Question
stringlengths 0
11.9k
| Answer
stringlengths 0
26.8k
|
---|---|
Tạm hoãn đi nghĩa vụ quân sự trong trường hợp nào? | Căn cứ tại khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 , được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ, theo đó thì tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. |
Tiêu chuẩn tuyển quân 2024 như thế nào? | Căn cứa tại Điều 4 Thông tư 148/2018/TT/BQP có quy định về tiêu chuẩn tuyển quân như sau:
- Tuổi đời:
+ Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
+ Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
- Tiêu chuẩn chính trị:
+ Thực hiện theo Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA .
- Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Tiêu chuẩn sức khỏe:
+ Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP .
+ Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 4 Thông tư 148/2028/TT/BQP , thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
+ Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
- Tiêu chuẩn văn hóa:
+ Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
+ Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên. |
Ai được đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự? | Căn cứ tại Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau: Điều 12. Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự 1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên. 2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.
Như vậy, những người được đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự gồm:
- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
- Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 đủ 18 tuổi trở lên.
Trân trọng! |
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran công bố đường dây nóng hỗ trợ công dân Việt Nam? | Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao , Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã có khuyến cáo công dân về các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn và sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình, giữ liên lạc thường xuyên với cộng đồng người Việt, xây dựng các kế hoạch bảo hộ công dân phù hợp với diễn biến xung đột, bảo vệ an toàn cho công dân Việt Nam.
Công dân Việt Nam cần giúp đỡ có thể liên hệ:
- Đại sứ quán Việt Nam tại Israel theo số điện thoại +972-50-818-6116 và +972-52-727-4248, +972-50-994-0889;
- Đại sứ quán Việt Nam tại Iran theo số điện thoại +98 21 22411670 và +98 9306 459 865.
- Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao tại số điện thoại +84 981 84 84 84. |
Hồ sơ công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đăng ký khai sinh tại Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài gồm gì? | Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 07/2023/TT-BNG quy định hồ sơ công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đăng ký khai sinh tại Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài gồm:
- Tờ khai đăng ký khai sinh;
- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, xác nhận về việc trẻ em được sinh ra và quan hệ mẹ - con. Trong trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
- Văn bản của cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài.
Trường hợp cha, mẹ không nộp hồ sơ trực tiếp thì chữ ký trên văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch phải được chứng thực hợp lệ.
- Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân trừ trường hợp cả cha, mẹ trẻ em đều là công dân Việt Nam, có số định danh cá nhân, đã đăng ký kết hôn hoặc ghi vào sổ việc đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và Cơ quan đại diện đã kết nối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. |
Con sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn thì nội dung đăng ký khai sinh tại Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài như thế nào? | Theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 07/2023/TT-BNG quy định như sau: Điều 7. Thủ tục đăng ký khai sinh ... 2. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ lãnh sự có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu các thông tin trong hồ sơ; nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và hợp lệ, cán bộ lãnh sự ghi nội dung khai sinh vào sổ đăng ký khai sinh; trình Thủ trưởng Cơ quan đại diện ký Giấy khai sinh. Việc trả kết quả hồ sơ đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này. 3. Trường hợp Cơ quan đại diện sử dụng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung thì thực hiện việc tạo lập, cập nhật thông tin đăng ký khai sinh vào hệ thống và lấy Số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh trước khi thực hiện ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, cấp Giấy khai sinh và trả kết quả cho người yêu cầu theo quy định. 4. Nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, Điều 6, Điều 29, Điều 31 Thông tư số 04/2020/TT-BTP và hướng dẫn dưới đây: a) Trường hợp chưa xác định được cha của trẻ thì họ, dân tộc, quê quán, của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, của người mẹ; phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống; b) Trường hợp vào thời điểm đăng ký khai sinh, người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì Cơ quan đại diện kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, con được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và Điều 13, 14 của Thông tư này. Cơ quan đại diện cấp đồng thời Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con và Giấy khai sinh cho người yêu cầu; c) Trường hợp cha, mẹ chưa xác định được một số nội dung khai sinh (như dân tộc, quê quán) thì phần ghi tương ứng trong Giấy khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh để trống. d) Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con. ...
Theo đó, trường hợp con sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
Trân trọng! |
Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử được phân loại theo các tiêu chí nào? | Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 45 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử như sau: Điều 45 .Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử 1. Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập với chức năng, tính năng chính để phục vụ giao dịch điện tử, bảo đảm xác thực, tin cậy trong giao dịch điện tử. Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử được phân loại theo chủ quản hệ thống thông tin; chức năng, tính năng của hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử; quy mô, số lượng người sử dụng tại Việt Nam hoặc số lượng truy cập hằng tháng từ người sử dụng tại Việt Nam. 2. Nền tảng số phục vụ giao dịch điện tử là hệ thống thông tin quy định tại khoản 1 Điều này tạo môi trường điện tử cho phép các bên thực hiện giao dịch hoặc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc sử dụng để phát triển sản phẩm, dịch vụ. 3. Nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử là nền tảng số quy định tại khoản 2 Điều này mà chủ quản nền tảng số độc lập với các bên thực hiện giao dịch. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử được phân loại như sau:
- Chủ quản hệ thống thông tin;- Chức năng, tính năng của hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử;
- Quy mô, số lượng người sử dụng tại Việt Nam hoặc số lượng truy cập hằng tháng từ người sử dụng tại Việt Nam. |
Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm gì? | Căn cứ quy định Điều 47 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử như sau: Điều 47. Trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử 1. Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm sau đây: a) Tuân thủ quy định của Luật này và pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ dữ liệu cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan; b) Cung cấp thông tin bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ công tác đo lường, thống kê, giám sát, thanh tra, kiểm tra, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giao dịch điện tử; chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử; c) Giám sát an toàn hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của mình theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng. .....
Như vậy, theo quy định thì chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm sau đây:
- Tuân thủ quy định của Luật Giao dịch điện tử 2023 và pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ dữ liệu cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Cung cấp thông tin bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ công tác đo lường, thống kê, giám sát, thanh tra, kiểm tra, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giao dịch điện tử; chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử;
- Giám sát an toàn hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của mình theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng. |
Nội dung quản lý nhà nước về giao dịch điện tử gồm những gì? | Căn cứ quy định Điều 49 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về nội dung quản lý nhà nước về giao dịch điện tử như sau:
- Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển giao dịch điện tử; văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch điện tử; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong giao dịch điện tử.
- Quản lý công tác báo cáo, đo lường, thống kê hoạt động giao dịch điện tử; quản lý việc giám sát an toàn hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của chủ quản hệ thống thông tin.
- Quản lý dịch vụ tin cậy.
- Quản lý, tổ chức việc xây dựng, khai thác và phát triển hạ tầng chứng thực điện tử quốc gia; việc phát hành, thu hồi chứng thư chữ ký số.
- Quy định việc liên thông giữa các hệ thống cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng và chữ ký số chuyên dùng công vụ.
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong giao dịch điện tử.
- Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, chuyên gia trong giao dịch điện tử.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử.
- Hợp tác quốc tế về giao dịch điện tử.
Trân trọng! |
Tiếp cận thông tin là gì? | Căn cứ khoản 3 Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về tiếp cận thông tin như sau: Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra. 2. Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra là tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản. 3. Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin. ... Như vậy, tiếp cận thông tin là việc tổ chức, cá nhân đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép và chụp các thông tin, bao gồm các loại tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra. |
Các loại thông tin nào công dân không được phép tiếp cận? | Căn cứ Điều 6 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về thông tin công dân không được phép tiếp cận như sau: Điều 6. Thông tin công dân không được tiếp cận 1. Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật. Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của Luật này. 2. Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.
Như vậy, công dân không được phép tiếp cận các loại thông tin sau, bao gồm:
- Thông tin thuộc bí mật nhà nước: những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.
- Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác;
- Thông tin thuộc bí mật công tác;
- Thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước;
- Tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.
Lưu ý: Trong trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được phép tiếp cận theo quy định. |
Người yêu cầu có thể ủy quyền cho người khác yêu cầu cung cấp thông tin không? | Căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về việc ủy quyền cho người khác yêu cầu cung cấp thông tin như sau: Điều 24. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin 1. Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây: a) Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin. Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin. Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin; b) Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin. ...
Như vậy, người yêu cầu không bắt buộc phải trực tiếp yêu cầu cung cấp thông tin mà có thể ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin.
Trân trọng! |
Tại sao luật sư bào chữa cho người bị buộc tội? | Luật sư phải bào chữa cho người bị buộc tội vì những lí do sau đây:
1. Sứ mệnh luật sư là bảo vệ quyền con người, quyền công dân, góp phần bảo vệ công lý, công bằng
Theo Quy tắc 1 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định: Quy tắc 1. Sứ mệnh của luật sư Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Theo đó, luật sư mang sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, góp phần bảo vệ công lý, công bằng. Luật sư không thể nhìn từ góc nhìn cảm xúc mà nhìn dưới góc nhìn có tội hay vô tội, đúng luật, đúng tội.
2. Nguyên tắc Suy đoán vô tội
Theo Điều 31 Hiếp pháp 2013 quy định: Điều 31. 1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai. ...
Tại Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: Điều 13. Suy đoán vô tội Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.
Theo đó, bất kỳ ai nếu được chứng minh và chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì vẫn được coi là vô tội.
3. Luật sư bào chữa theo sự chỉ định cho người bị buộc tội
Căn cứ theo khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 , trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa (bao gồm luật sư theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 ) cho:
- Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
- Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
Tuy nhiên, trong các trường hợp được chỉ định trên, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. (khoản 3 Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 )
4. Nghĩa vụ tận tâm với công việc của luật sư bào chữa
Theo Quy tắc 4 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định như sau: Quy tắc 4. Tham gia hoạt động cộng đồng ... 4.2. Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có nhận thù lao.
Tại Quy tắc 5 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định như sau: Quy tắc 5. Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng Luật sư có nghĩa vụ tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật và Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
Cũng giống như bao ngành nghề, nghề luật cũng cần tận tâm với nghề trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
5. Luật sư có nghĩa vụ giải thích quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của "người xấu"
Theo Quy tắc 10 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định như sau: Quy tắc 10. Tiếp nhận vụ việc của khách hàng ... 10.4. Luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong quan hệ với luật sư; về tính hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng; những khó khăn, thuận lợi có thể lường trước được trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý; quyền khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với luật sư.
Theo Quy tắc 23 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định như sau: Quy tắc 23. Ứng xử của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân ... 23.2. Trong phạm vi công việc được phân công phụ trách, nếu phát hiện cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức chuẩn bị hoặc đang có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định nội bộ của cơ quan, tổ chức có khả năng gây thiệt hại đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, thì luật sư cần giải thích và đưa ra ý kiến để người đó từ bỏ ý định hoặc dừng hành vi vi phạm. ... Ngoài ra, hành vi phạm tội sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng. Luật sư tham gia vào vụ án là để góp phần làm rõ các tình tiết, hồ sơ, phân tích các yếu tố, hành vi, hậu quả pháp lý của tội phạm để người bị buộc tội hiểu, nhận thức rõ hành vi phạm tội và hướng dẫn cho họ khắc phục hậu quả, nếu có cơ sở cũng tạo điều kiện để họ được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. |
Thù lao của luật sư bao chữa theo sự chỉ định là bao nhiêu? | Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP thì cơ quan tố tụng nào yêu cầu luật sư bào chữa thì lập dự toán và trực tiếp chi trả cho luật sư.
Mức chi phí và các khoản thù lao của luật sư được chỉ định được tính dựa theo Điều 2 Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP , cụ thể:
- Mức thù lao chi trả cho 01 ngày làm việc của luật sư tham gia tố tụng trong vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu là 0,4 lần mức lương cơ sở (=0.4*1.800.000đ=720.000đ theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP ) do Chính phủ quy định. Ngày làm việc của luật sư được tính trên cơ sở 08 giờ làm việc.
- Trong trường hợp, luật sư làm việc trong nhiều ngày, nhưng mỗi ngày thực hiện không đủ 08 giờ, thì số ngày làm việc của luật sư được tính trên tổng số giờ làm việc thực tế của luật sư. Số giờ làm việc lẻ còn lại (nếu có) được tính như sau:
+ Nếu số giờ làm việc lẻ không đủ 06 giờ thì tính thành ½ ngày làm việc.
+ Nếu số giờ làm việc lẻ từ 06 giờ trở lên thì tính thành 01 ngày làm việc. |
Các trường hợp nào luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc của khách hàng? | Các trường hợp luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc của khách hàng theo Quy tắc 11 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 gồm:
- Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà luật sư biết rõ người này có biểu hiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích không chính đáng làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng.
- Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của luật sư mà luật sư biết rõ khách hàng có ý định lợi dụng dịch vụ đó cho mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu của người khác.
- Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ giả hoặc yêu cầu của khách hàng trái đạo đức, vi phạm điều cấm của pháp luật.
- Vụ việc của khách hàng có xung đột về lợi ích theo quy định tại Quy tắc 15 trong Bộ quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 .
Trân trọng! |
Vợ chồng không ly hôn nhưng muốn chia tài sản chung có được không? | Tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau: Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. 2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. 3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này. Như vậy, vợ chồng không ly hôn vẫn có quyền chia tải sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Lưu ý: Việc chia tài sản chung phải đảm bảo không rơi vào các trường hợp tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 , nếu không sẽ bị vô hiệu, cụ thể như sau:
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
- Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
+ Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
+ Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
+ Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
+ Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
+ Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 , Bộ luật Dân sự 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan. |
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là khi nào? | Căn cứ tại Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
- Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
- Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. |
Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là gì? | Căn cứ tại Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau: Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng. 2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.
Như vậy, hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
- Phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
- Thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.
Trân trọng! |
Văn bằng bảo hộ là gì? | Căn cứ tại khoản 25 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 , được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định về văn bằng bảo hộ như sau: Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 25. Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng. ... Như vậy, văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng. |
Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích? | Căn cứ tại khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về điều kiện bảo hộ đối với Bằng độc quyền giải pháp hữu ích như sau: Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ ... 2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có tính mới; b) Có khả năng áp dụng công nghiệp. Như vậy, điều kiện bảo hộ đối sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường là:- Có tính mới;- Có khả năng áp dụng công nghiệp. |
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích hết hiệu lực có được cấp lại không? | Căn cứ tại khoản 3 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về hiệu lực của Bằng độc quyền giải pháp hữu ích như sau: Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ 1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn. 3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. 4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm. ... Tại khoản 1 Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 , được thay đổi bởi điểm d khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định như sau: Điều 94. Duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ 1. Để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực. 2. Để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực. ... |
Mức lệ phí duy trì Bằng độc quyền giải pháp hữu ích là bao nhiêu? | Căn cứ tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC có quy đinh về mức lệ phí duy trì của Bằng độc quyền giải pháp hữu ích là 100.000 đồng. Trường hợp nộp lệ phí duy trì hiệu lực muộn thì đóng thêm 10% lệ phí duy trì (cho mỗi tháng nộp muộn).Trân trọng! |
Nuôi con nuôi là gì? | Căn cứ tại Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về nuôi con nuôi như sau: Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. ... Như vậy, nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. |
Người nhận con nuôi có được nhận nuôi cùng lúc 2 đứa trẻ không? | Căn cứ tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định các hành vi bị cấm như sau: Điều 13. Các hành vi bị cấm 1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em. 2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi. 3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. 4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số. 5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước. 6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi. 7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau: Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi 1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt. 2. Những người sau đây không được nhận con nuôi: a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; c) Đang chấp hành hình phạt tù; d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. 3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này. Như vậy, theo quy định thì việc nhận nuôi 2 con nuôi cùng lúc không thuộc trường hợp bị cấm và luật cũng không giới hạn việc nhận số lượng con nuôi. Do đó nếu người nhận nuôi con đáp ứng được điều kiện của pháp luật thì có thể nhận nuôi 2 con cùng lúc. |
Hệ quả của việc nhận nuôi con nuôi là gì? | Căn cứ tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về hệ quả của việc nhận nuôi con nuôi như sau:
- Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
- Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
- Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Trân trọng! |
KT1, KT2, KT3 và KT4 về cư trú là gì? | KT1, KT2, KT3 và KT4 là những thuật ngữ thường dùng để chỉ nơi thường trú và tạm trú của công dân Việt Nam. Mỗi loại có những quy định và ý nghĩa riêng biệt:
[1] KT1 là viết tắt của ký hiệu Sổ hộ khẩu thường trú. Đây là loại sổ hộ khẩu được cấp cho công dân có nơi thường trú ổn định và lâu dài tại một địa phương cụ thể.
[2] KT2 là viết tắt của ký hiệu Sổ tạm trú dài hạn. Đây là loại sổ được cấp cho công dân có nhu cầu sinh sống, làm việc tại một địa phương khác với nơi đăng ký KT1 trong thời gian từ 6 tháng trở lên.
[3] KT3 là viết tắt của ký hiệu Sổ tạm trú dài hạn. Loại sổ này được cấp cho công dân có nhu cầu sinh sống, làm việc tại một địa phương khác với nơi đăng ký KT1 trong thời gian dài trở lên.
[4] KT4 là viết tắt của Ký hiệu Sổ tạm trú ngắn hạn. Đây là loại sổ được cấp cho công dân có nhu cầu sinh sống, làm việc tại một địa phương khác với nơi đăng ký KT1 (thường có một thời hạn nhất định). |
Những địa điểm nào không được đăng ký thường trú mới? | Căn cứ Điều 23 Luật Cư trú 2020 quy định địa điểm không được đăng ký thường trú mới: Điều 23. Địa điểm không được đăng ký thường trú mới 1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật. 2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật. 3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật. ...
Như vậy, những địa điểm không được đăng ký thường trú mới, bao gồm:
- Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. |
Nơi cư trú của người chưa thành niên được xác định như thế nào? | Căn cứ Điều 12 Luật Cư trú 2020 quy định nơi cư trú của người chưa thành niên: Điều 12. Nơi cư trú của người chưa thành niên 1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định. 2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó, nơi cư trú của người chưa thành niên được xác định theo nơi cư trú của cha mẹ.
Trường hợp nơi cư trú của cha mẹ khác nhau thì xác định theo nơi của cha hoặc mẹ nơi mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
Trường hợp nơi cư trú của cha mẹ khác nhau và không xác định nơi thường xuyên chung sống thì cha mẹ thỏa thuận.
Trường hợp nơi cư trú của cha mẹ khác nhau, không xác định nơi thường xuyên chung sống và cha mẹ không thỏa thuận được thì do Tòa án quyết định.
Ngoài ra, người chưa thành niên có thể cư trú nơi khác nếu được cha mẹ đồng ý hoặc pháp luật quy định.
Trân trọng! |
Quê quán của con được xác định là nơi sinh của cha có đúng không? | Nơi sinh là địa danh, đơn vị hành chính nơi một cá nhân, công dân được sinh ra. Khác với nhiều người nhầm lẫn rằng nơi sinh là quê quán, trên thực tế, nơi sinh có thể khác với quê quán trong rất nhiều trường hợp. Cụ thể, nơi sinh và quê quán được trình bày là những mục khác nhau khi công dân thực hiện đăng ký khai sinh trên tờ khai hoặc thể hiện trên giấy khai sinh.
Theo khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 có giải thích cụ thể về quê quán như sau: Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. ...
Theo đó, quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh
Như vậy, cần căn cứ vào giấy khai sinh của cha hoặc mẹ để ghi đúng thông tin về quê quán của con khi thực hiện tờ khai đăng ký khai sinh và giấy khai sinh.
VD: Quê quán của cha trên giấy khai sinh ghi “Hà Nội”, quê quán của mẹ trên giấy khai sinh là “Nam Định”. Cha mẹ chung sống tại Hà Nội, em bé được sinh ra tại bệnh viện phụ sản Hà Nội. Tại thời điểm đăng ký khai sinh, cha mẹ thỏa thuận chọn quê quán của con theo quê của cha, theo đó, quê quán của con là Hà Nội, nơi sinh cũng được ghi theo địa chỉ cơ sở y tế tại Hà Nội. |
Xác định quê quán của trẻ bị bỏ rơi để đăng ký khai sinh cho trẻ như thế nào? | Theo Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi như sau: Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi ... 3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch. Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”. ...
Theo đó, cách ghi quê quán trong giấy khai sinh trong trường hợp trẻ em bị bỏ rơi mà sau khi thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định (như lập biên bản sự việc – niêm yết công khai thông tin về việc trẻ bị bỏ rơi) mà vẫn không thể xác định được cha, mẹ đẻ của trẻ thì:
- Khi đăng ký khai sinh cho trẻ, quốc tịch của trẻ sẽ được xác định là quốc tịch Việt Nam, nơi sinh được xác định là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi và mục quê quán sẽ được xác định theo nơi sinh của trẻ – tức nơi phát hiện ra trẻ.
Do vậy, trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi thì quê quán của trẻ khi đăng ký khai sinh được xác định theo nơi sinh – nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi. |
Khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi người phát hiện có trách nhiệm phảo thông báo đến cơ quan nào? | Tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi như sau: Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi 1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo. Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật. ....
Như vậy, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
Lưu ý: Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
Trân trọng! |
Mẫu CT07 là mẫu gì? | Mẫu CT07 ban hành kèm Thông tư 66/2023/TT-BCA là mẫu xác nhận thông tin cư trú tại đây . |
Năm 2024, xin giấy xác nhận thông tin cư trú ở đâu? | Tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 66/2023/TT-BCA có quy định xác nhận thông tin về cư trú như sau: Điều 17. Xác nhận thông tin về cư trú 1. Công dân có thể yêu cầu cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú bằng hình thức yêu cầu trực tiếp tại trụ sở cơ quan đăng ký cư trú hoặc yêu cầu qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật. 2. Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thông tin về nơi cư trú hiện tại, các nơi cư trú trước đây, thời gian sinh sống tại từng nơi cư trú, hình thức đăng ký cư trú và các thông tin về cư trú khác đang có trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị sử dụng 01 năm kể từ ngày cấp. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm thay đổi, điều chỉnh. 3. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú theo yêu cầu của công dân. Trường hợp thông tin cần xác nhận về cư trú đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì thời hạn giải quyết không quá 1/2 ngày làm việc. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
Như vậy, công dân xin giấy xác nhận thông tin cư trú tại:
- Trực tiếp tại Công an cấp xã nơi thuận lợi, phù hợp không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân.
- Cổng dịch vụ công (Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an)
- Ứng dụng VNeID
- Dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật. |
Xin giấy CT07 mất bao lâu? | Tại Mục 11 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 320/QĐ-BCA năm 2024 có quy định xin giấy xác nhận thông tin cư trú như sau: 11. Thủ tục: Xác nhận thông tin về cư trú ... 11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA). *Lưu ý: Trường hợp thực hiện đăng ký cư trú trực tuyến, người yêu cầu đăng ký cư trú khai báo thông tin theo biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn. b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ 11.4. Thời hạn giải quyết: Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cấp xác nhận thông tin về cư trú cho công dân trong thời hạn không quá 1/2 ngày làm việc với trường hợp thông tin có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và trong thời hạn 03 ngày làm việc với trường hợp thông tin không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú cần xác minh; trường hợp từ chối giải quyết xác nhận thông tin về cư trú thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xác nhận thông tin về cư trú. 11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Công an cấp xã. 11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện cơ quan đăng ký cư trú cấp xác nhận thông tin về cư trú (mẫu CT07 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA). - Trường hợp từ chối giải quyết xác nhận thông tin về cư trú thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA).
Như vậy, khi công dân xin giấy CT07 sẽ được cấp trong thời hạn:
- Trường hợp thông tin có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: không quá 1/2 ngày làm việc;
- Trường hợp thông tin không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú cần xác minh: 03 ngày làm việc.
Trân trọng! |
Thời gian xác định lại mức độ khuyết tật là khi nào? | Căn cứ Điều 20 Luật Khuyết tật 2010 quy định xác định lại mức độ khuyết tật : Điều 20. Xác định lại mức độ khuyết tật 1. Việc xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện theo đề nghị của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật. 2. Trình tự, thủ tục xác định lại mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật được thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này.
Theo quy định trên, không quy định cụ thể thời gian xác định lại mức độ khuyết tật. Việc xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện khi có đề nghị của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật. |
Thủ tục xác định lại mức độ khuyết tật năm 2024? | Căn cứ Điều 5 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH quy định thủ tục và trình tự thực hiện xác định, xác định lại mức độ khuyết tật: Điều 5. Thủ tục và trình tự thực hiện xác định, xác định lại mức độ khuyết tật 1. Khi có nhu cầu xác định, xác định lại mức độ khuyết tật thì người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo quy định của pháp luật. 2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm: a) Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ; c) Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này; lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật. ...
Như vậy, thủ tục xác định lại mức độ khuyết tật năm 2024 được thực hiện như sau:
Bước 1 : Nộp hồ sơ
Người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi có nhu cầu xác định lại mức độ khuyết tật thì nộp hồ sơ.
Hồ sơ được gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị xác định lại mức độ khuyết tật
- Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ và các giấy tờ có liên quan khác.
- Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày 01/06/2012 hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
Bước 2 : Chủ tịch Hội đồng gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học.
Bước 3 : Chủ tịch Hội đồng triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
Bước 4 : Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
Bước 5 : Lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
Bước 6 : Ban hành biên bản họp Hội đồng kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
Lưu ý : Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật. |
Mẫu đơn đề nghị xác định lại mức độ khuyết tật mới nhất năm 2024? | Căn cứ Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH quy định đơn đề nghị xác định lại mức độ khuyết tật như sau:
Tải về mẫu đơn đề nghị xác định lại mức độ khuyết tật mới nhất năm 2024 Tại đây
Trân trọng! |
Mẫu bài dự thi viết về sáng kiến, giải pháp, cách thức phòng ngừa lao động trẻ em năm 2024? | Theo đó, Cuộc thi viết Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 diễn ra từ ngày 26/3 đến ngày 30/6/2024 dành cho học sinh các trường tiểu học, THCS, Trường Tiểu học & THCS. Mục đích của cuộc thi nhằm:
- Nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc bảo đảm trật tự trường học, phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em.
- Khuyến khích học sinh sáng tạo, đề xuất các sáng kiến hay, thiết thực góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện.
- Phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em.
Dưới đây là mẫu bài dự thi viết về sáng kiến, giải pháp, cách thức phòng ngừa lao động trẻ em năm 2024.
(*Lưu ý: Mẫu bài dự thi viết về sáng kiến, giải pháp, cách thức phòng ngừa lao động trẻ em năm 2024 chỉ mang tính chất tham khảo)
Hiện nay, vấn đề lao động trẻ em vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tính đến năm 2023, Việt Nam hiện ghi nhận được tới 1 triệu trẻ em dưới 17 tuổi đang phải lao động trái pháp luật, chiếm 5,3% tổng số trẻ em trong cả nước. Trong đó có hơn 500.000 trẻ em phải làm việc trong những điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Lao động trẻ em gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bản thân các em, gia đình và xã hội. Các em phải chịu nhiều nguy hiểm về sức khỏe, an toàn, bị bóc lột sức lao động, không được học tập, vui chơi, phát triển đầy đủ. Để phòng ngừa lao động trẻ em và hạn chế tình trạng này tiếp tục, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức mọi người. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về tác hại của lao động trẻ em thông qua các kênh thông tin đại chúng, trường học, gia đình. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em, tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em phát triển.
Thứ hai, tăng cường pháp luật. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống lao động trẻ em, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả. Đồng thời, cơ quan nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về lao động trẻ em.
Thứ ba, hỗ trợ gia đình trẻ em lao động. Cụ thể, tạo điều kiện cho gia đình có thu nhập ổn định để không phải sử dụng lao động trẻ em. Hỗ trợ các gia đình có con em đang lao động trẻ em về giáo dục, đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm.
Thứ tư, hỗ trợ các em thông qua các biện pháp như: mở rộng cơ hội học tập, đào tạo cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em có nguy cơ cao bị bóc lột sức lao động; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trẻ em như: tư vấn tâm lý, dạy nghề, giới thiệu việc làm,…
Mặt khác, có thể đề xuất xây dựng mô hình "Cổng thông tin điện tử về phòng ngừa lao động trẻ em" với mục tiêu:
- Cung cấp thông tin, kiến thức về lao động trẻ em cho cộng đồng.
- Nâng cao nhận thức về tác hại của lao động trẻ em và trách nhiệm chung trong việc bảo vệ trẻ em.
- Kết nối các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác phòng ngừa lao động trẻ em.
Tóm lại, phòng ngừa lao động trẻ em là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Chúng ta cần chung tay đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ trẻ em, giúp các em được học tập, phát triển trong môi trường an toàn, lành mạnh. |
Sử dụng lao động trẻ em chưa đủ 15 tuổi cần đáp ứng điều kiện gì? | Căn cứ theo Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 , sử dụng lao động trẻ em chưa đủ 15 tuổi cần đáp ứng điều kiện như sau:
- Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.
- Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi.
- Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng.
- Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.
- Người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng và sử dụng trẻ em đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng trẻ em chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. |
Giao kết hợp đồng lao động để sử dụng lao động trẻ em chưa đủ 15 tuổi cần đảm bảo yêu cầu nào? | Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH , giao kết hợp đồng lao động để sử dụng lao động trẻ em chưa đủ 15 tuổi cần đảm bảo yêu cầu như sau:
[1] Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
- Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
[2] Có phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng kể từ ngày cấp đến ngày giao kết hợp đồng lao động, trong đó không có án tích về hành vi xâm hại trẻ em.
[3] Có Bản cam kết chưa từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm hại trẻ em theo Mẫu số 02 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH .
[4] Hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi phải có các nội dung theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 và các nội dung sau:
- Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi cư trú; số điện thoại (nếu có); số thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của trẻ chưa đủ 15 tuổi.
- Chỗ ở đối với người chưa đủ 15 tuổi làm việc xa gia đình.
- Việc bảo đảm điều kiện học tập.
[5] Hợp đồng lao động đối với người chưa đủ 13 tuổi chỉ có hiệu lực sau khi có văn bản đồng ý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trân trọng! |
Năm 2024, có bắt buộc phải tích hợp giấy khai sinh vào thẻ căn cước không? | Căn cứ Điều 22 Luật Căn cước 2023 quy định về tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp như sau: Điều 22. Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp 1. Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là việc bổ sung vào bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước những thông tin ngoài thông tin về căn cước và được mã hóa. Thông tin được tích hợp theo đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. 2. Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh , giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp. 3. Việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác. 4. Người dân đề nghị tích hợp thông tin vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. 5. Việc khai thác thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước được quy định như sau: a) Sử dụng thiết bị chuyên dụng để khai thác thông tin tích hợp trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước; b) Sử dụng thông tin trên thẻ căn cước qua thiết bị chuyên dụng để truy xuất, khai thác thông tin tích hợp qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống định danh và xác thực điện tử; c) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; d) Tổ chức và cá nhân khai thác thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước của công dân khi được sự đồng ý của công dân đó. 6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định trình tự, thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước.
Theo đó, tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là việc bổ sung vào bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước những thông tin ngoài thông tin về căn cước và được mã hóa.
Thông tin được tích hợp theo đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Như vậy, theo quy định mới, việc tích hợp giấy khai sinh vào thẻ căn cước hoặc giấy tờ khác là không bắt buộc. Theo đó, chỉ tích hợp thông tin vào thẻ căn cước khi có đề nghị của công dân hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. |
Các trường hợp nào được cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước từ 1/7/2024? | Căn cứ Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:
[1] Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:
- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước 2023
-Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
- Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
- Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;
- Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
- Xác lập lại số định danh cá nhân;
- Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
[2] Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm:
- Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 Luật Căn cước 2023.
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam. |
Trên thẻ căn cước thể hiện những thông tin gì? | Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Căn cước 2023 có nêu rõ như sau: Điều 18. Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước 1. Thẻ căn cước có thông tin được in trên thẻ và bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa. 2. Thông tin được in trên thẻ căn cước bao gồm: a) Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”; c) Dòng chữ “CĂN CƯỚC”; d) Ảnh khuôn mặt; đ) Số định danh cá nhân; e) Họ, chữ đệm và tên khai sinh; g) Ngày, tháng, năm sinh; h) Giới tính; i) Nơi đăng ký khai sinh; k) Quốc tịch; l) Nơi cư trú; m) Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng; n) Nơi cấp: Bộ Công an. ...
Theo đó, nội dung được thể hiện trên căn cước bao gồm:
- Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”;
- Dòng chữ “CĂN CƯỚC”;
- Ảnh khuôn mặt;
- Số định danh cá nhân;
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi đăng ký khai sinh;
- Quốc tịch;
- Nơi cư trú;
- Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng;
- Nơi cấp: Bộ Công an.
Lưu ý: Luật Căn cước 2023 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024.
Trân trọng! |
Mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà ở mới nhất 2024? | Căn cứ theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Điều 562. Hợp đồng ủy quyền Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, chủ sở hữu nhà ở không tự mình chuyển nhượng thì có quyền ủy quyền cho người khác nhân danh mình thực hiện việc chuyển nhượng, bán nhà ở.
Dưới đây là mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà ở mới nhất 2024 có thể tham khảo:
Tải về mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà ở mới nhất 2024:
Tại đây |
Có bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền bán nhà ở không? | Căn cứ theo Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định như sau: Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền 1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia. 2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Theo quy định trên, hiện nay không có bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền bán nhà ở. Tuy nhiên, để tránh xảy ra tranh chấp khi ủy quyền bán nhà ở thì các bên vẫn nên công chứng hợp đồng ủy quyền này. |
Bên được ủy quyền có được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền bán nhà ở không? | Căn cứ theo khoản 2 Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền như sau: Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền 1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý. Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt. 2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
Như vậy, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền bán nhà ở được thực hiện như sau:
(1) Trường hợp không có thù lao:
Bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết trong một khoảng thời gian hợp lý.
(2) Trường hợp có thù lao:
Bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền nếu có. |
Bên được ủy quyền phải thực hiện nghĩa vụ gì? | Căn cứ theo Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên được ủy quyền như sau: Điều 565. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền 1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó. 2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền. 3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền. 4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền. 5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.
Bên được ủy quyền có các nghĩa vụ dưới đây:
- Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
- Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
- Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
- Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định.
- Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ theo quy định.
Trân trọng! |
Mẫu giấy mua bán xe máy cũ viết tay 2024? | Anh/chị có thể tham khảo giấy mua bán xe máy cũ dưới đây:
Xem chi tiết mẫu giấy mua bán xe máy cũ viết tay tại đây . |
Thủ tục thu hồi biển số xe máy cũ 2024? | Tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 24/2023/TT-BCA có quy định thủ tục mua bán xe máy cũ như sau: Thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe 1. Thủ tục thu hồi a) Chủ xe kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công; cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến; nộp hồ sơ thu hồi quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này và nhận giấy hẹn trả kết quả đăng ký xe theo quy định; b) Sau khi kiểm tra hồ sơ xe hợp lệ, cơ quan đăng ký xe cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe theo quy định (có dán bản chà số máy, số khung và đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe trên bản chà số máy, số khung xe): 01 bản trả cho chủ xe; 01 bản lưu hồ sơ xe; trường hợp mất chứng nhận đăng ký xe thì thực hiện xác minh theo quy định. 2. Thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe a) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe (đối với trường hợp di chuyển nguyên chủ): Kê khai giấy khai đăng ký xe theo quy định tại Điều 9 Thông tư này; đưa xe đến để kiểm tra, cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến và nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này; b) Sau khi kiểm tra hồ sơ xe, thực tế xe đảm bảo hợp lệ thì được cơ quan đăng ký xe cấp biển số theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này; c) Nhận giấy hẹn trả kết quả, nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số xe (trường hợp được cấp biển số theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư này); trường hợp chủ xe có nhu cầu nhận trả kết quả đăng ký xe qua dịch vụ bưu chính công ích thì đăng ký với đơn vị dịch vụ bưu chính công ích; d) Nhận chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (trường hợp được cấp biển số theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư này) tại cơ quan đăng ký xe hoặc từ đơn vị dịch vụ bưu chính công ích. Trường hợp đăng ký xe di chuyển nguyên chủ thì được giữ nguyên biển số định danh (biển 05 số); trường hợp biển số cũ là biển 3 hoặc 4 số thì cấp đổi sang biển số định danh theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, thủ tục thu hồi biển số xe máy cũ được tiến hành như sau:
Bước 1: Chủ xe kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công; nộp hồ sơ thu hồi và nhận giấy hẹn trả kết quả đăng ký xe theo quy định;
Bước 2: Chủ xe cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến;
Bước 3: Chủ xe nộp hồ sơ thu hồi theo quy định và nhận giấy hẹn trả kết quả đăng ký xe theo quy định;
Bước 4: Sau khi kiểm tra hồ sơ xe hợp lệ, cơ quan đăng ký xe cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe theo quy định (có dán bản chà số máy, số khung và đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe trên bản chà số máy, số khung xe):
+ 01 bản trả cho chủ xe;
+ 01 bản lưu hồ sơ xe; trường hợp mất chứng nhận đăng ký xe thì thực hiện xác minh theo quy định. |
Thủ tục đăng ký sang tên xe máy cũ 2024? | Tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 24/2023/TT-BCA có quy định thủ tục đăng ký sang tên xe máy cũ được thực hiện như sau:
Bước 1: Bên mua xe kê khai giấy khai đăng ký xe;
Bước 2: Đưa xe đến để kiểm tra, cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến;
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên, di chuyển xe
Bước 4: Sau khi kiểm tra hồ sơ xe, thực tế xe đảm bảo hợp lệ thì được cơ quan đăng ký xe cấp biển số;
Bước 5: Nhận giấy hẹn trả kết quả, nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số xe (trường hợp được cấp biển số mới đối với trường hợp chủ xe chưa được cấp biển số định danh hoặc đã có biển số định danh nhưng đang đăng ký cho xe khác);
Trường hợp chủ xe có nhu cầu nhận trả kết quả đăng ký xe qua dịch vụ bưu chính công ích thì đăng ký với đơn vị dịch vụ bưu chính công ích;
Bước 6: Nhận chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tại cơ quan đăng ký xe hoặc từ đơn vị dịch vụ bưu chính công ích.
Trân trọng! |
Mẫu tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch mới nhất năm 2024? | Mẫu tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch mới nhất năm 2024 đang được áp dụng theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP .
Dưới đây là mẫu tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch mới nhất năm 2024:
Tải về mẫu tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch mới nhất năm 2024: Tại đây
Hướng dẫn cách ghi:
Chỗ trống (1): Ghi tên cơ quan đề nghị thực hiện việc cấp bản sao Trích lục hộ tịch.
Chỗ trống (2): Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
Chỗ trống (3): Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký, ghi rõ số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế
Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004.
Chỗ trống (4): Ghi rõ loại việc hộ tịch đã đăng ký trước đây, nay đề nghị cấp bản sao Trích lục hộ tịch.
Chỗ trống (5): Ghi rõ tên cơ quan đã đăng ký hộ tịch trước đây.
Ví dụ: Ủy ban nhân dân phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Chỗ trống (6): Ghi rõ số lượng bản sao đề nghị cấp. |
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch? | Căn cứ theo Điều 23 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định như sau: Điều 23. Cấp bản sao trích lục hộ tịch 1. Cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch đang lưu giữ Sổ hộ tịch hoặc quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch. Nội dung bản sao trích lục hộ tịch được ghi đúng theo thông tin trong Sổ hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Những thông tin Sổ hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử không có để ghi vào mẫu bản sao trích lục hộ tịch hiện hành thì để trống. 2. Trường hợp Sổ hộ tịch trước đây ghi tuổi thì cơ quan đăng ký hộ tịch xác định năm sinh tương ứng ghi vào mục Ghi chú của Sổ hộ tịch, sau đó cấp bản sao trích lục hộ tịch. Ví dụ: Sổ đăng ký khai sinh năm 1975 ghi tuổi của cha là 25 tuổi, tuổi của mẹ là 23 tuổi thì xác định năm sinh của cha: 1950, năm sinh của mẹ: 1952. 3. Trường hợp thông tin của cá nhân đã được thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc, ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thông tin trong bản sao Giấy khai sinh, bản sao trích lục hộ tịch là thông tin đã được cập nhật theo nội dung ghi trong mục Ghi chú của Sổ hộ tịch. Trường hợp yêu cầu cấp bản sao Trích lục kết hôn mà trong Sổ đăng ký kết hôn đã ghi chú việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật, ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì mục Ghi chú trong Trích lục kết hôn bản sao ghi rõ: Đã ly hôn theo Bản án/Quyết định số… ngày…tháng…năm … của Tòa án ….
Theo đó, cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch đang lưu giữ Sổ hộ tịch hoặc quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử sẽ có thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch. |
Sổ hộ tịch có bắt buộc phải được đóng dấu giáp lai không? | Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định như sau: Điều 29. Cách ghi Sổ, giấy tờ hộ tịch 1. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp, viên chức ngoại giao, lãnh sự (sau đây gọi chung là công chức làm công tác hộ tịch) phải tự ghi vào Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch. Nội dung ghi phải chính xác; chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không viết tắt, không tẩy xóa; viết bằng loại mực tốt, cùng một màu; không dùng các màu mực khác nhau; không dùng mực đỏ. Trường hợp ứng dụng công nghệ thông tin để in giấy tờ hộ tịch thì phải in bằng loại mực tốt, màu đen, không bị nhòe, mất nét hoặc phai màu. 2. Sổ hộ tịch phải được đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối cùng ngay từ khi mở sổ. Sổ được ghi liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống. 3. Số đăng ký trong năm phải được ghi liên tục theo thứ tự, bắt đầu từ số 01 cho đến hết năm. Trường hợp chưa hết năm mà hết sổ thì sử dụng sang quyển sổ khác và ghi tiếp theo số thứ tự cuối cùng của sổ trước, không được ghi lại từ số 01. Trường hợp hết năm mà chưa sử dụng hết sổ thì cơ quan đăng ký hộ tịch được sử dụng tiếp sổ cho năm tiếp theo sau khi thực hiện việc khóa sổ hết năm theo đúng quy định. 4. Số ghi trên giấy tờ hộ tịch của cá nhân phải trùng với số thứ tự ghi trong Sổ hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều này. 5. Các cột, mục trong Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch phải được ghi đầy đủ, chính xác theo đúng hướng dẫn trong Sổ hộ tịch và Thông tư này; ngày, tháng, năm được ghi theo dương lịch. 6. Việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ghi vào Sổ hộ tịch như sau: ...
Như vậy, sổ hộ tịch bắt buộc phải được đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối cùng ngay từ khi mở sổ.
Trân trọng! |
Hành vi đẻ thuê có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Truy cứu về tội gì? | Căn cứ điểm g khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình: Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình ... 2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Yêu sách của cải trong kết hôn; e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; h) Bạo lực gia đình; i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. ... Căn cứ Điều 187 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương m ại: Điều 187. Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại 1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hành vi đẻ thuê là hành vi một người phụ nữ mang thai và sinh con cho người khác với mục đích lợi nhuận. Đây là hành vi bị cấm theo pháp luật Việt Nam.Theo quy định trên người đẻ thuê không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên, người có hành vi tổ chức đẻ thuê thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Người phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Mẫu bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mới nhất năm 2024? | Căn cứ Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định mẫu bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
Tải về mẫu bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mới nhất năm 2024 Tại đây |
Hành vi đẻ thuê bị phạt bao nhiêu tiền? | Căn cứ Điều 60 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về sinh con: Điều 60. Hành vi vi phạm quy định về sinh con 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức: Điều 4. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức ... 4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. ...
Như vậy, người nào có hành vi đẻ thuê thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi đẻ thuê mà có.
Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trân trọng! |
Mẫu đơn xin rút lại đơn ly hôn thuận tình 2024? | Tại Mẫu số 02-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP có quy định mẫu đơn xin rút lại yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.Anh/chị có thể tham khảo mẫu đơn xin rút lại đơn ly hôn thuận tình dưới đây:
Xem chi tiết mẫu đơn xin rút lại đơn ly hôn thuận tình 2024 tại đây . |
Cách ghi mẫu đơn xin rút lại đơn ly hôn thuận tình? | Tại Mẫu số 02-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP có hướng dẫn cách ghi đơn xin rút lại đơn ly hôn thuận tình 2024 (đơn xin rút lại yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự) như sau:
(1) và (5) Ghi loại việc dân sự mà người rút đơn yêu cầu đã yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: “Yêu cầu rút lại đơn ly hôn").
(2) Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào.
Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó.
Ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam
(3) Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó.
Nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày……..” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.
(4) Ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm rút đơn yêu cầu
Ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;
(6) Ghi cụ thể lý do xin rút đơn yêu cầu.
(8) Ghi chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu rút hơn. |
Nộp đơn ly hôn rồi có rút lại được không? | Tại khoản 4 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự như sau: Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây: 1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa. 2. Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật. 3. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án. 4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này. 5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình. ....
Tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự như sau: Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự 1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. 2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Như vậy, cá nhân được quyền rút lại đơn ly hôn của mình. Tuy nhiên, thời điểm rút đơn ly hôn sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn như sau:
- Trước khi tòa án thụ lý: Rút lại đơn ly hôn bất cứ lúc nào trước khi tòa án thụ lý (thường sẽ có khoảng thời gian khoảng 08 ngày làm việc trước khi Tòa án thụ lý giải quyết ly hôn).
- Khi Tòa án đã thụ lý ly hôn:
+ Trước khi mở phiên tòa: Vợ, chồng rút yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ đình chỉ và trả lại đơn ly hôn.
+ Trong phiên tòa xét xử diễn ra: Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút nếu vợ, chồng tự nguyện rút yêu cầu ly hôn.
Trân trọng! |
Cục A05 là gì? | Cục A05 là Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trực thuộc Bộ Công an được thành lập bằng cách sáp nhập Cục An ninh mạng A68 và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50.
Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Cục A05 là cơ quan có chức năng bảo vệ an ninh mạng, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm có hoạt động sử dụng công nghệ cao. |
Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân là cơ quan nào? | Căn cứ Điều 29 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau: Điều 29. Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân và Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân 1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân là Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an, có trách nhiệm giúp Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân. ... Như vậy, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao A05 là cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân, có trách nhiệm giúp Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân . |
Bảo vệ dữ liệu cá nhân được thực hiện theo các nguyên tắc nào? | Căn cứ Điều 3 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về các nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Theo đó, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Dữ liệu cá nhân được xử lý theo quy định của pháp luật.
- Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Dữ liệu cá nhân chỉ được xử lý đúng với mục đích đã được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba đăng ký, tuyên bố về xử lý dữ liệu cá nhân.
- Dữ liệu cá nhân thu thập phải phù hợp và giới hạn trong phạm vi, mục đích cần xử lý.
- Dữ liệu cá nhân không được mua, bán dưới mọi hình thức, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Dữ liệu cá nhân được cập nhật, bổ sung phù hợp với mục đích xử lý.
- Dữ liệu cá nhân được áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo mật trong quá trình xử lý, bao gồm cả việc bảo vệ trước các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và phòng, chống sự mất mát, phá hủy hoặc thiệt hại do sự cố, sử dụng các biện pháp kỹ thuật.
- Dữ liệu cá nhân chỉ được lưu trữ trong khoảng thời gian phù hợp với mục đích xử lý dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.- Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân phải chịu trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc xử lý dữ liệu và chứng minh sự tuân thủ của mình với các nguyên tắc xử lý dữ liệu đó. |
05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân? | Căn cứ Điều 8 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Theo đó, 05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân bao gồm:
- Xử lý dữ liệu cá nhân trái với quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
- Cản trở hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan có thẩm quyền.
- Lợi dụng hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân để vi phạm pháp luật.
Trân trọng! |
Xác định nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú như thế nào? | Căn cứ Điều 19 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú như sau: Điều 19. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú 1. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó ; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại. ... 6. Trường hợp có thay đổi thông tin về cư trú thì công dân phải khai báo lại với cơ quan đăng ký cư trú để rà soát, điều chỉnh thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; khi đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú. 7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Như vậy, nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó. Trong trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì xác định nơi cư trú là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.
Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú có trách nhiệm phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại và phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi đã đủ điều kiện.
Sau khi kiểm tra, xác minh mà xác định được người đến khai báo là công dân Việt Nam và thông tin mà công dân đã khai báo là chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú sẽ cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân.
Trong trường hợp công dân có thay đổi thông tin nơi ở hiện tại thì cũng phải khai báo lại với cơ quan đăng ký cư trú để rà soát, điều chỉnh thông tin. |
Công dân đủ các điều kiện nào thì được đăng ký tạm trú? | Căn cứ Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: Điều 27. Điều kiện đăng ký tạm trú 1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. 2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần 3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.
Như vậy, công dân được phép đăng ký tạm trú khi đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú, để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên.
Ngoài ra, công dân cũng không được phép đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở không được đăng ký thường trú mới theo quy định. Công dân được tạm trú trong thời hạn tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần. |
Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú để đăng ký tạm trú mới nhất năm 2024? | Người đăng ký tạm trú phải nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú, trong đó bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú và các giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú để đăng ký tạm trú được lập theo Mẫu CT01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA .
Tải về Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú để đăng ký tạm trú mới nhất năm 2024 tại đây .
Trân trọng! |
Mang thai hộ là gì? | Căn cứ khoản 22; khoản 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. 23. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác. ...
Theo quy định trên, mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con cho người khác. Người nhận con là cha mẹ của đứa trẻ, chứ không phải người mang thai hộ. Có 02 hình thức mang thai hộ:
[1] Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
[2] Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác. |
Phân biệt mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và hành vi đẻ thuê theo pháp luật Việt Nam? | Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và đẻ thuê đều là những phương pháp hỗ trợ sinh sản giúp những người phụ nữ không thể mang thai và sinh con có cơ hội làm cha mẹ.
Tuy nhiên, hai phương pháp này có những điểm khác biệt cơ bản về mục đích, điều kiện thực hiện và quy định pháp luật. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Hành vi đẻ thuê Mục đích
Giúp đỡ những cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh do các vấn đề về sức khỏe sinh sản, không thể mang thai và sinh con bằng phương pháp tự nhiên hoặc các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác.
Mang thai và sinh con cho người khác với mục đích lợi nhuận. Điều kiện thực hiện
Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
- Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
+ Vợ chồng đang không có con chung;
+ Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
- Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
+ Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
+ Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
+ Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
+ Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
(Quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 )
Bị cấm theo pháp luật Việt Nam. Mối quan hệ pháp lý giữa đứa trẻ và người mang thai hộ
Đứa trẻ được sinh ra có quyền và nghĩa vụ như con đẻ của người nhận con.
Mối quan hệ pháp lý giữa đứa trẻ và người mang thai hộ không được pháp luật công nhận. Chi phí
Không được phép thu lợi nhuận.
Thường có liên quan đến việc trả tiền cho người mang thai hộ.
Như vậy, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hợp pháp tại Việt Nam, được thực hiện với mục đích giúp đỡ những người phụ nữ không thể mang thai và sinh con có cơ hội làm cha mẹ. Đẻ thuê là hành vi bị cấm theo pháp luật Việt Nam. |
Mẫu biên bản thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mới nhất năm 2024? | Căn cứ Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định biên bản thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
Tải về mẫu biên bản thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mới nhất năm 2024 Tại đây
Trân trọng! |
Mẫu đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế mới nhất năm 2024? | Cá nhân, đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế gửi đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ban hành quyết định giao, nhận trẻ em cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế để thực hiện thủ tục chấm dứt việc chăm sóc thay thế khi có nguyện vọng.
Đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế được lập theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP .Tải về Mẫu đơn đề nghị chấm dứt việc chăm sóc thay thế mới nhất năm 2024 tại đây . |
Việc chăm sóc thay thế trẻ em chấm dứt trong các trường hợp nào? | Căn cứ khoản 1 Điều 69 Luật Trẻ em 2016 quy định về chấm dứt chăm sóc thay thế trẻ em như sau: Điều 69. Chấm dứt việc chăm sóc thay thế 1. Việc chăm sóc thay thế chấm dứt trong trường hợp sau đây: a) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế không còn đủ Điều kiện chăm sóc trẻ em theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 của Luật này; b) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này gây tổn hại cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế; c) Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đề nghị chấm dứt việc chăm sóc trẻ em; d) Trẻ em đang được chăm sóc thay thế có hành vi cố ý xâm phạm nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cá nhân, thành viên gia đình nhận chăm sóc thay thế; đ) Trẻ em trở về đoàn tụ gia đình khi gia đình bảo đảm an toàn, có đủ Điều kiện thực hiện quyền của trẻ em. ...
Như vậy, việc chăm sóc thay thế trẻ em sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế không còn đủ điều kiện chăm sóc trẻ em;- Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Trẻ em 2016 , gây tổn hại cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế;
- Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đề nghị chấm dứt việc chăm sóc trẻ em;
- Trẻ em đang được chăm sóc thay thế có hành vi cố ý xâm phạm nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cá nhân, thành viên gia đình nhận chăm sóc thay thế;
- Trẻ em trở về đoàn tụ gia đình khi gia đình bảo đảm an toàn, có đủ điều kiện thực hiện quyền của trẻ em. |
Việc thực hiện chăm sóc thay thế phải đáp ứng các yêu cầu nào? | Căn cứ Điều 60 Luật Trẻ em 2016 quy định về các yêu cầu khi thực hiện chăm sóc thay thế trẻ em như sau: Điều 60. Các yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế 1. Phải dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của trẻ em và bảo đảm quyền của trẻ em. 2. Bảo đảm an toàn cho trẻ em, bảo đảm ổn định, liên tục và gắn kết giữa trẻ em với người chăm sóc trẻ em. 3. Phải xem xét ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của trẻ em tùy theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em; trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải lấy ý kiến của trẻ em. 4. Ưu tiên trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân thích. Trường hợp trẻ em có anh, chị, em ruột thì được ưu tiên sống cùng nhau. 5. Bảo đảm duy trì liên hệ, đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ Điều kiện, trừ trường hợp việc liên hệ, đoàn tụ không bảo đảm an toàn, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Như vậy, việc chăm sóc thay thế trẻ em phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sau:
- Chăm sóc dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của trẻ em và bảo đảm quyền của trẻ em.
- Bảo đảm an toàn, bảo đảm ổn định, liên tục và gắn kết giữa trẻ em với người chăm sóc trẻ em.
- Xem xét ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của trẻ em tùy theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ, trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải được lấy ý kiến.
- Ưu tiên trẻ em được chăm sóc thay thế bởi người thân thích. Trường hợp trẻ em có anh, chị, em ruột thì được ưu tiên sống cùng nhau.
- Bảo đảm duy trì liên hệ, đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ điều kiện, ngoại trừ trường hợp việc liên hệ, đoàn tụ không bảo đảm an toàn, không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Trân trọng! |
Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được quyền thăm con không? | Căn cứ tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau: Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn 1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình. 2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Đối với trường hợp không cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì luật quy định cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Do đó, dù cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con nhưng không cấp dưỡng cho con thì vẫn có quyền thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, người cấp dưỡng không cấp dưỡng cho con sau ly hôn vẫn có quyền được thăm con. |
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn trong trường hợp nào? | Căn cứ tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau: Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn 1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. 2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. 4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. 5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: a) Người thân thích; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức tại khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. |
Các trường hợp hạn chế quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên? | Căn cứ tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau: Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây: a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; b) Phá tán tài sản của con; c) Có lối sống đồi trụy; d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. 2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
Như vậy, cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
+ Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
+ Phá tán tài sản của con;
+ Có lối sống đồi trụy;
+ Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Trân trọng! |
Quốc gia nào trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới hợp pháp? | Hôn nhân đồng giới, hay còn gọi là hôn nhân bình đẳng, là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính.
Hiện tại, hôn nhân đồng giới chưa được pháp luật Việt Nam công nhận. Tại Điều 36 Hiến pháp 2013 quy định nam nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Cụ thể như sau:
[1] Thân vương quốc Andorra
[2] Cộng hòa Argentina
[3] Thịnh vượng chung Úc
[4] Cộng hòa Áo
[5] Vương quốc Bỉ
[6] Cộng hòa Liên bang Brasil
[7] Canada
[8] Cộng hòa Chile
[9] Cộng hòa Colombia
[10] Cộng hòa Costa Rica
[11] Cộng hòa Cuba
[12] Vương quốc Đan Mạch
[13] Cộng hoà Ecuador
[14] Cộng hòa Estonia
[15] Cộng hòa Phần Lan
[16] Cộng hòa Pháp
[17] Cộng hòa Liên bang Đức
[18] Cộng hòa Hy Lạp
[19] Iceland
[20] Cộng hòa Ireland
[21] Đại công quốc Luxembourg
[22] Cộng hòa Malta
[23] Hợp chúng quốc México
[24] Vương quốc Hà Lan
[25] New Zealand
[26] Vương quốc Na Uy
[27] Bồ Đào Nha
[28] Cộng hòa Slovenia
[29] Cộng hòa Nam Phi
[30] Tây Ban Nha
[31] Vương quốc Thụy Điển
[32] Liên bang Thụy Sỹ
[33] Đài Loan
[34] Vương quốc Anh
[35] Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
[36] Cộng hòa Đông Uruguay Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo! |
Pháp luật Việt Nam quy định điều kiện kết hôn là gì? | Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện kết hôn: Điều 8. Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Như vậy, pháp luật Việt Nam quy định điều kiện kết hôn như sau:
(1) Đủ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
(2) Việc kết hôn trên nguyên tắc tự nguyện
(3) Nam nữ kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự
(4) Không thuộc các trường hợp cấm sau:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ/chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ/chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng/vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người sau:
+ Người cùng dòng máu về trực hệ;
+ Người có họ trong phạm vi ba đời;
+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
+ Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Lưu ý : Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. |
Các hành vi nào bị nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình? | Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, bao gồm:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ/chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ/chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Yêu sách của cải trong kết hôn;
- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
- Bạo lực gia đình;
- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Trân trọng! |
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn có được coi là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không? | Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định như sau: Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân 1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này. 2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước. 3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn thì được coi là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, ngoại trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn có thể bao gồm:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra.
- Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.
- Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung.
- Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, ngoại trừ 3. khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định, quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
- Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
- Thu nhập hợp pháp khác theo quy định. |
Tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn có được chia đôi không? | Căn cứ theo khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn 1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết. 2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. ...
Như vậy, về nguyên tắc thì việc phân chia tài sản chung sau khi ly hôn sẽ do vợ chồng thỏa thuận.
Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết theo hướng chia đôi tài sản chung nhưng tính đến các yếu tố sau:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. |
Ai được quyền nuôi con sau khi ly hôn? | Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau: Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo quy định này, vợ chồng sẽ tự thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết quyền nuôi con như sau:
- Giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
- Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì xem xét nguyện vọng của con mong muốn được ai nuôi dưỡng.
- Nếu con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi, ngoại trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trân trọng! |
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ở thông dụng năm 2024? | Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản giao kết giữa các bên tham gia hợp đồng nhằm xác nhận việc đã các bên đã hoàn thành các nội dung trong hợp đồng, đồng thời đã nghiệm thu các hạng mục công việc, nghĩa vụ thanh toán,... theo thỏa thuận.
Theo đó, biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ở được hiểu là văn bản giữa bên cho thuê nhà và bên thuê nhà việc các bên chấm dứt việc thuê nhà theo hợp đồng thuê nhà đã lập và xác nhận các bên đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán tiền nhà, hoàn trả tiền cọc, bàn giao lại nhà ở cho bên cho thuê nhà,...
Tổ chức, cá nhân cho thuê, thuê nhà ở có thể tham khảo Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ở dưới đây.
Tải về Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ở thông dụng năm 2024 tại đây . |
Các trường hợp nào được phép chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở? | Căn cứ Điều 131 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp được phép chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở như sau: Điều 131. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở 1. Trường hợp thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà được thực hiện khi có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 84 của Luật này. 2. Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây: a) Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng; b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng; c) Nhà ở cho thuê không còn; d) Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống; đ) Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác. Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; e) Chấm dứt theo quy định tại Điều 132 của Luật này.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 171 Luật Nhà ở 2023 quy định về các trường hợp được phép chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở từ ngày 01/01/2025 như sau: Điều 171. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở .... đ) Bên thuê nhà ở là tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động; ...
Như vậy, có thể chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở trong các trường hợp sau:
- Trường hợp Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước: chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp phải thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định.
- Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước:
+ Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn;
+ Hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng đối với hợp đồng không xác định thời hạn;
+ Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
+ Nhà ở cho thuê không còn;
+ Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;
+ Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ;
+ Nhà ở cho thuê thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác.
+ Các trường hợp bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê theo quy định.
Ngoài ra, từ ngày 01/01/2025, theo quy định mới, hợp đồng thuê nhà ở còn có thể chấm dứt nếu nhà ở cho thuê không thuộc sở hữu nhà nước và đồng thời bên thuê nhà ở là tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động. |
Từ 01/01/2025, thời hạn thuê và giá thuê nhà ở được quy định như thế nào? | Căn cứ Điều 170 Luật Nhà ở 2023 quy định về thời hạn thuê và giá thuê nhà ở như sau: Điều 170. Thời hạn thuê, giá thuê, cho thuê lại nhà ở 1. Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà ở theo định kỳ hoặc trả một lần; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó. 2. Trường hợp bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở nếu thời gian cho thuê còn lại từ một phần ba thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở trở xuống. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật. ...
Như vậy, bên cho thuê và bên thuê nhà ở được quyền thỏa thuận về thời hạn và thuê nhà ở ngoại trừ các trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê.
Bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở trong trường hợp bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và có sự đồng ý từ bên thuê, việc điều chỉnh này chỉ được thực hiện nếu thời gian cho thuê còn lại từ 1/3 thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở trở xuống. Giá thuê nhà ở mới sẽ do các bên thỏa thuận.
Lưu ý: Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở ban hành trước ngày Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành là nhà ở thuộc tài sản công.
Trân trọng! |
Sáng chế là gì? | Căn cứ tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định về sáng chế như sau: Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. ...
Như vậy, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. |
Điều kiện cấp Bằng độc quyền sáng chế là gì? | Căn cứ tại khoản 1 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về điều kiện cấp bằng độc quyền sáng chế như sau: Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ 1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có tính mới; b) Có trình độ sáng tạo; c) Có khả năng áp dụng công nghiệp. 2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có tính mới; b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Như vậy, điều kiện cấp bằng độc quyền sáng chế như sau:
- Có tính mới.
- Có trình độ sáng tạo.
- Có khả năng áp dụng công nghiệp. |
Đối tượng nào không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế? | Căn cứ tại Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế bao gồm như sau:
- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
- Cách thức thể hiện thông tin;
- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
- Giống thực vật, giống động vật;
- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật. |
Trình độ sáng tạo của sáng chế được quy định như thế nào? | Căn cứ tại Điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 , được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm , Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 có quy định về trình độ sáng tạo của sáng chế như sau: Điều 61. Trình độ sáng tạo của sáng chế 1. Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. 2. Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật này không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.
Như vậy, sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng và đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác
Ngoài ra, giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó. |
Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp khi nào? | Căn cứ tại Điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
Trân trọng! |
Trường hợp nào được cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo Luật Căn cước 2023? | Theo Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước cụ thể như sau: Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước 1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm: a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này; b) Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; c) Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; d) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; đ) Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; e) Xác lập lại số định danh cá nhân; g) Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. 2. Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm: a) Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này; b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam. Theo đó, trường hợp được cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước , bao gồm sau đây:
[1] Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:
- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước 2023 ;
- Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
- Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
- Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;
- Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
- Xác lập lại số định danh cá nhân;
- Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
[2] Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm:
- Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 Luật Căn cước 2023 ;
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam. |
Từ ngày 01/07/2024, quy trình làm lại thẻ căn cước như thế nào? | Căn cứ Điều 25 Luật Căn cước 2023 quy trình làm lại thẻ căn cước được quy định như sau:
Trường hợp 1: Đối với người được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam sẽ thực hiện việc cấp đổi thẻ căn cước theo Điều 23 Luật Căn cước 2023 , cụ thể:
- Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước;
Trường hợp chưa có thông tin của người cần cấp thẻ căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Luật Căn cước 2023 ;
- Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước;
- Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước;
- Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước;
- Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Trường hợp 2: Khi cấp đổi thẻ căn cước do xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính hoặc thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh mà thông tin đó chưa được cập nhật, điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì người cần cấp thẻ căn cước phải xuất trình các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh những thông tin đã thay đổi để thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trường hợp 3: Việc cấp lại thẻ căn cước khi bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 Luật Căn cước 2023 được thực hiện trực tuyến trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước.
Cơ quan quản lý căn cước sử dụng thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt đã được thu nhận lần gần nhất và các thông tin hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước để cấp lại thẻ căn cước.
Lưu ý: Cơ quan quản lý căn cước thu lại thẻ căn cước, thẻ căn cước đã sử dụng đối với các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước. |
Làm lại thẻ căn cước ở đâu và bao lâu thì nhận được thẻ căn cước? | Đầu tiên, nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Căn cước 2023 quy định một số địa điểm làm lại thẻ căn cước như sau:
(1) Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú.
(2) Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định.
(3) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý căn cước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Luật Căn cước 2023 tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân.
Đồng thời, tại Điều 26 Luật Căn cước 2023 đã quy định rõ trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của Luật Căn cước 2023 , cơ quan quản lý căn cước phải cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Lưu ý: Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024!
Trân trọng! |
Cơ quan nào có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả? | Căn cứ quy định khoản 1 Điều 42 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả , Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan như sau: Điều 42. Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan 1. Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 55 của Luật Sở hữu trí tuệ. ... Như vậy, cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
Trường hợp nào thì Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bị từ chối cấp lại? | Căn cứ quy định khoản 3 Điều 40 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan như sau: Điều 40. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan .... 3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối cấp lại và trả hồ sơ, thông báo bằng văn bản trong các trường hợp sau: a) Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không hư hỏng tới mức phải tiến hành cấp lại; b) Phát hiện nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng cấp lại có sự thay đổi so với nội dung đã được cấp; c) Trường hợp theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 39 của Nghị định này. 4. Trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 7 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Như vậy, theo quy định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và trả hồ sơ trong các trường hợp sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không hư hỏng tới mức phải tiến hành cấp lại;
- Phát hiện nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng cấp lại có sự thay đổi so với nội dung đã được cấp;
- Phát hiện tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có hình thức hoặc nội dung:
+ Vi phạm các quy định của Hiến pháp, pháp luật;
+ Chống phá Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
+ Mê tín dị đoan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật;
- Phát hiện tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đang có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và chưa có quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, Tòa án hoặc Trọng tài;
- Hết thời hạn bổ sung hồ sơ mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không nhận được hồ sơ hợp lệ hoặc hồ sơ đã nộp lại vẫn không hợp lệ. |
Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả gồm những gì? | Căn cứ quy định khoản 2 Điều 40 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan như sau: Điều 40. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan .... 2. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bao gồm: a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan (theo mẫu) do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ; b) 02 bản sao của tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; c) Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 38 của Nghị định này; d) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị rách nát, hư hỏng kèm bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được đóng dấu, ghi số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. ....
Dưới đây là các loại giấy tờ cần có trong hồ sơ thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ.
Trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.
- 02 bản sao của tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;
- Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền theo quy định
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị rách nát, hư hỏng kèm bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được đóng dấu, ghi số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Trân trọng! |
15 tháng 4 năm 2024 âm lịch là ngày mấy dương lịch? | Ngày lễ Phật đản được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Thái tử Tất - Đạt - Đa (sau này là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) ra đời. Đây là dịp để các tín đồ Phật tử nhớ nghĩ, tri ân sự xuất hiện của Ngài trên thế gian này.
Ý nghĩa lễ Phật Đản như một thông điệp gửi đến cho toàn thế giới và nhân loại để hiểu giá trị của cuộc sống, sống chân thật, mọi người nên biết yêu thương, quý trọng, giúp đỡ nhau để có cuộc sống hoan hỉ. Mong sao cho thế giới hòa bình, an vui, cuộc sống ấm no hạnh phúc cho toàn thể nhân dân và nhân loại.
Lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của Phật giáo Việt Nam. Ngày lễ này được tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 4 âm lịch, nhằm kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Theo lịch vạn niên, ngày 15 tháng 4 năm 2024 âm lịch tức ngày Lễ Phật đản sẽ rơi vào Thứ tư nhằm ngày 22/5/2024 dương lịch.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. |
Ngày 15 tháng 4 năm 2024 âm lịch có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam? | Căn cứ tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau: Điều 4. Các ngày lễ lớn Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm: 1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch). 2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930). 3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch). 4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975). 5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954). 6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890). 7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, 15 tháng 4 âm lịch tức ngày lễ Phật đản không phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam.
Tuy nhiên, lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của Phật giáo Việt Nam. Nhằm kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. |
Pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo? | Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đã được nhà nước quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013 , cụ thể như sau: Điều 24. 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Theo đó, pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Cụ thể, quyền tự do này đã được quy định chi tiết tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. |
Đối tượng để được trở thành người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng là ai? | Căn cứ theo Điều 11 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng như sau:
- Cơ sở tín ngưỡng phải có người đại diện hoặc ban quản lý để chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động diễn ra tại cơ sở tín ngưỡng;
- Người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức để cộng đồng dân cư bầu, cử người đại diện hoặc thành viên ban quản lý. Căn cứ kết quả bầu, cử và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 , Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản công nhận người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bầu, cử;
- Việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
- Việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý nhà thờ dòng họ không phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016
Trân trọng! |
Mẫu bản tường trình viết tay trình bày sự việc đúng chuẩn, được dùng nhiều nhất 2024? | Mẫu bản tường trình viết tay cũng giống với nhiều văn bản khác phải có quốc hiệu, quốc ngữ và tên văn bản.
Thông tin nội dung cần có của bản tường trình là về địa điểm, thời gian xảy ra sự việc. Thông tin này cần được ghi chi tiết thời gian, bối cảnh xảy ra sự việc
Cần có thêm thông tin về những người có mặt khi sự việc xảy ra hay những người liên quan đến sự việc
- Nguyên nhân, trình tự, diễn biến sự việc cũng là nội dung quan trọng bắt buộc phải có trong bản tường trình. Nội dung này nêu lại các sự kiện, diễn biến và hậu quả của sự cố, cần được trình bày rõ ràng, chi tiết, trung thực.
- Trong bản tường trình có thể xác định mức độ thiệt hại về tài sản, vật chất hoặc sức khỏe của người liên quan (nếu có). Lưu ý, cần ghi chi tiết tài sản, người có liên quan hoặc bị ảnh hưởng bởi sự việc
Ngoài ra, nếu có người làm chứng khi sự việc diễn ra cần rõ thông tin của họ.
Phần nội dung cuối cùng là cam kết của cá nhân:
- Cam kết thông tin chính xác hoặc nếu người viết bản tường trình là người gây ra sự việc thì cam kết không tái phạm.
- Sau đó là phần chữ ký, họ tên của các bên.
Để có mẫu bản tường trình viết tay đúng về hình thức, đầy đủ về nội dung, có thể tham khảo Mẫu bản tường trình viết tay trình bày sự việc đúng chuẩn, được dùng nhiều nhất 2024 dưới đây:
Tải Mẫu bản tường trình viết tay trình bày sự việc đúng chuẩn, được dùng nhiều nhất 2024
Tại đây |