuất hàng cho doanh nghiệp. Ảnh: Văn Long.
Với những nỗ lực của mình, hiện nay sản phẩm sâm đương quy thành phẩm của ông Biết đã được Công ty Cổ phần Traphaco ký hợp đồng mua với số lượng lớn. Bên cạnh đó ông Biết còn không đủ hàng để cung cấp cho thị trường dược liệu ở Hà Nội, Sài Gòn. Nhận thấy hiệu quả kinh tế-xã hội từ việc trồng cây dược liệu của lão nông Lê Văn Biết, UBND huyện Lâm Hà đã hỗ trợ xây dựng một kho lạnh với công suất bảo quản 40 tấn nguyên liệu khô cho Hợp tác xã Biết Lộc Thành.
Văn Long.
|
4Kinh tế
| Câu chuyện khó tin về người đàn ông miền Bắc di cư vào tỉnh Lâm Đồng để lập nghiệp, vài năm sau đó, do cây cà phê cằn cỗi, giá xuống thấp nên ông chặt bỏ hết cây cà phê để chuyển sang trồng cây đương quy cùng các cây dược liệu khác.
Trong thời gian này, ông bị nhiều người hàng xóm được cho là... dở người. Tuy nhiên, với sự cố gắng học hỏi, miệt mài chăm sóc cây dược liệu nên hiện giờ mỗi năm, gia đình ông thu cả tỷ đồng.
Chặt cà phê trồng cây dược liệu.
Một ngày cuối tháng 11, chúng tôi lân la trên khắp nẻo đường tại huyện Lâm Hà và nghe mọi người nơi đây mách bảo với nhau về câu chuyện người đàn ông suýt bị mất vợ cũng chỉ vì đam mê trồng thảo dược.
Chúng tôi gặp ông Lê Văn Biết (tại thôn Tầm Xá, xã ông Thanh, huyện Lâm Hà), người được mệnh danh là người đàn ông kỳ quái vì niềm đam mê trồng dược thảo.
Video: Người đàn ông suýt ly hôn vợ vì đam mê trồng cây thảo dược đương quy.
Lúc này, trời sập tối, không khí tại khu vực huyện Lâm Hà dường như se se lạnh. Chúng tôi dừng lại bên con đường đất và liên lạc với ông Biết để được hướng dẫn vào nhà. Tuy nhiên, giọng một người đàn ông trong điện thoại vọng ra: "Trời tối rồi, giờ các chú đến chợ, tôi sẽ ra đón và cho ngủ lại nhà 1 đêm. Còn việc quay phim chụp ảnh, phỏng vấn... không làm".
Chúng tôi tiếp tục nhẫn nại trước lời ông Biết nói, rồi sau đó chờ đợi người đàn ông này đến đón. Khoảng chừng 20 phút sau, một người đàn ông chừng 60 tuổi râu xồm xoàm, ít nói, mặc quần áo Kaki và vóc dáng rắn chắc yêu cầu chúng tôi trèo lên chiếc chở về nhà.
Ngồi chiếc xe gắn máy, mà tim chúng tôi dường như đứng lặng. Cũng bởi, mùi thơm của thảo dược lan tỏa trên người ông, ngoài ra đường đến nhà ông tối mịt khiến xe lúc nào cũng chao đảo và những ổ gà làm chúng tôi phải giật mình.
Bà Trọng mỗi buổi sáng ra chăm sóc cây đương quy. (ảnh: Thanh Hải).
Vừa đến nhà, ông mời chúng tôi vào nhà cùng ngồi ăn cơm với gia đình. Trong bữa cơm, bà Nguyễn Thị Trọng (vợ ông Biết) bày ra đơn sơ nhưng ấm cúng, thân thiện.
Bà Trọng chia sẻ: "Nhiều người biết ông trồng dược liệu có kinh tế cao tìm đến lợi dụng hoặc lừa đảo nên chồng tôi phải cảnh giác.
Tại bữa cơm, nhóm phóng viên chúng tôi chia sẻ, với mong muốn tìm hiểu về mô hình trồng cây dược liệu đầu tiên tại Lâm Đồng, ông Biết vui vẻ, cởi mở hẳn.
Thời còn trẻ, đi bộ đội ở Cao Bằng, ông thường xin theo các vị thầy lang vào rừng già tìm các vị thuốc quý về chữa trị cho cán bộ, bộ đội. Những ngày băng rừng, thầy lang bản địa lần lượt giải thích ngọn nguồn công dụng của các loài cây dược liệu cho tôi.
"Niềm đam mê tìm hiểu về cây dược của tôi cứ lớn dần", ông Biết nói.
Dược liệu được phơi khô để sấy bán.
Ông Biết kể lại: "Những năm 80 về trước, các làng quê nghèo miền Bắc, trong đó có gia đình tôi di cư vào các tỉnh Tây Nguyên theo chủ trương của nhà nước".
Được hỗ trợ đất đai cộng với điều kiện tự nhiên thuận lợi từ chính quyền địa phương, họ cần cù lao động cải tạo, vun trồng những diện tích đồi hoang sơ thành nhiều diện tích cà phê tươi tốt. Theo tháng năm, những gốc cà phê ngày càng cằn cỗi, già nua và cho năng suất thấp khiến ông Biết lắm lúc trăn trở.
Vợ đòi ly hôn vì chồng quá đam mê thảo dược.
Đến năm 2013, người dân thôn Tầm Xá há hốc từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi lão nông Lê Văn Biết một mình vào rẫy, tự tay đốn hạ toàn bộ diện tích cà phê vườn nhà đang ra trái.
Chặt cà phê xong, ông đi biền biệt. Vài tháng sau, người dân thấy dáng lão nông Lê Văn Biết lục tục quay về vác trên lưng bao hạt giống. Chẳng nói, chẳng rằng, một mình ông vào rẫy hì hục tỉa, cải tạo đất khiến nhiều người bảo ông dở người. Lời chê bai đến với tai vợ ông là bà Trọng khiến bà lo lắng.
Hồi đó, tôi bàn với vợ bỏ cà phê trồng dược liệu nhưng bà phần vì lo ngại, phần vị sợ người đời chê bai nên không đồng ý. Dù vậy nhưng tôi đã quyết làm làm, ông Biết kể.
Ông Biết cùng với cây đương quy vửa rửa sạch để chuẩn bị sấy khô.
Với kiến thức cơ bản về cây dược liệu, ông Biết mạnh dạn liên hệ với Viện Nghiên cứu cây trồng dược liệu Trung ương đặt hạt giống cây đương quy về trồng trên diện tích 4.000 m2.
Tôi can mãi nhưng chồng vẫn quyết trồng dược liệu. Lúc đó, vợ chồng tôi định ly hôn vì ổng cố chấp, đến khi tôi nghĩ lại vợ chồng sống từ thuở cơ hàn, giờ chồng quyết làm giàu mình phải ủng hộ chứ làm sao mà bỏ đi được, bà Trọng cho hay.
Và rồi thành quả sau một năm trồng đương quy mang lại hiệu quả ngoài mong đợi. Mọi yếu tố như năng suất, sản lượng, chất lượng củ đương quy được đánh giá cao và được các công ty dược liệu ở Hà Nội đặt hàng mua hết. Từ đó tôi thoát nghèo!, ông Biết nói.
Đến tháng 8/2017 vừa qua, được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, ông Biết mạnh dạng thành lập Hợp tác xã Dược liệu Biết Lộc Thành với 23 xã viên trồng trên 20ha dược liệu.
Theo ông Biết, việc thành lập hợp tác xã dược liệu nhằm khuyến khích nông dân trong và ngoài tỉnh liên kết phát triển cây dược liệu. Một nông dân cần điều kiện gì để vào hợp tác xã, tôi hỏi.
Oong Biiết tại khu vườn cây đương quy.
Ông Biết tiết lộ, xã viên phải có một diện tích đất trên 1ha. Khi vào, HTX sẽ cung cấp nguồn giống, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, thu hoạch và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho các xã viên.
Theo ông Biết, tiêu chí hàng đầu của HTX Dược liệu Biết Lộc Thành là nói không với thuốc bảo vệ thực vật. Để kiểm tra quy trình khi các xã viên đều ở nhiều tỉnh thành, sau khi thu hoạch, HTX sẽ lấy nhiều mẫu dược liệu bất kỳ để xét nghiệm. Nếu các sản phẩm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hoặc không đạt chất lượng, chúng tôi sẽ loại ngay. Nói vậy nhưng khi xã viên tham gia đều có ý thức rất cao, ông Biết chia sẻ.
Tại sao lại trồng dược liệu đương quy mà không phải là dược liệu khác, tôi thắc mắc. Ông Biết kể, ông có kinh nghiệm về cây dược liệu nên ông hiểu ở Việt Nam có điều kiện trồng cây dược liệu nhưng thực tế các dược liệu bày bán trên thị trường vẫn còn không ít loại xuất xứ không rõ ràng, chất lượng không đảm bảo.
Từ những suy nghĩ đó, ông muốn xây dựng một hợp tác xã trồng cây dược liệu hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; quy trình trồng trọt, chế biến đều đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP...
Qua quá trình khảo sát, tôi chọn trồng đương quy, thâm canh thêm cây ba hoàn, hà thủ ô đỏ, đan sâm bởi những dược liệu này thích hợp với thổ nhưỡng bản địa, ít dịch bệnh và mang lại hiểu quả kinh tế cao, ông Biết cho biết.
Hiện, HTX Dược liệu Biết Lộc Thành thu mua củ đương quy của các xã viên với đồng mức giá 25.000 đồng/kg.
Nếu trồng đương quy theo tiêu chuẩn quy trình kỹ thuật của HTX, sản lượng đạt khoảng 30 tấn/ha với thu nhập trừ các chi phí, mỗi nông dân thu trên 700 triệu đồng/ha. Đối với các công ty dược liệu lớn trên cả nước, HTX Biết Lộc Thành ký kết hợp đồng cung cấp dược liệu với giá ổn định, không thay đổi trong vòng 3 năm để tăng sự uy tín và tạo công ăn việc làm ổn định cho xã viên.
Nhận thấy hiệu quả từ việc trồng cây dược liệu của lão nông Lê Văn Biết, UBND huyện Lâm Hà đã hỗ trợ hàng trăm triệu đồng xây dựng một kho lạnh với công suất bảo quản 40 tấn nguyên liệu khô cho HTX Biết Lộc Thành.
Trên thị trường, sản phẩm dược liệu của HTX Biết Lộc Thành cũng được Viện Dược liệu (Bộ Y tế) lấy mẫu phân tích và kiểm nghiệm, kết quả đạt các tiêu chuẩn hàm lượng dược chất theo quy định.
THANH HẢI.
|
4Kinh tế
| HLV Kiatisuk.
Chưa bên nào xác nhận cụ thể nhưng nghe đã thấy choáng. Ở Việt Nam, theo quy định, lương tháng của cấp Bộ trưởng và tương đương chỉ là 12,61 triệu đồng (bậc 1) và 13,390 triệu (bậc 2).
Choáng hơn, hồi cuối tuần tại một cuộc hội thảo về giáo dục, có đại biểu phát khóc về lương giáo viên. Theo khảo sát của một nhóm nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước, thu nhập bình quân từ lương và các phụ cấp theo lương của giáo viên thâm niên 13 năm là 3-3,5 triệu đồng/tháng.
Nghĩa là số tiền trả lương cho Kiatisak 1 tháng đủ trả cho 400 giáo viên!
Chọn Sắc hay chọn 400 giáo viên?
So sánh thì khập khiễng, nhưng có một thực tế là người Việt đang tôn sùng hàng Thái một cách quá mức, từ hàng hóa đến con người...
Bộ Công thương đưa con số 8 tháng đầu năm 2017 Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan 3,5 tỉ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2016. Đáng chú ý, mặt hàng rau quả nhập từ Thái tăng vọt đứng thứ 2, đạt 618 triệu USD.
Việt Nam cây trái quanh năm, sao phải nhập từ Thái? Là vì chúng ta trồng được nhưng lại không tin tưởng để dùng. Hoa quả ngậm hóa chất, thuốc kích phọt ám ảnh người mua và một phần 50% thị trường bán lẻ Việt Nam đã bị các đại gia Thái Lan thâu tóm...
Thua trắng ở sân nhà là cụm từ đã được cảnh báo và nhiều người cho rằng, việc mời Kiatisak làm HLV trưởng đội tuyển Việt Nam cũng chẳng khác nào một bàn thua nữa trước người Thái của VFF.
Cũng giống như việc hàng hóa Việt muốn lôi kéo người mua thì cần nâng chất lượng, mẫu mã, giá thành chứ không thể chỉ kêu gọi người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng Việt. Hãy tính chuyện tạo điều kiện, nâng cấp cho HLV nội trước khi trong đầu luôn tồn tại 2 chữ phải thầy ngoại.
Còn VFF, chọn Kiatisak cũng được, nếu thừa tiền!
TRẦN ĐẠI.
|
4Kinh tế
| Theo phản ánh gửi tới Báo Công lý, năm 2014, thời ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Bộ GTVT, lãnh đạo Vụ Quản lý doanh nghiệp và một số đơn vị liên quan đã có một số văn bản đề nghị liên quan tới cổ phần hóa một số doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó, việc cổ phần hóa tại Công ty TNHH MTV Phục vụ mặt đất Sài Gòn (thuộc Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam) nay là Công ty cổ phần mặt đất Sài Gòn được phản ánh có bộc lộ một số bất cập cần được làm rõ.
Hoạt động của công ty thời điểm trước cổ phần hóa.
Theo hồ sơ cổ phần hóa, Công ty TNHHMTV Phục vụ Mặt đất Sài Gòn được thành lập từ năm 2004 trên cơ sở chuyển đổi từ Trung tâm dịch vụ Hàng không. Chức năng chính của công ty là cung cấp các loại hình dịch vụ phục vụ mặt đất theo tiêu chuẩn vận tải quốc tế. Ngày 30-10-2014, Bộ GTVT có quyết định số 4127/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty thành công ty cổ phần.
Trước đó, tại quyết định số 2189/QĐ-BGTVT ngày 10-6-2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT có nêu rõ: Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, quyết định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm ngày 31-3-2014: Giá trị thực tế để cổ phần hóa là hơn 231 tỷ đồng. Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 140 tỷ đồng.
Theo phản ánh thì việc định giá tài sản công ty như trên là chưa hợp lý, còn thấp so với thực tế. Mặt khác, phải kể đến một bất cập nữa trong cổ phần hóa là việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.
Ngày 27-11-2014, ông Nguyễn Đình Hùng, khi đó là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phục vụ Mặt đất Sài Gòn đã ký hợp đồng mua bán cổ phần với Công ty cổ phần Đầu tư khai thác Cảng (Hà Nội) do ông Lưu Quang Lãm làm chủ tịch Hội đồng quản trị. Theo Điều 1 của hợp đồng, Công ty cổ phần Đầu tư khai thác Cảng sẽ mua lượng cổ phần tương ứng với 13% vốn điều lệ của công ty cổ phần theo mức giá chuyển nhượng được quy định trong hợp đồng (14.100 đồng/ cổ phần) và sẽ nắm giữ số cổ phần sở hữu tại tại công ty cổ phần trong thời hạn tối thiểu 5 năm. Tổng giá trị chuyển nhượng là hơn 25,7 tỷ đồng. Cùng với công ty trên, còn có công ty chứng khoán SSI cũng là nhà đầu tư chiến lược.
Theo thông tin phản ánh, việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trên chưa hợp lý bởi đây chỉ là một công ty cổ phần có nguồn gốc từ một doanh nghiệp tư nhân, năng lực, ngành nghề không liên quan gì nhiều tới lĩnh vực dịch vụ mặt đất của hàng không.
Việc lựa chọn nhà đầu tư không hiểu dựa trên những tiêu chí gì? Tôi thật sự khó hiểu về quyết định này? một cổ đông cho biết. Dư luận đặt câu hỏi đối tác Công ty cổ phần đầu tư khai thác Cảng là ai, có đóng góp gì cho sự phát triển của Công ty TNHH MTV Phục vụ mặt đất Sài Gòn mà được lựa chọn là cổ đông chiến lược. Tại sao không đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư chiến lược?
Kinh ngạc hơn nữa, theo cổ đông trên là mức giá bán cổ phần cho đối tác quá thấp, dưới cả giá đấu giá bình quân quả là một quyết định khó hiểu, có thể gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng tài sản Nhà nước. Bởi lẽ, theo thông tin về việc đấu giá thành công 2,7 triệu cổ phần của Công ty TNHH MTV Phục vụ mặt đất Sài Gòn thì giá trúng bình quân là 44.693 đồng/ cổ phần. Lẽ ra khi chuyển nhượng, phải theo giá thị trường hoặc tối thiểu cũng phải theo mức giá bình quân, chứ không thể bán với giá bèo 14.100 đồng/ cổ phần như vậy.
Giá trúng đấu giá bình quân là 44.693 đồng/cổ phần nhưng giá bán cho cổ đông chiến lược chỉ 14.100 đồng/ cổ phần.
Trước những bất cập trên, phóng viên Báo Công lý đã liên lạc với một số cán bộ từng chứng kiến và tham gia công tác quản lý liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp trên để làm rõ. Tuy nhiên, các ông Vũ Anh Minh (nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp), ông Nguyễn Chiến Thắng (nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp) đều có chung câu trả lời: Những nội dung trên, đề nghị phóng viên làm việc với Bộ GTVT để trả lời, các tài liệu, báo cáo hồ sơ đều được lưu trữ tại bộ.
Báo Công lý sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.
Quang Nam.
|
4Kinh tế
| Sau 5 năm miệt mài trên giảng đường, Phạm Hoàng Nam (23 tuổi, sinh viên năm cuối ĐH Thủy lợi, Hà Nội) vẫn chưa thể cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay. Chẳng biết vì lưu luyến quãng đời sinh viên hay chưa tự tin để "vào đời", Nam chưa đạt đủ điểm để được làm đồ án tốt nghiệp.
Cậu suy nghĩ nghiêm túc về những gì mình đang có và muốn có: Cần tiền để nộp học phí cải thiện môn nhưng tuyệt đối không ngửa tay xin cha mẹ. Có xe máy và nhận thấy Grab đang phát triển mạnh, thời gian không gò bó, Nam muốn làm nghề này để kiếm thêm.
Chàng trai lên trang web liên hệ, rồi mang giấy tờ cần thiết tới đăng ký. Trải qua 2 tiếng bổ túc kiến thức cùng bài test trắc nghiệm 20 câu, cậu được cấp mã số, cài ứng dụng và chính thức trở thành "xe ôm công nghệ.
Sinh viên lái Grab làm thụt lùi cả một thế hệ?
Nhà Nam ở một thị trấn nhỏ thuộc vùng núi Tây Bắc Bộ, cha mẹ đều làm cán bộ Nhà nước. Điều kiện gia đình không khó khăn nhưng từ tháng 11 năm ngoái, cậu bắt đầu lái Grab để tự trang trải phí học cải thiện.
Với phí đầu tư 0 đồng, mỗi ngày chạy đều đặn từ sáng tới tối, sau khi trừ một số khoản, Nam bỏ túi khoảng 400.000 đồng. Trong dịp nghỉ lễ, Tết, nhu cầu đi lại tăng cao, có ngày may mắn, Nam kiếm được một triệu đồng.
Nhiều sinh viên thời nay chọn lái Grab để kiếm thêm thu nhập. Số lượng tăng lên không ngừng làm nổ ra cuộc tranh cãi trong cộng đồng mạng. Ảnh: Quỳnh Trang.
"Thời gian của sinh viên gần như không cố định. Chạy Grab, Uber vừa chủ động được thời gian, vừa có tài chính tạm ổn. Tính bình quân một ngày chạy part-time, sau khi trừ tất cả chi phí, bỏ túi được 100.000 đồng, một tháng là gần 3 triệu đồng mà vẫn đảm bảo có thời gian nghỉ ngơi, học hành. Tội gì không làm? ", Nam phân tích.
Được khoảng 2 tháng, cha mẹ nam sinh biết chuyện, tỏ ý phản đối. Lý do không phải vì nghĩ nghề xe ôm thấp kém, không cân xứng học vấn của con trai. Họ cảm thấy lo lắng khi bản tin Thời sự trên VTV liên tục đưa về các vụ tai nạn, cướp giật, đánh chém liên quan Grab.
Thời điểm đó là sau đợt Tết năm nay, cũng là lúc sinh viên đổ xô chạy Grab. Hãng xe tuyển chọn tài xế không ngừng nghỉ, các "xế" thì ham tiền giới thiệu dẫn đến cung nhiều hơn cầu.
Nhận thấy môi trường bão hòa và dần trở nên phức tạp, Nam nghỉ lái Grab vào tháng 5 vừa qua. Ít tháng sau, mạng xã hội nổ ra cuộc tranh cãi quanh vấn đề "cử nhân chạy xe ôm".
Cư dân mạng dồn mọi chỉ trích vào thế hệ sinh viên ngày nay bằng các nhận định như "thanh niên sức dài vai rộng lại đi đầu quân thành các anh xe ôm thời @", "tốn công học hành mấy chục năm", "tranh giành miếng cơm của người già, trung niên", "đội quân xanh lè toàn trẻ ranh ùa ra đường như người ngoài hành tinh đổ bộ"...
Thậm chí, nhiều người còn mỉa mai sâu cay hơn rằng: "Grab, Uber nên biết ơn các trường đại học vì đã đào tạo ra đội quân lao động khổng lồ có tri thức, văn hóa".
"Tuổi thanh xuân đẹp nhất cho kiến tạo / Tuổi thanh xuân cần làm việc học hỏi tri thức cao / Tuổi thanh xuân lý tưởng cho sự tìm tòi rốt ráo / Tuổi thanh xuân không phải lãng phí để đi lái xe ôm", những câu thơ trích tại Facebook của một thầy giáo ở Hà Nội nhắn nhủ tới sinh viên về lựa chọn tuổi trẻ.
Một ngày làm việc từ sáng đến 12h đêm của 'hot girl Grab' Zing.vn theo chân nữ tài xế Grab Trần Thùy Trang (21 tuổi) trong một ngày làm việc. Cô đã có những chia sẻ bất ngờ về nghề và cuộc sống của một nữ sinh Nông nghiệp.
Dù không còn lái Grab, khi đọc lời lẽ chỉ trích của dân mạng, Hoàng Nam không khỏi ngậm ngùi. Cậu thấy lòng tự ái bị động chạm bởi mục đích đi làm xe ôm để trang trải học hành của mình là hoàn toàn chính đáng.
Đức (quê Bắc Kạn) - bạn của Nam - cũng nhận cuốc chạy Grab từ nửa ngày đến một ngày, tùy lịch học, để trang trải học phí, tiền sinh hoạt và gửi về cho gia đình đều đặn khoảng 1-1,5 triệu đồng/tháng.
Số tiền này với nhiều người thậm chí không đủ uống trà sữa, mua sắm áo quần hàng tháng. Nhưng với bà mẹ 50 tuổi mất sức lao động, sống nhờ trợ cấp, một mình lo cho em trai Đức đang tuổi ăn tuổi lớn, những đồng tiền đó thật sự quý giá.
"Hot girl Grab" Trần Thu Trang (21 tuổi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) từng chia sẻ Zing.vn rằng trừ thứ hai, ba, năm đi học, những ngày còn lại bất kể nắng mưa, cô đều ra đường chạy xe từ lúc 9h-10h sáng và trở về phòng trọ lúc 0h.
Gia đình Trang thương con gái làm thêm vất vả, ảnh hưởng việc học hành, sức khỏe. Bản thân 9X cũng ý thức nghề chạy xe ôm nguy hiểm, sống chết lúc nào không hay, sau khi tận mắt thấy tai nạn của đồng nghiệp vào thứ sáu ngày 13/10 vừa rồi.
Với Nam, Đức và Trang, lái Grab đơn giản là việc kiếm thêm thu nhập khi họ chưa tìm được nghề nghiệp ổn định, phù hợp chuyên ngành được đào tạo ở trường.
Các sinh viên này đâu muốn phơi mặt ra ngoài đường bất kể sương gió, khói bụi và nguy hiểm. Họ đủ tỉnh táo để tự nhận biết ngoài những lợi nhuận trước mắt là bao rủi ro.
Sinh viên làm xe ôm công nghệ bị cộng đồng mạng "ném đá" vì cho rằng đang lãng phí tri thức và sức trẻ cho công việc "chỉ phù hợp người già và trung niên". Hí họa: Hiền Đoàn.
Hơn nữa, khi chưa có bằng tốt nghiệp, lao động chân tay là cách kiếm tiền nhanh nhất. Xét về bản chất, chạy xe ôm công nghệ cũng giống phục vụ quán cà phê, tiệm trà sữa, gia sư... ở chỗ mang lại thu nhập chính đáng, không phạm pháp.
Chẳng điều luật nào quy định chạy xe ôm là công việc chỉ phù hợp người già và trung niên như một số cư dân mạng vẫn mặc định. Họ nhận định chủ quan, một chiều, vậy cớ gì sinh viên làm việc này lại bị lên án là không có lòng tự trọng?
Hoàng Nam không ý kiến với các tài xế Grab vẫn còn là sinh viên. Cậu chỉ phê phán những cử nhân đã cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp nhưng không chịu kiếm việc làm ổn định, chỉ chăm chăm đi chạy xe ôm công nghệ vì nghĩ nghề này dễ "hái ra tiền".
Có thể nhiều cư dân mạng - thế lực rất đông nhưng suy cho cùng chẳng cụ thể là ai - không phân biệt "xế thời @" là sinh viên hay cử nhân, có mục đích kiếm tiền chính đáng hay không chính đáng, coi xe ôm là kế sinh nhai tạm thời hay lời ngụy biện cho sự lười nhác của bản thân...
Bởi vậy, quan niệm "sinh viên đi lái Grab, Uber là sự thụt lùi của một thế hệ, là lãng phí tri thức, sức trẻ", dù thu hút hàng chục nghìn nút like trên mạng ảo, cũng không lý nào phù hợp khi gán cho mọi người trẻ đang mưu sinh trong màu áo xanh ở ngoài đời.
'Bỏ ra 50.000 đồng uống trà sữa là hoang phí, nông cạn'.
Sau cuộc tranh cãi về vấn đề lái Grab, sinh viên lại trở thành "tội đồ tiêu hoang" khi chấp nhận chi 50.000- 60.000 đồng cho một ly trà sữa, thậm chí là uống quá nhiều trong khi "nước mình còn nghèo".
Chị Nguyễn Thị Thu Huyền (34 tuổi) - giảng viên ĐH Sư phạm TP.HCM, hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh Giáo dục tại Anh - mở màn tranh luận: "Tôi không hiểu sao ở các hàng quán thương hiệu nước ngoài rất đắt đỏ lại đầy người Việt. Ngay cả các quán cà phê thương hiệu Việt Nam, thức uống cũng rất đắt, một ly nước có giá 55.000-70.000 đồng. Các quán trà sữa có giá 50.000-60.000 đồng một ly cũng đầy các bạn trẻ".
"Các bạn trẻ" ở đây chủ yếu là sinh viên hoặc người mới đi làm. Chị Huyền thắc mắc thu nhập của họ là bao nhiêu để chi tiêu không cần đắn đo vào các khoản đó? Nếu chi như vậy, họ còn đủ tiền để đầu tư vào các mục như nhà cửa, học hành, sách vở để phát triển bản thân, hỗ trợ gia đình, tiết kiệm và giúp đỡ cộng đồng?
Sinh viên bắt kịp trào lưu, đồ uống "hot" bị cho là "hoang phí", "không biết thương cha mẹ". Hí họa: Hiền Đoàn.
Thẳng thắn đối đáp lại thắc mắc của nữ giảng viên ĐH Sư phạm TP.HCM, Minh Phương (19 tuổi, sinh viên ở Hà Nội), nói: "Trà sữa là đồ uống em kết nhất, nên có ngày uống tới 2-3 cốc. Em không có thu nhập hàng tháng vì cha mẹ không ủng hộ đi làm thêm.
Với thu nhập 8 con số một tháng, họ sẵn sàng cho em 50.000 đồng/ngày chỉ để mua trà sữa, mà chưa bao giờ nói kiểu 'kinh tế còn nghèo, con đừng uống trà sữa đắt tiền'".
Phương nói bằng giọng không phải "ăn thua" vì bị động chạm tới 2 chữ "sinh viên". Cô chỉ giải thích việc mình có khoảng 2 triệu đồng/tháng để uống trà sữa không do trộm cắp hay làm việc xấu thì không việc gì phải hổ thẹn.
Theo nữ sinh này, không bình tĩnh suy xét hay tối thiểu là tôn trọng người khác, những cá nhân "không bỏ ra 50.000 đồng/ngày uống trà sữa" đang bĩu môi chê bai những ai "bỏ ra 50.000 đồng/ngày uống trà sữa" là hoang phí, nông cạn. Thậm chí, họ thường xuyên dùng "bài ca" kinh tế nước ta còn nghèo để lập luận của mình có thêm sức nặng.
Giới trẻ chi 100.000 đồng uống trà sữa là lãng phí? Là trào lưu chưa bao giờ hạ nhiệt, trà sữa luôn hấp dẫn giới trẻ. Nhiều bạn cho biết họ sẵn sàng chi 50.000-60.000 đồng, thậm chí 100.000 đồng cho một ly trà sữa.
Phạm Hoàng Nam, sau khi bỏ lái Grab, nhận công việc kiểm tra tình trạng gửi, nhận và đóng gói hàng, kiêm shipper cho một cửa hàng. Nam sinh ĐH Thủy lợi không nghiện trà sữa, mà thường uống theo tâm trạng.
Cuối tuần, Nam bỏ 50.000 đồng ra quán trà sữa quen thuộc gọi đồ uống và ngồi thả mình theo điệu nhạc acoustic. Với thanh niên có thu nhập 5 triệu đồng/tháng, điều này đáng "đồng tiền bát gạo" bởi ngoài đồ uống và âm nhạc, cậu có không gian selfie đẹp, xài Wi-Fi miễn phí, máy lạnh, người phục vụ.
9X bảo mình làm ra tiền chẳng tội gì không tiêu vào việc giải trí, miễn là phù hợp điều kiện. Ai cũng có quyền tự thưởng cho bản thân một buổi tối rủ bạn bè hay người yêu đi trà sữa để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi từ công việc.
Với những ai chi từ 50.000 đồng cho một ly trà sữa mỗi ngày, thậm chí là 2-3 cốc, Nam không ủng hộ nhưng cũng không so đo bởi chẳng có điều luật nào cấm người ta làm điều mình thích.
Ăn cơm 2.000 đồng... lại là sinh viên sai?
Những cái lắc đầu và tặc lưỡi chê "hoang phí", "sang chảnh" chưa dứt, cơn thịnh nộ từ cộng đồng mạng mang tên "người trẻ sức dài vai rộng xếp hàng ăn cơm từ thiện 2.000 đồng" lại giáng xuống đầu... sinh viên!
Mọi chuyện khởi nguồn từ bài đăng của Vũ Tuấn Anh - người sáng lập dự án phát triển nghề nghiệp cộng đồng cho sinh viên - kèm hình ảnh rất đông sinh viên xếp hàng mua cơm từ thiện tại quán cơm 2.000 đồng ở quận 1, TP.HCM.
Chủ nhân bài chia sẻ thể hiện sự thất vọng và bức xúc khi các nam sinh viên lười biếng, cướp của người nghèo. Anh này còn cẩn thận hỏi "các anh bên cạnh" thì được nói sinh viên hôm nào cũng tới đông.
Tuấn Anh cho rằng sinh viên nên chăm chỉ, tìm công việc phù hợp để kiếm tiền, chứ đừng trông chờ vào miếng ăn miễn phí bởi nó vốn được dành cho những người nghèo.
Hình ảnh được đăng kèm lời lên án sinh viên gay gắt khi đứng xếp hàng mua cơm 2.000 đồng ở TP.HCM. Ảnh: Vũ Tuấn Anh.
Trong khi đó, chủ các quán cơm 2.000 đồng với mục đích từ thiện ở TP.HCM, Huế đa phần phản đối ý kiến chỉ trích sinh viên bằng lời lẽ nặng nề như ở trên. Họ khẳng định rất vui lòng chào đón sinh viên tới dùng bữa.
Thứ nhất, mua cơm 2.000 là hành động thuận mua vừa bán. Sinh viên bỏ tiền mua theo giá cả chung chứ không xin bố thí. Chủ quán bán cơm 2.000 cho bất cứ ai cần, không đòi khách chứng minh kiểu "Tôi là người nghèo" mới được vào ăn. Vậy tại sao sinh viên không được quyền ăn, mà lại bị phán xét?
Thứ hai, con người ai cũng có lòng tự trọng. Bản thân sinh viên đi ăn chưa chắc trong lòng họ muốn vậy. Nếu họ có điều kiện hơn, có lẽ họ đã ngồi quán ăn có máy lạnh, ăn phần cơm thêm thịt, thêm rau.
Nhiều sinh viên xuất thân từ những vùng quê rất nghèo. Họ bằng mọi cách phải sống sót bằng số tiền ít ỏi cha mẹ gửi lên.
"Gần nhà mình ở xã Trà Côn (Vĩnh Long) có gia đình vì quá nghèo, cha mẹ buộc 2 đứa con phải bỏ học đi làm thêm. Người em trai không chịu, quyết tự bươn chải ở thành phố để học hết cao đẳng.
Cậu ấy phải làm thêm rất nhiều việc để có tiền ăn, đóng học phí. Hôm nào không học buổi sáng, cậu tranh thủ đi bán phụ cà phê, buổi chiều bưng bê trong các nhà hàng. Bữa cơm 2.000 đồng với cậu ấy quý giá như vàng vậy", Vân (sinh viên tại TP.HCM) cho biết.
Thực tế, suy đi thì cũng phải nghĩ lại, nếu không vì khó khăn, các sinh viên từ quê nghèo lên thành phố như chàng trai kể trên có lẽ sẽ "có lòng tự trọng" như dân mạng mong muốn.
Hơn nữa, có thể các "anh hùng bàn phím" gõ ra những lời chỉ trích sinh viên ăn cơm 2.000 đồng là cướp của người nghèo hay "không có lòng tự trọng" đang ngồi trong quán net, có máy lạnh phả tứ phía. Họ sống đủ đầy quá nên chẳng nghĩ nổi ngoài đời còn những mảnh đời nghèo, rất nghèo.
Tôi không phản đối sinh viên nghèo vào ăn cơm mà tôi chỉ phản đối sinh viên không nghèo mà vào ăn cơm từ thiện, Anh Tuấn giải thích sau khi bài đăng của mình gây tranh cãi nảy lửa.
Sinh viên "nghèo" vào ăn cơm 2.000 đồng có thể thuộc 2 dạng: Nghèo tiền bạc và nghèo tự trọng. Nhưng dù người bán cơm làm từ thiện cho đúng đối tượng hay không, cái "vơ đũa cả nắm" vào tầng lớp sinh viên của dân mạng quả là quy chụp, cảm tính và thiệt thòi cho họ.
Nhiều ý kiến cho rằng 2.000 đồng hay 50.000 đồng, lái Grab hay "nghề gì đó không phải chạy xe ôm"... không giúp phán xét tư cách người trẻ. Sinh viên, cũng giống mọi người, chỉ đáng bị lên án khi làm điều trái lương tâm, đạo lý, và tất nhiên cả vi phạm pháp luật.
Thu Thảo.
|
4Kinh tế
| Xoài Đài Loan bao trái bán tết ở huyện Phụng Hiệp đang được mùa, được giá.
Ông Trần Văn Tuẩn phấn khởi vì xoài Đài Loan vụ này của gia đình ông được mùa, được giá.
Ông Trần Văn Tuẩn, ở ấp Mỹ Chánh, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, cho biết với 300 gốc xoài Đài Loan bao trái sẽ cho thu hoạch 2 đợt trong dịp tết. Đợt này, ông thu hoạch được hơn 1 tấn trái, với giá bán 40.000 đồng/kg và sẽ thu hoạch tiếp khoảng 3 tấn nữa vào ngày 22-23 tết (âm lịch). Với giá này, sau khi trừ chi phí thì gia đình ông có nguồn lợi nhuận 120 triệu đồng.
Theo ông Tuẩn, đây là mức thu nhập khá hấp dẫn cho người trồng xoài. Cũng theo ông Tuẩn, tùy theo mùa vụ, nhưng giá cao nhất là mùa tết, thường tăng gấp 2 lần so với mùa thuận. Do đó, muốn cho trái thu hoạch đúng vào thời điểm tết, người trồng phải nắm vững kỹ thuật để cho cây ra hoa theo ý muốn. Khâu quan trọng nhất là phải bao trái để tránh côn trùng đục phá và giữ màu sắc cho trái đẹp.
|
4Kinh tế
| Tỷ phú Ingvar Kamprad, nhà sáng lập hãng nội thất nổi tiếng thế giới IKEA qua đời ngày 27/1 ở tuổi 91. Ảnh : News.
Trước khi qua đời, ông đứng thứ 8 trên danh sách Chỉ số Tỷ phú của Bloomberg nhờ khối tài sản bán lẻ toàn cầu trị giá 58,7 tỷ USD. Ảnh : BI.
Điểu đặc biệt là không ai được thừa kế khối tài sản khổng lồ này của tỷ phú IKEA. Ảnh: BI.
Suốt mấy chục năm qua, khối tài sản của tỷ phú Ingvar Kamprad nằm dưới sự kiểm soát của một hệ thống các tổ chức và công ty cổ phần. Ảnh: Daily Star.
Việc làm này nhằm mục đích chia nhỏ khối tài sản khổng lồ của ông, để bảo đảm sự độc lập lâu dài và sự sống còn của thương hiệu IKEA. Ảnh : House Beautiful.
Những người thừa kế không thể kiểm soát trực tiếp công ty. Họ sẽ nhận được lượng tài sản ít ỏi hơn từ Ikano - tập đoàn tài chính, bất động sản và bán lẻ có tổng tài sản khoảng 10 tỷ USD (2016). Ảnh: The Japan Times.
Trong khi đó, hầu hết các cửa hàng IKEA thuộc sở hữu của Quỹ Stichting Ingka, một tổ chức Hà Lan với mục đích quyên góp cho hoạt động từ thiện và đầu tư cải tiến thiết kế của công ty. Ảnh : Efe.
Quỹ Stichting Ingka do tỷ phú nội thất IKEA thành lập vào những năm 1980 nhằm đảm bảo công ty nằm ngoài sự kiểm soát trực tiếp của gia đình nhà sáng lập. Ảnh : NBC Chicago.
Mô hình của IKEA được đặt dưới sự kiểm soát cuối cùng của tổ chức Interogo Foundation, được quản lý bởi một hội đồng gồm ít nhất hai thành viên và một hội đồng giám sát. Ảnh : TheJournal.
Chiến lược này khiến cho bất cứ một cá nhân, dù là quản lý hay người thừa kế, đều không thể kiểm soát được công ty sau khi tỷ phú Ingvar Kamprad qua đời. Ảnh: NPR.
Video: Lịch sử "gã khổng lồ" nội thất IKEA. Nguồn: Baophunu.
Hoàng Minh (tổng hợp).
|
4Kinh tế
| Về các trạm thu phí BOT kiểu trạm Cai Lậy đặt ở vị trí không cho người đi đường sự lựa chọn dùng đường trả tiền hay dùng đường do dân chúng đóng thuế xây dựng nên, nhiều bài báo đã phân tích dựa trên các lập luận chính sau:
1) Dân chúng đóng thuế để xây dựng, bảo dưỡng quốc lộ 1 và nuôi bộ máy công chức ăn lương làm việc đó. Vậy chính phủ có bổn phận giữ cho quốc lộ 1 được an toàn, thuận lợi cho người dân sử dụng. Bất kỳ trạm thu phí nào đặt trên đường này đều không sòng phẳng, không đàng hoàng, không tử tế với dân.
2) Nếu các trạm tiếp tục tồn tại dai dẳng, lòng dân bất mãn kéo dài sẽ sinh nghi ngờ đủ thứ: nghi ngờ tính liêm chính công quyền, tính vì dân, tính hiệu quả của chính quyền... Điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu tới sự hợp tác giữa dân chúng và chính quyền. Trong khi đó, đất nước và chính phủ đang cần tập trung công sức vào những công việc quan trọng hơn nhiều để phát triển và giữ vững chủ quyền tổ quốc...
Qua những gì chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thể hiện từ khi được thành lập, tôi có cơ sở nghĩ rằng Thủ tướng nghiêng về xóa trạm Cai Lậy và xóa các trạm có cùng tính chất. Việc xóa bỏ các trạm đó nằm trong khả năng tài chính và tổ chức thực hiện của chính phủ. Tại sao một việc đem lại lợi ích nhiều mặt cho dân và chính phủ, về mặt kỹ thuật nằm trong tầm tay, mà chính phủ chưa thể làm như đã tuyên bố?
Có thể chăng đó là dấu hiệu cho thấy sự phát triển nhanh chóng và lành mạnh đúng với tiềm năng của đất nước còn đang bị những viên đá to cản đường? Những viên đó là gì?
Các công ty đầu tư kinh doanh trạm BOT chỉ là những viên đá nhỏ. Những thế lực chống lưng cho các công ty đó là những viên đá lớn hơn! Để cho các thế lực đó hình thành, liên kết nhau thành một hệ thống tác oai tác quái tới mức lớn như vậy và trong một thời gian lâu như vậy thì rõ ràng xã hội chúng ta đang có vấn đề trầm trọng! Phải chăng đây mới là hòn đá tảng chặn đường? Có nên chăng nghĩ tới những căn nguyên sâu xa hơn như là cách tổ chức xã hội và vận hành xã hội?
Giữa lúc này, một vấn đề khác lại nổi lên: sự cưỡng chế giải tỏa đất đai. Thực ra sự cưỡng chế giải tỏa đất đai đã là một nhức nhối của xã hội Việt Nam từ lâu rồi. Rất nhiều bài báo nói về thân phận con người sau giải tỏa, những số phận bi thảm bị đẩy khỏi vùng đất do chính họ hay ông cha họ khai phá với giá đền bù rẻ mạt, và sau đó vài năm vùng đất đó có giá hàng chục, hàng trăm lần cao hơn! Người bị đuổi đi uất ức, kẻ đuổi người thì hành động nhẫn tâm! Vài năm trước báo Tuổi Trẻ đã đăng tấm hình một bà cụ nằm dưới bánh xích của chiếc xe ủi trong một vụ cưỡng chế. Không uất ức, người ta không liều mình như thế. Không nhẫn tâm, người ta không lái xe ủi tiến lên như thế!
Sự liều mình của người uất ức vì bị cưỡng chế và sự nhẫn tâm của người tiến hành cưỡng chế thể hiện sự xung đột xã hội gay gắt và rộng khắp từ Bắc tới Nam với những địa danh tiêu biểu như Hải Phòng, Thái Bình, Đắk Nông, Vĩnh Long, Đồng Tháp... Xung đột tới mức này đã là mâu thuẫn đối kháng chưa, và có đáng được xử lý dứt điểm chưa?
Phiên tòa ở Đắk Nông ngày 3.1.2018 kết án tử hình anh Đặng Văn Hiến, một nông dân uất ức cương quyết phản ứng lại và giết chết ba người cưỡng chế. Những người bị giết cũng chỉ là người làm thuê, hiểu biết hạn hẹp. Nhiều người cho rằng phiên tòa càng đẩy mâu thuẫn lên cao độ, có thể gây bùng nổ lớn hơn trong tương lai. Tôi thì nghĩ thêm rằng nếu dân trí đa chiều và toàn diện được chú tâm phát triển từ mấy chục năm nay thì có lẽ những sự việc như thế này có thể được ngăn chặn từ sớm hơn chăng?
Trong mối liên hệ với sự việc các trạm BOT Cai Lậy, Cần Thơ-Phụng Hiệp, Sóc Trăng... đang xảy ra cùng lúc, bài viết này xin đặt một số câu hỏi:
1) Dựng trạm BOT thu phí trên con đường do người dân đóng thuế để xây dựng và bảo dưỡng, có phải là một dạng cưỡng chế không cho người dân dùng cái họ đã và đang sở hữu một cách chính đáng không? Việc cưỡng chế này, về bản chất, có khác gì việc cưỡng chế giải tỏa đất đai được chính người dân khai phá không?
2) Trong cả hai việc cưỡng chế nói trên, sự việc, nguyên nhân, giải pháp giải quyết... có được đưa ra công khai minh bạch không? Có được đưa ra thảo luận tìm tiếng nói chung của các bên chịu ảnh hưởng không?
3) Hai việc cưỡng chế nói trên gây bất mãn lớn trong dân chúng, kéo dài quá lâu, mà vẫn chưa được giải quyết để tạo sự đồng thuận xã hội. Tôi nhớ chính sách ngăn sông cấm chợ trên ba mươi năm xưa, cũng là một dạng cưỡng chế kéo dài chục năm, đã cản trở sự phát triển đất nước một thời gian quá dài bất chấp lòng dân. Có giải pháp nào khiến các vụ cưỡng chế được giải quyết nhanh chóng hơn không? Cho đất nước khỏi chịu những thiệt hại tổn hao nguyên khí quốc gia một cách vô ích?
Nhưng trên nữa, có giải pháp nào khiến xã hội Việt Nam chúng ta giảm thiểu những trường hợp cưỡng chế? Sao cho chính quyền thực sự vì dân, chính sách nào ban ra cũng có lòng dân, ý dân trong đó nhằm phục vụ cho dân tộc và đất nước chớ không cho một nhóm lợi ích riêng nào?
Lê Học Lãnh Vân.
|
4Kinh tế
| Ảnh: Bloomberg.
Theo báo cáo mới Global Wealth Migration Review được công bố cuối tháng 1, nhiều cá nhân có giá trị tài sản ròng cao đang rời khỏi trung tâm tài chính Anh London và thành phố Lagos, Istanbul.
Cụ thể, khoảng 5.000 người giàu rời Anh trong năm 2017, trong khi chỉ có 1.000 người đến đây sinh sống. Người giàu rời London để tránh thuế mới khiến việc thừa kế và đầu tư trở nên đắt đỏ hơn. Nhiều người giàu châu Âu cũng rời thủ đô tài chính Anh vì nước này sắp rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Hơn 30 năm qua, Vương quốc Anh là một trong các nước đón nhiều cá nhân giàu có nhập cư nhất. Dù vậy, xu hướng này thay đổi vào năm 2017, đất nước trải qua đợt di cư ròng đầu tiên của các cá nhân giàu có.
Việc nhiều người giàu di cư thường là dấu hiệu rắc rối trong nền kinh tế chính trị của một nước. Người giàu thường là những người đầu tiên rời đi vì họ đủ khả năng tài chính, không như tầng lớp trung lưu hay người nghèo.
Các thành phố đón nhiều người giàu nhập cư trong năm qua là Auckland, Dubai, Montreal, New York, Tel Aviv và Toronto. Tổ chức New World Wealth cho hay họ chỉ tập trung vào những người giàu thật sự đã di cư, tức những người sống ở đất nước mới hơn nửa năm.
Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục là hai nước có số người giàu di cư nhiều nhất, song một khi mức sống cải thiện, nhiều người có lẽ sẽ quay về. Mumbai, trung tâm tài chính Ấn Độ, được dự báo là thành phố có mức độ giàu có tăng nhanh nhất thế giới trong thập kỷ tiếp theo.
Tài sản của người dân cả nước Ấn Độ sẽ tăng gấp ba trong thập niên tới, lên đến 25.000 tỉ USD. Tài sản ở trung Quốc thì tăng 180% lên 69.000 tỉ USD. Tổng tài sản người giàu Mỹ chỉ tăng 20% song vẫn sẽ đứng đầu danh sách với 75.000 tỉ USD giá trị tài sản.
Tổng tài sản của người dân toàn cầu vào khoảng 215.000 tỉ USD. Tài sản ròng trung bình của một cá nhân là 28.400 USD, song có 15,2 triệu người giàu trên thế giới với tài sản được định nghĩa là 1 triệu USD trở lên.
Nga là nước bất bình đẳng nhất khi 24% số tài sản nằm trong tay nhóm tỉ phú. Nhật Bản là nước bình đẳng nhất khi chỉ 3% tổng tài sản nằm trong tay tỉ phú. Một số nước có nhiều người giàu bỏ đi nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Nigeria, Anh, Nga, Pháp và Brazil. Người giàu thường di cư đến Canada, Mỹ, đảo Síp.
Thu Thảo.
Thu Thảo.
|
4Kinh tế
| Ingvar Kamprad qua đời hôm 27/1 ở tuổi 91 - Ảnh: Ikea.
Trước khi qua đời, Ingvar Kamprad đứng thứ 8 trong danh sách tỷ phú Bloomberg Billionaires Index. Tuy nhiên, ông luôn phủ nhận việc mình là một trong những người giàu nhất hành tinh. Trong nhiều thập kỷ qua, tỷ phú Thụy Điển đã chuyển quyền sở hữu khối tài sản khổng lồ của mình tại đế chế nội thất IKEA cho một hệ thống các tổ chức và công ty.
Những người thừa kế của Ingvar Kamprad sẽ không được hưởng quyền điều hành trực tiếp tại IKEA sau khi ông qua đời. Thay vào đó, họ sẽ nhận được số tài sản nhỏ từ tập đoàn Ikano Group thuộc sở hữu gia đình Kamprad. Ikano Group điều hành một số công ty trong lĩnh vực tài chính, bất động sản, sản xuất và bán lẻ trị giá khoảng 10 tỷ USD tính tới năm 2016.
Cơ cấu tài sản của Ingvar Kamprad khi qua đời - Nguồn: Bloomberg Billionaires Index.
Trong khi đó, đa số cửa hàng IKEA thuộc sở hữu của tổ chức Hà Lan Stichting Ingka Foundation, được thành lập nhằm mục đích làm từ thiện và dùng lợi nhuận để tái đầu tư vào công ty. Tổ chức này được Ingvar Kamprad thành lập vào những năm 1980 để đảm bảo công ty luôn sống mãi và nằm ngoài sự kiểm soát của gia đình Kamprad.
Còn tên thương hiệu, mô hình của IKEA thuộc quyền kiểm soát của tổ chức Interogo Foundation đặt tại Vaduz, Liechtenstei (gần Thụy Sĩ) với công ty con Inter Ikea.
"Interogo Foundation được quản lý bởi một hội đồng gồm ít nhất 2 thành viên và một hội đồng giám sát 7 người", ông Anders Bylund - Giám đốc truyền thông của Interogo cho biết ngày 29/1. "Cơ cấu của Interogo đảm bảo rằng các thành viên thuộc gia đình Kamprad trong hội đồng giám sát luôn là thiểu số".
Mục đích của cơ cấu tài sản phức tạp này là nhằm đảm bảo IKEA sẽ tồn tại lâu dài và không một cá nhân nào có thể nắm quyền kiểm soát công ty sau khi nhà sáng lập qua đời, kể cả người thừa kế của ông.
Năm 2012, Giám đốc điều hành Per Heggenes của IKEA Foundation nói với Bloomberg rằng nhà sáng lập Kamprad "không hề có hứng thú với tiền bạc". Dù sở hữu khối tài sản khổng lồ, ông duy trì thói quen sống tiết kiệm trong suốt cuộc đời mình.
Trong suốt 20 năm, tỷ phú Thụy Điển vẫn lái chiếc Volvo cũ, thường xuyên đặt vé máy bay giá rẻ và dùng bữa tại các nhà hàng bình dân. Ông thậm chí còn tới dự các sự kiện quan trọng bằng xe bus.
Ngọc Trang.
|
4Kinh tế
| Ingvar Kamprad, nhà sáng lập của hãng nội thất nổi tiếng thế giới IKEA, vừa qua đời hôm 27/1 ở tuổi 91. Trước khi qua đời, ông đứng thứ 8 trong danh sách tỷ phú Bloomberg Billionaires Index với tài sản 58,7 tỷ USD.
Tỷ phú Ingvar Kamprad qua đời ở tuổi 91. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên, khối tài sản tỷ phú Thụy Điển sẽ được bảo toàn.
Khi còn sống, Kamprad một mực phủ nhận việc là một trong những giàu nhất hành tinh. Suốt nhiều thập kỷ qua, ông đã chuyển khối tài sản của mình tại đế chế nội thất IKEA dưới sự kiểm soát của một hệ thống các tổ chức và công ty cổ phần.
Đồ họa tài sản của nhà sáng lập IKEA trước khi qua đời, trong đó có 48,6 tỷ USD tại IKEA, 10 tỷ USD tại Inter IKEA và khoảng 100 triệu USD tài sản khác. Ảnh: Bloomberg.
Những người thừa kế của Kamprad sẽ không được nắm quyền điều hành trực tiếp đế chế bán lẻ khổng lồ này. Thay vào đó, họ sẽ nhận được số tài sản ít ỏi từ Ikano Group thuộc sở hữu của gia đình Kamprad, bao gồm các tài sản tài chính, bất động sản, công ty sản xuất và bán lẻ với tổng giá trị khoảng 10 tỷ USD vào năm 2016.
Hầu hết cửa hàng của IKEA thuộc sở hữu của tổ chức Stichting Ingka Foundation của Hà Lan, được thành lập với mục đích quyên góp từ thiện và đầu tư vào cải tiến thiết kế của công ty.
Tổ chức này được ông Kamprad thành lập vào những năm 1980 nhằm đảm bảo công ty nằm ngoài sự kiểm soát trực tiếp của gia đình nhà sáng lập.
Thương hiệu, mô hình của IKEA được đặt dưới sự kiểm soát cuối cùng của tổ chức Interogo Foundation đặt tại Vaduz, Liechtenstei - với công ty con là Inter Ikea, là đơn vị nhượng quyền IKEA trên toàn cầu.
Interogo Foundation được quản lý bởi một hội đồng gồm ít nhất hai thành viên và một hội đồng giám sát, theo nguyên tắc là có 7 thành viên", Anders Bylund, giám đốc truyền thông của Interogo cho biết trong một email vào ngày 29/1. Các thành viên nhà Kamprad nằm trong hội đồng giám sát luôn và sẽ luôn là thiểu số".
Dù được gọi là một tổ chức, sứ mệnh của Stichting Ingka là từ thiện, đồng thời cam kết dành lợi nhuận để tái đầu tư vào IKEA, Per Heggenes - giám đốc điều hành của IKEA Foundation cho biết. Tổ chức này không thuộc sở hữu của bất cứ thành viên trong gia đình nhà sáng lập Kamprad.
Phương Anh.
|
4Kinh tế
| Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính do Tập đoàn Him Lam đầu tư ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) năng suất có thể đạt 100 tấn/ha/vụ.
Những năm gần đây, do điều kiện thời tiết, môi trường bất lợi khiến tôm nuôi chết hàng loạt. Việc ứng dụng khoa học -công nghệ đã giúp nông dân tỉnh Sóc Trăng phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững.
Nuôi tôm bằng công nghệ sinh học.
Từ năm 2011 trở lại đây, nhiều hộ dân nuôi tôm ở Sóc Trăng đã phải "treo" ao vì dịch bệnh tràn lan, nợ nần chồng chất. Riêng năm 2015, toàn tỉnh có gần 46 nghìn héc-ta thả nuôi tôm nước lợ, với hơn sáu tỷ con giống. ây được xem là năm khó khăn nhất đối với nghề nuôi tôm nước lợ ở tỉnh, khi tổng diện tích nuôi trong tỉnh bị thiệt hại 28%, cục bộ một số vùng nuôi thiệt hại hơn 50% như ở thị xã Vĩnh Châu, huyện Mỹ Xuyên... Trước tình trạng một bộ phận người nuôi tôm không còn mặn mà với con tôm, vụ nuôi năm 2016, ngành nông nghiệp địa phương cùng bà con nông dân đã tổ chức rút kinh nghiệm các vụ nuôi trước.
Ông Dương Tấn Trường, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, thừa nhận: Có nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tình hình nuôi tôm của nông dân. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chuyên môn thì việc nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh là yếu tố cơ bản gây áp lực môi trường đối với vùng nuôi. ể khắc phục tình trạng này, tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương tập trung phát triển hạ tầng thủy lợi cho các vùng nuôi, bảo đảm thông thoáng, giúp người dân phát triển nghề nuôi tôm đạt hiệu quả cao.
Qua những vụ nuôi trước, ngành nông nghiệp đã đúc kết được một số cách làm hay của nông dân như: quản lý tốt ao nuôi, sử dụng ao lắng để xử lý nước, thả cá rô phi làm sạch tạp chất, hạn chế sử dụng hóa chất bằng cách sử dụng vi sinh tạo tảo xử lý môi trường nước, phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm và ứng dụng khoa học công nghệ mới để hỗ trợ người nuôi tôm theo hướng thân thiện với môi trường, nhất là nuôi tôm bằng công nghệ sinh học. Trong đó, chế phẩm EM được coi là tiến bộ khoa học giúp nông dân xử lý tốt môi trường ao nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho tôm. Khuyến cáo người nuôi tôm theo dõi chặt diễn biến thời tiết để chọn thời điểm thả giống phù hợp.
Người dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) thu hoạch tôm (ảnh nhỏ).
Nhờ ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học và thực hiện triệt để các biện pháp kỹ thuật trong quá trình nuôi mà vụ tôm nước lợ năm 2016 được đánh giá là thành công nhất về cả ba chỉ tiêu: diện tích, năng suất, sản lượng đều vượt kế hoạch. Toàn tỉnh thả nuôi 54.797 ha tôm nước lợ, đạt 122% kế hoạch, cao hơn 7,9% so vụ nuôi năm 2015, năng suất bình quân đạt từ 8 đến 10 tấn tôm/ha/vụ (tăng hơn 2 tấn/ha/vụ); tổng sản lượng tôm đạt 140 nghìn tấn (tăng gần 50 nghìn tấn).
ể có được kết quả này, các chủ trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác và người nuôi tôm đã ứng dụng khá thành công những mô hình nuôi tôm bằng công nghệ sinh học. iển hình là ông Hứa Thành Hưng ở xã Trung Bình, huyện Trần ề. Vụ tôm vừa qua gia đình ông thả nuôi 24 ao tôm thẻ, thu hoạch 162 tấn, sau khi trừ chi phí còn lãi 11,2 tỷ đồng. Trường hợp ông Hai Hoàng - thành viên Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh, thì ngoài việc sử dụng chế phẩm sinh học xử lý tốt môi trường ao nuôi còn nuôi ghép thêm cá rô phi, kết hợp thả tôm mật độ thưa (30 đến 50 con/m2). Nhờ vậy, trong số 30 ao nuôi chỉ có một ao thất bại. Mức lợi nhuận của ông Hoàng tính ra cũng hơn mười tỷ đồng. Ở xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, mô hình sử dụng vi sinh làm sạch môi trường ao nuôi của bà con nông dân khiến tôm phát triển khá tốt.
Theo ông Nguyễn Văn Hết, thành viên tổ hợp tác tôm lúa ấp Hòa Nhờ, những vụ nuôi trước đây ông và các tổ viên khác đều sử dụng hóa chất khiến nguồn nước và đất trong ao không được tốt, tôm thường bị nhiễm bệnh. Ông Hết cho biết: "Năm 2016, với diện tích 1.500 m2 ao nuôi, tôi chỉ sử dụng 5 kg chế phẩm xử lý môi trường, 5 kg men tiêu hóa và chỉ bổ sung thêm chất khoáng, không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh mà tôm sống vẫn đạt tỷ lệ cao, tăng trọng khá nhanh...".
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng Lương Minh Quyết cho biết: Sau những thành công, thất bại từ những vụ tôm trước, người dân nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình nuôi tôm. Vì vậy, các khuyến cáo của ngành chuyên môn được người nuôi áp dụng triệt để, góp phần giảm áp lực về môi trường, giúp tôm phát triển tốt. Cùng với khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm của người nuôi cũng được phát huy góp phần làm nên thành công cho vụ tôm năm 2016. Nếu như tỷ lệ ao nuôi/ao lắng mọi năm là 7/3, thì nay tăng lên 6/4, có khi là 5/5, tạo nên sự khác biệt lớn trong quy trình kỹ thuật nuôi.
Hướng đến hiệu quả và bền vững.
Thành công ở vụ nuôi tôm nước lợ năm 2016 của tỉnh Sóc Trăng có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho chế biến xuất khẩu mà còn đóng góp vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội địa phương. Hơn thế nữa, trong một năm mà thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp trên nhiều cây trồng, vật nuôi, nhưng người nuôi tôm đã vượt qua được, đó là sự nỗ lực rất lớn của ngành nông nghiệp địa phương và người dân tỉnh Sóc Trăng.
Chi cục Thủy sản Sóc Trăng cho biết, vụ tôm nước lợ năm 2017, tỉnh sẽ thả nuôi 45 nghìn héc-ta, sản lượng dự kiến 100 nghìn tấn. Tính đến đầu tháng 8 này, toàn tỉnh đã thả nuôi hơn 39 nghìn héc-ta, trong đó có 13.885 ha tôm sú, 25.646 ha tôm thẻ, đạt 86,75% kế hoạch. Tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp xây dựng vùng nuôi tôm an toàn bằng công nghệ sinh học, thả nuôi theo năm phương châm là: nuôi nước trước nuôi tôm, thả nuôi thăm dò rải vụ, ổn định diện tích sản xuất, ứng dụng mô hình hiệu quả và thực hiện chuỗi giá trị liên kết.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sóc Trăng Lê Thành Trí cho biết: Hiện, tỉnh ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi và hạ tầng cơ sở vùng nuôi tôm một cách đồng bộ; thiết lập ba vùng nuôi tôm an toàn theo hướng công nghệ cao có thương hiệu ở Cù Lao Dung - hai bên bờ sông Mỹ Thanh (trên địa bàn huyện Trần ề, Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu); xây dựng các chợ đầu mối tôm sạch, thu hút đầu tư đổi mới công nghệ chế biến thủy sản hiện đại. Ngoài ra, tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng sinh học phục vụ tốt yêu cầu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, sản xuất rộng rãi chế phẩm vi sinh giúp người nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn, tổ chức đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp nông dân yên tâm sản xuất.
Bài và ảnh: Ỗ NAM.
|
4Kinh tế
| Mức độ ủng hộ của mạng xã hội với tỉnh Quảng Ninh, theo tài liệu tại lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương 2017.
Đó là quan điểm được TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh khi bình luận về sáng kiến tương tác và xử lý phản hồi của doanh nghiệp và người dân qua mạng xã hội của Quảng Ninh, trong lễ công bố chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) Quảng Ninh 2017, ngày 24/1.
Tỉnh được nhắc nhiều nhất trong báo cáo về Nghị quyết 19.
Tại đây, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ông Đậu Anh Tuấn đã nêu nhiều cái "đầu tiên" của Quảng Ninh.
Đó là: là tỉnh đầu tiên thành lập và vận hành trung tâm hành chính công tập trung trên cả nước, tỉnh đầu tiên có mô hình ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư chuyên nghiệp và bài bản, tỉnh đầu tiên tự xây dựng đường cao tốc.
Quảng Ninh cũng là tỉnh đầu tiên triển khai mô hình hợp tác công tư hiệu quả: đầu tư tư sử dụng công, là tỉnh đầu tiên mà có sân bay quốc tế do tư nhân đầu tư xây dựng.
Quảng Ninh là tỉnh được nhắc nhiều nhất trong báo cáo đánh giá thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ.
Đáng chú ý, đây là tỉnh dẫn đầu trong việc xây dựng và công bố chỉ số đánh giá cấp sở, ngành, huyện thị bài bản và chuyên nghiệp. Và là tỉnh đầu tiên khai thác mạng xã hội để tương tác và xử lý phản hồi của doanh nghiệp và người dân.
Hai lần Quảng Ninh công bố DDCI thì Viện trưởng CIEM đều có mặt, lần này có cái mới là ông thêm "chức" thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng.
"Tôi đến đây với vai trò, quan sát, bình luận, đánh giá, không ca tụng, nếu có gì hay thì báo cáo Thủ tướng để nhân rộng", ông Cung vào đề.
Sau đó, trong một phát biểu không dài, có tới ba lần Viện trưởng CIEM dùng hai chữ "táo bạo" để nói về sáng kiến khai thác mạng xã hội để tương tác và xử lý phản hồi của doanh nghiệp và người dân.
Trước hàng trăm quan chức và doanh nghiệp, ông Cung kể, khi lần đầu tiên PCI - chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - được công bố thì không ai thích, kể cả các nhà lãnh đạo cao cấp nhất cũng không thích.
"Các địa phương phản đối ầm ầm, gọi điện đâu đó trách móc, nói là ai cho các anh cái quyền đánh giá, có vẻ anh Lộc (Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI - PV) cũng lung lay. Tôi bảo, cứ làm đi, họ nói kệ họ, sau mấy năm thì PCI được thừa nhận và bây giờ được sử dụng như công cụ để đo lường, đánh giá, thúc đẩy cải cách môi trường kinh doanh ở Việt Nam", ông Cung dẫn dắt câu chuyện.
Lưu ý tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 àm cho cuộc sống vận động rất nhanh trên mọi phương diện, ông Cung cho rằng khi khai thác mạng xã hội để tương tác giữa chính quyền với dân và doanh nghiệp thì doanh nghiệp và dân được lợi rất nhiều. Nhưng cơ quan Nhà nước lại rất áp lực vì thông tin ập đến hàng giờ, mà cuộc sống đòi hỏi thì anh phải phản ứng.
"Lâu nay hay nghe nói công chức Nhà nước vô cảm trước cuộc sống của dân, thì khi mở ra tương tác này anh không thể vô cảm được, vì anh vô cảm không gắn với thực tế thì dân và doanh nghiệp sẽ đánh giá chính quyền, đánh giá cán bộ".
Ông Cung phân tích và cho rằng qua tương tác với dân người lãnh đạo có thể nhận diện vấn đề và thúc ép công chức không còn vô cảm. Như thế áp lực công việc chắc chắn cao hơn.
"Chính là vì vậy nên tôi dùng chữ táo bạo", ông Cung lý giải.
"Áp lực bên ngoài sẽ tạo động lực nội sinh".
Vẫn nhấn mạnh tác động vào thái độ làm việc, Viện trưởng CIEM bày tỏ hy vọng sự tương tác qua mạng xã hội sẽ nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan Nhà nước. Đồng thời nâng cao mức độ nhạy cảm của cơ quan nhà nước trước những vấn đề phát sinh trong cuộc sống.
"Mở ra một công cụ buộc cơ quan Nhà nước phải thay đổi, bắt anh phải làm việc nhiều hơn, đó là sự táo bạo", ông Cung nhấn mạnh lần thứ ba hai chữ "táo bạo".
Theo Viện trưởng CIEM, khi công cụ này tốt hơn lên thì phải sử dụng như một phương tiện đầu tiên và trực tiếp để đánh giá cán bộ, từ đó thăng quan tiến chức phải dựa vào đây.
"Như thế thì từ áp lực bên ngoài sẽ tạo động lực nội sinh cho mỗi con người, mỗi cơ quan, tạo ra sự bền vững của quá trình phát triển", ông Cung bình luận.
Và theo ông, nếu sử dụng công cụ tương tác để đánh giá, lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ thì sẽ chọn được người thực tài.
Khẳng định khai thác mạng xã hội để tương tác giữa chính quyền và doanh nghiệp, dễ làm, ít tốn kém nhưng hiệu quả, ông Cung cho biết sẽ đưa thực tiễn tốt này vào báo cáo quý 1 về thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ, sẽ phổ biến để các địa phương khác học hỏi, tạo áp lực cho cơ quan Nhà nước làm việc.
Cũng coi việc lắng nghe cộng đồng doanh nghiệp qua các kênh trực tuyến và mạng xã hội với sự tham gia thí điểm của 18 sở, ngành và địa phương là một sáng kiến, hai chữ "cầu thị" được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long nhấn mạnh.
Ông Long nói rằng, sáng kiến này tiếp tục khẳng định quyết tâm của tỉnh trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đa dạng kênh lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế với tinh thần cầu thị.
Hà Vũ.
|
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.