label
class label 13
classes | text
stringlengths 7
22.3k
|
---|---|
9Văn hóa
| Chiều 23-1, ngay khi trọng tài thổi còi khai mạc trận bán kết U-23 Việt Nam (VN) gặp Qatar, người hâm mộ bóng đá hầu như ngưng công việc để theo dõi trận cầu lịch sử. Đến khi U-23 VN chiến thắng nghẹt thở trên chấm luân lưu, khắp nơi vang lên tiếng hò reo vui mừng.
Người hâm mộ đã đổ ra các ngả đường ăn mừng sự kiện lịch sử này.
Tại TP.HCM , hầu hết các con đường ở trung tâm ngập tràn cờ đỏ sao vàng cùng tiếng hò reo của hàng ngàn người. Khu trung tâm các quận 1, 3, 5 chật cứng người, xe cùng tiếng hò reo VN vô địch. Những gì tạo ra tiếng kêu đều bị trưng dụng: nồi niêu, trống, kèn vang lên liên hồi.
Trên đường Trần Hưng Đạo (quận 1), nhiều bạn chế ngay nhiều chiếc cúp vàng cao gần 1 m chạy trên đường. Khu làng ĐH Thủ Đức hàng ngàn sinh viên cầm cờ chạy xe hát vang quốc ca.
Càng về khuya dòng người từ các quận, huyện vùng ven liên tục đổ về các tuyến phố trung tâm trong tiếng reo hò cổ vũ nồng nhiệt, các tuyến đường và các giao lộ càng lúc càng kẹt.
Đến 22 giờ, khu vực quận 1 nhiều tuyến đường kẹt cứng. PC67 đã điều lực lượng từ các đội, trạm về tăng cường cho Đội CSGT Bến Thành, phối hợp với các lực lượng khác, lập hàng rào chắn, ngăn dòng người đổ về.
Hàng nghìn người hâm mộ vỡ òa cảm xúc khi U-23 Việt Nam giành chiến thắng. Ảnh: HOÀNG GIANG.
Tại Hà Nội , các ngả đường chật kín người và cờ Tổ quốc. Nếu không hò reo thì là bài quốc ca vang khắp nẻo đường.
Đà Nẵng, Huế, Nghệ An hàng ngàn người mang theo kèn, trống, xoong, nồi ra đường ăn mừng. Người hâm mộ hát vang quốc ca, cầm cờ chạy khắp các tuyến phố. Nhiều nhóm hô vang VN vào chung kết, VN vô địch...
CSGT cũng vất vả để ổn định trật tự và phân luồng tránh ách tắc giao thông kéo dài. Càng về khuya dòng người xuống đường càng đông.
Tại Cần Thơ , hàng ngàn cổ động viên với cờ đỏ sao vàng đổ về các tuyến đường chính ở trung tâm để mừng chiến thắng. Đại lộ Hòa Bình chật cứng người với cờ đỏ sao vàng, băng rôn và những tiếng hò reo.
Anh Nguyễn Duy Phương, người hâm mộ Cần Thơ, xúc động nói: Một trận cầu đỉnh cao. Một cột mốc lịch sử của bóng đá VN. Xin cảm ơn các chàng trai U-23 VN.
Thủ tướng chúc mừng đội tuyển U-23 Việt Nam.
Ngay sau khi đội tuyển U-23 VN giành chiến thắng ấn tượng 4-3 sau loạt đá luân lưu nghẹt thở trước đội U-23 Qatar và lần đầu tiên giành quyền vào trận chung kết Giải vô địch U-23 châu Á, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp gọi điện thoại cho Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng đá VN Lê Hoài Anh đang có mặt tại Trung Quốc, chúc mừng HLV Park Hang-seo và toàn bộ đội tuyển U-23 VN.
Bày tỏ sự xúc động và khen ngợi tinh thần thi đấu quật cường và quả cảm của các chàng trai U-23 VN, Thủ tướng khẳng định chiến thắng lịch sử này là một sự kiện hết sức có ý nghĩa đối với đất nước và đi vào lịch sử bóng đá nước nhà, đem lại niềm tự hào lớn lao cho người hâm mộ.
Thủ tướng giao bộ trưởng Bộ VH-TT&DL; có hình thức khen thưởng kịp thời và xứng đáng cho HLV Park Hang-seo và các cầu thủ đội tuyển U-23 VN.
Trong tối 23-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ yêu cầu các cơ quan lập hồ sơ tặng thưởng huân chương Lao động cho cá nhân, tập thể U-23.
Người Việt ở nước ngoài hướng về U-23 Việt Nam.
Tại Đức, giờ thi đấu là 9 giờ sáng (theo giờ địa phương), nhiều sinh viên, người lao động VN đang làm việc nhưng rất đông người theo dõi trận đấu qua livestream.
Anh Cao Minh, làm việc tại CHLB Đức, chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM : Trận đấu diễn ra trong giờ làm việc của công ty. Đến khi tỉ số là 2-2 rồi thì mình không thể kiềm chế được nữa, đánh liều xin sếp nghỉ 45 phút để xem bóng đá. Mình cũng phải giải thích đây là giải bóng đá châu lục, VN chưa bao giờ đi xa được đến như này nên mình rất muốn được hòa mình vào khoảnh khắc này. May mắn là sếp mình hiểu được nên cho phép.
Cũng như anh Minh, trận chung kết tới nhiều cổ động viên tại Berlin (Đức) có dự tính mặc áo cờ đỏ sao vàng, tụ họp vào ngày cuối tuần để cổ vũ cho trận cho U-23 VN.
Nhật Anh, du học sinh tại Hàn Quốc, cho biết hầu như tất cả anh chị em sinh viên, nghiên cứu sinh VN đều cực kỳ hào hứng với trận đấu. Gần chục người tập trung vào chiếc màn hình laptop suốt hơn hai tiếng đồng hồ, la hét đến lạc giọng, cuối cùng là vỡ òa như phát điên vì sung sướng. Chỉ có thể nói là ngẩn ngơ, ngỡ ngàng, ngùn ngụt, ngọt ngào, ngây ngất! - Nhật Anh chia sẻ.
ĐẠI THẮNG.
NHÓM PHÓNG VIÊN.
|
9Văn hóa
| Đấu Trường Ẩm Thực tập 2 phát sóng vào ngày 28/1 mang đến hai món ăn hấp dẫn từ đầu bếp Vũ Nhất Thông và Nguyễn Minh Nhanh. Đầu bếp Nhất Thông song hành cùng Lê Dương Bảo Lâm với món bò cuộn ngũ vị, còn Triệu Long thì song hành cùng đầu bếp Minh Nhanh với món bò cuộn long nhãn.
Gà cuộn long nhãn là một món ăn khá mới lạ, đơn giản và dễ chế biến, bò cuộn sốt ngũ vị là một món ăn quen thuộc, hấp dẫn và quyến rũ bởi hương vị lan tỏa. Tuy gọi là đơn giản, dễ làm nhưng cả hai món ăn đều đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng khâu sơ chế và trang trí thì mới tạo hình được cho món ăn. Chính vì vậy, người nấu phải thật tập trung vào việc cắt thái và sắp xếp cho món ăn của mình.
Tại chương trình, Bảo Lâm tuyên chiến với Triệu Long rằng anh nhất định sẽ tích cực quấy rối Triệu Long để anh không thể yên thân nấu nướng. Do vậy, trong suốt quá trình nấu nướng, mọi người chỉ thấy có một mình Bảo Lâm líu lo từ đầu đến cuối, đến mức giám khảo Đình Toàn chịu không nổi phải lên sân khấu để trêu đùa anh.
Đội Bảo Lâm.
Đội Triệu Long.
Đình Toàn - Tịnh Hải.
Trong khi đối thủ Triệu Long lẳng lặng tập trung vào món ăn của mình, thì Bảo Lâm lại bị Đình Toàn bắt quả tang làm ăn không gọn gàng, gọt bắp văng tứ tung, bao tay thì thay năm lần, bảy lượt, vứt đầy trên bàn, đến giám khảo Tịnh Hải còn phải nhắc: Lâm ơi! Em đeo bao tay một hồi là hết giờ đó. Thậm chí, Đình Toàn còn phát hiện Bảo Lâm nấu ăn mà không rửa chảo, sau đó Bảo Lâm đã lấp liếm là: Chảo này em rửa ở nhà em rồi, em mang từ Đồng Nai lên đây đó anh.
Bảo Lâm không chỉ xảo ngôn mà còn rất biết canh me khoảnh khắc, khi bên đội Triệu Long đang phi sả thơm lừng thì Bảo Lâm ngay lập tức sử dụng cơ hội Chiếc thìa vàng để chặn đường đối thủ. Bảo Lâm sau khi líu lo quá nhiều, nên phải tập trung cao độ, không nói một lời nào ở đoạn đường cuối với món bò quá khổ của mình và khẳng định đỉnh cao của món nướng chính là bò bị cháy.
Thang điểm vẫn được tính theo ba khung: trang trí tác phong hương vị món ăn. Khi nếm món ăn bò sốt ngũ vị làm theo size miệng XXL của Bảo Lâm, giám khảo Tịnh Hải phải cắt nhỏ món ăn của Bảo Lâm nhiều lần mới có thể cho vào miệng để thưởng thức được.
Đội của Triệu Long và đầu bếp Minh Nhanh được 2 điểm tác phong vì tập trung, chăm chỉ, 1 điểm trang trí và 6 điểm món ăn bởi hương vị còn sống của đậu ngự đã phá cảm xúc của giám khảo Tịnh Hải và Đình Toàn khi thưởng thức món ăn này. Tổng điểm mà cả hai nhận được sau khi trừ 1 điểm do dùng quyền ưu tiên là 8 điểm.
Cuối cùng, đội của Bảo Lâm và Nhất Thông giành chiến thắng với giải thưởng 10 triệu đồng bằng món bò quá khổ của mình, Triệu Long và Minh Nhanh nhận được 5 triệu đồng cho món bò cuộn long nhãn.Số điểm mà đội của Bảo Lâm và đầu bếp Nhất Thông nhận được sau khi bị trừ 1 điểm vì dùng chiếc thìa vàng là 8,5 điểm. Trong đó, điểm món ăn dành trọn 7 điểm nhờ vào hương vị thơm ngon, tác phong 2 điểm nhờ phục vụ văn nghệ cho ban giám khảo trong khi thưởng thức món ăn và 0,5 điểm vì trang trí không đẹp.
Đình Cường.
Ảnh: Huy Tuấn.
|
9Văn hóa
| 11:30 Thời sự.
13:15 Chuyện đời chuyện nghề: Nghề điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên.
14:30 Sắc màu dân tộc: Tìm về văn hóa M'nông.
15:30 Câu chuyện khởi nghiệp: Vươn lên từ vùng quê chiêm trũng.
16:45 Nông nghiệp chuyển động: Khó khăn trong khôi phục thủy sản sau bão, lũ.
18:15 Nhìn từ Hà Nội: Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos 2018: Tạo dựng tương lai chung trong thế giới rạn nứt.
18:30 Thời sự.
19:45 Sông nước - Miệt vườn: Độc đáo khô Nhái vùng biên.
20:00 Bình ảnh: Vẻ đẹp Việt Nam.
20:45 Phóng sự: Du lịch Việt Nam phát triển trong thời kỳ hội nhập.
22:00 Thời sự.
|
9Văn hóa
| Chúng tôi cùng đoàn công tác của Lữ đoàn 242 (Quân khu 3) tham gia chuyến hải trình đến thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo Trần, hòn đảo tiền tiêu vùng đông bắc của Tổ quốc. Mặc dù phải đón Tết xa nhà, nhưng cán bộ, chiến sĩ trên đảo luôn sát cánh bên nhau, chắc tay súng để nhân dân vui Xuân, đón Tết.
Đảo nhỏ giữa trùng khơi.
Sau hơn bốn giờ vượt trùng khơi, chiếc tàu chở đoàn công tác cập cảng. Từ xa, nhìn đảo Trần sừng sững, vững chãi giữa bốn bề sóng nước. Trên đỉnh ngọn núi cao nhất đảo, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột cờ, khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; là điểm tựa cho ngư dân mỗi khi vươn khơi, bám biển. Trung tá Vũ Đình Hường, Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 242 giới thiệu: Cột cờ đảo Trần do T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp các đơn vị xây dựng và khánh thành vào năm 2015. Cột cờ quốc gia trên đảo là hình ảnh thiêng liêng để mỗi cán bộ, chiến sĩ khi nhìn lên lá cờ thêm chắc tay súng, vững niềm tin, quyết tâm bảo vệ vững chắc tuyến đảo đông bắc của Tổ quốc.
Đảo Trần tuy diện tích nhỏ, nhưng có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh. Trước đây, đảo không có cư dân sinh sống, chỉ có các đơn vị bộ đội đóng quân tại đây. Đảo gần như hoang sơ, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thừa nước mặn nhưng thiếu nước ngọt. Về mùa khô, cán bộ, chiến sĩ phải chia nhau từng thau nước sinh hoạt. Đến năm 2005, đảo đón công dân đầu tiên là cặp vợ chồng trẻ tình nguyện ra đảo lập nghiệp, đó là anh Hoàng Văn Hiển và chị Nguyễn Thị Cảnh, ở huyện Hải Hà (Quảng Ninh). Bây giờ chị Cảnh đã là Trưởng thôn đảo Trần. Nói về đời sống của người dân trên đảo, chị Cảnh hồ hởi cho biết: Tháng 7-2017, tại kỳ họp thứ 5, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa 13 đã thông qua Nghị quyết thành lập đơn vị hành chính thôn đảo Trần, thuộc xã Thanh Lân, huyện Cô Tô. Hiện nay, đảo có 16 hộ, với 72 nhân khẩu. Hầu hết các hộ gia đình đều là các cặp vợ chồng trẻ. Đảo đã có bể chứa nước bảo đảm sinh hoạt tối thiểu cho bộ đội và nhân dân. Sắp tới, theo dự án, đảo sẽ được đầu tư xây dựng khu hậu cần nghề cá và đưa lưới điện quốc gia ra đảo.
Cùng Thượng tá Phạm Văn Dương, Phó Chính ủy Lữ đoàn 242 và đoàn công tác đến thăm, trao quà tặng các hộ gia đình trên đảo, điều làm chúng tôi ấn tượng là đảo bây giờ đông vui, nhộn nhịp bởi tiếng nô đùa của trẻ thơ, hay không khí sôi động sau mỗi chuyến ngư dân ra khơi trở về thuyền đầy ắp cá, tôm. Niềm vui hiện rõ trên từng khuôn mặt, ánh mắt của các cặp vợ chồng trẻ khi được vui Xuân, đón Tết trong ngôi nhà khang trang và ấm cúng. Như vợ chồng anh Lê Văn Nghĩa và chị Hoàng Thị Thi, ở huyện Hải Hà, ra đảo lập nghiệp từ năm 2014, đây là năm thứ tư anh chị ăn Tết ở đảo. Nhận món quà tặng từ đoàn công tác, chị Thi xúc động chia sẻ: Ra đảo lập nghiệp, sinh sống, thời gian đầu gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nhất là sự giúp đỡ của cán bộ, chiến sĩ trên đảo, cho nên gia đình tôi cũng như các hộ dân trên đảo yên tâm bám biển, bám đảo. Tết nào tôi cùng đại diện người dân trên đảo cũng vào đơn vị cùng đón giao thừa. Không khí vui xuân, đón Tết của bộ đội và bà con trên đảo đầm ấm như trong một gia đình.
Luôn sẵn sàng chiến đấu.
Cuối năm, bên sườn núi và sóng biển ầm ào, cán bộ, chiến sĩ đơn vị trên đảo vẫn miệt mài luyện tập phương án sẵn sàng chiến đấu. Đại úy Nguyễn Khắc Trung, Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn đảo Trần cho biết: Những ngày này, đơn vị duy trì nghiêm chế độ canh trực, sẵn sàng chiến đấu; xây dựng kế hoạch, tổ chức luyện tập, xử lý các tình huống, phương án chiến đấu, bảo vệ các mục tiêu trọng yếu trên đảo. Đồng thời, đơn vị cũng chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho cán bộ, chiến sĩ đón Tết cổ truyền dân tộc. Cổng và trục đường nhỏ dẫn vào doanh trại đều được trang trí bắt mắt bằng hai dãy cờ đuôi nheo đủ mầu, xen lẫn là những cành đào nụ hoa chúm chím khoe sắc, càng làm cho khuôn viên đơn vị thêm rực rỡ sắc xuân. Nổi bật là những tấm pa-nô, khẩu hiệu: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, Đảo là nhà, biển cả là quê hương, như để nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi tình huống.
Đang tất bật cùng đồng đội trang trí cành đào, bàn thờ Tổ quốc, binh nhất Nguyễn Văn Sáu, chiến sĩ Trung đội 2, Đại đội 8, chia sẻ: Đây là năm đầu tiên tôi đón Tết tại đảo, nhưng tôi rất vui vì được cùng đồng đội tự tay làm món ăn, trang trí cành đào, không khí đơn vị đầm ấm như ở nhà. Đón Tết ở đảo tuy không náo nhiệt như ở đất liền, nhưng cũng có đầy đủ hương vị Tết. Ngoài thực phẩm như: lợn, gà, bánh chưng xanh, mứt Tết, còn có nhiều sản vật từ đất liền gửi ra đảo.
Đại úy Ngô Văn Dũng, Chính trị viên Tiểu đoàn đảo Trần cho biết: Đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm nay, toàn đơn vị thi đua thực hiện đón Xuân mới vui tươi, lành mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao. Đảng ủy, chỉ huy đơn vị bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội. Ngoài chế độ của cấp trên, đơn vị còn đưa thêm vào bữa ăn nhiều loại thực phẩm, từ sản phẩm tăng gia sản xuất như: Rau, củ, quả, thịt lợn, thịt bò Bên cạnh đó, trong dịp Tết, đơn vị cũng tổ chức thi gói bánh chưng xanh và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... Ở đảo xa, nơi đầu sóng ngọn gió, toàn đơn vị thực hiện Vui xuân mới không quên nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn đảo Trần luôn sát cánh bên nhau, sẵn sàng chiến đấu, xứng đáng là những lá chắn thép, góp phần bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bài và ảnh: NGUYỄN THANHBáo Quân khu 3.
|
9Văn hóa
| Các thành viên của đội thi công cầu chùa Vĩnh Phước luôn miệt mài làm việc.
Còn nhớ cuối tháng 12/2013 tôi có dịp cùng với người dân ở xã Thạnh Tân (H. Thạnh Trị, T. Sóc Trăng) chứng kiến lễ cắt băng khánh thành thông cầu Quảng Niệm, cây cầu bê tông đầu tiên của đội xây cầu chùa Vĩnh Phước (thuộc xã Thạnh Tân), cây cầu được xây dựng bằng sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh. Cây cầu Quảng Niệm là dấu ấn đầu tiên, đến nay đã 4 năm trôi qua, chùa và đội xây cầu Vĩnh Phước đã vận động xây dựng được 44 cây cầu trị giá trên 3,3 tỉ đồng.
Hiện nay chùa Vĩnh Phước đang thi công 2 cây cầu ở ấp 21 (xã Thạnh Tân) và ấp Định Hòa (xã Gia Hòa 1, H. Mỹ Xuyên, T. Sóc Trăng). Đồng thời khảo sát chuẩn bị cho việc thi công thêm 2 cây cầu mới ở ấp Tân Lộc (xã Lâm Tân, H. Thạnh Trị) những cây cầu do đội xây dựng chùa Vĩnh Phước thi công đều có chiều rộng từ 2m, bình quân mỗi cây cầu có giá trị 75 triệu đồng.
Chia sẻ với chúng tôi về hoạt động vận động và xây dựng cầu, Đại đức Thích Định Hương, Trụ trì chùa Vĩnh Phước cho biết: Năm 2013 tôi về chùa Vĩnh Phước. Lúc đó, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ở địa phương còn nhiều thiếu thốn, đi lại khó khăn, đường chủ yếu là đường đất, kênh rạch nhiều nhưng thiếu cầu kiên cố, chủ yếu là cầu khỉ, cầu bằng cây gỗ tạp Chính vì thế, Hòa thượng Thích Quảng Niệm và tôi đã khởi tâm để xây dựng một chiếc cầu phục vụ cho đồng bào di chuyển thuận tiện. Từ ý niệm ban đầu đó, lại được sự phát tâm ủng hộ của tín đồ phật tử khắp nơi cùng sự trợ giúp nhân lực từ những người trong địa phương, chúng tôi tiến hành xây dựng cầu Quảng Niệm ở ấp 21 với tổng kinh phí xây dựng trên 50 triệu đồng. Từ đó đến nay, chùa đã và đang tiếp tục xây dựng nhiều câu cầy nữa.
Ông Nguyễn Văn Khuyến, người dân ở ấp 21 nhớ lại: Hồi đó khánh thành cầu Quảng Niệm bà con tập trung ở đây vui như hội, bà con vui vì không còn cảnh leo cầu khỉ khó khăn như trước. Nhất là mấy đứa học sinh đi lại thuận tiện chúng tôi đỡ lo.
Đội xây cầu đang thi công cầu ở xã Thạnh Tân.
Đưa cho chúng tôi xem danh sách những cây cầu do nhà chùa vận động và đội xây dựng thiện nguyện của chùa thi công, Đại đức Thích Định Hương cho biết thêm: Từ khi cây cầu đầu tiên được xây dựng xong, nhà chùa luôn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các nhà hảo tâm, của phật tử khắp nơi gửi về với mong muốn giúp nhà chùa xây thêm nhiều cây cầu cho bà con nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn không chỉ ở xã Thạnh Tân mà còn của các địa phương trong huyện Thạnh Trị cũng như trong tỉnh Sóc Trăng nữa. Thời gian qua thấy hiệu quả của chùa và của đội xây cầu từ thiện nhiều nhà hảo tâm đã sẵn sàng hỗ trợ kinh phí cho nhà chùa.
Nói về công việc xây dựng cầu, Đại đức Thích Định Hương cho biết thêm: Thời gian qua khi đội xây dựng đều nhận được sự hỗ trợ của bà con cùng chính quyền địa phương nơi xây dựng cầu về cây, ván cũng như ăn uống trong những ngày thi công. Đội xây cầu của chùa toàn là nông dân có độ tuổi trên dưới 50-60 nhưng nhiệt tình lắm.
Ông Nguyễn Văn Sáu (66 tuổi), người lớn tuổi nhất của đội xây cầu chùa Vĩnh Phước nói: Chúng tôi theo Thầy đi xây cầu để góp một chút công sức của mình vào công cuộc xây dựng quê hương, cho bà con, cho các cháu học sinh có cầu đi lại dễ dàng, không phải hồi hộp như khi qua cầu tre lắt lẻo như trước nữa. Vì cậy anh em trong đội ai cũng vui, cũng động viên nhau ráng làm hết mình cho cầu sớm hoàn thành.
Đánh giá về những đóng góp của Chùa Vĩnh Phước và đội xây cầu của chùa, ông Mai Thanh Ngon, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị cho biết: Đội xây cầu chùa Vĩnh Phước do Đại đức Thích Định Hương khởi xướng đã làm được nhiều cây cầu cho bà con vùng sâu vùng xa không chỉ của huyện Thạnh Trị mà còn ở các huyện, thị xã khác nữa. Từ những cây cầu này, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn của huyện có nhiều khởi sắc, bà con đi lại, vận chuyển lưu thông hàng hóa dễ dàng hơn. Cá nhân Đại đức Thích Định Hương và đội xây cầu đã được chính quyền địa phương, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng nhiều Giấy khen, Bằng khen.
Được biết, không chỉ xây cầu, chùa Vĩnh Phước còn có nhiều hoạt động an sinh xã hội khác như đóng 40 cây nước trị giá 160 triệu đồng cho người dân ở các huyện Thạnh Trị, Mỹ Xuyên và Cù Lao Dung (của tỉnh Sóc Trăng); xây dựng 3 căn nhà tình thương cho người dân ở xã Thạnh Tân trị giá 120 triệu đồng; góp phần mở rộng 3km đường giao thông nông thôn ở xã Thạnh Tân trị giá hàng trăm triệu đồng; cấp hàng trăm phần quà cho người nghèo ở địa phương vào dịp tết nguyên đán, lễ Vu lan; phát quà cho học sinh nghèo vào mỗi dịp khánh thành cầu và trong năm học,
Xuân Lương.
|
9Văn hóa
| 11:00 Thiên nhiên kỳ thú: Hành trình di cư của loài khủng long (phần 2).
11:30 Thời sự.
13:15 Muôn màu cuộc sống: Trải nghiệm với môn bóng chày.
14:00 Phim cuối tuần: Ván bài lật ngửa (tập 1).
16:05 Năng lượng và cuộc sống: Tăng cường cấp điện cho các xã vùng sâu, vùng xa.
18:00 Gương mặt cuộc sống: Quyết chiến, quyết thắng tội phạm ma túy ở Sơn La.
18:15 Thế giới không phẳng: Cuộc chiến chống nạn buôn người ở Li-bi.
18:30 Thời sự.
19:15 Thủ đô ngày mới: Hồi sinh tranh đỏ Kim Hoàng.
20:00 Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay.
20:20 Địa chỉ đỏ: Căng Bắc Mê - Nơi trui rèn bản lĩnh những người cộng sản.
20:30 Ký sự miền trung: Làng rau Trà Quế.
21:50 Bản tin thể thao.
22:00 Thời sự.
22:30 Tạp chí đối ngoại.
|
9Văn hóa
| Đường lên mắt thần 485.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Mậu Tuất không khí lạnh tăng cường, mưa rả rích khiến nhiệt độ xã đảo Bản Sen xuống thấp. Vậy mà khi trời còn chưa sáng rõ mặt người, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân do Đại tá Nguyễn Viết Khánh, Phó Tư lệnh tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng làm Trưởng Đoàn đã hành quân lên thăm và tặng quà Tết cho cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên trạm Rada 485.
Đoàn công tác hành quân lên chúc Tết trạm Rada 485 khi trời còn chưa rõ mặt người.
Cùng với trạm Rada 480 trên đảo Trần (Cô Tô), trạm Rada 485 được đánh giá là mắt thần canh giữ vùng biển phía Bắc của đất nước. Những cán bộ trên đảo chia sẻ với chúng tôi, trạm Rada 485 nằm ở độ cao 374m so với mực nước biển. Để chinh phục được trạm Rada này quả không dễ dàng, bởi mọi người sẽ phải vượt qua 7km đường rừng, trong đó có gần 1km là những đoạn đường dốc ngược. Và trong điều kiện thời tiết mưa phùn và lạnh, thì việc leo lên Trạm càng khó khăn hơn gấp nhiều lần.
Bởi vậy, dù đã chuẩn bị quân tư trang gọn gàng đi cùng đoàn công tác, nhưng khi bắt đầu vào đoạn leo rừng, chúng tôi vẫn bị đồng chí Trưởng đoàn nắn gân: Đoàn 15 người, chỉ có 2 em là con gái. Bây giờ, nếu các em suy nghĩ lại thì quay về vẫn còn kịp, chứ đi đến ngang đường các em mệt quá đòi đưa xuống thì các anh cũng chịu nhé.
Nhưng trước quyết tâm chinh phục trạm Rada 485 của tôi cùng một chị phóng viên báo Nhân dân, đồng chí trưởng đoàn khá hài lòng, gật đầu cười nhìn chúng tôi đầy tin tưởng. Quả thực, 7km đường rừng không phải đơn giản, nhưng tôi biết bên cạnh mình luôn có đồng đội, tôi sẽ không bao giờ bị bỏ lại một mình. Và hơn nữa, trên đỉnh trạm Rada 485, có những cán bộ, chiến sĩ đang đứng ngồi, mong ngóng đoàn công tác lên thăm như mong chờ người thân, như chim én chờ hơi ấm của mùa xuân, thì lẽ nào đôi chân tôi lại chùn bước.
Trạm Rada 485 nằm ở độ cao 374m so với mức nước biển, quanh năm ẩm ướt và sương mù.
Vừa đi đường, Đại úy Nguyễn Văn Đạt vừa tranh thủ giới thiệu hành trình vượt núi sắp tới. Khi đồng chí vừa dứt lời, đoạn đường đất rộng bằng phẳng cũng kết thúc. Hành trình vượt núi đến với mắt thần canh biển thật sự bắt đầu từ điểm Suối Tiên, và câu chuyện rôm rả của đoàn công tác cũng thưa dần.
Đường lên Trạm chủ yếu là các lối mòn do nhiều người đi lại mà thành, càng lên cao đường càng dốc. Có đoạn những phiến đá sắc nhọn nhô lên lởm chởm, rồi rêu xanh mưa trơn, chúng tôi vừa đi vừa thận trọng mò mẫm vì sợ trượt ngã bất cứu lúc nào. Vất vả nhất là nhưng đoạn dốc thẳng đứng, chúng tôi phải tận dụng chiếc gậy chống, rồi bám vào những rễ cây nổi trên mặt đất, cây rừng hai bên để bước qua. Mưa rừng thì mỗi lúc lại thêm nặng hạt, nước mưa rớt xuống ướt đẫm mũ và quần áo. Dù trời lạnh, nhưng mồ hôi vẫn tuôn đầm đìa, chúng tôi dường như không còn cảm nhận được cái rét mướt của mùa đông nữa.
Khi hoa tiêu của đoàn nói đi được nửa đường rồi, đi được 2/3 đường rồi chúng tôi như bừng tỉnh, lấy hết quyết tâm bước nhanh hơn nữa. Bất ngờ giữa đường, chúng tôi được các chiến sĩ hải quân từ trên Trạm ngược đường xuống đón. Giữa đường leo mệt và khát nước đến cháy cổ, nhìn thấy nụ cười tươi tắn của các chiến sĩ đón đoàn mà chúng tôi cảm giác như được tiếp thêm động lực. Uống cốc nước mát lạnh các chiến sĩ rót mời giữa rừng, tôi cảm giác như chưa bao giờ mình được uống cốc nước nào ngon tới vậy.
Lãnh đạo Bộ tư lệnh Vùng 1 Hải Quân thăm, tặng quà Tết cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại trạm Rada 485.
Hoa tiêu của đoàn còn bật mí Khi nhìn thấy những bậc thang tức là đến trạm. Giờ phút ấy cuối cùng cũng tới, chúng tôi nhìn nhau mừng rỡ reo lên sung sướng. Thế nhưng càng đi, con đường trước mắt càng heo hút, tưởng chừng chúng tôi đang lạc vào mê cung của sương mù giữa núi rừng. Những bậc thang cao quá bước chân như vét nốt chút sức lực còn lại, không ai dám nhìn lên phía trên nữa mà chỉ cúi đầu bước đi để giữ sức và điều hòa nhịp thở.
Và đoàn chúng tôi cố gắng bước đi đều chân vì sợVắt. Mặc dù đã nghe mọi người nhắc đến Vắt khi đi rừng nhiều, nhưng có lẽ khi leo lên trạm Rada 485 tôi mới được kỳ mục sở thị con vật đáng sợ này. Nhiều người trong đoàn bị Vắt cắn chảy toe toét máu. Cũng bởi vậy, dù mệt nhưng nhiều đoạn chúng tôi cũng không dám ngưng chân, bởi chỉ cần đứng nghỉ vài phút, là các anh em đã phải thi nhau gỡ Vắt bám ra khỏi người.
Khi người mệt lử, miệng thở ra khói vì mệt, tai ù đi, tôi nghe đâu đó tiếng hô mừng rỡ đoàn công tác đến nơi rồi. Khi chúng tôi rũ áo và vuốt nước đọng trên mặt, trên tóc, thì từ màn sương mờ ảo, những người lính hải quân bước ra, các anh nở nụ cười ấm áp, vội vã dắt chúng tôi vào trong nhà. Lúc này, mọi mệt nhọc leo núi của đoàn như tan biến, nhường lại cho cảm giác hạnh phúc như vỡ òa trong vòng tay ôm thân thiết, những cái bắt tay thật chặt của những đồng chí hải quân trên Trạm.
Vui xuân không quên nhiệm vụ.
Đại tá Nguyễn Viết Khánh, Phó Tư lệnh tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng kiểm tra kỹ thuật quản lý Rada của chiến sĩ trên Trạm.
Trong không khí ẩm ướt, rét buốt của Trạm 485, câu chuyện của chúng tôi cứ thế không có hồi ngớt. Chúng tôi trao nhau những số báo Tết, những câu chuyện tình cảm nơi đất liền, nơi đảo xa, những món quà của núi rừng bỗng chốc trạm Rada trở lên ấm áp lạ thường.
Mặc dù, tất bật với công tác chuẩn bị đón tết sớm như trang trí Trạm bằng đào, quất... nhưng các chiến sĩ hải quân ở đây vẫn không quên nhiệm vụ canh giữ vùng biển Tổ quốc, các đồng chí vẫn duy trì hoạt động và sẵn sàng chiến đấu. Bởi, nhiệm vụ của trạm Rađa 485 là quan sát, theo dõi và báo cáo kịp thời các mục tiêu xâm phạm vùng biển và không phận tầng thấp của Việt Nam.
Trong chuyến công tác, lãnh đạo Bộ tư lệnh vùng 1 Hải Quân còn bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho chiến sĩ tại trạm Rada trạm 485.
Đặc biệt, cũng trong dịp Tết này, chỉ huy Trạm còn tập trung làm tốt công tác tư tưởng, tổ chức huấn luyện bổ sung và luyện tập các phương án sẵn sàng chiến đâu tại chỗ cho cán bộ, chiến sĩ đảm bảo không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.
Ngoài nhiệm vụ chính trị, chúng tôi được biết Trạm cũng đã chăm lo đầy đủ, chu đáo vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ trong dịp Tết. Là Trạm cao nhất của Bản, việc vận chuyển lương thực, thực phẩm lên đơn vị không hề đơn giản qua đường núi dốc. Hằng tuần, bên Trạm dưới sẽ tiếp lương thực lên đài cao. Thông thường, mỗi chiến sĩ khi lên trạm sẽ đeo theo một ba lô nặng từ 15-20 kg lương thực, thực phẩm, quân tư trang cá nhân.
Khó khăn là vậy, nên anh em trong Trạm đều động viên nhau tích cực tăng gia sản xuất, biến khu vực hoang vu, đất đá cằn cỗi thành trang trại thu nhỏ. Những vườn cây ăn quả, những vườn rau xanh mướt đã giúp cán bộ, chiến sĩ của Trạm chủ động hơn về nguồn lương thực hàng ngày, nhất là vào dịp Tết.
Các cán bộ, chiến sĩ chuẩn bị đào, mâm ngũ quả đón xuân sớm trên Trạm.
Chia sẻ với chúng tôi về cảm xúc trước thềm xuân mới, Đại úy Nguyễn Đức Ý, Phó trạm trưởng kỹ thuật trạm Rada 485 cho biết: Với cán bộ, chiến sĩ trạm Rada 485, ngày đón các đoàn lên Trạm tặng quà và chúc Tết cũng là Tết sớm của cán bộ, chiến sĩ nơi đây. Sự quan tâm nồng ấm của cấp trên và hậu phương đã đem lại những cái Tết đầm ấm, vui tươi hơn đối với chúng tôi. Gặp mặt anh chị em trong đoàn, chúng tôi như được tiếp thêm sức mạnh, vững tin phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.
Các chiến sĩ hải quân lau chùi Rada.
Tâm sự của anh Ý cũng là nỗi niềm chung của những người lính Rada đang làm nhiệm vụ tại Trạm. Chiến sĩ Trần Vĩnh Lợi (ở Thái Bình) cho biết: Đây là năm đầu tiên em đón tết trên đảo. Cũng có một chút nhớ nhà, nhớ bạn bè nhưng được anh em trong đơn vị động viên, chia sẻ và được tham gia nhiều chương trình vui xuân nên em thấy phấn khởi lắm. Em cũng mong, mọi người ở quê có thể đón một cái tết vui vẻ và hạnh phúc, ở nơi đảo xa em sẽ cố gắng hết sức quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Đoàn công tác hành quân xuống núi.
Rời Trạm Rada 485, tạm xa cán bộ, chiến sĩ chúng tôi thêm yêu, khâm phục và trân trọng hơn những người lính đảo. Khi bắt đầu đến với trạm Rada 485, cứ ngỡ đoàn chúng tôi đang mang Tết đến sớm với các chiến sĩ hải quân nơi đây, nhưng khi được gặp gỡ và trò chuyện với các anh, chúng tôi hiểu rằng, các anh chính là những con người hy sinh thầm lặng để mang đến một mùa xuân mới cho đất nước. Chúc cho các anh đón một năm mới bình an và hạnh phúc, luôn chân cứng đá mềm để canh giữ bình yên cho vùng biển, đảo Đông Bắc của đất nước.
Bầu bạn với chúng tôi trên suốt dọc đường là những chú chó của trạm Rađa 485. Cách một quãng, chúng dừng lại chờ chúng tôi, rồi ngoe nguẩy đuôi chạy tiếp lên trước hoặc có khi lại bất ngờ chui ra từ bụi rậm hai bên đường. Các chiến sĩ tại trạm Rada 485 chia sẻ như đã thành một thói quen, chỉ cần nhìn thấy các chiến sĩ vác balo lên vai là những chú chó cứ vậy chạy trước dẫn đường, đôi khi đánh động khi phát hiện nguy hiểm có rắn... Và trên hành trình lên Trạm, những chú chó cũng trở thành những người bạn đồng hành thân thiết của những người lính hải quân nơi đây.
Minh Khuê.
|
9Văn hóa
| Chia xuân đến biển đảo quê hương.
Trên chuyến tàu của Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh vùng 1 Hải quân do Đại tá Nguyễn Viết Khánh, Phó Tư lệnh tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng làm Trưởng đoàn ra thăm đảo Trần và đảo Trà Bản hôm ấy, có rất nhiều quà Tết chứa đựng trong đó sự quan tâm, chia sẻ của Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 1 và của các tổ chức xã hội khác như CLB vì biển đảo quê hương cùng nhân dân cả nước, tình cảm của đất liền gửi mang đến cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ và nhân dân tại hai đảo vùng địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc.
Sau hành trình dài 4 tiếng trên biển mù sương với tầm nhìn rất thấp, đảo Trần gần hơn trước mắt chúng tôi, rất bất ngờ, nắng đẹp đổ xuống giữa trời vẫn còn đầy gió, 16 nếp nhà ngăn nắp, chắc chắn của người dân hiện ra ngay trước mắt. Nằm ở phần Đông Bắc của quần đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, đảo Trần được gọi là tiền tiêu trên vịnh Bắc Bộ.
Trên đảo Trần, trường học liên cấp rất khang trang. Bà con sống gần nhau như tập tính làng xã xưa nay của người Việt. Đoàn công tác đến từng nhà, gửi tặng những món quà xuân và gửi lời thăm hỏi đến bà con, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân.
Đón đoàn công tác của Bộ Tư lệnh hải quân vùng 1, bà Nguyễn Thị Cảnh, trưởng thôn xúc động nói: "Tôi cùng người dân trên đảo cũng cảm thấy rất vui mừng và phấn khởi khi được Bộ Tư lệnh hải quân vùng 1, cùng các ban ngành lãnh đạo địa phương đã quan tâm, thăm hỏi, động viên và đến chúc Tết. Là một trong những hộ dân đầu tiên ra đảo sinh sống, tôi nhận thấy giữa quân và dân nơi đây rất tình cảm và đoàn kết. Kể cả những lúc người dân khó khăn nhất vẫn luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, chiến sĩ. Đây cũng chính là động lực to lớn để chúng tôi đoàn kết, đồng lòng cùng với các lực lượng chức năng bám trụ lâu dài giữ vững vùng trời, biển đảo của Tổ quốc".
Trong hành trình mang xuân từ đất liền đến với đảo, đoàn cũng đã đến thăm, tặng quà, chúc Tết Đồn biên phòng đảo Trần, Tiểu đoàn 1 bộ binh, Tiểu đoàn 29, Lữ đoàn 513 công binh đảo Trần và trạm ra-đa 480. Ấn tượng nhất đối với tôi, đó là đường lên trạm ra-đa 480, rất cao và dốc, trên dọc đường đi, những nhánh đào phai đã bung nở. Cán bộ chiến sĩ ở đây cho biết: Ngày ngày vẫn luân phiên đổi ca gác và chạy lên, chạy xuống để lấy thêm nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt. Có những đoạn đường rất dốc và trơn, nhóm PV phải dìu nhau đi, vừa đi vừa thầm cảm phục những cán bộ chiến sĩ tại trạm, khi ngày ngày vẫn đi dọc con đường này, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trên môi những người chiến sĩ mang quân phục ấy luôn nở nụ cười, dù trán đẫm mồ hôi giữa rừng sương gió lạnh.
Đứng trên đỉnh trạm, nhìn xuống biển đảo quê hương, tôi thấy mắt mình nhòa đi, hóa ra, điều khác biệt nhất khi đứng trên đảo nhìn về biển với khi đứng trên đất liền nhìn về đảo, chính là sự thấm thía. Đứng trên đảo mới thấy mỗi tấc đất, mỗi vùng biển quê hương đều đẹp và quý giá biết mấy.
Tại các nơi đến thăm, Phó Tư lệnh tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh vùng 1 hải quân, Đại tá Nguyễn Viết Khánh đã ân cần hỏi thăm sức khỏe và chúc cán bộ, chiến sĩ trên đảo đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất ấm áp, hạnh phúc. Đồng chí cũng động viên cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên đảo luôn vững vàng ý chí, vững chắc tay súng, làm tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là làm tốt nhiệm vụ bảo vệ vùng biển đảo tiền tiêu phía Đông Bắc của Tổ quốc.
Giờ này, màu hoa đào đã thắm các đồn, các trạm, xuân này, nhiều cán bộ chiến sĩ vì nhiệm vụ không được về nhà, nhưng các anh vẫn rất vững tâm chia sẻ: Chúng tôi đóng quân nơi xa, điều kiện cơ bản, điều kiện chuẩn bị đón Tết tất nhiên còn nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi đã làm tốt công tác tư tưởng. Chúng tôi hứa với gia đình, với hậu phương đất liền rằng luôn chắc tay súng, làm tốt nhiệm vụ bảo vệ biển đảo quê hương, đảm bảo cho đất liền thêm một mùa xuân đón Tết an bình Đại úy Phạm Văn Việt, chính trị viên trạm ra-đa 480 cho biết.
Đại tá Nguyễn Viết Khánh, Phó Tư lệnh tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh vùng kiểm tra kỹ thuật quản lý ra-đa của chiến sĩ trên trạm ra-đa 485, đảo Trà Bản. Ảnh: P.T.
Giữ xuân cho đất liền.
Rời đảo Trần, chúng tôi theo chân đoàn công tác đến với đảo Trà Bản, thuộc huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Khác đảo Trần, Trà Bản đông dân cư và có điều kiện cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng hoàn thiện hơn.
Trạm ra-đa 485 nằm trên đỉnh núi cao nhất đảo với độ cao 374 mét so với mặt nước biển. Trước chúng tôi, rất nhiều PV khác đã từng đến thăm trạm, các cán bộ chiến sĩ tại đây đều có lời dặn: Đường rất khó đi, trơn trượt và vất vả lắm, anh chị em phải chuẩn bị sức khỏe, khí hậu ở đây quanh năm ẩm ướt, nên các phiến đá lúc nào cũng trơn, sơ sảy là trượt chân ngã ngay, đường rừng còn rất nhiều vắt.
Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh vùng 1 Hải quân thăm và làm việc trên trạm rada 480 đảo Trần Ảnh: P.T.
Lên trạm, nỗi thương anh em cán bộ chiến sĩ ở đây lại càng dâng trào, thương rất nhiều chuyện: Từ đường xá vất vả, đến cảnh sống trong mờ sương, không khí lúc nào cũng đầy hơi nước. Chính vì cảnh sống như thế mà thấy các anh cười đón đoàn công tác lên, lại càng thương hơn nữa. Dù rằng khí hậu ẩm quanh năm, nhưng cán bộ chiến sĩ ở đây luôn bảo quản khí tài hết sức cẩn thận đảm bảo lúc nào cũng hoạt động tốt 24/24g, tất cả những điều bất thường trên hải phận thiêng liêng của Tổ quốc đều không qua được mắt các anh. Vì thế, trạm ra-đa 485 được đánh giá là mắt thần canh giữ vùng biển phía Bắc của đất nước.
Đại úy Nguyễn Đức Ý, Phó trạm trưởng kỹ thuật trạm ra-đa 485 cho biết: Với cán bộ, chiến sĩ trạm ra-đa 485, ngày đón các đoàn lên trạm tặng quà và chúc Tết cũng là Tết sớm của cán bộ, chiến sĩ nơi đây. Sự quan tâm nồng ấm của cấp trên và hậu phương đã đem lại những cái Tết đầm ấm, vui tươi hơn đối với chúng tôi. Gặp mặt anh chị em trong đoàn, chúng tôi như được tiếp thêm sức mạnh, vững tin phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.
Trong trạm, không khí xuân đã về, các cán bộ chiến sĩ đã chuẩn bị đào, quất, các công tác đón xuân khác, song song với đó là không quên nhiệm vụ bảo vệ vững chắc vùng địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Trên hành trình chúng tôi vẫn gọi là mang xuân từ đất liền ra đảo, tôi chợt nhận ra rằng, hóa ra, các anh những người lính trên hai vùng đảo chúng tôi đi qua và còn nhiều khu vực nữa mới đang là những người giữ xuân cho chúng tôi những người đi ra từ đất liền. Tiếng cười, tiếng hát vẫn cất lên giữa những khó khăn của hoàn cảnh, tôi biết rằng, nhờ có các các bộ chiến sĩ nơi đây đang ngày đêm giữ mùa xuân, mà tôi có thể mang xuân từ đảo về đất liền với nhiều sự nhớ thương và cảm ơn chân thành.
(Còn nữa).
Phan Thủy.
|
9Văn hóa
| Theo tín ngưỡng dân gian, Táo quân bao gồm ba vị định đoạt phước đức cho gia đình, hai Táo ông và một Táo bà.
Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình.
Lễ vật cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Ảnh: vietnamnet.
Lễ vật cúng Tết ông Táo nhất định phải có ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Cả ba mũ đều được trang trí lóng lánh và sặc sỡ. Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công có thể thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, ở miền Bắc người dân còn cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng" đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh (thả ra ao, hồ, sông) sau khi cúng.
Lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng ông Công ông Táo gồm: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Ảnh: IT.
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương trả lời báo điện tử Người đưa tin, một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng, 1 con cá chép rán hoặc cá chép sống, 1 bát canh mọc hoặc canh măng, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã.
Hiện nay do cuộc sống bận rộn nên mâm cỗ cúng ông Táo Quân cũng đơn giản hơn, không nhất thiết phải có đầy đủ các món ăn trên. Ngoài vàng mã thì tùy theo từng gia cảnh, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn cúng ông Táo (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Quân, chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho biết thêm.
Mai Linh (tổng hợp).
|
9Văn hóa
| Vào thời trung cổ, kỹ thuật xây dựng bằng gỗ trở nên phổ biến khắp khu vực tây bắc châu Âu. Riêng với Na Uy, người ta áp dụng kỹ thuật này để xây nhà thờ. Điểm quan trọng nhất của thiết kế này ở chỗ, các tấm ván và cọc gỗ được dựng trên nền tảng làm bằng đá bảo vệ chúng khỏi mục vì không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Điều này giúp một số nhà thờ xây từ thế kỷ 12 tới nay vẫn tồn tại cùng thời gian.
Nhà thờ gỗ Borgund Stave.
Trong hành trình khám phá Na Uy, người ta không thể bỏ qua những nhà thờ gỗ. Thời trung cổ, người ta ước tính có tới hàng ngàn nhà thờ như thế được xây ở đây. Nhưng con số này biến mất vào khoảng giai đoạn 1350-1650. Sau đó, dần dần cũng cũng biến mất ở những năm sau đó. Đến nay chỉ còn sót lại nhà thờ cột và ván gỗ như thế. Trong số đó, Borgund Stave là một trong những nơi được bảo quản tốt nhất.
Phần mái được trạm khắc cầu kỳ.
Nhà thờ Borgund Stave nằm trong làng Borgund, xã Lrdal, tỉnh Sognefjorden. Ngày nay, nó không còn sử dụng với chức năng của một nhà thờ thường thấy mà chuyển đổi thành bảo tàng, do Hiệp hội Bảo tồn Di tích Cổ đại Na Uy điều hành.
Borgund Stave được xây dựng từ năm 1180 đến 1250 sau công nguyên. Nó từng nhiều lần trải qua các cuộc trùng tu và sửa chữa. Kết cấu bên cột xà bên trong làm hoàn toàn từ gỗ. Những mảnh ván được thiết kế ăn khớp với nhau tới mức có thể ghép nối hoàn hảo. Cấu trúc chính gồm những cột chịu lực, xà ngang, bộ khung bằng cây gỗ, tường là tấm ván gỗ. Trần nhà dựng bằng thanh gỗ đặt chéo góc nhọn theo hình chữ X. Cấu trúc chữ X có cột đỡ giúp nó không đổ sập. Trên đỉnh mái được trạm khắc hình bốn con rồng bay lên đỉnh núi. Với kiến trúc độc đáo này, đến nay nhà thờ Borgund Stave vẫn tồn tại cùng thời gian.
Cùng khám phá thêm một số hình ảnh của nhà thờ Borgund Stave độc đáo:
Cấu trúc kiên cố bên trong nhà thờ.
Borgund Stave tồn tại hơn 800 năm qua cùng thời gian.
Theo dantri.com.vn.
|
9Văn hóa
| Ông Chu Văn Lợi bên những gốc đào cổ thụ được đem từ quê hương vào Lâm Đồng. Ảnh: V.Báu.
Còn khoảng 2 tuần nữa mới tới Tết Nguyên đán, nhưng nhiều gốc đào của bà con ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà đã lác đác trổ bông. Gia đình ông Chu Văn Lợi (60 tuổi; trú tại Khu phố Đông Anh I, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà), người có kinh nghiệm nhiều năm trồng đào Nhật Tân đang tất bật chăm sóc, tỉa lá, tưới nước cho hoa đào nở đúng dịp tết.
Những ngày này, khu vườn hơn 400 cây đào cành và 50 gốc đào thế của gia đình ông Lợi khách đến đặt mua đã gần hết. Nhiều khách sẵn sàng chi tiền trả trước và gửi đào tại vườn để đến cận ngày tết mới đem về.
Hiện tại, mỗi cành đào tại vườn của ông Lợi được bán với giá khoảng 200.000 đồng. Ngoài ra, vườn còn có 50 gốc đào cổ thụ với đa dạng thế đứng, kiểu cách rất đẹp. Loại đào này chủ vườn chỉ cho thuê với giá từ 1,5 - 15 triệu đồng, thời gian thuê từ 28 - 29 tháng Chạp đến rằm tháng Giêng hoặc khi hoa tàn. Theo chủ vườn đào Nhật Tân, năm nay giá thuê đào gốc nhỉnh hơn mọi năm từ khoảng 2,5 - 5 triệu.
Ông Lợi là một trong số những người đầu tiên đưa giống đào Nhật Tân về trồng tại đất Nam Ban, suốt 17 năm qua, nhờ vào kinh nghiệm trồng và chăm sóc nên vườn đào nhà ông Lợi đạt chất lượng hoa tốt không thua kém đào trên đất Nhật Tân - Hà Nội.
Năm 2000, ông Chu Văn Lợi, đưa vợ con rời quê nhà (ở làng đào nổi tiếng Nhật Tân) vào thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà lập nghiệp. Ngày đó, ông không quên đem theo những gốc đào quý vào trồng để giữ gìn nét đẹp quê hương trên vùng đất mới. Với ông, những cành đào không đơn thuần là một loại cây được ưu ái đặc biệt chơi cảnh ngày tết mà còn như mang theo linh hồn của quê nhà.
Với kinh nghiệm trồng đào được truyền qua nhiều thế hệ, vợ chồng ông Lợi quyết phát triển kinh tế từ cây trồng truyền thống của quê hương trên 1 ha đất.
Những năm đầu trồng đào Nhật Tân, do không nắm bắt được khí hậu ở Lâm Đồng nên đào không chịu ra hoa, hoặc có ra cũng không đúng vào dịp tết nên thu nhập không cao. Từ những năm tiếp theo, vợ chồng ông Lợi quyết định thay đổi kỹ thuật để phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, vậy là đào nở hoa đúng dịp tết, từ đó vợ chồng ông Lợi rút được kinh nghiệm trồng đào Nhật Tân trên vùng đất cao nguyên Lâm Đồng.
Đối với gia đình ông Lợi, đây là thời điểm bận rộn nhất trong năm. Từ sáng sớm, vợ chồng ông đã phải ra vườn tưới nước, điều chỉnh cho đào nở hoa vào đúng dịp tết đến, xuân về. Ông cố gắng chăm đào để đạt được 3 điều kiện, đó là vừa có quả, vừa có hoa lại vừa có lộc.
Nghề trồng đào tết ở huyện Lâm Hà từ lâu đã trở thành một nghề cho thu nhập khá cao và ổn định với nhiều hộ gia đình. Theo thống kê, toàn huyện Lâm Hà hiện có hơn chục hộ trồng đào tết, với mỗi hộ từ vài trăm gốc, thậm chí có những hộ trồng cả ngàn gốc.
Năm nay, ngoài các giống truyền thống có nguồn gốc từ làng đào Nhật Tân - Hà Nội như: Hồng đào, Bích đào còn có thêm các giống Bạch đào và đào Mông tự, đây là những giống thị trường rất ưa chuộng.
Với lợi thế của một vùng đất có truyền thống trồng đào từ làng đào Nhật Tân, Hà Nội chuyển vào, nghề trồng đào tại Nam Ban, huyện Lâm Hà không chỉ góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân mà còn lưu giữ nét đẹp có giá trị độc đáo của một nghề truyền thống có từ lâu đời nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân mỗi dịp xuân về.
|
9Văn hóa
| Trần Thủ Độ (1194-1264), quê làng Lưu Xá, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng, nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tổ tiên của ông vốn làm nghề đánh cá, từ Yên Sinh (Quảng Ninh) sau chuyển về Nam Định, rồi tới Thái Bình. Đến đời thân phụ của Trần Thủ Độ và Trần Lý (ông Trần Thái Tông), họ Trần trở nên giàu có, thu nạp được rất nhiều người trong vùng.
Sau khi một tay lập nên cơ nghiệp nhà Trần, trong giai đoạn đầu, khi chính quyền còn non trẻ, Trần Thủ Độ góp công quyết định trong việc củng cố vương triều. Ông đã làm mọi thứ, thậm chí hy sinh lợi ích của gia đình, dòng họ.
Tranh vẽ thái sư Trần Thủ Độ. Ảnh: Edu.
Ban thưởng cho người tố cáo mình.
Là người cứng rắn, nhưng Trần Thủ Độ cũng sẵn sàng lắng nghe ý kiến, kể cả khi đó là những lời tố cáo mình. Ông xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định chính xác nhất.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, bấy giờ có kẻ căm tức ông, vào gặp Thái Tông, khóc mà nói rằng: Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ thì quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?. Thái Tông lập tức ra lệnh cho xe ngựa đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và kể hết những lời người ấy nói cho Trần Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời rằng: Quả có đúng như những lời hắn nói thật. Xong, đem tiền lụa mà thưởng cho.
Theo sách Việt sử giai thoại , Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung (vợ Trần Thủ Độ) có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại. Bà về dinh khóc bảo với chồng: "Mụ này làm vợ ông mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế".
Trần Thủ Độ tức giận, sai đi bắt. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt, người này cứ theo sự thực trả lời. Trần Thủ Độ nói: "Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa". Ông bảo lấy vàng lụa thưởng rồi cho về.
Có lần, Trần Thủ Độ đi duyệt định hộ khẩu, quốc mẫu xin riêng cho một người được làm chức Câu đương (chức quan nhỏ ở xã), Thủ Độ gật đầu rồi ghi rõ họ tên quê quán người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, liền hỏi tên nọ ở đâu, người đó mừng rỡ chạy đến.
Đối diện với người xin xỏ, Trần Thủ Độ bảo: Ngươi vì có công chúa xin cho được làm Câu đương, không thể ví như những Câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác!. Người đó van xin mãi mới được tha. Từ đó, không ai dám đến xin ông vì việc riêng nữa.
Lợi ích quốc gia đặt trên tất cả.
Có lần, vua Trần Thái Tông muốn cho người anh của ông là An Quốc làm Tể tướng, Trần Thủ Độ tâu: An Quốc là anh thần, nếu cho là giỏi hơn thần thì thần xin trí sĩ, còn nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc. Nếu anh em đều làm Tể tướng cả thì việc triều đình sẽ ra sao?. Vua bèn thôi.
Tháng 12/1257, tướng Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai dẫn quân xâm phạm nước ta ở Bình Lệ Nguyên. Trần Thái Tông đích thân đốc chiến, thế giặc mạnh, nhà vua lui quân về sông Lô, rồi lui về sông Thiên Mạc.
Nhà vua ngự thuyền đến hỏi Thái úy Trần Nhật Hiệu kế sách chống quân Mông Cổ, Nhật Hiệu chấm nước viết lên hai chữ Nhập Tống. Thái Tông lại hỏi quân Tinh Cương, quân do Nhật Hiệu chỉ huy, Nhật Hiệu nói rằng: "Không gọi được chúng đến".
Sau đó, Thái Tông lại dời thuyền đến hỏi Trần Thủ Độ, ông liền tâu: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo". Câu nói đã củng cố lòng tin cho vua tôi nhà Trần, cứu vận nước trong tình thế nguy nan.
Sau câu nói đó của Trần Thủ Độ, vua tôi nhà Trần đã chiến đấu dũng cảm. Ngày 24/12/1258, vua Trần Thái Tông tiến quân tới Đông Bộ Đầu, đánh bại quân Mông Cổ, khiến họ phải triệt thoái về Bắc. Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất của nước ta giành thắng lợi hoàn toàn.
Những câu chuyện trên cho thấy Trần Thủ Độ là người thẳng thắn, minh bạch, nhìn thẳng vào sự thật, đã làm gì thì chịu trách nhiệm, không chối, dù có làm chuyện tày đình như lấn át quyền vua. Tinh thần tôn trọng pháp luật, pháp bất vi thân của ông cũng khiến nhiều người khâm phục.
Chuyện đòi chặt tay người xin quan tước cho thấy những biện pháp trị con ông cháu cha, chỉ biết bám vào người nhà để tiến thân, Trần Thủ Độ chỉ dọa thôi đã có hiệu quả. Chuyện không đồng ý thăng chức cho anh trai thể hiện sự tự tin thẳng thắn về sử dụng người tài, không gia đình trị. Còn câu nói chống giặc Mông Cổ của ông là lòng tự tôn dân tộc, chứng minh được ý chí của một dân tộc anh hùng. Quyền lợi dân tộc là cao hơn hết thảy.
Trần Thủ Độ và việc giữ vững kỷ cương pháp luật Ông là một trong những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Thanh Điệp.
|
9Văn hóa
| Quang cảnh trường thi xưa. Ảnh: Tư liệu.
Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám cho biết, năm 2018 là năm đầu tiên Trung tâm thí điểm việc tái hiện quang cảnh trường thi xưa tại Hội chữ Xuân 2018, nhằm khơi gợi và phát huy truyền thống hiếu học của cha ông ngày xưa.
Chia sẻ lý do thực hiện thí điểm tái hiện quang cảnh trường thi xưa trong Hội chữ Xuân 2018, ông Lê Xuân Kiêu cho biết, năm 2019 là năm kỷ niệm 100 năm kỳ thi Hán học cuối cùng, Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa để kỷ niệm sự kiện này. Để chuẩn bị tốt cho các hoạt động kỷ niệm trong năm 2019, trong Hội chữ Xuân 2018, BTC đã đưa ra ý tưởng thí điểm tái hiện quang cảnh trường thi xưa trong Hội chữ Xuân 2018, vừa để cho công chúng, đặc biệt là các thế hệ trẻ có thể phần nào hiểu được không gian thi cử của cha ông ngày xưa, đồng thời hoạt động này cũng như một sự thử nghiệm, để trên cơ sở đó BTC rút kinh nghiệm cho các hoạt động kỷ niệm chính thức trong năm 2019 được tổ chức tốt hơn.
Cảnh sĩ tử lều chõng đi thi được tái hiện trong phim "Lều chõng" của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân.
Cũng theo ông Lê Xuân Kiêu, hoạt động thử nghiệm trong năm 2018 này, không gian tái hiện quang cảnh trường thi mới chỉ dừng lại ở một số hoạt động như tái hiện nhà thập đạo, chòi canh, lều chõng, với cuộc sống ông đồ xưa, cảnh các sĩ tử đi thi và một số hoạt động của các làng nghề chế tác các vật dụng của các sĩ tử xưa như giấy dó Việc tái hiện các không gian này được BTC thực hiện dựa trên sử sách ghi lại và có sự tham vấn của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử.
Theo ông Lê Xuân Kiêu, việc tái hiện không gian quang cảnh trường thi xưa góp phần khơi lại giá trị về truyền thống hiếu học của cha ông, cội nguồn sản sinh ra rất nhiều nhân tài cho đất nước. Thông qua đó, mong muốn phát huy truyền thống Tôn sư trọng đạo, tôn trọng nhân tài của các bậc tiền nhân, khích lệ các thể hệ trẻ phát huy giá trị truyền thống hiếu học của cha ông, không ngừng nỗ lực học tập vươn lên, thể hiện trách nhiệm kế thừa, lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông và trở thành những bậc hiền tài, giúp cho đất nước.
Đại diện BTC cho biết, Hội chữ Xuân Mậu Tuất 2018 chính thức khai mạc vào 16h ngày 9/2/2018, tức ngày 24 tháng Chạp năm Đinh Dậu, và kéo dài đến hết ngày 22/2/2018, tức ngày mùng 10 tháng Giêng năm Mậu Tuất.
Hội chữ Xuân Mậu Tuất có chủ đề "Hiền tài" với mong muốn ngày càng có nhiều người hiền tài góp sức xây dựng đất nước.
Ông Lê Xuân Kiêu cho biết, chủ đề Hiền tài được lựa chọn trong Hội chữ Xuân Mậu Tuất 2018 với 2 lý do, thứ nhất, là Hiền tài là giá trị mà Văn Miếu Quốc Tử Giám lưu giữ từ ngàn xưa, đó là trên tấm bia Tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám năm 1442, có viết câu nói của cụ Thân Nhân Trung Hiền tài là nguyên khí quốc gia, chính vì vậy, chủ đề này được lựa chọn nhằm tôn vinh giá trị mà Văn Miếu Quốc Tử Giám đang lưu giữ hiện nay. Bên cạnh đó, chủ đề Hiền tài cũng thể hiện mong muốn ngày càng có nhiều người hiền tài xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực, để cho đất nước ngày càng hưng thịnh, ngày càng phát triển bền vững.
Hội chữ Xuân Mậu Tuất 2018 có nhiều hoạt động hấp dẫn như triển lãm thư pháp cũng với chủ đề Hiền tài, trưng bày khoảng 30 bức thư pháp chữ Hán Nôm và chữ Quốc ngữ; hoạt động cho chữ, xin chữ đầu xuân của các ông đồ viết thư pháp Hán Nôm, thư pháp Quốc ngữ là thành viên các Câu lạc bộ thư pháp tại Hà Nội hoặc người viết tự do, đã qua kỳ khác tuyển thẩm định trình độ của Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám năm 2018.
Bên cạnh đó, công chúng đến Hội chữ Xuân Mậu Tuất 2018 còn có nhiều hoạt động như cơ hội được tham gia trải nghiệm và tìm hiểu các quy trình làm giấy dó, tìm hiểu về ba dòng tranh dân gian Hàng Trống, Đông Hồ và tranh Kim Hoàng; tham quan các gian hàng làng nghề truyền thống như lụa tơ tằm, sơn mài, khảm trai, mây tre đan nghệ thuật, gốm sành sứ, hoa, cây cảnh, mâm ngũ quả ngày tết; thưởng thức và tham gia lễ hội hoa đăng thả đèn xuống mặt bồ với mong muốn cho một năm mới an khang, thịnh vượng, như ý tham gia các chương trình ca nhạc dân gian tổng hợp, quan họ, ca trù, hát xẩm, hát xoan, bài chòi, chèo, chầu văn; tham gia trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, ô ăn quan, đập niêu đất, nhảy sạp, kéo co ngày đầu xuân; tham gia các hoạt động trải nghiệm gói bánh trưng ngày tết, giới thiệu một số món ăn truyền thống của Việt Nam.
Phương Lan/Báo Tin Tức.
|
9Văn hóa
| Bất cứ gia đình nào cũng muốn nhà mình có chồi non nảy lộc trong ngôi nhà của mình vào mỗi dịp Tết. Nếu như miền Bắc có đào hồng sắc thắm, thì miền Nam lại có mai vàng khoe sắc, cùng với đó là hàng trăm loại hoa khác trổ bông khoe sắc đón xuân sang. Và mỗi dịp Tết, cũng là lúc các nhà vườn trồng cây cảnh thu hoạch sau quãng thời gian chăm sóc.
Vườn mai anh Đức đã chúm chím nhưng bông mai đầu tiên.
Mai vàng bung nụ, trổ bông.
Ghé thăm vườn mai của anh Nguyễn Minh Đức (42 tuổi) trên đường Vườn Lài (quận 12), sau cơn mưa rào giáp Tết, những nụ mai đã bắt đầu có những búp nụ đầu tiên, những chậu mai của anh Đức sẽ bung nụ trổ bông khoe sắc đúng dịp Tết Mậu Tuất năm 2018. Năm nay, được mùa thời tiết thuận lợi, những chậu mai của anh Đức hứa hẹn sẽ nở đúng vào những ngày xuân, anh Đức phấn khởi chia sẻ: Tôi theo nghề trồng lộc Tết đã từ năm mười mấy tuổi, cái nghề đã ăn vào trong máu, trồng cây mai cần một sự kiên trì rất lớn, phải coi từng cây mai như những đứa trẻ, bệnh tật, phân bón, tưới nước, chăm từng chút một trong vòng một năm trời thì mới có những gốc mai khỏe đẹp.
Vườn hoa đã khoe sắc của anh Tuấn.
Ngoài những chậu mai đã được đặt hàng sẵn hoặc cho thuê, ngày 23 tháng Chạp anh Đức cũng sẽ đem những chậu mai của mình ra công viên 23 9 để bày bán.
Nghề làm vườn vất vả là vậy, đến mùa thu hoạch, sau một năm chăm sóc vất vả, người làm vườn còn mong đợi vào giá cả thị trường, nhiều chủ vườn không dám đẩy giá cao vì sợ không bán được, đành phải tham khảo giá thị trường. Giá thấp thì người làm vườn lại không lãi được bao nhiêu sau 365 ngày chăm sóc, phân bón, phun thuốc và cả công chăm sóc bất kể trời nắng hay mưa, chỉ mong sao cây mai được khỏe mạnh, trổ bông đúng dịp.
Đa dạng các loại hoa.
Dọc theo đường Lê Thị Riêng (quận 12), những vườn hoa của người dân cũng đang trong thời gian thu hoạch, nhiều chủ vườn tỏ ra phấn khởi vì vụ hoa năm nay nở đúng dịp. Tại đây nhiều chủ vườn đã bán được hàng ngàn chậu hoa phục vụ cho lễ hội hoa Tết ở Cần Thơ. Trong niềm hồ hởi bà Lê Thị Hạnh, chủ vườn hoa lớn nhất tại phường Thới An, chia sẻ: Trong dịp Tết này chúng tôi đã bán được hơn 10.000 chậu hoa tết phục vụ cho lễ hội ở Cần Thơ, số còn lại sẽ đem ra chợ bán để phục vụ người dân sắm Tết với đa dạng các loại hoa như cúc vạn thọ, mào gà, hoa xác pháo, cẩm nhung, cẩm chướng.
Một nhân công đang tỉa nụ hoa cho chậu hoa dừa cạn.
Niềm vui của những chủ vườn còn được nhân lên cho những người làm công tại đây, vụ hoa được mùa tiền công cũng theo đó mà nhiều hơn. Anh Dũng, một người làm thuê tại đây cho biết: Vụ hoa năm nay được mùa, thời tiết ổn định, chúng tôi được thuê tưới nước, tỉa cành với tiền công 200.000 đồng một ngày, có thêm thu nhập cho gia đình trong dịp tết này.
Giá hoa Tết năm nay vẫn giữ ở mức ổn định, một hộ dân cho biết giá mỗi chậu hoa dao động 35.000 75.000 một chậu.
Gặp gỡ anh Tuấn chủ vườn hoa với hơn 70.000 chậu đa dạng các loại cúc ngũ sắc, sao băng, cẩm nhung, cẩm chướng, anh vui vẻ chia sẻ: Thời tiết năm nay cũng không được thuận lợi cho lắm, nắng mưa thất thường, số chậu bị hư vì sâu bệnh cũng khá nhiều, nhưng may mắn cho nhà mình đủ số lượng giao cho công trình hoa Tết, số còn lại sẽ đem ra chợ bán tiếp. Anh Tuấn kể tiếp, đến với nghề này đã từ ba đời trước, bản thân đã có mấy chục năm trong nghề trồng hoa, biết bao nhiêu gian truân, khó nhọc mà cũng ráng theo nghề, nhiều lúc nghỉ trồng hoa lại thấy nhớ.
Nụ hoa Dạ yến thảo khoe sắc.
Giá hoa mai tăng 30 40%.
Do ảnh hưởng của thời tiết thất thường, giá mai tăng cao từ 30 40% so với năm ngoái tùy vào loại. Tham khảo nhiều chủ vườn, số lượng khách hàng đặt mai đã bắt đầu nhộn nhịp hơn, các sạp bán ngoài công viên cũng đã bắt đầu được các chủ vườn thuê, sẽ bắt đầu được mang ra trưng bày vào ngày 23 tháng Chạp Tết sắp tới tại các công viên trên toàn thành phố, để phục vụ người dân sắm hoa chơi Tết.
Trao đổi với anh Sáu Hồng, chủ vườn mai tại đường Vườn Lài (quận 12) anh chia sẻ: Mai năm nay được giá chủ vườn như tôi cũng mừng, bán được giá sẽ có tiền năm sau đầu tư mua giống về trồng và mở thêm số lượng gốc mai.
Những chậu hoa Sao băng vàng tươi tuyệt đẹp.
Xu hướng của đa số người dân là các chậu mai loại mini và loại thường, vì giá cả hợp với đa số người tiêu dùng hiện nay, cho nên các thương lái đang săn tìm ráo riết, nhất là ngày Tết đang đến rất gần.
Trước thềm Xuân Mậu Tuất, muôn vàn hoa trên các vườn hoa tại quận 12 đang rộn ràng khoe sắc, báo hiệu một một mùa xuân mới sắp đến, sau một năm dài đầy vất vả, người làm vườn nở nụ cười hạnh phúc.Từng nụ hoa sẽ đua nở trong từng gia đình, khắp thành phố sẽ chuyển màu xuân sang chào một mùa Xuân mới lại về.
Đức Lập.
|
9Văn hóa
| Bỏ qua nhiều lời khuyên trồng cây gì, nuôi con gì, lão nông Hà Ngọc Phi (xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) quyết định thuê đất để trồng loại rau dại mọc khắp bờ ruộng. Ảnh : Vietnamnet.
Cả khu đất rộng 4.000 m2 xanh ngát chỉ toàn rau má. Ảnh: Nongnghiep.
Không ngờ loài rau xanh hoang dại vị đắng, mát lại mang về thu nhập 70 triệu đồng/tháng. Ảnh: Báo Quảng Nam.
Sau khi chăm sóc, rau má cao khoảng 10 - 12cm thì thu hoạch. Ảnh: Báo Quảng Nam.
Mỗi sào, rau má cho sản lượng từ 600 - 700kg. Ảnh: Tintucnongnghiep.
Vốn là loài rau hoang dại nhưng cây rau rừng lỗ bình lại mang về nguồn thu nhập lớn cho chị Trần Thị Nhung (Lâm Hà, Lâm Đồng). Ảnh: Baolamdong.
Trong khuôn viên hơn 400 m2 nhà kính, chị Nhung trồng cây rau rừng lỗ bình - rau được xem như là loại thảo dược quý chữa được nhiều bệnh. Ảnh: Baolamdong.
Với 400m2, sản lượng trung bình đạt 400 kg trên 1 đợt thu, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 tháng rưỡi. Ảnh: Baolamdong.
Trung bình, chị Nhung thu nhập đạt trên 15 triệu đồng/tháng. Ảnh: Thesaigontimes.
Thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao nhưng vài năm gần đây, rau sắng - đặc sản ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) có giá bán từ 300.000 - 400.000 đồng/kg, thậm chí có khi lên đến 1 triệu đồng/kg. Ảnh : Dân Việt.
Nhu cầu mua tăng cao, người dân nơi đây đã phát triển cây rau sắng thương phẩm. Trồng loài rau rừng này khá nhàn. Sau 2 năm cây trưởng thành, người trồng chỉ việc thu hái mà không phải chăm sóc gì. Ảnh: Dân Việt.
Những cây cao 4-5m, mỗi năm cho 60kg rau, thu được 3 triệu đồng. Ảnh: Dân Việt.
Video: Bỏ phố về quê, trồng rau dại thành... triệu phú. Nguồn: LTV.
Hoàng Minh (tổng hợp).
|
9Văn hóa
| Những cây cảnh thế độc, mới lạ đang thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Không phải là hàng độc, lạ trên thị trường hoa cảnh ngày tết, địa lan và lan hồ điệp là một trong những mặt hàng được nhiều khách hàng lựa chọn bởi tính chất sang trọng và độ bền của hoa.
Chị Hoàng Chi - đến từ Jump Group - đơn vị phối hợp tổ chức hội chợ hoa lan với Vincom cho biết: Từ xưa, lan hồ điệp hay địa lan đã là một loài hoa quý hiếm, được dùng để làm quà dâng tặng vua chúa. Ngày nay, giữa muôn ngàn sắc hương cây cảnh, các loại lan nhất là địa lan và lan hồ điệp vẫn được nhiều người ưa chuộng bởi sự tao nhã, cao sang. Đây là lần đầu tiên tôi thử sức ở lĩnh vực này nhưng số lượng đơn đặt hàng tết mà chúng tôi nhận được cho thấy, tiềm năng thị trường Hà Tĩnh về loại hoa này rất lớn.
Thế nhưng, không ít khách hàng vẫn chọn loại cây truyền thống như địa lan...
Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay, chỉ cần chưa tới 1 triệu đồng là đã có thể sở hữu 1 bình lan hồ điệp chưng bàn rất đẹp. Và hầu hết hàng nhập về của các nhà vườn, đại lý đều đã có đơn hàng.
Có giá bình dân nhưng đang tạo nên cơn sốt trên thị trường hoa cây cảnh những ngày qua chính là các chậu cúc mâm xôi. Loại hoa có màu vàng tươi rực rỡ, mùi thơm nồng ấm hình tròn như mâm xôi có giá rất rẻ với 120 - 150 nghìn đồng đang được khách hàng mua ồ ạt. Mỗi ngày, các cơ sở kinh doanh cây cảnh bán ra hàng trăm khóm.
... hay thược dược.
Anh Lê Nhật (phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) cho biết: Ngoài đào hoặc quất, năm nào chúng tôi cũng mua vài ba khóm hoa cúc vàng để trên hiên nhà. Hoa này rất bền nên chúng tôi mua ngay từ khi xuất hiện trên thị trường. Những khóm hoa vàng ấm áp mang đến những cảm xúc rạo rực đón chờ năm mới cho các thành viên trong gia đình chúng tôi.
Được dự đoán sẽ tạo nên cơn sốt trên thị trường hoa cảnh năm nay chính là những gốc bưởi Diễn, quất độc bình, quất mi ni được đưa về từ miền Bắc. Có mặt rất sớm trên thị trường, hàng trăm gốc quất mini, bưởi Diễn được bày bán tại điểm bán hoa đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Anh Nguyễn Văn Quyết (Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) cho biết: Bưởi Diễn đang là một trong những loại cây cảnh được ưa chuộng tại thị trường miền Bắc. Bưởi cảnh vừa có màu vàng đẹp, tỏa mùi thơm lại vừa có ý nghĩa phong thủy về phát tài, phát lộc. Hy vọng đây sẽ là mặt hàng hót trong dịp tết Mậu Tuất. Giá chào hàng bưởi Diễn hiện nay dao động từ 2 - 3 triệu đồng tùy thế và số lượng quả.
Cây bưởi Diễn hiện nay dao động từ 2 - 3 triệu đồng tùy thế và số lượng quả.
Phá vỡ thú chơi truyền thống, năm nay, nhiều tư thương Hà Tĩnh cũng táo bạo nhập về các loại quất độc bình, quất dáng chó, đào cổ thụ Những mặt hàng này khá kén người chơi bởi giá cả đắt đỏ nhưng Hà Tĩnh là thị trường nhiều tiềm năng nên một số tư thương đã chăn hàng về. Trong khi đó, nhiều khách hàng cũng đã bắt đầu dạo quanh thị trường và tìm hiểu giá cả để tậu về cho gia đình những cây cảnh đẹp, độc đáo.
Không chỉ nhập hàng độc từ các nhà vườn, một số người trồng đào Hà Tĩnh cũng muốn tạo nét mới trong sản phẩm của mình bằng cách trồng giống đào mới. Ông Trần Văn Sỹ (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) cho biết: Năm nay, tôi thử trồng mới 100 gốc bạch đào, đến nay đã cho hoa rất đẹp. Nhiều khách đến thăm vườn đã tỏ vẻ thích thú và đặt mua. Nếu nhu cầu thị trường cao thì năm tới tôi sẽ mở rộng diện tích loại bạch đào này.
Bên cạnh những quan điểm thẩm mỹ truyền thống luôn là những quan điểm thẩm mỹ mới. Đó chính là cơ hội để những ý tưởng sáng tạo của người chuyên về sinh vật cảnh được thị trường đón nhận. Để, mỗi khi tết đế, xuân về, thị trường hoa kiểng lại nhộn nhịp bán mua.
Phong Linh.
|
9Văn hóa
| "Siêu phẩm" quất cảnh mang tên "Tinh hoa đại dương" do anh Phạm Văn Hoàn - một kiến trúc sư ở Văn Giang (Hưng Yên) dành nhiều tâm huyết thực hiện cho dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất.
Một gốc mai bonsai có tuổi đời hàng chục năm được trưng ra trước quảng trường TP. Quy Nhơn (Bình Định).
Những gốc mai vàng này thuộc sở hữu của nhà vườn Đại Luân, đều có tuổi đời rất cao, hình dáng cổ quái.
Giá mỗi cây từ 50-300 triệu đồng, rõ ràng không dành cho dân thường.
Với người Hà Nội, thì đào vẫn là loại hoa không thể thiếu dịp Tết Nguyên đán.
Trong đó Thất Thốn được coi là giống đào quý và đắt nhất. Đây là những gốc đào Thất Thốn được gia đình ông Lê Hàm (Nhật Tân, Hà Nội) chăm sóc trong phòng điều hòa riêng.
Người trồng phải điều chỉnh nhiệt độ căn phòng cho phù hợp với nhiệt độ ngoài trời, nếu không hoa không bung đúng dịp Tết, công sức cả năm trở thành công cốc.
Đào Thất Thốn còn được gọi là "đào tiến vua", cánh hoa rất dày, thắm và tươi lâu.
Đào Thất Thốn cao vừa phải, đặc biệt gốc cây xù xì.
Điểm đặc biệt không lẫn vào đâu được của loại đào này, đó là hoa có thể bung nở ngay từ gốc.
Việc chăm sóc loại đào này không hề đơn giản, vì thế giá thành của chúng cũng rất cao.
Cho đến nay, cái tên Thất Thốn của giống đào quý này vẫn là một ẩn số, người thì cho rằng bởi lá đào dài đúng 7 thốn (7 đốt ngón tay đơn vị đo chiều dài của y học phương Đông cổ xưa)...
...Lại có người nói, cứ 7 thốn cây sẽ chia cành một lần, 1 thốn có 7 bông hoa; người khác lại bảo gọi như vậy là vì cứ 7 thốn sẽ có một bông hoa mọc thẳng từ thân cây...
Một cây đào Thất Thốn tuyệt đẹp, với các nụ đang chớm bung, sẵn sàng đúng dịp Tết Nguyên đán này. Phía trên đỉnh có một bông hoa đã nở, trông to như đồng bạc xòe.
Giống đào này khác biệt ở chỗ, hoa có thể ra ngay ở thân, thậm chí từ gốc...
....rồi trải đều dần lên đến ngọn.
Vài năm lại đây, xuất hiện loại đào Trung Quốc cũng mang danh Thất Thốn, hình dáng rất dễ nhận biết, như trong ảnh.
Loại đào nhập từ Trung Quốc cao chừng 50cm đổ về, gốc thẳng đuột, mập mạp. Giá cũng trên 1 triệu đồng/cây.
Đời sống khấm khá lên, càng ngày các nghệ nhân nhà vườn càng cho ra các sản phẩm độc, lạ nhằm thu hút khách dịp Tết Nguyên đán.
Đây là những gốc chanh phú quý, sản phẩm của HTX Phú Quý (Hưng Yên).
Thực chất đây là giống chanh có xuất xứ từ Úc, quả to, vàng ruộm, mùi thơm dễ chịu.
Một gốc chanh phú quý đẹp, dáng bonsai cũng có giá lên đến 15-17 triệu đồng.
Cao nhất, có chậu giá lên tới 60 triệu đồng.
Vườn cây của ông Lê Đức Giáp (Thanh Oai, Hà Nội) có hơn 100 gốc cây ngũ quả. Đặc biệt, nhiều cây còn được ông ghép 9, 10 loại quả, rất đặc biệt.
Từ quả to đến quả nhỏ, dưới bàn tay nghệ nhân tất cả đều trổ mã đúng dịp Tết.
Quất là một loại cây cảnh bình dân, truyền thống, song ông Nguyễn Kim Thắng ở Hoài Đức, Hà Nội lại rất biết cách để loại cây cảnh này trở nên đặc biệt.
Cặp lộc bình quất cảnh này được ông bán cả đôi (không bán lẻ) với giá 45 triệu đồng.
Nghe qua số tiền có vẻ lớn, song đây là công sức suốt 8 năm trời của ông Thắng.
Cận cảnh phần trên của cặp lộc bình độc đáo này.
Thậm chí bên trên cùng còn có những đọt lộc vút lên, như mang lại may mắn, tài lộc cho chủ nhân tương lai.
Anh Đỗ Trọng Nghĩa (49 tuổi) ở TP.Hồ Chí Minh đưa ra trưng bày tại hội chợ ở tỉnh Ninh Bình một cặp cây cảnh hình con chó (tượng trưng cho năm Mậu Tuất). Mỗi "con" dài chừng 2m, cao khoảng 1m8.
Hoa mẫu đơn đỏ nổi bật trên nền lá xanh, làm cho sản phẩm của anh trở nên rất nổi bật, độc đáo.
An Huy.
|
9Văn hóa
| Một góc bến Cầu Cảng.
Đồng cảm với số phận nghèo khổ, vợ chồng chị Tám không làm lễ cưới hỏi mà rủ nhau về sống chung trên chiếc thuyền đánh cá cũ mèm. Xem bốn bể là nhà. Cuộc sống tuy khó khăn nhưng chẳng bao giờ họ cạn tình cảm.
Ra khơi đêm.
Nhá nhem tối. Mặt trời đỏ rực ở một góc trời. Thời khắc này khu vực bến Cầu Cảng kẻ bán người mua hải sản cười nói rôm rả, tấp nập những đoàn thuyền ra khơi bám biển liên tục cập bến trở về. Tại vựa thu mua hải sản của bến, chúng tôi tìm gặp từng chủ thuyền để ngỏ ý, thậm chí năn nỉ họ để cho ra khơi, nhưng đáp lại là những cái lắc đầu, xua tay...bởi, các ngư dân sợ chúng tôi không chịu đựng nổi sóng gió ở mùa biển động, mưa to sóng lớn. Nghề đánh bắt hải sản thật tréo ngoe. Những đợt biển động lại thường giúp ngư dân trúng những mẻ lưới nặng trĩu cá, mực hơn là trời yên biển lặng. Ấy vậy, họ tranh thủ giong thuyền ra khơi thời điểm này với mong muốn kiếm thêm thu nhập.
Vợ chồng chị Tám gỡ những con cá còn sót lại ở những thớt lưới không bị sóng cuốn trôi.
Tại một góc khuất ở bến Cầu Cảng, chúng tôi vô tình bắt gặp chị Tám, một phụ nữ có dáng người mảnh khảnh đang mang các nhu yếu phẩm lên thuyền. Thấy có người thăm hỏi, chị Tám cười nói: Chú quê ở xứ Nẫu à (Nẫu - ý chỉ Bình Định), mời xuống ghe uống chén trà. Có lẽ vì cái tình đồng hương ấy mà vợ chồng chị Tám mới đồng ý cho chúng tôi theo chân ra khơi.
2 giờ sáng, khu vực bến Cầu Cảng đã sôi động. Tiếng bước chân hối hả của ngư dân, tiếng cười nói của những người vợ tiễn chồng, tiếng máy nổ gầm rú của những chiếc thuyền rời bến xé tan màn đêm tĩnh mịch. Chuyến ra khơi của vợ chồng chị Tám mang theo rất đơn giản, ngoài chiếc thuyền gỗ đã xuống cấp còn lại là các mành lưới, thùng xốp chứa đá lạnh để ướp cá, một can dầu chạy máy và một ít nước uống. Cứ thế, chiếc thuyền cứ lầm lũi cưỡi sóng vượt gió trong đêm ra khơi.
Ánh sáng duy nhất trên thuyền là một bóng đèn điện liên tục chớp nháy nằm ở mũi thuyền để tàu thuyền lưu thông hướng ngược lại xác định mà né tránh. Chạy khoảng 5 hải lý (khoảng 9 km), thuyền bỏ lại phía sau các dãy nhà nhấp nháy ánh đèn, các cồn và đảo nhỏ ở phía sau. Trên thuyền dõi xa bốn hướng lúc tờ mờ sáng vẫn chỉ là một màu đen tối như mực. Bóng đêm bao trùm, không có điểm tựa để xác định đâu là bờ, mọi thứ chìm vào tĩnh lặng! Thứ cảm giác và âm thanh duy nhất mà chúng tôi cảm nhận lúc này là tiếng máy nổ cùng tiếng sóng vỗ mỗi khi đập mạnh vào hai bên mạn thuyền. Mặc dù, chúng tôi khoác bên ngoài chiếc áo ấm dày cộm nhưng vẫn không ít lần phải rùng mình trước những cơn gió biển mang hơi lạnh, nồng vị muối mặn chát táp vào mặt.
Mưu sinh nơi đầu sóng.
Gần 5 giờ 30 phút, khi thuyền ra tới khu vực biển Bù Đen, huyện Cần Giờ, cách nơi xuất phát khoảng 40 km thì anh Tài cho thuyền giảm tốc độ, chạy chầm chậm, còn chị Tám nhanh chóng thả cọc phao tiêu đánh dấu khu vực cùng những tấm lưới dài hơn một km xuống biển. Tì vai bên mạn thuyền để khỏi bị xô ngã bởi những con sóng lớn mỗi khi ập tới, chúng tôi cố gắng ghi nhận những thước phim về người phụ nữ có dáng người nhỏ nhắn, gương mặt khắc khổ đang mưu sinh nơi đầu sóng ngọn gió. Chòng chành trên con thuyền gỗ đã xuống cấp dài gần 6 m, rộng 2 m, trông bà Tám quá nhỏ bé so với đại dương mênh mông, trước những con sóng đang gầm gào cuồn cuộn lao tới như muốn ăn tươi nuốt sống con thuyền!
Công việc thả lưới hoàn tất cũng là lúc mặt trời nhô lên ở đằng Đông như một quả cầu lửa thiêu cháy cả một góc trời. Đứng bên mạn thuyền, dõi theo những tia nắng ban mai đang dần xua tan các lớp sương mù đặc quánh, phản chiếu rất nhiều màu sắc rực rỡ Cảnh sắc ấy kỳ vĩ, thực hư như trong cổ tích. Trời sáng hẳn. Lúc này chúng tôi mới nhìn thấy rõ nhân diện của vợ chồng chị Tám sau hơn 4 giờ đồng hồ theo chân họ lênh đênh trên biển.
Trong thời gian đợi cá vướng lưới, anh Tài cho thuyền ngưng hoạt động để tiết kiệm dầu, rồi cùng vợ thả những cọc neo xuống biển để con thuyền không bị trôi dạt. Bữa ăn trên biển của ngư dân rất đơn giản, không theo giờ giấc nhất định. Xong việc lúc nào là họ ăn lúc đó. Lót dạ buổi sáng bằng cơm trắng nấu ở đất liền mang theo, còn thức ăn thì được chế biến từ những con cá, con mực vừa dính lưới.
Sau 4 giờ ra khơi, vợ chồng chị Tám thả lưới ở vùng biển Bù Đen lúc bình minh.
Theo chị Tám, gần cuối năm nay thời tiết mưa gió, bão tố thất thường, nên mỗi chuyến ra khơi rất vất vả và nguy hiểm thường lệ. Chị không nhớ rõ bao nhiêu lần cùng chồng chống chọi trước mưa to, sóng lớn và gió mạnh trên biển. Những ngày mới về sống chung, theo chồng ra khơi, và không ít lần bị say sóng. Chị từng bị sóng hất văng ra khỏi thuyền khiến anh Tài không khỏi thót tim.
Khi chúng tôi thắc mắc về việc tại sao không nghỉ ngơi vào những hôm biển động, chị Tám nói rằng: Nghề này ráo mồ hôi là khô nồi. Xa biển ngày nào đói cơm ngày đó. Với lại cái nghề làm bạn với đại dương cũng thật trái ngoeo. Những hôm biển động, sóng lớn ngư dân bắt được nhiều cá cua bán được giá hơn.
Đồng cam cộng khổ.
Thuyền dập dềnh theo nhịp sóng, vén tà áo lau vội những giọt mồ hôi ướt sũng hai bên gò má, chị Tám kể về cuộc đời mình như đám lục bình trôi giữa dòng nước xoáy. Chị Tám sinh ra trong gia đình thuần nông nghèo khó ở một làng quê thuộc miền đất võ. Để no cái bụng, ở tuổi trăng tròn, quãng đời đẹp nhất đời con gái là chị theo dòng người ở miền xuôi lên Tây Nguyên kiếm kế sinh nhai. Tại trung tâm tỉnh Đắk Nông, chị mưu sinh bằng nghề chạy xe ôm một thời gian rồi lập gia đình với một người đàn ông bản địa.
Chị vốn mang trong người căn bệnh khó sinh con. Ngày cậu con trai chào đời, chị Tám hạnh phúc tột cùng. Nghe chị tâm sự, chúng tôi mường tượng, có lẽ, chỉ có những ai đã và đang làm cha, làm mẹ mới thấu hiểu hết được cảm xúc dâng trào của người phụ nữ này! Nhưng niềm vui ấy chưa kéo dài được bao lâu thì bà mẹ trẻ phải tiếp nhận bi kịch nối tiếp bi kịch. Theo chị Tám, ma đưa lối quỷ dẫn đường thế nào tính tình người chồng thay đổi, nhậu nhẹt bê tha, triền miên. Mỗi lần bị ma men dẫn lối là chồng về nhà chửi bới, đánh đập vợ con.
Bị bạo hành, chị chẳng biết cầu cứu với ai, bởi căn nhà xảy ra những trận đòn roi ấy lại nằm lọt thỏm giữa chốn đại ngàn. Mỗi lần biết anh ấy đi nhậu là tinh thần tôi suy sụp, trái tim như muốn vỡ vụn! Giờ nghĩ lại tôi cũng không nhớ rõ bao nhiêu lần tôi phải van xin anh ấy dừng tayđể gia đình hạnh phúc, nhưng anh ấy cứ như một con ác quỷ lao vào vợ con cấu xé, thượng cẳng tay hạ cẳng chân, chị Tám nghẹn ngào. Những phao lưới cứ dập dềnh sụp sùi cùng con sóng. Câu chuyện của chị Tám dừng lại giữa chừng. Những sản vật đại dương đang hên xui ẩn mình trong tay lưới. Những cơn sóng dềnh mùa biển động khiến con thuyền nhỏ như đời chị chả được yên.
(Còn nữa).
Đình Du.
|
9Văn hóa
| Khu vườn lan của anh Hoàng chính là sân của gia đình với diện tích vỏn vẹn hơn 100m2. Khu vườn tuy nhỏ nhưng được anh bố trí rất bắt mắt, tạo được nhiều không gian treo lan và thuận tiện cho việc chăm sóc.
Thầy giáo dạy võ bảnh trai Nguyễn Văn Hoàng chăm sóc cây lan ngọc điểm Thái đang nở hoa rộ của mình. Ảnh: V.L.
Việc xác định 2 loại hoa lan chính trong vườn của mình giúp anh Hoàng chế ra hệ thống treo lan phù hợp với diện tích nhỏ. Lan của tôi chủ yếu có 2 loại là thân thòng và đơn thân. Vì vậy tôi chia mảnh vườn của mình làm 2 tầng được gắn với nhau bằng các cây sắt vuông hàn với nhau. Bên trên là các giò thuộc loại thân thòng và bên dưới là các loại đơn thân. Mỗi loại sẽ phù hợp với điều kiện ánh sáng và độ ẩm khác nhau. Bố trí treo như vậy giúp cây phát triển tốt hơn, anh Hoàng cho biết.
Tầng trên của giàn lan nhìn xuống dưới, các giò lan được treo sát nhau bởi diện tích nhỏ. Ảnh: V.L.
Anh Hoàng chia sẻ: "Mình mê phong lan từ bé, vì gần nhà có bác hàng xóm có vườn lan khá đẹp, mỗi khi tết đến xuân về là phong lan nở hoa rất thơm. Khi lớn lên mới có điều kiện để sưu tầm và trồng được những cây lan cho riêng mình". Anh thầy giáo dạy võ bảnh trai này bắt đầu sưu tầm phong lan từ năm 2013. Mới đầu chỉ có khoảng 15 giò các loại. Đến nay, mình đã treo khoảng 1.000 giò lan ở 2 tầng với diện tích 100m2. Vườn phong lan của mình chủ yếu là phong lan phi điệp, long tu, giả hạc, thủy tiên, ngọc điểm, giáng hương tam bảo sắc.Anh Linh bạn của anh Hoàng cho biết: Đều là anh em chơi lan, nhưng khi đến vườn lan của Hoàng ai cũng thích. Ccây nào cây nấy đều mập mạp và khỏe mạnh, đến mùa hoa nở rất sai và thơm...
Thầy giáo trẻ bảnh trai Nguyễn Văn Hoàng bên giò lan ngọc điểm sắp nở hoa của mình. Ảnh: V.L.
Đặc biệt với chia sẻ rất thật lòng và có phần dí dỏm, Nguyễn Văn Hoàng cho hay: Mình chưa có vợ nên các nguồn thu của mình hầu như là đổ vào phong lan hết. Bữa nào có vợ rồi thì lại tính chơi phong lan kiểu khác.... Qua cách nói chuyện, dường như máu đam mê phong lan ở anh thầy giáo bảnh trai này đã ngấm vào máu như bao người chơi lan khác. Hai đam mê lớn nhất của Nguyễn Văn Hoàng là võ thuật và phong lan. Hai đam mê ấy gắn liền với nhau, không thể tách ra khỏi con người của anh Hoàng.
Để chủ động trong việc tưới cho cây, Nguyễn Văn Hoàng còn trang bị thêm vòi tưới để có thể tưới nước cho vườn phong lan trong mọi tình huống như mất điện hay hệ thống tự động trục trặc. Ảnh: V.L.
Để có được giàn phong lan như hiện nay, Nguyễn Văn Hoàng đã phải bỏ ra khá nhiều thời gian, công sức, ước tính giá trị hiện nay của vườn phong lan khoảng 200 triệu đồng. Hoàng phải thiết kế cầu thang để lên được tầng trên của vườn lan. Xung quanh vườn được rào lưới B40 kiên cố và bên trên dải một lớp lưới mỏng tránh ánh nắng trực tiếp làm phong lan bị tổn thương. Ngoài ra khu vườn của Hoàng còn được trang bị hệ thống tưới tự động cho cả 2 tầng.
Tầng trên được anh Nguyễn Văn Hoàng hàn các cây sắt vuông lại tạo thành lớp sàn kiên cố. Ảnh: V.L.
Giá thể chủ yếu mà thầy giáo bảnh trai dạy Karatedo sử dụng để nuôi lan là thớt từ cây vú sữa hay cây nhãn, dớn cọng và vỏ thông. Bên cạnh đó, anh thường xuyên đi tầm các loại lũa (giá thể là gốc cây khô đã chết từ rất lâu, gốc chắc, ít nấm bệnh), sau đó về vệ sinh lại và cấy lan vào để cây sinh trưởng.
Những cây lan ngọc điểm được thầy giáo dạy võ Nguyễn Văn Hoàng ghép lên gốc lũa vú sữa. Ảnh: V.L.
Tuy là thầy giáo dạy Karatedo tại Trung tâm Văn hóa, thể thao khu vực Nam Ban, nhưng Nguyễn Văn Hoàng vẫn dành thời gian để học hỏi, giao lưu với anh em giới chơi lan trong hội hoa lan, đi tầm lan ở một số rừng tại Ninh Thuận và Lâm Đồng. Thầy giáo trẻ bảnh trai này mong muốn sau này sẽ sở hữu một vườn lan rộng rãi hơn, nhiều loại lan quý, thõa mãn đam mê của mình trước khi lập gia đình.
Anh Nguyễn Văn Hoàng bên 1 giò lan của mình, tới Tết Nguyên Đán năm nay sẽ nở hoa. Ảnh: V.L.
Văn Long.
|
9Văn hóa
| Chị Nguyễn Thị Thanh Vân, ở phường Thới An, quận 12 cho biết, vụ hoa Tết năm nay, vườn nhà chuẩn bị hàng ngàn giỏ hoa để cung ứng cho thị trường. Các loại như dừa cạn, hoa mào gà, dạ yến thảo Những dòng hoa này đều được khách hàng lựa chọn bởi giá cả vừa phải, lại vừa có thể chưng lâu. Tuy nhiên, thời tiết năm nay không mấy thuận lợi, mưa nhiều, những chậu hoa phải vứt bỏ đi rất nhiều.
The ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm hiện tại, một số thương lái đã đến làng hoa xem và hỏi mua hoa phục vụ Tết.
Theo các nhà vườn, thị trường hoa Tết năm nay với cao điểm mua bắt đầu từ ngày 25 đến 29 âm lịch. Người nông dân trồng hoa đang hi vọng sẽ cung ứng cho thị trường những loại hoa đẹp nhất.
Thị trường hoa và cây cảnh Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018 tại TP HCM dự báo sẽ tiêu thụ khoảng 600 - 700 nghìn chậu mai, 250 - 300 nghìn chậu bonsai và 135 triệu chậu, cành hoa khác.
Đến với những làng hoa, cây cảnh của TP HCM những ngày này, chúng tôi cảm nhận được mùa xuân đang đến rất gần. Những người trồng hoa ven TP như đang góp phần tô điểm cho TP thêm màu sắc, thêm rạng rỡ mỗi khi xuân về.
Hồng Hải-Thanh Long.
|
9Văn hóa
| Đào Nhật Tân nở hoa trên cao nguyên đúng dịp Tết.
Ngắm đào khủng cả trăm triệu đồng mỗi cây.
Lớn nhất và đặc sắc nhất là vườn đào của nghệ nhân Chu Văn Lợi ở tổ dân phố Đông Anh 1, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà. Khu vườn rộng 3.500m2 này có trên 500 gốc đào. Vụ Tết Mậu Tuất 2018 sẽ tung ra thị trường hơn 50 gốc đào thế tuyệt đẹp và khoảng 400 cành đúng chuẩn đào Nhật Tân: tán tròn, dăm khá nhiều, nụ dày và đều, hoa đang nở lác đác. Nước hoa, nước nụ như thế này thì đến 25 tháng giêng cũng chưa hết hoa, ông Lợi quả quyết.
Cuộc nói chuyện của chúng tôi luôn bị ngắt quãng bởi vườn nhà ông Lợi tấp nập người đến tham quan và hỏi mua hoa. Ông luôn miệng giải thích với khách rằng khoảnh vườn này nhà buôn ở Đà Lạt đã đặt mua hết rồi. Mình bán 200 ngàn đồng/cây bất kể cây lớn hay cây nhỏ. Thực tế với những cây to và đẹp, thương lái bán lẻ được 600-700 ngàn, nghệ nhân tiết lộ.
Hiện vườn của tôi chỉ còn đào thế để bán hoặc cho thuê thôi, ông quay sang bảo với khách hàng. Giá cho thuê từ 1,5 đến 15 triệu đồng mỗi cây, còn giá bán thường là gấp đôi hoặc gấp ba lần giá cho thuê. Khi khách hỏi thuê cây đào cổ thụ khoảng 30 năm tuổi với đường kính gốc lên tới 15cm, dáng thế rất đẹp, ông nói đã cho một ngân hàng thuê với giá 15 triệu đồng rồi (nếu bán phải 50 triệu đồng). Cây này vốn là đào rừng bản địa Lâm Đồng và tôi đã ghép mầm đào Nhật Tân vào nên bộ rễ rất khỏe, hoa đẹp và đều, màu hồng thắm. Bên cạnh là cây đào nguyên bản Nhật Tân 20 năm tuổi, sắc hoa rực rỡ.
Góc ngoài cùng của khu vườn có cặp đào lão khủng mà ông tiết lộ có giá lên tới 200 triệu đồng. Cặp đào này do một giám đốc ở Nha Trang gởi cho tôi chăm sóc với tiền công 20 triệu đồng. Có một thực tế là dẫu có mua đứt cây đào thì ra giêng, khách hàng cũng mang đến cho chúng tôi chăm sóc bởi nếu không chăm đúng cách, năm sau đố ra hoa được, ông khẳng định và cho biết thêm: Tùy theo giá trị mỗi cây, tiền công chăm từ 500 ngàn đến 5 triệu đồng một năm. Chỉ làm phép tính cộng đơn giản cũng đủ thấy chỉ vụ Tết này, ông Lợi thu về hàng trăm triệu đồng.
Không chỉ chủ vườn mà ngay cả những người phải bỏ tiền triệu ra mua hoa cũng có vẻ mặt vô cùng mãn nguyện. Chú Nguyễn Văn Hải kể quê ở làng đào ven sông Hồng. Chú đưa cả gia đình vào đây làm kinh tế mới từ năm 1980. Thời gian đầu, mỗi khi Tết đến lại quay quắt nhớ hoa đào Nhật Tân. Có năm phải lấy giấy cắt thành những đóa hoa rồi nhuộm phẩm hồng để ngắm và mường tượng làn sương mong manh trên cánh đồng hoa đào Nhật Tân Từ khi xuất hiện những vườn hoa Nhật Tân ở thị trấn Nam Ban, năm nào cũng vậy, cứ vào tầm này, tôi lại đến ngắm cho thỏa thích rồi mua một cành về thắp hương cúng tổ tiên và trang trí nhà cửa vì có đào mới có không khí Tết.
Mặc dù đã được giải thích là nhà buôn đặt mua hết rồi nhưng cụ Phạm Văn Mười ngoài 70 tuổi cứ đi theo ông Lợi nài nỉ để mua cho được cành đào Nhật Tân mà cụ đã nhắm sau khi rảo khắp vườn. Cụ tâm sự từ Hà Nội vào sống ở Đà Lạt hơn 40 năm rồi. Người Đà Lạt cũng trồng đào Nhật Tân nhưng đa phần là đào ghép chứ không có nhiều cây nguyên bản như khu vườn này.
Khi biết cụ đã chạy xe máy hơn 20km vượt đèo Tà Nung để tìm xuống tận đây, ông Lợi liền điện thoại cho nhà buôn thỏa thuận giá để giúp cụ thỏa nguyện. Cụ Mười mừng quýnh, tâm sự: Mình vốn người làng Nhật Tân, ngày Tết không nhìn thấy cây đào trong nhà, nó cứ thế nào ấy! Mình sẽ đặt cây đào này ở nơi đắc địa nhất.
Người ép đào Nhật Tân nở đúng Tết.
Như vui lây với niềm vui của cụ Mười, ông Lợi trở nên mặn chuyện hơn. Ông kể năm 1997 từ Hà Nội vào Lâm Đồng thăm anh ruột là Chu Văn Toán. Gia đình anh ấy đi kinh tế mới từ năm 1980. Nhà của anh có trồng mấy cây đào Nhật Tân lá sum suê tươi tốt. Anh bảo mang từ ngoài Bắc vào đây chơi Tết. Chơi xong trồng xuống luôn. Cây khỏe nhưng chẳng thấy ra hoa!. Gia đình tôi mấy đời trồng đào nhưng anh Toán lúc trẻ đi học rồi thoát ly, không ở nhà nên không được bố dạy cách trồng đào gia truyền. Còn tôi từ lúc 10 tuổi đã quấn chân bố hỏi đủ thứ, càng lớn càng có năng khiếu nên được bố truyền nghề cho.
Nhìn qua mấy cây đào của anh Toán, tôi nghĩ chắc do chăm sóc không đúng cách chứ với khí hậu, thổ nhưỡng như ở Nam Ban là có thể trồng đào Nhật Tân. Tôi ngứa nghề ở lại thời gian dài để chăm. Ngay Tết năm đó, mấy cây đào của anh tôi trổ hoa rất đẹp khiến người dân thị trấn Nam Ban và vùng lân cận xôn xao. Từ đó tôi cảm nhận cây đào Nhật Tân có ý nghĩa thế nào với những người con xa quê. Không đơn thuần chỉ vì mê đào mà còn là nỗi tư hương, niềm hoài thức về Hà Nội.
Đến năm 2000, tôi quyết định đưa vợ con vào sinh sống ở Lâm Hà, mang theo 50 gốc đào Nhật Tân. Vốn quen sống trên đất bãi, vào mùa xuân có nhiều sương và gió se se lạnh từ sông Hồng thổi về nên khi đến miền cao nguyên nắng gió, hoa nở không đúng vụ, màu nhạt, cánh cũng không đủ độ dầy... Trầy trật mất 2 năm nhưng rồi nghệ nhân thứ thiệt gốc Nhật Tân với 30 năm kinh nghiệm cũng đã ép cho hoa nở đúng Tết, độ lớn và độ thắm của hoa cũng một chín một mười với hoa đào trồng ở xứ Bắc; đặc biệt cây hội đủ 3 chỉ tiêu vừa có quả, có hoa lại vừa có lộc (lá), điều mà ngay cả khi trồng ở làng hoa Nhật Tân cũng khó đạt được.
Bí quyết ư ?, không một chút đắn đo, ông Lợi tiết lộ ngay: Cách Tết một tháng phải tưới phân cá. Có hơi mất vệ sinh một chút nhưng như thế thì hoa mới đẹp. Hoa cũng như con người, phải có dinh dưỡng, có chất đạm để đỏ da thắm thịt. Phải học cách canh thời gian thích hợp để vặt chồi, tỉa cành và có con mắt tinh tường nhằm chỉnh đúng dáng cho cây (huyền, xà hay trực) thì cây mới có hồn. Nếu cây dáng trực mà bẻ huyền hoặc xà thì hỏng rồi. Người giỏi phải uốn cây đào sao cho đứng góc nào nhìn cũng đẹp. Với những năm nhuận như 2017 phải hãm bớt thời gian sinh trưởng của cây, tránh hoa nở trước Tết.
Nhiều người cho rằng đào Nhật Tân trồng tại thị trấn Nam Ban đẹp hơn ở thành phố Đà Lạt. Chú thấy thế nào?, tôi hỏi. Không đẹp, không có sức cạnh tranh thì sao có thể bán ra hai thị trường khó tính, sành chơi hoa như Đà Lạt và TPHCM kia chứ? Nam Ban không quá cao, quá lạnh và biên độ nhiệt trong ngày cũng không chênh lệch lớn như ở Đà Lạt nên cây đào cứng cáp, cánh hoa dầy dặn và thắm sắc hơn.
Kim Anh.
|
9Văn hóa
| Chương trình này nhằm giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về nét văn hóa đặc sắc trong truyền thống đón Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Qua đó góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam.
Một số tiết mục văn nghệ tại chương trình.
Đây cũng là dịp để các thế hệ người Việt Nam thể hiện tình đoàn kết, tương thân tương ái, chung tay góp phần tiếp nối và phát huy truyền thống lá lành đùm lám rách, chia sẻ tinh thần đón Tết cổ truyền Mậu Tuất 2018 ấm áp nghĩa tình, hướng tới một năm mới bình an, tốt đẹp.
Ông Nguyễn Tuấn Linh - Chủ tịch Công đoàn Bộ VHTTDL và Ông Phạm Văn Quyến -Trưởng ban tổ chức chương trình trao giấy khen cho các nhà tài trợ.
Thông qua các hoạt động này, thể hiện một bức tranh văn hóa đa dạng, đa sắc màu văn hóa dân tộc, góp phần quảng bá, giới thiệu về Ngôi nhà chung Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam với người dân trong nước và bạn bè quốc tế.
Các chiến sỹ và đồng bào các dân tộc cùng tham gia gói bánh chưng.
Tại chương trình này, Ban tổ chức đã huy động được trên 1.000 suất quà (mỗi túi quà trị giá khoảng 500.000 đồng gồm: 2 bánh chưng, 5kg gạo tẻ, 0,75 lít dầu ăn, một hộp mứt, một chiếc màn và áo ấm) với tổng giá trị khoảng 500 triệu đồng.
Đây là chương trình thiết thực, ý nghĩa nhận được sự quan tâm của rất nhiều tổ chức, cá nhân.
Ngay trong sáng 5/2, Ban tổ chức cũng trao 20 suất quà cho các đồng bào đang sinh sống tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Ngay sau khi chương trình kết thúc, sẽ có 2 đoàn của Ban tổ chức đi 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế và Lai Châu để trao tận tay cho các đồng bào ở vùng sâu vùng xa, những gia đình đang gặp khó khăn, gia đình bị ảnh hưởng do thiên tai lũ lụt.
200 kg gạo nếp, 50kg đỗ xanh, 50kg thịt lợn, 3000 lá dong, lạtđã được chuẩn bị cho chương trình gói bánh chưng.
Hy vọng, những món quà vật chất tuy nhỏ nhưng chứa đầy tình cảm ấm áp này sẽ mang đến cho các hoàn cảnh khó khăn một niềm vui khi đón chào năm mới.
Cũng tại chương trình Gói bánh chưng xanh cùng người nghèo ăn Tết Xuân Mậu Tuất 2018, Ban tổ chức cũng đã tiến hành dựng cây nêu trong trong khuôn viên Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Những người tham gia chương trình chụp ảnh lưu niệm.
Tham dự chương trình này, ngoài đồng bào các dân tộc đang sinh sống tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam còn có hơn 100 cán bộ, học viên Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (Trường Sĩ quan Lục quân 1) và hàng chục đoàn viên thanh niên trên địa bàn Thị trấn Sơn Tây.
Thế Công.
Thế Công.
|
9Văn hóa
| Bình Nguyên.
|
9Văn hóa
| Chương trình Sắc Xuân Miệt Vườn.
Theo đó, tham gia chương trình Sắc Xuân Miệt Vườn năm 2018 du khách sẽ được trải nghiệm không gian di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc Việt, Hoa, Khmer, Chăm, thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống như: Đờn ca tài tử, hát bội.
Đặc biệt, tại hội chợ sẽ diễn ra hoạt động ẩm thực truyền thống: Đổ bánh xèo, gói bánh tét, làm bánh hỏi, tráng bánh tráng, quết bánh phồng, gõ bánh in, đổ bánh kẹp.
Bên cạnh đó, trình diễn nghệ thuật thủ công truyền thống như: Dệt chiếu, đan đát, chằm nón lá, thắt lá dừa trang trí, làm đồ chơi đất, chạm khắc nghệ thuật, chưng mâm ngũ quả, làm đầu ông địa, dệt Chăm An Giang.
Chương trình Sắc Xuân Miệt Vườn năm 2018 là sự kiện thường niên của thành phố nằm trong chuỗi hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Mậu Tuất 2018. Với hình thức tái hiện tiểu cảnh phiên chợ quê Nam bộ ngày Tết, thành phố mong muốn chuyển tải đến du khách trong và ngoài nước những nét văn hóa đặc sắc của địa phương, đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho người dân.
Anh Thư (T/h).
|
9Văn hóa
| Mới đây, tại triển lãm hoa cây cảnh Đà Lạt năm 2017, ông Nguyễn Văn Hùng (thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) khiến nhiều người ngạc nhiên khi mang đến tác phẩm bonsai "Lão mì" từ cây sắn. Ảnh: Dân Việt.
Hơn 25 năm tuổi, bonsai sắn của ông Hùng mang dáng vẻ phong trần, cổ lão. Ảnh: Dân Việt.
Từ dưới lên, bộ tán cây bonsai sắn như bàn tay đang xòe rộng. Ảnh: Dân Việt.
Phần gốc có nhiều hang hốc, sẹo tạo vẻ cổ kính. Ảnh: Dân Việt.
Lúa cảnh cũng bỗng chốc trở thành một trong những loài cây cảnh đắt hàng. Ảnh: Linh Hồ.
Mỗi chậu lúa cảnh có từ 4 - 5 cây, được bán khá chạy từ dịp Tết Nguyên đán 2017. Ảnh: Linh Hồ.
Bonsai khoai lang trồng trong nhà vừa làm cảnh vừa là thực phẩm tốt cho gia đình. Ảnh: Caycanhthanglong.
Những chậu khoai lang nhỏ xinh có thể đặt trên bàn, cửa sổ hoặc ban công. Ảnh: Coplusk.
Nhiều cây còn được tạo dáng vô cùng nghệ thuật. Ảnh: Flickr.
Không chỉ có lúa, sắn, khoai mà ngô cũng được đưa lên chậu làm cảnh. Ảnh: Vietnamnet.
Hoàng Minh (tổng hợp).
|
9Văn hóa
| Vào đêm Giao thừa, TP.HCM sẽ bắn pháo hoa tại 6 địa điểm để chào mừng năm mới - Ảnh: Internet.
Đường hoa Nguyễn Huệ.
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Mậu Tuất 2018 được thực hiện trên phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ chính thức khai mạc từ ngày 13.2 (28 tháng chạp) đến ngày 19.2 (mùng 4 tết). Đây là năm thứ 15 liên tiếp TP.HCM tổ chức đường hoa để chào mừng Tết Nguyên đán tại trung tâm thành phố.
Năm nay, đường hoa Nguyễn Huệ có chủ đề là khát vọng vươn cao với chiều dài 720m. Khác với các năm trước, cổng đường hoa năm 2018 được phân thành ba cụm riêng biệt nên linh vật cũng nhiều hơn mọi năm. Ngoài ra, đường hoa Tết Mậu Tuất còn tạo một sân chơi riêng cho các em thiếu nhi với đại cảnh Xuân trẻ thơ.
Đường hoa năm nay còn tiếp tục ứng dụng công nghệ chụp hình thực tế ảo như năm 2017 nhưng được bổ sung nhiều tính năng mới như chức năng quay video ngắn, nâng cao chất lượng hình ảnh, tăng cường tính năng chia sẻ trực tiếp, trải nghiệm thực tế ảo.
Phối cảnh đường hoa Nguyễn Huệ Tết Mậu Tuất năm 2018 - Ảnh: BTC.
Lễ hội Phượng hoàng mùa Xuân ở Kenton Node.
Chào năm mới 2018, trong dịp Tết Nguyên đán, người dân TP.HCM sẽ có thêm một điểm đến lý tưởng, đó là lễ hội Phượng hoàng mùa Xuân tại khu đô thị mới Kenton Node Hotel Complex (116A Nguyễn Hữu Thọ, Nam Sài Gòn). Lễ hội này được tổ chức bởi Công ty TNHH Xây dựng - Sản xuất - Thương mại Tài Nguyên.
Cụ thể, lễ hội được khai mạc từ ngày 6.2 và chính thức diễn ra từ 11.2 25.2 (từ 26 tháng chạp đến mùng 10 tháng giêng). Đến với lễ hội Phượng hoàng mùa Xuân, người dân sẽ được tham gia những hoạt động vui chơi, giải trí thú vị, độc đáo và có cơ hội thưởng ngoạn tổ hợp vườn đá Nhật Bản với hồ cá Koi may mắn, phúc lộc cũng như vườn xương rồng Châu Phi mới lạ, ấn tượng.
Tại Kenton Node sẽ có màn bắn pháo hoa được kết hợp với trình diễn nhạc nước - Ảnh: Internet.
Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ hội, vào đêm 15.2 (30 tháng chạp) sẽ diễn ra sự kiện bắn pháo hoa đón giao thừa. Tuy nhiên, các màn bắn pháo hoa sẽ được kết hợp với trình diễn nhạc nước count-down, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Xuyên suốt lễ hội còn có sự xuất hiện của Tết thần tiên. Sự kiện này kéo dài xuyên suốt từ 26 tháng chạp đến 10 tháng giêng với nội dung đa dạng như các trò chơi dân gian, trò chơi thiếu nhi, nghệ thuật đường phố phù hợp cho cả gia đình chơi xuân.
Cạnh đó, hệ thống nhà hàng Kenton Node Hotel Complex cũng phục vụ người dân và du khách nhiều loại ẩm thực theo phong cách Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc Vì vậy, nơi này được nhiều người đánh giá là những điểm dừng chân tuyệt vời mà người dân không thể bỏ qua trong dịp Tết Nguyên đán 2018 tại TP.HCM.
Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng.
Tiếp nối thành công của những năm trước, năm nay, Ban tổ chức Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng 2018 cho biết sẽ mang đến một không gian văn hóa đặc trưng của miền sông nước với chủ đề chính được thể hiện Sông nước tình xuân.
Cụ thể, hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng sẽ diễn ra từ ngày 8 -14.2 (ngày 23 - 29 tháng chạp), riêng các hạng mục trang trí như Đường Xuân, Vườn Xuân, Bến Xuân sẽ được trưng bày đến 20.2 (mùng 5 tết) để người dân tham quan.
Trong khi đó, lễ khai mạc Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng Tết Mậu Tuất 2018 được tổ chức vào 19 giờ ngày 9.2 (24 tháng chạp) tại sân khấu chính trên mặt Hồ Bán Nguyệt với nhiều tiết mục biểu diễn nghệ thuật dân gian như múa trống, hòa tấu đàn tranh Những đêm còn lại, tại sân khấu chính luôn có những chương trình văn hóa nghệ thuật chào đón năm mới.
Phối cảnh Hội Hoa Xuân Phú Mỹ Hưng năm 2018 - Ảnh: BTC.
Bên cạnh các hoạt động trưng bày, văn nghệ, Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng 2018 còn dành một diện tích lớn cho khoảng 250 gian hàng hoa kiểng và 80 gian hàng đặc sản ẩm thực vùng miền, nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm tết của khách tham quan.
Lễ hội đường sách.
Luôn gắn liền với đường hoa Nguyễn Huệ vào mỗi dịp Tết Nguyên đán là đường sách Tết. Đường sách được xem là con đường tham quan trí thức, do đó thường thu hút khách đến tham quan không kém gì đường hoa, đặc biệt là có rất nhiều trẻ em.
Dù chỉ xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng các đường sách tại TP.HCM vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán được đông đảo người dân thành phố và du khách mong đợi.
Năm nay, TP.HCM tổ chức lễ hội đường sách tại khu vực các đường Ngô Đức Kế, Đồng Khởi, Mạc Thị Bưởi, quận 1. Lễ hội đường sách diễn ra từ ngày 13 đến ngày 19.2 (từ 28 tháng chạp đến mùng 4 tết).
Với chủ đề ươm mầm trí thức - khát vọng vươn xa, lễ hội sẽ trưng bày, giới thiệu sách; tổ chức giao lưu tác giả - tác phẩm.
Đường sách luôn thu hút người dân vào dịp Tết - Ảnh: Internet.
6 địa điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa.
Theo kế hoạch tổ chức những sự kiện chào mừng Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 của UBND TP.HCM, thành phố sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 6 điểm.
Cụ thể, thành phố sẽ bắn 1 điểm tầm cao tại khu vực đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm, quận 2) và 5 điểm tầm thấp tại công viên Văn hóa Đầm Sen (quận 11), địa đạo Củ Chi (huyện Củ Chi), quảng trường Rừng Sác (huyện Cần Giờ), khu di tích lịch sử Láng Le - Bàu Cò (huyện Nhà Bè), khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn).
Thời gian bắn pháo hoa kéo dài 15 phút bắt đầu từ 0 giờ đến 0 giờ 15 ngày 16.2.
Kinh phí từ nguồn xã hội hóa.
Phan Diệu.
|
9Văn hóa
| Gia tăng giá trị phát triển bền vững.
Thành lập từ năm 2000, Cường Thuận IDICO ban đầu chỉ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực: xây dựng các hạng mục công trình, sản xuất ống cống đúc sẵn, gia công chế biến đất, đá, cát.
Thời điểm này, Cường Thuận IDICO tiến ra thị trường với số vốn điều lệ chỉ 4,6 tỷ đồng. Thế nhưng, không bằng lòng với vị trí đang có, công ty mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất cống tròn và cống hộp hiện đại nhất của Cộng hòa liên bang Đức thay thế cho công nghệ sản xuất ly tâm cũ. Chính tầm nhìn mới này đã giúp sản lượng tăng nhanh, chất lượng được đánh giá đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng giá cả lại cạnh tranh.
Song song với sản xuất cống bê tông, một ngành mũi nhọn khác giúp Cường Thuận IDICO luôn chủ động được nguồn cung ứng vật liệu xây dựng ngay cả trong thời điểm khan hàng chính là khai thác đá.
Cường Thuận IDICO được đánh giá là một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tỉnh Đồng Nai, tăng trưởng mạnh mẽ trong một thập niên qua.
Với những mỏ đá Tân Cang 8, Đồi Chùa 3 và Xuân Hòa, đã giúp việc thi công của Cường Thuận IDICO chủ động hơn, giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời đảm bảo cung ứng đá thành phẩm ra ngoài thị trường.
Qua thời gian, công ty mở rộng sang xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; đăng kiểm xe cơ giới; du lịch và giải trí; kinh doanh xăng dầu Song song với việc không ngừng nâng cao chất lượng, khẳng định vị trí ở những lĩnh vực mới, song 2 ngành sản xuất truyền thống mũi nhọn là khai thác đá và sản xuất cống bê tông cũng góp phần không nhỏ trong việc đưa tên tuổi Cường Thuận IDICO trở thành nhà cung cấp hàng đầu ở khu vực phía Nam.
Đảo Ó hứa hẹn sẽ là vui chơi, giải trí của du khách tại khu vực Nam bộ với tổng vốn đầu tư lên 1.000 tỷ đồng.
Theo kế hoạch từ nay đến năm 2019, Cường Thuận IDICO vinh dự là một trong những nhà cung cấp đá và cống chính cho dự án sân bay Long Thành. Song song đó, công ty cũng cung cấp cho các dự án xây dựng hệ thống cấp thoát nước thành phố Biên Hòa; Quốc lộ 20 hướng lên Đà Lạt, đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết mang đến những yếu tố tích cực trong triển vọng khai thác đá xây dựng của công ty.
Vừa qua, Chính phủ đã ra thông báo sẽ hạn chế cấp mới mỏ đá khai thác từ nay đến năm 2020, do đó việc Cường Thuận IDICO đang sở hữu những mỏ đá này với thời hạn khai thác lâu dài cũng đồng nghĩa với việc sở hữu của để dành để gia tăng giá trị phát triển bền vững cho công ty, cũng như luôn đáp ứng đúng, đủ nhu cầu cho khách hàng và đối tác với giá cả hợp lý.
Đầu tư ngàn tỷ cho du lịch.
Mới đây, Cường Thuận IDICO tiếp tục thử sức mình ở một lĩnh vực mới: du lịch - một hướng rẽ khá bất ngờ so với sở trường trước đây về thi công, kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong đó, dự án tiềm năng đầu tiên được trình làng để vực dậy du lịch tỉnh nhà là tập trung vào 2 đảo Ó và Đồng Trường tại hồ Trị An để vừa phát triển đặc trưng sinh thái, vừa phát huy du lịch nghỉ dưỡng ngay giữa không gian xanh chan hòa với thiên nhiên.
Được biết, nơi đây sở hữu tiềm năng du lịch khá lớn nhưng chưa được khai thác hiệu quả, đúng mức. Với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hữu tình, tách bạch với ồn ào của phố thị, năm 2011 Tổ chức UNESCO đã từng công nhận vùng đất ngập nước nội địa hồ Trị An là 1 trong 3 vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Hiểu được những thế mạnh đang có, Cường Thuận IDICO ấp ủ mong muốn phát huy nơi đây trở thành điểm đến hàng đầu về du lịch tự nhiên của tỉnh Đồng Nai cũng như của khu vực phía Nam. Theo phác thảo ban đầu, nơi đây sẽ hình thành khu cáp treo, công viên nước, dịch vụ vui chơi giải trí, tổ chức các hoạt động dưới nước; khu văn hóa tâm linh, khách sạn, nhà hàng, casino, sân tập golf trên mặt nước; khu bungalow (nhà nghỉ dưỡng quy mô nhỏ, riêng biệt) dưới nước, khu vườn, tượng.
Trước đây, dù đã có đơn vị khai thác về du lịch song chưa đạt hiệu quả, chỉ Đảo Ó mới được đầu tư nhiều, còn Đồng Trường chỉ phát triển vườn cây ăn trái, khiến nơi đây bị bỏ phí tiềm năng, khách du lịch chưa mấy mặn mà đến tham quan. Với diện tích và cảnh quan thiên nhiên sẵn có, cộng thêm kế hoạch đầu tư quy mô của công ty, trong tương lai hứa hẹn nơi đây sẽ mang về một lượng khách du lịch ổn định, vừa tạo được công ăn việc làm cho người dân địa phương, vừa giúp phát triển kinh tế cho khu vực còn hoang sơ, hẻo lánh.
Trên tinh thần phát triển du lịch văn hóa - tâm linh kết hợp với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, Cường Thuận IDICO mong muốn biến nơi đây thành khu du lịch tầm cỡ trong tương lai, góp phần đưa tỉnh Đồng Nai phát triển sánh ngang các tỉnh thành như Đà Nẵng, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu về du lịch. Dự kiến đến năm 2020, nơi đây sẽ hoàn thành tất cả các hạng mục và đưa vào khai thác sử dụng hoàn chỉnh để phục vụ khách tham quan.
Sau thời gian xây dựng và khẳng định thương hiệu, đến nay Cường Thuận IDICO là một trong những nhà máy sản xuất cống bê tông hiện đại và quy mô nhất khu vực phía Nam với doanh số ổn định, thu về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Bằng những nỗ lực bền bỉ để mang đến sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng, trong suốt thời gian qua công ty vinh dự được nhận nhiều bằng khen, giải thưởng:
Giấy chứng nhận Thương hiệu Việt cho sản phẩm Cống thoát nước Cường Thuận do Liên hiệp các Hội Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam cấp.
Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng cấp.
Cúp vàng thương hiệu Việt dành cho sản phẩm Bê tông nhựa nóng, Cống thoát nước.
KIM TUYÊN.
|
9Văn hóa
| Mới đây, tại triển lãm hoa cây cảnh Đà Lạt năm 2017, ông Nguyễn Văn Hùng (thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) khiến nhiều người ngạc nhiên khi mang đến tác phẩm bonsai "Lão mì" từ cây sắn. Ảnh : Dân Việt.
Hơn 25 năm tuổi, bonsai sắn của ông Hùng mang dáng vẻ phong trần, cổ lão. Ảnh: Dân Việt.
Từ dưới lên, bộ tán cây bonsai sắn như bàn tay đang xòe rộng. Ảnh: Dân Việt.
Phần gốc có nhiều hang hốc, sẹo tạo vẻ cổ kính. Ảnh : Dân Việt.
Lúa cảnh cũng bỗng chốc trở thành một trong những loài cây cảnh đắt hàng. Ảnh: Linh Hồ.
Mỗi chậu lúa cảnh có từ 4 - 5 cây, được bán khá chạy từ dịp Tết Nguyên đán 2017. Ảnh : Linh Hồ.
Bonsai khoai lang trồng trong nhà vừa làm cảnh vừa là thực phẩm tốt cho gia đình. Ảnh: Caycanhthanglong.
Những chậu khoai lang nhỏ xinh có thể đặt trên bàn, cửa sổ hoặc ban công. Ảnh: Coplusk.
Nhiều cây còn được tạo dáng vô cùng nghệ thuật. Ảnh: Flickr.
Không chỉ có lúa, sắn, khoai mà ngô cũng được đưa lên chậu làm cảnh. Ảnh : Vietnamnet.
Video: Lạ đời: Khoai mì trồng bonsai làm cảnh. Nguồn: Nongy.
Hoàng Minh (tổng hợp).
|
9Văn hóa
| Trên cánh đồng này, nằm tại xã Tà Nung - nơi tiếp giáp với huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, hoa được trồng theo mùa như hoa tam giác mạch, hoa cải, hoa thạch thảo, nhưng nhiều nhất là hoa hướng dương vàng rực rỡ.
Cánh đồng hoa lãng đãng trong làn khói như sương sớm bên đèo Tà Nung.
Thường vào dịp cuối năm, nhiều du khách thường đến tỉnh biên giới Hà Giang để ngắm cánh đồng hoa tam giác mạch. Để giúp du khách ở phía Nam chưa có điều kiện đến được Hà Giang, chủ vườn ở Tà Nung đã cho trồng hoa tam giác mạch, phần nào đáp ứng nhu cầu ngắm loài hoa sở hữu vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng này.
Để được tham quan, chụp ảnh, du khách phải mua vé. Tùy theo mùa, giá vé dao động từ 10.000-15.000 đồng.
Du khách có thể thỏa chí tạo dáng chụp ảnh, hoặc chụp phong cảnh để dùng vào những mục đích cá nhân.
Để vườn hoa vẫn giữ được vẻ đẹp, sự nguyên vẹn cho những du khách đến sau, chủ vườn có để tấm biển lưu ý để du khách có ý và có ý thức khi vào vườn hoa.
Nguyễn Hoàng Duy.
|
9Văn hóa
| Lễ Thướng Tiêu (dựng nêu) trong Hoàng cung Huế.
Ngày 5/2, ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc sẽ được tổ chức tại Khu Di sản Huế nhân dịp mừng Tết Mậu Tuất 2018.
Theo đó, trước Tết nguyên Đán sẽ diễn ra chương trình khởi động Lễ Thướng Tiêu và Hương xưa bánh Tết.
Lễ Thướng Tiêu (hay còn gọi là dựng nêu) diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp tại Thế Miếu (từ 9h sáng) và điện Long An (từ 10h sáng). Đây là một nghi thức truyền thống của dân tộc và cũng là một nghi lễ quan trọng vào đầu năm mới của triều Nguyễn. Ngoài những quan niệm tâm linh dân gian, lễ dựng nêu còn có mục đích báo hiệu ngày Tết đã đến.
Đặc biệt, năm nay ngay sau nghi thức Thướng Tiêu tại điện Long An, tại khu vực nhà Tề Tửu sẽ có thêm chương trình Hương xưa bánh Tết bao gồm các âm điệu ca Huế, các trò chơi cung đình và dân gian, trình diễn thư pháp, thi gói bánh chưng, bánh tét,.. có ý nghĩa khởi động một năm mới với những trải nghiệm về hương sắc Tết cũ qua những màu sắc truyền thống.
Đông đảo du khách tham quan Đại nội Huế.
Tiếp đó, từ ngày mồng 1 đến mồng 3 Tết (16/2 - 18/2/2018), Khu di sản Huế sẽ mở cửa miễn phí đối với tất cả người Việt Nam. Tại đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động vui xuân như: tái hiện các nghi thức xưa, trình tấu nhã nhạc, chương trình nghệ thuật Âm sắc cung đình, múa lân sư rồng, các trò chơi cung đình và dân gian, trình diễn võ thuật cổ truyền...
Theo thống kê của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, ngay trong tháng đầu tiên của năm 2018 khách du lịch đến Huế có dấu hiệu tăng mạnh.
Cụ thể, trong tháng 1/2018 tỉnh Thừa Thiên Huế đã đón 339.393 lượt khách. So với tháng 1/2017, khách du lịch đến Huế tăng gần 48%. Riêng khách quốc tế tăng hơn 95%, gần gấp đôi so với cùng kỳ.
Riêng tại khu di sản Huế, trong tháng 1/2018 đã thu hút một lượng khách đông đảo. Tính đến hết ngày 31/1/2018, khu di sản Huế đã đón hơn 302.000 lượt khách, trong đó có hơn 262.000 khách quốc tế (chiếm >85%), tăng hơn 47% so với cùng kỳ năm 2017, doanh thu thu về hơn 34 tỷ đồng.
Số khách du lịch tăng mạnh ngay trong tháng đầu tiên của năm mới báo hiệu một năm khởi sắc của du lịch Thừa Thiên Huế. Trong năm 2018 này, ngành Du lịch Thừa Thiên Huế phấn đấu đạt khoảng 4- 4,2 triệu lượt khách, tăng khoảng 10-12% so với năm 2017.
|
9Văn hóa
| Cá Bông lau.
Những ngày này, ngư dân sống ven sông Hậu hiền hòa trắng đêm giăng lưới săn cá bông lau. Sông Hậu thật là kỳ bí khi trong lòng nó đủ sức chứa cho hàng ngàn con cá bông lau khổng lồ trú ẩn, đến hẹn lại lên cứ vào mùa lại đem về ấm no cho nhiều gia đình gắn bó với nghề chài lưới ven sông. Người dân nơi đây gọi mùa cá bông lau là mùa lộc trời, loài cá kỳ lạ này được xem là lộc trời mang lại cơm ăn, áo mặc cho nhiều gia đình.
Cá Bông Lau có tên khoa học Pangasius krempfi, là một loài cá thuộc chi cá Tra (Pangasius). Loài cá này chủ yếu sống ở lưu vực sông Mêkông. Thức ăn của loài cá này là trái cây, tảo và động vật giáp sát. Môi trường sống chủ yếu ở nước lợ. Cá Bông Lau là loài di trú, có một thời gian sống ở các vùng nước ven biển (đây là đặc tính chỉ có duy nhất ở loài này trong họ cá Tra), và một thời gian di cư vào sông (chỉ ở sông Mêkông mà không là các sông khác) để sinh sản. Cá Bông Lau có kích thước lớn (có con nặng tới 15 kg), tăng trưởng nhanh. Loài cá này không phải trôi dạt từ Biển Hồ (Campuchia) xuống, mà có thể từ vùng nước lợ miệt dưới. Theo những ngư dân có kinh nghiệm săn cá Bông Lau lâu năm, loài cá này thường xuôi theo con nước, chưa thấy cá Bông Lau lội xuôi dòng Mêkông bao giờ.
Để săn cá Bông Lau, ngư dân thường dùng mồi câu làm bằng hỗn hợp bông gòn trộn với cá ươn và mỡ bò rồi buộc vào lưỡi câu rồi thả trôi nổi trên sông. Lưỡi câu được nối với phao bằng đoạn dây dài sao cho mồi câu chìm lơ lửng cách đáy sông khoảng một mét. Cứ thế mà chờ đợi, khi cá cắn câu lôi phao đi thì người thả câu bơi xuồng đến vớt phao và kéo cá lên. Theo kinh nghiệm, giờ mới là đầu vụ nên cá Bông Lau loại lớn xuất hiện chưa nhiều, hy vọng càng chính vụ càng săn được nhiều cá lớn. Nhưng năm nay nước lớn nên giăng lưới được nhiều cá to, những con nặng 5 - 6kg không hiếm. Hiện tại, tiểu thương thu mua nguyên con với giá 260.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí kiếm được tiền triệu.
Chập tối, phóng viên có mặt tại khúc sông Vàm Nao, ghi nhận tại bến đậu xuồng tấp nập với khoảng 15 xuồng đang chuẩn bị chờ đến lượt ra sông giăng lưới. Theo quy ước của ngư dân, xuồng nào đến trước thì được quyền thả lưới trước, mỗi luồng lưới giăng trên sông cách nhau khoảng 200m. Về đêm, những chiếc đèn báo hiệu nối từng hàng lấp lánh cả khúc sông.
Trời hửng sáng cũng đến lúc xuồng câu của ngư dân lũ lượt về bến Vàm Nao nghỉ ngơi, nghiệm thu kết quả. Quán xá hai bên bờ cũng đã sáng đèn đỏ lửa phục vụ ngư phủ sau một đêm vất vả với những tô phở, hủ tiếu, bánh canh nóng hổi, mùi thơm của thức ăn quyện lẫn với vị cà phê sáng thơm nồng nàn.
Xuân Thanh.
|
9Văn hóa
| Minh họa của Choai.
Nhìn bữa tiệc sinh nhật toàn bánh ga tô thượng hảo hạng và các loại sô cô la đắt tiền nhưng chẳng đứa trẻ nào thèm đụng đũa lại thấy tức anh ách.
Mới nhớ cái thời tôi dăm tuổi đã biết tự pha nước đường rồi đong vào mấy hộp nhựa đựng tăm, xong vênh váo bê tất ra ngoài ngõ ra chiều khoe khoang. Y rằng cầu được ước thấy, lập tức có người hàng xóm đố kỵ ngay, tiếng xì xào nổi lên: Con ranh kia người thì bé mà uống một lúc tận mấy hộp nước đường. Tất nhiên, cho bõ cái công hôm qua mình cũng thèm khát và ghen tị với nước đường của người ta.
Tại là con bé Thanh nhà chú Hồng, cậy cha mình là công chức giàu có, nhà sẵn đường kính, mới pha đẫy một chén nước đường to, nhưng nó chẳng nhường tôi mảy nào, chỉ thi thoảng thương tình cho chấm chấm mút mút cái thìa. Thứ đường trắng tinh khiết pha với nước lọc mới thơm ngon làm sao. Rõ là từ thuở ra đời tôi chưa được nếm món gì ngon đến thế.
Để nói về cái sự thèm đường thì hình như thời bao cấp cả nước giống tôi. Chẳng phải trẻ con mới háo ngọt, mà nhiều bác được suất đi nghiên cứu sinh ở Nga, vừa mới sang đã hoa mắt lên vì đường kính, ngày nào cũng pha nước đường uống lấy uống để cho bõ thèm. Sau về già bị tiểu đường, mà tiểu đường là do lúc ấy làm quan chức bị đãi ăn nhiều quá, nhìn thấy đường thấy thịt là sợ lắm rồi nhưng vẫn bị ép ăn, mới sinh ra gút, mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường, thì lại cứ đổ cho cái đận uống lắm nước đường ở ngoại quốc hồi 30 năm trước.
Xã luận ngày nay thì dùng từ thời bao cấp, còn tôi hay gọi là thời mê đường. Đường chế được rõ lắm thứ. Cứ vào công viên thì biết.
Ông kẹo bông có cái thùng nhôm, bên trong chứa bánh xe đỏ lửa quay tít để se đường thành kẹo. Đường kính thả vào được bánh xe đánh cho tơi lên và mỏng tang như mạng nhện, rồi chỉ cần ông hàng kẹo lùa qua chiếc que tre mảnh mai, đường bông sẽ tự quện vào nhau thành một cái kén khổng lồ. Mỗi chiếc kẹo chỉ cần một thìa đường là đủ.
Muốn kẹo bông thêm sặc sỡ thì đường kính nhuộm phẩm hồng, vàng, lơ. Chưa có khách mua thì kén được đựng trong túi nilon rồi cắm lên khung sắt tròn lấp lánh như một vườn hoa, trẻ con nhìn cứ thèm nhỏ dãi.
Chẳng qua chỉ là đường kính thôi mà se bông lên sao thơm nức. Miệng ngậm vào nhúm bông, đường tan chảy ngọt ngào rồi dính nhấp khóe môi. Những miếng bông trong cùng sát lõi que tre thường bị cô đặc lại theo hơi gió và độ ẩm, đã bắt đầu phải cắn, lại có vị ngon khác, dai, dẻo và thơm.
Chỉ riêng đứng cạnh nồi kẹo thôi ấy đã thơm lựng lên rồi. Kẹo bông là thức rẻ tiền, ngày xưa bán bằng tiền xu, tiền hào, giờ bán năm ngàn một chiếc.
Thuở thơ ấu tôi đã qua lâu rồi, thời mê đường cũng trôi ba thập niên, mà tôi vẫn còn mê kẹo bông. Thi thoảng vào công viên, hội chợ ngày Tết, nhìn xe kẹo vẫn thèm. Giờ bốn chục tuổi đầu mà mua chiếc kẹo bông đứng cổng viên nhấm nháp cũng ngượng, nên hay gạ con gái Mẹ mua kẹo bông cho em ăn nhé. Nó nhăn mặt lắc đầu. Thế là tan tành ý đồ ăn ké.
Ừ thì đã bảo bánh Tiramisu, sô cô la Thụy Sỹ, kem Ý nó còn chẳng thiết kia mà. Nó có sống ở thời mê đường đâu mà biết, nó đang ngự ở thời sợ đường. Tội nghiệp. Nó lại còn bảo máy làm kẹo bông mini bán đầy trên mạng, hơn hai trăm ngàn một chiếc, mẹ mua về tự làm kẹo tha hồ mà ăn.
Nhắc đến đường thì lại nhớ ngày xưa nhà tôi có ông khách quý. Ông khách là bạn cha tôi, người Quảng Ngãi. Mỗi lần ra Hà Nội đến nhà tôi chơi, ông đều mang theo... đường. Chao ôi là đường, toàn là những loại đường lần đầu tiên tôi được nhìn thấy và nghe thấy, đường phèn, đường phổi, và đường mạch nha. Quả là thượng khách.
Hồi ấy chẳng hiểu sao ông khách lại lắm đường đến thế, chắc phải giàu có lắm, sau này tôi mới biết Quảng Ngãi mấy chục năm nay nổi tiếng với những nhà máy đường và bánh kẹo lớn nhất cả nước, sản phẩm xuất đi khắp thế giới. Đường phổi là những thỏi chữ nhật vuông vức xinh đẹp để mỗi lần pha một ly đen nóng cha tôi lại thả vào một viên. Đường phèn lóng lánh tựa đá quý, đun lên có vị thơm đặc biệt, mẹ tôi dùng để kho cá còn anh tôi pha nước làm khế dầm, tôi thì nhai rau ráu thay kẹo.
Đặc biệt, lần nào ông Quảng Ngãi cũng hào phóng tặng thêm hai hộp mạch nha, loại đóng hộp xuất khẩu. Mạch nha thì tôi rõ quá rồi, quý lắm đấy. Ở công viên cũng có một ông mạch nha, đồ nghề là một nồi to nâu óng. Khách mua vài đồng được ông véo cho một mẩu. Khách sẽ mất thời gian kéo thun kẹo ra thành dây dài, gập đôi lại, kéo thun ra. Cứ như thế cho đến khi mạch nha đổi màu trắng như sữa, ăn sẽ cực thơm ngon, đượm mùi mạch nha mà không bị dính.
Nếu cần ông lão sẽ se kẹo hộ cho nhưng thường thì khách tự làm. Tự kéo kẹo mạch nha mới khoái, lúc ăn sẽ ngon hơn, vừa được chơi lại vừa được chén, chứ người khác làm hộ thì chả bằng mua kẹo bọc giấy bóng kính về mà ngậm.
Cũng có vài gã mạch nha gian tà, gạ khách chơi trò may rủi với sợi dây thun mắc vào hai cái cọc nhỏ. Khách cầm dao cắt dây thun, làm thế nào cùng lúc đứt hai sợi một lúc thì sẽ được thưởng một thẻo mạch nha, bằng không chỉ đứt một thì mất tiền. Tôi chẳng lần nào được mạch nha cả, toàn mất tiền oan.
Mạch nha ngon và quý vì nó là mật dẻo được lên men từ gạo nếp, đại mạch và lúa mạch chứ không phải đường mía. Mạch nha, vì thế, không những thơm vị lúa nếp mà còn bổ dưỡng. Mạch nha ăn vã thì ngọt, nhưng làm thành những món khác thì tuyệt ngon.
Cho đến giờ tôi vẫn mê tít hai món mà con nít vẫn hay ăn ngoài cổng trường là bánh quế kẹp mạch nha và bò bía mạch nha. Người bán sẽ lấy hai que tre nhỏ xíu rồi xoắn một ít mạch nha đã kéo sợi thành màu trắng ngà, rắc thêm ít dừa nạo rồi kẹp hai miếng bánh quế nhỏ bên ngoài. Bánh quế giòn, thơm thơm, vị nhạt, quyện với bùi béo của dừa và ngọt dẻo của mạch nha. Món ăn chơi người ta mua một chiếc nhấm nháp. Tôi ăn đã thèm có thể tới dăm chiếc.
Còn bò bía ngọt thì công phu hơn, không tự làm được vì cần phải có bánh tráng. Món bò bía nghe đâu du nhập tận Phúc Kiến, do những người gốc Triều Châu đưa tới. Loại bánh tráng ấy tôi hay ăn cuốn với vịt quay Bắc Kinh. Mà nói chung cứ hễ thứ gì hoặc cực ngọt hoặc cực béo mà được ăn kèm với bánh tráng thì sẽ thành cực ngon vì sẽ được trung hòa, đỡ bứ.
Mấy anh bò bía ngọt thường đứng cổng trường học để ăn dỗ con nít. Anh ta có chiếc thùng gỗ màu trắng, mở nắp ngang ra thành một cái bàn nhỏ xíu để hành nghề. Mấy chàng bỏ bía đi rạc cả ngày chẳng bao giờ biết rửa tay, mà cũng nước đâu mà rửa, cứ thế điềm nhiên đứng cuốn bánh tráng.
Bánh tráng được sắp trên bàn nắp hộp, rồi mạch nha hấp giòn xếp lên trên, lại rắc thêm mấy sợi dừa nạo, và vài hạt vừng đen. Anh hàng cuốn bánh nhoay nhoáy. Nhìn đôi tay bất hủ của người bán hàng rong tôi ngần ngừ, lại hình dung ra đủ mọi động tác mà tay ai cũng phải làm hàng ngày, việc gì cũng không thuận vệ sinh cả. Nhưng cũng không thể ngừng tưởng tượng ra vị nuột nà của bánh tráng quyện hòa với những ngọt bùi thơm dẻo mà... đấu tranh tư tưởng. Sau tôi nghĩ ra một cách:
- Này em ơi, chị mua riêng bánh tráng, mạch nha và dừa rồi về tự cuốn có được không em?
- Không chị ạ. Em không bán thế gã hàng khinh khỉnh.
Quái thật. Anh ta làm như đặc sản cung đình không bằng mà phải chế tại chỗ để đảm bảo công thức bí truyền và độ ngon theo đúng tiêu chuẩn kẻo mang tiếng thương hiệu. Tôi tức anh ách, thôi thì thay vì bò bía mạch nha, lại nuốt cục tức mà về.
Về hỏi con gái xem, biết đâu trên mạng có cái máy gì tự động, có thể làm bò bía mạch nha trong vòng năm phút, giá hơn hai trăm ngàn một chiếc. Biết đâu.
di li.
|
9Văn hóa
| Tuần lễ văn hóa - du lịch lần này sẽ diễn ra nhiều hoạt động phong phú như: phiên chợ nông nghiệp xanh, tái hiện các dụng cụ và mô hình làm nông nghiệp truyền thống, trình diễn các làng nghề thủ công nổi tiếng ở địa phương gồm dệt chiếu, đan lục bình, lờ lọp; giới thiệu các món ăn địa phương phục vụ du khách; tổ chức hội thảo về phát triển du lịch, giới thiệu các điểm du lịch tiêu biểu ở Đồng Tháp, các chương trình trải nghiệm, khám phá về văn hóa - du lịch của tỉnh; tổ chức liên hoan hò và hát dân ca Đồng Tháp; thi múa lân sư rồng Tuần lễ văn hóa - du lịch còn kết nối các tour du lịch hấp dẫn trong tỉnh như tham quan vườn quýt hồng ở huyện Lai Vung đang vào mùa thu hoạch; thăm làng hoa kiểng Sa Đéc đang trong giai đoạn tất bật sản xuất phục vụ Tết Mậu Tuất 2018.
Đây là dịp để du khách trong và ngoài nước được tham quan nhiều khu du lịch độc đáo ở vùng đất sen hồng.
NGỌC DÂN.
|
9Văn hóa
| Sáng 1/9, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Ngày hội Sen Đồng Tháp với chủ đề Hồn Sen.
Ngày hội Sen Đồng Tháp tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc gắn liền với hoa sen nhằm truyền tải thông điệp: Đồng Tháp - thuần khiết như hồn sen; phát huy giá trị ứng dụng của cây sen trong các lĩnh vực của cuộc sống; giới thiệu hình ảnh, sản vật đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp; góp phần tạo dựng hình ảnh Đồng Tháp - Đất Sen hồng...
Theo ông Nguyễn Ngọc Thương - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp: Ngày hội sen lần này, địa phương đã tổ chức trên một không gian rộng, có 2 nhóm hoạt động chính là triển lãm, trải nghiệm và các hoạt động thu hút sự tham gia của du khách.
Có thể nói, cây sen đã gắn liền với Đồng Tháp từ trong tự nhiên, trong các hoạt động xã hội. Lúc trước chỉ khai thác ở góc độ hoang sơ, thủ công. Còn hiện nay cây sen đã được khai thác tối đa nhằm nâng cao giá trị, tạo ra sự phong phú và đa dạng.
Sen được trồng trên các tuyến đường ở TP Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Ngày hội Sen Đồng Tháp sẽ có các hoạt động như: Hội thảo chủ đề Sen Đồng Tháp - Lợi thế, tiềm năng phát triển; Biểu diễn thời trang sen; Thi cắm hoa sen chủ đề Hồn Sen; Triển lãm ảnh, không gian sách Sen; Thiếu nhi thi vẽ tranh trên lá sen với chủ đề Những ước mơ Sen và sách giới thiệu về đất nước con người Đồng Tháp.
Ngoài ra còn có các hoạt động biểu diễn khác như: thư pháp trên lá sen, chưng cất nước hoa sen và làm xà bông sen, làm chỉ tơ sen, làm hoa sen từ giấy và các phụ phẩm nông nghiệp. Tham gia Ngày hội Sen, người dân được tham quan, trực tiếp trải nghiệm và tự tay làm ra các sản phẩm thủ công độc đáo từ sen cho riêng mình.
Ngày hội Sen Đồng Tháp diễn ra từ ngày 1 - 3/9. Đây còn là cơ hội để các tổ chức, cá nhân hun đúc ý tưởng khởi nghiệp, đóng góp giải pháp nâng cao giá trị kinh tế của cây sen Đồng Tháp.
|
9Văn hóa
| Lò rèn của ông Nguyễn Văn Bổn, 71 tuổi vẫn vang tiếng búa đe - Ảnh: G.P.
Làng thợ rèn U.50.
Một trong những hộ giữ lửa lò rèn lâu đời nhất ở làng rèn Tân Lộc phải kể đến gia đình ông Hà Văn Đạm (55 tuổi). Ông Đạm là đời thứ 6 tiếp quản và giữ lửa nghề rèn truyền thống của dòng họ suốt hơn 40 năm qua. Ông Đạm không biết rõ nguồn gốc của làng rèn này có từ bao giờ, từ nhỏ chỉ nghe ông bà kể lại nghề này đã có từ hàng trăm năm trước. Theo ông Đạm, xưa kia làng rèn có rất đông người làm, chủ yếu là thanh niên, nhưng hiện nay chỉ còn lại những thợ rèn độ tuổi từ 50 trở lên.
Ông Đạm bắt đầu nghiệp quay búa từ năm lên 14 tuổi. Đến khoảng năm 18 tuổi, các ngón nghề làm lưỡi cày, lưỡi cuốc truyền thống của gia đình ông Đạm đều thành thạo. 20 tuổi, ông Đạm lấy vợ và có con. Hai vợ chồng ông Đạm lấy nghiệp cầm búa để mưu sinh.
Từ nghề rèn truyền thống của gia đình, thương hiệu về lưỡi cuốc, cày từ lò rèn của ông Đạm đi tứ xứ, sang cả Campuchia. Nhờ đó, ông cùng vợ nuôi 2 người con ăn học và có công việc ổn định. Vừa nện nhát búa tạo hình lưỡi cuốc, ông Đạm bất chợt ông thở dài nói: "Cả đời làm nghề thổi lửa nung sắt chỉ mong đủ sống. Đời mình ráng chịu cực, chịu khó mà nuôi các con ăn học thành người, ra ngoài xã hội kiếm được việc làm để đỡ vất vả cái thân. Vợ chồng tôi sức khỏe còn ngày nào thì gắn bó với cái búa, cái đe ngày đó".
Hơn 40 năm gắn với nghiệp búa, dù vợ ông Đạm là bà Bùi Thị Kim Chi đã 53 tuổi nhưng vẫn miệt mài bên lò than nóng rực phụ chồng. Bà tự mình làm được hầu hết các công đoạn của nghề rèn. Từ việc đơn giản nhất là đi mua sắt phế liệu, than, nung bếp lò, trui, gò sắt cho đến việc quai búa cái để tạo hình sản phẩmMỗi ngày, vợ chồng ông Đạm bắt đầu công việc từ lúc tờ mờ sáng đến tối mịt. Ông Đạm thì cắt, trui, dần sắt còn vợ thì mài lưỡi. Riêng công đoạn đập tạo hình sắt, hôm nào không thuê được người làm thì hai vợ chồng phải thay phiên nhau cầm búa để tạo ra từng sản phẩm. Hôm nào đập giỏi thì được 10-15 cái, hôm nào người đau nhức thì 5-10 cái. Tiền bán sản phẩm trung bình mỗi ngày 2 vợ chồng chỉ kiếm được 150.000 đồng.
Hàng xóm của ông Đạm, một tay quay búa lão luyện khác là ông Nguyễn Văn Bổn (71 tuổi) với trên 60 năm tuổi nghề rèn. Hơn 9 giờ sáng, lò rèn chuyên làm rựa của ông Bổn vẫn đỏ lửa. Ông Bổn cùng một thợ phụ đập vẫn miệt mài rèn ra từng chiếc rựa từ tận 4 giờ sáng. Theo ông Bổn, ở làng rèn này từ xa xưa có một quy ước về nghề rèn để sản phẩm không bị cạnh tranh bởi người cùng làng là mỗi gia đình tự chọn một mặt hàng rèn riêng. Có lò chỉ chuyên rèn rựa như ông, có lò rèn thì chuyên làm cuốc, lò rèn dao, lò rèn liềm, lưỡi cày....Trên mỗi sản phẩm phải có ký hiệu riêng để phân biệt lò rèn và tạo thương hiệu riêng cho lò của mình.
"Hồi xưa làm được ít sản phẩm hơn bây giờ mà lại có ăn hơn. Thời đó làm được 10 đồng thì đã lời 9 đồng. Còn bây giờ làm được 10 đồng thì chỉ lời 2-3 đồng. Bởi ngày xưa, tất cả các công đoạn đều làm thủ công rất mất thời gian nhưng ai cũng cần mua. Còn bây giờ, khoa học tiến bộ, nhiều công đoạn đã có máy làm thay rồi bị hàng công nghiệp cạnh tranh khốc liệt", ông Bổn giải thích.
Trải qua hơn 60 năm gắn bó với nghiệp búa trong lò rèn, ngồi ngẫm nghĩ lại ông Bổn thở dài nói: "Người trẻ bây giờ nói đến nghề rèn là ngán. Tôi thì già rồi, làm được ngày nào hay ngày đó chứ sau này không còn ai theo được nghề này nữa".
Theo thông kê của ông Bùi Văn Dọ (64 tuổi), Trưởng ấp Tân Lộc, xã Tân Lộc, H.Trảng Bàng, thời kỳ cao điểm làng rèn có khoảng 300 - 400 lò, tuy nhiên hiện nay làng nghề truyền thống đang dần mai một, chỉ còn vỏn vẹn khoảng 47 hộ.
Giang Phương.
|
9Văn hóa
| Ảnh minh họa, nguồn: bacgiang.org.vn.
Câu chuyện huyện nghèo Mường Khương đòi bắn pháo hoa dịp tết nguyên đán năm nay đang làm dấy lên cuộc tranh luận không mới: Huyện nghèo thì có nên bắn pháo hoa để thỏa mãn nhu cầu người dân?
Có lẽ phải chép ra đây những thông số không mấy vui vẻ gì. Mường Khương là huyện 30A của tỉnh Lào Cai, mà số xã nghèo lên tới con số 12, gồm: Cao Sơn, Dìn Chin, La Pán Tẩn, Lùng Khấu Nhin, Nậm Chảy, Nấm Lư, Pha Long, Tả Gia Khâu, Tả Ngải Chồ, Tả Thàng, Tung Chung Phố, Thanh Bình. Đây là các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của cả nước, được đầu tư theo chương trình 135 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2017 vừa rồi, tỷ lệ nghèo của Mường Khương còn tới 36,37%, trong đó có 2 xã đặc biệt khó khăn, có xã tỷ lệ nghèo còn trên 50%.
Huyện nghèo này cũng là một trong 5 huyện vừa nhận 23 tấn gạo cứu đói trong dịp Tết Nguyên đán 2018.
Ấy vậy mà Mường Khương vẫn đăng ký trở thành một trong 5 điểm bắn pháo hoa của cả tỉnh với cái lý duy nhất là tiền bắn pháo hoa không dùng ngân sách của huyện mà huy động từ nguồn kinh phí xã hội hóa...
Có người bảo cứ lấy cái nghèo ra để cắt khoản này khoản kia là không được. Nếu vì lý do này thì mãi mãi mọi người sẽ không còn được hưởng cái không khí đón giao thừa nữa''. Điều đó không sai. Không sai như nhu cầu đời sống tinh thần cũng quan trọng không kém đời sống vật chất.
Nhưng suy cho cùng, địa phương tổ chức bắn pháo hoa trong hoàn cảnh rất đông đồng bào còn chưa no cái bụng là rất phản cảm. Bởi vài phút no con mắt không khiến người dân quên đi cái đói cái nghèo vẫn thúc rất đau vào dạ dày họ. Bởi vài phút của đời sống tinh thần không thể che đậy thực tế đói nghèo cần sự chung tay nỗ lực, tiết kiệm hơn là sự hoang phí nhân danh nhu cầu nhân dân.
Nhắc lại, trong chỉ thị về việc tổ chức cho nhân dân đón tết nguyên đán, bên cạnh yêu cầu không sử dụng ngân sách vào việc bắn pháo hoa, Ban bí thư còn yêu cầu các địa phương phải tổ chức phù hợp với điều kiện, khả năng của địa phương, và với tinh thần tiết kiệm.
Liệu tiếng pháo giao thừa từ giữa huyện nghèo vừa phải xin gạo cứu đói có vui vẻ gì khi đó là những âm thanh cất lên từ đói nghèo, gây tranh cãi từ không chỉ người dân Lào Cai!
Anh Đào.
|
9Văn hóa
| Triển lãm với chủ đề "Lịch sử hình thành tỉnh Đồng Tháp trước năm 1975 qua tài liệu lưu trữ" do Bộ Nội vụ phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức sẽ khai mạc vào ngày 29/4 năm 2017 tại Công viên Văn Miếu, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Cuộc triển lãm lần này trưng bày trên 100 phiên bản tài liệu, tư liệu lưu trữ hiện bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ, một số tư liệu và hình ảnh của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Tháp về quá trình xác lập và biến đổi địa giới hành chính tỉnh Đồng Tháp.
Triển lãm được bố cục 3 phần: Đồng Tháp thời kỳ phong kiến, Đồng Tháp thời kỳ Pháp thuộc, Đồng Tháp thời kỳ 1945 - 1975. Với các cuộc khai hoang lập ấp dưới thời các chúa Nguyễn, địa giới tỉnh Đồng Tháp nằm trong tổng Kiến Đăng của dinh Trấn Định thuộc huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường và đạo Đông Khẩu của dinh Long Hồ thuộc huyện Vĩnh An, tỉnh An Giang.
Thời kỳ Pháp thuộc, Đồng Tháp phần lớn nằm trong địa giới tỉnh Sa Đéc và năm tỉnh: Tân An, Mỹ Tho, Long Xuyên, Châu Đốc và Cần Thơ; chia ra ba quận: Châu Thành, Lai Vung và quận Cao Lãnh. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, địa giới tỉnh Đồng Tháp thuộc các tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Sa. Năm 1950 tỉnh Đồng Tháp Mười được thành lập trên cơ sở một số xã của các huyện Cai Lậy, Cái Bè tỉnh Mỹ Tho; Cao Lãnh tỉnh Sa Đéc và Mộc Hóa tỉnh Tân An.
Dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Kiến Phong được lập năm 1956, trên cơ sở quận Cao Lãnh và các phần đất thuộc các tỉnh Mỹ Tho, Long Xuyên, Châu Đốc cũ; tỉnh Sa Đéc được lập năm 1965 trên cơ sở quận Châu Thành và quận Lai Vung cũ.
Ths Nguyễn Hữu Hiếu, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Đồng Tháp chia sẻ: Tài liệu lưu trữ trưng bày trong cuộc triển lãm là những bằng chứng xác thực về vai trò, vị trí của Đồng Tháp ở đồng bằng sông Cửu Long qua các thời kỳ lịch sử, mang lại niềm tự hào cho nhân dân trong tỉnh.
Đây là hoạt động nhằm mục đích tuyên truyền và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, theo tinh thần Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, đồng thời góp phần quảng bá du lịch theo Đề án Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp.
Triển lãm kéo dài hết ngày 31/5/2017.
Hồng Nhung.
|
9Văn hóa
| Các tiết mục văn nghệ đặc biệt trong chương trình giao lưu, biểu diễn nghệ thuật Xuân Quê Hương 2017. Ảnh: Phương Vy/TTXVN.
Chương trình Xuân Quê hương đã trở thành sự kiện lớn, thu hút sự tham dự của đông đảo kiều bào từ khắp nơi trên thế giới về quê hương đón Tết, được cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài chờ đón mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Hiện nay, hàng nghìn kiều bào đã đăng ký tham dự Chương trình năm 2018.
Với chủ đề Việt Nam rạng ngời tương lai, Chương trình Xuân Quê hương mang ý nghĩa sự vươn lên về vị thế của Việt Nam. Mỗi dịp đi công tác ở ngoài nước, thông qua các câu chuyện của bà con, chúng tôi cảm nhận được rõ niềm tin của bà con về sự phát triển của đất nước, niềm tự hào vì Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Chủ đề năm nay rất phù hợp với bối cảnh hiện tại cũng như ý nguyện của kiều bào là Việt Nam có thể xây dựng được tương lai tươi sáng. Bà con sẵn sàng chung tay để xây dựng tương lai tươi sáng ấy cho đất nước, Thứ trưởng Vũ Hồng Nam cho hay.
Theo Thứ trưởng Vũ Hồng Nam, nét đặc sắc của chương trình năm nay là có sự tham dự đông đảo của văn nghệ sĩ kiều bào ở nước ngoài. Xuất phát từ lòng yêu quê hương đất nước và sự hâm mộ của khán giả trong nước, họ đã vượt qua những rào cản và khó khăn khác để trở về Tổ quốc. Đó là những nghệ sĩ sinh ra, trưởng thành ở nước ngoài nhưng luôn hướng về quê hương và thể hiện những tác phẩm với niềm tự hào dân tộc.
Chương trình Xuân Quê hương là sự kiện không chỉ với mục đích tri ân Việt kiều ở các nơi vào dịp cuối năm, mà còn là diễn đàn để bà con trao đổi ý kiến, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng. Xuân Quê hương đã trở thành sự kiện thường niên không thể thiếu vào dịp cuối năm ở các địa phương.
Thu Phương (TTXVN).
|
9Văn hóa
| Ông Đoàn Tấn Bửu, Tỉnh Ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp phát biểu khai mạc.
Đến dự Lễ khai mạc có ông Trương Vĩnh Trọng - Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Cục An ninh, Tổng Cục Du lịch, Hội Khoa học lịch sử VN, Hội kỷ lục gia VN, Mẹ VNAH, anh hung LLVTND, đại diện lãnh đạo các tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL, TP.HCM, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp và nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Tại Lễ khai mạc, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tuần lễ Văn hóa - Du lịch Đồng Tháp 2018 mang đến cho du khách những cảm xúc trọn vẹn về hành trình khai phá đất phương Nam qua các công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng trong khung cảnh xinh đẹp, hữu tình; những trải nghiệm thú vị về đời sống, sản xuất của cư dân Nam bộ thời xưa; những phút giây lắng đọng lòng mình để nhớ về nguồn cội, tri ân những bậc tiền nhân đã khai mở, bảo vệ, gìn giữ và làm rạng danh vùng đất phương Nam.
Cũng tại Lễ khai mạc, ông Đoàn Tấn Bửu nhấn mạnh: Đồng Tháp chúng tôi luôn ý thức phải đặt mình trong bối cảnh chung của du lịch đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, đặc biệt là sự kết nối giữa TP.Hồ Chí Minh và 3 tỉnh tiểu vùng Đồng Tháp Mười, hình thành liên kết Một hành trình ba điểm đến. Với tâm thế Mở lòng kết nối xây nguồn lực/Khơi nguồn khởi nghiệp dựng tương lai, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp luôn trân trọng sự quan tâm của nhà đầu tư, doanh nghiệp và cam kết tạo điều kiện thuận lơi nhất cho nhà đầu tư tham gia phát triển du lịch trên địa bàn.
Cũng nhân dịp này, đại diện Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao quyết định công nhận Kỷ lục Việt Nam cho chiếc trống độc mộc bằng gỗ sến tại KDL Văn hóa Phương Nam. Chiếc trống cao 2,9m, đường kính mặt trống 1,6m, chu vi 6m.
Chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc diễn ra với ba chương: Chương 1 Mở cõi phương Nam; chương II Hương Sắc đồng Tháp; chương III Đồng Tháp, mùa xuân về với sự góp mặt của nhiều danh ca, nghệ sĩ.
Tuần Lễ Văn hóa Du lịch Đồng Tháp năm 2018 diễn ra từ tối 24/1/2018 đến 31/1/2018 tại Khu du lịch Văn hóa Phương Nam với nhiều chương trình đặc sắc. Khu Du lịch được đầu tư với tổng kinh phí gần 800 tỷ đồng với 5 hạng mục chính: Nam phương Linh từ, Đặng tộc Nam phương Linh từ, nhà bảo tàng họ Đặng, nhà bảo tàng Nam bộ và dãy trường lang bao quanh.
* Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc:
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Tôn Hoàng đánh trống khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Đồng Tháp.
Quang cảnh Lễ Khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Đồng Tháp.
Tiến sĩ, luật sư Nguyễn Văn Viễn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục cho ông Nguyễn Ngọc Thi, PGĐ Thường trực Công ty TNHH MTV KDL Văn hóa Phương Nam.
Chương trình nghệ thuật.
N.B.
|
9Văn hóa
| Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cùng một số lãnh đạo 3 tỉnh tiểu vùng Đồng Tháp Mười và TP.HCM tại buổi gặp mặt.
Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đến dự và chủ trì.
Chương trình có sự tham dự của lãnh đạo các tỉnh trong tiểu vùng Đồng Tháp Mười, lãnh đạo TP.HCM, các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp cùng nhau bàn giải pháp thực hiện Đề án liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Đồng Tháp Mười (gọi tắt là Đề án) đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý.
Mục tiêu của đề án là phát huy các giá trị bản địa và hệ sinh thái ngập nước để tạo nền tảng, điều kiện gắn kết liên kết tiểu vùng Đồng Tháp Mười với TP.HCM.
Tại Hội nghị này, các đại biểu đưa ra nhiều kiến nghị, giải pháp thực hiện đề án và ý tưởng hình thành tour du lịch Một hành trình 3 điểm đến, kết nối TP.HCM với vùng Đồng Tháp Mười.
Đây là bước khởi đầu, triển vọng rất lớn mở ra sản phẩm du lịch sinh thái, trải nghiệm để thu hút du khách. Qua đó, du khách trải nghiệm nét văn hóa thiên nhiên và con người nơi đến.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chia sẻ, vùng Đồng Tháp Mười là đặc trưng của đất Phương Nam. Hành trang của người đi mở đất, khai phá và hình thành nét văn hóa riêng. Du lịch có những lợi thế, đặc trưng rất riêng. Các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười phải phát huy lợi thế sẵn có, tạo ra đội ngũ con người, sản phẩm du lịch thật tốt để thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước.
Ngoài phát triển du lịch, các tỉnh cần chú trọng liên kết trong tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi; quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông sản; thương mại dịch vụ; công nghiệp; bảo vệ quản lý khai thác tài nguyên nước; liên kết kêu gọi đầu tư.
Cũng theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, liên kết hỗ trợ, tạo điều kiện cùng nhau phát triển, xây dựng chuỗi ngành hàng thương hiệu, lúa gạo, trái cây thủy sản. Liên kết phải đồng lòng, kỷ luật kỷ cương, đảm bảo thực hiện có hiệu quả chương trình đề án. Xây dựng chương trình dự án ứng phó biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, bảo vệ hệ sinh thái và không gây ô nhiễm môi trường. Phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng và khắc phục những hạn chế đang tồn tại. Các tỉnh trong tiểu vùng Đồng Tháp Mười cần phải có sự nỗ lực vươn lên, tạo động lực liên kết để thúc đẩy cùng nhau phát triển.
|
9Văn hóa
| "Xin chữ, cho chữ" đầu xuân - một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt.
Ông Lê Xuân Kiêu, Trưởng Ban tổ chức Hội chữ Xuân Mậu Tuất 2018, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, tổng số người viết thư pháp tham dự khảo tuyển tại Hội chữ Xuân năm nay là 97 người. Trước đó 1 tháng, Ban tổ chức đã thông báo rõ ràng về điều kiện, nội quy của kỳ khảo tuyển, đồng thời công khai chủ đề Hiền tài và giới hạn nội dung khảo tuyển trong bia tiến sĩ trên tinh thần cụ thể và không đánh đố.
Theo đó, các CLB thư pháp và những người viết chữ tự do sẽ tham gia 2 vòng thi: vòng 1 có nội dung thi văn phạm để sàng lọc những người không thuộc hết mặt chữ; còn vòng 2 mỗi người dự thi sẽ nộp 2 tác phẩm thư pháp tự chuẩn bị trong một tuần để Ban tổ chức cùng với các chuyên gia tiến hành thẩm định.
Đại diện Ban tổ chức Hội chữ Xuân 2018 chia sẻ, đến thời điểm này đã tuyển chọn được 55 người viết thư pháp chữ Hán và chữ Quốc ngữ, 35 bức thư pháp truyền tải nội dung cổ vũ tinh thần "Tôn sư trọng đạo, tôn trọng hiền tài" để triển lãm tại khu vực hồ Văn. Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng sẽ mời 8 ông đồ viết thư pháp lâu năm, có uy tín tham gia vào Hội chữ Xuân lần này.
Đặc biệt, nhờ vòng 2 của kỳ tuyển chọn, Ban tổ chức cũng chọn được ra 13 người viết thư pháp Hán Nôm và chữ Quốc ngữ đủ điều kiện viết tại Hội chữ Xuân trong 3 năm (từ nay đến năm 2020). Những người viết thư pháp còn lại nếu sang năm muốn tiếp tục tham gia thì phải thi tiếp. Điều này tạo nên một sự cố gắng, nỗ lực. Đồng thời, những người viết chữ đã được sạt hạch sẽ đáp ứng nhu cầu của công chúng, tránh hiện tượng viết sai viết nhầm như trước đây.
Theo ông Trần Quốc Trí, Trưởng ban đại diện Câu lạc bộ (CLB) thư pháp thì CLB này đã soạn thảo bộ tài liệu gồm 200 thành ngữ, tổ từ là cẩm nang để các ông đồ thuận tiện sử dụng tra cứu.
Hội chữ Xuân Mậu Tuất 2018 cũng khích lệ các thế hệ trẻ của Thủ đô không ngừng nỗ lực học tập, các bạn trẻ có thể tham gia các lớp Hán Nôm, thể hiện trách nhiệm kế thừa và lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông.
Đặc biệt, Hội chữ Xuân năm nay ghi nhận nhiều điểm mới. Cụ thể, bên cạnh việc xin chữ các ông đồ, du khách còn được trải nghiệm không gian Tết Việt xưa, tham gia lễ hội thả đèn hoa đăng xuống mặt hồ với mong muốn cho một năm mới an khang, thịnh vượng; trải nghiệm gói bánh chưng; lắng nghe các loại hình âm nhạc dân gian như quan họ, ca trù, xẩm, bài chòi, chầu văn... hoặc thả hồn vào những trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, đập niêu đất, nhảy sạp... Nhiều gian hàng làng nghề truyền thống như tranh dân gian, lụa tơ tằm, sơn mài, khảm trai, mây tre đan nghệ thuật, gốm sứ... cũng được giới thiệu.
Theo kế hoạch, Hội chữ Xuân Mậu Tuất sẽ diễn ra từ 8h30 đến 20h từ ngày 9 đến 25-2-2018 (tức 24 tháng Chạp năm Đinh Dậu đến mùng 10 tháng Giêng năm Mậu Tuất) tại hồ Văn, Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Riêng đêm ngày 30 Tết sẽ diễn ra các hoạt động kéo dài đến 2h sáng ngày mồng Một Tết. Các ngày mùng Một, mùng Hai và mùng Ba Tết, Hội chữ Xuân Mậu Tuất sẽ hoạt động đến 22h.
Về các điểm trông giữ xe tại Văn Miếu Quốc Tử Giám để phục vụ nhu cầu du khách tham quan trong dịp Tết Âm lịch, ngày 22-1-2018, UBND quận Đống Đa đã cấp cho công ty CP 901 trông giữ xe máy trên vỉa hè Văn Miếu. Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chia sẻ, trong ngày Tết, lượng khách đến Văn Miếu Quốc Tử Giám đông, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với Sở Giao thông Vận tải trình UBND Thành phố Hà Nội cấp phép tạm thời cho phép đỗ xe tại vườn Giám trong dịp Tết để đảm bảo cho nhu cầu khách tham quan, phòng chống cháy nổ và an ninh trật tự.
Nguyễn Ngọc Trâm.
|
9Văn hóa
| Ngày 1-2, ban tổ chức Hội chữ xuân Mậu tuất năm 2018 đã tổ chức họp báo công bố sự kiện. Theo đó, Hội chữ xuân Mậu Tuất sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 25- 2 (tức 24 tháng Chạp năm Đinh Dậu đến mùng 10 tháng Giêng năm Mậu Tuất) tại hồ Văn, Khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Ban tổ chức dự kiến có 63 gian lều dành cho thành viên các câu lạc bộ thư pháp tại Hà Nội hoặc người viết tự do đã qua kỳ khảo tuyển của Trung tâm Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
Ông Lê Xuân Kiêu, Trưởng ban tổ chức, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám, cho biết sau năm năm tổ chức hội chữ xuân, trung tâm đã khép lại việc thử nghiệm và quyết định tổ chức kỳ khảo tuyển người viết thư pháp chặt chẽ, công khai, minh bạch.
Trung tâm phối hợp với các câu lạc bộ thư pháp tổ chức kỳ khảo tuyển hai vòng cho 97 người, qua đó tuyển chọn được 55 người và 35 tác phẩm thư pháp đẹp. Ngoài ra, trung tâm mời tám người viết thư pháp lâu năm, có uy tín tham gia hội chữ.
Ban tổ chức trả lời các câu hỏi của báo chí tại buổi họp báo.
"Những người viết chữ đã được sát hạch sẽ đáp ứng nhu cầu của công chúng, tránh hiện tượng viết sai, viết nhầm như trước đây" - ông Kiêu nói. Cũng theo ông Kiêu, năm nay các ông đồ muốn được tham gia vào hội chữ xuân đều phải trải qua hai vòng khảo thí. Việc khảo thí này nhằm tránh trường hợp có ông đồ cho chữ nhưng không thuộc mặt chữ như đã từng xảy ra.
Ông Trần Quốc Trí, Trưởng ban đại diện câu lạc bộ thư pháp, cũng cho biết câu lạc bộ đã mở lớp đào tạo để hỗ trợ những người viết chữ Hán Nôm và đã soạn thảo bộ tài liệu gồm 200 thành ngữ, tổ từ là "cẩm nang" để ông đồ tra cứu.
Ông Trí cũng cho hay có ông đồ năm ngoái không vượt qua được kỳ thi khảo thí, năm nay đã dành nhiều thời gian đi học và lần này đã đỗ.
Bên cạnh hoạt động thư pháp, khách tham gia hội chữ còn được trải nghiệm và tìm hiểu các quy trình làm giấy dó; tham quan các gian hàng làng nghề truyền thống. Đặc biệt, không gian trò chơi dân gian, du khách sẽ được tham gia lễ hội hoa đăng, thả đèn xuống mặt hồ với mong muốn cho một năm mới an khang, thịnh vượng... Ngoài ra, hội chữ còn có không gian tái hiện khu lều chõng sĩ tử, các món ăn thời sĩ tử xưa.
VIẾT THỊNH.
|
9Văn hóa
| Hội chữ Xuân Mậu Tuất sẽ diễn ra từ ngày 9-25/2 tại khu vực Hồ Văn - Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội. (Ảnh minh họa: Vietnam+).
Hội chữ Xuân 2018 sẽ diễn ra từ ngày 9-25/2 (tức từ ngày 24 tháng Chạp năm Đinh Dậu đến ngày 10 tháng Giêng năm Mậu Tuất) tại khu vực Hồ Văn - Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Ông đồ đi thi.
Năm nay, Hội chữ Xuân có chủ đề Hiền tài, được chia thành nhiều khu vực: khu vực viết chữ, không gian trưng bày thư pháp, các gian hàng truyền thống.
Ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho biết, có 55 ông đồ sẽ tham gia viết thư pháp tại Hội chữ Xuân 2018 (trong đó, có 45 ông đồ viết chữ Hán Nôm và 10 ông đồ viết chữ Quốc ngữ.
Những ông đồ tham gia viết chữ tại Hội chữ Xuân 2018 đã trải qua hai vòng thi sát hạch nghiêm túc, chặt chẽ của ban tổ chức, để tránh tình trạng có những ông đồ tham gia viết chữ nhưng lại không rõ mặt chữ, văn phạm như một số năm trước. Tiếc rằng, phần lớn trong số họ là những gương mặt quen hoặc những người đã lớn tuổi. Số người trẻ tham gia còn quá ít, ông Lê Xuân Kiêu bày tỏ.
Bên cạnh đó, ban tổ chức cũng mời thêm tám ông đồ (là những người có nhiều kinh nghiệm, chủ nhiệm các câu lạc bộ thư pháp trên địa bàn Hà Nội) tham gia viết chữ tại Hội chữ Xuân Mậu Tuất 2018.
Chúng tôi đã biên soạn bộ tài liệu gồm 200 chuyên đề với các thành ngữ, tổ từ cố định để các ông đồ tra cứu, tránh tình trạng viết sai hoặc trả lời du khách một cách võ đoán như những năm trước, đại diện ban tổ chức cho biết.
Đến hội chữ, gửi xe ở đâu?
Điểm nhấn của Hội chữ Xuân 2018 là khu vực triển lãm, trưng bày 35 bức thư pháp truyền tải nội dung Tôn sư trọng đạo.
55 "ông đồ" đã trải qua kỳ thi sát hạch của ban tổ chức. (Ảnh minh họa: Vietnam+).
Bên cạnh đó, Hội chữ Xuân 2018 còn có nhiều hoạt động khác như: tái hiện quang cảnh trường thi xưa (với nhà thập đạo, chòi canh, lều chõng), lễ hội thả hoa đăng, tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống (làm giấy dó, mây tre đan, khắc gỗ).
Không chỉ có vậy, Hội chữ Xuân 2018 còn có khu vực biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống như ca trù, quan họ, hát xoan, xẩm.
Thời gian gần đây, Văn Miếu-Quốc Tử Giám dừng trông xe tại khu vực vườn Giám, dẫn đến những thắc mắc, lo ngại về địa điểm gửi xe cho du khách khi đến Hội chữ Xuân Mậu Tuất 2018.
Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Xuân Kiêu cho biết, Ủy ban Nhân dân quận Đống Đa, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cùng Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám sẽ đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho phép tạm trông giữ xe ở khu vực vườn Giám trong những ngày diễn ra hội chữ. Giá vé sẽ được niêm yết rõ ràng.
Trước mắt, ngày 22/1 vừa qua, Ủy ban Nhân dân quận Đống Đa đã có văn bản cho phép Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám tạm trông giữ xe ở khu vực vỉa hè, để phục vụ khách tham quan. Đây là giải pháp tạm thời trong khi chờ quy hoạch tổng thể về địa điểm trông giữ xe, ông Lê Xuân Kiêu cho hay.
Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho rằng, diện tích khu vực vỉa hè khá hạn chế.
Thời điểm hiện tại, khi lượng khách đến Văn Miếu chưa đông thì mọi việc vẫn khá ổn thỏa. Tuy nhiên, vào những ngày Tết Nguyên đán nói riêng và trong thời gian diễn ra Hội chữ Xuân nói chung, nếu lượng khách tăng mạnh thì rất dễ dẫn đến tình trạng quá tải ở khu vực gửi xe, khó đảm bảo an toàn tài sản cho du khách, ông Kiêu nói./.
Hội chữ Xuân Mậu Tuất mở cửa từ 8 giờ-20 giờ các ngày từ 9-25/2 (tức từ ngày 24 tháng Chạp năm Đinh Dậu đến ngày 10 tháng Giêng năm Mậu Tuất).
Riêng đêm 30 Tết, hội chữ sẽ mở cửa đến 2 giờ ngày mùng Một Tết. Trong ba ngày Tết (mùng Một, mùng Hai, mùng Ba), hội chữ sẽ hoạt động kéo dài đến 22 giờ.
An Ngọc (Vietnam+).
|
9Văn hóa
| Hoàng Tuấn Công bày thư án viết thư pháp, cho chữ mỗi dịp tết ở TP.Thanh Hóa - Ảnh: Ngọc Minh.
Những phản biện hấp dẫn, uyên bác của Hoàng Tuấn Công đối với tác phẩm của một cây đa cây đề trong giới học thuật khiến bạn đọc lẫn giới học thuật rúng động. Công trình này đã được vinh danh ở Giải sách hay 2017.
Không e sợ tượng đài ngôn ngữ.
* Duyên cớ nào khiến anh chọn Trung tâm khuyến lâm (nay là Trung tâm khuyến nông), một cơ quan không liên quan gì đến chuyên môn được đào tạo để gắn bó công tác?
- Năm 1992, sau khi tốt nghiệp Khoa Lịch sử (Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội), tôi về quê Thanh Hóa với hy vọng tìm được một việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên, 2 năm cơ hội ấy vẫn hoàn toàn bế tắc. Giữa lúc đó, tôi nghe nói Trung tâm khuyến lâm Thanh Hóa cần một người có khả năng viết lách để làm công tác thông tin tuyên truyền, nên xin vào làm hợp đồng. Công việc chủ yếu của tôi là viết báo cáo tổng kết, khi cần thì chấp bút tham luận cho lãnh đạo, chụp ảnh, quay phim, làm tin bài về hoạt động của ngành và hoạt động khuyến lâm nói riêng.
Sau công việc nghiên cứu tay trái, Hoàng Tuấn Công trở về với nghề khuyến nông. - Ảnh: M.Lê.
Khi viết cuốn sách, khó khăn nhất của tôi là thời gian. Bởi việc chính của tôi là công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông. Khối lượng công việc nhiều, nên trước tiên tôi phải cố gắng sắp xếp làm xong, sau đó mới tính đến chuyện viết lách, nghiên cứu của riêng mình. Một ngày mới với tôi không bắt đầu bằng sách vở, chữ nghĩa, mà là ruộng đồng, trang trại, gà vịt, lúa ngô... bên cạnh các đồng nghiệp là những kỹ sư nông lâm, thủy sản. Bởi vậy, bản thân tôi cũng phải tự tạo ra không khí học thuật và cảm hứng viết lách cho chính mình.
* Việc phản bác một tượng đài về ngôn ngữ như Nguyễn Lân, lúc đầu anh có sợ bị tác dụng ngược không? Những khó khăn khi viết cuốn sách phê bình khảo cứu là gì và tại sao anh vẫn quyết tâm hoàn thành?
- Nếu nói tác dụng ngược, có nghĩa chính tôi sẽ là người bộc lộ sự kém dốt khi phản bác, thì xin nói ngay là tôi không sợ. Bởi tôi phê bình, khảo cứu trên cơ sở những chứng lý khoa học, chứ không theo ý chủ quan. Còn nếu hiểu tác dụng ngược, nghĩa là e sợ một tượng đài ngôn ngữ, thì thú thực, tôi hoàn toàn không nghĩ đến điều đó.
* Anh có thể nói rõ hơn?
- Khi tra cứu Từ điển thành ngữ và tục ngữ VN cũng như các cuốn Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Từ điển từ và ngữ VN của GS Nguyễn Lân, tôi phát hiện những sách này có nhiều lầm lẫn, sai sót. Qua so sánh, chúng tôi thấy những sơ sót (chữ của Huệ Thiên) mà các nhà nghiên cứu chỉ ra một cách xác đáng cũng chỉ là phần rất nhỏ so với những sai sót chứa đựng trong từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên, từ điển của GS Nguyễn Lân vẫn tiếp tục được tái bản. Có thể thấy rằng những sai sót trong từ điển của GS Nguyễn Lân không chỉ ảnh hưởng tới việc học tập, nghiên cứu trong nước mà còn với cả cộng đồng người VN sinh sống ở nước ngoài.
Nhọc nhằn chuyện xuất bản sách.
* Nghe nói tác phẩm trước khi xuất bản anh đã gửi đi nhiều nơi nhưng họ không dám in? Anh có thể kể về quá trình nhọc nhằn này?
- Đó là hành trình dài, một câu chuyện với nhiều trắc trở, rắc rối, rất khó kể lại đầy đủ bằng đôi dòng. Tôi đã gửi bản thảo đến nhiều nhà xuất bản T.Ư và công ty sách tên tuổi, nhưng đều lần lượt bị từ chối cấp phép, hoặc từ chối ký hợp đồng khai thác bản quyền... Trước tình hình quá căng, tôi quyết định thay đổi phương án là tìm về các nhà xuất bản địa phương. Tôi dự định nếu xin được giấy phép sẽ tự in, tự phát hành, chừng 500 cuốn. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng không xong. Ở tỉnh, bản thảo lại tiếp tục bị từ chối với lý do không có người biên tập và... không đúng chức năng (!). Hành trình đi tìm giấy phép xuất bản cho cuốn sách nhiều lần tưởng giữa đường gãy gánh.
Bìa sách Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu - Ảnh: L.C.S.
May quá, cuối cùng mọi việc kết thúc rất có hậu khi Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Phương Nam Book nhận in và phát hành.
* Được biết, bố anh - nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Tuấn Phổ - là người rất am tường trong lĩnh vực ngôn ngữ, ông có giúp gì cho anh trong quá trình thực hiện công trình của mình?
- Có khá nhiều người thắc mắc với tôi, hoặc với chính cụ thân sinh tôi câu hỏi này. Có lẽ sự xuất hiện quá đột ngột của tôi, với lý lịch công tác tại một cơ quan khuyến nông, nhiều người đã nghĩ rằng một mình tôi không đủ sức viết một cuốn sách như vậy. Hẳn phải có sự trợ giúp của người khác, cụ thể là cụ thân sinh tôi. Thực ra, ngôn ngữ học không phải là lĩnh vực của ông. Hầu như trong 60 năm cầm bút, cụ nhà tôi chưa từng viết một bài nghiên cứu hay có công trình nào về ngôn ngữ học; cũng chưa có bất cứ cuốn sách phê bình, khảo cứu, hay bài viết nào về thành ngữ, tục ngữ, hay từ ngữ tiếng Việt. Ông chỉ quan tâm tới văn hóa, lịch sử và là nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa với hàng chục đầu sách, gồm tiểu thuyết, truyện lịch sử, các công trình nghiên cứu văn hóa dân gian, dư địa chí...
* Anh có sử dụng tư liệu, sách của bố để hoàn thành tác phẩm không?
- Thời kỳ tôi viết Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu , thì ở quê nhà cách gần 20 km, bố tôi cũng đang dồn tâm huyết, thời gian cho công trình Tinh hoa văn hóa xứ Thanh (sắp xuất bản). Cụ còn viết bài cho nhiều chuyên mục văn hóa lịch sử của báo chí địa phương. Theo đó, rất khó nhận được sự hỗ trợ của cụ, ngay kể cả ở khâu đọc soát văn bản, hay góp ý cho bản thảo. Mặt khác, tuy là cha con, nhưng trong học thuật, chúng tôi rất rõ ràng, rành mạch. Tư liệu, kiến thức của ai thuộc về người ấy. Đôi bên tôn trọng ý kiến, quan điểm của nhau. Khi sử dụng tư liệu trong các bài viết của tôi, ông cụ đều trích dẫn rõ ràng (ví như cuốn Hùng thiêng sông núi Hàm Rồng , hay Địa chí huyện Quảng Xương...). Khi sử dụng tư liệu trong sách của cụ, tôi đều trích dẫn rất cụ thể như trong cuốn Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu , ở phần thư mục tham khảo và hàng trăm đầu sách của các tác giả khác.
Hoàng Tuấn Công có vốn Hán văn phong phú - Ảnh: Ngọc Minh.
Phê bình, khảo cứu không phải là sách dễ ăn khách. Tuy nhiên, trong thực tế, Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và khảo cứu được đánh giá là ấn phẩm hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp độc giả. Chỉ trong vòng 2 tháng, sách đã in tới lần thứ 3, với số lượng kỷ lục 5.000 bản. Theo anh, đâu là nguyên nhân? Phải chăng do sách đụng đến một tên tuổi như GS Nguyễn Lân?
Đó cũng là một lý do, nhưng không phải cơ bản. Bởi nếu vậy, cùng lắm cuốn sách cũng chỉ thu hút được sự tò mò của một số ít người. Cơ bản, theo tôi là nội dung sách liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt là lời ăn tiếng nói hằng ngày. Bất cứ ai, làm ngành nghề gì, trẻ hay già, khi đọc cuốn sách, đều có thể chiêm nghiệm, tìm thấy, gặp lại những câu chữ đã từng nghe, từng nói.
Một mặt, tôi chọn cách viết thật đơn giản, dễ hiểu; cố gắng lược bỏ những gì mang tính chất lý luận kinh viện, đưa vấn đề khảo cứu đến gần với thực tế đời sống. Mặt khác, trong mỗi mục phê bình, khảo cứu, việc đưa cứ liệu nào trước, cứ liệu nào sau, dẫn dắt vấn đề thế nào, đều có sự tính toán cân nhắc, nhằm tạo nên sự kịch tính, hấp dẫn. Có lẽ thế mà thể loại phê bình, khảo cứu vốn khô khan đã trở nên tươi mới, sinh động, gần gũi và lôi cuốn bạn đọc.
* Anh đang chuẩn bị gì cho năm mới?
- Tôi đang thực hiện bản thảo cuốn sách phê bình khảo cứu mới có tên Cà kê chuyện thành ngữ tục ngữ. Sách tập trung phê bình, khảo cứu những câu thành ngữ, tục ngữ còn gây nhiều tranh cãi, hoặc có cách hiểu chưa hợp lý.
|
9Văn hóa
| Giáo sư Arlo Griffiths và cộng sự nghiên cứu dòng chữ khắc trên bia đá (Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ).
Ngày 31/1, ông Nguyễn Quang Tuệ - Trưởng phòng quản lý di sản văn hóa thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết các chuyên gia đến từ trường Viễn Đông Bác cổ Pháp đã giải mã được những dòng chữ cổ mà người Chăm viết cách đây gần 600 năm.
Theo ông Tuệ, bia đá này nằm ở thôn Tư Lương, xã Tân An, huyện Đắk Pơ, Gia Lai, cao hơn 2m, rộng khoảng 2m. Cả hai mặt bia đá đều có 10 dòng chữ Chăm cổ. Từ khi phát hiện vào năm 2010, Sở đã tìm mọi cách, mời nhiều người nghiên cứu về để giải mã nhưng không đạt. Đến cuối năm 2017, Sở mời chuyên gia từ trường Viễn Đông Bác cổ Pháp là giáo sư Arlo Griffiths đến nghiên cứu. Tối hôm qua (30/1), giáo sư Arlo Griffiths khẳng định đã dịch được toàn bộ số chữ khắc trên đá, tuy nhiên ông cần mang về Pháp để tra cứu lại, rồi sẽ công bố trong thời gian sớm nhất.
Dòng chữ cổ khắc trên bia đá khi được dịch ra sẽ cho chúng ta thấy được vùng đất này ngày xưa như thế nào, vấn đề về văn hóa, lãnh thổ ra sao. Sau khi có bản dịch này Sở sẽ lập hồ sơ để có phương án bảo tồn. Phải tìm hiểu xem ngoài tấm bia đá này ra còn có dấu vết khác không. Bởi cách đó không xa là tượng đầu rắn Naga nặng khoảng 10kg được Sở phát hiện vào tháng 6/2009- Ông Tuệ nói.
Có 10 dòng chữ Chăm được khắc trên cả hai mặt bia đá (Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ).
Tấm bia đá có chiều cao và rộng khoảng 2m (Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ).
Tượng đầu rắn Naga hiện lưu ở Bảo tàng Tây Sơn thượng đạo tại thị xã An Khê, Gia Lai (Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ).
Kim Văn.
|
9Văn hóa
| BTC cho biết, trong số 63 ông đồ tham gia viết chữ, có 55 ông đồ được sát hạch tay nghề.
* Loay hoay mối lo chỗ để xe.
Theo Ban tổ chức (BTC) Hội chữ Xuân 2018, riêng đêm 30 Tết, Hội chữ Xuân sẽ hoạt động đến 2h ngày mùng 1 Tết. Trong các ngày từ mùng 1 đến mùng 3 Tết, Hội chữ sẽ hoạt động từ 8h sáng đến 22h.
Trước vấn đề trông giữ xe khu vực Văn Miếu Quốc Tử Giám chưa có hướng giải quyết, BTC cho biết, sẽ xin phép UBND TP Hà Nội cho phép được trông giữ xe khu vực vườn Giám dịp Tết Mậu Tuất (từ ngày 24 tháng Chạp cho đến hết Hội chữ Xuân).
Ông Lê Xuân Kiêu Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu Quốc Tử Giám cho biết, từ ngày 22-1-2018, UBND Quận Đống Đa đã có văn bản cho phép Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu Quốc Tử Giám tạm trông giữ xe khu vực vỉa hè để đảm bảo du khách vào Văn Miếu tham quan. Đây là giải pháp tạm thời trong khi chờ quy hoạch tổng thể về chỗ trông giữ xe. Hiện tại, khi lượng khách chưa đông chúng tôi vẫn có thể bảo đảm an toàn khi trông giữ xe. Nhưng nếu trong dịp Tết, khách đến Văn Miếu đông, chúng tôi lo sợ sẽ không đủ lực lượng để trông giữ xe, bảo đảm tài sản cho khách, ông Lê Xuân Kiêu bày tỏ.
BTC công bố các hoạt động của Hội chữ Xuân 2018.
Về vấn đề này, ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) Hà Nội cho biết, UBND quận Đống Đa cùng Sở VH-TT Hà Nội và Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu Quốc Tử Giám sẽ cố gắng để xin UBND TP Hà Nội cho phép tạm trông giữ xe khu vực vườn Giám để phục vụ du khách trong những ngày diễn ra Hội chữ Xuân. Giá vé sẽ được niêm yết và thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Trong trường hợp nảy sinh những vấn đề như giá vé quá cao so với quy định, du khách có thể phản ánh trực tiếp với UBND quận Đống Đa để giải quyết.
* 55 ông đồ được sát hạch gắt gao về trình độ.
Năm nay, Hội chữ Xuân có chủ đề Hiền tài được chia thành 6 khu vực riêng. Theo đó, Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Mậu Tuất 2018 và triển lãm thư pháp Hiền tài diễn ra vào 16h ngày 9-2-2018 (tức ngày 24 tháng Chạp) tại khu vực sân khấu trung tâm. Khu vực triển lãm thư pháp được trưng bày ngoài trời tại Hồ Văn với 35 bức thư pháp chữ Hán Nôm và chữ Quốc ngữ có kích thước quy định (70cm x 70cm và 70cm x 140cm) truyền tải nội dung Tôn sư trọng đạo.
Về hoạt động cho chữ và xin chữ, một nét đẹp văn hóa truyền thống, BTC cho biết, sẽ có 63 ông đồ tham gia. Theo ông Lê Xuân Kiêu, BTC đã tiến hành các kỳ khảo tuyển chặt chẽ gồm 2 vòng thi với sự tham gia của 97 ông đồ. Các ông đồ sẽ phải trải qua việc sát hạch về văn phạm và về chữ viết trước sự giám sát và chấm điểm khắt khe của Hội đồng giám khảo. Sau hai kỳ sát hạch, BTC chọn ra 55 ông đồ (45 người viết chữ Hán - Nôm, 10 người viết chữ Quốc ngữ) và mời thêm 8 ông đồ là những người có kinh nghiệm, chủ nhiệm các CLB thư pháp của Hà Nội.
Trước những thắc mắc về việc khảo tuyển các ông đồ cho Hội chữ Xuân năm nay, ông Trần Quôc Chí, đại diện các câu lạc bộ thư pháp Hà Nội bày tỏ, năm nay có xuất hiện nhiều ông đồ đã thi trượt từ kỳ trước, cho thấy nỗ lực và tinh thần cầu thị của các ông đồ. Bên cạnh đó, Hội đồng chấm thi cũng soạn thảo bộ tài liệu gồm 200 chuyên đề các thành ngữ, châm ngôn hay được sử dụng để các ông đồ tra cứu, tránh việc viết sai, không đúng ngữ pháp, văn phạm. Ông Trần Quốc Chí cho biết, hiện nay số lượng các ông đồ tham gia tuy đông nhưng chủ yếu là những người cao tuổi, người trẻ tham gia ít.
Theo BTC Hội chữ Xuân 2018, ngoài các hoạt động chính, BTC còn tổ chức nhiều hoạt động khác như: Tái hiện quang cảnh trường thi gồm nhà thập đạo, chòi canh, lều chõng; khu vực làng nghề truyền thống sẽ giới thiệu những nét truyền thống của làng làm giấy dó, tranh dân gian, gốm sứ, mây tre đan, cói, thêu dệt, trạm khắc gỗ, đúc đồng; tổ chức các trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, ô ăn quan, tham dự không gian ẩm thực dân gian truyền thống của Việt Nam.
Ngoài ra, đến với Hội xuân 2018, du khách còn tham gia lễ hội hoa đăng thả đèn xuống mặt hồ để cầu mong cho năm mới an lành... BTC còn bối trí không gian nghệ thuật biểu diễn âm nhạc truyền thống như quan họ, ca trù, hát xẩm, hát xoan, bài chòi, chèo, chầu văn.
Hoàng Lân.
|
9Văn hóa
| Ban tổ chức sắp xếp hợp lý hơn các gian hàng cho chữ tại Hội chữ Xuân 2018. Ảnh:Nguyên Khánh.
RỌC PHÁCH.
Hội chữ xuân Văn Miếu bước sang năm thứ 5, vì lẽ đó BTC xác định hết giai đoạn thử nghiệm và chuyển sang cách tổ chức chặt chẽ hơn. Ngày 13/1, các ông đồ bước vào kỳ khảo tuyển - như BTC tự nhận chặt chẽ, công khai và minh bạch. Các câu lạc bộ thư pháp, người viết chữ tự do đều có quyền đăng ký.
Cả thảy 97 người, trong đó 74 người viết thư pháp chữ Hán Nôm, 23 người viết chữ Quốc ngữ. Chủ đề thi lần này là Hiền tài , nội dung thi trong các văn bia tiến sỹ không có ý đánh đố các thầy đồ. Nội dung và chủ đề này công khai trước kỳ thi một tháng. Người ra đề, giám thị và chấm chọn đều độc lập, thậm chí chỉ ra đề trước khi tổ chức ít phút để đảm bảo công minh.
Vòng 1 các ông đồ phải thi văn phạm để tránh trường hợp không biết mặt chữ, diễn ra trong 30 phút. Với những người viết chữ quốc ngữ, người ra đề lấy một câu trong văn bia tiến sĩ để thí sinh giảng nghĩa. Những người trúng bước vào vòng 2, mỗi người nộp hai tác phẩm thư pháp tự chuẩn bị. Kết quả phản ánh rõ chất lượng, thường những ai văn phạm tốt chữ đều đẹp.
Chúng tôi có rọc phách, chấm xong mới ghép phách lại, ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám nói. Sau hai vòng thi, 55 người đủ điều kiện cho chữ, trong đó có 45 người viết thư pháp Hán Nôm. BTC cũng chọn được 35 tác phẩm thư pháp triển lãm xuân này. Trong số ông đồ thi đậu, có 13 người đủ điều kiện viết thư pháp trong ba năm liên tiếp, những người còn lại năm sau vẫn phải thi nếu muốn cho chữ.
Ông Trần Quốc Chí, Trưởng Ban liên lạc các CLB Thư pháp Việt Nam tham mưu cho Văn Miếu cách thức tổ chức để đi từ tự phát đến tự giác. Ông kể, có những người viết thư pháp ở chùa Hương năm trước trượt, cuối tuần nào cũng đi xe máy lên Hà Nội học và đã vượt qua kỳ thi. Chúng tôi cũng soạn thảo bộ tài liệu chia thành nhiều chủ đề với khoảng 200 thành ngữ. Đây chính là cẩm nang để khi bí bách ông đồ có thể tra cứu, không viết võ đoán như trước, ông Chí nói. Ông cũng băn khoăn rằng dù hiện nay chúng ta dùng chữ quốc ngữ nhưng Hán Nôm vẫn là di sản cha ông. Ông mong giới trẻ quan tâm hơn tới các lớp thư pháp này. Nhà thư pháp Kiều Quốc Khánh, chủ khảo thư pháp quốc ngữ cho biết anh thường xuyên mở lớp bổ sung về kỹ thuật chữ viết.
MỞ HỘI Ở HỒ VĂN.
Hồ Văn thuộc quần thể di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám tiếp tục trở thành không gian của Hội chữ Xuân Mậu Tuất 2018. BTC sẵn sàng cho ngày khai mạc 9/2, kéo tới 25/2, mở cửa từ 8-20h, riêng đêm giao thừa mở tới 2h sáng, ba ngày tết mở tới 22h. Không gian Hồ Văn được sắp xếp thành các khu: Sân khấu trung tâm ngay cổng vào là nơi diễn ra nghệ thuật truyền thống, khu vực triển lãm thư pháp, 63 gian hàng cho chữ, khu vực tái hiện cảnh trường thi xưa gồm nhà Thập đạo, chòi canh, lều chõng. Khu vực làng nghề truyền thống như giấy dó, tranh dân gian, gốm sứ, mây tre đan, cói, thêu dệt, chạm khắc gỗ, đúc đồng cùng khu trò chơi dân gian được bố trí bao quanh hồ.
Một hoạt động mới: lễ hội hoa đăng. Khách bốc thăm để chọn chữ như An khang, Thịnh vượng, Như ý dán vào đèn thả xuống hồ. Đơn vị xã hội hóa hỗ trợ tổ chức hội chữ cho biết, khu vực Nhà Việt cạnh Hồ Văn được coi như nhà lễ tân giải đáp thắc mắc của du khách, tiếp nhận đăng ký nhu cầu thả hoa đăng.
BTC có phương án điều tiết mật độ phù hợp, tránh ùn tắc lộn xộn. Ở các gian hàng thủ công, du khách có cơ hội trải nghiệm và tìm hiểu quy trình làm giấy dó. Khu vực ẩm thực truyền thống, BTC bố trí các hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng, giới thiệu một số món ăn cổ truyền và nhất là ẩm thực gắn liền với sĩ tử trong các kỳ thi. Bên cạnh phương án an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ BTC cũng bố trí nhà vệ sinh di động ở khu vực diễn ra.
hội chữ.
Nguyên Khánh.
|
9Văn hóa
| Khi những cành mơ trắng nở rộ hoa cả núi rừng Kà Đay thì cũng là lúc một mùa xuân mới lại về trên bản Rào Tre.
Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng bản Giàng cùng bà con dân bản chuẩn bị lá dong...
... chia thịt lợn...
... và cùng nhau gói bánh chưng Tết.
Cẩn thận khâu luộc bánh.
Sẵn sàng quà tặng bà con.
Đồn Biên phòng Bản Giàng trao 41 suất quà cho 41 hộ gia đình dân tộc Chứt. Mỗi suất gồm 3 kg thịt lợn, 5 kg nếp, 2 bánh chưng và một số nhu yếu phẩm cần thiết nhằm giúp bà con đón một cái Tết đầy đủ, ấm cúng.
Cùng nhau đêm giao lưu, đốt lửa trại.
Thanh Giang.
|
9Văn hóa
| Ngày 4/2/2018, tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội đã diễn ra Hội chợ từ thiện Chợ Tết xưa do nhóm Đồng Thiện Tâm phối hợp cùng nhóm Bồ câu trắng, nhóm Hành thiện tổ chức.
Với 39 gian hàng đặc sản thực phẩm các vùng miền, đồ lưu niệm, mỹ phẩm, đồ chơi, sản phẩm lưu niệm của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt...
Nhiều gian hàng Thực phẩm đặc trưng vùng miền được mang đến Hội chợ.
Trong không khí Tết cổ truyền đang đến rất gần, Hội chợ với ý nghĩa gây quỹ từ thiện, nhằm chia sẻ tình thương tới các em nhỏ đang bị bệnh hiểm nghèo tại Viện Nhi Trung ương, bệnh nhân nhi bệnh viện K Hà Nội, những hoàn cảnh khó khăn bất hạnh và những trẻ em nghèo vùng sâu, vùng xa.
Hội chợ đã thu hút đông đảo người dân, khách thăm quan du lịch trong và ngoài nước tới tham gia mua sắm.
Hội chợ kết thúc trong ngày 4/2, tuy nhiên nhóm Đồng Thiện Tâm vẫn tiếp tục phục vụ khách hàng có tấm lòng hướng thiện với nhiều mặt hàng phục vụ Tết Nguyên Đán phong phú, đa dạng.
Chị Trịnh Mai Linh, Trưởng nhóm từ thiện Đồng Thiện Tâm cho biết: Đây là lần đầu tiên nhóm tổ chức, hội chợ đã nhận được sự quan tâm của các đơn vị, các nhà tài trợ, đặc biệt là Ban quản lý di tích Hoàng Thành Thăng Long- Hà Nội đã tạo điều kiện để hội chợ diễn ra thành công. Sau Hội chợ này, các nhóm từ thiện sẽ có kế hoạch, mang những phần quà chia sẻ mùa xuân yêu thương tới các em nhỏ đang điều trị tại bệnh viện trong dịp Tết Nguyên Đán này. Mỗi hành động, mỗi việc làm tốt của chúng ta đã và đang góp sức mình vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Chị Trịnh Mai Linh(áo vàng) Trưởng nhóm Đồng Thiện Tâm và các thành viên BTC.
Các tổ chức xã hội, nhóm thiện nguyện luôn lan tỏa tình yêu thương hướng tới những trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.
Cùng với các hoạt động từ thiện trên, những năm qua nhóm thiện nguyện Đồng Thiện Tâm đã tới nhiều điểm trường vùng sâu, vùng xa chia sẻ những phần quà thiết thực: quần áo ấm, đồ dùng học tậpmang niềm vui tới trẻ em vùng sâu vùng xa.
Thủy Nguyễn.
|
9Văn hóa
| Ngày 5/2, đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, trung tâm này sẽ miễn phí vé cho người Việt Nam đến tham quan Đại Nội Huế từ mồng 1 đến mồng 3 Tết Nguyên đán (tức 16- 18/2).
Cùng với đó, nhân dịp Tết Nguyên đán, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng sẽ tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc cũng như tái hiện các nét văn hóa và nghi lễ trong cung đình xưa.
Lễ dựng nêu sẽ được Trung tâm Bảo tồn Cố đô Huế tổ chức vào 9h ngày 23 tháng Chạp trong Thế Miếu Đại Nội Huế và lúc 10h tại điện Long An.
Đặc biệt, năm nay, sau nghi thức dựng nêu tại điện Long An, từ 10h30, tại khu vực nhà Tế Tửu, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tổ chức chương trình Hương xưa bánh Tết, có ý nghĩa là một khởi động đầu năm với những trải nghiệm về hương sắc Tết cũ qua những sắc màu truyền thống.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ miễn phí vé tham quan Đại Nội Huế cho người Việt từ mồng 1 đến mồng 3 Tết. (Ảnh: Nguyễn Vương).
Chương trình Hương xưa bánh Tết bao gồm các âm điệu ca Huế; các trò chơi cung đình và dân gian (đổ xăm hường và bài vụ); trình diễn thư pháp tặng chữ, đặc biệt là hội thi gói bánh chưng, bánh tét... có sức gợi về ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Trong 3 ngày từ mồng 1 đến mồng 3 Tết (16-18/2), trong Đại Nội Huế sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc như lễ đổi gác trước cửa Ngọ Môn; Múa lân sư rồng tại sân trước điện Thái Hòa; Các trò chơi cung đình, trình diễn thư pháp tại sân sau điện Thái Hòa; Trình tấu Đại nhạc tại Thế Miếu; Chương trình nghệ thuật "Âm sắc cung đình" tại Sân Điện Thái Hòa; Trình diễn Võ thuật cổ truyền tại Sân Điện Thái Hòa; Múa lân sư rồng tại Sân điện Cần Chánh...
NGUYÊN VƯƠNG.
|
9Văn hóa
| Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, trong tháng 1 năm 2018, các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón 600.000 lượt khách, tăng 68,42% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 192.000 khách du lịch nội địa, 8.000 khách du lịch quốc tế, 100.000 khách tham quan hành hương trong ngày. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 96 tỷ đồng tăng 194,29% so với cùng kỳ năm 2017.
Khách du lịch tại làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Để đạt được kết quả trên, trong tháng, du lịch Đồng Tháp đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, chỉnh trang cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch tốt nhất đợt Tết Dương lịch. Xây dựng quầy thông tin du lịch tại các khu điểm du lịch trọng điểm, hỗ trợ đầu tư cho Homestay Ngôi nhà Hoa và Ếch Hùng Trang. Điểm nhấn trong tháng là tổ chức Lễ khai trương và đưa vào hoạt động Khu du lịch Văn hóa Phương Nam, làng hoa Sa Đéc khoe sắc đón xuân đã góp phần thu hút khách du lịch đến với Đồng Tháp.
Thời gian tới, Đồng Tháp sẽ tổ chức Tuần lễ Văn hóa Du lịch từ ngày 24/1- 31/1, tại Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam (xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò) với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc hứa hẹn sẽ thu hút nhiều du khách đến với vùng đất Sen hồng.
Đồng Phú.
|
9Văn hóa
| Thị trấn Monowi, Nebraska, Mỹ bao năm nay chỉ có một người dân duy nhất.
Theo tờ Odditycentral, Elsie Eiler, 84 tuổi, là cư dân duy nhất ở thị trấn Monowi, Nebraska. Vì vậy mà chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bà là thị trưởng, thư ký, thủ quỹ, thủ thư và kiêm các chức vụ của thị trấn.
Mỗi dịp bầu cử bà tổ chức đặt điểm bầu cử ở khu chợ Tawern trong thị trấn và bỏ phiếu cho chính mình.
Năm 2000, Monowi có hai cư dân: 1 là bà Elsie Eiler, người còn lại chính là Rudy, chồng của bà. Tuy nhiên, ông Rudy đã mất năm 2004.
Bà Elsie Eiler, 84 tuổi, cư dân duy nhất ở thị trấn.
Chia sẻ về cuộc sống đặc biệt này, bà Eiler cho biết: "Tôi hạnh phúc khi ở nơi đây. Tôi lớn lên ở đây và quen với điều này. Tôi sống thoải mái vì biết mình muốn gì".
Mặc dù sống một mình, Eiler vẫn không cô đơn. Trong tuần bà mở quán rượu 6 ngày vào lúc 9 giờ sáng và dành 12 giờ phục vụ các nhân viên quen thuộc của bà, hầu hết trong số họ đã biết bà rất rõ.
Bên cạnh đó, bà cũng trông coi một thư viện đặt theo tên người chồng quá cố của bà. Thư viện với hơn 5.000 đầu sách và tạp chí.
Thị trấn đặc biệt này trở thành điểm du lịch thu hút du khách từ nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn chưa có thêm người nào quyết định định cư ở nơi này.
Hoàng Dung.
|
9Văn hóa
| Khu Nam phương Linh từ, nằm trong Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) là một trong những điểm thu hút khách du lịch.
Đây là hoạt động thường niên mở màn cho các sự kiện, lễ hội chào năm mới - vui Xuân, đón Tết cổ truyền của người dân Đồng Tháp; đồng thời, nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, sản phẩm đặc trưng của du lịch Đồng Tháp, tạo điểm nhấn thu hút nhà đầu tư và du khách.
Trong khuôn khổ sự kiện này, Ban Tổ chức Lễ hội đã trao Kỷ lục Việt Nam cho Chiếc trống độc mộc bằng gỗ sến lớn nhất Việt Nam và Khánh thành đường Hùng Cường (ĐH 69), tuyến đường kết nối giao thông nhằm phát triển du lịch trên địa bàn huyện Lấp Vò.
Các hoạt động trong khung khổ Tuần lễ Văn hóa Du lịch Đồng Tháp sẽ làm sống lại những hình ảnh về một thuở cha ông đi mở cõi trên vùng đất phương Nam, tuy gian truân, nhưng đầy hào sảng, được lưu truyền qua bao thế hệ và là nguồn cảm hứng cho con cháu muôn đời sau.
Tuần lễ Văn hóa Du lịch Đồng Tháp hứa hẹn một lễ hội đặc sắc, mang đậm nét đặc trưng về hình ảnh và con người Đồng Tháp, là cơ hội tốt để thương hiệu du lịch Đồng Tháp được quảng bá rộng rãi đến với du khách trong và ngoài nước nhân dịp Tết đến, Xuân về.
Những kết quả khởi sắc.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, qua 3 năm triển khai thực hiện Đề án Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020, ngành du lịch Đồng Tháp đã đạt được những bước phát triển mới. Một số dự án đầu tư hạ tầng cho các khu, điểm du lịch trọng điểm theo Đề án đã hoàn chỉnh giai đoạn đầu và đưa vào khai thác, phục vụ khách du lịch. Công tác chỉnh trang cơ sở vật chất, tạo cảnh quan, phủ xanh, đảm bảo vệ sinh môi trường được thực hiện tốt. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng. Các doanh nghiệp, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã chủ động liên kết, hợp tác xây dựng sản phẩm dịch vụ mới, góp phần đưa ngành du lịch Đồng Tháp đạt mức trưởng khá và xây dựng thành công thương hiệu du lịch Đồng Tháp thuần khiết như hồn sen.
Thực hiện chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngành du lịch Đồng Tháp tạo điểm nhấn với việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh; tích cực tuyên truyền và triển khai Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
Đặc biệt, ngành du lịch Đồng Tháp chủ trương tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch đến du khách trong và ngoài nước thông qua các sự kiện Hội chợ Du lịch trên cả nước, tạo được sự đồng thuận về chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đến nay, hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều đã xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch của địa phương và đang tích cực triển khai thực hiện.
Tăng cường nhân lực, hoàn thiện hạ tầng.
Công tác đào tạo nhân lực du lịch của Đồng Tháp, một thời được đánh giá là thiếu và yếu, nay được quan tâm, chú trọng hơn. Ngành du lịch Đồng Tháp thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ lễ tân, thuyết minh viên, kỹ năng giao tiếp; bồi dưỡng nghiệp vụ trên phương tiện thủy nội địa; xây dựng tour mẫu; tập huấn kiến thức về phát triển du lịch có trách nhiệm; tập huấn kiến thức cơ bản về đón tiếp, phục vụ khách du lịch cho các hộ kinh doanh du lịch tại một số địa phương, giúp các hộ dân hiểu sâu sắc cách làm du lịch cộng đồng.
Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, tỉnh Đồng Tháp đã linh hoạt và tận dụng các nguồn lực xã hội để đầu tư hạ tầng giao thông kết nối đến các khu, điểm du lịch. Đến nay, các tuyến đường dẫn đến những điểm tham quan du lịch trọng yếu của tỉnh như Khu di tích Gò Tháp, Khu di tích Xẻo Quýt, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, Vườn quốc gia Tràm Chim, Làng hoa kiểng Sa Đéc và Khu Du lịch văn hóa Phương Nam đều đã thông suốt. Thời gian tới, Đồng Tháp sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư mở rộng mặt đường và nâng tải trọng cầu, đảm bảo xe trên 30 chỗ vào tận khu, điểm du lịch.
Về hạ tầng du lịch, Đồng Tháp đang tích cực tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, các công trình đã được nêu trong Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 4/6/2015 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020 và Kết luận số 24-KL/TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy Đồng Tháp về tiếp tục thực hiện Đề án Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020.
Định vị bằng sản phẩm du lịch đặc trưng.
Thời gian gần đây, ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp còn đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch mới như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, trải nghiệm. Đến nay, tỉnh đã phát triển được 2 mô hình du lịch homestay, 1 điểm vui chơi giải trí tại Làng hoa kiểng Sa Đéc; khai trương thêm 2 điểm tham quan vườn quýt, 1 cơ sở homestay Ngôi nhà Quýt ở huyện Lai Vung; khai trương các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch tại Khu Văn hóa Phương Nam.
Các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh đã định vị được sản phẩm du lịch đặc trưng; từng bước nâng cấp cơ sở vật chất, thay mới các trang thiết bị tiện nghi, khang trang, chất lượng để phục vụ khách du lịch.
Việc mở thêm các tuyến tham quan mới (theo mùa) như tuyến kênh nội đồng có hoa nhĩ cán tím và hoa hoàng đầu ấn tại Vườn quốc gia Tràm chim; tăng cường dịch vụ mới như tổ chức khu dạy nấu ăn cho du khách trải nghiệm tại Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng; xây dựng tour mẫu tại Làng du lịch cộng đồng Tân Thuận Đông, TP. Cao Lãnh đã thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm, tạo sức lan tỏa lớn trong cộng đồng.
Ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu 780 tỷ đồng trong năm 2018 (tăng 20% so với năm 2017), trong đó, doanh thu dịch vụ du lịch đạt 500 tỷ đồng; thu hút 3,5 triệu lượt khách, trong đó có 90.000 lượt khách quốc tế.
Ông Ngô Quang Tuyên, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp cho biết, năm 2018, du lịch Đồng Tháp sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng, cơ bản hoàn thành hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch trọng điểm theo tinh thần Đề án Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020; xây dựng hoàn chỉnh và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Cồn Phú Mỹ, Tràm Chim, Gáo Giồng, Xẻo Quít; hoàn chỉnh và đưa vào khai thác sản phẩm du lịch homestay tại TP. Sa Đéc, Làng Hòa An xưa - Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc; nâng chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch và nguồn nhân lực phục vụ du lịch.
Bên cạnh việc triển khai đồng bộ các giải pháp quảng bá xúc tiến du lịch; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và đầu tư hạ tầng, thì chất lượng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới, đặc trưng của Đồng Tháp đóng vai trò then chốt để thu hút và níu chân du khách, ông Tuyên khẳng định.
Theo đó, tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục hỗ trợ các hộ dân hoàn thiện sản phẩm và phát triển du lịch cộng đồng bền vững tại khu du lịch Đồng sen Tháp Mười; vườn quýt hồng, vườn xoài, vườn nhãn, cồn Tân Thuận Đông... Đồng thời, xây dựng tour, tuyến du lịch mới gắn với tham quan du lịch sinh thái nông nghiệp làng nghề: làng hoa kiểng Sa Đéc, làng nghề ghe xuồng và nem Lai Vung, Khu Du lịch văn hóa Phương Nam, Khu Du lịch cộng đồng ở xã Tân Thuận Đông, TP. Cao Lãnh,
Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát triển chương trình du lịch trải nghiệm mùa nước nổi tại Vườn quốc gia Tràm Chim và hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển du lịch gắn với Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh và thương hiệu du lịch Đồng Tháp trong lòng du khách trong nước và quốc tế.
Huy Tự.
|
9Văn hóa
| Gần đây mô hình trồng dừa xiêm dứa xen cam dây của vợ chồng anh Trần Công Quyền và chị Mai Thị Bé Chín được nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tìm đến tham quan, học hỏi vì đem lại thu nhập cao.
Anh Quyền biết đến giống dừa xiêm dứa từ năm 2007. Trong một lần đi ngang tỉnh Tiền Giang, tình cờ thấy cây dừa trái nhiều và được thưởng thức hương thơm đặc biệt của giống dừa xiêm dứa này nên anh về bàn với gia đình mua giống về trồng. Vì đây là giống dừa ít được trồng tại địa phương, giá cây giống khá cao, 80.000 đồng/cây, nên anh cũng còn e ngại trong việc đầu tư.
Anh Trần Công Quyền và vườn dừa xiêm dứa trĩu quả. Ai vào thăm vừa dừa xiêm dứa xen cam cây của vợ chồng anh cũng khen hết lời.
Với suy nghĩ: Ở Bến Tre người ta trồng được thì mình trồng được, dừa người ta trồng nhiều nhưng đâu có sợ ế, vợ chồng anh Quyền mạnh dạng phá bỏ vườn xoài cát Hòa Lộc với diện tích 2.000 m2 đang cho trái vụ thứ 2 để trồng thử 50 gốc dừa xiêm dứa. Với tính cần cù, chịu khó chăm sóc, sau 2 năm rưỡi trồng, vườn dừa của anh cho trái vụ đầu tiên.
Với ưu điểm nước ngọt và có hương thơm dịu của mùi lá dứa, nên dừa xiêm dứa tươi bán cho thương lái ngay tại vườn là 15.000 đồng/trái nhưng vẫn không đủ cung cấp cho thị trường. Thấy đạt hiệu quả, vợ chồng anh Quyền quyết định đầu tư lên liếp 3.500 m2 đất ruộng còn lại của gia đình để trồng thêm 110 gốc dừa xiêm dứa và dừa xiêm lùn theo quy cách, cây nọ cách cây kia 5 m theo hàng dọc và hàng này cách hàng 6 m.
Đến nay, sau gần 5 năm trồng, 50 gốc dừa trồng đợt đầu cho trái ổn định, số dừa mới trồng đợt sau cũng đã bắt đầu cho thu hoạch. Trung bình mỗi cây dừa cho từ 14-15 quầy dừa/năm, mỗi quầy đậu từ 10-15 trái nên anh có thu nhập bình quân gần 2 triệu đồng/cây/năm.
Do nhiều người tìm đến mua cây giống về trồng nên gần đây gia đình anh Quyền không bán dừa tươi mà chuyển sang bán dừa giống với giá 50.000 đồng/cây. Hiện vườn của anh cũng không đủ giống để cung cấp cho khách. Dừa xiêm dứa không như các loại cây ăn trái khác là cho trái theo mùa mà cho trái quanh năm, cứ 21 ngày là hái 1 lứa dừa mới. Do giá thành cao lại ổn định nên thu nhập của gia đình anh, chị nhờ đó cũng khá dần. Trừ chi phí phân, thuốc...gia đình anh Quyền thu lãi 100 triệu đồng/năm.
Gần 3 năm nay, nhận thấy ưu điểm của cây cam dây chịu bóng râm, thích hợp trồng xen với dừa, anh Quyền quyết định trồng xen 80 gốc cam dây trong vườn dừa. Vụ cam đầu tiên vừa rồi anh, chị có thêm nguồn thu nhập gần 25 triệu đồng từ cây cam. Hiện anh Quyền đang tận dụng ao vườn thả thêm cá tai tượng được 8 tháng tuổi, đang phát triển tốt chờ ngày thu hoạch.
Về kinh nghiệm trồng dừa xiêm dứa, anh Quyền cho biết: Loại dừa này không cần xịt thuốc, bón phân gì nhiều. Chỉ cần dưỡng cho có bộ lá xanh tốt. Chú ý phòng trị bọ cánh cứng xuất hiện phá hoại nhiều từ khoảng tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Trồng dừa xiêm dứa cực nhất là 5 năm đầu phải chăm sóc kỹ. Cây dừa cho thu hoạch rất ổn định, nó cho trái từ 20 đến 25 năm.
Với mô hình trồng xen dừa xiêm dứa xen cam dây đạt lợi nhuận cao và ổn định, nhiều hộ dân trong và ngoài tỉnh đã tìm đến anh Quyền và chị Chín để học hỏi kinh nghiệm làm ăn, nhất là kinh nghiệm trồng dừa xiêm dứa. Có thể nói mô hình trồng dừa xiêm dứa trong tương lai cần được nhân rộng hơn nữa để mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình.
Theo Nguyễn Hà (Báo Đồng Tháp).
|
9Văn hóa
| Chợ Viềng (Nam Định).
Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp đầu năm, người dân khắp nơi trong cả nước lại nô nức rủ nhau về thăm chợ Viềng (xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
Phiên chợ Viềng chỉ tổ chức duy nhất một lần trong năm, kéo dài từ đêm mùng 7 tới sáng sớm ngày mùng 8 Tết. Trước đây, chợ Viềng chỉ bán nông cụ, đặc biệt nổi tiếng với dao, rìu, lưỡi cày..., nhưng nay sản phẩm bày bán đã đa dạng hơn.
Chợ Viềng là khu chợ xuân nổi tiếng nhất nhì miền Bắc.
Khác với sự xô bồ của những phiên chợ thông thường, chợ Viềng mang đậm ý nghĩa tâm linh. Hầu hết những người đến đây đều đinh ninh một ý niệm: mua may, bán rủi để năm mới đầy ắp bình an và may mắn. Thế nên, dù là kẻ mua hay người bán đều không đặt nặng vấn đề lời lãi. Người bán chẳng nói thách cao, người mua cũng không mặc cả nhiều để tránh xui xẻo hay làm mất đi tính tâm linh của phiên chợ.
Phiên chợ lúc nào cũng tấp nập người.
Nếu đã đến chợ Viềng, nhất thiết du khách nên mua một cái gì đó mang về, có thể là một cây cảnh nhỏ, đồng xu cổ hoặc những món đồ trang trí. Cũng có một số người lại quan niệm rằng khi đi chợ Viềng, khách có thể dạo chơi cả buổi chiều mùng 7, nhưng sau lúc 0h ngày mùng 8 thì hãy mua bởi đó mới là thời điểm để bán rủi, mua may.
Chợ đêm Đà Lạt.
Nếu đến thăm Đà Lạt, du khách sẽ có cơ hội được ghé chợ Âm phủ nằm ngay trung tâm thành phố. Tuy có cái tên đáng sợ, nhưng thật ra đây là nơi có không khí náo nhiệt, tấp nập, mặt hàng đa dạng, phong phú, giá bán lại rất rẻ.
Tên chợ được đặt như vậy do trước đây, khi chưa có đèn đường, chợ họp gần như trong bóng tối, chỉ có ánh đèn leo lét từ các gian hàng thắp đèn dầu. Người bán, người mua đều lần mò từng món hàng, đi lại hết sức khó khăn. Đến ngày nay, chợ Âm phủ đã trở thành địa điểm du lịch được nhiều du khách ghé thăm.
Chợ Đêm Đà Lạt là một trong những địa danh không thể bỏ qua.
Chợ Âm phủ họp cả đêm và bày bán những mặt hàng đặc trưng của miền đất này như đồ len (quần áo len, các con thú ôm làm bằng len, khăn mũ móc bằng tay). Ngoài ra, du khách còn có thể ngồi nhâm nhi những món ăn ấm nóng như khoai lang nướng, ngô nướng, thịt quay, sữa đậu nành nóng ngay tại chợ trong không khí se lạnh của đêm Đà Lạt. Chợ họp từ 7 - 8h tối hôm trước, các hoạt động kéo dài tới 3 - 4h sáng hôm sau mới vãn.
Chợ chiếu Định Yên (Đồng Tháp).
Chợ chiếu nằm ở xã ịnh Yên, huyện Lấp Vò, ồng Tháp. Chợ không họp ban ngày, chỉ họp vào 2 tiếng ban đêm nhưng giờ giấc không cố định, đêm sau thường sớm hơn đêm trước một giờ và cứ thế xoay vòng. Càng về khuya, chợ càng nhộn nhịp đông vui.
Điểm đặc biệt ở đây, người bán hàng chỉ thắp lên ngọn đèn dầu leo lét, còn người mua phải dùng đèn pin để chọn hàng. Chợ chiếu Định Yên cũng không hề có quầy, sạp kinh doanh. Người mua chiếu thường tìm một nơi cố định ngồi chờ, còn người bán thì vác những sản phẩm chiếu trên vai đi tới, đi lui rao hàng, nói giá tất cả các hoạt động quây quần trước sân chùa An Phước.
Chợ chiếu nhộn nhịp về đêm. (Ảnh: vanhoamientay).
Đến Định Yên hôm nay, chúng ta sẽ không còn thấy không khí nhộn nhịp của phiên chợ độc đáo ngày nào, nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống giao thông nông thôn đã được đầu tư khá hoàn chỉnh, các phương tiện chuyên chở có thể đi sâu vào tận thôn, xóm để thu mua trực tiếp sản phẩm một cách nhanh chóng và tiện lợi. Nhưng người dân Định Yên vẫn một lòng nuôi dưỡng, theo đuổi để nghề dệt chiếu và đã khiến nơi đây trở thành làng nghề truyền thống có hơn trăm năm tồn tại và phát triển.
Chợ nón Gò Găng.
Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 26km, huyện An Nhơn và huyện Phù Cát là nơi tập trung nhiều làng nón truyền thống của tỉnh Bình Định như: Bình Đức, Châu Thành, Kiều Đông, Kiều Nguyên, Phú Gia Người dân nơi đây làm nón lá từ sáng sớm cho đến tối mịt. Khi trời rạng sáng, tất cả thành quả của một ngày lao động sẽ được mang đến chợ nón Gò Găng.
Chiếc nón được gìn giữ trong phiên chợ từ bao đời nay. (Ảnh: danviet).
Chợ nón Gò Găng chỉ họp từ khoảng tầm 3h, 4h sáng, đúng lúc gà gáy nên còn có tên là "Chợ Gà Gáy". Không sạp, không mái, chỉ có vài chiếc ghế đẩu, vài ngọn đèn dầu, vậy cũng đủ thành chợ. Người mua, người bán ở phiên chợ này có kỳ kèo thêm bớt, nhưng tuyệt nhiên không xô bồ, nhộn nhịp như những phiên chợ khác.
Khi bình minh ló dạng cũng là lúc chợ tan. Từ đây, những chồng nón được đóng gói cẩn thận để chuyển đi đến mọi miền đất nước.
Chợ cá ma Tha La.
Nằm giữa ranh giới Tịnh Biên - Châu Đốc (tỉnh An Giang), gần 30 năm qua, "chợ âm phủ" Tha La luôn được họp từ lúc 2 giờ - 5 giờ sáng.
Chợ được họp ngay trên bến thuyền kênh Tha La. (Ảnh: nld).
Chợ âm phủ vốn hình thành từ lâu, do dân nghèo nhóm họp tự phát. Ban đầu chỉ vài người bày bán mớ rau, con cá. Dần dà, thấy buôn bán được, chợ họp ngày càng đông. Nơi đây, mọi ngườ bày bán toàn sản vật đồng mùa lũ như cá, tôm, cua, ốc, lươn, rắn, bông súng Chợ nhộn nhịp nhất cũng vào mỗi mùa lũ.
(Theo Dân trí).
|
9Văn hóa
| Trống khủng được 15 nghệ nhân lành nghề của Làng trống Đọi Tam (tỉnh Hà Nam) thực hiện. (Nguồn: kyluc.vn).
Tối 24/1, Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao kỷ lục Việt Nam cho chiếc trống độc mộc bằng gỗ sến lớn nhất Việt Nam của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khu Du lịch văn hóa Phương Nam, xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Một khối gỗ sến nặng 10 tấn được doanh nhân Đặng Phước Thành, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khu Du lịch văn hóa Phương Nam đặt mua về từ Cameroon và được các nghệ nhân của làng nghề trống Đọi Tam làm thành chiếc trống với chiều cao 2,9m, đường kính mặt trống 1,6m, chu vi 6m. Chiếc trống độc mộc bằng gỗ sến đã được công nhận lớn nhất Việt Nam và được công nhận kỷ lục Việt Nam.
Tiến sỹ, luật sư Nguyễn Văn Viễn, Viện trưởng Viện Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao kỷ lục này cho ông Nguyễn Ngọc Thi, Phó Giám đốc Thường trực Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khu Du lịch văn hóa Phương Nam. Chiếc trống độc mộc bằng gỗ sến sẽ góp phần làm cho du khách thêm mãn nhãn, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa vật thể của tỉnh Đồng Tháp./.
Nguyễn Văn Trí (TTXVN/Vietnam+).
|
9Văn hóa
| Jo trao đổi và cẩn thận kiểm tra mẫu hàng với bà con Kỳ Rỹ.
Jo là tên gọi thân mật của Josefine Olsson, sinh ra và lớn lên tại TP Toreboda, Thụy Điển, tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế sản phẩm tại London (Anh quốc). Ngoại hình giản dị và dễ thương, nữ thiết kế sinh năm 1986 trông trẻ hơn tuổi nhưng lại rất bản lĩnh, vững vàng. Chúng tôi được chị Phương thuộc Tổ chức Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam (MCNV) tại Quảng Trị, đồng thời là phiên dịch cho Jo trong lần trở lại A Xing (H. Hướng Hóa) trong dịp cận Tết 2018 này, tiết lộ nhiều điều thú vị. "Thấy gì khác, lạ Jo đều quan tâm và hỏi "tại sao", như: Tại sao để người điên đi lang thang ngoài đường? Sao nhà sàn của người dân miền núi trông "hiện đại" quá?... Thế nhưng hỏi ngược lại vì sao lại chọn khu vực miền núi để thực hiện giấc mơ dù biết sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn, thậm chí lường đón sẽ có rủi ro kinh tế thì chỉ có thể nói về Jo một cách đơn giản nhất: Vì yêu mà đến.
"Jo đến rồi, đến rồi", bà con Kỳ Rỹ reo như đón người thân trở về. Jo không phải là người trầm lặng nhưng trước tình cảm này của bà con lại không thể dằn cảm xúc lại. Cô nhanh bước và hòa vào vòng tay ríu rít của bà con. Ngược lại năm 2015, Jo sang Việt Nam tham gia dự án "Hand on project" với UMA, Cty chuyên về thiết kế nội thất nổi tiếng thế giới tại Hà Nội. Đất nước hình chữ S xinh đẹp, tự hào với lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm đã kéo bước chân Jo đến khắp mọi miền một cách đầy cuốn hút, hấp dẫn. Trong khoảng thời gian này, Jo gặp gỡ nhiều cán bộ nhân viên thuộc Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam tại Quảng Trị và bắt đầu nghe những câu chuyện kiên cường, anh dũng về người dân thiểu số trên biên ải Hướng Hóa - Đakrông trong cuộc trường chinh giải phóng dân tộc. Không để dừng lại ở ấn tượng, Jo dấn thân tìm hiểu. Và phút đầu tiên chạm vào ánh mắt mộc mạc, thân thiện, đời sống chân chất của người dân miền núi, Jo thấy tim mình xao xuyến, yêu mến lạ thường. Dường như thiếu thốn vật chất không khiến niềm vui, tự tại trong họ biến mất. Chính vì lẽ đó mà mỗi lúc gặp khó khăn, Jo lại nhớ đến sự hồn nhiên, mộc mạc ấy, thôi thúc cô sống mạnh mẽ hơn. Sau một thời gian tìm hiểu tập quán, phong tục cũng như tiềm năng của vùng núi Hướng Hóa, Jo quyết định đến gần hơn với tâm nguyện giúp họ dần thoát nghèo. Đó là dự án hợp tác làm sản phẩm đan lát với bản Kỳ Rỹ, xã A Xing xuất khẩu ra nước ngoài dựa trên yếu tố truyền thống bản địa kết hợp thiết kế hiện đại do Jo sáng tác.
Chiếc đèn chụp bằng mây theo mẫu thiết kế của Jo.
Việc chọn Kỳ Rỹ khiến Jo rất tự tin vì cơ bản MCNV đang thực hiện hỗ trợ một nhóm nghệ nhân đan lát tại đây. Dù vậy, sự mạnh dạn đến táo bạo này của Jo vẫn khiến nhiều người ngỡ ngàng lẫn hoài nghi. "Bà con sống hồn nhiên lắm, làm việc cũng không thích khuôn khổ, quy củ, nếu nhỡ hàng thì... Hay chọn làng nghề nổi tiếng khác", có người góp ý với Jo nhưng không thể lay chuyển được. Khi đang ở Hội An, Jo nhận sản phẩm thử đầu tiên của bà con Kỳ Rỹ mang vào, một niềm xúc động khó tả dâng tràn trong cô. Như viên ngọc, để lâu nay mở ra càng sáng ngời, đôi tay những nghệ nhân đan lát như được đánh thức.
Họ háo hức đón Jo đến với Kỳ Rỹ chính thức trên cương vị của một "đối tác", vừa lạ lẫm nhưng cũng đầy kỳ vọng. Đơn hàng là giỏ, bàn Pa cô, chụp đèn bằng mây tre do chính Jo thiết kế mẫu. "Kỹ thuật cầu kỳ, khó hơn đan sản phẩm truyền thống, đồng thời phải tuân thủ quy trình do Jo đưa ra", ông Hồ Văn Ngãi (71 tuổi) chia sẻ. Nhưng không phụ sự kỳ vọng của Jo, những sản phẩm đầu tiên được Jo đưa sang Thụy Điển, kỳ công hoàn chỉnh "làm đẹp" khâu cuối và giới thiệu tại Hội chợ Fomex ở Stockholm, Thụy Điển vào đầu năm 2016 đã nhận được phản ứng tích cực. Nhiều người lấy làm thú vị, thể hiện sự quan tâm đặc biệt khi biết sản phẩm do người dân Pa Cô của Việt Nam làm ra. Sau thành công bước đầu này, Jo tính những điều lớn lao hơn, nhất là vào năm 2016, hình ảnh sản phẩm được nhiều tạp chí sử dụng và tại thành phố quê nhà, Jo nhận được giải thưởng Doanh nghiệp mới dành cho những người khởi nghiệp thành công, biết vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu đề ra.
Đồng bào Pa Cô phấn khởi khi hoàn thành đơn hàng.
Từ năm 2016 đến nay, người dân Kỳ Rỹ đã hoàn thành nhiều đơn hàng cho Jo. Tuy quy mô chưa lớn nhưng sản phẩm của họ không dừng lại ở Thụy Điển mà được Jo giới thiệu, tiêu thụ ở nhiều nước khác. Trở lại A Xing lần này, Jo trực tiếp kiểm tra lô hàng kịp giao sang Nhật trước Tết Nguyên đán 2018 và tiếp tục đặt đơn hàng mới. "Thêm thu nhập vui Tết, coi như lì xì rồi đây", ông Ăm Nhờ, Chủ tịch Hội Người Cao tuổi xã A Xing, đồng thời là trưởng nhóm đan lát Kỳ Rỹ phấn khởi trước tin vui này.
Trong nhiều giờ kiểm tra sản phẩm, chúng tôi để ý Jo dành cho đồng bào một sự tôn trọng, yêu mến và kiên trì đặc biệt. Vẫn là giọng nhẹ nhàng, dịu dàng, Jo chỉ ra những lỗi kỹ thuật mà bà con gặp phải. "Có thể do thời tiết nhưng cũng có thể không làm đúng quy trình kỹ thuật, chẳng hạn bà con không luộc tre mây đúng thời gian đề ra, phơi không đủ nắng dẫn đến sản phẩm bị mốc", Jo vừa giải thích nhưng cũng gần như muốn đợi câu trả lời. "Mấy đợt hàng trước không can chi. Bây chừ vấp phải, có thể mùa này nắng ít, mưa nhiều, với lại có khâu đoạn bà con chủ quan", ông Ăm Nhờ thành thật. Thay vì cáu gắt vì hàng bị hỏng, phí đầu tư nguyên liệu, Jo lại nhờ phiên dịch tận tình dặn dò bà con cặn kẽ. Cũng rút kinh nghiệm từ nhiều lần trước sản phẩm bị lỏng múi, sút, hỏng khiến Jo mất nhiều thời gian hơn để hoàn chỉnh, cô đề nghị luôn bà con đề xuất sáng kiến để khắc phục tình trạng này. Vậy là bà con lại xúm vào nghiên cứu, làm sao để đảm bảo cả hai yếu tố chắc mà phải đẹp. Jo trở thành người truyền cảm hứng như thế...
Chị Phương (MCNV Quảng Trị) và Jo đang kiểm tra sản phẩm dệt thổ cẩm vừa được giới thiệu.
Thi thoảng Jo mới dành ít thời gian cho những câu hỏi cá nhân. "Tôi làm việc chính ở Thụy Điển, không thuê nhà ở ngoài mà vẫn ở chung với bố mẹ để tiết kiệm tiền, đồng thời thu nhập từ Cty thiết kế riêng quy mô nhỏ nên chỉ đủ để tôi trang trải chi phí qua về, làm việc tại Việt Nam, còn lại phải làm thêm bán thời gian cho Cty khác nữa để phục vụ cho những dự án lớn hơn", Jo chia sẻ. Thực tế cũng cho thấy việc kinh doanh mặt hàng đan lát của đồng bào Pa Cô sang nước ngoài Jo vẫn chưa mang đến nhiều lợi nhuận nhưng mục tiêu lớn của cô là giúp Kỳ Rỹ thành làng nghề đan lát có tiếng tăm, đưa mức sống của người dân ngày càng cao hơn. Vẫn biết đó là cả một hành trình dài, đầy khó khăn song một người đầy tâm huyết như Jo sẽ không bao giờ bỏ dở ước mơ đó.
Lan tỏa tinh thần ấy, hay tin Jo về A Xing, nhiều tổ dệt thổ cẩm ở vùng nam Hướng Hóa đã chủ động tới giới thiệu sản phẩm. Thay vì người tìm cơ hội phấn khởi thì Jo hào hứng hơn. Xuýt xoa, ngạc nhiên cầm trên tay tấm vải thổ cẩm mền đẹp, cô lại thấy đại ngàn đang vẫy gọi mình, níu chân ở lại. Dường chưa gặp gỡ đã lưu luyến, và chưa rời bước lòng đã nặng đầy nhớ thương.
BẢO HÀ.
|
9Văn hóa
| Đồng Tháp khai mạc tuần lễ văn hóa du lịch với chủ đồng Hành trình kết nối văn hóa Phương Nam. Ảnh: Hải Đường.
Tuần lễ Văn hóa du lịch với chủ đề Hành trình kết nối văn hóa Phương Nam diễn ra từ ngày 24 - 31/1 tại Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam( xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp). Nhiều hoạt động đặc sắc như: khu gian hàng ẩm thực phục vụ các món ăn truyền thống miền Tây Nam bộ và hướng dẫn, trình diễn cho khách xem, trải nghiệm; phiên chợ Nông nghiệp xanh trưng bày giới thiệu và bán các loại nông sản xanh của địa phương; triển lãm và trình diễn làng nghề thủ công gồm dệt chiếu, đan lục bình, lợp mỹ nghệ, dệt chăn choàng; liên hoan hò và hát dân ca Đồng Tháp; Hội thi múa lân sư rồng.
Ông Nguyễn Ngọc Thương, Giám đốc Sở VHTTDL Đồng Tháp cho biết, trong khuôn khổ tuần lễ Văn hóa du lịch còn có Hội thảo du lịch và trưng bày quảng bá, giới thiệu các khu điểm tham quan du lịch mới tại tỉnh Đồng Tháp. Ngoài ra còn có hoạt động gắn kết với địa phương như: huyện Lai Vung tổ chức phục vụ khách tham quan, trải nghiệm vườn cây ăn trái, làng nghề thủ công, di tích lịch sử; thành phố Sa Đéc tổ chức hoạt động tham quan, trải nghiệm quy trình sản xuất hoa kiểng, sản xuất bột, tham quan nhà cổ, chùa, di tích lịch sử; huyện Lấp Vò khôi phục lại Chợ ma và xây dựng tour trải nghiệm quy trình dệt chiếu, khám phá Chợ ma; đồng thời tổ chức khai trương các điểm du lịch cộng đồng.
Nhiều người tham quan khu đề thờ Nam phương. Ảnh: Hải Đường.
Được biết, Khu du lịch phương Nam có diện tích 17ha, xây dựng khối nhà cổ - gỗ mới theo phong cách kiến trúc nhà rường Việt Nam, mang đậm dấu ấn triều Nguyễn với tổng kinh phí trên 600 tỷ đồng do doanh nhân Đặng Phước Thành đầu tư. Khu du lịch có 5 hạng mục chính: Nam phương Linh từ, Đặng tộc Nam phương Linh từ, nhà bảo tàng họ Đặng, nhà bảo tàng Nam bộ và dãy trường làng bao quanh.
Một số hình ảnh hoạt động lễ hội Tuần lễ văn hóa du lịch Đồng Tháp:
Khách tham quan trải nghiệm với cối giã gạo. Ảnh: Hải Đường.
Nhiều người thích thú với nghề xay bột thủ công tại Tuần lễ văn hóa du lịch. Ảnh: Hải Đường.
Đổ bánh xèo phục vụ du khách đến tham gia tuần lễ văn hóa du lịch. Ảnh: Hải Đường.
Cầu mái ngói trong khu du lịch phương Nam. Ảnh: Hải Đường.
Hải Đường.
|
9Văn hóa
| Các họa sỹ đang hoàn thiện các bức vẽ Dự án nghệ thuật cộng đồng "Làng bích họa Việt - Úc". (Ảnh: Chương Đài/TTXVN).
Tết Dương lịch năm 2018 cận kề, trong những ngày cuối năm ở xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) như được khoác trên mình một chiếc áo mới, bởi dự án Nghệ thuật cộng đồng Làng bích họa hữu nghị Việt-Úc.
Đến thời điểm hiện tại, làng bích họa trở thành điểm đến thu hút nhiều người trong và ngoài tỉnh đến tham quan và thưởng lãm.
Ông Võ Phan Thành Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cao Lãnh cho biết, dự án "Làng bích họa hữu nghị Việt-Úc được thực hiện ven sông Tiền, tại ấp Tân Tịch, xã Tịnh Thới kéo dài hơn 2km.
Đây là công trình do Đại sứ quán Úc tại Việt Nam tài trợ đã được triển khai thực hiện từ giữa tháng 11/2017.
Theo họa sỹ Nguyễn Hương Nhu, Trưởng nhóm họa sỹ thực hiện làng bích họa, hiện có hơn 60 bức tranh lớn, nhỏ do gần 30 họa sỹ đến từ Australia, Thành phố Hồ Chí Minh và sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp thực hiện trên các vách tol, tường, hàng rào của nhà dân và trường học.
Trong các bức tranh đều có sự kết hợp giữa văn hóa Việt Nam-Úc, theo đó, các biểu tượng như Kangaroo, gấu Koala cùng những hình ảnh du lịch đặc trưng ở tỉnh Đồng Tháp như hình ảnh hoa sen, vườn quýt,... chính là điểm nối kết thường trực trong các bức vẽ.
Sinh sống tại xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh, bà Ngô Thị Cẩm Nơ phấn khởi chia sẻ, những bức họa đẹp mắt, vui tươi đã làm cho địa phương như khoát lên mình chiếc áo mới để đón Tết Dương lịch 2018. Hơn nữa, nhiều người đến tham quan và chụp ảnh lưu niệm khiến miền quê trở nên sung túc, nhộn nhịp hẳn lên.
Các em thiếu nhi rất thích thú trước những bức vẽ nhiều màu sắc trên vách nhà. (Ảnh: Chương Đài/TTXVN).
Dự kiến "Làng bích họa hữu nghị Việt-Úc" sẽ khánh thành vào đầu tháng 1/2018.
Cùng với việc cầu Cao Lãnh, một công trình thuộc dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mekong có tổng kinh phí xây dựng 3.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia là 160 triệu USD chính thức đưa vào hoạt động, đây được xem là một món quà tinh thần ý nghĩa thể hiện tinh thần gắn kết của Chính phủ Australia và Việt Nam.
Mặt khác, với vị trí ở khu vực nằm dưới chân cầu Cao Lãnh, "Làng bích họa" sẽ trở thành một trong những điểm du lịch để kết nối với các địa danh du lịch khác, như khu du lịch Văn hóa Phương Nam huyện Lấp Vò, khu di tích lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thành phố Cao Lãnh,.... Qua đó góp phần thay đổi diện mạo của làng quê và tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch khi đến với địa danh đất Sen hồng-Đồng Tháp./
Chương Đài (TTXVN/Vietnam+).
|
9Văn hóa
| Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. (Ảnh: TTXVN).
Nhiều hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa truyền thống sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học (đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội) trong dịp lễ ông Công ông Táo và Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
Cụ thể, trong ngày 8/2 (tức 23 tháng Chạp), du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về phong tục truyền thống của người VIệt thông qua hoạt động dựng cây nêu, gói bánh chưng, viết thư pháp, làm tò he theo hình tượng 12 con giáp.
Nhiều trò chơi dân gian của các dân tộc cũng được tổ chức trong dịp này như: bịt mắt đập dừa (Khmer), lăn bưởi (Si La), kéo co (Thái), đi cà kheo (Thái, Sán Chay) và ném pao (Mông).
Sau đó, chương trình Vui Xuân Mậu Tuất: Sắc thái văn hóa Bình Phước sẽ được tổ chức trong các ngày 24, 25/3 (tức ngày mùng 9 và mùng 10 Tết). Điểm nhấn của chương trình là các hoạt động giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của miền Đông Nam Bộ tới công chúng Thủ đô: biểu diễn dân ca của dân tộc STiêng, múa sadăm của đồng bào Khmer.
Bên cạnh đó, nhiều hoạt động khác mang màu sắc Tết cổ truyền (múa tứ linh, in tranh Đông Hồ, làm pháo đất) vẫn liên tục diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học trong dịp này./.
An Ngọc (Vietnam+).
|
9Văn hóa
| * Ngày 14/4, Hội liên hiệp hữu nghị Việt Nam - Lào và Thái Lan tại Nghệ An và Trường Đại học Vinh (Nghệ An) phối hợp tổ chức lễ đón Tết cổ truyền Bunpimay - Songkran cho các lưu học sinh Lào và Thái Lan đang học tập tại trường.
Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Hội hữu nghị Việt Nam - Lào và Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan tại Nghệ An; cựu quân tình nguyện, cựu chuyên gia quân sự, dân sự, Bộ đội biên phòng chiến đấu tại Lào, cùng hơn 400 lưu học sinh Lào và Thái Lan đang học tập tại trường Đại học Vinh.
Thay mặt lãnh đạo nhà trường, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Thái Văn Thành - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh đã gửi những lời chúc tốt đẹp đến các lưu học sinh Lào và Thái Lan đang học tập tại trường, chúc các em đón Tết cổ truyền trong không khí đầm ấm, an vui, gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong năm mới.
Điện Biên tổ chức tết Bunpimay cho du học sinh Lào. Ảnh: Văn Dũng/TTXVN.
Buổi lễ diễn ra rất trang trọng với các nghi lễ phong tục truyền thống của Tết Bunpimay và Tết Songkran như: lễ chúc phúc, tục té nước, buộc chỉ cổ tay cùng với các tiết mục văn nghệ truyền thống đặc sắc do các bạn sinh viên Lào, Thái Lan và Việt Nam cùng tham gia biểu diễn.
Dịp này, Hội liên hiệp hữu nghị Việt Nam - Lào và Hội hữu nghị Việt Nam-Thái Lan tại Nghệ An đã trao 8 suất học bổng cho lưu học sinh Lào và Thái Lan có thành tích xuất sắc trong rèn luyện và học tập; tặng giấy khen cho 5 lưu học sinh Lào và Thái Lan đã có thành tích xuất sắc trong việt tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Lào - Thái Lan. Tại buổi lễ lãnh đạo trường Đại học Vinh cũng trao giải thưởng cho các hoạt động thể dục thể thao được tổ chức trong dịp Tết cổ truyền Bunpimay - Songkran cho các lưu học sinh Lào và Thái Lan.
* Ngày 14/4, các lưu học sinh Lào đang học tại Trường Đại học Quảng Nam đã có nhiều hoạt động ý nghĩa chào đón năm mới trong không khí đầm ấm, chung vui cùng các thầy. cô giáo và bạn bè Việt Nam.
Trường Đại học Quảng Nam hiện có 179 sinh viên Lào theo học ở nhiều ngành khác nhau. Để chuẩn bị đón Tết Bunpimay, từ nhiều ngày trước, các sinh viên Lào đã lên kế hoạch, phân công từng nhóm tập những tiết mục văn nghệ, bố trí sân bãi thi đấu thể thao, chuẩn bị các món ăn truyền thống Tại Quảng Nam. Các bạn sinh viên Lào dễ dàng tìm mua các nguyên liệu làm bánh chưng, nấu xôi, nấu món lạp...
Riêng những sợi chỉ dùng để buộc vào tay cầu may mắn, bình an trong ngày Tết được các lưu học sinh mang từ Lào sang. Trong những bộ trang phục truyền thống rực rỡ, các bạn sinh viên Lào thực hiện những nghi lễ truyền thống để đón năm mới như buộc chỉ cổ tay, té nước, múa Lăm Vông.
Bạn Phanchan Khammany, sinh viên năm 3 Khoa Tiểu học- Mầm non, Trường Đại học Quảng Nam chia sẻ: Mặc dù đón Tết ở xa quê hương, xa người thân nhưng các bạn vẫn cảm thấy đầm ấm bởi tình cảm của các thầy, cô giáo, bạn bè người Việt.
Hầu hết những sinh viên Lào đang theo học ở Trường Đại học Quảng Nam đến từ 2 tỉnh Sê Kông và Chăm Pa Sắc. Đây là hai địa phương có quan hệ gắn bó, kết nghĩa với tỉnh Quảng Nam. Nữ sinh Moukmanee Souksomphao, sinh viên năm 3 Khoa Công nghệ thông tin đã có 4 lần đón Tết Bunpimay tại Quảng Nam.
Moukmanee Souksomphao chia sẻ, thời điểm diễn ra Tết Bunpimay trùng với thời gian các sinh viên phải tập trung ôn thi nên không ai về nước mà ở lại đón Tết tại trường, trong sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo nhà trường.
Thầy Trần Văn Anh - Trưởng phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế (Trường Đại học Quảng Nam) cho biết: Lưu học sinh Lào đến học tập tại Quảng Nam luôn được UBND tỉnh, các cơ quan ban ngành và nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về chỗ ở, chi phí sinh hoạt, trang thiết bị học tập cũng như bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của người Lào.
Hội Sinh viên của nhà trường cũng là cầu nối tạo điều kiện để lưu học sinh Lào tham gia các hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử địa phương, qua đó thắt chặt hơn tình cảm giữa sinh viên hai nước Việt - Lào.
* Chiều cùng ngày, tại thành phố Sơn La, Trường Đại học Tây Bắc đã tổ chức Lễ đón năm mới Bunpimay cho gần 500 lưu học sinh Lào đang theo học tại trường.
Lễ buộc chỉ cổ tay chúc phúc trong ngày Tết cổ truyền Bunpimay của lưu học sinh Lào tại Sơn La. Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN.
Nhà giáo ưu tú, tiến sĩ Nguyễn Văn Bao, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc cho biết, năm học 2016 - 2017, Trường Đại học Tây Bắc có 476 sinh viên Lào theo học. Trường hết sức quan tâm tới việc tổ chức Tết cổ truyền của Việt Nam và Lào cho các bạn lưu học sinh Lào.
Các em sinh viên Lào đến Việt Nam luôn nhận được những tình cảm đặc biệt, thân thiết và gần gũi từ các bạn sinh viên Việt Nam cũng như từ các thầy, cô giáo. Qua hoạt động này, các em hiểu sâu sắc hơn văn hóa của dân tộc mình, đồng thời cũng hiểu văn hóa của Việt Nam hơn. Từ đó, các em có động lực học tập tốt hơn, rèn luyện để trở thành những công dân tốt; đồng thời giữ được những tình cảm đặc biệt giữa hai dân tộc, hai thế hệ trẻ hai nước hôm nay.
Sau lễ khai mạc, nghi thức buộc chỉ cổ tay cầu may, mong sự bình yên cho cả năm và nghi thức té nước với ý nghĩa mang lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, thanh khiết cho cuộc sống của con người đã được diễn ra hết sức trang trọng. Mọi người cùng chúc nhau sức khỏe, may mắn, học tập tốt và thành công trong năm mới. Theo phong tục của người Lào, Tết Bun Pi May năm nay diễn ra từ ngày 13 đến 17/4.
Xúc động trước những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của các thầy cô và các bạn sinh Việt Nam, bạn Ky kẹo Thoong Von - Trưởng Ban liên lạc lưu học sinh Lào tai Trường Đại học Tây Bắc chia sẻ: Đây là lần lần thứ tư em được dự Tết cổ truyền Bun Pi May của dân tộc mình trên đất nước Việt Nam do Trường Đại học Tây Bắc tổ chức. Sự quan tâm của các thầy cô và các bạn sinh viên Việt Nam đã giúp em vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương trong dịp Tết này. Qua đây cũng đã giúp thế hệ trẻ hai nước hiểu và gắn kết với nhau hơn.
* Tối 14/4, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho du học sinh Lào đang học trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh Điện Biên buộc chỉ cổ tay màu trắng cho du học sinh Lào, để cầu chúc một năm an lành, hạnh phúc. Ảnh: Văn Dũng/TTXVN.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên cho biết, hàng năm vào dịp tết truyền thống người Lào, nhà trường đều tổ chức Tết cho các du học sinh Lào với các hoạt động thể thao, văn nghệ từ ngày 12 - 14/4 để các em cảm nhận được không khí đầm ấm khi ăn Tết ở xa gia đình và động viên các em cố gắng hơn trong học tập. Đây cũng là dịp để sinh viên Lào và Việt Nam cùng giao lưu văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết của nhân dân hai nước.
Trong ngày Tết này, các du học sinh Lào và Việt Nam cùng giao lưu văn nghệ trong không khí đầm ấm, thân mật và thắm tình đoàn kết, hòa vào cùng tiếng nhạc, điệu múa mang đậm văn hóa của dân tộc Lào. Bạn Thaokhaola Dadongxa, sinh viên năm thứ 4, trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên chia sẻ, hàng năm nhà trường đều tổ chức ngày Tết cho chúng em, mặc dù xa nhà nhưng em vẫn cảm nhận được tình cảm ấm áp của các thầy cô và bạn bè như tại quê hương, cùng với các bạn học sinh Việt Nam giao lưu, chung vui ngày Tết truyền thống của dân tộc Lào.
Kết thúc chương trình, các du học sinh và các thầy cô, lãnh đạo tỉnh Điện Biên cùng nhau tham gia thắp nến, té nước, buộc chỉ trắng vào cổ tay cầu chúc cho nhau một năm mới vui vẻ, an lành, may mắn và hạnh phúc. Hoạt động này mang ý nghĩa thiết thực, thể hiện mối quan hệ thân thiết, thắt chặt tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào luôn luôn gắn bó bền lâu.
Phóng viên TTXVN tại các địa phương.
|
9Văn hóa
| Toàn cảnh buổi lễ khai mạc Tuần lễ văn hóa - du lịch Đồng Tháp năm 2018.
Khu du lịch văn hóa Phương Nam là một quần thể kiến trúc độc đáo với tổng diện tích trên 17ha, do doanh nhân Đặng Hữu Thành một người con của vùng đất Long Hưng anh hùng đầu tư xây dựng. Công trình tạo thêm một điểm nhấn đặc trưng cho du lịch đất Sen hồng. Chính vì thế tỉnh Đồng Tháp đã lựa chọn và đồng hành cùng với Khu du lịch văn hóa Phương Nam, đồng thời thực hiện nhất quán phương châm Du lịch hành trình khám phá - văn hóa là nội lực trường tồn. Tỉnh Đồng Tháp quyết định tổ chức Tuần lễ văn hóa - du lịch năm 2018 tại nơi đây, với chủ đề Hành trình kết nối văn hóa Phương Nam là hoạt động xuyên suốt kể từ ngày 24/01/2018 - 31/01/2018. Địa điểm tổ chức tại Khu du lịch văn hóa Phương Nam, xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Tại đây có nhiều hoạt động hội chợ, triển lãm, ẩm thực, văn hóa, du lịch mang đậm nét văn hóa Nam Bộ.
Tiến sĩ, luật sư Nguyễn Văn Viễn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục cho ông Nguyễn Ngọc Thi, PGĐ Thường trực Công ty TNHH MTV KDL Văn hóa Phương Nam.
Đồng Tháp luôn tự hào về mảnh đất Long Hưng giàu truyền thống, vùng đất thiêng với truyền thuyết Cây đa, Bến ngự đầy huyền tích. Tại đây với mong muốn mang đến cho du khách những cảm xúc trọn vẹn về hành trình khám phá đất Phương Nam qua các công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng trong khung cảnh xinh đẹp, hữu tình; những trải nghiệm thú vị về đời sống, sản xuất của cư dân nam bộ thời xưa, và đặc biệt là những phút giây lắng đọng lòng mình nhớ về cội nguồn, tri ân bậc tiền nhân đã khai mở, bảo vệ, gìn giữ và làm rạng danh vùng đất Phương Nam.
Tuần lễ văn hóa - du Lịch Đồng Tháp năm nay diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như: viếng Đền thờ; tham quan bảo tàng Nam bộ, nơi lưu giữ nhiều hình ảnh và hiện vật giá trị về quá trình khai khẩn vùng đất Phương Nam; thưởng thức và trải nghiệm cách làm các món ăn, các làng nghề thủ công truyền thống vùng đất Nam bộ; phiên chợ nông nghiệp xanh, trưng bày, quảng bá các sản phẩm du lịch và hành trình khám phá di sản văn hóa địa phương; khám phá Thành phố Sa Đéc bên dòng Sa Giang rực rỡ sắc hoa, hòa cùng không khí nhộn nhịp của làng bột truyền thống trăm năm tuổi; vườn quýt hồng Lai Vung đang vào độ chín, trải nghiệm cảm giác đi Chợ ma của làng nghề dệt chiếu Định Yên. Đã đến Đồng Tháp, du khách không thể không đến thành phố Cao Lãnh- thủ phủ đất Sen hồng, đến viếng khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đây, du khách dễ dàng đến với khu du lịch Xẻo Quýt, khu du lịch Gáo Giồng, khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp hay đến với vườn quốc gia Tràm Chim khu Ramsa còn giữ trọn nét nguyên sơ của vùng Đồng Tháp Mười. Đặc biệt, du khách sẽ được thưởng thức Giọng hò Đồng Tháp ngọt ngào mà sâu lắng....
Với mong muốn có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đến chung vui, thưởng lãm và mang đến những dự tính về các dự án đầu tư tại nơi này trong tương lai gần, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp luôn chú trọng, quan tâm đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư tham gia phát triển du lịch trên địa bàn. Đồng Tháp luôn ý thức đặt mình trong bối cảnh du lịch chung của du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, đặc biệt là sự kết nối giữa TP. Hồ Chí Minh và ba tỉnh tiểu vùng Đồng Tháp Mười, hình thành liên kết Một hành trình ba điểm đến, với tâm thế Mở lòng kết nối, Xây nguồn lực, Khơi nguồn khởi nghiệp, Dựng tương lai. Khởi đầu cho Tuần lễ văn hóa du lịch 2018, Lãnh đạo tỉnh quyết tâm chọn yếu tố văn hóa và tài nguyên bản địa làm khâu đột phá, với khát vọng đưa du lịch Đồng Tháp đứng vào top đầu của du lịch miền Tây trong 10 năm tới.
Hoàng Anh.
|
9Văn hóa
| Đâu đâu trên dải đất hình chữ S này cũng có các nghĩa trang liệt sỹ, nơi để người thân và dân tộc tri ân và mãi nhớ về họ vì đã hy sinh để làm nên dáng hình xứ sở hôm nay.
Cũng chính đạo lý này mà khi làm bất cứ điều gì không ai được phép mạo phạm người đã khuất vì tổ quốc. Nó vừa chạm đến mạch nguồn tâm linh thiêng liêng và còn làm đau lòng thân nhân và những người còn sống.
Nghĩa trang liệt sỹ quận Hà Đông.
Ấy vậy nhưng có một sự kiện đang làm cho nhiều thân nhân liệt sỹ ở Hà Đông trăn trở. Đó là người ta rục rịch triển khai dự án xây dựng cây xăng ngay tại nghĩa trang liệt sỹ Hà Đông.
Nói có sách mách có chứng, trước hết là về mặt cơ sở pháp lý, Hà Nội đã có Quyết định Chủ trương đầu tư cho dự án Trạm cấp phát nhiên liệu Vạn Phúc, ngay sát cạnh nghĩa trang liệt sỹ Hà Đông. Đây là quyết định số 5846/QĐ-UBND ban hành ngày 23 tháng 08 năm 2017. Sau khi có quyết định thì chủ đầu tư tiến hành đo đạc thì người dân và thân nhân liệt sỹ mới biết sẽ có một cây xăng mọc lên ở đây trong tương lai gần.
Khi nghe người dân bày tỏ những tâm tư này, phóng viên đã tận mục sở thị để nhìn và nghe dân nói. Những ngày tháng chạp này nghĩa trang luôn có người đến dâng hoa, dâng hương. Ai cũng nặng nỗi niềm khi trò chuyện với chúng tôi nếu cây xăng kia sẽ được xây dựng tại đây.
Theo quan sát của phóng viên, vị trí xây dựng cây xăng không chỉ sát cạnh nghĩa trang liệt sỹ Hà Đông mà còn rất gần nghĩa trang dân sinh phường Vạn Phúc. Một thân nhân liệt sỹ chia sẻ: Anh nhìn xem gần 200 liệt sỹ ngã xuống trên mọi miền tổ quốc, giờ đang an nghỉ nơi đây. Họ đã không sợ đạn bom, đã ngã xuống vì tổ quốc, chẳng nhẽ đã hy sinh rồi cũng không được yên thân sao?.
Một người khác nói: Ứng xử với liệt sỹ và thân nhân như vậy là không ổn. Chẳng nhẽ lại để các anh linh gần quả bom nổ chậm thế này sao. Các anh thấy đấy, nghĩa trang thì luôn có nhang đèn, hương khói, tôi chưa nói đến sự bất kính mà còn nghĩ đến sự an toàn. Nhỡ chẳng may vì hương khói mà cây xăng bị hỏa hoạn, thì nghĩa trang sẽ bị san phẳng.thật sự tôi không dám nghĩ đến điều này.
Thật vậy, nếu điều này xảy ra thì những ai làm dự án này sẽ mãi là tội đồ của dân tộc này, tội đồ không thể dung thứ vì đã vì quyền lợi mà bất chấp đến cả những mất mát, hy sinh và nỗi đau của người đã khuất lẫn người ở lại.
Chúng tôi mới chỉ bàn đến câu chuyện đạo lý, còn những quy chuẩn an toàn kỹ thuật và quy định của pháp luật trong việc đảm bảo an toàn khi xây dựng các cây xăng sẽ bàn sau. Xin hãy dừng lại khi chưa quá muộn, đừng để các liệt sỹ ở nghĩa trang liệt sỹ Hà Đông thon thót giật mình khi đã về đến nơi an nghỉ cuối cùng vẫn lo lắng, bất an.
Minh Bảo.
|
9Văn hóa
| Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch, Táo quân, vị thần trong coi bếp lại cưỡi cá chép bay về trời để báo lại mọi việc xảy ra trong năm qua. Cùng với việc chuẩn bị mâm cơm, bàn thờ ông Công, ông Táo cũng được các gia đình lau dọn sạch sẽ, tượng ông Táo được thay mới để cầu một năm may mắn, đủ đầy.
Nằm kề bên phố cổ Bao Vinh, đến làng Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà) vào những ngày cận Tết, từ xa tiếng gõ lọc cọc phát ra từ những chiếc khuôn đúc, mùi khen khét của đất sét nung càng rõ rệt hơn. Để làm ra những ông Táo, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn từ chọn đất sét đến tô màu, trang trí...
Để có những bức tượng đúng chuẩn, người làng Địa Linh chọn nguyên liệu làm khuôn từ loại gỗ lim. Khi cho đất vào khuôn đúc phải ép thật chặt để tượng không bị méo. Lấy tượng khỏi khuôn cũng đòi hỏi phải thật khéo.
Sau khi tượng rút bớt nước thì đem phơi. Nếu nắng đẹp, những bức tượng sẽ được phơi khoảng một ngày rồi cho vào lò nung.
Nhưng gặp phải thời tiết mưa nhiều, người dân phải sử dụng quạt để làm khô các bức tượng. Vì nếu như những bức tượng không được khô khi vào lò nung sẽ bị bể.
Xếp tượng vào lò nung rất quan trọng, hơn 1.000 tượng phải sắp xếp thành từng hàng, nhiều lớp trên dưới xen kẽ, giữa các lối cần có khoảng cách để lửa cháy đều, tránh việc nổ hoặc vỡ nát - anh Võ Văn Đức (thợ đúc tượng lâu năm tại làng Địa Linh) chia sẻ kinh nghiệm.
Sau khi nung, những bức tượng ông Táo được người dân vẽ bằng màu rồi rắc bột kim tuyến để trông bắt mắt hơn. Công đoạn này phải đến gần ngày 23 tháng Chạp mới bắt đầu được thực hiện để tượng luôn được mới và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Trước đây, từng có thời gian nghề đúc tượng ông Táo là công việc mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình ở làng Địa Linh, thế nhưng vì nhiều lý do mà đến nay không còn nhiều người gắn bó với nghề. Nhiều người tâm huyết muốn giữ lại nghề lại gặp nhiều khó khăn bởi công việc tuy vất vả nhưng thu nhập rất thấp.
Hiện nay nghề làm tượng ông Táo càng ngày càng có ít người theo. Công việc thức khuya dậy sớm, chỉ làm được dịp cuối năm, công và thu nhập chẳng đáng bao nhiêu nên giờ số gia đình làm tượng ông Táo chỉ còn đếm trên đầu ngón tay - một người thợ trăn trở.
Sau khi tô màu xong các bức tượng sẽ được cho vào bao bì cẩn thận để các tiểu thương đến mua sỉ về bán tại các chợ.
Tượng ông Táo thôn Địa Linh có giá 500-1.500 đồng/tượng. Tượng được bỏ sỉ ở chợ tại Thừa Thiên-Huế và nhiều tỉnh lân cận.
Tượng ông Táo cùng với nhiều sản phẩm thủ công được bày bán nhộn nhịp tại các chợ ở Huế trước ngày 23 tháng Chạp.
NGUYỄN DO.
NGUYỄN DO.
|
9Văn hóa
| Trao bằng Kỷ lục Việt Nam cho chiếc trống độc mộc bằng gỗ sến.
Tuần lễ Văn hóa Du lịch Đồng Tháp năm 2018 với chủ đề Hành trình kết nối Văn hóa phương Nam nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, sản phẩm đặc trưng của Du lịch Đồng Tháp, tạo điểm nhấn và thu hút du khách đầu tư, từng bước thúc đẩy sự phát triển của du lịch, đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi, giải trí cho nhân dân và du khách nhân dịp Tết đến, xuân về.
Tiết mục văn nghệ trong đêm khai mạc.
Ngoài ra, tuần lễ Văn hóa Du lịch Đồng Tháp 2018 mong muốn mang đến cho du khách những cảm xúc trọn vẹn về hành trình khai phá đất phương Nam qua các công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng trong khung cảnh xinh đẹp, hữu tình; những trải nghiệm thú vị về đời sống, sản xuất của cư dân Nam bộ thời xưa; những phút giây lắng đọng lòng mình để nhớ về nguồn cội, tri ân những bậc tiền nhân đã khai mở, bảo vệ, gìn giữ và làm rạng danh vùng đất phương Nam.
Cũng trong dịp này, đại diện Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao quyết định công nhận Kỷ lục Việt Nam cho chiếc trống độc mộc bằng gỗ sến tại KDL Văn hóa Phương Nam. Chiếc trống cao 2,9m, đường kính mặt trống 1,6m, chu vi 6m.
Hướng Dương (T/h).
|
9Văn hóa
| Diện tích chung quần thể kiến trúc công trình của Khu du lịch là 17 ha. Được khởi công vào ngày 30-10-2009 và khánh thành giai đoạn I vào ngày 26-4-2015.
Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam với tổng kinh phí đầu tư trên 600 tỷ đồng với 5 hạng mục chính: Nam phương Linh từ, Đặng tộc Nam phương Linh từ, nhà bảo tàng họ Đặng, nhà bảo tàng Nam bộ và dãy trường lang bao quanh.
Toàn cảnh Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam.
Nam phương Linh từ: Công trình tôn vinh, tưởng nhớ 125 nhân vật lịch sử có công khai hoang, mở cõi, gìn giữ và làm rạng danh vùng đất phương Nam. Nam phương Linh từ diện tích 509m. Nam phương Linh từ đạt 2 kỷ lục Việt Nam: Đền thờ đầu tiên thờ các vị danh nhân có công trong quá trình khai mở, gìn giữ và làm rạng danh đất phương Nam; Đền thờ có nhiều tượng đồng danh nhân lớn nhất về các nhân vật có công thời khai mở đất phương Nam.
Đặng tộc Nam phương Linh từ: Nơi phụng thờ các bậc tiền hiền, hậu hiền tộc Đặng như: Công bộ Thị lang Đặng Nghiêm, Quốc công Đặng Tất, Tể tướng Đặng Dung và cụ tổ Đặng tộc Long Hưng là Thủy sư Đô đốc Đặng Nhân Cẩm...
Trong quần thể kiến trúc còn có Bảo tàng Đặng tộc, nơi gìn giữ, trưng bày di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của họ Đặng Việt Nam.
Đặc biệt, tại Khu Du lịch làng quê Nam bộ được tái hiện cô đọng cách thức sản xuất, sinh hoạt, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của cha ông lúc mới đến đây khẩn hoang, lập ấp.
Làng quê Nam bộ còn là hình ảnh thu nhỏ của một quần thể dân cư theo tiến trình lịch sử hình thành và phát triển trên vùng đất phương Nam thanh bình và trù phú từ nhà cột đến nhà ngói, nhà sàn, đình làng.
Bảo tàng Đất Phương Nam, gồm các nhà trưng bày: Hồ sơ quý hiếm về quy trình, thủ tục đào kinh xáng Lấp Vò Sa Đéc do người Pháp thực hiện vào đầu thế kỷ XX. Hình ảnh và thông tin về 54 dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Các loại nông ngư cụ từ khi cha ông khai hoang, mở cõi trên vùng đất xa xôi này. Hiện vật có giá trị được trục vớt từ những chiếc tàu buôn bị chìm trên vùng biển phía Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII. Các loại tiền của Việt Nam.
Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam vinh dự được UBND tỉnh Đồng Tháp chọn là nơi tổ chức Tuần lễ Văn hóa Du lịch Đồng Tháp sẽ diễn ra vào đầu năm 2018.
MINH QUÂN.
|
9Văn hóa
| Đền thờ Nam Phương Linh Từ, một công trình được xây dựng theo kiến trúc nhà cổ gỗ mới với phong cách nhà rường truyền thống Huế. Ảnh Đỗ Loan.
Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam vinh dự được UBND tỉnh Đồng Tháp chọn là nơi tổ chức Tuần lễ Văn hóa Du lịch Đồng Tháp diễn ra vào đầu năm 2018.
Đây là công trình được khởi công xây dựng từ ngày 30/10/2009 trên diện tích 17 ha, tọa lạc tại xã Long Hưng A, H.Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, với tổng đầu tư 600 tỷ đồng gồm 5 hạng mục chính. Nam phương Linh từ, Đặng tộc Nam phương Linh từ, nhà bảo tàng họ Đặng, nhà bảo tàng Nam bộ và dãy trường lang bao quanh ( tượng trưng cho 5 châu).
Trong đó, điểm nhấn là đền thờ Nam Phương Linh Từ, một công trình được xây dựng theo kiến trúc nhà cổ gỗ mới với phong cách nhà rường truyền thống Huế, mang đậm dấu ấn cung đình triều Nguyễn. Công trình tôn vinh, tưởng nhớ 125 nhân vật lịch sử có công khai hoang, mở cõi, gìn giữ và làm rạng danh vùng đất phương Nam. Nam phương Linh từ diện tích 509m. Nam phương Linh từ đạt 2 kỷ lục Việt Nam: Đền thờ đầu tiên thờ các vị danh nhân có công trong quá trình khai mở, gìn giữ và làm rạng danh đất phương Nam; Đền thờ có nhiều tượng đồng danh nhân lớn nhất về các nhân vật có công thời khai mở đất phương Nam.
Ngoài Nam Phương Linh Từ, nằm trong quần thể công trình này còn có Đền thờ Đặng tộc, Bảo tàng Đặng tộc, Bảo tàng Nam bộ và dãy trường lang bao bọc chung quanh công trình với tổng chiều dài 675 m và 240 cây cột gỗ (tượng trưng cho 5 châu), có 4 hồ nuôi trồng thực vật và các loài thủy sinh (tượng trưng cho 4 biển), có 63 chậu mai vàng (tượng trưng cho 63 tỉnh, thành của Việt Nam) và 54 loài hoa kiểng, cây xanh (tượng trưng cho 54 dân tộc anh em). Trong tổng thể công trình còn có sân đỗ máy bay trực thăng, 2 bãi xe ô tô và sân hành lễ lên đến 3 ha.
Toàn cảnh khu du lịch văn hóa Phương Nam rộng 17ha tại Đồng Tháp.
Hàng năm Khu Du lịch văn hóa Phương Nam tổ chức sự lễ hội theo nghi thức truyền thống vào mùng 8 9 tháng 3 âm lịch, trong đó mùng 8/3 giỗ hội các nhân vật lịch sử đất Phương Nam, mùng 9/3 giỗ tổ Thủy sư Đô đốc Đặng Nhân Cẩm (Thủy tổ của họ Đặng Long Hưng và Phương Nam).
Ngoài tổ chức phục vụ khách tham quan, vãng cảnh, dâng hương tưởng nhớ tiền nhân nơi đây còn có các hoạt động du lịch gồm: tái hiện hoạt động sản xuất lúa nước, liên kết với các nhà vườn lân cận phục vụ nhu cầu tham quan của du khách, tổ chức trò chơi dân gian, ẩm thực, nghỉ dưỡng và bán hàng đặc sản, quà lưu niệm.
Đây là công trình do doanh nhân Đặng Phước Thành (hiện là Chủ tịch HĐQT VINASUN CORP; đồng thời là Chủ tịch danh dự Hội Đồng Đặng tộc Việt Nam) cùng chi tộc Đặng phát tâm công đức xây dựng để tỏ lòng tri ân, tôn vinh sự xả thân của các nhân vật lịch sử vì muốn cho quốc thái dân an, xã tắc đời đời hưng thịnh.
Dưới đây là một số hình ảnh pv ghi nhận tại khu du lịch văn hóa Phương Nam:
Ông Đặng Phước Thành, Chủ tịch HĐQT VINASUN CORP đồng thời là Chủ tịch danh dự Hội Đồng Đặng tộc Việt Nam phát biểu lễ khai trương.
Ngày 24 khu du lịch văn hóa Phương Nam chính thức mở cửa đón khách.
Đường vào Nam Phương Linh Từ.
Nam Phương Linh Từ là công trình tưởng nhớ 125 nhân vật lịch sử có công khai hoang, mở cõi, gìn giữ và làm rạng danh vùng đất phương Nam.
"Cầu ngói Nam phương dẫn lối vào Nam phương Linh từ là kiến trúc đẹp, độc đáo hiếm có ở miền Tây Nam bộ.
Nhiều hoạt động như vẽ thư pháp, vẽ tranh... thu hút người dân tham quan.
Xay lúa, giã gạo, làm bánh, thi nấu ăn.... là các hoạt động điểm nhấn trong buổi khai trương.
Ngoài ra các show diễn văn hóa lúa nước như cày bừa, tát nước, gieo cấy tái hiên cách thức sản xuất lúa nước của cha ông.
Đông đảo người dân xem biểu diễn văn hóa lúa nước.
Đỗ Loan.
|
9Văn hóa
| Ở trong nước đã vậy, người đi nước ngoài càng mong ngóng được về quê ăn tết mỗi khi cuối năm. Nỗi nhớ quê đâu chỉ là được về thăm quê trong thời khắc cuối năm, nó còn là những ý nguyện, hành động làm gì cho quê hương đẹp giàu.
Huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp vừa khánh thánh Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam vào ngày 23-12. Khu du lịch có diện tích 17ha, với vốn đầu tư 600 tỷ đồng. Đây được xem là một khu du lịch hướng về cội nguồn dân tộc khi có khu đền tưởng nhớ bậc tiền nhân đã từng khai hóa đất Nam bộ, có khu thờ dòng họ Đặng và những khu tái hiện đất Nam bộ xưa. Người chủ của khu du lịch là một doanh nhân nổi tiếng tại TPHCM, gốc ở Lấp Vò, Đồng Tháp. Ông đã có nguyện ước về quê hương xây dựng một khu du lịch văn hóa như một hoạt động về nguồn, như một hành động thiết thực nhớ quê xưa.
Người như ông chủ khu du lịch trên luôn nhớ quê hương, đóng góp cho xứ sở nhiều lắm. Họ ở mọi miền đất nước, nhớ quê hương đi lập nghiệp ở xứ xa, thậm chí ở nước ngoài, khi thành đạt, thường nghĩ đến việc xây dựng một công trình gì đó ở quê hương, nơi chôn nhau, cắt rốn như một cách tạ ơn với quê hương, xứ sở; với ông bà, cha mẹ đã sinh ra mình. Người ít thì cũng về xây dựng lại khu mộ cho ông bà cha mẹ, kẻ kha khá thì cũng xây dựng một trường học, một trạm xá, một cây cầu qua sông hay một công trình làm nghĩa cho quê hương.
Nhiều nhà khoa học kiều bào ở nước ngoài về cuối đời thường chọn quay về quê hương. Họ đóng góp trên nhiều lãnh vực, mà ít nghĩ đến chuyện lương bổng, hay lợi ích kinh tế vì nếu chọn vì tiền họ đã ở lại trời Tây. Lý giải vì sao về nước, chỉ có một câu trả lời chung là vì quê cha, đất tổ.
Nỗi nhớ quê nhẹ nhàng nhưng đã khắc sâu vào tâm trí mỗi người Việt Nam và nỗi nhớ này càng da diết khi khí trời đã vào cuối năm. Người trẻ đi xa nhà nhớ cha, nhớ mẹ; người lớn tuổi nhớ quê ngày thơ ấu, nhớ cánh đồng quê, con diều biếc. Nỗi nhớ ấy như là nhớ mẹ hiền với nỗi niềm Quê hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một mẹ thôi. Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người.
THIỆN SƠN.
|
9Văn hóa
| Theo báo Công an nhân dân , sáng ngày 4/2, tại thị trấn An Thới (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ khai trương tuyến cáp treo Hòn Thơm Phú Quốc.
Hình chụp tuyến cáp treo Phú Quốc nhìn từ trên cao xuống biển. Ảnh Báo Công lý.
Tuyến cáp treo Hòn Thơm - Phú Quốc được khởi công xây dựng sáng 4/9/2015. Đây là cáp treo 3 dây vượt biển dài nhất thế giới với chiều dài ấn tượng: 7.899,9m. Cáp treo Hòn Thơm Phú Quốc đã được trao kỷ lục Guinness vượt biển dài nhất thế giới.
Tuyến cáp treo 3 dây này nối liền thị trấn An Thới với đảo Hòn Thơm thuộc huyện đảo Phú Quốc.
Theo báo Công lý , ngày 15/2, tuyến cáp treo sẽ chính thức đi vào hoạt động để phục vụ du khách trong dịp Tết Nguyên đán 2018.
Giá vé người lớn ngoài tỉnh là 500.000đ/vé, trẻ em ngoài tỉnh là 350.000đ/vé. Vé cho người lớn và trẻ em trong tỉnh Kiên Giang được giảm 100.000đ/vé.
Cáp treo Hòn Thơm có 6 trụ, được xây dựng băng qua các đảo Hòn Dừa và Hòn Rỏi, trong đó trụ cao nhất là 160m. Cáp có vận tốc 8,5 m/giây, mỗi cabin chở được 30 khách.
Việc đưa vào sử dụng tuyến cáp treo sẽ thu hút thêm nhiều khách du lịch đến Phú Quốc tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của đảo Phú Quốc từ trên cao.
Phương Nhi (t/h).
|
9Văn hóa
| Ngay từ những ngày đầu tháng Chạp âm lịch, các lãnh đạo nhà nước ta đã thân chinh đi khắp các địa phương trong cả nước, đến những vùng núi rừng xa xôi, khó khăn,... để chúc Tết, tặng quà, động viên đồng bào và chiến sỹ. Sự quan tâm đó mang lại ấm áp nghĩa tình và cái Tết truyền thống càng có ý nghĩa hơn. Đúng là Tết đã đến trước ở những nơi này.
Năm nay, đặc biệt là Công đoàn các cấp, từ Trung ương đến cơ sở, từ ông Chủ tịch Liên đoàn lao động Việt Nam đến các cán bộ công đoàn ở tất cả các địa phương trong nước đều hướng tới với sự sẻ chia sâu sắc với người lao động, coi họ là vốn quý nhất và có nghĩa vụ và trách nhiệm chăm lo đến đời sống người lao động, nhất là dịp Tết đến, xuân về. Hàng trăm nghìn suất quà đón Tết đã đến tay những người lao động. Không chỉ thế, Công đoàn ở một số nơi có khu công nghiệp đã lo lắng, cung cấp tiền nong, vé xe để mọi người xa quê được sum họp gia đình. Những ai không về quê được hoặc vì nhiệm vụ mà phải ở lại thì đã được chuẩn bị sẵn sàng vật chất và tinh thần cho một cái Tết xa nhà ấm áp tình người.
Những ngày này, âm hưởng chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam còn vang vọng trong tâm tưởng nhiều người và đó là món quà tinh thần làm không khí đón xuân càng thêm phấn khởi. Không chỉ có thế, tác động tích cực từ chiến thắng của đội bóng lên xã hội còn ở các khía cạnh khác.
Thủ tướng Chính phủ vừa trao cho hai Bộ trưởng món quà mà ông nhận từ đội tuyển U23 với quả bóng và chữ ký của toàn đội để bán đấu giá làm từ thiện, giúp người nghèo vui Tết. Đó thực sự là một nghĩa cử nhiều ý nghĩa.
Mới đây, quả bóng có chữ ký của đội U20 ở Cup vô địch châu Á, có chữ ký của nhiều cầu thủ trong đội U23 hiện tại đã được mang ra bán đấu giá và kết quả thật bất ngờ là gần 3 tỷ đồng thu lại từ quả bóng này. Số tiền đó giúp cho bao nhiêu người người nghèo có một cái Tết đầy đủ, ấm áp. Sức mạnh của bóng đá không chỉ ở ý nghĩa tinh thần!
Đào mai và các sản vật núi rừng đang xuống phố, ngược chiều là những chuyến xe mang nặng quà Tết và tấm lòng thiện nguyện đến với bà con dân tộc vùng núi, vùng cao. Chủ trương không để một ai không có Tết đã trở thành hiện thực, thấm sâu vào suy nghĩ, hành động của mỗi con người. Đây không là chuyện nhường cơm, xẻ áo trong lúc khó khăn mà là thời điểm để thể hiện tấm lòng và sự sẻ chia trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Động thái này không chỉ đơn thuần là một nghĩa cử thiện nguyện mà là mang lại niềm vui cho người khác chính là niềm vui của mình, như thế, niềm vui càng nhân lên gấp bội.
Mùa xuân đang đến rất gần và Tết đã đến sớm với những người được cả xã hội quan tâm. Đó thực sự là những cánh én báo hiệu một mùa xuân tươi đẹp!
Khánh An.
|
9Văn hóa
| Anh Nguyễn Hữu Hà (Khoái Châu, Hưng Yên) người tạo ra những cây chanh bonsai cho biết giống chanh này có nguồn gốc từ Úc và Mỹ cho hoa, quả quanh năm. Trong dịp Tết, anh bán ra khoảng 1.300-1.500 chậu, mỗi chậu có giá từ 2-60 triệu đồng và tổng thu nhập trong dịp này khoảng 7,5 tỷ đồng.
Chanh bonsai. Ảnh: VnExpress.
Được biết, cây có đủ hoa, lá, nụ non, quả xanh, quả chín là những yếu tố mà người chơi cây cảnh Tết rất ưa chuộng, nó đại diện cho sự đầy đủ, sinh sôi và sức sống căng tràn của cây cỏ mùa Xuân.
- Clip thu 7,5 tỷ đồng dịp Tết Nguyên đán từ chanh bonsai - VnExpress.
|
9Văn hóa
| Trái bóng có chữ ký của các thành viên U20 Việt Nam dự World Cup U20 đang vừa khoác áo U23 Việt Nam được bán đấu giá thu về 2,8 tỷ đồng cho quỹ thiện nguyện.
Trái bóng chính thức của VCK World Cup U20 diễn ra tại Hàn Quốc năm 2017, với đầy đủ chữ ký của cả từ HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn đến thủ môn Bùi Tiến Dũng, Quang Hải, Văn Hậu, Đình Trọng vốn dĩ là một món quà lưu niệm mà ông Tuấn con tặng cho một người bạn.
Khi VCK U23 Châu Á đang diễn ra, được sự đồng ý và ủng hộ của cựu HLV trưởng U20 Việt Nam, chủ nhân trái bóng tặng lại cho Quỹ Nam Phương Foundation để đấu giá thiện nguyện.
MC Trấn Thành chốt phiên đấu giá với con số 1 tỷ đồng cho trái bóng.
Phát động đấu giá từ ngày 23.1 với mức giá khởi điểm là 4 triệu đồng. Sau 6 ngày đấu giá online, trái bóng được đặt giá 25 triệu đồng. Điều không ai ngờ tới đã xảy ra một cách vô cùng kỳ diệu trong đêm Gala Social 100 diễn ra ngày 29.1 vừa qua, ở phiên đấu giá off-line cuối cùng, trái bóng ghi dấu nhiều tuyển thủ U20 đang khoác áo U23 Việt Nam đã cán đích gần 2 tỷ đồng.
Người thắng cuộc đấu giá là ông Phạm Tấn Nghĩa, Chủ tịch hệ thống trường Anh văn Hội Việt Mỹ, khiến MC Trấn Thành phải rung chuông quyết định phiên đấu ở mức giá 1 tỷ đồng.
Điều đặc biệt, vì muốn có thêm các nguồn quyên góp, ông Nghĩa đã nhượng trái bóng lại cho người về nhì là ông Don Lam - TGĐ Vina Capital, với mức giá bám sát là 800 triệu đồng.
Rất ý nghĩa khi trái bóng có chữ ký của các thành viên U20 Việt Nam đóng góp cho Nam Phương Foundation số tiền 2,8 tỷ đồng.
Điều thú vị là trong phiên đấu giá quy tụ 100 doanh nhân, nghệ sỹ nổi tiếng này, có nhiều doanh nhân người nước ngoài đã ra giá rất cao cho trái bóng. Họ đã tỏ ra vô cùng phấn khích khi biết đó là trái bóng có chữ ký của những tuyển thủ đã trải qua trận tuyết chiến Thường Châu. Cũng chính một doanh nhân nước ngoài đã tạo nên "bước ngoặt kinh điển" cho phiên đấu giá khi 2 lần ra giá 100 triệu và 500 triệu.
Và điều đặc biệt chưa hết khi ông Nguyễn Thanh Trung - Chủ tịch Tôn Đông Á - một người cũng tham gia đấu giá đã ủng hộ thêm 1 tỷ đồng cho Nam Phương Foundation với mong muốn sẽ nhiều hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ ở dịp Xuân Mậu Tuất.
HLV Hoàng Anh Tuấn rất tự hào với những gì món quà tặng của U20 Việt Nam mang lại. Ảnh: M.T.
Như vậy, trái bóng lịch sử đã mang lại 2,8 tỷ đồng, số tiền vô cùng ý nghĩa đối với các hoạt động của quỹ trong năm 2018.
Nam Phương Foundation là tổ chức thiện nguyện hoạt động được 4 năm với tiêu chí duy nhất là Kiến tạo nhịp cầu, xây được hàng chục cây cầu ở các vùng sâu vùng xa, nơi trẻ em thường dễ gặp tai nạn sông nước.
Hoạt động của quỹ minh bạch, công khai và tất cả những số tiền quyên góp được đều được sử dụng trọn vẹn cho việc xây cầu. Chính vì sự trong sáng ấy của đã có rất nhiều người nổi tiếng sẵn sàng làm đại sứ thiện nguyện cho quỹ mà điển hình là đạo diễn Phillip Noyce.
C.A.P.
|
9Văn hóa
| Cáp treo Hòm Thơm chính thức khai trương và đón nhận kỷ lục.
Cáp treo Hòn Thơm (CTHT) có tổng chiều dài 7.899,9m, nối thị trấn An Thới qua các đảo Hòn Rỏi, Hòn Dừa tới Hòn Thơm. Với chiều dài này, CTHT được Tổ chức Guinness trao chứng nhận Cáp treo dài nhất thế giới ngay trong ngày khai trương.
CTHT, gồm 2 nhà ga, 6 trụ cáp. Trong đó trụ lớn nhất T4 có chiều cao 174m. Cáp có 69 cabin, mỗi cabin có sức chứa 30 khách, vận hành ở vận tốc tối đa đạt 8,5m/s, CTHT rút ngắn thời gian di chuyển của du khách từ An Thới tới Hòn Thơm xuống còn 15 phút thay vì 30 phút di chuyển bằng cano trên biển. Trên các cabin đều có wifi, hệ thống điện chiếu sáng ban đêm.
CTHT sử dụng công nghệ cáp treo 3 dây nên vận hành không rung lắc, cũng không cần đến hệ thống cứu hộ thông thường. Trường hợp thời tiết xấu, hệ thống sẽ tự động ngưng hoạt động, và phát thông báo cho hành khách biết.
Ngoài cáp treo, nhiều dịch vụ và trò chơi trên biển mới được đưa vào khai thác tại Sun World Hon Thom Nature Park trong giai đoạn đầu như kéo dù, phao chuối, lặn ngắm san hô, đi bộ dưới đáy biển, kayak.
Lục Tùng.
|
9Văn hóa
| Phiên chợ đặc biệt diễn ra vào sáng 4-2 tại BV quận Thủ Đức, TP.HCM. Khi đến phiên chợ này, với mỗi phiếu mua hàng trên tay, mỗi bệnh nhân nghèo được lựa chọn bảy mặt hàng với giá chỉ 0 đồng.
Các mặt hàng gồm có những món ăn truyền thống mang hương vị Tết như bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng. Ngoài ra, còn có những mặt hàng phục vụ ngày Tết như dầu ăn, nước ngọt, bánh kẹo, gạo, quần áo, trái cây...
Đây là hoạt động do BV quận Thủ Đức phối hợp với các nhà hảo tâm thực hiện nhằm giúp khoảng 300 bệnh nhân khó khăn đang điều trị tại bệnh viện sắm sửa cho dịp Tết. Đến với phiên chợ Tết 0 đồng, bệnh nhân còn được thưởng thức những tiết mục ảo thuật do nhà ảo thuật gia nổi tiếng Hoàng Nghiêm biểu diễn.
Sau đây là một số hình ảnh tại phiên chợ đặc biệt này:
Hai anh em ruột Dương Thế Đông và Dương Thế Tây đang điều trị tại bệnh viện vui đùa chờ phiên chợ khai mạc.
Ảo thuật gia Hoàng Nghiêm biểu diễn các tiết mục thú vị cho bệnh nhân xem.
Mặt hàng bánh chưng bánh tét được nhiều bệnh nhân lựa mua.
Bánh chưng, bánh tét gợi nhớ hương vị ngày Tết.
Một khách hàng hớn hở lựa mền.
Với mỗi phiếu mua hàng, bệnh nhân được lựa bảy mặt hàng với giá 0 đồng.
Các chị em bế theo con nhỏ đi chợ Tết.
Một cụ ông mua những gói mì tôm ăn gọn nhẹ ngày Tết.
Quay số trúng thưởng tại phiên chợ.
Gian hàng thư pháp của bạn Võ Hoàng Nguyên, học sinh lớp 8 trường THCS Bình Thọ, Thủ Đức.
Phiên chợ cũng bán đấu giá tranh để gây quỹ giúp bệnh nhân khó khăn.
Một nhà hảo tâm ủng hộ xe lăn cho BV Quận Thủ Đức.
HOÀNG LAN.
|
9Văn hóa
| Vườn hoa ở khu phố Phước Hậu 3, phường 9, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) hút khách vì vẻ đẹp quyến rũ - Ảnh: Đức Huy.
Ở Phú Yên để có vườn hoa đẹp, quyến rũ như Đà Lạt là rất hiếm. Thế nhưng, một nông dân ở TP.Tuy Hòa đã trồng thành công một giống hoa Đà Lạt với đủ loại sắc màu. Và chính vì vẻ đẹp của nó khiến nhiều người mê chụp ảnh tìm đến đây.
VIDEO: Du khách kéo về vườn hoa gây sốt.
Du khách mê chụp ảnh tìm đến vườn hoa để chụp ảnh - Ảnh: Đức Huy.
Vì lý do tế nhị nên chủ nhà vườn đề nghị phóng viên Thanh Niên đừng nêu tên mình. Theo lời chủ nhà vườn, giống hoa này thực sự đã được nhiều nhà vườn ở TP.Tuy Hòa trồng. Tuy nhiên, cây không phát triển nhiều, hoa nhỏ nên không đẹp lắm. Cách đây 4 năm, chủ nhà vườn này đã chăm sóc và phát hiện ra công thức bón phân cho cây nên cây mới phát triển nhanh và ra hoa đẹp mắt. Hoa chỉ phát triển trong thời gian giữa mùa đông với mùa xuân, đến khi gió tây nam (hay còn gọi là gió Lào) thì cây chết ngay.
Một bé gái làm dáng trước vườn hoa đẹp - Ảnh: Đức Huy.
Tết năm nay, chủ vười này trồng vài ngàn chậu. Hoa này trồng treo trên giàn được làm bằng cây tre cách mặt đất chừng 1,5m. Nhờ sự chăm sóc tốt nên vườn hoa khá đẹp, quyến rũ. Giá mỗi chậu hoa từ 80.000-100.000 đồng. Khách đến đây chụp ảnh, rồi chọn cho mình một chậu hoa đẹp ưng ý mua về. Chị Phượng ở TP.Tuy Hòa (Phú Yên) nói: Đưa gia đình đến xem hoa và mua hoa tết. Hoa ở đây rất là đẹp và rất phong phú. Ở đây mình xem hoa thoải mái, có rất nhiều hoa đẹp. Hồi giờ chưa thấy vườn hoa nào như thế này. Rất thú vị.
Sau khi chụp ảnh thỏa thích thì du khách chọn và mua hoa đem về nhà - Ảnh: Đức Huy.
Để những chậu hoa luôn đẹp, nhà vườn này luôn phải túc trực từ 3-4 lao động để chăm sóc, cắt tỉa cành. Chính vì thế, các chậu hoa luôn rực rỡ. Và điều đó làm cho vườn hoa này có sức hút mãnh liệt hơn. Theo chủ vườn, mỗi ngày có đến hàng trăm người khắp nơi tìm đến để chụp ảnh. Vì lo sợ hư hoa nên chủ vườn cũng hạn chế khách đến. Tuy nhiên, vì khách quá đam mê nên chủ vườn không đành lòng từ chối khách. Khách đến chụp ảnh, rồi đăng trên mạng xã hội nên khiến vườn hoa trở nên càng nổi tiếng. Và thế là nhiều người lại tìm đến đây để chụp ảnh.
Chị Ngọc Quý ở huyện Phú Hòa (Phú Yên) tâm sự: Trên mạng xã hội dạo gần đây đang râm ran về vườn hoa làng mình. Em thấy đẹp cho nên đến đây chụp hình. Diện tích vườn hoa khá là lớn nên chụp hình đẹp lắm.
Nhìn thấy vườn hoa đẹp, nhiều du khách đã nghĩ ra ý tưởng làm du lịch từ những vườn hoa của nông dân. Đây là tiềm năng du lịch cho Phú Yên của chúng ta. Em nghĩ là, chúng ta nên tạo nhiều vườn hoa như thế này. Ví dụ như ở các tỉnh khác người ta trồng hoa anh đào hoặc là hoa hướng dương, thậm chí hoa cải cũng rất là đẹp. Như thế sẽ có nhiều địa điểm cho du khách tới tham quan và chúng ta có thể bán những chậu hoa như thế này, chị Ngọc Quý chia sẻ.
Để có chậu hoa đẹp thì phải thường xuyên cắt tỉa cành, bỏ đi hoa tàn - Ảnh: Đức Huy.
Theo chủ nhà vườn này, một chậu hoa đẹp là phải tròn, cây vươn mạnh ra ngoài chậu và hoa phải lớn, màu sắc đậm. Vì thế, nhà vườn phải thường xuyên chăm cây, thay đổi hướng chậu sao cho thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.
Đức Huy.
Đức Huy.
|
9Văn hóa
| Anh Nguyễn Định (đường vòng Lâm Viên, phường 8, TP.Đà Lạt) đang tất bật làm các hộp quà tết từ các loại rau, củ, quả sạch do gia đình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và chứng nhận chất lượng rau củ quả an toàn.
Anh Nguyễn Định bên những hộp quà Tết làm từ rau, củ, quả của mình.
Mỗi hộp quà gồm nhiều loại nông sản như: Dưa hấu pepino, cà chua beef, cà chua socola, ớt sừng, ớt chuông, dưa leo Hà Lan, dưa leo baby, củ cải đỏ, bắp cải và su hào tím... Mỗi hộp quà như vậy có trọng lượng 8kg, giá từ 400.000 - 450.000 đồng. Để phù hợp với điều kiện và sở thích khác nhau của khách hàng, anh Định còn làm loại quà nhỏ hơn là 5kg, giá khoảng 200.000 - 300.000 đồng. Hiện, mỗi ngày trang trại của anh Định nhận được vài chục đơn hàng, dự kiến sẽ bán 600 hộp quà trong dịp Tết này.
Bên trong những giỏ quà tết sạch là những cà chua beef, dưa pepino, ớt sừng, ớt chuong, dưa leo Hà Lan...
Cũng như anh Định, trang trại của anh Nguyễn Đức Huy (số 9C Lữ Gia, phường 9, TP Đà Lạt) dự kiến tung ra thị trường khoảng 1.000 hộp quà Tết. Anh Đức cho biết: "Năm ngoái, tôi mới thử nghiệm đã bán được số lượng lớn nên nay quyết định gói trên 1.000 giỏ quà đưa ra thị trường, chủ yếu bán tại Đà Lạt và TP. Hồ Chí Minh, khách hàng chính là nhân viên của các cơ quan, doanh nghiệp mua để biếu Tết".
Anh Huy tự tay gói những hộp quà tết từ các loại rau, củ, quả đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Giống như anh Định, giỏ quà của anh Huy cũng gồm nhiều loại rau, củ, quả, như: Khoai tây, củ dền, bí ngòi, xà lách thủy canh, xú tím, xu xu, cải tím, cà chua bi, cà chua socola... Mỗi hộp quà khoảng 6kg, giá bán từ 400 - 500 nghìn đồng.
Các loại rau, củ, quả để gói quà tết của anh Nguyễn Đức Huy.
Tết này bên cạnh những giỏ quà bánh kẹo, rượu vang, người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn với những giỏ quà an toàn, độc đáo làm quà biếu. Đối với các nhà vườn Đà Lạt, làm giỏ quà tết từ rau, củ, quả sạch cũng là cách nâng cao giá trị nông sản, góp phần quảng bá sản phẩm và hình ảnh địa phương.
Vì đã làm trước nên anh Huy rất chú trọng mẫu mã, tạo được điểm nhấn ấn tượng cho sản phẩm của mình.
Văn Long.
|
9Văn hóa
| Đức Huy.
|
9Văn hóa
| Bộ quà Tết W-Gourmet bao gồm món mặn, món ngọt truyền thống được biến tấu mới , vừa đảm bảo giá trị dinh dưỡng, vừa mang đến hương vị thơm ngon, có lợi cho sức khỏe.
Bộ quà gồm 40 món ăn ngày Tết như bánh chưng, lạp xưởng, bắp bò ngâm cùng các loại trà mứt, bánh trái với công thức mới.
Món bắp bò ngâm quen thuộc của người Việt thêm chút phá cách với dầu ô liu và vị sả cay nồng, để lại trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Tôm sò điệp sốt X.O với nước sốt hảo hạng được chế biến từ hải sản khô và các gia vị cay như ớt, hành, tỏi có nguồn gốc từ Hong Kong (Trung Quốc). Mùi thơm đặc trưng từ sốt X.O kết hợp cùng vị ngọt dai thấm trong từng thớ thịt của tôm, sò điệp, tạo nên điểm nhấn cho thực đơn ngày Tết.
Ô liu xanh ngâm mù tạt cũng được nhiều người dùng ưu ái lựa chọn trong bộ quà Florescent (Nở rộ). Món ăn thích hợp dùng làm khai vị cùng salad hoặc các loại thịt để chống ngán Vị tự nhiên của quả ô liu rất cay và đắng, nên cần xử lý bằng cách ngâm lâu trong mù tạt.
Mứt xoài vàng ươm bao phủ lớp chocolate thơm phức cùng độ ngọt vừa phải là món ngọt lý tưởng cho bàn trà đầu năm.
Không chỉ dừng lại ở việc biến hóa tinh tế trong món ăn, bộ quà Florescent của W-Gourmet còn có thiết kế hiện đại và sang trọng bắt mắt. W-Gourmet cùng đội ngũ thiết kế đã khắc họa nên bức tranh mùa xuân tao nhã, tươi sáng với sự hòa quyện giữa đường nét truyền thống cùng nét phá cách của layout hiện đại với đóa diên vĩ, nụ hồng và cành mẫu đơn. Bộ quà có giá dao động từ 700.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng với set 4 hộp và 6 hộp tiêu chuẩn.
W-Goumet là thương hiệu chuyên kinh doanh các loại thực phẩm chế biến sẵn chất lượng cao do đội ngũ đầu bếp thuộc tập đoàn PQC - đơn vị chủ quản của trung tâm hội nghị White Palace, GEM Center, nhà hàng The LOG và YOs thực hiện. Độc giả có thể xem chi tiết sản phẩm vui lòng tham khảo tại www.wgourmet.com.vn. Khách hàng cũng có thể mua sản phẩm Trung tâm hội nghị White Palace (194 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM) - 0981622999 hoặc GEM Center (8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM) - 0981662999.
Giang Hoàng Nhơn.
|
9Văn hóa
| Thế nhưng, có không ít bạn trẻ đã đăng trên mạng xã hội vượt quá giới hạn, thậm chí vi phạm pháp luật. Những bức ảnh một nhóm bạn trẻ đứng treo lơ lửng trên một mỏm núi, không có bất kỳ phương tiện, dụng cụ bảo hộ nào xuất hiện trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận giật mình là một ví dụ. Hay, cuối tháng 2-2017, một số phương tiện truyền thông đưa tin hai chàng trai phượt từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội trong vòng 28 giờ, chỉ một người chạy xe với vận tốc rất cao, có lúc lên tới 126 km/h khiến dư luận... hết hồn. Với vận tốc đó, không chỉ vi phạm Luật Giao thông đường bộ, mà còn có thể gây ra tai nạn giao thông cho bản thân và những người xung quanh.
Đi du lịch là niềm vui của mọi người. Thế nhưng, đừng vì thích thể hiện, muốn nổi tiếng trên mạng xã hội mà bất chấp luật pháp, văn hóa và những nguy hiểm tiềm ẩn kẻo có lúc hối hận thì đã muộn rồi.
NGUYỄN HOÀNG DUY (Nguyễn Chí Thanh, phường 9, quận 5, TP Hồ Chí Minh).
|
9Văn hóa
| Sáng 5/2, du khách và người dân Hà Nội bất ngờ khi thấy 12 con thiên nga đen và trắng được quây lưới nhốt phía sau đền Ngọc Sơn (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đây là lần đầu tiên loài chim thường sinh sống ở khu vực ôn đới xuất hiện ở hồ Hoàn Kiếm. Đây cũng là loài được coi có vẻ đẹp hoàn mỹ nhất trong các loài chim và được đưa vào nghệ thuật múa ballet như một hình mẫu hoàn hảo.
Thiên nga được thả tại hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: H.Quang.
Được biết, đây là chủ trương của Công ty Thoát nước Hà Nội. Sau khi hoàn thành việc nạo vét và bổ sung nước hồ Hoàn Kiếm, đơn vị thả thử nghiệm thiên nga ở góc hồ và quây lưới nhằm tạo điểm nhấn để du khách và người dân tham quan, chiêm ngưỡng.
"Công ty xin ghi nhận mọi ý kiến đóng góp của người dân và du khách. Nếu việc thả thiên nga không phù hợp, chúng tôi sẽ dừng thí điểm. Trong trường hợp phần đông ý kiến đồng tình để tạo cảnh quan và làm đẹp cho hồ thì đơn vị tiếp tục thả và nhân rộng", lãnh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội giải thích.
Thiên nga thả ở hồ Hoàn Kiếm có xuất xứ từ nước Bỉ. Ảnh: H.Quang.
Theo GS Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam, loài thiên nga được thả xuống hồ là loài thiên nga có nguồn gốc từ nước Bỉ. Giá thành khoảng 20 triệu đồng/con, nguồn vốn cho việc này được huy động từ nguồn xã hội hóa. Hai loại thiên nga chính là thiên nga trắng và thiên nga đen.
"Nếu thí điểm phù hợp, các đơn vị có khả năng sẽ đề nghị tăng số lượng lên 50 con và có thể thả ở những hồ nước khác trong không gian phù hợp, ông Dũng nói.
Thảo Nguyên.
|
9Văn hóa
| Thiên nga được thả ở Hồ Gươm - ảnh: Otofun.
Theo đó, 10 con thiên nga đen và trắng đã được quây lưới thả phí sau đền Ngọc Sơn. Việc này nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân, nhưng nhiều người khác lại cho rằng, Hồ Gươm đã gắn liền với cụ rùa và việc thả thiên nga là không phù hợp.
Thế thì từ nay không gọi là hồ Hoàn Kiếm nữa mà gọi là hồ Thiên nga luôn một người nói.
Nếu dư luận ủng hộ, Hà Nội sẽ thả thêm thiên nga xuống hồ Hoàn Kiếm - ảnh: Otofun.
Nhiều người cũng lo ngại, việc quá nhiều người tò mò với thiên nga sẽ gây mất an toàn cho loài vật này, thậm chí có người còn lo thiên nga sẽ bị câu trộm.
Theo lãnh đạo công ty Thoát nước Hà Nội, sau khi hoàn thành việc nạo vét và bổ sung nước Hồ Gươm, đơn vị thả thử nghiệm một vài cặp thiên nga ở góc hồ để tạo điểm nhấn để du khách và người dân tham quan, chiêm ngưỡng. Nếu dư luận thích thú, tán thưởng thì tiếp tục nghiên cứu thả thêm, còn nếu nhiều người góp ý cho rằng việc thả thiên nga không phù hợp thì sẽ dừng thí điểm.
Ngoài ra, đại diện Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, việc thả thiên nga ở hồ Hoàn Kiếm đã được các chuyên gia Hội các ngành sinh học Việt Nam ủng hộ.
Xuân Hưng.
|
9Văn hóa
| Sáng nay, bầy thiên nga vừa được thả xuống hồ Hoàn Kiếm, hiện đang được chăm sóc trong khuôn viên đền Ngọc Sơn.
Đàn thiên nga 12 con gồm 2 loại: 7 con thiên nga đen và 5 con thiên nga trắng. Theo quan sát, Thiên nga đen có màu đen hoàn toàn, ngoại trừ vài lông trắng trên cánh, mỏ hồng đậm, đặc biệt có cổ rất dài, chân màu ghi đen. Còn Thiên nga trắng sở hữu bộ lông trắng muốt, mỏ màu cam và có viền đen.
Đây là chủ trương của công ty Thoát nước Hà Nội. Sau khi hoàn thành việc nạo vét và bổ sung nước Hồ Gươm, đơn vị thả thử nghiệm thiên nga ở góc hồ và quây lưới nhằm tạo điểm nhấn để du khách và người dân tham quan, chiêm ngưỡng.
Lãnh đạo công ty thoát nước Hà Nội Hà Nội cho biết: "Công ty xin ghi nhận mọi ý kiến đóng góp của người dân và du khách, trường hợp phần đông ý kiến đồng tình để tạo cảnh quan và làm đẹp cho hồ thì đơn vị tiếp tục thả, nhân rộng.
Ngay khi vừa được thả xuống, bầy Thiên nga đã thu hút sự chú ý của nhiều du khách.
TRẦN HUYỀN (tổng hợp).
|
9Văn hóa
| Chị em phụ nữ phải thức sớm, khéo léo, tỉ mỉ vắt cá khoai phơi khô.
Mùa phơi cá khô khoai vào vào mùa nắng ở Nam bộ, từ những tháng cuối năm này đến tháng Giêng năm sau. Những ngày cận Tết, cửa biển Cái Đôi Vàm (Phú Tân, Cà Mau) đượm mùi cá khô khoai từ sân phơi đến cảnh mua bán. Mùi nướng cá khô khoai có sức níu chân người.
Đặc sản Cá khô khoai Cái Đôi Vàm được chứng nhận nhãn hiệu tập thể làm cho bà con ngư dân bắt tay vào vụ hăng say, nguồn thu nhập khá lớn từ bà con ngư dân khai thác biển khơi đến lao động trên đất liền. Với 230 tàu khai thác biển của bà con ngư dân cộng với phương tiện của các tỉnh, cửa biển Cái Đôi Vàm cung cấp thị trường hàng trăm tấn cá khô khoai.
Bà Lê Thị Nga, GĐ HTX Hương Biển chuyên sản xuất các loại khô biển nói: Nghề phơi cá khoai làm khô rất phổ biến ở các cửa biển. Nhưng không đâu nổi tiếng, có chất lượng tươi ngon như Cái Đôi Vàm.
Cá khô khoai ở Cái Đôi Vàm nức tiếng nhờ cá khoai nguyên liệu còn tươi, khai thác ngư trường biển Tây Nam, chở thẳng vô bán cho vựa cá khô ngay cửa biển. Cá khoai còn tươi, xả nước để giảm độ mặn, phơi nắng tự nhiên nên thịt khô cá khoai ngọt, thơm, không phẩm màu. Khô cá khoai nướng lên, chấm mắm me là vừa ăn- bà Nga bật mí.
Cá khô khoai có thể trữ lâu, vận chuyển đi xa, để dành lai rai dài dài. Nếu được tận hưởng món cá khoai tươi với vô số món chiên giòn, nấu cháo, lẩu mắm thì không chê vào đâu được!
Sân phơi cá khô khoai của gia đình ông Nguyễn Văn Thương, khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, có hàng chục lao động. Chị em phụ nữ chân yếu tay mềm nên khéo léo xỏ xương quai hàm cá khoai, vắt lên sào, được trả công 150.000đ/buổi. Còn đàn ông con trai mạnh tay mạnh chân đưa sào lên cao đón nắng, đón gió tự nhiên cũng được trả công 300.000đ/ngày.
Dịp năm hết, tết đến, hơn chục cơ sở phơi khô khoai ở cửa biển Cái Đôi Vàm cho ra hàng trăm tấn cá khô khoai. Cá khoai bó, vài chục ký/bó, vận chuyển đi xuống tàu, lên xe đi bán Tết. Cứ khoảng 8-10 kg cá tươi, phơi được 1 kg cá khô khoai, giá dao động từ 250.000- 450.000đ/kg tùy kích cỡ lớn nhỏ.
Mùi cá khô khoai nướng có sức quyến rũ lạ lùng. Vô tình hít phải mùi thoang thoảng, chắc phải tìm đến để cùng bạn bè đưa cay bia, rượu ngày Tết khi tiết trời lành lạnh chuyển sang xuân.
Nguyễn Tiến Hưng.
|
9Văn hóa
| Những ngày gần dây trên phố Lý Thường Kiệt - Phan Chu Trinh người dân đi qua không khỏi bất ngờ trước những hình vẽ không những đẹp mà rất lạ trên thân bot điện.
Việc vẽ tranh lên lớp vỏ các bốt điện được thực hiện bởi một nhóm các bạn trẻ tình nguyện.
Theo chia sẻ của nhóm thực hiện, khi chứng kiến các bốt điện bị bôi bẩn, dán quảng cáo bừa bãi, nhóm đã nảy ra ý tưởng vẽ tranh để góp phần thay đổi mỹ quan đường phố.
Nội dung tranh vẽ chủ yếu là thiên nhiên, hoa lá với màu sắc khá đẹp mắt.
Khác với những hình vẽ dạng graffiti tùy tiện, tranh đường phố được ủng hộ khi sử dụng đúng chỗ, đảm bảo chất lượng nghệ thuật.
Một số du khách nước ngoài hiếu kì cũng chụp ảnh lưu lại hình ảnh này.
Được biết, màu vẽ được sử dụng không gây độc hại với môi trường.
Các nét vẽ được thực hiện tỉ mỉ, màu sắc sinh động. Việc vẽ tranh nghệ thuật đường phố một cách hợp lý sẽ góp phần hạn chế nạn bôi bẩn bằng quảng cáo, rao vặt bừa bãi.
Sau khi các bốt điện được "thay áo mới", đoạn phố Phan Chu Trinh - Lý Thường Kiệt trở nên sáng đẹp hơn.
Những bốt điện xám xịt, bỗng nhiên được làm mới trở thành các tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống trên tuyến phố trung tâm của Thủ đô.
Dự kiện sắp tới việc vẽ tranh lên bốt điện cũ sẽ tiếp tục được thực hiện trên một số tuyến phố khác như Tràng Tiền, Ngô Quyền, Hàng Khay...
Nhập mô tả ảnh.
Minh Khánh.
|
9Văn hóa
| Nhằm tạo sự thay đổi về cách tiếp cận với người tiêu dùng, năm nay một số nông dân Đà Lạt đã tận dụng lợi thế về nông sản công nghệ cao của địa phương để giới thiệu đến người tiêu dùng trong cả nước những giỏ quà Tết đặc biệt, có một không hai.
Theo đó, những loại nông sản sạch đặc trưng của Đà Lạt, như rau xà lách thủy canh, cà chua, dâu tây, dưa pepino, khoai lang mật, su hào tím... được những gia đình, doanh nghiệp đóng gói đẹp mắt vừa làm quà tặng, vừa có thể chế biến thành món ăn trong dịp Tết.
Trong đó, loại giỏ xách tay, phù hợp với khoảng cách di chuyển gần và loại đóng vào hộp giấy cứng để thích hợp với vận chuyển đi xa.
Các giỏ quà Tết nông sản độc lạ sẽ được tung ra thị trường TP HCM, Đà Nẵng, Hà Nội và các tỉnh miền Trung dịp Tết cổ truyền 2018.
Với hình thức đa dạng, mẫu mã đẹp và chất lượng nông sản tốt, bước đầu sản phẩm đã tạo được sự lạ lẫm, gây tò mò, thích thú với du khách ghé thăm Đà Lạt dịp này. Nhiều người đã mua về làm quà tặng người thân, đồng thời hứa hẹn sẽ tiếp tục đặt hàng làm quà tặng dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Việc biến những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Đà Lạt thành giỏ quà biếu, tặng ngày Tết không chỉ tạo ra sản phẩm mới, lạ, độc đáo mà còn nâng cao được giá trị nông sản Đà Lạt, tăng doanh thu cho người sản xuất. Giỏ quà Tết bằng nông sản Đà Lạt có giá bán từ 180.000 - 500.000 đồng/giỏ tùy thuộc vào số lượng nông phẩm và nhu cầu của riêng người tiêu dùng.
Những giỏ quà Tết bằng nông sản Đà Lạt được các chủ nhân đóng gói cẩn thận và sắp đặt rất đẹp mắt.
Gia đình chị Phạm Thị Thùy Linh, ngụ phường 11, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, giới thiệu một bó hoa làm từ xà lách thủy canh, cà chua bi...Đà Lạt.
Giỏ quà Tết đa dạng từ rau thủy canh...
Đến những loại dưa, cà chua, bí... tất cả đều là nông sản sạch đặc trung của TP Đà Lạt.
Đình Thi.
|
9Văn hóa
| 14 giờ chiều nay, 5-2, đàn thiên nga gồm 12 con đã được thả ở Hồ Gươm (Hà Nội) trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Đây là dự án thử nghiệm của Công ty Thoát nước Hà Nội, ngay sau khi hoàn thành việc nạo vét và bổ sung nước Hồ Gươm, đơn vị thả thử nghiệm thiên nga ở góc hồ và quây lưới nhằm tạo cảnh quan, điểm nhấn để du khách và người dân tham quan, chiêm ngưỡng.
Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết việc nạo vét và cải tạo nước Hồ Gươm đã hoàn tất gần một tuần qua. Hồ đã sạch sẽ và đạt được độ sâu nhất định, mặt nước dần trong xanh trở lại.
Nhiều người dân tỏ ra thích thú và bất ngờ trước sự việc này, ông Nguyễn Quang Hòa, một người dân sống gần Hồ Gươm, chia sẻ: "Đây là điều chưa từng có ở Hồ Gươm, hy vọng đây sẽ là một điểm nhấn quan trọng cho cảnh quan Hồ Gươm thêm phần hấp dẫn. Chúng tôi hết sức ủng hộ việc làm này".
Hình ảnh Báo Người Lao Động ghi nhận:
Đàn thiên nga gồm 5 con trắng muốt và 7 con đen tuyền.
Tin-ảnh-video: Huy Thanh.
|
9Văn hóa
| 12 con thiên nga bơi tung tăng ở hồ Gươm Sáng 5/2 tại khuôn viên đền Ngọc Sơn (hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội), người dân thủ đô và du khách ghé thăm đền bất ngờ khi thấy một đàn thiên nga bơi tung tăng dưới mặt hồ.
Sáng 5/2 tại khuôn viên đền Ngọc Sơn (hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội), người dân thủ đô và du khách bất ngờ khi thấy một đàn thiên nga bơi tung tăng dưới mặt hồ.
>> Xem thêm: Thiên nga thả thí điểm ở hồ Gươm nhập từ Bỉ, giá 20 triệu đồng.
Đây là lần đầu tiên loài chim thường sinh sống ở khu vực ôn đới xuất hiện ở hồ Gươm.
Đàn chim có vẻ khá gần gũi, không có cảm giác e dè sợ hãi khi thấy nhiều người ngay bên cạnh.
Đứng từ bên kia bờ hồ Gươm ( phố Lê Thái Tổ), người dân cũng có thể ngắm được những chú thiên nga trắng muốt đang tung tăng bơi lội sát mép nước ở đền Ngọc Sơn.
Đây cũng là loài được coi có vẻ đẹp hoàn mỹ nhất trong các loài chim và được đưa vào nghệ thuật múa ballet như một hình mẫu hoàn hảo.
Thiên nga cũng được biết đến về câu chuyện thủy chung son sắt, thường đi thành 1 cặp.
Theo thông tin chưa chính thức, Hà Nội sẽ thí điểm nuôi thả chim thiên nga tại hồ Hoàn Kiếm trong thời gian sớm nhất tới đây.
Hà Nội vào mùa đông có thời tiết khá lạnh, nhiệt độ từ 10 đến 20 độ C, là môi trường sống khá thích hợp với loài chim thiên nga. Tuy nhiên vào mùa hè nắng nóng có thể lên tới đỉnh điểm hơn 40 độ C.
Hiện tại, đàn chim vẫn tạm được quây thả trên mặt nước bên sườn đền Ngọc Sơn, được cho ăn thức ăn dành riêng.
Nhiều người dân và du khách ghé qua lầm tưởng các chú thiên nga với các loài cùng họ là ngan và ngỗng, duy chỉ có các cô bé và khách nước ngoài là dễ dàng nhận biết và tỏ ra thích thú.
Hiện tại vẫn chưa có thông báo về việc thả thiên nga tại hồ Gươm. Tuy nhiên những người yêu thích loài chim này có thể mua vé vào tham quan đền Ngọc Sơn và ngắm nhìn tận mắt chỉ với khoảng cách vài mét.
Việc nạo vét và cải tạo nước hồ Gươm đã hoàn thành nhiều ngày qua. Hồ đã sạch sẽ và đạt được độ sâu nhất định, mặt nước dần trong xanh trở lại. Theo đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho hay sau khi hoàn thành việc nạo vét và bổ sung nước hồ Gươm (Hà Nội), đơn vị thả thí nghiệm thiên nga ở góc hồ và quây lưới để du khách và người dân tham quan, chiêm ngưỡng.
Loại thiên nga này được nhập từ Bỉ, thích nghi được với khí hậu của Việt Nam.
Trước mắt đơn vị này chỉ thả thí điểm một số cặp xuống hồ Gươm, và nhận góp ý từ các chuyên gia và người dân.
Chia sẻ với Zing.vn, GS. Nguyễn Lân Dũng cho biết thêm ông là người được lãnh đạo Hà Nội tham vấn ý tưởng thả thiên nga Bỉ ở hồ Gươm. Giá mỗi con khoảng 20 triệu đồng, được tài trợ từ nguồn xã hội hóa.
Người dân nói gì về việc nuôi thiên nga tại hồ Gươm? Nhiều người dân cho rằng việc nuôi thiên nga tại hồ Gươm (Hà Nội) không phù hợp với văn hóa, khí hậu Việt Nam.
Tiến Tuấn - Hùng Bình.
|
9Văn hóa
| Quang Đức - Duy Anh - Minh Hằng.
|
9Văn hóa
| Thị trấn La Hai là trung tâm huyện ồng Xuân, có 2.995 hộ, 12.434 nhân khẩu. So với các địa phương khác, diện tích đất đai ở La Hai rất nhỏ và khó mở rộng không gian đô thị. Thị trấn có một mặt giáp sông Cái và một bên là núi, diện tích tự nhiên hơn 2.000 ha, nhưng đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 95,44 ha, đất ở đô thị gần 60 ha, chủ yếu là đất lâm nghiệp đồi dốc với 545 ha. ảng bộ và nhân dân với sự đoàn kết, đồng thuận và tinh thần vượt khó, đã xây dựng thị trấn phát triển ổn định. Thu ngân sách đạt và vượt chỉ tiêu được giao, tăng bình quân từ 10 đến 15%/năm; 100% hộ gia đình được sử dụng điện sinh hoạt; có ba trong số năm trường học đạt chuẩn quốc gia...
Phó Bí thư Thường trực ảng ủy thị trấn Bùi ình Tánh cho biết, ảng ủy vừa tổng kết năm 2017 với các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 2.005 tấn; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,5%; giảm 12,13% số hộ nghèo. La Hai triển khai thực hiện Nghị quyết 17 của Ban Chấp hành ảng bộ thị trấn về đề án xây dựng thị trấn La Hai đạt chuẩn văn minh đô thị giai đoạn 2017 - 2018. Theo đó, huy động cao nhất các nguồn lực, xây dựng một số công trình góp phần làm thay đổi bộ mặt thị trấn, như nâng cấp mở rộng nhà sinh hoạt cộng đồng khu phố, trường học mẫu giáo Long Thăng, nghĩa trang liệt sĩ, nạo vét khai thông lòng suối Hố ảng bộ và nhân dân thị trấn quyết tâm phấn đấu đến năm 2020 đạt đô thị loại IV.
Gần 88 năm trước, chỉ sau tám tháng kể từ khi ảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, tại đây, chi bộ ảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở tỉnh Phú Yên được thành lập. Chi bộ gồm chín đồng chí, do đồng chí Phan Lưu Thanh làm Bí thư. ây là sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử quan trọng mở đầu cho quá trình đấu tranh cách mạng anh dũng, vẻ vang của ảng bộ, nhân dân Phú Yên qua các thời kỳ. Tại đây, tỉnh Phú Yên đã quan tâm xây dựng nhiều hạng mục công trình, trở thành khu di tích lịch sử cấp quốc gia. Phát huy truyền thống vẻ vang trên quê hương cách mạng, các thế hệ tiếp theo đã và đang góp sức xây dựng thị trấn ngày càng phát triển. ồng chí Tô Văn Minh, người được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ khu phố Long Bình 20 năm qua cho biết, chi bộ có 24 đảng viên, cùng 71 đảng viên đương chức đang sinh hoạt theo Quy định 76 chính là nguồn lực chính trị, dẫn dắt mọi phong trào của khu phố.
Đồng chí Tô Văn Minh khẳng định, được vinh dự sống tại "địa chỉ đỏ" của ảng bộ tỉnh Phú Yên, hơn 1.100 hộ dân với 372 hộ gia đình nơi đây luôn ý thức tự vươn lên. Tiêu biểu có hộ gia đình đảng viên Phan Sách, 60 tuổi. Nhà nghèo, con đông, ban đầu ông Sách được hỗ trợ cho vay năm triệu đồng, mua bò, làm ruộng. Qua nhiều năm quyết chí vươn lên, ông đã vượt nghèo, nuôi bốn người con học đại học và đều đã có việc làm ổn định. Ông Sách tâm sự: "Mình là đảng viên, phải gương mẫu, nhất là sống trên quê hương cách mạng, phải quyết tâm phấn đấu cho xứng đáng với truyền thống". Khu phố Long Bình ở vị trí không thuận lợi, dân số đông nhưng chỉ có 14 ha ruộng lúa nước. Chi bộ và khu phố khuyến khích người dân phát triển nghề trồng rừng được 113 ha. Với sự hỗ trợ của Hội nông dân, khu phố thành lập làng nghề bánh tráng truyền thống Long Bình với hai phần ba số hộ dân tham gia. Nhờ chịu khó làm ăn, đời sống người dân khấm khá, nhiều gia đình trồng từ 30 đến 40 ha rừng, cho thu nhập khá. Toàn bộ các tuyến đường đều được đổ bê-tông; trên địa bàn có các trường học là Trường THCS Phan Lưu Thanh, Trường mầm non Phong Lan đều đạt chuẩn quốc gia.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán, nơi cửa ngỏ thị trấn, cánh đồng lúa đông xuân đã lên xanh. Dọc hai bên trục đường chính từ cầu sông Cái vào đến trung tâm La Hai rực rỡ cờ hoa. ang vào đầu vụ thu hoạch hai cây nông sản chính là mía và sắn mì, những chiếc xe tải đầy ắp đang tấp nập nối đuôi nhau đưa nông sản về các nhà máy trên địa bàn. ó là biểu hiện sinh động của nhịp sống sung túc, ấm no ở vùng quê cách mạng.
Bài và ảnh: TRÌNH KẾ.
|
9Văn hóa
| Xuất hiện ấn tượng với hình ảnh bà Cả trong tác phẩm Mình ơi - cũng là tác phẩm được yêu thích nhất, đưa Khả Như đến gần với khán giả qua vai diễn đầy ấn tượng của mình, nữ diễn viên vừa diễn vừa hát cùng nhóm kịch trẻ Buffalo.
Khả Như hạnh phúc trong vòng tay fan.
Trong buổi fan meeting nhà Khả Như còn có sự xuất hiện của các khách mời như ca sĩ Thanh Duy, MC Liêu Hà Trinh , các diễn viên Dương Lâm, Huỳnh Lập, Hồng Tú, Quang Trung, Minh Dự, Lê Nghĩa, vốn là những bạn bè đồng nghiệp thân thiết, cùng đến chung vui lầy lội, chơi hết mình cùng nữ diễn viên trong những trò chơi thú vị nhưng cũng không kém phần man rợ, hay những tiết mục văn nghệ acoustic đầy ngẫu hứng của Khả Như với các khách mời.
Thanh Duy.
Huỳnh Lập - Hồng Tú và Quang Trung.
Khả Như cùng Huỳnh Lập.
Nhóm Hahaha: Thanh Duy, Khả Như, Liêu Hà Trinh.
Màn hòa tấu của Khả Như, Thanh Duy, Liêu Hà Trinh, Huỳnh Lập.
Nữ diễn viên còn hát và nhảy tặng fan khiến khán giả không khỏi thích thú và liên tục vỗ tay cổ vũ. Mẹ của Khả Như ngồi phía dưới hàng ghế khán giả, âm thầm dõi theo và không khỏi hạnh phúc, tự hào về con gái mình.
Trong buổi offline, diễn viên hài Dương Lâm còn trổ tài múa lửa khiến khán giả hò reo thích thú. Cũng từ câu chuyện phun lửa, Dương Lâm lần đầu chia sẻ nguyên nhân gây ra tai nạn phỏng mặt của Khả Như trên sân khấu cách đây vài tháng, do sự nhầm lẫn xăng và dầu hôi dẫn đến tai nạn nghề nghiệp đáng tiếc. Hiểu được nỗi đau đó, cũng trong chương trình, Khả Như đã chính thức thành lập quỹ Catcage, kêu gọi các fan của mình cùng quyên góp quỹ từ thiện để dành tặng các em nhỏ nằm ở khoa phỏng tại bệnh viện.
Lê Dương Bảo Lâm gây thót tim khi múa lửa.
Buổi fan meeting kết thúc trong tình yêu thương của khán giả dành cho Khả Như , nữ diễn viên khóc đến sưng mắt trước món quà và tình cảm fan dành cho mình. Khả Như chia sẻ: Thực sự, đây là buổi họp fan lớn nhất, ấm áp nhất và tuyệt vời nhất từ trước đến nay của Khả Như.
Có thể nói Khả Như là một trong những nữ nghệ sĩ trẻ đa tài hiện nay trong showbiz ở các lĩnh vực diễn xuất, biên kịch, đạo diễn và gần đây Khả Như còn là MC ở một số chương trình và trong những lễ trao giải lớn. Tháng 1 vừa qua, Khả Như còn đoạt giải Mai Vàng - Nữ diễn viên sân khấu xuất sắc nhất. Nhìn lại một năm qua, với những cống hiến, những vai diễn để lại ấn tượng trong lòng khán giả, năm 2017 được xem là một năm thành công và đáng nhớ với Khả Như.
Dịp Tết Nguyên Đán này, Khả Như chia sẻ sẽ không nghỉ Tết mà vẫn tiếp tục diễn kịch Tết để phục vụ khán giả, và dự định trong năm 2018 sẽ cho ra mắt nhiều tác phẩm, những vở kịch và góp mặt trong nhiều dự án phim nữa để không phụ lòng tình yêu thương của khán giả.
Tiến Đạt - Thành Luân - Oanh Nguyễn.
|
9Văn hóa
| Đây là chủ trương của công ty Thoát nước Hà Nội. Sau khi hoàn thành việc nạo vét và bổ sung nước Hồ Gươm, đơn vị thả thử nghiệm thiên nga ở góc hồ và quây lưới nhằm tạo điểm nhấn để du khách và người dân tham quan, chiêm ngưỡng.
Ông Trần Nhữ Giáp - chủ của một vườn chim ở Thường Tín là nhà cung cấp con giống, chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật cho biết: Những con thiên nga được nhập khẩu từ châu Âu, đã được đưa về nuôi từ nhiều năm trước tại trang trại và nhân giống thành công nên việc nuôi thả ở hồ Gươm chắc sẽ thành công".
Lãnh đạo công ty thoát nước Hà Nội Hà Nội cho biết: "Công ty xin ghi nhận mọi ý kiến đóng góp của người dân và du khách, trường hợp phần đông ý kiến đồng tình để tạo cảnh quan và làm đẹp cho hồ thì đơn vị tiếp tục thả, nhân rộng.
Nhiều du khách thích thú chụp ảnh đàn thiên nga đang được thả ở góc hồ, cạnh đền Ngọc Sơn.
Phạm Hải.
|
9Văn hóa
| Vườn hoa phụ nữ tự quản của phường Tân Mai (quận Hoàng Mai).
Hiệu quả hưởng ứng.
Triền đê hữu Hồng, đoạn qua phường Thanh Trì trước đây cỏ dại mọc um tùm, rác thải bừa bãi, thì nay thay vào đó là những vườn hoa đủ màu khoe sắc. Ai đi ngang qua cũng tấm tắc khen ngợi. Để có được thành quả này, Hội Liên hiệp phụ nữ phường Thanh Trì đã huy động cán bộ, hội viên của 14 chi hội tổng vệ sinh môi trường, xóa dứt điểm các chân rác và làm nên những con đường hoa ở hai triền đê.
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Thanh Trì Lý Thị Vượng cho biết, ngoài việc phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh ký cam kết không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để sản xuất, kinh doanh, buôn bán; đổ rác đúng nơi quy định, các chi hội phụ nữ còn tích cực hưởng ứng phong trào Phụ nữ Hoàng Mai với ngày môi trường chủ nhật. Chỉ sau hơn hai tháng triển khai, chị em đã trồng được 5km hoa trên hai triền đê. Ngoài ra, Hội Liên hiệp phụ nữ phường còn tổ chức xóa hai chân rác tại đầm Đào và đền Mẫu, chấm dứt tình trạng xả rác bừa bãi.
Tại phường Thịnh Liệt, Hội Liên hiệp phụ nữ phường đảm nhận mô hình điểm trồng hoa và chăm sóc cây xanh hai bên bờ sông Sét. Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Thịnh Liệt Bùi Thị Hạnh chia sẻ: Để nhân rộng tuyến đường nở hoa, Hội đã huy động 215 lượt hội viên tham gia. Các chị em ai nấy đều nhiệt tình hưởng ứng và đã trồng 80 bồn cây, tạo nên diện mạo mới cho hai bờ sông.
"Bất kể thời điểm nào, hễ Hội Liên hiệp phụ nữ quận phát động là chị em có mặt đông đủ tham gia. Các gia đình hội viên còn chủ động mang máy bơm, tưới cho hoa tươi tốt, chung tay giữ gìn cảnh quan - bà Bùi Thị Hạnh cho hay.
Lan tỏa nhờ "dân vận khéo".
Trước đây, trên địa bàn quận Hoàng Mai, tình trạng xả rác bừa bãi diễn ra phổ biến. Trước tình hình đó, Hội Liên hiệp phụ nữ quận đã vào cuộc, vừa chủ động dọn dẹp, vừa vận động các hộ dân thực hiện nếp sống văn minh, sạch sẽ, bảo vệ môi trường chung. Phong trào Phụ nữ Hoàng Mai với ngày môi trường chủ nhật đã được phát động và dần trở thành nền nếp, thói quen của nhiều người dân Hoàng Mai. Không chỉ làm vệ sinh trong nhà, ngoài ngõ, các cấp hội còn tổ chức hàng chục đợt ra quân, thu gom hàng nghìn tấn rác; nạo vét hàng nghìn mét kênh, mương; trồng hàng chục nghìn loại cây, chăm sóc bồn hoa, thảm cỏ Đặc biệt, ven các bờ sông và hai triền đê luôn được giữ gìn sạch sẽ.
Ngoài việc vận động hội viên và nhân dân trồng hoa tại các tuyến đường, Hội Liên hiệp phụ nữ các phường còn lắp các pano lớn có nội dung tuyên truyền cộng đồng dân cư nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Nhiều hội viên không những tham gia tích cực mà còn vận động chồng con cùng tham gia. Chị Trịnh Thị Thủy, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ 11 phường Thịnh Liệt chia sẻ: Bằng sự mềm mỏng của mình, chúng tôi đã vận động, thuyết phục người dân đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Nhìn phố xá sạch đẹp, bà con trong khu dân cư ai nấy đều vui.
Quá trình triển khai phong trào Phụ nữ Hoàng Mai với ngày môi trường chủ nhật và mô hình dân vận khéo trong tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ giữ gìn trật tự, văn minh đô thị không những góp phần ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn nâng cao tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của người dân. Đi đến đâu cũng nhận thấy không khí giữ gìn vệ sinh môi trường trong từng con phố, từng đoạn đường. Nhiều vườn hoa rực rỡ khoe sắc, những đoạn đường tự quản gọn gàng, sạch, đẹp; không còn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, không có túi rác, phế thải vứt bừa bãi.
Bí thư Chi bộ khu dân cư Đình, phường Thanh Trì Nguyễn Thị Thanh Huyền phấn khởi cho biết: Có được những kết quả trên là do các cấp hội phụ nữ đã tuyên truyền, vận động người thân và nhân dân tham gia có hiệu quả. Qua những việc làm, hành động thiết thực, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường được nâng lên rõ rệt.
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ quận Hoàng Mai Đặng Thị Thanh Bình cho biết: Đều đặn vào thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, cán bộ, hội viên phụ nữ cùng nhân dân tham gia tổng vệ sinh, chăm sóc, tưới hoa tại các công trình. Đến nay, 14 cơ sở hội đã duy trì tốt 42 đoạn đường xanh - sạch - đẹp, 257 đoạn đường tự quản; tổ chức ra quân xóa 52 chân rác, trồng 865 bồn hoa. Năm 2018, Hội Liên hiệp phụ nữ quận tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tham gia giữ gìn trật tự, văn minh đô thị, vệ sinh môi trường; duy trì và nâng cao chất lượng các đoạn đường phụ nữ tự quản, góp sức xây dựng quận Hoàng Mai ngày càng sạch, đẹp, văn minh.
Dương Linh.
|
9Văn hóa
| Sáng 5-2, tại khuôn viên đền Ngọc Sơn (hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội), người dân thủ đô và du khách bất ngờ khi thấy một đàn gồm 12 con thiên nga bơi trên mặt hồ.
12 con thiên nga đen và trắng được thả thử nghiệm ở góc Hồ Gươm.
Nếu việc thả thiên nga không phù hợp, công ty sẽ dừng thí điểm. Trường hợp phần đông ý kiến đồng tình để tạo cảnh quan và làm đẹp cho hồ thì tiếp tục thả, nhân rộng.
Lãnh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, sau khi hoàn thành việc nạo vét và bổ sung nước hồ, đơn vị thả thử nghiệm thiên nga ở góc hồ và quây lưới nhằm tạo cảnh quan, điểm nhấn để du khách và người dân tham quan, chiêm ngưỡng.
Được biết, thiên nga là loài chim sống cực kỳ sạch sẽ. Đây cũng là loài được coi có vẻ đẹp hoàn mỹ nhất trong các loài chim và được đưa vào nghệ thuật múa ballet như một hình mẫu hoàn hảo.
Cũng theo Công ty Thoát nước Hà Nội, việc nạo vét và cải tạo nước hồ Hoàn Kiếm đã hoàn tất gần một tuần qua. Hồ đã sạch sẽ và đạt được độ sâu nhất định, mặt nước dần trong xanh trở lại.
Hoài Phương - Phát Nguyễn.
|
9Văn hóa
| Để cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp, gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật sau:
Hai bộ mũ ông Công có cánh chuồn, một bộ mũ không có cánh chuồn để dành cho bà Táo.
Trên mâm lễ vật cần chuẩn bị thêm vàng mã, hương hoa cùng oản quả, cau trầu. Gia chủ cần chuẩn bị thật đầy đủ và cần thận.
Thường các đồ vàng mã sẽ được hóa cùng bộ mũ ông Công ông Táo sau khi kết thúc lễ cúng cùng bài vị cũ. Sau lễ này người ta sẽ lập một bài vị mới cho Táo.
Ngày nay, mâm cúng ông Công ông Táo dường như đơn giản hơn nhiều, do các bà nội trợ không có thời gian, hoặc muốn làm đơn giản, nhưng vẫn đầy đủ.
Mâm cúng ông Công ông Táo gồm có:
Một đĩa thịt luộc.
Một con gà luộc.
Một đĩa xào thập cẩm.
Một đĩa xôi (hoặc bánh chưng).
Một đĩa giò luộc.
Một bát canh măng, nấm, mọc.
Hoa quả tươi, trà rượu.
Ngoài mâm cúng ông Công ông Táo còn cần chuẩn bị 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu,...
Quả là một trong những thành tựu cuối cùng để con người thụ hưởng từ cây cối. Ý niệm kết quả thể hiện mong muốn sự viên mãn, đầy đủ, đồng thời là những điều trang trọng nhất của người Việt muốn dâng lên thần linh, mong muốn phù hộ cho gia đình những điều tốt đẹp.
Điều này, có lẽ bắt nguồn từ văn hóa nông nghiệp, người dâng cúng lựa chọn những loại quả ngon, đẹp từ vườn nhà để cúng thần.
Trong mâm ngũ quả, thường không thể thiếu trái bưởi, bòng, phật thủ đặt trên nải chuối. Về mặt hình thức, nải chuối xòe ôm trọn lấy trái bưởi tượng trưng cho đất và trời, thêm vào các loại quả khác, tượng trưng cho sinh sôi của vạn vật. Khi thắp hương, người Việt gửi gắm vào đó tâm nguyện được nối liền với tự nhiên, theo hàm nghĩa có trời đất chứng giám.
Cá chép sống hoặc rán.
Ngày 23 tháng Chạp, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để đưa ông Táo về trời.
Thầy Thích Minh Quang, trụ trì chùa Địa Tạng (huyện Bình Lục, Hà Nam) cho hay: Thả cá chép là tập tục của tín ngưỡng dân gian, cá chép là phương tiện để ông Công ông Táo cưỡi lên chầu Ngọc Hoàng để tâu trình những công việc xảy ra trong một gia đình. Người ta cúng cá chép để ông Công ông Táo có thể châm chước cho những lỗi mà gia chủ mắc phải trong một năm, đồng thời cầu chúc một năm mới tốt lành, vạn sự như ý, nhà nhà ấm no.
Minh Anh.
|
9Văn hóa
| Hỏi vì sao không trồng hoa khác mà chỉ vạn thọ, ngoại bảo hoa vạn thọ dễ trồng, ít tốn công chăm sóc. Tôi thắc mắc: "Nhưng hoa vạn thọ bán rẻ rề, thu nhập đâu cao như mấy thứ hoa kia?". Ngoại cười không đáp. Rẻ thật, trồng vạn thọ năm nào trúng mùa lắm thu nhập chắc cũng chỉ đủ ngoại tiêu Tết và lì xì cho lũ cháu. Vậy nhưng, ngoại vẫn không bỏ nghề.
Miếng đất vườn ngoại dành trồng hoa khá rộng. Nửa cuối tháng mười, đợi mưa ngớt là ngoại lo cuốc, băm, trộn phân, lên luống cho đất ráo chuẩn bị trồng vạn thọ. Giống do ngoại tự ươm bằng những túm hoa khô để dành từ năm ngoái. Ươm độ nửa tháng, chờ cây con lớn chút thì bứng cây ra luống mà trồng.
Hết tháng mười một, trời bắt đầu tạnh mưa, hửng nắng. Trong vườn nhà ngoại, từng cây đã nhanh chóng đâm cành tược lá. Đầu tháng chạp ướm nụ. Giữa tháng chạp lác đác bung vàng những hoa cái đầu tiên. Cuối chạp thì nguyên mảnh vườn nhà ngoại đã hóa ra một thảm vàng rực rỡ, ai đi ngang cũng đứng lại trầm trồ. Qua hăm ba tháng chạp, ngoại bắt đầu nhổ những cây bung nụ sớm cho bà ngoại ngày ngày đem ra chợ bán. Người ta mua vạn thọ về cúng tất niên sớm. Hăm chín ba mươi Tết, ngoại tổng huy động lực lượng cháu con xúm nhổ sạch vườn hoa, chia nhau đi khắp các chợ gần xa. Bán không hết, ngoại phân phát xóm giềng người vài cây trồng trước cửa cho có sắc Xuân.
Bà ngoại tôi mất sớm. Còn lại một mình, ông ngoại vẫn cứ cuốc vườn lên liếp trồng vạn thọ. Giờ không còn ai đi chợ bán, ngoại cứ để mặc cho hoa nở vàng cả liếp. Bà con lối xóm thấy tội, rủ nhau xúm tới vườn mua "ủng hộ" ngoại. Lại vừa bán vừa cho. Không sao, đó là một trong số ít khi hiếm hoi tôi thấy ông ngoại nở cười từ ngày bà ngoại mất. Hăm tám Tết, mẹ tự động kêu mấy chị em tôi dẹp chuyện xúm về nhổ hoa đi bán cho ngoại. Ngoại lại nở cười.
Tôi đi học xa, cuối năm về thăm ngoại. Nhìn ra vườn chỉ toàn cỏ dại. Tự dưng thấy hụt hẫng. Hỏi sao năm nay ngoại không trồng hoa nữa? Ngoại lại cười không đáp. Tôi nhìn lại nụ cười của ngoại, chợt thảng thốt nhận ra ngoại đã già yếu thật rồi.
Y Nguyên.
|
9Văn hóa
| Sáng 3/2 tại Công viên Thống Nhất, một phiên chợ Tết đầy ý nghĩa được tổ chức - Phiên chợ Tết 0 đồng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
Tại phiên chợ, các mặt hàng như quần áo, bánh mứt kẹo, giò chả, gạo nếp, đỗ xanh, măng miến, hoa quả, đồ gia dụng và nhiều mặt hàng thiết yếu khác phục vụ Tết được bán với giá 0 đồng/món. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
Nhiều người có hoàn cảnh khó khăn biết được thông tin đã có mặt từ sớm để tham dự phiên chợ này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
Người tham dự được phát 1 chiếc thẻ, trên thẻ có 10 ô được lấy 10 món hàng nhưng người mua không phải trả tiền. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
Hàng hóa tại chợ đều do các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm ủng hộ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
Tại đây, mọi thứ hàng hóa như: Quần áo, bánh mứt kẹo, giò chả, gạo nếp, đỗ xanh, măng miến, nước mắm, dầu ăn, thịt, hoa quả, đồ gia dụng và nhiều mặt hàng thiết yếu khác phục vụ Tết được bán với giá 0 đồng/món. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
Những tình nguyện viên tại đây không chỉ trao cho người gặp hoàn cảnh khó khăn những món hàng mà hơn hết, họ trao những tình cảm, những lời động viên đầy ý nghĩa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
Đây là lần thứ 2 phiên chợ Tết 0 đồng được tổ chức. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
Năm nay ban tổ chức dự kiến phát 2.600 thẻ, nhưng theo đại diện ban tổ chức, năm nay chất lượng thẻ được nâng cao rất nhiều. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
Năm ngoái những chiếc thẻ chỉ đổi được món hàng từ 35-50.000 đồng nhưng năm nay đã có nhiều mặt hàng giá trị cao hơn như chăn, quà Tết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
Rất đông người xếp hàng để lựa chọn mặt hàng chăn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
Hết các ô trống trên thẻ, cơ hội mua hàng dừng lại để dành cho những người khác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
Bé Đỗ Minh Thành (11 tuổi) quê ở Hưng Yên hạnh phúc khi được đưa đi lựa chọn những mặt hàng cho dịp Tết Nguyên đán. Thành bị bệnh viêm não Nhật Bản, hiện đang điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
Mọi thứ hàng hóa được bày bán phục vụ Tết, kể cả cành đào cũng được bán với giá 0 đồng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
Niềm vui và hạnh phúc của những người nghèo khi có được một món quà đầy ý nghĩa nhân dịp Tết sắp đến gần. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+).
Minh Sơn (Vietnam+).
|
9Văn hóa
| Giỏ quà tết được làm từ các loại nông sản của Đà Lạt thành hai dạng.
Chị Phạm Thị Thùy Linh (38 tuổi), ngụ số 125, QL20, tổ Lâm Văn Thạnh, phường 11, TP Đà Lạt cho biết, để đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng của giỏ quà tết cho người tiêu dùng, năm nay gia đình chị Linh phân giỏ quà tết được làm từ các loại nông sản của Đà Lạt thành hai dạng: Dạng quà tết đựng trong giỏ xách, phù hợp với vận chuyển ở khoảng cách gần, có giá từ 180.000 đồng/giỏ. Dạng quà tết được đựng trong những hộp giấy cứng, phù hợp với vận chuyển đi xa và đựng được nhiều nông sản, có giá dao động khoảng 500.000 đồng/giỏ.
Những giỏ quà tết bằng nông sản Đà Lạt được chủ nhân đóng gói cẩn thận và sắp đặt rất đẹp mắt. Các sản phẩm được dùng làm giỏ quà tết bao gồm cà chua các loại, dưa pepino, su hào tím, dâu tây, rau xà lách thủy cảnh, khoai lang mật được lựa chọn từ những sản phẩm có chất lượng tốt nhất của nhà vườn.
Giỏ quà tết được đựng trong những hộp giấy cứng, phù hợp với vận chuyển đi xa.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp gia đình chị Phạm Thị Thùy Linh tung ra các giỏ quà tết được làm bằng nông sản của gia đình. Theo chị Linh, nhu cầu mua giỏ quà tết bằng nông sản Đà Lạt đang có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. So với giỏ quà tết truyền thống, thường được làm rượu, vang, mứt, bánh trái... thì giỏ quà tết bằng nông sản có sự độc đáo, lạ lẫm và thiết thực cho người được biếu, tặng.
Những sản phẩm của giỏ quà tết bằng nông sản có thể sử dụng làm thực phẩm ngay trong những bữa ăn của ngày tết. Do đó, loại quà tết này của Đà Lạt ngày càng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Việc biến những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng thành giỏ quà biếu, tặng ngày tết không chỉ tạo ra sản phẩm mới, lạ, độc đáo mà còn nâng cao được giá trị nông sản Đà Lạt, tăng doanh thu cho người sản xuất.
Một số hình ảnh về giỏ quà tết bằng nông sản tại gia đình chị Phạm Thị Thùy Linh:
HOÀNG HẠNH.
|
9Văn hóa
| Đặc điểm: Thời gian sinh trưởng 125 - 130 ngày (vụ xuân), 92 - 95 ngày (vụ thu đông). Dạng cây thân đứng, tán gọn, lá xanh đậm, sinh trưởng khỏe, chống đổ tốt, khả năng thích ứng rộng, nhiễm trung bình với bệnh gỉ sắt, đốm đen, đốm nâu, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn khá hơn giống lạc L14. Ra hoa kết quả tập trung, số quả chắc/cây cao (13 - 16 quả), eo quả trung bình, gân quả khá rõ. Khối lượng 100 quả (145 - 152g), tỷ lệ nhân đạt 70 - 73%. Khối lượng 100 hạt (50 - 60g). Vỏ lụa hạt màu cánh sen, hàm lượng dầu cao (53,0%). Năng suất trung bình 33 - 45 tạ/ha (tùy thời vụ). Lạc L27 có năng suất, chất lượng cao nhất trong số các giống lạc đang trồng ở nước ta hiệu nay, được nông dân nhiều địa phương ưa chuộng.
Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Vụ xuân gieo hạt từ 15/1 - 25/2. Vụ thu đông gieo 25/8 - 15/9.
Lượng giống gieo (cho 1ha): 220kg lạc nhân trong vụ xuân và 200 - 210kg vụ thu đông. Yêu cầu hạt giống phải đảm bảo tỷ lệ nảy mầm từ 85% trở lên.
Chọn chân ruộng đất cát pha/thịt nhẹ, cày bừa/phay tơi nhỏ, thu gom tiêu hủy sạch cỏ dại, lên luống rộng 1m, cao 20 - 25cm, rãnh luống rộng 30cm.
Gieo 4 hàng hạt dọc mặt luống, mỗi hốc gieo 2 hạt, khoảng cách hốc 18 - 20cm.
Phân bón/ha: Vôi bột 500 - 550kg. Đạm urê 90kg. Lân supe 600 - 650kg. Kaliclorua 175 - 180kg. Phân hữu cơ 15 - 20 tấn hoặc Phân vi sinh Sông Gianh 2 tấn.
Cách bón: Vôi bột bón 50% trước khi rạch hàng, còn lại 50% bón khi vun gốc. Toàn bộ phân hóa học được trộn đều bón lót vào hàng rạch (gieo hạt) sâu 10 - 15cm), Sau đó rải phân hữu cơ/vi sinh, cuối cùng lấp kín phân bằng lớp đất dày 2 - 3cm để hạt giống không tiếp xúc trực tiếp với phân bón.
Nên áp dụng kỹ thuật trồng lạc che phủ nilon, để đạt hiệu quả sản xuất cao. Nên dùng loại nilon có đường kính ống rộng 60cm (cả rãnh), độ dày của nilon 0,007 - 0,01mm (1kg nilon có thể che phủ 100m2 đất).
Chăm sóc với lạc không che phủ nilon:
Làm cỏ lần 1 kết hợp xới phá váng khi cây có 2 - 3 lá thật (sau mọc 7 - 10 ngày). Làm cỏ lần 2 kết hợp xới xáo sâu 5 - 6cm sát gốc khi cây có 6 - 7 lá thật (trước cây ra hoa). Xới cỏ lần 3 kết hợp vun gốc và bón nốt 50% lượng vôi còn lại sau khi cây hoa rộ 10 - 15 ngày. Nếu thời tiết khô hạn phải tưới nước vào 2 thời kỳ xung yếu của cây là, trước khi cây ra hoa (cây có 6 - 7 lá) và thời kỳ ra quả vào hạt (tưới ngập 2/3 rãnh luống, để nước ngấm đều rồi tháo cạn).
Phòng trừ sâu bệnh:
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm Rovral 50WP 0,3g/kg hạt. Dùng Daconil hoặc Anvil, Bayleton 0,1 - 0,3%, Boocdo phun 2 lần (sau mọc 25 - 30 ngày và sau mọc 45 - 50 ngày) để ngăn ngừa bệnh hại làm rụng lá sớm. Định kỳ kiểm tra tiêu diệt các ổ trứng và sâu non. Có thể trừ sâu khoang, sâu xanh bằng thuốc hóa học Sumicidin, Alphan 5EC.
Thu hoạch và bảo quản: Giống lạc L27 có vỏ quả mỏng và không có tính ngủ tươi. Do vậy cần thường xuyên kiểm tra độ chín của lạc để tránh củ bị nảy mầm ngay trên ruộng. Nên thu hoạch vào ngày nắng ráo. Thu lạc thương phẩm khi có 80 - 85% số quả/cây đã chín già. Lạc dùng làm giống thì thu hoạch sớm hơn 5 - 7 ngày. Sau thu hoạch phơi lạc dưới nắng nhẹ khi độ ẩm củ lạc còn 10 - 12% (vỏ lụa nhân hạt tróc ra) là đạt yêu cầu.
Phơi lạc giống nhất thiết phải phơi trên dụng cụ bằng tre nứa (không phơi trực tiếp trên sân gạch, xi măng). Khi phơi khô phải để mát sau đó mới cho vào bao nilon hoặc chum vại đậy kín. Bảo quản giống nơi khô mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng bên ngoài.
Địa phương đã áp dụng thành công giống lạc L27 là huyện Yên Mô, Ninh Bình; huyện Diễn Châu, Nghệ An...
HẢI TIẾN.
|
9Văn hóa
| Tiệm sách kỳ lạ.
Lựa sách đi rồi ra uống ly trà, có trà trên Đà Lạt khách gửi xuống cho, ngon lắm. Trong nhà, những kệ sách cao quá đầu người được đóng chắc chắn, cuốn nào ra cuốn đó, xếp theo từng thể loại ngay hàng thẳng lối, khách tìm quyển nào, loại nào là thấy ngay. Ngoài hiên, ông chủ quán Nguyễn Ngọc Cần (chú Trung), người đàn ông ngoài 60 tuổi, chậm rãi rót ly trà, rồi mời khách ở lại đọc sách, uống trà.
Hơn 10 năm qua, cứ 3 giờ chiều là tiệm sách mở cửa, có bữa chưa tới 3 giờ đã có khách đến ngồi chờ bên ngoài, ngóng chủ tiệm. Tiệm sách nhỏ ở số 21 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 19, quận Bình Thạnh, TPHCM, là điểm đến quen thuộc của nhiều người ưa đọc sách, nhất là những ai mê dòng sách văn học và tìm hiểu về Phật giáo.
Chú Trung vẫn đều đặn mỗi ngày đọc sách rồi đi tìm mua những cuốn sách hay về chất đầy kệ. Tui mê đọc sách từ hồi nhỏ, mà lớn lên thì tất bật công chuyện làm ăn, lo cho gia đình nhà cửa. Giờ về hưu thảnh thơi, mở tiệm sách nhỏ cho bà con ai có nhu cầu tới đọc cho vui, chú Trung chia sẻ.
Chú Nguyễn Ngọc Cần (chú Trung) cẩn thận chọn lọc từng quyển sách.
Nhiều người hay nói vui, đây là tiệm sách kỳ lạ, bởi nó không có quy định về thuê mượn sách, không tính phí, cũng không sổ sách ghi tên ai mượn cuốn nào. Khách tới thích cuốn nào cứ mượn về đọc. Đọc xong quay lại trả rồi mượn cuốn khác. Lỡ làm mất, hoặc không trả cũng không sao.
Chú Trung cười: Không trả cũng không sao hết, khách ra vô mỗi ngày tui đâu nhớ hết. Sách làm mất hay chuyền tay cho người khác đọc càng vui, tui mở tiệm sách có khách tới lui đọc sách là vui rồi, còn lại không tính toán gì hết. Với những khách muốn mua sách, chú Trung chỉ bán lại chưa bằng một nửa giá bìa, đọc xong rồi có thể đổi hoặc trả lại cũng được. Còn ai muốn tìm sách tựa gì, tác giả nào mà trong tiệm chưa có thì cứ ghi vào sổ, để lại số điện thoại, chú Trung sẽ đi tìm, khi nào có thì gọi lại lấy sách.
Khách tới lui lâu ngày, đủ mọi lứa tuổi, từ sinh viên, công nhân, mấy cô nội trợ, mấy bác về hưu, quen biết rồi thành thân thiết như người nhà Có bữa, mấy bạn nam phụ một tay khiêng mấy thùng sách ra xe để chở về các tỉnh xa, mấy bạn nữ xếp sách vào kệ cho gọn gàng. Riêng việc phân loại sách và chọn lựa sách nào để trên kệ thì phải chính tay chú Trung làm.
Chú giải thích: Sách bây giờ đủ thể loại. Phải lựa sách nào có tem, có nhà xuất bản rõ ràng, còn quyển nào lạ quá, tui phải đọc qua rồi mới dám để lên kệ cho khách lựa. Chứ sách nào cũng chất lên mà không coi kỹ, nhiều khi mấy sách trôi nổi, nội dung mê tín này nọ không tốt làm ảnh hưởng xấu tới người đọc thì không hay. Khách mua sách có người sang lắm, mua vài cuốn thôi nhưng đưa hẳn mấy trăm ngàn, thối lại thì họ không chịu lấy. Tui để dành đó mua sách. Mấy đứa sinh viên hay tới lui tiệm mượn sách, lựa sách không kỹ, tụi nhỏ đọc làm hư tụi nó sao.
Niềm đam mê đọc sách, tình yêu dành cho từng cuốn sách được chọn lựa kỹ lưỡng của ông chủ tiệm sách kỳ lạ dường như cũng lan tỏa tới những khách hàng của tiệm. Bạn Thanh Phi (ngụ quận 12) kể: Lúc đầu mình tới đây tìm sách đọc mấy lúc rảnh rỗi cho đỡ buồn thôi. Được chú giới thiệu cho vài quyển để đọc cho vui, rồi từ từ thấy mê luôn. Đọc xong quyển nào, tới trả, chú - cháu cùng bàn luận về cuốn sách, chiêm nghiệm điều này điều kia. Riết rồi như một thói quen, bây giờ lựa sách mình cũng tìm hiểu lựa chọn, chứ không đơn giản là đọc cho vui nữa.
Người trẻ đọc sách có gu.
Có nhiều ý kiến phàn nàn rằng, ít có tiệm sách nào mà chủ tiệm cũng đọc sách để có thể lựa sách chuẩn. Rồi nhiều người trẻ đôi khi đến tiệm sách chỉ để cà phê hay chụp ảnh đăng mạng xã hội cho oai. Không hẳn là hoàn toàn, nhưng đó cũng phần nào nói lên tình trạng đọc sách của giới trẻ hiện nay.
Nhiều bạn trẻ thường bị thu hút vào phần bìa sách, tên tác giả hơn là nội dung và giữa muôn vàn thú vui để giải trí, việc tìm một góc yên tĩnh ngồi đọc sách có lẽ không thu hút bằng. Giữa thị trường sách hiện nay, sách cũ, sách mới với hàng ngàn, hàng triệu đầu sách, khiến người ta không khỏi phân vân khi chọn sách cho chính mình.
Nằm trong con hẻm nhỏ yên tĩnh trên đường Cù Lao (quận Phú Nhuận), khách tìm đến với Kafkabookstore phần lớn là giới trẻ. Nhiều bạn trẻ rỉ tai nhau, sách ở đây rất có gu, bởi nó được chọn rất kỹ từ cô chủ tiệm và thường xuyên có những bài viết điểm sách trên mạng xã hội, thu hút đông đảo lượt thích và bình luận của giới trẻ.
Xuất thân là dân kiến trúc, nhưng với niềm đam mê đọc sách, chị Nguyễn Hoàng Liên đã lập nên Kafkabookstore, với những dòng sách văn học thế giới và trong nước.
Chị Liên chia sẻ: Tôi lập nên Kafkabookstore với mong muốn làm một nơi chuyên về dòng sách văn học để những ai có nhu cầu dễ dàng tìm kiếm. Tôi cũng ấp ủ ý tưởng làm tiệm sách miễn phí để mọi người đều có thể đến đọc, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa đủ kinh phí, nên Kafkabookstore chủ yếu là bán sách.
Kafkabookstore đoạt giải thưởng Sách hay 2016 (do Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục và Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức) ở hạng mục giải Người trẻ chọn sách cho người trẻ.
Ngoài việc bán sách và giới thiệu sách trực tiếp tại tiệm, trang mạng xã hội của Kafkabookstore hoạt động khá mạnh mẽ với hơn 30.000 lượt theo dõi.
Phần lớn khách hàng của Kafkabookstore đặt mua sách trực tuyến, những quyển sách chưa có luôn được chủ tiệm ghi nhận và thông báo qua tin nhắn cho khách khi đã tìm được. Đây là một kiểu kinh doanh sách thông minh, phù hợp nhu cầu và cách đọc sách hiện nay của người trẻ.
Tìm một chỗ ngồi yên tĩnh trong tiệm sách bên cạnh cửa sổ, lần giở quyển sách mới mua, Minh Phương (ngụ quận Tân Bình) chia sẻ: Tôi cũng thường xuyên đến đây vì không gian rất yên tĩnh và thoải mái để đọc sách. Mua sách ở đây cũng yên tâm, không lo gặp phải sách giả vì sách được chị chủ lựa rất kỹ và nhiệt tình giới thiệu. Cũng giống như Minh Phương, Hoài Phong (sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM) cho hay: Tôi thích đọc sách văn học nên đến đây dễ tìm được nhiều sách ưng ý hơn các nhà sách khác.
Giữa lúc khá nhiều người vẫn than vắn thở dài về văn hóa đọc sách của giới trẻ, thì tiệm sách kỳ lạ của chú Trung, Kafkabookstore dù ít dù nhiều vẫn đang âm thầm lan tỏa một tình yêu đọc sách đến mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
KIM LOAN.
|
9Văn hóa
| Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung làm việc với bà Cecilia Piccioni, Đại sứ Italy tại Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Văn Cảnh/TTXVN).
Chiều 31/1, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có buổi làm việc với bà Cecilia Piccioni, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Italy tại Việt Nam liên quan đến kế hoạch tổ chức sự kiện giao lưu văn hóa-nghệ thuật nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Italy.
Tại buổi làm việc, bà Cecilia cho biết năm 2018, Việt Nam và Italy kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đại sứ quán Italy có kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm đặc biệt tại khu vực vườn hoa Diên Hồng (vườn hoa Con Cóc), Hà Nội.
Trong khuôn khổ sự kiện, Đại sứ quán Italy sẽ tổ chức một buổi trình diễn thời trang với sự kết hợp giữa các nhà thiết kế Italy và các nghệ nhân lụa Việt Nam, các bộ trang phục tái hiện khung cảnh Việt Nam trên chất liệu lụa truyền thống.
Bà Cecilia bày tỏ mong muốn Hà Nội hỗ trợ tổ chức để sự kiện diễn ra thành công, tạo hiệu ứng cho người dân Việt Nam giống như "Tuần lễ văn hóa Italy tại Hà Nội" được tổ chức vào tháng 11/2017.
Lễ kỷ niệm này cũng sẽ là sự kiện cuối cùng mà đại sứ Cecilia Piccioni tổ chức ở Hà Nội trước khi bà kết thúc nhiệm kỳ làm đại sứ tại Việt Nam vào tháng 6/2018.
Đặc biệt, để lưu lại dấu ấn trong nhiệm kỳ công tác, Đại sứ Italy xin ý kiến Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố cho phép khôi phục lại dáng vẻ cổ xưa của vườn hoa Diên Hồng. Đây là địa điểm gần trụ sở Đại sứ quán Italy, nơi các nhân viên Đại sứ quán coi là "góc Italy tại Việt Nam.".
Bên cạnh đó, Đại sứ Italy cũng cảm ơn Hà Nội đã hỗ trợ cho dự án "World City" của Italy. Đoàn đại biểu của dự án sẽ đến Hà Nội trong thời gian tới và có mong muốn được gặp mặt và làm việc với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố vào ngày 6/2. Việc này có ý nghĩa trong hành trình xây dựng các thành phố thông minh ở Việt Nam.
Khẳng định Đại sứ Italy Cecilia Piccioni sẽ mãi mãi là người bạn thân thiết của Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết ông sẽ trực tiếp làm việc với đoàn công tác của dự án "World City" để học tập, trao đổi kinh nghiệm xây dựng thành phố thông minh.
Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết theo kế hoạch, sau khi nạo vét xong hồ Hoàn Kiếm, thành phố sẽ tiến hành nạo vét 1,5 triệu m3 bùn hồ Tây. Thành phố đã yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh trên hồ loại bỏ hoàn toàn 5 chiếc tàu cũ và sẽ đưa vào khai thác các tàu mới.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung muốn mời đại diện tập đoàn đóng tàu của Italy đến hồ Tây để khảo sát, hỗ trợ Hà Nội triển khai tàu du lịch hoạt động trên Hồ Tây trong thời gian tới.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh Hà Nội vinh dự vì là nơi đặt trụ sở Đại sứ quán và là nơi sẽ diễn ra sự kiện giao lưu văn hóa kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Italy. Thành phố sẵn sàng phối hợp với Đại sứ quán Italy để tổ chức thành công sự kiện quan trọng này./.
Mai Linh (TTXVN/Vietnam+).
|
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.