id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
184
322k
3142
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alaska
Alaska
Alaska () (phát âm: A-lát-xca) là một tiểu bang của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, nằm tại đầu tây bắc của lục địa Bắc Mỹ. Alaska giáp với hai tỉnh Yukon và British Columbia của Canada ở phía đông, giáp với Bắc Băng Dương ở phía bắc, và giáp với Thái Bình Dương ở phía tây và phía nam, đối diện với Nga qua eo biển Bering. Alaska là bang có diện tích lớn nhất trong 50 bang, ít dân thứ tư và thưa dân nhất tại Hoa Kỳ (do phần lớn diện tích nằm trong vùng cực Bắc). Xấp xỉ một nửa trong số 731.449 cư dân của Alaska sống trong vùng đô thị Anchorage. Chiếm vị thế chi phối trong nền kinh tế của Alaska là các ngành dầu mỏ, khí thiên nhiên, và ngư nghiệp, cũng là những tài nguyên mà Alaska có trữ lượng phong phú. Du lịch cũng là một thành phần quan trọng của nền kinh tế bang. Người bản địa chiếm giữ vùng đất nay là Alaska bắt đầu từ hàng nghìn năm trước, và từ thế kỷ 18 trở đi, các thế lực châu Âu nhận định việc khai thác lãnh thổ này đã chín muồi. Hoa Kỳ mua Alaska từ Đế quốc Nga vào ngày 30 tháng 3 năm 1867. Khu vực trải qua một vài thay đổi về mặt hành chính trước khi được tổ chức thành một lãnh thổ vào ngày 11 tháng 5 năm 1912. Alaska được công nhận là bang thứ 49 của Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 1 năm 1959. Địa lý Bờ biển của Alaska dài hơn tổng chiều dài bờ biển của tất cả các bang khác tại Hoa Kỳ. Đây là bang không liền kề duy nhất của Hoa Kỳ nằm trên lục địa Bắc Mỹ; Alaska tách biệt với bang Washington qua của tỉnh British Columbia (Canada). Alaska do vậy là một lãnh thổ tách rời của Hoa Kỳ, cũng có thể là vùng lãnh thổ tách rời lớn nhất trên thế giới. Về mặt kỹ thuật thì Alaska là một bộ phận của Hoa Kỳ lục địa, song bang vắng bóng trong cách dùng thông tục của từ này. Thủ phủ của bang là Juneau, thành phố nằm trên lục địa Bắc Mỹ, song không có liên kết bằng đường bộ với phần còn lại của hệ thống xa lộ Bắc Mỹ. Ở phía đông, Alaska giáp với lãnh thổ Yukon và tỉnh British Columbia của Canada; ở phía nam, Alaska giáp với vịnh Alaska và Thái Bình Dương; ở phía tây, Alaska giáp với biển Bering, eo biển Bering, và biển Chukchi; ở phía bắc, Alaska giáp với Bắc Băng Dương. Vùng lãnh hải của Alaska nằm sát với vùng lãnh hải của Nga trên eo biển Bering, do đảo Diomede Lớn của Nga và đảo Diomede Nhỏ của Alaska chỉ cách nhau . Quần đảo Aleut kéo dài sang Đông bán cầu, do vậy về mặt kỹ thuật thì Alaska là bang cực đông và cực tây của Hoa Kỳ, cũng như là cực bắc. Alaska là bang lớn nhất Hoa Kỳ với diện tích , gấp hai lần kích thước của bang đứng thứ hai là Texas. Alaska chỉ nhỏ hơn 18 quốc gia có chủ quyền. Diện tích vùng lãnh hải của Alaska lớn hơn diện tích của ba bang đứng liền sau là Texas, California, và Montana cộng lại. Diện tích của Alaska cũng lớn hơn tổng diện tích của 22 bang nhỏ nhất tại Hoa Kỳ. Với cả vạn hòn đảo, Alaska có gần bờ biển. Quần đảo Aleut kéo dài về phía tây từ mũi phía nam của bán đảo Alaska. Phát hiện được nhiều núi lửa hoạt động trên quần đảo Aleut và các khu vực ven biển. Chẳng hạn như trên đảo Unimak có núi Shishaldin- là một núi lửa âm ỉ cao trên Bắc Thái Bình Dương. Đây là núi lửa hình nón hoàn hảo nhất trên Trái Đất, thậm chí còn đối xứng hơn cả núi Phú Sĩ của Nhật Bản. Chuỗi các núi lửa kéo dài đến núi Spurr ở phía tây Anchorage trên lục địa. Các nhà địa chất học xác định Alaska là một bộ phận của Wrangellia, một vùng rộng lớn bao gồm cả các vùng đất của Canada ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Alaska có trên ba triệu hồ. Các đầm lầy và các vùng đất đóng băng vĩnh cửu ngập nước chiếm diện tích (hầu hết nằm tại các bình nguyên ở bắc bộ, tây bộ và tây nam bộ). Băng của các sông băng bao trùm khoảng đất và vùng triều. Phức hợp sông băng Bering nằm gần biên giới đông nam với Yukon bao trùm bề mặt. Với trên 100.000 sông băng, Alaska sở hữu một nửa số sông băng trên thế giới. Khí hậu Vùng Đông Nam Alaska có một khí hậu đại dương vĩ độ trung (phân loại khí hậu Köppen: Cfb) ở phần phía nam và một khí hậu cận Bắc cực (Köppen Cfc) ở phần phía bắc. Xét theo trung bình hàng năm, Đông Nam là nơi ẩm ướt nhất và ấm nhất tại Alaska với nhiệt độ ôn hòa vào mùa đông và lượng giáng thủy cao quanh năm. Đây cũng là vùng duy nhất tại Alaska có nhiệt độ trung bình cao ban ngày trên mức đóng băng trong những tháng mùa đông. Khí hậu Anchorage và Trung Nam Alaska là ôn hòa theo tiêu chuẩn tại Alaska do vùng này nằm gần bờ biển. Mặc dù có lượng mưa thấp hơn vùng Đông Nam Alaska, song vùng này lại có nhiều tuyết hơn, và ban ngày có xu hướng quang đãng hơn. Khu vực có khí hậu cận Bắc cực do có một mùa hè ngắn và mát. Khí hậu Tây Alaska được xác định phần lớn nhờ biển Bering và vịnh Alaska, vùng này có khí hậu cận Bắc cực đại dương ở phần tây nam và khí hậu cận Bắc cực lục địa ở xa về phía bắc, có lượng giáng thủy lớn. Vùng nội địa của Alaska có khí hậu cận Bắc cực. Một số nhiệt độ cao nhất và thấp nhất tại Alaska xảy ra tại khu vực gần Fairbanks. Nhiệt độ có thể lên tới khoảng 90 °F (khoảng 30 °C), còn mùa đông có thể xuống dưới . Nhiệt độ tối cao và tối thấp từng ghi nhận được tại Alaska đều là ở vùng Nội địa. Nhiệt độ cao nhất là ở Fort Yukon (cách về phía bắc của vòng Bắc cực) vào ngày 27 tháng 6 năm 1915, Nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận tại Alaska là tại Prospect Creek vào ngày 23 tháng 1 năm 1971. Lịch sử Người bản địa Alaska Nhiều dân tộc bản địa chiếm giữ Alaska trong hàng nghìn năm trước khi những người châu Âu tiếp cận khu vực. Người Tlingit phát triển một xã hội theo hệ thống mẫu hệ về thừa kế tài sản và dòng dõi ở địa bàn nay là Đông Nam Alaska, cùng một phần British Columbia và Yukon. Ở vùng Đông Nam còn có người Haida, hiện nay được biết đến nhiều nhờ tài nghệ thuật độc đáo của họ. Người Tsimshian đến Alaska từ British Columbia vào năm 1887, khi Tổng thống Grover Cleveland, và sau đó là Quốc hội Hoa Kỳ cấp cho họ quyền được định cư trên đảo Annette và thành lập đô thị Metlakatla. Toàn bộ ba dân tộc này, cũng như các dân tộc bản địa khác ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, đều từng chịu cảnh bệnh đậu mùa bùng phát trong cộng đồng kể từ cuối thế kỷ 18 sang đến giữa thế kỷ 19, nặng nề nhất là trong những năm 1830 và 1860, khiến nhiều người tử vong và xã hội bị phá vỡ. Quần đảo Aleut là nơi sinh sống của người Aleut, một xã hội có truyền thống đi biển, họ là dân tộc bản địa đầu tiên tại Alaska bị người Nga khai thác. Tây và Tây Nam Alaska là nơi sinh sống của người Yup'ik, họ hàng của họ là người Alutiiq sống tại địa bàn nay là Trung Nam Alaska. Người Gwich'in ở vùng bắc bộ Nội địa có cuộc sống phụ thuộc vào tuần lộc. Vùng North Slope và đảo Diomede Nhỏ do người Inuit chiếm giữ. Thực dân hóa Một số nhà nghiên cứu cho rằng khu định cư đầu tiên của người Nga tại Alaska được thành lập vào thế kỷ 17. Theo giả thuyết này, vào năm 1648 có một vài thuyền Koch trong đoàn thám hiểm của Semyon Dezhnyov dạt vào bờ biển Alaska do gặp bão và thành lập nên điểm định cư. Giả thuyết này dựa trên lời chứng nhận của nhà địa lý học người Chukchi Nikolai Daurkin, ông đến thăm Alaska vào năm 1764–1765 và ghi nhận có một làng ven sông Kheuveren, dân cư là "người có râu" và họ "cầu nguyện trước các tượng thánh". Một số nhà nghiên cứu hiện đại liên hệ Kheuveren với sông Koyuk. Tàu đầu tiên của người châu Âu tiến đến Alaska được nhìn nhận rộng rãi là St. Gabriel dưới quyền M. S. Gvozdev và phó là Ivan Fyodorov vào ngày 21 tháng 8 năm 1732 trong một đoàn thám hiểm của A. F. Shestakov và nhà thám hiểm Dmitry Pavlutsky (1729—1735) Một tiếp xúc khác giữa người châu Âu với Alaska diễn ra vào năm 1741, khi Vitus Bering dẫn đầu một đoàn thám hiểm cho Hải quân Nga trên chiếc tàu St. Peter. Sau khi đội của ông trở về đến Nga với các tấm da sống của loài rái cá biển- được đánh giá là bộ da tốt nhất thế giới, các hãng buôn lông thú nhỏ bắt đầu đi thuyền từ bờ biển Siberia hướng về quần đảo Aleut. Khu định cư thường xuyên đầu tiên của người châu Âu được thành lập vào năm 1784. Từ năm 1774 đến năm 1800, Phó vương quốc Tân Tây Ban Nha cử một vài đoàn thám hiểm đến Alaska để khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ đối với vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Năm 1789, một điểm định cư và pháo đài của người Tây Ban Nha được xây dựng tại Nootka Sound. Các đoàn thám hiểm này đặt tên cho các địa điểm như Valdez, Bucareli Sound, và Cordova. Sau đó, Công ty Nga-Mỹ tiến hành một chương trình thuộc địa hóa mở rộng trong giai đoạn từ đầu đến giữa thế kỷ 19. Sitka, được đổi tên thành New Archangel từ năm 1804 đến năm 1867, trên đảo Baranof tại quần đảo Alexander tại nơi mà nay là Đông Nam Alaska, trở thành thủ phủ của châu Mỹ thuộc Nga. Nơi này vẫn đóng vai trò là thủ phủ sau khi thuộc địa được chuyển giao cho Hoa Kỳ. Người Nga chưa từng thuộc địa hóa hoàn toàn Alaska, và thuộc địa chưa từng sinh lời cao. Bằng chứng về các điểm định cư của người Nga tồn tại trong các địa danh và nhà thờ còn lại trên khắp vùng Đông Nam Alaska. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ William H. Seward đàm phán để mua Alaska từ người Nga vào năm 1867 với giá 7,2 triệu đô la Mỹ. Ban đầu, quân đội quản lý Alaska một cách lóng lẻo, và sau đó vùng đất này được quản lý như một quận bắt đầu từ năm 1884, thống đốc Alaska do Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm. Một chính quyền quận liên bang có trụ sở tại Sitka. Hầu hết thập niên đầu tiên Alaska nằm dưới chủ quyền của Hoa Kỳ, Sitka là cộng đồng duy nhất có những người định cư Mỹ. Họ tổ chức một "chính quyền thành phố lâm thời," là chính quyền đô thị đầu tiên của Alaska, song không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Pháp luật cho phép các cộng đồng tại Alaska được hợp nhất một cách hợp pháp thành thành phố từ năm 1900, và chế độ địa phương cho các thành phố hết sức hạn chế hoặc không có cho đến khi Alaska trở thành bang vào năm 1959. Lãnh thổ của Hoa Kỳ Bắt đầu từ những năm 1890 và kéo dài ở một số nơi đến đầu thập niên 1910, các cơn sốt vàng tại Alaska và Lãnh thổ Yukon liền kề dẫn đến việc có hàng nghìn thợ mỏ và người định cư đến Alaska. Alaska được chính thức hợp nhất thành một lãnh thổ có tổ chức vào năm 1912. Sitka giữ vai trò là thủ phủ của Alaska cho đến năm 1906, sau đó thủ phủ được di chuyển đến Juneau. Việc xây dựng Dinh Thống đốc Alaska bắt đầu vào cùng năm. Những người định cư châu Âu từ Na Uy và Thụy Điển cũng định cư tại Đông Nam Alaska, tại đây họ tham gia vào các ngành kinh tế như đánh cá và đốn gỗ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến dịch Quần đảo Aleut tập trung vào ba hòn đảo ở phía xa của quần đảo Aleut – Attu, Agattu và Kiska, quân đội Nhật Bản xâm chiếm ba hòn đảo từ tháng 6 năm 1942 đến tháng 8 năm 1943. Unalaska/Dutch Harbor trở thành một căn cứ quan trọng của quân đoàn Không quân và tàu ngầm Hải quân Hoa Kỳ. Trong chương trình Vay-Thuê, các chiến đấu cơ của Hoa Kỳ bay qua Canada đến Fairbanks và từ đây đến Nome; các phi công Liên Xô nhận lấy các máy bay này và đưa chúng đi giao chiến với Đệ Tam Đế Chế. Việc xây dựng các căn cứ quân sự góp phần vào tăng trưởng dân số tại một số thành phố của Alaska. Trở thành bang Trao quy chế tiểu bang cho Alaska trở thành một mục tiêu quan trọng của James Wickersham trong các nhiệm kỳ Đại biểu Quốc hội của ông. Trong những thập niên sau, cuộc vận động yêu cầu cấp quy chế tiểu bang đạt được thành tựu thực tế đầu tiên sau một cuộc trưng cầu dân ý địa phương vào năm 1946. Ủy ban cấp địa vị bang Alaska và Hiệp định Hiến pháp Alaska cũng sớm theo sau. Những người ủng hộ quy chế bang tiến hành các cuộc chiến lớn chống lại các đối thủ chính trị, hầu hết là tại Hạ viện Hoa Kỳ song cũng có tại Alaska. Quy chế bang cho Alaska được Quốc hội thông qua vào ngày 7 tháng 7 năm 1958. Alaska chính thức được tuyên bố là một bang vào ngày 3 tháng 1 năm 1959. Ngày 27 tháng 3 năm 2020, "Động đất Thứ Sáu xấu xa" khiến 133 thiệt mạng và phá hủy một vài ngôi làng và nhiều khu vực của các cộng đồng ven biển lớn. Đây là trận động đất mạnh thứ ba trên thế giới từng được ghi nhận, với cường độ 9,2MW. Việc phát hiện ra dầu tại vịnh Prudhoe vào năm 1968 và việc hoàn thành Đường ống dẫn dầu xuyên Alaska vào năm 1977 dẫn đến bùng nổ dầu mỏ tại bang. Thuế thuê mỏ từ các giếng dầu đóng góp phần lớn vào ngân sách của bang kể từ năm 1980 trở đi. Cùng năm đó, Alaska bãi bỏ thuế thu nhập bang. Nhân khẩu Cục Thống kê dân số Hoa Kỳ ước tính dân số Alaska là 731.449 vào ngày 1 tháng 7 năm 2012, tăng 3,0% từ cuộc Điều tra dân số năm 2010. Năm 2010, Alaska xếp hạng 47 trong số các bang về dân số, đứng trước Bắc Dakota, Vermont, và Wyoming (và Washington, D.C.) Alaska là bang thưa dân nhất tại Hoa Kỳ, và cũng là một trong các khu vực thưa dân nhất trên thế giới, với chỉ 0,46 người/km², trong khi bang đứng trên là Wyoming với 2,2 người/km². Alaska là bang lớn nhất Hoa Kỳ về diện tích, và là bang giàu thứ 10 xét về thu nhập bình quân của mỗi cư dân. Tháng 4 năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp của bang là 6,9%. Chủng tộc và Nguồn gốc Theo Điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2010, Alaska có 710.231 cư dân. Xét về chủng tộc và dân tộc, 66,7% cư dân của bang là người da trắng (64,1% người da trắng không có nguồn gốc Mỹ Latinh hoặc Iberia), 14,8% là người da đỏ và người bản địa Alaska, 5,4% là người châu Á, 3,3% là người da đen hoặc người Mỹ gốc Phi, 1,0% là người Hawaii bản địa và người các đảo Thái Bình Dương khác, 1,6% đến từ các chủng tộc khác, và 7,3% lai hai chủng tộc trở lên. Người gốc Mỹ Latinh hoặc Iberia chiếm 5,5% tổng số cư dân. Năm 2011, 50,7% cư dân Alaska dưới một tuổi thuộc các nhóm thiểu số (tức không phải người da trắng không có nguồn gốc Mỹ Latinh hay Iberia). Ngôn ngữ Theo Nghiên cứu Cộng đồng Hoa Kỳ 2005–2007, 84,7% cư dân năm tuổi hoặc lớn hơn tại Alaska chỉ nói tiếng Anh ở nhà. Khoảng 3,5% nói tiếng Tây Ban Nha ở nhà. Khoảng 2,2% nói các ngôn ngữ Ấn-Âu khác tại nhà và 4,3% nói một ngôn ngữ châu Á tại nhà. Và khoảng 5,3% nói các ngôn ngữ khác tại nhà. Tổng số có 5,2% người Alaska nói một trong số 22 ngôn ngữ bản địa của bang. Các ngôn ngữ này thuộc hai ngữ hệ chính: Eskimo–Aleut và Na-Dene. Do là quê hương của hai ngôn ngữ bản địa chính tại Bắc Mỹ, Alaska được mô tả là ngã tư của lục địa. Các nghiên cứu về ngôn ngữ học và DNA cung cấp bằng chứng cho việc định cư tại Bắc Mỹ theo đường cầu lục địa Bering. Tôn giáo Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Lưu trữ Dữ liệu Tôn giáo năm 2010, khoảng 34% cư dân Alaska là thành viên của các giáo đoàn tôn giáo. 100.960 người nhận là tín đồ Phong trào Tin Lành, 50,866 là tín hữu Công giáo La Mã, và 32.550 là tín đồ Tin Lành dòng chính. Năm 1795, nhà thờ Chính Thống giáo Nga đầu tiên được hình thành tại Kodiak. Việc thông hôn với người bản địa Alaska giúp cho những người định cư Nga hội nhập vào xã hội sở tại. Do vậy, số nhà thờ Chính thống giáo Nga ngày càng tăng lên dần được củng cố tại Alaska. Alaska cũng có tỷ lệ tín đồ Quaker cao nhất trong số các bang tại Hoa Kỳ. Năm 2009, có 6.000 người Do Thái tại Alaska. Ước tính số tín đồ Hồi giáo tại Alaska dao động trong khoảng 2.000 đến 5.000. Người Alaska theo Ấn Độ giáo thường chia sẻ địa điểm và lễ kỷ niệm với thành viên các cộng đồng tôn giáo khác, như đạo Sikh và đạo Jaina. Cùng với các bang Tây Bắc Thái Bình Dương khác là Washington và Oregon, Alaska được xác định nằm trong số các bang sùng đạo thấp nhất tại Hoa Kỳ, dựa trên tỷ lệ thành viên nhà thờ. Tham khảo Liên kết ngoài Trang chủ của Tiểu bang Alaska (tiếng Anh) Alaska.com (tiếng Anh) Thư viện điện tử Alaska (tiếng Anh) Hội Ngành kinh doanh Du lịch Alaska (tiếng Anh) Tiểu bang Hoa Kỳ Bắc Băng Dương Tây Hoa Kỳ
3143
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1n%20x%E1%BA%A1
Tán xạ
Trong vật lý hạt, tán xạ là hiện tượng các hạt bị bay lệch hướng khi va chạm vào các hạt khác. Trong quang học (và thiên văn học) tán xạ là hiện tượng photon bị đổi hướng khi gặp các vật, có thể vĩ mô như các tiểu hành tinh, các viên đá trong vành đai Sao Thổ, hay các vật chất vi mô như các hạt bụi. Trong quá trình tán xạ thuần túy, năng lượng photon không thay đổi, chỉ có hướng thay đổi ngẫu nhiên theo một hàm mật độ xác suất gọi là hàm tán xạ. Thực tế, khi photon gặp các vật chất, không những hướng đi của nó thay đổi mà có thể cả năng lượng thay đổi (giảm bởi hiện tượng hấp thụ hay tăng bởi hiện tượng bức xạ). Lúc đó cùng xảy ra tán xạ thuần túy và hấp thụ/bức xạ thuần túy. Bầu trời trên Trái Đất có màu xanh da trời, vì khí quyển Trái Đất tán xạ mạnh thành phần màu xanh da trời (bước sóng ngắn) trong ánh sáng trắng đến từ Mặt Trời. Đây là một ví dụ của tán xạ Rayleigh. Trong âm học và chụp siêu âm, tán xạ là sự đổi hướng của sóng âm bởi các khu vực không đồng nhất trong môi trường truyền âm. Một số loại tán xạ Trong vật lý hạt Tán xạ Compton Tán xạ Rutherford Tán xạ Raman Tán xạ Thomson Trong quang học Tán xạ Brillouin Tán xạ Mie Tán xạ Rayleigh Tán xạ trong quang học Sự phân bố lại hướng bay của photon sau khi va chạm với một vật thể phụ thuộc vào tỷ lệ x giữa kích thước vật thể và bước sóng của bức xạ điện từ (còn gọi là hệ số kích thước). x<1/10, quá trình tán xạ là tán xạ Rayleigh không phụ thuộc hình dáng của vật thể tán xạ, với hệ số tán xạ tỷ lệ với nghịch đảo của bước sóng mũ bốn (bước sóng càng ngắn thì tán xạ càng mạnh). 1/10<x<10, quá trình tán xạ phụ thuộc vào hình dáng và vật liệu của vật thể. Nếu vật thể có hình cầu, quá trình tán xạ là tán xạ Mie. x>10, có thể sử dụng quang hình để mô tả quá trình tán xạ. Xem ví dụ về áp dụng quang hình để giải thích cầu vồng. Mọi tán xạ trong quang học đều có thể được đặc trưng bởi hai thông số: hệ số tán xạ và hàm tán xạ (cho tán xạ không phân cực) hay ma trận tán xạ (cho tán xạ phân cực). Hệ số tán xạ cho biết tỷ lệ số photon bị lệch hướng bay trong tổng số photon ban đầu, khi đi tia sáng qua một đơn vị đo chiều dài. Hàm tán xạ hay ma trận tán xạ cho biết các photon bị lệch theo những hướng nào. Tán xạ trong vật lý hạt Trong các thí nghiệm tán xạ của vật lý hạt, người ta bắn các chùm hạt (thường là electron, proton hay neutron) vào một mẫu vật liệu và đếm số lượng hạt bay ra tại các hướng khác nhau. Sự phân bố các hạt bay ra theo hướng sẽ cho biết thông tin về tương tác giữa mẫu vật liệu và các hạt bắn vào. Một thí nghiệm nổi tiếng là của Ernest Rutherford, bắn các hạt alpha vào một miếng vàng mỏng để tìm ra lần đầu cấu trúc nguyên tử (bao gồm một hạt nhân bé xíu ở giữa đám mây electron). Lý thuyết tán xạ đã được phát triển để nghiên cứu hiện tượng này. Lý thuyết dùng các dữ kiện quỹ đạo bay của các hạt (trong hệ quy chiếu gắn với mẫu bị bắn) để tiên đoán phân bố của hạt bay ra theo mật độ (số hạt trên diện tích mặt cắt) của các hạt bay vào. Xem thêm Cầu vồng Ma trận tán xạ Tham khảo Lý thuyết ra đa Khái niệm vật lý Vật lý nguyên tử Vật lý hạt nhân Vật lý hạt
3145
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh%20t%E1%BA%BF%20%C4%90%E1%BB%A9c
Kinh tế Đức
Với 3,405 ngàn tỷ euro tổng sản phẩm quốc nội, nước Đức có nền kinh tế đứng hàng thứ tư trên thế giới và lớn nhất châu Âu. Tính đến cuối năm 2019, Đức là một trong ba quốc gia xuất khẩu nhiều nhất thế giới. Vì tương đối nghèo về nguyên liệu nên kinh tế Đức tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tuy vậy một diện tích lớn của Đức cũng được dùng trong nông nghiệp (nhưng chỉ vào khoảng 2% đến 3% tổng dân số lao động làm việc trong nông nghiệp). Trong thời gian gần đây mức tăng trưởng yếu đi và nền kinh tế Đức đã có những biểu hiện đuối kém đối với các ảnh hưởng bên ngoài, các vấn đề trong nước và các vấn đề trong việc hội nhập các tiểu bang mới. Đặc trưng Nền kinh tế Đức thường được miêu tả là một nền kinh tế thị trường xã hội. Nhà nước Đức có nhiều chính sách xã hội rộng lớn. Mặc dù chính phủ có giúp đỡ một số lĩnh vực thông qua trợ cấp, cạnh tranh và kinh tế thị trường vẫn là cột trụ trong chính sách kinh tế. Nhà nước Đức đã tư nhân hóa một số doanh nghiệp như Công ty đường sắt Đức, Công ty viễn thông Đức, Công ty bưu điện Đức; thúc đẩy tư nhân hóa các công ty khác tạo thêm cạnh tranh. Với tỷ lệ xuất khẩu hơn 1/3 sản phẩm quốc nội, kinh tế Đức có chiều hướng xuất khẩu cao và xuất khẩu luôn luôn là yếu tố chủ chốt cho tăng trưởng kinh tế của Đức. Vì thế nước Đức ủng hộ nhiều cho một hợp tác kinh tế mạnh mẽ trên bình diện châu Âu. Lịch sử Từ Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến tái thống nhất Sau Chiến tranh thế giới thứ hai kinh tế và xã hội Đức nằm ở đáy thấp. Sau cuộc cải cách tiền tệ năm 1948 việc tái xây dựng kinh tế đã thành công trong cái gọi là điều huyền diệu kinh tế (Wirtschaftswunder), đồng thời người dân được bảo vệ bởi một nhà nước xã hội. Nước Đức trở thành nước xuất khẩu đứng đầu; năng suất và chất lượng các sản phẩm Đức, đặc biệt là của ngành chế tạo máy, đã và vẫn luôn là tốt trên thế giới. Suốt cho đến đầu thập niên 1970 kinh tế Tây Đức hầu như tăng trưởng liên tục nhưng bắt đầu từ suy thoái kinh tế đầu thập niên 1980 mức tăng trưởng ngày càng kém đi. Sau đấy là 8 năm liền tăng trưởng, được giữ ở mức trung bình là 1,5% từ sau khi tái thống nhất. Tỷ lệ thất nghiệp nằm không ngừng ở mức độ cao. Từ khi tái thống nhất Sau khi tái thống nhất nước Đức tạm thời phải gánh vác thêm nền kinh tế suy tàn của các tiểu bang mới. Việc này chủ yếu được trang trải bằng cách mượn thêm nợ mới và chuyển một số khoản phí tổn vào các hệ thống bảo vệ xã hội. Sau mười năm tái thống nhất Đức, có thể nhận ra được nhiều tiến bộ to lớn trong việc nâng cao mức sống của người dân Đông Đức, một nền kinh tế thị trường được thiết lập và hệ thống hạ tầng cơ sở được cải tiến. Nhưng đồng thời quá trình cân bằng giữa Đông và Tây kéo dài lâu hơn là dự định ban đầu, theo một số thước đo nhất định quá trình này đã dừng lại từ giữa thập niên 1990. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Đông Đức thấp hơn ở Tây Đức, tỷ lệ thất nghiệp cao gấp hai lần, vì thế nhiều lao động có tay nghề đi tìm việc làm ở Tây Đức. Năng suất lao động ở Đông Đức vẫn ở mức thấp. Lượng tiêu dùng ở Đông Đức phụ thuộc trực tiếp vào số tiền chi viện từ Tây Đức, hằng năm vào khoảng 65 tỷ $ hay hơn 4% tổng sản phẩm quốc nội của Tây Đức. Các vấn đề Mặc dù chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, đa số các chuyên gia đều cho rằng các vấn đề cơ cấu nội địa mới là lý do chính cho tình trạng kinh tế đang suy yếu. Một thị trường lao động với các luật lệ cứng nhắc được một số chuyên gia nêu ra như là lý do chính cho tỷ lệ thất nghiệp cao. Được khuyến khích bằng khả năng chiết khấu thuế hay bằng tài trợ, các chủ doanh nghiệp Đức ngay trong những thời kỳ phát triển mạnh cũng ưu tiên đầu tư ở nước ngoài hay vào máy móc thay vì tạo việc làm mới trong nước. Cũng như ở tất cả các nước châu Âu khác, tỷ lệ sinh đẻ ở Đức giảm xuống ở mức thấp. Kết quả của việc này, các thay đổi về kết cấu dân số (ngày càng ít người trẻ tuổi chi cấp cho người già ngày càng nhiều thêm), là các thử thách mới cho những hệ thống bảo vệ xã hội. Toàn cầu hóa ngày một gia tăng từ thập niên 1980 cũng như các nền kinh tế vững mạnh hơn ở châu Á và từ thập niên 1990 ở Đông Âu dẫn đến việc các chỗ làm trong công nghiệp phải trả nhiều lương nhưng lại không cần tay nghề cao bị cắt giảm đi ở Đức. Thiếu hụt của các hệ thống bảo vệ xã hội lại được cân đối qua một thời gian dài bằng cách tăng các phí tổn phụ của lương ở các lao động còn lại. Điều này lại càng làm cho vấn đề trầm trọng thêm. Đối tác thương mại Trong năm 2004 – cũng như năm trước đó – Pháp đứng đầu trong danh sách các nước Đức xuất khẩu sang, trước Mỹ và Anh. Trong năm 2004 tổng giá trị hàng hóa Đức xuất sang Pháp là 75,3 tỷ euro (chiếm tỷ lệ 10,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu), sang Mỹ là 64,8 tỷ euro (8,8%) và sang Anh 61,1 tỷ euro (8,3%). Về nhập khẩu ba nước đứng đầu – cũng như năm trước đó – là Pháp (52,2 tỷ euro; chiếm tỷ lệ 9,0% trong tổng kim ngạch nhập khẩu), Hà Lan 47,9 tỷ euro; 8,3%) và Mỹ (40,3 tỷ euro; 7,0%). Nguồn: Tổng cục thống kê liên bang Đức Số liệu thống kê Nguồn: Tổng cục thống kê liên bang Đức Chú thích Đức Đức Đức
3157
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y%20%C4%90%E1%BB%8Ba%20T%E1%BB%B7
Thủy Địa Tỷ
Quẻ Thủy Địa Tỷ (đồ hình::::|:) còn gọi là quẻ Tỷ (比 bỉ), là quẻ thứ 08 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☷ (::: 坤 kún) Khôn hay Đất (地). Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kản) Khảm hay Nước (水). Văn Vương ghi thoán từ: Tỷ cát. Nguyên phệ, nguyên vĩnh trinh, vô cữu. Bất ninh phương lai, hậu phu hung (比吉. 原筮, 元永貞, 无咎. 不寧方來, 後夫凶). Chu Công viết hào từ: Sơ lục: Hữu phu tỷ chi, vô cữu. Hữu phu doanh phẫu, chung lai hữu tha cát. Lục nhị: Tỷ chi tự nội, trinh cát. Lục tam: Tỷ chi phỉ nhân. Lục tứ: Ngoại tỷ chi, trinh cát. Cửu ngũ: Hiển tỷ, vương dụng tam khu. Thượng lục: Tỷ chi vô thủ, hung. Giải nghĩa: Tư dã. Chọn lọc. Thân liền, gạn lọc, mật thiết, tư hữu riêng, trưởng đoàn, trưởng toán, chọn lựa. Khứ xàm nhiệm hiền chi tượng: bỏ nịnh dụng trung. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch Kinh Dịch
3158
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong%20Thi%C3%AAn%20Ti%E1%BB%83u%20S%C3%BAc
Phong Thiên Tiểu Súc
Quẻ Phong Thiên Tiểu Súcđồ hình |||:|| còn gọi là quẻ Tiểu Súc (小畜 xiảo chũ), là quẻ thứ 09 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☰ (||| 乾 qiàn) Càn hay Trời (天). Ngoại quái là ☴ (:|| 巽 xũn) Tốn hay Gió (風). Văn Vương viết thoán từ: Tiểu Súc: Hanh. Mật vân bất vũ, tự ngã tây giao (小畜: 亨. 密雲不雨. 自我西郊). Chu Công viết hào từ: Sơ cửu: Phục tự đạo, hà kỳ cữu? Cát. Cửu nhị: khiên phục, cát. Cửu tam: Dư thoát bức, phu thê phản mục. Lục tứ: hữu phu, huyết khứ, dịch xuất, vô cữu. Cửu ngũ: Hữu phu, luyên như, phú dĩ kỳ lân. Thượng cửu: Ký vũ, ký xử, thượng đức tái. Phụ trinh lệ. Nguyệt cơ vọng, quân tử chinh hung. Giải nghĩa: Tắc dã. Dị đồng. Lúc bế tắc, không đồng ý nhau, cô quả, súc oán, chứa mọi oán giận, có ý trái lại, không hòa hợp, nhỏ nhen. Cầm sắt bất điệu chi tượng: tiếng đàn không hòa điệu. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3159
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20Tr%E1%BA%A1ch%20L%C3%BD
Thiên Trạch Lý
Quẻ Lý Thiên Trạchđồ hình ||:||| còn gọi là quẻ Lý (履 lủ), là quẻ thứ 10 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☱ (||: 兌 dũi) Đoài hay Đầm (澤). Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qiàn) Càn hay Trời (天). Văn Vương viết thoán từ: Lý hổ vĩ, bất điệt nhân, hanh (履虎尾, 不咥人, 亨). Chu Công viết hào từ: Sơ cửu: Tố lý, vãng, vô cữu. Cửu nhị: Lý đạo thản thản, u nhân trinh cát. Lục tam: Miễu, năng thị; bả, năng lý. Lý hổ vĩ, diệt nhân, hung. Võ nhân vi vu đại quân. Cửu tứ: Lý hổ vĩ, sách sách (hoặc sóc sóc) chung cát. Cửu ngũ: Quyết lý, trinh lệ. Thượng cửu: Thị lý, khảo tường, kỳ toàn, nguyên cát. Giải nghĩa: Lễ dã. Lộ hành. Nghi lễ, có chừng mực, khuôn phép, dẫm lên, không cho đi sai, có ý chặn đường thái quá, hệ thống, pháp lý. Hổ lang đang đạo chi tượng: tượng hổ lang đón đường. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3160
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba%20Thi%C3%AAn%20Th%C3%A1i
Địa Thiên Thái
Quẻ Địa Thiên Tháiđồ hình |||::: còn gọi là quẻ Thái (泰 tãi), là quẻ số 11 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☰ (||| 乾 qiàn) Càn hay Trời (天). Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kún) Khôn hay Đất (地). Văn Vương viết thoán từ: Thái: Tiểu vãn đại lai, cát, hanh (泰: 小往大來, 吉, 亨). Giải nghĩa: Thông dã. Điều hòa. Thông hiểu, am tường, hiểu biết, thông suốt, quen biết, quen thuộc. Thiên địa hòa xướng chi tượng: tượng trời đất giao hòa. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3161
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20%C4%90%E1%BB%8Ba%20B%C4%A9
Thiên Địa Bĩ
Quẻ Thiên Địa Bĩ, đồ hình:::||| còn gọi là quẻ Bĩ (否 pỉ), là quẻ số 12 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☷ (::: 坤 kún) Khôn hay Đất (地). Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qiàn) Càn hay Trời (天). Giải nghĩa: Tắc dã. Gián cách. Bế tắc, không thông, không tương cảm nhau, xui xẻo, dèm pha, chê bai lẫn nhau, mạnh ai nấy theo ý riêng. Thượng hạ tiếm loạn chi tượng: trên dưới lôi thôi. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3162
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20H%E1%BB%8Fa%20%C4%90%E1%BB%93ng%20Nh%C3%A2n
Thiên Hỏa Đồng Nhân
Quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân, đồ hình |:|||| còn gọi là quẻ Đồng Nhân (同人 tong2 ren2), là quẻ số 13 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火). Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天). Giải nghĩa: Thân dã. Thân thiện. Trên dưới cùng lòng, cùng người ưa thích, cùng một bọn người. Hiệp lực đồng tâm chi tượng: tượng cùng người hiệp lực. Kiến giải của người Việt: Con người đạt đến mức độ giao hội cùng vũ trụ, đồng nhân cao nhất, mức độ hoà đồng siêu việt, Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3163
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Fa%20Thi%C3%AAn%20%C4%90%E1%BA%A1i%20H%E1%BB%AFu
Hỏa Thiên Đại Hữu
Quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu, đồ hình ||||:| còn gọi là quẻ Đại Hữu (大有 da4 you3), là quẻ thứ 14 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天). Ngoại quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火). Giải nghĩa: Khoan dã. Cả có. Thong dong, dung dưỡng nhiều, độ lượng rộng, có đức dày, chiếu sáng lớn. Kim ngọc mãn đường chi tượng: vàng bạc đầy nhà. Giải thích của người Việt là bổ sung thêm tượng: sở hữu tài sản vật chất và tinh thần ở mức cao nhất. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3164
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba%20S%C6%A1n%20Khi%C3%AAm
Địa Sơn Khiêm
Quẻ Địa Sơn Khiêm, đồ hình::|::: còn gọi là quẻ Khiêm (謙 qian1), là quẻ thứ 15 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山). Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地). Thoán từ Khiêm: Hanh, quân tử hữu chung. Giải nghĩa: Thoái dã. Cáo thoái. Khiêm tốn, nhún nhường, khiêm từ, cáo thoái, từ giã, lui vào trong, giữ gìn, nhốt vào trong, đóng cửa. Vì vậy mới được hanh thông. Thượng hạ mông lung chi tượng: tượng trên dưới hoang mang. Hào từ Sơ lục Hào từ: Khiêm khiêm quân tử, dụng thiệp đại xuyên, cát. Lục nhị Hào từ: Minh khiêm, trinh cát. Cửu tam Hào từ: Lao khiêm, quân tử hữu chung, cát. Lục tứ Hào từ: Vô bất lợi, huy khiêm. Lục ngũ Hào từ: Bất phú dĩ kỳ lân, lợi dụng xâm phạt, vô bất lợi. Thượng lục Hào từ: Minh khiêm, lợi dụng hành sư, chinh ấp quốc. Xem thêm Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3166
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B4i%20%C4%90%E1%BB%8Ba%20D%E1%BB%B1
Lôi Địa Dự
Quẻ Lôi Địa Dự, đồ hình:::|:: còn gọi là quẻ Dự (豫 yu4), là quẻ thứ 16 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地). Ngoại quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷). Giải nghĩa: Duyệt dã. Thuận động. Dự bị, dự phòng, canh chừng, sớm, vui vầy. Thượng hạ duyệt dịch chi tượng: tượng trên dưới vui vẻ. Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3167
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A1ch%20L%C3%B4i%20T%C3%B9y
Trạch Lôi Tùy
Quẻ Trạch Lôi Tùy, đồ hình |::||: còn gọi là quẻ Tùy (隨 sui2), là quẻ thứ 17 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷). Ngoại quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤). Giải nghĩa: Thuận dã. Di động. Cùng theo, mặc lòng, không có chí hướng, chỉ chiều theo, đại thể chủ việc di động, thuyên chuyển như chiếc xe. Phản phúc bất định chi tượng: loại không ở cố định bao giờ. Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3168
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%A1n%20Phong%20C%E1%BB%95
Sơn Phong Cổ
Quẻ Sơn Phong Cổ, đồ hình:||::| còn gọi là quẻ Cổ (蠱 gu3), là quẻ thứ 18 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風). Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山). Giải nghĩa: Sự dã. Sự biến. Có sự không yên trong lòng, làm ngờ vực, khua, đánh, mua chuốc lấy cái hại, đánh trống, làm cho sợ sệt, sửa lại cái lỗi trước đã làm. Âm hại tương liên chi tượng: điều hại cùng có liên hệ. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3169
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba%20Tr%E1%BA%A1ch%20L%C3%A2m
Địa Trạch Lâm
Quẻ Địa Trạch Lâm, đồ hình ||:::: còn gọi là quẻ Lâm (臨 lin2), là quẻ thứ 19 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤). Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地). Giải nghĩa: Đại dã. Bao quản. Việc lớn, người lớn, cha nuôi, vú nuôi, giáo học, nhà sư, kẻ cả, dạy dân, nhà thầu. Quân tử dĩ giáo tư chi tượng: người quân tử dạy dân, che chở, bảo bọc cho dân vô bờ bến. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3170
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong%20%C4%90%E1%BB%8Ba%20Quan
Phong Địa Quan
Quẻ Phong Địa Quan, đồ hình::::|| còn gọi là quẻ Quan (觀 guan1), là quẻ thứ 20 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地). Ngoại quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風). Giải nghĩa: Quan dã. Quan sát. Xem xét, trông coi, cảnh tượng xem thấy, thanh tra, lướt qua, sơ qua, sơn phết, quét nhà. Vân bình tụ tán chi tượng: tượng bèo mây tan hợp. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3172
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%A1n%20H%E1%BB%8Fa%20B%C3%AD
Sơn Hỏa Bí
Quẻ Sơn Hỏa Bí, đồ hình |:|::| còn gọi là quẻ Bí (賁 bi4), là quẻ thứ 22 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火). Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山). Giải nghĩa: Sức dã. Quang minh. Trang sức, sửa sang, trang điểm, thấu suốt, rõ ràng. Quang minh thông đạt chi tượng: quang minh, sáng sủa, thấu suốt. Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3175
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%A1n%20%C4%90%E1%BB%8Ba%20B%C3%A1c
Sơn Địa Bác
Quẻ Sơn Địa Bác đồ hình:::::| còn gọi là quẻ Bác (剝 bo1), là quẻ thứ 23 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地). Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山). Văn Vương viết thoán từ: Bác: Bất lợi hữu du vãng. Chu Công viết hào từ: Sơ lục: Bác sàng dĩ túc, miệt trinh, hung. Lục nhị: Bác sàng dĩ biện, miệt trinh, hung. Lục tam: Bác chi, vô cữu. Lục tứ: Bác sàng dĩ phu, hung. Lục ngũ: Quán ngư, dĩ cung nhân sủng, vô bất lợi. Thượng cửu: Thạc quả bất thực, quân tử đắc dư, tiểu nhân bác lư. Giải nghĩa: Lạc dã. Tiêu điều. Đẽo gọt, lột cướp đi, không có lợi, rụng rớt, đến rồi lại đi, tản lạc, lạt lẽo nhau, xa lìa nhau, hoang vắng, buồn thảm. Lục thân băng thán chi tượng: tượng bà con thân thích xa lìa nhau. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3177
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba%20L%C3%B4i%20Ph%E1%BB%A5c
Địa Lôi Phục
Quẻ Địa Lôi Phục, đồ hình |::::: còn gọi là quẻ Phục (復 fu4), là quẻ thứ 24 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷). Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地). Giải nghĩa: Phản dã. Tái hồi. Lại có, trở về, bên ngoài, phản phục. Sơn ngoại thanh sơn chi tượng: tượng ngoài núi lại còn có núi nữa. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3179
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20L%C3%B4i%20V%C3%B4%20V%E1%BB%8Dng
Thiên Lôi Vô Vọng
Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng, đồ hình |::||| còn gọi là quẻ Vô Vọng (無妄 wu2 wang4), là quẻ thứ 25 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷). Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天). Giải nghĩa: Thiên tai dã. Xâm lấn. Tai vạ, lỗi bậy bạ, không lề lối, không quy củ, càn đại, chống đối, hứng chịu. Cương tự ngoại lai chi tượng: tượng kẻ mạnh từ ngoài đến. Tham khảo en:List of I Ching hexagrams 1-32
3182
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%A1n%20Thi%C3%AAn%20%C4%90%E1%BA%A1i%20S%C3%BAc
Sơn Thiên Đại Súc
Quẻ Sơn Thiên Đại Súc, đồ hình |||::| còn gọi là quẻ Đại Súc (大畜 da4 chu4), là quẻ thứ 26 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天). Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山). Giải nghĩa: Tụ dã. Tích tụ. Chứa tụ, súc tích, lắng tụ một chỗ, dự trữ, đựng, để dành. Đồng loại hoan hội chi tượng: đồng loại hội họp vui vẻ, cục bộ. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3183
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%A1n%20L%C3%B4i%20Di
Sơn Lôi Di
Quẻ Sơn Lôi Di, đồ hình |::::| còn gọi là quẻ Di (頤 yi2), là quẻ thứ 27 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷). Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山). Quẻ thuộc hành Mộc (cấn), thế 4 ứng 1, là quẻ du hồn Giải nghĩa: Vị thủy phong hiền Bĩ cực thái lai, đi cầu người tài giúp, nuôi dưỡng giúp đỡ để có lực thành công, miêng đang được ăn, bụng đang mang thai Dưỡng dã. Dung dưỡng. Chăm lo, tu bổ, thêm, ăn uống, bổ dưỡng, bồi dưỡng, ví như trời nuôi muôn vật, thánh nhân nuôi người. Phi long nhập uyên chi tượng: rồng vào vực nghỉ ngơi. Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3184
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A1ch%20Phong%20%C4%90%E1%BA%A1i%20Qu%C3%A1
Trạch Phong Đại Quá
Quẻ Trạch Phong Đại Quá, đồ hình:||||: còn gọi là quẻ Đại Quá (大過 da4 guo4), là quẻ thứ 28 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風). Ngoại quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤). Giải nghĩa: Họa dã. Cả quá. Cả quá ắt tai họa, quá mực thường, quá nhiều, giàu cương nghị ở trong. Nộn thảo kinh sương chi tượng: tượng cỏ non bị sương tuyết. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3185
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA%A7n%20Kh%E1%BA%A3m
Thuần Khảm
Quẻ Thuần Khảm, đồ hình:|::|: còn gọi là quẻ Khảm (坎 kan3), là quẻ thứ 29 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水). Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水). Giải nghĩa: Hãm dã. Hãm hiểm. Hãm vào ở trong, xuyên sâu vào trong, đóng cửa lại, gập ghềnh, trắc trở, bắt buộc, kìm hãm, thắng. Khổ tận cam lai chi tượng: tượng hết khổ mới đến sướng. THOÁN TỪ DỊCH: Quẻ khảm, nhẫn nại gấp đôi, chỉ trong lòng có đức tin là hanh thông, hành động thì được trọng mà có công. Tập khảm, hữu phu duy tâm hanh, hành hữu thượng. 習坎,有孚維心亨,行有尚。Tập 習– học lặp đi lặp lại, rèn luyện. Khảm 坎– chỗ hõm xuống, hốc lõm vào. Tử Lộ đáp: Theo ý con có lẽ vì chúng ta chưa "nhân" chăng nên người ta chưa tin chúng ta? Có lẽ ta chưa "trí" chăng nên người ta không theo đạo chúng ta? Khổng Tử bảo: Nào phải vậy. Này anh Do, nếu người nhân luôn được người ta tin thì sao Bá Di, Thúc Tề phải chết đói trong núi? Nếu người trí được mọi người nghe thì sao Tỷ Can lại bị giết. Khổng Tử hỏi tiếp Tử Cống: Đạo của ta sai rồi chăng, mà sao ta gặp phải cảnh này? Tử Cống đáp: Đạo của thầy cao quá cho nên thiên hạ không ai dung nạp được thầy. Thầy nên hạ thấp xuống một chút. Khổng Tử đáp: Này anh Tứ, người giỏi nghề nông, vãi giống rồi nhưng không tin chắc sẽ được gặt. Người thợ giỏi tuy làm khéo nhưng cũng không tin chắc là họ làm vừa lòng khách hàng. Người quân tử trau dồi đạo đức, theo đường chính mà giữ nó, điều chỉnh nó, nhưng không thể làm cho nó được người ta theo. Anh không lo trau dồi đạo của anh mà chỉ cầu người ta dung nạp anh. Chí của anh không xa. Tử Cống ra Nhan Hồi vào. Khổng Tử lại hỏi như trước: "Chẳng phải con tê ngưu, chẳng phải con hổ mà cũng lang thang ở đồng vắng". Đạo của ta sai rồi chăng, mà sao ta gặp phải cảnh này. Nhan Hồi đáp: Đạo của thầy cao quá cho nên thiên hạ không ai theo được, nhưng thầy cứ theo đó mà làm. Người ta không dung nạp được thầy thì đâu có hại gì? Chính vì người ta không dung nạp được thầy mà thầy mới là bậc quân tử. Đạo không được trau dồi, đó là điều làm chúng ta xấu hổ. Đạo đã được trau dồi rồi mà người ta vẫn không dung nạp, thì đó là điều xấu hổ của kẻ làm vua. Người ta không dung nạp được thầy thì đâu có hại gì? Chính vì người ta không dung nạp được thầy mà thầy mới là bậc quân tử. LỜI TƯỢNG: nước chảy không ngừng là hình tượng của quẻ tập Khảm. Người quân tử lấy việc rèn luyện năng lực thực hiện làm trọng. Tượng Viết: Thủy tấn chí, tập khảm, quân tử dĩ thường đức hạnh, tập giáo sự. 象曰: 水洊至,習坎,君子以常德行,習教事. Tấn = tiến 洊 – nước chảy không ngừng, lại một lần nữa. Chí 至 – đến. Thường 常– Lâu, mãi; Đạo Thường, đó là: nhân 仁, nghĩa 義, lễ 禮, trí 智, tín 信. Còn gọi là ngũ thường 五常 là cái lẽ phải thông thường mà người ta ai cũng phải có. Hành 行- Một âm là hạnh - đức hạnh. Năng lực là đức 德 thi hành gọi là hạnh 行. Đức hạnh 德行 – năng lực thực hiện. CHIÊM: ♦ Quẻ này có 3 hào xấu (x). ♦ Thuần Khảm là một trong bốn quẻ hung hiểm tứ đại hung quái trong Kinh Dịch. Truân là trở ngại lúc đầu. Thuần Khảm trở ngại lúc đầu và cuối. Kiển trở ngại quãng giữa. Quẻ Khốn là trở ngại hơn hết. ♦ Một người rơi xuống giếng, lâm vào tình trạng cực kỳ khó khăn. ♦ Người đó được một người dùng dây kéo lên, được giúp đỡ trong lúc khó khăn. ♦ Một người đầu cọp, có người thế lực giúp bạn làm ăn. ♦ Con trâu và con chuột đen, năm tháng ngày giờ Tý, Sửu. ♦ Quẻ thuộc tháng 10, tốt về mùa xuân, xấu hạ, thu. HÌNH: Thuyền lủng còn mắc cạn. 船漏沖瘫 Thuyền lậu trùng than. TƯỢNG: Ngoài rỗng trong đặc. 外虛中實 Ngoại hư trung thực. KHÍ CHẤT: Nhẫn nại. DÁNG VẺ: Con heo. HÀO TỪ 1. Hai lần hiểm, quen với nước, sụp vào hố nước sâu, xấu. (x) Sơ lục: Tập khảm, nhập vu khảm đạm, hung. 初六。習坎,入于坎窞,凶。 2. Ở chỗ nước lại thêm hiểm, mong làm được chuyện nhỏ thôi thì mới làm được. Cửu nhị: Khảm hữu hiểm, cầu tiểu đắc. 九二。坎有險,求小得。 3. Tới lui đều bị hãm, trước mặt là hiểm mà sau lưng lại dựa vào hiểm, chỉ càng sụp vào chỗ sâu hơn thôi, không làm gì được.(x) Lục tam: Lai chi khảm khảm, hiểm thả chẩm, nhập vu khảm đạm, vật dụng. 六三。來之坎坎,險且枕,入于坎窞,勿用。 Đạm (= nằm) 窞 – cái hố sâu. 4. Như thể chỉ dâng một chén rượu, một rá thức ăn, có thêm cũng một tô thôi, đưa qua cửa sổ, rốt cuộc không có lỗi. Lục tứ: Tôn tửu quỹ, nhị dụng phẫu, nạp ước tự dũ, chung vô cữu. 六四。樽酒簋,貳用缶,納約自牖,終無咎。 5. Nước chưa đầy, nhưng đến lúc nước đầy rồi, lặng rồi, thì sẽ khỏi hiểm, không có lỗi. Cửu ngũ: Khảm bất doanh, kỳ ký bình, vô cữu. 九五。坎不盈,祗既平,無咎。 Kỳ=chi 祗=坻=小丘– gò đất nhỏ, tiểu đảo. Vô công bất thụ lộc. 6. Đã trói bằng dây thừng to, lại đặt trong bụi gai, ba năm ra không được, xấu. (x) Thượng lục: Hệ dụng huy mặc, trí vu tùng cức, tam tuế bất đắc, Hung. 上六。係用徽纆,寘于叢棘,三歲不得,凶。 Tham khảo Thiệu Vĩ Hoa, 1995. Chu Dịch với Dự Đoán Học. Mạnh Hà Dịch. Nhà xuất bản Văn hóa. Hà Nội. 496 trang Nguyễn Hiến Lê. Kinh Dịch - Đạo của người quân tử Nguyễn Quốc Đoan,1998. Chu Dịch Tường Giải. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. Hà Nội. 797 trang Vưu Sùng Hoa, 1997. Mai Hoa Dịch Tân Biên. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. Hà Nội. 520 trang Dương Ngọc Dũng, Lê Anh Minh, 1999. Kinh Dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội. 770 trang Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3186
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA%A7n%20Ly
Thuần Ly
Quẻ Thuần Ly, đồ hình |:||:| còn gọi là quẻ Ly (離 li2), là quẻ thứ 30 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火). Ngoại quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火). Giải nghĩa: Lệ dã. Sáng chói. Sáng sủa, trống trải, trống trơn, tỏa ra, bám vào, phụ bám, phô trương ra ngoài. Môn hộ bất ninh chi tượng: tượng nhà cửa không yên. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3187
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A1ch%20S%C6%A1n%20H%C3%A0m
Trạch Sơn Hàm
Quẻ Trạch Sơn Hàm, đồ hình::|||: còn gọi là quẻ Hàm (咸 xian2), là quẻ thứ 31 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山). Ngoại quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤). Giải nghĩa: Cảm dã. Thụ cảm. Cảm xúc, thọ nhận, cảm ứng, nghĩ đến, nghe thấy, xúc động. Nam nữ giao cảm chi tượng: tượng nam nữ có tình ý, tình yêu. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3188
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B4i%20Phong%20H%E1%BA%B1ng
Lôi Phong Hằng
Quẻ Lôi Phong Hằng, đồ hình:|||:: còn gọi là quẻ Hằng (恆 heng2), là quẻ thứ 32 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風). Ngoại quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷). Giải nghĩa: Cửu dã. Trường cửu. Lâu dài, chậm chạp, đạo lâu bền như vợ chồng, kéo dài câu chuyện, thâm giao, nghĩa cố tri, xưa, cũ. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 1-32
3189
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20S%C6%A1n%20%C4%90%E1%BB%99n
Thiên Sơn Độn
Quẻ Thiên Sơn Độn, đồ hình::|||| còn gọi là quẻ Độn (遯 dun4), là quẻ thứ 33 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山). Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天). Giải nghĩa: Thoái dã. Ẩn trá. Lui, ẩn khuất, tránh đời, lừa dối, trá hình, có ý trốn tránh, trốn cái mặt thấy cái lưng. Báo ẩn nam sơn chi tượng: tượng con báo ẩn ở núi nam. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 33-64
3190
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B4i%20Thi%C3%AAn%20%C4%90%E1%BA%A1i%20Tr%C3%A1ng
Lôi Thiên Đại Tráng
Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng, đồ hình ||||:: còn gọi là quẻ Đại Tráng (大壯 da4 zhuang4), là quẻ thứ 34 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天). Ngoại quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷). Giải nghĩa: Chí dã. Tự cường. Ý chí riêng, bụng nghĩ, hướng thượng, ý định, vượng sức, thịnh đại, trên cao, chót vót, lên trên, chí khí, có lập trường. Phượng tập đăng sơn chi tượng: tượng phượng đậu trên núi. Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 33-64
3192
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba%20H%E1%BB%8Fa%20Minh%20Di
Địa Hỏa Minh Di
Quẻ Địa Hỏa Minh Di, đồ hình |:|::: còn gọi là quẻ Minh Di (明夷 ming2 yi2), là quẻ thứ 36 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火). Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地). Giải nghĩa: Thương dã. Hại đau. Thương tích, bệnh hoạn, buồn lo, đau lòng, ánh sáng bị tổn thương. Kinh cức mãn đồ chi tượng: gai góc đầy đường. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 33-64
3193
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong%20H%E1%BB%8Fa%20Gia%20Nh%C3%A2n
Phong Hỏa Gia Nhân
Quẻ Phong Hỏa Gia Nhân, đồ hình |:|:|| còn gọi là quẻ Gia Nhân (家人 jia1 ren2), là quẻ thứ 37 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火). Ngoại quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風). Giải nghĩa: Đồng dã. Nảy nở. Người nhà, gia đinh, cùng gia đình, đồng chủng, đồng nghiệp, cùng xóm, sinh sôi, khai thác mở mang thêm. Khai hoa kết tử chi tượng: trổ bông sinh trái, nảy mầm. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of I Ching hexagrams 33-64
3194
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Fa%20Tr%E1%BA%A1ch%20Khu%C3%AA
Hỏa Trạch Khuê
Quẻ Hỏa Trạch Khuê, đồ hình ||:|:| còn gọi là quẻ Khuê 睽 (kui2), là quẻ thứ 38 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤). Ngoại quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火). Giải nghĩa: Quai dã. Hỗ trợ. Trái lìa, lìa xa, hai bên lợi dụng lẫn nhau, cơ biến quai xảo, như cung tên. Hồ giả hổ oai chi tượng: con hồ (cáo) nhờ oai con hổ. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 38
3195
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y%20S%C6%A1n%20Ki%E1%BB%83n
Thủy Sơn Kiển
Quẻ Thủy Sơn Kiển, đồ hình::|:|: còn gọi là quẻ Kiển 蹇 (jian3), là quẻ thứ 39 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山). Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水). Giải nghĩa: Nạn dã. Trở ngại. Cản ngăn, chặn lại, chậm chạp, què, khó khăn. Bất năng tiến giả chi tượng: không năng đi. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 39
3196
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B4i%20Th%E1%BB%A7y%20Gi%E1%BA%A3i
Lôi Thủy Giải
Quẻ Lôi Thủy Giải, đồ hình:|:|:: còn gọi là quẻ Giải (解 xie4), là quẻ thứ 40 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水). Ngoại quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷). Giải nghĩa: Tán dã. Nơi nơi. Làm cho tan đi, như làm tan sự nguy hiểm, giải phóng, giải tán, loan truyền, tuyên truyền, phân phát, lưu thông, ban rải, ân xá. Lôi vũ tác giải chi tượng: tượng sấm động mưa bay. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 40
3197
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%A1n%20Tr%E1%BA%A1ch%20T%E1%BB%95n
Sơn Trạch Tổn
Quẻ Sơn Trạch Tổn, đồ hình ||:::| còn gọi là quẻ Tổn (損 sun3), là quẻ thứ 41 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤). Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山). Giải nghĩa: Thất dã. Tổn hại. Hao mất, thua thiệt, bớt kém, bớt phần dưới cho phần trên là tổn hại. Phòng nhân ám toán chi tượng: tượng đề phòng sự ngầm hại, hao tổn. Tham khảo Quẻ Kinh Dịch en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 41
3207
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong%20L%C3%B4i%20%C3%8Dch
Phong Lôi Ích
Quẻ Phong Lôi Ích, đồ hình |:::|| còn gọi là quẻ Ích (益 yi4), là quẻ thứ 42 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷). Ngoại quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風). Giải nghĩa: Ích dã. Tiến ích. Thêm được lợi, giúp dùm, tiếng dội xa, vượt lên, phóng mình tới. Hồng hộc xung tiêu chi tượng: chim hồng, chim hộc bay qua mây mù. en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 42
3208
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A1ch%20Thi%C3%AAn%20Qu%E1%BA%A3i
Trạch Thiên Quải
Quẻ Trạch Thiên Quải, đồ hình |||||: còn gọi là quẻ Quải (夬 guai4), là quẻ thứ 43 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天). Ngoại quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤). Giải nghĩa: Quyết dã. Dứt khoát. Dứt hết, biên cương, ranh giới, thành phần, thành khoảnh, quyết định, quyết nghị, cổ phần, thôi, khai lề lối. Ích chi cực tắc quyết chi tượng: lợi đã cùng ắt thôi. Tham khảo en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 43
3209
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20Phong%20C%E1%BA%A5u
Thiên Phong Cấu
Quẻ Thiên Phong Cấu, đồ hình:||||| còn gọi là quẻ Cấu (姤 gou4), là quẻ thứ 44 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風). Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天). Giải nghĩa: Ngộ dã. Tương ngộ. Gặp gỡ, cấu kết, liên kết, kết hợp, móc nối, mềm gặp cứng. Phong vân bất trắc chi tượng: gặp gỡ thình lình, ít khi. en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 44
3210
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A1ch%20%C4%90%E1%BB%8Ba%20T%E1%BB%A5y
Trạch Địa Tụy
Quẻ Trạch Địa Tụy, đồ hình:::||: còn gọi là quẻ Tụy (萃 cui4), là quẻ thứ 45 của Kinh Dịch. Nội quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地). Ngoại quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤). Giải nghĩa: Tụ dã. Trưng tập. Nhóm họp, biểu tình, dồn đống, quần tụ nhau lại, kéo đến, kéo thành bầy. Long vân tế hội chi tượng: tượng rồng mây giao hội. Tham khảo en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 45
3211
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba%20Phong%20Th%C4%83ng
Địa Phong Thăng
Quẻ Địa Phong Thăng, đồ hình:||::: còn gọi là quẻ Thăng (升 sheng1), là quẻ thứ 46 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風). Ngoại quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地). Giải nghĩa: Tiến dã. Tiến thủ. Thăng tiến, trực chỉ, tiến mau, bay lên, vọt tới trước, bay lên không trung, thăng chức, thăng hà. Phù giao trực thượng chi tượng: chà đạp để ngoi lên trên. Tham khảo en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 46
3212
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A1ch%20Th%E1%BB%A7y%20Kh%E1%BB%91n
Trạch Thủy Khốn
Quẻ Trạch Thủy Khốn, đồ hình:|:||: còn gọi là quẻ Khốn (困 kun4), là quẻ thứ 47 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水). Ngoại quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤). Giải nghĩa: Nguy dã. Nguy lo. Cùng quẫn, bị người làm ác, lo lắng, cùng khổ, mệt mỏi, nguy cấp, lo hiểm nạn. Thủ kỷ đãi thời chi tượng: tượng giữ mình đợi thời. Tham khảo en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 47
3213
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y%20Phong%20T%E1%BB%89nh
Thủy Phong Tỉnh
Quẻ Thủy Phong Tỉnh, đồ hình:||:|: còn gọi là quẻ Tỉnh (井 jing3), là quẻ thứ 48 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風). Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水). Giải nghĩa: Tịnh dã. Trầm lặng. Ở chỗ nào cứ ở yên chỗ đó, xuống sâu, vực thẳm có nước, dưới sâu, cái giếng. Càn Khôn sát phối chi tượng: Trời Đất phối hợp lại. en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 48
3214
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A1ch%20H%E1%BB%8Fa%20C%C3%A1ch
Trạch Hỏa Cách
Quẻ Trạch Hỏa Cách, đồ hình |:|||: còn gọi là quẻ Cách (革 ge2), là quẻ thứ 49 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火). Ngoại quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤). Giải nghĩa: Cải dã. Cải biến. Bỏ lối cũ, cải cách, hoán cải, cách tuyệt, cánh chim thay lông. Thiên uyên huyền cách chi tượng: tượng vực trời xa thẳm. en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 49
3215
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Fa%20Phong%20%C4%90%E1%BB%89nh
Hỏa Phong Đỉnh
Quẻ Hỏa Phong Đỉnh, đồ hình:|||:| còn gọi là quẻ Đỉnh (鼎 ding3), là quẻ thứ 50 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風). Ngoại quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火). Giải nghĩa: Định dã. Nung đúc. Đứng được, chậm đứng, trồng, nung nấu, rèn luyện, vững chắc, ước hẹn. Luyện dược thành đơn chi tượng: tượng luyện thuốc thành linh đan, có rèn luyện mới nên người. Kết hợp quẻ này vào cung vợ chồng là tốt, con cái mạnh khoẻ, gia đình yên ấm bền lâu. Tham khảo en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 50
3216
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch%20s%E1%BB%AD%20Hoa%20K%E1%BB%B3%20%281493%E2%80%931776%29
Lịch sử Hoa Kỳ (1493–1776)
Lịch sử thuộc địa của Hoa Kỳ bao gồm lịch sử thực dân châu Âu tại châu Mỹ từ khi bắt đầu thuộc địa hóa vào đầu thế kỷ 16 cho đến khi sáp nhập các thuộc địa vào Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Vào cuối thế kỷ 16, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan đã phát động các chương trình thuộc địa lớn ở miền đông Bắc Mỹ. Những nỗ lực ban đầu nhỏ đôi khi biến mất, chẳng hạn như Thuộc địa bị mất của người Anh Roanoke. Ở mọi nơi, tỷ lệ tử vong rất cao trong số những người đến đầu tiên. Tuy nhiên, các thuộc địa thành công đã được thành lập trong vòng vài thập kỷ. Những người định cư châu Âu đến từ nhiều nhóm xã hội và tôn giáo, bao gồm các nhà thám hiểm, nông dân, người hầu bị cầm cố, thương nhân và một số ít từ tầng lớp quý tộc. Những người định cư đến lục địa này bao gồm người Hà Lan ở New Netherland, người Thụy Điển và Phần Lan ở New Sweden, Các tín đồ Quaker người Anh ở tỉnh Pennsylvania, các tín đồ Thanh giáo ở New England, những người đi khan hoang người Anh ở Jamestown, Virginia, những người li khai Công giáo và đạo Tin lành Anh ở tỉnh Maryland, "người nghèo xứng đáng" ở tỉnh Georgia, người Đức định cư các thuộc địa giữa Đại Tây Dương và người Ulster Scots ở dãy Appalachia. Các nhóm này đều trở thành một phần của Hoa Kỳ khi giành được độc lập vào năm 1776. Châu Mỹ thuộc Nga và một phần của Tân Pháp và Tân Tây Ban Nha cũng được sáp nhập vào Hoa Kỳ vào nhiều điểm khác nhau. Các nhóm đa dạng từ các khu vực khác nhau đã xây dựng các thuộc địa với phong cách xã hội, tôn giáo, chính trị và kinh tế đặc biệt. Theo thời gian, các thuộc địa không thuộc Anh ở phía đông sông Mississippi đã bị chiếm giữ và hầu hết cư dân bị đồng hóa. Tuy nhiên, tại Nova Scotia, người Anh đã trục xuất người Acadia thuộc Pháp và nhiều người đã chuyển đến Louisiana. Không có cuộc nội chiến lớn xảy ra trong mười ba thuộc địa. Hai cuộc nổi loạn vũ trang chính là những thất bại ngắn ngủi ở Virginia năm 1676 và ở New York năm 1689-1691. Một số thuộc địa đã phát triển các hệ thống nô lệ được hợp pháp hóa, tập trung chủ yếu vào việc buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Chiến tranh đã tái diễn giữa người Pháp và người Anh trong cuộc Chiến tranh của Pháp và người da đỏ. Đến năm 1760, Pháp bị đánh bại và các thuộc địa của nó bị Anh chiếm giữ. Trên bờ biển phía đông, các sử gia thường chia các khu vực sau này ra bốn miền. Từ bắc vào nam, các miền này là: New England, các Thuộc địa miền Trung, vịnh Chesapeake và các Thuộc địa miền Nam. Một số sử gia thêm một miền thứ 5 - miền Biên giới vốn không được tổ chức một cách riêng biệt. Vào thời điểm những người định cư châu Âu đến khoảng 1600-1650, một tỷ lệ đáng kể người Da đỏ sống ở khu vực phía đông đã bị tàn phá bởi bệnh tật, có thể được đưa đến đây hàng thập kỷ trước bởi các nhà thám hiểm và thủy thủ (mặc dù chưa có nguyên nhân nào chính thức được đưa ra). Mục đích của quá trình thuộc địa hóa Những người thực dân đến từ các vương quốc châu Âu có năng lực quân sự, hải quân, chính phủ và doanh nhân rất phát triển. Kinh nghiệm chinh phục và thuộc địa hàng thế kỷ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha qua Reconquista, cùng với các kỹ năng điều hướng tàu biển mới, đã cung cấp các công cụ, khả năng và mong muốn xâm chiếm Tân Thế giới. Những nỗ lực này được quản lý bởi Casa de Contratación và Casa da Índia. Anh, Pháp và Hà Lan cũng đã bắt đầu các thuộc địa ở Tây Ấn và Bắc Mỹ. Họ có khả năng chế tạo những con tàu vượt đại dương dù không có lịch sử thuộc địa ở những vùng đất xa lạ như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, các doanh nhân người Anh đã cho các thuộc địa của họ một nền tảng đầu tư dựa trên tầng lớp thương nhân mà dường như cần sự hỗ trợ của chính phủ ít hơn nhiều. Ban đầu, các vấn đề liên quan đến các thuộc địa được giải quyết chủ yếu bởi Hội đồng Cơ mật của Anh và các ủy ban của nó. Ủy ban Thương mại được thành lập vào năm 1625 là cơ quan đặc biệt đầu tiên được triệu tập để tư vấn về các câu hỏi về thuộc địa (đồn điền). Từ năm 1696 cho đến khi kết thúc Cách mạng Mỹ, các vấn đề thuộc địa là trách nhiệm của Ủy ban Thương mại hợp tác với các ngoại trưởng liên quan, đã thay đổi từ Bộ trưởng Ngoại giao Bộ Ngoại giao miền Nam sang Bộ trưởng Ngoại giao các thuộc địa năm 1768. Chủ nghĩa trọng thương Chủ nghĩa trọng thương là chính sách cơ bản được Anh áp đặt cho các thuộc địa của mình từ những năm 1660, điều đó có nghĩa là chính phủ trở thành đối tác với các thương nhân có trụ sở tại Anh để tăng sức mạnh chính trị và của cải tư nhân. Điều này đã được thực hiện để loại trừ các đế chế khác và thậm chí các thương nhân khác trong các thuộc địa của mình. Chính phủ đã bảo vệ các thương nhân ở London và ngăn chặn những người khác bằng các rào cản thương mại, quy định và trợ cấp cho các ngành công nghiệp trong nước để tối đa hóa xuất khẩu từ địa hạt và giảm thiểu nhập khẩu. Chính phủ cũng chống buôn lậu, và điều này trở thành nguồn tranh cãi trực tiếp với các thương nhân Mỹ khi các hoạt động kinh doanh bình thường của họ được phân loại lại thành "buôn lậu" bởi Đạo luật Hàng hải. Điều này bao gồm các hoạt động đã từng là giao dịch kinh doanh thông thường trước đây, như giao dịch trực tiếp với Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bồ Đào Nha. Mục tiêu của chủ nghĩa trọng thương là kiểm soát thặng dư thương mại để vàng và bạc sẽ đổ vào London. Chính phủ đã nhận phần chia của mình thông qua thuế, phí, phần còn lại sẽ dành cho các thương nhân ở Anh. Chính phủ đã dành phần lớn doanh thu của mình để tạo nên Hải quân Hoàng gia hùng mạnh bảo vệ các thuộc địa của Anh và cũng đe dọa các thuộc địa của các đế chế khác, đôi khi còn chiếm lấy chúng. Do đó, Hải quân Anh chiếm được New Amsterdam (New York) vào năm 1664. Các thuộc địa cũng là thị trường cho các ngành công nghiệp Anh, và mục tiêu là làm giàu cho mẫu quốc. Thoát khỏi đàn áp tôn giáo Viễn cảnh đàn áp tôn giáo của các nhà chức trách của hoàng gia và Giáo hội Anh đã thúc đẩy một cách đáng kể các nỗ lực thực dân. Những người Pilgrim là những người Thanh giáo ly khai chạy trốn khỏi cuộc đàn áp ở Anh, đầu tiên đến Hà Lan và cuối cùng đến đồn điền Plymouth năm 1620. [10] Trong 20 năm sau đó, mọi người chạy trốn khỏi cuộc đàn áp của vua Charles I đã định cư hầu hết New England. Tương tự, Tỉnh Maryland được thành lập một phần để trở thành thiên đường cho người Công giáo La Mã. Thất bại trong quá trình thực dân ban đầu Các nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha ẩn danh là những người châu Âu đầu tiên lập bản đồ vùng biển phía đông của Mỹ từ New York đến Florida, như được ghi lại trong bình đồ địa cầu Cantino năm 1502. Tuy nhiên, họ giữ bí mật kiến thức của mình và không cố gắng định cư ở Bắc Mỹ vì Inter caetera do Giáo hoàng Alexander VI ban hành đã cấp những vùng đất này cho Tây Ban Nha vào năm 1493. Các quốc gia khác đã cố gắng tìm các thuộc địa ở Mỹ trong thế kỷ sau đó, nhưng hầu hết những nỗ lực đó đã kết thúc trong thất bại. Bản thân những thực dân phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao vì bệnh tật, chết đói, tiếp tế không hiệu quả, xung đột với người da đỏ Mỹ, các cuộc tấn công của các cường quốc châu Âu và các nguyên nhân khác. Tây Ban Nha đã có nhiều nỗ lực thất bại, bao gồm San Miguel de Gualdape ở Georgia (1526), đoàn thám hiểm của Pánfilo de Narváez đến bờ biển Vịnh Florida (1528-36), Pensacola ở Tây Florida (1559-61), Pháo đài San Juan ở Bắc Carolina (1567-68) và Sứ mệnh Ajacán ở Virginia (1570-71). Người Pháp thất bại tại đảo Parris, Nam Carolina (1562-63), Pháo đài Caroline trên bờ biển Đại Tây Dương của Florida (1564-65), Đảo Saint Croix, Maine (1604-05), và Pháo đài Saint Louis, Texas (1685-89). Những thất bại đáng chú ý nhất của người Anh là "Thuộc địa bị mất ở Roanoke" (1587-90) ở Bắc Carolina và Thuộc địa Popham ở Maine (1607-08). Chính tại Thuộc địa Roanoke, Virginia Dare trở thành đứa trẻ Anh đầu tiên được sinh ra ở Châu Mỹ; số phận của cô hiện không rõ. Tân Tây Ban Nha Bắt đầu từ thế kỷ 15, Tây Ban Nha đã xây dựng một đế chế thuộc địa ở châu Mỹ bao gồm Tân Tây Ban Nha và lãnh thổ của các phó vương quốc khác. Tân Tây Ban Nha bao gồm các lãnh thổ ở Florida, Alabama, Mississippi, phần lớn Hoa Kỳ phía tây sông Mississippi, một phần của Châu Mỹ Latinh (bao gồm Puerto Rico) và Đông Ấn Tây Ban Nha (bao gồm đảo Guam và Quần đảo Bắc Mariana). Tân Tây Ban Nha bao trùm lãnh thổ Louisiana sau Hiệp ước Fontainebleau (1762), mặc dù Louisiana được trả lại Pháp trong Hiệp ước San Ildefonso thứ ba năm 1800. Nhiều vùng lãnh thổ từng là một phần của Tân Tây Ban Nha trở thành một phần của Hoa Kỳ sau năm 1776 qua nhiều cuộc chiến tranh và hiệp ước khác nhau, bao gồm cả Vùng đất mua Louisiana (1803), Hiệp ước Adams-Onís (1819), Chiến tranh Hoa Kỳ-México (1846-1848) và Chiến tranh Tây Ban Nha–Mỹ (1898). Ngoài ra còn có một số cuộc thám hiểm của Tây Ban Nha đến Tây Bắc Thái Bình Dương, nhưng Tây Ban Nha đã trao cho Hoa Kỳ tất cả các yêu sách đối với Tây Bắc Thái Bình Dương trong Hiệp ước Adams-Onís. Có vài ngàn gia đình ở New Mexico và California đã trở thành công dân Mỹ vào năm 1848, cộng với một số lượng nhỏ ở các thuộc địa khác. Florida Tây Ban Nha đã thiết lập một số tiền đồn nhỏ ở Florida vào đầu thế kỷ 16. Trong đó, tiền đồn quan trọng nhất là St. Augustine, Florida, được thành lập năm 1565 nhưng liên tục bị tấn công và đốt cháy bởi cướp biển, tư nhân và lực lượng Anh. Các tòa nhà của nó vẫn tồn tại mặc dù gần như tất cả người Tây Ban Nha đã rời đi. Nó được tuyên bố là khu định cư châu Âu lâu đời nhất ở Hoa Kỳ lục địa. Người Anh tấn công Florida Tây Ban Nha trong nhiều cuộc chiến. Ngay từ năm 1687, chính phủ Tây Ban Nha đã bắt đầu cho các nô lệ tị nạn từ các thuộc địa của Anh và Vương quốc Tây Ban Nha chính thức tuyên bố vào năm 1693 rằng những nô lệ bỏ trốn sẽ tìm thấy tự do ở Florida nếu cải đạo sang Công giáo và bốn năm phục vụ quân đội cho Hoàng gia. Trên thực tế, Tây Ban Nha đã tạo ra một khu định cư ở Florida với tư cách là một tuyến phòng thủ chống lại các cuộc tấn công của Anh từ phía bắc. Tây Ban Nha cũng có ý định gây bất ổn nền kinh tế đồn điền của các thuộc địa Anh bằng cách tạo ra một cộng đồng da đen tự do để thu hút nô lệ tìm cách trốn thoát và lánh nạn khỏi chế độ nô lệ của Anh. Năm 1763, Tây Ban Nha trao đổi Florida với Vương quốc Anh để đổi lấy quyền kiểm soát Havana, Cuba, nơi đã bị người Anh chiếm được trong Chiến tranh Bảy năm. Florida là nhà của khoảng 3.000 người Tây Ban Nha vào thời điểm đó, và gần như tất cả đều nhanh chóng rời đi. Anh chiếm Florida nhưng không gửi nhiều người định cư đến khu vực này, và sự kiểm soát đã được khôi phục lại cho Tây Ban Nha vào năm 1783 bởi Hòa ước Paris chấm dứt Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ. Tây Ban Nha đã không gửi thêm người định cư hoặc nhà truyền giáo đến Florida trong thời kỳ thuộc địa thứ hai này. Cư dân của Tây Florida nổi dậy chống lại Tây Ban Nha vào năm 1810 và thành lập Cộng hòa Tây Florida, nơi đã nhanh chóng bị Hoa Kỳ sáp nhập. Hoa Kỳ đã chiếm hữu Đông Florida vào năm 1821 theo các điều khoản của Hiệp ước Adams–Onís. New Mexico Trong suốt thế kỷ 16, Tây Ban Nha khám phá phía tây nam từ Mexico, với nhà thám hiểm đáng chú ý nhất là Francisco Coronado, đoàn thám hiểm đi khắp New Mexico và Arizona hiện đại, đến New Mexico vào năm 1540. Người Tây Ban Nha di chuyển về phía bắc từ Mexico, định cư các ngôi làng ở phía trên thung lũng của Rio Grande, bao gồm phần lớn nửa phía tây của bang New Mexico ngày nay. Thủ phủ Santa Fe đã được định cư vào năm 1610 và vẫn là khu định cư liên tục lâu đời nhất ở Hoa Kỳ. Người da đỏ địa phương đã trục xuất người Tây Ban Nha trong 12 năm sau Cuộc nổi dậy của người Pueblo năm 1680; họ trở lại vào năm 1692 trong cuộc tái chiếm không đổ máu ở Santa Fe. [17] Sự kiểm soát của Tây Ban Nha (223 năm) và Mexico (25 năm) kéo dài cho đến năm 1846 khi Quân đội mền Tây của Mỹ tiếp quản trong cuộc Chiến tranh Hoa Kỳ-México. Khoảng một phần ba dân số trong thế kỷ 21 là hậu duệ của những người định cư Tây Ban Nha. California Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đi thuyền dọc theo bờ biển California ngày nay từ đầu thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 18, nhưng không có khu định cư nào được thiết lập thời đó. Từ năm 1769 cho đến khi Mexico độc lập vào năm 1820, Tây Ban Nha đã gửi các nhà truyền giáo và binh lính đến Alta California, người đã tạo ra một loạt các sứ mệnh truyền giáo được điều hành bởi các linh mục dòng Phanxicô. Họ cũng điều hành các presidios (pháo đài), pueblos (khu định cư) và ranchos (trang trại cấp đất) dọc theo bờ biển phía nam và trung tâm của California. Cha Junípero Serra, đã thành lập các phái bộ đầu tiên ở vùng thượng lưu Las California thuộc Tây Ban Nha, bắt đầu với Sứ mệnh San Diego de Alcalá vào năm 1769. Qua các thời đại Tây Ban Nha và Mexico, cuối cùng họ bao gồm một loạt 21 sứ mệnh truyền bá Công giáo La Mã giữa những người thổ dân Mỹ bản địa, được liên kết bởi El Camino Real ("Con đường Hoàng gia"). Họ được thành lập để chuyển đổi người dân bản địa California, đồng thời bảo vệ các yêu sách lịch sử của Tây Ban Nha đối với khu vực. Các sứ mệnh giới thiệu công nghệ châu Âu, chăn nuôi và cây trồng. Các khu định cư người da đỏ đã chuyển đổi các dân tộc bản địa thành các nhóm truyền giáo người da đỏ; họ làm việc như những người lao động trong các nhiệm vụ và trại chăn nuôi. Vào những năm 1830, các nhiệm vụ đã bị giải tán và những vùng đất được bán cho Californiaios. Dân số người Mỹ bản địa là khoảng 150.000; Californiaios (California thời Mexico) khoảng 10.000; bao gồm người Mỹ nhập cư và các quốc tịch khác liên quan đến thương mại và kinh doanh tại California. Texas Puerto Rico Vào tháng 9 năm 1493, Christopher Columbus ra khơi trong chuyến đi thứ hai với 17 tàu từ Cádiz. Vào ngày 19 tháng 11 năm 1493, ông đổ bộ lên đảo Puerto Rico, đặt tên là San Juan Bautista để vinh danh Thánh John the Baptist. Thuộc địa đầu tiên của châu Âu, Caparra, được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1508 bởi Juan Ponce de León, một trung úy dưới quyền Columbus, người được Taíno Cacique Agüeybaná chào đón và sau đó trở thành thống đốc đầu tiên của hòn đảo. Ponce de Leon đã tích cực tham gia vào vụ thảm sát Higuey năm 1503 ở Puerto Rico. Năm 1508, Ngài Ponce de Leon được Hoàng gia Tây Ban Nha chọn để lãnh đạo cuộc chinh phạt và nô lệ của người da đỏ Taíno cho các hoạt động khai thác vàng. Năm sau, thuộc địa đã bị bỏ rơi để ủng hộ một hòn đảo gần đó trên bờ biển, được đặt tên là Puerto Rico (Rich Port), nơi có một bến cảng phù hợp. Năm 1511, một khu định cư thứ hai, San Germán được thành lập ở phía tây nam của đảo. Trong những năm 1520, hòn đảo mang tên Puerto Rico trong khi cảng trở thành San Juan. Là một phần của quá trình thuộc địa, nô lệ châu Phi đã được đưa đến hòn đảo vào năm 1513. Sau sự suy giảm của dân số Taíno, nhiều nô lệ đã được đưa đến Puerto Rico; tuy nhiên, số lượng nô lệ trên đảo giảm so với những người ở các đảo lân cận. Ngoài ra, ngay từ thời thuộc địa Puerto Rico, các nỗ lực đã được thực hiện để giành quyền kiểm soát Puerto Rico từ Tây Ban Nha. Caribs, một bộ lạc đột kích của vùng Caribbean, đã tấn công các khu định cư Tây Ban Nha dọc theo bờ sông Daguao và Macao vào năm 1514 và một lần nữa vào năm 1521 nhưng lần nào họ cũng bị hỏa lực Tây Ban Nha đẩy lùi một cách dễ dàng. Tuy nhiên, đây sẽ không phải là những nỗ lực cuối cùng để kiểm soát Puerto Rico. Các cường quốc châu Âu nhanh chóng nhận ra tiềm năng của những vùng đất chưa thuộc địa của người châu Âu và cố gắng giành quyền kiểm soát chúng. Tuy nhiên, Puerto Rico vẫn thuộc sở hữu của Tây Ban Nha cho đến thế kỷ 19. Nửa cuối thế kỷ 19 được đánh dấu bởi cuộc đấu tranh giành chủ quyền của người Puerto Rico. Một cuộc điều tra dân số được tiến hành vào năm 1860 cho thấy dân số hiện thời là 583.308. Trong số này, 300.406 (51,5%) là người da trắng và 282.775 (48,5%) là người da màu, sau này bao gồm những người có di sản chủ yếu là châu Phi, mulatto và mestizo. Phần lớn dân số ở Puerto Rico không biết chữ (83,7%) và sống trong nghèo đói, và ngành công nghiệp nông nghiệp tại thời điểm đó là nguồn thu nhập chính đã bị cản trở do thiếu cơ sở hạ tầng đường bộ, công cụ và thiết bị đầy đủ và thiên tai như bão và hạn hán. Nền kinh tế cũng phải chịu mức tăng thuế và thuế xuất nhập khẩu do Vương quốc Tây Ban Nha áp đặt. Hơn nữa, Tây Ban Nha đã bắt đầu đày đi hoặc bỏ tù bất kỳ người nào kêu gọi cải cách tự do. Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ nổ ra vào năm 1898, sau hậu quả của vụ nổ chiến hạm USS Maine ở cảng Havana. Hoa Kỳ đã đánh bại Tây Ban Nha vào cuối năm đó và giành quyền kiểm soát Puerto Rico trong hiệp ước hòa bình sau đó. Trong Đạo luật Foraker năm 1900, Quốc hội Hoa Kỳ đã xác lập vị thế của Puerto Rico là một lãnh thổ chưa hợp nhất. Tân Pháp Tân Pháp là khu vực rộng lớn tập trung ở sông Saint Lawrence, vùng Hồ Lớn, sông Mississippi và các nhánh sông lớn khác đã được Pháp khám phá và tuyên bố chủ quyền bắt đầu từ đầu thế kỷ 17. Nó bao gồm một số thuộc địa: Acadia, Canada, Newfoundland, Louisiana, Île-Royale (đảo Cape Breton ngày nay) và Île Saint Jean (Đảo Hoàng tử Edward ngày nay). Các thuộc địa này nằm dưới sự kiểm soát của Anh hoặc Tây Ban Nha sau Chiến tranh Pháp và người da đỏ, mặc dù Pháp đã giành lại được một phần Louisiana vào năm 1800. Hoa Kỳ sẽ giành được phần lớn Tân Pháp trong Hiệp ước Paris năm 1783 và Hoa Kỳ sẽ có được một nước khác một phần lãnh thổ của Pháp với Mua hàng Louisiana năm 1803. Phần còn lại của New France trở thành một phần của Canada, ngoại trừ đảo Saint Pierre và Miquelon của Pháp. Pays d'en Haut Đến năm 1660, những người thợ săn, nhà truyền giáo và quân đội Pháp ở Montreal đã tiến về phía tây dọc theo Hồ Lớn ngược dòng vào Pays d'en Haut và thành lập các tiền đồn tại Green Bay, Fort de Buade và Saint Ignace (cả ở Michilimackinac), Sault Sainte Marie, Vincennes và Detroit năm 1701. Trong Chiến tranh Pháp và người da đỏ (1754-1763), nhiều khu định cư này đã bị người Anh chiếm đóng. Đến năm 1773, dân số của Detroit là 1.400. Vào cuối cuộc Chiến tranh giành độc lập năm 1783, khu vực phía nam Hồ Lớn chính thức trở thành một phần của Hoa Kỳ. Vùng Illinois Vùng Illinois vào năm 1752 có 2.500 người Pháp sinh sống; nó nằm ở phía tây của vùng Ohio và tập trung quanh Kaskaskia, Cahokia và Sainte Genevieve. Theo một học giả, "người cư trú Illinois có một tâm hồn vui tươi, anh ta có vẻ vô tư đến mức gây sốc cho những người Thanh giáo tự cao tự đại từ các thuộc địa của Mỹ." Louisiana Pháp tuyên bố chủ quyền đối với Louisiana thuộc Pháp kéo dài hàng ngàn dặm từ Louisiana hiện đại phía bắc đến miền Trung Tây phần lớn chưa được khám phá, và phía tây dãy núi Rocky. Nó thường được chia thành Thượng và Hạ Louisiana. Vùng đất rộng này lần đầu tiên có người định cư tại Mobile và Biloxi vào khoảng năm 1700, và tiếp tục phát triển khi 7.000 người Pháp nhập cư thành lập New Orleans vào năm 1718. Quá trình định cư diễn ra rất chậm; New Orleans trở thành một cảng quan trọng, là cửa ngõ của sông Mississippi, nhưng có rất ít sự phát triển kinh tế khác vì thành phố thiếu một vùng nội địa thịnh vượng. Năm 1763, Louisiana được nhượng lại cho Tây Ban Nha quanh New Orleans và phía tây sông Mississippi. Vào những năm 1780, biên giới phía tây của Hoa Kỳ độc lập mới vua ra đời trải dài đến sông Mississippi. Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận với Tây Ban Nha về quyền điều hướng trên sông và bằng lòng để cho quyền lực thực dân "yếu ớt" kiểm soát khu vực này. Tình hình đã thay đổi khi Napoléon buộc Tây Ban Nha trả lại Louisiana cho Pháp vào năm 1802 và đe dọa sẽ đóng cửa con sông với các tàu Mỹ. Được cảnh báo, Hoa Kỳ đề nghị mua New Orleans. Napoleon cần tiền để tiến hành một cuộc chiến khác với Vương quốc Anh, và ông nghi ngờ rằng Pháp có thể bảo vệ thành công một lãnh thổ rộng lớn và xa xôi như vậy. Do đó, ông đề nghị bán toàn bộ Louisiana với giá 15 triệu đô la. Hoa Kỳ đã hoàn thành việc mua lại Louisiana vào năm 1803, tăng gấp đôi quy mô của quốc gia. Tân Hà Lan Nieuw-Nederland, hay New Netherland (Tân Hà Lan), là một tỉnh thuộc địa của Cộng hòa Bảy Vương quốc Hà Lan được công nhận vào năm 1614, tại bang New York, New Jersey và một phần của các bang láng giềng khác. Dân số cao nhất là dưới 10.000. Người Hà Lan đã thiết lập một hệ thống patroon với các quyền giống như phong kiến được trao cho một số chủ đất quyền lực; họ cũng thiết lập sự khoan dung tôn giáo và thương mại tự do. Thủ phủ New Amsterdam của thuộc địa được thành lập năm 1625 và nằm ở mũi phía nam của đảo Manhattan, nơi phát triển để trở thành một thành phố lớn trên thế giới. Thành phố đã bị người Anh chiếm được vào năm 1664; họ nắm quyền kiểm soát hoàn toàn thuộc địa năm 1674 và đổi tên thành New York. Tuy nhiên, đất đai của Hà Lan vẫn còn và Thung lũng sông Hudson vẫn duy trì tính chất truyền thống của Hà Lan cho đến những năm 1820. Dấu vết ảnh hưởng của Hà Lan vẫn còn ở phía bắc New Jersey và phía đông nam bang New York, như nhà cửa, họ của gia đình, và tên của các con đường và toàn bộ thị trấn. Tân Thụy Điển Tân Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: Nya Sverige) là thuộc địa của Thụy Điển tồn tại dọc theo Thung lũng sông Delaware biết từ năm 1638 đến năm 1655 và bao quanh vùng đất ở Delaware ngày nay, phía nam là New Jersey và đông nam Pennsylvania. Hàng trăm người định cư đã tập trung quanh thủ đô của Pháo đài Christina, tại địa điểm của ngày nay là thành phố Wilmington, Delaware. Thuộc địa cũng có các khu định cư gần địa điểm ngày nay là Salem, New Jersey (Fort Nya Elfsborg) và trên đảo Tinicum, Pennsylvania. Thuộc địa đã bị người Hà Lan chiếm được vào năm 1655 và sáp nhập vào Tân Hà Lan, với hầu hết các thuộc địa còn lại. Nhiều năm sau, toàn bộ thuộc địa Tân Hà Lan đã được sáp nhập vào các thuộc địa của Anh. Thuộc địa của New Thụy Điển đã giới thiệu Giáo hội Luther đến Mỹ dưới hình thức một số nhà thờ lâu đời nhất châu Âu của lục địa. Những người thực dân cũng mang chòi gỗ đến Mỹ và nhiều con sông, thị trấn và gia đình ở khu vực hạ lưu thung lũng sông Delaware lấy tên từ người Thụy Điển. C. A. Nothnagle Log House ở Gibbstown, New Jersey ngày nay, được xây dựng vào cuối những năm 1630 trong thời kỳ thuộc địa Tân Thụy Điển. Nó vẫn là ngôi nhà cổ nhất được xây dựng bởi người châu Âu ở New Jersey và được cho là một trong những ngôi nhà gỗ lâu đời nhất còn tồn tại ở Hoa Kỳ. Thuộc địa Nga Nga đã khám phá khu vực mà sau này trở thành Alaska, bắt đầu với cuộc thám hiểm Kamchatka thứ hai vào những năm 1730 và đầu những năm 1740. Khu định cư đầu tiên của họ được thành lập vào năm 1784 bởi Grigory Shelikhov. Công ty Nga-Mỹ được thành lập vào năm 1799 với ảnh hưởng của Nikolay Rezanov, với mục đích mua rái cá biển để lấy lông từ những thợ săn bản địa. Năm 1867, Hoa Kỳ đã mua Alaska và gần như tất cả người Nga đã từ bỏ khu vực này ngoại trừ một vài nhà truyền giáo của Giáo hội Chính thống giáo Nga hoạt động giữa những người bản xứ. Thuộc địa Anh Anh đã có những nỗ lực thành công đầu tiên vào đầu thế kỷ 17 vì nhiều lý do. Trong thời đại này, chủ nghĩa dân tộc nguyên thủy và sự quyết đoán dân tộc của Anh nở rộ dưới sự đe dọa xâm lược của Tây Ban Nha, được hỗ trợ bởi một mức độ của chủ nghĩa quân phiệt Tin lành và năng lượng của Nữ hoàng Elizabeth. Tuy nhiên, tại thời điểm này, không có nỗ lực chính thức nào của chính phủ Anh để tạo ra một đế chế thực dân. Thay vào đó, động lực đằng sau việc thành lập các thuộc địa là từng phần và biến đổi. Những cân nhắc thực tế đã đóng vai trò nhất định, chẳng hạn như doanh nghiệp thương mại, quá đông đúc và mong muốn tự do tôn giáo. Làn sóng định cư chính đến vào thế kỷ 17. Sau năm 1700, hầu hết những người nhập cư đến Châu Mỹ thuộc địa đã đến với tư cách là những nô lệ có giao kèo, những người đàn ông và phụ nữ trẻ chưa lập gia đình tìm kiếm một cuộc sống mới trong một môi trường phong phú hơn nhiều. Quan điểm đồng thuận giữa các nhà sử học kinh tế và các nhà kinh tế là việc nô lệ có giao kèo xảy ra phần lớn là "đáp ứng về mặt thể chế đối với sự không hoàn hảo của thị trường vốn", nhưng nó "cho phép những người di cư tiềm năng vay mượn thu nhập trong tương lai của họ để trả chi phí cao cho chuyến hành trình đến Nước Mỹ. " Giữa cuối những năm 1610 và Cách mạng Hoa Kỳ, người Anh đã chuyển khoảng 50.000 đến 120.000 người bị kết án cho các thuộc địa của Mỹ. Bác sĩ Alexander Hamilton (1712-1756) là một bác sĩ và nhà văn người Scotland, sống và làm việc tại Annapolis, Maryland. Leo Lemay đã kể trong Nhật ký du hành của ông năm 1944 có tên Gentleman's Progress: The Itinerarium of Dr. Alexander Hamilton rằng: "bức chân dung độc nhất về đàn ông và cách cư xử, về cuộc sống nông thôn và thành thị, của một loạt các xã hội và phong cảnh ở nước Mỹ thuộc địa." Nhật ký của ông đã được sử dụng rộng rãi bởi các học giả, trong đó kể lại các chuyến đi của ông từ Maryland đến Maine. Nhà viết tiểu sử Elaine Breslaw nói rằng ông gặp phải: môi trường xã hội tương đối nguyên thủy của Thế giới mới. Ông phải đối mặt với các thể chế xã hội xa lạ và đầy thách thức: hệ thống lao động dựa vào nô lệ da đen, địa vị xã hội cực kỳ lỏng lẻo, phương pháp kinh doanh khó chịu, những cuộc trò chuyện khó chịu, cũng như thói quen ăn mặc và ăn uống khác nhau. Vịnh Chesapeake Virginia Thuộc địa Anh thành công đầu tiên là Jamestown, được thành lập vào ngày 14 tháng 5 năm 1607 trên một đảo nằm trên sông James, gần cửa sông trên vịnh Chesapeake. Liên doanh kinh doanh được tài trợ và điều phối bởi Công ty London Virginia, một công ty cổ phần đang tìm kiếm vàng. Những năm đầu tiên của nó vô cùng khó khăn, với tỷ lệ tử vong rất cao do bệnh tật và đói khát, chiến tranh với người da đỏ địa phương và thu được rất ít vàng. Thuộc địa tồn tại và phát triển mạnh mẽ bằng cách chuyển sang trồng thuốc lá để bán. Vào cuối thế kỷ 17, nền kinh tế xuất khẩu của Virginia chủ yếu dựa vào thuốc lá, và những người định cư mới, giàu có hơn đã đến để chiếm phần lớn đất đai, xây dựng các đồn điền lớn và nhập khẩu những người hầu và nô lệ. Năm 1676, cuộc nổi loạn của Bacon xảy ra nhưng đã bị các quan chức hoàng gia đàn áp. Sau cuộc nổi loạn của Bacon, nô lệ châu Phi đã nhanh chóng thay thế những người hầu bị cầm cố làm lực lượng lao động chính của Virginia. Các hội đồng thuộc địa chia sẻ quyền lực với một thống đốc được hoàng gia bổ nhiệm. Ở cấp độ địa phương hơn, quyền lực của chính phủ đã được đầu tư vào các tòa án quận, vốn tự tồn tại (những người đương nhiệm đã lấp đầy bất kỳ vị trí tuyển dụng nào và không bao giờ có cuộc bầu cử dân chủ). Là nhà sản xuất cây trồng thu hoa lợi, các đồn điền Chesapeake phụ thuộc nhiều vào thương mại với Anh. Với điều hướng dễ dàng bằng đường sông, có ít thị trấn và không có thành phố; người trồng vận chuyển trực tiếp đến Anh. Tỷ lệ tử vong cao và hồ sơ dân số rất trẻ đặc trưng cho thuộc địa trong những năm đầu tiên. Randall Miller chỉ ra rằng "Nước Mỹ không có quý tộc có tước hiệu... mặc dù một quý tộc, ngài Thomas Fairfax, đã cư trú ở Virginia năm 1734." Lord Fairfax (1693-1781) là một nam tước người Scotland đến Mỹ vĩnh viễn để giám sát việc nắm giữ đất đai rộng lớn của gia đình ông. Nhà sử học Arthur Schlesinger nói rằng ông "là duy nhất trong số những người đến thường trú có tước hiệu cao như nam tước". Ông là người bảo trợ của George Washington và không bị quấy rầy trong chiến tranh. Tân Anh Thuộc địa thành công kế tiếp của Anh được thành lập với mục đích khác. Thuộc địa này được thành lập bởi hai nhóm người bất đồng chính kiến về tôn giáo. Cả hai nhóm đều kêu gọi Giáo hội Anh cải cách và loại bỏ các thành phần Cơ đốc giáo đang còn tồn tại trong giáo hội này. Trong khi nhóm người Pilgrim muốn từ bỏ giáo hội, nhóm người theo Thanh giáo (Puritanism) muốn cải cách nó bằng cách làm gương với một cộng đồng thánh giáo mà họ sẽ xây dựng tại nơi đất mới. Thanh giáo Nhóm Pilgrim (Người hành hương) là một nhóm nhỏ những người ly khai Thanh giáo, những người cảm thấy rằng họ cần phải xa cách với Giáo hội Anh. Ban đầu họ chuyển đến Hà Lan, sau đó quyết định tái định cư ở Mỹ. Những người định cư Pilgrim ban đầu đi thuyền đến Bắc Mỹ vào năm 1620 bằng tàu Mayflower. Khi đến nơi, họ đã tạo ra khế ước Mayflower, qua đó họ gắn kết với nhau như một cộng đồng thống nhất, do đó thành lập Thuộc địa Plymouth nhỏ. William Bradford là nhà lãnh đạo chính của họ. Sau khi thành lập, những người định cư khác đã đi từ Anh và gia nhập vào thuộc địa. Những người Thanh giáo không ly khai tạo thành một nhóm lớn hơn nhiều so với Nhóm Pilgrim, và họ đã thành lập Thuộc địa Vịnh Massachusetts vào năm 1629 với 400 người định cư. Họ tìm cách cải tổ Giáo hội Anh bằng cách tạo ra một giáo hội mới, thuần khiết ở Tân Thế giới. Đến năm 1640, có khoảng 20.000 đã đến đây; Nhiều người đã chết lúc vừa mới đến, nhưng những người còn lại đã tìm thấy khí hậu trong lành và nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào. Các thuộc địa Plymouth và thuộc địa Vịnh Massachusetts cùng nhau sinh ra các thuộc địa Thanh giáo khác ở Tân Anh, bao gồm các thuộc địa New Haven, Saybrook và Connecticut. Trong thế kỷ 17, các thuộc địa New Haven và Saybrook đã được Connecticut sáp nhập. Những người Thanh giáo đã tạo ra một nền văn hóa tôn giáo sâu sắc, chặt chẽ về mặt xã hội và đổi mới chính trị vẫn còn ảnh hưởng đến Hoa Kỳ hiện đại. Họ hy vọng rằng vùng đất mới này sẽ phục vụ như một "quốc gia của Chúa". Họ trốn khỏi Anh và cố gắng tạo ra một "quốc gia của các vị thánh" hay một "Thành phố trên đồi" ở Mỹ: một cộng đồng cực kỳ sùng đạo, hoàn toàn đúng đắn được thiết kế để trở thành một hình mẫu cho cả châu Âu. Về mặt kinh tế, Tân Anh đã hoàn thành kỳ vọng của những người sáng lập. Nền kinh tế Thanh giáo dựa trên những nỗ lực tự cung tự cấp và chỉ giao dịch những hàng hóa mà họ không thể tự sản xuất, không giống như các đồn điền định hướng cây trồng của vùng Chesapeake. Nhìn chung, có một vị thế kinh tế và mức sống ở Tân Anh cao hơn so với Chesapeake. Tân Anh trở thành một trung tâm đóng tàu và buôn bán quan trọng, cùng với nông nghiệp, đánh cá và khai thác gỗ, đóng vai trò là trung tâm giao dịch giữa các thuộc địa miền nam và châu Âu. Các khu vực Tân Anh khác Đồn điền Providence được thành lập năm 1636 bởi Roger Williams trên vùng đất được cung cấp bởi tù trưởng Canonicus người Narragansett. Williams là một người Thanh giáo đã rao giảng về sự khoan dung tôn giáo, tách biệt giữa Giáo hội và Nhà nước, và hoàn toàn từ bỏ Giáo hội Anh. Ông bị trục xuất khỏi Thuộc địa Vịnh Massachusetts vì những bất đồng về thần học, và ông và những người định cư khác đã thành lập đồn điền Providence dựa trên hiến pháp bình đẳng quy định đa số "về dân sự" và "tự do lương tâm" trong các vấn đề tôn giáo. Năm 1637, một nhóm thứ hai bao gồm Anne Hutchinson đã thành lập một khu định cư thứ hai trên đảo Aquidneck, còn được gọi là Đảo Rhode. Các thuộc địa khác định cư ở phía bắc, hòa nhập với các nhà thám hiểm và người định cư có lợi nhuận để thành lập các thuộc địa đa dạng tôn giáo hơn ở New Hampshire và Maine. Những khu định cư nhỏ này đã được Massachusetts sáp nhập khi họ đưa ra những yêu sách đất đai đáng kể vào những năm 1640 và 1650, nhưng New Hampshire cuối cùng đã được ban cho một điều lệ riêng vào năm 1679. Maine vẫn là một phần của Massachusetts cho đến khi trở thành một bang vào năm 1820. Thuộc quốc Tân Anh Dưới thời vua James II của Anh, các thuộc địa Tân Anh, New York và Jersey được thống nhất trong một thời gian ngắn với tư cách là Thuộc quốc New England (1686-89). Chính quyền cuối cùng đã được lãnh đạo bởi Thống đốc Sir Edmund Andros và tịch thu các điều lệ thuộc địa, thu hồi các quyền sở hữu đất đai và cai trị mà không có hội đồng địa phương, gây ra sự giận dữ trong dân chúng. Cuộc nổi dậy ở Boston năm 1689 được lấy cảm hứng từ cuộc Cách mạng Vinh quang của Anh chống lại James II và dẫn đến việc bắt giữ Andros, Anh giáo Boston và các quan chức thống trị cao cấp của dân quân Massachusetts. Andros bị bỏ tù trong vài tháng, sau đó trở về Anh. Sự thống trị của New England đã bị giải thể và các chính phủ được nối lại dưới các điều lệ trước đó của họ. Tuy nhiên, điều lệ Massachusetts đã bị thu hồi vào năm 1684 và một điều lệ mới được ban hành năm 1691 kết hợp Massachusetts và Plymouth vào Tỉnh vùng Massachusetts. Vua William III đã tìm cách hợp nhất các thuộc địa của Tân Anh về mặt quân sự bằng cách bổ nhiệm Bá tước Bellomont làm một trong ba vị thống đốc và chỉ huy quân sự đồng thời ở Connecticut và Rhode Island. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã thất bại. Các thuộc địa miền trung Các thuộc địa miền trung gồm có các khu vực nay là các tiểu bang New York, Pennsylvania, ba quận của Delaware, và Maryland, được đặc trưng bởi một mức độ đa dạng lớn về tôn giáo, chính trị, kinh tế và dân tộc. Nhiều dân nhập cư Hà Lan và Ireland định cư tại các khu vực này (cùng với Long Island và Connecticut); nhóm người Hà Lan tại Pennsylvania nổi bật là một nhóm dân tộc đặc biệt. Thuộc địa Tân Hà Lan của nguoi Hà lan được người Anh tiếp quản và đổi tên thành New York. Tuy nhiên, một số lượng lớn người Hà Lan vẫn ở lại đây, thống trị các khu vực nông thôn giữa thành phố New York và Albany. Trong khi đó, người Yankee từ Tân Anh bắt đầu chuyển đến, cũng như những người nhập cư từ Đức. Thành phố New York đã thu hút một cộng đồng dân đa thê lớn và một lượng lớn nô lệ da đen. New Jersey ban đầu là một bộ phận của New York và được chia thành các thuộc địa độc quyền Đông và Tây Jersey trong một thời gian. [57] Pennsylvania được thành lập năm 1681 với tư cách là thuộc địa độc quyền của một tín đồ phái Quaker, William Penn. Các thành phần dân số chính bao gồm các tín đồ phái Quaker có cơ sở tại Philadelphia, người Ailen từ Scotland ở biên giới phía Tây và nhiều thuộc địa của Đức ở giữa. Philadelphia trở thành thành phố lớn nhất ở các thuộc địa với vị trí trung tâm, cảng tuyệt vời và dân số khoảng 30.000 người. Vào giữa thế kỷ 18, Pennsylvania về cơ bản là thuộc địa của tầng lớp trung lưu với sự tôn trọng hạn chế đối với giới thượng lưu nhỏ. Một nhà báo của Tạp chí Pennsylvania đã tóm tắt vào năm 1756 như sau: Người dân của tỉnh này nói chung thuộc tầng lớp trung lưu, và hiện tại hầu hết đều có trình độ. Họ chủ yếu là Nông dân cần cù, Nghệ nhân hoặc Người buôn bán; họ thích Tự do, và người thấp kém nhất cũng nghĩ rằng anh ta có quyền Công dân từ những người vĩ đại nhất. Các thuộc địa miền nam Văn hóa chiếm ưu thế của miền Nam bắt nguồn từ sự định cư của khu vực bởi thực dân Anh. Vào thế kỷ XVII, hầu hết những người thực dân tự nguyện là người gốc Anh, những người định cư chủ yếu dọc theo các vùng ven biển của vùng biển phía Đông. Phần lớn những người định cư đầu tiên ở Anh là những người hầu bị cầm cố, họ đã có được tự do sau khi làm việc đủ để trả hết tiền. Những người đàn ông giàu có trả tiền theo cách của họ đã nhận được các khoản trợ cấp đất đai được gọi là quyền đứng đầu, để khuyến khích định cư. Các thuộc địa của Pháp và Tây Ban Nha được thành lập ở Florida, Louisiana và Texas. Người Tây Ban Nha thuộc địa Florida vào thế kỷ 16, cộng đồng của họ đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 17. Ở các thuộc địa của Anh và Pháp, hầu hết những người dân thuộc địa đều đến sau năm 1700. Họ dọn đất, xây nhà và nhà phụ và làm việc trên những đồn điền lớn chủ yếu phục vụ nông nghiệp xuất khẩu. Nhiều người đã tham gia trồng thuốc lá thâm dụng lao động, vụ mùa đầu tiên của Virginia. Với sự giảm số lượng người Anh sẵn sàng đến các thuộc địa trong thế kỷ thứ mười tám, các chủ đồn điền bắt đầu nhập khẩu nhiều nô lệ châu Phi hơn, những người trở thành lực lượng lao động chủ yếu trong các đồn điền. Thuốc lá làm bạc màu đất một cách nhanh chóng, đòi hỏi phải có các cánh đồng mới một cách thường xuyên. Những cánh đồng cũ được sử dụng làm đồng cỏ và cho các loại cây trồng như ngô và lúa mì, hoặc được phép trồng thành rừng. Lúa ở Nam Carolina đã trở thành một loại cây trồng chính khác. Một số nhà sử học cho rằng nô lệ từ vùng đồng bằng tây Phi, nơi lúa là cây trồng cơ bản, cung cấp các kỹ năng, kiến thức và công nghệ chính cho tưới tiêu và xây dựng các công trình đất để hỗ trợ canh tác lúa. Các phương pháp và công cụ ban đầu được sử dụng ở Nam Carolina phù hợp với những phương pháp ở Châu Phi. Thực dân Anh sẽ có ít hoặc không quen với quy trình trồng lúa phức tạp trên các cánh đồng bị ngập bởi các công trình thủy lợi. Từ giữa đến cuối thế kỷ 18, một nhóm lớn người Scotland và người Ulster-Scotland (sau này được gọi là người Scotland-Ailen) đã di cư và định cư ở quốc gia phía sau Appalachia và vùng Piedmont. Họ là nhóm thực dân lớn nhất từ quần đảo Anh trước Cách mạng Mỹ. Trong một cuộc điều tra dân số năm 2000 của người Mỹ và tổ tiên tự báo cáo của họ, các khu vực nơi người dân báo cáo "tổ tiên của người Mỹ" là nơi mà theo lịch sử, nhiều người Scotland, Scotch-Ailen và người theo đạo Tin lành Biên giới Anh định cư ở Mỹ: nội địa cũng như một số của các khu vực ven biển phía Nam, và đặc biệt là khu vực Appalachia. Dân số có một số người Scotland và người Scotland gốc Ailen có thể lên tới 47 triệu người, vì hầu hết mọi người có nhiều di sản, một số trong đó họ có thể không biết. Những người thực dân đầu tiên, đặc biệt là người Scotland-Ailen ở đất nước hậu phương, tham gia vào chiến tranh, thương mại và trao đổi văn hóa. Những người sống ở vùng hẻo lánh có nhiều khả năng tham gia cùng với người da đỏ Muscogee (Creek), Cherokee, và Choctaws và các nhóm bản địa khác trong khu vực. Trường đại học lâu đời nhất ở miền Nam, Đại học William & Mary, được thành lập năm 1693 tại Virginia; nó đi tiên phong trong việc giảng dạy kinh tế chính trị và đã đào tạo các Tổng thống tương lai của Hoa Kỳ như Jefferson, Monroe và Tyler, tất cả đều đến từ Virginia. Thật vậy, toàn bộ khu vực thống trị chính trị trong kỷ nguyên Hệ thống Đảng đầu tiên: ví dụ, bốn trong số năm Tổng thống đầu tiên là Washington, Jefferson, Madison và Monroe - đến từ Virginia. Hai trường đại học công lập lâu đời nhất cũng ở miền Nam: Đại học Bắc Carolina (1795) và Đại học Georgia (1785). Miền Nam thuộc địa bao gồm các thuộc địa đồn điền của vùng Chesapeake (Virginia, Maryland, và, theo một số phân loại, có Delaware) và miền Nam thấp hơn (Carolina, cuối cùng tách ra thành Bắc và Nam Carolina và Georgia). Xã hội Chesapeake Năm phần trăm của dân số da trắng Virginia và Maryland vào giữa thế kỷ 18 là những người trồng trọt đang ngày càng giàu cũng như có nhiều quyền lực chính trị và uy tín xã hội. Họ kiểm soát giáo hội Anh giáo địa phương, chọn các bộ trưởng và xử lý tài sản của giáo hội và giải ngân từ thiện địa phương. Họ đã tìm cách để được bầu làm nhà mua hàng hoặc được bổ nhiệm làm thẩm phán tòa hòa giải. Khoảng 60 phần trăm người da trắng Virginia thuộc tầng lớp trung lưu rộng lớn sở hữu các trang trại đáng kể. Đến thế hệ thứ hai, tỷ lệ tử vong do sốt rét và các bệnh địa phương khác đã giảm rất nhiều đến mức có thể có cấu trúc gia đình ổn định. Một phần ba còn lại thuộc tầng lớp dưới cùng không có đất và sống trong nghèo đói. Nhiều người mới đến hoặc vừa mới thoát khỏi than phận đày tớ có giao kèo. Ở một số quận gần Washington DC ngày nay, 70 phần trăm đất đai thuộc sở hữu của một số ít gia đình và ba phần tư số người da trắng không có đất. Một số lượng lớn người Tin lành Ailen và Đức đã định cư ở các quận biên giới, thường di chuyển từ Pennsylvania. Thuốc lá không quan trọng ở đây; nông dân tập trung vào cây gai dầu, ngũ cốc, gia súc và ngựa. Các doanh nhân đã bắt đầu khai thác và nung chảy quặng sắt địa phương. Thể thao chiếm rất nhiều sự chú ý ở mọi cấp độ xã hội, bắt đầu từ tầng lớp trên cùng. Ở Anh, việc săn bắn bị hạn chế mạnh đối với các chủ đất và được thi hành bởi những người chơi trò chơi có vũ trang. Ở Mỹ, trò chơi còn hơn cả phong phú. Mọi người đều có thể và đã đi săn, kể cả người hầu và nô lệ. Đàn ông nghèo với kỹ năng súng trường tốt đã giành được lời khen ngợi; những quý ông giàu trượt mục tiêu thì nhận được những lời chế giễu. Vào năm 1691, thống đốc Sir Francis Nicholson đã tổ chức các cuộc thi cho "những người Viginia tốt hơn là những người chưa có vợ", và ông đã đưa ra các giải thưởng "cho các môn bắn, đấu vật, đấu gươm một lưỡi, và chạy bằng ngựa hoặc chạy bộ." Đua ngựa là sự kiện chính. Người nông dân điển hình không sở hữu một con ngựa ngay từ đầu, và cuộc đua chỉ dành cho các quý ông, nhưng nông dân bình thường là khán giả và là những con bạc. Những nô lệ được chọn thường trở thành những người huấn luyện ngựa lành nghề. Đua ngựa là đặc biệt quan trọng để đan kết các quý ông. Cuộc đua là một sự kiện công cộng lớn được thiết kế để chứng minh cho thế giới thấy địa vị xã hội ưu việt của các quý ông thông qua chăn nuôi, đào tạo, khoe khoang và đánh bạc, và đặc biệt là việc tự mình chiến thắng cuộc đua. Nhà sử học Timothy Breen giải thích rằng đua ngựa và đánh bạc có tỷ lệ cược cao là điều cần thiết để duy trì vị thế của các quý ông. Khi họ công khai đặt cược một khoản tiền lớn vào con ngựa yêu thích của mình, nó đã nói với thế giới rằng tính cạnh tranh, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa vật chất nơi các yếu tố cốt lõi của các giá trị của giới địa chủ, quý tộc. Nhà sử học Edmund Morgan (1975) lập luận rằng người Virginia trong thập niên 1650 và trong hai thế kỷ tiếp theo đã chuyển sang chế độ nô lệ và phân chia chủng tộc như một cách thay thế cho xung đột giai cấp. "Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc khiến người da trắng có thể phát triển sự tôn sùng đối với sự bình đẳng mà các nhà cộng hòa Anh đã tuyên bố là linh hồn của tự do." Đó là, đàn ông da trắng trở nên bình đẳng hơn nhiều về mặt chính trị nếu không có những nô lệ địa vị thấp. Đến năm 1700, dân số Virginia đạt 70.000 người và tiếp tục tăng nhanh do tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử vong thấp, nhập khẩu nô lệ từ vùng Caribe và nhập cư từ Anh, Đức và Pennsylvania. Khí hậu ôn hòa; đất nông nghiệp rẻ và màu mỡ. Hai thuộc địa Carolina Tỉnh Carolina là nơi định cư của người Anh đầu tiên ở phía nam Virginia. Đó là một liên doanh tư nhân, được tài trợ bởi một nhóm những người độc quyền quý tộc Anh, người đã giành được Hiến chương Hoàng gia cho Carolinas năm 1663, hy vọng rằng một thuộc địa mới ở miền nam sẽ có lợi nhuận như Jamestown. Carolina đã không được định cư cho đến năm 1670, và ngay cả lần thử đầu tiên đã thất bại vì không có động lực cho việc di cư đến khu vực đó. Tuy nhiên, cuối cùng, các quý tộc đã kết hợp số vốn còn lại của họ và tài trợ cho một sứ mệnh định cư đến khu vực do Sir John Colleton lãnh đạo. Đoàn thám hiểm đặt mảnh đất màu mỡ và có thể phòng thủ tại nơi đã trở thành Charleston ngày nay, ban đầu là Charles Town cho Charles II của Anh. Những người định cư ban đầu ở Nam Carolina đã thiết lập một giao dịch sinh lợi trong thực phẩm cho các đồn điền nô lệ ở vùng biển Caribe. Những người định cư chủ yếu đến từ thuộc địa của Anh ở Barbados và mang theo nô lệ châu Phi theo họ. Barbados là một hòn đảo trồng mía giàu có, một trong những thuộc địa đầu tiên của Anh sử dụng số lượng lớn người châu Phi trong nông nghiệp theo kiểu đồn điền. Việc trồng lúa được giới thiệu trong những năm 1690 và trở thành cây trồng xuất khẩu quan trọng. Ban đầu, Nam Carolina bị chia rẽ về chính trị. Thành phần dân tộc của nó bao gồm những người định cư ban đầu (một nhóm những người định cư Anh giàu có, nô lệ đến từ đảo Barbados) và cộng đồng Huguenot, một cộng đồng Tin lành nói tiếng Pháp. Chiến tranh biên giới gần như liên tục trong thời kỳ Chiến tranh của Vua William và Chiến tranh của Nữ hoàng Anne đã thúc đẩy các nêm kinh tế và chính trị giữa các thương nhân và chủ đồn điền. Thảm họa của Chiến tranh Yamasee năm 1715 đã đe dọa khả năng tồn tại của thuộc địa và gây ra một thập kỷ hỗn loạn chính trị. Đến năm 1729, sự cai trị độc quyền đã sụp đổ và những nhà độc quyền đã bán cả hai thuộc địa lại cho vương quốc Anh. Bắc Carolina có tầng lớp thượng lưu nhỏ nhất. 10% người giàu nhất sở hữu khoảng 40% đất đai, so với 50 đến 60% ở vùng lân cận Virginia và Nam Carolina. Không có thành phố nào ở quy mô lớn và rất ít thị trấn, vì vậy hầu như không có một tầng lớp trung lưu thành thị nào cả. Bắc Carolina với phần lớn nông thôn bị chi phối bởi những người nông dân tự cung tự cấp với các hoạt động nhỏ. Ngoài ra, một phần tư số người da trắng hoàn toàn không có đất. Georgia James Oglethorpe thường được xem là người thành lập Thuộc địa Georgia. Là một thành viên trong nghị viện Anh vào thế kỷ 18, ông ta đã đặt nền móng cho sự khai hoang tiểu bang này. Vào thời đó, sự căng thẳng giữa Tây Ban Nha và Anh khá cao, và nhiều người Anh sợ rằng Florida (dưới sự kiểm soát của Tây Ban Nha) đang đe dọa khu Carolina. Georgia là một khu vực tranh chấp then chốt vì nó nằm giữa hai thuộc địa này. Lúc đó những người mắc nợ thường bị bắt bỏ tù, nhưng Oglethorpe quyết định đày họ đến một thuộc địa. Như thế, Anh có thể loại bỏ các thành phần không ưa mà đồng thời có căn cứ để tấn công vào Florida. Những người định cư đầu tiên đến vào năm 1733. Georgia được thành lập với những nguyên tắc đạo đức nghiêm khắc. Nô lệ, rượu chè và các hình thức vô đạo đức khác bị cấm. Tuy nhiên, trong sự thật thuộc địa này không phải là một nơi lý tưởng. Những người định cư bất mãn với lối sống đạo đức này, và than rằng thuộc địa của họ không đủ sức cạnh tranh kinh tế với các đồn điền lúa tại Carolina. Georgia ban đầu không thành công, nhưng cuối cùng các hạn chế đã được dỡ bỏ, chế độ nô lệ được cho phép, và nó trở nên thịnh vượng như Carolinas. Thuộc địa của Georgia không bao giờ có một tôn giáo được thành lập; nó bao gồm những người có đức tin khác nhau. Đông và Tây Florida Tây Ban Nha nhượng lại Florida cho Vương quốc Anh vào năm 1763, nơi thành lập các thuộc địa Đông và Tây Florida. Florida vẫn trung thành với Vương quốc Anh trong Cách mạng Mỹ. Họ đã được trả lại cho Tây Ban Nha vào năm 1783 để đổi lấy quần đảo Bahamas, lúc đó phần lớn người Anh đã rời đi. Người Tây Ban Nha sau đó đã bỏ bê Florida; vài người Tây Ban Nha sống ở đó khi Mỹ mua khu vực này vào năm 1819. Sự thống nhất các thuộc địa Anh Chiến tranh thuộc địa: phòng thủ chung Những nỗ lực bắt đầu sớm nhất là vào những năm 1640 đối với sự bảo vệ chung của các thuộc địa, chủ yếu chống lại các mối đe dọa chung từ người da đỏ, Pháp và Hà Lan. Các thuộc địa Thanh giáo của Tân Anh đã thành lập một liên minh để phối hợp các vấn đề quân sự và tư pháp. Từ những năm 1670, một số thống đốc hoàng gia đã cố gắng tìm kiếm các phương tiện phối hợp các vấn đề quân sự phòng thủ và tấn công, đáng chú ý là Sir Edmund Andros (người cai trị New York, Tân Anh và Virginia vào nhiều thời điểm) và Francis Nicholson (cai trị Maryland, Virginia, Nova Scotia, và Carolina). Sau Chiến tranh Vua Phillips, Andros đã đàm phán thành công Chuỗi Giao ước, một loạt các hiệp ước với người da đỏ mang lại sự ổn đinh tương đối cho biên giới của các thuộc địa miền trung trong nhiều năm. Các thuộc địa miền bắc đã trải qua nhiều cuộc tấn công của phe Wabanaki và người Pháp từ Acadia trong bốn cuộc Chiến tranh giữa Pháp và người da đỏ, đặc biệt là Maine và New Hampshire ngày nay, cũng như Chiến tranh của Cha Rale và Chiến tranh của Cha Le Loutre. Một sự kiện nhắc nhở thực dân về danh tính chung của họ là các đối tượng người Anh là Cuộc chiến kế vị Áo (1740-1748) ở châu Âu. Cuộc xung đột này đã tràn vào các thuộc địa, nơi nó được gọi là "Chiến tranh của Vua George". Các trận đánh lớn đã diễn ra ở châu Âu, nhưng quân đội thực dân Mỹ đã chiến đấu với Pháp và các đồng minh da đỏ của họ ở New York, New England và Nova Scotia với Cuộc bao vây Louisbourg (1745). Tại Hội nghị Albany năm 1754, Benjamin Franklin đề xuất rằng các thuộc địa được thống nhất bởi một Hội đồng lớn giám sát một chính sách chung cho quốc phòng, mở rộng và các vấn đề Ấn Độ. Kế hoạch bị cản trở bởi các cơ quan lập pháp thuộc địa và Vua George II, nhưng đó là một dấu hiệu sớm cho thấy các thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ đang hướng tới sự thống nhất. Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ (1754-1763) là phần xung đột tại châu Mỹ của một chiến tranh tại châu Âu tên là Chiến tranh Bảy năm. Các cuộc chiến tranh thuộc địa trước đây ở Bắc Mỹ đã bắt đầu ở châu Âu và sau đó lan sang các thuộc địa, nhưng Chiến tranh Pháp và người da đỏ đáng chú ý vì đã bắt đầu ở Bắc Mỹ và lan sang châu Âu. Một trong những nguyên nhân chính của cuộc chiến là sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Anh và Pháp, đặc biệt là ở vùng Hồ Lớn và thung lũng Ohio. Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ mang một ý nghĩa mới đối với thực dân Bắc Mỹ của Anh khi William Pitt Lớn quyết định rằng các nguồn lực quân sự lớn cần phải được dành cho Bắc Mỹ để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống Pháp. Lần đầu tiên, lục địa trở thành một trong những sân khấu chính của những gì có thể được gọi là "chiến tranh thế giới". Trong chiến tranh, vị trí của các thuộc địa Anh là một phần của Đế quốc Anh đã được thể hiện thực sự rõ ràng, khi các quan chức quân sự và dân sự Anh có sự hiện diện ngày càng tăng trong cuộc sống của người Mỹ. Chiến tranh cũng làm tăng cảm giác đoàn kết của Mỹ theo những cách khác nhau. Nó khiến cho những người đàn ông đi xuyên lục địa, những người có thể chưa bao giờ rời khỏi thuộc địa của họ, chiến đấu bên cạnh những người đàn ông từ những hoàn cảnh khác nhau, dù sao vẫn là "người Mỹ". Trong suốt cuộc chiến, các sĩ quan Anh đã huấn luyện những người Mỹ tham chiến, nổi bật nhất là George Washington, người có ích cho sự nghiệp của Mỹ trong Cách mạng sau này. Ngoài ra, lần đầu tiên, các nhà lập pháp và quan chức thuộc địa phải hợp tác mạnh mẽ, để theo đuổi nỗ lực quân sự trên toàn lục địa. Trong Hiệp ước Paris (1763), Pháp chính thức nhượng lại cho Anh phần phía đông của đế chế Bắc Mỹ rộng lớn, đã bí mật trao cho Tây Ban Nha lãnh thổ Louisiana phía tây sông Mississippi vào năm trước. Trước chiến tranh, Anh đã nắm giữ mười ba thuộc địa của Mỹ, phần lớn Nova Scotia ngày nay và phần lớn lưu vực vịnh Hudson. Sau chiến tranh, Anh đã giành được toàn bộ lãnh thổ của Pháp ở phía đông sông Mississippi, bao gồm Quebec, Great Lakes và thung lũng sông Ohio. Anh cũng giành được Florida Tây Ban Nha, từ đó hình thành các thuộc địa Đông và Tây Florida. Trong việc loại bỏ một mối đe dọa lớn của nước ngoài đối với mười ba thuộc địa, cuộc chiến cũng phần lớn loại bỏ nhu cầu bảo vệ thuộc địa của thực dân. Người Anh và những người thực dân đã cùng chiến thắng một kẻ thù chung. Lòng trung thành của thực dân đối với đất nước mẹ đã mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, sự mất đoàn kết đã bắt đầu hình thành. Thủ tướng Anh William Pitt Lớn đã quyết định tiến hành chiến tranh ở các thuộc địa với việc sử dụng quân đội từ các thuộc địa và quỹ thuế từ chính nước Anh. Đây là một chiến lược thời chiến thành công, nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, bên nào cũng đều tin rằng mình đã gánh một gánh nặng lớn hơn bên kia. Giới tinh hoa Anh, người bị đánh thuế nặng nề nhất ở châu Âu, đã chỉ ra một cách giận dữ rằng thực dân đã trả rất ít cho các kho bạc hoàng gia. Những người thực dân trả lời rằng con trai của họ đã chiến đấu và chết trong một cuộc chiến phục vụ lợi ích của châu Âu hơn là của chính họ. Tranh chấp này là một liên kết trong chuỗi các sự kiện sớm châm ngòi cho cuộc Cách mạng Hoa Kỳ. Mối quan hệ với Đế quốc Anh Các thuộc địa rất khác nhau nhưng họ vẫn là một phần của Đế quốc Anh không chỉ là cái tên. Về mặt nhân khẩu học, phần lớn những người dân thuộc địa có nguồn gốc từ Quần đảo Anh và nhiều người trong số họ vẫn có quan hệ gia đình với Vương quốc Anh. Về mặt xã hội, giới tinh hoa thuộc địa Boston, New York, Charleston và Philadelphia đã tự xem họ là người Anh. Nhiều người chưa bao giờ sống ở Anh trong một vài thế hệ, nhưng họ bắt chước phong cách ăn mặc, khiêu vũ và nghi thức của Anh. Giới thượng lưu xã hội này đã xây dựng các lâu đài của mình theo phong cách Georgia, sao chép các thiết kế đồ nội thất của Thomas Chippendale và tham gia vào các trào lưu trí tuệ của châu Âu, như Khai sáng. Các thành phố cảng của thuộc địa Mỹ thực sự là thành phố của Anh trong mắt nhiều người dân. Chủ nghĩa cộng hòa Nhiều cấu trúc chính trị trong các thuộc địa đã bắt nguồn từ chủ nghĩa cộng hòa được thể hiện bởi các nhà lãnh đạo phe đối lập ở Anh, đáng chú ý nhất là những đảng viên đảng Khối thịnh vượng chung và đảng Whig. Nhiều người Mỹ thời đó đã nhìn thấy các hệ thống quản trị của các thuộc địa được mô phỏng theo hiến pháp Anh thời đó, với nhà vua tương ứng với thống đốc, Hạ viện tương ứng với hội đồng thuộc địa và Thượng viện tương ứng với hội đồng thống đốc. Các bộ luật của các thuộc địa thường được rút ra trực tiếp từ luật của Anh; thật vậy, thông luật của Anh tồn tại không chỉ ở Canada, mà còn trên khắp Hoa Kỳ. Cuối cùng, đó là một cuộc tranh cãi về ý nghĩa của một số lý tưởng chính trị (đặc biệt là đại diện chính trị) và chủ nghĩa cộng hòa đã dẫn đến Cách mạng Hoa Kỳ. Tiêu thụ hàng hóa của Anh Một điểm giống hơn khác giữa các thuộc địa là việc nhập khẩu đồ dùng Anh. Vào cuối thế kỷ 17 nền kinh tế Anh đã phát triển nhanh, và đến giữa thế kỷ 18 các xí nghiệp nhỏ tại Anh đã xản xuất nhiều hơn đảo này có thể tiêu thụ được. Khi họ tìm được một thị trường cho những thứ này tại các thuộc địa Bắc Mỹ, Anh đã tăng xuất khẩu đến vùng này trên 360% giữa những năm 1740 và 1770. Từ Tân Anh (New England) đến Georgia, những người dưới quyền Anh mua vật dụng giống nhau, tạo ra một sự đồng nhất. Một điểm khác mà các thuộc địa thấy mình giống nhau hơn là khác nhau là việc nhập khẩu hàng hóa của Anh đang bùng nổ. Nền kinh tế Anh đã bắt đầu phát triển nhanh chóng vào cuối thế kỷ 17 và đến giữa thế kỷ 18, các nhà máy nhỏ ở Anh đã sản xuất nhiều hơn mức mà quốc gia có thể tiêu thụ. Anh tìm thấy một thị trường cho hàng hóa của họ ở các thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ, tăng xuất khẩu sang khu vực đó thêm 360% trong khoảng thời gian từ 1740 đến 1770. Các thương nhân người Anh cung cấp tín dụng cho khách hàng của họ; điều này cho phép người Mỹ mua một lượng lớn hàng hóa Anh. Từ Nova Scotia đến Georgia, tất cả các đối tượng người Anh đã mua các sản phẩm tương tự, tạo ra và làm mờ một loại bản sắc chung. Thế giới Đại Tây Dương Trong những năm gần đây, các nhà sử học đã mở rộng quan điểm của họ để bao quát toàn bộ thế giới Đại Tây Dương trong một trường con hiện được gọi là lịch sử Đại Tây Dương. Quan tâm đặc biệt là các chủ đề như di cư quốc tế, thương mại, thuộc địa, các thể chế quân sự và chính phủ so sánh, truyền tải các tôn giáo và công việc truyền giáo, và buôn bán nô lệ. Đó là Thời đại Khai sáng, và những ý tưởng tuôn trào qua Đại Tây Dương, với Benjamin Franklin đến từ Philadelphia đóng vai trò chính. Francois Furstenberg (2008) đưa ra một quan điểm khác về giai đoạn lịch sử. Ông cho rằng chiến tranh là rất quan trọng giữa những đế quốc lớn: Anh, thuộc địa của Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp và các Quốc gia đầu tiên (người Da Đỏ). Họ đã chiến đấu với một loạt các cuộc xung đột từ năm 1754 đến 1815 mà Furstenberg gọi là "Chiến tranh lâu dài của phương Tây" về quyền kiểm soát khu vực. Phụ nữ đóng một vai trò trong sự xuất hiện của nền kinh tế tư bản trong thế giới Đại Tây Dương. Các loại hình trao đổi thương mại địa phương mà họ tham gia độc lập được tích hợp tốt với mạng lưới thương mại giữa các thương nhân thuộc địa trên khắp khu vực Đại Tây Dương, đặc biệt là các thị trường sữa và sản xuất hàng hóa. Ví dụ, thương nhân phụ nữ địa phương là nhà cung cấp thực phẩm quan trọng cho các mối quan tâm vận chuyển xuyên Đại Tây Dương. Từ đoàn kết đến cách mạng Trong thời kỳ thuộc địa, người Mỹ khăng khăng đòi quyền của mình là người Anh phải có cơ quan lập pháp riêng tăng tất cả các loại thuế. Tuy nhiên, Quốc hội Anh đã khẳng định vào năm 1765 rằng họ nắm quyền tối cao để đặt thuế, và một loạt các cuộc biểu tình của Mỹ bắt đầu dẫn trực tiếp đến Cách mạng Mỹ. Làn sóng biểu tình đầu tiên tấn công Đạo luật tem năm 1765 và đánh dấu lần đầu tiên người Mỹ gặp nhau từ 13 thuộc địa và lên kế hoạch cho một mặt trận chung chống lại thuế của Anh. Tiệc trà Boston năm 1773 đã đổ trà Anh xuống Cảng Boston vì nó chứa một loại thuế ẩn mà người Mỹ từ chối trả. Người Anh đã phản ứng bằng cách cố gắng đè bẹp các quyền tự do truyền thống ở Massachusetts, dẫn đến cuộc cách mạng Mỹ bắt đầu từ năm 1775. Ý tưởng về sự độc lập dần dần trở nên phổ biến, sau khi lần đầu tiên được đề xuất và ủng hộ bởi một số nhân vật và nhà bình luận công khai trên khắp các thuộc địa. Một trong những tiếng nói nổi bật nhất thay mặt cho độc lập là Thomas Paine trong cuốn sách nhỏ Lẽ Thông Thường xuất bản năm 1776. Một nhóm khác kêu gọi độc lập là Những đứa con của tự do, được thành lập năm 1765 tại Boston bởi Samuel Adams và hiện nay thậm chí đông hơn và ồn ào hơn. Nghị viện lập ra một loạt các loại thuế và hình phạt để đối phó ngày càng nhiều sự chống đối: Đạo luật đóng quân (1765); Đạo luật tuyên bố (1766); Đạo luật doanh thu Townshend (1767); và Đạo luật trà (1773). Để xử lý vụ Tiệc trà Boston, Quốc hội đã thông qua các Đạo luật không khoan nhượng: Đạo luật đóng quân thứ hai (1774); Đạo luật Quebec (1774); Đạo luật Chính phủ Massachusetts (1774); Đạo luật hành chính tư pháp (1774); Đạo luật Cảng Boston (1774); Đạo luật ngăn cấm (1775). Đến thời điểm này, 13 thuộc địa đã tự tổ chức Quốc hội Lục địa và bắt đầu thành lập các chính phủ độc lập và gây dựng dân quân để chuẩn bị cho chiến tranh. Đời sống thuộc địa Chính quyền thực dân Anh Tại các thuộc địa của Anh, ba hình thức chính phủ là tỉnh (thuộc địa hoàng gia), độc quyền và điều lệ. Các chính phủ này đều phụ thuộc vào Quốc vương Anh, không có mối quan hệ rõ ràng với Quốc hội Anh. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 17, chính quyền của tất cả các thuộc địa của Anh được Ủy ban Thương mại ở London giám sát. Mỗi thuộc địa có một đại diện thuộc địa được trả lương ở London để đại diện cho lợi ích của mình. New Hampshire, New York, Virginia, North Carolina, South Carolina, Georgia và Massachusetts là các thuộc địa vương miện. Thuộc địa tỉnh được cai trị bởi một hoi đồng được sự chấp thuận của nhà vua. Một thống đốc và (ở một số tỉnh) hội đồng của ông đã được bổ nhiệm bởi vương miện. Thống đốc đã được đầu tư với quyền hạn hành pháp chung và được ủy quyền để triệu tập một hội đồng được bầu tại địa phương. Hội đồng thống đốc sẽ ngồi như một thượng viện khi hội nghị đang họp, ngoài vai trò là cố vấn cho thống đốc. Các hội đồng được tạo thành từ các đại diện được bầu bởi các chủ sở hữu tự do và chủ đồn điền (chủ đất) của tỉnh. Thống đốc có quyền phủ quyết tuyệt đối và có thể tạm ngừng (tức là trì hoãn) và giải tán hội đồng. Vai trò của hội nghị là tạo ra tất cả các luật và pháp lệnh địa phương, đảm bảo rằng chúng không mâu thuẫn với luật pháp của Anh. Trong thực tế, điều này không phải lúc nào cũng xảy ra, vì nhiều hội đồng của tỉnh đã tìm cách mở rộng quyền lực của họ và hạn chế quyền lực của thống đốc và hoàng gia. Luật pháp có thể được kiểm tra bởi Hội đồng Cơ mật hoặc Hội đồng Thương mại Anh, nơi cũng nắm quyền phủ quyết của pháp luật. Pennsylvania (bao gồm Delaware), New Jersey và Maryland là thuộc địa độc quyền. Họ được cai trị nhiều như các thuộc địa của hoàng gia ngoại trừ các chủ sở hữu là quý tộc, chứ không phải là nhà vua, đã bổ nhiệm thống đốc. Chúng được thành lập sau khi sự Phục hồi năm 1660 và thường được hưởng tự do tôn giáo và dân sự lớn hơn. Massachusetts, Đồn điền Providence, Rhode Island, Warwick và Connecticut là những thuộc địa đặc quyền (được cấp theo điều lệ). Điều lệ Massachusetts đã bị thu hồi năm 1684 và được thay thế bằng một điều lệ tỉnh được ban hành năm 1691. Chính phủ đặc quyền là các tổ chức chính trị được tạo ra bằng giấy chứng nhận đặc quyền, trao cho người được cấp quyền kiểm soát đất đai và quyền lực của chính phủ lập pháp. Các điều lệ đã cung cấp một hiến pháp cơ bản và phân chia quyền lực giữa các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp, với những quyền lực đó được trao cho các quan chức. Văn hoá chính trị Các nền văn hóa chính trị chính của Hoa Kỳ có nguồn gốc từ thời thuộc địa. Hầu hết các lý thuyết về văn hóa chính trị xác định New England, Trung Đại Tây Dương và miền Nam đã hình thành các nền văn hóa chính trị riêng biệt và khác biệt. Như Bonomi (1971) chỉ ra, điểm đặc biệt nhất của xã hội thuộc địa là văn hóa chính trị sôi động, thu hút những thanh niên tài năng và đầy tham vọng nhất vào chính trị. First, suffrage was the most generous in the world, with every man allowed to vote who owned a certain amount of property.<ref>Đầu tiên, quyền bầu cử là hào phóng nhất trên thế giới, với mỗi người đàn ông được phép bỏ phiếu là người sở hữu một lượng tài sản nhất định. Ít hơn một phần trăm đàn ông Anh có thể bỏ phiếu, trong khi phần lớn những người tự do Mỹ có đủ điều kiện. Nguồn gốc của nền dân chủ đã xuất hiện, mặc dù sự trì hoãn thường được thể hiện trong giới tinh hoa xã hội trong các cuộc bầu cử thuộc địa. Thứ hai, một loạt các doanh nghiệp công cộng và tư nhân được quyết định bởi các cơ quan dân cử ở các thuộc địa, đặc biệt là các hội đồng và chính quyền quận ở mỗi thuộc địa. They handled land grants, commercial subsidies, and taxation, as well as oversight of roads, poor relief, taverns, and schools. Họ đã xử lý các khoản trợ cấp đất đai, trợ cấp thương mại và thuế, cũng như giám sát đường sá, cứu trợ người nghèo, quán rượu và trường học. Người Mỹ đã kiện nhau với tỷ lệ rất cao, với các quyết định ràng buộc được đưa ra không phải bởi một lãnh chúa vĩ đại mà bởi các thẩm phán và bồi thẩm đoàn địa phương. Điều này thúc đẩy sự mở rộng nhanh chóng của nghề luật, do đó sự tham gia mạnh mẽ của các luật sư vào chính trị đã trở thành một đặc điểm của Mỹ vào những năm 1770. Thứ ba, các thuộc địa của Mỹ đặc biệt trên thế giới vì sự đại diện của nhiều nhóm lợi ích khác nhau trong việc ra quyết định chính trị. Văn hóa chính trị Mỹ mở cửa cho các lợi ích kinh tế, xã hội, tôn giáo, dân tộc và địa lý, với các thương nhân, địa chủ, nông dân nhỏ, nghệ nhân, tín đồ Anh giáo, giáo hội Trưởng lão, phái Quaker, người Đức, Scotland-Ailen, Yankee, York, và nhiều nhóm khác. Các đại diện được bầu đã học cách lắng nghe những quyền lợi này bởi vì 90% người trong hạ viện sống ở quận của họ, không giống như nước Anh nơi thường có một thành viên vắng mặt của Nghị viện. Tất cả những điều này rất không giống với châu Âu, nơi các gia đình quý tộc và giáo hội đang kiểm soát. Cuối cùng và đáng kể nhất, người Mỹ đã bị mê hoặc và ngày càng chấp nhận các giá trị chính trị của Chủ nghĩa Cộng hòa, trong đó nhấn mạnh quyền bình đẳng, nhu cầu công dân có đạo đức và tệ nạn tham nhũng, xa xỉ và quý tộc. Chủ nghĩa Cộng hòa đã cung cấp khuôn khổ cho sự kháng cự của thực dân đối với các kế hoạch đánh thuế của Anh sau năm 1763, đã leo thang thành Cách mạng. Không có thuộc địa nào có các đảng chính trị ổn định thuộc loại hình thành từ những năm 1790, nhưng mỗi phe đều có phe phái thay đổi tranh giành quyền lực, đặc biệt là trong các trận chiến lâu năm giữa thống đốc được chỉ định và hội đồng dân cử. Thường có các phe phái "quốc gia" và "tòa án", đại diện cho những phe đối lập với chương trình nghị sự của thống đốc và những người ủng hộ nó. Massachusetts có các yêu cầu đặc biệt thấp về khả năng đủ điều kiện bỏ phiếu và đại diện nông thôn mạnh mẽ trong hội nghị từ điều lệ năm 1691; do đó, nó cũng có một phe dân túy mạnh mẽ đại diện cho tầng lớp thấp hơn của tỉnh. Lên và xuống các thuộc địa, các nhóm dân tộc không phải người Anh có các khu định cư. Nhiều nhất là người Scotland-Ailen và người Đức. Mỗi nhóm đồng hóa thành văn hóa chính thống, Tin lành, thương mại và chính trị, mặc dù với các biến thể địa phương. Họ có xu hướng bỏ phiếu trong các khối, và các chính trị gia đã đàm phán với các nhà lãnh đạo nhóm để bỏ phiếu. Họ thường giữ lại ngôn ngữ lịch sử và truyền thống văn hóa của mình, ngay cả khi họ hòa nhập vào văn hóa Mỹ đang phát triển. Các yếu tố văn hóa dân tộc được nhìn thấy rõ nhất ở Pennsylvania. Trong năm 1756-76, phái Quaker là phe lớn nhất trong cơ quan lập pháp, nhưng họ đã mất quyền thống trị đối với phe giáo hội Trưởng lão đang phát triển dựa trên phiếu bầu của người Scotland-Ailen, được người Đức ủng hộ. Điều kiện y tế Tỷ lệ tử vong rất cao đối với những người mới đến và cao đối với trẻ em trong thời kỳ thuộc địa. Sốt rét đã gây tử vong cho nhiều người mới đến ở các thuộc địa miền Nam. Lấy một ví dụ về những chàng trai trẻ khỏe mạnh mới đến, hơn một phần tư số nhà truyền giáo Anh giáo đã chết trong vòng năm năm sau khi họ đến Carolina. Tỷ lệ tử vong cao đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là do bạch hầu, sốt vàng da và sốt rét. Hầu hết những người bị bệnh đã chuyển sang chữa bệnh tại địa phương và sử dụng các phương thuốc dân gian. Những người khác dựa vào mục sư-thầy thuốc, thợ cạo-bác sĩ phẫu thuật, người bào chế thuốc, nữ hộ sinh và mục sư; một vài bác sĩ thuộc địa được sử dụng được đào tạo ở Anh hoặc học nghề tại các thuộc địa. Có rất ít sự kiểm soát của chính phủ, quy định về chăm sóc y tế hoặc chú ý đến sức khỏe cộng đồng. Các bác sĩ thuộc địa đã giới thiệu y học hiện đại cho các thành phố vào thế kỷ 18, theo mô hình ở Anh và Scotland, và đã đạt được một số tiến bộ trong tiêm chủng, bệnh lý, giải phẫu và dược lý. Tôn giáo Lịch sử tôn giáo của Hoa Kỳ bắt đầu với những người định cư Pilgrim đầu tiên đến từ tàu Mayflower năm 1620. Đức tin Thanh giáo của họ thúc đẩy họ di chuyển từ Châu Âu. Người Tây Ban Nha đã thiết lập một mạng lưới các phái bộ Công giáo ở California, nhưng tất cả họ đã đóng cửa hàng thập kỷ trước năm 1848 khi California trở thành một phần của Hoa Kỳ. Có một vài nhà thờ và tổ chức Công giáo Pháp quan trọng ở New Orleans. Hầu hết những người định cư đến từ những người theo đạo Tin lành ở Anh và Tây Âu, với một tỷ lệ nhỏ người Công giáo (chủ yếu ở Maryland) và một số người Do Thái ở các thành phố cảng. Người Anh và người Đức mang theo nhiều giáo phái Tin lành. Một số thuộc địa đã có một nhà thờ "được thành lập", điều đó có nghĩa là tiền thuế địa phương đã đi đến giáo phái được thành lập. Tự do tôn giáo trở thành một nguyên tắc cơ bản của Mỹ, và nhiều phong trào mới đã xuất hiện, nhiều trong số đó đã trở thành các giáo phái được thiết lập theo quyền riêng của họ. Những người Thanh giáo ở Tân Anh giữ liên lạc chặt chẽ với những người li khai ở Anh, cũng như những tín đồ Quaker và những người theo Hội Giám lý. Giáo hội Anh (Anh giáo) được chính thức thành lập tại năm thuộc địa miền Nam, điều đó có nghĩa là thuế địa phương đã trả lương cho các giáo sĩ. Giáo xứ có trách nhiệm công dân như cứu trợ người nghèo. Các quý tộc địa phương kiểm soát ngân sách, thay vì các giáo sĩ. Hoàng gia không bao giờ bổ nhiệm một giám mục ở các thuộc địa của Mỹ vì sự kháng cự từ các giáo hội khác. Anh giáo ở Mỹ thuộc thẩm quyền của Tòa Giám mục Luân Đôn. Ông phái các nhà truyền giáo từ Anh và tấn phong những người từ Thuộc địa đến làm mục sư tại các giáo xứ. Các nhà sử học tranh luận về Kitô giáo có ảnh hưởng như thế nào trong kỷ nguyên Cách mạng Mỹ. Nhiều người cha sáng lập đã hoạt động trong một nhà thờ địa phương; một số người trong số họ có tình cảm Deist, chẳng hạn như Jefferson, Franklin và Washington. Người Công giáo rất ít ở bên ngoài Maryland; tuy nhiên, họ đã đóng vai trò Yêu nước trong Cách mạng. Các nhà lãnh đạo như George Washington hết sức tán thành sự khoan dung đối với họ và thực sự đối với tất cả các giáo phái. Cuộc Đại Tỉnh thức Cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ nhất là sự phục hưng tôn giáo lớn đầu tiên của quốc gia, xảy ra vào giữa thế kỷ 18, và nó đã truyền sức sống mới vào đức tin Kitô giáo. Đó là một làn sóng nhiệt tình tôn giáo giữa những người theo đạo Tin lành đã càn quét các thuộc địa trong những năm 1730 và 1740, để lại tác động vĩnh viễn đến tôn giáo Mỹ. Jonathan Edwards là một nhà lãnh đạo chủ chốt và một trí thức mạnh mẽ ở Mỹ thời thuộc địa. George Whitefield đến từ Anh và thực hiện nhiều chuyển đổi. Đại Tỉnh thức nhấn mạnh đến những đức tính cải cách truyền thống của việc rao giảng Thiên Chúa, nghi thức tạm bợ và nhận thức sâu sắc về tội lỗi cá nhân và sự cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô, được thúc đẩy bởi lời rao giảng mạnh mẽ mà người nghe bị ảnh hưởng sâu sắc. Xa rời nghi thức và kiểu cách, Đại Tỉnh thức đã biến con người sùng đạo thành con người bình thường. Đại Tỉnh thức có tác động lớn trong việc định hình lại các giáo hội Giáo đoàn, Giáo hội Trưởng lão, Giáo hội cải cách Hà Lan và giáo phái Cải cách Đức, và nó củng cố các giáo phái Báp-tít và Phong trào Giám lý. Nó mang Kitô giáo đến với những người nô lệ và là một sự kiện mạnh mẽ ở Tân Anh thách thức chính quyền được thành lập. Nó kích động thù oán và chia rẽ giữa những người phục hưng mới và những người theo chủ nghĩa truyền thống, những người khăng khăng đòi nghi thức và phụng vụ. Đại Tỉnh thức ít có tác động đến Anh giáo và giáo phái Quaker. Đại Tỉnh thức lần thứ nhất tập trung vào những người đã là thành viên của nhà thờ, không giống như cuộc Đại Tỉnh thức lần thứ hai bắt đầu vào khoảng năm 1800 và vươn tới những người chưa được cứu. Nó thay đổi nghi thức, lòng đạo đức và sự tự nhận thức của họ. Phong cách mới của bài giảng và cách mọi người thực hành đức tin của họ đã thổi sức sống mới vào tôn giáo ở Mỹ. Mọi người trở nên say mê và cảm xúc liên quan đến tôn giáo của họ, thay vì thụ động lắng nghe diễn ngôn trí tuệ một cách xa rời. Các mục sư đã sử dụng phong cách giảng đạo mới này thường được gọi là "ánh sáng mới", trong khi các nhà truyền giáo theo kiểu truyền thống được gọi là "ánh sáng cũ". Mọi người bắt đầu học Kinh Thánh tại nhà, trong đó phân cấp một cách hiệu quả các phương tiện thông báo cho công chúng về cách cư xử tôn giáo và gần giống với các xu hướng cá nhân xuất hiện ở Châu Âu trong thời Cải cách Kháng nghị. Vai trò của phụ nữ Trải nghiệm về phụ nữ rất đa dạng trong từng thuộc địa trong thời kỳ thuộc địa. Ở Tân Anh, những người định cư Thanh giáo đã mang theo những giá trị tôn giáo mạnh mẽ của họ đến Tân Thế giới, họ cho rằng một người phụ nữ phải phục tùng chồng mình và cống hiến hết mình để nuôi dạy những đứa trẻ sợ Chúa hết khả năng của mình. Có sự khác biệt về sắc tộc trong cách đối xử với phụ nữ. Trong số những người định cư Thanh giáo ở New England, những người vợ hầu như không bao giờ làm việc trên cánh đồng với chồng. Tuy nhiên, tại các cộng đồng Đức ở Pennsylvania, nhiều phụ nữ làm việc trong các ngành nghề và cả trong chuồng ngựa. Người nhập cư Đức và Hà Lan cấp cho phụ nữ quyền kiểm soát nhiều hơn đối với tài sản, điều không được phép trong luật pháp địa phương của Anh. Không giống như những người vợ thuộc địa Anh, những người vợ người Đức và Hà Lan sở hữu quần áo và các vật dụng khác của họ và cũng được trao khả năng viết di chúc xử lý tài sản hôn nhân. Đến giữa thế kỷ 18, các giá trị của Khai sáng Hoa Kỳ đã được thiết lập và làm suy yếu quan điểm rằng các ông chồng là "người cai trị" tự nhiên đối với vợ của họ. Có một cảm giác mới về hôn nhân được chia sẻ. Về mặt pháp lý, các ông chồng nắm quyền kiểm soát tài sản của vợ khi kết hôn. Ly hôn gần như không thể cho đến cuối thế kỷ mười tám. Nô lệ Nô lệ được chuyển đến Mỹ: 1620–1700..... 21.000 1701–1760.... 189.000 1761–1770..... 63.000 1771–1790..... 56.000 1791–1800..... 79.000 1801–1810.... 124.000 1810–1865..... 51.000 Tổng cộng.......... 597.000 Khoảng 600.000 nô lệ đã được chuyển đến Mỹ, hoặc 5% trong số 12 triệu nô lệ được lấy từ châu Phi. Đại đa số đã đến các thuộc địa trồng mía ở vùng Caribe và Brazil, nơi tuổi thọ rất ngắn và phải liên tục được bổ sung. Tuổi thọ ở các thuộc địa của Mỹ lớn hơn nhiều vì thực phẩm tốt hơn, ít bệnh tật hơn, khối lượng công việc nhẹ hơn và chăm sóc y tế tốt hơn, vì vậy dân số tăng nhanh, đạt 4 triệu vào Tổng điều tra dân số năm 1860. Từ năm 1770 đến năm 1860, tỷ lệ sinh của nô lệ Mỹ lớn hơn nhiều so với dân số của bất kỳ quốc gia nào ở châu Âu, và nhanh gấp gần hai lần so với Anh. Tân Anh Ở Tân Anh, những người Thanh giáo đã tạo ra các cộng đồng tự trị của các hội đoàn tôn giáo của nông dân (hoặc tiểu điền chủ) và gia đình của họ. Các chính trị gia cấp cao đã đưa ra những mảnh đất cho những người định cư (hoặc chủ sở hữu), những người sau đó chia đất cho họ. Phần lớn thường được trao cho những người đàn ông có địa vị xã hội cao hơn, nhưng mọi người đàn ông không bị ràng buộc hoặc bị ràng buộc hình sự đều có đủ đất để nuôi sống gia đình. Mọi công dân nam đều có tiếng nói trong cuộc họp thị trấn. Cuộc họp của thị trấn đánh thuế, xây dựng đường sá, và bầu các quan chức quản lý các vấn đề thị trấn. Các thị trấn không có tòa án; đó là một chức năng của quận, nơi các quan chức được chính phủ tiểu bang bổ nhiệm. Giáo hội Giáo đoàn mà những người Thanh giáo thành lập không được tự động tham gia bởi tất cả cư dân Tân Anh vì niềm tin của người Thanh giáo rằng Thiên Chúa đã chỉ ra những người cụ thể để được cứu. Thay vào đó, tư cách thành viên chỉ giới hạn ở những người có thể "kiểm tra" một cách thuyết phục trước các thành viên của nhà thờ rằng họ đã được cứu. Họ được gọi là "người bầu" hoặc "Thánh." Nông trại và cuộc sống gia đình Phần lớn cư dân Tân Anh là nông dân nhỏ. Người đàn ông có toàn quyền đối với tài sản trong các gia đình trang trại nhỏ này. Khi kết hôn, một phụ nữ người Anh sẽ từ bỏ tên thời con gái của mình. Vai trò của người vợ là nuôi dạy và nuôi dưỡng những đứa con khỏe mạnh và hỗ trợ chồng. Hầu hết phụ nữ thực hiện các nhiệm vụ này. Trong thế kỷ 18, các cặp vợ chồng thường kết hôn trong độ tuổi từ 20-24 và có 6-8 đứa con là điển hình của một gia đình, với ba người trung bình sống sót đến tuổi trưởng thành. Phụ nữ nông trại đã cung cấp hầu hết các nguyên liệu cần thiết cho phần còn lại của gia đình bằng cách kéo sợi từ len và đan áo len và vớ, làm nến và xà phòng từ tro tàn, và biến sữa thành bơ. Hầu hết các bậc cha mẹ ở Tân Anh đã cố gắng giúp con trai của họ thành lập trang trại của riêng họ. Khi con trai kết hôn, người cha cho họ những món quà cưới như đất đai, gia súc hoặc thiết bị canh tác; con gái nhận hàng gia dụng, vật nuôi, hoặc tiền mặt. Hôn nhân sắp đặt rất bất thường; thông thường, con cái chọn vợ hoặc chồng của mình trong những người quen biết phù hợp, những người có chung chủng tộc, tôn giáo và vị thế xã hội. Cha mẹ giữ quyền phủ quyết đối với hôn nhân của con cái họ. Các gia đình nông dân ở Tân Anh thường sống trong những ngôi nhà gỗ vì sự phong phú của cây cối. Một trang trại điển hình ở Tân Anh cao một tầng rưỡi và có khung chắc chắn (thường được làm bằng gỗ vuông lớn) được che bởi vách gỗ. Một ống khói lớn đứng ở giữa nhà cung cấp các thiết bị nấu ăn và sưởi ấm trong mùa đông. Một bên của tầng trệt có một sảnh, một phòng sinh hoạt chung nơi gia đình làm việc và ăn các bữa ăn. Liền kề với sảnh là phòng khách, một căn phòng dùng để chiêu đãi khách có đồ đạc tốt nhất của gia đình và giường của bố mẹ. Trẻ em ngủ trên một gác xép phía trên, trong khi nhà bếp là một phần của sảnh hoặc được đặt trong một nhà kho dọc theo phía sau của ngôi nhà. Các gia đình thuộc địa rất lớn, và những ngôi nhà nhỏ này có nhiều hoạt động và có rất ít sự riêng tư. Vào giữa thế kỷ 18, dân số Tân Anh đã tăng mạnh, từ khoảng 100.000 người vào năm 1700 lên 250.000 vào năm 1725 và 375.000 vào năm 1750 nhờ tỷ lệ sinh cao và tuổi thọ tổng thể tương đối cao. (Một cậu bé 15 tuổi vào năm 1700 có thể hy vọng sống đến khoảng 63.) Những người thuộc địa ở Massachusetts, Connecticut và Rhode Island tiếp tục chia nhỏ đất của họ giữa những người nông dân; các trang trại trở nên quá nhỏ để hỗ trợ các gia đình độc thân, và điều này đe dọa đến lý tưởng Tân Anh của một xã hội gồm những người nông dân độc lập. Một số nông dân đã nhận được các khoản trợ cấp đất để tạo ra các trang trại ở vùng đất chưa phát triển ở Massachusetts và Connecticut hoặc mua các mảnh đất từ các nhà đầu cơ ở New Hampshire mà sau này trở thành Vermont. Nhiều nông đã trở thành nhà đổi mới nông nghiệp. Họ trồng các loại cỏ Anh bổ dưỡng như cỏ ba lá đỏ và cỏ timothy, cung cấp thêm thức ăn cho gia súc và khoai tây, mang lại tỷ lệ sản xuất cao, là một lợi thế cho các trang trại nhỏ. Các gia đình tăng năng suất bằng cách trao đổi hàng hóa và lao động với nhau. Họ cho mượn gia súc và chăn thả trên đất với nhau và cùng nhau để kéo sợi, khâu mền và cắt ngô. Di cư, đổi mới nông nghiệp và hợp tác kinh tế là những biện pháp sáng tạo bảo tồn xã hội tiểu điền chủ ở Tân Anh cho đến thế kỷ 19. Cuộc sống thị trấn Vào giữa thế kỷ 18 ở Tân Anh, đóng tàu là một mặt hàng chủ lực, đặc biệt là vùng hoang dã Bắc Mỹ cung cấp nguồn gỗ dường như vô tận. (Để so sánh, các khu rừng của châu Âu đã bị cạn kiệt và hầu hết gỗ phải được mua từ Scandinavia.) Hoàng gia Anh thường chuyển sang các tàu Mỹ rẻ tiền nhưng được chế tạo chắc chắn. Gần như mọi con sông ở Tân Anh đều có một xưởng đóng tàu ở cửa sông. Đến năm 1750, một loạt các nghệ nhân, chủ cửa hàng và thương nhân đã cung cấp dịch vụ số người làm nông ngày càng tăng. Thợ rèn, thợ đóng xe, và các nhà sản xuất đồ nội thất thiết lập các cửa hàng ở các làng nông thôn. Ở đó, họ xây dựng và sửa chữa hàng hóa cần thiết cho các gia đình nông trại. Các cửa hàng được thành lập bởi các thương nhân bán các nhà sản xuất người Anh như vải, đồ sắt và kính cửa sổ, cũng như các sản phẩm của Tây Ấn như đường và mật rỉ. Các thủ kho của các cửa hàng này đã bán hàng hóa nhập khẩu của họ để đổi lấy cây trồng và các sản phẩm địa phương khác, bao gồm ván lợp mái, bồ tạt, và các thùng gỗ. Những hàng hóa địa phương này đã được chuyển đến các thị trấn và thành phố dọc theo Bờ biển Đại Tây Dương. Những người táo bạo đã thiết lập chuồng ngựa và quán rượu dọc theo các tuyến đường xe ngựa để phục vụ hệ thống giao thông này. Những sản phẩm này đã được chuyển đến các thị trấn cảng như Boston và Salem ở Massachusetts, New Haven ở Connecticut và Newport và Providence ở Rhode Island. Các thương nhân sau đó xuất khẩu chúng sang Tây Ấn, nơi chúng được trao đổi để lấy mật, đường, tiền vàng và hóa đơn hối đoái (phiếu tín dụng). Họ mang các sản phẩm của Tây Ấn đến các nhà máy ở Tân Anh, nơi đường thô được biến thành đường hạt và mật rỉ được chưng cất thành rượu rum. Các phiếu vàng và tín dụng đã được gửi đến Anh, nơi chúng được trao đổi cho các nhà sản xuất, được chuyển trở lại các thuộc địa và được bán cùng với đường và rượu rum cho nông dân. Các thương nhân Tân Anh khác đã tận dụng các khu vực đánh cá phong phú dọc theo Bờ biển Đại Tây Dương và tài trợ cho một đội tàu đánh cá lớn, vận chuyển cá thu và cá tuyết đánh bắt được đến Tây Ấn và Châu Âu. Một số thương nhân khai thác số lượng gỗ lớn dọc theo bờ biển và sông ngòi phía bắc Tân Anh. Họ tài trợ cho các xưởng cưa cung cấp gỗ giá rẻ cho nhà ở và đóng tàu. Hàng trăm tàu ​​đắm ở Tân Anh đã đóng những con tàu đang hoạt động, chúng được bán cho các thương nhân người Anh và người Mỹ. Nhiều thương nhân trở nên rất giàu có bằng cách cung cấp hàng hóa của họ cho dân cư nông nghiệp, và cuối cùng thống trị xã hội của các thành phố cảng biển. Không giống như các trang trại tiểu điền chủ, những thương nhân này sống trong những ngôi nhà 2 tầng thanh lịch được thiết kế theo phong cách Georgia mới, bắt chước lối sống của giới thượng lưu Anh. Những ngôi nhà Georgia này có mặt tiền đối xứng với số lượng cửa sổ bằng nhau ở hai bên cửa trung tâm. Nội thất bao gồm một lối đi xuống giữa nhà với các phòng chuyên biệt ở hai bên, như thư viện, phòng ăn, phòng khách trang trọng và phòng ngủ chính. Không giống như không gian đa mục đích của các ngôi nhà của tiểu điền chủ, mỗi phòng đều phục vụ một mục đích riêng. Những ngôi nhà này chứa các phòng ngủ trên tầng hai cung cấp sự riêng tư cho cha mẹ và trẻ em. Văn hóa giáo dục Giáo dục chủ yếu là trách nhiệm của các gia đình, nhưng nhiều nhóm tôn giáo đã thành lập các trường tiểu học được hỗ trợ về thuế, đặc biệt là người Thanh giáo ở Tân Anh, để con cái họ có thể đọc Kinh thánh. Gần như tất cả các giáo phái tôn giáo đều thành lập trường học và cao đẳng của riêng mình để đào tạo các bộ trưởng. Mỗi thành phố và hầu hết các thị trấn đều có học viện tư nhân dành cho con cái của các gia đình giàu có. Các ngành khoa học ứng dụng rất đáng quan tâm đối với người Mỹ thuộc địa, những người đang tham gia vào quá trình làm quen và định cư một đất nước biên cương hoang dã. Xu hướng chủ đạo của hoạt động trí tuệ ở các thuộc địa là về sự phát triển công nghệ và kỹ thuật hơn là các chủ đề trừu tượng hơn như chính trị hay siêu hình học. Hoạt động khoa học của Mỹ được những người theo đuổi như: David Rittenhouse, người đã xây dựng cung thiên văn đầu tiên ở Tây bán cầu Thống đốc New York Cadwallader Colden, nhà thực vật học và nhà nhân chủng học Tiến sĩ Benjamin Rush, bác sĩ, nhà cải cách xã hội, và là thành viên của Hiệp hội triết học Hoa Kỳ Benjamin Franklin, người sáng lập Hiệp hội triết học Hoa Kỳ nói trên, người đã đóng góp những khám phá quan trọng cho vật lý như điện, nhưng đã thành công hơn trong các phát minh thực tế của mình, như bếp lò và cột thu lôi Nghệ thuật ở Mỹ thời thuộc địa không thành công như khoa học. Văn học theo nghĩa châu Âu gần như không có, lịch sử đáng chú ý hơn nhiều. Một số tác phẩm nổi bật là Bang Virginia trong lịch sử và hiện tại (1705) của Robert Beverly và Lịch sử Đường phân chia (1728-29) của William Byrd, không được xuất bản cho đến một thế kỷ sau. Thay vào đó, báo là hình thức đọc tài liệu chính ở các thuộc địa. In ấn khá tốn kém, và hầu hết các ấn phẩm tập trung vào các vấn đề hoàn toàn thực tế, chẳng hạn như tin tức lớn, quảng cáo và báo cáo kinh doanh. Almanacs rất nổi tiếng, Almanac của Richard nghèo khó của Bẹnamin Franklin là nổi tiếng nhất. Tạp chí văn học xuất hiện vào giữa thế kỷ, nhưng một số ít có lãi và hầu hết đã phá sản chỉ sau vài năm. Các ấn phẩm của Mỹ không bao giờ tiếp cận với chất lượng trí tuệ của các nhà văn châu Âu, nhưng chúng phổ biến rộng rãi hơn và đạt được lượng độc giả lớn hơn bất cứ tác phẩm nào của Voltaire, Locke hoặc Rousseau. Người Tân Anh viết các tạp chí, sách nhỏ, sách và đặc biệt là các bài giảng nhiều hơn tất cả các thuộc địa khác cộng lại. Bộ trưởng Boston Cotton Mather đã xuất bản Magnalia Christi Americana (Công trình vĩ đại của Chúa Kitô ở Mỹ, 1702), trong khi người điều hành các cuộc họp tôn giáo thức tỉnh lại đức tin Jonathan Edwards đã viết tác phẩm triết học của mình Một cuộc điều tra cẩn thận và nghiêm túc về... Ý niệm về... Tự do ý chí... (1754). Hầu hết âm nhạc cũng có chủ đề tôn giáo, và chủ yếu là hát Thánh vịnh. Vì niềm tin tôn giáo sâu sắc của Tân Anh, các tác phẩm nghệ thuật không đủ tôn giáo hoặc quá "trần tục" đã bị cấm, đặc biệt là nhà hát. Nhà thần học và triết gia hàng đầu của thời kỳ thuộc địa là Jonathan Edwards của Massachusetts, một thông dịch viên của Calvin và là người lãnh đạo của Đại Thức tỉnh lần thứ nhất. Nghệ thuật và kịch có phần thành công hơn văn học. Benjamin West là một họa sĩ đáng chú ý của các chủ đề lịch sử, và hai họa sĩ vẽ chân dung hạng nhất mới nổi lên là John Copley và Gilbert Stuart, nhưng cả ba người đã dành phần lớn cuộc sống của họ ở London. Nhà hát được phát triển hơn ở các thuộc địa miền Nam, đặc biệt là Nam Carolina, nhưng không nơi nào các tác phẩm sân khấu đạt được đẳng cấp của châu Âu. Những người theo đạo Thanh giáo ở Tân Anh và giáo phái Quaker ở Pennsylvania phản đối các buổi biểu diễn sân khấu là trái luân lý và không có đức tin. Giáo dục tiểu học đã phổ biến ở Tân Anh. Những người định cư Thanh giáo thời kỳ đầu tin rằng cần phải học Kinh Thánh, vì vậy trẻ em được dạy đọc từ khi còn nhỏ. Mỗi thị trấn cũng phải trả tiền cho một trường tiểu học. Khoảng 10 phần trăm thích học trung học và các trường dạy tiếng La-tinh được tài trợ ở các thị trấn lớn hơn. Hầu hết các cậu bé học các kỹ năng từ cha của họ trong trang trại hoặc là người học việc cho các nghệ nhân. Rất ít cô gái theo học các trường chính quy, nhưng hầu hết đều có thể được học tại nhà hoặc tại cái gọi là "trường học", nơi phụ nữ dạy các kỹ năng đọc và viết cơ bản tại nhà riêng của họ. Đến năm 1750, gần 90% phụ nữ của Tân Anh và gần như tất cả đàn ông ở đó có thể đọc và viết. Những tín đồ Thanh giáo thành lập Đại học Harvard vào năm 1636 và Đại học Yale vào năm 1701. Sau đó, các tín đồ Baptist thành lập Đại học Rhode Island (nay là Đại học Brown) vào năm 1764 và các tín đồ Giáo đoàn thành lập Đại học Dartmouth năm 1769. Virginia thành lập Đại học William và Mary vào năm 1693; chủ yếu là của người Anh giáo. Các trường đại học được thiết kế cho các mục sư, luật sư hoặc bác sĩ đầy tham vọng. Không có khoa hoặc chuyên ngành, vì mọi sinh viên đều có chung một chương trình giảng dạy, tập trung vào tiếng Latin và tiếng Hy Lạp, toán học, và lịch sử, triết học, logic, đạo đức, hùng biện, diễn thuyết, và một ít khoa học cơ bản. Không có môn thể thao hay hội nhóm và một vài hoạt động ngoại khóa ngoài hội văn học. Không có hội thảo, trường luật hoặc trường thần học riêng biệt. Các trường y khoa đầu tiên được thành lập muộn trong thời kỳ thuộc địa ở Philadelphia và New York. Tôn giáo Một số người di cư đến Mỹ thuộc địa để tìm kiếm tự do tôn giáo. Luân Đôn không lập cho Giáo hội Anh chính thức ở các thuộc địa và cũng không bao giờ gửi một giám mục đến nên việc thực hành tôn giáo trở nên đa dạng. Đại Tỉnh thức là một phong trào phục hưng tôn giáo lớn diễn ra ở hầu hết các thuộc địa trong những năm 1730 và 1740. Phong trào bắt đầu bởi Jonathan Edwards, một nhà truyền giáo ở Massachusetts, người đã tìm cách trở về cội nguồn Thần học Calvin của tín đồ Pilgrim và để đánh thức lại "Nỗi sợ Chúa". Nhà truyền giáo người Anh George Whitefield và các nhà truyền giáo lưu hành khác tiếp tục phong trào, đi khắp các thuộc địa và thuyết giảng theo phong cách kịch tính và tình cảm. Những người theo Edwards và những nhà thuyết giáo khác tự gọi mình là "Ánh sáng mới", trái ngược với "Ánh sáng cũ" không tán thành phong trào của họ. Để thúc đẩy quan điểm của họ, hai bên đã thành lập các học viện và cao đẳng, bao gồm Đại học Princeton và Williams. Đại Tỉnh thức đã được xem là sự kiện thực sự đầu tiên của nước Mỹ. Một phong trào phục hưng tương tự đã diễn ra giữa một số người định cư Đức và Hà Lan, dẫn đến nhiều sự chia rẽ. Đến thập niên 1770, phái Báp-tít đã phát triển nhanh chóng cả ở phía bắc (nơi họ thành lập Đại học Brown) và ở miền Nam (nơi họ thách thức sức mạnh luân lý không nghi ngờ trước đây của cơ sở Anh giáo). Thung lũng Delaware và khu vực Trung Đại Tây Dương Không giống như Tân Anh, khu vực Trung Đại Tây Dương đã có được phần lớn dân số từ nhập cư mới và đến năm 1750, dân số kết hợp của New York, New Jersey và Pennsylvania đã đạt gần 300.000 người. Đến năm 1750, khoảng 60.000 người Ailen và 50.000 người Đức đã đến sống ở Bắc Mỹ thuộc Anh, nhiều người trong số họ định cư ở khu vực giữa Đại Tây Dương. William Penn thành lập thuộc địa Pennsylvania năm 1682 và thu hút được một dòng người Quaker Anh với chính sách tự do tôn giáo và quyền sở hữu tự do tôn giáo. ("Freehold" có nghĩa là sở hữu đất đai miễn phí và rõ ràng, có quyền bán lại cho bất kỳ ai.) Dòng người định cư lớn đầu tiên là người Scotch-Ailen đi đến biên giới. Nhiều người Đức đã đến để thoát khỏi các cuộc xung đột tôn giáo và suy giảm các cơ hội kinh tế ở Đức và Thụy Sĩ. Hàng ngàn nông dân Đức nghèo, chủ yếu đến từ vùng Palatine của Đức, đã di cư đến các quận ngoại ô sau năm 1700. Họ giữ mình, kết hôn, nói tiếng Đức, tham gia các giáo hội Luther, và giữ lại các phong tục và thực phẩm của riêng họ. Họ nhấn mạnh quyền sở hữu trang trại. Một số thành thạo tiếng Anh để trở nên giao tiếp với các cơ hội kinh doanh và pháp lý địa phương. Họ phớt lờ người do đỏ và dung túng chế độ nô lệ (mặc dù ít người đủ giàu để sở hữu nô lệ). Lối sống Phần lớn kiến trúc của các thuộc địa trung đại phản ánh sự đa dạng của người dân. Ở Albany và thành phố New York, phần lớn các tòa nhà theo phong cách Hà Lan với bề ngoài bằng gạch và đầu hồi cao ở mỗi đầu, trong khi nhiều nhà thờ Hà Lan có hình bát giác. Những người định cư Đức và xứ Wales ở Pennsylvania đã sử dụng đá cắt để xây dựng nhà của họ, theo con đường của quê hương và hoàn toàn không để tâm là có rất nhiều gỗ trong khu vực. Một ví dụ về điều này sẽ là Germantown, Pennsylvania, nơi 80% các tòa nhà trong thị trấn được làm hoàn toàn bằng đá. Mặt khác, những người định cư từ Ireland đã tận dụng nguồn cung gỗ dồi dào của Mỹ và xây dựng những căn nhà gỗ cứng cáp. Văn hóa dân tộc cũng ảnh hưởng đến phong cách của đồ nội thất. Tín đồ Quaker ở nông thôn ưa thích các thiết kế đơn giản trong đồ nội thất như bàn, ghế và rương, và tránh xa các đồ trang trí phức tạp. Tuy nhiên, một số tín đồ Quaker đô thị có đồ nội thất phức tạp hơn nhiều. Thành phố Philadelphia trở thành một trung tâm sản xuất đồ nội thất lớn vì khối tài sản khổng lồ từ thương nhân tín đồ Quaker và người Anh. Các nhà sản xuất tủ ở Philadelphia đã xây dựng các bàn và tủ ngăn kéo cao trang nhã. Các nghệ nhân người Đức đã tạo ra các thiết kế chạm khắc phức tạp trên rương và các đồ nội thất khác, với những cảnh vẽ hoa và chim. Thợ gốm Đức cũng chế tạo một loạt lớn bình, nồi và đĩa có thiết kế trang nhã và truyền thống. Vào thời Chiến tranh Cách mạng, khoảng 85 phần trăm người Mỹ da trắng là người gốc Anh, Ailen, xứ Wales hoặc người Scotland. Khoảng 8,8% người da trắng là người gốc Đức và 3,5% là người gốc Hà Lan. Nông nghiệp Sắc tộc đã tạo ra một sự khác biệt trong cách canh tác nông nghiệp. Ví dụ, nông dân Đức thường thích bò hơn là ngựa để cày và người Scotland-Ailen đã tạo ra một nền kinh tế nông nghiệp dựa trên lợn và ngô. Cuối cùng, những con bò được mang theo những con ngựa. Chúng hữu ích hơn ngựa vì nhiều lý do. Hầu như tất cả các trang trại đều có bò trên đất của họ. Ở Ireland, người dân đã canh tác mạnh mẽ, làm những mảnh đất nhỏ cố gắng đạt được tỷ lệ sản xuất lớn nhất có thể từ cây trồng của họ. Ở các thuộc địa của Mỹ, những người định cư từ Bắc Ireland tập trung vào canh tác hỗn hợp. Sử dụng kỹ thuật này, họ đã trồng ngô để tiêu thụ cho con người và làm thức ăn cho lợn và các vật nuôi khác. Nhiều nông dân có đầu óc cải tiến thuộc mọi nền tảng khác nhau bắt đầu sử dụng các biện pháp nông nghiệp mới để nâng cao sản lượng của họ. Trong những năm 1750, những nhà cải tiến nông nghiệp này đã thay thế lưỡi liềm và lưỡi hái dùng để thu hoạch cỏ khô, lúa mì và lúa mạch bằng lưỡi hái cánh gạt, một công cụ với những que gỗ gắn trên cán để thu hoạch dễ dàng. Công cụ này đã có thể tăng gấp ba năng suất được thực hiện bởi nông dân trong một ngày. Nông dân cũng bắt đầu bón phân cho ruộng của họ bằng phân và vôi và luân canh cây trồng để giữ cho đất màu mỡ. Đến năm 1700, Philadelphia đã xuất khẩu 350.000 giạ lúa mì và 18.000 tấn bột mỗi năm. Các thuộc địa miền Nam đặc biệt dựa vào cây trồng như thuốc lá và bông. Nam Carolina sản xuất gạo và chàm. Bắc Carolina có phần ít tham gia vào nền kinh tế đồn điền, nhưng vì một nhà sản xuất lớn của các cửa hàng hải quân. Virginia và Maryland gần như hoàn toàn phụ thuộc vào thuốc lá, điều cuối cùng sẽ gây tại hại vào cuối thế kỷ 18 do đất cạn kiệt và giá cả sụp đổ, nhưng trong phần lớn thế kỷ, đất vẫn tốt và nền kinh tế một vụ vẫn có lãi. Trước năm 1720, hầu hết những người dân thuộc địa ở khu vực Trung Đại Tây Dương đã làm việc với quy mô nhỏ và trả tiền cho các nhà sản xuất nhập khẩu bằng cách cung cấp ngô và bột mì Tây Ấn. Ở New York, một giao dịch xuất khẩu lông thú sang châu Âu phát triển mạnh mẽ làm tăng thêm sự giàu có cho khu vực. Sau năm 1720, nông nghiệp Trung Đại Tây Dương kích thích với nhu cầu lúa mì quốc tế. Một vụ bùng nổ dân số lớn ở châu Âu đã đưa giá lúa mì tăng lên. Đến năm 1770, một giạ lúa mì có giá gấp đôi so với năm 1720. Nông dân cũng mở rộng sản xuất hạt lanh và ngô vì hạt lanh có nhu cầu cao trong ngành công nghiệp lanh Ailen và nhu cầu ngô tồn tại ở Tây Ấn. Do đó, vào giữa thế kỷ, hầu hết nông nghiệp thuộc địa là một liên doanh thương mại, mặc dù nông nghiệp tự cung tự cấp vẫn tiếp tục tồn tại ở New England và các thuộc địa miền Trung. Một số người nhập cư vừa đến mua trang trại và chia sẻ sự giàu có xuất khẩu này, nhưng nhiều người nhập cư nghèo ở Đức và Ailen đã bị buộc phải làm công nhân làm công ăn lương. Thương nhân và nghệ nhân cũng đã thuê những công nhân vô gia cư này cho một hệ thống trong nước để sản xuất vải và các hàng hóa khác. Các thương nhân thường mua len và lanh từ nông dân và những người nhập cư mới đến, những người từng là công nhân dệt may ở Ireland và Đức, để làm việc trong nhà của họ kéo sợi vật liệu thành sợi và vải. Đại điền chủ và thương nhân trở nên giàu có, trong khi nông dân với các trang trại và nghệ nhân nhỏ hơn chỉ kiếm đủ để sinh hoạt. Khu vực giữa Đại Tây Dương, vào năm 1750, được phân chia bởi cả nền tảng dân tộc và sự giàu có. Cảng biển Các cảng biển mở rộng từ buôn bán lúa mì có nhiều tầng lớp xã hội hơn bất kỳ nơi nào khác ở thuộc địa miền Trung. Đến năm 1773, dân số Philadelphia đã lên tới 40.000, New York 25.000 và Baltimore 6.000. Thương nhân thống trị xã hội cảng biển, và khoảng 40 thương nhân kiểm soát một nửa thương mại của Philadelphia. Những thương nhân giàu có ở Philadelphia và New York, giống như các đối tác của họ ở Tân Anh, đã xây dựng những lâu đài theo phong cách Georgia trang nhã như những người ở Fairmount Park. Chủ cửa hàng, nghệ nhân, đóng tàu, đồ tể, thợ đóng thùng, thợ may, thợ đóng giày, thợ làm bánh, thợ mộc, thợ xây và nhiều ngành nghề khác tạo nên tầng lớp trung lưu của xã hội cảng biển. Những người vợ và người chồng thường làm việc theo nhóm và dạy con cái họ làm thủ công để truyền lại cho gia đình. Nhiều nghệ nhân và thương nhân này đã kiếm đủ tiền để tạo ra một cuộc sống khiêm tốn. Công nhân đứng dưới đáy của xã hội cảng biển. Những người nghèo này làm việc trên các bến cảng dỡ hàng các tàu trong nước và khuân hàng như lúa mì, ngô và hạt lanh lên các tàu ra nước ngoài. Nhiều người trong số này là người Mỹ gốc Phi; một số là tự do, trong khi những người khác bị bắt làm nô lệ. Năm 1750, người da đen chiếm khoảng 10% dân số New York và Philadelphia. Hàng trăm thủy thủ làm thủy thủ trên các tàu buôn, một số người là người Mỹ gốc Phi. Thuộc địa miền nam Các thuộc địa miền Nam chủ yếu được thống trị bởi các chủ đồn điền giàu có ở Maryland, Virginia và Nam Carolina. Họ sở hữu những đồn điền ngày càng lớn được làm việc bởi những người nô lệ châu Phi. Trong số 650.000 cư dân miền Nam năm 1750, khoảng 250.000 hoặc 40%, là nô lệ. Các đồn điền trồng thuốc lá, chàm và gạo để xuất khẩu, và tăng hầu hết các nguồn cung cấp thực phẩm của họ. [140] Ngoài ra, nhiều trang trại sinh hoạt nhỏ được gia đình sở hữu và điều hành bởi tiểu điền chủ. Hầu hết đàn ông da trắng sở hữu một số đất, và do đó có thể bỏ phiếu. [141] Phụ nữ miền Nam Các nhà sử học đã đặc biệt chú ý đến vai trò của phụ nữ, gia đình và giới tính ở miền Nam thuộc địa kể từ cuộc cách mạng lịch sử xã hội vào những năm 1970. Rất ít phụ nữ có mặt ở các thuộc địa Chesapeake ban đầu. Năm 1650, các ước tính đưa tổng dân số của Maryland lên gần sáu trăm, với ít hơn hai trăm phụ nữ có mặt. Phần lớn dân số bao gồm những người hầu trẻ tuổi, độc thân, da trắng và do đó, các thuộc địa thiếu sự gắn kết xã hội ở một mức độ lớn. Phụ nữ châu Phi vào thuộc địa sớm nhất là vào năm 1619, mặc dù địa vị của họ vẫn là một cuộc tranh luận lịch sử, người hầu tự do, nô lệ hoặc người được bảo lãnh. Vào thế kỷ 17, tỷ lệ tử vong cao đối với người mới đến và tỷ lệ nam giới so với phụ nữ rất cao khiến cuộc sống gia đình trở nên bất khả thi hoặc không ổn định đối với hầu hết các thuộc địa. Những yếu tố này làm cho các gia đình và cộng đồng về cơ bản khác với các đối tác của họ ở Châu Âu và New England ở vùng Virginia-Maryland trước năm 1700, cùng với các khu định cư phân tán và miễn cưỡng sống trong các ngôi làng, cùng với sự di cư ngày càng tăng của những người hầu trắng và nô lệ da đen. Những điều kiện khắc nghiệt vừa hạ thấp và trao quyền cho phụ nữ. Phụ nữ thường dễ bị lợi dụng và lạm dụng, đặc biệt là những cô gái tuổi teen là những người hầu theo giao kèo và thiếu những người bảo vệ nam. Mặt khác, phụ nữ trẻ có nhiều tự do hơn trong việc lựa chọn vợ hoặc chồng, không có sự giám sát của cha mẹ và việc thiếu phụ nữ đủ điều kiện cho phép họ sử dụng hôn nhân như một con đường để tiến thân. Tỷ lệ tử vong cao có nghĩa là những người vợ ở Chesapeake thường trở thành góa phụ thừa kế tài sản; nhiều góa phụ tăng tài sản của họ bằng cách tái hôn càng sớm càng tốt. Dân số bắt đầu ổn định vào khoảng năm 1700, với tổng điều tra dân số 1704 liệt kê 30.437 người da trắng có 7.163 người là phụ nữ. Phụ nữ kết hôn trẻ hơn, vẫn sống lâu hơn, sinh nhiều con hơn và mất ảnh hưởng trong chính thể gia đình. Xem thêm Bắc Mỹ thuộc Anh Niên đại thời thuộc địa Bắc Mỹ Lịch sử quân sự Mỹ thời thuộc địa Bệnh ở thuộc địa Mỹ Thực dân châu Âu tại châu Mỹ Thổ dân châu Mỹ Danh sách các sự cố bất ổn dân sự ở thuộc địa Bắc Mỹ Danh sách tên địa danh có nguồn gốc từ người Mỹ bản địa ở Hoa Kỳ Tân Pháp Tân Tây Ban Nha Văn hóa chính trị của Hoa Kỳ Chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ thuộc địa Mười ba thuộc địa Tín dụng ở mười ba thuộc địa Ẩm thực ở mười ba thuộc địa Tham khảo Nguồn sách tham khảo Sách tham khảo American National Biography (20 vol 2000; also online); tiểu sử học thuật của mỗi nhân vật chính Ciment, James, ed. Colonial America: An Encyclopedia of Social, Political, Cultural, and Economic History (2005) Cooke, Jacob Ernest, ed. Encyclopedia of the North American Colonies (3 vol 1993) Cooke, Jacob, ed. North America in Colonial Times: An Encyclopedia for Students (1998) Faragher, John Mack. The Encyclopedia of Colonial and Revolutionary America (1996) Gallay, Alan, ed. Colonial Wars of North America, 1512–1763: An Encyclopedia (1996) excerpt and text search Gipson, Lawrence. The British Empire Before the American Revolution (15 volumes) (1936–1970), Giải thưởng Pulitzer; thảo luận rất chi tiết về mọi thuộc địa của Anh ở Tân Thế giới Pencak, William. Historical Dictionary of Colonial America (2011) excerpt and text search; 400 entries; 492pp Taylor, Dale. The Writer's Guide to Everyday Life in Colonial America, 1607–1783 (2002) excerpt and text search Vickers, Daniel, ed. A Companion to Colonial America (2006), bài tiểu luận dài của các học giả Khảo sát Adams, James Truslow. The Founding of New England (1921). online (the standard overview in four volumes) (online at ACLS History e-book project) Butler, Jon. Religion in Colonial America (Oxford University Press, 2000) online Conforti, Joseph A. Saints and Strangers: New England in British North America (2006). 236pp; the latest scholarly history of New England Greene, Evarts Boutelle. Provincial America, 1690–1740 (1905) old, comprehensive overview by scholar online Kupperman, Karen Ordahl, ed. Major Problems In American Colonial History: Documents and Essays (1999) short excerpts from scholars and primary sources McNeese, Tim. Colonial America 1543–1763 (2010), short survey Middleton, Richard and Anne Lombard. Colonial America: A History, 1565–1776 (4th ed 2011), 624pp excerpt and text search Nettels Curtis P. Roots Of American Civilization (1938) online 800pp Savelle, Max. Seeds of Liberty: The Genesis of the American Mind (1965) comprehensive survey of intellectual history online edition Taylor, Alan. American Colonies, (2001) survey by leading scholar excerpt and text search Taylor, Alan. Colonial America: A Very Short Introduction (2012) 168pp excerpt and text search Những chuyên đề Also online at JSTOR online Beeman, Richard R. The Varieties of Political Experience in Eighteenth-Century America (2006) excerpt and text search Beer, George Louis. "British Colonial Policy, 1754–1765," Political Science Quarterly, vol 22 (March 1907) pp 1–48; Berkin, Carol. First Generations: Women in Colonial America (1997) 276pp excerpt and text search Bremer, Francis J. The Puritan Experiment: New England Society from Bradford to Edwards (1995). Brown, Kathleen M. Good Wives, Nasty Wenches, and Anxious Patriarchs: Gender, Race, and Power in Colonial Virginia (1996) 512pp excerpt and text search Bruce, Philip A. Economic History of Virginia in the Seventeenth Century: An Inquiry into the Material Condition of the People, Based on Original and Contemporaneous Records. (1896), very old fashioned history Carr, Lois Green and Philip D. Morgan. Colonial Chesapeake Society (1991), 524pp excerpt and text search Curran, Robert Emmett. Papist Devils: Catholics in British America, 1574–1783 (2014) Daniels, Bruce C. "Economic Development in Colonial and Revolutionary Connecticut: An Overview," William and Mary Quarterly (1980) 37#3 pp. 429–450 in JSTOR Daniel, Bruce. Puritans at Play: Leisure and Recreation in Colonial New England (1996) excerpt Fischer, David Hackett. Albion's Seed: Four British Folkways in America (1989), comprehensive look at major ethnic groups excerpt and text search Fogleman, Aaron. Hopeful Journeys: German Immigration, Settlement, and Political Culture in Colonial America, 1717–1775 (University of Pennsylvania Press, 1996) online Grenier, John. "Warfare during the Colonial Era, 1607–1765." In Companion to American Military History' ed by James C. Bradford, (2010) pp 9–21. Historiography Hatfield, April Lee. Atlantic Virginia: Intercolonial Relations in the Seventeenth Century (2007) excerpt and text search Illick, Joseph E. Colonial Pennsylvania: A History, (1976) online edition Kammen, Michael. Colonial New York: A History, (2003) Katz, Stanley, et al. eds. Colonial America: Essays in Politics and Social Development (6th ed. 2010), 606pp; essays by 28 leading scholars table of contents Kidd, Thomas S. The Great Awakening: The Roots of Evangelical Christianity in Colonial America (2009) Labaree, Benjamin Woods. Colonial Massachusetts: A History, (1979) Leach, Douglas Edward. Arms for Empire: A Military History of the British Colonies in North America, 1607–1763 (1973). Mancall, Peter C. "Pigs for Historians: Changes in the Land and Beyond William and Mary Quarterly (2010) 67#2 pp. 347-375 in JSTOR, covers historiography of environmental history Morgan, Edmund S. American Slavery, American Freedom: The Ordeal of Colonial Virginia (1975) Pulitzer Prize online edition Nagl, Dominik. No Part of the Mother Country, but Distinct Dominions – Law, State Formation and Governance in England, Massachusetts und South Carolina, 1630–1769 (2013).online edition Peckham, Howard H. The Colonial Wars, 1689–1762 (1964). Savelle, Max. The Origins of American Diplomacy: The International History of Anglo-America, 492-1763 (1968) online free to borrow Struna, Nancy L. People of Prowess Sport Leisure and Labor in Early Anglo-America (1996) excerpt Tate, Thad W. Chesapeake in the Seventeenth Century (1980) excerpt and text search Wilson, Thomas D. The Ashley Cooper Plan: The Founding of Carolina and the Origins of Southern Political Culture. Chapel Hill, N.C.: University of North Carolina Press, 2016. Wood, Betty. Slavery in Colonial America, 1619–1776 (2005) Nguồn chính Kavenagh, W. Keith, ed. Foundations of Colonial America: A Documentary History (1973) 4 vol.22 Phillips, Ulrich B. Plantation and Frontier Documents, 1649–1863; Illustrative of Industrial History in the Colonial and Antebellum South: Collected from MSS. and Other Rare Sources. 2 Volumes. (1909). vol 1 & 2 online edition Rushforth, Brett, Paul Mapp, and Alan Taylor, eds. North America and the Atlantic World: A History in Documents (2008) Sarson, Steven, and Jack P. Greene, eds. The American Colonies and the British Empire, 1607–1783 (8 vol, 2010); primary sources Nguồn trực tuyến Archiving Early America Colonial History of the United States at Thayer's American History site Liên kết ngoài Con đường dẫn đến nền độc lập Từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam Thời đại lịch sử Hoa Kỳ simple:History of the United States#Colonial America
3217
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA%A7n%20Ch%E1%BA%A5n
Thuần Chấn
Quẻ Thuần Chấn, đồ hình |::|:: còn gọi là quẻ Chấn (震 zhen4), là quẻ thứ 51 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷). Ngoại quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷). Giải nghĩa: Động dã. Động dụng. Rung động, sợ hãi do chấn động, phấn phát, nổ vang, phấn khởi, chấn kinh. Trùng trùng chấn kinh chi tượng: khắp cùng dấy động. Tham khảo en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 51
3219
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA%A7n%20C%E1%BA%A5n
Thuần Cấn
Quẻ Thuần Cấn, đồ hình::|::| còn gọi là quẻ Cấn (艮 gen4), là quẻ thứ 52 của Kinh Dịch. Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山). Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山). Giải nghĩa: Chỉ dã. Ngưng nghỉ. Ngăn giữ, ở, thôi, dừng lại, đậy lại, gói ghém, ngăn cấm, vừa đúng chỗ. Thủ cựu đợi thời chi tượng: giữ mức cũ đợi thời. en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 52
3220
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong%20S%C6%A1n%20Ti%E1%BB%87m
Phong Sơn Tiệm
Quẻ Phong Sơn Tiệm, đồ hình::|:|| còn gọi là quẻ Tiệm (漸 jian4), là quẻ thứ 53 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山). Ngoại quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風). Giải nghĩa: Tiến dã. Tuần tự. Từ từ, thong thả đến, lần lần, bò tới, chậm chạp, nhai nhỏ nuốt vào. Phúc lộc đồng lâm chi tượng: phúc lộc cùng đến. Tham khảo en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 53
3221
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B4i%20Tr%E1%BA%A1ch%20Quy%20Mu%E1%BB%99i
Lôi Trạch Quy Muội
Quẻ Lôi Trạch Quy Muội, đồ hình ||:|:: còn gọi là quẻ Quy Muội (歸妹 gui1 mei4), là quẻ thứ 54 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤). Ngoại quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷). Giải nghĩa: Tai dã. Xôn xao. Tai nạn, rối ren, lôi thôi, nữ chi chung, gái lấy chồng. Ác quỷ vi sủng chi tượng: tượng ma quái làm rối. Tham khảo en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 54
3222
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B4i%20H%E1%BB%8Fa%20Phong
Lôi Hỏa Phong
Quẻ Lôi Hỏa Phong, đồ hình |:||:: còn gọi là quẻ Phong (豐 feng1), là quẻ thứ 55 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火). Ngoại quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷). Nhật thực miêu tả trong quẻ này diễn ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1070 trước công nguyên. Giải nghĩa: Thịnh dã. Hòa mỹ. Thịnh đại, được mùa, nhiều người góp sức. Chí đồng đạo hợp chi tượng: tượng cùng đồng tâm hiệp lực. Hình ảnh: Bắn pháo hoa, nét đẹp mỹ thuật hoàn hảo. Con người: Huynh đệ đồng đạo cùng môn phái. Tham khảo en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 55
3223
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Fa%20S%C6%A1n%20L%E1%BB%AF
Hỏa Sơn Lữ
Quẻ Hỏa Sơn Lữ, đồ hình::||:| còn gọi là quẻ Lữ (旅 lu3), là quẻ thứ 56 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山). Ngoại quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火). Giải nghĩa: Khách dã. Thứ yếu. Đỗ nhờ, khách, ở đậu, tạm trú, kê vào, gá vào, ký ngụ bên ngoài, tính cách lang thang, ít người thân, không chính. Ỷ nhân tác giá chi tượng: nhờ người mai mối. Tham khảo en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 56
3224
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA%A7n%20T%E1%BB%91n
Thuần Tốn
Quẻ Thuần Tốn, đồ hình:||:|| còn gọi là quẻ Tốn (巽 xun4), là quẻ thứ 57 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風). Ngoại quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風). Giải nghĩa: Thuận dã. Thuận nhập. Theo lên theo xuống, theo tới theo lui, có sự giấu diếm ở trong. Âm dương thăng giáng chi tượng: khí âm dương lên xuống giao hợp. Tham khảo en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 57
3225
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA%A7n%20%C4%90o%C3%A0i
Thuần Đoài
Quẻ Thuần Đoài, đồ hình ||:||: còn gọi là quẻ Đoài (兌 dui4), là quẻ thứ 58 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤). Ngoại quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤). Giải nghĩa: Duyệt dã. Hiện đẹp. Đẹp đẽ, ưa thích, vui hiện trên mặt, không buồn chán, cười nói, khuyết mẻ. Hỉ dật mi tu chi tượng: tượng vui hiện trên mặt, khẩu khí. en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 58
3226
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong%20Th%E1%BB%A7y%20Ho%C3%A1n
Phong Thủy Hoán
Quẻ Phong Thủy Hoán, đồ hình:|::|| còn gọi là quẻ Hoán (渙 huan4), là quẻ thứ 59 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水). Ngoại quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風). Giải nghĩa: Tán dã. Ly tán. Lan ra tràn lan, tán thất, trốn đi xa, lánh xa, thất nhân tâm, hao bớt. Thủy ngộ phong tắc hoán tán chi tượng: tượng nước gặp gió thì phải tan, phải chạy. en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 59
3227
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y%20Tr%E1%BA%A1ch%20Ti%E1%BA%BFt
Thủy Trạch Tiết
Quẻ Thủy Trạch Tiết, đồ hình ||::|: còn gọi là quẻ Tiết (節 jie2), là quẻ thứ 60 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤). Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水). Giải nghĩa: Chỉ dã. Giảm chế. Ngăn ngừa, tiết độ, kiềm chế, giảm bớt, chừng mực, nhiều thì tràn. Trạch thượng hữu thủy chi tượng: trên đầm có nước. en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 60
3231
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B4i%20S%C6%A1n%20Ti%E1%BB%83u%20Qu%C3%A1
Lôi Sơn Tiểu Quá
Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá, đồ hình::||:: còn gọi là quẻ Tiểu Quá (小過 xiao3 guo4), là quẻ thứ 62 của Kinh Dịch. Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山). Ngoại quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷). Giải nghĩa: Quá dã. Bất túc. Thiểu lý, thiểu não, hèn mọn, nhỏ nhặt, bẩn thỉu, thiếu cường lực. Thượng hạ truân chuyên chi tượng: trên dưới gian nan, vất vả, buồn thảm. en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 62
3232
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y%20H%E1%BB%8Fa%20K%C3%BD%20T%E1%BA%BF
Thủy Hỏa Ký Tế
Thủy Hỏa Ký Tế (đồ hình |:|:|:) còn gọi là Ký Tế (既濟 jĩ jĩ), là quẻ thứ 63 của Kinh Dịch. Nội quái là ☲ (|:| 離 lĩ) Ly hay Hỏa (火). Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kản) Khảm hay Nước (水). Văn Vương viết thoán từ: Ký Tế: Hanh tiểu, lợi trinh. Sơ cát, chung loạn (既濟: 亨小, 利貞. 初吉, 終亂). Chu Công viết hào từ: Sơ cửu: Duê kỳ luân, nhu kỳ vĩ, vô cữu. Lục nhị: Phụ táng kỳ phất, vật trục, thất nhật đắc. Cửu tam: Cao Tôn phạt Quỷ Phương tam niên, khắc chi. Tiểu nhân vật dụng. Lục tứ: Chu hữu y như, chung nhật giới. Cửu ngũ: Đông lân sát ngưu, bất như tây lân chi thược tế, thực thụ kỳ phúc. Thượng lục: Nhu kỳ thủ, lệ. Giải nghĩa: Hợp dã. Hiện hợp. Gặp nhau, cùng nhau, đã xong, việc xong, hiện thực, ích lợi nhỏ. Hanh tiểu giả chi tượng: việc nhỏ thì thành. Tham khảo en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 63
3234
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Fa%20Th%E1%BB%A7y%20V%E1%BB%8B%20T%E1%BA%BF
Hỏa Thủy Vị Tế
Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế (đồ hình:|:|:|)còn gọi là quẻ Vị Tế (未濟 wẽi jĩ), là quẻ thứ 64 trong Kinh Dịch. Nội quái là ☵ (:|: 坎 kản) Khảm hay Nước (水). Ngoại quái là ☲ (|:| 離 lì) Ly hay Hỏa (火). Văn Vương viết thoán từ: Vị Tế: Hanh. Tiểu hồ ngật tế, nhu kỳ vĩ, vô du lợi (未濟: 亨. 小狐汔濟, 濡其尾, 无攸利). Chu Công viết hào từ: Sơ lục: Nhu kỳ vĩ, lận. Cửu nhị: Duệ kỳ luân, trinh cát. Lục tam: Vị Tế: chinh hung, lợi thiệp đại xuyên. Cửu tứ: Trinh cát, hối vong. Chấn dụng phạt Quỷ Phương, tam niên. Hữu thưởng vu đại quốc. Lục ngũ: Trinh, cát, vô hối. Quân tử chi quang hữu phu, cát. Thượng cửu: Hữu phu vu ẩm tửu, vô cữu. Nhu kỳ thủ, hữu phu, thất thị. Giải nghĩa: Thất dã. Thất cách. Thất bát, mất, thất bại, dở dang, chưa xong, nửa chừng. Ưu trung vọng hỷ chi tượng: tượng trong cái lo có cái mừng. Bình luận: Kinh Dịch kết thúc bằng quẻ Vị Tế (chưa xong việc) mà trước đó lại là quẻ Ký Tế (đã xong việc). Ý nghĩa của nó là mọi sự việc tưởng chừng như đã kết thúc nhưng thực ra thì không bao giờ kết thúc. Suy rộng ra thì vạn vật trong vũ trụ cũng vậy. Sự chuyển động, thay đổi nói chung là không có đầu mà cũng chẳng có cuối. Tham khảo en:List of hexagrams of the I Ching#Hexagram 64
3236
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20Ch%C3%AD%20Quang
Lê Chí Quang
Lê Chí Quang (sinh ngày 30 tháng 6 năm 1970) là một nhân vật bất đồng chính kiến người Việt Nam. Tiểu sử Lê Chí Quang  sinh ngày 30/6/1970 tại huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Thành phố Hà Nội) trong một gia đình tri thức, có bố mẹ đều là công chức. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học ông đi lạo động tại Tiệp Khắc, tuy nhiên được 2 năm thì ông về nước vì lý do sức khỏe yếu liên quan đến thận. Sau đó thi đỗ đỗ Đại học Luật hệ tại chức, tốt nghiệp năm 1998. Ông là người biết và sử dụng được nhiều ngoại ngữ, trong đó phải kể đến tiếng Anh, Nga và tiếng Séc. Tuy nhiên sau khi tốt nghiệp ông không xin được việc, ông đã của hàng kinh doanh và dạy vi tính nhưng không duy trì được vì căn bệnh thận ngày càng có những dấu hiệu xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hoạt động Ngay trong thời gian lao động ở Tiệp Khắc, ông  đã tham gia phong trào đòi dân chủ, nhân quyền của những người chống Việt ở Tiệp Khắc; đã viết một số bài đăng trên báo “Diễn đàn tự do”. Bên cạnh đó ông cũng kết nối với nhiều nhân vật bất đồng chính kiến khác ở Việt Nam và ở nước ngoài viết nhiều bài có nội dung phê phán Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề đảm bảo tự do, dân chủ cho nhân dân, tuyên truyền những quan điểm với mục đích đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp của Việt Nam. Ngoài những bài viết trên, ông còn nổi tiếng với những phát ngôn và hành động cổ vũ mãnh liệt cho phong trào dân chủ trong nước; là một trong những cá nhân phê phán mãnh liệt Hiệp định biên giới giữa Việt Nam và nhà nước Trung Hoa. Lê Chí Quang cũng là người tham gia vận động thành lập “Hội nhân dân giúp Đảng và Nhà nước chống tham nhũng”, đồng thời lên án việc chính quyền bắt bớ những người dự định sáng lập ra “Hội nhân dân giúp Đảng và Nhà nước chống tham nhũng”. Lê Chí Quang cũng là người đã kêu gọi nhiều nhà bất đồng chính kiên khác ký bản kiến nghị Quốc hội Việt Nam đòi bỏ một số nghị định của chính phủ; bày tỏ quan điểm ủng hộ, bảo vệ những phát ngôn của nhiều nhà bất đồng chính kiến khác. Ông cũng là người đứng đầu kêu gọi cho phong trào thành lập đảng đối lập với đảng cộng sản Việt Nam. Cao trào nhất phải kể đến 10/2011 Lê Chí Quang đã đưa lên mạng internet bài viết mang tên “Hãy cảnh giác với Bắc Triều”. Trong bài viết chỉ trích các hiệp định về biên giới và lãnh hải mà chính quyền Việt Nam ký kết với Trung Quốc. Với hành động này ông bị kết án “tung tin gây rối loạn trật trự an ninh quốc gia” Ngày 21/02/2002, công an Việt Nam đã bắt ông tại một quán café internet, khi ông đang liên lạc mail với một người cũng được coi là một nhà bất đồng chính kến. Nhà của ông bị khám xét, cơ quan công an đã thu nhiều tài liệu. Theo báo chí Việt Nam thì những tài liệu đó có nội dung không đúng sự thật, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Ngày 08/11/2002, sau một phiên xử kín kéo dài 3 giờ đồng hồ doTòa án thủ đô của Việt Nam  xét xử, ông bị kết tội 4 năm tù giam và 3 năm quản thúc vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Tháng 7 năm 2002, tổ chức Human Rights Watch tôn vinh ông với giải thưởng Hellman/Hammett, dành cho những nhà văn can đảm đối chọi với sự khủng bố chính trị. Tháng 5 năm 2003, Ân xá Quốc tế tại Úc phát động chiến dịch gửi thư điện tử mang tên "Tự Do cho Lê Chí Quang". Tháng 4 năm 2004, trong một buổi lễ tại New York, New York, Lê Chí Quang trở thành một trong hai người được Trung tâm Văn bút Hoa Kỳ trao giải Quyền Tự do được viết năm 2004. Đây là năm thứ 18 giải thưởng này được trao cho những khuôn mặt bị cầm tù vì sử dụng hoặc bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Tháng 5 năm 2004, Lê Chí Quang được thả, hai năm trước hạn định. Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng ông Quang đã được thả vì khi ở trong tù ông "đã tỏ ra ăn năn, thừa nhận các hành vi tội lỗi của mình" đồng thời đã viết đơn xin được ân xá và hứa hẹn sẽ không tái phạm. Trong quá trình sinh hoạt trong tù, với tiền sử sức khỏe yếu, sức khỏe ông càng suy yếu trầm trọng. Nhiều tổ chức quốc tế cũng đã lên tiếng về tình trạng sức khỏe của ông, trong đó có tổ chức Ân xá Quốc tế thể hiện sự quan tâm, lo lắng đến sức khỏe của ông. Năm 2004 được ra tù, ông làm nhiều nghề khác nhau để sinh sống và không có hứng thú tham gia các phong trào đòi dân chủ nhân quyền trước đây. Giải thưởng Năm 2002, 2007 ông được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao Giải thưởng Hellman/Hammett. Xem thêm Bất đồng chính kiến ở Việt Nam Chú thích Nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam Người bị kết tội xâm phạm an ninh quốc gia tại Việt Nam Bị tù vì điều 88 Giải thưởng Hellman/Hammett Liên kết ngoài Human Rights Watch Tin từ đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ Từ Lê Chí Quang Đến Lê Công Định viettan, 19/06/2009
3241
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sao%20Di%C3%AAm%20V%C6%B0%C6%A1ng
Sao Diêm Vương
Sao Diêm Vương (Pluto) hay Diêm Vương tinh (định danh hành tinh vi hình: 134340 Pluto) là hành tinh lùn nặng thứ hai đã được biết trong Hệ Mặt Trời (sau Eris) và là vật thể nặng thứ mười trực tiếp quay quanh Mặt Trời. Trước kia nó từng được xếp hạng là một hành tinh, Sao Diêm Vương hiện được coi là thành viên lớn nhất của một vùng riêng biệt được gọi là Vành đai Kuiper. Tương tự như các thành viên khác của vành đai này, nó chủ yếu gồm đá với băng và có kích thước khá nhỏ: xấp xỉ một phần năm khối lượng và một phần ba thể tích Mặt Trăng của Trái Đất. Sao Diêm Vương có quỹ đạo với độ lệch tâm lớn và rất nghiêng. Độ lệch tâm khiến nó có thể có khoảng cách từ 30 tới 49 AU (4.4—7.4 tỷ km) từ Mặt Trời, nên thỉnh thoảng Sao Diêm Vương ở gần Mặt Trời hơn Sao Hải Vương. Sao Diêm Vương và vệ tinh lớn nhất của nó, Charon, thường được coi là một hệ đôi bởi khối tâm của các quỹ đạo của chúng không nằm trong bất kỳ một vật thể nào. Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) vẫn chưa chính thức hoá một định nghĩa cho các hệ hành tinh lùn đôi, và cho tới khi họ thông qua một quyết định như vậy, Charon vẫn được xếp hạng là một vệ tinh của Sao Diêm Vương. Sao Diêm Vương cũng có ba vệ tinh nhỏ hơn khác là Nix, Hydra, được khám phá năm 2005, và vệ tinh P4 được khám phá năm 2011. Cũng như Sao Kim và Sao Thiên Vương, Sao Diêm Vương tự quay theo chiều ngược. Chu kỳ tự quay của nó là -6,387 230 ngày hay -6 ngày 9 giờ 17 phút 36 giây. Từ khi được phát hiện năm 1930 cho tới tận năm 2006, Sao Diêm Vương vẫn được tính là hành tinh thứ chín của Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, nhiều vật thể tương tự Sao Diêm Vương đã được phát hiện ở phía ngoài Hệ Mặt Trời, đáng chú ý nhất là vật thể đĩa phân tán Eris, có khối lượng lớn hơn Sao Diêm Vương 27%. Ngày 24 tháng 8 năm 2006 Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã lần đầu tiên định nghĩa "hành tinh". Định nghĩa này không bao gồm Sao Diêm Vương, nó bị Hiệp hội Thiên văn Quốc tế xếp loại lại như một thành viên của loại mới là các hành tinh lùn cùng với Eris và Ceres. Sau khi được tái xếp hạng, Sao Diêm Vương được thêm vào danh sách các tiểu hành tinh và được định danh bằng số 134340. Một số nhà khoa học vẫn cho rằng nó cần được xếp vào nhóm hành tinh. Vào ngày 14 tháng 7 năm 2015, New Horizons trở thành phi thuyền đầu tiên bay ngang qua Sao Diêm Vương và các vệ tinh của nó, thực hiện các đo đạc và ghi lại những hình ảnh một cách chi tiết. Khám phá Trong thập niên 1840, sử dụng cơ học Newton, Urbain Le Verrier đã dự đoán vị trí của Sao Hải Vương khi ấy vẫn chưa được khám phá sau khi phân tích những nhiễu loạn trong quỹ đạo của Sao Thiên Vương. Giả thiết rằng những sự nhiễu loạn bị gây ra bởi lực hút hấp dẫn của hành tinh khác, Le Verrier đã gửi những tính toán của mình cho nhà thiên văn học Đức Johann Gottfried Galle. Ngày 23 tháng 9 năm 1846, buổi tối sau khi nhận được bức thư, Galle và sinh viên của mình Heinrich d'Arrest đã tìm thấy Sao Hải Vương ở chính xác nơi Le Verrier đã dự đoán. Những quan sát Sao Hải Vương ở cuối thế kỷ 19 đã khiến các nhà thiên văn học phải cho rằng quỹ đạo của Sao Thiên Vương đang bị nhiễu loạn bởi một hành tinh khác nữa ngoài Sao Hải Vương. Năm 1906, Percival Lowell, một người Boston giàu có từng thành lập Đài quan sát Lowell tại Flagstaff, Arizona năm 1894, đã khởi động một dự án lớn để tìm kiếm một hành tinh có thể có thứ 9, hành tinh mà ông gọi tên là "Hành tinh X". Tới năm 1909, Lowell và William H. Pickering đã đề xuất nhiều tọa độ có thể của một hành tinh như vậy. Lowell và đài quan sát của mình đã tìm kiếm từ năm 1905 tới khi ông qua đời năm 1916, nhưng không hề có kết quả. Việc tìm kiếm Hành tinh X của đài thiên văn mãi tới năm 1929, mới được bắt đầu trở lại khi ông giám đốc Vesto Melvin Slipher giao vai trò định vị Hành tinh X cho Clyde Tombaugh, một chàng trai xuất thân nông dân 22 tuổi đến từ Kansas, người mới chỉ tới Đài quan sát Lowell sau khi Slipher cảm thấy ấn tượng bởi một mẫu các bản vẽ thiên văn học của anh. Nhiệm vụ của Tombaugh là vẽ hình một cách có hệ thống bầu trời đêm bằng những bức ảnh đúp được chụp từ hai tuần trước đó, sau đó xem xét các cặp và xác định xem có bất kỳ một vật thể nào thay đổi vị trí hay không. Sử dụng một máy được gọi là máy so sánh ánh sáng nhấp nháy, anh nhanh chóng di chuyển tới lui các quang cảnh của mỗi đĩa, để tạo ra sự phản chiếu di động của bất kỳ vật thể nào đã thay đổi vị trí hay xuất hiện giữa các bức ảnh. Ngày 18 tháng 2 năm 1930, sau gần một năm tìm kiếm, Tombaugh đã phát hiện một vật thể có thể di động trên những đĩa ảnh được chụp ngày 23 tháng 1 và 29 tháng 1 năm ấy. Một bức ảnh chất lượng kém hơn được chụp ngày 20 tháng 1 đã giúp anh xác nhận sự chuyển động. Sau khi đài quan sát có được những bức ảnh xác nhận thêm nữa, tin tức về khám phá được gửi tới Đài quan sát Đại học Harvard ngày 13 tháng 3 năm 1930. Vật thể mới sau này đã được thấy trong những bức ảnh được chụp từ ngày 19 tháng 3 năm 1915. Đặt tên Quyền đặt tên cho vật thể mới phát hiện thuộc về Đài quan sát Lowell. Tombaugh đã hối thúc Slipher đề nghị một cái tên cho vật thể này trước khi có người khác làm điều đó. Những đề xuất được gửi về ồ ạt từ khắp nơi trên thế giới. Constance Lowell đề nghị tên Zeus, sau đó là Lowell, và cuối cùng là họ của bà. Tất cả đề nghị này đều không được chấp nhận. Cái tên Pluto lần đầu được Venetia Burney (sau này là Venetia Phair), một cô học trò 11 tuổi tại Oxford, Anh Quốc đề xuất. Venetia yêu thích thần thoại cổ điển cũng như thiên văn học, và coi cái tên Pluto (một trong những tên khác của Hades, vị thần cai quản địa ngục của người Hy Lạp), là thích hợp cho một hành tinh được cho là tối và lạnh như vậy. Cô bé đã nói ra ý kiến đó trong một cuộc thảo luận với người ông Falconer Madan, một cựu thủ thư tại Thư viện Bodleian thuộc Đại học Oxford. Madan đã gửi cái tên này cho Giáo sư Herbert Hall Turner, và ông này lại đánh điện báo cái tên đó cho các đồng nghiệp ở châu Mỹ. Vật thể được chính thức đặt tên ngày 24 tháng 3 năm 1930. Mỗi thành viên của Đài quan sát Lowell được cho phép bỏ phiếu chọn trong danh sách chỉ gồm ba cái tên: "Minerva" (tên đã được đặt cho một tiểu hành tinh), "Cronus" (vốn không được coi trọng bởi nó được đề xuất từ một nhà thiên văn vô danh tên là Thomas Jefferson Jackson See), và "Pluto" do Burney đặt. Pluto nhận được số phiếu tối đa. Cái tên này được công bố ngày 1 tháng 5 năm 1930. Ngay sau khi công bố, Madan đã cho Venetia năm pound làm tiền thưởng. Cái tên Pluto được dự định gợi nhớ tới những chữ cái đầu trong tên của nhà thiên văn học Percival Lowell, chữ viết lồng P-L cũng là biểu tượng thiên văn học của Sao Diêm Vương (). Biểu tượng chiêm tinh học của Sao Diêm Vương giống với biểu tượng của Sao Hải Vương (), nhưng có một vòng tròn thay thế cho cái chĩa đinh ba ở giữa (). Tại Nhật Bản năm 1930, ngay sau khi hành tinh này được phát hiện, trên "Khoa học hoạ báo" (Nhật văn: 科学画報), Nojiri Hōei (野尻抱影) đã đề nghị dịch tên gọi của hành tinh này sang tiếng Nhật là Minh Vương Tinh [chữ Hán: 冥王星, đọc theo âm âm độc là "めいおうせい" (Meiō sei)]. Minh vương (冥王) là tục xưng của Diêm Ma La Già (閻魔羅闍), theo Phật giáo là chúa tể của địa ngục. Đài Thiên văn Kyōto đã sử dụng tên gọi này nhưng Đài Thiên văn Tōkyō (nay là Đài Thiên văn quốc lập) tiếp tục dùng tên gọi "プルートー" (Purūtō, dịch âm từ tiếng Anh "Pluto") cho đến năm 1943. Trung Quốc từ năm 1933 cũng gọi hành tinh này là "Minh vương tinh". Tên gọi Minh vương tinh còn được dùng trong tiếng Triều Tiên [đọc theo âm Hán tự Triều Tiên là "명왕성" (Myeongwangseong)] và tiếng Mông Cổ. Do chữ "minh" 冥 có nghĩa là "u ám, tối tăm" đồng âm với chữ "minh" 明 có nghĩa là "sáng" và "minh vương" 冥王 đồng âm với "minh vương" 明王 có nghĩa là "vị vua sáng suốt" nên người Việt Nam tránh gọi Diêm Ma La Già là Minh vương mà thường gọi tắt là Diêm vương (閻王). Minh vương tinh cũng theo đó mà được từ sách báo Trung Quốc sang tiếng Việt là Diêm Vương Tinh (閻王星) hoặc Sao Diêm Vương. Nhiều ngôn ngữ Phi Âu sử dụng cách chuyển tự "Pluto" bằng cái tên của họ cho vật thể này. Cái chết của Hành tinh X Ngay khi được tìm thấy, ánh sáng mờ nhạt và sự thiếu vắng một đĩa phân giải được đã khiến mọi người nghi ngờ Sao Diêm Vương có thể là Hành tinh X của Lowell. Trong suốt thế kỷ 20, những ước tính về khối lượng Sao Diêm Vương liên tục bị điều chỉnh theo hướng giảm xuống: Năm 1931, khối lượng của Sao Diêm Vương được tính gần bằng khối lượng Trái Đất, đến năm 1948 nhà khoa học hành tinh Gerard Kuiper tính toán lại khối lượng của nó, cho thấy bị giảm xuống tới 1/10 khối lượng Trái Đất, gần bằng khối lượng Sao Hỏa. Năm 1976, Dale Cruikshank, Carl Pilcher và David Morrison tại Đại học Hawaii lần đầu tiên tính toán suất phản chiếu bề mặt Sao Diêm Vương, họ tính ra suất phản chiếu của hành tinh này gấp 1,4–1,9 lần suất phản chiếu của Trái Đất - cho thấy có sự hiện diện của băng metan; điều này có nghĩa Sao Diêm Vương phải đặc biệt rất sáng so với kích thước của nó và do đó khối lượng của Sao Diêm Vương chỉ nhẹ hơn 1% khối lượng Trái Đất. Năm 1978, sự khám phá vệ tinh Charon của Sao Diêm Vương lần đầu tiên đã cho phép đo đạc khối lượng của nó bằng khoảng 2% khối lượng Trái Đất, quá nhỏ để gây ra sự không nhất quán trong quỹ đạo của Sao Thiên Vương. Những nghiên cứu sau đó về một Hành tinh X khác, đáng chú ý nhất là của Robert Harrington, đều không thành công. Năm 1993, Myles Standish đã sử dụng dữ liệu từ chuyến bay ngang Sao Hải Vương của Voyager 2, xác định lại tổng khối lượng hành tinh này giảm 0,5%, để tính toán lại ảnh hưởng trọng lực lên Sao Thiên Vương. Với những con số mới, sự không nhất quán, sự cần thiết của Hành tinh X đã bị bãi bỏ. Ngày nay đa số nhà thiên văn học thống nhất rằng Hành tinh X, như Lowell định nghĩa nó, không tồn tại. Lowell đã đưa ra dự đoán vị trí Hành tinh X năm 1915 hơi gần hơn vị trí thực của Sao Diêm Vương ở thời điểm đó; tuy nhiên, Ernest W. Brown đã kết luận gần như ngay lập tức rằng đó là một sự trùng khớp, một quan điểm vẫn được duy trì đến ngày nay. Đặc điểm của hành tinh Khoảng cách từ Sao Diêm Vương tới Trái Đất khiến việc nghiên cứu sâu về hành tinh này rất khó khăn. Nhiều chi tiết về Sao Diêm Vương sẽ vẫn chưa được biết tới cho đến năm 2015, khi tàu vũ trụ New Horizons tới đó. Hình dạng bên ngoài và thành phần Độ sáng biểu kiến bên ngoài của Sao Diêm Vương trong khoảng 15,1, lên tới 13,65 ở điểm cận nhật. Để quan sát được nó, một kính viễn vọng phải có độ mở khoảng 30 cm (12 in). Sao Diêm Vương trông không rõ ràng và giống sao thậm chí khi được quan sát bằng kính viễn vọng lớn bởi đường kính góc của nó chỉ là 0,11". Nó có màu xám sáng pha chút vàng. Phân tích quang phổ bề mặt Sao Diêm Vương cho thấy nó có thành phần gồm hơn 98% băng nitơ, với các dấu hiệu của methane và carbon monoxide. Khoảng cách và những giới hạn về hiện tại trong kỹ thuật kính viễn vọng khiến không thể chụp ảnh trực tiếp các chi tiết bề mặt Sao Diêm Vương. Các hình ảnh từ Kính viễn vọng không gian Hubble không thể hiện bất kỳ một đặc điểm hay dấu hiệu bề mặt có thể phân biệt nào. Những hình ảnh tốt nhất về Sao Diêm Vương có từ các bản đồ sáng được tạo ra từ các quan sát gần các lần thực của nó với vệ tinh lớn nhất, Charon. Sử dụng quá trình xử lý máy tính, những quan sát được tiến hành bằng những yếu tố sáng khi Sao Diêm Vương bị Charon che khuất. Ví dụ, việc che khuất một điểm sáng trên Pluto sẽ tạo ra một sự thay đổi tổng độ sáng lớn hơn khi che khuất một điểm tối. Sử dụng kỹ thuật này, ta có thể đo đạc tổng độ sáng của hệ Sao Diêm Vương-Charon và theo dõi những thay đổi độ sáng theo thời gian. Những bản đồ được Kính viễn vọng không gian Hubble tổng hợp cho thấy bề mặt Sao Diêm Vương có đặc điểm ở sự không đồng nhất, một sự thực cũng được chứng nhận bởi sự làm cong ánh sáng và bởi những thay đổi định kỳ trong các phổ của nó. Bề mặt Sao Diêm Vương hướng về phía Charon chứa nhiều băng methane hơn, trong khi phía bề mặt đối diện chứa nhiều nitơ và băng carbon monoxit. Điều này biến Sao Diêm Vương thành vật thể có sự trái ngược lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời sau Iapetus. Cấu trúc bên trong Kính viễn vọng không gian Hubble cho rằng mật độ Sao Diêm Vương ở trong khoảng 1,8 và 2,1 g/cm³, cho thấy thành phần bên trong của nó gồm khoảng 50–70% đá và 30–50% băng. Vì sự phân rã phóng xạ của các khoáng chất cuối cùng sẽ làm nóng băng tới mức đủ để chúng tách khỏi đá, các nhà khoa học chờ đợi kết cấu bên trong của Sao Diêm Vương có sự khu biệt, với vật liệu đá lắng xuống thành một lõi đặc bao quanh bởi một áo băng. Những ước tính ban đầu từ tàu New Horizons cho thấy đường kính vùng lõi là 1700 km, và Sao Diêm Vương không có hoạt động từ trường. Có thể quá trình nóng lên đó đang diễn ra ở thời điểm hiện tại, tạo ra một biển nước ngầm bên dưới bề mặt. Tháng 9 năm 2016, các nhà khoa học tại Đại học Brown mô phỏng quá trình va chạm thông qua hình thành vùng đồng bằng Sputnik Planitia, cho thấy nó có thể là kết quả của việc nước lỏng dâng trào từ bên dưới bề mặt sau vụ va chạm, ngụ ý rằng có hiện diện biển nước ngầm nằm dưới bề mặt ở sâu 100 km. Cho đến tháng 6 năm 2020, các nhà thiên văn học đã thông báo bằng chứng cho rằng bên dưới bề mặt Sao Diêm Vương có thể chứa đại dương, và do đó nó có khả năng nuôi dưỡng sự sống khi nó mới được hình thành. Địa chất Những đặc trưng địa chất nổi bật trên Sao Diêm Vương gồm: Tombaugh Regio (hay còn gọi là vùng "trái tim"), một vùng sáng lớn nhất nằm trên mặt đối diện với Charon. Cthulhu Macula, một vùng tối dài nằm ở vùng phía bên trái bán cầu. Cuối cùng là "Brass Knuckles", một dải các vùng tối trải dài xích đạo nằm ở vùng phía bên phải bán cầu. Một thùy nằm ở phía tây Tombaugh Regio gọi là Sputnik Planitia, một bồn địa rộng 1.000 km chứa băng nitơ và carbon monoxit lạnh, bị phân chia thành ô đới lưu xếp cạnh như hình đa giác mang các khối trôi nổi trên lớp vỏ băng nước và các hố thăng hoa về phía rìa của chúng. Cũng có dấu hiệu rõ ràng về những dòng chảy sông băng và chúng chảy ra khỏi bồn địa. Khi tàu New Horizons chụp các bức ảnh về bồn địa, nó không có một hố va chạm nào có thể thấy được, cho thấy bề mặt của nó chưa đầy 10 triệu năm tuổi. Những nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng bề mặt có độ tuổi 180.000 năm. Nhóm khoa học thuộc dự án New Horizons đã tóm tắt những phát hiện ban đầu là "Sao Diêm Vương hiện lên nhiều dạng địa mạo, bao gồm cả những dạng địa hình sinh ra từ các quá trình tác động của sông băng và bề mặt - bầu khí quyển cũng như các quá trình va chạm, kiến ​​tạo, có thể có hoạt động núi lửa băng và xói mòn bề mặt hàng loạt". Phần phía tây của Sputnik Planitia có những cánh đồng chứa đụn cát ngang được hình thành do những cơn gió thổi từ trung tâm Sputnik Planitia theo hướng những đỉnh núi xung quanh. Các bước sóng trong đụn cát nằm trong khoảng 0,4–1 km và có khả năng bao gồm các hạt mêtan có kích cỡ 200–300 μm. Kích thước và khối lượng Đường kính Sao Diêm Vương là 2376,6 km. Khối lượng của nó nặng 1,303×1022 kg, tương đương 0,00218 lần khối lượng Trái Đất và 0,177 lần khối lượng Mặt Trăng. Diện tích bề mặt của Sao Diêm Vương là 1,779×107 km², gần bằng diện tích bề mặt nước Nga. Hấp dẫn bề mặt của Sao Diêm Vương là 0,063 g, so với Trái Đất là 1 g và Mặt Trăng là 0,17 g. Khối lượng của Sao Diêm Vương không được biết hàng chục năm sau khi nó được khám phá. Việc đo lường quỹ đạo vệ tinh Charon đã giúp các nhà khoa học tính được khối lượng của Sao Diêm Vương, dùng một công thức của Isaac Newton dựa vào các định luật của Johannes Kepler. Các quan sát về Sao Diêm Vương khi che khuất với Charon cho phép các nhà khoa học ước tính đường kính của Sao Diêm Vương với con số chính xác hơn, trong khi việc phát minh ra phương pháp quang học thích nghi cho phép họ xác định được hình dạng chính xác của nó. Sao Diêm Vương không những nhỏ hơn tất cả các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ mà còn nhỏ hơn các vệ tinh sau đây: Ganymede, Titan, Callisto, Io, Mặt Trăng, Europa và Triton. Trong khi đó, Sao Diêm Vương lại lớn hơn tất cả các tiểu hành tinh của vòng đai chính, giữa Sao Hoả và Sao Mộc, hay của vòng đai Kuiper. Điều này làm cho các nhà khoa học tin rằng Sao Diêm Vương không phải là một hành tinh chính thức mà thuộc một loại thiên thể nhiều người gọi là plutino – loại hành tinh nhỏ giống Sao Diêm Vương (Pluto). Việc xác định kích thước của Sao Diêm Vương trở nên phức tạp do bầu khí quyển và sương mù đầy hydrocacbon. Vào tháng 3 năm 2014, các nhà khoa học E. Lellouch, C. de Bergh và các đồng nghiệp đã công bố liên hệ đến tỷ số trộn của mêtan trong khí quyển Sao Diêm Vương thích hợp với đường kính của nó, cho thấy lớn hơn 2.360 km, với "dự đoán tốt nhất" là 2.368 km. Vào ngày 13 tháng 7 năm 2015, các bức ảnh chụp từ thiết bị LORRI bên trong tàu New Horizons của NASA, cùng với dữ liệu thu được từ các thiết bị khác, đã xác định đường kính của Sao Diêm Vương là 2.370 km, sau đó được sửa đổi là 2.372 km vào ngày 24 tháng 7, và sau đó nữa là 2.374 km. Sử dụng dữ liệu vô tuyến từ Thí nghiệm Khoa học Vô tuyến của New Horizons (REX), các nhà khoa học đã tìm được đường kính của Sao Diêm Vương là 2.376,6 km. Khí quyển Khí quyển Sao Diêm Vương là lớp khí mỏng thành phần gồm khí nitơ, mêtan, và cacbon mônôxít. Chúng có nguồn gốc từ băng trên bề mặt bốc hơi tạo thành. Áp suất bề mặt trong khí quyển thay đổi từ 6,5 tới 24 μbar. Người ta cho rằng quỹ đạo elip dẹt của Sao Diêm Vương có ảnh hưởng lớn đến khí quyển của nó: khi nó chuyển động ra xa Mặt Trời, bầu khí quyển của nó bị đóng băng dần và rơi trở lại bề mặt. Khi Sao Diêm Vương đến gần Mặt Trời hơn, nhiệt độ bề mặt tăng lên, băng trên bề mặt thăng hoa thành khí. Quá trình này tạo ra hiệu ứng nhà kính ngược; giống như mồ hôi làm lạnh cơ thể khi nó toát ra bề mặt da, sự thăng hoa này làm lạnh bề mặt của Sao Diêm Vương. Các nhà khoa học sử dụng mảng kính thiên văn vô tuyến Submillimeter Array gần đây đã phát hiện ra rằng nhiệt độ trên bề mặt Sao Diêm Vương vào khoảng , lạnh hơn 10 K so với giá trị trước đó. Do có mặt mêtan, một loại khí nhà kính mạnh, hiện tượng đảo ngược nhiệt độ trong khí quyển của Sao Diêm Vương đã xảy ra, với nhiệt độ trung bình ấm hơn 36 K ở độ cao trên 10 km so với bề mặt. Tầng khí quyển thấp hơn có độ tập trung mêtan cao hơn so với tầng khí quyển trên cao. Chứng cứ đầu tiên cho thấy Sao Diêm Vương có bầu khí quyển được tìm thấy tại Đài quan sát trên không Kuiper (Kuiper Airborne Observatory) năm 1985, dựa trên quá trình quan sát một ngôi sao bị che khuất bởi Sao Diêm Vương. Khi một thiên thể không có bầu khí quyển di chuyển ra phía trước ngôi sao thì ánh sáng từ ngôi sao bị biến mất một cách đột ngột; trong trường hợp của Diêm Vương Tinh, ngôi sao mờ dần dần đi. Từ tốc độ mờ dần, người ta tính ra được áp suất khí quyển bằng 0,15 pascal, xấp xỉ 1/700.000 so với của Trái Đất. Những kết quả này được củng cố mạnh mẽ bằng những quan sát mở rộng trong quá trình che khuất xảy ra vào năm 1988. Năm 2002, sự kiện Sao Diêm Vương che khuất một ngôi sao khác đã được quan sát và phân tích bởi đội đứng đầu là Bruno Sicardy ở Đài quan sát Paris, James L. Elliot ở MIT, và Jay Pasachoff ở Williams College. Kết quả họ thu được thật ngạc nhiên, áp suất khí quyển ước tính bằng 0,3 pascal, cho dù thời điểm này Sao Diêm Vương nằm xa Mặt Trời hơn so với thời điểm năm 1988 và do đó bầu khí quyển phải lạnh và loãng hơn. Một cách giải thích cho sự khác biệt này là năm 1987, cực nam của Sao Diêm Vương bắt đầu đi ra khỏi bóng tối trong suốt 120 năm, gây ra hiện tượng nitơ thăng hoa từ băng ở cực nam. Phải mất hàng thập kỉ để khí nitơ dư thừa ngưng tụ lại trong bầu khí quyển khi nó bị đóng băng trên chỏm băng tối vĩnh cửu ở cực bắc. Các đỉnh nhọn trong biểu đồ dữ liệu từ các nghiên cứu này cho thấy khả năng có gió thổi trong khí quyển của Sao Diêm Vương. Đội MIT-Williams College gồm James Elliot, Jay Pasachoff, và đội do Leslie Young dẫn đầu từ Viện nghiên cứu Tây Nam Southwest Research Institute cũng quan sát sự che khuất của Sao Diêm Vương vào ngày 12 tháng 6 năm 2006 tại Úc. Tháng 10 năm 2006, Dale Cruikshank ở Trung tâm nghiên cứu Ames thuộc NASA (người đồng lãnh đạo dự án New Horizons) và các đồng nghiệp thông báo họ phát hiện ra dấu vết của êtan trong quang phổ trên bề mặt của Sao Diêm Vương. Lượng êtan này được sinh ra từ sự quang phân hay sự phân ly do bức xạ (sự chuyển đổi hợp chất hóa học do ánh sáng hay bức xạ) của mêtan đóng băng trên bề mặt Sao Diêm Vương hay lơ lửng trong bầu khí quyển của nó. Quỹ đạo và sự tự quay Quỹ đạo Chu kỳ quỹ đạo hiện tại của Sao Diêm Vương là khoảng 248 năm Trái Đất. Quỹ đạo của nó khác với các hành tinh khác do có độ nghiêng quỹ đạo hơn 17° và tâm sai khoảng 0,25. Chỉ quỹ đạo của Sao Thủy có độ nghiêng đáng kể là khoảng 7° và tâm sai là khoảng 0,2; còn các hành tinh khác thì có quỹ đạo elip với tâm sai rất bé. Tâm sai lớn có nghĩa là một phần của quỹ đạo Sao Diêm Vương gần với Mặt Trời hơn quỹ đạo của Sao Hải Vương. Khi đến gần điểm cận nhật, Sao Diêm Vương ở gần Mặt Trời hơn Sao Hải Vương. Nhưng do độ nghiêng quỹ đạo, điểm cận nhật của nó ở phía bên trên (khoảng 8 AU) mặt phẳng hoàng đạo. Bán trục lớn của quỹ đạo Sao Diêm Vương thay đổi trong khoảng 39,3 đến 39,6 AU, và chu kỳ khoảng mỗi 19,95 năm (tương ứng với chu kỳ quỹ đạo thay đổi trong khoảng 246 đến 249 năm). Hiện tại bán trục lớn và chu kỳ quỹ đạo của Sao Diêm Vương đang dài ra. Các sơ đồ trên hai hình bên biểu diễn vị trí tương đối của quỹ đạo Sao Diêm Vương so với mặt phẳng hoàng đạo (mặt cắt vuông góc mặt phẳng hoàng đạo - ecliptic view), và hình chiếu từ trên xuống vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo (polar view) với vị trí hiện hành của Sao Diêm Vương và Sao Hải Vương. Các đoạn quỹ đạo phía trên mặt phẳng hoàng đạo được tô màu sáng hơn, các đoạn nằm dưới thì có màu tối hơn; điểm cận nhật và điểm viễn nhật được đánh dấu lần lượt bằng các chữ q và Q. Quỹ đạo tránh Sao Hải Vương Dù rõ ràng quỹ đạo của Sao Diêm Vương cắt quỹ đạo Sao Hải Vương khi quan sát trực tiếp từ phía trên hoàng đạo, hai vật thể này không thể va chạm. Điều này bởi các quỹ đạo của chúng được sắp thẳng hàng sao cho Sao Diêm Vương và Sao Hải Vương không bao giờ tiếp cận gần. Nhiều yếu tố tác động tới việc này. Ở mức độ đơn giản nhất, một người có thể xem xét hai quỹ đạo và thấy rằng chúng không giao nhau. Khi Sao Diêm Vương ở vị trí cận nhật, và vì thế cũng ở điểm gần nhất với quỹ đạo của Sao Hải Vương như được quan sát ở hình chiếu từ trên xuống, nó cũng ở điểm xa nhất phía trên hoàng đạo. Điều này có nghĩa thực tế quỹ đạo Sao Diêm Vương chạy qua phía trên quỹ đạo Sao Hải Vương, khiến chúng không thể va chạm. Quả vậy, phần quỹ đạo Sao Diêm Vương ở gần Mặt Trời hơn quỹ đạo Sao Hải Vương nằm khoảng 8 AU phía trên hoàng đạo, và cũng cách một khoảng tương tự với quỹ đạo Sao Hải Vương. Giao điểm lên của quỹ đạo của Sao Diêm Vương, điểm tại đó quỹ đạo cắt ngang hoàng đạo, hiện cách khỏi quỹ đạo Sao Hải Vương hơn 21°; các giao điểm xuống của chúng cũng cách nhau một khoảng cách góc tương tự (xem biểu đồ). Bởi quỹ đạo Sao Hải Vương hầu như phẳng so với mặt phẳng hoàng đạo, Sao Diêm Vương luôn cách xa phía trên khi hai hành tinh ở gần nhau trên quỹ đạo. Chỉ riêng điều này không đủ để bảo vệ Sao Diêm Vương; các nhiễu loạn (ví dụ, tiến động quỹ đạo) từ các hành tinh, đặc biệt là Sao Hải Vương, sẽ làm thay đổi quỹ đạo Sao Diêm Vương, vì thế trong hàng triệu năm một vụ va chạm có thể xảy ra. Một số cơ cấu khác hay các cơ cấu sẽ hoạt động từ đó. Cơ cấu đáng chú ý nhất là một cộng hưởng chuyển động trung bình với Sao Hải Vương. Sao Diêm Vương nằm ở 3:2 cộng hưởng khoảng cách chuyển động trung bình với Sao Hải Vương: cứ ba lần Sao Hải Vương quay xung quanh Mặt Trời, Sao Diêm Vương thực hiện điều đó 2 lần. Hai vật thể sau đó sẽ quay trở lại các vị trí ban đầu của chúng và chu kỳ lặp lại, mỗi chu kỳ kéo dài 500 năm. Mô hình này được xác định sao cho, trong mỗi chu kỳ 500 năm, lần đầu tiên Sao Diêm Vương gần điểm cận nhật Sao Hải Vương ở hơn 50° phía sau Sao Diêm Vương. Ở lần cận nhật thứ hai của Sao Diêm Vương, Sao Hải Vương sẽ hoàn thành một vòng nữa và một nửa vòng riêng trên quỹ đạo của nó, và vì thế sẽ ở một khoảng cách tương tự phía trước Sao Diêm Vương. Trên thực tế, khoảng cách tối thiểu giữa Sao Diêm Vương và Sao Hải Vương là hơn 17 AU; Sao Diêm Vương thực tế có thời điểm ở gần (11 AU) Sao Thiên Vương hơn Sao Hải Vương. Sự cộng hưởng 3:2 giữa hai vật thể rất ổn định, và không thay đổi trong hàng triệu năm. Điều này khiến quỹ đạo của chúng không thể thay đổi so với nhau— chu kỳ luôn lặp lại theo cùng cách— và hai vật thể không bao giờ đến được gần nhau. Vì thế, thậm chí khi quỹ đạo của Sao Diêm Vương không quá nghiêng, hai vật thể cũng không bao giờ va chạm nhau. Các yếu tố khác ảnh hưởng tới quỹ đạo Sao Diêm Vương Những nghiên cứu số đã cho thấy rằng sau những chu kỳ hàng triệu năm, hình thức tổng thể của sự thẳng hàng giữa quỹ đạo của Sao Diêm Vương và Sao Hải Vương không thay đổi. Tuy nhiên, có nhiều sự cộng hưởng và tác động khác ảnh hưởng tới các chi tiết chuyển động tương đối của chúng, và tăng cường tính ổn định của Sao Diêm Vương. Chúng xuất hiện chủ yếu từ hai cơ cấu phụ trợ (ngoài sự cộng hưởng chuyển động trung bình 3:2). Đầu tiên, cuộc tranh cãi về điểm cận nhật của Sao Diêm Vương, góc giữa điểm nơi nó cắt hoàng đạo và điểm nó ở gần Mặt Trời nhất, đu đưa quanh 90°. Điều này có nghĩa khi Sao Diêm Vương ở gần Mặt Trời nhất, nó đang ở điểm xa nhất phía trên mặt phẳng hoàng đạo của Hệ Mặt Trời, ngăn cản va chạm với Sao Hải Vương. Đây là hậu quả trực tiếp của cơ cấu Kozai, liên quan tới sự lệch tâm của một quỹ đạo với độ nghiêng của nó, liên hệ với một vật thể làm nhiễu động lớn hơn — trong trường hợp này là Sao Hải Vương. Liên quan tới Sao Hải Vương, biên độ dao động là 38°, và vì thế sự chia tách góc của điểm cận nhật của Sao Diêm Vương với quỹ đạo của Sao Hải Vương luôn lớn hơn 52° (= 90°–38°). Sự chia tách nhỏ nhất này diễn ra mối 10,000 năm. Thứ hai, các kinh độ của giao điểm lên của hai vật thể — các điểm khi chúng cắt mặt phẳng hoàng đạo - ở cộng hưởng gần với sự đu đưa bên trên. Khi hai kinh độ trùng nhau — có nghĩa, khi một kinh độ có thể vẽ một đường thẳng xuyên qua cả hai điểm giao và Mặt Trời — điểm cận nhật của Sao Diêm Vương nằm chính xác tại 90°, và nó ở gần Mặt Trời Nhật khi ở đỉnh phía trên quỹ đạo Sao Hải Vương. Nói cách khác, khi Sao Diêm Vương nằm gần nhất các giao điểm của mặt phẳng quỹ đạo Sao Hải Vương, nó cũng ở xa nhất phía trên nó. Điều này được gọi là siêu cộng hưởng 1:1.Để hiểu tình trạng của sự đu đưa, tưởng tượng một điểm quan sát phía trên cực, nhìn xuống đường hòng đạo từ một điểm ưu thế ở xa nơi các hành tinh chuyển động theo quỹ đạo ngược chiều kim đồng hồ. Sau khi vượt qua điểm giao lên, Sao Diêm Vương ở bên trong quỹ đạo Sao Hải Vương và chuyển động nhanh hơn, tiếp cận với Sao Hải Vương từ phía sau. Lực hút hấp dẫn mạnh giữa hai vật thể khiến động lượng góc từ Sao Hải Vương được chuyển sang Sao Diêm Vương. Điều này khiến Sao Diêm Vương đi vào một quỹ đạo hơi lớn hơn, nơi nó đi hơi chậm lại, tuân theo Định luật thứ ba của Kepler. Khi quỹ đạo thay đổi, nó dần tạo hiệu ứng thay đổi pericentre và các kinh độ của Sao Diêm Vương (và, ở mức độ nhỏ hơn, của Sao Hải Vương). Sau nhiều lần lặp lại như vậy, Sao Diêm Vương đã bị hãm lại ở mức đủ, và Sao Hải Vương cũng tăng tốc ở mức đủ, khiến Sao Hải Vương bắt đầu bắt Sao Diêm Vương tại phía đối diện quỹ đạo của nó (gần điểm giao đối diện nơi chúng ta bắt đầu). Quá trình này sau đó lại đảo ngược, và Sao Diêm Vương mất động lượng góc cho Sao Hải Vương, cho tới khi Sao Diêm Vương tăng tốc đủ để nó bắt đầu bắt Sao Hải Vương một lần nữa ở điểm ban đầu. Toàn bộ quá trình hoàn thành trong khoảng 20,000 năm. Sự tự quay Chu kỳ tự quay của Sao Diêm Vương bằng 6,387 ngày trên Trái Đất. Giống với Sao Thiên Vương, một mặt của Sao Diêm Vương nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. Độ nghiêng trục của Sao Diêm Vương là 122,53°, chính vì thế hành tinh lùn có sự biến đổi theo mùa cực kỳ khắc nghiệt. Tại điểm chí, một phần tư bề mặt của Sao Diêm Vương được Mặt Trời chiếu sáng liên tục, trong khi một phần tư bề mặt bên kia lại chìm trong bóng tối. Nguyên nhân giải thích cho sự bất thường này vẫn là chủ đề gây ra tranh cãi. Nghiên cứu từ Đại học Arizona đã đoán rằng có thể là do sự tự quay của vật thể luôn điều tiết để làm cho năng lượng rơi vào mức tối thiểu. Điều này có nghĩa một vật thể đang định hướng lại chính bản thân nó để đưa khối lượng từ bên ngoài về đến gần xích đạo và những vùng thiếu đi khối lượng quay về phía các cực. Hiện tượng đó gọi là "hiện tượng đảo cực" (polar wander). Theo một bài báo trích từ Đại học Arizona, khối nitơ đóng băng tích tụ trong các khu vực bị che khuất của hành tinh lùn nên mới gây ra hiện tượng này. Những khối này sẽ khiến vật thể tự định hướng lại, dẫn đến độ nghiêng trục bất thường của nó. Sự tích tụ của nitơ là do khoảng cách rộng lớn của sao Diêm Vương với Mặt Trời. Tại xích đạo, nhiệt độ có thể rơi -210 °C, gây ra việc đóng băng nitơ giống như nước bị đóng băng trên Trái Đất. Vệ tinh Sao Diêm Vương có năm vệ tinh tự nhiên đã được biết: Charon, lần đầu được xác định năm 1978 bởi nhà thiên văn học James Christy; và hai vệ tinh nhỏ hơn, Nix và Hydra, cả hai cùng được phát hiện năm 2005, và 2 vệ tinh nữa Kerberos & Styx. Các vệ tinh của Sao Diêm Vương luôn ở gần bề mặt của nó, so với các hệ khác đã được quan sát. Các vệ tinh có thể có tiềm năng quay quanh Sao Diêm Vương lên tới 53% (hay 69%, nếu đi ngược) của bán kính quyển Hill, vùng ảnh hưởng trọng lực ổn định của Sao Diêm Vương. Ví dụ, Psamathe quay quanh Sao Hải Vương ở 40% bán kính Hill. Trong trường hợp Sao Diêm Vương, chỉ 3% của vùng được biết có sự có mặt của các vệ tinh. Theo thuật ngữ của các nhà khoa học, hệ Sao Diêm Vương dường như "quá chật và hầu như trống rỗng." Trong các bức ảnh thu được từ Hubble chụp Sao Diêm Vương trong các ngày 28 tháng 6 năm 2011 và 3 tháng 7 năm 2011 các nhà thiên văn học ở viện SETI ở California đã phát hiện ra thêm một vệ tinh mới thứ tư của Sao Diêm Vương. Vệ tinh được tạm thời gọi là P4 (sau này là Kerberos) có đường kính từ 13 đến 34 km và quỹ đạo của nó nằm giữa quỹ đạo của Nix và Hydra. Charon Hệ thống Sao Diêm Vương-Charon rất đáng chú ý vì đây là hệ đôi lớn nhất trong một vài hệ đôi thuộc Hệ Mặt Trời, và được xác định là cặp đôi có khối tâm nằm ngoài bề mặt hành tinh chính (617 Patroclus là một ví dụ nhỏ hơn khác). Điều này và kích thước to lớn của Charon so với Sao Diêm Vương khiến một số nhà thiên văn gọi chúng là một hành tinh đôi lùn. Hệ này cũng khác biệt so với các hệ hành tinh khác ở điểm mỗi vật thể đều khóa thủy triều vật thể kia: Charon luôn quay một phía bề mặt về Sao Diêm Vương, và Sao Diêm Vương cũng luôn quay một mặt về Charon. Nếu một người đứng ở phía bề mặt gần của Sao Diêm Vương, Charon sẽ lơ lửng trên bầu trời mà không chuyển động; nếu người này đi về phía bề mặt bên kia, anh ta sẽ không thể nhìn thấy mặt kia của Charon. Năm 2007, những quan sát của Đài thiên văn Gemini về những dấu vết ammonia hydrate và tinh thể nước trên bề mặt Charon cho thấy sự hiện diện của các mạch nước phun hoạt động. Nix và Hydra Hai vệ tinh khác của Sao Diêm Vương đã được các nhà khoa học sử dụng Kính viễn vọng không gian Hubble chụp ngày 15 tháng 5 năm 2005, và chúng đã nhận được tên định danh tạm thời là S/2005 P 1 và S/2005 P 2. Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã chính thức đặt tên cho các vệ tinh mới nhất của Sao Diêm Vương là Nix (hay Pluto II, vệ tinh phía bên trong, trước kia là P 2) và Hydra (Pluto III, vệ tinh phía ngoài, trước kia là P 1), ngày 21 tháng 6 năm 2006. Những vệ tinh nhỏ này quay quanh Sao Diêm Vương ở khoảng cách gấp hai và ba lần Charon: Nix ở 48,700 kilômét và Hydra ở 64,800 kilômét từ tâm khối lượng chung của hệ. Chúng có quỹ đạo cùng hướng trên cùng mặt phẳng quỹ đạo như Charon, và rất gần (nhưng không phải ở trong) chuyển động trung bình cộng hưởng quỹ đạo 4:1 và 6:1 với Charon. Những quan sát Nix và Hydra để xác định các tính chất riêng của chúng đang được tiến hành. Thỉnh thoảng Hydra sáng hơn Nix, cho thấy hoặc nó lớn hơn hoặc những phần khác nhau trên bề mặt của nó có thể có độ sáng khác nhau. Các kích thước được ước tính từ các suất phân chiếu. Quang phổ của hai vệ tinh này tương tự quang phổ của Charon cho thấy một suất phân chiếu 35% như của Charon; các giá trị này khiến Nix được ước tính có đường kính 46 km còn Hydra lớn hơn và có đường kính 61 km. Những giới hạn trên của đường kính của chúng có thể được ước tính khi lấy suất phân chiếu 4% của các vật thể tối nhất trong Vành đai Kuiper; những giới hạn đó là 137 ± 11 km và 167 ± 10 km. Ở phía cuối của dãy này, các khối lượng được suy luận chưa tới 0.3% khối lượng Charon, hay 0.03% của Sao Diêm Vương. Sự khám phá hai vệ tinh nhở hơn cho thấy Sao Diêm Vương có thể có một hệ vành đai biến đổi. Các vụ va chạm của các vật thể nhỏ có thể tạo ra rác hình thành nên các vành đai hành tinh. Dữ liệu từ một cuộc khảo sát quang học kỹ lưỡng của Advanced Camera for Surveys trên Kính viễn vọng vũ trụ Hubble cho thấy không có hệ vành đai nào. Nếu một hệ như vậy tồn tại, hoặc nó mỏng manh như các vành đai Sao Mộc hoặc nó chỉ hạn chế ở chiều rộng chưa tới 1,000 km. Khi chụp ảnh hệ Sao Diêm Vương, những quan sát từ Huble đặt ra các giới hạn với bất kỳ một vệ tinh có thể nào khác. Với độ tin cậy lên tới 90%, không thể có thêm một vệ tinh khác lớn hơn 12 km (hay tối đa 37 km với suất phân chiếu 0.041) tồn tại bên ngoài ánh chói của Sao Diêm Vương năm giây cung từ hành tinh lùn này. Điều này giả định rằng một vật thể kiểu Charon có suất phân chiếu 0.38; ở mức độ tin cậy 50% giới hạn là 8. Kerberos và Styx Hai vệ tinh Kerberos & Styx được phát hiện và công bố, được xác nhận là những vệ tinh mới năm 2011 và 2012 bới Kính viễn vọng không gian Hubble. Nguồn gốc Nguồn gốc và đặc điểm của Sao Diêm Vương từ lâu đã là câu hỏi khó đối với các nhà thiên văn học. Trong thập niên 1950 có ý kiến cho rằng Sao Diêm Vương là một vệ tinh đã thoát khỏi Sao Hải Vương, bị vệ tinh lớn nhất hiện nay của ngôi sao này là Triton đẩy bắn ra khỏi quỹ đạo. Ý kiến này đã bị chỉ trích nhiều bởi, như được giải thích ở trên, thực tế Sao Diêm Vương không bao giờ tới gần hành tinh. Từ năm 1992, các nhà thiên văn học đã bắt đầu khám phá ra nhiều vật thể băng nhỏ phía ngoài Sao Hải Vương tương tự như Sao Diêm Vương không chỉ ở quỹ đạo mà cả ở kích thước và thành phần. Vành đai này, được gọi là Vành đai Kuiper theo một trong những nhà thiên văn học người lần đầu tiên xác định tính chất của các vật thể bên ngoài Sao Hải Vương, được tin là nguồn gốc của nhiều sao chổi chu kỳ ngắn. Các nhà thiên văn học hiện tin rằng Sao Diêm Vương là vật thể lớn nhất đã biết trong các vật thể thuộc vành đai Kuiper (KBOs). Giống như các vật thể KBOs khác, Sao Diêm Vương có các đặc điểm chung với các sao chổi; ví dụ, gió mặt trời dần thổi bay bề mặt Sao Diêm Vương vào vũ trụ, theo cách một sao chổi. Nếu Sao Diêm Vương bị đặt ở gần Mặt Trời như Trái Đất, nó cũng sẽ có một cái đuôi như các sao chổi. Tuyên bố này đã gây ra tranh cãi vì suy luận rằng vận tốc thoát ly của Sao Diêm Vương quá cao để gây ra hiện tượng này. Người ta đề xuất rằng Sao Diêm Vương có thể hình thành từ sự bồi tụ của nhiều sao chổi và các vật thể thuộc vành đai Kuiper. Dù Sao Diêm Vương là vật thể lớn nhất trong vành đai Kuper đã được phát hiện, Triton, hơi lớn hơn Sao Diêm Vương lại có nhiều đặc điểm khí quyển và thành phần địa chất giống với Sao Diêm Vương và được tin rằng cũng là một vật thể bị bắt khỏi Vành đai Kuiper. Eris (xem bên dưới) cũng lớn hơn Sao Diêm Vương nhưng không bị coi hoàn toàn là một thành viên của Vành đai Kuiper. Thay vào đó, nó được coi là một thành viên của đám vật thể được gọi là đĩa phân tán. Một số lượng lớn vật thể trong Vành đai Kuiper, như Sao Diêm Vương, có cộng hưởng quỹ đạo 3:2 với Sao Hải Vương. Các vật thể vành đai Kuiper có cộng hưởng quỹ đạo kiểu này được gọi là "plutino", theo tên Pluto. Giống như các thành viên khác thuộc vành đai Kuiper, Sao Diêm Vương được cho là một vi thể hành tinh còn sót lại; một thành phần trong đĩa tiền hành tinh nguyên thủy xung quanh Mặt Trời không thể kết hợp hoàn toàn để hình thành một hành tinh chính thống. Hầu hết các nhà thiên văn đồng ý rằng Sao Diêm Vương có vị trí hiện tại là do nó trải qua sự di trú đột ngột cùng với Sao Hải Vương trong thời kỳ đầu hình thành Hệ Mặt Trời. Vì Sao Hải Vương di trú ra bên ngoài, nó tiếp cận các vật thể trong Vành đai Kuiper nguyên thủy, dẫn đến việc Triton bị Sao Hải Vương bắt giữ và quay trên quỹ đạo quanh hành tinh này cho đến hiện nay, khóa các vật thể khác rơi vào mức cộng hưởng khác nhau và đẩy các vật thể khác rơi vào những quỹ đạo hỗn loạn. Các vật thể trong đĩa phân tán được cho là đã đặt ở vị trí hiện tại do chúng tác động với mức cộng hưởng chuyển động của Sao Hải Vương. Một mô hình máy tính được chế tạo vào năm 2004 bởi nhà khoa học Alessandro Morbidelli thuộc Đài thiên văn Côte d'Azur ở Nice, Pháp cho thấy Sao Hải Vương di trú vào vành đai Kuiper có thể ảnh hưởng do mức cộng hưởng 1: 2 giữa Sao Mộc và Sao Thổ, tạo ra lực hấp dẫn đẩy cả Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương vào quỹ đạo lớn hơn và khiến cho chúng bị đổi chỗ, cuối cùng làm nhân đôi khoảng cách giữa Sao Hải Vương với Mặt Trời. Kết quả là trục xuất các vật thể khỏi vành đai Kuiper nguyên thủy, điều này cũng có thể giải thích cho giai đoạn Công phá mạnh muộn vào thời điểm 600 triệu năm sau khi Hệ Mặt Trời hình thành và nguồn gốc của các trojan Sao Mộc. Có lẽ Sao Diêm Vương đã có quỹ đạo gần tròn nằm cách Mặt Trời khoảng 33 AU trước khi Sao Hải Vương di trú và làm nhiễu loạn quỹ đạo Sao Diêm Vương, khiến chúng tạo nên một mức cộng hưởng. Mô hình Nice đòi hỏi phải có khoảng một nghìn vật thể cỡ Sao Diêm Vương trong đĩa vi thể hành tinh nguyên thủy, bao gồm cả Triton và Eris. Thám hiểm Sao Diêm Vương Sao Diêm Vương đặt ra những thách thức to lớn cho con tàu vũ trụ bởi khối lượng nhỏ và khoảng cách xa từ Trái Đất. Voyager 1 đáng lẽ đã có thể tới Sao Diêm Vương, nhưng những người điều khiển thay vào đó đã chọn một chuyến bay ngang qua vệ tinh Titan của Sao Thổ khiến nó không thể có quỹ đạo ngang qua Sao Diêm Vương. Voyager 2 cũng không thể có quỹ đạo hợp lý để tới Sao Diêm Vương. Trước thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 chưa hề có một nỗ lực thực sự nào nhằm thám hiểm Sao Diêm Vương. Tháng 8 năm 1992, nhà khoa học Robert Staehle của JPL đã gọi điện cho người phát hiện Sao Diêm Vương, Clyde Tombaugh, yêu cầu cho phép viếng thăm hành tinh của ông. "Tôi đã nói rằng ông ta được chào đón ở đó," Tombaugh sau này nhớ lại, "dù ông ta sẽ phải có một chuyến bay dài và lạnh giá." Dù đã có khoảnh khắc sớm này, năm 2000, NASA đã hủy bỏ phi vụ Pluto Kuiper Express, với các lý do chi phí gia tăng và những chậm trễ trong việc chế tạo phương tiện phóng. Sau một cuộc chiến chính trị căng thẳng, một phi vụ mới tới Sao Diêm Vương, với cái tên New Horizons, đã được chính phủ Hoa Kỳ cung cấp chi phí năm 2003. New Horizons được phóng thành công ngày 19 tháng 1 năm 2006. Lãnh đạo sứ mệnh, S. Alan Stern, xác nhận rằng một số tro từ thi hài Clyde Tombaugh, đã mất năm 1997, đã được đặt trên con tàu. Đầu năm 2007 lợi dụng hỗ trợ hấp dẫn từ Sao Mộc. Lần tiếp cận gần nhất của nó tới Sao Diêm Vương đã diễn ra ngày 14 tháng 7 năm 2015; những quan sát khoa học với Sao Diêm Vương sẽ bắt đầu từ năm tháng trước cuộc tiếp cận gần và sẽ tiếp tục ít nhất một tháng sau lần gặp mặt. New Horizons đã chụp những bức ảnh đầu tiên (từ xa) về Sao Diêm Vương hồi cuối tháng 9 năm 2006, trong cuộc thử nghiệm thiết bị Long Range Reconnaissance Imager (LORRI). Các bức ảnh, được chụp từ khoảng cách xấp xỉ 4.2 tỷ km, xác nhận khả năng thám sát các mục tiêu xa của tàu vũ trụ, khả năng cần thiết để tiến tới gần Sao Diêm Vương và các vật thể khác trong Vành đai Kuiper. New Horizons sẽ sử dụng một gói cảm biến từ xa gồm các thiết bị hình ảnh và thiết bị radio khảo sát khoa học, cũng như máy quang phổ và các thiết bị khác, để xác định địa chất và hình thái của Sao Diêm Vương cùng vệ tinh Charon của nó, vẽ bản đồ thành phần bề mặt hai vật thể và phân tích khí quyển trung tính của Sao Diêm Vương cùng tỷ lệ tốc độ thoát của nó. New Horizons cũng sẽ chụp ảnh bề mặt Sao Diêm Vương và Charon. Sự khám phá các vệ tinh Nix và Hydra có thể đặt ra những thách thức chưa được dự tính với tàu vụ trụ. Những vụn rác từ các vụ va chạm giữa các vật thể trong Vành đai Kuiper và các vệ tinh nhỏ hơn, với tốc độ thoát khá nhỏ của chúng, có thể tạo ra một vòng đai rác mảnh. Nếu New Horizons phải bay qua một vòng đai như vậy, nhiều khả năng vi thiên thạch có thể gây hư hại cho con tàu. Tranh cãi tình trạng hành tinh Tình trạng chính thức của Sao Diêm Vương với tư cách một hành tinh đã là một chủ đề tranh cãi ít nhất từ năm 1992, khi Vật thể Vành đai Kuiper đầu tiên, , được phát hiện. Kể từ đó, các khám phá mới càng làm cuộc tranh cãi thêm căng thẳng. Tưởng nhớ tư cách một hành tinh Sao Diêm Vương được thể hiện như một hành tinh trên Đĩa Pioneer, một bản khắc được đặt trên các con tàu vũ trụ Pioneer 10 và Pioneer 11, phóng đi hồi đầu thập niên 1970. Tấm đĩa này được dự định cung cấp thông tin về nguồn gốc tàu vũ trụ cho bất kỳ một nền văn minh nào ngoài Trái Đất có thể gặp chúng trong tương lai, gồm cả một giản đồ về Hệ Mặt Trời, với chín hành tinh. Tương tự, một hình ảnh tương tự chứa bên trong thiết bị Voyager Golden Record được đặt trong tàu vũ trụ Voyager 1 và Voyager 2 (cũng được phóng hồi thập niên 1970) có bao gồm dữ liệu về Sao Diêm Vương và cũng thể hiện nó như hành tinh thứ chín. Nhân vật Pluto trong các bộ phim hoạt hình của Disney, xuất hiện năm 1930, cũng được đặt tên đó để kỷ niệm hành tinh này. Năm 1941, Glenn T. Seaborg đã đặt tên cho nguyên tố mới được tạo ra là plutoni để vinh danh Sao Diêm Vương, và cũng để giữ truyền thống đặt tên các nguyên tố theo các hành tinh mới được tìm ra (urani theo Sao Thiên Vương (Uranus), neptuni theo Sao Hải Vương (Nepturne), dù truyền thống này cũng được sử dụng đối với một số vật thể không phải hành tinh: ceri được đặt theo tên Ceres và palladi theo tên Pallas). Những khám phá mới dẫn tới tranh cãi Sự khám phá Vành đai Kuiper và mối quan hệ của Sao Diêm Vương với vành đai này khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu Sao Diêm Vương có nên được coi là một vật thể riêng biệt khỏi vành đai hay không. Năm 2002, vật thể 50000 Quaoar thuộc vành đai được phát hiện, với đường kính khoảng 1,280 kilômét, bằng một nửa Sao Diêm Vương. Năm 2004, những người khám phá 90377 Sedna đã đặt một giới hạn trên là 1,800 kilômét đường kính, gần bằng đường kính Sao Diêm Vương 2,320 kilômét vào năm đó. Giống như Ceres cuối cùng bị mất tư cách hành tinh sau sự khám phá các tiểu hành tinh khác, vì thế, vấn đề được đặt ra, Sao Diêm Vương phải được xếp hạng lại như một trong những vật thể thuộc vành đai Kuiper. Ngày 29 tháng 7 năm 2005, sự khám phá một vật thể ngoài Sao Hải Vương được thông báo. Được đặt tên Eris, lúc đầu nó hơi lớn hơn Sao Diêm Vương và là vật thể lớn nhất được phát hiện trong Hệ Mặt Trời từ khi phát hiện Triton năm 1846. Những người phát hiện ra nó và báo chí ban đầu gọi nó là "hành tinh thứ mười", dù không có sự đồng thuật chính thức ở thời điểm đó về việc có nên gọi nó là một hành tinh hay không. Những người khác trong giới thiên văn học coi sự khám phá là lý lẽ mạnh mẽ nhất đòi hỏi xếp hạng lại Sao Diêm Vương như một tiểu hành tinh. Những đặc tính gây tranh cãi khác của Sao Diêm Vương là vệ tinh lớn, Charon, và khí quyển của nó. Những đặc tính này có lẽ không phải duy nhất của Sao Diêm Vương: nhiều vật thể ngoài Sao Hải Vương khác cũng có vệ tinh, và quang phổ của Eris cho thấy bề mặt nó có thành phần tương tự Sao Diêm Vương. Nó cũng có một vệ tinh, Dysnomia, được phát hiện tháng 9 năm 2005. Giám đốc các viện bảo tàng và cung thiên văn thỉnh thoảng gây ra tranh cãi khi bỏ Sao Diêm Vương khỏi các mô hình hành tinh của Hệ Mặt Trời. Một số lần hành động đó là có chủ ý; Cung thiên văn Hayden mở cửa trở lại sau khi được sửa chữa năm 2000 với một mô hình chỉ gồm tám hành tinh. Cuộc tranh cãi đã được đưa lên trang đầu các báo ở thời điểm đó. Đại hội Hiệp hội Thiên văn Quốc tế Từ 16 đến 24 tháng 8 năm 2006, 3.000 nhà thiên văn học và nhà khoa học thuộc Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) đã gặp nhau tại Praha, Cộng hòa Séc để thảo luận về định nghĩa hành tinh. Tổ chức này có kế hoạch chính thức đưa ra định nghĩa hành tinh, và từ đó để xác định Sao Diêm Vương là hành tinh, hành tinh lùn (dwarf planet) hay là một thiên thể vành đai Kuiper (KBO). Ban đầu, tổ chức này có ý định phân loại Sao Diêm Vương cùng với 2003 UB313 và các thiên thể hình cầu thuộc loại thiên thể ngoài Sao Hải Vương mà có thể sẽ được phát hiện ra, là các hành tinh, mặc dù chúng rất "gần gũi" với Sao Diêm Vương. Ceres và vệ tinh tự nhiên Charon của Sao Diêm Vương, cũng được xem như là các hành tinh lùn. Tuy nhiên, đến ngày 24 tháng 8 năm 2006, dự định ban đầu đã có thay đổi. Theo nghị quyết 5A được thông qua, 3 tiêu chí để một thiên thể được coi là hành tinh trong Hệ Mặt Trời như sau : Thiên thể phải có quỹ đạo quanh Mặt Trời và bản thân nó không phải là một ngôi sao. Thiên thể phải có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn của chính nó tạo cho nó dạng cân bằng thủy tĩnh (gần như hình cầu). Thiên thể phải có khối lượng vượt trội so với các thiên thể khác quanh vùng quỹ đạo của mình. Sao Diêm Vương không đáp ứng được tiêu chí thứ ba, vì quỹ đạo rất dẹt của nó cắt quỹ đạo Sao Hải Vương, là hành tinh lớn hơn nó nhiều. Theo nghị quyết 6A, Sao Diêm Vương được phân loại là hành tinh lùn (cùng loại với nó là Ceres và Eris). Ngày 7 tháng 9 năm 2006, Sao Diêm Vương đã được ấn định số tiểu hành tinh 134340, do Trung tâm Minor Planet, cơ quan chính thức chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu về các tiểu hành tinh và sao chổi trong hệ mặt trời, đưa ra. Nó được công nhận là hình mẫu cho một loại thiên thể mới gồm các thiên thể phía ngoài Sao Hải Vương. Vào tháng 6 năm 2008, IAU đã thông báo trong báo chí rằng thuật ngữ "plutoid" từ đó sẽ được sử dụng để chỉ Sao Diêm Vương và những vật thể có khối lượng hành tinh khác nằm xa hơn Sao Hải Vương, dù thuật ngữ này không được áp dụng nhiều. Sau khi phân loại lại danh hiệu của Sao Diêm Vương vào tháng 8 năm 2006, đã có một số tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng thiên văn học. Một số nhà khoa học cũng phản đối về cách phân loại này, điển hình là Alan Stern, trưởng nhóm sứ mệnh New Horizons của NASA, đã chế giễu nghị quyết của IAU, nói rằng "định nghĩa này không khả thi và sai cơ bản về mặt khoa học". Stern cho rằng, theo định nghĩa mới này, cả Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Hải Vương sẽ không phải là hành tinh vì quỹ đạo của chúng vẫn còn quá nhiều tiểu hành tinh chưa thể dọn sạch. Ông còn lập luận rằng tất cả các vệ tinh lớn dạng cầu, bao gồm cả Mặt Trăng của Trái Đất, cũng nên được coi là hành tinh. Ông cũng tuyên bố rằng vì chỉ có ít hơn 5% các nhà thiên văn học đã bỏ phiếu cho tiêu chí thứ ba, nên quyết định này không mang tính đại diện cho toàn cộng đồng thiên văn học. Nhà thiên văn học Marc W. Buie, lúc đó làm việc tại Đài quan sát Lowell, đã kiến ​​nghị không sử dụng định nghĩa này. Biểu quyết của công chúng đã khẳng định rằng Sao Diêm Vương bị IAU "giáng cấp xuống thành hành tinh lùn một cách không công bằng". Một số thành viên công chúng cũng đã bác bỏ sự thay đổi đó, dẫn đến sự bất đồng trong cộng đồng khoa học về vấn đề này hoặc những lý do về mặt cảm tình. Và họ vẫn duy trì sự hiểu biết về Sao Diêm Vương như một hành tinh và mãi mãi sẽ như vậy, bất chấp những nghị quyết trong định nghĩa hành tinh của IAU. Ghi chú Chú thích Tham khảo Xem thêm Vật thể ngoài Sao Hải Vương Vành đai Kuiper Các vật thể trong Hệ Mặt Trời từng được coi là hành tinh Liên kết ngoài Sao Diêm Vương Pluto trên trang web của NASA Pluto Fact Sheet - Số liệu NASA về Sao Diêm Vương cập nhật 3/7/2013 NASA's Hubble Reveals Possible New Moons Around Pluto - Thông báo của NASA về 2 vệ tinh mới tìm thấy của Diêm vương tinh 31/10/2005 New Horizons: NASA's Pluto-Kuiper Belt Mission Pluto Kuiper Express Pluto and the Developing Landscape of Our Solar System IAU Bài viết thiên văn chọn lọc 19300218 Được phát hiện bởi Clyde Tombaugh Tiểu hành tinh được đặt tên Plutino Hành tinh lùn 134340 Hệ Mặt Trời
3243
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng%20H%E1%BB%93ng
Sông Hồng
Sông Hồng (còn gọi là sông Cái, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) là con sông có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ, trên đất Việt Nam dài 510 km. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam. Tên gọi Sông được gọi là Sông Hồng (chữ Nôm: 瀧紅) hay Hồng Hà (chữ Hán: 紅河) do con sông có màu đỏ nhạt. Sông cũng hay được gọi Sông Cái (người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï, tuy nhiên họ thường dùng tên gọi Fleuve Rouge hơn) bởi sông Hồng là khởi nguyên cho nền Văn minh lúa nước của Việt Nam. Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang (元江, bính âm: yuan2 jiang1), đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang (禮社江). Dòng chảy và lưu lượng Dòng chính Dòng chính (chủ lưu) của sông Hồng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Chi lưu phía đông bắt nguồn từ vùng núi huyện Tường Vân. Chủ yếu nó chảy theo hướng tây bắc-đông nam, qua huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái (傣 Dăi), Di (彞), Cáp Nê (哈尼 Hani, ở Việt Nam gọi là người Hà Nhì). Đến biên giới Việt - Trung, sông Hồng chạy dọc theo biên giới khoảng 80 km; bờ nam sông thuộc Việt Nam, bờ bắc vẫn là lãnh thổ Trung Quốc. Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam là tại xã A Mú Sung (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam. Đến phía đông thành phố Lào Cai, sông thành ranh giới giữa thành phố và huyện Bảo Thắng, đi qua Bảo Thắng và Bảo Yên, dọc theo ranh giới Bảo Yên và Văn Bàn. Sông chảy qua Văn Yên rồi Trấn Yên (Yên Bái) và thành phố Yên Bái, sang Hạ Hòa (Phú Thọ), dọc theo ranh giới giữa Hạ Hòa, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ, Lâm Thao, Việt Trì ở tả ngạn và Cẩm Khê, Tam Nông ở hữu ngạn. Sông chảy dọc theo ranh giới giữa tỉnh Vĩnh Phúc (các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc) ở tả ngạn và Hà Nội (các huyện, thị xã Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ) ở hữu ngạn. Sông chảy qua Hà Nội với các quận, huyện Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Trì ở hữu ngạn và Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm ở tả ngạn. Sông thành ranh giới tự nhiên giữa: Hà Nội (Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên) ở hữu ngạn và Hưng Yên (Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động) ở tả ngạn; Hà Nội (Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ) ở hữu ngạn và Vĩnh Phúc (Vĩnh Tường, Yên Lạc) ở tả ngạn; Hà Nam (Duy Tiên, Lý Nhân) ở hữu ngạn và Hưng Yên (thành phố Hưng Yên) ở tả ngạn; Hà Nam (Lý Nhân) ở hữu ngạn và Thái Bình (Hưng Hà, Vũ Thư) ở tả ngạn; Nam Định (Mỹ Lộc, thành phố Nam Định, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy) ở hữu ngạn và Thái Bình (Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải) ở tả ngạn và đổ ra Biển Đông ở cửa Ba Lạt. Ở Lào Cai Sông Hồng cao hơn mực nước biển 73 m. Đến Yên Bái cách Lào Cai 145 km thì sông chỉ còn ở cao độ 55 m. Giữa hai tỉnh đó là 26 ghềnh thác, nước chảy xiết. Đến Việt Trì thì triền dốc sông không còn mấy nên lưu tốc chậm hẳn lại. Đồng bằng sông Hồng nằm ở hạ lưu con sông này. Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/s (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều. Về mùa khô lưu lượng giảm chỉ còn khoảng 700 m³/s, nhưng vào cao điểm mùa mưa có thể đạt tới 30.000 m³/s. Phụ lưu Các phụ lưu của Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc qua Việt Nam tới biển là: Ngòi Phát (Lào Cai) Ngòi Bo (Lào Cai) Ngòi Nhù (Lào Cai) Ngòi Hút (Yên Bái) Ngòi Thia (Yên Bái) Ngòi Lao (Yên Bái) Ngòi Giành (Phú Thọ) Sông Cầu Tây (Phú Thọ) Ngòi Cỏ (Phú Thọ) Sông Bứa (Phú Thọ) Sông Đà với các phụ lưu: Nậm Ma, Nậm Củn, Nậm Ngòa, Nậm Pằn, Phi Châu, Nậm Táng Thủm, Nậm Hỏ Sa, Nậm Khục, Nậm Vinh, Nậm Han, Nậm Kha A, Nậm Kha Ú, Nậm Luồng, Nậm Bum, Nậm Nhạt, Nậm Na, Nậm Mức, Nậm Ma, Nậm Muội, Nậm Giôn, Nậm Mu, Suối Chiến, Suối Hội, Suối Chim, Suối Sập, Sông Tắc, Suối Khoáng, Suối Tân, Suối Trầm, Suối Vàng, Suối Cái, Suối Lặt,... Sông Lô với các phụ lưu: Thanh Thủy, Nậm Seởu, Sông Miên, Nậm Ma, Nậm Dầu, Suối Chang, Nậm Ngần, Nậm Mu, Ngòi Quang, Suối Pha, Ngòi Sảo, Sông Con, Ngòi Lắc, Lắc Con, Sông Thụt, Ngòi Mục, Gốc Gạo, Linh Kiêm, Suối Cả, Ngòi Lũ, Ngòi Dăm, sông Gâm, ngòi Là, sông Chảy, sông Đồng, suối Cái, sông Phó Đáy. Chi lưu Từ Ngã ba Hạc xuống hạ lưu thì Sông Hồng không nhận thêm nước nữa mà bắt đầu rót nước sang các phân lưu. Sông Đáy: rút nước sông Hồng tại 2 cống Cẩm Đình và Tắc Giang (Hà Nội) Sông Đuống chảy từ Hà Nội (chỗ ngã ba Đông Anh, Tây Hồ, Long Biên) sang Phả Lại ở phía đông thuộc Hải Dương Sông Luộc nối sông Hồng từ phía nam thành phố Hưng Yên sang sông Văn Úc tại Quý Cao (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng Sông Phủ Lý nối sông Hồng sang sông Đáy Sông Nam Định nối sông Hồng sang sông Đáy Sông Ninh Cơ (còn gọi là Lạch Giang hay Ninh Cơ). Sông Trà Lý nối sông Hồng cắt qua tỉnh Thái Bình đổ ra cửa Trà Lý tại Đông Hải, Tiền Hải, Thái Bình. Lợi ích và nguy cơ Nước Sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ-hồng do phù sa mà nó mang theo, đây cũng là nguồn gốc tên gọi của nó. Lượng phù sa của Sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn trên nǎm tức là gần 1,5 kg phù sa trên một mét khối nước. Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định. Nguồn cá bột của sông Hồng đã cung cấp giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ. Do lượng phù sa lớn mà lòng sông luôn bị lấp đầy khiến cho lũ lụt thường xuyên xảy ra, vì thế mà từ lâu hai bên bờ sông người ta đã đắp lên những con đê to nhỏ để tránh lũ lụt ngăn nước. Sử sách đã ghi lại hàng trăm vụ vỡ đê lớn nhỏ ở sông Hồng. Bắt đầu từ nhà Lý trở đi (năm 1010), quốc sử mới có những ghi chép liên tục về chuyện vỡ đê, nhưng cũng chỉ ghi lại những năm lụt lớn: Lý Nhân Tông năm thứ 7, Mậu Ngọ 1078, nước lụt tràn ngập trong thành. Cũng triều Lý Nhân Tông năm thứ 50, Tân Sửu 1121, mùa hạ tháng 5, nước to tràn vào đến ngoài cửa Đại Hưng, dù đê Cơ Xá được đắp để bảo vệ kinh thành từ năm 1108. Năm Bính Thân 1236, triều Trần Thái Tông năm thứ 12, tháng 6 vỡ đê, nước ngập cung Lệ Thiên. Hai năm sau, năm Mậu Tuất 1238, mùa thu tháng 7, nước to, đê vỡ, ngập cung Thưởng Xuân. Đến năm Quý Mão 1243, nước lụt còn phá vỡ cả thành Đại La. Năm Canh Ngọ 1270, triều Trần Thánh Tông, mùa thu tháng 7 nước lũ to. Các đường phố và kinh thành đều phải đi lại bằng thuyền. Năm 1445, triều Lê Nhân Tông, nước sông lên to, ngập vào trong thành sâu đến 3 thước, lúa mạ tổn hại đến 1/3 cả nước. Năm Đinh Hợi 1467, Lê Thánh Tông năm thứ 7, nước dâng cao khiến đê điều bị vỡ, thóc lúa bị ngập, nhiều người chết đói. Năm Tân Hợi 1491, tháng 8 mùa thu, mưa rất to suốt ngày đêm không ngớt. Nước lũ lên dữ dội, Điện Kính Thiên nước ngập sâu 2 thước 2 tấc. Năm Canh Ngọ 1630, triều Lê Thần Tông, mùa thu tháng 8, nước sông tràn vào, nước chảy trên đường phố Cửa Nam như thác, phố phường nhiều người chết đuối. Liên tiếp các năm Tân Mùi 1631, Nhâm Thân 1632, cung điện nhà vua đều bị ngập lụt. Thời Gia Long năm 1802, nước lớn đê vỡ. Năm 1809, lũ lụt tràn ngập. Năm Giáp Thìn 1844, nước sông lên đến hơn 10 thước, đồng ruộng Hưng Yên, Hà Nội, Nam Định, Quảng Yên đều bị ngập. Trong các triều vua Nguyễn thì triều Tự Đức có nhiều lũ lụt nhất, đồng bằng Bắc bộ vỡ đê liên miên vì đê điều ít được tu sửa. Đê Văn Giang (Hưng Yên giáp Hà Nội) vỡ 18 năm liền, từ 1863-1886, dân cư phiêu bạt, xóm làng trở thành đầm lầy. Thời Pháp thuộc, cứ ba năm thì có một năm đê vỡ. Các trận lụt năm 1893, năm 1915 làm bốn tỉnh hữu ngạn sông Hồng ngập chìm trên 3 tháng. Trong vòng 100 năm (kể từ năm 1901), đồng bằng sông Hồng đã có 26 trận lũ lớn. Các trận lũ lớn này đa số xảy ra vào tháng 8, nhằm vào cao điểm của mùa mưa bão. Năm 1926, ngày 29 tháng 7, lũ lớn làm vỡ đê nhiều nơi, tổng diện tích đất canh tác bị ngập lụt do vỡ đê khoảng 100.000 ha. Trận lũ lớn vào tháng 8 năm 1945 gây vỡ đê tại 79 điểm, gây ngập 11 tỉnh với tổng diện tích 312.000 ha, ảnh hưởng tới cuộc sống của 4 triệu người. Trận lũ lớn gần nhất là năm 1969 và 1971, làm vỡ đê hàng loạt, hơn 500 người chết, gần 100.000 người bị ảnh hưởng nặng vì trận lũ này. Sau năm 1971, do đê điều được củng cố và việc xây dựng các kênh đào, đập nước, đập thủy điện chia lũ nên lũ lụt không xảy ra nữa, tuy nhiên công tác canh phòng đê sông Hồng vẫn phải được duy trì liên tục, bởi nếu xảy ra sự cố thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Khai thác thủy điện Nguồn thủy năng trong lưu vực sông Hồng tương đối dồi dào, điều kiện khai thác thuận lợi nhất là công trình trên sông nhánh, cho đến nay đã xây dựng các trạm thủy điện sau: Các trạm phát điện có công suất lắp máy dưới 10.000 kW tổng cộng là 843 với tổng công suất lắp đặt là 99.400 kW và 1 trạm thủy điện loại vừa ở Lục Thủy Hà có công suất 57.500 kW, như vậy mới khai thác chưa đến 5% khả năng thủy điện có thể khai thác trong lưu vực. Tổng công suất các trạm thủy điện trong lưu vực có thể khai thác đạt 3.375 triệu kW trong đó dòng chính sông Hồng chỉ chiếm 23% còn 77% tập trung ở các sông nhánh. Nét nổi bật về khai thác thủy điện lưu vực sông Hồng là: Tập trung khai thác thủy điện trên các sông nhánh có đầu nước cao lưu lượng nhỏ, kiểu đường dẫn chuyển nước sang lưu vực địa hình thấp là kinh tế nhất. Dòng chính sông Hồng chảy theo đường thẳng, ít gấp khúc và chêch lệch thủy đầu tập trung không nhiều vì vậy phần lớn khai thác kiểu thủy điện sau đập, có nhiều khó khăn vì núi cao khe sâu phải làm đập cao để tạo đầu nước sẽ không kinh tế. Các thủy điện trên sông nhánh thường xa khu dân cư và đất canh tác rất phân tán, làm thế nào để công trình thủy điện đồng thời kết hợp cấp nước cho sản xuất và đời sống của nông dân là vấn đề cần nghiên cứu giải quyết đạt hiệu ích kinh tế. Nhưng do lượng phù sa lớn, làm nông dòng sông và lưu lượng chảy sẽ kém nên sẽ làm giảm hiệu quả hay phá hủy các công trình thủy điện trong tương lai gần đây. Lưu lượng Bản thống kê lưu lượng nước qua từng tháng được thống kê trong bảng sau: Các tỉnh, thành phố chảy qua Vân Nam Lào Cai Yên Bái Vĩnh Phúc Phú Thọ Hà Nội Hưng Yên Hà Nam Nam Định Thái Bình Các cây cầu đường bộ vượt sông Trên lãnh thổ Việt Nam (theo thứ tự từ Bắc đến Nam). Hiện tại Cầu Kim Thành, Lào Cai (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc) Cầu Cốc Lếu, hai bờ TP. Lào Cai (Lào Cai) Cầu Phố Mới, hai bờ TP. Lào Cai (Lào Cai) Cầu Giang Đông, hai bờ TP. Lào Cai (Lào Cai) Cầu Phố Lu, hai bờ Bảo Thắng (Lào Cai) Cầu Bảo Hà, Văn Bàn - Bảo Yên (Lào Cai) Cầu Trái Hút, hai bờ Văn Yên (Yên Bái) Cầu Mậu A, hai bờ Văn Yên (Yên Bái) Cầu Cổ Phúc, hai bờ Trấn Yên (Yên Bái) Cầu Yên Bái, hai bờ TP. Yên Bái (Yên Bái) Cầu Bách Lẫm, hai bờ TP. Yên Bái (Yên Bái) Cầu Tuần Quán, hai bờ TP. Yên Bái (Yên Bái) Cầu Văn Phú, hai bờ TP. Yên Bái (Yên Bái) Cầu Hạ Hòa, hai bờ Hạ Hòa (Phú Thọ) Cầu Sông Hồng, Cẩm Khê - Thanh Ba (Phú Thọ) Cầu Ngọc Tháp, Tam Nông - TX. Phú Thọ (Phú Thọ) Cầu Phong Châu, Tam Nông - Lâm Thao (Phú Thọ) Cầu Văn Lang, Hà Nội - Phú Thọ Cầu Vĩnh Thịnh, Hà Nội - Vĩnh Phúc Cầu Thăng Long, Bắc Từ Liêm - Đông Anh (Hà Nội) Cầu Nhật Tân, Đông Anh - Tây Hồ (Hà Nội) Cầu Long Biên, Long Biên - Hoàn Kiếm (Hà Nội) Cầu Chương Dương, Long Biên - Hoàn Kiếm (Hà Nội) Cầu Vĩnh Tuy, Long Biên - Hai Bà Trưng (Hà Nội) Cầu Thanh Trì, Hoàng Mai - Long Biên - Gia Lâm (Hà Nội) Cầu Yên Lệnh, Hưng Yên - Hà Nam Cầu Hưng Hà, Hưng Yên - Hà Nam Cầu Thái Hà, Thái Bình - Hà Nam Cầu Tân Đệ, Nam Định - Thái Bình Tương lai Cầu Vân Phúc, Hà Nội - Vĩnh Phúc Cầu Hồng Hà, Bắc Từ Liêm - Mê Linh (Hà Nội) Cầu Thượng Cát, Bắc Từ Liêm - Mê Linh (Hà Nội) Cầu Tứ Liên, Tây Hồ - Đông Anh (Hà Nội) Cầu Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm - Long Biên - Hai Bà Trưng (Hà Nội) Cầu Ngọc Hồi, Hà Nội - Hưng Yên Cầu Mễ Sở, Hà Nội - Hưng Yên Cầu Mai Động, Hà Nội - Hưng Yên Cầu Sa Cao, Nam Định - Thái Bình Cầu Cồn Nhất, Nam Định - Thái Bình Cầu Thái Định, Nam Định - Thái Bình Các hình ảnh về sông Hồng Xem thêm Đê sông Hồng Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng Tham khảo Liên kết ngoài Sông Hồng, những đổi thay qua thời gian Hệ thống sông Hồng Hồng Hồng Hồng S V Hồng Hồng Hồng Hồng Hồng Hồng Hồng Hồng Hồng
3255
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90o%20l%C6%B0%E1%BB%9Dng
Đo lường
Đo lường là việc gán một số cho một đặc tính của một đối tượng hoặc sự kiện, có thể được so sánh với các đối tượng hoặc sự kiện khác. Phạm vi và ứng dụng của đo lường phụ thuộc vào bối cảnh và kỷ luật. Trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật, các phép đo không áp dụng cho các tính chất danh nghĩa của các vật thể hoặc sự kiện, phù hợp với hướng dẫn của International vocabulary of metrology (từ vựng quốc tế về đo lường) được Văn phòng Cân đo Quốc tế công bố. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực khác như thống kê cũng như khoa học xã hội và khoa học hành vi, các phép đo có thể có nhiều cấp độ, bao gồm thang đo danh nghĩa, thứ tự, khoảng thời gian và tỷ lệ. Đo lường là nền tảng của thương mại, khoa học, công nghệ và nghiên cứu định lượng trong nhiều lĩnh vực. Trong lịch sử, nhiều hệ thống đo lường tồn tại cho các lĩnh vực khác nhau của con người để tạo điều kiện so sánh trong các lĩnh vực này. Thông thường những điều này đã đạt được bởi các thỏa thuận địa phương giữa các đối tác thương mại hoặc cộng tác viên. Từ thế kỷ 18, các phát triển đã tiến tới thống nhất, các tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi dẫn đến Hệ thống Đơn vị Quốc tế (SI) hiện đại. Hệ thống này giảm tất cả các phép đo vật lý thành một tổ hợp toán học gồm bảy đơn vị cơ sở. Khoa học về đo lường được theo đuổi trong lĩnh vực đo lường học. Phương pháp luận Việc đo lường một thuộc tính có thể được phân loại theo các tiêu chí sau: loại, cường độ, đơn vị và độ không chắc chắn. Chúng cho phép so sánh rõ ràng giữa các phép đo. Cấp độ đo lường là một phân loại cho đặc tính phương pháp luận của một so sánh. Ví dụ, hai trạng thái của một tài sản có thể được so sánh theo tỷ lệ, chênh lệch hoặc ưu tiên thứ tự. Loại thường không được thể hiện rõ ràng, nhưng ẩn trong định nghĩa của quy trình đo. Độ lớn/cường độ là giá trị số của đặc tính, thường thu được bằng dụng cụ đo được chọn phù hợp. Một đơn vị gán một hệ số trọng số toán học cho độ lớn có nguồn gốc là tỷ lệ với tính chất của một vật phẩm được sử dụng làm tiêu chuẩn hoặc đại lượng vật lý tự nhiên. Độ không đảm bảo đại diện cho các lỗi ngẫu nhiên và hệ thống của quy trình đo; nó chỉ ra mức độ tin cậy trong phép đo. Các lỗi được đánh giá bằng các phép đo lặp lại một cách có phương pháp và xem xét độ chính xác và tính chính xác của dụng cụ đo. Tiêu chuẩn hóa các đơn vị đo lường Các phép đo thường sử dụng Hệ thống đơn vị quốc tế (SI) làm khung so sánh. Hệ thống xác định bảy đơn vị cơ bản: kilôgam, mét, candela, giây, ampere, kelvin và mol. Sáu trong số các đơn vị này được xác định mà không cần tham chiếu đến một vật thể cụ thể đóng vai trò là một tiêu chuẩn (không có tạo tác), trong khi kilôgam vẫn được thể hiện trong một vật phẩm nằm tại trụ sở của Văn phòng cân đo Quốc tế ở Sèvres gần Paris. Các định nghĩa không có tạo tác cố định các phép đo ở một giá trị chính xác liên quan đến hằng số vật lý hoặc các hiện tượng bất biến khác trong tự nhiên, trái ngược với các tạo tác tiêu chuẩn có thể bị suy giảm hoặc phá hủy. Thay vào đó, đơn vị đo chỉ có thể thay đổi thông qua độ chính xác tăng trong việc xác định giá trị của hằng số được gắn với đơn vị đó. Đề xuất đầu tiên để buộc một đơn vị cơ sở SI với một tiêu chuẩn thử nghiệm độc lập với fiat là bởi Charles Sanders Peirce (1839-1914),, người đã đề xuất xác định mét theo bước sóng của vạch quang phổ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thí nghiệm Michelson-Morley; Michelson và Morley đã trích dẫn Peirce, và cải thiện phương pháp của mình. Tiêu chuẩn Ngoại trừ một vài hằng số lượng tử cơ bản, các đơn vị đo lường được lấy từ các thỏa thuận lịch sử. Không có gì vốn có trong tự nhiên chỉ ra rằng một inch phải có chiều dài nhất định, cũng không phải là một dặm là thước đo khoảng cách tốt hơn một km. Tuy nhiên, trong suốt lịch sử loài người, trước tiên là vì sự thuận tiện và sau đó là sự cần thiết, các tiêu chuẩn đo lường đã phát triển để cộng đồng có những điểm chuẩn nhất định. Luật điều chỉnh đo lường ban đầu được phát triển để ngăn chặn gian lận trong thương mại. Các đơn vị đo lường thường được xác định trên cơ sở khoa học, được giám sát bởi các cơ quan chính phủ hoặc độc lập và được thành lập trong các điều ước quốc tế, trước đó là Hội nghị chung về Trọng lượng và Đo lường (CGPM), được thành lập năm 1875 bởi Công ước mét, giám sát Hệ thống đơn vị quốc tế (SI). Ví dụ, đồng hồ được định nghĩa lại vào năm 1983 bởi CGPM về tốc độ ánh sáng, kilôgam được xác định lại vào năm 2019 theo hằng số Planck và yard quốc tế được xác định vào năm 1960 bởi chính phủ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc và Nam Phi chính xác là 0,9144 mét. Tại Hoa Kỳ, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST), một bộ phận của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, quy định các phép đo thương mại. Tại Vương Quốc Anh, vai trò này được giao cho Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia (NPL), tại Úc do Viện đo lường quốc gia, tại Nam Phi do Hội đồng nghiên cứu khoa học và công nghiệp và ở Ấn Độ do Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia Ấn Độ thực hiện. Các hệ đo lường Hệ đo lường quốc tế Hệ đo lường cổ Việt Nam Đơn vị và hệ thống Hệ thống đơn vị của Hoàng gia Anh và Hoa Kỳ Trước khi các đơn vị SI được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, các hệ thống đơn vị Anh và các đơn vị Hoàng gia sau này đã được sử dụng ở Anh, Khối thịnh vượng chung và Hoa Kỳ. Hệ thống này được gọi là các đơn vị thông thường (phong tục) của Hoa Kỳ tại Hoa Kỳ và vẫn còn được sử dụng ở nước này và ở một số quốc gia Caribbean. Các hệ thống đo lường khác nhau này đôi khi được gọi là hệ thống foot-pound-second để nhấn mạnh các đơn vị Hoàng gia về chiều dài, trọng lượng và thời gian, mặc dù ton, hundredweight, gallon, và hải lý, là khác với các đơn vị của Hoa Kỳ. Nhiều đơn vị Hoàng gia vẫn được sử dụng ở Anh, mà đã chính thức chuyển sang hệ thống với SI một vài trường hợp ngoại lệ như biển báo giao thông, vẫn đề theo đơn vị dặm. Bia tươi và rượu táo phải được bán theo đơn vị pint, và sữa trong chai có thể trả lại có thể được bán theo đơn vị pint. Nhiều người đo chiều cao của họ tính bằng feet và inch, và đo cân nặng của họ theo stone và pound. Các đơn vị hoàng gia được sử dụng ở nhiều nơi khác, ví dụ, ở nhiều quốc gia Khối thịnh vượng chung được coi là số liệu, diện tích đất được đo bằng acre và diện tích sàn tính bằng feet vuông, đặc biệt là cho các giao dịch thương mại (thay vì thống kê của chính phủ). Tương tự, xăng được bán theo gallon ở nhiều quốc gia theo hệ mét. Hệ mét Hệ mét là một hệ thống đo lường thập phân dựa trên các đơn vị đo chiều dài là mét và khối lượng là kilôgam. Nó tồn tại trong một số biến thể, với các lựa chọn khác nhau của các đơn vị cơ sở, mặc dù những điều này không ảnh hưởng đến việc sử dụng hàng ngày của nó. Kể từ những năm 1960, Hệ thống Đơn vị Quốc tế (SI) là hệ thống số liệu được quốc tế công nhận. Đơn vị đo khối lượng, chiều dài và điện được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới cho cả mục đích khoa học và hàng ngày. Khó khăn của đo lường Việc đo lường thường xuyên được đặt trước yêu cầu giảm sai số của phép đo đến dưới mức nào đó. Thực tế việc này nhiều khi rất khó. Trong vật lý Một phần của khó khăn có thể nằm trong giới hạn tự nhiên của nguyên lý bất định, nhất là khi làm việc với các vật thể vi mô (kích thước nhỏ hơn micrômét). Khó khăn có thể nằm trong giới hạn về không gian và thời gian của loài người khi nghiên cứu về các vật thể ở khoảng cách và ở thời điểm xa trong vũ trụ. Trong khoa học xã hội Khó khăn có thể xuất phát từ định nghĩa khái niệm, định nghĩa phép so sánh và mục đích của đo lường. Ví dụ một số khái niệm khó đo đạc như kiến thức của một người cảm giác của một người Xem thêm Đơn vị đo Sai số Nguyên lý bất định Đo lường kinh tế Kỹ thuật đo lường Tham khảo Liên kết ngoài Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam Viện đo lường Việt Nam Bài cơ bản sơ khai Chính xác Đo lường học Giả thiết Giả định
3256
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng%20H%C3%A0%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Hồng Hà (định hướng)
Trong tiếng Việt, Hồng Hà có thể có nghĩa là: Địa danh Việt Nam Tên Hán Việt của Sông Hồng Phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái Xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội Trung Quốc Tên gọi một con sông ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc (洪河, Bính âm Hán ngữ: Hong He), chi lưu của Hoài Hà. Xem bài Hồng Nhữ Hà. Tên gọi một châu tự trị ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Tên đầy đủ là Châu tự trị dân tộc Cáp Nê, Di Hồng Hà. Huyện Hồng Hà thuộc châu này. Tên người Tên hiệu của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Nhà báo Hồng Hà, Tổng Biên tập Báo Nhân dân (1928 – 2011) và là một Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Xem thêm Sông Hồng (định hướng)
3258
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng%20C%C3%A1i%20Nha%20Trang
Sông Cái Nha Trang
Sông Cái Nha Trang, còn có tên là sông Phú Lộc, sông Cù, là sông lớn nhất tỉnh Khánh Hòa . Sông có chiều dài 84 km, diện tích lưu vực 1.732 km² . Lưu vực này bao gốm toàn bộ 2 huyện Khánh Vĩnh và Diên Khánh, thành phố Nha Trang (trừ xã Vĩnh Lương) và khu vực Tây Bắc huyện Cam Lâm, độ cao trung bình 548 m, độ dốc trung bình 22,8%, mật độ sông suối 0,82 km/ km². Có 15 phụ lưu với chiều dài trên 10 km. Tổng lượng nước cả năm 1,79 km³, tương ứng với độ sâu dòng chảy 940 mm, môđun dòng chảy 29,8 l/s. km². Mùa lũ từ tháng 10 đến tháng 12, chiếm khoảng 73% lượng dòng chảy cả năm, môđun mùa lũ 240 l/s. km². Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 9, chiếm khoảng 27% lượng nước cả năm, môđun dòng chảy mùa cạn 10 - 18 l/s. km². Các nhánh Sông/Suối Sông phát nguyên từ Hòn Gia Lê, cao 1.812 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Sông Cái Nha Trang có 7 phụ lưu, bắt nguồn ở độ cao từ 900 đến 2.000 m nhưng lại rất ngắn, thường dưới 20 km nên độ dốc rất lớn tạo nhiều ghềnh thác ở thượng lưu. Sông chảy đến thôn Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang thì chia làm hai nhánh: Một nhánh chảy theo hướng Đông-Nam, men theo chân núi Đồng Bò, chảy xuống Trường Đông, Vĩnh Trường và chảy ra cửa biển Tiểu Cù Huân, gọi là Cửa Bé. Nhánh này hiện nay đã bị lấp, chỉ đến mùa nước lũ, dòng chính mới hiện rõ. Nhánh thứ hai chảy xiên theo hướng Đông - Bắc (đây là nhánh chính của sông Cái) từ Xuân Lạc, xã Vĩnh Ngọc chảy đến Ngọc Hội, sông chia làm 2 chi: Chi thứ nhất chảy vào Phương Sài, gọi là Ngư Trường (người xưa mượn bến Trường Cá tại Phường Củi mà đặt), rồi chảy xuống Hà Ra (nơi đây xưa kia, nước xoáy tạo thành một đầm rộng gọi là đầm Xương Huân nay đã bị lắp để xây chợ Đầm) rồi chảy tiếp ra cửa Đại Cù Huân, tức Cửa Lớn Nha Trang. Chi thứ hai rộng và sâu hơn, chảy xuống Xóm Bóng - Cù Lao, rồi cũng chảy ra cửa Nha Trang như chi kia. Hai chi trước khi chảy ra cửa biển, gặp nhau và cùng ôm lấy cồn đất phù sa, tên gọi là Cồn Dê (Cồn Ngọc Thảo). Phần thượng lưu của sông Cái Nha Trang có rất nhiều thác. Từ cửa sông Chò trở lên thì có thác Đồng Trăng, thác Ông Hào, thác Đá Lửa, thác Nhét, thác Mòng, thác Võng. Qua khỏi thác Võng thì có thác Dằng Xay, thác Tham Dự, thác Ngựa, thác Hông Tượng, thác Trâu Đụng, thác Giang Ché, thác Trâu Á, thác Nai, thác Rùa, thác Hòm... Phần trên nguồn còn có rất nhiều thác nhưng ít người lên đến nên không có tên gọi. Tham khảo Xem thêm Sông Con Sông Cái Liên kết ngoài C C
3259
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20Giang
Nguyên Giang
Nguyên Giang có thể là tên gọi của: Đoạn chảy qua lãnh thổ Trung Quốc của sông Hồng. Cụ thể xem bài Nguyên Giang. Nguyên Giang hay Nguyên Thủy, một chi lưu của Trường Giang chảy qua tỉnh Hồ Nam Trung Quốc Huyện cấp thị Nguyên Giang thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc Huyện tự trị dân tộc Di-Thái-Cáp Ni Nguyên Giang, địa cấp thị Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
3263
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ma%20tr%E1%BA%ADn%20vu%C3%B4ng
Ma trận vuông
Trong toán học, ma trận vuông là một ma trận có số hàng bằng số cột. Một ma trận n x n được biết đến như một ma trận vuông bậc . Bất kỳ hai ma trận vuông có cùng một bậc có thể được cộng và nhân với nhau. Ma trận vuông thường được sử dụng để biểu diễn các phép biến đổi tuyến tính đơn giản, chẳng hạn như cắt hoặc xoay. Ví dụ, nếu là một ma trận vuông biểu thị một phép quay (ma trận quay) và là một vectơ cột mô tả vị trí của một điểm trong không gian, tích là một vectơ cột khác mô tả vị trí của điểm đó sau phép quay đó. Nếu là một vectơ hàng, có thể thu được phép biến đổi tương tự bằng cách sử dụng , với là ma trận chuyển vị của . Tham khảo Ma trận
3268
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng%20s%C3%B4ng%20Th%C3%A1i%20B%C3%ACnh
Hệ thống sông Thái Bình
Hệ thống sông Thái Bình là hệ thống các sông có hoạt động gắn với sông Thái Bình, gồm các phụ lưu và chi lưu của nó. Các phụ lưu chính gồm sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam ở thượng nguồn với tổng chiều dài khoảng 1.650 km và diện tích lưu vực khoảng 10.000 km². Ngoài ra, hệ thống sông này còn nhận một phần dòng chảy của sông Hồng, để đổ ra biển Đông. Lưu vực của sông Sông Cầu dài 290 km, bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua Thái Nguyên) và làm ranh giới hai tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh. Sông Thương phát nguyên từ Lạng Sơn chảy qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, thành phố Bắc Giang, Yên Dũng và dài khoảng 80 km. Sông Lục Nam phát nguyên từ Đình Lập (Lạng Sơn), chảy qua các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam (Bắc Giang) với tổng chiều dài hơn 200 km. Chỗ hợp lưu của các con sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, Đuống, Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình tại Chí Linh gọi là sông Lục Đầu, hay Lục Đầu Giang (tên cũ là sông Phù Lan), do đây là nơi sáu con sông gặp nhau. Dòng chính của hệ thống sông này, chảy qua tỉnh Hải Dương và đổ ra biển bằng tại cửa Thái Bình (nằm ở giữa ranh giới hai huyện Tiên Lãng và Thái Thụy) dài 385 km, qua ranh giới hai huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo của thành phố Hải Phòng. Do hệ thống sông Thái Bình có nối với sông Hồng bởi sông Đuống (ở thượng lưu) và sông Luộc (ở hạ lưu) nên đôi khi người ta còn gọi hệ thống này là hệ thống sông Hồng-Thái Bình và nó tạo ra khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống này giúp phân nước sông Hồng khi mùa lũ, làm giảm thiệt hại ở hạ lưu sông Hồng. Các chi lưu Các chi lưu khác chảy ra biển của hệ thống sông Thái Bình đều nằm về phía tả ngạn sông Thái Bình: Sông Kinh Thầy, một chi lưu của Hệ thống sông Thái Bình từ Phả Lại, đến Thạch Liên chia thêm một nhánh nhỏ là sông Kinh Môn, hai nhánh này nhập lại thành sông Cấm, con sông chảy qua trung tâm thành phố Hải Phòng. Trước đây sông Cấm đổ ra biển tại cửa Cấm, tuy nhiên từ năm 1978 chính quyền thành phố Hải Phòng đã cho xây dựng đập Đình Vũ nên sông Cấm không còn thông ra biển mà thay vào đó toàn bộ dòng chảy hợp lưu với sông Bạch Đằng đổ ra cửa Nam Triệu. Sông Lạch Tray, dài 45 km, là nhánh của sông Kinh Thầy từ Kênh Đồng, nối với sông Văn Úc chảy ngang qua Hải Phòng, qua địa phận quận Kiến An và huyện An Dương ra biển bằng cửa Lạch Tray. Sông Văn Úc có một chi lưu là sông Hương (không nên nhầm với sông Hương ở Huế), một đoạn có tên sông Rạng, đổ ra cửa Văn Úc. Phân lưu cuối cùng của hệ thống sông Thái Bình là sông Đá Bạch - Bạch Đằng dài 40 km là nhánh của sông Kinh Thầy, cửa sông là một vùng lầy rộng lớn gọi là cửa Nam Triệu là ranh giới của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng. Ngoài ra còn các sông nhánh khác như sông Lai Vu, sông Giá (Thủy Nguyên), sông Đa Độ (Kiến An-Đồ Sơn), sông Tam Bạc v.v. Sông Thái Bình Dòng chính sông Thái Bình gồm hai đoạn. Đoạn một bắt đầu từ ngã ba Lác, phía dưới phường Phả Lại, thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương, chảy qua đất Hải Dương tới ngã ba Mía dài khoảng 64 km. Đoạn hai từ Quý Cao (xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ), nơi kết thúc sông Luộc, sang địa phận thành phố Hải Phòng, men theo ranh giới huyện Vĩnh Bảo với huyện Tiên Lãng và rồi chảy dọc theo ranh giới giữa huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) với tỉnh Thái Bình, đổ ra cửa Thái Bình ở vị trí giáp ranh hai tỉnh này với chiều dài đoạn này khoảng 36 km. Dòng mang tên Thái Bình này, chỉ chảy men theo tỉnh Thái Bình ở đoạn cuối, mà không chảy cắt qua địa phận tỉnh Thái Bình. Phần hệ thống sông Thái Bình liên quan tới tỉnh Thái Bình là sông Luộc và một con sông nhỏ là sông Hóa. Hai đoạn này thông với sông Văn Úc bằng ba sông nhỏ, dài khoảng 3 km mỗi sông là sông Cầu Xe, sông Mía và sông Kênh Khê. Lưu lượng Do phần lớn lưu vực của hệ thống sông Thái Bình bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa cao. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực tế thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê, Bến Bình là 5.000 m³. Lưu lượng nước hàng năm đạt khoảng 53 tỷ m³. Tham khảo Liên kết ngoài H Sông tại Thái Bình
3269
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng%20C%E1%BA%A7u
Sông Cầu
Sông Cầu (còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Phú Lương (Phú Lương Giang, 富良江), sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức hay mỹ danh dòng sông quan họ), là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, sông nằm lọt trong vùng Đông Bắc Việt Nam . Lưu vực sông Cầu là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy) và cũng là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó. Dòng chảy Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Boóc (cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi Sông Gâm theo hướng bắc tây bắc-nam đông nam tới địa phận xã Dương Phong, huyện Bạch Thông rồi đổi hướng để chảy theo hướng tây tây nam-đông đông bắc qua thành phố Bắc Kạn tới xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông. Tại đây nó đổi hướng để chảy theo hướng đông bắc-tây nam. Tại xã Nông Hạ huyện Chợ Mới nó nhận một chi lưu phía hữu ngạn, chảy về từ xã Mai Lạp cùng huyện theo hướng tây bắc-đông nam. Tới địa phận thị trấn Chợ Mới, nó nhận một chi lưu nữa phía hữu ngạn rồi đổi hướng sang tây bắc-đông nam. Tới địa phận xã Vân Lăng (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), nhận một chi lưu phía tả ngạn rồi đổi hướng sang bắc đông bắc-nam tây nam. Tới xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên nhận tiếp một chi lưu phía hữu ngạn là sông Đu rồi chảy qua lòng thành phố. Chảy tới xã Nga My huyện Phú Bình thì đổi sang hướng đông bắc-tây nam tới xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu là sông Công. Tới ranh giới xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa và xã Việt Long huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nó nhận một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn là sông Cà Lồ rồi chảy tiếp về phía đông qua ranh giới của hai huyện Việt Yên-Bắc Giang và Yên Phong-Bắc Ninh rồi hợp lưu với sông Thương tại ngã ba Lác (nơi giáp ranh giữa Đồng Phúc, Đức Long và Phả Lại) để tạo thành sông Thái Bình. Thông số chính Sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km², với chiều dài khoảng 290 km, độ cao bình quân lưu vực: 190 m, độ dốc bình quân 16,1%, chiều rộng lưu vực trung bình: 31 km, mật độ lưới sông 0,95 km/km² và hệ số uốn khúc 2,02. Chế độ thủy văn Lưu vực sông Cầu có dòng chính là sông Cầu với chiều dài 290 km bắt nguồn từ núi Văn Ôn (Vạn On) ở độ cao 1.170 m và đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại. Trong lưu vực sông Cầu có tới 26 phụ lưu cấp một với tổng chiều dài 670 km và 41 phụ lưu cấp hai với tổng chiều dài 645 km và hàng trăm km sông cấp ba, bốn và các sông suối ngắn dưới 10 km. Lưu vực sông Cầu nằm trong vùng mưa lớn (1.500-2.700 mm/năm) của các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Tổng lưu lượng nước hàng năm đạt đến 4,2 tỷ m³. Sông Cầu được điều tiết bằng hồ Núi Cốc trên sông Công (một chi lưu của nó) với dung tích hàng trăm triệu m³. Chế độ thủy văn của các sông trong lưu vực sông Cầu được chia thành 2 mùa: Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 70-80% tổng lưu lượng dòng chảy trong năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20-30% tổng lưu lượng dòng chảy của năm. Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng trong năm chênh lệch nhau tới 10 lần, mực nước cao và thấp nhất chênh nhau khá lớn, có thể tới 5–6 m. Các vấn đề liên quan Do việc khai thác và phát triển chưa hợp lý như phát triển công nghiệp và khai khoáng ồ ạt, chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn cũng như phát triển làng nghề chưa có quy hoạch cụ thể và việc xử lý nước thải còn bị coi nhẹ v.v nên nguồn nước, cảnh quan và hệ sinh thái của sông Cầu cũng như lưu vực đang bị suy thoái và có nguy cơ cạn kiệt, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, giảm giá trị sử dụng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống, môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên. Ngày 23 tháng 6 năm 2001, tại thị xã Bắc Giang đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân 6 tỉnh (thuộc đề án sông Cầu) lần thứ 4 nhằm tìm ra giải pháp toàn diện cho các vấn đề kể trên. Tại hội nghị đã ký "Thỏa ước về hợp tác bảo vệ và khai thác bền vững sông Cầu và lưu vực sông Cầu". Hiện trên sông Cầu có các cây cầu bắc qua: Cầu trên xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn, nối xã với tỉnh lộ 257 Cầu trên xã Dương Phong, thành phố Bắc Cạn Cầu Dương Quang, thành phố Bắc Kạn Cầu Phà, thành phố Bắc Kạn Cầu Phà mới (Cầu Bắc Cạn 2), thành phố Bắc Kạn Cầu Bắc Kạn, thành phố Bắc Kạn Cầu tại xã Mỹ Thanh, Bạch Thông, Bắc Kạn Cầu Thác Giềng, trên quốc lộ 3B, Phường Xuất Hóa, thành phố Bắc Kạn Cầu trên xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn Cầu Nà Nậm, xã Thanh Bình, Chợ Mới, Bắc Kạn Cầu Nà Khon, trên tỉnh lộ 256, Chợ Mới, Bắc Kạn Cầu Cao Ngạn, trên quốc lộ 1B, nối xã Sơn Cẩm với xã Cao Ngạn, tỉnh Thái Nguyên Cầu Gia Bẩy, tỉnh Thái Nguyên Cầu Bến Tượng, tỉnh Thái Nguyên Cầu treo Huống, thành phố Thái Nguyên - Đồng Hỷ, Thái Nguyên Cầu đường sắt đi Trại Cau, Thái Nguyên Cầu Mây, trên quốc lộ 37, huyện Phú Bình, Thái Nguyên Cầu Vát, nối xã Trung Giã, Sóc Sơn, Hà Nội với xã Hợp Thịnh, Hiệp Hòa, Bắc Giang Cầu Đông Xuyên, nối huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang và huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Cầu đường sắt Đáp Cầu, Bắc Ninh - Bắc Giang Cầu Thị Cầu, nối thành phố Bắc Ninh - huyện Việt Yên, Bắc Giang Cầu Như Nguyệt, Bắc Ninh - Bắc Giang Cầu Yên Dũng, nối thị xã Quế Võ, Bắc Ninh với huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (đã thi công) Phụ lưu sông Cà Lồ, lấy nước từ sông Hồng, kết hợp với nguồn nước từ dãy núi Tam Đảo, để đổ vào sông Cầu tại địa phận xã Việt Long (huyện Sóc Sơn - Hà Nội), sông có chiều dài 89 km Sông Công dài 96 km, bắt nguồn từ huyện Định Hóa (Thái Nguyên chảy theo hướng đông nam hợp lưu với Sông Cầu tại địa phận xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn). Sông Ràng Sông Đu Sông Chợ Chu Sông Nghinh Tường Sự kiện lịch sử Năm 1077 trên sông Như Nguyệt, quân đội nhà Lý do danh tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy đã đánh bại đội quân xâm lược của nhà Bắc Tống gồm 100.000 quân do Quách Quỳ chỉ huy. Văn hóa Thánh Tam Giang Trong truyền thuyết, vị thần cai quản sông Cầu là Đức thánh Tam Giang, do hai tướng Trương Hống, Trương Hát của Triệu Việt Vương sau khi chết được phong thần. Sau này hai ông đã hiển linh giúp Nam Tấn Vương đánh Lý Huy, các quân Việt Nam đánh quân phương Bắc (thời Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt...). Đồng thời hai ông cũng cai quản cả sông Long Nhỡn (sông Thương), sông Đuống. Dòng sông Quan họ Phần sông Cầu đoạn chảy qua ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh tập trung hầu hết các làng quan họ của vùng văn hóa Kinh Bắc. Do đó mà sông Cầu được gọi là dòng sông quan họ trong thơ ca và trong bài hát nổi tiếng của Phan Lạc Hoa mang tên "Tình yêu trên dòng sông quan họ": "Tình yêu có từ nơi đâu? Êm êm một khúc sông Cầu ... Con sông của người quan họ Suốt đời nước chảy lơ thơ..." Tham khảo Xem thêm Yên Phong Hiệp Hòa (huyện) Thổ Hà Cầu Vát Liên kết ngoài Báo cáo nghiên cứu khoa học về chất lượng nước sông Cầu Hệ thống thông tin quản lý môi trường lưu vực sông Cầu Cầu Cầu Cầu Cầu Cầu Sông Cầu Cầu Sông tại Bắc Kạn
3270
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%A1n%20v%E1%BB%8B%20%C4%91o
Đơn vị đo
Đơn vị đo lường hay đơn vị đo là bất kỳ một đại lượng vật lý, hay tổng quát là một khái niệm, nào có thể so sánh được, ở điều kiện tiêu chuẩn (thường không thay đổi theo thời gian) dùng để làm mốc so sánh cho các đại lượng cùng loại trong đo lường. Trên thế giới đang tồn tại nhiều hệ các đơn vị đo lường (hệ đo lường). Hệ đo lường được sử dụng phổ biến nhất là hệ đo lường quốc tế hay còn gọi là hệ đo lường SI. Ví dụ Lấy ví dụ đại lượng vật lý khối lượng, một đại lượng có thể so sánh về độ lớn, có thể dùng đơn vị đo là khối lượng của một vật thể ở trong một điều kiện không thay đổi theo thời gian. Trong hệ đo lường quốc tế, từ năm 1889 đến nay, người ta lấy vật thể tiêu chuẩn đó là khối kilôgam được cất giữ ở Paris bởi tổ chức BIPM. Các hệ đo lường Hệ đo lường quốc tế Hệ đo lường cổ Việt Nam Hệ đo lường Anh Mỹ Hệ đo tự nhiên Các đơn vị đo lường Đơn vị đo áp suất Đơn vị đo chiều dài Đơn vị đo công suất Đơn vị đo cường độ sáng Đơn vị đo diện tích Đơn vị đo điện Đơn vị đo độ nhớt Đơn vị đo khối lượng Đơn vị đo lực Đơn vị đo mật độ Đơn vị đo năng lượng Đơn vị đo nhiệt độ Đơn vị đo phóng xạ Đơn vị đo số lượng Đơn vị đo tần số Đơn vị đo thể tích Đơn vị đo thời gian Đơn vị đo tiền tệ Đơn vị đo từ Đơn vị đo vận tốc Tham khảo Liên kết ngoài Đổi đơn vị đo lường trực tuyến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam Trung tâm đo lường Việt Nam Convertworld.com Đo lường Hệ thống đo lường Đơn vị đo lường dựa theo cơ thể người Đơn vị đo lường lỗi thời
3274
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85%20Ph%E1%BB%A5c%20Sinh
Lễ Phục Sinh
Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo. Thường diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện chết và Phục sinh của Giê-su từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Được người Kitô hữu tin là đã xảy ra vào khoảng năm 30 đến năm 33. Phục Sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ Công giáo gọi là Mùa Phục Sinh, kéo dài đúng 50 ngày, từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Lễ Hiện Xuống. Lễ Phục sinh dựa nhiều vào nguồn gốc lễ Vượt qua của Do Thái giáo. Người Kitô hữu tin rằng cái chết và Sự phục sinh của Chúa Giêsu đã hoàn thành những gì mà biến cố Xuất Hành đã tiên báo: giải phóng con người khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống trên Thiên Đàng mà Người đã trao ban. Việc mừng Chúa Giêsu sống lại vẫn được cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật. Tân Ước không có đoạn nào nói về Lễ Phục sinh của Kitô giáo nhưng có nói về sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Điều này chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ II. Các Giáo hội Đông phương thuộc miền Tiểu Á như Ephesus (Êphêxô), Smyrne... (từ chuyên môn Latinh gọi nhóm này là Quartodecimans = thứ 14) theo sát với truyền thống Do Thái giáo, và họ mừng lễ Phục sinh theo ngày 14 tháng Nisan, cho dù ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày Chủ nhật. Họ tưởng niệm ngày Chúa Giêsu chịu chết. Ngược lại Giáo hội Tây phương tại Rôma, Palestine, Ai Cập, Hy Lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng Lễ Phục sinh vào ngày Chủ nhật vì tin rằng Chúa Giêsu sống lại ngày Chủ nhật. Ngày Chủ nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan của Do Thái, hay là Chủ nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không là một ngày Chủ nhật. Một tuần lễ trước lễ Phục Sinh, được gọi là Tuần Thánh, tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (hay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua). Lễ Phục Sinh ngày thứ hai cũng là ngày lễ tại nhiều quốc gia Âu Mỹ. Bối cảnh Chúa Giêsu cùng các môn đồ lên thành Jerusalem vào dịp Lễ Vượt Qua (Passover), ông vào Đền thờ Jerusalem và được người dân đón tiếp bằng lá cây lót đường và vẫy mừng (nay gọi là Chúa nhật Lễ Lá). Vào ngày thứ năm (nay là ngày Thứ năm Tuần Thánh), Chúa Giêsu thực hiện nghi thức rửa chân các môn đồ và dùng bữa ăn cuối cùng (bữaTiệc Ly) với các tông đồ. Buổi tối hôm đó, Chúa Giêsu bị bắt giữ theo lệnh của Toà Công luận (Sanhedrin) bởi viên Thượng tế Joseph Caiaphas. Trong bóng đêm của khu vườn Getsemani ở ngoại ô Jerusalem, lính La Mã nhận diện Chúa Giêsu nhờ cái hôn của Judas Iscariot, một tông đồ đã phản ông để nhận được tiền thưởng. Tòa công luận cáo buộc Chúa Giêsu tội phạm thượng và giao ông cho các quan chức Đế quốc La Mã để xin án tử hình, không phải vì tội phạm thượng nhưng vì cáo buộc xúi giục nổi loạn. Dưới áp lực của giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái, Tổng đốc Pontius Pilate (Philatô) miễn cưỡng ra lệnh đóng đinh Chúa Giêsu vào ngày thứ sáu (nay là lễ Thứ Sáu Tuần Thánh). Theo các sách Phúc Âm, một tấm bảng có hàng chữ viết tắt INRI (của câu: "Giêsu người Nazareth, vua dân Do Thái") được treo trên thập tự giá theo lệnh của Pilate (Philatô). Chúa Giêsu bị buộc phải tự vác thập tự giá lên đồi Golgotha, nơi Người bị đóng đinh và chết. Ngày nay, địa điểm bị đóng đinh và nơi an táng được cho là nằm trong Nhà thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem. Các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu sống lại vào ngày chủ nhật, ba ngày sau khi chết trên thập tự giá. Các phụ nữ, trong số đó có bà Maria Magdalena đến thăm mồ nhưng chỉ thấy ngôi mộ trống rỗng. Sự kiện này được đề cập đến theo thuật ngữ Kitô giáo là Sự phục sinh của Chúa Giêsu, được cử hành hằng năm vào ngày Lễ Phục Sinh. Các sách Phúc Âm và Công vụ tông đồ đều ghi nhận rằng Chúa Giêsu đã gặp lại các môn đệ tại các nơi khác nhau trong suốt bốn mươi ngày sau khi sống lại, và sau đó về trời (nay là Lễ Thăng Thiên). Ngày thứ 50 kể từ sau sự kiện Phục sinh, Chúa Thánh Thần hiện xuống với các tông đồ và loan báo tin mừng, theo Tân Ước, ngày này cũng được xem là ngày khai sinh ra Giáo hội. Ngày của Lễ Phục Sinh Trong Kitô giáo Tây phương, ngày Lễ Phục Sinh luôn luôn rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, Thứ hai, được công nhận là ngày nghỉ Lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nhưng không được quy định tại Hoa Kỳ, ngoại trừ trước kia ở một số tiểu bang, tất cả đã được bãi bỏ từ thập niên 1980. Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ liên hệ tới nó là những ngày lễ di động, tức chúng không rơi vào một ngày cố định trong lịch Gregory hay lịch Julius (là những lịch dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Thay vào đó nó dựa trên lịch Mặt Trăng tương tự – nhưng không giống hệt – lịch Do Thái. Ngày chính xác của lễ Phục Sinh thường vẫn còn là đề tài tranh luận. Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, Lễ Phục Sinh được quyết định tổ chức vào cùng một chủ nhật trên toàn giáo hội, nhưng có lẽ chưa có phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng (không may là hiện không tìm thấy nguyên văn các quyết định của Công đồng). Thay vào đó, việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, một thành phố nổi danh về sự thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ chức Lễ Phục Sinh vào chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3. Trong suốt thời Trung Cổ, cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh xảy ra vào chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. Giáo hội Công giáo Rôma dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển sang phương pháp Alexandria khi đổi sang lịch Julius bởi Dionysius Exiguus (không có bằng chứng rõ ràng về việc này cho đến thế kỉ 9). Hầu hết giáo hội trên các đảo Anh dùng phương pháp Rôma cuối thế kỉ 3 cho đến khi họ áp dụng cách tính Alexandria vào Công đồng Whitby năm 664. Các giáo hội trên lục địa châu Âu ở phía tây dùng cách tính Rôma đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại Charlemagne, và cuối cùng họ cũng chuyển sang dùng phương pháp Alexandria. Vì các giáo hội Tây phương hiện nay dùng lịch Gregory để tính ngày, còn các giáo hội Chính thống Đông phương dùng lịch Julius, nên ngày Lễ Phục Sinh của họ thường không trùng nhau. Tại hội nghị thượng đỉnh ở Aleppo, Syria năm 1997, Hội đồng các giáo hội thế giới đề nghị cải cách phương pháp tính ngày Lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn trực tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Tây phương và Đông phương. Cải cách này được đề nghị áp dụng từ năm 2001, nhưng cuối cùng nó không được các thành viên sử dụng. Vị trí trong năm phụng vụ Việc mừng Chúa Giêsu sống lại vẫn được cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật. Tân Ước có nói về sự phục sinh của Chúa Giêsu nhưng không có đoạn nào nói về kỷ niệm ngày Lễ Phục sinh của Kitô giáo. Điều này chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ hai. Các Giáo hội Đông phương thuộc miền Tiểu Á như Ephesus (Êphêxô), Smyrne... (từ chuyên môn Latinh gọi nhóm này là Quartodecimans = thứ 14) theo sát với truyền thống Do Thái giáo, và họ mừng Lễ Phục sinh vào ngày tiếp theo ngày Sa-bát và ngày 15 tháng Nisan - Lễ Bánh Không Men, tức ngày Chủ nhật sau ngày 15 tháng Nisan. Họ mừng ngày Chúa sống lại theo cách mà Chúa và các Tông đồ đã làm gương. Giáo hội Tây phương không giữ theo cách truyền thống mà đã biến đổi cách thức do đã ảnh hưởng bởi các dị giáo La Mã. Ngược lại Giáo hội Tây phương tại Rôma, ở Palestine, Ai Cập, Hy Lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng Lễ Phục sinh vào ngày Chủ nhật vì tin rằng Người sống lại ngày Chủ nhật. Ngày Chủ nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan của Do thái, hay là Chủ nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không là một ngày Chủ nhật. Cuộc tranh cãi về việc mừng Lễ Phục sinh chứng giám việc cử hành phụng vụ đa dạng tại các vùng khác nhau và nêu lên sự hiểu biết khác biệt về Lễ Phục sinh. Khi mừng Lễ Phục sinh vào ngày 14 Nisan, các giáo hội Đông phương cũng mừng Chúa Giêsu chết và sống lại, nhưng họ đánh dấu trọng tâm vào cái chết của ông, trong khi đó bên Tây Phương nhấn mạnh vào sự sống lại của ông. Cuộc tranh luận suýt gây ra đổ vỡ giữa hai bên. Vào năm 192, Giáo hoàng Victor I quyết định ra vạ tuyệt thông các Giáo hội miền Tiểu Á. Thánh Irênê can thiệp ôn hoà và giáo hoàng này đã rút lại vạ tuyệt thông. Tại Công đồng Nicêa năm 325 do hoàng đế Constantin triệu tập, các Giáo hội Kitô giáo đồng ý tách biệt lễ Vượt qua Do Thái giáo và Lễ Phục sinh Kitô giáo. Các nghị phụ chấp thuận mừng lễ Phục sinh vào ngày Chúa nhật tiếp theo tuần trăng tròn (14 Nisan) sau ngày xuân phân. Kitô giáo Tây phương Trong Kitô giáo Tây phương, lễ Phục Sinh đánh dấu việc kết thúc 40 ngày chay tịnh – giai đoạn ăn kiêng và sám hối để chuẩn bị cho lễ Phục Sinh bắt đầu vào Thứ tư Lễ Tro và chấm dứt vào khuya Thứ bảy Tuần Thánh. Tuần trước ngày Phục Sinh là tuần rất đặc biệt trong truyền thống Kitô giáo gọi là Tuần Thánh: Chủ Nhật trước đó là Chúa nhật Lễ Lá, và ba ngày cuối cùng trước ngày Phục Sinh gọi là Tam Nhật Thánh, bao gồm: Thứ năm Tuần Thánh (Thứ năm Rửa Chân), Thứ sáu Tuần Thánh (Thứ sáu Tốt Lành) và Thứ bảy Tuần Thánh (Thứ bảy Yên Tĩnh). Chúa nhật Lễ Lá, Thứ năm Tuần Thánh và Thứ sáu Tuần Thánh tập chú và việc tưởng nhớ đến các sự kiện Chúa Giêsu vào thành Jerusalem, bữa Tiệc Ly và Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá. Thứ sáu Tuần Thánh, Thứ bảy Tuần Thánh và Chúa nhật Phục Sinh đôi khi được gọi là Tam Nhật Phục Sinh (hay Tam Nhật Vượt Qua). Ở một số nước, lễ Phục Sinh kéo dài 2 ngày, với ngày thứ hai gọi là "Thứ hai Phục Sinh". Nhiều giáo hội bắt đầu lễ Phục Sinh vào cuối buổi tối ngày Thứ bảy Tuần Thánh với lễ Vọng Phục Sinh hay Canh thức Vượt Qua. Mùa Phục Sinh bắt đầu từ Chúa Nhật Phục Sinh và kéo dài đến lễ Hiện xuống vào 50 ngày sau đó. Trong Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục Sinh tất cả rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, Lễ Phục Sinh ngày thứ hai, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nhưng không được quy định tại Hoa Kỳ, ngoại trừ trước kia ở một số tiểu bang, tất cả đã được bãi bỏ từ những năm 1980. Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ liên hệ tới nó là những ngày lễ di động, tức là chúng không rơi vào một ngày cố định trong lịch Gregorian hay lịch Julian (là những lịch dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Thay vào đó nó dựa trên lịch Mặt Trăng tương tự — nhưng không giống hệt — lịch Do Thái. Ngày chính xác của lễ Phục Sinh thường vẫn còn là đề tài tranh luận.Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, lễ Phục Sinh được quyết định tổ chức vào cùng một Chủ nhật trên toàn giáo hội, nhưng có lẽ chưa có phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng (không may là hiện không tìm thấy nguyên văn các quyết định của Công đồng). Thay vào đó, việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, một thành phố nổi danh về sự thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ chức lễ Phục Sinh vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3. Trong suốt thời Trung Cổ, cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh xảy ra vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. Giáo hội Công giáo Rome dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển sang phương pháp Alexandria khi đổi sang lịch Julius bởi Dionysius Exiguus (không có bằng chứng rõ ràng về việc này cho đến thế kỉ 9). Hầu hết giáo hội trên các đảo Anh dùng phương pháp Rome cuối thế kỉ 3 cho đến khi họ áp dụng cách tính Alexandria vào Công đồng Whitby năm 664. Các giáo hội trên lục địa châu Âu ở phía Tây dùng cách tính Rôma đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại Charlemagne, và cuối cùng họ cũng chuyển sang dùng phương pháp Alexandria. Vì các giáo hội Tây phương hiện nay dùng lịch Gregory để tính ngày, còn các giáo hội Chính thống Đông phương dùng lịch Julius, nên ngày lễ Phục Sinh của họ thường không trùng nhau. Tại hội nghị thượng đỉnh ở Aleppo, Syria năm 1997, Hội đồng các giáo hội thế giới đề nghị cải cách phương pháp tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn trực tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Tây phương và Đông phương. Cải cách này được đề nghị áp dụng từ năm 2001, nhưng cuối cùng nó không được các thành viên sử dụng.Ngoài những truyền thống tôn giáo có liên quan đến hoạt động kỷ niệm sự phục sinh của chúa Jesus, người theo Kitô giáo còn có truyền thống trao nhau những quả trứng Phục sinh, thường được làm từ chocolate. Trứng là biểu tượng từ xưa về sự sinh sản. Có một truyền thống là vào buổi sáng lễ Hiện xuống (một phần của lễ Phục sinh), người ta thức dậy sớm để ngắm mặt trời lên và dùng bữa trưa đặc biệt, như tổ chức một chuyến dã ngoại cho cả gia đình. Kitô giáo Đông phương Trong Kitô giáo Đông phương, sự chuẩn bị bắt đầu với mùa Đại Chay. Theo sau chủ nhật thứ năm của mùa Đại Chay là Tuần Lá, kết thúc vào Thứ Bảy Lazarus. Thứ Bảy Lazarus chính thức bế mạc mùa Đại Chay, mặc dù việc ăn kiêng vẫn tiếp tục cho tuần kế tiếp đó. Sau Thứ Bảy Lazarus đến Chúa Nhật Lá, Tuần Thánh và cuối cùng là lễ Phục Sinh hay lễ Vượt Qua (Pascha, Πασχα), và việc ăn kiêng chấm dứt ngay sau Phụng Vụ Thánh (Divine Liturgy). Lễ Phục Sinh theo ngay sau Tuần Sáng (Bright Week), không ăn kiêng trong tuần này kể cả thứ tư và thứ sáu. Phụng Vụ Thánh Vượt Qua nói chung diễn ra vào khoảng nửa đêm, vào sáng sớm của ngày Vượt Qua. Việc đặt Phụng Vụ Thánh Vượt Qua vào nửa đêm bảo đảm rằng không có Phụng Vụ Thánh khác vào buổi sáng, khiến lễ này trở thành "Lễ của mọi lễ" trong năm phụng vụ. Phong tục và lễ nghi Một tuần lễ trước lễ Phục Sinh, được gọi là Tuần Thánh, tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (hay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua). Trong tuần này, các giáo hội Kitô giáo tưởng nhớ Cuộc thương khó của Giêsu Kitô, cử hành những mầu nhiệm mà Chúa Giêsu đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng ở trần gian. Đối với Kitô hữu, mọi cử hành phụng vụ trong tuần này đều nói lên thái độ đau buồn, nhưng với tâm tình biết ơn vì Chúa đã thương trở nên con người để chịu đau khổ và chịu chết cho nhân loại tội lỗi. Tại nhiều quốc gia Tây Phương, Lễ Phục Sinh bao gồm chủ nhật và thứ hai là ngày nghỉ lễ chính thức. Tại châu Âu, như tại Đức, thêm ngày thứ Sáu Tuần Thánh cũng là ngày nghỉ lễ chính thức, vào ngày này, những nơi vui chơi, rạp hát, tiệm buôn đều đóng cửa để tưởng niệm Cuộc thương khó của Giêsu. Nhiều Kitô hữu hành hương đến Via Dolorosa tại Thành cổ Jerusalem để thăm lại con đường khổ nạn mà Giêsu đã vác thánh giá đến đồi Sọ. Tại Việt Nam, ở các giáo xứ có đông giáo dân là người gốc miền Bắc thường có các nghi thức ngắm nguyện 15 sự thương khó của Chúa. Ngoài ra, nhiều giáo xứ còn diễn nguyện lại cuộc khổ nạn của Chúa. Vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh còn có nghi thức hôn chân Chúa. Vào Chúa Nhật Phục sinh, các giáo hoàng thường chúc phép lành Urbi et Orbi từ ban-công chính của vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Trứng Phục Sinh và thỏ Theo một phong tục cổ từ những người Ai Cập, Ba Tư (Perse) vào ngày Xuân phân (21/03), bắt đầu một năm mới, bạn bè thường trao đổi cho nhau các quả trứng có tô điểm màu sắc, vì coi đó như là điều tốt lành, vì từ trứng xuất hiện lên sự sống. Trứng Phục Sinh (như là Pysanky) chào mừng các ngày lễ Phục Sinh thường được trang trí đặc biệt. Phong tục cổ của quả trứng Phục Sinh có thể đã bắt đầu trong cộng đồng Kitô hữu tại vùng Lưỡng Hà (Iraq, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran), trứng được nhuộm đỏ để tưởng niệm máu của Chúa Kitô đã đổ ra lúc bị đóng đinh. Trong các truyền thống sau đó, trứng cũng là một biểu tượng của ngôi mộ trống. Tại Bulgaria, Hy Lạp, Nga, Serbia và Thụy Điển, trứng luộc được sơn màu đỏ như một biểu tượng của cuộc sống mới đã được ban tặng bởi sự hy sinh của Chúa Kitô. Truyền thống lâu đời nhất là sử dụng trứng gà nhuộm, nhưng hiện đại thường là được thay thế bằng trứng làm từ sô cô la hoặc trứng nhựa plastic chứa đầy kẹo. Nhiều người Mỹ đã theo truyền thống và tô màu lên trứng luộc chín và tặng những giỏ kẹo. Các Thỏ Phục Sinh là một huyền thoại phổ biến của một nhân vật tặng quà Phục Sinh, tương tự như Santa Claus (ông già Nô-en) trong văn hóa Mỹ. Vào ngày Thứ Hai Phục Sinh, Tổng thống Hoa Kỳ thường tổ chức một cuộc chơi đua lăn trứng Phục sinh (Easter Egg Roll, thường là dùng gậy hay là muỗng dài chuyển trứng, phong tục này đã có trên 400 năm) hàng năm trên bãi cỏ Nhà Trắng cho trẻ nhỏ. Văn hóa Âm nhạc Chúa nay đã phục sinh Easter (Bài hát của Asian Kung-Fu Generation) Easter (Bài hát của Marillion) Hoan ca phục sinh Này chị Maria Madalena Phim Easter My Friends Tigger & Pooh: Easter Rabbit Kịch Vở kịch nói "Easter" của nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà tiểu luận, họa sĩ người Thụy Điển August Strindberg Xem thêm Sự kiện đóng đinh Giêsu Sự phục sinh của Giêsu Cuộc thương khó của Giêsu Lễ Giáng sinh Halloween Tham khảo Kitô giáo Phục Sinh Phục Sinh Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Ba Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Tư Văn hóa phương Tây
3275
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng%20C%E1%BB%ADu%20Long
Sông Cửu Long
Sông Cửu Long (chữ Nôm: 九龍河) là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam. Khái quát Bắt đầu từ Phnom Penh, sông Mê Kông chia thành hai nhánh theo dòng chảy từ Bắc xuống Nam: bên phải (hữu ngạn) là sông Bassac (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái (tả ngạn) là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220–250 km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long. Lưu lượng hai sông này rất lớn, khoảng 6.000 m³/s về mùa khô, lên đến 120.000 m³/s vào mùa mưa, và chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp đồng bằng Nam Bộ. Sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận các tỉnh, thành: Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và phần lớn tỉnh Đồng Tháp ở phía bên tả sông Tiền. Các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, một phần lớn tỉnh Đồng Tháp và An Giang nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Phía hữu sông Hậu là vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng bán đảo Cà Mau (ở phía Nam kênh Cái Sắn và hữu ngạn sông Hậu). Sông Cửu Long hiện nay chảy ra biển Đông tại các cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Bát Xắc, Định An và Tranh Đề. Các con sông chính Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Long đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông ngày nay đổ ra biển bằng sáu cửa biển (lần lượt từ phía đông bắc xuống tây nam) là: Sông Mỹ Tho (tên cổ theo Đại Nam nhất thống chí gọi là sông Trí Tường, chảy qua tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang là thành phố Mỹ Tho (thành Định Tường cũ) và phía nam Gò Công, ra biển bằng cửa Đại và cửa Tiểu qua đường sông Cửa Tiểu. Sông Ba Lai chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre (tên cũ Kiến Hòa), ra cửa Ba Lai. Hiện nay, cửa Ba Lai đã bị hệ thống cống đập Ba Lai ngăn lại. Hệ thống này nằm trong dự án ngọt hóa vùng ven biển của tỉnh Bến Tre. Sông Hàm Luông (dòng chính lưu lượng lớn), chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, ra cửa Hàm Luông (tên cổ là cửa biển Ngao Châu). Trước nửa cuối thế kỷ 19 sông Hàm Luông còn chia nhánh thành một phân lưu phụ ở phía tây nam, tên cổ là rạch An Vĩnh đổ ra cửa biển cổ tên là cửa biển Bân Côn, nằm ngay trước phía đông nam cửa biển Ngao Châu ngay trong vũng cửa biển Hàm Luông ngày nay (nên ngày nay chúng nhập làm một và gọi là cửa Hàm Luông). Sông Cổ Chiên (dòng chính lưu lượng lớn), làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre - Trà Vinh (tên cũ Vĩnh Bình), đổ ra biển bằng cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu. Cửa Cung Hầu mới xuất hiện khoảng cuối thế kỷ 19 do xuất hiện các cù lao giữa cửa sông Cổ Chiên còn theo Đại Nam nhất thống chí thì chỉ gọi chung 2 của biển này là cửa Cổ Chiên. Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang), Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Châu Thành (Hậu Giang), Sóc Trăng và đổ ra biển trước kia có thời kỳ bằng bốn nhánh cửa (nhưng Đại Nam nhất thống chí gọi chung là cửa Ba Thắc (Bassac)), cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 bị bồi lấp còn 3 cửa (đương thời gọi tên là Định An, Ba Thắc (nằm ở giữa, dưới đây tạm gọi là Ba Thắc (nhỏ)) và Trần Đề), ngày nay còn lại 2 cửa (lần lượt từ phía đông bắc xuống tây nam) là: cửa Định An, cửa Trần Đề. Hai cửa phụ của sông Hậu ngày nay đã bị bồi lấp, có vết tích còn lại là hai con rạch nhỏ là sông Cồn Cộc đổ ra nhánh cửa sông Định An, và sông Cồn Tròn đổ ra nhánh cửa sông Trần Đề. Về tên gọi Tiền Giang, Hậu Giang hay Sông Tiền, Sông Hậu là do lưu dân khẩn hoang định danh. Vì họ là dân vùng ngũ Quảng vào đất mới. Đi xuống phương Nam (khoảng nửa cuối thế kỷ 17), gặp con sông lớn đầu tiên gọi là Tiền Giang, sau đó gặp con sông lớn thứ hai gọi là Hậu Giang. Tính quy chiếu này trong tư duy của người Việt mặc định cho cách định hướng. Ví dụ, chỉ nói "Vào Nam ra Bắc", không nói ngược lại, hoặc "Lên rừng xuống biển", "Bên Mỹ", "Xuống Cà Mau"... Lịch sử Theo An Nam Đại Quốc Họa Đồ của Taberd năm 1838, sông Cửu Long có 9 cửa lần lượt từ đông bắc xuống tây nam gồmː Cửa Tiểu - cửa Đại, cửa Ba Ray (Ba Lai), cửa Bãi Ngao (Ngao Châu) - cửa Băng Côn (Bân Côn) (nay gộp thành cửa Hàm Luông), cửa Cổ Chiên (6 cửa đều thuộc sông Tiền). Cửa Vam Rây (Vàm Rây, tức cửa Định An ngày nay), cửa Cha Vang (Trà Vang, tức sông Cồn Cộc ngày nay), cửa Ba Thắc (tức Ba Thắc (nhỏ) - Tranh Đề) (3 cửa đều thuộc sông Hậu, phía tây địa danh Trà Ôn trong bản đồ). Đại Nam nhất thống chí chỉ kể 7 cửa của sông Cửu Long gồm 6 cửa thuộc sông Tiền Giang và 1 cửa sông Hậu Giang (lần lượt từ đông bắc xuống tây nam là: cặp cửa Tiểu - cửa Đại, cửa Ba Lai, cặp cửa Ngao Châu - Bân Côn, cửa Cổ Chiên (đều thuộc sông Tiền), và cửa Ba Thắc của sông Hậu. Đại Nam nhất thống chí chépː Sông Tiền Giang ở cách huyện Vĩnh Bình 6 dặm về phía tây bắc, phát nguyên từ sông Sa Đét tỉnh An Giang, qua thôn Tân Hội huyện Vĩnh Bình, là chỗ chia địa giới 2 tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Lại chảy 34 dặm qua sông Đại Tuần, suốt đến Ba Lai, Mỹ Tho rồi chảy về phía nam đổ ra cửa Đại và cửa Tiểu, đây là chi lưu chính của sông Cái. Lại ở sông Đại Tuần chia thành ngã ba, một ngả qua phía đông tỉnh thành [Vĩnh Long], làm sông cái Long Thành, chảy 136 dặm về phía nam rồi đổ ra cửa biển Cổ Chiên. Một ngả qua thôn Phú Thuận sang phía đông 40 dặm làm sông cái Hàm Luông, lại chảy 123 dặm về phía nam đổ ra 2 cửa biển Bân Côn và Ngao Châu. Một ngả do bờ phía hữu sông Hàm Luông chảy xuống chia làm hai nhánh: Một nhánh qua hạ lưu sông Ba Lai 108 dặm về phía nam, rồi đổ ra cửa biển Ba Lai. Nhánh còn lại là nhánh đổ ra cửa Đại, cửa Tiểu [đã nêu trên], có tên gọi là sông Trí Tường [qua Mỹ Tho], làm thành địa giới tỉnh Định Tường [ranh giới Vĩnh Long - Định Tường]... Sông Hậu Giang ở cách huyện Vĩnh Bình 52 dặm về phía nam, nước sông này từ sông Châu Đốc tỉnh An Giang chảy qua phía bắc huyện Đông Xuyên đến rạch Trà Ôn. Đấy là chỗ phân địa giới giữa 2 tỉnh An Giang và Vĩnh Long, bờ phía tây là địa giới tỉnh An Giang, bờ phía đông là địa giới tỉnh Vĩnh Long. Sông đến đây thì chuyển sang phía nam, qua địa phận đạo Trấn Di, đổ ra cửa Ba Thắc. Nước sông chia chảy nhiều ngả, bao bọc cồn bãi, tưới tắm ruộng đồng, rất là lợi ích. Các bản đồ người Pháp vẽ về Nam Kỳ từ cuối thế kỷ 19 (năm 1884) đến đầu thế kỷ 20 (năm 1901, 1902) ghi tên cho 9 cửa sông chính của sông Cửu Long, lần lượt từ đông bắc xuống tây nam gồmː trên sông Tiền có 6 cửa Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu, trên sông Hậu có 3 cửa Định An, Ba Thắc (tức Ba Thắc (nhỏ)) và Tranh Đề. Chín cửa sông đầu thế kỷ 20, đến ngày nay, chỉ còn lại có tám cửa sông. (Cửa Ba Thắc (nhỏ) khoảng thập niên 1960 đã bị bồi lấp, chỉ còn vết tích là rạch nhỏ bé xíu mang tên sông Cồn Tròn có cửa nằm sâu bên trong cửa Tranh Đề, nên sông Hậu chỉ còn hai cửa biển ngày nay). Với việc cửa Ba Lai đã bị hệ thống cống đập ngăn mặn Ba Lai ngăn lại, sông Cửu Long chỉ còn 7 cửa sông chính thông thuyền ra biển Đông. Tuy vậy, trong nhiều thời kỳ dòng sông có 9 cửa chính chảy ra biển Đông nên sông Mê Kông đoạn qua Việt Nam còn được gọi là sông Cửu Long, tức "sông chín rồng". Hiện có khoảng 17 triệu người dân Việt Nam đang sinh sống tại lưu vực của hệ thống sông Cửu Long, còn được gọi là đồng bằng sông Cửu Long Sự khó khăn về giao thông thủy của con sông này làm chia cắt con người sống hai bên bờ hơn là liên kết họ. Nền văn minh được biết sớm nhất là nền văn hóa Mã Lai, Ấn Độ hóa hồi thế kỷ 1, của Vương quốc Phù Nam, trong lưu vực sông Mê Kông. Sự khai quật ở Óc Eo, gần Rạch Giá ngày nay, đã tìm thấy những đồng tiền khác xa với Đế chế La Mã. Vương quốc Phù Nam được nối tiếp bởi quốc gia Khmer Chân Lạp (Chenla) cho đến thế kỷ 5. Đế chế Khmer Angkor là quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cuối cùng trong khu vực. Sau khi quốc gia này bị tiêu diệt sông Mê Kông đã là đường biên giới của các quốc gia đối đầu nhau như Xiêm và Việt Nam, với Lào và Campuchia nằm trong tầm ảnh hưởng của họ. Con người Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (tổng diện tích khoảng 3,3 triệu hecta đất nông nghiệp) khi chảy vào Việt Nam, có khoảng 17 triệu người đang sinh sống vào thời điểm đầu 2006, tăng 5 triệu so với 16 năm trước đó. Trong số họ, có khoảng 9,5 triệu người trong độ tuổi lao động (trên 15 tuổi), hay 55%. Ảnh hưởng của môi trường và con người Hai trong số chín cửa sông Cửu Long là Ba Lai và Bát Sắc đã bị nghẽn và nước đã không còn lưu thông được nữa. Nguyên nhân bị nghẽn của sông Bát Sắc do các cồn cát ở hai cửa sông này phát triển mạnh tạo nên rào chắn lớn làm nghẽn đường chảy của cửa sông. Còn nguyên nhân nghẽn sông trên của sông Ba Lai là do tác động của con người, do xây dựng hệ thống cống đập. Việc hai cửa sông đã chết đã gây ra ảnh hưởng lớn như làm tăng tình trạng sạt lở đất và vận tải giảm sút. Sông Cửu Long đem lại nhiều lợi ích cho trồng trọt và thủy sản, nhất là trong mùa lũ. Nguồn cung cấp nước tưới, phù sa và rửa phèn cho đất lúa, cùng với lượng tôm cá dồi dào đã khiến cư dân nơi đây chấp nhận sống chung cùng lũ hơn là đắp đê như ở đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nhưng dòng sông cũng gây ra nhiều mặt bất lợi, điển hình là úng ngập thường xuyên trong các tháng mùa mưa, hoặc tình trạng xâm nhập mặn vào mùa khô. Các cây cầu Sông Tiền Cầu Cao Lãnh, nối thành phố Cao Lãnh với huyện Lấp Vò, Đồng Tháp Cầu Mỹ Thuận, Tiền Giang - Vĩnh Long Cầu Mỹ Thuận 2, Tiền Giang - Vĩnh Long (dự án) Cầu Rạch Miễu, Tiền Giang - Bến Tre Cầu Rạch Miễu 2, Tiền Giang - Bến Tre (dự án) Cầu Ba Lai, Bến Tre Cầu Ba Lai mới, Bến Tre Cầu Hàm Luông, nối thành phố Bến Tre, huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre Cầu Đình Khao, Bến Tre - Vĩnh Long (dự án) Cầu Cổ Chiên, Bến Tre - Trà Vinh Sông Hậu Cầu Vĩnh Trường, nối thị trấn An Phú với xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, An Giang Cầu Châu Đốc, nối thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu, An Giang (đã khởi công) Cầu Vàm Cống, nối huyện Lấp Vò, Đồng Tháp với quận Thốt Nốt, Cần Thơ Cầu Cần Thơ, Cần Thơ- Vĩnh Long Cầu Cần Thơ 2 Cầu Đại Ngãi, nối huyện Trà Cú, Trà Vinh - huyện Cù Lao Dung, huyện Long Phú, Sóc Trăng (đã khởi công) Chú thích Cửu Long Cửu Long
3277
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%AA%20K%C3%B4ng
Mê Kông
Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng nơi sông bắt nguồn thuộc tỉnh Thanh Hải, chảy qua Vân Nam Trung Quốc, qua các nước Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 tỉ m³). Lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km² (theo số liệu của Ủy hội sông Mê Kông) hoặc hơn 810.000 km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004). Ủy hội sông Mê Kông là một cơ quan liên chính phủ nhằm "thúc đẩy và phối hợp quản lý và phát triển tài nguyên nước cũng như tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia và sự an sinh của cộng đồng", gồm các thành viên Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, còn Myanmar và Trung Quốc là hai đối tác. Giao thông bằng đường thủy trên sông Mê Kông gặp nhiều khó khăn do dòng chảy bị thay đổi nhiều theo mùa, các đoạn chảy xiết và các thác nước cao. So với tiềm năng to lớn nếu được khai thác đúng mức, hiện nay, chỉ một phần nhỏ của sông được dùng trong việc dẫn thủy nhập điền và tạo năng lực thủy điện. Tuy nhiên lưu lượng và nhịp độ nước lũ ban phát nhiều lợi ích: biên độ dao động cao (sai biệt khoảng 30 lần giữa mùa hạn và mùa nước lũ) rất thuận lợi cho lối canh tác ruộng lúa ngập nước cho nhiều vùng rộng lớn. Đặc điểm thủy năng nổi bật của sông Mê Kông là vai trò điều lượng dòng nước bởi hồ Tonlé Sap - hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á - người Việt thường gọi là "Biển Hồ" . Dòng chảy Đầu nguồn của sông Mê Kông có hai nhánh: đầu nguồn phía bắc là sông Trát A Khúc và đầu nguồn phía nam là sông Trát Na Khúc. Nhánh phía nam được biết đến nhiều hơn, vị thế gần đèo Lungmug (龍模) với chiều dài 87,75 kilômét. Nhánh phía bắc chảy xuống từ rặng núi Quả Tông Mộc Tra. Nhánh này, từ độ cao 5224 mét - kinh tuyến đông 94°41'44", vĩ tuyến bắc 33°42'41", gồm hai nhánh phụ có chiều dài 91,12 kilômét và 89,76 kilômét. Hệ thống sông ngòi khu vực đầu nguồn sông Mê Kông bao gồm: thuỷ hệ Trát A Khúc và thuỷ hệ Trát Na Khúc. Hai nguồn hợp lưu tại Ca Nạp Tùng Đa (尕納松多) cao 4.360 mét, có toạ độ là 94°36′40″Đ, 33°12′33″B, cách huyện Tạp Đa, Ngọc Thụ, Thanh Hải 106,9km về phía tây bắc. Người ta đo được sông Trát A Khúc rộng 62 mét, độ sâu trung bình của sông là 0,72 mét, lưu tốc trung bình 2,63m/s, lưu lượng là 117,4 m3/s; sông Trát Na Khúc rộng hơn 51 mét, độ sâu trung bình của sông là 0,35 mét, lưu tốc trung bình 1,81m/s, lưu lượng là 32,3 m3/s. Đầu nguồn của dòng sông đến nay đã được xác định rõ qua những cuộc thám hiểm gần đây. Năm 1994, một phái đoàn Trung Quốc và Nhật Bản đã đến nguồn phía Bắc cùng lúc với phái đoàn Pháp, do M. Peissel dẫn đầu, đến nguồn mạch phía tây với cùng một mục đích: chứng minh nguồn mạch chính của sông Mê Kông. Sau đó, những cuộc thám hiểm kế tiếp cho đến năm 1999 dưới sự hợp tác các nước Trung Hoa, Mỹ và Nhật Bản đã chính thức xác minh nguồn mạch sông Mekong thuộc nhánh bắc. Các con số về độ dài của sông dao động trong khoảng 4.200km đến 4.850km. Các nhà công tác khoa học của đội khảo sát, sau khi tiến hành so sánh, phân tích và nghiên cứu cẩn thận về các dữ liệu nói trên của hai sông, tuyên bố nhận định sông Trát A Khúc là nơi phát nguyên của sông Mê Kông. Ngày nay vùng khởi nguồn sông Mekong, cùng với sông Trường Giang và sông Salween (Nộ Giang) hợp thành khu bảo tồn Tam Giang Tịnh Lưu tại tỉnh Vân Nam, Trùng Quốc. Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, ở đó đoạn đầu nguồn nó được gọi theo tiếng Tây Tạng là Dza Chu, tức Trát Khúc (扎曲; bính âm: Zā Qū), và nói chung được gọi là Lan Thương Giang trong tiếng Hán (瀾滄江; bính âm: Láncāng Jiāng; Wade-Giles: Lan-ts'ang Chiang), có nghĩa là "con sông cuộn sóng". Trát Khúc hợp lưu với một nhánh khác tên là Ngang Khúc (橫曲; bính âm: Áng Qū) ở gần Xương Đô (昌都; bính âm: Chāngdū) tạo ra Lan Thương Giang. Phần lớn đoạn sông này có các hẻm núi sâu, ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc, con sông chỉ còn ở độ cao khoảng 500 m so với mực nước biển. Sau đó, đoạn sông Mê Kông dài khoảng 200 km tạo thành biên giới giữa hai nước Myanmar và Lào. Tại điểm cuối của biên giới ở Tam giác Vàng, sông này hợp lưu với sông Ruak. Điểm này cũng là điểm phân chia phần Thượng và phần Hạ của Mê Kông. Sông Mê Kông sau đó tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan, trước khi dòng chảy chạy vào đất Lào ở tỉnh Bokeo. Người Lào và người Thái gọi sông với tên Mènam Khong (Mè là mẹ, nam là sông, tức "sông mẹ", tựa như "sông cái" theo thói quen gọi sông lớn của người Việt cổ), và là cội nguồn của tên quốc tế "Mekong" hiện nay khi bỏ đi từ "nam". Sử Việt Nam thì gọi là Sông Khung. Khoảng sông Mê Kông ở Lào đặc trưng bởi các hẻm núi sâu, các dòng chảy xiết và những vũng nước nông khoảng nửa mét vào mùa khô. Sau khi tiếp nhận dòng Nam Ou từ Phongsaly chảy đến ở Pak Ou phía trên Luang Prabang dòng sông mở rộng ra, ở đó nó có thể rộng tới 4 km và sâu tới 100 mét, mặc dù dòng chảy của nó vẫn rất trái ngược nhau. Sau đó Mekong lại tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan trong đoạn chảy qua Viêng Chăn đến tỉnh Champasack. Từ phía đông thì có dòng Se Bangfai đổ vào sông Mekong ở ranh giới tỉnh Savannakhet với Khammouan, và dòng Se Banghiang đổ vào ở Muang Songkhone, Savannakhet. Từ phía Thái Lan thì có phụ lưu bên bờ phải là Mènam Mun dài 750 km, đổ vào tại Khong Chiam thuộc Ubon Ratchathani, Thái Lan. Sau đó lại là một đoạn ngắn chảy trên đất Lào, với một phụ lưu bờ trái là dòng Xe Don đổ vào ở Pak Se. Ở cực nam Lào tại tỉnh Champasack, nó bao gồm cả khu vực Si Phan Don (bốn ngàn đảo) phía trên thác Khone gần biên giới Campuchia. Thác nước này dài 15 km, cao 18 m khá hùng vĩ và gần như không thể vượt qua đối với giao thông bằng đường thủy. Tại Campuchia, con sông này có tên là sông Mékôngk (theo tiếng thiểu số gốc Lào ở đây) hay Tông-lê Thơm (sông lớn, theo tiếng Khmer). Tại khu vực tỉnh lỵ Stung Treng là nơi dòng Tonlé San đổ vào. Tonlé San là hợp lưu của các dòng Se Kong từ Nam Lào, và sông Sê San (Tonlé San) và sông Serepok (Tonlé Srepok) bắt nguồn từ Tây Nguyên ở Việt Nam chảy đến. Vùng nước chảy xiết (ghềnh) Sambor phía trên Kratie là cản trở giao thông cuối cùng. Ở phía trên Phnôm Pênh nó hợp lưu với Tonlé Sap, con sông nhánh chính của nó ở Campuchia. Vào mùa lũ, nước chảy ngược từ sông Mê Kông vào Tonlé Sap. Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành hai nhánh: bên phải là sông Ba Thắc (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220–250km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái. Tập hợp của cả chín nhánh sông lớn tại Việt Nam được gọi chung là sông Cửu Long. Các phụ lưu Sông Ruak bắt nguồn từ bang Shan, Myanmar, chảy đến vùng Tam giác vàng, có đoạn cửa sông là biên giới Myanmar - Thái Lan. Nam Ou bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, chảy dọc tỉnh Phongsaly, đổ vào sông Mê Kông tại Muang Pak Ou , phía trên Luang Prabang chừng 15 km. Có một nhánh nhỏ thượng lưu là Nậm Nứa, bắt nguồn từ xã Nứa Ngam tỉnh Điện Biên, Việt Nam, khi sang đất Lào nó có tên Nam Neua, đến Muang Khua (Mường Khoa) đổ vào Nam Ou. Ở thung lũng Mường Thanh có nhánh nhỏ Nậm Rốm đổ vào Nậm Nứa ở bản Pa Nậm . Nam Ngum (Nậm Ngừm) dài 354 km, bắt nguồn từ vùng núi phía bắc tỉnh Xiengkhuang, chảy về phương nam qua tỉnh Viêng Chăn, đổ vào Mê Kông tại phía nam thành phố Vientiane . Nam Theun (Nậm Thơn), đoạn cuối được gọi là Nam Kading, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn ở biên giới Lào - Việt ở tỉnh Khammouan (giáp với huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam). Dòng chảy uốn lượn, đổ vào Mê Kông tại muang Pak Kading tỉnh Bolikhamxai . Se Bangfai bắt nguồn từ dãy Trường Sơn ở biên giới Lào - Việt, tại muang Bualapha tỉnh Khammouan, (giáp với xã Lâm Thủy huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, Việt Nam), đổ vào Mekong ở ranh giới tỉnh Savannakhet và Khammouan Se Banghiang bắt nguồn từ dãy Trường Sơn ở xã Hướng Lập huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị, Việt Nam, chảy qua biên giới Lào - Việt ở tỉnh Savannakhet, đổ vào Mekong ở gần thành phố Savannakhet . Một phụ lưu của Se Banghiang là sông Sê Pôn, bắt nguồn từ Lao Bảo ở Việt Nam. Mènam Mun dài 750 km, đổ vào Mekong tại Khong Chiam thuộc Ubon Ratchathani, Thái Lan. Se Don là phụ lưu chảy ở tỉnh Champasack đổ vào Mekong tại Pak Se. Se Kong là phụ lưu cấp 2, ở đông nam Lào. Se Kong bắt nguồn từ phía tây huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam với tên Xê Asap. Se Kong chảy dọc tỉnh Sekong và Attapeu của Lào, đến biên giới phía nam. Ở đây còn có một nhánh là Se Kaman bắt nguồn là dòng Đăk P'Lô ở xã Đăk P'Lô huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum bên Việt Nam. Ở bên Lào Se Kaman chảy qua huyện biên giới Muang Dak Cheung đến muang Xaysetha, Attapeu thì nhập vào Se Kong. Sang Campuchia thì Se Kong có tên Tonlé Kong, hợp lưu với Tonlé San ở Hang Savat gần tỉnh lỵ Stung Treng thành một đoạn ngắn 8 km rồi đổ vào sông Mekong. Hai phụ lưu cấp 2 quan trọng khác bắt nguồn từ Tây Nguyên của Việt Nam là sông Sê San (Tonlé San) và sông Serepok (Tonlé Srepok), hợp lưu với nhau trên lãnh thổ Campuchia tại khu vực Stung Treng, sau đó hợp với Se Kong rồi đổ vào Mekong. Tonlé Sap là sông có lưu vực rộng chiếm phần lớn lãnh thổ Campuchia ở Trung và Tây Bắc, cùng với Biển Hồ, đổ vào Mekong ở phía trên Phnôm Pênh. Lịch sử Sự khó khăn về giao thông thủy của con sông này làm chia cắt con người sống hai bên bờ hơn là liên kết họ. Nền văn minh được biết sớm nhất là nền văn hóa Mã Lai, Ấn Độ hóa hồi thế kỷ 1, của Vương quốc Phù Nam, trong lưu vực sông Mê Kông. Sự khai quật ở Óc Eo, gần Rạch Giá ngày nay, đã tìm thấy những đồng tiền khác xa với Đế chế La Mã. Vương quốc Phù Nam được nối tiếp bởi quốc gia Khmer Chân Lạp (Chenla) cho đến thế kỷ 5. Đế chế Khmer Angkor là quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cuối cùng trong khu vực. Sau khi quốc gia này bị tiêu diệt sông Mê Kông đã là đường biên giới của các quốc gia đối đầu nhau như Xiêm và Việt Nam, với Lào và Campuchia nằm trong tầm ảnh hưởng của họ. Người châu Âu đầu tiên thám hiểm sông Mê Kông là người Bồ Đào Nha có tên là Antonio de Faria vào năm 1540. Bản đồ của người châu Âu năm 1563 có vẽ lại con sông này, mặc dù chỉ có một đoạn nhỏ ở khu vực đồng bằng châu thổ. Sự quan tâm của người châu Âu không có chung mục đích: những người Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha chỉ thực hiện những cuộc thám hiểm nhằm mục đích truyền giáo và buôn bán, trong khi đó người Hà Lan Gerrit van Wuysthoff đã dẫn đầu một cuộc thám hiểm đến tận Viêng Chăn (1641-1642). Người Pháp có sự quan tâm đặc biệt tới khu vực này vào giữa thế kỷ 19, sau khi chiếm đóng Sài Gòn năm 1861 và thiết lập sự bảo hộ Campuchia năm 1863. Cuộc thám hiểm có hệ thống đầu tiên là cuộc thám hiểm sông Mekong 1866-1868 do người Pháp là Ernest Doudart de Lagrée và Francis Garnier thực hiện. Họ đã phát hiện ra rằng Mekong có quá nhiều thác nước và những chỗ chảy xiết, không có lợi cho giao thông đường thủy. Từ năm 1893, người Pháp mở rộng quyền kiểm soát của họ đối với con sông này tới tận Lào bằng việc thiết lập ra Liên bang Đông Dương trong những năm đầu tiên của thế kỷ 20. Điều này đã chấm dứt sau Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc và người Mỹ can thiệp vào khu vực. Sau Chiến tranh Việt Nam, những bất đồng giữa Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc khi đó đã hạn chế sự hợp tác của các bên trong việc khai thác tiềm năng của dòng sông này. Tuy nhiên, hiện nay các bên đã xích lại gần nhau hơn trong vấn đề này. Lưu lượng Lưu lượng ròng hằng năm của sông Mê Kông là 475 tỉ mét khối, đứng ở vị trí thứ hai trong các sông ở Đông Nam Á, chỉ xếp sau sông Ayeyarwady có lưu lượng ròng hằng năm là 486 tỉ mét khối. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là giáng thuỷ trong lưu vực và nước tan từ núi tuyết, trong đó giáng thuỷ chiếm hơn 1/2 lưu lượng ròng của dòng sông, nước tan từ núi tuyết chiếm khoảng 1/6. Do lưu vực sông Mê Kông bị gió mùa ảnh hưởng, nên mực nước và lưu lượng dòng chảy cao nhất vào mùa mưa từ cuối tháng 5 đến tháng 10. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 5, mực nước lên cao, từ tháng 9 đến tháng 10 là đỉnh lũ, lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất từng đạt 75.700 m3/s. Khu vực ngập lụt chủ yếu ở châu thổ, diện tích ngập lụt khoảng 4 triệu hécta, do có hồ Tonlé Sap điều tiết, nên đã giảm nhẹ mức độ ngập lụt. Từ tháng 1 đến tháng 2 là khoảng thời gian nước cạn, lưu lượng tối thiểu 1.250 m3/s. Sông Mê Kông có một chuỗi đảo dài chừng 50 kilômét ở chỗ sát gần biên giới Lào và Campuchia. Khi mùa mưa đến, chỗ rộng nhất đạt 14 kilômét, là một đoạn "eo" rộng nhất của sông Mê Kông. Mùa khô nước sông rút xuống, đoạn "eo rộng" này sẽ xuất hiện hàng trăm đảo nhỏ. Nếu đem bãi nhỏ, bãi cạn tính vào trên, số lượng hơn một ngàn, người địa phương đem khu vực này gọi là Si Phan Don (bốn ngàn hòn đảo xinh đẹp). Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là một đồng bằng bồi tích do sông Mê Kông vận chuyển phù sa trải qua hàng nghìn năm mà hình thành, hầu như không có sự chênh lệch về độ cao, vào cuối mùa khô lưu lượng ít, hiệu ứng thuỷ triều của biển Đông xuất hiện rõ rệt. Lúc triều lên và triều rút, mực nước Vàm Kênh, Tiền Giang gần cửa sông thay đổi 3m, mực nước gần cầu Mỹ Thuận cách cửa sông khoảng 100km thay đổi từ 2 đến 2,5m, mực nước ở Châu Đốc cách cửa sông khoảng 200 km thay đổi khoảng 1 m, sự thay đổi này chính là do thuỷ triều ảnh hưởng, có đặc trưng của sông cảm triều rất mãnh liệt. Lưu lượng trung bình hằng tháng đo tại trạm quan trắc Pakxe (m3/s) (trung bình 1 năm là 9000 m3/s) Lưu vực Sông Mê Kông là dòng sông dài nhất ở Đông Nam Á, có tổng chiều dài 4.350 kilômét, tổng diện tích lưu vực 795.000 kilômét vuông, là sông dài thứ mười hai thế giới, sông dài thứ bảy ở châu Á. Sông Mê Kông bắt nguồn ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, chảy qua Tây Tạng và Vân Nam, sau đó trở thành bộ phận biên giới quốc tế giữa Myanmar và Lào, giữa Lào và Thái Lan, vẫn còn chảy qua Campuchia và Việt Nam, cuối cùng đổ vào biển Đông thông qua hệ thống đồng bằng sông Cửu Long. Viêng Chăn - thủ đô Lào, và Phnôm Pênh - thủ đô Campuchia, đều nằm ở bên bờ sông. Khoảng 3/4 diện tích lưu vực sông Mê Kông nằm ở 5 quốc gia - Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, có hạ du của sông chảy qua. Đoạn sông sau khi sông Lan Thương chảy ra khỏi biên giới Trung Quốc gọi là sông Mê Kông, chiếm 79,3% tổng diện tích lưu vực sông Mê Kông - Lan Thương, hầu như bao gồm toàn bộ Lào, Campuchia và phần lớn khu vực Thái Lan, khu vực tam giác châu ở Việt Nam có gradient bỉ giáng trung bình khoảng 0,16‰. Là dòng sông quốc tế lớn thứ hai đổ vào biển Đông ở Thái Bình Dương, xếp sau sông quốc tế sông Amur đổ vào biển Okhotsk ở Thái Bình Dương. Chi lưu chủ yếu có sông Nam Tha, sông Nam Ou, sông Nam Khan, sông Nam Ngum, sông Nam Theun, sông Bang Fai, sông Bang Hiang, sông Mun, sông San, sông Tonlé Sap,... trong đó sông Mun là chi lưu lớn nhất. Diện tích lưu vực Có 22 chi lưu của sông Mê Kông có diện tích lưu vực lớn hơn 5.000 kilômét vuông. Diện tích lưu vực sông Cửu Long, Việt Nam là 65.000 kilômét vuông, lưu lượng trung bình hằng năm là 1.660 m3/s. Trong đó, bốn nước Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam ở hạ du sông Mê Kông hợp thành Uỷ hội sông Mê Kông. Nhân khẩu lưu vực Cư dân ở lưu vực hạ du chiếm khoảng 1/3 dân số của bốn quốc gia ven bờ sông. Hầu như tất cả mọi người đều làm nông nghiệp, lúa nước là cây trồng chủ yếu. Chỗ tập trung nhân khẩu nhất nằm ở đồng bằng sông Cửu Long và cao nguyên Khorat. Một số ít nhân khẩu ở các thành thị liên tục gia tăng nhanh chóng, chủ yếu là thông qua di cư mà chuyển đến đô thị. Nhân khẩu lưu vực không chung quan hệ chủng tộc. Các nhóm chủng tộc từ khu vực thượng du sông Mê Kông bao gồm người Karen (ngữ hệ Hán - Tạng) và người H'Mông (ngữ hệ Miêu - Dao) cho đến khu vực hạ du sông Mê Kông bao gồm người Khmer (ngữ hệ Nam Á), người Chăm (ngữ hệ Nam Đảo), người Thái (ngữ hệ Kra-Dai), người Môn (ngữ hệ Nam Á). Người Việt tập trung ở tam giác châu, người Khmer và người Thái thậm chí phân bố rộng rãi hơn ở lưu vực hạ du. Địa lí tự nhiên Theo khảo sát của Hiệp hội Thám hiểm Khoa học Trung Quốc (CASE), sông Mê Kông phát nguyên từ suối Lạp Tái Công Mã, cao 5.224 mét so với mặt nước biển. Suối này nằm trên núi Quả Tông Mộc Tra ở tỉnh Thanh Hải, hình thành sông Trát A Khúc, sông Trát A Khúc được Viện Khoa học Trung Quốc công nhận là nơi phát nguyên của sông Mê Kông. Tuy nhiên, một đoàn thám hiểm do Michel Peissel dẫn đầu vào năm 1994, xác định sông Trát Na Khúc - nằm xa về phía tây ở đèo Rupsa (cao 4.975 mét), là nơi phát nguyên của sông Mê Kông. Diện tích lưu vực sông Mê Kông khoảng 795.000 kilômét vuông, từ cao nguyên Thanh Tạng một mạch kéo dài đến biển Đông. Bởi vì lòng sông của sông Mê Kông bị thu hẹp trong 1.955 kilômét đầu của lưu trình, cho nên trạng thái tự nhiên chiếm vị trí chủ đạo ở thượng du và hạ du của sông Mê Kông sau khi chảy ra khỏi cao nguyên Vân Nam hình thành sự tương phản, căn cứ vào đó đem nó chia thành hai bộ phận chủ yếu. Thượng du sông Mê Kông là một thung lũng hẹp dài, chiếm khoảng 1/4 tổng diện tích lưu vực, cắt xuyên qua dãy núi và cao nguyên ở Trung Quốc. Hạ du sông Mê Kông nằm ở bên dưới điểm bắt đầu hình thành biên giới Myanmar và Lào, dài 2.390 kilômét, có cao nguyên Khorat ở Thái Lan, có sườn phía tây của dãy núi Trường Sơn - dải núi dài phân chia ranh giới Việt Nam và Lào, cùng với đa số khu vực ở Campuchia là lưu vực của nó, sau đó chảy qua hệ thống sông ngòi của đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam rồi đổ vào biển Đông. Sông Mê Kông ở phía thượng du là một trong những cụm sông cả bắt nguồn trên cao nguyên nằm giữa sông Thanlwin và sông Trường Giang; lòng sông cắt sâu vào khu vực gập ghềnh mà nó chảy qua. Ở giữa Lào và Myanmar, khoảng 20.720 kilômét vuông lãnh thổ Myanmar là lưu vực sông Mê Kông, toàn là khu vực gập ghềnh, không bằng phẳng. Đoạn sông hạ du của sông Mê Kông tương đối thoai thoải, tạo thành một đoạn biên giới khá dài giữa Lào và Thái Lan, trở thành một nguyên nhân chính gây xung đột và hợp tác giữa bốn nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Địa hình địa mạo Sông Lan Thương - thượng nguồn sông Mê Kông Sông Lan Thương là dòng sông có hướng chảy về phía nam điển hình, tuỳ theo dòng chảy từ bắc xuống nam của sông, lưu vực mà nó chảy qua, hầu như đã bao gồm tất cả cảnh quan tự nhiên và loại hình khí hậu trên thế giới trừ sa mạc và bán sa mạc Gobi ra. Ở phương diện xã hội nhân văn, lưu vực sông Lan Thương là khu vực tập trung nhiều sắc tộc, chỉ trong lưu vực đoạn chảy qua Vân Nam đã phân bố 16 dân tộc như người Thái (ngữ hệ Kra - Dai), người Bạch (ngữ hệ Hán - Tạng), người Bố Y (ngữ hệ Kra - Dai), người Lô Lô (ngữ hệ Hán - Tạng),... trong đó người Thái, người Bố Y và người Derung (ngữ hệ Hán - Tạng) là các dân tộc xuyên biên giới. Phong tục tập quán, phương thức sinh hoạt và tín ngưỡng tôn giáo mỗi dân tộc có đặc sắc riêng, phần lớn hoà nhập với môi trường tự nhiên ở địa phương. Khu vực đầu nguồn chỉ lưu vực phía trên huyện Tạp Đa, tỉnh Thanh Hải, có chiều cao trung bình trên 4.500 mét so với mực nước biển, thuộc khu vực thảo điện cao nguyên. Loại hình địa mạo chủ yếu có: đồng bằng lũng sông, núi cao và sông băng. Đồng bằng lũng sông chỉ lũng sông nằm ở hai phía sông cái hoặc chi lưu, có độ cao trung bình trên 4.500 mét so với mực nước biển, đặc điểm của nó là mặt đất bằng phẳng, chênh lệch độ cao tương đối không lớn, độ dốc của mặt đất nhỏ hơn 10°, lũng sông phân bố đồng đều với ao đầm. Núi cao là loại hình địa mạo chủ yếu ở khu vực đầu nguồn. Chiều cao của núi cao là từ 4.500 đến 5.800 mét so với mực nước biển. Căn cứ vào sự khác nhau của độ nhấp nhô mặt đất có thể chia thành 4 loại: gò đồi cao (độ nhấp nhô nhỏ hơn 200 mét), núi nhấp nhô nhỏ (độ nhấp nhô từ 200 đến 500 mét), núi cao nhấp nhô vừa (độ nhấp nhô từ 500 đến 1.000 mét) và núi cao nhấp nhô lớn (độ nhấp nhô lớn hơn 1.000 mét). Các núi cao có độ nhấp nhô khác nhau phân bố xen kẽ với lũng sông. Tổng diện tích sông băng ở khu vực đầu nguồn khoảng 60 kilômét vuông, tập trung phân bố ở trên núi cao nhấp nhô lớn có độ cao trên 5.500 mét so với mực nước biển. Tạp Đa - Xương Đô là một bộ phận của thượng du sông Lan Thương, nó kết hợp với khu vực đầu nguồn gọi là thượng du sông Lan Thương. Địa mạo của phân đoạn lưu vực này là loại hình chuyển tiếp từ địa mạo núi cao - đồng bằng lũng sông ở khu vực đầu nguồn sang địa mạo núi cao - hẻm núi ở trung du, cũng là loại hình địa mạo chuyển tiếp từ cao nguyên Thanh Tạng sang dãy núi Hoành Đoạn. Từ phía dưới huyện Tạp Đa cho đến khu vực biên giới giữa Thanh Hải và Tây Tạng là núi cao xen kẽ với lũng sông có mặt cắt ngang rộng lớn, phát triển dọc theo đảo sông và bãi ngập lũ, chiều cao trung bình của lũng sông là 3.500 - 4.000 mét, núi cao ở hai bờ có chiều cao là 5.000 mét so với mực nước biển. Đoạn từ biên giới Thanh Hải và Tây Tạng cho đến Xương Đô, núi cao ở hai bờ cao từ 5.000 đến 5.500 mét so với mực nước biển, chiều cao lòng sông là 3.150 đến 3.500 mét, hình thành một số hẻm núi hình chữ V bổ sâu 500 đến 1.000 mét, điều này đã cho thấy địa mạo núi cao - hẻm núi. Từ phía dưới Xương Đô cho đến cầu treo Công Quả (về sau đổi tên thành cầu Xương Cam) ở Vân Long, Vân Nam là trung du sông Lan Thương. Khu vực này là địa mạo núi cao - hẻm núi điển hình. Núi cao xen kẽ với hẻm núi, độ nhấp nhô của địa hình lớn, lưu vực chật hẹp. Khu vực này nằm ở chỗ tam giang tính lưu của dãy núi Hoành Đoạn, chênh lệch độ cao tương đối giữa núi cao và hẻm núi là 3.000 đến 4.000 mét. Đỉnh núi chủ yếu ở hai bờ của lũng sông cao trên 5.500 mét so với mực nước biển. Hẻm núi lớn Mai Lí sông Lan Thương, dài 150 kilômét, là chỗ có chênh lệch độ cao lớn nhất ở tỉnh Vân Nam. Mặt sông của hẻm núi có độ cao 2.006 mét so với mực nước biển, núi tuyết Mai Lí ở tả ngạn có đỉnh Kawagarbo cao 6.740 mét so với mực nước biển, núi tuyết Bạch Mã ở hữu ngạn có đỉnh Zhalaqueni cao đến 5.460 mét, chênh lệch độ cao lớn nhất của hẻm núi đạt 4.734 mét, khoảng cách mặt sườn núi tính từ mặt sông đến đỉnh núi là 14 kilômét, cứ mỗi kilômét trung bình tăng lên 337 mét, hẻm núi có một mặt sườn gần như thẳng đứng. Mực nước cạn của đoạn sông chính này từ trên xuống dưới là 3.150 đến 1.240 mét. Phân đoạn lưu vực trung du sông Lan Thương vừa là phân đoạn có chênh lệch độ cao tương đối lớn nhất toàn lưu vực vừa là phân đoạn chật hẹp nhất toàn lưu vực. Đoạn có độ nhấp nhô lớn nhất là làng Lựu Đồng Giang, Địch Khánh, Vân Nam, mực nước cạn của nó là 2.054 mét, nhưng mà đỉnh Kawagarbo của núi tuyết Mai Lí ở hữu ngạn có độ cao 6.740 mét, chênh lệch độ tương đối của nó đạt 4.686 mét. Đoạn đất chật hẹp nhất của lưu vực là chỗ sát gần khối núi Vân Lĩnh ở phía tây bắc Vân Nam, đường phân thuỷ giữa hai bờ chỉ có 20 - 25 kilômét. Từ phía dưới cầu treo Công Quả cho đến cửa sông Nam A là hạ du sông Lan Thương. Từ phía dưới cầu treo Công Quả cho đến cầu Doãn Cảnh Hồng sông Lan Thương là khu vực núi vừa - thung lũng nới rộng, là khu vực chuyển tiếp giữa cao nguyên Thanh Tạng sang cao nguyên Vân Quý. Địa hình khu vực này bị nứt vỡ, lũng sông cắt xẻ mãnh liệt, thung lũng chính vẫn có hình chữ V, chênh lệch độ cao của núi cao - hẻm núi là 3.500 - 1.000 mét. Từ cầu Doãn Cảnh Hồng sông Lan Thương đến cửa sông Nam A, có cảnh quan địa mạo núi thấp vừa - thung lũng nới rộng (bồn địa), độ cao từ 500 đến 1.000 mét, đáy thung lũng rộng 150 đến 300 mét, tối đa có thể đạt 800 đến 1.200 mét. Có một số tiểu bồn địa phân bố rải rác giữa các núi. Sự phát triển lũng sông và sự xuất hiện hệ thống sông ngòi của đoạn sông này vẫn bị sơn hệ hình dạng "chổi" của phía nam dãy núi Hoành Đoạn kiểm soát, nhưng tác dụng cắt bổ và xói mòn của nước chảy cũng đóng vai trò rất lớn. Sông Mê Kông Địa hình sông Mê Kông chia thành 5 vùng: cao nguyên bắc bộ, dãy núi Trường Sơn, cao địa nam bộ, cao nguyên Khorat và đồng bằng sông Mê Kông. Cao nguyên bắc bộ bao gồm phía bắc Lào, vùng núi của tỉnh Loei và tỉnh Chiang Rai ở Thái Lan, đến đâu đều là núi cao đỉnh lớn, chiều cao đạt từ 1.500 đến 2.800 mét so với mực nước biển, chỉ có số ít đồng bằng cao địa và đồng bằng bồi tích lũng sông. Dãy núi Trường Sơn kéo dài hơn 800 mét từ tây bắc đến đông nam, sườn núi phía bắc và phía trung dốc gần như thẳng đứng, phía nam là khu vực gò đồi. Sườn nam và sườn tây bị gió mùa Tây Nam ảnh hưởng, lượng mưa khá lớn, nhưng mà lũng sông ở phía trung khá khô hạn. Cao địa nam bộ bao gồm dãy núi Kravanh ở Campuchia, mặt phía đông là đồi núi dài dằng dặc, mặt phía tây là gò đồi. Cao nguyên Khorat bao gồm đông bắc Thái Lan và một bộ phận của Lào, là bồn địa sơn gian hình cánh bướm có chiều dài và chiều rộng chừng 500 kilômét, sông Mun và sông Chi - các chi lưu của sông Mê Kông, chảy qua chỗ này. Đồng bằng sông Mê Kông là vùng đất thấp rộng lớn, bao gồm khu vực tam giác châu. Đầu nguồn sông Lan Thương có hai nhánh: sông Trát Khúc (Zha Qu) và sông Ngang Khúc (Ang Qu), bắt nguồn ở cao địa có chiều cao hơn 4.900 mét so với mực nước biển trong dãy núi Tanggula. Hai sông này sau khi hợp lưu ở thị trấn Thành Quan, thành phố Xương Đô, Tây Tạng thì mới bắt đầu gọi là sông Lan Thương. Sông Lan Thương chảy dốc xuống theo hướng nam, xuyên qua cao nguyên Vân Nam bị xói mòn cắt xé thành gò đồi và thung lũng, cho đến một điểm phía nam ở Cảnh Hồng, trở thành dòng sông phân chia ranh giới Trung Quốc và Myanmar. Nước sông tiếp tục chảy xiết theo hướng tây nam; đoạn sông dài hơn 201 kilômét hình thành biên giới giữa Myanmar và Lào. Lưu vực về phía dưới Myanmar chia thành 6 bộ phận chủ yếu: cao địa bắc bộ, cao nguyên Khorat, cao địa đông bộ, đê địa nam bộ, cao địa nam bộ và tam giác châu. Đa số thảm thực vật thuộc loài cây lá rộng nhiệt đới, nhưng mà tuỳ theo sự khác nhau giữa vĩ độ và địa hình mà xuất hiện cây trồng cá biệt khác nhau. Cao địa bắc bộ có núi nếp uốn cao, cao khoảng 2.743 mét so với mực bước biển, rất nhiều đỉnh núi, sườn núi dốc gần như thẳng đứng. Mặt phía nam của dòng sông có chiều đông - tây ở hạ du Viêng Chăn là cao nguyên Khorat, hầu như đã bao bọc tất cả bộ phận của lưu vực sông Mê Kông ở Thái Lan, cùng với hạ du của chi lưu sông Mê Kông ở Lào. Đây là một vùng gò đồi lên xuống êm dịu, đan xen dọc ngang với đồng bằng bồi tích bằng phẳng. Cao địa đông bộ là bộ phận hợp hành dãy núi Trường Sơn, dòng sông giữa núi đổ vào sông Mê Kông từ mặt phía tây. Phần lớn đoạn đất giữa Kỳ Sơn, Việt Nam và Kratié, Campuchia, đường phân thuỷ tạo thành biên giới giữa Việt Nam ở phía đông với Lào và Campuchia ở phía tây. Đê địa nam bộ kề sát hai bên sông Mê Kông vùng hạ du ở Pakxe, Lào. Sông Mê Kông đột nhiên "té" chảy vào Campuchia ở thác Khone. Ở giữa thác Khone và Kratié, ghềnh hiểm trở và dòng nước xiết đan chéo qua lại với đồng bằng bồi tích. Ở phía dưới Kampong Cham, độ dốc của lòng sông biến thành thoai thoải, dòng sông chảy qua đới bồi tích rộng lớn trên đồng bằng ngập lũ của nó. Ở sát gần Phnôm Pênh, sông Mê Kông hợp lưu với sông Tonlé Sap, đồng thời nối liền với hồ Tonlé Sap thông qua sông Tonlé Sap. Hướng chảy của sông Tonlé Sap dựa vào mùa mà thay đổi. Vào đỉnh điểm mùa lũ, lúc mực nước sông Mê Kông cao, nước chảy vào trong hồ thông qua sông Tonlé Sap, mặt hồ lúc đó từ hơn 2.590 kilômét vuông tăng lên đến diện tích tối đa khoảng 10.360 kilômét vuông. Vào mùa khô, lúc nước lũ rút đi, sông Tonlé Sap hướng ngược lại chảy vào trong sông Mê Kông theo hướng đông nam. Hồ Tonlé Sap là một ngư trường có sản lượng cao. Dãy núi Damrei và dãy núi Kravanh ở phía tây nam Campuchia hợp thành cao địa nam bộ. Một vài chi lưu của sông Tonlé Sap bắt nguồn ở những cao địa này. Sông Mê Kông về phía dưới Phnôm Pênh chia thành hai chi lưu : sông Tiền và sông Hậu. Tam giác châu từ đó một mạch kéo dài đến ven biển, tổng diện tích tam giác châu chừng 64.750 kilômét vuông, chia thành ba phần, về phía nam sông Hậu là bán đảo Cà Mau, bởi vì ứ tích bùn và cát của sông Mê Kông cho nên bán đảo mỗi năm kéo dài 60 - 80 mét hướng về ven biển phía tây nam. Bãi biển ở phía tây bán đảo đủ dài tạo thành rừng ngập mặn đặc biệt chỉ có ở miền nhiệt đới, bên trong vùng đất có nhiều ruộng lúa nước và rừng rậm nhiệt đới. Ở giữa sông Tiền và sông Hậu là đồng bằng màu mỡ và bằng phẳng, kênh mương dày đặc như mạng nhện. Bộ phận về phía bắc sông Tiền chia ra, phía tây là Đồng Tháp Mười, thực tế là vùng ao đầm, mùa mưa tạo thành một bãi nước rộng lớn bao la, chiều sâu của nước là từ 3m trở xuống, mùa khô cạn nước cũng đến đầu gối, sản xuất nhiều củ sen và lúa nước nổi, phía đông là đồng bằng Đồng Nai. Từ biên giới Trung, Miến, Lào cho đến Viêng Chăn của Lào là thượng du, dài 1.053 kilômét. Phần lớn chảy qua khu vực có độ cao từ 200 đến 1.500 mét so với mực nước biển, địa hình lên xuống khá lớn, dọc đường bị dãy núi ngăn cản, dòng sông mấy lần trải qua uốn khúc, bề rộng lũng sông lúc rộng lúc hẹp thay qua đổi lại, độ dốc lòng sông khá dốc, phần nhiều là dòng nước chảy xiết và bãi cạn. Từ Viêng Chăn đến Pakxe là đoạn trung du, dài 724 kilômét. Chảy qua gò đồi của cao nguyên Khorat và chân núi của dãy núi Trường Sơn, phần lớn khu vực cao 100 đến 200 mét so với mực nước biển, địa hình lên xuống không lớn. Trong đó lũng sông ở đoạn phía trên rộng lớn, dòng nước yên tĩnh. Từ Kaysone Phomvihane cho đến Pakxe, độ dốc của lòng sông khá dốc, nhiều đá ngầm, bãi cạn và dòng nước chảy xiết. Thác Khone - một vùng nước hiểm, lớn nhất toàn sông nằm ở đoạn này. Từ phía dưới Phnôm Pênh cho đến cửa sông là đoạn sông tam giác châu, dài 332 kilômét. Sông Mê Kông sau khi tiếp nhận sông Tonlé Sap ở chỗ sát gần Phnôm Pênh chia thành sông Tiền và sông Hậu, sông Tiền và sông Hậu đi vào Việt Nam, lại chia thành 6 nhánh, qua 9 cửa sông rồi đổ vào biển Đông, cho nên đoạn sông Mê Kông đổ vào biển đặt tên là sông Cửu Long. Chiều cao trung bình của tam giác châu không đủ 2 mét, diện tích 44.000 kilômét vuông, địa thế thấp bằng, mạng lưới sông ngòi dày đặc, thổ nhưỡng phì nhiêu. Là một trong những khu sản xuất gạo trọng yếu ở Đông Nam Á. Khí hậu Lưu vực sông Lan Thương, có nhiệt độ trung bình năm tính từ phía dưới Đức Khâm là trên 10℃, nhiệt độ mỗi tháng đều trên 8℃, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1; nhiệt độ trung bình năm ở khu vực phía trên Đức Khâm là dưới 10℃, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất xuất hiện vào tháng 1 dưới 0℃, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất xuất hiện vào tháng 7. Nhiệt độ trung bình năm ở Tạp Đa - đầu nguồn sông Lan Thương chỉ 0,2℃, nhiệt độ tháng 1 là -11,3℃, nhiệt độ tháng 7 cũng chỉ có 10,69℃, đều là khu vực có nhiệt độ thấp nhất toàn lưu vực. Lưu vực hạ du sông Mê Kông, nhiệt độ trung bình năm đều trên 25℃, nhiệt độ trung bình mỗi tháng đều trên 20℃, tháng có nhiệt độ cao nhất là vào tháng 5, tháng có nhiệt độ thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ từ tháng 2 đến tháng 5 dần dần lên cao, nhiệt độ từ tháng 6 đến tháng 12 dần dần xuống thấp. Khu vực đê địa ở hạ du sông Mê Kông có nhiệt độ trung bình cả năm khá cao. Khí hậu của lưu vực thượng du và hạ du sông Mê Kông bị nền thời tiết lớn của gió mùa ảnh hưởng khá lớn; vĩ độ, độ cao so với mực nước biển và địa hình cũng đóng vai trò to lớn đối với khí hậu của lưu vực, trong đó lấy sự ảnh hưởng của địa hình về giáng thuỷ là rõ ràng nhất. Cả lưu vực sông Lan Thương - sông Mê Kông hầu như đều bị gió mùa ảnh hưởng; đầu nguồn bị ảnh hưởng ít nhất, hạ du nhiều nhất, từ đầu nguồn đến hạ du bị ảnh hưởng càng ngày càng lớn. Lưu vực, vào mùa đông, bị gió mùa khô lạnh kiểm soát, trời quang mây tạnh, thời tiết khô hanh; mùa hè bị gió mùa Tây Nam nóng ấm kiểm soát, mây mưa khá nhiều. Thời tiết mùa đông và mùa hè hoàn toàn không giống nhau, có tồn tại mùa chuyển tiếp của hai loại thời tiết này là mùa xuân và mùa thu, hơn nữa thời gian chuyển tiếp tương đối ngắn, cho nên đem một năm chia làm hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Lưu vực thượng du và hạ du bởi vì chịu ảnh hưởng đến sớm hay muộn của gió mùa Tây Nam và mức độ ảnh hưởng không giống nhau, cho nên thời gian và độ dài ngắn bắt đầu mùa khô và mùa mưa cũng có sự khác biệt. Lưu vực hạ du sông Mê Kông từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô; hạ du sông Lan Thương và lưu vực sông Mê Kông gần giống nhau; trung du sông Lan Thương từ tháng 6 đến tháng 10 là mùa mưa, từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau là mùa khô; thượng du sông Lan Thương là khu vực khô hạn và giá rét, trong một năm chỉ có ba tháng 6, 7 và 8 có giáng thuỷ hơi nhiều một chút, hơn 100 milimét, các tháng khác nước ít hơn, mùa khô và mùa mưa không hoàn toàn rõ ràng. Bị vĩ độ và gió mùa Tây Nam ảnh hưởng, nhiệt độ và giáng thuỷ về tổng thể có xu thế thấp lần lượt từ hạ du lên thượng du, tức là giáng thuỷ và nhiệt độ ở hạ du cao hơn thượng du, cục bộ bị địa mạo ảnh hưởng thì có chỗ khác nhau. Trong quá trình di chuyển về phía bắc của luồng khí ẩm do gió mùa Tây Nam đem đến, bởi vì mưa rơi dọc đường, cho nên lượng nước chứa trong nó giảm dần, điều này đã dẫn đến lượng mưa cũng có xu thế giảm dần ở dọc dường. Thí dụ như giáng thuỷ hằng năm ở thượng du sông Lan Thương thấp hơn 1.000 milimét, hạ du khoảng 1.500 milimét, nhưng mà giáng thuỷ trung bình hằng năm ở lưu vực sông Mê Kông thì lớn hơn 1.500 milimét. Lưu vực sông Lan Thương - sông Mê Kông từ hạ du lên thượng du về tổng thể xuất hiện rõ ràng quy luật giảm dần của giáng thuỷ và nhiệt độ, nhưng mà khu vực cục bộ chịu sự ảnh hưởng của địa hình vô cùng lớn. Luồng khí ẩm gặp phải đồi núi cao và cao nguyên, trong quá trình leo lên sẽ sản sinh lượng mưa lớn ở sườn đón gió, gọi là "mưa địa hình". Khu vực lưng của sườn đón gió có địa hình khá thấp, lượng mưa khá ít gọi là "khu vực bóng mưa". Lưu vực chịu sự ảnh hưởng của địa hình hình thành khu vực bóng mưa rõ rệt có: khu vực hồ Tonlé Sap, cao nguyên Khorat và khu vực lũng sông ở trung du sông Lan Thương. Hồ Tonlé Sap nằm ở mặt phía đông của dãy núi Kravanh và dãy núi Damrei, cao nguyên Khorat nằm ở phía đông của hệ thống dải núi dài Phetchabun-Dong Phaya Yen-Sankamphaeng, lũng sông vùng trung du sông Lan Thương nằm ở phía đông núi Cao Lê Cống và phía đông dãy núi Nộ Sơn. Tất cả chúng đều nằm ở khu vực bóng mưa sườn trái gió của gió mùa Tây Nam, giáng thuỷ tương đối ít, lượng mưa ở trong lũng sông tại chỗ tiếp giáp Vân Nam và Tây Tạng thuộc vùng trung du sông Lan Thương không đến 400 milimét. Bộ phận thung lũng bị kẹp giữa hai dãy núi cao ở vùng trung du sông Lan Thương không chỉ nằm ở khu vực bóng mưa có lượng mưa ít, thậm chí còn bị tác dụng của hiệu ứng foehn hình thành thung lũng khô nóng. Sự ảnh hưởng của địa hình lên nhiệt độ chính là ở một số khu vực mưa nhiều phía sườn đón gió, không chỉ có chiều cao so với mặt nước biển cao, mà bản thân lượng mưa cũng khiến cho nhiệt độ giảm xuống rõ rệt, thí dụ như nhiệt độ trung bình và hằng năm ở Paksong và Xiengkhuang thấp hơn rõ rệt so với các khu vực khác cùng vĩ độ. Nhiệt độ hằng năm ở Paksong là từ 17 - 22℃, trở thành khu nghỉ mát tránh nóng nổi tiếng. Cao nguyên Khorat có giáng thuỷ khá ít, nhiệt độ hằng năm khá cao, bị khu vực vực bóng mưa ảnh hưởng rõ rệt. Sự phân bố độ ẩm ở lưu vực sông Lan Thương - sông Mê Kông có tính nhất quán khá tốt, phù hợp với quy luật biến thiên trong năm và quy luật biến thiên của lượng mưa. Các vấn đề Theo tiến sĩ C. Hart Schaaf, cựu ủy viên Ủy ban Mê Kông, "...Đây là người khổng lồ đang ngủ, chứa trong lòng một tiềm năng to lớn về thủy điện, thủy lợi cũng như khả năng phòng lụt, một nguồn năng lượng bị bỏ quên...". Có hai vấn đề chính gây mâu thuẫn giữa các bên là việc xây dựng các con đập hay việc phá hủy những chỗ chảy xiết. Một loạt các đập đã được xây dựng trên các nhánh của dòng sông này, đáng kể nhất là đập Pak Mun tại Thái Lan. Nó bị công kích dữ dội do chi phí cao cũng như ảnh hưởng xấu tới môi trường và tới cuộc sống của những khu dân cư chịu ảnh hưởng. Người Trung Quốc hiện đang tiến hành một chương trình lớn về xây dựng các đập trên sông: họ đã hoàn thành các đập tại Mạn Loan (漫湾), Đại Triều Sơn (大朝山), Cảnh Hồng (景洪), đang tiến hành xây đập Tiểu Loan (小湾 Xiaowan) và khoảng hơn một chục đập khác đang được nghiên cứu. Tính đến đầu năm 2016, Trung Quốc đã hoàn thành ít nhất 8 đập chính trên sông Lan Thương (dòng chính tại thượng nguồn sông Mekong) và đang xây tối thiểu thêm 4 đập nữa. Người ta lo ngại rằng các đập này sẽ ngăn cản chuyển động của trầm tích và sẽ gây thiệt hại cho nông nghiệp và nghề cá ở phía hạ lưu. Sự giảm đi của các dao động mức nước theo mùa cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến Tonlé Sap(Biển Hồ). Các chính phủ Lào và Campuchia cũng có kế hoạch xây dựng các đập ngăn nước, hiện đang bị một số người phản đối. Chính quyền Trung Quốc cũng thực hiện việc làm sạch các tảng đá và cồn cát từ dòng chảy để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, và điều này cũng khuyến khích Lào làm như vậy. Các nhà môi trường cho rằng điều này sẽ làm tăng sự lưu thông nước và kết quả của nó là sự gia tăng xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nguồn cá. Việt Nam thì thường lên tiếng về các tác động của những hoạt động làm thay đổi chế độ thủy văn của sông Mekong này do có đồng bằng sông Cửu Long là nơi chịu tác động trực tiếp của những thay đổi này. Đặc biệt là đợt hạn hán miền Nam Việt Nam 2016 được cho là do lượng nước đổ về đồng bằng sông Cửu Long từ sông Mê Kông bị giảm mạnh do hệ thống các đập thủy điện được nhiều quốc gia xây dựng trên dòng chính của con sông . Việt Nam tìm cách phản đối việc xây dựng đập trên dòng chính, nhưng các công ty đầu tư thì đang chạy đua trong việc xây dựng thủy điện trên các phụ lưu. Trong điều kiện chưa có quy tắc ứng xử hoàn thiện, thì theo tạp chí Mỹ The National Interest hệ thống hàng chục đập thủy điện của Trung Quốc tại thượng nguồn các sông ở đông nam dãy Himalaya được coi là "vũ khí hủy diệt đáng sợ". Nó sẵn sàng trở thành công cụ hỗ trợ sức ép cho xử lý các quan hệ ngoại giao rắc rối để thu lợi thế cho họ . Dẫu vậy thì trong các thảo luận về chia sẻ nguồn nước, điểm khó bàn thảo nhất chính là quyền chính đáng của các vùng đất trong việc "giữ lại lượng nước đã mưa trên vùng lãnh thổ của mình", và "không để đất bị xói mòn trôi xuống thành phù sa sông", nhằm cải thiện môi trường sống của mình. Vùng thượng nguồn sông đáp ứng chia sẻ ở mức độ nào là vấn đề thương thảo với nhiều yếu tố hậu trường thường có biến động. Các vùng hạ nguồn có nghĩa vụ phải chuyển hướng thích hợp với tình hình đó. Chẳng lẽ vùng hạ nguồn đã không giữ lại lượng nước mưa đã rơi trên lãnh thổ của mình đến 2 mét nước, mà lại tháo trôi hết ra biển, rồi trông chờ vào "tài nguyên" từ vùng khác trôi đến để chống hạn mặn và tạo sự phì nhiêu của riêng mình. Các động vật quý hiếm Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wide Fund for Nature hay World Wildlife Fund - WWF) cho biết các nhà khoa học đang tìm kiếm các sinh vật như cá úc, cá trê, cá đuối gai độc khổng lồ, cá nhái răng nhọn, cá chép lớn, ăn thịt ở sông Mê Kông – các loài cá này có thể nặng tới hơn 90 kg và dài hơn 1,80 mét. Ngoài ra sông Mê Kông còn có các loài cá chiên và cá lăng quý hiếm, chưa kể đến cá hô và cá chép khổng lồ, dịch vụ du lịch câu cá vì thế rất phát triển ở đây. Đặc biệt, đoạn sông Mê Kông ở Campuchia và vùng hồ Tonlé Sap còn có cá heo sông (Irrawaddy dolphin, Orcaella brevirostris), số lượng có thể chỉ còn vài chục cá thể. Người Campuchia không săn bắt chúng, trừ thời kỳ chiến tranh khi lính Khmer Đỏ đã từng nã đạn cối vào đàn của chúng; hành động này được quay phim tư liệu, sau này phim được National Geographic Channel đưa vào loạt phóng sự về cá heo sông Mekong, thỉnh thoảng được phát từ năm 2010 đến nay. Loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng vì môi môi trường sống và nguồn thức ăn đang bị phá vỡ nghiêm trọng. Ngày 24/8/2012 chính phủ Campuchia đã lập khu bảo tồn cá heo sông Mekong với chiều dài 180 km, trải từ tỉnh Kratie ở phía đông tới biên giới với Lào. Người dân vẫn được phép câu cá trong khu bảo tồn, song chính phủ cấm sử dụng nhà nổi, lồng cá và lưới quét bởi chúng đe dọa mạng sống của cá heo sông. Zed Hogan, phụ trách dự án do WWF và Hội địa lý quốc gia tài trợ cho biết, các động vật này là "độc nhất" và "đang biến mất với tốc độ nhanh chóng". Theo Hogan, khi nghiên cứu cá úc khổng lồ ở sông Mê Kông, Campuchia, các nhà khoa học sẽ theo dõi sự di chuyển của cá với hy vọng hiểu thêm về hướng di trú của chúng và nguyên nhân chúng bị chết. Sự biến mất các loài cá này là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo tình trạng đánh bắt quá mức hoặc các xáo trộn khác ở các sông, hồ nơi chúng cư trú. Một số sinh vật khổng lồ nước ngọt được ghi vào sách đỏ các loài đang bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Cá úc khổng lồ sông Mê Kông được coi là loài cá nước ngọt lớn nhất cùng họ với loài cá nhám chó, đã được đưa vào danh sách những loài bị đe dọa vào năm 2003, sau khi nghiên cứu chỉ ra số lượng cá giảm ít nhất 80% trong hơn 13 năm qua. Robin Abell, nhà sinh học của WWF cho biết: "Các loài cá khổng lồ là những sinh vật nước ngọt có trọng lượng tương đương với voi và tê giác và nếu chúng biến mất thì thế giới sẽ bất ổn. Cuối cùng, chúng ta sẽ nhận thức tốt hơn về cách quản lý việc đánh bắt và bảo vệ các nơi cư trú nhằm cứu vớt các loài trong tương lai". Cầu qua sông Đoạn hạ lưu trên khu vực Đông Nam Á: Cầu Hữu nghị Lào- Myanmar nối Luangnamtha, Lào với Shan, Myanmar (dự án) Cầu Hữu nghị Thái-Lào IV, nối tỉnh Chiang Rai của Thái Lan và huyện Huoixai, tỉnh Bokeo của Lào Cầu nối tỉnh Xayabury với tỉnh Oudomxay, Lào Cầu bắc qua sông Mê kông nối Luang Prabang - Xayaburi, tỉnh Xayabury, Lào (đã khánh thành) Cầu Pak Lay nối tỉnh Xayaburi với tỉnh Vientiane, Lào (đã khởi công) Cầu Hữu nghị Thái-Lào VII nối tỉnh Loei của Thái Lan với Viêng Chăn, Lào (dự kiến) Cầu Hữu nghị Thái-Lào, nối tỉnh Nong Khai và thị xã Nong Khai ở Thái Lan với thủ đô Viêng Chăn của Lào Cầu nối Nong Khai và Viêng Chăn (dự án) Cầu Hữu nghị Thái-Lào V nối tỉnh Bueng Kan, Thái Lan với tỉnh Borikhamxay, Lào (dự án) Cầu Hữu nghị Thái-Lào III, nối tỉnh Nakhon Phanom của Thái Lan với thị xã Thakhek, tỉnh Khăm Muộn của Lào Cầu Hữu nghị Thái-Lào II, nối tỉnh Mukdahan của Thái Lan với tỉnh Savannakhet của Lào Cầu Hữu nghị Thái-Lào VI, nối huyện Na Tan, tỉnh Ubon Ratchathani với tỉnh Saravane của Lào (dự án) Cầu Hữu Nghị Lào - Nhật Bản, Pakxe, tỉnh Champasack, Lào Cầu Don Khong, Champasack, Lào (đã khánh thành) Cầu Stung Treng, còn gọi cầu hữu nghị Campuchia - Trung Quốc, tỉnh Stung Treng, Campuchia Cầu Kizuna, nối thành phố Kampong Cham với các huyện tỉnh Kampong Cham, Campuchia Cầu Prek Ta Meak, tỉnh Kandal, Campuchia Cầu Monivong, Phnôm Pênh, Campuchia Cầu Ta Khmau, nối Ta Khmau với ngoại ô Phnôm Pênh Cầu Neak Leung, nối tỉnh Kandal và tỉnh Prey Veng Cầu Koh Thom, huyện Koh Thom, tỉnh Kandal Cầu Cao Lãnh, nối thành phố Cao Lãnh với huyện Lấp Vò, Đồng Tháp Cầu Mỹ Thuận, Tiền Giang - Vĩnh Long Cầu Mỹ Thuận 2, Tiền Giang - Vĩnh Long (đang thi công) Cầu Rạch Miễu, Tiền Giang - Bến Tre Cầu Rạch Miễu 2, Tiền Giang - Bến Tre (đã khởi công) Cầu Ba Lai, Bến Tre Cầu Ba Lai mới, Bến Tre Cầu Hàm Luông, nối thành phố Bến Tre, huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre Cầu Đình Khao, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long (dự án) Cầu Cổ Chiên, nối huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre - huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh Cầu Vĩnh Trường, nối thị trấn An Phú với xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, An Giang Cầu Châu Đốc, nối thành phố Châu Đốc với thị xã Tân Châu (đã khởi công) Cầu Lấp Vò (Cầu Bình Thạnh Trung), huyện Lấp Vò, Đồng Tháp Cầu Vàm Cống, nối quận Thốt Nốt, Cần Thơ với huyện Lấp Vò Đồng Tháp Cầu Cần Thơ, Cần Thơ- Vĩnh Long Cầu Đại Ngãi, Trà Vinh - Sóc Trăng (đã khởi công) Chỉ dẫn Tham khảo Xem thêm Nam Ou Sê Bănghiêng Sê Kông Sê San Sê Repôk Liên kết ngoài trang web của Ủy hội sông Mekong WISDOM Water related Ìnormation System for the Sustainable Development of the Mekong Delta Sông quốc tế Vùng sinh thái Sông của Campuchia Sông của Lào Sông Myanmar Sông của Thái Lan Sông của Trung Quốc Sông của Việt Nam Isan Sông biên giới Sông Vân Nam Tonlé Sap Vùng đất Ramsar ở Campuchia Vùng sinh thái nước ngọt Sông quốc tế châu Á
3281
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20V%C5%A9%20B%C3%ACnh
Nguyễn Vũ Bình
Nguyễn Vũ Bình (sinh ngày 2 tháng 11 năm 1968) là một người bất đồng chính kiến, từng bị tù tại Việt Nam vì bị Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cáo buộc tội gián điệp. Ông đã viết các bài kêu gọi dân chủ và nhân quyền. Tiểu sử Ông xuất thân từ làng Hành Thiện tỉnh Nam Định, một ngôi làng nổi tiếng của miền bắc Việt Nam về nhân tài, khoa bảng. Ông là đồng hương với Cố Tổng Bí thư Trường Chinh, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu, Nguyễn Sĩ Quốc, Phạm Gia Triệu, Nguyễn Việt Tiến. Hoạt động Nguyễn Vũ Bình đã làm việc gần 10 năm tại Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận và chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 02/9/2000, ông làm đơn xin thành lập Đảng Tự do - Dân chủ, đồng thời cũng làm đơn xin nghỉ việc tại Tạp chí Cộng sản. Tháng 1/2001 ông bị Tạp chí Cộng sản buộc thôi việc. Sau đó, ông cùng với 16 người khác đã viết một thư mở gởi đến chính quyền kêu gọi cải cách chính trị và trả tự do cho các tù nhân chính trị. Ông cũng ủng hộ việc thành lập "Hội nhân dân giúp Đảng và Nhà nước chống tham nhũng" và trở thành thành viên sáng lập của Câu lạc bộ Dân chủ cho Việt Nam. Ngày 21 tháng 7 năm 2002, sau khi ông gởi một bài điều trần tới Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội Hoa Kỳ về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, công an đã khám nhà ông ở Hà Nội và tịch thu các tài liệu, sách vở. Ông đã bị giam lỏng tại nhà, hàng ngày bị triệu tập làm việc tại Sở Công an Hà Nội liên tục trong hơn hai tuần. Trong thời gian bị giam tại nhà, ông thường xuyên bị sách nhiễu, theo dõi và phải trình diện thường xuyên để công an thẩm vấn. Sau khi ông đưa lên Internet bài viết "Về vấn đề biên giới Việt-Trung", trong đó ông chỉ trích chính phủ đã làm thiệt hại hàng trăm kilomet vuông đất đai của Việt Nam, ông chính thức bị bắt vào ngày 25 tháng 9 năm 2002. Cuối bản điều trần về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, Nguyễn Vũ Bình viết: "Tôi luôn tin rằng, chúng ta chỉ có thể thành công trong việc chấm dứt và ngăn chặn những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam khi thực hiện điều đó trên phạm vi quốc gia, tức là thành công trong việc dân chủ hóa đất nước. Vì vậy, tất cả các giải pháp đấu tranh bảo vệ nhân quyền nào cũng phải hướng tới mục tiêu cao nhất mà Nhân dân Việt Nam hằng mong ước: Tự do cá nhân và Dân chủ cho toàn xã hội." Sau phiên xử kín kéo dài khoảng 3 tiếng tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội vào ngày 31 tháng 12 năm 2003, Nguyễn Vũ Bình bị tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản thúc tại gia vì tội làm gián điệp. Các tổ chức quốc tế như Ký giả Không Biên giới, Quan sát Nhân quyền, Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo, World Association of Newspapers, và Diễn đàn Biên tập viên Thế giới, đại diện 18.000 tờ báo trên 100 quốc gia, và Chính phủ Hoa Kỳ đồng loạt lên án phiên xử. Mặc dù vậy vào ngày 5 tháng 5 năm 2004, tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội vẫn quyết định giữ nguyên bản án. Tại cuối phiên kháng án thất bại của mình, Nguyễn Vũ Bình tuyên bố: "Đối với tôi, tự do hay là chết", rồi lập tức bắt đầu một cuộc tuyệt thực. Sau 14 ngày, ông mới đồng ý chấm dứt cuộc tuyệt thực sau khi Tòa án Tối cao đồng ý xét lại vụ án. Sau cuộc tuyệt thực, ông đã bị sụt giảm 14 kg trọng lượng và di chứng để lại là bệnh đường ruột. Nguyễn Vũ Bình hai lần được Tổ chức Quan sát Nhân quyền trao giải Hellman-Hammett năm 2002 và năm 2007, một giải thưởng hàng năm dành cho những văn sĩ dũng cảm đương đầu với các đàn áp chính trị. Nguyễn Vũ Bình là Hội viên danh dự của bốn tổ chức Văn bút Quốc tế: Văn bút Hoa Kỳ, Văn bút Canada, Văn bút Thụy Sĩ Pháp thoại, Văn bút Sydney. Vào ngày 9 tháng 6 năm 2007, ông được nhà cầm quyền thả tự do từ nhà tù Ba Sao ở tỉnh Nam Hà. Tham khảo Liên kết ngoài Bản điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam của Nguyễn Vũ Bình Như trên bằng tiếng Anh Nguyễn Vũ Bình bị phạt 7 năm tù vì tội gián điệp báo Tuổi Trẻ, nguồn Thông tấn xã Việt Nam Bài bào chữa cho chồng của bà Nguyễn Vũ Bình, trên BBC Việt ngữ Y án sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Vũ Bình Nguyễn Vũ Bình vừa được thả tự do Nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam Người bị kết tội xâm phạm an ninh quốc gia tại Việt Nam Hội Nhà báo độc lập Việt Nam
3283
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C4%83m%20nhu%E1%BA%ADn
Năm nhuận
Năm nhuận là năm: Theo dương lịch, chứa một ngày dư ra. Theo âm-dương lịch, chứa tháng thứ 13. Để đảm bảo đồng bộ việc lặp lại của năm trên lịch với năm thiên văn hoặc năm thời tiết. Trong trường hợp dương lịch thì các mùa và các sự kiện thiên văn không lặp lại chính xác sau một số ngày, vì thế năm dương lịch cứ sau một khoảng thời gian nhất định phải thêm vào một ngày để đảm bảo việc chỉnh lại các sai số do làm tròn năm. Trong trường hợp âm dương lịch như Lịch Việt Nam thì do một chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất là khoảng 29,53 ngày nên một năm âm lịch chỉ có khoảng 354 ngày (làm tròn). Do vậy, cứ sau một vài năm âm lịch thì người ta phải bổ sung một tháng (tháng nhuận) để đảm bảo năm âm lịch tương đối phù hợp với chu kỳ của thời tiết, là yếu tố phụ thuộc vào chu kỳ quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Khái niệm năm nhuận không nên nhầm lẫn với các giây nhuận (dùng để đảm bảo cho thời gian của đồng hồ đồng bộ với ngày). Dương lịch Lịch Gregorius Theo lịch Gregorius - loại lịch tiêu chuẩn hiện nay được dùng trên hầu khắp thế giới thì những năm nào chia hết cho 4 được và không chia hết cho 100 được coi là năm nhuận (ví dụ năm 2100 không phải là năm nhuận, 2104 là năm nhuận). Trong năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày thay cho 28 ngày. Cứ 4 năm lại thêm 1 ngày vào lịch bởi vì một năm dương lịch (năm tính theo dương lịch) dài khoảng 365 ngày và 6 giờ. Ngoài ra, vẫn có một số ngoại lệ đối với nguyên tắc này vì một năm dương lịch ngắn hơn 365,25 ngày một chút. Những năm chia hết cho 100 sẽ được coi là năm nhuận nếu chúng cũng chia hết cho 400. Ví dụ, 400, 800 và 1200 là các năm nhuận nhưng 100, 200, 300, 500,... 1500 không phải năm nhuận theo lịch Gregory đón trước; 1600 và 2000 là các năm nhuận nhưng 1700, 1800 và 1900 không phải năm nhuận. Tương tự như vậy, 2100, 2200, 2300, 2500, 2600, 2700, 2900 và 3000 không phải năm nhuận nhưng 2400 và 2800 là các năm nhuận. Theo nguyên tắc này thì trung bình một năm có 365 + 1/4 − 1/100 + 1/400 = 365,2425 ngày, tức là 365 ngày 5 giờ 49 phút và 12 giây. Lý do nằm sau quy tắc này như sau: Lịch Gregory được tạo ra để đảm bảo ngày xuân phân ở châu Âu rơi vào ngày 21 tháng 3, để đảm bảo ngày Lễ Phục Sinh có thể điều chỉnh theo ngày xuân phân một cách rõ ràng hơn. Một năm xuân phân (tính giữa hai điểm xuân phân kế tiếp nhau) là khoảng 365,242375 ngày. Quy tắc tính năm nhuận theo lịch Gregory lấy một năm trung bình là 365,2425 ngày. Sự sai khác rất nhỏ này (trên 0,0001 ngày) có nghĩa là sai số thời gian sẽ tích lũy đủ một ngày trong khoảng 8.000 năm. Nhưng trong thời gian của 8.000 năm thì độ dài của một năm xuân phân cũng sẽ thay đổi theo một lượng mà người ta không thể dự báo chính xác trước (xem dưới đây). Vì thế quy tắc tính năm nhuận của lịch Gregory là đủ thỏa mãn. Ngày nào là ngày nhuận Lịch Gregory là bản sửa đổi của lịch Julius được sử dụng bởi người La Mã. Lịch La Mã có nguồn gốc là lịch Mặt Trăng (mặc dù từ thế kỷ 5 TCN nó không còn tuân theo chu kỳ Mặt Trăng nữa) và được đặt tên cho các ngày theo ba tuần (pha) của chu kỳ Mặt Trăng: trăng mới (calends, từ đó có từ "calendar" nghĩa là lịch), phần đầu tiên (nones) và trăng tròn (ides). Các ngày đã được đếm ngược (bao gồm cả ngày này) cho đến ngày kế tiếp được đặt tên, vì thế ngày 24 tháng 2 là ante diem sextum calendas martii ("ngày thứ sáu trước lịch của tháng 3"). Từ năm 45 TCN, tháng 2 trong những năm nhuận có hai ngày được gọi là "ngày thứ sáu trước lịch của tháng 3". Ngày dư ra nguyên thủy là ngày thứ hai trong những ngày được gọi như vậy, nhưng từ thế kỷ 3 nó đã là ngày đầu tiên. Từ đó có thuật ngữ ngày nhuận cho ngày 24 tháng 2 trong năm nhuận. Khi mà tập quán này được tuân theo, những ngày lễ sau ngày thêm vào đã bị dịch chuyển trong năm nhuận. Ví dụ, ngày lễ trước đây của thánh Matthias, vào ngày 24 tháng 2 trong những năm thường sẽ rơi vào ngày 25 tháng 2 trong năm nhuận. Tuy nhiên điều tế nhị của lịch sử này đang trong quá trình bị loại bỏ: Liên minh châu Âu thông báo rằng, từ năm 2000, ngày 29 tháng 2 sẽ là ngày nhuận chứ không phải là ngày 24 tháng 2, và Giáo hội Công giáo Rôma hiện nay cũng sử dụng ngày 29 tháng 2 như ngày nhuận. Sự khác biệt rõ ràng chỉ có ở những nước kỷ niệm "ngày có tên". Lịch Julius Lịch Julius thêm một ngày vào tháng 2 trong những năm chia hết cho 4. Quy tắc này lấy một năm trung bình dài 365,25 ngày. Sự dôi ra của khoảng 0,0076 ngày trong mối quan hệ với năm xuân phân có nghĩa là ngày xuân phân sẽ dịch chuyển lên sớm hơn trong lịch này cứ sau mỗi 130 năm. Lịch Julius cải tiến Lịch Julius cải tiến thêm một ngày vào tháng 2 trong những năm chia hết cho 4. Nhưng đi cùng nó là ngoại lệ: những năm chia hết cho 100 mà khi chia cho 900 không để lại số dư bằng 200 hay 600 thì không phải năm nhuận. Quy tắc này phù hợp với quy tắc của lịch Gregory cho đến năm 2800 (năm nhuận trong lịch Gregory nhưng không phải trong lịch Julius sửa đổi). Quy tắc này tính một năm trung bình dài khoảng 365,242222... ngày. Con số này xấp xỉ gần đúng với một năm chí tuyến trung bình, nhưng bởi vì năm xuân phân chí tuyến trung bình là dài hơn một chút nên lịch Julius sửa đổi không thỏa mãn tốt như lịch Gregory trong việc giữ ngày xuân phân rơi đúng hoặc sát với ngày 21 tháng 3. Lịch Iran Lịch Iran cũng có một ngày nhuận một lần trong bốn năm, nhưng cứ 33 năm thì năm nhuận rơi vào năm thứ năm thay vì năm thứ tư. Hệ thống sử dụng để tính toán là chính xác hơn và phức tạp hơn, và nó dựa trên cơ sở thời gian diễn ra xuân phân trong tháng 3 được quan sát tại Tehran. Chu kỳ 33 năm là không đều hoàn toàn; cứ mỗi chu kỳ 33 năm sẽ bị tách bởi một chu kỳ có 29 hay 37 năm. Âm-Dương Lịch Lịch Mặt Trăng Lịch Mặt Trăng là một loại âm dương lịch, vì thế năm nhuận có một tháng thừa, gọi là tháng nhuận. Trong lịch Mặt Trăng tháng nhuận được thêm vào phù hợp Lịch Hebrew Lịch Hebrew (lịch Do Thái) cũng là một loại âm dương lịch với tháng dôi ra. Trong lịch Hebrew tháng dôi ra được gọi là Adar Rishon (Adar thứ nhất) và được thêm vào trước tháng Adar, mà tháng này sau đó trở thành tháng Adar Sheni (Adar thứ hai). Phù hợp với chu kỳ Mêtôn, nó được thêm vào bảy (7) lần trong chu kỳ mười chín (19) năm, thông thường trong các năm thứ 3, 6, 9, 11, 14, 17, và 19 của chu kỳ này. Lịch Hêbrơ có quy luật hoãn lại để lui thời điểm bắt đầu của năm từ một đến hai ngày. Năm trước khi có sự hoãn lại có một đến hai ngày dôi ra, và năm mà thời điểm bắt đầu của nó bị lui lại mất một đến hai ngày. Các quy luật hoãn lại này làm giảm số lượng các tổ hợp khác nhau của độ dài năm và ngày bắt đầu của tuần từ 28 xuống 14, cũng như điều chỉnh thời điểm của lễ hội tôn giáo nào đó trong mối tương quan với lễ hội xaba. Quy tắc dài hạn của năm nhuận Sự sai khác giữa lịch Gregory và năm xuân phân tích lũy đủ 1 ngày trong khoảng 8.000 năm. Điều này có nghĩa là lịch cần phải được hoàn thiện hơn bằng các phương thức tinh vi hơn cho quy tắc năm nhuận: có lẽ bằng cách bỏ năm nhuận trong năm chia hết cho 8.000. (Phần lớn giống như đề xuất này là bỏ năm nhuận trong năm chia hết cho 4.000 . Đề xuất này dựa trên cơ sở sự sai khác giữa lịch Gregory và năm chí tuyến trung bình. Những đề xuất khác thì cho rằng lịch Gregory tự bản thân nó đã có sự tinh vi giống như thế (một cách sai sót) , .) Tuy nhiên, ở đây không cần thiết phải có sự tính toán lịch xa đến như vậy bởi vì trong một khoảng thời gian của hàng chục nghìn năm thì số ngày của năm có thể sẽ bị thay đổi vì một loạt các nguyên nhân, đáng kể nhất là: Tuế sai sẽ dịch chuyển thời điểm của xuân phân trong mối liên quan đến điểm cận nhật và vì thế sẽ thay đổi độ dài của năm xuân phân. Gia tốc thủy triều từ Mặt Trời và Mặt Trăng làm chậm sự dịch chuyển của Trái Đất, làm cho ngày dài hơn. Cụ thể hơn thì yếu tố thứ hai của sự thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố như sự hồi phục hậu băng hà và độ tăng của mực nước biển vì các thay đổi khí hậu. Chúng ta không thể dự đoán trước các thay đổi này một cách chính xác đủ để có thể làm lịch có độ chính xác đến từng ngày trong hàng chục nghìn năm. Cầu hôn Đây là một truyền thống, cho rằng có từ thời kỳ thánh Patriciô và Bridget trong thế kỷ 5. Ở Ireland khi đó phụ nữ chỉ có thể được cầu hôn trong những năm nhuận. Thánh Patriciô và năm nhuận Thánh Patriciô, đang đi dọc theo bờ hồ Neagh để xua đuổi những con ếch ra khỏi đầm lầy thì gặp thánh Bridget đang khóc và nói rằng một cuộc nổi loạn đã xảy ra trong nữ tu viện mà bà đang chủ trì, những người phụ nữ đòi hỏi quyền cầu hôn. Thánh Patrick nói rằng ông có thể cho họ quyền này trong năm thứ bảy, khi đó thánh Bridget vòng tay qua cổ ông và kêu lên "Chao ôi, Patrick vàng ngọc, tôi không thể quay lại với các cô gái với lời hứa như vậy. Hãy cho họ một năm trong bốn." Thánh Patrick trả lời, "Bridget, hãy ôm tôi như thế một lần nữa và tôi sẽ cho cô năm nhuận, năm dài nhất của số mệnh." Thánh Bridget, nhờ điều này, đã cầu hôn với thánh Patrick, là người tất nhiên không thể cưới vợ: vì thế ông đã dàn xếp khó khăn theo cách tốt nhất mà ông có thể làm là nụ hôn và áo dài bằng lụa. (Nguồn: Evans Ivor H, Brewer's Dictionary of Phrase and Fable, Cassell, London, 1988) Theo như luật năm 1288 ở Scotland, nếu người đàn ông từ chối lời cầu hôn thì họ phải nộp phạt; mức phạt có thể là từ nụ hôn tới áo dài lụa hay đánh đòn nhẹ. Vì những người đàn ông cảm thấy điều này đưa họ vào những rủi ro lớn, ở một vài nơi thì truyền thống này đã bị làm chặt chẽ hơn để cấm người phụ nữ cầu hôn vào ngày 29 tháng 2. Xem thêm Năm nhuận thế kỷ Cải cách lịch pháp Tham khảo Liên kết ngoài Lịch Đơn vị đo thời gian Đơn vị thời gian
3288
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%A1n%20v%E1%BB%8B%20%C4%91o%20chi%E1%BB%81u%20d%C3%A0i
Đơn vị đo chiều dài
Một đơn vị đo chiều dài là một chiều dài chuẩn (thường không đổi theo thời gian) dùng để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi chiều dài khác. Trong hệ đo lường quốc tế Xênnamé Yôtamét Zêtamét Êxamét Pêtamét Têramét Gigamét Mêgamét Kilômét Héctômét Đềcamét Mét Đêximét Xăngtimét Milimét Micrômét Nanômét Picômét Femtômét Atômét Zéptômét Yóctômét Trong thiên văn học Đơn vị thiên văn (AU) (~149 gigamét) Năm ánh sáng (~9,46 pêtamét) Phút ánh sáng (~18 gigamét) Giây ánh sáng (~300 mêgamét) Parsec (pc) (~30,8 pêtamét) Kilôparsec (kpc) Mêgaparsec (Mpc) Gigaparsec (Gpc) Teraparsec (Tpc) Trong vật lý Trong vật lý còn có thêm: Độ dài Planck Bán kính Bohr Fermi (fm) (= 1 femtômét) Angstrom (Å) (= 100 picômét) Micrôn (= 1 micrômét) Trong hệ đo lường cổ của Việt Nam Dặm Mẫu Lý còn được gọi là lí Sải Thước (1 mét) Tấc (1/10 thước) Phân (1/10 tấc) Li (1/10 phân) Trong hàng hải Hải lý (1852 mét) Trong hệ đo lường Anh Mỹ Inch (1inch ≈ 2,54 xăngtimét) Foot hay ft (1 ft ≈ 0.3048 mét) Yard hay yd(1yd ≈ 0,9144 mét) Mile/Dặm Anh (1609 mét) Xem thêm Hệ đo lường quốc tế Hệ đo lường cổ Việt Nam Hệ đo lường Anh Mỹ Tham khảo Liên kết ngoài Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam Trung tâm đo lường Việt Nam Đổi đơn vị đo lường trực tuyến
3293
https://vi.wikipedia.org/wiki/P%C3%AAtam%C3%A9t
Pêtamét
Một pêtamét (viết tắt là Pm) là một khoảng cách bằng 1015 mét. Trong hệ đo lường quốc tế, pêtamét là đơn vị đo được suy ra từ đơn vị cơ bản mét theo định nghĩa trên. Pêtamét có thể được dùng để đo khoảng cách giữa các vì sao, tuy nhiên các nhà thiên văn thường quen dùng năm ánh sáng (khoảng 9.5 pêtamét) và parsec (khoảng 31 pêtamét) hơn. Chữ pêta (hoặc trong viết tắt là P) viết liền trước các đơn vị trong hệ đo lường quốc tế để chỉ rằng đơn vị này được nhân với 1015 lần. Xem thêm trang độ lớn trong SI. Các chuyển đổi 1 Pm = 6685 AU 1 năm ánh sáng = 9,46 Pm 1 parsec = 30,86 Pm khoảng cách từ Trái Đất đến Proxima Centauri (ngôi sao gần nhất) = 40,17 Pm khoảng cách từ Trái Đất đến sao Sirius = 81 Pm khoảng cách từ Trái Đất đến sao Vega = 237 Pm 1 Pm = 38.6 ngày ánh sáng Xem thêm Hệ đo lường quốc tế Độ lớn trong SI Năm ánh sáng Parsec Tham khảo ]] [[Thể loại:Đơn vị đo chiều dài nl:Petameter
3294
https://vi.wikipedia.org/wiki/Latinh%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Latinh (định hướng)
Latinh hay Latin là một ngôn ngữ gốc Ý, ban đầu được nói ở thành Roma cổ đại và Đế quốc La Mã. 'Latinh' cũng có thể đề cập đến các nghĩa sau đây: Ngôn ngữ Các ngôn ngữ Latinh hay các ngôn ngữ Rôman, các ngôn ngữ hiện đại tiến hóa từ tiếng Latinh thông tục Bảng chữ cái Latinh, hệ thống chữ viết được người La Mã cổ đại sử dụng Chữ Latinh, hệ thống chữ viết được sử dụng cho hầu hết các ngôn ngữ châu Âu đương đại Tiếng Latinh cổ (Old Latin hay Archaic Latin), tiếng Latinh trước năm 75 TCN Tiếng Latinh cổ điển (Classical Latin), tiếng Latinh tiêu chuẩn được dùng ở cả thể viết và nói thời hậu kỳ Cộng hòa La Mã và buổi đầu Đế quốc La Mã Tiếng Latinh hậu kỳ (Late Latin), văn viết Latinh thời hậu kỳ cổ đại Tiếng Latinh thông tục (Vulgar Latin), thể Latinh không quy chuẩn, được người dân Đế quốc La Mã sử dụng ở thể nói Tiếng Latinh Trung Cổ (Medieval Latin), tiếng Latinh của thời Trung Cổ Tiếng Latinh Phục Hưng (Renaissance Latin), tiếng Latinh của thời đại Phục Hưng Tiếng Latinh Giáo hội (Ecclesiastical Latin hay Church Latin), một trong những ngôn ngữ chính thức của Vatican Tiếng Latinh mới hay Tân Latinh (New Latin hoặc Neo-Latin), sự phục hưng của tiếng Latinh giữa khoảng năm 1375 - 1900 Tiếng Latinh đương đại, dạng ngôn ngữ Latinh được sử dụng từ cuối thế kỷ 19 Các sử dụng khác Tộc người Latinh xưa ở miền trung nước Ý, trong vùng gọi là Latium (ngày nay là vùng Lazio của nước Ý). Giáo hội Latinh - phương quản trị của Giáo hội Công giáo sử dụng các nghi thức phụng vụ Latinh. Khu phố Latinh, Quận 5, Paris Mỹ Latinh - khu vực của châu Mỹ, nơi mà người dân chủ yếu nói các ngôn ngữ Rôman – đặc biệt là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha, và một mức độ nào đó là tiếng Pháp. Người Mỹ Latinh - công dân của các nước thuộc khu vực Mỹ Latinh.
3295
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C4%83m%20%C3%A1nh%20s%C3%A1ng
Năm ánh sáng
Năm ánh sáng là đơn vị đo chiều dài sử dụng trong đo khoảng cách thiên văn. Theo những đo lường thực nghiệm, ánh sáng truyền đi trong chân không với vận tốc khoảng 300.000 km/s, do vậy, nó bằng khoảng 9,5 nghìn tỷ km hoặc 5,9 nghìn tỷ dặm. Theo định nghĩa của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU), một năm ánh sáng là khoảng cách ánh sáng truyền trong chân không trong khoảng thời gian một năm Julius (365,25 ngày). Bởi vì nó gồm từ "năm", thuật ngữ năm ánh sáng đôi khi bị giải thích nhầm thành đơn vị của thời gian. Năm ánh sáng thường hay được sử dụng nhất khi biểu diễn khoảng cách đến các sao hoặc đến những khoảng cách lớn hơn trong phạm vi thiên hà, đặc biệt đối với đại chúng và ở các ấn phẩm phổ biến khoa học. Đơn vị đo thường hay sử dụng trong trắc lượng học thiên thể là parsec (ký hiệu: pc, bằng khoảng 3,26 năm ánh sáng; đây là khoảng cách mà khi nhìn một đơn vị thiên văn dưới góc mở bằng một giây cung). Định nghĩa Theo định nghĩa của IAU, năm ánh sáng là khoảng cách tính bằng nhân thời gian một năm Julius (365,25 ngày so với 365,2425 ngày của lịch Gregorius) với tốc độ ánh sáng (). Các giá trị này được nêu trong nghị quyết về Hệ thống các hằng số thiên văn IAU (1976), và được sử dụng từ 1984. Từ đây, các chuyển đổi có thể thực hiện như sau. IAU quy định viết tắt cho năm ánh sáng là ly, mặc dù có những chuẩn khác như ISO 80000 sử dụng ký hiệu "l.y." và những ký hiệu theo tiếng bản ngữ cũng được sử dụng, như "al" trong tiếng Pháp (từ année-lumière) và tiếng Tây Ban Nha (từ año luz), "Lj" trong tiếng Đức (từ Lichtjahr), vv... {| |- |rowspan=6 valign=top|1 năm ánh sáng   |= mét (chính xác bằng) |- |≈ 9,461 peta mét |- |≈ 9,461 nghìn tỷ kilomét |- |≈ 5,878625 nghìn tỷ dặm |- |≈ 63241,077 đơn vị thiên văn AU |- |≈ 0,306601 parsec |} Trước năm 1984, năm chí tuyến (không phải năm Julius) và một phép đo (không dùng để định nghĩa) tốc độ ánh sáng đã được đưa vào trong Hệ thống hằng số thiên văn của IAU (1964), được sử dụng từ 1968 đến 1983. Tích của năm chí tuyến theo kỷ nguyên J1900.0 của Simon Newcomb là 31556925,9747 giây của lịch thiên văn (ephemeris second) nhân với tốc độ ánh sáng cho kết quả một năm ánh sáng bằng 9,460530 x 1015m (làm tròn đến 7 chữ số thập phân trong năm ánh sáng) có thể tìm thấy ở một số tài liệu hiện đại có lẽ bắt nguồn từ một nguồn cũ như tham khảo công trình Astrophysical Quantities của Clabon Allen năm 1973, mà được cập nhật trong năm 2000, bao gồm giá trị của IAU (1976) như nêu ở trên (lấy đến 10 chữ số thập phân). Những giá trị chính xác cao khác không được tính dựa trên một hệ thống nhất quán của IAU. Giá trị 9,460536207 x 1015m có trong một số cuốn sách hiện đại là tích của trung bình một năm Gregorius (365,2425 ngày hay 31556952 giây) và tốc độ ánh sáng (299792458 m/s). Một giá trị khác, 9,460528405 x 1015m, là tích của trung bình một năm chí tuyến J1900.0 với tốc độ ánh sáng. Các viết tắt và sử dụng bội số của năm ánh sáng là: "ly" cho một năm ánh sáng "Kly" cho một nghìn (kilo) năm ánh sáng (1.000 năm ánh sáng) "Mly" cho một triệu (mega) năm ánh sáng (1.000.000 năm ánh sáng) "Gly" cho một tỷ (giga) năm ánh sáng (1.000.000.000 năm ánh sáng) Lịch sử Đơn vị năm ánh sáng xuất hiện chỉ một vài năm sau khi Friedrich Bessel đo thành công khoảng cách đến một ngôi sao khác ngoài Mặt Trời vào năm 1838. Ngôi sao mà ông sử dụng để đo là 61 Cygni, và dụng cụ đo là một kính thiên văn đo thị sai (heliometer) có độ mở 160mm do Joseph von Fraunhofer thiết kế. Đơn vị lớn nhất biểu diễn khoảng cách vũ trụ ở thời điểm đó là đơn vị thiên văn, bằng bán kính của quỹ đạo Trái Đất 1,50 x 108km. Theo đơn vị này, tính toán lượng giác dựa trên thị sai của sao 61 Cygni bằng 0,314 giây cung, cho kết quả khoảng cách tới ngôi sao bằng 660.000 AU (9,9 x 1013km). Bessel ghi chú thêm rằng ánh sáng mất 10,3 năm để truyền qua quãng đường như vậy. Ông nhận ra rằng độc giả của ông sẽ thấy thích thú khi đưa ra một hình ảnh cho dễ hình dung về thời gian truyền đi xấp xỉ của ánh sáng, nhưng ông đã ngập ngừng khi sử dụng năm ánh sáng làm đơn vị khoảng cách. Theo ông bởi vì khi sử dụng khoảng cách theo năm ánh sáng sẽ làm mất đi độ chính xác trong dữ liệu đo thị sai của ông do nó nhân với một tham số chưa chính xác đó là tốc độ ánh sáng. Vào năm 1838 tốc độ ánh sáng vẫn chưa được đo chính xác; giá trị của nó thay đổi vào năm 1849 (Fizeau) và 1862 (Foucault). Khi ấy các nhà khoa học vẫn chưa coi nó là một hằng số cơ bản của tự nhiên, và sự lan truyền của ánh sáng qua môi trường aether hoặc không gian vẫn còn là điều bí ẩn. Tuy thế, đơn vị năm ánh sáng xuất hiện trong một cuốn sách phổ biến thiên văn học của nhà thiên văn học người Đức Otto Ule. Nghịch lý về đơn vị khoảng cách có từ "năm" trong đó đã được Ule giải thích bằng cách so sánh với khoảng cách giờ đường trượt tuyết (hiking road hour, Wegstunde trong tiếng Đức). Một quyển sách tiếng Đức phổ biến thiên văn cùng thời cũng lưu ý tới độc giả năm ánh sáng là một tên gọi kỳ lạ. Năm 1868 một tạp chí của Anh ghi nhận năm ánh sáng là đơn vị đo khoảng cách được sử dụng bởi các nhà khoa học Đức. Eddington đã gọi năm ánh sáng là một đơn vị không thuận tiện và không thích hợp, mà thỉnh thoảng đi từ các tác phẩm đại chúng vào trong các khảo cứu kỹ thuật. Mặc dù trong thời hiện đại các nhà thiên văn thường sử dụng đơn vị parsec, năm ánh sáng cũng là đơn vị phổ biến sử dụng trong khoảng cách liên sao và liên thiên hà. Sử dụng đơn vị Khoảng cách tính theo năm ánh sáng bao gồm giữa những ngôi sao trong cùng một khu vực, như chúng cùng thuộc về một nhánh xoắn ốc hoặc cụm sao cầu. Các thiên hà có đường kính từ vài nghìn đến vài trăm nghìn năm ánh sáng, và khoảng cách giữa các thiên hà lân cận hoặc khoảng cách giữa các cụm thiên hà lên tới hàng triệu năm ánh sáng và hàng chục triệu năm ánh sáng. Khoảng cách giữa các quasar và Bức tường lớn Sloan (Sloan Great Wall) lên tới hàng tỷ năm ánh sáng. Các đơn vị liên quan Khoảng cách giữa các vật thể trong một hệ sao thường bằng phần nhỏ của một năm ánh sáng, và chúng thường được biểu diễn theo đơn vị thiên văn au. Tuy nhiên, đơn vị của những độ dài nhỏ hơn có thể dùng bằng cách nhân thời gian với tốc độ ánh sáng. Ví dụ, giây ánh sáng, mà hay sử dụng trong thiên văn học, vật lý tương đối tính và truyền thông tin, có giá trị bằng mét hay của một năm ánh sáng. Các đơn vị như phút ánh sáng, giờ ánh sáng và ngày ánh sáng đôi khi được sử dụng trong các tác phẩm phổ biến khoa học. Tháng ánh sáng, gần bằng một phần mười hai của năm ánh sáng, cũng được sử dụng để đo xấp xỉ khoảng cách. Bảo tàng không gian và Trái Đất Hayden (Hayden Planetarium) xác định tháng ánh sáng bằng chính xác 30 ngày ánh sáng truyền đi. Ánh sáng truyền xấp xỉ qua một foot trong một nano giây; do vậy thuật ngữ "foot ánh sáng" đôi lúc được sử dụng không chính thức để đo thời gian. Xem thêm 1 peta mét (ví dụ khoảng cách bằng với cỡ năm ánh sáng) Giao thức Einstein (Einstein protocol) Độ dài Hubble SI Tốc độ ánh sáng Tháng ánh sáng Tuần ánh sáng Ngày ánh sáng Giờ ánh sáng Phút ánh sáng Giây ánh sáng. Chú thích Tham khảo Đơn vị đo chiều dài (thiên văn học) Thuật ngữ thiên văn học Ánh sáng
3296
https://vi.wikipedia.org/wiki/Y%C3%B4tam%C3%A9t
Yôtamét
Một yôtamét (viết tắt là Ym) là một đơn vị đo khoảng cách bằng 1024 mét. (1 triệu tỷ mét, tiếng Anh là Septillion) Trong hệ đo lường quốc tế, yôtamét là đơn vị đo được suy ra từ đơn vị cơ bản mét theo định nghĩa trên. Yôtamét có thể được dùng để đo khoảng cách giữa các thiên hà, tuy nhiên các nhà thiên văn thường quen dùng năm ánh sáng và parsec hơn. Chữ yôta (hoặc trong viết tắt là Y) viết liền trước các đơn vị trong hệ đo lường quốc tế để chỉ rằng đơn vị này được nhân với 1024 lần. Xem thêm trang độ lớn trong SI. Các chuyển đổi 1 Ym = 105 700 000 năm ánh sáng = 32 408 000 parsec Đường kính của Nhóm Thiên hà Địa phương = 2 Ym Khoảng cách đến quasar xa nhất = 100 Ym Khoảng cách đến chân trời vũ trụ = 130 Ym Diễn giải 1,2 Ym - 127 triệu năm ánh sáng: khoảng cách đến nguồn Chớp gamma gần nhất, GRB 980425 về phía chòm sao Viễn Vọng Kính 1,3 Ym - 137 triệu năm ánh sáng: khoảng cách cụm thiên hà Centaurus Cluster 1,9 Ym - 201 triệu năm ánh sáng: đường kính của siêu đám địa phương Xử Nữ 2,3 Ym - 225 đến 250 triệu năm ánh sáng - Ánh sáng đi được trong chân không trong một năm thiên hà 2,8 Ym - 296 triệu năm ánh sáng - Khoảng cách đến siêu đám Coma về phía chòm sao Hậu Phát 3,2 Ym - 338 triệu năm ánh sáng - Khoảng cách đến Stephan's Quintet 4,7 Ym - 496 triệu năm ánh sáng - Chiều dài của Vạn Lý Trường Thành CfA2, một trong những kiến ​​trúc thượng tầng quan sát lớn nhất trong Vũ trụ 6,1 Ym - 645 triệu năm ánh sáng - Khoảng cách đến siêu sao Shapley 9,5 Ym - 996 triệu năm ánh sáng - Đường kính của Supervoid Eridanus Xem thêm Hệ đo lường quốc tế Độ lớn trong SI Năm ánh sáng Parsec Tham khảo Đơn vị đo chiều dài en:Metre#SI prefixed forms of metre nl:Yottameter
3304
https://vi.wikipedia.org/wiki/Doraemon
Doraemon
Doraemon ( ) là một series manga của Nhật Bản do Fujiko F. Fujio và đồng tác giả Motoo Abiko sáng tác từ tháng 12 năm 1969 đến tháng 4 năm 1996 đăng trên tạp chí CoroCoro Comic của nhà xuất bản Shogakukan. Có tổng cộng 821 chương truyện được tuyển chọn đóng gói đưa vào 45 tập tankōbon dưới ấn hiệu Tentōmushi Comics cũng do Shogakukan xuất bản. Manga đã được dịch và xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ trên thế giới, trong đó bao gồm cả tiếng Việt do Nhà xuất bản Kim Đồng biên soạn. Nội dung series kể về cuộc đời bất hạnh của cậu bé Nobita và chú mèo máy Doraemon từ tương lai đến để giúp cuộc sống của cậu bé trở nên tốt hơn. Tác phẩm ba lần được chuyển thể thành anime: lần đầu do Nippon TV Dōga sản xuất gồm 52 tập phát sóng trên Nippon TV từ 1 tháng 4 đến 30 tháng 9 năm 1973; lần thứ hai do Shin-Ei Animation sản xuất với 1787 tập phát từ 2 tháng 4 năm 1979 đến 18 tháng 3 năm 2005 trên TV Asahi và lần thứ ba cũng do Shin-Ei Animation sản xuất phát trên TV Asahi từ 15 tháng 4 năm 2005 đến nay. Tác phẩm cũng được chuyển thể thành các loại hình truyền thông khác như phim điện ảnh và trò chơi điện tử. Tính đến năm 2019, với hơn 250 triệu bản in được bán ra trên thế giới, Doraemon được coi như là một trong những series manga nổi tiếng và thành công nhất mọi thời đại. Được nhiều nhà phê bình và chuyên gia khen ngợi, một số mangaka nổi tiếng nói rằng Doraemon đã truyền cảm hứng cho tác phẩm của họ, chẳng hạn như Oda Eiichirō, Kishimoto Masashi và Takahashi Rumiko. Ngoài ra, Doraemon cũng chính thức trở thành một trong những thương hiệu truyền thông có doanh thu cao nhất mọi thời đại, trong đó loạt phim hoạt hình cùng tên có số lượng người xem cao nhất tại Nhật Bản và các quốc gia trên thế giới. Doraemon đã được xem như một biểu tượng văn hóa của Nhật Bản, và từng được Bộ Ngoại giao Nhật Bản bổ nhiệm làm đại sứ anime đầu tiên vào năm 2008. Nội dung Doraemon là một chú mèo máy được Nobi Sewashi (Nobi Nobito), cháu năm đời của Nobi Nobita, gửi từ thế kỷ 22 về quá khứ của ông mình để giúp đỡ Nobita trở nên tiến bộ và giàu có, tức là cũng sẽ cải thiện hoàn cảnh của con cháu Nobita sau này. Còn ở hiện tại, Nobita là một cậu bé luôn thất bại ở trường học, và sau đó công ty phá sản, thất bại trong công việc, đẩy gia đình và con cháu sau này vào cảnh nợ nần. Các câu chuyện trong Doraemon thường có một chủ đề chung, đó là xoay quanh những rắc rối hay xảy ra với cậu bé Nobita học lớp năm, nhân vật chính thứ hai của bộ truyện. Doraemon có một chiếc túi thần kỳ trước bụng với đủ loại bảo bối của tương lai. Cốt truyện thường gặp nhất sẽ là Nobita trở về nhà khóc lóc với những rắc rối mà cậu gặp phải ở trường học hoặc với bạn bè. Sau khi bị cậu bé van nài hoặc thúc giục, Doraemon sẽ đưa ra một bảo bối giúp Nobita giải quyết những rắc rối của mình, hoặc là để trả đũa hay khoe khoang với bạn bè của cậu. Nobita sẽ lại thường đi quá xa so với dự định ban đầu của Doraemon, thậm chí với những bảo bối mới cậu còn gặp rắc rối lớn hơn trước đó. Đôi khi những người bạn của Nobita, thường là Honekawa Suneo hoặc Goda Takeshi (Jaian), lại lấy trộm những bảo bối và sử dụng chúng không đúng mục đích. Tuy nhiên thường thì ở cuối mỗi câu chuyện, những ai sử dụng sai mục đích bảo bối sẽ phải chịu hậu quả do mình gây ra, và người đọc sẽ rút ra được bài học từ đó. Sáng tác Doraemon là tác phẩm của Fujiko Fujio, bút danh chung của hai họa sĩ manga Fujimoto Hiroshi và Abiko Motoo. Theo Fujimoto, ý tưởng bộ truyện được nảy sinh một cách hoàn toàn ngẫu nhiên: sau khi vấp phải đồ chơi của cô con gái và nghe thấy tiếng mèo kêu, ông bắt đầu nghĩ đến một cỗ máy có khả năng giúp mình tạo ra bộ manga mới. Để thiết lập tác phẩm và nhân vật chính, tác giả đã sử dụng một số yếu tố có trong manga trước đây của mình là Obake no Q-tarō, xoay quanh một hồn ma sống chung với con người với công thức lặp lại tương tự. Do đó, ý tưởng về Doraemon là kết quả của rất nhiều thử nghiệm khác nhau, kinh nghiệm từ những sai sót giúp ông tìm ra loại hình manga phù hợp với khả năng của mình là slice of life. Ban đầu, ở thời điểm phát hành tác phẩm không được nhiều độc giả đón nhận, ngược lại manga được ưa chuộng nhất là gekiga, sau này thị hiếu độc giả tăng dần cùng với sự phổ biến của anime truyền hình và phim chiếu rạp, manga dần được đón nhận và đánh giá cao. Nhờ vào điều này giúp tác phẩm được kéo dài thêm hai mươi bảy năm nữa. Tác phẩm chủ yếu hướng đến đối tượng độc giả là trẻ em, Fujiko đã chọn tạo hình nhân vật bằng phong cách đồ họa đơn giản, dựa trên các dạng hình học cơ bản như hình tròn và hình elip, nhằm tạo cho Doraemon một khía cạnh thú vị và vui nhộn. Loạt anime đều đặn và liên tục giúp người đọc dễ hiểu câu chuyện. Thêm vào đó, xanh lam - một màu đặc trưng của nhân vật chính Doraemon được chọn làm màu chủ đạo trên các tạp chí đăng tác phẩm, vốn từng có bìa màu vàng và tiêu đề màu đỏ. Fujiko giải quyết các vấn đề trong manga theo hướng lạc quan và an toàn, hoàn toàn tránh những cảnh bạo lực hoặc khiêu dâm. Tuy nhiên, ông cũng lồng ghép nhiều vấn đề về môi trường vào với những câu chuyện mà trong đó có các nhân vật chính tham gia giúp đỡ động vật hoặc chỉ trích những hành vi sai trái của con người đối với thiên nhiên. Trong quá trình sáng tác, ông cố gắng đưa những lý thuyết trong sách giáo khoa hoặc ít nhất có liên quan đến văn hóa dân gian Nhật Bản ra giải quyết, đặc biệt là nhấn mạnh vào các giá trị đạo đức của chính trực, kiên trì, dũng cảm, gia đình và tôn trọng. Để nhấn mạnh vai trò trung tâm của lớp trẻ, ông đã chọn thực hiện hành động ở những nơi mà trẻ em thường đến thay vì người lớn, hợp pháp hóa sự tồn tại của một xã hội dựa trên tiềm năng của những người trẻ tuổi, qua đó mọi người đều có thể sống hạnh phúc; điều này đã nhận được nhiều sự đồng tình ủng hộ ở Nhật Bản và các nước lân cận. Trong quá trình phát triển manga, Fujiko không gán bất kỳ sự tiến hóa nào cho tính cách nhân vật, không tích cực hay tiêu cực; theo tác giả trên thực tế khi các nhân vật nhận ra khát vọng của mình thì lập tức tác phẩm của ông không còn gì thú vị. Do đó, ông thích một cấu trúc tuần hoàn vô hạn, trong đó có nhân vật chính "Thoạt đầu nhìn cậu ta có vẻ tiến bộ nhưng thực tế vẫn như cũ". Việc xuất bản manga dừng lại sau khi tác giả qua đời vào năm 1996 và do không có cái kết đã làm dấy lên các truyền thuyết đô thị theo thời gian. Yagi Ryūichi và Yamazaki Takashi, đạo diễn của Stand by Me Doraemon nói rằng "Doraemon chỉ có một phần mở đầu duy nhất trong khi phần kết đã được viết và sửa đi sửa lại nhiều lần". Vì điều này, Shogakukan nhà xuất bản của tác phẩm buộc phải lên tiếng nói rằng chỉ khi Nobita và Shizuka chính thức kết hôn thì Doraemon mới hoàn thành nhiệm vụ, trở về tương lai. Bối cảnh Truyện Doraemon lấy bối cảnh xã hội Nhật Bản vào thập niên 1970, cụ thể là ở quận Nerima thuộc ngoại ô thủ đô Tokyo, đặc biệt là những nơi tụ họp và vui chơi của trẻ em; nhà của các nhân vật, trường học và cả ngọn núi sau trường, nơi mà Nobita hay đến để tìm kiếm sự yên tĩnh thường xuyên xuất hiện. Một nơi thường được đề cập trong tác phẩm là "bãi đất trống" hay "sân bóng", bao gồm một bãi cỏ rộng có ba ống cống bê tông xếp chồng lên nhau, là nơi các nhân vật chính thường gặp mặt để cùng nhau chơi cầu lông, bóng đá và bóng chày, hay chỉ đơn giản là ngồi nói chuyện. Gần đó, nhà của Nobita nằm trong khu vực Tsukimidai (tạm dịch "Nơi ngắm nhìn Mặt Trăng"). Cái tên trên được lấy cảm hứng từ Fujimidai (tạm dịch "nơi ngắm nhìn núi Phú Sĩ"), nơi Tezuka Osamu sinh sống và làm việc; một mangaka nổi tiếng là điểm tham chiếu của người tạo ra Doraemon. Mặc dù những cảnh quan trong tác phẩm có vẻ bất biến, nhưng theo suy nghĩ của tác giả, có những yếu tố có thể thay đổi và tiến hóa, chẳng hạn như vật liệu xây dựng trong bãi đất trống. Trong quá trình xuất bản Doraemon, Fujiko cũng nhiều lần thay đổi các địa điểm và đối tượng hiện diện trong tác phẩm với mục đích làm cho câu chuyện trở nên thực tế hơn đối với độc giả. Bảo bối là những công cụ tiện ích từ tương lai của Doraemon. Chúng được sử dụng để giúp đỡ các nhân vật và là những yếu tố thường xuyên hiện diện đến mức chúng được coi là "điểm tựa của tác phẩm". Với những bảo bối này, Doraemon theo một cuộc bầu chọn năm 2007 trên trang tin tức Oricon thậm chí đã được xếp thứ hai trong "danh sách các nhân vật manga quyền năng nhất", chỉ sau Songoku của Dragon Ball. Trong một lần trả lời phỏng vấn ông Fujiko F. Fujio, khi được hỏi về số bảo bối của Doraemon đã đưa ra con số 1293, nhưng theo một thống kê vào năm 2004 của giáo sư Yokoyama Yasuyuki (thuộc đại học Toyama) thì số bảo bối của Doraemon xuất hiện trong 1344 câu chuyện lên tới 1963 dōgu. Trong số đó phải kể đến , một cánh quạt tre đặt trên đầu cho phép bạn bay, xuất hiện trong tác phẩm 214 lần, xuất hiện 97 lần và được các nhân vật chính sử dụng để du hành xuyên thời gian, và một cánh cửa cho phép bạn đến mọi nơi và đã xuất hiện 68 lần. Một số bảo bối khác hay hiện diện trong tác phẩm là và tương ứng cho phép bạn phóng to hoặc thu nhỏ một đối tượng; có khả năng khôi phục vật thể về một điều kiện cụ thể trong quá khứ hoặc tương lai; , một bốt điện thoại có khả năng biến đổi thế giới theo yêu cầu cụ thể. Nhìn chung, các bảo bối có đặc điểm dễ sử dụng, di chuyển, trực quan và đáng tin cậy. Fujimoto đã đưa các bảo bối vào để phản ánh một cái nhìn lạc quan về mối quan hệ giữa con người và công nghệ. Bằng phép loại suy, ông đã cố gắng thể hiện Nobita là một người am hiểu công nghệ, biết vận dụng chúng cho ra những thí nghiệm thú vị. Thông qua các bảo bối thần kỳ, Fujiko thể hiện một số ước muốn của xã hội đương thời. Phương tiện truyền thông Manga Ban đầu Doraemon được xuất bản bởi Shogakukan tại Nhật Bản từ ngày 1 tháng 12 năm 1969 trên hai tạp chí giáo dục dành cho trẻ em là và ; tháng tiếp theo ra mắt trên tạp chí , , và . Từ năm 1973, bộ truyện được phát hành thêm trên hai tạp chí và . Các câu chuyện trên mỗi tạp chí là khác nhau, đồng nghĩa với việc tác giả phải sáng tác ít nhất là 6 câu chuyện mỗi tháng. Năm 1977, CoroCoro Comic đã ra đời như một tạp chí chuyên về Doraemon. Từ năm 1974, Fujiko bắt đầu chắt lọc các chương truyện mà ông đã đăng tải đóng gói thành tankōbon, được phát hành từ ngày 31 tháng 7 năm 1974 đến ngày 26 tháng 4 năm 1996 dưới ấn hiệu , với tổng cộng 45 tập. Nhằm tri ân những đóng góp của tác phẩm, tại Thư viện Trung tâm thành phố Takaoka quê hương tác giả, người ta đã thiết lập một khu vực đặc biệt trưng bày toàn bộ tuyển tập tankōbon của Doraemon cùng với các tác phẩm khác của Fujiko. Trong khoảng thời gian từ ngày 25 tháng 4 năm 2005 đến ngày 28 tháng 2 năm 2006, năm tập đã được xuất bản với tựa đề gồm 104 câu chuyện khác không nằm trong 45 tập tankōbon đã xuất bản trước đó; vào ngày 1 tháng 12 năm 2014, tập thứ sáu của bộ truyện được xuất bản, bao gồm 18 câu chuyện khác. Thêm vào đó, những câu chuyện chưa xuất bản đã được phát hành thành sáu tập với tựa đề từ ngày 17 tháng 7 năm 1999 đến ngày 2 tháng 9 năm 2006; thông qua ấn bản này, có thêm 119 câu chuyện khác đã được bổ sung. Từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 12 năm 2012, Shogakukan cho phát hành 20 quyển trong đó bao gồm tất cả 1345 câu chuyện Doraemon do Fujiko sáng tác. Vào tháng 12 năm 2019, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Doraemon ra đời, Shogakukan đã phát hành một tập trong đó tập hợp sáu phiên bản khác nhau về lần gặp gỡ đầu tiên giữa Nobita và Doraemon. Manga Doraemon được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành lần đầu tại Việt Nam vào năm 1992. Tựa của bộ truyện phiên âm thành Đôrêmon còn tên nhân vật được sửa đổi cho quen thuộc với cách đọc của thiếu nhi Việt Nam (xem thêm: Doraemon tại Việt Nam). Sau năm 1996, Nhà xuất bản Kim Đồng chính thức ký kết với Shogakukan để phát hành Đôrêmon có bản quyền tại Việt Nam. Từ năm 2010, Kim Đồng tái phát hành bộ truyện Doraemon mới trong đó đổi lại tựa đề, tên nhân vật cũng như bản dịch trên tinh thần bám sát nguyên tác.Doraemon cũng được mua bản quyền phát hành tại một số quốc gia khác trên thế giới như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines, Pháp, Tây Ban Nha và Ý. Tại Hoa Kỳ, tác phẩm được Amazon phân phối ở định dạng kindle. Anime Loạt anime Doraemon đầu tiên được sản xuất vào năm 1973 bởi Nippon TV Dōga sau đó phát sóng trên Nippon Television từ 1 tháng 4 đến 30 tháng 9 cùng năm, với 26 buổi phát sóng trong đó mỗi buổi phát hai tập, có tổng cộng 52 tập đã lên sóng; tiền thân là một tập phim thí điểm mang tên phát sóng vào tháng 1 năm 1973, mà Masami Jun đã không tham gia vào quá trình sản xuất. Đạo diễn của series là Kaminashi Mitsuo, trong khi phần lồng tiếng là do hãng Aoni Production thực hiện; nhân vật Doraemon ban đầu được lồng tiếng bởi Tomita Kōsei (về sau là Nozawa Masako) Trong giai đoạn kết thúc loạt phim, vì các vấn đề về tài chính nên hãng sản xuất anime phá sản và các original master đã bị bán hoặc hỏng. Các tập được phát đi phát lại bằng băng bởi Nippon Television và một số đài truyền hình địa phương cho đến năm 1979, với lần phát lại cuối cùng dang dở là trên Toyama Television do Shogakukan (nhà sản xuất phiên bản mới của Doraemon) yêu cầu ngừng phát sóng, vì sợ gây nhầm lẫn cho các em nhỏ. Năm 1995, một số tập được tìm thấy trong kho lưu trữ của công ty Studio Rush (sau này là IMAGICA) và vào năm 2003, một số tập khác được nhà sản xuất Masami Jun khôi phục. Tính đến năm 2013, có 21 tập trong tổng số 52 tập được phục hồi và có 2 tập trong số đó là không có tiếng. Loạt anime thứ hai dựa trên manga được Shin-Ei Animation sản xuất, phát sóng từ ngày 2 tháng 4 năm 1979 đến ngày 18 tháng 3 năm 2005 trên TV Asahi. Một loạt nhân viên khác đã được tuyển dụng để thực hiện bản anime này do Fujiko F. Fujio không đánh giá cao bản chuyển thể trước đó; đạo diễn chính được chuyển giao cho Shibayama Tsutomu, Nakamura Eiichi phụ trách đạo diễn hoạt hình và thiết kế nhân vật trong khi phần âm nhạc do Kikuchi Shunsuke đảm nhiệm. Ở phần lồng tiếng, Nobita do Ohara Noriko thực hiện trong khi đó Ōyama Nobuyo lồng tiếng cho Doraemon; vì lý do này mà series còn có tên gọi khác là phiên bản Ōyama. Tổng cộng có 1787 tập được sản xuất và do Toho phân phối trên cả VHS và DVD. Hãng Shin-Ei Animation cũng tham gia giám sát việc sản xuất loạt anime Doraemon thứ ba, series được phát sóng trên TV Asahi từ 15 tháng 4 năm 2005 đến nay với các seiyū mới thay thế cho những diễn viên lồng tiếng đã làm việc liên tục hơn 20 năm trước đó: nhân vật Doraemon được lồng tiếng bởi Mizuta Wasabi còn Ōhara Megumi lồng tiếng cho Nobita. Series bắt đầu phát hành trong định dạng DVD từ ngày 10 tháng 2 năm 2006 dưới nhãn Shogakukan Video; và được đặt tên là . Tương tự như manga, anime Doraemon đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm thông qua truyền hình và băng đĩa, nhưng không có bản quyền. Từ năm 2010, TVM Corp. cấp phép sản xuất phiên bản lồng tiếng Việt của bộ phim với Thùy Tiên lồng tiếng cho Doraemon còn Nobita là Anh Tuấn, phát sóng trên kênh xã hội hóa HTV3 thuộc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và Hãng phim Phương Nam phát hành DVD và CD . Từ năm 2014 trở đi, như hệ quả của việc thay đổi diện mạo, theo sau đó là thay đổi công ty điều hành, HTV3 bắt đầu thay đổi diễn viên lồng tiếng cho một số nhân vật trong phim. Phần tựa phim ban đầu được dịch dưới tên gọi Doraemon – Mèo máy thông minh, tuy nhiên sau hai buổi phát sóng thì đổi thành Doraemon – Chú mèo máy đến từ tương lai và tựa đề này được sử dụng cho đến nay; đồng thời ca khúc chủ đề mở đầu phim gốc được hát lại lời bằng tiếng Việt. Sau 370 tập (185 buổi phát sóng), HTV3 tạm ngừng phát loạt anime thứ hai để chuyển sang loạt anime thứ ba. Về sau các tập này được POPS Worldwide phát hành lại trên nền tảng kỹ thuật số. Ngoài ra, Doraemon còn được phát sóng hơn sáu mươi quốc gia khác trên thế giới. Tại Thái Lan được trình chiếu trên Channel 9 từ năm 1982, tại Trung Quốc được trình chiếu vào năm 1989 trên sóng của Đài Truyền hình Quảng Đông và sau đó là Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc vào năm 1991, và tại Philippines trên GMA Network từ năm 1999. Kể từ năm 2005, anime được trình chiếu tại Ấn Độ trên Hungama TV, thêm vào đó các nước châu Á khác đã phát sóng Doraemon bao gồm Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc. Tại Tây Ban Nha, anime được phát sóng vào năm 1993 trên TVE-2 và sau đó là Boing từ năm 2011; tác phẩm cũng được phân phối ở Bồ Đào Nha và các nước Mỹ Latinh, bao gồm Brazil, Colombia và Chile. Tại Pháp, Doraemon ban đầu được phát sóng trên TV6 vào năm 2003, nhưng nhanh chóng phải dừng lại do xếp hạng thấp; sau đó được hồi sinh trên Boing vào năm 2014. Cùng năm, Disney phân phối anime tại Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ. Phim điện ảnh Có 42(2023) phim điện ảnh Doraemon do Shin-Ei Animation sản xuất và phân phối bởi Toho kể từ năm 1980. Hai mươi lăm phim đầu tiên liên quan đến loạt anime năm 1979, trong khi các phim còn lại nằm trong loạt anime năm 2005. Các bộ phim liên quan đến loạt anime năm 1979 hầu như do Shibayama Tsutomu đạo diễn và Fujiko F. Fujio viết kịch bản cho đến năm 1996; sau khi tác giả qua đời, kịch bản của những bộ phim còn lại do Kishima Nobuaki đảm nhiệm. Cốt truyện của các bộ phim phức tạp hơn các câu chuyện trong manga hoặc anime và chủ yếu mang tính chất phiêu lưu. Chủ đề phim thường dựa trên văn hóa dân gian Nhật Bản hoặc lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học, hoặc đề cập đến các chủ đề liên quan đến môi trường, lịch sử và công nghệ. Vào ngày 8 tháng 8 năm 2014, Stand by Me Doraemon được phát hành tại Nhật Bản, dựa trên năm chương truyện nổi tiếng nhất của manga: , , , và mô tả về lần gặp gỡ đầu tiên cho đến khi chia tay giữa Doraemon và Nobita. Bộ phim được thực hiện hoàn toàn bằng đồ họa máy tính 3D do Yamazaki Takashi và Yagi Ryūichi đồng đạo diễn; tổng doanh thu hơn 183 triệu đôla Mỹ, cao nhất trong lịch sử thương hiệu truyền thông của Doraemon. Nhờ vào thành tích nổi bật này, dẫn đến sự ra đời của Stand by Me Doraemon 2, chính thức khởi chiếu từ 20 tháng 11 năm 2020 với đạo diễn và biên kịch như phần phim trước đó. Phim ngắn, OVA và crossover Nhiều phim ngắn dựa trên Doraemon đã được sản xuất, phát hành từ năm 1989 đến năm 2004 song hành với các bộ phim điện ảnh trong nhượng quyền thương hiệu. Việc chuyển thể ở dạng anime liên quan đến một số câu chuyện tiêu biểu nhất trong tác phẩm, bao gồm: 2112: Doraemon ra đời, xoay quanh những chuyện trước khi Doraemon gặp Nobita; Đêm trước đám cưới Nobita trong đó kể về các sự kiện liên quan đến cuộc hôn nhân giữa Nobita và Shizuka; Boku no Umareta Hi và Kỉ niệm về bà trong đó mối quan hệ giữa Nobita với ba mẹ và bà được liên kết chặt chẽ. Các phim ngắn tiếp theo tập trung vào nhân vật Dorami và Đội quân Doraemon. Năm 1981, Toho phát hành bộ phim Doraemon: Boku, Momotarō no nan'na no sa, xoay quanh truyền thuyết dân gian Nhật Bản về Momotarō. Năm 1994, một OVA giáo dục được sản xuất, trong đó các nhân vật chính của tác phẩm bày tỏ mong muốn làm cho Trái Đất trở nên tốt đẹp hơn. Vào ngày 9 tháng 11 năm 2018, một tập phim crossover với loạt phim trinh thám đã được phát sóng trên TV Asahi, trong đó hai diễn viên Mizutani Yutaka và Sorimachi Takashi cũng tham gia, lồng tiếng cho nhân vật mà họ đã đóng. Nhạc kịch Một vở nhạc kịch mang tên dựa trên phim điện ảnh cùng tên năm 1990, được công diễn lần đầu tại Tokyo Metropolitan Theatre từ ngày 4 tháng 9 đến ngày 14 tháng 9 năm 2008. Đạo diễn và biên kịch là Kokami Shoji; nhân vật Nobita do Sakamoto Makoto thủ vai, trong khi Suho Reiko đóng vai Shizuka; vai Jaian và Suneo lần lượt được giao cho Waki Tomohiro ​​và Kobayashi Kensaku. Doraemon có giọng của nữ diễn viên lồng tiếng quen thuộc của cậu Mizuta Wasabi. Vở nhạc kịch sau đó được hồi sinh tại Sunshine Theater ở Tokyo từ ngày 26 tháng 3 đến ngày 2 tháng 4 năm 2017; sau đó được trình diễn lại tại các tỉnh khác ở Nhật Bản, bao gồm Fukuoka, Osaka, Miyagi và Aichi. Kịch bản và đạo diễn vẫn do Kokami Shoji đảm nhiệm. Các vai như Nobita và Shizuka lần lượt được chuyển giao cho Ogoe Yuuchi và Higuchi Hina, còn Jaian và Suneo do Azuma Koki và Jinnai Shō phụ trách; nữ seiyū Mizuta Wasabi tiếp tục lồng tiếng cho nhân vật Doraemon. Soundtrack Nhạc nền của loạt anime năm 1973 được biên soạn bởi Koshibe Nobuyoshi; ông cũng biên khúc cho bài hát chủ đề mở đầu và kết thúc , cả hai đều được trình bày bởi Naitō Harumi. Đối với loạt anime năm 1979 tiếp theo, việc soạn nhạc được chuyển giao cho Kikuchi Shunsuke, người đã biên khúc ; ca khúc này đã được biểu diễn bởi nhiều nghệ sĩ khác nhau, bao gồm cả Ōsugi Kumiko và Yamano Satoko. Nhân dịp khởi động lại bộ anime diễn ra vào năm 2005, phần âm nhạc được giao cho Sawada Kan. Ngoài ra còn bốn ca khúc mở đầu khác bao gồm một bài phiên bản nhạc cụ của "Doraemon no Uta" do nhóm nhạc Trung Quốc Twelve Girls Band biểu diễn; do Natsukawa Rimi trình bày; do Mao thực hiện, phát sóng từ 2007 đến 2018; và "Doraemon" do Hoshino Gen trình bày, được phát sóng từ tháng 10 năm 2019 đến nay. Nhiều bộ sưu tập ca khúc chủ đề của loạt anime và phim điện ảnh liên quan đã được bán trên thị trường. Ban đầu, các ca khúc chủ yếu được phát hành trong dạng băng cassette. Từ thập niên 1990 trở đi, CD trở nên phổ biến nên kéo theo các ca khúc trong Doraemon dần chuyển sang định dạng này với hai loại hình phát hành cơ bản là đĩa đơn và album tổng hợp. Bên cạnh đó, các đoạn nhạc nền trong phim điện ảnh Doraemon đã được Nippon Columbia cho phát hành từ tháng 3 năm 2001 đến nay trong chuỗi album . Trò chơi và trò chơi video Nhiều trò chơi video dành cho các dòng máy console khác nhau dựa trên Doraemon đã ra đời, dành riêng cho thị trường Nhật Bản. Trò chơi video đầu tiên lấy cảm hứng từ series là do Craul Denshi phát hành vào năm 1980 tuy nhiên sau đó bị rút khỏi thị trường do vi phạm bản quyền. Năm 1983, Bandai mua bản quyền sản xuất ra , một trò chơi arcade lấy cảm hứng từ Pac-Man; một trò chơi nền tảng NES khác, Doraemon, được phát triển bởi Hudson Soft với hơn 150 000 bản được bán ra, trở thành trò chơi video được mua nhiều thứ 10 ở Nhật Bản vào năm 1986. Năm 2007, SEGA phát hành Doraemon Wii - Himitsu Dōgu Ō Kettei-sen, trò chơi video đầu tiên trong nhượng quyền thương hiệu được phân phối qua bảng điều khiển Wii. Các nhân vật trong Doraemon cũng xuất hiện trong loạt trò chơi video âm nhạc Taiko no Tatsujin, do Namco phát triển từ năm 2001. Một số trò chơi bài lấy cảm hứng từ Doraemon đã được sản xuất, phân phối tương tự như các bộ phim điện ảnh chiếu rạp hoặc trong những dịp cụ thể liên quan đến nhượng quyền thương hiệu. Năm 2016, sự hợp tác giữa Asatsu-DK và Mattel cho phép tạo ra một ấn bản Uno về các nhân vật trong series; phiên bản này chỉ được phân phối ở Nhật Bản. Spin-off Đội quân Doraemon, một manga dựa trên tác phẩm do Tanaka Michiaki sáng tác, được xuất bản bởi Shogakukan từ ngày 1 tháng 12 năm 1994 đến ngày 1 tháng 5 năm 2000. Từ ngày 1 tháng 5 năm 1995 đến ngày 1 tháng 11 năm 2000, cũng nhà xuất bản trên cho ra mắt thêm Đội quân Doraemon đặc biệt do Tanaka Michiaki và Miyazaki Masaru phối hợp thực hiện, như một phần phụ của tác phẩm trước. Hai tác phẩm đã được phát hành với tổng cộng 21 tankōbon. Manga thứ hai dựa trên Doraemon, mang tên Doraemon bóng chày, được Shogakukan phát hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2000 đến ngày 15 tháng 9 năm 2011 trên tạp chí CoroCoro Comic hàng tháng và sau đó được đưa vào trong 23 tankōbon; do Mugiwara Shintarō sáng tác, manga có sự xuất hiện của chú mèo máy Kuroemon và tập trung vào trò bóng chày. Vào tháng 9 năm 2014, nhà xuất bản Nihon Bungeisha công bố trên tạp chí Comic Heaven về bộ manga , được sáng tạo bởi Hikari Fujisaki với cốt truyện parody khiêu dâm lolicon về các nhân vật trong Doraemon; nội dung của manga được cho là không phù hợp và bị Asatsu-DK khiếu nại, sau đó ngừng phát hành. Đánh giá Nhận xét chung Doraemon được coi là một trong những bộ manga nổi tiếng nhất mọi thời đại và là biểu tượng quốc gia thực sự của Nhật Bản. Ở quê nhà, sự tiếp xúc mạnh mẽ trên phương tiện truyền thông của loạt phim đã khiến nó trở thành một phần cuộc sống hàng ngày của toàn bộ thế hệ đất nước mặt trời mọc sau chiến tranh. Hơn nữa, vì tuổi thọ của tác phẩm, nó tiếp tục thu hút sự yêu thích của các thế hệ trẻ em mới, con của những người đã lớn lên với những câu chuyện tương tự. Thành công này được thể hiện rõ qua doanh thu của manga. Vào năm 1996, khi kết thúc việc phát hành bằng tankōbon, series bán được 108 triệu bản ở Nhật Bản, sau đó thêm khoảng hai triệu bản được bán ra mỗi năm. Tương tự như manga, ngay cả loạt phim anime cũng được đón nhận nồng nhiệt; Đặc biệt, anime năm 1979 và 2005 liên tục có mặt trong bảng xếp hạng những series được công chúng Nhật Bản theo dõi nhiều nhất. Hơn nữa, được đánh giá cao là phong cách vẽ các nhân vật có khả năng khơi dậy cảm tình ở khán giả của tác phẩm; điều này đã góp phần cơ bản vào việc phổ biến và khẳng định thuật ngữ kawaii trong văn hóa đại chúng Nhật Bản. Mặt khác, các bộ phim điện ảnh cán mốc 100 triệu vé bán ra trong năm 2013, trở thành thương hiệu phim Nhật Bản lớn nhất về lượng khán giả; trước đây kỷ lục này do Godzilla nắm giữ. Tác phẩm cũng đã đạt được thành công vang dội ở các nước châu Á, đến mức nó được coi là một trong những trường hợp tiêu biểu nhất về quyền lực mềm của Nhật Bản. Mặc dù trước đây một số nước trong khu vực này ấn hành tác phẩm là không có bản quyền. Năm mươi triệu bản in được bán ra chỉ riêng ở Việt Nam, một mức độ phổ biến duy nhất trên thị trường truyện tranh Việt Nam. Tác phẩm cũng được xuất khẩu sang phương Tây nhưng mức độ phổ biến của nó vẫn còn hạn chế và chủ yếu chỉ giới hạn trong các bộ anime; điều này bắt nguồn từ việc giai cấp thống trị vốn coi series là sản phẩm dành riêng cho trẻ em và thanh thiếu niên cũng các quy tắc khắt khe về việc xuất bản manga và phát sóng anime trên truyền hình. Năm 2012, có 170 triệu bản in được bán ra trên toàn cầu. Phản hồi từ giới chuyên môn Doraemon được giới phê bình phản hồi tích cực. Trong số các yếu tố được đánh giá cao nhất là sự lạc quan tràn ngập tác phẩm và sự hiện diện mạnh mẽ của các yếu tố khoa học viễn tưởng và kỳ ảo, có xu hướng đại diện cho một thế giới mà con người và công nghệ có thể cùng tồn tại cân bằng. Về vấn đề này, nhà phê bình Mark Schilling cho rằng: "Đối với những đứa trẻ có cuộc sống đơn điệu, Doraemon đại diện cho hơi thở của sự tự do và là tấm gương phản chiếu của một thế giới vui vẻ, thân thiện, nơi giấc mơ và cả những điều ngớ ngẩn nhất đều có thể trở thành sự thật". Nhà văn Massimo Nicora có một ý kiến khác, theo đó Doraemon "có thể được hiểu như là một quyển sách giễu nhại sự toàn năng của khoa học khi tuyên bố có thể giải quyết mọi vấn đề với các công cụ của nó", ám chỉ đến bảo bối của Doraemon thường gây ra sát thương nhiều hơn bất cứ thứ gì khác. Tuy nhiên, Nicora cũng đồng tình rằng tác phẩm đại diện cho "phép ẩn dụ về trí tưởng tượng của trẻ nhỏ, chúng luôn cố gắng tìm ra những giải pháp kỳ lạ và nguyên bản nhất trong một trò chơi biến đổi liên tục của thực tại". Theo Moige:"Nobita rất lười biếng không có sự tiến bộ đáng kể nào học được từ những sai lầm mắc phải", ngay cả khi vẫn có những ý kiến ​​tích cực khác, bao gồm "chỉ trích bắt nạt, lòng tốt được tỏa sáng qua Nobita và hình ảnh tích cực của Shizuka". Leo Ching trong bài viết của mình cho rằng thành công của Doraemon ở châu Á xuất phát từ việc bộ truyện đã phản ánh được giá trị chung của châu lục này như trí tưởng tượng hay tinh thần trách nhiệm, đây cũng là lý do giúp một sản phẩm văn hóa xuất khẩu khác của Nhật Bản là Oshin phổ biến ở châu Á; Mặt khác, theo phân tích của Anne Allison, giáo sư nhân chủng học văn hóa tại Đại học Duke, điểm mạnh của tác phẩm không phải là sự đa dạng của bảo bối mà là tình bạn giữa Doraemon và Nobita, được độc giả đặc biệt đánh giá cao. Nhà văn kiêm nhà báo Jason Thompson cho rằng Doraemon là "một tập hợp các tình huống ngược đời thú vị, thậm chí còn vui nhộn bởi phong cách mộc mạc và cổ điển", gán cho tác phẩm bốn sao, xếp hạng cao nhất. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ra đời của tác phẩm, ban biên tập tờ báo Asahi Shimbun tuyên bố: "Chúng ta có thể yên tâm nói rằng Doraemon giờ đã trở thành tác phẩm kinh điển của thời đại chúng ta. Thông điệp được đúc kết qua tác phẩm rất phong phú và đa dạng". Giải thưởng và mức độ phổ biến Bộ manga đã nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý. Tác phẩm đã hai lần được nhận Giải thưởng Hiệp hội họa sĩ truyện tranh Nhật Bản lần thứ hai năm 1973 cho hạng mục Giải xuất sắc nhất và Giải thưởng của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ năm 1994. Năm 1981, nhận được Giải Manga Shogakukan dành cho hạng mục Kodomo, trong khi năm 1997 nhận được Giải thưởng Văn hóa Tezuka Osamu. Còn về phần anime, loạt phim 1979 bốn lần đạt Giải phim xuất sắc của Cơ quan văn hóa vào các năm 1984, 1985, 1988 và 1989. Theo một cuộc khảo sát trên 80 000 người vào năm 2006, được thực hiện nhân dịp kỷ niệm 10 năm Liên hoan Nghệ thuật Truyền thông Nhật Bản manga có mặt ở vị trí thứ năm trong số những tác phẩm được người Nhật yêu thích nhất. Trong một cuộc khảo sát trực tuyến do TV Asahi thực hiện năm 2005 liên quan đến loạt anime ăn khách nhất mọi thời đại của công chúng Nhật Bản, Doraemon được xếp ở vị trí thứ năm; trong bảng xếp hạng của năm sau, lấy ý kiến về một trăm series anime Nhật Bản được yêu thích nhất, tác phẩm đã chiếm vị trí thứ ba. Một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2010 bởi Đại học Bách khoa Tokyo đã bầu chọn anime Doraemon (ngang hàng với loạt phim Dragon Ball) là sản phẩm phù hợp nhất để thể hiện khái niệm Cool Japan trên thế giới; tương tự như vậy, trong một cuộc khảo sát năm 2013 liên quan đến những tựa anime dành cho người nước ngoài, Doraemon đã đạt vị trí đầu tiên với 42,6% sự ưa thích. Trong một cuộc khảo sát được tổ chức vào năm 1993, nhiều người làm công ăn lương người Nhật tuyên bố muốn có "Cánh cửa thần kỳ" để tránh phải đi làm trong giờ cao điểm; Người ta cũng chỉ ra rằng một số bảo bối, chẳng hạn như "Chong chóng tre" đều quen thuộc với hầu hết người dân Nhật Bản. Trên trang MyAnimeList, manga có điểm đánh giá trung bình là 8,43 với hơn 4500 người bình chọn; ba loạt anime lần lượt có mức trung bình là 7,36 (dựa trên 7400 phiếu bầu), 7,69 (dựa trên 14566 phiếu bầu) và 7,50 (dựa trên 4524 phiếu bầu). Tầm ảnh hưởng cho tới hiện tại Nửa thế kỷ, bộ truyện tranh về chú mèo máy xanh ra đời, ghi dấu ấn sâu đậm trong nền văn hóa đại chúng Nhật Bản: chú mèo Doraemon. Doraemon đã là nhân vật giải trí thân thương của nhiều thế hệ trên khắp châu Á, không chỉ qua truyện tranh mà còn cả loạt phim hoạt hình chuyển thể, trò chơi điện tử và hàng loạt sản phẩm ăn theo khác như đồ chơi, thời trang... Các nhà phê bình nhận xét, bộ truyện của cố tác giả Fujiko F. Fujio (tên thật là Hiroshi Fujimoto, giai đoạn đầu sáng tác chung với Motoo Abiko) mở ra cả một thế giới mới đầy tò mò, thỏa mãn trí tưởng tượng và thậm chí dự đoán đúng một số phát minh trong tương lai, dù bối cảnh của truyện là những năm 1970. Trong vô số bảo bối được giấu trong chiếc túi không đáy đeo trước ngực của Doraemon, có nhiều thứ rất thông thường bây giờ, nhưng là phát kiến vĩ đại cách đây nửa thế kỷ, chẳng hạn như điện thoại truyền hình, máy in 3D, micro biến giọng nói thành văn bản, xe tự hành hay các thế hệ robot… Dù được chuyển thể qua nhiều loại hình, song bộ truyện tranh gốc Doraemon vẫn được ưa chuộng hơn cả, được bởi qua đó, tâm hồn, tấm lòng và thế giới của chú mèo máy và đám bạn nhỏ hiện ra rõ nhất. Ở chương đầu tiên của cả bộ truyện, Doraemon xuất hiện trong một hình dạng đầu nhỏ hơn thân - mang đến cảm giác "hài kịch đen": gây hài trong tình huống có phần… không nên cười. Cái gây cười ở đây còn là sự kết hợp giữa cậu bé Nobita thiếu ý chí, nhút nhát tới mức thảm hại và Doraemon ham ăn bánh rán, thi thoảng xử sự quá đỗi thờ ơ và hồn nhiên trước tình huống cấp bách của bạn mình, tạo nên cảm giác đáng chê cười. Những câu chuyện trong Doraemon là của trẻ thơ, song cài cắm sự hiểu biết và trải nghiệm của một người trưởng thành. Lũ trẻ trong truyện Doraemon là tập hợp của những tính cách đa dạng như trong một xã hội thông thường: Suneo (Xê-kô) xảo quyệt, Gian (Chai-en) cục cằn, hay đi bắt nạt còn Shizuka (Xu-ka) thờ ơ, vô tình trước tình cảm Nobita dành cho mình. Với một số người nước ngoài đến sống và làm việc ở Nhật, lý do đáng chú ý nhất để đọc sê-ri truyện này là để học ngoại ngữ. Nhiều người ôn luyện thi bằng JLPT (bài thi năng lực tiếng Nhật, mức cơ bản nhất là N5, nâng cao nhất là N1) luôn yêu thích việc học qua truyện tranh manga. Không nhất thiết với mục đích ghi nhớ từ mới, chỉ là đọc hiểu tiếng Nhật như một thói quen với tâm trạng thoải mái. Nhà báo người Anh Jordan Allen chia sẻ, anh đã đọc một số bộ manga nổi tiếng, chẳng hạn như Chibi Maruko-chan nhưng khá chật vật. Cuối cùng, Doraemon là phương án thay thế hợp lý nhất, bởi ngôn ngữ được tác giả sử dụng hết sức trong sáng, đời thường và dễ hiểu. “Dù có thể chọn bất cứ bộ truyện tranh nào, nhưng tôi cho rằng Doraemon sẽ là sê-ri mang đến nhiều niềm vui nhất. Không chỉ được hòa mình vào bối cảnh lịch sử hiện đại với một hình tượng nổi tiếng trong văn hóa đại chúng Nhật Bản, bạn còn được chứng kiến sự khác biệt của ngôn ngữ qua các thời kỳ,” nhà báo Jordan Allen nhận xét trên tờ Japan Times. Ngoài ra, một ý nghĩa lớn khác của Doraemon là truyện phần nào mang đến cảm giác hoài niệm về tuổi thơ của nhiều người, một quá khứ đã xa, ở cái thời lũ trẻ không “cắm đầu” vào điện thoại, máy tính. Chúng ra ngoài, chơi bóng chày, khoe mẽ, tranh giành nhau đồ chơi, tụ tập với nhau và cùng trải qua những chuyến phiêu lưu lớn nhỏ. Tranh cãi Tác động tiêu cực đến trẻ em Vào tháng 2 năm 2013, Doraemon bị cấm ở Bangladesh, vì anime được lồng tiếng bằng tiếng Hindi chứ không phải tiếng Bengali; theo ý kiến ​​của chính phủ, điều này sẽ gây bất lợi cho người xem nhỏ tuổi, vì các em sẽ không có động lực để học ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Vào tháng 10 năm 2014, hoạt động ở Trung Quốc bị tờ Nhật báo Thành Đô cáo buộc là đại diện cho quyền lực mềm của Nhật Bản và là một phương tiện nhằm kiểm soát tâm trí người dân Trung Quốc. Một lệnh cấm nữa đối với anime đã được yêu cầu vào năm 2016 ở Pakistan; Theo một số chính trị gia, việc trình chiếu Doraemon có những ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ em. Ảnh hưởng văn hóa Manga và anime Doraemon được coi là có ảnh hưởng nhất trong lịch sử manga và anime. Tác phẩm đã truyền cảm hứng cho rất nhiều mangaka, bao gồm Oda Eiichiro, người tạo ra One Piece với cảm hứng về trái ác quỷ. Kishimoto Masashi (Naruto) tuyên bố đã từng vẽ nhân vật Doraemon nhiều lần, trong khi Takahashi Rumiko (Lum, Ranma ½) cho biết cô bị ảnh hưởng sâu sắc bởi manga, qua các nhân vật khách mời trong tác phẩm của cô. Sorachi Hideaki và Fujisawa Tōru, người sáng tạo ra Gintama và Great Teacher Onizuka, đã nhiều lần nhắc đến tác phẩm trong xê-ri của họ. Thuật ngữ "Doraemon" cũng đã được hình thành trong giới hạn ngữ cảnh Nhật Bản, dùng để diễn đạt một thứ gì đó có khả năng đáp ứng nguyện vọng của mọi người. Ở Nhật Bản, xê-ri và nhân vật chính trong đó đã trở thành một biểu tượng văn hóa thực sự. Đặc biệt, Doraemon được gọi là nhân vật được yêu thích nhất trong lịch sử manga và một số nhà phê bình đã so sánh sự nổi tiếng của cậu với sự nổi tiếng của chuột Mickey hay Snoopy ở phương Tây. Vào năm 2002, Time Asia liệt kê nhân vật vào số 22 nhân vật nổi bật của châu Á trong một bài viết dưới nhan đề Anh hùng đáng yêu nhất ở châu Á. Vào năm 2005, nghệ sĩ Murakami Takashi đã đưa Doraemon vào triển lãm Little Boy: The Arts of Japan Exploding Subculture, cùng với các biểu tượng khác của tiểu văn hóa otaku. Tháng 3 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kōmura Masahiko đã chọn Doraemon là Đại sứ văn hóa anime, với mục đích quảng bá văn hóa và ngành công nghiệp anime. Nhân vật này cũng xuất hiện vào ngày 21 tháng 8 năm 2016 cùng với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō trong Lễ bế mạc Thế vận hội Mùa hè 2016, với mục đích công bố Thế vận hội Mùa hè 2020. Thương hiệu của tác phẩm đã được TV Asahi sử dụng như một công ty quảng bá các sáng kiến ​​từ thiện, thông qua ; chủ yếu được tổ chức sau các trận động đất xảy ra trên đất nước. Vào năm 2013, như một dấu hiệu của sự đoàn kết, tập đoàn Đường sắt Odakyū đã tặng một trăm figure đại diện cho nhân vật chính của bộ truyện cho các quận Kanagawa và Tokyo; vào năm 2014 Shogakukan cũng xuất bản một sách hướng dẫn với các nhân vật của manga về những việc cần làm trong trường hợp xảy ra động đất. Vào ngày 15 tháng 7 năm 2011, trong quá trình tái thiết Sân bay Chitose mới, người ta khánh thành một khu vực dành riêng cho nhân vật Doraemon, trong khi vào ngày 03 tháng 9 năm 2011, Viện bảo tàng Fujiko F. Fujio được mở cửa cho công chúng ở Kawasaki đến tham quan, tập trung vào tác giả và quá trình sáng tạo của nguyên tác manga. Cũng tại địa điểm này vào ngày 3 tháng 9 năm 2012, một buổi lễ đã được tổ chức nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Doraemon, trong đó nhân vật này được nhận quyền công dân danh dự của thành phố Kawasaki; Để chào mừng lễ kỷ niệm, triển lãm 100 Years Before The Birth Of Doraemon đã được tổ chức tại Hồng Kông từ ngày 14 tháng 8 đến ngày 16 tháng 9 năm 2012, với một số figure đại diện cho các nhân vật và bối cảnh nổi tiếng nhất trong series. Từ ngày 1 tháng 3 năm 2016 đến ngày 31 tháng 8 năm 2018, Doraemon Tram đã có mặt tại Takaoka, một phương tiện được trang trí độc quyền với các nhân vật của tác phẩm; từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017, sau sự hợp tác giữa Shogakukan và Japan Airlines, tuyến hàng không giữa Tokyo và Thượng Hải đã được khai thác bởi Doraemon Jet. Không chỉ ở Nhật Bản, Doraemon còn có sức ảnh hưởng văn hóa tại một số quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á. Tại Thượng Hải ở Trung Quốc, người ta đã thành lập một công viên chủ đề về Doraemon. Tại Việt Nam, Quỹ học bổng Doraemon được thành lập để giúp đỡ các em học sinh nghèo, và dùng hình ảnh Doraemon để tuyên truyền an toàn giao thông. Vào năm 2015, người dân xã Wang Luang ở Thái Lan còn dùng búp bê Doraemon để cầu mưa. Kinh doanh Tại Nhật Bản, quyền quản lý hàng hóa Doraemon thuộc về ShoPro, công ty đã sản xuất và phân phối nhiều loại sản phẩm dưới thương hiệu của mình, chẳng hạn như đồ dùng học tập, móc khóa, action figure, gashapon, bánh kẹo, giày dép và quần áo. Nhiều công ty đã hợp tác để tạo ra và phân phối một loạt các sản phẩm xê-ri và nhân vật trong đó, chẳng hạn như Sanrio, Converse, và ESP Guitars, đã tạo ra một loạt guitar được trang trí bằng các nhân vật manga; hơn nữa việc hợp tác với Uniqlo đã dẫn đến sự ra đời của dòng quần áo do Murakami Takashi thiết kế. Dịch vụ bưu chính Nhật Bản cũng đã phân phối nhiều loại tem minh họa các nhân vật của tác phẩm, trong đó có một loại tem lấy cảm hứng từ "Cánh cửa thần kỳ". Tại Trung Quốc, việc hợp tác với Meitu đã cho phép tạo ra một loại điện thoại thông minh dành riêng cho nhân vật chính của series. Ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, quyền khai thác thương hiệu do Viz Media nắm giữ, công ty này cùng với công ty Hot Topic đã phát triển nhiều loại quần áo và đồ sưu tầm về các nhân vật trong series; vào năm 2015, việc hợp tác giữa Viz và McDonald's đã dẫn đến việc phân phối một số Happy Meal theo chủ đề. Ở Châu Âu, việc bán hàng được quản lý bởi Viz Media Europe, với sự hợp tác của một số công ty. LUK Internacional phân phối giấy phép cho Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp. Animation International chịu trách nhiệm phân phối và kinh doanh các sản phẩm từ nhượng quyền thương hiệu tại một số quốc gia châu Á như Hồng Kông, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Malaysia. Tại Việt Nam, quyền kinh doanh hình ảnh Doraemon ban đầu thuộc về Umezawa; từ tháng 6 năm 2013 trở đi, được chuyển giao lại cho Tagger (là đại lý của Animation International). Sau đó, Tagger hợp tác với một số công ty cho ra mắt các sản phẩm liên quan đến Doraemon như thú nhồi bông, thực phẩm, và băng đô. Việc buôn bán tác phẩm trên toàn thế giới có hơn 600 giấy phép đang hoạt động, với tổng doanh thu hàng năm hơn 600 triệu đô la Mỹ. Thông qua các thỏa thuận cụ thể với Shogakukan, Doraemon cũng đã được sử dụng trong quảng cáo. 0123, một công ty vận tải của Nhật Bản, đã phát sóng nhiều quảng cáo lấy cảm hứng từ nhân vật này từ năm 1999. Tiếp theo sáng kiến Cool Japan do chính phủ Nhật Bản thúc đẩy, Sharp Corporation đã sản xuất nhiều quảng cáo khác nhau về nhân vật Doraemon và Nobita; chúng được phát sóng độc quyền tại các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Vào năm 2013, Toyota đã phát sóng 20 quảng cáo người đóng tập trung vào cuộc sống trưởng thành các nhân vật chính của tác phẩm. Các nhân vật Doraemon và Nobita lần lượt do nam diễn viên người Pháp Jean Reno và Tsumabuki Satoshi thủ vai; trong khi đó, Shizuka, Jaian và Suneo được đóng bởi Mizukawa Asami, Ogawa Naoya và Yamashita Tomohisa. Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Website chính thức ホーム|ドラえもんチャンネル Website phim Doraemon chính thức 映画ドラえもん35周年記念サイト Website Doraemon trên trang web TV Asahi ドラえもん|テレビ朝日 Doraemon trên Bách khoa toàn thư của Anime News Network Thế giới Doraemon Anime và manga kỳ ảo Jetix Anime và manga phiêu lưu Anime và manga khoa học viễn tưởng Trí tuệ nhân tạo hư cấu Thay đổi kích cỡ trong tác phẩm giả tưởng Biến đổi hình dạng trong tác phẩm giả tưởng Thương hiệu truyền thông đại chúng Manga phát hành bởi Nhà xuất bản Kim Đồng
3305
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20xu%E1%BA%A5t%20b%E1%BA%A3n%20Kim%20%C4%90%E1%BB%93ng
Nhà xuất bản Kim Đồng
Nhà xuất bản Kim Đồng là nhà xuất bản chuyên về sách văn học thiếu nhi của Việt Nam được thành lập vào ngày 15 tháng 6 năm 1956 tại Hà Nội. Ngoài ra, Kim Đồng còn hợp tác với hơn 70 nhà xuất bản trên thế giới có thể kể đến như Dorling Kindersley, HarperCollins UK, Simon and Schuster UK, Dami International, Shogakukan, Kodansha, Shuiesha, Square Enix, nhà xuất bản Seoul và nhà xuất bản Neung-In (Hàn Quốc). Hiện nay, nhà xuất bản Kim Đồng có trụ sở chính ở Hà Nội cùng hai chi nhánh đặt tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Lịch sử Sau khi thành lập vào năm 1945, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quan tâm đến việc chăm sóc và giáo dục thiếu niên - nhi đồng Việt Nam và xem văn học và nghệ thuật là khâu quan trọng trong các phương tiện giáo dục thế hệ thanh thiếu nhi. Trong những năm 1945 - 1946, các loại sách như "Gương chiến đấu" của Hội Văn hóa Cứu quốc và của Nhà xuất bản Cứu Quốc (cơ quan Mặt trận Việt Minh) đã được xuất bản tại Hà Nội. Năm 1948, "Tủ sách Kim Đồng", "Hoa kháng chiến" do Hội Văn nghệ, Đoàn Thanh niên Lao động và Hội Phụ nữ Việt Nam cùng phối hợp xuất bản ở chiến khu Việt Bắc. Tuy không in được nhiều, phát hành chưa rộng rãi nhưng đã có những đóng góp bước đầu cho văn học thiếu nhi Việt Nam. Sau năm 1954, "Tủ sách Kim Đồng" được tiếp tục xuất bản do Nhà xuất bản Thanh Niên (thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam) phụ trách. Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc Việt Nam lần thứ II (tháng 2 năm 1957) đã đề ra nhiệm vụ sáng tác và xuất bản sách phục vụ thiếu nhi. Từ đó đã tiến hành bàn bạc và chuẩn bị cho sự ra đời một Nhà xuất bản sách cho thiếu nhi Việt Nam. Ngày 16 tháng 3 năm 1957, tại trụ sở Hội Văn nghệ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động, Hội Nhà văn và Bộ Giáo dục gồm 12 thành viên đặt nền móng cho Nhà xuất bản là: Hồ Trúc, Cao Ngọc Thọ, Hồ Thiện Ngôn, Lưu Hữu Phước, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Xuân Sanh, Phan Huỳnh Điểu, Xuân Tửu, Phạm Hổ, Thy Thy Tống Ngọc, Nguyễn Văn Phú đã họp phiên đầu tiên để bàn việc thành lập một Nhà xuất bản sách cho thiếu nhi. Ngày thành lập chính thức của Nhà xuất bản Kim Đồng là ngày 17 tháng 6 năm 1957. Cái tên "Kim Đồng" được lấy theo đề xuất của nhà văn Tô Hoài: kế thừa Tủ sách Kim Đồng đã xuất bản trong kháng chiến chống Pháp. Kim Đồng vốn là hình ảnh một em bé người dân tộc Nùng tham gia kháng chiến chống Pháp. Ngày 18 tháng 6 năm 1957, các báo hàng ngày tại Hà Nội đưa tin: Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Nhà xuất bản Kim Đồng ra đời vào 19h30 tối qua (17/6/1957) tại Câu lạc bộ Đoàn Kết. Ban giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Nhà xuất bản Kim Đồng đã ra mắt trước một số đông các nhà giáo dục, khoa học, văn học, xuất bản. Sau lời giới thiệu của nhà văn Tô Hoài, nhà văn Hoàng Cầm (trong Ban giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn) đã lên nói về lề lối làm việc và chương trình của Nhà xuất bản Hội. Tiếp đến, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng lên phát biểu về công việc của Nhà xuất bản cho thiếu nhi Việt Nam. Mọi người đã dự buổi chiếu phim chiêu đãi trước khi kết thúc. Trụ sở đầu tiên và cũng là trụ sở chính của nhà xuất bản là ở số 55 phố Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Các tác phẩm tiêu biểu Nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt bạn đọc thiếu nhi Việt Nam nhiều tác phẩm văn học Việt Nam và truyện tranh nước ngoài. Nhà xuất bản Kim Đồng cũng là một trong những nhà xuất bản truyện tranh lớn nhất Việt Nam. Kim Đồng thường mua bản quyền tác phẩm từ các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và đã xuất bản nhiều bộ truyện tranh được đông đảo bạn đọc trên thế giới đón nhận nồng nhiệt. Lượng xuất bản trung bình của một tập truyện tranh nước ngoài vào khoảng 5,000~10,000 cuốn. Tác phẩm dành cho thiếu nhi Sừng rượu thề Dế Mèn phiêu lưu ký Đất rừng phương Nam Lá cờ thêu sáu chữ vàng Góc sân và khoảng trời Kính Vạn Hoa Tứ quái TKKG Tý Quậy Búp sen xanh Tác phẩm truyện tranh nước ngoài Không chỉ xuất bản sách tiếng Việt, Nhà xuất bản Kim Đồng còn thực hiện xuất khẩu truyện tranh dân gian Việt Nam bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Thái ra nước ngoài. Một số giải thưởng quốc tế Bằng DIPLOME của Liên đoàn Phụ nữ thế giới và Liên đoàn Thanh niên thế giới tặng Nhà xuất bản Kim Đồng nhân kỷ niệm 10 năm ngày thiếu nhi quốc tế (1 tháng 6 năm 1960). Bằng DIPLOME của Triển lãm sách quốc tế Moskva và giải ba về kỹ thuật in cuốn "Phù Đổng thiên vương" năm 1970. Huy chương Bạc cuốn sách tranh "Sát Thát" tại triển lãm nghệ thuật sách quốc tế IBA năm 1971. Bằng khen cho cuốn "Nối dây cho diều" của Triển lãm sách quốc tế tại Leipzig, Cộng hoà Dân chủ Đức năm 1971. Bằng khen cuốn "Tấm Cám" tại Triển lãm sách thiếu nhi ở Tiệp Khắc năm 1985. Tham khảo Liên kết ngoài Website thông tin tác giả Kim Đồng Văn học thiếu nhi Việt Nam Nhà xuất bản Kim Đồng Khởi đầu năm 1957 ở Việt Nam
3309
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng%20Latinh
Tiếng Latinh
Tiếng Latinh hay Latin (tiếng Latinh: , ) là ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Ý của ngữ hệ Ấn-Âu, ban đầu được dùng ở khu vực quanh thành phố Roma (còn gọi là thành La Mã) thuộc vùng Latium lịch sử (ngày nay là vùng Lazio của Ý). Thông qua sức mạnh của nền Cộng hòa La Mã, tiếng Latinh trở thành ngôn ngữ thống trị tại bán đảo Ý, tiếp đó là lãnh thổ Đế quốc La Mã trải dài quanh khu vực Địa Trung Hải, và về sau trở thành một ngôn ngữ chết. Tiếng Latinh đã đóng góp rất nhiều từ vựng cho ngôn ngữ tiếng Anh. Đặc biệt, các gốc từ tiếng Latinh (và tiếng Hy Lạp cổ đại) được sử dụng trong các thuật ngữ về thần học, triết học, khoa học, y học và luật pháp. Đến cuối thời Cộng hòa La Mã (75 TCN), tiếng Latinh cổ đã được chuẩn hóa thành tiếng Latinh cổ điển - được xem là ngôn ngữ tiêu chuẩn của tiếng Latinh. Tiếng Latinh thông tục là các dạng khẩu ngữ được sử dụng ở thể nói tại khắp các vùng của đế quốc. Tiếng Latinh hậu kỳ là dạng ngôn ngữ văn viết từ thế kỷ thứ 3; từ đó tiếng Latinh thông tục được phát triển vào thế kỷ 6 đến thế kỷ 9 và tiến hóa thành các ngôn ngữ Rôman, chẳng hạn như tiếng Ý, tiếng Sardegna, tiếng Venezia, tiếng Napoli, tiếng Sicilia, tiếng Piemonte, tiếng Lombard, tiếng Pháp, tiếng Franco-Provençal, tiếng Occitan, tiếng Corse, tiếng Ladin, tiếng Friuli, tiếng Romansh, tiếng Catalan/ tiếng Valencia, tiếng Aragon, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Asturias, tiếng Galicia và tiếng Bồ Đào Nha. Tiếng Latinh Trung Cổ được sử dụng làm ngôn ngữ văn học từ thế kỷ thứ 9 đến thời kỳ Phục Hưng, và được thay thế bằng tiếng Latinh Phục Hưng. Sau đó, tiếng Latinh hiện đại sớm và tiếng Latinh mới phát triển nên. Tiếng Latinh là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, học thuật và khoa học cho đến tận thế kỷ 18, khi các tiếng thổ ngữ của từng vùng địa phương hoặc quốc gia (bao gồm cả các ngôn ngữ Rôman) thay thế nó. Tiếng Latinh Giáo hội vẫn là ngôn ngữ chính thức của Tòa Thánh và ngôn ngữ phụng vụ trong nghi thức Rôma của Giáo hội Công giáo, cũng như ngôn ngữ chính thức của Thành quốc Vatican. Tiếng Latinh là một ngôn ngữ có tính đa dạng cao, với ba giới tính riêng biệt, sáu hoặc bảy thể danh từ, năm biến cách, bốn cách chia động từ, sáu thì, ba ngôi, ba thể thức ngữ pháp, hai giọng, hai hoặc ba thể động từ và hai số ngữ pháp. Bảng chữ cái Latinh có nguồn gốc từ bảng chữ cái Etruscan và Hy Lạp, cuối cùng là từ bảng chữ cái Phoenicia. Di sản Tiếng Latinh được truyền qua một vài hình thức khác biệt với nhau, như sau đây. Văn khắc Nhà nghiên cứu văn khắc biết về khoảng chừng 270 000 bài văn khắc. Nhiều cái trong số văn khắc đó được xuất bản trong loạt nhiều tập tên là Corpus Inscriptionum Latinarum (CIL, "Tập văn Văn khắc tiếng Latinh"). Văn Có những tác phẩm của một vài trăm tác giả viết bằng tiếng Latinh đã sống sót toàn bộ hay một phần, toàn tác phẩm hay từng đoạn, để các nhà văn hiến học có thể phân tích. Tác phẩm đó vốn được xuất bản qua dạng thủ bản, rồi khi kỹ thuật in ấn được phát minh thì các tác phẩm đó được nhiều nhà xuất bản in. Ngôn ngữ học Vì ảnh hưởng của chế độ và công nghệ La Mã lên các dân tộc thuộc Đế quốc La Mã nên các dân tộc đó mượn nhiều từ và cụm từ tiếng Latinh trong các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, y được, luật... Tác phẩm về y học La Mã, như tác phẩm của Claudius Galenus, là nguyên nhân người ta luôn sử dụng từ tiếng Latinh hoặc Hy Lạp cổ đại (Latinh hoá) khi sáng tạo thuật ngữ y học mới trong các ngôn ngữ châu Âu hiện đại. Hai lĩnh vực kỹ sư và luật pháp La Mã cũng có ảnh hưởng tương tự lên thuật ngữ khoa học và luật của các ngôn ngữ Tây nói chung. Trong suốt thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII các nhà văn Anh đã tạo ra rất nhiều các từ mới từ gốc Latinh và Hy Lạp. Những từ này, được gọi đùa là những từ "sừng đựng mực" () hay "bình mực" () — ám chỉ giới văn sĩ và học giả. Nhưng nhiều trong số những từ này chỉ được tác giả dùng một lần và sau đó thì quên hẳn, tuy nhiên cũng còn sót lại một số từ. , , và đều là những ngôn từ kiểu "bình mực" tạo ra từ các từ Latinh hay Hy Lạp. Sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, tiếng Latinh đã phát triển thành nhiều ngôn ngữ Rôman. Những thứ tiếng này chỉ dùng để nói trong hàng thế kỷ, trong khi đó tiếng Latinh vẫn được dùng để viết. (Chẳng hạn như tiếng Latinh là ngôn ngữ chính thức của Bồ Đào Nha đến tận năm 1296 mới bị thay thế bởi tiếng Bồ Đào Nha.) Các ngôn ngữ Rôman xuất phát từ tiếng Latinh bình dân, đây là tiếng nói phổ biến lại có xuất xứ từ một thứ tiếng cổ hơn đã sinh ra chuẩn của tiếng Latinh cổ điển chính thức. Latinh và các tiếng Rôman khác nhau ở chỗ (chẳng hạn như) Rôman có phân biệt trọng âm, trong khi đó tiếng Latinh có phân biệt độ dài các nguyên âm. Trong tiếng Ý và tiếng Sardegna, có sự phân biệt độ dài các phụ âm và trọng âm, tiếng Tây Ban Nha chỉ phân biệt trọng âm, và tiếng Pháp ngay cả trọng âm cũng không phân biệt. Một khác biệt lớn giữa các ngôn ngữ Rôman và tiếng Latinh ở chỗ các tiếng Rôman, ngoại trừ tiếng România, không còn dùng cách ở cuối từ ngoại trừ một vài đại từ. Tiếng România vẫn còn năm cách (trong đó cách công cụ không còn dùng nữa). Giáo dục Suốt lịch sử châu Âu, sự hiểu biết về các nền văn hoá cổ điển được coi là cần thiết khi muốn tham gia vào giới học giả, còn việc biết tiếng Latinh là một phần thiết yếu của sự hiểu biết đó. Hiện nay sự quan trọng của tiếng Latinh đã giảm xuống nhiều, nhưng vẫn còn có nhiều trường trung học và đại học dạy tiếng Latinh. Ngày nay, các lớp học tiếng Latinh trong các trường trung học và đại học chủ yếu nhắm đến việc dạy dịch các văn bản bằng tiếng Latinh sang các ngôn ngữ hiện đại, chứ không phải dạy làm công cụ giao tiếp. Vì thế, kỹ năng đọc được đặc biệt nhấn mạnh, trong khi đó kỹ năng nói và nghe chỉ được trình bày sơ qua. Tuy vậy, những người ủng hộ phong trào tiếng Latinh sống tin rằng tiếng Latinh có thể hoặc nên được giảng dạy giống như các ngôn ngữ hiện đại khác; tức là nên dạy cả nói lẫn viết. Các tổ chức dạy tiếng Latinh sống bao gồm Vatican và Đại học Kentucky. Ngoài ra, ở Mỹ có một tổ chức phát triển khá mạnh, chuyên dạy tiếng Latinh cho học sinh phổ thông là National Junior Classical League. Lịch sử Lịch sử của tiếng Latinh được chia thành một vài giai đoạn lịch sử riêng biệt. Từng giai đoạn thể hiện một vài sự khác biệt tinh vi về từ vựng, cách sử dụng, chính tả, hình thái, cú pháp... Tuy nhiên, vì các nhà khoa học khác nhau sẽ nhấn mạnh các đặc điểm khác nhau nên có thể chia thành các giai đoạn khác nhau hay đặt tên khác cho các giai đoạn. Hơn nữa, tiếng Latinh Giáo hội là tiếng Latinh được các tác giả thuộc Giáo hội Công giáo Rôma sử dụng qua tất cả các giai đoạn lịch sử. Tiếng Latinh cổ Dạng sớm nhất của tiếng Latinh người ta biết đến là tiếng Latinh cổ, được sử dụng vào thời đại Vương quốc La Mã đến phần giữa thời đại Cộng hoà La Mã. Hình thức ngôn ngữ này được biết đến qua văn khắc và tác phẩm văn học sớm nhất bằng tiếng Latinh, như các tác phẩm hài kịch của Plautus và Terentius. Trong thời đại này bảng chữ cái Latinh được phát triển dựa vào bảng chữ cái Etrusca. Lúc đầu chữ Latinh được viết từ phải qua trái, rồi trở nên theo lối đường cày, rồi rốt cuộc đi từ trái qua phải. Tiếng Latinh cổ điển Vào cuối thời đại cộng hoà và đầu thời đế quốc, một dạng tiếng Latinh mới là tiếng Latinh cổ điển nảy sinh, được những nhà hùng biện, nhà thờ, lịch sử và người hay chữ khác sáng tạo. Đây là dạng của thứ tiếng được sử dụng trong các tác phẩm cổ điển nổi tiếng nhất, được dạy trong trường ngữ pháp và hùng biện. Tiếng Latinh thông tục Phân tích ngữ văn của tác phẩm Latinh cổ đại —như các tác phẩm của Plautus có chứa một vài câu bằng thứ tiếng thông thường— chỉ ra rằng thứ tiếng nói là "tiếng Latinh thông tục" (mà Cicero gọi là hay "cách nói của quần chúng bình dân") tồn tại đồng thời cùng với tiếng Latinh cổ điển. Thứ tiếng thông tục này rất ít khi được viết, nên các nhà ngữ văn học chỉ có thể nghiên cứu một vài từ và cụm từ lẻ được tác giả cổ điển nêu lên hay câu đề lên tường. Khi Đế quốc La Mã sụp đổ thì tiêu chuẩn đào tạo giảm xuống. Người ta bắt đầu viết bằng một dạng của thứ tiếng giống cách nói thông thường hơn, được gọi là tiêng Latinh hậu kỳ. Lúc đó những dân tộc được La Mã hoá ở châu Âu cũng phát triển ngôn ngữ địa phương. Dù các ngôn ngữ địa phương này có khác với nhau (như thứ tiếng nào khi được lan truyền rộng cũng sẽ vậy), nhưng cách nói của những vùng bây giờ là Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha, Ý vẫn giống nhau một cách đáng ngạc nhiên về hệ thống và cách phát triển âm vị, nhờ ảnh hưởng ổn định của nền văn hoá chung là Công giáo Rôma. Ngôn ngữ địa phương của vùng bây giờ là România toả ra nhiều hơn vì bị tách biệt từ ảnh hưởng thống nhất của phần Tây của đế quốc. Khi nhà Umayyad Hồi giáo xâm chiếm bán đảo Iberia vào năm 711 thì những ngôn ngữ địa phương khác mới bắt đầu toả ra thật. Muốn nghiên cứu tiếng Latinh bình dân thì nhà ngôn ngữ học có thể nghiên cứu các từ của các ngôn ngữ Rôman không được sử dụng trong tiếng Latinh cổ điển. Một ví dụ là từ "con ngựa": tiếng Ý là , Pháp là , Tây Ban Nha là , Bồ Đào Nha là , Catalunya là ... mà tiếng Latinh cổ điển là . Trong tiếng Latinh thì từ là từ tiếng lóng được sử dụng một cách thông thường. Vào cuối thế kỷ IX, tiếng Latinh bình dân tan rã tạo ra nhiều thứ tiếng riêng biệt là nhóm ngôn ngữ Rôman. Lúc đó tài liệu sớm nhất viết bằng ngôn ngữ Rôman xuất hiện. Tuy nhiên, lúc đó người ta bình thường viết bằng tiếng Latinh trung cổ và ít khi viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ là ngôn ngữ Rôman nào đó. Tiếng Latinh Trung Cổ Tiếng Latinh Trung Cổ là tiếng Latinh được sử dụng trong khoảng lịch sử hậu cổ điển mà không có dân tộc nào nói tiếng Latinh một cách thông thường nữa. Tiếng Latinh nói đã phát triển thành nhóm ngôn ngữ Rôman. Tuy nhiên trong giới học thức và giới chính thức thì tiếng Latinh vẫn được sử dụng. Thêm hơn nữa, tiếng Latinh này khuếch trường đến vùng trước đó không lúc nào người ta nói tiếng Latinh, như vùng có dân tộc German hoặc Slav. Tiếng Latinh trở thành ngôn ngữ để các dân tộc thuộc Đế quốc La Mã Thần thánh và các quốc gia đồng minh có thể nói với nhau. Tiếng Latinh Phục Hưng Trong thời đại Phục Hưng tiếng Latinh trở lại là ngôn ngữ nói nhờ nhà chủ nghĩa nhân văn sử dùng thứ tiếng này. Họ muốn tiếng Latinh trở nên như xưa, nên họ sản xuất ban điều chỉnh của các tác phẩm cổ điển, tựa vào thủ bản còn sống sót. Qua nỗ lực của họ nên tiếng Latinh trung cổ được "sửa" và trở nên gần tiếng Latinh cổ điển hơn. Tiếng Latinh thời kỳ cận đại Trong thời kỳ cận đại, tiếng Latinh vẫn là ngôn ngữ quan trọng nhất của nền văn hoá châu Âu. Vì vậy nên cho đến tận cuối thế kỷ XVII đa số những cuốn sách và gần như tất cả các văn kiện ngoại giáo được viết bằng tiếng Latinh. Sau thời kỳ cận đại thì đa số các văn kiện ngoại giáo được viết bằng tiếng Pháp hoặc ngôn ngữ bản xứ nào đó khác theo thoả thuận chung. Tiếng Latinh hiện đại Tổ chức lớn nhất bây giờ vẫn sử dụng tiếng Latinh một cách chính thức và chuẩn chính thức là Giáo hội Công giáo Rôma. Tiếng Latinh có thể được sử dụng trong nghi thức thánh lễ, dù bây giờ những ngôn ngữ bản xứ được sử dụng nhiều hơn. Tiếng Latinh là ngôn ngữ chính thức của Toà Thánh và là ngôn ngữ chính của tạp chí của nó là Acta Apostolicae Sedis. Khoá sau đại học về luật giáo hội tại các trường đại học giáo hoàng cũng được dạy bằng tiếng Latinh, và sinh viên khi viết bài thì phải viết bằng tiếng Latinh. Tiếng Latinh cũng được một vài tổ chức đa ngôn ngữ, như Liên minh châu Âu sử dụng khi không thể sử dụng tất cả các ngôn ngữ của tổ chức đó. Ví dụ, trên các đồng xu và tem thư của Thuỵ Sĩ vì không có chỗ viết tên quốc gia bằng cả bốn ngôn ngữ chính thức nên tên được viết bằng tiếng Latinh là "". Có một vài phim xảy ra vào thời kỳ xưa, như Sebastiane và Nỗi khố hình của Chúa, có những diễn viên nói bằng tiếng Latinh để phim hiện thực hơn. Cũng có bài hát có lời bằng tiếng Latinh, như trong opera Vua Oedipus của Igor Stravinsky. Nhiều tổ chức và đơn vị hành chính ở thế giới phương Tây có khẩu hiệu bằng tiếng Latinh. Ví dụ khẩu hiệu của Canada là "" ("Từ biển tới biển"), còn đại học Harvard có khẩu hiệu là "" ("Sự thật"). Thỉnh thoảng có kênh truyền thông sử dụng tiếng Latinh cho người hăng hái về tiếng Latinh. Một vài ví dụ là Radio Bremen tại Đức và Yle tại Phần Lan. Cũng có nhiều trang mạng và diễn đàn do người hăng hái về tiếng Latinh viết, như Wikipedia tiếng Latinh có hơn một trăm nghìn bài bằng tiếng Latinh. Nhiều trường trung học ở châu Âu và châu Mỹ có lớp học tiếng Latinh. Hệ thống âm vị Vì tiếng Latinh cổ điển được nói trước khi có thiết bị thu âm, nên không thể biết chắc cách phát âm lúc đó là như thế nào. Dù vậy nhưng có nhiều cách để phục dựng nó. Có tư liệu gồm lời giải thích rõ ràng về cách phát âm do tác giả cổ điển viết. Những lỗi chính tả, tư liệu gồm chơi chữ, từ nguyên và chính tả của từ mượn do ngôn ngữ khác mượn từ tiếng Latinh cũng cung cấp nhiều thông tin. Phụ âm Những âm vị phụ âm của tiếng Latinh được liệt kê trong bảng dưới đây. Các phụ âm đôi được phát âm dài hơn. Trong tiếng Việt hiện tượng này chỉ xảy ra giữa hai chữ, như trong "hơn nữa"' mà trong đó có đôi, giống nn trong từ tiếng Latinh ("năm, mùa"). Nguyên âm Nguyên âm đơn Tiếng Latinh cổ điển có tương phản nguyên âm ngắn và dài. Vào thời đại cổ điển, những nguyên âm dài có phẩm chất khác với những nguyên âm ngắn, như có thể xem trong bảng trên đây. Vào thời đại cổ điển đó thì tiếng Latinh cũng có hai nguyên âm , được sử dụng trong từ mượn từ tiếng Hy Lạp, nhưng nhiều người phát âm hai âm đó như hoặc như . Nguyên âm đôi Tiếng Latinh cổ điển có một vài nguyên âm đôi. Nguyên âm đôi phổ biến nhất là . Cũng có âm hiếm có, và những âm rất ít khi có trong từ thuần Latinh. Tiếng Latinh cổ đại vốn có nhiều nguyên âm đôi hơn, nhưng phần lớn trở thành nguyên âm đơn dài ở đầu thời đại tiếng Latinh cổ điển. Cả hai âm đôi lẫn sự nối tiếp hai âm đơn của tiếng Latinh cổ đại trở thành , còn bình thường trở thành . Hai âm đôi lẫn trở thành , ngoại trừ trong một vài từ, mà trong đó trở thành . Hai cách thay đổi này thỉnh thoảng xảy ra trong hai từ có cùng một gốc — đó là lý do tiếng Latinh cổ điển có đôi như "sự trừng phạt" và "trừng phạt". Trong tiếng Latinh bình dân và trong những ngôn ngữ Rôman thì những âm đôi hoà vào . Đây cũng là cách phát âm của những người ít học trong thời đại tiếng Latinh cổ điển rồi. Cách viết Tiếng Latinh được viết bằng chữ cái Latinh, sinh từ bảng chữ cái Ý cổ đại, vốn có nguồn gốc là bảng chữ cái Hy Lạp mà có nguồn gốc là bảng chữ cái Phoenicia. Bảng chữ cái này sau đó được sử dụng để viết những ngôn ngữ gốc Rôman, Celt, Gécman, Balt, Finn, và nhiều ngôn ngữ Slav. Thêm hơn nữa, bảng chữ cái này được nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới sử dụng, như tiếng Việt, những ngôn ngữ Nam Đảo, nhiều ngôn ngữ nhóm Turk, và đa số các ngôn ngữ ở châu Phi hạ Sahara, châu Mỹ và châu Đại Dương, để nó là bảng chữ cái được sử dụng rộng nhất trên thế giới. Các chữ cái Số chữ cái đã thay đổi một vài lần. Lúc đầu khi mới sinh từ bảng chữ cái Etrusca thì chỉ có 21 chữ cái. Sau đó, chữ G được thêm vào để viết âm , mà trước đó âm này được viết bằng chữ C; còn chữ Z không được sử dụng trong tiếng Latinh nên bị bỏ. Sau đó, hai chữ cái Y và Z được thêm vào để có thể chuyển chữ hai chữ cái upsilon và zeta trong những từ mượn từ tiếng Hy Lạp. Chữ W được sáng tạo vào thế kỷ XI tựa vào chữ ghép VV. Chữ này được sử dụng để viết trong những ngôn ngữ Gécman — tiếng Latinh không sử dụng chữ này vì sử dụng V. Vào thời Hậu kỳ Trung Cổ chữ J mới được phân biệt với chữ I, còn chữ U với V cũng vậy. Các chữ cái và cách phát âm Bảng này liệt kê những chữ cái phụ âm của tiếng Latinh cùng cách phát âm. Trong bảng dưới này có các nguyên âm của tiếng Latinh. Những nguyên âm đôi được viết bằng hai chữ cái nguyên âm, ví dụ như /ae̯/ được viết hoặc … Tuy nhiên, thỉnh thoảng những chữ ghép vậy không phải là nguyên âm đôi mà là hai nguyên âm riêng, như trong aēnus "bằng đồng". Dấu Tiếng Latinh cổ điển không sử dụng dấu câu, không phân biệt chữ hoa với chữ thường, và không có khoảng cách giữa các từ. Nhiều khi dấu sóng (tiếng Latinh: , giống dấu sắc) được sử dụng trên những nguyên âm dài . Nguyên âm dài bình thường được viết bằng chữ I cao hơn (tiếng Latinh: , tạm dịch: "i dài"). Trong sách sản xuất vào thời hiện đại thì những nguyên âm dài bình thường được viết bằng dấu gạch ngang ở trên: , còn nguyên âm ngắn dù bình thường không có dấu nhưng để phân biệt một vài đôi từ nên sẽ có dấu trăng: . Thỉnh thoảng dấu chấm giữa (tiếng Latinh: ) được sử dụng để cách từ. Ví dụ, câu đầu tiên trong bài thơ thứ ba của Catullus vốn được viết như vậy: (tạm dịch: "Hãy than khóc, những người Venus và Cupido ơi") hoặc với dấu chấm giữa: . Trong ấn bản hiện đại thì người ta bình thường viết như vậy: Lugete, O Veneres Cupidinesque hoặc: Lūgēte, Ō Venerēs Cupīdinēsque. Cách viết khác Chữ thảo La Mã cổ đại (tiếng Latinh: ) có mặt trên nhiều tấm bảng sáp được đào ra ở nhiều chỗ, như gần thành trì. Nhiều tầm như vậy được tìm thấy tại Vindolanda gần Trường thành Hadrianus trên Đảo Anh. Đáng ngạc nhiên là phần lớn của các tấm bảng tại Vindolanda có khoảng cách giữa các từ, mà làm như vậy rất hiếm có trong những câu khắc từ thời đại đó. Thỉnh thoảng người ta đã viết tiếng Latinh bằng chữ khác: Ghim cài Praeneste là một cái ghim cài áo từ thế kỷ VII TCN có câu viết bằng tiếng Latinh cổ đại sử dụng bảng chữ cái Etrusca. Ván sau của Hộp tráp của Franks từ đầu thế kỷ VIII có câu khắc luân phiên từ tiếng Anh cổ bằng chữ rune sang tiếng Latinh bằng chữ Latinh rồi sang tiếng Latinh bằng chữ rune. Đặc điểm về ngữ pháp Tiếng Latinh là một thứ tiếng tổng hợp hay biến tố: các phụ tố được gắn vào các gốc cố định để diễn tả giống, số, và cách của các tính từ, danh từ và đại từ (quá trình này được gọi là biến cách hoặc bằng tiếng Latinh), cũng như ngôi, số, thì, thể, trạng, và thức đối với động từ (được gọi là chia động từ hoặc ). Cũng có từ không biến cách hay chia — như phó từ, giới từ, thán từ. Vì tiếng Latinh sử dụng cách và chia động từ, nên nhiều khi một cụm từ mà tiếng Việt sử dụng nhiều từ thì trong tiếng Latinh lại chỉ là một từ. Một ví dụ là: {| | |- | |- | yêu-sẽ-người_đó |- | người đó sẽ yêu |} Trong ví dụ này, từ tiếng Việt "sẽ" trong tiếng Latinh là hậu tố được đặt sau gốc từ , còn chủ ngữ của động từ ("người đó") là hậu tố . Tuy nhiên, nhiều khi không thể chia từ thành hậu tố không một cách rõ như thế, ví dụ như trong , có nghĩa là "tôi yêu". Trong dạng này, gốc từ vẫn là , còn hậu tố của ngôi thứ nhất số đơn thì hiện tại là . Danh từ Những danh từ tiếng Latinh được chia thành ba giống: đực, cái, trung. Khi có tính từ đi kèm với một danh từ nào đó thì tính từ đó phải biến thể để phù hợp với giống của danh từ này. Từng danh từ có nhiều dạng, tuỳ số và cách. Có hai số: số ít và số nhiều. Có bảy cách chỉ vai trò của từ trong câu, để thứ tự từ không quan trọng như trong tiếng Việt. Cách chủ ngữ: dùng làm chủ ngữ của câu hoặc làm vị ngữ của hệ từ. Ví dụ: "Người con gái đã chạy." — Cách sở hữu: dùng khi danh từ là người sở hữu của một đồ nào đó, như ví dụ "chủ của nô lệ" — , hoặc khi danh từ chỉ bộ phận, định lượng… như trong ví dụ "Ly đầy rượu vang." — Cách nhận (hay còn gọi là cách cho, cách gián bổ…): dùng làm bổ ngữ gián tiếp của động từ và với một vài giới từ. Ví dụ: "Nhà buôn trao áo stola cho người phụ nữ." — Cách đổi (hay còn gọi là cách trực bổ): dùng làm bổ ngữ trực tiếp của động từ và sau những giới từ chỉ hướng đi. Ví dụ: "Người đàn ông giết chàng trai." — Cách tách (hay còn gọi là cách công cụ): thể hiện tách biệt, nguồn gốc, nguyên nhân… Ví dụ: "Bạn đã đi dạo cùng chàng trai." — Cách xưng hô: dùng để gọi người hay vật. Phần lớn các danh từ không phân biệt cách xưng hô với cách chủ ngữ; chỉ có những từ thuộc cách biến thể thứ hai có đuôi là sẽ có trong cách xưng hô số ít, còn nếu đuôi là thì cách xưng hô số ít sẽ có . Ví dụ: ""Chủ ơi!" nô lệ gọi." — Cách vị trí: dùng để diễn tả vị trí. Cách này không được sử dụng nhiều như các cách khác và bình thường chỉ được dùng với tên hồ, tỉnh, hành, từ chỉ về nhà, đất, quê… Ví dụ: "ở nhà" — . Những hậu tố có dạng nào thì tuỳ vào danh từ. Có thể chia các danh từ tiếng Latinh thành năm lớp theo cách biến thể, rồi trong từng lớp cách biết thể thì những danh từ trong đó có hậu tố giống nhau. Cũng có một vài từ không thể chia vào lớp nào, nên đó là từ bất quy tắc. Bảng này chỉ cách chia danh từ ("hoa hồng"): Tính từ Trong tiếng Latinh, những tính từ phải hợp về cách, số và giống với danh từ. Có hai lớp biến thể: một lớp giống lớp biến thể thứ nhất và thứ hai của các danh từ, còn lớp khác giống lớp biến thể thứ ba của các danh từ. Ví dụ, từ ("đã chết", giống đực/cái/trung) được biến thể như danh từ thuộc cách biến thể thứ nhất khi giống cái, như danh từ thuộc cách biến thể thứ hai giống đực khi giống đực, còn như danh từ thuộc cách biến thế thứ hai giống trung khi giống trung. Những tính từ cũng có dạng cấp so sánh và dạng cao cấp. Ví dụ như từ ("đẹp", giống đực/cái/trung) có dạng ("đẹp hơn", giống đực và giống cái đều là bằng nhau) và ("đẹp nhất"). Những động từ có nhiều dạng phân từ được biến thể và sử dụng giống như tính từ. Giới từ Vị ngữ của những giới từ có thể sử dụng hai cách: cách đổi và cách tách. Ví dụ: "trước mặt của chàng trai" — (từ là cách đổi của từ ) "không với con trai" — (từ là cách tách của từ ) Động từ Các động từ trong tiếng Latinh có sáu thì (hiện tại hoàn thành, hiện tại chưa hoàn thành, quá khứ hoàn thành, quá khứ chưa hoàn thành, tương lai hoàn thành, tương lai chưa hoàn thành), ba trạng (trình bày, mệnh lệnh, cầu khẩn, cùng với dạng vô định, phân từ, danh động từ, động danh từ), ba ngôi (nhất, hai, ba), hai số (đơn, nhiều), hai thể (chủ động, bị động) và ba thức (hoàn thành, chưa hoàn thành, trạng thái). Bảng này chứa một vài dạng của động từ ("yêu") làm ví dụ: Từ vựng Vì tiếng Latinh là một ngôn ngữ gốc Ý, nên phần lớn từ vựng của nó có gốc Ý, và vốn có gốc trong ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy. Tuy nhiên, vì người La Mã tiếp xúc một cách sâu sát với dân tộc Etrusca nên không chỉ lấy bảng chữ cái Etrusca để thích nghi làm bảng chữ cái của mình nhưng cũng mượn nhiều từ từ tiếng Etrusca sang tiếng Latinh. Hai ví dụ là ("mặt nạ") và ("diễn viên"). Tiếng Latinh cũng mượn từ vựng từ tiếng Osca, một ngôn ngữ gốc Ý khác. Sau khi xâm chiếm được Taranto (năm 272 trước Công nguyên) dân tộc La Mã bắt đầu "Hy Lạp hoá": họ lấy đặc trưng của nền văn hoá Hy Lạp để sáp nhập vào nền văn hoá của mình. Khi làm vậy thì người La Mã cũng mượn nhiều từ từ tiếng Hy Lạp như: ("phòng có trần vòm"), ("ký hiệu"), ("nhà tắm")… Vì quá trình "Hy Lạp hoá" này nên chữ Y và Z được thêm vào bảng chữ cái để có thể viết những âm vị của tiếng Hy Lạp. Những người La Mã cũng lấy nghệ thuật, y học, khoa học, triết học… của Hy Lạp mang về bán đảo Ý. Kết quả là nhiều thuật ngữ khoa học và triết học trong tiếng Latinh là từ mượn từ tiếng Hy Lạp, hoặc là từ thuần Latinh với nghĩa mở rộng ra theo gương của tiếng Hy Lạp. Vì đế quốc La Mã bành trướng rồi lập liên hệ kinh doanh với những bộ lạc châu Âu ngoài đế quốc, nên tiếng Latinh mượn một vài từ từ những ngôn ngữ Trung Âu như: từ ("hải ly") có gốc German và từ ("quần") có gốc Celt. Những ngôn ngữ địa phương của tiếng Latinh chịu ảnh hưởng của những ngôn ngữ khác có trong vùng. Các ngôn ngữ địa phương này sau đó trở thành những ngôn ngữ Rôman. Khi Kitô giáo đã được đưa vào xã hội La Mã thì tiếng Latinh nhận từ vựng liên quan đến Kitô giáo. Từ vựng đó đôi khi là từ mượn từ tiếng Hy Lạp hoặc tiếng Do Thái, đôi khi là từ mới sáng tạo từ từ vựng tiếng Latinh. Vào thời Trung cổ tiếng Latinh không ngừng mượn từ của những ngôn ngữ xung quanh, lúc đó gồm tiếng Anh cổ và những ngôn ngữ German khác. Qua các thời đại, những người nói tiếng Latinh không ngừng sáng tạo từ mới qua hai quá trình thêm phụ tố và tạo từ phức. Ví dụ, tính từ ("có quyền vô hạn") được sáng tạo từ tính từ ("cả, mỗi") và tính từ ("hùng mạnh"). Sử dụng quá trình này cũng có thể thay đổi từ loại, ví dụ như lấy động từ tạo danh từ vân vân. Xem thêm Về tiếng Latinh Ngữ pháp Latinh Cách đọc và phát âm Latinh Biến cách Latinh Chia động từ Latinh Danh sách các từ Latinh và các từ tiếng Anh phái sinh nhóm danh từ theo cách công cụ Trật tự từ trong Latinh Đặt dấu nhấn trong Latinh Về di sản văn học Latinh Văn học Latinh Ngôn ngữ Rôman Thư viện cổ điển Loeb Danh sách các nhóm từ Latinh Danh sách các thành ngữ Latinh Brocard Danh sách các nhóm từ Latinh và Hy Lạp thường dùng trong định danh khoa học Tên Latinh của các thành phố châu Âu Tên Latinh của các thành phố châu Âu Carmen Possum Chú thích Nguồn tham khảo Liên kết ngoài Ethnologue cho tiếng Latinh Corpus Scriptorum Latinorum, danh mục web tương đối hoàn chỉnh các từ ngữ Latinh và ý nghĩa của chúng Dự án Perseus có nhiều trang rất hay để tìm hiểu về văn học của các ngôn ngữ cổ điển, có cả từ điển Latinh tương tác. của William Whitaker - chương trình từ điển trực tuyến có khả năng truy tìm nhiều dạng của từ. Retiarius.Org có công cụ tìm kiếm văn bản Latinh. Từ điển Latinh-Anh và ngữ pháp Latinh của trường đại học Notre Dame Tài liệu Latinh Các bài và từ điển bằng tiếng Latinh. Các chương trình học Latinh trên mạng http://sprachprofi.de.vu/latin Sách giáo khoa ở Wikibooks bằng tiếng Anh về La Tinh Thư viện Latinh có nhiều văn bản điện tử Latinh Textkit có sách học và văn bản điện tử Latinh. Từ điển Latinh–Anh: phiên bản Rosetta của Webster. Tham khảo ngôn ngữ Từ điển xuyên ngữ có công cụ tìm kiếm riêng. Chuyển dịch giữa Latinh và tiếng Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha. Rhetor của Gabriel Harvey - xuất bản lần đầu năm 1577 và từ đó chưa được tái bản. Tiếng Latinh Latin Bài cơ bản dài trung bình Ngôn ngữ tại Ý Ngôn ngữ tại Pháp Ngôn ngữ tại Bồ Đào Nha Ngôn ngữ tại România Ngôn ngữ tại Tây Ban Nha Ngôn ngữ tại Andorra Ngôn ngữ tại Thành Vatican Ngôn ngữ chủ-tân-động Ngôn ngữ tại Thổ Nhĩ Kỳ
3319
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF%20theo%20t%E1%BB%95ng%20s%E1%BB%91%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20s%E1%BB%AD%20d%E1%BB%A5ng
Danh sách ngôn ngữ theo tổng số người sử dụng
Trang này giúp liệt kê danh sách những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Xin lưu ý rằng danh sách này có thể khác tùy theo cách định nghĩa một số từ. Điển hình là sự khác biệt giữa các từ "phương ngữ" (dialect) và "ngôn ngữ" (language) rất quan trọng. Một ví dụ là tiếng Ả Rập, có thể được xem là một ngôn ngữ hay một nhóm ngôn ngữ liên quan nhau. Quyển Niên giám thế giới, CIA World Factbook và Ethnologue, nguồn của các bảng dưới đây, xem mỗi thứ tiếng Ả Rập là một ngôn ngữ khác nhau. Nếu tất cả các tiếng nói này được xem là một ngôn ngữ thì nó sẽ đứng thứ tư với khoảng 215 triệu người nói. Tiếng Hoa cũng có tình trạng tương tự. Nếu tất cả mọi ngôn ngữ Hoa được tính là một ngôn ngữ, thì tiếng Hoa sẽ đứng đầu với 1,2 tỷ người nói. Nếu tính mỗi tiếng riêng ra thì năm loại tiếng Hoa có trong danh sách 25 ngôn ngữ đầu. Xin lưu ý rằng các danh sách này chỉ tính những người nói ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ. Hiện thời rất khó tính tổng số người nói một ngôn ngữ như một ngoại ngữ. Danh sách ngôn ngữ theo tổng số người nói Theo tạp chí Ethnologue (2020) của tổ chức SIL International thì dưới đây là danh sách các ngôn ngữ phổ biến nhất (tính cả người sử dụng là ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc ngoại ngữ): Quy ước của quyển CIA World Factbook (2000) Quyển CIA World Factbook ước lượng số người nói tiếng mẹ đẻ trong năm 2000 theo phần trăm dân số (họ ước lượng năm 2000 có 6,081 tỷ người ). Nguồn: CIA - The World Factbook -- World Ước tính của Ethnologue (1995) Xếp hạng Quốc gia với hơn 1% số người nói Tổng số người nói tiếng mẹ đẻ (triệu) 1. Tiếng Quan Thoại Brunei, Campuchia, Canada, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, Nam Phi, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc <TD>885 2. Tiếng Tây Ban Nha Andorra, Argentina, Belize, Bolivia, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Dominican, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Guinea Xích Đạo, Hoa Kỳ, Honduras, México, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Tây Ban Nha, Uruguay, Venezuela 332 3. Tiếng Anh Anh, Ấn Độ, Belize, Botswana, Brunei, Cameroon, Canada, Eritrea, Eswatini, Ethiopia, Fiji, Gambia, Guyana, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Israel, Lesotho, Liberia, Malaysia, Micronesia, Namibia, Nam Phi, Nauru, New Zealand, Palau, Papua New Guinea, Philippines, Samoa, Seychelles, Sierra Leone, Singapore, Quần đảo Solomon, Somalia, Sudan, Suriname, Tonga, Úc, Vanuatu, Việt Nam, Zimbabwe 322 4. Tiếng Ả Rập1 Ai Cập, Algérie, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Iraq, Israel, Liban, Libya, Jordan, Maroc, Oman, Tunisia, Syria, Sudan, Yemen 2151 5. Tiếng Bengal Ấn Độ, Bangladesh, Singapore 189 6. Tiếng Hindi Ấn Độ, Nepal, Singapore, Nam Phi, Uganda 182 7. Tiếng Bồ Đào Nha Angola, Bồ Đào Nha, Brasil, Cabo Verde, Guiné-Bissau, Macau, Mozambique, Pháp, São Tomé và Príncipe 170 8. Tiếng Nga Hoa Kỳ, Israel, Mông Cổ, Nga, tất cả các nước thuộc Liên Xô cũ, Trung Quốc 170 9. Tiếng Pháp Algérie, Andorra, Bénin, Bỉ, Burkina Faso, Burundi, Cameroon, Campuchia, Canada, Comoros, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Côte d'Ivoire, Djibouti, Gabon, Guinée, Haiti, Lào, Liban, Luxembourg, Madagascar, Mali, Maroc, Mauritanie, Monaco, Niger, Pháp, Rwanda, Sénégal, Seychelles, Tchad, Thụy Sĩ, Togo, Tunisia, Vanuatu, Việt Nam 130 10. Tiếng Nhật Nhật Bản, Singapore 125 11. Tiếng Đức Áo, Ba Lan, Bỉ, Bolivia, Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Hungary, Ý, Kazakstan, Liechtenstein, Luxembourg, Nga, Paraguay, România, Slovakia, Thụy Sĩ 120 12. Tiếng Ngô (Wu) Trung Quốc 77,2 13. Tiếng Java Indonesia, Malaysia, Singapore 75,5 14. Tiếng Hàn Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Kazakstan, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Triều Tiên, Trung Quốc, Uzbekistan 75 15. Tiếng Việt Campuchia, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Nga, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đức, Cộng hòa Séc, Phần Lan 67,715. Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Bulgaria, Hy Lạp, Síp, Macedonia, România, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan 67,7 17. Tiếng Telugu Ấn Độ, Singapore 66,4 18. Tiếng Quảng Đông (Yue) Brunei, Canada, Costa Rica, Indonesia, Malaysia, Panama, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam 66 19. Tiếng Marathi Ấn Độ 64,8 20. Tiếng Tamil Ấn Độ, Malaysia, Mauritius, Nam Phi, Singapore, Sri Lanka 63,1 21. Tiếng Ý Canada, Croatia, Eritrea, Pháp, San Marino, Slovenia, Thụy Sĩ, Ý 59 22. Tiếng Urdu Afghanistan, Ấn Độ, Mauritius, Nam Phi, Pakistan, Thái Lan 58 23. Tiếng Punjabi Ấn Độ, Kenya, Pakistan, Singapore 72 24. Tiếng Mân Nam Brunei, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc 49 25. Tiếng Tấn (Jin) Trung Quốc 45 26. Tiếng Gujarat Ấn Độ, Kenya, Nam Phi, Pakistan, Singapore, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe 44 27. Tiếng Ba Lan Cộng hoà Séc, Ba Lan, Đức, Israel, România, Slovakia 44 28. Tiếng Ukraina Ba Lan, Nga, Slovakia, Ukraina 41 29. Tiếng Ba Tư Afghanistan, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Iran, Iraq, Oman, Qatar, Tajikistan 61,7 30. Tiếng Tương (Xiang) Trung Quốc 36 31. Tiếng Malayalam Ấn Độ, Singapore 34 32. Tiếng Khách Gia Brunei, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc 34 33. Tiếng Kannada Ấn Độ 33.7 34. Tiếng Oriya Ấn Độ 31 35. Tiếng Sunda Indonesia 27 36. Tiếng Romana Hungary, Israel, Moldova, România, Serbia và Montenegro, Ukraina 26 37. Tiếng Bihari Ấn Độ, Mauritius, Nepal 25 38. Tiếng Azerbaijan Afghanistan, Iran, Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ 24,4 39. Tiếng Maithili Ấn Độ, Nepal 24.3 40. Tiếng Hausa Bénin, Burkina Faso, Cameroon, Ghana, Niger, Nigeria, Sudan, Togo 24,2 41. Tiếng Miến Điện Bangladesh, Myanmar 22 42. Tiếng Cám (Gan) Trung Quốc 20,6 43. Tiếng Awadhi Ấn Độ, Nepal 20,5 44. Tiếng Thái Singapore, Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Canada 2045. Tiếng Thái Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp, Úc, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc. 46. Tiếng Yoruba Bénin, Nigeria 20 47. Tiếng Sindhi Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan, Singapore 19.7 Nếu coi các số liệu trên đây là đúng thì số lượng người nói tiếng Hindi và tiếng Anh từ năm 1995 đến năm 2004 đã gia tăng đáng kể. Nguồn: Ethnologue Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Tham khảo Liên kết ngoài Danh sách mới nhất các ngôn ngữ theo số người nói của Ethnologue Languages Spoken by More Than 10 Million People( 2009-10-31) – danh sách của Encarta, dựa theo dữ liệu của Ethnologue Bản đồ các ngôn ngữ trên thế giới. Tổng số người sử dụng
3326
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y%20tinh%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Thủy tinh (định hướng)
Thủy tinh là một loại vật liệu Thủy tinh hay Thủy Tinh cũng có thể là: Tên gọi khác của Sao Thủy, một hành tinh trong Hệ Mặt Trời Thủy tinh núi lửa, một dạng khoáng vật vô định hình Thủy tinh vẽ màu, các bức họa được vẽ lên thủy tinh Phép tính mẻ thủy tinh Xanh thủy tinh, một màu sắc Vật liệu Sợi thủy tinh, một vật liệu bao gồm nhiều sợi thủy tinh cực kỳ mịn. Thủy tinh borosilicat, một loại thủy tinh Thủy tinh chì, một loại thủy tinh Gốm thủy tinh, một loại vật liệu đa tinh thể Bông thủy tinh, vật liệu cách nhiệt Phương tiện, giải trí và truyền thông Phim truyền hình Giày thủy tinh, một bộ phim truyền hình của Hàn Quốc Mặt nạ thủy tinh (phim Thái Lan), một bộ phim truyền hình Thái Lan Lâu đài thủy tinh (phim truyền hình), một bộ phim truyền hình Hàn Quốc Truyện Ngọn núi thủy tinh (truyện cổ tích) Thủy Tinh (nhân vật), nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam Sơn Tinh – Thủy Tinh Mặt nạ thủy tinh, một bộ manga của nữ mangaka Miuchi Suzue Khoa học Sinh học Cườm thủy tinh thể mắt, hiện trạng thủy tinh thể bị đục làm kém thị giác Thủy tinh thể Cá thủy tinh đuôi đỏ, một loài cá Bệnh xương thủy tinh, một nhóm bệnh lý bao gồm nhiều thể lâm sàng và có đặc điểm di truyền Họ Ếch thủy tinh, một họ động vật lưỡng cư trong bộ Anura Hóa học Thủy tinh hóa Kiến trúc Cung điện Thủy tinh, một tòa nhà bằng thủy tinh Định hướng
3355
https://vi.wikipedia.org/wiki/NASA
NASA
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ hay Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ, tên đầy đủ tiếng Anh là National Aeronautics and Space Administration (Cục Quản trị Không Gian và Hàng Không Quốc gia), viết tắt là NASA, cũng được gọi là Cơ quan Không gian Hoa Kỳ là cơ quan chính phủ liên bang Hoa Kỳ có trách nhiệm thực thi chương trình thám hiểm không gian và nghiên cứu ngành hàng không. Tổng thống Dwight D. Eisenhower thành lập NASA vào năm 1958 với mục đích dân sự hướng tới những ứng dụng hòa bình trong khoa học không gian. Đạo luật Hàng không và Vũ trụ Quốc gia được thông qua ngày 29 tháng 7 năm 1958, theo đó giải thể cơ quan tiền thân của NASA là NACA (National Advisory Committee for Aeronautics - Ủy ban Cố vấn Hàng không Quốc gia). Cơ quan mới chính thức hoạt động vào ngày 1 tháng 10 năm 1958. Kể từ đó, hầu hết các phi vụ thám hiểm không gian đều do NASA đảm nhiệm, bao gồm nhiệm vụ đổ bộ lên Mặt Trăng của chương trình Apollo, trạm không gian Skylab, và chương trình tàu con thoi. Hiện tại, NASA đang tham gia xây dựng và vận hành Trạm vũ trụ quốc tế ISS và đang giám sát quá trình phát triển tàu vũ trụ Orion, Hệ thống phóng không gian SLS và các lần phóng tàu vũ trụ với sự tham gia của các công ty cổ phần. Cơ quan cũng chịu trách nhiệm cho Chương trình dịch vụ phóng tên lửa (Launch Services Program-LSP) thực thi giám sát và quản lý các hoạt động phóng tàu vũ trụ không người lái của NASA. Mục tiêu khoa học của NASA tập trung vào tìm hiểu Trái Đất thông qua chương trình Hệ thống quan sát Trái Đất, nghiên cứu vật lý của Mặt Trời, thám hiểm các thiên thể trong hệ Mặt Trời với các tàu không gian robot tiên tiến như New Horizons, và nghiên cứu các chủ đề của vật lý thiên văn, chẳng hạn liên quan tới Big Bang, thông qua phát triển các thiết bị lớn nghiên cứu trong không gian và các chương trình liên kết khác. NASA chia sẻ thông tin với nhiều viện và tổ chức quốc gia, quốc tế, như trong Chương trình Vệ tinh quan sát khí nhà kính GOSAT. Hình thành Từ năm 1946, Ủy ban Cố vấn Hàng không Quốc gia (NACA) đã thực hiện thử nghiệm máy bay tên lửa như loại siêu thanh Bell X-1. Đầu thập niên 1950, đã có thử thách đối với việc phóng một vệ tinh nhân tạo cho dự án năm Vật lý Địa cầu Quốc tế (1957–58). Người Mỹ tham gia vào thử thách này trong dự án Vanguard. Sau khi Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên (Sputnik 1) vào ngày 4 tháng 10 năm 1957, sự chú ý của Hoa Kỳ đã chuyển hướng tới những nỗ lực nghiên cứu không gian. Quốc hội Hoa Kỳ, bị cảnh báo bởi nhận thức về an ninh quốc gia và sự dẫn đầu về công nghệ (được biết đến là "khủng hoảng Sputnik"), ngay lập tức hối thúc và hành động nhanh chóng; Tổng thống Dwight D. Eisenhower và các cố vấn của ông tư vấn các biện pháp thận trọng hơn. Điều này đưa tới thỏa thuận cần thiết phải có một cơ quan liên bang mới dựa trên NACA để thực hiện mọi hoạt động phi quân sự trong không gian. Cơ quan nghiên cứu dự án tiên tiến DARPA đã được thành lập vào tháng 2 năm 1958 nhằm phát triển các công nghệ vũ trụ cho các ứng dụng quân sự. Ngày 29 tháng 7 năm 1958, Eisenhower ký thông qua Đạo luật Quốc gia về Hàng không và Không gian, thiết lập ra NASA. Khi chính thức đi vào hoạt động ngày 1 tháng 10 năm 1958, NASA sáp nhập nguyên toàn bộ cơ quan NACA đã có 46 năm hoạt động; với 8.000 nhân viên của nó, và ngân sách thường niên khi đó vào khoảng 100 triệu US$, ban đầu có ba phòng thí nghiệm chính (phòng thí nghiệm hàng không Langley, phòng thí nghiệm hàng không Ames, và phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực bay Lewis) và hai cơ sở thử nghiệm nhỏ. Huy hiệu của NASA được Tổng thống Eisenhower phê chuẩn vào năm 1959. Các đơn vị của Cơ quan quân đội nghiên cứu tên lửa liên lục đại (Army Ballistic Missile Agency-ABMA) và Phòng thí nghiệm nghiên cứu của Hải quân Hoa Kỳ (United States Naval Research Laboratory) được chuyển về dưới sự quản lý của NASA. Những đóng góp quan trọng trong cuộc đua chạy đua vào không gian của NASA với Liên Xô đó là công nghệ từ chương trình tên lửa của Đức do Wernher von Braun đứng đầu, người mà lúc này đang làm việc cho cơ quan (ABMA), và ông tiếp tục ứng dụng các kỹ thuật trước đó của nhà khoa học người Mỹ Robert Goddard. Các dự án nghiên cứu trước đây của không quân Hoa Kỳ và nhiều chương trình không gian của ARPA cũng được chuyển giao cho NASA. Tháng 12 năm 1958, NASA được giao quản lý Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực, một đơn vị nghiên cứu theo hợp đồng của Học viện Công nghệ California. Các chương trình chuyến bay không gian Trong lịch sử NASA đã thực hiện nhiều chương trình bay không gian có người lái và không có người lái. Chương trình bay không người lái đã phóng các vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Hoa Kỳ vào quỹ đạo quanh Trái Đất cho các mục đích khoa học và thông tin liên lạc, và gửi các tàu không gian đến thám hiểm các hành tinh trong hệ Mặt Trời, bắt đầu bằng Sao Kim và Sao Hỏa, và "cuộc hành trình vĩ đại" đến các hành tinh vòng ngoài. Các chương trình có phi hành gia đưa những người Mỹ đầu tiên vào quỹ đạo thấp quanh Trái Đất (LEO), giành chiến thắng trong chạy đua không gian với Liên Xô khi có 12 phi hành gia từng nhóm một đã đổ bộ lên Mặt Trăng từ 1969 đến 1972 trong chương trình Apollo, phát triển tàu con thoi bay tới LEO mà có thể tái sử dụng một phần, và trạm vũ trụ bay trên LEO cũng như hợp tác với các quốc gia khác bao gồm Nga sau thời kỳ hậu Xô Viết. Một số phi vụ có sự tham gia của cả phi hành gia lẫn tàu không gian, ví dụ như tàu không gian Galileo, mà được các phi hành gia triển khai từ tàu con thoi trên quỹ đạo thấp quanh Trái Đất trước khi nó bay tới Sao Mộc. Chương trình chuyến bay có người lái Chương trình chế tạo thử nghiệm máy bay gắn động cơ tên lửa do NASA khởi xướng được cơ quan mới NASA tiếp tục ủng hộ phát triển cho các chuyến bay có người lái. Tiếp theo là chương trình phát triển khoang vũ trụ trở về với 1 phi hành gia (space capsule), và kế đó là khoang trở về chứa 2 phi hành gia. Phản ứng lại với sự mất đi uy tín và lo sợ về an ninh quốc gia do những bước đi tiên phong cuủa Liên Xô trong giai đoạn đầu của cuộc chinh phục không gian, năm 1961 Tổng thống John F. Kennedy đề xướng một mục tiêu tham vọng đó là "đưa người đổ bộ lên Mặt Trăng vào cuối thập niên 1960, và quay trở lại Trái Đất an toàn." Mục tiêu này đã đạt được vào năm 1969 trong chương trình Apollo, và NASA đã có kế hoạch tham vọng hơn với các hoạt động chuẩn bị cho một phi vụ đưa người lên Sao Hỏa. Tuy nhiên, do sự giảm các mối đe dọa và sự thay đổi mức ưu tiên do tác động chính trị hầu như ngay lập tức làm chấm dứt các kế hoạch đưa người lên Mặt Trăng. NASA chuyển sự chú ý sang phòng thí nghiệm không gian tạm thời tận dụng trên các thiết có được từ chương trình Apollo, và phát triển một đội tàu con thoi bay trên quỹ đạo thấp mà có thể tái sử dụng trong nhiều phi vụ khác nhau. Trong thập niên 1990, NASA đã được cấp ngân sách dành để phát triển một trạm không gian bay quanh Trái Đất với sự tham gia của các quốc gia, mà hiện nay bao gồm cả Nga thời hậu Liên Xô. Cho tới nay, NASA đã phóng tổng cộng 166 phi vụ có phi hành gia, và mười ba tên lửa X-15 bay cao hơn cao độ 80 km vào không gian theo như định nghĩa của Không quân Hoa Kỳ về phạm vi không gian ngoài thiên thể. Máy bay tên lửa X-15 (1959–1968) Máy bay X-15 là một chương trình thử nghiệm của NACA về một loại máy bay gắn động cơ tên lửa siêu thanh, phối hợp nghiên cứu cùng với Hải quân và Không quân Hoa Kỳ. Máy bay được thiết kế với thân mảnh thon nhỏ với hai bên chứa thùng nhiên liệu và hệ thống máy tính điều khiển sơ khai đầu tiên. Hồ sơ mời thầu được phát hành vào ngày 30 tháng 12 năm 1954 cho hạng mục thân máy bay, và vào ngày 4 tháng 2 năm 1955 cho hạng mục động cơ máy bay. Hợp đồng thân máy bay được trao cho North American Aviation vào tháng 11 năm 1955, và hợp đồng động cơ XLR30 được trao cho Reaction Motors năm 1956, và có ba máy bay đã được sản xuất. X-15 được phóng thả từ cánh của một trong hai máy bay Boeing B-52 Stratofortress của NASA, NB52A có số hiệu ở đuôi 52-003, và NB52B có số hiệu ở đuôi 52-008 (còn gọi là Balls 8). Quá trình thả diễn ra ở độ cao 14 km tại lúc máy bay B-52 có vận tốc 805 km/h. Mười hai phi công đã được tuyển chọn cho chương trình từ Không quân, Hải quân, và NACA (sau thành NASA). Tổng số 199 chuyến bay đã được thực hiện từ 1959 đến 1968, với kết quả đạt kỷ lục thế giới về tốc độ cao nhất mà một máy bay có người lái có được, hiện tại 2016, vận tốc lớn nhất mà X-15 bay được là Mach 6,72 hay 7.273 km/h. Độ cao kỷ lục mà nó đạt được bằng 107,96 km. Tám phi công đã được trao Huy hiệu phi hành gia của Không quân vì đã bay cao hơn 80 km, và hai chuyến bay thực hiện bởi Joseph A. Walker đã bay cao hơn 100 km, vượt tiêu chuẩn định nghĩa không gian ngoài thiên thể của Liên đoàn Hàng không Vũ trụ Quốc tế (International Aeronautical Federation). Chương trình X-15 áp dụng các kỹ thuật cơ khí mà sau này được sử dụng cho các chương trình chuyến bay không gian có người lái, bao gồm hệ thống kiểm soát phản lực (reaction control system jets) để kiểm soát hướng của tàu vũ trụ, bộ đồ phi hành gia, và định nghĩa chân trời trong định vị. Dữ liệu thu thập được từ quá trình rơi trở lại khí quyển và tiếp đất trở thành các tài liệu vô giá cho NASA khi thiết kế tàu con thoi. Dự án Mercury (1959–63) Ngay sau khi cuộc chạy đua vào không gian bắt đầu, mà một mục tiêu lúc đầu là đưa con người vào không gian sớm nhất có thể, do vậy những tàu không gian có thiết kế đơn giản nhất có thể phóng lên bằng những tên lửa hiện tại lại một phương án được lựa chọn. Chương trình "Con người ở trong Vũ trụ sớm nhất" (Man in Space Soonest) của không quân Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều phương án thiết kế tàu vũ trụ có người lái, từ máy bay gắn động cơ tên lửa X-15, đến những khoang trở về từ vũ trụ (space capsule) kích cỡ nhỏ được bắn lên bằng tên lửa xuyên lục địa. Đến 1958, thiết kế máy bay tên lửa bị loại so với ưu tiên khoang vũ trụ có phi hành gia được phóng lên bằng tên lửa. Khi NASA được thành lập trong cùng năm, chương trình của bên Không quân đã được chuyển giao lại và đổi tên thành Dự án Mercury. Bảy phi hành gia đầu tiên đã được tuyển chọn từ các phi công của Hải quân, Không quân và Lính thủy. Ngày 5 tháng 5 năm 1961, nhà du hành Alan Shepard trở thành người Mỹ đầu tiên trong tàu vũ trụ Freedom 7, phóng lên bởi tên lửa Redstone trong chuyến bay xuyên lục địa dài 15 phút ở quỹ đạo thấp. John Glenn trở thành người Mỹ đầu tiên được phóng vào quỹ đạo bởi tên lửa Atlas ngày 20 tháng 2 năm 1962 trên khoang của tàu Friendship 7. Glenn hoàn tất được ba vòng quỹ đạo, và sau đó NASA thực hiện thêm được ba lần bay nữa, với chuyến bay bao gồm 22 vòng quỹ đạo do phi công L. Gordon Cooper điều khiển tàu Faith 7 diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 5 năm 1963. Liên Xô đã hoàn tất trước Hoa Kỳ về tàu vũ trụ có một phi hành gia, trong chương trình Vostok (chương trình Phương Đông). Họ đã đưa được phi hành gia đầu tiên lên vũ trụ đó là Yuri Gagarin trong lần bay có 1 vòng quỹ đạo quanh Trái Đất trên tàu Vostok 1 vào tháng 4 năm 1961, một tháng trước chuyến bay của Shepard. Tháng 8 năm 1962, Liên Xô đã thực hiện được chuyến bay kéo dài kỷ lục 4 ngày với nhà du hành vũ trụ Andriyan Nikolayev trên tàu Vostok 3, và cũng thực hiện đồng thời chuyến bay của tàu Vostok 4 mang theo phi hành gia Pavel Popovich. Dự án Gemini (1961–66) Dựa trên những nghiên cứu nhằm phát triển các tàu vũ trụ Mercury có khả năng thực hiện các chuyến bay dài, các kỹ thuật điều khiển hai tàu không gian gặp nhau (space rendezvous), và trở về Trái Đất một cách chính xác, năm 1962 dự án Gemini được khởi động với mục đích đưa hai phi hành gia trong cùng một chuyến bay để vượt qua sự dẫn đầu của Liên Xô và hỗ trợ cho chương trình con người đổ bộ lên Mặt Trăng Apollo, thực hiện thêm các hoạt động bên ngoài tàu không gian (extravehicular activity-EVA) và điều khiển kết nối và lắp ghép giữa các khoang với nhau. Chuyến bay có người lái đầu tiên của dự án Gemini, Gemini 3, được điều khiển bởi hai phi hành gia Gus Grissom và John Young vào ngày 23 tháng 3 năm 1965. Sau đó có thêm 9 phi vụ nữa được thực hiện từ 1965 đến 1966, chứng tỏ một phi vụ có thể kéo dài gần 14 ngày, điều khiển hai tàu kết nối, phi hành gia thực hiện hoạt động ngoài không gian, và thu thập các dữ liệu y học về những hiệu ứng của không trọng lực đối với cơ thể người. Dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Nikita Khrushchev, Liên Xô chạy đua với dự án Gemini bằng cách chuyển đổi tàu Phương Đông của họ thành tàu Voskhod có thể mang theo hai hoặc ba phi hành gia. Chuyến bay thành công đầu tiên mang theo hai phi hành gia của Liên Xô thực hiện trước chuyến bay đầu tiên của dự án Gemini, rồi họ đạt được chuyến bay có ba phi hành gia vào 1963 và thực hiện hoạt động ngoài không gian đầu tiên (EVA) vào 1964. Sau kết quả này, chương trình của họ bị hủy, và dự án Gemini tiếp tục triển khai trong khi kỹ sư thiết kế tàu không gian Sergei Korolev bắt đầu phát triển tàu vũ trụ Soyuz, đối trọng của họ đối với tàu Apollo. Dự án Apollo (1961–72) Cảm nhận của công chúng Hoa Kỳ về sự dẫn đầu của Liên Xô khi đưa được phi công đầu tiên lên vũ trụ, đã thúc đẩy Tổng thống John F. Kennedy đặt ra vấn đề trước Quốc hội vào ngày 25 tháng 5 năm 1961 về cam kết của chính phủ liên bang cho một chương trình đưa phi hành gia lên Mặt Trăng vào cuối thập niên 1960, dẫn đến ra đời chương trình Apollo. Apollo là một trong những chương trình khoa học tốn kém nhất của Hoa Kỳ. Tổng chi phí của nó hơn $20 tỷ đô la vào thập niên 1960 hay ước tính bằng $ đô la so với ngày nay. (Dự án Manhattan có chi phí xấp xỉ $ khi tính đến cả chỉ số lạm phát.) Dự án sử dụng tên lửa Saturn lớn hơn rất nhiều so với các tên lửa cho các dự án trước đó. Tàu không gian Apollo cũng lớn hơn; nó bao gồm hai phần, khoang dịch vụ và điều khiển (CSM) và mô đun đổ bộ Mặt Trăng (LM). Mô đun LM bị để lại trên Mặt Trăng và chỉ có khoang điều khiển (CM) mang theo ba nhà du hành vũ trụ trở lại Trái Đất. Chuyến bay có người lái thứ hai, Apollo 8, mang các du hành gia lần đầu tiên bay vòng quanh Mặt Trăng trong tháng 12 năm 1968. Ngay trước khi đó, Liên Xô đã gửi một tàu vũ trụ robot bay quanh Mặt Trăng. Hai phi vụ tiếp theo cần phải thực hiện luyện tập kỹ thuật kết nối các mô đun theo như đòi hỏi để có thể đổ bộ lên Mặt Trăng và cuối cùng nhiệm vụ đổ bộ lên Mặt Trăng đã được phi vụ Apollo 11 thực hiện vào tháng 7 năm 1969. Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng là Neil Armstrong, sau đó là Buzz Aldrin, trong khi Michael Collins điều khiển tàu không gian bay trên quỹ đạo. Sau đó có thêm 5 phi vụ Apollo nữa thực hiện đổ bộ nhà du hành lên Mặt Trăng, lần cuối cùng vào tháng 12 năm 1972. Trong toàn dự án có sáu phi vụ Apollo và 12 nhà du hành vũ trụ đã đổ bộ lên Mặt Trăng. Các phi vụ này đã đem lại những dữ liệu khoa học quý giá và 381,7 kg đất đá trên Mặt Trăng về Trái Đất. Các thí nghiệm đã được thực hiện bao gồm liên quan đến cơ học đất, thiên thạch, địa chấn học, trao đổi nhiệt, đo khoảng cách đến Mặt Trăng bằng laser, từ trường, và gió Mặt Trời. Sự kiện đổ bộ lên Mặt Trăng đánh dấu sự kết thúc trong cuộc chạy đua vào không gian; và câu nói của Armstrong khi đề cập đến bước nhảy vĩ đại trong lịch sử loài người đã khích lệ các thế hệ về sau trong cuộc tìm hiểu khám phá vũ trụ. Apollo đã đánh dấu những cột mốc chính trong lịch sử thám hiểm vũ trụ của con người. Cho tới 2021 đây vẫn là chương trình duy nhất đã đưa các phi hành gia bay ra ngoài quỹ thấp quanh Trái Đất, và thực hiện đổ bộ con người lên một thiên thể khác. Apollo 8 là tàu vũ trụ đầu tiên có người lái bay quanh một thiên thể khác, và Apollo 17 đánh dấu bước chân cuối cùng của con người trên Mặt Trăng và là phi vụ cuối cùng có người lái bay ra khỏi quỹ đạo thấp quanh Trái Đất. Chương trình đã thúc đẩy phát triển nhiều công nghệ tiên tiến như động cơ tên lửa và tàu vũ trụ có người lái, thiết bị điện tử gắn trên tàu (điện tử hàng không-avionic), kỹ thuật truyền thông tin và máy tính. Apollo cũng mở ra những ngành kỹ thuật hấp dẫn mới và để lại nhiều cơ sở nghiên cứu cùng với máy móc được xây dựng để phục vụ cho chương trình. Nhiều vật thể và các công cụ, thiết bị liên quan đến chương trình đã được lưu trưng bày tại nhiều nơi trên thế giới, nổi bật nhất là Bảo tàng quốc gia về Hàng không và Vũ trụ (National Air and Space Museum). Skylab (1965–79) Skylab là trạm không gian đầu tiên và do Hoa Kỳ xây dựng độc lập. Ý tưởng hình thành vào năm 1965 như là một phòng thí nghiệm được xây dựng trong vũ trụ từ tầng phóng giai đoạn sau của tên lửa Saturn IB, trạm có khối lượng 77.088 kg được chế tạo trên mặt đất và phóng lên vào ngày 14 tháng 5 năm 1973 bằng tên lửa 2 tầng Saturn V, đưa vào quỹ đạo cao 435 km và nghiêng 50° so với xích đạo. Trạm bị hư hại trong quá trình phóng do mất các tấm bảo vệ nhiệt và một tấm panel điện Mặt Trời, nó đã được sửa lại để hoạt động bình thường khi đội phi hành gia đầu tiên bay lên nó. Tổng thời gian mà các phi hành gia ở trên trạm là 171 ngày với 3 đội kế tiếp nhau từ 1973 đến 1974. Trên trạm có một phòng thí nghiệm nghiên cứu các hiệu ứng vi trọng lực, và một kính quan sát Mặt Trời. NASA đã dự định cho một tàu con thoi kết nối với trạm, và đã tăng bán kính quỹ đạo của Skylab lên một cao độ an toàn hơn, nhưng tàu con thoi chưa sẵn sàng thực hiện chuyến bay trước khi Skylab rơi trở lại Trái Đất vào ngày 11 tháng 7 năm 1979. Để tiết kiệm chi phí, NASA đã sử dụng một trong các tên lửa Saturn V mà ban đầu định dùng cho một phi vụ Apollo bị hủy bỏ để phóng Skylab. Tàu không gian Apollo được dùng để đưa các nhà du hành đến và rời trạm. Tổng số ba đội các nhà du hành đã ở trên trạm trong khoảng thời gian 28, 59, và 84 ngày. Thể tích ở được của Skylab bằng 320 m³, lớn hơn 30,7 lần so với Mô đun điều khiển Apollo (Apollo Command Module). Dự án thử nghiệm Apollo-Soyuz (1972–75) Ngày 24 tháng 5 năm 1972, Tổng thống Hoa Kỳ Richard M. Nixon đã có cuộc gặp với thủ tướng Liên Xô Alexei Kosygin và chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác trong một chuyến bay không gian, và thông báo dự định mọi tàu không gian có người lái hợp tác quốc tế trong tương lai có thể kết nối được với nhau. Thỏa thuận này phê chuẩn dự án thử nghiệm Apollo-Soyuz (ASTP), bao gồm các giai đoạn bắt gặp và kết nối một Mô đun Chỉ huy/Dịch vụ Apollo với một tàu Soyuz. Phi vụ này đã diễn ra vào tháng 7 năm 1975. Đây là chuyến bay có người lái cuối cùng của Hoa Kỳ cho tới khi tàu con thoi thực hiện phóng lên vào tháng 4 năm 1981. Phi vụ bao gồm các thí nghiệm khoa học chung và riêng lẻ của mỗi bên, mang lại những thực hành kỹ thuật hữu ích cho các chuyến bay không gian hợp tác giữa Hoa Kỳ và Nga trong tương lai, như chương trình tàu con thoi–trạm vũ trụ Hòa Bình và Trạm Vũ trụ quốc tế. Chương trình tàu con thoi (1972–2011) Tàu con thoi trở thành trọng tâm chính của NASA vào cuối thập kỷ 1970 và trong thập kỷ 1980. Được dự định phóng lên thường xuyên và có thể tái sử dụng được, bốn tàu con thoi đã được chế tạo xong vào thời điểm 1985. Lần phóng đầu tiên, là tàu con thoi Columbia được phóng vào ngày 12 tháng 4 năm 1981, the 20th anniversary of the first known human space flight. Thành phần chính của chương trình này là một tàu bay không gian có thể bay trên quỹ đạo, trong quá trình phóng lên nó được gắn theo một bình nhiên liệu ngoài và hai tên lửa nhiên liệu rắn gắn hai bên để tăng thêm sức đẩy phản lực. Thùng nhiên liệu ngoài, có đường kính lớn hơn cả tàu con thoi, là phần chính yếu duy nhất không được tái sử dụng sau mỗi lần phóng, và nó rơi xuống Đại Tây Dương. Tàu con thoi có thể hoạt động trên quỹ đạo với cao độ 185–643 km và tải trọng lớn nhất có thể mang được (đối với quỹ đạo thấp) là 24.400 kg. Một phi vụ có thể kéo dài từ 5 đến 17 ngày và phi hành đoàn gồm từ 2 đến 8 nhà du hành vũ trụ. Khoảng 20 phi vụ (1983–98) của tàu con thoi thực hiện liên quan tới mô đun Spacelab, được thiết kế trong dự án hợp tác với Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Spacelab không được thiết kế để có thể tự bay độc lập trên quỹ đạo, nhưng nó sẽ vẫn nằm trong khoang hàng của tàu con thoi và các nhà du hành vũ trụ sẽ đi vào nó thông qua cửa cân bằng khí áp (airlock). Một loạt các lần phóng khác đó là những phi vụ phóng và sau đó là các lần sửa chữa và nâng cấp kính thiên văn không gian Hubble vào năm 1990 và 1993, 1997, 1999, 2002, 2009. Năm 1995, hợp tác giữa Nga và Mỹ được nối lại trong chương trình Trạm Vũ trụ Hòa Bình - Tàu con thoi (1995–1998). Khi tàu của Mỹ kết nối với trạm Hòa Bình đã cho phép các nhà du hành vũ trụ của hai bên cũng của các nước khác tham gia có thể di chuyển qua lại giữa các khoang với nhau. Sự hợp tác này tiếp tục được phát triển khi hai nước trở thành những đối tác chính trong dự án xây dựng Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Mức độ hợp tác được tăng cường hơn nữa khi các lần phóng phi hành gia của Hoa Kỳ lên ISS họ phải dựa hoàn toàn vào tên lửa đẩy của Nga sau thảm họa tàu con thoi Columbia năm 2003. Đội tàu con thoi bị mất hai tàu và 14 phi hành gia trong hai thảm họa: Challenger năm 1986, và Columbia năm 2003. Trong sự kiện mất tàu năm 1986 NASA đã cho triển khai sản xuất lắp dựng tàu Endeavour để thay thế, nhưng NASA đã không sản xuất một tàu khác thay cho lần mất thứ hai. Chương trình tàu con thoi của NASA có 135 phi vụ và lần cuối cùng là sự kiện tàu con thoi Atlantis hạ cánh xuống Trung tâm Không gian Kennedy vào ngày 21 tháng 7 năm 2011. Chương trình kéo dài trong 30 năm với hơn 300 phi hành gia đã được đưa vào vũ trụ. Trạm Vũ trụ Quốc tế (1993–nay) Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) là chương trình kết hợp giữa dự án Trạm Không gian Freedom của NASA với trạm Mir-2 của Liên Xô/Nga, trạm Columbus của ESA, và mô đun phòng thí nghiệm Kibō của Nhật Bản. Vào thập niên 1980 NASA có kế hoạch phát triển riêng trạm Freedom, nhưng do hạn chế về ngân sách của Hoa Kỳ dẫn đến việc họ phải sáp nhập với các dự án không gian đa quốc gia khác vào năm 1993, giữa các bên NASA, cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (RKA), cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), và cơ quan Vũ trụ Canada (CSA). Trạm bao gồm các mô đun điều áp, giàn để lắp ghép các mô đun, các tấm pin năng lượng mặt trời và những thành phần khác, mà chúng được phóng lên bằng các tên lửa Proton và Soyuz của Nga và tàu con thoi của Mỹ. Trạm ISS vẫn đang được lắp ráp trên quỹ đạo thấp quanh Trái Đất. Quá trình lắp ráp trên quỹ đạo bắt đầu từ năm 1998, với các thành phần do Mỹ chế tạo hoàn thành vào năm 2011 và các thành phần do Nga chế tạo có thể sẽ hoàn thành lắp ráp vào năm 2016 hoặc xa hơn. Quy chế sử dụng và chia sẻ trạm được thành lập dựa trên các hiệp ước và thỏa thuận quốc tế trong đó chia trạm ra làm hai khu vực với Nga có toàn quyền sở hữu các mô đun của họ (ngoại trừ mô đun Zarya), và các mô đun của Hoa Kỳ được bố trí xen kẽ với các mô đun của các đối tác quốc tế khác. Các phi vụ dài ngày trên ISS được coi như là Phi hành đoàn ISS (ISS Expedition). Các thành viên trong phi hành đoàn thường ở trên trạm ISS trong vòng 6 tháng. Ban đầu phi hành đoàn có 3 du hành gia, và giảm xuống tạm thời còn 2 sau thảm họa tàu Columbia. Từ tháng 5 năm 2009, số lượng phi hành gia bắt đầu tăng lên 6 người. Số lượng được hi vọng tăng lên tới 7 người, hay khả năng của ISS được thiết kế, một khi Chương trình Phi đội Thương mại (Commercial Crew Program) chính thức hoạt động. Liên tục có phi hành gia trên trạm ISS trong hơn 15 năm qua, vượt qua kỷ lục của Trạm vũ trụ Hòa Bình; và các nhà du hành vũ trụ từ 15 quốc gia khác nhau đã được phóng lên trạm ISS. Trạm Vũ trụ Quốc tế có thể nhìn từ Trái Đất bằng mắt thường và, cho đến , nó là vệ tinh nhân tạo lớn nhất trên quỹ đạo quanh Trái Đất với khối lượng và thể tích lớn hơn bất kỳ trạm vũ trụ nào trước đó. Tàu Soyuz chở theo phi hành đoàn, kết nối với trạm trong thời gian khoảng nửa năm và đưa các nhà du hành vũ trụ trở lại mặt đất. Một vài tàu chở hàng không người lái phục vụ cho trạm ISS, chúng là các tàu vận tải Tiến bộ của Nga mà đã tham gia chuyên chở từ 2000, tàu vận tải tự hành (ATV) của ESA tham gia từ 2008 đến 2015, tàu vận tải H-II (HTV) của Nhật Bản tham gia từ 2009, tàu Dragon của hãng spaceX bắt đầu vận chuyển từ 2012, và tàu Cygnus tham gia từ 2013. Các tàu con thoi, trước khi nghỉ hưu, cũng được sử dụng để chở hàng hóa và chuyển đổi giữa các thành viên trong phi hành đoàn, mặc dù nó không có khả năng đậu chờ trong khoảng 6 tháng khi nhóm các phi hành gia khác quay trở lại mặt đất. Cho đến khi tàu vũ trụ có người lái khác của Mỹ hoạt động, các phi hành gia Hoa Kỳ phải đến và rời Trạm Vũ trụ Quốc tế hoàn toàn bằng tàu Soyuz. ISS đã từng đón nhiều nhất là 13 nhà du hành vũ trụ; điều này đã xảy ra ba lần trong giai đoạn cuối của các tàu con thoi tham gia lắp ráp ISS. Chương trình trạm Vũ trụ Quốc tế ISS có thể kéo dài ít nhất đến năm 2020, mặc dù người ta có thể mở rộng thời gian hoạt động của nó sau năm 2028. Dịch vụ cung cấp vận chuyển thương mại (2006–nay) Các tàu chuyên chở đã bắt đầu phát triển từ năm 2006 cho các Dịch vụ cung cấp vận chuyển thương mại (Commercial Resupply Services-CRS) với mục đích tạo ra các chuyến bay phi người lái của Hoa Kỳ nhằm cung cấp hàng hóa cho trạm ISS. Quá trình phát triển các thiết bị bay này được đặt trong một chương trình các hợp đồng thương mại trọn gói cho mỗi một mốc đạt được, có nghĩa là mỗi công ty nhận được khoản thanh toán nhất định cho mỗi lần khi nhiệm vụ của họ đã thành công tại mỗi mốc này. Các công ty tư nhân cũng được yêu cầu phải có những khoản vốn đầu tư đối ứng dự phòng cho những trường hợp phát sinh trong các hợp đồng của họ. Ngày 23 tháng 12 năm 2008, NASA đã trao hợp đồng cung cấp dịch vụ chuyên chở không gian cho hai công ty SpaceX và Orbital Sciences Corporation. SpaceX sử dụng tên lửa Falcon 9 của họ và tàu Dragon. Orbital Sciences dùng tên lửa Antares và Cygnus. Phi vụ chở hàng đầu tiên của tàu Dragon diễn ra vào tháng 5 năm 2012. Phi vụ cung cấp đầu tiên của tàu Cygnus diễn ra vào tháng 9 năm 2013. Hiện nay, chương trình CRS cung cấp mọi nhu cầu chuyên chở hàng hóa phục vụ cho Hoa Kỳ trên trạm ISS; với một vài ngoại lệ về tải trọng thiết bị mà được chở theo bằng tàu ATV của ESA và tàu HTV của JAXA. Chương trình phát triển thương mại tàu vũ trụ có người lái (2010–nay) Chương trình phát triển thương mại tàu vũ trụ có người lái (Commercial Crew Development-CCDev) được khởi động vào năm với mục đích thúc đẩy sự phát triển của các tàu vũ trụ tư nhân có khả năng chở theo ít nhất 4 phi hành gia của Hoa Kỳ lên trạm ISS, tàu neo đậu vào trạm trong vòng 180 và sau đó đưa các phi hành gia quay trở lại Trái Đất. Các công ty tư nhân cũng hy vọng họ cũng có thể chuyên chở các nhà du hành vũ trụ không thuộc Mỹ trong dịch vụ thương mại lên các trạm không gian tư nhân như trong kế hoạch của công ty Bigelow Aerospace. Giống như chương trình COTS, CCDev cũng là một chương trình phát triển với hợp đồng trọn gói của NASA mà đòi hỏi các công ty tư nhân phải bỏ ra những khoản vốn đầu tư ban đầu. Năm 2010, NASA thông báo trúng thầu của giai đoạn đầu tiên của chương trình, tổng giá trị của giai đoạn bằng $50 triệu được chia cho 5 công ty tư nhân Hoa Kỳ với mục tiêu nghiên cứu và phát triển các ý tưởng và công nghệ về chuyến bay vũ trụ có phi hành gia trong khu vực tư nhân. Năm 2011, bốn công ty thắng thầu trong giai đoạn hai với tổng giá trị $270 triệu được công bố. NASA công bố kết quả thầu của giai đoạn ba vào năm 2012, với tổng giá trị của giai đoạn này bằng $1,1 tỷ trao cho 3 công ty để họ có thể tiếp tục phát triển các hệ thống tên lửa vận chuyển phi hành gia. Năm 2014, hai công ty thắng thầu ở vòng cuối cùng được loan báo. Tàu Dragon V2 của SpaceX (kế hoạch phóng lên bằng tên lửa Falcon 9 v1.1) nhận được hợp đồng có giá trị $2,6 tỷ và tàu CST-100 của Boeing (phóng lên bằng tên lửa Atlas V) nhận được hợp đồng có giá trị tới $4,2 tỷ. NASA kỳ vọng các tàu này sẽ đưa các nhà du hành vũ trụ lên ISS vào năm 2017. Chương trình bay ra ngoài quỹ đạo thấp quanh Trái Đất (2010–nay) Đối với các phi vụ bay ra ngoài quỹ đạo thấp quanh Trái Đất (low Earth orbit-BLEO), NASA đã triển khai phát triển tên lửa Space Launch System (SLS), một loại tên lửa lớp Saturn-V, và tàu không gian bay ra bên ngoài quỹ đạo thấp, tàu Orion, có khả năng mang theo từ hai đến sáu phi hành gia. Tháng Hai 2010, chính quyền của Tổng thống Barack Obama kiến nghị loại bỏ các quỹ công cộng cho chương trình Constellation và dịch chuyển lớn hơn sang trách nhiệm phục vụ của các công ty tư nhân đối với trạm ISS. Trong một lần phát biểu ở Trung tâm Không gian Kennedy ngày 15 tháng 4 năm 2010, Obama đã đề xuất một thiết bị phóng hạng nặng mới (HLV) để thay thế loại tên lửa Ares V từng được đề xuất. Trong bài phát biểu của ông, Obama đã kêu gọi thực hiện một phi vụ có người lái đổ bộ lên một tiểu hành tinh sớm nhất vào năm 2025, và một phi vụ có phi hành đoàn bay trên quỹ đạo quanh Sao Hỏa vào giữa thập niên 2030. Đạo luật Ủy quyền NASA năm 2010 (NASA Authorization Act of 2010) được Quốc hội thông qua và ký ban hành luật vào ngày 11 tháng 10 năm 2010. Đạo luật chính thức hủy bỏ chương trình Constellation. Đạo luật Ủy quyền yêu cầu một thiết kế mới cho loại tàu HLV sẽ được chọn trong vòng 90 ngày thông qua luật; và thiết bị phóng được đặt tên là "Space Launch System". Luật mới cũng yêu cầu xây dựng một tàu không gian có khả năng bay được ra ngoài quỹ đạo thấp quanh Trái Đất. Tàu Orion, như đã được phát triển trong chương trình Constellation, được chọn để đáp ứng hoàn toàn yêu cầu này. Tàu Space Launch System (Hệ thống phóng không gian) được lập kế hoạch để phóng cả tàu Orion và những thiết bị cần thiết khác cho các phi vụ khác bay ra ngoài quỹ đạo thấp quanh Trái Đất. Tên lửa SLS cũng được nâng cấp theo thời gian với các phiên bản ngày càng mạnh hơn. Khả năng ban đầu của SLS có thể phóng 70 mêtric tấn lên quỹ đạo thấp quanh Trái Đất. Sau đó nó sẽ được nâng cấp lên khả năng phóng 105 mêtric tấn và tiếp đến là 130 mêtric tấn. Chuyến bay thử nghiệm thám hiểm 1 (Exploration Flight Test 1; EFT-1), là một chuyến bay thử nghiệm không có người lái của tàu Orion, được phóng lên vào ngày 5 tháng 12 năm 2014 bằng tên lửa Delta IV Heavy. Phi vụ thám hiểm 1 (Exploration Mission 1; EM-1) là lần phóng thử nghiệm đầu tiên của tàu Orion bằng tên lửa SLS mà sẽ đưa tàu vào một quỹ đạo tròn, dự kiến thực hiện vào cuối năm 2018. Chuyến bay có người lái đầu tiên của Orion và SLS, phi vụ thám hiểm 2 (Exploration Mission 2; EM-2) có thể sẽ được phóng trong giai đoạn 2021 và 2023; nó là chuyến bay kéo dài 10 đến 14 ngày đưa bốn nhà du hành vũ trụ bay quanh quỹ đạo của Mặt Trăng. Đến tháng 7 năm 2016, mục tiêu của chuyến bay EM-3 và chương trình dài hạn hơn vẫn chưa được quyết định. Các chuyến bay không người lái Hơn 1.000 phi vụ không người lái đã được thiết kế nhằm thám hiểm Trái Đất và hệ Mặt Trời. Bên cạnh mục tiêu thám hiểm, NASA cũng phóng lên các vệ tinh thông tin liên lạc. Những chuyến bay này hoặc được phóng bằng tên lửa từ mặt đất hoặc tách ra từ tàu con thoi, mà có thể tự triển khai các vệ tinh hoặc phải gắn thêm động cơ tên lửa thứ cấp để đẩy nó đi xa hơn. Vệ tinh không người lái đầu tiên của Hoa Kỳ là Explorer 1, được khởi động trong dự án ABMA/JPL trong những năm đầu của cuộc chạy đua không gian. Nó được phóng lên vào tháng 1 năm 1958, hai tháng sau vệ tinh Sputnik. Khi thành lập NASA, dự án Explorer đã được chuyển giao cho cơ quan này và vẫn còn tiếp tục cho tới ngày nay. Các phi vụ này tập trung vào nghiên cứu Trái Đất và Mặt Trời, đo đạc từ trường và gió Mặt Trời cũng như các khía cạnh khác. Những vệ tinh nghiên cứu Trái Đất gần đây, mà không thuộc chương trình Explorer, là kính thiên văn không gian Hubble, như đã được đề cập ở trên và được phóng lên vào năm 1990. Các hành tinh vòng trong hệ Mặt Trời đã được ít nhất bốn phi vụ thám hiểm. Chuyến bay đầu tiên là của các tàu Mariner trong thập niên 60 và 70, chúng đã bay qua nhiều lần Sao Kim và Sao Hỏa và một lần bay qua Sao Thủy. Các tàu không gian phóng lên trong chương trình Mariner cũng là những tàu đầu tiên thực hiện bay lướt qua hành tinh (Mariner 2), lần đầu tiên chụp ảnh một hành tinh khác (Mariner 4), lần đầu tiên đi vào quỹ đạo hành tinh khác (Mariner 9), và lần đầu tiên thực hiện kỹ thuật lợi dụng trọng lực (Mariner 10). Đây là kỹ thuật giúp các tàu không gian thu được vận tốc theo mong muốn (tăng hoặc giảm vận tốc) nhờ tác động hấp dẫn của một hành tinh để tới vị trí dự kiến. Cuộc đổ bộ thành công đầu tiên lên bề mặt Sao Hỏa thực hiện bởi tàu Viking 1 năm 1976. Và hai mươi năm sau một robot tự hành nhỏ đã thực hiện lăn bánh trên Sao Hỏa đó là Mars Pathfinder. Bên ngoài Sao Hỏa, Sao Mộc lần đầu tiên được viếng thăm bởi tàu Pioneer 10 vào năm 1973. Hơn 20 năm sau Galileo gửi một thiết bị thăm dò vào khí quyển Sao Mộc, và trở thành vệ tinh đầu tiên quay quanh hành tinh này. Pioneer 11 trở thành con tàu đầu tiên viếng thăm Sao Thổ vào năm 1979, và Voyager 2 trở thành tàu đầu tiên (và duy nhất cho tới nay) bay ngang qua Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương lần lượt vào các năm 1986 và 1989. Tàu không gian đầu tiên rời Hệ Mặt Trời là Pioneer 10 vào năm 1983. Và trong một thời gian nó là tàu đi xa Trái Đất nhất, cho tới khi các tàu Voyager 1 và Voyager 2 vượt qua. Pioneer 10 và 11 và cả hai tàu Voyager đều mang những thông điệp từ Trái Đất đến với các nền văn minh ngoài Trái Đất. Vấn đề truyền thông tin trở lên khó khăn hơn đối với các tàu hành trình trong không gian sâu thẳm. Ví dụ, phải mất khoảng 3 tiếng để tín hiệu vô tuyến đến tới tàu New Horizons khi con tàu này đi được một nửa quãng đường tới Sao Diêm Vương. Liên lạc với tàu Pioneer 10 bị mất vào năm 2003. Cả hai tàu Voyager vẫn còn hoạt động và chúng đang thám hiểm vùng biên giới rìa hệ Mặt Trời với không gian liên sao. Ngày 26 tháng 11 năm 2011, phi vụ Phòng thí nghiệm khoa học Sao Hỏa của NASA đã phóng thành công lên Sao Hỏa. Robot Curiosity đã đáp thành công lên bề mặt Sao Hỏa vào ngày 6 tháng 8 năm 2012, và sau đó bắt đầu tìm kiếm những chứng cứ về sự sống trong quá khứ trên Sao Hỏa. Các hoạt động và kế hoạch gần đây NASA tiếp tục các dự án nghiên cứu bao gồm khảo sát Sao Hỏa (Mars 2020 và InSight), Sao Mộc, Sao Thổ và nghiên cứu Trái Đất cũng như Mặt Trời. Các phi vụ đang thực hiện bao gồm Juno bay quanh Sao Mộc, Cassini bay quanh Sao Thổ, New Horizons (bay ngang qua Sao Mộc, Sao Diêm Vương, và một tiểu hành tinh vào 2019), và Dawn nghiên cứu hành tinh lùn Ceres và tiểu hành tinh Vesta trong vành đai tiểu hành tinh. NASA tiếp tục ủng hộ các nghiên cứu đang diễn ra, bao gồm các tàu Pioneer và Voyager đang bay vào vùng ngoài Sao Diêm Vương chưa từng được khám phá, cũng như thám hiểm các hành tinh khí khổng lồ. Tàu New Horizons có mục tiêu nghiên cứu Sao Diêm Vương được phóng lên vào năm 2006 và đã thực hiện thành công khi bay ngang qua hành tinh lùn này vào ngày 14 tháng 7 năm 2015. Con tàu đã nhận được lực đẩy hấp dẫn từ Sao Mộc vào tháng 2 năm 2007, chụp ảnh một số vệ tinh bên trong của Sao Mộc và kiểm tra các thiết bị gắn trên tàu trong những lần bay ngang qua này. Một tàu khác của NASA là MAVEN thuộc chương trình do thám Sao Hỏa có nhiệm vụ nghiên cứu khí quyển loãng của hành tinh này. Vào ngày 4 tháng 12 năm 2006, NASA thông báo họ có kế hoạch xây dựng một căn cứ vĩnh cửu trên Mặt Trăng. Mục tiêu là bắt đầu xây dựng căn cứ vào năm 2020, và tới năm 2024, có thể cho căn cứ hoạt động hoàn toàn và hỗ trợ cho các phi hành gia nơi làm việc nghỉ ngơi và cung cấp thực phẩm. Tuy nhiên, vào 2009, Ủy ban Augustine phát hiện thấy chương trình "đi không đúng hướng." năm 2010, Tổng thống Barack Obama ra lệnh ngừng triển khai dự án, bao gồm căn cứ trên Mặt Trăng, và điều chuyển sự tập trung của NASA vào dự án đưa phi hành gia tới một tiểu hành tinh và sau đó là tới Sao Hỏa, cũng như hỗ trở mở rộng duy trì sự hoạt động của Trạm Vũ trụ Quốc tế. Từ 2011, các mục tiêu chiến lược của NASA là Mở rộng và duy trì các hoạt động phi vụ có người điều khiển trong hệ Mặt Trời Mở rộng hiểu biết khoa học về Trái Đất và Vũ trụ Sáng tạo những công nghệ vũ trụ mới Thúc đẩy nghiên cứu hàng không học Cho phép các chương trình và viện nghiên cứu có khả năng thực hiện các hoạt động hàng không và không gian của NASA Quảng bá NASA đối với công chúng, giáo dục và sinh viên học sinh có cơ hội tham gia các hoạt động của họ Tháng 8 năm 2011, NASA chấp thuận hai gương kính thiên văn không gian dự phòng do Cơ quan Do thám Quốc gia (National Reconnaissance Office) trao tặng do không còn cần thiết cho mục đích quân sự nữa. Mặc dù được bảo quản lưu kho, các thiết bị này có thông số kỹ thuật tương đương với Kính thiên văn không gian Hubble. Tháng 9 năm 2011, NASA thông báo khởi động chương trình Hệ thống Phóng Không gian (Space Launch System) phát triển tên lửa hạng nặng có khả năng chở theo phi hành đoàn. Hệ thống Phóng Không gian dùng để phóng tàu Orion và các mô đun dịch vụ lên Mặt Trăng, tiểu hành tinh gần Trái Đất và Sao Hỏa. Tàu Orion không người lái đã được phóng thử nghiệm bằng tên lửa Delta IV Heavy vào tháng 12 năm 2014. Kính thiên văn không gian James Webb hiện tại là dự án lớn nhất của NASA dự kiến phóng lên vào cuối năm 2018. Ngày 6 tháng 8 năm 2012, NASA đã đáp thành công robot tự hành Curiosity lên Sao Hỏa. Ngày 27 tháng 8 năm 2012, Curiosity đã truyền thông điệp được ghi sẵn từ bề mặt Sao Hỏa về Trái Đất, đọc bởi người đứng đầu NASA Charlie Bolden: Nhân viên và lãnh đạo Lãnh đạo của cơ quan, trưởng quản lý NASA (NASA's administrator), báo cáo trực tiếp lên Tổng thống Hoa Kỳ và là cố vấn cho Tổng thống trong lĩnh vực khoa học không gian. Vì là cơ quan độc lập, cho nên sự tồn tại hay ngừng hoạt động của một dự án có thể phụ thuộc trực tiếp vào quyết định của Tổng thống. Trụ sở của NASA đặt ở Washington, DC và đưa ra mọi quyết định và hướng dẫn của cơ quan. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt ngoại lệ, các nhân viên dân sự của NASA phải là công dân của Hoa Kỳ. Trưởng quản lý đầu tiên của NASA là T. Keith Glennan, do Tổng thống Dwight D. Eisenhower bổ nhiệm. Trong nhiệm kỳ của mình, ông đã có công kết nối lại các dự án nghiên cứu phát triển không gian của Hoa Kỳ. James E. Webb là trưởng quản lý thứ ba (giai đoạn 1961–1968), do Tổng thống John F. Kennedy bổ nhiệm. Để có thể triển khai chương trình Apollo nhằm đạt được mong muốn đổ bộ lên Mặt Trăng của Kennedy vào cuối thập niên 1960, Webb đã điều hành quản lý tái cấu trúc và mở rộng các cơ sở của NASA, thành lập Trung tâm không gian Houston (sau đổi tên thành Trung tâm không gian Johnson) và Trung tâm Hoạt động phóng Florida (sau đổi tên thành Trung tâm không gian Kennedy). Năm 2009, Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm Charles Bolden trở thành trưởng quản lý thứ 12 của NASA. Trưởng quản lý Bolden là một trong ba trưởng quản lý của NASA từng là nhà du hành vũ trụ, cùng với Richard H. Truly (phục vụ giai đoạn 1989–1992) và Frederick D. Gregory (tạm thời, 2005). Các trung tâm Các cơ sở của NASA là những trung tâm nghiên cứu, xây dựng và thông tin liên lạc hỗ trợ cho các nhiệm vụ phóng. Một vài cơ sở từng phục vụ nhiều mục đích vì các lý do lịch sử và quản trị. NASA cũng quản lý một tuyến đường sắt ngắn ở Trung tâm không gian Kennedy và những máy bay đặc biệt, ví dụ hai máy bay Boeing 747 dùng để vận chuyển các tàu con thoi. Trung tâm Không gian John F. Kennedy (KSC), là một trong những cơ sở nổi tiếng nhất của NASA. Nó là nơi phóng các chuyến bay có người lái của Hoa Kỳ kể từ 1968. Mặc dù các chuyến bay như thế hiện tại đang tạm dừng, trung tâm Kennedy vẫn quản lý và điều hành các chương trình không gian của Hoa Kỳ từ ba bệ phóng gần căn cứ không quân mũi Canaveral. Trung tâm Không gian Lyndon B. Johnson (JSC) ở Houston là nơi đặt Trung tâm điều khiển Christopher C. Kraft Jr., nơi mọi sự kiểm soát chuyến bay được quản lý cho các phi vụ có người lái. JSC là trung tâm chỉ huy của NASA cho các hoạt động trên Trạm Vũ trụ Quốc tế và cũng là nơi tuyển chọn, đào tạo các phi hành gia tương lai cho Hoa Kỳ cũng như các phi vụ quốc tế. Một cơ sở lớn khác là Trung tâm Bay Không gian Marshall ở Huntsville, Alabama mà tại đây tên lửa Saturn 5 và trạm Skylab đã được chế tạo. JPL phối hợp với ABMA, một trong những cơ quan đứng đằng sau Explorer 1, phát triển phi vụ bay không gian đầu tiên của Hoa Kỳ. Mười trung tâm chính của NASA là: Trung tâm Không gian John F. Kennedy, Florida Trung tâm Nghiên cứu Ames, Moffett Field, California Trung tâm Nghiên cứu Bay Armstrong (trước đây là Trung tâm Nghiên cứu Bay Hugh L. Dryden), Edwards, California Trung tâm Bay Không gian Goddard, Greenbelt, Maryland Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực, gần Pasadena, California Trung tâm Không gian Lyndon B. Johnson, Houston, Texas Trung tâm Nghiên cứu Langley, Hampton, Virginia Trung tâm Nghiên cứu John H. Glenn, Cleveland, Ohio Trung tâm Bay Không gian George C. Marshall, Huntsville, Alabama Trung tâm Không gian John C. Stennis, Bay St. Louis, Mississippi Có nhiều cơ sở hoạt động khác cũng do NASA quản lý, bao gồm Cơ sở Bay Wallops ở đảo Wallops; Cơ sở lắp ráp Michoud ở New Orleans, Louisiana; Cơ sở Thí nghiệm White Sands ở Las Cruces, New Mexico; và các trạm tín hiệu vệ tinh Deep Space Network ở Barstow, California; Madrid, Tây Ban Nha; và Canberra, Australia. Ngân sách Ngân sách của NASA theo thống kê chiếm xấp xỉ 1% ngân sách của liên bang từ đầu thập niên 1970, chỉ có một năm vượt lên gần 4,41% vào năm 1966 trong giai đoạn phát triển chương trình Apollo. Hiểu biết của công chúng về ngân sách của NASA rất khác so với thực tế; như một cuộc trưng cầu lấy ý kiến năm 1997 cho thấy phần lớn người Mỹ nghĩ rằng khoảng 20% ngân sách liên bang là dành cho NASA. Tỷ lệ phần trăm so với ngân sách liên bang mà NASA được cấp đã giảm dần đều kể từ chương trình Apollo và vào năm 2012 tỷ lệ này xấp xỉ bằng 0,48% ngân sách của liên bang. Trong một cuộc gặp vào tháng 3 năm 2012 của Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ về Thương mại, Khoa học và Vận tải, Neil deGrasse Tyson chứng thực rằng "Bây giờ, ngân sách hàng năm của NASA bằng nửa giá trị của một đồng penny trên tiền thuế của người dân. Gấp hai lần số đó—một penny trên một đô la—chúng ta có thể biến đổi từ một đất nước ảm đạm, mất tinh thần, có nền kinh tế khó khăn trở thành một quốc gia đứng đầu của thế kỷ XX với một giấc mơ tươi sáng về ngày mai." Trong năm tài khóa 2015, NASA nhận được xấp xỉ 18,01 tỷ USD từ Quốc hội—tăng 549 triệu $ từ dự toán ngân sách yêu cầu và nhiều hơn xấp xỉ 350 triệu $ so với ngân sách được duyệt cho NASA vào năm 2014. Tác động môi trường Khí thải từ các hệ thống động cơ tên lửa, cả trong khí quyển Trái Đất lẫn ngoài không gian, có những ảnh hưởng bất lợi tới môi trường của Trái Đất. Một số nhiên liệu tên lửa được cháy tự phát (hypergolic rocket propellants), như hydrazine, là rất độc hại trước khi bốc cháy, nhưng phân hủy thành các hợp chất ít độc hại hơn sau khi cháy. Các tên lửa sử dụng nhiên liệu hydrocarbon, như kerosene, giải phóng cacbon dioxide và khói muội. Tuy nhiên, lượng khí thải cacbon dioxide từ các động cơ tên lửa là không đáng kể so với những nguồn thải khác; trung bình Hoa Kỳ đốt cháy 3,0382 x 109 lít nhiên liệu lỏng trong một ngày của năm 2014, trong khi một lần phóng tên lửa Falcon 9 với tầng đầu tiên đốt cháy khoảng 95.000 lít kerosene. Ngay cả nếu một tên lửa Falcon 9 được phóng mỗi ngày, nó sẽ chỉ chiếm 0,006% lượng nhiên liệu lỏng tiêu thụ (và tương ứng với một số lượng khí thải) trong ngày đó. Thêm vào đó, khí thải từ LOx- và LH2- nhiên liệu chất lỏng của các tên lửa, giống như SSME, hầu hết là hơi nước. NASA tuyên bố một trong những lý do hủy bỏ chương trình Constellation là từ những đánh giá tác động môi trường buộc phải tuân theo Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia năm 2011. Ngược lại, động cơ ion sử dụng các khí trơ vô hại như xenon làm nhiên liệu đẩy. Ngày 8 tháng 5 năm 2003, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ công nhận NASA như là cơ quan liên bang đầu tiên sử dụng khí bãi thải để tạo ra năng lượng sử dụng cho một cơ sở của nó—trung tâm Bay Không gian Goddard, Greenbelt, Maryland. Một nỗ lực bảo vệ môi trường của NASA là tòa nhà Cơ sở Bền vững NASA ở trung tâm Ames. Thêm vào đó, tòa nhà Khám phá Khoa học đã được trao giải vàng LEED năm 2010. Một số phi vụ và mục tiêu Các quan sát Các tàu không gian Quay MV NASA là nơi One Direction quay MV Drag me down cho album thứ 5 Made in the A.M. sau khi Zayn Malik rời nhóm Xem thêm IAU ESA Ủy ban Vũ trụ Việt Nam CSA JAXA FKA CNES UKSA ISA Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Tổng quan NASA Engineering and Safety Center NASA Photos and NASA Images NASA Launch Schedule NASA Television and NASA podcasts NASA on Facebook NASA in the Federal Register NASA Watch, an agency watchdog site The Gateway to Astronaut Photography of Earth NASA Documents relating to the Space Program, 1953–62, Dwight D. Eisenhower Presidential Library Online documents pertaining to the early history and development of NASA, Dwight D. Eisenhower Presidential Library NASA records available for research at the National Archives at Atlanta Technical Report Archive and Image Library (TRAIL) – historic technical reports from NASA and other federal agencies NASA Alumni League, NAL Florida Chapter, NAL JSC Chapter Đọc thêm How NASA works on howstuffworks.com NASA History Division Monthly look at Exploration events NODIS: NASA Online Directives Information System NTRS: NASA Technical Reports Server NASA History and the Challenge of Keeping the Contemporary Past Quest: The History of Spaceflight Quarterly In video: Nasa's 50 years in space BBC, truy cập 28 tháng 7 năm 2008. Những người Việt thành đạt ở NASA Tổ chức thành lập năm 1958 Khởi đầu năm 1958 ở Washington, D.C. Tổ chức có trụ sở tại Washington, D.C. Chính quyền liên bang Hoa Kỳ Người đoạt giải Webby
3366
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) là một nhà nước ở Đông Nam Á được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 với thủ đô là Hà Nội. Với Tổng tuyển cử năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức trở thành nhà nước có chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, được Quốc hội Việt Nam khóa I thông qua mặc dù một số vùng lãnh thổ sau đó bị các lực lượng ngoại quốc và nhà nước khác quản lý về hành chính trên thực tế. Cuối Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, lãnh thổ Việt Nam bị chia làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời theo Hiệp định Genève. Theo Hiệp định Genève 1954, vùng lãnh thổ thuộc quản lý hành chính của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giáp với Trung Quốc ở phía bắc, Lào ở phía tây, và phía nam giáp với lãnh thổ quản lý bởi Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa, sau đó được Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản). Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng được gọi là miền Bắc Việt Nam () để chỉ vị trí địa lý của phần lãnh thổ Việt Nam được quản lý bởi nhà nước này theo Hiệp định Genève. Từ năm 1954–1976, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước độc lập đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam từ chỗ là thuộc địa của Pháp đã trở thành Đế quốc Việt Nam thân Nhật Bản sau khi Pháp đầu hàng và trao toàn bộ Đông Dương cho Phát xít Nhật Bản vào tháng 3 năm 1945. Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, bao gồm cả Việt Minh ở Việt Nam và Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tuyên bố thành lập tại Hà Nội, chính quyền lâm thời được thiết lập trên toàn bộ đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo Việt Minh, trở thành người đứng đầu chính phủ mới và đã ngay lập tức tổ chức cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc vào ngày 06/01/1946 để Việt Nam có chính phủ và nhà nước chính danh trên toàn quốc. Ngay sau khi Pháp quay lại Việt Nam với sự hỗ trợ của Anh và Mỹ, thì Kháng chiến chống Pháp đã nổ ra vào năm 1946. Sau 9 năm chiến tranh, ngày 21 tháng 7 năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành thắng lợi, Hiệp định Genève được ký kết giữa các bên tham chiến, Việt Nam tạm thời bị chia làm 2 vùng tập kết tạm thời, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Lực lượng quân sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập kết về miền Bắc Việt Nam, trong khi đó, Quân đội Pháp và Quân đội Quốc gia Việt Nam (thuộc Liên hiệp Pháp) tập kết về miền Nam Việt Nam, quân Pháp sẽ rút hết khỏi Việt Nam sau 2 năm. Hiệp định Genève xác định cuộc tổng tuyển cử thống nhất lãnh thổ Việt Nam sẽ diễn ra vào năm 1956. Người Pháp chấp nhận đề nghị của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trưởng phái đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là cuộc tổng tuyển cử thống nhất sẽ được đặt dưới sự giám sát của các ủy ban tại chỗ. Hoa Kỳ không công nhận Hiệp định Genève, đồng thời thực hiện "Kế hoạch can thiệp" nhằm trợ giúp cho Quốc gia Việt Nam (sau đó là Việt Nam Cộng hòa) từ chối thi hành tuyển cử. Năm 1955, cuộc trưng cầu dân ý bị gian lận đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại (nguyên là hoàng đế nhà Nguyễn), sau đó chính quyền Việt Nam Cộng hòa được thành lập tại miền Nam Việt Nam do Ngô Đình Diệm làm Tổng thống. Đến hạn năm 1956, Ngô Đình Diệm tuyên bố từ chối thi hành tuyển cử, và cuộc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam đã không thể diễn ra, khiến lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt về mặt nhà nước. Thậm chí, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn cho rằng hành động của Ngô Đình Diệm còn nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Trong Chiến tranh Việt Nam (1955–1975), Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (còn gọi là Bắc Việt Nam) được sự hỗ trợ của các đồng minh ở phe Xã hội chủ nghĩa gồm Liên Xô và Trung Quốc đã chiến đấu chống lại quân đội của Việt Nam Cộng hòa và các đồng minh như Hoa Kỳ, Australia, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan và New Zealand. Ở thời điểm cao trào của cuộc chiến, Hoa Kỳ huy động tới 600.000 quân chiến đấu ở miền Nam Việt Nam. Đây là một trong những cuộc chiến tranh khốc liệt nhất kể từ sau Thế chiến thứ II, kéo dài 21 năm. Năm 1969, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời (chính phủ do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập) và được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận là chủ thể có chủ quyền pháp lý tại miền Nam Việt Nam. Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là đại diện cho nhân dân miền Nam trong cuộc chiến chống Mỹ, và không từ chối sự thống nhất chủ quyền trên cả nước. Chiến tranh kết thúc với thắng lợi hoàn toàn của lực lượng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng sự hỗ trợ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1975. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là đại diện của hai nửa Việt Nam về mặt quản lý hành chính (miền Bắc và miền Nam) đã thống nhất về mặt Nhà nước thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua cuộc Tổng tuyển cử, vào ngày 2 tháng 7 năm 1976. Lịch sử Thành lập Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) nhận định thời cơ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền đã đến, đồng thời cử ra Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc do Trường Chinh làm Chủ tịch. Đêm 13 tháng 8, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Việt Minh tổ chức Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội này thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền đỏ, ở giữa có sao vàng 5 cánh, chọn bài Tiến quân ca làm Quốc ca và bầu ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, sau này trở thành Chính phủ Cách mạng Lâm thời, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Từ 14 tháng 8 năm 1945, một số cán bộ Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Minh dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình hiện tại và chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã quyết định phát động nhân dân khởi nghĩa tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung như Thanh Hóa, Thái Bình, Khánh Hòa,... buộc Đế quốc Việt Nam giao chính quyền cho nhân dân. Cuộc khởi nghĩa lan rộng ra khắp cả nước. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Việt Minh tổ chức cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Sau đó, 1 cánh tiến thẳng tới Phủ Khâm sai, cơ quan đầu não của Chính phủ Đế quốc Việt Nam tại miền Bắc, và nhanh chóng làm chủ toàn bộ khu vực này. Lính bảo vệ Phủ đã hạ vũ khí mà không kháng cự. Khâm sai Bắc Kỳ Nguyễn Xuân Chữ (người mới đứng ra thay thế ông Phan Kế Toại) bị bắt giữ và đưa về An toàn khu tại Hà Đông. Trong Cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương (tổ chức nòng cốt của Việt Minh) đóng vai trò chỉ đạo chung thống nhất, đưa ra các quyết sách tổ chức Tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay chính quyền Đế quốc Việt Nam thân Nhật và Đế quốc Nhật Bản, dù trên thực tế, ở một số tỉnh thành chưa có hay khôi phục lại tổ chức đảng. Tại miền Bắc, một số tỉnh chưa có tổ chức đảng, nhưng Mặt trận Việt Minh hoạt động rất mạnh. Tại miền Trung, hoạt động của Việt Minh và Đảng Cộng sản khá mạnh. Trong khi đó, ở Nam Bộ, hoạt động của Việt Minh yếu hơn, Đảng Cộng sản chưa khôi phục đầy đủ sau Nam Kỳ khởi nghĩa. Trong Cách mạng tháng Tám, tổ chức Việt Minh đã thu hút được cả lực lượng Thanh niên tiền tuyến do Chính phủ Đế quốc Việt Nam thành lập gia nhập Mặt trận Việt Minh. Tại một số tỉnh Nam bộ, Thanh niên tiền phong đóng vai trò quan trọng giành chính quyền. Ngày 27 tháng 8 năm 1945, theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam được cải tổ thành Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều Ủy viên Việt Minh trong Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam đã tự nguyện rút ra khỏi Chính phủ để mời thêm nhiều nhân sĩ ngoài Việt Minh tham gia. Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Bảo Đại đọc Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho ông Trần Huy Liệu. Bảo Đại trở thành "công dân Vĩnh Thụy". Bản Tuyên ngôn Thoái vị có câu nói nổi tiếng: "Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị" . Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (đây cũng là ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay), sau Cách mạng tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành bầu cử Quốc hội đầu tiên vào ngày 6 tháng 1 năm 1946. Hiến pháp thông qua ngày 9 tháng 11. Trong giai đoạn đầu khi thành lập chính quyền toàn quốc, Việt Minh mà Đảng Cộng sản làm nòng cốt giữ vai trò lãnh đạo. Trong thời gian ngắn, chính quyền bao gồm nhiều tổ chức, đảng phái chính trị tham gia ở cấp trung ương và địa phương (Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt, Trốtxkit, Cao Đài, Hòa Hảo,...). Sau vài năm hoạt động bí mật, Đảng Cộng sản ra hoạt động bán công khai trong tổ chức Việt Minh và Liên Việt, và từ năm 1951, hoạt động công khai, chính thức giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước. Tham gia chính quyền sau năm 1954 còn có Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, do Đảng Lao động lãnh đạo. Giai đoạn 1945–1946 Pháp quay trở lại Việt Nam Ngày 28 tháng 11 năm 1943, trước Hội nghị Tehran (Iran), Tổng thống Mỹ đã có ý kiến đặt Đông Dương dưới sự quản lý quốc tế. Liên Xô đã chấp thuận đề xuất này. Nhưng sau đó, Mỹ ủng hộ Pháp để lôi kéo Pháp vào mặt trận chống Liên Xô. Mỹ cũng nhường chính quyền Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc giải giáp quân đội Nhật. Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, tuyên bố khôi phục chủ quyền Việt Nam, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Ngày 24 tháng 3 năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, de Gaulle đã tuyên bố khẳng định chủ quyền Pháp tại Đông Dương, nhưng sẽ cho Đông Dương tự trị và thực thi nền tự trị với Hội đồng Liên bang được thành lập với không quá 50% là người bản xứ. Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại đã ký Đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5, giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt Quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Tướng Nhật, Tscuchihashi, cho rằng chỉ cần Việt Nam độc lập trên danh nghĩa hơn là thực chất, và chính phủ mới của Việt Nam phải được Nhật kiểm soát chặt chẽ. Theo tác giả Daniel Grandcléme, thoạt đầu Phạm Quỳnh được chỉ định tạm quyền nhưng ông này quá thân Pháp, ngoài ra ông ta thấy ngay "nền độc lập" có những giới hạn như giống như hồi còn chế độ bảo hộ Pháp: Không có tự chủ về ngoại giao, không có quân đội, không có độc lập tài chính... Nhật liền chọn một nhân vật ôn hoà hơn và gần gũi với Nhật Bản. Đó là nhà sử học Trần Trọng Kim, đang ở Singapore. Nhà vua Bảo Đại chẳng có vai trò gì trong việc chỉ định này. Theo Trần Trọng Kim, ông được vua Bảo Đại yêu cầu lập chính phủ mới vì theo ý nhà vua "Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó với mọi việc... Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước." . Thành viên nội các do Trần Trọng Kim lựa chọn, chứ không phải Nhật Bản bắt phải dùng những người của họ đã định trước. Để chuẩn bị nội các mới, Bảo Đại hai lần gửi điện vào Sài Gòn mời Ngô Đình Diệm ra Huế, nhưng cả hai bức điện đều bị tình báo Nhật ngăn chặn, vì thật ra phương án sắp đặt cho hoàng thân Cường Để (1882–1951) lên ngôi vua và Ngô Đình Diệm giữ chức Thủ tướng trước đó không lâu đã bị giới lãnh đạo quân sự Nhật hủy bỏ, do không muốn gây nhiều xáo trộn, để thay vào bằng kế hoạch Bảo Đại–Trần Trọng Kim cũng được chuẩn bị sẵn từ hơn một năm trước. Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam, đa số quần chúng tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt với sự "độc lập" dưới chế độ quân quản của quân đội Nhật. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Trần Trọng Kim tuyên bố "bảo vệ độc lập" giành được 9 tháng 3, và ngày 18 tháng 8 dự tính tạo ra một ủy ban giải phóng dân tộc, bao gồm tất cả các đảng phái chính trị để lãnh đạo việc giành lại độc lập cho Việt Nam. Theo lời khuyên của ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bảo Đại gửi thông điệp cho Tổng thống Truman, vua nước Anh, Thống chế Tưởng Giới Thạch, Tướng de Gaulle đề nghị công nhận độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên đến 24 tháng 8 ông đã thực hiện câu trả lời Hội đồng Cơ mật quyết định thoái vị "để không phải là một trở ngại cho sự giải phóng của đất nước". Ngày 18 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại tuyên bố sự độc lập của Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng, được công bố vào tháng 3 và đồng thời gửi một thông điệp đến De Gaulle đề nghị công nhận nền độc lập của Việt Nam. Thông điệp này có đoạn "Ông sẽ hiểu tốt hơn nếu ông có thể chứng kiến những gì đang diễn ra ở đây, nếu ông có thể cảm nhận được khát khao độc lập đến tận tâm can của mỗi người mà không một thế lực nào có thể ngăn cản nổi. Thậm chí nếu ông muốn tái lập chế độ cai trị của người Pháp ở đây thì nó sẽ không tiếp tục được tuân phục; mỗi làng mạc sẽ trở thành một ổ kháng chiến, mỗi người cộng tác cũ thành một kẻ thù và những quan chức, những tên thực dân của ông chính họ sẽ yêu cầu rời khỏi không khí ngạt thở này... Chúng ta có thể dễ dàng hiểu nhau và trở thành bạn bè nếu ông hủy bỏ tuyên bố trở thành ông chủ của chúng tôi một lần nữa". Tuy nhiên, De Gaulle không có ý định để Việt Nam độc lập, và cũng không chấp nhận duy trì ngôi vua của Bảo Đại, người đã thỏa hiệp với Nhật Bản (kẻ thù của khối Đồng Minh). Ông ta dự kiến sẽ hậu thuẫn cho một chế độ quân chủ mà người đứng đầu là hoàng thân Vĩnh San, được xem như là một người "Gaullist". Từ cuối tháng 9 năm 1945, quân đội Pháp núp dưới bóng quân Anh vào giải giáp quân Nhật, đã quay trở lại miền Nam Việt Nam. Sự việc này nằm trong tính toán của chính quyền Charles de Gaulle khi Đại chiến Thế giới II chưa kết thúc. Ngày 06/01/1946, Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử trên toàn quốc. Ký kết Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt Ngày 28 tháng 2 năm 1946, tại Trùng Khánh, Pháp ký với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch Hiệp ước Hoa - Pháp để quân đội Trung Hoa rút về nước, và đổi lại Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Hoa cũng như nhượng cho Trung Hoa một số quyền lợi tại miền Bắc Việt Nam như việc khai thác một đặc khu tại cảng Hải Phòng và miễn thuế cho hàng hóa Trung Hoa vận chuyển qua Việt Nam. Trong thời gian đầu, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết chống lại việc Pháp tái lập chủ quyền ở Đông Dương. Sau đó, theo quan điểm của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (đã lui vào hoạt động bí mật), tháng 3 năm 1946, nếu Pháp cho Đông Dương tự trị theo tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 thì kiên quyết đánh, nhưng nếu cho Đông Dương tự chủ thì hòa để phá tan âm mưu của "bọn Tàu trắng, bọn phản động Việt Nam và bọn phát xít Nhật còn lại". Đến ngày 6 tháng 3, 1946, Chính phủ ký với Pháp Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946, cho phép quân đội Pháp ra Bắc thay thế quân Trung Hoa giải giáp quân đội Đế quốc Nhật Bản. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3.000 quân. Ngược lại, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Trước đó Pháp và Trung Hoa đã ra thỏa thuận tại Trùng Khánh (Hiệp ước Hoa - Pháp), đồng ý cho quân Pháp ra miền Bắc Việt Nam (28 tháng 2) nhưng khi quân Pháp đổ bộ vào Hải Phòng đã xung đột với quân Trung Hoa dân quốc và lực lượng quân sự địa phương của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một số thành viên trong Chính phủ Liên hiệp thuộc Việt Quốc, Việt Cách,... không tán thành việc này, đã lên tiếng phản đối, dân chúng cũng có người băn khoăn, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bình tĩnh giải thích và động viên đồng bào để đồng bào hiểu rõ "cần phải biết chịu đựng hy sinh để mưu sự nghiệp lớn". Mặc dù Hiệp định có chữ ký của Vũ Hồng Khanh nhưng đa số lãnh đạo Việt Quốc rút sự ủng hộ của họ cho chính phủ Hồ Chí Minh để phản đối, chống lại những gì họ gọi là "thân Pháp" trong chính sách của Việt Minh. Bảo Đại rời khỏi đất nước vào ngày 18 tháng 3, ngày quân Pháp vào Hà Nội, theo phái đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Trùng Khánh để tái khẳng định tình hữu nghị Việt - Trung và để thăm dò việc Tưởng Giới Thạch muốn hai nước sẽ có quan hệ thế nào sau khi ký Hiệp ước Hoa-Pháp. Một hội nghị liên tịch được tổ chức để khai thông các bất đồng dẫn đến việc thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam. Hiệp định Sơ bộ ấn định lực lượng Pháp sau khi trở ra Bắc, phải rút hết sau một thời gian hai bên quy định không quá 5 năm. Trong khi đó hai bên đình chiến. Nước Pháp cũng công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng và là một thành viên trong Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp. Vấn đề độc lập của Việt Nam bị gác sang một bên vì Pháp không muốn bàn tới. Ký kết Tạm ước Việt - Pháp Ngày 31 tháng 5 năm 1946, phái đoàn chính phủ do Phạm Văn Đồng dẫn đầu khởi hành sang Pháp tham dự Hội nghị Fontainebleau tiếp tục đàm phán về các điều khoản đề ra theo Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3. Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lên đường sang Pháp tiếp xúc với chính giới Pháp và cộng đồng người Việt tại Pháp. Nội dung chương trình nghị sự được hai đoàn thỏa thuận là sẽ thảo luận về các vấn đề như (đã nêu tại Hiệp định sơ bộ 6/3): Địa vị của Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, về quan hệ ngoại giao của Việt Nam. Quan niệm tổng quát về Liên bang Đông Dương. Vấn đề thống nhất nước Việt Nam và việc trưng cầu dân ý. Chi tiết về Liên bang Đông Dương và vấn đề quyền lợi kinh tế của Pháp ở Đông Dương. Dự thảo Hiệp ước. Hội nghị Fontainebleau sau đó diễn ra kéo dài hơn hai tháng, từ 6 tháng 7 tới 10 tháng 9 năm 1946 nhưng không đem lại kết quả cụ thể nào vì hai bên đã bế tắc ở hai điểm bất đồng then chốt: Việc thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (bao gồm Bắc Kỳ và Trung Kỳ). Độc lập chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quan điểm của Pháp bác bỏ độc lập mà chỉ xét tự trị hay độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Hơn nữa họ đòi là phải tái lập trật tự trước tiên rồi sau đó sẽ mở cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ về vấn đề thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điểm gây nhiều khó khăn nhất là việc Chính phủ Pháp đã đơn phương cho phép thành lập Nam Kỳ quốc theo tinh thần Tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 của tướng De Gaulle, tách rời khu vực này khỏi những phong trào độc lập ở hai miền Bắc và Trung. Ngày 27 tháng 5 Cao ủy Đông Dương Georges D'Argenlieu lại còn thông qua việc thành lập Xứ Thượng Nam Đông Dương, chia cắt Việt Nam thành nhiều mảnh. Việt Nam nhượng bộ về mọi mặt: kinh tế, tài chính và quân sự nhưng phái đoàn Việt Nam đòi Pháp ấn định thời hạn để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ. Thấy Pháp chần chừ không trả lời dứt khoát, phái đoàn Việt Nam bỏ bàn hội nghị ra về ngày 13 tháng 9. Hội nghị Fontainebleau vì vậy tan vỡ. Tuy nhiên Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Marius Moutet không chấp nhận thất bại. Trong khi Phạm Văn Đồng bỏ về nước, Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám và Dương Bạch Mai nán lại Paris. Nhằm cứu vớt hòa bình lần cuối Hồ Chí Minh thảo một bản nghị ước vào chiều ngày 11 và trao cho Marius Moutet. Ba ngày sau, 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet hồi đáp với một bản nghị ước khác. Đạt được đồng thuận, Hồ Chí Minh đã đến tư dinh của Marius Moutet lúc nửa đêm ngày 14 tháng 9 năm 1946 để ký văn bản này, tức Tạm ước Việt - Pháp (Modus vivendi). Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Tạm ước Việt - Pháp (Modus vivendi). Trong bản Tạm ước này, hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp cùng bảo đảm với nhau về quyền tự do của kiều dân, chế độ tài sản của hai bên; thống nhất về các vấn đề như: hoạt động của các trường học Pháp, sử dụng đồng bạc Đông Dương làm tiền tệ, thống nhất thuế quan và tái lập cải thiện giao thông liên lạc của Liên bang Đông Dương, cũng như việc thành lập ủy ban tạm thời giải quyết vấn đề ngoại giao của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cam kết ưu tiên dùng người Pháp làm cố vấn hoặc chuyên môn, và hai bên đã đồng ý chấm dứt mọi hành động xung đột, vũ lực cũng như tuyên truyền chống đối nhau, phóng thích tù nhân chính trị, bảo đảm không truy bức người của bên kia, và hợp tác để những kiều dân hai bên không làm hại nhau. Tạm ước cam kết sẽ có một nhân vật do Việt Nam chỉ định và Chính phủ Pháp công nhận được ủy nhiệm cạnh thượng sứ để xếp đặt cộng tác thi hành những điều thỏa thuận này. Cuối cùng, Chính phủ hai bên sẽ tiếp tục đàm phán (chậm nhất là vào tháng 1 năm 1947) để tìm cách ký kết những bản thoả thuận riêng nhằm dọn đường cho một hiệp ước chung dứt khoát. Kêu gọi sự ủng hộ của các cường quốc Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm (Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman, lãnh tụ Liên Xô Stalin, Tổng thống Pháp Léon Blum, Bộ trưởng Thuộc địa Pháp Marius Moutet và Nghị viện Pháp,…). Chiến tranh bùng nổ Đầu tháng 11 năm 1946, xung đột quân sự đầu tiên nổ ra tại Hải Phòng do Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tranh chấp quyền kiểm soát tất cả các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu. Hai ngày sau, Tướng Jean-Étienne Valluy, Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, lệnh cho quân Pháp chiếm toàn quyền kiểm soát thành phố. Ngày 23 tháng 11, Đại tá Pierre Louis Dèbes gửi tối hậu thư yêu cầu người Việt ra khỏi khu phố Tàu của Hải Phòng và hạ vũ khí. Khi không có phản hồi, Dèbes lệnh cho tàu chiến Pháp bắn phá thành phố, trong một buổi chiều đã giết chết hơn 6.000 người dân hoặc hơn 2.000 người theo một nguồn khác. Sau đó, khoảng 2.000 lính Pháp tràn vào thành phố trong khi pháo tiếp tục bắn phá vùng ngoại ô. Quân Pháp gặp phải hỏa lực mạnh của lực lượng Việt Minh bảo vệ thành phố. Chiến sự kéo dài cho đến khi người lính Việt Minh cuối cùng rút khỏi chiến trường vào ngày 28 tháng 11. Sau sự kiện Hải Phòng, kế hoạch phòng thủ Hà Nội bắt đầu được chuẩn bị để chính phủ Việt Nam có thời gian sơ tán về các vùng núi lân cận. Một số ít lực lượng chính phủ đóng tại Bắc Bộ phủ và một doanh trại gần đó. Còn phần lớn lực lượng quân sự của Việt Nam trong vùng đóng tại ngoại ô của thủ đô. Bù lại, trong nội thành có gần 10.000 du kích và tự vệ. Đối địch với họ là vài nghìn lính Lê dương Pháp. Các cơ quan của chính phủ Việt Nam bí mật chuyển dần ra các địa điểm đã được chuẩn bị trước ở bên ngoài thành phố. Trong thành phố, quân dân Hà Nội bắt đầu xây dựng các chiến lũy phòng thủ trên đường phố, quân Pháp cũng củng cố các vị trí phòng thủ của mình. Ngày 6 tháng 12, Hồ Chí Minh kêu gọi Pháp rút về các vị trí họ đã giữ từ trước ngày 20 tháng 11, nhưng ông không nhận được phản hồi. Trả lời phỏng vấn của nhà báo Pháp vào hôm sau, Hồ Chí Minh khẳng định rằng Chính phủ Việt Nam hy vọng tránh được chiến tranh - cái sẽ gây đau khổ lớn cho cả hai nước. "Nhưng nếu chúng tôi phải đối mặt với chiến tranh", ông nói, "chúng tôi sẽ chiến đấu chứ không từ bỏ quyền tự do của mình". Ngày 12 tháng 12, Léon Brum, Thủ tướng mới của Pháp tuyên bố ý định giải quyết xung đột ở Đông Dương theo cách sẽ trao lại độc lập cho Việt Nam. Ba ngày sau, Hồ Chí Minh đưa Sainteny một bức thông điệp gửi Brum với các gợi ý cụ thể về cách giải quyết xung đột. Sainteny đánh điện bức thông điệp vào Sài Gòn, yêu cầu chuyển tiếp tới Paris. Trong khi chính phủ Pháp đang do dự về yêu cầu của Cao ủy Đông Dương Georges D'Argenlieu về việc tăng quân và lập tức hành động quân sự chống lại người Việt, Valluy, người có chung quyết tâm với d'Argenlieu về việc giữ sự hiện diện của Pháp tại Đông Dương, đã quyết định rằng cần phải khiêu khích Hà Nội nhằm tạo xung đột và đưa Paris vào sự đã rồi. Ngày 16 tháng 12, ông lệnh cho tướng Morlière phá các chướng ngại vật mà Việt Minh dựng trong thành phố. Khi bức điện của Hồ Chí Minh gửi Brum vào đến Sài Gòn, Vallue viết thêm bình luận của mình, cảnh báo rằng sẽ nguy hiểm nếu trì hoãn các hành động quân sự cho đến năm sau. Đến ngày 19, bức điện mới đến Paris, khi đó đã quá muộn. Ngày 17 tháng 12, quân Pháp với xe tăng yểm trợ vào các đường phố Hà Nội để phá các công sự mà Việt Minh dựng trong những ngày trước đó, gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (Hà Nội), rồi dàn quân ra chốt giữ từ cổng thành Hà Nội đến tận cầu Long Biên và bao vây gây sức ép đồn Công an quận 2 của Hà Nội. Người Việt không phản ứng. Hôm sau, Pháp ra một tối hậu thư đòi chấm dứt dựng chướng ngại vật trên phố. Chiều hôm đó, Pháp ra tối hậu thư thứ hai tuyên bố rằng từ ngày 20, quân Pháp sẽ tự mình đảm nhiệm việc trị an ở Hà Nội. Đáp lại, tối hôm đó, các lực lượng Việt Minh bắt đầu chặn mọi ngả đường từ ngoại ô vào thành phố. Sáng hôm sau (ngày 19 tháng 12), Pháp ra tối hậu thư thứ ba, đòi chính phủ Việt Nam đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị chiến tranh, tước vũ khí của Tự vệ tại Hà Nội, và trao cho quân đội Pháp việc duy trì an ninh trong thành phố. Đối với người Việt, tình hình không khác với sự kiện Hải Phòng hồi tháng trước, khi Đại tá Dèbes cũng đã ra các lệnh tương tự trước khi bắn phá thành phố. Sáng ngày 18 tháng 12, Hồ Chí Minh ra lệnh chuẩn bị cho các cuộc tấn công quân Pháp vào hôm sau. Đồng thời, sợ rằng bức điện gửi Thủ tướng Brum có thể chưa đến nơi, ông gửi một bức điện thẳng tới Paris. Sáng 19, để thể hiện thiện chí và cố gắng cứu vãn hòa bình, Hồ Chí Minh viết một bức thư ngắn và cử cố vấn ngoại giao Hoàng Minh Giám tới gặp Sainteny để đàm phán "tìm giải pháp để cải thiện bầu không khí hiện tại". Sau khi được tin Sainteny từ chối gặp Hoàng Minh Giám, Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng tại làng Vạn Phúc, Hà Nội, và tuyên bố rằng trong tình hình hiện tại, không thể nhân nhượng thêm được nữa. Hội nghị duyệt lại Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến mà Hồ Chí Minh đã viết, thông qua văn kiện "Toàn dân kháng chiến" do Tổng Bí thư Trường Chinh dự thảo. Thời điểm bắt đầu nổ súng được quyết định là 8 giờ tối cùng ngày. Chiến tranh Đông Dương bắt đầu. Leclerc, người tham gia Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3, cũng đã điều tra sự cố dẫn đến xung đột tại miền Bắc Việt Nam và việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố kháng chiến khiến các giải pháp chính trị thất bại. Ngày 27 tháng 1 năm 1947, tuyên bố của chính phủ Pháp về "Chi tiết các mục tiêu theo đuổi của Pháp ở Đông Dương" có nêu "để đạt được càng sớm càng tốt với các đại diện đủ điều kiện của người An Nam một thỏa thuận phù hợp với nguyện vọng chính đáng trong Liên hiệp Pháp (...) trên cơ sở độc lập của đất nước cùng với việc duy trì lợi ích của Pháp và sự hiện diện của (các) căn cứ chiến lược của lực lượng Pháp. Một hỗ trợ lớn và ngay lập tức phải nhằm củng cố chính quyền của Nam Kỳ, nhưng "phần nào đủ điều kiện" để không đóng cánh cửa đàm phán với Việt Minh." Giai đoạn 1946–1954 Giai đoạn 1954–1976 Ký kết Hiệp định Genève Năm 1954, quân viễn chinh Pháp bị đánh bại tại trận Điện Biên Phủ trong khi Pháp đang đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc chấm dứt chiến tranh tại Đông Dương. Lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại bàn đàm phán là: Pháp phải thừa nhận chủ quyền và độc lập của Việt Nam, Campuchia và Lào và rút quân đội khỏi 3 nước này; tiến hành tổng tuyển cử ở 3 nước để thành lập các chính phủ thống nhất. Những cuộc tuyển cử trên phải được tiến hành với điều kiện tất cả các đảng phái và tổ chức yêu nước được tự do hoạt động dưới sự giám sát của các ủy ban địa phương. Nếu các điều kiện trên được chấp nhận chính phủ các nước Đông Dương đồng ý xem xét vấn đề gia nhập khối Liên hiệp Pháp. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị tham gia đàm phán có đại diện Chính phủ kháng chiến Lào, Campuchia nhưng các nước phương Tây từ chối. Theo Hiệp định Genève về Việt Nam được ký kết giữa đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Liên hiệp Pháp, quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quân đội Liên hiệp Pháp phải đình chỉ chiến sự. Việt Nam tạm thời bị chia thành hai vùng có giới tuyến là vĩ tuyến 17 trong 2 năm. Vĩ tuyến 17 được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời (tiếng Anh: military demarcation line) chia Việt Nam làm hai vùng tập kết. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc Việt Nam; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam Việt Nam. Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) không ký vào Hiệp định Genève với lý do hiệp định "gây chia cắt Việt Nam" và đẩy Quốc gia Việt Nam vào thế nguy hiểm. Hiệp định Genève 1954 không nhắc đến Quốc gia Việt Nam (État du Viêt Nam, State of Vietnam) hay Việt Nam Cộng hòa (Republic of Vietnam) vốn chưa tồn tại (thành lập năm 1955). Trên thực tế, Quốc gia Việt Nam được nhận định là không có đủ thẩm quyền để ký kết do vẫn là thành viên của Liên hiệp Pháp. Do đó, mặc dù không ký kết nhưng Quốc gia Việt Nam và hậu thân của nó là Việt Nam Cộng hòa vẫn phải có trách nhiệm thi hành Hiệp định và các văn bản liên quan do Pháp ký hoặc không có tuyên bố phản đối. Việc tập kết quân đội hai phía dự kiến hoàn thành trong thời hạn 300 ngày. Các lực lượng Pháp rút khỏi Lào trong 120 ngày, Campuchia 90 ngày. Các đơn vị quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng rút khỏi Lào, Campuchia. Tại Lào, quân đội kháng chiến tập kết tại Phong sa lỳ và Sầm Nưa. Các lực lượng kháng chiến Campuchia phục viên tại chỗ. Các chính phủ Vương quốc Lào và Campuchia bảo đảm cho mọi công dân hưởng quyền tự do ghi trong Hiến pháp. Bầu cử tự do được tổ chức tại Campuchia và Lào vào năm 1955 và tại Việt Nam theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định là tháng 7 năm 1956. Ngay sau thời khắc chia Việt Nam ra làm hai vùng tập trung quân sự, đã diễn ra cuộc di cư lớn của gần 900.000 người dân miền Bắc, mà đa số là người Công giáo, vào miền Nam, với niềm tin "theo Chúa vào Nam". Một số người tin theo lời người Pháp và Mỹ cho rằng họ sẽ bị những chính sách của chính quyền miền Bắc bức hại bản thân họ. Khoảng 140 ngàn người khác ở miền Nam, gồm phần lớn là lực lượng kháng chiến của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại miền Nam hoặc những người đi theo chủ nghĩa cộng sản, tập kết ra miền Bắc theo Hiệp định Genève. Theo Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève, ranh giới quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17 không phải là biên giới chính trị hay lãnh thổ. Điều 6 ghi nhận: "... đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ." , và sẽ có một cuộc tổng tuyển cử ở cả hai miền sau hai năm (1956) để thống nhất về mặt nước. Về sau, báo chí chính thống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hiệp định Paris 1973 tiếp tục khẳng định rằng hiệp định Genève 1954 không chia đôi đất nước Việt Nam. Trong bài chính luận "Sách Trắng của Mỹ" trên báo Nhân dân (số 3992) nhằm phản đối việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại: "Giới tuyến 17 là tạm thời, không phải là giới tuyến chính trị, hoặc giới tuyến lãnh thổ; Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do khắp cả nước vào nǎm 1956." Hiệp định Paris 1973 cũng nhắc lại điểm cốt yếu này ở chương V, điều 15 điểm a: "(a) Giới tuyến quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không là một ranh giới về chính trị hay lãnh thổ, như quy định trong đoạn 6 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneve năm 1954." Hỗ trợ tiến hành chiến tranh ở miền Nam Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố sẵn sàng đàm phán với "các nhà đương cục Miền Nam", tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước, khẳng định chủ quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa trên toàn quốc, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa là của cả nước, không công nhận cuộc trưng cầu dân ý 1955 mà họ gọi là "phi pháp" ở miền Nam Việt Nam. Sau 2 năm, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, chính phủ Việt Nam Cộng hòa từ chối tham gia cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước theo Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève. Sau nhiều cố gắng thương lượng không thành và với việc chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành chính sách đàn áp chính trị và tôn giáo, năm 1959, Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định tiến hành hỗ trợ các lực lượng ở miền Nam tổ chức đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang để thống nhất đất nước và sau đó thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên toàn quốc. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gọi cuộc chiến này là kháng chiến nhằm bảo vệ các thành quả Cách mạng Tháng Tám, đó là khôi phục và bảo vệ quyền tự quyết dân tộc và giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là đại diện nhân dân Miền Nam để thực hiện cuộc đấu tranh này. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem cuộc kháng chiến này là sự nghiệp của hai miền Nam - Bắc của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và sau đó là của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam nhằm đạt độc lập, và thống nhất đất nước. Với sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc, miền Bắc dưới sự kiểm soát của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã hỗ trợ người và của cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam để đối đầu với Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa suốt 16 năm (1959-1975), miền Bắc luôn là hậu phương lớn của chiến trường miền Nam. Trong thời Chiến tranh Việt Nam, lãnh thổ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chịu nhiều tác hại của cuộc chiến vì các chiến dịch ném bom của quân đội Mỹ với mục đích ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam Việt Nam. Theo ước tính, không quân Hoa Kỳ đã ném xuống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khoảng 3 triệu tấn bom các loại. Thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam Với sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Chiến tranh Việt Nam kết thúc, miền Nam Việt Nam được tiếp quản bởi Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Chính quyền tại hai miền Việt Nam tái thống nhất ngày 2 tháng 7 năm 1976 thành nhà nước thống nhất, hòa bình với tên gọi mới: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua cuộc Tổng tuyển cử năm 1976. Hành pháp Cơ quan hành pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được gọi là Chính phủ. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Thành lập Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Mặt trận Việt Minh thu hút nhiều đảng phái nhanh chóng cướp chính quyền từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim và lực lượng quân đội Đế quốc Nhật Bản. Tại một số khu vực, khi mặt trận Việt Minh cướp chính quyền thì xảy ra xung đột với các nhóm vũ trang của Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng do các bên đều cùng theo đuổi mục tiêu buộc Đế quốc Việt Nam bàn giao chính quyền cho mình. Tổ chức chính quyền đầu tiên là Chính phủ Cách mạng Lâm thời, thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1945 trên cơ sở Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam do Việt Minh thành lập trong Cách mạng tháng Tám. Chính phủ Cách mạng Lâm thời tuyên bố "Chính phủ lâm thời không phải là Chính phủ riêng của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) như có người đã lầm tưởng. Cũng không phải là một Chính phủ chỉ bao gồm đại biểu của các chính đảng. Thật là một Chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn quốc, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ Dân chủ Cộng hòa chính thức." đồng thời kêu gọi "Vận mệnh ngàn năm của dân tộc đang quyết định trong lúc này. Toàn thể quốc dân hãy khép chặt hàng ngũ, đứng dưới lá quốc kỳ, làm hậu thuẫn cho Chính phủ lâm thời, đặng nắm chắc tự do độc lập, cải tạo tổ quốc bấy nhiêu lâu đã bị bọn giặc nước tàn phá. Cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc đang tiếp tục. Bước đường giải phóng dân tộc còn nhiều chông gai hiểm trở. Quốc dân hãy sẵn sàng nghe hiệu lệnh của Chính phủ, hy sinh phấn đấu bảo vệ quyền độc lập hoàn toàn" . Cựu hoàng Bảo Đại và Giám mục Lê Hữu Từ được mời làm Cố vấn Tối cao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hoạt động Ngay sau khi thành lập, Chính phủ Cách mạng Lâm thời ban hành các sắc lệnh giải tán một số đảng phái, với lý do các đảng này "tư thông với ngoại quốc", làm "phương hại đến nền độc lập Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam" (như Việt Nam Quốc xã, Đại Việt Quốc dân đảng...) nhằm kịp thời trừng trị "bọn phản cách mạng", "bảo vệ" chính quyền non trẻ đồng thời "giáo dục ý thức về tinh thần cảnh giác" cho nhân dân. Cùng với đó là giải tán các nghiệp đoàn để kiểm soát nền kinh tế, thống nhất các tổ chức thanh niên (vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam). Đồng thời Chính phủ cũng ban hành sắc lệnh thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương các cấp. Trong cuộc họp đầu tiên của Chính phủ Cách mạng Lâm thời (3 tháng 9 năm 1945), toàn bộ các thành viên trong chính phủ đã thống nhất các phương pháp Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh để giải quyết các vấn đề cấp bách của nước mới, bao gồm: Phát động tăng gia sản xuất, mở các cuộc lạc quyên để chống nạn đói. Mở phong trào chống nạn mù chữ. Tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Mở phong trào giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, bài trừ các tệ nạn do chế độ thực dân để lại. Xóa bỏ các thứ thuế vô lý, trước mắt là thuế thân, thuế chợ, thuế đò; tuyệt đối cấm hút thuốc phiện. Tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết. Nạn đói năm Ất Dậu tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 khiến khoảng 2.000.000 người chết đói. Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức lễ phát động phong trào cứu đói tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chính phủ còn phái một ủy ban vào Nam bộ tổ chức vận chuyển gạo ra Bắc. Chính phủ cũng kêu gọi các hội buôn và người dân tham gia vận chuyển lương thực từ Nam ra Bắc. Việc vận chuyển gạo từ Nam ra Bắc chỉ thực hiện được trong tháng 9 năm 1945 với số lượng không quá 30.000 tấn do chiến tranh bùng nổ khi Pháp đưa quân đội vào Nam Kỳ. Trong thư gửi đồng bào cả nước đăng trên Báo Cứu Quốc ngày 28-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hiện trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo". Chính phủ cũng chi ngân sách sửa chữa các quãng đê bị vỡ, củng cố hệ thống đê điều, đắp thêm một số đê mới. Cho đến đầu năm 1946, hệ thống đê tại miền Bắc đã sửa xong. Để giải quyết tận gốc nạn đói, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi nhân dân tăng gia sản xuất. Chính phủ còn vận động tư nhân cho mượn các vườn trống quanh nhà để tăng gia sản xuất. Mỗi địa phương lập ra một tiểu ban để huy động nhân lực và tổ chức sản xuất, lương thực làm ra được dùng để cứu tế. Cuối năm 1945 đầu 1946 không còn kịp thời vụ để trồng lúa nữa, nên chính phủ phát động dành phần lớn đất đai để tranh thủ trồng liên tiếp hai vụ màu (khoai lang, đậu, bắp...) bù cho phần lúa thiếu hụt. Kết quả sản lượng màu đã tăng gấp 4 lần so với thời kỳ trước năm 1945. Chỉ trong 5 tháng từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 5 năm 1946 đã đạt 614.000 tấn, tương đương 506.000 tấn lúa, đủ đắp được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945. Trong năm 1946, nạn đói cơ bản đã được giải quyết. Ngày 2 tháng 9 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp tuyên bố: "Cuộc cách mạng đã chiến thắng được nạn đói, thật là một kỳ công của chế độ dân chủ". Giáo sư kinh tế Đặng Phong đánh giá việc giải quyết được nạn đói là lý do giải thích tại sao tuyệt đại đa số dân chúng đã tin và đi theo Việt Minh. Một thành tựu khác của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ là xóa mù chữ. Năm 1945, có 95% dân số Việt Nam mù chữ. Trước thực trạng đó, để xóa mù chữ, từ ngày 8 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra các sắc lệnh: Sắc lệnh số 17 đặt ra một bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam, Sắc lệnh số 19 lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối, Sắc lệnh số 20 định rằng việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền. Để phục vụ chiến dịch xoá mù chữ, Nha Bình dân học vụ được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1945. Ngày 4 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Chống nạn thất học gửi tới toàn dân: "...Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức, mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ… Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi." Các lớp học Bình dân học vụ được mở khắp nơi ở cả ba miền thu hút sự tham gia của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân. Người biết chữ dạy cho người không biết chữ. Đến tháng 9 năm 1946, phong trào Bình dân học vụ đã tổ chức được 75.000 lớp học với trên 95.000 giáo viên, trên 2.500.000 người được phong trào dạy biết đọc, biết viết. Theo Quyết nghị của Chính phủ, ngày 4 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ký ban hành Sắc lệnh số 4 lập "Quỹ độc lập" với mục đích "để thu nhận các món tiền và đồ vật của nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của Quốc gia". Tiếp sau đó, cũng trong khuôn khổ Quỹ Độc lập, Chính phủ đã đề ra biện pháp tổ chức "Tuần lễ Vàng" từ ngày 17 đến ngày 24 tháng 9 năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nhân dịp "Tuần lễ Vàng", nêu rõ mục đích của việc lập quỹ là "thu góp số vàng trong nhân dân và nhất là của các nhà giàu có để dùng vào việc cần cấp và quan trọng nhất của chúng ta lúc này là việc quốc phòng". Chính phủ đã huy động được tổng cộng 20 triệu đồng và 370kg vàng. Ngân quỹ quốc gia đã có hàng trăm triệu đồng. Riêng tại Hà Nội, trong "Tuần lễ Vàng" nhân dân đã góp được 2.201 lạng vàng, 920 tạ thóc cùng tiền bạc và các hiện vật khác, tổng trị giá lên 7 triệu đồng Đông Dương. Số tiền này được dùng để mua vũ khí của quân đội Nhật bị quân đội Trung hoa Dân quốc tịch thu và để hối lộ cho các tướng lĩnh Trung Hoa đang đóng quân tại miền Bắc Việt Nam. Cùng các hình thức tổ chức "Quỹ Độc lập", "Tuần lễ Vàng", chính quyền cách mạng còn tổ chức nhiều hình thức khuyến khích để nhân dân có điều kiện tham gia đóng góp cho tài chính đất nước với hình thức tự nguyện như lập "Quỹ Kháng chiến", "Quỹ Bình dân học vụ", "Quỹ Giải phóng quân", "Ngày Nam Bộ"... Sự đóng góp, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân đã góp phần giải quyết khó khăn về tài chính của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Thành lập Tháng 9 năm 1945, 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc gồm 4 quân đoàn do tướng Lư Hán làm tổng chỉ huy, theo sự phân công của phe Đồng Minh chia làm hai đường tiến vào miền Bắc giải giáp quân Nhật đã kéo vào đóng quân ở Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt-Trung đến vĩ tuyến 16. Quân của Tưởng Giới Thạch ngoài nhiệm vụ giải giáp quân Nhật còn nhằm thực hiện ý đồ tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan mặt trận Việt Minh, giúp các lực lượng đối lập đánh đổ chính quyền do Việt Minh thành lập, thiết lập chính quyền thân Tưởng. Các tổ chức Việt Quốc (Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam đứng đầu), Việt Cách (đứng đầu là Nguyễn Hải Thần) cũng nhanh chóng từ Trung Quốc đi cùng quân Tưởng trở về Việt Nam. Thành phần các đảng phái này trong nước không mạnh như Việt Minh. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mục đích của Việt Quốc, Việt Cách để mở đường, tạo dựng cơ sở cho Quân đội Trung Hoa Dân Quốc vào Việt Nam, gây xung đột vũ trang với Quân Giải phóng và cướp chính quyền các địa phương. Dựa vào quân đội Tưởng, Việt Quốc và Việt Cách đã chiếm giữ một số nơi ở Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái, liên tục thực hiện các vụ quấy nhiễu, cướp phá, giết người, rải truyền đơn, ra báo Việt Nam, Thiết Thực, Đồng Tâm nhằm vu cáo nói xấu Việt Minh, chống chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đòi gạt bỏ các bộ trưởng là đảng viên cộng sản ra khỏi chính phủ mới thành lập. Cũng theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, do sống từ lâu ở nước ngoài, lại không có liên hệ gì với phong trào cách mạng trong nước, nên Việt Quốc, Việt Cách không nhận được sự ủng hộ của người dân. Tại nhiều nơi có quân Tưởng và Việt Quốc, Việt Cách đi qua, các cơ quan chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang đều dãn ra xung quanh tránh xô xát lớn. Nhân dân thực hiện "vườn không, nhà trống". Điều này đã khiến cho quân Tưởng gặp nhiều khó khăn trên đường đi, còn Việt Quốc, Việt Cách cũng thất bại trong việc khuếch trương thanh thế cũng như mục đích của mình. Còn theo sử gia Trần Trọng Kim thì Việt Quốc, Việt Cách tuy có thế lực nhờ quân đội Trung Hoa Dân Quốc hỗ trợ, nhưng không thống nhất và không có kỷ luật chặt chẽ, tuyên truyền nhiều mà không làm được việc gì đáng kể. Thiếu tá tình báo Mỹ thuộc OSS, Archimedes L.A Patti nhận xét những người Quốc gia lưu vong chống cộng quyết liệt, có tham vọng nắm quyền lãnh đạo đất nước nhưng quá kém về tổ chức, thiếu sự liên kết chính trị, thiếu lãnh đạo và không có một chương trình hành động ra hồn mà chỉ hy vọng tạo ra một nước Việt Nam độc lập với sự giúp đỡ của Trung Quốc. Sau khi thảo luận với các lãnh đạo Việt Cách và Việt Nam Quốc dân Đảng, ông nhận thấy những người này tuyệt nhiên không có ý tưởng nào về việc đáp ứng nhu cầu của nhân dân, không một ai có khái niệm về công việc sẽ làm mà chỉ chăm chăm mục tiêu "chia sẻ quyền lực với Việt Minh". Ông ta nhận xét: "Họ (Việt Cách, Việt Nam Quốc dân Đảng) là những kẻ lạc hướng về chính trị, có lẽ vì sống quá lâu ở Trung Quốc" . Tưởng Giới Thạch không có ý định dính líu vào cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Ông không muốn làm mất lòng Pháp vì Pháp là một cường quốc trong khối Đồng Minh. Ông chủ trương rút hết quân về nước ngay sau khi giải giáp Nhật. Ngược lại tướng Lư Hán xem lập trường của Tưởng là thiển cận vì đi ngược lại các nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương đã được Trung Hoa Dân Quốc cam kết ủng hộ. Lư Hán chủ trương đóng quân tại miền Bắc Việt Nam lâu dài, đặt Việt Nam dưới sự bảo trợ của Trung Hoa Dân Quốc để Việt Nam có thể độc lập mà không cần đến sự ủng hộ của Pháp. Trong suốt thời gian đóng quân tại miền Bắc Việt Nam, Lư Hán dùng mọi khả năng của mình để làm thất bại mọi kế hoạch của Pháp giành lại quyền kiểm soát miền Bắc Việt Nam. Người Pháp được đối xử như những người ngoại quốc khác, Pháp không được cử đại diện tham gia vào lễ đầu hàng của Nhật với tư cách một nước trong khối Đồng Minh, các chỉ huy Pháp tại Hà Nội cũng không được Lư Hán công nhận là đại diện của chính phủ De Gaulle. Bộ phận OSS của Mỹ tại miền Bắc Việt Nam (Nhóm Con nai) cũng từ chối giúp các chỉ huy Pháp thiết lập một hành dinh tại Việt Nam. Trước đó OSS đã được lệnh của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt không để cho Pháp tái chiếm Đông Dương, không được cung cấp vũ khí hay tiếp tế cho Pháp ngoại trừ để thực hiện những mục tiêu chống Nhật đã được Đồng Minh tán thành. Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng ủng hộ quan điểm của Lư Hán về việc Trung Quốc đóng quân lâu dài tại Việt Nam để hỗ trợ cho nền độc lập của Việt Nam còn Việt Cách lại ủng hộ quan điểm của Tưởng Giới Thạch rút hết quân đội Trung Hoa Dân Quốc về nước sau khi giải giáp Nhật để Nguyễn Hải Thần lãnh đạo Việt Nam với sự hỗ trợ của Trung Hoa Dân Quốc. Trong hai ngày 18 và 19 tháng 9 năm 1945, Việt Minh họp bí mật với Việt Cách (ngày 18 tháng 9) và Việt Quốc (ngày 19 tháng 9). Trong hai cuộc họp này, Nguyễn Hải Thần đại diện Việt Cách và Nguyễn Tường Tam đại diện Việt Quốc đề nghị Hồ Chí Minh đồng ý hợp nhất Việt Minh với Việt Cách và Việt Quốc. Qua đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Việt Minh lãnh đạo sẽ nhận được sự ủng hộ về tài chính và chính trị của Trung Hoa Dân Quốc. Đối với lời đề nghị này, trong nội bộ Việt Minh có nhiều ý kiến khác nhau. Võ Nguyên Giáp không đồng ý vì cho rằng những đề nghị đó không có giá trị và không thật thà, chẳng khác gì thay thế chủ nghĩa thực dân Pháp bằng ách thống trị của Trung Quốc nhưng Hoàng Minh Giám lại nghĩ rằng việc hợp nhất Việt Minh với các đảng phái Quốc gia sẽ làm giảm bớt sự đối lập và tăng cường thế lực cho Việt Minh, làm người Trung Quốc yên lòng còn Pháp phải lo ngại, quan trọng nhất là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong con mắt của Đồng Minh, đặc biệt là Mỹ, là chính phủ thật sự dân chủ. Cuối cùng Việt Minh đã từ chối hợp nhất với Việt Cách và Đại Việt Quốc dân Đảng. Điều làm Hồ Chí Minh lo ngại là trong một số giới, đặc biệt là tầng lớp trung lưu Việt Nam, người ta vẫn xem ông và Việt Minh là cộng sản vì thế ông phải làm mọi cách để thay đổi điều này. Tháng 11 năm 1945, ông quyết định cho Đảng Cộng sản Đông Dương tự giải tán. Về mặt công khai, đảng của ông không còn hiện diện mà chỉ có một bộ phận hoạt động dưới danh nghĩa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. Ngày 19 tháng 11 năm 1945, tướng Tiêu Văn đứng ra tổ chức một cuộc hội nghị hòa giải có Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội và Việt Minh tham gia. Mặt trận Việt Minh đồng ý nhượng bộ với Việt Quốc, Việt Cách. Lãnh đạo Việt Cách Nguyễn Hải Thần được bổ nhiệm vào ghế Phó Chủ tịch Chính phủ. Đồng thời hai ghế bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Vệ sinh, một ghế thứ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế được giao cho các thành viên của Việt Quốc, Việt Cách. Tuy nhiên chức trách các Bộ cũng thay đổi. Bộ trưởng Quốc phòng trở thành nơi lo về tài chính mà không được xem xét danh sách nhân sự, quân số, súng đạn còn các Bộ trưởng khác của các đảng phái Quốc gia chẳng có chức trách cụ thể gì, không bao giờ được tham dự bất cứ buổi họp nào của nội các. Ngày 1 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thành lập thay thế Chính phủ Cách mạng Lâm thời với sự tham gia của một số đảng phái đối lập (Việt Cách, Việt Quốc...) hoạt động ở Trung Quốc với sự bảo trợ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Hoạt động Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trên toàn quốc, lần đầu tiên đã bầu ra Quốc hội và thông qua Hiến pháp. Nhiều đảng phái không có quyền tham gia Tổng tuyển cử đã tìm cách phá hoại. Các đảng này cho là trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản, chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được. Hai đảng đối lập trong Chính phủ là Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội (Việt Cách) không tham gia bầu cử dù trước đó Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) và Vũ Hồng Khanh (lãnh tụ Việt Quốc) mời Việt Quốc và Việt Cách tham gia Tổng tuyển cử và đề nghị hai bên không công kích nhau bằng lời nói hoặc hành động cho đến ngày Quốc hội khai mạc. Có nguồn cho là có những nơi lá phiếu không bí mật, cựu Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim cho rằng có nơi người dân bị cưỡng bách bầu cho Việt Minh. Theo Việt Minh, cuộc bầu cử đã diễn ra công bằng. Mặc dù bị nhiều đảng phái tuyên truyền vận động dân chúng tẩy chay cuộc bầu cử và ngăn cản việc tổ chức bầu cử ở một số nơi, nhưng tại các địa phương, ở đâu cũng có người tự ứng cử, các cuộc tiếp xúc tranh cử công khai, tự do diễn ra ở khắp mọi nơi. Sau khi kết quả bầu cử được công bố, sự thật hoàn toàn không như các đảng phái tuyên truyền. Nhiều đại biểu có uy tín của các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, dân tộc đều trúng cử tại Quốc hội khóa I hầu hết chưa là đảng viên. Sau cuộc bầu cử, theo thỏa thuận với Việt Minh, phe đối lập bao gồm một số tổ chức như Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội và Việt Nam Quốc dân Đảng được Trung Hoa Dân quốc ủng hộ, không tham gia Tổng tuyển cử nhưng vẫn được nắm 70 ghế Quốc hội cùng nhiều vị trí trong chính quyền trung ương do chính sách hòa hợp các đảng phái của Chính phủ. Trong hồi ký Những năm tháng không thể nào quên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định các đảng phái này lo sợ thất bại trước sức ủng hộ lớn của cử tri với Mặt trận Việt Minh nên không tham gia bầu cử. Tại Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, theo đề nghị của Đoàn chủ tịch (Ngô Tử Hạ điều khiển, với Nguyễn Đình Thi làm thư ký), các ghế Quốc hội phân chia tả hữu, theo đó Việt Quốc, Việt Cách (cánh hữu) ngồi bên tay phải, và các đại biểu Việt Minh, Marxist, Xã hội, Dân chủ ngồi bên tay trái, nhưng theo ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh thì không nên phân chia như vậy, thể hiện một sự đoàn kết trong Quốc hội. Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Thành lập Sau khi Quốc hội được bầu, ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập để thay thế Chính phủ Liên hiệp Lâm thời. Ở các địa phương, các cấp chính quyền liên hiệp được thành lập trong năm 1946. Hoạt động Trong thời gian hoạt động, Chính phủ đã tiếp tục thực hiện các biện pháp, chính sách để giữ vững nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ non trẻ. Về đối nội đã kêu gọi các đảng phái đoàn kết phụng sự quốc gia, thực hiện các chính sách kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục... Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại: "Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại... Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn". Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này. Khi có lộn xộn, lính Trung Quốc bắn chỉ thiên, xông vào giải tán đám biểu tình để vãn hồi trị an. Việt Nam Quốc dân Đảng hoảng hốt khi người Trung Hoa không giúp được gì nhiều trong việc chống lại Việt Minh như họ mong đợi. Ông Nguyễn Duy Thanh, một người theo chủ nghĩa quốc gia buồn rầu nhớ lại: "Không có Trung Hoa ủng hộ, những đảng phái theo chủ nghĩa quốc gia chẳng thể đối phó được với những người Cộng sản" Về đối ngoại đã thực hiện đàm phán với Chính phủ Pháp, ký với đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp J. Sainteny bản Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt ngày 6 tháng 3 năm 1946 cho phép 15.000 quân Pháp ra Bắc thay thế cho 20 vạn quân Tưởng rút về nước. Sau khi bản Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt được ký ngày 6 tháng 3 năm 1946, các đảng phái không cộng sản và thân nước ngoài như Việt Quốc và Việt Cách đã lên tiếng phản đối Chính phủ ký hiệp định này với Pháp. Từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 11 tháng 5 năm 1946 tại Đà Lạt, chính phủ tổ chức một hội nghị dự bị, gặp gỡ giữa 2 phái đoàn Việt và Pháp chuẩn bị cho Hội nghị Fontainebleau chính thức vào tháng 7 năm 1946. Ngày 31 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường sang Pháp theo lời mời của chính phủ nước này. Cùng ngày, phái đoàn chính phủ do Phạm Văn Đồng dẫn đầu cũng khởi hành. Trước khi đi, Hồ Chí Minh bàn giao quyền lãnh đạo đất nước cho Quyền Chủ tịch Nước là cụ Huỳnh Thúc Kháng với lời dặn "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Trước khi lên đường sang Pháp, Hồ Chí Minh dự đoán thời gian ở Pháp "...có khi một tháng, có khi hơn" nhưng cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp 4 tháng trong lúc phái đoàn do Phạm Văn Đồng dẫn đầu tham dự Hội nghị Fontainebleau (diễn ra từ 6 tháng 7 tới 10 tháng 9 năm 1946). Hội nghị Fontainebleau không đem lại kết quả cụ thể nào. Sau khi phái đoàn của Việt Nam về nước, tại Pháp, ngày 14 tháng 9 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp. Ngày 15 tháng 6 năm 1946, người lính cuối cùng của quân đội Trung Hoa Dân Quốc rời khỏi Việt Nam. Các thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng minh Hội mất chỗ dựa hậu thuẫn chính là quân đội Tưởng Giới Thạch và do bất đồng về việc ký Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt ngày 6 tháng 3 cũng như không muốn sáp nhập quân đội vào biên chế Vệ quốc đoàn dưới sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng do Việt Minh kiểm soát do lo sợ bị khống chế rồi bị giải tán dần đã lần lượt rút khỏi chính phủ Liên hiệp. Lãnh tụ đảng Việt Cách là Nguyễn Hải Thần và các thành viên Việt Quốc - Việt Cách khác trong chính phủ như Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh và cánh thân Tưởng do Vũ Hồng Khanh lãnh đạo lưu vong sang Trung Quốc. Các đảng viên Đại Việt phần lớn vẫn ở lại Việt Nam chờ thời cơ. Nguyễn Tường Tam với tư cách Bộ trưởng Bộ Ngoại giao dẫn đầu phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia Hội nghị trù bị tại Đà Lạt, nhưng do bất đồng đã không tham gia hầu hết các phiên họp, sau đó cũng không tham gia Hội nghị Fontainebleau, cuối cùng rời bỏ chính phủ (tài liệu nhà nước nêu Nguyễn Tường Tam thiếu bản lĩnh chính trị, lập trường bấp bênh, biển thủ công quỹ rồi đào nhiệm sang nước ngoài). Việc các thành viên chủ chốt của Việt Quốc, Việt Cách như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh rời bỏ chính phủ, lưu vong sang Trung Quốc đã đánh dấu chấm hết cho thời kỳ hợp tác giữa Việt Minh và các đảng phái không cộng sản tại miền Bắc, trong công cuộc "kháng chiến kiến quốc" mà Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến là biểu tượng. Sự có mặt của quân đội Tưởng Giới Thạch cho tới lúc đó đã đảm bảo sự tồn tại của Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Hai đảng này không có một chương trình gắn kết với nhau để tranh thủ dân chúng như Việt Minh. Những người lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội thì còn xa mới có được những phẩm chất có thể so sánh với Hồ Chí Minh, Võ Nguyễn Giáp và những người có trách nhiệm khác của Việt Minh. Khi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam ngày 15 tháng 6 năm 1946, hiểu theo cách này hay cách khác, Võ Nguyên Giáp quyết định Việt Minh phải hoàn toàn một mình điều khiển bộ máy chính quyền. Võ Nguyên Giáp hối hả hành động ngay với mục tiêu rải khắp: Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội được Trung Hoa Quốc dân Đảng ủng hộ, Việt Nam Quốc dân Đảng (theo Cecil B. Currey tổ chức này mượn danh cách mạng của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1930 do Nguyễn Thái Học sáng lập còn theo David G. Marr thì Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra sức tuyên truyền Việt Nam Quốc dân Đảng phản bội lại sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Thái Học năm 1930 nhưng đến cuối năm 1945 nhiều người dân vẫn không tin vào điều đó), nhóm quốc gia thân Nhật Đại Việt, những người Trotskyist, những người quốc gia chống Pháp, nhóm Công giáo mang tên "chiến sĩ Công giáo". Võ Nguyễn Giáp đã từng bước tìm cách loại bỏ dần các đảng phái này. Ngày 19 tháng 6 năm 1946, Báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh đăng xã luận kịch liệt chỉ trích "bọn phản động phá hoại Hiệp định sơ bộ Pháp Việt mùng 6 tháng 3". Ngay sau đó Võ Nguyên Giáp bắt đầu chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập bằng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền Pháp. Ông cũng sử dụng các binh lính, sĩ quan Nhật Bản tình nguyện ở lại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp (ở Hòn Gai quân Pháp cung cấp cho Việt Minh những khẩu pháo để diệt một số vị trí do quân Đại Việt chiếm giữ) trong chiến dịch này. Một trong những sự kiện nổi tiếng nhất trong chiến dịch trấn áp các đảng phái đối lập là vụ án phố Ôn Như Hầu. Sau khi từ Trung Quốc về Việt Nam, Việt Nam Quốc dân Đảng ngoài việc tìm cách lật đổ Việt Minh để cùng với các đảng phái Việt Cách, Đại Việt... chiếm chính quyền, Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân đảng nhờ có vũ khí do Trung Hoa Dân Quốc chuyển giao còn tổ chức các đội vũ trang mang tên "Thần lôi đoàn", "Thiết huyết đoàn", "Hùm xám"... Các đội vũ trang này đã tổ chức nhiều vụ cướp có vũ trang, bắt cóc, tống tiền, tổ chức ám sát những người theo Việt Minh và cả những người trung lập như ông Ba Viên (Ba Viên bị Quốc dân Đảng nghi ngờ là gián điệp của Pháp, sau khi gặp Hồ Chí Minh, Ba Viên quay về Hà Giang, bắt giữ và hành quyết một số đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng) rồi tuyên truyền đổ lỗi cho Việt Minh đã không đảm bảo được an ninh trật tự ở Hà nội và một số đô thị ở Bắc Bộ. Không những thế đầu tháng 6 năm 1946, Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức cho Nghiêm Xuân Chi (đảng viên Việt Quốc) ám sát một số lãnh đạo của Việt Minh như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh và ông Bồ Xuân Luật, một người cũ của Việt Cách nay đứng về phe Việt Minh. Trước những hoạt động gây mất trật tự an ninh tại Hà Nội và một số thành phố ở Bắc Bộ, Sở Công an Bắc Bộ đã lập chuyên án mà sau này được lấy tên công khai là Chuyên án số 7 phố Ôn Như Hầu. Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, khi đó rút vào hoạt động bí mật, chức danh công khai là Hội trưởng Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương) được Nha Công an Trung ương báo cáo phát hiện được âm mưu của thực dân Pháp câu kết với Việt Nam Quốc dân Đảng đang chuẩn bị đảo chính Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã chỉ đạo phải tập trung trấn áp Việt Nam Quốc dân Đảng, nhưng phải có đủ chứng cứ. Sáng sớm ngày 12 tháng 7 năm 1946, một tiểu đội công an do Lê Hữu Qua chỉ huy bao vây khám xét trụ sở của Đảng Đại Việt tại số 132 Duvigneau, do nghi ngờ Đại Việt cấu kết với Pháp âm mưu tiến hành đảo chính lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đúng vào ngày Quốc khánh Pháp (14 tháng 7 năm 1946) khiến lính canh và các đảng viên Đại Việt không kịp phản ứng. Khi thực hiện cuộc bao vây khám xét này, lực lượng công an chưa có chứng cứ cụ thể và chưa có lệnh của cấp trên nhưng vẫn tiến hành để các thành viên Đại Việt không có thời gian rút vào bí mật và tẩu tán truyền đơn, hiệu triệu lật đổ chính quyền. Tại trụ sở của Đại Việt, lực lượng công an đã tìm thấy nhiều truyền đơn, hiệu triệu chưa kịp tẩu tán cùng nhiều súng ống, lựu đạn. Công an cũng được cho là đã phát hiện một bản kế hoạch có chữ ký của Trương Tử Anh, theo đó Đại Việt sẽ quăng lựu đạn vào lính Pháp gốc Phi trong ngày diễu binh của quân đội Pháp, tiếp đó quân đội Đại Việt hoặc quân đội Pháp sẽ bắt giữ những lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cuối cùng Trương Tử Anh sẽ công bố thành lập chính phủ mới. Lê Giản, Giám đốc Nha Công an Bắc bộ, đưa tài liệu này cho Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng. Ông này đọc rồi nói "Tiêu diệt chúng! Quét sạch toàn bộ! Lũ phản bội! Đồ chó má!". Tuy nhiên, tài liệu này là một bản dự thảo do Trương Tử Anh viết tay chỉ để sử dụng trong Đại Việt Quốc dân Đảng. Lê Giản không cung cấp được bằng chứng về sự thông đồng của Pháp với Đại Việt Quốc dân Đảng trong kế hoạch đảo chính ngày 14 tháng 7 năm 1946 ngoài việc Sainteny tiếp tục muốn tổ chức diễu binh vào ngày đó. Lê Giản tìm Võ Nguyên Giáp và được Giáp chỉ thị tấn công tất cả các văn phòng của Việt Quốc ở Hà Nội và các tỉnh. Sau đó, lúc 7h sáng ngày 12 tháng 7 năm 1946, Việt Nam Công an vụ thực hiện phá vụ án phố Ôn Như Hầu. Chỉ đạo trực tiếp lực lượng công an phá vụ án này là các ông Lê Giản (Giám đốc Nha Công an Bắc Bộ), Nguyễn Tuấn Thức (Giám đốc Công an Hà Nội) và Nguyễn Tạo (Trưởng nha Điệp báo Công an Trung ương). Lực lượng công an xung phong đã thực hiện khám xét các trụ sở Việt Nam Quốc dân Đảng (7 căn nhà) tại Hà Nội, bắt tại chỗ nhiều thành viên của Việt Nam Quốc dân Đảng cùng nhiều tang vật như truyền đơn, vũ khí, dụng cụ tra tấn, đồng thời phát hiện nhiều xác chết tại đó,... Hơn 100 người bị bắt và một số người biến mất không dấu vết. Trong số các thành viên của Quốc dân Đảng bị bắt, có một đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I là Phan Kích Nam. Theo điều tra của Nha công an, Việt Nam Quốc dân Đảng đang chuẩn bị những hành động khiêu khích rất nghiêm trọng. Dự định các thành viên của Việt Nam Quốc dân Đảng sẽ phục sẵn dọc đường quân Pháp diễu hành qua nhân ngày Quốc khánh Pháp, bắn súng, ném lựu đạn để tạo ra những chuyện rắc rối giữa Pháp và Chính phủ, gây sự phá hoại hòa bình rồi tung truyền đơn hô hào lật đổ chính quyền và sau đó đứng ra bắt tay với Pháp. Ngày 16 tháng 7, Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng đã có tuyên bố trấn an dư luận: "Những đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng chân chính, được bảo đảm sự tự do hoạt động trong vòng pháp luật... Những kẻ bắt cóc, tống tiền, ám sát thì phải đem ra pháp luật nghiêm trị. Đây không phải là vấn đề đảng phái. Việc khám xét vừa rồi là việc phải làm để bảo vệ trị an...". Theo quy định của pháp luật thì Phó Chủ tịch nước và Bộ trưởng do Quốc hội bầu, và chỉ phế truất bởi Quốc hội theo thủ tục quy định của pháp luật Trong phiên điều trần trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai liên quan Tạm ước và một số thành viên rời Chính phủ, Hồ Chí Minh có nói: Tạm ước này có ảnh hưởng tới các hiệp ước ký sau không? Trong xã hội loài người, có cái gì mà không ảnh hướng tới cái khác. Tuy vậy, những sự điều đình sau đây không thể vì bản tạm ước này mà bị ràng bó. Bản Tạm ước này tùy theo sự thi hành thế nào, sẽ tạo điều kiện đẩy cho những cuộc điều đình sau mau chóng đạt kết quả.Về ông Phó Chủ tịch Nguyễn Hải Thần, ông Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam, ông Phó Chủ tịch Quân ủy hội Vũ Hồng Khanh, các ông ấy không có mặt ở đây. Lúc Nhà nước đương gặp bước khó khăn, quốc dân tin ở người nào trao người ấy làm công việc lớn mà các ông ấy lại bỏ đi thì các ông ấy phải hỏi lương tâm thế nào? Những người đã bỏ việc đi kia, họ không muốn gánh vác việc nước nhà hoặc họ cũng không đủ năng lực gánh vác, nay chúng ta không có họ ở đây chúng ta cũng cứ gánh vác được như thường. Dù vậy, một số thành viên Việt Quốc, Việt Cách như Chu Bá Phượng, Bồ Xuân Luật vẫn tiếp tục tham gia Chính phủ, kể cả khi lên Việt Bắc. Trương Đình Tri vẫn tiếp tục tham gia chính phủ sau Vụ án phố Ôn Như Hầu. Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội, vẫn có 37 đại biểu Việt Quốc, Việt Cách tham gia (tổng số 291 thành viên tham dự trong tổng số 444 thành viên đã mở rộng so với đầu năm). Cung Đình Quỳ tiếp tục tham gia Ban Thường trực Quốc hội. Chính phủ Liên hiệp Quốc dân Thành lập Ngày 3 tháng 11 năm 1946 Chính phủ Liên hiệp Quốc dân nhiều thành phần được thành lập thay cho Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến nhằm đáp ứng tình hình mới. Hoạt động Trong thời gian kháng chiến, bộ máy hành chính các cấp có nhiều biến đổi. Tổ chức đơn vị hành chính Khu và Liên khu. Thành lập các Ủy ban Kháng chiến các cấp. Cấp Trung ương, thành lập Bộ Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia (1947), sau đổi là Bộ Tổng tư lệnh (1948) rồi Bộ Quốc phòng Tổng tư lệnh. Các cơ quan tư pháp cơ bản tổ chức theo cấp xét xử. Chính phủ từ 1955 đến 1959 Ban đầu, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính thể của nước Việt Nam thống nhất, nhưng thực tế sau năm 1954 thì chỉ quản lý từ Vĩnh Linh trở ra. Sau năm 1954, nhà nước bắt đầu đặt ra các mục tiêu cải tạo xã hội chủ nghĩa. Chính phủ từ 1960 đến 1964 Chính phủ từ 1964 đến 1971 Chính phủ từ 1971 đến 1975 Chính phủ từ 1975 đến 1976 Lập pháp Quốc hội Khóa I Quốc hội Khóa I (Quốc hội lập hiến), với tên gọi lúc đó là Nghị viện Nhân dân, được bầu vào ngày 6 tháng 1 năm 1946, với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 89% và có 333 người trúng cử. Ngày 20 tháng 9 năm 1945, Ủy ban Dự thảo Hiến pháp được thành lập theo Sắc lệnh số 34-SL gồm có 7 thành viên: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại), Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh). Ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dự kiến trưng cầu dân ý toàn quốc thông qua Hiến pháp, bầu cử Nghị viện Nhân dân theo quy định của Hiến pháp mới thay cho Quốc hội lập hiến, nhưng chiến tranh nên không thực hiện được. Khi đó Quốc hội chia theo nhóm: Mác xít, Xã hội chủ nghĩa, Dân chủ, Việt Minh, Đồng minh Hội và Việt Nam Quốc dân Đảng, không kể các đại biểu trung lập. Tiếp đó, Dự án luật Lao động được thông qua và ban hành ngày 8 tháng 11 năm 1946. Đây là dự luật đầu tiên được thông qua. Ngày 31 tháng 9 năm 1959, trong kỳ họp tại Hà Nội, Quốc hội khóa I thông qua Hiến pháp mới. Do tình hình chiến tranh, Hiến pháp 1946 chưa được chính thức công bố và theo một số người chưa từng có hiệu lực về phương diện pháp lý. Quốc hội Việt Nam khóa I cũng đã thông qua Hiến pháp năm 1959 và xem là kế thừa Hiến pháp năm 1946, là Hiến pháp của một nước Việt Nam thống nhất trên cơ sở khẳng định tính hợp hiến, hợp pháp của Quốc hội và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quốc hội Khóa II Quốc hội khóa II được bầu năm 1960, các đại biểu miền Nam đủ tư cách được bầu trong khóa I được lưu nhiệm. Quốc hội Khóa III Quốc hội khóa III được bầu năm 1964, các đại biểu miền Nam đủ tư cách được bầu trong khóa I được lưu nhiệm. Kỳ họp thứ 7 năm 1971 ra nghị quyết miễn nhiệm các đại biểu miền Nam, sau khi Đại hội quốc dân miền Nam bầu ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng Cố vấn bên cạnh Chính phủ. Quốc hội Khóa IV Quốc hội khóa IV được bầu năm 1971. Quốc hội Khóa V Quốc hội khóa V được bầu năm 1975. Tư pháp Giai đoạn 1945–1954 Giải tán một số đảng phái Ngay sau khi thành lập để ổn định tình hình, giữ vững nền độc lập non trẻ, ngoài việc giải tán một số đảng phái với lý do "tư thông với ngoại quốc", "phương hại đến nền độc lập Việt Nam" (như Đại Việt Quốc Xã, Đại Việt Quốc dân Đảng,...) nhằm kịp thời trừng trị "bọn phản cách mạng", bảo vệ chính quyền non trẻ đồng thời giáo dục ý thức về tinh thần cảnh giác cho nhân dân; thì Chính phủ Cách mạng Lâm thời còn ra các sắc lệnh cho phép Ty Liêm phóng có thể bắt những hạng người bị quy là nguy hiểm cho nền Dân chủ Cộng hòa Việt Nam. Thành lập Bộ Tư pháp Bộ Tư pháp Việt Nam được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1945 cùng với Chính phủ Cách mạng Lâm thời do luật sư Vũ Trọng Khánh làm Bộ trưởng, sau tháng 3 năm 1946 thì chuyển giao cho luật sư Vũ Đình Hòe. Đến năm 1960, Bộ Tư pháp giải thể. Thành lập Tòa án Quân sự Ngày 13 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành sắc lệnh thành lập các Tòa án Quân sự để xử tất cả các người nào vi phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo quy định về thành lập Tòa án Quân sự theo Sắc lệnh 21/SL ngày 14 tháng 2 năm 1946 và Sắc lệnh 170/SL của Chủ tịch Chính phủ ngày 14 tháng 4 năm 1948: "Tòa án quân sự xử tất cả các người nào phạm một việc gì, sau hay trước ngày 19 tháng 8 dương lịch năm 1945, có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trừ những việc nào mà phạm nhân là binh sĩ, dù là tòng phạm hay chính phạm, thì thuộc về nhà binh tự xử lấy. Tòa án quân sự có thể tuyên án: tha bổng, tịch thu một phần hay tất cả tài sản, phạt tù từ 1 đến 10 năm, phạt khổ sai từ 5 đến 10 năm, xử tử. Những quyết nghị của tòa án quân sự sẽ đem thi hành ngay, không có quyền chống án, trừ trường hợp xử tử, tội phạm có quyền đề đơn lên Chủ tịch Chính phủ xin ân giảm. Bản án hoãn thi hành để chờ quyết nghị của Chủ tịch Chính phủ". Thành lập Tòa án Nhân dân Đặc biệt Sắc lệnh số 150/SL ngày 12 tháng 4 năm 1953 thành lập Tòa án Nhân dân đặc biệt ở những nơi phát động quần chúng. Mục đích để đảm bảo việc thi hành chính sách ruộng đất, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố chính quyền nhân dân, thúc đẩy kháng chiến đến thắng lợi. Nhiệm vụ Tòa án: Trừng trị những kẻ phản cách mạng, những cường hào gian ác, những kẻ chống lại hoặc phá hoại chính sách ruộng đất; Xét xử những tranh chấp về tài sản, ruộng đất liên quan đến các vụ án trên; Xét xử những tranh cãi về phân định thành phần giai cấp. Thẩm quyền Tòa án Nhân dân Đặc biệt huyện hoặc liên huyện đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh và đi xử lưu động ở các xã có phát động quần chúng. Việc thành lập Tòa án Nhân dân Đặc biệt ở huyện hay liên huyện do Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh quyết định và Ủy ban Kháng chiến Hành chính liên khu duyệt y. Tòa án Nhân dân Đặc biệt có Chánh án, 6 đến 10 thẩm phán, đa số là trung nông và bần cố nông, bần cố nông nhiều hơn trung nông. Chánh án và một nửa số thẩm phán do Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh chọn lựa và Ủy ban Kháng chiến Hành chính liên khu duyệt y. Một nửa số thẩm phán do Nông hội hoặc Hội nghị đại biểu nông dân ở huyện hay liên huyện cử ra. Khi đến xã nào xử thì lấy thêm đại biểu nông dân ở xã đó, nhưng số đại biểu lấy vào không được quá 1/3 tổng số thẩm phán. Sắc lệnh số 233/SL ngày 14 tháng 6 năm 1955 sửa lại quy định trong Sắc lệnh 150/SL: Khi phân tòa đến xã nào xử thì lấy thêm 5 đại biểu nông dân của xã đó. Số đại biểu này do Hội nghị đại biểu nông dân xã bầu ra, và phải là bần cố trung nông; số bần cố nông phải nhiều hơn trung nông. Các đại biểu này có quyền hạn và nhiệm vụ của những thẩm phán. Tòa án này có quyền tuyên: tha bổng, cảnh cáo, bồi thường, tịch thu tài sản, tước quyền công dân, quản chế địa phương, phạt tù có thời hạn, phạt tù chung thân, xử tử hình. Đối với việc duyệt án, án tù dưới 5 năm do Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh duyệt và do Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh ký vào bản án. Án từ 5 năm tù trở lên chung thân và án tử hình thì do Ủy ban Kháng chiến Hành chính liên khu duyệt và do Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính liên khu ký vào bản án. Trong 10 ngày sau khi tuyên án, người bị án có quyền chống án. Giai đoạn 1954–1976 Xây dựng hệ thống pháp luật Sau kháng chiến chống Pháp, Quốc hội khóa I đến khóa V đã thông qua nhiều bộ luật đóng góp vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nền Tư pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngoài ra, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng ban hành các sắc lệnh quy định những vấn đề mà Quốc hội chưa ban hành luật. Ngày 14 tháng 12 năm 1956, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 282/SL để quy định về chế độ báo chí. Sắc lệnh này quy định tất cả các báo chí đều được hưởng quyền tự do ngôn luận, không phải kiểm duyệt trước khi in (Điều 4). Muốn xuất bản một tờ báo phải xin phép trước, phải làm đầy đủ thủ tục khai báo. Sau khi được cơ quan phụ trách về báo chí của Chính phủ cấp giấy phép, tờ báo mới được hoạt động (Điều 8). Ngày 20 tháng 5 năm 1957, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 102/SL-L004 ban hành Luật quy định quyền Lập hội. Luật này quy định lập hội phải xin phép và thể lệ lập hội sẽ do Chính phủ quy định (điều 3). Đồng thời, những hội đã thành lập trước ngày ban hành Luật quy định Quyền Lập hội và đã hoạt động trong vùng tạm bị chiếm trong thời kỳ kháng chiến, nay muốn tiếp tục hoạt động, đều phải xin phép lại (điều 4). Thành lập Viện Công tố Trung ương Năm 1958, Viện Công tố Trung ương (sau là Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao) được thành lập với Viện trưởng đầu tiên là ông Bùi Lâm. Thành lập Tòa án Nhân dân Tối cao Tháng 5 năm 1959, Tòa án Nhân dân Tối cao được thành lập với Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao là luật sư Phạm Văn Bạch. Phân cấp hành chính Sau Cách mạng, đơn vị hành chính các cấp gồm: kỳ, tỉnh, huyện, xã. Thành phố Hà Nội trực thuộc trung ương. Thành phố Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ Lớn trực thuộc kỳ, thành phố Nam Định, Vinh, Bến Thủy, Huế và Đà Nẵng đều tạm coi là Thị xã. Thời kỳ kháng chiến, tổ chức thêm các đơn vị hành chính cấp Khu và Liên khu. Thủ đô kháng chiến đặt ở Việt Bắc. Theo Hiến pháp 1959, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phân cấp hành chính như sau: Trong thành phố trực thuộc trung ương, thời kỳ 1954–1958, có các cấp hành chính quận (ở cả nội thành và ngoại thành), dưới quận có khu phố (ở nội thành) và xã (ở ngoại thành, ngoài ra có phố là cấp không thông dụng, như phố Gia Lâm ở Hà Nội). Năm 1958, nội thành bỏ quận, thay bằng khu phố (gọi tắt là khu), dưới khu phố là khối dân phố, ngoại thành có quận (từ năm 1961 đổi là huyện) và xã. Năm 1974, đổi tên gọi khối dân phố thành cấp tiểu khu. Từ năm 1955, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thiết lập Khu tự trị Thái Mèo (sau đổi là Khu tự trị Tây Bắc) gồm ba tỉnh Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ, và năm 1956 thiết lập Khu tự trị Việt Bắc gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang. Khu tự trị là đơn vị hành chính đệm giữa Trung ương và cấp tỉnh. Năm 1975 cấp này bị bãi bỏ. Các tổ chức chính trị Giai đoạn 1945–1950, Việt Nam có nhiều đảng phái, tổ chức chính trị thuộc nhiều khuynh hướng chính trị, có ý thức hệ khác nhau. Sau khi Quốc gia Việt Nam thành lập thì Đảng Lao động Việt Nam cũng được thành lập, hoạt động công khai. Đến thời điểm đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ còn 3 đảng: Đảng Lao động, Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội trong Mặt trận Liên Việt. Ba đảng này hoạt động công khai trong vùng do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát và ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tất cả các đảng phái, tổ chức khác đều hoạt động công khai trong vùng do Pháp và Quốc gia Việt Nam kiểm soát và ủng hộ Quốc gia Việt Nam chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo. Các đảng, tổ chức chống Pháp Việt Nam Độc lập Đồng Minh (Việt Minh): là tổ chức lớn nhất chống Pháp, không có học thuyết rõ ràng, nhưng theo tài liệu của Mỹ, là những người quốc gia nổi bật (preeminent nationalist); Việt Minh chịu sự ảnh hưởng to lớn của Đảng Cộng sản Đông Dương và chủ nghĩa Marx; Việt Minh hợp nhất với Liên Việt từ tháng 3 năm 1949 thành Mặt trận Liên Việt. Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt): là tổ chức liên hiệp các tổ chức chính trị và xã hội với mục đích đoàn kết tất cả các lực lượng và đồng bào yêu nước Việt Nam không phân biệt đảng phái, giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, dân tộc để làm cho nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, phú cường; Liên Việt được lập ra để kêu gọi các tổ chức chống Pháp mà không thuộc Việt Minh hoặc Đảng Cộng sản Đông Dương; do đó Liên Việt được xem là tổ chức lớn thứ 2 sau Việt Minh; Liên Việt hợp nhất với Việt Minh từ tháng 3 năm 1949 thành Mặt trận Liên Việt Mặt trận Liên Việt: một liên minh chính trị tại Việt Nam từ năm 1951 đến 1955, được thành lập trên cơ sở hợp nhất từ 2 tổ chức Việt Minh và Liên Việt; do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương (sau là Đảng Lao động Việt Nam): tuyên bố giải tán năm 1945 bởi áp lực từ Pháp, Mỹ, và Trung Hoa Dân quốc; hoạt động chính thức trở lại từ Đại hội II với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam; Đảng Cộng sản Đông Dương là lực lượng nồng cốt của Việt Minh; Theo CIA, Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn là nòng cốt của Việt Minh với năm 1931: 1 500 thành viên, 1946: 50 000 thành viên, 1950: 400 000 thành viên. Đảng Dân chủ Việt Nam: tổ chức của giới trung lưu, phần lớn hoạt động ở Bắc Bộ, ủng hộ Việt Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đảng Xã hội Việt Nam: theo khuynh hướng dân chủ xã hội, ủng hộ Việt Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc): có hệ tư tưởng là chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo học thuyết Tam Dân; phần lớn thành viên ủng hộ Trung Hoa Dân quốc, về sau theo Pháp rồi di tản vào miền nam; một nhóm nhỏ tách ra theo kháng chiến và ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội (Việt Cách): là một nhóm liên minh năm 1942; phần lớn ủng hộ Trung Hoa Dân quốc rồi sau ủng hộ Pháp; một nhóm nhỏ tách ra theo kháng chiến ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; sau suy yếu rồi tan rã từ cuối năm 1946 . Phong trào Đệ Tứ Quốc tế (Trotskyist): chống cả Pháp lẫn Việt Minh; sau bị Việt Minh tiêu diệt từ tháng 10 năm 1945. Nhóm Bình Xuyên chống Pháp: lực lượng Bình Xuyên của thủ lĩnh Dương Văn Dương, em trai Dương Văn Hà và Huỳnh Văn Trí chỉ huy, về sau sát nhập vào Vệ Quốc Đoàn của Việt Minh; một bộ phận li khai ủng hộ Pháp và Bảo Đại Thanh niên Tiền phong: tổ chức chính trị - xã hội hoạt động chủ yếu tại Nam Kỳ trong năm 1945; được xem là tổ chức lớn mạnh nhất tại Nam Bộ; Thanh niên Tiền phong gia nhập Việt Minh sau Cách mạng Tháng Tám Các đảng, tổ chức liên minh với Pháp Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp: là một liên minh có thiên hướng ủng hộ cựu hoàng Bảo Đại, chủ trương thành lập Quốc gia Việt Nam để đoàn kết ba kỳ của Việt Nam, giành độc lập cho Việt Nam và thành lập một nhà nước cộng hòa dân chủ nhưng không tách khỏi khối Liên hiệp Pháp. Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội: tái thành lập năm 1946 ở Trung Quốc, có khoảng 5.000 thành viên, định hòa giải với Việt Minh nhưng không thành, ủng hộ Bảo Đại nhưng đòi cứng rắn với Pháp. Việt Nam Quốc dân Đảng (không kể nhóm theo Việt Minh): có khoảng 5.000 thành viên chủ yếu ở miền Bắc, ủng hộ Bảo Đại. Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng: tách ra từ các nhóm Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài theo Việt Minh ban đầu, ở Nam Bộ, sau đó tháng 11 năm 1947 do tranh chấp với Hòa Hảo, không còn hoạt động. Đoàn thể Dân chúng: chống Việt Minh, thành lập ở Hà Nội, đến 1949 gần như tan rã. Việt Nam Quốc gia Thanh niên Đoàn: nhóm nhỏ Bắc kỳ. Đoàn thể Cao Đài: là tổ chức do Phạm Công Tắc lãnh đạo, bị chia rẽ. Vào tháng 1 năm 1948, Cao Đài đã ký kết một hiệp ước hòa bình với Phật giáo Hòa Hảo, và cam kết hỗ trợ cho Bảo Đại. Phạm Công Tắc công khai đứng về phía chính phủ Bảo Đại vào tháng 7 năm 1949. Phật giáo Hòa Hảo: chống Anh – Pháp giai đoạn 1945 thời Huỳnh Phú Sổ, sau ủng hộ cho phục hồi Bảo Đại, nhưng quan hệ với các phe phái khác và Pháp còn căng thẳng. Tịnh độ cư sĩ: chủ yếu người gốc Hoa. Việt Nam Liên đoàn Công giáo: ban đầu ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau được Ngô Đình Diệm đưa vào Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp ủng hộ Bảo Đại. Liên khu Bình Xuyên: ban đầu hợp tác với Việt Minh, sau một nhóm tách ra hợp tác với Bảo Đại, nhưng cảnh giác với Pháp. Việt Nam Quốc gia Liên hiệp: thành lập tháng 12 năm 1947, tại Hà Nội vận động chính trị ủng hộ Bảo Đại, nhưng hoạt động ít hiệu quả. Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội: phục hồi từ 1947 từ các phần tử dân tộc chủ nghĩa theo gương Nhật Bản, hoạt động ít hiệu quả. Trong năm 1946 và 1947 Cường Để vận động Mỹ chống Pháp, Hồ Chí Minh và Bảo Đại hòa giải, nhưng Cường Để chết 1951, tổ chức tan vỡ. Đảng Dân chủ Đông Dương, Đảng Dân chủ Nam Kỳ, Mặt trận Nhân dân Đông Dương, và Phong trào Nhân dân Nam Kỳ, ủng hộ cho giải pháp của Pháp, ít nhiều hỗ trợ cho Bảo Đại. Kinh tế Kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nền kinh tế chỉ theo khuôn mẫu của chế độ xã hội chủ nghĩa được áp dụng ở phía bắc vĩ tuyến 17, trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955–1975. Nhưng đến năm 1986, sau khi đất nước được thống nhất, chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nó cũng được áp dụng ở cả phía nam vĩ tuyến 17, áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam là thực hiện cách mạng với hai mục tiêu "đưa miền Bắc tiến lên xã hội chủ nghĩa" và "dùng hậu phương miền Bắc đấu tranh giải phóng miền Nam". Nông nghiệp Giữa năm 1955 và năm 1956, một cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành với mục đích lấy ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho nông dân. Cuộc cải cách đã phạm phải nhiều sai lầm như đấu tố nhầm, tràn lan, xử tội không thông qua tòa án hoặc chỉ qua "tòa án nhân dân". Các nhà lãnh đạo chính quyền, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã chính thức phải xin lỗi trước dân chúng về các sai lầm này đồng thời cách chức và xử phạt nhiều cán bộ. Trong 3.563 xã thuộc 22 tỉnh và những vùng ngoại thành ở miền Bắc đã thực hiện cải cách ruộng đất, các đội cải cách ruộng đất đã chỉ ra 47.890 địa chủ, chiếm 1,87% tổng số hộ và 2,25% tổng số nhân khẩu ở nông thôn. Trong số địa chủ đó, có 6.220 hộ là cường hào gian ác, chiếm 13% tổng số hộ địa chủ. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 14 về tổng kết cải cách ruộng đất đã nêu rõ: "Những tên địa chủ có nhiều tội ác với nông dân và là phản động đầu sỏ cùng một số tổ chức của chúng đã bị quần chúng tố cáo và bị trừng trị theo pháp luật". Số địa chủ bị tuyên án tử hình trong chương trình Cải cách ruộng đất không được thống kê chính xác và gây tranh cãi. Các nhà nghiên cứu phương Tây đưa ra các số liệu rất khác nhau và không thống nhất, theo Gareth Porter: từ 800 đến 2.500 người bị tử hình; theo Edwin E. Moise (sau một công cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn): vào khoảng 5.000; theo giáo sư sử học James P. Harrison: vào khoảng 1.500 người bị tử hình cộng với 1.500 bị giam giữ. Do tiến hành vội vã, nhiều địa chủ bị kết án oan sai, nên từ năm 1956, các chiến dịch sửa sai được tiến hành, các địa chủ bị kết án oan được trả tự do, minh oan, trả lại danh dự và được tạo điều kiện sinh sống. Qua cải cách ruộng đất ở miền Bắc, trên 810.000 hecta ruộng đất của đế quốc và địa chủ, ruộng đất tôn giáo, ruộng đất công và nửa công nửa tư đã bị tịch thu, trưng thu, trưng mua để chia cho 2.220.000 hộ nông dân lao động và dân nghèo ở nông thôn, bao gồm trên 9.000.000 nhân khẩu. Như vậy là 72,8% số hộ ở nông thôn miền Bắc đã được chia ruộng đất. Tính đến tháng 4 năm 1953, số ruộng đất trực tiếp tịch thu của địa chủ chia cho nông dân bằng 67,67% tổng số ruộng đất mà địa chủ chiếm hữu nǎm 1945. Trong một thời gian ngắn (đến 1955), các công trình thủy lợi bị Pháp phá hủy đều dần được khôi phục, diện tích tưới lên lại 202.374 ha. Năm 1958, sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy lợi nói riêng đã vượt mức trước chiến tranh. Nghị quyết 63 của Bộ Chính trị đưa ra mục tiêu “thắng được hạn hán, úng, bão, xâm nhập mặn và lụt lớn”. Công trình đại thủy nông Bắc Hưng Hải được chọn làm đột phá với nhiệm vụ tưới tiêu cho 156.000 ha. Ngày 1/10/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khởi công công trình. Trong thời gian thi công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống động viên và kiểm tra 4 lần: “Bây giờ chịu khó phấn đấu trong mấy tháng. Sau này sẽ hưởng hạnh phúc lâu dài hàng trăm năm”. Trong giai đoạn 1955-1959, sản lượng lương thực quy thóc từ 3,76 triệu tấn năm 1955 tăng lên 5,19 triệu tấn năm 1959. Đầu năm 1965 đã xây dựng được 3.139 điểm cơ khí nhỏ, 7 trạm và 32 đội máy kéo, 33 công trình thủy lợi lớn, 1.500 công trình vừa và nhỏ được khôi phục và xây dựng, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho hơn 500.000 ha diện tích trồng trọt. Nông nghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, năng suất thấp dần dần trở thành một nền nông nghiệp được cơ khí hóa. Năm 1965, miền Bắc chỉ có 7 huyện và 640 hợp tác xã đạt mức sản lượng 5 tấn/ha/năm thì đến năm 1967 tăng lên 30 huyện và 2.628 hợp tác xã đạt đến mức sản lượng trên. Tỉnh Thái Bình, huyện Thanh Trì (Hà Nội), huyện Đan Phượng (Hà Tây) trở thành "vùng quê 5 tấn" (đạt năng suất 5 tấn lúa/1 hécta) đầu tiên trong lịch sử. Cải tạo kinh tế Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố: Thời kỳ khôi phục kinh tế đã kết thúc và mở đầu thời kỳ phát triển kinh tế một cách có kế hoạch. Tháng 11 năm 1958, Đảng Lao động Việt Nam quyết định đề ra kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa trong 3 năm (1958–1960) và tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa (bao gồm hợp tác hóa nông nghiệp và cải tạo tư bản tư doanh), kế hoạch phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hóa của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 12 năm 1958. Đến cuối năm 1960, ở miền Bắc có 84,8% số hộ nông dân đã gia nhập hợp tác xã, chiếm 76% tổng diện tích canh tác, 520 hợp tác xã ngư nghiệp chiếm 77,2% tổng số hộ đánh cá, có 269 hợp tác xã nghề muối chiếm 85% tổng số hộ làm muối. Ở thành thị, 100% số cơ sở công nghiệp tư bản tư doanh thuộc diện cải tạo đã được tổ chức thành xí nghiệp công tư hợp doanh, xí nghiệp hợp tác, 1.553 doanh nhân thành người lao động. Có 90% tổng số thợ thủ công trong diện cải tạo đã tham gia các hợp tác xã thủ công nghiệp, trong đó hơn 70.000 thợ thủ công chuyển sang sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh vực thương nghiệp, đến 60% tổng số người buôn bán nhỏ, làm dịch vụ, kinh doanh ngành ăn uống thuộc diện cải tạo đã tham gia hợp tác xã, tổ mua bán, làm đại lý cho thương nghiệp quốc doanh và trên 10.000 người đã chuyển sang sản xuất. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961–1965) Bước vào thực hiện Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất, miền Bắc chuyển sang giai đoạn lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm. Nhiệm vụ cơ bản của Kế hoạch 5 năm là ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội. Ngành công nghiệp được ưu tiên đầu tư xây dựng. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, từ năm 1961 đến năm 1964, vốn đầu tư xây dựng cơ bản dành cho công nghiệp là 48%, trong đó công nghiệp nặng chiếm gần 80%. Giá trị sản lượng ngành công nghiệp nặng năm 1965 tăng ba lần so với năm 1960. Trong những năm 1961–1965, 100 cơ sở sản xuất mới được xây dựng hoặc mở rộng như các nhà máy: cơ khí Hà Nội, cơ khí Trần Hưng Đạo, xe đạp Thống Nhất, đóng tàu Bạch Đằng, điện Uông Bí, khu gang thép Thái Nguyên,... Các khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội), các nhà máy đường Vạn Điểm, Sông Lam, sứ Hải Dương, pin Văn Điển, dệt 8/3, dệt kim Đồng Xuân,... đã sản xuất nhiều mặt hàng phục vụ dân sinh và quốc phòng. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp nhẹ cùng với tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Trong nông nghiệp, sau khi đưa đại bộ phận nông dân vào các hợp tác xã, từ năm 1961, các địa phương thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao. Nông dân áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Hệ thống thủy nông phát triển, nhiều công trình mới được xây dựng, tiêu biểu như công trình Bắc–Hưng–Hải. Nhiều hợp tác xã đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc/ha cây trồng. Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, liên huyện, đường sông, đường hàng không được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn trước. Sự phát triển của nền kinh tế miền Bắc đã tạo điều kiện để miền Bắc tăng cường chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Trong 5 năm (1961–1965), một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men được chuyển vào chiến trường. Nhiều cán bộ, chiến sĩ trong lĩnh vực quân sự, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế được huấn luyện và đưa vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng. Mặc dù vẫn còn những khó khăn trong nền kinh tế như sản xuất hàng hóa phục vụ đời sống nhân dân còn thiếu, phải nhập khẩu từ các nước xã hội chủ nghĩa; các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cao còn chưa nhiều, song Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961–1965) đã làm thay đổi to lớn bộ mặt xã hội miền Bắc. Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961–1965) đang thực hiện có kết quả thì ngày 7 tháng 2 năm 1965, Mỹ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc Việt Nam. Miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện chiến tranh. Giai đoạn 1966–1976 Bước vào giai đoạn mới với tình huống chiến tranh phá hoại miền Bắc rất khốc liệt bằng không quân của Mỹ qua hai đợt (1964–1968 và 1972), Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương kịp thời để chuyển hướng kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng: Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, Nghị quyết Trung ương 105 (1965) và Chỉ thị 143 trung ương (1969) về chuyển hướng phát triển công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp trong tình hình mới có chiến tranh; Chỉ thị số 11 của phủ Thủ tướng (9 tháng 1 năm 1971) về ổn định và cải tiến công tác quản lý công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (đợt thí điểm cải tiến quản lý công nghiệp bước I), Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường cải tiến công tác quản lý công nghiệp thời kỳ hoà bình khôi phục 1973–1975 (đợt cải tiến quản lý công nghiệp bước II). Tinh thần và nội dung của sự chuyển hướng này không chỉ là để phù hợp với tình hình thời chiến, mà còn nhằm đổi mới cơ chế quản lý là xác định đường lối công nghiệp hoá cho phù hợp với điều kiện quá độ từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Chủ trương và những nội dung chủ yếu chuyển hướng phát triển công nghiệp trong giai đoạn mới là: Thứ nhất, di chuyển nhanh chóng các cơ sở sản xuất và kho tàng về nơi sơ tán, bảo vệ an toàn xí nghiệp, duy trì sản xuất trong mọi tình huống, cải tiến công tác tổ chức sản xuất công nghiệp phù hợp với tình hình có chiến tranh, kết hợp sản xuất và chiến đấu, đảm bảo cung cấp các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu và duy trì đời sống nhân dân không bị đảo lộn trong chiến tranh. Thứ hai, khẩn trương xây dựng và phát triển mạng lưới công nghiệp địa phương về các vùng hậu phương trung du và miền núi, phân bố lại sản xuất công nghiệp để gắn với nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, gắn công nghiệp với nông nghiệp và với các ngành kinh tế quốc dân khác, gắn kinh tế với quốc phòng. Thứ ba, chấn chỉnh lề lối quản lý kinh tế, chống căn bệnh hành chính tập trung quan liêu, tăng cường tính tự chủ của cơ sở, giảm sự can thiệp hành chính vào kinh doanh. Cuối cùng, tính tới yêu cầu phát triển lâu dài, ngay trong chiến tranh vẫn tiến hành nghiên cứu điều tra cơ bản, thăm dò và khảo sát, lập quy hoạch dài hạn, có kế hoạch đào tạo đội ngũ để chuẩn bị cho xây dựng lớn khi hoà bình. Thuế khóa Thuế nông sản Loại thuế chính là thuế nông sản, đánh trực tiếp và tính theo đầu người chứ không phải theo năng suất. Dưới 70 kg nông sản/người thì được miễn thuế. Nhà nước đánh thuế 5% ở ngạch 70–95 kg/người và tăng lên thành 44% ở ngạch trên 1800 kg/người. Đất mới đưa vào canh tác thì được miễn 5 năm. Khoảnh đất 100 m² vườn cũng được miễn. Thuế gián tiếp Thuế nhập khẩu tùy thuộc vào mặt hàng; hàng hóa thuộc hàng xa xỉ phẩm chịu 100% thuế. Thuế mổ thịt gia súc là 10%. Ngoài ra có thuế chợ, thuế cầu, thuế đò, và thuế con niêm. Đóng góp Nhà nước cũng huy động quyên góp cho các công trình và chi phí một cách tự nguyện. Ngoại giao Ngay từ khi mới thành lập chính quyền, Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh đã đặt ra yêu cầu "Phải mở cho được một cửa ngõ ra thế giới". Ban đầu, ông hướng tới nước Mỹ do mối quan hệ đồng minh chống Nhật. Tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tám lần gửi thư đến Tổng thống Harry S. Truman và Ngoại trưởng James F. Byrnes, nhưng không nhận được hồi âm. Tháng 7, chính phủ cử Nguyễn Đức Quỳ làm Phái viên tại Thái Lan, đây cũng là cơ quan đại diện ngoại giao đầu tiên của chính quyền Việt Nam tại nước ngoài. Trong chuyến đi Pháp năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ David Ben-Gurion, lãnh đạo phong trào phục quốc Do Thái. Lãnh đạo Việt Nam ngỏ ý sẵn sàng thiết lập đại diện ngoại giao khi chính phủ Do Thái lưu vong được thành lập, đồng thời có thể cho những người Do Thái đến Tây Nguyên tị nạn. Năm 1947, Việt Nam đặt cơ quan liên lạc đầu tiên tại Yangon (Miến Điện). Từ tháng 1 cùng năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu duy trì điện đàm với các nhà lãnh đạo Ấn Độ khi nước này giành được quyền tự trị từ người Anh. Tuy vậy, trong 4 năm đầu, quan hệ ngoại giao chính thức duy nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là với Pháp, khi Pháp công nhận là một nước tự do thuộc Liên hiệp Pháp tại Hiệp định sơ bộ năm 1946. Nhưng hiệp định này không còn giá trị khi Pháp thực hiện thảm sát ở phố Hàng Bún và Thảm sát Hải Phòng. Cho đến khi chiến tranh nổ ra, các nước khác vẫn coi Việt Nam là một lãnh thổ thuộc địa của Pháp, mặc dù về mặt thực tế, Việt Nam đã là một quốc gia thống nhất, độc lập và có chủ quyền với sự lãnh đạo của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhất là từ sau Tổng tuyển cử năm 1946. Năm 1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt liên lạc với Hệ thống xã hội chủ nghĩa và bắt đầu được nhiều nước công nhận, khởi đầu bởi Trung Quốc (18/1/1950) và Liên Xô (30/1/1950), tiếp theo là CHDCND Triều Tiên (31/1/1950), Đông Đức (2/2/1950), Tiệp Khắc (2/2/1950), România (3/2/1950), Ba Lan (4/2/1950), Hungary (4/2/1950), Bulgaria (8/2/1950), Albania (13/3/1950). Năm 1954, Mông Cổ mới đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Cùng năm khi tiếp quản Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh công nhận cơ quan ngoại giao của Ấn Độ tại Hà Nội. Ngày 17 tháng 10 năm 1954, Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru sang thăm Việt Nam. Tháng 11, Thủ tướng Miến Điện U Nu sang thăm Việt Nam. Bang giao với Ấn Độ cùng với Indonesia và Miến Điện vẫn giữ ở bậc lãnh sự. Ở Trung Đông và Bắc Phi thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lập bang giao với Maroc và Algérie. Cuba là quốc gia duy nhất ở Tây bán cầu có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các nước Tây phương thì mãi đến năm 1968 mới lập phòng liên lạc và đại diện bán chính thức là Thụy Sĩ. Tuy nhiên đây chỉ là cấp bán chính thức, không có đại sứ. Năm 1969, Thụy Điển là quốc gia Tây Âu đầu tiên thiết lập ngoại giao toàn phần với miền Bắc kể cả trao đổi đại sứ. Theo sau đó là Sénégal (1969), Ceylon (1970), Thụy Sĩ (1971), Ấn Độ (1972), Chile và Pakistan. Tính đến hết tháng 12 năm 1972, có 49 quốc gia bang giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 12 tháng 4 năm 1973. Năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đứng 2 đơn gia nhập Liên Hợp Quốc nhưng bị Mỹ phủ quyết cả hai. Tuy nhiên cũng năm này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được gia nhập 2 tổ chức quốc tế là WMO (World Meteorological Organization, Tổ chức Khí tượng Thế giới) ngày 7 tháng 8 năm 1975 và WHO (World Health Organization, Tổ chức Y tế Thế giới) ngày 22 tháng 10 năm 1975. Đây là hai tổ chức quốc tế đầu tiên (không kể những tổ chức riêng của khối Xã hội chủ nghĩa) quốc gia này tham gia. Quân đội Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban đầu gồm nhiều lực lượng độc lập nhau, ở cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Sau nhiều lần sáp nhập, tổ chức lại, các lực lượng quân sự do Việt Minh và các nhóm chính trị khác chỉ huy thống nhất trong một hệ thống quân sự duy nhất là Vệ quốc đoàn, sau Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Ở miền Nam, Vệ quốc đoàn có nhiều đơn vị của các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên tuy chấp hành những chỉ thị quân sự của cấp trên nhưng lại từ chối tiếp nhận các chính ủy do cấp trên cử xuống. Sau những xung đột quân sự giữa các đơn vị do giáo phái chỉ huy với những đơn vị do Việt Minh chỉ huy, và nhất là sau khi giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của Hòa Hảo mất tích, phần lớn lực lượng quân sự của các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên ly khai khỏi Vệ quốc đoàn hợp tác với chính phủ Nam Kỳ tự trị thuộc Pháp và sau này với Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam được gọi với cái tên Quân đội nhân dân Việt Nam. Đến tháng 9 năm 1954, Quân đội nhân dân Việt Nam trở thành tên gọi chính thức. Sau năm 1975, quân đội của nước Việt Nam thống nhất vẫn giữ tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam cho đến nay. Giáo dục Xem thêm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ghi chú Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài |- | width="30%" align="center" rowspan="3"| Tiền nhiệm:Đế quốc Việt Nam Đông Dương thuộc Pháp | width="40%" align="center" | Việt Nam Dân chủ Cộng hòa1945–1954 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa(Bắc vĩ tuyến 17 )1954–1976 Cộng hòa Miền Nam Việt Nam(Nam vĩ tuyến 17)1969–1976 | width="30%" align="center" rowspan="3"| Kế nhiệm:Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam |- Cựu quốc gia châu Á Chiến tranh Đông Dương Chiến tranh Việt Nam Vùng phân chia Cựu cộng hòa xã hội chủ nghĩa Lịch sử Việt Nam Cựu quốc gia ở Đông Nam Á Chiến tranh bán đảo Đông Dương
3367
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C4%83m%20Cam
Năm Cam
Năm Cam (tên khai sinh: Trương Văn Cam; 22 tháng 4 năm 1947 – 3 tháng 6 năm 2004) là một trùm tội phạm có tổ chức khét tiếng ở Việt Nam, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh và là bị cáo chính trong vụ án Năm Cam và đồng phạm nổi tiếng. Trong quá trình bảo kê các quán karaoke và tụ điểm đánh bạc ở Thành phố Hồ Chí Minh, Năm Cam cùng băng nhóm phạm nhiều tội. Tháng 10 năm 2003, Năm Cam bị tòa án xử tử hình vì 7 tội bao gồm giết người, hối lộ, cố ý gây thương tích, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, che giấu tội phạm, tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài, ngày 3 tháng 6 năm 2004 thi hành án bằng hình thức xử bắn. Việc xét xử Năm Cam và đồng bọn đã làm cho dư luận Việt Nam và toàn thế giới chú ý. Số tội phạm ra hầu tòa là 156 bị cáo, một kỷ lục. Phiên sơ thẩm kéo dài từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2003, bản án dài hàng trăm trang. Việc phá được Vụ án Năm Cam được báo giới và chính quyền Việt Nam công nhận là một chiến công lớn trong phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó vụ án cũng được coi là mang ý nghĩa chống tham nhũng. Đầu đời và bước đầu phạm tội Trương Văn Cam sinh ngày 22 tháng 4 năm 1947 trong một gia đình nghèo tại Sài Gòn, là con của ông Trương Văn Bưởi (mất năm 1957), từ Quảng Nam vào Sài Gòn lập nghiệp những năm đầu thế kỷ 20; và bà Nguyễn Thị Hường (mất năm 1962). Năm Cam có người chị là Trương Thị Xẩm (tức Tư Xẩm), ngoài ra cha mẹ hắn còn có 2 đứa con khác nhưng đã qua đời ở quê vì bạo bệnh. Thuở nhỏ hắn có biệt danh là "Cam Hổ", "Siêu Cam". Vì là con thứ năm trong gia đình nên hắn còn có tên là Năm Cam. Năm Cam bắt đầu những hoạt động phạm pháp khi còn rất trẻ. Khi còn trẻ, anh đã nổi tiếng khắp địa phương vì những cuộc thanh toán nhau bằng dao rựa đầy tàn bạo và những cách để không bị cảnh sát phát hiện. Sớm trở thành một tay xã hội đen, Văn Cam được Huỳnh Tỳ, một nhân vật có quyền lực trong Hội Tam Hoàng chi nhánh Sài Gòn, tiếp tay cho vào thế giới ngầm phạm tội lúc bấy giờ. Thời gian đầu tại Sài Gòn, Năm Cam là đàn em thân tín của trùm giang hồ khét tiếng nhất đất Sài Gòn thập niên 1960, Đại Cathay, người được coi là nhân vật số một hay đứng đầu "Tứ đại thiên vương" Sài Gòn. Chính trong thời gian theo chân Cathay, Năm Cam đã học được từ Cathay cách điều hành và tổ chức sòng bạc nhằm thu lợi lớn, là nguồn thu chính trong thời kỳ anh chiếm lĩnh Sài Gòn những năm 1990. Ban đầu anh làm chân gác sòng bạc cho người anh rể Nguyễn Văn Sy (tức Bảy Sy) ở khu vực Cầu Muối, quận Nhì, Sài Gòn, thuộc địa bàn bảo kê trước đây của Đại Cathay. Năm Cam hoạt động cờ bạc chuyên nghiệp cùng với Thành "đô la", Nguyễn Văn Nhã (Sáu Nhã), khi có kinh nghiệm hơn thì được giữ vai trò phát hỏa, cắm xường trong sòng bạc của Bảy Sy. Tháng 12 năm 1962, để bảo vệ sòng bạc tại khu Da Heo, hẻm 100 đường Nguyễn Công Trứ, Bảy Sy dùng dao đâm chết Nguyễn Văn Lót (Trần Ánh Tuyết). Để cứu lấy sự nghiệp cờ bạc của anh rể, Năm Cam đã đứng ra nhận tội thay. Do lúc đó Năm Cam đang ở độ tuổi vị thành niên (mới 15 tuổi) nên ngày 10 tháng 4 năm 1964, tòa án Sài Gòn xử phạt 3 năm tù giam về tội "Cố ý đả thương nhân thương trí mạng". Trong tù, Năm Cam đã đánh chết một trung sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tháng 1 năm 1965, Năm Cam được trả tự do. Sau khi bị Đại Cathay thôn tính các sòng bạc ở quận Nhất, sòng bạc của Bảy Sy cũng bị xóa sổ. Mất chỗ dựa của Bảy Sy, Năm Cam đến cầu cứu Phạm Văn Hiếu, tức Hiếu "Trọc", sinh năm 1949, là trùm giang hồ Quận 4, con của một sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa có tên Phạm Văn Triệu vốn khét tiếng ở chốn Sài Gòn thời bấy giờ. Hiếu "Trọc" mang quân hàm thiếu úy, có lần đã từng chĩa súng hù bắn chết một sĩ quan cấp trên trong một quán bar, chuyên tổ chức các vụ "ăn bay" — tức cướp giật bằng xe gắn máy với tốc độ cao, nhận hàng tiếp vụ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Năm Cam xin nhập băng nhưng không được chấp nhận vì "bản lĩnh và tuổi đời giang hồ" của Năm Cam còn quá ít. Sau đó, anh đăng trình vào Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1966. Tháng 8 năm 1966, trong chiến dịch "bài trừ du đãng, chấn hưng đạo đức, thượng tôn pháp luật" của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Đại Cathay và hầu hết giang hồ có tiếng ở Sài Gòn bị đày ra đảo Phú Quốc. Năm 1967, Bảy Sy được trả tự do ra trại, mua lại sòng bài cẩu của Năm Thông Lợi, gọi Năm Cam và Sáu Nhã (Nguyễn Văn Nhã) ra phụ giúp việc phát hỏa và cắm xường. Để giải quyết ân oán giang hồ, theo lệnh Bảy Sy, Năm Cam và Sáu Nhã lập kế hoạch giết Tài "chém" — một trùm giang hồ khét tiếng quận Nhất. Sự việc không thành, Năm Cam bị đàn em Tài "chém" truy đuổi. Sau, Hiếu "Trọc" xin tha cho mạng sống của Năm Cam và Hiếu "Trọc" đã xin cho Năm Cam nhập ngũ ở vị trí lính kiểng quân tiếp vận thuộc Đại đội 313, Sư đoàn 4 đóng quân tại đường Nguyễn Văn Thoại (nay là đường Lý Thường Kiệt, Quận 11), sau là vận động viên bơi lội thuộc Cục Quân vận Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Hoạt động tội phạm Năm 1971, Năm Cam bị Cảnh sát Hàng Keo, Sài Gòn bắt giữ về tội đánh bạc và bị giam bảy ngày, sau đó bị giao cho Tòa án Quân sự Thành phố Sài Gòn xử lý và trả về đơn vị cũ. Hoạt động của Năm Cam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 chưa có một vai trò gì đáng kể trong giới giang hồ và các tổ chức tội phạm ở Sài Gòn, chủ yếu theo chân hoặc núp bóng người khác như vai trò gác sòng, cắm xường, phát hỏa cho sòng bạc khi còn là đàn em Đại Cathay hay làm trong sòng bạc của Bảy Sy. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, Năm Cam nổi lên thành một tội phạm nguy hiểm. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Năm Cam xuất ngũ, ra trình diện Ban Quân quản Quận 4 rồi bị đưa đi học tập cải tạo ba ngày tại phường Lý Nhơn (nay là Phường 6, Quận 4). Sau khi học tập cải tạo, Năm Cam làm nghề buôn bán đồng hồ cũ, radio cũ tại chợ trời Huỳnh Thúc Kháng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Do không đủ uy tín trong giới cờ bạc, Năm Cam tìm tới Tám Phánh (một chủ sòng bạc lớn ở Sài Gòn trước năm 1975). Dựa vào đó, Năm Cam đã trình bày chiến thuật mới được Tám Phánh chấp thuận là tổ chức đánh bạc vào giờ nghỉ của cơ quan hành chính, thời gian kéo dài khoảng hai tiếng, chọn lựa khách quen, xong thì giải tán. Ngày 3 tháng 6 năm 1978, Năm Cam bị Công an Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh bắt vì hành vi đánh bạc và được trả tự do sau 2 tháng trong trại. Đến ngày 30 tháng 12 năm 1980, anh lại bị Đội Cảnh Sát Điều Tra tội phạm có tổ chức, Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giam 2 năm trong trại Đồng Phú về tội đánh bạc. Ngày 20 tháng 5 năm 1995, Năm Cam một lần nữa bị đưa vào trại cải tạo 3 năm tại Thanh Hà vì tội tổ chức đánh bạc trái phép. Một thời gian sau, anh được ra tù trước thời hạn vào ngày 4 tháng 10 năm 1997. Trong thời gian bị tạm giam, cơ quan điều tra đã cố buộc tội anh bao gồm cả những tội danh khi anh còn trẻ, gồm cả việc anh băm các ngón tay của đối thủ trên thớt thịt. Tuy nhiên, kế hoạch đã thất bại do nạn nhân và anh trai nạn nhân được thông báo mất tích sau một chuyến đi đánh bắt cá. Với kinh nghiệm lãnh đạo đàn em, Năm Cam được đánh giá là người có tay nghề cao, tinh vi khi ra lệnh và hướng dẫn đàn em mình, đảm bảo rằng để lại càng ít bằng chứng càng tốt thông qua việc ngụy tạo chứng cứ của mình và chỉ đạo đàn em mình sử dụng tín hiệu riêng bí mật. Qua việc kinh doanh sòng bạc, Năm Cam đã thu được khối tài sản đáng kể. Vụ tấn công Lê Ngọc Lâm Từng có thời Lê Ngọc Lâm và Năm Cam xảy ra xích mích, giằng co trong giới giang hồ. Để giải quyết mâu thuẫn, Năm Cam đã chỉ đạo đối thủ sau này của mình là Dung Hà hành hung Lâm vào tối ngày 14 tháng 7 năm 1999. Lâm may mắn sống sót sau vụ tấn công, nhưng lượng axit cao tạt vào người khiến anh bị thương nghiêm trọng và gây biến dạng ngoại hình. Sau đó, cơ quan chức năng điều tra kết luận Năm Cam là chủ mưu vụ tấn công, trong khi đàn em của Dung Hà là người thực hiện còn Nguyễn Văn Thọ là người mua axit. Các trọng tội hình sự Năm 1994, Năm Cam lại bị bắt nhưng được ân xá ngay năm sau đó nhờ Trần Mai Hạnh và Phạm Sỹ Chiến. Không chỉ hai người này, Năm Cam còn hối lộ cho các quan chức từ địa phương đến quan chức cấp cao hơn trong Chính phủ Việt Nam để những công việc phạm pháp mình trót lọt. Vụ ám sát Dung Hà Một trong các trọng tội dẫn đến án tử hình dành cho Năm Cam là việc chủ mưu giết Vũ Thị Hoàng Dung (tức Dung Hà) — một nữ trùm xã hội đen nổi tiếng gốc Hải Phòng sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm Cam từng đề nghị Dung Hà hợp tác mở rộng mạng lưới cờ bạc ra miền Bắc nhưng Dung Hà lại có ý định thành lập băng đảng riêng làm Năm Cam tức giận. Dung Hà vì muốn làm bẽ mặt Năm Cam nên lệnh cho đàn em đến quậy phá, ném mắm tôm, chuột chết, phân người, rắn rết xuống sàn nhảy một vũ trường của Năm Cam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhục nhã và tức tối, Năm Cam đã lệnh cho đàn em là Nguyễn Tuấn Hải (tức Hải "bánh") đi giết Dung Hà. Khi thấy Dung đang ngồi chơi trước quán karaoke số 17 Bùi Thị Xuân, Hải "bánh" chỉ đạo cho đàn em thân tín của mình dùng súng lục ổ xoay 9mm bắn chết Dung Hà ở cự ly gần vào rạng sáng ngày 2 tháng 10 năm 2000. Vào thời điểm đó, Dung Hà đã cử vệ sỹ riêng đi đuổi một tên gây náo loạn gần đó. Khi nghe thấy tiếng súng, tên vệ sỹ này đã dùng súng lục nhắm bắn một phát vào đàn em Hải "bánh". Dù sau đó lũ đàn em đã chạy thoát mà không xảy ra thương tích gì, nhưng không ai biết chuyện gì đã xảy ra sau đó với tên vệ sỹ. Tuy nhiên theo một đàn em thân tín của Dung Hà thì hắn đã trốn ra nước ngoài sau khi bị một tên đàn em có thanh thế của Dung Hà đe doạ vì đã thất bại trong việc bảo vệ Dung Hà. Năm Cam đã bị khởi tố do có liên quan đến cái chết của Dung Hà, nhưng đã hối lộ cho các quan chức. Đến ngày 4 tháng 6 năm 2003, Năm Cam bị kết án tử hình vì ra lệnh ám sát Dung Hà và hối lộ các quan chức để các hoạt động phi pháp của mình được làm ăn yên ổn. Nhưng phải đến khi cơ quan công an thu thập đầy đủ chứng cứ, tài liệu, bảo mật lời khai của các bị cáo Nguyễn Tuấn Hải, Nguyễn Việt Hưng và Nguyễn Xuân Trường, thì Trương Văn Cam mới chính thức khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình trước công chúng. Tội danh và hình phạt Phiên toà xét xử Năm Cam tại Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những vụ án lớn nhất lịch sử Việt Nam. Margie Mason từ hãng tin AP bình luận về phiên toà như sau: "Trùm giang hồ khét tiếng nhất Việt Nam đã ra hầu toà cùng 154 bị cáo khác trong phiên toà có thể coi là một trong những phiên toà quan trọng nhất của chính quyền Cộng sản. Năm Cam bị khởi tố với 7 tội danh. Hắn sẽ phải nhận án tử nếu bị kết án. Các đồng phạm của hắn gồm hai thành viên đầy quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã bị khai trừ khỏi Đảng, 13 sĩ quan cảnh sát cấp cao, ba cựu công tố viên và ba nhà báo nhà nước". Phiên toà có 3 thẩm phán, 80 luật sư cùng 30 nhân chứng. Những bị cáo khác gồm Phan Thị Trúc, vợ cả của Năm Cam, bị khởi tố với tội hối lộ, cho vay nặng lãi và che giấu tội phạm. Con Năm Cam cũng bị khởi tố và kết án với tội hối lộ. Tổng số bị cáo hầu toà là 154 người, tất cả đều bị buộc tội như giết người và làm lộ bí mật quốc gia. Ngày 30 tháng 10 năm 2003, ở phiên sơ thẩm, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kết án Trương Văn Cam bảy tội bao gồm "giết người, hối lộ, cố ý gây thương tích, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, che giấu tội phạm, tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài". Tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Năm Cam viết đơn kháng cáo, nhưng tại phiên phúc thẩm, tòa đã tuyên y án tử hình. Ngày 3 tháng 6 năm 2004, bản án thi hành. Trước đó Năm Cam viết đơn xin Chủ tịch nước Trần Đức Lương ân xá nhưng đã bị bác bỏ, trước khi ra pháp trường thi hành án bằng biện pháp xử bắn, viết lá thư cho con gái út hiện đang đi tu, ghi là rất xin lỗi và ân hận, mong được tha thứ để sang thế giới bên kia làm lại cuộc đời. Bốn người bị đem xử bắn chung với Năm Cam bao gồm Châu Phát Lai Em, Nguyễn Hữu Thịnh, Nguyễn Việt Hưng và Phạm Văn Minh. Chú thích Liên kết ngoài Thắng "Tài Dậu" - Người cuối cùng trong vụ án bắn chết Dung Hà đầu thú, Tiền phong Người Sài Gòn Người Quảng Nam Người Thành phố Hồ Chí Minh N Dân tù tội Việt Nam N Phật tử Việt Nam Nhân vật trong chiến tranh Việt Nam Người bị xử tử hình vì tội giết người Người họ Trương tại Việt Nam Tội phạm Việt Nam
3370
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C4%83m%20ch%C3%AD%20tuy%E1%BA%BFn
Năm chí tuyến
Năm chí tuyến (tiếng Anh gọi là: tropical year) là độ dài thời gian mà Mặt Trời (được quan sát từ Trái Đất) trở lại đúng vị trí trên đường hoàng đạo (đường của nó giữa các ngôi sao trên bầu trời). Năm chí tuyến còn có nhiều tên gọi khác: năm hồi quy, năm phân chí hay năm trôpic. Độ dài chính xác của khoảng thời gian này phụ thuộc vào điểm được chọn trên hoàng đạo: nếu bắt đầu từ điểm xuân phân ở bán cầu bắc, là một trong bốn điểm chính trên hoàng đạo, thì ta có khái niệm năm xuân phân; còn nếu lấy trung bình của tất cả các điểm trên hoàng đạo thì ta có khái niệm năm chí tuyến trung bình. Trên Trái Đất, chúng ta nhận biết được sự tiến triển của năm chí tuyến từ sự chuyển động rất chậm của Mặt Trời từ phía nam lên phía bắc và sự quay trở lại. Đường bắc chí tuyến (chí tuyến chòm sao Cự Giải) và nam chí tuyến (chí tuyến chòm sao Ma Kết) là các vĩ độ cực bắc và cực nam mà Mặt Trời đạt đến trong chu trình của nó. Vị trí của Mặt Trời có thể được đo bằng sự thay đổi mỗi ngày tại thời điểm giữa trưa của độ dài bóng kim của đồng hồ mặt trời (một cột hay que thẳng đứng hoặc nghiêng theo trục Trái Đất). Đây là phương pháp "tự nhiên" nhất để tính độ dài của năm với ý nghĩa "sự thay đổi của độ chiếu sáng sinh ra các mùa". Vì điểm xuân phân lùi lại dọc theo hoàng đạo một cung 50,29" mỗi năm (do tuế sai của trục Trái Đất) nên phải mất 25.770 năm nó mới đi hết một vòng hoàng đạo. Từ đó suy ra 25.770 năm thiên văn = 25.771 năm chí tuyến. Do đó, một năm chí tuyến = 0,999961197 năm thiên văn. Nói cách khác, một năm chí tuyến ngắn hơn năm thiên văn khoảng 0,000038803 x 365,2564 x 24 x 60 = 20,409 phút (năm 2000, sự chênh lệch là 20,409 phút; năm 1900 là 20,400 phút). Đó chính là thời gian Mặt trời (thực ra là Trái Đất) đi hết cung 50,29" trên hoàng đạo. Sở dĩ độ dài năm chí tuyến phụ thuộc vào điểm được chọn trên hoàng đạo vì quỹ đạo Trái Đất có dạng ellipse nên độ dài cung 50,29" tại mỗi điểm là khác nhau. Càng gần điểm cận nhật (ngày 3 hoặc 4 tháng 1), cung đó càng ngắn, tức là năm chí tuyến càng dài. Do đó, xét trong 4 điểm xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí thì năm chí tuyến tại điểm đông chí là dài nhất, còn tại điểm hạ chí là ngắn nhất. Các phân biệt cụ thể Chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo của nó (và như vậy là chuyển động biểu kiến của Mặt Trời giữa các ngôi sao) là không hoàn toàn đều vì sự nhiễu động trọng trường gây ra bởi Mặt Trăng và các hành tinh. Vì thế thời gian giữa hai sự trôi qua kế tiếp của một điểm cụ thể trên hoàng đạo sẽ biến đổi. Thêm nữa, vận tốc của Trái Đất trên quỹ đạo của nó biến đổi do quỹ đạo của nó là một hình ellipse chứ không phải đường tròn. Ngoài ra, vị trí của điểm phân trên quỹ đạo cũng thay đổi do tuế sai. Kết quả là (giải thích dưới đây) độ dài của năm chí tuyến phụ thuộc vào điểm cụ thể mà ta chọn trên hoàng đạo mà Mặt Trời trở lại. Vì vậy các nhà thiên văn học đã định nghĩa năm chí tuyến trung bình, là trung bình của tất cả các điểm trên hoàng đạo; nó có độ dài khoảng 365,242 2 ngày SI. Bên cạnh đó, các năm chí tuyến đã được định nghĩa cho các điểm cụ thể trên hoàng đạo: cụ thể là năm xuân phân, được bắt đầu và kết thúc khi Mặt Trời xuất hiện hai lần kế tiếp ở điểm xuân phân. Nó có độ dài khoảng 365,242 4 ngày. Sự phức tạp bổ sung: Chúng ta có thể đo thời gian hoặc là như "ngày có độ dài cố định": ngày SI bằng 86.400 giây SI, được xác định bởi các đồng hồ nguyên tử, hay ngày động học được xác định bởi chuyển động của Mặt Trăng và các hành tinh; hay trong ý nghĩa của ngày "tự nhiên", xác định bằng sự tự quay của Trái Đất trong mối liên quan tương hỗ với Mặt Trời. Độ dài của ngày tự nhiên trung bình là dài hơn một chút so với ngày đo bằng các đồng hồ (hay ngược lại, ngày đồng hồ là ngắn hơn một chút so với ngày đo bằng Mặt Trời). Cần phải sử dụng ngày tự nhiên trung bình vì ngày tự nhiên "tức thời" biến đổi một cách tuần tự theo thời gian, như phương trình thời gian đã chỉ ra. Như đã được giải thích trong Sai số trong tính toán năm chí tuyến , việc sử dụng giá trị của "năm chí tuyến trung bình" để dẫn chiếu tới năm xuân phân được định nghĩa ở trên, thực sự là tạo ra sai số. Thuật ngữ "năm chí tuyến" trong ý nghĩa thiên văn chỉ dẫn chiếu đến năm chí tuyến trung bình kiểu Newcomb có độ dài 365,242 2 ngày SI. Năm xuân phân dài 365,242 4 ngày tự nhiên cũng là quan trọng vì nó là cơ sở của phần lớn các loại lịch dựa theo Mặt Trời, nhưng nó không phải là "năm chí tuyến" đối với các nhà thiên văn học ngày nay. Số lượng ngày tự nhiên trong năm xuân phân dao động trong khoảng 365,242 4 và 365,242 3 trong vài thiên niên kỷ và sẽ rất gần với 365,242 4 trong vài thiên niên kỷ nữa. Sự ổn định dài hạn này là sự ngẫu nhiên thuần túy, vì trong kỷ nguyên của chúng ta sự chậm lại của sự tự quay, gia tốc của chuyển động trung bình trên quỹ đạo, và hiệu ứng tại điểm phân của các thay đổi cụ thể xảy ra trong quỹ đạo Trái Đất gần như có thể loại bỏ. Trái lại, năm chí tuyến trung bình, được đo bằng ngày SI, là ngắn hơn. Nó đã bằng 365,242 3 ngày SI tại khoảng năm 200 và hiện nay nó gần bằng 365,242 2 ngày SI. Giá trị trung bình hiện tại Vào kỷ nguyên J2000 (1 tháng 1 năm 2000, 12h TT), năm chí tuyến trung bình là: 365,242 189 670 ngày SI. Vì sự thay đổi trong tỷ lệ tuế sai và trong quỹ đạo của Trái Đất, nên tồn tại sự thay đổi đều đều của độ dài năm chí tuyến. Nó có thể biểu diễn theo đa thức của thời gian; hệ số tuyến tính là: −0,000 000 061 62 × a ngày (Hệ số a là số năm Julius tính từ năm 2000 về sau), hay khoảng 5 ms/năm, nó có nghĩa là 2.000 năm trước thì năm chí tuyến là dài hơn bây giờ 10 giây. Ghi chú: Công thức này cũng như các công thức dưới đây sử dụng ngày bằng chính xác 86.400 giây SI. Hệ số a được đo trong năm Julius (365,25 ngày) từ kỷ nguyên (2000). Thang đo thời gian là Thời gian Trái Đất hay TT (trước đây là Thời gian thiên văn hay ET) dựa trên các đồng hồ nguyên tử; nó không phải là Thời gian vũ trụ tức UT, là cái tuân theo sự tự quay không dự đoán trước được của Trái Đất. Sai số (nhỏ nhưng tính được) (gọi là ΔT) là thích hợp cho các ứng dụng dẫn chiếu đến thời gian và ngày được quan sát từ Trái Đất, như các loại lịch và nghiên cứu về các quan sát thuộc về lịch sử thiên văn như nhật thực. Các độ dài khác nhau Như đã đề cập trên đây có một số lựa chọn để tính độ dài năm chí tuyến, phụ thuộc vào điểm tham chiếu được chọn. Lý do của nó là trong khi tuế sai của điểm phân là gần đều thì vận tốc biểu kiến của Mặt Trời lại không như vậy. Khi Trái Đất gần với điểm cận nhật trên quỹ đạo của nó (hiện nay khoảng ngày 3–4 tháng 1), nó (và như vậy là Mặt Trời được xét từ Trái Đất) chuyển động nhanh hơn trung bình; vì thế thời gian cần đạt được khi nó gần trong khu vực của điểm này là nhỏ hơn một cách tương đối, và "năm chí tuyến" được đo cho điểm này sẽ dài hơn trung bình. Đây là trường hợp nếu ta đo thời gian để Mặt Trời trở lại điểm đông chí đối với bán cầu bắc (khoảng ngày 21–22 tháng 12), là điểm rất gần với điểm cận nhật. Ngược lại, điểm hạ chí của bán cầu bắc hiện tại là gần với điểm viễn nhật, khi đó Trái Đất chuyển động chậm hơn trung bình. Vì thế thời gian nó cần đạt được gần điểm này là lớn hơn trung bình: vì thế năm chí tuyến được đo ở điểm này là ngắn hơn trung bình. Các điểm phân là trung gian và hiện tại các năm chí tuyến được đo ở các điểm này rất gần với giá trị của năm chí tuyến trung bình như đã đề cập trên đây. Vì điểm phân thực hiện được đủ chu kỳ trong tương quan với điểm cận nhật (trong khoảng 21.000 năm), độ dài của năm chí tuyến như đã được định nghĩa với dẫn chiếu tới điểm cụ thể trên hoàng đạo dao động xung quanh năm chí tuyến trung bình. Giá trị hiện tại và sự thay đổi hàng năm của thời gian để trở lại các điểm chính trên hoàng đạo là [1] (tên gọi các điểm này là đối với bắc bán cầu): Xuân phân: 365,242 374 04 + 0,000 000 103 38 × a ngày Hạ chí: 365,241 626 03 + 0,000 000 006 50 × a ngày Thu phân: 365,242 017 67 − 0,000 000 231 50 × a ngày Đông chí: 365,242 740 49 − 0,000 000 124 46 × a ngày Lưu ý rằng trung bình của bốn cái này là 365,242 2 ngày SI (năm chí tuyến trung bình). Con số này hiện nay là đang nhỏ hơn 365,242 2 một chút, có nghĩa là năm đang ngắn hơn (khi được đo theo giây). Hiện nay, vận tốc tự quay thực sự là đang chậm hơn và ngày trong tương lai sẽ dài hơn (đo theo giây). Vì thế số ngày thực sự của năm cũng đang bị giảm đi. Sai biệt giữa các dạng khác nhau của năm là tương đối nhỏ đối với chuyển động hiện tại trên quỹ đạo của Trái Đất. Tuy nhiên, trên Sao Hỏa thì sai số giữa các dạng khác nhau của năm theo độ lớn là nhiều hơn: năm xuân phân = 668,590 7 ngày Sao Hỏa, năm hạ chí = 668,588 0 ngày, năm thu phân = 668,594 0 ngày, năm đông chí = 668,595 8 ngày, với năm chí tuyến là 668,592 1 ngày 1. Điều này xảy ra bởi độ lệch tâm quỹ đạo lớn hơn của Sao Hỏa. Cũng cần phải lưu ý rằng quỹ đạo Trái Đất phải trải qua các chu kỳ tăng và giảm độ lệch tâm theo thang độ thời gian khoảng 100.000 năm (chu kỳ Milankovitch), và độ lệch tâm của nó có thể đạt tới khoảng 0,06 vì thế trong tương lai xa Trái Đất sẽ có các giá trị lệch nhau nhiều hơn cho các năm phân (xuân phân/thu phân) và năm chí (đông chí/hạ chí). Năm trên lịch Sự phân biệt này cần thiết để nghiên cứu lịch. Lễ hội chuyển động chính của Thiên chúa giáo là lễ Phục Sinh. Có vài phương pháp khác nhau để tính ngày Phục Sinh đã được sử dụng trong thời kỳ ban đầu của Thiên chúa giáo, nhưng cuối cùng quy tắc thống nhất đã được chấp nhận là lễ Phục Sinh sẽ được kỷ niệm vào ngày chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn trong/sau ngày xuân phân, và ngày được thiết lập là ngày 21 tháng 3. Nhà thờ vì vậy đã chọn nó làm khách thể để giữ ngày xuân phân vào/gần ngày 21 tháng 3, và năm theo lịch cần được đồng bộ với năm chí tuyến như đã được đo bằng trung bình khoảng thời gian giữa hai kỳ xuân phân. Từ khoảng năm 1000 thì năm chí tuyến trung bình (được đo theo ngày SI) đã trở thành ngắn hơn đáng kể so với trung bình khoảng cách hai xuân phân (đo theo ngày thực tế), vì vậy khoảng cách giữa hai xuân phân kế tiếp được đo theo ngày SI trở nên dài hơn đáng kể. Hiện nay lịch Gregory hiện tại có năm trung bình là: 365 + 97/400 = 365,242 5 ngày. Mặc dù nó rất gần với năm xuân phân (phù hợp với mục đích của cải cách lịch Gregory năm 1582), nó là hơi dài hơn, và không phải là xấp xỉ tối ưu khi xem xét với các phân số liệt kê dưới đây. Lưu ý rằng phép tính xấp xỉ 365 + 8/33 được sử dụng trong lịch Iran là có lẽ tốt hơn và 365 + 8/33 đã được xem xét bởi Roma và nước Anh như là một hướng khác của cải cách lịch tôn giáo Gregory năm 1582. Xấp xỉ Phần thập phân của năm xuân phân như nêu trên đây đã cho ta các tiếp cận khác nhau để lấy giá trị trung bình giữa các xuân phân kế tiếp (tức là phần của ngày). Các tiếp cận này có thể sử dụng để thêm vào giữa các năm thường có 365 ngày bằng năm nhuận có 366 ngày sao cho giữ năm trên lịch đồng bộ với điểm xuân phân: 365 (Không thêm ngày) 365 + 1/4 (chu kỳ Julius; 1/4 nghĩa là 1 năm nhuận trong 4 năm) 365 + 7/29 (6/24 + 1/5 nghĩa là 6 chu kỳ Julius, tiếp theo là 1 năm nhuận trong 5 năm) 365 + 97/400 (chu kỳ Gregory) 365 + 8/33 (chu kỳ Khayyam; 7/28 + 1/5 nghĩa là 7 chu kỳ Julius, tiếp theo là 1 năm nhuận trong 5 năm) 365 + 143/590 (17 x (7/28 + 1/5) + 6/24 + 1/5)) Lưu ý: Là 590 năm bởi vì độ dài năm sẽ thay đổi, cần thiết phải có sự hoãn lại bằng một nội chu kỳ 7 trong 29. Thêm nữa, các tính toán hiện đại chỉ ra rằng năm xuân phân nằm giữa 365,242 3 và 365,242 4 ngày theo lịch (có nghĩa là ngày Mặt Trời được đo trong UT) trong bốn thiên niên kỷ gần đây và sẽ là 365,242 4 ngày trong vài thiên niên kỷ tiếp theo. Có điều này vì sự ngẫu nhiên của sự triệt tiêu của các yếu tố ảnh hưởng tới độ lớn của năm chí tuyến theo các phép đo cụ thể nào đó trong kỷ nguyên hiện tại. Xem thêm Năm thiên văn Năm Julius (thiên văn) Năm điểm cận nhật Lịch Sao Hỏa Tham khảo [1] Derived from: Jean Meeus (1991), Astronomical Algorithms, Ch.26 p. 166; Willmann-Bell, Richmond, VA. ISBN 0-943396-35-2; based on the VSOP-87 planetary ephemeris. Jean Meeus and Denis Savoie, "The history of the tropical year", Journal of the British Astronomical Association 102 (1992) 40–42.2 Đơn vị đo thời gian Lịch Chu kỳ quỹ đạo Thuật ngữ thiên văn học Chiêm tinh học phương Tây Đơn vị thời gian Thời gian trong thiên văn học
3372
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kit%C3%B4%20gi%C3%A1o
Kitô giáo
Kitô giáo, đạo Kitô hay Cơ Đốc giáo là một tôn giáo Abraham độc thần, đặt nền tảng vào cuộc đời, con người và những lời giáo huấn của Jesus thành Nazareth (như trong Tân Ước). Đây là tôn giáo lớn nhất thế giới với khoảng 2,6 tỷ tín đồ (chiếm đa số ở 157 quốc gia và vùng lãnh thổ). Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng Giêsu là con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Cựu Ước (còn gọi là kinh thánh Do Thái hoặc Tanakh), rằng Ngài đã chịu đau khổ, bị đóng đinh, và sau ba ngày sống lại từ cõi chết, cứu rỗi nhân loại. Kitô giáo đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa phương Tây. Kitô giáo ban đầu là một giáo phái Do Thái ở Đền thờ thứ hai trong Do Thái giáo thời Hy Lạp đô hộ vào thế kỷ thứ nhất ở tỉnh Judea của La Mã. Các sứ đồ của Jesus và những người theo họ lan rộng khắp Levant, Châu Âu, Tiểu Á, Lưỡng Hà, Nam Kavkaz, Carthage cổ đại, Ai Cập và Ethiopia, bất chấp sự ngược đãi đáng kể ban đầu. Nó nhanh chóng thu hút những người ngoại đạo kính sợ Chúa, điều này dẫn đến việc xa rời phong tục của người Do Thái, và sau sự sụp đổ của Jerusalem, Kitô giáo dần dần tách khỏi Do Thái giáo. Trải qua hai thiên niên kỷ, các bất đồng về thần học và giáo hội học đã hình thành các hệ phái Kitô giáo khác nhau. Cảnh giáo và Chính thống giáo Cổ Đông phương tách khỏi Đại Giáo hội sau Công đồng Ephesus (431) và Công đồng Chalcedon (451). Công giáo Tây phương và Chính thống giáo Đông phương cắt đứt hiệp thông với nhau trong cuộc Ly giáo Đông–Tây năm 1054. Kháng Cách (thường gọi là Tin Lành), không phải là một hệ phái đơn nhất nhưng là thuật từ nhóm hợp, phát sinh từ cuộc Cải cách Kháng nghị thế kỷ 16. Từ nguyên Từ nguyên của "Kitô" là (Khristos) trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là "Đấng được xức dầu", dịch theo danh hiệu Messiah trong tiếng Hebrew. Trong tiếng Việt, người Công giáo dùng từ "Kitô" để gọi danh hiệu này của Giêsu, trong khi người Tin Lành thường dùng từ "Christ". Bên cạnh từ "Kitô" phiên âm qua tiếng Bồ Đào Nha được sử dụng bởi tín hữu Công giáo, còn có từ "Cơ Đốc" xuất phát từ chữ Nho (基督) và thường được tín hữu Tin Lành sử dụng. Ngoài ra, một số người cũng dùng cách gọi Thiên Chúa giáo để chỉ Công giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung. Lịch sử Nguồn gốc đức tin Theo Kinh thánh, Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ, muôn loài trong 6 ngày và ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi. Ông Adam và bà Eva không nghe lời Thiên Chúa đã ăn trái của "cây biết điều thiện điều ác" (trái cấm) nên bị Thiên Chúa đuổi khỏi Vườn địa đàng. Hai người này truyền tội lỗi (gọi là tội tổ tông, nguyên tội) cho con cháu là loài người. Bởi loài người mang tội, Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và chịu khổ hình để loài người được hòa giải với Thiên Chúa. Vậy tâm điểm việc cứu rỗi của Kitô giáo là Giêsu, do đó trọng tâm của cuộc sống Kitô hữu là niềm xác tin rằng Giêsu là Con Thiên Chúa giáng trần, là Đấng Messiah. Danh hiệu "Messiah" có nguồn gốc từ tiếng Do Thái , nghĩa là "đấng được xức dầu", chuyển ngữ sang tiếng Hy Lạp là . Kitô hữu tin rằng, là Đấng Messiah, Giêsu được Thiên Chúa xức dầu để tể trị và cứu rỗi nhân loại, Giêsu đến để làm ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng Messiah trong Cựu Ước. Trọng tâm của đức tin Kitô giáo là qua sự chết và phục sinh của Giêsu, con người tội lỗi được phục hòa với Thiên Chúa, nhờ đó mà nhận lãnh sự cứu rỗi và lời hứa được hưởng sự sống đời đời. Trong khi những tranh luận thần học về bản thể của Giêsu vẫn đang tiếp diễn, thì phần lớn Kitô hữu tin rằng Giêsu là Thiên Chúa nhập thể, Giêsu "là Thiên Chúa và là con người" trong ý nghĩa trọn vẹn của cả hai bản tính. Vì Giêsu là người nên phải trải qua những đau khổ và bị cám dỗ như con người bình thường, nhưng không hề phạm tội. Vì là Thiên Chúa, Giêsu đánh bại quyền lực sự chết và sống lại từ kẻ chết. Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa đã cho Giêsu sống lại từ cõi chết, đặt Giêsu ngồi bên hữu của Chúa Cha và Ngài sẽ trở lại để làm ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng Messiah như sự phục sinh, sự phán xét sau cùng và sự thiết lập Vương quốc của Thiên Chúa. Kitô giáo được biết đến từ thế kỷ thứ nhất khi các môn đồ của Giêsu được gọi là Kitô hữu tại thành Antiochia xứ Syria (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), nơi họ đến để lánh nạn và định cư sau những cuộc bức hại đầu tiên tại xứ Judea. Nền thần học của Kitô giáo sơ khai được thành lập và truyền bá bởi sứ đồ Phaolô và các sứ đồ khác. Theo Tân Ước, Giêsu tự xưng mình là Đấng Messiah mà dân Do Thái vẫn hằng mong đợi, nhưng đã bị nhóm lãnh đạo Tôn giáo và Dân sự cũng như dân chúng chối từ và bị xem như là chống lại Đền thờ và luật lệ thời đó. Giêsu nói với tổng trấn Pontius Pilatus rằng "Ta là đường đi, chân lý và sự sống. Chẳng bởi Ta thì không ai được đến với Cha". Ngài bị buộc tội phạm thượng do dám gọi Thiên Chúa là Cha và bị kết án tử hình bởi chính quyền La Mã vào năm 30. Tuy nhiên Giêsu được Pontius Pilatus, tổng trấn người La Mã, gọi là "Vua của dân Do Thái". Theo các sách Phúc âm, người La Mã buộc tội Giêsu vì muốn xoa dịu sự bất bình của giới cầm quyền Do Thái, nhưng một số học giả cho rằng đó là cách mà Đế chế La Mã trừng phạt những người chống đối họ. Kitô hữu tin rằng Cựu Ước đã tiên báo cái chết và sự sỉ nhục mà Giêsu phải chịu như đã chép trong Tân Ước. Sách Isaiah ngụ ý rằng Giêsu bị vả, nhổ, đấm vào mặt, bị đánh bằng roi cũng như bị sỉ nhục. Kitô hữu xem sự phục sinh của Giêsu là nền tảng của đức tin và là biến cố quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Theo Tân Ước, Giêsu là tâm điểm của Kitô giáo, bị đóng đinh trên thập tự giá, chết và mai táng trong mộ, đến ngày thứ ba thì sống lại. Theo ký thuật của Tân Ước, sau khi sống lại, Giêsu, trong những lần khác nhau tại những địa điểm khác nhau, đã đến gặp mười một sứ đồ và các môn đồ, trong đó có lần xuất hiện trước sự chứng kiến của "hơn năm trăm người", sau đó thì về trời. Các sứ đồ của Giêsu là nhân chứng về cuộc đời, lời giảng và sự sống lại của Giêsu. Ngoài ra còn có nhiều môn đồ (đến 70 người) trong đó có James, Mark, Luca, Maria Madalena,... những người này theo Giêsu trong các cuộc hành trình và họ chứng kiến khi Giêsu giảng dạy và làm nhiều phép lạ. Sau khi Giêsu bị đóng đinh, các sứ đồ và các môn đệ khác công bố rằng Giêsu đã sống lại từ cõi chết và họ khởi sự rao giảng thông điệp mới. Các sứ đồ và môn đệ này đã viết các sách Phúc âm và các Thư tín. Trong số 27 sách của Tân Ước, nhiều quyển được cho là viết bởi Phaolô. Ông cũng là tác giả của hầu hết mười bốn thư tín và một số truyền thuyết cho rằng ông cũng là tác giả của Thư gửi tín hữu Do Thái. Phúc âm Luca và sách Sách Công vụ Tông đồ được cho là viết bởi Luca, người chịu ảnh hưởng trực tiếp của Phaolô. Phaolô là môn đồ của Gamaliel, một nhân vật có thanh thế trong tòa công luận. Phaolô được xem như là nhà truyền giáo quan trọng nhất rao giảng thông điệp Kitô cho thế giới bên ngoài. Hội thánh sơ khai Kitô giáo Do Thái Kitô giáo đã phát triển trong thế kỷ thứ nhất vốn là Do Thái giáo Đền thờ thứ hai đã bị Hy Lạp hóa. Kitô giáo Do Thái nhanh chóng thu hút những người ngoại bang kính sợ Đức Chúa Trời, đặt ra vấn đề cho quan điểm tôn giáo Do Thái của nó, vốn nhấn mạnh vào việc tuân thủ chặt chẽ các điều răn của người Do Thái. Sứ đồ Phao-lô đã giải quyết vấn đề này bằng cách nhấn mạnh rằng sự cứu rỗi bởi đức tin nơi Giêsu, và cái chết và sự phục sinh của Ngài. Việc ông rời bỏ phong tục Do Thái đã dẫn đến việc thành lập Kitô giáo như một tôn giáo độc lập. Các thư tín, Phúc Âm trong Tân Ước chứa đựng các tín điều và thánh ca sơ khai, cũng như các tường thuật về Cuộc Khổ nạn, ngôi mộ trống và Phục sinh. Kitô giáo ban đầu lan rộng đến các nhóm tín đồ trong số các dân tộc nói tiếng Aramaic dọc theo bờ biển Địa Trung Hải của Đế chế La Mã và xa hơn nữa, vào cả Đế chế Parthia và Đế chế Sasanian sau này. Kitô giáo tiền Nicaea Kitô giáo tiền Nicaea là thời kỳ sau Kitô giáo Do Thái cho đến Công đồng Nicaea I vào năm 325. Vào đầu thời kỳ tiền Nicaea, đức tin Kitô giáo đã lan rộng khắp Tây Âu và Lưu vực Địa Trung Hải, đến Bắc Phi. Một cấu trúc Giáo hội chính thức hơn đã phát triển từ các cộng đồng sơ khai, và nhiều học thuyết đã phát triển. Những bức thư của Sứ đồ Phao-lô gửi cho các cộng đồng sơ khai ở Rome, Hy Lạp và Tiểu Á đã được lưu hành vào cuối thế kỷ thứ nhất. Đến đầu thế kỷ thứ 3, đã tồn tại một tập hợp các tác phẩm Kitô giáo ban đầu tương tự như Tân Ước hiện tại, mặc dù vẫn còn những tranh cãi về tính chính tắc. Đến thế kỷ thứ 4, đã tồn tại sự nhất trí trong Giáo hội Latin liên quan đến các văn bản kinh điển được đưa vào quy điển Tân Ước, và đến thế kỷ thứ 5, các Giáo hội Đông phương, với một số ngoại lệ, đã chấp nhận Khải Huyền và do đó đã hòa hợp với nhau về vấn đề kinh điển. Chấp nhận ở Đế Chế La Mã Vua Tiridates III đã biến Kitô giáo trở thành quốc giáo ở Armenia từ năm 301 đến năm 314. Constantine I đã tiếp xúc với Kitô giáo khi còn trẻ, và trong suốt cuộc đời, sự ủng hộ của ông đối với tôn giáo ngày càng lớn, đỉnh điểm là lễ rửa tội trên giường bệnh của ông. Trong triều đại của ông, cuộc đàn áp Kitô hữu do nhà nước hậu thuẫn đã chấm dứt với Sắc lệnh khoan dung năm 311 và Sắc lệnh Milan năm 313. Chịu ảnh hưởng của cố vấn Mardonius, cháu trai của Constantine là Julian cố gắng đàn áp Kitô giáo nhưng không thành. Vào ngày 27 tháng 2 năm 380, Theodosius I, Gratian và Valentinian II đã thành lập Công đồng Nicaea I với tư cách là Giáo hội của Đế chế La Mã. Constantine cũng có công trong việc triệu tập Công đồng Nicaea I vào năm 325, nhằm tìm cách giải quyết thuyết Arian và xây dựng Tín điều Nicene, vẫn được sử dụng trong Công giáo, Chính thống giáo Đông phương, Lutheran, Anh giáo và nhiều giáo hội Tin lành khác. Kitô giáo thời trung cổ Với sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã ở phương Tây, đánh dấu sự bắt đầu của thời kỳ trung cổ, giáo hoàng trở thành một tay chơi chính trị, lần đầu tiên có thể thấy được trong hoạt động ngoại giao của Giáo hoàng Leo với người Hung và người Vandal. Giáo hội cũng bước vào một thời gian dài hoạt động truyền giáo và mở rộng giữa các bộ lạc khác nhau. Trong khi những người theo thuyết Arian thiết lập án tử hình đối với những người ngoại đạo cũng như người Hungary, người Đức, người Celtic, người Baltic và một số dân tộc Slavơ. Khoảng năm 500, Thánh Benedict đã đề ra Quy luật Đan viện, thiết lập một hệ thống các quy định cho việc thành lập và điều hành các đan viện. Chủ nghĩa tu viện đã trở thành một thế lực mạnh mẽ trên khắp châu Âu, và đã tạo ra nhiều trung tâm học tập ban đầu, nổi tiếng nhất là ở Ireland, Scotland và Gaul, góp phần vào thời Phục hưng Carolingian vào thế kỷ thứ 9. Thời Trung cổ đã mang lại những thay đổi lớn trong giáo hội. Giáo hoàng Grêgôriô I đã cải cách mạnh mẽ cơ cấu và cách điều hành giáo hội. Vào đầu thế kỷ thứ 8, iconoclasm đã trở thành một vấn đề gây chia rẽ, khi nó được các hoàng đế Byzantine bảo trợ. Công đồng Nicaea II cuối cùng đã tuyên bố ủng hộ các biểu tượng. Vào đầu thế kỷ thứ 10, tu viện Kitô giáo phương Tây tiếp tục được làm mới nhờ sự lãnh đạo của tu viện vĩ đại Benedictine ở Cluny. Ở phương Tây, từ thế kỷ 11 trở đi, một số trường nhà thờ cũ đã trở thành trường đại học. Trước đó, giáo dục đại học là lĩnh vực của các trường thánh đường Kitô giáo hoặc các trường tu viện, do các tu sĩ nam nữ lãnh đạo. Những trường đại học mới này đã mở rộng chương trình giảng dạy để bao gồm các chương trình học thuật dành cho giáo sĩ, luật sư, công chức và bác sĩ. Trường đại học thường được coi là một tổ chức có nguồn gốc từ Kitô giáo thời Trung cổ. Chủ nghĩa dân tộc Kitô giáo nổi lên trong thời đại này, trong đó các Kitô hữu cảm thấy thôi thúc phải phục hồi những vùng đất mà Kitô giáo đã từng phát triển trong lịch sử. Từ năm 1095 dưới triều đại giáo hoàng Urban II, cuộc Thập tự chinh thứ nhất đã được phát động. Đây là một loạt các chiến dịch quân sự ở Thánh địa và các nơi khác, được khởi xướng để đáp lại lời cầu xin từ Hoàng đế Byzantine Alexios I về sự trợ giúp chống lại sự bành trướng của người Thổ Nhĩ Kỳ (Ottoman). Các cuộc Thập tự chinh cuối cùng đã thất bại trong việc ngăn chặn sự xâm lược của người Hồi giáo và thậm chí còn góp phần gây ra sự thù địch của Kitô giáo với việc cướp phá Constantinopolis trong cuộc Thập tự chinh thứ tư. Kitô giáo đã trải qua xung đột nội bộ giữa thế kỷ thứ 7 và thế kỷ 13 dẫn đến sự ly giáo Đông–Tây giữa nhánh Giáo hội Công giáo và nhánh Chính thống giáo Đông phương. Hai bên bất đồng về một số vấn đề hành chính, phụng vụ và giáo lý, nổi bật nhất là sự phản đối của Chính thống giáo Đông phương đối với uy quyền tối cao của Giáo hoàng. Công đồng Lyon II và Công đồng Florence đã cố gắng hợp nhất hai giáo hội, nhưng trong cả hai trường hợp, Chính thống giáo Đông phương đều từ chối thực hiện các quyết định, và hai giáo hội chính vẫn còn ly giáo cho đến ngày nay. Các cuộc cải cách Kitô giáo Thời kỳ Phục hưng đã mang lại mối quan tâm mới đối với việc học cổ điển. Martin Luther đã công bố 95 luận đề chống lại việc buôn bán ân xá. Các bản in nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu. Vào năm 1521, Sắc lệnh về Giun (Edict of Worms) đất đã lên án và rút phép thông công cho Luther và những người theo ông, dẫn đến sự chia rẽ của Kitô giáo phương Tây thành nhiều nhánh. Các nhà cải cách khác như Zwingli, Oecolampadius, Calvin, Knox và Arminius còn chỉ trích việc giảng dạy và thờ phượng của Công giáo. Những thách thức này đã phát triển thành phong trào gọi là Tin Lành, phủ nhận quyền tối cao của giáo hoàng, vai trò của truyền thống, bảy bí tích, và các học thuyết và thực hành khác. Phong trào Cải cách ở Anh bắt đầu vào năm 1534, khi Vua Henry VIII tự tuyên bố là người đứng đầu Giáo hội Anh. Bắt đầu từ năm 1536, các tu viện trên khắp nước Anh, xứ Wales và Ireland đã bị giải thể. Thomas Müntzer, Andreas Karlstadt và các nhà thần học khác cho rằng cả Giáo hội Công giáo và những lời thú nhận của cải cách Magisterial đều là tham nhũng. Hoạt động của họ đã mang lại cuộc Cải cách Cấp tiến, sự ra đời của nhiều Trùng tẩy phái khác nhau. Một phần để đáp lại Cải cách Tin lành, Giáo hội Công giáo đã tham gia vào một quá trình cải cách và đổi mới đáng kể, được gọi là Cải cách Công giáo. Công đồng Trent đã làm sáng tỏ và tái khẳng định giáo lý Công giáo. Trong những thế kỷ tiếp theo, sự cạnh tranh giữa Công giáo và Tin lành trở nên phức tạp sâu sắc với các cuộc đấu tranh chính trị giữa các quốc gia châu Âu. Khắp châu Âu, sự chia rẽ do cuộc cải cách gây ra đã dẫn đến sự bùng nổ bạo lực tôn giáo và việc thành lập các giáo hội nhà nước riêng biệt ở châu Âu. Giáo hội Luther lan rộng vào các vùng phía bắc, trung tâm và phía đông của Đức, Livonia và Scandinavia ngày nay. Anh giáo được thành lập ở Anh vào năm 1534. Chủ nghĩa Calvin và các biến thể của nó, chẳng hạn như Chủ nghĩa Trưởng lão, đã được đem đến ở Scotland, Hà Lan, Hungary, Thụy Sĩ và Pháp. Chủ nghĩa Arminian đã thu hút được nhiều người theo dõi ở Hà Lan và Frisia. Cuối cùng, những khác biệt này đã dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc xung đột trong đó tôn giáo đóng vai trò then chốt. Chiến tranh Ba mươi năm, Nội chiến Anh và Chiến tranh Tôn giáo Pháp là những ví dụ nổi bật. Những sự kiện này đã làm gia tăng cuộc tranh luận của các Kitô hữu về bách hại và khoan dung. Kitô giáo hiện đại Kitô giáo thế kỷ XX Với Kỳ tích châu Âu, Thời kỳ Phục Hưng và cuộc cách mạng khoa học mang lại những thay đổi xã hội to lớn, Kitô giáo phải đối mặt với nhiều hình thức hoài nghi và với một số hệ tư tưởng chính trị hiện đại, chẳng hạn như các phiên bản của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tự do. Các sự kiện trải dài từ chủ nghĩa chống giáo sĩ đơn thuần cho đến các vụ bạo lực chống lại Kitô giáo, chẳng hạn trong Cách mạng Pháp, Nội chiến Tây Ban Nha, và một số phong trào Mác-xít, đặc biệt là Cách mạng Tháng Mười Nga và cuộc đàn áp Kitô hữu ở Liên Xô. dưới chủ nghĩa vô thần nhà nước. Những thay đổi trong Kitô giáo trên toàn thế giới trong thế kỷ XX là rất lớn, kể từ năm 1900, Kitô giáo đã lan rộng nhanh chóng ở nam bán cầu và các nước thuộc thế giới thứ ba. Cuối thế kỷ XX, phương Tây không còn là người mang tiêu chuẩn chính của Kitô giáo. Kitô giáo ngày nay Ngày nay, Kitô giáo là tôn giáo có đông tín hữu nhất thế giới, ước tính khoảng 2,6 tỷ người xưng Kitô hữu, chia làm nhiều nhánh, bao gồm hơn 1,1 tỉ người Công giáo, khoảng 800 triệu người theo các hệ phái Kháng Cách (trong đó có 85 triệu tín hữu Anh giáo), 300 triệu người Chính thống giáo, và những giáo hội "ngoại vi" (Nhân chứng Jehovah, Giáo hội Cơ Đốc Phục lâm An thất nhật, Giáo hội Mormon...) có hơn 40 triệu tín hữu. Các giáo phái này tự nhận mình thuộc Kitô giáo nhưng họ không được công nhận bởi cộng đồng Kitô giáo bởi các học thuyết không chính thống của họ. Tuy là tôn giáo lớn nhất thế giới và đang duy trì nhiều nguồn lực cho việc truyền giáo, mức độ tăng trưởng của Kitô giáo chỉ xấp xỉ mức chung của thế giới. Theo dự đoán, vào nửa sau thế kỷ 21, số lượng dân số Hồi giáo sẽ vượt qua Kitô giáo để trở thành tôn giáo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học St. Mary ước tính khoảng 10,2 triệu người Hồi giáo cải đạo sang Kitô giáo vào năm 2015. Tại Hoa Kỳ và châu Âu, trào lưu thần học tự do góp phần phát triển tình trạng thế tục hoá trong toàn xã hội. Nhiều Kitô hữu ngưng thực hành các bổn phận tôn giáo, mỗi năm chỉ đến nhà thờ vài lần vào những dịp lễ lớn, hôn lễ hoặc tang lễ. Nhiều người trong số họ lớn lên trong những gia đình mà các giá trị Kitô giáo không còn được xem trọng. Một mặt họ tiếp tục buộc mình vào các giá trị cổ truyền vì lý do bản sắc, mặt khác ảnh hưởng của chủ nghĩa thế tục phương Tây và sự sao lãng do nhịp sống hiện đại bứt giật họ ra khỏi ảnh hưởng còn sót lại của Kitô giáo truyền thống. Tại các quốc gia Kitô giáo, nhiều người trở nên bất khả tri hoặc có thái độ dửng dưng tôn giáo. Dân số Kitô giáo không giảm ở Brazil, miền nam Hoa Kỳ, và tỉnh Alberta, Canada, nhưng tỷ lệ phần trăm đang giảm. Kể từ những năm 90, tỷ lệ người theo Kitô giáo đã ổn định hoặc thậm chí tăng lên ở các nước Trung và Đông Âu. Tại Đông Âu và Nga, đã và đang diễn ra quá trình phấn hưng. Sau nhiều thập kỷ hưng thịnh của thuyết vô thần, nhiều người bắt đầu quan tâm đến Kitô giáo cũng như các tôn giáo khác. Tại Trung và Nam Mỹ, Châu Phi, các giáo phái Phúc âm (Evangelical) đang tăng trưởng mạnh. Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra tại một số nước châu Á và các nước đang phát triển, thậm chí là cả thế giới. Ngày nay, một số quốc gia chính thức xác định mình là quốc gia Kitô giáo (hoặc có giáo hội quốc gia). Các quốc gia này bao gồm Argentina, Armenia, Costa Rica, El Salvador, Đan Mạch (bao gồm Greenland và Faroes), Anh, Georgia, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Liechtenstein, Malta, Monaco, Na Uy, Samoa, Serbia, Tonga, Tuvalu, Thành Vatican và Zambia. Giáo lý Kitô hữu xem Kitô giáo là sự kế thừa và hoàn chỉnh của Do Thái giáo. Kitô giáo mang theo mình nhiều điều từ thần học và lễ nghi của Do Thái giáo như thuyết độc thần, niềm tin vào Đấng Messiah cùng với một vài hình thức thờ phượng như cầu nguyện, xướng đọc Kinh Thánh, chức vị tư tế (dù hầu hết người Kháng Cách tin rằng chức vị tư tế được ban cho tất cả tín hữu), và ý tưởng cho rằng sự thờ phượng trên đất là "hình bóng" cho sự thờ phượng trên thiên đàng. Những xác tín căn cốt của Kitô giáo tập chú vào sự nhập thể làm người, sự đền tội cho nhân loại, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Giêsu để cứu chuộc nhân loại khỏi tội lỗi và sự chết. Nhiều Kitô hữu tin rằng sự tuyển chọn mà Thiên Chúa dành cho dân Do Thái được ứng nghiệm trọn vẹn qua Giêsu: người Do Thái nào không chấp nhận Giêsu không còn là người được chọn vì họ đã khước từ Ngài như là Đấng Messiah và Con Thiên Chúa. Quan điểm này đang được làm giảm nhẹ hay ngay cả loại trừ tại một số giáo hội nơi người Do Thái được thừa nhận là có một địa vị đặc biệt vì cớ giao ước của Thiên Chúa dành cho dân tộc này. Trọng tâm của Kitô giáo đặt vào yếu tố Thiên Chúa sai Con Một của mình đến thế gian để cứu nhân loại, tạo ra sự khác biệt lớn lao giữa Kitô giáo và các tôn giáo khác, vì các tôn giáo ấy thường nhấn mạnh đến vai trò của con người tự nỗ lực cho sự cứu độ của bản thân mình. Nền thần học được xác lập vững chắc từ ban đầu và được chấp nhận rộng rãi giữa ba nhánh chính của Kitô giáo – Công giáo, Chính thống giáo và Kháng Cách – khẳng định những xác tín căn bản của Kitô giáo bao gồm: Thiên Chúa là Ba Ngôi hằng có đời đời, là thực thể vĩnh cửu duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị: Chúa Cha, Chúa Con (Ngôi Lời trở thành xác thịt là Giêsu Kitô) và Chúa Thánh Linh. Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là người, cả hai bản tính đều trọn vẹn trong Ngài. Maria (Ma-ri-a hay Ma-ri), mẹ của Giêsu, người cưu mang và sinh hạ Con Thiên Chúa, Đấng vô hạn và vĩnh cửu đã được hình thành trong thân thể của bà bởi quyền năng siêu nhiên của Chúa Thánh Linh. Ngài nhận lãnh từ Maria trí tuệ và ý chí con người và mọi điều khác như một đứa trẻ bình thường nhận lãnh từ mẹ mình. Giêsu là Đấng Messiah mà người Do Thái vẫn hằng mong đợi, là Đấng kế thừa ngai Vua David. Ngài ngự bên hữu Chúa Cha để trị vì với tất cả quyền bính vĩnh cửu. Ngài là niềm hy vọng, là Đấng biện hộ và là Đấng phán xét toàn thể nhân loại. Hội thánh có thẩm quyền và bổn phận rao giảng Phúc âm trên khắp thế giới. Giêsu không bao giờ phạm tội. Qua cái chết và sự sống lại của Ngài, tín hữu được tha thứ tội lỗi và được hòa giải với Thiên Chúa. Tín hữu chịu lễ rửa tội như là biểu tượng cho sự cùng chết và cùng sống lại với Chúa Kitô để nhận lãnh sự sống mới. Qua đức tin, họ nhận lãnh lời hứa sẽ sống lại từ kẻ chết để được sống đời đời. Trong danh của Chúa Kitô, Chúa Thánh Linh ngự vào lòng tín hữu, ban cho họ hi vọng, dẫn họ vào sự hiểu biết chân xác về Thiên Chúa và ý chỉ của Ngài cũng như giúp họ tăng trưởng trong đời sống thánh khiết. Giêsu sẽ trở lại để phán xét toàn thể nhân loại, để tiếp rước những người tin Ngài vào cuộc sống vĩnh cửu kề cận Thiên Chúa. Nhiều Kitô hữu xem Kinh Thánh là "lời của Thiên Chúa". Thuật từ này cũng có thể đề cập đến Giêsu là "Ngôi Lời của Thiên Chúa". Nhiều tín hữu cũng nhìn nhận Kinh Thánh là quyển sách có thẩm quyền, được soi dẫn bởi Chúa Thánh Linh nhưng được viết bởi con người. Vì các quan điểm khác biệt về sự linh hứng của Kinh Thánh mà nhiều Kitô hữu bất đồng với nhau về mức độ chân xác cũng như về phương cách giải thích Kinh Thánh. Đức tin Kitô giáo được đúc kết trong các tín điều, quan trọng nhất là Tín điều Các Sứ đồ và Tín điều Nicaea. Các bản tín điều này được hình thành trong vòng vài thế kỷ sau công nguyên nhằm phản bác các học thuyết dị giáo. Dù vẫn còn tranh luận về vài điểm khác nhau của các bản tín điều, chúng được dùng rộng rãi để bày tỏ các xác tín căn bản của nhiều Kitô hữu. Văn hóa Văn hóa phương Tây trải qua lịch sử đã hầu như tương đương với văn hóa Kitô giáo. Các ý niệm về "châu Âu" và "Thế giới phương Tây" được liên hệ hết sức mật thiết với "Kitô giáo và Thế giới Kitô giáo", nhiều người thậm chí còn coi Kitô giáo là mối liên kết tạo nên một căn tính Âu châu thống nhất. Mặc dù văn hóa phương Tây trong thời kỳ đầu bao gồm một số tôn giáo đa thần dưới các đế quốc Hy Lạp và La Mã nhưng khi chính quyền trung ương La Mã suy yếu, vị thế của Giáo hội Công giáo là định chế kiên vững duy nhất tại châu Âu. Trong tình trạng bất ổn khi đế quốc dần suy tàn, các tu viện xuất hiện kịp thời đã bảo tồn ngôn ngữ viết và một phần truyền thống cổ điển. Cho tới Thời kỳ Khai sáng, văn hóa Kitô giáo đã dẫn dắt triết học, văn học, nghệ thuật, âm nhạc và khoa học. Cách riêng, Kitô giáo sau này đã phát triển các chuyên ngành tương ứng của mình. Kitô giáo có một ảnh hưởng quan trọng lên giáo dục, khoa học và y học khi mà giáo hội đã tạo dựng nên các nền tảng của hệ thống giáo dục phương Tây, cùng với đó Kitô giáo là nhà bảo trợ cho việc hình thành các đại học trong thế giới phương Tây, với việc viện đại học được xem là một thể chế có nguồn gốc Kitô giáo thời Trung Cổ. Xuyên suốt dòng lịch sử, nhiều giáo sĩ Công giáo, đặc biệt các tu sĩ Dòng Tên, hoạt động trong lĩnh vực khoa học và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của khoa học. Các hệ phái Tin Lành cũng có tác động lên khoa học. Theo Luận thuyết Merton, có mối quan hệ tích cực giữa Thanh giáo Anh và phong trào Sùng tín Đức với khoa học thực nghiệm. Ảnh hưởng của Kitô giáo lên nền văn minh có thể kể đến phúc lợi xã hội, thành lập các bệnh viện, kinh tế (như đạo đức lao động Tin Lành), chính trị, kiến trúc, văn học và đời sống gia đình. Các Kitô hữu Đông phương, nhất là tín hữu Cảnh giáo, đã đóng góp cho nền văn minh Hồi giáo Ả Rập dưới các triều đại Nhà Ummayad và Nhà Abbas với việc dịch tác phẩm của các triết gia Hy Lạp cổ đại sang tiếng Syriac và sau đó là tiếng Ả Rập. Họ cũng là những nhân vật ưu tú trong triết học, khoa học, thần học và y học. Các Kitô hữu có rất nhiều đóng góp trong phạm vi rộng lớn và đa dạng các lĩnh vực, gồm khoa học, nghệ thuật, chính trị, văn học và kinh doanh. Theo 100 Years of Nobel Prizes, xem xét các giải Nobel được trao trong giai đoạn từ 1901 tới 2000 cho thấy rằng có 65,4% Khôi nguyên Nobel xác định tôn giáo của mình là Kitô giáo thuộc các hệ phái. Hậu Kitô giáo là thuật ngữ dùng để chỉ sự suy giảm của Kitô giáo trong thế kỷ 20 và 21, đặc biệt là tại châu Âu, Canada, Úc và ở mức độ ít hơn tại các nước Viễn Nam của châu Mỹ, có liên quan tới thuật ngữ chủ nghĩa hậu hiện đại. Nó đề cập đến việc Kitô giáo mất vị trí độc tôn trong các giá trị và thế giới quan so với các xã hội Kitô giáo trước đây. Các Kitô hữu văn hóa là những người thế tục có di sản Kitô giáo, có thể không tin theo các giáo lý nhưng còn duy trì thiện cảm với văn hóa đại chúng, nghệ thuật và âm nhạc Kitô giáo nên vẫn còn mối liên hệ. Thuật ngữ này còn dùng trong việc phân biệt các nhóm chính trị trong khu vực đa tôn giáo. Xem thêm Cuộc đời Giêsu theo Tân Ước Ghi chú Chú thích Đọc thêm Liên kết ngoài Religion & Ethics—Christianity các bài viết giới thiệu tại BBC Văn hóa phương Tây Văn hóa Trung Đông Khởi đầu thế kỷ 1 Thuật ngữ tôn giáo Tôn giáo
3381
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20Ch%C3%BAa%20gi%C3%A1o
Thiên Chúa giáo
Trong tiếng Việt, từ Thiên Chúa giáo theo suy nghĩ của nhiều người thì họ cho rằng Thiên Chúa giáo là nhắc tới Công giáo La Mã. Nhưng khi xét về mặt ngữ nghĩa thì cụm từ Thiên Chúa giáo có thể đề cập đến tất cả các tôn giáo độc thần (monotheismus) và những tôn giáo đó đều tôn thờ Thiên Chúa là cha hoặc là Thiên Chúa duy nhất. Những tôn giáo này có thể có quan điểm,tư tưởng,giáo lý hay cách gọi Thiên Chúa (Thượng đế) khác nhau, ví dụ như trong số các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham có: Ki-tô giáo: gồm các nhánh chính là Công giáo Rôma, Chính thống giáo Đông phương, Chính thống giáo Cổ Đông phương, Kháng Cách và Anh giáo đều thờ Thiên Chúa Ba Ngôi. Do Thái giáo: thờ Thiên Chúa mang danh hiệu là YHWH. Hồi giáo: thờ Thượng Đế được gọi là Allah. Bahá'í giáo: Thờ Thượng Đế và tin rằng các tôn giáo lớn trên thế giới đều có nguồn gốc thiêng liêng chung, và tất cả đều do Thượng đế mặc khải ở những thời đại khác nhau tùy theo nhu cầu và khả năng tiến hóa của loài người. Vì vậy, sứ giả của Thượng đế như Moses, Chúa Giê-xu và Muhammad đã được gửi vào các thời điểm khác nhau trong lịch sử với giáo lý khác nhau để phù hợp với nhu cầu thay đổi xã hội, nó còn đem lại cơ tin nhắn cùng. Đạo Cao Đài: thành lập năm 1926, là một tôn giáo mới, dung hợp nhiều yếu tố từ các tôn giáo lớn, gồm cả Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo, Thần Đạo và cả một số tôn giáo đa thần thời cổ đại, thể hiện qua Ngũ Chi Đại Đạo. Thậm chí tôn giáo này còn thờ phụng một số nhà chính trị, nhà văn cận đại mà họ gọi là "Tam thánh đứng đầu Bạch Vân Động". Bên cạnh đó còn có các tôn giáo khác cũng thờ Thượng Đế: Sikh giáo: Xuất phát ở Ấn Độ, tổng hợp từ Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Tại Việt Nam, từ Thiên Chúa giáo thường được dùng để gọi Công giáo. Đây là hệ phái tôn giáo thờ Thiên Chúa được truyền bá vào Việt Nam sớm nhất, từ thế kỷ 16 và phát triển mạnh từ thế kỷ 17. Đây cũng là tôn giáo đầu tiên và chủ yếu dùng thuật từ Thiên Chúa để đề cập đến thần linh tối cao và duy nhất, theo thuật từ trong tiếng Hán: 天主 (pinyin: Tiānzhǔ, âm Hán Việt: Thiên Chủ, âm Hán Nôm-hóa: Thiên Chúa) do các nhà truyền giáo Dòng Tên tại Trung Hoa sử dụng từ thế kỷ 16. Các (hệ phái) tôn giáo khác tại Việt Nam ít dùng từ Thiên Chúa mà thường dùng từ Đức Chúa Trời, hoặc Thượng Đế. Tiếng Trung Quốc cho tới ngày nay vẫn gọi Công giáo là Thiên Chúa giáo. Còn trong tiếng Việt, từ Thiên Chúa giáo gần đây được mở rộng ra cho cả Kitô giáo, và các tôn giáo độc thần nói chung. Chú thích Tham khảo Đạo Thiên Chúa, đạo Gia Tô, đạo Cơ Đốc, đạo Công giáo? Nên gọi thế nào cho chính danh? , Trần Văn Toàn (2003) Đạo Thiên Chúa hay đạo Công giáo?, Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn (2011) Catholic: Công giáo hay Thiên Chúa giáo?, Lữ Giang (2011) Thuật ngữ tôn giáo
3393
https://vi.wikipedia.org/wiki/Illinois
Illinois
Illinois là tiểu bang thứ 21 của Hoa Kỳ, được gia nhập Liên bang vào năm 1818. Illinois là tiểu bang đông dân nhất vùng Trung Tây nước Mỹ và đứng thứ năm toàn liên bang về dân số. Chicago nằm ở phía đông bắc là thành phố lớn nhất và trung tâm kinh tế hàng đầu tại Illinois. Đây cũng là thành phố lớn thứ ba nước Mỹ, chỉ sau thành phố New York và Los Angeles. Thủ phủ của tiểu bang đặt tại thành phố nhỏ Springfield. Giữa những năm 1300 và 1400, thành phố Cahokia của người da đỏ là thành phố đông dân nhất trên lãnh thổ đất nước Hoa Kỳ sau đó với tổng dân số 40.000 người, trước khi bị thành phố New York vượt qua vào cuối thế kỉ 18. Khoảng 2000 người thổ dân da đỏ và những thợ săn thú người Pháp sống tại Illinois khi cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa nước Mỹ nổ ra. Trước thế kỉ 19, Illinois vẫn là một vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt. Nhưng bắt đầu từ thập niên 1810, dân cư từ bang Kentucky bắt đầu đổ vào Illinois và những người này chính thức được cấp quyền công dân một tiểu bang mới vào năm 1818. Khu vực đại đô thị tương lai Chicago được thành lập bên bờ con sông Chicago, một trong số ít những cảng tự nhiên ở miền nam bờ hồ Michigan và đóng một vai trò huyết mạch trong giao thông tại vùng Ngũ Đại Hồ. Những phát minh quan trọng trong thập niên 1830 như đường sắt và máy cày đã biến những đồng cỏ của Illinois thành một vùng nông nghiệp trù phú, thu hút dân nhập cư đến từ các nước châu Âu như Đức và Thụy Điển. Nhân dân Illinois đã dành sự ủng hộ rất lớn đối với tổng thống Abraham Lincoln và tướng Ulysses S. Grant (cả hai đều là người Illinois) trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Từ năm 1900, sự phát triển mạnh mẽ của những thành phố công nghiệp phía bắc tiểu bang cũng như những mỏ khai thác khoáng sản tại miền trung và miền nam đã thu hút thêm dân nhập cư đến từ các nước Đông Âu và Nam Âu. Dòng người da đen di cư lên miền bắc sau cuộc Nội chiến Mỹ cũng góp phần làm nên sự đa dạng chủng tộc tại Illinois và đóng góp cho nền văn hóa tại đây nhạc jazz và nhạc blue, những thể loại âm nhạc ngày nay phổ biến khắp nước Mỹ. Tiểu bang Illinois còn có tên gọi là "Quê hương của Lincoln" (Land of Lincoln), vị tổng thống đã có công xóa bỏ chế độ nô lệ và giữ vững sự thống nhất nước Mỹ trong thế kỉ 19. Ngoài ra, Illinois còn có tên gọi là "Tiểu bang Đồng cỏ" (The Prairie State). Đây là nơi sinh của Tổng thống Ronald Reagan (tại Tampico). Tên gọi Có hai giả thuyết về nguồn gốc tên gọi của tiểu bang Illinois. Giải thuyết thứ nhất cho rằng tên gọi này bắt nguồn từ chữ ilenweewa trong tiếng thổ dân Algonquian (hay còn gọi là người Miami-Illinois) có nghĩa là "Anh/cô ấy nói bình thường". Tuy nhiên một giả thuyết khác lại cho rằng tên gọi này bắt nguồn từ tên bộ lạc thổ dân da đỏ Illiniwek một thời từng phát triển thịnh vượng tại vùng đất này. Cái tên Illiniwek có nghĩa là "những con người siêu đẳng" hoặc "con người". Địa lý Nằm ở phía đông bắc tiểu bang Illinois là hồ Michigan. Illinois giáp với Indiana về phía đông, giáp với Wisconsin về phía bắc. Biên giới với hai tiểu bang Missouri về phia tây nam và Iowa về phis tây bắc là con sông Mississippi. Illinois giáp với Kentucky về phía đông nam qua sông Ohio. Ngoài ra tiểu bang này còn giáp với Michigan nhưng chỉ qua đường biên giới nước trên hồ Michigan. Mặc dù Illinois nằm hoàn toàn trong khu vực Đồng bằng Trung tâm, nhưng tiểu bang này vẫn được chia làm 3 vùng địa lý với nhiều đặc điểm khác biệt nhau: Khu vực Bắc Illinois, hay khu vực đại đô thị Chicago bao gồm thành phố Chicago lớn thứ ba nước Mỹ, các vùng ngoại ô và những khu vực đô thị mở rộng bên cạnh. Theo quy hoạch của chính phủ liên bang, khu vực đại đô thị Chicago bao gồm hầu như toàn bộ vùng tây bắc của tiểu bang Illinois và cả một số quận thuộc hai bang láng giềng là Indiana và Wisconsin. Đây là một khu vực có mật độ dân số cao, được công nghiệp hóa với lối sống đô thị và đồng thời tập trung nhiều chủng tộc khác nhau. Đi về phía tây và phía nam là khu vực địa lý thứ hai của Illinois. Đó là khu vực Trung Illinois và được mệnh danh là trái tim của tiểu bang này. Đây là khu vực đặc trưng bởi những thị trấn nhỏ và những thành phố cỡ trung bình. Đây là một vùng nông nghiệp trù phú của Illinois với những ruộng ngô và đậu tương rộng lớn, cho năng suất cao và cũng là nơi tập trung nhiều viện giáo dục và trung tâm nghiên cứu của tiểu bang. Nhiều thành phố quan trọng tập trung tại miền trung Illinois là Peoria (khu vực đại đô thị lớn thứ ba tại Illinois với dân số 370.000 người) và thủ phủ Springfield. Khu vực Nam Illinois bao gồm vùng đất phía nam quốc lộ 50 và bao gồm cả khu vực Tiểu Ai Cập (Little Egypt). Khu vực này có một số đặc điểm khác với các khu vực trên ở chỗ có khí hậu ấm áp hơn, về nông nghiệp có ngành canh tác bông từ lâu đời. Là một vùng đất với địa hình tương đối gồ ghề so với những đồng cỏ bằng phẳng ở miền trung, Nam Illinois có thêm một số mỏ dầu, than và khoáng sản quý giá. St. Louis là khu vực đại đô thi lớn thứ hai tại tiểu bang Illinois, với dân số lên đến 600.000 người. Mật độ dân số tại vùng này cao hơn một chút so với Trung Illinois. Khu vực ngoài đại đô thị Chicago thường được gọi là "Hạ Illinois". Tuy nhiên cư dân ở miền Trung và Nam Illinois coi khu vực của họ là một vùng địa lý và văn hóa riêng biệt nên không sử dụng tên gọi này. Khí hậu Với chiều dài từ bắc đến nam trải dài 640 km và nằm ở vị trí trung tâm lục địa Bắc Mỹ, khí hậu Illinois thay đổi giữa các vùng miền khác nhau. Phần lớn lãnh thổ bang Illinois có khí hậu lục địa ẩm với mùa hè nóng và ẩm còn mùa đông thì lạnh giá. Miền nam Illinois tiếp giáp với khu vực có khí hậu cận nhiệt đới ẩm nên có mùa đông ôn hòa hơn đôi chút. Lượng mưa trung bình của Illinois dao động từ nơi cao nhất là miền nam (1220 mm) đến nơi thấp nhất ở miền bắc là 890 mm. Khu vực thành phố Chicago thường có tuyết rơi dày vào mùa đông với lượng mưa tuyết đo được trung bình là 96 cm, trong khi ở miền nam tiểu bang lượng mưa tuyết thường ít hơn 35 cm. Nhiệt độ cao nhất ghi được tại Illinois là 47 °C vào ngày 14 tháng 7 năm 1954 tại East St. Louis. Còn nhiệt độ thấp nhất ghi được là -38 °C vòa ngày 5 tháng 1 năm 1999 tại Congerville. Trung bình hàng năm, Illinois phải chịu khoảng 50 ngày mưa bão, cao hơn so với bình quân toàn nước Mỹ. Illinois là nơi thường xảy ra lốc xoáy, trung bình 35 cơn một năm. Vụ lốc xoáy gây chết người nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ đã xảy ra tại Illinois và hai bang kế cận vào năm 1925 làm cho 695 người chết, trong đó có 613 người sống tại Illinois. Các thành phố lớn nhất Thành phố Chicago là trung tâm kinh tế lớn nhất của tiểu bang Illinois cũng như của miền Trung Tây nước Mỹ. Tuy nhiên thủ phủ của tiểu bang Illinois lại đặt ở thành phố nhỏ Springfield. Lịch sử Thời kỳ Tiền Colombo Trước khi người châu Âu đến khai phá nước Mỹ, tại Illinois đã từng tồn tại một nền văn hóa với tên gọi Cahokia. Tuy nhiên nền văn minh này đã bị biến mất vào thế kỉ 15 mà không rõ lý do. Những người chủ tiếp theo của Illinois là người Illini, một liên minh chính trị giữa các bộ lạc da đỏ bản địa. Năm 1700, ước tính có khoảng 25.000 người da đỏ Illinois bản địa nhưng những cuộc tấn công của bộ lạc Iroquois đã khiến dân số của người Illini giảm đi nhiều. Thành viên của các bộ lạc Potawatomi, Miami, Sauk cũng đến định cư tại miền đông và miền bắc Illinois. Người châu Âu khai phá Năm 1673, hai nhà thám hiểm người Pháp là Jacques Marquette và Louis Jolliet đã khám phá ra sông Illinois. Năm 1680, người Pháp đã xây dựng đồn lũy đầu tiên của họ tại nơi mà ngày nay là thành phố Peoria. Illinois được duy trì là một lãnh thổ của Đế chế Pháp cho tới tận năm 1763, khi nó bị nhượng lại cho người Anh. Năm 1778, George Rogers Clark tuyên bố vùng Illinois thuộc về Virginia. Năm 1783, Virginia chuyển vùng đất này cho liên bang quản lý và Illinois được sáp nhập vào Lãnh thổ tây bắc. Thế kỉ 19 Ngày 3 tháng 2 năm 1809, vùng lãnh thổ Illinois được thành lập với thủ phủ đặt tại thành phố Kaskaskia. Năm 1818, Illinois chính thức được gia nhập Hoa Kỳ và trở thành tiểu bang thứ 21. Một lượng lớn người nhập cư từ Kentucky đã đổ vào tiểu bang mới này. Những thay đổi về địa giới hành chính sau đó đã khiến Illinois mở rộng lên phía bắc để bao gồm cả hải cảng Chicago, nay là thành phố lớn nhất Illinois. Những cuộc chiến tranh giữa những bộ tộc da đỏ bản địa với người da trắng đến sau vẫn tiếp diễn. Năm 1832, cuộc chiến tranh Diều Hâu Đen (Black Hawk War) bùng nổ tại Illinois và Wisconsin. Quân đội chính phủ Mỹ được cử tới và đã đẩy người da đỏ sang vùng Iowa. Illinois nổi tiếng với việc chống lại chế độ nô lệ. Ngay từ khi gia nhập liên bang, tiểu bang Illinois đã tuyên bố bãi bỏ chế độ nô lệ. Tổng thống Abraham Lincoln đến từ Illnois là một trong những nhân vật vĩ đại nhất lịch sử nước Mỹ khi ông tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ và giữ vững sự thống nhất đất nước trước việc các bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam đòi ly khai. Trong cuộc nội chiến, đã có 250.000 đàn ông Illinois tham gia vào quân đội của Liên bang, nhiều thứ 4 cả nước. Sau cuộc nội chiến, nền công nghiệp của Illinois phát triển mạnh mẽ với những ngành như cơ khí, luyện kim, chế biến lương thực thực phẩm... Đây cũng là nơi phong trào công nhân phát triển mạnh nhất nước Mỹ. Ngày 1 tháng 5 năm 1886, cuộc Tổng bãi công của công nhân thành phố Chicago nổ ra đòi ngày làm 8 giờ đã buộc giới chủ phải nhượng bộ. Về sau ngày này được lấy làm ngày Quốc tế lao động. Thế kỉ 20 Bước sang thế kỉ 20, kinh tế Illinois tiếp tục phát triển cho đến cuộc Đại khủng hoảng 1929 làm một nửa số công nhân tại Illinois thất nghiệp. "Chính sách mới" của tổng thống Franklin Roosevelt đã góp phần làm ổn định lại nền kinh tế. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, nhu cầu chiến trường tăng mạnh đã dẫn đến sự hồi phục của nền kinh tế Illinois. Illinois đã đóng góp rất nhiều sức người và sức của trong hai cuộc thế chiến. Trong thập niên 1960 và thập niên 1970, kinh tế Illinois bắt đầu có biểu hiện suy thoái. Ngày nay, bên cạnh những ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, Illinois đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế hậu công nghiệp với những ngành công nghệ cao như điện tử, tin học, tài chính... Năm 1970, Hội nghị Hiến pháp lần thứ 6 được tổ chức nhằm soạn thảo một hiến pháp mới cho tiểu bang Illinois thay thế bản hiến pháp cũ có từ năm 1870. Trận lũ lịch sử tại vùng thượng sông Mississippi năm 1993 đã nhấn chìm nhiều nhà cửa và gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho tiểu bang này. Nhân khẩu Theo số liệu năm 2006, dân số của Illinois là 12,8 triệu người, đứng hàng thứ 5 nước Mỹ sau California, Texas, New York và Florida. So với năm trước, dân số Illinois tăng thêm 65.000 người. Sự gia tăng dân số tại Illinois bao gồm cả sự gia tăng dân số tự nhiên và quá trình nhập cư của người dân các nơi khác, đặc biệt là người nước ngoài vào tiểu bang này. Thống kê năm 2004 cho biết 13,3% dân số Illinois được sinh ra tại ngoại quốc. Phân bố chủng tộc của Illinois trong năm 2005 như sau: 80,34% người da trắng 15,63% người da đen 0,62% người da đỏ bản địa 4,45% người gốc Á 0,11% người các đảo Thái Bình Dương Trong đó, người Latinh (Hispanic) thuộc mọi sắc tộc trên chiếm tỉ lệ 14,44%. Có tới gần 30% người Illinois da trắng thừa nhận có nguồn gốc Đức. Cộng đồng người Mỹ gốc Phi tập trung đông nhất tại hai thành phố Chicago và East St. Louis. Người Mỹ và người Mỹ gốc Anh tập trung nhiều ở vùng phía đông nam trong khi vùng đại đô thị Chicago lại có một lượng lớn các sắc dân gốc Ireland, México và Ba Lan. Theo thống kê, có 10,85% dân số Illinois nói tiếng Tây Ban Nha tại nhà, và 1,6% nói tiếng Ba Lan. Tôn giáo Đạo Thiên chúa và Đạo Tin lành là những tôn giáo phổ biến tại Illinois. Cộng đồng người theo Đạo Thiên chúa tập trung chủ yếu quanh khu vực thành phố Chicago và chiếm khoảng 30% dân số, trong khi đó cộng đồng người theo các giáo phái khác nhau của đạo Tin lành chiếm 49%. Thành phố Chicago với sự đa văn hóa của mình cũng là nơi tập trung nhiều tôn giáo của các cộng đồng nhập cư như đạo Hindu, đạo Sikh, đạo Hồi, đạo Do Thái và nhiều tôn giáo khác nữa. Kinh tế Với nguồn đất đai màu mỡ, Illinois có một nền nông nghiệp khá phát triển. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Illinois là ngô, đậu tương, lợn, gia cầm, các sản phẩm từ sữa. Illinois là tiểu bang dẫn đầu nước Mỹ về xuất đậu tương, đạt khoảng 500 triệu giạ vào năm 2004. Illinois cũng xếp thứ hai cả nước về sản lượng ngô. Các trường đại học của Illinois cũng đang xúc tiến áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp để tạo ra nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đa dạng hơn nữa. Về công nghiệp, Illinois có nhiều lợi thế với những mỏ than, dầu hỏa, khoáng sản trữ lượng lớn ở phía nam, thúc đầy nền công nghiệp Illinois phát triển mạnh. Những ngành công nghiệp truyền thống của Illinois là cơ khí, luyện kim, hóa chất, chế biến lương thực thực phẩm... nhưng ngày nay đang phát triển những ngành công nghệ cao và du lịch. Chicago là trung tâm kinh tế và tài chính lớn nhất tiểu bang. Chính trị Chính quyền của tiểu bang Illinois được tổ chức thành ba nhánh là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhánh tư pháp bao gồm Quốc hội lưỡng viện của Illinois gồm 118 ghế tại hạ viện và 59 ghế tại thượng viện. Đứng đầu nhánh hành pháp là thống đốc Illinois còn đứng đầu nhánh tư pháp là tòa án tối cao. Suốt chiều dài lịch sử, Illinois là một chiến trường tranh đấu quyết liệt giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Đảng Dân chủ đang có xu hướng chiếm ưu thế tại Illinois, đặc biệt là tại thành phố Chicago và khiến cho Illinois trở thành bang có tỉ lệ ủng hộ Đảng Dân chủ cao nhất tại vùng Trung Tây. Liên tục trong năm kỳ bầu cử tổng thống vừa qua, Illinois đã bầu cho các thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ làm tổng thống. Illinois đã đóng góp cho nước Mỹ hai vị tổng thống. Đó là Abraham Lincoln (sinh ở Kentucky), người đã có công xóa bỏ chế độ nô lệ và thống nhất nước Mỹ và tướng Ulysses Grant (sinh tại Ohio). Tổng thống Ronald Reagan là người sinh ra ở Illinois nhưng lại tranh cử tại tiểu bang California. Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2008, cả hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ đều có xuất xứ từ Illinois. Thượng nghị sĩ Hillary Clinton sinh tại Illinois nhưng tranh cử với tư cách thượng nghị sĩ bang New York. Còn ứng cử viên Barack Obama sinh tại Honolulu, Hawaii tranh cử với tư cách thượng nghị sĩ bang Illinois. Ông Barack Obama đã làm nên lịch sử khi trở thành vị tổng thống thứ ba của tiểu bang Illinois và cùng là tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Tham khảo Liên kết ngoài Trang chủ của tiểu bang Illinois Hội Người Việt Illinois (tiếng Việt, Anh) Tiểu bang Hoa Kỳ Cựu thuộc địa của Pháp Trung Tây Hoa Kỳ
3394
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rhode%20Island
Rhode Island
Rhode Island (), tên chính thức Tiểu bang Rhode Island (State of Rhode Island), là một tiểu bang nằm trong vùng New England của Hoa Kỳ. Đây là tiểu bang có diện tích nhỏ nhất nước Mỹ với dân số ít thứ 7, nhưng lại là bang có mật độ dân số cao thứ hai, chỉ sau New Jersey. Tuy tên gọi dịch sang tiếng Việt là Đảo Rhode, phần lớn tiểu bang lại nằm trong lục địa. Về vị trí địa lý, Rhode Island giáp với Connecticut về phía tây, Massachusetts về phía bắc và phía đông, và Đại Tây Dương ở phía nam. Một phần nhỏ đường biên hàng hải của Rhode Island trùng với New York. Providence là thủ phủ và là thành phố đông dân nhất của Rhode Island. Ngày 4 tháng 5 năm 1776, Thuộc địa Rhode Island và Đồn điền Providence là thuộc địa đầu tiên trong Mười ba thuộc địa tuyên bố tách khỏi Vương quốc Anh, và là tiểu bang thứ tư ký Các điều khoản Hợp bang vào ngày 9 tháng 2 năm 1778. Bang này tẩy chay đại hội năm 1787, nơi đề xuất Hiến pháp Hoa Kỳ và ban đầu từ chối thông qua nó; rốt cuộc trở thành tiểu bang cuối cùng trong số 13 bang lập quốc đặt chữ ký vào Hiến pháp vào ngày 29 tháng 5 năm 1790. Từ lúc gia nhập Liên bang vào năm 1790, tên chính thức của tiểu bang là Tiểu bang Rhode Island và Đồn điền Providence (State of Rhode Island and Providence Plantations). Vào tháng 11 năm 2020, cử tri tại tiểu bang bỏ phiếu thông qua sửa đổi hiến pháp của bang, rút gọn tên chính thức thành Tiểu bang Rhode Island (State of Rhode Island). Thay đổi này có hiệu lực vào ngày 30 tháng 11 năm 2020 khi kết quả bỏ phiếu được chứng thực. Tên hiệu của tiểu bang là "Tiểu bang Đại dương" (Ocean State), nhằm nhắc đến các vịnh biển lớn chiếm khoảng 14% tổng diện tích của bang. Tên gọi Nguồn gốc Mặc dù có chữ Island (nghĩa là Đảo trong tiếng Việt) trong tên gọi, phần lớn Rhode Island lại nằm trong phần lục địa Hoa Kỳ. Trước năm 2020, tên chính thức của bang là Tiểu bang Rhode Island và Đồn điền Providence do kết quả của việc sáp nhập bốn Khu dân cư thuộc địa. Hai khu dân cư Newport và Portsmouth nằm trên một hòn đảo ngày nay có tên gọi là Đảo Aquidneck nhưng vào thời Thuộc địa có tên là Đảo Rhode (Rhode Island). Đồn điền Providence là tên gọi của vùng thuộc địa do Roger Williams lập ra ở khu vực thủ đô Providence của tiểu bang. Vùng đất thứ tư là khu dân cư Warwick; do đó mà trong tên gọi Providence Plantations sử dụng số nhiều. Nguồn gốc của từ Đảo Rhode ngày nay vẫn còn được tranh cãi, nhưng có thể do ảnh hưởng từ hai sự kiện sau: Nhà thám hiểm Giovanni da Verrazzano đã ghi về sự hiện diện của một hòn đảo ở cửa Vịnh Narragansett vào năm 1524 mà ông ví như đảo Rhodes ở ngoài khơi Hy Lạp. Các nhà thám hiểm châu Âu về sau không thể xác định được hòn đảo mà Verazzano nhắc tới chính xác là hòn đảo nào, nhưng dân định cư thuộc địa cho rằng đây chính là hòn đảo đó. Adriaen Block đi ngang qua đảo trong cuộc thám hiểm vào những năm 1610, và ông đã mô tả nó trong lần hồi tưởng vào năm 1625 là "một hòn đảo có sắc đỏ" với nguyên bản tiếng Hà Lan vào thế kỷ 17 là "een rodlich Eylande", được cho đã biến thành tên gọi Đảo Rhode. Các nhà sử học cho rằng "sắc đỏ" mà ông nói tới chính là màu lá mùa thu hoặc là đất sét đỏ ở phía bờ biển. Lần đầu tiên tên "Rhode Island" được dùng cho đảo Aquidneck trong văn bản là vào năm 1637 bởi Roger Williams. Tên gọi này được dùng chính thức cho hòn đảo vào năm 1644 như sau: "Aquethneck từ nay về sau sẽ được gọi là Isle of Rodes hoặc Rhode-Island." Tên "Isle of Rodes" (Đảo Rodes) được dùng trong văn bản pháp lý đến tận năm 1646. Những người Anh định cư đầu tiên ở khu vực Providence, do người Narragansett giao cho Roger Williams vào năm 1636. Vào thời điểm đó, Williams chưa được sự cho phép của hoàng gia Anh, vì ông tin rằng người Anh không có quyền giành đất trong lãnh địa của người Narragansett và người Wampanoag. Tuy vậy, vào năm 1643, ông gửi thư lên Charles I của Anh để yêu cầu được công nhận Providence và các thị trấn lân cận là một thuộc địa, do các thuộc địa Boston và Plymouth lân cận đe dọa xâm chiếm thị trấn. Ông đã dùng tên gọi "Providence Plantations" trong bản tấu của mình, trong đó chữ plantation được dùng với nghĩa là khu vực định cư (settlement) hay thuộc địa (colony), chứ không phải là đồn điền. Do đó mà "Providence Plantations" trở thành tên gọi chính thức của vùng thuộc địa này từ năm 1643 cho đến năm 1663 khi hiến chương mới được ban hành. Năm 1790, sau Cách mạng Hoa Kỳ, tiểu bang mới ghép cả "Rhode Island" và "Providence Plantations" lại để trở thành "State of Rhode Island and Providence Plantations" (Tiểu bang Rhode Island và Đồn điền Providence). Thay đổi tên gọi Từ plantation trong tên tiểu bang bắt đầu trở thành vấn đề gây tranh cãi trong thế kỷ 20 khi vấn đề nô lệ và vai trò của nó trong lịch sử của Rhode Island bắt đầu được phân tích nhiều hơn. Những người muốn bỏ từ plantation cho rằng từ vựng này, đối với nhiều người Rhode Island, là biểu tượng của một di sản đàn áp cũng như tình trạng nô lệ tại các thuộc địa và tại Hoa Kỳ sau thời kỳ thuộc địa. Những người ủng hộ việc giữ nguyên tên gọi thì cho rằng plantation chỉ đơn giản là một từ đồng nghĩa với khu vực thuộc địa (colony) và không hề liên quan gì đến chế độ nô lệ. Đại hội đồng bỏ phiếu vào ngày 25 tháng 6 năm 2009 để tổ chức một cuộc thăm dò ý kiến vào tháng 11 năm 2010 để quyết định xem cụm từ "and Providence Plantations" (và Đồn điền Providence) có nên được xóa khỏi tên chính thức hay không. Cuộc bầu cử diễn ra ngày 2 tháng 11 năm 2010 với kết quả là đại đa số người dân (78% so với 22%) muốn giữ nguyên tên gọi gốc. Năm 2020, trong bối cảnh các buộc biểu tình George Floyd và phong trào đòi giải quyết triệt để nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống trên cả nước, một Thượng nghị sĩ của Tiểu bang lại một lần nữa đề xuất đưa vấn đề loại bỏ "and Providence Planations" ra khỏi tên gọi của tiểu bang vì "Dù từ 'planations' có ý nghĩa như thế nào trong ngữ cảnh lịch sử của Rhode Island đi chăng nữa, nó mang một ấn tượng khủng khiếp khi nói về lịch sử bi thảm và phân biệt chủng tộc của đất nước chúng ta." Ngày 22 tháng 6 năm 2020, Thống đốc Gina Raimondo ban hành mệnh lệnh hành pháp bỏ "Providence Planations" ra khỏi các văn bản và trang web chính thức của tiểu bang. Ngày 17 tháng 6 năm 2020, Lưỡng viện Rhode Island bỏ phiếu thông qua việc đưa vấn đề về tên gọi vào cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020 để một lần nữa lấy ý kiến nhân dân. Lần này, thay đổi được thông qua sau khi kết quả bầu cử được chứng thực với 52,8% phiếu thuận và 47,2% phiếu chống. Các thành phố lớn Dân số năm 2000. Warwick (85.808) Cranston (79.269) Pawtuckket (72.958) Tham khảo Tiểu bang Hoa Kỳ New England Cựu thuộc địa Anh Đông Bắc Hoa Kỳ Tiểu bang Đông Duyên hải Hoa Kỳ Vùng đô thị Providence
3430
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%C3%AAn
Viên
Viên (, ; tiếng Bavaria: Wean, cũng được viết theo tiếng Anh là Vienna) là thủ đô liên bang của nước Cộng hòa Áo, đồng thời là thành phố lớn nhất, và cũng là một trong 9 bang của Áo. Dân số của thành phố Viên đứng đầu Áo, với khoảng 2 triệu dân, nhưng tính cả vùng ngoại ô thì lên tới 2,9 triệu, chiếm gần một phần ba dân số cả nước. Viên là một trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị. Nguồn gốc khởi đầu của Viên là các khu định cư của dân Celt và dân La Mã. Viên lần lượt trải qua thời kỳ mang phong cách Trung Cổ, đến Baroque, cho đến thủ đô của Đế quốc Áo và chế độ quân chủ Habsburg. Đầu thế kỷ 20, Viên là thành phố nói tiếng Đức lớn nhất trên thế giới. Về mặt kiến ​​trúc, Viên có những tòa nhà rất đặc trưng nằm xung quanh đường vành đai Viên xây dựng từ thời kỳ Gründerzeit, mang nét nghệ thuật Baroque và Art Nouveau. Vùng trung tâm Viên và Cung điện Schönbrunn đều đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Viên là một trong những thành phố được du khách ghé thăm nhiều nhất châu Âu, với khoảng 7,5 triệu khách du lịch mỗi năm, khoảng 16,5 triệu lượt khách lưu trú qua đêm. Viên còn được mệnh danh là “Thành phố của Âm nhạc”, là trung tâm âm nhạc hàng đầu của châu Âu từ thời kỳ chủ nghĩa Cổ điển cho đến đầu thế kỷ 20. Nhiều nhạc sĩ cổ điển nổi tiếng như Beethoven và Mozart coi Viên là quê hương. Viên cũng được gọi là "Thành phố của những Giấc mơ", bởi đây là quê hương của nhà phân tâm học đầu tiên trên thế giới: Sigmund Freud. Kể từ sau Đại hội Viên năm 1814-1815, thành phố Viên giữ vai trò là trung tâm ngoại giao quốc tế hàng đầu. Hiện tại, Viên là trụ sở chính của hơn 30 tổ chức quốc tế, bao gồm Liên Hợp Quốc, OPEC, IAEA và OSCE. Chất lượng cuộc sống tại Viên thường xuyên nằm trong tốp đầu thế giới. Tên gọi Từ nguyên học Tên thành phố trong tiếng Đức là Wien, trùng với tên dòng sông Wien chảy qua. Cái tên này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 881, trong Biên niên sử Salzburg có ghi lại: “Trận chiến ở Uueniam (Wien)”, tuy nhiên không nói rõ địa điểm là khu định cư hay dòng sông. Một số người cho rằng nguồn gốc cái tên là từ chữ vedunia của người Celt-La Mã, nghĩa là “suối rừng”, sau đó phát triển thành uuenia, wien, wean trong tiếng Đức. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng Wien xuất phát từ vindobona, tên gọi khu định cư người La Mã trong tiếng Celt, nghĩa là “ngôi làng khá lớn của người da trắng”. Một giả thuyết khác cho rằng cái tên này xuất phát từ chữ wends, tên cũ chỉ người Slav sống lân cận người Đức. Trong các ngôn ngữ khác Tên thành phố trong tiếng Hungary là Bécs, tiếng Serbia-Croatia là Beč, và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman là Beç. Có lẽ nguồn gốc từ tiếng Slav, ban đầu để chỉ một tòa thành của người Avar Pannonia trong khu vực. Người Slovenia gọi thành phố là Dunaj, nghĩa chỉ dòng sông Danube, nơi thành phố được dựng nên. Tiếng Việt thường đọc là Viên, phiên âm theo tên tiếng Pháp là Vienne. Các cách viết thường sử dụng là Viên, Vienne theo tiếng Pháp, Vienna theo tiếng Anh. Wien theo gốc tiếng Đức đôi khi cũng dược dùng. Địa lý Vị trí, địa hình và cảnh quan Thành phố Viên nằm ở phía đông bắc nước Áo, về hướng cực đông của dãy An-pơ, tại điểm giao giữa vùng đồi núi thấp cuối cùng của dãy An-pơ và Bồn địa Pannonia. Trung tâm thành phố là vùng đồng bằng ở hai bên sông Danube, phần phía tây thành phố nằm trên các cao nguyên rừng và các ngọn núi cực đông của dãy An-pơ. Khu vực dân cư thực ra không hề lớn, diện tích đồng cỏ chiếm khoảng một nửa, đa số đều là đất nông nghiệp. Điểm thấp nhất so với mực nước biển là bãi bồi Lobau cao 151 m, điểm cao nhất là ngọn đồi Hermannskogel cao 542 m. Cao nguyên rừng bao phủ phía tây bắc, tây và tây nam, kéo dài đến tận khu vực nội thành. Sông Danube đi vào thành phố nhờ Cổng Viên - một dòng chảy hẹp giữa hai ngọn núi Leopoldsberg ở hữu ngạn và Bisamberg ở tả ngạn. Có rất nhiều con sông nhỏ chảy vào thành phố từ trên các cao nguyên, trong đó nổi tiếng nhất là sông Viên. Nhờ các dải đồi thoai thoải bậc thang, các dãy núi ở phía tây trở nên liền mạch với các dãy núi phía nam. Toàn bộ khu vực này được sử dụng để trồng nho. Tầm ảnh hưởng của địa lý Viên là một trong những thành phố lớn nhất và quan trọng nhất Trung Âu. Vị trí địa lý của Viên rất thuận lợi, khi là giao điểm của cực đông dãy An-pơ và Bồn địa Pannonian, vì vậy cũng là giao điểm của các trục đường rất quan trọng từ xa xưa: trục nam-bắc dọc theo rìa dãy An-pơ (Con đường hổ phách), trục tây - đông dọc theo vùng chân núi An-pơ và đường thủy trên sông Danube. Trong lịch sử, từ Viên có thể dễ dàng đến Moravia, Hungary, Steiermark, Carniola và bờ biển Adriatic. Chính nhờ vậy, Viên luôn được các bậc vua chúa chọn làm kinh đô. Từ khoảng năm 1840, một mạng lưới đường sắt có hình ngôi sao, tỏa ra từ Viên, được xây dựng. Kể từ khi Bức màn Sắt và Khối Xô Viết sụp đổ năm 1989, hệ thống giao thông và quan hệ kinh tế giữa Áo với các nước láng giềng phía bắc và phía đông phát triển trở lại đáng kể. Viên đã quyết định tham gia vào dự án Centrope. Khoảng cách từ Viên đến thủ đô Bratislava (Slovakia) chỉ là 55 km; có thể coi là trường hợp duy nhất ở châu Âu (trừ Vatican-Roma). Khí hậu Khí hậu tại Viên thực chất là một vùng khí hậu chuyển tiếp, vì ảnh hưởng của đại dương từ phía tây và lục địa từ phía đông. Vì vậy các kết quả đo lường giữa các năm thường biến động mạnh. Về tổng thể, Viên có lượng mưa thấp, thời gian khô hạn dài, mùa đông không quá lạnh so với các vùng khác của Áo. Mùa nóng trong khoảng 60 ngày và mùa lạnh trong khoảng 70 ngày. Do hiện tượng ấm lên toàn cầu, các chuyên gia dự đoán vào cuối thế kỷ 21, Viên sẽ là một trong những đô thị châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các đợt nắng nóng. Bảo tồn thiên nhiên Việc bảo vệ thiên nhiên ở Viên được quy định bởi nhiều quy phạm pháp luật khác nhau, chẳng hạn như Đạo luật Bảo tồn thiên nhiên Viên, Đạo luật Công viên quốc gia Viên và Pháp lệnh Bảo tồn Thiên nhiên Viên. Các khu bảo tồn lớn nhất và quan trọng nhất là Vườn quốc gia Donau-Auen, Công viên Sinh quyển Wienerwald. Lịch sử Lịch sử ban đầu Bằng chứng đã được tìm thấy nơi cư trú liên tục ở khu vực Viên từ năm 500 trước Công nguyên, khi người Celt định cư trên sông Danube. Vào năm 15 trước Công nguyên, người La Mã đã củng cố thành phố biên giới mà họ gọi là Vindobona để bảo vệ đế chế chống lại các bộ lạc Đức ở phía bắc. Mối quan hệ chặt chẽ với các dân tộc Celt khác tiếp tục qua các thời đại. Tu sĩ Ailen Saint Colman (hay Koloman, Colmán trong tiếng Ailen, có nguồn gốc từ colm "bồ câu") được chôn cất tại Tu viện Melk và Saint Fergil (Virgil the Geometer) làm Giám mục của Salzburg trong bốn mươi năm. Ailen Benedictines thành lập các khu định cư tu viện thế kỷ thứ mười hai; bằng chứng về những mối quan hệ này vẫn tồn tại dưới dạng tu viện Schottenstift vĩ đại của Viên (Scots Abbey), từng là nhà của nhiều tu sĩ Ailen. Năm 976, Leopold I xứ Babenberg trở thành bá tước của Bavarian Ostmark, một quận dài 60 dặm nằm trên sông Danube trên biên giới phía đông của Bavaria. Khu vực ban đầu này đã phát triển thành lãnh địa công tước Áo. Mỗi người cai trị Babenberg thành công đã mở rộng cuộc hành quân về phía đông dọc theo sông Danube, cuối cùng bao trùm Viên và vùng đất ngay lập tức ở phía đông. Năm 1145, Công tước Henry II Jasomirgott chuyển nơi cư trú của gia đình Babenberg từ Klosterneuburg ở Hạ Áo đến Viên. Kể từ đó, Viên là trung tâm của triều đại Babenberg. Năm 1440, Viên trở thành thành phố thường trú của triều đại Habsburg. Cuối cùng nó đã phát triển để trở thành thủ đô thực tế của Đế quốc La Mã thần thánh (800–1806) vào năm 1437 và là một trung tâm văn hóa cho nghệ thuật và khoa học, âm nhạc và ẩm thực cao cấp. Hungary chiếm thành phố trong khoảng thời gian từ 1485 đến 1490. Trong thế kỷ 16 và 17, các lực lượng Kitô giáo hai lần ngăn chặn quân đội Ottoman bên ngoài Viên (xem Cuộc vây hãm Viên, 1529 và Trận Viên, 1683). Một dịch bệnh dịch hạch đã tàn phá Viên năm 1679, giết chết gần một phần ba dân số. Đế quốc Áo–Hung và đầu thế kỷ 20 Anschluss và Thế chiến II Viên dưới sự điều hành của bốn cường quốc Hiệp ước Nhà nước Áo và sau đó Năm 1278 Rudolf I, vua của Đế quốc La Mã Thần thánh từ năm 1273, sau khi chiến thắng vua Böhmen là Ottokar II, đã mang các phần đất thuộc về nước Áo ngày nay về dưới sự quản trị của ông, bắt đầu thời kỳ thống trị của dòng họ Habsburg. Sau hai đợt bệnh dịch hạch lớn vào năm 1679 và 1713 dân cư thành phố tăng không ngừng. Trong năm 1724 dân số Viên được ước lượng là vào khoảng 150.000 người, vào khoảng năm 1790 đã là 200.000. Năm 1850 thành phố được mở rộng ra và chia lại thành nhiều quận (Bezirk). Trong những năm của thập kỷ 1860 dân số Viên tăng nhanh mà chủ yếu là do người du nhập từ ngoài thành phố vào. Các cuộc điều tra dân số bắt đầu được tiến hành đều đặn từ năm 1869 cho thấy vào năm 1910 thành phố có dân số cao nhất trong lịch sử là 2.031.000 người. Vào khoảng 1900 thủ đô Viên trở thành trung tâm của phong trào Tân Nghệ thuật với kiến trúc sư Otto Wagner và hội các nhà nghệ thuật của Trường phái Ly khai Viên. Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt đồng thời cũng chấm dứt đế quốc Áo–Hung. Ngày 12 tháng 11 năm 1918 "Cộng hòa Đức–Áo" (từ 1919 là Cộng hòa Áo) được tuyên bố thành lập trước quốc hội ở Viên. Năm 1921 Viên được tách ra khỏi Niederösterreich (Hạ Áo), trở thành một tiểu bang riêng. Năm 1938 Áo bị sáp nhập vào Đức Quốc xã. Các trận dội bom trong những năm 1944 và 1945 cũng như Chiến dịch Viên của Liên Xô và Bulgaria vào tháng 4 năm 1945 đã mang lại nhiều thiệt hại lớn cho thành phố. Thế nhưng nhiều công trình xây dựng có tính chất lịch sử vẫn còn tồn tại được qua các trận bom. Phần lớn các tòa nhà bị phá hủy được xây dựng lại sau chiến tranh. Tháng 4 năm 1945 một ủy ban hành chánh tạm thời được thành lập, các đảng phái chính trị cũng được tái tổ chức hay thành lập lại. Ngày 15 tháng 5 năm 1955 với Hiệp định Quốc gia Áo, nước Áo đạt lại tự do và Viên trở thành thủ đô của Cộng hòa Áo. Nhân khẩu học Dân số trong lịch sử Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu thì Viên có khoảng 2,1 triệu dân. Giữa năm 1910 và 1918 viên là thành phố lớn thứ tư thế giới, trước khi Viên bị Berlin vượt qua. Sau Đệ Nhất thế chiến thì Viên mất đi khoảng 200 ngàn dân; nhiều người công chức và nhân viên văn phòng không thuộc gốc nói tiếng Đức trở về quê hương của họ. Sau hàng chục năm dân số cứ giảm đều, cho đến thập niên 90 của thế kỷ 20 thì Viên lại trở thành thành phố với nhiều dân di cư đến. Theo dự đoán thì đến đầu thập niên 30 của thế kỷ thứ 21 dân số Viên sẽ lại vượt lên trên con số 2 triệu người. Trong số dân sống vào năm 2012 thì có đến 22,3% là không có quốc tịch Áo, 31,1% không sinh ra ở Áo. Trong số 386.000 người không có quốc tịch Áo thì 9% là người Đức, 27,2% từ các nước khác trong khối Liên minh châu Âu, hay Thụy Sĩ, 31% từ các nước mà trước đây thuộc nước Nam Tư, và 11% là người Thổ. Đặc biệt là số dân trong khối các nước EU và EWR gia tăng, trong khi số dân từ nước Nam Tư cũ không thay đổi. Tôn giáo Theo thống kê dân số năm 2001 thành phần tôn giáo của dân cư tại Viên bao gồm: Quận và mở rộng Viên có 23 quận (Bezirke). Các văn phòng quận hành chính ở Viên (được gọi là Magistratische Bezirksämter) phục vụ các chức năng tương tự như ở các bang khác của Áo (được gọi là Bezirkshauptmannschaften), các nhân viên nằm dưới quyền của thị trưởng Viên; ngoại lệ là cảnh sát, dưới sự giám sát của liên bang. Cư dân quận tại Viên (người Áo cũng như công dân EU có hộ khẩu thường trú tại đây) bầu ra một Hội đồng quận (Bezirksvertretung). Tòa thị chính đã ủy thác ngân sách bảo trì ví dụ như các trường học và công viên để các quận có thể đặt ưu tiên một cách tự động. Bất kỳ quyết định nào của một quận có thể có hiệu lực thấp hơn quyết định của hội đồng thành phố (Gemeinderat) hoặc ủy viên hội đồng thành phố có trách nhiệm (amtsführender Stadtrat). Trung tâm và thành phố lịch sử của Viên, một phần lớn của Innere Stadt ngày nay là một pháo đài được bao quanh bởi các cánh đồng để tự vệ trước những kẻ tấn công tiềm năng. Năm 1850, Viên với sự đồng ý của hoàng đế đã sáp nhập 34 ngôi làng xung quanh, được gọi là Vorstädte, vào phạm vi thành phố (quận 2 đến quận 8, sau năm 1861 với việc tách Margareten khỏi Wieden số 2 đến 9). Do đó, các bức tường đã bị san bằng sau năm 1857, khiến cho trung tâm thành phố có thể mở rộng. Ở đó, một đại lộ rộng tên là Ringstraße đã được xây dựng, dọc theo đó các tòa nhà công cộng và tư nhân, tượng đài và công viên được tạo ra vào đầu thế kỷ 20. Những tòa nhà này bao gồm Tòa thị chính Viên, Burgtheater, Đại học Viên, Quốc hội, bảo tàng đôi về lịch sử tự nhiên và mỹ thuật và Staatsoper. Đây cũng là địa điểm của Cánh mới của Hofburg, cung điện cũ của Hoàng gia và Bộ Chiến tranh Hoàng gia và triều đình kết thúc vào năm 1913. Chủ yếu là nhà thờ chính tòa Stephan kiểu Gothic nằm ở trung tâm thành phố, Stephansplatz. Triều đình Hoàng gia đã thành lập Quỹ cải tạo thành phố Viên (Wiener Stadterneuerungsfonds) và bán nhiều lô đất cho các nhà đầu tư tư nhân, qua đó tài trợ một phần cho các công trình xây dựng công cộng. Từ năm 1850 đến 1890, giới hạn thành phố ở phía Tây và phía Nam chủ yếu đi theo một bức tường khác gọi là Linienwall, tại đó một khoản phí đường bộ được gọi là Liniengeld được thu. Bên ngoài bức tường này từ năm 1873 trở đi, một con đường vành đai là Gürtel đã được xây dựng. Năm 1890, người ta quyết định hợp nhất 33 vùng ngoại ô (được gọi là Vororte) ngoài bức tường đó vào Viên vào ngày 1 tháng 1 năm 1892 và biến chúng thành các quận từ 11 đến 19 (quận 10 đã được thành lập vào năm 1874); do đó Linienwall bắt đầu bị phá hủy vào năm 1894. Năm 1900, quận 20, Brigittenau, được thành lập bằng cách tách khu vực này khỏi quận 2. Từ năm 1850 đến 1904, Viên chỉ mở rộng ở hữu ngạn sông Danube theo nhánh chính trước quy định của 1868–1875, tức là sông Danube cũ ngày nay. Năm 1904, quận 21 được thành lập bằng cách tích hợp Floridsdorf, Kagran, Stadlau, Hirschstetten, Aspern và các làng khác ở tả ngạn sông Danube vào Viên, năm 1910 Strebersdorf theo sau. Vào ngày 15 tháng 10 năm 1938, Đức quốc xã đã tạo ra Đại Viên với 26 quận bằng cách sáp nhập 97 thị trấn và làng mạc vào Viên, 80 trong số đó đã được đưa trở lại xung quanh Hạ Áo vào năm 1954. Kể từ đó, Viên có 23 quận. Các ngành công nghiệp chủ yếu nằm ở các quận phía nam và phía đông. Innere Stadt nằm cách dòng chảy chính của sông Danube, nhưng được giới hạn bởi kênh Danube. Các quận thứ 2 và thứ 20 của Viên nằm giữa kênh Danube và sông Danube. Bên kia sông Danube, nơi đặt Trung tâm Quốc tế Viên (quận 21–22) và ở các khu vực phía Nam (quận 23) là những khu vực mới nhất của thành phố. Chính trị Lịch sử chính trị Trong hai mươi năm trước Chiến tranh thế giới thứ nhất và cho đến năm 1918, nền chính trị của Viên đã được định hình bởi Đảng Xã hội Kitô giáo. Cụ thể, thị trưởng dài hạn Karl Lueger đã không thể áp dụng các quyền bỏ phiếu chung cho nam giới được giới thiệu bởi và cho quốc hội Áo – Reichsrat, vào năm 1907, do đó loại trừ hầu hết giai cấp công nhân tham gia vào các quyết định. Đối với Adolf Hitler, người đã dành vài năm ở Viên, Lueger là một bậc thầy về cách sử dụng Chủ nghĩa bài Do Thái trong chính trị. Viên ngày nay được coi là trung tâm của Đảng Dân chủ Xã hội (SPÖ). Trong thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa (1918–1934), Đảng Dân chủ Xã hội Viên đã tiến hành nhiều cải cách xã hội. Vào thời điểm đó, chính sách thành phố của Viên được các nhà xã hội trên khắp châu Âu ngưỡng mộ, do đó họ gọi thành phố này là "Viên đỏ" (Rotes Wien). Vào tháng 2 năm 1934, quân đội của chính phủ liên bang Áo dưới thời Engelbert Dollfuss, người đã đóng cửa phòng đầu tiên của quốc hội liên bang – Nationalrat vào năm 1933 và các tổ chức xã hội chủ nghĩa bán quân sự đã tham gia vào Nội chiến Áo, dẫn đến lệnh cấm Đảng Dân chủ xã hội. SPÖ đã giữ văn phòng thị trưởng và kiểm soát hội đồng thành phố / quốc hội trong mỗi cuộc bầu cử tự do kể từ năm 1919. Lần duy nhất sự thống trị của SPÖ bị phá vỡ diễn ra từ năm 1934 đến năm 1945, khi Đảng Dân chủ Xã hội bị đặt ngoài vòng pháp luật, thị trưởng được chỉ định bởi phát xít Áo và sau đó là Đức Quốc xã. Thị trưởng hiện tại của Viên là Michael Ludwig của SPÖ. Thành phố đã ban hành nhiều chính sách dân chủ xã hội. Gemeindebauten là tài sản nhà ở xã hội được tích hợp tốt vào kiến trúc thành phố bên ngoài quận đầu tiên hoặc "bên trong". Giá thuê thấp cho phép chỗ ở thoải mái và tiếp cận tốt với các tiện nghi của thành phố. Nhiều dự án được xây dựng sau Chiến tranh thế giới thứ hai trên những bãi đất trống bị phá hủy do ném bom trong chiến tranh. Thành phố đặc biệt tự hào xây dựng chúng theo tiêu chuẩn cao. Chính phủ Kể từ khi Viên có được tư cách của chính phủ liên bang (Bundesland) bởi hiến pháp liên bang năm 1920, hội đồng thành phố cũng có chức năng như quốc hội bang (Landtag), và thị trưởng (trừ 1934–1945) cũng đóng vai trò là Landeshauptmann (thống đốc/Thủ tướng) của bang Viên. Tòa thị chính có các văn phòng của thị trưởng (:de:Magistrat der Stadt Wien) và chính quyền bang (Landesregierung). Thành phố được quản lý bởi vô số các phòng ban (Magistratsabteilungen), được giám sát chính trị bởi amtsführende Stadträte (thành viên của các văn phòng lãnh đạo chính quyền thành phố; theo các đảng đối lập hiến pháp Viên có quyền chỉ định các thành viên của chính quyền thành phố). Theo hiến pháp thành phố năm 1920, doanh nghiệp thành phố và nhà nước phải được tách biệt. Do đó, hội đồng thành phố và quốc hội bang tổ chức các cuộc họp riêng biệt, với các viên chức chủ tịch riêng biệt, chủ tịch hội đồng thành phố hoặc chủ tịch của bang Landtag, mặc dù tư cách thành viên của hai cơ quan là giống hệt nhau. Khi họp với tư cách là một hội đồng thành phố, các đại biểu chỉ có thể giải quyết các vấn đề của thành phố Viên; khi họp với tư cách là một quốc hội tiểu bang, họ chỉ có thể giải quyết các vấn đề của bang Viên. Trong cuộc bầu cử Hội đồng thành phố năm 1996, SPÖ đã mất đa số trong tổng số 100 ghế, giành được 43 ghế và 39,15% phiếu bầu. SPÖ đã chiếm đa số hoàn toàn tại mọi cuộc bầu cử thành phố tự do kể từ năm 1919. Năm 1996, Đảng Tự do Áo (FPÖ), giành được 29 ghế (tăng từ 21 năm 1991), đánh bại ÖVP ở vị trí thứ ba. Từ năm 1996-2001, SPÖ điều hành Viên trong liên minh với ÖVP. Năm 2001, SPÖ lấy lại đa số với 52 ghế và 46,91% phiếu bầu; vào tháng 10 năm 2005, đa số này đã tăng thêm lên 55 chỗ (49,09%). Trong cuộc bầu cử hội đồng thành phố năm 2010, SPÖ đã mất đa số một lần nữa và do đó đã tạo ra một liên minh với Đảng Xanh – liên minh SPÖ/Xanh đầu tiên ở Áo. Liên minh này được duy trì sau cuộc bầu cử năm 2015. Kinh tế Viên là một trong những khu vực giàu có nhất trong Liên minh châu Âu: Tổng sản phẩm khu vực của nó là 47.200 EUR/người, chiếm 25,7% GDP của Áo năm 2013 và bằng 159% mức bình quân của EU. Thành phố đã cải thiện vị trí của mình từ năm 2012 trên bảng xếp hạng các thành phố mạnh nhất về kinh tế, đạt vị trí thứ 9 trong danh sách năm 2015. Với tỷ lệ 85,5% trong tổng giá trị gia tăng, ngành dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng nhất của Viên. Công nghiệp và thương mại có tỷ lệ 14,5% trong tổng giá trị gia tăng, khu vực I (nông nghiệp) có tỷ lệ 0,07% và do đó đóng vai trò thứ yếu trong giá trị gia tăng của địa phương. Tuy nhiên, việc trồng trọt và sản xuất rượu vang trong biên giới thành phố có giá trị văn hóa xã hội cao. Các lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhất là thương mại (14,7% giá trị gia tăng ở Viên), dịch vụ khoa học và công nghệ, bất động sản và nhà ở cũng như sản xuất hàng hóa. Vào năm 2012, đóng góp của Viên trong các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài và sắp tới của Áo là khoảng 60%, điều này thể hiện vai trò của Viên như một trung tâm quốc tế cho các công ty trong và ngoài nước. Kể từ khi Bức màn sắt sụp đổ năm 1989, Viên đã mở rộng vị thế là cửa ngõ vào Đông Âu: 300 công ty quốc tế có trụ sở Đông Âu tại Viên và vùng lân cận, trong số đó có Hewlett-Packard, Henkel, Baxalta và Siemens. Các công ty ở Viên có nhiều liên hệ và năng lực trong kinh doanh với Đông Âu do vai trò lịch sử của thành phố là trung tâm của Đế chế Habsburg. Số lượng các doanh nghiệp quốc tế tại Viên vẫn đang tăng lên: Năm 2014 là 159 và năm 2015 là 175 công ty quốc tế thành lập văn phòng tại Viên. Tổng cộng, khoảng 8.300 công ty mới đã được thành lập tại Viên mỗi năm kể từ năm 2004. Phần lớn các công ty này đang hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ định hướng công nghiệp, thương mại bán buôn cũng như công nghệ thông tin và truyền thông và phương tiện truyền thông mới. Viên nỗ lực để trở thành một trung tâm khởi nghiệp. Kể từ năm 2012, thành phố tổ chức Lễ hội Tiên phong hàng năm, sự kiện khởi nghiệp lớn nhất ở Trung Âu với 2.500 khách mời quốc tế diễn ra tại Cung điện Hofburg. Tech Cocktail, một cổng thông tin trực tuyến cho bối cảnh khởi nghiệp, đã xếp hạng Viên đứng thứ sáu trong số mười thành phố khởi nghiệp hàng đầu trên toàn thế giới. Nghiên cứu và phát triển Thành phố Viên rất coi trọng nghiên cứu khoa học và tập trung vào việc tạo ra một môi trường tích cực cho nghiên cứu và phát triển. Trong năm 2014, Viên đã có 1.329 cơ sở nghiên cứu; 40.400 người được tuyển dụng trong lĩnh vực R&D và 35% chi phí R&D của Áo được đầu tư vào thành phố. Với hạn ngạch nghiên cứu là 3,4%, Viên vượt quá mức trung bình 2,77% của Áo và đã đạt được mục tiêu của EU là 3,0% vào năm 2020. Một lĩnh vực R&D chính ở Viên là khoa học đời sống. The Vienna Life Science Cluster là trung tâm chính của Áo cho nghiên cứu khoa học đời sống, giáo dục và kinh doanh. Trên khắp Viên, năm trường đại học và một số viện nghiên cứu cơ bản tạo thành cốt lõi học thuật của trung tâm với hơn 12.600 nhân viên và 34.700 sinh viên. Tại đây, hơn 480 công ty thiết bị y tế, công nghệ sinh học và dược phẩm với gần 23.000 nhân viên tạo ra doanh thu khoảng 12 tỷ euro (2017). Điều này tương ứng với hơn 50% doanh thu được tạo ra bởi các công ty khoa học đời sống ở Áo (22,4 tỷ euro). Viên là quê hương của những công ty toàn cầu như Boehringer Ingelheim, Octapharma, Ottobock và Takeda. Tuy nhiên, cũng có một số lượng lớn các công ty khởi nghiệp trong ngành khoa học đời sống và Viên được xếp hạng đầu tiên trong Chỉ số Thành phố Khởi nghiệp PeoplePerHour 2019. Các công ty như Apeiron Biologics, Hookipa Pharma, Marinomed, mySugr, Themis Bioscience và Valneva đều hiện diện ở Viên và thường xuyên xuất hiện trên trang nhất các báo quốc tế. Để tạo điều kiện khai thác tiềm năng kinh tế của nhiều khía cạnh của khoa học đời sống tại thủ đô của Áo, Bộ Kinh tế và Kỹ thuật số Liên bang Áo và chính quyền địa phương của Thành phố Viên đã cùng nhau: Từ năm 2002, nền tảng LISAvienna đã ra đời như một điểm liên lạc. Nó cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh miễn phí tại giao diện của ngân hàng quảng cáo liên bang Áo, Austria Wirtschaftsservice và Phòng kinh doanh Viên và thu thập dữ liệu thông báo cho việc hoạch định chính sách. Các điểm nóng học thuật chính ở Viên là Trung tâm Khoa học Đời sống Muthgasse với Đại học Tài nguyên và Khoa học Đời sống (BOKU), Viện Công nghệ Áo, Đại học Thú y Viên, Bệnh viện đa khoa Viên với Đại học Y khoa Viên và Trung tâm sinh học Viên. Đại học Trung Âu, một tổ chức sau đại học bị trục xuất khỏi Budapest khi chính phủ Hungary kiểm soát các tổ chức học thuật và nghiên cứu, chào đón lớp sinh viên đầu tiên đến trường mới ở Viên vào năm 2019. Công nghệ thông tin Mảng công nghệ thông tin và truyền thông của Viên có quy mô tương đương với ở Helsinki, Milan hoặc Munich và là một trong số các địa điểm CNTT lớn nhất châu Âu. Năm 2012, 8962 doanh nghiệp CNTT với 64.223 lao động có trụ sở ở Viên. Các sản phẩm chính là dụng cụ và thiết bị đo lường, thử nghiệm và điều hướng cũng như các linh kiện điện tử. Hơn 2/3 số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT. Trong số các công ty CNTT lớn nhất ở Viên có Kapsch, Beko Engineering & Informatics, chuyên gia kiểm soát không lưu Continentis, Cisco Systems Áo, Hewlett-Packard, Microsoft Áo, IBM Áo và Samsung Electronics Áo. Tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ Cisco điều hành chương trình Entrepreneurs in Residence tại Châu Âu ở Viên hợp tác với Phòng Kinh doanh Viên. Công ty UBM của Anh đã đánh giá Viên là một trong 10 Thành phố Internet hàng đầu trên thế giới bằng cách phân tích các tiêu chí như tốc độ kết nối, tính khả dụng WiFi, tinh thần đổi mới và dữ liệu chính phủ mở. Năm 2011, 74,3% hộ gia đình ở Viên được kết nối với băng thông rộng, 79% sở hữu máy tính. Theo chiến lược băng thông rộng của Thành phố, phạm vi phủ sóng toàn bộ băng thông rộng sẽ đạt được vào năm 2020. Du lịch và hội nghị Có 14,96 triệu lượt ở lại qua đêm tại Viên năm 2016 (+ 4,4% so với năm 2015). Trong năm 2014, 6,2 triệu khách du lịch đã đến thăm Viên và lên tới 13,524,266 lượt qua đêm. Các thị trường khách du lịch chính là Đức, Hoa Kỳ, Ý và Nga. Từ năm 2005 đến 2013, Viên là điểm đến số một thế giới cho các cuộc họp và hội nghị quốc tế. Trong năm 2014, 202 hội nghị quốc tế đã được tổ chức tại Viên, khiến nó trở thành địa điểm hội họp phổ biến thứ hai trên toàn thế giới theo thống kê của Hiệp hội Họp và Hội nghị Quốc tế. Trung tâm hội nghị lớn nhất của thành phố, Trung tâm Áo Viên (ACV) có tổng sức chứa khoảng 20.000 người và nằm cạnh Trụ sở Liên Hợp Quốc tại Viên. Các trung tâm khác là Trung tâm Triển lãm & Hội nghị Viên (tối đa 3.300 người) và Cung điện Hofburg (tối đa 4.900 người). Phát triển đô thị Ga xe lửa trung tâm Ga xe lửa trung tâm mới của Viên được khai trương vào tháng 10 năm 2014. Việc xây dựng bắt đầu vào tháng 6 năm 2007 và dự kiến kéo dài đến tháng 12 năm 2015. Nhà ga được phục vụ bởi 1.100 chuyến tàu với 145.000 hành khách. Có một trung tâm mua sắm với khoảng 90 cửa hàng và nhà hàng. Trong vùng lân cận của nhà ga, một quận mới đang nổi lên với diện tích văn phòng 550.000 m2 (5.920.000 ft vuông) và 5.000 căn hộ cho đến năm 2020. Aspern Seestadt Aspern là một trong những dự án mở rộng đô thị lớn nhất của châu Âu. Một hồ nhân tạo rộng 5 ha, văn phòng, căn hộ và một nhà ga trong khoảng cách đi bộ được cho là sẽ thu hút 20.000 công dân mới khi công trình hoàn thành vào năm 2028. Ngoài ra, tòa nhà chọc trời bằng gỗ cao nhất thế giới có tên là HoHo Wien sẽ được xây dựng trong vòng 3 năm, bắt đầu từ năm 2015. Thành phố thông minh Vào năm 2014, Hội đồng thành phố Viên đã thông qua Chiến lược cơ cấu thành phố thông minh năm 2050. Đây là một chiến lược dài hạn được cho là thiết lập một khung cấu trúc có lợi, lâu dài để giảm lượng khí thải carbon từ 3,1 tấn trên đầu người đến 1 tấn trên đầu người vào năm 2050, có 50% tổng mức tiêu thụ năng lượng của Viên từ các nguồn tái tạo và để giảm lưu lượng phương tiện cá nhân từ 28% xuống còn 15% vào năm 2030. Mục tiêu đã nêu là vào năm 2050, tất cả các phương tiện trong ranh giới thành phố sẽ chạy mà không dùng công nghệ đẩy thông thường. Ngoài ra, Viên đặt mục tiêu trở thành một trong năm trung tâm nghiên cứu và đổi mới lớn nhất châu Âu vào năm 2050. Văn hóa Nhà hát và opera Lĩnh vực nhà hát, opera và mỹ thuật tại Viên có một truyền thống rất lâu đời. Ngoài Nhà hát Hoàng cung(Burgtheater) với sân khấu thứ hai là Nhà hát học viện (Akademietheater), là một trong những nhà hát quan trọng nhất trong khu vực nói tiếng Đức, thành phố Viên còn có Nhà hát Nhân dân (Volkstheater) và Nhà hát Josefstadt (Theater in der Josefstadt) đều là những nơi để thưởng thức nghệ thuật. Bên cạnh đó còn có rất nhiều sân khấu nhỏ mà về chất lượng đều không thua kém các sân khấu lớn, thường biểu diễn các vở thử nghiệm, hiện đại hoặc chuyên về cabaret và các nghệ thuật biểu diễn khác như múa rối, kịch câm, ảo thuật, v.v... Những người yêu thích opera cũng được thỏa mãn ở Viên: Nhà hát opera Quốc gia Viên (Wiener Staatsoper) và Nhà hát opera Nhân dân Viên (Volksoper Viên) đều đáp ứng tất cả mỗi ý thích một ít mà trong đó Volksoper Wien đặc biệt là thường cảm thấy có trách nhiệm cho những opera đặc trưng cho Viên. Ngoài những nơi khác, các buổi hòa tấu nhạc cổ điển thường được trình diễn trong Đại sảnh của Hội Âm nhạc Viên và trong Nhà Hòa tấu Viên (Wiener Konzerthaus). Nhà hát sông Viên (Theater an der Wien) nổi bật trong những năm gần đây với các buổi trình diễn đầu tiên của thể loại nhạc kịch. Thành công nhiều nhất là vở Elisabeth mà sau đó được trình diễn trên toàn thế giới bằng nhiều thứ tiếng. Ngôi nhà Âm nhạc Viên (Haus der Musik) cũng đã tạo nên một Viện bảo tàng Âm thanh cho thiếu nhi và người lớn. Viện bảo tàng Trong Hofburg (Hoàng cung) là Viện bảo tàng Sisi, phòng ở của Hoàng đế, đối diện với Hoàng cung là Bảo tàng Lịch sử Nghệ thuật Viên (Kunsthistorisches Museum) có rất nhiều tranh của các danh họa cổ điển và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Viên (Naturhistorisches Museum). Bên cạnh đó là Khu bảo tàng Viên (Museumsquartier) gồm nhiều viện bảo tàng: Viện bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Stiftung Ludwig, Viện bảo tàng Leopold với chủ yếu là các tác phẩm của Trường phái ly khai Viên, Thời kỳ Hiện đại Viên, Trường phái biểu hiện Áo và nhiều tòa nhà triển lãm luân phiên thay đổi chủ đề. Viện bảo tàng Liechtenstein trưng bày một trong những bộ sưu tập nghệ thuật lớn nhất thế giới thuộc về cá nhân. Ngoài ra còn nhiều viện bảo tàng khác từ Viện bảo tàng Lịch sử quân đội qua Viện bảo tàng Kỹ thuật cho đến Viện bảo tàng Đồng hồ Viên và cuối cùng cũng không được quên các Viện bảo tàng của những quận trong thành phố Viên, trình bày lịch sử của từng quận một. Kiến trúc Ở Viên có công trình xây dựng của tất cả các thời kỳ trong kiến trúc, từ Nhà thờ Ruprecht của trường phái Romanesque, đến Nhà thờ Karl với phong cách Baroque cũng như các công trình của Thời kỳ Cổ điển cho đến Thời kỳ Hiện đại. Thời kỳ Tân Nghệ thuật cũng để lại dấu vết ở Viên: nhà triển lãm của trường phái ly khai Viên (Wiener Secessionsgebäude), Nhà thờ Steinhof (Kirche am Steinhof) của kiến trúc sư Otto Wagner hay trạm tàu điện Quảng trường Karl (Karlsplatz) đều thuộc về những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất trên thế giới của thời kỳ này. Một trong những điểm thu hút được khách du lịch ưa thích nhất là Nhà Hundertwasser của người theo trường phái siêu thực Friedensreich Hundertwasser, được xem như là kiểu mẫu đối nghịch lại với lối kiến trúc hiện đại khô khan. Một thí dụ khác cho lối kiến trúc khác thường là Nhà thờ Wotruba của nhà điêu khắc Fritz Wotruba. Các khu vực mới xây dựng của thành phố ở phía bắc sông Donau chung quanh "UNO-City" và gần Wienerberg thuộc về kiểu kiến trúc hiện đại. Từ năm 1999 ngôi nhà cao 202 m "Millenium Tower" ở Handelskai là ngôi nhà cao nhất cho tới nay ở thủ đô Viên và là dấu hiệu của một bước ngoặt trong kiến trúc ở Viên, đi đến tự tin và tiện nghi nhiều hơn. Các sự kiện văn hóa Tuần lễ hội Viên: Liên hoan ca kịch, ca nhạc và các thể loại văn hóa khác ở tại nhiều nơi trong cả thành phố, kéo dài 5 tuần trong tháng 5 và tháng 6 hằng năm. Viennale (Vienna International Film Festival) Liên hoan phim quốc tế tại Viên được tổ chức hằng năm tại Viên vào tháng 10 từ năm 1960. Lễ hội đảo Donau: Liên hoan ca nhạc được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1983. Hằng năm vào mùa hè khoảng 3 triệu người thăm viếng các buổi hòa nhạc được tổ chức tại nhiều sân khấu khác nhau, là liên hoan ngoài trời ("Open-Air-Festival") lớn nhất châu Âu không phải trả tiền vào cửa. Dạ vũ trong nhà hát ca kịch Viên (Wiener Opernball): một trong những "đỉnh cao" của lễ hội hóa trang ở Viên trong Nhà hát Viên. Life-Ball: Buổi tổ chức từ thiện vì bệnh AIDS lớn nhất ở châu Âu, được tổ chức hằng năm trong tòa đô chính. Diễu hành cầu vồng (Regenbogenparade): Cuộc diễu hành của những người đồng tính luyến ái, bắt đầu từ năm 1996, hằng năm vào cuối tháng 6. Qua nhiều năm cuộc diễu hành này đã trở thành một yếu tố kinh tế của thành phố và gần đây đã được quảng cáo trên thế giới. Quảng trường tòa đô chính: Trên Quảng trường tòa đô chính, giữa Tòa đô chính và Nhà hát Hoàng cung (Burgtheater), trong những tháng mùa hè đều có chiếu phim về hòa tấu nhạc hay ca kịch opera trên màn hình lớn, vào cửa tự do và nhiều món ẩm thực đặc sắc từ nhiều nước trên thế giới được chào mời ở nhiều quầy khác nhau. Quảng trường tòa đô chính biến thành nơi gặp gỡ của những người yêu văn hóa, các nhà nghiên cứu về ẩm thực và những người đi chơi đêm thưởng thức bầu không khí có một không hai này. Giáo dục Viên là trung tâm giáo dục chính của Áo và là nơi có nhiều trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp và nhà thi đấu (trường trung học). Các trường đại học Học viện Mỹ thuật Viên Đại học Trung Âu Học viện Ngoại giao Viên Đại học Y Viên PEF Đại học tư thục Viên Đại học Nghệ thuật Ứng dụng Viên Đại học Khoa học Ứng dụng Viên Đại học Âm nhạc và Nghệ thuật biểu diễn, Viên Đại học Thú y Viên Đại học Viên Đại học Kinh tế và Kinh doanh Viên Đại học Tài nguyên thiên nhiên và Khoa học đời sống, Viên Đại học Khoa học Ứng dụng Technikum Wien Đại học Kỹ thuật Viên Đại học Webster Viên Đại học Sigmund Freud Viên Học viện chống tham nhũng quốc tế (ở Laxenburg, phía nam của Viên) Trường quốc tế Trường quốc tế Danube Đại học quốc tế Viên SAE Viên Trường kinh doanh Lauder Lycée Français de Vienne Trường Christian Viên Trường quốc tế Viên Trường quốc tế Mỹ Japanische Schule ở Viên (trường Nhật Bản) Trường quốc tế Amadeus Thể thao Bóng đá: Wiener Sport-Club thành lập năm 1883 tại Dornbach; Rapid Wien thành lập năm 1899, với 31 lần đoạt giải là đội bóng đá đang giữ kỷ lục của Áo; Austria Wien, First Vienna FC 1894 là những câu lạc bộ bóng đá lâu đời nhất của Áo. Đấu kiếm: Wiener Sport-Club với bộ môn đấu kiếm thành lập năm 1886 là câu lạc bộ đấu kiếm lâu đời nhất vẫn còn hoạt động của Viên. Khúc côn cầu trên băng: Vienna Capitals, Vienna Flyers, EHV Sabres Wien. Bóng bầu dục Mỹ: Danube Dragons, Chysler Vikikings Viên tổ chức nhiều sự kiện thể thao khác nhau bao gồm Vienna City Marathon, nơi thu hút hơn 10.000 người tham gia mỗi năm và thường diễn ra vào tháng Năm. Giải vô địch thế giới khúc côn cầu trên băng năm 2005 đã diễn ra ở Áo và trận chung kết được tổ chức tại Viên. Sân vận động Ernst Happel ở Viên là nơi diễn ra bốn trận chung kết Cup Champions League và European Champion Clubs (1964, 1987, 1990 và 1995) và vào ngày 29 tháng 6, nó đã tổ chức trận chung kết Euro 2008 với chiến thắng 1-0 của Tây Ban Nha trước Đức. Giải quần vợt Vienna Open (Viên Mở rộng) cũng diễn ra ở thành phố này từ năm 1974. Các trận đấu được chơi ở Hội trường Thành phố Viên. Neue Donau, được hình thành sau khi Donauinsel được tạo ra, không có giao thông đường sông và được gọi là "autobahn cho người bơi" do công chúng sử dụng để đi lại. Giải trí Giải trí về đêm Trong những năm 1980 các quán bắt đầu phát triển ở chỗ gọi là "Tam giác Bermuda" gần Quảng trường Thụy Điển (Schwedenplatz) nằm cạnh bờ kênh Danube, chung quanh Nhà thờ Ruprecht (Ruprechtskirche). Trong những mùa hè vừa rồi các quán bắt đầu mở rộng ra ở bên này bờ kênh và cả ở bờ bên kia kênh Danube, trở thành một nơi phải đến cho những người thích đi chơi đêm ở Viên. Một "trọng điểm" khác của thành phố về đêm trong mùa hè là Copa Cagrana trên đảo sông Danube gần Cầu Đế chế (Reichsbrücke) với nhiều quán ở ngoài trời. Quán cà phê ở Viên Các quán cà phê ở Viên có một lịch sử cực kỳ lâu đời và nổi bật có từ nhiều thế kỷ và là một đặc điểm về văn hóa của Viên. Tại các quán này, ngoài rất nhiều loại thức uống cà phê khác nhau cũng có những món ăn nhỏ. Theo truyền thống, cà phê đi kèm với một ly nước. Người khách có thể đọc hằng giờ các loại báo chí có rất nhiều trong quán. Bên cạnh các quán hiện đại cũng còn tồn tại một số quán cà phê Viên thật sự vẫn còn giữ được vẻ cổ truyền, thí dụ như trong trung tâm thành phố là quán cà phê đã trở thành huyền thoại Café Hawelka ở Dorotheergasse, Griensteindl ở Michaelerplatz hay Tirolerhof. Các quán cà phê của Viên tuyên bố đã phát minh ra quá trình lọc cà phê từ chiến lợi phẩm thu được sau cuộc bao vây Viên lần thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1683. Các quán cà phê của Viên tuyên bố rằng khi quân xâm lược Thổ rời Viên, họ đã từ bỏ hàng trăm bao hạt cà phê. Quốc vương Ba Lan John III Sobieski, chỉ huy của liên minh chống Thổ gồm người Ba Lan, người Đức và người Áo đã tặng Franz George Kolschitzky (tên Ba Lan – Franciszek Jerzy Kulczycki) một phần thưởng cho việc cung cấp thông tin giúp ông đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, Kolschitzky đã mở quán cà phê đầu tiên của Viên. Julius Meinl đã thiết lập một nhà máy rang hiện đại trong cùng một cơ sở nơi các bao tải cà phê được tìm thấy vào năm 1891. Công viên và vườn hoa Viên có rất nhiều công viên và là một trong những thành phố "xanh" nhất thế giới. Các công viên và vườn hoa nổi tiếng nhất của Viên là Công viên thành phố (Stadtpark), hai công Viên thuộc về Hoàng cung (Hofburg) là Công viên Hoàng cung (Burggarten) và Công viên Nhân dân (Volkspark), công Viên thuộc về lâu đài Belvedere với vườn bách thảo, Công viên Danube, các công Viên Dehne, Ressel, Votiv, Auer-Welsbach, Türkenschanz, Vườn bách thú Lainz, v.v... Nhiều công viên nổi tiếng của Viên có các di tích, chẳng hạn như công viên Stadtpark với bức tượng Johann Strauss II và khu vườn của cung điện baroque, nơi Hiệp ước Nhà nước được ký kết. Công viên chính của Viên là Prater, nơi có vòng đu quay Wiener Riesenrad và Kugelmugel, một vi quốc gia hình quả cầu. Ở Schönbrunn thuộc hoàng gia còn có một công viên từ thế kỷ 18 có sở thú lâu đời nhất thế giới, được thành lập vào năm 1752. Donauinsel, một phần của tuyến phòng thủ lũ lụt của Viên là một hòn đảo nhân tạo dài 21,1 km giữa Danube và Neue Donau Donau dành riêng cho các hoạt động giải trí. Du lịch và thắng cảnh Viên là một điểm du lịch ngày càng được ưa thích hơn. Khoảng 30% trong số tất cả các lao động ở Viên làm việc trực tiếp hay gián tiếp cho ngành du lịch. Phần lớn khách du lịch đến vào tháng 12 khi Viên có thể phục vụ với các chợ Giáng sinh. Đa phần khách du lịch đến từ Đức, sau đó là Ý, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ. Tỷ lệ khách du lịch đến từ Đông Âu và Hoa Kỳ đã tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong năm 2004 Viên có tổng cộng 8,4 triệu lượt người ngủ qua đêm. Một số thắng cảnh quan trọng nhất: Hofburg – cung điện hoàng gia, ngày nay là nơi cư trú chính thức và nơi làm việc của Tổng thống Áo. Tiergarten Schönbrunn – vườn thú lâu đời nhất trên thế giới còn hoạt động. Wiener Riesenrad – vòng đu quay còn tồn tại cao nhất thế giới từ năm 1920 đến năm 1985. Stephansdom Karlskirche Tòa đô chính Viên Burgtheater Viện bảo tàng Lịch sử nghệ thuật Viên và Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên Lâu đài Schönbrunn Cung điện Belvedere Nhà hát opera Quốc gia Viên Toàn thành Viên có khoảng 300 nhà hát kịch và phòng hòa nhạc được phân bố khắp nơi. Trong đó nổi tiếng nhất là Nhà hát kịch quốc gia Viên, được tôn làm Trung tâm ca kịch của thế giới. Đây là kiến trúc hùng vĩ mang phong cách La Mã. Phòng trước và phòng bên đều được xây bằng đá hoa cương, bên trong có ảnh hoặc treo ảnh của các nhạc sĩ lớn và nghệ sĩ nổi tiếng. Nhà hát gồm 6 tầng với 1.600 chỗ ngồi, tầng 6 có thể chứa hơn 560 khán giả đứng, mỗi năm ở đây diễn tới 300 buổi. Mỗi buổi diễn đều thay đổi tiết mục, với giá vé đắt cắt cổ. Đêm giao thừa, nhà hát còn tổ chức vũ hội. Đúng 12 giờ đêm, tổng thống và các vị quan chức nổi tiếng đều tới nhà hát đón giao thừa, và quang cảnh này được phát sóng trực tiếp trên nhiều kênh thế giới. Phòng hòa nhạc Viên là phòng hòa nhạc cổ nhất, hiện đại nhất trong thành phố. Nó được khởi công xây dựng năm 1867, là kiến trúc mang phong cách văn nghệ phục hưng Italy, cổ kính mà trang nhã. Tường ngoài hai màu hồng xen kẽ vàng, trên mái dựng rất nhiều tượng Nữ thần âm nhạc. Bên trong có phòng biểu diễn màu vàng kim, mỗi năm đều có 6 ban nhạc nổi tiếng thế giới đến biểu diễn. Ngoài ra còn có hơn 100 bảo tàng nghệ thuật, thu hút hơn tám triệu du khách mỗi năm. Những nơi nổi tiếng nhất là Albertina, Österreichische Galerie Belvedere, Bảo tàng Leopold ở Museumquartier, KunstHausWien, Bank Austria Kunstforum, Bảo tàng đôi Kunsthistorisches và Naturhistorisches, và Bảo tàng kỹ thuật Viên, mỗi nơi có hơn một phần tư triệu du khách mỗi năm. Có nhiều địa điểm nổi tiếng liên quan đến các nhà soạn nhạc sống ở Viên, bao gồm các khu nhà khác nhau của Beethoven và mộ tại Nghĩa trang trung tâm là nghĩa trang lớn nhất ở Viên và là nơi chôn cất của nhiều người nổi tiếng. Mozart có một ngôi mộ tưởng niệm tại khu vườn Habsburg và tại nghĩa trang St. Marx (nơi ngôi mộ của ông đã mất). Nhiều nhà thờ của Viên cũng thu hút rất đông người, trong đó nổi tiếng là Nhà thờ St. Stephen, Deutschordenskirche, Jesuitenkirche, Karlskirche, Peterskirche, Maria am Gestade, Minoritenkirche, Ruprechtskirche, Schottenkirche, Nhà thờ thánh Ulrich và Votivkirche. Khu rừng ngoại ô phía tây Viên nhờ bản nhạc Câu chuyện khu rừng Viên của Strauss mà nổi tiếng khắp nơi. Khu rừng trải dài tới 10 km cạnh dòng nước trong xanh, cảnh đẹp như tranh vẽ với hình ảnh nhiều ngôi làng nhỏ xinh xắn yên tĩnh, mang tới cảm hứng cho nhiều họa sĩ, nhạc sĩ sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ. Tại ngôi làng nhỏ trên Hailigenstaite, nhạc sĩ thiên tài Beethoven với một bên tai điếc đã viết nên tác phẩm danh tiếng "Hailigenstaite" làm di chúc, thể hiện sự bất bình của ông đối với nhân thế và vận mệnh. Bản nhạc Sông Danube xanh và Câu chuyện khu rừng Viên của nhạc sĩ Johann Strauss II cũng được sáng tác trong khung cảnh yên tĩnh này. Viên không chỉ là thành phố âm nhạc mà còn là thành phố lịch sử. Thế kỷ 1, Viên từng là cứ điểm biên phòng quan trọng của đế quốc La Mã. Năm 1137, nó trở thành thủ đô nước Áo. Từ thế kỷ 15, Viên là thủ đô của đế quốc La Mã Thần thánh và là trung tâm kinh tế châu Âu. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, Viên là một trong những khu trung tâm chính trị của châu Âu với cái tên "Đô hội văn hóa lớn". Trong thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh của các thời kỳ khác nhau, nhưng hấp dẫn nhất là Hoàng cung của đế quốc Áo – Hung. Đây là cung điện đặc biệt: thiếu sườn bên trái. Cung điện chính hiện nay là viện bảo tàng quốc gia, bên trong vẻ đẹp bị lệch đó được giữ gìn một cách trân trọng. Sườn bên phải là cung điện phụ, diện tích lớn hơn cung điện chính, giờ là phủ tổng thống và phủ thủ tướng. Trước đây, người ta dự định xây cung điện ở sườn bên trái, nhưng vì đại chiến thế giới nổ ra, hai đế quốc tan rã và dạt về phía Đông. Hoàng cung không cân đối bỗng chốc trở thành di tích để lại suy ngẫm cho người đời. Giáo đường Phenstejan nằm không xa phía tây bắc Hoàng cung là một kiến trúc mang phong cách Gothic đẹp nhất nước Áo. Giáo đường gồm một ngôi tháp chính cao 138 m, đứng trên đỉnh tháp có thể nhìn được toàn bộ thành phố. Chuông tháp cứ đúng giờ lại kêu vang vọng không gian. Bên trong có 1.400 căn phòng gọi là "cung bích vạn", với những phòng được viềm khảm gỗ tứ đàn, hắc đàn và voi theo kiểu Trung Quốc. Có những phòng được trang trí theo kiểu Nhật Bản. Viên cũng có nhiều kiến trúc rất hiện đại. Năm 1964, tháp Danube được xây dựng với chiều cao 252 m, du khách có thể đi thang máy lên thẳng quán cà phê trên đỉnh tháp. Quán cà phê được tạo với ba trục tháp vàng với các góc độ khác nhau, cứ 30 phút lại quay một vòng. Du khách tới đây vừa nghe nhạc, vừa uống cà phê và ngắm cảnh thành phố. Tòa nhà Liên Hợp Quốc, công trình kiến trúc lớn nhất thành phố được khánh thành năm 1979, nằm trên bờ bên trái sông Danube, với diện tích 180.000 m2. Tranh cãi tượng Hồ Chí Minh Hiệp hội Áo–Việt tuyên bố, Việt Nam muốn thiết lập một tượng tưởng niệm, đã được sở công viên thành phố cho phép. Việt Nam chịu trả tiền việc hình thành và thiết lập tượng bán thân ở Donaupark, sau đó nó trở thành sở hữu của thành phố Viên, mà phải chăm sóc và duy trì nó. Chỉ một tuần sau, lãnh đạo ÖVP Wien Gernot Blümel, cho là đây là một vấn đề rất kỳ lạ, một nhân vật về lịch sử đầy tranh cãi lại nên có tượng tưởng niệm. Phát ngôn viên văn hóa bà Maria Fekter cho đây là một chuyện diễu trong mùa hóa trang. Cả phía đảng FPÖ cũng có chỉ trích. "Đúng ra bộ trưởng Văn hóa Drozda phải lên tiếng và phản đối việc dựng tượng để tưởng niệm tên Cộng sản giết người hàng loạt Hồ Chí Minh tại Donaupark", phó chủ tịch FPÖ và chủ tịch thứ ba của Hội đồng quốv gia Áo Norbert Hofer. Cả đảng Xanh cũng lên tiếng bằng Twitter, họ không chấp thuận, cả cấp xã lẫn cấp quận. Trả lời các lời chỉ trích, Peter Jankowitsch, cựu ngoại trưởng Áo và chủ tịch Hiệp hội Áo–Việt, cho biết, ý tưởng tượng bán thân là của Việt Nam để ăn mừng 45 năm quan hệ ngoại giao giữa Áo và Việt Nam. Chỉ trích về danh tiếng ông không chấp nhận, đối với Việt Nam ngày nay Hồ Chí Minh là một vị anh hùng, cũng như hoàng đế Franz Josef đối với đế quốc Áo Hung cũ. Người ta có thể chấp nhận hay không, nhưng khi có quan hệ ngoại giao khó mà từ chối biểu tượng quốc gia của họ. Về việc chỉ trích Hồ Chí Minh là một kẻ sát hại nhiều người, ông cho đó là một điều đáng cười. Theo ông về lịch sử điều này không thể chứng minh được. Nó cũng tương tự như cho tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson là kẻ sát hại nhiều người, vì ông đã tiến hành chiến tranh Việt Nam. Những cáo buộc là một phần trong "chiến dịch trả thù" của người Việt lưu vong. Qua nhiều chỉ trích thành phố Viên đã cho tạm ngưng dự định. Ẩm thực tại Viên Thức ăn Viên nổi tiếng với Wiener Schnitzel, một món gồm lát thịt bê (Kalbsschnitzel) hoặc thịt lợn (Schweinsschnitzel) được giã phẳng, phủ bột mì, trứng, vụn bánh mì và chiên trong bơ. Nó có trong hầu hết các nhà hàng, quán ăn ở Viên và có thể được ăn nóng hoặc lạnh. "Wiener Schnitzel" truyền thống thực ra chỉ là một miếng thịt bê nhỏ. Các ví dụ khác về ẩm thực Viên bao gồm Tafelspitz (thịt bò luộc rất nạc), được phục vụ theo truyền thống với Geröstete Erdäpfel (khoai tây luộc nghiền với một cái nĩa và sau đó được chiên) và nước sốt cải ngựa, Apfelkren (hỗn hợp của cải ngựa) một nước sốt hẹ làm với mayonnaise và bánh mì cũ). Viên có một truyền thống lâu đời về sản xuất bánh và món tráng miệng. Chúng bao gồm Apfelstrudel (strudel táo nóng), Milchrahmstrudel (strudel kem sữa), Palatschinken (bánh kếp ngọt) và Knödel (bánh bao) thường chứa đầy trái cây như quả mơ (Marillenknödel). Sachertorte, một loại bánh sô cô la ẩm tinh tế với mứt mơ được tạo bởi khách sạn Sacher, nổi tiếng thế giới. Vào mùa đông, các quầy hàng nhỏ trên phố bán Maroni truyền thống (hạt dẻ nóng) và khoai tây rán. Xúc xích là phổ biến và có sẵn từ những người bán hàng rong (Wurstelstand) suốt cả ngày và đêm. Xúc xích được gọi là Wiener (tiếng Đức nghĩa là người Viên) ở Hoa Kỳ và ở Đức, được gọi là Frankfurter ở Viên. Xúc xích phổ biến khác là Burenwurst (một loại xúc xích thịt bò và thịt lợn thô, thường được luộc), Käsekrainer (thịt lợn cay với một miếng phô mai nhỏ) và Bratwurst (một loại xúc xích thịt lợn trắng). Hầu hết có thể được gọi "mit Brot" (với bánh mì) hoặc như một "hot dog" (nhồi bên trong một cuộn dài). Mù tạt là gia vị truyền thống và thường được cung cấp trong hai loại: "süß" (ngọt) hoặc "scharf" (cay). Kebab, pizza và mì, ngày càng trở thành những món ăn vặt được bán rộng rãi nhất từ các quầy nhỏ. Naschmarkt là một chợ truyền thống bán trái cây, rau, gia vị, cá, thịt, vv, từ khắp nơi trên thế giới. Thành phố có nhiều cửa hàng cà phê và bán đồ ăn sáng. Đồ uống Viên cùng với Paris, Santiago, Cape Town, Praha, Canberra, Bratislava và Warszawa là một trong số ít các thành phố thủ đô trên thế giới còn những vườn nho gia đinh. Rượu vang được phục vụ trong các quán rượu nhỏ có tên là Heuriger, nơi đặc biệt nhiều ở các vùng trồng nho của Döbled (Grinzing, Neustift am Walde, Nußdorf, Salmannsdorf, Sievering), Floridsdorf (Stammersdorf, Strebersdorf) (Oberlaa). Rượu thường được uống như một Spritzer ("G'spritzter") với nước lấp lánh. Grüner Veltliner, một loại rượu vang trắng khô, là loại rượu được trồng rộng rãi nhất ở Áo. Bia là thức uống quan trọng thứ hai sau rượu vang. Viên có một nhà máy bia lớn duy nhất là Ottakringer và hơn mười nhà máy bia mi ni. "Beisl" là một quán rượu nhỏ điển hình của Áo mà ở Viên có rất nhiều. Ngoài ra, một loại nước giải khát địa phương là Almdudler cũng rất phổ biến ở Áo, nó là một sản phẩm thay thế đồ uống có cồn, chiếm vị trí hàng đầu về thị phần cùng với các loại nước giải khát như Coca-Cola. Một thức uống cũng phổ biến khác là "Spezi", Spezi là sự pha trộn giữa Coca-Cola và công thức gốc của Fanta cam hoặc Frucade nổi tiếng ở đây. Giao thông Bắc qua hai sông Donau và sông Viên là 12 chiếc cầu, nối liền các khu vực của thành phố. Viên có một mạng lưới giao thông công cộng lớn bao gồm các tuyến đường tàu nhanh, tàu điện, tàu điện ngầm và xe buýt. Ngoài ra còn có các công ty xe buýt tư nhân hoạt động chính ở các vùng ngoại thành cùng bảng giá tiền. CityBike cho mướn xe đạp cũng là một giải pháp lựa chọn khác. Sau khi đăng ký trong Internet hay trực tiếp tại quầy có thể mướn một chiếc xe đạp. Dùng xe đạp trong vòng 1 tiếng đồng hồ không phải trả tiền. Do lịch sử để lại Viên có nhiều nhà ga chính. Nhằm để thu gọn giao thông đi xa, một đường hầm đang được xây dựng chạy từ đường tàu hỏa nam đến đường tàu hỏa bắc (gọi là Đường hầm heo rừng vì chạy phía dưới Thảo cầm Viên Lainz). Nhà ga Nam hiện nay theo kế hoạch sẽ trở thành nhà ga trung tâm và như thế lần đầu tiên Viên sẽ có một ga trung tâm. Cũng giống như các đường tàu hỏa, các đường liên bang (liên tỉnh lộ) và xa lộ cũng tỏa ra ngoài thành phố giống như hình ngôi sao. Xa lộ A23 tạo thành một đường nối hình vòng cung phía nam, nối các xa lộ A2, A4 và A22. Đường S1 vòng phía Nam hiện đang được xây dựng để giải tỏa áp lực cho xa lộ A23 nhưng việc cần thiết phải băng qua Vườn Quốc gia Donau–Auen hiện đang được tranh cãi vì những lý do về sinh thái. Các xa lộ phía tây và nam được nối liền bằng xa lộ A21 nằm ngoài thành phố, thuộc về xa lộ vành đai của Viên. Nằm về phía đông nam của Viên là phi trường quốc tế Viên – Schwechat, trong năm 2004 đã có 225.000 chuyến bay và 14,8 triệu hành khác. Trong thời gian gần đây các hãng hàng không giá rẻ đã dời về phi trường của Bratislava (Slovakia) nằm gần đấy. Thông qua kênh đào Rhein-Main-Donau Viên được nối liền bằng đường thủy với cảng Rotterdam (Hà Lan) và các khu vực công nghiệp của Đức cũng như với các nước ở Đông Âu cho đến tận Biển Đen. Vận chuyển hành khách trên sông Danube gần như chỉ còn quan trọng trong du lịch với giao thông đến Bratislava và Budapest (Hungary) bằng tàu cánh ngầm. Có tầm quan trọng hơn nhiều là cảng vận tải ở Freudenau. Năm 2003, ở tại cảng Viên đã chuyển tải 9 triệu tấn hàng hóa (chủ yếu là các sản phẩm dầu hỏa, nông nghiệp và vật liệu xây dựng) từ 1.550 chiếc tàu. Quan hệ quốc tế Các tổ chức quốc tế tại Viên Viên là trụ sở của một số văn phòng Liên Hợp Quốc và các tổ chức và công ty quốc tế khác nhau, bao gồm Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), Quỹ OPEC vì sự phát triển quốc tế (OFID), Tổ chức Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (CTBTO), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Văn phòng Liên Hợp Quốc về Hoạt động Vũ trụ (UNOOSA) và Cơ quan Liên minh châu Âu về các quyền cơ bản (FRA). Hiện tại Viên là "thành phố LHQ" thứ ba trên thế giới, bên cạnh New York, Geneva và Nairobi. Ngoài ra, Viên là thành viên của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL). Cùng với đó, Đại học Viên hàng năm tổ chức Willem C. Vis Moot uy tín, một cuộc thi trọng tài thương mại quốc tế dành cho sinh viên luật từ khắp nơi trên thế giới. Nhiều cuộc họp ngoại giao đặc biệt đã được tổ chức tại Viên vào nửa cuối thế kỷ 20, dẫn đến nhiều tài liệu khác nhau mang tên Công ước Viên hoặc Tài liệu Viên. Trong số các tài liệu quan trọng hơn được đàm phán tại Viên là Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế, cũng như Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường năm 1990 ở châu Âu. Viên cũng đã tổ chức các cuộc đàm phán dẫn đến Kế hoạch hành động toàn diện chung năm 2015 về chương trình hạt nhân của Iran cũng như các cuộc đàm phán hòa bình ở Viên về Syria. Viên cũng có trụ sở Liên đoàn Taekwon-Do quốc tế (ITF). Thành phố kết nghĩa Viên là thành phố kết nghĩa với các thành phố sau: Hình thức hợp tác và giao hữu khác tương tự với kết nghĩa: Niš ở Serbia Ngoài ra, các quận của Viên cũng kết nghĩa với các huyện/thành phố Nhật Bản: Quận Leopoldstadt của Viên và khu Brooklyn của New York City đã bắt đầu mối giao hữu với nhau từ năm 2007. Xem thêm Donauinselfest Danh sách công dân danh dự của Viên Danh sách thị trưởng của Viên Danh sách các nhà hàng ở Viên Danh sách những người từ Viên Danh sách các di sản thế giới ở Áo OPENCities Đại cương Viên Đài tưởng niệm chiến tranh Liên Xô (Viên) Vienna Biennale Xưởng sản xuất sứ Viên Vienna (bài hát của Billy Joel) Vienna (bài hát của Ultravox) Người Đức gốc Viên Chú thích Liên kết ngoài Trang web chính thức của Viên Hướng dẫn du lịch Viên Liên hiệp Du lịch Viên Nhà Hundertwasser Thành phố của Áo Thủ đô châu Âu Di sản thế giới tại Áo Khu dân cư trên sông Danube Vùng cấp hai Liên minh châu Âu Tiểu bang Áo Thủ phủ bang Áo Khu dân cư thành lập thiên niên kỷ 1 TCN
3431
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhi%E1%BB%87t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20l%E1%BB%B1c%20h%E1%BB%8Dc
Nhiệt động lực học
Thuật ngữ nhiệt động học (hoặc nhiệt động lực học) có hai nghĩa: Khoa học về nhiệt và các động cơ nhiệt (nhiệt động học cổ điển) Khoa học về các hệ thống ở trạng thái cân bằng (nhiệt động học cân bằng) Ban đầu, nhiệt động học chỉ mang nghĩa thứ nhất. Về sau, các công trình tiên phong của Ludwig Boltzmann đã đem lại nghĩa thứ hai. Các nguyên lý nhiệt động học có thể áp dụng cho nhiều hệ vật lý, chỉ cần biết sự trao đổi năng lượng với môi trường mà không phụ thuộc vào chi tiết tương tác trong các hệ ấy. Albert Einstein đã dựa vào nhiệt động học để tiên đoán về phát xạ tự nhiên. Gần đây còn có một nghiên cứu về nhiệt động học hố đen. Nhiệt động học là lý thuyết vật lý duy nhất tổng quát, trong khả năng ứng dụng và trong các cơ sở lý thuyết của nó, mà tôi tin rằng sẽ không bao giờ bị lật đổ. — Albert Einstein Nhiệt động học thường được coi là một bộ phận của vật lý thống kê, thuộc về một trong số những lý thuyết lớn làm nền tảng cho những kiến thức đương đại về vật chất. Lịch sử Những nghiên cứu đầu tiên mà chúng ta có thể xếp vào ngành nhiệt động học chính là những công việc đánh dấu và so sánh nhiệt độ, hay sự phát minh của các nhiệt biểu, lần đầu tiên được thực hiện bởi nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit (1686-1736) - người đã đề xuất ra thang đo nhiệt độ đầu tiên mang tên ông. Trong thang nhiệt này, 32 độ F và 212 độ F là nhiệt độ tương ứng với thời điểm nóng chảy của nước đá và sôi của nước. Năm 1742, nhà bác học Thụy Sĩ Anders Celsius (1701-1744) cũng xây dựng nên một thang đo nhiệt độ đánh số từ 0 đến 100 mang tên ông dựa vào sự giãn nở của thủy ngân. Những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến quá trình truyền nhiệt giữa các vật thể. Nếu như nhà bác học Daniel Bernoulli (1700-1782) đã nghiên cứu động học của các chất khí và đưa ra liên hệ giữa khái niệm nhiệt độ với chuyển động vi mô của các hạt. Ngược lại, nhà bác học Antoine Lavoisier (1743-1794) lại có những nghiên cứu và kết luận rằng quá trình truyền nhiệt được liên hệ mật thiết với khái niệm dòng nhiệt như một dạng chất lưu. Tuy nhiên, sự ra đời thật sự của bộ môn nhiệt động học là phải chờ đến mãi thế kỉ thứ 19 với sự xuất hiện của nhà vật lý người Pháp Nicolas Léonard Sadi Carnot (1796-1832) cùng với cuốn sách của ông mang tên "Ý nghĩa của nhiệt động năng và các động cơ ứng dụng loại năng lượng này". Ông đã nghiên cứu những cỗ máy được gọi là động cơ nhiệt: một hệ nhận nhiệt từ một nguồn nóng để thực hiện công dưới dạng cơ học đồng thời truyền một phần nhiệt cho một nguồn lạnh. Chính từ đây đã dẫn ra định luật bảo toàn năng lượng (tiền đề cho nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học), và đặc biệt, khái niệm về quá trình thuận nghịch mà sau này sẽ liên hệ chặt chẽ với nguyên lý thứ hai. Ông cũng bảo vệ cho ý kiến của Lavoisier rằng nhiệt được truyền đi dựa vào sự tồn tại của một dòng nhiệt như một dòng chất lưu. Những khái niệm về công và nhiệt được nghiên cứu kĩ lưỡng bởi nhà vật lý người Anh James Prescott Joule (1818-1889) trên phương diện thực nghiệm và bởi nhà vật lý người Đức Robert von Mayer (1814-1878) trên phương diện lý thuyết xây dựng từ cơ sở chất khí. Cả hai đều đi tới một kết quả tương đương về công và nhiệt trong những năm 1840 và đi đến định nghĩa về quá trình chuyển hoá năng lượng. Chúng ta đã biết rằng sự ra đời của nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học là do một công lao to lớn của Mayer. Nhà vật lý người Pháp Émile Clapeyron (1799-1864) đã đưa ra phương trình trạng thái của chất khí lý tưởng vào năm 1843. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1848 thì khái niệm nhiệt độ của nhiệt động học mới được định nghĩa một cách thực nghiệm bằng Kelvin bởi nhà vật lý người Anh, một nhà quý tộc có tên là Sir William Thomson hay còn gọi là Lord Kelvin (1824-1907). Chúng ta không nên nhầm lẫn ông với nhà vật lý cùng họ Joseph John Thompson (1856-1940), người đã khám phá ra electron và đã phát triển lý thuyết về hạt nhân. Nguyên lý thứ hai của nhiệt động học đã được giới thiệu một cách gián tiếp trong những kết quả của Sadi Carnot và được công thức hoá một cách chính xác bởi nhà vật lý người Đức Rudolf Clausius (1822-1888) - người đã đưa ra khái niệm entropy vào những năm 1860. Những nghiên cứu trên đây đã cho phép nhà phát minh người Scotland James Watt (1736-1819) hoàn thiện máy hơi nước và tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ thứ 19. Cũng cần phải nhắc đến nhà vật lý người Áo Ludwig Boltzmann (1844-1906), người đã góp phần không nhỏ trong việc đón nhận entropy theo quan niệm thống kê và phát triển lý thuyết về chất khí vào năm 1877. Tuy nhiên, đau khổ vì những người cùng thời không hiểu và công nhận, ông đã tự tử khi tài năng còn đang nở rộ. Chỉ đến mãi về sau thì tên tuổi ông mới được công nhận và người ta đã khắc lên mộ ông, ở thành phố Vienne, công thức nổi tiếng W = k.logO mà ông đã tìm ra. Riêng về lĩnh vực hoá nhiệt động, chúng ta phải kể đến tên tuổi của nhà vật lý Đức Hermann von Helmholtz (1821-1894) và nhà vật lý Hoa Kỳ Willard Gibbs (1839-1903). Chính Gibbs là người đã có những đóng góp vô cùng to lớn trong sự phát triển của vật lý thống kê. Cuối cùng, để kết thúc lược sử của ngành nhiệt động học, xin được nhắc đến nhà vật lý người Bỉ gốc Nga Ilya Prigonine (sinh năm 1917) - người đã được nhận giải Nobel năm 1977 về những phát triển cho ngành nhiệt động học không cân bằng. Phương pháp Nhiệt động học chia vũ trụ ra thành các hệ ngăn cách bởi biên giới (có thật hay tưởng tượng). Tất cả các hệ không trực tiếp nằm trong nghiên cứu được quy là môi trường xung quanh. Có thể chia nhỏ một hệ thành nhiều hệ con, hoặc nhóm các hệ nhỏ thành hệ lớn. Thường, mỗi hệ nằm ở một trạng thái nhất định đặc trưng bởi một số thông số (thông số sâu và thông số rộng). Các thông số này có thể được liên hệ qua các phương trình trạng thái. Xem thêm trang các trạng thái vật chất. Nhiệt động học cổ điển Nhiệt và nhiệt độ là những khái niệm cơ bản của nhiệt động học. Nhiệt động học cổ điển nghiên cứu tất cả những hiện tượng chịu sự chi phối của: Nhiệt Sự biến thiên của nhiệt Nhiệt và nhiệt độ Bằng trực giác, mỗi chúng ta đều biết đến khái niệm nhiệt độ. Một vật được xem là nóng hay lạnh tùy theo nhiệt độ của nó cao hay thấp. Nhưng thật khó để đưa ra một định nghĩa chính xác về nhiệt độ. Một trong những thành tựu của nhiệt động học trong thế kỷ 19 là đã đưa ra được định nghĩa về nhiệt độ tuyệt đối của một vật, đo bằng đơn vị Kelvin, độ không tuyệt đối = không độ Kelvin ≈ -273.15 độ C. Khái niệm nhiệt còn khó định nghĩa hơn. Một lý thuyết cổ, được bảo vệ bởi Antoine Lavoisier, cho rằng nhiệt là một dịch thể đặc biệt (không màu sắc, không khối lượng), gọi là chất nhiệt, chảy từ vật này sang vật khác. Một vật càng chứa nhiều chất nhiệt thì nó càng nóng. Thuyết này sai ở chỗ chất nhiệt không thể đồng nhất với một đại lượng vật lý được bảo toàn. Về sau, nhiệt động học đã làm rõ nghĩa cho khái niệm nhiệt lượng trao đổi. Các động cơ nhiệt Nhiệt động học cổ điển đã vươn lên với tư cách là khoa học của các động cơ nhiệt hay khoa học về nhiệt động năng. Nicolas Léonard Sadi Carnot đã mở đầu cho các nghiên cứu hiện đại về các động cơ nhiệt trong một tiểu luận có tính nền tảng: "Ý nghĩa của nhiệt động năng và các động cơ ứng dụng loại năng lượng này" (1823). Chu trình Carnot, được trình bày trong tiểu luận này, vẫn còn là một ví dụ lý thuyết điển hình trong các nghiên cứu về các động cơ nhiệt. Ngày nay, thay vì dùng khái niệm nhiệt động năng, người ta phát biểu rằng các động cơ nhiệt có khả năng sinh công cơ học, đồng thời tìm hiểu cách thức sử dụng nhiệt để tạo ra công. Mọi chuyển động của các vật trong thế giới vĩ mô (khoảng gần 1 milimét trở lên được xem là vĩ mô) đều có thể sinh nhiệt, với ý nghĩa là nó làm cho vật nóng thêm. Có thể thử nghiệm bằng cách xoa hai bàn tay vào nhau. Ngược lại, nhiệt cũng có thể làm cho các vật thể vĩ mô chuyển động (Ví dụ: có thể quan sát sự chuyển động của nước khi được đun sôi). Đây là cơ sở để chế tạo các động cơ nhiệt. Chúng là các hệ vĩ mô, trong đó chuyển động được duy trì nhờ sự chênh lệch nhiệt độ giữa bộ phận "nóng" và bộ phận "lạnh". Nhiệt động học cân bằng Định nghĩa nhiệt động học như là một khoa học về các hệ ở trạng thái cân bằng là một cách tiếp cận vừa tổng quát vừa rất chặt chẽ. Nhiệt động học cân bằng làm việc với các quá trình trao đổi năng lượng (và, do đó, vật chất) ở trạng thái gần cân bằng. Các quá trình nhiệt động học không cân bằng được nghiên cứu bởi nhiệt động học phi cân bằng. Cân bằng tĩnh và quy luật của các số lớn Khi ta tung rất nhiều lần một con xúc xắc có cấu trúc thật đều, ta có thể đoán trước một cách chắc chắn rằng tần số xuất hiện của mỗi mặt đều xấp xỉ 1/6. Số lần tung càng nhiều thì các tần số xuất hiện của từng mặt càng gần nhau bởi vì con xúc xắc đã khai thác tất cả các khả năng nhận được. Điều tương tự cũng xảy ra khi ta cho một giọt chất màu vào một cốc nước. Chờ càng lâu ta thấy cốc nước càng trở được nhuộm màu đều bởi lẽ các phân tử màu cho vào đã khai thác tất cả các khả năng nhận được - ở đây là các vùng bên trong cốc. Các quan sát trên có thể được tổng quát hóa. Trong một hệ rất lớn, và khi trạng thái cân bằng của nó có thể đạt được, người ta có thể dự đoán chính xác "số phận" của hệ ngay cả khi "số phận" của nhiều bộ phận không thể xác định được. Ở cấp độ nguyên tử Ngày nay ta biết rằng nguyên tử tồn tại và chúng rất nhỏ. Nói cách khác, trong bất cứ một mẫu vật chất nào cũng có rất nhiều nguyên tử, trong một hạt cát có hàng tỉ tỉ nguyên tử. Nhiều định luật vật lý của thế giới vĩ mô không áp dụng được cho các nguyên tử. Cân bằng nhiệt Nghiên cứu về các cân bằng nhiệt có tầm quan trọng đặc biệt. Tất cả các thể của vật chất (khí, lỏng, rắn, bán lỏng,...) và tất cả các hiện tượng vật lý (cơ, điện - từ, quang,...) đều có thể nghiên cứu thông qua lý luận trên sự cân bằng của các hệ lớn. Nhiệt động học, mà người ta hay đồng nhất với vật lý thống kê, là một trong những nền tảng vững chắc nhất trên đó các kiến thức hiện đại về vật chất được xây dựng. Các định luật Các định luật của nhiệt động lực học còn được gọi là các nguyên lý nhiệt động lực học. Định luật 0 Định luật 0, hay nguyên lý cân bằng nhiệt động, nói về cân bằng nhiệt động. Hai hệ nhiệt động đang nằm trong cân bằng nhiệt động với nhau khi chúng được cho tiếp xúc với nhau nhưng không có trao đổi năng lượng. Nó được phát biểu như sau: "Nếu hai hệ có cân bằng nhiệt động với cùng một hệ thứ ba thì chúng cũng cân bằng nhiệt động với nhau". Định luật 0 được phát biểu muộn hơn 3 định luật còn lại nhưng lại rất quan trọng nên được đánh số 0. Cân bằng nhiệt động bao hàm cả cân bằng nhiệt, cân bằng cơ học và cân bằng hoá học. Đây cũng là nền tảng của phép đo nhiệt. Định luật 1 Xem thêm Định luật đầu tiên của nhiệt động lực học Định luật 1, hay nguyên lý thứ nhất, chính là định luật bảo toàn năng lượng áp dụng vào hiện tượng nhiệt, khẳng định rằng năng lượng luôn được bảo toàn. Nói cách khác, tổng năng lượng của một hệ kín là không đổi. Các sự kiện xảy ra trong hệ chẳng qua là sự chuyển năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Như vậy năng lượng không tự sinh ra và không tự mất đi, nó luôn biến đổi trong tự nhiên. Trong nhiệt động lực học, động cơ nhiệt là thứ trọng tâm. Vì vậy, nguyên lý thường được phát biểu theo công thức: Hay tương đương với: Công thức biẻu thị một quá trình hoạt động cơ bản của một động cơ nhiệt. Nhận nhiệt Q để tăng nội năng và sinh công A: Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng A > 0: Hệ sinh công A < 0: Hệ nhận công Định luật 2 Định luật 2, hay nguyên lý thứ hai, còn gọi là nguyên lý về entropy, liên quan đến tính không thể đảo ngược của một quá trình nhiệt động lực học và đề ra khái niệm entropy. Nguyên lý này phát biểu rằng entropy của một hệ kín chỉ có hai khả năng, hoặc là tăng lên, hoặc giữ nguyên. Từ đó dẫn đến định luật là không thể chuyển từ trạng thái mất trật tự sang trạng thái trật tự nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài. Một cách phát biểu khác là: Một hệ lớn và không trao đổi năng lượng với môi trường sẽ có entropy luôn tăng hoặc không đổi theo thời gian. Vì entropy là mức độ hỗn loạn của hệ, định luật này nói rằng vũ trụ sẽ ngày càng "hỗn loạn" hơn. Cơ học thống kê đã chứng minh rằng định luật này là một định lý, đúng cho hệ lớn và trong thời gian dài. Đối với hệ nhỏ và thời gian ngắn, có thể có thay đổi ngẫu nhiên không tuân thủ định luật này. Nói cách khác, không như định luật 1, các định luật vật lý chi phối thế giới vi mô chỉ tuân theo định luật 2 một cách gián tiếp và có tính thống kê. Ngược lại, định luật 2 khá độc lập so với các tính chất của các định luật đó, bởi lẽ nó chỉ thể hiện khi người ta trình bày các định luật đó một cách giản lược hóa và ở quy mô nhỏ. Định luật 3 Nguyên lý số ba, hay nguyên lý Nernst, còn gọi là nguyên lý độ không tuyệt đối, đã từng được bàn cãi nhiều nhất, gắn liền với sự tụt xuống một trạng thái lượng tử cơ bản khi nhiệt độ của một hệ tiến đến giới hạn của độ không tuyệt đối. Định luật này được phát biểu như sau. Trạng thái của mọi hệ không thay đổi tại nhiệt độ không tuyệt đối (0K). Đại lượng mở rộng và đại lượng bổ sung Người ta phân biệt các đại lượng vật lý chi phối trạng thái nhiệt động của một hệ thành hai loại: các đại lượng mở rộng và các đại lượng bổ sung. Một hệ luôn có thể được phân chia - bằng tưởng tượng - thành từng phần tách biệt trong không gian. Một đại lượng được gọi là đại lượng mở rộng khi giá trị của nó trong hệ bằng tổng giá trị của nó trong từng phần của hệ đó. Ví dụ: Thể tích Khối lượng Số lượng các hạt cùng loại Năng lượng và entropy - trong nhiều trường hợp Điện tích (trong trường hợp này, tổng nên hiểu là tổng đại số, bao gồm cả điện tích âm và điện tích dương) Một đại lượng gọi là đại lượng bổ sung khi trong một hệ đồng nhất, giá trị của nó trong toàn hệ bằng với giá trị của nó trong từng phần của hệ đó. Ví dụ: Áp suất Nhiệt độ Khối lượng riêng cũng như tỷ số của hai đại lượng mở rộng bất kỳ. Một đại lượng có thể không là đại lượng mở rộng cũng không là đại lượng bổ sung, chẳng hạn đại lượng "bình phương thể tích". Tham khảo Bằng tiếng Anh Sách giáo khoa về Engineering Thermodynamics ở Wikibooks tiếng Anh Liên kết ngoài Vật lý học Bài cơ bản dài trung bình Khái niệm vật lý Kỹ thuật nhiệt động lực học Kỹ thuật hóa học
3435
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A9%20Hai
Thứ Hai
Thứ Hai là một ngày trong tuần nằm giữa Chủ nhật và thứ Ba. Trong văn minh phương Tây, thứ Hai được lấy tên từ Mặt Trăng. Thứ Hai thường được xem là ngày đầu tiên trong tuần làm việc. Tiếng Việt thì chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn gọi Thứ Hai là segunda-feira, nghĩa là "ngày lễ thứ nhì". Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi thứ Hai là "ngày thứ hai trong tuần". Trong các nước, Tiếng Trung ngày này được gọi là Tinh kỳ nhất (chữ Hán: 星期一) nghĩa là kỳ sao thứ nhất. Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là Nguyệt Diệu Nhật (Kanji/Hanja: 月曜日, Kana: げつようび - getsu yōbi, Hangeul: 월요일 - wol yo il), nghĩa là "ngày Nguyệt Diệu" hay "ngày Mặt Trăng". Tham khảo Nhịn ăn Ngày trong tuần
3439
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A9%20Ba
Thứ Ba
Thứ Ba là một ngày trong tuần nằm giữa thứ Hai và thứ Tư. Thứ Ba trong một số tiếng phương Tây và tiếng Nhật được lấy tên từ Sao Hỏa. Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn gọi ngày này trong tuần là terça-feira, nghĩa là "ngày lễ thứ ba". Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi ngày trong tuần theo thứ tự đó. Trong Tiếng Trung, ngày này được gọi là Tinh kỳ nhị (chữ hán: 星期二) nghĩa là kỳ sao thứ hai. Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là Hỏa Diệu Nhật (Kanji/Hanja: 火曜日, Kana: かようび - ka yōbi, Hangeul: 화요일 - hwa yo il), nghĩa là "ngày Hỏa Diệu" hay "ngày Sao Hỏa". Chú thích Liên kết ngoài Ngày trong tuần tiếng Việt được so sánh với ngày trong tuần tiếng Hoa và Nhật (tiếng Anh) Ngày trong tuần
3440
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A9%20T%C6%B0
Thứ Tư
Thứ Tư là một ngày trong tuần nằm giữa thứ Ba và thứ Năm. Thứ Tư trong một số tiếng phương Tây được lấy tên từ Sao Thủy. Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn gọi ngày này trong tuần là quarta-feira, nghĩa là "ngày lễ thứ tư". Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi ngày trong tuần theo thứ tự đó. Trong Tiếng Trung, ngày này được gọi là Tinh kỳ tam (chữ hán: 星期三) nghĩa là kỳ sao thứ ba. Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là Thủy Diệu Nhật (Kanji/Hanja: 水曜日, Kana: すいようび - sui yōbi, Hangeul: 수요일 - su yo il), nghĩa là "ngày Thủy Diệu" hay "ngày Sao Thủy". Tham khảo Liên kết ngoài Ngày trong tuần tiếng Việt được so sánh với ngày trong tuần tiếng Hoa và Nhật (tiếng Anh) Nhịn ăn Ngày trong tuần
3441
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A9%20N%C4%83m
Thứ Năm
Thứ Năm là một ngày trong tuần nằm giữa thứ Tư và thứ Sáu. Thứ Năm trong một số tiếng phương Tây được lấy tên từ Sao Mộc. Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn gọi ngày này trong tuần là quinta-feira, nghĩa là "ngày lễ thứ năm". Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi ngày trong tuần theo thứ tự đó. Trong Tiếng Trung, ngày này được gọi là Tinh kỳ tứ (chữ hán: 星期四) nghĩa là kỳ sao thứ tư. Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là Mộc Diệu Nhật (Kanji/Hanja: 木曜日, Kana: もくようび - moku yōbi, Hangeul: 목요일 - mok yo il), nghĩa là "ngày Mộc Diệu" hay "ngày Sao Mộc". Theo một số quy ước (xem ISO 8601), các ngày thứ Năm dùng để đánh số tuần: tuần 1 là tuần được định nghĩa là tuần có thứ Năm đầu tiên trong năm và cứ thế tính tiếp. Tham khảo Liên kết ngoài Ngày trong tuần tiếng Việt được so sánh với ngày trong tuần tiếng Hoa và Nhật Ngày trong tuần
3442
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A9%20S%C3%A1u
Thứ Sáu
Thứ Sáu là một ngày trong tuần và nằm giữa thứ Năm và thứ Bảy. Thứ Sáu trong một số tiếng phương Tây được lấy tên từ Sao Kim. Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn gọi ngày này trong tuần là sexta-feira, nghĩa là "ngày lễ thứ sáu". Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi ngày trong tuần theo thứ tự đó. Trong Tiếng Trung, ngày này được gọi là Tinh kỳ ngũ (chữ hán: 星期五) nghĩa là kỳ sao thứ năm. Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là Kim Diệu Nhật (Kanji/Hanja: 金曜日, Kana: きんようび - kin yōbi, Hangeul: 금요일 - geum yo il), nghĩa là "ngày Kim Diệu" hay "ngày Sao Kim". Ở những nước làm việc năm ngày một tuần, thứ Sáu là ngày làm việc cuối cùng nên thường được dùng để tổ chức lễ lạc và nghỉ ngơi. Ở phương Tây người ta tin rằng "thứ Sáu ngày 13" là một ngày xui xẻo, dễ bị ma quỷ quấy rối vì theo Kinh Thánh con số 13 trùng với 13 nhân vật có mặt tại bữa Tiệc Ly, còn Thứ Sáu là ngày Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự. Thứ Sáu cũng là ngày Adam và Eva ăn trái táo cấm. Thứ sáu còn là ngày lễ thánh của đạo Hồi. Tham khảo Liên kết ngoài Ngày trong tuần tiếng Việt được so sánh với ngày trong tuần tiếng Hoa và Nhật (tiếng Anh) Ngày trong tuần
3443
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A9%20B%E1%BA%A3y
Thứ Bảy
Thứ Bảy là một ngày trong tuần nằm giữa thứ Sáu và Chủ nhật. Ngày này cùng ngày chủ nhật được gọi chung là cuối tuần. Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn coi ngày này là ngày thứ bảy trong tuần lễ. Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi ngày trong tuần theo thứ tự đó. Trong Tiếng Trung, ngày này được gọi là Tinh kỳ lục (chữ hán: 星期六) nghĩa là kỳ sao thứ sáu. Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là Thổ Diệu Nhật (Kanji/Hanja: 土曜日, Kana: どようび - do yōbi, Hangeul: 토요일 - to yo il), nghĩa là "ngày Thổ Diệu" hay "ngày Sao Thổ". Với các ngôn ngữ Âu châu khác, tên gọi ngày Thứ Bảy có gốc từ thần thoại La Mã Saturnus, tức vị thần nông nghiệp. Theo truyền thống Do Thái, thứ Bảy là ngày Sabat, ngày cuối tuần, ngày quan trọng nhất trong tuần, vì theo Kinh Thánh đó là ngày được Chúa chúc phúc. Trong ngày này, mọi hoạt động đều phải được nghỉ để hoàn toàn rảnh rỗi. Liên kết ngoài Ngày trong tuần tiếng Việt được so sánh với ngày trong tuần tiếng Hoa và Nhật (tiếng Anh) Tham khảo Ngày trong tuần