Search is not available for this dataset
text
stringlengths
1
25.3k
Chây ì nộp phạt nguội.
Hàng chục ngàn phương tiện bị ghi hình vi phạm luật giao thông ở TP.HCM, bị 'bêu tên' nhưng chủ vẫn không chịu nộp phạt.
Trên cổng thông tin điện tử của Công an TP.HCM (CATP), mục thông tin về phương tiện vi phạm hành chính qua hình ảnh (từ ngày 4.1.2017 - 4.1.2018), có ghi nhận biển số xe, lỗi vi phạm, ngày vi phạm của 34.118 phương tiện (ô tô) chưa nộp phạt.
Đây là các phương tiện vi phạm được camera (di động hoặc cố định) của CATP ghi hình phạt nguội .
Điều đáng nói, dù Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67), CATP nhiều lần gửi giấy thông báo vi phạm về công an địa phương nhưng chủ hoặc người điều khiển phương tiện vẫn chưa thực hiện quyết định xử phạt hành chính.
Phổ biến nhất là lỗi đỗ không đúng nơi quy định.
Chẳng hạn từ tháng 1 - 7.2017, ô tô BS: 14A-130... 23 lần đỗ không đúng nơi quy định trên đường Hàm Nghi, Q.1; từ tháng 3 - 10.2017, ô tô BS: 30S-087... 34 lần đỗ trên đường Nguyễn Cư Trinh, Q.1; từ tháng 4 - 10.2017, ô tô BS: 86B-0066... 34 lần đỗ trên đường Nguyễn Cư Trinh, Q.1; từ tháng 5 - 12.2017, ô tô BS: 86B-0074... 27 lần đỗ trên đường Nguyễn Cư Trinh, Q.1; từ tháng 4 - 10.2017, ô tô BS: 84B-0023... 9 lần đỗ trên đường Trần Phú, Q.5... Từ đầu năm 2017 đến nay, PC67 nhiều lần gửi thông báo vi phạm, thậm chí bêu tên trên Cổng thông tin điện tử của CATP nhưng phương tiện vẫn tái phạm.
Cần có biện pháp mạnh Theo trung tá Phạm Công Danh, Đội trưởng Đội chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông (PC67), khi hoàn tất thủ tục xe vi phạm, CSGT sẽ in thông báo vi phạm thể hiện đầy đủ nội dung vi phạm gửi về công an phường, xã, thị trấn và chuyển qua đường bưu điện với các xe biển số tỉnh thành khác.
Công an địa phương sẽ chuyển thông báo vi phạm đến chủ phương tiện và mời chủ phương tiện đến trụ sở đội (số 52 - 54 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Q.1) để giải quyết vụ việc.
Ghi hình xe đậu đỗ vi phạm ở trung tâm thành phố Tuy nhiên, việc cưỡng chế người vi phạm nộp phạt vẫn chưa hiệu quả, chưa đủ sức răn đe.
Từ năm 2017 đến nay, PC67 trích xuất 49.704 trường hợp vi phạm nhưng mới chỉ xử phạt được 16.106 trường hợp (đạt tỷ lệ 32,4%).
Việc cưỡng chế nộp phạt này chưa hiệu quả.
Lý giải về việc này, thượng tá Phạm Công Danh nhìn nhận: Người vi phạm không đến đóng phạt là do: chủ xe mua bán không sang tên đổi chủ nên việc chuyển thông báo vi phạm đến tay chủ phương tiện còn chậm hoặc không thể đến được; chủ phương tiện thường xuyên thay đổi chỗ ở, doanh nghiệp (DN) giải thể hoặc chủ phương tiện đã qua đời, xuất cảnh; chủ phương tiện né tránh không chấp hành... .
Theo một trưởng công an phường của CATP, khi cảnh sát khu vực gửi thông báo vi phạm, nếu xác định địa chỉ không có tên người vi phạm thì chuyển lại cho PC67.
Công an phường không có thời gian xác minh tiếp.
Trường hợp có yêu cầu của cơ quan tố tụng thì công an phường mới truy tìm đến cùng.
Điều này có thể thấy, nguyên nhân chính vẫn là do công an địa phương chưa quyết tâm làm đến cùng.
Bởi với quy định hiện hành, nếu cơ quan công an làm hết trách nhiệm thì cũng dễ dàng tìm ra chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm.
Khi người dân có nhu cầu chuyển hộ khẩu đi nơi khác thì đến phường, quận xin phiếu thay đổi hộ khẩu, có ghi rõ địa chỉ đi - đến; sau đó nộp cho quận xin cắt khẩu (nơi đi), nhập vào nơi đến.
Trường hợp nếu bán nhà, mua nhà mới nhưng không cắt khẩu thì khi đến nơi mới phải đăng ký tạm trú tạm vắng, trong vòng 12 tháng, nếu đủ điều kiện nhập khẩu mà không nhập sẽ bị xử phạt , một lãnh đạo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64), CATP, cho biết.
Để hiệu quả hơn trong cưỡng chế người vi phạm nộp phạt, trung tá Nguyễn Văn Bình, Đội trưởng Đội tham mưu (PC67), CATP, khẳng định: Thời gian tới, phương tiện của DN vận tải, PC67 sẽ mời DN đến nhận thông báo vi phạm, yêu cầu chuyển đến tận tay tài xế vi phạm và có trách nhiệm đôn đốc tài xế vi phạm chấp hành đóng phạt.
PC67 tuần tra, kiểm soát phối hợp tra cứu trực tiếp trên máy tính để phát hiện phương tiện vi phạm qua hình ảnh mà đã có thông báo chưa đến nộp phạt thì tổ tra cứu sẽ thông báo cho tổ CSGT tuần tra cho dừng xe kiểm tra, lập biên bản yêu cầu chủ phương tiện đến trụ sở CSGT để giải quyết vụ việc.
Thông qua các vụ vi phạm hành chính thông thường, khi người vi phạm đến nộp phạt, cán bộ làm công tác xử lý vi phạm (thuộc tất cả các đơn vị đội, trạm CSGT thuộc PC67) sẽ tra cứu trên máy tính để phát hiện có vi phạm qua hình ảnh trước đó mà chưa nộp phạt hay không, CSGT sẽ yêu cầu người vi phạm hiện hữu thông báo cho chủ phương tiện biết và đến trụ sở CSGT để giải quyết vụ việc .
Ngoài ra, một cán bộ của CATP, đề nghị: Nên quy định khi người dân đăng ký xe bắt buộc phải mở tài khoản, ký quỹ nhất định, sau đó trừ vào tài khoản nếu vi phạm.
PC67 tìm không ra chủ xe, người điều khiển phương tiện vi phạm thì không thể ra quyết định xử phạt, rồi bỏ qua, cứ lòng vòng hoài là không được .
Theo trung tá Nguyễn Văn Bình, hiện trang điện tử của PC67 đang nâng cấp nên mục thông tin về phương tiện vi phạm hành chính qua hình ảnh được đưa lên Cổng thông tin điện tử của CATP (http://catphcm.bocongan.gov.vn).
Người dân có thể vào địa chỉ này để xem biển số xe, lỗi vi phạm, địa chỉ đến giải quyết... Theo trung tá Bình, hiện nay hằng ngày, PC67 còn bố trí một tổ công tác trên đường Mai Chí Thọ, Q.2 (bên kia hầm vượt sông Sài Gòn) để phạt nguội các phương tiện vi phạm qua hình ảnh mà chưa nộp phạt bên cạnh việc xử lý các phương tiện tham gia lưu thông qua hầm vi phạm luật giao thông.
Với các trường hợp chây ì nộp phạt, trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng PC67 khẳng định sẽ nghiên cứu để áp dụng: Đối với các tình tiết tăng nặng như tái phạm nhiều lần... thì sẽ tăng khung hình phạt lên mức cao nhất .
Chặn xe vi phạm chưa nộp phạt nguội để xử lý Ảnh: Nguyên Bảo Về tình trạng này PC67 (Công an Hà Nội) cũng cho biết các chủ phương tiện cố ý chây ì không chấp hành phạt nguội, PC67 sẽ đưa vào danh sách gửi sang Cục Đăng kiểm để phối hợp xử lý.
Chưa làm hết trách nhiệm Theo tiến sĩ Phạm Sanh (chuyên gia lĩnh vực GTVT tại TP.HCM), nhiều nước áp dụng phương tiện kỹ thuật (trong đó có camera - PV) hơn 20 năm nay nhưng đa phần phạt nguội (tức phạt qua camera), ít phạt nóng; phạt nóng đối với những trường hợp nghiêm trọng.
Họ sử dụng công nghệ hiện đại từ lâu để giảm lực lượng xử phạt tại chỗ.
Việc phạt nguội qua camera là xu hướng cần khuyến khích vì người tham gia giao thông tự ý thức chấp hành, chứ không phải thấy CSGT mới chấp hành.
Tuy nhiên, tỷ lệ nộp phạt tại TP.HCM hiện nay mới hơn 30% là quá thấp, không hiệu quả trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
PC67 đưa ra các nguyên nhân dẫn đến người nộp phạt đạt tỷ lệ thấp nói trên - là cách trả lời chưa thuyết phục.
Theo tôi, do công an chưa làm hết trách nhiệm, chưa xác định được nguyên nhân chính để đưa ra các giải pháp phù hợp thực tế ở VN.
Ngành công an đang loay hoay trong việc xác minh nơi cư trú tìm chủ xe, người điều khiển phương tiện gửi thông báo vi phạm qua camera yêu cầu nộp phạt... trong khi các khâu này đều do ngành quản lý , ông Sanh nói.
Ở nhiều nước, các biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm giao thông thực hiện nghĩa vụ nộp phạt rất nghiêm, chỉ cho phép bao nhiêu ngày phải nộp phạt; nếu không nộp, gửi thông báo vi phạm lần 2, 3 thì đưa ra tòa, có trường hợp chây ì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nộp phạt sớm thì mức phạt khác, nếu nộp phạt trễ sẽ bị phạt thêm tiền.
Chúng ta chưa chú trọng đến công tác quản lý phương tiện, mua bán xe.
Đây là cội nguồn, nguyên nhân dẫn đến việc cưỡng chế người vi phạm nộp phạt không hiệu quả.
Nhiều nước việc cưỡng chế người vi phạm nộp phạt đạt tỷ lệ cao vì họ chỉ phạt chủ xe, còn chuyện chủ xe cho mượn xe thì phải chịu.
Qua đây, đúng lý ra ngành công an phải đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế VN để ngăn chặn người vi phạm xem thường pháp luật.
Phạt nặng người bán xe, kể cả người mua xe không chịu sang tên.
Nếu người bán không biết bán cho ai thì đưa ra tòa, xử hình sự.
Trường hợp khi chủ xe khai bán cho ai thì công an phải truy đến cùng.
Chứ không thể để phương tiện tham gia giao thông mà không biết chủ là ai được , theo ông Sanh.
Ông Sanh nói: Nói thẳng, công an chưa làm hết trách nhiệm, không nhiệt tình và cho rằng, cần tập trung vào chủ sở hữu xe sẽ giải quyết được.
Với chính sách, cơ chế đặc thù của TP.HCM, CATP mạnh dạn đề xuất sửa đổi bổ sung chủ phương tiện có trách nhiệm nộp phạt khi xe vi phạm; nâng mức phạt không chịu sang tên...
Cháu đòi tiền cơm, dì đòi tiền nhà.
33 năm ở nhờ và sản xuất kinh doanh tại nhà dì ruột, đến khi bị yêu cầu ra khỏi nhà, người cháu liệt kê tiền sửa nhà, tiền cơm ba bữa nuôi dì lên đến cả tỉ.
TAND TP.HCM vừa xử phúc thẩm, tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND quận Gò Vấp trong vụ bà NTMP khởi kiện yêu cầu tòa buộc gia đình ông NĐT (anh trai) ra khỏi căn nhà mà mình đã mua.
Đòi tiền sửa nhà, tiền nuôi dưỡng Theo hồ sơ, tháng 4-2016, bà NTMP mua của dì ruột - bà BTS một căn nhà tại quận Gò Vấp.
Hai bên đã hoàn tất thủ tục đăng bộ sang tên.
Trước đó, bà S. cho gia đình ông T. ở nhờ tại căn nhà này.
Sau khi mua nhà, bà P. nhiều lần yêu cầu ông T. ra khỏi nhà nhưng ông không chịu nên bà khởi kiện yêu cầu TAND quận Gò Vấp giải quyết.
Làm việc với tòa, ông T. cho biết bà S. độc thân, sống một mình.
Năm 1971, khi cha ông mất, bà S. phụ giúp mẹ ông nuôi các anh chị em của ông.
Năm 1985, ông nghe theo lời mẹ, đưa vợ con sang ở cùng bà S. để chăm sóc, phụng dưỡng bà.
Bà S. có hứa khi nào chết sẽ để lại cho ông căn nhà này.
Vì vậy, ông đã bỏ tiền ra sửa chữa căn nhà nhiều lần, tổng cộng 175 triệu đồng.
Ngoài ra, ông còn cho bà S. ăn ngày ba bữa, chu cấp tiền bạc cho bà S. tiêu xài cá nhân, tạm tính khoảng 177 triệu đồng.
Ông T. đồng ý trả lại nhà nhưng với điều kiện là bà S. phải trả cho ông 50% giá trị căn nhà (tương đương 1 tỉ đồng) xem đây là tiền sửa nhà, công nuôi dưỡng.
Tòa xác định bà S. là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Bà trình bày với tòa rằng không hứa hẹn gì với ông T. hết: Tôi thấy vợ chồng nó nghèo khổ kêu về cho ở nhờ, tôi còn cho mượn một chỉ vàng và một ngàn đồng bạc để có vốn làm ăn.
Nếu không nhờ tôi thì nó có sống được đến hôm nay không mà giờ còn đòi tiền cơm của tôi, nếu nó đòi tôi tiền cơm thì tôi đòi luôn tiền nhà Tôi cho nó ở, cho nó mượn nhà sản xuất, kinh doanh (ông T. từng làm nghề sản xuất vỏ xe).
Đâu phải tôi không có gì mà nó sang nó ở nó nuôi không tôi đâu .
Từ đó, bà S. chỉ đồng ý trả cho ông T. số tiền ông đã sửa nhà là 177 triệu đồng.
Được 400 triệu vẫn không chịu Xử sơ thẩm hồi tháng 9-2017, TAND quận Gò Vấp chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bà P., buộc gia đình ông T. phải trả lại nhà cho bà P. Do ông T. chỉ trình bày ý kiến về việc bà S. phải trả cho ông 1 tỉ đồng chứ không đưa ra yêu cầu độc lập hay phản tố nên tòa không xét nội dung này.
Ông T. kháng cáo.
Tại phiên xử phúc thẩm mới đây của TAND TP.HCM, ông kể lể rằng ngày xưa chính bà S. kêu vợ chồng ông sang ở chung và nói sống nuôi, chết chôn, cho nhà .
Vợ chồng tôi đã phụng dưỡng bà suốt 31 năm nay, bỏ bao công sức, tiền bạc xây dựng, giữ gìn căn nhà.
Đến lúc gần đất xa trời, bà ấy nghe lời xúi giục, lấy lại nhà rồi bán cho em gái tôi với giá chỉ 100 triệu đồng, trong khi căn nhà giá thị trường phải hơn 2 tỉ đồng - ông T. tố.
HĐXX ngắt lời, khuyên giải: Dù gì cũng là người nhà cả, hai bên hãy gác lại hiềm khích mà bàn xem chọn phương án nào cho êm đẹp nhất.
Ngày sau con cháu nó còn nhìn vào Nghe vậy, bà S. đồng ý hỗ trợ ông T.
400 triệu đồng.
Phía ông T. thì có đề xuất khác.
Theo ông, hai bên thống nhất giá trị căn nhà hiện tại khoảng 2 tỉ đồng, ông đề nghị được nhận nhà và trả cho bà S.
1 tỉ đồng.
Bà S. không đồng ý. Hòa giải không thành, HĐXX tiếp tục làm việc và tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Như vậy, theo hai bản án thì phía ông T. sẽ phải ra khỏi căn nhà tranh chấp mà không được một đồng nào.
Dù sao mình cũng là người ở nhờ Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX đã cố gắng hòa giải.
Một thẩm phán khuyên ông T.: Dù sao mình cũng là người ở nhờ, ông à!
Ông làm ăn trên đất của bà ấy mấy chục năm nay là đã mang một ân tình lớn.
Dù gì ông cũng là một người cháu, hãy cư xử làm sao cho đúng đạo lý làm cháu trước.
Giờ ông liệt kê ra tiền cơm nuôi bà từng bữa và đòi lại, thật lòng chúng tôi nghe nó phản cảm quá!
.
Một thẩm phán khác cũng khuyên thêm: Một khi tòa phán quyết thì một trong các bên sẽ cảm thấy rất khó chịu.
Giờ còn thỏa thuận được thì ông nên cân nhắc mà quyết định .
Dù vậy, ông T. vẫn quyết không đổi ý: Xin tòa giúp cho, phải cho tôi 1 tỉ tôi mới đủ tiền mua nhà .
Chủ tọa cố khuyên nhủ: Ông đừng xin tòa, tòa không có tiền và không có quyền cho ông.
Ông xin bà ấy kìa Thay vì nói một cách khác, suốt bao nhiêu năm sống ở đây, nếu mà cư xử khéo thì không chừng được cả đấy chứ không phải thế này.
Nhưng mà phải có vấn đề với nhau mới dẫn đến ngày hôm nay.
Để đến hôm nay, thật sự mà nói là tình cảm đã mất rồi đó.
Một khi tình cảm đã mất rồi thì về tiền bạc là không thể tính toán được.
Cứ cho là bà có hứa sống nuôi, chết chôn, cho nhà đi nhưng bà đã chết đâu mà ông đòi cho nhà?
Cuối cùng, ông T. vẫn không đổi ý. THANH VÂN
Đà Nẵng nghiên cứu tiện ích nhắn tin khi vi phạm đến chủ phương tiện.
Theo thống kê của Phòng CSGT (PC67, Công an TP.Đà Nẵng), từ ngày 1.1.2016 đến hết tháng 1.2018, PC67 gửi 13.479 lượt thông báo đến chủ phương tiện vi phạm luật Giao thông đường bộ.
Đến nay còn 5.199 trường hợp chưa đến giải quyết, chiếm 38,5%.
Đối với 8.280 trường hợp đến làm việc, qua phân tích lỗi, cơ quan chức năng đã lập biên bản 7.184 trường hợp, chuyển kho bạc hơn 9 tỉ đồng, tước giấy phép lái xe (có thời hạn) 2.107 trường hợp.

No dataset card yet

Downloads last month
6