,Question,Answer 8279,Có được đi nghĩa vụ quân sự lần 2 không?,"Căn cứ Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau: Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự 1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự: a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự. ... Như vậy , theo quy định hiện hành thì không có quy định nào cấm người đã đi nghĩa vụ quân sự 1 lần được đăng ký đi nghĩa vụ quân sự lần 2. Do đó , nếu bạn đã xuất ngũ nhưng vẫn muốn tự nguyện đi nghĩa vụ quân sự thêm một lần nữa thì bạn vẫn được phép đăng ký nghĩa vụ quân sự nếu bạn vẫn còn trong độ tuổi nhập ngũ và đạt những tiêu chuẩn tuyển quân nghĩa vụ quân sự khác mà pháp luật quy định. Có được đi nghĩa vụ quân sự lần 2 không? Tiêu chuẩn tuyển quân nghĩa vụ quân sự là gì? (Hình từ Internet)" 1660,Mọi người hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Ai có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!,"Pháp luật nước ta có quy định: Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Theo đó, tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: - Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. - Bên cạnh đó, những cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó: + Người thân thích; + Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; + Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; + Hội liên hiệp phụ nữ. Ngoài ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em hoặc hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Trên đây là nội dung giải đáp về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Trân trọng!" 24055,Cho em hỏi năm sinh ở sổ hộ khẩu lệch so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lệch về năm sinh thì bây giờ phải làm sao ạ em cảm ơn,"Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì giá trị pháp lý của giấy khai sinh được quy định như sau: Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh. Do đó bạn sẽ dùng Giấy khai sinh làm chuẩn để so sánh với các loại giấy tờ khác. *Đối với trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lệch về năm sinh so với giấy khai sinh thì: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định về thủ tục đính chính Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp như sau: “1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính. Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính.” Do đó bạn sẽ nộp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sai sót lại cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Về hồ sơ bạn phải chuẩn bị để thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau: - Đơn đề nghị đính chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phát hiện sai sót trên Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp; - Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp. Như vậy, khi phát hiện phần năm sinh chủ sử dụng có sai sót, người sử dụng đất làm đơn đề nghị đính chính gửi tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận, huyện, kèm theo đơn là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy tờ khác chứng minh thông tin có sai lệch (thông thường thì cần nộp Giấy khai sinh, CMND, hộ khẩu) để đề nghị giải quyết. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. *Đối với trường hợp Sổ hộ khẩu lệch về năm sinh so với giấy khai sinh thì: Căn cứ theo Khoản 2 Điều 29 Luật Cư trú 2006 quy định các trường hợp điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu như sau: Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định đ­ược phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Theo quy định trên thì khi có sự sai lệch về năm sinh thì được phép điều chỉnh và thủ tục điều chỉnh được quy định tại Điểm 1, Điều 12 Thông tư 35/2014/TT-BCA. Hồ sơ gồm: - Phiếu báo thay đổi thông tin hộ khẩu; - Sổ hộ khẩu (bản gốc); - Giấy tờ và tài liệu chứng minh thông tin thay đổi: Giấy khi sinh bản gốc. Nơi nộp hồ sơ: - Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã. - Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã thành phố thuộc tỉnh. Về thời hạn giải quyết: - Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải thông báo cho tàng thư căn cước công dân và Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người có thay đổi. - Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có trách nhiệm chuyển hồ sơ điều chỉnh, bổ sung cho Công an huyện lưu tàng thư hồ sơ hộ khẩu. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Công an huyện phải thông báo cho tàng thư căn cước công dân. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập gửi đến bạn!" 5777,"Giá thuê tài sản trong quan hệ dân sự được quy định như thế nào? Xin chào quý anh chị ban tư vấn Thư Ký Luật! Tôi là cán bộ đã về hưu, hiện đang có tìm hiểu chút ít pháp luật. Hiện nay Bộ luật dân sự 2015 mới có hiệu lực, tôi có một vài thắc mắc sau khi tìm hiểu sơ qua. Anh chị cho tôi hỏi: Giá thuê tài sản trong quan hệ dân sự được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ các anh chị! Tôi xin chân thành cám ơn! SĐT: 0966458***","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì giá thuê tài sản trong quan hệ tài sản được quy định như sau: - Giá thuê do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác. - Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê. Giá thuê tài sản trong quan hệ dân sự được quy định tại Điều 473 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 29423,Tôi đang tìm hiểu các quy định về mua bán điện cạnh tranh trong thị trường điện. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì việc kiểm toán phần mềm cho hoạt động của thị trường điện được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.,"Theo quy định tại Điều 113 Thông tư 45/2018/TT-BCT, thì kiểm toán phần mềm cho hoạt động của thị trường điện như sau: 1. Các phần mềm phục vụ thị trường phải được kiểm toán trong các trường hợp sau: - Trước khi thị trường điện chính thức vận hành; - Trước khi đưa phần mềm mới vào sử dụng; - Sau khi hiệu chỉnh, nâng cấp có ảnh hưởng đến việc tính toán; - Kiểm toán định kỳ. 2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm đề xuất đơn vị kiểm toán độc lập có năng lực để thực hiện kiểm toán, báo cáo Cục Điều tiết điện lực trước khi thực hiện. 3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố kết quả kiểm toán cho các thành viên tham gia thị trường điện. Trên đây là quy định về kiểm toán phần mềm cho hoạt động của thị trường điện. Trân trọng!" 22105,"Phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam là bao nhiêu? Xin chào Ban biên tập. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi, Ban biên tập cho tôi hỏi: Phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam là bao nhiêu? Tổ chức nào thu phí này? Và trường hợp nào được miễn lệ phí này? Mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn Ban biên tập! Khánh Chi (chi***@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam là 100.000 đồng/trường hợp. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao); Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tiếp nhận hồ sơ xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam là tổ chức thu phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam. Kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú được miễn phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam. Trên đây là nội dung quy định về phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 281/2016/TT-BTC. Trân trọng!" 26543,"Tôi đang tìm hiểu về thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ cử giữa người Việt với người nước ngoài, hồ sơ yêu cầu gồm có mẫu tờ khai chấm dứt giám hộ cử có yếu tố nước ngoài. Vậy mẫu này được quy định thế nào?","Căn cứ: Thông tư 15/2015/TT-BTP CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------- TỜ KHAI ĐĂNG KÝ CHẤM DỨT GIÁM HỘ Kính gửi:(1)...................................................................................................... Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu :......................................................................... Nơi cư trú: (2) ........................................................................................................... Giấy tờ tùy thân: (3) ............................................................................................... Đề nghị cơ quan đăng ký chấm dứt việc giám hộ giữa: Người giám hộ: Họ, chữ đệm, tên: ............................Giới tính:....................Ngày, tháng, năm sinh:........................................... Dân tộc:................................................................... Quốc tịch: ............................ Nơi cư trú (2) :............................................................................................................ Giấy tờ tùy thân: (3) ................................................................................................ Người được giám hộ: Họ, chữ đệm, tên: .....................................................................Giới tính: .............. Ngày, tháng, năm sinh:............................................................................................ Dân tộc:....................................................................................Quốc tịch:............... Nơi cư trú: (2) ........................................................................................................... Giấy khai sinh/Giấy tờ tùy thân: (3) ......................................................................... Đã đăng ký giám hộ tại quyển số: ..........................., số ......................................... Ngày ....... tháng ......... năm ......... của (4) ................................................................ Lý do chấm dứt việc giám hộ: .............................................................................. ................................................................................................................................. Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình. Làm tại: , ngày tháng năm .... Người yêu cầu (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên) Chú thích: (1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký chấm dứt giám hộ. (2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống. (3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014). (4) Ghi tên cơ quan đăng ký giám hộ trước đây. Trân trọng!" 17689,"Kính chào Luật sư, Em có một vài câu hỏi liên quan đến quyền sở hữu đất đai trước hôn nhân. Kính mong Luật sư tư vấn. Em mua nhà/đất năm 2012, tên sở hữu của em (và tất nhiên là đây là số tiền mà em dành dụm sau 3 năm làm việc để mua nó. Chồng em từ ngày quen nhau và cưới nhau chưa có công việc và thu nhập ổn định).Tháng 8/ 2013 em kết hôn nhưng đến nay em chưa làm giấy đăng ký kết hôn. Em xin hỏi Luật sư: 1. Trên thực tế em và chồng đến nay vẫn còn tình trạng độc thân phải không ạ? 2. Nếu 2 đứa em không muốn sống chung với nhau thì có phải làm thủ tục gì không? 3. Chồng em có quyền tranh chấp tài sản(nhà/đất) của em không? 4. Nếu em sinh con, sẽ làm giấy đăng ký kết hôn. Vậy khi đó chồng em có mặc nhiên được chia tài sản nếu sau này 2 người ly hôn không ạ? Em kính mong Luật sư trả lời sớm và chi tiết. Em cảm ơn rất nhiều. Kính chào  và chúc sức khỏe Luật sư.","Việc em có nhà trước hôn nhân (giấy chứng nhận năm 2012), kết hôn 2013 (giả sử có giấy hoặc làm dơn yêu cầu giải quyết ly hôn) thì tài sản trên vẫn là tài sản riêng của em. Với trường hợp trên, nếu cả 02 ko muốn sống chung thì có thể tự chia tay, nhưng nếu lỡ có đám cưới và sợ rắcc rối về sau thì có quyền làm đơn yêu cầu tòa án không công nhận vợ chồng cũng như để giải quyết việc nuôi con (nếu sau này có con chung)" 15311,"Ly hôn theo yêu cầu của một bên theo Luật Hôn nhân và gia đình 1959 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, Tôi là Minh Quân. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, ly hôn theo yêu cầu của một bên theo Luật Hôn nhân và gia đình 1959 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Minh Quân (minhquan*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình 1959 thì ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định cụ thể như sau: Khi một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra và hoà giải. Hoà giải không được, Toà án nhân dân sẽ xét xử. Nếu tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Toà án nhân dân sẽ cho ly hôn. Luật Hôn nhân và gia đình 1959 còn quy định trong trường hợp người vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh đẻ được một năm. Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của người vợ. Trên đây là nội dung tư vấn về ly hôn theo yêu cầu của một bên theo Luật Hôn nhân và gia đình 1959. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 1959. Trân trọng!" 12354,"Đoàn Hường ở Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội hỏi: Gia đình chồng tôi có 3 người con, mẹ chồng tôi đã mất năm 2011. Bố chồng tôi lâm bệnh nặng, 22/4/2015 được chúng tôi đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện ông nói là sẽ cho con trai trưởng được hưởng thừa kế là ngôi nhà tại đường Nguyễn Trãi. Lúc đó có anh bạn chồng tôi và chồng tôi ở đó. Ngày 23/4/2014, bố chồng tôi đã mất. Cho tôi hỏi di chúc của bố tôi lúc đó có được pháp luật công nhận hay không?","Theo quy định tại Điều 646, Bộ Luật dân sự : “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”. Tại khoản 1, Điều 651 Bộ luật dân sự quy định “ Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”. Tại Điều 652. Bộ Luật dân sự quy định di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; - Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định trên vào tại thời điểm lúc bố chồng bạn thể hiện ý chí di chúc cho con trai trưởng của ông thừa kế ngôi nhà ở đường Nguyễn Trãi thì ông phải còn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cướng ép (có thể hồ sơ bệnh án của ông phải là bệnh không lâm vào tình trạng mất nhận thức) mới coi là hợp pháp. Điều 654 quy định người làm chứng cho việc lập di chúc: Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: - Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; - Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; - Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự. Khoản 5 Điều 652, Bộ Luật dân sự quy định “ Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực” Chồng bạn là người thừa kế theo pháp luật hàng thừa kế thứ nhất. Theo quy định trên, chồng không thể làm chứng. Vì vậy di chúc của bố bạn không được pháp luật công nhận." 27648,"Xin chào luật sư. Tôi có vấn đề thắc mắc mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tuần trước, vì bão lớn nên làm mái tôn nhà tôi bay sang nhà anh Hùng ở bên cạnh làm nhà anh Hùng bị hư hỏng 1 phần. Anh Hùng qua đòi tôi bồi thường tiền sửa chữa nhà 10 triệu. Vậy tôi có phải bồi thường cho anh Hùng không?","Theo Khoản 2 Điều 584 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo đó: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” Như vậy, việc mái tôn nhà bạn bay qua nhà anh Hùng gây hư hỏng là do sự kiện bất khả kháng, nên bạn không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của anh/chị. Để hiểu rõ hơn về những quy định này anh/chị tham khảo thêm tại Bộ Luật dân sự 2015. Trân trọng!" 28484,"Gia đình em chuẩn bị phải chấp hành án dân sự bồi thường cho người ta 100.000.000 triệu đồng, mỗi tháng thu nhập của gia đình 5 người nhà em là hoàn toàn phụ thuộc vào quán cơm sườn của gia đình thu nhập tầm 500.000 đồng mỗi ngày. Em muốn hỏi khi nhà em bị thi hành án thì gia đình em sẽ được giữ lại tối đa bao nhiêu tiền?","Căn cứ Điều 22 Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án - Chấp hành viên thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án theo định kỳ hàng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm tùy theo tính chất ngành nghề kinh doanh của người phải thi hành án. Khi xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào kết quả kinh doanh trên cơ sở sổ sách, giấy tờ và tình hình kinh doanh thực tế của người phải thi hành án. - Mức tiền tối thiểu để lại cho người phải thi hành án phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng. Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng được căn cứ vào chuẩn hộ nghèo của từng địa phương nơi người đó cư trú, nếu địa phương chưa có quy định thì theo chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể. Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh do Chấp hành viên ấn định căn cứ vào tính chất ngành, nghề kinh doanh; quy mô kinh doanh của người phải thi hành án và mức ấn định này có thể được điều chỉnh. Như vậy việc đảm bảo mức tối thiểu để gia đình bạn đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho gia đình bạn là phụ thuộc vào quyết định của chấp hành viên căn cứ vào tính chất ngành nghề, quy mô kinh doanh của gia đình bạn để ấn định mức tối thiểu cho phù hợp. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 34036,"Cháu xin chào luật sư! Cháu xin phép hỏi một việc sau: Nhà ông nội cháu có 5 anh em: 4 người con trai và 1 người con gái. bố cháu là con cả, ông nội cháu mất đã lâu còn bà nội cháu, bà cháu sống taị nhà chú ba. Năm 2001 quê cháu đã thực hiện dồn ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn những người có ruộng được chia là: 540m2 và số m2 ruộng của bà cháu đã vào sổ đỏ của nhà chú ba cháu. Năm 2011 bà nội cháu đã mất. Đến nay thực hiện xây dựng nông thôn mới, địa phương cháu tiến hành DĐ ĐT vậy số m2 đất ruộng của bà nội cháu sẽ được chia ntn?","Bộ luật dân sự hiện hành quy định: "" Ðiều 733. Thừa kế quyền sử dụng đất Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai. Ðiều 734. Cá nhân để thừa kế quyền sử dụng đất Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai. Ðiều 735. Thừa kế quyền sử dụng đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho những người thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai. Ðiều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản ."". Như vậy, theo quy định của pháp luật thì đất nông nghiệp cũng là di sản thừa kế, nếu bà nội bạn qua đời không để lại di chúc thì phần diện tích đất nông nghiệp của bà bạn sẽ được chia cho các thừa kế của bà bạn theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, các thừa kế cần chuẩn bị chứng cứ để chứng minh diện tích đất của bà nội bạn trong tổng diện tích đất của chú ba của bạn." 27584,Bà Dương Thị Thoa là giáo viên trường trung học A (Hoang Tri) huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn nghĩ chồng mình có quan hệ với cô L - giáo viên trường Mầm non B (Nam Mau) huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Bà Thoa cùng bà Thảo - Hiệu trưởng trường Mầm non B đã đưa cô L vào phòng dọa nạt và bắt viết cam kết không gặp chồng bà Thoa nữa. Sau đó bà Thảo đem tờ giấy đó bắt nhân viên của mình ký vào mặc dù họ không được chứng kiến. (Vợ chồng bà Thoa đã không chung sống được 01 năm và không có giấy đăng ký kết hôn.) Vậy hành vi của bà Thoa và bà Thảo có vi phạm pháp luật không? Theo căn cứ pháp luật nào?,"Về việc bà Thoa với “người chồng” của bà không có đăng ký kết hôn nên theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì họ không phải là vợ chồng. Do đó, việc “người chồng” của bà có quan hệ tình cảm với cô L thì ông ấy và cô L không được coi là có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2005, thì “danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Do bạn không nói rõ việc “dọa nạt” của bà Thoa và bà Thảo ở mức độ như thế nào đối với cô L nên chúng tôi không biết rõ hành vi của họ có làm mất danh dự, nhân phẩm, uy tín của cô L hay không và có vi phạm các quy định khác của pháp luật hay không. Bạn có thể đối chiếu quy định chúng tôi viện dẫn để có thể tháo gỡ thắc mắc của mình." 17561,"Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Nam, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Hoàng Nam (hoangnam*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định cụ thể như sau: - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. - Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. - Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Trên đây là nội dung tư vấn về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Lý lịch tư pháp 2009. Trân trọng!" 18809,"Ban biên tập cho tôi hỏi, ba tôi đã đóng BHXH được hơn 20 năm nhưng ba tôi vừa mất thì tôi có được hưởng thừa kế lương hưu của ba tôi không?","Theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định chế độ hưởng lương hưu gắn với nhân thân với cá nhân. Nên các quyền lợi đó được hưởng theo chế độ hưu trí không được để lại thừa kế cho người hưởng thừa kế. Mặt khác, trong trường hợp này nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ tử tuất (trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng thàng) tại Điều 66, 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Ban biên tập phản hồi đến bạn." 17603,"Thế nào là giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Đức Hoàng, tôi sinh sống và làm việc tại TPHCM. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự qua từng thời kỳ. Ban biên tập cho tôi hỏi: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo được quy định như thế nào trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (09033***)","Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005 được quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 1995 như sau: Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác, thì giao dịch giả tạo vô hiệu,còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này; nếu giao dịch được xác lập không nhằm mục đích làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên, thì giao dịch đó cũng bị coi là vô hiệu. Trên đây là nội dung tư vấn về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 1995. Trân trọng!" 21463,"Quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, Tôi là Thùy Chi. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Thùy Chi (thuychi*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 80 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng được quy định cụ thể như sau: Trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau theo quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. cụ thể như sau: "" Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ 1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. 2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. 4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con 1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. 2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. 3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình. 5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình. Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng 1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Điều 72. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con 1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con. 2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con. 3. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được."" Trên đây là nội dung tư vấn về quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trân trọng!" 19180,Phải xóa đăng ký tạm trú trong thời gian bao lâu kể từ ngày mất?,"Tại Điều 8 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký tạm trú như sau: 1. Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú của thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc ngay sau khi ra quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú đối với công dân, cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký tạm trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký tạm trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. 2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hộ gia đình có người thuộc diện xóa đăng ký tạm trú thì người thuộc diện xóa đăng ký tạm trú hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú. Hồ sơ xóa đăng ký tạm trú gồm: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký tạm trú. 3. Cơ quan, đơn vị quản lý người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân có văn bản đề nghị cơ quan đăng ký cư trú trên địa bàn đóng quân xóa đăng ký tạm trú đối với người thuộc đơn vị mình quản lý. Văn bản đề nghị cần nêu rõ họ, chữ đệm và tên khai sinh; số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người cần xóa đăng ký tạm trú; lý do đề nghị xóa đăng ký tạm trú. 4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký cư trú phải xóa đăng ký tạm trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký tạm trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. 5. Cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký tạm trú đối với công dân khi phát hiện công dân đó thuộc một trong các trường hợp bị xóa đăng ký tạm trú. Trước khi thực hiện việc xóa đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú thông báo về việc xóa đăng ký tạm trú tới công dân hoặc đại diện hộ gia đình để biết và thực hiện việc nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký tạm trú theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp quá 07 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú thông báo mà người thuộc diện xóa đăng ký tạm trú hoặc đại diện hộ gia đình không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú tiến hành lập biên bản về việc công dân, đại diện hộ gia đình không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký tạm trú và thực hiện xóa đăng ký tạm trú đối với công dân. Cơ quan đăng ký cư trú thông báo bằng văn bản cho công dân đó hoặc chủ hộ về việc xóa đăng ký tạm trú sau khi đã thực hiện. Theo đó , thời gian để xóa đăng ký tạm trú kể từ ngày mất là 07 ngày, người trong hộ gia đình có người thân mất phải đến nộp hồ sơ xóa đăng ký tạm trú theo thủ tục quy định như trên. Trân trọng!" 29244,"Trước đây mình có thuê công ty TNHH ANH VŨ làm website và quảng bá website www.nuoctinhkhiet24h.org hợp đồng 6 tháng là lên top 1 thế nhưng sau 6 tháng không lên top 1 được, mình cắt hợp đồng với công ty Anh Vũ yêu cầu họ chuyển lại quyền sở hữu trang web nhưng họ tìm mọi cách để không giao lại cho mình. Vây bây giờ mình muốn kiện thì phải làm những thủ tục gì và gửi hồ sơ đến đâu?","Bạn và công ty Anh Vũ thỏa thuận quảng cáo website chứ không phải là chuyển nhượng đối với tên miền của bạn. Nếu công ty Anh Vũ không bàn giao cho bạn tài khoản, thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp và yêu cầu bồi thường thiệt hại cho công ty bạn. Tài liệu khởi kiện bao gốm đơn khởi kiện và các tài liệu pháp lý kèm theo của công ty Anh Vũ như giấy chứng nhận ĐKKD, hợp đồng thuế quảng cáo giữa các bên, phiếu thu tiền..." 15435,"Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí theo quy định cũ gồm những gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Tâm hiện đang sống và làm việc tại Kiên Giang. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật báo chí qua các thời kỳ. Theo như tôi biết trong thời buổi công nghệ thông tin hiện đại như hiện nay thì hoạt động báo chí rất được quan tâm. Vì thế tôi muốn hiểu thật cụ thể pháp luật điều chỉnh hoạt động báo chí từ trước đến nay. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí theo quy định cũ gồm những gì? Vấn đề này được quy định tại cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập!","Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí được quy định tại Điều 12 Luật Báo chí 1989, được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Báo chí sửa đổi, theo đó: Cơ quan chủ quản báo chí là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động của báo chí và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí. Cơ quan chủ quản báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây : 1- Xác định, chỉ đạo thực hiện tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ và phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng và ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí được quy định trong giấy phép ; 2- Bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc quyền mình, sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí. Trên đây là tư vấn về quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí theo Luật Báo chí 1989. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Luật Báo chí 1989. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 22502,"Nhờ tư vấn giúp tôi vấn đề về bảo hiểm y tế, cụ thể: Người bị tạm giữ có được hưởng chế độ bảo hiểm y tế khi ốm đau? Có văn bản nào quy định vấn đề này không? Xin cảm ơn.","Điều 30 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định Chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau: 1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh. Trường hợp bị ốm đau, bệnh tật, thương tích thì được khám và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ; nếu bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng của cơ sở giam giữ thì được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện, cấp tỉnh, bệnh viện quân đội hoặc bệnh viện trung ương khám, điều trị. Cơ sở giam giữ phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị. Chế độ ăn, sử dụng thuốc, bồi dưỡng do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được nhận thuốc chữa bệnh từ thân nhân và phải có đơn thuốc của thầy thuốc, chịu sự kiểm tra của cơ sở giam giữ. 2. Đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ sở giam giữ yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Khi có quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở chữa bệnh nêu trong quyết định. 3. Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Chính phủ. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam có chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Như vậy, theo quy định trên thì người bị tạm giữ, người bị tạm giam có chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Có nghĩa là trường hợp họ có thẻ BHYT thì họ được hưởng chế độ như người bình thường." 32605,"Chế độ đối với con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú quy định như thế nào?","Căn cứ Điều 13 Nghị định 65/2020/NĐ-CP về chế độ đối với con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú quy định như sau: 1. Trẻ em dưới 16 tuổi là con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú được bố trí diện tích chỗ nằm cùng phòng với cha, mẹ tại cơ sở lưu trú phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm lứa tuổi, giới tính. Các chế độ ăn, mặc, ở, khám bệnh, chữa bệnh và mai táng (nếu bị chết) được thực hiện như đối với người lưu trú, phù hợp với trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam; ngày Quốc tế Thiếu nhi (ngày 01 tháng 6 dương lịch), tết Trung thu được hưởng chế độ ăn gấp 02 lần ngày thường. Riêng trẻ em dưới 36 tháng tuổi, mỗi tháng được cấp thêm sữa và đồ dùng sinh hoạt cần thiết trị giá tương đương 20 kg gạo tẻ loại trung bình/01 trẻ em. Căn cứ vào lứa tuổi của trẻ và điều kiện thực tế, cơ sở lưu trú hoán đổi định lượng chế độ ăn cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ hoặc quy đổi thành tiền và gửi lưu ký của cha, mẹ trẻ em sử dụng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng. 2. Trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú nhưng khác giới tính với cha, mẹ thì con của người lưu trú và người lưu trú có thể được bố trí ở riêng." 10475,Bên bị thiệt hại không sử dụng biện pháp ngăn chặn thiệt hại thì có được bồi thường thiệt hại không?,"Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 của Bộ luật Dân sự ... 5. Về khoản 5 Điều 585 của Bộ luật Dân sự “Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình” là trường hợp bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm biết, nhìn thấy trước việc nếu không áp dụng biện pháp ngăn chặn thì thiệt hại sẽ xảy ra và có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp ngăn chặn, hạn chế được thiệt hại xảy ra nhưng đã để mặc thiệt hại xảy ra thì bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại. Ví dụ: Nhà của A bị cháy, B đỗ xe ô tô gần nhà A, B biết được nếu không di dời thì khả năng đám cháy sẽ lan sang làm cháy ô tô của B và B có điều kiện để di dời nhưng B đã bỏ mặc dẫn đến xe ô tô bị cháy. Trường hợp này, B không được bồi thường thiệt hại. Theo đó, nếu bên bị thiệt hại biết trước được việc nếu không áp dụng biện pháp ngăn chặn thì thiệt hại sẽ xảy ra và có thể sử dụng biện pháp ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại nhưng để mặc thiệt hại xảy ra thì bên bị thiệt hại không được bồi thường thiệt hại. Trân trọng!" 25534,"Cơ quan nào có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con?","Tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con như sau: Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con 1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp. 2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này. Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con bao gồm: - Cơ quan đăng ký hộ tịch: xác định cha, mẹ, con trong trường hợp không có tranh chấp. - Tòa án: xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp người có yêu cầu chết." 7594,03 độ tuổi phải đổi thẻ Căn cước công dân?,"Tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau: Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân 1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. 2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Như vậy, 03 độ tuổi phải đổi thẻ Căn cước công dân bao gồm: công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi." 30391,Pháp luật điều chỉnh hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài là pháp luật của nước nào?,Căn cứ theo quy định tại Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau: - Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam. - Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên. - Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó. Ngoài ra cũng có thể áp dụng các quy định pháp luật sau để điều chỉnh hợp đồng có yếu tố nước ngoài: - Điều ước quốc tế: theo Điều 665 Bộ luật Dân sự 2015 + Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng. + Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng. - Áp dụng tập quán quốc tế : theo Điều 666 Bộ luật Dân sự 2015 Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng. - Áp dụng pháp luật nước ngoài : theo Điều 667 Bộ luật Dân sự 2015 Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó. 26291,"Khái niệm ký cược theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quang Quân hiện đang sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi khái niệm ký cược theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Khái niệm ký cược theo Bộ luật dân sự 1995 quy định tại Điều 364, theo đó: 1- Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. 2- Trong trường hợp tài sản thuê được trả lại , thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược, sau khi trừ tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê, thì bên cho thuê có quyền đòi lại tải sản thuê; nếu tài sản không còn để trả lại, thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê. Trên đây là tư vấn về khái niệm ký cược theo Bộ luật dân sự 1995. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 1995. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 24388,"Anh chị cho em hỏi trước khi Luật Tố cáo 2011 có hiệu lực thì nghĩa vụ của người tố cáo được quy định như thế nào? Em cần thông tin để hoàn thành bài tiểu luận của em, mong anh chị dành chút thời gian để tư vấn giúp em. Em cảm ơn anh chị rất nhiều Đức Khải (0908***)","Nghĩa vụ của người tố cáo được quy định tại Khoản 2 Điều 57 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 như sau: - Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; - Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật. Trên đây là nội dung quy định về nghĩa vụ của người tố cáo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Khiếu nại, tố cáo 1998. Trân trọng!" 1791,Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có những dạng nào?,"Theo Điều 143 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp như sau: - Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền; - Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác; - Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác." 30751,"Tôi tên Hiền, tôi đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành. Công việc của tôi có một số vấn đề liên quan đến xuất nhập cảnh, mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi về việc nhập cảnh, xuất cảnh tại đảo Phú Quốc được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Xin cảm ơn Ban biên tập! (hiennguyen***@gmail.com)","Việc nhập cảnh, xuất cảnh tại đảo Phú Quốc được quy định tại Điều 3 đến Điều 6 Quy chế nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 229/2005/QĐ-TTg như sau: Điều 3. 1. Người nước ngoài nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Phú Quốc bằng đường biển làm thủ tục nhập cảnh với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ngay tại cửa khẩu; người nước ngoài nhập cảnh đảo Phú Quốc bằng đường hàng không làm thủ tục nhập cảnh tại các sân bay quốc tế của Việt Nam; sau đó lưu tại khu vực quá cảnh của sân bay trong khi chờ chuyển sang đường bay nội địa đi đảo Phú Quốc. 2. Khi nhập cảnh, khách phải xuất trình Hộ chiếu còn giá trị ít nhất 45 ngày. Điều 4. Trường hợp sau khi đến đảo Phú Quốc, khách muốn đi các địa phương khác thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp thị thực tại đảo Phú Quốc; trường hợp muốn lưu trú tại đảo Phú Quốc quá 15 ngày thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét gia hạn tạm trú. Điều 5. Thuyền viên mang sổ thuyền viên hoặc hộ chiếu thuyền viên nước ngoài còn giá trị được ra vào, lưu trú tại đảo Phú Quốc trong thời gian tàu neo đậu tại đảo Phú Quốc. Điều 6. Kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực, Bộ Quốc phòng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc khoanh định các khu vực được quy hoạch sử dụng riêng cho mục đích an ninh, quốc phòng trên đảo Phú Quốc sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang và tiến hành thông báo công khai, lập biển chỉ dẫn, biển cấm cụ thể đối với từng khu vực. Trên đây là nội dung quy định về việc nhập cảnh, xuất cảnh tại đảo Phú Quốc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 229/2005/QĐ-TTg. Trân trọng!" 26247,"Hiện nay Công ty chúng tôi đang thực hiện công tác Tư vấn giám sát một công trình San lấp và Xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại Tp. Hồ Chí Minh. Hình thức hợp đồng: Theo tỷ lệ phần trăm, ngày ký kết hợp đồng 17/8/2007, thời gian thực hiện hợp đồng bắt đầu từ 17/8/2007 đến nay. Nguồn vốn : Ngân sách nhà nước và vốn phát triển của doanh nghiệp. Chúng tôi có một số vấn đề cần hỏi Quí Bộ như sau: 1. Trong thời gian thực hiện hợp đồng do giá vật liệu tăng nên giá trị xây lắp của các nhà thầu xây lắp được điều chỉnh tăng (điều chỉnh giá và điều chỉnh theo thông tư), vậy giá trị Tư vấn giám sát có được điều chỉnh tăng tương ứng hay không? 2. Hệ số định mức tư vấn giám sát khi thương thảo và ký kết hợp đồng là lấy theo Định mức chi phí QLDA đầu tư xây dựng công trình ban hành theo Quyết định số 10/2005/QĐ-BXD (Hệ số trong hồ sơ thiết kế lập) nhưng khi thực hiện thì Định mức chi phí QLDA đầu tư xây dựng công trình ban hành theo công văn 1751/BXD-VP có hiệu lực và hệ số định mức tư vấn giám sát tăng lên. Vậy thì Hợp đồng tư vấn giám sát này của chúng tôi có được điều chỉnh theo hệ số mới không (Trong hợp đồng, điều khoản giá trị hợp đồng có ghi là ""Giá trị hợp đồng có thể được điều chỉnh trong trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách: Trong trường hợp này chỉ được điều chỉnh khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt","Căn cứ để tính giá trị tư vấn giám sát là chi phí xây dựng hoặc chi phí thiết bị trước thuế Giá trị gia tăng trong dự toán công trình hoặc dự toán gói thầu được duyệt. Như vậy chi phí tư vấn giám sát sẽ được điều chỉnh khi dự toán chi phí xây dựng hoặc dự toán chi phí thiết bị được điều chỉnh. Về việc chuyển đổi, đề nghị bạn nghiên cứu điều 36 của nghị định 99/2007/NĐ-CP." 1416,Chồng đứng tên trên sổ hộ khẩu vợ có bị mất quyền bán đất của mình?,"Năm 2017 tôi có mua một mảnh đất, đến 2019 tôi kết hôn, 2 vợ chồng cùng xây nhà trên mảnh đất này. Vậy cho tôi hỏi quyền sử dụng hay mua bán đất của tôi có liên quan đến chồng tôi không? Nếu chỉ có chồng tôi đứng tên trên sổ hộ khẩu tại ngôi nhà mới xây này thì tôi có bị mất quyền định đoạt tài sản trước hôn nhân của tôi đối với mảnh đất mình mua không ạ?" 25253,Người đào ngũ khi đang đi nghĩa vụ quân sự có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?,"Theo Điều 402 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đào ngũ cụ thể như sau: Tội đào ngũ 1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan; b) Lôi kéo người khác phạm tội; c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự; d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Trong chiến đấu; b) Trong khu vực có chiến sự; c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; d) Trong tình trạng khẩn cấp; đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, đối với trường hợp người đào ngũ khi đang đi nghĩa vụ quân sự sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này một lần hoặc trong quá trình đào ngũ gây ra hậu quả nghiêm trọng thì tùy vào tính chất vụ việc mà người đào ngũ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt từ 06 tháng đến 12 năm tù giam. Trân trọng!" 21157,"Mục đích của việc đăng ký công dân Việt Nam tại nước ngoài là gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Hoàng Duy hiện đang sống và làm việc tại Đồng Tháp. Tôi có người thân hiện đang du lịch tại Mỹ. Tôi có nghe nói về việc đăng ký công dân Việt Nam tại nước ngoài. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Mục đích của việc đăng ký công dân Việt Nam tại nước ngoài là gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Mục đích của việc đăng ký công dân Việt Nam tại nước ngoài được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2011/TT-BNG hướng dẫn thủ tục đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Ngoại giao ban hành, theo đó: Việc đăng ký công dân nhằm giúp các Cơ quan đại diện thực hiện chức năng bảo hộ công dân và các chức năng lãnh sự khác đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời phục vụ công tác tổng hợp, thống kê về công dân Việt Nam ở nước ngoài. Trên đây là tư vấn về mục đích của việc đăng ký công dân Việt Nam tại nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 02/2011/TT-BNG. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 17319,"Luật sư nào cho em hỏi là nhà em có cho thuê nhà làm văn phòng và họ xin ký hợp đồng 2 năm . Trong hợp đồng có ghi nếu bên chủ nhà phá hợp đồng trước thì phải bồi thường cho bên thuê số tiền đã đặt cọc + 15 triệu đồng nữa . Nhưng ko ghi bên thuê nếu phá hợp đồng trước thì phải bồi thường thế nào . Đến nay còn 6 tháng nữa mới hết hợp đồng nhưng bên thuê nhà đã phá hợp đồng trước, như vậy bên thuê có phải bồi thường cho bên chủ nhà không, và bồi thường như thế nào ? Mong luật sư sớm cho em câu trả lời nhé , tks","Theo quy định tại khoản 2 Điều 358 Bộ luật dân sự: ""Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác."" Như vậy, trong trường hợp của bạn thì cty này bị mất cọc. Ngoài ra, bạn xem hợp đồng giữa 2 bên về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng như thế nào? có quy định về phạt hợp đồng không?..." 16000,Quyền tác giả là như thế nào?,"Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 , quy định về quyền sở hữu trí tuệ như sau: Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. ...... Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 , quy định về quyền tác giả. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. 2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. ..... Theo đó, quyền tác giả là quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Diễn viên điện ảnh có được hưởng quyền tác giả hay không? (Hình từ Internet)." 2980,"Có một người vay tiền tôi với số tiền là 300 triệu đồng tiền Việt Nam. Hiện nay người đó đã bỏ trốn cùng với số nợ trên và tôi không cách nào tìm ra được người đó. Tôi chỉ biết người đó tên Mỹ và địa chỉ nơi ở thường trú. Nay tôi muốn làm đơn khởi kiện nhưng tôi không biết là nơi nào có thể tiếp nhận và giải quyết đơn khởi kiện của tôi và cách thức làm đơn như thế nào. Đồng thời xin cho tôi biết hành vi vay tiền rồi bỏ trốn như thế thì sẽ thuộc về mảng hình sự hay dân sự. Tôi phải gửi đơn đến Toà án nhân dân quận huyện hay là cơ quan công an tại địa phương nơi người đó thường trú? Gửi bởi: Trần Anh Phú","Theo Điều 474 Bộ luật dân sự, khi đến hạn, người vay tiền có nghĩa vụ trả lại cho bạn số tiền đã vay (tiền gốc và tiền lãi - nếu có thỏa thuận). Nếu khi giao, nhận tiền, hai bên có lập thành văn bản, trong đó ghi rõ mục đích của giao dịch này là “vay tiền” thì đây là giao dịch vay. Nếu người vay tiền có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi tẩu tán tài sản, bỏ trốn... nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả thì hành vi của người đó có dấu hiệu tội phạm (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản). Trong trường hợp này, bạn cần làm đơn tố giác gửi cơ quan điều tra, đề nghị điều tra, xử lý người vay. Theo Điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Nếu cơ quan điều tra xử lý người vay bằng biện pháp hình sự thì quá trình giải quyết vụ án sẽ giải quyết đồng thời việc bồi thường cho những người bị hại do hành vi phạm tội đó gây ra. Trường hợp người vay tiền không có dấu hiệu phạm tội, đây chỉ là giao dịch dân sự bình thường, việc không trả được nợ đúng hạn là do làm ăn thua lỗ hoặc do các tác động khách quan khác..., bạn có quyền khởi kiện người vay ra tòa án, đề nghị xử buộc trả lại tiền (cả gốc và lãi nếu có thỏa thuận). Đây là giao dịch vay tài sản không có tài sản bảo đảm nên sau khi bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án tuyên buộc bên vay phải trả tiền cho bạn thì những tài sản của người vay (nếu có) sẽ được cơ quan thi hành án dân sự kê biên, phát mại để trả cho những người bị hại. Do người vay đã bỏ trốn và bạn không biết địa chỉ của người vay nên theo quy định tại Điều 9 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP về yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện quy định tại Điều 169 của BLTTDS như sau: «Trường hợp trong đơn khởi kiện không ghi đầy đủ cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện; tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì Toà án yêu cầu người khởi kiện ghi đầy đủ và đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu người khởi kiện không thực hiện, thì Toà án căn cứ vào khoản 2 Điều 169 của BLTTDS trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ mà không được thụ lý vụ án»." 2095,Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là gì?,"Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng cụ thể như sau: Khái niệm hợp đồng Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Ngoài ra, tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau: Thế chấp tài sản 1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). 2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Hiện tại chưa có quy định cụ thể về quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, dẫn chiếu đến Điều 189 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền sử dụng như sau: Quyền sử dụng Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Như vậy, có thể hiểu rằng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên tuân theo các điền kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất được pháp luật quy định. Theo đó bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là hợp đồng thành lập ra khi cá nhân, tổ chức muốn thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nhằm bảo đảm quyền lợi 2 bên. Hình thức hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất: Phải được lập thành văn bản theo quy định Điều 343 Bộ luật Dân sự 2015 về việc thế chấp phải được lập thành văn bản. Phải được chứng thực, công chứng và đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm." 1930,"Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại trước ngày 01/01/1999? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Huy Hà. Hiện tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến Luật khiếu nại qua các thời kỳ và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Trước ngày 01/01/1999, những hành vi nào bị nghiêm cấm trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Hi vọng sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!","Căn cứ theo Điều 7 Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 do Hội đồng Nhà nước ban hành quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại trước ngày 01/01/1999 như sau: Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở, trả thù người khiếu nại, tố cáo, bao che người bị khiếu nại, tố cáo; kích động, cưỡng ép khiếu nại, tố cáo sai sự thật; lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trên đây là nội dung trả lời về những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 do Hội đồng Nhà nước ban hành. Trân trọng!" 22071,Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu,"Căn cứ Điều 131 Bộ luật trên quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau: 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. 3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. 4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. 5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định. Trân trọng!" 24869,"Bạn trai tôi bị Tòa tuyên xử 3 năm tù giam vì Tội cố ý gây thương tích, đây cũng trong thời gian chúng tôi chuẩn bị cưới, sự việc làm gián đoạn kế hoạch của chúng tôi. Chúng tôi có được đăng ký kết hôn trong thời gian này không?","Điều 8 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn như sau: 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Các trường hợp cấm kết hôn: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Yêu sách của cải trong kết hôn; e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; h) Bạo lực gia đình; i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: Người yêu cầu đăng ký kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt; khi trả kết quả đăng ký nhận cha, mẹ, con cả bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều phải có mặt (Khoản 5 Điều 3 Thông tư 15/2015/TT-BTP). Như vậy, theo quy định trên thì người bị kết án không thuộc trường hợp cấm kết hôn. Tuy nhiên, việc đăng ký kết hôn sẽ không thể thực hiện được vì theo quy định khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Trân trọng!" 28049,"Năm 2012, thông qua công ty môi giới A do anh B làm giám đốc, tôi đã trúng tuyển vào vị trí biên phiên dịch của 1 công ty C tại Nhật Bản. Theo thỏa thuận ban đầu (bằng miệng) tôi có trình bày là muốn làm việc ở Nhật 3 năm, sau 3 năm sẽ quyết định tiếp là có làm thêm 2 năm nữa hay không.​ Tuy nhiên, anh B nói là cứ ký hợp đồng 5 năm, sau 3 năm các bên sẽ cùng nhau thỏa thuận lại. Vì vậy, hợp đồng lao động giữa tôi và anh B là 5 năm, nhưng hợp đồng lao động giữa tôi và công ty C ở Nhật chỉ có 3 năm. Và tất cả các giấy tờ dùng để bảo lãnh tôi sang làm việc ở Nhật đều dưới tên của công ty C. Đến cuối tháng 2.2015, tôi sẽ hoàn tất 3 năm làm việc tại đây và muốn chấm dứt hợp đồng này để sang Mỹ định cư. Tôi muốn biết là trường hợp tôi chấm dứt hợp đồng trước 5 năm thì anh B có cơ sở gì để kiện tôi ra tòa hay không? Tôi đã đóng cho anh B là 600,000 JPY phí môi giới và hiện anh B đang giữ bản gốc bằng tốt nghiệp đại học của tôi, vậy tôi có thể yêu cầu anh ấy trả lại bằng tốt nghiệp hay không?Huynh Cam Tien (tientoyo@gmail.com)","Theo Luật Người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài năm 2006 (NLĐVNĐLVƠNN) tại Điều 6: Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây: Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Theo Điều 27 Luật NLĐVNĐLVƠNN: Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ. 1. Doanh nghiệp dịch vụ có các quyền sau đây: a) Thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức tuyển chọn người lao động tại các địa phương; b) Ký kết hợp đồng cung ứng lao động với bên nước ngoài, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động, hợp đồng bảo lãnh với người bảo lãnh trước khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Khoản 3, Khoản 5 Điều 3 Luật NLĐVNĐLVƠNN ngoài quy định: “3. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 5. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.” Điều 73 Luật NLĐVNĐLVƠNN về giải quyết tranh chấp: “1. Tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.” Ngoài việc thực hiện đúng cam kết theo HĐLĐ, bạn còn phải thực hiện đúng theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Căn cứ thỏa thuận tại hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có cơ sở để khởi kiện. Bạn nên có sự thỏa thuận với bên doanh nghiệp cung ứng về việc chấm dứt hợp đồng. Về tiền môi giới: Theo Điều 20 Luật NLĐVNĐLVƠNN, tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp dịch vụ một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo Thông tư 16/2007 Mục 2 khoản 1: Mục 2 khoản 5. Hoàn trả tiền môi giới: Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản) hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu bên môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới người lao động đã nộp theo nguyên tắc: Người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp. Người lao động đã làm việc từ 50% thời gian theo hợp đồng trở lên thì không được nhận lại tiền môi giới. Theo thông tin bạn nêu, tới năm 2015 khi về nước bạn làm được 3 năm, như vậy, đối chiếu với quy định trên bạn không được nhận lại tiền môi giới. Việc anh B giữ bản gốc bằng tốt nghiệp đại học của bạn là trái với quy định tại Điều 20 của Bộ luật Lao động năm 2012: Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động 1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. 2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Bạn có thể đề nghị anh B hoàn trả lại bạn theo quy định pháp luật." 32453,Con gái tôi khai sinh tháng 8/2017.  Do sơ ý nên tôi làm mất giấy khai sinh của con thì có được đăng ký lại khai sinh cho con không? Xin cảm ơn. Đây là câu hỏi của bạn Yến - Quảng Nam.,"Khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau: - Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại. Theo quy định này, việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện đối với trường hợp đăng ký khai sinh trước ngày 01/01/2016, cả Sổ hộ tịch và bản chính giấy khai sinh đều bị mất. Vì vậy, trường hợp của bạn đăng ký khai sinh cho con vào tháng 8/2017, thông tin khai sinh của bé vẫn còn lưu giữ trong Sổ hộ tịch tại nơi bạn đã đăng ký khai sinh trước đó nên không được đăng ký lại khai sinh bạn nhé. Bạn có thể xin cấp bản sao trích lục giấy khai sinh từ sổ gốc cho bé. Trân trọng!" 13481,"Vợ chồng tôi kết hôn được 8 năm nhưng chưa có con, nên hai vợ chồng tôi muốn nhận con nuôi. Vậy cho hỏi vợ chồng tôi có được nhận con nuôi không? Nếu được nhận con nuôi thì vợ chồng tôi được nhận 02 cháu không?","Theo quy định Khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2014 quy định 04 điều kiện để 01 cá nhân con nuôi như sau: ""- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; - Có tư cách đạo đức tốt."" Như vậy, nếu vợ chồng bạn có đủ 04 điều kiện trên và không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2014, thì vợ chồng bạn được phép nhận nuôi con nuôi. Và pháp luật không quy định số lượng con mà người nhận nuôi được nhận. Cho nên, vợ chồng bạn có thể được nhận nuôi 02 bé nếu có đủ điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Trân trọng!" 14381,Ai là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên?,"Theo quy đinh tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên như sau: Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây: 1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ đương nhiên thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ. 2. Trường hợp không có người giám hộ đương nhiênquy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ. 3. Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên bao gồm và được xác định theo thứ tự sau: - Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; - Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc một số người trong dòng họ; - Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. Trân trọng!" 27161,"Dạ, em có một câu hỏi, hiện tại em và chồng em cưới được 1 năm và giờ mẹ ruột em muốn tặng riêng em một miếng đất nhưng là do trong thời kỳ hôn nhân nên miếng đất này sẽ trở thành tài sản chung hay sao?","Căn cứ Khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng như sau: Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Như vậy, về nguyên tắc mặc dù trong thời kỳ hôn nhân nhưng mẹ bạn tặng riêng cho bạn thì đối với quyền sử dụng miếng đất này là tài sản riêng của bạn, bạn có quyền nhập hoặc không nhập vào tài sản chung. Trân trọng!" 11813,Do sơ suất nên tôi bị mất giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Xin toà soạn cho biết thủ tục xin cấp lại chứng nhận quyền sở hữu nhà?,"Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do bị mất được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 77 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013. Cụ thể: - Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn. - Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận. - Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã." 7695,Quyền của công dân về cư trú được pháp luật quy định như thế nào?,"Tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 (Điều 10) và đến nay, quyền cơ bản đó vẫn tiếp tục được khẳng định tại Điều 28 Hiến pháp năm 1959, Điều 71 Hiến pháp năm 1980, Điều 68 Hiến pháp năm 1992, Điều 68 Hiến pháp sửa đổi bổ sung năm 2001; trong Bộ luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Điều 68 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật. Thể chế hoá quy định của Hiến pháp, tại Điều 9 Luật Cư trú năm 2006 đã quy định quyền của công dân về cư trú như sau: - Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú. - Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú. - Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình. - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật." 7553,"Xin chào, tôi có căn nhà trên đường 99 Quận 9, Hồ Chí Minh đã cho thuê, hiện tại tôi đang cần tiền nên dự định sẽ bán căn nhà này. Do đó tôi quyết định tuần tới sẽ sơn sửa căn nhà lại cho mới bán cho có giá. Hợp đồng thuê nhà còn 1 năm, cho hỏi khi sơn sửa lại nhà có phải được sự đồng ý của bên thuê không? Nhờ tư vấn.","Căn cứ Khoản 1 Điều 89 Luật nhà ở 2014 quy định Bên cho thuê nhà ở có quyền cải tạo nhà ở khi có sự đồng ý của bên thuê nhà ở, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng; bên thuê nhà ở có trách nhiệm để bên cho thuê nhà ở thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở. => Theo thông tin bạn cung cấp là sẽ sơn sửa lại nhà đang cho thuê, như vậy căn cứ theo quy định trên thì bạn được quyền sơn sửa lại nhưng phải có sự đồng ý của bên thuê. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 12554,"Hai vợ chồng chị của tôi. Nay quyết định ly hôn. Cả hai được sở giáo dục cấp 01 lô đất và tự xây nhà (cả hai đều là giáo viên cùng 01 trường tính đến thời điểm được cấp đất ở). Nay họ xin ly hôn và muốn bán ngôi nhà để phân chia tài sản. - Việc phân chia này họ phải thông qua đội thi hành án, hay tòa án xét xử ly hôn để tiến hành việc phân chia? - Nếu cả hai tự thoả thuận phân chia có hợp pháp không và có rủi ro gì cho 1 trong 2 người hay không? - Còn nếu thông qua đội thi hành án, hay tòa án xét xử ly hôn thì việc thẩm định giá ngôi nhà do bên nào quyết định giá (tòa án hay đương sự quyết định giá?) (đây là nội dung tôi cần quan tâm hơn!). Xin chân thành cảm ơn các luật sư nhiệt tình giúp đỡ!",Nếu các bên tự giải quyết phân chia tài sản khi ly hôn là đơn giản nhất. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án phân chia. Sau khi án có hiệu lực pháp luật mà các bên không tự nguyện thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án. Đến giai đọn này các bên vẫn không thỏa thuận được thì có thể yêu cần bán đấu giá tài sản để chia. 13602,"Cho em hỏi, trong thời kì hôn nhân, vợ chồng em được hai bên nội, ngoại tặng  cho một số tài sản. Có phải tất cả tài sản được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng không? Em cảm ơn!","Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. - Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình quy định là tài sản riêng của vợ, chồng như sau: - Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. - Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này. Theo hai quy định này, việc vợ chồng được tặng cho tài sản trong thời kỳ hôn nhân có 2 trường hợp như sau: - Tài sản tặng cho trong thời kì hôn nhân là tài sản chung vợ chồng nếu tài sản đó được tặng cho chung. - Tài sản tặng cho trong thời kì hôn nhân là tài sản riêng nếu tài sản đó được tặng cho riêng một bên vơ, chồng. Như vậy, không phải tất cả những tài sản tặng cho trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng. Trân trọng!" 10430,Hết 10 năm có được quyền khởi kiện đòi thừa kế?,"Theo Hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong những trường hợp sau: a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau: Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung. b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản." 2442,"Em có một khách hàng đã ký hợp đồng thế chấp với quỹ của em và được chứng thực tại phòng công chứng, do thời hạn thế chấp tài sản ngắn hơn thời hạn vay vốn nên quỹ em sẽ làm thêm phụ lục hợp đồng thế chấp kéo dài thời hạn ra. Như vậy có cần đến phòng công chứng để chứng thực phụ lục đó nữa không hay chỉ ký kết thêm giữa quỹ với khách hàng là được?","Theo quy định tại khoản 1 Điều 408 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng”. Như vậy, phụ lục hợp đồng là một bộ phận (một phần nội dung) của hợp đồng. Theo quy định tại Điều 423 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “1. Các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; 2. Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó.” Như vậy, trường hợp hợp đồng thế chấp trước đó đã được công chứng, chứng thực thì khi các bên ký phụ lục hợp đồng sửa đổi nội dung của hợp đồng đó, phụ lục hợp đồng cũng phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật." 25839,Khi nào thì công dân Việt Nam sẽ bị thu hồi hộ chiếu phổ thông?,"Căn cứ theo Điều 27 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 (có hiệu lực từ ngày 15/08/2023) quy định về các trường hợp thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu như sau: Các trường hợp thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu 1. Hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn bị mất hoặc đối với trường hợp đã quá 12 tháng kể từ ngày cơ quan chức năng hẹn trả hộ chiếu mà công dân không nhận hộ chiếu và không có thông báo bằng văn bản về lý do chưa nhận. 2. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. 3. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn thời hạn đối với trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng. 4. Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đã cấp cho người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này. Theo đó, hộ chiếu phổ thông đã cấp sẽ bị thu hồi nếu thuộc một trong các trường hợp sau: - Thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; - Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm sau: + Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh. + Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài. + Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh. + Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước. + Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. + Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định. + Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh. Trân trọng!" 10445,"ôi tên N.N .N tôi 75 tuổi, tôi muốn lập di chúc để phân chia tài sản cho các con, tôi muốn hỏi hiện nay có những loại di chúc nào?","Căn cứ Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng” Như vậy hiện nay có hai loại di chúc cơ bản đó là di chúc văn bản và di chúc miệng, trong đó di chúc văn bản là loại di chúc phổ biến bao gồm: - Di chúc văn bản không có người làm chứng - Di chúc văn bản có người làm chứng - Di chúc văn bản có công chứng - Di chúc văn bản có chứng thực Di chúc miệng được xem là hợp pháp vẫn phải được lập thành văn bản và được xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Ban biên tập xin được thông tin đến bạn. Trân trọng!" 20998,Ông ngoại tôi qua đời để lại đất không có di chúc nay trúng giả tỏa được ba lô đất .Ông có vợ và hai con gái đã lấy chồng theo tôi biết thì tài sản đó thuộc về bà ngoại và hai con gái nhưng vì mẹ tôi ở xa nên dì tôi nói với mẹ kí giấy ủy quyền cho dì đi làm giấy tờ nhưng hóa ra giờ là giấy chuyển quyền thừa kế.Tôi muốn hỏi giấy ủy quyền và chuyển quyền thừa kế là như thế nào nếu vậy bà ngoại tôi và mẹ tôi có còn quyền thừa kế không,"Ủy quyền hiểu nôm na là việc một người ủy thác cho người khác thay mình để thực hiện một việc nào đó mà vì lý do nào đó mình ko thể có mặt để thực hiện được nên mới ủy quyền. Về mặt pháp luật thì không có việc chuyển quyền thừa kế như bạn nói mà chi có việc một người được quyền thừa kế nhưng từ chối nhận thừa kế. Cụ thể vào trường hợp của bạn thì đất là của ông bà nội bạn, ông nội bạn mất ko có di chúc nên 1/2 đất là của bà nội bạn. 1/2 đất là của ông nội bạn được chia đều cho các đồng thừa kế của ông nội bạn mỗi người 1 phần bằng nhau gồm: bà nội, dì và mẹ bạn. Nay đất bị giải tỏa đền bù thì tiền nhận đền bù cũng được chia theo nguyên tắc nên trên. Mẹ bạn đã ủy quyền cho dì bạn thay mặt đ làm thủ tục nhận tiền đền bù chứ không phải ""chuyển quyền thừa kế"" phần của mình cho dì bạn như bạn nói" 29136,Thỏa thuận mang thai hộ có cần phải công chứng không?,"Tại Khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau: 2. Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý. Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này. Do đó, thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trân trọng!" 14107,Gia đình tôi có 5000m2 đất vườn. Ông bà nội tôi trước khi mất đã chia đất đầy đủ cho các cô và các bác. Ba tôi là con trai út nên ở căn nhà và đất để thờ ông bà nội. Ba tôi đã làm giấy tờ sử dụng đất là tên của ba đã hơn 10 năm. Nhưng đến nay 2015 thì các bác trong gia đình nói là ông bà nội mất không để lại di chúc nên bắt ba tôi phải chia đều đất lại cho các anh chị em. Họ đã kiện ra tòa. Xin hỏi luật sư là ba tôi có giữ được đất hay không.,"Nếu trước đây khi chia đất cho các cô và các bác ông bà nội của bạn cũng chia luôn cho cha bạn phần nhà đất này và sau đó cha bạn làm sổ đỏ đứng tên mình đã hơn 10 thì đây là tài sản riêng của cha bạn nên không phải là tài sản của ông, bà nội bạn và không có cơ sở để khởi kiện chia thừa kế. Nếu trước đây sau khi đã chia cho các cô, bác ông bà nội bạn lại chia phần còn lại cho cha bạn thì cũng tương tự như trên đây là tài sản của cha bạn nên không có cơ sở để chia. Nếu trước đây sau khi đã chi đất cho các cô, bác phần còn lại ông bà nội bạn cũng không chia cho ai mà cha bạn chỉ là người quản lý thì sau khi ông bà nội bạn chết đi đây là tài sản thừa kế của ông bà để lại cho các con, sau đó bằng các nào đó cha bạn làm được giấy chứng nhận đứng tên mình thì các đồng thừa kế vẫn có căn cứ để khởi kiện khối tài sản này. Lưu ý: Việc khởi kiện thừa kế phải còn thời hiệu và trong thời hạn 10 kể từ ngày mở thừa kế. Việc bạn hỏi cha bạn có giữ được đất này hay không còn phụ thuộc vào hồ sơ, tài liệu chứng cứ, với dữ liệu bạn đưa ra thể không thể kết luận được mà chỉ tư vấn được hướng như trên." 11176,Thủ tục thu hồi hộ chiếu của người được thôi quốc tịch là gì?,"Tại Điều 29 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thủ tục thu hồi hộ chiếu của người được thôi quốc tịch như sau: 1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định cho thôi quốc tịch, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi văn bản thông báo đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an nếu người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đang cư trú ở trong nước hoặc gửi văn bản thông báo đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nếu người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản thông báo, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an kiểm tra, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản thông báo, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kiểm tra, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn, thông báo kết quả cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Trân trọng!" 3589,Cơ quan nào có thẩm quyền chứng nhận hợp pháp lãnh sự của Việt Nam?,"Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định về các cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam cụ thể như dưới đây. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam 1. Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước. Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự. 2. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam bao gồm: - Bộ Ngoại giao. - Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự. - Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Giấy tờ hộ tịch giữa Việt Nam và Pháp có được miễn hợp pháp hóa lãnh sự hay không? (Hình từ Internet)." 2362,Thành phần hồ sơ khi nộp qua phương thức đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến kết hợp với dịch vụ nhận hồ sơ và trả kết quả qua bưu chính gồm những loại giấy tờ nào?,"- Thành phần hồ sơ (01 bộ): - Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu LLTP theo mẫu quy định (được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp: stp.binhduong.gov.vn; - Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu LLTP; - Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu LLTP; Lưu ý: + Giấy tờ trong hồ sơ nộp là bản sao được chứng thực theo quy định của pháp luật. + Các cơ quan có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, cụ thể: Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; UBND xã, phường, thị trấn; Phòng công chứng; Văn phòng công chứng; Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. HỎI: Khi thực hiện phương thức này, người dân sẽ được những lợi ích gì so với phương thức nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp? - Khi triển khai Phân hệ đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến kết hợp với việc nhận hồ sơ và trả kết quả qua bưu chính, người dân trên địa bàn tỉnh sẽ nhận được những lợi ích cũng như hiệu quả như sau: - Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể chủ động về mặt thời gian, có thêm lựa chọn khi có yêu cầu cấp Phiếu LLTP; - Bảo đảm công khai, minh bạch trong thủ tục cấp Phiếu LLTP, tạo thuận lợi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu cấp Phiếu LLTP nhưng vẫn bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân; - Tiết kiệm chi phí đi lại và được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cấp Phiếu LLTP trực tiếp (nhân viên bưu chính sẽ qua tư vấn, nhận hồ sơ và thu lệ phí trực tiếp tại nhà cho người đăng ký hoặc qua điện thoại); - Có thể chủ động theo dõi tình trạng giải quyết hồ sơ của mình trên trang đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến." 15459,Thủ tục công chứng hợp đồng thuê nhà được quy định như thế nào?,"1. Thành phần hồ sơ. hợp đồng thuê nhà Hồ sơ thực hiện việc công chứng hợp đồng thuê nhà bao gồm những giấy tờ sau: Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, văn bản (Mẫu số 01/PYC) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện); Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ; bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở; Hợp đồng (trường hợp tự soạn thảo); Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật. 2. Các bước thực hiện. Bước 1: Nộp hồ sơ. Người có yêu cầu thực hiện việc công chứng hợp đồng thuê nhà ở nộp một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ trên tại Tổ chức hành nghề công chứng được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp phép. Bước 2: Thực hiện việc Công chứng. Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng là không có thật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng. Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng. Trường hợp hợp đồng được soạn thảo sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng. Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng. 3. Thời hạn giải quyết và lệ phí công chứng Thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết việc Công chứng hợp đồng thuê nhà ở là trong ngày nhận hồ sơ đối với hợp đồng, văn bản về bất động sản trong trường hợp là hộ gia đình, cá nhân; Nếu nộp hồ sơ yêu cầu công chứng sau ba (03) giờ chiều thì việc công chứng được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thì không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hợp đồng, văn bản về bất động sản trong trường hợp là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài. Lệ phí công chứng: Dưới 100.000.000 đồng thu 100.000 đồng Từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng thu 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch Từ trên 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng thu 1.000.000 + 0,07% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1.000.000.000 đồng Từ trên 5.000.000.000 đồng thu 3.800.000 đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 5.000.000.000 đồng (mức thu tối đa không quá 10.000.000 đồng/trường hợp). Sau khi tiến hành thủ tục, kết quả nhận được là văn bản công chứng của Tổ chức hành nghề công chứng được Nhà nước cấp phép." 9383,Mẫu tờ khai đăng ký tạm trú mới nhất 2024?,Sau đây là mẫu tờ khai đăng ký tạm trú chuẩn pháp lý mới nhất 2024: Tải về miễn phí mẫu tờ khai đăng ký tạm trú chuẩn pháp lý tại đây tải về Trân trọng! 12367,"Công ty chúng tôi hiện đang tìm nguồn cung ứng linh kiện máy tính, do đó mà khi biết thông tin có nhiều người chủ động liên hệ với tôi để được ký hợp đồng về vấn đề này. Vừa qua, anh A có hạn tôi ra quán để ăn uống và bàn chuyện, do thấy anh ta làm việc kah1 chuyên nghiệp nên tôi đồng ý, thời gian đầu chúng tôi có bàn về hợp đồng tuy nhiên do bên anh ta muốn khá nhiều quyền lợi nên tôi không đồng ý ký, sau đó chúng tôi có nhau dăm ba ly, và tôi không rõ là mình ký hợp đồng với anh ta từ khi nào, nhưng tôi có thể khẳng định lúc ký hợp đồng đấy là khi tôi đang say, nên cho tôi hỏi lúc đó hợp đồng giao dịch có được công nhận?","Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vấn đề bạn đặt ra, giao dịch dân sự mà bạn là người trực tiếp tham gia có bị vô hiệu hay không thì có thể tham khảo tại Điều 122 Bộ luật dân sự 2015, Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện sau thì vô hiệu: - Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; - Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; - Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. => Như trường hợp của bạn, khi trong trạng thái tinh thần còn mình mẫn, sáng suốt thì bạn đã từ chối ký hợp đồng, tuy nhiên hợp đồng lại được ký khi bạn say. Nếu muốn hợp đồng này vô hiệu thì bạn cần chứng minh được hợp đồng được ký trong lúc bạn say xỉn và không nhận thức được hành vi của mình. Lúc này bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo đúng quy định của pháp luật. Và đương nhiên hợp đồng sẽ không được công nhận. Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia này sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng và chúc sức khỏe!" 12947,"Bố tôi mất không để lại di chúc nên mẹ, tôi và em trai đồng thừa kế hai ngôi nhà. Nay tôi cần vốn để làm ăn nhưng mẹ và em trai không muốn thế chấp hoặc bán nhà. Tôi có quyền yêu cầu được nhận chia thừa kế của tôi bằng tiền không? Nếu mẹ và em trai tôi không muốn hoặc không có tiền thì tôi phải như thế nào?","Theo quy định tại khoản 2 Điều 685 của Bộ luật dân sự 2005, những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật. Khi không thoả thuận được, hiện vật được bán để chia. Với quy định này, bố bạn trước khi chết không để lại di chúc và di sản để lại là bất động sản thì bạn không thể yêu cầu nhận thừa kế bằng tiền, trừ trường hợp các đồng thừa kế có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được về việc phân chia thì một trong những người được thừa kế có quyền khởi kiện ra tòa để giải quyết. Theo điểm a khoản 1 Điều 675 Bộ luật Dân sự, trường hợp người có tài sản trước khi chết không để lại di chúc thì tài sản đó sẽ được chia theo pháp luật cho những người thừa kế. Điều 676 Bộ luật dân sự quy định có 3 hàng thừa kế, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Điều luật quy định những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Với quy định này, di sản của bố bạn để lại sẽ được chia như sau: Trường hợp là tài sản riêng của bố bạn (như trước đây bố bạn được thừa kế riêng, được tặng cho riêng...) sẽ chia đều cho tất cả những người thừa kế ở hàng thứ nhất. Trường hợp là tài sản chung của bố, mẹ bạn thì về nguyên tắc 1/2 số tài sản đó là của mẹ bạn, phần còn lại là của bố bạn sẽ được chia đều cho những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất như đã nêu ở trên. Bạn cần chú ý rằng thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là 10 năm kể từ ngày bố bạn mất, nếu qua thời hạn này mới yêu cầu chia di sản thừa kế sẽ không được tòa án thụ lý, giải quyết. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết." 26320,Người đóng góp ý kiến có phải là đồng tác giả không?,"Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP có quy định về quyền tác giả, quyền liên quan có quy định như sau: Tác giả, đồng tác giả 1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. 2. Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. 3. Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả. Vậy , người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả." 1090,Ai có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự?,"Những người sau đây có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự: a) Chấp hành viên đang giải quyết việc thi hành án; b) Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ án phá sản; c) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; d) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp quân khu." 4283,"Năm 1995 tôi mua một thửa đất diện tích 80m2 tại phường Thịnh Liệt, chỉ có giấy tờ viết tay và sử dụng ổn định cho tới nay, đất không có tranh chấp. Thửa đất này là đất thổ cư của gia đình ông T sử dụng từ năm 1960. Vậy năm 1995 tôi mới mua đất của ông T thì có phải nộp tiền sử dụng đất khi yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?","Điều 3 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về việc thu tiền sử dụng đất do Chính phủ ban hành có liệt kê một số trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất, trong đó khoản 4 nêu như sau: Đất đã sử dụng ổn định, được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp thuộc quy định tạikhoản 4, điều 50, Luật Đất đai 2003 thì: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Theo Thông tư số 117/2004/TT-BTC về việc thu tiền sử dụng đất do Bộ Tài chính ban hành, để hướng dẫn thực hiệnNghị định số 198/2004/NĐ-CP quy định tại mục III thì đối tượng không phải nộp tiền sử dụng đất được hướng dẫn cụ thể như sau: Đất đang sử dụng ổn định được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 điều 50 của Luật Đất đai năm 2003; trong trường hợp đất đã được sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 không có tranh chấp thì không phân biệt người xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là người đã sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 hoặc là người sử dụng đất sau ngày 15 tháng 10 năm 1993 (do nhận chuyển nhượng, thừa kế, hiến, tặng...) khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều không phải nộp tiền sử dụng đất. Căn cứ quy định trên trường hợp gia đình ông T sử dụng đất từ năm 1960 thì dù đến năm 1995 ông mới mua, nhưng nếu được UBND phường xác nhận đất ở ổn định trước 15-10-1993, không có tranh chấp thì ông sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất khi yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất trên." 18341,"Chào Ban tư vấn, em là sinh viên trường Tôn Đức Thắng, em có tìm hiểu về một số giao dịch dân sự, nhưng chưa được rõ là một giao dịch dân sự có thể được thể hiện ở những hình thức nào?","Tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. 2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 24865,"Quy trình lấy tinh trùng bằng thủ thuật đối với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, Tôi là Văn Thạch hiện là sinh viên của trường cao đẳng y tế Phú Thọ tôi có một thắc mắc muốn được hỏi Ban biên tập thư ký luật về phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm nhờ Ban biên tập giải đáp giúp như sau. Quy trình lấy tinh trùng bằng thủ thuật đối với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Chân thành cảm ơn! Văn Thạch (0978******)",Quy trình lấy tinh trùng bằng thủ thuật đối với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 57/2015/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Cụ thể về vấn đề này như sau: a) Gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ; b) Lau sạch cơ quan sinh dục và vùng xung quanh bằng nước muối sinh lý; c) Cố định mào tinh (nếu chọc hút mào tinh) hoặc cố định tinh hoàn; d) Chọc hút mào tinh hoặc tinh hoàn hoặc sinh thiết tinh hoàn; e) Tìm tinh trùng trong mẫu bệnh phẩm chọc hút hoặc mô sinh thiết; g) Chuẩn bị tinh trùng từ mẫu bệnh phẩm hoặc phân tách tinh trùng từ mô tinh hoàn; h) Hướng dẫn chăm sóc sau thủ thuật. Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về quy trình lấy tinh trùng bằng thủ thuật đôi với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 57/2015/TT-BYT. Trân trọng! 26513,"Tôi có hộ khẩu tại quận Tây Hồ, Hà Nội, trú tại phường Phú Cường, quận Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương từ 10 năm nay. Tôi sống chung với H từ 10 năm nay nhưng không có đăng ký kết hôn (H cũng đã ly hôn, có hộ khẩu tại phường Phú Cường, quận Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương). Tháng 3/2010 chúng tôi sinh cháu gái. Khi ra phường làm thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu, cán bộ tư pháp phường yêu cầu chúng tôi phải làm thủ tục nhận con, nếu không sẽ bỏ trống phần ghi về cha và cho tờ khai để gửi về Tây Hồ xác nhận. Quận Tây Hồ không xác nhận và trả lời: căn cứ Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP thì các cơ quan có trách nhiệm ở Bình Dương thực hiện theo điểm 4 Mục II của Thông tư 01/2008/TT-BTP. Trường hợp con sinh ra trước ngày cha, mẹ đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận, thì tên của người cha sẽ được ghi ngay trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của người con mà người cha không phải làm thủ tục nhận con. Hiện tại, phường Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương vẫn không giải quyết.","Căn cứ quy định Điều 13 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định về việc đăng ký và quản lý hộ tịch thì thẩm quyền đăng ký khai sinh thuộc Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em. Như vậy Ủy ban Nhân dân phường Phú Cường nơi chị H đăng ký hộ khẩu thường trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho cháu bé. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc đăng ký và quản lý hộ tịch như sau: “Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban Nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh”. Theo quy định tại điểm 4 Mục II Thông tư 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP trường hợp con sinh ra trước ngày cha, mẹ đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận, thì tên của người cha sẽ được ghi ngay trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của người con mà người cha không phải làm thủ tục nhận con. Như vậy tại thời điểm đăng ký khai sinh cho con anh chị chưa đăng ký kết hôn nên Ủy ban nhân dân phường sẽ giải quyết luôn việc xác nhận cha cho con (thủ tục nhận con) và đăng ký khai sinh cho cháu bé." 34863,"Xin hỏi luật sư Tôi năm nay 23 tuổi , bố tôi mất cách đây 1 năm. Khi còn sống bố và mẹ tôi ly thân, bố tôi có vấn đề về thần kinh, tôi ở với mẹ ở nhà ngoại đến bây giờ. Khi bố tôi còn sống đến khi chết, tôi vẫn còn đi học nên k có điều kiện chăm sóc bố tôi. Bố tôi ở nhà nội 1 mình và được bác cả chăm sóc, bác cả có bán 1 ít đất của bố tôi để lấy tiền mua đồ ăn cho bố tôi. Còn phần đất còn lại, bây giờ bố tôi mất, tôi có được thừa kế không? Mong luật sư trả lời thắc mắc của tôi sớm. Tôi rất cám ơn.","Nếu bố bạn trước khi mất có để lại di chúc và trong đó nếu có để lại tài sản cho bạn thì theo di chúc bạn sẽ được hưởng di sản theo sự định đoạt của bố bạn. Trường hợp trước khi mất bố bạn không viết di chúc định đoạt tài sản thì bạn vẫn được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật. Trường hợp của bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 như sau: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;" 27347,Tôi tên Loan có chồng là Tiến. Sau quá trình kết hôn đã lâu nhưng chúng tôi vẫn không có con. Thấy vợ chồng tôi phải chạy chữa khắp nơi chị của tôi là Hoa và chồng là Trí quyết định thỏa thuận mang thai hộ giúp. Vậy thỏa thuận này của chúng tôi có phải lập thành văn bản không? Xin hãy giúp tôi giải đáp.,"Theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nội dung, hình thức thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ (sau đây gọi là bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ) phải có các nội dung cơ bản sau đây: - Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý. + Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này. Như vậy, theo quy định hiện hành việc thỏa thuận mang thai hộ phải được lập thành văn bản, trong trường hợp ủy quyền cho nhau về thỏa thuận thì việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng. Ngoài ra, việc thỏa thuận mang thai hộ phải được lập cùng với cơ sở y tế và xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế. Trân trọng!" 2277,"Chào anh chị luật sư, em thường hay đi du lịch thỉnh thoảng em quên giấy tờ tùy thân em xuất trình thẻ visa thì nhân viên khách sạn không đồng ý cho thuê anh chị cho em hỏi hiện nay có quy định nào của pháp luật cho phép sử dụng thẻ visa cá nhân để thuê phòng khách sạn không? Em thấy trên thẻ cũng có họ tên đầy đủ mà sao lại không thuê được.","Theo khoản 2 Điều 44 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có nghĩa vụ kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: ... 2. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp. Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn. Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật thì khi sử dụng dịch vụ lưu trú thì bắt buộc bạn phải xuất trình các giấy tờ tùy thân cho cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên trong trường hợp này bạn không thể dùng visa để thuê phòng khách sạn được vì thẻ visa thực chất chỉ là thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ này không phải do cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp do vậy không có giá trị pháp lý để bạn có thể thuê phòng như các loại giấy tờ tùy thân khác. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 34566,Tôi được giao quản lý tài sản của em tôi đang vắng mặt tại nơi cư trú. Vậy tôi có những quyền và nghĩa vụ gì?,"Điều 76 và Điều 77 - Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú. Cụ thể: - Về quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú: Người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có các quyền sau đây: 1. Quản lý tài sản của người vắng mặt; 2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt; 3. Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản. - Về nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú: Người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có các nghĩa vụ sau đây: 1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình; 2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng; 3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Toà án; 4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Toà án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 16739,Theo quy định pháp luật thì có phải sẽ thực hiện việc truy tặng Kỷ niệm chương cho người hiến xác tình nguyện hay không?,"Căn cứ Điều 25 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định như sau: Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Như vậy, căn cứ quy định trên có thể thấy người hiến xác khi chết, sẽ được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định. Trân trọng!" 23747,Tôi và bạn gái của tôi đã tiến hành đăng ký kết hôn tại UBND phường nơi tôi đang cư trú. Ngày 18/7/2020 là ngày nhận kết quả đăng ký kết hôn nhưng tôi đi công tác không đến nhận được. Vậy bạn gái tôi có đến nhận kết quả đăng ký kết hôn một mình được không?,"Khoản 5 Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định vê tiếp nhận và trả kết quả đăng ký hộ tịch, cụ thể: - Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt; khi trả kết quả đăng ký nhận cha, mẹ, con, cả bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều phải có mặt. Như vậy, bạn gái bạn không thể một mình đi nhận kết quả đăng ký kết hôn mà bạn cũng cần phải có mặt. Trân trọng!" 29458,Nội dung của hợp đồng,"Căn cứ Điều 398 Bộ luật trên quy định về nội dung hợp đồng như sau: 1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. 2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: a) Đối tượng của hợp đồng; b) Số lượng, chất lượng; c) Giá, phương thức thanh toán; d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên; e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; g) Phương thức giải quyết tranh chấp. Trân trọng!" 1681,Khách sạn có được phép giữ căn cước công dân của khách hàng không?,"Theo khoản 2 Điều 44 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau: Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: 1. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. 2. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp. Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn. 3. Ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý (hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính) trước khi cho khách vào phòng nghỉ. 4. Thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi quản lý địa bàn đối với khách lưu trú là người Việt Nam và khai báo tạm trú đối với khách lưu trú là người nước ngoài (nghỉ qua đêm hoặc nghỉ theo giờ) phải thực hiện trước 23 giờ trong ngày. Trường hợp khách đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo trước 08 giờ sáng ngày hôm sau. Việc thông báo thực hiện theo các hình thức sau: a) Đối với khách lưu trú là người Việt Nam, nếu cơ sở kinh doanh đã kết nối mạng Internet với cơ quan Công an thì việc thông báo thực hiện qua mạng Internet; nếu cơ sở kinh doanh chưa kết nối mạng Internet thì thông báo trực tiếp tại cơ quan Công an hoặc thông báo qua điện thoại; b) Đối với khách là người nước ngoài, cơ sở kinh doanh phải ghi mẫu Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến cơ quan Công an. 5. Kiểm tra và quản lý giấy tờ tùy thân của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ, ghi đầy đủ thông tin vào sổ và trả lại giấy tờ tùy thân khi họ ra khỏi cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú. 6. Lưu trữ thông tin của khách lưu trú và thông tin của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ trong thời hạn ít nhất 36 tháng. 7. Trường hợp khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, phải yêu cầu xuất trình giấy phép sử dụng do cơ quan Công an hoặc Quân đội cấp, nếu khách không xuất trình giấy phép sử dụng phải báo ngay cho cơ quan Công an. Như vậy, khách sạn chỉ được phép kiểm tra mà không được phép giữ thẻ căn cước công dân của khách hàng. Khách sạn có được phép giữ căn cước công dân của khách hàng không? (Hình từ Internet)" 1520,"Ngày 02/02/2006, cha tôi đi từ Thanh Hóa vào Cà Mau lấy giấy tờ cho tôi, nhưng từ thời gian đó đến bầy giờ gia đình tôi không có tin tức của cha. Gia đình có tìm kiếm thông tin cha, nhưng chưa thông qua Tòa án hay phương tiện truyền thông... Vậy giờ đây gia đình tôi có thể đến Tòa án địa phương thông báo cha tôi đã chết không? Nếu không, chúng tôi phải làm những thủ tục gì để sau đó chúng tôi có thể thông báo cha tôi đã mất trên danh nghĩa pháp lý? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo Điều 81 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây: a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật này. Như vậy, theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 81 Bộ Luật dân sự 2005 thì gia đình bạn có thể yêu cầu tuyên bố một người đã chết. Trình tự, thủ tục tuyên bố một người đã chết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về cách tuyên bố một người mất tích. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2005 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 30808,Trích lục hộ tịch là gì?,"Trích lục hộ tịch được giải thích tại khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 như sau: Giải thích từ ngữ Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính. ... Theo đó, trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính. Trích lục hộ tịch là gì? Lệ phí cấp bản sao trích lục hộ tịch năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)" 4579,Đối tượng quản lý lý lịch tư pháp bao gồm những ai?,"Tại Điều 5 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định về đối tượng quản lý lý lịch tư pháp bao gồm: - Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. - Người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. - Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Toà án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật." 16649,Liên quan đến quy định pháp luật dân sự hiện hành thì đối với hợp đồng ủy quyền có giới hạn về thời gian không? Tôi nghe nói sau 02 năm không xác lập việc ủy quyền lại thì hết hiệu lực?,"Căn cứ Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hạn hợp đồng ủy quyền như sau: Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Như vậy, có thể thấy hợp đồng ủy quyền nguyên tắc đề cao sự thỏa thuận. Do đó, còn tùy thuộc vào sự thỏa thuận các bên hoặc do pháp luật quy định. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền theo quy định trên. Trân trọng!" 24281,"Ông, bà ngoại tôi qua đời để lại một số đất nông nghiệp, các con của ông, bà ngoại có được hưởng số đất này không ?","Theo như anh trình bày, nếu đất do ông, bà ngoại đứng tên, ông, bà ngoại chết không để lại di chúc thì số đất nói trên đã phát sinh thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật . Cụ thể, theo quy định tại các Điều 733-734-735 của Bộ luật Dân sự năm 2005: Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai. Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về đất đai. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho những người thừa kế theo quy định của Bộ Luật Dân sự và pháp luật về đất đai. Theo quy định trên, nếu quyền sử dụng đất thuộc về cá nhân (ông, bà ngoại) thì người được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật chính là các con của ông, bà ngoại." 7600,"Gửi các anh, các bác em có một vấn đề băn khoăn thế này mong các bác tư vấn : Hiện tại anh A và 2 người bạn cùng góp tiền mua một máy xúc tỉ lệ mỗi người 1/3. Trong hợp đồng thì có thể 3 người đứng tên hợp đồng nhưng trong giấy đăng ký thì theo em được biết luật hiện tại chỉ có một người đứng tên đăng ký giả sử là anh A. Vậy sau khi đăng ký xác định tài sản của anh A, nếu anh A bán con máy xúc cho người khác thì hai người còn lại phải làm thế nào? Làm thế nào đảm bảo quyền lợi được của cả 3 người và không có người nào tự ý quyết định bán được với tài sản chung đó ạ?","Do ba người cùng góp tiền mua máy xúc nên chiếc máy xúc sẽ là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần theo quy định tại Điều 216 BLDS: 1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. 2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Như vậy anh A chỉ có quyền sở hữu và định đoat đối với 1/3 giá trị của chiếc máy xúc. Theo Khoản Điều 223 BLDS về định đoạt tài sản chung: 3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp anh A bán chiếc máy xúc, hai đồng sở hữu còn lại có thể khởi kiện yêu cầu Toà án tuyên giao dịch vô hiệu. Khi đó, các bên sẽ phải trả lại cho nhau những gì đã nhận." 10926,"Trình tự, thủ tục kiểm tra công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Nguyễn Anh Khoa, gần đây tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về công tác bồi thường nhà nước, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể là trình tự, thủ tục kiểm tra công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Trình tự, thủ tục kiểm tra công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định tại Khoản 14 Điều 1 Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BTP-BQP sửa đổi Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-BTP-BQP hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Quốc phòng ban hành, cụ thể như sau: 1. Ra Quyết định hoặc ban hành Kế hoạch kiểm tra. 2. Công bố Quyết định hoặc Kế hoạch kiểm tra. 3. Trưởng Đoàn kiểm tra đề nghị đối tượng kiểm tra báo cáo về nội dung kiểm tra; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra. 4. Đối tượng kiểm tra có trách nhiệm giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn kiểm tra yêu cầu (nếu có). 5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra xây dựng dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra trình cơ quan đã ra Quyết định hoặc ban hành Kế hoạch kiểm tra. 6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày báo cáo kết quả kiểm tra được phê duyệt, cơ quan đã ra Quyết định hoặc ban hành Kế hoạch kiểm tra phải ban hành Kết luận kiểm tra và thông báo cho đối tượng kiểm tra. 7. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật (nếu có). Trên đây là nội dung câu trả lời về trình tự, thủ tục kiểm tra công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BTP-BQP. Trân trọng!" 2730,"Căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quốc Định, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quốc tịch. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Quốc Định (quocdinh*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 33 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được quy định cụ thể bao gồm: - Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này, dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ, nếu được cấp chưa quá 5 năm. - Việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của vợ hoặc chồng không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của người kia. Điều 34 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định trình tự, thủ tục hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam như sau: - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó. Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. - Hồ sơ kiến nghị về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trên đây là nội dung tư vấn về căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quốc tịch Việt Nam 2008. Trân trọng!" 28285,Không làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi thì bị phạt bao nhiêu?,"Căn cứ Điều 41 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử: Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử ... 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống; b) Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi; c) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi. ... 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2, các điểm a và c khoản 3 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 3 Điều này. Theo đó, người nào có hành vi không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Lưu ý : Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP ) Trân trọng!" 2195,Người giám hộ là gì?,Trường hợp cá nhân làm người giám hộ thì phải đủ các điều kiện sau đây: 1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 2) Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ. 29279,Tài sản hình thành trong trương lai có được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hay không?,"Theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản bảo đảm như sau: Tài sản bảo đảm 1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu. 2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được. 3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. 4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Ngoài ra, căn cứ theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cụ thể như: Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: 1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm; .... Theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cụ thể như: Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất .... 4. Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất. Thông qua quy định trên, tài sản hình thành trong tương lai vẫn được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trừ các trường hợp sau đây: - Tài sản hình thành trong tương lai thuộc trường hợp Bộ luật Dân sự 2015 , luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm. - Tài sản hình thành trong tương lai là quyền sử dụng đất. Trong đó, giá trị của tài sản hình thành trong tương lai được dùng làm tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Có được phép cầm cố tài sản hình thành trong tương lai không? (Hình từ Internet)" 2958,Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 2?,"Căn cứ quy định tại Tiểu mục 2.2 Mục 2 Hướng dẫn đăng ký và kích hoạt tài khoản định danh điện tử ban hành kèm theo Công văn 1599/SGDĐT-VP năm 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, việc đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 2 được thực hiện trực tiếp cơ quan Công an, cụ thể gồm các bước: Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ (Khi đi đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 2, bạn cần mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip và các giấy tờ có nhu cầu tích hợp hiển thị lên ứng dụng VNeID như: thẻ Bảo hiểm y tế, Giấy phép lái xe, Đăng ký xe, Thông tin về mã số thuế) Bước 2: Đến cơ quan Công an để làm thủ tục - Trường hợp bạn chưa có thẻ căn cước công dân gắn chip hoặc đã có nhưng mất, hỏng hoặc có nhu cầu đổi lại thì bạn có thể đến trực tiếp một trong các đơn vị sau (theo nơi thường trú hoặc tạm trú): + Đội Cảnh sát Quản lý hành chính và trật tự xã hội - Công an quận, huyện, TP.Thủ Đức + Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an Thành phố (Hiện nay Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an Thành phố đang tạm ngưng hoạt động) - Trường hợp bạn đã có thẻ căn cước công dân gắn chip còn hiệu lực sử dụng thì bạn có thể đến trực tiếp một trong các đơn vị sau (không bắt buộc theo nơi thường trú hoặc tạm trú): + Đội Cảnh sát Quản lý hành chính và trật tự xã hội - Công an quận, huyện, TP.Thủ Đức + Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an Thành phố (Hiện nay Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an Thành phố đang tạm ngưng hoạt động) + Công an cấp xã Bước 3: Chờ kết quả phê duyệt, cấp tài khoản định danh điện tử của Bộ Công an Sau khi bạn đã làm thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 2. Hồ sơ đăng ký sẽ được các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an xem xét, phê duyệt. Nếu kết quả Đạt, bạn sẽ nhận được tin nhắn SMS gửi đến số điện thoại đã đăng ký. Nội dung tin nhắn mẫu như sau: Cuc Canh sat QLHC ve TTXH thong bao: Ho so dang ky tai khoan dinh danh dien tu cua cong dan **** da duoc phe duyet. De nghi truy cap ung dung VNeID hoac dia chi https://vneid.gov.vn de kich hoat tai khoan.” Phần ****: sẽ thể hiện thông tin họ và tên đầy đủ không dấu của bạn. Bước 4: Kích hoạt tài khoản định danh điện tử và bắt đầu sử dụng ứng dụng với tài khoản định danh điện tử Trân trọng!" 14360,"Người dân đến UBND xã lập thủ tục cấp GCNQSD đất trong trường hợp đất nhận chuyển nhượng sau ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 (năm 2000) bằng Giấy tay, có chử ký của các bên, đất sử dụng ổn định, không tranh chấp, do lâu ngày nên bị mất Giấy tay mua bán. Khi UBND xã lập thủ tục xét duyệt xong, người dân chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký QSD đất nộp thì bị từ chối nhận hồ sơ. Lý do: không có Giấy tay. Sau đó VP.ĐKQSD đất không nhận và không giải quyết cho người dân.","Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy tay tuy không đúng hình thức theo quy định của pháp luật (vì đất chưa có sổ đỏ) nhưng cũng là chứng cứ quan trọng để chứng minh quan hệ giao dịch về chuyển nhượng giữa hai bên. Do vậy, nếu nay đã làm mất giất tay mua bán thì có thể nhờ bên bán ký giấy xác nhận lại để bổ túc hồ sơ cấp sổ đỏ." 21501,Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào?,"Căn cứ quy định Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân như sau: Dưới đây là giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân: - Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. - Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin theo quy định; - Được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Lưu ý: Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin theo quy định - Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật. Trân trọng!" 4592,Đang học đầu bếp tại trường trung cấp nghề có được hoãn nghĩa vụ quân sự không?,"Các trường hợp được tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ được quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 được bổ sung bởi điểm khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 cụ thể như sau: 1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. 2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. 3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ. 4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày. Căn cứ quy định của pháp luật thì trường hợp bạn đã tốt nghiệp đại học và hiện tại đang theo học thêm nghề đầu bếp tại một trường trung cấp nghề thì đây không phải là trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự." 31392,Thẻ căn cước công dân có thể thay thế hộ chiếu để đi nước ngoài được không?,"Căn cứ theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân như sau: Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân 1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này. 4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật. Theo quy định nêu trên, thẻ căn cước công dân chỉ được sử dụng thay thế hộ chiếu khi công dân đến các quốc gia mà Việt Nam có ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay hộ chiếu. Trân trọng!" 27878,Các trường hợp nào thì được miễn giấy phép xây dựng?,"Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 các trường hơp sau đây được miễn giấy phép xây dựng : - Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp; - Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được các chủ thể sau đây quyết định đầu tư xây dựng: + Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, + Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, + Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; - Công trình xây dựng tạm; - Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ; - Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định; - Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa." 20784,"Em gái tôi mới có 22 tuổi, đã có con trước khi cưới , nhưng chuẩn bị cưới thì bên chồng giờ không đồng ý và Em tôi quyết định không lấy chồng nữa và muốn nuôi con , vậy tôi xin hỏi sau này em gái tôi có được hưởng tài sản không ? Luật phân chia thế nào ? Câu hỏi 2 : Trước kia bố mẹ tôi có giao sổ đỏ cho anh trai của tôi và tự ý chuyển đổi tên thành sổ đỏ của anh trai tôi , như vậy có bị sử lý hình sự không ?","Em bạn không đăng ký kết hôn mà sinh con thì được xác định là con ngoài giá thú, con riêng và trong giấy khai sinh sẽ bỏ trống tên cha. Nếu sau này cha đẻ của cháu bé làm thủ tục nhận cha con thì con của con gái bạn mới có căn cứ pháp lý để hưởng thừa kế theo pháp luật của cha cháu. Việc em bạn lấy chồng không làm thay đổi quan hệ tài sản với gia đình bạn. Không làm mất quyền hưởng thừa kế của em bạn với bố mẹ bạn. Việc của anh bạn tự ý sang tên sổ đỏ chỉ là giao dịch dân sự vô hiệu và được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Hành vi gian đối đó nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì mới có thể bị xử lý hình sự. Gia đình bạn có thể khởi kiện để yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận của anh bạn..." 18175,Mức cấp dưỡng mà người cha phải cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn nào bao nhiêu?,"Theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định mức cấp dưỡng như sau: 1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. 2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo quy định trên, mức cấp dưỡng mà người cha phải cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Trân trọng!" 32702,Muốn đăng kí kiểu dáng công nghiệp thì thực hiện những thủ tục gì?,"Theo hướng dẫn của Bộ khoa học công nghệ thì trình tự thực hiện như sau: a. Trình tự thực hiện: - Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. - Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. - Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn: + Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn; + Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn. - Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. - Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. - Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ: + Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ; + Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ. b. Cách thức thực hiện: - Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng; - Qua bưu điện. c. Thành phần, số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ, bao gồm: + Tờ khai (02 tờ theo mẫu); + Bộ ảnh chụp/Bản vẽ (05 bộ); + Bản mô tả (01 bộ); + Các tài liệu có liên quan; + Chứng từ nộp phí, lệ phí. - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). d. Thời hạn giải quyết: - Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn; - Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ; - Thẩm định nội dung: 06 tháng từ ngày công bố đơn. đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức. e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ. g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ. - Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. h. Lệ phí: - Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng. - Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng. - Phí thẩm định nội dung: 300.000 đồng. - Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng. - Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng. i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký đăng ký kiểu dáng công nghiệp (Mẫu kèm theo ). k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: - Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp: + Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình; + Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật; + Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý; + Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước: Ÿ Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp; Ÿ Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật), một phần quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp; Ÿ Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu - phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu - phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu - phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp. - Để được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đối tượng đăng ký phải đáp ứng điều kiện sau: + Có tính mới; + Có tính sáng tạo; + Có khả năng áp dụng công nghiệp. l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005; - Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; - Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghê hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP; - Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 32382,Giá trị pháp lý của giấy khai sinh quy định như thế nào?,"Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của Giấy khai sinh như sau: Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh 1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. 2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. 3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh. Theo đó, giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân, mọi hồ sơ, giấy tờ tùy thân của cá nhân đều phải có nội dung phù hợp với Giấy khai sinh. Thủ tục cải chính giấy khai sinh thực hiện như thế nào? Mẫu tờ khai cải chính giấy khai sinh? (Hình từ Internet)" 29529,"Chào anh/chị. Nhờ mọi người giúp mình case này: Nhà tôi có 2 anh em trai, Bố tôi đã mất và không để lại di chúc , Mẹ tôi hiện còn sống cùng anh trai tôi. Nhà tôi có 2 lô đất. 1 lô đất mang tên tôi, 1 lô đất mang tên mẹ tôi. Anh trai tôi đã có cam kết bằng giấy viết tay (không công chứng) rằng không đòi hỏi quyền thừa kế trong gia đình Gia đình tôi đã họp mặt và mẹ tôi đề nghị bán hết 2 lô đất và chia làm ba, tôi và mẹ đồng ý nhưng anh tôi không đồng ý do những quan điểm khác nhau về cách thức phân chia tài sản. Vậy luật sư có thể giúp tôi về việc làm rõ vấn đề này. Hiện tại mẹ tôi không muốn sống cùng anh tôi mà muốn sống độc lập hoặc gần tôi (Tôi đã ở độc lập nơi khác)",Vấn đề chia tài sản sau khi bố bạn qua đời ko để lại di chúc giải quyết như sau: Nếu lô đất mang tên bạn là tài sản riêng của bạn thì bạn vẫn giữ riêng lô đất đỏ mà ko sáp nhập vào tài sản để chia. Nếu việc đứng tên chỉ là giữ hộ mà lô đất đó vẫn là tài sản chung của bố mẹ bạn thì chia như sau: trị giá cả hai lô đất chia thành hai phần: 1/2 giá trị là của mẹ bạn và 1/2 giá trị là di sản của bố bạn chi đều cho ba mẹ con mỗi người một phần bằng nhau. Chia như vậy là theo quy định của pháp luật thừa kế nên anh trai bạn ko thể còn ý kiến nào khác. 3448,"Bạn Minh - Bình Phước hỏi: Em là người thân duy nhất trực tiếp nuôi dưỡng cô ruột em, theo điều 41 thì em có được tạm hoãn không ạ?","Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; ... Hiện trong lĩnh vực này không có văn bản cụ thể định nghĩa thân nhân bao gồm những ai, do đó trường hợp cháu là người duy nhất nuôi dưỡng cô ruột có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không thì sẽ do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trân trọng!" 17346,Những trường hợp thừa kế theo pháp luật hiện hành?,"Căn cứ Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nội dung trên như sau: Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trên đây là những trường hợp thừa kế theo pháp luật liên quan đến pháp luật về dân sự hiện hành. Trân trọng!" 3776,"Vợ chồng A có 3 con, 2 con đã trưởng thành và 1 con 16 tuổi. Vợ chồng A có tài sản chung là 1 xe ô tô và 2 căn nhà. chồng A chết không để lại di chúc. A thuyết phục 2 người con đã trưởng thành lập văn bản từ chối nhận di sản. Sau đó, A đứng tên toàn bộ khối di sản. Vì còn 1 người con chưa trưởng thành nên A là đại diện theo pháp luật của người con này. Sau đó, A đem toàn bộ tài sản thế chấp ngân hàng để vay tiền tiêu xài cá nhân mà không lo lắng cho các con. Nay A mất khả năng trả nợ, ngân hàng kiện yêu cầu phát mãi tài sản. Xin Luật sư cho hỏi phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi cho người con chưa trưởng thành kia? Vì người con chưa trưởng thành nên không thể đứng đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung được. Mặc khác, A là người đại diện theo pháp luật của người con này nên không thể tự mình đại diện con mình mà đứng ra kiện chính bản thân mình để yêu cầu chia? Xin Luật sư tư vấn hướng giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người con chưa thành niên nêu trên. Xin chân thành cám ơn! Gửi bởi: Nguyễn Minh Trường Sơn","Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên được quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 như sau: “Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ”. Điều 144 BLDS 2005 quy định về phạm vi đại diện như sau: “1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. “5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Căn cứ theo quy định trên, giao dịch dân sự do người mẹ thế chấp ngân hàng để vay tiền tiêu xài không vì lợi ích của người con chưa thành niên, phần tài sản riêng của người con chưa thành niên trong 2 mảnh đất trên mà người mẹ giao dịch sẽ bị vô hiệu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 146 BLDS 2005, thì người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Theo Điều 86 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, tại khoản 2 quy định người có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên gồm người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, hội liên hiệp phụ nữ… Sau khi có quyết định của Tòa án, việc quản lý tài sản riêng của con được giao cho người giám hộ mới theo quy định của Bộ luật dân sự." 2903,"Nhờ Luật sư hướng dẫn trường hợp như sau: Có một việt kiều tên Liên về nước và mua được 02 thửa đất nhưng nhờ người thân tên Sương đứng tên chủ sở hữu đồng thời bà Liên và bà Sương ra công chứng Nhà nước tỉnh Sóc Trăng thỏa thuận bà Sương chỉ đại diện chủ sở hữu không được sang bán hay cầm cố cho người khác, nhưng một thời gian sau đó bà Sương lại bán cho ông Hợp và được UBND phường xác nhận là chuyển nhượng hợp lệ nhưng khi ông Hợp đi sang tên QSD đất thì bà Sương có đơn ngăn cản không cho ông Hợp hợp thức hóa QSD đất. vậy hành vi ngăn cản của bà Sương có đúng qui định pháp luật không, thẩm quyền giải quyết khiếu nại của ông Hợp thuộc cơ quan Nhà nước nào? Cám ơn!","Chào anh/chị, Về vụ việc của anh/chị, tôi xin có ý kiến như sau: Việc mua bán đất của bà Sương (thay bà Liên) có hợp pháp không ? Bà Sương đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa? Nếu bà Sương có giấy CNQSDĐ thì bà có toàn quyền đối với việc chuyển nhượng. Trên thực tế, Việt kiều chưa được đứng tên chủ quyền đất nên bà Liên và bà Sương có thỏa thuận cho bà Sương đứng tên chủ quyền. Do khi bà Sương chuyển nhượng thì phải hoàn trả số tiền này cho bà Liên. Đó mới là hợp tình và hợp lý. Câu hỏi của anh chị làm tôi thấy khó hiểu quá. Bà Sương đã bán đất cho ông Hợp rồi sao còn ngăn cản không cho ông Hợp hợp thưc hóa? Việc làm của bà Sương là vi phạm hợp đồng chuyển nhượng. Nếu vì một lý do nào đó (do nhà đất lên giá) mà bà Sương viện lý do là bà chỉ đứng tên giùm nên không chuyển nhượng nữa là không hợp lý vì thực tế hợp đồng chuyển nhượng của hai bên đã xác lập và đã được chứng thực tại UBND phường. Ông Hợp nên nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thân chào" 10824,"Trong quá trình Tòa án thụ lý đơn ly hôn thì chồng tôi mất do bị tai nạn (không để lại di chúc). Trước khi mất, anh ấy đã có vợ sắp cưới, chỉ đợi ly hôn xong là họ tiến hành kết hôn Trong trường hợp này tôi còn được hưởng thừa kế từ anh ấy không?","Chồng chị chết không để lại di chúc nên di sản của anh ấy sẽ được chia theo pháp luật. Về mặt pháp lý, hôn nhân giữa chị và chồng cũ vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng. Quan hệ này chỉ chấm dứt khi có bản án hoặc quyết định cho ly hôn có hiệu lực của tòa án cấp có thẩm quyền. Chị và anh ấy mới chỉ đang trong giai đoạn Tòa án thụ lý đơn ly hôn, chứ chưa chấm dứt hôn nhân nên về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản chưa được xem xét đến. Khoản 2 Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng văn bản hoặc bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản”. Mặt khác, tại khoản 1 Điều 676 BLDS 2005 thì chị vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản. Căn cứ vào quy đinh trên thì chị vẫn là vợ hợp pháp của người để lại di sản, còn cô gái kia chỉ mang danh nghĩa là vợ sắp cưới của anh ấy chứ chưa được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp. Do đó, chị có quyền được hưởng thừa kế từ khối tài sản của anh ấy để lại." 21441,"Tôi tên là Hữu Bá, hiện đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi đang có tranh chấp về một số vấn đề và muốn khởi kiện ra Tòa án, tuy nhiên những tranh chấp này của tôi đã xảy ra từ nhiều năm trước rồi nên tôi sợ không khởi kiện được. Để tránh bị mất thời gian và công sức thì Ban biên tập cho tôi hỏi: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự sẽ không áp dụng trong những trường hợp nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!","Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Như vậy, về thắc mắc của bạn thì tại Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 của nước ta có quy định về những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bao gồm: - Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản. - Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. - Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. - Trường hợp khác do luật quy định. Nhìn chung thì quy định này cũng khá mở nên Tòa án có thể linh động để áp dụng đối với từng vụ việc tranh chấp bạn nhé. Bên cạnh đó, tại Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định về thời hiệu khởi kiện trong một số trường hợp như sau: + Đối với tranh chấp hợp đồng thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết là 03 năm , kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. + Đối với thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là 03 năm , kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Ngoài ra, tại Bộ luật này cũng có quy định về thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau: + Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. + Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trên đây là nội dung trả lời về những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Bộ luật Dân sự 2015. Trân trọng!" 27141,Quy định của luật hôn nhân về tình nghĩa vợ chồng?,"Theo quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng như sau: 1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. 2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Theo quy định của pháp luật nêu trên, vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau…. Trân trọng!" 499,"Sửa đổi quy định liên quan đến nộp, xuất trình và khai thông tin về đăng ký sổ hộ khẩu, sổ tạm trú?","Ngày 27/6/2023, Bộ Tài chính có ban hành Thông tư 43/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư có quy định liên quan đến nộp, xuất trình và khai thông tin về đăng ký sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú khi thực hiện các chính sách hoặc thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước. Cụ thể, Thông tư 43/2023/TT-BTC đã sửa đổi một số quy đinh liên quan đến nộp, xuất trình và khai thông tin về đăng ký sổ hộ khẩu , sổ tạm trú. Đáng chú ý: Sửa đổi thành phần hồ sơ đăng ký dự thi thẩm định viên về giá, hồ sơ đăng ký dự thi sát hạch đối với người có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá của nước ngoài. - Sửa đổi thủ tục nộp lệ phí cấp biển phương tiện giao thông thay vì phải nộp theo địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì nộp theo địa chỉ nơi thường trú (thay thế cụm từ “hộ khẩu” bằng “nơi cư trú”) - Sửa đổi thành phần hồ sơ đăng ký dự thi và hồ sơ đăng ký dự thi sát hạch đối với chứng kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên; - Sửa đổi, bổ sung hồ sơ miễn thuế khi chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa những người có mối quan hệ . - Sửa đổi hồ sơ miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số; - Sửa đổi, bổ sung giấy tờ chứng minh tài sản hoặc chủ tài sản trong hồ sơ miễn lệ phí trước bạ khi chứng minh mối quan hệ trong gia đình. … Sửa đổi quy định liên quan đến nộp, xuất trình và khai thông tin về đăng ký sổ hộ khẩu, sổ tạm trú? (Hình từ Internet)" 25388,Đơn vị chúng tôi có nhu cầu tuyển một số chuyên gia nước ngoài vào làm việc. Xin cho biết điều kiện để người lao động nước ngoài có thể đăng ký tạm trú và thường trú tại Việt Nam.,"Người lao động nước ngoài có thể cư trú tại Việt Nam theo một trong các hình thức như tạm trú hoặc thường trú tùy theo từng điều kiện cụ thể. Khi làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Sau khi được cấp giấy phép lao động, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Thẻ tạm trú cấp cho người lao động nước ngoài có thời hạn tối đa là 2 năm. Người lao động nước ngoài được cấp thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được doanh nghiệp của người lao động đồng ý. Người lao động nước ngoài có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp thẻ thường trú nếu có cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh và đáp ứng các điều kiện: Có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam; đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 3 năm trở lên. Người lao động nước ngoài được cấp thẻ thường trú được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam. Khi tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú, người lao động nước ngoài phải khai báo tạm trú theo quy định. Định kỳ 10 năm một lần, người lao động nước ngoài phải đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú để cấp đổi thẻ. Khi xuất cảnh đến thường trú ở nước khác, người lao động nước ngoài phải nộp lại thẻ thường trú cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu. Người lao động nước ngoài được cấp thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm. Ngoài ra, cũng lưu ý người lao động nước ngoài khi tạm trú hoặc thường trú hợp pháp tại Việt Nam được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam; được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam; được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép. Trường hợp người lao động nước ngoài đi vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật." 4308,Có bắt buộc phải mặc áo trắng khi đi chụp CCCD?,"Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau: Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân 1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân. 2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung ; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết. 3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân. 4. Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có). 5. Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. 6. Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định. Có bắt buộc phải mặc áo trắng khi đi chụp CCCD? (Hình từ Internet) Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân gắn chip phải mặc áo gì mà chỉ yêu cầu trang phục nghiêm túc, lịch sự, không mặc trang phục chuyên ngành. Tuy không có yêu cầu bắt buộc màu sắc trang phục ra sao nhưng bạn nên mặc áo màu trắng để cho hình ảnh được đẹp hơn, rõ nét hơn và dễ đối chiếu hơn, nhận diện hơn khi sử dụng CCCD. Trân trọng!" 24016,"Nhà tôi có sáu anh chị em, cùng được thừa kế căn nhà do mẹ mất (không có di chúc) để lại. Hiện cha tôi và gia đình người em út đang sử dụng căn nhà. Nay cha tôi và hai người anh đồng ý bán nhà, còn lại bốn chị em tôi muốn giữ lại căn nhà làm kỷ niệm của mẹ nên không đồng ý bán. Vậy bốn chị em tôi phải làm sao để giữ lại căn nhà?","Theo điểm a khoản 1 Điều 675 và điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, do mẹ của bà mất không có di chúc nên cha và các anh em của bà cùng được thừa kế theo pháp luật phần di sản của người chết theo nguyên tắc mỗi người được hưởng phần di sản bằng nhau. Nếu không thể thỏa thuận với cha và hai người anh của bà về việc bán nhà thuộc sở hữu chung, bà và những người thân nói trên có thể khởi kiện đến TAND cấp huyện nơi có căn nhà để được xem xét, giải quyết. Trường hợp bốn chị em của bà muốn được sở hữu riêng căn nhà thì phải có trách nhiệm thanh toán cho những người đồng sở hữu khác (cha và hai người anh của bà) phần trị giá nhà mà họ được hưởng." 2138,"Xin chào luật sư! Tôi tên Minh Bắc sinh sống và làm việc tại Cần Thơ. Vừa qua tôi có tìm hiểu về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại thủ tục bắt đầu phiên tòa dân sự qua các giai đoạn, tuy nhiên tôi không nhớ rõ lắm là được quy định ở đâu của Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành, nên nhờ luật sư hỗ trợ giúp, cụ thể: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại thủ tục bắt đầu phiên tòa dân sự được quy định ra sao? Mong sớm nhận được câu trả lời từ luật sư, chân thành cảm ơn! (012333**)","Căn cứ theo quy định tại Điều 246 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được quy định như sau: 1. Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án. 2. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Điều 213 của Bộ luật này. Trên đây là nội dung tư vấn về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 25214,"Tôi sống ở Đăklăk. Ngày 20/3/2010, bố tôi đi xe khách từ Đăklăk sang Gia Lai bị tai nạn lật xe và tử vong trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Theo bản án ngày 30/12/2011, Tòa án đã xử và tuyên: Buộc chủ xe phải bồi thường một số tiền cho những người bị nạn trong đó có bố tôi. Chi cục thi hành án ở Gia Lai yêu cầu gia đình phải cung cấp bản xác nhận tài sản của người bị thi hành án là chủ xe mà không hướng dẫn cách làm giấy này (chủ xe nhà ở Đăklăk). Vậy tôi muốn hỏi làm sao để làm giấy này? Tôi nhận được thông tin là ông chủ xe đã bán lại toàn bộ tài sản cho con gái. Trong trường hợp này tôi có được bồi thường theo bản án đã quy định không?","Điều 44 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định về xác minh điều kiện thi hành án như sau: “1. Trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh. 2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chủ động ra quyết định thi hành án hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay. Việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh.” Việc xác minh điều kiện thi hành án được quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 như sau: “1. Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin khi người được thi hành án hoặc người đại diện theo ủy quyền của người được thi hành án ủy quyền có yêu cầu. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đó từ chối cung cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Kết quả xác minh được công nhận và làm căn cứ để tổ chức việc thi hành án, trừ trường hợp Chấp hành viên thấy cần thiết phải xác minh lại. Việc xác minh lại của Chấp hành viên được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp. Trường hợp người được thi hành án, cơ quan, tổ chức, cá nhân cố tình cung cấp thông tin sai sự thật về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thanh toán các chi phí phát sinh, trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Người được thi hành án khi yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án phải xuất trình các tài liệu hoặc biên bản làm việc để chứng minh việc người đó hoặc người đại diện theo ủy quyền đã tiến hành xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ các thông tin về tài sản, đang quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án nhưng không có kết quả. Việc xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân được coi là không có kết quả khi người được thi hành án hoặc người được ủy quyền chứng minh đã trực tiếp hoặc yêu cầu bằng văn bản nhưng đã quá thời hạn 01 tháng, kể từ ngày yêu cầu nhưng không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không có lý do chính đáng.” Như vậy, bạn là bên được thi hành án có nghĩa vụ phải xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Trường hợp bạn không tự mình xác minh được điều kiện của người phải thi hành án thì bạn có quyền yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và bạn phải chịu khoản chi phí xác minh cho Chấp hành viên và người tham gia xác minh theo quy định của pháp luật. Do vậy, bạn nên đến cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án sinh sống, có điều kiện thi hành án để trình bày với Thủ trưởng cơ quan thi hành án về những khó khăn của bạn trong việc xác minh điều kiện của người phải thi hành án và đề nghị cơ cơ quan thi hành án xem xét thay bạn thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án và chấp nhận chịu các khoản chi phí xác minh để được giải quyết. - Việc bạn nhận được tin rằng ông chủ xe đã bán lại toàn bộ tài sản cho con gái. Trong trường hợp này bạn có được bồi thường theo bản án đã quy định không? Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự quy định về kê biên, xử lý tài sản để thi hành án như sau: “Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án”. “Kể từ thời điểm có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc trong trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố cho người khác, người phải thi hành án không thừa nhận tài sản là của mình thì bị kê biên, xử lý để thi hành án”. Như vậy, kể từ khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật mà người phải thi hành án có những hành vi như trên để tẩu tán tài sản, trốn tránh việc thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để đảm bảo cho việc thi hành án." 20904,Thay đổi thông tin quản lý quyền điện tử của tác phẩm bị xử phạt như nào?,"Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 131/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định về h ành vi xâm phạm quyền áp dụng biện pháp công nghệ để tự bảo vệ quyền tác giả như sau: 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị hoặc hệ thống làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này; b) Buộc tái xuất tang vật vi phạm đối với hành vi nhập khẩu quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp không áp dụng được biện pháp buộc tái xuất thì áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy. Như vậy, thay đổi thông tin quản lý quyền sở hữu tác giả sách điện tử sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Trân trọng!" 25204,"Năm 1980 ông A khai hoang đất để trồng cây hàng năm.Năm 1989 ông A cho bà B mượn đất canh tác nhưng không có hợp đồng cho mượn vàông A chuyển đi nơi khác sinh sống. Năm 2012 ông A đến đòi bà B trả đất. Vậyông A có đòi được đất bà B hay không? Xin cảm ơn! Gửi bởi: Hồ Trung Duẩn","Việc ông A có đòi được đất hay không trước hết phụthuộc vào sự thỏa thuận với bà B, nếu không tự thỏa thuận được sẽ dựa vào các quyđịnh của pháp luật có liên quan để giải quyết. Nếu khi được ông A yêu cầu, bà Btự nguyện đồng ý trả lại ông A miếng đất thì cho dù pháp luật quy định như thếnào hay hồ sơ địa chính ghi nhận ra sao thì ông A vẫn có thể lấy lại mảnh đấtmình đã khai hoang. Tuy nhiên, nếu bà B không chấp nhận, có tranh chấp xảy ra,các bên sẽ phải nhờ cơ quan có thẩm quyền can thiệp giải quyết theo quy địnhcủa pháp luật. Để xác định quyền của ông A cũng như quyền của bà Bđối với mảnh đất đó thì trước hết cần xem xét các giấy tờ liên quan đến mảnhđất đó. Tại mỗi địa phương thì cơ quan địa chính sẽ lập và quản ký hồ sơ địachính để quản lý tình hình sử dụng đất tại địa phương mình. Khi giải quyếttranh chấp giữa ông A, bà B và để xác định quyền của các bên liên quan thì cácbên có thể dựa vào các loại hồ sơ địa chính như: bản đồ địa chính, sổ địachính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai …. Ngoài ra, phải xét đến trường hợp: hiện nay, mảnh đấtđó đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất haychưa? giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ai? Theo quy định tại Điều 50Luật Đất đai về các trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụngđất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranhchấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sửdụng đất khi có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này. Bêncạnh đó còn có trường hợp: Hộ gia đình,cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điềunày nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nayđược Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp,phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạchsử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộptiền sử dụng đất . Theo quy định này thì bà B hoàn toàn có khả năng làm thủtục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để trở thành chủ sử dụng của mảnhđất. Trong trường hợp này, việc ông A đòi lại mảnh đất đó là rất khó. Hơn nữa,việc ông A giao cho bà B sử dụng mảnh đất đã khai hoang không có giấy tờ chứngminh nên càng ít có khả năng để đòi lại." 26733,Cách viết giấy xác nhận độc thân được quy định như thế nào?,"Căn cứ quy định tại Điều 33 Thông tư 04/2020/TT-BTP , việc ghi giấy xác nhận tình trang hôn nhân sẽ được viết theo quy định sau: Mục “Tình trạng hôn nhân” phải ghi trung thực về tình trạng hôn nhân hiện tại của người đó, cụ thể như sau: - Nếu chưa bao giờ kết hôn thì ghi rõ là hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai. - Nếu đang có vợ/chồng thì ghi rõ là hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông... (Giấy chứng nhận kết hôn số..., do... cấp ngày... tháng... năm...). - Nếu chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) chết hoặc bị tuyên bố là đã chết thì ghi rõ là hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông.... - Nếu có đăng ký kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987, nhưng đã ly hôn và chưa kết hôn mới thì ghi rõ là đã đăng ký kết hôn hoặc đã có vợ/chồng, nhưng đã ly hôn theo Bản án/Quyết định ly hôn số... ngày... tháng... năm... của Tòa án nhân dân...; hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai. - Nếu có đăng ký kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987, nhưng vợ/chồng đã chết và chưa kết hôn mới thì ghi rõ là đã đăng ký kết hôn hoặc đã có vợ/chồng, nhưng vợ/chồng đã chết (Giấy chứng tử/Trích lục khai tử/Bản án số:... do... cấp ngày... tháng... năm...); hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai. - Nếu người đang có vợ/chồng yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian trước khi đăng ký kết hôn thì ghi rõ là trong thời gian từ ngày…tháng….năm….đến ngày….tháng…..năm….chưa đăng ký kết hôn với ai; hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông… (Giấy chứng nhận kết hôn số …, do … cấp ngày…tháng…năm). Trường hợp công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú tại Việt Nam, trước khi xuất cảnh; Người đã qua nhiều nơi thường trú khác nhau đề nghị xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi thường trú trước đây thì ghi rõ về tình trạng hôn nhân của người đó tương ứng với thời gian cư trú. Trường hợp Cơ quan đại diện cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam trong thời gian cư trú ở nước ngoài thì: - Mục “Nơi cư trú” ghi theo địa chỉ cư trú hiện tại của người yêu cầu. - Tình trạng hôn nhân của người đó được xác định trên cơ sở kết quả kiểm tra Sổ hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử do Cơ quan đại diện quản lý. Trân trọng!" 11661,"Xin chào Luật sư, xin phép cho tôi hỏi; tháng 3 năm 1993 gia đình ông A có mua miếng đất ở có hóa đơn thu tiền; trong hồ sơ địa chính có ghi là 200 m2 đất ở; 300 m2 đất vườn. Nhưng chưa được cấp GCN. Nay gia đình ông A đề nghị cấp GCN. Nhưng UBND xã đề nghị cấp 300m2 đất ở; 200m2 đât vườn. Lên Văn phòng ĐKQSD đất huyện đề nghị cấp 200m2 đất ở. Như vậy có đúng không. (Theo quy định hạn mức đất ở nông thôn tại địa phương tôi 300m2). Xin Chân thành cảm ơn",Để khẳng định văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc đó đúng hay sai bạn có thể tìm hiểu quy định về hạn mức đất ở được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với một cá nhân hộ gia đình sử dụng đất tại địa phương bạn là bao nhiêu khi đó bạn sẽ có câu trả lời. Thứ hai về nguyên tắc thời điểm xác lập quyền sử dụng đất ông A có bao nhiêu met vuông đất ở thì khi đề nghị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ông A cũng chỉ có quyền để nghị được cấp giấy chứng nhận đối với diện tích đất thuộc quyền sử dụng của mình với mục đích cụ thể. Theo thông tin bạn cung cấp ông A chỉ có 200m2 đất ở do vậy phòng tài nguyên môi trường trả lời ông A như vậy là có cơ sở. 25726,"Ở khu trọ Tôi có khu giữ xe và có trả phí giữ xe cho bảo vệ. Mỗi lần vào gửi xe trong khu trọ nhân viên bảo vệ có đưa cho tôi vé gửi xe (đóng tiền gửi xe theo tháng). Vào bãi gửi xe thì giấy tờ xe và vé gửi xe Tôi bỏ vào cốp xe. Sáng hôm sau Tôi xuống bãi lấy xe thì phát hiện mất xe. Báo với nhân viên giữ xe và yêu cầu xác nhận không có giữ vé xe ra ngoài của Tôi. (muốn lấy xe ra ngoài thì phải trả lại vé cho nhân viên bảo vệ.) ở trường hợp này Tôi có được bồi thường từ phía nhà xe hay không,và nếu có thì mức bồi thường la bao nhiêu? Mong được tư vấn giúp.","Theo bạn trình bày thì giữa bạn và bên bảo vệ (cần xác định là của cty bảo vệ hay của chủ khu trọ) có giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản và phiếu giữ xe, đóng tiền hàng tháng là bằng chứng Vì vậy, bạn cần phải chứng minh là xe bị mất trong quá trình giữ xe tại khu trọ. Bạn nên báo công an để tiến hành lập biên bản và làm cơ sở để kiện yêu cầu sau này khi các bên không thỏa thuận được. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện tại Tòa án và lúc này Tòa án sẽ tiến hành định giá tài sản tranh chấp do Hội đồng định giá quyết định" 19879,Không kết hôn thì đăng ký khai sinh cho con có cần thử ADN?,"Căn cứ quy định Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau: Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. 2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. 3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này. Căn cứ quy định Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như sau: Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: 1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. 2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con. Như vậy, khi thực hiện đăng ký khai sinh cho con nhưng chưa đăng ký kết hôn thì không nhất thiết phải xét nghiệm ADN. Khi đó thì để xác định quan hệ cha, mẹ, con thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con. Khi đó thì đã có đủ minh chinh để có thể đăng ký khai sinh cho con mà có đầy đủ tên của cha và mẹ. Không kết hôn thì đăng ký khai sinh cho con có cần thử ADN? (Hình từ Internet)" 30724,Người bị tuyên bố mất tích quay về thì quyết định ly hôn còn hiệu lực không?,"Theo khoản 3 Điều 70 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích như sau: Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích ... 3. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Theo đó, trường hợp người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích quay trở về thì quyết định ly hôn vẫn được giữ nguyên." 6350,"Thủ tục đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công giữ gìn tàu bay như thế nào? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề quốc tịch của tàu bay, và tôi có một thắc mắc kính mong nhận được sự tư vấn của Ban biên tập. Thủ tục đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công giữ gìn tàu bay như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Hoài Thương (hoai_thuong***@gmail.com)","Thủ tục đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công giữ gìn tàu bay được quy định tại Điều 17 Nghị định 68/2015/NĐ-CP quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay như sau: 1. Trong thời hạn chín mươi (90) ngày, kể từ ngày kết thúc việc cứu hộ, giữ gìn tàu bay, người đề nghị đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay gửi hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin ghi trong hồ sơ. 2. Hồ sơ đề nghị đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay bao gồm: a) Tờ khai theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu) giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị đăng ký. 3. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp, Cục Hàng không Việt Nam phải trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn một (01) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản hướng dẫn người đề nghị đăng ký hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. 4. Người đề nghị đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công cứu hộ, giữ gìn tàu bay phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục đăng ký quyền ưu tiên thanh toán tiền công giữ gìn tàu bay. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 68/2015/NĐ-CP. Trân trọng!" 9576,"Nghị định 85/2013/NĐ-CP quy định công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc như thế nào?","Theo quy định tại Nghị định số 85/2013/NĐ-CP thì: Điều 23. Thời gian công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc 1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Luật Giám định tư pháp có trách nhiệm rà soát, lựa chọn, lập và công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, 2. Trường hợp có sự thay đổi về thông tin liên quan đến người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã được công bố thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm điều chỉnh danh sách và thông báo cho Bộ Tư pháp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày điều chỉnh danh sách. Điều 24. Thông tin công bố về người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc 1. Thông tin về người giám định tư pháp theo vụ việc được công bố theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này bao gồm: a) Họ và tên; b) Ngày, tháng, năm sinh; c) Nơi công tác hoặc nơi cư trú; d) Lĩnh vực chuyên môn; đ) Kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và hoạt động giám định tư pháp. 2. Thông tin về tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được công bố theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này bao gồm: a) Tên tổ chức; b) Số, ngày, tháng, năm thành lập; c) Địa chỉ tổ chức; d) Lĩnh vực chuyên môn; đ) Kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và hoạt động giám định tư pháp." 30133,Giấy chứng nhận căn cước là gì và ai sẽ được cấp giấy chứng nhận căn cước?,"Theo khoản 12 Điều 3 Luật Căn cước 2023 quy định về Giấy chứng nhận căn cước như sau: Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 12. Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này. ... Đồng thời tại Điều 30 Luật Căn cước 2023 quy định về giấy chứng nhận căn cước và quản lý về căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước như sau: Giấy chứng nhận căn cước và quản lý về căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước 1. Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã. ... Theo đó, giấy chứng nhận căn cước là loại giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp Người gốc Việt Nam được cấp giấy chứng nhận căn cước phải là người đang sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã." 29358,"Tôi có 1 vấn đề muốn xin ý kiến của uật sư như sau: Tôi có mua 1 xe ba bánh Trung Quốc dùng để chở hàng cách đây 2 tháng với  giá 33,5tr. Xe thì mới hoàn toàn, nhưng giấy tờ không hợp lệ (kiểu xe mẹ bồng con đấy ạ, giấy tờ không có hồ sơ gốc mà là bản scan thôi, đứng tên ngươi khác chứ hông phải tên tôi) ghi đăng ký từ năm 2008. Tôi có gởi vào bãi xe với giá 200.000/tháng, đến ngày 01/07 thì bị mất cắp. Công An đã mời 2 bên lên lấy lời khai rồi cho về. Theo tôi nghĩ thì vấn đề bồi thường là do  02 bên tự thương lượng và giải quyết với nhau chứ không cần công an Phường nữa. Tuy nhiên, bên chủ bãi giữ xe thì cứ nói khi nào công an mời 02 bên lên thì mới giải quyết bồi thường ở trên công an luôn! Công An thì cứ hẹn mãi nên vẫn chưa thể có mặt để giải quyết bồi thường được. Vậy anh/chị vui lòng cho hỏi vấn đề bồi thường này có cần thiết phải giải quyết tại Công An hay không? hay chỉ 02 bên liên quan tự giải quyết với nhau là được. Giấy tờ không hợp lệ thì có ảnh hưởng gì đến việc bồi thường không? Và tôi có thể đòi bồi thường khoản bị tổn thất kingh tế trong khoảng thời gian do mất xe gây ra hay không?  Rất mong sớm nhận được sự trả lời từ anh/chị luật sư, do chiếc xe ba bánh này là phương tiện làm ăn nuôi cả gia đình mà giờ bị mất nên tổn thất rất nhiều! Trân trọng cảm ơn và kính chào!","Chào bạn! 1. Với sự việc mất tài sản thì ban có quyền trình báo sự việc với công an để được xem xét giải quyết về trách nhiệm hình sự. Nếu qua quá trình kiểm tra, xác minh nguồn tin qua tin báo tố giác tội pham của bạn mà cơ quan công an có căn cứ xác định dấu hiệu tội phạm thì sẽ khởi tố vụ án để điều tra. Nếu không có căn cứ xử lý hình sự thì công an sẽ trả lời bạn và bạn có quyền khiếu nại theo quy định pháp luật. 2. Việc bồi thường thiệt hại dân sự do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được mức bồi thường thì một trong hai bên có thể khởi kiện để tòa án giải quyết vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại theo thủ tục tố tụng dân sự. Cơ quan công an không có thẩm quyền giải quyết về bồi thường thiệt hại." 936,"Trường hợp A gửi thùng hóa đơn, chứng từ nhập, cấp thuốc tây cho phòng của B. Sau thời gian, chẳng may C (làm cùng phòng với B)  đem thùng hóa đơn chứng từ bán giấy vụn, sau khi hỏi ý kiến của B ( B vô ý). Vậy trong trường hợp này A sẽ chịu hình phạt nào?","Trường hợp này C và B cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc tiêu hủy hóa đơn, chứng từ sai quy định. Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 129/2004/NĐ-CP. Thủ tục tiêu huỷ tài liệu kế toán Căn cứ Điều 40 của Luật Kế toán, thủ tục tiêu huỷ tài liệu kế toán được quy định như sau: 1. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định thành lập “Hội đồng tiêu huỷ tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ”. Thành phần Hội đồng gồm: lãnh đạo đơn vị, kế toán trưởng và đại diện của bộ phận lưu trữ. 2. Hội đồng tiêu huỷ tài liệu kế toán phải tiến hành kiểm kê, đánh giá, phân loại theo từng loại tài liệu kế toán, lập “Danh mục tài liệu kế toán tiêu huỷ” và “Biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ”. 3. “Biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán hết thời hạn lưu trữ"" phải lập ngay sau khi tiêu huỷ tài liệu kế toán và phải ghi rõ các nội dung: loại tài liệu kế toán đã tiêu huỷ, thời hạn lưu trữ của mỗi loại, hình thức tiêu huỷ, kết luận và chữ ký của các thành viên Hội đồng tiêu hủy. Điều 37. Bố trí, bãi miễn kế toán trưởng Ngoài ra C và B còn liên đới bồi thường cho Công ty về hành vi gây thiệt hại do việc tiêu hủy hóa đơn, chứng từ kế toán sai quy định và các hình thức kỷ luật lao động khác nếu có theo quy định của Công ty." 30710,Thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự có thể bị kéo dài hay không?,"Căn cứ Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau: - Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây: + Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; + Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn. - Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ. Như vậy, theo quy định như trên thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự là 24 tháng và có thể bị kéo dài trong trường hợp đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu hoăc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn. Thời gian kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình là không quá 06 tháng." 10519,"Kính thưa SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI. Tôi có một diện tích đất được ông nội kế Trần Văn Quảng không có con để lại cho tôi trước năm 1975.Trong diện tích đất đó có một số mộ của ông bà con cháu chôn cất ở đó. Từ năm 1975 đến nay tôi đã sử dụng đất đó để nuôi trồng cây hằng năm và không có tranh chấp bởi bất cứ ai. Hôm nay ngày 25/3/2016 lên UBND Xã Hành DŨng,huyện NGhĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi xin được cấp giấy quyền sử dụng đất lần đầu tiên nhưng UNBD xã Hành Dũng trả lời rằng đó là đất nghĩa địa nên diện tích đất đó của tôi không được cấp giấy quyền sử dụng đất.Nay tôi kính lên SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI vài câu hỏi như sau: 1/ Như vậy tôi có được cấp giấy quyền sử dụng đất hay không? Nếu tôi được cấp thì có mất tiền không? 2/ Nếu tôi không được cấp thì xin nhờ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI hướng dẫn để tôi được cấp giấy quyền sử dụng đất lần đầu tiên. Tôi xin chân thành cảm ơn. MOng được nhận lời tư vấn sớm từ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG. (Độc giả Trần Văn Trung; Địa chỉ: An Phước,Hành Dũng,Nghĩa Hành,Quảng Ngãi)","​1. Bạn không nêu rõ bạn có giấy tờ về quyền sử dụng đất hay không. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về đất đai thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ của Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2.Nếu bạn đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất” Để biết rõ thêm thông tin về cấp GCNQSD đất đối với trường hợp của bạn, đề nghị bạn mang theo những giấy tờ pháp lý có liên quan thửa đất bạn hỏi (nếu có) đến Văn phòng Đăng ký đất đai – Chi nhánh huyện Nghĩa Hành để được hướng dẫn." 3986,"Xin chào anh chị! Tôi có vấn đề thắc mắc, mong nhận được giải đáp từ anh chị ạ. Tháng trước, tôi có trúng một chiếc xe máy điện ở cửa hàng điện máy. Xe chưa đăng ký, cũng chưa nộp thuế. Do nhà tôi không có nhu cầu dùng nên tôi muốn bán lại chiếc xe này cho anh Tâm. Vậy tôi có thể làm hợp đồng mua bán công chứng xong, rồi đưa hồ sơ cho anh Tâm đi đăng ký và nộp thuế được không? Rất mong anh chị tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!","Xe máy điện là một trong số các loại tài sản mà pháp luật yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu nên để có thể chuyển nhượng cho người khác bạn cần phải đăng ký quyền sở hữu của mình với chiếc xe trước rồi mới được chuyển nhượng cho người khác. Về thủ tục đăng ký quyền sở hữu với chiếc xe này được quy định tại Điều 1 Thông tư 54/2015/TT-BCA bổ sung Điều 25a vào Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe như sau: Từ ngày 06 tháng 12 năm 2015 đến ngày 30 tháng 6 năm 2016, việc giải quyết đăng ký, cấp biển số xe đối với xe mô tô điện, xe máy điện thực hiện như sau: 1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký xe, gồm: a) Giấy khai đăng ký xe mô tô điện, xe máy điện (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này); b) Bản photocopy Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp chủ xe là cá nhân); giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức (đối với trường hợp chủ xe là cơ quan, tổ chức); c) Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân của người đến đăng ký xe; trường hợp chủ xe là cá nhân xuất trình thêm bản chính Sổ hộ khẩu để đối chiếu. Như vậy, bạn sẽ phải nộp một bộ hồ sơ để đăng ký xe đến cơ quan công an cấp huyện nơi bạn cư trú để làm thủ tục này. Hồ sơ bao gồm: + Giấy khai đăng ký xe mô tô điện, xe máy điện + Bản photocopy sổ hộ khẩu + Các Giấy tờ của xe: Biên bản giao nhận xe của cửa hàng điện máy nơi bạn trúng thưởng, biên bản giao nhận xe của bên bán xe, biên lai hoặc giấy nộp tiền hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng để nộp lệ phí trước bạ hoặc xác nhận của cơ quan thuế về việc miễn lệ phí trước bạ, biên lai nộp thuế nhập khẩu, giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu nếu đây là xe máy điện nhập khẩu, Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải nếu đây là xe sản xuất trong nước,... Khi đến đăng ký xe bạn sẽ cần xuất trình chứng minh thư hoặc căn cước công dân và sổ hộ khẩu để đối chiếu. Sau khi thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu với chiếc xe thì bạn có thể lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu cho anh Tâm có công chứng hoặc chứng thực để anh Tâm thực hiện việc sang tên tại cơ quan Công an. Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn thắc mắc. Trân trọng!" 25799,Chứng từ kế toán của thi hành án dân sự được quy định ra sao? Văn bản nào quy định? Mong sớm nhận hồi đáp.,"Chứng từ kế toán của thi hành án dân sự được quy định tại Điều 9 Thông tư 78/2020/TT-BTC, cụ thể như sau: - Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động nghiệp vụ thi hành án dân sự đều phải được lập chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán đều phải có chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp chứng minh. Chứng từ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, đảm bảo rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, phản ánh thông tin chính xác. - Chứng từ kế toán phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 của Luật Kế toán, phù hợp với việc ghi chép kế toán và yêu cầu quản lý của đơn vị. Đối với mẫu chứng từ đặc biệt như Séc, giấy tờ có giá phải được bảo quản và quản lý như tiền. - Chứng từ kế toán sao chụp + Chứng từ kế toán lưu ở bộ phận kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự phải là bản chính, trừ trường hợp chứng từ liên quan đến các khoản chi cưỡng chế thi hành án, chi cho hoạt động thừa phát lại và hoạt động khác do ngân sách bảo đảm theo quy định của pháp luật thì kế toán dự toán của đơn vị lưu giữ bản chính. Căn cứ chứng từ gốc, đơn vị thực hiện việc sao chụp thêm 01 bản để phục vụ hạch toán kế toán nghiệp vụ thi hành án. Ngoài ra trường hợp chứng từ chỉ có 01 bản chính mà phải lưu ở hồ sơ kế toán nghiệp vụ thi hành án và hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên, thì kế toán nghiệp vụ thi hành án lưu giữ bản chính, hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên lưu bản sao chụp. + Chứng từ sao chụp phải được chụp từ bản chính. Trên chứng từ kế toán sao chụp phải có chữ ký và dấu xác nhận của Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền. Bản chứng từ sao chụp trong các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này có giá trị và thực hiện lưu giữ như bản chính. - Kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự được sử dụng chứng từ điện tử trong quá trình thi hành án theo quy định của pháp luật về kế toán. - Danh mục chứng từ kế toán Danh mục, mẫu và giải thích phương pháp lập các chứng từ kế toán quy định tại Phụ lục số 01 “Chứng từ kế toán” kèm theo Thông tư này. - Ngoài chứng từ kế toán được quy định tại Thông tư này, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm quy định thêm danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các cơ quan Thi hành án dân sự để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự. Trân trọng." 18152,Hình thức của hợp đồng thế chấp được quy định như thế nào?,"Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được lập thành văn bản. Việc thế chấp quyền sử dụng đất phải được làm thủ tục và đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai. Hợp đồng lập thành 4 bản, phải có công chứng, chứng nhận của công chứng nhà nước, nơi nào chưa có công chứng nhà nước thì phải có chứng thực của ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hợp đồng thế chấp phải có cam kết của các thành viên trong gia đình. Các bản hợp đồng có giá trị pháp lý ngang nhau. – Một bản kèm theo bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trích lục hồ sơ về khu đất thế chấp do bên nhận thế chấp giữ (trừ trường hợp quyền sử dụng đất được thế chấp cho nhiều bên cho vay trong trường hợp cùng cho vay một dự án đầu tư). – Một bản do cơ quan thế chấp giữ. – Một bản do bên thế chấp giữ. – Một bản do công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chứng thực giữ." 31362,"Quản lý hồ sơ tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Phương Thùy, đang sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định về thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Cho tôi hỏi: Quản lý hồ sơ tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định ra sao? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.","Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 10/2016/TT-BTC hướng dẫn thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì nội dung này được quy định như sau: 1. Bên nhận thế chấp lưu giữ các hồ sơ gốc liên quan tới tài sản thế chấp và đăng ký tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản được sử dụng để thế chấp cho nhiều bên, các bên nhận thế chấp sẽ thỏa thuận bên lưu giữ hồ sơ gốc hoặc giao cho một tổ chức độc lập lưu giữ. 2. Tài sản thế chấp được Bên nhận thế chấp theo dõi trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp hoặc Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, bảng kê mô tả tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm. 3. Sau khi quyết toán Dự án và nhận được Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm sửa đổi do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Thông tư này, trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được Giấy chứng nhận, Bên thế chấp gửi danh sách toàn bộ tài sản thế chấp kèm theo mô tả cho Bên nhận thế chấp cùng với Giấy chứng nhận. Trên đây là nội dung tư vấn về quản lý hồ sơ tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 10/2016/TT-BTC. Trân trọng!" 20430,Cho em hỏi là em sinh ngày 8 tháng 8 năm 1995 sao vẫn bị gọi đi nghĩa vụ ạ? Cảm ơn.,"Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Như vậy, theo quy định này thì bạn sinh 8/8/1995 tính đến 8/8/2020 bạn đủ 25 tuổi. Tuy nhiên lưu ý là đối với người có trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Do đó nếu bạn có trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trước đó thì đến hết 27 tuổi bạn mới không bị gọi nhập ngũ nữa. Trân trọng!" 25654,Doanh thu đối với hoạt động cho thuê tài sản mà bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm được xác định như thế nào?,Doanh thu đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước. Ví dụ: Công ty kinh doanh địa ốc cho thuê nhà nhận tiền trước trong 5 năm là 5 tỷ đồng. Doanh thu tính thuế được phân bổ cho 5 năm: mỗi năm doanh thu là 1 tỷ đồng 8865,"Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam thuộc về ai?","Điều 46 cũng có quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam như sau: 1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với việc giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật. 2. Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nhận được đơn khiếu nại quy định tại Điều 44 của Luật này, thì phải chuyển khiếu nại của người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho Viện kiểm sát nhân dân trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại. Trân trọng!" 15711,"Tôi và vợ cưới nhau 3 năm nhưng chưa có con, hiện nay đang sống tại Hà Nội,  muốn nhận con nuôi thì tới đâu để đăng ký? Tới UBND xã có được không? Mong giải đáp?","Căn cứ Điều 16 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định: Công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định của Luật này nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi người đó thường trú ; nếu có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đó thường trú để xem xét, giải quyết. Như vậy, bạn có thể đăng ký nhận nuôi con nuôi tại Sở tư pháp tại nơi đăng ký thường trú của bạn. Trân trọng!" 16610,Luật sư cho em hỏi. Hiện em có mua 1 chiếc xe máy cũ. Đã sang tên. Và em đã rút được hồ sơ gốc. Em nghe nói phải di chuyển về tỉnh em để đăng kí mới. Vậy em muốn hỏi là nếu em lưu thông không gắn biển số khi bị kiểm tra em có thể xuất trình hồ sơ được không ạ? Em cảm ơn. hoangthinhxxxx@gmail.com,"- Căn cứ Điểm b Khoản 4 Điều 24 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định: Sau khi làm thủ tục sang tên, di chuyển xe cho người sử dụng thì phải trả cho người đang sử dụng xe: 01 phiếu sang tên di chuyển và 01 giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe kèm theo hồ sơ gốc của xe để làm thủ tục đăng ký xe ở nơi chuyển đến. - Mặt khác khi làm thủ tục sang tên xe không yêu cầu phải cấp đổi biển số, nên việc xe bạn không có biển số thì bạn phải tự chịu trách nhiệm về việc này (Theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 15/2014/TT-BCA). => Như vậy, với quy định trên chỉ cho phép bạn di chuyển xe về tỉnh để thực hiện đăng ký mới, trường hợp xe bạn không có biển số thì vẫn bị phạt theo quy định, cụ thể theo Điểm c Khoản 3 Điều 17 và Điểm g Khoản 1 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì bạn bị xử phạt từ 300.000 – 400.000 và bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 17566,"Thủ tục hòa giải khi ly hôn thực hiện ở đâu? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi đang muốn ly hôn nhưng hộ khẩu của tôi và vợ tôi ở hai nơi khác nhau. Cho tôi được hỏi chính quyền ở đâu có trách nhiệm làm thủ tục hòa giải cho chúng tôi và tôi phải nộp hồ sơ xin ly hôn ở đâu? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cám ơn (Tuần_098**)","Trong trường hợp của bạn, đối với mâu thuẫn giữa hai vợ chồng về ly hôn thì bạn có thể lựa chọn hoà giải ở cơ sở hoặc hoà giải ở Toà án nhân dân. Trong trường hợp bạn lựa chọn hoà giải ở cơ sở thì bạn gửi đơn yêu cầu hoà giải hoặc yêu cầu trực tiếp đến tổ hoà giải nơi bạn đang cư trú. Điều 8 Nghị định 15/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật hòa giải ở cơ sở về thực hiện hoà giải giữa các bên ở thôn, tổ dân phố khác nhau như sau: “1. Trong trường hợp các bên ở thôn, tổ dân phố khác nhau, thì tổ trưởng tổ hòa giải hoặc hòa giải viên được phân công hòa giải ở các thôn, tổ dân phố đó phối hợp, trao đổi thông tin, bàn về biện pháp tiến hành hòa giải và thông báo với Trưởng ban công tác Mặt trận tại nơi đó cùng phối hợp giải quyết. 2. Các hòa giải viên cùng tiến hành hòa giải và thông báo kịp thời với tổ trưởng tổ hòa giải về kết quả hòa giải.” Trong trường hợp bạn lựa chọn hoà giải ở Toà án thì sau khi bạn nộp hồ sơ ly hôn và được Toà án thụ lý thì Toà án sẽ triệu tập hoà giải theo thủ tục tố tụng dân sự. - Về nơi nộp hồ sơ ly hôn: Đối với tranh chấp hoặc yêu cầu về hôn nhân và gia đình không có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền theo cấp của Toà án theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 sẽ thuộc về thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Toà án cấp huyện). Còn về thẩm quyền theo lãnh thổ: - Trường hợp ly hôn đơn phương thì Toà án có thẩm quyền là Toà án cấp huyện nơi mà bị đơn cư trú (điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015), như vậy, trong trường hợp này, nếu người gửi đơn yêu cầu ly hôn đơn phương là anh (nguyên đơn) thì Toà án có thẩm quyền là Toà án cấp huyện nơi vợ anh cư trú; nếu người gửi đơn yêu cầu ly hôn đơn phương là vợ anh (nguyên đơn) thì Toà án có thẩm quyền là Toà án cấp huyện nơi mà anh đang cư trú. Tuy nhiên, hai bên có thể thoả thuận bằng văn bản Toà án có thẩm quyền là Toà án nơi mà nguyên đơn cư trú (điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) và văn bản thoả thuận phải gửi kèm theo hồ sơ ly hôn. - Trường hợp ly hôn thuận tình: Toà án có thẩm quyền là Toà án cấp huyện nơi một trong hai bên vợ, chồng cư trú (điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nơi thực hiện thủ tục hòa giải khi ly hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 25111,Có cần đăng ký kết hôn khi muốn tái hôn lại với vợ cũ không?,"Theo Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định đăng ký kết hôn như sau: Đăng ký kết hôn 1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. 2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn. Như bạn đã trình bày thì bạn và vợ đã ly hôn, hiện tại thì muốn tái hôn và khi tái hôn thì bạn và vợ phải đăng ký kết hôn. Nếu không đăng ký kết hôn thì cuộc hôn nhân đó không có giá trị pháp lý. Hồ sơ Đăng ký kết hôn như sau: - Tờ khai Đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định); - Giấy chứng minh nhân dân và hộ khẩu của hai vợ chồng bạn; - Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó; Lưu ý: Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu) hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu). – Trích lục của tòa án nhân dân về việc đã ly hôn (do vợ chồng bạn đã từng ly hôn). Ngoài ra, bạn cần lưu ý, khi đăng ký kết hôn, hai vợ chồng bạn cần cùng phải có mặt tại cơ quan đăn ký. Khi xác định hai vợ chồng bạn tự nguyện kết hôn thì đại diện Ủy ban nhân dân xã vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn, sau đó hại vợ chồng bạn cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch UBND xã ký và cấp cho hai bạn 2 tờ đăng ký kết hôn. Muốn tái hôn lại với vợ cũ thì có cần đăng ký kết hôn không? (Hình từ Internet)" 7667,"Luật sư cho tôi hỏi: Nhà tôi có một khu vườn, sau khi tôi lập gia đình thì cha tôi đã phân chia cho tôi một khu đất và làm giấy tờ đất từ năm 1996. Nhưng sau đó năm 2006 cha tôi đã bán đất trên mãnh đất của ông và trên mãnh đất đó đã kề với ranh giới đất nhà tôi. Trong lúc người chủ mua đất, làm giấy tờ thì nhà tôi không hề biết và cũng không nói tôi xác minh ranh giới mà tự ý làm giấy tờ - Theo tôi được biết thì khi mua đất thì chủ đất phải cần xác minh ranh giới trước khi làm giấy tờ, nhưng người này lại không làm điều đó. Cho đến ngày 12/12/2011, người mua đất lại nói nhà tôi xâm chiếm đất và yêu cầu bồi thường: 1) Nói nhà tôi đã phá 300 cây chè qui ra tiền là 60 triệu đồng; 2) Rút lại cọc ranh giới mà trước đó nhà tôi đã trồng; 3) Trả lại đất đã chiếm mà người đó nói là nhà tôi đã chiếm 174m2. Vây tôi xin hỏi Luật Sư: Yêu cầu của người đó có hợp lý không? và nhà tôi phải làm như thế nào?Tôi xin chân thành cảm ơn Luật Sư!","1. Để làm rõ là ai lấn đất của ai thì phải xem lại giấy tờ sở hữu của hai bên (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ địa chính) so với diện tích đất mà hai gia đình sử dụng thực tế trên thực địa. Nếu diện tích đất mà gia đình bạn sử dụng lớn hơn đất có trong giấy tờ về quyền sử dụng đất, đồng thời gia đình hàng xóm thiếu đất thì có thể gia đình bạn phải trả lại đất cho người ta. Bạn lưu ý là căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của bạn là giấy cho đất năm 1996. Do vậy trong giấy đó ghi diện tích bao nhiêu thì bạn chỉ được sử dụng từng đó; Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của hàng xóm là Hợp đồng chuyển nhượng năm 2006. nên họ được sử dụng điện tích đất theo hợp đồng đó Việc xác minh rang giới đất khi chuyển nhượng không phải là thủ tục bắt buộc. 2. Nếu gia đình bạn phá cây của gia đình hàng xóm thì gia đình bạn phải bồi thường. Việc gia đình bạn có phải rút lại cọc ranh hay không sẽ căn cứ vào kết quả điều tra, xác minh sự việc." 33293,"Xin chào luật sư Điềm, xin vui lòng tư vấn giúp tôi vấn đề như sau: Năm 2000 tôi xây nhà với móng tường 20 cm và tường xây 10 cm, sau đó vài năm, nhà kế bên xây nhà áp sát tường nhà tôi và xây chồng lên móng nhà tôi. Vậy tôi có thể kiện đòi họ dỡ bỏ phần tường xây đè lên móng (móng hoàn toàn thuộc đất nhà tôi) không ?","Chào bạn! Mình cảm ơn vì bạn đã tin tưởng gởi câu hỏi cho mình. Về vấn đề của bạn mình thật sự rất khó trong việc xác định ranh đất. Việc xác định ranh đất có yếu tố quyết định trong việc bạn có được quyền yêu cầu nhà kế bên tháo dỡ hay không. Theo mình nếu bạn nhận thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm đối với ranh đất liền kề bạn có thể yêu cầu địa chính phường xác định chính xác lại ranh đất. Nếu nhà liên kề vi phạm bạn có quyền yêu cầu tháo dỡ hoặc yêu cầu thanh tra xây dựng kiểm tra lại ranh đất để xác định nhà bên có vi phạm về xây dựng hay không. Nếu các bên không giải quyết được bạn có quyền kiện ra tòa. Nhưng tình làng nghĩa xóm, bạn nên thương lượng trước. Chúc bạn thành công." 7090,"Vợ em bỏ đi ,rồi đưa theo con đi,,em muốn gặp con nhưng vợ không cho gặp. vì vợ chồng vẫn chưa ly hôn.vợ em làm như vậy có phải trái với luật hôn nhân gia dình không?",Nếu vợ chồng bạn đang trong thời kỳ hôn nhân không ai có quyền ngăn cản bên kia chăm sóc thăm viếng nếu đã ly thân chờ ly hôn. Em có thể nhờ chính quyền địa phương nơi vợ em tạm trú can thiệp yêu cầu vợ em phải thực hiện quyền làm cha của em. 25733,"Tôi được nhận thừa kế là nhà và đất từ bố mẹ. Đề nghị Quý báo cho biết khi tiến hành các thủ tục sang tên quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà nói trên, tôi có phải nộp lệ phí trước bạ không?","- Căn cứ khoản 10, điều 4, Nghị định 45/2011/NĐ-CP ngày 17-6-2011 của Chính phủ về Lệ phí trước bạ, có quy định một trong các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ là: Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu. Theo quy định tại khoản 10, điều 3, Thông tư 124/2011/TT-BTC ngày 31-8-2011 của Bộ Tài chính, hướng dẫn về lệ phí trước bạ, có hướng dẫn thêm về trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ, như sau: Nhà, đất thừa kế, hoặc là quà tặng giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu. Trường hợp này, nhà, đất được miễn lệ phí trước bạ là nhà, đất có nguồn gốc là tài sản thừa kế hoặc quà tặng mà người nhận tài sản lần đầu tiên được nhận thừa kế hoặc nhận quà tặng từ vợ (hoặc chồng), từ cha đẻ (hoặc mẹ đẻ), từ cha nuôi (hoặc mẹ nuôi), từ cha vợ (hoặc mẹ vợ), từ cha chồng (hoặc mẹ chồng), từ ông nội (hoặc bà nội), từ ông ngoại (hoặc bà ngoại), từ con đẻ (hoặc con nuôi), từ con dâu (hoặc con rể) từ cháu nội (hoặc cháu ngoại), từ anh, chị, em ruột. Trường hợp này, khi khai lệ phí trước bạ, người nhận tài sản phải xuất trình cho cơ quan thuế các giấy tờ hợp pháp chứng minh mối quan hệ với người cho, tặng hoặc xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người cho hoặc nhận tài sản thường trú về mối quan hệ giữa người cho và người nhận tài sản và bản tự cam kết của chủ tài sản về việc lần đầu tiên được nhận quà tặng hoặc thừa kế, nếu khai không đúng thì phải bị truy thu lệ phí trước bạ và phạt theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Như vậy, ông Trần Văn Chung có thể đối chiếu với các quy định pháp luật nêu trên để xem xét áp dụng vào trường hợp cụ thể của mình." 17538,"Quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình gồm vợ chồng và các con. Tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các con có tên trong sổ hộ khẩu nhưng chưa đủ tuổi thành niên. Hiện nay, các con đã đủ tuổi thành niên, tôi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có cần phải được sự chấp thuận của các con tôi hay không?","Theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Dân sự, đất được cấp cho hộ gia đình thì thuộc quyền sở hữu chung của tất cả mọi thành viên trong hộ gia đình. Việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu. Theo đó những người có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm mảnh đất nhà bạn được cấp giấy chứng nhận và vợ hoặc chồng của những người đó (nếu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận họ đã đăng ký kết hôn) đều có quyền sử dụng đối với mảnh đất và đều có quyền chuyển nhượng mảnh đất đó. Căn cứ vào khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Dân sự thì việc định đoạt tài sản chung của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý. Theo quy định tại khoản 2 Điều 146 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì hợp đồng chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất của hộ gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình đó thống nhất và ký tên. Do vậy, mặc dù lúc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các con của bạn chưa đủ tuổi thành niên nhưng hiện, các con đã thành niên, cho nên bạn muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên thì phải được sự đồng ý của các con bạn." 3568,"Tôi mua mảnh đất bằng giấy tay tại Q. Thủ Đức từ năm 2004 đến nay nhưng chưa xây dựng. Hiện nay, tôi đang có nhu cầu đăng ký làm sổ đỏ cho lô đất 45 met vuong của tôi. Nhưng vì làm giấy tay nên tôi không biết là có được phép hay không ? Và nều được thì tôi phải làm trình tư như thế nào ? tôi có phải đóng thuế gì hay không cho từ năm 2004 đến nay ?Tôi có hỏi chủ lô đất trước kia thì được biết đất có sổ đỏ; không tranh chấp.Nhân tiện đây, tôi muốn biết với diện tích 45 mét vuông thì có đượ","Kể từ ngày 1.7.2004 việc mua bán, chuyển nhượng đất phải lập thành hợp đồng vàcông chứng tại phòng công chứng thì mới có hiệu lực. Năm 2004 bạn chuyển nhượngbằng giấy tay thì bạn sẽ không được cấp sổ đỏ. Do vậy, bạn cần liên hệ với chủcũ để làm hợp đồng chuyển nhượng có công chứng để được cấp sổ đỏ. Hồ sơ cấp sổđỏ bao gồm: 1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng. 2. Giấy tờ chứng minh QSD đất đó ( GCN QSD đất... ) 3. Tờ khai thuế trước bạ. 4. Các giấy tờ liên quan khác. Hồ sơ nộp về Phòng TN-MT UBND Quận. Theo QĐ 19/2009 của UBND Tp.HCM thì diện tích tối thiểu để được tách thửa cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu vực Thủ Đức là: Đối với đất chưa cónhà ở là 80m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 5m2. Đối với đất đã có nhàthì diện tích tối thiểu là 50m2 và chiều rộng không nhỏ hơn 4m2. Như vậy, nếudiện tích đất 45m2 của bạn mà chưa có nhà thì không đủ điều kiện cấp GCN QSDđất. Trân trọng! Cafeland.vn" 25527,"Khi công chứng hợp đồng thế chấp, bên công chứng từ chối hợp đồng đăng ký vì công ty không có chức năng cho vay nên không được nhận thế chấp bằng tài sản đất đai. Công ty tôi không phải là tổ chức tín dụng, để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ của bên mua hàng thì công ty tôi có được nhận thế chấp bằng tài sản là quyền sử dụng đất hay không?","Do bạn không cung cấp thông tin về bên thế chấp là tổ chức hay cá nhân; hình thức sử dụng đất mà bên thế chấp đang sử dụng là đất được giao hay được Nhà nước cho thuê nên bạn có thể tham khảo các quy định sau để áp dung vào trường hợp cụ thể của bạn. 1. Trường hợp bên thế chấp là tổ chức sử dụng đất Theo quy định tại Điều 174 và 175 Luật Đất đai 2013 thì tổ chức được nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và tổ chức được nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm có quyền thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất (đất thuê trả tiền một lần) hoặc thế chấp tài sản gắn lền với đất (đất thuê trả tiền hàng năm) tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam. Trong trường hợp này thì công ty bạn không phải tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam thì không thể nhận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản trên đất được. 2. Trường hợp bên thế chấp là cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất Theo quy định tại khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai 2013 thì trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm thì có quyền “thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật.” Trường hợp này, công ty bạn hoàn toàn có quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật." 5986,Xin hỏi việc công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản có ý nghĩa như thế nào?,"Để có căn cứ khi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển QSDĐ, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản thì cần phải có Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng. Luật công chứng quy định thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch, trong đó tại khoản 1 Điều 49 có quy định về công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau: Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản. Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác. Như vậy, công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản rất quan trọng đối với việc phân chia di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản được công chứng là cơ sở để làm căn cứ cho việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản." 27407,"Đề nghị luật sư cho tôi biết Nhà nước có được ký hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không? Văn bản pháp luật nào quy định?","Theo quy định tại Khoản 1 Điều 698 Bộ luật dân sự 2005: “Điều 698. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây: 1. Tên, địa chỉ của các bên; ” Theo như quy định trên, chủ thể của hợp đồng không thể là “Nhà nước”. Và theo quy định tại Điều 4 Luật đất đai 2013: “Điều 4. Sở hữu đất đai Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.” Theo quy định trên thì đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước quản lý và trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Bởi vậy, “Nhà nước” không phải là chủ thể của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất." 430,"Dạ, em muốn hỏi: Bố họ Trần, mẹ họ Nguyễn khai sinh cho con họ Lê có được không? Vì một vài lý do cá nhân nên vợ, chồng em tính khai sinh cho con như vậy. Rất Mong được hỗ trợ.","Căn cứ Khoản 2 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền có họ, tên như sau: Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có) . Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Bên cạnh đo, tại Khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 quy định về nội dung đăng ký khai sinh gồm: - Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; - Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; - Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Như vậy, hiện nay pháp luật chỉ quy định việc đặt họ cho con là dựa theo họ cha hoặc họ mẹ, cụ thể thì họ cha hay họ mẹ là do hai người thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được sẽ dựa theo quy định của tập quán. Trường hợp của bạn đề cập khi bố họ Trần, mẹ họ Nguyễn khai sinh cho con họ Lê thì sẽ bên cơ quan hộ tịch sẽ từ chối. Trân trọng!" 4932,"Con trai tôi sinh ra được hơn 2 tuần rồi, cha nó bận đi làm xa chưa về nên tôi chưa đi đăng ký khai sinh cho con. Sinh con ra bao lâu thì phải đi khai sinh cho con, khi đăng ký khai sinh cần những giấy tờ gì và không đăng ký trong thời hạn pháp luật quy định có bị xử phạt gì không?","Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 chủa Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em. Người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định sẽ bị phạt cảnh cáo theo quy định tại Điều 27 Nghị định 110/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Thủ tục đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực. Khi đi đăng ký khai sinh, người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn). Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn. Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Xuất trình: Giấy chứng minh nhân dân của người đi khai sinh; sổ hộ khẩu hoặc sổ đăng ký tạm trú của cha, mẹ trẻ em." 20072,"Mình có vấn đề muốn trao đổi và nhờ luật sư giúp mình hướng giải quyết. mình copy nguyên văn sự việc để luật sư rõ và mong nhận sự hỗ trợ luật sư. Chúng tôi có nhận chuyển nhượng quyền sử dụng một phần đất có diện tích 424,8m 2 đất thổ cư, thửa đất số 23, thuộc tờ bản đồ số 3, tọa lạc tại: khu phố 3, phường 1, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre và tài sản gắn liền với đất là 01 căn nhà (cấp 4) có diện tích xây dựng là 112,7m 2 , diện tích sàn là 202,9m 2 có kết cấu nền gạch ceramic, móng khung bê tông cốt thép, vách tường, mái lợp tol, 02 tầng (01 trệt, 01 lầu). Bên chuyển nhượng là ông Trương Văn Hòa - sinh năm 1935, cư ngụ tại địa chỉ: số 234/16, đường Nguyễn Huệ, phường 1, thành phố Bến Tre và đồng chủ sở hữu gồm: - Bà Lê Thị Kim Hà - sinh năm 1939. - Ông Trương Thành Đức - sinh năm 1962. - Ông Trương Thành Trí - sinh năm 1963. - Ông Trương Thành Minh - sinh năm 1965. - Bà Trương Thị Hồng Hạnh - sinh năm 1968. - Bà Trương Thị Kim Cúc - sinh năm 1969. - Bà Trương Thị Kim Oanh - sinh năm 1971. Hợp đồng chuyển nhượng đã được các bên ký kết và công chứng vào ngày 10/5/2012 tại Phòng Công chứng số 1, Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre. Chúng tôi đã lập đầy đủ thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất (tạm gọi là giấy chứng nhận QSD đất) và đã được UBND Phường 1, thành phố Bến Tre xác nhận vào ngày 13/6/2012. Đại diện bên chuyển nhượng là ông Trương Văn Hòa đã làm Tờ cam kết chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở trên đất cho chúng tôi vào ngày 13/6/2012, đã nhận tiền đầy đủ và cam kết không khiếu nại hay tranh chấp bất kỳ điều gì liên quan đến thửa đất trên cũng như nhà cửa trên đất đã chuyển nhượng, đồng thời được UBND Phường 1 chứng thực vào ngày 13/6/2012. Chúng tôi đã hoàn chỉnh thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận QSD đất gửi đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Bến Tre vào ngày 13/6/2012 (biên nhận số 4974/BN-TNMT). Ngày 05/7/2012, chúng tôi nhận được Thông báo số 483/TB-VPĐKQSDĐ của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Bến Tre với nội dung: chưa thực hiện đúng thời gian quy định về xét duyệt hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của chúng tôi, với lý do là đã nhận đơn yêu cầu ngăn chặn việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của ông Trương Văn Hòa và bà Lê Thị Kim Hà với chúng tôi.  Ngày 18/7/2012, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bến Tre có Báo cáo xác minh số 104/BC-TNMT về việc giải quyết đơn kiến nghị của ông Đào Anh Lộc (ngụ tại 165, ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Trong đó: tổ xác minh khẳng định việc ông Đào Anh Lộc yêu cầu ngưng giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSD đất của chúng tôi là không phù hợp quy định của pháp luật. Đồng thời, tổ xác minh yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bến Tre tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSD đất cho chúng tôi theo trình tự thủ tục quy định . Tuy nhiên, cho đến nay đã 2 năm 6 tháng mà Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Bến Tre vẫn chưa hoàn chỉnh thủ tục cấp Giấy chứng nhận QSD đất cho chúng tôi. Chúng tôi được biết, ông Đào Anh Lộc có gửi đơn tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thực chất là hợp đồng đặt cọc) với ông Trương Văn Hòa và bà Lê Thị Kim Hà (đối với phần đất mà ông Hòa, bà Hà đã chuyển nhượng cho chúng tôi) tại Tòa án Nhân dân thành phố Bến Tre và đã được Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết theo Quyết định số 15/2013/QĐST-DS vào ngày 03/4/2013 và Quyết định số 10/2014/QĐST-DS ngày 03/3/2014. Sau đó, ông Lộc kháng cáo và được Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre giải quyết theo Quyết định số 67/2014/QĐ-PT ngày 18/4/2014, không chấp nhận kháng cáo của ông Lộc và giữ nguyên quyết định đình chỉ của Tòa án Nhân dân thành phố Bến Tre. Ngày 11/6/2014, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bến Tre gia hạn cho ông Lộc để ông yêu cầu cơ quan Công an giải quyết. Tuy nhiên, đến ngày 17/7/2014, Công an thành phố Bến Tre có Công văn số 347/CSĐT với nội dung không nhận đơn tố cáo của ông Lộc. Ngày 05/8/2014, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bến Tre ban hành Văn bản số 1443/TNMT-VPĐK yêu cầu ông Lộc cung cấp công văn thụ lý đơn tố cáo của cơ quan có thẩm quyền cao hơn (Công an tỉnh Bến Tre) nhưng ông không cung cấp được. Theo Công văn số 1464/TNMT-VPĐK ngày 08 tháng 8 năm 2014 của Phòng Tài nguyên và Môi trường về việc cấp Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền đối với thửa đất số 23, tờ bản đồ số 3, phường 1, thành phố Bến Tre có nêu rõ: “…yêu cầu ông Đào Anh Lộc trong thời gian 30 ngày (kể từ ngày nhận được Văn bản số 1443/TNMT-VPĐK - tức là ngày 12/8/2014) phải cung cấp được thông báo thụ lý của cơ quan chức năng. Nếu ông Đào Anh Lộc không cung cấp được thông báo thụ lý của cơ quan chức năng cấp tỉnh (Công an tỉnh Bến Tre)...thì Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bến Tre sẽ tiếp tục báo cáo UBND thành phố Bến Tre cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Châu Phú Nhã đồng sử dụng với ông Châu Phú Đức (nhận chuyển nhượng QSD đất từ ông Trương Văn Hòa và bà Lê Thị Kim Hà) theo đúng quy định của pháp luật…”. Tuy nhiên, đến nay  chúng tôi vận chưa nhận được giấy báo thực hiện nghĩa vụ tài chính cũng như Giấy chứng nhận QSD đất. tôi có làm đơn yêu cầu cấp GCN QSD đất với nội dung như trên thì được UBND thành phố bến tre mời lên họp và tiếp tục cho ông lộc làm đơn khiếu nại đến tòa an trong vòng 10 ngày không cung cấp được thụ lý của tòa án thì xin ý kiến của chủ tịch chuyển QSD đất cho tôi (ý kiến của Phó chủ tịch). tuy nhiên đến nay chúng tôi vẫn nhận đc sự im lặng từ UBND thành phố bến tre. chúng tôi phải làm thế nào, mong luật sư giúp đỡ chúng tôi. Trân trọng cảm ơn Luật sư!!!!!","Chào bạn Theo như bạn trình bày thì việc thủ hiện thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của gia đình bạn với ông Hòa là đúng quy định của pháp luật, bạn đã làm đầy đủ thủ tục xin cấp Giấy Chứng nhận QSD đất thì UBND Tp Bên Tre có trách nhiệm cấp GCN cho gia đình bạn. Việc tranh chấp liên quan đến hợp đồng đặt cọc không liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bạn, việc UBND thành phố Bên Tre không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ để bạn thực hiện quyền khởi kiện đối với hành vi hành chính của UBND thành phố Bên Tre. Trong trường hợp này bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân thành phố Bên Tre đề được xem xét giải quyết." 25882,Cách xử lý chồng giấu tài sản chung khi ly hôn như thế nào?,"Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Minh Thu, hiện tại đang sinh sống và làm việc tại Long An, có vấn đề thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn. Tôi kết hôn hồi đầu năm 2014, cuộc sống hôn nhân cũng diễn ra êm đềm, gia đình tôi có một con trai. Từ đó tới nay, mọi tài sản của gia đình tôi đều giao cho chồng quản lý. Tiền lương, thưởng tôi cũng đưa chồng giữ rồi bỏ vào sổ tiết kiệm chung của vợ chồng. Tới gần đây, tôi phát hiện chồng giấu tôi lấy tiền đem về cho anh em nhà chồng, tôi có hỏi thì chồng cứ chối phăn đi, đã vậy còn không ngớt lời chửi mắng tôi ích kỷ này nọ. Nhiều lần như vậy, tôi không thể chấp nhận nổi nên đã quyết định ly hôn với anh ấy. Khi ra tòa ly hôn, anh ấy chỉ khai rằng tài sản chung có nhà cửa, xe và một ít tiền trong ngân hàng. Nhưng tôi nắm rất rõ, tài sản chung mà vợ chồng tôi tạo lập có một khoản tiền rất lớn trong ngân hàng nhưng anh ấy cố tình giấu đi, chỉ trình ra có một phần nhỏ trong số đó. Tôi yêu cầu tòa điều tra, xác minh lại nhưng tòa lại nói rằng muốn vậy thì chính tôi phải trình ra chứng cứ chứng minh chứ tòa không có nghĩa vụ xác minh lại nữa. Xin hỏi, tòa nói thế có đúng không? Trường hợp của tôi phải giải quyết thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn! (minh.long***@gmail.com)" 22729,Thủ tục khai tử thực hiện như thế nào?,"Tại Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về thẩm quyền đăng ký khai tử như sau: 1. Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 2. Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử. Công chức tư pháp - hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Theo đó, để thực hiện khai tử thì người di khai tử phải thực hiện các bước được quy định như trên. Trân trọng!" 15874,"Tôi xin trình bày hoàn cảnh cụ thể gia đình tôi và xin Luật sư tư vấn giúp: - Ông Bà nội tôi sinh được 7 người con (5 nam, 2 nữ) người con con cả là liệt sỹ (Bác liệt sỹ có 2 con trai) Năm 2012 trước khi Bà nội tôi mất, hai Ông Bà đều ký vào di chúc: ""Để lại đất cho cháu trưởng, cùng các cô chú, có tránh nhiệm tu bổ, xây nhà thờ , không được bán và sang nhượng"" đã được UBND xã công chứng. Sang năm nay cháu trưởng của Ông nội tôi muốn Ông nội hủy di chúc cũ và thay di chúc bằng việc cho cháu trưởng toàn quyền sử dụng đất, chuyển tên sổ đỏ cho cháu trưởng. Ông nội tôi đồng ý với ý của cháu trưởng, nhưng chú ruột tôi không đồng ý, và nói nếu ông giao toàn bộ đất cho cháu trưởng chú tôi sẽ kiện đòi lại quyền được thừa hưởng đất của mình.   Vậy tôi xin Luật sư tư vấn cho: 1) Anh cháu trưởng của Ông nội tôi có được toàn quyền sử dụng đất đó không? 2) Nếu chú tôi kiện thì chú tôi có được hưởng theo di chúc cũ (có cả Bà nội tôi ký tên không) Tôi xin chân thành cảm ơn và mong sớm nhận được hồi âm để tư vấn cho gia đình khỏi khúc mắc.","Việc thừa kế theo di chúc pháp luật quy định rất rõ ràng, ông bà nội của bạn có để lại di chúc chung về việc phân chia tài sản chung vợ chồng (Cụ thể là để lại để thờ cúng). Nếu di chúc có hiệu lực pháp luật thì việc chia như sau: Bà của bạn đã mất, ông của bạn còn sống nếu muốn thay đổi di chúc thì chỉ thay đổi được phần nội dung di chúc liên quan đến phần tài sản của ông bạn. Phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của bà bạn thì vẫn được chia theo di chúc. Bạn có thể tham khảo một số điều luật sau: ""Điều 652. Di chúc hợp pháp 1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Điều [Điểm neo] 663. Di chúc chung của vợ, chồng Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Điều 664. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng 1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào. 2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.""" 20042,Tôi đã ly hôn và phải nuôi hai con. Chồng cũ của tôi có mức thu nhập hàng tháng là 10 triệu đồng. Vậy anh ấy phải trợ cấp tiền nuôi con hàng tháng là bao nhiêu?,"Theo quy định tại khoản 1 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.” và “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”. Tiền cấp dưỡng nuôi con được quy định tại mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP như sau: ""Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý..."". Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng, Tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng. Như vậy, pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể mức cấp dưỡng mà Tòa án sẽ xem xét mức cấp dưỡng trong từng trường hợp cụ thể." 29670,"Hiện tại công ty tôi đang có một hợp đồng ký kết với công ty Hàn Quốc cung cấp hàng hóa đã hoàn thành, nội dung như sau: - Công ty tôi ký hợp đồng cung cấp hàng hóa cho một công ty tại Hàn Quốc. Công ty Hàn Quốc này đã trúng thầu cung cấp thiết bị cho các trường dạy nghề tại Việt Nam. Việc bàn giao và nghiệm thu hàng hóa của hợp đồng này sẽ do công ty tôi làm việc trực tiếp với các trường dạy nghề tại Việt Nam. - Công ty Hàn Quốc sẽ thanh toán toàn bộ giá trị của hợp đồng trên cho công ty tôi.(Toàn bộ tờ khai nhập khẩu lô hàng Công ty tôi nhập về để bán, được mở trực tiếp cho các trường dạy nghề)Vậy tôi mong Ban tư vấn có thể trả lời giúp một số vướng mắc : 1, Các giấy tờ pháp lý để thực hiện việc giao dịch này theo đúng quy định cuả pháp luật? 2, Công ty tôi có phải mở tờ khai hải quan để xuất khẩu hàng hóa sang Hàn quốc không? Nếu phải mở tờ khai xuất khẩu thì số thuế GTGT đầu vào có được khấu trừ không? 3, Cách xuất hóa đơn GTGT như thế nào?","Qua thư bạn gửi, CENSTAF có vài ý kiến sau: 1/ Các giấy tờ pháp lý để thực hiện việc giao dịch này theo đúng quy định cuả pháp luật? TL: Về giấy tờ gồm: Hợp đồng cty bạn ký với cty Hàn Quốc, Tờ khai hàng Nhập khẩu, PXK, hóa đơn GTGT xuất cho cty HQ, Biên bản giao hàng và nghiệm thu với các trường nghề VN. 2,3/ Công ty Tân phát có phải mở tờ khai hải quan để xuất khẩu hàng hóa sang Hàn quốc không? Nếu phải mở tờ khai xuất khẩu thì số thuế GTGT đầu vào có được khấu trừ không? và Cách xuất hóa đơn GTGT như thế nào? TL: - Nếu cty HQ ký Hợp đồng với bên bạn mà họ không có nơi ở thường trú tại VN (không hoạt động theo luật DN và luật đầu tư VN) nghĩa là cty HQ ở nước ngoài chứ không phải ở trong nước thì cty bạn ký HĐ ngoại với cty đó để bán hàng cho họ nhưng giao hàng lại ở VN theo ủy quyền của họ thì khi đó cty bạn phải mở tờ khai hải quan (Tờ khai xuất khẩu) dưới dạng xuất khẩu tại chỗ theo TT 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của BTC. Nếu là Hợp đồng XK thì khi làm xong thủ tục Hải quan cty bạn phải xuất hóa đơn xuất khẩu (tự in hoặc đặt in mà không dùng hóa đơn GTGT) và được hưởng thuế suất 0%, khi đó thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. - Nếu cty Hàn Quốc được thành lập theo luật DN Việt Nam (cty 100% vốn nước ngoài) hoạt động ở VN thì Hợp đồng cty bạn ký với cty HQ là Hợp đồng kinh tế (nội địa). Như vậy cty bạn không phải làm thủ tục mở Tờ khai XK vì không phải là hoạt động XK. Vì là bán hàng nội địa thì cty bạn xuất hóa đơn GTGT để giao hàng và nếu mặt hàng bán ra chịu thuế GTGT theo TT 129 thì đầu ra cty bạn phải tính thuế GTGT và đầu vào sẽ được khấu trừ. * Chú ý: Vì dự án của cty bạn là dự án ODA phục vụ cho hoạt động giáo dục, dạy nghề ở VN nên thường không chịu thuế GTGT. bạn cần phải hiểu rõ hơn về việc bán hàng cho các dự án ODA để viết hóa đơn cho chuẩn nhé. bạn có thể làm công văn gửi Cục thuế quản lý để được hướng dẫn bằng văn bản để áp dụng nhé. Chúc bạn sức khỏe và thành công!" 30042,"Hôm nay bạn tôi đến chơi, và sẽ ở lại qua đêm. Tôi được biết là phải thực hiện thông báo lưu trú đến công an phường, tuy nhiên nhà cũng ở xa nên tôi có thể báo qua số điện thoại của công an phường được không? Nhờ hỗ trợ!","Căn cứ Điều 31 Luật cư trú 2006 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật cư trú sửa đổi năm 2013 quy định: - Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú. - Đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn; trường hợp người đến lưu trú tại nhà ở của gia đình, nhà ở tập thể mà chủ gia đình, nhà ở tập thể đó không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng Internet, mạng máy tính. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, địa chỉ mạng Internet, địa chỉ mạng máy tính, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân biết. - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. => Như vậy, căn cứ quy định trên thì bạn có quyền thông báo lưu trú qua số điện thoại của công an phường bạn cư trú, và phải thực hiện trước trước 23 giờ. Trên đây là nội dung hỗ trợ! Trân trọng!" 14492,"Em đi làm giấy ủy quyền đến phòng công chứng họ bắt em 3 việc như sau mà em sững sờ: - Phải có tên, tuổi, địa chỉ có Người được ủy quyền, mang theo cả CMND của họ đi nữa (tại sao phải vậy, em cần ủy quyền cho ai thì em viết sau là quyền em chứ, chả lẽ đến lúc tìm được người rồi mới lóc cóc đi ra phòng công chứng chờ họ làm cho xong à. Văn bản pháp luật nào quy định việc này?) - Phải có ""căn cứ ủy quyền"": ví dụ như em muốn thay mặt ai đó để tham gia tố tụng cho họ, thì cũng phải có giấy của Tòa à, em cứ làm giấy đi đã rồi nếu không có giấy của Tòa thì em cũng có dùng được ủy quyền này để thực hiện công việc tham gia tố tụng đâu, mà pháp luật Việt Nam chán thế nhỉ, quay người ta như chong chóng, mà tóm lại thì vấn đề bắt buộc phải có ""căn cứ ủy quyền"" này được quy định tại điều khoản điểm nào trong văn bản nào? - Họ lưu giữ lại bản sao của mình làm gì? Em xin cảm ơn!","Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "" Điều 142. Đại diện theo ủy quyền 1. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện. 2. Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản. Điều 143. Người đại diện theo ủy quyền 1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. 2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. Ðiều 581. Hợp đồng ủy quyền Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định ."" Như vậy, pháp luật cho phép được đại diện theo ủy quyền trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, một người muốn ""ủy"" cái ""quyền dân sự"" của mình cho người khác thì phải có căn cứ chứng minh là mình đang có cái ""quyền"" ấy thì mới ""ủy"" được. Vì vậy, bạn bắt buộc phải có căn cứ để chứng minh ""quyền"" dân sự của mình thì mới có thể ""ủy"" thác cho người khác thực hiện quyền đó thay bạn. Việc công chứng viên yêu cầu bạn phải xuất trình căn cứ ủy quyền là đúng pháp luật." 29839,"Việc từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đình Chinh. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Đình Chinh (dinhchinh*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 182 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì việc từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định cụ thể như sau: Đơn đăng ký bảo hộ bị từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp giống cây trồng không đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 176 và Điều 178 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trong trường hợp từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thực hiện các thủ tục sau đây: - Thông báo về dự định từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người đăng ký khắc phục thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối; - Thông báo từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng nếu người đăng ký không khắc phục được các thiếu sót và không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối quy định tại khoản 1 Điều 182 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; - Thực hiện các thủ tục quy định tại Điều 183 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nếu người đăng ký khắc phục được các thiếu sót hoặc có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối quy định tại khoản 1 Điều 182 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trên đây là nội dung tư vấn về việc từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 26266,"Cho mình hỏi: Tường nhà mình với nhà hàng xóm là chung, nhà hàng xóm ngay cạnh bên bắn vít áp tôn vào tường thì họ có vi phạm pháp luật không?","Khoản 3 Điều 176 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý. Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình. Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo quy định nêu trên, đối với tường nhà chung thì chủ sở hữu bất động sản liền kề không được đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý. Như vậy, hàng xóm của bạn không được tự ý bắn vít tôn vào tường khi chưa có sự đồng ý của bạn. Trân trọng!" 19052,"Xin luật sư tư vấn giùm: Khi vợ chồng ly hôn, tài sản chung là một miếng đất được chia theo quyết định của tòa, một người nhận đất trả tiền cho người kia.  Vậy khi làm lại thẻ chứng nhận quyền sử hữu đất tên một người, có phải nộp các khoản thuế thu nhập và lệ phí trước bạ không? Xin cảm ơn.","Chào bạn! Trường hợp bạn nêu thì được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thôngtư số 111/2013/TT-BTC: “... Trường hợp bất động sản ( bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế."" Còn về lệ phí trước bạ thì theo quy định về các trường hợp được miễn tại Điều 4 Nghịđịnh 45/2011/NĐ-CP không có quy định trường hợp như bạn nêu. Vì vậy, trường hợp bạn nêu không được miễn lệ phí trước bạ vì lúc này không còn là vợ, chồng." 16511,"Chồng tôi mới đi nghĩa vụ quân sự, con gái tôi 3 tuổi đang đi học tại trường mầm non công lập tại phường, tôi muốn hỏi như vậy con tôi có được nhận hỗ trợ gì từ nhà nước không?","Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP có quy định về Chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được quy định cụ thể như sau: ... 2. Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập, ngoài công lập theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 . Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì trong trường hợp này con chị sẽ là người được miễn, giảm học phí theo quy định của pháp luật, hồ sơ, trình tự, trách nhiệm giải quyết và thời gian hưởng chế độ miễn học phí được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 95/2016/TT-BQP chị có thể tham khảo thêm. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà chị thắc mắc. Trân trọng!" 139,"Chế độ đăng ký lại việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Phạm Thái Tùng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động nuôi con nuôi tại Việt Nam. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, chế độ đăng ký lại việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Trân trong! Phạm Thái Tùng (thaitung*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi thì chế độ đăng ký lại việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được quy định cụ thể như sau: - Việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, nhưng cả Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đăng ký nuôi con nuôi bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại, nếu cả cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại. - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây thực hiện đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Sở Tư pháp nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây thực hiện đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. - Người có yêu cầu đăng ký lại việc nuôi con nuôi phải nộp Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi đó, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người yêu cầu đăng ký lại 01 bản chính Giấy chứng nhận nuôi con nuôi. Đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì Giám đốc Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài để cấp cho người yêu cầu đăng ký lại. - Trong mục ghi chú của bản chính các giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều này và Sổ đăng ký nuôi con nuôi phải ghi rõ là đăng ký lại. Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ đăng ký lại việc nuôi con nuôi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 19/2011/NĐ-CP. Trân trọng!" 34204,"Vợ tôi có vay tiền của một người bạn. Nay chúng tôi ly hôn, vợ tôi nói: số tiền này cô ấy sử dụng để chi trả sinh hoạt hàng ngày và tham gia đầu tư để tạo ra nguồn thu nhập của gia đình, tôi phải có trách nhiệm trả nợ cùng cố ấy. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có phải liên đới chịu trách nhiệm khoản tiền mà vợ tôi đã vay hay không? (Minh Phương - Hải Dương)","Luật gia Trần Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ) quy định: “Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: 1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; 2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; 3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; 4. Nghĩa v [Nghĩa vụ tài sản của vợ đối với khoản vay của chồng?] ụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; 5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; 6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan” (Điều 37). “Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình”(khoản 20 Điều 3). Căn cứ các quy định trên, đối chiếu với trường hợp của anh, nếu đúng khoản tiền vợ anh đã vay là để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (như nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa bệnh và các nhu cầu thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người…), hoặc để đầu tư kinh doanh tạo ra nguồn thu nhập chung của gia đình, đây là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, anh phải có trách nhiệm liên đới trả nợ. Tuy nhiên, nếu khoản tiền này được vợ anh vay ngoài 06 trường hợp quy định tại Điều 37 Luật HN&GĐ nếu trên, ví dụ như chỉ để đáp ứng nhu cầu cá nhân của cô ấy, mà không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc để đầu tư kinh doanh tạo ra nguồn thu nhập của gia đình, thì anh không có nghĩa vụ phải liên đới trả nợ đối với khoản nợ trên." 14233,"Kính chào, Tôi là phụ huynh của con trai sinh năm 1997. Kính nhờ Luật sư trả lời gấp, con tôi có BUỘC PHẢI gia nhập NVQS ? (riêng điều 1 này thôi): 1/ Bị Loạn Thị - mắt phải 2,5 mắt trái 2,0. 2/ Con đã và đang SV năm 3 ĐHoc, và mỗi năm đều gửi giấy xác nhận SV về phường được hoãn NVQS. Nhưng, ngay bây giờ chuẩn bị vào năm 4, con muốn nghỉ ĐH, thay đổi ước mơ nghề yêu thích ở Trường Đào tạo chuyên môn 2,5 năm, bằng cấp Cao đẳng Quốc Tế. (tên cụ thể: Trường đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện Arena Multimedia ). * Vậy nếu con tôi chuyển trường, là KHÁC qui luật được hoãn NVQS ? (:""Trình độ đào tạo của một khóa đào tạo"" ) và sẽ bị gọi gia nhập? ** Nếu con tôi chuyển trường, (giả sử) là bị gọi gia nhập do khac qui luật hoãn, nhưng kèm theo con bị Loạn Thị 2,5 thì kết lại Vẫn KHÔNG bị gọi gia nhập ?? Kính nhờ Luật sư hồi âm gấp. Rất cảm ơn. Kính chúc sức khỏe.","1/ Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP thì: Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Và căn cứ theo hướng dẫn tại hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP về phân loại sức khỏe có quy định: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5; - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. Áp dụng đối với trường hợp con của Anh/Chị, theo Bảng 2 (Số thứ tự 5) Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BQP-BYT thì sức khỏe con của Anh/Chị thuộc đối tượng đạt điểm 6. Như vậy trường hợp của con của Anh/Chị thuộc loại 6. Và theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, trường hợp này sẽ tạm hoãn gọi nhập ngũ. 2/ Theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì: Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Như vậy, khi con của Anh/Chị không muốn học Đại học nữa mà muốn chuyển sang trường khác thì sẽ không thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ. Tuy nhiên vì bị loạn thị (sức khỏe điểm 6 - Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém theo quy định của Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BQP-BYT) nên trường hợp này vẫn sẽ tạm hoãn gọi nhập ngũ Anh/Chị nhé." 624,Giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm bị phạt như thế nào?,"Căn cứ Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về h ành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm như sau: 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. Theo đó, hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị buộc tiêu hủy tang vật vi phạm." 1109,"Xin chào, cho mình hỏi. Giấy đất nhà mình lúc trước ba mẹ mình đứng tên, sau đó chuyển lại cho bà nội mình đứng tên. Bây giờ bà nội mình chết rồi, bà nội có 7 người con, 4 người định cư ở nước ngoài. Ba mình có ký không nhận di sản thừa kế rồi. Bây giờ có hủy được không?","Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Từ chối nhận di sản: 1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. 2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. 3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Theo Điều 117 Bộ luật này thì: Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Như vậy, việc bố bạn ký vào văn bản từ chối nhận di sản thừa kế phải do chính bố bạn tự nguyện, không bị ép buộc thì văn bản mới có giá trị. Ở đây, theo trình bày thì bố bạn bị tai biến, có chứng nhận của bác sỹ, bị những người thừa kế khác ép buộc ký vào văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, do đó, trong trường hợp này văn bản sẽ không có giá trị. Trân trọng!" 6346,Khái niệm hình thức của giao dịch dân sự là gì?,"Hình thức của giao dịch dân sự là cách thức biểu hiện ra bên ngoài của những nội dung của nó dưới một dạng vật chất hữu hình nhất định. Theo đó, những điều khoản mà các bên đã cam kết thỏa thuận phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định, hay nói cách khác hình thức của giao dịch là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định. Theo quy định tại Điều 121 Bộ Luật Dân Sự 2005: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Ý nghĩa: Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, trong việc di chuyển tài sản và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội. Trong nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, thông qua giao dịch dân sự, các chủ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, các nhu cầu khác trong cuộc sống hàng ngày. Điều 124 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo quy định đó”. Tuỳ theo tính chất của đối tượng giao dịch và nhu cầu quản lý của nhà nước mà phápluật dân sự có những yêu cầu khác nhau về hình thức của giao dịch. Hình thức miệng (bằng lời nói): Đối với các giao dịch đáp ứng cho nhu cầu vật chất và tinh thần hàng ngày của cuộc sống và thông thường giá trị tài sản không lớn thì chỉ cần các bên thể hiện bằng lời nói, có sự tự nguyện, thống nhất ý chí của các bên là giao dịch đó có hiệu lực. Thông qua hình thức này các bên chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về những nội dung cơ bản của hợp đồng. Ví dụ bạn thân cho mượn tiền hay đi mua đồ ở chợ…. Tuy nhiên, có loại giao dịch không đòi hỏi phải có sự thống nhất ý chí của hai bên mà chỉ cần 1 bên bày tỏ ý chí bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể ví dụ như viết di chúc. Song có những loại giao dịch pháp luật bắt buộc hai bên phải thể hiện bằng văn bản và còn có trường hợp phải có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Hình thức viết (bằng văn bản): Các cam kết của các bên trong hợp đồng sẽ được ghi nhận lại bằng một văn bản. Trong văn bản đó các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản, thông thường hợp đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản. Căn cứ vào văn bản hợp đồng các bên dễ dàng thực hiện quyền của mình và thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia vì vậy bản hợp đồng đó coi như là một bằng chứng, chứng minh quyền dân sự của mình. Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý vững chắc hơn so với hình thức miệng vì vậy trong thực tế những giao dịch quan trọng, có giá trị lớn hoặc những giao dịch có tính “nhạy cảm” đối với những đối tượng và người giao kết “nhạy cảm” thì nên thực hiện bằng hình thức văn bản và tốt nhất là nên có công chứng nếu có điều kiện. Theo quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì chỉ trong những trường hợp có quy định của pháp luật về loại giao dịch nào đó phải tuân theo những hình thức nhất định và hình thức đó là điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì hình thức của giao dịch mới trở thành một điều kiện bắt buộc để giao dịch đó có hiệu lực." 34873,"Bạn trai em quê ở Hà Nam, em thì ở Quảng Trị, cả 2 chúng em đều làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng em có kế hoạch kết hôn trong năm nay và dự định trong tháng tới sẽ tranh thủ đăng kí kết hôn. Sau khi tham khảo một vài trang về hướng dẫn những giấy tờ để đăng kí kết hôn, em thấy từ lúc làm xong thủ tục tới lúc nhận giấy chứng nhận kết hôn mất tới 5 - 7 ngày. Bạn trai em đang tranh thủ đi về quê để xin giấy chứng nhận độc thân. Sau đó chúng em sẽ về Quảng Trị để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Công việc chúng em đều khá bận, thường xuyên phải đi công tác xa, chúng em định nhân dịp lễ 30/4 này về thăm bố mẹ rồi tranh thủ đăng kí luôn trước khi đám cưới tháng 8 tới đây. Tuy nhiên vấn đề của chúng em là thời gian. Chúng em không thể ở quê để đợi hoàn thành thủ tục trong 5 - 7 ngày được. Vậy xin phép được hỏi luật sư với trường hợp chúng em phải làm sao có thể rút ngắn thời gian thủ tục đăng kí hết hôn hoặc có cách khác được không ạ. Em xin chân thành cảm ơn.","Theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về vấn đề đăng ký và quản lý hộ tịch và Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 thì sau khi nộp hồ sơ để đăng ký kết hôn hợp lệ gồm tờ khai đăng ký kết hôn, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hay xác nhận tình trạng hôn nhân trong tờ khai đăng ký kết hôn, nếu thấy 2 bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn cho hai bên trong thời gian 5 ngày làm việc. Mặc dù vậy, từ năm 2012, nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158/2005/NĐ – CP về đăng ký và quản lý hộ tịch đã rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn từ 05 ngày xuống còn 03 ngày. Trong trường hợp cần xác minh thêm thông tin, thì thời hạn trên có thể kéo dài không quá 5 ngày làm việc. Trong trường hợp của 2 bạn, bạn trai của bạn cư trú tại Hà Nam tuy nhiên lại đăng ký kết hôn ở Quảng Trị, vì vậy để tránh việc phải kéo dài thời gian cho quá trình xác minh, 2 bạn nên xuất trình thêm giấy chứng minh nhân dân và nộp kèm theo giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn cư trú về tình trạng hôn nhân của bạn trai bạn." 7638,"Tôi muốn mua một mảnh đất ở Bình Chánh, TP.HCM với giá là 2,7 tỷ đồng. Đất này đang thế chấp ngân hàng và giấy tờ tôi đã kiểm tra thì số tiền nợ ngân hàng là 1,3 tỷ đồng. Phía bên chủ nhà không có khả năng trả tiền cho Ngân hàng, nhưng nếu bán cho tôi với giá 2,7 tỷ đồng thì có thể trả được cho Ngân hàng. Tôi cùng bên chủ đất có thỏa thuận việc trả 1,3 tỷ cho Ngân hàng. Sau khi lấy giấy tờ nhà tôi sẽ trả nốt phần còn thiếu là 1,4 tỷ đồng. Diện tích đất là 1.200 m2­ trong đó có 800 m2­ đang là đất thổ cư, diện tích còn lại là đất nông nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi sang đất thổ cư. Đất đang chuyển đổi đã được chính quyền địa phương đồng ý nhưng họ chỉ chấp nhận cho chuyển đổi khi rút được giấy tờ gốc của mảnh đất đấy. Vậy em muốn hỏi trường hợp của em thì có được mua mảnh đất này không?","Theo Điều 348, 349 Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ thế chấp tài sản như sau: “Điều 348. Nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản Bên thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây: 1. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; 2. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị; 3. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp; 4. Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 349 của Bộ luật này. Điều 349. Quyền của bên thế chấp tài sản Bên thế chấp tài sản có các quyền sau đây: 1. Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận; 2. Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp; 3. Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán. 4. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý. 5. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết; 6. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.” Đối chiếu với quy định nêu trên, nếu bạn muốn mua mảnh đất đã thế chấp tại ngân hàng thì phải có sự đồng ý của ngân hàng. Nếu ngân hàng đồng ý thì bạn và chủ sử dụng đất thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để làm thủ tục sang tên mảnh đất trên. Bạn có thể làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng được lập thành văn bản và được công chứng. Sau khi có hợp đồng công chứng, bạn đến cơ quan đăng ký nhà và đất quận, huyện nơi có đất để làm thủ tục sang tên." 1243,"Xin chào Luật sư, tôi có ký hợp động vay tiền của anh B, hợp đồng vay là hợp đồng không kỳ hạn, vì không có thỏa thuận về thời hạn trả nợ và tôi không phải trả lãi. Vậy cho tôi hỏi, đối với trường hợp này thì khi nào tôi mới được trả nợ?","Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Hợp đồng vay tài sản có thể được chia thành hai loại (theo thời hạn của hợp đồng) là hợp đồng vay có kỳ hạn và hợp đồng vay không kỳ hạn. Trong đó, hợp đồng vay có kỳ hạn có thể hiểu là loại hợp đồng mà trong đó các bên tham gia (bên cho vay và bên đi vay) có thỏa thuận về việc trả tài sản vay trong một thời hạn nhất định; còn hợp đồng vay không kỳ hạn có thể hiểu là loại hợp đồng mà trong đó các bên tham gia không thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản vay. Tại Điều 469 Bộ luật dân sự 2015 quy định việc thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn như sau: ""Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn 1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý."" Như vậy: Căn cứ quy định được trích dân trên đây thì đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Do đó: Đối với trường hợp mà bạn đã cung cấp cho chúng tôi thì trừ trường hợp bạn và bên cho vay có một thỏa thuận khác về việc trả nợ, thì bạn có quyền trả nợ cho bên cho vay (cho dù bên cho vay có đồng ý hay không) sau khi đã thông báo cho bên cho vay về thời gian bạn trả nợ trong một thời gian hợp lý. Khi đó, bên cho vay có nghĩa vụ nhận lại tài sản cho vay theo quy định pháp luật. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 7989,Công dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ gì?,"Theo Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp cụ thể như sau: Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp 1. Công dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau: a) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở); b) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong); c) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; d) Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; đ) Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở; e) Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình; g) Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; h) Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên; i) Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở; Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải đăng ký, đăng kiểm; k) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở; l) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức). 2. Trường hợp công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú phải có thêm giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú gồm: Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở có thể hiện thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 3. Trường hợp thông tin chứng minh về chỗ ở hợp pháp của công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được kết nối, chia sẻ với cơ quan đăng ký cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú tự kiểm tra, xác minh, không yêu cầu công dân phải cung cấp giấy tờ chứng minh. Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì c ông dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ sau đây: - Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp công trình và đã xây dựng xong). - Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. - Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở. - Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở. - Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình. - Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực. - Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp. - Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. - Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp. Trân trọng!" 30384,Em có mảnh vườn ông nội để lại cho em. Khi sống ông nói để lại cho em nhưng ông chưa kịp viêt giấy di chúc. Thì ông qua đời nay em muôn làm bìa. Thì địa chính xã bão đất không rõ ràng. Em muốn hỏi có bộ luật nào giúp em làm được bìa và thủ tục như thế nào?,"Về chủ đất nếu bạn không có di chúc hay văn bản nào thể hiện việc tặng cho đất từ ông nội bạn sang bạn thì đấy được coi là di sản thừa kế của ông nội bạn và được để lại theo pháp luật cho những người thừa kế của ông bạn gồm: - Cụ ông, cụ bà người đẻ ra ông bạn (bếu còn sống); - Bà nội bạn (Nếu còn sống); - Các con của ông nội bạn (kể cả con đẻ, con nuôi, con riêng) nếu là con mà ai chết trước ông nội bạn thì cháu (con của những người đó) sẽ là người thừa kế thế vị. Bạn làm đơn đề nghị UBND cấp xã cấp sổ đỏ, nếu có gì không phù hợp thì ra thông báo bạn làm theo thông báo là được." 5514,Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm văn học năm 2023?,Dưới đây là mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm văn học năm 2023. Tải về mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm văn học năm 2023. 19401,Thời gian tập sự có được tính vào thời gian tính hưởng trợ cấp thâm niên không?,"Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 77/2020/NĐ-CP quy định về thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau: 1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau: a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập. b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập). c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có). d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề. 2. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên a) Thời gian tập sự. b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên. c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. d) Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định. đ) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. e) Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này. Như vậy , theo quy định hiện hành thì thời gian bạn tập sự ban đầu của bạn sẽ không được tính vào thời gian để tính hướng trợ cấp thâm niên." 23194,"Quyền và nghĩa vụ của con theo Luật Hôn nhân và gia đình 1959 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Khang. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, quyền và nghĩa vụ của con theo Luật Hôn nhân và gia đình 1959 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Thanh Khang (thanhkhang*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình 1959 thì quyền và nghĩa vụ của con được quy định cụ thể như sau: Con cái có nghĩa vụ kính yêu, săn sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Luật Hôn nhân và gia đình 1959 cũng quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ như sau: Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái. Cha mẹ không được hành hạ con cái, không được đối xử tàn tệ với con dâu, con nuôi, con riêng. Nghiêm cấm việc vứt bỏ hoặc giết hại trẻ con mới đẻ. Người vứt bỏ hoặc giết hại trẻ con mới đẻ và người gây ra những việc ấy phải chịu trách nhiệm về hình sự. Trên đây là nội dung tư vấn về quyền và nghĩa vụ của con theo Luật Hôn nhân và gia đình 1959. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 1959. Trân trọng!" 13002,Mộ tổ nhà em đã chôn cất ở một khu đất lâm nghiệp không có chủ từ năm 1977. Đến năm 2001 có 1 hộ dân trong xóm đến khu đất này khai hoang và làm nương rẫy trông trọt cây công nghiệp. Theo phong tục cứ đến tết thanh minh 3/3 âm lịch cả họ nhà em lại tổ chức dọn dẹp mộ tổ trong phạm vi bán kính 10m và có phá đi một số cây cối của họ nên ai bên đã xảy ra tranh chấp. Và phía họ khẳng định đây là mãnh đất thuộc quyền sở hữu của gia đình họ và họ có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Gia đình em phải quyết vụ việc trên như thế nào? Nếu gia đình em có đi thưa kiện thì có giành phần thắng không ạ? Và liệu tòa sẽ giải quyết như thế nào ạ?,Nếu họ đã có giấy thì gia đình em kiện sẽ rất khó. và e cũng nên xem lại khi phát chặt cây với bán kính 10 cho 01 ngôi mộ sẽ là ko hợp lý 8961,Người có hành vi bạo lực gia đình sẽ bị xử lý thế nào?,"Theo Điều 41 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình cụ thể như sau: Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình 1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó. Theo đó, người có hành vi bạo lực gia đình tùy vào mức độ vi phạm mà sẽ có những hình thức xử lý sau đây: - Xử lý kỷ luật. - Xử phạt vi phạm hành chính. - Bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó." 20494,Nhà em có một mảnh đất chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất làm trang trại. Bây giờ đã ổn định nhà em định xây nhà cao tầng ở đó để ở nhưng không được phép.Vậy cho em hỏi có thể chuyển đổi đất đó thành đất thổ cư được không và thủ tục như thế nào?,"Theo quy định tại Luật đất đai 2013 thì những trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất đó chính là: “Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất 1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm: c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; e) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất; f) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở. g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.” Như vậy, anh có thể chuyển đổi từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở và thủ tục thực hiện như sau: - Đại diện tổ chức, cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân huyện. Hồ sơ: 1) Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất. 2) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở vàquyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 3) Văn bản thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để cho thuê hoặc để bán kết hợp cho thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở; dự án đầu tư kinh doanh bất động sản gắn với quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; dự án sản xuất, kinh doanh không sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước 4) Quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng theo mục đích sử dụng mới; 5) Tờ khai lệ phí trước bạ 6) Tờ khai tiền sử dụng đất. – Cán bộ, công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ. + Nếu hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận, viết phiếu biên nhận cho người nộp hồ sơ và chuyển hồ sơ đến bộ phận, người có thẩm quyền giải quyết. + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ so với quy định thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện. – Đại diện tổ chức, cá nhân nhận kết quả theo ngày hẹn (Phiếu biên nhận), thực hiện đóng phí, lệ phí theo quy định." 3928,Khái niệm phát sinh nghĩa vụ dân sự là gì?,"Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật dân sự. Nó phải thỏa mãn các yếu tố của một quan hệ pháp luật đó là căn cứ tạo thành, căn cứ làm thay đổi và căn cứ chấm dứt. Xác định căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là việc xác định “nguồn cội” của nghĩa vụ, nó được hình thành từ đâu, theo những chuẩn mực pháp lý nào? Căn cứ vào những quy định về các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự tại Điều 281 BLDS năm 2005, thì nghĩa vụ dân sự phát sinh theo hợp đồng và theo quy định của pháp luật." 30783,Hủy hợp đồng công chứng có mất phí để thanh toán không?,"Theo Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng như sau: Mức thu phí, lệ phí Mức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này như sau: 1. Mức thu phí công chứng quy định tại Thông tư này được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định tại Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch: a) Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau: a1) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất. ... Như vậy, khi hủy hợp đồng công chứng phải nộp phí công chứng huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch là 25.000 đồng/trường hợp. Ngoài ra, người yêu cầu công chứng còn phải nộp thù lao công chứng theo thoả thuận với tổ chức hành nghề công chứng gồm tiền soạn thảo hồ sơ, tiền photo giấy tờ, chi phí ký hồ sơ ngoài trụ sở… Thông thường, thù lao công chứng sẽ được tổ chức hành nghề công chứng niêm yết công khai tại trụ sở của mình (tùy theo tỉnh thành mà có giá niêm yết khác nhau). Thù lao do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá mức trần quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh." 14262,Trả nợ là gì?,"Trả nợ là việc thanh toán khoản nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan phát sinh từ việc vay." 5749,"Có được giao đất, cho thuê đất đang có người sử dụng cho người khác không?","Điều 53. Giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác Việc Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất theo quy định của Luật này và phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật đối với trường hợp phải giải phóng mặt bằng." 14363,"Quốc tịch gốc của tôi là Việt Nam, quốc tịch hiện nay của tôi là Trung Quốc (Đài Loan). Vậy, nếu tôi muốn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải làm như thế nào?","Khoản 1 Điều 24 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định rõ: “Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây: a) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam; b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; c) Bản khai lý lịch; d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; đ) Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam; e) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này”. Một số giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam được quy định cụ thể hơn tại Điều 10 của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam: “1. Các giấy tờ quy định tại các điểm đ và e khoản 1 Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam bao gồm: a) Các giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao Giấy khai sinh; bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó; b) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 7 của Nghị định này hoặc giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục xin hồi hương về Việt Nam hoặc bản sao giấy tờ chứng nhận việc đầu tư tại Việt Nam. 2. Con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sống cùng người đó cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của con. 3. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lập thành 3 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan tiếp nhận hồ sơ”. Như vậy, theo các quy định nói trên, nếu ông/bà hiện có quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) nhưng có quốc tịch gốc là quốc tịch Việt Nam, mà nay có nguyện vọng xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì ông/bà có thể làm 03 bộ hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam, sau đó đến nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp tỉnh/thành phố hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi ông/bà cư trú để các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam của ông/bà theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Nguồn: nguoiduatin.vn" 29396,Cần lưu ý những điều gì khi nhận tinh trùng?,"Căn cứ tại khoản 1, 4 Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về việc nhận tinh trùng như sau: Quy định về việc nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi 1. Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai. ... 4. Người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. 5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phôi. Như vậy, về việc nhận tinh trùng cần phải lưu ý những điều kiện sau: Đối với người nhận tình trùng: - Là người vợ trong cặp vợ chồng bị hiếm muộn mà nguyên nhân là ở người chồng; - Là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và đủ điều kiện sức khỏe để sinh con. Đối với cơ sở thực hiện: - Bảo mật thông tin người nhận tinh trùng." 15811,Hợp đồng vay tài sản trong pháp luật dân sự được quy định ra sao? Kính chào ban tư vấn Thư Ký Luật! Trước khi Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực thì tôi cũng đã có tìm hiểu. Tuy nhiên tôi còn nhiều chỗ còn chưa được rõ. Anh/chị cho tôi hỏi: Hợp đồng vay tài sản trong pháp luật dân sự được quy định ra sao? Rất mong nhận được câu trả lời cua quý anh/chị! Tôi xin chân thành cám ơn!,"Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản được quy định như sau: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Hợp đồng vay tài sản trong pháp luật dân sự được quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 25721,"Cho tôi hỏi theo Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 thì giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam gồm những gì? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Thùy Linh - Bình Dương","Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 1998, theo đó: Các giấy tờ sau đây là căn cứ để chứng minh người có quốc tịch Việt Nam: 1. Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam; 2. Giấy khai sinh của đương sự kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ, nếu không có các giấy tờ quy định tại điểm 1 Điều này; 3. Các giấy tờ khác do Chính phủ quy định. Trên đây là tư vấn về giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định cũ. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 3735,"Tôi lấy chồng mang quốc tịch nước ngoài, chồng tôi bảo lãnh cho tôi sang nhập quốc tịch nước ngoài nhưng họ yêu cầu tôi phải có giấy xác nhận đã thôi quốc tịch Việt Nam. Vậy tôi cần phải làm những gì?","Theo quy định tại Điều 27, Luật Quốc tịch năm 2008; Điều 12, Nghị định 78/2009/NĐ-CP, người thôi quốc tịch Việt Nam phải là người không thuộc trong các trường hợp: “a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam; b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam; d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án; đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng. e) Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. f) Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam ”. Nếu bạn không thuộc các đối tượng được nêu ở trên, bạn làm hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam. Điều 28, Luật Quốc tịch năm 2008 và Điều 13, Nghị định 78/2009/NĐ-CP, quy định: “ 1. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam bao gồm: a) Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam; b) Bản khai lý lịch; c) Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật này; d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; đ) Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này; e) Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp; g) Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. 2. Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại các điểm d, e và g khoản 1 Điều này.” Theo khoản 1, Điều 29, Luật Quốc tịch : “ Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại”." 18391,Em trai ruột tôi định cư tại Pháp. Tôi đang sống với mẹ tại căn nhà là tài sản chung của cha mẹ. Cha tôi đã mất cách đây 9 tháng. Hiện tại hộ khẩu chỉ còn mẹ và tôi. Vậy những ai được hưởng thừa kế căn nhà đó?,"Căn nhà nêu trên là tài sản chung của cha và mẹ. Vì vậy, khi người cha mất, 1/2 căn nhà sẽ là di sản của người cha để lại cho những người được quyền hưởng thừa kế. Trong trường hợp người cha mất mà không để lại di chúc, di sản sẽ được chia theo pháp luật. Những người được hưởng thừa kế thuộc hàng thứ nhất theo qui định pháp luật gồm: vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của người chết, con đẻ, con nuôi của người chết; mỗi người sẽ được nhận một phần bằng nhau, tức mỗi người được 1/3 trị giá của 1/2 căn nhà. Ngoài ra, do đã qua sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế (là ngày người cha mất), những người được quyền hưởng thừa kế nói trên không còn quyền từ chối nhận di sản. Về mặt nguyên tắc, việc một trong những người con đã định cư tại nước ngoài không ảnh hưởng đến quyền được hưởng di sản thừa kế của người đó. Hộ khẩu và thừa kế là hai vấn đề khác nhau, do đó việc một người không còn hộ khẩu trong căn nhà là di sản thừa kế cũng không ảnh hưởng đến quyền được nhận thừa kế của họ" 12256,Thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em trong thời hạn bao lâu?,"Theo Điều 46 Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Giáo dục trẻ em năm 2004 quy định, thời hạn cho phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em: 1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép phải giải quyết; trường hợp từ chối thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản. 2. Cơ sở trợ giúp trẻ em chỉ được hoạt động theo đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động." 20305,"Xin chào Luật sư! Xin cho em hỏi luật sư về một việc Gia đình em có 6 (3 trai) anh em, Sau khi mẹ mất  (6 con đã làm bản từ chối quyền thừa kế)  bố em có làm thủ tục cho 3 con trai là 300m2. Số đất còn lại Bố sử dụng và đứng tên là 265m2. Bố em mất đi không để lại di chúc vậy số đất còn lại phải xử lý như thế nào là đúng luật, xin Luật sư tư vấn giúp - Em là con trai lớn trong nhà - Xin cảm ơn Luật sư","Nếu thủ tục tặng cho 300m2 đã thực hiện xong (3 người con đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hợp đồng tặng cho...) thì phần tài sản này sẽ không thuộc khối di sản thừa kế nữa khi đó di sản do bố anh để lại là 265m2. Do bố anh không để lại di chúc nên việc phân chia di sản trong trường hợp này sẽ được chia theo pháp luật, cả 6 anh chị em của anh đều được quyền hưởng thừa kế theo pháp luật và kỷ phần được hưởng của mỗi người là như nhau có nghĩa khối di sản của bố anh sẽ được chia làm 6 phần bằng nhau. Các đồng thừa kế của bố anh cũng phải liên đới thực hiện các nghĩa vụ của bố anh (nếu lúc còn sống bố anh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính), tài sản để thực hiện nghĩa vụ tài chính của người để lại di sản được thanh toán bằng khối di sản của người chết để lại. Các đồng thừa kế chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi khối tài sản được hưởng. Trường hợp thủ tục tặng cho 300m2 chưa thực hiện xong thì khối di sản thừa kế gồm: 300 +265 = 565 m2 và được chia đều cho các đồng thừa kế." 21837,"Hiện tại tôi có mua một căn hộ chung cư ở khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp - Hà Nội. Lúc mua tôi không có hổ khẩu ở Hà Nội nên người chủ đã làm giấy ủy quyền mang tên tôi. Bây giờ căn nhà đã có sổ đỏ mang tên chủ cũ, giờ tôi muốn chuyển sổ đỏ sang tên mình, hoặc là sang tên em trai tôi. Vậy tôi muốn hỏi khi tôi là người được ủy quyền muốn sang tên sổ đỏ cho em trai mình thì em trai tôi cần có hộ khẩu ở Hà Nội không? phải đóng những loại thuế nào và mức thuế phải đóng là bao nhiêu %? Còn khi chuyển sang tên tôi thì thuế tôi cũng phải mất bao nhiêu %? Tôi xin cảm ơn.","Chào bạn Việc sang tên sổ đỏ không bắt buộc phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội Việc sang tên sổ đỏ từ chủ cũ sang cho anh hoặc em trai anh phải đóng các khoản thuế sau: Bên bán: Thuế thu nhập cá nhân 02% trên giá bán. Được miễn Thuế TNCN nếu bán căn nhà duy nhất Lệ phí công chứng: 0,1% trên giá bán nếu dưới 01 tỷ đồng Bên mua: Thuế trước bạ 0,5% trên giá bán Trân trọng." 4775,"Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Văn Đức, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Văn Đức (vanduc*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh được quy định cụ thể như sau: Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: - Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; - Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; - Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh: - Bí mật về nhân thân; - Bí mật về quản lý nhà nước; - Bí mật về quốc phòng, an ninh; - Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh. Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 9403,"Việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Duy, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Thanh Duy (thanhduy*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ được quy định cụ thể như sau: - Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây: + Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định; + Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp; + Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp; + Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực; + Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; + Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; + Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó. - Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ sáng chế không nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. - Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ văn bằng bảo hộ. - Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với các trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 với điều kiện phải nộp phí và lệ phí. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ. - Quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cũng được áp dụng đối với việc chấm dứt hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu. Trên đây là nội dung tư vấn về việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 23079,"Việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 được văn bản quy phạm pháp luật nào quy định?","Việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 được quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 như sau: 1. Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm. Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp thì thực hiện xử lý theo quy định như sau: a) Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; b) Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao đất cho chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình đó. Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất nhưng phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định; c) Trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông trường, lâm trường. 3. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì thực hiện xử lý như sau: a) Trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó. Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định; b) Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê. 5. Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điểm a và Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này mà không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định như sau: a) Trường hợp thửa đất có nhà ở thì diện tích đất ở được công nhận theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 20 của Nghị định này; b) Trường hợp thửa đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở thì được công nhận theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 20 của Nghị định này; c) Đối với phần diện tích đất đang sử dụng được xác định là đất nông nghiệp thì được công nhận quyền sử dụng đất theo chế độ như quy định đối với trường hợp tại Khoản 5 Điều 20 của Nghị định này; d) Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Khoản này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật." 8517,Tay bên phải của em ngón giữa bị cụt một đốt và ngón cạnh ngón út bị co rút không duỗi thẳng được thì có được không tham gia nghĩa vụ quân sự không ạ?,"Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định: 107. Mất ngón tay, ngón chân: - Mất 1 đốt: + Của 1 ngón tay cái – Điểm 4 + Của ngón trỏ bàn tay phải – Điểm 4 + Của 1 ngón chân cái – Điểm 4 + Của 1 ngón khác của bàn tay hoặc bàn chân – Điểm 3 108. Co rút ngón tay, ngón chân: Co rút từ 1 - 2 ngón tay hoặc ngón chân – Điểm 5 Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5; - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. Như vậy, căn cứ các tật ngón tay của bạn và quy định nêu trên, theo quan điểm của chúng tôi thì có thể xác định bạn có sức khỏe loại 5. Và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau: Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo quy định thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, cho nên nếu thật sự bạn được xác định là có sức khỏe loại 5 do các tật ngón tay thì bạn không đủ điều kiện sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Trân trọng!" 18878,Xin chào Ban biên tập. Vừa qua Ba tôi đột ngột qua đời và không để lại di chúc. Tôi là con thứ 2 trong nhà đã xuất giá theo chồng 2 năm trước. Xin hỏi vậy tôi có được hưởng quyền thừa kế không? Mong Ban biên tập hỗ trợ! Xin cảm ơn!,"Căn cứ theo Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân như sau: Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Điều 651 của Bộ luật Dân sự quy định người thừa kế theo pháp luật như sau: - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định những người sau đây không được quyền hưởng di sản như sau: + Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; + Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; + Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; + Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. - Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. => Như vậy, con gái dù đã “xuất giá theo chồng” thì vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ, người để lại di sản thừa kế. Do đó, nếu di sản được chia theo pháp luật thì dù đã lấy chồng hay chưa, người con gái vẫn được hưởng di sản thừa kế từ bố mẹ ngoại trừ nếu thuộc các trường hợp không được hưởng. Trân trọng!" 18924,"Xin hỏi, khi khởi kiện tại tòa án, các giấy tờ kèm theo đơn khởi kiện có nhất thiết phải là bản chính hay không?","BLTTDS không quy định tòa án chỉ được thụ lý vụ án nếu đương sự nộp chứng cứ là bản chính hay bản sao có chứng thực. Căn cứ theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP, chỉ cần khi khởi kiện nguyên đơn giao nộp được chứng cứ ban đầu làm cơ sở cho yêu cầu của mình là đủ. Sau đó, trong quá trình tòa giải quyết, người khởi kiện sẽ cung cấp, bổ sung thêm chứng cứ theo yêu cầu của tòa. Yếu tố bản chính hay bản sao chỉ là cơ sở để tòa đánh giá tính hợp pháp của chứng cứ, từ đó làm căn cứ giải quyết vụ kiện mà thôi. Như vậy, ban đầu bạn có thể nộp các chứng cứ bằng bản sao để tòa thụ lý. Tuy nhiên, sau đó bạn nên bổ sung chứng cứ là bản chính hay bản sao có chứng thực vì theo quy định tại khoản 1 điều 83 BLTTDS 2005 khi xác định tính hợp pháp của chứng cứ thì: “Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.” Trên thực tế, bản sao chứng cứ nếu không có bản chính để đối chiếu thì sẽ bị coi là không có giá trị chứng minh, tức là trong quá trình giải quyết án sau đó, đương sự khó có thể được tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện." 22752,"Tôi có người thân đang bị tạm giam về tội trộm cắp tài sản, gia đình của chúng tôi đang lo lắng không biết cuộc sống trong tại tạm giam như thế nào. Xin anh chị cho tôi biết theo quy định hiện nay thì chế độ ăn mặc và tư trang của người bị tạm giam, tạm giữ được pháp luật quy định như thế nào? Mong anh chị tư vấn giúp tôi, cảm ơn anh chị.","Tại Khoản 1 Điều 28 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định: - Trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quần áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân; nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được cấp xà phòng, kem đánh răng; nếu là phụ nữ thì được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ. Cán bộ trực tiếp quản lý giam giữ có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữ gìn và bảo đảm vệ sinh; thu hồi đồ dùng đã cho mượn khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi cơ sở giam giữ. Điều 6 Nghị định 120/2017/NĐ-CP quy định chế độ mặc và tư trang của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau: - Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quần, áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân, nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn theo tiêu chuẩn mỗi người gồm: 01 chiếu, 01 màn cá nhân, 01 đôi dép, 02 bộ quần áo dài, 01 áo ấm mùa đông và 01 chăn (các cơ sở giam giữ từ thành phố Đà Nẵng trở vào dùng chăn sợi, từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra dùng chăn bông loại không quá 02 kg). Người bị tạm giữ được cấp 01 bàn chải đánh răng, kem đánh răng loại thường không quá 20g, 01 khăn rửa mặt. Người bị tạm giam được cấp 01 bàn chải đánh răng, kem đánh răng loại thường không quá 100g dùng trong 02 tháng, 01 khăn rửa mặt dùng trong 04 tháng, mỗi tháng được cấp 0,3 kg xà phòng giặt. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ giá trị tương đương 02 kg gạo tẻ loại trung bình/01 tháng. - Cơ sở giam giữ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam mượn quần áo theo mẫu thống nhất, áo kiểu bludong dài tay, quần dài có chun, không đóng số, màu xanh lam. Trên đây là nội dung Quy định về chế độ mặc và tư trang của người bị tạm giữ, người bị tạm giam Trân trọng!" 3507,"Trường hợp nguyên đơn yêu cầu định giá tài sản đang tranh chấp, Tòa án đã có quyết định thành lập Hội đồng định giá và đã triệu tập nguyên đơn, bị đơn hợp lệ nhưng bị đơn không đến. Hội đồng định giá có thực hiện định giá tài sản được không ? Việc định giá tài sản khi vắng mặt bị đơn có hợp lệ không ?","Theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự thì “…Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá”. Khoản 4 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Việc định giá phải được ghi thành biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, của đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên vào biên bản”. Theo các quy định nêu trên thì các đương sự có quyền tham dự việc định giá của Hội đồng định giá, chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc phải tham dự cho nên Luật chỉ quy định đương sự được quyền phát biểu ý kiến, ý kiến đó phải được ghi trong biên bản nếu họ (tức là đương sự) tham dự mà không quy định nghĩa vụ. Khi Tòa án đã thông báo (chứ không phải là triệu tập) cho các đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành định giá mà các đương sự (bị đơn) không tham dự tức là từ bỏ quyền của mình. Hội đồng định giá tiến hành định giá vắng mặt đương sự (bị đơn) là hoàn toàn hợp lệ. Tuy nhiên, theo chúng tôi, biên bản định giá cũng cần thể hiện việc bị đơn vắng mặt không có lý do chính đáng mặc dù Tòa án đã thông báo hợp lệ. Tòa án thông báo kết quả định giá cho đương sự vắng mặt biết." 408,Hiện tại gia đình tôi đang sống trên một mảnh đất mang tên cô ruột tôi. Hiện gia đình tôi muốn sang tên để tiện trong những vấn đề về sau. Tuy nhiên hiện gia đình cô tôi lại đang ở Hiện tôi muốn sang tên theo hình thức cho tặng thì có đựoc không ? và thủ tục như thế nào nếu cô của tôi không về làm trực tiếp đựơc ? và chi phí như thế nào ?,"Đất mang tên cô ruột đang ở nước ngoài thì muốn sang tên đất cho thành viên khác trong gia đình buộc cô ruột đứng t6en đất phải làm thủ tục hợp đồng tặng cho hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng, chứng thực theo quy định của luật pháp Việt Nam. Sau đó, người được tặng cho hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tiến hành thủ tục sang tên trước bạ và đăng bộ quyền sử dụng đất theo quy định. Về thủ tục ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tặng cho quyên sử dụng đất thì người đứng tên quyền sử dụng đất phải về Việt Nam tiến hành thủ tục." 26507,"Luật sư cho hỏi: Trong trường hợp Tòa án đã thụ lý VADS (đã vào sổ thụ lý VADS) nhưng sau khi thụ lý thì xét thấy VADS này Tòa Án không được thụ lý, việc thụ lý VADS của mình là SAI. Trong trường hợp này Tòa án sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào? Mong luật sự hướng dẫn cụ thể. Xin cảm ơn!","Trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án dân sự nhưng xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Theo Điều 192 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 quy định về Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau: 1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự các trường hợp sau đây: a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện; d) Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án; đ) Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án; e) Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng; g) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó; h) Thời hiệu khởi kiện đã hết; i) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý; k) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 2. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu”." 32139,"Kính thưa Luật sư Tôi có đứa em vay lải ngoài lúc đầu là 3% môt tháng để mua nhà mua xe chay dịch vụ nhưng qua môt thời gian những người cho vay lấy lai vốn nên em tôi đã đi vay lãi nóng với giá 2500 đồng môt ngày (7,5% một tháng) do không tính toán kĩ nên em tôi đã nợ đến 8 tỷ và hiện giờ đã bán tất cả tài sản để trả nợ nhưng không đủ. Bây giờ người cho vay tố cáo công an  tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy tôi xin hỏi luât sư những vấn đề sau đây: Người tố cáo là một phó phòng tuyên giáo của thị xã, vậy người đó có vi phạm vào điều 19 điều đảng viên không được làm hay không? Em tôi vay của người đó nhưng chồng người đó lại đứng tên để tố cáo vậy thì có được không. Giấy vay mươn là tên của người đó vây công an có quyền mời em tôi điều tra hay không? Người đó đã dẫn người tới để xiết đồ đạc trong nhà của em tôi trong đó có một cái xe hon đa là của ông anh đã mua lại trước đó và một bộ bàn ghế xa lông của một người chị gửi. Em tôi đã không chấp nhận cho lấy 2 vật đó nhưng vẫn bi nhóm người đó lấy đi có biên bản của công an thi trấn. Vậy bây giờ làm cách nào để lấy lai 2 vât trên khi em tôi không chạy được tiền để trả thì em tôi mới nói dối là em tôi vay tiền để làm cò đáo hạn ngân hàng và vay dùm cho thím đi đấu giá đất. Vậy với lời nói để vay được tiền thì vi phạm đó thì em tôi phải bị tội gì? tôi mong luật sư nhận được thì trả lời gấp .xin cám ơn luật sư","Việc cho vay với lãi suất 7,5%/tháng là trái pháp luật, nếu có căn cứ việc cho vay lãi xuất cao của người cho vay là nguồn thu nhập thường xuyên để kiếm sống và đủ căn cứ cấu thành tội cho vay lãi nặng theo Điều 163 BLHS. Tội cho vay lãi nặng 1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm. 2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Hành vi của người cho vay đến xiết nợ và tài sản, lấy xe máy của người bà con gửi nhờ, bộ sa lông của người vay là trái pháp luật. Có thể bị truy tố theo Điều 135 BLHS. Tội cưỡng đoạt tài sản 1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: A) Có tổ chức; B) Có tính chất chuyên nghiệp; C) Tái phạm nguy hiểm; D) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; Đ) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm: A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản." 23990,Sau bao lâu thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ?,"Căn cứ Khoản 2 Điều 629 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc miệng như sau: - Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. - Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Trân trọng!" 29924,"Tôi đã có hộ khẩu tại Yên Bái, hộ khẩu đứng tên vợ tôi,nay tôi muốn chuyển khẩu một mình tôi đi Đà Lạt, vậy có được không và thủ tục như thế nào?","Pháp luật về cư trú không cấm cá nhân được đăng ký thường trú, do vậy đối với trường hợp của bạn thì bạn có quyền được nhập khẩu vào Đà Lạt nếu như bạn đáp ứng đủ điều kiện và thủ tục sau đây: 1. Điều đầu tiên: bạn cần phải làm là đăng ký tạm trú tại địa chỉ mà bạn muốn nhập khẩu về đó. Điều này sẽ thuận tiện cho việc cơ quan chức năng kiểm tra bạn xem bạn có thuộc trường hợp được nhập hộ khẩu hay không. 2. Thứ hai: hoàn thiện các giấy tờ để chứng minh chỗ ở hợp pháp cụ thể: a) Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ sau đây: - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; - Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó); - Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép); - Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; - Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; - Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã); - Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác; - Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; - Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên; - Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó. b) Giấy tờ chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trong hợp đồng phải ghi rõ diện tích cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ; c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú; d) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là nhà ở đó không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng. 3. Hoàn thiện các giấy tờ để đi nộp hồ sơ: - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; - Bản khai nhân khẩu; - Giấy chuyển hộ khẩu; - Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp như đã nói ở trên; - Giấy tờ chứng mình thời hạn tạm trú trên một năm; - Sổ hộ khẩu của chủ hộ; trong trường hợp bạn nhận theo diện ở nhờ hoặc đi thuê nhà." 15772,"Đối tượng áp dụng tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ lẻ được quy định thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Nha Trang, Khánh Hòa. Trong quá trình công tác, tôi có tìm hiểu thêm về công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hằng năm. Qua một vài tài liệu, tôi được biết, ngoài chế độ gọi nhập ngũ thường niên còn có chế độ tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ lẻ. Tôi thắc mắc không biết việc tuyển dụng và gọi nhập ngũ lẻ được áp dụng cho những đối tượng nào? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Phan Thu Hà (ha***@gmail.com)","Ngày 03/02/2012, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 07/2012/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ lẻ. Thông tư này quy định các trường hợp, tiêu chuẩn, hồ sơ, quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ lẻ (sau đây gọi tắt là tuyển lẻ) hàng năm. Theo đó, đối tượng áp dụng tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ lẻ là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-BQP. Cụ thể bao gồm: Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi, thực hiện chế độ phục vụ tại ngũ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 14 tháng 06 năm 2005; công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi tình nguyện vào phục vụ trong Quân đội. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan trong tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ lẻ. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về đối tượng áp dụng tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ lẻ. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 07/2012/TT-BQP. Trân trọng!" 13,"Hai vợ chồng tôi ly hôn, con ở với tôi, còn chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con 1 tháng 3 triệu. Tuy nhiên anh ta không chịu cấp dưỡng, suốt ngày trốn tránh thì bị xử lý thế nào?","Theo Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì khi ly hôn cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Do đó khi ly hôn, chồng bạn không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Việc không cấp dưỡng cho con là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. * Xử phạt vi phạm hành chính Theo Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật. + Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật. Theo đó chồng bạn không thực hiện cấp dưỡng cho con thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 1 trăm đến 3 trăm nghìn đồng. * Truy cứu trách nhiệm hình sự Khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 (sửa đổi Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015) quy định về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Theo đó, nếu chồng bạn không cấp dưỡng cho con mà làm cho con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc chồng bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. => Như vậy tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà việc không cấp dưỡng cho con có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tù lên tới 02 năm. Trân trọng!" 20200,"Cho hỏi nếu như cha mẹ cho con trai thừa kế nhà, trong gia đình còn có anh chị em khác nếu cha mẹ làm giấy tờ thì có cần anh chị em ký giấy không. Cảm ơn!","Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Do đó, cha mẹ bạn có quyền lập di chúc và để lại tài sản cho bạn và không cần chữ ký của các anh chị em khác và theo Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 thì các anh chị em - là người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc nên không được làm người làm chứng trong di chúc này. Điều kiện để di chúc hợp pháp: Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện theo Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. ---- Nội dung của di chúc: Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau (Khoản 1 Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015): a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản. Như vậy, cha mẹ bạn lập di chúc thì không cần chữ ký của các anh chị em còn lại nhưng để di chúc có hiệu lực thì phải tuân thủ các điều kiện về nội dung cũng như hình thức của di chúc. Trân trọng!" 26756,"Trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị như thế nào?","Tại Điều 48 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau: Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị 1. Trường hợp cơ quan, đơn vị đã có trang thông tin điện tử nội bộ hoặc hệ thống thông tin điện tử nội bộ thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức đăng tải các thông tin quy định tại Điều 46 của Luật này trên trang thông tin điện tử nội bộ hoặc hệ thống thông tin điện tử nội bộ ít nhất là 20 ngày liên tục kể từ ngày bắt đầu đăng tin hoặc gửi thông tin, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Trường hợp cơ quan, đơn vị chưa có trang thông tin điện tử nội bộ hoặc hệ thống thông tin điện tử nội bộ thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức niêm yết các thông tin quy định tại Điều 46 của Luật này tại trụ sở của cơ quan, đơn vị và nơi làm việc của các đơn vị, bộ phận có liên quan trực tiếp ít nhất là 20 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết, trừ trường hợp đã sử dụng hình thức thông báo bằng văn bản đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị hoặc pháp luật có quy định khác. 3. Cùng với việc thực hiện công khai thông tin bằng các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, căn cứ vào đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung cần công khai, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thể quyết định lựa chọn thêm các hình thức công khai khác quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, bảo đảm để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tiếp cận thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, thuận lợi. 4. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin theo yêu cầu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với những thông tin trong thời hạn công khai mà chưa được công khai, thông tin đã hết thời hạn công khai hoặc thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng mà người yêu cầu không thể tiếp cận được. 5. Cơ quan, đơn vị có thể xác định thêm các nội dung thông tin cần công khai, hình thức công khai, việc áp dụng các hình thức công khai đối với từng loại nội dung thông tin nhất định và cách thức thực hiện, việc cung cấp thông tin theo yêu cầu trong quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị phù hợp với đặc điểm tổ chức, hoạt động, điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị mình và không trái với quy định tại Mục này. 6. Trường hợp pháp luật có quy định khác về hình thức, cách thức thực hiện công khai đối với nội dung thông tin cụ thể thì áp dụng theo quy định đó. Theo đó, trường hợp cơ quan, đơn vị đã có trang thông tin điện tử nội bộ hoặc hệ thống thông tin điện tử nội bộ thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức đăng tải các thông tin công khai. Trường hợp cơ quan, đơn vị chưa có trang thông tin điện tử nội bộ hoặc hệ thống thông tin điện tử nội bộ thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức niêm yết các thông tin. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở? (Hình từ Internet)" 9397,"Thủ tục tách hộ khẩu trên cùng địa chỉ. Vợ chồng em đã nhập hộ khẩu vào hộ khẩu của nhà vợ (trong hộ khẩu có bố mẹ và vợ chồng anh chị em vợ). Diện tích đất ở 45m, nhà 3 tầng. Giờ vợ chồng em và 2 gia đình anh chị vợ muốn tách ra để làm sổ hộ khẩu riêng của từng gia đình. Vậy việc tách làm sổ hộ khẩu riêng của gia đình em và gia đình 2 anh chị có được không? Và vẫn ghi địa chỉ trên mảnh đất trên. Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Căn cứ Điều 27 Luật Cư trú 2006 quy định tách sổ hộ khẩu như sau: ""1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm: a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu; b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản. 2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. 3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.” Theo quy định trên thì trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có nhu cầu; người nhập vào sổ hộ khẩu do được chủ hộ khẩu đồng ý theo quy định của pháp luật có nhu cầu và được chủ hộ đồng ý mà có chỗ ở hợp pháp thì được tách khẩu. Đối chiếu theo quy định trên, trường hợp vợ chồng bạn đã nhập hộ khẩu vào hộ khẩu nhà vợ; nay vợ chồng bạn và 2 gia đình anh chị vợ muốn tách hộ khẩu; nếu được sự đồng ý của chủ hộ và đảm bảo diện tích bình quân tại địa phương bạn thì gia đình bạn và 2 gia đình anh chị vợ bạn sẽ được tách hộ khẩu trên cùng địa chỉ. Thủ tục tách hộ khẩu như sau: * Hồ sơ: - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (mẫu HK02). - Sổ hộ khẩu. - Văn bản thể hiện sự đồng ý của chủ hộ. * Nơi thực hiện thủ tục hành chính: - Cơ quan Công an quận, huyện - đối với thành phố trực thuộc Trung Ương. - Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh - đối với tỉnh. * Thời hạn giải quyết: trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả cho bạn; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bạn bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục tách hộ khẩu trên cùng địa chỉ. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Cư trú 2006 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 28562,"Kính chào luật sư! Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp trường hợp của tôi nên làm thế nào? Năm 2008 công ty tôi ký HĐ và 1 phụ lục HĐ mua gỗ với 1 công ty khác. Chúng tôi chuyển trước 3tỷ (USD và tiền mặt) và cho vay 2 tỷ. Tiền thanh toán trước của hai HĐ tôi giao từng ít một và mỗi lần giao có thêm ký nhận viết tay ngoài HĐ và phụ lục HĐ, riêng khoản vay 2tỷ có giấy xác nhận vay nợ có chữ ký và dấu đỏ, vì khi chúng tôi giao tiền 1cục và nhận lại giấy nhận nợ này.  Không có hàng giao cho chúng tôi nên chúng tôi yêu cầu công ty kia trả lại tiền cho chúng tôi, họ đã trả được một số, còn lại khấu trừ vào các giấy khất nợ. Tổng cộng 3 lần đưa giấy khất nợ, 1 lần gửi qua bưu điện. Nhưng thật bất ngờ đầu năm 2009 công ty kia gửi công văn cho công ty tôi nói rằng đã đưa cho chúng tôi 3 tờ giấy khống chỉ, và chúng tôi tự làm ra các giấy HĐ, phụ lục HĐ và giấy vay nợ. Nên họ sẽ không trả tiền nữa. Chúng tôi là đơn gửi công an tại địa phương công ty kia, sau đó công an trả lời không giải quyết được vì công ty kia quan hệ với xếp. Chúng tôi lại đưa đơn lên C15 Bộ công an, sau 4 tháng nhận hồ sơ và gọi chúng tôi lên lấy lời khai. 3 buổi họ gọi điện cho chúng tôi nói rằng không giải quyết được vì có người dẫn đối tượng kia lên gặp cục trưởng. Bây giờ tôi không biết nên giải quyết như thế nào? Trường hợp của tôi nên kiện dân sự hay hình sự? Mong luật sư tư vấn và chúng tôi muốn nhờ dịch vụ luật sư giúp chúng tôi.","Chào bạn! Với tất cá những thông tin bạn cung cấp, dù chưa được đầ đủ hồ sơ như hợp đồng, các giấy biên nhận tiền, giấy vay nợ....Tuy nhiên căn cứ vào nội dung sự việc bạn cung cấp tôi xin khảng định 2 vấn đề: 1/ Ở nước ta hiện nay pháp luật chưa có chế định pháp luật về khởi tố hình sự một pháp nhân (cụ thể đây là công ty) mà chỉ khởi tố cá nhân có liên quan đến vụ việc nếu họ có sai phạm. 2/ Với tất cả những hồ sơ hiện bạn đang có bạn nên tiến hành khởi kiện tại toà án để thu hồi công nợ và yêu cầu tính lãi nhằm được đảm bảo hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Trong hai nội dung trên, bạn cần chọn lựa nội dung khởi kiện. Tôi cũng xin nói rõ với bạn rằng, không phải là do đối tượng kia có quen cục trương này nọ mà họ không khởi tố đâu. Theo kinh nghiệm của tôi, họ không khởi tố được vì một là hành vi của giám đốc công ty kia chưa cấu thành tội lừa đảo, thứ hai là trong đơn tố cáo bạn ghi chung chung chưa xác định được yêu cầu khởi tố ai hoặc là bạ chưa trình bày toát lên được vấn đề. Theo quy định của pháp luật, những vụ án hình sự thì vẫn có những yeue cầu về dân sự, tuy nhiên tôi đặt trường hợp giả sửt cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố giám đốc bên đó thì việc kiện đòi của bạn sẽ bị Toà án tạm đình chỉ với lý do ""cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan điều tra"" đồng thời phía công ty kia có thời gian để tẩu tán tài sản. Nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản của công ty kia, bạn nộp đơn khởi kiện đồng thời yêu cầu toà án áp dụng biện pháp ngăn chặn về tài sản cố định, bất động sản hoặc tài khoản tại ngân hàng...tất cả những điều này nhằm đảm bảo bạn thắng kiện và bên kia còn tài sản để thi hành nghĩa vụ trả nợ. Bạn không nên để nợ quá hạn quá 2 năm kể từ ngày bên kia vi phạm, vì như vậy sau này bạn có nguy cơ mất quyền khởi kiện vì hết thời hiệu khởi kiện. Nếu bạn yêu cầu tôi sẽ tiến hành thực hiện ngay các thủ tục pháp lý để thu hôi công nợ và đòi trả lãi nợ quá hạn. Luật sư Nông Minh Đức" 23511,Công đoàn Việt Nam có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?,"Tại Điều 88 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về trách nhiệm của công đoàn Việt Nam trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau: Trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam các cấp 1. Tổ chức vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ sở; tổ chức các phong trào thi đua về thực hiện dân chủ ở cơ sở. 2. Tham gia, hỗ trợ, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động. 3. Tiếp nhận, tổng hợp khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về thực hiện dân chủ ở cơ sở để chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo dõi, giám sát quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. 4. Thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở của đoàn viên công đoàn. 5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này. Căn cứ theo quy định hiện hành, Công đoàn Việt Nam có trách nhiệm tổ chức vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ sở; tổ chức các phong trào thi đua về thực hiện dân chủ ở cơ sở; tham gia, hỗ trợ, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị và các nhiệm vụ khác do pháp luật quy định. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023. Trân trọng!" 2767,Cứu người khác trong khi tẩu thoát có được coi là lập công lớn để miễn chấp hành hình phạt hay không?,"Căn cứ Khoản 3 Điều 62 Bộ luật hình sự 2015 quy định về miễn chấp hành hình phạt như sau: 3. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt. Căn cứ Khoản 9 Điều 2 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP giải thích lập công lớn như sau: 9. “Lập công lớn” là trường hợp người phạm tội đã giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm không liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân trong thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác; có phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị lớn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Ngoài những trường hợp nêu trên, có thể xác định những trường hợp khác là “lập công lớn” nhưng Tòa án phải nhận định rõ trong bản án. Như vậy, việc chú bạn cứu được đứa trẻ đang kêu cứu dưới sông có thể được xem xét thuộc trường hợp lập công lớn theo quy định trên, cụ thể là cứu người trong tình thế hiểm nghèo. Tuy nhiên, để được hưởng miễn chấp hành hình phạt thì ngoài việc lập công lớn, chú bạn còn phải đáp ứng điều kiện là không còn nguy hiểm cho xã hội." 31021,"Tôi có 1 người em trai tên K, khá ăn chơi và nghịch ngợm, vừa rồi K có vay của L (bạn xã hội) số tiền là 100 triệu. Và 2 bên K và L có thỏa thuận với nhau lãi suất 3000VNĐ /1 triệu/ 1 ngày, trong vòng 1 tháng và đã hết kì hạn. Mấy hôm nay tên L cứ đến nhà tôi đòi 109 triệu và có đem theo 1 giấy nợ với nội dung: Đơn nhờ mua hộ xe,trong đơn ghi rõ là em tôi đã nhận 109 triệu để mua giúp tên L chiếc xe máy SH,,trong vòng 1 tháng nếu không trả thì sẽ bị tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Qua cuộc nói chuyện thương lượng tôi đã ghi âm lại được và có thế khẳng định tên L đã cho em tôi vay 100 triệu tiền mặt và sự việc ghi trong đơn là giả dối. Luật sư cho tôi hỏi nếu tôi làm đơn lên cơ quan chức năng kèm theo cuôn băng ghi âm thì tên L sẽ phạm tội gì? Em tôi có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như trong đơn đã cam kết hay không?",Chào bạn! Vì người vay chưa bị người cho vay ép phải trả số tiền không có thật nên chưa vi phạm pháp luật hình sự. Trường hợp người cho vay ép người vay trả số tiền mà các bên không thỏa thuận thì phạm tội cưỡng đoạt tài sản theo điều 135 BLHS. Còn em bạn đưa thông tin không chính xác để người ta giao tiền rồi sau đó chiếm đoạt thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 BLHS. Trường hợp vay tiền nhưng sử dụng tiền vay không đúng mục đích mà không có khả năng chi trả thì vi phạm điều 140 BLHS tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Thân chào. 20613,"Thủ tục thực hiện việc trích xuất người bị tạm giữ, tạm giam được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia của Ngân hàng Hỏi - đáp pháp luật, tôi tên là Hùng Lâm, vừa mới nhận công tác tại Viện Kiểm sát nhân dân Quân 3 Tp. HCM, có một vấn đề thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn. Tôi được thủ trưởng yêu cầu đem lệnh trích xuất đến trại tạm giam Quận 3 thuộc Công an nhân dân Quận 3 để yêu cầu trích xuất một người bị tạm giam do phạm tội cướp giật để phục vụ điều tra. Vừa nhận việc nên tôi không nắm rõ lắm thủ tục thực hiện việc trích xuất người bị tạm giữ, tạm giam như thế nào? Mong các chuyên gia có thể tư vấn giúp tôi vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn! (hunglam***@gmail.com)","Trích xuất là một thủ tục mà theo Khoản 5 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) là việc đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi cơ sở giam giữ trong thời gian nhất định theo lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền để thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự, khám bệnh, chữa bệnh, thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, thực hiện quyền, nghĩa vụ khác do luật định. Theo đó, khi trích xuất người bị tạm giam, tạm giữ thì thủ tục được thực hiện theo Khoản 4 Điều 20 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015. Cụ thể như sau: Cơ sở giam giữ có trách nhiệm kiểm tra, bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải. Cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải có trách nhiệm bàn giao người được trích xuất cho người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất. Việc giao nhận phải được lập biên bản, có ghi rõ tình trạng sức khỏe của người đó và ghi sổ theo dõi. Người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất có trách nhiệm tiếp nhận người được trích xuất. Cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải phối hợp với cơ sở giam giữ và người có thẩm quyền ra lệnh trích xuất quản lý và bảo đảm thực hiện chế độ ăn, ở, sinh hoạt đối với người được trích xuất theo quy định của Luật này. Việc áp giải, quản lý và kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ ăn, ở, sinh hoạt đối với người được trích xuất do Chính phủ quy định. Khi chưa hết thời hạn trích xuất nhưng đã hoàn thành mục đích trích xuất hoặc hết thời hạn trích xuất, người có yêu cầu trích xuất bàn giao người được trích xuất cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải để giao người được trích xuất cho cơ sở giam giữ, trừ trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam được trả tự do theo bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền. Nếu có nhu cầu tiếp tục trích xuất thì phải có lệnh gia hạn trích xuất. Thời hạn trích xuất và gia hạn trích xuất không được dài hơn thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại. Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục thực hiện việc trích xuất người bị tạm giữ, tạm giam. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 để hiểu rõ nội dung này. Trân trọng!" 31853,"Cha mẹ tôi đang tiến hành thủ tục ly hôn và ông bà đã đồng ý. Và tài sản chung là ngôi nhà đang ở diện tích 40 m2. Ông bà có 3 người con (1 trai và 2 gái) đều đã lập gia đình. Về ngôi nhà: + Ông muốn chia ngôi nhà đó ra làm 2. Ông ở một bên và bà ở 1 bên + Bà thì không đồng ý chia nhà ra như vậy. Bà chỉ muốn bán ngôi nhà đó, rồi tiền bạc thì chia làm 2 Trong trường hợp này thì tòa sẽ giải quyết như thế nào?","Việc cha mẹ bạn đồng ý thuận tình ly hôn nhưng vẫn còn tranh chấp tài sản. Vấn đề này cha mẹ bạn vẫn có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Nếu bố mẹ bạn không thoải thuận được, tòa án có thể sẽ cho phát mãi căn nhà. Nếu cha bạn muốn giữ căn nhà thì sẽ là người được ưu tiên mua lại căn nhà đó." 31639,Cho em hỏi là em nam cao chỉ 1m55 nặng 59kg thì em có được đi nghĩa vụ quân sự không ạ?,"Căn cứ Mục I Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định về tiêu chuẩn phân loại theo thể lực như sau: LOẠI SỨC KHỎE NAM NỮ Cao đứng (cm) Cân nặng (kg) Vòng ngực (cm) Cao đứng (cm) Cân nặng (kg) 1 ≥ 163 ≥ 51 ≥ 81 ≥ 154 ≥ 48 2 160 - 162 47 - 50 78 - 80 152 - 153 44 - 47 3 157 - 159 43 - 46 75 - 77 150 - 151 42 - 43 4 155 - 156 41 - 42 73 - 74 148 - 149 40 - 41 5 153 - 154 40 71 - 72 147 38 - 39 6 ≤ 152 ≤ 39 ≤ 70 ≤ 146 ≤ 37 Các trường hợp quá béo hoặc quá gầy sẽ xem xét đến chỉ số BMI (xem phần chú dẫn khám tuyển). Bạn cao 1.55 m thì sức khỏe chỉ đạt loại 4. Và theo Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 tham gia nghĩa vụ quân sự. Chỉ số BMI được xem xét trong trường hợp đủ tiêu chuẩn về thể lực, nhưng có sự mất cân đối giữa chiều cao và cân nặng. Trường hợp của bạn không xem xét chỉ số BMI bởi không đủ tiêu chuẩn về thể lực nêu trên. Căn cứ các quy định trên thì bạn sẽ không đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Trân trọng!" 1282,"Việc bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Trung Anh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Trung Anh (trunganh*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 587 Bộ luật dân sự 2015 thì việc bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra được quy định cụ thể như sau: Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau. Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: - Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác. - Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. - Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015. Trên đây là nội dung tư vấn về việc bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 19100,"Cha tôi đã già nhưng còn minh mẫn, mẹ tôi thì đã lẫn nhiều và hạn chế nhận thức. Cha mẹ tôi có 6 người con trong đó có 2 người con đang định cư ở nước ngoài. Nay cha tôi muốn bán căn nhà đang ở để chia tài sản cho các con và giữ lại một phần để cha mẹ tôi dưỡng già. Cha tôi muốn rằng sau khi phân chia xong thì phần của ông bà con cái không yêu cầu hay đòi hỏi gì nữa thì phải làm thế nào?","Tài sản mà bố mẹ bạn đang muốn bán là tài sản chung thuộc quyền sở hữu của bố mẹ bạn. Do đó, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì bố mẹ bạn có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản đó. Bố mẹ bạn hoàn toàn có quyền bán tài sản đó để chia cho các con và giữ lại một phần để bố mẹ bạn dưỡng già. Tài sản này vẫn đang thuộc quyền sở hữu của bố mẹ bạn, nên dù bố mẹ bạn có phân chia phần tài sản đó cho các con hay không thì các con cũng không có quyền đòi hỏi quyền lợi liên quan đến tài sản đó. Tuy nhiên, trường hợp bố mẹ bạn muốn đảm bảo việc các con không có đòi hỏi gì sau khi đã nhận được phần tài sản mà bố mẹ bạn tặng cho thì bố mẹ bạn có thể lập Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện theo quy định tại Điều 470 Bộ luật Dân sự 2005: “1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. 2. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. 3. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”" 20145,Liên quan đến đăng ký hộ tịch theo quy định mới. Cho hỏi: Trình tự thực hiện việc đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới được quy định ra sao?,"Trình tự thực hiện việc đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới được quy định tại Phần II Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, cụ thể như sau: Trình tự thực hiện - Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền. - Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận. - Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, hướng dẫn người yêu cầu kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ đăng ký khai sinh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Công chức tư pháp - hộ tịch cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy số định danh cá nhân (nếu cha mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho trẻ). Trân trọng." 34741,Không dự phiên tòa để làm chứng có được không?,"Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của tòa án để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Trường hợp người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của hội đồng xét xử. Ngoài ra, người làm chứng còn có thể bị cảnh cáo, phạt tiền. (Khoản 2 Điều 204, Điều 386 BLTTDS )" 1912,"Kính gửi các Luật sư! Nhờ các Luật sư tư vấn giúp em Gia đình em vào khoảng năm 1997, 1998 có mua 1 miếng đất của chính quyền 1 xã tại tỉnh Nam Định. Miếng đất được bố mẹ em trả tiền theo nhiều đợt. Lần cuối cùng bố mẹ em trả tiền cho chính quyền xã là khoảng tháng 01/2002. Từ năm 2002 gia đình em chuyển vào miền Nam làm việc. Đến nay gia đình em muốn được chính quyền địa phương cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, do nhiều năm đi làm xa nhà, những liên phiếu thu tiền đất của chính quyền đã bị mất. Năm ngoái gia đình em có liên hệ với 1 anh phụ trách về địa chính của xã, anh này có nói là trong sơ đồ địa chính có gia đình nhà em, nhưng anh này lại không tìm được bất cứ giấy tờ gì liên quan đến việc mua đất của gia đình em. Các Luật sư cho em hỏi là liệu những phiếu thu, chứng từ của chính quyền xã từ năm 1997, 98 hoặc năm 2002 có còn được lưu trữ cho đến ngày hôm nay? Anh này có nói rằng: nếu gia đình muốn được cấp sổ đỏ thì phải làm thủ tục mua lại từ đầu. Đến nay gia đình em không biết chắc chắn rằng những năm trước có phải nộp thuế nhà ở hay không. Và giả sử như hàng năm gia đình em phải nộp tiền thuế nhà ở thì liệu rằng nó có chứng minh được quyền sử dụng đất của gia đình em hay không? Ngoài ra còn có cách nào chứng minh được bố mẹ em đã mua miếng đất đó của chính quyền hay không Cả đời bố mẹ em chắt chiu mới mua được miếng đất. Hiện tại gia đình em đang rất lo lắng. Nhờ các Luật sư tư vấn giùm! Xin chân thành cám ơn!","​1. Theo quy định tại Điều 23, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật đất đai thì trường hợp sử dụng đất do được giao trái thẩm quyền thì được cấp GCN QSD đất, cụ thể như sau: ""Điều 23. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đã được giao không đúng thẩm quyền 1. Đất giao không đúng thẩm quyền cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều này bao gồm các trường hợp người đứng đầu điểm dân cư giao đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ; tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng nhưng đã tự phân phối, bố trí cho cán bộ, công nhân viên, xã viên để sử dụng làm nhà ở và các mục đích khác. 2. Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã được giao theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này. 3. Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Nghị định này. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở hoặc công trình xây dựng khác thì diện tích còn lại không có nhà ở, công trình xây dựng được xác định là đất nông nghiệp theo hiện trạng đang sử dụng, nếu người sử dụng đất đề nghị được chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. 4. Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 5. Nhà nước không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và thu hồi toàn bộ diện tích đất đã giao, cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 trở về sau."" Như vậy, theo thông tin bạn nêu thì việc UBND xã giao đất, bán đất cho gia đình bạn là trái thẩm quyền và được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định trên. 2. Thời gian đã lâu, cũng có thể UBND xã không còn lưu giữ hồ sơ về việc bán đất thời kỳ đó. Tuy nhiên, thông tin về nguồn gốc quá trình sử dụng đất sẽ thể hiện trên sổ mục kê và bản đồ địa chính qua các thời kỳ. Nếu không còn tài liệu nào chứng minh việc gia đình bạn mua đất trước năm 1993 thì gia đình bạn sử dụng đất ổn định theo quy định sau đây của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì cũng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 mà không phải nộp tiền sử dụng đất: ""Điều 21. Căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định 1. Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận). 2. Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây: a) Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất; b) Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất; c) Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất; d) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất; đ) Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất; e) Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký; g) Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất; h) Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan; i) Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ; k) Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký. 3. Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất. 4. Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất." 3416,"Chào Luật sư! Nhà em có kinh doanh nhà nghỉ, thường thì những khách lạ  đến thuê phòng sẽ trả tiền ngay sau khi trả phòng. Nhưng một số khách quen và bạn bè thì có thể thanh toán sau một vài tuần và một vài tháng. Hiện nay có 2 khách còn nợ tiền phòng nhà em 8tr và 18tr nhưng không có Giấy Nợ. Hiện tại em muốn tìm mẫu Giấy Nợ để đến tận nhà khách đòi tiền nợ, trong trường hợp họ chưa thanh toán thì sẽ cho họ ký tên vào giấy nợ đó.  Mong Luật sự tư vấn giúp em mẫu Giấy Nợ và nếu trường hợp họ ko chịu ký vào giấy nợ và không trả thì em có thể kiện họ được không? (Vì là khách quen và bạn nên em không có giữ giấy tờ gì chỉ đăng ký tên, chứng minh thư trong sổ với bên Công An thôi).","Chào bạn. Luật sư không có mẫu giấy nợ mà bạn có thể tự viết mẫu giấy nợ để khách hàng còn nợ tiền trọ của bạn ký xác nhận cho bạn. Trường hợp nếu khách hàng đồng ý ký giấy xác nhận nợ thì muốn kiện họ bạn phải có bằng chứng về việc họ chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bạn khi đã sử dụng phòng trọ (bạn có thu giữ giấy tớ tùy thân cũa họ, có camera ghi hình ảnh họ đến và lưu trú tại địa điểm của bạn, có người làm chứng...) chứ nếu không có bằng chứng thì việc bạn có nộp đơn khởi kiện thì cơ quyan chức năng cũng không thể thụ lý vì trong quan hệ dân sự thì trách nhiệm chứng minh thuộc về đương sự. Thân chào" 4160,Thời hiệu để giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn được xác định như thế nào?,"Pháp luật không có quy định bắt buộc phải đồng thời giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng với việc giải quyết ly hôn. Thậm chí, việc tự thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn còn được khuyến khích qua việc quy định đương sự chỉ phải chịu án phí chia tài sản đối với phần tài sản có tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết. Thực tế là vợ chồng có nhiều loại tài sản chung và có những tài sản họ không muốn hoặc không thể yêu cầu giải quyết chia đồng thời với việc ly hôn. Ví dụ : Vợ chồng yêu cầu chia một ngôi nhà đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhưng chưa muốn chia một mảnh đất ở nơi khác chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; còn cổ phần tại một công ty thì lại phải chờ đến thời điểm thích hợp theo điều lệ của công ty ấy mới phân chia được. Như vậy, đương sự có quyền chỉ yêu cầu ly hôn mà chưa yêu cầu giải quyết về tài sản hoặc chỉ yêu cầu giải quyết về một phần của tài sản chung; việc chia tài sản chung có thể được giải quyết bằng vụ án khác. Đối với những tài sản chung chưa phân chia thì họ vẫn là đồng chủ sở hữu mặc dù họ không cỏn là vợ chồng. Khi có yêu cầu tiếp tục chia tài sản chung sau khi đã ly hôn thì vụ án chia tài sản vẫn là vụ án hôn nhân và gia đình vì vẫn phải chia theo các Điều 59, 60, 61, 62, 63 và 64 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 chứ không phải chỉ chia theo các quy định về sở hữu chung của Bộ luật Dân sự. Thời hiệu để giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn được xác định như thế nào? (Hình từ Internet) Về thời hiệu khởi kiện : Không có hạn chế về thời hiệu chia tài sản chung. Tuy nhiên, những tranh chấp khác liên quan đến tài sản chung vẫn có thời hiệu khởi kiện nếu pháp luật có quy định. Ví dụ : Có người thứ ba xâm phạm quyền sở hữu tài sản chung thì các đồng chủ sở hữu có quyền khởi kiện mà không áp dụng thời hiệu khởi kiện (khoản 2 Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 ). Cần lưu ý là chưa giải quyết về tài sản chung khác với việc đã tuyên bố không có tài sản chung. Căn cứ Điều 17, Điều 326, Điều 352 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định lần lượt như sau: Điều 17. Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm 1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật. 2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Điều 326. Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật; c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba. 2. Người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và có đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 327 của Bộ luật này; trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị. Điều 352. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: 1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án; 2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ; 3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; 4. Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ. Theo đó, có thể thấy, bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật thì các vấn đề về ly hôn, tranh chấp về quyền nuôi con, tài sản chung, nợ chung trong vụ án hôn nhân gia đình sẽ có hiệu lực thi hành theo bản án. Trường hợp đã tuyên là không có tài sản chung nhưng sau này lại yêu cầu Tòa án chia tài sản chung sau ly hôn. (Trong trường hợp này người yêu cầu phải chứng minh được đó là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và chưa được chia) nhưng bản án, quyết định ly hôn lại tuyên không có tài sản chung. Do đó, người yêu chia tài sản chung sau ly hôn có thể làm đơn đề nghị các chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nếu có căn cứ để tuyên hủy phần không có tài sản chung và xét xử lại (nếu còn thời hiệu). Như vậy nếu trong bản án, quyết định về ly hôn đã có phần quyết định là vợ chồng không có tài sản chung thì không thể thụ lý, giải quyết chia tài sản chung nếu phần quyết định không có tài sản chung chưa bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Trân trọng!" 14948,"Nhà em xây nhà gần Lộ nay nhà nước mở rộng đường đi cách giữa Lộ vào 5m, như vậy là qua bức tường nhà em. Trường hợp như trên sẽ bắt buộc giải tỏa không? Nếu giải tỏa thì Nhà Nước đền bù ra sao và mặt bằng như thế nào?","1. Chủ sử dụng đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích công cộng Theo quy định tại Điều 62, Luật Đất đai 2013 thì dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật quốc gia trong đó bao gồm các dự án về giao thông do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư hoặc do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Khi quyết định thu hồi đất trong trường hợp này có hiệu lực thi hành và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được công bố công khai, người có đất thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất (Điều 67, Luật Đất đai 2013). Nếu không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất. Như vậy, nhà nước thu hồi một phần đất của gia đình bạn để mở rộng hành lang an toàn giao thông thuộc các trường hợp nêu tại Điều 62 nêu trên thì gia đình bạn phải có nghĩa vụ chấp hành quyết định thu hồi đất. Nếu việc thu hồi dẫn tới phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì gia đình bạn sẽ được xem xét giao đất hoặc nhà ở tái định cư. (Điều 6, Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất). Ngược lại, nếu diện tích đất bị thu hồi không đáng kể thì gia đình bạn có thể tiếp tục sử dụng phần diện tích đất còn lại. 2. Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất Khi nhà nước thu hồi đất của gia đình bạn thì phần diện tích đất của bạn sẽ được bồi thường theo quy định sau: 2.1. Bồi thường về đất Theo quy định tại Điều 75, Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Để được bồi thường gia đình bạn phải tuân thủ điều kiện nêu trên. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. 2.2. Bồi thường về tài sản trên đất Theo như thông tin bạn cung cấp, việc thu hồi đất sẽ dẫn tới phải phá dỡ một phần nhà ở của gia đình bạn. Bạn có thể căn cứ vào quy định sau để xác định phương thức bồi thường khi có thiệt hại về nhà ở nhé. Điều 89, Luật Đất đai 2013 quy định: - Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, khi Nhà nước thu hồi đất phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. - Trường hợp phần còn lại của nhà ở, công trình vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường theo thiệt hại thực tế." 31056,"Các loại tàu biển được thế chấp được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên khoa Luật Quốc tế, trường Đại học Luật TP.HCM. Hiện tại, em đang tìm hiểu về các thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên, một vài vấn đề em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, theo quy định hiện hành, những loại tàu biển nào được thế chấp? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Vũ Minh Tiến (tien***@gmail.com)","Từ ngày 15/10/2017, Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định này quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản (sau đây gọi chung là đăng ký cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm); quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm. Theo đó, các loại tàu biển được thế chấp là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 31 Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Cụ thể như sau: 1. Tàu biển đăng ký không thời hạn; 2. Tàu biển đăng ký có thời hạn; 3. Tàu biển đang đóng; 4. Tàu biển đăng ký tạm thời; 5. Tàu biển loại nhỏ. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các loại tàu biển được thế chấp. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Trân trọng!" 6662,"Chào Luật sư Cao Sỹ Nghị, Tôi rất mong muốn được luật sư tư vấn giúp trường hợp của gia đình bạn tôi như sau. Ly hôn là điều không ai muốn nhưng gia đình bạn tôi đang đứng trước nguy cơ rất cao của việc này. Cô ấy rất băn khoăn về tài sản hiện tại của hai vợ chồng như sau: - Trước khi có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn một tháng hai vợ chồng bạn tôi có ký hợp đồng mua một căn hộ chung cư và hợp đồng mua bán đứng tên chồng (hiện tại căn chung cư này đã đi vào sử dụng 3 năm nhưng chưa có sổ đỏ), tại thời điểm đó mới bắt đầu các lần nộp tiền theo hợp đồng. Lần nộp tiền đầu tiên là trước khi có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, các lần nộp tiếp theo là sau khi đăng ký kết hôn. Các phiếu thu nộp tiền đều do cô ấy đi nộp và ký nộp. Trong quá trình mua nhà vợ chồng bạn tôi cũng phải vay mượn (cô ấy đứng tên vay). Vậy trong trường hợp phân chia tài sản thì căn chung cư này có được coi là tài sản chung hay không. Và nếu đề nghị cấp sổ đỏ thì đứng tên trên sổ đỏ là ai? Liệu chồng cô ấy có thể đơn phương đi lập sổ đỏ mà chỉ có tên của anh chồng không? Rât mong nhận được tư vấn từ Luật sư. Cảm ơn Luật sư nhiều. Hà.","Về nguyên tắc, tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, ngoài ra, nhà ở là loại tài sản phải đăng ký tên người sở hữu cả 2 vợ chồng, trừ trường hợp là tài sản riêng. Như vậy, căn hộ đó thuộc là tài sản chung và người chồng không thể đứng tên riêng. Khi ly hôn, căn hộ sẽ được chia trong khối tài sản chung, trường hợp không chia căn hộ được thì một người được sở hữu toàn bộ nhưng phải thanh toán cho người kia giá trị căn hộ người đó được hưởng. Nếu bạn chứng minh được thì phần tiền góp lần đầu là tài sản riêng của bạn." 31662,Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp,"Căn cứ vào Điều 142 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp như sau: - Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao. - Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó. - Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép. - Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu. - Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật này. Như vậy, theo quy định trên thì bên sở hữu nhãn hiệu tập thể sẽ không được quyền chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó. Vậy bên bạn không thể thực hiện chuyển giao nhãn hiệu tập thể cho tổ chức khác." 7028,Dạ dạo gần đây em bị đái buốt đau rát khi đái xong và đau ở vùng bụng dưới nhưng hiện tại em đang huấn luyện nghĩa vụ công an rồi thì phải làm sao ạ? Có được xuất ngũ sớm không?,"Theo Điều 10 Nghị định 70/2019/NĐ-CP có quy định về xuất ngũ 1. Hạ sĩ quan, chiến sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này thì được xuất ngũ. 2. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc Hội đồng y khoa Bộ Công an kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và c Khoản 1; các điểm a, b và c Khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. ... Đối với trường hợp này anh có thể trình bày với Ban chỉ huy để được hướng dẫn và xem xét kiểm tra sức khỏe. Nếu anh bị đái buốt đau rát mà được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc Hội đồng y khoa Bộ Công an kết luận không đủ sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ công an thì anh có thể xuất ngũ sớm. Trân trọng!" 6463,Bị trĩ có phải đi nghĩa vụ hay không?,"Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 nhập ngũ theo tiêu chuẩn phân loại sức khỏe tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về chỉ tiêu phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5; - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. Căn cứ theo Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì các trường hợp bệnh về trĩ không đủ điều kiện về sức khỏe như sau: Trĩ: - Trĩ ngoại: + 1 búi kích thước dưới 0,5 cm: 2 điểm + 1 búi kích thước từ 0,5 cm đến 1 cm: 3 điểm - Trĩ nội hoặc trĩ kết hợp 1 búi nhỏ dưới 0,5 cm: 3 điểm - Trĩ nội, trĩ ngoại, hoặc trĩ kết hợp nhiều búi (2 búi trở lên) kích thước từ 0,5 cm đến 1 cm: 4 điểm - Trĩ đã mổ tốt: 3 điểm - Trĩ nhiều búi, có búi to trên 1cm, búi trĩ lồi ra không tự co lên được: 5T điểm - Trĩ đã thắt, nay có búi trĩ tái phát: 5T điểm Với tình trạng của bạn bị trĩ có kích thước 0,6 cm, thì sẽ thuộc trường hợp trĩ có kích thước từ 0.5 cm tới 1 cm nên bạn sẽ đạt 4 điểm. Mà theo quy định chỉ tuyển những người có sức khỏe loại 1, 2, 3 nên bạn sẽ không đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự. Nhưng bạn vẫn phải tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự để biết chính xác hơn." 28566,"Anh tôi muốn làm di chúc, nhưng vì ngoài tài sản cố định ra còn có các tài sản khác.. hoặc những tài sản sẽ hình thành trong tương lai vậy có thể không ghi cụ thể các tài sản gì trong Di chúc, mà chỉ ghi là "" khi tôi qua đời, di sản của tôi( kể cả bất động sản và động sản) sẽ được thừa kế cho..."" thì có hợp lệ không? Anh tôi có thể giữ bí mật nội dung bản Di chúc với UBND Phường hoặc với Văn phòng công chứng không? Có nghĩa UBND Phường hoặc với Văn phòng công chứng chỉ  xác nhận chữ ký  của người viết Di chúc, chứ không kiểm tra nội dung bản Di chúc có hợp lệ không. Trong trường hợp anh tôi bí mật viết Di chúc, không cho gia đình biết, cho nên sau khi viết, sẽ gửi tại Văn phòng công chứng, vậy trong trường hợp nếu anh tôi đột ngột qua đời, thì có cơ chế nào để VPCC biết để đến gia đình công bố bản Di chúc? Xin chân thành cảm ơn","1. Ðiều 653 BLDS năm 2005 quy định: ""Nội dung của di chúc bằng văn bản 1. Di chúc phải ghi rõ: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản.."" - Ðiều 658. Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây: 1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc; 2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng. Do vậy nếu người lập di chúc không công bố nội dung di chúc thì không thể chứng thực được di chúc. Nếu không muốn ai biết về nội dung di chúc thì người lập di chúc có thể lựa chọn loại di chúc bằng văn bản không có người làm chứng quy định tại Điều 655 BLDS (tự tay viết và ký vào bản di chúc) - Ðiều 665. Gửi giữ di chúc 1. Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc. 2. Trong trường hợp cơ quan công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật về công chứng. 3. Cá nhân giữ bản di chúc có các nghĩa vụ sau đây: a) Giữ bí mật nội dung di chúc; b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc; c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của hai người làm chứng. Do vậy, nếu anh trai bạn lập di chúc loại có công chứng, chứng thực thì hãy yên tâm về tính bảo mật của di chúc bởi các quy định pháp luật trên. Ngoài ra, anh trai bạn cũng có thể liên hệ với luật sư để được tư vấn, soạn thảo và làm chứng cho việc lập di chúc." 4982,"Thưa luật sư  Tôi có vay trả góp dùm cho một đứa em họ. Khi vay dùm cho em tôi tôi có bắt em tôi làm giấy cam kết được kí tại UBND PHƯỜNG  CÓ GHI RÕ Vợ chồng tôi có nhờ chị Sương vay trả góp (giáo viên) số tiền là 350 triệu. Số tiền này được trả góp trong vòng 3 năm, cả gốc và lãi là 16 triệu theo lãi giảm dần. Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đầy đủ số tiền trên. Nếu không thực hiện chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và vi phạm vào điều 140 BLHS cùa nước Việt Nam Thưa Luật sư Em họ tôi đã thực hiện được 10 tháng nhưng cho đến 3 tháng nay em tôi cố tình không trả  mà cứ nói là làm không có và hiện giờ em họ tôi cũng không có tài sản gì,tôi buộc phải trả cho ngân hàng vì tôi đứng tên vay. Vậy nếu tôi tố cáo em họ tôi phạm tội lừa đảo thì có đúng không?  Nếu không thì tôi phải làm sao vì số tiền trả nhiều quá mà tôi thì không có khả năng trả như vậy Mong các luật sư tư vấn giúp đỡ cho tôi!","- Theo thông tin bạn nêu thì vụ việc của bạn chỉ là giao dịch dân sự. Nếu một trong các bên không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. - Nếu em bạn không trả tiền cho ngân hàng, bạn cũng không trả tiền theo thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng thì ngân hàng sẽ khởi kiện và yêu cầu phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Đồng thời, bạn cũng có quyền khởi kiện để yêu cầu em bạn phải trả lại tiền cho bạn. - Nếu em bạn sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng hoàn trả hoặc gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền vay thì mới cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, việc chứng minh giao dịch dân sự chuyển hóa thành tội phạm hình sự theo quy định tại điều luật trên là không dễ." 1114,"Tình huống: Tôi năm nay 25 tuổi, có hai người em 17 tuổi và 14 tuổi. Năm 2011 bố mẹ tôi đều qua đời trong một vụ tai nạn giao thông, từ đó, tôi thành người giám hộ đương nhiên của các em. Tháng 2/2012, anh em tôi được người chú ruột ở nước ngoài cho mỗi người 5.000 USD. Các em tôi muốn tự mình quản lý và sử dụng số tiền được cho nhưng tôi e ngại em còn nhỏ, suy nghĩ thiếu chín chắn nên việc sử dụng tiền có thể không đạt mục đích. Vậy tôi có thể giúp quản lý số tiền của em tôi được không?","Điều 65 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi như sau: 1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ; 2. Ðại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; 3. Quản lý tài sản của người được giám hộ; 4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Điều 66 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi như sau: 1. Ðại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; 2. Quản lý tài sản của người được giám hộ; 3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Căn cứ các quy định trên, bạn là người giám hộ cho các em nên bạn có quyền quản lý tài sản của người được giám hộ, đây cũng là nghĩa vụ của bạn. Trường hợp các em bạn xác lập các giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật phải có người đại điện thì bạn là người đại diện cho các em trong các giao dịch dân sự này." 9064,"Vợ chồng chung sống với nhau từ năm 1995 nhưng đến năm 2001 mới đăng ký kết hôn, lúc này đã có 2 con chung. Trường hợp này, quan hệ hôn nhân được pháp luật công nhận từ khi nào?","Theo Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9-6-2000 của Quốc hội (khóa X) về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình và Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3-1-2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35 của Quốc hội. Đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ 3-1-1987 trở đi đến trước ngày 1-1-2001 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng, thì họ có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 1-1-2001 cho đến ngày 1-1-2003 (theo quy định tại điểm b, khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội). Trường hợp đăng ký kết hôn trong thời hạn nói trên thì quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày chung sống. Theo quy định trên, nếu đúng như trường hợp chị trình bày, quan hệ hôn nhân được pháp luật công nhận kể từ ngày vợ chồng chung sống (năm 1995)." 8082,Chia di sản khi người có tên trong di chúc chết cùng với người lập di chúc,"Căn cứ Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 về di sản quy định như sau: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Và Điều 615 Bộ luật này quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại 1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Di sản bố của bạn bao gồm phần tài sản của bố bạn trong tài sản chung với mẹ bạn và nhân tình trừ đi phần tiền mai táng cho bố bạn: 600:2 + 800:2 - 50 = 650 trăm triệu Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 643 Bộ luật trên quy định về hiệu lực của di chúc: 2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây: a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế Theo quy định trên thì người anh chết cùng vụ tai nạn với bố bạn nên anh bạn sẽ không được hưởng thừa kế theo di chúc của bố bạn. Và ngoài ra, còn có những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 như sau: 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này. Vậy ngoài con riêng của bố bạn không có thêm ai là người thừa kế không phụ thuộc di chúc thì mỗi người thừa kế (mẹ bạn, bạn, em bạn, nhân tình, con riêng của bố bạn)được hưởng phần bằng nhau như sau: 650:5=130 trăm triệu." 33808,"Vợ chồng tôi đã có giấy hẹn đăng ký kết hôn ở Sở Tư pháp, nhưng chồng tôi là người nước ngoài, đang công tác xa nên không thể trở về kịp ngày đó thì tôi có thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn một mình không hay phải hoãn lại để chờ chồng tôi về? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi, chân thành cảm ơn rất nhiều","Theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì: Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết hôn, ý kiến của cơ quan công an (nếu có), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo bộ hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xét thấy hai bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 26 của Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn. Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản nêu rõ lý do gửi Sở Tư pháp để thông báo cho hai bên nam, nữ. Việc tổ chức lễ đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định 126/2014/NĐ-CP như sau: 1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp tổ chức lễ đăng ký kết hôn. 2. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳng định sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. 3. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 2 Điều này. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ Sổ đăng ký kết hôn do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu. 4. Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn 90 ngày mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không tổ chức lễ đăng ký kết hôn; Giấy chứng nhận kết hôn được lưu trong hồ sơ. Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu. Căn cứ theo các quy định nêu trên thì đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài mà việc đăng ký kết hôn diễn ra tại Việt Nam thì tổ chức lễ đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp là một trong những thủ tục bắt buộc; và theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, khi buổi lễ được tổ chức thì chị và chồng chị bắt buộc phải có mặt. Trong trường hợp chồng chị không thể có mặt trong buổi lễ thì phải có lý do chính đáng và có văn bản đề nghị Sở Tư pháp gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn. Chị cần lưu ý thời gian gia hạn không được quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Ban biên tập thông tin đến chị! Trân trọng!" 26173,Có các hình thức khai báo tạm vắng nào khi lên thành phố nhập học?,"Tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về khai báo tạm vắng như sau: Khai báo tạm vắng 1. Việc khai báo tạm vắng đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây: a) Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc tại địa điểm tiếp nhận khai báo tạm vắng do cơ quan đăng ký cư trú quy định; b) Số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết; c) Trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú; d) Ứng dụng trên thiết bị điện tử. Việc khai báo tạm vắng được thực hiện theo một trong các hình thức sau: Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc tại địa điểm tiếp nhận khai báo tạm vắng do cơ quan đăng ký cư trú quy định; Số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết; Trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú; Ứng dụng trên thiết bị điện tử. Trân trọng!" 17559,"Hàng xóm bên cạnh nhà tôi làm đường uống xả nước mưa chảy qua nhà tôi, khi trời mưa nước mưa đổ qua nhà tôi rất nhiều làm ngấm vào tường nhà tôi và ngập nước trong sân nhà. Trong trường hợp này tôi phải giải quyết như thế nào?","Căn cứ Điều 250 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa như sau: Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề. Theo quy định như trên hàng xóm của bạn có trách nhiệm lắp đặt hệ thống thoát nước mưa sao cho nước mưa không chảy xuống bất động sản liền kề (nhà của bạn, cũng như những nhà xung quanh). Trong trường hợp này trước tiên bạn nên có sự thương lượng với hàng xóm của bạn yêu cầu người này phải sửa lại hệ thống thoát nước mưa của mình. Nếu như người này vẫn tiếp tục hành vi của mình, lúc này bạn nên yêu cầu chính quyền địa phương vào cuộc để chấn chỉnh hành vi này. Trân trọng!" 11537,Mọi người hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Thời hạn đăng ký thường trú hiện nay là bao lâu? Vấn đề này có được văn bản pháp luật nào nói đến không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!,"Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ. Theo đó, tại Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật Cư trú do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về thời hạn đăng ký thường trú hiện nay như sau: - Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới. - Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú. - Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó. Trên đây là nội dung giải đáp về thời hạn đăng ký thường trú hiện nay. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 31/2014/NĐ-CP. Trân trọng!" 2296,"Vợ chồng chung sống có đăng ký kết hôn, người vợ cư trú ở xã Hòa Bình (Chợ Mới), người chồng cư trú quận Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh), vợ chồng mâu thuẫn kéo dài, người vợ nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Tân Bình, cán bộ nhận đơn đòi phải có chữ ký của người chồng mới giải quyết. Xin cho biết, pháp luật có giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên không?","Trung tâm Tư vấn pháp luật (Hội Luật gia An Giang) xin trả lời như sau: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Quy định này đã xác định quyền yêu cầu ly hôn là quyền của mỗi bên vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng, pháp luật không bắt buộc cả vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mới xem xét giải quyết. Từ đó, việc ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình như sau: 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. 3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Theo quy định trên, nếu đúng như chị trình bày, Tòa án nhận đơn xin ly hôn mà đòi hỏi phải có đủ chữ ký của hai vợ chồng mới xem xét giải quyết là không đúng quy định của pháp luật." 7402,"Hỏi :Tôi có 1.886m2 nhà và đất ở ngoại thành, do chưa có nhu cầu sử dụng tôi chỉ xây một nhà thờ và cho ông H người họ hàng ở nhờ từ năm 1965 đến nay. Năm 2004 tôi đã được ủy ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nay ông H tuyên bố đã ở trên đất ngay tình trên 30 năm nên tài sản này đương nhiên của ông ấy. Tôi xin hỏi ông H có căn cứ để chiếm hữu tài sản của tôi hay không? Để bảo vệ quyền về tài sản của mình tôi phải làm gì? (Nguyễn Văn Thức - Hoàn kiếm)","Theo tài liệu mà ông cung cấp ông đang là chủ hợp pháp của 1.886m2 nhà và đất ở ủy quyền cho ông H người họ hàng trông nom quản lý từ hơn 40 năm nay. Căn cứ theo điều 185 Bộ luật Dân sự qui định quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thì: 1. Khi chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản cho người khác thì người được ủy quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. 2. Người được ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. Như vậy ông H được ông ủy quyền trông coi chỉ được thực hiện sử dụng tài sản nhà đất theo ông qui định, dù đã ở ngay tình, liên tục công khai 40 năm trên nhà, đất của ông, ông H cũng không bao giờ có thể trở thành chủ sở hữu tài sản 1.886m2 nhà đất được ông ủy quyền trông coi. Nếu ông H không trả lại nhà, đất cho ông, ông có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi có bất động sản. Cafeland.vn - Theo ANTĐ" 22991,Quyết định ban hành quy chế dân chủ cơ sở của UBND xã có được xem là văn bản quy phạm pháp luật?,"Căn cứ Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ... 14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). 15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã. Căn cứ Điều 30 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã: Điều 30. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã 1. Hội đồng nhân dân cấp huyện ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương. 2. Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao. Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 35 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định trách nhiệm trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát: Điều 35. Trách nhiệm trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát ... 2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây: ... c) Phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, căn cứ vào yêu cầu, đặc điểm và điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ trên địa bàn cấp xã làm cơ sở để công dân kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nội dung của quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có thể mở rộng hơn phạm vi thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhưng không được trái hoặc hạn chế việc thực hiện các nội dung đã được quy định trong Luật này. Khuyến khích các địa phương xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể ở xã, phường, thị trấn; ... Theo quy định trên, Quyết định ban hành quy chế dân chủ cơ sở của UBND xã quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ trên địa bàn cấp xã làm cơ sở để công dân kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Như vậy, Quyết định ban hành quy chế dân chủ cơ sở của UBND xã được xem là văn bản quy phạm pháp luật." 22268,Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân gồm những thông tin nào?,"Điều 18 Luật căn cước công dân quy định: - Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn; - Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ." 12654,"Một dự án thành lập trường (với Bộ GD&ĐT) có tên là ""Trường Cao đẳng ASEAN"" và đã đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, nay có một dự án khác đăng ký thành lập trường nghề (với Bộ LĐTB&XH) với tên gọi ""Trường Cao đẳng nghề ASEAN"" thì trường với tên gọi ""Trường Cao đẳng nghề ASEAN"" có bị cho là vi phạm nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ hay không? Mong Luật sư trả lời giúp","Chào bạn, Đây không phải là vấn đề vi phạm nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ cho dù ""Trường Cao đẳng ASEAN"" có được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà chỉ có thể xem xét ở góc độ có vi phạm hay không tên thương mại của hai đơn vị này. Để biết được vấn đề này chúng ta phải xác định hai chủ thể này có thuộc các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại không ( cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức không liên quan đến kinh doanh,...). Tuy nhiên, theo tôi trước hết hai chủ thể này hoạt động không cùng lĩnh vực ( giáo dục và dạy nghề ) do vậy không vi phạm về tên thương mại. Trân trọng chào bạn. Ls.Bùi Công Thành" 19179,"Xin chào Luật sư, Tôi có 1 chiếc xe Dream cũ đã bán cho Thợ sửa xe, tuy nhiên giữa tôi và người mua (Thợ sửa xe) không làm giấy tờ bán gì hết. Tôi chỉ giao cà vẹt xe cho người mua. Do người này còn đi bán lại cho người khác nữa, sau đó mới nhờ tôi để làm thủ tục bán xe sau. Nhưng sau khi đọc 1 số thông tin trên mạng => cảm thấy lo lắng về việc sau này người mua của tôi bán cho người khác nữa và họ không sang tên gì hết cứ đi xe của tôi và gây tai nạn. Nếu giả sử việc đó xảy ra => tôi sẽ bị trách nhiệm gì? Trường hợp, nếu người mua của tôi đã chuyển đi chỗ khác và hiện tôi không liên lạc được. Vậy tôi phải làm gì trong trường hợp này để không bị trách nhiệm với xe cũ này của tôi.","Xe máy là nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật dân sự ""Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật"". ""2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại"". quy định của pháp luật đối với xe gắn máy là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, khi bán phải làm thủ tục sang tên đổi chủ mới hoàn thành . khi chưa sang tên bạn vẫn là chủ xe , theo lý thuyết nếu xe gây tai nạn bạn vẫn phải đúng trách nhiệm bồi thường." 31472,Nghĩa vụ bảo hành là gì?,"Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005 Nghĩa vụ bảo hành là Nghĩa vụ của bên bán tài sản thể hiện trách nhiệm bảo đảm đối với vật bán cho bên mua trong một thời hạn (gọi là thời hạn bảo hành) theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc sự thỏa thuận của các bên, trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện khuyết tật của vật mua bán, thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật là lấy lại tiền." 16898,"3 thế hệ của gia đình tôi đang sống trên nhà đất khoảng 50m2. Sổ đỏ đứng tên chủ hộ là bố tôi. Tôi có biết anh trai tôi đang vay ngân hàng một số tiền lớn để làm ăn nhưng không biết rằng bố mẹ đồng ý cho anh trai dùng sổ đỏ thế chấp vay tiền . Tháng trước, gia đình có nhận được thông báo từ phía ngân hàng là nếu anh trai tôi không trả được nợ sẽ xử lý tài sản bảo đảm là nhà đất chúng tôi đang ở. Việc thế chấp không có chữ ký của tôi như vậy có vô hiệu không? (Anh Thư - Hà Giang)","Theo thông tin bạn cung cấp thì sổ đỏ nhà đất đang ở là tài sản chung của hộ gia đình do bố bạn đứng tên chủ hộ. Cần phải xác định rõ rằng tại thời điểm sổ đỏ được cấp thì hộ khẩu trong gia đình bạn gồm những ai? Những người đó sẽ đều có quyền sở hữu nhà đất mà bố bạn đứng tên chủ hộ. Theo Điều 109 Bộ luật Dân sự 2005 quy định thì việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý. Tại Điều 108 của Bộ Luật đã quy định về tài sản chung của hộ gia đình: Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ. Trong khi đó, Điều 146, Nghị định 181/2004NĐ/CP cũng nhấn mạnh: Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình thống nhất và kí tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. Nếu bạn có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm được cấp sổ đỏ mà hợp đồng thế chấp nhà đất không có chữ ký của bạn thì hợp đồng thế chấp đã vô hiệu. Đây là lỗi của ngân hàng khi đã không xem xét kỹ về việc sở hữu nhà đất được dùng để thế chấp. Khi hợp đồng thế chấp vô hiệu thì ngân hàng không được phép xử lý tài sản bảo đảm." 19315,Liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong dân sự theo quy định mới thì việc giao tài sản cầm cố được thể hiện ra sao?,"Căn cứ Điều 31 Nghị định 21/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/05/2021) quy định nội dung trên như sau: 1. Thỏa thuận về giao tài sản cầm cố quy định tại khỏan 1 Điều 311 của Bộ luật Dân sự có thể là việc bên cầm cố giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố giữ hoặc giao cho người thứ ba giữ. Bên nhận cầm cố có thể giữ tài sản cầm cố tại nơi có tài sản hoặc tại địa điểm do mình lựa chọn. 2. Trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong thời hạn hợp lý; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn. 3. Trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản. 4. Quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp vật cầm cố bị hao mòn tự nhiên. Trân trọng!" 20647,"Theo tôi được biết, “thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”, đến nay đã hết. Hiện nay tòa án nhân dân huyện Đồng Văn thụ lý vụ án dân sự phân chia tài sản chung theo Nghị quyết số 02/2004 của HĐTP TAND tối cao. Vậy xin hỏi: Một là: Đến nay bà Giàng Thị Mỷ không đưa ra được văn bản xác nhận của đồng hàng thừa kế về phần diện tích đất trên là tải sản chung chưa chia. Vậy thiếu điều kiện này TAND huyện Đồng Văn vẫn tiến hành hòa giải giữa tôi và bà Mỷ có đúng luật không? Triệu tập tôi ra cơ quan TAND huyện làm việc không có giấy triệu tập có đúng quy định không? (từ nhà tôi ở ra đến huyện là 25km). Hai là: Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2010/STDS, ngày 17/09/2010 của TAND huyện Đồng Văn và Bản án DS phúc thẩm số 12/2010/PT-DS, ngày 21/12/2010 của TAND tỉnh Hà Giang, nói trên có được coi là việc giải quyêt tranh chấp về hàng thừa kế và giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế không? TAND huyện Đồng Văn tiếp tục thụ lý vụ án có đúng luật không? Có hay không sự nhập nhèm, hay bàn tay vô hình đứng sau vụ án này không?.","1. Theo quy định tại tiểu mục 2.4 mục 2 Phần I Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2004/QĐ-HĐTP ngày 10-8-2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình như sau: ""2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau: a. 1) Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thỏa thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc. a. 2) Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thỏa thuận của họ. a. 3) Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung"". Như vậy, trong trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án phân chia tài sản chung không bảo đảm đúng các điều kiện quy định tại tiểu mục 2.4 mục 2 Phần I Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2004/QĐ-HĐTP ngày 10-8-2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình nêu trên là có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. 2. Việc triệu tập đương sự đến Tòa án để làm việc phải có giấy triệu tập, trường hợp Tòa án không gửi giấy triệu tập cho bạn mà thực hiện cách thức khác thì bạn không phải đến Tòa án. 3. Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2010/STDS ngày 17/09/2010 của TAND huyện Đồng Văn và Bản án DS phúc thẩm số 12/2010/PT-DS ngày 21/12/2010 của TAND tỉnh Hà Giang có được coi là việc giải quyêt tranh chấp về thừa kế hay không phụ thuộc vào các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án." 4339,"Tôi có thuê căn hộ tại chung cư Sao Mai thành phố Hải Phòng với giá 4tr/tháng (không bao gồm tiền điện nước và phí của chung cư) của anh D và chị C từ tháng 04/2018. Đến ngày 25/10/2019 khi tôi xuống lấy xe đi làm như mọi ngày tôi phát hiện xe của tôi đã bị mất (chiếc xe bị mất nhãn hiệu Honda SH với biển số 15669). Khi phát hiện xe bị mất tôi đã lập tức thông báo cho bảo vệ chung cư. Thông qua camera an ninh của chung cư thì phát hiện xe của tôi bị một người đàn ông trộm cắp. Tôi đã trình báo với công an địa phương về việc mất xe vào ngày 25/10/2019 nhưng đến nay vẫn chưa tìm được chiếc xe đã bị mất của tôi. Trong quá trình thuê căn hộ tại đây tôi có sử dụng dịch vụ gửi xe của chung cư và thanh toán tiền đầy đủ có phiếu thu hàng tháng. Chiếc xe là tài sản lớn đối với tôi, vậy tôi có thể yêu cầu chung cư bồi thường giá trị chiếc xe cho tôi không? Mong Ban biên tập hỗ trợ!","Theo Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công. Như vậy, trong quá trình bạn gửi giữ xe tại Chung cư thì pháp nhân mà Ban quản lý chung cư trực thuộc có trách nhiệm trông giữ xe của bạn. Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 4 Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. Thì bạn có quyền yêu cầu pháp nhân mà Ban quản lý chung cư trực thuộc bồi thường giá trị chiếc xe tại thời điểm mất (=giá xe mua mới – khấu hao) cho bạn. Trong trường hợp pháp nhân mà Ban quản lý chung cư trực thuộc không bồi thường hoặc lảng tránh, chây ỳ thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như đòi lại được giá trị chiếc xe bị mất. Trân trọng!" 32233,"Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm những giấy tờ, tài liệu nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Trà, hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm những giấy tờ, tài liệu nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm những giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 94/2015/NĐ-CP sửa đổi một số điều về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam kèm theo Nghị định 136/2007/NĐ-CP, cụ thể như sau: a) Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, nêu tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này: - Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định. Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình. - Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi. Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị của người đề nghị cấp hộ chiếu để kiểm tra, đối chiếu; trường hợp ở nơi tạm trú thì xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp. b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, nêu tại điểm b khoản 1 Điều này: - Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú. - Bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị. Trên đây là nội dung câu trả lời về những giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 94/2015/NĐ-CP. Trân trọng!" 29030,"Ủy ban thường vụ Quốc hội có vai trò gì trong đề nghị trưng cầu ý dân? Và được quy định cụ thể ở đâu? Em tên là Nguyễn Bảo Trâm, email của em là tram***@gmail.com. Hiện em đang tìm hiểu về hoạt động trưng cầu ý dân và có một câu hỏi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: Ủy ban thường vụ Quốc hội có vai trò gì trong đề nghị trưng cầu ý dân? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.","Vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong đề nghị trưng cầu ý dân đã được quy định cụ thể tại Điều 16 Luật Trưng cầu ý dân 2015. Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội có vai trò trong đề nghị trưng cầu ý dân như sau: Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề nghị trưng cầu ý dân quy định tại Điều 14 của Luật này. Khi xét thấy đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền đề nghị trưng cầu ý dân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa nội dung quyết định việc trưng cầu ý dân vào dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội tại kỳ họp gần nhất để trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong đề nghị trưng cầu ý dân. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Trưng cầu ý dân 2015. Trân trọng!" 11754,Đăng ký đi nghĩa vụ lần hai tại cơ quan nào?,"Căn cứ theo Điều 15 Luật này quy định cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau: 1. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương. 2. Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú. Theo đó, để đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự bạn cần đến Ban chủ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký. Trân trọng!" 14647,Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của luật dân sự như thế nào?,"Điều 307 Bộ luật dân sự 2005 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại." 5152,"Theo quy định của pháp luật Viêt Nam, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phát sinh trong trường hợp nào?","Theo Điều 28 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phát sinh trong trường hợp sau: 1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. 2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây: a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi; b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi; d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi; đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm. 3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi. 4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam." 16909,Công ty  cần liên kết với chi nhánh công ty khác về kho bãi và xe ô tô để phục vụ công việc.các anh chị cô chú cho hỏi mẫu hợp đồng như thế nào?nên viết 1 hay 2 hợp đồng (kho bãi và ô tô riêng).,"Nếu hợp đồng của bạn liên quan tới tài sản có đăng ký quyền sở hữu nhà ô tô, bất động sản thì cần phải có công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật. Pháp luật không quy định mẫu bắt buộc cho loại hợp đồng nào cả. Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên để xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự. Vì vậy bạn cần xác định xem hợp đồng của bạn thuộc loại hợp đồng nào, các bên có thẩm quyền ký kết hay không, quền lợi, nghĩa vụ các bên được thống nhất thế nào, trên cơ sở đó có thể chuyển nội dung hợp đồng cho luật sư hoặc công chứng soạn thảo và thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng cho bạn." 3282,Hồ sơ đăng ký lại đăng ký kết hôn được pháp luật quy định như thế nào?,"Theo Điều 27 và Điều 42 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định thì hồ sơ đăng ký lại đăng ký kết hôn sẽ bao gồm: - Tờ khai đăng ký lại kết hôn theo mẫu chuẩn quy định pháp luật. Tai đây! - Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao thì nộp các hồ sơ, giấy tờ cá nhân có thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn như: sổ hộ khẩu, … Lưu ý: Khi đi xin Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn lại thì người yêu cầu phải trực tiếp nộp hồ sơ tại UBND có thẩm quyền." 24168,Đang theo học khóa đào tạo cử nhân luật hệ tại chức. Học đến phần di chúc trong Bộ luật dân sự tôi có thắc măc sau. Người dưới 18 tuổi có được lập di chúc không? Nếu có thì được quy định như thế nào?,"Tại Khoản 1 Điều 625 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về điều kiện về độ tuổi của người lập di chúc như sau: - Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc Như vậy theo quy định trên thì người đủ 18 tuổi đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi dân sự thì được lập di chúc, không bị hạn chế. Còn những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được lập di chúc nhưng phải có sự đông ý của người giám hộ về việc lập di chúc. Sự đồng ý ở đây không phải là sự đồng ý về các nội dung được nên trong di chúc, mà là sự đồng ý về việc cho hay không cho người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi lập di chúc, còn nội dung trong di chúc vẫn do người lập di chúc quyết định. Những người dưới 15 tuổi không được lập di chúc. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 32514,Mẫu đơn trình báo mất hộ chiếu TK05 mới nhất 2024 và cách viết?,"Mẫu đơn trình báo mất hộ chiếu phổ thông mới nhất là mẫu TK05 ban hành kèm theo Thông tư 68/2022/TT-BCA , mẫu có dạng như sau: Xem chi tiết và tải về mẫu đơn trình báo mất hộ chiếu phổ thông mới nhất 2024 Tại đây Hướng dẫn cách ghi Mẫu đơn trình báo mất hộ chiếu TK05 mới nhất 2024 như sau: Một số lưu ý khi điền mẫu đơn trình báo mất hộ chiếu phổ thông như sau: - Ghi chú (1): Người đề nghị điền đầy đủ các nội dung quy định trong mẫu. - Ghi chú (2): Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nơi thuận lợi hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi. - Ghi chú (3): Họ, chữ đệm và tên viết bằng chữ in hoa. - Ghi chú (4): Trường hợp nhớ chính xác thông tin về hộ chiếu bị mất thì ghi, nếu không nhớ chính xác thì không ghi. - Ghi chú (5): Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi công dân đang cư trú hoặc nơi báo mất hộ chiếu xác nhận thông tin nhân thân của người viết đơn nếu người báo mất có nhu cầu gửi đơn đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh qua đường bưu điện. Trân trọng!" 28429,Những trường hợp nào không được tổ chức trưng cầu ý dân?,"Căn cứ Điều 9 Luật Trưng cầu ý dân 2015 quy định như sau: Các trường hợp không tổ chức trưng cầu ý dân 1. Không tổ chức lại việc trưng cầu ý dân về nội dung đã được trưng cầu ý dân trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kết quả trưng cầu ý dân được công bố. 2. Không tổ chức trưng cầu ý dân trong thời gian ban bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước. Như vậy, theo quy định trên, việc trưng cầu ý dân sẽ không được tổ chức trong thời gian ban bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước. Bên cạnh đó, cũng không tổ chức lại việc trưng cầu ý dân về nội dung đã được trưng cầu ý dân trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kết quả trưng cầu ý dân được công bố. Trân trọng!" 18332,Tài sản chung của vợ chồng là gì?,"Tài sản chung của vợ chồng là vật, lợi ích vật chất khác thuộc sở hữu chung của cả vợ và chồng. Bao gồm: tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung; tài sản riêng của vợ, chồng được thỏa thuận là tài sản chung; quyền sử dụng đất hợp pháp mà vợ chồng có được sau khi kết hôn." 15832,"Quy định về việc trả thưởng trong Bộ luật dân sự 2005? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Yến Linh, tôi sinh sống và làm việc tại TPHCM. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự qua từng thời kỳ. Ban biên tập cho tôi hỏi: Trả thưởng được hiểu như thế nào theo Bộ luật Dân sự 2005? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (yen.linh***@gmail.com)","Việc trả thưởng trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016 được quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2005 như sau: - Trong trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi công việc hoàn thành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng. - Khi một công việc được hứa thưởng do nhiều người cùng thực hiện nhưng mỗi người thực hiện độc lập với nhau thì người hoàn thành đầu tiên được nhận thưởng. - Trong trường hợp nhiều người cùng hoàn thành công việc được hứa thưởng vào cùng một thời điểm thì phần thưởng được chia đều cho những người đó. - Trong trường hợp nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc được hứa thưởng do người hứa thưởng yêu cầu thì mỗi người được nhận một phần của phần thưởng, tương ứng với phần đóng góp của mình. Trên đây là nội dung tư vấn về việc trả thưởng trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 2005. Trân trọng!" 14261,"Nguyên trước đây ông bà tôi có để lại cho mẹ tôi 1 mẫu đất. Có văn tự phân chia đất để làm chứng, và sau trước khi qua đời mẹ tôi cung nhường quyền thừa kế đó cho tôi. Thời gian lúc mẹ tôi còn sống có 1 người hàng xóm xin mẹ tôi được trồng trọt cây ngắn ngày trên mảnh đất ấy, và mẹ tôi đồng ý. Nhưng thời gian gần đây người hàng xóm ấy có dấu hiệu xâm chiếm trái phép đất của tôi. bằng cách trồng cây lâu năm, và khi tôi đòi lại mảnh đất ấy thì ông ta không chịu trả. Xin hỏi tôi phải viết đơn như thế nào và cần nhưng thủ tục gì để gửi đơn khiếu nại lên cơ quan chức năng.","Quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt, có giá trị lớn; những tranh chấp về quyền sử dụng đất thường phức tạp và khiếu kiện kéo dài nên việc giải quyết tranh chấp đất đai cần phải được thực hiện theo trình tự và thủ tục nhất định. Căn cứ theo các quy định tại Điều 135, Điều 136 Luật Đất đai, tranh chấp đất đai đối với trường hợp của anh phải được giải quyết theo từng bước sau: 1- Hòa giải tranh chấp đất đai: Các bên tranh chấp tự bàn bạc, thỏa thuận để giải quyết mâu thuẫn hoặc đề nghị Tổ hòa giải cơ sở tại địa phương tổ chức hòa giải. Trường hợp các bên không tự hoà giải được thì anh gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để đề nghị tổ chức hòa giải. 2- Giải quyết tranh chấp đất đai theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: - Trường hợp anh có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì tranh chấp sẽ do Toà án nhân dân giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Anh phải gửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Hình thức và nội dung đơn khởi kiện được quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự. - Trường hợp anh chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì theo quy định tại Điều 160, 161 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về “thi hành Luật đất đai”, tranh chấp do UBND cấp huyện giải quyết lần đầu. Trường hợp Chủ tịch cấp huyện giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng." 21132,"Cách đây hơn 20 năm, nhà kế bên của nhà tôi có xin sử dụng tường chung với 2 nhà bên cạnh của họ. Lúc đó bà nội tôi vì tình làng xóm mà cho mượn sử dụng chung. Nhưng đến nay đã hơn 20 năm rồi. Nhà đó vẫn không có ý định trả lại tường chung cho cả 2 nhà mà họ đã sử dụng ké. Tôi có ý định xây lại nhà hòan tòan, nên cần phải đập hết. Nhưng lại vướng tường chung, mặc dù tôi đã qua thông báo với họ là họ cần phải trả lại tường rất lâu rồi. Nhưng họ có vẻ không muốn trả lại . Với bức tường chung , nay phải chịu sức nặng của của 2 bên nhà , nên tôi thấy có dấu vế nứt tường ở phía nhà tôi. Chính vì vậy tôi lo sợ có ngày nó sập, nên có qua đề nghị họ không được để vật nặng trên lầu nhiều, bản thân nhà tôi cũng đã di chuyển những vật nặng từ trên lầu xuống vì đề phòng nó sập. Nhưng sau khi tôi thông báo với họ như vậy , có dẫn họ lên lầu coi. Họ không nói gì. Vài hôm sau , họ mua 2 cây ổi to đùng đem lên lầu, cố tình để ở phía tường nhà tôi như muốn trêu tức tôi vậy. Họ sử dụng ban công lầu nhà họ để trồng cây , mặc dù họ biết là tường đã nứt và tường chung đó không phải tường của nhà họ. Chính vì vậy tôi càng quyết tâm đòi lại tường cho bằng được.  Trên sổ đỏ của nhà tôi có ghi là tường của nhà tôi rõ ràng. Vậy nếu tôi muốn khởi kiện ra tòa liệu có được không ? Nếu được thì trong trường hợp họ không chịu trả lại tường thì làm sao tôi có thể ép buộc họ phải trả lại ? Mong nhờ luật sư tư vấn giúp . Xin cảm ơn.","Chào bạn. Nếu bạn có cơ sở cho rằng tường nhà mà họ đang sử dụng là tường nhà riêng của bạn (bạn không nên dùng khái niệm là tường nhà chung vì như vậy sẽ lầm là tường chung của cả hai nhà) và do nhà bạn cho mượn để họ sử dụng tạm một thời gian vì tình cảm lối xóm và nay tường này có nguy cơ sập đổ, đe dọa đến an toàn nhà bạn và tính mạng của các thành viên trong gia đình bạn thì bạn hoàn toàn có quyền để yêu cầu họ phải xây tường nhà riêng, không dùng tường nhà của bạn và phải trả lại tường nhà riêng của bạn cho gia đình bạn như nguyên trạng trước đó. Nếu thương lượng ko thành thì bạn khởi kiện ra tòa án nhân dân quận/huyện nơi tọa lạc bất động sản để yêu cầu giải quyết theo quy định. Thân ái" 12143,"Cháu quê Bắc Kạn, cháu mới mua 01 mảnh đất từ tháng 6/2014. Cháu đã hoàn thiện được mọi thủ tục và nộp thuế vào Ngân sách nhà nước đầy đủ. Cháu đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào cuối tháng 7/2014 và có được văn phòng ĐKQSD đất của thị xã Bắc Kạn viết giấy hẹn đầu tháng 8/2014 trả kết quả nhưng đến nay vẫn chưa trả. Cháu có lên gặp cả phó chủ tịch thì được trả lời do họp hành nhiều quá chưa có thời gian ký quyết định và được phó chủ tịch trả lời sẽ ký ngay nhưng đến nay đã 02 tuần vẫn chưa có quyết định cấp giấy chứng nhận QSD đất. Cho cháu hỏi Luật sư: UBND thị xã Bắc Kạn nêu lý do như vậy có đúng không? Thời gian mà UBND thị xã giải quyết có đảm bảo theo quy định không?. Hiện nay cháu rất cần giấy chứng nhận để xin cấp phép và làm thủ tục vay thêm kinh phí để xây nhà.","Nếu hồ sơ của bạn đã đầy đủ, đã nộp tiền sử dụng đất thì chắc chắn bạn sẽ được cấp giấy, tuy nhiên do thời gian tháng 7/ 2014, một số quy định của Luật đất đai có hiệu lực và có văn bản hướng dẫn cụ thể nên các cơ quan có một số thay đổi trong trình tự, thủ tục cấp giấy, dẫn đến có sự chậm trễ trong quá trình thực hiện, tuy nhiên bạn có thể yêu cầu cơ quan nhận hồ sơ ghi cụ thể ngày hẹn để tiện theo dõi, trong trường hợp hẹn nhiều lần mà vẫn chưa có, bạn có thể khiếu nại đến lãnh đạo của cơ quan nhận hồ sơ để được xem xét." 1807,Sui gia yêu cầu phải giao nộp nhiều tài sản mới cho kết hôn thì có vi phạm pháp luật hay không?,"Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về các hành vi bị cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau: 2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Yêu sách của cải trong kết hôn; e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; h) Bạo lực gia đình; i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Khoản 12 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về Yêu sách của cải trong kết hôn như sau: 12. Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ. Căn cứ theo quy định hiện hành, trường hợp của bạn có thể được xem là yêu sách của cải trong kết hôn nên đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật." 27587,"Mẹ tôi có căn nhà 40m2 tại đường Nguyễn Khánh Toàn, Hà Nội, nay muốn tặng cho riêng tôi thì phải làm những thủ tục gì?Tôi cần làm gì để chứng minh đây là tài sản riêng của mình mà không liên quan đến chồng tôi ? (Hải Yến – Hà Nội)","Luật gia Vũ Thị Nhung - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật để chị tham khảo, như sau: Luật đất đai 2013 quy định việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: “a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; d)Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”(điểm a, điểm d, khoản 3 Điều 167) - Hồ sơ bao gồm: + Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (đã công chứng); + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ mang tên mẹ bạn); + Giấy tờ nhân thân của bên cho (mẹ chị) và bên nhận (chị) như: CMND, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của chị; CMND sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mẹ chị; + Hồ sơ khai thuế. Theo đó, chị và mẹ chị phải đến một cơ quan công chứng tại Hà Nội để lập và công chứng hợp đồng tặng cho tài sản đó. Sau khi có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, chị đăng ký sang tên chị tại cơ quan đăng ký đất đai. Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.” (khoản 1 Điều 43) Như vậy, căn nhà và quyền sử dụng đất mẹ chị tặng cho chị thuộc quyền sở hữu riêng của chị nếu trong hợp đồng tặng cho ghi rõ là tặng cho riêng chị theo quy định tại khoản 1 Điều 43 luật hôn nhân và gia đình 2014" 23399,"Xin chào luật sư Tôi là Cao Thị nhàn, xin tư vấn về việc chuyển đổi thẻ đỏ vấn đề như sau: Gia đình tôi, gồm có mẹ tôi đã mất gần 2 năm, bố là liệt sỹ mất từ năm 1968. Hai người có con trai chung sinh năm 1961, sau khi bố mất mẹ có sinh thêm một con trai nữa sinh năm 1978 (ngoài giá thú). Vấn đề bây giờ muốn chuyển đổi thẻ đỏ sử dụng đất của mẹ sang quyền sở hữu cho anh trai (vì mẹ mất đột ngột nên chưa chuyển đổi được, anh trai đầu ở trong nhà cùng mẹ, con con trai sau đi ở xa), đã được sự nhất trí của em trai rồi. Vấn đề là chính quyền xã nói trường hợp này không chuyển đổi thẻ đỏ được, theo họ vì con trai sau bố mất từ năm 1968, mà con trai thứ hai sinh năm 1978 mà lại mang họ Phạm (theo họ bố đẻ của anh con trai trước), bây giờ muốn chuyển đổi thẻ đỏ cho anh con trai trước, thì phải đổi họ của anh con trai sau thành họ Cao (là họ của mẹ). Vậy xin luật sư tư vấn chính quyền xã bắt thủ tục như vậy có đúng không? Muốn chuyển đổi thẻ đỏ thì cần phải thủ tục gì? Xin cám ơn luật sư nhiều.","Chào bạn. Chính quyền Xã trả lời gia đình bạn như vậy là chưa đúng với quy định của pháp luật. Quyền sử dụng đất là của mẹ bạn, khi mất bà không có di chúc nên pháp sinh quyền thừa kế theo pháp luật cho những người thuộc hành thừa kế thứ nhất gồm: Bố mẹ , chồng, và các con. Những người thuộc hàng thừa kế cần làm thủ tục khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản thừa kế và đồng ý để lại toàn bố di sản là quyền sử dụng đất nêu trên cho một cá nhân. Sau thủ tục nêu trên, thì người còn lại duy nhất có quyền thực hiện các thủ tục sang tên trước bạ quyền sử dụng đất cho mình." 512,"Cháu xin chào Luật Sư chú Nguyễn Thạch Thảo Cháu có vấn đề về nhập khẩu vào thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai, rất mong sự quan tâm tư vấn giúp đỡ của chú và đoàn luật sư TPHCM. Vấn đề của cháu như sau: Gia đình cháu quê quán thường trú ở Hà Tĩnh nay đã mua nhà được 1 năm rưỡi ở Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai, có giấy tờ sở hữu nhà đất, nhưng chưa có sổ đỏ. Nay vợ chồng cháu đã cắt khẩu ở Hà Tĩnh, muốn nhập khẩu vào địa chỉ nhà đã mua như trên. Như vậy vợ chồng cháu cần phải có những giấy tờ thủ tục như thế  nào? và làm ở đâu? thời gian bao lâu. Để được nhập khẩu vào khu đất nhà mình đang ở hiện nay. Rất mong sư quan tâm tư vấn giúp đỡ của chú Nguyễn ThạchThảo và đoàn luật sư TPHCM. Gia đình cháu chân thành cảm ơn.","1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây: a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này; c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này. 3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý doư Như vậy, trường hợp của bạn cần phải liên hệ Công an Quận, huyện nơi bạn có sở hữu căn nhà trên để tiến hành làm các thủ tục nhập hộ khẩu nhé." 33379,"Chào Luật Sư. Em tên là Châu Văn Triệu, sinh năm 1996. hiện gia đình em đang gặp vấn đề về việc làm sổ đỏ. Nội dung như sau: Gia đình em và các gia đình lân cận đã sống ở đây rất lâu và phần đất sinh sống hiện giờ đều không có sổ đỏ. chỉ có những trụ đá để làm ranh giới. luật sư cho em hỏi nếu bây giờ gia đình em muốn làm sổ đỏ cho phần đất đang sinh sống thì phải làm như thế nào. Nếu trong lúc làm gặp phải sự phản đối của các hộ lân cận thì phải làm sao. Cho em hỏi thêm nếu các hộ lân cận đã có sổ đỏ nhưng phần đất mà họ đứng tên trong sổ đỏ không đúng với phần đất phân chia bởi những trụ đá em nói trên thì phải xử lí như thế nào. Rất mong nhận được câu trả lời chi tiết từ luật sư. Em chân thành cảm ơn.","Để làm sổ đó mới thì gia đình bạn đến UBND xã để mua hồ sơ xin cấp sổ đỏ (hoặc search trên mạng cũng có), điền đầy đủ thông tin, nhờ địa chính đo đạc, xin chữ ký của các hộ liền kề và nộp hồ sơ tại UBND xã hoặc Phòng tài nguyên môi trường huyện tùy thuộc bạn ở khu vực nào. Nếu sổ đỏ của hộ liền kề không đúng với phần đất của gia đình họ thì phải xem hồ sơ đo đạc địa chính xin cấp sổ đỏ của họ như thế nào, gia đình bạn có ký vào hồ sơ xin cấp sổ đỏ của họ không? Nếu họ không xin chữ ký gia đình bạn hoặc giả chữ ký của gia đình bạn thì sổ đỏ đó sẽ bị hủy bỏ và thu hồi." 19367,"Vì lý do công ty cần bàn giao hàng gấp cho đối tác, nhưng trong hợp đồng lao động người sử dụng lao động không thỏa thuận việc làm thêm giờ. Vậy nếu Doanh nghiệp muốn người lao động làm thêm giờ thì họ phải làm như thế nào?","Quy định về thời giờ làm thêm là thời giờ làm việc của người lao động ngoài phạm vi thời gian làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Việc làm thêm giờ dù trong hợp đồng lao động NSDLĐ không thỏa thuận việc làm thêm giờ nhưng xem xét trong quan hệ lao đông và mục đích tham gia của các bên chủ thể cho thấy trong một số trường hợp nhất định vấn đề làm thêm giờ là là nhu cầu tất yếu, khách quan vì lợi ích của cả hai bên chủ thể. Vì vậy, Căn cứ theo điều 106 Bộ luật lao động thì việc Doanh nghiệp muốn NLĐ làm thêm giờ thì họ phải làm những việc sau: + Được sự đồng ý của người lao động; + Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm; + Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ”" 5814,"Kính gửi các Quý Luật Sư. Tôi cần giúp đỡ một vấn đề về tranh chấp & thừa kế đất đai như sau: Gia đình tôi có 02 anh em trai và 02 mảnh đất. Tạm gọi là mảnh A và mảnh B. Hai mảnh này đều mang tên Mẹ tôi khi Mẹ tôi còn sống (vì Bố tôi đã mất - năm 1990). Lý lịch của 02 mảnh như sau: - Mảnh A: Ông Nội tôi mua từ những năm 1950 và gia đình tôi sống trên đó từ năm 1980 đến bây giờ. Đây là phần của Bố tôi được Ông Nội tôi chia cho các con trai của ông, nhưng sổ đỏ vẫn mang tên Ông Nội. Đến năm 1998, mảnh đất này được Ông Nội tôi sang tên cho Mẹ tôi. Đến nay chưa có tranh chấp gì. - Mảnh B: Bà Ngoại tôi mua năm 1997, tên sổ đỏ là Bà Ngoại tôi. Đến năm 2007 thì Bà ngoại tôi sang tên sổ đỏ cho Mẹ tôi. Ông Nội, Bà Ngoại và Ông Ngoại tôi vẫn còn sống, Bà Nội tôi mất năm 2003. Mẹ tôi ra đi đột ngột vì bạo bệnh (năm 2010) nên không để lại di chúc. Hiện nay, Sổ đỏ mảnh A do anh trai tôi giữ, Sổ đỏ mảnh B do Bà Ngoại tôi giữ và Bà đang muốn lấy lại 1/2 mảnh đất này. Vậy tôi xin hỏi: - Nếu hiện nay có tranh chấp xảy ra thì các mảnh đất sẽ phân chia như thế nào? - Bà Ngoại tôi tự ý bán mảnh B mà không thông qua anh em tôi thì có sai luật không? - Nếu không có tranh chấp gì trên mảnh đất B thì sau bao lâu sẽ không được kiện cáo tranh chấp nữa? Tôi xin chân thành cảm ơn!","Mẹ bạn mất không để lại di chúc thì tài sản của mẹ bạn sẽ được phân chia theo luật, và theo trình bày của bạn thì có 4 người được hưởng một phần bằng nhau. Như vậy cần phải xác định tài sản nào là tài sản của mẹ bạn. Đối với thửa đất A, có nguồn gốc là tài sản bên nội bạn cho cha bạn, nên khi cha bạn chết tài sản của ông được chia cho: Các con, vợ, cha và mẹ của cha bạn. Do đó mẹ bạn được hưởng 1/3 , 1/4 hoặc 1/5 thửa đất A tùy thuộc việc ông bà nội bạn còn sống hay đã chết vào thời điểm cha bạn chết. Đối với thửa đất B, ông bà ngoại bạn sang tên cho mẹ bạn là tài sản của mẹ bạn, nên tài sản nầy là tài sản riêng của mẹ bạn. như vậy phần tài sản của mẹ bạn là thửa đất B cộng với (1/3, 1/4 hoặc 1/5) thửa đất A, phần nầy chia cho ông bà ngoại và anh em của bạn mổi gười một phần bằng nhau. (2/3, 3/4 hoặc 4/5) là phần của anh em bạn và cô chú,bác của bạn. Đây là di sản chưa kê khai thừa hưởng nên không ai có quyền định đoạt, nên bạn không cần quan tâm việc ông bà ngoại bán. Cháu nội, ngoại của người chết không được thừa hưởng di sản nếu cha mẹ nó còn sống, con dâu không được thừa hưởng tài sản của cha mẹ chồng." 17237,"Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực lâm nghiệp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quốc Thái hiện đang tìm hiểu về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực lâm nghiệp được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực lâm nghiệp được quy định tại Mục A Phần VI Phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018, cụ thể: Không quy định bản sao có công chứng; mở rộng các hình thức bản sao cho phù hợp với cách thức thực hiện thủ tục hành chính, theo đó quy định người yêu cầu có thể lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện) đối với các loại giấy tờ của các thủ tục hành chính sau: Thủ tục Chấp thuận cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dụng: Văn bản thỏa thuận, hợp tác khoa học đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên đây là tư vấn về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực lâm nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 4152,Thủ tục xóa tạm trú mới nhất năm 2024?,"Căn cứ Điều 8 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định thủ tục xóa tạm trú như sau: Bước 1 : Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2 : Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã hoặc qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Bước 3 : Khi tiếp nhận hồ sơ xóa đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người đăng ký; + Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu biểu mẫu, giấy tờ hoặc biểu mẫu kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định. Nếu công dân không thể bổ sung, hoàn thiện ngay thì cán bộ tiếp nhận, lập, in Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, ký, ghi rõ họ tên và giao cho người đăng ký + Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người đăng ký. Bước 4 : Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có). - Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú của thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc ngay sau khi ra quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú đối với công dân. Cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký tạm trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký tạm trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. - Trừ trường hợp quy định trên, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hộ gia đình có người thuộc diện xóa đăng ký tạm trú thì người thuộc diện xóa đăng ký tạm trú hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú. - Cơ quan, đơn vị quản lý người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân có văn bản đề nghị cơ quan đăng ký cư trú trên địa bàn đóng quân xóa đăng ký tạm trú đối với người thuộc đơn vị mình quản lý. Văn bản đề nghị cần nêu rõ họ, chữ đệm và tên khai sinh; số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người cần xóa đăng ký tạm trú; lý do đề nghị xóa đăng ký tạm trú. - Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan đăng ký cư trú phải xóa đăng ký tạm trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký tạm trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. - Cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký tạm trú đối với công dân khi phát hiện công dân đó thuộc một trong các trường hợp bị xóa đăng ký tạm trú. Trước khi thực hiện việc xóa đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú thông báo về việc xóa đăng ký tạm trú tới công dân hoặc đại diện hộ gia đình để biết và thực hiện việc nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký tạm trú theo quy định. - Trường hợp quá 07 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú thông báo mà người thuộc diện xóa đăng ký tạm trú hoặc đại diện hộ gia đình không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký tạm trú. Cơ quan đăng ký cư trú tiến hành lập biên bản về việc công dân, đại diện hộ gia đình không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký tạm trú và thực hiện xóa đăng ký tạm trú đối với công dân. Cơ quan đăng ký cư trú thông báo bằng văn bản cho công dân đó hoặc chủ hộ về việc xóa đăng ký tạm trú sau khi đã thực hiện. Trân trọng!" 19754,Phân chia tài sản phá sản là gì?,"Phân chia tài sản phá sản là Việc trả các khoản nợ của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên được quy định tại Luật phá sản. Thứ tự ưu tiên thanh toán: phí phá sản;các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội…; các khoản nợ không bảo đảm." 29802,"Tôi ở Thanh Hóa, hiện nay tôi có một căn nhà mà ba mẹ tôi tặng riêng cho tôi khi chưa đăng ký kết hôn với chồng mới. Và tôi cũng có một con riêng. Nay muốn tặng căn nhà đó cho con riêng thì có cần sự đồng ý của chồng tôi không? Giấy tờ chứng minh tài sản riêng tôi còn giữ.","Căn cứ Khoản 1 Khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng như sau: 1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản. 3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. 4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền tự định đoạt đối với tài sản là căn nhà đó, tặng cho con riêng của bạn mà không cần sự đồng ý của chồng. Lưu ý: Trong trường hợp tài sản riêng là căn nhà mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của cả hai người. Trân trọng!" 30796,"Cho hỏi, khi cha mẹ ruội đồng ý cho giao con cho người khác làm con nuôi thì cha mẹ ruột có còn nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con hay không? Mong được giải đáp sớm.","Căn cứ Khoản 4 Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau: Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi. Như vậy, theo quy định trên khi cha mẹ đẻ giao con đẻ cho người khác nhận làm con nuôi thì sẽ không còn nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nữa. Tuy nhiên nghĩa vụ này vẫn còn nếu cha mẹ ruột và người nhận nuôi con nuôi có thỏa thuận. Trân trọng!" 13211,Nam nữ sống thử với nhau sau khi chia tay có được tự thỏa thuận phân chia tài sản?,"Tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn 1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. Theo đó, trong trường hợp hai bạn sống thử (chung sống như vợ chồng) với nhau và có tài sản chung thì hai bạn được quyền được tự thỏa thuận phân chia tài sản." 14074,"Vợ chồng tôi có gửi một số tiền cho mẹ chồng tôi để mua hộ đất. Mẹ chồng tôi đã mua và đứng tên chủ sở hữu mảnh đất đó,giờ tôi muốn mẹ chồng tôi chuyển quyền sở hữu mảnh đất đó lại cho vợ chồng tôi mà không có mặt chúng tôi tại việt nam liệu có được không? Hiện tại chúng tôi không thể về vn được,và nếu chồng tôi đứng tên chủ sở hữu mảnh đất đó tôi lại không có bất kỳ một giấy tờ nào chứng tỏ tôi có đóng góp vào việc mua mảnh đất đó liệu khi li di tôi có được hưởng một nửa mảnh đất đó không? Xin tư vấn giúp tôi. Cảm ơn!","Chào bạn! Như bạn đã trình bày thì do vợ chồng bạn không có điều kiện về Việt Nam nên đã nhờ mẹ chồng mua hộ và đứng tên hộ quyền sử dụng đất. Bây giờ mẹ chồng của bạn muốn chuyển nhượng lại cho vợ chồng bạn. Liên quan đến thắc mắc của bạn, Luật sư có ý kiến như sau: 1. Theo quy định của pháp luật thì nếu vợ chồng bạn không có mặt tại Việt Nam thì không thể thực hiện được thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ mẹ của bạn cho vợ chồng bạn. 2. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì tài sản chung vợ chồng là tài sản do vợ chồng cùng tạo dựng được trong thời kỳ hôn nhân. Do vậy nếu như bạn chứng minh được quyền sử dụng đất mà bạn đề cập là tài sản chung của vợ chồng bạn có được trong thời kỳ hôn nhân thì việc chồng bạn đứng tên một mình đối với quyền sử dụng đất đó không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn sau này. Trân trọng!" 19338,Giấy chứng nhận căn cước là gì?,"Căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Luật Căn cước 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024) có định nghĩa về danh tính điện tử như sau: Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 11. Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này. 12. Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này. ... Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Căn cước 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024) quy định Giấy chứng nhận căn cước và quản lý về căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước 1. Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã. ... Theo quy định trên, giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định. Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch. Từ ngày 01/7/2024, người gốc Việt nam chưa xác định được quốc tịch được quyền cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước. Lưu ý : Giấy chứng nhận căn cước chỉ được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên. Bộ Công an lấy ý kiến về mẫu giấy Chứng nhận căn cước? (Hình từ Internet)" 17284,Vợ chồng tôi có ngôi nhà nhưng sổ đỏ mang tên mẹ chồng tôi đang chờ chuyển nhượng qua cho vợ chồng. Vậy khi ly hôn tôi có được chia tài sản không?,"Điều 62 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn: 1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó. 2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau: a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này. Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng; b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này; c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này; d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai. 3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này. Như vậy, nếu mảnh đất trên mẹ chồng cho cả hai vợ chồng thì bạn sẽ được chia đôi theo nguyên tắc chung, còn nếu chỉ cho riêng chồng bạn thì đó là tài sản riêng của chồng, trừ khi người này đồng ý chia cho bạn. Trân trọng!" 33818,Người đi tù có bị thu hồi thẻ CCCD?,"Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau: 1. Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. 2. Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây: a) Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. Như vậy, theo quy định này người chấp hành án phạt tù chỉ bị tạm giữ thẻ CCCD và không phải bị thu hồi thẻ CCCD. Thẻ CCCD chỉ bị thu hồi khi công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch , bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch." 14202,"Mẹ tôi có cho tôi mua đất chung với cha chồng tôi, nhưng toàn bộ đều do chồng tôi đứng tên. Tôi muốn xác định một trong ba miếng đất đó là tài sản riêng của tôi. Tôi phải làm như thế nào?","Luật Hôn nhân và gia đình 2000 và Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về tài sản của vợ chồng như sau: - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. - Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. - Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Tuy nhiên theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, đối với tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân mà trên giấy chứng nhận quyền tài sản chỉ ghi tên một người thì tài sản vẫn được coi là tài sản chung vợ chồng và cả hai vợ chồng đều có quyền quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản đó (trừ trường hợp người vợ/người chồng chứng minh được đó là tài sản riêng của mình). Đối chiếu với quy định trên, quyền sử dụng đất mà vợ chồng bạn đã nhận chuyển nhượng trong thời kỳ hôn nhân thì mặc dù giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều mang tên chồng bạn nhưng quyền sử dụng đất vẫn được coi là tài sản chung của vợ chồng bạn. Và bạn vẫn có quyền sử dụng, quản lý, định đoạt quyền sử dụng đất đó. Nếu bạn muốn xác định quyền sử dụng đất đó là tài sản riêng của bạn thì vợ chồng bạn có thể lập văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng theo quy định tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình: Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận. Bạn lưu ý hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung vợ chồng là: Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. * Vợ chồng bạn có thể tự thỏa thuận để lập Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng là quyền sử dụng đất và yêu cầu công chứng tại tổ chức công chứng trên địa bàn nơi có đất. Thủ tục công chứng được thực hiện theo quy định của Luật Công chứng và văn bản hướng dẫn. - Hồ sơ yêu cầu công chứng (Điều 35 Luật Công chứng): + Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu; + Bản sao giấy tờ tuỳ thân: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của hai vợ chồng; + Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + Bản sao giấy tờ khác có liên quan mà pháp luật quy định phải có, như: Giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu thường trú của hai vợ chồng bạn…. - Thủ tục: Bạn có thể lập dự thảo Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng hoặc yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo theo mẫu sẵn có. Sau khi thống nhất các điều khoản trong văn bản thì hai vợ chồng bạn ký vào hợp đồng và công chứng viên chứng nhận văn bản đó. Sau khi có văn bản phân chia tài sản chung vợ chồng có xác nhận của tổ chức công chứng thì bạn nộp một bộ hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất và nhà thuộc phòng tài nguyên và môi trường quận, huyện nơi có đất để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bạn (hồ sơ gồm: văn bản thỏa thuận phân chia, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ khác). * Trường hợp hai vợ chồng bạn không tự thỏa thuận được phân chia tài sản chung vợ chồng thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án để giải quyết theo quy định của pháp luật." 15987,Mẫu tờ khai hủy bỏ di chúc hợp pháp mới nhất?,"Mẫu tờ khai hủy bỏ di chúc là mẫu tờ khai được lập ra để khai báo về việc hủy bỏ di chúc đã lập trước đó, mẫu tờ khai hủy bỏ di chúc mới nhất như sau: Tải về Tờ hủy bỏ di chúc mới nhất: Tại đây ." 31015,Thẩm quyền trưng dụng tài sản được quy định như thế nào?,"Thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản gồm các bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ GTVT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, chủ tịch UBND cấp tỉnh. Luật cũng nhấn mạnh: Người có thẩm quyền trên không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản. Quyết định trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản; trường hợp đặc biệt không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói để thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng phải có giấy xác nhận (giấy xác nhận phải ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản; tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng; mục đích, thời hạn trưng dụng; tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng). Chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng tài sản và gửi cho người có tài sản trưng dụng một bản. Quyền sở hữu tài sản trưng dụng vẫn thuộc về người có tài sản trưng dụng; quyền quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng trong thời gian trưng dụng thuộc về Nhà nước." 6888,Cho hỏi: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trường hợp xin cấp lại giấy xác nhận tình trạng hôn nhân lần 2 có phải cấp lại giấy cũ không? Mong sớm nhận hồi đáp.,"Tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 04/2020/TT-BTP, có quy định: Việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây: - Trường hợp người yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn mà không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đây, thì người yêu cầu phải trình bày rõ lý do không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản trao đổi với nơi dự định đăng ký kết hôn trước đây để xác minh. - Trường hợp không xác minh được hoặc không nhận được kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này. => Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn thì phại nộp lại giấy cũ. Trường hợp không nộp lại giấy cũ thì phải nêu rõ lý do. Trân trọng." 6002,"Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Tùng Anh. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Tùng Anh (tunganh*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng được quy định cụ thể như sau: - Bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 34, 36 và 37 của Luật Hôn nhân và gia đình 2000. - Con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật Hôn nhân và gia đình 2000. - Bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau. Trên đây là nội dung tư vấn về quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Trân trọng!" 6095,"Cho em hỏi, chồng em buôn bán ma túy nên đã đi tù 2 năm. Không biết trường hợp này có bị xóa đăng ký thường trú không?","Theo Khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2020 quy định về xóa đăng ký thường trú, cụ thể như sau: 1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú: a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; b) Ra nước ngoài để định cư; c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này; d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này; g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này; ... Như vậy, căn cứ quy định trên thì đối với trường hợp chồng chị đang chấp hành án phạt tù thì không thuộc trường hợp bị xóa đăng ký thường trú. Trân trọng!" 11121,Có được bán phần di sản thờ cúng để chia thừa kế hay không?,"Căn quy định Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau: Di sản dùng vào việc thờ cúng 1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng. Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. 2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Tuy nhiên, nếu như toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Có được bán phần di sản thờ cúng để chia thừa kế hay không? (Hình từ Internet)" 24675,Ly hôn thuận tình không cần ra tòa được không?,"Tại Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn như sau: Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn 1. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án. 2. Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. 3. Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ. 4. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn; b) Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; c) Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con. 5. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật này quy định. Tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về người đại diện như sau: Người đại diện ... 4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện. Như vậy, khi thuận tình ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đơn và tiến hành thủ tục hòa giải. Mặt khác, đối với việc ly hôn thì vợ và chồng không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Do đó, ly hôn thuận tình vẫn phải ra tòa để thực hiện thủ tục hòa giải. Trân trọng!" 26007,"Tôi có con với một người nhưng chưa đăng ký kết hôn. Xin hỏi, cha của đứa bé muốn tặng nhà, đất cho tôi thì phải làm những thủ tục gì?","Căn cứ theo Luật Đất đai và Luật Công chứng thì thủ tục tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm các bước sau: * Công chứng Hợp đồng tặng cho/chuyển nhượng quyền sử dụng đất. - Cơ quan thực hiện: Tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản. - Hồ sơ yêu cầu công chứng: Bạn nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu công chứng cho tổ chức công chứng bao gồm: + Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu; + Dự thảo hợp đồng (nếu có); + Bản sao giấy tờ tuỳ thân; + Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có. - Thủ tục: + Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng. + Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng (nếu có) hoặc giúp người yêu cầu công chứng soạn thảo hợp đồng dựa trên mẫu sẵn có. + Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. + Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng. Sau khi nộp phí công chứng và thù lao công chứng tại tổ chức công chứng nơi bạn yêu cầu công chứng thì bạn được nhận hợp đồng tặng cho/chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chứng nhận của tổ chức công chứng để tiến hành thủ tục đăng ký sang tên bạn theo quy định của pháp luật. * Đăng ký sang tên bạn trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Cơ quan tiến hành: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nông thôn thì có thể nộp tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; - Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất gồm: + Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên… - Thủ tục: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp các bên chuyển nhượng/bên nhận tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà nghĩa vụ tài chính đó được xác định theo số liệu địa chính thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo cho các bên chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (nếu có), các bên tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ. Lưu ý: Khoản 2 Điều 23 Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định: thuế suất đối với thu nhập từ việc tặng cho bất động sản là 10% giá trị tài sản; đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản là 2%. Hơn nữa, bạn và cha của con bạn chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn nên về mặt pháp lý, hai người không phải là vợ chồng nên không thuộc trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân. Như vậy, bạn có thể cân nhắc về tình hình tài chính của mình để lựa chọn một trong hai phương án tặng cho hoặc chuyển nhượng (trừ trường hợp, bạn muốn chứng minh đó là tài sản riêng của mình thì có thể lập hợp đồng tặng cho)." 3580,Xin chào luật sư! Cho em hỏi toàn bộ diện đất nhà em lúc trước làm sổ không biết lộn sao mà nằm hết trên sổ đỏ nhà gần bên. Vậy em muốn tách sổ ra thì phai làm những thủ tục nào và nhà gần bên cũng đồng ý cho em mượn sổ đỏ để tách ra. Rất mong luật sư tư vấn giùm em. Xin cảm ơn nhiều.,"Về việc cấp nhầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người hàng xóm của bạn bao gồm cả thửa đất do gia đình bạn đang sử dụng là không đúng việc này có thể yêu cầu cơ quan đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện việc đính chính, điều chỉnh lại giấy chứng nhận đã cấp là có thể giải quyết được sự việc." 12830,"Hộ gia đình ông B có thửa đất nông nghiệp diện tích 03 sào Bắc bộ (1080 m2), đã được UBND huyện T cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mục đích sử dụng là đất trồng lúa. Vừa qua, con trai ông B lấy vợ, ông B đã sử dụng 120 m2 trong thửa đất nêu trên để xây nhà cho con trai. Xin hỏi việc ông B tự ý xây nhà trên đất trồng lúa có vi phạm Luật đất đai không? Nếu có vi phạm thì bị xử phạt như thế nào?","Điều 170 Luật đất đai năm 2013 quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất như sau: “1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất. 5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan. 6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất. 7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng”. Như vậy, căn cứ quy định này thì việc ông B tự ý chuyển mục đích 120 m2 diện tích đất trồng lúa (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thành đất ở mà không xin phép là vi phạm pháp luật đất đai. Tại Điều 206 Luật đất đai 2013 quy định xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai như sau: “1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 2. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại”. Theo đó, tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định như sau: “Điều 6. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép … 3. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta; … ”. Đối chiếu với quy định nêu trên thì hành vi vi phạm của ông B sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, ông B còn buộc phải khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm (theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP)." 9090,Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là gì?,"Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như sau: -Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. -Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Như vậy, Giao kết hợp đồng lao động được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Đồng thời, tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội." 20412,"Chào luật sư! em là sinh viên năm nhất,có một số vướng mắc trong hợp đồng thuê trọ mong luật sư tư vấn giúp em. em là sinh viên năm nhất thuê một phòng trọ để ở, đến kỳ 2 do ko có điều kiện để học tiếp nên e bảo lưu về quê, em kí hợp đồng với chủ trọ 1 năm, khi sang xin để về chủ trọ bảo phải đền hợp đồng nếu không sẽ làm việc với công anan và nhà trường. e đọc thấy có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nhà hư hỏng... e xin hỏi luật sư là phòng trọ em bị nứt rãnh dài trên tường,nhiều vết nứt, có vết nứt lớn, bảng điện đã cũ bộ phận dẫn điện bị vỡ vậy em có thể đủ điều kiện để chấm dứt hợp đồng ko ạ.. nếu có thì thủ tục như thế nào ạ.. mong luật sư tư vấn giúp em Em cảm ơn.","Chào bạn ! Hợp đồng thuê nhà ở của bạn là quan hệ dân sự, nếu có tranh chấp thì sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự chứ không liên quan gì tới công an và nhà trường nên bạn không cần lo sợ là công an hoặc nhà trường sẽ làm gì bạn. Nếu có khả năng thì chủ nhà trọ có thể khởi kiện bạn tới tòa án để được xem xét giải quyết về yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng, tuy nhiên cơ hội thắng kiện của chủ nhà trọ là không cao, hơn nữa chi phí cho việc kiện tụng có thể lớn hơn những gì mà ông ấy đang đòi hỏi. Việc bạn phải nghỉ học, bảo lưu kết quả học tập là chuyện xảy ra ngoài mong muốn, vì vậy bạn có thể chấm dứt hợp đồng trên để giải quyết các khó khăn của bạn và không phải thanh toán tiền thuê phòng của những khoảng thời gian bạn không sử dụng. Bạn thông báo nội dung này cho chủ nhà trọ biết thông cảm và chấp nhận chấm dứt hợp đồng với bạn." 28975,"Việc duyệt hồ sơ cần tra cứu tàng thư căn cước công dân được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thanh Đức hiện là một trưởng công an xã, vì nhu cầu công việc tôi có tìm hiểu về việc tra cứu tàng thư căn cước công dân, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Việc duyệt hồ sơ cần tra cứu tàng thư căn cước công dân được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0977******)","Việc duyệt hồ sơ cần tra cứu tàng thư căn cước công dân được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 11/2016/TT-BCA quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau: a) Tại Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện): - Trường hợp cần tra cứu tàng thư trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội duyệt hồ sơ cần tra cứu và gửi Đội tàng thư căn cước công dân thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để tra cứu. - Trường hợp cần tra cứu tàng thư ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ cần tra cứu đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi cần tra cứu. b) Tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội: - Trường hợp cần tra cứu tàng thư trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Đội trưởng Đội Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân (Chứng minh nhân dân) và giấy tờ đi lại khác hoặc Đội trưởng Đội cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân (Chứng minh nhân dân) và giấy tờ đi lại khác (sau đây gọi chung là Đội trưởng Đội căn cước công dân) chuyển hồ sơ cần tra cứu đến Đội tàng thư căn cước công dân thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để tra cứu. - Trường hợp cần tra cứu tàng thư ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chuyển hồ sơ cần tra cứu đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh) nơi cần tra cứu. c) Tại Trung tâm căn cước công dân quốc gia: Giám đốc Trung tâm căn cước công dân quốc gia chuyển hồ sơ cần tra cứu đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi cần tra cứu. Trên đây là nội dung câu trả lời về việc duyệt hồ sơ cần tra cứu tàng thư căn cước công dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 11/2016/TT-BCA . Trân trọng!" 33232,"Mục đích sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi là Hoàng Nam, sống tại Tp.HCM. Tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Nhờ ban biên tập giải đáp giúp tôi: Mục đích sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin cảm ơn.","Theo quy định tại Điều 29 Thông tư 06/2013/TT-BTP hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành thì nội dung này được quy định như sau: Việc sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp nhằm phục vụ các mục đích sau đây: 1. Phục vụ công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. 2. Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp. 3. Phục vụ công tác thống kê, báo cáo về lý lịch tư pháp. Trên đây là nội dung tư vấn về mục đích sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 06/2013/TT-BTP. Trân trọng!" 7700,"Trách nhiệm của khách quá cảnh được cấp Giấy phép tham quan, du lịch Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Hữu Khánh, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Thái Bình. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Trách nhiệm của khách quá cảnh được cấp Giấy phép tham quan, du lịch Việt Nam được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (09086***)","Trách nhiệm của khách quá cảnh được cấp Giấy phép tham quan, du lịch Việt Nam được quy định tại Điều 6 Thông tư 44/2011/TT-BCA hướng dẫn cấp giấy phép tham quan, du lịch Việt Nam cho người nước ngoài quá cảnh do Bộ Công an ban hành như sau: - Khai vào tờ khai đề nghị theo mẫu N26 (ban hành kèm theo Thông tư này); xuất trình hộ chiếu, vé phương tiện giao thông chuyển tiếp đi nước khác. - Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam; thực hiện đúng chương trình du lịch mà doanh nghiệp đã đăng ký với Cục Quản lý xuất nhập cảnh và theo hướng dẫn của doanh nghiệp, không được kết hợp giải quyết mục đích khác. Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm của khách quá cảnh được cấp Giấy phép tham quan, du lịch Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 44/2011/TT-BCA. Trân trọng!" 15885,Trả góp 0% là gì? Có nên mua hàng trả góp 0% không?,"Hình thức trả góp 0% là hình thức cho phép người mua khi mua một món đồ được chia số tiền cần thanh toán theo từng kỳ hạn để trả dần mỗi tháng với mức lãi suất là 0%. Hiện hành pháp luật không quy định cụ thể về điều kiện để được trả góp 0%. Tuy nhiên thông thường để được trả góp 0%, người mua cần phải đáp ứng các điều kiện sau: - Người mua phải có đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng hoặc công ty tài chính. - Người mua phải có mức thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ. - Người mua phải mua sản phẩm tại các cửa hàng hoặc đại lý có liên kết với ngân hàng hoặc công ty tài chính. Có thể thấy, việc có nên mua hàng trả góp 0% hay không phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của mỗi người mua. Nếu người mua có khả năng trả nợ đúng hạn, thực sự cần sản phẩm và muốn tiết kiệm chi phí thì trả góp 0% là lựa chọn tốt hơn. Tuy nhiên, nếu người mua chưa có đủ tiền hoặc không có khả năng trả nợ đúng hạn, chỉ mua sản phẩm vì muốn sở hữu nó ngay lập tức thì trả góp 0% có thể là lựa chọn không phù hợp và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Lưu ý: Nội dung trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ quy định cụ thể về điều kiện để được trả góp cụ thể. Trả góp 0% là gì? Có nên mua hàng trả góp 0% không? (Hình từ Internet)" 13363,Nhiệm vụ của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không tại các điểm kiểm tra được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này. Mong sớm nhận phản hồi.,"Nhiệm vụ của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không tại các điểm kiểm tra quy quy định tại Khoản 3 Điều 47 Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau: - Giám sát màn hình máy soi tia X; nhiệm vụ này được thực hiện liên tục không quá 30 phút và chỉ quay trở lại thực hiện tối thiểu là 30 phút sau đó; - Kiểm tra trực quan, lục soát an ninh hàng không; - Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm tra an ninh hàng không. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 26669,"Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Văn Tiến, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc quản lý xuất nhập của người công dân. Có thắc tôi mong muốn nhận được phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể: Công dân Việt Nam chưa được xuất cảnh trong những trường hợp nào?","Công dân Việt Nam chưa được xuất cảnh trong những trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, cụ thể như sau: - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm. - Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự. - Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế. - Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó. - Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan. - Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. - Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ. Ban biên tập xin phản hồi thông tin đến bạn." 4822,"Người yêu của tôi phạm tội gây rối trật tự và đang phải chấp hành 24 tháng tù treo. Trong thời gian này chúng tôi có dự định đi du lịch nước ngoài, anh chị cho em hỏi người đang chấp hành án treo thì có thể xuất cảnh để đi nước ngoài được không? Mong anh chị giải đáp giúp tôi, cảm ơn anh chị rất nhiều.","Tại Điều 21 Nghi định 136/2007/NĐ-CP Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy đinh: Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm. - Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự. - Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế. - Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó. - Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan. - Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. - Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ. Tại Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 quy định: ""Điều 65. Án treo 1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự. 2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. 3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này. ..."" Như vậy, về bản chất, án treo là một biện pháp miễn chấp hành phạt tù có điều kiện áp dụng đối với người phạm tội khi bị xử phạt tù không quá 03 năm, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Người yêu của bạn đang phải chấp hành bản án hình sự thuộc trường hợp chưa được phép xuất cảnh ra khỏi Việt Nam. Trân trọng!" 23591,Hướng dẫn thủ tục xin cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn như thế nào?,"Căn cứ pháp lý: Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ; Nghị định 23/2015/NĐ-CP ; Nghị định 126/2014/NĐ-CP ; Nghị định 123/2015/NĐ-CP . 1. Hồ sơ (01 bộ) gồm: - Giấy tờ liên quan chứng minh việc đăng ký kết hôn; - Chứng minh thư nhân dân. 2. Thẩm quyền cấp: UBND xã nơi đăng ký kết hôn 3. Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ giấy tờ hợp lệ; Nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ thì giải quyết xong trong ngày hôm sau. 4. Hình thức nộp đơn: Trực tiếp tại UBND cấp xã hoặc qua đường bưu điện 5. Trình tự thực hiện: B1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật; B2: Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp xã. B3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận; - Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân hoàn thiện theo đúng quy định B4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả B5: Cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp xã Thủ tục xin cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được hướn dẫn gồm các bước như trên." 5170,"Con trai tôi sinh năm 2006. Thời gian đầu khai sinh tên Dương. Khoảng một năm sau, tôi xin cải cải chính tên Hưng. Cán bộ tư pháp đã cấp bản gốc giấy khai sinh cho con tôi theo cải chính tên Hưng. Kể từ khi con tôi đi học, mọi giấy tờ đều tên Hưng. Thời gian gần đây, tôi đi xin giấy khai sinh bản sao cho con tôi, thì Uỷ bạn nhân dân nơi đăng ký khai sinh phát hiện trong sổ gốc vẫn mang tên là Dương mà chưa có chỉnh lý gì. Vậy bây giờ tôi phải làm gì và thủ tục như thế nào để tên con tôi hợp pháp. letrungkientxxx@gmail.com","- Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 thì cha, mẹ đẻ có quyền yêu cầu thay đổi tên cho con. Tuy nhiên nếu con đủ 9 tuổi phải hỏi ý kiến con. - Căn cứ Khoản 1 Điều 26 Luật hộ tịch 2014 thì khi đáp ứng điều kiện của Bộ luật dân sự có quyền yêu cầu thay đổi, cải chính tên của cá nhân. - Theo Điều 7 Luật hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền cải chính hộ tịch: + Ủy ban nhân dân cấp xã thay đổi, cải chỉnh hộ tịch cho người dưới 14 tuổi. + Ủy ban nhân dân cấp huyện thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên. => Như vậy, trường hợp này bạn sẽ căn cứ vào quy định trên để thực hiện đăng ký thay đổi, cải chính tên con của mình cho phù hợp. - Thủ tục đăng ký cải chính tên được thực hiện theo Điều 28 Luật hộ tịch 2014 như sau: + Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. + Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn. + Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc. Kết luận: con bạn sinh năm 2006 đến nay là chưa đủ 14 tuổi nên bạn sẽ thực hiện thay đổi, cải chính tên của con bạn tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo trình tự trên. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 19948,Xin chào luật sư. Em nhờ luật sư tư vấn dùm em. Là đầu năm 2017 em có vay bên ngân hàng Fe số tiền là 25 triệu vay theo lương ạ trả trong vòng 24 tháng nhưng em mới trả được 1 tháng và em có bầu bé không đi làm được em mất việc làm và thời gian thai nghén và nuôi con nhỏ em không có khả năng trả nợ tới giờ hết hợp đồng bên văn phòng luật có cử cán bộ xuống nhà nơi em ở và nói sẽ thu hồi lại khoảng nợ gốc là 25 triệu nếu em không trả thì sẽ kiện em đi tù. Vậy em có bị đi tù không luật sư vì em không có khoảng 25 triệu 1 lần em nuôi tới 2 bé 1 bé 4 tuổi và bé sau này hơn 1 tuổi. Em nhờ luật sư tư vấn dùm ạ.,"Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ trả nợ của bên vay: 1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. 3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. ... Như vậy, bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn, việc họ cho người đến đòi nợ bạn là đúng quy định vì bạn còn thiếu tiền gốc và lãi chưa trả theo thỏa thuận. Đây là quan hệ dân sự nên không có chuyện bạn phải đi tù, trừ khi bạn bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản, trong trường hợp này về trách nhiệm trả nợ thì bạn phải thanh toán cho bên vay. Trân trọng!" 17377,Hiện nay có bao nhiêu loại phiếu lý lịch tư pháp?,"Căn cứ Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định như sau: Phiếu lý lịch tư pháp 1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có: a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này; b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. 2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Phiếu lý lịch tư pháp. Như vậy, theo quy định trên, hiện nay có 02 loại Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm: - Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức; - Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình." 17859,"xin hỏi luật sư, gia đình tôi có mảnh đất ở Bình Dương , lúc trước khi ông bà tôi mua đất chỉ có làm giấy tay với người anh trai nhưng để lại cho người anh canh tác có thỏa thuận khi nào mãn đời của vợ chồng người anh thì mảnh đất đó trả lại cho ông bà tôi canh tác (có người kí tên làm chứng), khi người anh của ông tôi mất thì người chị dâu vẫn tiếp tục canh tác trên mảnh đất đó( có mồ mả của ông bà và người thân), do người chị dâu của ông tôi không có con cái nên cháu của người chồng ở lại nuôi bà, trong khi đó gia đình chúng tôi vẫn tới làm cỏ và chăm sóc những phần mộ nằm trên mảnh đất đó. Trong thời gian đó người chị dâu của ông tôi bị bệnh tâm trí không còn minh mẫn đã viết di chúc để lại mảnh đất đó cho người cháu và người đó đã đi làm sổ đứng tên mảnh đất đo do gia đình chúng tôi không biết nên không thế giải quyết tranh chấp được. Người ông của tôi đã mất, vậy xin hỏi luật sư gia đình chúng tôi có thể đòi lại quyền sở hữu mảnh đất đó được không, nếu được thì sẽ làm những thủ tục gì? Kính mong luật sư trả lời giúp, chân thành cảm ơn","- Bạn có thể yêu cầu UBND huyện (nợi đã cấp sổ) hủy sổ đã cấp, nếu không được thì kiện ra tòa theo thủ tục hành chính hoặc - Kiện bằng vụ án dân sự. Trước khi kiện nên yêu cầu UBND cấp xã tổ chức hòa giải và hòa giải không xong thì gửi kèm biên bản hòa giải cùng đơn kiện (theo mẫu của tòa án) đến tòa án." 2896,"Tôi và người yêu quen nhau được 04 năm, nay 02 đưa định tiến đến hôn nhân, nên tôi dẫn anh về nhà giới thiệu với ba mẹ, tuy nhiên khi về hỏi ra thì bảo là chúng tôi là dòng họ xa với nhau, chúng tôi là đời thứ tư, nên không cho chúng tôi kết hôn. Chúng tôi rất buồn vì điều này, nên Ban tư vấn cho tôi hỏi: Anh em dòng họ xa có được kết hôn với nhau?","Tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có quy định cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. (Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). => Như bạn trình bày, 02 bạn là anh em họ hàng xa, đã là đới thứ tư không thuộc trong phạm vi 3 đời theo Luật hôn nhân gia đình 2014 nên không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn. Do đó, bạn chỉ cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn: + Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; => Khi thỏa mãn các điều kiện trên 02 bạn có thể đến UBND xã nơi một trong hai bên sinh sống để thực hiện việc đăng ký kết hôn mà không ai có thể ngăn cản. *** Bạn có thể tham khảo thêm: Cháu của dì và cháu của dượng kết hôn với nhau có được không? Quy định về kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tinchia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng và chúc sức khỏe!" 5809,"Nhà hàng xóm của tôi xảy ra hỏa hoạn sau đó lan sang những ngôi nhà khác, trong đó có nhà của tôi, khiến nhà tôi bị thiêu rụi toàn bộ. Tôi có thể yêu cầu nhà xảy ra hỏa hoạn đền bù tài sản không? Nếu họ không chịu đền bù thì tôi khiếu nại ở đâu (nhà xảy ra hỏa hoạn có mua bảo hiểm)? - Lương Đức Nam","Trường hợp nhà cháy, lan sang nhà lân cận khiến bị cháy theo, nếu chủ nhà, người quản lý, sử dụng căn nhà đó có lỗi cố ý hay vô ý, hoặc kể cả khi không lỗi (thí dụ: cháy do chập điện) đều phải bồi thường. Chủ nhà chỉ không bồi thường trong trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của gia đình bạn, hoặc trong sự kiện bất khả kháng, vụ việc xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết hoặc tình thế cấp thiết (điều 161, 604, 623 Bộ luật dân sự). Như vậy, nếu có các tài liệu, chứng cứ chứng minh thì gia đình bạn có quyền yêu cầu chủ nhà, người chiếm hữu, sử dụng nhà để xảy ra hỏa hoạn bồi thường. Về nguyên tắc, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, các bên có thể thỏa thuận về mức, hình thức, phương thức bồi thường trừ khi pháp luật có quy định khác (điều 605 BLDS). Nếu họ không chịu bồi thường thiệt hại, gia đình bạn có thể làm đơn khởi kiện tại tòa án nơi xảy ra vụ cháy để yêu cầu bồi thường. Thời hiệu khởi kiện là hai năm (điều 607 BLDS). Xin được nói thêm: trường hợp nhà xảy ra hỏa hoạn có tham gia bảo hiểm thì công ty bảo hiểm chỉ giải quyết đối với những tài sản trong phạm vi hợp đồng bảo hiểm nên không ảnh hưởng đến việc gia đình bạn yêu cầu bồi thường." 24781,"Người chưa đủ 18 tuổi có được tặng cho phần tài sản thừa kế mà họ được hưởng của người để lại di sản cho người khác hay không? Gửi bởi: Cao Ngọc Mậu","Chúng tôi xin được tư vấn câu hỏi của bạn như sau: Trong quy định của Bộ luật Dân sự 2005 phần quy định về hợp đồng tặng cho không quy định cụ thể về điều kiện cho chủ thể của hợp đồng này. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật này thì “ Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ”. Do bạn không nói rõ người chưa đủ 18 tuổi ở đây cụ thể là bao nhiêu tuổi. Nên bạn cần căn cứ theo quy định nêu trên, theo đó, nếu người đó trong độ tuổi từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì họ có quyền tặng cho phần tài sản thừa kế mà họ được hưởng của người để lại di sản cho người khác. Nếu họ chưa đủ 15 tuổi thì khi tặng cho tài sản phải có sự đồng ý của người đại diện của người đó." 20232,"Em muốn hỏi một số thắc mắc, em là dân tộc Nùng trước đây em có hộ khẩu thường trú tại xã Khôi Kì - huyện Đại Từ - Thái Nguyên, cách đây 2 năm em có chuyển hộ khẩu về xã Bình Thuận - Đại Từ - Thái Nguyên, giờ em là sinh viên năm 2 em có được miễn giảm học phí không?","Theo quy định Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH thì: a) Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: .... - Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể: + Người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định tại Điểm k Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch này); + Vùng có Điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn: được quy định tại phụ lục I kèm theo Thông tư liên tịch này (trừ các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn). Theo đó, sinh viên là người dân tộc thiểu số ở vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là đối tượng được giảm 70% học phí. Do đó, nếu gia đình bạn chuyển đến xã Bình Thuận - Đại Từ - Thái Nguyên mà xã này được xếp vào vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì bạn sẽ được giảm 70% học phí. Trường hợp xã Bình Thuận - Đại Từ - Thái Nguyên không được xếp vào vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì bạn sẽ không được giảm 70% học phí. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trân trọng!" 32375,Người nước ngoài bị trục xuất có được quay lại Việt Nam thăm người bệnh không?,"Tại khoản 5 Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định các trường hợp chưa cho nhập cảnh như sau: Các trường hợp chưa cho nhập cảnh 1. Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này. 2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng. 3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú. 4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. 5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực. 6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực. 7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh. 8. Vì lý do thiên tai. 9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Như vậy, nếu người nước ngoài bị trục xuất chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất ra khỏi Việt Nam có hiệu lực thì sẽ không được nhập cảnh về thăm người bệnh. Nếu qua 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực mà đáp ứng các điều kiện theo quy định về nhập cảnh thì sẽ được phép về thăm người bệnh. Người nước ngoài bị trục xuất có được quay lại Việt Nam thăm người bệnh không? (Hình từ Internet)" 25418,"Xin chào anh chị, tôi có chút vấn đề cần tư vấn như sau: Tôi có kết hôn với một người đã có vợ và có 1 đứa con 12 tuổi. Tháng trước chồng tôi chẳng may qua đời do tai nạn giao thông. Bây giờ tôi muốn nhận con riêng của chồng tôi làm con nuôi có được không? Mong anh chị tư vấn giúp tôi với ạ.","Theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện của người được nhận làm con nuôi như sau: ""1. Trẻ em dưới 16 tuổi 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. 3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. 4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi."" Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau: ""1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt. 2. Những người sau đây không được nhận con nuôi: a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; c) Đang chấp hành hình phạt tù; d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. 3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này."" Như vậy, theo quy định trên thì mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi thì phải đảm bảo điều kiện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có tư cách đạo đức tốt. Do đó, trường hợp này bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục để nhận con riêng của chồng làm con nuôi của mình. Thủ tục nhận con nuôi thì bạn phải chuẩn bị các giấy tờ: - Đơn xin nhận con nuôi; - Bản sao Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; - Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp. Đối với trường hợp mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi thì được miễn lệ phí đăng ký. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn. Trân trọng!" 28031,"Năm 2012, bà Trần Thị Phương Thảo ký hợp đồng mua 1 căn hộ chung cư của dự án. Tại thời điểm đó, diện tích ghi trong hợp đồng được tính theo tim tường. Tuy nhiên, theo bà Thảo được biết, diện tích căn hộ chung cư hiện được tính theo kích thước thông thủy. Bà Thảo hỏi, khi đo diện tích thực tế căn hộ của bà được tính theo kích thước như thế nào? Khi cấp giấy chứng nhận sở hữu căn hộ thì diện tích của bà ghi theo cách tính nào?","Theo quy định tại Khoản 2, Điều 101 Luật Nhà ở số 65/2014//QH13 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2015 thì diện tích sử dụng căn hộ được tính theo kích thước thông thủy, bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công, lô gia (nếu có) và không tính hộp diện tích tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ. Khi tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diện tích sàn; trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung. Tại Khoản 3, Điều 9 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 quy định: “Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận loại và cấp nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; trường hợp là căn hộ chung cư thì phải ghi cả diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ;…”. Như vậy, trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu cho căn hộ phải thể hiện cả diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ." 33463,"Do mâu thuẫn vợ chồng nên vợ tôi có ý định ly hôn, tôi có tham khảo quy định thì con còn nhỏ thì có quyền ở với mẹ. Tuy nhiên, hiện tại tôi đã có công việc ổn định còn vợ tôi thì làm nội trợ, chưa có việc làm. Vậy tôi có giành được quyền nuôi con không, cháu hiện 2 tuổi hơn.","Điều 81 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau: 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Như vậy, khi vợ chồng ly hôn thì về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, chỉ khi người mẹ không đáp ứng các điều kiện tối thiểu cho đời sống của con hoặc không đủ tư cách đạo đức thì mới giao cho người cha nuôi. Bạn có thu nhập cao hơn nhưng đó không phải là cơ sở duy nhất để tòa có thể giao con dưới 3 tuổi cho bạn nuôi, vì sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi dưỡng vấn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo Điều 84: 1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. 2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. ... Nếu khi con lớn hơn 3 tuổi mà rơi vào những trường hợp này thì bạn có thể giành lại quyền nuôi con. Trên đây là nội dung tư vấn về trường hợp của bạn. Trân trọng!" 31989,"Hỏi: Tôi là doanh nghiệp tư nhân có cửa hàng chuyên mua bán điện thoại. Ngày 10-9-2009, có một thanh niên đến cửa hàng bán cho tôi chiếc điện thoại NOKIA cũ với giá 4.600.000đ. Việc mua bán bình thường, sau 1 tháng thì cơ quan công an đến thông báo là chiếc điện thoại đó là của đi cướp và yêu cầu tôi nộp lại. Vậy việc công an thu giữ như trên có đúng không? Tôi có được nhận lại số tiền bỏ ra mua chiếc điện thoại đó không? Ai là người phải trả tôi tiền? Nguyễn Đức Minh (Thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên)","Nếu chiếc điện thoại anh mua của thanh niên kia đúng là tài sản bị cướp nhưng anh không biết thì giao dịch mua bán giữa anh và thanh niên đó là giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật theo điều 128 - BLDS 2005: “Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”. Theo qui định tại điều 137 - BLDS 2005 thì: “1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”. Do đó, việc công an yêu cầu anh nộp lại chiếc điện thoại đó là có căn cứ pháp luật. Anh có quyền yêu cầu người thanh niên đó hoàn trả lại mình số tiền đã cầm và có quyền yêu cầu người đó bồi thường thiệt hại (nếu có)." 8765,"Đăng ký tạm trú cho sinh viên ngoại tỉnh tại Hà Nội. Mình là sinh viên năm 4 đang học tại Đại học A trên Hà Nội, mình đang ở kí túc xá có thường trú tại Bắc Ninh, sắp tới mình đi học ở nước ngoài và cần làm hộ chiếu, nhưng đến công an phường nói không cấp sổ tạm trú cho sinh viên ngoài Hà Nội, nhưng mình có đọc được: ""Theo quy định tại Khoản 1, Điều 17, Thông tư số 35/2014/TT-BCA, trong trường hợp bạn là học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên hoặc người lao động ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú, kèm theo danh sách và được ghi vào sổ đăng ký tạm trú. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận về việc đã đăng ký tạm trú vào danh sách đăng ký tạm trú của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trường hợp cá nhân có nhu cầu cấp sổ tạm trú riêng thì được cấp riêng."" Do đó mình hiểu là sinh viên ở ký túc xá vẫn có quyền được cấp sổ tạm trú phải không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Điều 30 Luật Cư trú 2006 quy định đăng ký tạm trú như sau: ""1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. 2. Ng­ười đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.[…]” Khoản 1 Điều 17 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định cấp sổ tạm trú như sau: “1. Học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú, kèm theo danh sách và được ghi vào sổ đăng ký tạm trú. Danh sách bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nguyên quán; dân tộc; tôn giáo; số chứng minh nhân dân; nghề nghiệp, nơi làm việc; nơi thường trú; nơi tạm trú, thời hạn tạm trú. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận về việc đã đăng ký tạm trú vào danh sách đăng ký tạm trú của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trường hợp cá nhân có nhu cầu cấp sổ tạm trú riêng thì được cấp riêng.” Như vậy, theo quy định trên thì công dân khi đến làm việc, sinh sống, học tập, lao động tại một địa điểm thuộc xã, phương, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời han 30 ngày kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phương, thị trấn. Đối với học sinh, sinh viên đang ở tập trung trong ký túc xá thì cá, nhân, cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú kèm theo danh sách và được ghi vào sổ tạm trú. Trường hợp có nhu cầu thì được cấp sổ tạm trú riêng. Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn là sinh viên tại Hà Nội, có hộ khẩu thường trú tại Bắc Ninh, nay muốn xin cấp sổ tạm trú, thì được cấp sổ tạm trú tại công an phường nơi đang cư trú; việc công an phương trả lời là không cấp sổ tạm trú cho sinh viên ngoài Hà Nội là không đúng quy định pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn làm đơn khiếu nại gửi tới trưởng công an cấp xã nơi bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về đăng ký tạm trú cho sinh viên ngoại tỉnh tại Hà Nội. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Cư trú 2006 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 2275,Cho thuê nhà ở có bắt buộc phải công chứng hợp đồng không? Tôi vừa ký hợp đồng cho thuê nhà trong năm tháng. Tôi có cần đi công chứng hợp đồng đó hay không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!,"Theo quy định tại Điều 122 Luật nhà ở 2014 thì: Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Như vậy, trường hợp này, hợp đồng thuê nhà ở không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý và giá trị chứng minh thì bạn nên công chứng hợp đồng này ở tổ chức hành nghề công chứng hợp pháp. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về công chứng hợp đồng thuê nhà ở. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật nhà ở 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng! //CONTENT" 2743,Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm những giấy tờ gì?,"Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm những giấy tờ sau: - Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam; - Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; - Bản khai lý lịch; - Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam. Lưu ý : Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; - Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt; - Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam; - Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam. Trân trọng!" 8970,Có người thân là Hạ sĩ quan thì được tạm hoãn gọi nhập ngũ?,"Cho hỏi: Hiện tại tôi 22 tuổi, đang có con nhỏ, có anh trước đây cấp bậc là Hạ sĩ quan phục vụ trong quân đội nhân dân, hiện tại anh đã nghỉ hưu. Và vừa rồi bên phía phường không có giấy gửi tạm hoãn gọi nhập ngũ cho tôi. Như vậy, trường hợp của tôi có được tạm hoãn để chăm sóc cho con không?" 3660,"Ban biên tập cho tôi hỏi: Trước khi Luật Xuất bản 1993 được đưa vào áp dụng trên thực tế từ ngày 01/7/2005 thì những đối tượng nào được thành lập nhà xuất bản? Mong nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn! Hoàng Phong - Gia Lai","Căn cứ theo Điều 9 Luật Xuất bản 1993 quy định về những đối tượng được thành lập nhà xuất bản trước ngày 01/7/2005 như sau: Nhà xuất bản là tổ chức thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động theo đúng tính chất và mục đích quy định tại Điều 1 của Luật Xuất bản 1993. Tại quy định này cũng không nói rõ ràng là đối tượng nào được phép thành lập nhà xuất bản nhưng dựa vào những gì đã quy định thì có thể thấy rằng chỉ những tổ chức thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội mới có thể thành lập nhà xuất bản. Trên đây là nội dung trả lời về những đối tượng được thành lập nhà xuất bản trước ngày 01/7/2005. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Xuất bản 1993. Trân trọng!" 30365,"Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện về bình đẳng giới được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên Khoa Luật Thương mại trường Đại học Luật TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu một số thông tin về vấn đề bình đẳng giới tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, một vài điểm em chưa nắm rõ. Cho em hỏi, hiện nay, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ra sao trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới? Em có thể tham khảo thêm vấn đề này tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Ngọc Duy (duy_law***@gmail.com)","Ngày 04/6/2008, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật bình đẳng giới. Theo đó, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện về bình đẳng giới là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 6 Nghị định 70/2008/NĐ-CP. Cụ thể như sau: 1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về giới và bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. 2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; huy động nhân lực, kinh phí để thực hiện bình đẳng giới ở địa phương. 3. Tổ chức, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về giới và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân địa phương. 4. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. Sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá hàng năm và định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. 5. Kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện về bình đẳng giới. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 70/2008/NĐ-CP . Trân trọng!" 29558,Các cơ quan nào là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý Việt Nam được Nhà nước trao quyền?,"Căn cứ khoản 1 Điều 37 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý Việt Nam được Nhà nước trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý như sau: Điều 37. Thực hiện quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý 1. Đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý) quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương; b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đại diện theo ủy quyền của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc nhiều địa phương; c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân cấp, ủy quyền quản lý chỉ dẫn địa lý; d) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ ... Như vậy, hiện nay, tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý Việt Nam được Nhà nước trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý bao gồm các cơ quan, tổ chức sau: - Chỉ dẫn địa lý chỉ thuộc 1 địa phương: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý nếu - Chỉ dẫn địa lý thuộc nhiều địa phương: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đại diện theo ủy quyền của các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý; - Cơ quan được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân cấp, ủy quyền quản lý chỉ dẫn địa lý: UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được ; - Cơ quan, tổ chức được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Trân trọng!" 24984,"Xin chòa, tôi được biết theo quy định hiện nay thì hộ gia đình được cấp sổ hộ khẩu. Vậy anh/chị cho tôi hỏi đối với cá nhân thì có được nhà nước cấp sổ hộ khẩu hay không? Rất mong nhận được sự phản hồi trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn rất nhiều.","Theo quy định pháp luật thì đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ. Trong đó, theo quy định tại Điều 24 Luật Cư trú 2006 thì sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2006 thì sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây: - Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình của người đó, người sống độc thân, người được tách sổ hộ khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Cư trú 2006; - Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác, nếu họ không sống theo hộ gia đình; - Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung; - Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo. Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp nhưng không có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột mà có đủ điều kiện đăng ký thường trú sau đây và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó: Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh: Được quy định cụ thể tại Điều 19 Luật Cư trú 2006. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương Được quy định cụ thể tại Điều 20 Luật Cư trú 2006. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 31805,Đăng ký Giấy khai sinh cho con mang họ mẹ được hay không?,"Căn cứ Khoản 2 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền có họ, tên như sau: Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng. Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Như vậy, theo quy định trên thì đăng ký giấy khai sinh cho con mang họ mẹ là được nếu có sự thỏa thuận của cha mẹ hoặc là trường hợp chưa xác định được cha đẻ. Trong trường hợp của bạn thì giữa bạn và cha của đứa bé không có sự thỏa thuận nào cả đồng thời người cha này biệt tăm biệt tích, không xác định được người cha nên họ của bé sẽ được xác định theo tập quán tức là họ của mẹ." 14416,"Hiện bà ngoại con đã 80 tuổi rồi, bà có tài sản khoảng 1ha đất, từ trước đến nay bà không chia cho 2 người con gái phần nào cả, chỉ dành toàn quyền cho người con trai. Vậy cho xin hỏi, nếu sau này bà mất số tài sản trên có được chia cho 2 người con gái không và nếu có thì chia được bao nhiêu? Cảm ơn.","Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; ... Như vậy, trong trường hợp này cần xem xét là việc bà mất đi bà có để lại di chúc hay không, nếu có để lại di chúc và di chúc đó hợp pháp thì việc chia thừa kế sẽ thực hiện theo nội dung di chúc. Trường hợp bà không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật. Vì hai người con gái thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên họ cũng sẽ được hưởng thừa kế bằng với những người thừa kế khác. Trân trọng!" 16287,"Tôi đã ly hôn với chồng cũ từ năm 2012 và theo quyết định của Tòa án, tôi là người trực tiếp nuôi con chung là một bé trai 4 tuổi. Hiện nay tôi đã kết hôn với một công dân Pháp và muốn đưa con sang Pháp định cư cùng. Vậy xin hỏi tôi có cần có ý kiến chấp thuận của bố đứa bé không ạ?","Trường hợp này cần phải có ý kiến chấp thuận của bố đứa bé vì mặc dù bạn đã được tòa án chỉ định là người trực tiếp nuôi con nhưng bạn vẫn có trách nhiệm bảo đảm quyền thăm nom, chăm sóc con chung của chồng cũ sau khi ly hôn (khoản 3 điều 82 luật Hôn nhân và gia đình). Do đó, nếu việc bạn không có ý kiến chấp thuận của người bố mà tự ý đưa con ra nước ngoài định cư, gây cản trở tình cảm cha con, ngăn cản quyền thăm nom con của người bố, thêm nữa, nếu người này lại chứng minh được quyết định đưa con ra nước ngoài định cư của bạn làm ảnh hưởng đến tương lai và quyền lợi của đứa bé thì người chồng cũ này có thể sẽ gửi đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Do đó trong trường hợp này, bạn nên thỏa thuận và thống nhất với bố của đứa bé trước khi đưa con sang Pháp định cư." 28805,Quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi các yếu tố nào?,"Căn cứ Điều 132 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về các yếu tố hạn chế quyền sở hữu công nghiệp như sau: Điều 132. Các yếu tố hạn chế quyền sở hữu công nghiệp Theo quy định của Luật này, quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi các yếu tố sau đây: 1. Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; 2. Các nghĩa vụ của chủ sở hữu, bao gồm: a) Trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; b) Sử dụng sáng chế, nhãn hiệu. 3. Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp có thể bị hạn chế bởi các yếu tố sau: - Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; - Các nghĩa vụ của chủ sở hữu gồm trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí và sử dụng sáng chế, nhãn hiệu; - Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trân trọng!" 16921,"Tôi và vợ đã ly hôn, vấn đề tài sản và con chung đều được chúng tôi thỏa thuận, nên việc ly hôn cũng diễn ra nhanh chóng, sau lần hòa giải đi đến thống nhất lần cuối cùng đó, thì tôi có về nhà sắp xếp công việc chuẩn bị cưới vợ mới, tuy nhiên tôi vẫn còn lăn tăn vấn đề là: Trong thời gian chờ quyết định ly hôn của Tòa án thì có được kết hôn?","Tại Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau: 1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. 2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. => Theo như bạn trình bày, sau lần hòa giải đi đến thống nhất lần cuối cùng đó, thì bạn có về nhà sắp xếp công việc chuẩn bị cưới vợ mới, theo quy định thì thời điểm đó Quyết định thuận tình ly hôn vẫn chưa có hiệu lực nên việc bạn kết hôn là không đúng theo quy định. Mà bạn phải đợi sau 12 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, khi đôi bên không kháng cáo, khi quyết định đó được gửi cho đôi bên đương sự (bạn và vợ bạn) và VKS cùng cấp, khi quyết định thuận tình ly hôn có hiệu lực thì bạn mới được kết hôn. Bạn có thể xem chi tiết hơn tại: Thời điểm có hiệu lực của quyết định thuận tình ly hôn **Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kết hôn với vợ sau này nhưng không thể đăng ký kết hôn khi Quyết định thuận tình ly hôn chưa có hiệu lực bạn nhé. Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẽ này sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng và chúc sức khỏe!" 11973,Đi ra khỏi nơi cư trú khi đang hưởng án treo có phải khai báo tạm vắng?,"Chồng em được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách, do mắc bệnh nên phải lên Hà Nội khám 2 ngày. Không biết có phải đi khai báo với công an xã không ạ? Trả lời: Theo điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Luật Cư trú 2020 quy định về khai báo tạm vắng, trong đó: Công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp sau đây: Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách ; người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách; Như vậy, trường hợp chồng chị được hưởng án treo trong thời gian thử thách nếu đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng. Lưu ý: Phải đến khai báo tạm vắng tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú (Công an xã) khi đến khai báo tạm vắng phải nộp đề nghị khai báo tạm vắng và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó. Trân trọng!" 3056,"Chào Luật sư, Công ty tôi chuẩn bị ký một hợp đồng kinh tế về mua bán Dịch vụ mà Công ty tôi là Bên bán Dich vụ. Trong đó có điều khoản Phạt vi phạm hợp đồng là: Đối với các phần Dịch vụ không đảm bảo yêu cầu chất lượng theo Hợp Đồng thì Bên bán có trách nhiệm thực hiện lại bằng chi phí của mình hoặc Bên mua có quyền từ chối thanh toán giá trị các công việc. Đồng thời Bên bán phải nộp phạt cho Bên mua 10% giá trị các phần Dịch vụ đó. Theo tôi được biết theo Luật thương mại (Điều 301) thì Mức phạt vi phạm hợp đồng là không quá 8% giá trị Phần hợp đồng bị vi phạm, nhưng Bên mua Dịch vụ vẫn muốn duy trì mức phạt là 10%. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là Bên mua quy định như vậy có trái quy đình của Pháp luật không? Và Phần hợp đồng đó có bị vô hiệu không?","Chào bạn! Trường hợp của bạn đã trích dẫn đúng điều luật quy định về mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được quy định tại điều 301 Luật Thương mại năm 2005. Theo đó: “ tổng mức phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Như vậy nếu bên mua dịch vụ vẫn cố tình duy trì mức phạt là 10% thì điều khoản đó không phù hợp với quy định pháp luật, do vậy nếu có tranh chấp xảy ra, điều khoản đó sẽ bị vô hiệu. Khi đó Toà án sẽ áp dụng mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật TM là 8%. Trân trọng!" 734,Trường hợp nào được xem là chuyển hộ khẩu?,"Theo quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau: Điều kiện đăng ký thường trú .... 2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. .... Theo đó, chuyển hộ khẩu là trường hợp công dân đã đăng ký thường trú nay thực hiện đăng ký thường trú khác tại nơi không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý theo các trường hợp sau: - Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con. - Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột. - Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ. Năm 2024 chuyển hộ khẩu cần những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)" 30829,2. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản,"- Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. - Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này." 9071,Những yêu cầu đối với công dân khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là gì?,"Căn cứ tại Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định yêu cầu đối với công dân khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau: Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự 1. Phải xuất trình a) Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện; b) Giấy chứng minh nhân dân; c) Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự. 2. Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích. 3. Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe. 4. Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Như vậy, công dân khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Phải xuất trình + Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện; + Giấy chứng minh nhân dân; + Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự. - Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích; - Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe; - Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trân trọng!" 2592,Nam giới 18 tuổi muốn kết hôn có được không?,"Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau: 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên , nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm trong hôn nhân bao gồm: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn , cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; ..... Ngoài ra, Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích về Tảo hôn như sau: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này. Theo quy định trên, bạn không đủ điều kiện để kết hôn. Việc bạn kết hôn khi 18 tuổi được coi là tảo hôn, đây hành vi bị cấm theo quy định của luật hôn nhân, do đó việc bạn kết hôn ở độ tuổi này là hành vi vi phạm pháp luật. Việc nam giới 18 tuổi kết hôn có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)" 20555,"Gia đình tôi có 5 anh chị em (3 trai, 2 gái)đều đã lập gia đình .Bố chồng tôi mất sớm. Tôi là vợ của người  trai thứ 3 trong gia đình và hiện giờ đang sống cùng mẹ chồng. Bố chồng tôi được thừa kế 1 mảnh đất ở quê nhà rộng hơn 400m2. Mẹ chồng tôi muốn xây 100m2 để làm nhà thờ và chuyển nhượng cho con trai trưởng .Vì không có tiền xây dựng nên bà quyết định bán cho tôi 1 phần .  Phần còn lại để bà bán mà không chia cho các con trong nhà. Tôi muốn được giải đáp thắc mắc là mẹ chồng tôi có được phép làm như vậy không ? Nếu mua bán thì phải làm những thủ tục pháp lý gì ?","Nếu thửa đất đó là tài sản riêng của bố chồng bạn có được do thừa kế hoặc là tài sản chung của bố mẹ chồng bạn thì nay bố chồng bạn qua đời, không để lại di chúc nên khối tài sản đó sẽ thuộc về những người thừa kế của bố chồng bạn là mẹ chồng và 5 anh, chị em. 6 người này có quyền như nhau đối với phần di sản do bố chồng bạn để lại. Nếu muốn thực hiện ý nguyện như của mẹ chồng bạn thì phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với bố chồng bạn để cho mình mẹ chồng bạn được cấp GCN QSD đất đứng tên toàn bộ thửa đất đó. Sau đó mẹ chồng bạn thực hiện thủ tục chuyển nhượng 1 phần thửa đất đó để tách một phần thửa đất cho vợ chồng bạn. Nếu mẹ bạn chưa đứng tên một mình toàn bộ thửa đất đó thì mẹ bạn chưa có toàn quyền quyết định về việc chuyển nhượng cho vợ chồng bạn." 3852,Đổi tên do coi bói thấy xấu có được không?,"Con gái tôi đi xem bói, khi trở về một mực đòi đổi chữ đệm của tên, vì nghe “thầy” nói phần đệm của tên sẽ cản trở đường làm ăn, khó phát đạt. Xin hỏi, con gái tôi trên 20 tuổi, vậy có được phép đổi tên đệm không và cơ quan nào sẽ thực hiện việc này? Với những giấy tờ trước kia như bằng tốt nghiệp cấp III, đại học… cháu sẽ phải làm gì để đảm bảo sự thống nhất?" 16157,"Hạn chế rủi ro như thế nào khi mua bán đất đai như thế nào? Tôi muốn mua 1 căn nhà, vợ chồng người chủ nhà có cho người khác cầm sổ đỏ và làm hợp đồng chuyển nhượng cho người đó. Một thời gian sau người chồng chủ nhà ko may bị qua đời mà chưa kịp để di chúc lại. Người vợ muốn bán nhà cho tôi để trả nợ. Nhưng người vợ muốn tôi đặt cọc số tiền để đưa cho người cầm sổ để xoá chuyển nhượng. Và đem giấy tờ về để các con bà kí xác nhận trên phường là đồng ý cho bà bán nhà cho tôi. Tôi cảm thấy giao dịch này khá rủi ro. Vậy làm cách nào để tôi có thể mua được căn nhà này mà ko có rủi ro? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 về đặt cọc: ""1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. 2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."" Việc bạn kí kết hợp đồng đặt cọc để bên bán có thể dùng số tiền này thanh toán với bên đang sử dụng đất để hủy hợp đồng chuyển nhượng thì hoàn toàn có thể, tuy nhiên sẽ có rủi ro về việc bên bán sẽ không thực hiện việc này vì không có điều kiện đảm bảo. Muốn hạn chế rủi ro thì bạn cần kí hợp đồng đặt cọc sau khi người bán giải quyết xong việc với bên đã nhận chuyển nhượng lần đầu, lấy lại được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đố mới giao dịch với bạn. Hoặc bạn có thể ký kết một hợp đồng vay với bên bán trong đó ghi rõ số tiền và các biện pháp bảo đảm kèm theo (nếu có), sau khi bên bán lấy lại được giấy chứng nhận thì bạn có thể thực hiện việc kí kết hợp đồng chuyển nhượng và bù trừ nghĩa vụ trả nợ vào hợp đồng này. Căn cứ quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản: ""Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."" Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hạn chế rủi ro khi mua bán đất đai. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 11898,"Tôi xin trình bày sự việc như sau: năm 2009, gia đình tôi có tổ chức họp gia đình để chia một phần mảnh đất gia đình tôi đang sử dụng cho tôi (gia đình tôi có 3 chị em, tôi là con trai thứ 2 truớc có 1 chị và sau có 1 em gái), biên bản họp có chữ ký của bố mẹ tôi và 3 chị em tôi cùng 2 nguời làm chứng. Khi đó, mục đích chia là để giảm tiền nộp thuế đất. Sau khi thực hiện họp gia đình, mẹ tôi có gửi biên bản họp sang phường một bản còn một bản tôi giữ. Kể từ năm 2010 đến nay tôi là nguời đừng tên trong biên lai nộp thuế đất đối với phần diện tích bố mẹ cho tôi theo biên bản họp gia đình. Vậy tôi xin hỏi luật sư: Phần đất bố mẹ cho tôi theo biên bản họp gia đình năm 2009 đã thuộc về tôi chưa? Nếu chưa thuộc về tôi thì tại sao biên lai thuế đất vẫn ghi tôi là nguời nộp thuế? Hiện tại đất gia đình tôi đang sử dụng vẫn chưa có sổ đỏ và biên bản họp gia đình do tôi giữ không có dấu xác nhận của chính quyền địa phương và cũng không đuợc công chứng. Thời điểm hiện tại bố mẹ tôi vừa ly hôn, bố tôi không còn muốn cho tôi diện tích đất đó nữa vì tôi và bố tôi hay cãi vã. Rất mong các quý luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin trân thành cảm ơn!","Biên bản họp nói trên vẫn chưa có giá trị, nếu thửa đất trên có giấy tờ thì bố mẹ em phải làm hợp đồng chuyển nhượng có công chứng chứng thực, nếu đất chưa có giấy tờ thì các bên phải có chứng thực mới có giá trị. Việc ghi tên đóng thuế hoàn toàn không có giá trị quyền sở hữu về quyền sử dụng đất" 23530,"Chào Ban tư vấn, theo như tôi biết hiện nay thẻ căn cước công dân được sử dụng rất phổ biến. Tôi hiện tại thì vẫn đang sử dụng chứng minh nhân dân. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi có bắt buộc phải đổi sang sử dụng thẻ căn cước công dân không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Cảm ơn! Minh Thùy - Long An","Theo quy định tại Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014: ""1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này. 4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật."" ==> Như vậy, thẻ căn cước công dân có công dụng giống với chứng minh nhân dân, nhưng còn có thể được sử dụng thay cho hộ chiếu, được gắn mã số định danh của từng người. Cơ quan quản lý chỉ cần tra mã số trên hệ thống dữ liệu là có thể nắm được thông tin của cá nhân một cách nhanh chóng. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào về bắt buộc phải làm thẻ căn cước công dân, mà chỉ khuyến khích làm thẻ căn cước. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 14624,"Anh, chị tôi là công dân Việt Nam, kết hôn ở Việt Nam nay ra nước ngoài làm việc và sinh con tại nước ngoài. Bây giờ anh, chị tôi muốn làm khai sinh cho cháu tại Việt Nam có được không khi giấy chứng sinh của cháu do bệnh viện của nước ngoài cấp. Nếu được thì cần phải làm những thủ tục gì và cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh là cơ quan nào? Tôi xin cảm ơn. Gửi bởi: Tan Tien","Căn cứ Thông tư số 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì: “ Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha và mẹ là công dân Việt Nam mà chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, sau đó về nước cư trú cũng được áp dụng quy định tại Mục 1 Chương II của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Mục này để đăng ký khai sinh. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “Trẻ sinh ở nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài” (điểm d, mục 1 phần II). Do đó, theo quy định của pháp luật cháu bạn vẫn được đăng kí khai sinh tại Việt Nam. - Về thẩm quyền đăng ký khai sinh Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịchquy định về thẩm quyền đăng kí khai sinh như sau: “1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh. 2. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh. 3. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó”. - Về thủ tục đăng ký khai sinh Thủ tục đăng kí khai sinh thực hiện theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và Nghị định số 06/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực: “1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, giấv chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn). Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn. 2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh ”. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người đi đăng kí khai sinh phải nộp giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) - do cơ sở y tế tại Việt Nam nơi trẻ em sinh ra cấp, do đó trường hợp giấy chứng sinh của cháu bạn do cơ sở y tế của nước ngoài cấp thì khi đi đăng kí khai sinh cha hoặc mẹ của cháu bạn có thể thay giấy chứng sinh bằng xác nhận của người làm chứng hoặc làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực để cán bộ tư pháp hộ tịch làm thủ tục đăng kí khai sinh cho cháu bạn. Trong Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh của cháu bạn được ghi là “ Trẻ sinh ở nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài”." 16293,"Tôi hiện là sinh viên và sống tại kí túc xá của một trường đại học tại Phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM, tôi đến nộp hồ sơ xin cấp sổ tạm trú riêng nhưng cán bộ phụ trách không giải quyết vì lý do tôi là sinh viên nên không được cấp sổ tạm trú riêng. Cho tôi hỏi như vậy có đúng không?","Khoản 1 Điều 17 Thông tư 35/2014/TT/BCA quy định: Học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú, kèm theo danh sách và được ghi vào sổ đăng ký tạm trú. Danh sách bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nguyên quán; dân tộc; tôn giáo; số chứng minh nhân dân; nghề nghiệp, nơi làm việc; nơi thường trú; nơi tạm trú, thời hạn tạm trú. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận về việc đã đăng ký tạm trú vào danh sách đăng ký tạm trú của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trường hợp cá nhân có nhu cầu cấp sổ tạm trú riêng thì được cấp riêng. Như vậy, bạn là sinh viên đang ở ký túc xá của trường mà có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú và có nhu cầu cấp sổ tạm trú riêng thì được cấp riêng. Cho nên việc từ chối cấp sổ tạm trú riêng của bạn là chưa đúng pháp luật. Trân trọng!" 8439,Trường hợp thai nhi đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì có được thừa kế tài sản không?,"Tại Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định phân chia di sản theo pháp luật như sau: Phân chia di sản theo pháp luật 1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng. 2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia. Như vậy, trường hợp thai nhi đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì vẫn được thừa kế tài sản. Việc phân chia tài sản phải đảm bảo dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu thai nhi còn sống khi sinh ra được hưởng; Nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng. Trân trọng!" 5780,"​Bạn học cùng lớp với con tôi (đồng thời cũng là hàng xóm của gia đình tôi), thường xuyên bị bố đánh đập mỗi khi bố uống rượu say. Hôm đầu tuần, sau khi uống rượu say về nhà, không thấy con đâu đã mang hết sách vở và đồ dùng học của con ra đốt. Xin hỏi hành động đốt sách vở và đồ dùng học tập của con có vi phạm pháp luật không? nếu vi phạm pháp luật thì bị xử lý thế nào?","Khoản 1, Điều 72 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy đình về Nghĩa vụ và quyền giáo dục con như sau: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con”. Tại Điều 7 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định các hành vi bị nghiêm cấm (gồm 10 hành vi), trong đó cấm “Cản trở việc học tập của trẻ em” (khoản 8) Trong khi đó, Điều 10 của Nghị định số 71/2011/NĐ-CP, ngày 22 tháng 08 năm 2011, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, hướng dẫn khoản này như sau: “1. Lợi dụng uy tín, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng vật chất, uy quyền để dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học. 2. Bắt buộc, dụ dỗ trẻ em bỏ học, nghỉ học để gây áp lực, khiếu kiện, biểu tình trái pháp luật. 3. Gây rối, cản trở hoạt động của cơ sở giáo dục, phá hoại cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy của các cơ sở giáo dục. 4. Cố tình không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật, không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em. 5. Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em. 6. Từ chối tiếp nhận hoặc gây áp lực để cản trở việc tiếp nhận trẻ em khuyết tật có khả năng học tập, trẻ em nhiễm, nghi nhiễm, có nguy cơ hoặc có cha, mẹ nhiễm HIV được vào học tại các cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật”. Điều 30 Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, quy định như sau: “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em; b) Cố tình không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật, không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Gây rối, cản trở hoạt động của cơ sở giáo dục dành cho trẻ em; b) Phá hoại cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy của các cơ sở giáo dục dành cho trẻ em. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 3 Điều này. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc chịu mọi chi phí để mua sách, vở, đồ dùng học tập cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 1 Điều này; b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy đã bị phá hoại do thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 3 Điều này”. Đối chiếu với các quy định nêu trên thì việc đốt sách vở và đồ dùng học tập của con là hành vi vi phạm Khoản 1, Điều 72 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 và khoản 8, Điều 7 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Hành vi vi phạm này bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng, đồng thời buộc chịu mọi chi phí để mua sách, vở, đồ dùng học tập cho con." 10580,"Tôi sinh năm 1966, có giấy khai sinh cấp tại VN và hiện đang sống ở Đức. Mãi đến năm 2004 tôi mới biết cha ruột đang sống tại Mỹ, còn người cha đứng tên trên giấy khai sinh của tôi chỉ là cha nuôi. Nay tôi có thể xin thay đổi tên cha trên giấy khai sinh để có thể làm thẻ xanh và con trai tôi dễ dàng sang Mỹ du học hay không?","- Theo khoản 1, điều 43 Bộ luật dân sự VN, người không được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mình là cha, mẹ hoặc là con của người đó. Việc nhận cha, mẹ, con được thực hiện nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp. Theo nghị định 68 ngày 10-7-2002 của Chính phủ, nếu cha ruột của bạn (đã nhập quốc tịch Mỹ) cũng đồng ý nhận bạn là con và không có tranh chấp thì bạn có thể liên hệ với cơ quan ngoại giao, lãnh sự VN tại nước bạn đang cư trú để làm thủ tục công nhận và đăng ký việc người nước ngoài xin nhận công dân VN cư trú tại nước đó là con. Hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con gồm các giấy sau đây: đơn xin nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân VN ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận là con; bản sao giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con. Nếu xét thấy các bên đương sự đáp ứng đủ điều kiện xin nhận cha, mẹ, con thì người đứng dầu cơ quan ngoại giao, lãnh sự VN ký quyết định công nhận việc cha, mẹ, con. Căn cứ vào quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, bạn có thể liên hệ với UBND cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó bạn đã đăng ký khai sinh trước đây (ở VN) để làm thủ tục cải chính hộ tịch (thay đổi tên người cha trong giấy khai sinh)." 4605,Quan hệ chăn gối của vợ chồng được luật hóa như thế nào?,"Người vợ bị ép phải ""chiều"" chồng trong quan hệ ""chăn gối"" có quyền nhờ chính quyền hoặc các cơ quan bảo vệ pháp luật can thiệp để bảo vệ. Đó là nội dung Luật phòng chống bạo lực gia đình được thông qua, ngày 21/11. Luật phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua với gần 90% đại biểu tán thành. Theo đó, bạo lực gia đình không chỉ là hành hạ, đánh đập mà còn cả việc gây áp lực tinh thần, làm tổn thương tâm lý cho người khác. Hành vi này bao gồm: lăng mạ, cố ý xúc phạm danh dự nhân phẩm; cưỡng ép quan hệ tình dục hay cố tình cô lập, xua đuổi; ngăn cản không cho thực hiện các quyền trong quan hệ với những người thân trong gia đình... Việc cưỡng ép kết hôn, ly hôn; hay kiểm soát thu nhập các thành viên trong gia đình nhằm tạo nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính cũng bị luật nghiêm cấm. Phạm vi điều chỉnh của luật này mở rộng ra cả những đôi nam nữ không đăng ký kết hôn nhưng chung sống với nhau như vợ chồng. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Nạn nhân bị bạo lực gia đình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho mình. Họ sau đó còn được bố trí nơi tạm lánh, và địa điểm này được giữ bí mật. Thậm chí, tòa án có quyền ra quyết định cấm người có hành vi bạo lực không được tiếp xúc với nạn nhân khi thấy việc này là cần thiết hoặc nạn nhân có đơn yêu cầu. Khi gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt khác cần phải tiếp xúc thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân. Trình tự giải quyết được thực hiện tương tự quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo quy định của luật, cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát phải chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Người vi phạm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp là cán bộ công chức thì bị thông báo hành vi cho người đứng đầu cơ quan để giáo dục. Cũng trong sáng 21/11, Quốc hội còn thông qua luật Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm với gần 90% đại biểu tán thành. Luật này cùng với Luật phòng, chống bạo lực gia đình sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2008. Tiếp đó, Quốc hội đã cho ý kiến và biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và năm 2008 với 128 dự án luật, pháp lệnh. Trong đó, 93 dự án thuộc chương trình chính thức và 35 dự án luật thuộc chương trình chuẩn bị… Chiều nay, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XII kết thúc sau hơn 20 ngay làm việc." 14091,Thứ tự lĩnh họ của thành viên trong dây họ được thực hiện như thế nào?,"Tại Điều 19 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về thứ tự lĩnh họ trong họ không có lãi như sau: 1. Thứ tự lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ được xác định theo hình thức bốc thăm, biểu quyết, bình chọn hoặc hình thức khác do những người tham gia dây họ thỏa thuận. 2. Trường hợp những người tham gia dây họ không có thỏa thuận thì thứ tự lĩnh họ được xác định bằng hình thức bốc thăm. Tại Điều 20 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về thứ tự lĩnh họ trong họ có lãi như sau: 1. Thành viên lĩnh họ trong từng kỳ mở họ là người đưa ra mức lãi cao nhất, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 2. Trong một kỳ mở họ mà có nhiều thành viên cùng trả một mức lãi và mức lãi đó là mức lãi cao nhất thì những người này bốc thăm để xác định thành viên lĩnh họ, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 3. Thành viên đã lĩnh họ không được đưa ra mức lãi trong các kỳ mở họ tiếp theo, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. 4. Trường hợp một thành viên góp nhiều phần họ trong mỗi kỳ mở họ thì thành viên này có quyền đưa ra mức lãi cho đến khi có số lần lĩnh họ tương ứng với số phần họ mà thành viên đó góp họ trong một kỳ mở họ. Thứ tự lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ được xác định theo hình thức bốc thăm, biểu quyết, bình chọn hoặc hình thức khác do những người tham gia dây họ thỏa thuận. Quy định về thứ tự lĩnh họ của thành viên trong dây họ là gì? (Hình từ Internet)" 17078,"Em lấy chồng từ 2015 nhưng hộ khẩu vẫn ở nhà bố mẹ đẻ, chưa nhập hộ khẩu về nhà chồng. Bây giờ em muốn ly hôn đơn phương thì có được không ạ?","Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Theo đó, trường hợp bạn ly hôn đơn phương thì Tòa án sẽ dựa vào các căn cứ: hành vi bạo lực gia đình; hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ, chồng; tình trạng và mục đích hôn nhân để giải quyết. Vì vậy mà bạn không ở chung sổ hộ khẩu với chồng thì hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương và được giải quyết nếu có các căn cứ nêu trên. Trân trọng!" 4737,"Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam","Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam quy định tại Điều 54 Luật này: 1. Trường hợp tiếp tục khiếu nại thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. 2. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có quyền yêu cầu Viện kiểm sát giải quyết khiếu nại lần đầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại; làm việc với người bị khiếu nại, người khiếu nại khi cần thiết; xác minh, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật để giải quyết khiếu nại. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nhận được yêu cầu phải thực hiện đúng các yêu cầu đó. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật." 6206,Có di chúc thừa kế thì có được áp dụng thừa kế thế vị không?,Bố em mất trước bà em. Bà em mất thì có để lại di chúc mà trong di chúc thì có tên của bố em. Bà để lại cho bố em một phần di sản. Vậy Ban tư vấn cho em hỏi bố em mất trước bà như vậy thì em có được thừa kế thế vị không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn! 27153,"Quyền của bên vận chuyển tài sản theo Bộ luật Dân sự 2005 được quy định như thế nào? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Hoàng Hiên là sinh viên năm 3 trường Đại học Đà Nẵng, tôi hiện đang tìm hiểu về công tác vận tải hành khách qua các thời kì, trong quá trình tìm hiểu thì có vấn đề thắc mắc nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: Quyền của bên vận chuyển tài sản theo Bộ luật Dân sự 2005 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Căn cứ theo quy định tại Điều 540 Bộ luật dân sự 2005, Bên vận chuyển có các quyền sau đây: 1. Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác; 2. Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thoả thuận trong hợp đồng; 3. Yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn; 4. Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết; 5. Yêu cầu bên thuê vận chuyển bồi thường thiệt hại. Trên đây là nội dung tư vấn về Quyền của bên vận chuyển tài sản theo Bộ luật Dân sự 2005. Để hiểu rõ và chi tiết và rõ hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Bộ luật Dân sự 2005. Trân trọng!" 27418,"Do không kết hôn, nên khi sinh con ra thì con ở với tôi và người kia đi lấy vợ khác. Hiện nay, tôi không biết phải làm sao để yêu cầu cấp dưỡng? Cảm ơn!!!","Khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Cha mẹ có nghĩa vụ Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Điều 107 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định: 1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. 2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này. Trường hợp của bạn, hai người không đăng ký kết hôn nên không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ với con cái được giải quyết theo quy định của luật hôn nhân và gia đình. Do đó, bạn có quyền yêu cầu Tòa án buộc người kia cấp dưỡng cho con theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tòa án sẽ dựa trên căn cứ về thu nhập, khả năng thực tế của kia, nhu cầu thiết yếu của con bạn để xác định mức cấp dưỡng cụ thể. Trân trọng!" 21481,Những trường hợp nào phải tiến hành đăng ký biện pháp bảo đảm?,"Khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm như sau: Các trường hợp đăng ký 1. Các trường hợp đăng ký bao gồm: a) Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan; b) Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản; c) Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận; d) Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là đăng ký thay đổi); xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là xóa đăng ký) đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này. 2. Việc đăng ký được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký quy định tại Điều 10 Nghị định này. Theo quy định nêu trên, việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện trong các trường hợp như: - Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan; - Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản; - Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận; - Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký; xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký đối với trường hợp nêu trên. Trân trọng!" 18703,"Mua nhà khi độc thân, giờ bán phải hỏi ý vợ?","Ở đây, vấn đề bạn hỏi được chia làm hai trường hợp: Trường hợp 1 là nếu căn hộ chung cư bạn mua được cấp giấy trước khi đăng ký kết hôn thì đây là tài sản riêng của bạn và bạn có quyền bán mà không cần có ý kiến của người vợ (trừ trường hợp đây là nhà ở duy nhất của vợ chồng thì phải có sự thoả thuận của người vợ, theo quy định tại Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ). Trường hợp thứ hai: Ngược lại, mặc dù hợp đồng mua căn hộ chung cư được ký trước khi đăng ký kết hôn, nhưng giả sử bạn mới trả góp một phần tiền và một phần khác được trả sau khi đăng ký kết hôn, thì việc công chứng viên yêu cầu phải có ý kiến của người vợ là phù hợp quy định của pháp luật. Như vậy, bạn xem mình thuộc trường hợp nào để chứng minh với công chứng viên về căn hộ chung cư mà bạn muốn bán. Trân trọng!" 24196,"Tôi và bạn trai tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn. Chúng tôi chia tay khi con được 8 tháng tuổi. Tôi muốn nuôi con nhưng gia đình anh không đồng ý, ép viết cam kết trao quyền nuôi dưỡng cho họ. Anh ấy hiện đi tù. Tôi nhiều lần đến thăm con nhưng gia đình nhà anh luôn tỏ thái độ khó chịu. Tôi muốn được nuôi dưỡng con thì phải làm thế nào?","Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Nam, nữ “chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng”. Do đó, về mặt pháp luật, bạn và người cha của con bạn không được coi là vợ chồng. Dù không phải là vợ chồng nhưng “quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định … về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con” theo quy định của Điều 15. Theo đó, “con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con” (khoản 3 Điều 81). Như vậy, nếu bạn có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi thì con sẽ được giao cho bạn nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, việc gia đình người cha của con bạn không muốn bạn được chăm sóc, nuôi dưỡng con của mình và ép bạn viết giấy cam kết là trái với quy định của pháp luật bởi các lý do sau: Thứ nhất, việc “trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên…” là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ (khoản 2 Điều 69). Theo Điều 104, ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu chưa thành niên khi cháu “không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”, đồng thời người cháu không có anh chị em nuôi dưỡng nhau. Thứ hai, cha mẹ chỉ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 85 như sau: - Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; - Phá tán tài sản của con; - Có lối sống đồi trụy; - Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Do đó, nếu bạn không thuộc các trường hợp trên thì không ai có quyền hạn chế quyền của bạn đối với con bạn. Thứ ba, cha của con bạn đang trong tù nên sẽ không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Do vậy, nếu bạn không bị hạn chế quyền nuôi con thì đương nhiên bạn sẽ là người được quyền nuôi con. Việc giao cho bạn trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp gia đình người cha cháu bé ngăn cản bạn đón con về nuôi, bạn có thể khởi kiên ra Tòa án để đề nghị giải quyết." 1723,Địa điểm mở thừa kế là ở đâu?,"Ông nội tôi có hộ khẩu thường trú ở Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nhưng đã chuyển về sống tại Phường Thọ Quang, Quận Sơ Trà, Thành phố Đà Nẵng nhiều năm nay (theo diện tạm trú, nhưng nhà thì thuộc sở hữu của ông). Ông tôi vừa mất tại Đà Nẵng (tại ngôi nhà nơi ông đang tạm trú ở đó). Vậy khi gia đình đi làm thủ tục mở thừa kế thì địa điểm mở thừa kế là ở Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam hay là tại Đà Nẵng ạ?" 22573,Vợ tôi bỏ nhà đi từ năm 2006 đến nay không có tin tức gì. Nay tôi muốn ly hôn thì tòa án không giải quyết mà yêu cầu tôi phải làm thủ tục đề nghị tuyên bố vợ tôi mất tích. Xin hỏi yêu cầu của Toà án như vậy có đúng không?,"Theo Điều 78 Bộ luật Dân sự quy định về việc tuyên bố một người mất tích: ""1. Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn"". Vậy để ly hôn với người vợ đã bỏ đi biệt tích, anh phải làm đơn gửi đến toà án quận, huyện nơi anh đang cư trú để yêu cầu toà án tuyên bố người đó mất tích. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh vợ anh đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc anh đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Anh có thể làm đơn yêu cầu công an phường xác nhận việc này và nếu đã xóa hộ khẩu thì phải xác nhận đã xóa từ thời điểm nào để tòa án làm căn cứ tuyên bố mất tích. Sau khi thụ lý, tòa án sẽ ra quyết định thông báo tìm kiếm người mất tích trên báo của trung ương trong 3 số liên tiếp và đài phát thanh hoặc đài truyền hình trung ương 3 lần trong 3 ngày liên tiếp. Sau 4 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo đầu tiên mà vợ anh không trở về hoặc có tin tức báo về thì tòa án sẽ họp xét đơn yêu cầu tuyên bố công dân mất tích của anh. Sau khi có quyết định của tòa án tuyên bố vợ anh mất tích, anh mới có thể làm đơn xin ly hôn với vợ." 30756,"Bố tôi mất có để lại di chúc, nhưng do không cẩn thận chúng tôi làm mất di chúc trên. Nên tài sản đã được chia theo pháp luật. Mà vừa qua chúng tôi đã tìm được di chúc thì tôi muốn chia lại thì có được không? Bố tôi đã mất được 2 năm.","Căn cứ theo Điều 642 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trường hợp di chúc bị thất lạc, hư hại như sau: - Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật. - Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc. - Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu. Tại Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu để yêu cầu chia thừa kế như sau: - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: + Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; + Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. - Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. - Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Như vậy, nếu trong thời gian yêu cầu chia di sản thừa kế với động sản là 10 năm, với bất động sản là 30 năm từ thời gian mở thừa kế thì tìm đươc di chúc bị thất lạc thì hoàn toàn có thể yêu cầu chia lại di sản thừa kế. Vì vậy, sau 2 năm kể từ thời điểm chia thừa kế theo pháp luật mà tìm được di chúc, thì anh hoàn toàn có thể yêu cầu chia lại di sản theo đúng với nội dung của di chúc. Trân trọng!" 1337,"Gia đình bố mẹ tôi có 4 con trai và 2 gái, có 6 hecta rẫy và 300m2 đất nhà ở. Bố mẹ đã chia như sau: 4 hecta chia cho 2 anh lớn khi bố mẹ còn sống và đã sang tên cho 2 anh; 2 hecta chia anh thứ 3 sau khi bố mất và đã sang tên cho anh. Còn 300m2 đất nhà sau khi bố mất 8 năm mới có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mẹ. Bố mất không để lại di chúc. Xin hỏi: 1. Mẹ tôi có toàn quyền quyết định về cho tặng mảnh đất 300m2 không? 2. Nếu các anh tôi muốn đòi quyền lợi đối với phần đất 300m2 này và gia đình muốn đưa ra pháp luật để chia lại tài sản cho đều nhau thì phần tài sản đã chia và cấp sổ đỏ cho các anh có được đưa ra và tính lại không? Xin cảm ơn.","1. Mẹ bạn có quyền tặng cho mảnh đất 300m2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai). Mẹ bạn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất công nhận quyền sử dụng hợp pháp của mẹ bạn đối với mảnh đất 300m2 đó nên mẹ bạn được hưởng các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn. Trong đó có các quyền chung của người sử dụng đất theo Điều 105 Luật Đất đai: - Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; - Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; - Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; - Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Và các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 106 Luật Đất đai. Như vậy, khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất 300m2 và đáp ứng các điều kiện: Đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; trong thời hạn sử dụng đất thì mẹ bạn có toàn quyền quyết định việc tặng cho mảnh đất đó theo quy định của pháp luật. 2. Về việc phân chia lại phần đất mà bố mẹ bạn đã tặng cho các anh và đã đăng ký sang tên các anh Như trên đã nêu, khi một người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tức là người đó đã được công nhận quyền sử dụng đối với thửa đất đó và được Nhà nước bảo hộ cho các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các anh bạn đã chứng nhận quyền của các anh đối với diện tích đất rẫy đó. Hiện nay, mẹ bạn và những anh em khác không còn bất kỳ quyền lợi gì liên quan đến diện tích rẫy đó nữa. Mẹ bạn chỉ có quyền phân chia cho các con những tài sản thuộc quyền sử dụng/sở hữu hợp pháp của mình (trong đó có mảnh đất 300m2 đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mẹ bạn), và đương nhiên gia đình bạn không có quyền phân chia phần đất rẫy thuộc quyền sử dụng hợp pháp của các anh bạn (việc sử dụng, chuyển quyền phần đất rẫy như thế nào sẽ do các anh bạn toàn quyền quyết định theo quy định của pháp luật)." 24844,"Tôi được người quen giới thiệu mua một mảnh đất từ đầu năm 2014, đã thanh toán tiền chuyển nhượng. Hợp đồng chỉ viết tay và không công chứng. Người bán chịu trách nhiệm tách thửa đất ra làm hai giấy chứng nhận để làm thủ tục sang tên. Nhưng đến nay, họ cố tình không hoàn tất thủ tục sang tên cho tôi. Đề nghị luật sư tư vấn, tôi phải làm gì để đòi lại quyền lợi cho mình? (Ngọc Anh)","Luật gia Vũ Thị Hường - Công ty Luật TNHH Everest trả lời: Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) quy định về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, như sau: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.” (Điều 697). “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.” (Khoản 2 Điều 689). “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.” (Điều 134). Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định:“Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án:…7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.” (khoản 7 Điều 25). Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:…2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này; b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.” (khoản 2 Điều 203). Căn cứ các quy định viện dẫn ở trên, trước tiên anh (chị) nên thỏa thuận hoặc hòa giải với bên chuyển nhượng tại Ủy ban nhân dân xã để tiến hành các thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Nếu không tự giải quyết được thì có thể gửi đơn khởi kiện các tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật." 22843,"Nam cao bao nhiêu được đi nghĩa vụ quân sự? 1m50, 40 kg có được đi nghĩa vụ không?","Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe tuyển quân như sau: Tiêu chuẩn tuyển quân ... 3. Tiêu chuẩn sức khỏe: a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS. ... Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về tiêu chuẩn phân loại theo thể lực như sau: Theo đó, khi tiêu chí về sức khỏe khi tuyển quân của nam là loại 1, 2, 3. Như vậy, chiều cao tối thiểu để tham gia nghĩa vụ quân sự của nam là 1m57 trở lên và nặng ít nhất là 43kg Đối với người cao 1m50 nặng 40kg sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự. Nam cao bao nhiêu được đi nghĩa vụ quân sự? 1m50, 40 kg có được đi nghĩa vụ không? (Hình từ Internet)" 11790,"Ban biên tập cho tôi hỏi. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì pháp luật Việt Nam có cho phép, một người được phép mang 2 quốc tịch trong đó có 1 quốc tịch Việt Nam không? Mong sớm nhận phản hồi.","Tại Điều 4 Luật Quốc tịch 2008, có quy định: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. Và tại Điều 19 Luật cũng có quy định: Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; - Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; - Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; - Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. => Như vậy, theo quy định nêu trên thì pháp luật Việt Nam cho phép người một người được phép mang 2 quốc tịch, trong đó có 1 quốc tịch Việt Nam. Ban biên tập phản hồi thông tin." 12324,"Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự theo Bộ luật Dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên Mai An là sinh viên năm 3 trường Đại học Luật TPHCM. Tôi hiện đang tìm hiểu về căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự qua các thời kì. Tôi có vấn đề thắc mắc nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự theo Bộ luật Dân sự 1995 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, tôi chân thành cảm ơn!","Căn cứ theo quy định tại Điều 286 Bộ luật Dân sự 1995, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các căn cứ sau đây: 1- Hợp đồng dân sự; 2- Hành vi dân sự đơn phương; 3- Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; 4- Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; 5- Thực hiện công việc không có uỷ quyền; 6- Những căn cứ khác do pháp luật quy định. Trên đây là nội dung tư vấn về Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự theo Bộ luật Dân sự 1995. Để hiểu rõ và chi tiết và rõ hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Bộ luật Dân sự 1995. Trân trọng!" 34239,Tặng cho đất với điều kiện kèm theo là không được bán có được không?,"Tại Điều 462 Bộ luật dân sự 2015 quy định tặng cho tài sản có điều kiện, như sau: Tặng cho tài sản có điều kiện 1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. 3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Khi bố bạn tặng cho đất cho bạn kèm theo điều kiện không được bán là không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội nên việc tặng cho đất này vẫn được thực hiện. Trường hợp bạn vi phạm điều kiện thì bố bạn có quyền đòi lại tài sản của mình. Tặng cho đất với điều kiện kèm theo là không được bán có được không? (Hình từ Internet)" 13297,"Em hỏi vấn đề sau đây ạ: Em đang làm việc cho một công ty may nhỏ khoản 20 lao động có ký hợp đồng lao động nhưng em mới ký được hơn 3 tháng có tham gia đầy đủ BHXH. Vừa rồi vợ em sinh em có lên báo công ty để được nghỉ ở nhà chăm sóc vợ nhận lương BHXH 5 ngày theo quy định. Nhưng công ty nói em mới làm chưa đóng đủ BHXH 6 tháng nên không được nghỉ BHXH, nếu em muốn nghỉ thì làm đơn xin nghỉ phép công ty duyệt. Vậy có đúng không ạ?","Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì khi người lao động sinh con, thì người lao động được hưởng chế độ thai sản khi sinh con khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: (1) Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. (2) Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Tuy nhiên: Quy định trên đây chỉ áp dụng đối với người lao động là nữ giới, chứ không áp dụng đối với người lao động là nam giới. Mặt khác, Theo quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: - 05 ngày làm việc; - 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; - Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; - Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì pháp luật hiện hành không áp đặt điều kiện lao động nam phải đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội thì mới được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thai sản khi vợ sinh con. Mà pháp luật hiện hành chỉ quy định người lao động nam chỉ cần đang đóng bảo hiểm xã hội thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thai sản theo quy định kể trên khi sinh con. Do đó: Trường hợp bạn đang làm việc cho công ty theo hợp đồng lao động và đang đóng bảo hiểm xã hội (theo thông tin bạn cung cấp thì hiện tại bạn đã đóng được 03 tháng) thì bạn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định của pháp luật (đã trích dẫn ở trên). Việc công ty thông tin bạn mới làm chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội 6 tháng nên không được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định trên là không phù hợp với quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể khiếu nại lên Ban Giám đốc công ty để được giải quyết. Trường hợp không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì bạn có thể khiếu nại lên Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính để được giải quyết theo thẩm quyền. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 23198,"Gia đình chúng tôi cần xác nhận tình trạng hôn nhân cùa bản thân, ủy ban nhân dân phường tư vấn là bên tổ trưởng tổ dân phố sẽ xác nhận. Khi tôi đến gặp tổ trưởng tổ dân phố ký xác nhận thì lại phải đóng một khoảng tiền là 100.000 VND, thì mới chịu kí xác nhận tình trạng hôn nhân cho tôi. Khi thu tiền thì không có một giấy biên nhận hoặc giấy tờ gì xác nhận là thu tiền, và kiên quyết là không đóng tiền thì sẽ không ký xác nhận. Và tình trạng ký tên thu tiền trên đã thực hiện trên nhiều người dân khi liên hệ xác nhận. Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Thẩm quyền xin xác nhận tình trạng hôn nhân căn cứ vào Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Như vậy cả về thủ tục xin xác nhận độc thân cũng như các giấy tờ cần nộp để xin xác nhận độc thân không cần có sự xác nhận của tổ trưởng dân phố. Vì vậy trong trường hợp này nếu bị gây khó dễ bạn có thể yêu cầu phía địa phương là UBND xã phường xuất trình văn bản để giải quyết và có căn cứ khiếu nại. Lệ phí xin xác nhận tình trạng hôn nhân căn cứ vào điều 1 thông tư 179/2015/TT-BTC được quy định như sau: 1. Lệ phí hộ tịch, đăng ký cư trú, chứng minh nhân dân – Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật. Mức thu áp dụng tối đa đối với việc đăng ký hộ tịch tại từng cấp quản lý, như sau: + Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân cấp xã: * Khai sinh: Không quá 8.000 đồng. * Khai tử: Không quá 8.000 đồng. * Kết hôn: Không quá 30.000 đồng. * Nhận cha, mẹ, con: Không quá 15.000 đồng. * Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Không quá 15.000 đồng. Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là không quá 15.000 đồng. Đây là lệ phí khi bạn xin giấy xác nhận tại uỷ ban nhân dân xã, phường .. còn khoản tiền mà tổ dân phố thu của bạn là 100.000 đồng là không có căn cứ và sai quy định. Bạn có thể làm đơn kiến nghị lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để được xử lý. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về mức phí khi xin xác nhận tình trạng hôn nhân. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 123/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 20193,Người giám hộ là cá nhân thì phải đảm bảo các điều kiện nào?,"Căn cứ Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện của cá nhân làm người giám hộ : Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ: 1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. 3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác. 4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Như vậy, cá nhân làm người giám hộ phải có đủ các điều kiện sau: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. - Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác. - Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Mẫu tờ khai đăng ký giám hộ mới nhất năm 2023? (Hình từ Internet)" 34564,"Tôi và chông tôi kết hôn cách đây 3 năm, chúng tôi có 1 con được 2 tuổi, cuộc sống gia đình không mấy là tốt đẹp, chồng tôi hay nhậu xỉn về quậy phá nên tôi đã khởi kiện ra tòa để quyết định ly hôn, cách đây 1 tuần tòa án đã ra bản án ly hôn giao con cho tôi nuôi và không cần cấp dưỡng. Cho tôi hỏi nếu sau này có khó khăn về tài chính thì tôi có quyền yêu cầu cấp dưỡng được không? Nếu có mà chồng tôi không chịu thì phải nộp đơn tại đâu để giải quyết? Nhờ giải đáp, cảm ơn.","- Căn cứ các Điều 82 và Điều 119 Luật Hôn nhân gia đình 2014, thì xác định nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: + Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. + Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. => Như vậy, trường hợp sau này bạn có khăn về tài chính trong quá trình nuôi con thì có quyền yêu cầu chồng bạn cấp dưỡng. - Căn cứ Các Điều 28, Điều 35 và Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thì xác định thẩm quyền nhận đơn khởi kiện như sau: + Cấp dưỡng được xác định là một tranh chấp về hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. + Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình trong trường hợp này của bạn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú. Kết luận: Sau này bạn có khó khăn về tài chính trong việc nuôi con thì có quyền yêu cầu chồng bạn thực hiện cấp dưỡng, nếu chồng bạn không đồng ý thì bạn có quyền nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú để yêu cầu cấp dưỡng. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 12618,"Tôi là thành viên Hội đồng tư vấn 135 xét đưa người vào trung tâm cai nghiện bắt buộc. Vấn đề hiểu người không có nơi cư trú nhất định (quy định tại khoàn 1 Điều 2 Nghị định 135/2004/NĐ-CP) vẫn chưa thống nhất trong hội đồng. Vậy xin hỏi người không có nơi cư trú nhất định được hiểu là trên địa bàn đối tượng có hành vi phạm (địa phương, nơi bắt đối tượng) hay trên tất cả các địa phương trong phạm vi cả nước?","Về vấn đề này, chúng tôi trả lời bạn như sau: Theo khoản 1, Điều 3, Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 05/04/2005 của Chính phủ quy định về việc đưa người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh, thì “người không có nơi cư trú nhất định” được hiểu như sau: ""Người không có nơi cư trú nhất định""là người không xác định được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú và thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cố định; người có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú nhưng không sinh sống tại đó mà thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cố định." 3792,Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi bao gồm những giấy tờ gì?,"Theo Điều 31 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định thì: 1. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây: a) Đơn xin nhận con nuôi; b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình; đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe; e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản; g) Phiếu lý lịch tư pháp; h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này. 2. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận. 3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp." 24437,Năm 2023 thì sổ hộ khẩu giấy còn được sử dụng không?,"Căn cứ theo Điều 38 Luật Cư trú 2020 quy định về điều khoản thi hành như sau: Điều khoản thi hành 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021. 2. Luật Cư trú số 81/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2013/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. 3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. ... Theo đó từ ngày 01/01/2023 thì Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú sẽ không còn giá trị sử dụng. Trân trọng!" 4457,Di chúc hợp pháp có những nội dung gì?,"Theo Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung của di chúc hợp pháp như sau: Nội dung của di chúc 1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản. 2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác. 3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa. Di chúc hợp pháp gồm các nội dung chủ yếu sau: - Ngày, tháng, năm lập di chúc; - Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; - Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; - Di sản thừa kế để lại và nơi có di sản. - Ngoài các nội dung trên thì di chúc hợp pháp có thể có các nội dung khác; - Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa;" 12068,"Chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Phương Trang, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật về Nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện Nghĩa vụ quân sự. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 49 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe được quy định cụ thể như sau: 1. Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì được trả nguyên lương, tiền tàu xe và các khoản phụ cấp hiện hưởng. 2. Công dân đến đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe được bảo đảm chế độ ăn, ở trong thời gian thực hiện đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe, tiền tàu xe đi, về. 3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe tại Chương III Nghị định 13/2016/NĐ-CP. Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Trân trọng!" 19358,"Kính thưa   các cô các chú và anh chị luật sư! Xin phép cho con hỏi 1 vấn đề về Quyền thừa kế, mong luật sư giúp con trả lời chuyện như sau : Hiện tại, gia đình ông bà nội tôi   gồm có 7 người con (ai cũng đã có vợ có chồng hết) 4 gái và 3 trai, trong đó bố tôi là trai trưởng . Nguyên trước đây ông bà nội được quyền thừa kế tài sản của ông bà cố để lại   được sự thống nhất đồng ý giao cho ông nội là trai trưởng của ông bà cố là ông nội tôi tiếp tục quản lí và sử dụng đất và có trách nhiệm thờ phụng tổ tiên nhà từ đường trong khi ông bà cố còn sống tại thế! Đến ngày 16-4-2003 ông bà nội tôi già yếu có lập bản di chúc cho người thừa kế tài sản đất đai hiện có của ông bà nội cho vợ chồng ông Võ Hồng Lanh (tức con thứ 3 sau ba tôi) hiện cư trú cùng vợ con ở cách đó 9km   được quyền thừa kế tài sản và có trách nhiệm chăm sóc và phụng dưỡng ông bà nội và thờ cúng ông bà tổ tiên theo đạo lí dân tộc và đạo đức con người Nhưng từ khi vợ chồng ông Lanh   được quyển thừa kế rồi ép ông bà nội già ký giấy tờ bán đất vườn với diện tích 252m2 để lấy tiền sử dụng riêng cho vợ chồng. Kể từ đó đến nay từ tháng 10-2003 cho đến tháng 10-2010 trong thời gian này ông nội bệnh nặng đã mất, còn lại bà nội già yếu bệnh đau tim sắp mất 1 năm sau cũng qua đời luôn, nhưng vợ chồng ông Lanh không hề chăm sóc thuốc men nuôi dưỡng cũng như như hương khói cho ông bà trong khi ông bà nội sức già kiệt và tiền bạc cũng ko! Trông chờ vào sự tín nhiệm của ông Lanh đã giao cho từ lúc sống ! Qua diễn biến trên sự việc thái quá ,được anh chị em ruột   và bà con gần xa thấy quá thống nhất truất bỏ quyền thừa kế của vợ chồng ông Võ Hồng Lanh vì lý do ko làm tròn bổn phận cũng như trách nhiệm ông bà nội đã tin tưởng giao phó lúc còn sống. Và anh Võ Ngọc Lợi (ba tôi) trưởng nam có toàn quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt khối tài sản nay với mục đích thờ cúng và chăm sóc nhà từ đường theo đạo làm người của người làm con. Vậy cho con hỏi luật sư ba con có thể thừa hưởng tài sản này thông qua anh chị em bà bà con thân thuộc ko? trong khi đó giấy tờ từ trước giờ ông Võ Hồng Lanh đều giữ hết? Hôm họp mặt gia đình mời ông Võ Hồng Lanh về thì ông ko về,vắng mặt? vậy ba con có được cái quyền thừa kế ko? Nếu có thì phải làm sao? Làm cách nào ? nếu ko thì tại sao ko?","Chào bạn Theo thông tin bạn cung cấp, tôi xin có tư vấn như sau: Do ông bà nội của bạn có để lại di chúc nên việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo di chúc nếu di chúc được lập phù hợp với các quy định của pháp luật. Nếu ba bạn và những anh chị em còn lại không đồng ý thì có thể khởi kiện về thừa kế tại tòa án nơi có di sản trong thời hạn 10 năm kể từ ngày người để lại di sản chết. Bạn có thể tham khảo các quy định pháp luật sau đây: Luật dân sự 2005: Điều 648. Quyền của người lập di chúc Người lập di chúc có các quyền sau đây: 1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; 2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; 3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; 4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; 5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Điều 652. Di chúc hợp pháp 1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này Điều 645. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế." 24447,"Trình tự tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ lẻ theo yêu cầu nhiệm vụ được quy định thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Vĩnh Long. Trong quá trình công tác, tôi có tìm hiểu thêm về công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hằng năm. Qua một vài tài liệu, tôi được biết, ngoài chế độ gọi nhập ngũ theo chỉ tiêu thường niên còn có chế độ tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ lẻ. Tôi thắc mắc không biết hiện nay, việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ lẻ theo yêu cầu nhiệm vụ được tiến hành như thế nào? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Thùy An (0127****)","Ngày 03/02/2012, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 07/2012/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ lẻ. Thông tư này quy định các trường hợp, tiêu chuẩn, hồ sơ, quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ lẻ (sau đây gọi tắt là tuyển lẻ) hàng năm. Theo đó, trình tự tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ lẻ theo yêu cầu nhiệm vụ là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 07/2012/TT-BQP. Cụ thể như sau: a) Đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng có nhu cầu tuyển lẻ: Xây dựng kế hoạch, kiểm tra, xác định đối tượng tuyển lẻ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này; lập báo cáo đề nghị Bộ Tổng tham mưu (qua Cục Quân lực); chỉ đạo đơn vị được tuyển lẻ liên hệ với địa phương có công dân tuyển lẻ để triển khai thực hiện quyết định tuyển lẻ của Tổng Tham mưu trưởng; b) Cục Quân lực tổng hợp, thẩm định đề nghị của các đơn vị về tuyển lẻ theo quy định, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu quyết định. c) Tổng Tham mưu trưởng quyết định số lượng, danh sách công dân được tuyển lẻ vào các đơn vị. d) Cơ quan quân sự địa phương có công dân được tuyển lẻ: - Quân khu, Bộ Tư lệnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện quyết định tuyển lẻ của Tổng Tham mưu trưởng. - Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) triển khai lập hồ sơ nhập ngũ cho công dân được tuyển lẻ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này; phát lệnh gọi nhập ngũ, tiến hành bàn giao người và hồ sơ cho đơn vị nhận quân. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trình tự tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ lẻ theo yêu cầu nhiệm vụ. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 07/2012/TT-BQP. Trân trọng!" 16996,"Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự mới nhất như thế nào? Em cao 1m58, nặng 58kg thì thuộc sức khỏe loại mấy và có đi được nghĩa vụ không? Chân thành cảm ơn!","Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định cụ thể về cách phân loại sức khỏe. Tuy nhiên, để có thể phân loại chính xác sức khỏe của bạn thuộc loại nào thì cần phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố. Yếu tố chiều cao, cân nặng chỉ là những yếu tố rất nhỏ trong xác định loại sức khỏe của bạn. Cụ thể, cần phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của bạn, bạn có mắc loại bệnh gì không, mức độ mắc như thế nào,... Vì vậy, để xác định chính xác sức khỏe của bạn thuộc loại mấy thì bạn cần phải đi khám sức khỏe và căn cứ vào kết luận của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà quyết định sức khỏe của bạn thuộc loại nào và sức khỏe của bạn có đáp ứng đủ tiêu chuẩn hay không. Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP thì tiêu chuẩn tuyển quân bao gồm những quy định về: - Tuổi đời. - Tiêu chuẩn chính trị. - Tiêu chuẩn sức khỏe. - Tiêu chuẩn văn hóa. Như vậy, để xác định bạn có đi được nghĩa vụ hay không thì ngoài việc có đủ điều kiện về tiêu chuẩn sức khỏe thì bạn cần đáp ứng đủ cả ba điều kiện về tuổi đời; tiêu chuẩn chính trị và tiêu chuẩn văn hóa. Trên đây là quy định về tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự mới nhất. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP" 447,Ai được quyền yêu cầu đối chất khi giải quyết vụ án dân sự?,"Cho hỏi, khi giải quyết vụ án dân sự thì những ai được quyền yêu cầu đối chất?" 791,"Vợ chồng tôi lấy nhau năm 2011(có đăng ký kết hôn tại UBND xã). Tháng 3-2014, tôi phát hiện anh ấycó bồ nhí nên chúng tôi sống ly thân. Ngày 10-3-2015, chồng tôi nộpđơn ly hôn ra toà nhưng toà chưa giải quyết. Sau đó, anh ấy vế quê làm lễhỏi với cô kia. Nay chồng tôi bị tai nạn giao thông chết (không có di chúc) thì gia đìnhbên chồng nói bán nhà của chồng tôi chia tiền cho cô kia chứ khôngphải tôi. Theo luật tôi có được hưởng thừa kế của anh ấy không? Thu Hien Le Nguyen (lenguyenthuhien_19690@yahoo.com)","Theo Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 2005, quy định về việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác như sau: 1. Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. 2. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. 3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản. Ngoài ra, tại khoản 14 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, l y hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Mặc dù vợ chồng bạn đã ly thân hơn một năm và chồng bạn đã nộp đơn ra toà án xin ly hôn nhưng chưa có bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án nên quan hệ hôn nhân của bạn vẫn tồn tại. Như vậy, theo quy định trên thì bạn vẫn được hưởng thừa kế di sản của chồng để lại." 31427,"Xin cho tôi hỏi: trường hợp nội dung ủy quyền là thay mặt bên ủy quyền trong việc chuyển quyền sở hữu tài sản, tặng cho, thế chấp tài sản là bất động sản thì có được công chứng hoặc chứng thực không? Cơ sở pháp lý quy định về nội dung này?","Điều 2 Luật công chứng năm 2014 quy định: - Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. - Việc ủy quyền thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp tài sản là bất động sản là một giao dịch dân sự, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu tự nguyện của người yêu cầu công chứng. Vậy, bạn có thể đến bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào để công chứng hợp đồng nêu trên. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 12628,"Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ, quyền hạn gì?","Căn cứ Điều 38 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn như sau: - Kiểm tra việc thực hiện các quyết định đã được Nhân dân bàn và quyết định; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. - Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó. - Yêu cầu chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc xác minh, kiểm tra, giám sát. - Xem xét, xác minh vụ việc cụ thể theo kiến nghị của công dân, cộng đồng dân cư. - Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, công dân; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý. - Tham dự các cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã có nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân. - Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của công dân, cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân." 465,"Gần đây, trên mạng xuất hiện nhiều clip phản ánh những vụ đánh ghen, nữ sinh ẩu đả hay điển hình như vụ hai khách hàng không có hành vi xúc phạm, hành hung một nữ nhân viên sân bay. Hành vi này vi phạm những quy định pháp luật nào?","Pháp luật Việt Nam có nhiều quy định để bảo vệ quyền con người. Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.” Điều 32 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: “Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể.” Điều 37 Bộ Luật Dân sự năm 2005 cũng quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. » Trong trường hợp nữ nhân viên Trung tâm khai thác Nội Bài bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm sức khỏe, thân thể, hành khách có lời lẽ lăng mạ và hành vi túm cổ áo nữ nhân viên là đã thực hiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người này. Còn hành khách có lời lẽ lăng mạ và có hành vi đánh vào đầu nữ nhân viên là đã thực hiện hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm sức khỏe, thân thể nữ nhân viên nói trên. Căn cứ Điều 604 Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.” Còn Ðiều 611 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định “thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm” thì xác định thiệt hại bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Như vậy, căn cứ theo các quy định pháp luật nói trên thì hai hành khách phải liên đới bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm đã gây ra cho nữ nhân viên, ngoài ra cũng phải liên đới bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần đã gây ra cho người này. Điều 298 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về “Thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới” như sau: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.” Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình. Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ. Chưa kể, nếu giám định mà tỉ lệ thương tật của nhân viên hàng không từ 11% trở lên thì người gây thương tích có thể phải chịu hình phạt về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009). Nếu sau khi giám định mà nữ nhân viên hàng không không có thương tật thì người thực hiện hành vi phải bồi thường thiệt hại do đã xâm phạm sức khỏe của chị. Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về “thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm” bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định nói trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Ngoài ra, các hành khách gây nên hành vi nói trên còn phải công khai xin lỗi nạn nhân." 26580,"Năm 2010, tôi (độc thân) mua căn nhà tại TP.HCM và được cấp giấy hồng đứng tên mình tôi. Năm 2011, tôi kết hôn. Năm 2012, tôi có sửa chữa, cải tạo lại nhà nên đã làm thủ tục cấp đổi giấy hồng mới đứng tên vợ chồng. Giờ tôi ly hôn thì vợ đòi chia 1/2 căn nhà với lý do giấy hồng năm 2012 có đứng tên cô ấy. Giờ tôi cần có giấy tờ gì chứng minh nhà này do tôi mua trước khi kết hôn? Nguyễn Hoàng Long (hoanglong062012@yahoo.com)","Theo Điều 46, 47 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, về nguyên tắc, tài sản có trước thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Các bên có thể thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng và phải được lập thành văn bản trước khi đăng ký kết hôn bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Đối chiếu với nguyên tắc này thì căn nhà (cũ trước đây) nếu không có thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng thì có thể được xem căn nhà này là tài sản riêng của ông. Tuy nhiên, trong thời kỳ hôn nhân, ông đã tiến hành sửa chữa, cải tạo căn nhà này nên phần sửa chữa này được xem là tài sản được hình thành từ công sức đóng góp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đồng thời, ông đã xin cấp giấy hồng mới, nếu trong quá trình xin cấp giấy hồng mới này, ông đã tự khai nhận là tài sản chung của vợ chồng để vợ cùng đứng tên chung cũng có thể được xem là thỏa thuận chuyển từ tài sản riêng thành tài sản chung theo Điều 49 Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu việc thỏa thuận này không nhằm xâm phạm lợi ích của người thứ ba. Nếu tại tòa, ông chứng minh được căn nhà cũ là của riêng ông bằng giấy hồng (cũ) và không nhập vào tài sản chung vợ chồng thì ông vẫn được trả lại phần tài sản là căn nhà và đất (cũ). Riêng phần sửa chữa cải tạo căn nhà này sẽ được định giá để chia lại cho vợ ông theo nguyên tắc vợ ông được 1/2 giá trị sửa chữa, cải tạo mới căn nhà này." 18416,"Dạ, em năm nay 23 tuổi. Trước đây em bị viêm ruột thừa và đã mổ, hiện tại sức khỏe của em tốt. Không biết có thể tham gia nghĩa vụ công an không?","Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Thông tư 45/2019/TT-BCA thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2 và đáp ứng các chỉ số đặc biệt theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. Và tại Khoản 2 Điều Thông tư có quy định cách cho điểm, cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa, vụ tham gia Công an nhân dân, cách phân loại sức khỏe được thực hiện theo các khoản: 2, 3, 4 và 5 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Dẫn chiếu Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì dựa vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5; - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. Đồng thời, căn cứ số thứ tự 78 Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2019/TT-BCA: Viêm ruột thừa đã mổ, kết quả tốt sẽ đạt chỉ tiêu điểm 2. Do đó, bạn vẫn có thể đăng ký tham gia nghĩa vụ công an và hội đồng sẽ tổ chức khám sức khỏe cho bạn để biết kết quả chính xác nhất. Trân trọng!" 23592,"Do tính hay ghen nên mỗi khi vợ vắng nhà, nếu cháu H (con riêng của vợ, năm nay 12 tuổi) sơ sẩy điều gì là ông X lại có những lời lẽ chửi bới, lăng nhục cháu H, thâm chí có hôm bắt cháu nhịn đói. Xin hỏi những việc làm trên của ông X đối với cháu H có vi phạm pháp luật không? nếu việc làm trên của ông X đối với cháu H vi phạm pháp luật thì hành vi vi phạm này bị xử lý thế nào?","Khoản 1, Điều 79 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, quy định về quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng, như sau: “Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này”. Tại Điều 7 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định các hành vi bị nghiêm cấm (gồm 10 hành vi), trong đó cấm “Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi, xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác” (khoản 6) Trong khi đó, Điều 8 của Nghị định số 71/2011/NĐ-CP, ngày 22 tháng 08 năm 2011, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, hướng dẫn khoản 6, Điều 7 của Luật như sau: “Điều 8. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua, bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha, mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác. 1. Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn, uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm. 2. Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. 3. Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần. 4. Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em, cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người giám hộ”. .............. Khoản 2, khoản 4 Điều 27 Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, quy định như sau: “2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em; b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em; c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần”; ......... 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này; b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại Điểm đ Khoản 2 Điều này; c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Khoản 3 Điều này” Đối chiếu với các quy định nêu trên thì việc ông X thường xuyên chửi bới, lăng nhục, bắt con riêng của vợ nhịn đói đã vi phạm vào Khoản 1, Điều 79 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, khoản 6, Điều 7 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Hành vi vi phạm này bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra tùy theo hậu quả do hành vi vi phạm này gây ra, ông X còn có thể bị buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho cháu H và truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật." 14573,"Xin các luật sư tư vấn cách giải quyết đối với trường hợp sau: Năm 2010, Ông T là thường binh 4/4 do không có đất để làm nhà ở nên UBND xã NT đã làm biên bản giao đất cho ông T diện tích là 104m2 để ông T làm nhà ở, diện tích này năm trong khu quy hoạch giao đất ở của xã. Diện tích đất này trước khi giao cho ông T làm nhà ở là đất nông nghiệp của 03 hộ; Trong đó: Ông T có một phần diện tích đất nông nghiệp nằm trong đó và trước khi giao đất cho ông T thì UBND xã chưa lập phương án đề bù GPMB đối với diện tích đất 104m2 và chưa chi trả tiền đền bù, hỗ trợ GPMB đối với các hộ có đất bị thu hồi để giao đất cho ông T. UBND xã đã làm hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho ông T (hồ sơ đã được cán cộ Địa chính, chủ tịch UBND xã xác nhận, lập tờ trình xin cấp GCNQSDĐ cho ông T) gửi lên Văn phòng đăng ký QSDĐ của huyện được 2 ngày thì ông T chết. Sau khi ông T chết VPĐK QSDĐ trả lại hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ của ông T vì: Ông T đã chết không được miễn giảm tiền sử dụng đất khi nhà nước giao đất nên đề nghị gia đình ông T nộp tiền sử dụng đất thì mới cấp GCNQSDĐ và phải đứng tên vợ ông T trong hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ.  Thực hiện ý kiến của VPĐKQSDĐ, Bà N là vợ ông T và UBND xã đã làm hồ sơ đứng tên bà N gửi lên VPĐKQSDĐ, sau một thời gian từ năm 2011-2015 gia đình bà N rất nhiều lần đề nghị nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Sau khi gia đình bà N có đơn đề nghị giải quyết, UBND xã đã mời đại diện phòng TNMT huyện về làm việc: Tại buổi làm việc phòng TNMT hướng dẫn đề nghị gia đình bà Nga phải tự thỏa thuận lấy đất đổi đất với các hộ có đất nông nghiệp chưa được đền bù năm trong 104m2 đã giao cho ông T (Chồng bà N), tức là gia đình bà N phải lấy đất nông nghiệp ở khu vực nào đó của gia đình để trả cho các hộ có đất nằm trong 104m2.  Sau khi thống nhất đổi xong thì làm thủ cấp cấp GCNQSDĐ. Thực sự tôi thấy việc này là một việc làm rất khó, vì theo luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn chưa thấy nếu đến trường hợp này. Đề nghị các luật sư tư vấn cách giải quyết. Thứ nhất đất này có đủ Đk để cấp GCNQSDĐ hay không? Nếu có thì vì sao? Nếu không thì vì sao? Trách nhiệm thuộc về UBND ai?","Chào bạn! 1. Theo thông tin bạn nêu thì thửa đất trên hiện nay vẫn là đất nông nghiệp của ba hộ dân, chưa bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi. Vì vậy, không đủ căn cứ pháp lý để giao đất, cấp đất cho ông T. Việc UBND xã giao diện tích đất trên cho ông T vào năm 2010 mà không được sự đồng ý, thỏa thuận chuyển quyền sử dụng đất của các hộ có đất là trái với quy định pháp luật. 2. Thửa đất trên không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông T theo quy định của luật đất đai qua các thời kỳ. Trước đây, theo quy định của Luật đất đai năm 2003 và hướng dẫn tại Điều 16, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP thì có thể xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất do giao trái thẩm quyền trước ngày 15/10/1993 nhưng người sử dụng đất đã sử dụng đất ổn định, có biên lai nộp tiền để được sử dụng: "" Điều 16. Cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp đất đã được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng người đang sử dụng đất đã nộp tiền để được sử dụng đất Đất được giao không đúng thẩm quyền nhưng người đang sử dụng đất có giấy tờ chứng minh về việc đã nộp tiền cho cơ quan, tổ chức để được sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau đây: 1. Trường hợp đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì được cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất đã được giao và không phải nộp tiền sử dụng đất. 2. Trường hợp đất đã được sử dụng ổn định trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì thực hiện như sau: a) Đối với diện tích đất được giao thuộc nhóm đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp nhưng không phải đất ở thì được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất; b) Đối với diện tích đất được giao làm đất ở trong hạn mức giao đất ở quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai thì được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất; đối với diện tích đất còn lại đã có nhà ở (nếu có) thì được cấp Giấy chứng nhận và phải nộp tiền sử dụng đất theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP; đối với diện tích còn lại không có nhà ở (nếu có) được xác định là đất nông nghiệp theo hiện trạng sử dụng, nếu người sử dụng đất đề nghị được chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì được cấp Giấy chứng nhận và phải nộp tiền sử dụng đất theo mức thu quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP. Sau khi có luật đất đai năm 2013 thì Điều 23, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP cũng quy định trường hợp giao đất trái thẩm quyền trước năm 1993 thì người sử dụng đất mới có thể được xem xét cấp GCN QSD đất: "" Điều 23. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đã được giao không đúng thẩm quyền 1. Đất giao không đúng thẩm quyền cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều này bao gồm các trường hợp người đứng đầu điểm dân cư giao đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ; tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng nhưng đã tự phân phối, bố trí cho cán bộ, công nhân viên, xã viên để sử dụng làm nhà ở và các mục đích khác. 2. Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã được giao theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này. 3. Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử dụng ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Nghị định này. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở hoặc công trình xây dựng khác thì diện tích còn lại không có nhà ở, công trình xây dựng được xác định là đất nông nghiệp theo hiện trạng đang sử dụng, nếu người sử dụng đất đề nghị được chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. 4. Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 5. Nhà nước không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và thu hồi toàn bộ diện tích đất đã giao, cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 trở về sau. "". Như vậy, trường hợp giao đất trái thẩm quyền sau ngày 15/10/1993 là sử dụng đất bất hợp pháp, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những cán bộ giao đất trái thẩm quyền sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, nêu gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quản lý đất đai. Khoản 5 Điều 24 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở của Bộ TN&MT quy định: ""Việc cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp được giao đất trái thẩm quyền quy định tại Điều 23 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP được xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể sau khi đã làm rõ và xử lý trách nhiệm đối với người giao đất không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật...""." 11799,"Tôi ký hợp đồng thuê nhà 2 năm, đặt cọc 2 tháng tiền thuê nhà 20 triệu đồng. Trước hạn này, khi tôi không muốn thuê nữa, chủ nhà đồng ý song không trả lại tiền đặt cọc. Họ nói tôi đã vi phạm hợp đồng vì còn 6 tháng nữa mới hết. Tôi phải làm gì trong trường hợp này.","Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015: Đặt cọc được thực hiện là việc một bên (đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong cùng một thời hạn thì sẽ bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để được thực hiện về nghĩa vụ trả tiền. Nếu mà bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện ký kết hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, trong trường hợp của bạn được hiểu việc bạn đặt cọc cho chủ nhà là để thực hiện hợp đồng thuê nhà, bảo đảm cho bạn thực hiện đúng những thỏa thuận trong hợp đồng (ví dụ như không chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, giữ gìn tài sản của người cho thuê…). Khoản 2 Điều 131 Luật nhà ở năm 2014 quy định trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau: a) Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thì phải có thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng; b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng…. Bên cạnh đó, Điều 132 Luật nhà ở năm 2014 cũng quy định: “3. Bên thuê nhà ở sẽ có quyền tự đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây: a) Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng; b) Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê nhà mà không thông báo cho bên thuê nhà biết trước theo thỏa thuận; c) Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện những hợp đồng thuê nhà thì phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Việc bạn thông báo trước 30 ngày để chủ nhà (người cho thuê) biết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và đã được chủ nhà đồng ý thì được xem là trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà do hai bên thỏa thuận theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 131 Luật nhà ở năm 2014. Do đó, nếu hai bên đã thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng thì phía bên nhận đặt cọc (bên cho thuê nhà) sẽ phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc là bạn. Để đòi lại tài sản là tiền đặt cọc, trước tiên bạn cần thương lượng với chủ nhà về nghĩa vụ bên cho thuê nhà phải trả lại tiền đặt cọc. Trong trường hợp bên cho thuê không đồng ý, bạn có thể gửi đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản (tức là nơi có nhà cho thuê) để được giải quyết." 5321,"Vợ chồng tôi được mẹ chồng cho 1 miếng đất trong thời kỳ hôn nhân. Sau đó, vợ chồng không hòa hợp, có ý ly hôn. Gia đình chồng hẹn tôi ra Phòng công chứng kí giấy thỏa xác nhận không có tài sản chung (theo anh giải thích là để dễ, chồng tôi còn có mời luật sư tư vấn riêng cho gia đình chồng). Khi đến Phòng công chứng, do buồn chán và chuyện hôn nhân không trọn vẹn, tôi đã kí mà không xem kĩ nội dung là ""hợp đồng cho tặng quyền sử dụng đất"" cho mẹ chồng tôi. Những tưởng, khi kí rồi, họ sẽ có chút tính tình cảm, sẽ hoàn lại một khoản tiền mặt để tôi lo cho con (cháu gái - 30 tháng) đang sống với tôi. Nhưng họ không cho lại gì cả, mà còn đòi luôn vàng cưới, tiền chợ khi tổ chức lễ cưới. Tôi thấy mình đã bị lừa trắng trợn, nên đổi ý, không muốn ""cho tặng quyền sử dụng đất"" nữa. Vậy, tôi phải làm gì để vô hiệu lực hợp đồng đã kí ấy?","Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận. Việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản và phải có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Trong trường hợp của bạn, bạn tặng cho quyền sử dụng đất cho mẹ chồng bạn thì phải thực hiện thủ tục công chứng và phải được đăng ký quyền sơ hữu tại cơ quan có thẩm quyền sau khi thực hiện việc công chứng hợp đồng. Bạn đã thực hiện việc công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định. Tuy nhiên, việc tặng cho chỉ hoàn thành khi thực hiện xong thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp chưa thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng thì có quyền sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng tặng cho theo quy định. Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Công chứng 2014 thì: “Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó” Như vậy, khi bạn muốn hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thì cần có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của cả mẹ chồng bạn (người được tặng cho) và văn bản thỏa thuận, cam kết này cũng phải được công chứng theo quy định. Theo thông tin bạn cung cấp, giữa bạn và mẹ chồng phát sinh quan hệ dân sự về tặng cho tài sản. Việc bạn không đọc kỹ hợp đồng tặng cho trước khi ký là lỗi của bạn. Do đó, không thể lập luận rằng vì bạn không đọc kỹ hợp đồng nên muốn hủy hợp đồng đó được. Trường hợp bạn có đầy đủ căn cứ để chứng minh việc tặng cho đó là do nhầm lẫn hay bị lừa dối, đe doạ… hoặc rơi vào các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự thì bạn có quyền khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đó vô hiệu." 28488,Quan hệ nhân thân gắn với tài sản là gì?,Quan hệ nhân thân gắn với tài sản là quan hệ về những giá trị nhân thân mà khi xác lập thì làm phát sinh quan hệ tài sản. 30677,"Chó nhà tôi (đã tiêm phòng) bị xổng chuồng cắn 1 thằng bé 9 tuổi nhà hàng xóm, họ đưa thằng bé đi tiêm chủng, sau đó họ kiện tôi bắt bồi thường? Cho tôi hỏi mức bồi thường như thế nào? bao nhiêu tiền? vì hiện nhà kia đòi 10 triệu và đã khởi kiện ra Tòa.","Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: 1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. ... Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm (Điều 590): a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; d) Thiệt hại khác do luật quy định. Như vậy, vì bạn là chủ nên phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp này. Thiệt hại gcần bồi thường trước hết là chi phí cho việc tiêm ngừa của cháu bé, chi phí bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe. Ở đây các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, nếu không thì căn cứ theo quyết định Tòa án vì gia đình nạn nhân cũng đã khởi kiện đòi bồi thường. Trân trọng!" 10054,"Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm có những gì?","Tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm có: - Tờ khai đăng ký khai sinh; - Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con; - Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật hộ tịch 2014 ; - Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP . Trân trọng!" 27468,"Vợ chồng ông A, bà B có ký hơp đồng thế chấp quyền sử dụng đất với một ngân hàng thương mại để bảo đảm cho bà C vay vốn vào năm 2010. Trong hợp đồng tín dụng ký giữa bà C và ngân hàng thương mại ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay là để mua nguyên vật liệu thi công một công trình xây dựng cụ thể. Nay bà C không trả được nợ cho ngân hàng, ngân hàng đã khởi kiện vụ việc ra tòa án. Thông qua hồ sơ vụ việc tại Tòa án, vợ chồng ông A và bà B chứng minh được việc bà C sử dụng vốn vay của ngân hàng không đúng mục đích theo điều khoản trong Hợp đồng tín dụng, lỗi của bên ngân hàng trong việc giám sát giải ngân vốn vay không đúng theo trình tự, thủ tục theo quy định hồ sơ vay vốn. Vậy trong trường hợp này có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu được không, căn cứ vào những quy đinh nào của pháp luật. Vậy xin nhờ luật sư tư vấn giùm . Trân trọng cảm ơnI","Trường hợp này nếu việc ký hợp đồng thế chấp tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng thế chấp và nội dung hợp đồng thế chấp không vi phạm điều cấm của pháp luật.... thì không có căn cứ yêu cầu hợp đồng đó vô hiệu. Để biết hợp đồng đó có căn cứ tuyên vô hiệu hay không bạn có thể tham khảo thêm các điều luật dưới đây. Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. 2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định. Điều 123. Mục đích của giao dịch dân sự Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Điều 124. Hình thức giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu. Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu. Đó là các điều luật của Bộ luật Dân sự năm 2005 về Giao dịch dân sự bị vô hiệu." 18438,Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi,"Thủ tục đăng ký khai sinh quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014: - Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. - Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. - Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ. Theo đó, hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được quy định như trên nhưng cần lưu ý, khi đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi cần có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập. Trân trọng!" 3697,"Chào Luât sư! Vợ chồng tôi mới ly hôn được 4 tháng. Chúng tôi có một cháu gái 18 tháng tuổi, hiện cháu đang ở với mẹ. Hàng tháng tôi có đóng góp và thăm cháu. Có vài lần tôi đề cập muốn đón cháu về nhà chơi một ngày, nhưng vợ tôi đều không đồng ý và còn nói không bao giờ muốn cho cháu về chơi. (Hai nhà cách nhau chưa đến 10 km). Xin hỏi Luật sư, tôi phai lam thế nào để có thể đón cháu về nhà chơi? Và đến khi nào tôi có thể được quyền nuôi cháu? Tôi xin cam ơn Luật sư.","Bạn cần xem lại bản án, quyết định ly hôn xem trong đó quy định thế nào (bạn có được mang con đi khỏi nơi ở của vợ không). Nếu bản án, quyết định ly hôn không quy định thì chỉ theo sự thỏa thuận của hai bên. Pháp luật chỉ quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn chứ không cụ thể về việc đón con đi mấy ngày!.. Nếu vợ bạn hạn chế quyền thăm nom con sau ly hôn thì bạn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án can thiệp để thực hiện nội dung bản án, quyết định ly hôn. Sau khi con bạn đủ 36 tháng tuổi thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án thay đổi người nuôi con." 7981,Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại trong thi hành án tạm giữ,"Căn cứ Điều 47 Luật này có quy định về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam như sau: 1. Người khiếu nại có các quyền sau đây: a) Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại; Người khiếu nại được trực tiếp khiếu nại hoặc gửi đơn khiếu nại thông qua cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; b) Rút khiếu nại trong bất kỳ thời gian nào của quá trình giải quyết khiếu nại; c) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại; d) Tiếp tục khiếu nại trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây: a) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó; b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trân trọng!" 22757,Bộ đội được xuất ngũ trước thời hạn trong trường hợp nào?,"Căn cứ theo Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về điều kiện xuất ngũ cụ thể như: Điều kiện xuất ngũ 1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này thì được xuất ngũ. 2. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này. Theo đó, về nguyên tắc, bộ đội được xuất ngũ khi hết thời hạn đi nghĩa vụ là 24 tháng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 06 tháng. Tuy nhiên, bộ đội vẫn được xuất ngũ trước thời hạn trong các trường hợp như sau: - Được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ. - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%. - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một. - Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ. - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên. Trân trọng!" 3705,"Tôi vừa mới mua nhà của người khác, khi đem giấy tờ, sổ đỏ về làm lại sổ đỏ mới tên tôi. Ở chổ làm sổ đỏ theo cơ chế 1 cửa hẹn 1 tháng sau đến lấy sổ đỏ mới, nhưng khi đến lấy thì không lấy được vì người chủ nhà cũ đang nợ ngân hàng chính sách tiền, nên ngân hàng chính sách gởi công văn về chổ làm sổ đỏ không cho tôi lấy sổ đỏ mới. Buộc người chủ nhà cũ phải trả tiền hết cho ngân hàng chính sách tôi mới lấy sổ đỏ được, theo như tôi biết thì khi vay ngân hàng chính sách, người chủ cũ không cầm cố sổ đỏ cho ngân hàng, xin hỏi chỗ làm sổ đỏ và ngân hàng chính sách làm như vậy có đúng không?","Theo như anh trình bày, có thể hiểu chủ cũ của ngôi nhà trên có vay vốn của ngân hàng chính sách bằng hợp đồng vay tài sản. Đến nay đã quá thời hạn vay mà chủ sử dụng đất vẫn chưa trả hết nợ. Hành vi này đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ quy định trong hợp đồng vay tài sản, xâm phạm đến quyền nhận lại tài sản cho vay và hưởng lãi suất của Ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng chính sách có quyền sử dụng một số biện pháp cần thiết và hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của mình. Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: a) Công nhận quyền dân sự của mình; b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm; c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai; d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; đ) Buộc bồi thường thiệt hại.” Do vậy, mặc dù người vay tài sản không thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng nhưng trong trường hợp có căn cứ chứng minh rằng người vay tài sản có hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nhằm mục đích tẩu tán, thay đổi hiện trạng tài sản để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ thì Ngân hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp để ngăn chặn hành vi trên, ví dụ: yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, yêu cầu người vay tài sản thực hiện nghĩa vụ trả nợ … Theo quy định tại Khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai năm 2003, người sừ dụng đất chỉ được thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: - Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. Do trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển nhượng, Văn phòng đăng ký nhà đất nhận được công văn của Ngân hàng chính sách, nên việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải tạm dừng để làm rõ tranh chấp, vướng mắc. Là bên nhận chuyển nhượng, và là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, anh chị có thể yêu cầu Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện và Ngân hàng chính sách làm rõ lý do tạm dừng việc sang tên nhà đất của anh chị. Trong trường hợp việc yêu cầu tạm dừng của Ngân hàng chính sách là không có căn cứ, không phù hợp với quy định của pháp luật thì anh chị có thể yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thực hiện việc sang tên cho anh chị. Trường hợp việc yêu cầu tạm dừng của Ngân hàng là có căn cứ thì anh chị cần yêu cầu Bên chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ trả nợ để việc chuyển nhượng được tiếp tục tiến hành. Nếu Bên chuyển nhượng vẫn cố tình không trả nợ dẫn đến việc sang tên không thể thực hiện thì anh chị có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 14836,Quy định chung về cầm cố tài sản như thế nào?,"Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố, thời hạn cầm cố tài sản do các bên thỏa thuận.Trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố. Sau khi nhận chuyển giao tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản; trường hợp uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 332 Bộ luật Dân sự năm 2005 và nghĩa vụ khác theo thoả thuận với bên cầm cố." 28193,Có bắt buộc mọi người dân dùng định danh điện tử VNeID không?,"Theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định thì hiện nay, không có quy định nào bắt buộc người dân phải đăng ký sử dụng VNeID. Tuy nhiên gần đây, Công an cả nước đang thực hiện chính sách kêu gọi, khuyến khích người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Đề án phát triển định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Đề án này đề ra mục tiêu: - Giai đoạn 2023 - 2025: Phấn đấu cả nước đạt trên 40 triệu tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID. - Giai đoạn 2025 - 2030: Phấn đấu cả nước đạt trên 60 triệu tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID." 7901,Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi,"Theo Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định về Mức thu lệ phí như sau: 1. Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi: a) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước: 400.000 đồng/trường hợp. b) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp . c) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp. d) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp. đ) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài Khoản công bố. 2. Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài như sau: a) Lệ phí cấp giấy phép lần đầu: 65.000.000 đồng/giấy phép; b) Lệ phí cấp gia hạn giấy phép: 35.000.000 đồng/giấy phép. Theo đ ó, đối chiếu với trường hợp của bạn thì bạn có thể thực hiện việc đăng ký trường hợp trẻ đầu tiên là 9 triệu đồng và từ trẻ thứ 02 sẽ là 4,5 triệu đồng. Trân trọng!" 10075,Tài sản thế chấp trong pháp luật dân sự là gì? Chào anh chị ban tư vấn Thư Ký Luật. Hiện tôi có một thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn từ phía anh chị. Anh chị cho em hỏi: Tài sản thế chấp trong pháp luật dân sự là gì? Tôi xin chân thành cám ơn! SĐT: 01254875***,"Theo quy định hiện hành tại Bộ Luật dân sự 2015 thì tài sản thế chấp là tài sản được quy định như sau: - Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. - Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp trong pháp luật dân sự được quy định tại Điều 318 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 6646,"Em đang trong thời gian làm thủ tục ly hôn, theo em thấy có nhiều vụ ly hôn khi con dưới 36 tháng tuổi mà Tòa vẫn quyết định giao cho chồng nuôi. Như vậy, không phải là với độ tuổi đó thì mặc nhiên giao cho vợ nuôi?","Căn cứ Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: - ... - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Như vậy, pháp luật đặt ra quy định không mặc nhiên là con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ nuôi mà khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Ví dụ như: Điều kiện kinh tế không đủ để chăm sóc con, thời gian chăm sóc con không đảm bảo, sức khỏe của người mẹ....các yếu tố khác không đáp ứng được thì Tòa sẽ cân nhắc giao con cho chồng nuôi (nếu người chồng đáp ứng các điều kiện nuôi tốt hơn). Trân trọng!" 17521,"Cho tôi hỏi giữ quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật giai đoạn 1999-2009 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Tuệ Minh - minh*****@gmail.com","Giữ quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 9 Luật Quốc tịch Việt Nam 1998, theo đó: Việc kết hôn, ly hôn và huỷ việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự, cũng như của con chưa thành niên của họ. Trên đây là tư vấn về giữ quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật giai đoạn 1999-2009. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 23224,Cơ quan lập pháp là cơ quan nào?,"Căn cứ tại Điều 69 Hiến pháp 2013 quy định như sau: Điều 69. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Bên cạnh đó, theo Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về vị trí, chức năng của Quốc hội cụ thể như sau: Vị trí, chức năng của Quốc hội .... 2. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước Theo đó, cơ quan lập pháp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo vệ quyền lợi của người dân và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Thông qua các quy định, cơ quan có quyền lập pháp ở Việt Nam hiện nay là Quốc hội. Cụ thế, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Ngoài lập pháp, Quốc hội còn có chức năng lập hiến, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước." 6246,"Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngô Văn Phụng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động nuôi con nuôi tại Việt Nam. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Trân trong! Ngô Văn Phụng (ngophung*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi thì thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được quy định cụ thể như sau: Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây: - Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. - Đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi. Sở Tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Đối với việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở nước ngoài, thì Cơ quan đại diện nơi tạm trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp cả hai bên tạm trú ở nước không có Cơ quan đại diện, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất đối với họ. Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 19/2011/NĐ-CP. Trân trọng!" 1092,"Cho tôi xin được hỏi luật sư vấn đề này ; theo tôi được biết, đơn vị hành chính được tính từ cấp Xã/Phường trở lên, vậy thì trong một số giấy tờ, hồ sơ cá nhân hoặc các văn bản pháp lý việc có ghi tên Làng,Thôn hoặc Ấp... thì đó chẳng qua là địa chỉ chứ về mặt pháp lý thì có cần thiết không ? Ví dụ trong giấy CMND có cần phải ghi tên làng( thôn, ấp) không ?  Nếu như trước đây tên làng là A nhưng bây giờ theo nguyện vọng của nhân dân trong làng và được sự đồng ý của UBND Xã, tên làng được điều chỉnh lại là B. Vậy bây giờ cái tên làng trước đây là A đã được ghi trong một số giấy tờ cá nhân có cần phải qua Tư pháp cải chính tên làng hay không, hay chỉ cần UBND Xả xác nhận là được. Xin luật sư tư vấn giúp, chân thành cám ơn.","Chào bạn. Điều 110 Hiến pháp năm 2013 quy định: 1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. 2. Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định. Như vậy, xã/phường/thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở nhỏ nhất được Hiến pháp quy định nên trong CMND ghi tên làng, xóm, ấp được xem là địa danh mang tính địa phương để xác định cho cụ thể (không phải địa chỉ). Trường hợp nếu CMND có ghi tên làng, xóm , ấp mà nay đã điều chỉnh thành tên khá thì cần thiết phải điều chỉnh lại trong CMND cho phù hợp thực tế, Thân ái." 655,Mua hàng qua mạng bị lừa đảo phải làm thế nào để lấy lại tiền? Tôi vừa giao dịch với bên mua hàng qua mạng là mua mỹ phẩm nhưng bên gửi cho em không có gì trong khi đó em đã trả tiền cho bưu điện 10 triệu đồng. Bây giờ em phát hiển mình bị lừa nên đã chụp hình lại và ra bưu điện nhưng họ bảo họ không giải quyết được. Vậy bây giờ tôi phải làm sao để lấy lại được số tiền đó? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!,"Hợp đồng mua bán tài sản theo Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Theo đó, bên bán và bên mua trong hợp đồng mua bán có quyền và nghĩa vụ sau: Bên bán: Giao tài sản và nhận tiền; Bên mua: nhận tài sản và trả tiền cho bên bán; Giá và phương thức thanh toán được quy định tại Điều 433 Bộ luật dân sự 2015 như sau: 1. Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó. 2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng. Trong trường hợp này của bạn, khi thực hiện mua bán thì bạn có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng. Giao dịch của bạn thực hiện qua mạng. Tuy nhiên, khi hàng được chuyển đến qua đường bưu điện thì không có hàng trong đó. Như thế, bạn cần xác minh lại bên phía bưu điện vấn đề này do đâu. Do lỗi bưu điện hay do chủ hàng. Nếu do lỗi bưu điện làm mất hàng của bạn thì bạn có quyền yêu cầu bồi thường. Nếu do chủ hàng có hành vi lừa đảo không giao hàng thì bạn có quyền yêu cầu chủ hàng trả lại số tiền kia cho bạn. Nếu người bán không trả lại thì bạn có quyền tố cáo đến cơ quan công an về hành vi lừa đảo của người bán. Người bán hàng cho bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự 1999: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc lấy lại tiền khi bị lừa mua hàng qua mạng. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 18805,"Tôi có biết trong tháng 11 sẽ có văn bản mới quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, theo như văn bản mới nhất này tôi muốn biết trách nhiệm của các quân khu trong công tác tuyển quân 2019. Mong nhận được phản hồi trong thời gian sớm nhất. Quang Dũng - Cai Lậy, Tiền Giang","Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, có hiệu lực từ 20/11/2018, có quy định trách nhiệm của các quân khu như sau: 1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền thực hiện công tác tuyển quân theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. 2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh làm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo Hội đồng nghĩa vụ quân sự thực hiện công tác tuyển quân đúng quy định, bảo đảm chỉ tiêu, chất lượng giao nhận quân. 3. Hằng năm chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị và trực tiếp tổ chức rút kinh nghiệm, sơ kết, tổng kết công tác tuyển quân theo quy định. Trên đây là nội dung tư vấn. Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 24419,"Theo như tôi có có biết ở miền tây người ta hay cùng nhau góp hụi kiểu như một dạng tiết kiệm cho việc cần, ở một số vùng khác thì gọi là họ, biêu, phường. Nhưng tôi muốn biết theo quy định pháp luật thì người ta định nghĩa như thế nào về họ, hụi, biêu, phường? Rất mong nhận được hỗ trợ. Đình Toàn (toan****@gmail.com)","Tại Điều 471 Bộ luật dân sự 2015, có quy định họ, hụi, biêu, phường như sau: - Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. - Theo đó, việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật; Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này. Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 15558,Nhờ người yêu cũ mang thai hộ có được hay không?,"Tại Khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau: 3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật chỉ cho phép người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Chính vì vậy, bạn không thể nhờ người yêu cũ mang thai hộ giúp vợ chồng bạn." 9904,"Kính chào các luật sư. Tôi có một vướng mắc muốn nhờ các luật sư tư vấn giùm. Em gái tôi lấy chồng được một thời gian ngắn, do thấy em tôi có bệnh thì người chồng em tôi đã chủ động ly thân nhưng hiện vẫn đang sống cùng nhà. Bây giờ người chồng này đã tự làm đơn gửi ra tòa xin ly hôn với em gái tôi, em gái tôi cũng không biết rõ trong đơn ghi nội dung thế nào, được biết kể lại qua người quen thì trong đơn đó có ghi nội dung là khoản nợ chung là 150 triệu, nhưng thực tế em tôi không hề biết khoản nợ đó và không có giấy vay nợ hay chữ kí của em tôi, mà đây là số tiền do người này vay mượn để làm đám cưới với em gái tôi. Khi tổ chức lễ cưới người này có trao lễ cưới cho em tôi với tổng giá trị là 25 triệu. Em gái tôi chưa có con chung cũng như tài sản chung với người này. Vậy tôi muốn biết trách nhiệm của em gái tôi có phải chịu khoản nợ chung này không? Và quyền lợi của em tôi với món đồ mà người này tặng khi lấy em tôi như thế nào? Em tôi có phải chịu các khoản chi phí gì khi là bị đơn ly hôn không? Kính mong  nhận được tư vấn giúp đỡ sớm từ các luật sư.","Người vợ có quyền không đồng ý với khoản nợ mà người chồng đưa ra. Khi đó chồng phải chứng minh rằng nợ này hình thành trong thời kỳ hôn nhân và số tiền đó sử dụng vào cuộc sống chung của vơ chồng. Nếu nợ đó hình thành trước ngày ĐKKH thì đây là nợ riệng của chồng. Trong quá trình giải quyết ly hôn, nếu có tranh chấp về khoản nợ này thì phần được tòa án công nhận cho chồng người vơ phải chịu án phí (5% số tiền nợ tòa công nhận). Về quà tặng, có lẽ đây là tài sản tặng cho nên người chồng không có quyền đòi lại trừ khi chứng minh đó là tặng cho có điều kiện." 1788,"Kính gửi Sở Xây dựng Tp.HCM: 1. Tôi mua nhà năm 1998 (có sổ đỏ), nhà 1 trệt 1 gác lửng, năm 2001 có sửa chữa lại (nhà 1 trệt 1 gác lửng). Đến năm 2007, nhà kế bên nhà tôi xây lại nhà (4 tấm), trong quá trình nhà kế bên xây dựng có làm nhà tôi bị nứt nhiều chổ nhưng nhà tôi không có làm đơn khiếu nại lên Phường mà chỉ báo chủ nhà và chủ nhà có qua trát lại những chổ nứt. Tuy nhiên đến đầu năm 2009 thì nhà tôi có hiện tượng lún phía giáp ranh với nhà kế bên và làm tường nhà tôi bị nứt xé nhiều chổ (vết nứt dài hở khoảng 1 phân) có nguy cơ sụp đổ. Xin cho tôi hỏi, trong trường hợp này tôi có thể làm đơn kiện đòi nhà kế bên bồi thường được không? Nếu được thủ tục như thế nào? 2. Cũng căn nhà đó (diện tích nhà hiện hữu 3,3m x 13m), nhà 2 mặt tiền hẻm. Hiện nay tôi muốn xây lại nhà (vì nhà lún nứt, có thể sụp đổ). Tuy nhiên, khi liên hệ để xin giấy phép thì nhà tôi: chiều ngang thụt vào còn 3m, chiều dài phía mặt tiền phải bị chặt góc 2mx2m nên mặt tiền chỉ còn 1m nên muốn xây nhà tôi phải thụt vào luôn 2m (không chặt góc) khi đó diện tích còn 3m x 11m= 33m2 (không đủ diện tích 36m2 theo qui định) nên nhà tôi không được cấp phép. Nhưng nhà tôi bị lún nứt nhiều chỗ không thể sửa chữa thông thường. Vậy tôi có thể làm đơn lên phường xin giấy sửa chữa để đập xây lại nhưng vẫn giữ nguyên hiện trạng ban đầu sau khi sửa có được không? Thủ tục ra sao? Xin chân thành cảm ơn! Người gửi: Hoàng Trọng Phú","Chào ông Hoàng Trọng Phú, Qua câu hỏi của ông, Sở Xây dựng trả lời như sau: 1. Năm 2007, nhà kế bên nhà ông (bà) xây lại nhà (4 tấm), trong quá trình nhà kế bên xây dựng có làm nhà ông (bà) bị nứt nhiều chổ nhưng nhà ông (bà) không có làm đơn khiếu nại lên phường mà chỉ báo chủ nhà và chủ nhà có qua trát lại những chổ nứt. Tuy nhiên, đến đầu năm 2009 thì nhà ông (bà) có hiện tượng nứt xé nhiều chổ (vết nứt dài hở khoảng 1 phân) có nguy cơ sụp đổ, trường hợp này ông (bà) liên hệ Ủy ban nhân dân phường (nơi căn nhà bà đang sử dụng) để được hướng dẫn giải quyết theo quy định. 2. Ông (bà) muốn xin sửa chữa lại căn nhà của ông (bà) giữ nguyên hiện trạng ban đầu thì ông (bà) có thể liên hệ Ủy ban nhân dân phường để được hướng dẫn giải quyết theo quy định." 273,"Bà nội tôi trước khi mất có để lại tờ di chúc, nhưng sau đó tòa án tuyên bố di chúc đó không hợp lệ. Vậy tài sản Bà tôi để lại được  phân chia như thế nào ? (Bà có 5 người con.) Thủ tục làm sao để Tòa án xử lý việc phân chia tài sản Bà tôi để lại? ( Trước khi tòa tuyên di chúc vô hiệu Chú tôi người  được lập trong bản di chúc đã sang tên và cắt nền  đát bán cho 2 người) Mong nhận được sự phản hồi của các vị luật sư.","KHi Tòa án tuyên bố di chúc vô hiệu thì tài sản của bà để lại sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế (gồm ông nội (nếu còn sống), các con của bà nội em (tức chia đều cho ba em, các bác các cô chú của em). Việc chú em đã sang tên cất bớt đất để bán thì việc mua bán trên cũng sẽ bị vô hiệu." 29853,"Tôi muốn đổi lại giấy phép lái xe hạng A1 thì tôi phải làm như thế nào và cần những giấy tờ gì? Tôi ở Đồng Nai nhưng khi đó tôi lại thi bằng lái ở tp.HCM và được sở giao thông công chính cấp 18/12/2005, nay tôi muốn đổi mới thì tôi có thể đổi ở Đồng Nai được hay không, hay tôi phải lên tp.HCM nếu đổi được thì tôi phải đến cơ quan phòng ban nào để được giải quyết? Địa chỉ. + Tôi muốn đổi lại giấy cmnd mới tôi ra UBND xã được không hay tôi phải lên huyện. (Tôi ở xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai). Xin cảm ơn.(Nguyễn Duy Phương)","- Về vấn đề cấp đổi giấy phép lái xe, bạn nên liên hệ trực tiếp tại phòng quản lý phương tiện và người lái – Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai theo địa chỉ: số 18, đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa để được hướng dẫn, giải quyết. - Về đổi CMND: theo điều 6 Nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ quy định về CMND đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 và Nghị định 106/2013/NĐ-CP ngày 17/9/2013, bạn phải đến Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an huyện Thống Nhất để làm thủ tục đổi CMND. + Nếu CMND của bạn đã hết giá trị sử dụng nhưng các thông tin ghi trên CMND như: hình, số, họ tên… còn rõ thì bạn chỉ cần mang CMND cũ và sổ hộ khẩu đến Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an huyện Thống Nhất để làm thủ tục đổi CMND vào ngày thứ sáu và buồi sáng thứ bảy hành tuần. + Nếu các thông tin ghi trên CMND của bạn như: hình, số, họ tên… bị mờ thì bạn phải đến Công an xã nơi bạn có hộ khẩu thường trú xác nhận đơn đề nghị cấp CMND (mẫu đơn bạn có thể tải về tại trang web của UBND tỉnh Đồng Nai, mục thủ tục hành chính), sau đó bạn mang CMND cũ, sổ hộ khẩu và đơn đề nghị cấp CMND đến Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an huyện Thống Nhất để làm thủ tục đổi CMND thời gian như trên. + Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an huyện Thống Nhất để được hướng dẫn cụ thể hơn. Trân trọng./." 5915,Đối tượng nào được miễn lệ phí đăng ký cư trú năm 2024?,"Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 75/2022/TT-BTC , các đối tượng được miễn lệ phí đăng ký cư trú năm 2024 bao gồm như sau: (1) Trẻ em theo quy định tại Luật Trẻ em 2016 . (2) Người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuổi 2009 . (3) Người khuyết tật theo quy định tại Luật Người khuyết tật 2010 . (4) Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 . (5) Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (6) Công dân thường trú tại các xã biên giới. (7) Công dân thường trú tại các huyện đảo; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật. (8) Công dân từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mồ côi cả cha và mẹ. Đối tượng nào được miễn lệ phí đăng ký cư trú năm 2024? (Hình từ Internet)" 17546,Có được mang thai hộ nhiều lần hay không?,"Căn cứ Khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Như vậy, theo quy định trên thì mang thai hộ không được mang nhiều lần. Trường hợp của bạn bạn đã mang thai hộ 1 lần gúp chị gái của bạn rồi thì bạn không thể mang thai hộ lại lần 2 giúp chị họ hàng xa." 5893,Chủ nợ là gì?,"Chủ nợ là Người cho một cá nhân, tổ chức vay một món nợ bằng tiền hay hiện vật. Khi đến kì trả, chủ nợ có quyền đòi con nợ phải hoàn trả khoản tiền vay hoặc hiện vật vay, kèm theo lãi. Chủ nợ là người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, cụ thể là hợp đồng cho vay." 32449,"Trước ngày 01/07/2012, nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Hữu Bảo. Hiện tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến Luật khiếu nại qua các thời kỳ và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trước ngày 01/07/2012 được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Hi vọng sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!","Trước ngày 01/07/2012, nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được quy định tại Điều 4 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 với nội dung như sau: - Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. - Bên cạnh đó, tại Luật này còn có quy định về một số nội dung như sau: + Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của mình, nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại. + Nhà nước khuyến khích việc hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó nhằm hạn chế khiếu nại phát sinh từ cơ sở. Trên đây là nội dung trả lời về nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Khiếu nại, tố cáo 1998. Trân trọng!" 33820,"Có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí khi hiến mô, bộ phận cơ thể không?","Căn cứ quy định Điều 17 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người như sau: Quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người 1. Người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế. 2. Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây: a) Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí; b) Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; c) Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế; d) Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ tài chính về khám sức khỏe định kỳ và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người. Như vậy, một trong các quyền của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người là được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Do đó, người sau khi hiến mô, bộ phận cơ thể sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí khi hiến mô, bộ phận cơ thể không? (Hình từ Internet)" 30638,Thủ tục đăng ký thường trú được quy định thế nào?,"Tại Điều 22 Luật cư trú 2020 quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau: - Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. - Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Trên đây là quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký thường trú. Trân trọng!" 10123,Khi mua bán đất vần phải nộp những loại thuế và phí nào?,"Công ty Luật Vinabiz xin trả lời câu hỏi như sau: Các loại thuế và phí phải nộp khi mua bán đất bao gồm những loại như sau: 1. Thuế chuyển quyền sử dụng đất: Tiền nộp = (Diện tích đất) x Giá đất x (Thuế suất) - Diện tích đất tính bằng m2 - Giá đất theo bảng giá - Thuế suất: 2% đối với đất nông nghiệp, 4% đối với đất ở 2. Lệ phí trước bạ: Tiền nộp đất= (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí) Tiền nộp nhà= (Diện tích nhà) x (Cấp nhà) x (Lệ phí) - Diện tích đất tính bằng m2 - Giá đất theo bảng giá - Lệ phí 0,5% 3.Thuế thu nhập cá nhân: - Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế; - Trường hợp không xác định được giá vốn và chi phí liên quan: 2% trên giá trị chuyển nhượng; 4. Các chi phí khác liên quan: - Phí công chứng, - Phí đo vẽ Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 33769,"Hứa thưởng được hiểu như thế nào theo Bộ luật Dân sự 1995? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Trung Kiên, tôi sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự qua từng thời kỳ. Ban biên tập cho tôi hỏi: Hứa thưởng được hiểu như thế nào theo Bộ luật Dân sự 1995? Tôi có thể tham khảo vấn đề này tại văn bản nào? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (kien***@gmail.com)","Hứa thưởng trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005 được quy định tại Điều 595 Bộ luật Dân sự 1995 như sau: - Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng. - Công việc có hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội. Trên đây là nội dung tư vấn về việc hứa thưởng trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 1995. Trân trọng!" 6626,"Cho em hỏi, em muốn làm phiếu lý lịch tư pháp số 1 tại tỉnh Thanh Hóa. Vậy trong Phiếu lý lịch tư pháp số 1 có ghi nội dung về án tích không?","Căn cứ Khoản 2 Điều 42 Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định về nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 như sau: - ... - Tình trạng án tích: + Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung; + Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”; + Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”. Như vậy, căn cứ quy định trên thì đối với phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ có nội dung thông tin về án tích. Trân trọng!" 7640,"Chào luật sư Năm 2010 tôi có mua 200m2 đất lâm nghiệp của Ông A, giấy tờ mua bán chỉ là giấy viết tay giữa hai bên( trong khi hai bên mua bán không có chứng nhận của chính quyền địa phương ) và Ông A có viết trong giấy tay là sẽ làm  bìa đỏ đầy đủ, nhưng đến nay tôi nhiều lần yêu cầu Ông A làm bìa đỏ cho tôi, nhưng Ông A không làm và còn bảo giấy tay đó là do chúng tôi tự viết và ký vào đấy. Cho tôi hỏi trong việc này tôi có đủ pháp lý để kiện Ông A không ạ? Xin cảm ơn","Chào bạn. Nếu trong giấy viết tay thỏa thuận ông A phải có trách nhiệm hợp thức hóa thủ tục để ra sổ đỏ cho bạn, giấy tay cho chính ông A thỏa thuận và cùng ký tên mà không có yếu tố giả mạo như ông A nói thì đây là giao địch có điều kiện, ràng buộc trách nhiệm của ông A nên ông A không thể thóai thác trách nhiệm của mình được. Vì vậy, nếu ông A không thực thi trách nhiệm thì bạn hòan tòan có quyền khởi kiện ông A ra tòa để tòa án giải quyết nhằm bảo vệ quyền lợi cho bạn. Lưu ý rằng việc mua bán đất bằng giấy tay là không đúng hình thức mà pháp luật quy định nên tòa án sẽ xem xét để hai bên thực hiện lại hình thức giao dịch cho đúng quy định. Nếu hai bên không thể thực hiện thì sẽ tuyên hủy giao dịch và giải quyết theo nguyên tằc xử lý vô hiệu bạn nhé. Thân mến" 33711,"Tôi đăng ký kết hôn ở Nhật và bây giờ vợ chồng tôi không còn sống chung với nhau nữa. Hiện tôi đang sống tại Việt Nam, vậy tôi có cần phải li hôn ở Việt Nam hay không? Nếu tôi muốn kết hôn lại với người khác tại Việt Nam.","Theo Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam, cụ thể như sau: - Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam; - Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam; - Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam; - Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam; - Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam; - Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam. Như vậy, bạn là công dân Việt Nam có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết ly hôn trong trường hợp kết hôn tại Nhật Bản. Hôn nhân có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau: - Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này. - Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam. - Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. Lưu ý: Trước khi thực hiện thủ tục ly hôn thì bạn phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn theo quy định (Khoản 1 Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP). Trân trọng!" 24615,"Nội dung phải công khai trong công tác tiếp công dân của Công an nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Hoàng Khải Phong, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Quận 12, Tp.HCM. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Nội dung phải công khai trong công tác tiếp công dân của Công an nhân dân được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.","Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 24/2009/TT-BCA-V24 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành thì nội dung này được quy định như sau: 1. Công khai địa chỉ trụ sở, phòng tiếp công dân (dưới đây gọi chung là trụ sở tiếp công dân). 2. Công khai cấp bậc, chức vụ, họ và tên cán bộ được phân công tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân. 3. Niêm yết công khai nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ tiếp công dân, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đến trụ sở tiếp công dân khiếu nại, tố cáo. 4. Niêm yết công khai nội quy, lịch tiếp công dân của Thủ trưởng và cán bộ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân. 5. Công khai các quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân. Trên đây là nội dung tư vấn về Nội dung phải công khai trong công tác tiếp công dân của Công an nhân dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 24/2009/TT-BCA-V24. Trân trọng!" 11626,Mô tả tài sản bảo đảm trên Phiếu yêu cầu đăng ký được thực hiện như thế nào?,"Tại Điều 45 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về việc mô tả tài sản bảo đảm trên phiếu yêu cầu đăng ký như sau: Mô tả tài sản bảo đảm trên Phiếu yêu cầu đăng ký 1. Việc mô tả tài sản bảo đảm phải xác định được phạm vi động sản được dùng để bảo đảm. Trường hợp tài sản thuộc một trong các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 hoặc 8 Điều này thì việc mô tả tài sản bảo đảm phải có thêm thông tin được quy định tại khoản đó. Phạm vi động sản được dùng để bảo đảm có thể là một, một số hoặc toàn bộ động sản hiện có hoặc động sản hình thành trong tương lai. Trường hợp mô tả tài sản bảo đảm theo nội dung không giới hạn tài sản thì việc đăng ký chỉ có hiệu lực đối với tài sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định này. Người yêu cầu đăng ký tự chịu trách nhiệm về thông tin mô tả tài sản bảo đảm. 2. Tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì thông tin mô tả phải có số khung của phương tiện. Trường hợp tài sản này là tài sản hình thành trong tương lai mà không có thông tin về số khung thì phải mô tả rõ là tài sản hình thành trong tương lai, nếu là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc kho hàng thì mô tả theo thông tin quy định tại khoản 4 Điều này. 3. Tài sản bảo đảm là tàu cá; phương tiện giao thông đường thủy nội địa; phương tiện giao thông đường sắt hoặc phương tiện chuyên dùng trên đường bộ, đường thủy, đường sắt thì thông tin mô tả phải có tên phương tiện, tên hoặc họ, tên chủ phương tiện hoặc tên hoặc họ, tên chủ sở hữu phương tiện, số đăng ký phương tiện (nếu có), cơ quan cấp Giấy chứng nhận ghi trên Giấy chứng nhận, nhãn hiệu (nếu có), cấp phương tiện (nếu có). 4. Tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, kho hàng không phải là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại khoản 2 Điều này thì thông tin mô tả phải kê khai theo giá trị hàng hóa hoặc theo tên, loại hàng hóa; đối với kho hàng thì phải có thêm thông tin về địa chỉ, số hiệu kho (nếu có) hoặc dấu hiệu khác của vị trí kho hàng (nếu có). Việc kê khai thông tin về kho hàng không bao gồm nhà kho, công trình xây dựng khác hoặc kho bãi được sử dụng cho việc chứa hoặc lưu trữ hàng hóa. Tài sản bảo đảm được đăng ký là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh bao gồm cả quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trong trường hợp hàng hóa luân chuyển được bán, được thay thế, được trao đổi, trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký có yêu cầu khác. 5. Tài sản bảo đảm là công trình tạm hoặc cây hằng năm thì thông tin mô tả phải thể hiện được loại tài sản là công trình tạm theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc là cây hằng năm theo quy định của pháp luật về trồng trọt. Trường hợp người yêu cầu đăng ký không có yêu cầu khác thì tài sản bảo đảm quy định tại khoản này bao gồm cả hoa lợi hoặc tài sản khác có được từ việc thu hoạch đối với cây hằng năm hoặc từ việc phá dỡ đối với công trình tạm. 6. Tài sản bảo đảm là động sản đang được lắp đặt, đặt tại hoặc đặt trên đất, nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở thì thông tin mô tả phải thể hiện được tài sản bảo đảm là động sản, không phải là tài sản gắn liền với đất đai, nhà ở, công trình xây dựng. 7. Tài sản bảo đảm là vật có vật phụ, vật đồng bộ hoặc vật đặc định thì việc mô tả phải thể hiện được đặc điểm theo quy định của Bộ luật Dân sự để xác định được vật này. 8. Tài sản bảo đảm là quyền tài sản hoặc một phần quyền tài sản thì thông tin mô tả bao gồm tên quyền và căn cứ phát sinh quyền tài sản. Trường hợp căn cứ phát sinh quyền tài sản là hợp đồng thì thông tin mô tả về hợp đồng bao gồm tên hợp đồng, số hợp đồng (nếu có), thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và các bên tham gia giao kết hợp đồng. Trường hợp quyền tài sản phát sinh từ căn cứ khác thì thông tin về căn cứ phát sinh quyền bao gồm tên căn cứ, tên chủ thể ban hành căn cứ, số của căn cứ (nếu có), thời điểm có hiệu lực hoặc thời điểm ký của chủ thể ban hành căn cứ. Trường hợp căn cứ phát sinh quyền có ghi rõ tên quyền tài sản thì việc mô tả về tên quyền phải phù hợp với thông tin này. Theo đó, v iệc mô tả tài sản bảo đảm phải xác định được phạm vi động sản được dùng để bảo đảm. Người yêu cầu đăng ký tự chịu trách nhiệm về thông tin mô tả tài sản bảo đảm. Ngoài các yêu cầu trên, việc m ô tả tài sản bảo đảm trên Phiếu yêu cầu đăng ký cần phải bảo đảm các yêu cầu khác theo quy định." 19857,"Khái niệm giám hộ theo Bộ luật dân sự 2005 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hữu Thành. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật đối với pháp nhân qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, khái niệm giám hộ theo Bộ luật dân sự 2005 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Hữu Thành (huuthanh*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật dân sự 2005 thì khái niệm giám hộ được quy định cụ thể như sau: Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ). Người được giám hộ bao gồm: - Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu; - Người mất năng lực hành vi dân sự. Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 58 Bộ luật dân sự 2005và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 58 Bộ luật dân sự 2005 phải có người giám hộ. Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật dân sự 2005. Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm giám hộ theo Bộ luật dân sự 2005. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2005. Trân trọng!" 28361,"Trong hợp đồng bảo lãnh để đảm bảo thực hiện một giao dịch dân sự, tài sản đem ra để bảo lãnh là quyền sử dụng đất mà trên đất đó có nhà và các tài sản khác. Khi có tranh chấp thì xử lý hợp đồng bảo lãnh như thế nào?","Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó cá nhân hay tổ chức (gọi chung là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền là sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu đến hạn thực hiện mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Khi giao dịch dân sự có tranh chấp thì người thứ ba (tức là người đứng ra bảo lãnh) phải thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh nếu như người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Tài sản là nhà đất và các tài sản khác đem ra bảo lãnh được đối trừ vào nghĩa vụ của bên được bảo lãnh. Ví dụ: A dùng nhà đất và các tài sản trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình để bảo lãnh cho B vay tiền của ngân hàng. Đến thời hạn trả nợ, B không có khả năng thanh toán tiền gốc và tiền lãi, ngân hàng sẽ buộc A phải trả nợ thay cho B. Tức là ngân hàng có quyền được quản lý tài sản đã được A thế chấp, bảo lãnh cho B và có quyền phát mại để thanh toán khoản nợ của B với ngân hàng. Nguồn: vinalaf.com.vn" 13498,"Theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh là của ai?","Căn cứ theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 77/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia thuộc trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau: Cơ quan cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh trong quá trình giải quyết thủ tục theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thu thập, cập nhật ngay thông tin phát sinh được quy định tại khoản 1 Điều này; Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có trách nhiệm phối hợp, thống nhất về cách thức, nội dung để bảo đảm chia sẻ thông tin được quy định tại khoản 1 Điều này; Cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin được quy định tại khoản 1 Điều này bằng hình thức trực tiếp hoặc qua cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Trên đây là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải thu thập, cập nhật thông tin vào cơ sơ dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh. Trân trọng!" 12896,Người nước ngoài có được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại Việt Nam?,"Căn cứ Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP Có quy định như sau: 1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. 2. Quy định tại Khoản 1 Điều này cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu. Như vậy, theo quy định như trên, người nước ngoài vẫn sẽ được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại Việt Nam, bạn của bạn có thể tới UBND cấp xã nơi cư trú để được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân." 29317,"Để thuận tiện cho việc học tập và làm việc của con, tôi đã nhập hộ khẩu con tôi vào gia đình người cô ở địa phương khác. Vậy khi người cô mất, con tôi có được chia tài sản theo danh sách trong hộ khẩu gia đình của cô tôi không? Sau này, con tôi có được chia tài sản thừa kế của cha mẹ ruột không?","Theo Luật Cư trú, công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú, thì có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú. Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định (Điều 3). Theo Bộ luật Dân sự năm 2005, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Theo điểm a, Khoản 1, Điều 676 Bộ luật Dân sự, những người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Theo quy định trên, việc cho một người nhập hộ khẩu vào hộ khẩu gia đình không liên quan vì đến quyền hưởng di sản thừa kế. Vì việc quản lý cư trú là biện pháp quản lý hành chính của Nhà nước trong thực hiện quyền tự do cư trú, tự do đi lại của công dân, còn vấn tài sản, thừa kế tài sản thuộc phạm vi điều chỉnh của quan hệ pháp luật dân sự." 12350,Tôi và chồng tôi đang thuê trọ tại Hà Nội đã hơn 1 năm và được chủ nhà đăng ký tạm trú với công an phường từ hơn một năm nay. Nhưng hiện tại chúng tôi không có sổ tạm trú hay giấy xác nhận tạm trú. Vậy tôi nên gặp ai để xin sổ tạm trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú? Tôi sắp sinh con và muốn khai sinh cho cháu tại Hà Nội thì có thể đăng ký khai sinh được không? cần những giấy tờ gì? Sắp tới tôi sẽ sinh con tại bệnh viện Thanh Nhàn thì trong trường hợp không thể đăng ký theo tạm vắng của bố mẹ thì có thể đăng ký khai sinh cho cháu tại nơi cháu sinh ra không?,"Về việc xin cấp sổ tạm trú: Khoản 4 Điều 30 của Luật Cư trú quy định như sau: Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an. Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn. Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại. Căn cứ vào quy định này thì sau khi bạn đang ký tạm trú thì Trưởng Công an nơi địa phương bạn đăng ký sẽ có trách nhiệm trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định cho bạn, do vậy bạn cần liên hệ với cơ quan này để được cấp sổ tạm trú. 2. Về vấn đề đăng ký khai sinh cho con bạn: Theo quy định tại Điều 8 và Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, và Thông tư 01/2008/TT-BTP thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em phải được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi người mẹ đăng ký thường trú; trường hợp người mẹ không có nơi đăng ký thường trú, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú.Trường hợp người mẹ có nơi đăng ký thường trú, nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trường hợp của bạn, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi vợ bạn đăng ký tạm trú cho bạn tại Hà Nội cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con bạn, sau đó có trách nhiệm thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi bạn đăng ký thường trú để biết. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh được ghi rõ “Đăng ký khai sinh theo nơi tạm trú của người mẹ”. Trong trường hợp bạn chưa xin cấp được sổ tạm trú thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi con bạn khi sinh ra sinh sống trên thực tế sẽ thực hiện việc đăng ký khai sinh." 32191,"Trong quá trình triển khai dự án xây dựng đường vào khu công nghiệp, cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã A và Chủ tịch UBND xã X đã thống nhất khoán trắng cho ông Thanh, Trưởng thôn M thực hiện một số công việc của dự án như: lập danh sách đền bù, nhận tiền đền bù và chi trả cho các hộ dân trong thôn bị thu hồi đất với tổng số tiền hơn 43 triệu đồng. Lợi dụng chức trách được giao, ông Thanh đã đưa vào danh sách đền bù hộ bà Hường tuy thực tế không bị thu hồi đất nhưng được khai khống để có trong danh sách số tiền đền bù là 5 triệu đồng. Số tiền này được ông Thanh giữ lại cho riêng mình. Không chỉ vậy, trong danh sách đền bù còn có hộ ông Khuông, bị thu hồi đất và đã nhận thanh toán số tiền đền bù 4 triệu đồng nhưng đến tháng 7/2005, biết được việc UBND thị xã A có chủ trương yêu cầu UBND thị trấn X phải thu hồi một số khoản đền bù thu hồi đất đã cấp không đúng đối tượng, ông Thanh đã tự ý đến nhà ông Khuông yêu cầu nộp lại 2 triệu trong tổng số 4 triệu mà gia đình ông Khuông đã được đền bù trước đó. Ông Khuông đã buộc phải nộp lại số tiền này trong khi hộ gia đình ông không có tên trong danh sách bị thu hồi tiền. Như vậy có những vi phạm pháp luật nào xuất hiện trong tình huống? Đâu là nguyên nhân để xảy ra tình huống này. Nếu là Chủ tịch UBND xã, cần triển khai các vụ việc tương tự như thế nào để tránh những sai phạm như nêu trong tình huống trên đây?","Tình huống trên đề cập đến một nội dung quan trọng của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã ban hành theo Nghị định 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 7 năm 2003: vấn đề thực hiện dân chủ trong đền bù giải phóng mặt bằng; trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng thôn, cán bộ địa chính xã trong giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân trực tiếp để xảy ra những tiêu cực trong vụ việc là do quá trình thực hiện dự án thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, chính quyền xã đã không thực hiện đầy đủ các quy định trong Quy chế thực hiện dân chủ ở xã về quyền dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với vấn đề này, mà cụ thể là các quy định tại khoản 3 Điều 5 (về trách nhiệm thông báo công khai cho người dân biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai), khoản 7 Điều 10 (về trách nhiệm để nhân dân bàn, tham gia ý kiến về chủ trương, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng cơ sở, tái định cư), khoản 7 Điều 12 (về trách nhiệm để nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra công trình của cấp trên triển khai trên địa bàn xã có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, an ninh, trật tự, văn hoá - xã hội, vệ sinh môi trường và đời sống của nhân dân địa phương) của Quy chế. Trong vụ việc này đã phát sinh hành vi vi phạm pháp luật của ông Thanh, Trưởng thôn M, mà cụ thể là cấu thành các tội tham ô tài sản (do hành vi chiếm dụng khoản tiền đền bù của hộ bà Hường) và tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản (do hành vi tự ý đến nhà ông Khuông truy thu lại tiền). Bên cạnh đó, chính quyền xã X đã không thực hiện đầy đủ các quy định về dân chủ ở cơ sở liên quan đến chủ trương, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, đồng thời Ban Quản lý dự án thị xã A và chính quyền xã buông lỏng quản lý đã tạo điều kiện thuận lợi để ông Thanh dễ dàng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật của mình. Có thể phân tích những sai phạm của UBND xã X như sau: Thứ nhất, quy hoạch đất đai và việc đền bù giải phóng mặt bằng với các nội dung cụ thể như: thông báo về dự án, chủ trương phương án đền bù giải phóng mặt bằng... là những loại việc phải được thông báo công khai cho nhân dân trong thôn, xã có liên quan để nhân dân nói chung và những hộ gia đình có quyền và lợi ích liên quan được biết (khoản 7 Điều 5 Quy chế thực hiện dân chủ ở xã). Thứ hai, các vấn đề cụ thể về chủ trương và phương án đền bù trong dự án giải phóng mặt bằng như kê khai danh sách các hộ được đền bù và diện tích bị thu hồi được đền bù, đơn giá đền bù, số tiền đền bù cụ thể... là những vấn đề UBND xã không chỉ có trách nhiệm thông báo cho dân biết mà còn phải có hình thức thích hợp để đưa ra dân bàn bạc, đóng góp ý kiến (theo quy định tại khoản 7 Điều 10 Quy chế thực hiện dân chủ ở xã). Việc thực hiện quyền dân bàn trong trường hợp này tốt nhất là thông qua hình thức họp dân, rồi sau đó tổng hợp lại ý kiến đóng góp, niêm yết công khai để tránh mọi sự khiếu nại thắc mắc, trước khi trình lên Ban Quản lý dự án quyết định mức đền bù. Trong vụ việc trên, việc cán bộ của Ban Quản lý dự án và Chủ tịch UBND xã X khoán trắng cho Trưởng thôn thực hiện các công việc về lập danh sách và chi trả tiền đền bù đã bộc lộ tính thiếu dân chủ: cán bộ địa chính không chủ trì họp dân và lấy ý kiến đóng góp của dân; không thông báo công khai quy hoạch để người dân có thể tự mình biết rõ những hộ bị thu hồi đất, diện tích đất bị thu hồi và được đền bù, số tiền được đền bù... mà tất cả đều thông qua Trưởng thôn - do đó đã tạo điều kiện để Trưởng thôn lợi dụng sơ hở mà vi phạm pháp luật. Đồng thời, việc khoán trắng cho Trưởng thôn thực hiện những công việc đó cũng thể hiện sự tắc trách, buông lỏng quản lý của chính quyền xã. Cụ thể là: theo quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn tại khoản 2 Điều 17 Quy chế thực hiện dân chủ ở xã thì việc thống kê tình trạng đất, lên danh sách các hộ được đền bù, chi trả tiền đền bù... không phải là nhiệm vụ của Trưởng thôn. Đây là công việc thuộc trách nhiệm của cán bộ địa chính - công chức chuyên môn của UBND xã. Trưởng thôn có thể tham gia vào các nhiệm vụ trên nhưng không phải với tư cách chủ động của người có nhiệm vụ, quyền hạn mà chỉ là vai trò hỗ trợ cán bộ của UBND xã thực hiện nhiệm vụ. Mọi giấy tờ, xác nhận hay danh sách đều phải được lập và ký bởi cán bộ có chức năng, nhiệm vụ của UBND xã chứ không được để Trưởng thôn tự lập và tự ký tên. Trên thực tế, cách triển khai dự án giải phóng mặt bằng mà không tuân thủ các quy định về dân chủ ở cơ sở như trong vụ việc này không chỉ là nguyên nhân làm nảy sinh các hành vi vi phạm pháp luật, mà còn có thể dẫn đến những nguy cơ làm mất niềm tin của nhân dân vào chính quyền, dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo gây mất đoàn kết, ổn định trật tự xã hội tại địa phương." 17099,Mẫu tờ khai cấp hộ chiếu ngoại giao mới nhất 2024?,Tại Mẫu số 01/2023/LS-XNC ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNG có quy định mẫu tờ khai cấp hộ chiếu ngoại giao như sau: Xem chi tiết mẫu tờ khai cấp hộ chiếu ngoại giao ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNG tại đây . Lưu ý: Mẫu tờ khai cấp hộ chiếu ngoại giao ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNG có hiệu lực từ ngày 15/02/2024. 11557,Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài là 9 triệu đồng/trường hợp?,"“Mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000 đồng/trường hợp, lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài là 9.000.000 đồng/trường hợp” là qui định của Dự thảo Nghị định qui định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép tổ chức con nuôi nước ngoài, đang được Chính phủ tổ chức lấy ý kiến đóng góp. Theo Dự thảo Nghị định, mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000 đồng/trường hợp, do UBND cấp xã thu khi thực hiện đăng ký nuôi con nuôi. Tương tự, lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài là 9.000.000 đồng/trường hợp, do Cục Con nuôi thu. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi với trường hợp người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi là 400.000 đồng/trường hợp, do Sở Tư pháp thu. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện ngoại giao là 3.000.000 đồng/trường hợp, do Cơ quan đại diện ngoại giao thu và mức lệ phí này được đổi ra đồng đô la Mỹ hoặc đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá qui đổi do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm nộp lệ phí. Việc miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước được thực hiện với các trường hợp: Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, dì, chú, bác, cậu ruột nhận cháu làm con nuôi; Nhận các trẻ em là trẻ tàn tật, trẻ bị nhiễm HIV, trẻ bị các bệnh về máu, trẻ bị mắc bệnh cần điều trị cả đời… và trẻ em ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn làm con nuôi. Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô dì, chú, bác, cậu ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài. Trường hợp nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ thứ hai trở đi được giảm 50% lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài. Dự thảo cũng qui định cơ quan thu lệ phí phải nộp 100% số tiền thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách bố trí trong dự toán của cơ quan thu theo chế độ, định mức chi ngân sách do luật định." 18251,Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?,"Căn cứ pháp lý: Thông tư 39/2015/TT-BTC Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận mua bán hàng hóa được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu. Trong đó, người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận thanh toán; người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận; hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa hoặc từ thị trường nội địa vào khu phi thuế quan." 32708,Các đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ,"Theo Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Điểm c Khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định về các trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo." 4419,Hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?,"Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005 Hạn chế năng lực hành vi dân sự là Tình trạng chủ thể quan hệ pháp luật dân sự không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Người nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, thì theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan hoặc tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đều phải thông qua người đại diện do Tòa án quyết định, trừ các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày." 6562,"Trên đường đi chơi về tôi có nhặt được 01 điện thoại Ip7 vẫn còn rất mới, do không có ai nên tôi có cất hộ, rồi có người cứ gọi miết vào điện thoại vì thấy phiền nên tôi có tắt nguồn, từ đó tôi nảy sinh chiếm luôn mà không trả cho người mất, tuy nhiên trong lòng thấy không an, nên định là trả điện thoại lại cho người mất với điều kiện họ phải chuộc lại bằng tiền, tôi định ra giá 02 triệu, thế cho tôi hỏi, trường hợp này tôi có phạm tội gì không?","Tại Khoản 1 Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu. => Như vậy, trường hợp này bạn nhặt được điện thoại, dù không biết chủ là ai nhưng chủ điện thoại đó có nhiều lần gọi đến nhưng bạn lại không nghe, lúc này bạn đã nảy sinh ý nghĩ chiếm đoạt. Tuy nhiên, do lòng không yên nên bạn đã quyết định trả lại với điều kiện chủ chiếc điện thoại phải chuộc lại với giá 2.000.000 đồng, với hành vi này của bạn đã phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản tại Khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015: Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tài sản nhặt được không phải là tài sản của mình nên mong rằng bạn có suy nghĩ đúng dắn, trả lại cho người mất, đó sẽ là hành động đáng để tuyên dương. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng và chúc sức khỏe!" 22919,1. Cản trở hôn nhân đồng giới có vi phạm pháp luật không?,"Theo Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm trong hôn nhân như sau: Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn ; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; ...... Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau: 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Theo đó, hành vi cản trở hôn nhân tự do là hành vi trái pháp luật, tuy nhiên theo pháp luật hôn nhân hiện hành vẫn chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới nên không có quy định để bảo vệ mối quan hệ hôn nhân này. Do đó, hành vi cản trở hôn nhân giữa những người đồng giới không được xem là hành vi vi phạm pháp luật." 6690,Có bắt buộc đăng ký quyền tác giả không?,"Đăng ký bản quyền giúp bảo vệ quyền lợi của tác giả, tránh việc bị sao chép, sử dụng trái phép hoặc bị xâm phạm bản quyền. Theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 đã phân tích ở mục 1 thì tác phẩm sẽ được bảo hộ quyền tác giả ngay từ khi được sáng tạo ra mà không phải phụ thuộc vào việc tác phẩm đó đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền hay chưa. Do đó, có thể nói việc đăng ký quyền tác giả , tác phẩm không một điều không bắt buộc. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả, tác phẩm sẽ giúp cho tác giả không phải có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại theo Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 . Việc đăng ký quyền tác giả cũng để đảm bảo chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như sao chép, xuyên tạc tác phẩm đó. Từ những phân tích trên, có thể hiểu việc đăng ký bản quyền tác giả là một cách quan trọng để bảo vệ quyền lợi của tác giả, không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan nhưng cần thiết để chứng minh quyền đối với tác giả và chủ sở hữu tác phẩm khi có tranh chấp xảy ra. Trân trọng!" 8085,"Trời ơi, tôi khổ lắm mọi người ạ. Sự việc tôi xin trình bày ngắn gọn lại như sau: Cụ thể, nhà tôi có trồng một hai cây mít ở giáp ranh đất nhà tôi với nhà của ông Năm, hai miếng đất này nhà tôi và ông Năm có xây hàng rào hẳn hoi. Ấy vậy mà hoàn cảnh éo le, cây mít lớn lên và cành lá xum xuê mọc cả qua nhà của ông ấy. Khi ra quả thì rất nhiều số quả của cây mít nhà tôi nằm bên nhà của ổng. Tôi qua hái thì ổng kêu mít mọc qua nhà ổng là của ổng nên không được hái. Xin hỏi mọi người là tôi phải làm sao trong trường hợp này đây. Mong mọi người giải đáp nhanh giúp tôi chứ mùa mít lại sắp đến nữa rồi ạ.","Tại Điều 158, Điều 189 và Khoản 1 Điều 109 Bộ luật Dân sự có quy định như sau: "" Điều 158. Quyền sở hữu Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. "" "" Điều 189. Quyền sử dụng Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. "" "" Điều 109. Hoa lợi, lợi tức 1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. "" => Vậy, theo các quy định trên và với thông tin mà bạn cung cấp thì có thể thấy bạn là chủ sở hữu của hai cây mít đó nên bạn sẽ có quyền được hưởng hoa lợi là tất cả trái của cây mít . Tuy nhiên, do một số cành của cây mít kèm theo trái đã mọc sang phần đất của nhà của ông Năm nên quyền sở hữu đối với số mít trong trường hợp này sẽ giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể : "" Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản …....... 2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. ” => Như vậy, theo quy định trên thì để xác định ai là chủ sở hữu đối với số lượng mít trên phần cây mọc sang nhà ông Năm thì bạn có thể thỏa thuận với ông ấy . Nếu thỏa thuận không được thì bạn phải tiến hành cắt, tỉa những cành vượt qua nhà ông Năm để thu hồi lại số mít đó. Trường hợp nếu bạn không tự nguyện cắt, tỉa số cành này hoặc ông Năm cũng đã yêu cầu mà bạn không thực hiện thì coi như bạn đã từ bỏ quyền sở hữu đối với phần mít vượt qua theo quy định tại Điều 239 Bộ luật Dân sự 2015 và kể từ lúc đó, ông Năm sẽ là chủ sở hữu và có quyền cắt tỉa các cành mọc qua đất nhà ổng để thu số mít này bạn nhé. ( Điều 239 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc từ bỏ quyền sở hữu như sau: Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó . ) Trên đây là nội dung trả lời về giải quyết số mít mọc qua nhà của người khác. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Bộ luật Dân sự 2015. Trân trọng!" 34772,Thân nhân là gì?,"Thân nhân là Người có quan hệ đặc biệt đối với cá nhân nào đó. Thân nhân được xác định bởi mối quan hệ thân thuộc, thích thuộc và các quan hệ xã hội khác." 31051,Dự kiến biển số xe sẽ được cấp và quản lý theo tài khoản định danh?,"Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Dự thảo Thông tư quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới có quy định như sau: Nguyên tắc chung về đăng ký xe 1. Xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì được đăng ký, cấp một bộ biển số xe theo quy định tại Thông tư này. Chủ xe là tổ chức, cá nhân có trụ sở, nơi cư trú (nơi đăng ký thường trú, tạm trú) tại địa phương nào thì đăng ký xe tại cơ quan đăng ký xe thuộc địa phương đó. Biển số xe được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe (sau đây gọi là biển số định danh); đối với chủ xe là người Việt Nam thì biển số xe được quản lý theo mã định danh cá nhân; đối với người nước ngoài thì biển số xe được quản lý theo mã định danh của người nước ngoài; đối với tổ chức thì biển số xe được quản lý theo mã định danh của tổ chức hoặc mã số thuế. Trường hợp xe hết niên hạn sử dụng, hư hỏng hoặc chuyển quyền sở hữu xe thì biển số xe đó được cơ quan đăng ký xe thu hồi và cấp lại khi chủ xe đăng ký xe khác thuộc sở hữu của mình; Số biển số định danh này được giữ lại cho chủ xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận thu hồi); quá thời hạn trên nếu chủ xe không đăng ký, cơ quan đăng ký xe sẽ thu hồi và đưa vào kho số để thực hiện đăng ký xe theo quy định. ... Như vậy, dự kiến, Biển số xe được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe (hay còn gọi là biển số định danh); Đối với chủ xe là người Việt Nam thì biển số xe được quản lý theo mã định danh cá nhân; Đối với người nước ngoài thì biển số xe được quản lý theo mã định danh của người nước ngoài; Đối với tổ chức thì biển số xe được quản lý theo mã định danhcủa tổ chức hoặc mã số thuế. Đề xuất đăng ký xe tại nơi tạm trú mới nhất từ ngày 01/7/2023? (Hình từ Internet)" 1043,"Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản theo Bộ luật Dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Văn Sáu, là công chức đã về hưu, vì nhu cầu tìm hiểu về quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản qua các thời kỳ. Tôi có vấn đề thắc mắc nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản theo Bộ luật Dân sự 1995 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Căn cứ theo quy định tại Điều 271 Bộ luật Dân sự 1995, quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như sau: 1- Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đất liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản và những vật mốc giới là sở hữu chung của những người đó. Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý, thì mốc giới ngăn cách đó là của chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng, thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn phải dỡ bỏ. Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 2- Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý. Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau, thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình. Trên đây là nội dung tư vấn về Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản. Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Bộ luật Dân sự 1995. Trân trọng!" 21373,Hoãn nghĩa vụ quân sự mấy lần?,"Hoãn nghĩa vụ quân sự mấy lần? Chào admin. Hiện tại, em đang được tạm hoãn 1 năm NVQS do gia đình em gặp khó khăn, song song đó thì phải làm giấy cam kết lần tới sẽ phải nhập ngũ. Trong thời gian tạm hoãn này, em dự định đăng kí nhập học vào trường ĐH hoặc CĐ thì em có thể được tạm hoãn tiếp tục hay không (do đi học được hoãn) hay là bắt buộc phải nghĩ học để thực hiện theo đúng cam kết nhập ngũ lần tới." 3113,Hiện nay số lượng xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có bị giới hạn không? Căn cứ quy định nào?,"Điều 12 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định: Việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây: - Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích kết hôn thì cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ cấp một (01) bản cho người yêu cầu. Trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ tùy thân của người dự định kết hôn, nơi dự định đăng ký kết hôn. - Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác, không phải để đăng ký kết hôn, thì người yêu cầu không phải đáp ứng điều kiện kết hôn; trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ mục đích sử dụng, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn. Số lượng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp theo yêu cầu. ... Như vậy, khác với trường hợp yêu cầu Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích kết hôn chỉ cấp 01 bản, thì trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác, không phải để đăng ký kết hôn thì số lượng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp theo yêu cầu (không giới hạn số bản). Trân trọng!" 26458,Có thẻ căn cước thì chứng minh nhân dân có còn giá trị sử dụng không?,"Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau: Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. 2. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân. 3. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019. 4. Địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành theo Luật này thì công tác quản lý công dân vẫn thực hiện theo các quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực; chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 phải thực hiện thống nhất theo quy định của Luật này. 5. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Luật này trong thời gian chuyển tiếp từ khi Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019. Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2024) quy định như sau: Quy định chuyển tiếp 1. Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước. 2. Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp. 3. Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024. 4. Quy định về việc sử dụng căn cước công dân, chứng minh nhân dân trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng như đối với thẻ căn cước quy định tại Luật này cho đến khi văn bản quy phạm pháp luật đó được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Như vậy, chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Tuy nhiên, theo Luật Căn cước 2023 thì chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Vậy nên, chứng minh nhân dân đã được cấp cho công dân dù còn thời hạn sử dụng thì cũng chỉ có giá trị đến hết ngày 31/12/2024." 25108,Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện đòi nợ dân sự như thế nào?,"Căn cứ theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có một số khoản được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 78 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 , thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện đòi nợ dân sự như sau: Bước 1: Bộ phận tiếp nhận đơn của Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn. Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: - Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; - Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ; - Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; -Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Bước 4: Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Trân trọng!" 27827,Hộ chiếu phổ thông cấp cho người dưới 18 tuổi thì có thời hạn bao lâu? Nhờ tư vấn.,"Khoản 2 Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định: Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau: a) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn; b) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn; ... Như vậy, theo quy định thì hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm; cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm. Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi thì sẽ có thời hạn là 10 năm; người chưa đủ 14 tuổi thì 05 năm. Trân trọng!" 30480,"Bố mẹ cháu kết hôn năm 1988, sinh cháu năm 1989 và em cháu năm 1998. Năm 2005, bố mẹ thỏa thuận phân chia tài sản chung vì bố cháu có một người con riêng. Năm 2009, bố cháu lập di chúc để toàn bộ phần tài sản của bố cháu cho người con riêng này. Tháng 5-2010, bố cháu mất vì tai nạn giao thông. Cháu xin hỏi, ba mẹ con cháu có quyền được hưởng phần di sản của bố cháu để lại không?","Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS) về trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì trong một số trường hợp, những người sau vẫn được hưởng một phần di sản thừa kế bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định đối với những trường hợp sau, người thừa kế không được hưởng di sản: người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Như vậy, mẹ và em cháu (tính đến năm 2010 là 12 tuổi, chưa thành niên) sẽ được quyền hưởng một phần di sản bố cháu để lại theo quy định của pháp luật nêu trên mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Còn đối với cháu (năm 2010 là 21 tuổi, đã thành niên) sẽ được hưởng một phần di sản, nếu không có khả năng lao động và không thuộc các trường hợp không được hưởng di sản như đã nêu ở trên." 1738,"Chào chị(anh) hiện e đang ở nhà mướn đc 2 tuần rồi, mà nói chung là e chưa đăng ký tạm chú ,thì sáng hôm nọ có một anh chiến sĩ công an khu vực xông vào nhà đòi kiểm tra giấy tạm chú của e mà hộ khẩu của e thì ở đây lun chỉ có tội là e thích mướn nhà chứ ko ở chung với gia đình ,òj anh cakv giữ giấy chứng mình của e đòi đóng phạt.cho e hỏi một mình a chiến sĩ khu vực có được phép thu giữ giấy tờ của e khi không có ai đi cùng hít? Và không có người chứng kiến sự việc","Theo quy định của luật cư trú thì công dân khi tạm trú tạm vắng phải tiến hành đăng ký tại cơ quan công an địa phương nơi tạm trú. Do vậy, việc bạn có hộ khẩu ở nơi khác và khi đến nơi khác ko tiến hành đăng ký tạm trú là sai nên cảnh sát khu vực có quyền kiểm tra xử lý. Về mặt nghiệp vụ thài cảnh sát khu vực chỉ tạm thu giự giấy chứng minh nhân dân của bạn để đảm bảo bạn đến cơ quan công an đê tiến hành giải quyết sự việc và vì chứng minh thư cũng là cơ sở pháp lý giúp cơ quan giải quyết xác định bạn là ai. Do vậy, bạn hãy đến giải quyết nhanh vấn đề để cơ quan chức năng giao trả lại giấy tờ tùy thân cho bạn" 17628,"Bố mẹ tôi trước đây có mua mảnh đất khoảng 400m2, sau năm 1999 đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nay bố mẹ tôi chia đều cho 6 anh em tôi. Anh em tôi phải làm thủ tục gì để sang tên?","Để tách thửa đất của bố mẹ bạn và chia cho sáu anh em bạn, gia đình bạn cần tiến hành các thủ tục: (i) Tách thửa đất tại Văn phòng đăng ký đất đai; (ii) Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất tại tổ chức hành nghề công chứng; (iii) Đăng ký sang tên quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai. Thủ tục được thực hiện theo hướng dẫn của Luật Đất đai, Luật công chứng và văn bản hướng dẫn, cụ thể như sau: 1. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa đất (theo Điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai): - Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa. - Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: + Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất; + Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; + Cung cấp cho người sử dụng đất công văn đồng ý cho tách thửa. 2. Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (theo Điều 40, Điều 41 Luật công chứng): - Thẩm quyền: Phòng/Văn phòng công chứng trên địa bàn nơi có bất động sản. - Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây: + Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ; + Dự thảo hợp đồng, giao dịch (nếu có); + Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng; + Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Đối với trường hợp của bạn, cần có công văn của văn phòng đăng ký đất đai đồng ý cho tách thửa; hồ sơ kỹ thuật thửa đất... - Thủ tục: + Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng. + Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch. + Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng. + Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng. + Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. + Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. 3. Trình tự, thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai (theo Điều 79Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014) - Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. - Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây: + Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; + Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất; + Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã." 462,"Xin chào! Hiện tôi đang có 1 vấn đề rất cần giải quyết mà không biết tìm hiểu từ đâu xin mọi người và các luật sư trên diễn đàn tư vấn giúp, tôi rất cần sự giúp đỡ của mọi người ạ. Sự việc của tôi như sau: Gia đình tôi có tất cả 9 người con, sau khi bố mẹ mất có để lại di chúc là 2 người con trai thừa kế nửa căn nhà, nửa căn còn lại là phần của 7 người con gái. Tôi là 1 trong số 1 chị em gái, vì ai cũng có gia đình và ra ở riêng đã lâu nên nửa căn bên phía tài sản thừa kế của mấy chị em gái tạm thời được giao cho 1 người ở và trong nom nhà cửa, và thời gian đã được 7 năm. Nay vì hoàn cảnh 1 số chị em rất khó khăn nên muốn bán phần tài sản trên nhưng người em gái được giao cho sử dụng ngôi nhà nhất định không chịu dọn đi để rao bán nhà và nói rằng không ai có quyền bán khi có 1 người không đồng ý bán. Vậy bây giờ những người còn lại phải làm thế nào mới có thể bán được phần tài sản được thừa kế hợp pháp của mình, và nếu trong thời gian chưa bán được nhà thì phải làm cách nào để cho người kia dọn ra khỏi nhà và niêm phong nhà lại không cho tiếp tục sử dụng nữa? Và phải làm những thủ tục giấy tờ gì để khiếu kiện về phần tài sản đang tranh chấp hiện nay khi mà người em đang cố tình muốn chiếm trọn hết phần thừa kế của 6 người còn lại","7 chị em có quyền sở hữu chung đối với diện tích nhà và đất nói trên theo di chúc và đều có quyền định đoạt đối với tài sản trên. Tuy nhiên nếu muốn bán thì cần có sự đồng thuận của cả 7 người, trong trường hợp có một hoặc một số người không muốn bán thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến việc chia tài sản chung. Khi khởi kiện ra Tòa, với bản án của Tòa án, nếu các đương sự không thống nhất được việc bán tài sản để chia thì Tòa án có thể quyết định chia theo giá trị tài sản. Bên nhận tài sản sẽ phải thanh toán phần còn lại cho các những người khác, nếu không có ai nhận tài sản thì tài sản đó được bán đấu giá để chia theo giá trị." 14159,Thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân do những cơ quan Nhà nước nào thực hiện?,"Theo Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau: Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân: 1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an; 2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; 4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết. Như vậy, theo quy định trên thì có 04 cơ quan Nhà nước làm thủ tục cấp lại thẻ Căn cước công dân , cụ thể: [1] Cơ quan quản lý Căn cước công dân của Bộ Công an; [2] Cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; [3] Cơ quan quản lý Căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; [4] Cơ quan quản lý Căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết. Thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân do những cơ quan Nhà nước nào thực hiện? (Hình từ Internet)" 23234,"Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được quy định như thế nào? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật, Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn của quý anh chị. Anh chị cho tôi hỏi, Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được quy định như sau: - Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. - Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. - Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. - Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được quy định tại Điều 38 Bộ Luật dân sự 2015. Trân trọng!" 14640,"Vợ chồng tôi có một con chung đang sống tại TP.HCM, riêng tôi có thêm một con gái riêng hiện đang định cư ở Mỹ. Vợ chồng tôi có hai căn nhà là tài sản chung. Căn mua năm 2010 do mình tôi đứng tên trên sổ hồng còn căn mua năm 2013 hai vợ chồng đứng tên. Nay tôi muốn làm di chúc cho con riêng của mình căn nhà năm 2010 thì tôi có làm được không? Di chúc này cần phải cơ quan nào chứng thực thì mới được xem là hợp pháp? (Nguyễn Hải, quận Tân Bình, TP.HCM)","- Như thông tin của bạn nêu trên thì cả hai căn nhà là tài sản chung của vợ chồng bạn, trong đó căn nhà mua năm 2010 do một mình bạn đứng tên trên giấy hồng. Theo quy định tại Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, việc sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận. Đối với tài sản là bất động sản thì việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của cả 2 vợ chồng. Do vậy, bạn cần có thỏa thuận bằng văn bản với chồng bạn về việc định đoạt căn nhà mua năm 2010. Về nguyên tắc, bạn chỉ được quyền định đoạt đối với một nửa khối tài sản chung (một nửa còn lại thuộc quyền định đoạt của chồng bạn). Do vậy, bạn không thể lập di chúc để cho con gái riêng căn nhà mua năm 2010 được. Về cơ quan có thẩm quyền chứng thực di chúc, bạn có thể đến phòng công chứng hoặc ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn sinh sống để lập di chúc." 585,Mẫu tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch mới nhất năm 2024?,"Mẫu tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch mới nhất năm 2024 đang được áp dụng theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP . Dưới đây là mẫu tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch mới nhất năm 2024: Tải về mẫu tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch mới nhất năm 2024: Tại đây Hướng dẫn cách ghi: Chỗ trống (1): Ghi tên cơ quan đề nghị thực hiện việc cấp bản sao Trích lục hộ tịch. Chỗ trống (2): Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống. Chỗ trống (3): Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký, ghi rõ số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004. Chỗ trống (4): Ghi rõ loại việc hộ tịch đã đăng ký trước đây, nay đề nghị cấp bản sao Trích lục hộ tịch. Chỗ trống (5): Ghi rõ tên cơ quan đã đăng ký hộ tịch trước đây. Ví dụ: Ủy ban nhân dân phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Chỗ trống (6): Ghi rõ số lượng bản sao đề nghị cấp. Mẫu tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)" 16483,Hồ sơ đề nghị cấp mới hộ chiếu được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang chuẩn bị đi làm hộ chiếu và có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ. Hồ sơ đề nghị cấp mới hộ chiếu bao gồm những gì? Văn bản nào quy định điều đó? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Yến Linh _ 097676***,"Hồ sơ đề nghị cấp mới hộ chiếu được quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2016/TT-BCA hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam như sau: 1. Hồ sơ gồm: - 01 tờ khai Mẫu X01; - 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng. Trẻ em dưới 09 tuổi cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ thì nộp 02 ảnh cỡ 3cm x 4cm; - Trẻ em dưới 14 tuổi nộp 01 bản sao hoặc bản chụp có chứng thực giấy khai sinh, nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. 2. Các trường hợp dưới đây thì thực hiện như sau: - Trường hợp ủy thác nộp hồ sơ quy định tại Điều 3 Thông tư này thì tờ khai Mẫu X01 phải do Thủ trưởng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh, kèm theo văn bản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó gửi cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh đề nghị cấp hộ chiếu cho người ủy thác (nếu đề nghị giải quyết cho nhiều người thì lập danh sách, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác). - Trường hợp đề nghị cấp mới, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi thì tờ khai MẫuX01 do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ khai, ký thay, được Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh, kèm theo: - Nếu đề nghị bổ sung trẻ em dưới 09 tuổi vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ thì nộp kèm theo hộ chiếu của cha hoặc mẹ còn thời hạn ít nhất 01 năm; - Nếu người giám hộ khai và ký thay thì nộp bản sao hoặc bản chụp có chứng thực giấy tờ chứng minh quyền giám hộ trẻ em đó, nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. 3. Khi nộp hồ sơ và nhận kết quả, người đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng để kiểm tra, đối chiếu. Các trường hợp dưới đây thì thực hiện như sau: - Trường hợp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh nơi tạm trú thì xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp để kiểm tra, đối chiếu; - Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác nộp hồ sơ và nhận kết quả thì cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xuất trình giấy giới thiệu; giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân còn giá trị sử dụng của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu. Trên đây là quy định về hồ sơ đề nghị cấp mới hộ chiếu. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 29/2016/TT-BCA. Trân trọng!" 32730,Có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự khi nợ môn?,"Căn cứ đểm g khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau: - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Thời gian một khóa đào tạo tập trung được tính từ ngày nhà trường quy định có mặt nhập học (ghi trong giấy báo nhập học) đến khi tốt nghiệp khoá học. Một khoá học chỉ thực hiện ở một trình độ đào tạo, trường hợp đào tạo liên thông phải liên tục không gián đoạn. Đối với trường hợp của bạn, thực tế khóa học của bạn kết thúc khi hết 4 năm nhưng do bạn nợ môn nên thời gian học kéo dài thêm (vấn đề này do lỗi của bạn). Mà theo quy định trên, trường hợp “hết thời hạn học tập tại trường một khoá học” sẽ không được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Như vậy, nếu bạn đã có giấy gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự, cho dù bạn vẫn đang học tại trường Đại học nhưng nguyên nhân kéo dài thời gian học là do nợ môn thì bạn không thuộc trường hợp được tạm hoãn. Do đó, bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bình thường. Trong trường hợp đi nhập ngũ nếu ngành nghề bạn theo học nằm trong những trường hợp ngành, nghề kỹ thuật được ưu tiên sử dụng theo quy định tại Điều 3 Thông tư 220/2016/TT-BQP thì bạn sẽ được sắp xếp công việc phù hợp với chuyên môn bạn theo học. Trân trọng!" 4229,"Gia đình tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên “Hộ gia đình”, cấp ngày 11/11/2004. Tháng 10/2014 do quyển sổ Hộ khẩu gia đình tôi rách nát, nên gia đình tôi đã làm thủ tục đổi sổ hộ khẩu mới. Nay tôi muốn thế chấp quyền sử dụng đất trên thì được yêu cầu xin xác nhận nhân khẩu gia đình tôi thời điểm cấp giấy chứng nhận là năm 2004. Tôi đã lên UBND phường xin và đã được cấp giấy xác nhận đó. Như vậy thì đã đủ cơ sở pháp lý để công chứng chưa? Gửi bởi: Pham Thanh","Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ. Quyền sử dụng đất của gia đình bạn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên “Hộ gia đình”, tức là quyền sử dụng đất đó được coi là tài sản chung của hộ gia đình. Ðiều 109 Bộ luật Dân sự quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình như sau: - Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận. - Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý. Theo quy định trên, khi bạn thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên trong hộ gia đình bạn. Hiện nay, việc xác định chủ sở hữu tài sản chung của hộ gia đình được dựa trên căn cứ là “Sổ hộ khẩu” của gia đình. Theo đó, những thành viên có tên trong sổ hộ khẩu gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền đất mang tên “Hộ gia đình” sẽ là những người có quyền sở hữu/sử dụng chung tài sản đó. Vì sổ hộ khẩu của gia đình bạn đã được cấp đổi nên cơ quan có thẩm quyền không thể căn cứ vào sổ hộ khẩu đó để xác định các thành viên là chủ sử dụng/sở hữu tài sản chung của hộ gia đình banh. Đối với những trường hợp này, các cơ quan liên quan (như cơ quan công chứng thực hiện việc công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất...) sẽ yêu cầu hộ gia đình phải cung cấp giấy tờ, tài liệu để làm căn cứ xác định các thành viên hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Loại giấy tờ phổ biến hiện nay là giấy/đơn xác nhận các thành viên của hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có xác nhận của cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công an cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã. Vậy, bạn có thể xin xác nhận thành viên hộ gia đình tại cơ quan công an cấp huyện hoặc cơ quan công an cấp xã nơi gia đình bạn đăng ký hộ khẩu thường trú (cả hai cơ quan đều là cơ quan quản lý cư trú nên đều lưu giữ hồ sơ về nhân khẩu của gia đình bạn) hoặc xác nhận tại Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban đầu). Tuy nhiên, bạn cũng nên hỏi trước thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất tại cơ quan công chứng hoặc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm để được hướng dẫn cụ thể hơn. Vì trên thực tế, đa số quận huyện đều chấp nhận việc xác nhận thành viên hộ gia đình tại cơ quan công an cấp xã, nhưng có một số quận huyện lại yêu cầu phải xác nhận tại cơ quan công an cấp huyện. Sau khi có văn bản xác nhận, bạn có thể nộp cùng một bộ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định tại cơ quan công chứng." 26410,Những người nào không có quyền thừa hưởng thừa kế?,"Căn cứ quy định tại Điều 621 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về người không được quyền hưởng di sản như sau: Người không được quyền hưởng di sản 1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. 2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Như vậy, những người không được hưởng thừa kế là những người sau: - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó - Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng sức khoẻ người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng - Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Lưu ý: Những người này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc." 16674,"Thẩm quyền đăng ký xác định lại dân tộc của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Đức, đang sinh sống ở An Giang, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Bố tôi là người dân tộc Kinh nhưng mẹ là người dân tộc Chăm. Nay tôi muốn đăng ký xác định lại dân tộc của mình theo mẹ để hưởng chính sách ưu đãi giáo dục. Tôi có nghe nói là Ủy ban nhân dân huyện mới có thẩm quyền thay đổi, không biết có đúng không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Minh Đức_098**)","Thẩm quyền đăng ký xác định lại dân tộc của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định tại Điều 46 Luật Hộ tịch 2014, theo đó, thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc được quy định như sau: 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc. 3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc. Trên đây là quy định về thẩm quyền đăng ký xác định lại dân tộc của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hộ tịch 2014. Trân trọng!" 31098,"Tôi có một đứa con trai nuôi,cháu mồ côi từ nhỏ và được một tay tôi nuôi nấng nên người, vừa rồi trong một lần tham gia đánh án trên Điện Biên thì bị những kẻ buôn bán ma túy chống trả bằng súng và qua đời, con tôi đã được phong tặng liệt sĩ, tôi muôn hỏi trường hợp con tôi không có bố mẹ mà chỉ có tôi là mẹ nuôi của nó thì tôi được hưởng trợ cấp gì cho thân nhân liệt sĩ không?","Căn cứ phụ lục I Nghị định 58/2019/NĐ-CP quy định về Mức trợ cấp tiền tuất cho thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 từ trần theo đó: PHỤ LỤC I MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁC MẠNG (Kèm theo Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2019 của Chính phủ) Đơn vị tính: nghìn đồng A. MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HÀNG THÁNG TT Đối tượng người có công Mức trợ cấp, phụ cấp Trợ cấp Phụ cấp 3 Thân nhân liệt sĩ: - Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng 1.299 Mặt khác căn cứ Khoản 3 Điều 3 Nghị định 58/2019/NĐ-CP có quy định về hiệu lực thi hành theo đó: ... 3. Các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì mức trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hiện nay đối với người có công nuôi dưỡng Liệt sĩ hiện nay là 1.299.000 đồng. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 19588,"Ba mẹ tôi mất nhưng không để lại di chúc. Ông bà có 4 căn nhà, 2 căn mặt phố và 2 căn ở chợ đang cho thuê, thêm 2 cái ao và 280 triệu trong ngân hàng. Ba mẹ tôi có 4 người con: 2 trai, 2 gái. Chúng tôi đều có gia đình riêng và sống riêng. Vừa qua, anh hai tôi có mời cả nhà họp mặt để chia tài sản. Lấy lý do là tôi và em gái tôi đã đi lấy chồng nên chỉ được chia 50 triệu/người. Phần còn lại 2 anh trai sẽ hưởng hết. Anh hai tôi chia như vậy có đúng không, con trai sẽ hưởng được thừa kế nhiều hơn con gái? Lương Thị Hồng Anh (093***)","Theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 thì: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. ... Như vậy, ba mẹ Chị có 4 người con thuộc hàng thừa kế thứa nhất (nếu không còn ai cùng hàng thừa kế) thì mỗi người sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Hiện nay, không có quy định nào phân biệt giữa con trai và con gái ai được hưởng di sản thừa kế nhiều hơn mà chỉ quy định con đẻ, con nuôi đều được hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó, Chị và em gái Chị đương nhiên được hưởng một phần di sản của ba mẹ Chị để lại ngang bằng với hai anh trai. Trên đây là nội dung tư vấn về việc chia tài sản thừa kế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này Anh/Chị nên tham khảo thêm tại Bộ Luật dân sự 2015. Trân trọng!" 2034,Đi nghĩa vụ công an về muốn đi nghĩa vụ quân sự nữa được không?,Đi nghĩa vụ công an về muốn đi nghĩa vụ quân sự nữa được không? Tôi thực hiện nghĩa vụ công an xong tôi lại muốn đi nghĩa vụ quân sự nữa được không? Mong sớm nhận được phản hồi! 7109,"Mẹ tôi trước đây sống chung với vợ chồng em trai. Nhưng vợ chồng nó đối xử rất tệ với mẹ tôi. Con dâu thì hỗn hào đánh đạp mẹ tôi, còn em trai tôi thì nhu nhược, không có chính kiến. Vì bị đánh đạp nhiều lần nên mẹ tôi có báo công an. Và hiện tại vợ thằng em trai tôi đang thụ án cố ý gây thương tích đối với mẹ chồng trong tù. Giờ mẹ tôi mất lại để lại di chúc để một phần tài sản cho em trai tôi, trong đó có phần cho cả vợ của nó. Vậy cho tôi hỏi, vợ của nó có được hưởng khi đã đánh đạp mẹ chồng như vậy hay không?","Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật (được xác định là người thừa kế). Tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định những người sau đây không được quyền hưởng di sản thừa kế do người chết để lại: - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; - Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; - Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Như vậy: căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản thì không được hưởng di sản thừa kế do người đó để lại. Do đó: Đối với trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì vợ của em trai bạn thuộc trường hợp không được hưởng di sản thừa kế do mẹ của bạn để lại. Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: ""Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản ... 2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc."" Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì những người thuộc các trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế do người chết để lại (trích dẫn trên đây) vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Do đó: Đối với trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì mẹ bạn có di chúc để một phần tài sản cho em trai tôi, trong đó có phần cho cả vợ của em trai bạn. Nên nếu di chúc đó hợp pháp, thì vợ của em trai bạn vẫn được quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc do mẹ bạn để lại. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 83,"Nhà em ở xây năm 2001 là đất 03 hiện đang vào diện quy hoạch (chưa có thông báo chính thức). Đằng sau nhà còn đất trống khi xây nhà chưa quây hết nên thường mất trộm, nay gia đình em muốn xây tường bao cao khoảng 1,5m để quây lại.  Anh (chị) cho em hỏi như thế có vi phạm luật không và có được phép xây không ạ? Em xin cảm ơn!","Theo quy định của pháp luật thì đất nông nghiệp sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi... Việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích đất ở mà không có sự cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của chính quyền địa phương là vi phạm pháp luật về quản lý đất đai. Nếu thửa đất đó của gia đình bạn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất là đất thổ cư thì gia đình bạn có thể thực hiện thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất sau đó xin phép xây dựng thì mới được xây dựng. Hiện nay đất của gia đình bạn vẫn là đất nông nghiệp mà gia đình bạn tự ý xây dựng là vi phạm về quản lý đất đai và vi phạm trật tự xây dựng." 9588,Tôi muốn đăng ký kết hôn vào ngày 20/7/2020. Tôi vẫn còn giữ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp ngày 25/2/2020. Vậy tôi có thể dùng giấy này để đăng ký kết hôn được hay không?,"Khoản 2 Điều 12 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về giá trị của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, cụ thể: - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước. Như vậy, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bạn tính đến thời điểm bạn muốn đăng ký kết hôn vẫn có giá trị và bạn vẫn có thể dùng giấy này để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Trân trọng!" 18358,"Tôi với chồng tôi cưới 2009 và có 1 bé gái 10 tháng tuổi, chúng tôi không có đăng ký kết hôn. Chồng tôi vui thì không sao còn buồn thì cứ đánh tôi, nay tôi muốn li dị. Vợ chồng tôi đang sống bên nhà mẹ ruột cho. chồng tôi không có công ăn việc làm, tất cả chi phí trong nhà 1 tay tôi lo, chồng tôi không hề quan tâm tới con. Nhưng nay tôi không thể chiu được cách bạo hành của chồng tôi nên không muốn ở chung nữa, nhưng chồng tôi nói nếu muốn chồng đi thì phải bắt con theo và không cho tôi gặp con. Tôi đã xuống phường mình đang ở để hỏi về vấn đề này, nhưng phường nói nếu tòa triệu tập mà chồng tôi không ra thì không thể giải quyết được, và nếu chồng tôi đem giấu con thì tòa cũng bó tay. Con tôi còn rất nhỏ, từ xưa giờ 1 tay tôi chăm lo cho nó, bà nội cháu (tất mẹ chồng tôi) thường hay cho con tôi uống thuốc ngủ mỗi khi cháu khóc, để cháu khỏi phải nhớ mẹ, nhưng nếu cứ uống thời gian như vậy thì con tôi sao chịu nỗi. Nay tôi nhờ luật sư tư vấn và hướng dẫn tôi cách giải quyết chuyện này, vì cứ thời gian dài tôi sợ con tôi sẽ không chịu nỗi. Ba mẹ chồng tôi cũng muốn bắt cháu nên không can thiệp chuyện này để chồng tôi tự giải quyết theo cách của chồng tôi. Tôi đang rất cần sự giúp đỡ và hướng dẫn tôi tất cả thủ tục để tôi sớm đưa con tôi về, vì cháu có bướu máu và đang điều trị dang dở.","Chào chị Cách giải quyết như sau: Hai vợ chồng chị ko đăng ký kết hôn nên nếu có yêu cầu ly hôn, tòa án sẽ thụ lý và quyết định không công nhận quan hệ hôn nhân và giải quyết việc nuôi con như sau: - Do con của chị chưa đầy 3 tuổi nên theo quy định của pháp luật, chị là người được phép nuôi con và chồng chị phải cấp dưỡng nuôi con. - Chị có quyền yêu cầu tòa án có biện pháp khẩn cấp để gia đình bên chồng chị trả con cho chị trực tiếp nuôi và tránh việc liên tục cho cháu uống thuốc ngủ sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng tới thần kinh trẻ. Thân" 14117,"(PLO)- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được tòa án chấp nhận gồm có: luật sư, trợ giúp viên pháp lý, công dân Việt Nam... Tôi bị kiện ra tòa tranh chấp quyền sử dụng đất nên tôi muốn có người bảo vệ quyền lợi cho mình nên tôi định nhờ đứa cháu “cãi” được không (vì nó sống ở đây nên rành về đất đai của tôi) hay bắc buộc nhờ phải nhờ luật sư thì toà mới chịu? Phạm Văn Hùng (huyện Cần Giờ, TP.HCM)","Theo Điều 63 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau: 1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được tòa án chấp nhận tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. 2. Những người sau đây được tòa án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư; b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý; c) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành tòa án, kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành công an. 3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án. Như vậy căn cứ vào quy định nêu trên bạn có thể nhờ người cháu làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình chứ luật không bắc buộc phải nhờ luật sư. Cháu của bạn có thể liên hệ tòa án (nơi đang thụ lý vụ án của bạn) để làm thủ tục trên và nếu được toà án đồng ý thì cháu bạn sẽ là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn tại tòa." 11658,"Hiện tại vợ chồng tôi mới đăng kí kết hôn được 2 tuần. Và vợ tôi vẫn đang giữ nguyên khẩu tại gia đình nhà vợ, chúng tôi chưa chuyển và nhập khẩu của cô ấy về gia đình tôi. Tôi xin hỏi các luật sư là sau khi đăng kí kết hôn có bắt buộc phải chuyển và nhập khẩu ngay không hay lúc nào chuyển và nhập khẩu cũng được ? Nếu có thì thời gian sau khi đăng kí phải chuyển và nhập khẩu là bao lâu ?.Tôi lo lắng là vì sợ sau này chuyển và nhập thì cán bộ xã lại làm khó dễ.  Vợ chồng tôi hiện đang có kế hoạch là sau này sẽ cho con về quê vợ học nên chưa muốn chuyển khẩu của vợ về với gia đình chúng tôi.","Nội dung bạn hỏi được Luật cư trú năm 2006 quy định như sau: "" Điều 23. Thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp 1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp thì trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú. 2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện việc thay đổi nơi đăng ký thường trú ."". Luật cư trú sửa đổi năm 2013, có hiệu lực từ 01/01/2014 sửa đổi Khoản 1 Điều 23 như sau: “1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú. ” Do vậy, vợ bạn có nghĩa vụ chuyển nơi cư trú tới địa chỉ cư trú mới trong thời hạn theo quy định nêu trên (trước 01/01/2015)." 6392,"Xin được hỏi luật sư: Nếu chứng nhận một bộ hồ sơ kê khai sai có bị truy tố trước pháp luật hay hình thức xử lý khác, người chỉ đạo việc này bị vi phạm những điều gì và bị hình thức xử lý ? Ví dụ: Một người tốt nghiệp trung cấp y tế chưa làm việc trong ngành y tế đúng thời hạn 03 năm trở lên (mới 02, 03 tháng), nhưng vẫn lập hồ sơ để đi thi chuyên tu Đại học, hồ sơ được một người quản lý chứng nhận làm việc tại đơn vị y tế đó đủ 03 năm (chưa làm việc ở cơ sở y tế này một ngày nào cả), dưới sự chỉ đạo của một người có thế lực cao hơn (Quy định người y tế trung cấp đó muốn thi chuyên tu ĐH thì phải có thời gian làm việc trong các các cơ sở y tế tối thiểu đủ 03 năm, dù làm không lương hay hợp đồng có lương). Việc xử lý 02 người, người chỉ đạo chứng nhận và người chứng nhận hồ sơ đó như thế nào ? Xin cảm ơn luật sư !","Chào bạn, Như bạn nêu thì sự việc mới là chứng nhận thâm niên công tác để đi học chuyên tu và thực tế chưa có chủ thể nào nói rằng mình phải gánh chịu hậu quả, đồng thời yêu cầu xử lý hành vi vi phạm. Có lẽ hậu quả nhiều nhất hiện nay là ảnh hưởng đến các quy định về quản lý của nhà nước, tuy nhiên kể cả điều này cũng phải có chủ thể cụ thể yêu cầu xử lý. Bạn nêu một vấn đề có thể liên quan đến cả hình sự, hành chính, dân sự hoặc thậm chí quy định quản lý nội bộ của cơ quan, tổ chức thì không thể nào tư vấn cụ thể cho bạn được. Trân trọng!" 11959,Đất được thừa kế thì có phải đăng ký biến động hay không?,"Tại Khoản 6 Điều 95 Luật đất đai 2013 quy định đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. Như vậy, theo quy định trên thì đất có được từ thừa kế thì phải đăng ký biến động trong vòng 30 ngày. Trong vòng 30 ngày bạn không đăng ký biến động thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính." 24792,"Chào các anh chị, em có vấn đề xin được tư vấn như sau: Năm nay em 20 tuổi và hiện đang có quốc tịch Singapore vì em sinh ra tại Singapore, có cha là công dân Singapore và mẹ là công dân Việt Nam. Vì một số lý do nên gia đình em đã chuyển về sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh từ năm 2010. Cách đây hai tháng, em đến Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh để tiến hành thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam nhưng Sở Tư Pháp thông tin việc em sẽ phải thôi quốc tịch Singapore trước khi được nhập quốc tịch Việt Nam. Nhưng theo em hiểu, nếu em có mẹ là công dân Việt Nam thì sẽ thuộc trường hợp không cần phải thôi quốc tịch Singapore khi nhập quốc tịch Việt Nam. Em xin hỏi là cách hiểu trên của em có đúng không và với với trường hợp như của em thì em có phải thôi quốc tịch Singapore để nhập quốc tịch Việt Nam không ạ? Em xin cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 và văn bản hướng dẫn thi hành thì nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện sau đây sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Do có mẹ là công dân Việt Nam nên bạn có thể được miễn các điều kiện: khả năng biết tiếng Việt để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam, khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam và không bắt buộc phải thường trú từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật này, ngoài việc có mẹ là công dân Việt Nam, bạn còn cần đưa ra các căn cứ chứng minh bạn thuộc trường hợp đặc biệt và được Chủ tịch nước cho phép thì bạn mới được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch Singapore. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 4405,"Tôi nhiễm virút viêm gan B, nhưng ở dạng người lành mang mầm bệnh, vì cứ sáu tháng tôi đi xét nghiệm men gan đều ở chỉ số bình thường. Vậy tôi có thể xin xuất cảnh theo bạn trai tôi (là người gốc Hà Lan), theo diện đám cưới đồng tính nam được không? Một bạn đọc","* Theo khoản 5 điều 21 nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17-8-2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì: công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc trường hợp “vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan”. Theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21-11-2007 và thông tư số 26/2011/TT-BYT ngày 24-6-2011 thì bệnh viêm gan siêu vi B nằm trong danh mục các bệnh truyền nhiễm, có nguy cơ lây nhiễm cao và rất dễ dẫn đến hậu quả xấu về tính mạng, sức khỏe của người bị lây nhiễm. Trên thực tế, có nhiều người mang mầm bệnh truyền nhiễm vẫn có thể làm thủ tục xuất cảnh, đa số là theo diện “xuất cảnh hoặc nhập cảnh để chữa bệnh”. * Theo khoản 5 điều 10 Luật hôn nhân và gia đình ngày 9-6-2000 thì việc kết hôn giữa những người cùng giới tính bị cấm. Theo đó, bạn (công dân Việt Nam) không thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn đồng tính tại Việt Nam hoặc tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở Hà Lan. Tuy nhiên, Hà Lan lại cho phép việc kết hôn cùng giới (luật hôn nhân đồng giới năm 2001). Do đó, bạn nên liên hệ với các luật sư ở Hà Lan để được tư vấn xem trường hợp của mình có đáp ứng điều kiện kết hôn cùng giới theo luật của Hà Lan hay không? Nếu bạn hội đủ điều kiện thì thủ tục xin visa để được định cư tại Hà Lan theo diện kết hôn đồng giới nam được quy định như thế nào? Bạn cần lưu ý rằng việc kết hôn đồng giới của bạn theo luật kết hôn đồng giới của Hà Lan sẽ không được thừa nhận tại Việt Nam." 31428,"Tranh chấp về việc nhờ chuyển hộ tiền theo quy định hiện hành. Trường hợp của tôi như sau: Tôi có người em ở nước ngoài nhờ tôi nhận giúp tiền của người dưới quê gửi lên rồi sau đó đưa lại cho Anh ta, lúc nhận tiền tôi có ghi “Ngày 4/5/2016, Tôi có nhận số tiền 20.000 USD, ký tên và ghi họ và tên, số đt”. Tuy nhiên, sau khoảng 7 tháng sau người dưới quê (Cụ thể Ông A) nói tôi mượn tiền và yêu cầu hoàn trả số tiền này. Tôi muốn hỏi: Tòa Án có thụ lý không khi không đủ chứng cứ tôi mượn tiền và nếu ông A khởi kiện tôi, bao nhiêu phần thắng ông A (vì ông A ngoài giấy nhận tiền chỉ ghi nội dung đó, không hề ghi bên giao và bên nhận, cung không ghi nội dung mượn tiền, không có giấy tờ tùy thân của tôi) trường hợp tôi không có bằng chứng là đã chuyển lại cho người em vì người đó nhận tiền mặt. Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Điều 43 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định Khoản 1 Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thì đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Như vậy, nếu xét vào tình huống của bạn, thì ông A phải chứng minh được việc bạn vay tiền của ông A thì mới có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án. Ông A có giấy biên nhận về việc bạn có xác nhận có nhận tiền thì ông A vẫn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án đòi lại số tiền bạn đã nhận. Trường hợp bạn có giấy xác nhận về việc con trai ông A đã nhận tiền từ bạn với nội dung là ông A gửi thì đương nhiên ông A sẽ không thể nào thắng kiện, đòi lại được số tiền đã gửi bạn. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc nhờ chuyển hộ tiền theo quy định hiện hành. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 11356,"Vợ chồng tôi mua căn nhà hai tầng từ năm 2013, do chưa chuyển hộ khẩu về nơi ở mới nên chưa làm được sổ đỏ. Nay tôi đang hoàn tất các thủ tục để xin cáp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở. Xin luật sư hướng dẫn về mặt thủ tục nộp hồ sơ và thời gian giải quyết cấp sổ đỏ là bao lâu. Khi giấy chứng nhận bị nhầm thì đính chính như thế nào?","Theo quy định của Luật Đất đai và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định về hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà (sổ đỏ) bao gồm: + Đơn đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà (theo mẫu). + Giấy tờ liên quan về nhà, đất của quý khách hàng. + Tài liệu chứng minh nhân thân: Bản sao chứng minh thư nhân dân; bản photo hộ khẩu (có đối chiếu đúng so bản chính). + Hồ sơ kỹ thuật thửa đất và sơ đồ mặt bằng nhà kèm theo biên bản đo đạc do cơ quan có chức năng đo vẽ lập (theo mẫu). + Giấy xác nhận độc thân (đối với trường hợp người xin cấp giấy chứng nhận chưa lập gia đình). + Các giấy tờ chứng minh tài sản riêng (trong trường hợp cá nhân xin cấp giấy chứng nhận). Về thời gian thực hiện công việc luật quy định: Thời gian thực hiện thủ tục không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho đến ngày người sử dụng đất nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về đính chính quyền sử dụng đất được quy định tại Khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây: ""Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp giấy chứng nhận của người đó"". Tại Khoản 1 Điều 86 Nghị định 43/2014 quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai có quy định: ""Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính"". Như vậy, khi phát hiện phần tên chủ sử dụng đất có sai sót thì bạn có thể nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai để tiến hành đính chính. Hồ sơ, bao gồm: Bản sao chứng minh nhân dân; bản sao sổ hộ khẩu; bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trên đây là những quy định chung, bạn cần đến phòng một cửa của UBND huyện hỏi và làm các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận và đính chính quyền sử dụng đất" 13625,"Vợ chồng tôi năm nay đều ngoài 60 tuổi, con trai đã lập gia đình. Do chơi bời lêu lổng, mỗi khi không được đáp ứng các yêu cầu, con tôi gây sự chửi bới bố mẹ, ông bà, không coi ai ra gì, thậm chí còn hành hung. Chúng tôi càng khuyên can, nhẫn nhịn thì con càng ngỗ ngược, hư hỏng. Chúng tôi không muốn con đi tù nhưng muốn chính quyền có biện pháp răn đe để con tôi ""tỉnh lại"".","Theo Luật Hôn nhân & Gia đình và Bộ luật Hình sự, “ngược đãi” là việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: xỉ vả, mắng chửi, cố tình bỏ đói, mặc rách, mặc dù có điều kiện hoặc làm cho người bị hại đau đớn về tinh thần. Còn “hành hạ” là hành vi đối xử tàn ác như: đánh đập, giam hãm… làm cho người bị hại đau đớn về thể xác và tinh thần hoặc gây tổn hại về sức khoẻ. Căn cứ tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi, người có hành vi ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CPquy định: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình; Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối”. Theo Điều 50 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ”. Ngoài hình thức xử phạt hành chính như trên, tùy từng trường hợp nếu hành vi của người có hành vi hành hạ, ngược đãi bố mẹ ông bà có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự. Theo đó: “Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. Tóm lại, tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi, người có hành vi hành hạ, ngược đãi ông bà, bố mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo những quy định cụ thể nêu trên." 3946,"Tôi có một đứa cháu thân thiết, do cha mẹ cháu nợ nần nên đã cưỡng ép cháu lấy một người nhà giàu khi cháu mới 17 tuổi. Cho hỏi trong trường hợp này tôi có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn này hay không?","Căn cứ Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật như sau: 1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này. 2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này: a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ. 3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Như vậy, theo quy định trên bạn không có quyền trực tiếp yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, bạn quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật của cháu bạn. Trân trọng!" 7221,Cho hỏi: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời hạn phục vụ trong quân đội của người tham gia nghĩa vụ quân sự tối đa là bao lâu? Mong sớm nhận hồi đáp.,"Tại Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, có quy định: - Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng . - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây: + Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; + Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn. - Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ. => Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời gian tại ngũ của người tham gia nghĩa vụ quân sự là 24 tháng, và có thể kéo dài thêm 6 tháng trong một số trường hợp nhất định. Vậy nên thời gian tại ngũ của một người khi tham gia nghĩa vụ quân sự tối đa là 30 tháng. Trân trọng." 14526,"Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân được quy định như thế nào?","Nhờ tư vấn các giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân theo luật cư trú mới. Cảm ơn. Trả lời: Điều 6 Nghị định 62/2021/NĐ-CP có quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân như sau: 1. Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm: a) Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú; b) Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú; Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng có chứa thông tin thể hiện quan hệ nhân thân cha hoặc mẹ với con; quyết định của Tòa án, trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận về quan hệ cha, mẹ với con. 2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm: a) Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột, cháu ruột: Giấy khai sinh, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú; b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ: Quyết định cử người giám hộ; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về mối quan hệ nhân thân; c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết; d) Giấy tờ chứng minh người cao tuổi: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu; Sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh; đ) Giấy tờ chứng minh người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi: Chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú; e) Giấy tờ chứng minh người chưa thành niên gồm: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh. 3. Trường hợp thông tin chứng minh quan hệ nhân thân của công dân đã có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cơ quan đăng ký cư trú không yêu cầu công dân phải cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân. Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân được quy định như trên." 14613,Xử lý việc vợ chồng kết hôn trái pháp luật như thế nào?,"Theo quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xử lý việc vợ chồng kết hôn trái pháp luật như sau: - Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và pháp luật về tố tụng dân sự. - Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình 2014 . - Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch. - Hai bên kết hôn trái pháp luật. - Cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. - Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 . Trân trọng!" 16792,"Việc khiếu nại trước ngày 01/7/2012 có thể được thực hiện theo những hình thức nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Quốc Hiệu. Hiện tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến Luật khiếu nại qua các thời kỳ và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Trước ngày 01/7/2012, việc khiếu nại có thể được thực hiện theo những hình thức nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Hi vọng sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!","Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 thì trước ngày 01/7/2012, việc khiếu nại có thể được thực hiện theo những hình thức sau đây: - Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên. - Trong trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán bộ có trách nhiệm phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998, có chữ ký của người khiếu nại. - Trong trường hợp việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và việc khiếu nại phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998. Trên đây là nội dung trả lời về hình thức khiếu nại. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Khiếu nại, tố cáo 1998. Trân trọng!" 8156,Người nước ngoài chung sống như vợ chồng với người Việt Nam mà chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn thì xử lý như thế nào?,"Đối với tình huống mà bạn đưa ra vì bạn không nói rõ phía người Việt Nam đã kết hôn hay chưa nên tôi chia ra làm hai trường hợp như sau: - Nếu phía người Việt Nam chưa đăng ký kết hôn thì việc hai người chung sống với nhau như vợ chồng không bị các quy phạm pháp luật điều chỉnh mà chỉ bị dư luận xã hội và các quy phạm đạo đức điều chỉnh. Do vậy để mối quan hệ này được pháp luật bảo hộ thì hai người cần tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật phía người nước ngoài. - Còn nếu phía người Việt Nam đã đăng ký kết hôn thì việc hai người chung sống với nhau như vợ chồng là vi phạm pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó... Như vậy đối với trường hợp này thì tùy vào từng trường hợp mà người nước ngoài đó có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 8 và Điều 3 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình quy định mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng. + Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời, buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật đối với trường hợp vi phạm này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là 1 năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Điều 147 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát,… hoặc người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm." 16362,"Thưa luật sư! Tình tiết sự việc như sau: Vào khoảng 2 giờ sáng cách đây hơn 10 ngày. Chú của em phát hiện trong nhà có kẻ trộm. Chú đã dùng vũ khí tự chế đánh kể trộm. Chú đánh trúng đầu nên người đó phải nằm viện 3 ngày, khâu 16 mũi, mọi chi phí chữ trị gia đình chú em chịu 100%. Tình hình sức khỏe bây giờ đã bình thường. Vết thương hồi phục khá tốt. Và bên gia đình người bị đánh đồng ý bãi nại cho chú của em. Nhưng phía công an Huyện yêu cầu giám định thương tích, kết quả là 25%. Kết quả giám định được bác sĩ gửi thẳng lên công an Huyện. Giữa hai gia đình chỉ được biết khi công an mời lên làm việc. Hơn nữa, nơi chú của em ở chưa có đường dây điện quốc gia. Khi khả nghi nhà có trộm thì theo phản xạ là đánh. Chú ấy đâu thể nhìn thấy đầu của người ăn trộm để mà tránh. Vậy mà công an Huyện xác nhận rằng chú của em đã phạm vào tội cố ý gây thương tích nên theo luật là phạt từ 2 đến 7 năm tù giam, do đánh vào đầu người khác. Không xét đến tình hình lúc xảy ra sự cố, yếu tố tự vệ, và bên bị đánh bãi nại cho chú em ra. Em thắc mắc nữa là bên bị đánh đồng ý bãi nại sao vẫn phải đi giám định. Thương tích nhẹ nhưng giám định cho kết quả 25%. Người đánh đã khỏe rồi. Chú em năm nay hơn 60 tuổi. Sống hiền lành, chất phác, không phạm pháp, không gây gỗ với ai bao giờ. Nay tình hình ngoài ý muốn. Em chỉ mong sao Chú em được về với gia đình dù là hưởng án treo cũng được. Luật sư có thể chỉ cho em hướng giải quyết tốt được không? Em xin chân thành gởi lại đây lời cám ơn chân thành cùng lời chúc tốt đẹp đến luật sư.","Chào bạn, 1. Nếu không có các tình tiết khác (được liệt kê từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 BLHS) thì chú của bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại (bên bị đánh đã bãi nại) theo Điều 105 BLTTHS. Như vậy, nếu bị truy tố thì thuộc khoản 2 Điều 104 với khung hình phạt từ 2-7 năm tù. 2. Khi xét xử, tùy theo chứng cứ có trong hồ sơ và diễn biến tại phiên tòa mà tòa án tuyên mức hình phạt cụ thể, có thể thấp theo khung liền kề (khoản 1) với mức hình phạt từ 3 tháng đến 3 năm. Về nguyên tắc, để được hưởng án treo, chú bạn phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (theo Điều 46BLHS) và mức án tòa tuyên không quá 3 năm. Trân trọng!" 31469,Tôi được biết theo quy định của pháp luật hiện hành thì những người bị mất khả năng làm chủ hành vi sẽ bị kiểm soát an ninh hành không thắt chặt hơn so với các hành khách khác. Vậy Ban biên tập cho hỏi: Hành khách đi máy bay bị mất khả năng làm chủ hành vi gồm những ai?,"Hành khách đi máy bay bị mất khả năng làm chủ hành vi gồm những đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 61 Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau: - Mất khả năng làm chủ hành vi do bị bệnh tâm thần; - Mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác. Lưu ý: Không chấp nhận chuyên chở hành khách mất khả năng làm chủ hành vi do sử dụng chất kích thích. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 15807,"Tôi là chủ tịch một xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nghe các anh chị em trong cơ quan tôi nói sắp tới ngày 01/07/2019 sẽ có quy định mới về luật phòng chống tham nhũng trong đó có nói về một cơ quan tên là cơ quan kiểm soát, tôi muốn hỏi cơ quan này có quyền hạn gì?  chutichxathaihoa1212****@gmai.com","Căn Cứ Điều 31 Luật phòng chống tham nhũng 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2019) có quy định về quyền hạn của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cụ thể như sau: - Yêu cầu người có nghĩa vụ kê khai cung cấp, bổ sung thông tin có liên quan, giải trình khi có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó hoặc để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập; - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập; - Xác minh tài sản, thu nhập và kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập; - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập; - Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ việc xác minh. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 23835,"Tôi cư trú tại tỉnh Vĩnh Long muốn mua của em gái hơn 3000m2 đất nông nghiệp và đất ở tại tỉnh Trà Vinh. Xin hỏi tôi phải làm những thủ tục gì để nhận chuyển quyền sử đất một cách hợp pháp? Nếu làm hợp đồng cho nhận quyền sử dụng đất, thì tôi có thể yêu cầu công chứng viên tại tỉnh Vĩnh Long hay là công chứng viên tại tỉnh Trà Vinh?","1. Về việc chuyển quyền sử dụng đất là đất ở Để đăng ký sang tên bạn thì bạn phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất (hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho). Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 689 Bộ luật dân sự) theo trình tự, thủ tục dưới đây: - Cơ quan có thẩm quyền công chứng việc chuyển quyền sử dụng đất: Tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có bất động sản, tức là tỉnh Trà Vinh (Điều 37 Luật Công chứng về thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản). - Chủ thể ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất: Bên chuyển nhượng là em gái bạn (nếu là tài sản riêng); hoặc là cả hai vợ chồng em gái bạn (nếu em gái đã có chồng và quyền sử dụng đất đó là tài sản chung vợ chồng). Bên nhận chuyển nhượng là bạn hoặc cả hai vợ chồng bạn. - Hồ sơ yêu cầu công chứng: + Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu; + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + Giấy tờ tùy thân của các bên trong hợp đồng; + Dự thảo hợp đồng (nếu có); + Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. - Thủ tục công chứng (Điều 35 Luật Công chứng): Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng. Sau khi công chứng viên soạn thảo hợp đồng theo mẫu hoặc kiểm tra dự thảo hợp đồng thì người yêu cầu công chứng tự đọc lại hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng. - Phí, thù lao công chứng (Điều 56, 57 Luật Công chứng): Phí công chứng được tính theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp ngày 19/01/2012 về phí công chứng. Thù lao công chứng do tổ chức công chứng quy định. Sau khi nộp phí, thù lao công chứng, bạn được nhận bản chính hợp đồng (hợp đồng tặng cho hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tùy theo yêu cầu của bạn) có chứng nhận của công chứng viên. Sau đó bạn tiến hành thủ tục đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất tại tỉnh Trà Vinh để trở thành chủ sử dụng quyền sử dụng đất đó. 2. Về việc chuyển quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp Một trong những nguyên tắc sử dụng đất quy định tại Điều 17 Luật Đất đai là: Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. Ở nước ta, vấn đề sử dụng đất nông nghiệp đúng mục đích luôn được quan tâm đặc biệt. Chính vì vậy đối với đất nông nghiệp, Nhà nước quy định những điều kiện chặt chẽ như: - Các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Khoản 3 Điều 50 Luật Đất đai: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. - Khoản 3 Điều 103 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai liệt kê các trường hợp không được phép chuyển nhượng như sau: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước. Đối chiếu với những quy định nêu trên, nếu bạn nhận tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp từ em gái bạn thì phải đáp ứng điều kiện tiên quyết là: tiếp tục sử dụng đúng mục đích đất nông nghiệp nhận chuyển quyền. Việc sử dụng đúng mục đích hay không phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi có đất nông nghiệp đó. Nếu đáp ứng được điều kiện đặt ra thì bạn có thể làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo trình tự, thủ tục nêu ở phần 1 câu trả lời này." 23980,Có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm sau khi ly hôn thì có thể hạn chế quyền thăm con không?,Trong trường hợp sau khi ly hôn người chồng có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người vợ thì người vợ có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con được không? Mong nhận được sự phản hồi của chuyên viên về vấn đề trên. Xin cảm ơn. 23920,"Bố mẹ cháu lấy nhau năm 1993 là thời kỳ sau của cải cách ruộng đất, do đó chị em cháu đều không có đất nông nghiệp.Trong gia đình cháu, các bác và anh chị đều có ruộng rồi. Bây giờ ông bà của cháu đã mất rồi, vậy cháu có được thừa hưởng không hay phải chia đều cho các bác và các anh chị trong gia đình ạ?.","Theo quy định tại Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005 thì Quyền thừa kế của cá nhân: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp cá nhân chết mà không để lại di chúc thì phần di sản sẽ được chia theo pháp luật Điều 675: Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. 2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. Theo nội dung bạn gửi đến, có thể hiểu ông bà bạn chết đã không để lại di chúc. Theo quy định của pháp luật, khi người chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, phần đất nông nghiệp của ông bà bạn đương nhiên thuộc vào di sản thừa kế do ông bà nội bạn để lại. Vì ông bà bạn chết đều không để lại di chúc nên khi có tranh chấp về di sản thừa kế thì tòa án sẽ áp dụng thừa kế theo pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật (Điều 676 Bộ luật dân sự 2005) “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”. Điều 677 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về thừa kế thế vị Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Như vậy, khi áp dụng diện thừa kế theo pháp luật thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;các bác của bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và họ đương nhiên được hưởng phần di sản thuộc về họ. Theo đó, bạn thuộc hàng thừa kế thứ hai. Bạn chỉ được nhận thừa kế (khi không có di chúc) một phần đất mà ông bà để lại khi hàng thứ nhất không có. Như vậy, phần đất nông nghiệp đó sẽ được chia thừa kế cho bố bạn cùng với anh, chị, em của bố bạn. Thừa kế đất nông nghiệp cần có điều kiện gì? Trước đây, tại Bộ luật Dân sự năm 1995 có quy định: Người thừa kế đất nông nghiệp phải có điều kiện như: có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích; chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai. Hiện nay, Bộ Luật dân sự năm 2005 đã xóa bỏ những quy định này và đất nông nghiệp cũng được coi là tài sản thừa kế như các lọai tài sản khác. Luật Đất đai số: 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013: - Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Điều 188 Luật Đất đai): 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất. 2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này. 3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. - Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất (Điều 191 Luật Đất đai): 1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. 2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. 4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế (Điều 645 Bộ luật dân sự 2005): - Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. - Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế." 3220,"Theo quy định mới nhất về thực hiện dân chủ trong nội bộ đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an được giao thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thì Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát thực hiện công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ không được làm những việc gì? Mong ban biên tập hỗ trợ.","Theo Điều 8 Thông tư 18/2020/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 06/4/2020) quy định những việc chiến sĩ Cảnh sát thực hiện công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ không được làm, bao gồm: - Lợi dụng danh nghĩa công tác, việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. - Nhận tiền, quà biếu hoặc các lợi ích khác để giải quyết thủ tục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. - Tự ý đặt ra các thủ tục, giấy tờ hoặc thu thêm các khoản phí, lệ phí ngoài quy định. - Có thái độ hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ. - Tiếp công dân làm thủ tục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nhà riêng hoặc tại địa điểm khác ngoài địa điểm quy định. - Những hành vi trái với quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an. Ban biên tập thông tin đến bạn." 25593,"Tại nhà chị Mai, chị Mai đang ngồi làm việc nhà thì Anh Hùng bước vào nhà chị Mai (tay cầm tờ giấy) Hùng : Anh Hoàng có nhà không vậy ? Chị Mai : Ơ chú Hùng, sao hôm nay chú sang sớm thế, đến chiều hai anh em mới đi ăn cưới mà, anh nhà chị hôm qua cũng chạy sô hai cái đám cưới, say khướt suốt từ hôm qua đến giờ vẫn chưa có tỉnh, còn vẫn đang ngủ trên nhà kia, chú vào đây ngồi chơi đã nào... Hùng : Chị à, khổ thế đấy, cứ mỗi khi có chuyện là em lại thao thức cả đêm chẳng ngủ được, mong cho trời sáng để còn giải quyết cho xong chị ạ. Chị Mai ạ, hôm nay em sang đây cũng có chuyện muốn thưa với anh chị, chả là mảnh đất mà bố để lại cho vợ chồng anh chị và vợ chồng em, thực lòng mà nói vợ chồng em cũng muốn gìn giữ cho các cháu sau này, nhưng khốn nỗi dạo này làm ăn bết bát quá ! Suy đi tính lại vợ chồng em quyết định bán mảnh đất đó cho một công ty xây dựng ở tỉnh về, họ trả giá rất cao, tiền bán đất thì anh chị với vợ chồng em mỗi người một nửa cũng là một khoản khá lắm. Chị Mai : Chú Hùng này, chuyện này tôi tưởng vợ chồng tôi đã dứt khoát với chú rồi chứ nhỉ ? Miếng đất đó khi bố mất bố để lại cho vợ chồng chú và vợ chồng tôi là đất của dòng họ, anh chị muốn giữ nó lại cho thằng Tít sau này nó làm chỗ thờ cúng tổ tiên, anh chị nói chú mãi rồi, chú không giữ lại phần đất của chú thì thôi, nhưng phần đất của anh chị thì chú cứ để đấy cho anhchị. Hùng : Thì chị để em nói hết đã, chị biết đấy, em cũng muốn là chỉ bán phần của em còn phần của anh chị em không đụng chạm đến cho đỡ phiền toái, Nhưng khốn nỗi người ta chỉ muốn mua toàn bộ mảnh đất đó, không chỉ thế họ sẵn sàng trả cao hơn mọi người, chỉ một phần của em thì bán không được giá, thậm chí họ còn đánh tiếng là không mua nữa... anh chị xem xét lại giúp em đi, gía cao hơn giá thị trường bình thường, mà thời buổi kinh tế khó khăn thế này,thú thật là vợ chồng em cũng đang cần tiền để trả gấp mấy món nợ ... Chị Mai : Thôi chú đừng mất công nữa, chú lại chơi cờ bạc rồi nợ nần chứ gì, tôi đã nói với chú bao nhiêu lần rồi, chú phá nó vừa vừa thôi, đến cả mảnh đất của bố chú cũng không giữ nốt thì làm sao còn mặt mũi nào nhìn tiên tổ nữa. Hùng : Chị làm gì mà căng thẳng thế, xỉ vả em như thế đã đủ chưa ?! Làm gì thì cũng một vừa hai phải thôi, thấy người ta nhún nhường thì lại được nước lấn tới là sao ?! Em là em muốn mọi chuyện đều đồng thuận cho vui vẻ thì em nhẹ nhàng với chị thôi, giờ chị nói thế này thì em cũng không cần phải khách sáo với chị nữa. Hôm qua anh Tùng nhà chị đã ký giấy đồng ý ủy quyền mua bán mảnh đất chung ấy cho em rồi, bây giờ quyền mua bán như thế nào là do em quyết định, em sang báo cho chị biết .... Chị Mai: (lắp bắp) : Cái..cái..cái gì cớ, lại có chuyện như thế nữa cơ à ?!... Không thể nào, nhà tôi không đời nào làm thế. Không thể nào có chuyện ông ấy ký gì cho chú được. Hùng : Chị lại không tưởng tượng ra chứ gì, không tin chị xem đi, giấy trắng mực đen rõ ràng đây này. ( Đưa giấy cho xem ) Tiện đây tôi cũng nói để chị biết nhé, đất đai là của dòng họ nhà tôi, anh em tôi là người có quyền quyết định mọi chuyện, chị là dâu trong nhà, khi chưa có yêu cầu thì đừng có mà lên tiếng ! Chị Mai : Không đúng, ông Tùng nhà tôi không bao giờ làm thế này, mà hôm qua ông ấy đi đám cưới say khướt cơ mà, chắc chắn là chú sang nhà lúc không có tôi nên ngon ngọt với ông ý để ông ý ký giấy lúc say chứ gì. Tờ giấy này không có giá trị pháp lý gì cả. Hùng : Thì đã sao nào ?! Tôi không cần biết, giấy trắng mực đen rõ ràng, ủy quyền là ủy quyền, từ giờ quyền mua bán tôi đã được ủy quyền rõ ràng. Giờ tôi chuẩn bị đi gặp người ta đây, tôi làm việc xong sẽ mang tiền về trả phần của anh chị đàng hoàng, sòng phẳng không thiếu một xu (Vừa nói vừa đi ra). Chị Mai : (Ngước mắt theo) Thế này là thế nào... ? Câu hỏi 1. Vâng thưa luật sư, rõ ràng là chú ấy đã lợi dụng khi chồng em trong tình trạng không tỉnh táo để chồng em ký giấy ủy quyền cho chú ấy. Thưa luật sư, vậy tờ giấy đó liệu có được pháp luật chấp nhận không ạ ?","Theo quy định tại Điều 122 BLDS về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: - Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; - Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; - Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định. Theo quy định tại Điều 133 BLDS về giao dịch dân sự vô hiệu thì: “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”. Đối chiếu với các quy định trên, thì việc chị nói rằng ông Hùng đã lợi dụng lúc chồng chị say để yêu cầu chồng chị ký Giấy ủy quyền là vi phạm điều kiện về mặt nội dung thuộc trường hợp giao dịch vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Do đó, chồng chị có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng ủy quyền đó vô hiệu. Câu hỏi 2. Thưa luật sư, vậy nếu chú ấy cứ khăng khăng là không phải chồng em ký giấy trong tình trạng say rượu thì em biết phải làm thế nào ạ ? Nghĩa vụ chứng minh chồng chị đã ký ủy quyền trong tình trạng say thuộc về gia đình chị. Việc chứng minh có thể thực hiện thông qua lời khai của chồng chị, qua những người làm chứng đã chứng kiến việc ông Hùng lợi dụng lúc chồng chị say để ký Hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên chồng chị có quyền gặp ông Hùng để yêu cầu dừng việc giao dịch bất hợp pháp này lại trước khi ông Hùng thực hiện việc chuyển nhượng. Nếu trong trường hợp ông Hùng đã chuyển nhượng thì gia đình chị có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết. Câu hỏi 3. Rõ ràng lúc lâm chung bố chồng em gọi tất cả con cháu lại và công bố chia đôi mảnh đất cho vợ chồng em và vợ chồng chú ấy, ấy thế mà bây giờ chú ấy bảo em là dâu không được quyền can dự vào chuyện này... Thế là thế nào Luật sư ? Theo như chị trình bày thì bố chồng chị trước lúc lâm chung chỉ di chúc miệng là chia đôi mảnh đất cho vợ chồng chị và vợ chồng ông Hùng. Do đó, theo quy định của pháp luật thì Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Nếu việc lập di chúc của bố chị tuân thủ quy định trên thì di chúc sẽ có hiệu lực, nếu không thì di chúc đó không có hiệu lực và việc chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật, khi đó chị là con dâu không phải là người có quyền hưởng thừa kế. Câu hỏi 4. Theo luật sư nếu có tranh chấp thì em phải nhờ tới cơ quan nào giải quyết vấn đề này ạ ? Và luật sư cho em lời khuyên để em có thể giữ được miếng đất này một cách hợp lý và an toàn nhất với ạ. Trường hợp giữa vợ chồng chị và ông Hùng có xảy ra tranh chấp thì pháp luật khuyến khích các bên nên tự hòa giải với nhau trước tiên, nếu không tự hòa giải được các bên có thể mời chính quyền cơ sở như thôn, xóm hoặc Ủy ban nhân dân xã để tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì gia đình chị có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Trong trường hợp của chị thì chị và chồng nên cùng đến nhà ông Hùng để phân tích phải trái cho ông Hùng và yêu cầu ông Hùng hủy Giấy ủy quyền cũng như ngừng việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trường hợp ông Hùng không đồng ý thì anh chị có thể làm đơn ngăn chặn việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gửi tới Phòng tài nguyên môi trường, UBND xã phường nơi có đất hoặc một số văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh nơi có BĐS. Trường hợp việc chuyển nhượng đã thực hiện thì có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết." 29761,"Việc kiểm tra, bổ sung thông tin liên quan tới việc thực hiện quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên Huỳnh Văn Nén, hiện tại là sinh viên năm nhất đại học Công đoàn. Qua báo chí thì em có thấy thông tin cơ quan Nhà nước tạm hoãn xuất cảnh đối với một số cá nhân bởi nhiều lý do. Xin hỏi Ban biên tập Thư Ký Luật về việc kiểm tra, bổ sung thông tin liên quan tới việc thực hiện quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh được quy định thế nào? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Em xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. 0500***","Việc kiểm tra, bổ sung thông tin liên quan tới việc thực hiện quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh được quy định tại Điều 7 Thông tư 21/2011/TT-BCA quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh do Bộ Công an ban hành cụ thể như sau: 1. Cục Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra tính hợp lệ và nội dung văn bản thông báo về quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này. Trường hợp văn bản thông báo không đủ thông tin theo quy định thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh đề nghị bổ sung. 2. Trường hợp có sự thay đổi về nội dung thông tin đã ghi tại văn bản thông báo thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời có văn bản thông báo về sự thay đổi đó cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc kiểm tra, bổ sung thông tin liên quan tới việc thực hiện quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Thông tư 21/2011/TT-BCA quy định về trình tự, thủ tục thực hiện quyết định chưa cho nhập cảnh, chưa được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh do Bộ Công an ban hành. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 21/2011/TT-BCA Trân trọng!" 29348,"Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Nguyên. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Ngọc Nguyên (ngocnguyen*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể như sau: - Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao. - Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó. - Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép. - Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu. - Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trên đây là nội dung tư vấn về hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 17298,"Bản án ly hôn có hiệu lực, vợ phải ra khỏi nhà chồng?","Dạ, tôi muốn biết quy định khi Tòa giải quyết cho ly hôn đơn phương có bản án luôn và khi bản án đó có hiệu lực thì trước đây vợ và chồng sống chung 01 chỗ giờ sự tình như vậy thì vợ sẽ phải lập tức dọn đi nơi khác hay sao? Căn nhà là của chồng có trước hôn nhân và đưa vào sử dụng chung trong hôn nhân." 26602,Trình tự xin trở lại quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào?,"Căn cứ Điều 25 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam : Bước 1 : Nộp hồ sơ - Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Bước 2 : Xác minh hồ sơ - Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam. - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. - Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp. - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp. - Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Bước 3 : Thông báo đến người xin trở lại quốc tịch Việt Nam - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ. - Nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài - Trừ trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch. Bước 4 : Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nộp giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. - Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Bước 5 : Chủ tịch nước xem xét, quyết định việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trân trọng!" 31147,Những người có họ trong phạm vi ba đời là gì?,"Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba." 7825,BLDS quy định hiệu lực pháp luật của di chúc như thế nào?,"Theo quy định tại điều 667 BLDS thì: 1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. 2. Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc. b) Co quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc, có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật. 3. Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. 4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật. 5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên cần chú ý: Đối với di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết." 20745,"Kính chào Đoàn Luật Sư! Cho tôi xin hỏi: Năm 2007 gia đình tôi có mua 1 căn nhà tại cùng phường (xa căn nhà tôi đang mướn để ở). Và tôi đang tính dọn về ở. Căn nhà tôi mua này 64m vuông, đã có sổ Hồng riêng, được tách ra từ một  một sổ đỏ của chủ nhà mà tôi mua. Cùng đi trên 1 lối đi chung ra ngõ(hẻm), trên sổ HỒng của nhà tôi thể hiện rõ lối đi chung, và có kích thước của lối đi chung này và trên sổ đỏ của chủ nhà thì tôi chưa được biết có thể hiện rõ lối đi chung (chưa được thấy). Nhưng tôi nghĩ khi tách sổ riêng cho chủ quyền nhà tôi thì nhà nước cũng đã thể hiện lại rõ ràng lối đi chung này. Đến nay chủ nhà và các con cái của họ cấm và xây bịt cửa nhà của tôi và không cho tôi đi chung nữa. nhà tôi là cuối cùng của lối đi chung,ngõ cụt và chung quanh nhà tôi là các nhà khác, không thể mở 1 con đường nào khác để đi riêng. Vậy xin đoàn luật sư tư vấn và giải thích cho tôi hiểu và biết họ làm vậy có đúng luật hay không? Và tôi phải làm những gì và đề nghị các cấp nào để giải quyết. Kính mong được hồi âm sớm. Chân thành cảm ơn!","Căn cứ vào các qui định của pháp luật về dân sự và căn cứ vào hành vi xây bít cửa không cho nhà bạn sử dụng lối đi chung là cố tình gây cản trở cho việc đi lại của gia đình bạn. Do vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bạn và gia đình, bạn nên nói chuyện với chủ nhà đã xây bít cửa và thỏa thuận với họ về lối đi này. Nếu vẫn không thể giải quyết được, bạn có quyền khởi kiện ra tòa để nhờ pháp luật can thiệp cho bạn. Bạn có thể tham khảo qui định sau nhé. Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề 1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. 2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định. 3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù." 25704,"Sau khi kết hôn thì vợ, chồng phải cư trú trong địa bàn tỉnh?","Xin hỏi, vợ ở xã A và chồng ở xã B, cả hai đều thuộc tỉnh X. Như vậy thì sau khi kết hôn hai vợ chồng phải cư trú trong địa bàn tỉnh X hay sao?" 25905,"Đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định tại đâu? Mong Ban tư vấn hỗ trợ giúp. (***@gmail.com)","Tại Điều 35 Pháp lệnh dân số năm 2003, có quy định đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau: 1. Nhà nước tổ chức, xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất trong phạm vi cả nước. Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản của quốc gia. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cơ bản của dân số và có quyền được sử dụng thông tin, số liệu từ hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật. 3. Việc xây dựng, quản lý, khai thác và cung cấp thông tin dữ liệu từ hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện theo quy định của pháp luật. 4. Chính phủ quy định quy trình, thủ tục, nội dung về đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 32273,Phân chia tài sản chung như thế nào khi kết hôn trái pháp luật?,"Câu hỏi: Xin chào chuyên viên, tôi vô cùng bối rối với trường hợp của mình, mong được chuyên viên giải đáp: Sau 2 năm kết hôn, thì tôi phát hiện mình là người vợ ""thứ 2"". Hỏi hắn thì mới biết hắn xin xác nhận tình trạng độc thân ở 2 nơi để lấy 2 vợ. Tôi rất bức xúc, tôi không biết hôn nhân đó có đúng với quy định pháp luật không? nếu tôi và hắn ly hôn thì việc phân chia tài sản chung sẽ được giải quyết như thế nào?" 22237,Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ được quy định như thế nào? Chào anh chị ban tư vấn Thư Ký Luật. Hiện tôi có một thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn từ phía anh chị. Anh chị cho em hỏi: Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ được quy định như thế nào? Tôi xin chân thành cám ơn! SĐT: 01223681***,"Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ được quy định như sau: - Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. - Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ. - Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. - Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ được quy định tại Điều 351 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 21678,"Chào chuyên viên, mình có thắc mắc như sau: Bao nhiêu tuổi thì được hưởng quyền thừa kế là quyền sử dụng đất? Mong nhận được sự phản hồi của chuyên viên về vấn đề trên. Xin cảm ơn.","Tại căn cứ Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 thì người thừa kế được quy định như sau: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật này thì người chưa thành niên được quy định như sau: 1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. 2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. 3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. 4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy, theo quy định trên pháp luật không quy định giới hạn độ tuổi hưởng thừa kế, chỉ cần người đó còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di chúc chết. Tuy nhiên, giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản là tài sản thừa kế của người chưa thành niên thì cần phải có sự đồng ý của người đại diện pháp luật. Trân trọng!" 25788,Bao lâu phải đăng ký tạm trú lại?,"Căn cứ Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định điều kiện đăng ký tạm trú như sau: Điều kiện đăng ký tạm trú 1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. 2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần 3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này Khi công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm. Sau 02 năm có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần. Cho nên, sau 02 năm kể từ ngày đăng ký tạm trú công đân phải đi đăng ký tạm trú lại. Sau bao lâu phải đăng ký tạm trú lại? Hồ sơ để đăng ký tạm trú lại? (Hình từ Internet)" 20875,Mẫu đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam mới nhất năm 2023?,"Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam được ban hành tại Thông tư 02/2020/TT-BTP hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch do Bộ Tư pháp ban hành. Cụ thể như sau: Tải về mẫu đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam mới nhất: Tại đây!" 10373,"Vợ chồng tôi đã nộp hồ sơ đăng ký nhận cháu V làm con nuôi. Tuy nhiên, đến ngày đăng ký việc nuôi con nuôi, bố mẹ cháu V không có mặt được vì phải đi làm ăn xa. Vậy, UBND xã - nơi thường trú của cháu V có thể tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi được không khi vắng mặt bố mẹ cháu V?","Theo quy định tại Điều 22 Luật Nuôi con nuôi; khoản 1 Điều 10 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi, thì khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhậ làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên. Như vậy, UBND xã – nơi thường trú của cháu V không thể tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi khi vắng mặt bên giao con nuôi là bố mẹ cháu V. UBND xã có thể đăng ký việc nuôi con nuôi vào một ngày khác khi có mặt đủ bên giao, bên nhận con nuôi và con nuôi theo quy định của pháp luật." 16401,Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn?,"Căn cứ quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 , thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về: - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn: Đối với trường hợp hai công dân Việt Nam kết hôn. - Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp đăng ký kết hôn: + Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; + Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; + Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; + Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. + Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam" 821,"Ông Bùi Đăng Lâm, trú tại thôn Khánh Giàng, xã Ngọc Châu, huyên Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, phản ánh: Mảnh đất của gia đình ông Lâm do bố mẹ ông khai phá từ những năm 1962-1963 được sử dụng đúng mục đích, không có tranh chấp, đã được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 1998. Vừa qua, gia đình ông Lâm dự định lấp ao để làm nhà, nhưng không được chính quyền địa phương chấp thuận vì lý do diện tích đất trên không nằm trong thửa đất của gia đình ông Lâm. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Lâm đề nghị cơ quan có thẩm quyền quan tâm, xem xét, giải quyết trường hợp của gia đình ông.","Hộ ông Bùi Đăng Lâm (vợ là Dương Thị Hà) hiện đang sử dụng thửa đất 307, diện tích 154m2 thuộc tờ bản đồ số 12, đo đạc năm 1987; bản đồ năm 2010 được thể hiện tại thửa số 221, diện tích 231m2 thuộc tờ bản đồ số 26 (diện tích tăng 77m2 so với bản đồ đo năm 1987 là do đo bao cả hành lang giao thông Tỉnh lộ 295 và sai số đo đạc). Thửa đất này hộ ông Lâm sử dụng từ những năm 1970 vào mục đích đất nông nghiệp. Đến năm 2006, hộ ông Lâm tự ý xây dựng công trình không xin phép chuyển mục đích sử dụng đất. Vi phạm trên đã được Chủ tịch UBND xã Ngọc Châu lập biên bản xử lý, hộ ông Lâm đã tự tháo dỡ và tiếp tục sử dụng vào mục đích đất nông nghiệp. Đến tháng 10/2011, hộ ông Lâm lại xây dựng công trình, UBND xã Ngọc Châu đã lập biên bản xử lý vi phạm. Sau khi UBND xã Ngọc Châu báo cáo nội dung trên, Chủ tịch UBND huyện Tân Yên đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn làm việc với Chủ tịch UBND xã Ngọc Châu theo hướng: Thửa đất này hộ ông Lâm sử dụng vào mục đích nông nghiệp và ổn định cho đến nay không có tranh chấp phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở. Hướng dẫn hộ ông Lâm làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở. Theo thông báo của UBND huyện Tân Yên, hiện nay, UBND xã Ngọc Châu chủ trương hướng dẫn hộ ông Lâm và làm các thủ tục cần thiết để chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ ông Lâm sang đất ở sau khi trừ hành lang Tỉnh lộ 295 và đường liên thôn theo quy hoạch nông thôn mới." 16737,"Tôi tên là David, 50 tuổi, quốc tịch Anh, hiện đang cư trú tại Anh. Trong khoảng thời gian từ ngày 05/12/2012 đến ngày 30/9/2013, tôi cư trú tại Việt Nam. Nay tôi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 xác nhận về thời gian cư trú tại Việt Nam để phục vụ mục đích nhập cư. Tuy nhiên, tôi không thể trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền Việt Nam yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Vậy trường hợp của tôi phải nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 tại cơ quan nào của Việt Nam? Tôi có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 không? Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam có thực hiện cung cấp dịch vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến không?","Về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp “Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp: Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam”. Cũng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp “Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia”. Căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên, trường hợp của ông phải nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia là cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho ông. Về thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp Theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật Lý lịch tư pháp, trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền. Căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên, trường hợp ông không có điều kiện trực tiếp nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, thì có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp. Hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gồm có: 1. Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp – Mẫu số 04/2013/TT-LLTP (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp). 2. Bản sao Giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú do cơ quan Công an xác nhận về thời gian cư trú tại Việt Nam của người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp: 01 bản. 3. Bản sao hộ chiếu của người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp: 01 bản. 4. Văn bản ủy quyền phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (người được ủy quyền) là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (người ủy quyền) thì không cần văn bản ủy quyền. Khi đó, người được ủy quyền phải xuất trình giấy tờ hộ tịch (Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn…) để chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con. 5. Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền: 01 bản; (Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp bản chụp Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, Giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật). Lệ phí yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp 200.000 VNĐ/lần cấp/người/02 Phiếu lý lịch tư pháp. Về cung cấp dịch vụ trực tuyến Hiện nay, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp chưa thực hiện cung cấp dịch vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến." 8282,"Chồng tôi mang quốc tịch Australia, còn tôi có hộ khẩu tại Kiên Giang. Anh ấy muốn được cấp chứng minh thư nhân dân để sống lâu dài tại VN. Xin cho hỏi việc này có thực hiện được không?","Theo Nghị định 05/1999/NĐCP, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân. (Hạnh Dung) Theo Điều 3 Nghị định 05/1999/NĐCP ngày 3/2/1999 của Chính phủ quy định về chứng minh nhân dân thì ""công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này"". Thông tư 04/1999/TT-BCA ngày 29/4/1999 của Bộ Công an hướng dẫn một số quy định của Nghị định 05/1999/NĐ-CP, tại Điều 1 Mục I Thông tư này quy định cụ thể về đối tượng được cấp chứng minh nhân dân như sau: a- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, cơ sở để tính tuổi theo ngày, tháng, năm sinh ghi trong hộ khẩu hoặc giấy khai sinh; b- Công dân Việt Nam đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được hiểu là công dân đó đang sinh sống, làm việc, học tập... tại một địa chỉ xác định trên lãnh thổ Việt Nam; Như vậy, chồng của bạn không mang quốc tịch Việt Nam, không phải là công dân Việt Nam do đó không thuộc trường hợp được cấp chứng minh nhân dân tại Việt Nam. Nếu chồng bạn muốn được cấp chứng minh thư nhân dân, trước hết phải làm thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam. Sau đó anh ấy tiến hành thủ tục xin cấp theo quy định." 15841,Quyền của bên nhận thế chấp tài sản được pháp luật quy định thế nào?,"Bên nhận thế chấp tài sản có các quyền sau đây (Điều 351 Bộ luật dân sự năm 2005): - Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó; - Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp; - Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp; - Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng; - Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; - Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai; - Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật và được ưu tiên thanh toán." 27615,"Kính chào Luật Sư! Tôi đã có quyết định ly hôn vào cuối năm 2013. Trong quyết định bản án kết luận là Tài sản chung của vợ chồng sẽ do hai bên thỏa thuận và nuôi dưỡng con cái sẽ do 1 bên trợ cấp nuôi con. Nhưng đến nay, sau khi có bản án bên kia không cho tôi gặp con vì tôi không thể gặp mặt và liên hệ qua điện thọai được nên không thể thỏa thuận hình thức gửi tiền trợ cấp nuôi dưỡng con. Luật sư cho Tôi hỏi: 1.Khi tôi không thỏa thuận được phân chia tài sản thì nộp đơn nhờ tòa giải quyết xét xử vụ án trong thời gian bao lâu và phân chia như thế nào về tài sản chung (Giá trị tài sản khỏang hơn 1 tỷ đồng). Tôi và bên kia đều đứng đồng sở hữu tài sản nhà và đất. 2. Tôi không thể gặp con để thăm nom và nắm tình hình nuôi dưỡng con cái được đảm bảo hay không thì thôi phải làm thế nào? Bên kia lấy lý do tôi không nộp tiền trợ cấp để thưa ra tòa vậy vụ án đòi tiền trợ cấp nuôi con có liên quan gì với vụ án phân chia tài sản không? Tôi có quyền đề nghị thay đổi quyền nuôi con thì phải liên hệ ở đâu? Rất mong Luật sự hồi âm sớm. Trân trọng cảm ơn.","Việc phân chia tài sản các bạn có thể tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận bạn khởi kiện ra tòa án, vụ án sơ thẩm theo quy định là 4 tháng kể từ ngày thụ lý. Về việc thăm nuôi con, bạn tập hợp những chứng cứ chứng minh cho việc ngăn cản quyền thăm nuôi con để làm cơ sở nếu sau này bạn muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con, tuy nhiên bạn phải hoàn thành nghĩa vụ cấp dưỡng, bạn phải gửi tiền cấp dưỡng, có thể đóng học cho con hay chuyển vào tài khoản của người đang trực tiếp nuôi con." 23442,Bố chồng tôi mất vào năm 2013 nhưng trước khi chết ông ấy có lập di chúc nhưng chỉ để lại toàn bộ tài sản cho anh chồng tôi. Còn mẹ chồng và một đứa em bị tàn tật hiện đang sống với vợ chồng tôi thì không được hưởng thừa kế. Tôi muốn hỏi luật sư liệu rằng chúng tôi có thểkiện đòi phần thừa kế cho mẹ chồng và em chồng hay không?,"Theo Ðiều 648 Bộ luật Dân sự quy định người lập di chúc có quyền: “chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”. Theo quy định này,việc bố chồng bạn lập di chúc mà không chia cho mẹ chồng và em chồng bị tàn tật là quyền của bố chồng bạn, không vi phạm điều cấm của pháp luật. Tuy nhiên, khi bố chồng bạn mất thì mẹ chồng và đứa em chồng vẫn có quyền nhận di sản vì họ thuộc đối tượng được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Tại Điều 669 Bộ luật dân sự 2005 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nôi dung di chúc: “những người sau đây vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng it hơn 2/3 suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642, hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 của bộ luật này: con đã chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động”. Như vậy, quyền hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc với những người không có quyền hưởng di sản (người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản). Nếu người anh chồng được hưởng thừa kế theo di chúc không thực hiện việc trả cho mẹ chồng và người em bị tàn tật phần di sản mà người em phải được hưởng thì họ có quyền khởi kiện người kia ra tòa để đề nghị tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật." 4449,Đi làm passport mang theo bao nhiêu tiền?,"Tại Thông tư 25/2021/TT-BTC có quy định lệ phí đi làm passport như sau: Tại Mục 21 khoản 1 Điều 1 Thông tư 44/2023/TT-BTC có quy định về việc giảm lệ phí cấp passport như sau: Như vậy, từ nay đến hết năm 2023, khi đi làm passport người dân cần mang theo 160.000 VNĐ (cấp mới), 320.000 VNĐ (cấp lại do bị hỏng hoặc bị mất). Lưu ý: Bắt đầu từ ngày 01/01/2024, mức phí đi làm passport sẽ về mức cũ là 200.000 VNĐ cho cấp mới và 400.000 VNĐ cho cấp lại do bị hỏng hoặc bị mất." 15984,"Cho cháu hỏi, năm 1994 bố cháu có được cấp ruộng nhưng do đi làm xa nên ông cháu là người đi nhận hộ. Thì người đứng tên ruộng là bố cháu hay ông và có giấy tờ gì không ạ?","Tình huống bạn hỏi về quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp năm 1994 nên áp dụng Luật Đất đai 1993 để giải quyết. Theo quy định tại Điều 36 Luật Đất đai 1993 thì: “Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo các quy định sau đây: 1- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương phát hành; 2- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp Chính phủ quyết định giao đất thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 3- Trong trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân không cùng một hộ gia đình hoặc không cùng một tổ chức sử dụng, thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp đến từng tổ chức,từng hộ gia đình, từng cá nhân.” Theo quy định trên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình hoặc cho từng cá nhân nên bạn phải xác định trường hợp này là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình hay cấp cho cá nhân. Nếu đất trên là giao cho hộ gia đình thì việc cấp giấy chứng nhận trên là cấp cho hộ gia đình, người là chủ hộ trong hộ gia đình (ông bạn hoặc bố bạn) sẽ là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó. Nếu đất trên được giao cho cá nhân bố bạn thì bố bạn sẽ là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên." 32725,"Sao lưu, phục hồi dữ liệu căn cước công dân được quy định thế nào? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có nghe nói về quy định cấp thẻ Căn cước công dân nhưng tôi chưa hiểu rõ lắm những quy định của pháp luật về vấn đề này. Vì thế, tôi có một thắc mắc kính mong nhận được sự tư vấn của Ban biên tập. Sao lưu, phục hồi dữ liệu căn cước công dân được quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.","Sao lưu, phục hồi dữ liệu căn cước công dân được quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân như sau: 1. Dữ liệu căn cước công dân được sao lưu dự phòng và lưu trữ, quản lý tại cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an. 2. Phục hồi dữ liệu căn cước công dân sẽ được thực hiện khi có sự cố xảy ra làm hỏng dữ liệu đang hoạt động. Các thiết bị lưu trữ dữ liệu căn cước công dân bị lỗi, hư hỏng khi giao cho tổ chức, cá nhân bảo hành, sửa chữa phải có cán bộ chuyên môn trong ngành Công an giám sát và được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an; khi thay thế thiết bị lưu trữ phải giữ lại thiết bị cũ để quản lý. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về sao lưu, phục hồi dữ liệu căn cước công dân. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 137/2015/NĐ-CP. Trân trọng!" 2406,Chủ thể dữ liệu không phản hồi thì có được xem là đã đồng ý không? Sự đồng ý được thể hiện dưới hình thức nào?,"Tại Điều 11 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có quy định về sự đồng ý của chủ thể dữ liệu như sau: Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu 1. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu được áp dụng đối với tất cả các hoạt động trong quy trình xử lý dữ liệu cá nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác. 2. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu chỉ có hiệu lực khi chủ thể dữ liệu tự nguyện và biết rõ các nội dung sau: a) Loại dữ liệu cá nhân được xử lý; b) Mục đích xử lý dữ liệu cá nhân; c) Tổ chức, cá nhân được xử lý dữ liệu cá nhân; d) Các quyền, nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu. 3. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể bằng văn bản, giọng nói, đánh dấu vào ô đồng ý, cú pháp đồng ý qua tin nhắn, chọn các thiết lập kỹ thuật đồng ý hoặc qua một hành động khác thể hiện được điều này. 4. Sự đồng ý phải được tiến hành cho cùng một mục đích. Khi có nhiều mục đích, Bên Kiểm soát dữ liệu cả nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân liệt kê các mục đích để chủ thể dữ liệu đồng ý với một hoặc nhiều mục đích nêu ra. 5. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được. 6. Sự im lặng hoặc không phản hồi của chủ thể dữ liệu không được coi là sự đồng ý. 7. Chủ thể dữ liệu có thể đồng ý một phần hoặc với điều kiện kèm theo. 8. Đối với xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm, chủ thể dữ liệu phải được thông bảo rằng dữ liệu cần xử lý là dữ liệu cá nhân nhạy cảm. ... Như vậy, chủ thể dữ liệu không phản hồi không được xem là sự đồng ý. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu về dữ liệu cá nhân của mình thì phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể bằng: - Văn bản; - Giọng nói; - Đánh dấu vào ô đồng ý; - Cú pháp đồng ý qua tin nhắn; - Chọn các thiết lập kỹ thuật đồng ý; - Một hành động khác thể hiện được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu." 20993,Vợ chồng có con riêng thì có được nhờ mang thai hộ không?,"Căn cứ Khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; b) Vợ chồng đang không có con chung; c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Như vậy, theo quy định như trên, mặc dù vợ bạn có con riêng tuy nhiên, hai vợ chồng chưa có con chung thì có thể được nhờ mang thai hộ nếu đáp ứng đủ các điều kiện kể trên." 7080,Hướng dẫn thực hiện thông báo lưu trú online dành cho kinh doanh nhà trọ?,"Dưới đây là cách thực hiện thông báo lưu trú online dành cho kinh doanh nhà trọ. Bước 1: Truy cập vào app VNeID trên điện thoại thực hiện thông báo lưu trú Bước 2: Truy cập vào mục ""Thủ tục hành chính"" Bước 3: Truy cập vào mục ""Thông báo lưu trú"" Bước 4: Chọn vào ""Tạo mới yêu cầu"" Bước 5: Chọn địa chỉ cơ quan sau đó chọn vào mục ""Tiếp tục"" Bước 6: Chọn địa chỉ cơ quan công an Bước 7: Điền thông tin cơ sở lưu trú: + Loại hình cơ sở lưu trú + Tên cở lưu trú + Địa chỉ lưu trú + Địa chỉ chi tiết Sau đó chọn vào ô ""Tiếp tục"" Bước 8: Chọn vào ""Thêm người lưu trú"" Bước 9: Điền đầy đủ thông tin người lưu trú tại cơ sở Bước 10: Chọn ""Lưu""" 18182,Không được cấp sổ hộ khẩu khi xin cấp lại thì làm căn cước công dân như thế nào?,"Căn cứ Khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020 quy định về điều khoản thi hành như sau: Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. Bên cạnh đó, tại Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân như sau: 1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau: a) Điền vào tờ khai theo mẫu quy định; b) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định. Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị; c) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục; d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục; đ) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát. 2. Trường hợp người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều này. Như vậy , theo quy định hiện hành thì không tiếp tục cấp sổ hộ khẩu mà sẽ cập nhật thông tin trực tiếp vào cơ sở dữ liệu quốc gia. Do đó, trong trường hợp con của bạn muốn làm căn cước công dân nhưng mất hộ khẩu thì bạn có thể đến cơ quan công an, nơi có thẩm quyền để tiến hành làm căn cước công dân theo thủ tục được quy định như trên." 2746,Hướng dẫn viết đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2024?,"Tại Mẫu số 23-DS Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP có quy định mẫu đơn ly hôn đơn phương như sau: Xem chi tiết mẫu đơn ly hôn đơn phương hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP tại đây . Tại Mẫu số 23-DS có quy định cách viết đơn ly hôn đơn phương như sau: (1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……). (2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó. (3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó. (4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H). (5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3). (6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4). (11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết. (14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …). (15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…). (16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 . Hướng dẫn viết đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2024? (Hình từ Internet)" 9584,"Xin chào luật sư; Một người nếu cố tình xúc phạm bôi nhọ danh dự, nhân cách của người khác'' thì phạm tội gì? Vào điều mấy của BLHS VN? Và tôi phải làm như thế nào? để có thể trừng trị, cảnh cáo họ để họ sau này không còn dám chửi người khác nữa?  Như những lời họ đã chửi tôi dưới đây! 1- Mày là thằng mắt dạy! 2- Mày là thằng, Không có đạo đức, Không có nhân cách 3- Mày là thằng Vô ơn vô nghĩa  4- Mày là thằng Ăn cháo đái bát 5- Mày là thằng phản đồ! - Tôi chưa hề làm chuyện gì sai trái có lỗi với ai với lương tâm củ mình. - Tôi luôn giữ văn hóa đạo đức, lối sống truyền thống con người Việt Nam. - Cũng không hề nhờ vả gì người đó!. - Người đó cũng không phải nuôi tôi được một ngày. - Cũng không phải Thầy tôi trong mọi lãnh vực. Tôi mới người này chỉ là cùng đồng nghiệp, không máu mủ họ hàng, chỉ quen biết chơi chung với nhau trong nghành nghề Nhiếp ảnh.  Đây là họ cố tình muốn bôi nhọ Danh dự, Nhân cách của tôi trước mặt mọi người Như những điều trên họ chửi tôi như vậy là đúng hay sai? Rất mong Luật Sư giải thích cho tôi được hiểu hơn, được biết rõ hơn về sự việc này?... Xin chân thành cảm ơn Luật Sư","Theo qui định của BLHS 1999 thì hành vi xúc phạm nghiêm trọng người khác được qui định như sau: Điều 121. Tội làm nhục người khác 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm" 33091,"Cục Thuế tỉnh Long An hướng dẫn Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Kyodo Soitz (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) về việc tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền xe đi lại của Ban Giám đốc.","Tại Điểm 2.b, Điều 1, Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân quy định: ""Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động; trường hợp chỉ chuyên đưa đón riêng từng cá nhân thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón"". Căn cứ quy định trên thì tiền thuê xe riêng cho mỗi người trong Ban Giám đốc từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại phải được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của cá nhân được đưa đón. Riêng tiền thuê xe phục vụ cho cá nhân đi công tác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người đi công tác." 28556,"Dạ, em muốn hỏi: Em và người yêu em sống với nhau được hơn 01 năm, chưa đăng ký kết hôn và người yêu em thường xuyên đánh đập em. Nên em muốn được biết khi không đăng ký kết hôn như vậy, thì hành vi trên có được xem là hành vi bạo lực gia đình hay không?","Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 2 và Khoản 2 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau: - Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: + Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng. + ... - Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng. Như vậy, theo quy định trên mặc dù hai bạn không đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, đối với hành vi đánh đập của người yêu bạn thì vẫn được xem là hành vi bạo lực gia đình khi không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng. Trân trọng!" 21822,"Nhà bà Thu và nhà ông Ban có chung hàng rào là một dậu cúc tần. Khi xây nhà mới, ông Ban muốn thay dậu cúc tần bằng một bức tường gạch. Ông Ban đã tự ý cho người phá dậu cúc tần. Bà Thu yêu cầu ông Ban không được xây tường mà phải giữ nguyên hàng rào cúc tần đã tồn tại từ hơn chục năm nay nhưng ông Ban vẫn làm theo ý mình. Hai bên xảy ra mâu thuẫn. Trong trường hợp này, tổ viên tổ hoà giải cần giải thích như thế nào cho hai gia đình?","Mâu thuẫn giữa hai gia đình là do ông Ban tự ý phá dỡ hàng rào cúc tần để xây bức tường gạch mà không được sự đồng ý của bà Thu. Trong tình huống này, cần xem xét vấn đề về: quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản; nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản. Để giải quyết tình huống này, cán bộ tư pháp xã cần căn cứ vào Điều 265 và Điều 266 Bộ luật Dân sự năm 2005. - Về quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản Khoản 1 Điều 266 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đất liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của những người đó. Dậu cúc tần giữa nhà ông Ban và nhà bà Thu đã tồn tại từ nhiều năm nay, do vậy thuộc sở hữu chung của cả hai gia đình và cả hai bên đều phải có nghĩa vụ bảo vệ hàng rào chung đó. Nếu ông Ban có ý định phá dậu cúc tần để xây bức tường mới thì phải có sự đồng ý của gia đình bà Thu. - Về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản Khoản 2 Điều 265 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác. Do vậy, nếu bà Thu không đồng ý để ông Ban phá dậu cúc tần nhưng ông Ban vẫn muốn xây tường rào thì ông Ban chỉ được xây bức tường rào mới trên phần đất nhà mình, phía trong của hàng rào cúc tần." 27200,Hành vi nào bị coi là sử dụng bí mật kinh doanh?,"1. áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá. 2. Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh (Điều 124.4 Luật SHTT)." 20488,"Tôi định về Việt Nam làm thủ tục kết hôn, nhưng vì dịch SARS nên không đi được. Vây tôi có thể uỷ quyền cho vợ chưa cưới làm thủ tục không? Thời hạn đăng ký kết hôn thế nào?","Theo các văn bản pháp luật hướng dẫn thủ tục nộp và nhận hồ sơ đăng ký kết hôn thì khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự đều phải có mặt. Trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt thì người đó có thể làm đơn xin vắng và uỷ quyền cho bên kia nộp hồ sơ, không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba. Giấy tờ dùng cho việc xin đăng ký kết hôn có giá trị trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày cấp. Lễ đăng ký kết hôn với trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài được tổ chức trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày được chủ tịch UBND cấp tỉnh ký giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Lễ đăng ký kết hôn - sẽ có thủ tục trao giấy đăng ký kết hôn - nhất thiết phải có mặt cả hai người nam, nữ. Từ các quy định trên, để tiết kiệm thời gian, bạn có thể gửi trước hồ sơ về Việt Nam và ủy quyền cho vợ sắp cưới nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Còn ngày làm lễ đăng ký kết hôn thì nhất thiết hai vợ chồng phải có mặt. Ngày lễ này có thể sắp xếp hợp lý trong thời hạn tối đa là 90 ngày kể từ khi nộp đơn xin đăng ký kết hôn." 24822,"Tên, biểu tượng của tổ hợp tác. Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Hồng Lam, có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành quy định về Tên, biểu tượng của tổ hợp tác như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 151/2007/NĐ-CP tổ chức hoạt động tổ hợp tác thì: Tổ hợp tác có quyền chọn tên và biểu tượng của mình phù hợp với quy định của pháp luật và không trùng lắp với tên, biểu tượng của tổ hợp tác khác trong phạm vi xã, phường, thị trấn. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Tên, biểu tượng của tổ hợp tác. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 151/2007/NĐ-CP để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 3038,Cho em hỏi nếu bây giờ em đăng ký lại kết hôn thì mất lệ phí bao nhiêu ạ?,"Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC thì lệ phí hộ tịch là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Và Điểm c Khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định về căn cứ xác định mức thu phí và lệ phí như sau: Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp. Đối với các khoản lệ phí: Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật, không bao gồm việc cấp bản sao trích lục hộ tịch (thu phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định tại Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính). - Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, gồm: Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân); khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử không đúng hạn, đăng ký lại khai tử); kết hôn (đăng ký lại kết hôn) ;... - Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh đúng hạn, không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân); khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử đúng hạn, không đúng hạn, đăng ký lại khai tử); kết hôn (bao gồm: đăng ký kết hôn mới, đăng ký lại kết hôn) ;... - Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp. - Miễn lệ phí hộ tịch theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật hộ tịch. Như vậy, ở mỗi địa phương thì mức thu lệ phí đăng ký lại kết hôn là khác nhau, căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương đó, do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trân trọng!" 21872,"Hạng của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được quy định như thế nào?","Căn cứ Điều 24 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được đính chính tại Thông báo 132/TB-BST năm 2016 và sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được chia thành hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một và binh sĩ dự bị hạng hai. Cụ thể như sau: (1) Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một - Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã phục vụ tại ngũ đủ 06 tháng trở lên; - Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã qua chiến đấu; - Công dân nam thôi phục vụ trong Công an nhân dân, đã có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên - Công dân nam là quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ; - Công dân nam là công nhân, viên chức quốc phòng được chuyển chế độ từ hạ sĩ quan, binh sĩ đã thôi việc; - Dân quân thường trực đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ hoặc Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế đã qua huấn luyện tập trung đủ 03 tháng trở lên; - Công dân là binh sĩ dự bị hạng hai đã qua huấn luyện tập trung đủ 06 tháng trở lên; - Công dân hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên. (2) Binh sĩ dự bị hạng hai - Công dân nam là binh sĩ xuất ngũ, đã phục vụ tại ngũ dưới 06 tháng; - Công nhân, viên chức quốc phòng không thuộc đối tượng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này đã thôi việc; - Công dân nam thôi phục vụ trong Công an nhân dân đã có thời gian phục vụ dưới 12 tháng; - Công dân nam hết độ tuổi gọi nhập ngũ chưa phục vụ tại ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; - Công dân nữ đủ 18 tuổi trở lên đã đăng ký nghĩa vụ quân sự. Trân trọng!" 16734,Tháng 11 năm 2009 tôi gây ra vụ tai nạn giao thông. chết một người. lúc đó tôi mới gần 18 tuổi. chưa có giấy phép lái xe. tôi bị thương nặng điều trị hơn hai tháng mới xuất viện. còn về hậu sự thì gia đình tôi cũng lo cùng gia đình bị hại. khi ra toà xử tôi 27 tháng tù giam và 93 triệu tiền bồi thường. gia đình tôi bồi thường được 60 triệu còn nợ 30 triệu. vậy xin hỏi luật sư tôi đi tù về số tiền nợ 30 triệu tôi trả hay mẹ tôi trả. thi hành an xuống nhà đòi tiền mẹ tôi và phong toả tài sản đứng tên mẹ tôi. không cho mẹ tôi sang nhượng đất đai và vay vốn ngân hàng. thi hành án làm vậy đúng hay sai?,"Khi bạn phạm tội thì bạn là người chưa thành niên nên có người giám hộ. Nay bạn đã thành niên thì bạn phải tự mình chịu trách nhiệm pháp lý liên quan tới nghĩa vụ dân sự của mình. Vì vậy, số tiền còn thiếu thì bạn có trách nhiệm trả cho gia đình bị hại. Khi nào bạn trả hết số tiền đó thì bạn mới được xóa án tích." 22676,"Tôi có tìm hiểu và biết được rằng khi cho vay thì chỉ được lấy lãi suất tối đa là 20%/năm. Tuy nhiên, bạn của tôi do muốn làm ăn nên đã làm liều đi vay của một người số tiền lớn với lãi suất 5%/tháng, tức 60%/năm. Đến giờ thì bạn tôi hầu như không còn khả năng chi trả nữa. Bạn tôi cũng đã nói rõ với người đó tuy nhiên họ vẫn bỏ ngoài tai và quyết đòi đến cùng. Vậy cho tôi hỏi: Giờ bạn tôi phải làm sao ạ? Và có phải việc cho vay với lãi suất 60%/năm là đã phạm tội cho vay nặng lãi không ạ? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!","Tại Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: ""Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác... Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. "" Theo quy định này thì có thế thấy lãi suất khi đi vay là do các bên tự thỏa thuận và mức lãi suất thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm. Vậy, việc người kia cho bạn của bạn vay với lãi suất 60%/năm là sai quy định và phần lãi suất vượt quá 20% sẽ không có hiệu lực. Vì vậy, bạn của bạn chỉ cần trả nợ gốc và lãi 20%/năm trên nợ gốc cho người kia thôi bạn nhé. Về việc người cho vay này có phạm tội cho vay nặng lãi hay không thì tại Khoản 1 Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau: ""Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. "" Theo quy định này thì việc cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự (tức lãi suất 100%/năm ) và thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thì mới phạm tội cho vay nặng lãi . Vì vậy, việc người kia cho vay với lãi suất 60%/năm vẫn chưa phạm vào tội cho vay nặng lãi bạn nhé. Trên đây là nội dung trả lời về việc xử lý khi bị cho vay với lãi suất cao. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Bộ luật Dân sự 2015. Trân trọng!" 25941,Mẫu hợp đồng sử dụng tác phẩm trong lĩnh vực xuất bản mới nhất năm 2024?,Dưới đây là mẫu hợp đồng sử dụng tác phẩm trong lĩnh vực xuất bản mới nhất năm 2024: Tải về mẫu hợp đồng sử dụng tác phẩm trong lĩnh vực xuất bản mới nhất năm 2024 Tại đây Mẫu hợp đồng sử dụng tác phẩm trong lĩnh vực xuất bản mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet) 27871,"Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi vận chuyển vật liệu phóng xạ với hàng hóa khác được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn! Kim Anh - anh*****@gmail.com","Vận chuyển vật liệu phóng xạ với hàng hóa khác được quy định tại Điều 20 Thông tư 23/2012/TT-BKHCN hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, theo đó: 1. Kiện hàng không được, chứa các vật khác ngoài những vật cần thiết cho việc sử dụng vật liệu phóng xạ và bảo đảm các vật này không ảnh hưởng tới an toàn của kiện. 2. Trường hợp sử dụng côngtenơ đã dùng vận chuyển vật liệu phóng xạ để lưu giữ tạm thời hoặc vận chuyển hàng hóa khác thì phải tẩy xạ côngtenơ đến mức thấp hơn 0,4 (Bq/cm 2 ) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc 0,04 (Bq/cm 2 ) đối với các chất phát anpha khác. 3. Trong quá trình vận chuyển, kiện phải được tách riêng với thực phẩm, được phẩm và hàng hóa nguy hiểm khác. Trên đây là tư vấn về vận chuyển vật liệu phóng xạ với hàng hóa khác. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 23/2012/TT-BKHCN. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 23999,"Gia đình có 4 anh em trai,trong đó có 01 người cha mẹ cho là bấc hiếu (Nhưng không có làm thủ tục từ con), gia sản khoản 5tỉ di chúc  lại cho con mà không chia cho 01 người đó thì có phù hợp không?","Theo quy định của pháp luật thì người có tài sản thuộc sỡ hữu của mình có quyền lập di chúc để lại tài sản cho bất cứ ai mà ko phụ thuộc vào ý kiến của người nhận tài sản. Do vậy, nếu cha mẹ anh nhận thấy có một ngườii con bất hiếu, không đủ tư cách nhận di sản thừa kế thì đó là quyền của cha mẹ anh mà người con này ko có quyền có ý kiến gì. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý bạn là luật pháp có quy định các đối tượng sau đây được thừa hưởng di sản ko phụ thuộc vào nội dung di chúc bao gốm: - Cha mẹ, vợ chồng - Con chưa thành niên - Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, bị tàn tật... Nhưng người này được hưởng 2/3 của một suất thừa kế nếu phân chia theo quy định của pháp luật." 28457,"Quy định về điều hành tổ hợp tác. Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành quy định về điều hành tổ hợp tác như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 151/2007/NĐ-CP tổ chức hoạt động tổ hợp tác thì: 1. Người điều hành công việc chung của tổ hợp tác là tổ trưởng tổ hợp tác. Các tổ viên tổ hợp tác thoả thuận về tiêu chuẩn, cách thức bầu tổ trưởng tổ hợp tác. 2. Trường hợp cần thiết, tổ hợp tác có thể bầu ban điều hành. Tổ trưởng là trưởng ban điều hành. Số lượng, tiêu chuẩn và cách thức bầu ban điều hành thực hiện theo thoả thuận của các tổ viên tổ hợp tác. 3. Việc thay đổi tổ trưởng phải được ghi nhận bằng biên bản họp tổ và phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã đã chứng thực hợp đồng hợp tác. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều hành tổ hợp tác. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 151/2007/NĐ-CP để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 25466,"Trong vụ án dân sự, đương sự có dấu hiệu tâm thần nhưng chưa có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án giải quyết như thế nào?","Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Như vậy, khi có chủ thể cho rằng một người là đương sự trong vụ án mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án phải giải thích, hướng dẫn để họ thực hiện quyền yêu cầu tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự theo quy định nêu trên; trường hợp họ có yêu cầu và Tòa án thụ lý, giải quyết yêu cầu này thì Tòa án áp dụng điểm d khoản 1 Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 để tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; trường hợp họ không yêu cầu thì Tòa án giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục chung. Trên đây là giải đáp của Tòa án nhân dân tối cao tại Khoản 6 Phần IV. Về tố tụng dân sự, thi hành án dân sự tại Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành. Trân trọng!" 12584,"Anh trai cháu trước đây có đăng kí kết hôn với một chị ở bên Đức (năm 2005). Vì anh cháu muốn sang Đức làm việc nên phải đăng kí kết hôn giả với chị này nhưng do một số vấn đề nên anh cháu đã không đi nữa. Năm 2008, anh cháu có yêu chị dâu cháu bây giờ nhưng do làm đăng kí kết hôn giả năm 2005 nên hiện tại anh chị ấy vẫn chưa có đăng kí kết hôn. Cũng năm 2008, chị ở bên Đức có gửi giấy ủy quyền ly hôn cho anh trai cháu nhưng chưa ly hôn được. Năm 2009, anh chị cháu đã có một cháu trai và đã nhập khẩu được theo hộ khẩu của anh trai cháu, tới năm 2011, anh chị cháu lại có một cháu trai nữa, nhưng lúc này huyện cháu lại sát nhập vào Hà Nội (cháu ở huyện Mê Linh) nên khi anh chị cháu đi nhập khẩu cho cháu thứ 2 không được vì người ta bảo anh chị cháu chưa có giấy đăng kí kết hôn. Vậy cho cháu hỏi, tại sao cháu bé sinh năm 2009 lại nhập khẩu theo bố được, hiện tại cháu bé sinh năm 2011 chỉ có giấy chứng sinh vì vậy luật gia có thể hướng dẫn cho cháu những việc cần thiết để giúp anh cháu có thể đơn phương ly hôn, và làm thế nào để cháu bé thứ 2 có thể làm giấy khai sinh và nhập khẩu theo hộ khẩu của bố cháu, thêm vào đó hiện tại anh chị cháu đã mất liên lạc với người vợ hờ bên Đức rồi.","Theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 2/2/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực thủ tục đăng ký khai sinh được quy định như sau: Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn). Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Trong trường hợp cán bộ tư pháp - hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp - hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Theo quy định trên thì cháu bạn phải được đăng ký khai sinh để đảm bảo quyền công dân của cháu (theo quy định của Hiến pháp và Bộ luật Dân sự, và Nghị định 58). Đối với hôn nhân của anh bạn thì phải làm các thủ tục ly hôn với chị ở nước ngoài, thủ tục này anh bạn lên Tòa án tỉnh hỏi các thủ tục giải quyết việc ly hôn với người nước ngoài (khi đi mang theo các giấy tờ kể cả giấy ủy quyền của chị vợ ở nước ngoài). Sau khi đã có quyết định ly hôn thì anh chị làm thủ tục đăng ký kết hôn với chị vợ mà anh đang chung sống" 21766,"Tôi có một người bạn, năm nay 22 tuổi, có bố mẹ ra tòa ly hôn. Nhưng khi ra tòa, cả 2 bên bố mẹ đều không nhận nuôi bạn tôi và bạn tôi cũng không muốn nghiêng về bên nào. Trong trường hợp này, bạn tôi có phải bắt buộc chọn 1 trong 2 bên không hay có phải làm thủ tục từ bỏ quyền lợi và nghĩa vụ làm con không?","Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 thì :""Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con"". Như trường hợp bạn nêu thì bạn của bạn năm nay 22 tuổi, vì vậy nếu không thuộc trường hợp được nêu tại Điều trên như: bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản đề tự nuôi mình thì bố mẹ không có nghĩa vụ phải cấp dưỡng nuôi con. Theo đó, bạn của bạn cũng sẽ không bắt buộc phải chọn sống với một trong hai bên bố, mẹ. Cùng với đó, về việc chia tài sản, nếu tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, không có đóng góp công sức, tiền của gì của con, thì bạn của bạn cũng không có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi cha mẹ ly hôn. Chỉ trong trường hợp bố, mẹ tự nguyện chia hoặc tặng cho một phần tài sản của mình cho bạn của bạn, nếu bạn của bạn không muốn nhận thì có thể từ chối phần tài sản đó." 31178,"Ba em mất được 2 năm, có để lại một ít tài sản. Nhà có 2 anh em, em hiện đã đủ 18 tuổi ở với mẹ, mẹ em giờ muốn tiến bước nữa. Hiện em muốn ra ở riêng thì số tài sản đó được phân chia làm sao ạ?","Theo Khoản 1a Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: - Không có di chúc; - Di chúc không hợp pháp; ... Như vậy, trường hợp bố bạn chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật. Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, theo quy định này thì ba mẹ con bạn cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bạn chưa trình bày rõ là ông bà nội có còn sống hay không? Nếu hàng thừa kế thứ nhất chỉ còn ba mẹ con bạn thì phần di sản của bố bạn sẽ chia làm 3, mỗi người sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Trân trọng!" 11288,"Chào luật sư tôi điều khiển xe ô tô đi đúng chiều, xe máy đi ngược chiều lao vào xe tôi và tôi có đánh lái xang bên trái để tránh nhưng xe máy vẫn đam vào đèn pha bên phụ xe tôi. Lái máy đã chết liệu tôi có bị khởi tố bị can hay không? Gia đình xe máy đã nhận tiền xong bên gia đình kia đã viết 1 lá đơn xin miễn giảm cho em, hôm nay tròn 1 tháng bên công an họ đang dọa và đòi tiền.","Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: 1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. 2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. ... Tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau: 1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết người; ... Như vậy, khi gây tai nạn chết người trong trường hợp trên thì trước hết bạn phải bồi thường cho gia đình nạn nhân. Đối với vấn đề khởi tố, trường hợp bạn có vi phạm quy tắc giao thông hay không thì cần đợi kết luận điều tra, về lý thuyết nếu bạn không vi phạm thì không bị khởi tố hình sự. Trân trọng!" 15860,Em bị viên dạ dày nhưng vẫn ăn uống tốt. Năm sau có nguyện vọng đi nghĩa vụ công an thì có được không ạ?,"Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 45/2019/TT-BCA thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2 và đáp ứng các chỉ số đặc biệt theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. Và tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có quy định cách cho điểm, cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa, vụ tham gia Công an nhân dân, cách phân loại sức khỏe được thực hiện theo các khoản: 2, 3, 4 và 5 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Dẫn chiếu Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì dựa vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5; - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. Theo đó, các bệnh về dạ dày, tá tràng dẫn đến việc công dân không đảm bảo điều kiện về sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân được quy định tại số thứ tự 76 Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2019/TT-BCA: 76 Bệnh dạ dày, tá tràng: - Viêm dạ dày cấp 3 - Viêm dạ dày, tá tràng mạn tính 4 - Loét dạ dày, tá tràng chưa có biến chứng 4 Như vậy, nếu anh mắc bệnh viên dạ dày cấp hoặc viêm dạ dày mạn tính thì sẽ không đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện NVCA. Tuy nhiên, anh nên đi khám NVCA để được Hội đồng khám kết luận đúng nhất. Trân trọng!" 10388,Giao dịch dân sự có hiệu lực là gì?,"Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005 Giao dịch dân sự có hiệu lực là Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ những điều kiện sau đây: 1) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự. 2) Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội. 3) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện, tức là không bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc không nhận thức được hành vi của mình. 4) Hình thức của giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật." 1588,"Hình thức, thời hạn giải đáp vướng mắc pháp luật bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Nguyễn Huy Hùng, gần đây tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về công tác bồi thường nhà nước, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể như sau: Hình thức, thời hạn giải đáp vướng mắc pháp luật bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Hình thức, thời hạn giải đáp vướng mắc pháp luật bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự được quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-BTP-BQP hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, cụ thể như sau: 1. Việc giải đáp vướng mắc pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức sau: a) Giải đáp bằng văn bản; b) Giải đáp thông qua mạng điện tử; c) Giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại; d) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ thông tin có liên quan đến yêu cầu giải đáp vướng mắc, Bộ Tư pháp phải trả lời theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trường hợp có nội dung phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. 3. Trường hợp cần thiết, việc giải đáp vướng mắc có thể tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tham vấn ý kiến của cơ quan có liên quan. Trên đây là nội dung câu trả lời về hình thức, thời hạn giải đáp vướng mắc pháp luật bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự, theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-BTP-BQP. Trân trọng!" 19976,"Em đi làm ở một công ty Pháp, không may có xích mích va chạm thường ngày với vài người trong công ty nhưng sau đó em phát hiện tài khoảng B trên mạng của em bị theo dõi và có dấu hiệu bị đi theo về nhà, đặt máy nghe lén chuyện đời sống cá nhân. Những chuyện riêng tư của em có dấu hiệu bị bêu rếu ra ngoài cợt nhả nói xấu, có thể điện của em đã bị theo dõi, em chưa tìm ra chứng cứ nhưng em muốn biết như thế đã là phạm luật hay chưa? Luật về xâm phạm quyền riêng tư là như thế nào,? Chi tiết cụ thể?","Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau: Cho đến nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về bí mật đời tư là gì, phạm vi của bí mật đời tư là như thế nào, mà chỉ có một số quy định như trong Bộ luật Dân sự (Ðiều 38), Luật Giao dịch điện tử (khoản 2 Điều 46) quy định quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; thư từ, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn, bí mật và việc kiểm soát các loại này được thực hiện khi pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng Bộ luật Hình sự (Điều 125) có quy định: Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì tùy trường hợp sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm, phạt tù đến hai năm. Những khiếm khuyết nói trên đã dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định bí mật đời tư của cá nhân và phạm vi của nó. Điều đáng nói là một khi pháp luật chưa xác định được rõ ràng những khái niệm này thì việc bảo vệ quyền bí mật đời tư, xử lý các trường hợp được xem là xâm phạm bí mật đời tư không khỏi dẫn đến những tranh cãi, bất nhất, không nghiêm minh. Nguồn: Công ty Luật Cương Lĩnh/Nguoiduatin" 25192,Mẫu Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất hiện nay?,Mẫu Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được ban hành tại phụ lục kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau: Xem chi tiết Mẫu Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được ban hành tại phụ lục kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP tại đây . 20556,"Quê tôi ở Quảng Trị nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên phải vào Bình Dương làm ăn. Có năm về quê có năm không, đã làm ở đây 4 năm rồi. Vậy trường hợp của tôi có bị xóa đăng ký thường trú hay không?","Theo Điều 24 Luật cư trú 2020 quy định về xóa đăng ký thường trú, cụ thể như sau: 1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú: a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; b) Ra nước ngoài để định cư; c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này; d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; .... Như vậy, trường hợp anh đã làm việc ở Bình Dương 4 năm mà trong thời gian đó anh vắng mặt tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại Bình Dương hoặc không khai báo tạm vắng thì anh sẽ bị xóa đăng ký thường trú. Do đó, anh có thể khai báo tạm vắng tạm vắng hoặc đăng ký tạm trú tại nơi anh đang sinh sống và làm việc. Trân trọng!" 23082,"Anh Tiết Văn Thông (huyện Giang Thành) hỏi: Gia đình tôi có 4 anh em, trong đó 3 người đã có gia đình ra ở riêng, còn lại đứa em út còn ở chung với cha mẹ. Khi cha mẹ còn sống đã chia cho 3 anh em, mỗi người 5000m2 đất ruộng, còn lại 20.000m2 đất cha mẹ để dưỡng già mà không nói đến sau này sẽ chia cho các con như thế nào. Nay cha tôi đã mất, mẹ tôi viết di chúc để lại toàn bộ tài sản đó cho người em út thì có đúng quy định của pháp luật không?","Ðiều 634 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Như vậy, tài sản thuộc quyền sở hữu chung của cha mẹ anh nên khi lập di chúc, mẹ anh chỉ có quyền định đoạt đối với phần tài sản của mình, mà không định đoạt đến phần di sản của cha anh. Ngoài ra, di chúc phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 652 Bộ luật dân sự mới được coi là hợp pháp. Nếu tranh chấp về di sản thừa kế có xảy ra, trong gia đình nên hòa giải theo hướng “đạt lý, vẹn tình”, xem xét điều kiện hoàn cảnh của các anh chị em trong gia đình, công sức đóng góp, phụng dưỡng cha mẹ và tài sản các anh chị đã được chia khi ra ở riêng." 12284,"Thưa Luật Sư! Tôi muốn hỏi luật sư về quyền sử dụng lối đi chung như sau: -Diện tích đất sử dụng nhà ở của nhà tôi và nhà hàng xóm trước đây là do bố chồng tôi mua. Bố chồng tôi trước khi mất có để lại thừa kế cho chồng tôi và cháu nội của bố tôi ( con anh cả chồng tôi) như sau: chồng tôi được 69m2 làm nhà và 11m2 làm lối đi chung, cháu nội của bố tôi được 62m2 làm nhà và 11m2 làm lối đi chung ( nhà tôi hiện tại ở bên ngoài và nhà cháu nội bố tôi ở bên trong, đi chung 1 lối đi chung 22m2) Và có thêm 1 cam kết là lối đi chung chỉ sử dụng để đi, không bên nào được sử dụng làm của riêng. Hiện tại lối đi chung không nằm trong sổ đỏ của 2 nhà nhưng 2 nhà vẫn phải đóng thuế. - Cháu nội bố tôi đã bán nhà cho người khác và có kèm theo cả bản cam kết về quyền sử dụng lối đi chung như trên. - Hiện nay nhà tôi đang xây nhà. Do thay đổi phong thủy nên nhà tôi đổi hướng nhà không đi vào lối đi chung ấy nữa. - Tuy nhiên nhà tôi có xây vào lối đi chung ấy 20 phân ( lúc đầu nhà kia đã đồng ý cho nhà tôi xây ra như vậy nhưng do chủ quan nên chồng tôi lại không xác nhận bằng văn bản đối với nhà kia). Do đó hiện nay hàng xóm nhà tôi đã gửi đơn kiện lên quận Vậy xin luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này, xét về luật, vấn đề này phải giải quyết ra sao? Và có quy định rõ ràng trong bộ luật ( ở Chương nào, điều khoản nào ạ?) Xin Luật sư trả lời giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!","Chào bạn. Việc thiết lập lối đi chung của hai nhà đã được các bên thỏa thuận rất rõ ràng là lối di chung là quyền của hai nhà, chỉ sủ dụng làm lối đi chung không lấn chiếm và làm tài sản riêng. Mặt khác, lối đi chung này ko nằm trong diện tích đất được công nhận của hai nhà. Các bên đã cam kết thực hiện việc này rất tốt, kể cả chủ nhà mới vậy thì tại sao gia đình bạn là bên đã từng cam kết thực hiện lối đi chung nay lại vi phạm cam kết này? Do vậy, luật sư cho rằng giải pháp tốt nhất là nên tôn trọng những gi đã cam kết của hai bên. Nếu vì lý do quá đặc biệt thì cũng nên thỏa thuận với nhà kia nhằm thống nhất chứ ko nên đơn phương hành động. Việc quyền sử dụng lối đi chung qua bất động sản liền kề có quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005. Thân." 33797,"Tôi chuẩn bị kết hôn và sau đó chuyển khẩu về nhà chồng, cho hỏi để xin giấy chuyển hộ khẩu tôi phải đến đâu và chuẩn bị những gì? Mong sớm nhận được phản hồi!","Luật Cư trú 2006 quy định: Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu. Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú Nghị định 31/2014/NĐ-CP thì thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau: a) Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh; b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm: a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; b) Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây). Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trường hợp chuyển cả hộ thì ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và sổ hộ khẩu là chuyển đi cả hộ để cơ quan Công an nơi chuyển đến thu sổ hộ khẩu cũ khi cấp sổ hộ khẩu mới. Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu những nội dung cơ bản sau: Thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi chuyển đến. Các trường hợp không cấp giấy chuyển hộ khẩu đó là: a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh; b) Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà tr­ường và cơ sở giáo dục khác; c) Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân; d) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể; đ) Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đ­ưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế. e) Các trường hợp tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú theo quy định tại Điều 4 Thông tư này (trừ trường hợp đã được cơ quan áp dụng các biện pháp hạn chế quyền tự do cư trú đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản). Trân trọng!" 14576,Có thai trước khi kết hôn có được xem là con chung của vợ chồng?,"Tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về xác định cha, mẹ như sau: 1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. 2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp vợ bạn có thai trước khi kết hôn và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì pháp luật sẽ thừa nhận đây là con chung của hai bạn. Mặc khác, trong trường hợp c on sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được hai vợ chồng bạn thừa nhận là con chung của vợ chồng thì pháp luật cũng sẽ thừa nhận đây là con chung của hai bạn. Có thai trước khi kết hôn thì đứa con có được xem là con chung của vợ chồng? (Hình từ Internet)" 18874,Người bị tâm thần có đứng tên tài sản thừa kế được hay không?,"Theo Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Ngoài ra theo Điều 22 Bộ luật này quy định: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Như vậy, theo căn cứ trên, đối với người thừa kế là cá nhân thì phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và không thuộc trường hợp tòa án tuyên bố em của bạn là người mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, em bạn vẫn có quyền thừa kế và đứng tên theo quy định pháp luật." 16224,Cha mẹ nuôi không còn khả năng lao động thì con có phải cấp dưỡng?,"Tại Điều 111 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ như sau: Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật không có sự phân biệt cha mẹ nuôi hay cha mẹ ruột đối với nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ. Chính vì vậy, trong trường hợp của bạn, bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ban mẹ nuôi của mình khi họ không còn khả năng lao động." 23074,Chào Luật sư! Hai vợ chồng tôi đã cưới nhau hơn 1 năm và đã đăng ký kết hôn được hơn 1 tháng. Chồng tôi mới nhập khẩu tại TP Đà Nẵng cách đây 4 tháng - nhập nhờ nhà anh chồng. Giờ tôi muốn nhập khẩu theo chồng tôi tại nhà anh chồng thì cần những thủ tục gì? Mong Luật sư trả lời giúp tôi để tôi hiểu rõ hơn. Cảm ơn Luật sư.,"Theo thông tin bạn trình bày, chúng tôi thấy rằng trường hợp của bạn được điều chỉnh bởi điều 20 luật cư trú 2006. Trình tự thủ tục được quy định tại điều 21 luật cư trú 2006 như sau: ""Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú 1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây: a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này; c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này. 3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do"". Vì thế bạn liên hệ với cơ quan công an đăng ký hộ khẩu cấp quận/huyện nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể." 1281,Hồ sơ cần chuẩn bị để nhận thừa kế tài sản không có di chúc gồm những gì?,"Đầu tiên, tại Điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định về việc công chứng văn bản khai nhận di sản như sau: Công chứng văn bản khai nhận di sản 1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản. 2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này. 3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản. Dẫn chiếu đến Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn như sau: Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn 1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây: a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ; b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch; c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng; d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. ... Như vậy, hồ sơ cần chuẩn bị để nhận thừa kế tài sản không có di chúc gồm: - Phiếu yêu cầu công chứng ghi rõ họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng. - Dự thảo hợp đồng để nhận thừa kế tài sản không có di chúc. - Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng. - Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó. - Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. - Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế. - Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Ngoài ra theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng 2014 thì hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản còn cần chuẩn bị những giấy tờ sau: - Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó. - Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trân trọng!" 7510,Đối với những người đã chết mà cần phải giám định pháp y thì theo quy định mới nhất hiện nay tổ tư vấn hỗ trợ giúp tôi: Quy trình giám định pháp y tâm thần trên hồ sơ (giám định vắng mặt) được quy định như thế nào?,"Quy trình giám định pháp y tâm thần trên hồ sơ (giám định vắng mặt) được quy định tại Khoản IV Phần B Phục lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT (có hiệu lực từ 01/11/2019), cụ thể như sau: Hình thức này chỉ áp dụng trong trường hợp đối tượng giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 1. Tiếp nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định: Theo quy định tại điểm 1 khoản I phần B Quy trình này. 2. Phân công người tham gia giám định: Theo quy định tại điểm 4 khoản I phần B Quy trình này. 3. Nghiên cứu hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định: Theo quy định tại điểm 5 khoản I phần B Quy trình này. 4. Giám định viên thư ký tổng hợp tất cả các tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định. 5. Họp giám định viên tham gia giám định: Dựa trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, giám định viên tham gia giám định thảo luận, lập kết luận giám định và lập biên bản giám định. 6. Kết luận giám định: Theo quy định tại điểm 11 khoản I phần B Quy trình này. 7. Lập hồ sơ giám định và lưu trữ hồ sơ giám định: Theo quy định tại điểm 12 khoản I phần B Quy trình này. 8. Kết thúc giám định: Theo quy định tại điểm 13 khoản I phần B Quy trình này. Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc Trân trọng!" 2683,"Trường hợp lãi suất trong quan hệ hụi, họ vượt quá lãi suất giới hạn theo quy định thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?","Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015 quy định họ, hụi, biêu, phường: Họ, hụi, biêu, phường ... 3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này. 4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi. Căn cứ Tiểu mục 6 Mục 1 Công văn 2160/VKSTC-V14 năm 2023 quy định như sau: Trường hợp lãi suất trong quan hệ hụi, họ vượt quá lãi suất giới hạn theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường (Nghị định số 19/2019/NĐ-CP) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Trả lời: Căn cứ Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2015; Điều 3, Điều 21, khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 28 Nghị định số 19/2019/NĐ-CP thì họ, hụi, biêu, phường là hình thức giao dịch vay tài sản được pháp luật dân sự điều chỉnh1 và bảo đảm hoạt động. Trường hợp lãi suất trong quan hệ hụi, họ có lãi suất vượt quá lãi suất giới hạn theo quy định của pháp luật dân sự mà đủ yếu tố cấu thành tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy định tại Điều 201 BLHS thì người thực hiện hành vi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Căn cứ Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự: Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự 1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, việc tổ chức chơi họ, hụi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định và nghiêm cấm tổ chức dưới hình thức cho vay nặng lãi. Việc chơi họ, hụi là hình thức giao dịch vay tài sản. Nếu lãi suất trong quan hệ hụi, họ có lãi suất vượt quá lãi suất 20%/năm và thuộc một trong các trường hợp sau thì người thực hiện hành vi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự + Cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất và thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. + Đã bị xử phạt hành chính về hành vi cho vay nặng lãi mà còn vi phạm. + Đã bị kết án về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Trân trọng!" 30118,"Cơ cấu tổ chức của trại tạm giam được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia của Ngân hàng Hỏi - đáp pháp luật, em xin tự giới thiệu, em tên là Minh Long, hiện đang là sinh viên năm cuối Khoa Luật hành chính của trường Đại học Luật Hà Nội. Em đang làm khóa luận về đề tài: ""Chế độ tạm giam - lý luận và thực tiễn"". Khi nghiên cứu đề tài này, em có một thắc mắc là cơ cấu tổ chức của trại tạm giam hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Mong các chuyên gia dành thời gian tư vấn giúp em nội dung này. Xin chân thành cảm ơn! (minh.long***@gmail.com)","Bạn nghiên cứu về chế độ tạm giam nên trước tiên phải hiểu rõ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Các trường hợp và thời gian áp dụng biện pháp tạm giam được quy định cụ thể tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Với vấn đề bạn thắc mắc, trại tạm giam được tổ chức theo Khoản 2 Điều 14 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể như sau: a) Trại tạm giam có phân trại tạm giam, khu giam giữ, buồng tạm giam, buồng tạm giữ, buồng giam người đang chờ chấp hành án phạt tù, buồng giam người bị kết án tử hình, buồng kỷ luật, phân trại quản lý phạm nhân; các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng, thi hành án, sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại trại tạm giam; b) Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Công an nhân dân gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, trưởng cơ sở y tế; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức và được tổ chức thành các đội, phân trại tạm giam, phân trại quản lý phạm nhân để làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ; c) Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Quân đội nhân dân gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Chính trị viên, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, trưởng cơ sở y tế; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng có thể được tổ chức thành các đội để làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ; d) Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác do Chính phủ quy định. Trên đây là nội dung tư vấn về cơ cấu tổ chức của trại tạm giam. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 để hiểu rõ nội dung này. Trân trọng!" 1398,"Nghĩa vụ của người bị khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được quy định thế nào? Xin chào các chuyên gia của Ngân hàng Hỏi - đáp pháp luật, tôi tên là Huỳnh Phương, hiện đang làm nhân viên tại Trại tạm giam Số 1 thuộc Công an TP. HCM, có vấn đề thắc mắc muốn nhờ các chuyên gia tư vấn. Chuyện là 03 ngày trước, có một người bị bắt vì hành vi trộm cắp và được tạm giam ở đơn vị của tôi. Thân nhân người này vào thăm thì sau đó lại viết đơn khiếu nại nói đơn vị tôi đánh đập, tra tấn con họ. Đơn vị tôi không hề có hành động nào đánh đập người này nên đang lo lắm. Cho tôi hỏi, trường hợp này đơn vị tôi có nghĩa vụ gì ạ? Mong các chuyên gia tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! (huynhphuong***@gmail.com)","Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thì: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo đó, khi bị khiếu nại thì theo Khoản 2 Điều 48 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, người bị tạm giữ có nghĩa vụ sau: a) Giải trình về quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam bị khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu; b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn về nghĩa vụ của người bị khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 để hiểu rõ nội dung này. Trân trọng!" 274,"Đào được báu vật trong đất của gia đình có phải giao nộp cho nhà nước không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Hoàng Long, hiện đang sinh sống ở Long An, tôi có vấn đề rất bức xúc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn. Chuyện là tôi đang đào móng xây nhà, trong quá trình đào móng, tôi có phát hiện được một hòn đá có hình thù rất giống con kỳ lân, màu xanh lam, ánh ngọc, lấp lánh rất đẹp. Nhiều người trong làng tới xem thì bảo đây là đá quý, có giá ít nhất cũng vài chục tỷ. Tôi rất mừng, đang tìm người mua thì bên xã cử người xuống yêu cầu tôi phải giao nộp lại cho xã vì đây là tài sản quốc gia. Tôi không giao nộp thì họ dọa sẽ cưỡng chế. Tôi rất bức xúc vì vật này là tôi đào được trên đất nhà tôi, Nhà nước có làm gì đâu mà đòi lấy của tôi chứ. Ban biên tập có thể tư vấn để lấy lại sự công bằng giúp tôi được không ạ? Chân thành cảm ơn! (093******)","Vấn đề bạn hỏi, Ban biên tập rất hiểu và thông cảm nhưng pháp luật Việt Nam hiện hành bắt buộc bạn khi phát hiện báu vật, cổ vật dưới lòng đất thì dù là đất nhà hay đất của công thì bạn đều phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có hướng giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật. Theo đó, nếu hòn đá được đào thực sự có giá trị như bạn trình bày thì sẽ được xử lý theo Khoản 2 Điều 229 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể như sau: Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật - Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì được xử lý như sau: + Giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy + Nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước. Như vậy, khi phát hiện vật có giá trị dưới lòng đất thì gia đình bạn nên có biện pháp bảo vệ, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được hưởng giá trị tài sản theo quy định nêu trên. Trường hợp gia đình bạn phát hiện hoặc nghi ngờ đó là những vật có giá trị mà không thông báo, không giao nộp thì có thể bị xử lý với các hình thức sau: - Xử phạt hành chính: Nếu tảng đá được xác định là đá quý hoặc bán quý, có giá trị (lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu) thì được coi là thuộc sở hữu Nhà nước mà không thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn nữa. Theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người có hành vi “chiếm giữ trái phép tài sản của người khác” sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và tịch thu tang vật. - Xử lý hình sự: Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự 1999, tội Chiếm giữ trái phép tài sản bị xử phạt như sau: + Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. + Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến 5 năm. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc giao nộp cho nhà nước báu vật đào được trong đất của gia đình. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 28431,Theo quy định của pháp luật thì những trường hợp nào được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương?,"Khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú năm 2006 quy định công dân được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương nếu thuộc một trong những trường hợp sau: Thứ nhất, có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Thứ hai, được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; - Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột; - Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; - Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; - Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại. Thứ ba, được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Thứ tư, trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Tuy nhiên, ngoài các giấy tờ chung có trong hồ sơ đăng ký thường trú (phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; giấy chuyển hộ khẩu), đối với trường hợp nói trên phải có thêm: giấy tờ để xác định là người chưa thành niên (giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận ngày, tháng, năm sinh do Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cấp); giấy tờ chứng minh không còn cha mẹ (giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Toà án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết)." 26717,Trường hợp nào được chấm dứt giám hộ?,"Căn cứ Điều 62 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Chấm dứt việc giám hộ 1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây: a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Người được giám hộ chết; c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi. 2. Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Theo đó, trường hợp nào được chấm dứt giám hộ: - Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Người được giám hộ chết; - Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; - Người được giám hộ được nhận làm con nuôi." 7609,"Tôi hiện đang là giáo viên của một trường THPT tại Đồng Tháp. Vì tính chất công việc, tôi có thắc mắc mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập, cụ thể là việc tổ chức Hội đồng thi THPT quốc gia 2019 được thực hiện như thế nào? Mong Quý Ban biên tập có thể dành chút thời gian để giải đáp giúp tôi, chân thành cảm ơn rất nhiều Ngọc Giang (093***)","Theo quy định tại Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 1209/BGDĐT-QLCL hướng dẫn tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2019 thì: 1. Thành lập Hội đồng thi Giám đốc sở GDĐT ban hành quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi (bao gồm lãnh đạo các Ban) để thực hiện các công việc của Kỳ thi; quyết định số Điểm thi và số lượng thành viên Hội đồng thi; phân công cán bộ do các trường ĐH, CĐ phối hợp cử tham gia các khâu tổ chức thi. Cán bộ coi thi (CBCT) không được coi thi tại Điểm thi có học sinh lớp 12 năm học 2018-2019 của trường mình dự thi. Trước ngày 08/5/2019 các trường ĐH, CĐ được giao nhiệm vụ phối hợp gửi các sở GDĐT chủ trì cụm thi danh sách lãnh đạo trường và cán bộ tham gia Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, Hội đồng thi và lãnh đạo các Ban của Hội đồng thi. Trước ngày 27/5/2019, gửi danh sách cán bộ, giảng viên của trường tham gia các khâu tổ chức thi, coi thi, chấm thi trắc nghiệm cho các Sở GDĐT chủ trì cụm thi. Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng có thể tổ chức cho các thí sinh dự thi tại cụm thi do sở GDĐT chủ trì hoặc tổ chức 01 cụm thi do Cục Nhà trường chủ trì. Lưu ý: Điểm thi của cụm thi có thể đặt tại trường hoặc liên trường phổ thông của tỉnh. 2. Ban Chấm thi trắc nghiệm Trường ĐH được Bộ GDĐT giao nhiệm vụ chủ trì chấm thi trắc nghiệm cử người đúng thành phần quy định tại Điều 26 của Quy chế thi để Giám đốc sở GDĐT ra Quyết định thành lập Ban Chấm thi trắc nghiệm. Ban Chấm thi trắc nghiệm chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia. Thành phần, chức năng, nhiệm vụ của các thành viên của Ban Chấm thi trắc nghiệm thực hiện đúng quy định tại Điều 26 Quy chế thi. 3. Mỗi cụm thi (Hội đồng thi) được Bộ GDĐT gán 01 mã số (Phụ lục VIII) và cấp một tài khoản, mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống QLT. Sau khi đăng nhập vào hệ thống, Hội đồng thi nhập các thông tin theo quy định tại Hệ thống QLT. Mỗi Hội đồng thi có thể có nhiều Điểm thi. Mỗi Điểm thi được Hội đồng thi gán 01 mã số từ 01 đến hết và được nhập vào Hệ thống QLT. 4. Hội đồng thi căn cứ khung thời gian cho các công việc chính dưới đây, xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện, đảm bảo sự hợp lý trong phân công nhiệm vụ và tính chính xác của hệ thống cơ sở dữ liệu: a) Trước ngày 25/5/2019, hoàn thành các công việc sau: - Lập danh sách thí sinh dự thi tại Hội đồng thi hoặc Điểm thi theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh để gán số báo danh; - Lập danh sách thí sinh theo thứ tự a, b, c,... của tên thí sinh theo từng bài thi hoặc môn thi thành phần của bài thi tổ hợp (KHTN hoặc KHXH) để xếp phòng thi. Mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất, số báo danh của thí sinh gồm mã của Hội đồng thi có 02 chữ số và 06 chữ số tiếp theo được gán tăng dần, liên tục từ 000001 đến hết số thí sinh của Hội đồng thi, đảm bảo không có thí sinh trùng số báo danh. - In từ Hệ thống QLT: Danh sách thí sinh theo Hội đồng thi; Danh sách thí sinh trong phòng thi theo từng bài thi, môn thi thành phần; Danh sách ảnh của thí sinh (in bằng máy in màu); Phiếu thu bài thi. - Hoàn thành Giấy báo dự thi theo quy định trong Hệ thống QLT để các đơn vị ĐKDT in Giấy báo dự thi, ký tên, đóng dấu và trả cho thí sinh xong trước ngày 07/6/2019. b) Trước ngày 07/6/2019, hoàn thành các công việc sau: - In Thẻ dự thi, ký tên, đóng dấu (in bằng máy in màu, nếu máy in đen trắng phải dán ảnh thí sinh vào Thẻ dự thi và đóng dấu giáp lai). - In Danh sách nhận Thẻ dự thi theo mẫu quy định trong Hệ thống QLT. - Chuẩn bị cơ sở vật chất cho Hội đồng thi: phòng thi, phòng làm việc của Hội đồng thi, các văn bản, mẫu biểu, văn phòng phẩm, máy vi tính kết nối internet,... c) Chậm nhất ngày 16/6/2019, bàn giao cho các Điểm thi: Danh sách thí sinh theo Điểm thi; Danh sách thí sinh trong phòng thi; Danh sách ảnh của thí sinh; Thẻ dự thi của thí sinh; Phiếu thu bài thi; Văn phòng Điểm thi, các phòng thi; các văn bản, mẫu biểu, văn phòng phẩm,... d) Trước ngày 05/7/2019: gửi về Bộ GDĐT đĩa CD/DVD (CD0) dữ liệu ảnh quét bài thi gốc (trắc nghiệm). đ) Trước ngày 06/7/2019: gửi về Bộ GDĐT đĩa CD/DVD (CD1) dữ liệu nhận dạng ảnh quét bài thi gốc (trắc nghiệm). e) Trước ngày 11/7/2019: gửi về Bộ GDĐT đĩa CD/DVD (CD2) dữ liệu nhận dạng ảnh quét bài thi gốc đã được sửa chữa tất cả các lỗi. g) Chậm nhất ngày 11/7/2019: gửi về Bộ GDĐT đĩa CD/DVD (CD3) kết quả chấm thi trắc nghiệm sau khi chấm chính thức. h) Chậm nhất ngày 13/7/2019: gửi về Bộ GDĐT đĩa CD/DVD chứa toàn bộ dữ liệu điểm bài thi được xuất từ Hệ thống QLT (phải giữ nguyên cấu trúc). i) Chậm nhất ngày 02/8/2019: gửi về Bộ GDĐT đĩa CD kết quả chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm. Trên đây là nội dung quy định về việc tổ chức Hội đồng thi THPT quốc gia 2019. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 1209/BGDĐT-QLCL. Trân trọng!" 5345,Xin chào anh/ chị. Em năm nay 22 tuổi. Mẹ em lấy chồng Đài Loan được 3.5 năm và có một con gái. Em muốn nhận chồng của mẹ em làm cha nuôi có được không? Và nếu được thì phải làm thủ tục giấy tờ như thế nào?,"Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về người được nhận làm con nuôi như sau: “Điều 8. Người được nhận làm con nuôi 1. Trẻ em dưới 16 tuổi 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. 3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. 4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.” Theo quy định trên, đối với người được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi thì phải có đột tuổi dưới 18 tuổi. Như vậy bạn hiện nay đã 22 tuổi nên không đủ điều kiện về độ tuổi để được nhận làm con nuôi." 3068,"Năm 1992 bà tôi có viết giấy tay (có chứng thực chữ ký tại địa phương) gửi/cho một phần đất, mục đích là để thờ phụng cúng. Đối tượng được cho là người đang ở và quản lý tại nhà-đất hương hỏa. Hiện tại, người được bà tôi cho đất đã mất (năm 2003). Giờ đây bà của tôi (vẫn còn sống) muốn lấy lại phần đất đó có được hay không?","Đất đai là một loại tài sản đặc biệt, do đó việc tặng cho quyền sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật. Năm 1992, bà của anh đã tặng cho một mảnh đất cho một người để người đó quản lý, khai thác nhằm phục vụ việc thờ cúng ông bà, tổ tiên. Theo quy định của pháp luật tại thời điểm tặng cho, nội dung và hình thức của hợp đồng phải phù hợp với Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991; điều kiện tặng cho và thủ tục đăng ký sở hữu quyền sử dụng đất phải được thực hiện theo Luật Đất đai năm 1987. Về hình thức hợp đồng, điều 13 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 quy định: ""1. Các bên có thể giao kết hợp đồng bằng miệng hoặc bằng văn bản. 2. Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải lập thành văn bản, đăng ký, hoặc có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, thì các bên phải tuân theo các quy định đó"" Việc tặng cho quyền sử dụng đất của bà đã lập thành văn bản và được ủy ban nhân dân địa phương chứng thực. Như vậy, hợp đồng tặng cho có thể coi là phù hợp với quy định của pháp luật về hình thức. Về nội dung, bà của anh tặng cho quyền sử dụng đất với mục đích để người được tặng cho sử dụng diện tích đất đó phục vụ việc thờ cúng tổ tiên. Như vậy, đây là hợp đồng tặng cho có điều kiện. Điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 quy định: ""Trong trường hợp các bên thoả thuận về một sự kiện là điều kiện thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng, thì khi sự kiện đó xảy ra, hợp đồng đồng phải được thực hiện hoặc chấm dứt."" Theo đó, khi hợp đồng tặng cho của bà anh có hiệu lực thi hành thì người nhận tặng cho phải thực hiện đúng điều kiện tặng cho của hợp đồng. Đến năm 2003, người được tặng cho quyền sử dụng đất chết. Đây sự kiện làm thay đổi việc thực hiện điều kiện của hợp đồng. Trường hợp hợp đồng quy định nghĩa vụ thờ cúng phải do chính người nhận tặng cho thực hiện thì khi người đó chết, điều kiện của hợp đồng không thể thực hiện được. Hợp đồng chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991. Trong trường hợp này, bà của anh có thể nhận lại diện tích đất trên. Trường hợp hợp đồng quy định nghĩa vụ thờ cúng có thể được chuyển giao cho người thừa kế của người được tặng cho thì diện tích đất và nghĩa vụ đó sẽ được chuyển giao cho người người thừa kế. Trong trường hợp này bà của anh không thể đòi lại mảnh đất trừ trường hợp người được tặng cho không có người thừa kế hợp pháp hoặc người thừa kế không thực hiện đúng nghĩa vụ thờ cúng." 11014,"Trình tự, thủ tục hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quốc Định, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quốc tịch. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, trình tự, thủ tục hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Quốc Định (quocdinh*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 34 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì trình tự, thủ tục hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được quy định cụ thể bao gồm: - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó. Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. - Hồ sơ kiến nghị về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trên đây là nội dung tư vấn về trình tự, thủ tục hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quốc tịch Việt Nam 2008. Trân trọng!" 29916,Thế chấp quyền sử dụng đất là gì?,"Thế chấp quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên tuân theo các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất được Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai quy định. Theo đó, bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình đi thế chấp để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự." 119,Điều kiện của hợp đồng cho ở nhờ nhà ở được quy định như thế nào?,"1.1 Điều kiện của nhà ở là đối tượng của hợp đồng cho ở nhờ nhà ở. Các chủ thể khi muốn giao kết hợp đồng cho ở nhờ nhà ở thì nhà ở phải đủ điều kiện tham gia giao dịch. Cụ thể, nhà ở đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, nhà ở hiện không có tranh chấp và không thuộc trường hợp đang bị kê biên để thi hành án hoặc chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài những điều kiện chung của nhà ở khi tham gia giao dịch như trên, nhà ở trong hợp đồng cho ở nhờ nhà ở còn phải đáp ứng điều kiện về chất lượng, an toàn cho bên ở nhờ nhà ở, cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường và các điều kiện thiết yếu khác. 1.2. Điều kiện của các chủ thể tham gia hợp đồng cho ở nhờ nhà ở. Xuất phát từ việc hợp đồng cho ở nhờ nhà ở là một giao dịch dân sự, do vậy các chủ thể tham gia hợp đồng cho ở nhờ nhà ở cũng phải đáp ứng những điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, do tính chất đặc biệt của đối tượng trong hợp đồng là nhà ở – tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, phápluật còn có một số quy định đặc thù dành riêng cho chủ thể cho ở nhờ và chủ thể ở nhờ nhà ở như sau: Đối với bên cho ở nhờ nhà ở: – Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự. – Cá nhân có năng lực hành vi dân sự; tổ chức bán, cho thuê nhà ở phải có chức năng kinh doanh nhà ở, trừ trường hợp tổ chức bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh. Đối với bên ở nhờ nhà ở: – Bên mượn, bên ở nhờ, được uỷ quyền quản lý nhà ở là tổ chức, cá nhân; nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và phải có năng lực hành vi dân sự; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh." 34313,"Cơ quan Công an tiếp nhận và giải quyết các thủ tục về xuất, nhập cảnh như thế nào? Xin chào quý ban biên tập, tôi tên Lâm Ninh Viên là học viên trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 3. Trong quá trình tìm hiểu về công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân, tôi có vấn đề thắc mắc nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Cơ quan Công an tiếp nhận và giải quyết các thủ tục về xuất, nhập cảnh như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)","Cơ quan Công an tiếp nhận và giải quyết các thủ tục về xuất, nhập cảnh được quy định tại Điều 7 Thông tư 44/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau: 1. Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích (Trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng) các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác quản lý xuất, nhập cảnh; các quy định về thủ tục xuất, nhập cảnh cho cơ quan, tổ chức, cá nhân của Việt Nam và người nước ngoài biết. 2. Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh có trách nhiệm giải quyết đề nghị của người đến làm thủ tục theo đúng thời hạn ghi trong giấy biên nhận. Trường hợp đến thời hạn mà chưa giải quyết xong vì nguyên nhân khách quan thì cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh giải thích rõ lý do và chính thức hẹn lại ngày trả kết quả cho người đề nghị; trường hợp do lỗi chủ quan của Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh thì Thủ trưởng cơ quan hoạc người được Thủ trưởng ủy quyền phải xin lỗi người đó và hẹn ngày trả kết quả, đồng thời, làm rõ nguyên nhân và nhanh chóng giải quyết trong thời gian sớm nhất. 3. Trường hợp không giải quyết cấp hộ chiếu cho công dân Việt Nam; không giải quyết cho công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài xuất cảnh thì cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh phải có văn bản thông báo rõ lý do cho người đó biết. Khi xử lý người vi phạm pháp luật về xuất, nhập cảnh, nếu cần thu giữ hộ chiếu, giấy tờ, tang vật vi phạm hoặc tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh phải lập biên bản và ra quyết định theo quy định của pháp luật 4. Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh có quyền từ chối tiếp người say do dùng rượu, bia, hoặc chất kích thích khác hoặc có lời nói, hành vi vi phạm nếp sống văn minh ở nơi công cộng; kiên quyết xử lý người có hành vi gây rối trật tự trong Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh. Trên đây là nội dung tư vấn về cơ quan Công an tiếp nhận và giải quyết các thủ tục về xuất, nhập cảnh. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 44/2009/TT-BCA. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 27396,"Hiệu lực của hợp đồng tặng cho bất động sản. Lúc làm hợp đồng tặng cho và công chứng tại thời điểm người nhận tặng cho chưa đủ 18 tuổi, khi nộp hồ sơ thẩm tra người nhận tặng cho đủ 18 tuổi. Như vậy hợp đồng tặng cho có hiệu lực không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Tại Điều 457, 458, 459 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tặng cho tài sản như sau: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản Căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận. - Đối với tặng cho động sản: Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. - Đối với tặng cho bất động sản: + Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu; + Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Như vậy, độ tuổi của nhận không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản. Trong trường hợp của bạn thời điểm người nhận tặng cho chưa đủ 18 tuổi, khi nộp hồ sơ thẩm tra người nhận tặng cho đủ 18 tuổi thì không ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hiệu lực của hợp đồng tặng cho bất động sản. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 17008,"Nơi cư trú của người chưa thành niên là gì? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật, Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn của quý anh chị. Anh chị cho tôi hỏi, Nơi cư trú của người chưa thành niên là gì? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!","Theo quy định hiện hành tại Bộ Luật dân sự 2015 thì nơi cư trú của người chưa thành niên được quy định như sau: - Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. - Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Nơi cư trú của người chưa thành niên được quy định tại Điều 41 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 8858,Thẻ CCCD có giá trị sử dụng như thế nào?,"Tại Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân như sau: - Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. - Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014 ; Được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 . - Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật." 8771,Tính thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự như thế nào?,"Căn cứ theo Điều 154 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau: Bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự 1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo đó, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ lúc người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác." 18176,"Xin chào Ban biên tập, em đang là sinh viên năm nhất ngành y. Em có chút thắc mắc mong được giải đáp. Anh chị cho em hỏi bộ phận cơ thể có phải là tài sản không? Do em thấy có rất nhiều trường hợp mua bán nội tạng diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi nhưng chưa kiểm soát được. Mong sớm nhận được phản hồi từ ban biên tập.","Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 thì: ""Điều 105. Tài sản 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai."" Theo quy định trên thì bộ phận cơ thể người không được coi là tài sản. Bên cạnh đó, Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được quy định tại Điều 4 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 như sau: - Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép. - Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học. - Không nhằm mục đích thương mại. - Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Đối với bộ phận cơ thể người thì pháp luật khuyến khích hiến, tặng cho những người cần được giúp đỡ. Đối với hành vi mua bán bộ phận cơ thể người nhằm mục đích thương mại sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người. Được quy định cụ thể tại Điều 154 Bộ luật hình sự 2015 như sau: ""Điều 154. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người 1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Vì mục đích thương mại; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; d) Đối với từ 02 người đến 05 người; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Đối với 06 người trở lên; d) Gây chết người; đ) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."" Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn. Trân trọng!" 33798,"Tôi quen anh và biết anh đã có gia đình nhưng tôi vẫn mù quáng yêu và sinh con cho anh, anh cũng không chối bỏ trách nhiệm mà chấp nhận làm xác nhận cha và con tôi có giấy khai sinh có cả cha và mẹ, vợ anh cũng biết. Nay con đã được 5 tuổi. Nhưng vừa qua, lúc đi công trình anh không may bị tai nạn qua đời. Tôi muốn hỏi, con trai của tôi có được thừa kế tài sản của anh hay không vì tôi bị vợ con anh ngăn cản không cho vì con tôi là con ngoài giá thú?","Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ, cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan. Như vậy: Căn cứ thông tin bạn cung cấp thì bạn quen người đàn ông đó, và đã sinh con cho anh ta, đã được xác nhân thông tin cả cha (thông tin của người đàn ông đó) và mẹ trên giấy khai sinh theo quy định của pháp luật về nhận con và đăng ký khai sinh. Nên đứa trẻ được xác định là con chúng của bạn và người đàn ông đó. Đồng nghĩa, nó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa hai cha con theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì trường hợp người chết không để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia theo pháp luật. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Hàng thừa kế được xác định cụ thể như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì có thể thấy pháp luật hiện hành không phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú khi xác định quyền thừa kế tài sản mà người đã chết để lại. Đồng nghĩa, trường hợp các con đều được xác định là con của người đã mất thì đều có quyền thừa kế tài sản mà người đó để lại sau khi chết theo quy định của pháp luật (trường hợp có di chúc thì thực hiện theo di chúc). Do đó: Trường hợp có đủ cơ sở để xác định con trai của bạn cũng là con trai ruột của người đàn ông đó (có giấy khai sinh) thì con của bạn có quyền thừa kế tài sản của người đó theo quy định của pháp luật. Đồng nghĩa, di sản của người đàn ông đó sẽ được chia đều cho con bạn, vợ, con ruột, con nuôi (nếu có), cha mẹ (nếu còn sống) của người đàn ông đó. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 19884,Xuất ngũ năm 2024 thì được hưởng những khoản trợ cấp nào?,"Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định về việc xuất ngũ năm 2024 khi đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì được hưởng những khoản trợ cấp như sau: [1] Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: + Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; + Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; + Từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở. [2] Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; Trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. [3] Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. [4] Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú. Bộ đội xuất ngũ năm 2024 thì được hưởng những khoản trợ cấp nào? (Hình từ Internet)" 8478,Xác định nội dung đăng ký lại khai sinh như thế nào?,"Căn cứ Điều 10 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định xác định nội dung đăng ký lại khai sinh, theo đó: 1. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có giấy tờ theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư này thì nội dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo giấy tờ đó. 2. Tại thời điểm đăng ký lại khai sinh, nếu thông tin về cha, mẹ và của bản thân người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có thay đổi so với nội dung giấy tờ tại khoản 1 Điều này, thì người đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh việc thay đổi. Nếu việc thay đổi thông tin là phù hợp với quy định pháp luật thì nội dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo thông tin thay đổi; nội dung thông tin trước khi thay đổi được ghi vào mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh. Trường hợp cha, mẹ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh đã chết thì mục “Nơi cư trú” trong Sổ đăng ký khai sinh, Giấy khai sinh ghi: “Đã chết”. Trường hợp địa danh hành chính đã có sự thay đổi so với địa danh ghi trong giấy tờ được cấp trước đây thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại; địa danh hành chính trước đây được ghi vào mặt sau của Giấy khai sinh và mục Ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh. Như vậy, việc xác định nội dung đăng ký lại khai sinh được thực hiện theo quy định nêu trên của pháp luật. Trân trọng!" 5325,"Việc tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi lại thể căn cước công dân theo quy định mới được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một nhân viên văn phòng đang làm việc tại Tp Hồ Chí Minh, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp như sau: Việc tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi lại thể căn cước công dân theo quy định mới được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật, chân thành cảm ơn! Dương Thủy (0939******)","Việc tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi lại thể căn cước công dân theo quy định mới được pháp luật quy định tại Điều 4 Thông tư 11/2016/TT-BCA quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau: 1. Khi tiếp công dân đến làm thủ tục đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp công dân yêu cầu người đến làm thủ tục viết Tờ khai căn cước công dân theo mẫu; kiểm tra thông tin công dân kê khai trong Tờ khai căn cước công dân, các giấy tờ, tài liệu liên quan và tập hợp thành hồ sơ. Trường hợp công dân kê khai đúng quy định thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp công dân kê khai không đúng quy định thì hướng dẫn công dân kê khai lại Tờ khai căn cước công dân. 2. Cán bộ tiếp công dân đối chiếu thông tin trong hồ sơ của công dân đến làm thủ tục với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và giải quyết như sau: a) Trường hợp hồ sơ đủ Điều kiện thì thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. b) Trường hợp hồ sơ đủ Điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung. Khi đã bổ sung đầy đủ thì thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. c) Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ Điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân. d) Trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân để đối chiếu. Sau khi đối chiếu thấy chính xác thì thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. đ) Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thì xử lý theo quy định. Trên đây là nội dung câu trả lời về việc tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi lại thể căn cước công dân theo quy định mới nhất. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 11/2016/TT-BCA . Trân trọng!" 2532,"Vào năm 2013 , tôi có thỏa thuận bằng miệng với 1 đại lý thức ăn gần nhà về việc mua bán công nợ thức ăn chăn nuôi. Chúng tôi có 2 sổ để ghi chép  , 1 sổ tôi giữ và 1 sổ chủ đại lý giữ . Vd : khi mua 1 bao thức ăn thì số lương và loại thức ăn sẽ ghi vào 2 sổ . nhưng trong sổ hoàn toàn không có chử ký của tôi và chủ đại lý. Trong năm 2014 chúng tôi có trả cho chủ đại lý là 2 lần 1 lần 20tr và 1 lần 10 triệu . Do sơ sót nên tôi vẫn chưa đưa chủ đại lý ký nhận là đã nhận cả 2 lần là 30 triệu đó. Trong khi sổ của chủ đại lý có ghi là trả 20trieu . còn 10trieu lần sau chưa ghi vào . đến khi tổng kết sổ thì tôi mới biết vẩn chưa ghi đả trả 10 triệu. Chủ đại lý tìm cách chối bỏ là chúng tôi đã trả 10 triệu .Và chủ đại lý đã đưa đơn kiện lên cấp xã . đã giải quyết nhưng 2 bên không đồng ý .  Vậy cho tôi hỏi nếu khi thưa ra tòa chúng tôi có phải trả 10 triệu đó không.?","Nếu chủ đại lý khởi kiện để đòi 10 triệu đồng với bạn thì họ phải có chứng cứ để chứng minh là bạn có nghĩa vụ thanh toán số tiền đó, Nếu không có chứng cứ thì tòa án sẽ bác đơn. Còn về phía bạn, nếu họ có chứng cứ chứng minh là bạn nợ tiền thì bạn phải cung cấp chứng chứng cứ để chứng minh là bạn đã trả tiền, nếu bạn không chứng minh được việc bạn đã trả nợ thì tòa án sẽ buộc bạn phải trả số tiền đó. Việc ghi sổ mà không có chữ ký sẽ không có giá trị pháp lý." 5881,"Bà nội tôi trước khi qua đời đã lập di chúc phân chia tài sản cho bố tôi và các cô bác. Gia đình tôi đã công chứng tại một Văn phòng Công chứng tư nhân. Hiện nay, văn phòng này không hoạt động nữa. Xin hỏi: Di chúc được lập và công chứng tại Văn phòng Công chứng tư nhân có giá trị pháp lý không? Nếu như Văn phòng Công chứng chấm dứt hoạt động thì bản di chúc đã được công chứng tại đó có còn giá trị nữa không? Nguyễn Văn Mùi (huyện Thanh Oai)","Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2005 thì: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình”. Di chúc lập thành văn bản bao gồm: Di chúc không có người làm chứng; di chúc có người làm chứng; di chúc được công chứng và di chúc được chứng thực. Theo quy định của pháp luật thì việc công chứng di chúc được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng. Tại Khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014, thì tổ chức hành nghề công chứng bao gồm: Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng. Giá trị pháp lý của di chúc được công chứng tại Phòng Công chứng nhà nước hay Văn phòng Công chứng tư nhân là như nhau. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Điều này có nghĩa rằng khi Văn phòng Công chứng chấm dứt hoạt động thì không ảnh hưởng đến hiệu lực của văn bản đã được công chứng. Theo quy định tại Khoản 4, Điều 54 Luật Công chứng 2014 thì: “Trong trường hợp Văn phòng Công chứng chấm dứt hoạt động thì Văn phòng Công chứng đó phải thỏa thuận với một Văn phòng Công chứng khác về việc tiếp nhận hồ sơ công chứng; nếu không thỏa thuận được thì báo cáo Sở Tư pháp chỉ định một Phòng Công chứng hoặc một Văn phòng Công chứng khác tiếp nhận hồ sơ công chứng”. Theo đó, khi Văn phòng Công chứng chấm dứt hoạt động thì sẽ có Văn phòng Công chứng hoặc Phòng Công chứng khác tiếp nhận hồ sơ theo thỏa thuận hoặc theo chỉ định của Sở Tư pháp. Như vậy, bạn có thể lựa chọn bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào để công chứng di chúc và hoàn toàn yên tâm về giá trị pháp lý của di chúc này." 21679,"Ba năm trước, sau lễ kết hôn ở Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, tôi làm đơn thôi quốc tịch và hiện là công dân Đức. Tôi đang muốn ly hôn, vậy giải quyết theo luật của nước nào?","Theo luật quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là: quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Theo Điều 127 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định như sau: 1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này. 2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam. 3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. Như vậy, với quy định trên, trường hợp vợ chồng bạn đang thường trú ở Việt Nam thì có thể yêu cầu tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú giải quyết việc ly hôn. Trường hợp này áp dụng luật của Việt Nam. Hồ sơ xúc tiến ly hôn tại tòa án Việt Nam gồm: - Đơn xin ly hôn - Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn - Bản dịch Hộ chiếu của người nộp đơn - Bản dịch Giấy khai sinh - Bản sao thẻ thường trú do Việt Nam cấp - Bản sao Giấy chứng nhận sở hữu tài sản đối với tài sản ở Việt Nam (nếu có) - Các giấy tờ, tài liệu khác mà người nộp đơn thấy cần thiết để tòa án có căn cứ giải quyết vụ việc. Lưu ý: Với giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận để sử dụng giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình trước hết phải được hợp pháp hoá lãnh sự. Sau khi đã hợp pháp hóa lãnh sự thì đương sự tiến hành việc dịch tài liệu theo quy định. Trường hợp vợ chồng bạn đều đang thường trú ở Đức thì tòa án có thẩm quyền của Đức sẽ là cơ quan giải quyết vụ việc. Để xác định được luật áp dụng cần căn cứ pháp luật tố tụng của nước sở tại. Bạn cần tìm hiểu và tuân thủ pháp luật của Đức về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xin ly hôn." 30405,Nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng ly hôn được chia đôi nhưng phải tính đến các yếu tố nào?,"Căn cứ theo khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về n guyên tắc tài sản chung của vợ chồng ly hôn được chia đôi nhưng phải tính đến các yếu tố sau đây: - Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; - Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; - Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; - Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Trân trọng!" 34407,Trách nhiệm đăng ký khai sinh được quy định như thế nào?,"Căn cứ Điều 5 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau: - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. - Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động Trân trọng!" 32929,Cho em xin hỏi việc này được không ạ. Hiện Em và Chồng đã Ly hôn được hơn một tháng (Phúc Thẩm). Theo quyết định thì Em đã được quyền nuôi con. Nhưng bên Gia đình Chồng Em vẫn không chịu giao trả con. Từ lúc ly hôn em nộp đơn đến giờ đã hơn 1 năm rồi nhưng tháng trước mới giải quyết xong. 1 năm nay em chưa được gặp con của Em. Lúc gia đình bên Chồng em xuống nhà Ngoại bắt đi là bé mới chưa được 2 tuổi. Ngoài mặt thì nói cho thăm nhưng lúc nào cũng ngăn cấm. Có lần e và ba mẹ ruột lên thăm còn bị hành hung. Em cứ tưởng tòa ra quyết định là xong nhưng giờ lại còn phải chờ bên thi hành án giải quyết. 1 tháng nay nhưng em vẫn chưa nghe thông báo gì. Thử hỏi một người mẹ mà cả năm không được gặp con mình thì sẽ như thế nào. Giờ Em chẳng biết làm gì chỉ mong Anh chị cho em xin ý kiến ạ .,"Theo Khoản 11 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì đối với bản án dân sự phúc thẩm thì Tòa án đã ra bản án phải chuyển giao bản án đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Như vậy, hiện chỉ mới 1 tháng trôi qua thì cơ quan thi hành án có thể chỉ mới tiếp nhận bản án và chưa thể giải quyết ngay được. Nếu cảm thấy lo lắng thì bạn cũng có thể viết đơn yêu cầu thi hành án. Khoản 13 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định: 1. Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan. Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. 2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây: a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu; b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; d) Nội dung yêu cầu thi hành án; đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có; e) Ngày, tháng, năm làm đơn; g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có. 3. Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu. 4. Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu. ... Trân trọng!" 1441,"Chào luật sư! Mình cần tư vấn về vấn đề ly hôn:   - Mình và vợ mình cưới nhau được hơn 1 năm, và có 1 cháu trai được hơn 5 tháng tuổi, hiện nay cháu và mẹ đang sống ở nhà ngoại (khoảng 3 tháng), do 2 vợ chồng có nhiều khúc mắc nên vợ mình có đưa đơn ly hôn cho tòa án (hồ sơ không có sổ hộ khẩu photo có công chứng + CMTND của mình có công chứng ..... ) vậy tại sao tòa án lại chấp nhận đơn của vợ mình.    - Vấn đề thứ 2 mình muốn hỏi là: vợ mình hiện đang ở chung hộ khẩu với gia đình mình và chúng mình chưa tách khẩu, hiên giờ sau khi ly hôn mình có phải (bị bắt buộc) tách khẩu cho vợ mình không, con trai mình nhập khẩu gia đình mình vậy có phải tách khẩu theo mẹ không    - Vấn đề thứ 3: Vợ mình có mang cháu về ngoại ở, mình muốn đưa cháu về nhà mình để chăm cháu trước khi ly hôn nhưng bị sự phản đối của gia đình nhà vợ mình và bản thân vợ mình, không cho mình thăm cháu. Vậy hỏi là mình có quyền được mang cháu về nhà mình chăm cháu trước khi ly hôn không, Và nếu được đưa cháu về nhưng bị ngăn cản và phản đối của nhà vợ mình thì mình phải làm như thế nào để được mang cháu về chăm sóc. (phải báo cáo chính quyền hay gửi đơn từ gì ..... vấn đề này xin được chỉ rõ)    - Vấn đề thứ 4: sau khi ly hôn và cháu bé được trên 36 tháng tuổi mình có quyền được làm đơn xin nuôi cháu không (hoàn cảnh kinh tế 2 vợ chồng ngang nhau). Và nếu được thì phải làm như thế nào","1/ Pháp luật không có quy định cụ thể là hồ sơ ly hôn phải có chứng ninh nhân dân và hộ khẩu của chồng có chứng thực thì mới nhận đơn vì các giáy tờ này tòa có thể yêu cầu cung cấp bản chứng thực sau. 2/ Gỉai quyết quan hệ hôn nhân và hộ khẩu là hai chuyện khác nhau, việc có tách hộ hay chuyển khẩu hay không phụ thuộc vào việc sau khi ly hôn người đó sinh sống và làm việc ở đâu, như thế nào cho thuận lợi nhất. 3/ Con là con chung nên cho dù có ly hôn hay không thì cha mẹ đều có quyền bình đăng ngang nhau về chăm sóc, thương yêu và giáo dục con nên ko bên nào được quyền ngăn bản bên còn lại thực hiện quyền này. 4/ Nếu sau ly hôn con trên 3 tuổi và bạn chứng minh được điều kiện nuôi dưỡng của bạn tốt hơn vợ bạn thì bạn có quyền gởi đơn yêu cầu tòa án giải quyết cho bạn nuôi con." 34210,"Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên khoa Luật Thương mại trường Đại học Luật TP.HCM. Hiện tại, em đang tìm hiểu về các thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm. Qua một vài tài liệu, em được biết, hiện nay hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm có thể được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận hoặc từ chối. Vậy, hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được giải quyết trong bao lâu? Nội dung này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Trần Bá Huân (huan***@gmail.com)","Từ ngày 15/10/2017, Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định này quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản (sau đây gọi chung là đăng ký cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm); quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm. Theo đó, thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 16 Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Cụ thể như sau: 1. Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc. 2. Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến. 3. Thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Trân trọng!" 18229,Mai mối để trẻ em kết hôn khi chưa đủ tuổi bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?,"Điểm b khoản 1 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về phạt vi phạm hành chính với hành vi tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn như sau: Vi phạm quy định về cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em, tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em; b) Tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn; b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng, ép buộc làm trung gian giao dịch hoạt động bóc lột trẻ em; b) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; ... Khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau: Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt .. 2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm , trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm. Theo quy định nêu trên, hành vi mai mối để trẻ em kết hôn có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối cá nhân vi phạm và từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi này." 28651,"Mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới như thế nào?","Theo Điều 3 Thông tư 11/2014/TT-NHNN quy định về m ang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới như sau: 1. Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới không được mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới được đeo trên người vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ nhu cầu trang sức như các loại: nhẫn, dây, vòng, hoa tai, kim cài và các loại trang sức khác; trường hợp tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan. Trân trọng!" 2731,"Có được đăng ký khai sinh cho con mới sinh tại nơi tạm trú hay không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Thị Ngọc Loan, tôi vừa mới sinh bé trai đầu lòng. Vợ chồng tôi đều thường trú ở quê, hiện tại chúng tôi đang tạm trú lại phường 17, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng do công việc và con mới sinh nên chúng tôi không thể về quê để khai sinh cho bé. Cho tôi hỏi, vợ chồng tôi có thể khai sinh cho bé tại phường 17, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh hay không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Nguyễn Thị Ngọc Loan (ngocloan*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật Cư trú thì nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố. Theo quy định tại Đoạn 2 và Đoạn 3 Điều 12 Luật cư trú 2006 thì: - Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. - Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Như vậy, theo quy định trên thì vợ chồng bạn được thực hiện đăng ký khai sinh cho con của bạn tại Ủy ban nhân phường 17, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Trên đây là nội dung tư vấn về đăng ký khai sinh cho con mới sinh tại nơi tạm trú. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 69/2017/TT-BTC. Trân trọng!" 18150,"Em đang là sinh viên đại học. Đã lâu lắm rồi em bị lấy cắp điện thoại,trong đó có 1 số ảnh và clip đời tư cá nhân. Bây giờ người đó phát tán những tấm hình đó lên mạng!Vậy cho em hỏi em có thể tới công an để trình báo về sự việc đó không? Và em phải báo cáo như thế nào ạ?","Bạn có thể làm một đơn trình báo gửi công an, nội dung tường trình toàn bộ sự việc để công an xem xét giải quyết. Nếu người phát tán hình ảnh, clip đó có dấu hiệu tội phạm thì sẽ bị xử lý theo pháp luật. Bạn có thể tham khảo quy định sau đây của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009: "" Điều 226. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của Bộ luật này; b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó; c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet; c) Thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên; d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm .""" 32714,Chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không có công chứng thì tòa án có thụ lý đơn khởi kiện không?,"Căn cứ Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau: 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này. 2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau: a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này. Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này; b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này. Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất. 3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự; d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Như vậy, việc công chứng hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất là điều bắt buộc nằm trong điều lệ mà luật pháp quy định, nói cách khác nếu hồ sơ không được công chứng, chứng thực thì được xem là vô hiệu lực không có hiệu lực thi hành thì tòa án sẽ không có đủ căn cứ để có thể thụ lý đơn kiện và giải quyết tranh chấp." 13573,Có thể đăng ký kết hôn trực tuyến không?,"Theo khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định như sau: Đăng ký kết hôn 1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. ... Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định thủ tục đăng ký kết hôn như sau: Thủ tục đăng ký kết hôn 1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn . ... Tuy nhiên, kể từ tháng 7/2022 người dân đã có thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến. Căn cứ trên cơ sở nội dung tái cấu trúc quy trình do Bộ Tư pháp ban hành tại Công văn 1868/BTP-HTQTCT năm 2022 nêu cụ thể như sau: Để triển khai việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công thiết yếu trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện đăng ký trực tuyến (đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn trực tuyến) trên Cổng dịch vụ công quốc gia/Cổng dịch vụ công cấp tỉnh theo yêu cầu tại Đề án 06 được đồng bộ, thống nhất, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND, Công an tỉnh/thành phố trên cơ sở nội dung tái cấu trúc quy trình do Bộ Tư pháp gửi kèm Công văn này tham mưu UBND tỉnh/thành phố ban hành Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn trực tuyến và thực hiện tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh. Như vậy, người dân đã có thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn trên Cổng dịch vụ công Quốc gia (dichvucong.gov.vn) nên hoàn toàn có thể đăng ký kết hôn online tại nhà. Tuy nhiên, việc cấp bản điện tử giấy kết hôn hiện nay vẫn chưa được triển khai trên thực tế, nên sau khi hoàn thành các thủ tục đăng ký online, bạn và chồng vẫn phải có mặt, xuất trình giấy tờ tùy thân để đối chiếu, kiểm tra thông tin, khẳng định sự tự nguyện kết hôn và ký Sổ đăng ký kết hôn, ký Giấy chứng nhận kết hôn tại UBND cấp phường, xã hoặc bộ phận một cửa. Có thể đăng ký kết hôn trực tuyến không? Hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn online mới nhất 2024? (Hình từ Internet)" 3847,"Tôi sinh tại tỉnh Sa Đéc (tên tỉnh trước 1975), nay là tỉnh Đồng Tháp. Tôi có về tỉnh Đồng Tháp để xin trích lục giấy khai sinh nhưng nơi đây trả lời do chiến tranh nên đã cháy hết sổ hộ tịch lưu trữ vì thế đã không cấp bản trích lục cho tôi được (tôi chỉ còn duy nhất 01 bản trích lục). Xin hỏi trong trường hợp này tôi phải làm sao để có được những bản trích lục khai sinh? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định như sau: Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại. Căn cứ vào quy định trên thì đối với trường hợp của bạn, do bạn bị mất Giấy khai sinh gốc (hiện chỉ còn 01 bản sao Giấy khai sinh), Sổ đăng ký khai sinh cũng bị cháy, do đó bạn nên đăng ký lại việc sinh. Sau khi hòan tất thủ tục này thì bạn có thể xin được bản sao Giấy khai sinh theo số lượng mà bạn muốn. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xin trích lục giấy khai sinh. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 123/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 4107,"Năm 2013 tôi có cho một người làm cùng xí nghiệp mượn số tiền là 80 triệu đồng chẵn . Sau đó do họ không có tiền trả lên họ đã gán nợ cho tôi chiếc xe máy VISION ( mà họ đã mua trả góp và có viết giấy bán xe cho tôi  ) đến tháng 9 năm 2014 , và viết tay 1 giấy vay tiền là 40 triệu đồng chẵn ( giấy đó do cả vợ và chồng người đó ký nhận ) và hẹn với tôi từ tháng 9 năm 2014 mỗi tháng sẽ trả 2 triệu . Tôi mong luật sư cho biết tôi mua xe như vậy có vi phạm pháp luật hay không ? và tôi phải làm như nào để lấy được đăng kí xe máy ( do xe mua trả góp ) và lấy lại số tiền mà tôi đã cho mượn mà không vi phạm pháp luật","Theo nội dung bạn rình bày thì có cho người bạn mượn 80tr. Sau đó, vì ko có tiền trả nợ nên họ có gán chiếc xe máy cho bạn nhưng lại là chiếc xe trả góp chưa xong, giấy đăng ký chủ quyền xe đơn vị cho vay tài chính mua trả góp còn giữ và nghĩa vụ tài chính trả góp chủ xe cũng chưa hoàn tất (mặc dù chiếc xe bạn đang sử dụng) và sau đó viết tiếp giấy tay về việc xác nhận còn nợ của bạn 40tr mỗi tháng trả góp 2tr. Xét về bản chất thì đây là quan hệ dân sự việc vay mượn tiền theo thỏa thuận của hai bên nên lẽ dĩ nhiên là bên mượn tiền phải có trách nhiệm hoàn trả tiền cho bên cho mượn theo đúng niên hạn và thỏa thuận. Nếu hai bên ko tự giải quyết và thỏa thuận được vấn đề thì căn cứ vào giấy tờ xác lập bạn có khởi kiện nhờ tòa án giải quyết. Về việc gán nợ chiếc xe máy là chưa ổn vì chiếc xe đó trách nhiệm trả góp chưa xong, giấy tờ đăng ký xe cơ quan cho vay trả góp còn đang giữ thì tài sản này chưa đủ các điều kiện quy định để có thể sử dụng để gán nợ, chuyển quyền sở hữu từ người bạn sang cho bạn được." 33631,"L được vợ chồng ông, bà D nhận nuôi từ lúc lên 5 tuổi, được cho ăn học đỗ đạt đến Tiến sỹ, hiện công tác tại Hungari. Thương bố mẹ nuôi, anh chăm chỉ làm việc, dành dụm, tích góp tiền gửi về để bố mẹ có thêm tiền chi tiêu, chăm sóc sức khỏe. Số tiền còn lại L nhờ bố mẹ nuôi mua được một ngôi nhà 4 tầng khang trang, đăng ký tên anh, để khi nào về nước L ở. Sợ khi L về nước, số tài sản này phải trả lại cho L, các con đẻ ông bà D bàn với bố mẹ làm đơn xin chấm dứt việc nuôi con nuôi đối với L với lý do con nuôi đã trưởng thành, có học hành đỗ đạt, có công ăn việc làm tử tế. Ông bà D không muốn vậy nhưng các con ép quá đành phải nghe nhưng ông tuyên bố dứt khoát: Ngôi nhà và tài sản mua được từ tiền của L gửi về ông sẽ giao lại toàn bộ cho L. Các con ông không chịu và cho rằng: khi đã chấm dứt việc nuôi con nuôi thì mọi quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng hoàn toàn chấm dứt. Các con đẻ ông, bà D nói như vậy đúng hay sai?","Các con đẻ của ông, bà D nói như vậy là không đúng. Bởi vì: theo quy định tại Điều 27 Luật Nuôi con nuôi 2010: Quyền, nghĩa vụ giữa ông, bà D và L chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo quy định trên, trong trường hợp này, toàn bộ tiền mua nhà là tiền của L gửi về, ngôi nhà này cũng được đăng ký tên anh L, là tài sản của riêng của anh. Dù việc nuôi con nuôi giữa anh và ông bà D chấm dứt thì anh vẫn có quyền được nhận lại số tài sản này." 19204,"Chào Luật sư! Tôi mua 160m2 đất của ông nội tôi, mẹ tôi sang UB xã hỏi điạ chính hỏi thủ tục làm giấy chứng nhận QSD đất thì thấy bảo phải đóng mấy loại thuế, vậy luật sư cho tôi biết tôi phải đóng những loại thuế nào? Và địa chính xã nói như vậy có chính xác không? Tôi xin cảm ơn.","Liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ngoài quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định trong hợp đồng chuyển nhượng thì nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước được quy định như sau: - Thuế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định gồm 2 mức 25% giá trị chênh lệch nếu xác định được giá trị thửa đất khi người chuyển nhượng được xác lập quyền sử dụng; hoặc 2% giá trị quyền sử dụng đất. - Lệ phí trước bạ = 0.5% giá trị quyền sử dụng đất khi bạn thực hiện việc sang tên, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bạn; - Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Phí thẩm định; Đó là các nghĩa vụ tài chính cơ bản người chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng đất phải hoàn thành khi thực hiện giao dịch trên." 25422,"Em chào Luật sư Em là Trang hiện đang làm việc tại Văn phòng công chứng  Em có một tình huống muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau: Khách hàng của em (chị Ạ) muốn mua một ô đất đứng tên một mình và muốn là chủ sử dụng riêng, nguồn tiền đề mua ô đất này là do bồ của chị À cho chị A.  Theo Luật hôn nhân gia đình thì về nguyên tắc tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung vợ chồng, trường hợp này chị A mua bằng tiền riêng nhưng nguồn tiền em nhận thấy là không hợp lý, không hợp tình. Như vậy trong hợp đồng chuyển nhượng bắt buộc phải có tên hai vợ chồng là bên mua, hoặc ông chồng phải làm văn bản cam kết đó là tài sản riêng của vợ thì ô đất mua mới là tài sản riêng của chị A. Tuy nhiên, do quan hệ vợ chồng chi A không được tốt, nhiều khả năng dẫn đến ly hôn, mà khi ly hôn chị A xác định sẽ không có tài sản gì. Vậy Em muốn nhờ Luật sư tư vấn cho em xem có phương án nào để ô đất nêu trên trở thành tài sản riêng của chị A mà không cần đến sự đồng ý của người chồng ạ Em xin chân thành cảm ơn Luật sư!","Còn một cách nữa là bồ của cô ấy mua mảnh đất đó trước, sau khi sổ đỏ đứng tên anh ấy rồi thì làm hợp đồng tặng cho riêng cô ấy thì đó sẽ là tài sản riêng của cô ấy trong thời kỳ hôn nhân mà không phụ thuộc ý chí của chồng, tất nhiên là phải chịu thêm 10% thuế thu nhập cá nhân và 0,5% lệ phí trước bạ. (lưu ý là tình trạng hôn nhân bồ cô ấy là độc thân hoặc nếu đã có vợ thì sau khi mua xong anh ấy phải làm hợp đồng tặng cho riêng cô ấy được)" 330,Bố lấy vợ 2 con đầu có được hưởng thừa kế?,Cho hỏi: Tôi là con vợ đầu của cha tôi. Nay ông lấy thêm vợ 2 và có thêm 2 người con nữa. Vậy nếu cha tôi chết tôi có được hưởng thừa kế không? 7828,"Luật sư cho hỏi, vợ chồng em ly hôn thuận tình và đã nhận được quyết định ly hôn của Tòa án rồi, như vậy em đã ly hôn xong chưa hay còn phải mang lên UBND xã làm thủ tục. Em cảm ơn.","Điều 55 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn theo Điều 57 của Luật này: 1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan. Như vậy, vợ chồng bạn thuận tình ly hôn và đã có quyết định của Tòa án thì thời điểm chấm dứt hôn nhân được xác định kể từ ngày quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Bạn không phải đến UBND xã để làm thủ tục vì trách nhiệm gửi quyết định ly hôn là của Tòa án. Trân trọng!" 6576,"Vợ chồng em hiện tại lấy nhau chưa đăng ký kết hôn và có một cháu nhỏ được 10 tháng, chưa làm giấy khai sinh cho cháu. Nay vợ chồng em đi đăng ký kết hôn và đồng thời làm giấy khai sinh cho cháu cùng lúc có được không? Vợ chồng em có bị phạt hành chính không?","Thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký kết hôn là hai thủ tục riêng biệt nên thực hiện vào thời điểm nào là do người yêu cầu lựa chọn. Mặt khác tại Luật Hộ tịch 2014 quy định trách nhiệm đăng ký khai sinh theo đó: - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. - Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động."" Như vậy, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày con bạn sinh ra thì cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp của bạn chưa thực hiện đăng ký khai sinh cho con trong thời gian 03 tuần sẽ không bị xử phạt. Vợ chồng bạn có thể vừa làm thủ tục đăng ký kết hôn vừa làm giấy khai sinh cho con. Căn cứ Khoản 1 Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định: 1. Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định. ... Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày con sinh ra mà bạn không thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con thì bạn sẽ bị phạt cảnh cáo do đăng ký quá hạn. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 11321,"Tôi xin hỏi, 1 Ngân hàng A, nhận tài sản đảm bảo là    Quyền và lợi ích phát sinh từ đầu tư dự án xây dựng 61.000 m2 đất ở lâu dài tương đương với 500 căn nhà liền kề thuộc dự án gồm các lô đất có ký hiệu từ ODV-1 đến ODV-19. Hai bên ký hợp đồng thế chấp song phương tài sản hình thành trong tương lai. (Dự án hiện tại chưa có giấy phép xây dựng và sổ đỏ - nhưng đã được chính phủ phê duyệt). Đang trong giai đoạn xin giấy phép xây dựng và sổ đỏ thì có đủ điều kiện để nhận tài sản đảm bảo không? Nếu không đủ điều kiện thì bị sai theo với quy định nào?","1. Tài sản đảm bảo được hình thành trong tương lai: Nghị định 163/2006/NĐ-CP được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP hướng dẫn về giao dịch bảo đảm quy định: “Điều 4. Tài sản bảo đảm 1. Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch. 2. Tài sản hình thành trong tương lai gồm: a) Tài sản được hình thành từ vốn vay; b) Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm; c) Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật. Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất” 2. Đăng ký giao dịch bảo đảm: Pháp luật hiện hành quy định một số loại tài sản đảm bảo khi thế chấp phải được đăng ký giao dịch bảo đảm và hợp đồng thế chấp chỉ có hiệu lực sau khi đăng ký. (Điều 323, Bộ luật dân sự năm 2005; Điều 11, Điều 12, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Đăng ký giao dịch bảo đảm.) 3. “Quyền và lợi ích phát sinh từ đầu tư dự án xây dựng” có phải đăng ký giao dịch bảo đảm hay không và điều kiện để đăng ký giao dịch bảo đảm. Thông tư 05/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp và Thông tư 08/2014/TT-BTP sửa đổi, bổ sung Thông tư 05/2011/TT-BTP quy định các trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Theo đó: - Trường hợp 1: Nếu “quyền lợi ích phát sinh từ đầu tư dự án” được xác định là quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng, giao dịch về bất động sản, cụ thể là: “Các khoản phải thu, quyền thụ hưởng bảo hiểm, các khoản phí mà chủ đầu tư thu được trong quá trình đầu tư, kinh doanh, phát triển dự án xây dựng nhà ở; Các khoản lợi thu được từ việc kinh doanh, khai thác giá trị của quyền sử dụng đất hoặc hạ tầng kỹ thuật trên đất (lợi tức của thửa đất hoặc của hạ tầng kỹ thuật trên đất)” và “Quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, dự án” thì hợp đồng thế chấp phải được đăng ký giao dịch bảo đảm và hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm chỉ cần đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm và hợp đồng” - Điều 13 Thông tư 05. - Trường hợp : Nếu “Quyền lợi ích phát sinh từ đầu tư dự án” là các tài sản gắn liền với đất được hình thành trong tương lai thì phải đăng ký giao dịch bảo đảm và hồ sơ ngoài đơn, hợp đồng phải có thêm giấy phép xây dựng (Điều 10 Thông tư 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất). Như vậy, phụ thuộc vào cách đánh giá và mức độ cho vay vốn, nếu các bên coi tài sản hình thành trong tương lai từ dự án là các tài sản gắn liền với đất thì không thể thực hiện được việc thế chấp tại thời điểm này bởi sẽ không tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm được vì dự án chưa được cấp giấy phép xây dựng." 25260,"Thủ tục đăng ký xin cấp hộ chiếu phổ thông theo quy định hiện hành. Đã có hộ chiếu ở tỉnh, nay hộ khẩu chuyển về TP. HCM nên làm lại nhưng do khai không đúng sự thật bị phạt và đã đóng tiền phạt, nộp biên lai phạt, hộ chiếu cũ cho phòng CA XNC. Vậy xin hỏi thời gian chờ bao lâu tôi mới nhận hộ chiếu mới? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Trong trường hợp này do bạn khai thông tin không đúng sự thật nên đã bị thu hộ chiếu cũ, nên muốn có hộ chiếu mới, bạn phải tiến hành thủ tục đăng ký xin cấp hộ chiếu phổ thông. Về thủ tục thì bạn phải thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 94/2015/NĐ-CP: 1. Công dân Việt Nam ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh theo một trong các cách sau đây: a) Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. b) Gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú và đề nghị được nhận kết quả qua đường bưu điện. Việc gửi hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện thực hiện theo thủ tục do Bộ Công an và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam quy định. c) Ủy thác cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Việc ủy thác thực hiện theo quy định của Bộ Công an. 2. Trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an quy định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an. 3. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu (01 bộ): a) Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, nêu tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này: - Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định. Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình. - Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi. Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị của người đề nghị cấp hộ chiếu để kiểm tra, đối chiếu; trường hợp ở nơi tạm trú thì xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp. Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp cho cơ quan xuất nhập cảnh thì trong vòng 8 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan này sẽ tiến hành xem xét hồ sơ và cấp hộ chiếu cho bạn, trong trường hợp không cấp thì cơ quan này phải có trách nhiệm trả lời rõ bằng văn bản. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục đăng ký xin cấp hộ chiếu phổ thông theo quy định hiện hành. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 94/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 29248,Tiêu chuẩn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2023 là gì?,"Căn cứ Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định tiêu chuẩn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2023 như sau: Tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân 1. Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây: a) Lý lịch rõ ràng; b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; c) Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định; d) Có trình độ văn hóa phù hợp. 2. Tiêu chuẩn công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định tại Điều 7 của Luật Công an nhân dân. Theo Điều 7 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về tiêu chuẩn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân như sau: Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân 1. Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, sức khỏe, độ tuổi và năng khiếu phù hợp với công tác công an, có nguyện vọng và Công an nhân dân có nhu cầu thì có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân. 2. Công an nhân dân được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sắc tốt nghiệp ở các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân. 3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết Điều này. Tại quy định tại Điều 5 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân như sau: Tiêu chuẩn tuyển chọn Công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây: 1. Có lý lịch rõ ràng. 2. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm. 3. Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân. 4. Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. 5. Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Như vậy, công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn theo quy định trên: - Có lý lịch rõ ràng; - Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; - Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân. - Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định; - Có trình độ văn hóa phù hợp. Trân trọng!" 3910,"Bạn đọc có địa chỉ Facebook C.V.T hỏi: Bạn muốn giải quyết ly hôn, xong hiện tai chồng bạn đang thụ án trong trại giam thì có giải quyết được không?và giải quyết như thế nào?",Chúng tôi hiểu là chồng bạn đang chấp hành hình phạt tù theo bản án hình sự; về việc bạn muốn ly hôn với chồng thì hoàn toàn có thể được giải quyết. Căn cứ vào quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân gia đình về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn và quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân gia đình về ly hôn theo yêu cầu của một bên. Bạn chuẩn bị hồ sơ xin ly hôn gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Sau khi Tòa án thụ lý sẽ làm thủ tục ủy thác để có được ý kiến giải quyết của chồng bạn về việc yêu cầu ly hôn của bạn. Tòa án sẽ tiến giải quyết việc ly hôn theo thủ tục vắng mặt. 6956,"Theo quy định hiện hành, thời hạn được phép tạm trú tối đa là bao lâu?","Tại Điều 17, Thông tư 35/2014/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú, có hiệu lực thi hành từ ngày 28-10-2014, nêu rõ trường hợp cấp sổ tạm trú như sau: 1. Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú theo quy định tại Điều 30 Luật Cư trú và quy định tại thông tư này, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là 24 tháng. Thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân nhưng tối đa không quá 24 tháng. Hết thời hạn tạm trú, hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục gia hạn tạm trú; thời hạn tạm trú của mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn còn lại của sổ tạm trú. Trường hợp sổ tạm trú hết thời hạn sử dụng mà hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú tại đó thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục cấp lại sổ tạm trú. Mỗi hộ gia đình đăng ký tạm trú thì được cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ. Học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú, kèm theo danh sách và được ghi vào sổ đăng ký tạm trú. Danh sách bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nguyên quán; dân tộc; tôn giáo; số chứng minh nhân dân; nghề nghiệp, nơi làm việc; nơi thường trú; nơi tạm trú, thời hạn tạm trú. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận về việc đã đăng ký tạm trú vào danh sách đăng ký tạm trú của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trường hợp cá nhân có nhu cầu cấp sổ tạm trú riêng thì được cấp riêng. 2. Trong thời hạn 30 ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, cá nhân, cơ quan, tổ chức đến cơ quan công an nơi đăng ký tạm trú để làm thủ tục gia hạn tạm trú. 3. Trường hợp sổ tạm trú hư hỏng thì được đổi, sổ tạm trú bị mất hoặc hết thời hạn sử dụng thì được cấp lại. Sổ tạm trú được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ đã được cấp trước đó. 4. Công dân thay đổi nơi tạm trú ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn thì được cấp sổ tạm trú mới. 5. Quá trình đăng ký tạm trú nếu có sai sót của cơ quan đăng ký trong khi ghi sổ tạm trú thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày công dân đề nghị, cơ quan đăng ký tạm trú phải có trách nhiệm điều chỉnh trong sổ tạm trú cho phù hợp với hồ sơ đăng ký tạm trú. 6. Người tạm trú có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ tạm trú theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ tạm trú khi cán bộ công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ tạm trú trái pháp luật." 22898,"Tôi đang làm thủ tục xin con nuôi. Đứa bé chỉ mới 3 tháng tuổi và đã có khai sinh có họ tên cha mẹ đầy đủ. Sau khi làm thủ tục cho và nhận con nuôi, vợ chồng tôi muốn đặt lại tên con, đổi họ của con, đồng thời ""thay cha, đổi mẹ"" trong giấy khai sinh, tức là chuyển từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi! (Làm như vậy để cháu không còn ""dính"" gì với cha mẹ đẻ). Chúng tôi làm thế có được không? Pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này thế nào? Mong nhận đuợc tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Giấy khai sinh là căn cứ pháp lý để chứng minh mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Đứa trẻ sinh ra đã được đăng ký khai sinh, có khai rõ họ tên cha, mẹ đẻ thì coi như đã xác định được nguồn gốc, huyết thống, chỉ khi nào có quyết định của cơ quan có thẩm quyền (UBND hoặc tòa án) xác định đứa trẻ không phải là con của người đó mà là con của người khác, thì cơ quan hộ tịch mới có thể thay đổi họ tên cha, mẹ trong giấy khai sinh của trẻ. Qua đăng ký việc nuôi con nuôi sẽ xác lập thêm mối quan hệ pháp lý mới giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, tuy nhiên mối quan hệ giữa người con nuôi với cha mẹ đẻ của mình vẫn còn tồn tại, không đương nhiên hoặc mặc nhiên bị chấm dứt hay thay đổi, nên các nội dung trong giấy khai sinh của trẻ vẫn giữ nguyên. Về nhu cầu thay đổi họ tên của người con nuôi, Khoản 2 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định: ""Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó"". Như vậy, sau khi làm thủ tục cho và nhận con nuôi, phía cha mẹ nuôi chỉ có thể xin thay đổi họ tên của người con nuôi, chứ không thể thay đổi họ tên cha, mẹ trong giấy khai sinh của trẻ được. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tha cha, đổi mẹ cho con nuôi. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Nuôi con nuôi 2010 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 18362,"Tôi có nghe người cháu học học Luật nhắc đến khá nhiều về người mất năng lực hành vi dân sự, nhưng thật sự tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm: Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người như thế nào?","Tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người bị mất năng lực hành vi dân sự như sau: 1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. 2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. => Như vậy, theo quy định thì người mất năng lực hành vi dân sự là người bị tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi. Tuy nhiên, nên lưu ý, một người được xem là mất năng lực hành vi khi có người đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. thì lúc này theo pahp1 luật mới công nhận là mất năng lực hành vi. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng và chúc sức khỏe!" 19278,Có được xuất cảnh khi đang bị nợ xấu ngân hàng ?,"Tại Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về điều kiện xuất cảnh như sau: 1. Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên; b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực; c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng. Như vậy, pháp luật không quy định việc bị nợ xấu thì không được xuất cảnh. Trong trường hợp trên nếu bạn đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì bạn có thể xuất cảnh." 5746,Điều khoản bồi thường là gì?,Điều khoản bồi thường là Điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương quy định cách thức bồi thường thiệt hại của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm hợp đồng. 19530,"Tôi là Lý Việt Hùng, sống tại Hà Nội, là thành viên lâu năm của Thư viện Pháp luật. Tháng 4/2003, bố mẹ tôi mua một căn hộ tập thể, thủ tục chỉ có giấy viết tay giữa hai bên vì khi đó người bán cũng chưa sang tên xong cho mình (tháng 7/2004 thì xong). Đến nay, bố mẹ tôi muốn sang tên chính chủ nhưng người bán không hợp tác, gây khó khăn cho gia đình tôi.   Vậy tôi xin hỏi Luật sư: Nếu tôi muốn đơn phương làm thủ tục sang tên cho bố mẹ tôi hoặc tôi thì có được không? Nếu được thì thủ Nếu không được, tôi định khởi kiện người bán nhằm mục đích buộc họ phải nhượng bộ và phải quay lại hợp tác. Lý do khởi kiện là:   Trong Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và quyền SD đất ở, căn hộ có diện tích 45,6 m 2 và diện tích đất sử dụng chung để làm hạ tầng, nền móng là 88,5 m 2 nhưng họ lại viết giấy bán cho gia đình tôi 80m 2 căn hộ (thực tế nhà có được cơi nới thêm lên thành gần 80m 2 ) và 15m 2 đất lưu không; đồng thời hứa hẹn và có ghi rõ là sẽ giúp đỡ để làm thủ tục sang tên chuyển nhượng. Tôi muốn kiện họ lý do là đã có ý lừa gạt bán cái mà họ không sở hữu nhằm làm tăng giá trị thật của căn hộ, lấy thêm tiền của gia đình tôi.","Câu chuyện này phải xử lý rất tế nhị, xem căn nguyên tại sao họ lại như vậy? thực chất mình và họ mua bán hoàn toàn tự nguyện, hợp tác với nhau. Về hình thức thì hợp đồng này sẽ bị vô hiệu, nếu bên bán quyết tâm không thực hiện hợp đồng thì buộc phải khởi kiện để tòa án giải quyết, khi đó tòa án sẽ hướng dẫn các bên nên ra công chứng ký hợp đồng mua bán, nếu không ký thì có thể xử vô hiệu và tính đến lỗi của các bên tham gia giao dịch. Bạn nên suy xét thật kỹ, hiệu quả công việc trong trường hợp này là quan trọng." 13831,Dắt thú cưng ra đường như thế nào mới đúng luật giao thông?,"Theo Điều 34 Luật Giao thông đường bộ 2008, người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho con vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh nơi công cộng. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới. Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng với người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe màdẫn dắt súc vật. Trong trường hợp vì việc này mà gây tai nạn, người điều khiển xe sẽ bị tước bằng lái 2-4 tháng. Điều 10 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật đi vào đường cao tốc trái quy định sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Trong trường hợp dẫn dắt súc vật đi trên đường mà không may gây tai nạn chết người, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vô ý làm chết người được quy định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự 1999." 24211,Bảo lãnh ngân hàng có phải là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ?,"Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định như sau: Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận đã ký. Theo đó, bảo lãnh ngân hàng là việc bên bảo lãnh (là tổ chức tín dụng) cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh. Như vậy, xét về hình thức thì bảo lãnh ngân hàng vẫn là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, biện pháp này chịu sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 ." 12980,Chồng xuất khẩu lao động vợ có được ly hôn không?,Cho tôi hỏi tôi đang đi xuất khẩu lao động bên nước ngoài vợ tôi đòi ly hôn vắng mặt trong khi con tôi chưa đủ 1 tuổi thì tôi có được quyền nuôi con không? Trong khi tôi đi xuất khẩu lao động tôi không ký văn bản giấy tờ ly hôn và cũng không uỷ quyền cho ai ly hôn vậy tôi có bị cho là ly hôn vắng mặt không? 22349,"Gia đình tôi có một công ty tư nhân nhỏ, trước giờ nghiệp vụ kế toán do vợ tôi làm, nhưng nay công việc nhiều nên tôi mong muốn thuê dịch vụ kế toán bên ngoài. Có người em họ đang làm trong một công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán. Vậy tôi có thể nhờ bạn ấy làm không lập hợp đồng có được không? Mong sớm nhận phản hồi.","Theo quy định tại Điều 56 Luật kế toán 2015 có quy định: - Đơn vị kế toán được ký hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật. - Việc thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật. - Đơn vị kế toán thuê dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực mọi thông tin, tài liệu liên quan đến công việc thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng và thanh toán đầy đủ, kịp thời phí dịch vụ kế toán theo thỏa thuận trong hợp đồng. - Người được thuê làm kế toán trưởng phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này. - Doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán và người được thuê làm kế toán, làm kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm về thông tin, số liệu kế toán theo thỏa thuận trong hợp đồng. Như vậy theo quy định trên thì việc thuê dịch vụ kế toán bắt buộc phải lập thành hợp đồng. Đây sẽ là căn cứ để các bên xác định trách nhiệm pháp lý nếu trong quá trình thực hiện công tác kế toán. Và nếu xảy ra mâu thuẫn, về sau nếu cơ quan kiểm tra nghiệp vụ kế toán của đơn vị. Vì vậy dù là người quen thân thì Ban biên tập cũng khuyên bạn nên lập hợp đồng bằng văn bản nếu có thuê dịch vụ kế toán bên ngoài. Ban biên tập phản hồi đến bạn." 2874,"Có thể tự ý ngăn cha thăm nuôi con không? Tôi ly hôn vợ được 05 năm, có 01 con chung và vợ cũ của tôi trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên vào 01 tháng nay vợ cũ của tôi ngăn không cho tôi gặp con với lý do là mỗi lần thăm con xong trên người con tôi có vết bầm. Tôi muốn hỏi hành vi này của vợ cũ của tôi là đúng không?","Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau: - Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Bên cạnh đó, tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau: - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. - Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Như vậy theo quy định hiện hành thì không ai được cản trở việc bạn thăm nom con. Đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì vợ cũ của bạn không thể ngăn bạn thăm nom con mình. Việc cho rằng bạn gây ảnh hưởng xấu đến con của bạn thì người trực tiếp nuôi con (vợ cũ) có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của bạn. Trân trọng!" 30189,Đảng viên sinh từ 02 con trở lên có bị kỷ luật cảnh cáo không?,"Theo quy định mới nhất tại Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định hành vi sinh con thứ ba, sinh con thứ tư, sinh con thứ năm trở lên đã không còn được ghi cụ thể như vậy mà đều được thay bằng cụm từ “Vi phạm chính sách dân số”. Tuy nhiên, theo Điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2003 được sửa đổi bởi Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2008 cụ thể: Mỗi cặp vợ chồng được tự quyết định thời gian, khoảng cách sinh con và sinh một hoặc hai con theo thoả thuận của cặp vợ chồng. Đồng thời, tại mục 2 Chương III Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về công tác dân số trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành có quy định: Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số ... Tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp. ... Trong khi đó, nhiệm vụ của Đảng viên là phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước. Như vậy, đồng nghĩa nếu Đảng viên sinh từ 02 con trở lên đã vi phạm chính sách dân số, căn cứ vào Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 . Mặc khác, Đảng viên có thể sẽ bị kỷ luật Đảng: - Khiển trách: Vi phạm chính sách dân số gây hậu quả ít nghiêm trọng. - Đảng viên bị cảnh cáo hoặc cách chức (Đảng viên có chức vụ): Đã bị kỷ luật khiển trách mà vẫn tiếp tục tái phạm/gây hậu quả nghiêm trọng. - Khai trừ: Nếu vi phạm chính sách dân số gây hậu quả rất nghiêm trọng. Trân trọng!" 5455,"Hiện tại tôi có cho 1 khách hàng thuê nhà, thời hạn là 5năm, trả tiền trước 1 năm, những năm còn lại thì trả theo tháng, hiện giờ Khách hàng  đó thuê được 2 năm 8 tháng rồi, nhưng do gia đình kinh tế khó khăn nên bán đất và nhà.và trong hợp đồng cho thuê ""KHÔNG"" có ghi nếu 2 bên chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì bên chấm dứt trước sẽ bồi thường thì trong hợp đồng không có ghi gì cả. và gia đình tôi cũng đã thông báo cho Khách Hàng đó trước 1 tháng để di dời rồi. thấy Khách hàng cũng khó khăn nên chúng tôi có nói sẽ phụ chi phí di dời giúp cho Khách hàng đó.cả hai đã chịu và thỏa thuận như vậy. nhưng mà bây giờ khách hàng đó không chịu di dời, mà còn bắt gia đình chúng tôi phải bồi thường 100 triệu cho người đó, nếu để lâu sẽ tăng giá lên nữa. hiện gia đình chúng tôi có đưa đơn lên công an, nhưng không thỏa thuận được, Khách Hàng đó bây giờ không chịu di dời nữa, và đòi ở lại đến hết thời gian trong hợp đồng luôn mới chịu đi. mà ngày giao đất và nhà cũng gần đến rồi. tôi phải làm sao?","Nếu không có thoả thuận khác thì bạn chỉ đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp saU Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở Bên cho thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi bên thuê có một trong các hành vi sau đây: (Điều 497 BL dân sự) a) Không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; b) Sử dụng nhà không đúng mục đích thuê; c) Cố ý làm nhà hư hỏng nghiêm trọng; d) Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang thuê mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê; đ) Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường của những người xung quanh; e) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường. ++Nếu bạn muông1 bán nhà đất thì phải thông báo cho bên mua biết hiện tại nhà đang cho thuê và bên mua có các nghĩa vụ sau: Nghĩa vụ của bên mua nhà ở Bên mua nhà ở có các nghĩa vụ sau đây: 1. Trả đủ tiền mua nhà đúng thời hạn, theo phương thức đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận về thời hạn và địa điểm trả tiền thì bên mua phải trả vào thời điểm bên bán giao nhà và tại nơi có nhà; 2. Nhận nhà và hồ sơ về nhà đúng thời hạn đã thoả thuận; 3. Trong trường hợp mua nhà đang cho thuê, phải bảo đảm quyền, lợi ích của người thuê như thoả thuận trong hợp đồng thuê khi thời hạn thuê còn hiệu lực." 16629,Chị đang đi nghĩa vụ công an thì em trai có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?,"Căn cứ Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 được bổ sung bởi Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ như sau: 1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. h) Dân quân thường trực. 2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. 3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ. 4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày. Theo quy định như trên, trường hợp bạn đang có chị tham gia nghĩa vụ công an nhân dân, thì bạn sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ tham gia nghĩa vụ quân sự. Chị đang đi nghĩa vụ công an thì em trai có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không? (Hình từ Internet) Chị đang đi nghĩa vụ công an thì em trai có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?" 9469,Hiện vợ chồng tôi mới sanh đôi 2 con gái đầu lòng. Và anh ruột tôi muốn nhận 2 cháu làm con nuôi. Xin cho hỏi thủ tục cho và nhận con nuôi cần những gì?,"Vấn đề của anh (chị) thuộc trường hợp xin con nuôi đích danh. Tuy nhiên vì người xin nhận con nuôi không rõ sống ở nước ngoài hay trong nước nên anh (chị) làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi trong nước nếu người xin nhận con nuôi thường trú tại Việt Nam. Anh chị cần tiến hành lập hồ sơ và đăng ký cho, nhận con nuôi theo các Điều 17,18,19 của Luật Nuôi con nuôi, Điều 7, 10 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011; Với trường hợp này được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi. Trường hợp người xin nhận con nuôi định cư ở nước ngoài thì lập hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi theo các Điều 31, 32 của Luật Nuôi con nuôi, Điều 13, 14,17 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011; trường hợp này giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài. Và nếu nhận hai trẻ em là chị em ruột làm con nuôi như đã nêu, thì trẻ em thứ hai được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài. Đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi của anh, chị do chúng tôi không nắm rõ được hoàn cảnh nhân thân của người cho và người nhận, nên chỉ xin lưu ý rằng việc nuôi con nuôi sẽ chỉ được xem xét, giải quyết nếu người nhận con nuôi và trẻ em được cho làm con nuôi đáp ứng được các quy định của Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành về điều kiện của người nhận con nuôi và điều kiện của trẻ em được nhận làm con nuôi." 12633,"Anh Lưu Quang Hưng là chủ sử dụng một thửa đất có diện tích 200m2. Tháng 8 năm 2006, anh Hưng có ý định chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất nêu trên cho anh Nguyễn Anh Tuấn là người cùng thị trấn. Sau khi đã thoả thuận các vấn đề liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hai bên đến Uỷ ban nhân dân thị trấn để yêu cầu chứng thực hợp đồng đó. Sau khi tiếp nhận và xem xét hồ sơ yêu cầu chứng thực của anh Hưng, chị Yến là Phó Chủ tịch phụ trách tư pháp - hộ tịch của Uỷ ban nhân dân thị trấn soạn thảo hợp đồng và thực hiện đúng các thủ tục chứng thực theo quy định và giao văn bản chứng thực đó cho các bên giao kết hợp đồng. Một tuần sau, trong quá trình làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, cán bộ của Văn phòng đăng ký phát hiện trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất do anh Tuấn xuất trình có ghi bên nhận chuyển nhượng là Nguyễn Anh Tuân nên từ chối đăng ký quyền sử dụng đất cho anh. Lo lắng vì bị từ chối đăng ký quyền sử dụng đất, anh Tuấn quay lại Uỷ ban nhân dân thị trấn tìm gặp chị Yến để yêu cầu sửa chữa văn bản chứng thực nêu trên nhưng chị Yến đã đi Hà Nội để học đại học. Anh Tuấn chỉ gặp Chủ tịch Uỷ ban. Trong trường hợp này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị trấn sẽ giải quyết như thế nào?","Đây là trường hợp hợp đồng đã được chứng thực nhưng có lỗi kỹ thuật do ghi chép hoặc đánh máy. Theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP thì theo yêu cầu của các bên giao kết hợp đồng, người thực hiện chứng thực được sửa các lỗi kỹ thuật trong hợp đồng đã được chứng thực mà chưa được thực hiện với điều kiện việc sửa đó không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết. Và theo quy định tại điểm 9 Mục I Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP thì trongtrường hợp người đã thực hiện chứng thực không còn làm công tác đó nữa thì người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật đó. Như vậy trong trường hợp này, mặc dù chị Yến không còn làm công tác chứng thực nữa nhưng người đứng đầu cơ quan là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị trấn có thẩm quyền để sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản chứng thực để bảo đảm quyền lợi cho anh Tuấn. Để sửa lỗi kỹ thuật nêu trên, người sửa lỗi kỹ thuật (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân) cần thực hiện các việc sau: - Đối chiếu lỗi kỹ thuật cần sửa với các giấy tờ trong hồ sơ chứng thực do các bên đương sự đã xuất trình; - Gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi chữ, dấu đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của Uỷ ban nhân dân." 19910,Trường hợp nào thì di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực?,"Căn cứ quy định Điều 638 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực như sau: Điều 638. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực 1. Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực. 2. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó. 3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó. 4. Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị. 5. Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó. 6. Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó. Theo như quy định thì di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực trong các trường hợp sau đây: - Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực. - Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó. - Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó. - Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị. - Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó. - Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó. Trân trọng!" 6442,"Năm 1992, sổ hộ khẩu nhà em có 7 người là: ông, bà, bố, mẹ, hai chị và em, mỗi người đều được chia 1 suất ruộng nông nghiệp, có tất cả là 7 suất và gộp chung trong 1 quyển sổ đỏ mang tên ông em. Sau đó, bố mẹ em mất. Năm 2001, ông em mất, sổ Đỏ vẫn mang tên ông em. Đến năm 2011, Nhà nước có lấy 1 ít đất ruộng, nhà e phải tiến hành chuyển tên quyền sở hữu sang bà em( bà e có 4 con trai đều mất, còn 2 con gái), cả gia đình em gồm tất cả các con cháu đã ra phòng Công chứng số 8 đồng ý ký đồng ý cho bà em đứng tên để lấy tiền đền bù đất. Đến 2012, bà em mất, hiện giờ 2 cô em đòi mang tên quyển sổ Đỏ ruộng đất đó nhưng e và các chị không đồng ý. Vậy cho e hỏi: nếu giờ e muốn đứng tên quyển sổ Đỏ đó có được không( hai chị gái em đều đồng ý) Nếu không được thì 3 chị em em muốn đòi phần ruộng đất mà bố mẹ em và chúng em được chia có được không ạ? Thủ tục như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Nếu bạn muốn đứng tên trên sổ đỏ thì bạn phải được sự đồng ý của các chị cũng như hai người cô của bạn, tuy nhiên thì để hai cô em gái đồng ý thì bạn phải thỏa thuận với họ. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của bạn cũng như đảm bảo việc hưởng tài sản về đất cho những người chị em còn lại thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Trường hợp của bạn nếu ông hoặc bà của bạn có để lại di chúc thì có thể chia tài sản thừa kế theo di chúc của ông bà. Nếu Ông bà bạn mất không để lại di chúc thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo pháp luật. Chia thừa kế theo pháp luật được hiểu là chia thừa kế theo hàng thừa kế. Căn cứ quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản"". Như vậy, bạn và các chị em cùng hàng thừa kế với nhau sẽ được hưởng số di sản thừa kế bằng nhau. Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Để chia thừa kế theo pháp luật, bạn cần thực hiện thủ tục khởi kiện chia tài sản thừa kế theo pháp luật. + Đơn khởi kiện (theo mẫu) + Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế. + Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế; + Bản kê khai các di sản; + Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản; + Các giấy tờ khác: biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có). Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, bạn gửi lên Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh nơi có di sản thừa kế. Như vậy, khi có quyết định của Tòa án về việc chia di sản thừa kế thì bạn có quyền hưởng phần đât đã được Tòa án chia cho hợp pháp và có quyền xin cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận sử dụng đất). Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 12600,Theo thông tư mới nhất về cư trú thì việc đăng ký thường trú có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào?,"Điều 9 Thông tư 55/2021/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/7/2021) quy định đăng ký thường trú có yếu tố nước ngoài như sau: - Người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú lần đầu phải có Quyết định của Chủ tịch nước về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh bằng hộ chiếu Việt Nam thì trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam mà người đó đã sử dụng để nhập cảnh Việt Nam lần gần nhất. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp nhập cảnh vào Việt Nam thì trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh có quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch và văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh quy định tại Điều 12 Thông tư này. Trân trọng!" 4237,Tôi đang có xe ô tô biển Ninh Bình. Tôi mới nhập khẩu lên Hà Nội Giờ muốn đổi thành biển Hà Nội. Cho hỏi thủ tục như thế nào? Mong anh tư vấn giúp.,"Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn có xe ô tô biển số Ninh Bình, bạn mới nhập khẩu lên Hà Nội muốn đổi biển số thành biển số xe Hà Nội thì bạn cần trải qua 2 thủ tục để được cấp biển số mới: Thủ tục thứ nhất, thủ tục rút hồ sơ gốc tại cơ quan mà xe được cấp giấy chứng nhận đăng kí ban đầu. Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Thông tư 15/2014/TT-BCA thì hồ sơ để rút hồ sơ gốc của xe bao gồm: - Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này). - Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe. - Sổ hộ khẩu thay cho chứng từ chuyển quyền sở hữu xe. Thủ tục thứ hai, thủ tục đăng kí xe và cấp mới biển số xe tại cơ quan đăng kí xe nơi bạn chuyển đến Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định: Cấp biển số xe ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ. Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 15/2014/TT-BCA thì hồ sơ để đăng ký xe và cấp mới biển số xe bao gồm: Chủ xe phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm: - Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BCA; - Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA; - Giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BCA ) và phiếu sang tên di chuyển kèm theo sổ hộ khẩu; - Hồ sơ gốc của xe theo quy định. Ngoài những giấy tờ trên thì theo Điều 9 Thông tư 15/2014/TT-BCA, chủ xe phải xuất trình các giấy tờ khác bao gồm: ""1. Chủ xe là người Việt Nam, xuất trình một trong những giấy tờ sau: a) Chứng minh nhân dân. Trường hợp chưa được cấp Chứng minh nhân dân hoặc nơi đăng ký thường trú ghi trong Chứng minh nhân dân không phù hợp với nơi đăng ký thường trú ghi trong giấy khai đăng ký xe thì xuất trình Sổ hộ khẩu. b) Giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác, kèm theo Giấy chứng minh Công an nhân dân; Giấy chứng minh Quân đội nhân dân (theo quy định của Bộ Quốc phòng). Trường hợp không có Giấy chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng minh Quân đội nhân dân thì phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác. c) Thẻ học viên, sinh viên học theo hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện; giấy giới thiệu của nhà trường."" Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trân trọng!" 27441,"Em nghe nói thời gian tới, trường hợp đi khỏi địa phương trên 12 tháng sẽ bị xóa đăng ký thường trú. Vậy cho em hỏi em có ý định đi xuất khẩu lao động dài hạn, khoảng 3-5 năm mới về thì có bị xóa hộ khẩu ở nhà không ạ?","Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 (Có hiệu lực từ 01/7/2021) người thuộc trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú: Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng. Theo quy định nêu trên và thông tin cung cấp, trường hợp của bạn đi xuất khẩu lao động dài hạn 3-5 năm (không phải định cư) thì sẽ không bị xóa đăng ký thường trú. Trân trọng!" 17681,Mang thai sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ?,"Theo Khoản 1 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ quy định về việc tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình như sau: 1. Công dân được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây: a) Phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ; c) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân; d) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân; đ) Có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; e) Lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận; g) Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; h) Người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài. Như vậy, theo quy định hiện hành trong trường hợp công dân nữ mang thai khi đang thuộc đối tượng được gọi tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ thì có thể được tạm hoãn nghĩa vụ Dân quân tự vệ. Trân trọng!" 14103,"Thưa luật sư! Năm 2013, ông A kinh doanh bất động sản thua lỗ, có đến gặp gia đình nhà mình vay tiền, và để đảm bảo, hai bên đã lập một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng này đã được công chứng nhưng chưa sang tên. Vậy cho hỏi: Hợp đông chuyển nhượng quyền sử dụng đất này có bị vô hiệu hay không? Nếu vô hiệu thì có cách nào để bảo vệ quyền lợi của bên cho vay. Biết rằng khi xác lập hợp đồng, gia đình mình không biết là nó có thể bị vô hiệu! Thân!","Nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật Dân sự là thiện chí, trung thực và tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Điều kiện để các giao dịch dân sự có hiệu lực là người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Giao dịch của bạn với ông A thực chất là quan hệ vay nợ nhưng hai bên thiết lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của ông A, do vậy giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đây bị coi là giao dịch giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác và sẽ bị vô hiệu theo điều 129 Bộ Luật Dân sự: ""Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu"". Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong trường hợp ông A vi phạm nghĩa vụ trả tiền, bạn có quyền khởi kiện ra tòa án (nơi ông A cư trú). Với tài sản bảo đảm là giấy tờ đất bạn đang giữ, bạn có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ""phong toả tài sản của người có nghĩa vụ"" theo điều 99 Bộ luật tố tụng Dân sự để đảm bảo thi hành án. Thủ tục yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần tuân thủ theo điều 117 Luật Tố tụng Dân sự: bạn phải làm đơn và nêu lý do yêu cầu, biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể; đồng thời bạn phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Toà án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện (tương đương khoản nợ) để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (bên nợ bạn) và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu." 24095,Điều kiện xin nhận con nuôi có yếu tô nước ngoài?,"Trường hợp bạn hỏi về điều kiện xin nhận con nuôi này thuộc trường hợp xin nhận con nuôi đích danh. Khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngòai thường trú ở nước ngoài chỉ được phép xin nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau: “2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây: a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi; b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi; d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi; đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm. 3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi. 4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.” Theo như bạn trình bày, bạn định cho con của cô ruột nhận con bạn làm con nuôi, tức là chú họ nhận cháu làm con nuôi. Trường hợp này không đáp ứng điều kiện tại điểm b Khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010: Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi. Do đó, người chú họ đang định cư ở Mỹ muốn nhận đích danh trẻ em làm con nuôi phải đáp ứng điểm đ, khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010: Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 29 về điều kiện đối với người nhận con nuôi em họ của bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người em họ của bạn thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi 2010 về điều kiện đối với người nhận con nuôi. “Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi 1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt. 2. Những người sau đây không được nhận con nuôi: a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; c) Đang chấp hành hình phạt tù; d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. 3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.” Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, mời bạn liên hệ với Sở Tư pháp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố thuộc tỉnh nơi thường trú của trẻ em để làm thủ tục xin nhận con nuôi tại Việt Nam." 15140,"Tôi đã làm việc và đóng BHXH được 02 năm, khi lập gia đình tôi đã cắt khẩu và chuyển nơi thường trú, vậy xin hỏi có ảnh hưởng gì nếu như sau này tôi lĩnh chế độ BHXH không?","- Để đảm bảo trong việc thống kê độ bao phủ người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh, thành phố, theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu địa chỉ thường trú trong sổ BHXH của bạn không phải là tỉnh Tây Ninh thì làm đơn đề nghị được thay đổi địa chỉ thường trú ( kèm theo bản sao hộ khẩu) gửi cơ quan BHXH nơi Công ty bạn đang đóng BHXH. - Nếu địa chỉ thường trú trên sổ BHXH trong địa bàn tỉnh Tây Ninh thì không phải làm thủ tục thay đổi. Khi giải quyết chế độ BHXH bạn đem sổ BHXH kèm theo bản sao hộ khẩu đến cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện, thành phố để được giải quyết. Như vậy, bạn không ảnh hưởng gì nếu sau này tôi lĩnh chế độ BHXH." 31468,"Thông qua Luật Căn cước với 7 chương 46 điều, áp dụng từ ngày 01/7/2024?","Sáng ngày 27/11/2023, tại Kỳ họp Quốc hội lần thứ 6, 431 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 87,25%) thông qua Luật Căn cước Luật Căn cước gồm 7 chương 46 điều quy định về: - Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; - Thẻ căn cước, căn cước điện tử; - Giấy chứng nhận căn cước; - Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Luật Căn cước áp dụng đối với: - Công dân Việt Nam; - Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Bên cạnh việc thu thập vân tay, Luật căn cước đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người. Luật Căn cước có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, trừ một số trường hợp theo quy định pháp luật Thông qua Luật Căn cước với 7 chương 46 điều, áp dụng từ ngày 01/7/2024? (Hình từ Internet)" 22525,Phân chia di sản theo pháp luật là gì?,Phân chia di sản theo pháp luật là Chia di sản thành các phần bằng nhau và giao di sản cho những người ở cùng hàng thừa kế được hưởng 16550,Dữ liệu cá nhân là gì?,"Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định như sau: Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Dữ liệu cá nhân là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một con người cụ thể. Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Theo đó, dữ liệu cá nhân được hiểu là các thông tin của cá nhân trên không gian mạng bao gồm: dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Dữ liệu cá nhân là gì? Nhà nước tham gia vào việc quản lý dữ liệu cá nhân như thế nào? (Hình từ Internet)" 31245,"Bố tôi mất để lại một căn nhà. Do mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên mẹ tôi đại diện thừa kế đã xin cấp lại giấy chứng nhận. Ông bà nội ly hôn và ở mỗi người một nơi, đều đã mất từ lâu, không có giấy chứng tử. Nay các anh em tôi muốn cho tặng quyền thừa kế cho mẹ tôi toàn quyền sở hữu và sử dụng. Xin hỏi trình tự, thủ tục như thế nào. Gia đình tôi có hai người con ở thành phố Hồ Chí Minh, có thể làm giấy ủy quyền cho một người con ở quê thay mặt làm thủ tục phân chia di sản thừa kế mà không cần có mặt ở địa phương được không. Xin cảm ơn!","Để mẹ bạn toàn quyền sử dụng thửa đất thì gia đình bạn cần tiến hành thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế do bố bạn để lại. Trình tự, thủ tục như sau: 1. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế: - Chủ thể tiến hành: Tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của bố bạn. Nếu chia di sản theo pháp luật thì những người thừa kế của bố bạn được xác định theo điểm a khoản 1 điều 676 Bộ luật Dân sự: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Do ông bà nội của bạn đã mất từ lâu nên sẽ có hai khả năng: + Nếu ông bà nội bạn mất trước bố bạn thì người được hưởng di sản do bố bạn để lại gồm: mẹ bạn và các anh/chị/em của bạn. + Nếu ông bà nội bạn mất sau bố bạn thì người được hưởng di sản do bố bạn để lại gồm: ông nội, bà nội, mẹ bạn và các anh/chị/em của bạn. Vì ông, bà nội đã mất nên phần di sản mà ông bà nội được hưởng từ bố bạn sẽ được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của ông bà (xác định như đối với trường hợp của bố bạn). - Cơ quan tiến hành: Bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản. - Bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm: + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + Giấy chứng tử của bố bạn; + Giấy tờ tùy thân của các thừa kế; + Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em bạn; giấy chứng tử của ông bà nội; giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ bạn …). - Thủ tục: Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 49 Luật Công chứng. Trong văn bản, những người thừa kế khác có thể tặng cho toàn bộ quyền hưởng di sản cho mẹ bạn để mẹ bạn trở thành chủ sử dụng toàn bộ thửa đất do bố bạn để lại. 2. Thủ tục sang tên mẹ bạn trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai). - Chủ thể tiến hành: Mẹ bạn. - Cơ quan tiến hành: Văn phòng đăng ký đất đai. - Hồ sơ: + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế; + Giấy tờ tùy thân của các thừa kế; + Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em bạn; giấy chứng tử của ông bà nội; giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ bạn …). - Trình tự, thủ tục: + Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. + Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây: Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất; Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. 3. Đối với trường hợp anh của bạn đang ở xa. Nếu anh bạn ở thành phố Hồ Chí Minh không thể về địa phương để tiến hành thủ tục phân chia di sản thừa kế thì có thể ủy quyền cho một người để thực hiện thủ tục này. Anh bạn có thể đến bất kỳ tổ chức công chứng nào nơi đang sinh sống để yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Công chứng và văn bản hướng dẫn. Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng: “Việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng ủy quyền”. Vì anh bạn ủy quyền thực hiện thủ tục phân chia di sản với nội dung: tặng cho toàn bộ phần di sản (quyền sử dụng đất) mà anh bạn được hưởng cho mẹ bạn nên phải lập thành hợp đồng ủy quyền. Nhưng do anh bạn và người được hưởng di sản không thể đến cùng một tổ chức công chứng để công chứng hợp đồng ủy quyền này nên có thể thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng: “Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú của họ công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền”." 9093,Việc tiếp công dân tại cơ sở giam giữ thì quy định như thế nào về địa điểm? Pháp luật có quy định không?,"Căn cứ Điều 6 Thông tư 81/2019/TT-BCA quy định như sau: Địa điểm tiếp công dân, thăm gặp được bố trí ở nơi thuận tiện, dễ biết, có trang thiết bị cần thiết để cơ quan, tổ chức, cá nhân liên hệ, giải quyết công việc hoặc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Tại địa điểm tiếp công dân phải có biển ghi tên cơ quan, đơn vị, cán bộ tiếp công dân, nội quy nơi tiếp công dân, số điện thoại đường dây nóng. Địa điểm thăm gặp phải treo biển “Phòng thăm gặp”, có vách ngăn, bảng niêm yết Nội quy cơ sở giam giữ, quy định về thăm gặp, hòm thư góp ý, bảng thông tin trợ giúp pháp lý. Việc niêm yết các thông tin tại nơi dễ quan sát để cơ quan, tổ chức, cá nhân và người bị tạm giữ, người bị tạm giam biết, thực hiện. Trân trọng!" 9736,Chủ hụi có phải chịu trách nhiệm dân sự khi bị vỡ hụi hay không?,"Căn cứ tại Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như sau: Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ 1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ. 2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. Trong việc chơi hụi, việc vi phạm nghĩa vụ được hiểu là khi đến thời hạn xoay vòng người được hốt hụi lấy tiền mà chủ hụi là người đang nắm giữ tiền của mọi người không thực hiện việc đưa tiền cho người hốt hụi đó. Theo đó, đối với bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ như hai bên đã cam kết thỏa thuận thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền lợi theo đúng cam kết đó. Tuy nhiên, trường hợp loại trừ trách nhiệm nếu như chủ hụi do gặp sự cố bất khả kháng mà không thể thanh toán tiền cho người được hốt hụi, khi đó người chủ hụi sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự; ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Như vậy, chủ hụi sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự khi bị vỡ hụi. tuy nhiên, trường hợp loại trừ trách nhiệm nếu như chủ hụi do gặp sự cố bất khả kháng mà không thể thanh toán tiền cho người được hốt hụi, khi đó người chủ hụi sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự; ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đồng thời, bên có nghĩa vụ sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu như có vấn đề lỗi xảy ra và lỗi này hoàn toàn xuất phát từ bên có quyền lợi." 21367,Có được lấy họ của cha là người nước ngoài để khai sinh cho con ở Việt Nam không?,"Căn cứ tại Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định: Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam ... 2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam. Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử 1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây: a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì xác định theo tập quán. Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch… Căn cứ theo Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Quyền có họ, tên 1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. 2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng. Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. 3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ Theo đó, cha mẹ có quyền thỏa thuận lựa chọn về quốc tịch cho con là quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài. Khi thỏa thuận lựa chọn quốc tịch cho con (trong trường hợp lựa chọn quốc tịch nước ngoài) thì cần phải có văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không xác nhận thì cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ, nhưng để trống phần ghi về quốc tịch trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh. (khoản 2 Điều 7 Thông tư 04/2020/TT-BTP ) Trường hợp lựa chọn cho con có quốc tịch Việt Nam thì khi đăng ký khai sinh tại Việt Nam tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh (điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Hộ tịch 2014 ) thì tên người con phải bằng Tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Tuy nhiên, đối với họ thì pháp luật lại không ràng buộc ""phải bằng Tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ"" mà họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn thì bạn có quyền sử dụng họ của cha là người nước ngoài để đặt tên họ cho con. Tuy nhiên, tên của người con phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam. Trường hợp lựa chọn cho con là quốc tịch nước ngoài thì việc đặt tên phải quy hợp với quy định của quốc gia mà con bạn mang quốc tịch. Do đó, vẫn có thể sử dụng họ của cha để làm họ cho con nếu pháp luật có quy định. Có được lấy họ của cha là người nước ngoài để đăng ký khai sinh cho con ở Việt Nam không? (Hình từ Internet)" 32303,"Điều kiện, tiêu chuẩn được cấp thẻ nhà báo theo quy định cũ gồm những gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Thư hiện đang sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật báo chí qua các thời kỳ. Theo như tôi biết trong thời buổi công nghệ thông tin hiện đại như hiện nay thì hoạt động báo chí rất được quan tâm. Vì thế tôi muốn hiểu thật cụ thể pháp luật điều chỉnh hoạt động báo chí từ trước đến nay. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi điều kiện, tiêu chuẩn được cấp thẻ nhà báo theo quy định cũ gồm những gì? Vấn đề này được quy định tại cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập!","Điều kiện, tiêu chuẩn được cấp thẻ nhà báo được quy định tại Điều 14 Luật Báo chí 1989, theo đó: Nhà báo phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo. Trên đây là tư vấn về điều kiện, tiêu chuẩn được cấp thẻ nhà báo theo quy Luật Báo chí 1989. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Luật Báo chí 1989. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 32390,1. Người dân tử vong khi lao vào ổ gà Sở Giao thông vận tải có phải chịu trách nhiệm?,"Tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo đó: 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này. Theo Điều 48 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định quản lý, bảo trì đường bộ, cụ thể như sau: 1. Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa đường bộ nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác. 2. Đường bộ đưa vào khai thác phải được quản lý, bảo trì với các nội dung sau đây: a) Theo dõi tình trạng công trình đường bộ; tổ chức giao thông; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; b) Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất. 3. Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ quy định như sau: a) Hệ thống quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm; b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; c) Đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định. Tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải đối với hệ thống đường địa phương, như sau: a) Tổ chức thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý; b) Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ thuộc hệ thống đường địa phương theo quy định của pháp luật. Theo đó, vụ tai nạn xảy ra tại khu vực đường số 1, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân. Căn cứ quy định về quản lý, bảo trì đường bộ thì trách nhiệm duy tu, sửa chữa, quản lý công trình giao thông này thuộc về Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu nguyên nhân vụ tai nạn xảy ra là do sự cố, hư hỏng đường giao thông, trách nhiệm bồi thường hoàn toàn thuộc về Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp nguyên nhân vụ tai nạn do tình huống bất khả kháng hoặc do nạn nhân không tuân thủ luật giao thông, không quan sát biển cảnh báo nguy hiểm, thì Sở Giao thông vận tải sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra." 32704,Trước đây em có chịu án phạt tù 1 năm do hành vi trộm cắp tài sản nhưng hiện tại đã được xóa án tích. Vậy bây giờ lý lịch tư pháp của em có được ghi như một công dân bình thường không?,"Căn cứ theo quy định tại điều 41 Luật lý lịch tư pháp năm 2009 thì: “1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có: a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này; b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. 2.Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Phiếu lý lịch tư pháp” Theo khoản 2 điều 42 về Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 quy định về tình trạng án tích thì: “a) Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung; b) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”; c) Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích” Do đó trong trường hợp của bạn thì tại Phiếu lý lịch tư pháp số 1 bạn được ghi là không có án tích. Đây là phiếu lý lịch được cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 7 của Luật lý lịch tư pháp bao gồm: - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam. - Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Cũng theo khoản 2 Điều 43 về Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2 quy định về tình trạng án tích thì: “a) Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”; b) Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án. Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.” Như vậy, tại Phiếu lý lịch tư pháp số 2 sẽ ghi đầy đủ thông tin về án tích của bạn cũng như thời điểm xóa án tích. Tuy nhiên Phiếu này chỉ cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của chính cá nhân bạn để bạn có thể biết được nội dung lý lịch tư pháp của mình. Tóm lại, trong trường hợp của bạn, ở Phiếu lý lịch tư pháp số 1 bạn vẫn được ghi như một công dân bình thường đó là “không có án tích” và trên các giấy tờ liên quan cũng tương tự. Chỉ trong Phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới ghi đầy đủ thông tin về án tích của bạn. Tuy nhiên Phiếu này được sử dụng rất hạn chế chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng và bản thân bạn được cấp Phiếu này." 32351,"Tôi và chồng chung sống với nhau cũng gần 01 năm, tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa đăng ký kết hôn. Chúng tôi vẫn chưa có đứa con nào, 03 mẹ chồng tôi tuy đã già nhưng vẫn còn rất khỏe, nay anh mất do tai nạn giao thông, theo tôi biết thì anh có căn nhà do bố mẹ cho đứng tên anh, thế cho tôi hỏi: Không đăng ký kết hôn thì có được hưởng di sản thừa kế từ chồng không?","Tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Tại Điều 14 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn: - Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. - Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn. => Như vậy, khi hai người có đủ điều kiện để kết hôn mà không đăng ký kết hôn thì không được coi là vợ chồng và không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Do vậy, về mặt pháp lý thì chưa công nhận là vợ chồng. Do đó chị không thuộc hàng thừa kế. Tuy nhiên, nếu anh có để lại di chúc mà di chúc hợp pháp thì lúc này chị mới được hưởng nhé. Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng và chúc sức khỏe!" 28945,Vợ hoặc chồng đứng tên công ty TNHH 1 thành viên có phải là tài sản chung hay không?,"Anh Minh ở địa chỉ mail minhgg***@gmail.com có hỏi: Cho em hỏi, nếu 1 bên vợ hoặc chồng đứng tên công ty TNHH 1 thành viên thì đây được xác định là tài sản chung hay riêng?" 32664,"Mẹ chồng tôi lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh chồng, còn một cô em bị tàn tật đang ở với vợ chồng tôi thì lại không được hưởng gì. Xin hỏi, khi mẹ chồng tôi qua đời, tôi có thể kiện đòi anh cả phải chia cho một phần tài sản được không?”","Theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự về trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì “con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng” và “con đã thành niên mà không có khả năng lao động” vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó. Quyền hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc với những người không có quyền hưởng di sản (người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản). Theo quy định nói trên thì người em chồng của bạn bị tàn tật, không có khả năng lao động sẽ được quyền hưởng một phần di sản mẹ chồng bạn để lại. Giả sử mẹ chồng bạn có 3 người con, di sản của bà để lại trị giá 900 triệu đồng, nếu chia thừa kế theo pháp luật thì mỗi suất sẽ được hưởng 300 triệu đồng. Như vậy, trong trường hợp mẹ chồng bạn lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho một người con thì người con bị tàn tật sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật là 200 triệu đồng. Nếu người con được hưởng thừa kế theo di chúc không thực hiện việc trả cho người em bị tàn tật phần di sản mà người em phải được hưởng thì người em có quyền khởi kiện người kia ra tòa để đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật." 13396,"Tôi đã gửi đơn ly hôn tại tòa án nhân dân quận đồ sơn ngày 15/10/2013 đến ngày 24/4/2014 tòa án gửi giấy thông báo cho tôi ngày 27/4/2014 thực hiện phiên hòa giải lần 2 nhưng trong buổi hòa giải thành phần gồm có tòa án, hai vợ chồng tôi, ngân hàng nơi hai vợ chồng tôi vay tiền. Vậy tôi xin hỏi thành phần như trên có đúng không, viêc xử ly hôn có liên quan đến nhau không, nếu có số tài sản thế chấp cho ngân xử lý thế nào?","Trước hết cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Chuyên mục Tư vấn pháp luật Trường hợp bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau: Theo quy định tại Điều 25 Luật Hôn nhân và Gia đình, thì vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Tại khoản 3, Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Như vậy, khi Tòa án giải quyết vụ kiện ly hôn, nếu vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản và giải quyết khoản nợ chung, thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết trong cùng một vụ án. Theo đó, nếu vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có giao dịch với người khác để vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình (như sửa chữa, xây dựng nhà ở..), mà nay vợ, chồng không tự thỏa thuận được nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ chung của vợ chồng, hay riêng của vợ hoặc chồng và có yêu cầu Tòa án giải quyết, thì Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, lời khai để đánh giá, kết luận có hay không việc vay nợ; mục đích vay nợ, việc sử dụng tài sản vay nợ cho nhu cầu chung của gia đình, hay nhu cầu riêng của vợ, hoặc chồng. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án sẽ triệu tập chủ nợ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và triệu tập người làm chứng (nếu có) để làm rõ các vấn đề tranh chấp. Chủ nợ có thể đưa ra yêu cầu độc lập để bảo vệ quyền lợi của họ. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, đối với các vụ việc tranh chấp dân sự, đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và đúng pháp luật. Nếu không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó. Toà án sẽ đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ để đưa ra phán quyết bằng một bản án về nghĩa vụ trả nợ chung của vợ chồng, hay nghĩa vụ trả nợ riêng của vợ. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 8971,"Chỗ ở không được chuyển đến đăng ký thường trú được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Quảng Bình. Trong quá trình công tác, tôi gặp một số vướng mắc mong được giải đáp. Tôi thấy một vài tài liệu có đề cập đến các trường hợp không đăng ký thường trú khi công dân chuyển đến chỗ ở mới, tuy nhiên không phân tích rõ. Cho tôi hỏi, một cách chính xác thì những chỗ ở nào không được chuyển đến đăng ký thường trú? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!   Đinh Hà Anh (anh***@gmail.com)","Ngày 18/4/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật Cư trú. Theo đó, chỗ ở không được chuyển đến đăng ký thường trú là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau: a) Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng; b) Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép; c) Chỗ ở đã có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau); d) Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đ) Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về chỗ ở không được chuyển đến đăng ký thường trú. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 31/2014/NĐ-CP và các văn bản liên quan. Chúc bạn sức khỏe và thành đạt! Trân trọng!" 5853,Tài khoản định danh điện tử bao giờ hết hạn?,"Tài khoản định danh điện tử có cùng thời hạn với thẻ căn cước công dân gắn chip. Theo đó, tài khoản định danh điện tử sẽ hết hạn khi căn cước công dân gắn chip hết thời hạn sử dụng. Sau khi làm lại thẻ căn cước công dân gắn chip mới, tài khoản định danh điện tử sẽ lại được gia hạn để sử dụng. Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ căn cước công dân như sau: Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân 1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. 2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Như vậy, theo quy định trên, hạn sử dụng của tài khoản định danh điện tử sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp. Khi công dân đến các mốc độ tuổi là 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi thì tài khoản định danh điện tử và Căn cước công dân đều sẽ hết hạn. Tuy nhiên, nếu người dân đi làm thẻ căn cước công dân mới trong 02 năm trước khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi thì cả thẻ căn cước mới và tài khoản định danh điện tử sẽ tiếp tục có giá trị tiếp đến mốc tuổi đổi thẻ tiếp theo. Cụ thể: Tài khoản định danh điện tử, căn cước công dân được cấp từ khi đủ 14 đến trước 23 tuổi sẽ hết hạn vào năm 25 tuổi. Tài khoản định danh điện tử, căn cước công dân được cấp từ khi đủ 23 đến trước 38 tuổi sẽ hết hạn vào năm 40 tuổi. Tài khoản định danh điện tử, căn cước công dân được cấp từ khi đủ 38 đến trước 58 tuổi sẽ hết hạn vào năm 60 tuổi. Tài khoản định danh điện tử, Căn cước công dân từ khi đủ 58 tuổi trở đi sẽ được sử dụng cho đến khi người đó chết (trừ trường hợp thẻ bị mất hoặc hư hỏng). Tổ chức giao dịch bằng tài khoản định danh điện tử được không? (Hình từ Internet)" 29359,"Xin chào Luật sư ! Xin phép cho tôi được nhờ Luật sư tư vấn về vấn đề di chúc - thừa kế giúp với ạ. Ông bà nội tôi có tài sản chung là ngôi nhà 180m2 tại TP Tam Kỳ. Ông mất vào năm 1986, không để lại di chúc. Ông Bà có 05 người con, 04 người đều ở xa, Ba tôi ở với Ông Bà. Năm 1994, Bà tôi có viết di chúc để lại toàn bộ tài sản của Bà và phần tài sản Bà thừa kế của Ông, cho Ba Tôi ( di chúc có công chứng). 03 người con ở xa đều viết giấy thỏa thuận trao phần tài sản được hưởng thừa kế cho Ba tôi ( giấy tờ có công chứng), riêng có 01 người không đồng ý. Năm 2002, Bà tôi quyết định chia cho 02 người con 90 m2 đất ( chú tôi và ba tôi mỗi người 45m2). Khi đó, 03 người con ở xa cùng viết giấy thỏa thuận trao phần tài sản được thừa kế cho Bà tôi để Bà tự quyết định phân chia. Chú tôi cũng đã viết giấy xác nhận đã nhận tài sản phân chia, không tranh chấp kiện tụng gì nữa ( giấy xác nhận có công chứng). Sau khi tách sổ cho 02 người con, phần tài sản ngôi nhà của Ông Bà còn 90 m2.( GCN QSDĐ vẫn đứng tên Ông ( đã mất) và Bà). Hiện nay, Bà tôi đã 93 tuổi và không còn minh mẫn nữa. Vậy, xin cho tôi hỏi : Di chúc mà Bà tôi lập năm 1994 cho Ba tôi còn có hiệu lực hay không? Sau này, Ba tôi có thể làm thủ tục nhận thừa kế theo di chúc được không ạ? Xin cám ơn Luật sư! Hà My.","Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau: Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự năm 2005. Điều 652. Di chúc hợp pháp 1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt khi lập di chcus; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Bà bạn lập di chúc trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt và hoàn toàn tự nguyện, hình thức của di chúc cũng tuân theo quy định của pháp luật nên di chúc đó hợp pháp. Tuy nhiên đến năm 2002, bà bạn có phân chia 90m2 đất cho bố bạn và chú bạn và tách sổ cho hai người. Việc làm này vẫn được pháp luật công nhận vì nó thể hiện ý chí của bà bạn. Như vậy về phần di sản thừa kế trong di chúc bà bạn để lại chỉ còn 90m2 đất. Nếu như lúc bà bạn chết mà không lập thêm di chúc nào nữa thì di chúc lập năm 1994 vẫn còn hiệu lực và nó sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế. Tòa bộ phần di sản còn lại chưa phân chia trong di chúc (90m2 đất) sẽ thuộc về bố bạn. Sau khi nhận thừa kế, bố bạn có thể làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được thừa kế. Trân trọng!" 29137,Hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc nuôi con nuôi?,"Tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định 06 hành vi bị cấm trong việc nuôi con nuôi như sau: - Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em. - Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi. - Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. - Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số. - Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước. - Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi. - Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Trân trọng!" 9778,Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự mới nhất năm 2023 và cách viết?,"Đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự được sử dụng đối với công dân được gọi đi nghĩa vụ quân sự nhưng vì một số trường hợp theo luật quy định nên tạm hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự. Sau đây là mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự mới nhất năm 2023. Cách viết mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau: - Người nhận đơn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Trình bày thông tin cá nhân về nghề nghiệp, ngày sinh, số MND/CCCD,.... thật chính xác. - Lý do tạm hoãn nghĩa vụ: phải thuộc các trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 - Các giấy tờ liên quan cần cung cấp khi gửi đơn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo từng trường hợp bao gồm: + Giấy kết luận tình trạng xuất khỏe của Hội đồng khám sức khỏe. + Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân trường hợp là con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam, có anh chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ, chiến sĩ phục vụ nghĩa vụ. + Giấy xác nhận đơn vị công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong, dân quân thường trực. + Giấy xác nhận của nhà trường đối với học sinh, sinh viên đang học và đạo tạo tại các cơ sở giáo dục. Tải Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự mới nhất năm 2023 tại đây. Tải về. Trân trọng!" 2744,"Tôi xin kính chào luật sư! Tôi là giám đốc của một công ty cổ phần. Xin ý kiến của luật sư xử lý vấn đề này: Có nhân viên trong công ty kiện đồng chí A là Bí thư Đảng ủy (CTHĐQT) – về việc: năm 2014 đồng chí A làm trưởng 1 đoàn đi tham quan nghỉ mát đã khai khống số tiền từ 600.000 đồng/1 phòng thành 2.000.000 đồng. Nhân viên này gửi đơn kiện lên Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh, Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh đã công bố quyết định thành lập đoàn thanh tra xuống công ty làm việc (hiện nay đang điều tra). Do nhân viên này đang rất cay cú về việc bị tôi xử lý cách chức trưởng phòng (do dính tới tiêu cực). Thứ hai, việc tố cáo của nhân viên này hoàn toàn không có bằng chứng gì để chứng minh cho lời nói của mình. Thứ ba, đồng chí A làm trưởng đoàn về đã thanh quyết toán và kiểm tra lại thì toàn bộ chứng từ đều hợp lý, hợp pháp, đúng với chế độ của công ty. Bản thân tôi nhận thấy đồng chí A không hề chi tiêu sai theo chế độ và đảng ủy khối họ cũng đồng ý như thế và cho rằng việc quyết định thành lập đoàn thanh tra chi là thủ tục. Vậy tôi xin hỏi: Việc nhân viên tố cáo sai sự thật sẽ bị xử lý như thế nào? Chúng tôi nên làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích cho doanh nghiệp và uy tín lãnh đạo. Có chế tài nào hay cách nào để ngăn chặn việc tố cáo sai sự thật của nhân viên này không? (Vì hôm nay tố cáo người này, ngày mai, ngày kia lại đi tố cáo người khác, dù biết là tố cáo, ngăn tham nhũng là quyền của công dân nhưng cũng phải theo luật). Xin luật sư tư vấn giúp? Xin trân trọng cảm ơn!","Theo Luật Tố cáo 2011 thì Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Theo khoản 10, Điều 8 Luật Tố cáo 2011 thì nghiêm cấm hành vi: “Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo” Như thông tin bạn đã cung cấp thì nếu như kết quả điều tra đúng là đồng chí A không hề chi tiêu sai và hợp lý, hợp pháp, đúng với chế độ của công ty thì nhân viên tố cáo sai sự thật sẽ bị sử lý tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của nhân viên đi tố cáo mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 122 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định chế tài xử lý về hành vi vu khống, vu cáo làm hại người khác quy định: “Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong tình huống này, cần phải xem xét đến các yếu tố, tính chất của vi phạm để đưa ra cách thức cụ thể. Để bảo vệ quyền và lợi ích cho doanh nghiệp và uy tín lãnh đạo thì những người bị hại nếu có bằng chứng chứng minh rằng hành vi của người đó làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín và nhân phẩm thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết về việc yêu cầu người đó xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại nếu có do hành vi vu khống đã gây ra. Tòa án có thẩm quyền là Tòa án cấp quận, huyện nơi mà người đó cư trú. Cách để ngăn chặn việc tố cáo sai sự thật của nhân viên: -Một là, cần tuyên truyền sâu rộng Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo đến các cá nhân, nhân viên công ty để nắm rõ các quy định của pháp luật, đặc biệt là các hành vi nghiêm cấm và quy định xử lý các hành vi khiếu nại, tố cáo sai sự thật. -Hai là, khi tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo cần phân loại cụ thể nội dung nào đúng sự thật thì phải nghiêm túc giải quyết; đối với nội dung sai sự thật sau khi có kết luận chính thức thì phải chuyển đến cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật." 4639,"Tôi có đứa con giá đang sinh sống bên Úc, nay sinh con nhỏ muốn đón tôi sang đó ở cùng gia đình. Tôi dự định làm hợp đồng ủy quyền cho người họ hàng để trông coi nhà cửa trong thời gian tôi không có mặt tại Việt Nam. Anh chị cho tôi hỏi trường hợp ủy quyền như thế thì người đó có thể tự ý bán nhà của tôi không? Xin giải đáp giúp tôi.","Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật dân sự 2015 thì: ""Điều 135. Căn cứ xác lập quyền đại diện Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)."" Tại Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 quy định về phạm vi đại diện như sau: ""1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây: a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; b) Điều lệ của pháp nhân; c) Nội dung ủy quyền; d) Quy định khác của pháp luật. 2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình."" Do đó, khi bạn ra nước ngoài sinh sống mà muốn ủy quyền cho người khác trông coi ngôi nhà của mình thì bạn có thể lập hợp đồng ủy quyền. Trong hợp đồng ủy quyền nêu rõ trách nhiệm của người được ủy quyền là trông coi nhà cửa; Không được tự ý định đoạt tài sản được ủy quyền (bán, tặng cho,...). Người được ủy quyền chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Do đó, bạn có thể yên tâm là người này không thể tự ý bán nhà cửa khi chưa có sự đồng ý của bạn. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trân trọng!" 13741,"xin kính chào luật sư. bạn tôi là sinh viên đại học, trong thời gian tết vừa qua điều khiển xe máy trong tình trạng uống rượu bia, sau xe cùng chở người. trong lúc lưu thông trên đường đã gây tai nạn giao thông với người đi xe cùng chiều và làm người ngồi sau xe chết sau khi đưa đến bệnh viện. trường hợp này bạn tôi không có giấy phép lái xe. mà xe gây tai nạn đã bỏ xe lai rồi bỏ chạy, hiện tại công an kết luận là xe vô chủ không điều tra thêm. đối với trường hợp cụ thể như thế này thì bạn tôi sẽ bị xử lý như thế nào. xin luật sư cho tôi biết rõ tôi trạng. chân thành cảm ơn luật sư","Chào bạn, Như bạn kể thì có lẽ người gây ra tai nạn giao thông dẫn đến chết người là bạn của bạn. Như vậy, dù không điều tra thêm về người lái xe kia thì người bạn vẫn có thể bị truy cứu hình sự. Việc xử lý hình sự hay hành chính là tùy thuộc vào quyết định của cơ quan công an và có thể cả viện kiểm sát nữa. Trân trọng!" 6865,"Cho tôi hỏi theo Luật Quốc tịch Việt Nam 1988 thì giữ quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!  Thủy Tiên - tien*****@gmail.com","Giữ quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 1988, theo đó: Việc kết hôn, ly hôn và việc huỷ kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch không làm thay đổi quốc tịch của họ. Trên đây là tư vấn về giữ quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định cũ. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 21989,"Cho hỏi, thẻ tạm trú ký hiệu ""LĐ"" của người lao động nước ngoài có thời hạn là bao nhiêu lâu vậy ạ?","Thời hạn thẻ tạm trú của người nước ngoài được quy định tại Khoản 16 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019, cụ thể như sau: - Thời hạn thẻ tạm trú được cấp ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày. - Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT1 có thời hạn không quá 10 năm. - Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH có thời hạn không quá 05 năm. - Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, ĐT3, TT có thời hạn không quá 03 năm. - Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ1, LĐ2 và PV1 có thời hạn không quá 02 năm. + LĐ1 - Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. + LĐ2 - Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động. - Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới Như vậy, đối với thẻ tạm trú của người nước ngoài có ký hiệu ""LĐ"" bao gồm LĐ1, LĐ2 thì sẽ có thời hạn không quá 02 năm. Trân trọng!" 34270,"Tôi hiện đang tìm hiểu về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp. Tôi được biết sắp tới sẽ có hướng dẫn mới về vấn đề này. Vậy anh/chị trong Ban biên tập cho tôi hỏi theo hướng dẫn mới thì các trường hợp nào phải đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!  Kim Nhã - Long An","Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng được quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2018/TT-BTP hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, (có hiệu lực từ ngày 04/08/2018) theo đó: 1. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm theo yêu cầu tại Trung tâm Đăng ký bao gồm các trường hợp sau đây: a) Thế chấp động sản, trừ tàu bay, tàu biển bao gồm cả thế chấp động sản hình thành trong tương lai; b) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản, trừ tàu bay, tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu; c) Thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm đã đăng ký nêu tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này; d) Văn bản thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký. 2. Các hợp đồng (trừ hợp đồng thuê mua tàu bay dân dụng theo quy định của pháp luật về hàng không, hợp đồng cho thuê tài chính đối với tàu bay theo quy định của pháp luật về cho thuê tài chính, hợp đồng thuê mua tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng hải, hợp đồng cho thuê tài chính đối với tàu biển mà không thuộc trường hợp nêu tại khoản 3 Điều 39 Thông tư số 30/2015/TT-NHNN ngày 25/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở) được đăng ký theo yêu cầu bao gồm: a) Hợp đồng thuê tài sản có thời hạn từ một năm trở lên hoặc hợp đồng có thời hạn thuê tài sản dưới một năm, nhưng các bên giao kết hợp đồng thỏa thuận về việc gia hạn và tổng thời hạn thuê (bao gồm cả thời hạn gia hạn) từ một năm trở lên; b) Hợp đồng cho thuê tài chính theo quy định của pháp luật về cho thuê tài chính; c) Hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ, bao gồm quyền đòi nợ hiện có hoặc quyền đòi nợ hình thành trong tương lai; d) Thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký hợp đồng đã đăng ký nêu tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này. Trên đây là tư vấn về các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 08/2018/TT-BTP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 9948,Tôi là bộ đội dùng hộ khẩu tập thể để làm CMND. Vậy con tôi có thể dùng hộ khẩu tập thể để làm CMND được không? Mong nhận được giải đáp. Xin cảm ơn.,"Theo điểm b khoản 1 Mục II Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) quy định về thủ tục cấp mới CMND: Xuất trình hộ khẩu thường trú (Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể). Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu trên Công an nơi làm thủ tục cấp CMND căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu hoặc chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thị trấn; Như vậy, nếu con của anh cũng có tên trong hộ khẩu tập thể và đáp ứng các điều kiện về đối tượng cấp mới chứng minh nhân dân thì cháu vẫn có thể làm chứng minh nhân dân theo quy định của pháp luật. Trân trọng!" 16516,"Biên bản phiên toà dân sự được quy định như thế nào? Xin chào anh/chị trong Ban biên tập. Em hiện nay đang là sinh viên tại Học viện bưu chính viễn thông. Trong quá trình học tập, em có thắc mắc muốn nhờ anh/chị tư vấn giúp em. Anh/chị cho em hỏi là: Theo Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 thì biên bản phiên toà dân sự được quy định như thế nào? Em hy vọng Ban biên tập có thể giải đáp thắc mắc giúp em. Chân thành cảm ơn! Thu Hiền (hien***@gmail.com)","Biên bản phiên toà dân sự được quy định tại Điều 211 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 như sau: 1. Biên bản phiên toà phải ghi đầy đủ các nội dung sau đây: a) Các nội dung chính trong quyết định đưa vụ án ra xét xử quy định tại khoản 1 Điều 195 của Bộ luật này; b) Mọi diễn biến tại phiên toà từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên toà; c) Các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên toà. 2. Ngoài việc ghi biên bản phiên toà, việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên toà chỉ có thể được tiến hành khi được sự đồng ý của Hội đồng xét xử. 3. Sau khi kết thúc phiên toà, chủ toạ phiên toà phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Toà án ký vào biên bản đó. 4. Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên toà ngay sau khi kết thúc phiên toà, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên toà và ký xác nhận. Trên đây là nội dung quy định về biên bản phiên toà dân sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2004. Trân trọng!" 29221,Hành vi nào bị nghiêm cấm khi xử lý dữ liệu cá nhân?,"Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định các hành vi bi nghiêm cấm khi xử lý dữ liệu cá nhân bao gồm như sau: - Xử lý dữ liệu cá nhân trái với quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. - Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. - Cản trở hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan có thẩm quyền. - Lợi dụng hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân để vi phạm pháp luật. Doanh nghiệp có phải báo cáo khi xử lý dữ liệu cá nhân không? (Hình từ Internet)." 7193,"Rất mong các luật sư có thể giúp em vấn đề này: Nhà em có một lô đất mang tên của mẹ em, mà mẹ em đã mất hơn 10 năm, và khi mất thì không để lại di chúc. giờ đây em muốn chuyển quyền sử dụng đất sang tên em (em sinh năm 1985) và em gái của em cùng sở hữu chung theo hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên chính quyền địa phương lại không chịu xác nhận cho em được làm sổ đỏ. Và còn đòi hỏi một yêu cầu rất phi lý là cần bố em phải có một lá đơn từ bỏ quyền thừa kế lúc đó mới  chịu xác nhận chuyển quyền sử dụng đất. Nhưng bố em lại bỏ nhà đi từ năm 1990 tức là đã 21 năm rồi.  Và từ đó cắt đứt mọi liên hệ với gia đình. Gần đây em được biết là bố đã lập gia đình với người khác và cũng đã thay đổi tên họ khác. Em có nhờ bố xác nhận theo yêu cầu của phường xã nhưng giờ đây bố đã không còn liên quan gì với cái tên của 21 năm trước và có một cái tên  và chứng minh nhân dân mới nên không thể xác nhận cho em được. còn chính quyền địa phương thì lại không đồng ý cho em chuyển tên trong sổ đỏ. Trong khi đó sổ đỏ và hộ khẩu nhà em đều không có tên của bố. Mà trước đây bố và mẹ cũng không hề đăng ký kết hôn. Và theo em được biết như vậy thì bố em không hề có bất cứ quyền lợi nào trong việc phân chia quyền thừa kế từ sổ đỏ mang tên của mẹ em đúng không ạ? Giờ đây em rất băn khoăn vì trong vài năm trước em cũng đã đổi hộ khẩu mới mang tên em là chủ hộ. còn sổ đỏ vẫn là tên của mẹ em. Có người nói với em là chỉ cần đăng thông báo bố em mất tích trong vòng 21 năm là được vì từ ngày bỏ nhà đi bố em đã không hề trở về địa phương mà cư trú ở một tỉnh rất xa và cũng đã thay tên đổi họ.  Tuy nhiên em rất băn khoăn là hiện tại bố em còn sống nên liệu em có làm được không ạ? Và em phải nói như thể nào để chính quyền địa phương hiểu và đồng ý chuyển quyền sử dụng đất sang tên chị em em ạ? Rất mong các luật sư giải đáp cho em? Em xin chân thành cảm ơn các luật sư.","Vì mẹ của bạn chết không để lại di chúc như vậy phải chia tài sản theo pháp luật. Theo Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 bố bạn, em gái của bạn và bạn là người cùng hàng thừa kế thứ nhất vì thế sẽ cùng đồng sở hữu tài sản thừa kế do mẹ bạn để lại. Chính quyền yêu cầu bạn phải có văn bản xác nhận từ chối nhận di sản của bố bạn là đúng luật. Tuy nhiên bố bạn và mẹ bạn lấy nhau không có đăng ký kết hôn và hiện nay bố bạn đã bỏ đi nơi khác 21 năm không liên hệ với gia đình theo luật hôn nhân gia đình 2000 và nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thì 1. Thừa kế trong trường hợp chưa có đăng ký kết hôn A. Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, nếu có một bên chết trước, thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế. B. Trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003; do đó cho đến trước ngày 01/01/2003 mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước thì bên chồng hoặc vợ còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trong trường hợp sau ngày 01/01/2003 họ vẫn chưa đăng ký kết hôn mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước và có tranh chấp về thừa kế thì trong khi chưa có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuỳ từng trường hợp mà Toà án xử lý như sau: - Nếu chưa thụ lý vụ án thì không thụ lý; - Nếu đã thụ lý vụ án và đang giải quyết thì ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Pháp luật không được công nhận là vợ chồng vì thế bố bạn không có quyền hưởng di sản do mẹ bạn để lại. Bản thân nếu biết bố bạn ở đâu thì nên bảo ông ấy làm đơn trình bày gửi chính quyền về sự việc và cam kết từ chối nhận di sản, không tranh chấp gì về di sản của mẹ bạn để lại. Theo tôi bạn làm đơn trình bày sự việc trên để chính quyền biết và xác nhận của người làm chứng, trên cơ sở đó mới làm được sang tên cho bạn." 19245,"Kính chào luật sư, Mong luật sư giải đáp dùm thắc mắc như sau: 1/- Ba tôi mất năm 2008, tài sản để lại là 01 căn nhà, những người thừa kế gồm má tôi và 05 anh chị em. Tháng 09/2012, chúng tôi đã đến Phòng Công chứng, làm văn bản khai nhận di sản, văn bản thỏa thuận về việc hoàn tất thủ tục đăng ký thừa kế. Riêng văn bản thỏa thuận về việc hoàn tất thủ tục đăng ký thừa kế đã giao cho má tôi đứng tên giấy tờ nhà đất. Xin hỏi luật sư : Nếu má tôi đứng tên giấy tờ nhà đất, má tôi có trọn quyền định đoạt  mọi quyền lợi liên quan đến căn nhà  mà không cần hỏi ý kiến của những người con hay không như: xây dựng, sửa chữa, cho thuê, bán, di chúc ..v..v... 2/- Tài sản có được do thừa kế có phải phân chia 50% cho vợ (chồng) không hay là tài sản riêng của người được nhận thừa kế. 3/- Ba tôi lúc còn sống có gửi sổ tiết kiệm khoảng 200 triệu, sau khi bị bệnh tai biến lần thứ nhất ba tôi có giao chị tôi đứng tên gửi tiền tiết kiệm. Sau khi ba tôi mất, tôi có hỏi số tiền này thì chị tôi nói không có. Như vậy tôi phải làm thế nào để chị tôi phải công khai và đưa số tiền này vào tài sản thừa kế.   Rất mong nhận được giải đáp của luật sư. Xin cám ơn.   ngdinh***@gmail.com","1. Nếu mẹ bạn chỉ là người đại diện thừa kế thì chỉ thay mặt các bạn để làm các thủ tục cần thiết liên quan đến căn nhà như: Xian giấy phép xây dựng, hòan công, sữa chữa. Còn những giao dịch khác như: tặng cho, mua bán, chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp thì cần phải có đủ những thành viên là chủ sở hữu căn nhà. 2. Tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân do nhận thừa kế thì đó là tài sản riêng. 3. Đây là vấn đề nội bộ trong gia đình, các bên nên tự thỏa thụân. Nếu không thỏa thuận được thì đưa ra tòa án để giải quyết. Tuy nhiên, khi đó bạn phải chứng minh rằng số tiền đó là có và do ba bạn nhờ chị đứng tên." 2678,"Trách nhiệm của Công an cấp huyện về việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Văn Cảnh, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong dữ liệu quốc gia về dân cư. Nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là trách nhiệm của Công an cấp huyện về việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Trách nhiệm của Công an cấp huyện về việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 22 Thông tư 07/2016/TT-BCA Quy định chi tiết một số điều của Luật căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau: - Xây dựng kế hoạch và triển khai thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về dân cư trong phạm vi quản lý. - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Công an xã, phường, thị trấn về thu thập thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - Tổ chức kiểm tra việc sử dụng thẻ Căn cước công dân của công dân trong địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật. - Tổ chức sơ kết, tổng kết, thống kê về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo quy định. Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của Công an cấp huyện về việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 07/2016/TT-BCA. Trân trọng!" 3798,Khái niệm di chúc bằng văn bản là gì ?,"Di chúc bằng văn bản là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết (viết tay, đánh máy, in) có chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật, tất cả các di chúc được thể hiện bằng hình thức văn bản phải đáp ứng các yêu cầu chung về nội dung, đồng thời mỗi hình thức cụ thể của di chúc viết phải tuân theo một trình tự tương ứng. Để bản di chúc thể hiện dưới hình thức bằng văn bản có hiệu lực pháp luật là cơ sở pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích cho các chủ thể, người lập di chúc cần phải đáp ứng các yêu cầu về nội dung đối với mọi di chúc viết như sau: – Di chúc phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc Đây là một nội dung hết sức quan trọng và có ý nghĩa thiết thực trong việc xác định tính hiệu lực của di chúc, vì thông qua ngày, tháng, năm lập di chúc sẽ xác định được tại thời điểm đó người lập di chúc có năng lực hành vi dân sự, minh mẫn, sáng suốt hay không… Mặt khác, trong trường hợp người quá cố để lại nhiều bản di chúc thì sẽ căn cứ vào ngày tháng năm trong di chúc để chúng ta xác định đâu là biểu hiện ý chí sau cùng của người chết và là di chúc có hiệu lực pháp luật. Vì theo quy định tại khoản 5 điều 667 BLDS thì “khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật” do vậy tất cả những bản di chúc lập trước đều bị hủy bỏ. Bản di chúc sau cùng thể hiện ý chí sau cùng mới có hiệu lực pháp luật. – Di chúc phải ghi rõ họ tên, nơi cư trú của người lập di chúc Theo quy định của pháp luật thì địa điểm mở thừa kế, thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi có tranh chấp đều được xác định thông qua nơi cư trú của người lập di chúc do đó di chúc phải xác định rõ nơi cư trú của người lập di chúc là một yêu cầu quan trọng. Hơn nữa do di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của một bên chủ thể trong một giao dịch dân sự nên cần phải ghi rõ họ tên đầy đủ của người thể hiện ý chí đó. – Di chúc phải ghi rõ họ, tên người, tên cơ quan, tổ chức được hưởng di sản Khác với những người hưởng thừa kế theo pháp luật là những người nằm trong diện, hàng thừa kế có quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật trong khi những người được hưởng thừa kế theo di chúc lại không bị giới hạn phạm vi như trên. Những người được hưởng thừa kế theo di chúc cũng có thể là tổ chức, cá nhân bất kì, bằng ý chí của mình lập di chúc có thể định đoạt cho bất kì ai hưởng di sản của mình. – Di chúc phải ghi rõ di sản và nơi có di sản Di sản thừa kế chỉ là những di sản thuộc sở hữu của người chết, và chỉ với những tài sản thuộc sở hữu của mình thì người lập di chuc mới định đoạt người thừa kế. Do vậy nếu di sản được ghi rõ ràng trong di chú sẽ giúp chúng ta xác định được người lập di chúc họ có những tài sản nào và được phân định ra sao. + Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 điều 633 BLDS có quy định: “… nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản” nên việc ghi rõ nơi có di sản là rất cần thiết, hơn nữa nhờ vào địa điểm ghi trong di sản mà những người được thừa kế dễ dàng xác định được địa điểm tồn tại của di sản sau khi người lập di chúc chết. – Di chúc phải ghi rõ việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ Theo nguyên tắc chung, tất cả những người hưởng di sản thừa kế đều phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại trên cơ sở tương ứng với kỉ phần tài sản mà họ được hưởng. Ngoài ra việc giao nghĩa vụ cho những người thừa kế là một trong những quyền định đoạt của người lập di chúc. Vì vậy trong di chúc, người lập di chúc có thể giao nghĩa vụ riêng cho từng người được hưởng thừa kế để họ thực hiện, người lập di chúc phải ghi rõ cơ quan cá nhân tổ chức nào thực hiện nghĩa vụ mà người chết để lại. Tuy nhiên nếu trong di chúc mà không có sự định đoạt nghĩa vụ riêng cho từng người thì tất cả những người hưởng thừa kế sẽ cùng nhau thực hiện nghĩa vụ mà người lập di chúc để lại. – Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng kí hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ kí hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Do di chúc là sự thể hiện ý chí của người chết, vì vậy để di chúc được rõ ràng cụ thể, tránh sự tranh cãi giữa những người thừa kế về sau này thì người lập di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng kí hiệu để biểu đạt ý chí của mình. Ngoài ra pháp luật còn quy định để đảm bảo tính khách quan và chính xác cho bản di chúc và ý chí của người lập trong trường hợp bản di chúc có nhiều trang thì phápluật yêu cầu người lập di chúc phải đánh số trang theo thứ tự và phải kí hoặc điểm chỉ vào từng trang của di chúc nhằm tránh tình trạng người khác thêm, bớt, giả mạo hoặc thay thế từng trang của di chúc làm sai lệch ý chí của người lập di chúc. Di chúc bằng văn bản gồm các loại sau: + Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Loại di chúc này được quy định tại Điều 655 Bộ luật dân sự 2005: “Người lập di chúc phải tự viết tay và kí vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của bộ luật này”. + Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: “Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc phải kí hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ kí, điểm chỉ của người lập di chúc và kí vào bản di chúc. Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại Điều 653 và Điều 654 của bộ luật này”( Điều 655). + Di chúc bằng văn bản có chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhân của công chứng nhà nước (quy định cụ thể tại Điều 658) + Ngoài ra, theo Điều 660 Bộ luật dân sự 2005 còn quy định một số di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc đã được chứng nhận, chứng thực. Pháp luật dân sự Việt Nam đã dự liệu các trường hợp người lập di chúc không thể đến các cơ quan công chứng hoặc UBND để chứng thực, chứng nhận di chúc, thì nhứng người có thẩm quyền chứng nhận theo quy định tại Điều 660 của Bộ luật dân sự 2005 như sau: – Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng chứng thực Xuất phát từ lí do do người lập di chúc là quân nhân đang làm nhiệm vụ, đóng quân ở xa nơi công chứng, chứng thực hoặc do nhiệm vụ đặc biệt. Mặt khác quyền lập di chúc là quyền luôn được pháp luật ưu tiên và đảm bảo thực hiện vì vậy với những lí do chính đáng mà cá nhân không thể lập di chúc theo thủ tục chứng thực thì di chúc của họ chỉ cần có xác nhận là vẫn có hiệu lực pháp luật. – Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó Quy định này mang tính chất dự phòng do đặc thù của 2 loại phương tiện trên khiến cho những hành khách trên phương tiện không có khả năng tiền hành công chứng và chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền được khi mà hai phương tiện này chưa cập cảng hoặc hạ cánh. Do vậy trong trường hợp cá nhân đang đi lại hoặc làm việc trên 2 phương tiện này nếu có nhu cầu làm di chúc thì chỉ cần cơ trưởng hoặc thuyền trưởng có thẩm quyền xác nhận di chúc trong lúc máy bay chưa hạ cánh hoặc tàu biển chưa cập bến là bản di chúc đó cũng được thừa nhận và có hiệu lực pháp luật. – Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dướng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó. Khi đã nằm viện hoặc ở trong cơ sở chữa bệnh thì họ có thể bị ốm đau bệnh tật, vì vậy khi có nhú cầu lập di chúc thì dù cơ sở chữa bệnh hoặc bệnh viện có gần cơ sở công chứng, chứng thực nhưng họ cũng không thể đến để yêu cầu công chứng chứng thực di chúc được do vậy nếu di chúc trong hoàn cảnh trên thì chỉ cần có xác nhận của người phụ trách bệnh viện hoặc cơ sở chữa bệnh tại nơi họ đang điều trị. – Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị Do yêu cầu công việc mà nhiều người đang phải làm việc ở những nơi mà điều kiện cho việc công chứng, chứng thực gặp nhiều khó khăn. Công việc tại vùng rừng núi hải đảo không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi, thuyền xuyên phải đối mặt với nguy hiểm. Vì thế, pháp luật đã quy định trong điều kiện trên nếu cá nhân muốn lập di chúc thì chỉ cần có xác nhận của Tổ trưởng tổ công tác hoặc Trưởng nhóm nghiên cứu là được. – Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước đó Để đảm bảo cho tất cả mọi công dân được bình đẳng thực hiện quyền như nhau thì những công dân Việt Nam đang làm việc, sinh sống, học tập ở nước ngoài cũng có quyền lập di chúc và chỉ cần có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giaio của Việt Nam ở nước đó là có hiệu lực pháp luật. – Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.Do tính chất của hoạt động tố tụng nên những người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh không thể tự do đi lại được. Vì thế nếu những người này muốn lập di chúc thì chỉ cần trong di chúc có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó là có giá trị pháp lý." 28325,Không thực hiện đổi sang thẻ Căn cước công dân theo quy định có bị xử phạt hành chính không?,"Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau: Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền; b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. ... Như vậy, theo quy định trên thì công dân không đổi sang thẻ Căn cước công dân theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc xử phạt với số tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc." 24122,Các trường hợp nào bị xóa đăng ký thường trú?,"Theo Khoản 1 Điều 24 Luật này người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú: a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; b) Ra nước ngoài để định cư; c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này; d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này; g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này; h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật. Trân trọng!" 22291,"Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử được quy định như thế nào? Và được quy định ở đâu? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Tuấn Thành (email: than***gmail.com). Hiện tôi đang làm việc tại Công ty Thương mại X. Gần đây, tôi có tìm hiểu về giao dịch điện tử và thắc mắc địa điểm nhận thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử được quy định ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.","Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 19 Luật Giao dịch điện tử 2005. Theo đó, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử được quy định như sau: Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về địa điểm nhận thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Giao dịch điện tử 2005. Trân trọng!" 11854,Nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi được không?,"Theo Khoản 3 Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định thì công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi là thuộc một trong các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, Khoản 2 Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010 cũng quy định: Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú. Như vậy, muốn nhận con nuôi có quốc tịch Hàn Quốc, vợ chồng chị Hương phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Các điều kiện theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 : + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; + Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; + Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; + Có tư cách đạo đức tốt. + Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên; đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang chấp hành hình phạt tù; chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. - Các quy định của pháp luật Hàn Quốc về nuôi con nuôi." 266,Các trường hợp sử dụng hình ảnh mà không cần sự đồng ý của người đó?,"Căn cứ Khoản 2 Điều luật này quy định các trường hợp sử dụng hình ảnh không cần sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Trân trọng!" 5838,Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực khi nào?,"Tại Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau: Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã .. 3. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình, Trưởng Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình. ... Tại Điều 26 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án như sau: Cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án ... 3. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. ... Như vậy, quyết định cấm tiếp túc đối với người có hành vi bạo lực gia đình có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành. Quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch UBND cấp xã được gửi cho: + Người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình; + Trưởng Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình. Quyết định cấm tiếp xúc của Tòa án được gửi cho: + Người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình; + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Mẫu đơn đề nghị hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc đối với người có hành vi bạo lực gia đình? (Hình từ Internet)" 17278,Người bị hạn chế năng lực hành vi có được kết hôn không?,"Chào chuyên viên, em gái tôi được tòa án địa phương tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Vậy em gái tôi có được kết hôn hay không? Mong nhận được sự phản hồi của chuyên viên. Xin cảm ơn." 32729,"Tôi là công dân Anh, đến Việt Nam làm việc 4 năm và đã cưới cô gái địa phương, có một con chung. Trong hộ khẩu gia đình hiện chỉ có tên vợ và con tôi. Xin hỏi, điều kiện gì để người nước ngoài nhập hộ khẩu Việt Nam? Keny","Theo Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây được xem xét, giải quyết cho thường trú: “1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước. 2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam. 3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh; 4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước”. Bên cạnh đó, Điều 40 quy định điều kiện xét cho thường trú tại Việt Nam như sau: “1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. 2. Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị. 3. Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 3 năm trở lên”. Đối chiếu các quy định nói trên, bạn là người nước ngoài, đã tạm trú tại Việt Nam liên tục trên 3 năm và có vợ là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam nên nếu vợ bạn đồng ý làm thủ tục bảo lãnh thì bạn được xem xét, giải quyết cho thường trú tại Việt Nam. Theo điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư số 31/2015/TT-BCA ngày 6/7/2015 của Bộ Công an hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam: “Người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 3 năm trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 3 năm trở lên trong 4 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú”. Như vậy, bạn cần chứng minh đã tạm trú tại Việt Nam trên 3 năm trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu để đáp ứng đủ điều kiện xin thường trú tại việt Nam. Theo Điều 41 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thủ tục xin thường trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài như sau: “1. Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn xin thường trú; b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp; c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú; d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực; đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này; e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này. 2. Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 2 tháng. 3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú. 4. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú. 5. Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú”. Điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 31/2015/TT-BCA quy định: “Người xin thường trú theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 39 của Luật nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú”. Như vậy, trong trường hợp này, bạn phải nộp hồ sơ đến Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú. Cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết việc bạn xin thường trú tại Việt Nam theo đúng pháp luật Việt Nam." 25440,Em dự định thuê xe ô tô để đưa gia đình đi chơi mà giá thuê là 400 nghìn/1 ngày đêm có đắt quá không ạ? Tiền xăng xe đi lại thì mình tự trả. Có quy định nào về giá cho thuê xe không? Tư vấn giùm em.,"Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Theo Điều 473 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giá thuê như sau: - Giá thuê do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác. - Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê. Theo đó pháp luật không đặt ra mức giá cho thuê tài sản cụ thể. Các bên có thể tự thỏa thuận về giá thuê hoặc yêu cầu 1 người khác xác định giá thuê. Trường hợp không có thỏa thuận hay thỏa thuận không rõ ràng về giá thuê thì giá này sẽ được xác định theo giá thị trường. Do đó trường hợp của bạn giá thuê xe sẽ do bạn và bên cho thuê thỏa thuận, nếu bạn thấy giá thuê 400 nghìn/1 ngày đêm là đắt thì có thể thỏa thuận lại. Trân trọng!" 28590,"Ngày trước trong giấy khai sinh của em sinh ngày 24/12/1988 sau đó em đi học và bố mẹ em đã sửa đổi ở UBND xã là ngày 24/12/1987 để phù hợp với độ tuổi của em đi học. Đến khi làm CMND thì em làm sai ngày thành 26/12/1987. Trong khi tất cả các bằng cấp của em là ngày 24/12/1987. Em đã về quê và làm lại CMND thì hồ sơ gốc của em là ngày 24/12/1988. Hiện tại thì các bằng cấp và CMND của em không trùng nhau. Bây giờ em muốn sửa đổi cho CMND và các bằng cấp của em trùng nhau cho thuận tiện công việc. Cho em hỏi cơ quan nào sẽ giải quyết việc này, và hồ sơ thủ tục như thế nào?","Theo quy định tại Điều 5, Nghị định 158/2005/NĐ-CP thì giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch được quy định như sau: “1. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó. 2. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy Khai sinh của người đó.” Như vậy, Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân nên các Giấy tờ khác thông tin về nhân thân phải phải phù hợp với Giấy khai sinh. Việc cấp Giấy CMND của cơ quan có thẩm quyền sai với hồ sơ gốc bạn có thể đề nghị cơ quan công an nơi cấp Giấy CMND cho bạn thu hồi Giấy CMND có sự sai sót về thông tin để cấp lại cho bạn." 18718,Người làm Căn cước công dân khi đủ 58 tuổi có phải cấp đổi Căn cước công dân nữa không?,"Tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau: Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân 1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. 2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Như vậy, từ đủ sau 60 tuổi sẽ không phải đổi thẻ Căn cước công dân và trong thời hạn 2 năm trước 60 tuổi, tức đủ 58 tuổi thì vẫn có giá trị sử dụng mà không cần đổi khi đủ 60 tuổi. Do đó, khi làm thẻ từ đủ 58 tuổi thì không cần đổi thẻ Căn cước công dân nữa." 34000,"Các trường hợp tàu bay bị xóa đăng ký mang quốc tịch Việt Nam là gì? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề quốc tịch của tàu bay, và tôi có một thắc mắc kính mong nhận được sự tư vấn của Ban biên tập. Các trường hợp tàu bay bị xóa đăng ký mang quốc tịch Việt Nam là gì? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Hồng Liên (kao_nguyen***@gmail.com)",Các trường hợp tàu bay bị xóa đăng ký mang quốc tịch Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 68/2015/NĐ-CP quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay như sau: a) Tàu bay bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; b) Tàu bay không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này; c) Theo đề nghị của chủ sở hữu tàu bay hoặc người đề nghị đăng ký tàu bay; d) Theo đề nghị của người được chỉ định tại văn bản IDERA. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các trường hợp tàu bay bị xóa đăng ký mang quốc tịch Việt Nam. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 68/2015/NĐ-CP. Trân trọng! 9128,Việc đăng ký giám hộ đương nhiên và trình tự đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện như thế nào?,"Tại Điều 21 Luật Hộ tịch 2014 quy định về đăng ký giám hộ đương nhiên như sau: 1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên. 2. Trình tự đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này. Tại khoản 2 Điều 20 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trình tự đăng ký giám hộ đương nhiên như sau: 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trân trọng!" 2540,Còn bao nhiêu ngày nữa ra quân 2025?,"Theo quy định tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời bình là 24 tháng. Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ (khoản 1 Điều 22 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 ). Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định 66/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc gọi công dân nhập ngũ năm 2023, Quyết định 4205/QĐ-BQP năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc giao chỉ tiêu tuyển nhận công dân nhập ngũ năm 2023, từ ngày 6-10/2/2023, thanh niên trên địa bàn cả nước sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự 2023. Căn cứ theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 cũng quy định như sau: Điều 33. Số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba ; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Theo quy định này, năm 2023, sẽ gọi công dân nhập ngũ vào tháng 02/2023 hoặc tháng 3/2023. Theo đó, đối với chiến sĩ nghĩa vụ quân sự được gọi nhập ngũ, tham gia nghĩa vụ quân sự và xuất ngũ theo các điều kiện thông thường (2 năm, không kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ và không xuất ngũ trước thời hạn) thì lịch ra quân năm 2025 là tháng 2 và tháng 3 năm 2025 đối với các chiến sĩ nhập ngũ năm 2023. Như vậy, đối với các chiến sĩ nhập ngũ năm 2023, thời gian phục vụ tại ngũ sẽ kết thúc vào tháng 2 và tháng 3 năm 2025. Lưu ý: Các đơn vị khác nhau sẽ quy định thời gian xuất ngũ và tiến hành trao trả binh sĩ về địa phương khác nhau. Cho nên tính đến thời điểm hiện tại, thời gian cụ thể ra quân 2025 vẫn chưa được thông báo chính thức do đó, số ngày còn lại để ra quân 2025 chưa được xác định cụ thể. Còn bao nhiêu ngày nữa ra quân 2025? Công dân ở độ tuổi nào thì được gọi nhập ngũ? (Hình từ Internet)" 22370,"Không chịu chia tiền khi hợp tác làm ăn thì phải làm sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Tấn Khôi, hiện đang cùng gia đình làm canh tác hoa màu tại Cần Giờ, em có vấn đề thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Chuyện là gia đình em và gia đình hàng xóm có nói chuyện với nhau và thống nhất cùng nhau hợp tác, trồng rau màu theo tiêu chuẩn VietGAP rồi bán cho siêu thị Coop. 2 gia đình có ký giao kèo, trong đó phụ thuộc vào diện tích đất góp vào nên gia đình em được chia 60% số tiền bán được. Tuy nhiên, khi thu hoạch và bán xong, bên gia đình kia đứng ra nhận tiền rồi không chia lại cho gia đình em. Bên gia đình em có hỏi thì gia đình họ cứ làm lơ, không giải quyết. Cho em hỏi, trường hợp này em phải làm sao để lấy lại số tiền vốn thuộc về gia đình em ạ? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn giúp em. Xin chân thành cảm ơn! (tan.khoi***@gmail.com)","Theo như những gì bạn trình bày thì hợp đồng này được xác định là hợp đồng song vụ. Theo đó, Khoản 1 Điều 410 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Như vậy, khi đã nhận được tiền thu được từ việc hợp tác sản xuất như bạn nói, hộ gia đình kia phải có trách nhiệm chia khoản tiền đó cho 2 gia đình theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Thứ nhất, anh cần xác định cụ thể xem bên mua đã trả tiền cho bên hộ gia đình hay chưa? Nếu bên mua chưa trả tiền đúng theo các điều khoản ghi trong hợp đồng thì anh và hộ gia đình cùng liên doanh thực hiện có thể khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp quận, huyện để giải quyết tranh chấp này. Thứ hai, nếu bên mua đã trả nợ nhưng chỉ trả cho hộ gia đình còn lại mà không trả tiền cho anh. Nếu trong hợp đồng giữa bên mua và hai hộ gia đình có ghi cụ thể về thời hạn trả tiền, hình thức trả tiền... thì anh có thể căn cứ vào đó để xác định xem việc trả nợ cho một trong hai hộ gia đình là đúng với hợp đồng hay không? - Nếu hợp đồng không có quy định về hình thức trả tiền... Việc bên mua trả tiền cho một hộ gia đình là đúng thì Anh cần phải xem xét hợp đồng liên doanh mà anh kí hợp đồng với hộ gia đình bên cạnh về việc chia lợi nhuận của mình. Nếu hai bên xảy ra tranh chấp thì anh có thể khởi kiện tới tòa án nhân dân cấp quận, huyện để giải quyết. - Nếu hợp đồng có quy định cụ thể về hình thức trả tiền... Việc bên mua trả tiền chỉ cho một hộ gia đình là sai thì anh có thể khởi kiện tới tòa án nhân dân cấp huyện, quận yêu cầu bên mua trả tiền. Trên đây là tư vấn về trường hợp không chịu chia tiền hợp tác làm ăn. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự năm 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 3287,"Thế nào là bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Đức Anh, tôi sinh sống và làm việc tại Thanh Hóa. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Thế nào là bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (09037***)","Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được quy định tại Điều 602 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi. Trên đây là nội dung tư vấn về việc bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 14589,Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực khi nào?,Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (Trừ trường hợp giao dịch vô hiệu) 29612,Giấy chứng sinh có thời hạn bao lâu?,"Căn cứ tại Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau: Trách nhiệm đăng ký khai sinh 1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. 2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động. Theo đó, hiện nay, pháp luật chưa có quy định về giấy chứng sinh có thời hạn bao lâu. Như vậy, có thể hiểu rằng giấy chứng sinh không có thời hạn cụ thể, mà sẽ có hiệu lực cho đến khi trẻ được cấp giấy khai sinh." 380,Có được đặt tên con theo họ cha nhưng không ghi tên cha trong giấy khai sinh?,Chào anh chị! Chị Hoa chưa đăng ký kết hôn. Chị muốn đặt tên cho con theo họ cha nhưng lại không muốn ghi tên cha trong giấy khai sinh của con có được không? Xin cảm ơn! 31376,Việc cấp sổ hộ khẩu cho hộ gia đình được pháp luật cư trú quy định như thế nào?,"Điều 25 Luật cư trú quy định việc cấp sổ hộ khẩu cho hộ gia đình, cụ thể như sau: 1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về việc đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ. Những người ở chung một chỗ hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, cồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruôt thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu. Như vậy, sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thực chất là sổ hộ khẩu được cấp chung cho nhiều người trong một gia đình đã đăng ký thường trú (hay nói cách khác , nhiều người trong một hộ gia đình thì được cấp chung một sổ hộ khẩu). Về cơ bản, quy định về số hộ khẩu cấp cho hộ gia đình quy định tại Điều 25 Luật cư trú giữ nguyên như quy định tại nghị định số 51/CP trước đây nhưng quy đinh cụ thể hơn về những người nào thì được coi là có quan hệ gia đình. Theo đó, số hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. 2. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu. 3. Người không thuộc trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, cồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruôt (tức là những người không thuộc đối tượng quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 25 Luật cư trú) nếu có đủ điều kiện để đăng ký thường trú tại tỉnh hoặc đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương và được chủ hộ đồng ý cho nhập hộ khẩu vào sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân (theo quy định tại các điều 19, 20 Luật cư trú thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó." 23582,"Nhiệm vụ, giải pháp của Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Khánh Linh, hiện là giáo viên công tác tại Hà Nội. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định về Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cho tôi hỏi: Nhiệm vụ, giải pháp của Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)","Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 1309/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì nội dung này được quy định như sau: 1. Quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về công tác tuyên truyền, giáo dục quyền con người: a) Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về quyền con người và giáo dục quyền con người; b) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về bảo vệ và đấu tranh về quyền con người làm cơ sở phục vụ công tác giảng dạy, học tập nội dung quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân. 2. Tổ chức nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác giảng dạy quyền con người trong chương trình giáo dục, đào tạo: a) Triển khai nghiên cứu, đánh giá thực trạng về nội dung giảng dạy quyền con người trong chương trình giáo dục, đào tạo của các cấp học, ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân để đề xuất bổ sung, chỉnh lý chương trình cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới; b) Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nội dung giảng dạy quyền con người; trên cơ sở đó, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy về quyền con người của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp học, ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân. 3. Hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa có nội dung về quyền con người: a) Hoàn thiện nội dung quyền con người trong chương trình các môn học (như Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật) đã được định hướng về nội dung trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (chương trình tổng thể); b) Xây dựng chương trình giảng dạy môn học về quyền con người trong chương trình đào tạo các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học thuộc khối ngành luật, hành chính, nội chính; c) Tổ chức biên soạn giáo trình về quyền con người dùng chung cho các trường đào tạo thuộc khối ngành luật, hành chính, nội chính (trừ một số trường đặc thù thuộc lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân); d) Rà soát nội dung giảng dạy quyền con người ở các trình độ đào tạo và các ngành, nghề cụ thể thuộc các chương trình giáo dục nghề nghiệp để bổ sung, hoàn thiện và thống nhất thực hiện; đ) Tiếp tục thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung quyền con người trong chương trình đào tạo của khối ngành luật, hành chính, nội chính và chương trình đào tạo giáo viên giáo dục công dân trình độ cao đẳng và trình độ đại học ở các trường sư phạm, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 4. Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, giảng viên: a) Cử cán bộ giảng dạy đi học tập, nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và cơ sở đào tạo ở những nước có truyền thống, kinh nghiệm tốt về giảng dạy quyền con người; b) Bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy trực tiếp các môn học về quyền con người hoặc các môn học có lồng ghép nội dung về quyền con người; c) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức về quyền con người cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời bồi dưỡng phương pháp giảng dạy định kỳ cho giáo viên, giảng viên ở các cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 5. Bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy định về giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân: a) Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về chương trình môn học pháp luật và các môn học khác có nội dung về quyền con người ở các cấp học và chương trình đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; bảo đảm thực hiện mục tiêu của Đề án; b) Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chương trình bồi dưỡng kiến thức về quyền con người cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân; c) Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về công tác phối hợp trong giảng dạy nội dung về quyền con người; chế độ chính sách phục vụ công tác giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân. 6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, giáo dục quyền con người: a) Tổ chức nghiên cứu thực tế, học tập kinh nghiệm về mô hình giáo dục quyền con người trong chương trình giáo dục quốc dân ở một số nước đã thành công và có hiệu quả; b) Khuyến khích các cơ sở giáo dục, đào tạo mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế với cơ sở đào tạo ở các quốc gia có mô hình giáo dục quyền con người thành công và hiệu quả; c) Thực hiện các chương trình hợp tác, trao đổi giáo viên, giảng viên với nước ngoài nhằm tạo điều kiện nâng cao năng lực, kiến thức về quyền con người cho cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên. 7. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục quyền con người: a) Biên soạn, xuất bản các tài liệu tham khảo và phổ biến thông tin liên quan đến quyền con người dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên, giáo viên, nhân viên ở các cấp học; b) Tổ chức tập huấn, hội thảo và mở các khóa đào tạo theo các chủ đề cơ bản về quyền con người; c) Thực hiện các hoạt động truyền thông và quảng bá liên quan đến chủ đề quyền con người, giáo dục quyền con người. 8. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân: a) Xây dựng danh mục thiết bị và học liệu tối thiểu phục vụ giảng dạy quyền con người gồm các thiết bị, giáo trình, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu về quyền con người trong các nhà trường; b) Xây dựng ngân hàng tư liệu giáo dục quyền con người tại thư viện của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; trung học phổ thông; bảo đảm phục vụ kịp thời việc nghiên cứu, học tập của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, sinh viên, học sinh; c) Xây dựng trang web về giáo dục quyền con người phục vụ nhu cầu truy cập thông tin mạng của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và người học. Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ, giải pháp của Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 1309/QĐ-TTg năm 2017. Trân trọng!" 32403,"Hiện tại, tôi 16 tuổi và đã được cấp hộ chiếu phổ thông, có thời hạn 10 năm, nhưng tôi muốn biết khi hết thời hạn trên có được gia hạn tiếp hay không? Và em trai tôi cũng mới được cấp, thì việc gia hạn này như thế nào? Nó mới 12 tuổi?","Căn cứ Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 7 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau: - Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn - Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn. Như vậy, trường hợp của bạn được cấp hộ chiếu phổ thông thời hạn 10 năm và sẽ không được gia hạn, tương tự thời hạn hộ chiếu của em trai bạn là 05 năm và cũng sẽ không được gia hạn. Trân trọng!" 25228,Cho hỏi: Theo quy định của Luật cư trú mới thì khi thực hiện việc thay đổi chủ hộ có bắt buộc phải có ý kiến chủ hộ không?,"Tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 55/2021/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú do Bộ Công an ban hành, có quy định: Điều 10. Điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú - Trường hợp có sự thay đổi về chủ hộ thì phải có ý kiến của chủ hộ trong Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản) hoặc ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên trong hộ gia đình hoặc văn bản của Tòa án quyết định chủ hộ. - Trường hợp chủ hộ chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì ngoài ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên hộ gia đình phải có thêm Giấy chứng tử hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. => Như vậy, theo quy định nêu trên thì nếu có sự thay đổi về chủ hộ thì bắt buộc phải có ý kiến của chủ hộ trừ trường hợp có ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên trong hộ gia đình hoặc văn bản của Tòa án quyết định chủ hộ. Trân trọng." 10387,Các đối tượng nào được đăng ký quyền tác giả?,"Căn cứ Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau: Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả 1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu; e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); g) Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng; h) Tác phẩm nhiếp ảnh; i) Tác phẩm kiến trúc; k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. 2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. 3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. 4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này. Theo đó, các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả sẽ được phép đăng ký quyền tác giả gồm: - Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; - Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; - Tác phẩm báo chí; - Tác phẩm âm nhạc; - Tác phẩm sân khấu; - Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự; - Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng; - Tác phẩm nhiếp ảnh; - Tác phẩm kiến trúc; - Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; - Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; - Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. Trân trọng!" 10708,"Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi các thắc mắc sau đây: Đơn kháng cáo vụ án dân sự phải có những nội dung gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Minh Khoa - Bến Tre","Pháp luật nước ta có quy định: Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 272 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về các nội dung chính của đơn kháng cáo như sau: + Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; + Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo; + Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; + Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo; + Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo. Trên đây là câu trả về các nội dung chính của đơn kháng cáo. Trân trọng!" 11990,Bí mật kinh doanh là gì?,"Căn cứ theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định về khái niệm bí mật kinh doanh như sau: Giải thích từ ngữ ... 23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. ... Như vậy, căn cứ theo các quy định trên có thể hiểu khái niệm bí mật kinh doanh như sau: - Là những thông tin bất kỳ có được từ quá trình hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. - Là những thông tin được giữ kín, không tiết lộ trong cộng đồng, giúp cho chủ sở hữu tạo ra lợi ích kinh tế khi thông tin được giữ bí mật. - Đáp ứng các điều kiện bảo hộ quy định tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 . Công thức nấu ăn có được xem là bí mật kinh doanh không? (Hình từ Internet)" 3053,"Bạn N.T.T - Email: thoa0372@xxx trình bày: Vợ chồng tôi có một con chung 15 tháng, vợ tôi chưa đi làm. Nếu vợ chồng tôi ly hôn thì tôi có thể được quyền nuôi con không?","Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn, thì: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điểu kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Nếu vợ chồng bạn ly hôn, quyền nuôi con sẽ được giao trực tiếp cho bạn nếu bạn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu." 10820,"Chị gái tôi hiện nay đang có chồng và có con, nhưng nhà chồng ở xa tận ngoài Bắc. Hiện nay chồng chị tôi đang bị nghiện hút(thực ra anh ấy nghiện từ trước rồi nhưng chị tôi dấu) giờ chị tôi muốn ly dị với anh rể tôi mà không cần ra ngoài Bắc thì ly dị trong này có được không?","1. Về toà án có thẩm quyền giải quyết ly hôn: · Căn cứ quy định tại Điều 27, Điều 33 và Điều 35 của Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2005 thì: Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi người chồng đang cư trú có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm yêu cầu ly hôn của người vợ. · Tuy nhiên, hai vợ chồng có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của người vợ giải quyết; 2. Về các giấy tờ cần thiết để thực hiện yêu cầu · Nếu quyết định ly hôn, chị của bạn cần làm đơn xin ly hôn gửi đến Toà án. Đơn xin ly hôn trình bày rõ nguyên nhân dẫn đến ly hôn, các yêu cầu về tài sản, con cái đề nghị tòa giải quyết khi ly hôn. · Kèm theo Đơn xin ly hôn các giấy tờ sau: o Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; chứng minh nhân dân của vợ, chồng; giấy khai sinh của con chung (Phải là bản sao có chứng thực); o Giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu tài sản (trong trường hợp có yêu cầu tòa án chia tài sản chung). 3. Về thời hạn giải quyết · Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện biết để đến làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. · Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo, người khởi kiện phải nộp tiền. Tòa án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai. · Án phí với các vụ án ly hôn không phân chia tài sản là 50.000 đồng. Nếu có yêu cầu về tài sản, án phí được tính theo giá trị số tài sản được chia. · Tòa án giải quyết vụ án ly hôn trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thêm, nhưng không quá hai tháng." 2949,"Con gái tôi trước khi mất có di chúc để lại cho con trai 10 tuổi 5 cây vàng, số vàng này do bố của cháu quản lý. Do nay bố cháu làm ăn thua lỗ nên đã dùng 5 cây vàng này để trả nợ thì có được hay không?","Căn cứ Điều 77 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự như sau: - Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. - Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ. - Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện. Như vậy, theo quy định như trên do cháu của bạn chỉ mới 10 tuổi cho nên cháu chưa có quyền định đoạt tài sản này, quyền định đoạt năm cây vàng này thuộc về bố cháu. Tuy nhiên bố cháu chỉ được sử dụng vào mục đích vì lợi ích của cháu và phải xem xét tới nguyện vọng của cháu. Trong trường hợp việc trả nợ của bố cháu vì lợi ích của cháu và cháu cũng có nguyện vọng giúp bố trả nợ thì bố cháu có quyền sử dụng số vàng này để trả nợ. Trân trọng!" 25951,"Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là gì?","Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển." 3725,Quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc,"Căn cứ Điều 632 Bộ luật này có quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc như sau: Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. 2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. 3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi." 22064,"Bạn Đ.T.H.V, địa chỉ email: khoi71153@xxx cho biết: Bạn lấy chồng đuợc 4 năm và đã có 2 con, cháu lớn đuợc 4 tuổi, cháu nhỏ 36 tháng tuổi, nhưng tình cảm vợ chồng ngày một mâu thuẫn không còn gần gũi như trước. Bạn muốn ly dị mà sợ không đuợc quyền nuôi con. Bạn hỏi, làm thế nào mới chứng minh mình có khả năng nuôi hai con?","Khoản 2, 3, Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con…; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Như vậy, bạn nên thỏa thuận với chồng về người trực tiếp nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì bạn có thể yêu cầu Tòa án quyết định. Khi đó bạn mới cần có các văn bản, tài liệu chứng minh rằng bạn có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hai con như có nhà ở, công việc ổn định, có thời gian và mức lương đủ để chăm lo cho hai con." 2360,"Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được quy định như thế nào? Chào ban tư vấn Thư Ký Luật! Tôi là giáo viên về hưu, nên cũng có thời gian đọc sách và tìm hiểu. sau khi bộ luật dân sự mới có hiệu lực thì tôi cũng tìm hiểu chút ít. Có vài điểm tôi chưa được rõ, kính mong anh chị tư vấn giúp! Anh/chị cho tôi hỏi: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời tư các anh chị! Tôi xin chân thành cám ơn!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được quy định như sau: - Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật dân sự 2015. - Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật dân sự 2015. Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được quy định tại Điều 579 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 15392,Em ở Canada. Bố mẹ em có sở hữu căn chung cư ở Việt Nam. Bố em đột ngột qua đời không có di chúc. Bây giờ mẹ em muốn bán nhà thì em phải làm giấy ủy quyền bên đây rồi gửi về là mẹ em có thể bán nhà được không ạ? Em là con một. Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!,"Tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo như thông tin mà bạn đã trình bày đối với trường hợp không có di chúc thì di sản mà bố bạn sẽ được đem chia theo pháp luật (một nửa giá trị căn hộ chung cư do bố mẹ bạn sở hữu chung sẽ được đem chia theo pháp luât). Như vậy, theo quy định này bạn và mẹ của bạn đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn, do đó bạn và mẹ của bạn có quyền định đoạt đối với phần di sản mà bố bạn để lại. Nay mẹ của bạn muốn bán căn hộ này thì bắt buộc phải có sự đồng ý của bạn bằng văn bản. Theo đó, bạn có thể viết văn bản ủy quyền bán căn hộ này hoặc văn bản từ chối nhận di sản thừa kế nếu đang trong thời gian từ chối có công chứng của cơ quan có thẩm, để mẹ bạn có toàn quyền thực hiện việc bán căn hộ chung cư trên. Do bạn đang cư trú ở nước ngoài, việc công chứng sẽ do cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài tiến hành thực hiện, cụ thể theo quy định tại Điều 78 Luật công chứng 2014 quy định như sau: 1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam. 2. Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng phải có bằng cử nhân luật hoặc được bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng. 3. Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao thực hiện công chứng theo thủ tục quy định tại Chương V của Luật này, có quyền quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều 17 của Luật này. Theo đó, bạn có thể trực tiếp đến cơ đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài là nơi mà bạn đang cư trú để tiến hành thực hiện thủ tục công chứng văn bản và gửi về Việt Nam cho mẹ bạn để thực hiện việc bán căn hộ trên. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về ủy quyền cho mẹ bán phần di sản thừa kế của bố. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 27248,"Khái niệm giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, Tôi là Anh Khoa. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật đối với pháp nhân qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, khái niệm giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Anh Khoa (anhkhoa*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 130 Bộ luật dân sự 1995 thì khái niệm giao dịch dân sự được quy định cụ thể như sau: Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng của cá nhân, pháp nhân và của các chủ thể khác nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: - Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; - Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội; - Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; - Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 1995. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 1995. Trân trọng!" 13205,Ba là liệt sĩ thì con có phải đi nghĩa vụ quân sự?,"Tại Điểm a Khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định như sau: Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ 2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; Như vậy, trong trường hợp có Ba là liệt sĩ thì con sẽ được miễn gọi nhập ngũ." 8255,"(PLO)- Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn. Vợ chồng tôi vừa kết hôn tháng 4-2015. Nay vợ tôi kiện ra tòa đòi hủy kết hôn trái pháp luật vì cô ấy nói tôi chỉ kết hôn giả để được nhập hộ khẩu theo vợ về thành phố. Tôi muốn biết thế nào là kết hôn trái pháp luật? Tuan (tuan…@yahoo.com)","Theo Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quy định kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này. Điều 8 Luật này quy định như sau: 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này, cụ thể là cấm các hành vi sau : - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Như vậy, nếu việc kết hôn của bạn rơi vào những trường hợp nêu trên thì bị xem là kết hôn trái pháp luật." 32833,"Gia đình tôi làm nghề đánh bắt cá, mới đây do tàu biển cũ quá rồi, nên nhà tôi đang đóng thêm 01 tàu nữa. Tuy nhiên đang thiếu tiền nên muốn thế chấp tàu này để vay tiền thì có được đăng ký thế chấp không? Hồ sơ đăng ký như thế nào?","Theo Điều 31 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về tàu biển được thế chấp như sau: Các loại tàu biển sau đây được thế chấp: ""1. Tàu biển đăng ký không thời hạn; 2. Tàu biển đăng ký có thời hạn; 3. Tàu biển đang đóng; 4. Tàu biển đăng ký tạm thời; 5. Tàu biển loại nhỏ."" Như vậy, tàu biển đang đóng có thể thế chấp được theo quy định hiện hành. **Về hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển bao gồm: - Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính); - Hợp đồng thế chấp tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực); - Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu). Trân trọng!" 28563,"Thế nào là nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Kim Anh, tôi sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự qua từng thời kỳ. Ban biên tập cho tôi hỏi: Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc bảo vệ môi trường được quy định như thế nào trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (kim.anh***@gmail.com)","Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc bảo vệ môi trường trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005 được quy định tại Điều 268 Bộ luật Dân sự 1995 như sau: Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường, thì chủ sở hữu có trách nhiệm chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và phải bồi thường thiệt hại. Trên đây là nội dung tư vấn về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc bảo vệ môi trường trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 1995. Trân trọng!" 22665,"Chào anh chị tôi đang tìm hiểu các quy định về hiến tặng cơ thể người, theo tôi thấy có nhiều người trước khi chết mong muốn hiến tặng một phần cơ thể mình cho những người còn sống mắc bệnh hiểm nghèo cần đến mô, bộ phận của họ. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì thứ tự ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người được quy định như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp tôi, cảm ơn anh chị rất nhiều.","Tại Điều 37 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định Nguyên tắc điều phối ghép mô, bộ phận cơ thể người như sau: - Việc điều phối ghép mô, bộ phận cơ thể người phải bảo đảm nguyên tắc hòa hợp giữa người hiến và người được ghép và bảo đảm công bằng giữa những người được ghép. - Thứ tự ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người được quy định như sau: + Trẻ em; + Trường hợp cấp cứu; + Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép hoặc người có tên đầu tiên trong danh sách chờ ghép của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người hoặc trong danh sách chờ ghép của cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người; + Trường hợp nhiều người có cùng thông số sinh học với người hiến thì ưu tiên đối với người có tên trong danh sách chờ ghép của cơ sở y tế đã lấy bộ phận cơ thể của người hiến đó. Trên đây là quy định về thứ tự ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người. Trân trọng!" 26573,"Điều kiện nhập hộ khẩu lại về nhà bố mẹ đẻ sau khi ly hôn. Em quê ở Mỹ đức, Hà Nội đã lấy chồng, cắt hộ khẩu nhập theo chồng ở Thái Bình. Giờ em muốn nhập khẩu về với bố mẹ đẻ của em ở Mỹ Đức, Hà nội có được không ạ? Thủ tục cần những gì? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ. Căn cứ Điều 20 Luật cư trú 2006 quy định điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương như sau: 1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên; 2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột; c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột; 3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp; 4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình; 5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 20 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố; b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân; c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản; 6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô. Như vậy, trong trường hợp này của bạn thuộc trường hợp con về ở với cha mẹ. Do vậy, bạn vẫn có quyền nhập hộ khẩu vào nhà cha mẹ bạn nếu như bạn muốn.Thủ tục nhập khẩu như sau: - Xin giấy chuyển hộ khẩu. Giấy chuyển hộ khẩu nếu chuyển hộ khẩu ra phạm vi ngoài xã, thị trấn thuộc tỉnh hoặc chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 35/2014/TT-BCA : + Sổ hộ khẩu; + Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 35/2014/TT-BCA: + Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh; + Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi cấp giấy chuyển hộ khẩu, bạn đến cơ quan công an nơi có hộ khẩu của bố mẹ bạn để thực hiện thủ tục đăng ký thường trú. Thủ tục đăng ký thường trú theo Điều 21 Luật cư trú 2006, Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA bao gồm: - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; - Giấy chuyển hộ khẩu; - Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ con như giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Nơi đăng ký thường trú: - Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; - Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện nhập hộ khẩu lại về nhà bố mẹ đẻ sau khi ly hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết 35/2014/TT-BCA để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 24194,"Trong giai đoạn từ năm 1992-1998, người tố cáo có quyền gì? Mong anh chị trong Ban biên tập cung cấp thông tin giúp em để em hoàn thành bài báo cáo của mình. Em cảm ơn anh chị rất nhiều Thu Huyền (090***)","Quyền của người tố cáo được quy định tại Khoản 1 Điều 27 Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 do Hội đồng Nhà nước ban hành như sau: - Gửi đơn hoặc trực tiếp trình bày với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo và nội dung tố cáo; - Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình; - Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo. Trên đây là nội dung quy định về quyền của người tố cáo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991. Trân trọng!" 2346,"Năm 1994, ông nội tôi chia cho tôi một phần thửa đất là 13,5m2 (bao gồm cả phần đất xây nhà do bố tôi xây) và cho em (con chú út) một phần thửa đất là 9,5m2. Lúc đó tôi có yêu cầu ông lập di chúc nhưng ông nói là không có tranh chấp nên ông không lập di chúc, chỉ công khai nói cho anh em họ hàng biết. Nay ông nội tôi mới mất chú tôi lại yêu cầu chia thửa đất đó ra làm hai phần. Như vậy có đúng quy định của pháp luật không? Bà nội tôi có quyền chia lại thửa đất đó không?","Về việc phân chia di sản do ông nội bạn để lại: Điều 689 Bộ luật Dân sự quy định về hình thức chuyển quyền sử dụng đất như sau: Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Do đó, việc ông bạn tặng cho thửa đất cho bạn và em bạn phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì ông bạn chỉ công khai nói với anh em họ hàng mà không lập thành văn bản, cũng không để lại di chúc nên việc tặng cho trên là không hợp pháp và không được pháp luật công nhận. Khi ông nội bạn mất, thửa đất thuộc quyền sử dụng của ông sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự (do ông không để lại di chúc). Cụ thể: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Đối chiếu với trường hợp của gia đình bạn, hàng thừa kế thứ nhất của ông nội bạn gồm: bà nội (vợ của người để lại di sản), bố bạn, chú bạn (các con của người để lại di sản, và những người thừa kế khác nếu có (bạn có thể căn cứ vào quy định nêu trên để xác định các đồng thừa kế khác). Việc phân chia di sản của ông như thế nào sẽ do các đồng thừa kế thỏa thuận và tiến hành phân chia. Quyền của bà nội bạn trong việc phân chia thửa đất: Trước hết, bạn cần xác định thửa đất thuộc quyền sử dụng riêng của ông nội bạn hay là tài sản chung của ông bà nội. Sẽ có hai trường hợp như sau: - Trường hợp thứ nhất: Thửa đất là tài sản riêng của ông nội bạn. Theo đó, bà nội bạn sẽ không có quyền đứng ra phân chia thửa đất đó với tư cách là chủ sử dụng đất. Toàn bộ thửa đất được coi là di sản thừa kế do ông nội bạn để lại và được chia cho những người thừa kế theo pháp luật như đã nêu trên. Tuy nhiên, với tư cách là một trong những người thừa kế theo pháp luật của ông bạn, bà nội có quyền cùng các đồng thừa kế khác tiến hành phân chia di sản thừa kế theo quy định. - Trường hợp thứ hai: Thửa đất là tài sản chung của ông bà nội. Theo đó, bà nội bạn có quyền đối với ½ thửa đất và có quyền phân chia phần thửa đất thuộc quyền sử dụng của mình. Đối với phần thửa đất còn lại (thuộc quyền sử dụng của ông nội) sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật." 13260,"Mấy hôm trước tôi đang chạy xe trên đường thì đột nhiên bé trai 4 tuổi chạy ra đường, do quá bất ngờ nên tôi không thể tránh được nên gây ra tai nạn. Lúc đó tôi đã đưa bé và người thân của bé vào bệnh viện, bác sĩ cho chụp x-quang và khám không phát hiện bị gì nguy hiểm bé chỉ bị trầy xước nhẹ. Sau đó tôi đã mua thuốc và đưa cho gia đình một số tiền, lúc đó bé hoạt động bình thường và có thể chạy được. Nhưng 2 ngày sau thì gia đình bé gọi cho tôi là nói bé bị ối, đi đứng không được, nói đưa bé vào bệnh viện điều trị yêu cầu tôi đưa tiền, tôi hỏi bé có sao không và ở bệnh viện nào thì lại nói là bé đã đỡ rồi và đã về nhà. Tôi hỏi giấy tờ của bệnh viện về sức khỏe của bé thì lại nói là đi khám tư ở ngoài. Gia đình bé yêu cầu tôi đưa tiền tôi không đồng ý nên gia đình bé gọi điện thoại, nhắn tin hăm dọa tôi. Lúc xảy ra tại nạn có nhiều người dân ở đó chứng kiến và làm chứng là tôi chạy xe chậm do bé đột ngột chạy qua đường nên tôi không thể tránh được, sau đó người thân bé chạy lại tôi đã đưa bé vào bệnh viện nên lúc đó không có công an lập biên bản nào hết. Bây giờ gia đình bé đó cứ liên tục đòi tiền và hâm dọa tôi. Xin cho hỏi tôi phải làm sao cho bây giờ?","Việc bổi thường hỗ trợ tiền thuốc men cho gia đình cháu bé khi xảy ra tai nạn là điều rất cần thiết trong trường hợp này, ngay cả khi chưa xác định được phần lỗi là do ai nhưng bạn đã chủ động thực hiện được các việc đó một cách tự nguyện và kịp thời như thế thì rất đáng quý. Tuy nhiên, vần đề là hiện nay bạn không biết tình trạng đứa bé có phải tiếp tục phải điều trị với những khoản tiền mà gia đình bên đó yêu cầu liệu là có hợp lí hay không? Theo tôi, trong trường hợp này bạn nên chủ động đến gia đình và trực tiếp đưa bé đi khám sức khỏe xem những thông tin họ yêu cầu như thế là có đúng vậy không? Nếu bạn cảm thấy những yêu cầu đó là yêu sách, cố tình tạo dựng ra của gia đình bên kia thì bạn có thể yêu cầu họ đưa vụ việc ra nhờ pháp luật giải quyết và khi đó bạn sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi được đề cập trong bản án hoặc quyết định của cơ quan giải quyết vụ việc." 34414,"Mua trả chậm, trả dần trong hợp đồng mua bán tài sản theo Bộ luật Dân sự 2005 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thành Lâm. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến mua bán tài sản qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, mua trả chậm, trả dần trong hợp đồng mua bán tài sản theo Bộ luật Dân sự 2005 được quy định như thế nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!","Mua trả chậm, trả dần trong hợp đồng mua bán tài sản theo Bộ luật Dân sự 2005 được quy định tại Điều 461 Bộ luật Dân sự 2005, cụ thể như sau: - Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác. - Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trên đây là nội dung tư vấn về mua trả chậm, trả dần trong hợp đồng mua bán tài sản theo Bộ luật Dân sự 2005. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật Dân sự 2005. Trân trọng!" 2943,"Tôi có giao cổ vật mình tìm thấy cho bảo tàng công lập. Tôi nghe nói nếu giao cổ vật lại cơ quan nhà nước thì sẽ được trả thưởng. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi giao cổ vật được tìm thấy cho bảo tàng thì ai có trách nhiệm trả thưởng? Chân thành cảm ơn! Kim Anh - anh*****@gmail.com","Theo quy định tại Khoản 4 Điều 31 Nghị định 29/2018/NĐ-CP thì: 4. Nguồn kinh phí để thanh toán các Khoản chi thưởng, thanh toán Phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy và các chi phí liên quan đến việc thăm dò, khai quật, trục vớt xử lý tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được quy định như sau: a) Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp thì chủ sở hữu tài sản có trách nhiệm chi trả các Khoản chi có liên quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định này. b) Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy được chuyển giao cho các cơ quan nhà nước có chức năng lưu giữ, quản lý thì cơ quan được giao lưu giữ, quản lý tài sản có trách nhiệm chi trả các Khoản chi có liên quan từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật. ... ==> Như bạn trình bày thì bạn tìm được cổ vật và giao cho bảo tàng công lập. Theo quy định trên đây thì bảo tàng có trách nhiệm chi trả thưởng cho người tìm thấy cổ vật từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 17550,Liên quan đến quy định về trưng cầu ý dân. Xin hỏi nếu công dân có hai nơi là nơi thường trú và nơi tạm trú thì việc ghi tên vào danh sách cử tri ở hai nơi được không?,"Căn cứ Khoản 2 Điều 24 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định về nguyên tắc lập danh sách cử tri như sau: Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú. Như vậy, theo quy định trên thì mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú, không được đồng thời ghi cả hai. Trân trọng!" 1668,Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần,"Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần. Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, em có một vấn đề muốn hỏi như sau. Em có thực hiện một hợp đồng xây dựng với 2 phần là Hợp đồng chính và phụ lục. Gần đây có thông báo phần phụ lục do vi phạm một số nguyên tắc về xây dựng nên có thể bị vô hiệu từng phần. Em thắc mắc không hiểu vô hiệu từng phần là sao ạ? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp em. Xin cám ơn!" 92,Bố tôi mất vào năm 2008 và có để lại di chúc nhưng bản di chúc này không có chứng thực và cũng không có người làm chứng. Xin cho hỏi di chúc của bố tôi có hợp pháp hay không?,"Tại Điều 665 Bộ luật Dân sự có quy định về di chúc bằng văn bản không có người làm chứng như sau:“Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này’’. Căn cứ vào quy định trên, di chúc của bố bạn chỉ hợp pháp khi thoả mãn các điều kiện sau: Di chúc là do bố bạn tự viết. Nội dung của di chúc thoả mãn quy định định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự: 1. Di chúc phải ghi rõ: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản; Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Đồng thời, việc lập di chúc cũng phải phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 652 Bộ luật Dân sự, đó là: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Do đó, di chúc bằng văn bản, không có chứng thực và người làm chứng của bố bạn vẫn có thể hợp pháp và có hiệu lực pháp luật khi thoả mãn các điều kiện nêu trên." 22275,Thủ tục đăng ký khai sinh cho con mới nhất năm 2024?,"Đầu tiên, tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Đồng thời, theo Điều 35 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây: - Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam: + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; + Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; + Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; - Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam: + Có cha và mẹ là công dân Việt Nam; + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam. Về thủ tục đăng ký khai sinh cho con mới nhất năm 2024 sẽ được thực hiện như sau: [1] Đối với thủ tục đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã, thì phải chuẩn bị thành phần hồ sơ, giấy tờ theo quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 , bao gồm: Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh cho con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. Tải về mẫu tờ khai đăng ký khai sinh cho con mới nhất: Tại đây Bước 2 Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ tại Bước 1 , nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 vào Sổ hộ tịch; Sau đó, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Bước 3: Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. [2] Đối với thủ tục đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phần hồ sơ, giấy tờ theo quy định tại Điều 36 Luật Hộ tịch năm 2014 , gồm: Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 cho cơ quan đăng ký hộ tịch (thành phần hồ sơ giống như Bước 1 Mục [1] đã trích ở trên). Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân. Bước 2: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại Bước 1 , nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 vào Sổ hộ tịch; Trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 . Bước 3: Công chức làm công tác hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cho con cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Thủ tục đăng ký khai sinh cho con mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)" 24252,Mẫu hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2023?,"Hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phải là cơ sở để chuyển quyền sử dụng đất từ người này sang người khác hoặc là căn cứ tiến hành thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc người nhận ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện các công việc có liên quan đén việc chuyển nhượng Mẫu hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau: (Mẫu hợp đồng chỉ mang tính chất tham khảo) Xem chi tiết và tải Mẫu hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2023 tại đây. Tải về. Trân trọng!" 17431,"Các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên gồm những gì?","Căn cứ quy định Điều 7 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên như sau: Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên 1. Trốn tránh thực hiện trách nhiệm của quân nhân dự bị, nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động. 2. Chống đối, cản trở việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên. 3. Huy động, điều động lực lượng dự bị động viên không có trong kế hoạch được phê duyệt. 4. Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 5. Phân biệt đối xử về giới trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên. Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên gồm có: - Trốn tránh thực hiện trách nhiệm của quân nhân dự bị, nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động. - Chống đối, cản trở việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên. - Huy động, điều động lực lượng dự bị động viên không có trong kế hoạch được phê duyệt. - Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Phân biệt đối xử về giới trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên." 16518,"Một đồng nghiệp cùng công ty với tôi mượn của tôi 1 chiếc xe máy, nói là mượn khoảng 2 tiếng sẽ trả, nhưng tôi chờ đến tối cũng không thấy trả xe. Tôi gọi điện thì không nghe máy, tôi nhắn tin đòi xe thì đồng nghiệp ấy bảo mượn 2,3 ngày rồi trả. Chờ đến một tuần sau vẫn không thấy, tôi liền đến nhà bố mẹ người đồng nghiệp này thì được mẹ của người đó cho biết là xe của tôi đã bị mang đi cầm đồ, không có giấy tờ được 20.000.000đ. Tôi liền gọi điện hỏi cho rõ ràng thì người đồng nghiệp đó cố tình trốn tránh không nghe máy. Xin cho tôi hỏi, hành vi của đồng nghiệp đó có dấu hiệu phạm tội không? Trong trường hợp này làm thế nào tôi có thể lấy lại được xe trong thời gian sớm nhất. Nếu người đồng nghiệp không trả xe mà trốn tránh thì có bị bắt không? Mức án dành cho người này thế nào? Công an phường hay công an quận mới có quyền bắt giữ người này? Mong Quý Ban giải đáp thắc mắc này giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.","Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi có ý kiến như sau: Hành vi của người bạn đồng nghiệp của bạn đủ dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điều 140 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Tại điều 140 Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.” bạn cần gửi đơn trình báo đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an nơi người bạn đồng nghiệp này cư trú sẽ giúp bạn có thể lấy lại được xe trong thời gian sớm nhất. Sau quá trình điều tra ban đầu, nếu Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định hành vi của người bạn này đã đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì bên Cơ quan Cảnh sát điều tra sẽ làm thủ tục khởi tố vụ án. Nếu người bạn này bỏ trốn Cơ quan Cảnh sát điều tra sẽ phát lệnh truy nã. Theo khoản 1 điều 11 Pháp lệnh Về tổ chức điều tra hình sự năm 2004 về Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân quy định: “Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân.” Như vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện là Cơ quan có thẩm quyền giải quyết sự việc này." 20635,"Ai có thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ trước ngày 01/01/2016? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Văn Khánh. Hiện tôi đang tìm hiểu về các quy định về Luật nghĩa vụ quân sự qua các thời kỳ và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Trước ngày 01/01/2016, ai có thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Hi vọng sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!","Trước ngày 01/01/2016, thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ được quy định tại Điều 31 Luật nghĩa vụ quân sự 1981 như sau: - Việc hoãn gọi nhập ngũ và miễn làm nghĩa vụ quân sự theo Điều 29 và Điều 30 của Luật này do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định. - Danh sách những người được hoãn gọi nhập ngũ và những người được miễn làm nghĩa vụ quân sự phải được công bố. Theo quy định này thì thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ thuộc về Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trên đây là nội dung trả lời về thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ. Để nắm rõ hơn thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm Luật nghĩa vụ quân sự 1981. Trân trọng!" 4058,Hành vi cưỡng ép kết hôn sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?,"Tại Khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định như sau: 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn; d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình; ... Theo đó, hành vi cưỡng ép kết hôn sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Trân trọng!" 27215,Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Cho tôi hỏi: Cán bộ tư pháp hộ tịch có phải đến từng nhà dân để đăng ký những sự kiện hộ tịch đã phát sinh không? Pháp luật quy định cán bộ tư pháp hộ tịch có trách nhiệm gì trong công tác này? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!,"Trách nhiệm của cán bộ tư pháp hộ tịch trong công tác đăng ký hộ tịch được quy định tại Điều 73 Luật Hộ tịch 2014. Cụ thể như sau: Trong lĩnh vực hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ tịch; b) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã và pháp luật về việc đăng ký hộ tịch; c) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch; d) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực; cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; đ) Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn. Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử; e) Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức; g) Chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Như vậy, theo đúng trách nhiệm của mình, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã phải chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hộ tịch 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 23898,"Người bị tạm giam chết giải quyết thế nào? Xin chào các chuyên gia của Ngân hàng Hỏi - đáp pháp luật, tôi tên là Thanh Tâm, vừa tốt nghiệp trường Học viện Kiểm sát Hà Nội vào tháng 04/2017. Sau khi công tác, tôi được chỉ định công tác ở Viện kiểm sát nhân dân Quận Hoàn Kiếm. Hôm đầu tháng 05/2017, ở địa bàn đơn vị tôi công tác có xảy ra một vụ việc. Chuyện là có một người bị bắt tạm giam vì tội buôn bán ma túy, đang trong giai đoạn khởi tố điều tra thì người này bị lên cơn nghiện rồi trúng gió chết trong trại tạm giam. Tôi muốn hỏi, trường hợp này trại tạm giam có trách nhiệm gì? Mong các chuyên gia tư vấn giúp tôi vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn! (thanhtam***@gmail.com)","Người bị tạm giam chết trong thời gian tạm giam là một trường hợp rất nghiêm trọng, cần phải cân nhắc, giải quyết tốt nếu không sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc. Theo Điều 26 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì trại tạm giam có trách nhiệm sau: 1. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết; đồng thời, thông báo cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người chết. Đại diện cơ sở giam giữ phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ quan lãnh sự và thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện. 2. Cơ sở giam giữ làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch. 3. Khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đồng ý cho làm các thủ tục an táng người chết thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của người chết. Trường hợp thân nhân người chết có văn bản yêu cầu thì bàn giao thi hài đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức an táng. Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị được nhận tro cốt hoặc hài cốt sau khi an táng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ trao đổi với chính quyền địa phương giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc an táng phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế và của chính quyền địa phương. 4. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam chết thì giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc sự thỏa thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết. Trường hợp chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế tương ứng hoặc giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết không thoả thuận thống nhất được về giải quyết trường hợp cụ thể hoặc không xác định được quốc tịch của người chết thì giải quyết như đối với người Việt Nam bị tạm giữ, tạm giam chết. 5. Kinh phí liên quan tới việc an táng do ngân sách nhà nước bảo đảm. Chính phủ quy định chi tiết khoản này. 6. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết mà trước đó đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang được hưởng lương hưu thì chế độ tử tuất giải quyết theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trên đây là nội dung tư vấn về giải quyết khi người bị tạm giam chết. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 để hiểu rõ nội dung này. Trân trọng!" 19886,Trên giấy chứng tử có ghi nguyên nhân tử vong không?,"Cho hỏi: Theo quy định thì trên giấy chứng tử có ghi nguyên nhân tử vong của người chết không? Trả lời: Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch 2014, có quy định: Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết ; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài. Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp: - Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử; - Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử; - Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử; - Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử; - Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử. Như vậy, theo quy định nêu trên thì trong giấy khai tử bắt buộc có nội dung nguyên nhân tử vong của người chết. Trân trọng." 18938,"Chào luật sư.      Em có một người bạn bị mất do tai nạn giao thông cách đây 2 ngày. Hôm đó lúc 14h30 bạn em chở một người em gái về quê, khi đi qua địa phận ô môn(Cần thơ), thì thình lình có một người đàn ông say rượu chạy từ trong thẳng ra lấn sang phần đường theo hướng Cần thơ-An giang lao thẳng vào xe bạn em. Hậu quả 2 anh em bi thương, nhưng người anh bị thương rất nặng và đã tử vong trong lúc cấp cứu tại bệnh viện.      Theo thông tin ban đầu em được biết là người gây tai nạn giao thông điều khiển xe mô tô, say rượu chạy lấn sang phần đường sai quy định. Trong lúc nhập viện thi thân nhân người gây tai nạn không quan tâm, chia sẻ, động viên gia đình người bị nạn. Hoàn cảnh gia đình người bị nạn rất khó khăn (thiếu trước hụt sau),cha mẹ già yếu.....       Vậy luật sư cho em hỏi,trong trường hợp này thi người gây ra tai nạn sẽ chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào? Mức xử phạt đối với người say rượu gây ra tai nạn làm chết người ra làm sao? Và nếu phạt tù thì mức án mà người gây tai nạn sẽ là bao nhiêu,mức đền bù thỏa đáng cho gia đình người bị nạn khoảng bao nhiêu?          Em Xin Cám Ơn.","Chào em Sự việc xảy ra như vậy nếu cảnh sát giao thông chưa lập biên bản để giải quyết thì gia đình nạn nhân phải có đơn trình báo cơ quan điều tra công an quận huyện nơi xảy ra tai nạn giao thông để được thụ lý, điều tra giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Cơ quan điều tra sẽ xác định mức độ lỗi, hành vi vi phạm để xử lý: Nếu có dấu hiệu cấu thành tội phạm vi phạm các quy định về an toàn giao thông gây hậu quả thì xử lý hình sự. Nếu ko có dấu hiệu hành sự thì hướng dẫn gia đình nạn nhân khởi kiện dân sự yêu cầu bồi thường. Thân" 608,Em với chồng em lấy nhau được 3 năm và có 1 đứa con trai hơn 2 tuổi và bây giờ e đang có bầu đứa thứ 2 dự kiến sinh là 27/2 này...trước kia vợ chồng em suốt ngày cãi nhau..chồng em đã tát em rất nhiều lần.và gần đây chồng em có hay đi chơi từ tối cho tới sáng không về e mnói không được...mấy lần rồi. giờ em muốn làm đơn ly hôn..và dc quyền nuôi con nhug không biết viêt thê nào và cần có những gì?,"Bạn có thể làm đơn ly hôn gửi tới tòa án nơi chồng bạn cư trú để được xem xét giải quyết cho ly hôn. Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì con dưới 36 tháng tuổi do mẹ nuôi mà không phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mẹ, Đơn ly hôn của bạn cần trình bày ba nội dung chính là: - Về tình cảm: kết hôn từ khi nào ? Có tự nguyện kết hôn không ? Có đăng ký kết hôn không ? Đăng ký năm nào, ở đâu ? Sống hạnh phúc bao lâu ? Khi nào bắt đầu phát sinh mâu thuẫn ? Lý do mâu thuẫn ? Việc mâu thuẫn đó đã được bạn bè, gia đình, cơ quan, đoàn thể hòa giải chưa ? Hiện nay tình trạng hôn nhân đã lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được chưa ? Cuối cùng là yêu cầu giải quyết cho ly hôn đơn phương. - Về con cái: Có mấy con, sinh ngày, tháng năm nào ? Đang sống với ai ? Ai là người chăm sóc chính. Do con chưa đủ 3 tháng tuổi nên đề nghị mẹ được nuôi con sau khi ly hôn. - Về tài sản: Có tài sản chung, tài sản riêng gì không ? Có thể thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung không ? Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết chia tài sản chung gồm những thứ tài sản nào ? Có nợ ai không ? Nếu tình trạng hôn nhân chưa trầm trọng thì bạn có thể báo với gia đình, bạn bè hoặc chính quyền địa phương để khuyên can, hòa giải cho hai vợ chồng đoàn tụ." 928,Con cái có thể ngăn cản cha mẹ ly hôn không?,"Mình là con một trong gia đình, hiện bố mẹ đang giải quyết thủ tục ly hôn tại Tòa, mình có quyền ngăn cản cha mẹ ly hôn không? Mong Luật sư cho lời khuyên!" 31298,"Anh Trần Anh Trung (Nghĩa Hưng, Nam Định) hỏi: Họ nhà tôi có một mảnh đất hương hỏa gần 1000m2 , trên đất có nhà thờ dòng họ có từ hàng trăm năm qua. Theo quy định, ngành trưởng và con trai trưởng là người quản lý, nhưng mọi việc lớn liên quan đến nhà thờ đều có sự bàn bạc của các vị cao niên và sự đóng góp của thành viên trong họ. Nay, chúng tôi muốn được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thờ nhằm giữ gìn chung cho cả họ mãi về sau thì phải làm như thế nào?","Điều 211 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng. 2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thoả thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia”. Diện tích đất và nhà thờ thuộc sở hữu chung cộng đồng của dòng họ Trần. Để giữ gìn cho dòng họ của anh mãi về sau, người đại diện cho họ phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà thờ cho cộng đồng (dòng họ). Về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận, ngoài các giấy tờ, trình tự, thủ tục chung, dòng họ của anh phải xác định tên của cộng đồng dân cư để ghi trên Giấy chứng nhận (UBND cấp xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư ( Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất)." 24646,Các bên đơn phương chấm dưt hợp đồng ủy quyền có cần phải báo trước cho bên còn lại không?,"Theo Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền như sau: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền 1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý. Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt. 2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có. Theo đó, các bên trong hợp đồng ủy quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền bất cứ lúc nào tuy nhiên trong một số trường hợp thì khi chấm dứt hợp đồng ủy quyền cần phải báo trước cho bên còn lại, cụ thể là: [1] Trường hợp ủy quyền có thù lao thì bên ủy quyền khi chấm dứt hợp đồng ủy quyền phải thống báo trước cho bên nhận ủy quyền một khoảng thời gian hợp lý [2] Trường hợp ủy quyền không có thù lao thì bên nhận ủy quyền có thể chấm dứt hợp đồng với bên ủy quyền bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền một khoảng thời gian hợp lý Trân trọng!" 28373,Chưa ly hôn con tôi có được theo họ mẹ hay không?,"Theo quy định tại điểm e mục 1 Phần II của Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì khi đăng ký khai sinh, họ của con được xác định theo họ của người cha hoặc họ của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Do vậy, bạn có thể lấy họ của con bạn theo họ của bạn nếu bạn và chồng bạn thỏa thuận được với nhau." 21102,Thụ trái là gì?,Thụ trái là Danh từ cũ được dùng để chỉ người có nghĩa vụ trong hợp đồng dân sự. 14112,"Tôi và chồng kết hôn cách đây mười năm, hiện nay tình cảm đôi bên đã rạn nứt nghiêm trọng và không thể hòa giải được nên cả hai quyết định ra Tòa ly hôn. Nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết xong vì có tranh chấp về tài sản chung của hai vợ chồng. Tôi muốn chia đôi, còn anh ta chỉ muốn chia cho tôi một phần với lý do tôi chỉ ở nhà nội trợ còn mọi tài sản đều do anh ta làm ra. Nhưng theo tôi tìm hiểu luật thì tài sản này phải chia đôi. Có đúng không?","Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi ly hôn, trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Hoặc, trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 để giải quyết. Theo đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: - Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; - Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; - Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; - Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi. Tuy nhiên, cần phải tính đến các yếu tố khác (được trích dẫn trên đây) để chia tài sản chung của vợ chồng. Đồng nghĩa: Không phải mọi trường hợp thì khi ly hôn, tài sản chung cũng vợ chồng đều được chia đôi cho mỗi bên vợ, chồng một phần bằng nhau. Mà căn cứ vào nhiều yếu tố thực tế khác mà Tòa án có thể quyết định vợ hoặc chồng được chia phần tài sản nhiều hơn. Bạn căn cứ quy định và các phân tích trên đây để áp dụng đối với tình hình thực tế của mình. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 32682,"Kính chào Luật sư. Tôi và vợ hiện nay đang sống tại Thủ Dầu Một - Bình Dương. Chúng tôi đã đăng ký tạm trú ở Thủ Dầu Một hơn 1 năm. Chúng tôi có một con trai 07 tháng tuổi, khi sinh cháu xong thì tôi làm khai sinh cho cháu tại Thủ Dầu Một - Bình Dương (theo diện khai sinh tại nơi đăng ký tạm trú của mẹ). Hiện nay tôi muốn chuyển hộ khẩu vào Bình Dương (tôi đã mua 01 căn chung cư tại Thủ Dầu Một - Bình Dương). Nhưng hiện tại hộ khẩu của tôi đang nằm trong sổ hộ khẩu với bố mẹ của tôi ở Hà Tĩnh còn hộ khẩu vợ tôi thì cũng đang nằm trong sổ hộ khẩu của bố mẹ vợ ở Nghệ An, còn con của chúng tôi thì chưa nhập hộ khẩu ở đâu cả. Vậy xin hỏi luật sư về thủ tục để tôi có thể đăng ký lập được 1 cuốn sổ hộ khẩu tại Bình Dương, trong sổ hộ khẩu này (nếu đăng ký được) sẽ do tôi làm chủ hộ, thành viên gồm có vợ và con của tôi. Tôi cần những giấy tờ gì? Điều kiện gì? Làm việc với những cơ quan nào? Ở đâu? Xin luật sư tư vấn cụ thể cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!","Theo quy định hiện hành, người muốn nhập khẩu cần có thời gian tạm trú 12 tháng tại nơi sẽ nhập và có nơi cư trú ổn định ( nhà riêng, nhà thuê hoặc nhà cho ở nhờ có hợp đồng). Nếu bạn có đủ các điều kiện nói trên bạn sẽ được nhập hộ khẩu. Hồ sơ gồm giấy xác nhận tạm trú, tờ khai di chuyển hộ khẩu (mẫu), văn bản xác nhận cắt hộ khẩu của bạn (làm tại CA Hà Tĩnh) và của vợ bạn (làm tại CA Nghệ An), CMND, khai sanh, ĐKKH và các giấy tờ về nhà đất ( hoặc HĐ thuê nhà ). Chúc bạn thành công!" 24925,"Khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm gì?","Căn cứ Điều 22 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật: Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật Khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm: 1. Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường; 2. Thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông với các nội dung sau đây: a) Mô tả hàng hóa phải thu hồi; b) Lý do thu hồi hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra; c) Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi hàng hóa; d) Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của hàng hóa; đ) Các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa; 3. Thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đúng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi; 4. Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi hàng hóa có khuyết tật sau khi hoàn thành việc thu hồi; trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương. Khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm: Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường; Thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông Thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đúng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi; Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi hàng hóa có khuyết tật sau khi hoàn thành việc thu hồi; trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương. Trân trọng!" 33440,"Anh chị ơi, em hỏi vấn đề này ạ: Cứ bao nhiêu năm thì mình phải đi đổi thẻ Căn cước công dân vậy ạ? Có giống như CMND là 15 năm không ạ.","Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau: - Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. - Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Theo quy định này, việc đổi thẻ Căn cước công dân sẽ thực hiện theo độ tuổi: đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. => Như vậy, công dân vào những độ tuổi nêu trên sẽ tiến hành đổi Căn cước công dân. Trân trọng!" 22734,Tôi năm nay 55 tuổi. Đã đổi thẻ CCCD 1 lần năm 40 tuổi rồi. Thẻ hiện giờ chỉ còn giá trị 5 năm nữa. Vậy có phải năm 60 tuổi tôi phải đi đổi nữa không? Xin hỏi tôi phải đổi thêm mấy lần nữa?,"Khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định: Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Như vậy, đến năm 60 tuổi bạn sẽ phải đổi thẻ CCCD 1 lần nữa và đây cũng là lần cuối cùng bạn phải đổi thẻ. Trân trọng!" 10812,Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi nào? bên ủy quyền chết có được coi là chấm dứt hợp đồng ủy quyền?,"Theo Điều 581 Bộ luật Dân sự 2005: “ Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ hực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Điều 589 Bộ luật Dân sự 2005: “ Các trường hợp chấm dứt hợp đồng ủy quyền: Hợp đồng ủy quyền hết hạn; Công việc được bên ủy quyền đã hoàn thành; Bên ủy quyền, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 588 của Bộ luật này; Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết”." 12624,Hộ chiếu của trẻ em hết hạn có được gia hạn không?,"Căn cứ Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định như sau: 1. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm. 2. Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau: a) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn; b) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn; c) Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn. 3. Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn. Theo đó, hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em sẽ không được gia hạn khi hết hạn. Trân trọng!" 9606,"Thông tin trước về hành khách (API) khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không là gì? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tại, tôi đang là sinh viên của Học viện Hàng không Việt Nam, tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến việc cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin về hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Thông tin trước về hành khách (API) khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không là gì? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.  Anh Đào (dao***@gmail.com)","Thông tin trước về hành khách (API) khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 27/2011/NĐ-CP về cung cấp, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin về hành khách trước khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không như sau: Thông tin trước về hành khách (viết tắt theo tiếng Anh là API/Advance Passenger Information) là thông tin về chuyến bay, thông tin về hành khách và tổ bay được các hãng hàng không hoặc người khai thác các chuyến bay tư nhân cung cấp dưới dạng dữ liệu máy tính (sau đây gọi chung là dữ liệu API) cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi nhập cảnh tại một sân bay quốc tế của Việt Nam. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về khái niệm thông tin trước về hành khách (API) khi nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 27/2011/NĐ-CP. Trân trọng!" 14280,Khi nào được xem là kết thúc thời hạn trong luật dân sự? Chào anh/chị Thư Ký Luật! Em là sinh viên đang học năm 2 Khoa Luật ĐH Cần Thơ. Em đang tìm hiểu môn luật dân sự. Anh chị cho em hỏi: Khi nào được xem là kết thúc thời hạn trong luật dân sự? Rất mong nhận được câu trả lời từ ban biên tập. Em xin chân thành cám ơn!,"Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì kết thúc thời hạn khi: - Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. - Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn. - Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó. - Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn. - Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó. - Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó. Quy định về kết thúc thời hạn được trích từ Điều 148 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 1889,Thực hiện lễ trao giấy đăng ký kết hôn cho công dân có phù hợp quy định pháp luật?,"Căn cứ quy định khoản 2 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký kết hôn như sau: Thủ tục đăng ký kết hôn 1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc. Như vậy, hiện nay không có quy định về việc t hực hiện lễ trao giấy đăng ký kết hôn cho công dân là không phù hợp quy định pháp luật và pháp luật cũng không cấm việc này. Bên cạnh đó có quy định về việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Chính vì vậy việc t hực hiện lễ trao giấy đăng ký kết hôn cho công dân là phù hợp quy định pháp luật. Thực hiện lễ trao giấy đăng ký kết hôn cho công dân có phù hợp quy định pháp luật? (Hình từ internet)" 25230,"Ban biên tập vừa qua có nhận được câu hỏi của một bạn tên Kim Hoàng sinh sống và làm việc tại Đồng Tháp với nội dung nhhư sau: Trong quá trình tìm hiểu về đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu qua các giai đoạn đổi mới của pháp luật thì có một vấn đề phát sinh trước khi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực làm bạn không kịp tìm hiểu nên nhờ đến sự giúp đỡ từ Ban biên tập, cụ thể: đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được quy định ra sao? Mong sớm nhận được câu trả lời, chân thành cảm ơn! (097523***)","Căn cứ theo quy định tại Khoản 56 Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011, bổ sung Điều 339a, đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được quy định như sau: 1. Công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về công chứng. 2. Đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này. 3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là có căn cứ và hợp pháp. Trên đây là nội dung tư vấn về Đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng và chúc sức khỏe!" 9132,Anh trai tôi muốn nhận nuôi con nuôi thì cần có những điều kiện gì và phải làm thủ tục thế nào để nhận nuôi con nuôi theo đúng quy định pháp luật?,"Tại Điều 14, Luật Nuôi con nuôi quy định người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; - Có tư cách đạo đức tốt. Những người sau đây không được nhận con nuôi: - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; - Đang chấp hành hình phạt tù; - Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định “Hơn con nuôi 20 tuổi trở lên” và “Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi”. Người được nhận làm con nuôi: Điều 8 Luật Nuôi con nuôi quy định người được nhận làm con nuôi như sau: - Trẻ em dưới 16 tuổi - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. - Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. - Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi. Thủ tục, hồ sơ Căn cứ quy định tại các Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22 Luật Nuôi con nuôi và quy định chi tiết tại Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ. Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm: - Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định). - Bản sao Hộ chiếu, Giấy CMND hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; - Phiếu lý lịch tư pháp. - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân: Nếu người xin nhận con nuôi là vợ chồng, thì phải có bản sao giấy chứng nhận kết hôn; nếu người xin nhận con nuôi là người độc thân, thì phải có văn bản xác nhận về tình trạng độc thân do UBND cấp xã, nơi người đó thường trú cấp; nếu người đó đã ly hôn, thì phải có bản sao Bản án/Quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa án; nếu người đó có vợ/chồng chết, thì phải có bản sao Giấy chứng tử của người chết; - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp và văn bản xác nhận về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trừ trường hợp người xin nhận con nuôi thuộc diện được miễn các điều kiện này theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi). - Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi trong nước chỉ có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại UBND cấp xã. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi gồm: - Bản sao Giấy khai sinh; - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; - Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng không chụp quá 6 tháng; - Tùy từng trường hợp cụ thể mà phải có giấy tờ sau: + Biên bản do UBND xã hoặc Công an xã lập đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi; + Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em đã chết đối với trẻ em mồ côi; + Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em bị mất tích đối với trường hợp trẻ em có cha, mẹ đẻ bị mất tích hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em bị mất năng lực hành vi dân sự đối với trường hợp trẻ em có cha đẻ, mẹ đẻ bị mất năng lực hành vi dân sự; + Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng. Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ: UBND cấp xã. Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày UBND cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lệ phí: 400.000 đồng. Miễn lệ phí đối với các trường hợp: Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; Cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; Nhận trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo làm con nuôi." 31240,"Xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí thu được trong Tố tụng Dân sự 2004 được quy định ra sao? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Bình Phan sinh sống và làm việc tại Bình Định. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí thu được trong Tố tụng Dân sự giai đoạn 2004-2014 tuy nhiên tôi vẫn chưa hiểu lắm nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: Xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí thu được trong Tố tụng Dân sự 2004 được quy định ra sao? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (01233**)","Căn cứ theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí thu được được quy định như sau: 1. Toàn bộ án phí, lệ phí thu được phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước. 2. Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được nộp cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quyết định của Toà án. 3. Người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải chịu án phí, lệ phí thì ngay sau khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực thi hành, số tiền tạm ứng đã thu được phải được nộp vào ngân sách nhà nước. Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp theo bản án, quyết định của Toà án thì cơ quan thi hành án đã thu tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải làm thủ tục trả lại tiền cho họ. 4. Trong trường hợp việc giải quyết vụ việc dân sự bị tạm đình chỉ thì tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí đã nộp được xử lý khi vụ việc được tiếp tục giải quyết. Trên đây là nội dung tư vấn về Xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí thu được. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 4061,"Tôi sinh ra và lớn lên ở thị trấn Trảng Bom (huyện Trảng Bom, Đồng Nai)cùng với mẹ và người em trai (trí não phát triển không bình thường). Do hoàn cảnh khó khăn, không có nhà để ở nên ba mẹ con tôi phải thuê nhà trọ quanh thị trấn Trảng Bom để ở. Vì thế, cả ba mẹ con tôi không được đăng ký thường trú, tôi và người em cũng không có giấy tờ tùy thân nào. Đến năm 2006, tôi lấy chồng về xã Hố Nai 3 (Trảng Bom) sinh sống và có đăng ký kết hôn. Tháng 11-2014, ba mẹ con tôi được một người bà con ở thị trấn Trảng Bom bảo lãnh cho nhập khẩu nhưng công an thị trấn chỉ giải quyết nhập khẩu cho mẹ tôi. Vừa qua, chúng tôi làm thủ tục để hai chị em tôi nhập khẩu tại địa chỉ của chồng tôi ở xã Hố Nai 3. Khi làm thủ tục, công an huyện hướng dẫn tôi phải bổ sung giấy xác minh thời gian sinh sống từ lúc mới sinh đến năm 2006 tại Công an thị trấn Trảng Bom. Tôi liên hệ với công an thị trấn thì cơ quan này không thực hiện, về Công an xã Hố Nai 3 thì được trả lời nếu không có xác minh của công an thị trấn thì không thể giải quyết. Tôi phải làm sao đây? Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng, ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3, huyện Bảng Bom, Đồng Nai","Về thủ tục đăng ký thường trú: Người dân nộp toàn bộ giấy tờ tại công an xã, thị trấn nơi cần đăng ký thường trú. Công an xã sẽ nhận và kiểm tra lại, nếu đầy đủ thì giải quyết theo quy định, nếu còn vướng mắc thì xin ý kiến của công an huyện để được hướng dẫn về mặt nghiệp vụ. Trường hợp của chị Hằng và em chị, nếu thực tế trước đây có sinh sống tại thị trấn Trảng Bom thì chỉ cần công an thị trấn có văn bản xác minh thì công an xã sẽ giải quyết. Gia đình chị Hằng không phải liên hệ công an thị trấn hay công an xã mà đó là nhiệm vụ của công an xã. Cụ thể, công an xã sẽ viết phiếu yêu cầu xác minh gửi Công an thị trấn Trảng Bom, công an thị trấn phải tiến hành xác minh và gửi kết quả về xã để xã giải quyết nhập khẩu cho người dân. Chúng tôi sẽ trực tiếp chỉ đạo xuống Công an xã Hố Nai 3 và Công an thị trấn Trảng Bom để sớm giải quyết cho chị Hằng ." 3160,"Quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện như thế nào? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên luật năm nhất, em đang tự tìm hiểu những quy định về luật dân sự. Anh chị cho em hỏi: Quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị!","Việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cụ thể như sau: - Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó. - Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản được Nhà nước giao đúng mục đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ. Quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 202 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 23969,"Tôi đang đứng tên hộ một ngôi nhà cho anh trai, nếu tôi kết hôn tài sản này có thuộc về chồng tôi nữa không? Anh trai tôi có khúc mắc với vợ nên nhờ tôi đứng tên giùm. Liệu tôi có nên lập văn bản về việc đây là tài sản riêng của mình và chồng tôi sau này sẽ không liên quan gì? Hoàng Nhung","Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này (quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân); tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng Điều 43 Luật này quy định tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Như vậy, căn cứ các quy định nói trên, căn nhà mà bạn đứng tên có trước khi kết hôn nên là tài sản riêng của bạn, không thể là tài sản chung vợ chồng. Điều đó cũng có nghĩa sau khi bạn kết hôn, chồng bạn không có quyền và nghĩa vụ gì liên quan đến tài sản này. Do vậy, bạn không cần phải lập văn bản để xác nhận tài sản này là của riêng bạn, có trước khi kết hôn." 22824,"Tình nghĩa vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, Tôi là Thành Nhân. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, tình nghĩa vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Thành Nhân (thanhnhan*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tình nghĩa vợ chồng được quy định cụ thể như sau: - Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. - Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 còn quy định về các vấn đề khác trong mối quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng như sau: - Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan. - Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ. - Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. - Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. - Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. - Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trên đây là nội dung tư vấn về tình nghĩa vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trân trọng!" 9086,Mẫu giấy ủy quyền dành cho cá nhân mới nhất năm 2023?,"Mẫu giấy ủy quyền giữa cá nhân với nhau hiện chưa có quy định trong pháp luật. Tuy nhiên, có thể tham khảo mẫu giấy ủy quyền dành cho cá nhân sau: Tải về mẫu giấy ủy quyền dành cho cá nhân tại đây" 9789,Ông nội là liệt sĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không?,"Căn cứ Khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Như vậy, không có quy định về việc có ông nội là liệt sĩ thì được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Cho nên bạn vẫn sẽ phải thực hiện tham gia nghĩa vụ quân sự." 9003,"Trong chiến tranh, ba tôi đã làm mất tất cả các giấy tờ tùy thân (không còn bất kỳ giấy tờ nào). Nay tôi muốn làm chứng minh thư nhân dân và nhập hộ khẩu cho ba tôi thì phải làm như thế nào?","Điều 46 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về việc đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi như sau: Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại. Như vậy cơ quan có thẩm quyền chỉ đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi khi đồng thời sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được. Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11, ngày 01/7/2007 do Bộ Công an ban hành, để hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 cũng quy định: ""Trường hợp sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Sổ hộ khẩu được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp. Do vậy, nếu ba bạn đã bị mất tất cả các giấy tờ trên do điều kiện chiến tranh thì có thể đến các cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại. Sau khi được cấp các giấy tờ này ba của bạn sẽ tiến hành thủ tục để được cấp giấy chứng minh nhân dân." 18195,"Tôi cho một người quen vay 400 triệu đồng, hai bên chỉ viết giấy tay. Hiện người này không trả nợ dù đã quá thời hạn từ lâu. Nếu đưa ra tòa án thì tôi có đòi lại được số tiền trên không?","Theo quy định tại Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng vay tài sản cũng như việc phải công chứng, chứng thực hợp đồng này. Do vậy, giấy viết tay về việc vay và cho vay số tiền 400 triệu đồng giữa anh và người quen cũng được coi là một hợp đồng vay tài sản. Nếu quá hạn trả mà người vay không trả nợ, anh có quyền khởi kiện người vay ra Tòa án cấp huyện (nơi người vay cư trú) để yêu cầu tòa án giải quyết, buộc người vay phải trả cho anh số tiền đã vay. Khi khởi kiện, anh phải giao nộp bản chính giấy vay nợ cho tòa án theo quy định tại Điều 84 Bộ luật tố tụng Dân sự. Tòa án sẽ dùng giấy vay nợ này làm căn cứ để xác định yêu cầu của anh “là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự” theo đúng quy định tại Điều 81 Bộ luật tố tụng Dân sự. Nếu người vay không thừa nhận chữ viết (hoặc chữ ký) của mình trong giấy vay, họ phải “đưa ra chứng cứ để chứng minh” đó không phải là chữ viết (hoặc chữ ký) của họ hoặc theo yêu cầu của đương sự, tòa án sẽ tiến hành trưng cầu giám định đối với chữ viết (hoặc chữ ký) của các bên trong giấy vay. Trong trường hợp có đủ căn cứ để xác định đúng chữ viết (hoặc chữ ký) của các bên trong giấy vay, giấy vay nợ có chữ ký của hai bên sẽ được tòa án coi là chứng cứ để xác định nghĩa vụ trả nợ của người vay." 33271,"Tôi vừa cho một người vay một khoản tiền, thỏa thuận viết giấy tay bán đất; tôi đã nhận đất, trồng cây ăn trái, chuẩn bị làm nhà, nhưng sổ đỏ của họ đã thế chấp tại ngân hàng (NH). Xin hỏi tôi phải làm thủ tục đăng ký thế nào?","Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất (SDĐ) quy định: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền SDĐ, quyền SDĐ và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Trong trường hợp của ông, các bên chuyển nhượng quyền SDĐ cho nhau chỉ bằng giấy viết tay là không phù hợp quy định của pháp luật, nên sẽ không được pháp luật thừa nhận; dù cho giấy chứng nhận quyền SDĐ không bị NH nắm giữ do đất này đang thế chấp thì với giấy tờ đó ông cũng không làm thủ tục đăng ký nhận quyền SDĐ được. Để có thể thực hiện việc chuyển nhượng và đăng ký sang tên chủ quyền SDĐ, bên thế chấp phải thực hiện xong nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp, được NH trả lại giấy chứng nhận quyền SDĐ, hoặc trong trường hợp chưa thực hiện xong nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp thì bên thế chấp phải được sự đồng ý của bên nhận thế chấp thỏa thuận cho chuyển nhượng. Khi đó các bên phải thiết lập hợp đồng chuyển nhượng quyền SDĐ, được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã. Do bên vay đã nhận tiền vay, trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận thực hiện các việc trên để đi đến hoàn tất việc chuyển nhượng, ông có thể khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết." 4252,"Thời gian năm 1990, Nhà nước có chủ trư ơng xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình liệt sỹ. Khi đó thím của tôi tên là Lê Thị Châu là vợ của chú ruột tôi tên Trương Kiệt (Trương Kiệt là em ruột của ba tôi là Trương Lực) có một người con trai tên Trương Độ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ được Nhà nước công nhận Liệt Sỹ, hoàn cảnh của thím Châu lúc này ở một mình (chú tôi Trương Kiệt đã chết) tại vùng đất giữa cánh đồng thuộc thôn Hy Tường nên được Đảng ủy, Chính quyền xã chọn là đối tượng để xây dựng nhà tình nghĩa theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Lúc bấy giờ thím Châu còn có hai người con gái nữa, một người tên là Trương Thị Quận đã rời khỏi quê hương và đi đâu không rõ, một người tên là Trương Thị Đạt có chồng sống tại thôn Túy Sơn, xã Hoài Sơn, thím của tôi ở một mình. Khi chính quyền địa phương chọn thím của tôi là đối tượng được cấp nhà tình nghĩa, có liên hệ với em Trương Thị Đạt là con ruột của thím Châu, nhưng em Đạt lúc này có chồng ở Túy Sơn có bàn với gia đình chồng là từ chối đứng ra cùng lo với Nhà nước xây dựng nhà tình nghĩa cho mẹ ( lúc này họ không nghĩ đến chuyện giánh đất sau này mà trốn tránh trách nhiệm trước mắt đó là đứng ra bỏ thêm tiền để xây, rồi phải lo cúng giỗ, nên họ đã từ chối ). Khi đó, tôi Trương Quán là con cháu họ Trương, là anh con nhà chú bác với liệt sỹ Trương Độ xin đứng ra lo cùng với Chính quyền để xây dựng nhà tình nghĩa cho thím và đã được nhân dân thôn Hy Tường, Chính quyền thôn, xã đồng tình ủng hộ. Tuy không có thể hiện bằng văn bản nhưng giữa tôi và vợ chồng em Trương Thị Đạt thống nhất là giao nhà tình nghĩa để tôi xây dựng và tôi sẽ hưởng thừa kế, lo phần nhan khói, cúng giỗ cho ông bà sau này; vì liệt sỹ Trương Độ và chú tôi Trương Kiệt là người họ Trương, thím tôi không có con trai, còn con gái theo phía chồng không lo giỗ, thờ cúng được. Chính quyền địa phương đã chọn thửa đất thuộc xóm 1, thôn Hy Tường ở gần nhà của tôi để tôi thuận tiện trong việc cùng với nhà nước xây dựng nhà tình nghĩa và tôi lo nhan khói, cúng giỗ cho liệt sỹ Trương Độ và chú của tôi Trương Kiệt, thím của tôi lúc này đã già yếu rồi. Trước khi xây dựng giữa tôi và Chính quyền có sự thõa thuận là tôi sẽ bỏ ra 5 phân vàng và 20 công để cùng với Chính quyền địa phương xây dựng nhà tình nghĩa, việc thõa thuận này có biên bản thể hiện. Nhưng thực tế quá trình xây dựng nhà tình nghĩa, bản thân tôi Trương Quán và gia đình bỏ ra công sức và đóng góp tài sản nhiều hơn thõa thuận rất nhiều để lo xây dựng nhà tình nghĩa, vì tôi Trương Quán đã thống nhất với em Đạt là nhà tình nghĩa sau khi xây dựng xong tôi sẽ hưởng thừa kế tuy việc này không thể hiện bằng văn bản nhưng đã có sự thống nhất và bằng chứng là tôi Trương Quán đã đứng ra lo toan việc xây dựng nhà tình nghĩa cho thím. Do đó trong quá trình xây dựng tôi đã đóng góp cùng Chính quyền rất nhiều để có ngôi nhà tình nghĩa khang trang hơn và con cháu sau này thuận tiện cho việc cúng giỗ, giá trị công sức và tài sản mà tôi và gia đình đã bở ra khi đó ước tính trên 4 triệu đồng tiền mặt (tiền công, tiền ăn uống cho thợ xây, tiền công gánh đất nâng mặt bằng). Gía trị tiền mà tôi và gia đình bỏ ra dù có bao nhiêu đi nữa cũng không thể so sánh với trách nhiệm, tình cảm của tôi đối với gia đình liệt sỹ của họ Trương, điều này được nhân dân thôn Hy Tường và Chính quyền địa phương ghi nhận. Năm 1993, sau khi xây dựng nhà tình nghĩa xong, người con gái của thím tôi tên Trương Thị Quận lâu nay đi khỏi địa phương, không rõ ở đâu nay tìm về quê hương và đúng vào lúc vừa xây xong nhà tình nghĩa cho thím của tôi. Thấy vậy, gia đình chúng tôi đã ngồi lại họp và thống nhất việc thừa kế nhà tình nghĩa. Tại biên bản cuộc họp gia đình ngày 29/8/1993 có sự tham gia của Trương Thị Quận, Trương Thị Đạt, tôi – Trương Quán và những người cháu trong gia đình, nội dung cuộc họp thể hiện vì hai người con gái không có điều kiện nên thống nhất việc giao thừa kế nhà tình nghĩa cho tôi Trương Quán và có trách nhiệm lo lắng tuổi già cho thím, lo cúng giỗ ông bà và tôi ủy quyền lại cho con trai lớn của tôi là Trương Thanh Bình ở cùng với thím của tôi lo phụng dưỡng tuổi già cho thím và lo nhan khói cho ông bà. Ngoài ra trong cuộc họp còn thống nhất giao khu đất mà thím của tôi đã ở trước đây tại vùng đất giữa cánh đồng thuộc thôn Hy Tường cho con gái của thím là Trương Thị Đạt toàn quyền sử dụng, khai thác cây trái trên mãnh đất này. Biên bản cuộc họp đã được các bên thống nhất ký xác nhận và việc này hoàn toàn đúng với ý chí, nguyện vọng của thím tôi – Lê Thị Châu. Đến năm 1998, thím tôi Lê Thị Châu mất và không để lại chúc thư. Tôi và gia đình cùng với hai người con gái lo tang lễ cho thím sau đó người con gái Trương Thị Quận tiếp tục ở lại nhà tình nghĩa cho đến năm 2002 để lo nhan khói và để tang cho mẹ. Đến năm 2002, người con Trương Thị Quận không tiếp tục ở lại nhà tình nghĩa nữa mà giao lại cho tôi Trương Quán để hưởng thừa kế như đã thõa thuận, tôi có trách nhiệm lo nhan khói, cúng giỗ liệt sỹ Trương Độ và chú, thím của tôi. Việc bàn giao nhà này thể hiện bằng biên bản cuộc họp có sự tham gia của Trương Thị Quận, tôi Trương Quán – trưởng họ tộc, Trương Dân – em con nhà chú bác với tôi và có sự chứng kiến xác nhận của chính quyền địa phương. Trong biên bản thể hiện Trương Thị Quận thống nhất giao nhà tình nghĩa cho tôi Trương Quán, và tôi có nghĩa vụ lo nhan khói, cũng giỗ liệt sỹ Trương Độ, chú, thím của tôi. Ngoài ra có thể hiện nội dung trong thời gian Trương Thị Quận ở tại nhà tình nghĩa để tang chế cho mẹ và có sửa chữa lại phần bếp với giá trị là 2.000.000 đồng (hai triệu đồng), Trương Thị Quận yêu cầu tôi hoàn trả lại số tiền này, tôi thống nhất trả trước 1.000.000 đồng còn 1.000.000 đồng hẹn đến tháng 4/2003 trả đủ, và đến ngày 26/5/2004 tôi đã trả đủ số tiền này cho Trương Thị Quận.   Từ năm 2002 đến nay tôi giao nhà tình nghĩa cho vợ chồng con gái lớn là Trương Thị Non trông coi, quản lý, lo nhan khói và cúng giỗ ông bà, trong mỗi năm đã lo 03 lần cúng giỗ, cụ thể ngày 21/1 Âm lịch giỗ chú tôi – Trương Kiệt, ngày 16/2 Âm lịch giỗ liệt sỹ Trương Độ, ngày 22/4 Âm lịch giỗ thím tôi – Lê Thị Châu; điều này có nhân dân và chính quyền địa phương biết rõ. Mọi việc tưởng như diễn ra theo đúng đạo lý và công bằng đối với gia đình tôi, hơn nữa quan hệ giữa gia đình tôi và em Trương Thị Đạt vẫn không có gì xảy ra, hàng năm em Đạt vẫn về ăn giỗ bình thường. Thế nhưng từ khi Nhà nước có chính sách quan tâm đến gia đình liệt sỹ, hàng năm có tiền hương khói cấp cho gia đình liệt sỹ nhân ngày 27/7, số tiền 200.000 đồng. Thấy số tiền này cấp cho con gái tôi là người lo nhan khói cho liệt sỹ Trương Độ nên gia đình em Trương Thị Đạt có ý muốn đòi số tiền này. Vì thấy số tiền không có gì lớn, bản thân tôi và gia đình có thể lo nhan khói và cúng giỗ cho liệt sỹ được nên chấp nhận giao số tiền này và quà cho gia đình liệt sỹ hàng năm để em Đạt nhận. Tưởng như mọi việc sẽ dừng ở đấy, gia đình em Đạt có ý muốn vòi vĩnh gia đình của tôi thêm tiền vì biết nhà nước xây nhà tình nghĩa  cho mẹ mà mình không  hưởng (vì lý do tôi đã trình bày ở trên) . Nhưng chuyện đâu có lý do của nó, em Đạt và gia đình biết trước là mình không có tư cách đòi lại nhà tình nghĩa mà nhà nước đã xây cho mẹ, vì ngay từ đầu mình đã từ chối không nhận thừa kế, em Đạt và gia đình từ chối đứng ra cùng Nhà nước xây dựng nhà tình nghĩa cho mẹ, từ chối thừa kế lo nhan khói cúng giỗ liệt sỹ Trương Độ và ông bà, họ thấy cái thiệt trước mắt mà quên đi đạo lý của người con, người cháu. Việc tranh chấp thừa kế nhà tình nghĩa bắt đầu vào khoản giữa năm 2013, gia đình em Đạt đòi gia đình của chúng tôi đưa 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) để xây, sửa chửa lại mộ của chú tôi Trương Kiệt, nhưng gia đình chúng tôi không chấp nhận đưa bằng tiền mặt mà chỉ chấp nhận để số tiền đấy gia đình chúng tôi trực tiếp đứng ra xây dựng mộ cho Chú tôi. Từ khi thời điểm thím tôi mất cho đến năm 2013 đã hơn mười năm và không xảy ra tranh chấp gì. Nhưng sau đó, việc đòi hỏi ngày càng leo thang, và gia đình em Đạt bất chấp cả tình cảm anh em, tiếp tục đòi lại cái vốn không thuộc về mình, đã từ chối trách nhiệm ngay từ ban đầu và thừa nhận quyền sở hửu của tôi ngay từ đầu. Từ khi gia đình tôi được giao trách nhiệm thừa kế, đã làm tròn trách nhiệm đối với tổ tiên của họ Trương. Hơn nữa đây là nhà tình nghĩa mà Nhà nước đã cấp cho người có công với Tổ quốc để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đây là nơi lo nhan khói cho người có công với Tổ quốc chứ không phải là thứ để đem ra tranh chấp, giành giật như vậy được. Nếu gia đình em Đạt có ý tốt với người có công, với họ Trương, tại sao không giành lấy trách nhiệm của mình ngay từ ban đầu, mà khi có sửa chữa hay làm cái gì cho tổ tiên là cũng qui ra tiền để bắt gia đình tôi bù lại tiền như tôi đã trình bày ở trên; điều này họ hoàn toàn ý thức được rằng nhà tình nghĩa này không phải thuộc về họ ngay từ ban đầu. Để rồi tôi – trưởng tộc họ đứng ra lo công việc của tổ tiên. Từ đó đến nay, gia đình chúng tôi bỏ ra không biết bao nhiêu công sức để cải tạo mãnh đất và nhà tình nghĩa trở nên như ngày hôm nay. Khi xưa mãnh đất mà Nhà nước cấp là vùng đất trũng ngang với mặt ruộng, gia đình tôi đã tu bổ cải tạo trở thành như ngày hôm nay, điều này chúng tôi không thể đổi bằng vật chất. Tôi – Trương Quán – kiên quyết giữ lại nơi thờ cúng tổ tiên của họ Trương, chúng tôi kiên quyết không mua bán, chuyển quyền sở hữu mãnh đất này cho ai cả mà giữ lại để thể hiện trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên họ Trương. Gia đình em Đạt từ bỏ tình cảm, từ chối trách nhiệm của mình; bây giờ đòi lại đất mục đích để làm gì, vì tiền thì điều đó hoàn toàn trái với mong muốn  của người đã khuất. Sau thời gian kể từ khi thím tôi mất, nếu họ có yêu cầu gì thì có quyền khiếu nại, nhưng họ biết rằng họ không thể nào thắng được về lý và về tình cảm. Bởi vì khi đó chính họ là những người ký giao quyền thừa kế cho tôi – Trương Quán và trong đó có cả trách nhiệm thừa kế của tôi; nhân dân và chính quyền địa phương thừa biết là họ không có trách nhiệm gì, tất cả là thuộc về gia  đình tôi. Bản thân tôi và gia đình đều xuất than từ chân lấm tay bùn và ngày hôm nay cũng vậy, không am hiểu nhiều về pháp luật, do đó tôi chỉ trình bày những gì mà mình hiểu được và làm như thế nào mới đúng đạo lý. Trên đây là bản trình bày của tôi về việc tranh chấp nhà tình nghĩa. Tôi rất mong  Thu viện pháp luật tư vấn để tôi có hướng giành lại công bằng.","Ông cần xem lại nhà trên đã được cấp sổ hồng (gCNQSDD( hay chưa. về nguyên tắc nhà trên vẫn thuộc về gia đình của Đạt, bởi việc từ chối ko có giấy tờ thể hiện, nói về tình thì sai nhưng tôi biết ông cũng có nhiều điều chưa đúng khi kể về công sức! cũng như số tiền bỏ ra, o6hg cần cung cấp chi tiết về giấy tờ hiện có của căn nhà trên" 27336,Thủ tục đăng ký tạm trú khi hai người không đăng ký kết hôn?,"Theo Điều 3 Luật Cư trú năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013), công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú. Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Pháp luật nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tự do cư trú của công dân, như sách nhiễu, gây phiền hà hoặc đặt ra những điều kiện trái với quy định của pháp luật để hạn chế quyền tự do cư trú của công dân. Tuy nhiên, công dân cũng có nghĩa vụ về cư trú, cụ thể như: chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú; cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp; nộp lệ phí đăng ký cư trú, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan cư trú khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu… Về đăng ký tạm trú, Điều 30 Luật Cư trú quy định cụ thể như sau: 1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. 2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn. 3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. 4. Trưởng công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an. Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa 24 tháng. Trong thời hạn 30 ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn. Hiện tại pháp luật về cư trú không cấm nam, nữ không có đăng ký kết hôn mà chung sống cùng nhà với nhau, trừ trường hợp việc chung sống đó vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình: “Cấm người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”. Như vậy, trường hợp hai bạn không vi phạm nguyên tắc nêu trên thì có quyền đề nghị công an xã, phường, thị trấn nơi bạn tạm trú đăng ký tạm trú cho bạn. Các bạn cần thực hiện đầy đủ các thủ tục nêu trên để được đăng ký tạm trú theo quy định." 6436,"Cho tôi hỏi lúc 7h sáng ngày 31/08/2016 mẹ tôi có đi xe honda ôm trên đường đi do tài xế đang chạy trục đường chính nhưng không xử lý được tình huống do xe đi đường phụ giao nhau va co xảy ra tai nạn. Do lúc đó mat tinh thần nên người chủ xe không cho cơ quan chức năng đến giải quyết. Giờ mẹ tôi bị đa chấn thương, gãy xương đòn bên trái, gay xương lồng ngực bên trái 2 tép, gẫy xương cổ tay, do gia đình tôi rất khó khăn giờ không có khả năng chi trả tiền viện, vậy giờ tôi muốn hỏi ai sẽ là người chịu trách nhiệm đó? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó. Như vậy, theo quy định người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong một số trường hợp luật định, kể cả trong trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn đi xe ôm, tài xế xe có va chạm với một xe khác trên đường giao nhau, giờ mẹ bạn đang bị bị đa chấn thương, gãy xương đòn bên trái, gãy xương lồng ngực bên trái 2 tép, gãy xương cổ tay,bị thiệt hại về sức khỏe. Trong trường hợp này, để xác định trách nhiệm bồi thường thì phải xác định xem người nào có lỗi trong việc gây ra tai nạn giao thông. Người nào có lỗi vô ý trong việc gây ra tai nạn thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho mẹ bạn. Mẹ bạn có thể làm đơn trình báo đến cơ quan công an nơi xảy ra vụ việc tai nạn giao thông để cơ quan để điều tra và xác định lỗi,từ đó làm căn cứ xác định trách nhiệm của người có lỗi đối với mẹ bạn. Chi phí bồi thường thiệt hại ở đây bao gồm: + Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; +Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. + Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2005 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 10901,"Cháu là một sinh viên năm nhất ở Huế và cháu đi tìm việc để vừa học vừa làm, hôm đó cháu lên facebook thì thấy có nick kia tuyển nhân viên làm siêu thị, nhưng khi tới đó nộp hồ sơ thì không phải mà họ bảo như thế này: mua sản phẩm của công ty họ và tích lũy doanh số bán hàng, khi tích lũy được 6650 vi và tương đương với 10 triệu đồng thì sẽ trở thành cộng tác viên chính thức.Mới đầu thì cháu không biết đó là kinh doanh đa cấp đâu nên cháu nhẹ dạ cả tin họ nên đã đồng ý đi vay tiền và mua sản phẩm và kí hợp đồng với công ty họ nhưng cháu mới thấy và kiểm tra sản phẩm chứ chưa mang sản phẩm về. Hôm sau cháu lên công ty mới biết là kinh doanh đa cấp nên đòi lại tiền nhưng họ bảo đã ký hợp đồng rồi là không được trả lại sản phẩm mà cháu chưa lấy sản phầm về. Cháu có thể đòi lại được số tiền đó không ?","Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã tham gia ký hợp đồng với công ty bán hàng đa cấp bằng cách là mua sản phẩm của công ty. Để đòi lại số tiền bạn đã bỏ ra mua sản phẩm của công ty, bạn nên yêu cầu công ty mua lại sản phẩm đó căn cứ theo Điều 26 của Nghị định 42/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp quy định Mua lại hàng hóa từ người tham gia bán hàng đa cấp như sau: “1. Khi người tham gia bán hàng đa cấp có yêu cầu, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia bán hàng đa cấp đó, bao gồm cả hàng hóa được bán theo chương trình khuyến mại. Điều kiện mua lại hàng hóa từ người tham gia bán hàng đa cấp: a) Hàng hóa còn hạn sử dụng; b) Hàng hóa còn nguyên bao bì, tem, nhãn; c) Yêu cầu mua lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người tham gia bán hàng đa cấp nhận hàng. Trong trường hợp phải mua lại hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm: a) Hoàn lại tổng số tiền mà người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận được hàng hóa đó nếu không có căn cứ để khấu trừ theo quy định tại Điểm b Khoản này; b) Hoàn lại tổng số tiền sau khi đã trừ đi các chi phí quản lý, tái lưu kho và chi phí hành chính khác nhưng không thấp hơn 90% khoản tiền mà người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận được hàng hóa đó. Khi hoàn lại tiền theo quy định tại Khoản 3 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể khấu trừ tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp đã nhận từ việc mua hàng hóa đó. Sau khi hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp chấm dứt, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.” Việc bạn xem thông tin tuyển dụng của công ty trên facebook và tìm đến công ty, bạn nhận ra rằng thông tin không giống những gì bạn đã đọc trên facebook, và sau khi bạn nghe tư vấn từ phía công ty bạn đã đồng ý ký hợp đồng với công ty, sản phẩm mà công ty bán cho bạn, bạn đã xem và kiểm chứng. Tuy nhiên, khi đã ký hợp đồng và tìm hiểu thêm mà không muốn tham gia tại công ty nữa thì bạn có thể chấm dứt hợp đồng đa cấp theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 42/2014/NĐ-CP. “Điều 25. Chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp: Người tham gia bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng tham gia bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp trước khi chấm dứt hợp đồng tối thiểu là 10 ngày làm việc. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp khi người tham gia bán hàng đa cấp không tuân thủ các quy định tại Khoản 2 Điều 5 và Điều 23 Nghị định này và phải thông báo cho người tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản trước khi chấm dứt hợp đồng tối thiểu là 10 ngày làm việc. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thanh toán cho người tham gia bán hàng đa cấp tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.” Như vậy, bạn có thể làm văn bản thông báo việc chấm dứt hợp đồng với công ty đa cấp đó và yêu cầu họ thực hiện đúng các quy định pháp luật để nhận lại số tiền đã đóng và không lấy sản phẩm của công ty." 8902,Đẻ thuê có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?,"Tại Điều 187 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại như sau: 1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, người nào có hành vi đẻ thuê có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đó có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm tùy theo mức độ thực hiện hành vi và quyết định của Tòa án. Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm theo quy định của pháp luật. Trân trọng!" 26865,Điều kiện để được kết hôn mới nhất năm 2023?,"Căn cứ tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau: Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Và tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về những hành vi bị cấm trong chế độ hôn nhân và gia đình như sau: Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình ... 2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; ... Như vậy, điều kiện để nam, nữ được kết hôn hiện nay bao gồm: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau: - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng: + Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; + Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng." 31077,"Công ty TNHH Anh Bình nhận hợp đồng khai thác rừng trồng cho công ty Đồng Nai, sau đó công ty Anh Bình giao khoán lại cho chúng tôi khai thác, chúng tôi chỉ hợp đồng miệng với nhau và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Nhưng doanh nghiệp này đã không trả đủ tiền nhân công cho chúng tôi mà còn cố ý bỏ trốn, chủ doanh nghiệp có nhiều dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân như: mượn xe ô tô của người khác đem lừa đảo để cầm cố, vay mượn tiền không trả… Vụ việc đã kéo dài từ năm 2010 đến nay. Tôi muốn hỏi vụ việc này có bị truy cứu hình sự hay chỉ xử lý dân sự?","Thứ nhất, về việc Công ty TNHH Anh Bình không trả đủ tiền nhân công là vi phạm pháp luật lao động, vi phạm nghĩa vụ trả lương trong hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung qua các năm 2002, 2007). Đây có thể là tranh chấp lao động tập thể, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể sẽ theo các quy định tại mục 2 Chương XIV của Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung qua các năm 2002, 2007). Thứ hai, về hành vi mượn xe ô tô của người khác đem lừa đảo để cầm cố, vay mượn tiền không trả của chủ doanh nghiệp thì tùy vào từng trường hợp cụ thể về tính chất của hành vi khách quan là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản hay hành vi lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản, và giá trị tài sản chiếm đoạt là trên 2 triệu hay trên 4 triệu có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) hoặc có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), hay chỉ là trường hợp vay, mượn tài sản đơn thuần trong dân sự nhưng chưa có khả năng trả lại tài sản. Cụ thể: khoản 1 Điều 139 – Bộ luật Hình sự năm 199 có quy đinh về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Khoản 1 Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau: Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Như vậy, đối với hành vi không trả lương đúng thời hạn của chủ doanh nghiệp là vi phạm hợp đồng lao động đầu tiên sẽ sử dụng các quy định của pháp luật lao động để giải quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể, hoặc có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Còn đối với hành vi mượn xe ô tô của người khác đem lừa đảo để cầm cố, vay mượn tiền không trả của chủ doanh nghiệp, nếu hành vi này thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm theo Điều 139 và Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt và ngược lại nếu không đủ yếu tố cấu thành mà thỏa mãn những dấu hiệu những vi phạm của hợp đồng vay, mượn tài sản thông thường thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và bồi thường thiệt hại nếu có." 14524,Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm các tài liệu gì?,"Tại Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định về hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam có quy định về hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam như sau: Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam 1. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây: a) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam; b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; c) Bản khai lý lịch; d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; đ) Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam; e) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này. 2. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Như vậy, hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm - Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam; - Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; - Bản khai lý lịch; - Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; - Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam; - Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam." 31412,Thành phần hồ sơ đề nghị phê duyệt biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền bao gồm những giấy tờ gì?,"Tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định thành phần hồ sơ đề nghị phê duyệt biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền bao gồm: Biểu mức tiền bản quyền 1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan xây dựng biểu mức và phương thức thanh toán tiên bản quyền phù hợp với các hình thức sử dụng và theo các nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều 44a của Luật Sở hữu trí tuệ, làm cơ sở cho việc đàm phán, thanh toán tiền bản quyền trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20, khoản 1 Điều 26, khoản 4 Điều 29, khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 31 và khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan nộp hồ sơ cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị phê duyệt biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền trước khi thực hiện. 2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền bao gồm: a) Tờ khai đề nghị phê duyệt biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền (theo Mẫu số 07 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này); b) Phương án xây dựng biểu mức tiền bản quyền bao gồm những nội dung sau: Phân tích biểu mức tiền bản quyền đề xuất: Căn cứ tính (loại hình, hình thức, chất lượng, số lượng, cơ cấu, quy mô, tần suất khai thác, sử dụng và căn cứ khác); các yếu tố hình thành mức tiền bản quyền; điều kiện kinh tế - xã hội theo khu vực, thời gian và địa điểm diễn ra hành vi khai thác, sử dụng (có phân loại, đánh giá); phân tích tác động của biểu mức/mức tiền bản quyền đến các hoạt động sáng tạo, khai thác, sử dụng và thụ hưởng kết quả của hoạt động sáng tạo đó; việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; Những vấn đề chưa thống nhất với bên khai thác, sử dụng (nếu có); Đề xuất biểu mức tiền bản quyền và phương thức thanh toán và các kiến nghị (nếu có). Như vậy, hồ sơ đề nghị phê duyệt biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền bao gồm những giấy tờ như sau: - Tờ khai đề nghị phê duyệt biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền; - Phương án xây dựng biểu mức tiền bản quyền bao gồm những nội dung sau: Phân tích biểu mức tiền bản quyền đề xuất: + Căn cứ tính (loại hình, hình thức, chất lượng, số lượng, cơ cấu, quy mô, tần suất khai thác, sử dụng và căn cứ khác); + Các yếu tố hình thành mức tiền bản quyền; + Điều kiện kinh tế - xã hội theo khu vực, thời gian và địa điểm diễn ra hành vi khai thác, sử dụng (có phân loại, đánh giá); + Phân tích tác động của biểu mức/mức tiền bản quyền đến các hoạt động sáng tạo, khai thác, sử dụng và thụ hưởng kết quả của hoạt động sáng tạo đó; + Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; Ngoài ra, nếu có những những vấn đề chưa thống nhất với bên khai thác, sử dụng và đề xuất biểu mức tiền bản quyền và phương thức thanh toán và các kiến nghị thì cũng phải đính kèm trong hồ sơ. Tờ khai đề nghị phê duyệt biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền 2023? (Hình từ Internet)" 5563,"Đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn? Tôi kết hôn đã hơn 1 năm rồi và có 1 đứa con đã hơn 5 tháng. Bây giờ tôi muốn ly hôn với chồng tôi vì chồng đánh đập tôi lúc tôi đang mang thai dù chồng tôi không rượu bia, không cờ bạc. Nói chung là không có lý do gì mà chồng tôi cũng kiếm chuyện để đánh đập tôi. Tôi có nói là ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý. Vậy giờ tôi phải làm sao để ly hôn với chồng tôi được đây ạ? Và nếu ly hôn được thì tôi nộp đơn ở nơi mình đăng kí (ở xã bên chồng ) hay là nộp ở toà bên chồng ạ? Tôi muốn nuôi con thì tôi phải làm gì ạ? Trong khi tôi đọc cũng tìm hiểu thì cần yêu cầu hộ khẩu bên chồng và Giấy CMND của chồng mà tôi không lấy được thì liệu tôi có làm đơn ly hôn được không ạ? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Ly hôn được thực hiện dưới một trong các cách thức sau: + Ly hôn theo yêu cầu của một bên: Căn cứ Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn theo yêu cầu của một bên được hiểu là một bên vợ, chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. + Thuận tình ly hôn: Căn cứ theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 là khi vợ và chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Do vậy, nếu chồng bạn không đồng ý việc ly hôn thì bạn có quyền đơn phương xin ly hôn. Hồ sơ yêu cầu ly hôn bao gồm: + Đơn xin ly hôn; + Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Nếu bạn không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì bạn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký kết hôn xin xác nhận; + Bản sao có công chứng, chứng thực chứng minh nhân dân của bạn (không cần của chồng bạn); + Bản sao giấy khai sinh của con bạn; + Giấy tờ chứng minh về tài sản (nếu có yêu cầu); Thẩm quyền giải quyết ly hôn: Theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyết giải quyết ly hôn tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú, làm việc. Đối với vấn đề nuôi con sau ly hôn: Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 xác định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn như sau: 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Như vậy, trong trường hợp của bạn, con bạn hiện nay 5 tháng tuổi, theo quy định thì ưu tiên cho bạn nuôi trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc bạn không có nguyện vọng nuôi con. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 1763,"Luật sư vui lòng cho tôi hỏi, ông bà nội tôi có căn nhà ở việt nam, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng ông bà đã qua mỹ định cư hơn 20 năm, hiện muôn cho ba tôi căn nhà ở việt nam, thì cần làm những thủ tục giấy tờ gì ạ, và làm ở đâu ạ. Cám ơn luật sư.","Chào bạn. Ông bà nội bạn có thể về Việt Nam và mang giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh sở hữu căn nhà đến tổ chức công chứng để lập hợp đồng tặng cho căn nhà này cho ba của bạn. Sau đó, ba của bạn tiến hành thủ tục sang tên trước bạ và đăng bộ căn nhà để được chính thức là chủ sở hữu căn nhà do ông bà nội bạn trao tặng. Nếu vì điều kiện ông bà nội bạn không thể về Việt Nam để tiến hành thủ tục tặng cho thì có thể là văn bản tặng cho bên Mỹ có chứng thực của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Mỹ và sau đó hợp thức hóa lãnh sự văn bản tặng cho đó để chuyển về Việt Nam cho ba bạn tiến hành thục tục sang tên như trên đã nói trên. Thân mến" 6868,"Kính gửi luật sư, Tôi có một vấn đề cần sự tư vấn của luật sư như sau: Năm 1997  tôi được cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) mảnh đất tôi đang ở hiện nay. Năm 2004 nhà bên cạnh làm sổ đỏ đo chông lấn lên đất của tôi có chủ quyền. Khi phát hiện việc đo đạt chồng lấn này, tôi có báo với chính quyền địa phương, Ban nhân nhân khóm hòa giải không thành chuyển lên phường, phường không giải quyết mà lại chuyển lên phòng Tài nguyên cấp sổ đỏ. Tôi kiện nhà này ra tòa về việc lấn chiếm đất của tôi, tòa cho rằng đất hiện trạng  của tôi thiếu so với sổ đổ nhưng nhà bên cạnh không dư nên bác đơn của tôi. Tòa cho rằng nếu sổ đỏ không đúng thì kiện nơi cấp sổ đỏ, tòa chỉ căn cứ vào sổ đỏ để xét xử. Hiện nay, bản án đã bị tòa án tối cao hủy bỏ v à đề nghị tòa án cơ sở xét  xử lại từ đầu. Tôi có khiếu nại về việc cấp sở đỏ chồng lấn với phòng tài nguyên (là nơi cấp sổ đỏ) nhưng họ cho là vụ việc đang được tòa án giải quyết thì đợi tòa giải quyết, họ không tham gia. Tôi thắc mắc là tòa căn cứ vào sổ đỏ để giải quyết thì vấn đề này sẽ thành một vòng tròn. Tôi tha thiết nhờ luật sư giúp cho tôi ý kiến, tôi phải làm thế nào để hủy bỏ sổ đổ đã cấp sai của nhà bên cạnh. Tôi rất cám ơn luật sư.","Cán bộ Tòa án nói rằng ""căn cứ vào sổ đỏ để giải quyết"" là không đúng. Việc giải quyết tranh chấp về QSD đất phải căn cứ vào nguồn gốc và quá trình sử dụng đất thì mới xác định được ai lấn của ai. GCN QSD đất cấp không đúng thì mới có tranh chấp... GCN QSD đất có thể là sai, còn nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất là hiện thực khách quan mà các đương sự phải có nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ mình... Nguồn gốc đất là căn cứ để cấp GCN QSD đất và cũng là căn cứ để sửa đổi, hủy bỏ GCN QSD đất (nếu GCN cấp sai..) Vụ việc của gia đình bạn đã được Tòa án giải quyết nên UBND có thể từ chối giải quyết việc xem xét thủ tục cấp GCN QSD đất trước đây. Vụ việc của gia đình bạn cần đo lại hiện trạng sử dụng đất so với bản đồ địa chính qua các thời kỳ thì sẽ biết được ai lấn đất của ai..." 28520,Cách bố trí chứng minh nhân dân như thế nào?,"Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ-CP và Điểm a Khoản 1 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP quy định: Chứng minh nhân dân hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt Chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp. Mặt trước: Bên trái, từ trên xuống: hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chữ “Chứng minh nhân dân” (màu đỏ); số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú. Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng; ngày, tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người cấp; ký tên và đóng dấu. Trân trọng!" 20413,Ly hôn giữa một bên là người Việt Nam với một bên là người Việt Nam đã đi ra nước ngoài được thực hiện như thế nào?,"Tòa án khi thụ lý những vụ án ly hôn này sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để giải quyết: - Trường hợp bị đơn sống lưu vong, không có cơ quan nào quản lý, không có địa chỉ rõ ràng nên không thể liên hệ với bị đơn; ủy thác tư pháp không có kết quả, thì Toà án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Sau khi có kết quả, Toà án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử theo thủ tục chung. - Trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì giải quyết như sau: + Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ (kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết. + Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử Toà án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng." 21901,Thủ tục đăng ký thường trú trong trường hợp vợ về ở với chồng?,"Tại Điều 22 Luật Cư trú 2020 có quy định thủ tục đăng ký thường trú trong trường hợp vợ về ở với chồng được tiến hành như sau: Bước 1: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. Bước 2: Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra hồ sơ đăng ký thường trú và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bước 4: Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Trân trọng!" 23320,Bên được ủy quyền có quyền và nghĩa vụ như thế nào?,"Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 , bên ủy quyền có quyền và nghĩa vụ như sau: [1] Về quyền (theo Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015 ) - Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó. - Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền. - Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền. - Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền. - Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. - Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ. [2] Về nghĩa vụ (theo Điều 566 Bộ luật Dân sự 2015 ). - Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền. - Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận. Trân trọng!" 1143,Muốn được nhập quốc tịch Việt Nam cần phải đáp ứng điều kiện gì?,"Căn cứ theo Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về việc muốn được nhập quốc tịch Việt Nam cần phải đáp ứng điều kiện cụ thể sau đây: - Công dân nước ng oài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. (1) + Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam. (2) + Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam. (3) + Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam. (4) + Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. (5) - Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các trường hợp 3, 4, 5 nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: + Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam. + Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. + Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 , trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép. - Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. - Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam." 4455,"Tôi sắp kết hôn và muốn tìm hiểu đôi chút về Luật hôn nhân, gia đình. Tuy nhiên, có một vài thắc mắc tôi chưa nắm rõ mong Ban biên tập có thể giải đáp. Cụ thể: Như thế nào để xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân? Mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi, chân thành cảm ơn rất nhiều","1/ Tài sản chung của vợ chồng Khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm: - Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể: + Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình. + Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình. - Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. - Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. - Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. - Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước. Đối với tài sản là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng sẽ được thực hiện theo sự thỏa thuận của hai vợ chồng. 2/ Tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm: - Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn - Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân - Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng - Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng - Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng - Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng - Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân - Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ - Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác - Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. Đối với tài sản là tài sản riêng của mỗi bên thì mỗi bên vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình phục vụ cho nhu cầu của bản thân. Ban biên tập thông tin đến bạn! Trân trọng!" 24621,"Cách đây hơn 5 năm, cha tôi làm nhà, do thiếu tiền nên tôi có cho ông mượn một trăm triệu đồng, vì là cha con nên không làm giấy tờ gì. Nay ông qua đời, các anh chị em tôi làm thủ tục phân chia di sản thừa kế của ông, tôi có nói việc đưa tiền cho ông làm nhà nhưng vì không có giấy tờ nên mọi người không thuận. Sau đó tôi tìm thấy trong cuốn sổ tay ông có ghi việc mượn tiền của tôi, thể hiện ngày, tháng, năm, số tiền và mục đích mượn để làm nhà. Trong trường hợp này tôi có thể lấy lại số tiền đã cho mượn không? Huỳnh Thiên (Nha Trang)","Nội dung ghi chép trong cuốn sổ là xác thực, và không có tài liệu cho thấy khoản nợ ấy đã được trả thì bạn có thể nhận lại số tiền đã cho người cha mượn. Theo quy định của pháp luật về thừa kế, kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế không chỉ có các quyền về tài sản mà còn có nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Bộ luật dân sự tại Điều 683 có quy định về các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán, và theo thứ tự ưu tiên thanh toán là: Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng còn thiếu; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước; Tiền phạt; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác; Chi phí cho việc bảo quản di sản; Các chi phí khác. Về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, nếu không có thỏa thuận khác thì những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại. Như vậy khoản tiền một trăm triệu của bạn sẽ được trích trong tài sản do ông cụ để lại để thanh toán cho bạn. Thư của bạn không nói rõ, nếu di sản của cụ chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do cụ để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế là các anh, chị, em của bạn phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do ông cụ để lại (trong đó có khoản nợ một trăm triệu của bạn) tương ứng, nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận (trừ trường hợp giữa họ có thoả thuận khác). Trong trường hợp có người thừa kế trong số các anh, chị, em của bạn không thỏa thuận được việc thanh toán nợ và phân chia tài sản thì có thể khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án giải quyết. Luật sư Nguyễn Thiện Hùng" 7560,Thủ tục hành chính nào yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp?,Tại Phụ lục Danh mục thủ tục hành chính có yêu cầu Phiếu lý lich tư pháp ban hành kèm theo Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2023 có quy định 154 thủ tục hành chính có yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm: 2527,"Ban biên tập cho hỏi. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng thuộc trường hợp áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 là như thế nào? Mong sớm nhận phản hồi.","Xác định lãi, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản thuộc trường hợp áp dụng Bộ luật Dân sự 2005 quy định tại Điều 4 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP, cụ thể như sau: Hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng xác lập trước ngày 01-01-2017 thuộc trường hợp áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 theo hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết này thì tại thời điểm xét xử sơ thẩm, lãi, lãi suất trong hợp đồng được xác định như sau: - Hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay có nghĩa vụ trả lãi trên nợ gốc quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả, nếu các bên có thỏa thuận về việc trả lãi đối với nợ gốc quá hạn. Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả nợ gốc). Tại Khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP, có quy định: - Hợp đồng vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi, lãi suất được xác định như sau: + Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả theo lãi suất thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xác lập hợp đồng tương ứng với thời gian vay chưa trả lãi. Trường hợp các bên không xác định rõ lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ. Tiền lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả = (nợ gốc chưa trả) x (lãi suất theo thỏa thuận hoặc lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xác lập hợp đồng) x (thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc); + Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả. Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả nợ gốc); - Khi xác định lãi, lãi suất theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Tòa án không được tính lãi trên nợ lãi chưa trả. Ban biên tập phản hồi thông tin." 29925,Ngày 15 tháng 4 năm 2024 âm lịch có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam?,"Căn cứ tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau: Điều 4. Các ngày lễ lớn Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm: 1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch). 2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930). 3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch). 4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975). 5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954). 6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890). 7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945). Như vậy, 15 tháng 4 âm lịch tức ngày lễ Phật đản không phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của Phật giáo Việt Nam. Nhằm kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni." 24550,Tặng cho bất động sản có phải chịu thuế TNCN?,"Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 2014 ; khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định về thu nhập chịu thuế như sau: Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này: ..... 10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này. Ngoài ra căn cứ theo khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế cụ thể như Các khoản thu nhập chịu thuế .... 10. Thu nhập từ nhận quà tặng Thu nhập từ nhận quà tặng là khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cụ thể như sau: .... c) Đối với nhận quà tặng là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ quà tặng là bất động sản hướng dẫn tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư này. d) Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao. Thông qua các căn cứ trên, việc tặng cho bất động sản vẫn phải chịu thuế TNCN bởi đây thuộc khoản thu nhập từ nhận quà tặng thuộc các khoản thu nhập chịu thuế TNCN. Bất động sản nhận tặng cho bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước *Lưu ý: Hoạt động tặng cho bất động sản giữa người thân với nhau sẽ không phải chịu thuế TNCN bao gồm: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau (theo khoản 1 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 2014 ) Trân trọng!" 7438,"Xin được hỏi, con gái tôi sắp tới sẽ lấy chồng, chồng làm bên công an. Như vậy, thì khi đăng ký kết hôn đến cơ quan nào?","Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về đăng ký kết hôn như sau: Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. Căn cứ thêm Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn như sau: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. Do đó không phân biệt là công an hay người dân bình thường khác. Trân trọng!" 24156,"Trách nhiệm của công chức hải quan khi Hãng vận tải xuất trình hành lý ký gửi bị từ bỏ, nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận tại cảng hàng không quốc tế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có việc nên thời gian tới sẽ thường xuyên bay quốc tế. Vậy ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi trách nhiệm của công chức hải quan khi Hãng vận tải xuất trình hành lý ký gửi bị từ bỏ, nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận tại cảng hàng không quốc tế được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Xin chân thành cám ơn Ban biên tập! Lan Ly (ly***@gmail.com)","Trách nhiệm của công chức hải quan khi hãng vận tải xuất trình hành lý ký gửi bị từ bỏ, nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận tại cảng hàng không quốc tế được quy định tại Điều 13 quy trình thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa do người xuất cảnh, nhập cảnh mang trong hành lý; giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 3280/QĐ-TCHQ quy định như sau Bước 1. Tiếp nhận toàn bộ số hành lý bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn còn nguyên bao bì, đai kiện từ các Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp. Bước 2. Áp dụng hình thức kiểm tra K1 đối với toàn bộ số hành lý nêu trên: a) Trường hợp qua kiểm tra không phát hiện nghi vấn thì bàn giao cho đại diện Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp để trả lại cho chủ sở hữu; b) Đối với trường hợp phát hiện trong hành lý có chất gây cháy nổ, ảnh hưởng đến môi trường thì phối hợp với cơ quan chức năng để kiểm tra hành lý nghi vấn theo quy chế phối hợp giữa các bên và xử lý theo quy định; c) Trường hợp phát hiện trong hành lý có chứa hàng hóa cấm nhập khẩu, xuất khẩu hoặc phải có giấy phép của cơ quan chuyên ngành hoặc vượt quá định mức tiêu chuẩn thì niêm phong hải quan đối với hành lý, yêu cầu Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp lưu giữ riêng các kiện hành lý nêu trên; d) Trường hợp phát hiện nghi vấn thì thực hiện theo bước tiếp theo. Bước 3. Xử lý hành lý bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn: a) Đối với hành lý không có nghi vấn: Yêu cầu Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp lập bản kê; công chức hải quan xác nhận, ký tên, đóng dấu công chức vào bản kê. Trả cho Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp 01 bản kê, lưu giữ 01 bản; b) Đối với kiện hành lý có chứa chất gây cháy nổ, ảnh hưởng đến môi trường: Yêu cầu Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp mời đại diện cơ quan chuyên ngành để lập biên bản bàn giao đưa đến khu vực an toàn, mở kiểm tra dưới sự chứng kiến của công chức hải quan và xử lý theo quy định; c) Đối với hành lý có chứa hàng hóa cấm nhập khẩu, xuất khẩu hoặc phải có giấy phép của cơ quan chuyên ngành hoặc vượt quá định mức tiêu chuẩn: Yêu cầu Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp lưu giữ riêng những kiện hành lý đó và thông báo cho chủ hàng trong vòng 30 ngày từ ngày hành lý đến cửa khẩu đến Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế để làm thủ tục hải quan đối với hành lý nêu trên. Bước 5. Lập biên bản, xử lý vi phạm (nếu có). Bước 6. Nhập dữ liệu vào máy tính hoặc sổ theo dõi và lưu 01 bản kê. Trường hợp không xác định được người nhận đối với hành lý ký gửi bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn thì tiến hành xử lý tương tự như xử lý hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan mà chưa có người đến nhận quy định của Bộ Tài chính. Trên đây là quy định về trách nhiệm của công chức hải quan khi Hãng vận tải xuất trình hành lý ký gửi bị từ bỏ, nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận tại cảng hàng không quốc tế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 3280/QĐ-TCHQ năm 2016. Trân trọng!" 4730,"Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển tài sản theo Bộ luật Dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Văn Sang, là cán bộ đã về hưu, hiện gia đình tôi đang có xảy ra tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển tài sản, ở thời điểm Bộ luật Dân sự 1995 còn hiệu lực, Ban biên tập cho tôi hỏi: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển tài sản theo Bộ luật Dân sự 1995 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe ban biên tập! (0123**)","Căn cứ theo quy định tại Điều 549 Bộ luật Dân sự 1995, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển tài sản được quy định như sau: 1- Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển, nếu để tài sản bị mất mát hoặc hư hỏng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 544 của Bộ luật này. 2- Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản được thuê vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển. 3- Trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản bị mất mát, hư hỏng hoặc bị huỷ hoại trong quá trình vận chuyển, thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Trên đây là tư vấn về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển tài sản theo Bộ luật Dân sự 1995. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái !" 26192,"Thưa luật sư, Em đã ky hôn từ năm 2014 đến nay,  mọi giấy tờ và thủ tục cần thiết đã ký và hoàn thành, tòa án nơi em sinh sống có thông báo: nếu không có ý kiến hay thay đổi gì tòa sẽ tự động gửi giấy tờ ly hôn theo địa chỉ yêu cầu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do về mặt tình cảm và tình thần lúc ấy em không tốt nên không quan tâm cũng như nhớ người đã thụ lý vụ án và hướng dẫn thủ tục ly hôn, nên năm 2016 mới đây em có đến hỏi nhận lại giấy tờ đã thụ án thì được hướng dẫn là nhớ xem ai đã giải quyết vào thời điểm đó, tòa mới trích lục giấy tờ... Thưa luật sư, em rất bối rối và khó khăn , vậy em nên làm như thế nào để sớm lấy thủ tục ly hôn giữa 02 người đã hoàn tất cách đây 02 năm trước. Chân thành cảm ơn sự quan tâm và mong nhận được phúc đáp từ Quý luật sư! Trân trọng.",Chào bạn ! Nếu vợ chồng bạn đã ký vào biên bản thuận tình ly hôn và không có thay đổi gì thì sau 7 ngày tòa án sẽ có quyết định thuận tình ly hôn gửi cho các đương sự và lưu hồ sơ. Bạn có thê liên hệ với tòa án để xin cấp quyết định thuận tình ly hôn trong vụ việc đó. Nếu bạn nhớ chính xác thời điểm thực hiện thủ tục thì việc tra cứu sẽ nhanh chóng hơn... 25438,"Cha chết, mẹ mất tích thì con có được xem là mồ côi?","Căn cứ Khoản 6 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định như sau: Trẻ em mồ côi là trẻ em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được. Như vậy, theo quy định như trên cha của cháu bé chết còn mẹ mất tích thì chưa được xem là trẻ em mồ côi." 34562,"Em năm nay 24 tuổi, vừa lấy vợ năm 2014, tới thời điểm hiện tại thì vợ em đã mang thai được hơn 7 tháng và bác sĩ cũng dự sanh là vào tháng 1, nhưng em là Đảng viên sinh hoạt tại địa phương nên được đưa vào danh sách đầu tiên để đi thực hiện nghĩa vụ quân sự cho năm 2016. Xin hỏi ở trường hợp của em có được hoãn nghĩa vụ vì em là lao động chính phải nuôi vợ và con không? và các bước để tiến hành làm thủ tục hồ sư xin hoãn nghĩa vụ là như thế nào? Xin chân thành cảm ơn! Tiến Nguyễn (nptien3...@gmail.com)","Xin tư vấn cho bạn Cơ sở pháp lí: Luật nghĩa vụ quân sự, Nghị định số 38/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/03/2007 về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13/09/2011, bạn sẽ được tạm hoãn hoặc miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự, nếu rơi vào một trong các trường hợp dưới đây. Các trường hợp được tạm hoãn nhập ngũ: 1. Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ; 2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; 3. Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; 4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; 5. Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu; 6. Người thuộc diện di dân, dãn dân trong ba năm đầu đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; 7. Cán bộ, viên chức, công chức quy định tại Điều 4 Luật cán bộ, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên; 8. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận; 9. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục 2005 bao gồm: a) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học; b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề; c) Trường cao đẳng, đại học; d) Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; 10. Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ mười hai tháng trở lên; 11. Công dân đang học tập tại các trường quy định tại điểm b, điểm c khoản 9 và khoản 10 chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khoá đào tạo khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ: 1. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1; 2. Một người anh trai hoặc em trai của liệt sĩ; 3. Một con trai của thương binh hạng 2; 4. Cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện quy định tại khoản 7 nói trên và đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên; Các trường hợp được thôi thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn gồm: 1. Sức khỏe bị suy giảm không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên; 2. Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch (hợp nhất) số 02/TTLTHN-BQP ngày 20/5/2013 của Bộ Quốc phòng, những công dân sau đây không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: a) Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Đang học nhưng bị buộc thôi học; c) Tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ 6 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; d) Hết thời hạn học tập tại trường một khóa học; đ) Chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường; e) Đang theo học khóa đào tạo tập trung đầu tiên, nhưng bỏ học để chuyển sang học khóa đào tạo của trường khác. Việc xem xét giải quyết tạm hoãn gọi nhập ngũ dựa vào đơn đề nghị của bạn có xác nhận của UBND phường/xã nơi bạn cư trú. Bạn cũng không nên lo lắng rằng cơ quan chức năng sẽ nhìn vào gia cảnh của gia đình bạn để xem xét yêu cầu xin tạm hoãn của bạn. Do vậy, bạn hãy mạnh dạn đưa đơn trình bày hoàn cảnh có xác nhận của chính quyền địa phương để được xét tạm hoãn. Trường hợp Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương không giải quyết thì bạn có quyền tiếp tục gởi đơn khiếu nại đến Hội đồng nghĩa vụi quân sự quận/huyện xem xét giải quyết cho bạn. Thủ tục yêu cầu tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xem xét, đăng ký, quản lý danh sách công dân ở địa phương thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định; căn cứ quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức niêm yết công khai danh sách công dân được tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. + Chuẩn bị Hồ sơ yêu cầu tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm: i) Bản chính đơn xin tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình ii) Giấy tờ chứng minh đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình + Sau đó nộp tại UBND cấp xã để giải quyết. Trường hợp Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương không giải quyết thì bạn có quyền tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến Hội đồng nghãi vụ quân sự quận/huyện để xem xét giải quyết. Luật Gia: Đồng Xuân Thuận" 14583,Is it permissible for overseas Vietnamese with Vietnamese nationality to obtain an ID card?,"Pursuant to Clause 1, Article 19 of the Law on Citizen Identification in 2014 stipulating persons eligible for grant of citizen’s ID cards and citizen’s ID card number as follows: 1. Vietnamese citizens aged full 14 years or older are eligible for grant of citizen’s' ID cards. 2. The citizen’s ID card number is the personal identification number. Pursuant to Clause 1, Article 5 of the Law on Vietnamese Nationality in 2008 stipulating relationships between the State and citizens as follows: 1. Persons who hold Vietnamese nationality are Vietnamese citizens. 2. Vietnamese citizens have their citizen rights guaranteed by the State of the Socialist Republic of Vietnam and have to fulfill their citizen obligations toward the State and the society as prescribed by law. 3. The State of the Socialist Republic of Vietnam adopts policies to create conditions for Vietnamese citizens in foreign countries to enjoy their civic rights and fulfill their civic obligations in conformity with the circumstance of living away from the country. 4. Rights and obligations of overseas Vietnamese citizens who also hold foreign nationality comply with relevant laws. As regulations above, you are permissible to obtain an ID card." 12536,Hướng dẫn thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam?,"Theo quy định tại Điều 41 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 ban hành về thủ tục đăng ký thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam như sau: - Đơn xin thường trú. - Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp. - Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú. - Bản sao hộ chiếu có chứng thực. - Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú. - Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài nếu được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh. - Trình tự các bước: Bước 1: Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Bước 2: Kiểm tra, xem xét hồ sơ Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng. Bước 3: Thông báo kết quả Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú. Bước 4: Nhận kết quả Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú. Trân trọng!" 1278,"Tôi có mua mảnh đất của người hàng xóm, lúc tôi mua thì không am hiểu pháp luật cho lắm nên chúng tôi chỉ lập giấy tờ bằng tay, không có công chứng, chứng thực. Bây giờ tôi lên thủ tục sang tên thì Phòng Tài nguyên và Môi trường cho rằng không hợp lệ, do không công chứng, chứng thực hợp đồng. Người hàng xóm của tôi đã chuyển đi nơi khác sinh sống nên không còn liên lạc, do đó không thể lập hợp đồng có công chứng được. Mong ban biên tập tư vấn giúp tôi cách để hợp thức hóa giấy tờ khi không có công chứng chứng thực.","Theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực để đảm bảo về mặt hình thức, nếu hợp đồng không được công chứng, chứng thực thì hợp đồng này vô hiệu về mặt hình thức. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức như sau: ""Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây: 1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. 2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực."" Như vậy, đối với giao dịch mua đất ở đây quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 phần nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trường hợp bạn còn giữ các giấy tờ, bằng chứng, chứng từ về việc thanh toán toàn bộ tiền mua đất thì bạn có thể nộp đơn lên Tòa án cấp Huyện nơi có đất để làm thủ tục yêu cầu Tòa tuyên hợp đồng mua bán đất là hợp đồng hợp pháp mà không cần phải thông qua thủ tục công chứng hay chứng thực. Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn. Trân trọng!" 1418,"Sắp tới vợ chồng em định bán nhà để mua nhà mới, không biết là khi bán nhà em có bị xóa đăng ký thường trú tại địa chỉ nhà đó không ạ?","Theo Khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú 2006 thì người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú: - Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết; - Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại; - Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này; - Ra nước ngoài để định cư; - Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ. => Theo quy định hiện hành, trường hợp bạn bán nhà sẽ không bị xóa đăng ký thường trú. Tuy nhiên, theo Điểm h Khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 (Có hiệu lực từ 01/07/2021) thì trường hợp sau đây bị xóa đăng ký thường trú: Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó. => Như vậy, từ 01/07/2021 trường hợp bạn bán nhà và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó thì bạn sẽ bị xóa đăng ký thường trú. Trân trọng!" 22067,Cho hỏi theo quy định pháp luật thì trường hợp trẻ sinh ra rồi mất ngay có được làm giấy khai sinh hay không?,"Khoản 3 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu. Về nguyên tắc, trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh, những trường hợp chết trước hai mươi bốn giờ thì không bắt buộc phải khai sinh. Tuy nhiên nếu cha mẹ đẻ có yêu cầu thì trẻ vẫn được khai sinh theo quy định, cho nên trường hợp trẻ mới sinh rồi mất ngay thì vẫn có thể được làm khai sinh nếu cha mẹ đẻ của trẻ có yêu cầu. Trân trọng!" 12698,"Tôi được bạn cho 1 chiếc xe máy airblade nhưng chưa sang tên. Chiếc xe do chị của bạn đó đứng tên. Nay người chị đó tới đòi xe nhưng tôi không trả, chị ấy đòi kiện tôi để đòi lại xe. Xin hỏi chị đó có thể kiện tôi không vì tôi đã được em của chị cho chiếc xe này.","Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận (theo Điều 465 Bộ luật dân sự). Theo đó, việc tặng cho tài sản là sự chuyển giao quyền sở hữu giữa bên tặng cho (chủ sở hữu tài sản hoặc người có quyền định đoạt tài sản) và bên nhận tặng cho. Như vậy, việc người chị của bạn đòi lại chiếc xe là có căn cứ, bởi lẽ: - Bạn của bạn không phải là chủ sở hữu của chiếc xe này nên đương nhiên không có quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định tại Điều 197 Bộ luật dân sự. - Bạn của bạn có phải là người được chủ sở hữu (người chị đứng tên chủ sở hữu chiếc xe) ủy quyền cho định đoạt chiếc xe hay không? Nếu có, người đó có quyền tặng cho bạn chiếc xe này và bạn có thể xuất trình chứng cứ chứng minh cho việc tặng cho xe là phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu không, người đó không có quyền tặng cho xe cho bạn và người chị đó có quyền đòi lại chiếc xe của mình. Về trách nhiệm của người bạn của bạn trong trường hợp cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình: Điều 468 Bộ luật dân sự quy định: Trong trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản." 1786,Gia đình tôi có một mảnh đất nông nghiệp ở huyện Hóc Môn. Do là đất thuê của Nhà nước nên tôi muốn hỏi thủ tục gia hạn quyền sử dụng đất khi hết thời hạn thuê đất. Cảm ơn,"Thứ nhất, về thời hạn cho thuê đất nông nghiệp Theo quy định tại Khoản 2 Điều 126 Luật Đất đai 2013 về đất sử dụng có thời hạn: “Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.” Thứ hai, về trình tự, thủ tục gia hạn quyền sử dụng đất Theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, về trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.” Theo đó, sau khi hết thời hạn sử dụng đất, gia đình bạn nếu có nhu cầu thì vẫn tiếp tục sử dụng đất bình thường mà không cần phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất. Trường hợp bạn muốn thực hiện thủ tục này, thì theo Khoản 3 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất và nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để kiểm tra hồ sơ. Sau đó, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ và xác nhận gia hạn quyền sử dụng đất vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao Giấy chứng nhận đã cấp cho bạn. Thứ ba, về hồ sơ đề nghị gia hạn quyền sử dụng đất Theo Khoản 10 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định: “ Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất đối với trường hợp có nhu cầu gồm có: a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK; b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.” Thứ tư, quy định về trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai Theo Khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: “Trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.” Theo Khoản Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: “a) Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này; b) Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính thì việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện sau khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định; trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm thì trả kết quả sau khi người sử dụng đất đã ký hợp đồng thuê đất; trường hợp được miễn nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính thì trả kết quả sau khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định được miễn nghĩa vụ tài chính; c) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do không đủ điều kiện giải quyết.”" 6596,"Doanh nghiệp muốn xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự cần đáp ứng những điều kiện nào? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có vấn đề thắc mắc cần tư vấn của Ban biên tập như sau: Tôi và một số người bạn có ý định nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự về để kinh doanh trong nước. Không biết, ngành nghề kinh doanh này có cần phải xin giấy phép gì không? Muốn có giấy phép thì cần đáp ứng điều kiện nào? Mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định của pháp luật, khi xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự thuộc Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp phải có Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Để được cấp giấy phép, công ty bạn phải đáp ứng những điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật An toàn thông tin mạng 2015. Cụ thể như sau: Doanh nghiệp được cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Có Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; - Sản phẩm mật mã dân sự nhập khẩu phải được chứng nhận, công bố hợp quy theo quy định tại Điều 39 của Luật này; - Đối tượng và mục đích sử dụng sản phẩm mật mã dân sự không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Trên đây là quy định về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật An toàn thông tin mạng 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 6899,Không được thực hiện việc ủy quyền lại bằng lời nói,"Dạ, hôm kia tôi có ủy quyền cho nhân viên đi đóng thuế. Hợp đồng ủy quyền bằng văn bản nhưng nhân viên đó bận việc nên muốn ủy quyền lại cho người khác, tôi cũng đã đồng ý. Tuy nhiên, việc ủy quyền lại đó lại bằng lời nói. Do đó, tôi muốn biết thêm về nguyên tắc như vậy có phù hợp không?" 9625,"Chị tôi sinh embé nhưng anh rể tôi đi công tác nước ngoài nên không đi làm giấy khaisinh cho bé được. Tôi là dì (em ruột mẹ bé) thì có đi làm giấy khaisinh cho bé được không? Truc Linh Chan (trantruclinhhuongduong_12@yhaoo.com)",". Theo khoản 3 Điều 1 Nghị định số 06 ngày 2-2-2012 của Chính phủ thì trong trường hợp cha, mẹ của trẻ không đi đăng ký khai sinh được cho con thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Lưu ý việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Tuy nhiên, nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền, nhưng phải có giấy tờ chứng minh về mối quan hệ nêu trên. Như vậy, bạn là dì của bé (em người uỷ quyền) thì không cần văn bản uỷ quyền của mẹ bé mà chỉ cần chứng minh mối quan hệ trên bằng hộ khẩu, khai sinh của bạn (thể hiện mối quan hệ với mẹ của bé) là được" 10743,"Luật sư cho em hỏi, trường hợp là bạn em, em của bạn ấy không thích học, thích đi làm nên lấy tên của chị gái đi làm CMND lần đầu, rồi đi làm, còn chị gái vẫn đang học lớp 11 ( chị gái học chậm hơn 1 lớp nên thời điểm này đã đủ 18 tuổi), đến khi lên lớp 12 cần làm CMND, nên đã làm cớ mất giấy để được cấp CMND, và được công an cấp CMND cùng số, sử dụng được 11 năm thì bị rớt mất, nên về quê làm lại thì bị vướng 2 người sử dụng cùng 1 số CMND. Hiện người em của bạn ấy đã làm lại CMND đúng tên và đã cắt khẩu về nhà chồng ở khác tỉnh. Còn vấn đề của người chị giải quyết như thế nào để được cấp lại ạ. Nhưng hiện bạn ấy nói thì bên công an không đồng ý, bắt là lần đầu tiên ai làm thì để cho người đó, và phải đổi tên lại. Vậy có cách nào khác cho bạn ấy giữ tên không ạ. Em bức xúc quá không rõ luật.","Chứng minh nhân dân: là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam (Nghị định 05/1999/NĐ-CP). Quyền và trách nhiệm công dân trong sử dụng CMND được hướng dẫn bởi Điểm 3 Mục I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13): a- Công dân được sử dụng CMND của mình làm giấy tờ tuỳ thân trong việc đi lại và thực hiện các giao dịch. Mọi công dân phải có trách nhiệm mang theo CMND và xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. b- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có nghĩa vụ đến cơ quan Công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp CMND theo quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 3-2-1999. c- Công dân có trách nhiệm đến công an cấp huyện để đổi lại CMND trong các trường hợp phải đổi CMND, cấp lại CMND nếu mất. Đến công an phường, xã trình báo trong trường hợp bị thu hồi CMND. Tại Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân; b) Làm giả chứng minh nhân dân; c) Sử dụng chứng minh nhân dân giả. 4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi thế chấp chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này. ... Trong trường hợp này hai chị em không thể xài một chứng minh nhân dân, việc người em sử dụng thông tin người chị đi làm CMND để xin việc là hành vi vi phạm pháp luật, do đó, cơ quan công an nếu phát hiện phải thu hồi chứng minh này. Do đó, nếu công an không giải quyết cấp đúng tên cho người chị thì cần khiếu nại đến công an cấp trên để được giải quyết. Trân trọng!" 29580,"Làm ơn cho em hỏi , hiện tại em đang học lớp 12 và sắp thi đại học , nhưng em thấy có Thông báo mới là học sinh có giấy báo nhập học nhưng chưa làm xong thủ tục nhâp học vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự . Vậy có cách nào giúp em không phải đi không ạ?","Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ban hành ngày 13-9-2011 của Bộ Quốc phòng và Bộ GD-ĐT hướng dẫn một số điều của Nghị định 38/2007/NĐ-CP ngày 15-3-2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn nhập ngũ trong thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì trường hợp công dân nhận được Lệnh gọi nhập ngũ và Giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm thì phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ. Đồng thời, khi công dân đến trường làm thủ tục nhập học phải mang theo Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện cấp, Giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú cấp. Có thể thấy, Luật về nghĩa vụ quân sự đã quy định rất rõ ràng, chi tiết, thủ tục chặt chẽ, tránh trường hợp các đối tượng trong độ tuổi nhập ngũ trốn trách trách nhiệm của mình đối với tổ quốc. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng trong độ tuổi nhập ngũ đều phải nhập ngũ trong mọi trường hợp. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự số 43/2005/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005 và Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15/03/2007 của Chính phủ có quy định về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ, theo đó đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình phải đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây: a) Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ; b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; hoặc là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. c) Công dân có anh, chị hoặc em một là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng. d) Người thuộc diện di dân, dãn dân trong ba năm đầu đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định. đ) Cán bộ, viên chức, công chức quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên. e) Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận; g) Công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung gồm: - Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học; - Trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề; - Các đại học, trường cao đẳng, trường đại học; - Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương; - Các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam. - Học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc cấp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục. - Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên. Trong một số trường hơp như chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường; tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ sáu tháng trở lên mà không có lý do chính đáng ; đang học nhưng bị buộc thôi học ; hết thời hạn học tập tại trường một khóa học ; đang theo học khóa đào tạo tập trung đầu tiên, nhưng bỏ học để chuyển sang học khóa đào tạo của trường khác thì không còn thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình. h) Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu. i) Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ mười hai tháng trở lên. Ngoài ra, công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình: - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một, con của bệnh binh hạng một; - Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ; - Một con trai của thương binh hạng hai; - Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên. Trên đây, Luật Sư Online đã tổng hợp, cung cấp cho bạn một số quy định của luật nghĩa vụ quân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về những trường hợp tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ trong thời bình. Bạn có thể đối chiếu với những quy định trên để biết mình có thuộc đối tượng được miễn, tạm hoãn gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật hay không. Trường hợp bạn thuộc đối tượng được miễn, tạm hoãn gọi nhập ngũ thì bạn phải làm đơn trình báo với Ủy ban nhân dân cấp xã để Ủy ban nhân dân xã xem xét, đăng ký, đề nghị lên Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định miễn, tạm hoãn gọi nhập ngũ cho bạn, đồng thời niêm yết công khai danh sách công dân được tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã cho người dân được biết. Trường hợp bạn không thuộc đối tượng được miễn, tạm hoãn gọi nhập ngũ thì Luật Sư Oline khuyên bạn nên tuân thủ theo đúng quy định của Luật nghĩa vụ quân sự, mọi hành vi vi phạm nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự đều có thể bị phát hiện và truy cứu trách nhiệm trước pháp luật." 12471,Tôi đang có đôi chút thắc mắc và muốn nhờ Ban biên taapj giải đáp như sau: Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi các bên không có thỏa thuận là bao nhiêu? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!,"Dịch vụ logistics được hiểu là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc. Theo đó, tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics có quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi các bên không có thỏa thuận như sau: Trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên không có thoả thuận thì thực hiện như sau: + Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường. + Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng hóa đó. Trên đây là nội dung giải đáp về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi các bên không có thỏa thuận. Trân trọng!" 12959,"Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Khánh, hiện đang sinh sống tại Tp. HCM. Tôi đang nghiên cứu một số vấn đề về dân sự. Cho tôi hỏi: Nghĩa vụ dân sự liên đới là gì? Pháp luật quy định thế nào về vấn đề này? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 288 Bộ luật dân sự 2015 về thực hiện nghĩa vụ liên đới thì: 1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. 2. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình. 3. Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ. 4. Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nghĩa vụ dân sự liên đới. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 20278,"Việc kiểm tra nơi cư trú của công dân được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Gia Lai. Trong quá trình làm việc, tôi gặp một số vướng mắc mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, trong công tác quản lý cư trú, hoạt động kiểm tra nơi cư trú được thực hiện ra sao? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Đoàn Ngọc Hải (hai***@yahoo.com)","Việc kiểm tra nơi cư trú của công dân được quy định tại Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP. Cụ thể được thể hiện bằng bảng sau: Hình thức kiểm tra Tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. Đối tượng kiểm tra Công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú. Nội dung kiểm tra Kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú. Thẩm quyền kiểm tra Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Ghi chú - Khi kiểm tra lực lượng công an được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia. - Việc kiểm tra cư trú của Công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến. Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về việc kiểm tra nơi cư trú của công dân. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Thông tư 35/2014/TT-BCA và các văn bản liên quan. Chúc bạn sức khỏe và thành đạt! Trân trọng!" 21291,Con chưa thành niên có tự mình yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ không?,"Tại Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau: Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 1. Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. 2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên: a) Người thân thích; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ. 3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Theo Khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định người chưa thành niên như sau: 1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Như vậy, theo quy định trên bạn không thể tự mình yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của bố đối với bạn. Trường hợp này bạn có thể nhờ người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của bố đối với bạn. Yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ con chưa thành niên có thể tự mình làm điều đó không? (Hình từ Internet)" 20490,Thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử gồm những thông tin nào?,"Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 87/2020/NĐ-CP quy định về thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử như sau: - Các thông tin hộ tịch của cá nhân được xác lập khi đăng ký khai sinh: + Họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi sinh; dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh; + Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, quê quán, nơi cư trú, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của cha, mẹ của người được đăng ký khai sinh; + Họ tên, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh, mối quan hệ với người được khai sinh; + Số đăng ký, quyển số, ngày, tháng, năm đăng ký, tên cơ quan đăng ký khai sinh; + Họ tên, chức vụ của người ký Giấy khai sinh; - Các thông tin hộ tịch của cá nhân là công dân Việt Nam được xác lập khi ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài: + Họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi sinh; dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của người được ghi chú khai sinh; + Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của cha, mẹ của người được ghi chú khai sinh; + Tên loại giấy tờ, số, ngày, tháng, năm cấp, tên cơ quan, tên quốc gia cấp giấy tờ hộ tịch là cơ sở ghi chú khai sinh;' + Thông tin về người đi đăng ký khai sinh; + Họ tên, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của người yêu cầu ghi chú khai sinh; + Số đăng ký, quyển số, ngày, tháng, năm đăng ký, tên cơ quan thực hiện ghi chú khai sinh; + Sọ tên, chức vụ của người ký Trích lục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; - Các thông tin hộ tịch khác của cá nhân được đăng ký theo quy định pháp luật tiếp tục được cập nhật vào thông tin hộ tịch của cá nhân đã được xác lập, gồm: + Thông tin về việc đăng ký kết hôn; + Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; + Giám hộ; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; + Thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; + Khai tử; + Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; + Ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; - Bản quét hoặc bản chụp trang Sổ hộ tịch tương ứng đối với thông tin hộ tịch được số hóa, chuẩn hóa." 19046,"Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân là gì? Xin chào quý ban biên tập, tôi tên Lâm Ninh là học viên trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 3. Trong quá trình tìm hiểu về công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân, tôi có vấn đề thắc mắc nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân là gì? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)","Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Công an nhân dân được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 44/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau: Cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân là cơ quan được giao thực hiện các công việc quy định tại Điều 4 của Thông tư này bao gồm: Cục Quản lý xuất, nhập cảnh thuộc Bộ Công an, các đơn vị quản lý xuất, nhập cảnh thuộc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Bên cạnh đó, Thông tư này còn quy định lực lượng thực hiện công tác quản lý xuất, nhập cảnh bao gồm cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong các cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân. Trên đây là nội dung tư vấn về Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Công an nhân dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 44/2009/TT-BCA. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 6926,Tôi đi trên đường có bắt gặp một vài trường hợp cảnh sát giao thông gọi người tham gia giao thông vô để kiểm tra giấy tờ dù không phát hiện vi phạm gì. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi: Cảnh sát giao thông có được dừng xe để kiểm tra giấy tờ khi không có vi phạm không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!,"Về vấn đề này của bạn thì tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành có quy định như sau: Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau: + Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; + Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên; + Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên; + Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; + Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông. => Như vậy, theo quy định trên thì Cảnh sát giao thông vẫn có thể yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xe để kiểm tra giấy tờ dù không phát hiện vi phạm trong 03 trường hợp sau đây: + Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên; + Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên; + Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; Theo đó, cần lưu ý là khi dừng phương tiện để kiểm tra thì phải bảo đảm các yêu cầu sau: + An toàn, đúng quy định của pháp luật; + Không làm cản trở đến hoạt động giao thông; + Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung giải đáp về các trường hợp cảnh sát giao thông được dừng xe khi không phát hiện vi phạm. Trân trọng!" 13501,"Tôi là một cán bộ công chức cấp xã, hiện nay ở địa phương tôi có tình trạng công dân chưa đủ tuổi kết hôn nhưng sống với nhau như vợ chồng không tổ chức lễ cưới. Đến nay, công dân đủ tuổi đăng ký kết hôn thì mới đến UBND xã để đăng ký kết hôn. Vậy, UBND xã có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tảo hôn đối với trường hợp này không?","Theo quy định pháp luật người nào có hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn, tùy theo mức độ vi phạm đối với từng trường hợp cụ thể có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã như sau: “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn; phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó”. Như vậy, về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn bị xử phạt vi phạm hành chính trong 2 trường hợp: - Tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn; - Hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó. Vì vậy, đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành, trong tình huống này, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã không được lập biên bản vi phạm hành chính do không có căn cứ pháp lý và thực tế là các cặp đôi này mặc dù chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật về Hôn nhân và gia đình nhưng không tổ chức việc kết hôn, do đó không có căn cứ để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tảo hôn" 1793,"Ông bà nội tôi để lại cho cha mẹ tôi một mảnh vườn. Cha mẹ tôi sinh được 6 người con và có một con gái nuôi đã mất 4 (trước năm 1975), chỉ còn lại tôi, chị ruột và chị nuôi tôi. Mẹ tôi mất sớm (năm 1969), cha tôi đi lấy vợ khác, khi mẹ kế tôi về làm dâu thì nhà cửa, đất đai đã có sẵn. Cha tôi có thêm 3 người con nữa – 1 nam, 2 nữ, sau một thời gian thì cha tôi qua đời... Sau đó, chị nuôi tôi đi làm ăn xa mãi đến năm 1975 mới về, rồi lại đi tiếp, hiện không sống chung với gia đình. Năm 1979, em trai tôi (con mẹ kế), cũng đi làm ăn xa và mới lập gia đình, nhưng chưa có con. Năm 1980, chị ruột và 2 em gái tôi (con mẹ kế) đi lấy chồng. Bây giờ, còn vợ chồng tôi cùng sống và chăm sóc cho mẹ kế tôi (khoảng 20 năm). Tôi cũng đã có gia đình (5 con – 4 nam, 1 nữ); chị ruột có 1 con (là nữ) hiện đang sống tại mảnh đất trong khu vườn của cha mẹ ruột tôi, chỉ ở tạm chưa có quyền sử dụng mảnh đất đang ở. Cũng vì lý do riêng, tôi chuyển nhượng cho em gái út 1 mảnh đất (6x12m) được sự đồng ý của mẹ kế và em trai tôi với giá 28 triệu, không có giấy bán. Đến bây giờ, em trai tôi về sinh sống và đòi chia đất. Tôi được biết, theo tục lệ ngày xưa, tôi là con trai trưởng phải thờ phụng tổ tiên, còn theo luật hiện hành bây giờ thì mảnh đất ấy phải giải quyết như thế nào, có chia hay không và nếu có thì chia như thế nào, mỗi người bao nhiêu? Mảnh đất này có quyền sử dụng đất đứng tên của tôi. Xin thành thật cảm ơn!","Việc em trai ông đòi chia đất là có cơ sở. Bởi vì, theo quy định của Bộ Luật Dân sự hiện hành, em trai ông là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố ông (Điều 676 Bộ Luật Dân sự). Trong trường hợp cha ông mất không để lại di chúc thì việc phân chia di sản thừa kế của cha mẹ ông sẽ được chia theo pháp luật. Khi mẹ ông qua đời, một phần mảnh vườn này là di sản thừa kế của mẹ ông sẽ được chia làm bốn phần: ông, hai người chị và bố ông được hưởng mỗi người một phần di sản thừa kế này. Phần còn lại của mảnh vườn thuộc về bố ông (việc phân chia tài sản của bố và mẹ ông phải căn cứ theo Điều 29 Luật Hôn nhân gia đình năm 1960). Bố ông lấy vợ thì mẹ kế, các con riêng của bố ông, ông và các chị ông sẽ được hưởng phần di sản thừa kế là mảnh vườn của bố ông để lại. Tuy nhiên, theo ông trình bày, hiện mảnh đất này có quyền sử dụng đứng tên ông (Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất) thì vấn đề em trai ông đòi chia đất cần phải được xem xét lại. Bởi lẽ, khi tiến hành kê khai cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền đã xác định các vấn đề pháp lý liên quan đến mảnh đất, em ông không có ý kiến gì về việc chia di sản thừa kế nên họ đã cấp Giấy Chứng nhận cho ông. Theo quy định tại Điều 645 Bộ Luật Dân sự: Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 (mười) năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Do vậy, em ông đòi chia thừa kế trong thời điểm này là không còn thời hiệu. //CONTENT" 25584,Bố tôi và vợ kế có một ngôi nhà  là tài sản chung. Tôi và 2 chị gái là con riêng của bố và vợ kế không có có con đẻ cũng như con nuôi hợp pháp. Nay bố tôi mất đi và không để lại di chúc. Vậy tôi muốn hỏi vợ kế của bố tôi và chúng tôi sẽ được phân chia tài sản như thế nào. Và bà vợ kế của bố tôi có quyền giao bán tài sản không? Và nếu được giao bán thì trong điều kiện như thế nào?,"Do căn nhà trên là tài sản chung của bố và mẹ kế của bạn, nên theo qui định của pháp luật thì 50% giá trị căn nhà sẽ là di sản thừa kế của bố bạn khi ông mất đi (không để lại di chúc). Hàng thừa kế thứ 1 của ông sẽ được hưởng thừa kế bằng những phần bằng nhau trong khối di sản của ông để lại. Cụ thể là 50% giá trị căn nhà sẽ được chia đều thành 4 phần gồm có : 3 chị em bạn cùng với mẹ kế (với điều kiện ông bà nội bạn đã chết trước bố bạn) mỗi người 1 phần bằng nhau. 2/ Trong trường hợp mẹ kế của bạn có ý rao bán căn nhà trên thì bà phải có trách nhiệm chia lại cho 3 chị em bạn phần thừa kế mà chị em bạn được hưởng từ bố mình. Khi đó bà mới có thể quyết định việc bán căn nhà trên" 33312,"Gia đình tôi có con nay đã được 4 tuổi. Đã làm giấy khai sinh tại UBND xã nơi thường trú. Nay tôi về quê của tôi thì phát hiện ra con tôi trùng với tên của người bác trong họ. Do đó mọi người trong họ đề nghị tôi làm thủ tục thay đổi tên cho con tôi để tránh trùng tên với người bác trong họ. Tôi đã ra UBND xã nơi thường trú để làm thủ tục thay đổi tên cho con thì được cán bộ tư pháp hướng dẫn thủ tục viết tờ khai theo mẫu và yêu cầu tôi về quê của tôi để xác nhận việc có người trong họ có tên trùng với tên của con tôi. Khi tôi về quê thì cán bộ tư pháp nơi quê của tôi không xác nhận mà nói là thủ tục đổi tên chỉ cần tờ khai là đủ mà không cần xác nhận việc trùng tên của người trong họ. Vậy thủ tục đổi tên trong trường hợp của con tôi thì phải làm như thế nào, đề nghị hướng dẫn cụ thể để tôi thực hiện Kính đề nghị Quý cơ quan trả lời sớm. Xin cảm ơn!","Điều 27 Bộ luật Dân sự quy định khi tên của cá nhân gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình thì có quyền được đổi tên. Khoản 1 Điều 38 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định hồ sơ nhằm thay đổi hộ tịch (trong đó có họ, tên) bao gồm: - Tờ khai (đơn đề nghị); - Giấy khai sinh; - Giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi hộ tịch. Như vậy, việc cán bộ tư pháp của UBND xã nơi bạn thường trú yêu cầu xin giấy xác nhận về việc trùng tên để làm căn cứ cho việc thay đổi hộ tịch là đúng quy định pháp luật." 24697,"Chồng tôi bỏ nhà đi hơn 2 năm nay, gia đình đã tìm kiếm khắp nơi nhưng không có tin tức. Giờ tôi phải làm sao? Có cần thông báo với chính quyền địa phương hay không?","Bộ luật Dân sự năm 2005 tại Điều 74 quy định khi một người biệt tích sáu tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và có thể yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt quy định tại Điều 75 của Bộ luật này. Tại Điều 78 Bộ luật Dân sự năm 2005 về tuyên bố một người mất tích, quy định: Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn. Như vậy, theo quy định của pháp luật, bạn có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự; khi gửi đơn phải kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ chứng minh chồng bạn đã biệt tích 2 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc chồng bạn còn sống hoặc đã chết và chứng minh việc bạn đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm (Thông báo tìm kiếm người vắng mặt nơi cư trú). Trong trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó." 30288,Tôi ở Hà Nội và đang làm thủ tục để đăng ký hết hôn với bạn trai người Pháp. Hồ sơ mà tôi phải chuẩn bị gồm những gì và sẽ nộp ở đâu?,"Theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân gia đình: Điều 20. Hồ sơ đăng ký kết hôn 1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây: a) Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định; b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó; c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; d) Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam; đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau). 2. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây: a) Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó; b) Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp; c) Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì còn phải có giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp, trừ trường hợp pháp luật của nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì bạn cần nộp tại Sở tư pháp. Cụ thể Luật quy định như sau: Điều 21. Thủ tục nộp, tiếp nhận hồ sơ 1. Hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện. ,... ... ... Như vậy sau khi nhận hồ sơ của bạn thì: 2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ. Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ. Về việc tổ chức lễ đăng ký kết hôn thì Luật có quy định như sau: Điều 24. Lễ đăng ký kết hôn tại Việt Nam 1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp tổ chức lễ đăng ký kết hôn. 2. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳng định sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. 3. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 2 Điều này. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ Sổ đăng ký kết hôn do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu. 4. Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn 90 ngày mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không tổ chức lễ đăng ký kết hôn; Giấy chứng nhận kết hôn được lưu trong hồ sơ. Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu. Như vậy thì theo quy định khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn hai bên nam nữ phải có mmawtj. Vì vậy trong trường hợp này bạn trai của bạn phải có mặt để tiến hành lễ đăng ký kết hôn. Về thời hạn giải quyết thì theo quy định tại Điều 22 có quy định như sau: 1. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 10 ngày. 2. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện không quá 20 ngày, kể từ ngày Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp Cơ quan đại diện yêu cầu cơ quan trong nước xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 35 ngày." 4519,"Chào luật sư em muốn hỏi thế này: Hợp đồng uỷ quyền giao dịch hồ sơ đất đai có bắt buộc ghi nội dung khoản phí phải trả để thực hiện hợp đồng không, trong hợp đồng không ghi rõ chi phí mà chi phí thực hiện được thoả thuận riêng là có hợp pháp không?","Theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Và Theo Điều 568 Bộ luật này thì: 1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc. 2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền. 3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao. Như vậy, theo quy định này việc ủy quyền có thể được trả thù lao hoặc không, trường hợp có thù lao thì các bên có thể thỏa thuận mức cụ thể và không bắt buộc phải ghi trong hợp đồng ủy quyền. Trân trọng!" 5925,"Các chế độ, chính sách của chiến sĩ nghĩa vụ quân sự là gì?","Tại Khoản 1 Điều 50 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về các chế độ, chính sách của pháp luật của các chiến sĩ nghĩa vụ quân sự như sau: - Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ: + Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật; + Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định; + Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng; + Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác; + Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác; + Được ưu đãi về bưu phí; + Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật; + Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật; + Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế; + Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật; + Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự. Trân trọng!" 12753,Những địa điểm nào không được đăng ký thường trú mới? Nhờ tư vấn theo quy định mới nhất.,"Điều 23 Luật Cư trú 2020 (Có hiệu lực từ 01/07/2021) quy định những địa điểm không được đăng ký thường trú mới, cụ thể như sau: 1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật. 2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật. 3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật. 4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trân trọng!" 10205,"Chào các luật sư, Tôi có 1 thắc mắc về đất đai muốn hỏi các luật sư. Ông nội  tôi sinh năm 1911 và có 2 vợ, ông lấy bà cả, ông nội và vợ cả sống trên mảnh đất mà cụ nội tôi để lại (mảnh đất số 01) và sinh ra 4 người con, một con trai (bác cả), 3 con gái. Sau khi bà vợ cả mất  ông lấy vợ 2 (bà nội tôi) và vẫn ở trên mảnh đất đó (mảnh đất 01), bà nội tôi sinh được 3 người con trai, bác 2, bố tôi và chú út. Các bác, các cô của bà cả  đều lấy vợ và lấy chồng. Bác cả tôi và vợ đều ở cùng ông nội tôi, bà nội tôi và các em trai. Các cô lấy chồng thì ở nhà chồng. Khi bác cả tôi lấy vợ thì gia đình ông tôi có 3 cặp vợ chồng nên dược cấp thêm 1 mảnh đất (mảnh đất số 02). Sau đó do mâu thuẫn với bác cả  tôi nên ông nội tôi và bà tôi cùng 3 người con trai của bà tôi ra làm nhà và ở mảnh đất số 02, nhường lại mảnh đất số 01 cho bác cả tôi. Sau đó bố tôi lấy mẹ tôi và ở cùng ông bà ở mảnh đất số 02..Năm 1984 ông nội tôi mất mà không để lại di chúc hoặc giấy tờ  gì cả. Năm 1986 gia đình tôi mua mảnh đất số 03 (lúc dó mua đất chỉ mất tiền lệ phí thôi). Năm 1988 bà nội tôi cho bố mẹ tôi ra ở riêng và ở mảnh đất số 03. Năm 1989 chú út tôi lấy vợ và đi ở dể ở quê vợ. Năm 1997 bà nội tôi mất mà cũng không để lại di chúc hoặc giấy tờ gi cả. Đầu năm nay 2010 cả  3 mảnh đất của gia đinh tôi đều được cấp sổ  đỏ. Mảnh đất số 01 mang tên bác cả, mảnh đất số 02 mang tên bác hai, còn mảnh đất số 03 mang tên bố tôi. Vừa rồi chú út tôi có về và đòi quyền thừa kế đất ở mảnh đất số 02 (do có mâu thuẫn với bác Hai tôi nên chi đòi quyền thừa kế đất ở mảnh số 02). Bác cả tôi và bố tôi đồng ý cho chú Út một phần đất của mình ở mảnh đất số 01 và 03 nhưng chú không nhận, mà chỉ đòi quyền thừa kế ở mảnh số 02. Chú định làm đơn ra tòa. Vậy tôi xin hỏi các luật sư chú tôi có được quyền thừa kế hay không. Vụ viêc này nếu đưa ra pháp luật sẽ được giải quyết như thế nào.Tôi muốn các luật sư trả lời sớm cho tôi để tôi có thể thuyết phục chú tôi và bác Hai giải quyết tình cảm. Vì tôi không muốn việc này phải đưa ra pháp luật.","Chào bạn. Căn cứ vào các thông tin dữ liệu bạn cung cấp, trường hợp của bạn tôi trao đổi như sau: Ông bà nội bạn đã mất để lại ba mảnh đất hiện đã đứng tên người trong gia đình bạn, tôi cũng không biết nguồn gốc khi họ sang tên cho những người đang đứng tên mà bạn đã nêu ở trên là như thế nào. Nhưng tôi có thể đưa ra hai trường hợp như sau: Trường hợp thứ nhất: Nếu đây là tài sản có nguồn gốc tặng cho thì chú bạn không có quyền khởi kiện vụ việc này được. Trường hợp thứ hai: Tài sản có nguồn gốc từ Ông bà nội bạn để lại không có di chúc thì khối tài sản trên sẽ được chia theo pháp luật thừa kế. Hàng thứa kế thứ nhất theo quy định tạị điểm a, khoản 1, điều 676 Bộ Luật Dân Sự 2005 gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Các đồng thừa kế được hưởng mỗi phần bằng nhau. Nếu chú bạn ở trường hợp thứ hai này thì chú bạn toàn quyền khởi kiện, tuy nhiên thời hiệu khởi kiện về thừa kế đã hết thì chú bạn cũng không thể yêu cầu chia tài sản thừa kế mà chú bạn có thể yêu cầu chia tài sản chung của ông bà nội bạn. Vụ việc của bạn có thể các bên tự thỏa thuận với nhau là tốt nhất để mọi người còn giữ tình cảm anh em trong gia đình với nhau, còn nếu đem ra giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền thì nó sẽ rất phức tạp và mất đi tình nghĩa anh em trong gia đình. Nếu bạn có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi Trân trọng." 34715,"Tôi có hai con, một cháu 20 tuổi và một cháu 17 tuổi. Tôi dự định sẽ cho hai con tôi một số tiền bằng cách mua nhà để hai con tôi đứng tên trong hợp đồng mua bán nhà và trong giấy chủ quyền. Tôi đang băn khoăn là có đứa con chưa thành niên (17 tuổi) liệu cháu có đứng tên giao dịch mua nhà được không?","Điều 20, Bộ luật Dân sự quy định: “Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Trường hợp trên, con chị đã 17 tuổi, được chị cho tiền và số tiền đó đủ để mua nhà thì con chị có quyền tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng mua bán nhà mà không cần phải có sự đồng ý của chị. Từ hợp đồng mua bán nhà sau khi đã được công chứng, con chị đã tiến hành thủ tục trước bạ và đăng ký cấp Giấy chứng nhận mang tên của con chị theo đúng quy định của pháp luật. Theo Thanh niên" 7330,"Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký?","1. Căn cứ pháp lý: Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm. Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký? (Hình từ Internet) 2. Hồ sơ - Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính); - Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp (trừ trường hợp đăng ký thay đổi đối với tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đã hình thành quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này) hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của các bên (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực) hoặc văn bản khác chứng minh nội dung thay đổi (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; - Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận; - Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu). - Trường hợp đã đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên khác với tên ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp, thì việc thực hiện đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký được thực hiện đồng thời với thủ tục chỉnh lý biến động đất đai (thay đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận). Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thay đổi tên của bên bảo đảm trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tên của bên nhận bảo đảm trong trường hợp mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận và hồ sơ địa chính trước khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm. Trong trường hợp này, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trước khi thực hiện đăng ký thay đổi. 3. Phương thức nộp: - Qua hệ thống đăng ký trực tuyến; - Nộp trực tiếp; - Qua đường bưu điện; - Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm. 4. Cơ quan giải quyết: Văn phòng đăng ký đất đai. 5. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc. 6. Lệ phí: được ban hành riêng tại từng địa phương. Trân trọng!" 593,Nhiệm vụ của thanh tra về việc thực hiện bình đẳng giới bao gồm những nhiệm vụ gì?,"Tại Điều 35 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới sẽ là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và có các nhiệm vụ như sau: - Thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; - Thanh tra việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; - Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới theo quy định của Luật này và pháp luật về khiếu nại, tố cáo; - Xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính; - Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về bình đẳng giới; đề nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Trân trọng!" 13925,Ông A trúng đấu giá 100m2 quyền sử dụng đất ở tại phiên đấu giá do Uỷ ban nhân dân thị xã B tổ chức. Ông A đã chuyển nhượng lô đất đó cho ông X và trong hợp đồng có thoả thuận ông X phải có nghĩa vụ nộp đủ tiền sử dụng đất theo kết quả đấu giá. Xin hỏi việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông A trong trường hợp nêu trên có đúng pháp luật hay không?,"Theo khoản 1 Điều 98 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định thì thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất do Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng phải nộp tiền sử dụng đất được xác định như sau: a- Trường hợp người sử dụng đất không được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc không được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì chỉ được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; b- Trường hợp người sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc cho ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi có quyết định đó; c- Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi có quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất. Như vậy, việc ông A chuyển nhượng 100m2 quyền sử dụng đất ở cho ông B trong khi ông chưa nộp tiền sử dụng đất theo kết quả đấu giá trong trường hợp nêu trên đã vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 98 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, mặc dù trong hợp đồng ông A có thoả thuận ông X nộp tiền sử dụng đất theo kết quả đấu giá." 20438,"Đề nghị cho biết các dạng tranh chấp đất đai hay xảy ra giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau?","Tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thường xảy ra gồm: - Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. - Tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ. - Tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ. - Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. - Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. - Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý. - Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác với nhân dân địa phương. - Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. - Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất. - Tranh chấp về mục đích sử dụng, đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cao su với đất trồng cà phê, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng." 16153,"Năm 2009, bố tôi mất, không để lại di chúc. Nay mẹ tôi muốn bán căn nhà do bố mẹ tôi mua năm 1995 (nhà đã được cấp sổ đỏ) để lấy tiền giúp chị tôi đang gặp khó khăn. Xin hỏi, mẹ tôi có quyền quyết định việc này không? Nếu được, cần tiến hành những thủ tục gì?","Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, căn nhà nói trên là tài sản chung của bố mẹ bạn Nguyễn Đức Long. Khi bố của bạn Long chết, phần tài sản do ông để lại sẽ trở thành di sản thừa kế. Trước khi chết, bố của bạn không để lại di chúc, di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật (quy định tại khoản 1 Điều 675 và điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005), gồm những người thừa kế thuộc hàng thừa kết thứ nhất của bố bạn, đó là: mẹ của bạn, chị em bạn; con nuôi của bố bạn (nếu có); cha mẹ đẻ của bố bạn (nếu còn sống), cha mẹ nuôi của bố bạn (nếu có và còn sống). Do vậy, sau khi bố của bạn chết, một nửa căn nhà nói trên thuộc sở hữu của tất cả những người thừa kế của bố bạn. Bên cạnh đó, ngoài suất hưởng như các đồng thừa kế, mẹ của bạn còn toàn quyền định đoạt đối với nửa ngôi nhà còn lại, vì đây là tài sản riêng của bà. Thực tế này cho thấy, ngôi nhà là tài sản chung hợp nhất của tất cả những người nêu trên. Theo quy định của pháp luật, việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải có sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu; trường hợp có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác có quyền làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật (quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật Nhà ở năm 2005). Căn cứ điều luật đã viện dẫn và các quy định khác của pháp luật hiện hành, mẹ của bạn Nguyễn Đức Long có quyền bán ngôi nhà, nếu những người thừa kế của bố bạn ủy quyền cho mẹ bạn đứng ra bán nhà. Tuy nhiên, việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, các thủ tục về bán nhà cũng phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về mua bán nhà ở." 23162,"Các văn bản, chứng từ điện tử được lưu trữ dưới dạng nào?","Căn cứ tại Điều 13 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định như sau: Hình thức lưu trữ thông điệp dữ liệu 1. Trường hợp pháp luật yêu cầu văn bản, chứng từ, hồ sơ, tài liệu hoặc thông tin phải được lưu trữ thì văn bản, chứng từ, hồ sơ, tài liệu hoặc thông tin đó có thể được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây: a) Thông tin trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu; b) Thông tin trong thông điệp dữ liệu đó được lưu trong chính khuôn dạng được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác thông tin đó; c) Thông điệp dữ liệu đó được lưu trữ theo một cách thức nhất định cho phép xác định nguồn gốc khởi tạo, người gửi, người nhận, thời gian gửi, nhận thông điệp dữ liệu. 2. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân được lựa chọn lưu trữ văn bản, chứng từ, hồ sơ, tài liệu hoặc thông tin dưới dạng văn bản giấy hoặc lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu khi thông điệp dữ liệu đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Nội dung, thời hạn lưu trữ đối với thông điệp dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc lưu trữ thông điệp dữ liệu có giá trị như lưu trữ văn bản giấy. Theo đó, các văn bản, chứng từ, hồ sơ, tài liệu hoặc thông tin có thể được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu hoặc bản giấy nếu pháp luật không quy định. Tuy nhiên, nếu pháp luật yêu cầu văn bản, chứng từ, hồ sơ, tài liệu hoặc thông tin phải được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu thì phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Thông tin đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu; - Thông tin đó được lưu trong chính khuôn dạng được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác thông tin đó; - Thông điệp dữ liệu đó được lưu trữ theo một cách thức nhất định cho phép xác định nguồn gốc khởi tạo, người gửi, người nhận, thời gian gửi, nhận thông điệp dữ liệu. Đồng thời, việc lưu trữ thông điệp dữ liệu có giá trị như lưu trữ văn bản giấy. Trân trọng!" 21023,Những cách thức tra cứu thông tin công dân khi bỏ sổ hộ khẩu giấy?,"Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy đinh: Cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Thông tin về cư trú của công dân tại thời điểm làm thủ tục hành chính được cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ghi nhận và lưu giữ trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh. Việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức sau: - Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia; - Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID; - Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp; - Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú. Việc yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú được nêu cụ thể trong quyết định công bố thủ tục hành chính của bộ, cơ quan, địa phương hoặc các văn bản thông báo dịch vụ của cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Trân trọng!" 2541,Nghĩa vụ dân sự thay thế thì được thực hiện như thế nào?,Nghĩa vụ dân sự thay thế được là nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện một nghĩa vụ khác đã được bên có quyền chấp nhận để thay thế nghĩa vụ dân sự đó ( Ví dụ: Một người mượn 1 chỉ vàng nhưng chỉ trả khoản nợ có thể thay thế bằng việc trả tiền nếu được chủ nợ đồng ý ) 32256,"Trước đây bố tôi và mẹ tôi kết hôn, sinh được hai anh em tôi. Bố mẹ tôi có 1 miếng đất và 1 căn nhà. Đến năm 1992 mẹ tôi mất, bố tôi kết hôn với người khác. Sau đó gia đình tôi mua thêm mảnh đất cạnh nhà để phát triển VAC và xây một ngôi nhà trên mảnh đất VAC đó. Hiện nay bố tôi và dì (vợ của bố tôi) đang tính chuyện ly hôn. Vậy tôi xin hỏi: Mảnh đất và ngôi nhà của bố tôi và mẹ tôi làm ra có phải là tài sản riêng của bố tôi không? Nếu ra toà thì bố tôi có phải chia tài sản này cho dì tôi không? Hai anh em tôi có được hưởng tài sản thừa kế mà mẹ tôi để lại hay không?","1. Xác định chủ sử dụng/sở hữu đối với hai tài sản. Để xác định chủ sử dụng/sở hữu mảnh đất và ngôi nhà có từ trước khi mẹ bạn mất, bạn có thể căn cứ vào quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Cụ thể như sau: - Tài sản chung của vợ chồng (Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình): Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. - Tài sản riêng của vợ, chồng (Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình): Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Đối chiếu quy định trên với trường hợp của gia đình bạn có thể thấy: - Mảnh đất và ngôi nhà thứ nhất có trong thời kỳ hôn nhân giữa bố bạn và mẹ bạn nên: đây là tài sản chung vợ chồng của bố bạn và mẹ bạn; không liên quan đến dì bạn. Khi ra tòa, dì bạn không có quyền yêu cầu chia tài sản là mảnh đất và ngôi nhà thứ nhất này. - Mảnh đất và ngôi nhà thứ hai được gia đình mua sau khi bố bạn kết hôn với dì: Đây là tài sản có trong thời kỳ hôn nhân của bố và dì bạn nên được coi là tài sản chung vợ chồng của hai người. Khi ra tòa, dì bạn có quyền yêu cầu chia tài sản này. 2. Quyền thừa kế của hai anh em bạn. Như trên đã xác định, mảnh đất và ngôi nhà thứ nhất là tài sản chung của bố mẹ bạn. Nay, mẹ bạn đã chết nên một phần tài sản thuộc quyền sử dụng/sở hữu của mẹ bạn được chia cho người thừa kế của mẹ bạn. Người thừa kế được xác định theo Khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Theo quy định nêu trên, hai anh em bạn là một trong những người thừa kế của mẹ bạn nên hai anh em có quyền hưởng di sản mẹ bạn để lại là một phần quyền sử dụng/sở hữu mảnh đất và ngôi nhà thứ nhất." 18973,"Tôi là công dân Mỹ, hiện ngụ tại Michigan, Hoa Kỳ. Tên Việt Nam (VN) của tôi là Nguyen Huu Thanh, hộ chiếu VN do Tổng lãnh sự quán VN tại Hoa Kỳ cấp năm 2012, có giá trị đến năm 2022. Tôi có một thắc mắc nhờ quý Tòa soạn và Văn phòng Luật giúp giải đáp như sau: Em ruột tôi hiện là chủ miếng đất tại Cai Lậy, Tiền Giang. Em tôi muốn nhượng lại miếng đất trên để tôi đứng tên và xây cất nhà để tôi cùng gia đình sinh sống khi chúng tôi về nước... Xin hỏi: Luật pháp Việt Nam có cho phép em tôi làm giấy tờ để chuyển cho tôi và tôi có đuợc xây cất nhà ở trên miếng đất đó không? Nếu được, thủ tục từng bước phải như thế nào? Tôi có cần phải nhờ sự giúp đỡ của văn phòng luật sư trong việc làm các thủ tục này không?","1. Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Theo thông tin bạn cung cấp, em bạn là người có quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất tại Cai Lậy, Tiền Giang nêu trên. Do đó, em bạn có quyền chuyển nhượng, tặng cho bạn quyền sử dụng đất đối với mảnh đất này khi đáp ứng các điều kiện sau: (i) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (ii) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất; (iii) Quyền sử dụng đất không bị kê khai để đảm bảo thi hành án. 2. Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và còn giữ quốc tịch Việt Nam. Do vậy, theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, bạn được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức nhận mua, nhận tặng / cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất khi được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên (Điều 1, Điều 2 Luật số 34/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai). Như vậy, theo quy định của pháp luật nêu trên, bạn chỉ được được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở do em trai chuyển nhượng, nếu nhà ở này thuộc quyền sở hữu hợp pháp của em trai bạn. Bạn không thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng miếng đất khi chưa có nhà ở từ em của mình, và sau đó tiến hành xây nhà ở trên mảnh đất này." 31903,Một bên không thừa nhận hợp đồng giao kết bằng mail thì giải quyết như thế nào?,"Căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Theo Điều 401 Bộ luật dân sự 2015 quy định hiệu lực của hợp đồng như sau: 1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết , trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. 2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Tại Điều 38 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử như sau: Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống. Theo đó, trường hợp công ty của bạn và công ty trách nhiệm hữu hạn D đã đồng ý giao kết hợp đồng qua mail và hợp đồng đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp luật theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật. Nếu như một trong hai bên không thừa nhận hợp đồng đã giao kết bằng mail thì có thể yêu cầu Toà án công nhận hợp đồng đấy là hợp đồng hợp pháp. Trường hợp khác là tuyên hợp đồng đó vô hiệu nếu như bên không thừa nhận cung cấp được đầy đủ bằng chứng chứng minh cho yêu cầu của mình." 26033,Điều kiện đối với người nhận con nuôi là gì?,"Tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi là: Điều kiện đối với người nhận con nuôi 1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt. 2. Những người sau đây không được nhận con nuôi: a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; c) Đang chấp hành hình phạt tù; d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. 3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này. Người nhận con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau để pháp luật giải quyết việc nhận con nuôi: - Là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên - Sức khỏe tốt, kinh tế ổn định, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi - Có tư cách đạo đức tốt Ngoài ra, pháp luật cũng quy định những trường hợp không được nhận con nuôi : - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên - Đang chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh - Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh sự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình - Người dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật - Mua bán, trao đổi, chiếm đoạt trẻ em Trường hợp người nhận nuôi là cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng hoặc cô, dì, chút, bác ruột nhận cháu thì không áp dụng quy định hơn con nuôi 20 tuổi trở lên và sức khỏe tốt, kinh tế ổn định, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Các hành vi bị cấm khi nhận con nuôi được quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 : - Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em. - Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi. - Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. - Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số. - Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước. - Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi. - Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc." 4738,Nộp đơn ly hôn qua đường bưu điện có được không?,"Căn cứ tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc gửi đơn khởi kiện đến Tòa án như sau: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án 1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây: a) Nộp trực tiếp tại Tòa án; b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). 2. Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi. .... Như vậy, theo quy định cặp vợ chồng khi muốn ly hôn có thể nộp đơn ly hôn đến Toà án bằng đường dịch vụ bưu chính. Ngoài hình thức nêu trên, các cặp vợ chồng còn có thể nộp hồ sơ đến Toà án nhân dân bằng hai hình thức gồm: - Đến trực tiếp Toà án nhân dân - Gửi online thông qua cổng thông tin điện tử của Toà án nhân dân nếu Toà án này đã có Cổng thông tin điện tử. Nộp đơn ly hôn qua đường bưu điện có được không? (Hình từ Internet)" 1291,"Nguyên vào năm 1991 nhà tôi mua 1 mảnh đất và cất nhà từ việc thanh lý đất, nhà thuộc sở hữu Nhà nước (Trường trung học Thương mại TW3), đã có Giấy chứng nhận thanh lý nhà ở cho CB-CNV. Mặc dù gia đình tôi đã sinh sống từ 1978. Đến năm 1997, UBND tỉnh có Quyết định giao đất cho hộ gia đình, cán bộ trong trường để xây dựng nhà ở.          Qua thời gian sử dụng đất, không tranh chấp, năm 2007, gia đình tôi có đến phòng TM&MT làm thủ tục cấp giấy CNQSD đất để xây cất nhà mới. Nhưng khi Chi cục thuế ra thông báo thuế là phải nộp 50% tiền sử dụng đất. Diện tích 96,3 m2. giá đất 4.500.000 đồng/m2, thành tiền 181.170.000 đồng.         Tôi muốn hỏi Thông báo của chi cục thuế căn cứ vào đâu để tính tiền sử dụng đất cho gia đình tôi cao như vậy? Theo tôi biết đất đã sử dụng ổn định từ trước năm 1993 (hoặc các giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng trước 1993) thì khi đăng ký QSD đất không phải chịu tiền sử dụng đất. Vậy gia đình tôi phải đóng tiền sử dụng đất hay không?         Và việc UBND tỉnh ban hành QĐ giao đất cho hộ gia đình từ 1997 có ảnh hưởng đến quá trình xét thời điểm sử dụng đất để tính thuế hay không?         Rất mong Luật sư tận tình hướng dẫn! Xin cảm ơn","Nếu bạn còn các chứng từ về thanh lý đất tại thời điểm năm 1991 và kèm theo là chứng từ xây dựng nhà hoặc chứng từ khác có nội dung về nhà trước 15/10/1993 hoặc văn bản xác nhận của UBND xã, phường về việc sử dụng nhà đất ổn định từ trước 15/10/1993 thì không nộp tiền sử dụng đất. Việc năm 1997 UBND tỉnh ban hành quyết định giao đất là nhằm hợp thức hoá việc thanh lý đất, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất. Trong trường hợp văn bản này giao đất cho từng hộ sử dụng đất mà không căn cứ vào hồ sơ thanh lý đất trước đây. Toàn bộ hồ sơ thanh lý đất trước đây là không hợp lệ. Điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người đã đóng tiền để được thanh lý đất. Thân ái" 2858,"Do sơ xuất nên chị kế toán cũ của công ty em trong tháng 1/2012 đã bỏ sót không viết 1 hóa đơn xuất khẩu. Chị ấy đã nghỉ việc. Em là kế toán mới, ngày 19/04/2012 em đã làm Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nộp và chưa phát hiện ra sai sót của chị ấy. 20/4/2012 em mới phát hiện ra hóa đơn chưa viết đó.  Vậy xin luật sư cho em hỏi như sau:  1      Vào ngày 20/4/2012 em xóa bỏ các hóa đơn đã viết và viết lại từ tháng 1 cho đúng ( do hầu hết các hóa đơn viết trong quý 1 đều bị sai đơn giá xuất khẩu), đồng thời em làm lại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đúng và nộp vào ngày 20/4. Như thế em có bị phạt khi giải quyết các vấn đề như vậy không ah? 2 ,     Doanh thu Tăng của hóa đơn thiếu chưa viết và Doanh thu Giảm của các hóa đơn viết sai giá phải khai bổ sung để trình lên cơ quan Thuế cần những thủ tục gì và theo mẫu nào?  3 , Em chưa nộp tờ khai thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý 1 nên những công việc của câu hỏi 1 và 2 sẽ làm cùng khi nộp tờ khai Thuế TNDN tạm tính hay phải trước đó?  Em xin cảm ơn rất nhiều ah","Theo hứong dẫn của thông tư 153/2010/TT-BTC : Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-). Bạn theo hứong dẫn trên để thực hiện khi phát hiện hóa đơn viết sai. Khi bạn khai bổ sung trứoc khi bị cơ quan thuế phát hiện thì chỉ bị phạt nộp chậm 0,05% mổi ngày số tiền thuế chậm nộp nếu do khai bổ sung làm tăng số thuế phải nộp" 4421,"Kính chào luật sư. Mong luật sư  tư vấn giúp tôi về việc tranh chấp tài sản. Thưa luật sư Cô tôi hiện là việt kiều Mỹ, cô định cư ở Mỹ đã hơn 15 năm. Trước khi đi Mỹ cô có sở hữu một ngôi nhà (đang chờ nhà nước hóa giá). Khi cô đi thì ngôi nhà đó do con trai cô ở (đã có vợ). Khi nhà nước hóa giá thì con cô và vợ của anh này làm thủ tục hóa giá và giấy tờ nhà đất đứng tên hai người. Đến năm 2004 hai người này di hôn (trong đơn ly hôn không đề cập đến việc phân chia tài sản). Nay chị vợ của anh trai tôi đòi phân chia tài sản. 1. Cô tôi hiện không có giấy tờ chứng minh nhà của cô tôi (do người bán nhà cho cô tôi không còn nữa). Nhưng mọi người xung quanh, và chính quyền địa phương có thể làm chứng đây là nhà của cô tôi. Khi cô tôi đi đinh cư bên Mỹ vẫn chưa làm thủ tục rút quốc tịch Việt Nam. 2. Vợ chồng anh Trai con cô tôi có với nhau 2 đứa con, 1 trai trên 18 tuổi, 1 gái dưới 18 tuổi. Mong luật sư tư vấn giúp: 1. Việc chị dâu tôi đòi chia tài sản có hợp lý không, vì đây không phải là tài sản của chị làm ra, đây là công sức của cô và vượn tôi, bây giờ chia cho chị chúng tôi thấy rất đau lòng 2. Khi việc này đưa ra tòa án anh Trai tôi có khả năng thắng kiện không? 3. Hiện gia đình cô tôi đồng ý thỏa thuận chia co chị dâu khoản 1/4 giá trị căn nhà, nhưng chị ấy không chịu chị đồi phải chia 1/2 giá trị căn nhà. Nếu vụ việc này đưa ra tòa, mong luật sư cho gia đình chúng tôi biết chi phí khoản bao nhiêu, và nếu gia đình chúng tôi nhờ luật sư theo vụ kiện này thì chi phí khoản bao nhiêu? Mong luật sư tư vấn và giúp cho gia đình chúng tôi Chân thành cảm ơn luật sư","Chào bạn! Theo nội dung bạn trình bày tôi xin góp một số ý như sau: 1. Cô bạn chỉ là người thuê nhà chứ không phải là chủ sở hữu căn nhà đó,nhà nước mới là chủ sở hữu nên khi cô bạn đi xuất cảnh, cô bạn không còn bất cứ quyền gì trong căn nhà đó. 2. Sau khi cô bạn không còn cư ngụ, người con trai được nhà nước tiếp tục ký hợp đồng thuê và sau đó làm thủ tục mua hóa giá, chính thủ tục này mới khẳng định quyền sở hữu, và cũng theo quy định chung, khi tạo lập được tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì đó là tài sản chung của 2 vợ chồng, Vì vậy giấy chủ quyền ghi tên cả 2 người ( mà dù chỉ ghi tên 1 người nhưng tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì vẫn là tài sản chung và khi giao dịch cơ quan chức năng vẫn yêu cầu cà 2 vợ chồng có mặt và ký kết ). 3. Tuy nhiên trong trường hợp nguồn gốc căn nhà trên thuộc quyền sở hữu của cô dượng bạn nhưng vì 1 lý do nào đó nhà nước quản lý, hoặc trước đây cấp cho cô dượng bạn theo 1 tiêu chuẩn nào đó thì có thể yêu cầu Tòa xem xét để giải quyết hơp tình hợp lý. Tất nhiên trên tất cả nếu gia đình bạn hòa giải được thì vừa không bị thiệt hại về tài sản ( án phí, chi phí tố tụng, thời gian v.v..) vừa giữ được tình cảm trong gia đình. 4. Khi có yêu cầu mời luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của gia đình bạn, bạn có thể gặp trực tiếp luật sư để trao đổi và thỏa thuận ( thường thì chi phí trọn gói cho một vụ kiện từ sơ thẩm đến phúc thẩm và kết thúc việc thi hành án vào khoản 3-5 % giá trị tài sản tranh chấp) vì có rất nhiều loại chi phí tùy thuộc theo tính chất phức tạp hay đơn giản, gần xa, nhanh hay chậm v.v... Thân ái chào bạn !!!" 8013,"Sau khi được UBND xã chứng thực vào hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất thì hợp đồng này có giá trị trong vòng bao nhiêu ngày kể từ ngày ký. Văn bản nào quy định điều này. Xin chân thành cảm ơn. Gửi bởi: Lê Thị Tuất","Về thời hạn của hợp đồng, giao dịch được chứng thực nói chung : Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định về giá trị pháp lý của hợp đồng, giao dịch được chứng thực nhưsau: “ Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch”. Hiện nay, không có bất kỳ văn bản nào quy định về thời hạn có giá trị của hợp đồng, giao dịch được chứng thực. Do đó, sau thời điểm hợp đồng, giao dịch có hiệu lực ( Ðiều 405Bộ luật dân sự về hiệu lực của hợp đồng dân sự: Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác ), các bên sẽ có trách nhiệm thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết. Đối với từng loại hợp đồng cụ thể, các bên căn cứ vào quy định pháp luật liên quan để xác định thời hạn của loại hợp đồng đó. Về thời hạn của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng : Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Ðiều 344 Bộ luật dân sự quy định về thời hạn thế chấp như sau: “Các bên thỏa thuận về thời hạn thế chấp tài sản; nếu không có thỏa thuận thì việc thế chấp có thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp”. Như vậy, bạn phải căn cứ vào hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đã ký giữa các bên để xác định thời hạn thế chấp theo thỏa thuận của các bên là như thế nào; nếu trong hợp đồng thế chấp không có thỏa thuận về thời hạn thì việc thế chấp có thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp." 18851,"Bố tôi mua một khu đất của ông A từ năm 2005 (có đầy đủ giấy tờ mua bán và đã trả đủ tiền). Đến nay là 10 năm, cả bố tôi và ông A đều đã qua đời. Bìa đỏ hiện vẫn mang tên ông A. Tôi muốn hỏi về thủ tục làm giấy tờ chuyển quyền sử dụng đất? Ngoài ra, nếu bây giờ các con của ông A gây khó khăn do không được làm chứng việc mua bán đó thì phải làm thế nào?","Theo quy định tại khoản 2 Điều 100 Luật đất đai năm 2013 mảnh đất này thuộc trường hợp được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.” Trong trường hợp này, bạn cần làm thủ tục khai nhận thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng và đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở mang tên bạn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, nếu trong trường hợp sổ đổ mang tên ông A nhưng đây là đất cấp chung của hộ gia đình ông A là người đại diện đứng tên thì việc chuyển quyền sử dụng đất sang tên bạn phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình ông A theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Dân sự 2005 về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình như sau: “1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận. 2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.”" 21842,Ai có thẩm quyền quyết định việc tạm hoãn gọi nhập ngũ?,Ai có thẩm quyền quyết định việc tạm hoãn gọi nhập ngũ? Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ai có thẩm quyền quyết định việc tạm hoãn gọi nhập ngũ ạ? Mong sớm nhận hồi đáp. 13577,"Xin chào luật sư. Bạn tôi trên đường đi làm về đi đúng phần đường của mình. Trong quá trình tham gia giao thông có xin đường một phương tiện đi trước và được phép vượt thì trong lúc đó có một chiếc xe ngược chiều người điều khiển có rượu trong người và hai xe tông vào nhau, hai bên điều bị thương nặng sau đó ông kia tử vong. Vậy cho hỏi bạn tôi phải chịu trách nhiệm bồi thường không, bồi thường là bao nhiêu, có ở tù không?","1. Cơ sở pháp lý: Bộ luật Dân sự 2005 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009. 2. Nội dung tư vấn: Trường hợp cơ quan công an xác định nguyên nhân gây tai nạn là do lỗi của cả hai bên thì việc bồi thường thiệt hại được giải quyết theo quy định tại Điều 617 BLDS 2005: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường”. Theo Điều 604 BLDS 2005: ""Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó"". Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này áp dụng theo Điều 605 BLDS: ""Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. 3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường"". Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm hại Tại Điều 610 BLDS quy định: “1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. 2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định"". Trường hợp của bạn của bạn cần phải xác định rõ lại vấn đề lỗi để giải quyết theo quy định. Do đó, cần phải chờ kết quả của việc điều tra để giải quyết. Mặt khác, trường hợp cơ quan công an xác định vì vi phạm quy định giao thông đường bộ mà bạn của bạn gây ra tai nạn thì bạn của bạn còn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009: “Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ “1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: … B) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng; … Đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. …” Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng." 775,Có thể khiếu nại thi hành án dân sự bằng hình thức nào:?,"Người khiếu nại thực hiện việc khiếu nại bằng một trong các hình thức sau đây: 1. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Đơn của người khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; họ, tên, địa chỉ của người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ. 2. Trình bày trực tiếp đơn khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Người có trách nhiệm tiếp nhận việc khiếu nại phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại." 25378,"Bạn của em có nhu cầu làm sổ hộ khẩu để xin việc. Bạn đó nhờ một người quen làm. Người đó nói làm mất 13 triệu. Lúc ấy bạn em hoàn toàn tin tưởng và không lo lắng gì. Nghĩ rằng người này quen biết nhiều nên gia đình đó cho nhập và cũng đã đưa tiền. Sau này, người này bị công an bắt, bạn em mới biết sổ hộ khẩu đó là sổ giả. Vậy trường hợp này, bạn em sẽ bị xử lí ra sao?","Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau: Hành vi giả mạo giấy tờ là hành vi làm giả các loại giấy tờ, như chứng minh, hộ khẩu, hộ chiếu, hoặc các giấy tờ chứng nhận khác của cơ quan nhà nước, của tổ chức hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung của các loại giấy tờ đó và sử dụng vào hành vi trái pháp luật. Giả mạo còn được hiểu là hành vi làm giả con dấu, giấy tiêu đề và các loại giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc sử dụng giấy tờ biết rõ nó là giả, để lừa dối cơ quan, tổ chức và công dân. Theo quy định của Luật Hình sự: Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm" 4220,Người được giám hộ là những người nào?,"Căn cứ quy định Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người được giám hộ như sau: Người được giám hộ 1. Người được giám hộ bao gồm: a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; c) Người mất năng lực hành vi dân sự; d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. 2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu. Như vậy, người được giám hộ bao gồm: - Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; - Người chưa thành niên nhưng: + Có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; + Có cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; + Có cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; + Có cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; + Có cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; - Người mất năng lực hành vi dân sự; - Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi." 8786,"Kính chào Luật Sư Tôi có cho người bạn mượn số tiền là 50 triệu đồng, thời gian mượn là 3 tháng. để căn cứ làm cơ sở 2 bên có soạn bản hợp đồng mượn tiền. Xin Luật Sư tư vấn giúp tôi với hợp đồng mượn tiền thời gian 3 tháng, tôi và người bạn có cần ra công chứng không? Điều kiện hợp đồng mượn tiền quy định bao lâu thì phải có công chứng. Trân trọng cám ơn Luật Sư.","- Hợp đồng vay tiền là một trong các loại hợp đồng dân sự. Pháp luật quy định hợp đồng dân sự có thể văn bản, lời nói hoặc hành vi nhất định. Trong trường hợp pháp luật quy định bắt buộc hợp đồng phải tuân theo hình thức nhất định thì hợp đồng mới phải tuân theo quy định đó. Theo đó Hợp đồng vay tiền pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Chỉ cần hợp đồng thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi nhất định (đưa tiền cho nhau mà không nói gì...) là cũng có thể có hiệu lực pháp luật. Do vậy, hợp đồng vay tiền thời hạn 3 tháng, không có công chứng của bạn không vi phạm về hình thức của hợp đồng. - Nếu việc vay mượn đó có thể chấp bằng quyền sử dụng đất thì việc thế chấp mới bắt buộc có công chứng, chứng thực và phải đăng ký." 28287,2. Mẫu Tờ khai đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật?,"Căn cứ theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP, theo đó quy định về Mẫu Tờ khai đăng ký khai sinh như sau: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI SINH Kính gửi: (1) .............................................................................................. Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu : .................................................................................................... ................................................................................................................................................................ Nơi cư trú: (2) ......................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................ Giấy tờ tùy thân: (3) ............................................................................................................................. ................................................................................................................................................................ Quan hệ với người được khai sinh: .................................................................................................. Đề nghị cơ quan đăng ký khai sinh cho người dưới đây: Họ, chữ đệm, tên: ................................................................................................................................ Ngày, tháng, năm sinh: ............................................ghi bằng chữ: .................................................. ................................................................................................................................................................ Giới tính:....................... Dân tộc:..........................Quốc tịch: .......................................................... Nơi sinh: (4) ........................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................ Quê quán: ............................................................................................................................................. Họ, chữ đệm, tên người mẹ: ................................................................................................................................................. Năm sinh: (5) .......................................................Dân tộc:...................Quốc tịch: ....................................... Nơi cư trú: ( 2 ) ........................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ Họ, chữ đệm, tên người cha: ................................................................................................................................................ Năm sinh: (5) ......................................................Dân tộc:...................Quốc tịch: .............................. Nơi cư trú: ( 2 ) ........................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ Tôi cam đoan nội dung đề nghị đăng ký khai sinh trên đây là đúng sự thật, được sự thỏa thuận nhất trí của các bên liên quan theo quy định pháp luật. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan của mình. Làm tại: ……………………., ngày ........... tháng ......... năm .............. Đề nghị cấp bản sao (6) : Có Không Số lượng:…….bản Người yêu cầu (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên) ....................................... Chú thích : (1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký khai sinh. (2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống. (3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký, ghi rõ số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014). (4) Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó. Ví dụ: - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đường La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội - Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh), nơi sinh ra. Ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. (5) Ghi đầy đủ ngày, tháng sinh của cha, mẹ (nếu có). (6) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.. Trân trọng!" 1555,"Tôi và chồng ly hôn đã được 6 năm. Tôi nuôi đưa bé, hiện chồng tôi nuôi đứa lớn. Con trai lớn của tôi năm nay 13 tuổi, học lớp 7 có đánh nhau với bạn cùng lớp. Gia đình họ yêu cầu phải bồi thường 100 triệu. Chồng tôi yêu cầu tôi phải đưa cho ạnh ấy 50 triệu đề cùng với chồng tôi bồi thường cho gia đình nạn nhân. Tôi muốn hỏi là chồng tôi có quyền yêu cầu tôi như vậy không?","Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 quy định “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường; người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”. Theo Điều 74 Luật hôn nhân và gia đình về Bồi thường thiệt hại do con gây ra “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự”. Khoản 5 Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về một trong những nghĩa vụ chung của vợ chồng là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường. Căn cứ vào những quy định trên và đối chiếu với trường hợp của bạn, con bạn 13 tuổi, do đó khi con bạn gây ra thiệt hại thì bạn là mẹ của cháu và chồng bạn là bố của cháu có nghĩa vụ phải bồi thường, nếu tài sản của bạn và chồng không đủ để bồi thường mà con bạn có tài sản riêng thì lấy phần tài sản riêng đó bồi thường phần còn thiếu. Theo khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”. Như vậy, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi dưỡng con vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục con. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra là nghĩa vụ của cả cha và mẹ, không phân biệt là cha mẹ đã ly hôn hay chưa. Vì vậy, chồng bạn vẫn có quyền yêu cầu bạn cùng với anh ấy bồi thường cho gia đình nạn nhân. Mức bồi thường do bạn và chồng bạn thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì đề nghị Tòa án giải quyết." 5172,Sau khi thôi quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam không?,"Căn cứ Khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định: 1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này (Được thôi quốc tịch Việt Nam) có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Xin hồi hương về Việt Nam; b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam; e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài. Như vậy, người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này ( Tức là được thôi quốc tịch Việt Nam) có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp nêu trên. Lưu ý: Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam." 7740,"Bà nội tôi năm nay 81 tuổi. Năm 2012, bà làm di chúc (viết giấy) để lại cho cô Năm (cô ruột của tôi) thừa kế căn nhà nhỏ tại huyện Hóc Môn TP.HCM. Năm 2013 bà lại viết di chúc cho người khác. Cô Năm của tôi vốn không lập gia đình, ở với bà từ xưa tới giờ nên việc bà để lại nhà cho cô Năm hầu hết mọi người trong dòng tộc đều đồng ý. Chỉ vài tháng trước, không hiểu vợ chồng chú Ba của tôi to nhỏ, ""ngọt nhạt"" gì với bà mà bà nội đã thay đổi quyết định. Bà không cho cô tôi thừa kế căn nhà đó nữa mà làm di chúc để lại căn nhà cho con trai của chú Ba tôi (tức cháu nội của bà). Việc làm của bà và chú Ba khiến cha mẹ, các cô chú khác rất bất bình và vì bà quá thiên vị cho cha con chú Ba (bởi trước đó chú Ba đã được bà cho một căn nhà lớn hơn). Hiện cô Năm tôi vẫn còn giữ bản di chúc năm 2012 mà bà nội ghi là cho cô Năm căn nhà trên. Hai bản di chúc đó thì bản nào có hiệu lực? Cô tôi có thể đi kiện đề nghị bà nội và gia đình chú Ba thực hiện đúng di chúc ban đầu hay không? (T.Đ.Thắng)","- Theo Điều 631, 648 Bộ luật dân sự (BLDS), bà nội của bạn có quyền để lại di chúc định đoạt tài sản của mình, giao tài sản cho con cháu hay người nào khác tùy ý bà. - Theo điều 636 BLDS, người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc chỉ phát sinh quyền, nghĩa vụ thừa kế kể từ thời điểm mở thừa kế, tức thời điểm người để lại di chúc (trường hợp này là bà nội của bạn) chết. Thế nên, khi bà nội của bạn vẫn đang còn sống thì di chúc bà cho cô Năm căn nhà trên chưa phát sinh hiệu lực. Điều 652 BLDS quy định di chúc được xem là hợp pháp khi đảm bảo: người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép khi viết di chúc, nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc cũng không trái quy định của pháp luật. Tại điều 662, thì người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào. Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau. Nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ. Như vậy, đối chiếu các quy định trên, năm 2012, bà nội bạn di chúc để lại căn nhà cho cô Năm của bạn thừa kế nhưng sau đó lại thay đổi và viết di chúc khác. Cho dù bản di chúc sau này có sửa đổi, ghi cụ thể là hủy di chúc năm 2012 - không cho cô Năm nhà nữa hay chỉ là bản di chúc mới ghi để nhà lại cho cháu nội (tức có hai bản di chúc cùng tồn tại) thì theo điều 667 BLDS khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Chính vì vậy, cô Năm của bạn không có quyền kiện yêu cầu bà nội phải thực hiện di chúc ban đầu vì việc thay đổi di chúc, định đoạt tài sản là quyền của bà nội bạn - chủ sở hữu tài sản. Sau này, trong trường hợp bà nội của bạn đã mất, nếu có bằng chứng xác thực cho rằng bà nội bạn viết bản di chúc sau (năm 2013) trong tình trạng không còn minh mẫn, tỉnh táo, bị ép buộc… thì cô Năm có quyền kiện đề nghị tòa xem xét hủy bỏ bản di chúc sau vì không hợp pháp để công nhận hiệu lực của bản di chúc ban đầu." 24009,Mẫu văn bản từ chối thừa kế mới nhất hiện nay?,"Sau đây là mẫu văn bản từ chối thừa kế mới nhất có thể tham khảo: Tải về miễn phí mẫu văn bản từ chối thừa kế mới nhất tại đây tải về Cách viết văn bản từ chối thừa kế: (1) Mục “Tại”: Đây là địa chỉ nơi lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Có thể là nhà riêng của người yêu cầu, hoặc có thể tại trụ sở Văn phòng/Phòng công chứng. (2) Mục “chúng tôi gồm”: Mục này nếu người từ chối nhận di sản thừa kế là một người thì chỉ ghi là “tôi là…” kèm tên, năm sinh, số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu kèm ngày tháng và cơ quan cấp, hộ khẩu thường trú… (3) Mục “Là…” ghi mối quan hệ giữa người từ chối nhận di sản thừa kế và người để lại di sản thừa kế. (4) Ghi thông tin của người để lại di sản thừa kế. Căn cứ theo Giấy chứng tử, trích lục khai tử để khai ngày tháng năm người để lại di sản chết, ngày cấp của các giấy tờ nêu trên… (5) Mục này liệt kê đầy đủ số tài sản mà người từ chối nhận di sản thừa kế được hưởng. Tài sản phải là những loại có giấy tờ sở hữu, có đăng ký quyền sở hữu" 25930,Nghĩa vụ quân sự 2024 đi mấy năm?,"Theo Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau: Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ 1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. 2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây: a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn. 3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ. Theo đó, năm 2024 những người tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ có 02 năm (24 tháng) phục vụ tại ngũ và sau đó sẽ được xuất ngũ Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng, cụ thể là: - Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; - Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn." 18009,Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự được quy định ra sao? Chào anh/chị Thư Ký Luật! Em là sinh viên đang học năm 2 Khoa Luật ĐH Cần Thơ. Em đang tìm hiểu môn luật dân sự. Anh chị cho em hỏi: Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự được quy định ra sao? Rất mong nhận được câu trả lời từ ban biên tập. Em xin chân thành cám ơn!,"Theo quy định hiện hành của Bộ luật dân sự 2015 thì hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự được quy định như sau: Trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực. Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự được quy định tại Điều 152 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 991,Người đào được cổ vật dưới móng nhà có quyền sở hữu hay không?,"Căn cứ Khoản 4 Điều 14 Luật di sản văn hóa 2001 quy định như sau: 4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất; Căn cứ Điều 229 Bộ luật dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy như sau: 1. Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau: a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật; b) Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước. Theo đó, sau khi bạn tìm thấy món đồ cổ dưới nền móng nhà bạn phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Nếu giá trị này nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở thì bạn sẽ được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở, còn nếu có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở thì bạn được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở. Phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước. Như vậy, nếu món đồ bạn đào được là món đồ cổ thì bạn chỉ được hưởng một khoản tiền hưởng theo quy định trên, quyền sở hữu món đồ cổ này sẽ thuộc về Nhà nước." 30516,"Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở bao gồm những ai tham dự?","Tại khoản 2 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về t ổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau: Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ... 2. Thành phần dự hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được quy định như sau: a) Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ít hơn 100 người, thì tổ chức hội nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm đ khoản này; b) Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ 100 người trở lên hoặc có ít hơn 100 người nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc, thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất với Công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc đại biểu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị; c) Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội; d) Đối với các cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc, khi tổ chức hội nghị có thể mời người đứng đầu và đại diện Ban Chấp hành Công đoàn của các cơ quan, đơn vị trực thuộc nếu thấy cần thiết; đ) Cơ quan, đơn vị có từ 07 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trở xuống có thể tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nếu thấy cần thiết. Theo đó, hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị. Tùy vào tình hình của mỗi cơ quan, đơn vị mà sẽ có số lượng cụ thể." 15176,Trường hợp nào công chứng thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng?,=> Công chứng thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong 02 trường hợp: - Theo yêu cầu của các bên; - Theo pháp luật quy định bắt buộc công chứng (đối với việc phân chia có QSDĐ). 10671,Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp khi nào?,"Căn cứ tại Điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định. Trân trọng!" 14575,"xin chào luật sư ! Luật sư có thể dành chút thời gian tư vấn cho tôi vấn đề sau: gia đình tôi có 1 mảnh đất ở (đã được cấp GCN QSD đất), do hình dạng thửa đất không được vuông do giáp với 1 đoạn đường ngõ xóm rất cong, do vậy gia đình tôi có ý định đề nghị xóm, xã cho đổi đất ở nhà tôi và đất đường đi cho đường khỏi cong và đất nhà tôi được vuông. vậy luật sư cho tôi hỏi như vậy thì phải làm thế nào để nhà tôi được cấp bìa đỏ phần đất đường đi và cắt được phần diện tích đất ở nhà tôi chuyển làm đường đi ra khỏi bìa đỏ. Rất mong sự tư vấn của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.","Chào bạn! Với hiện trạng thửa đất nhà bạn như vậy thì sẽ khá bất tiện trong việc sử dụng đất, phương án bạn và gia đình đang lựa chọn theo tôi là thích hợp. Để thực hiện được yêu cầu trên gia đình bạn nên liên hệ trực tiếp với địa chính xã để tiến hành việc đổi đất. Sau khi được sự đồng ý của chính quyền địa phương thì sẽ phải tổ chức đo đạc xác định diện tích đổi và ranh giới đất mới và tiến hành thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, thay đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà gia đình bạn đã có. Chúc bạn thành công!" 16982,"Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo gồm hành vi nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Thư hiện đang sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi được biết hiện nay vấn đề bình đẳng giới đang được mọi người rất quan tâm. Tôi cũng đang tìm hiểu về vấn đề này. Tôi có một số thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo gồm hành vi nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quy định tại Khoản 4 Điều 40 Luật Bình đẳng giới 2006, theo đó: Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: a) Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ; b) Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính; c) Từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ; d) Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới. Trên đây là tư vấn về các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Luật Bình đẳng giới 2006. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 12793,Cha mẹ định cư ở nước ngoài có được làm giấy khai sinh cho con tại Việt Nam không?,"Căn cứ vào Điều 35 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh của Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây: - Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam: + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; + Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; + Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; - Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam: + Có cha và mẹ là công dân Việt Nam; + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam. Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp trẻ được sinh ra tại Việt Nam mà có bố mẹ là người định cư tại nước ngoài thì vẫn sẽ được đăng ký khai sinh tại Việt Nam. Việc đăng ký khai sinh đối với các trường hợp này thì sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện đang cư trú." 12528,"Cho hỏi theo quy định mới thì nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo được quy định thế nào?","Điều 17 Luật Cư trú 2020 (Có hiệu lực từ 01/07/2021) quy định nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo như sau: 1. Nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, nhà tu hành, chức sắc, chức việc, người khác hoạt động tôn giáo sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, trừ trường hợp có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này. 2. Nơi cư trú của trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được nhận nuôi và sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo. Trân trọng!" 9598,Quy định về tài sản góp vào của các thành viên tham gia hợp đồng hợp tác?,"Căn cứ theo Điều 506 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản chung của các thành viên hợp tác như sau: - Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác. Lưu ý: Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả và phải bồi thường thiệt hại. - Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; - Việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận." 24625,"Người em ruột của tôi đang định cư ở Úc. Nếu có dịp về nước, em ấy phải làm cách nào để tặng cho tôi căn nhà tại TP.HCM mà em đã được thừa kế hợp pháp trước khi xuất cảnh?","Nếu căn nhà mà bạn nêu trong thư thuộc sở hữu hợp pháp của người em thì người em có thể liên hệ với các cơ quan công chứng tại TP.HCM để làm thủ tục tặng cho nhà cho bạn. Sau đó, bạn có thể liên hệ với UBND cấp huyện nơi có căn nhà để nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Trường hợp không thể về nước, người em có thể liên hệ với cơ quan đại diện VN ở nước ngoài để làm giấy ủy quyền cho người khác (không phải là bạn) được thay mặt mình làm thủ tục tặng cho nhà cho bạn." 26676,"Trách nhiệm của Tổng cục Cảnh sát trong việc quản lý, khai thác, sử dụng tàng thư căn cước công dân được quy định ra sao? Chào Ban biên tập, tôi là Tuấn Anh. Tìm hiểu quy định về công tác tàng thư thẻ Căn cước công dân. Có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tư giúp, cụ thể là trách nhiệm của Tổng cục Cảnh sát trong việc quản lý, khai thác, sử dụng tàng thư căn cước công dân được được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Trách nhiệm của Tổng cục Cảnh sát trong việc quản lý, khai thác, sử dụng tàng thư căn cước công dân quy định tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư 10/2016/TT-BCA quy định về công tác tàng thư căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau: - Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tàng thư căn cước công dân; - Hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng tàng thư căn cước công dân và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tàng thư căn cước công dân; - Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tàng thư; - Phối hợp Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Cục Kế hoạch và đầu tư, Cục Tài chính và các đơn vị có liên quan nghiên cứu xây dựng đề án trang bị các thiết bị và các phương tiện phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân; - Nghiên cứu xây dựng, thực hiện dự án điện tử hóa hồ sơ, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân; - Chỉ đạo khai thác có hiệu quả tàng thư căn cước công dân phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ của ngành, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trên đây là nội dung trả lời về trách nhiệm của Tổng cục Cảnh sát trong việc quản lý, khai thác, sử dụng tàng thư căn cước công dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 10/2016/TT-BCA. Trân trọng!" 30617,"Tôi là kế toán của 01 công ty, tuần trước tôi có xin công nghỉ 02 ngày để đi nhổ răng khôn, tôi có đề xuất đứa bạn thân Đại học với tôi để làm thay, vì đang đến thời gian quyết toán nên công ty đã đồng ý cho bạn tôi làm thay tôi 02 ngày. Do sơ suất nên bạn tôi đã làm hư máy in của công ty. Bây giờ công ty yêu cầu tôi bồi thường, vậy cho hỏi tôi có phải bồi thường chi phí đó không?","Theo Khoản 6 Điều 3 Bộ luật lao động 2012 quy định: Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Theo như thông tin bạn cung cấp thì công ty và bạn của bạn đã giao kết với nhau hợp đồng lời nói với loại hợp đồng theo một công việc nhất định (theo Điều 16 Bộ luật lao động 2012). Theo Điều 130 Bộ luật lao động 2012 quy định việc bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động thì người lao động phải bồi thường thiệt hại đối với những hư hỏng mà NLĐ gây ra. Vậy nên, theo quy định thì bạn của bạn là người có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do làm hư máy in của công ty, và yêu cầu của công ty là trái quy định của pháp luật. Ban biên tập phản hồi đến bạn." 16110,"Xin cho tôi hỏi, chồng của em gái tôi có ngoại tình và em gái tôi đã có được một số hình ảnh nóng giữa hai người . Hiện nay, tôi và em gái có ý định tung ảnh nóng của hai người đó lên mạng để nói rõ hành vi ngoại tình để tiện cho việc ly hôn. Xin cho tôi hỏi, liệu hành vi tung ảnh nóng như trên người công bố có bị phạt tù hay không?","Mặc dù việc ngoại tình là hành động trái với đạo đức và lương tâm, là nguyên nhân phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình. Tuy nhiên, ở góc độ pháp luật, hành vi ngoại tình cần được xem xét trong bối cảnh cụ thể và các biểu hiện của nó ra bên ngoài. Các quy định pháp luật hiện nay chỉ có quy định và nghiêm cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Như vậy, nếu hành vi ngoại tình đó thể hiện qua quan hệ tình cảm ngoài luồng giữa chồng em gái bạn và cô gái đó, nhưng hai người không chung sống với nhau thì chưa bị coi là vi phạm pháp luật. Hành vi ngoại tình đó chỉ bị coi là vi phạm đạo đức. Do hai người đó có hành vi ngoại tình và không vi phạm pháp luật nên người vợ trong trường hợp này cần phải bình tĩnh, tránh tình trạng quá khích dẫn đến bản thân mình vi phạm pháp luật trước. Việc người vợ có các ảnh nóng của hai người thì chỉ nên sử dụng để làm bằng chứng trước tòa hoặc trong việc trao đổi với chồng em gái bạn. Tuyệt đối không được tung ảnh nóng lên mạng, vì hành vi này có thể bị coi là hành vi phạm pháp luật. Trước hết, cả chồng em gái bạn và cô gái có hành vi ngoại tình được pháp luật bảo vệ đối với hình ảnh, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Cụ thể, điều Điều 31 Bộ Luật Dân sự 2005 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh, thì: 2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. 3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh."" Điều 37 Bộ Luật Dân sự 2005 về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ""Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ."" Trong trường hợp người vợ cố tình tung ảnh nóng lên mạng hoặc phổ biến ra công chúng thì có thể bị coi là có hành vi vi phạm các quy định pháp luật nêu trên. Những người bị công bố ảnh nóng có thể khởi kiện người tung ảnh ra tòa để yêu cầu xin lỗi công khai và đòi bồi thường thiệt hại (nếu có). Ngoài ra, hành vi tung ảnh nóng lên mạng còn có thể bị coi là vi phạm quy định pháp luật về sử dụng Internet. Cụ thể, theo quy định tại Điều 5.1.b Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng thì Nhà nước nghiêm cấm việc lợi dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm vào mục đích tuyên truyền, kích động dâm ô, đồi trụy, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Nếu người vợ cố tình tung ảnh nóng lên mạng thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ từ 10 triệu đồng đến 20 triệu theo quy định tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Nghiêm trọng hơn, nếu người vợ cố tình tung ảnh nóng lên mạng, làm lan truyền rộng rãi tới dư luận thì có thể bị coi là có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 121 Bộ Luật Hình sự 1999 hiện hành về tội làm nhục người khác. Điều 121 quy định như sau “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”." 8194,Công ty tôi đang dự kiến ký hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức BCC. Xin luật sư giải thích rõ hơn về hình thức đầu tư BCC và các vấn đề pháp lý liên quan đến BCC?,"Chào bạn, BCC là chữ viết tắt cùa Business Cooperation Contract. Đầu tư theo BCC là không thành lập pháp nhân. Các vấn đề pháp lý có khá nhiều thứ để xem xét như: Thuận lợi, khó khăn trong quản lý. Vấn đề về thuế, vấn đề rủi ro khi phát sinh tranh chấp.... Bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được soạn thảo, tư vấn cụ thể. Thân ái" 32632,Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định như thế nào?,"Căn cứ tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau: - Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. - Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. - Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trân trọng!" 1536,Bác em hy sinh khi tuổi còn quá trẻ chưa vợ chưa con. Bác em đang được an táng tại Quảng Bình. Hiện giờ gia đình đang muốn được đưa hài cốt bác về nghĩa trang liệt sĩ quê nhà tại Thanh Hóa. Gia đình em đang muốn đón hài cốt liệt sĩ về quê hương nên em muốn hỏi có được hỗ trợ kinh phí không ạ.,"Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 101/2018/TT-BTC thì Chi hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ như sau: ""1. Nội dung và mức hỗ trợ: a) Hỗ trợ tiền tàu xe và tiền ăn đối với thân nhân liệt sĩ hoặc người được thân nhân liệt sĩ uỷ quyền hoặc người thờ cúng liệt sĩ (không quá ba người), mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này; b) Hỗ trợ kinh phí cất bốc và di chuyển một bộ hài cốt liệt sĩ: Mức chi 4.000.000 đồng; c) Đối với hài cốt liệt sĩ mà thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ có nguyện vọng giữ lại xây cất phần mộ tại nghĩa trang dòng họ do gia đình quản lý (không đưa vào nghĩa trang liệt sĩ): Hỗ trợ theo quy định tại điểm a và b khoản này và hỗ trợ tiền xây vỏ mộ liệt sĩ theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP. 2. Quy trình, thủ tục hỗ trợ và di chuyển hài cốt liệt sĩ thực hiện theo quy định của Bộ LĐTBXH."" Tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 101/2018/TT-BTC quy định thì: ""1. Thân nhân liệt sĩ (không quá ba người) hoặc người thờ cúng liệt sĩ được cơ quan LĐTBXH cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ trong nước được hỗ trợ một lần tiền tàu xe và tiền ăn (bao gồm cả lượt đi và về), mỗi năm một lần đối với một liệt sĩ. Mức hỗ trợ theo đơn giá 2.000 đồng/km nhân với khoảng cách từ nơi cấp giấy giới thiệu đến nghĩa trang có mộ liệt sĩ hoặc địa phương nơi liệt sĩ hy sinh nhưng tối đa không quá 2.400.000 đồng/người;"" Như vậy, mức hỗ trợ kinh phí cất bốc và di chuyển một bộ hài cốt liệt sĩ: Mức chi 4.000.000 đồng. Đối với thân nhân liệt sĩ sẽ được hỗ trợ tiền tàu xe và tiền ăn đối với thân nhân liệt sĩ hoặc người được thân nhân liệt sĩ uỷ quyền hoặc người thờ cúng liệt sĩ (không quá ba người) nhưng tối đa không quá 2.400.000 đồng. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trân trọng!" 9451,Tôi đang gặp một rắc rối vì CMND của tôi ghi họ tên là Nguyễn Thị M. Sổ hộ khẩu và lý lịch cán bộ ghi Nguyễn Thị Tuyết M. Vừa qua tôi làm giấy tờ để nhận thừa kế tài sản của cha tôi bị trở ngại không làm được. Vậy tôi phải đến cơ quan nào để giải quyết việc này? (Nguyễn Thị M. – Ninh Hòa),"Nguyên tắc chung là các thông tin về nhân thân của cá nhân ghi nhận trên các loại giấy tờ đăng ký phải nhất quán. Giấy khai sinh được coi là giấy tờ gốc xác định các thông tin của cá nhân khi nó được đăng ký theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Trong trường hợp Giấy khai sinh đã được đăng ký theo đúng quy định và không có sai sót trong khi đăng ký thì phải căn cứ vào đó để điều chỉnh các loại giấy tờ khác cho phù hợp. Nếu họ, tên, chữ đệm ghi trên CMND của chị đúng theo Giấy khai sinh thì chị cần liên hệ cơ quan công an quản lý hộ khẩu, cơ quan quản lý cán bộ của chị để yêu cầu điều chỉnh lại phần thông tin bị sai lệch trên sổ hộ khẩu và lý lịch cán bộ. Nếu trên Giấy khai sinh của chị có chữ đệm là “Tuyết” thì chị liên hệ cơ quan công an nơi làm CMND để yêu cầu điều chỉnh thông tin trên CMND cho đúng với Giấy khai sinh. Trong trường hợp khi đăng ký khai sinh đã có sai sót nên Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh thiếu chữ “Tuyết” thì chị phải có tài liệu chứng minh, thường là phải có Giấy chứng sinh để chứng minh. Trường hợp này chị phải liên hệ UBND cấp huyện nơi có UBND cấp xã trước đây chị đã đăng ký khai sinh để đề nghị cải chính phần có sai sót." 13124,"Chị gái tôi kết hôn được 5 năm mà chưa có con. Đã đi khám nhiều nơi và được kết luận không thể mang thai. Được biết hiện nay pháp luật cho phép mang thai hộ. Tôi chưa lập gia đình vậy tôi có thể mang thai hộ chị tôi được không? Cho tôi xin hỏi hồ sơ, thủ tục như thế nào.","Vấn đề mang thai hộ đã được pháp luật cho phép kể từ khi Luật hôn nhân gia đình 2014 có hiệu lực vào 1/1/2015. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản có công chứng. Khi chị gái bạn đã có xác nhận của tổ chức y tế là không thể mang thai ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì có quyền nhờ người khác mang thai hộ. Theo khoản 3 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây: - Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; - Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần. - Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; - Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; - Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý”. Khoản 7 Điều 2 Nghị định 10/2015 NĐ- CP ngày 28/1/2015 quy định về người thân thích như sau: “7. Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ”. Căn cứ vào những quy định trên thì bạn thuộc trường hợp người thân thích với người nhờ mang thai hộ tuy nhiên bạn là người chưa lập gia đình, chưa từng sinh con nên bạn chưa đủ điều kiện để mang thai hộ chị gái bạn. Vợ chồng chị gái bạn nên tìm người khác có đủ các điều kiện nêu trên để nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp vợ chồng chị gái bạn tìm được người đáp ứng đủ điều kiện mang thai hộ thì thủ tục nhờ mang thai hộ như sau: Trước hết, vợ chồng chị gái bạn làm hồ sơ theo hướng dẫn tại Điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP và gửi đến một trong những cơ sở y tế có có đủ điều kiện về mang thai hộ. Hồ sơ đề nghị thực hiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ gồm: - Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này; - Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này; - Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào; - Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận; - Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; - Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này và từng sinh con; - Bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này; - Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ. - Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa; - Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên; - Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý; - Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này. Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này. Nếu hồ sơ chị bạn gửi đầy đủ các giấy tờ nêu trên, xét thấy cả hai bên đáp ứng được các điều kiện về pháp lý và y học, cơ sở y tế sẽ thực hiện các thủ tục cho mang thai hộ theo quy định của pháp luật." 20410,Thương tật vĩnh viễn là như thế nào?,"Thương tật vĩnh viễn là tình trạng tổn thương cơ thể do tai nạn hoặc bệnh tật gây ra, dẫn đến mất đi chức năng hoạt động bình thường của một hoặc nhiều bộ phận cơ thể một cách vĩnh viễn. Tình trạng này không thể phục hồi bằng các biện pháp điều trị y tế hiện tại. Có hai loại thương tật vĩnh viễn: Thương tật bộ phận vĩnh viễn: Là tình trạng mất đi chức năng hoạt động bình thường của một hoặc nhiều bộ phận cơ thể. Ví dụ: mất ngón tay, mất chân, liệt nửa người,... Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn: Là tình trạng mất hoàn toàn khả năng lao động và cần được người khác chăm sóc thường xuyên. Ví dụ: mất cả hai tay, mất cả hai chân, mù lòa hai mắt,..." 20974,Cần đem theo giấy tờ gì để đăng ký kết hôn?,"Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định như sau: Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau: 1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này. ... Như vậy, khi đi đăng ký kết hôn cần các giấy tờ sau: (1) Giấy tờ xuất trình: - Bản chính giấy tờ tùy thân, là một trong các giấy tờ sau: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng. (2) Giấy tờ cần nộp: - Đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã: + Tờ khai đăng ký kết hôn + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp. - Đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện: + Tờ khai đăng ký kết hôn + Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định Lưu ý: Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp." 16735,"Các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Thảo. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Ngọc Thảo (ngocthao*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể như sau: Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: - Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; - Buộc xin lỗi, cải chính công khai; - Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; - Buộc bồi thường thiệt hại; - Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Trên đây là nội dung tư vấn về các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 29713,Thủ tục đăng ký khai tử tại cấp xã được thực hiện như thế nào?,"Căn cứ Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký khai tử : Thủ tục đăng ký khai tử 1. Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 2. Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử. Công chức tư pháp - hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Theo đó, thủ tục đăng ký khai tử tại cấp xã được thực hiện như sau: Bước 1 : Nộp hồ sơ Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp hồ sơ đăng ký khai tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Hồ sơ đăng ký khai tử gồm các giấy tờ sau: - Tờ khai đăng ký khai tử Tải về - Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bước 2 : Nhận hồ sơ, xem xét Công chức tư pháp - hộ tịch nhận hồ sơ đăng ký khai tử. Nếu thấy việc khai tử đúng thì ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch. Bước 3 : Công chức tư pháp - hộ tịch cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch Bước 4 : Công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử. Bước 5 : Khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Trân trọng!" 16216,Con nuôi không ở cùng cha thì có quyền nhận thừa kế?,"Không ở cùng cha con nuôi có được quyền nhận thừa kế? Tôi tên Quỳnh có chồng là Trọng. Tôi và chồng ly hôn được 01 năm có 1 con nuôi chung. Con nuôi do tôi nuôi dưỡng, tuần rồi anh Trọng bị tai nạn giao thông nên qua đời không để lại di chúc. Cho hỏi là con tôi liệu có được nhận thừa kế không?" 13791,"Chào luật sư, xin cho tôi hỏi, tôi có cho một người bạn mượn tiền, gia đình người bạn đã viết giấy tay gồm cha mẹ và sáu anh chị em cùng đồng ký vào giấy mượn tiền với nội dung mượn trong một tháng sẽ trả nếu không đủ khả năng sẽ giao lại căn nhà cho tôi toàn quyền sử dụng cho đến khi nào có tiền trả thì thôi, nhưng khi mượn xong họ ì ra không trả , họ đã âm thầm làm giấy tờ cho tặng cho người em út, để người em toàn quyền sử dụng người đại diện nhận tiền thì bỏ trốn tôi có nộp đơn lên tòa, bên tòa có mời họ lên nhưng họ không lên. Trong trường hợp này thì tôi có đòi tiền được không ? Trường hợp tòa mời họ ì ra không lên thì sao? Về khả năng trả nợ cho tôi thì họ không có, họ chỉ có căn nhà mà thôi. Kính mong luật sư giải thích dùm. Chân thành cảm ơn.","Việc bạn cho mượn tiền có viết gấy tay và cả gia đình bên mượn đều ký vào thì bạn hoàn toàn có cơ sở để chứng minh việc cho mượn tiền và đây cũng là cơ sở quan trọng để tòa án thụ lý và giải quyết cho bạn. Vụ việc đang được tòa án thụ lý theo thủ tục tố tụng dân sự nên bạn cứ yên tâm và chờ tòa án giải quyết. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên quyền của mình là được tòa án cho biết thông tin giải quyết, trình tự vá thủ tục như thế nào kề cả thời gian cần thiết để giải quyết vụ án. Theo quy định thì nếu đã triệu tập họp lệ đến lần thứ hai mà bị đơn vẫn vắng mặt ko có lo do chính đáng thì tòa án sẽ xét xử và phán quyết căn cứ vào hồ sơ vụ việc. Sau khi có phán quyết có hiệu lực của tòa thì bạn sẽ yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành cho bạn." 21362,"Tôi đang xây nhà 3 tầng, mặt sau giáp ngõ đi chung rộng 2,5m. Tôi mở mỗi tầng 2 cửa sổ ra phía ngõ đi chung rộng 2,5m này và có các biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp. Một số hộ phía sau kiến nghị ra phường không cho nhà tôi mở những cửa sổ này. Như vậy đúng hay sai? Tôi có quyền mở những cửa sổ này không? Nếu những hộ đằng sau cố tình gây khó khăn bằng việc khiếu kiện thì tôi phải làm gì? Mới đây một nhân viên địa chính phường có nói với tôi rằng thông tư mới nhất vừa ban ra nói rằng muốn mở những cửa sổ này phải có sự đồng ý của các hộ phía sau? Tôi không biết điều này có đúng không hay nhân viên đó muốn gây khó dễ cho nhà tôi? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 178 Bộ luật dân sự 2015 về trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề thì: Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên. Đồng thời, việc mở cửa sổ cần phải đáp ứng quy định tại Quy chuẩn xây dựng Việt nam QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khoẻ. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về mở cửa sổ nhà theo pháp luật hiện hành. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 3861,"Theo quy định của pháp luật, thế nào là người có liên quan?","Khoản 17 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây: - Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con; - Công ty con đối với công ty mẹ; - Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp; - Người quản lý doanh nghiệp; - Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối; - Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định đó là: Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con; Công ty con đối với công ty mẹ; Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp; Người quản lý doanh nghiệp; Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối. - Doanh nghiệp trong đó những người quy định dưới đây có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó. Đó là: Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con; Công ty con đối với công ty mẹ; Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp; Người quản lý doanh nghiệp; Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối; Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty. - Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty." 10711,"Trong hợp đồng kinh tế, các bên thỏa thuận chọn một Tòa án cụ thể trước để giải vụ án khi có tranh chấp xảy ra. Việc lựa chọn có phù hợp với quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự không? Nếu không thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?","Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Tại Điểm b, Khoản 1, Điều này cho phép các bên thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết vụ án khi có tranh chấp. Như vậy, việc thỏa thuận trong hợp đồng chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện sau: - Phải là Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc Tòa án nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức (luôn luôn là Tòa án nơi nguyên đơn cư trú hoặc có trụ sở). - Việc lựa chọn đó không trái với quy định về thẩm quyền được quy định tại Điều 33 và Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự tức là phải đúng qui định về cấp Tòa án có thẩm quyền. Do đó, trường hợp lựa chọn trước Tòa án giải quyết tranh chấp trong hợp đồng kinh tế mà không thoả mãn các điều kiện nêu trên thì không đúng với quy định tại Khoản 1, Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự và Tòa án có quyền không chấp nhận sự chọn trước đó (trừ trường hợp trước khi khởi kiện, các bên có văn bản thỏa thuận lại phù hợp với các điều kiện trên). Nếu việc thỏa thuận chọn trước một Tòa án cụ thể giải quyết mà không đúng thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức được quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự, trừ trường hợp nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Ví dụ: Công ty A có trụ sở tại quận Ba Đình, Hà Nội ký hợp đồng bán hàng hóa cho công ty B có trụ sở tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Trong hợp đồng có điều khoản thỏa thuận khi có tranh chấp thì Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết. Do công ty A vi phạm hợp đồng, nên công ty B căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu giải quyết vụ án. Đây là trường hợp chọn không đúng. Bởi lẽ vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện, nên Tòa án nhân dân Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân quận Ba Đình thành phố Hà Nội mới là đối tượng được lựa chọn theo quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ Trường Cán bộ Tòa án" 3451,"Tôi đang tìm hiểu về việc thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về TTXH và có một thắc mắc như sau: Theo quy định mới nhất thì khi thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về TTXH, cán bộ, chiến sĩ có quyền và trách nhiệm gì? Mong ban biên tập hỗ trợ.","Theo Điều 11 Thông tư 15/2020/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 30/3/2020) quy định trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ khi thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về TTXH như sau: - Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Mục 1, Chương II của Thông tư này. - Chấp hành nghiêm quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân, quy tắc ứng xử của Công an nhân dân, quy chế làm việc của đơn vị. - Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết đúng thời hạn theo quy định các nội dung công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội. - Được xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức và công dân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật. - Được quyền từ chối làm việc, giải quyết ngay các yêu cầu trong lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội của những người có biểu hiện say do dùng rượu, bia, chất kích thích khác, không làm chủ được hành vi của bản thân, ăn mặc phản cảm hoặc có lời nói, hành vi vi phạm nếp sống văn minh ở nơi công cộng. - Đề xuất cấp có thẩm quyền trong việc thực hiện các mô hình hay, sáng kiến cải cách hành chính; góp ý các vấn đề có liên quan từ thực tiễn công tác để áp dụng trong việc giải quyết các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Ban biên tập thông tin đến bạn" 31209,Phải đi đăng ký tạm trú bao nhiêu lần mỗi năm?,"Xin hỏi, tôi vừa thuê phòng trọ tại quận Bình Tân được 3 ngày. Không biết ở bao lâu thì phải đăng ký tạm trú. Nếu đăng ký xong rồi thì một năm phải thực hiện đăng ký mấy lần vậy ạ? Trả lời: Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này. Như vậy, căn cứ quy định trên thì trường hợp anh thuê trọ nếu ở trên 30 ngày thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể gia hạn nhiều lần. Do đó, không phải năm nào anh cũng phải đi gia hạn đăng ký tạm trú. *Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. *Thủ tục đăng ký tạm trú - Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú. Hồ sơ, thủ tục gia hạn tạm trú thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Sau khi thẩm định hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Đi đăng ký tạm trú bao nhiêu lần/năm? (Hình từ Internet)" 32640,"Xin ch ào Luật sư, cháu có một vấn đề thắc mắc như sau: - Gia đình cháu có một miếng đất diện tích 2,8 hecta, miếng đất đó có trước khi ba cưới mẹ . Vào năm 2006, ba của cháu có cho lại người em ruột của ông nhưng không thông qua ý kiến của gia đình khi đó thì ba mẹ đã lấy nhau ( gia đình cháu gồm ba, mẹ, cháu và 1 em trai ). Chú ( em ruột của ba cháu ) đã làm sổ đỏ cũng vào năm 2006, nhưng do không thông qua sự đồng ý của mẹ nên gia đình xãy ra bất đồng. Nay cháu và em cháu đã trên 18 tuổi, cháu muốn hỏi có thể đòi lại quyền sử dụng miếng đất ấy hay không? Nếu được thì phải làm như thế nào? - Nếu ba cháu không ý đòi lại quyền sử dụng đất mà chỉ có mẹ và hai cháu đồng ý đòi lại quyền sử dụng đất thì có được không?  Mong Luật sư giúp cháu. Cháu xin chân thành cảm ớn !","- Nếu thửa đất đó có trước khi cha mẹ bạn kết hôn, trong thời kỳ hôn nhân cha bạn cũng không nhập vào tài sản chung vợ chồng thì diện tích đó là tài sản riêng của cha bạn và cha bạn có toàn quyền định đoạt. - Nếu thửa đất đó đã được cha bạn nhập vào thành tài sản chung vợ chồng (có tên mẹ bạn trong GCN QSD đất) thì mẹ bạn mới có quyền can thiệp vào việc định đoạt thửa đất đó. - Ngoài ra, nếu thửa đất đó là nguồn sống duy nhất của gia đình bạn thì mẹ bạn cũng có quyền hạn chế quyền định đoạt của cha bạn đối với thửa đất đó." 24528,Cho hỏi khi làm thủ tục cấp đổi sổ tạm trú thì số trên sổ có bị thay đổi hay không hay vẫn giữ nguyên số cũ?,"Căn cứ Khoản 2 Điều 16 Thông tư 36/2014/TT-BCA có quy định cách ghi sổ tạm trú, theo đó quy định: Mục “Số”: Mỗi sổ tạm trú được cấp một số riêng gồm chín số tự nhiên, trong đó hai số đầu là mã số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp đổi, cấp lại sổ tạm trú thì số của sổ tạm trú đổi, cấp lại là số của sổ tạm trú đã cấp trước đó. Như vậy, trường hợp đổi, cấp lại sổ tạm trú thì số của sổ tạm trú đổi, cấp lại là số của sổ tạm trú đã cấp trước đó. Cho nên khi làm thủ tục cấp đổi sổ tạm trú thì số trên sổ vẫn được giữ nguyên, không bị đổi. Trân trọng!" 2236,Trẻ sơ sinh phải đảm bảo bao nhiêu ngày tuổi thì cha mẹ đẻ mới được phép cho con làm con nuôi?,"Tại khoản 4 Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định sự đồng ý cho làm con nuôi như sau: Sự đồng ý cho làm con nuôi 1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó. 2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi. 3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. 4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày. Như vậy, trẻ sơ sinh tối thiểu phải 15 ngày tuổi trở lên thì cha mẹ đẻ mới được phép cho người khác nhận làm con nuôi. Trẻ sơ sinh từ bao nhiêu ngày tuổi cha mẹ đẻ mới được phép cho con làm con nuôi? (Hình từ Internet)" 16240,"Áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định ra sao? Xin chào quý anh chị ban tư vấn Thư Ký Luật! Sau khi tìm hiểu luật dân sự mới ra đời, tôi có vài điểm thắc mắc kính mong các anh chị giải thích giúp. Anh chị cho tôi hỏi: Áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định ra sao? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị. Tôi xin chân thành cám ơn!",Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định như sau: Trường hợp pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật được dẫn chiếu đến thì pháp luật áp dụng được xác định theo nguyên tắc do pháp luật nước đó quy định. Áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 669 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng! 23568,Chưa đăng ký kết hôn nhưng lại đang nuôi con nhỏ thì có được hoãn nghĩa vụ quân sự không?,"Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định các đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự: Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. h) Dân quân thường trực. Như vậy, chồng bạn cần chứng minh được mình là người duy nhất nuôi đứa bé, nếu là lao động chính nhưng vợ bạn vẫn có thu nhập trong nhà thì rất khó để được tạm hoãn. Được hoãn nghĩa vụ quân sự không khi chưa đăng ký kết hôn nhưng lại đang nuôi con nhỏ? (Hình từ Internet)" 4330,Khi nào bên thế chấp tài sản được quyền tặng cho tài sản thế chấp?,"Tại Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên thế chấp tài sản như sau: Quyền của bên thế chấp 1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận. 2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp. 3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. 4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận. 5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh , nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. 6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết. Như vậy, bên thế chấp được quyền tặng cho tài sản thế chấp khi tài sản thế chấp đó không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đồng thời việc tặng cho tài sản thế chấp phải được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. Khi nào bên thế chấp tài sản được quyền tặng cho tài sản thế chấp? (Hình từ Internet)" 2265,"Cha, mẹ không thừa nhận con thì phải đảm bảo yêu cầu gì?","Tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về xác định cha, mẹ như sau: Xác định cha, mẹ 1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. 2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Như vậy, cha, mẹ không thừa nhận con thì phải đảm bảo yêu cầu sau: - Có chứng cứ không có quan hệ huyết thống với con; - Được Tòa án xác định." 21570,"2. Được miễn phí, lệ phí khi cấp hộ chiếu trong trường hợp nào?","Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 25/2021/TT-BTC trường hợp được miễn phí, lệ phí khi cấp hộ chiếu như sau: 1. Các trường hợp được miễn phí a) Khách mời (kể cả vợ hoặc chồng, con) của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội hoặc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội mời với tư cách cá nhân. b) Viên chức, nhân viên của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của gia đình họ (vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi), không phân biệt loại hộ chiếu, không phải là công dân Việt Nam và không thường trú tại Việt Nam không phải nộp phí trên cơ sở có đi có lại. c) Trường hợp miễn phí theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. d) Trường hợp miễn phí theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. e) Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện công việc cứu trợ hoặc giúp đỡ nhân đạo cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam. đ) Miễn phí đối với trường hợp cấp thị thực, tạm trú cho người nước ngoài ở Việt Nam vi phạm pháp luật bị xử lý nhưng không có khả năng tài chính và cơ quan đại diện của nước có công dân không chịu kinh phí hoặc không có cơ quan đại diện của nước có công dân vi phạm pháp luật ở Việt Nam. Việc xác định người nước ngoài ở Việt Nam vi phạm pháp luật bị xử lý thuộc diện miễn phí trong trường hợp này do tổ chức thu phí xem xét quyết định trong từng trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. 2. Miễn lệ phí cấp hộ chiếu đối với: Người Việt Nam ở nước ngoài có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu; người Việt Nam ở nước ngoài phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân nhưng không có hộ chiếu và những trường hợp vì lý do nhân đạo. 3. Những trường hợp được miễn phí, lệ phí nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức thu phí, lệ phí phải đóng dấu “Miễn thu phí”, “Miễn thu lệ phí” (GRATIS) vào giấy tờ đã cấp. Cho nên, nếu thuộc các trường hợp được quy định như trên thì được miễn phí, lệ phí. Trân trọng!" 25983,Công an thực hiện việc kiểm tra cư trú rồi khám xét chỗ ở của công dân?,"Thứ nhất, về việc công an phường kiểm tra việc tạm trú. Theo Thông tư 55/2021/TT-BCA , Nghị định 62/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật cư trú thì việc công an phường nơi bạn đang cư trú tiến hành kiểm tra việc tạm trú của bạn là đúng thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật về cư trú. Thứ hai, việc công an khám xét chỗ ở. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Quyền này được khẳng định tại Điều 22 Hiến pháp 2013 . Cụ thể: - Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. - Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. - Việc khám xét chỗ ở do luật định. Thủ tục hành chính: Theo quy định tại Điều 129 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Điểm i Khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 về việc khám xét nơi ở theo thủ tục hành chính được tiến hành như sau: - Tương tự như trường hợp khám xét nơi ở theo thủ tục hình sự việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. - Thẩm quyền ra quyết định khám xét nơi ở theo thủ tục hành chính sẽ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. - Khi khám nơi ở phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và 02 người chứng kiến. Thủ tục hình sự: Theo quy định tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 , chổ ở của công dân chỉ bị khám xét trong 2 trường hợp sau: Khi có căn cứ để nhận định chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án; Khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân. Trân trọng!" 13253,Incoterms là gì? Incoterms mới nhất 2024 là bản nào?,"[1] Incoterms là gì? Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương. Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Nội dung chính của các điều khoản này phải kể tới 2 điểm quan trọng: - Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu - Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua Mục đích chủ yếu của Incoterms là để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng trong ngoại thương. Theo đó, phân chia rõ trách nhiệm, chi phí, và rủi ro trong quá trình chuyển giao hàng từ người bán sang người mua. Nhờ đó các bên tham gia có cách hiểu thống nhất, tránh hoặc giảm thiểu những tranh chấp phát sinh do mỗi bên có cách hiểu khác nhau về một số quyền và trách nhiệm cơ bản của mình. Lưu ý: Các giao dịch mà Incoterms đề cập phải trên phạm vi thương mại quốc tế, chứ không phải là các giao dịch trong nước. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Incoterms có những tác động nhất định đến các hoạt động xuất nhập khẩu. [2] Incoterms mới nhất 2024 là bản nào? Đặc điểm chung của incoterms là gì? Năm 2024, Incoterms 2020 là phiên bản mới nhất có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 được ICC (International Chamber of Commerce) công bố. Incoterms 2020 là một tài liệu rất quan trọng được sử dụng trong Logistics & Xuất nhập khẩu. * Đặc điểm chung của incoterms: - Incoterms không có tính chất cố định, phiên bản sau không phủ định của phiên bản trước điều này có nghĩa là hiện tại có version 2020 nhưng bạn vẫn có thể sử dụng version 2010 hoặc 2000 - Incoterms chỉ áp dụng với hàng hóa hữu hình không áp dụng với hàng hóa vô hình - Incoterms được sử dụng cho mua bán quốc tế và nội địa - Incoterm không có tính cố định tùy biến vào thỏa thuận mà người bán và người mua có thể mở rộng tối đa các điều khoản không có trong Incoterms. Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Incoterms là gì? Incoterms mới nhất 2024 là bản nào? (Hình từ Internet)" 29143,Hiện tại vợ chồng tôi đang ly thân được 7 tháng. Luật sư cho tôi hỏi nếu bây giờ tôi muốn đơn phương ly hôn có được không? Mong hỗ trợ giúp.,"Tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau: Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: - Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. - Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. - Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. => Như vậy, theo quy định thì trong hôn nhân nếu muốn ly hôn thì vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, trừ trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn với vợ. Ban biên tập phản hồi" 12058,Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi gồm những gì?,"Căn cứ tại Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hồ sơ của người nhận con nuôi cụ thể như sau: Hồ sơ của người nhận con nuôi Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có: 1. Đơn xin nhận con nuôi; 2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; 3. Phiếu lý lịch tư pháp; 4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; 5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này. Như vậy, hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi cần chuẩn bị, bao gồm: - Đơn xin nhận con nuôi. - Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế. - Phiếu lý lịch tư pháp. - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân. - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp. - Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp. Đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần phải áp dụng việc phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên hoặc có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. (Tại khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 ). Trân trọng!" 20239,Việc kiểm sát an ninh hàng không tại các sân bay được kiểm sát chặt chẽ. Liên quan đến việc làm thủ tục bay tôi có thắc mắc sau mong nhận phản hồi. Cụ thể: Hành khách được ủy quyền cho người đại diện thay mình làm thủ tục an ninh hàng không trong các trường hợp nào?,"Hành khách được ủy quyền cho người đại diện thay mình làm thủ tục an ninh hàng không trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 44 Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau: -- Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên trung ương Đảng, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương trở lên; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tổng tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; -- Các trường hợp khẩn cấp do Giám đốc Cảng vụ hàng không quyết định và chịu trách nhiệm Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 13174,Công an phường có quyền kiểm tra tạm trú và khám xét chỗ ở của công dân không? Cảm ơn.,"Thứ nhất, về việc công an phường kiểm tra việc tạm trú. Theo Thông tư 35/2014/TT-BCA, Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú thì việc công an phường nơi bạn đang cư trú tiến hành kiểm tra việc tạm trú của bạn là đúng thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật về cư trú. Thứ hai, việc công an khám xét chỗ ở. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Quyền này được khẳng định tại Điều 22 Hiến pháp 2013. Cụ thể: - Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. - Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. - Việc khám xét chỗ ở do luật định. Thủ tục hành chính: Theo quy định tại Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, việc khám xét nơi ở theo thủ tục hành chính được tiến hành như sau: - Tương tự như trường hợp khám xét nơi ở theo thủ tục hình sự việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. - Thẩm quyền ra quyết định khám xét nơi ở theo thủ tục hành chính sẽ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. - Khi khám nơi ở phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và 02 người chứng kiến. Thủ tục hình sự: Theo quy định tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, chổ ở của công dân chỉ bị khám xét trong 2 trường hợp sau: Khi có căn cứ để nhận định chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án; Khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân. Trân trọng!" 1871,"Tôi có một câu hỏi về việc lập di chúc, mong Ban Biên tập trả lời giúp tôi. Căn nhà tôi đang ở trước đây đứng tên bố tôi. Sau khi bố tôi mất, cơ quan nhà đất cấp lại chủ quyền cho nhà tôi với nội dung là cấp cho hộ gia đình, mẹ tôi là chủ hộ. Tôi có 2 anh trai và 2 chị gái. Mẹ tôi đã cho tiền để các anh chị tôi mua nhà riêng, còn tôi thì đang sống cùng với mẹ. Nay mẹ tôi muốn chuyển quyền sở hữu căn nhà tôi đang ở cho tôi nhưng không được vì anh trai tôi không đồng ý ký giấy chuyển nhượng căn nhà cho tôi vì anh tôi vẫn còn trong hộ khẩu gia đình. Vì thế tôi xin hỏi luật sư rằng, mẹ tôi có thể lập di chúc để lại căn nhà đó cho tôi khi bà mất được không? Nếu mẹ tôi để di chúc cho tôi căn nhà đó, sau này tôi phải làm thế nào để chuyển tên tôi đứng tên căn nhà đó? Lúc đó có cần sự đồng ý của anh trai tôi hay không? Tờ di chúc có cần phải làm theo mẫu quy định không? Những điều cần làm khi lập di chúc? Mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư? Chân thành cảm ơn. Gửi bởi: Trần Mỹ Phượng","1. Trước hết chúng tôi xin tư vấn cho bạn về quyền lập di chúc định đoạt ngôi nhà trên của mẹ bạn, nội dung, hình thức của di chúc. Điều 631 Bộ luật Dân sự quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình”. Tài sản ở đây là tài sản riêng, phần tài sản trong khối tài sản chung với người khác. Mẹ bạn là một trong những đồng chủ sở hữu của căn nhà được cấp cho hộ gia đình nên mẹ bạn có quyền sở hữu đối với một phần ngôi nhà đó. Do vậy, mẹ bạn hoàn toàn có quyền để lại di chúc để định đoạt phần quyền sở hữu đó cho bạn. Nhưng chỉ là phần quyền sở hữu nhà của mẹ bạn, chứ không phải là toàn bộ ngôi nhà đó. Mẹ bạn không có quyền lập di chúc để định đoạt toàn bộ ngôi nhà cho bạn. Nếu mẹ bạn muốn lập di chúc thì có thể lập bằng nhiều hình thức: - Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; - Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; - Di chúc bằng văn bản có công chứng; - Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Di chúc có thể do mẹ bạn tự viết hoặc nhờ người đánh máy. Di chúc không cần phải theo mẫu nhưng cần nêu rõ các nội dung: - Ngày, tháng, năm lập di chúc; - Họ, tên và nơi cư trú của mẹ bạn; - Họ, tên người được hưởng di sản; - Di sản để lại và nơi có di sản (phải nêu rõ di sản là phần quyền sở hữu của mẹ bạn trong khối tài sản chung với hộ gia đình); Di chúc được coi là hợp pháp khi: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm mẹ bạn mất), di chúc đó sẽ có hiệu lực pháp luật. Về việc sang tên sở hữu ngôi nhà. Nếu sau này, bạn muốn đứng tên sở hữu ngôi nhà đó thì bạn cần có sự đồng ý của tất cả những thành viên trong hộ gia đình (những người có tên trong sổ hộ khẩu mang tên mẹ bạn tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà). Theo thông tin bạn đã cung cấp thì anh trai bạn cũng có quyền đối với căn nhà trên, do vậy đương nhiên bạn cần có sự đồng ý của anh trai. Các thủ tục bạn cần làm để đứng tên sở hữu ngôi nhà (sau khi mẹ bạn mất) như sau: - Bạn phải làm đồng thời hai thủ tục là: khai nhận di sản thừa kế theo di chúc đối với phần di sản mẹ bạn để lại; và thủ tục chuyển quyền sở hữu (tặng cho hoặc chuyển nhượng) từ những thành viên có quyền sở hữu căn nhà sang cho bạn. - Bạn nên đến tổ chức công chứng trên địa bàn nơi có căn nhà để tiến hành hai thủ tục nêu trên. Hồ sơ khi yêu cầu công chứng gồm: + Đối với việc khai nhận di sản thừa kế theo di chúc: Giấy tờ tùy thân của bạn (người được nhận di sản theo di chúc); giấy chứng tử và di chúc của mẹ bạn; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. + Đối với việc chuyển quyền sở hữu từ những thành viên trong hộ gia đình sang cho bạn: Giấy tờ tùy nhân của các bên; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Thủ tục công chứng được thực hiện theo Luật công chứng và văn bản hướng dẫn. - Sau khi tiến hành công chứng như đã nêu, bạn đến văn phòng đăng ký đất và nhà thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường địa trên địa bàn có nhà để thực hiện thủ tục đăng ký sang tên bạn. Bạn phải nộp các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà mang tên mình." 34724,Đảng viên có chồng cho vay nặng lãi có bị kỷ luật hay không?,"Căn cứ Điều 49 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 có quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội như sau: Vi phạm quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội 1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: a) Biết nhưng đề vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột, bên vợ (chồng) cùng sống trong gia đình đánh bạc, thực hiện hoạt động rửa tiền, cho vay hoặc đi vay trái quy định dưới mọi hình thức mà không có biện pháp ngăn chặn hoặc không kịp thời báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. b) Biết nhưng để bố, mẹ, vợ (chồng), con cùng sống trong gia đình sử dụng hoặc tàng trữ, lưu hành, mua, bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại; vũ khí quân dụng, thiết bị, công cụ hỗ trợ khác trái quy định mà không kịp thời báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): a) Đánh bạc hoặc sử dụng các chất ma túy hoặc tham gia các tệ nạn xã hội khác. b) Người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội mà dung túng, bao che, tiếp tay, làm ngơ hoặc không kịp thời xử lý người vi phạm (mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy, đánh bạc, đi vay, cho vay trái quy định hoặc tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung cấm, độc hại). c) Tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển, sử dụng văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại. d) Dung túng, chứa chấp hoặc do thiếu trách nhiệm để xảy ra mại dâm, đánh bạc, mua bán, sử dụng ma túy trái pháp luật và tệ nạn xã hội khác trong đơn vị, cơ quan, tổ chức, địa bàn do mình trực tiếp quản lý, phụ trách. đ) Biết nhưng để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột hoặc người thân của mình hoặc bên vợ (chồng) cùng sống trong gia đình sử dụng, sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. 3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: a) Tổ chức sản xuất, bán hoặc lưu hành, tán phát các văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại. b) Sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hoặc tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy. c) Sử dụng hành vi đòi nợ trái pháp luật dưới mọi hình thức. d) Tổ chức chứa chấp và môi giới mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm. đ) Chủ mưu, khởi xướng, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc đã bị xử lý về hành vi đánh bạc nhưng tiếp tục tái phạm. Như vậy, theo quy định như trên, Đảng viên biết nhưng vẫn để chồng thực hiện hành vi cho vay nặng lãi thì có thể bị kỷ luật với hình thức là khiển trách. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào hậu quả gây ra." 26688,"Tôi là Lâm, gia đình có cái ao Ông bà để lại (không có giấy tờ, chỉ nói miệng) đến thời điểm năm 2010 gia đình nhà tôi có khởi công san lấp, nhưng bị sự phá hoại của tập thể A. Vì người ta thế mạnh lên họ cho san lấp, xây thành cái bãi trống có tường bao. Gia đình nhà tôi đã nhiều lần khiếu kiện lên xã, huyện, tỉnh, và cả trung ương nhà nước. Các văn bản trả lời của cơ quan đều do NN và tỉnh chỉ đạo huyện và xã thực hiện, nhưng đã kéo dài nhiều năm mà không giải quyết cho chúng tôi. Về phía tập thể A, họ đã cải tạo cái ao của gia đình nhà tôi mà không được sự đồng ý, hơn nữa họ còn nói "" mảnh đất này Xã đã giao cho chúng tôi - là tập thể A"" khi tôi đến hỏi đại diện cơ quan xã thì xã nói "" Xã không giao cho họ"" Hiện nay chúng tôi không biết phải làm gì để đòi lại mảnh đất của ông bà, trong khi bên tập thẻ A họ đã cải tạo và để ảnh hưởng đến tài sản, danh dự nhà tôi. Do ngày xưa kém hiểu biết pháp luật lên chứng cứ về mảnh đấy chúng tôi chỉ có: đã sử dụng mảnh đất 44 năm cho đến thời điểm 2010, giấy mượn đất của hợp tác xã để làm thùng tôi vôi năm 1982, giấy xác nhận đổi 1 phần diện tích ao ra địa điểm khác có xác nhận của xã năm 1990, giấy tranh chấp chia ao của gia đình tôi và gia đình ông B của thanh tra huyện trong khi đó ông B đã được cải tạo phần đất của ông ấy, còn phần ao của nhà tôi thì bị tranh chấp.","Đây là trường hợp rất phức tạp vì quá trình xảy ra sự việc cũng nhiều năm, gia đình bạn cũng đã có đơn thư đến nhiều nơi tuy nhiên bản chất của quan hệ này là tranh chấp quyền sử dụng đất nên về nguyên tắc gia đình bạn có thể khởi kiện tập thể đó để đòi lại quyền sử dụng hợp pháp của mình. Để thực hiện việc khởi kiện thì gia đình bạn cần chuẩn bị những tài liệu chứng minh cho quyền lợi của mình như hồ sơ địa chính, những tài liệu chứng minh việc gia đình bạn sử dụng thửa đất đó.... Do đây là sự việc phức tạp nên chỉ một lần tư vấn sẽ chưa thể giải quyết được sự việc hơn nữa hồ sơ tài liệu về vụ việc luật sư cũng chưa có điều kiện tiếp xúc nghiên cứu nên chưa thể tư vấn chi tiết cho bạn được. Nếu có thể bạn liên hệ trực tiếp với luật sư để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết sự việc." 27651,"Chị Linh thường trú ở huyện ALưới hỏi: chị là người Việt Nam, chồng chị là người Lào. Từ khi lấy nhau đến nay đã gần 8 năm, anh chị thường xuyên sinh sống ở Việt Nam. Do gắn bó với mảnh đất quê hương của vợ và cũng để ổn định cuộc sống gia đình, chồng chị mong muốn được nhập quốc tịch Việt Nam. Vậy chồng chị Linh có đủ điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam không?","Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam quy định điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam như sau: 1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam. c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam. Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó. d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam (được cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ thường trú. Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp thẻ thường trú). đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. 2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 nêu trên, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 nêu trên, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép. 4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. 5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. Căn cứ điểm a, b khoản 1 và khoản 2 nêu trên, nếu chồng chị có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam thì đủ điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam. Ngoài ra, nếu chồng chị đang mang quốc tịch Lào thì phải thôi quốc tịch Lào (trừ trường hợp được Chủ tịch nước cho phép mang 2 quốc tịch). Khi xin nhập quốc tịch Việt Nam, chồng chị phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do chồng chị lựa chọn và sẽ được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam." 31360,"Do có mâu thuẫn với các anh tôi nên trước khi chết bố tôi có để lại toàn bộ tài sản thừa kế là một ngôi nhà trị giá 300 triệu đồng cho tôi nhưng việc thừa kế này sẽ gây ra sự chia rẽ, sứt mẻ tình cảm anh em trong nhà nên tôi không muốn nhận. Vậy tôi có thể từ chối nhận di sản thừa kế của bố tôi để lại hay không?","Khoản 1 Điều 642 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác” Pháp luật chỉ có trừ trường hợp việc từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác thì không được từ chối nhận di sản. Do đó, nếu bạn không muốn nhận toàn bộ di sản thừa kế của bố bạn thì bạn hoàn toàn có quyền từ chối nhận di sản trên. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế bạn phải thực hiện các thủ tục để từ chối nhận di sản. Nếu quá thời hạn này mà bạn không có từ chối nhận di sản thì bạn đương nhiên được coi là đồng ý nhận di sản thừa kế. Việc từ chối nhận di sản sản phải được lập thành văn bản; bạn phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế, về việc từ chối nhận di sản." 8575,Chia tài sản khi ly hôn như thế nào khi người chồng bỏ nhà đi xa rồi trở về?,"Căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau: 1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết. 2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. 3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. 4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. 5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này. Bạn cần có những căn cứ chứng minh việc chồng bạn bỏ đi nơi khác để lại tất cả nợ nần, chi phí xây nhà và các khoản vay để làm ăn. Từ đó có cơ sở xem xét công sức đóng góp của bạn trong việc tạo lập tài sản. Việc này nhằm tạo ra chứng cứ có lợi cho bạn khi chia tài sản sau ly hôn." 9767,"Vợ chồng em chuẩn bị ly hôn, em có hai đứa con một trai và một gái, con trai em là cháu đích tôn của dòng họ nên bên nhà chồng đang cương quyết muốn bắt cháu theo cha, em kinh tế hoàn toàn có đủ khả năng để nuôi cả hai cháu, anh chị cho em hỏi hiện nay pháp luật có quy định nào về việc cháu đích tôn thì ưu tiên cho nhà nội nuôi dưỡng không?","Căn cứ Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: - Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật thì trường hợp vợ chồng bạn ly hôn thì tòa sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con bạn để xem xét quyết định giao cho bố hay mẹ nuôi dưỡng. Mặt khác về vấn đề cháu đích tôn, đây chỉ là tập quán chứ không phải là căn cứ để xem xét khi giao con cho cha nuôi dưỡng. Trên thực tế, vấn đề này cũng có thể được tòa án chú ý xem xét nhưng vẫn phải tuân thủ nguyên tắc vì quyền lợi mọi mặt của đứa trẻ. Thông thường, trong khoảng thời gian con cái có những thay đổi về tâm sinh lý thì giới tính của người được giao nuôi con sẽ được xem xét đến. Con trai được giao cho cha nuôi dưỡng, còn con gái thì được giao cho mẹ nuôi dưỡng để thuận tiện trong việc dạy bảo, chỉ dẫn con cái các vấn đề về giới tính sau này. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 5525,Em trai em đã lỡ tay đâm chết người khác và đã đầu thú. Hiện tại đang bị tạm giam tại trại giam của tỉnh đã được 1 tháng. Em muốn thăm em trai thì có được không? Nếu được gặp thì em phải chuẩn bị giấy tờ gì?,"Theo Điểm d Khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì người bị tạm giam có quyền được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự. Mà Khoản 8 Điều 3 Luật này giải thích về thân nhân của người bị tạm giam như sau: Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại. Như vậy bạn được thăm em trai ruột đang bị tạm giam. Theo Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì khi đi thăm em trai, bạn phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với em trai (người bị tạm giam). Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giam. Trân trọng!" 20853,"Mẹ tôi li thân với bố chồng tôi cách đây 25 năm. Hiện nay bà có 1 suất đất mang tên bà muốn cho, tặng cho 3 đứa con. Vậy tôi cần làm những thủ tục gì để được thừa kế mảnh đất đấy? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo như bạn trình bày, bố mẹ chồng bạn đang li thân, chưa ly hôn do đó quan hệ hôn nhân chưa chấm dứt. Trong trường hợp này cần xem xét mảnh đất này là tài sản riêng của mẹ chồng bạn hay là tài sản chung của bố mẹ chồng bạn. Thứ nhất, Đây là tài sản chung của bố mẹ chồng bạn: Căn cứ Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung như sau: 1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. 2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: a) Bất động sản; b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Nếu đây là tài sản chung của bố mẹ chồng bạn thì khi muốn tặng cho các con phải được sự đồng ý của bố mẹ chồng bạn. Thứ hai, đây là tài sản riêng của mẹ chồng bạn, việc định đoạt tài sản riêng theo quy định tại Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau: 1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản. 3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. 4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Nếu là tài sản riêng của mẹ chồng bạn thì mẹ chồng bạn có quyền tặng cho cho ai là quyền của mẹ chồng bạn, không cần có sự động ý của bố chồng bạn. Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai 2013 như sau: - Hồ sơ: + Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Sổ hộ khẩu gia đình + Chứng minh thư nhân dân + Giấy tờ chứng minh tài sản riêng của mẹ chồng bạn Sau đó hai bên tới trực tiếp Văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Sau khi công chứng xong, người được tặng cho quyền sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất giữa mẹ chồng và các con. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 29150,Trẻ sinh ra sống dưới 24 giờ đã làm khai sinh thì có phải làm khai tử không?,"Căn cứ Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được khai sinh, khai tử như sau: 1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. 2. Cá nhân chết phải được khai tử. 3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu. 4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định. Như vậy, theo quy định hiện hành thì trong trường hợp trẻ em sinh ra chưa được 24 giờ đã chết thì không khai sinh và khai tử trừ khi cha mẹ đẻ có yêu cầu. Tuy nhiên, trong trường bạn đã đăng ký khai sinh cho bé thì bạn cần phải làm giấy khai tử." 23410,Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm đối với máy tính là bao lâu?,"Căn cứ Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau: Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả , Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.”. Như vậy, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm như sau: - Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ. - Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả , Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ." 13997,Cho tôi hỏi: tôi sinh con ở Hải Phòng và đăng ký giấy khai sinh ở Hải Phòng. Vậy giờ tôi muốn nhờ ông bà nội xin giấy khai sinh bản sao cho cháu thì cần những giấy tờ gì và thời gian bao lâu? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.,"Căn cứ quy định tại Điều 63 Luật hộ tịch 2014 về việc cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký thì cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký. Khoản 1, điều 64 Luật hộ tịch 2014 có quy định như sau: - Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Đối chiếu những quy định trên thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch là cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục bản sao giấy khai sinh. Khoản 5, điều 4 Luật hộ tịch 2014 có giải thích như sau: - Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Theo đó, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Bộ Tư pháp, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền. Trường hợp này bạn gửi hồ sơ đến nơi bạn đã làm giấy khai sinh lần đầu, cơ quan sẽ có thẩm quyền cấp trích lục giấy khai sinh cho bạn. Như vậy UBND cấp phường tại Tp.Hải Phòng sẽ có thẩm quyền trích lục giấy khai sinh cho bạn. Về việc ủy quyền thực hiện xin trích lục giấy khai sinh: Căn cứ Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch như sau: 1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch được ủy quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con. 2. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi ủy quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền. 3. Khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con, một bên có yêu cầu có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại. Theo quy định trên, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác thực hiện việc cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký lại các việc hộ tịch, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con. Như vậy, trong trường hợp này, bạn được phép ủy quyền cho người thân trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột của con bạn để xin bản trích lục giấy khai sinh. Theo đó, khi đi người thân của bạn cần phải mang theo giấy ủy quyền không phải công chứng, chứng thực nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với bạn (như sổ hộ khẩu…). Việc cầu cấp trích lục khai sinh không quy định về thời hạn giải quyết, do đó cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phải giải quyết ngay trong ngày khi tiếp nhận được yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo trong trường hợp yêu cầu được tiếp nhận sau 15 giờ và người tiếp nhận không thể cấp trích lục khai sinh được ngay. Trên đây là nội dung tư vấn." 31336,"Công ty em là công ty TNHH 2 thành viên, có một bác Hàn (chức danh giám đốc) đứng ra trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của công ty tại Việt Nam, còn một người Hàn khác hiện tại ở bên Hàn, làm việc tại Hàn Quốc và không tham gia điều hành trực tiếp (thực ra chỉ đứng tên góp vốn trên giấy chứng nhận đầu tư, còn đâu là không liên quan gì đến công ty ạ). Bên em vẫn trả lương và đóng thuế TNCN đầy đủ cho người hàn là giám đốc hiện tại đang điều hành hoạt động của công ty. Vậy trường hợp này bên em có cần làm hợp đồng lao động cho chủ sở hữu đứng tên trên giấy chứng nhận đầu tư đang trực tiếp tham gia điều hành công ty không ạ? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định về phạm vi đại diện như sau: Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định trên, Giám đốc (là chủ sở hữu công ty) nên không thể trong Hợp đồng lao động giám đốc vừa là người sử dụng lao động vừa là người lao động được, điều này đã vi phạm quy định. Vì vậy, bạn không cần làm hợp đồng lao động cho chủ sở hữu công ty. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc ký hợp đồng lao động với chủ sở hữu công ty. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2005 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 31075,Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ở thông dụng năm 2024?,"Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản giao kết giữa các bên tham gia hợp đồng nhằm xác nhận việc đã các bên đã hoàn thành các nội dung trong hợp đồng, đồng thời đã nghiệm thu các hạng mục công việc, nghĩa vụ thanh toán,... theo thỏa thuận. Theo đó, biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ở được hiểu là văn bản giữa bên cho thuê nhà và bên thuê nhà việc các bên chấm dứt việc thuê nhà theo hợp đồng thuê nhà đã lập và xác nhận các bên đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán tiền nhà, hoàn trả tiền cọc, bàn giao lại nhà ở cho bên cho thuê nhà,... Tổ chức, cá nhân cho thuê, thuê nhà ở có thể tham khảo Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ở dưới đây. Tải về Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ở thông dụng năm 2024 tại đây . Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ở thông dụng năm 2024? (Hình từ Internet)" 16803,Cho hỏi luật nghĩa vụ quân sự gia đình có 3 anh em đi mấy người? Cảm ơn.,"Hiện nay, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 không có giới hạn về việc gia đình có 3 anh em thì bao nhiêu người sẽ đi nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, theo Khoản 1d Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Như vậy, trường hợp một người nếu có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân thì sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Trân trọng!" 2571,"2. Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh","Tại Điều 9 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh như sau: Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm: - Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ. - Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam. - Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh: + Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; + Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; + Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; + Giấy tờ khác có thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và cam đoan về việc đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. + Trường hợp giấy tờ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền xác minh. Trường hợp cơ quan công an trả lời không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký lại khai sinh lập văn bản cam đoan về thông tin của cha, mẹ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và xác định nội dung khai sinh theo văn bản cam đoan. Trân trọng!" 25387,Ban biên tập cho tôi hỏi với trường hợp những người đã đủ tuổi hoặc quá tuổi mà không làm chứng minh thì có bị xử lý hình sự hay hành chính hay không? Mong sớm nhận phản hồi.,"Theo quy định tại Nghị định 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân, có quy định: Điều 3. Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân 1- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này. 2- Mỗi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng. Theo quy định trên, thì công dân Việt từ đủ 14 tuổi trở lên không thuộc các trường hợp sau có nghĩa vụ làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân. Điều 4. Các đối tượng sau đây tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân 1- Những người đang bị tạm giam, đang thi hành án phạt tù tại trại giam; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh. 2- Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình. Và tại Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Có quy định về mức phạt đối với hành vi quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân như sau: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền; b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân; c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân khi có yêu cầu của người có thẩm quyền. => Theo quy định trên thì chúng tôi chưa tìm thấy quy định nào về việc xử phạt đối với người chậm hoặc không làm chứng minh nhân dân khi đã đáp ứng các điều kiện theo quy định. Nhưng nếu khi bạn đã đáp ứng đủ điều kiện và không thuộc trường hợp tạm thời chưa được cấp giấy Chứng minh nhân dân mà không xuất trình được giấy chứng minh khi thuộc các trường hợp mà người có thẩm quyền yêu cầu thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt nêu trên. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 27121,"Thưa luật sư.Tôi tên là Nguyễn Thị ánh Tuyết. Năm 2009 tôi có kết hôn với anh Hiền, đầu năm 2010 tôi có sinh được một bé gái. Sau 4 năm chung sống chúng tôi không hợp nên chia tay, con do tôi nuôi.  Hiện tại anh Hiền đã có gia đình mới và có con. Vậy tôi muốn hỏi sau này khi con tôi lớn có được hưởng thừa kế tài sản từ bố  đẻ hay  không?   Phải có di chúc của bố cháu để lại cháu mới được hưởng  hay như thế nào thì cháu mới được hưởng  thừa kế? Phải khi bố cháu mất đi cháu mới có quyền đòi chia tài sản hay khi bố còn  sống cháu cũng được phép đòi hỏi? Vào thời điểm chúng tôi ly hôn chúng tôi không có tài sản chung. Vậy khi con tôi lớn con tôi có được hưởng tài sản gì từ bố đẻ của cháu hay không? Nếu tài sản đó là của ông bà nội cháu để lại cho bố cháu thì cháu có được hưởng không? Kính mong luật sư giải thích giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.","Nếu sau này cha của cháu bé chết mà để lại di sản nhưng không có di chúc thì di sản đó được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: Cha, mẹ, vợ, con (không phân biệt con riêng, con nuôi hay con đẻ). Trường hợp có di chúc thì những người sau vẫn được thừa kế mà không phụ thuộc nội dung di chúc: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động." 4556,"Sự đồng ý cho làm con nuôi được quy định như thế nào? Xin chào ban biên tập, tôi là Quàn Lâm, hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc nhận nuôi có nuôi, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là: Sự đồng ý cho làm con nuôi được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Sự đồng ý cho làm con nuôi được quy định tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể như sau: - Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó. - Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi. - Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. - Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày. Trên đây là nội dung câu trả lời về sự đồng ý cho làm con nuôi. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật nuôi con nuôi 2010. Trân trọng!" 8943,"Cha, mẹ đang ly hôn con có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không?","Dạ, cho em hỏi hiện tại em 19 tuổi. Bố mẹ em đang làm thủ tục ly hôn, em cũng thấy buồn và chán nản. Vừa rồi bên UBND có lấy thông tin để thực hiện đăng ký tham gia nghĩa vụ. Không biết tình trạng của em có được tạm hoãn không?" 17465,Viên chức đăng kiểm hạng III có những nhiệm vụ gì?,"Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 45/2022/TT-BGTVT , viên chức đăng kiểm hạng III có những nhiệm vụ sau: - Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hoặc chủ trì hoặc tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tài liệu chuyên môn về đăng kiểm; - Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện việc đăng kiểm cho đối tượng cụ thể, đúng chuyên ngành, phạm vi được phân công; - Tổ chức thực hiện việc đăng kiểm; đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thực nhiệm vụ được phân công nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng công tác đăng kiểm; - Phát hiện kịp thời các hư hỏng của thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định, đề xuất biện pháp khắc phục để đảm bảo chất lượng kiểm định; - Đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung và tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tài liệu chuyên môn và tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm khi được phân công; - Tham gia điều tra tai nạn, giám định nguyên nhân sự cố, tai nạn giao thông và tai nạn khác khi được phân công; - Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao. *Lưu ý: Thông tư 45/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2023. Trân trọng!" 19138,Mẫu đơn đề nghị xác nhận chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú đơn giản nhất?,Mẫu đơn đề nghị xác nhận chỗ ở hợp pháp được sử dụng trong trường hợp công dân thực hiện đăng ký thường trú tại các cơ quan có thẩm quyền cần giấy tờ xác nhận chỗ ở hợp pháp. Mẫu đơn đề nghị xác nhận chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú như sau: Tải Mẫu đơn đề nghị xác nhận chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú đơn giản nhất tại đây. Tải về. 7478,Có thể khấu trừ tiền lương của người lao động khi không thực hiện thi hành án cấp dưỡng cho con không?,"Căn cứ tại khoản 1, 2 Điều 78 Luật Thi hành án Dân sự 2008 quy định về trừ vào thu nhập của người phải thi hành án như sau: Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án 1. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác. 2. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Theo thỏa thuận của đương sự; b) Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; c) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án. ... Như vậy, tiền lương của người lao động thuộc thu nhập dùng để thi hành án. Trường hợp thực hiện khấu trừ vào tiền lương của người lao động khi không thực hiện thi hành án cần lưu ý một số điều sau: - Theo thỏa thuận của đương sự; - Trong bản án, quyết định có ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; - Thi hành án cấp dưỡng; - Khoản tiền phải thi hành án không lớn; - Tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thực hiện thi hành án. Theo đó, khi người phải thi hành án không thực hiện thi hành án cấp dưỡng cho con thì bên thi hành án dân sự có quyền yêu cầu bên công ty tự khấu trừ tiền lương của người lao động." 33459,Nội dung phải có trong giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bao gồm những nội dung gì?,"Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 của Luật Hộ tịch 2014 có quy định như sau: Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. 2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây: a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ; b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn; c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch . Như vậy, Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây: - Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ; - Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn; - Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch. Theo đó thì thông tin về ngày tháng năm sinh là thông tin bắt buộc thể hiện trên Giấy chứng nhận kết hôn." 19742,Kính chào luật sư! Tôi mới thành lập doanh nghiệp lĩnh vực môi giới bất động sản. Khách hàng muốn nhờ công ty tôi làm dịch vụ sang tên giấy tờ nhà. Xin hỏi luật sư trình tự thủ tục uỷ quyền như thế nào? chuẩn bị những giấy tờ gì? xin cảm ơn luật sư.,"Chào bạn! Đây là trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính thì bạn và người ủy quyền cần lập giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền văn bản này phải được công chứng thì mới có giá trị pháp lý trước các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính. Giấy tờ cần chuẩn bị gồm giấy tờ nhân thân của các bên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bạn nhé." 11674,"Mình có vơ và con nhưng chưa đăng ký kết hôn,nhưng mỗi lần cải nhau là vo mình về nhà mẹ vo ở.bây giờ mình muốn có vợ khác được không,mình làm như vậy bên vợ mình có làm khó gì không.xin cảm ơn","Việc bạn và bạn gái bạn chưa đăng ký kết hôn thì chưa có quan hệ hôn nhân trên cơ sở pháp lý, về mặt pháp lý bạn vẫn là người độc thân và có thể két hôn tự nguyện với người khác mà không gặp bất kỳ rắc rối nào từ phái pháp luật. Trường hợp bạn gái bạn đã có con thì bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nếu có sự yêu cầu từ phía bạn gái kia." 32715,"Chào luật sư! Hiện tại nhà em muốn mua 1căn nhà ở xã hội tại khu Tây Nam Linh Đàm nhưng không biết với trường hợp của nhà em thi có xét duyệt được không a? Cụ thể là như sau ạ: Chồng em là giáo viên dạy 1trường thuộc sở VHTDTT, chưa được biên chế chính thức nhưng đang được kí hợp đồng năm một và đươc ăn lương theo quy định nhà nước. Với trường hợp như Chồng em thí thuộc vào đối tượng được mua nhà nào theo quy định của nhà nước ạ? Có được ưu tiên gì không ạ? Trước đây Chồng em có chuyển khẩu từ Bắc Giang về Hà Nội, trong khẩu chỉ có 2 người là bác gái và Chồng em với danh nghĩa là cháu. Sổ hộ khẩu này đã có nhà rồi nhưng chồng em chỉ là danh nghĩa là cháu chứ không phải người sở hữu ngôi nhà đó nếu chồng em muốn mua nhà ở xã hội thì có được không ạ? Và nếu được thì sẽ thuộc trường hợp thực trạng nhà ở nào ạ? Em xin cảm ơn luật sư ạ","Chào bạn. Theo quy định hiện nay thì đối tượng và điều kiện mua nhà ở xã hội như sau: 1. Về đối tượng được mua nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp tại đô thị: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, các đối tượng thuộc diện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội phải có mức thu nhập bình quân hàng tháng không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Theo quy định hiện hành về thuế thu nhập cá nhân thì mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng và giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 3,6 triệu đồng/tháng. 2. Về điều kiện được mua nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp tại đô thị: Ngày 20/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 188/2013/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2014). Theo quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 14 Nghị định số 188/2013/NĐ-CP, đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại các dự án phát triển nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải đáp ứng các điều kiện: - Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 8 m2 sàn/người hoặc là nhà ở tạm bợ, hư hỏng, dột nát mà chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức. - Trường hợp mua nhà ở thì phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú nhưng phải đóng bảo hiểm xã hội từ 01 (một) năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án phát triển nhà ở xã hội. Thân ái" 17243,"Công dân có thể đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thông qua hình thức online hay không?","Tại Điều 10 Thông tư này về tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân: 1. Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. 2. Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị. Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Theo quy định trên, nếu bạn không đến Công an để làm Căn cước thì có thể làm thông qua Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trân trọng!" 18632,Mình bị mất hộ chiếu giờ mình xin cấp lại nhưng không nhớ số hộ chiếu và ngày cấp thì mình phải làm thế nào?,"Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau: Trước tiên, bạn cần lưu ý: Bạn làm mất hộ chiếu bạn phải thông báo đến cơ quan công an có thẩm quyền. Nếu hộ chiếu bị mất ở trong nước thì trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện mất phải có đơn trình báo với cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh. Trường hợp trực tiếp nộp đơn thì xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng để kiểm tra, đối chiếu; nếu gửi qua đường bưu điện thì đơn phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú. Nếu hộ chiếu bị mất ở nước ngoài thì phải có đơn trình báo ngay với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi gần nhất và cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Nội dung đơn trình báo cần ghi rõ: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ thường trú hoặc tạm trú, số hộ chiếu, ngày cấp, cơ quan cấp, thời gian, địa điểm xảy ra và lý do mất hộ chiếu. Khi mất hộ chiếu nhưng không thông cơ quan có thẩm quyền thì cũng theo quy định tại Nghị định 167/2013/ NĐ – CP: “2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú; Theo Thông tư 27/2007/TT-BCA Hướng dẫn việc cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông ở trong nước theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/08/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Thông tư 07/2013/TT-BCA Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BCA ngày 29/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp,sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước. Hồ sơ bao gồm: + Đơn xin cấp hộ chiếu phổ thông theo Mẫu X01 - Tờ khai hộ chiếu X01 (Tờ khai không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú. Khi đến nộp hồ sơ và nhận kết quả phải xuất trình chứng minh nhân dân để đối chiếu.) - 04 ảnh mới chụp, cỡ 4x6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng. - Giấy đã trình báo việc mất hộ chiếu Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật. Luật gia Đồng Xuân Thuận" 11180,Cho tôi hỏi ba chồng tôi là người Úc sống ở Úc đang bảo hộ di sản cho con của tôi dưới 5 tuổi. Và hiện tại ở Việt Nam có một tài khoản trên trăm triệu. Ba chồng tôi đã làm giấy Ủy quyền tại đại sứ quán Việt Nam tại Úc cho tôi rút số tiền đó. Như vậy là đã đủ thủ tục chưa ạ? Hay phải bổ sung thêm những giấy tờ gì nữa cho phía ngân hàng có thể giải quyết cho tôi rút tiền ạ? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!,"Đại diện theo ủy quyền theo khoản 1 Điều 142 Bộ luật dân sự 2005 là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Người đại diện theo ủy quyền được thực hiện các công việc theo ủy quyền của bên ủy quyền. Đối với vấn đề công chứng vào hợp đồng ủy quyền thì căn cứ Điều 55 Luật công chứng 2014 thì: 1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia. 2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền. Như vậy, trong trường hợp này của bạn nếu ba chồng bạn và bạn không thể đến cùng văn phòng công chứng thì ba chồng bạn có thể đến đại sứ quán công chứng vào văn bản ủy quyền. Sau đó, bạn đến văn phòng công chứng tại Việt Nam để công chứng tiếp vào hợp đồng ủy quyền đó. Sau khi công chứng thì hợp đồng ủy quyền hoàn toàn có hiệu lực và thực hiện theo hợp đồng. Dựa vào hợp đồng ủy quyền, bạn hoàn toàn có quyền rút tiền tại ngân hàng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vấn đề bố chồng bạn là người đại diện cho con bạn đối với số tiền (được coi là di sản). Cho nên, việc thực hiện phải hoàn toàn thực hiện vì lợi ích của con bạn. Bạn không nói rõ trường hợp bảo hộ này là như thế nào, cho nên bạn cần lưu ý đến các giấy tờ khác như di chúc xác định điều kiện rút, quản lý, định đoạt số tiền của con bạn (nếu có). Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về ủy quyền rút tiền tại ngân hàng. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 33347,anh cho em hoi Trước khi mất bố em có mua một mảnh đất. Khi giao dịch chỉ có giấy viết tay của hai bên. Bây giờ khi giá đất chỗ em tăng cao thì họ quay lại lật. Họ nói rằng số tiền trước kia giao cho họ chỉ là tiền đặt cọc. Em xin nói thêm là mảnh đất đó là đất chuyển đổi. Và người chủ cũ của miếng đất đó vẫn chưa trả đất chuyển đổi ( theo em được biết là phải trả một mảnh đất khác để được mảnh đất đó) Vậy khi ra trước pháp luật gia đình em có được bảo vệ quyền lợi sở hữu mảnh đất đó không. Rất mong được sự giúp đỡ của các anh chị!,Về vấn đề này phải dựa vào văn bản thoả thuận hay hợp đồng giữa các bên về việc hoán đổi đất này như thế nào. Cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc hoán đổi này như thế nào. Hoán đổi khác với việc mua bán cho nên bạn cung cấp thêm cho chúng tôi những thông tin này nhé. 16338,Cho hỏi: Theo quy định thì hồ sơ đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới bao gồm những giấy tờ nào? Mong sớm nhận hồi đáp.,"Hồ sơ đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới được quy định tại Phần II Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, cụ thể như sau: * Giấy tờ phải xuất trình - Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam. - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn chuyển tiếp). * Giấy tờ phải nộp - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn; - Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận công dân nước láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có chồng; - Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, giấy tờ chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng. * Lưu ý: - Đối với giấy tờ nộp, xuất trình: + Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản giấy tờ đó. + Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó. + Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp. + Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới với Việt Nam lập, cấp, xác nhận sử dụng để đăng ký hộ tịch được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung. Trân trọng." 33806,Tư vấn về ly hôn và giành quyền nuôi con 4 tháng,"Chuyện là chị của em cưới chồng ngày 20/5/2018, từ khi cưới về thì anh chồng này thường xuyên nhậu nhẹt về đánh đập, hành hạ chị em. Nhưng vì thương con nên chị em nhịn hết và nghĩ rằng ảnh sẽ thay đổi nhưng ảnh vẫn như vậy không thay đổi. Về phía gia đình bên ấy thì không thích chị vì chị có bầu trước khi cưới, nhưng chị vẫn im lặng chịu đựng vì con và luôn hy vọng 1 ngày nào đó ảnh thay đổi. Nhưng càng ngày càng quá đáng, hiện bé con đang ở bên gia đình ấy và không cho chị em qua thăm cũng như bồng ẳm gì cả, người chồng ấy còn hăm dọa nếu chị hay gia đình chị qua bên gia đình đó thì ảnh sẽ giết hết. Trong khi đó bé con mới được 4 tháng rưỡi. Mọi người cho em hỏi làm sao để li dị và dành quyền nuôi con ạ." 19828,Thủ tục xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất,"1. Căn cứ pháp lý: - Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ; - Luật Hộ tịch 2014 ; - Nghị định 123/2015/NĐ-CP ; - Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND ; - Thông tư 85/2019/TT-BTC . 2. Điều kiện: * Nhằm mục đích đăng ký kết hôn: - Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: + Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. + Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. + Không bị mất năng lực hành vi dân sự. + Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình 2014. - Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. * Nhằm xác định đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết: - Phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh (bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn; bản sao giấy chứng tử) - Nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng. Cụ thể Khoản 2 Điều 37 như sau: Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn). Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất. * Nhằm mục đích cấp lại để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng: Phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó. 3. Hồ sơ: - Tờ khai theo mẫu quy định. - Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú. - Bản sao giấy chứng tử, nếu có vợ hoặc chồng đã chết. - Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn, nếu đã ly hôn. - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp, nếu xin cấp lại Thủ tục xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất (Hình từ Internet) 4. Phương thức nộp: - Trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. - Trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính. 5. Cơ quan giải quyết: - Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú. - Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký tạm trú nếu không có nơi thường trú. 6. Thời hạn giải quyết: - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. - Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó. + Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương. + Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từu ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp. 7. Lệ phí: - Lệ phí hộ tịch thuộc danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, do đó mức lệ phí này sẽ do HĐND các tỉnh ban hành. - Ví dụ: Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại UBND xã/Phường tại Thành phố Hồ chí Minh là 3.000 đồng/trường hợp (Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND). Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn. Trân trọng!" 75,"Tôi với vợ tôi có mâu thuẫn không thể hòa giải, đang chuẩn bị ly hôn. Tôi muốn dành quyền nuôi con, vợ tôi cũng vậy. Nhưng tôi và vợ tôi đều không có điều kiện kinh tế nuôi con (con tôi chưa được 3 tuổi). Mẹ tôi tức bà nội của cháu lại có đủ điều kiện về kinh tế có thể nuôi cháu. Vậy bà nội có thể dành được quyền nuôi cháu được không?","Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định chỉ cha, mẹ mới có quyền yêu cầu được nuôi con sau khi ly hôn, ông bà nội ngoại không có quyền đưa ra yêu cầu này. Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con (khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Trong trường hợp cả hai vợ chồng đều không đủ điều kiện nuôi con như trình bày của anh/chị thì Tòa án sẽ xem xét và quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự (khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Việc lựa chọn người giám hộ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Dân sự năm 2005 về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ thuộc hàng thứ ba sau anh ruột, chị ruột. Người giám hộ phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Dân sự năm 2005, bao gồm: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác; Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ." 33173,Chào Luật Sư! Bạn trai tôi mang quốc tịch Anh. Chúng tôi muốn làm thủ tục kết hôn. Vậy tôi cần đến đâu? làm những thủ tục gì? Anh ấy có vợ nhưng đã li hôn. Sau khi kết hôn chúng tôi muốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Anh ấy có thể nhập quốc tịch Việt nam không? (song quốc tịch) Nếu được chúng tôi cần đến đâu? làm thủ tục gì? Tôi hiện đang sinh sống Quảng Trị,"Xin trả lời bạn như sau: Bạn và người yêu đăng ký kết hôn sau đó anh ấy muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì cần thỏa mãn những điều kiện sau: 1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật VN; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc VN. 3. Phải thôi quốc tịch nước ngoài. 4. Phải có tên gọi VN, và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch VN. Tuy nhiên anh ấy vẫn có thể giữ quốc tịch nước ngoài nếu làm đơn xin giữ quốc tịch nước ngoài và được Chủ tịch nước cho phép. Bạn vui lòng liên hệ Sở Tư pháp Tỉnh Quảng Trị để biết Thủ tục cụ thể về việc kết hôn, nhập quốc tịch Việt Nam. Trân trọng." 7515,"Độ tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị theo Luật nghĩa vụ quân sự 1981 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Thanh hiện đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Tôi hiện đang tìm hiểu về Luật nghĩa vụ quân sự Việt Nam qua các năm. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi độ tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị theo Luật nghĩa vụ quân sự 1981 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Độ tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được quy định tại Điều 38 Luật nghĩa vụ quân sự 1981, theo đó: Hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ ở ngạch dự bị quy định như sau: Nam giới, đến hết 50 tuổi; Phụ nữ, đến hết 40 tuổi. Trên đây là tư vấn về độ tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị theo Luật nghĩa vụ quân sự 1981. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Luật nghĩa vụ quân sự 1981. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 18603,"Mẹ tôi mất năm 2012 nhưng gia đình chưa khai di sản thừa kế, đến tháng 11/2012 thì bà ngoại mất. Nay gia đình làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì 1 phần di sản mà bà ngoại được hưởng sẽ chia lại cho những người được thừa kế của bà ngoại. Nhưng những người đó đã mất liên lạc từ lâu, nếu như không tìm đầy đủ những người đó thì có làm khai nhận di sản thừa kế được hay không?","Theo quy định của pháp luật thì bà ngoại là một trong những người thừa kế theo pháp luật của mẹ bạn (Điều 635 Bộ luật Dân sự). Vì bà ngoại cũng đã mất nên phần di sản mà bà được hưởng (nếu còn sống) sẽ được chia cho các thừa kế của bà theo Điều 676 Bộ luật Dân sự: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Khi làm thủ tục khai nhận di sản do mẹ bạn để lại thì phải có sự tham gia của những người thừa kế của mẹ bạn và những người thừa kế của bà bạn là đúng (với tư cách là người hưởng thay phần di sản của bà ngoại được hưởng). Thủ tục khai nhận di sản có thể được tiến hành theo các cách thức sau: Thứ nhất: Nếu việc phân chia di sản thừa kế không bắt buộc phải công chứng, chứng thực thì những người thừa kế có thể lập văn bản để thỏa thuận các nội dung như: Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, cách thức phân chia di sản… Trong trường hợp không thể liên lạc được với những người thừa kế của bà ngoại bạn thì những người thừa kế còn lại có thể thỏa thuận với nhau về cách thức phân chia di sản thừa kế của mẹ bạn, có thể thỏa thuận như sau: để riêng phần di sản mà bà ngoại bạn được hưởng theo tỷ lệ tương ứng (do hiện tại không có người đứng ra hưởng thay) và giao cho một người quản lý phần di sản đó; sau này nếu liên hệ được với những người thừa kế của bà ngoại thì người quản lý có trách nhiệm trao lại cho họ phần di sản mà họ được hưởng. Đối với phần di sản còn lại của mẹ bạn thì những người thừa kế có thể phân chia theo thỏa thuận. Thứ hai: Nếu việc phân chia di sản thừa kế bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (ví dụ: di sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở…) thì khi yêu cầu công chứng tại tổ chức công chứng cần có sự tham gia của tất cả các thừa kế theo pháp luật của mẹ bạn và người thừa kế theo pháp luật của bà ngoại bạn. Như vậy, nếu không liên lạc được với những người thừa kế theo pháp luật của bà bạn thì sẽ không thể thực hiện được thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 Luật Công chứng. Thứ ba: Trong trường hợp không thể phân chia di sản do không có sự tham gia của người thừa kế của bà ngoại dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi của những người thừa kế khác hoặc phát sinh tranh chấp thì gia đình bạn có thể yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền chia di sản do mẹ bạn để lại. Những người thừa kế của mẹ bạn có thể yêu cầu tòa án chia cho họ phần mà họ được hưởng; còn đối với phần mà bà ngoại bạn được hưởng thì có thể giao cho một người quản lý thay cho những người thừa kế của bà ngoại bạn." 14467,"Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có văn bản (bằng miệng), có người làm chứng. Tòa án có thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết không?","- Theo quy định tại Điều 707 Bộ luật dân sự năm 2005(BLDS) thì “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải được làm thủ tục và đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai”. - Một số Điều luật khác trong Chương III Bộ luật dân sự năm 2005 cũng có những quy định chặt chẽ về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ví dụ Điều 705,706,708… Khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng dất có tranh chấp thì đương sự khởi kiện tại Tòa án. Nếu người đi kiện không xuất trình (không nộp) cho Tòa án Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vì việc chuyển nhượng này không có văn bản mà bằng miệng, thì Tòa án chưa thụ lý vụ kiện. Tòa án có thể yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu trong một thời hạn do Tòa án ấn định. Nếu hết thời hạn nêu trên mà đương sự không bổ sung được tài liệu thì căn cứ khoản 2 Điều 169 Bộ luật dân sự năm 2004 Tòa án trả lại đơn và các tài liệu kèm theo đơn. Tòa án không được thụ lý vụ kiện." 26707,Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như thế nào?,"Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự cụ thể như sau: Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự 1. Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. 2. Xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, hoạt động dưới hình thức băng, ổ nhóm thì xem xét áp dụng hình phạt tù là hình phạt chính. 3. Trường hợp hình phạt chính được áp dụng không phải hình phạt tiền thì phải xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt bổ sung là hình phạt tiền. Như vậy, đối với người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự sẽ có nguyên tắc xử lý sau đây: - Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. - Hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, hoạt động dưới hình thức băng, ổ nhóm thì xem xét áp dụng hình phạt tù là hình phạt chính. - Trường hợp hình phạt chính được áp dụng không phải hình phạt tiền thì phải xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt bổ sung là hình phạt tiền. Trân trọng!" 34526,"Không có CMND, CCCD có bị gọi nhập ngũ?",Không có CMND có bị gọi nhập ngũ? Mấy bác cho em hỏi: Em không có CMND cũng chưa có làm CCCD thì có bị gọi nhập ngũ không? Cảm ơn. Do vấn đề gia đình nên chưa có. 19845,"Em năm nay 30 tuổi tên hiện tại của em tên là Phạm Thị Thuyên, giờ em muốn thay đổi thành Phạm An Thuyên hoặc Phạm Song An Thuyên(do bố mẹ e cùng họ phạm) vậy e có được thay đổi không ạ? Nếu em lấy lý do là tên kia xấu ảnh hưởng đến giao dịch công việc hiện tại của em thì có được chấp nhận không ạ? Mong anh chị giải đáp giúp em.","Theo Khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp cá nhân được quyền thay đổi tên, cụ thể như sau: - Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; - Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; - Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; - Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; - Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi; - Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính; - Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. Như vậy, nếu tên Phạm Thị Thuyên ảnh hưởng việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của bạn thì bạn có quyền được thay đổi tên. Ban biên tập phản hồi đến bạn." 2649,"Thưa luật sư! Năm 2000 bố mẹ em mua một mảnh đất. Mảnh đất đó đã qua mấy lần chủ và lần nào cũng chỉ có giấy chuyển nhượng do hai bên kí và có chữ kí củ người làm chứng là hàng xóm. Năm 2007,có một người đến và nói đó là đất của họ khai hoang từ trước. nhưng  gia đình em chuyển xuống nơi này từ năm 1991 chưa hề biết đến người này. Sau đó ông ấy đưa đơn lên UBND phường. sau mấy lần hòa giải UBND phường nói rằng một bên khai hoang nhưng không quản lý mà một bên là mua đất nhưng không có giấy tờ hợp pháp nên phường thu làm đất công giao cho khu phố quản lý, mà lúc đó bố em là trưởng khu ,nghĩ rằng kí vào rồi sau này xin lại để qua đợt tranh chấp này nên bố em kí chứ mẹ em không kí. Sau đó thu hồi đất để làm đường quốc lộ gia đình em vẫn được đền bù bình thường và được xác nhận là đất gđ em tự khai từ năm 1992. Lần đó cán bộ đo đạc mảnh đất đó cũng đã tách thửa theo đề nghị của bố em là chia cho chú em,em và em gái em mỗi người một lốt đất . Năm 2010 bố em mất, vừa rồi khu nhà em lại được đền bù vì bị thu hồi đất cho dự án hồ chứa nước cho nhà máy thủy điện thì người lần trước lại nộp đơn lên phường nói rằng đất đó là ngày trước ông ấy nhờ người trông coi nhưng người ta bán đi mà thôi. Ông ấy nói rằng nhà em lấp đất, đào ao và bán đất như bây giờ là không đúng, đề nghị gđ em trả lại cho ông mảnh đất còn lại. trong khi mẹ em mới chỉ xây 1 cái nhà thôi chứ chưa làm gì cả. Chủ tịch UBND phường nói rằng: nếu gđ em không chia cho ông ấy một lốt đất hoặc cho ông một ít tiền thì phường sẽ lấy đất đó làm đất công, không bên nào được sử dụng đất đó.   Thưa luật sư, như vậy có phải phường có thể thu luôn đất đó nếu gđ em không nhượng bộ hay không. Xin luật sư giải đáp giúp em.Em xin chân thành cảm ơn luật sư.","Qua ý kiến trình bày của bạn thì luật sư thấy rằng gia đình bạn đã mua đất bằng giấy tay có nguồn gốc ko rõ ràng nên tiềm ẩn rủi ro về mặt pháp lý vê tranh chấp mà việc xảy ra hai lần tranh chấp với người khai hoang trước đó là minh chứng cụ thể. Về mặt pháp lý thì do đất của bạn chứa có sổ đỏ, chứ được nhà nước công nhận quyền sử dụng nên việc tranh chấp do UBND giải quyết. Vậy căn cứ vào nguồn gốc tạo lập, quá trinh mua bán giấy tay và thực tế vấn đề thì gia đình bạn nên thỏa thuận với người tranh chấp sao cho hợp lý.\" 7303,Xin cho hỏi: Trong những trường hợp cụ thể nào thì người nộp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài ạ? Rất mong nhận được sự phản hồi trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn rất nhiều.,"Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người nhận con nuôi phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi được xác định bao gồm: lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước; lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài và lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Trong đó, lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài là lệ phí thu đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam; người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi. Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 3 Nghị định 141/2016/NĐ-CP thì: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam; Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam; Người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi theo quy định pháp luật khi nộp hồ sơ xin nhận con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 141/2016/NĐ-CP thì mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài cụ thể như sau: - Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp. - Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp. - Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp. Ngoài ra, ngoài lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài thì người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam phải trả một khoản tiền để bù đắp một phần chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài, bao gồm chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ khi được giới thiệu làm con nuôi đến khi hoàn thành thủ tục giao nhận con nuôi, xác minh nguồn gốc của người được giới thiệu làm con nuôi, giao nhận con nuôi và thù lao hợp lý cho nhân viên của cơ sở nuôi dưỡng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đều phải nộp đủ lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước theo quy định trên. Mà trong một số trường hợp thì người nộp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài sẽ được giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài. Theo đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 141/2016/NĐ-CP thì giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp sau: - Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài; - Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài; - Trường hợp nhận con nuôi thuộc cả hai trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 4 Nghị định 141/2016/NĐ-CP thì người nộp lệ phí được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo quy định tại Điểm a hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 4 Nghị định 141/2016/NĐ-CP. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 13471,"Số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ trong năm trước ngày 02/01/1991 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Hữu Bằng. Hiện tôi đang tìm hiểu về các quy định về Luật nghĩa vụ quân sự qua các thời kỳ và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Trước ngày 02/01/1991, số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Hi vọng sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!","Số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm trước ngày 02/01/1991 được quy định tại Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự 1981 với nội dung như sau: - Hàng năm, việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ một đến hai lần, vào tháng 2 - tháng 3 và tháng 8 - tháng 9. - Số lượng công dân nhập ngũ trong năm do Hội đồng bộ trưởng quyết định. - Việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành theo lệnh của Bộ trưởng Bộ quốc phòng. - Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc gọi công dân nhập ngũ trong địa phương mình. Trên đây là nội dung trả lời về số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm. Để nắm rõ hơn thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm Luật nghĩa vụ quân sự 1981. Trân trọng!" 26080,"Ông bà nội tôi có 3 người con gồm: ba tôi và 2 cô của tôi. Ông tôi mất năm 1967, bà tôi mất năm 1996. Ông bà có để lại một thửa đất, ba tôi xây dựng một ngôi nhà trên đất đó. Năm 2005, ba tôi mất. Một người cô của tôi không có gia đình mất năm 2007, nay chỉ còn 1 người cô còn sống. Cả ông bà nội, ba và cô của tôi đều không để lại di chúc. Vậy, tôi muốn hỏi: ba tôi mất sau ông bà nội thì chúng tôi là cháu có được hưởng thừa kế của ba không?","Vì cả ông bà, ba và cô của bạn đều mất mà không có di chúc nên trường hợp này di sản của họ đều được chia theo quy định của pháp luật như sau: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm người có di sản chết và người thừa kế theo pháp luật được xác định theo Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Ông bà bạn có tài sản chung là 1 thửa đất, khi ông bà bạn chết thì cả 3 người con của ông bà đều còn sống nên đối chiếu với quy định trên thì ba và 2 người cô của bạn là những người được nhận di sản thừa kế của ông bà (giả sử các cụ của bạn đều mất trước ông bà). Ba của bạn có tài sản là ngôi nhà trên đất và phần di sản được hưởng từ ông bà là 1/3 thửa đất. Bạn cùng mẹ và các anh chị em của bạn (nếu họ còn sống vào thời điểm bố bạn mất) là những người được hưởng di sản mà ba bạn để lại. Người cô của bạn đã chết năm 2007 không có chồng con nên người cô còn sống của bạn là người duy nhất được hưởng di sản thừa kế của người này để lại (bao gồm phần di sản được hưởng của ông bà là 1/3 thửa đất). Như vậy, bạn và các anh chị em của bạn được hưởng thừa kế trực tiếp từ ngôi nhà mà ba bạn để lại và được hưởng thừa kế chuyển tiếp phần thửa đất đất ba bạn được hưởng từ di sản của ông bà. Hiện nay, người đồng thừa kế thửa đất ông bà bạn để lại còn một người cô của bạn. Bạn có thể tham khảo quy định trên để có phương án thỏa thuận về quyền lợi phù hợp với người cô này để tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra trong gia đình." 3707,"Người mẹ không kết hôn, con sinh ra có được lấy họ của mẹ?","Tại Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền có họ, tên như sau: 1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có) . Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. 2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng. Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. 3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. 4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình. 5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Theo đó, trong trường hợp người mẹ không kết hôn thì con sinh ra được phép lấy họ của mẹ." 26860,"Cơ sở dữ liệu về thông tin cư trú của dân cư được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Phước, là giáo viên đã về hưu, có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể là cơ sở dữ liệu về thông tin cư trú của dân cư được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Cơ sở dữ liệu về thông tin cư trú của dân cư được quy định tại Điều 38 Luật Cư trú 2006, cụ thể như sau: - Cơ sở dữ liệu về cư trú do Bộ Công an quản lý là một bộ phận của hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, được xây dựng để phục vụ công tác quản lý nhà nước về cư trú. - Việc thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ dữ liệu về cư trú phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: + Ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin về cư trú đầy đủ, nhanh chóng, chính xác; bảo đảm an toàn dữ liệu theo đúng nguyên tắc, định dạng hệ cơ sở dữ liệu; + Bảo đảm an toàn các thiết bị lưu trữ thông tin, tài liệu về cư trú; + Bảo vệ an ninh thông tin về cư trú trên mạng máy tính; bảo đảm an toàn thông tin, tài liệu lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về cư trú; phòng, chống các hành vi làm hư hỏng dữ liệu về cư trú. - Việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về cư trú phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: + Mọi sự truy nhập đến cơ sở dữ liệu về cư trú phải được sự phê duyệt của thủ trưởng cơ quan quản lý cư trú; + Việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu từ cơ sở dữ liệu về cư trú cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; + Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sao chép, in trái phép thông tin, tài liệu từ cơ sở dữ liệu về cư trú. - Chính phủ quy định cụ thể về cơ sở dữ liệu về cư trú. Trên đây là nội dung câu trả lời về cơ sở dữ liệu về thông tin cư trú của dân cư. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật Cư trú 2006. Trân trọng!" 344,Thỏa thuận mang thai hộ có các nội dung cơ bản nào?,"Khoản 1 Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về những nội dung cơ bản trong thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau: 1. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ (sau đây gọi là bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ) phải có các nội dung cơ bản sau đây: a) Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 của Luật này; b) Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97 và Điều 98 của Luật này; c) Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan; d) Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận. Trân trọng!" 19820,Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam bao gồm những gì?,"Tại Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam như sau: 1. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây: a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam; b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; c) Bản khai lý lịch; d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; đ) Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt; e) Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam; g) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam. 2. Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn. 3. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam. Như vây, theo quy định của pháp luật thì khi nhập quốc tịch Việt Nam, công dân phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đã nêu trên." 7725,"Gia đình tôi có 4 lô đất giãn dân đang chờ cấp sổ đỏ. Trong đó có 2 lô là mua lại của gia đình khác, 2 lô còn lại thì 1 là của gia đình tôi và 1 là của gia đình con gái tôi (hiện cháu đã lấy chồng nhưng hồ sơ đất đều là tôi đứng tên làm hộ). Tất cả 4 lô trên nhà tôi đã hoàn chỉnh hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nộp cho địa chính xã, bên địa chính xã đã đưa lại cho tôi 1 giấy biên nhận đã thu 4 hồ sơ gốc của nhà tôi và các phiếu thu gốc liên quan. Do sơ xuất gia đình tôi làm mất giấy biên nhận hồ sơ, và vừa rồi tôi có tình cờ được biết qua một người bạn là có người đang khác đang giữ giấy biên nhận và có cả hồ sơ (phô tô) của 2 trong 4 miếng đất trên của gia đình tôi . Theo tôi tìm hiểu được thì người này được anh A làm trong UBND xã  tôi trả nợ 2 miếng đất này (Hiện nay anh A này vừa mới bị cắt chức ở xã, và tôi nghe nói đã trốn ra nước ngoài vì nợ lần và lừa đảo) Gia đình tôi có lên UBND xã trình bày vấn đề và làm đơn yêu cầu địa chính xã và phòng tài nguyên môi trường huyện nếu thấy trường hợp nào giao dịch 1 trong 4 miếng đất trên của gia đình tôi thì dừng lại. Đồng thời gia đình tôi yêu cầu UBND xã cấp lại giấy biên nhận nhưng không được chấp nhận. Khi được hỏi về cách giải quyết trường hợp của gia đình tôi thì ông chủ tịch xã có nói gia đình tôi cứ yên tâm vì đất này trong hồ sơ gốc vẫn đứng tên tôi nên không thể giao dịch được nếu như không có chữ ký của tôi. Mặc dù được giải đáp như vậy nhưng gia đình tôi rất lo lắng. Tôi muốn hỏi nếu như bị mất giấy biên nhận trên thì gia đình tôi có gặp khó khăn gì trong việc hoàn thiện và lấy sổ đỏ không. Và người đang giữ giấy biên nhận và hồ sơ phô tô của 2 miếng đất của nhà tôi kia có thể lấy được sổ đỏ của 2 miếng đất đó mà không cần chữ ký hoặc giấy tờ gì của tôi không?","Đất này đã đứng tên gia đình bạn, mạc dù có bị mất Giấy biên nhận nhưng không sao, về sau khi được cấp sổ bản giải trình về vấn đề này và nhận sổ về là được. Tuy nhiên, có nhiều điểm mà chúng tôi thắc mắc là tại sao bạn chỉ mất giấy biên nhận, tại sao khi bị mất giấy biên nhận lại không trình báo ngay, tại sao người nhận được giấy biên nhận lại là người nợ nần phải bỏ trốn? có hay không việc cắm các giấy biên nhận này vì họ còn có cả giấy tờ photo của bạn? nếu đây đúng là một giao dịch thì nhà bạn cũng sẽ gặp phiền phức vì bản chất của cái này là gi? ở chừng mực nào đó họ tuy bọ chốn nhưng nếu họ có quyền lợi thì vẫn phải bảo đảm quyền lợi của họ." 6394,"Từ 01/01/2025, thời hạn thuê và giá thuê nhà ở được quy định như thế nào?","Căn cứ Điều 170 Luật Nhà ở 2023 quy định về thời hạn thuê và giá thuê nhà ở như sau: Điều 170. Thời hạn thuê, giá thuê, cho thuê lại nhà ở 1. Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà ở theo định kỳ hoặc trả một lần; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó. 2. Trường hợp bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở nếu thời gian cho thuê còn lại từ một phần ba thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở trở xuống. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật. ... Như vậy, bên cho thuê và bên thuê nhà ở được quyền thỏa thuận về thời hạn và thuê nhà ở ngoại trừ các trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê. Bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở trong trường hợp bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và có sự đồng ý từ bên thuê, việc điều chỉnh này chỉ được thực hiện nếu thời gian cho thuê còn lại từ 1/3 thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở trở xuống. Giá thuê nhà ở mới sẽ do các bên thỏa thuận. Lưu ý: Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở ban hành trước ngày Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành là nhà ở thuộc tài sản công. Trân trọng!" 24617,"(PLO)-Hai bên tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận chia tài sản, nuôi dưỡng con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Vợ chồng tôi sống với nhau được tám năm và có hai đứa con. Nay chúng tôi thuận tình ly hôn, hai đứa con ở với tôi, tài sản chung tự chia với nhau. Vậy khi chúng tôi nộp đơn thuận tình ly hôn thì toà án có công nhận thoả thuận này hay phải đưa ra xét xử? Phu du (phudu_14581@gmail.com)","Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014,trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì tòa án giải quyết việc ly hôn. Như vậy, vợ chồng bà có quyền thoả thận với nhau về việc chia tài sản, nuôi dưỡng con thì khi giải quyết toà án sẽ công nhận thuận tình ly hôn. Tuy nhiên, nếu thoả thuận này không đảm bảo quyền lợi chính đáng của bạn và hai người con thì toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn." 29742,"Tôi là nữ, làm việc tại một cơ quan nhà nước. Cơ quan tôi hiện đang khuyết chức danh Chánh văn phòng. Hiện tại cơ quan có tôi và 01 nam đồng nghiệp đủ tiêu chuẩn để được bổ nhiệm. Tuy nhiên lãnh đạo cơ quan quyết định giới thiệu nam đồng nghiệp vì cho rằng tôi là nữ vướng bận công việc gia đình, nghỉ thai sản…Cho tôi hỏi cơ quan quyết định như vậy đúng hay sai? Vì sao? Mức phạt cho hành vi này như thế nào?","- Theo Khoản 1 Điều 11 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị như sau: ""Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội."" => Như vậy, bạn có quyền được giới thiệu bổ nhiệm chức danh Cháng văn phòng. Việc lãnh đạo cơ quan quyết định không giới thiệu bạn vì bạn là nữ đã vi phạm Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật Bình đẵng giới 2006: “Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới” - Căn cứ tại Điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định 55/2009/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với hành vi: “Không thực hiện việc bổ nhiệm nam hoặc nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.” Ban biên tập thông tin đến bạn." 27958,Cha mẹ đẻ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi được không?,"Tại Điều 18 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau: Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước 1. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có: a) Giấy khai sinh; b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng; d) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự; đ) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng. 2. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng. Căn cứ quy định trên, cha mẹ đẻ được lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi. Trân trọng!" 24786,Nhờ hỗ trợ quy định về Chỉ tiêu kỹ thuật cốt lưỡi trai mũ mềm (nhựa PE) (nguyên liệu của trang phục Dân quân tự vệ).,"Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/QS 1822:2021 trang phục dân quân tự vệ Ban hành kèm theo Thông tư 94/2021/TT-BQP, theo đó Phụ lục B quy định Chỉ tiêu kỹ thuật nguyên liệu của trang phục Dân quân tự vệ, Chỉ tiêu kỹ thuật cốt lưỡi trai mũ mềm (nhựa PE) (Bảng B.9) như sau: Tên chỉ tiêu Mức 1. Độ dày, mm 0,8 ± 0,05 2. Khối lượng riêng, g/cm 3 0,95 ± 0,1 3. Độ cứng nguyên thủy, Shore A Từ 85 đến 95 4. Độ cứng sau lão hoá 24 h (70 °C), Shore A Từ 85 đến 95 5. Độ bền kéo dứt, N/cm 2 , không nhỏ hơn 900 6. Độ bền kéo đứt sau lão hoá 24 h (70 °C), N/cm 2 , không nhỏ hơn 880 7. Độ giãn dài khi đứt, %, không nhỏ hơn 95 Trân trọng!" 15578,"Cách đây một năm, tôi chung sống và có con với một người đàn ông đã có vợ. Hiện tại, tôi muốn làm thủ tục nhận cha cho con nhưng trong thủ tục quy định phải có các giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con (nếu có), tôi không rõ những giấy tờ đó là gì? Có nhất thiết phải đi xét nghiệm ADN để chứng minh là cha, con không? Mong các luật sư tư vấn cho tôi","Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì con có quyền nhận cha, mẹ. Việc xác nhận cha cho con có thể có tranh chấp hoặc không có tranh chấp. Vì vậy, có hai trường hợp có thể xảy ra là: Trường hợp 1: Không có tranh chấp về xác định cha cho con: Mục 6 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ( sửa đổi bổ sung bởi NĐ 06/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2012) về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định như sau: + Điều kiện đăng ký việc xác nhận cha cho con: - Việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Mục này được thực hiện, nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp. - Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ theo quy định tại Mục này, trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp. + Hồ sơ đăng ký nhận cha cho con bao gồm: 1. Tờ khai đăng ký nhận cha, con (theo mẫu). 2. Giấy khai sinh của cháu bé (bản chính hoặc bản sao). 3. Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, con (nếu có). Như vậy, pháp luật về hộ tịch không quy định khi nhận cha, mẹ, con, đương sự bắt buộc phải xác định ADN. Do đó, đối với trường hợp không có tranh chấp về xác định cha, mẹ, con thì không bắt buộc phải xác định ADN. Trường hợp 2: Có tranh chấp về xác định cha cho con: Trong trường hợp này bạn cần làm đơn khởi kiện ra Tòa án để đề nghị giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong đó, hồ sơ khởi kiện bao gồm: 1. Đơn khởi kiện. 2. CMND, sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu (bản sao có công chứng, chứng thực). 3. Tài liệu chứng minh yêu cầu khởi kiện: giấy khai sinh của cháu bé, xác nhận của những người biết về sự việc, giấy chứng tử của cha cháu bé (trường hợp cha cháu bé mất), phiếu xét nghiệm ADN (nếu có)... Có thể thấy, cũng tương tự như ở trường hợp không có tranh chấp về việc nhận cha cho con, ở trường hợp này, con của bạn cũng không bắt buộc phải xét nghiệm ADN. Tuy nhiên, tại Điều 90 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi và bổ sung năm 2011), theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một bên đương sự, cháu bé sẽ phải xét nghiệm ADN để giải quyết việc xác nhận cha cho con." 19463,"Mọi người cho em hỏi xíu, em đã có lịch xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, vậy có thể sửa đổi nội dung kháng cáo được không? Và thường phải nộp trước bao lâu khi xét xử? Mong mọi người giúp đỡ em. Chúc cả nhà năm mới vui vẻ.","Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Điều 284 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: 1. Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 của Bộ luật này thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu. Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật này thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu. 2. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết. 3. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định. 4. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Như vậy, theo quy định trên thì khi có lịch xét xử phúc thẩm bạn vẫn có quyền thay đổi nội dung kháng cáo. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn cũng như thời hạn kháng cáo còn hay đã hết mà phạm vi kháng cáo ban đầu có thể bị giới hạn hoặc không có giới hạn. Trân trọng!" 33707,Thứ tự ưu tiên thanh toán khi phân chia di sản,"Thứ tự ưu tiên thanh toán khi phân chia di sản được quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự 2015 như sau: Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây: - Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng. - Tiền cấp dưỡng còn thiếu. - Chi phí cho việc bảo quản di sản. - Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ. - Tiền công lao động. - Tiền bồi thường thiệt hại. - Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước. - Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân. - Tiền phạt. - Các chi phí khác. Trân trọng!" 34557,"Em đang học Luật hôn nhân và gia đình, mà cô giáo lại cho làm một câu bài tập liên quan đến Luật Quốc tịch, do đó, tất nhiên là em chưa làm được nên muốn tham khảo ý kiến của anh chị. Anh chị có thể giải thích giúp em câu sau đây đúng hay sai được không ạ. Cụ thể là: Người Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam đúng không?","Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam. Ở nước ta thì mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, người đã nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Pháp luật Việt Nam cho phép công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; - Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; - Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; - Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam, người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, người có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không cần phải đáp ứng điều kiện đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam và điều kiện có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam và trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về Quốc tịch Việt Nam. Tại Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định như sau: "" Điều 5. Quan hệ giữa Nhà nước và công dân 1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. 2. Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. 3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước. 4. Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan."" Như vậy, căn cứ các phân tích cũng như quy định trên đây thì xác định người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. Do đó, trường hợp Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì kể từ ngày được quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì người đó đã trở thành công dân Việt Nam Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 27353,"Quy định về đăng ký sở hữu xe là tài sản chung của vợ chồng như thế nào? Tôi và chồng vừa mua một chiếc xe Airblade, tôi muốn hỏi phải làm thủ tục đăng ký thế nào để đảm bảo quyền lợi của cả tôi và chồng tôi? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập THƯ VIỆN PHÁP LUÂT. Xin chân thành cảm ơn","Việc đăng ký sở hữu xe là tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Khoản 13 Điều 25 Thông tư 15/2014/TT-BCA như sau: a) Chủ xe tự nguyện khai là tài sản chung của vợ chồng, phải ghi đầy đủ họ, tên và chữ ký của vợ, chồng trong giấy khai đăng ký xe; trường hợp xe thuộc tài sản chung của vợ chồng đã đăng ký đứng tên một người, nay có nhu cầu đăng ký xe là tài sản chung của hai vợ chồng thì phải khai giấy khai đăng ký xe, có chữ ký của hai vợ chồng; cơ quan đăng ký xe thu lại giấy chứng nhận đăng ký xe cũ, cấp giấy chứng nhận đăng ký xe mới. b) Xe của đồng sở hữu khi bán, cho, tặng phải có đủ chữ ký hoặc giấy ủy quyền bán thay của các chủ sở hữu. Trên đây là quy định về đăng ký sở hữu xe là tài sản chung của vợ chồng. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 15/2014/TT-BCA để hiểu rõ hơn quy định này." 25819,Những ai thuộc hàng thừa kế thứ hai?,"Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, những người thuộc hàng thừa kế thứ hai gồm: - Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; - Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Trân trọng!" 29959,"Nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường bị xử phạt thế nào? Hiện tại nhà tôi ở gần dự án đường cao tốc và đã thi công gần xong. Trong thời gian thi công đã ảnh hưởng đến nhà tôi, hiện tại nhà tôi đã bị nứt và xuống cấp trầm trọng. Vậy phải giải quyết thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo Điều 627 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra: ""Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng."" . Như vậy, dựa theo quy định của pháp luật thì bên gây thiệt hại tức bên thi công dự án này phải bồi thường cho gia đình bạn. Do đó, theo Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng về xử lý công trình xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận, có nguy cơ làm sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 13; Khoản 2, Khoản 5 Điều 27 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP như sau: 1. Tổ chức, cá nhân có hành vi tổ chức thi công xây dựng vi phạm quy định về xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận (bao gồm cả công trình hạ tầng kỹ thuật); có nguy cơ làm sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 13; Khoản 2, Khoản 5 Điều 27 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, đồng thời bị ngừng thi công xây dựng để bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục như sau: ""a) Sau khi biên bản vi phạm hành chính được lập, nếu bên vi phạm và bên bị thiệt hại không tự thỏa thuận được và một bên có đơn yêu cầu thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì việc thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại giữa bên vi phạm và bên bị thiệt hại. Hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày thỏa thuận lần đầu không thành hoặc bên bị thiệt hại vắng mặt tại buổi thỏa thuận lần đầu mà không có lý do chính đáng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thỏa thuận lần hai. Tại buổi thỏa thuận lần hai mà bên bị thiệt hại tiếp tục vắng mặt không có lý do chính đáng thì bên vi phạm được tiếp tục thi công xây dựng sau khi chuyển khoản tiền tương đương mức thiệt hại gây ra vào tài khoản bảo lãnh tại ngân hàng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mức tiền bảo lãnh căn cứ vào yêu cầu của bên bị thiệt hại, có xem xét đến đề nghị, giải trình của bên vi phạm; b) Trường hợp thỏa thuận lần hai không thành, hai bên thống nhất mời một tổ chức độc lập, có tư cách pháp nhân để xác định mức độ thiệt hại làm cơ sở bồi thường. Trong thời hạn 07 ngày mà hai bên không thống nhất được việc mời tổ chức để giám định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mời một tổ chức để giám định, chi phí do bên vi phạm chi trả; c) Trong thời hạn 07 ngày mà một trong các bên không thống nhất với kết quả do tổ chức giám định đưa ra, bên đó có quyền mời một tổ chức khác và tự chi trả chi phí. Kết quả giám định này là căn cứ để xác định mức bồi thường. Trường hợp bên còn lại không thống nhất với kết quả lần hai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mức bồi thường theo mức trung bình của kết quả giám định lần 1 và kết quả giám định lần 2; d) Sau 30 ngày mà tổ chức giám định không cung cấp kết quả giám định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sử dụng kết quả giám định ban đầu làm cơ sở xác định bồi thường thiệt hại. Bên gây thiệt hại có trách nhiệm mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và chuyển đầy đủ số tiền bồi thường theo kết quả giám định vào tài khoản đó. Sau khi bên gây thiệt hại đã chuyển đủ số tiền vào tài khoản tại ngân hàng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cho phép tiếp tục thi công xây dựng công trình. Trường hợp bên bị thiệt hại không thống nhất với mức bồi thường thì có quyền khởi kiện tại Tòa án. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý khi nhà bị nứt lún do đơn vị thi công đường. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2005 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 15644,"Tôi và chồng tôi sinh năm 1983. Đầu năm 2002 chúng tôi được cha mẹ hai bên tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn (vì chồng tôi 19 tuổi). Năm 2003 tôi sinh 01 con trai, năm 2004 chúng tôi đăng ký kết hôn. Thời gian đầu chúng tôi sống chung với cha mẹ chồng. Đến năm 2005 chúng tôi được cha mẹ chồng cho ở riêng và cho 13.000m2 đất vườn, cùng căn nhà 146m2. Tôi ở và canh tác trên nhà và đất cho đến nay, trong thời gian chung sống tôi có dùng tiền của mẹ ruột tôi cho để cùng cất nhà sau, số tiền là 25.000.000đ. Trong thời gian chung sống vợ chồng tôi phát sinh mâu thuẫn và nhiều lần chồng tôi đánh tôi. Tôi không thể chung sống được nữa nên tôi quyết định ly hôn và chồng tôi cũng đồng ý. Khi tôi và chồng tôi ký thỏa thuận thuận tình ly hôn tôi dẫn con tôi về nhà mẹ ruột ở và chuyển trường cho con tôi về gần nhà mẹ tôi. Hỏi tôi cần làm gì để dành được quyền nuôi con (con tôi 7 tuổi), và làm sao lấy lại được số tiền mà tôi đã đóng góp xây nhà? Sống chung với gia đình chồng và làm dâu thì khi ly hôn tôi có được chia tài sản gì không? (đất hiện nay vẫn do mẹ chồng tôi đứng tên, còn nhà thì không có sổ hồng)","Khoản 2, Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Vợ chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con…nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác” Trường hợp của bạn phải chứng minh bạn có đủ điều kiện nuôi dưỡng con toà án sẽ quyết định để bạn nuôi. Bạn có tiền đóng góp xây dựng nhà bạn phải chứng minh, nếu ngôi nhà là của hai bạn xây dựng lên đó là tài sản chung của vợ chồng bạn về nguyên tắc sẽ đựơc chia đôi theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình" 16852,Chúng tôi nghe thông tin mới có chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng trong cả nước. Nhưng hiện nay chính sách này được thực hiện cho những ai và điều kiện để được hỗ trợ ra sao chúng tôi chưa được biết rõ. Tôi là thân nhân của liệt sỹ có thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ về nhà ở theo chính sách của Chính phủ không? Phải có những điều kiện gì mới được hưởng hỗ trợ về nhà ở?,"Chăm lo đời sống cho người có công với cách mạng về nhà ở luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và chú trọng. Nhiều chương trình hỗ trợ nhà ở của các tổ chức chính trị - xã hội, như các chương trình ""đền ơn, đáp nghĩa"", xây dựng ""nhà tình thương"", ""nhà đồng đội""… cũng được thực hiện rộng khắp ở các địa phương trong cả nước. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 để hỗ trợ cho những hộ gia đình người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Người có công, đang thật sự có khó khăn về nhà ở. Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là hộ gia đình là người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở đó trước ngày 15/6/2013. Đối tượng và điều kiện được hỗ trợ: Thứ nhất, Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định này thì: Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này phải là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bao gồm: a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; c) Thân nhân liệt sỹ; d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; h) Bệnh binh; i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; m) Người có công giúp đỡ cách mạng. Thứ hai, Điều 3 Thông tư 09/2013/TT-BXD cũng quy định: Đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TT phải đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15 tháng 6 năm 2013 tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các điều kiện sau: a) Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới; b) Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung - tường và thay mới mái nhà”. Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn chỉ đưa ra hiện bạn đang là nhân thân của liệt sỹ còn việc gia đình bạn có được nhà nước công nhận hay không thì chưa rõ. Bạn nên kiểm tra lại thông tin tại danh sách người có công với cách mạng do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý tại thời điểm Quyết định số 22/2013/QĐ-TT có hiệu lực thi hành. Cũng theo Quyết định, ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) sẽ hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải phá dỡ để xây mới nhà ở, hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở. Việc hỗ trợ phải đảm bảo nguyên tắc sau khi được hỗ trợ, các hộ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2 (đối với những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 24m2); đảm bảo ""ba cứng"" (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng)." 13278,Di chúc bằng văn bản cần có những nội dung gì?,"Theo Điều 653 Bộ luật dân sự di chúc bằng văn bản cần có những nội dung sau: 1. Di chúc phải ghi rõ: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản; đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc." 24508,"Ông Trần Doãn Toàn làm việc tại 1 doanh nghiệp tư nhân và đăng ký tạm trú dài hạn tại UBND phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Tháng 3/2015, ông Toàn làm hồ sơ mua nhà ở xã hội tại Dự án Ecohome 2 phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội do Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô làm Chủ đầu tư. Theo yêu cầu của Chủ đầu tư, trong hồ sơ ông Toàn phải có Giấy xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân theo Thông tư số 08/2014/TT-BXD ngày 23/5/2014 của Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, hồ sơ của ông Toàn không đạt đủ điểm để mua nhà ở xã hội tại Dự án này nên ông đã rút hồ sơ để mua nhà thương mại theo gói tín dụng hỗ trợ ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Khi đó, mẫu Giấy xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân lại theo Thông tư số 17/2014/TT-BXD ngày 18/11/2014 của Bộ Xây dựng. Hiện ông Toàn đã ký hợp đồng mua nhà với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Tây Hà Nội và đóng góp 30% giá trị hợp đồng. Phía Ngân hàng yêu cầu ông Toàn xin lại Giấy xác nhận theo Thông tư số 17/2014/TT-BXD nhưng UBND phường Minh Khai không cấp lại với lý do Giấy xác nhận trên chỉ cấp 1 lần. Do đó, hồ sơ của ông không thể hoàn thiện được. Ông Toàn đề nghị cơ quan chức năng xem xét, có biện pháp tháo gỡ vướng mắc trên để ông hoàn thiện hồ sơ mua nhà.","Theo nội dung trình bày thì hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội của ông không đạt đủ điểm để mua nhà ở xã hội tại Dự án Ecohome 2 phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội do Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô làm chủ đầu tư nên đã rút hồ sơ để mua nhà thương mại theo gói tín dụng hỗ trợ ưu đãi (30.000 tỷ đồng). Cũng theo trình bày thì hộ gia đình ông Toàn đã ký mua nhà với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Tây Hà Nội và đóng góp 30% giá trị hợp đồng. Theo quy định tại Thông tư 17/2014/TT-BXD ngày 18/11/2014 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung một số Điều trong Thông tư số07/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013 hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ và Thông tư số 18/2013/TT-BXD ngày 31/10/2013 về sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 07/2013/TT-BXD thì đối tượng mua nhà khi vay vốn hỗ trợ ưu đãi thì phải “có hợp đồng mua nhà ở thương mại đã ký với chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về nhà ở”. Do vậy, việc hộ gia đình ông Toàn đã ký mua nhà với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Tây Hà Nội là không đúng quy định. Việc xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân khi mua nhà ở xã hội hoặc mua nhà ở thương mại đều quy định chỉ xác nhận một lần để tránh việc trục lợi chính sách. Trường hợp hộ gia đình ông đã lấy xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện mua nhà ở xã hội nhưng không đủ điểm để được mua thì có thể đến UBND cấp xã nơi đã cấp giấy xác nhận để hủy giấy xác nhận cũ (theo mẫu kèm theo Thông tư số 08/2014/TT-BXD ngày 23/5/2014 của Bộ Xây dựng) và xin cấp đổi giấy xác nhận mới (theo mẫu kèm theo Thông tư số 17/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng) để đăng ký vay vốn hỗ trợ mua nhà ở thương mại theo Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 61/NQ-CP của Chính phủ." 20398,"Năm 2012, tôi có mua một khu đất nền thuộc dự án thương mại tại TP.HCM. Theo bảng thiết kế mẫu nhà xây dựng được duyệt thì nhà này được xây hai tấm. Giờ tôi sửa đổi mẫu thiết nhà này theo kiểu khác được không và ở đâu có thẩm quyền giải quyết? Phuong (hanphuo***u77@yahoo.com)","Theo Khoản 3 Điều 24 Luật Nhà ở 2014 thì nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Có thể chia làm hai trường hợp sau: 1. Một là căn cứ khoản 4 Điều 42 luật trên thì đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn, trường hợp xây dựng nhà ở trong dự án thì phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án đã được phê duyệt. Khu vực yêu cầu phải có giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế thì phải tuân thủ đúng nội dung của giấy phép, hồ sơ thiết kế được phê duyệt. 2. Hai là đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị, việc xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị. Đối với nhà ở yêu cầu phải có giấy phép xây dựng thì phải xây dựng theo giấy phép xây dựng theo khoản 2 Điều 43 luật trên. Đồng thời, tại Khoản 4 Điều 6 Luật Nhà ở 2014, quy định việc xây dựng không đúng tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích đối với từng loại nhà ở mà Nhà nước có quy định về tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn diện tích nhà ở là hành vi bị nghiêm cấm. Căn cứ vào quy định nêu trên, khi đã mua nhà thuộc dự án thiết kế đã được duyệt theo mẫu thì bạn phải xây đúng theo thiết kế đã được phê duyệt. Tại TP.HCM thì theo Công văn 2542/SQHKT-QHKTT ngày 15-9-2010 của Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM và Công văn số 898 ngày 27-1-2014, về việc hướng dẫn Điều chỉnh mẫu nhà trong các dự án nhà ở đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 trên địa bàn TP.HCM thì vẫn có thể điều chỉnh được. Theo đó, Chủ tịch UBND quận, huyện là người có thẩm quyền xem xét giải quyết, thẩm định và phê duyệt việc điều chỉnh mẫu nhà. Chính vì vậy, bạn cần liên hệ với UBND quận (nơi có dự án) để xem cụ thể trường hợp của mình." 23405,Dạ cho em hỏi nếu chứng minh nhân dân của em bị ướt không nhận dạng được thì phải làm sao ạ? Em xin cảm ơn.,"Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân: - Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng; - Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được; - Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; - Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Thay đổi đặc điểm nhận dạng. Theo quy định này, trường hợp chứng minh nhân dân bị ướt không nhận dạng được có thể hiểu là chứng minh nhân dân bị hư hỏng không sử dụng được. Do đó, phải làm thủ tục để đổi lại chứng minh nhân dân mới. Vui lòng xem chi tiết tại bài viết: Thủ tục đổi chứng minh nhân dân . Trân trọng!" 1147,"Quyền của công dân về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là gì? Chào quý anh chị Thư Ký Luật! Sắp tới tôi dự định làm thẻ căn cước tuy nhiên có vài quy định tôi chưa được rõ cho lắm. Anh chị cho tôi hỏi: Quyền của công dân về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là gì? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị!","Theo quy định hiện hành tại Luật căn cước công dân 2014 thì quyền của công dân về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được quy định như sau: - Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, trừ trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo luật định; - Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước công dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc thẻ Căn cước công dân chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật; - Được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật căn cước công dân 2014; - Sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Quyền của công dân về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật căn cước công dân 2014. Trân trọng!" 3455,"Tôi có mua nhà chung cư và sắp nhận nhà, chủ đầu tư thông báo khi nhận nhà sẽ phải đóng khoản phí vận hành dự kiến là 8.000đ/m2. Cho hỏi tôi chỉ tới và nhận bàn giao nhà nhưng chưa vào ở thì có cần đóng phí quản lý không? Việc chủ đầu tư thu mức phí trước khi vào ở thì có hợp lý và căn cứ vào đâu để áp mức giá như thế? Mong luật sư tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn.","Giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được quy định tại Điều 106 Luật Nhà ở 2014 như sau: “Điều 106. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư 1. Việc xác định giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư phải công khai, minh bạch và căn cứ vào nội dung các công việc cần quản lý vận hành, dịch vụ sử dụng đối với từng loại nhà chung cư. 2. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư không bao gồm kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, chi phí trông giữ xe, chi phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước sinh hoạt, dịch vụ truyền hình, thông tin liên lạc và các chi phí dịch vụ khác phục vụ cho việc sử dụng riêng của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư. 3. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được quy định như sau: a) Trường hợp chưa tổ chức được Hội nghị nhà chung cư lần đầu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở; b) Trường hợp đã tổ chức được Hội nghị nhà chung cư thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư quyết định. 4. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư; trường hợp nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều này. 5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư để áp dụng cho các trường hợp sau đây: a) Thu kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn; b) Làm cơ sở để các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở hoặc trong trường hợp có tranh chấp về giá dịch vụ giữa đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; trường hợp không thỏa thuận được giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thì áp dụng mức giá trong khung giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.” Thêm vào đó Khoản 2, 3, 4 Điều 4 Thông tư 02/2016/TT-BXD về ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư cũng quy định: “Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà chung cư 2. Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ nội quy quản lý, sử dụng của từng nhà chung cư, quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan. 3. Việc đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở. Việc sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải bảo đảm đúng mục đích, công khai, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này; việc đóng góp các khoản phí, lệ phí trong quá trình sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ các quy định của pháp luật. 4. Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng kinh phí bảo trì, kinh phí quản lý vận hành, kinh phí hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư và các khoản phí, lệ phí khác trong quá trình sử dụng nhà chung cư theo quy định của Quy chế này và pháp luật có liên quan; phải chấp hành nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư, quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư.” Căn cứ theo quy định trên, chủ đầu tư thu mức phí trước khi vào ở được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở. Giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được quy định tại Điều 106 Luật Nhà ở 2014 như sau: “Điều 106. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư 1. Việc xác định giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư phải công khai, minh bạch và căn cứ vào nội dung các công việc cần quản lý vận hành, dịch vụ sử dụng đối với từng loại nhà chung cư. 2. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư không bao gồm kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, chi phí trông giữ xe, chi phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước sinh hoạt, dịch vụ truyền hình, thông tin liên lạc và các chi phí dịch vụ khác phục vụ cho việc sử dụng riêng của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư. 3. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được quy định như sau: a) Trường hợp chưa tổ chức được Hội nghị nhà chung cư lần đầu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở; b) Trường hợp đã tổ chức được Hội nghị nhà chung cư thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư quyết định. 4. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư; trường hợp nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều này. 5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư để áp dụng cho các trường hợp sau đây: a) Thu kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn; b) Làm cơ sở để các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở hoặc trong trường hợp có tranh chấp về giá dịch vụ giữa đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; trường hợp không thỏa thuận được giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thì áp dụng mức giá trong khung giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.” Thêm vào đó Khoản 2, 3, 4 Điều 4 Thông tư 02/2016/TT-BXD về ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư cũng quy định: “Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà chung cư 2. Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ nội quy quản lý, sử dụng của từng nhà chung cư, quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan. 3. Việc đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở. Việc sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải bảo đảm đúng mục đích, công khai, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này; việc đóng góp các khoản phí, lệ phí trong quá trình sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ các quy định của pháp luật. 4. Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng kinh phí bảo trì, kinh phí quản lý vận hành, kinh phí hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư và các khoản phí, lệ phí khác trong quá trình sử dụng nhà chung cư theo quy định của Quy chế này và pháp luật có liên quan; phải chấp hành nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư, quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư.” Căn cứ theo quy định trên, chủ đầu tư thu mức phí trước khi vào ở được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở." 29048,Người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì bị phạt bao nhiêu năm tù?,"Căn cứ Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 76 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì bị xử phạt như sau: - Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Trân trọng!" 26438,Nhà hàng xóm trổ cửa sổ nhìn thẳng hết vào nhà tôi. Tôi không muốn điều này thì có được không? Vấn đề này được giải quyết trên cơ sở qui định nào?,"Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau: Bất động sản là những tài sản không di, dời được như đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả những tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó... Xin giới thiệu một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động sản liền kề đã được pháp luật quy định như sau: Tại khoản 1 Điều 271 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau: “Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.” Ngày 03/4/2008 Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD về việc ban hành quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng, Quy chuẩn này thay thế phần II của quy chuẩn xây dựng ban hành kèm Quyết định số 682/BXD-CSXD năm 1996 nên về việc trổ cửa sổ theo nguyên tắc vẫn phải áp dụng Quy chuẩn xây dựng ban hành kèm Quyết định số 682/BXD-CSXD năm 1996 của Bộ Xây Dựng. Cụ thể, theo quy định của Điều 7 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thì: “Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa sổ, lỗ thông hơi, lỗ thông gió theo quy định sau: - Từ tầng hai (lầu một) trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2m không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2m). Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh (chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà). - Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2m. - Trong trường hợp người có quyền sử dụng lô đất liền kề có thỏa thuận thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2m có thể mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa hai nhà. Các lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép ngoài cùng cao hơn mặt sàn ít nhất là 2m. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ; việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử. Riêng đối với các bức tường giáp khu đất công cộng (công viên, bãi đỗ xe) cơ quan quản lý xây dựng có thể cho phép mở một số cửa sổ cố định...” Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề: Nhằm tạo điều kiện cho chủ sở hữu bất động sản có lối đi hợp lý ra đến đường công cộng, Điều 280 Bộ luật Dân sự quy định rõ về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề như sau: Các chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi thuận tiện và hợp lý ra đến đường công cộng, người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi có nghĩa vụ phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác. Vị trí giới hạn chiều dài, chiều rộng; chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại ít gây phiền hà cho các bên, nếu có tranh chấp về lối đi sẽ do UBND các cấp giải quyết hoặc do tòa án cấp huyện giải quyết. Lưu ý: Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau, thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho các người phía trong mà không phải đền bù. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động sản trong việc thoát nước thải, nước mưa: Điều 274, Điều 275 Bộ luật Dân sự quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải, nước mưa như sau: Chủ sở hữu bất động sản là nhà ở, công trình xây dựng... phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng làm ô nhiễm môi trường. Chủ sở hữu bất động sản là nhà ở, các công trình xây dựng... phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề. Ngoài ra, theo quy định tại Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở riêng lẻ số 9411 năm 2012 Tại mục 6.4.3 quy định: “Không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0m trở lên"". Như vậy, bạn cần căn cứ vào Tiêu chuẩn trên để xây dựng phù hợp với quy định pháp luật, nếu nhà hàng xóm có vi phạm thì bạn cần báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành lập biên bản và xử phạt theo quy định của pháp luật. Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật. Luật gia Đồng Xuân Thuận" 15335,"Nhà tôi mới mua chung tường với 1 nhà bên cạnh (chung tường bên phải, xây gạch 10cm). Chiếu theo sổ hồng của tôi đã mua thì bề ngang căn nhà này là là 4m (chủ cũ đã sang tên tôi). Cả 2 nhà đều là nhà cấp 3 (1 trệt, 1 gác lửng), cao 4.5m. Nay tôi muốn xây nhà mới, một trệt và 3 tầng. Tôi nghe nói rằng nếu tôi xây nhà trước sẽ phải bỏ phần đất có tường chung. Như vậy có đúng hay không? Chi tiết cụ thể như thế nào xin nhờ hướng dẫn giúp. Tôi có phương án xử lý là:  - Tầng trệt của tôi xây tường mới riêng biệt cao 5.8m, không đụng vào tường chung (Làm như vậy để không ảnh hưởng đến nguyên trạng của nhà chung tường bên phải với tôi)  - Từ tầng 1 trở lên, tôi sẽ sẽ xây tường ra đúng ranh giới viên gạch tường chung (Làm như vậy tôi có thể lấy lại 5cm tường chung, mà vẫn không ảnh hưởng đến nguyên trạng nhà kế bên) Xin cho tôi hỏi giải pháp như vậy có được chấp nhận không? Có thể làm GPXD không? Có thể hoàn công không? Sổ hồng của tôi sẽ như thế nào? Trong trường hợp tôi phải xây tường mới bỏ 5cm. Sau này nếu bên nhà kia xây dựng thì 5cm này của tôi sẽ được xử lý như thế nào? Tôi có quyền yêu cầu bên kia thương lượng số tiền tiền đất phải trả lại cho tôi không? Hoặc lúc đó tôi được phép xây ốp thêm gạch đinh 5cm vào tường nhà tôi không? Sổ hồng của tôi sẽ như thế nào? Trân trọng cảm ơn,","Theo quy định pháp luật thì tường chung mà có một bên xây dựng trước thì phải dành lại bức tường đó cho nhà hàng xóm sử dụng. Nếu bạn không xây bức tường mới nhưng cũng không phá tường cũ, việc xây dựng của bạn không ảnh hưởng đến chịu lực của tường cũ thì vẫn có thể chấp nhận." 23394,"Xin chào Ban biên tập, tôi tên Khánh Nhân sinh sống và làm việc tại Bến Tre. Vừa qua, chồng tôi đi làm ăn xa hơn 2 năm không thấy về nên tôi có làm đơn nhờ cơ quan chức năng cùng báo chí truyền thông tìm kiếm nhưng không có kết quả. Do đó phía bên Tòa án đã có quyết định tuyên bố chồng tôi mất tích, nhưng thời gian sau khi quyết định có hiệu lực không lâu thì chồng tôi quay về, nói là do có một số lý do nên không thể liên lạc được với gia đình. Nay tôi muốn Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích có được không? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123***)","Căn cứ theo quy định tại Điều 390 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích được quy định như sau: 1. Người bị Tòa án tuyên bố mất tích trở về hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự. 2. Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, trong đó phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự. Vậy nay chồng bạn đã quay về thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. Trên đây là nội dung tư vấn về hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Mong là những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 22629,"Vì là trung gian mua bán đất đai, nên tôi vướng vào một vụ án kiện tụng về đất đai. Với là phương diện là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Để bảo về quền lợi và làm tốt nghĩa vụ của minh. Ban biên tập cho tôi hỏi: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự có những  quyền hạn và nghĩa vụ gì?","Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự có những quyền hạn và nghĩa vụ được quy định tại Khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau: - Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa. - Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật. - Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án. - Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này. - Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình. - Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản. - Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. - Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ. - Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. - Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành. - Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. - Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. - Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này. - Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này. - Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc. - Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng. - Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này. - Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng. - Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng. - Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án. - Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này. - Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định. - Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định. - Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn" 28261,"Pháp luật quy định như thế nào về việc quản lý tài sản của người được giám hộ? Gửi bởi: Admin Portal","Theo Điều 69 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì việc quản lý tài sản của người được giám hộ được quy định như sau: 1. Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình. 2. Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. 3. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ." 3104,"Vợ chồng tôi vừa có cháu đầu, nên cũng hơi chút bỡ ngỡ trong việc đăng ký khai sinh cho con nên muốn nhờ các luật sư giúp đỡ ạ. Thể là vợ chồng tôi muốn đi làm giấy khai sinh cho con nhưng nhà quá xa Ủy ban nên muốn chuẩn bị thật kỹ các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ đăng ký khai sinh cho con để không phải mất công chạy đi chạy về nên mong các luật sư giúp đỡ?","Theo quy định của pháp luật về hộ tịch thì đăng ký khai sinh là một hoạt động đăng ký hộ tịch. Theo đó, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ thì người đăng ký khai sinh phải nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, bao gồm: - Tờ khai theo mẫu quy định; - Giấy chứng sinh, Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. Về thủ tục đăng ký khai sinh: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Về lệ phí đăng ký khai sinh: - Trường hợp đăng ký khai sinh đúng hạn (trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con) thì người đăng ký khai sinh được miễn lệ phí đăng ký khai sinh. - Trường hợp đăng ký khai sinh quá thời hạn quy định thì người đăng ký khai sinh có nghãi vụ nộp lệ phí đăng ký khai sinh theo quy định. Mức nộp tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương quy định. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 9992,Quốc tịch của pháp nhân là gì?,Quốc tịch của pháp nhân là Tình trạng pháp lý của một pháp nhân. Pháp nhân hợp pháp khi nó được thành lập và hoạt động phù hợp với pháp luật của nước mà nó mang quốc tịch. Các yếu tố xác định quốc tịch pháp nhân bao gồm: nơi đặt trụ sở của pháp nhân; trung tâm các hoạt động của pháp nhân; pháp luật nước mà pháp nhân được thành lập; trường hợp đặc biệt sẽ căn cứ vào quốc tịch của người thực sự làm chủ hay lãnh đạo pháp nhân đó. 29417,"Theo quy định của pháp luật hiện hành thì con cái có được đi xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho cha, mẹ không? Mong sớm nhận hồi đáp.","Tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch. Như sau: Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân , yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con , vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. => Như vậy, theo quy định nêu trên thì con có quyền thực hiện yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho cha, mẹ. Nhưng phải có giấy ủy quyền, việc ủy quyền không bắt buộc phải chứng thực. Trân trọng." 34015,Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý?,"Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thủ tục yêu cầu thực hiện trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau: Bước 1: Người được TGPL phải có đơn yêu cầu (tự viết hoặc theo mẫu) trình bay nội dung vụ việc và chuẩn bị các giấy tờ, gửi tới Trung tâm Trợ giúp pháp lý hoặc các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định. Hồ sơ (01) bao gồm: 1 . Đơn yêu cầu thực hiện trợ giúp pháp lýNgười được TGPL có thể tự làm đơn hoặc trực tiếp gặp người thực hiện trợ giúp trình bay.Nếu người được TGPL không tực làm đơn thì người thực hiện TG có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ 2. Giấy tờ chứng minh là người thuộc diện được TGPL (bản sao kèm bản chính đối chiếu )Gồm một trong các giấy tờ sau : Đối với người nghèo : Sổ hộ nghèo hoặc thẻ hộ nghèo hoặc giấy xác nhận thuộc diện nghèo của UBND cấp xã hoặc cơ quan lao động, thương binh, xã hội, cơ quan tổ chức khác có thẩm quyền theo quy định nơi người có yêu cầu cư trú hoặc làm việc. hoặc các giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó biết được người có tên là người thuộc diện hộ nghèo (Thẻ khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo hoặc sổ vay vốn ngân hàng chính sách…….) .Bước 2: Cán bộ tiếp công dân thực hiện tiếp nhận đơn, chuyển trợ giúp viên hoặc cộng tác viên theo quy định. Bước 3: Trợ giúp viên hoặc người thực hiện trợ giúp tiếp nhận hồ sơ vụ việc, thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 22873,Người được thực hiện phương pháp IVF phải có sức khỏe như thế nào?,"Căn cứ Điều 3 Thông tư 57/2015/TT-BYT quy định người được thực hiện phương pháp IVF phải tiêu chuẩn sức khỏe như sau: - Không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai, sinh con; - Không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; - Không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra; - Không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. - Người được thực hiện phương pháp IVF phải có kết luận bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở được phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm xác định đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con. Trân trọng!" 29751,"Tôi sinh con năm 2010, là con gái, nhưng lúc đi đăng ký khai sinh người nhà lại ghi nhầm là giới tính nam. Vậy xin hỏi thủ tục cải chính hộ tịch cho con tôi từ giới tính nam thành giới tính nữ như thế nào?","Bạn được cải chính hộ tịch cho con bạn vì theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định về phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch thì bạn được “cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký”. - Thẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch Điều 37 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định “1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;” Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì UBND xã/phường nơi đã đăng ký khai sinh trước đây cho con bạn có thẩm quyền cải chính giới tính cho con bạn trong giấy khai sinh. - Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch. Theo quy định tại Điều 38, Nghị định 158/2005/NĐ-CP, bạn phải phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của con gái bạn và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (thị trấn) ký và cấp cho bạn một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của bạn. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Nội dung và căn cứ cải chính hộ tịch được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh." 22557,Mẫu Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu đỗ của phương tiện là nơi cư trú như thế nào?,"Căn cứ quy định Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định về giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu đỗ của phương tiện như sau: Dưới đây là mẫu Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu đỗ của phương tiện là nơi cư trú : Tải về , mẫu Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu đỗ của phương tiện là nơi cư trú. Mẫu Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu đỗ của phương tiện là nơi cư trú như thế nào? (Hình từ Internet)" 9097,"Xin nhờ các luật sư tư vấn giúp. Công ty tôi có ký hợp đồng tư vấn kỹ thuật định kỳ hàng tháng với khách hàng. Hợp đồng này bao gồm các điều khoản tương tự như một hợp đồng nguyên tắc và không ghi cụ thể phí tư vấn từng tháng do trong khi thực hiện có thể có các chi phí phát sinh. Vậy có quy định nào bắt buộc trong hợp đồng kiểu như này phải ghi rõ số tiền phí tư vấn hàng tháng không.  Nếu không có quy định cụ thể nào thì việc công ty chúng tôi ký 1 hợp đồng nguyên tắc với khách hàng, sau đó hàng tháng tùy vào yêu cầu của khách hàng, nội dung tư vấn hai bên sẽ thống nhất tiền phí tư vấn và văn bản hóa thành các đơn đặt hàng cụ thể, trường hợp này có vấn đề gì không. Xin cảm ơn!","Công ty tôi có ký hợp đồng tư vấn kỹ thuật định kỳ hàng tháng với khách hàng. Hợp đồng này bao gồm các điều khoản tương tự như một hợp đồng nguyên tắc và không ghi cụ thể phí tư vấn từng tháng do trong khi thực hiện có thể có các chi phí phát sinh. Vậy có quy định nào bắt buộc trong hợp đồng kiểu như này phải ghi rõ số tiền phí tư vấn hàng tháng không. Nếu không có quy định cụ thể nào thì việc công ty chúng tôi ký 1 hợp đồng nguyên tắc với khách hàng, sau đó hàng tháng tùy vào yêu cầu của khách hàng, nội dung tư vấn hai bên sẽ thống nhất tiền phí tư vấn và văn bản hóa thành các đơn đặt hàng cụ thể, trường hợp này có vấn đề gì không. Chào bạn, Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: I. Nội dung hợp đồng theo quy định của pháp luật Luật thương mại không điều luật cụ thể nào quy định chi tiết nội dung của hợp đồng thương mại nhưng Điều 402 Bộ Luật Dân sự quy định, các bên có thể thỏa thuận về nội dung hợp đồng dân sự như sau: 1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm; 2. Số lượng, chất lượng; 3. Giá, phương thức thanh toán; 4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; 5. Quyền, nghĩa vụ của các bên; 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; 7. Phạt vi phạm hợp đồng; 8. Các nội dung khác Điều luật quy định gợi mở ""các bên có thể"" nên tùy trường hợp các bên có thể áp dụng toàn bộ nội dung hợp đồng được dẫn chiếu trong điều luật hoặc không. Trường hợp nội dung hợp đồng không đầy đủ, chi tiết thì các bên có thể lập thêm phụ lục hợp đồng để làm căn cứ thực hiện. II. Phụ lục hợp đồng Bên cạnh đó, điều 408 Bộ Luật Dân sự quy định về phụ lục hợp đồng như sau: Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. Như vậy, nếu hợp đồng của bạn là hợp đồng nguyên tắc chưa có thỏa thuận về phí tư vấn thì có thể lập thêm phụ lục. Hồ sơ phụ lục có thể gồm: - phiếu yêu cầu tư vấn (xác định rõ khối lượng công việc tư vấn); - biểu phí tư vấn và - biên bản nghiệm thu công việc tư vấn." 25889,Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải được thực hiện bằng tiền?,Theo quy định hiện hành thì có phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải được thực hiện bằng tiền không? 2834,"Tôi có một câu hỏi như sau: Việc thế chấp tài sản gắn liền với đất có bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm không? Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 163 thì không yêu cầu bắt buộc mà theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 thì bắt buộc phải thực hiện đăng ký biến động khi thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Vậy, sẽ áp dụng theo quy định nào đối với việc đăng ký giao dịch bảo đảm cho tài sản gắn liền với đất?","Về vấn đề bạn hỏi, tôi trả lời như sau: 1. Quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với việc thế chấp tài sản gắn liền với đất Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (sau đây gọi là Nghị định số 163/2006/NĐ-CP) và Điều 3 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm (sau đây gọi là Nghị định số 83/2010/NĐ-CP) thì (i) các giao dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký gồm: thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp tàu bay, tàu biển và các trường hợp khác nếu pháp luật có quy định; (ii) các giao dịch bảo đảm bằng tài sản không thuộc các trường hợp trên được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Qua rà soát các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm thì hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai cũng thuộc trường hợp phải được đăng ký giao dịch bảo đảm (khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT). Tuy nhiên, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP thì việc thế chấp tài sản gắn liền với đất là quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp (việc đăng ký làm phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm); theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT thì việc đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán, không phải là điều kiện để hợp đồng thế chấp phát sinh hiệu lực. 2. Quy định của Luật Đất đai năm 2013 đối với việc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định về các căn cứ để thực hiện việc đăng ký biến động trong trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi, mà không quy định bắt buộc phải đăng ký biến động đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này trong đó có việc thế chấp tài sản gắn liền với đất. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm thì các trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm gồm: thế chấp quyền sử dụng rừng, thế chấp quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai." 24295,Trường hợp nào thì Việt Nam công nhận 02 quốc tịch?,"Tại Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về nguyên tắc quốc tịch như sau: Nguyên tắc quốc tịch Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. Theo đó, công dân Việt Nam có thể có 02 quốc tịch khi thuộc 01 trong các trường hợp sau: [1] Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 01/7/2009 (theo khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014 ) [2] Người xin nhập quốc tịch Việt Nam khi thuộc 01 trong các trường hợp theo quy định pháp luật (theo khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 ) [3] Các trường hợp được quay trở lại quốc tích Việt Nam mà không cần thôi quốc tịch nước ngoài (khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 ) [4] Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi (Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 ) Cách đặt tên cho con có 02 quốc tịch như thế nào? (hình từ Internet)" 25604,"Xin hỏi, theo quy định mới nhất thì việc áp dụng quản lý rủi ro khi phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế làm như thế nào?","Theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư 31/2021/TT-BTC (Có hiệu lực từ 02/07/2021) quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoàn thuế như sau: Cơ quan thuế phân loại hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan hoặc các quy định hiện hành. Đối với phân loại hồ sơ hoàn thuế theo rủi ro, căn cứ kết quả phân loại rủi ro hồ sơ hoàn thuế tại Điều 13 Thông tư này, cơ quan thuế áp dụng các biện pháp phù hợp trong giải quyết, xử lý hồ sơ hoàn thuế như sau: Trong đó, về phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế, quy định cụ thể: a) Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro cao về thuế: Thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau Trong 12 tháng liên tục tính từ đầu năm tài chính, người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế liên tiếp được đánh giá là rủi ro cao: a.1) Trường hợp lần đánh giá rủi ro đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề khác nhau về tổng số điểm rủi ro hoặc điểm rủi ro tại mỗi tiêu chí, chỉ số khác nhau: Hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau. a.2) Trường hợp lần đánh giá rủi ro đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề giống nhau về tổng số điểm và số điểm tại mỗi tiêu chí, chỉ số; hoặc hồ sơ hoàn thuế đang thực hiện so với lần đánh giá trước liền kề có số điểm rủi ro tại mỗi chỉ số thấp hơn dẫn đến tổng điểm rủi ro thấp hơn tương ứng: - Kết quả kiểm tra hồ sơ hoàn thuế lần trước liền kề hoặc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế không phát hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì hồ sơ hoàn thuế lần tiếp theo không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế. - Trường hợp kiểm tra hồ sơ hoàn thuế lần trước liền kề hoặc thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế phát hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì hồ sơ hoàn thuế lần tiếp theo thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế. b) Hồ sơ hoàn thuế thuộc các loại rủi ro trung bình và rủi ro thấp: Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau. c) Trường hợp, sau khi ứng dụng phân loại hồ sơ hoàn thuế, trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, pháp luật hải quan hoặc trường hợp nếu người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng, cơ quan thuế thay đổi việc áp dụng hình thức phân loại hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế đang thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau sang thuộc diện hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế sau; việc phê duyệt thay đổi áp dụng hình thức phân loại phải được cập nhật vào hệ thống thông tin nghiệp vụ. Trân trọng!" 32042,"Xin Luật sư tư vấn giup tôi! tôi  đăng ký KT3 tại quận 7 đến nay đã được hơn 1 năm nay tôi muốn nhập khẩu vào đây nhưng do người chủ hộ hiện giờ đang ở nước ngoài. người chủ hộ có viết giấy ủy quyền về cho người Bác của tôi (là cha của chủ hộ) trong giấy ủy quyền có viết: ""người được ủy quyền có quyền cho thuê, bán, hoặc trao tặng căn nhà trên"". Tôi được công an quận 7 hướng dẫn ra phòng công chứng để làm hợp đồng ở nhờ, nhưng khi ra phòng công chứng thì họ chỉ đồng ý cho làm hợp đồng cho thuê, ko được làm hợp đồng ở nhờ. Khi mang hồ sơ ra công an quận 7 thì được trả lời là do trong hợp đồng ủy quyền không có ghi là cho người khác nhập khẩu nên thủ tục không hợp lệ. tôi muốn hỏi trường hợp của tôi được giải quyết như vậy có đúng không?Bây giờ tôi muốn nhập khẩu thì phải làm sao?","Vì người chủ nhà chỉ uỷ quyền nội dung cho thuê, bán, thế chấp... thì người thụ uỷ chỉ được thực hiện những quyền đó, hơn nữa việc nhập hộ khẩu ngoài các quy định về thời gian, điều kiện cư trú v.v...còn phải có sự đồngý của chủ hộ (hoặc chủ nhà) nhưng việc đó phải được thể hiện bằng một văn bản riêng chứ không phải là một phần không thể tách rời của hợp đồng thuê nhà." 19685,Thẩm quyền đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Vợ chồng tôi hiện đang sinh sống tại nước ngoài. Chúng tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập tư vấn giúp. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Phương Hoa (hoa***@gmail.com),"Thẩm quyền đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài như sau: - Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch, đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử theo quy định của pháp luật; cấp bản sao trích lục hộ tịch từ Sổ hộ tịch; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài. - Đối với những nước mà Việt Nam có từ hai Cơ quan đại diện trở lên thì thẩm quyền đăng ký hộ tịch thuộc Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự mà người yêu cầu cư trú. Đối với những nước chưa có Cơ quan đại diện thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại Cơ quan đại diện tại nước kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện thuận tiện nhất. Trên đây là quy định về thẩm quyền đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP để hiểu rõ hơn về điều này. Trân trọng!" 15238,"Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Hải hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập!","Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền được quy định tại Điều 593 Bộ luật dân sự 1995, theo đó: 1- Trong trường hợp uỷ quyền có thù lao, thì bên uỷ quyền có thể đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu uỷ quyền không có thù lao, thì bên uỷ quyền có thể đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền trong một thời hạn hợp lý. Bên uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng; nếu không báo, thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyền đã bị đình chỉ. 2- Trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao, thì bên được uỷ quyền có thể đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên uỷ quyền biết trong một thời hạn hợp lý; nếu uỷ quyền có thù lao, thì bên được uỷ quyền có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền. Trên đây là tư vấn về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền theo Bộ luật dân sự 1995. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 1995. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 28546,"Hiện tại tôi ở đăng ký thường trú tại Đà Nẵng, dự tính cuối năm sẽ ra định cư ở nước ngoài. Thì quy định có bị xóa đăng ký thường trú hay không? Tôi không muốn bị xóa để lâu lâu có thời gian quay lại, thì thông tin vẫn thế.","Căn cứ Điểm đ, Khoản 1 Điều 22 Luật cứ trú 2006 quy định như sau: Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú: - Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết; - Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại; -.............. - Ra nước ngoài để định cư. Như vậy, khi ra nước ngoài để định cư sẽ bị xóa đăng ký thường trú . Trân trọng!" 31461,Xin chào các anh chị trong Ban biên tập. Tôi có một câu hỏi rất mong được các anh chị giải đáp. Nếu đi máy bay mà hành khách gặp tai nạn thì ai sẽ bồi thường? Mức bối thường được quy định như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi từ anh chị. Trân trọng cảm ơn!,"Theo Điều 160 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau: Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hành khách chết hoặc bị thương do tai nạn xảy ra trong tàu bay, trong thời gian người vận chuyển đưa hành khách lên tàu bay hoặc rời tàu bay. Bên cạnh đó, Điều 163 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 cũng quy định trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển. Theo đó, hãng hàng không phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ của hành khách, việc mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý và do vận chuyển chậm hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm khác đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển quy định tại Điều 166 của Luật này. Điểm a Khoản 1 Điều 166 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách là một trăm nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách. Trong khi đó quyền của hành khách được quy định tại Khoản 1 Điều 147 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 như sau: Được thông báo bằng văn bản về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển áp dụng đối với trường hợp hành khách bị chết, bị thương, hành lý bị hư hỏng, mất và vận chuyển chậm. Như vậy, căn cứ vào những quy định trên, có thể thấy trách nhiệm của các hãng hàng không là phải mua bảo hiểm cho toàn bộ hành khách trong các chuyến bay. Tuy nhiên, quyền lợi của khách hàng được hưởng ra sao, mức độ bảo hiểm tới đâu còn tùy vào nhiều yếu tố bởi vì pháp luật không quy định mức bồi thường cụ thể mà quyền lợi của hành khách tùy thuộc vào từng hãng hàng không, gói bảo hiểm (tức mức trách nhiệm) mà hãng hàng không đó mua cũng như phụ thuộc vào thực tế thỏa thuận giữa hãng hàng không và hành khách. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 22125,"Nhà tôi có 2 anh em, anh tôi lớn hơn tôi 10 tuổi, ba mẹ tôi mất sớm, tôi sống với anh trai từ nhỏ. Anh trai tôi vẫn chưa lập gia đình, tôi sống chung với anh trong căn nhà của anh ấy. Tháng trước anh trai tôi bị tai nạn giao thông qua đời để lại mình tôi sống trong căn nhà. Tôi muốn bán căn nhà này để chuyển đi định cư ở nước ngoài. Vì ở lại đây tôi cũng không còn người thân nào hết. Ban tư vấn cho tôi hỏi căn nhà của anh tôi thì tôi có được thừa kế không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Minh Hiền - hien*****@gmail.com","Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 về các trường hợp thừa kế theo pháp luật: - Không có di chúc; - Di chúc không hợp pháp; - Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. ==> Anh bạn qua đời do tai nạn giao thông, không để lại di chúc nên sẽ thuộc trường hợp chia thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về thứ tự hàng thừa kế: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. ==> Ba mẹ bạn mất sớm, bạn sống cùng anh trai, anh trai bạn cũng chưa lập gia đình. Do những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh trai bạn không có nên mặc dù bạn thuộc hàng thừa kế thứ 2 vẫn có quyền hưởng phần di sản do anh bạn để lại. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 18968,"Một người do chống trả người đang xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà gây thiệt hại được pháp luật hình sự và pháp luật dân sự quy định như thế nào?","Trong thực tế, có nhiều trường hợp một người, do phải chống trả một người khác đang có hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà gây thiệt hại cho người có hành vi xâm hại. Đây là những trường hợp phòng vệ - tùy theo sự tương xứng tính chất, mức độ của sự xâm hại với thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm hại để xác định là phòng vệ chính đáng hay phòng vệ vượt quá giới hạn chính đáng. Trong luật hình sự, phòng vệ chính đáng là hành vi cuả người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách tương xứng người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Người có hành vi phòng vệ chính đáng không bị coi là tội phạm. Chỉ khi hành vi chống trả rõ ràng là quá mức cần thiết thì người có hành vi đó mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết là hành vi không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Đây là trường hợp do đánh giá sai tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại mà người phòng vệ đã lựa chọn phương tiện hoặc phương pháp chống trả quá mức cần thiết cho người có hành vi xâm hại trong khi không cần thiết phải gây thiệt hại như vậy. Trong luật dân sự, nguyên tắc bồi thường thiệt hại cũng được xác định dựa trên yếu tố “ phòng vệ chính đáng” hay “ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại." 3840,Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục giải quyết việc công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi?,"Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi thì: Thủ tục giải quyết việc công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi 1. Công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi và các điều kiện theo quy định pháp luật của nước láng giềng. 2. Hồ sơ xin nhận con nuôi phải có các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi và các giấy tờ khác theo quy định pháp luật của nước láng giềng; số bộ hồ sơ được lập theo quy định pháp luật của nước láng giềng. 3. Sau khi hoàn thiện hồ sơ, người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp. Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và xác nhận nếu người đó có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi. 4. Sau khi đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng, người nhận con nuôi phải làm thủ tục ghi chú việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân xã, nơi người đó thường trú." 14152,Giải thích hợp đồng phải thực hiện theo nguyên tắc nào?,"Căn cứ Điều 404 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giải thích hợp đồng như sau: Điều 404. Giải thích hợp đồng 1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng. 2. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng. 3. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng. 4. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng. 5. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng. 6. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia. Như vậy, khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng cần được giải thích thì việc giải thích hợp đồng phải được thực hiện theo các nguyên tắc sau: - Giải thích điều khoản không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng. - Điều khoản hoặc ngôn từ của hợp đồng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng. - Điều khoản hoặc ngôn từ của hợp đồng khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng. - Các điều khoản phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng. - Có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng. - Nếu bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia. Trân trọng!" 1163,"Khi nào thì áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề muốn hỏi như sau: Tôi biết pháp luật có quy định về rất nhiều những biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự. Cho tôi hỏi: Khi nào thì áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!","Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2016). Theo đó, đây là một trong những các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự. Cụ thể: Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án. (Điều 128 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!" 23778,"Phạm vi tổ chức trưng cầu ý dân được quy định như thế nào? Và được quy định cụ thể ở đâu? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Nguyễn Trần Thảo Nguyên. Em đang tìm hiểu về hoạt động trưng cầu ý dân và có một câu hỏi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: Phạm vi tổ chức trưng cầu ý dân được quy định ra sao? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Email của em là ng***@gmail.com.","Phạm vi tổ chức trưng cầu ý dân đã được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật Trưng cầu ý dân 2015. Theo đó, phạm vi tổ chức trưng cầu ý dân được quy định như sau: Trưng cầu ý dân được thực hiện trong phạm vi cả nước. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về phạm vi tổ chức trưng cầu ý dân. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Trưng cầu ý dân 2015. Trân trọng!" 8892,Từ chối nhận di sản bằng lời nói có hiệu lực pháp luật không?,"Căn cứ Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về việc từ chối nhận di sản như sau: 1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. 2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. 3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Theo đó, việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản. Do đó việc bạn chỉ nói sẽ không nhận di sản là không có giá trị pháp lý. Cho nên bạn vẫn sẽ được chia di sản của cha để lại." 13244,"Uỷ quyền cho mẹ giải quyết việc ly hôn có được không? Con gái tôi hiện là công nhân ở khu chế xuất nên công việc liên tục khó xin nghỉ làm để ra toà nộp đơn yêu cầu ly hôn. Vừa qua, tôi đến toà án để nộp đơn ly hôn thay cho con (đơn này con tôi tự viết và ký tên) nhưng cô cán bộ toà yêu cầu phải đích thân đi nộp thì mới được. Ly hôn tốn nhiều thời gian nên con tôi có thể uỷ quyền cho tôi ra toà thay được không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Chân thành cảm ơn!","Đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Cụ thể: Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau: 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Căn cứ vào quy định trên thì bạn không thuộc trường hợp được quyền nộp đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của con gái mình do con gái của bạn hoàn toàn bình thường. Đồng thời, tại Khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Như vậy, con gái của bạn phải là người nộp đơn yêu cầu toà án giải quyết việc ly hôn của mình chứ không thể uỷ quyền cho bất kỳ ai khác kể cả bạn. Trên đây là quy định về ủy quyền giải quyết việc ly hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 16411,"Tôi là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại TP Hải Phòng, hiện đang đăng ký tạm trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Bạn tôi là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại phường khác trên địa bàn TP Hải Phòng. Tháng 3/2014 bạn tôi đi du học tại Hàn Quốc và làm thẻ cư trú tại Hàn Quốc. Tháng 1/2015, bạn tôi về nước nghỉ Tết, chúng tôi có dự định làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Xin hỏi: 1. Chúng tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đăng ký kết hôn được tại Việt Nam và trình tự, thủ tục thực hiện như thế nào? 2. Chúng tôi có thể đăng ký kết hôn tại Hải Phòng hay phải đăng ký tại Hà Nội?","1. Về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn: Căn cứ điều 17 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ. Như vậy, vì hai bạn đều có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hải Phòng nên cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn trong trường hợp này là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bạn. 2. Về thủ thục đăng ký kết hôn: Căn cứ Điều 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực và Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì hồ sơ và thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện như sau: - Tờ khai đăng ký kết hôn: khi đăng ký kết hôn, mỗi bạn phải khai vào một Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định) và nộp Tờ khai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký. - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (bản chính) hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn: trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Đồng thời, trường hợp bạn của bạn đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân. Bạn cần lưu ý, việc xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận. - Giấy tờ kèm theo: Giấy chứng minh nhân dân; Sổ Hộ khẩu. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày. Khi đăng ký kết hôn, hai bạn phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bạn ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn (Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu)." 28540,Hiệu lực của trưng cầu ý dân,"Căn cứ Điều 11 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân như sau: Hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân 1. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố. 2. Mọi cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng kết quả trưng cầu ý dân. 3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh kết quả trưng cầu ý dân. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố. Mọi cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng kết quả trưng cầu ý dân. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh kết quả trưng cầu ý dân. Trân trọng!" 17621,"Tôi muốn hỏi bố tôi bị tai nạn do đâm vào xe họ bị tụ máu đầu. Nhưng bố tôi đi đúng làn đường còn người kia đi từ bên kia sang có xi nhan nhưng do qua đường không dứt khoát bố tôi đâm vào bô xe rồi bị ngã lộn ra còn xe kia không bị ngã. Vì lúc đó cũng không có người chứng kiến lúc 6, 7h tối chỉ nghe người kia nói là bố tôi đâm. Cũng không rõ thực hư thế nào hiện bố tôi đang mổ. Vậy tôi muốn hỏi như vậy tôi có làm đơn kiện người kia và đòi bồi thường được không ạ? Mong luật sư tư vấn giúp tôi biết.","Theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: - Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. - Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Như vậy, vấn đề xác định bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào mức thiệt hại, mức độ lỗi của các bên gây ra thiệt hại. Theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, bạn có quyền khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu đòi bồi thường. Ban biên tập phản hồi đến bạn." 2318,"Quyền của công dân về cư trú được quy định ra làm sao? Xin chào Ban biên tập, tôi là Văn Hùng, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về quản lý dân cư. Nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là quyền của công dân về cư trú được quy định ra làm sao? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Quyền của công dân về cư trú được quy định tại Điều 9 Luật Cư trú 2006, cụ thể như sau: -Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú. - Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú. - Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình. - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung câu trả lời uyền của công dân về cư trú. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề nàu bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật Cư trú 2006 . Trân trọng!" 13325,Cá nhân không thực hiện đúng quy định về xóa đăng ký tạm trú bị xử lý hành chính bao nhiêu?,"Tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau: Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú , tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. ... Theo đó, nếu cá nhân không thực hiện đúng quy định về xóa đăng ký tạm trú sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Trân trọng!" 19545,Đăng ký thường trú tại nhà mình đang sở hữu ở tỉnh khác có phải đăng ký tạm trú trước không?,"Căn cứ Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau: - Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. - Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: + Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; + Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; ... - Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây: + Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; + Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người. Như vậy theo quy định hiện hành bạn là chủ sở hữu của nhà nên dù ở tỉnh khác thì bạn vẫn có thể đăng ký thường trú tại địa điểm nhà này mà không cần phải đăng ký tạm trú." 31824,"Sau khi kết hôn bố mẹ tôi đã cùng nhau xoay sở được một mảnh đất, dựng được gian nhà mái lá để cả nhà lấy chỗ sinh hoạt. Năm 1984 bố mẹ tôi đã xây dựng căn nhà cấp 4. Cách đây 17 năm không biết lý do gì bố mẹ tôi đã chia tay và thống nhất để mẹ tôi toàn quyền sở hữu và sử dụng thửa đất và gian nhà trên thửa đất này. Bố tôi đã làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà và đất cho mẹ tôi đứng trên bìa đỏ sau khi ly hôn và thỏa thuận lấy một số thứ rồi đi xây dựng gia đình mới. Bố tôi mất, sau đó một em trai tôi cũng mất trong khi đang công tác trong Nam. Gian nhà cấp 4 mà bố mẹ tôi xây dựng từ năm 1984 đến nay đã 25 năm không an toàn nữa, nay mẹ tôi đã trên 70 tuổi muốn bán thửa đất này để lo liệu cuộc sống của mẹ tôi và một người em trai út chưa lập gia đình hiện vẫn sống cùng mẹ tôi. Vậy tôi nhờ Luật sư tư vấn cho tôi xem mẹ tôi làm thế có đúng với luật thừa kế không? Tôi thấy có người bảo mẹ tôi là phải thừa kế toàn bộ tài sản này cho người con trai lớn nhất. Điều này chúng tôi không nhất trí vì mẹ tôi còn sống tuổi cao cần được chăm sóc bồi dưỡng, nếu trao hết cho con trai trưởng thì mẹ tôi và người em út chưa nghề nghiệp, chưa có gia đình riêng sẽ sống ra sao? Mong được Luật sư hướng dẫn, tư vấn. Xin chân thành cảm ơn! (mailto:duong_thi_nghia@yahoo.com)","Ngay tại thời điểm mẹ bạn xác lập quyền sở hữu theo Quyết định ly hôn của Toà án nhân dân, đồng thời hoàn tất thủ tục đăng ký biến động về chủ sở hữu trên Giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở là mẹ bạn đã có đầy đủ những quyền về bất động sản theo quy định của Bộ luật Dân sự, bao gồm: Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Quyền sử dụng: là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Trong trường hợp này, mẹ bạn có toàn quyền bán bất động sản nói trên." 18492,"Bạn đọc Trần Thị Cẩm Tú, địa chỉ mail camtu678****@gmail.com thắc mắc: Hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam của tổ chức con nuôi nước ngoài được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cảm ơn!","Hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam của tổ chức con nuôi nước ngoài được hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 21/2011/TT-BTP về quản lý Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Tư pháp ban hành, theo đó: Điều 4. Về hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động 1. Hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo quy định tại các Điều 31, 34, 35 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây: a) Bản sao giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP phải là bản sao chứng thực, trong đó thể hiện rõ tổ chức đó được hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam hoặc lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. b) Trường hợp tổ chức con nuôi nước ngoài đã hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, thì văn bản báo cáo về tình hình hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 31 và khoản 2 Điều 34 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP phải do người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài ký tên và đóng dấu. 2. Hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam phải được lập thành 02 bộ, dịch ra tiếng Việt; bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam trước khi nộp cho Cục Con nuôi. Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam của tổ chức con nuôi nước ngoài, được quy định tại Thông tư 21/2011/TT-BTP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!" 8474,"Ông An vừa qua đời và để lại di sản thừa kế cho các con theo di chúc. Do ông là Tổng giám đốc của 1 công ty cổ phần lớn trên địa bàn nên có rất nhiều bạn bè, từ đó phát sinh ra vấn đề là tiền phúng điếu của ông rất nhiều và các con ông không biết phải chia ra sao hay chia theo di sảt thừa kế. Xin hỏi, tiền phúng điếu của ông sau khi chết có được coi là di sản thừa kế không?","Căn cứ Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di sản thừa kế bao gồm những tài sản sau: - Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Như vậy di sản cùa người đã chết để lại sẽ bao gồm những tài sản sau: - Tài sản riêng của người đã chết: Là tài sản người đó có được bằng thu nhập hợp pháp lúc còn sống như tiền lương, tiền thưởng; tài sản được tặng cho, được hưởng thừa kế, trúng số; tài sản là tư liệu sinh hoạt, tư trang, vốn đầu tư kinh doanh, nhà ở, quyền tài sản phát sinh sau khi người đó chết và chết do sự kiện đó (như một người tham gia bảo hiểm nhân thọ nếu chết trong trường hợp không nêu rõ người thụ hưởng là ai thì số tiền bảo hiểm sẽ là tài sản của người này và được chia thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc). - Tài sản chung của người chết trong khối tài sản chung với người khác: Tài sản này có trong trường hợp người đó hợp tác kinh doanh, lao động sản xuất, làm ăn, đầu tư chung hoặc tài sản của vợ chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời điểm mở thừa kế như sau: - Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. - Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản. Như vậy có thể xác định được rằng tiền phúng điều không phải là di sản thừa kế vì nó phát sinh sau thời điểm mở thừa kế ( có sau khi người có tài sản chết). Do đó việc phân chia tiền phúng điếu sẽ do sự thỏa thuận của những người thân liên quan, sau khi trừ đi khoản chi phí mai tang. Trên đây là nội dung tư vấn." 34004,"Mẹ tôi có cho người dì bà con vay số tiền 100 triệu đồng không lấy lãi và hứa là sẽ bán nhà để trả lại trong vòng 4 tháng (giấy vay tiền viết tay có người làm chứng) nhưng chỉ mới được hai tháng thì người Dì kia chết. Sau đám tang được một tháng thì những người con của Dì đi làm giấy chủ quyền mang tên 4 người con và đã bán cho người khác, đang làm thủ tục sang tên sẽ chồng đủ tiền với số tiền hơn 400 triệu đồng. Mẹ tôi có sang hỏi lấy lại số tiền nói trên thì những người con nói “mẹ tui mượn thì tìm mẹ tui đòi, sao đòi anh em tui”. Tôi muốn hỏi tài sản do mẹ để lại thì họ hưởng sao tiền nợ họ lại không chịu trả. Tôi phải làm gì để lấy lại số tiền nói trên theo quy định của pháp luật?","Thứ nhất, Về nghĩa vụ trả nợ: Khi người Dì chết thì nghĩa vụ này được chuyển giao cho những người thừa kế của người Dì đó theo quy định tại Điều 637 Bộ luật Dân sự quy định việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại: Theo quy định nêu trên thì nghĩa vụ của bà Dì sẽ do những người thừa kế của bà thực hiện gồm: người thừa kế theo di chúc (nếu bà Dì để lại di chúc); người thừa kế theo pháp luật (quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự). Thứ hai, Về việc đòi lại số tiền nói trên: do người Dì hứa là sau khi bán nhà sẽ trả số tiền đã vay và hiện tại nhà đang trong tình trạng chuyển nhượng, bạn nên làm đơn gửi ra chính quyền địa phương nơi cư trú để chính quyền địa phương tiến hành các thủ tục hòa giải và đồng thời ngăn chặn việc chuyển nhượng căn nhà nói trên, đảm bảo quyền lợi cho bạn. Nếu chính quyền địa phương tiến hành hòa giải mà bên vay vẫn không chịu trả, thì bạn có thể tiến hành gửi đơn khởi kiện kèm theo giấy vay tiền bản sao ra tòa thuộc địa bàn quận/huyện nơi bị đơn cư trú theo quy định của pháp luật." 3128,"Năm 2003 gia dình tôi, có mua 1 mảnh dất mặt dường cao tốc, sau khi mua dược dất, gia dình chúng tôi xây dựng nhà trên phần dất xây dựng, va dổ dất lên phần dất lưu Khan làm ngõ di lai, va dến năm 20011 có ông B diến cuốc ngõ nhà tui lên, Ông B nói là phân dất dó là của ông ta vì UBND bồi thương ông ta chưa lấy tiền bồi thường. Xin hỏi luật sư pháp luât giải quyết thế nào về vấn dề này ạ. Cách đây vài giây","Một thửa đất luôn có giới cận. Người chủ có quyền sử dụng đối với diện tích đất trong giới cận của thửa đất. Trường hợp bạn là chủ sử dụng đất, việc người khác đến tranh chấp mà việc tranh chấp làm thiệt hại đến tài sản của người khác, tùy mức độ mà có cách xử lý khác nhau. Có thể bồi thường và trong chứng mực nào đó có thể bị xử lý hình sự về tội hủy hoại tài sản. Bạn nên yêu cầu chính quyền giải quyết vụ việc tranh chấp." 13701,Phía nguyên đơn có được rút đơn ly hôn tại phiên tòa không?,"Câu hỏi: Trong vụ án ly hôn đình đám giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo cùng ông Đặng Lê Nguyên Vũ, tại phiên tòa chủ tọa khuyên bà Thảo về làm tròn nghĩa vụ của người vợ, sống như một bà hoàng, giao công việc kinh doanh lại cho chồng. Vậy tôi muốn hỏi, trong vụ án ly hôn nói chung thì Nguyên đơn có được rút đơn ly hôn tại phiên tòa?" 12904,Bên mượn tài sản có trách nhiệm bồi thường như thế nào khi làm mất tài sản của bên cho mượn?,"Tại Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng mượn tài sản như sau: Hợp đồng mượn tài sản Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Tại Điều 496 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của bên mượn tài sản như sau: Nghĩa vụ của bên mượn tài sản 1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa. 2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn. 3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được. 4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn. 5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả. Như vậy, nếu bên mượn tài sản làm mất tài sản của bên cho mượn thì bên mượn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và mức bồi thường sẽ do thỏa thuận giữa 2 bên. Mẫu hợp đồng mượn tài sản mới nhất 2023? (Hình từ Internet)" 29362,Người triệu tập Đại hội thành viên được quyền từ chối kiến nghị về nội dung chương trình đại hội trong những trường hợp nào?,"Tại Điều 60 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về việc chuẩn bị Đại hội thành viên Chuẩn bị Đại hội thành viên 1. Người triệu tập Đại hội thành viên phải lập danh sách thành viên, đại biểu có quyền dự họp; chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu và dự thảo nghị quyết; thông báo triệu tập gửi đến từng thành viên ít nhất 03 ngày trước ngày Đại hội thành viên khai mạc. Nội dung thông báo triệu tập phải xác định rõ thời gian, địa điểm, hình thức và chương trình họp. Thông báo triệu tập được gửi bằng bản giấy, bản điện tử hoặc phương thức khác do Điều lệ quy định. 2. Nội dung chương trình đại hội có thể thay đổi khi có ít nhất một phần ba tổng số thành viên chính thức kiến nghị bằng văn bản điều chỉnh về cùng một nội dung. Nội dung kiến nghị phải được gửi đến người triệu tập họp chậm nhất 02 ngày trước ngày Đại hội thành viên khai mạc nếu Điều lệ không có quy định khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên thành viên chính thức và nội dung kiến nghị. 3. Người triệu tập Đại hội thành viên chỉ có quyền từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn; b) Kiến nghị không phù hợp với nội dung được đề nghị xem xét tại Đại hội thành viên; c) Nội dung kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội thành viên; d) Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ. ... Theo quy định trên, người triệu tập Đại hội thành viên chỉ có quyền từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Hợp tác xã 2023 nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn. - Kiến nghị không phù hợp với nội dung được đề nghị xem xét tại Đại hội thành viên. - Nội dung kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội thành viên. - Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ. Lưu ý: Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024. Trân trọng!" 16481,Công chức hải quan có được tự do đi du lịch không?,"Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-TCHQ năm 2017 có quy định như sau: Nguyên tắc thực hiện 1. Công chức, viên chức có nhu cầu đi nước ngoài để giải quyết việc riêng phải xin phép bằng Đơn (theo mẫu) trước khi đi, đảm bảo đủ thời gian được quy định cụ thể tại Quy chế này (không kể thời gian chuyển Đơn) để Thủ trưởng các cấp xem xét, giải quyết và chỉ đi khi được cấp có thẩm quyền đồng ý.” Như vậy, công chức hải quan khi có nhu cầu đi nước ngoài vì việc riêng thì phải xin phép bằng Đơn trước khi đi, đảm bảo đủ thời gian được quy định cụ thể tại Quy chế của đơn vị để Thủ trưởng các cấp xem xét, giải quyết và chỉ đi khi được cấp có thẩm quyền đồng ý theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-TCHQ năm 2017 . Ngoài ra, công chức hải quan không được đi sớm hơn thời gian được phê duyệt và không được về muộn hơn thời gian phê duyệt (Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-TCHQ năm 2017 )." 13308,Thời gian xác định lại mức độ khuyết tật là khi nào?,"Căn cứ Điều 20 Luật Khuyết tật 2010 quy định xác định lại mức độ khuyết tật : Điều 20. Xác định lại mức độ khuyết tật 1. Việc xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện theo đề nghị của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật. 2. Trình tự, thủ tục xác định lại mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật được thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này. Theo quy định trên, không quy định cụ thể thời gian xác định lại mức độ khuyết tật. Việc xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện khi có đề nghị của người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật. Thời gian xác định lại mức độ khuyết tật là khi nào? Thủ tục xác định lại mức độ khuyết tật năm 2024? (Hình từ Internet)" 5148,Hồ sơ công chứng thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng bao gồm những gì?,"- Chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ chứng minh nhân thân khác của vợ chồng; - Giấy ủy quyền (nếu có); - Giấy đăng ký kết hôn; - Giấy khai sinh của con đầu (nếu kết hôn trước 07/03/1987 không có giấy đăng ký kết hôn); - Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản vợ chồng trong hôn nhân (nếu có); - Giấy chứng minh quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp đối với tài sản; - Phiếu yêu cầu công chứng (Văn phòng công chứng có sẵn mẫu). Thủ tục công chứng thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)" 4106,Bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nào?,"Tại Điều 44 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như sau: Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh 1. Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm theo một trong các căn cứ sau đây: a) Do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn; b) Do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn theo thỏa thuận; c) Do bên được bảo lãnh thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ; d) Do bên được bảo lãnh thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ; đ) Do bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 335 và khoản 1 Điều 339 của Bộ luật Dân sự; e) Căn cứ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan. 2. Trường hợp có căn cứ tại khoản 1 Điều này, bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh biết để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp căn cứ được bên nhận bảo lãnh thông báo không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh. 3. Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện trong thời hạn hợp lý kể từ thời điểm nhận được thông báo của bên nhận bảo lãnh. 4. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Trường hợp bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình tài sản đã nhận hoặc giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện. Như vậy, bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi: - Bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn; - Bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn theo thỏa thuận; - Bên được bảo lãnh thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ; - Bên được bảo lãnh thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ; - Bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ quy định hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình; - Căn cứ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan." 3272,Đương sự yêu cầu về định giá tài sản nhưng không được Tòa án chấp thuận thì ai chịu chi phí định giá tài sản?,"Tại Điều 165 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá, theo đó: Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá được xác định như sau: 1. Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận. 2. Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá tài sản tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia. 3. Trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản quy định tại điểm c khoản 3 Điều 104 của Bộ luật này thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản được xác định như sau: a) Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ; b) Tòa án trả chi phí định giá tài sản nếu kết quả định giá tài sản chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là không có căn cứ. 4. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì nguyên đơn phải chịu chi phí định giá tài sản. Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí định giá tài sản. 5. Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người yêu cầu định giá tài sản phải chịu chi phí định giá tài sản. 6. Nghĩa vụ chịu chi phí thẩm định giá tài sản của đương sự được thực hiện như nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều này. Với quy định này thì khi bạn có yêu cầu về định giá tài sản nhưng không được Tòa án chấp thuận thì lúc này người chịu chi phí định giá tài sản sẽ là bạn. Ai phải chịu chi phí định giá tài sản khi đương sự yêu cầu về định giá tài sản nhưng không được Tòa án chấp thuận? (Hình từ Internet)" 7175,"Trước giải phóng, tôi có căn nhà vừa làm chỗ ở, vừa là cơ sở chứa đồ điện. Năm 1979, nhà nước trưng dụng nhà của tôi để mở rộng cơ quan ngân hàng. Nay qua tìm hiểu tôi được biết nhà đó nhà nước không còn sử dụng nữa mà cho người khác thuê làm cơ sở kinh doanh. Vậy tôi có thể yêu cầu nhà nước trả lại nhà hay không?","Rất khó trả lời cụ thể câu hỏi của ông khi chúng tôi chưa rõ tình trạng pháp lý của căn nhà. Xin cung cấp cho ông một số quy định liên quan để ông có cơ sở thực hiện. Theo Điều 7 Nghị định số 127 ngày 10-10-2005 của Chính phủ (hướng dẫn thực hiện việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN trước ngày 1-7-1991), đối với nhà ở mà nhà nước đã trưng dụng có thời hạn của hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị quyết số 755/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì chủ nhà có thể liên hệ với UBND cấp tỉnh để được xem xét, giải quyết. Cơ quan này có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ gốc về nhà ở mà nhà nước đã trưng dụng, thời hạn trưng dụng ghi trong giấy tờ trưng dụng và xác định chủ sở hữu không thuộc diện phải thực hiện các chính sách quy định (như cải tạo nhà đất cho thuê, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh có liên quan trực tiếp đến nhà đất v.v…). Tiếp đó, kiểm tra hiện trạng nhà ở mà nhà nước đã trưng dụng có thời hạn. Nếu nhà đất đó không thuộc diện được giao lại theo quy định thì phải thông báo để đương sự biết rõ lý do. Nếu nhà ở đó thuộc diện được giao lại nhưng không thuộc một trong các trường hợp quy định thì chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định giao lại nhà ở đó cho chủ sở hữu. Trong quyết định giao lại nhà ở phải ghi rõ tên người được giao lại, diện tích nhà ở giao lại, thời gian thực hiện giao lại và cơ quan có trách nhiệm bàn giao nhà ở đó. Trường hợp nhà ở thuộc diện được giao lại nhưng nhà ở đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 9 của Nghị quyết số 755/2005 (nhà đã được xác lập sở hữu toàn dân, đã chuyển sở hữu cho người khác v.v…) thì chỉ đạo cơ quan có chức năng lập phương án bồi thường theo quy định hiện hành về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để trình chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc bồi thường, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Theo Pháp Luật TP" 31712,"Bạn N.V.T - Email: nguyentuan2000hn@.......gửi mail nêu vấn đề:Bố mẹ tôi sinh được 8 người con. Năm 1992 khi bố tôi qua đời có để lại một tờ giấy. Trong tờ giấy đó có nội dung như sau: Phần đất của chú V ở phía Tây còn phần đất của chú T ở phía Đông, phần của chú S từ hàng cau hắt ra ao (tức đằng trước) và để lại ngõ cho hai chú V và T. Nhưng trước khi bố tôi qua đời vẫn còn mẹ tôi, và 4 người chưa đi xây dựng gia đình (gồm 3 nam 1 nữ). Nay 3 người nam đã xây dựng gia đình còn 1 người nữ chưa có gia đình nhưng không phải là con út, và hiện nay 2 người anh đã có nhà đất riêng còn mình tôi là út và 1 chị gái chưa có nhà đất riêng để làm nhà. Mẹ tôi đã qua đời 7 năm trước, vậy cho tôi hỏi, tôi và chị tôi có được hưởng hết chỗ đất của bố mẹ tôi đã để lại hay không?Nếu không được hưởng thì vì sao?và tờ giấy bố tôi để lại có hiệu lực gì trước pháp luật không trong đó có cả chữ ký của bố tôi và anh chị em trong gia đình.","Theo những gì mà bạn trình bày thì tờ giấy mà bố bạn để lại được xem là di chúc và để lại di chúc định đoạt tài sản của mình là quyền của bố bạn. Để xem xét di chúc của bố bạn để lại có hiệu lực pháp luật hay không cần xét đến nhiều yếu tố. Theo quy định tại khoản 1 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 thì di chúc được coi là hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện sau: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; - Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; - Hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Cũng phải nói thêm rằng, bố bạn chỉ có quyền định đoạt phần tài sản của bố bạn thôi và theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự năm 2005 thì di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Giả định di chúc mà bố bạn để lại đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi dân sự và điều kiện về hình thức, nhưng nếu tài sản mà bố bạn định đoạt trong di chúc là tài sản riêng của bố và mẹ bạn thì căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 667, việc định đoạt đối với phần tài sản thuộc sở hữu của mẹ bạn sẽ vô hiệu. Đối với phần tài sản thuộc sở hữu của mẹ bạn, nếu không có di chúc thì phần di sản đó được phân chia theo quy định của pháp luật. Về việc bạn và chị gái có được hưởng toàn bộ di sản mà bố mẹ để lại hay không? Thời điểm mở thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 633 là là thời điểm người có tài sản chết và thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế. Như vậy, kể từ ngày bố mẹ bạn mất đến nay đã hơn 7 năm, tất cả những người thừa kế (nếu không có văn bản từ chối nhận di sản thừa kế) thì được xem như đã đồng ý nhận và vì thế bạn và chị gái không thể hưởng hết tất cả di sản bố mẹ để lại được. Tuy nhiên, những người thừa kế còn lại có thể lập văn bản đồng ý tặng cho toàn bộ phần di sản thừa kế mà họ được hưởng cho bạn và chị gái." 25935,"Nếu một người còn sống muốn hiến tạng cho người không có mối quan hệ họ hàng thì phải thực hiện các thủ tục như thế nào? Và nếu một người còn sống có nguyện vọng hiến mô, nội tạng cho y học thì phải làm thủ tục đăng kí như thế nào ạ.","Theo Điều 14 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về điều kiện, thủ tục lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống như sau: 1. Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống. 2. Chỉ lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống đã đăng ký hiến. Trong trường hợp cấp cứu mà cần phải ghép mô hoặc cần ghép mô cho cha, mẹ, anh, chị, em ruột thì được phép lấy mô của người chưa đăng ký hiến nếu có sự đồng ý của người đó. 3. Cơ sở y tế trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống có trách nhiệm sau đây: a) Tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến; b) Kiểm tra các thông số sinh học của người hiến. 4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc tư vấn, kiểm tra các thông số sinh học của người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống. Như vậy, căn cứ quy định trên thì chỉ được lấy bộ phận cơ thể ở người sống đã thực hiện đăng ký hiến. Do đó, trường hợp này anh vẫn có thể hiến cho người khác (không cần phải là người thân của mình) nếu đã đăng ký hiến. Tuy nhiên, còn sẽ phải tùy thuộc vào các thông số sinh học của người hiến ở người còn sống về mức độ phù hợp. Về thủ tục, anh vui lòng tham khảo chi tiết tại Mục 1 Chương II Luật này. Bên cạnh đó, để được hướng dẫn chi tiết nhất anh nên liên hệ với bệnh viện gần nơi anh đang cư trú để được hỗ trợ về vấn đề này. Mời anh tham khảo thêm bài viết sau: Hiến thận thì được nhận bao nhiêu tiền? Trân trọng!" 31411,Bên mình đang có mặt bằng quy hoạch dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Đã tiến hành giải phóng mặt bằng xong nhưng hiện nay bên mình đang có ý định phân lô bán nền lại chứ không xây dựng nhà ở nữa. Mình đang muốn tiến hành việc bán các lô đất thông qua hình thức các hợp đồng góp vốn kinh doanh bất động sản. Cho mình hỏi pháp luật quy định điều kiện tiến hành hoạt động này thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!,"Thứ nhất: Luật Nhà ở 2014 điều chỉnh các quan hệ sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Đối với giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản. Do vậy, nếu bạn tiến hành bán các lô đất nếu trên không vì mục đích huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở thương mại mà chỉ với thu lợi nhuận, không tiếp tục đầu tư xây nhà thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật nhà ở 2014. Khi đó, các giao dịch và các quan hệ phát sinh từ các giao dịch đó sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật kinh doanh bất động sản. Thứ 2: về vấn đề phân chia lợi nhuận từ hợp đồng góp vốn Điều 19. Ký hợp đồng huy độngvốn cho phát triển nhà ở thương mại 2. Việc ký hợp đồng huy động vốn cho phát triển nhà ở thương mại phải tuân thủ các quy định sau đây: a) Trường hợp ký hợp đồng huy động vốn theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 của Luật Nhà ở thì phải đáp ứng các hình thức, điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở và quy định tại Khoản 3 Điều này. Bên tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liênkết quy định tại điểm này chỉ được phân chia lợi nhuận (bằngtiền hoặc cổ phiếu) trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận trong hợp đồng; chủ đầu tư không được áp dụng hìnhthức huy động vốn quy định tại điểm này hoặc các hình thứchuy động vốn khác để phân chia sản phẩm nhà ở hoặc để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà ở hoặc để phân chia quyền sử dụng đất trong dự án cho bên được huy động vốn, trừ trường hợp gópvốn thành lập pháp nhân mới để được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở; 4. Tổ chức, cá nhân huy động vốn quyđịnh tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vàođúng mục đích xây dựng nhà ở tại dự án đó; nghiêm cấm chủđầu tư huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở được ứng trước của khách hàng theo quy định củapháp luật; trường hợp sử dụng sai mục đích nguồn vốn huy động hoặc chiếm dụng vốn đã huy động hoặc huy động vượt quá số tiền mua, thuê mua nhà ở ứng trước của khách hàng thì phải hoàn lại số tiền đã huy động sai quy định, phải bồi thường (nếu gây thiệt hại) và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quyđịnh của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc bịtruy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 5. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việchuy động vốn quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. Điều 68 Luật Nhà ở 2014 quy định về nguyên tắc huy động vốn cho phát triển nhà ở như sau: 1. Hình thức huy động vốn phải phù hợp đối với từng loại nhà ở theo quy định của Luật này. Các trường hợp huy động vốn không đúng hình thức và không đáp ứng đủ các điều kiện đối với từng loại nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì không có giá trị pháp lý. 2. Tổ chức, cá nhân huy động vốn phải có đủ điều kiện để huy động vốn theo quy định của pháp luật về nhà ở. 3. Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có vốn cho phát triển nhà ở. 4. Tổ chức, cá nhân phải sử dụng vốn đã huy động vào đúng mục đích phát triển nhà ở đó, không được sử dụng vốn đã huy động cho dự án khác hoặc mục đích khác. 5. Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở và thực hiện chính sách nhà ở xã hội phải được quản lý theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và theo thỏa thuận của các bên. 6. Chính phủ quy định chi tiết việc huy động vốn, nội dung, điều kiện, hình thức huy động vốn cho phát triển đối với từng loại nhà ở. Điều 69. Vốn phục vụ cho phát triển nhà ở thương mại 1. Vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư. 2. Vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. 3. Tiền mua, tiền thuê mua, tiền thuê, nhà ở trả trước theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. 4. Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam. Theo các quy đinh trên, nhà đầu tư, người tham gia góp vốn- nhà đầu tư, không được nhận lợi nhuận bằng sản phầm nhà ở mà chỉ có thể sử sụng phần lợi nhuận đó để mua nhà. Không thể phân chia lợi nhuận của hoạt động góp vốn bằng sản phẩm nhà được. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện huy động vốn trong kinh doanh bất động sản. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Nhà ở 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 24409,Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực khi nào?,"Căn cứ theo Điều 319 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của thế chấp tài sản. Theo đó, hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký." 18967,"(PLO)-Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Năm 2011,toà án xử ly hôn và giao con gái chúng tôi cho vợ tôi nuôi. Nay vợ tôi định đi bước nữa nên tôi muốn đem con về nuôi. Tôi đến Uỷ ban nhân dân (UBND) xã nơi vợ tôi đang ở thì cán bộ tư pháp lại hướng dẫn tôi kiện ra toà để thay đổi quyền nuôi con. Cán bộ xã giải thích vậy có đúng không (vì toà án xử rồi, họ có chịu xử lại không)? Cuong (cuongtran_quang00@gmail.com)","Theo khoản 3 Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2011), tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng quy địnhtrường hợp có yêu cầu của cha, mẹ về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con thì toà án có thể quyết định việc này. Lưu ý, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: - Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; - Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ bảy tuổi trở lên. Như vậy, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án chứ không phải của UBND. Trước đây, toà án giải quyết cho vợ bạn được nuôi con trong bản án ly hôn nhưng nay bạn có quyền yêu cầu toà án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Toà án sẽ xem xét, giải quyết yêu cầu mới này của bạn. Cán bộ giải tư pháp giải thích như trên là đúng luật." 11829,Trường hợp người tạm giam chết thì giải quyết như thế nào?,"Căn cứ Điều 26 Luật Thi hành tạm giữ tạm giam 2015 , trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì giải quyết như sau: - Thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết; đồng thời, thông báo cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người chết. Đại diện cơ sở giam giữ phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ quan lãnh sự và thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện. - Cơ sở giam giữ làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch. - Khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đồng ý cho làm các thủ tục an táng người chết thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của người chết. Trân trọng!" 22482,"Ban biên tập có nhận được thắc mắc của bạn Phương Long, gửi mail về cho Ban biên tập mong nhận phản hồi. Thắc mắc của bạn như sau: Nhiệm kỳ của chủ tịch nước là bao lâu?","Theo quy định tại Điều 87 Hiến pháp 2013, có quy định như sau: - Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. - Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. - Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước. Và theo quy định của Điều 71 Luật hiến pháp năm 2013 có quy định. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm. Như vậy, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là năm năm. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 1516,Luật sư có thể cho em hỏi là Quyền khởi kiện của 1 vụ tai nạn giao thông là bao lâu? trong thời gian và tình trạng sức khỏe như thế nào thì có quyền khởi kiện? và Trong thời gian đó mà 1 bên không có mặt thì có quyền khởi kiện không?. Kính mong Luật sư giải đáp giúp!,"Nội dung bạn hỏi, luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau: Ðiều 607 BLDS quy định: “ Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.” Mục 6, Phần I, Nghị quyết số03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có quy định như sau: ""Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Việc xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được thực hiện như sau: a) Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ ngày 01-01-2005 (ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực), thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. b) Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 01-01-2005, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày 01-01-2005."". Ðiều 427 BLDS quy định: “Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.” Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2012) quy định: “Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu 1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau: a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện; b) Tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. 4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ các việc dân sự có liên quan đến quyền dân sự về nhân dân của cá nhân thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu.”" 21808,"Ông nội của chồng tôi quê ở Ninh Bình, sinh sống ở Hà Nam. Bố chồng tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nam và chồng tôi cũng vậy. Vậy xin hỏi con tôi khai sinh phần quê quán thì khai ở Hà Nam hay Ninh Bình ạ?","Điểm đ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định: Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch. Khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định: Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. Như vậy, trường hợp này con của chị sẽ có quê quán theo quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ. Chị có thể xem xét quê quán của mình và của chồng để khai phần quê quán cho con theo thỏa thuận giữa hai vợ chồng theo quy định trên. Mời chị có thể tham khảo thêm tình huống sau: Quê quán của con ghi theo cha hay mẹ? Trân trọng!" 1698,"Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi thông tin ghi trên xuất bản phẩm theo Luật Xuất bản 1993 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Minh Khoa - khoa*****@gmail.com","Thông tin ghi trên xuất bản phẩm được quy định tại Điều 20 Luật Xuất bản 1993, theo đó: 1- Xuất bản phẩm trên giấy phải ghi: - Tên xuất bản phảm, tác giả; - Tên nhà xuất bản; - Người chịu trách nhiệm xuất bản, người biên tập, người trình bày, người sửa bản in; - Số đăng ký kế hoạch xuất bản; - Tên cơ sở in, sắp chữ, chế bản; - Số lượng bản in, ngày in xong, ngày nộp lưu chiểu, giá bán lẻ; - Mã số phân loại. Đối với xuất bản phẩm tái bản, ghi thêm số thứ tự của lần tái bản. Đối với sách dịch, ghi thêm tên nguyên bản, tác giả, ngôn ngữ của tác phẩm được dịch, nhà xuất bản nước ngoài, năm xuất bản, người dịch, người hiệu đính. 2- Xuất bản phẩm trên băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, trên các vật liệu khác phải ghi: - Tên xuất bản phẩm, tác giả; - Tên tổ chức xuất bản; - Người chịu trách nhiệm xuất bản, người biên tập; - Chương trình gốc; - Số đăng ký kế hoạch xuất bản; - Số lượng bản in, ngày in xong, ngày nộp lưu chiểu, giá bán lẻ; - Mã số phân loại. Trên đây là tư vấn về thông tin ghi trên xuất bản phẩm theo Luật Xuất bản 1993. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 21553,Thế nào là thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản?,"Điều 420 Luật dân sự quy định về Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản như sau: Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh; c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác; d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án: a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác." 25436,"Giải thích giao dịch dân sự theo Bộ luật Dân sự 2015. Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, em có một vấn đề muốn hỏi như sau: trong các giao dịch dân sự nếu cần giải thích thì sẽ được thực hiện như thế nào? Có ngoại lệ nào trong việc giải thích này không ạ? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp em. Xin cám ơn!","Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới Giải thích giao dịch dân sự được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/1/2017). Theo đó, Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây: a) Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch; b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch; c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập. (Điều 121 Bộ luật Dân sự 2015) Chú ý trường hợp ngoại lệ đối với việc giải thích hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 404 ; việc giải thích nội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 648 Bộ luật Dân sự 2015 Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về giao dịch dân sự có điều kiện được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!" 20549,Điều kiện được kết hôn với nhau là gì?,"Tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện kết hôn như sau: Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Như vậy, nam nữ được kết hôn với nhau phải đáp ứng điều kiện: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn: + Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Phải qua mấy đời họ hàng mới được kết hôn với nhau? (Hình từ Internet)" 15757,"Em hiện đang bị viêm tai giữa mạn tính có mủ, bị thủng màng nhĩ lỗ nhỏ đã chữa nhiều lần nhưng không dứt. Vậy trường hợp của em có đi nghĩa vụ quân sự hay không?","Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 nhập ngũ theo tiêu chuẩn phân loại sức khỏe tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì dựa vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau: - Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt; - Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt; - Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá; - Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình; - Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém; - Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém. Theo đó, các bệnh về tai, mũi, họng dẫn đến việc công dân không đảm bảo điều kiện về sức khỏe để được đi nghĩa vụ quân sự được quy định tại số thứ tự 33 Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP bao gồm: Tai giữa: - Viêm tai giữa cấp tính: 4T điểm - Viêm tai giữa thanh dịch: 4T điểm - Viêm tai giữa mạn tính hòm nhĩ khô, sạch + Màng nhĩ thủng nhỏ hoặc trung bình: 4 điểm + Màng nhĩ thủng rộng:5 điểm - Viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ, có chảy chất nhầy hoặc mủ, mức độ thủng: + Thủng nhỏ hoặc trung bình: 5 điểm + Thủng rộng:6 điểm - Viêm tai giữa mạn tính có thủng, có chảy mủ thối (Cholesteatome): 6 điểm Như vậy, với tình trạng của là viêm tai giữa có mủ và bị thủng màng nhĩ lỗ nhỏ thì theo quy định về khám sức khỏe thì tình trạng sức khỏe của bạn thuộc loại 5. Với tình trạng sức khỏe này thì bạn sẽ không đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, bạn phải đi khám sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự khi có lệnh để Hội đồng khám kết luận chính xác nhất. Trân trọng!" 19764,"Hỏi: Trước tiên tôi xin trình bày như sau: Tôi ở Long An, gia đình tôi có 5 anh em (hai em trai và ba người em gái). Tôi là chị cả trong gia đình, hiện tại 5 anh em chúng tôi ai nấy đều có gia đình và đã ở riêng. Trước khi cha mẹ tôi qua đời gia đình tôi có họp lại và đã thống nhất chia đều phần đất cho 5 anh em (không có bản di chúc của cha mẹ để lại). Riêng phần đất cha mẹ tôi để lại cho tôi có diện tích khoảng 1.300m2, vào năm 2006  gia đình tôi đã cất nhà trên phần đất này. Do chưa tách quyền sử dụng đất nên gia đình tôi có làm đơn đến cơ quan xã xác nhận phần diện tích nhà ở, đất ở mà chúng tôi đang sinh sống là không ai tranh chấp và 4 anh em còn lại của tôi cũng đã kí tên xác nhận phần đất trên là của cha mẹ để lại không được ai tranh chấp. Hiện tại chỉ riêng phần đất của tôi với phần đất của người em trai út là chưa tách quyền sử dụng đất (em trai tôi đang đứng tên quyền sử dụng đất của tôi) Với lý do mà em tôi đưa ra là do em tôi còn vay vốn ở ngân hàng nên chưa lấy quyền sử dụng đất về để tách riêng quyền sử dụng đất cho tôi được. Từ đó đến nay gia đình tôi sinh sống mà chưa đăng ký được thủ tục nhà ở, đất ở nên tôi rất hoang mang. Hỏi: Trường hợp của tôi làm thế nào để có thể tách riêng quyền sử dụng đất giữa tôi và em trai tôi? Thủ tục như thế nào? Xin cho tôi lời khuyên?","Theo thông tin bạn nêu thì anh chị em bạn đã làm thủ tục khai nhận thừa kế và cấp GCN QSD đất đối với các phần diện tích đất được chia. Riêng phần đất mà bạn được hưởng và phần diện tích đất của em bạn được hưởng vẫn chung nhau trong một GCN QSD đất, điều đó chứng tỏ trong văn bản phân chia thừa kế không có phần của bạn mà chỉ có phần của em bạn... Phải có ý kiến bằng văn bản của bạn và các anh, chị em khác thì em bạn mới được đứng tên cả phần diện tích mà gia đình bạn đang sử dụng. Vì vậy, muốn tách được thửa đất đó thì phải có sự nhất trí của em trai bạn. Nếu em bạn không đồng ý tách sổ thì bạn phải có căn cứ để chứng minh việc cấp GCN QSD đất của em bạn là không hợp pháp thì bạn mới có cơ hội được công nhận đối với phần đất mà gia đình bạn đang sử dụng." 15672,"Quyền và nghĩa vụ của con theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, Tôi là Thanh Khang. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, quyền và nghĩa vụ của con theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Thanh Khang (thanhkhang*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì quyền và nghĩa vụ của con được quy định cụ thể như sau: Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. Trên đây là nội dung tư vấn về quyền và nghĩa vụ của con theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Trân trọng!" 21287,"Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình: Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác định của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu?","Đăng ký tạm trú, lưu trú và khai báo tạm vắng được quy định tại các Điều 30, 31 và 32 của Luật Cư trú. Đăng ký tạm trú, theo quy định của Luật Cư trú, là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú cho họ. Cụ thể là, người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình: Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác định của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu. Trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ nói trên, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an. Sổ tạm trú này có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn. Như vậy, về mặt pháp lý, sổ tạm trú được coi gần như sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định rằng, người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ 6 tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xóa tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú. Lưu trú, theo quy định của Luật Cư trú, là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú. Như vậy, khái niệm ""tạm trú vãng lai"" được thay đổi bằng khái niệm lưu trú. Sự thay đổi này nhằm phân biệt rõ khái niệm ""lưu trú"" với khái niệm ""cư trú"". Quy định này nhằm đơn giản hóa thủ tục đối với việc quản lý khách vãng lai đi thăm người thân, đi du lịch, chữa bệnh… và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân. Theo đó, người dân không phải làm thủ tục đăng ký quá chặt chẽ như đăng ký thường trú, tạm trú, mà chỉ cần thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn bằng hình thức đến trực tiếp hoặc gọi điện thoại. Việc thông báo lưu trú do gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác thực hiện khi có người từ đủ 14 tuổi trở lên đến lưu trú. Đây là bước cải tiến mới, đơn giản thuận tiện hơn cho nên có tính khả thi cao. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23h. Nếu người đến lưu trú sau 23h thì thông báo lưu trú vào sáng hôm sau. Trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. Về khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả mọi công dân từ 15 tuổi trở lên có việc riêng phải vắng mặt qua đêm khỏi quận, thành phố, thị xã, huyện nơi đang thường trú của mình đều phải khai báo tạm vắng. Nay theo quy định tại Điều 32 Luật Cư trú đã thu hẹp tối đa diện đối tượng phải khai báo tạm vắng và chỉ còn một số người dưới đây: Bị can, bị cáo đang tại ngoại, người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng. Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ Quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ 3 tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng" 33929,"Dạ, cho em hỏi, trường hợp sinh con nhưng cha mất và chỉ còn mẹ, vì lý do sức khỏe nên người mẹ không thể đi khai sinh cho con được cũng không có người thân thích. Như vậy, trường hợp này có thể đăng ký khai sinh lưu động không?","Căn cứ Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động. Như vậy, theo quy định trên vì lý do khách quan, hơn nữa không có người thân thích đi đăng ký khai sinh cho con thì có thể nhờ người khác liên hệ với Công chức tư pháp - hộ tịch trình bày lý do để có thể được đăng ký khai sinh lưu động cho con. Trân trọng!" 1981,"Cha mẹ ly hôn, con phải bắt buộc ở với cha hoặc mẹ trong trường hợp nào?","Theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. ... Như vậy, đối với việc cha mẹ ly hôn, con phải ở với cha hoặc mẹ trong trường hợp gồm: - Con chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. - Con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự/không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình. Trân trọng!" 11387,"Lưu trữ hồ sơ đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quốc Thái hiện đang sống và làm việc tại Kiên Giang. Tôi đang tìm hiểu về việc đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu công việc. Toi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Lưu trữ hồ sơ đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Lưu trữ hồ sơ đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2011/TT-BNG hướng dẫn thủ tục đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Ngoại giao ban hành, theo đó: 1. Hồ sơ đăng ký công dân bao gồm Phiếu đăng ký công dân (kể cả các lần cập nhật thông tin đăng ký công dân), bản chụp giấy tờ, tài liệu mà người đề nghị đăng ký công dân đã nộp cho Cơ quan đại diện, giấy tờ xác minh và các giấy tờ, tài liệu liên quan khác. 2. Hồ sơ đăng ký công dân được đánh số theo thứ tự thời gian phù hợp với việc ghi trong Sổ đăng ký công dân. Sổ đăng ký công dân được lập dưới hình thức Sổ in và lưu trữ bằng phần mềm quản lý trên máy tính. 3. Cơ quan đại diện có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo quản hồ sơ đăng ký công dân và lưu trữ theo thời hạn sau: - 05 năm đối với hồ sơ đăng ký công dân; - Lưu trữ vĩnh viễn đối với Sổ đăng ký công dân. Trên đây là tư vấn về lưu trữ hồ sơ đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 02/2011/TT-BNG. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 21769,Thẻ thường trú là gì?,"Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 định nghĩa về thẻ thường trú : Giải thích từ ngữ Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 14. Thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực. ... Như vậy, thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực. Mẫu tờ khai đề nghị cấp đổi, cấp lại thẻ thường trú của người nước ngoài theo quy định mới nhất năm 2023?(Hình từ Internet)" 23601,"Tôi có mua một xe ôtô của anh bạn, nhưng giấy đăng ký xe lại mang tên vợ (cô ấy đã mất). Vậy tôi có thể làm thủ tục sang tên được không?","Xe đã đăng ký đứng tên cả hai vợ chồng hoặc chỉ đứng tên một người mà người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe đã chết, mất tích (có giấy chứng từ hoặc tòa tuyên bố mất tích) nay có nhu cầu sang tên cho vợ hoặc chồng hay sang tên, di chuyển cho người khác, nếu không có tranh chấp thì được giải quyết đăng ký." 19521,"Bạn tôi là người Đan Mạch muốn nhập cảnh (NC) vào Việt Nam (VN). Đề nghị Luật sư tư vấn, điều kiện NC vào VN là gì? Công dân Đan Mạch cần phải có điều kiện gì để được miễn thị thực khi NC vào VN? (Quốc Cường - Hải Phòng)","Luật gia Nguyễn Mỹ Linh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật để anh (chị) tham khảo, như sau: Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại VN: “Người nước ngoài được NC khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực. Người nước ngoài NC theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng NC ít nhất sáu tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh VN lần trước ít nhất ba mươi ngày” (khoản 1 Điều 20). Quyết định 808/2005/QĐ-BNG quy định về việc ban hành quy chế về miễn thị thực đối với công dân các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển: “Công dân các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Thuỵ Điển không phân biệt loại hộ chiếu và mục đích NC, được miễn thị thực khi NC, xuất cảnh VN với thời hạn tạm trú tại VN không quá mười lăm ngày kể từ ngày NC, nếu đáp ứng các điều kiện sau: a) Có hộ chiếu hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp và còn giá trị ít nhất ba tháng kể từ ngày NC; b) Có vé phương tiện giao thông khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác; c) Không thuộc một trong các đối tượng không được phép NC VN theo quy định của mục (b), (c), (d) và (đ) khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh về NC, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại VN ngày 28 tháng 4 năm 2000” (Điều 1). Như vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại VN, người nước ngoài muốn NC vào VN thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất sáu tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh VN lần trước ít nhất ba mươi ngày. Công dân Đan Mạch cần phải có đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 1 Quyết định 808/2005/QĐ-BNG (nêu trên) để được miễn thị thực khi NC vào VN." 10867,"Vừa qua tôi có đi du lịch qua Châu Âu và có thăm một tu viện ở đây có nuôi rất nhiều trẻ em mồ côi. Và tôi có nói muốn nhận một bé về Việt Nam làm con nuôi, không biết pháp luật có cho phép hay không? Nếu có thì tôi cần phải đáp ứng các điều kiện nào?","Theo quy định tại Luật Nuôi con nuôi 2010 thì nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Việc nuôi con nuôi được phân loại thành nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Trong đó, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài. Do đó: Việc bạn (là công dân Việt Nam) muốn nhận một trẻ em mồ côi đang sinh sống tại một tu viện ở Châu Âu làm con nuôi được xác định là việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Khi đó, để được nhận trẻ em này làm con nuôi thì trước tiên bạn phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại Luật Nuôi con nuôi 2010 và các quy định pháp luật khác có liên quan. Theo đó, bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: (1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (2) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; (3) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; (4) Có tư cách đạo đức tốt. (5) Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; - Đang chấp hành hình phạt tù; - Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Ngoài ra, bạn còn phải tuân thủ các quy định pháp luật của nước sở tại nơi đưa trẻ đó sinh sống tại Châu Âu về nuôi con nuôi. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 7792,Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố?,"Căn cứ theo Điều 311 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Nghĩa vụ của bên cầm cố 1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận. 2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố. 3. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Căn cứ theo Điều 312 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Quyền của bên cầm cố 1. Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. 2. Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. 3. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố. 4. Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật. Như vậy, quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố được quy định như sau: (1) Quyền của bên cầm cố: - Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố để cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. - Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. - Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố. - Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật. (2) Nghĩa vụ của bên cầm cố: - Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận. - Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố. - Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác." 9285,Thưa luật sư! Hiện nay em đang thắc mắc một vấn đề là khi ba mẹ e mất có để lại 1 tờ di chúc là cho 3 anh em trai thừa hưởng 2 căn nhà gồm đất và nhà còn chị gái duy nhất thì cho tiền vàng và 1 chiếc xe máy. Nhưng lúc ba mẹ mất 3 anh em trai còn quá nhỏ không biết gì về chuyện di chúc rồi chị gái cũng đứng tên 2 căn nhà đó. Nay di chúc vẫn còn nên 3 anh em muốn đc riêng 3 anh em đồng đứng tên sở hữu 2 căn nhà có đc không ? Mong luật sư tư vấn,"1. Nếu 4 anh, chị em bạn đồng thuận với nhau thì có thể chia tài sản thừa kế theo nội dung di chúc; 2. Nếu các anh, chị em bạn không thể thỏa thuận được với nhau về việc chia thừa kế và ba mẹ bạn mất chưa quá 10 năm thì anh, em bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết chia thừa kế theo nội dung di chúc.' 3. Nếu cha mẹ bạn đã qua đời quá 10 năm và anh chị em bạn chưa có văn bản nào thỏa thuận về việc chia thừa kế thì vụ việc chỉ còn cách hòa giải chứ không thể khởi kiện vì đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định pháp luật." 33217,"Dạ, em được biết luật cư trú mới có nhiều nội dung thay đổi và em có nghe nói thời hạn đăng ký tạm trú chỉ có 02 năm nghĩa ra sau 02 năm phải đăng ký tạm trú nơi khác hay sao?","Căn cứ Khoản 2 Điều 27 Luật cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: 1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. 2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần Như vậy, mặc dù quy định pháp luật có đặt ra thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm. Tuy nhiên, hoàn toàn được phép gia hạn nhiều lần. Do đó, bạn không cần chuyển chỗ khác để đăng ký tạm trú khi đang có nhu cầu đăng ký ở đó. Trân trọng!" 32712,Chào Ban tư vấn. Tôi là Minh Hùng hiện đang sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Trước đây tôi được nhận nuôi và được lấy họ theo họ của cha nuôi. Hiện tại tôi đã trưởng thành và muốn lấy lại họ của cha đẻ. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi muốn đổi từ họ cha nuôi sang họ cha đẻ phải làm sao? Mong được giải đáp giúp. Cảm ơn!,"Căn cứ pháp lý: - Điều 27 Bộ Luật Dân sự 2015; - Bộ luật tố tụng dân sự 2015; - Luật Hộ tịch 2014. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây: - Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại; - Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi; - Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ; - Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con; - Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; - Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi; - Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ; - Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. ==> Như vậy theo quy định trên đây thì nếu bạn muốn lấy lại họ của cha đẻ thì trước hết bạn phải làm thủ tục chấm dứt nuôi con nuôi, sau đó làm thủ tục cải chính hộ tịch. + Thẩm quyền giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi thuộc về Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thành phố nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc. Thủ tục giải quyết được tiến hành theo thủ tục tố tụng dân sự cụ thể gồm các bước: Bước 1: Gửi đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền trong đơn nêu rõ đơn yêu cầu giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi. Trong đơn phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau: - Ngày, tháng, năm viết đơn; - Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn; - Tên, địa chỉ của người yêu cầu; - Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó; - Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có; - Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu; - Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Bước 2: Tòa án tiến hành mở phiên tòa giải quyết việc dân sự: căn cứ vào các tình tiết, các quy định pháp luật, Tòa án ra quyết định về việc giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi, bao gồm cả việc nộp lệ phí, án phí theo quy định của pháp luật. + Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc cải chính hộ tịch đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên. - Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu. - Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn. - Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 32935,Người bị tạm giữ chỉ được gặp thân nhân duy nhất 01 lần trong suốt thời gian tạm giữ?,Người bị tạm giữ chỉ được gặp thân nhân duy nhất 01 lần trong suốt thời gian tạm giữ? Người bị tạm giữ chỉ được gặp thân nhân duy nhất 01 lần trong suốt thời gian bị tạm giữ có đúng không? 33051,"chào luật sư. xin luật sư giải đáp cho cháu về vấn đề chia tài sản khi ly hôn. bố cháu mất từ năm 1994, đến năm 2000 mẹ cháu  tái hôn sau đó 2 năm mẹ cháu bán mảnh đất trước đó mà mẹ cháu và cháu đã ở. đến năm 2008 cháu đang học lớp 12 mẹ cháu có mua 1 mảnh đất khác  và đứng tên cháu. do thời gian chung sống của dượng và mẹ cháu không hòa hợp mẹ cháu đã quyết định ly hôn và khi ra tòa dượng cháu đòi chia phần đất đang đứng tên cháu. hiện nay dượng cháu đang giữ giấy giao tiền khi mua đất (người giao tiền mang tên mẹ cháu). như vậy thì khi ly hôn mảnh đất đó có phải chia cho dượng cháu? cháu rất mong nhận được sự tư vấn của các luật sư.","Tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung, trừ tài sản riêng của mỗi người và khi ly hôn, về nguyên tắc, tài sản chung được chia đôi. Theo bạn kể thì tài sản bạn đứng tên do mẹ bạn tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Như vậy, kết quả giải quyết tranh chấp tùy thuộc vào việc các bên chứng minh đó là tài sản chung của mẹ và dượng bạn hay đó là tài sản riêng của bạn hoặc mẹ bạn." 9185,"Vợ chồng tôi sống chung nhau (có đăng ký kết hôn) cùng với đứa con riêng của vợ, từ khi vợ tôi sinh bé thứ 2 (con chung 2 vợ chồng) được 2 tháng thì vợ tôi cùng đứa con riêng bỏ về bên em vợ sống, lấy lý do là chăm sóc cho đứa con riêng nên ở bên đó và lâu lâu mới về nhà, bỏ mặc 1 mình tôi chăm sóc con nhỏ tới nay. Năm 2018, vợ tôi lấy lý do tôi không thương yêu chăm sóc cho con riêng nên gửi đơn xin ly hôn và sau đó Tòa hòa giải thành. Sau đó vợ tôi vẫn không chịu về nhà sống để cùng tôi chăm sóc con, lâu lâu mới về thăm con 1-2 ngày. Nay vợ tôi lấy lý do tôi bỏ bê không chăm sóc con, nói tôi không cho về nhà thăm con và đòi ly hôn giành quyền nuôi con. Trong khi tôi luôn chăm sóc con tôi kỹ càng từ lúc bé sinh đến giờ được 23 tháng và bé lớn khôn không bị bệnh tật gì, chìa khóa nhà thì vợ tôi có nhưng vợ tôi không thèm mở mà bày trò gọi cửa ra vẻ là tôi không cho vào nhà để hàng xóm thấy. Hàng xóm chỗ tôi thì biết rõ mọi việc vợ tôi đã bỏ đi và hằng ngày vẫn thường xuyên về xóm tôi ngồi lê đặt điều nói xấu chồng. Tôi thì muốn gìn giữ gia đình và không muốn làm tổn thương cho con cái sau này nên tôi không đồng ý ly hôn. Vậy trong trường hợp của tôi thì Tòa án có giải quyết cho ly hôn đơn phương không khi hòa giải không thành và tòa án có xét cho tôi được quyền nuôi con không trong trường hợp xử ly hôn. Tôi phải làm những gì để được tiếp tục trực tiếp nuôi con khi bé mới chỉ được 23 tháng tuổi.","Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau: 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Như vậy, nếu xét thấy mục đích hôn nhân của hai bạn không đạt được thì tòa án sẽ xem xét cho ly hôn. Ở đây về nguyên tắc thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Theo như bạn trình bày thì người mẹ chưa hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc đối với đứa bé, và bạn lại chăm sóc con rất tốt, do đó bạn và vợ có thể thỏa thuận về người nuôi con. Trường hợp không thỏa thuận được thì bạn cần đưa ra những căn cứ để chứng minh việc vợ bạn không có điều kiện cũng như không thực hiện đúng nghĩa vụ nuôi dưỡng con, bỏ mặc con để cho bạn chăm lo, khi đó Tòa án xem xét cho bạn nuôi con là có cơ sở. Trân trọng!" 25919,"Vừa rồi cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm trả kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu bay cho tôi, tôi phát hiện có sai sót về tên của người đăng ký. Vậy Ban biên tập cho tôi xin hồ sơ sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký?","Theo Điều 27 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký, gồm các giấy tờ sau: - Phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót (01 bản chính); - Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã cấp, nếu có sai sót (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực); - Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu). Trên đây là hồ sơ sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký. Trân trọng!" 5155,"Thực hiện công việc không có uỷ quyền là gì theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Ngọc Hòa, tôi sinh sống và làm việc tại TPHCM. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự qua từng thời kỳ. Ban biên tập cho tôi hỏi: Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005, quy định thực hiện công việc không có uỷ quyền là gì? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (0908***)","Thực hiện công việc không có uỷ quyền trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005 được quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 1995 như sau: Thực hiện công việc không có uỷ quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối. Trên đây là nội dung tư vấn về việc thực hiện công việc không có uỷ quyền trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 1995. Trân trọng!" 4672,"Tôi có ngôi nhà trên đất thổ cư, đã được cấp ""sổ đỏ"", nay tôi muốn di chúc cho con tôi đang định cư ở nước ngoài có được không? Con tôi có được đứng tên quyền sở hữu ngôi nhà gắn với quyền sử dụng đất khi tôi qua đời hay không? (Nguyễn Văn Bàng – Hồng Bàng, Hải Phòng)","Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định : ""Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật"" . Khoản 5, Điều 113, Luật Đất đai năm 2003 quy định: ""Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật... Trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 121, Luật Đất đai thì được nhận quyền thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó.” Theo quy định tại Luật số 34/2009/QH12 ngày 18/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 Luật Đất đai, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng ""người có quốc tịch Việt Nam; người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước"", được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên, có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nêu trên thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất đó. Căn cứ các quy định của pháp luật nêu trên và điều kiện của mình, ông Nguyễn Văn Bàng có quyền để lại quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở cho con theo di chúc. Nếu con ông thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì con ông có quyền đứng tên quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, là di sản thừa kế. Trường hợp con ông không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở thì chỉ được hưởng giá trị của ngôi nhà, gắn với quyền sử dụng đất, là di sản thừa kế khi di chúc của ông có hiệu lực (người lập di chúc qua đời). //CONTENT" 31851,"Tôi xin hỏi nội dung như sau: trong hợp đồng kinh tế giữa công ty chúng tôi với chủ đầu tư, có ghi: “Hình thức hợp đồng: Hợp đồng trọn gói 5.1 Đơn giá trên đã bao gồm thuế VAT 10% 5.2 Giá trị thanh toán sẽ căn cứ vào các công việc và khối lượng thi công thực tế tại công trình được các Bên A, Bên B và Tư vấn giám sát nghiệm thu. 5.3 Giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh trong các trường hợp: + Thay đổi công việc đã được thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng này.” Quá trình thi công chúng tôi bám sát theo hồ sơ thiết kế và khối lượng mời thầu, Nhưng khi quyết toán thì Chủ đầu tư cắt tất cả khối lượng mời thầu tính thừa, đồng thời không chấp nhận thanh toán khối lượng mời thầu tính thiếu. Như vậy có mâu thuẩn với khoản 2 điều 5 của hợp đồng không? Xin được tư vấn, chân thành cảm ơn! Người gửi: Nguyễn Văn Nam","Chào bạn Nguyễn Văn Nam! Qua câu hỏi của bạn, Sở Xây dựng có ý kiến trả lời như sau: Bạn không nêu thời điểm ký kết hợp đồng, nên không có cơ sở để căn cứ các quy định tại các Nghị định, Thông tư về hướng dẫn thực hiện hợp đồng xây dựng để hướng dẫn. Tuy nhiên, các Bên tham gia ký kết hợp đồng, cần tuân thủ theo nội dung hợp đồng đã ký kết để tổ chức thực hiện, đồng thời nội dung Hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định pháp luật là cơ sở pháp lý cao nhất để các bên thanh toán, quyết toán công trình (dự án, gói thầu)”. - Mặt khác, liên quan đến nội dung thanh toán, quyết toán hợp đồng không thuộc chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành của Sở Xây dựng, nên Sở Xây dựng không có ý kiến hướng dẫn, đề nghị Bạn liên hệ Sở Tài chính để được hướng dẫn cụ thể." 18637,"Thực hiện dân chủ trong công tác thực hiện đầu tư xây dựng công trình của Công an nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Thái Vinh. Tôi đang tìm hiểu các quy định liên quan đến thực hiện dân chủ trong công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình của Công an nhân dân. Tôi có một thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thực hiện dân chủ trong công tác thực hiện đầu tư xây dựng công trình của Công an nhân dân được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiêu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Nguyễn Thái Quân (thaiquan*****@gmail.com)","Thực hiện dân chủ trong công tác thực hiện đầu tư xây dựng công trình của Công an nhân dân được quy định tại Điều 6 Thông tư 63/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành. Cụ thể là: 1. Công tác thực hiện đầu tư xây dựng công trình do chủ đầu tư thực hiện, bao gồm các công việc: lập thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán xây dựng công trình; phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán xây dựng công trình; tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn và nhà thầu thi công công trình; quản lý quá trình thi công xây dựng công trình và các công việc khác có liên quan. 2. Thực hiện dân chủ trong công tác thực hiện đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm đúng kế hoạch đã được lãnh đạo Bộ phê duyệt, chấp hành các quy định của Nhà nước, của Bộ Công an về đầu tư xây dựng và các quy định sau đây: a) Thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán xây dựng công trình, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán xây dựng công trình phải được thực hiện theo đúng kế hoạch đầu tư, phù hợp với dự án đầu tư xây dựng công trình được cấp thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức vật tư do Bộ Xây dựng ban hành, phù hợp đơn giá quy định và giá vật tư thực tế của từng địa phương, từng thời điểm; b) Căn cứ khả năng chuyên môn, chủ đầu tư có thể thực hiện từng công đoạn của công tác lập thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, thẩm tra thiết kế kỹ thuật -tổng dự toán công trình, hoặc thuê đơn vị tư vấn lập thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, thẩm tra thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán công trình. Chủ đầu tư thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán công trình, trên cơ sở thẩm tra của cơ quan tư vấn; c) Quản lý quá trình lập thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán công trình, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán công trình phải được bàn bạc thống nhất, công khai trước tập thể chuyên môn, phải được lãnh đạo đơn vị thống nhất, lựa chọn đơn vị tư vấn có uy tín và có năng lực phù hợp với quy định của pháp luật; d) Công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công công trình phải được lãnh đạo đơn vị thống nhất và tiến hành công khai, dân chủ phù hợp với quy định của Luật đấu thầu và các quy định khác của Nhà nước, của Bộ Công an, bảo đảm lựa chọn các nhà thầu có uy tín và có năng lực hành nghề phù hợp với quy định của pháp luật; nghiêm cấm các hành vi tiêu cực như: móc ngoặc, thông đồng, làm lộ giá dự thầu của nhà thầu...; đ) Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hợp đồng tư vấn, hợp đồng thi công, giám sát kỹ thuật, tiến độ, chất lượng thi công công trình, nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu hoàn thành công trình, bàn giao công trình đưa vào sử dụng, báo cáo cấp quyết định đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ thực hiện dự án theo chế độ thường xuyên, định kỳ, lập hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành, đảm bảo công trình hoàn thành đúng chất lượng, tiến độ, an toàn, hiệu quả. Trên đây là nội dung tư vấn về thực hiện dân chủ trong công tác thực hiện đầu tư xây dựng công trình của Công an nhân dân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 63/2009/TT-BCA. Trân trọng!" 31068,Con riêng của ba có được hưởng di sản khi người ba chết nhưng không để lại di chúc?,"Tại Khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau: Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết 2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Tại Điểm a Khoản 1, Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, trong trường hợp người ba mất mà không để lại di chúc thì phần di sản của người ba vẫn sẽ được chia 02 người con riêng của ba. Mức hưởng di sản của hai người con riêng sẽ ngang bằng với các đối tượng khác. Trân trọng!" 866,"Xin luật sư xem xét dùm trường hợp của tôi như sau: Ngày 22/10/2010 tôi có cho 1 nguời vay 100.000.000 có giấy viết tay có chữ ký 2 bên và tôi cũng tạm giữ giấy phép kinh doanh clb bida của người này (có ghi trong giấy vay nợ là tôi giữ các giấy tờ đó). Trong giấy vay nợ có ghi rõ 1 tháng sau người đó phải trả lại tiền cho tôi, trường hợp ko có tiền trả người đó phải làm giấy chuyển nhượng clb bida đó cho tôi. Thỏa thuận miệng giữa tôi và người đó là mức lãi suất 15%/tháng nhưng tôi chỉ tính 15% tháng đầu tiền, còn từ đó trở đi mức lãi là 5%/tháng. Nhưng từ lúc ký giấy đến nay người đó hẹn lần hẹn lựa vẫn ko trả đồng nào cả tiễn gốc lẫn lãi, tính đến nay tổng tiền lãi là 35tr đồng, tôi có yêu cầu mua lại 3 bàn bida của người đó với giá 12tr/bàn để trừ vào tiền lãi, tôi đã lấy bàn và người đó hiện giờ vẫn đang nợ 100.000.000 (chuyện này cũng thỏa thuận miệng vì trên giấy vay nợ ko ghi vấn đề gì về tiền lãi) Người đó làm ăn thua lỗ đã bán đi vài bàn bida, không trả tiền nhà mấy tháng và sắp bị chủ nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tôi xin hỏi: Vậy cho hỏi hiện giờ tôi có thể kiện ra tòa để buộc người đó trả tiền cho tôi hay ko? Thí dụ người đó lấy lý do bán 3 bàn bida cho tôi để đòi trừ vào tiền gốc 35tr có hợp lệ ko (không có giấy tờ gì cho chuyện này), và tôi cũng chỉ có ý định thu giữ chứ ko phải ""siết nợ"", có thể trả lại nếu người đó trả tiền lãi cho tôi. Người đó cách đây mấy ngày đòi tôi phải trả lại giấy tờ kinh doanh để thanh lý hợp đồng với chủ nhà lấy lại 1 phần tiền cọc, tôi không đưa vì đó là giấy tờ để giữ làm tin, người đó lấy lý do tôi không đưa làm anh ta không lấy lại được tiền cọc để làm khó dễ trừ vào tiền góc có được phép ko. Nếu người đó đòi thực hiện theo giấy nợ là chuyển cơ sở kinh doanh cho tôi để giải quyết nợ trong khi cơ sở đó đã làm ăn thua lỗ, không còn đủ cơ sở vật chất, thiếu tiền nhà mấy tháng, sắp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng, tôi có thể từ chối yêu cầu đó hay ko. Nếu thắng kiện người đó phải trả toàn bộ án phí đúng ko, và tôi có thể buộc người đó phải thanh toán tiền lãi dựa theo khung của ngân hàng được ko . Xin cám ơn luật sư","Chào bạn, - Khi đòi nợ, bạn nên cân nhắc về lãi suất vì có thể bị quy vào tội cho vay lãi nặng (Điều 163 BLHS). Dĩ nhiên bạn có quyền khởi kiện ra tòa đòi lại số tiền đã cho vay. - Đối với 3 bàn bida và chuyển cơ sở kinh doanh cho bạn: tùy các bên thỏa thuận. - Theo tôi, chuyện thanh lý hợp đồng thuê mặt bằng không liên quan gì đến Giấy ĐKKD. - Về nguyên tắc: Án phí phải trả tương ứng với phần thua của đương sự đó trong quyết định của tòa án. Trân trọng!" 19114,"Gia đình tôi có 4 người và tôi là đứa con lớn hiện đang là sinh viên Đại học năm 2, em tôi thì 12 tuổi. Bố mẹ tôi lâu nay cứ luôn bất hòa với nhau, bố thì nhậu không lo làm ăn, nên mẹ tôi muốn ly hôn, mẹ đã làm đơn và có ý định nộp lên Tòa, bố cũng thuận tình ly hôn. Tôi đã nhiều lần khuyên ngăn nhưng không hiểu sao bố vẫn vậy, tôi và em tôi thì không muốn bố mẹ phải ly hôn, vì cũng lớn tuổi rồi làm như vậy sẽ không hay, với lại tôi không muốn mọi người phải sống xa nhau, nên tôi muốn hỏi: Các con có quyền phản đối bố mẹ ly hôn không? (*******@gmail.com)","Tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Theo đó, tại Điều 55 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. => Như vậy, các con không có quyền phản đối bố mẹ ly hôn vì có ly hôn hay không là do bố mẹ bạn tự giải quyết. Các con chỉ có thể dùng tình cảm của mình để tác động vào tâm lý bố, mẹ để đẩy lùi suy nghĩ muốn ly hôn của bố mẹ. Vun đắp tình cảm gia đình, các con nên cân nhắc kỹ việc tiếp tục sống chung của bố, mẹ có đem lại hạnh phúc cho gia đình không? Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng và chúc sức khỏe!" 30284,Trong trường nào thì chấp hành viên được tạm giữ tài sản hay giấy tờ của đương sự?,"Điều 68 Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định về tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự như sau: 1. Chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ để tạm giữ tài sản, giấy tờ mà đương sự đang quản lý, sử dụng. 2. Việc tạm giữ tài sản, giấy tờ phải lập biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và đương sự. Trường hợp đương sự không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được giao cho đương sự. 3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tạm giữ tài sản, giấy tờ, Chấp hành viên ra một trong các quyết định sau đây: a) Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu xác định được tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc sở hữu của người phải thi hành án. b) Trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự trong trường hợp đương sự chứng minh tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Việc trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ phải lập biên bản, có chữ ký của các bên." 17981,"Tôi có 1 vấn đề ko biết phải giai quyết như thế nào mong luật sư giải đáp giúp 1 năm trước tôi có cho 1 người quen mượn 50 triêu với lai xuất là 8% .người đó nói là mượn dùm cho bạn và có dẫn tôi đến gặp người bạn đó của a ta,và người viết giấy nợ là người đứng ra mượn dùm Sau 1 năm người mượn nợ ko trả nợ như đã viết giấy mượn là 3 tháng ,tôi tìm đến nhà thì anh dc biết nhà đó ko phải của anh ta mà nhà thuê ,và địa chỉ viết giấy nợ cũng ko đúng ,toi mới tìm tới anh bạn mà anh ta kiêu người dc mượn nợ dùm đó yêu cầu a trả nợ ,nhưng a đó nói nợ là do anh kia viết ko phải anh viết nên ko có ly do j đòi anh ta hêt.tôi mới gởi đơn ra phường thì anh đó nói nếu người kia chỉ cần xác nhận là mượn cho anh thì anh sẽ trả ngay,nhưng tôi ko tìm dc người đứng tên viết giấy nợ ,nhưng điện thoại thì a ta vẫn trả lời và hẹn hết lần này tới lần khác ,đã hơn 1 năm tôi cũng ko dc nhận đồng lãi nào,và sau lần ở phường giải quyết anh dc mượn nợ dùm đó có cho người chở qua nhà tôi 1 cái mixer dùng thu âm cho ca sĩ nói là nó có giá trị trên 25 triệu ,nhưng tôi ko bán dc ,anh ta còn nói nếu ai mua thì đừng bán mà hãy bán lại cho anh ta ,anh ta sẽ mua hơn 5 triệu, Trên thực tế 50 trieu mượn của tôi đó hai ngươi đó mỗi người 1 nữa,và tôi có ghi âm lại cuộc nói chuyện lúc tôi dt hỏi người đứng ra viết giấy nợ đó , Vì nếu anh kia ko dính tới số tiền đó thì ko lí do gì cho người chơr cái mixer qua nhà tôi khi tôi nói sẽ kiện ra toà. Vậy xin hỏi luật sư số tiền trên tôi có kiện ra toà dc ko? Vì hiện tai tôi chỉ biết nhà người mượn tiền nhưng ko phải người đứng tên viết giấy nợ đó,còn người kia sống tùm lum ko tìm dc địa chỉ cố định .",Về nguyên tắc ai là người ký giấy nhận nợ thì người đó là người nợ bạn và bạn có quyền khởi kiện ra tòa án để yêu cầu người đó trả tiền. Nếu như người không ký nhận nợ nhưng có thừa nhận là nợ tiền của bạn thì bạn cũng có thể khởi kiện người này. Trong trường hợp của bạn tôi thấy có dấu hiệu của việc câu kết với nhau và có ý định lừa tiền của bạn. Nếu họ không hợp tác bạn có thể làm đơn trình báo và tố giác đến cơ quan công an nơi họ nhận tiền để xem xét và xử lý vụ việc. 10982,Mẫu Đơn đề nghị không hòa giải khi ly hôn mới nhất 2024?,"Đơn đề nghị không hòa giải khi ly hôn là một văn bản tố tụng do một trong hai bên vợ chồng yêu cầu ly hôn gửi đến Tòa án để đề nghị Tòa án không tiến hành thủ tục hòa giải khi giải quyết việc ly hôn. Đơn đề nghị không hòa giải khi ly hôn phải được viết tay hoặc đánh máy rõ ràng, đầy đủ thông tin theo quy định. Người làm đơn phải ký tên, ghi rõ họ tên ở cuối đơn. Đơn đề nghị không hòa giải khi ly hôn phải có xác nhận của hai người làm chứng. Các nội dung cần ghi rõ trong đơn đề nghị không hòa giải khi ly hôn bao gồm: + Tên, tuổi, địa chỉ của người làm đơn và người bị đơn. + Ngày, tháng, năm kết hôn. + Số lượng con chung, họ tên, ngày, tháng, năm sinh của mỗi người con. + Nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn. + Đề nghị của người làm đơn. Có thể tham khảo Mẫu Đơn đề nghị không hòa giải khi ly hôn mới nhất 2024 như sau: Tải Mẫu Đơn đề nghị không hòa giải khi ly hôn mới nhất 2024 Tại đây Mẫu Đơn đề nghị không hòa giải khi ly hôn mới nhất 2024? (Hình từ Internet)" 6334,Lịch khám nghĩa vụ quân sự 2024 đợt 2?,"Căn cứ khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân: Khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân ... 4. Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật này do Thủ tướng Chính phủ quyết định. ... Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự ... 4. Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. ... Theo quy định trên, thời gian khám sức nghĩa vụ quân sự 2024 đợt 2 từ ngày 01/11/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Trân trọng!" 8440,"Em được bố để lại thừa kế một mảnh đất. Em có thắc mắc không biết mảnh đất này là tài sản riêng của em hay là tài sản chung của 2 vợ chồng? Nhờ ban tư vấn giải đáp giúp em vấn đề trên trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn! Minh Hùng - hung*****@gmail.com","Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. ==> Như bạn trình bày thì bạn được nhận thừa kế mảnh đất. Theo quy định trên đây thì đất nhận thừa kế riêng là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Do đó, mảnh đất bạn được nhận thừa kế từ bố là tài sản riêng của bạn. Bạn có toàn quyền với mảnh đất này. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 26713,Thẻ CCCD bị mất chữ có được cấp đổi hay không?,"Căn cứ Khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây: - Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này; - Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; - Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; - Xác định lại giới tính, quê quán; - Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân; - Khi công dân có yêu cầu. Theo đó, thẻ CCCD của bạn bị hư hỏng thì có thể được cấp đổi lại" 12863,"Trước đây, tôi đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở Sở Tư pháp tỉnh và làm khai sinh cho con cũng ở nơi đây. Nay nghe nói trích lục bản sao giấy tờ trên thì phải đến UBND quận giải quyết có đúng vậy không?","Theo khoản 5 Điều 4 Luật Hộ tịch quy định cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm đăng ký hộ tịch, Bộ tư pháp, Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Đồng thời tại Điều 57, 63 Luật trên quy định cơ sở dữ liệu hộ tịch bao gồm sổ hộ tịch và cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là căn cứ để cấp bản sao trích lục hộ tịch. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch có quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch về những sự kiện hộ tịch đã được đăng ký. Theo căn cứ trên thì Sở Tư pháp tỉnh (nơi đã cấp các loại giấy tờ nêu trên) sẽ là cơ quan tiếp tục giải quyết nhu cầu cấp bản sao giấy tờ mà bạn cần. Như vậy, bạn nên đến cơ quan này để liên hệ việc cấp bản sao giấy tờ nêu trên." 12240,2. Thuận tình ly hôn thì bên nào phải trả các lệ phí liên quan?,"Tại Điều 149 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau: 1. Nghĩa vụ chịu lệ phí được xác định tùy theo từng loại việc dân sự cụ thể và do luật quy định. 2. Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người có nghĩa vụ chịu lệ phí thì mỗi người phải chịu một nửa lệ phí. Theo đó, trong trường hợp thuận tình ly hôn, bạn và vợ có thể thỏa thuận về các khoản phí. Nếu không thỏa thuận được thì mỗi bên chịu một nửa. Trân trọng!" 30846,"Hiện nay, tôi đang sống tại Berlin, CHLB Đức. Trước khi xuất cảnh, tôi sống tại thành phố Hà Nội. Nay tôi muốn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong thời gian sinh sống tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo tôi được biết, một trong những giấy tờ phải có trong hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là sổ hộ khẩu. Nhưng hiện nay tôi không còn sổ hộ khẩu. Vậy trường hợp của tôi cơ quan nào ở Việt Nam có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp? Việc giải quyết yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của tôi được giải quyết như thế nào khi tôi không có sổ hộ khẩu?","1. Về cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp “Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp: Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam” và quy định khoản 2 Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp “Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp: Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước; công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài; Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam”. Cũng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp thì: công dân Việt Nam nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp nơi thường trú, trường hợp không có nơi thường trú thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi tạm trú, trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia”. Căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên, trường hợp bạn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong khoảng thời gian cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh đi nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho bạn là Sở Tư pháp thành phố Hà Nội. 2. Về thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau: - Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp. - Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Như vậy, theo quy định của pháp luật, cá nhân khi yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì một trong những giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp của bạn nếu không có sổ hộ khẩu thì phải có giấy xác nhận của cơ quan Công an có thẩm quyền về thời gian thường trú hoặc tạm trú của bạn tại thành phố Hà Nội." 13103,"Chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi như thế nào?","Căn cứ theo Điều 33 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 , chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi như sau: - Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn như người bị tạm giữ, người bị tạm giam đã thành niên và được tăng thêm về thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng. - Người bị tạm giữ , người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được bố trí giam giữ riêng, trừ trường hợp đặc biệt, do điều kiện thực tế mà nhà tạm giữ, trại tạm giam không thể đáp ứng được yêu cầu giam giữ riêng hoặc để bảo đảm yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm an toàn cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Trưởng buồng tạm giữ đồn biên phòng phối hợp với cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định bằng văn bản những người được giam giữ chung." 34685,"Em trai tôi nói dối bố mẹ tôi để mượn sổ đỏ đi làm giấy tờ nhưng thực ra là mang đi cầm đồ. Sổ đỏ đứng tên bố mẹ tôi em trai tôi đã mang đi cầm cố lấy 40 triệu. Tuần trước, hàng cầm đồ đã cho người đến tìm đòi nợ gia đình tôi. Xin hỏi đối với trường hợp của em tôi không đứng tên trong sổ đỏ nhưng lại mang đi cầm cố như thế có phạm luật không?","Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau: Điều 128 BLDS 2005 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. Theo đó, giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Theo quy định tại điều 137 của BLDS 2005 thì hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là: - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. - Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Như vậy, hành vi lấy sổ đỏ gia đình đi cầm cố của em trai bạn mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu (bố mẹ bạn) là hành vi vi phạm pháp luật. Theo Luật Đất Đai 2013 điều 188 quy định: 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất. 3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Theo Thông tư số 33/2010/TT- BCA về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự điểm khoản 2 điểm i Dịch vụ cầm đồ - Khi thực hiện dịch vụ cầm đồ chủ cơ sở kinh doanh phải lập hợp đồng theo quy định. Người đến cầm đồ, thế chấp phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để chủ cơ sở kiểm tra, đối chiếu và photocopy lưu lại tại cơ sở. - Đối với những hàng hóa, tài sản cầm đồ thuộc sở hữu của người thứ ba phải có giấy ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu. Như vậy, việc cửa hàng cầm đồ nhận cầm đồ đối với tài sản thuộc sở hữu của người thứ ba mà không có giấy ủy quyền hợp lệ là vi phạm quy định pháp luật. Gia đình bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch dân sự giữa anh trai bạn và người đang giữ sổ đỏ của gia đình bạn là giao dịch dân sự vô hiệu. Anh trai bạn và bên nhận cầm đồ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận." 29099,"Chào Luật Sư Tôi muốn hỏi LS về việc chia tài sản thừa kế sau ly hôn Chúng tôi kết hôn từ năm 2006, đã có 1 cháu trai 4 tuổi. Năm 2009 chồng tôi được hưởng thừa kế là căn nhà mà chúng tôi ở từ trước đến nay. Do vợ chồng tôi có sự cách biệt về lối sống nên tôi muốn ly hôn vậy tôi muốn hỏi LS 1 số vấn đề sau: + Sau khi ly hôn tôi có được chia phần tài sản mà chồng tôi được thừa kế hay không? + tôi muốn nuôi con tôi thì cần phải cần những điều kiện gì(tôi không cần chồng tôi cấp dưỡng nuôi con). Mong luật sư hướng dẫn cụ thể cho tôi về thủ tục ly hôn cần có những gì? Chân thành cảm ơn luật sư",Chồng bạn được thừa kế căn nhà theo pháp luật hay theo di chúc. Nếu thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc mà chỉ có tên chồng bạn thì từ khi thừa kế đến nay gia đình bạn có tôn tạo sửa chửa căn nhà không. Nếu không thì hầu như bạn sẽ không được chia phần tài sản này. Nếu có thì bạn có thể yêu cầu chồng bạn thanh toán lại 1/2 giá trị tăng thêm của căn nhà do tôn tạo. Nếu thừa kế theo di chúc mà trong di chúc có tên bạn thì bạn cũng được chia phần tài sản này. Đối với việc nuôi còn thì phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc cho đứa trẻ tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con thuộc về người nào. Tuy nhiên thường thì ưu tiên cho người mẹ nuôi con. Để được quyền nuôi con bạn phải chứng minh được mình là người đủ điều kiện nuôi dưởng đứa trẻ. 6237,"Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là gì?","Căn cứ Điều 326 Bộ luật trên quy định về căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau: 1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật; c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba. 2. Người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và có đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 327 của Bộ luật này; trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị. Trân trọng!" 10697,"(PLO)-Có thể đăng ký giám định chữ ký thật, giả tại Văn phòng giám định tư pháp được không. Tôi đang có nhu cầu giám định chữ ký thật, giả và tôi nghe nói ởTP.HCM có văn phòng giám định tư về việc này có đúng không? Trần Văn Tám (tamvantran102@yahoo.com.vn)","Hiện nay, tại TP.HCM có Văn phòng giám định tư pháp Sài Gòn đã được cấp phép thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2013. Đây là Văn phòng giám định tư pháp đầu tiên của TP.HCM và cũng là Văn phòng giám định tư pháp đầu tiên của cả nước hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp theo chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp. Tuy nhiên, Văn phòng giám định tư pháp Sài Gòn chỉ thực hiện hoạt động giám định trong lĩnh vực tài chính . Nên đối với yêu cầu giám định chữ ký (thật, giả), ông có thể liên hệ với Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an TP.HCM hoặc Phân viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công an để được hướng dẫn thực hiện." 20399,"Năm 2010, tôi kết hôn với bà Phạm Thị D là người Ninh Bình và đã được Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình cấp giấy Chứng nhận . Trước khi kết hôn, tôi có mua hai mảnh đất, mỗi mảnh 85m2 tại huyện Yên Mô (Ninh Bình). Do tôi không có quốc tịch Việt Nam nên đã nhờ bà D đứng tên đối với hai đăng ký kết hônmảnh đất nói trên. Sau khi kết hôn, tôi và bà D đã ký một bản thỏa thuận nhập số tài sản trên vào tài sản chung vợ chồng ( có chứng kiến của văn phòng luật sư) Do điều kiện công tác, tôi vào Quảng Nam làm việc thì ở nhà bà D đã tự ý lập hợp đồng chuyển nhượng một mảnh đất có diện tích 85m2 cho vợ chồng ông Nguyễn Văn Bắc. UBND xã do không biết đượcvăn bản thỏa thuận giữa tôi và bà D nên đã chứng thực hợp đồng chuyển nhượng. Ngày 7/11/2011 bà D mất nhưng không để lại di chúc, bố mẹ bà D đã mất, bà D có một cô con gái riêng sinh năm 1999. Toàn bộ giấy tờ nhà đất hiện anh em bà D cất giữ. Nay tôi muốn hỏi: Tôi phải làm gì để đòi lại số tài sản trên và cách chia thừa kế thế nào cho phù hợp với pháp luật Việt Nam? Cháu Ly, con riêng của bà D có được chia thừa kế hay không?","Để có thể đưa ra ý kiến tư vấn cụ thể, chính xác, chúng tôi cần được cung cấp đầy đủ các thông tin, hồ sơ, giấy tờ liên quan. Vì vậy, căn cứ trên những thông tin mà ông cung cấp qua thư, chúng tôi chỉ có thể đưa ra những nhận định, những ý kiến tư vấn mang tính chất định hướng. Cụ thể như sau: 1. Tính hợp pháp của việc chuyển nhượng mảnh đất Hai mảnh đất (mỗi mảnh có diện tích 85 m2) được anh mua trước khi kết hôn với bà D, nhưng sau khi kết hôn, hai người đã thỏa thuận nhập khối tài sản này vào tài sản chung của vợ chồng nên hai mảnh đất thuộc quyền sở hữu chung của ông và bà D theo quy định tại Điều 27, Luật HN&GĐ 2000. Khoản 3 Điều 28, Luật HN&GĐ 2000 có quy định: “Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận.” Tuy nhiên, bà D đã tự ý chuyển nhượng mảnh đất 85m2 cho ông Nguyễn Văn Bắc mà không có sự bàn bạc, thỏa thuận với ông về việc chuyển nhượng này. Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ có thể bị coi là hợp đồng vô hiệu vì đã vi phạm điều kiện về chủ thể ký kết hợp đồng. Để bảo vệ quyền lợi của mình, ông có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp này. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai là TAND cấp huyện nơi có đất. 2. Vấn đề chia thừa kế Bà D chết không để lại di chúc nên di sản của bà D sẽ được chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Điều 675 BLDS 2005. Do bố mẹ bà D đã mất, nên hàng thừa kế thứ nhất của bà D bao gồm: ông và Cháu Ly (là con riêng của bà D với người chồng cũ). Nếu ông và cháu Ly không thuộc trường hợp người không được quyền hưởng di sản thừa kế quy định tại Điều 643, BLDS 2005 và cả hai đều không từ chối nhận di sản thừa kế thì phần di sản của bà D sẽ được chia đều cho hai người, mỗi người một nửa di sản." 5038,"Người chưa thành niên gây thiệt hại thì cha, mẹ phải bồi thường đúng không?","Tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau: Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân 1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. 2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. 3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý như sau: Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý 1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường. Như vậy, người chưa thành niên gây thiệt hại sẽ xảy ra 3 trường hợp bồi thường như sau. Trường hợp 1: Người chưa thành niên là người chưa đủ 15 tuổi có cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường. Tuy nhiên nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà người chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Lưu ý: Trường hợp chưa đủ 15 tuổi mà gây thiệt hại trong giờ đi học thì nhà trường phải có trách nhiệm bồi thường. Nhà trường chỉ không phải bồi thường nếu chứng minh không có lỗi trong quản lý. Trường hợp 2: Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. Trường hợp 3: Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại thì người giám hộ sẽ bồi thường bằng tài sản của người được giám hộ; Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình;" 22926,Thả rông chó mèo ở nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?,"Tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau: Vi phạm quy định về trật tự công cộng 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này; b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng; c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị; d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đ) Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ; e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng; b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ; đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép; e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác; g) Đốt và thả “đèn trời”; h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, đối với hành vi thả rông chó mèo ở nơi công cộng thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Trong trường hợp thả rông chó mèo dẫn đến việc chó mèo gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thương tích do chó mèo gây ra Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ gấp 2 lần cá nhân (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP )" 28851,"Trước đây, ông nội tôi được chú tôi cũng bảo lãnh sang Mỹ. Vì lúc đó công dân Việt Nam không được lưu giữ nhà tại Việt Nam khi ra nước ngoài nên ông nội tôi phải làm giấy sang tên cho bà nội sau của tôi (là vợ thứ hai của ông). Bố tôi cùng các cô chú phải ký giấy đồng ý không tranh chấp để ông nội tôi được sang Mỹ. Sang Mỹ khoảng sáu tháng thì ông trở về Việt Nam, nhưng giấy tờ nhà thì vẫn để tên bà, vì tránh đóng thuế. Hiện tại bà đang đứng tên chủ sở hữu trên sổ hồng. Nếu như ông mất đi thì gia đình tôi có quyền đòi lại nhà không? Chúng tôi có quyền ngăn cản nếu như bà nội sau muốn bán nhà hoặc cho người khác ở không? Tôi có thể lấy tư cách là cháu nội và đã từng có hộ khẩu nhà đó và không hề ký tên vào giấy không tranh chấp ngày xưa để đứng ra đòi lại nhà được không? Xin cám ơn.","Trước hết, chúng tôi lưu ý với bạn một số vấn đề dưới đây: - Thứ nhất, về mặt pháp lý, bà bạn đứng tên chủ sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nên bà bạn có toàn quyền đối với ngôi nhà này theo quy định của Luật Nhà ở. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp, không ai có quyền xâm phạm đến quyền của bà bạn (Điều 5 Luật Nhà ở). - Thứ hai, việc bạn đăng ký nơi thường trú tại ngôi nhà của bạn không chứng minh bạn có quyền lợi liên quan ngôi nhà đó. Luật Cư trú đã khẳng định nơi cư trú (nơi thường trú hoặc nơi tạm trú) của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. - Thứ ba, việc các con của ông bạn ký vào giấy không tranh chấp ngôi nhà chỉ là việc hoàn thiện thủ tục để ông bạn được bảo lãnh sang Mỹ. Quyền sở hữu hợp pháp của bà bạn không bị ảnh hưởng bởi những cam kết này vì quyền sở hữu ngôi nhà của bà có được là do ông bạn (là chủ sở hữu của ngôi nhà) đã làm thủ tục sang tên ngôi nhà cho bà; và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã công nhận quyền sở hữu của bà bạn bằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) cho bà bạn. Từ những vấn đề trên có thể thấy: 1. Với tư cách là cháu nội, là người có hộ khẩu thường trú tại ngôi nhà đó, mặc dù đã không ký vào giấy cam kết trước đây thì bạn cũng chưa thể đủ cơ sở để đứng ra đòi lại ngôi nhà đó. 2. Việc gia đình bạn có quyền đòi lại nhà không, có quyền ngăn cản nếu như bà muốn bán nhà hoặc cho người khác ở không thì phải xét tới tình trạng pháp lý của ngôi nhà và nhiều vấn đề liên quan. - Nếu ngôi nhà thuộc sở hữu chung của ông bà bạn thì khi ông bạn mất, phần quyền sở hữu của ông bạn được chuyển cho các đồng thừa kế, gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy, bố bạn, các cô chú của bạn sẽ có quyền liên quan đến ngôi nhà này với tư cách là các đồng thừa kế. Và như vậy, bà bạn không thể tự ý định đoạt (bán…) ngôi nhà mà không có sự đồng ý của các đồng thừa kế của ông bạn. - Nếu ngôi nhà thuộc sở hữu riêng của bà bạn thì bà bạn có toàn quyền sử dụng, quản lý, định đoạt ngôi nhà mà không lệ thuộc vào ý chí của bất kỳ ai. Không ai có quyền ngăn cản bà bạn thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với ngôi nhà. Gia đình bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên với những giấy tờ mà bà bạn đang có (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở) thì rất khó để đòi lại ngôi nhà. Vì vậy, để tránh những tổn thất không đáng có về cả tài sản và tình cảm thì gia đình bạn nên thỏa thuận với bà bạn để giữ lại ngôi nhà này." 20697,Bố chết sau ông nội 16 năm thì di sản thừa kế chia như thế nào?,"Ông tôi chết năm 2000, tài sản của ông tôi là một giấy chứng nhận QSDĐ cấp năm 1994. Ông tôi có 3 người con. Trong đó cha tôi chết năm 2016 (hai người chú vẫn còn sống). Nay phân chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất nêu trên. Xin hỏi tôi không được thừa kế thế vị vậy mẹ tôi và tôi có được thay thế vào vị trí của cha tôi để được hưởng phần của cha tôi hay không vì theo luật thì cha tôi phải chết trước hặc cùng thời điểm thì tôi là con mới được thừa kế thế vị." 5503,"Trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Quảng Ninh. Trong quá trình làm việc, tôi gặp một số vướng mắc mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã được xác định ra sao? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Trần Minh Anh (anh***@gmail.com)","Ngày 20/4/2007, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007. Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), của cán bộ thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là tổ dân phố), của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã. Theo đó, trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 3 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007. Cụ thể như sau: 1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã. 2. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã. 3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở cấp xã có trách nhiệm giám sát việc thực hiện và tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện dân chủ ở cấp xã. Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007. Chúc bạn sức khỏe và thành đạt! Trân trọng!" 2960,"Đợt vừa rồi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì em khám có kết quả 2 phần xếp điểm 1, 1 phần xếp điểm 2, còn lại xếp điểm 4. Vậy cho hỏi em có được đi nghĩa vụ quân sự không?","Theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tiêu chuẩn sức khỏe khi tuyển nghĩa vụ quân sự như sau: - Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. - Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS. Mặt khác tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt Điểm 1; - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 2; - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 3; - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 4; - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 5; - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 6. Như vậy, sức khỏe của bạn được xếp loại 4, vậy nên bạn không đủ tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự. Ban biên tập phản hồi đến bạn." 34670,Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính nào?,"Căn cứ điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về thể thức văn bản như sau: Điều 8. Thể thức văn bản 1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định. 2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ. b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. c) Số, ký hiệu của văn bản. d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản. đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản. e) Nội dung văn bản. g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền. h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức. i) Nơi nhận. 3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác a) Phụ lục. b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành. c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành. d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax. 4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này Theo đó, thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính như sau: - Quốc hiệu và Tiêu ngữ. - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. - Số, ký hiệu của văn bản. - Địa danh và thời gian ban hành văn bản. - Tên loại và trích yếu nội dung văn bản. - Nội dung văn bản. - Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền. - Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức. - Nơi nhận." 17968,Hết tháng 3 không thấy giấy báo thì có phải đi nghĩa vụ quân sự nữa không?,"Em muốn hỏi, thông thường thời điểm gọi nhập ngũ là tháng 2, tháng 3 hằng năm. Như vậy, nếu qua thời gian tháng 3 vẫn không thấy gọi để nhập ngũ thì không phải đi nghĩa vụ năm đó đúng không? Trả lời: Căn cứ Điều 33 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm như sau: Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Như vậy, thông thường gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba hằng năm. Tuy nhiên, xét thấy cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ. Thời gian này sẽ tùy từng địa phương sắp xếp linh hoạt. Do đó, mặc dù đã quá tháng 3 nhưng không đồng nghĩa là không phải đi nghĩa vụ quân sự." 22485,Ban biên tập cho tôi hỏi: Khi hết thời hiệu khởi kiện dân sự theo quy định thì đương sự có quyền kiện không? Mong giải đáp.,"Căn cứ và Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mặt khác, theo Khoản 2 Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Như vậy, vụ án dân sự đã hết thời hiệu khởi kiện thì đương sự có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, nhưng việc để tòa giải quyết vụ án dân sự đã hết thời hiệu khi các bên trong vụ án không yêu cầu áp dụng thời hiệu. Ban biên tập phản hồi đến bạn." 19701,Con đã thành niên không có tên trong di chúc có được hưởng thừa kế hay không?,"Tôi và chồng có với nhau 3 người con, trong đó có một đứa bị khuyết tật nặng, đã 20 tuổi nhưng chỉ nằm một chỗ, không thể làm được gì cả, cong hai đúa con còn lại thì bình thường, thông minh, ngoan ngoãn. Ông nhà tôi chỉ thương hai đứa bình thường còn đứa con khuyết tật thì không được ông thương yêu và bị hắt hủi. Nhưng nó đâu có biết gì. Rồi ông nhà tôi mất và có để lại di chúc chia tài sản của ông ấy cho hai đứa con, còn thằng út bị khuyết tật thì không được gì? Vậy xin cho tôi hỏi, nếu như vậy thì nó không được hưởng thừa kế của ông ấy đúng không?" 11592,Cậu có được ưu tiên nhận cháu mồ côi làm con nuôi hay không?,"Tại Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế như sau: 1. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây: a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước; c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài. 2. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất. Căn cứ theo quy định hiện hành, trường hợp bạn là cậu thì bạn được quyền nhận cháu mồ côi làm con nuôi. Tuy nhiên, trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận cháu thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất." 10439,"Quyền thừa kế của trẻ được sinh ra từ thụ tinh ống nghiệm?Vợ chồng hiến muộn, gửi tinh trùng của chồng ở bệnh viện có được không? Nếu người chồng qua đời, vợ có thể sinh con thông qua thụ tinh trong ống nghiệm được không? Con có được hưởng thừa kế từ chồng không? Quy định của pháp luật về quyền thừa kế của trẻ được sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm như thế nào?","Vấn đề lưu giữ tinh trùng và sinh con Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, việc gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi được thực hiện trong các trường hợp sau đây: – Người chồng hoặc người vợ trong những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh; – Người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân; – Người tình nguyện hiến tinh trùng, hiến noãn, hiến phôi; – Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân lưu giữ phôi còn dư sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định 10 cũng quy định: “Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi thì phải hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản”. Theo quy định nêu trên thì vợ chồng thuộc diện được gửi giữ tinh trùng hoặc muốn lưu giữ tinh trùng thì người chồng làm đơn yêu cầu lưu giữ tinh trùng cá nhân. Nếu sau này vợ muốn sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sau khi chồng qua đời thì bạn phải “có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản” tinh trùng của chồng tại bệnh viện. Khoản 1 Điều 20 Nghị định 10 này, việc lưu giữ tinh trùng của người chồng cần được thực hiện “tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm”. Về vấn đề xác định cha cho con Theo khoản 4 Điều 21 Nghị định 10: Người vợ hoặc người chồng sử dụng tinh trùng, noãn, phôi của người vợ hoặc người chồng bị chết…“làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự”. Theo quy định tại Điều 65 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quan hệ hôn nhân của vợ chồng chấm dứt kề từ thời điểm người chồng chết. Như vậy, nếu con được sinh ra từ tinh trùng của chồng để lại sau khi qua đời thì việc nhận cha cho con cũng như việc thừa kế của đứa trẻ sẽ căn cứ vào các quy định sau đây: – Việc xác định cha cho các con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của luật: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân…” Như vậy, nếu con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chồng chết thì về nguyên tắc, chồng được xác định là cha của con. – Trường hợp con bạn sinh ra sau 300 ngày kể từ thời điểm người chồng chết (thời điểm chấm dứt hôn nhân) sẽ không được coi là con chung trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy, nếu muốn xác định cha cho con thì phải làm thủ tục xác nhận cha cho con theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Sau khi làm thủ tục xác nhận cha, người chồng được pháp luật thừa nhận là cha của con. Về vấn đề thừa kế Theo quy định tại Điều 635 Bộ luật Dân sự 2005: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết”. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu làm thụ tinh ống nghiệm từ tinh trùng của chồng sau khi anh ấy chết thì con không được thừa kế tài sản của chồng. Vì thời điểm con thành thai sau khi chồng chết. Luật gia Đồng Xuân Thuận" 27701,Tôi muốn nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm. Nhưng do bận đi làm nữa nên có thể nộp trực tuyến không ạ?,"Theo Điều 13 Nghị định 102/2017/NÐ-CP quy định về p hương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm như sau: Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây: - Qua hệ thống đăng ký trực tuyến; - Nộp trực tiếp; - Qua đường bưu điện; - Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm. Như vậy, căn cứ quy định trên trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm thì bạn có thể chọn nộp qua hệ thống đăng ký trực tuyến. Trân trọng!" 9206,"Vợ chồng ông Bỉnh là người dân tộc Thái, cư trú tại xã X, tỉnh Lạng Sơn. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, đông con nên vợ chồng ông Bỉnh đồng ý cho cháu Quang 4 tuổi, là con thứ sáu trong gia đình làm con nuôi vợ chồng ông Hoàng người dân tộc Tày, hiện đang cư trú tại phường Y, thành phố Lạng Sơn. Trước đây cháu Quang đã được đăng ký khai sinh và xác định dân tộc theo dân tộc Thái của cha đẻ. Khi thoả thuận về việc cho nhận con nuôi, vợ chồng ông Hoàng đã đề nghị và được vợ chồng ông Bỉnh thống nhất đồng ý về việc để cháu Quang được thay đổi họ và dân tộc từ họ và dân tộc của cha đẻ sang họ và dân tộc của cha nuôi, đồng thời thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh của cháu Quang, ghi tên vợ chồng ông Hoàng vào đó để cháu Quang lớn lên gắn bó tình cảm gia đình với cha mẹ nuôi. Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, đến ngày được Uỷ ban nhân dân xã nơi mình cư trú mời lên để đăng ký nuôi con nuôi, vợ chồng ông Hoàng trình bày nguyện vọng và đề nghị chính quyền khi đăng ký nuôi con nuôi xong thì làm thủ tục thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh của cháu Quang, đồng thời thay đổi họ của cháu Quang theo họ của ông Hoàng, và xác định lại dân tộc cho cháu theo dân tộc Tày. Theo ông (bà), Uỷ ban nhân dân xã có thể giải quyết nguyện vọng của các bên cho và nhận con nuôi về việc thay đổi họ và dân tộc cho cháu Quang như vậy được không?","Họ và dân tộc là những đặc điểm nhân thân cơ bản, có tính ổn định, thể hiện nguồn gốc và huyết thống của mỗi cá nhân. Do đó, đây là những đặc điểm nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời, được xác định trên Giấy khai sinh và chỉ có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định. Vấn đề đặt ra trong tình huống là sau khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, vợ chồng ông Hoàng, với tư cách cha mẹ nuôi của cháu Quang có nguyện vọng muốn được ghi tên mình vào phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh của cháu Quang, và thay đổi họ và dân tộc của con nuôi từ họ và dân tộc của cha đẻ (ông Bỉnh) sang họ và dân tộc của cha nuôi (ông Hoàng), khi mà cháu Quang đã được đăng ký khai sinh và xác định dân tộc theo dân tộc Thái của cha đẻ. Để giải quyết nguyện vọng của các bên cho và nhận con nuôi, chính quyền xã cần căn cứ vào các quy định về quyền thay đổi họ, tên; quyền xác định lại dân tộc trong Bộ luật Dân sự và quy định về thủ tục, trình tự giải quyết các việc liên quan trong Nghị định số 158/2005/NĐ-CP để vận dụng pháp luật được chính xác, trong đó, cần đặc biệt lưu ý về vấn đề thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 28, Điều 37 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì thẩm quyền thực hiện việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh (đối với trường hợp trẻ em đã được đăng ký khai sinh, nay được nhận làm con nuôi người khác) và thẩm quyền thay đổi họ cho người dưới 14 tuổi đều do Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh thực hiện. Như vậy, trong trường hợp này, Uỷ ban nhân dân phường Y, nơi cư trú của vợ chồng ông Hoàng và cũng là nơi đang thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi không phải là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu của đương sự về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh của cháu Quang, thay đổi họ và xác định lại dân tộc cho cháu. Do đó, sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, Uỷ ban nhân dân phường Y cần hướng dẫn các bên liên quan đến Uỷ ban nhân dân xã X, nơi đã đăng ký khai sinh cho cháu Quang để đề nghị giải quyết nguyện vọng của mình, đồng thời giải thích cho đương sự hiểu về khả năng giải quyết các yêu cầu đó như sau: Về yêu cầu thay đổi phần khai về cha, mẹ từ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi trong Giấy khai sinh của cháu Quang Do vợ chồng ông Bỉnh và vợ chồng ông Hoàng đã có sự thoả thuận thống nhất về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh của cháu Quang nên đủ điều kiện áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP để đăng ký lại khai sinh cho cháu Quang, nhằm mục đích thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh từ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi. Thủ tục đăng ký lại khai sinh cho cháu Quang áp dụng theo quy định đặc biệt tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Về yêu cầu thay đổi họ của cháu Quang từ họ của cha đẻ sang họ của cha nuôi Trong trường hợp trẻ được nhận làm con nuôi đã được đăng ký khai sinh thì cha nuôi, mẹ nuôi có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên cho con nuôi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự. Do đó, nguyện vọng của vợ chồng ông Hoàng về việc thay đổi họ cho cháu Quang từ họ của cha đẻ sang họ của cha nuôi là hợp pháp. Uỷ ban nhân dân xã X, nơi đã đăng ký khai sinh cho cháu Quang có thể áp dụng thủ tục quy định tại Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP để thụ lý giải quyết yêu cầu này. Về yêu cầu xác định lại dân tộc cho cháu Quang từ dân tộc Thái (dân tộc của cha đẻ) sang dân tộc Tày (dân tộc của cha nuôi) Theo nguyên tắc chung về xác định dân tộc quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự thì dân tộc của một cá nhân chỉ có thể được xác định theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ. Do đó, việc xác định lại dân tộc chỉ có thể thực hiện được trong phạm vi chuyển dân tộc của người con từ dân tộc của cha đẻ sang dân tộc của mẹ đẻ hoặc ngược lại. Pháp luật không quy định việc cho phép xác định lại dân tộc của một người từ dân tộc của cha đẻ sang dân tộc của cha nuôi. Do vậy, không thể thụ lý giải quyết nguyện vọng của vợ chồng ông Hoàng và vợ chồng ông Bỉnh về việc đề nghị xác định lại dân tộc cho cháu Quang từ dân tộc Thái sang dân tộc Tày." 12678,Quyền tự do cư trú của công dân được quy định như thế nào?,"Điều 8 Luật Cư trú 2020 quy định về quyền tự do cư trú của công dân như sau: Quyền của công dân về cư trú 1. Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật. 3. Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu. 4. Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu. 5. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu. 6. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú. 7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật Theo đó, quyền tự do cư trú của công dân được quy định như sau: - Là quyền được lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định. - Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật. - Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu. - Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu. - Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu. - Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú. - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật. Người bị Covid có thuộc trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú không? (Hình từ Internet)" 33493,"Anh T và chị H đã từng đăng ký kết hôn (ĐKKH) với nhau, sau đó đã làm thủ tục ly hôn. Sau khi ly hôn với chị H anh T đã lấy vợ nhưng không làm thủ tục ĐKKH, giờ đã bỏ nhau. Sau một thời gian ly hôn Anh T và Chị H muốn quay lại sống với nhau và đến UBND xã đề nghị đăng ký kết hôn. Trong trường hợp này UBND xã có cấp giấy chứng nhận kết hôn được không và thủ tục như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì trường hợp vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn. Như vậy, với trường hợp của anh T và chị H, nếu hai người đáp ứng các điều kiện kết hôn thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện đăng ký kết hôn lại cho anh chị. Về thủ tục đăng ký kết hôn: anh T và chị H nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của 1 trong hai bên nam hoặc bên nữ. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì UBND cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân. Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu) hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu). Bên cạnh đó, do anh chị đã từng ly hôn nên theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì anh/chị phải xuất trình trích lục bản án/Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn. Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện UBND cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì công chức Tư pháp - Hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch UBND xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục đăng ký kết hôn lại. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 22333,Thủ tục Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam?,"Theo hướng dẫn của bộ khoa học công nghệ thì thủ tục này được thực hiện như sau: a. Trình tự thực hiện: - Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam (gọi tắt là đơn PCT có chỉ định Việt Nam) có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cơ quan Sở hữu trí tuệ của bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT (kể cả Việt Nam). - Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia: sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn PCT có chỉ định Việt Nam được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo các thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường tại Việt Nam. b. Cách thức thực hiện: - Trực tiếp tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ của bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT (kể cả Việt Nam) hoặc Văn phòng quốc tế. - Qua bưu điện. c. Thành phần, số lượng hồ sơ: - Thành phần hồ sơ, bao gồm: + Tờ khai (theo mẫu); + Bản sao đơn quốc tế (trường hợp người nộp đơn yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế); + Bản dịch ra tiếng Việt của đơn quốc tế: Bản mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích các hình vẽ và bản tóm tắt; + Chứng từ nộp phí, lệ phí quốc gia. - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). d. Thời hạn giải quyết: - Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên; - Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố. đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức. e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ. g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ. - Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. h. Lệ phí: - Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng. - Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng. - Phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng. - Phí tra cứu: 120.000 đồng. - Lệ phí cấp bằng: 120.000 đồng. - Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng. i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Tờ khai đăng ký sáng chế (Mẫu kèm theo ). - Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế (Mẫu kèm theo ). k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: - Đơn phải được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ trước khi kết thúc tháng thứ 31 kể từ ngày ưu tiên. - Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam theo Hiệp ước PCT. - Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Có tính mới; + Có trình độ sáng tạo; + Có khả năng áp dụng công nghiệp. - Để được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Có tính mới; + Có khả năng áp dụng công nghiệp. l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Hiệp ước hợp tác quốc tế về Bằng sáng chế năm 1970, được sửa đổi năm 1984; - Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005; - Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; - Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP; - Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 32396,Người lập di chúc có những quyền gì?,"Tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau: Quyền của người lập di chúc Người lập di chúc có quyền sau đây: 1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. 2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. 3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. 4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. 5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Như vậy, người lập di chúc có quyền thể hiện ý chí của bản thân trong việc phân định tài sản thuộc về ai và nghĩa vụ đối với tài sản đó sau khi người lập di chúc chết." 32985,"Tôi lấy chồng năm 2005, đến năm 2008 mẹ đẻ có cho tôi mảnh đất và đã sang tên tôi, ko có tên chồng tôi. Vậy mảnh đất đó có được xem là TS chung của 2 vợ chồng không? - Nếu li hôn thì có phải chia đôi không? - Nếu tôi ko nhận mảnh đất đó nữa và trả lại cho mẹ tôi thì việc li hôn có liên quan đến mảnh đất này ko? (Vợ chồng tôi đang sống ở nơi khác).",Theo nguyên tắc về xác định tài sản chung của vợ chồng: Tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung trừ khi được tặng cho riêng hoặc thừa kế riêng.... Theo đó nếu mẹ bạn cho riêng bạn bằng hợp đồng tặng cho và đã được sang tên cho bạn thì đó được coi là tài sản riêng (nếu tài sản đó không được vợ chồng thỏa thuận làm tài sản chung). Khi hai vợ chồng ly hôn thì tài sản riêng của ai sẽ là tài sản riêng của người đó. Vì vậy bạn sẽ không cần thiết phải trả lại cho mẹ bạn. 23896,"Mẹ va ba tôi chung sống với nhau hơn 30 năm, có 03 người con, đứa nhỏ nhất cũng lớn hơn 20 tuổi. Trong thời gian hôn nhân của gia đình, ba tôi thường xuyên đánh mẹ và chúng tôi, và ông cũng thường xuyên bỏ nhà đi chung sống cùng với những phụ nữ khác, mõi lần đi như thế ba tôi thường bán hoặc cầm hầu như hết tất cả tài sản trong gia đình (Nhà, ruộng đất, những vật dụng trong nhà có thể bán được), lần cuối cùng ông bán và câm hết đồ trong gia đìng là năm 2002, sau đó tôi đã mua và chuộc lại hết tất cả những gì ông bán (không làm giấy sang tên sau khi chuộc lại) tôi là người trực tiếp mua lại và trả tiền, tuy nhiên ông và mẹ tôi là người đứng tên làm chủ của tất cả tài sản trong nhà (mặc dù đã bán nhưng chưa sang tên, chon nên khi chuộc lai tôi cũng không làm giấy sang tên). sau lần đó ông trở về và năng nỉ mẹ và chúng tôi tha thứ, mẹ tôi đã tha thứ cho ông. Vào cuối năm 2010 ông cũng bỏ mẹ tôi đi chung sống với người phụ nữ khác tuy nhiên ông không có bán được tài sản vì không ai giám mua hoặc cầm. Cách đây 2 tuần ông dọn về nhà, mẹ tôi không có cách nào dể yêu cầu ông dọn ra (vì ông vẫn là chủ sở hửu tài sản trong gia đình) Trong trường hợp trên xin luật sư cho tôi ý kiến, mẹ tôi phải làm gì? Và nếu ly dị thì ba tôi có quyên chia tài sản không? Tôi có quyền kiện ba tôi không? Và ba tôi có quyền đối với tài sản trong gia đình không? (bởi vì ông đã bán tất cả vào 2002, những người mua có thể làm chứng), tôi muốn giử lại tài sản trong gia đình để cho em trai tôi, tôi không muốn ông ấy lấy tài sản trong nhà để mua vui. Xin Luật sư cho tôi lời khuyên và tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mẹ tôi? Tôi chân thành cảm ơn.","1. Nếu ba mẹ bạn không còn tình cảm với nhau, ba bạn chỉ là gánh nặng gây buồn đau, bất hạnh cho mẹ bạn thì mẹ bạn nên yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn để được giải thoát khỏi tình cảnh hiện nay. 2. Nhà đất hiện nay vẫn đứng tên ba mẹ bạn nên khi ly hôn, Tòa án vẫn xác định là tài sản chung vợ chồng và phân chia theo quy định của pháp luật nếu ba mẹ bạn có yêu cầu. 3. Khi ba bạn bán đất không sang tên cho người mua (thực chất có thể chỉ là “cầm cố”), khi bạn chuộc đất về bạn cũng không làm giấy tờ gì nên nếu khi ba mẹ bạn ly hôn mà bạn chứng minh được các sự kiện như bạn nói thì Tòa án sẽ tuyên là ba mẹ bạn có trách nhiệm thanh toán cho bạn số tiền mà bạn đã bỏ tiền ra chuộc tài sản. Để được thanh toán giá trị tiền chuộc đất bạn cần phải thu thập các tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình." 3578,Trường hợp nào được trở lại quốc tịch Việt Nam?,"Căn cứ khoản 1 khoản 3 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam : Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam 1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Xin hồi hương về Việt Nam; b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam; e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài. ... 3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam. ... Như vậy, những trường hợp sau được trở lại quốc tịch Việt Nam : - Xin hồi hương về Việt Nam; - Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; - Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; - Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Thực hiện đầu tư tại Việt Nam; - Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài. Người ra, người bị tước quốc tịch Việt nam xin trở lại quốc tịch Việt nam thì sau ít nhất 05 năm mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt nam. Ai có thẩm quyền cho trở lại quốc tịch Việt Nam? (Hình từ Internet)" 9279,Khi nào thì di chúc bị hư hại được coi như không có di chúc?,"Căn cứ tại khoản 1 Điều 642 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về di chúc bị hư hại như sau: Di chúc bị thất lạc, hư hại 1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật. ... Theo đó , di chúc bị hư hại được coi như không có di chúc khi: + Bản di chúc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc, và + Không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc. Có được hưởng phần di sản khi người lập di chúc không cho hưởng di sản không? Khi nào thì di chúc bị hư hại được coi như không có di chúc? (Hình từ Internet)" 3155,"Tôi muốn kết hôn với người nước ngoài, vậy xin hỏi thủ tục kết hôn thế nào? Cần những giấy tờ gì và mất bao nhiêu thời gian?","Theo quy định hiện hành, việc đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện, việc đăng ký, thẩm quyền đăng ký, tổ chức đăng ký kết hôn và các quy định khác liên quan theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP. Về thẩm quyền đăng ký kết hôn, theo quy định tại khoản 1, Điều 12, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, “Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Trong trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có hộ khẩu thường trú, nhưng đã đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về hộ khẩu thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tạm trú có thời hạn của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa người đó với người nước ngoài.” Về hồ sơ đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 13, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP. Theo đó, mỗi bên phải có các giấy tờ sau đây: a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định. b) Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy này bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó. c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. d) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài). đ) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam). Ngoài các giấy tờ quy định ở trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó. Các giấy tờ quy định trên được lập thành 2 bộ hồ sơ và nộp tại Sở Tư pháp. Nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam lập thành 1 bộ hồ sơ và nộp tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn ở Việt Nam là 30 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh những vấn đề liên quan thì thời hạn này được kéo dài thêm 20 ngày. Thời hạn 30 ngày cũng được áp dụng để giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Cơ quan Ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, nếu cần phải xác minh thêm thời hạn được kéo dài thêm 45 ngày." 17072,Bị phạt như thế nào khi tảo hôn?,"Căn cứ Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tảo hôn như sau: 8. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này. Tại Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. Theo Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn: 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền: 4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Căn cứ Điều 183 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội tổ chức tảo hôn Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. Như vậy, hành vi tảo hôn sẽ bị xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như vi phạm lại. Bạn nên nói cho bố bạn biết tảo hôn được pháp luật quy định rõ như nào để tránh tình trạng bị phạt." 4817,"Tôi đăng ký kết hôn năm đầu năm 2011, cuối năm 2011 vợ tôi sinh cháu, tôi muốn chuyển khẩu cho vợ con tôi về cùng gia đình tôi, nhưng đúng thời điểm này bà nội tôi lại mất (bà tôi là chủ hộ khẩu gia đình), do vậy dù đã nộp hồ sơ 2 tháng nay nhưng vợ con tôi vẫn chưa được nhập khẩu về cùng gia đình vì lý do chưa có chủ hộ mới, vậy xin hỏi tôi phải làm gì để vợ con tôi sớm được nhập khẩu về gia đình tôi? Cụ thể thủ tục như thế nào?","Đối với trường hợp của bạn, do khi bạn làm thủ tục chuyển khẩu cho vợ con bạn về cùng gia đình bạn thì bà nội – chủ hộ gia đình của bạn mất, do vậy căn cứ vào Điều 29 Luật Cư trú thì bạn phải làm thủ tục điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, theo đó, gia đình bạn phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Cụ thể thủ tục như sau: Do bà bạn là chủ hộ đã mất nên tất cả các thành viên trong gia đình bạn phải có ý kiến bằng văn bản về việc thay đổi chủ hộ (cụ thể là nhất trí ai sẽ làm chủ hộ của sổ hộ khẩu gia đình); ngoài ra bạn phải nộp thêm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu. Sau khi bạn làm thủ tục thay đổi chủ hộ thì bạn sẽ tiến hành thủ tục nhập khẩu cho vợ bạn theo quy định của Luật Cư trú. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 28521,Tôi đang tìm hiểu về một số quy định liên quan đến thị thực và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp thắc mắc sau đây: Giấy miễn thị thực có thời hạn bao lâu? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!,"Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 82/2015/NĐ-CP về miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam có quy định về thời hạn của giấy miễn thị thực như sau: Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 06 tháng. Bên cạnh đó, cần lưu ý là giấy miễn thị thực chỉ được cấp cho người nhập cảnh Việt Nam thăm thân, giải quyết việc riêng. Trên đây là nội dung giải đáp về hiệu lực của giấy miễn thị thực. Trân trọng!" 20484,"Xin hỏi, theo quy định pháp luật về chia thừa kế thì trường hợp cha chết trước ông nội, các con có được hưởng thừa kế không? Sau này ông nội chết Không để lại di chúc. Hiện chú tôi đang ở nhà ông nội.","Khi ông nội chết không để lại di chúc thì sẽ được chia theo pháp luật, cụ thể tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Bên cạnh đó, tại Điều 652 Bộ luật trên có nêu rõ về thừa kế thế vị như sau: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Như vậy, con của ông nội gọi là chú sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng di sản do ông nội để lại với phần di sản bằng nhau. Tiếp đến vì cha của bạn đã chết trước ông nội. Do vậy, bạn là cháu của ông nội sẽ cùng được hưởng chung 01 phần di sản từ di sản của ông nội. Đây là phần di sản mà nếu cha bạn còn sống sẽ được hưởng và được tính bằng với phần di sản chú của bạn đã được hưởng theo quy định trên. Trân trọng!" 5556,Có được thay đổi tên vì giống tên người trong dòng họ?,"Em muốn hỏi em năm nay 23 tuổi em còn có thể thay đổi tên trong chứng minh, hộ khẩu không ạ, vì tên em trùng tên con dì với lại em không thích tên hiện tại. Nếu em đi thay đổi tên còn được không? Em cảm ơn!" 7911,Đăng ký kết hôn năm 2024 cần những giấy tờ gì?,"Căn cứ theo quy định tại Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định 528/QĐ-BTP năm 2023 được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 2466/QĐ-BTP năm 2023 , đăng ký kết hôn 2024 cần những giấy tờ như sau: - Tờ khai đăng ký kết hôn. Tải Tờ khai đăng ký kết hôn tại đây. Tải về - Biểu mẫu điện tử tương tác đăng ký kết hôn (nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến) . - Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp. - CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp đã được giải quyết việc ly hôn trước khi kết hôn. Trân trọng!" 29356,"Tôi đứng tên chủ sở hữu xe buýt đang hoạt động tại HTX Vận tải 19/5. Từ trước đến giờ tôi đều được nhận đầy đủ tiền trợ giá xe buýt. Nay tôi có mâu thuẫn nghiêm trọng với chồng, ông ấy làm đơn xin ngăn chặn tài chính và đòi chia tiền trợ giá của tôi và Chủ nhiệm HTX đã giải quyết cho ông ấy nhận một phần tiền trợ giá. Tôi có khiếu nại với HTX rằng ông ấy không là xã viên cũng không đồng sở hữu chiếc xe buýt với tôi vì sao HTX cho nhận tiền. Chủ nhiệm HTX giải thích vì ông ấy là chồng tôi nên giải quyết như vậy. Xin được hỏi tôi có được quyền nhận toàn bộ tiền trợ giá hay không và việc ông Chủ nhiệm giải quyết như vậy là đúng hay sai?","Theo khoản 2, khoản 4, Điều 18, Luật Hợp tác xã năm 2003, xã viên có quyền: “Hưởng lãi chia theo vốn góp, công sức đóng góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã; … “Hưởng các phúc lợi của hợp tác xã; được hợp tác xã thực hiện các cam kết kinh tế”. Như vậy, chị là xã viên HTX nên có quyền hưởng khoản trợ giá và các quyền lợi khác của xã viên. Việc trả tiền thuộc quyền của xã viên cho người khác là không đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo thêm các quy định chúng tôi nêu sau đây: Theo Ðiều 219 và khoản 2 Điều 222 Bộ luật Dân sự năm 2005: ”sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”. Điều 27, Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình số năm 2000quy định: ”Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”. Và “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”. Như vậy, trong trường hợp của chị, nếu chị không chứng minh được chiếc xe bus là tài sản riêng của chị thì nó được coi là tài sản chung của vợ chồng. Khi đó chồng chị và chị có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Và nếu xác nhận tài sản chung thì HTX phải xác định cả chồng bạn cũng là xã viên của HTX, trừ trường hợp chị đại diện cho cả hai người. Nếu chiếc xe là tài sản riêng của chị thì chị có quyền của xã viên theo quy định chúng tôi đã nêu ở trên." 28197,"Gia đình tôi có một cây cầu để phục vụ kinh doanh sửa chữa tàu thủy, thu nhập chính của gia đình, trung bình khoảng 100tr/năm. Nay chính quyền có quyết định xây dựng bờ kè ven sông nên có giải tỏa khu vực phía sau nhà tôi trong đó có cây cầu, và bờ cừ đá. Vậy nay cho tôi hỏi chúng tôi sẽ được bồi thường như thế nào là thỏa đáng, và nó nằm trong nội dung phần luật nào. Cảm ơn đã giải đáp thắc mắc.","Việc gia đình bạn có được đền bù hay ko còn phụ thuộc rất nhiều vào các vấn đề: Tính chất và mục đích của công trình cải tạo, tính pháp lý về đất đai và công trình xây dựng là cầu kè để sửa chữa tàu, quá trình và thời gian sử dụng... nên đề nghị liên hệ chủ đầu tư công trình hoặc ban bồi thường để biết thông tin chi tiết cho việc bồi thường này nhé." 13656,"Rút lại tuyên bố hứa thưởng được hiểu như thế nào theo Bộ luật Dân sự 1995? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Hiền Thục, tôi sinh sống và làm việc tại TPHCM. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự qua từng thời kỳ. Ban biên tập cho tôi hỏi: Rút lại tuyên bố hứa thưởng được hiểu như thế nào theo Bộ luật Dân sự 1995? Tôi có thể tham khảo vấn đề này tại văn bản nào? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (09086***)","Rút lại tuyên bố hứa thưởng trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005 được quy định tại Điều 596 Bộ luật Dân sự 1995 như sau: Khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc, thì người hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố. Trên đây là nội dung tư vấn về việc rút lại tuyên bố hứa thưởng trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 1995. Trân trọng!" 4750,"Kính gởi Ban Biên Tập Tạp chí Cafeland, Hiện tôi có một số thắc mắc liên quan đến quyền thừa kế, rất mong nhận được tư vấn. Năm 1993, bà ngoại tôi mất có để lại di chúc (di chúc đã mất bản chính, chỉ còn bản photo không có công chứng) phần đất hương hỏa 5.320m2 cho mẹ tôi. Năm 1995, mẹ tôi mất. Đến năm 1998 dì tôi và ba tôi có làm giấy cam kết là tạm thời dì tôi sẽ quản lý phần đất hương hỏa cho đến khi anh em tôi đủ 18 tuổi sẽ giao lại. Phần đất này ba tôi vẫn đóng thuế bình thường. Năm 2004, ba tôi đã làm thủ tục gom phần đất hương hỏa đó và phần đất của ba tôi và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đầy đủ. Hiện nay, chị tôi (con của dì tôi, dì mất năm 2010) đã nộp đơn lên tòa yêu cầu chia tài sản chung là 5.320m2 trong phần đất đã gộp chung ba tôi đã đứng tên. Vậy luật sư cho tôi hỏi: 1. Chị tôi khởi kiện đòi chia tài sản như vậy có đúng luật không? Nếu không chúng tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì để chứng minh tài sản của mình là hợp pháp? 2. Tôi có thể lấy lại tờ cam kết bản chính đã nộp cho tòa án được không? Nếu không thì chúng tôi có thể nhờ người viết tờ cam kết, nhân chứng và người đóng dấu (chính quyền địa phương) xác nhận nội dung tờ cam kết đó có được không? Tất cả những người này đều vẫn còn sống. Hiện giấy tờ chúng tôi có bao gồm: - Di chúc bản photo của bà ngoại, không có công chứng. - Giấy chứng nhận kết hôn của ba và mẹ tôi. - Tờ cam kết bản sao (bản chính đã nộp cho tòa). - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp năm 2004. Xin cảm ơn luật sư rất nhiều!","Về mặt pháp lý, chị con dì của anh/chị có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của chị ấy bị xâm phạm, tuy nhiên, việc giải quyết cụ thể sẽ phụ thuộc vào các quy định của pháp luật và chứng cứ, tài liệu cụ thể. Theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Tố tụng dân sự thì “ Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận ”. Nay di chúc của bà ngoại anh/chị chỉ còn bản photo thì bản photo này không có giá trị pháp lý để được xem là chứng cứ mà chỉ có tính chất tham khảo khi giải quyết vụ án. Tuy nhiên, năm 1998 giữa dì và cha của anh/chị đã có văn bản cam kết liên quan đến việc sẽ giao lại đất cho anh/chị khi anh/chị đủ 18 tuổi. Bản gốc của văn bản này (đã được nộp cho tòa án) được xem là chứng cứ hợp pháp. Do đó, nếu nội dung của Bản cam kết này là rõ ràng (dựa trên cơ sở di chúc của bà ngoại anh/chị, nội dung cam kết việc gì anh/chị chỉ tạm thời quản lý và sẽ giao lại cho anh/chị …) thì cơ sở để anh/chị thắng kiện là rất lớn. Ngoài những giấy tờ anh/chị đề cập, anh/chị cũng có thể nộp các chứng cứ khác chứng minh quyền sử dụng đất cấp năm 2004 cho cha của anh/chị là hợp pháp như các biên lai thu tiền thuế sử dụng đất, tờ khai đăng ký quyền sử dụng đất, biên lai thu lệ phí trước bạ và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) và những giấy tờ khác. Về việc anh/chị cần xin lại bản chính giấy xác nhận đã nộp cho Tòa để sao y thì anh/chị cần liên hệ Tòa án để thực hiện. Tuy nhiên, anh/chị không cần phải nhờ những người làm chứng và người đóng dấu trước kia viết lại, mà có thể làm thủ tục để yêu cầu Tòa án triệu tập những người này với tư cách là người làm chứng để cho lời khai về thỏa thuận giữa dì và cha của anh/chị." 33845,"Ban biên tập hãy giúp tôi giải đáp thắc mắc sau đây:  Công chức làm công tác hộ tịch gồm những ai? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn! Thái Huy - Bình Phước","Tại Khoản 1 Điều 72 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về vấn đề này như sau: Công chức làm công tác hộ tịch bao gồm công chức tư pháp - hộ tịch ở cấp xã; công chức làm công tác hộ tịch ở Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện. Theo đó, tại Điều này cũng có quy định về tiêu chuẩn của công chức làm công tác hộ tịch như sau: - Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây: + Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch; + Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc. Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách. - Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch. - Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch. Trên đây là nội dung giải đáp về những người là công chức làm công tác hộ tịch. Trân trọng!" 2029,"Quy định về chơi hụi, họ, phường như thế nào?","Điều 479 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về họ, hụi, biêu, phường như sau: “1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. 2. Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. 3. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi." 9939,"Chào Ban biên tập, tôi vừa vào làm trong công tác dân số của phường. Chuyên ngành mà tôi học không mấy liên quan đến công việc hiện tại, do đó mà cần Ban biên tập hỗ trợ giúp một số thuật ngữ cần hiểu về công tác dân số. (********@gmail.com)","Tại Điều 3 Pháp lệnh dân số năm 2003 có quy định: - Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính. - Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định. - Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác. - Cơ cấu dân số già là dân số có người già chiếm tỷ lệ cao. - Phân bố dân cư là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính. - Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số. - Di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác. Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 25273,Giờ bạn mình đang mang thai tháng thứ 8 nhưng vì không thể chung sống thêm nên bạn mình muốn ly hôn đơn phương. Vậy mình muốn hỏi là khi đang mang thai như thế này có được ly hôn không và có phải bạn mình sẽ được ưu tiên quyền nuôi dưỡng đứa trẻ không ạ?,"Điều 56 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. ... Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định rõ: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được giải quyết theo Điều 81 của Luật này: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Như vậy, trong thời gian người bạn trên mang thai thì chồng không được quyền ly hôn, nếu người kia có yêu cầu thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trân trọng!" 30007,Đối tượng nào được cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1?,"Tại khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định về Phiếu lý lịch tư pháp như sau Phiếu lý lịch tư pháp 1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có: a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này; b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. Tại Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau: Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp 1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. 2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. 3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Như vậy, đối tượng được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 bao gồm: - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam; - Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội" 5377,"Tôi cho một người thuê nhà để mở quán cà phê và nước giải khát. Theo hợp đồng (đã được công chứng), thời hạn thuê là 03 năm, bên nào đơn phương chấm dứt trước thời hạn sẽ bị phạt tiền. Nhưng chưa đầy 6 tháng, gia đình tôi và người dân xung quanh không thể chịu nổi vì quán thường xuyên mở nhạc rất to, người vào quán tụ tập đánh bài, hò hét đến tận khuya. Tổ trưởng dân phố đã lập biên bản nhiều lần nhưng tình hình không chuyển biến. Nếu tôi chấm dứt hợp đồng trong trường hợp này thì có phải nộp phạt như đã cam kết?","- Theo quy định tại khoản 2 Điều 494, khoản 1 Điều 498 Bộ luật Dân sự và khoản 1 Điều 103 Luật Nhà ở thì bên cho thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi bên thuê nhà ở có một trong các hành vi sau: a) Không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; b) Sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận; c) Cố ý làm hư hỏng nhà ở cho thuê; d) Sửa chữa, cải tạo, đổi nhà ở đang thuê hoặc cho người khác thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê nhà ở; đ) Làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục. Căn cứ quy định trên, nếu bên thuê nhà đã bị tổ trưởng tổ dân phố lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục thì bà Nguyễn Thị Hảo có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà mà không phải bồi thường. Tuy nhiên, để tránh vi phạm, trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, bà cần có văn bản báo cho bên thuê nhà biết trước ít nhất một tháng, nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận khác (theo quy định tại khoản 3 Điều 498 BLDS)." 24452,Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào?,"Theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau: - Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. - Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin tại Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014 . Được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 . - Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân. Trân trọng!" 19106,"Tôi muốn lập di chúc để lại căn nhà (tài sản riêng của tôi) cho con gái tôi hiện đang định cư tại nước ngoài. Xin Ban biên tập Thư Ký Luật cho biết, di chúc của tôi có lập được không, lập ở đâu và con gái tôi ở nước ngoài có nhận được không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Như vậy ông có quyền tự lập di chúc để lại tài sản của mình cho bất kỳ người nào, không phân biệt người đang định cư ở nước ngoài hay người trong nước. Khi chuẩn bị đầy đủ thủ tục, ông có thể đến UBND phường xã, thị trấn hoặc Phòng Công chứng để chứng thực việc lập di chúc của ông. Sau khi ông qua đời, di chúc phát sinh hiệu lực thì con gái ông ở nước ngoài được nhận di sản do ông để lại. Tuy nhiên, do con gái ông là người Việt Nam định cư tại nước ngoài nên bị hạn chế một số quyền và chỉ được nhận phần giá trị trên di sản mà ông để lại. Trường hợp con gái ông muốn đứng tên trên căn nhà này thì phải làm thủ tục theo quy định pháp luật Việt Nam đối với trường hợp người định cư tại nước ngoài đứng tên sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập thư Ký Luật về việc để lại di chúc cho con gái ở nước ngoài. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 18877,"Đã tách khẩu thì có được hưởng thừa kế của cha không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Minh Long, hiện đang sinh sống và làm việc tại Vĩnh Long, có vấn đề thắc mắc cần nhờ Ban biên tập tư vấn. Em lập gia đình năm 2011 đến nay có 2 cháu: 1 trai và 1 gái và đã ly hôn, hộ khẩu gia đình cắt ra năm 2007 cho đến nay. Cha em vừa mất năm 2017, giờ mẹ em đuổi em ra khỏi nhà và không cho phép em được hưởng thừa kế do cha em để lại. Gia đình em có chị gái và em, chị gái thì có 4 người con. Về phần em, nếu đã có nhà cửa thì có được hưởng thừa kế của ba em để lại không? Vì hiện giờ mẹ em toàn quyền quyết định nên bà đuổi em ra khỏi nhà vì em không có tên trong hộ khẩu nhà bà. Giờ em phải làm sao? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! Email: minh.long***@gmail.com","Đã tách khẩu, nếu là thừa kế theo pháp luật thì bạn vẫn được hưởng thừa kế của cha. Để xác định chính xác việc này, trước tiên, cần phải xem cha bạn có để lại di chúc hay không? Nếu có để lại di chúc thì theo Bộ luật dân sự 2015, di sản thừa kế phải được chia theo di chúc. Trong trường hợp không có di chúc thì căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, di sản của cha bạn được chia theo pháp luật. Khi đó, chiếu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 , hàng thừa kế thứ nhất sẽ gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Vì vậy, bạn là con sẽ nằm ở hàng thừa kế thứ nhất và sẽ được chia thừa kế. Khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, bạn sẽ được chia di sản thừa kế bằng với phần của mẹ và chị bạn. Trong trường hợp mẹ của bạn vẫn buộc bạn ra khỏi nhà và không chia di sản cho bạn, bạn có thể khiếu kiện tại tòa án nơi có tài sản của cha bạn để được yêu cầu giải quyết việc chia di sản thừa kế. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc hưởng thừa kế khi đã tách khẩu. Bạn nên tham khảo chi tiết các nội dung khác của Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 15974,Di chúc bị hủy bỏ trong những trường hợp nào?,"Theo Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức của di chúc như sau: Hình thức của di chúc Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Theo Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc miệng như sau: Di chúc miệng 1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. 2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Theo Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc như sau: Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc 1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. 2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. 3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ. Theo đó, hiện nay có 02 hình thức của di chúc là di chúc miệng và di chúc được lập thành văn bản. Như vậy hủy bỏ di chúc sẽ được thực hiện trong các trường hợp sau: [1] Di chúc miệng sẽ bị hủy bỏ nếu sau 03 tháng kể từ khi lập di chúc mà người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt [2] Người lập di chúc có thể hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. [3] Hủy bỏ phần di chúc đã lập nếu bổ sung thêm mà phần nội dung di chúc bổ sung mâu thuẫn với phần di chúc đã lập [4] Hủy bỏ di chúc trước khi thay thế di chúc mới Hủy bỏ di chúc trong những trường hợp nào? Thủ tục hủy bỏ di chúc thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)" 22660,"hiện tôi đang ở thửa đất ở đường Lê Duẩn đã có thẻ đỏ, với diện tích 120m2, trông đó đất ở là 40m2, còn lại đất nông nghiệp 80m2 nay tôi muốn làm nhà với diện tích 100m2. Vậy phải làm thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng tôi lại không am hiểu mấy đề nghị tư vấn: - Về hồ sơ thủ tục - diện tích đất nông nghiệp là 100m2, nhưng xin chuyển đổi 60m2 có được không - Thuế chuyển đổi phải đóng là bao nhiêu? Kính mong được tư vấn, chân thành cám ơn","Mảnh của bạn có mục đích sử dụng là đất nông nghiệp, do đó khi xin chuyển mục đích sử dụng đất thành đất thổ cư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương đó để quyết định việc cho phép hoặc không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Trong trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất, tiền sử dụng đất mà bạn phải nộp được tính bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở và tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp. Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất là giá đất do UBND tỉnh nơi có đất quy định tại thời điểm kê khai và nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Người xin chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01bộ hồ sơ tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất nơi có đất đối với hộ gia đình, cá nhân, gồm: - Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" 8670,"Một cô gái đã có chồng con, do bất mãn gia đình chồng nên cô đưa con về nhà mẹ. Cô yêu cầu ly hôn nhiều lần nhưng chồng không đồng ý. Cô đi làm ở xa, có quen biết một người con trai, nên người chồng làm đơn kiện việc vợ ngoại tình. Trước khi cô gái bỏ đi, gia đình chồng làm ăn thua lỗ 20 triệu, nay lên đến 100 triệu. Người chồng bắt cô gái chịu 50% món nợ này. Hỏi sự việc này theo luật giải quyết như thế nào?","1. Về việc người chồng khởi kiện vợ ngoại tình Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình cấm các hành vi sau đây: - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; - Yêu sách của cải trong kết hôn; - Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; - Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; - Bạo lực gia đình; - Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Theo quy định nêu trên, nếu người vợ chỉ quen biết với người con trai khác thì hành vi đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Nếu người vợ chung sống với người con trai khác thì hành vi đó đã vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình như nêu trên. Người chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật đó. Nếu có hành vi vi phạm nêu trên, người vợ có thể bị: (i) Xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng); (ii) Hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Hình sự: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. 2. Về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của nhà chồng Theo thông tin bạn cung cấp, nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ của nhà chồng cô gái nên cô gái không phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này. Tuy nhiên, để chắc chắn về quyền, nghĩa vụ của cô gái đối với khoản nợ này, bạn có thể tìm hiểu về quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng và như sau: * Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng (Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình): Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: - Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; - Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; - Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; - Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan. * Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng (Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình): Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây: - Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này; - Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình; - Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng." 9682,"Quyền và nghĩa vụ của bên gửi tài sản trong hợp đồng gửi giữ tài sản được quy định như thế nào? Xin chào anh chị Thư Ký Luật! Sau khi luật dân sự mới nhất chính thức có hiệu lực, tôi thấy báo chí xôn xao bàn tán và thảo luận nhiều. Tôi cũng có tìm hiểu và có nhiều chỗ chưa rõ, rất mong anh chị tư vấn giúp! Anh chị cho tôi hỏi: Quyền và nghĩa vụ của bên gửi tài sản trong hợp đồng gửi giữ tài sản được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì quyền và nghĩa vụ của bên gửi tài sản trong hợp đồng gửi giữ tài sản được quy định như sau: - Hợp đồng gửi giữ tài sản Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công. - Nghĩa vụ của bên gửi tài sản + Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. + Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận. Quyền và nghĩa vụ của bên gửi tài sản trong hợp đồng gửi giữ tài sản được quy định tại Điều 554 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 30114,"Xin chào luật sư, Cho tôi hỏi là bố mẹ tôi ở quê hòa bình có căn nhà ông bà nội để lại bằng giấy viết tay do các cô, chú, bác thỏa thuận là thuộc sở hữu cho bố mẹ tôi, sau khi ông bà nội tôi mất 2 năm thì bố mẹ tôi bán 45tr và khi đó các cô, chú, bác đi kiện và nói bố mẹ tôi phải chuộc lại căn nhà đó cho tới nay cũng khoảng 4 năm khi các cô chú hỏi chuộc lại thì họ đòi với giá 250tr, vậy bây giờ tôi phải giải quyết thế nào? Bán nhà chưa sang tên gì hết. Xin cám ơn.","Chào bạn Nếu mảnh đất đấy thật sự là của ông bà nội bạn, giấy viết tay thỏa thuận của ông bà nội và các cô, chú, bác thỏa thuận đồng ý mảnh đất thừa kế đó thuộc về bố mẹ bạn là hợp lệ thì gia đình bạn không cần phải đi chuộc lại nếu không muốn, vì mảnh đất đó thuộc quyền sở hữu của bố mẹ bạn, và bố mẹ bạn đã chuyển nhượng cho người khác rồi. Trân trọng." 22682,"Tôi đã một lần xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nhưng làm mất và chưa đăng ký kết hôn. Hiện tôi và người phụ nữ sống cùng đã chia tay. Tôi chuẩn bị lập gia đình với một người khác và muốn được cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nhưng vẫn không được cấp lại Giấy xác nhận. Xin hỏi, tôi muốn được biết  cần làm thủ tục gì để được cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.","Theo Khoản 5 Điều 25 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định trường hợp sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn thì phải ghi rõ họ tên, năm sinh, giấy tờ tùy thân của người dự định kết hôn, nơi dự định làm thủ tục kết hôn. Việc xác nhận lại tình trạng hôn nhân cũng phải thực hiện như trên và được ghi trong Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trong cột Ghi chú của Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (kể cả xác nhận lần đầu và xác nhận lại) phải ghi rõ “Đã xác nhận lại tình trạng hôn nhân ngày ... tháng ... năm ...., lý do xác nhận lại…”. Như vậy, trường hợp của bạn, đã một lần xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn nhưng sau đó không đăng ký kết hôn nữa. Nay bạn muốn xin cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn với người khác thì phải có bản cam kết chưa đăng ký kết hôn với ai. Căn cứ vào bản cam kết chưa đăng ký kết hôn này, UBND cấp xã nơi ông cư trú sẽ cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để bạn có thể đăng ký kết hôn với người khác. Trên đây là nội dung tư vấn." 31972,Mọi công dân Việt Nam đều được cấp thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024?,"Luật Căn cước 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực kể từ 01/7/2024, chính thức đổi tên gọi thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước. Sáng 27/11, với 87,25% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Luật Căn cước 2023 Tải về , thay thế Luật Căn cước công dân 2014. Theo quy định tại Luật Căn cước 2023 Tải về , mọi công dân Việt Nam đều được cấp thẻ căn cước (thay vì chỉ áp dụng với người từ đủ 14 tuổi trở lên như Luật Căn cước công dân 2014 ). Việc cấp thẻ căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi thực hiện theo nhu cầu chứ không bắt buộc. Về quy trình cấp, trẻ từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi sẽ đi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và sinh trắc học, để làm thủ tục cấp thẻ. Riêng với trẻ dưới 6 tuổi, người đại diện hợp pháp có thể thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp này, cơ quan quản lý căn cước sẽ không thu nhận thông tin nhân dạng và sinh trắc học. Một nội dung mới nữa tại Luật Căn cước 2023 Tải về , đó là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 6 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã sẽ được cấp giấy chứng nhận căn cước. Giấy chứng nhận căn cước có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận căn cước, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đến cơ quan quản lý căn cước của công an cấp huyện hoặc cơ quan quản lý căn cước của công an cấp tỉnh nơi mình đang sinh sống. Mọi công dân Việt Nam đều được cấp thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024 có đúng không? (Hình từ Internet)" 8735,Thủ tục điều chỉnh thông tin về nơi cư trú khi thay đổi chủ hộ được thực hiện như thế nào?,"Theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú 2020 quy định về việc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú cụ thể như sau: Điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú 1. Việc điều chỉnh thông tin về cư trú của công dân được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Thay đổi chủ hộ; b) Thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; c) Thay đổi địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà. 2. Hồ sơ điều chỉnh thông tin về cư trú quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc điều chỉnh thông tin. 3. Thủ tục điều chỉnh thông tin về cư trú được thực hiện như sau: a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thành viên hộ gia đình nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về chủ hộ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho thành viên hộ gia đình về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền thay đổi thông tin về hộ tịch, người có thông tin được điều chỉnh nộp hồ sơ đăng ký điều chỉnh thông tin có liên quan trong Cơ sở dữ liệu về cư trú quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; c) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh, cập nhật việc thay đổi thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Như vậy, theo quy định trên thì thủ tục điều chỉnh thông tin về nơi cư trú khi thay đổi chủ hộ được thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nộp trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Tải mẫu về: Tại đây! - Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc điều chỉnh thông tin. Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về chủ hộ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho thành viên hộ gia đình. Trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trân trọng!" 26816,Hiện tại tôi có một chiếc áo bóng đá trên đó có chữ ký của các cầu thủ Arsenal trong chuyến du đấu Việt Nam vào năm 2013 và muốn bán đấu giá chiếc áo này. Tôi có thể tự mình bán đấu giá được không hay phải thực hiện việc bán đấu giá qua tổ chức bán đấu giá?,"Với những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau: Theo quy định tại điều 456 Bộ luật dân sự năm 2005 thì bán đấu giá tài sản không có quy định cụ thể về việc ai là người thực hiện bán đấu giá mà chỉ quy định tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý muốn của chủ sở hữu hoặc pháp luật có quy định và tài sản chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Theo quy định tại nghị định số 17/2010/NĐ-CP Về bán đấu giá tài sản thì việc bán đấu giá qua tổ chức chỉ được áp dụng đối với một số trường hợp nhất định hoặc do bên có tài sản lựa chọn chứ không áp dụng đối với tất cả các trường hợp bán đấu giá. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện bán đấu giá chiếc áo nếu như việc bán đấu giá thỏa mãn các yêu cầu có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Ngoài ra, nếu bạn muốn chiếc áo của mình có thể được bán với giá cao hơn hay muốn đảm bảo hơn quyền lợi của mình thì có thể bán đấu giá qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp bao gồm trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản." 13744,"Tôi hiện đang công tác tại một công ty hoạt động xây dựng ở tỉnh Cao Bằng và có hộ khẩu ở đây. Tôi thường xuyên công tác tại tỉnh Vĩnh Phúc, nay muốn xin cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng tại Sở Xây dựng Vĩnh Phúc. Hồ sơ của tôi đáp ứng đầy đủ yêu cầu và điều kiện quy định pháp luật. Vậy tôi có được Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc cấp chứng chỉ hành nghề hay không?","Điều 6 Thông tư 12/2009/TT-BXD quy định điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Khoản 1 Điều 8 Thông tư 12/2009/TT-BXD quy định người xin cấp chứng chỉ hành nghề gửi 02 bộ hồ sơ (kèm 02 ảnh mầu cỡ 3x4 chụp trong năm xin đăng ký) quy định tới Sở Xây dựng nơi xin cấp chứng chỉ hành nghề; Tại công văn số 731/BXD-HĐXD ngày 11 tháng 5 năm 2012 hướng dẫn việc cấp chứng chỉ hành nghề hướng dẫn thêm về khoản 1 Điều 8 Thông tư 12/2009/TT-BXD như sau: ""cá nhân có thể nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề tại Sở xây dựng nào thấy thuận lợi cho mình mà không bắt buộc phải có hoạt động xây dựng trên địa bàn địa phương đó"". Đồng thời, điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 12/2009/TT-BXD quy định nghĩa vụ của người xin cấp chứng chỉ hành nghề khai báo trung thực hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của hồ sơ; Căn cứ quy định trên, nếu hồ sơ của bạn đáp ứng điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng, Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong 30 ngày làm việc, Sở Xây dựng sẽ tổ chức xét cấp chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định." 8925,Nhờ admin cung cấp giúp tôi mẫu tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước. Xin cảm ơn.,"Mẫu TK01 Ban hành kèm theo Thông tư 73/2021/TT-BCA quy định mẫu tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước như sau: Mẫu TK01 Ban hành kèm theo Thông tư 73/2021/TT-BCA ngày 29/6/2021 của Bộ Công an CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- TỜ KHAI (Dùng cho công dân Việt Nam đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước) (1) Ảnh (2) 1. Họ và tên (chữ in hoa) ………………………………………….. 2. Giới tính: Nam □ Nữ □ 3. Sinh ngày…… tháng…… năm………… Nơi sinh (tỉnh, thành phố) ……………………….. 4. Số ĐDCN/CMND (3) Ngày cấp…../…../……. 5. Dân tộc……………… 6. Tôn giáo………...……… 7. Số điện thoại………………………… 8. Địa chỉ đăng ký thường trú ……………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………………… 9. Địa chỉ đăng ký tạm trú …………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………… 10. Nghề nghiệp…………………… 11. Tên và địa chỉ cơ quan (nếu có) …………………….. ………………………………………………………………………………………………………… 12. Cha: họ và tên ……………………………….……………… sinh ngày ……/……/………… Mẹ: họ và tên ……………………………………………………. sinh ngày ……/……/………… Vợ /chồng: họ và tên …………………………………………… sinh ngày ……/……/………… 13. Hộ chiếu phổ thông lần gần nhất (nếu có) số ………….... cấp ngày ……/……/…….…... 14. Nội dung đề nghị (4) ……………………………………………………………………………… Cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử Cấp hộ chiếu không gắn chíp điện tử Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật. Xác nhận của Trưởng Công an phường, xã, thị trấn (5) (Ký, ghi rõ họ tên , chức vụ, đóng d ấu) ……, ngày…. tháng…. năm…. Người đề nghị (6) (Ký, ghi rõ họ tên) Ảnh (2) Chú thích: (1) Người đề nghị điền đầy đủ thông tin ghi trong mẫu, không được thêm bớt. (2) Ảnh mới chụp không quá 06 tháng, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông ảnh nền trắng. (3) Điền số định danh cá nhân, số Thẻ căn cước công dân hoặc số Chứng minh nhân dân. (4) Ghi cụ thể: Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu hoặc từ lần thứ hai; đề nghị khác nếu có (ghi rõ lý do). Trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu có (hoặc không) gắn chíp điện tử thì đánh dấu (X) vào ô tương ứng. (5) Áp dụng đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi. Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận về thông tin điền trong tờ khai và ảnh dán trong tờ khai là của một người; đóng dấu giáp lai vào ảnh dán ở khung phía trên của tờ khai. (6) Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người chưa đủ 14 tuổi thì người đại diện hợp pháp ký thay. Trân trọng!" 24876,"Anh X đứng tên chủ sở hữu hợp pháp đối với mảnh đất có diện tích 2500m2. Năm 2010, anh X chuyển nhượng khu đất này cho ông Y với số tiền là 3 tỉ đồng. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được hai bên kí kết và được cơ quan nhà nước chứng thực. Tuy nhiên trên thực tế ông Y mới chỉ giao cho anh X 1,5 tỉ và nói với anh X là mình chưa chắc chắn mua khu đất này. Vì vậy, anh X đã tìm đến anh C để thảo luận việc bán khu đất này. Hai bên đã kí giấy tờ đặt cọc, theo đó, anh C đã chuyển giao 200 triệu cho anh X. Tháng 01/2011, ông Y tìm đến anh X để bàn về việc tiếp tục thực hiện việc nhận chuyển nhượng khu đất này với điều kiện anh X phải làm xong thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông Y mới giao số tiền còn lại. Khi đến UBND làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ, anh X bị từ chối với lí do anh C đã đặt cọc tiền mua khu đất này. Ông Y phải làm gì để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?","Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa anh X và ông Y sau khi có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền đã phát sinh quyền, nghĩa vụ của hai bên. Anh X có quyền nhận tiền chuyển nhượng và có nghĩa vụ bàn giao tài sản và giấy tờ chứng minh quyền tài sản. Ông Y có nghĩa vụ thanh toán tiền nhận chuyển nhượng và có quyền nhận tài sản, giấy tờ về tài sản. Cả hai bên cùng có nghĩa vụ tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký sang tên ông Y tại cơ quan có thẩm quyền. Quyền sử dụng đất được chuyển giao cho ông Y tại thời điểm đăng ký sang tên. Trình tự, thủ tục đăng ký sang tên được quy định tại Luật Đất đai và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Theo đó, các bên nộp một bộ hồ sơ (Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chứng thực, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tên anh X …) tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhà đất. Cơ quan đăng ký nhà đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận. Sau khi hai bên thực hiện xong nghĩa vụ tài chính thì cơ quan đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Như trên đã nói, Hợp đồng chuyển nhượng giữa anh X và ông Y đã có chứng thực và đang có hiệu lực theo quy định của pháp luật nên hai bên hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục như đã nêu để đăng ký sang tên ông Y. Sau khi đã thực hiện các thủ tục nêu trên thì anh X và ông Y có thể lấy được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Y. Riêng với việc anh X đã nhận đặt cọc của anh C và hứa chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đã chuyển nhượng cho ông Y) là không đúng. Vì hợp đồng của ông Y vẫn còn hiệu lực và các bên đang trong giai đoạn thực hiện thủ tục đăng ký sang tên theo quy định nên anh X không được chuyển nhượng cho người khác (trừ khi anh X và ông Y hủy hợp đồng chuyển nhượng đã ký). Đây là vấn đề giữa anh X và anh C phải giải quyết. Quyền được đăng ký sang tên chủ sử dụng đất của ông Y không bị ảnh hưởng." 25906,"Nghĩa vụ của bên nhận gia công theo Bộ luật dân sự 1995 gồm những gì? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Tiên hiện đang sống và làm việc tại Đà Nẵng. Tôi hiện đang tìm hiểu pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi nghĩa vụ của bên nhận gia công theo Bộ luật dân sự 1995 gồm những gì? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Nghĩa vụ của bên nhận gia công được quy định tại Điều 554 Bộ luật dân sự 1995, theo đó: Bên nhận gia công có các nghĩa vụ sau đây: 1- Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp; 2- Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội; nếu không báo hoặc không từ chối, thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm tạo ra; 3- Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng chất lượng, số lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận; 4- Giữ bí mật các thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra; 5- Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, nếu thực hiện công việc bằng nguyên vật liệu của mình; 6- Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng. Trên đây là tư vấn về nghĩa vụ của bên nhận gia công theo Bộ luật dân sự 1995. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 1995. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 8072,Anh chị luật sư cho em hỏi ?? Ông nội em mua mảnh đất thổ cư năm 1976 .và giao cho bố em.năm 2012 bố em mắc bệnh mất và giao lại cho mẹ em đóng thuế đầy đủ.nhiều năm muốn làm căn nhà cấp 4 thì toàn bị đình chỉ ( ko nói nguyên nhân)bây giờ mẹ em muốn xây gian nhà cấp 4 thì  cán bộ phường bảo trong bản đồ 1997 ghi đất nhà em là đất ao vườn vậy muốn đính chính sủa sai mảnh đất nhà em từ đất ao vườn sang đất thổ cư phải làm như thế nào?,"Chào Buithehien1990! Với các thông tin em cung cấp thì năm 1997 khi cơ quan chức năng tiến hành đo đạc, lập bản đồ đã có sự nhầm lẫn trong việc ghi mục đích sử dụng đất nếu gia đình em có đầy đủ giấy tờ chứng minh thửa đất đó là đất ở thì có quyền yêu cầu cơ quan chức năng thực hiện việc đính chính, điều chỉnh thông tin về thửa đất. Gia đình em phải có đơn thư yêu cầu cơ quan chức năng, kèm theo đó là những giấy tờ tài liệu chứng minh đó là đất thổ cư- đất ở. Nếu việc đính chính không thực hiện được thì gia đình em muốn xây dựng nhà cửa sẽ buộc phải thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất như vậy sẽ rất tốn kém. Trân trọng!" 30505,Nhà đang có tranh chấp có được đăng ký tạm trú không?,"Căn cứ Điều 27 Luật Cư trú 2020 có quy định như sau: Điều kiện đăng ký tạm trú 1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. 2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần 3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này. Theo Điều 23 Luật Cư trú 2020 quy định địa điểm không được đăng ký thường trú mới như sau: Địa điểm không được đăng ký thường trú mới 1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật. 2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật. 3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu , quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật. 4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, theo quy định như trên, bạn không được đăng ký tạm trú tại chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp. Có được đăng ký tạm trú tại nhà đang có tranh chấp hay không? (Hình từ Internet)" 18418,Bố mẹ được phép bán đất đứng tên con khi con 16 tuổi không?,"Cho tôi hỏi, con tôi nhận được thừa kế từ ông bà 01 mảnh đất và đứng tên con tôi, hiện tại vợ tôi bị bệnh không có tiền chạy chữa. Và tôi muốn bán mảnh đất đó mà con tôi đứng tên để chạy chữa cho mẹ con tôi có được không? Con tôi mới 16 tuổi." 9851,"(PLO)- Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế...tạm thời chưa được giải quyết thay đổi nơi cư trú. Vừa qua, anh tôi có làm thủ tục chuyển hộ khẩu theo vợ về tỉnh khác thì bị công an từ chối không cho giấy chuyển đi. Lý do họ trả lời là anh tôi đang bị hạn chế tự do cư trú.Tôi muốn biết pháp luật có quy định việc này hay không? Thủy Tiên (thuytien…@gmail.com)","Theo Điều 4 Thông tư 35 ngày 9-9-2014 của Bộ Công an, quy địnhcác trường hợp tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú 1. Người dưới đây, trong thời gian bị hạn chế quyền tự do cư trú thì tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú (trừ trường hợp có sự đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản của cơ quan đã áp dụng biện pháp đó): a) Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; b) Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế; c) Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành. 2. Người đang bị áp dụng hình phạt cấm cư trú thì không giải quyết các thủ tục về đăng ký thường trú, tạm trú tại những địa phương mà Tòa án cấm người đó cư trú. Do bạn không nói rõ là anh bạn vì sao bị hạn chế quyền tự do cư trú nên không thể tư vấn cụ thể trường hợp của bạn hỏi. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo quy định nêu trên để xem anh mình có thuộc trường hợp tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú." 33779,"Tôi xin hỏi: Vợ chồng tôi năm 2006 kết hôn chưa có tài sản gì, đến năm 2007 bố mẹ chồng tôi có mua mảnh đất cho hai vợ chồng và bìa đất mang tên cả hai vợ chồng. Rồi vợ chồng tôi vay mượn tiền anh em bên nội, ngoại còn thiếu vay Ngân hàng để xây nhà cấp 4, song những năm sau chúng tôi trả nợ, nhưng tiền trả nợ là do chồng tôi kiếm tiền trả, một phần ít là tôi trả. Do cuộc sống hàng ngày và đến giờ do mâu thuẫn gia đình và chồng tôi đã đánh tôi và chửi tôi nhiều lần, nhưng lần này chồng tôi ngoài đánh tôi và còn nói sẽ giết chết tôi. Xin hỏi giờ tôi ly hôn thì phần tài sản đất và nhà ở theo luật hôn nhân sẽ phân chia như thế nào để tôi không mất quyền lợi?","Tại điểm 5, khoản 1 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định rõ về một trong những nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn là phải “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Do vậy, khi ly hôn, bạn yên tâm vì bạn là người luôn được Tòa án quan tâm bảo vệ quyền và lợi ích. Cũng tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng” Như vậy, mảnh đất mà 2 vợ chồng bạn được bố mẹ chồng cho, lại mang tên cả 2 vợ chồng bạn thì mảnh đất này là tài sản chung của 2 vợ chồng bạn. Khi ly hôn và chia tài sản thì có thể căn cứ vào thỏa thuận của 2 bên vợ chồng hoặc theo quyết định của Tòa án trên cơ sở các quy định của pháp luật. Việc này được quy định rõ trong Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật dân sự 2005 như sau: Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 “1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. ... 3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch....” Khoản 2, 4 Điều 219 Bộ luật dân sự 2005 ”2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Toà án” Theo đó, trong trường hợp của bạn nếu 2 vợ chồng không có thỏa thuận gì thì Tòa án sẽ căn cứ vào những quy định nói trên để giải quyết chia tài sản đặc biệt là căn cứ tại khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014." 24934,"Bác tôi ngoài 75 tuổi già yếu không có gia đình, nay tôi muốn làm người giám hộ để chăm sóc cho bác tôi có được không? nếu được thì cần những thủ tục gì?","Về vấn đề giám hộ, Điều 58 Bộ luật Dân sự 2005 quy định như sau: Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ). Người được giám hộ bao gồm: a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu; b) Người mất năng lực hành vi dân sự. 3. Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ. 4. Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này. Như vậy, có thể thấy, pháp luật chỉ quy định hai trường hợp cần có người giám hộ là người chưa thành niên rơi vào trường hợp được quy định tại điểm a khoản 2 nêu trên và người mất năng lực hành vi dân sự. Ở đây, bạn có nói bác bạn 75 tuổi, nếu bác không rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự thì không cần người giám hộ và bạn không thể làm người giám hộ cho bác bạn. Về vấn đề chăm sóc cho bác bạn, bạn vẫn có thể chăm sóc bác với tình cảm thân thiết trong gia đình. Bên cạnh đó, có những vấn đề cần phải được pháp luật công nhận bạn mới có thể tiến hành thực hiện thay cho bác bạn, trong trường hợp này bạn có thể đề nghị bác bạn ủy quyền cho bạn làm người đại diện để thực hiện. Nguồn: nguoiduatin.vn" 8570,Mình nghe nói thời gian tới thì sẽ áp dụng Luật Cư trú mới. Không biết là theo luật mới thì có được khai báo tạm vắng qua điện thoại không?,"Khoản 3 Điều 31 Luật Cư trú 2020 (có hiệu lực từ 01/07/2021) quy định về việc khai báo tạm vắng như sau: Người quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này có thể đến khai báo tạm vắng trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú hoặc khai báo qua điện thoại , phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Trường hợp người quy định tại điểm d khoản 1 Điều này là người chưa thành niên thì người thực hiện khai báo là cha, mẹ hoặc người giám hộ. Như vậy, sắp tới không phải mọi trường hợp đều được khai báo tạm vắng qua điện thoại. Chỉ những trường hợp sau đây được khai báo tạm vắng qua điện thoại: - Công dân đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Công dân đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài. Trân trọng!" 7277,1. Hợp đồng đặt cọc có cần phải công chứng không?,"Căn cứ Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hợp đồng đặt cọc như sau: 1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. 2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, theo quy định như trên, pháp luật không quy định về hình thức của hợp đồng đặt cọc. Cho nên, bạn có thể thỏa thuận với bên nhận đặt cọc về hợp đồng đặt cọc có cần phải công chứng hay không." 25039,"Ngày 01/05/2010, vợ chồng tôi làm hợp đồng ủy quyền cho ông A được thay mặt chúng tôi làm thủ tục xin cấp “giấy hồng”. Trong hợp đồng hai bên không xác định thời hạn ủy quyền. Hơn hai năm trôi qua mà ông A vẫn chưa làm xong hồ sơ. Nay tôi muốn chuyển cho người khác làm (không nhờ ông A nữa) thì phải làm sao?","Theo Điều 582 Bộ luật Dân sự, thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Như vậy, do đã hết hạn nên hợp đồng ủy quyền giữa vợ chồng ông với ông A đã chấm dứt. Sau khi đã thông báo với ông A về việc chấm dứt này, vợ chồng ông có thể làm hợp đồng ủy quyền mới để ủy quyền cho người khác thực hiện việc nộp hồ sơ xin cấp “giấy hồng”. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 24862,"Nhờ được tư vấn giúp vấn đề liên quan tới thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm, quản lý phương tiện, vũ khí, vật tư, thiết bị kỹ thuật và trang cấp của Công an nhân dân. Cụ thể cho tôi hỏi tiêu chuẩn, định mức phương tiện, vũ khí, vật tư, thiết bị kỹ thuật và trang cấp của công an nhân dân được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn! Kim Nhân - Bình Dương","Tiêu chuẩn, định mức phương tiện, vũ khí, vật tư, thiết bị kỹ thuật và trang cấp của công an nhân dân được quy định tại Điều 5 Thông tư 65/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm, quản lý phương tiện, vũ khí, vật tư, thiết bị kỹ thuật và trang cấp của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành, theo đó: 1. Việc xây dựng tiêu chuẩn, định mức phương tiện, vũ khí, vật tư, thiết bị kỹ thuật và trang cấp trong Công an nhân dân phải được công khai. Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật thực hiện trách nhiệm theo sự phân công, uỷ quyền của lãnh đạo Bộ. 2. Công an các đơn vị địa phương có trách nhiệm phổ biến cho cán bộ, chiến sĩ biết về các tiêu chuẩn, định mức bảo đảm phương tiện, vũ khí, vật tư, thiết bị kỹ thuật và trang cấp để thực hiện việc kiểm tra, giám sát. 3. Công an các đơn vị, địa phương và cán bộ, chiến sĩ có quyền yêu cầu cấp có thẩm quyền công bố, giải thích công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn kế hoạch phân bổ, bảo đảm phương tiện, vũ khí, vật tư, thiết bị kỹ thuật và trang cấp và có quyền khiếu nại, tố cáo về những vi phạm của các đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực này; đồng thời có trách nhiệm đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các chế độ, định mức tiêu chuẩn đã ban hành. Trên đây là tư vấn về tiêu chuẩn, định mức phương tiện, vũ khí, vật tư, thiết bị kỹ thuật và trang cấp của công an nhân dân. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 65/2009/TT-BCA. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 23090,"Hiện nay, bố mẹ tôi đã lớn tuổi, nên bố mẹ tôi muốn để lại nhà, đất cho tôi (đã có sổ đỏ mang tên bố tôi). Nay tôi muốn hỏi về trình tự, thủ tục tặng cho nhà, đất; tôi có phải đóng thuế và lệ phí trước bạ không?","Thứ nhất, về trình tự, thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất Theo quy định tại điểm a, d Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định: “a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã”. Như vậy, để thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang con, việc đầu tiên bạn cần làm là đến một tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có đất hoặc UBND cấp xã để công chứng/chứng thực Hợp đồng tặng cho này. Sau khi có Hợp đồng tặng cho đã được công chứng/chứng thực, bạn cần chuẩn bị hồ sơ để tiến hành đăng ký sang tên quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ gồm: – Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất; – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; – Các giấy tờ khác như CMND, sổ hộ khẩu, giấy tờ về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính,… Điều 61 Nghị định 43/2014NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định về thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai như sau: – Không quá 30 ngày đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. – Không quá 15 ngày đối với trường hợp đăng ký biến động. Thứ hai, về thẩm quyền Khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định: “Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận là Văn phòng đăng ký đất đai”. Thứ ba, về nghĩa vụ thuế, phí phải nộp Theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân về thu nhập được miễn thuế: “Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.” Theo khoản 10 Điều 4 Nghị định 45/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi Nghị định 23/2013/NĐ-CP về lệ phí trước bạ, “Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” là trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ. Như vậy, trường hợp của bạn không phải nộp lệ phí trước bạ và được miễn thuế thu nhập cá nhân." 8393,Tôi và bạn trai tôi muốn đăng ký kết hôn với nhau (chúng tôi đã đủ tuổi đăng ký kết hôn) nhưng gia đình hai bên không đồng ý. Chúng tôi đã ra UBND xin giấy chứng nhận về tình trạng hôn nhân nhưng không được vì 2 bên gia đình có người nhà làm tại UBND nơi đăng ký hộ khẩu thường trú nên cản trở chúng tôi xác nhận tình trạng hôn nhân. Hiện chúng tôi chỉ có bản sao sổ hộ khẩu và CMND gốc. Nếu chúng tôi muốn đăng ký kết hôn ở 1 nơi khác không phải nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì có được không?,"Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ. Bên cạnh đó, điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật này quy định việc tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn là một trong các hành vi bị cấm thực hiện. Như vậy, việc 2 bên gia đình của hai bạn cản trở việc 2 bạn kết hôn, thậm chí yêu cầu người nhà làm tại UBND không không xác nhận tình trạng hôn nhân là trái quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng như vi phạm pháp luật về cán bộ, công chức. Trong trường hợp này, áp dụng khoản 2 Điều 55 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thì mức xử phạt đối với hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là: ""Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác"". Thậm chí còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Cụ thể, tại Điều 146 Bộ luật Hình sự thì người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Về việc hai bạn hỏi có được đăng ký kết hôn ở một địa phương khác không phải là một trong hai nơi thường trú hiện nay và chỉ có hai loại giấy tờ như đã nêu không? Chúng tôi xin trả lời như sau: Khoản 1 Điều 17 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về việc đăng ký và quản lý hộ tịch quy định thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ. Đồng thời, khoản 1 Điều 18 Nghị định trên quy định trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Do đó, hai bạn có thể đăng ký kết hôn tại 1 địa phương khác (có thể là nơi tạm trú) nhưng phải có xác nhận tình trạng hôn nhân của UBND cấp xã nơi thường trú. Vì vậy, hai bạn cần giải thích để công chức tư pháp, hộ tịch biết về hành vi không xác nhận tình trạng hôn nhân của mình là hành vi cản trở kết hôn tự nguyện được quy định trong pháp luật hôn nhân và gia đình và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính (như đã nêu trên)." 19682,"Cho em hỏi, trường hợp 2 vợ chồng ly dị. Nhà và đất của ông bà nội. Tòa xử để lại một phần nhà và đất cho 2 người cháu nội. Nhưng người anh lớn đủ tuổi, còn người em nhỏ chưa đủ tuổi.  Cho em hỏi luật sư vậy người anh có phải là người giám hộ đương nhiên của người em không trong trường hợp 2 anh em cùng đứng tên trên sổ đỏ? Có cần người giám hộ khác không?","Chào bạn. Bạn hãy tham khảo quy định sau đây của Bộ luật dân sự để biết vấn đề bạn hỏi nhé: Điều 61. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau: 1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ; 2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ." 6914,"Tôi muốn hỏi trường hợp của cháu nhà tôi, vì khi khai sinh không kịp đi làm thủ tục khai sinh cho cháu, nên hơn một năm mới làm thủ tục khai sinh. Tới UBND xã làm thủ tục thì vẫn phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh. Như vậy, nếu khai sinh cho con muộn thì vẫn nộp lệ phí hay sao?","Căn cứ Khoản 1b Điều 11 Luật Hộ tịch 2014 quy định: Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau: + Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật; + Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước. Như vậy, việc miễn lệ phí đăng ký hộ tịch chỉ áp dụng cho trường hợp đăng ký khai sinh đúng hạn, còn quá hạn, đăng ký muộn thì vẫn phải đóng theo quy định. Trân trọng!" 20759,"Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hạ Thảo hiện đang sống và làm việc tại Long An. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật tố tụng dân sự qua các năm. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập!",Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 4 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành theo đó: Các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự. Trên đây là tư vấn về bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành. Chào thân ái và chúc sức khỏe! 28868,"Quyền đòi lại tài sản trong Bộ luật Dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên Ngọc Ánh, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi cần tìm hiểu một số vấn đề về đòi lại tài sản. Ban biên tập cho tôi hỏi: Quyền đòi lại tài sản trong Bộ luật Dân sự 1995 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến Ban biên tập.","Theo quy định tại Điều 264 Bộ luật Dân sự 1995 thì nội dung này được quy định như sau: Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 255 của Bộ luật này. Trên đây là nội dung tư vấn về Quyền đòi lại tài sản trong Bộ luật Dân sự 1995. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật Dân sự 1995. Trân trọng!" 25543,"Tôi xin hỏi thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm những loại thiệt hại nào? Mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu?","Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005 như sau. - Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm: + Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. - Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Nguồn: nguoiduatin.vn" 26941,Chip gắn trên thẻ căn cước công dân có thể định vị được hay không?,"Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA có quy định về hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách, ngôn ngữ khác và chất liệu thẻ Căn cước công dân như sau: Hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách, ngôn ngữ khác và chất liệu thẻ Căn cước công dân .... 3. Quy cách ... d) Chíp điện tử lưu trữ thông tin cơ bản của công dân được gắn ở mặt sau thẻ Căn cước công dân. Đồng thời, tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Công văn 671/UBND-NCPC năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tuyên truyền dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân có đề cập như sau: ... 2.2. Đối với Dự án Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân - Vị trí, vai trò của dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân đối với công tác quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân; ý nghĩa, vai trò trong công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm; góp phần cải cách hành chính; nâng cao hiệu quả về kinh tế, xã hội; về tiến độ, thời gian hoàn thành các hạng mục chính của dự án. - Chú trọng tập trung tuyên truyền cho nhân dân thấy được tính chất thuận tiện và ưu việt của Thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử, như: có tính bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm có thể sử dụng kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân; có thể lưu trữ nhiều loại giấy tờ; phòng tránh được các loại giấy tờ giả mạo; khi tích hợp đầy đủ các thông tin, người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ, mà chỉ cần dùng thẻ có gắn chip thì sẽ thực hiện các giao dịch; đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính; chip gắn trên thẻ căn cước công dân không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. ... Căn cứ theo quy định hiện hành, chip gắn trên thẻ căn cước công dân được dùng để lưu trữ thông tin cơ bản của công dân và được gắn ở mặt sau thẻ Căn cước công dân. Đồng thời, chip gắn trên thẻ căn cước công dân không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Chip gắn trên thẻ căn cước công dân có thể định vị được hay không? (Hình từ Internet)" 2344,"Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Anh Hùng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Anh Hùng (anhhung*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định cụ thể như sau: - Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản. - Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. - Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. - Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau: - Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. - Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. - Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trên đây là nội dung tư vấn về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trân trọng!" 1851,Lưu trữ hồ sơ đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi việc lưu trữ hồ sơ đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Thy Thy (thy***@gmail.com),"Lưu trữ hồ sơ đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Điều 21 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài như sau: Hồ sơ đăng ký hộ tịch phải được đánh số tương ứng với số đăng ký trong Sổ hộ tịch, sắp xếp theo thứ tự và lưu trữ, bảo quản tại Cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Trên đây là quy định về việc lưu trữ hồ sơ đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP để hiểu rõ hơn về điều này. Trân trọng!" 2830,Thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần được quy định như thế nào?,Tại Điều 143 Luật Nhà ở 2014 có quy định về thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần như sau: - Phần nhà ở của người để lại thừa kế được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; - Nếu nhà ở được bán để chia giá trị thì những người thừa kế được ưu tiên mua; - Nếu những người thừa kế không mua thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua phần thừa kế nhà ở đó và thanh toán cho những người thừa kế giá trị nhà ở đã mua. Trân trọng! 1247,Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền đăng ký khai sinh?,"Căn cứ tại Điều 35 Luật Hộ tịch 2014 quy định: Thẩm quyền đăng ký khai sinh Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây: 1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam: a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; 2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam: a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam; b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam. Như vậy, trong trường hợp trẻ em sinh ra tai Việt Nam có cha là người nước ngoài, mẹ là công dân Việt Nam sẽ thực hiện đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em. Trân trọng!" 8021,"Ba em  từng sinh sống chung với một người phụ nữ  khác và có con riêng, mẹ em sau khi biết được đã đưa đơn ly dị ra tòa. Tuy nhiên, khi ra tòa ba em phủ nhận tất cả và hiện ông đã đưa người phụ nữ cùng đứa con riêng đi sống tại một nơi nào đó mà gia đình vẫn chưa tìm ra. Em muốn hỏi, liệu khi ra tòa, mình có thể yêu cầu tìm kiếm người phụ nữ này với lý do có liên quan đến vụ việc hay không?  Nếu không tìm ra người phụ nữ này, theo tính toán trước của ba, mẹ em sẽ mất hết tài sản và ba không bị kết bất kỳ sai trái nào. Có cách nào tìm ra người phụ nữ này không nếu e có trong tay số CMND, họ tên và quê quán của người này?","1. Vụ việc của cha bạn là vụ án ly hôn nên khi giải quyết vụ án đó Tòa án chỉ cần làm rõ về tình trạng hôn nhân, tài sản chung và con chung. Tòa án sẽ không cần triệu tập những người là ""bồ bịch.."" của một trong hai bên. Nếu người khác có quan hệ về tài sản với cha. mẹ bạn thì mới có thể triệu tập họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 2. Nếu thực sự cha bạn có người phụ nữ khác và có con riêng thì việc tìm ra họ không khó. Nhưng họ không liên quan gì đến tài sản chung và việc phân chia tài sản chung của cha mẹ bạn khi ly hôn." 4410,"Chị Hồng có hộ khẩu thường trú tại thị trấn T thuộc tỉnh Lạng Sơn. Từ năm 2001 đến năm 2004, khi đi học đại học ở tỉnh Thái Nguyên, chị đăng ký tạm trú có thời hạn tại phường K, tỉnh Thái Nguyên nhưng vẫn có hộ khẩu thường trú tại gia đình ở thị trấn T. Sau khi tốt nghiệp đại học, chị Hồng đi du học tại Nga. Tháng 6 năm 2006, trong dịp về thăm gia đình, chị Hồng đến Uỷ ban nhân dân thị trấn T nơi mà chị có hộ khẩu thường trú từ nhỏ cho đến khi ra nước ngoài du học để xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Sau khi tìm hiểu về quá trình cư trú của chị Hồng, cán bộ tư pháp - hộ tịch tại thị trấn T cho rằng chị Hồng phải xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại phường K, tỉnh Thái Nguyên, vì đây là nơi chị Hồng cư trú thực tế trước khi xuất cảnh đi du học. Cán bộ tư pháp - hộ tịch thị trấn T hướng dẫn chị Hồng về thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như vậy có đúng không? Tại sao? Gửi bởi: Admin Portal","Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp xin trả lời như sau: Trong tình huống nói trên, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho chị Hồng thuộc trường hợp cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 66 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP: “Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở trong nước, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú trước khi xuất cảnh, thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân”. Tuy nhiên, khi áp dụng pháp luật để giải quyết yêu cầu của chị Hồng, cán bộ tư pháp - hộ tịch thị trấn T đã hiểu không đúng về “nơi cư trú trước khi xuất cảnh” của chị Hồng, do đó, xác định sai về thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho đương sự. Trong trường hợp này, để hiểu đúng nơi chị Hồng cư trú trước khi xuất cảnh là thị trấn T (thuộc tỉnh Lạng Sơn) hay là phường K (thuộc tỉnh Thái Nguyên), cần viện dẫn quy định về xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP: “Đối với công dân Việt Nam ở trong nước, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu không có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật và đăng ký hộ khẩu”. Từ các quy định nêu trên, áp dụng vào trường hợp xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của chị Hồng như sau: - Thứ nhất , mặc dù chị Hồng đang trong thời gian du học ở nước ngoài, nhưng chị có yêu cầu xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở trong nước, mặt khác, chị Hồng trực tiếp xin cấp Giấy tại cơ quan có thẩm quyền ở trong nước, nên cần áp dụng giải quyết như đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. - Thứ hai , giả thiết của tình huống trên cho thấy trong thời gian cư trú ở trong nước trước khi đi du học, chị Hồng tuy cư trú thực tế theo diện tạm trú có thời hạn tại phường K, nhưng đồng thời chị vẫn có hộ khẩu thường trú tại thị trấn T. Như vậy, cho đến thời điểm trước khi đi du học thì nơi cư trú của Hồng trước khi xuất cảnh được xác định là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú - tức là thị trấn T. Uỷ ban nhân dân thị trấn T vẫn là cơ quan quản lý hộ tịch đối với chị Hồng trong suốt thời gian chị đi học đại học tại tỉnh Thái Nguyên, cho đến khi chị Hồng đi du học ở nước ngoài. Do đó, theo thứ tự ưu tiên trong xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch thì Uỷ ban nhân dân thị trấn T sẽ là nơi có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho chị Hồng. Như vậy, việc cán bộ tư pháp - hộ tịch thị trấn T hướng dẫn chị Hồng đến Uỷ ban nhân dân phường K thuộc tỉnh Thái Nguyên để xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là không đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, cán bộ tư pháp - hộ tịch thị trấn T cần tiếp nhận và giải quyết yêu cầu chính đáng của chị Hồng." 19776,"Chồng tôi có vay Ngân hàng một khoản vay tín chấp với số tiền 100 triệu đồng. Khi vay anh ấy tiêu dùng vào việc riêng nhưng là vợ chồng nên tôi cũng ký hợp đồng vay nợ chung. Nay anh ấy không có khả năng trả nợ, Ngân hàng khởi kiện và đã có bản án chuyển sang cơ quan thi hành án để yêu cầu kê biên nhà chúng tôi đang ở để buộc phải trả nợ. Xin hỏi trường hợp vay tín chấp không thế chấp tài sản thì nhà có bị kê biên để bán trả nợ không?","Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật TRẦN THỊ HẬU - CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN trả lời như sau: Vợ chồng anh chị có ký với Ngân hàng Hợp đồng vay tài sản số tiền 100 triệu đồng dưới hình thức vay tín chấp. Vì là cũng ký và thỏa thuận nên theo Khoản 1 Điều 37 Luật Hôn nhân - Gia đình 2014, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng; và được đảm bảo thực hiện bằng tài sản chung của vợ chồng theo Khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân - Gia đình 2014. Trong trường hợp này, anh chị đã không thực hiện được nghĩa vụ cơ bản của bên vay trong hợp đồng vay tài sản là trả đủ tiền khi đến hạn theo thỏa thuận (Khoản 1 Điều 474 Bộ luật Dân sự). Do đó, Ngân hàng đã khởi kiện và Tòa án đã có bản án với quyết định buộc anh chị phải thực hiện nghĩa vụ của mình bằng tài sản chung và đã chuyển sang cơ quan thi hành án thực hiện. Theo Khoản 19 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung 2014, anh chị có thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hoặc được thông báo hợp lệ Quyết định thi hành án để tự nguyện thi hành án. Khi hết thời hạn đó mà anh chị không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo Điều 46 Luật Thi hành án dân sự. Vì vậy, việc cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp kê biên tài sản của anh chị là ngôi nhà đang ở theo Khoản 3 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, dù anh chị đã ký kết với Ngân hàng một Hợp đồng vay tín dụng không thế chấp tài sản (Hợp đồng vay tín chấp) nhưng nếu anh chị không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình theo Hợp đồng thì tài sản của anh chị vẫn bị kê biên theo Bản án có hiệu lực của Tòa án, Quyết định thi hành án của Cơ quan thi hành án dân sự để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của anh chị. HUY LÂM" 26094,"Những trường hợp nào được cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở nước ngoài?","Tại Khoản 1 Điều 13 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về n hững trường hợp nào được cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở nước ngoài như sau: 1. Cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây: a) Người có hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ bị mất, hỏng, hết trang hoặc hết thời hạn sử dụng trong thời gian công tác ở nước ngoài; b) Người đang là thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài có thay đổi về chức vụ; c) Người đang ở nước ngoài được bổ nhiệm làm thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài; d) Vợ, chồng, con chưa đủ 18 tuổi đang ở nước ngoài đi thăm, đi theo, con mới sinh ở nước ngoài của thành viên Cơ quan đại diện hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài. Như vậy, theo quy định hiện hành thì có 04 trường hợp được cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở nước ngoài. Trân trọng!" 33623,"Kính gửi luật sư. Nhà em có làm sổ đỏ sau đó tới ngày lên lấy thì phát hiện chứng minh thư mới không trùng khớp với chứng minh cũ đã ghi trong sổ đỏ trước đó, giờ nhờ luật sư tư vấn ạ. Cảm ơn nhiều !","Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì: 1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau: a) Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…” ... c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất). Tại Khoản 17 Điều 18 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì: Nội dung xác nhận thay đổi được ghi vào cột ""Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý"" trên Giấy chứng nhận trong các trường hợp như sau: 17. Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp phát hiện có sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin trên Giấy chứng nhận thì ghi ""Nội dung... (ghi nội dung có sai sót) có sai sót, được đính chính lại là... (ghi thông tin được sửa chữa lại) theo biên bản kiểm tra ngày... của…"". Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn phát hiện chứng minh thư mới không trùng khớp với chứng minh cũ đã ghi trong sổ đỏ trước đó thì bạn cần liên hệ để điều chỉnh cho phù hợp. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trân trọng!" 31861,"Chồng tôi có gửi đơn ly hôn lên Tòa, đã được thụ lý, vừa qua có gửi giấy thông báo cho tôi. Nhưng hiện tại công việc tôi khá bận không thể vể tham gia được. Nhưng vì có tranh chấp về con chung nên tôi muốn mình phải trực tiếp tham gia giải quyết ly hôn. Vậy tôi làm đơn xin gia hạn giải quyết ly hôn có được không? (******@hmail.com)","Tại Khoản 1 Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, có quy định: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có). Trường hợp cần gia hạn thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày. => Với trường hợp của bạn, vì lý do công việc quá bận mà không thể sắp xếp về tham dự được, ngay khi nhận được thông báo từ Tòa án bạn phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do, nếu có căn cứ và được chấp nhận sự gia hạn thì bạn được gia hạn giải quyết ly hôn nhưng không quá 15 ngày. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 21294,"Ông Phạm Đăng Khoa hỏi: Khách hàng có hoạt động chăn nuôi, trồng trọt trên địa bàn thị trấn và có hộ khẩu thường trú tại thị trấn thì có thuộc đối tượng vay vốn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn không?","Theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Nghị định số 41/2010/NĐ-CP và điểm a, khoản 2, Điều 1, Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của Ngân hàng Nhà nước thì đối tượng áp dụng của Nghị định nêu trên là các cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn nông thôn. Tại khoản 1, Điều 3 Nghị định số 41/2010/NĐ-CP quy định nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Vì vậy, các khách hàng có hoạt động chăn nuôi, trồng trọt tại thị trấn và có hộ khẩu thường trú tại thị trấn không thuộc đối tượng được vay vốn theo các chính sách tại Nghị định này. Do việc đô thị hóa trong thời gian qua diễn ra nhanh chóng nên một số địa phương đã chuyển lên thị trấn, phường nhưng vẫn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu đã không được thụ hưởng chính sách theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP. Hiện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang triển khai việc sơ kết 3 năm thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ- CP và ghi nhận ý kiến của ông Phạm Đăng Khoa để báo cáo Chính phủ xem xét quyết định điều chỉnh cho phù hợp." 32369,Xin hỏi BBT trường hợp kết hôn lần thứ 2 được sinh con như thế nào; những trường hợp sinh con mà không vi phạm quy định chế độ kế hoạch hóa gia đình?,"Căn cứ Điều 1 Pháp lệnh năm 2008 sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003, quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản gồm: Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; Sinh 1 hoặc 2 con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định; Bảo vệ sức khoẻ, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản. Như vậy, theo quy định trên mỗi cặp vợ chồng, cá nhân chỉ được sinh từ 1 đến 2 con trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Những trường hợp đặc biệt được Chính phủ quy định như sau: Theo quy định tại Điều 2 nghị định 20/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, những trường hợp sinh con thứ 3 không vi phạm quy định sinh 1 hoặc 2 con bao gồm: Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh 3 con trở lên; Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh 2 con trở lên; Cặp vợ chồng sinh lần thứ 3 trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi; Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận (mặc dù Chính phủ đã giao Bộ Y tế xây dựng Danh mục dị tật và các bệnh hiểm nghèo để xác định đối tượng không vi phạm quy định sinh 1 hoặc 2 con, nhưng đến nay Bộ này vẫn chưa ban hành danh mục này, do đó việc xác định dị tật, bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền sẽ được căn cứ vào kết luận cụ thể của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương); Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. Pháp lệnh dân số năm 2003 nêu rõ, quy định được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân); tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác”." 33110,Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ được niêm yết công khai trong thời hạn bao nhiêu ngày?,"Tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về miễn gọi nhập ngũ như sau: Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ ... 2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một. b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ. c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân. đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. 3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ. 4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Quyết định. Như vậy, danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ được niêm yết công khai trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Quyết định. Danh sách sẽ được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức." 10453,"Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú là gì? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên năm nhất ngành luật. Chưa được học nhưng em có tìm hiểu trước về luật dân sự. Anh chị cho em hỏi, Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú là gì? Rất mong nhận được câu trả lời từ quỳ anh chị! E-mail: hoaoaihuong****@gmail.com","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú bao gồm như sau: - Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình. - Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng. - Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án. - Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú được quy định tại Điều 66 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 14441,"Hiện nay, con tôi chưa có gia đình, vợ chồng tôi cho cháu ngôi nhà (bao gồm cả đất ở) và sang tên cho cháu; sau này cháu xây dựng gia đình, trong quá trình sinh sống, giả sử vợ chồng các cháu không hợp nhau và ly hôn. Vậy ngôi nhà này (bao gồm cả đất ở) có coi như là tài sản sau hôn nhân không? Hoặc có bị chia đôi (hoặc 1 phần) cho vợ của cháu không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Căn cứ Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng như sau: ""1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."" Khoản 1 Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản riêng của vợ, chồng: ""Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng."" Như vậy, nếu đây là tài sản mà con trai bác có được trước khi kết hôn thì được coi là tài sản riêng của con trai bác, khi con trai bác kết hôn nếu có văn bản thỏa thuận với người vợ về việc đưa tài sản này vào trong khối tài sản chung của hai vợ chồng thì được coi là tài sản chung của vợ chồng. Nếu không có văn bản thỏa thuận thì tài sản này được coi là tài sản riêng của người chồng, khi ly hôn, người vợ có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần công sức đóng góp của người vợ trong khối tài sản của người chồng là ngôi nhà từ khi người vợ về làm dâu. Người vợ không có quyền yêu cầu Tòa án chia đôi khối tài sản này. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc làm sao để cho riêng tài sản cho con khi đã kết hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 34104,Ban biên tập cho tôi hỏi: Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc cung cấp thông tin cho công dân được quy định ra sao? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!,"Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc cung cấp thông tin cho công dân được quy định tại Điều 5 Quyết định 1164/QĐ-BTTTT năm 2018 về Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Thông tin và Truyền thông với nội dung như sau: - Tổ chức thực hiện cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc cung cấp thông tin, hình thức, trình tự, thủ tục và thời hạn cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật. - Phân công công chức làm đầu mối cung cấp thông tin để thực hiện cung cấp thông tin theo yêu cầu; bố trí lịch tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin của công dân tại nơi tiếp công dân của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Tổ chức giải thích, hướng dẫn, thông báo cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo trình tự, thủ tục quy định; giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân về việc cung cấp thông tin của Bộ theo quy định của pháp luật có liên quan. - Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc đăng tải thông tin tại Chuyên mục về tiếp cận thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, công khai thông tin bằng hình thức đăng Công báo, niêm yết thông tin tại trụ sở cơ quan, công khai thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tạo ra thông tin xử lý thông tin đã công khai, thông tin đã cung cấp theo yêu cầu nhưng không chính xác. - Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin cung cấp cho công dân của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trên đây là nội dung trả lời về trách nhiệm của Chánh Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc cung cấp thông tin cho công dân. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Quyết định 1164/QĐ-BTTTT năm 2018. Trân trọng!" 13075,Xin hỏi LS trườn hợp như sau: - Anh A và chị B có quan hệ với nhau và có con khi chị B mới có 17 tuổi (chưa đăng ký kết hôn) 2 người ở 2 huyện khác nhau; - Sau khi sinh được 1 tháng chị B đã bỏ đi xa (không biết ở đâu) - Anh A cầm giấy chứng sinh + giấy ra viện...lên UBND xã A thường trú làm khai sinh cho con nhưng UBND xã bảo không làm được vì chưa có đăng ký kết hôn Vậy xin hỏi LS trường hợp này xử lý như thế nào? Để làm giấy khai sinh cho con anh A phải làm những thủ tục gì? làm như thế nào? Xin cảm ơn LS,"Chào bạn. UBND xã trả lợi cho bạn như vậy là chưa đúng với quy định của pháp luật. Trường hợp của con bạn được quyền đăng ký khai sinh theo trường hợp ngoài giá thú: Về thủ tục làm khai sinh cho con ngoài giá thú tại Điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định như sau: 1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định). Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. 2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh. 3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Và theo quy định tại Thông tư 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thì trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ. Như vậy đối với trường hợp của bạn, mặc dù hai bạn chưa đăng ký kết hôn nhưng con bạn vẫn có quyền được đăng ký khai sinh và theo họ cũng như quê quán của bạn." 25277,"Tôi có một căn nhà cho một doanh nghiệp thuê. Thời hạn 5 năm. Theo hợp đồng ký giữa 2 bên (không công chứng) thì bên nào hủy hợp đồng trước thời hạn phải bồi thường 6 tháng tiền nhà cho bên kia.Nay bên thuê đơn phương hủy hợp đồng trước 2 năm, thì họ phải bồi thường cho tôi 6 tháng tiền nhà,và họ phải thực hiện đúng cam kết này thế nào? Xin được luật sư tư vấn. Xin cảm ơn luật sư Lan rất nhiều .","Bộ luật dân sự quy định: ""Điều 124. Hình thức giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Ðiều 492. Hình thức hợp đồng thuê nhà ở Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu. Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường."". Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì Hợp đồng thuê nhà của bạn là hợp đồng vô hiệu về hình thức (chưa xét tới nội dung, chủ thể, đối tượng của hợp đồng có hiệu lực pháp luật hay không?). Nếu có tranh chấp Tòa án sẽ áp dụng quy định tại Điều 137 BLDS để giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu: Các bên hoàn trả cho nhau những thứ đã nhận, bên nào có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu thì phải bồi thường... Những cam kết của hai bên trong hợp đồng thuê nhà trên không có giá trị pháp lý và bạn không thể yêu cầu phạt hợp đồng được. Nếu hợp đồng chỉ vô hiệu về hình thức thì Tòa án cũng có thể dành một khoảng thời gian để hai bên khắc phục về hình thức. Nếu khắc phục được thì bắt buộc các bên phải thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu các bên không khắc phục quy định về hình thức hợp đồng thì tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả theo quy định tại Điều 137 BLDS nêu trên." 24029,"Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hạ Giang, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định cụ thể như sau: Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ: - Thượng sĩ; - Trung sĩ; - Hạ sĩ; - Binh nhất; - Binh nhì. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được phong, thăng cấp bậc quân hàm tương ứng với chức vụ; có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được thăng quân hàm trước thời hạn; có thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc. Trên đây là nội dung tư vấn về Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Trân trọng!" 18573,"Xin chào Ban biên tập, tôi tên Mỹ Uyên sinh sống và làm việc tại Bến Tre. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết qua các giai đoạn, nhưng tôi vẫn chưa hiểu lắm nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123***)","Căn cứ theo quy định tại Điều 338 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết được quy định như sau: 1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết. 2. Đơn yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này. 3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc chứng minh xác thực là người đó còn sống. Trên đây là nội dung tư vấn về Đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. Mong là những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 24812,Người lập di chúc để lại di sản là căn nhà và không cho bán có được không?,"Đối chiếu với quyền của người lập di chúc thì sẽ có 02 trường hợp xảy ra như sau: Đầu tiên, người lập di chúc chỉ định tài sản đó để thờ cúng. Căn cứ tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng thì: Di sản dùng vào việc thờ cúng 1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng. Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Theo đó, di sản được dùng vào việc thờ cúng thì không được chia thừa kế nữa mà sẽ do người được chỉ định trong di chúc quản lý phần di sản đó. Như vậy, thì di sản dùng vào việc thờ cúng không thể mang đi mua bán. Thứ hai, người lập di chúc để lại di sản và ghi nguyện vọng không cho bán thì việc ""không cho bán"" ở đây chỉ là nguyện vọng của người để lại di chúc mà không có quy định pháp lý nào ràng buộc đối với người thừa kế di sản. Sau khi được thừa kế hợp pháp di sản thì người đó sẽ có quyền sở hữu đối với di sản mà mình được thừa kế. Mà căn cứ theo Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền sở hữu tài sản được quy định như sau: Quyền sở hữu Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Tóm lại, nếu trường hợp bố anh để lại di chúc có ghi rõ rằng căn nhà đó dùng vào việc thờ cúng thì anh không thể bán căn nhà đó được. Nhưng nếu trong di chúc không phân định rõ căn nhà dùng vào mục đích thờ cúng thì anh vẫn có thể chuyển nhượng quyền sở hữu nếu anh là người thừa kế hợp pháp của tài sản đó. Trân trọng!" 22651,Tờ khai đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam mới nhất 2023?,Tại Mẫu TP/QT-2020-TKXNNGVN ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP có quy định mẫu tờ khai đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam như sau: Xem chi tiết Mẫu TP/QT-2020-TKXNNGVN Tờ khai đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP tại đây: tại đây . 12723,"Tôi vừa biết có thiếu phụ vì nợ nần đã chi 50 triệu đồng thuê người chặt tay, chân nhằm được nhận bồi thường nhiều tỷ đồng tiền bảo hiểm. Tôi muốn hỏi, hành vi của cô này và người được thuê chặt tay chân đã phạm vào tội gì?","Theo quy định của Bộ luật Hình sự, sức khỏe của con người là một trong những giá trị được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xâm hại tới sức khỏe người khác trái pháp luật đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được điều luật quy định (như dùng hung khí; có tính chất côn đồ; có tổ chức…) thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Tùy thuộc tính chất của hành vi gây thương tích cũng như hậu quả đã gây ra, người phạm tội sẽ bị truy cứu theo các điều khoản tương ứng được quy định tại điều luật này. Tuy nhiên, điều luật không có quy định nào miễn trừ trách nhiệm hình sự với hành vi gây thương tích cho chính người thuê nên người có hành vi gây thương tích vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích. Đây cũng không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người được thuê mà còn là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự - “gây thương tích thuê”. Đối với người thuê, trên phương diện pháp lý, họ là “đồng phạm” với người gây thương tích với vai trò là người tổ chức. Tuy nhiên, hành vi gây thương tích cho chính mình hoặc thuê người khác gây thương tích cho chính mình không phải là tội phạm nên họ không thể là đồng phạm với người có hành vi gây thương tích (người được thuê). Do vậy, họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi thuê người khác gây thương tích cho chính mình thì về nguyên tắc cũng không bị coi là hành vi vi phạm hành chính. Vì thế, hành vi này cũng không bị xử phạt hành chính về hành vi cố ý gây thương tích. Với hành vi trục lợi bảo hiểm của người thuê người khác gây thương tích cho mình thì Bộ luật Hình sự năm 1999 chưa có quy định riêng đối với tội danh này. Tuy nhiên, căn cứ ý thức, hành vi khách quan (có hành vi gian dối) nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi này có dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi đã chiếm đoạt được tài sản. Nếu người được thuê biết rõ việc gây thương tích nhằm trục lợi bảo hiểm và có thỏa thuận ăn chia thì cũng có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò đồng phạm." 17191,"Xin chào luật sư, tôi hiện đang sống tại Tây Ninh, nguyên là nhà tôi và nhà láng giềng có tranh chấp đường ranh đất, nhà láng giềng đã khởi kiện lên Tòa án huyện, Tòa án huyện xử giữ nguyên hiện trạng đường ranh đất, nhà láng giềng tiếp tục kiện lên Tòa án tỉnh Tây Ninh, Tòa án tỉnh xử nhà tôi phải giao cho nhà làng giếng 50 m2 đất đường giáp ranh, tôi nhận thấy trong việc xét xử có nhiều điều khuất tất nên muốn khiếu nại lên Tòa án Tối cao Vậy xin hỏi Luật sư, tôi phải làm những thủ tục gì để khiếu nại lên Tòa án cấp trên và phải làm gì để Thi hành án huyện không tiến hành thi hành án khi có Quyết định bản án của Tòa án tỉnh. Và Luật sư cho tôi hỏi thêm là Luật quy định trong thời gian tối đa bao lâu thì Tòa án phải gửi Quyết định bản án cho các bên có liên quan (vì kể từ ngày Tòa án tỉnh Tây Ninh tuyên án đến nay đã là 10 ngày, tôi đã trực tiếp đến liên hệ với Tòa án hỏi về bản Quyết định nhưng người ở Tòa án trả lời là chưa có). Rất mong được sự tư vấn của quý Luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn.","Chào bạn Vấn đề bạn hỏi, hiện bản án DSPT đã có hiệu lực pháp luật. Do vậy muốn làm thủ tục giám đốc thẩm phải tuân theo quy định của pháp luật. Bạn chịu khó đọc BLTTDS quy định tại các điều 17, 44, . Chương XVIII Thủ tục giám đốc thẩm Về cơ bản thì bạn phải có tình tiết mới hoặc phát hiện bản án vi phạm tố tụng thì mới có thể làm đơn đề nghị giám đốc thẩm. Khi TAND tỉnh đã xét xử, nếu VKSND tỉnh không ra kháng nghị GĐT thì công việc sẽ khá vất vả vì bạn sẽ phải mang đơn tới Tòa phúc thẩm TPHCM hoặc Hà Nội. Thời hạn giao bản án - điều 381 BLTTDS Hồ sơ gửi cấp giám đốc thẩm phải bao gồm bản án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, các tài liệu chứng minh, đơn đề nghị. Gửi trực tiếp có giấy biên nhận hồ sơ Trân trọng" 5676,Giao kết hợp đồng bằng mail có được không?,"Tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định hình thức giao dịch dân sự như sau: 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. 2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Theo khoản 10 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định giải thích từ ngữ như sau: 10. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự. Như vậy, giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Có thể thấy việc ký hợp đồng bằng mail không thuộc trường hợp bị cấm và hình thức này được xem là giao kết hợp đồng bằng phương thức điện tử. Đây cũng được xem là việc ký hợp đồng bằng văn bản. Do đó, việc bạn ký hợp đồng qua mail với Công ty trách nhiệm hữu hạn D vẫn được xác định là hợp đồng văn bản. Giao kết hợp đồng bằng mail (Hình từ Internet)" 17760,"Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu được quy định như thế nào? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là tân sinh viên ĐH Luật Hà Nội. Vì cũng mới vào trường nên em chưa được học gì nhiều, tuy nhiên em cũng muốn tìm hiểu trước một số vấn đề. Em có đọc trước luật nhưng có nhiều điều còn chưa rõ. Anh chị cho em hỏi: Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của các anh chị. Em xin chân thành cám ơn!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu quy định như sau: - Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác. - Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật. - Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó. - Việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu được quy định tại Điều 241 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 517,Em có một em gái hiện nay 2 vợ chồng sống ly thân vậy nếu 2 người ly dị thì em gái em có được chia tài sản của chồng không tài sản của chồng em gái gồm có 3 sào đất chồng em được cha mẹ cho lúc cưới em gái em được 3 năm mẹ chồng em có làm giấy chia tài sản cho các con nhưng đứng tên chồng nó. Vây thì em gái em có được chia không,"Theo quy định của luật HNGĐ thì khi ly hôn tài sản chung vợ chồng sẽ phân chia theo nguyên tắc chia đôi có xem xét công sức đóng góp của các bên trong việc hình thành nên khối tài sản đó. Đối với tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng là tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng thì vẫn thuộc của người được thừa kế, tặng cho đó, trừ trường hợp vợ chồng đồng ý nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Bạn trình bày chưa rõ ràng về việc chồng của em gái bạn được tặng cho riêng hay là được cha mẹ chồng tặng cho chung vợ chồng vì thế bạn có thể căn cứ nội dung tư vấn ở trên để biết quyền lợi của em gái bạn khi ly hôn." 33472,Học trường nào không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?,Học trường nào không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự? Cho em hỏi là nếu em học trường Cao đẳng công nghệ bách khoa Hà Nội thi có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không? Tại sao xã em nói trường này không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự? Mong nhận được giải đáp từ anh chị. Em cảm ơn. 6328,"Em tên Hạ Trần hiện đang thực tập tại một cơ quan Tư pháp, tại đây em được hướng dẫn khá nhiều công việc mà trên sách vở chưa thể hình dung ra. Tuy nhiên, có vấn đề này em chưa được rõ là khi nào thì cần đóng dấu giáp lai cho văn bản? Đóng như thế nào cho đúng? Ban tư vấn hỗ trợ giúp em.","CCPL: Luật công chứng 2014; Nghị định 23/2015/NĐ-CP; Thông tư 01/2011/TT-BNV; Nghị định 110/2004/NĐ-CP 1. Khi nào cần đóng dấu giáp lai cho văn bản? Tại Điều 49 Luật công chứng 2014 có quy định: Văn bản công chứng có từ hai trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự. Văn bản công chứng có từ hai tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ. Theo đó, tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định: Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực. Khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV quy định: Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 5 trang văn bản. Dấu giáp lai thường được sử dụng tại các văn bản, hợp đồng, các loại giấy tờ,... có từ hai trang trở lên đối với văn bản in một mặt và từ ba trang trở lên đối với văn bản in hai mặt. Việc đóng dấu giáp lai nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản, tránh việc thay đổi các nội dung trong tài liệu được trình hoặc được nộp trong quá trình giao kết hợp đồng. Góp phần đảm bảo sự khách quan của tài liệu, tránh việc thay thế hoặc cố tình làm sai lệch kết quả đã thể hiện trong văn bản trước đó. 2. Đóng dấu giáp lai như thế nào cho đúng? Tại Điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư có quy định: - Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định. - Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành. Tham khảo thêm: Hướng dẫn đóng dấu treo, dấu giáp lai đúng quy định Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 11511,Xâm phạm tài sản của người bị tai nạn xử lý ra sao? Mong ban biên tập Thư ký luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn.,"Người nào xâm phạm tài sản của người bị tại nạn sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 11 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/8/2016. ""6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông; b) Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn; c) Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông."" Trên đây là tư vấn xử phạt đối với hành vi xâm phạm tài sản của người bị tai nạn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Trân trọng!" 32255,"Em chỉ có giấy xác nhận tạm trú, không có sổ tạm trú có tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình được không? Em cám ơn.","Căn cứ Khoản b Mục 5 Điều 1 Thông tư liên tịch số 41/2014 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện BHYT ngày 24/11/2014 thì nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình là bao gồm toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này. Như vậy bạn có thể liên hệ tại nơi cấp giấy xác nhận tạm trú để hỏi về trường hợp của bạn" 13559,"Tôi nuôi một đứa cháu nội 12 tuổi (bố mẹ cháu hiện đang làm việc ở Hàn Quốc). Tôi muốn sao học bạ của cháu từ sổ gốc của nhà trường để làm thủ tục cho cháu đi du học. Đề nghị cho biết, tôi có quyền làm việc này không?","Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, thì ông (bà) hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà trường nơi cháu ông (bà) đang học cấp bản sao từ sổ gốc để làm thủ tục du học cho cháu. Điều 8 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP quy định những người có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc như sau: - Người được cấp bản chính. - Người đại diện hợp pháp, người được uỷ quyền của người được cấp bản chính. - Cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết." 9607,"Bạn tôi lấy chồng được 6 năm thì mẹ chồng tặng cho chồng bạn tôi mảnh đất mà 2 vợ chồng đang ở, trong sổ đỏ chỉ ghi tên chồng đứng tên.Xin hỏi luật sư sau ly hôn bạn tôi có được chia phần trong mảnh đất đó không? Trường hợp chồng bạn tôi được nhận sự tặng cho mảnh đất đó rồi, sau đó bị vỡ nợ vì cờ bạc bạn tôi đã phải đứng ra đi vay để trả nợ cho chồng, và sau đó lại đj vay mượn cho chồng làm ăn. Vậy nếu ly hôn tòa sẽ xử như thế nào về mảnh đất đó và toàn bộ số tiền mà bạn tôi đi vay nợ. Chân thành cảm ơn luật sư.","Về việc được tặng cho tài sản từ bố mẹ chồng thì bạn của bạn cần tìm hiểu kỹ xem việc tặng cho đó là tặng cho riêng cho con trai hay là tặng cho chung cả hai vợ chồng con trai và con dâu. Nếu tặng cho riêng con trai thì tài sản đó là tài sản riêng của người chồng và sẽ không được chia khi ly hôn. Trường hợp tặng cho chung cả hai vợ chồng mà chỉ đứng tên người chồng thì đó vẫn là tài sản chung và được chia khi ly hôn. Đối với tài sản trên đất nếu cả hai vợ chồng đều có công xây dựng tôn tạo thì đó là tài sản chung. Về công nợ là khoản nợ chung của cả hai vợ chồng để phục vụ cuộc sống chung, phục vụ công việc làm ăn mà cả hai đều biết và đồng ý. Khi ly hôn khoản nợ chung sẽ do cả hai cùng có trách nhiệm trả nợ và các bên phải rõ ràng về mọi vấn đề nếu chưa được thống nhất." 566,Di chúc miệng chỉ có giá trị 03 tháng nếu người lập di chúc còn sống,Nếu như người lập di chúc vẫn còn sống sau khi lập di chúc miệng thì di chúc này có đương nhiên bị hủy bỏ hay không? Pháp luật quy định thế nào? 13497,Hành vi xâm phạm bản quyền tác phẩm âm nhạc bị xử lý như thế nào?,"Căn cứ theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về các mức xử phạt hành chính đối với các hành vi xâm phạm như sau: Đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả : Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP có một số khoản bị thay thế bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP : - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm. Đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại: Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 131/2013/NĐ-CP có một số khoản bị thay thế bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP : - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch, cửa hàng, siêu thị mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định. - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng + Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định; + Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong lĩnh vực hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh thương mại khác mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu theo quy định. - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng Đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính viễn thông, môi trường kỹ thuật số mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi quy định Trân trọng!" 27528,Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước,"Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi 1. Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. 2. Đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi. Sở Tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 3. Đối với việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở nước ngoài, thì Cơ quan đại diện nơi tạm trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp cả hai bên tạm trú ở nước không có Cơ quan đại diện, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất đối với họ. [Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước - Ảnh 1] Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi gồm có: – Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi (theo mẫu quy định). Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải do chính cha, mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đẻ đã ly hôn. Trong trường hợp một bên cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì chỉ cần chữ ký của người kia; nếu cả cha và mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người hoặc tổ chức giám hộ trẻ em thay cha, mẹ đẻ ký Giấy thỏa thuận. Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng mà không xác định được địa chỉ của cha, mẹ đẻ, thì người đại diện của cơ sở nuôi dưỡng ký Giấy thoả thuận. Nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì trong Giấy thỏa thuận phải có ý kiến của người đó về việc đồng ý làm con nuôi, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp người nhận con nuôi không cư trú tại xã, phường, thị trấn, nơi đăng ký việc nuôi con nuôi đối với trẻ bị bỏ rơi, thì Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải có xác nhận của Ủy ban nhân cấp xã, nơi người nhận con nuôi cư trú về việc người đó có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. – Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi. – Biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi, nếu người được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi. Trình tự đăng ký việc nuôi con nuôi Bước 1: Người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ nhận con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc nuôi con nuôi. Bước 2: Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải kiểm tra, xác minh kỹ các nội dung sau đây: a) Tính tự nguyện của việc cho và nhận con nuôi; b) Tư cách của người nhận con nuôi; c) Mục đích nhận con nuôi. Thời hạn kiểm tra, xác minh các nội dung trên không quá 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh thêm, thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Sau thời hạn nói trên, nếu xét thấy việc cho và nhận con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi. Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, bên cho, bên nhận con nuôi phải có mặt; nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì cũng phải có mặt. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi được cấp theo yêu cầu của các bên cho và nhận con nuôi. Bên cho con nuôi có trách nhiệm giao cho cha, mẹ nuôi bản chính Giấy khai sinh của con nuôi. Bổ sung, sửa đổi Giấy khai sinh của con nuôi Trong trường hợp con nuôi là trẻ bị bỏ rơi mà phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh còn để trống, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi ghi bổ sung các thông tin của cha, mẹ nuôi vào phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi, nếu cha mẹ nuôi có yêu cầu. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”. Trong trường hợp giữa cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi có sự thỏa thuận về việc thay đổi phần khai về cha, mẹ từ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho con nuôi đăng ký khai sinh lại theo những nội dung thay đổi đó. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”. Việc đăng ký khai sinh lại phải được ghi rõ trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh trước đây. Bản chính và bản sao Giấy khai sinh của con nuôi được cấp theo nội dung mới. Giấy khai sinh cũ phải thu hồi. Việc thay đổi phần khai về cha, mẹ nói trên phải được sự đồng ý của con nuôi, nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên. Luật gia Đồng Xuân Thuận" 22206,Công dân được tiếp cận thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra bằng các cách thức nào?,"Căn cứ Điều 10 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về cách thức tiếp cận thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra như sau: Điều 10. Cách thức tiếp cận thông tin Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức sau: 1. Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai; 2. Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin. Như vậy, công dân được tự do tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra và được công khai hoặc tiếp cận thông tin bằng cách yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin. Trân trọng!" 26364,"Ba má tôi qua đời để lại một căn nhà không lập di chúc là cho ai. Anh em tôi ở Australia đồng ý là sẽ từ chối nhận thừa kế, để lại toàn bộ cho em út trong nước với điều kiện cậu ấy không được sang nhượng. Chúng tôi sẽ làm thế nào?","1. Theo Điều 645 Bộ luật Dân sự thì người được thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác. Thời hạn từ chối là 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế (ngày người để lại di sản thừa kế chết). Với quy định trên thì bạn hoàn toàn có thể làm giấy từ chối hưởng di sản thừa kế, được cơ quan đại diện ngoại giao tại Australia xác nhận. 2. Tuy nhiên giấy từ chối nhận di sản thừa kế sẽ không hợp lệ nếu trong đó đặt điều kiện với người em út. Bởi bạn từ chối hưởng di sản có nghĩa là không có quyền sở hữu, trong đó có quyền định đoạt. 3. Người em có thể thỏa mãn các điều kiện của bạn, nếu trước khi các anh chị có giấy từ chối hưởng di sản, cậu ấy đã lập giấy cam kết không chuyển nhượng di sản nếu được hưởng toàn bộ." 5705,"Giải quyết khiếu nại, kiến nghị về đăng ký quốc tịch tàu bay và các quyền đối với tàu bay được quy định như thế nào? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề quốc tịch của tàu bay, và tôi có một thắc mắc kính mong nhận được sự tư vấn của Ban biên tập. Giải quyết khiếu nại, kiến nghị về đăng ký quốc tịch tàu bay và các quyền đối với tàu bay được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Hoàng Thiện (thien_hoang***@gmail.com)","Giải quyết khiếu nại, kiến nghị về đăng ký quốc tịch tàu bay và các quyền đối với tàu bay được quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định 68/2015/NĐ-CP quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay như sau: Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản các khiếu nại, kiến nghị hoặc yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đăng ký quốc tịch tàu bay hoặc đăng ký các quyền đối với tàu bay. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về giải quyết khiếu nại, kiến nghị về đăng ký quốc tịch tàu bay và các quyền đối với tàu bay. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 68/2015/NĐ-CP. Trân trọng!" 6892,Quyền lợi của người đã hiến thận,"Tại Điều 17 Luật trên quy định về quyền lợi của người đã hiến thận như sau: . Người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế. 2. Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây: a) Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí; b) Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; c) Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế; d) Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ tài chính về khám sức khỏe định kỳ và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người. Trân trọng!" 15063,Pháp luật quy định người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Vậy khi nộp hồ sơ rồi (đã hợp lệ hết) thì thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi sẽ là bao lâu?,"Theo quy định của pháp luật hiện nay tại Khoản 1 Điều 19 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú. Trong đó: Hồ sơ của người nhận con nuôi bao gồm: - Đơn xin nhận con nuôi; - Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi 2010. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước bao gồm: - Giấy khai sinh; - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; - Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng; - Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự; - Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 19193,Có được hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự khi nợ tiền giang hồ không?,"Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 có nội dung quy định như sau: - Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: + Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; + Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; + Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; + Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; + Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; + Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; + Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. + Dân quân thường trực. - Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: + Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; + Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; + Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; + Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; + Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Như vậy, trường hợp bạn đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự nhưng bạn đang nợ tiền giang hồ thì vẫn phải thực hiện theo lệnh gọi nhập ngũ. Tuy nhiên, nếu bạn đang nợ tiền gian hồ và bạn là người lao động duy nhất trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không có khả năng lao động hoặc thuộc các trường hợp nêu trên thì bạn mới được tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự. Có được hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự khi nợ tiền giang hồ không?" 27638,Trong trường hợp nào bên cho mượn tài sản không phải bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu tài sản có khuyết tật?,"Tại Điều 498 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản như sau: Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản 1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có. 2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận. 3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết. Như vậy, bên cho mượn tài sản không phải bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu tài sản có khuyết tật trong trường hợp những khuyết tật đó bên mượn biết hoặc phải biết." 14442,Mẹ em có cầm họ nhưng cho người ta bốc người ta không trả mẹ e phải vsy lãi để đập vào nhưng giờ không có điều kiện để trả mẹ e tuyên bố vỡ nợ và nhờ anh họ vay tiền cho để trả trước đó mẹ e đã thanh lý đồ có giá trị cho một số người. Giờ những người mẹ em chưa kịp trả họ kiện nếu ra tòa thì mẹ e sẽ chịu mức phạt nào và như thế nào ạ ?,"Về mức phạt mà mẹ bạn phải nộp thì theo thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản mà mẹ bạn đã kí kết và những người có liên quan. Bạn có thể tham khảo quy định của Bộ luật dân sự về nghĩa vụ của bên vay tài sản. Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay 1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. 3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận. 5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ." 29846,Ông bà nội tôi có một thửa đất và bà đã sống trên thửa đất đó từ cách đây khoảng 25 năm. Đến năm 2010 thửa đất đó mới được cấp giấy chứng nhận nhưng bà nội tôi lại mất vào năm 2003. Giấy chứng nhận cấp cho “hộ A” (tên ông nội tôi). Ông tôi muốn tặng diện tích đất này cho tôi thì có cần phải làm thủ tục phân chia thừa kế phần tài sản của bà nội tôi trong khối tài sản chung trên không? Hay là làm luôn hợp đồng tặng cho giữa ông và tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn!,"Việc bạn thực hiện luôn hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất từ ông bạn sang bạn hay phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì phải xác định quyền sử dụng đất đó có phải là tài sản chung của ông bà bạn hay không. Nếu chỉ căn cứ vào thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ ông A (năm 2010) và thời điểm vợ ông A đã mất (năm 2003) thì có thể thấy tài sản là quyền sử dụng đất không phải là tài sản của vợ ông A. Và như vậy, ông A có thể ký hợp đồng tặng cho để tặng cho bạn quyền sử dụng đất đó mà không cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế của vợ ông A. Tuy nhiên, với những thông tin bạn cung cấp thì khi xem xét quyền của bà bạn đối với thửa đất trên không chỉ có căn cứ vào thời điểm cấp giấy như trên, mà còn phải căn cứ vào những yếu tố khác, như: (i) Nguồn gốc sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Nếu nguồn gốc quyền sử dụng đất ghi trên giấy chứng nhận thể hiện rõ thời điểm hình thành quyền sử dụng đất đó (thời điểm được nhà nước công nhận, giao đất hoặc thời điểm được ông bà bạn nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế …) mà thời điểm đó là trước khi bà nội bạn mất thì có thể chứng minh bà nội bạn có quyền liên quan đến quyền sử dụng đất đó. (ii) Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khác (có trước khi được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Như: - Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; - Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; - Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; - Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; - Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. Khi xem xét các vấn đề trên, bạn có thể căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh khác hoặc căn cứ vào sổ địa chính, hồ sơ gốc tại cơ quan địa chính. Nếu có đủ căn cứ để chứng minh tài sản là tài sản chung của ông bà thì gia đình ông bạn phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với di sản do bà bạn để lại là một phần quyền sử dụng đất trong khối tài sản chung theo quy định của pháp luật; sau đó mới làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất. Nếu có căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất là của ông bạn và những thành viên khác trong hộ gia đình (nếu có) mà không liên quan đến bà nội bạn thì bạn có thể làm luôn hợp đồng tặng cho và không cần khai nhận di sản thừa kế của bà bạn." 17113,"Gia đình tôi vay 200 triệu đồng của một người làm nghề cho vay nặng lãi với mức lãi ngày 3000đ /1triệu cho1 ngày. Tài sản thế chấp là sổ hồng căn hộ chung cư của hai vợ chồng tôi. Khi vay, hai bên chỉ làm biên bản mà không có xác nhận công chứng hay của bất kỳ cơ quan pháp luật nào. Trong biên bản ghi rõ khi đến hạn thanh toán, nếu gia đình không hoàn trả sẽ bị phát mại tài sản đã thế chấp. Do có một số khó khăn nên đến thời điểm trả hết nợ gia đình tôi không thu xếp được, Xin hỏi, nếu gia đình tôi không thanh toán được nợ tính cả gốc lẫn lãi thì bên cho vay có được quyền phát mãi căn hộ của chúng tôi không (căn hộ của chúng tôi giá thị trường là 900 triệu đồng)?","Điều 471 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng vay tài sản được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 122, Bộ luật Dân sự 2005 bao gồm: - Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; - Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; - Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; - Đáp ứng đúng các điều kiện về hình thức của giao dịch trong các trường hợp pháp luật có quy định; Về hình thức của hợp đồng vay tài sản: Pháp luật dân sự hiện hành không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng này. Do đó, hợp đồng vay tài sản có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Căn cứ quy định trên, biên bản vay tiền của gia đình bạn và người cho vay là phù hợp với quy định của pháp luật. Về hình thức thế chấp: Theo quy định tại Điều 342 Bộ luật Dân sự năm 2005, thế chấp được hiểu là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Việc thế chấp phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. Điều 130 Luật Đất đai năm 2003 (có hiệu lực tại thời điểm gia đình bạn vay tiền) đã quy định: Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng; trường hợp hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng hoặc chứng nhận của UBND thị trấn, xã, phường nơi có đất. Trong trường hợp gia đình bạn, việc thế chấp quyền sử dụng đất của gia đình bạn không được công chứng, chứng thực, bên vay chỉ giao cho bên cho vay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không làm thủ tục công chứng hoặc chứng nhận của UBND thị trấn, xã, phường nơi có đất là không phù hợp với quy định của pháp luật. Với những thông tin bạn cung cấp và quy định của pháp luật, bên cho vay không đủ cơ sở để thu hồi căn hộ của nhà bạn. Về việc khởi kiện người cho vay nặng lãi: Nếu đủ cơ sở để chứng minh hoặc tố cáo việc cho vay lãi nặng thì bạn có thể khởi kiện người cho vay theo thủ tục dân sự hoặc yêu cầu cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét về hình sự (nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 163 Bộ luật hình sự). Khi có tranh chấp phát sinh, tòa án sẽ xử lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng cho vay và áp dụng mức lãi suất của ngân hàng tại thời điểm vay" 28646,"Mẹ tôi vay 50 triệu đồng của Home credit , mẹ tôi mất cách đây hai tháng. Bên đó liên tục khủng bố gây sức ép, yêu cầu anh em chúng tôi trả nợ thay. Tôi muốn hỏi, chúng tôi có nghĩa vụ trả thay không khi mẹ tôi đã qua đời.","Căn cứ Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau: - Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. - Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. Như vậy, những người thừa kế di sản của mẹ bạn sẽ có trách nhiệm trả khoản tiền vay trong phạm vi di sản do mẹ bạn để lại (trừ trường hợp có thỏa thuận khác). Tuy vậy, cũng cần lưu ý nếu không có di sản hoặc di sản không đủ trả nợ thì người thừa kế không phải chịu trách nhiệm cá nhân về khoản nợ đó. Ngoài ra, khi trả nợ cũng cần yêu cầu bên cho vay chứng minh rõ khoản nợ, lãi suất, trường hợp cho vay ""nặng lãi"", lãi suất không đúng quy định của pháp luật thì không được chấp nhận. Tranh chấp phát sinh từ khoản tiền vay, lãi suất cho vay, nghĩa vụ trả nợ mà các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 13238,"Bố của em trước làm thanh niên xung phong công tác ở vùng khó khăn 24 tháng. Vậy Ban tư vấn cho em hỏi em có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn! Minh Hiền - hien*****@gmail.com","Theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; - Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. ==> Theo quy định trên đây thì chỉ có cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự. Như bạn trình bày thì bố bạn là thanh niên xung phong công tác ở vùng có điều khó khăn 24 thì bạn không thuộc đối tượng được miễn nhập ngũ nhé. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 22017,"Thủ tục và thời gian ly hôn, t và vợ cưới nhau hơn 8 năm, có 2 bé trai, bé 6 tuổi và bé 4 tháng tuổi có 3 miếng đất chung, cả 2 đều là công chức ly hôn tôi có đc nuôi bé lớn không hiện tại t vẫn ăn chung ở chung với vợ con, nhưng hôn nhân không hạnh phúc, tôi đã có quan hệ chung sống với người phụ nữ khác bên ngoài, vì không có hạnh phúc khi bên cạnh vợ. Hiện tại sống với vợ chỉ để con có cha thôi","Tòa án sẽ cho ly hôn khi có đủ căn cứ cho ly hôn, cuộc sống chung không đạt được, gia đình mâu thuẫn trầm trọng. Về tài sản Xác định những gì tài sản chung thì được trừ đi các nghĩa vụ chung, phần còn lại sẽ được chia đôi trên cơ sở có tính đến công sức đóng góp của các bên. Về cho cong, cháu nhỏ sẽ do vợ bạn nuôi, cháu lơn sẽ do bạn nuôi. Hiện tại bạn chưa có quyền ly hôn vì vợ bạn đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nhưng nếu vợ bạn làm đơn ly hôn thì pháp luật lại không hận chế." 34582,Sau ly hôn có được thay đổi người trực tiếp nuôi con không?,"Căn cứ Điều 84 Luật này quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau: 1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. 2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. 4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. 5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: a) Người thân thích; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ. Theo đó, sau khi ly hôn nếu người đang trực tiếp nuôi dưỡng con không đủ điều kiện nuôi dưỡng con hoặc có thỏa thuận thì có thể thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con. Trân trọng!" 31595,Mẫu tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp mới nhất 2023?,"Hiện nay, tại khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có định nghĩa về lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Tải về mẫu tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp mới nhất: Trường hợp ủy quyền: Tại đây! Dùng cho cá nhân: Tại đây! Dùng cho cơ quan nhà nước, tổ chức: Tại đây! Dùng cho cơ quan tiến hành tố tụng: Tại đây!" 33755,Ai có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?,Mọi người hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Ai có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn! 2299,Lệnh trích xuất cần phải có những nội dung gì?,"Căn cứ vào Khoản 3 Điều 20 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 quy định về nội dung của lệnh trích xuất như sau: Lệnh trích xuất phải có các nội dung chủ yếu sau đây: - Cơ quan, họ tên, chức vụ, cấp bậc người ra lệnh; - Họ tên, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hành vi vi phạm pháp luật, ngày bị tạm giữ, ngày bị tạm giam của người được trích xuất; - Mục đích và thời hạn trích xuất; - Họ tên, chức vụ, cấp bậc, cơ quan của người làm nhiệm vụ áp giải người được trích xuất hoặc cơ quan làm nhiệm vụ áp giải; - Họ tên, chức vụ, cấp bậc (nếu có) của người nhận trích xuất của cơ quan có thẩm quyền ra lệnh trích xuất; - Ngày, tháng, năm ra lệnh; chữ ký của người ra lệnh và đóng dấu. Trân trọng!" 3378,Tôi được biết theo quy định của pháp luật hiện hành thì có thể yêu cầu Tòa án chưa chia di sản thừa kế. Nếu việc phân chia di sản của người mất để lại mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi. Có thể yêu cầu Tòa án chưa chia di sản thừa kế trong thời gian bao lâu?,"Tại Điều 661 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định: Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm. => Như vậy, theo quy định trên nếu có căn cứ cho rằng việc phân chia di sản thừa kế ảnh hưởng đến đời sống của gia đình thì có thể yêu cầu cho tòa án chưa chia thừa kế trong thời gian 3 năm và được gia hạn 1 lần. Tổng tất cả các lần là không được quá 6 năm. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 32166,"Liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong dân sự theo quy định mới thì thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm được thực hiện ra sao?","Căn cứ Điều 28 Nghị định 21/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/05/2021) quy định nội dung trên như sau: 1. Bên mua, bên nhận chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển giao khác về quyền sở hữu trở thành bên nhận bảo đảm trong trường hợp quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác có biện pháp bảo đảm được bán, được chuyển nhượng hoặc được chuyển giao khác về quyền sở hữu. Bên nhận bảo đảm mới phải thông báo cho bên bảo đảm để biết về việc thay đổi bên nhận bảo đảm trước khi nghĩa vụ được bảo đảm được thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 2. Bên kế thừa trở thành bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm là pháp nhân được tổ chức lại. 3. Việc bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao khác về quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này và quy định khác liên quan về chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm, chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm không phải xác lập lại hợp đồng bảo đảm. Trân trọng!" 4471,Mỗi người được đăng ký đứng tên bao nhiêu xe ô tô?,"Căn cứ Điều 54 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Điều 54. Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới 1. Xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số. ... Theo đó, nếu xe ô tô đảm bảo các điều kiện trên sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe sau khi thực hiện thủ tục đăng ký. Người đứng tên xe ô tô là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký xe sau khi thực hiện thủ tục đăng ký xe. Theo Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định: Điều 32. 1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. ... Và theo Điều 205 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền sở hữu: Điều 205. Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng 1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân. 2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị. Quy định pháp luật hiện chưa có quy định nào giới hạn số lượng sở hữu xe ô tô của cá nhân. Theo đó, một người có thể đăng ký đứng tên xe ô tô mà không giới hạn về số lượng bởi lẽ theo quy định công dân có quyền sở hữu tài sản không bị hạn chế về số lượng, giá trị. Vì vậy, một người có thể đăng ký đứng tên nhiều xe ô tô mà không bị giới hạn về số lượng. Mỗi người được đăng ký đứng tên bao nhiêu xe ô tô? Hồ sơ đăng ký đứng tên xe ô tô lần đầu của cá nhân gồm gì? (Hình từ Internet)" 12266,Chủ thể dữ liệu cá nhân có những và nghĩa vụ gì trong hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân?,"Điều 9 Nghị định 13/2023/NĐ-CP , quy định về nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu cá nhân trong hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau: Nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu 1. Tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình; yêu cầu các tổ chức, cá nhân khác có liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình. 2. Tôn trọng, bảo vệ dữ liệu cá nhân của người khác. 3. Cung cấp đầy đủ, chính xác dữ liệu cá nhân khi đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân. 4. Tham gia tuyên truyền, phổ biến kỹ năng bảo vệ dữ liệu cá nhân. 5. Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và tham gia phòng, chống các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Theo quy định nêu trên, nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu cá nhân trong hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm: - Tự bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình; yêu cầu các tổ chức, cá nhân khác có liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình. - Tôn trọng, bảo vệ dữ liệu cá nhân của người khác. - Cung cấp đầy đủ, chính xác dữ liệu cá nhân khi đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân. - Tham gia tuyên truyền, phổ biến kỹ năng bảo vệ dữ liệu cá nhân. - Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và tham gia phòng, chống các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. *Lưu ý: Nghị định 13/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2023. Trân trọng!" 16507,"Bà Hằng tìm đến chị Hương – Hòa giải viên thôn A kể về việc hòa giải tranh chấp đất đai giữa gia đình bà Hằng và bà Mơ tại Ủy ban nhân dân xã. Bà Hằng cho biết, việc hòa giải không thành nhưng Ủy ban nhân dân xã vẫn yêu cầu các bên ký vào biên bản. Để có căn cứ hướng dẫn và giải thích cho bà Hằng, chị Hương đề nghị cho biết, việc lập và ký vào biên bản khi hòa giải không thành có đúng pháp luật không?","Theo quy định tại khoản 4 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Như vậy, chị Hương căn cứ quy định trên để giải thích cho bà Hằng hiểu việc ký vào biên bản hòa giải tranh chấp đất đai không thành là đúng pháp luật. Nội dung biên bản thể hiện việc hòa giải không thành. Ngoài ra, cũng cần lưu ý thêm, biên bản hòa trên là một trong những giấy tờ làm căn cứ để bà Hằng tiếp tục nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan có thẩm quyền tiếp theo." 22300,"Em năm nay 16 tuổi. Do Tết em có được tiền lì xì mà dể dành mẹ em đã dẫn em đi mua vàng và tự dùng số tiền của em tích góp để mua. Tuy nhiên, gần đây em bị thiếu tiền sinh hoạt nên muốn đem cầm chiếc nhẫn vàng này. Vậy Ban tư vấn cho em hỏi em tự đi cầm vàng có được không ạ?","Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Đồng thời, Khoản 3 Điều 73 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ. Đối chiếu với trường hợp của bạn, năm nay bạn 16 tuổi, được xác định là người chưa thành niên, có tài sản riêng là vàng và muốn đi cầm cố tài sản này. Theo quy định hiện hành, vàng không phải là tài sản bắt buộc đăng ký quyền sở hữu, sử dụng. Ngoài ra, các quy định pháp luật cụ thể về giao dịch cầm cố từ Điều 309 đến Điều 316 Bộ luật dân sự 2015 cũng không có điều khoản nào quy định đặc biệt đối với trường hợp cầm cố tài sản của người chưa thành niên trong trường hợp này. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể tự mang vàng của mình đi thực hiện giao dịch cầm cố mà không cần sự đồng ý của bố mẹ. Trân trọng!" 13832,Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng?,"Điều 429 Luật dân sự quy định về Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng như sau: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm." 15594,"Kính chào luật sư, tôi là cán bộ tư pháp xã đang giải quyết vụ tranh chấp đất đai, xin hỏi luật sư về trình tự, cách giải quyết vụ việc sau: Năm 2003 ông Đãn có bán cho ông Anh 01 thửa đất sản xuất nông nghiệp diện tích là 720 m2 với giá 7 triệu 500 nghìn đồng, hai bên có viết giấy biên nhận mua bán và đã giao đất, nhận tiền, có trưởng xóm xác nhận, từ năm 2003 đến 2006 xóm có thực hiện việc dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp, nên ở sổ ruộng đất lập năm 2006 thửa đất trên đã viết sang trang diện tích đất của ông Anh, nhưng ở giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trước kia cho các hộ dân không điều chỉnh. Đến nay tháng 2/2014 ông Đãn đòi lại thửa đất trên lấy lý do là chỉ bán đến năm 2013, ông Anh không trả nên hai bên sảy ra tranh chấp. Ghi chú: Việc mua bán của ông Đãn và ông Anh chưa làm các thủ tục hành chính về việc chuyển đổi chủ quyền với UBND xã và UBND huyện mà chỉ làm giấy viết tay và xóm trưởng xác nhận và báo ra xã để điều chỉnh trong sổ nhận ruộng. Vậy trong trường hợp trên chúng tôi và UBND xã phải giải quyết như thế nào, trình tự, thủ tục ra sao ... Kính mong luật sư giải đáp","Như thông tin bạn nêu thì mảnh đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai (được trích dẫn như dưới đây) thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp loại này thuộc về Tòa án. Vì vậy, UBND xã (mà bạn là người thực hiện) giải thích và tổ chức hòa giải theo yêu cầu của đương sự sau đó nếu hòa giải không thành hoặc không tổ chức được (do không đủ mặt các bên đương sự) thì lập biên bản và hướng dẫn họ nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án theo quy định chung. Điều 136. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: 1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;" 16613,Hướng dẫn tìm số định danh cá nhân cho trẻ em mới nhất 2023?,"Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau: Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư 1. Số Căn cước công dân, số định danh cá nhân đã có trong Giấy khai sinh là số định danh cá nhân của công dân; các trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh đã có số định danh cá nhân thì sử dụng thông tin về số Căn cước công dân, số định danh cá nhân trong Giấy khai sinh và các thông tin trên thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh để tiến hành các giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. 2. Khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. 3. Mẫu Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) được in trực tiếp từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Công dân sử dụng Thông báo này để chứng minh nội dung thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Tại Điều 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh như sau: Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh 1. Công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập số định danh cá nhân cho công dân theo thông tin hiện có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. ... Theo đó, số định danh cá nhân sẽ có trong giấy khai sinh và đó là số định danh cá nhân của công dân. Cha mẹ có thể tìm số định danh cá nhân cho trẻ em trên thông tin giấy khai sinh của con. Đối với trường hợp đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì cha mẹ có thể liên hệ cơ quan đăng ký khai sinh cho con để được cung cấp. Hướng dẫn tìm số định danh cá nhân cho trẻ em mới nhất 2023? (Hình từ Internet)" 22036,"Xin cho biết thủ tục công dân Việt Nam ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông? Tôi không trực tiếp đi làm hộ chiếu, muốn ủy quyền cho một văn phòng luật sư làm giúp có được không?","Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8 về xuất cảnh, nhập cảnh, công dân Việt Nam ở trong nước đề nghị cấp, đổi hộ chiếu phổ thông có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả theo một trong các cách sau đây: - Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú hoặc nơi đang tạm trú. - Gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú và đề nghị được nhận kết quả qua đường bưu điện. Việc gửi hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện thực hiện theo thủ tục do Bộ Công an và tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam quy định. - Ủy thác cho cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú. Việc ủy thác thực hiện theo quy định của Bộ Công an. Cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân được người đề nghị cấp hộ chiếu ủy thác nộp hồ sơ và nhận kết quả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đối chiếu chính xác giữa người đề nghị cấp hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân và tờ khai của họ. Như vậy, trong trường hợp không trực tiếp đi làm hộ chiếu được, bạn có thể ủy thác cho văn phòng luật sư làm giúp. Việc ủy thác phải được lập thành văn bản. Nghị định 136 quy định, với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, thủ tục gồm: - Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định. Trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 14 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình. - Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi." 19697,"Thưa Luật sư! Gia đình nhà chồng của tôi có 1 lô đất 5.360 m2. Năm 2008 mẹ chồng tôi đã cho anh chồng 180 m2 để xây nhà và đến nay vẫn chưa làm giấy tờ. Đến nay, mẹ chồng tôi nói là sẽ cho chồng tôi 180 m2, còn lại 5000 m2 bán cho người khác. Xin Luật sư tư vấn cho tôi được biết cần phải làm các thủ tục gì? Tôi xin chân thành cảm ơn.","Chào bạn! Thủ tục tách thửa đất bao gồm các bước sau: 1. Tiến hành đo đạc thửa đất để lập sơ đồ kỹ thuật thửa đất, thể hiện phần diện tích đất được tách ra và phần diện tích đất còn lại. Việc đo vẽ do cán bộ địa chính xã hoặc công ti đo đạc bản đồ thực hiện. 2. Nộp hồ sơ vào phòng TNMT để xin phép tách thửa đất: Hồ sơ gồm CMND, Hộ khẩu của hai bên; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ kỹ thuật thừa đất. 3. Sau khi cơ quan có thẩm quyền cho phép tác thửa đất thì hai bên đến phòng/văn phòng công chứng để lập và ký văn bản tặng cho quyền sử dụng đất đối với phần diện tích 180m2 cần tách thửa, sau đó nộp lại hồ sơ vào phòng TNMT để tách thửa và cấp sổ mới cho vợ chồng bạn." 1423,"Ông ngoại tôi có 4 người con, nhưng bác cả là trai đã hy sinh trong kháng chiến, còn lại là 3 con gái. Bà ngoại tôi đã mất từ lâu, và nay ông già yếu nên lập di chúc chia toàn bộ tài sản cho 3 con gái (1 đang ở nước ngoài). Di chúc không có người chứng kiến, không có chữ ký của các con. Nay một con gái là dì của tôi không đồng ý thì việc chia tài sản phải tiến hành thế nào?","1. Đúng như bạn trình bày thì bản di chúc của ông ngoại bản để lại không có hiệu lực toàn bộ, bởi di chúc không tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự, và cụ ông còn định đoạt cả phần di sản của bà ngoại - lẽ ra phải chia theo pháp luật. 2. Trong trường hợp không có tranh chấp giữa người được hưởng thừa kế, và mọi người chấp nhận nội dung thừa kế thì các bên được coi đã đạt được thỏa thuận về phân chia tài sản. Nhưng khi có tranh chấp, việc chia tài sản sẽ được xem xét lại theo các quy định của pháp luật về thừa kế. 3. Một người được hưởng thừa kế đang ở nước ngoài nên nếu có tranh chấp ra tòa, tòa án có thẩm quyền là TAND cấp tỉnh nơi có tài sản." 11611,"Thời gian vừa qua xảy ra hiện tượng một số công dân Việt Nam khi đi nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật của nước sở tại như cư trú quá thời hạn, trộm cắp vặt tại siêu thị đã bị cơ quan có thẩm quyền nước Bạn bắt giữ, trong số đó có cả người sử dụng hộ chiếu công vụ. Liên quan đến vấn đề này, Ban biên tập cho tôi hỏi khi sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ khi đi nước ngoài cần phải lưu ý những vấn đề gì không? Xin cảm ơn Kỳ Lân (090***)","Theo hướng dẫn tại Công văn 30/TANDTC-HTQT năm 2018 về sử dụng hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao khi đi công tác, học tập tại nước ngoài do Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì khi sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ khi đi nước ngoài cần lưu ý những vấn đề sau: - Sau khi nhận hộ chiếu được cấp mới/gia hạn, cần kiểm tra hộ chiếu để đảm bảo các thông tin nhân thân là chính xác và hộ chiếu phải đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu của cơ quan cấp phát hộ chiếu. - Không được tẩy xóa, viết thêm, sửa đổi những nội dung ghi trong hộ chiếu (trừ trang 48), ký tên vào phần “chữ ký của người mang hộ chiếu”, không ký tên và không tự ghi vào phần “chức danh của người mang hộ chiếu”; không được cho người khác sử dụng hộ chiếu của mình. - Cần giữ gìn, bảo quản hộ chiếu cẩn thận, khi hộ chiếu bị thất lạc phải khai báo ngay cho cơ quan công an nơi mất hộ chiếu và cơ quan cấp hộ chiếu biết, trường hợp ở nước ngoài thì phải khai báo ngay với Cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại và cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nơi gần nhất. - Nếu có nhu cầu sử dụng hộ chiếu hoặc khi có Quyết định cử/cho phép đi công tác nước ngoài cần kiểm tra thời hạn hộ chiếu; trước khi hộ chiếu hết hạn cần liên hệ với cơ quan cấp phát hộ chiếu hoặc cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để làm thủ tục gia hạn hoặc cấp đổi hộ chiếu mới; lưu ý một số nước quy định hộ chiếu phải còn hạn trên 6 tháng mới được nhập cảnh. - Sử dụng hộ chiếu đúng mục đích; phải tuân thủ nghiêm túc quy định pháp luật của Việt Nam cũng như của nước sở tại khi đi công tác, học tập ở nước ngoài; tránh làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa Việt Nam và các nước. Trên đây là nội dung quy định về những lưu ý khi sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ khi đi nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 30/TANDTC-HTQT năm 2018. Trân trọng!" 24360,Trong mọi trường hợp công chứng viên yêu cầu phải ký và điểm chỉ vào văn bản công chứng có đúng hay không?,Không phải trong mọi trường hợp các bên đều phải ký và điểm chỉ vào bản công chứng vì theo khoản 3 Điều 48 Luật công chứng năm 2015 có quy định: Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây: – Công chứng di chúc; – Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; – Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng 22872,Hành vi thường xuyên cản trở vợ hoặc chồng thăm nuôi con sau khi ly hôn bị xử lý như thế nào?,"Theo quy định xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, hành vi thường xuyên cản trở người không trực tiếp nuôi con thăm nom con sau ly hôn bị xử lý phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000đ đến 100.000đ. Theo quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000đ đến 300.000đ." 25621,"Xin chào luật sư.  Tôi có có vần đề cần giúp đở của luật sư xin luật sư giúp đỡ giúp gia đình tôi. - Nguồn gốc đất là như thế này, trước nhưng năm 1980 khu này là bãi cát trắng và sông thì ba tôi mới mua bạch đàn và phi lao về trồng thành một khu và cây phát triên đến năm 2005 thì cây đã đến thời điêm thu hoạch và ba tôi bán gỗ, bán gô xong ba tôi thấy khu này đất bồi pha rất tốt nên đã thuê xe ủi bằng rồi phân ra làm 2 thưa nhà tôi làm một thửa cho ông (A) làm một thửa tổng diện tích 2000m2. Lúc đầu ông a xin thuê 400 nghìn 1 năm để làm nhưng vì tình nghĩa nên ba tôi ko lấy tiền thuê chỉ cho làm ko, đến năm nay (2014) nhà nước có chủ trương cho làm giấy(sô đỏ) ba tôi đi khai làm giấy thì ông (a) đã làm đơn khiếu nại ba tôi và nói ba tôi đã giành đất của ông (A) (hiện giờ ông A vẫn đang làm trên thưa đất này). Vậy xin luật cho tôi hỏi trường hợp như trên thì ba tôi phải làm sao và ba tôi có lấy lại được thưa đất này ko. (Trên Bản đồ thực địa của ủy ban xã thì ba tôi đứng tên thưa đất này). Xin luật sư trợ giúp. Cảm ơn luật sư./","Để chứng minh là đất của gia đình bạn, khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gia đình bạn phải cung cấp một số giấy tờ sau: trong quá trình sử dụng đất gia đình bạn có kê khai giấy tờ gì với cơ quan có thẩm quyền không, có biên lai đóng thuế không, có giấy cho ông A mượn đất không... Nếu gia đình bạn có giấy tờ chứng minh là thửa đất mình thì khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cơ quan có thẩm quyền không cấp, gia đình bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản; nhận thấy cơ quan có thẩm quyền đưa ra lý do không đúng với qui định pháp luật gia đình bạn có thể khiếu nại văn bản đó (Về trình tự khiếu nại bạn có thể xem Điều 7 Luật khiếu nại năm 2011)." 13624,Khi vợ chồng chia tài sản thì có chấm dứt chế độ tài sản vợ chồng không?,"Theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình thì nếu trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung thì chế độ tài sản của vợ chồng có chấm dứt không?" 10854,"Cho hỏi, trường hợp bố của học viên cai nghiện bắt buộc mất thì chỉ được về chịu tang 03 ngày thôi có đúng không ạ?","Căn cứ Điều 29 Nghị định 221/2013/NĐ-CP có quy định về giải quyết chế độ chịu tang đối với học viên cai nghiện bắt buộc như sau: 1. Khi có bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con chết thì học viên được phép về để chịu tang. Thời gian về chịu tang tối đa không quá 05 ngày, không kể thời gian đi đường và được tính vào thời hạn chấp hành quyết định. 2. Gia đình học viên phải làm đơn đề nghị cho học viên về chịu tang có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học viên cư trú gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nội dung đơn phải nêu rõ họ tên, số chứng minh nhân dân, nơi cư trú, mối quan hệ với học viên, thời gian đề nghị cho học viên được về chịu tang và cam kết quản lý, giám sát không để học viên sử dụng ma túy trái phép hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian về chịu tang. Gia đình học viên có trách nhiệm đón học viên về và bàn giao học viên lại cho cơ sở cai nghiện bắt buộc khi hết thời gian chịu tang, mọi chi phí đưa đón học viên do gia đình học viên chi trả. 3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đơn, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cho học viên về chịu tang. Quyết định cho về phải được lập bằng văn bản, nêu rõ thời gian được về, trách nhiệm của gia đình trong việc đón, đưa và quản lý học viên trong thời gian về chịu tang. Quyết định được lập thành 03 bản: 01 bản gửi cho gia đình học viên, 01 bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để phối hợp quản lý và 01 bản lưu trong hồ sơ học viên. ... Như vậy, theo quy định khi có bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con chết thì học viên được phép về để chịu tang. Thời gian về chịu tang tối đa không quá 05 ngày. Đơn đề nghị cho học viên về chịu tang có ghi thời gian đề nghị cho học viên được về chịu tang, tuy nhiên, thời gian được về sẽ do Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét, quyết định và được ghi rõ trong Quyết định. Trân trọng!" 4744,Được thay đổi người trực tiếp nuôi con chưa thành niên trong trường hợp nào?,"Căn cứ khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Trên đây là 02 trường hợp mà luật quy định có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con chưa thành niên. Trân trọng!" 20419,"Anh hai của Phúc có cho Phúc một miếng đất và nhà gắn liền với đất tại địa chỉ số 02 đường A, phường B, quận C . Phúc đã thuê dịch vụ làm giấy tờ chuyển đổi chủ sở hữu xong nhưng trên giấy chứng nhận lại ghi là Tặng cho ông Nguyễn Văn Phúc, tại địa chỉ số số 02 đường A, phường B, quận C theo hợp đồng số ....... Nhưng Phúc đang ở với mẹ có hộ khẩu thường trú tại địa chỉ số 01 đường A, phường B, quận C . Như vậy, địa chỉ ghi trên giấy chứng nhận có đúng không? Vấn đề này Phúc nhận ra khi đi làm sổ hộ khẩu chuyển đổi từ địa chỉ số 01 đường A, phường B, quận C sang địa chỉ số 02 đường A, phường B, quận C . Cán bộ công an quận C không chấp nhận địa chỉ ghi trên giấy chứng nhận và bảo Phúc đi tới phòng tài nguyên môi trường chỉnh sửa lại. Mình thắc mắc thì bên dịch vụ làm hồ sơ bảo là ghi như vậy cho tiện lợi về sau. Luật sư tư vấn dùm P là dịch vụ làm hồ sơ đã thực hiện như vậy có đúng không? hay cán bộ công an quận C đúng?","Vấn đề ở đây là thông tin ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm một số nội dung trong đó có thông tin về thửa đất và thông tin về người sử dụng đất. Về thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất phải chỉ rõ vị trí thửa đất số bao nhiêu, tờ bản đồ nào, thuộc địa phận của phường, quận, thành phố nào? Mục đích sử dụng là gì...? Về thông tin người sử dụng đất gồm họ và tên, năm sinh, Chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú.... Nếu địa chỉ của Phúc là số 1, đường A, phường B, quận C thì trên Giấy chứng nhận cũng phải ghi đúng các thông tin đó. Thực tế tại thời điểm Phúc đăng ký địa chỉ thường trú về địa chỉ số 2, đường A, phường B, quận C thì Phúc chưa có hộ khẩu ở đó nên việc công an trả lời Phúc như vậy là đúng." 34459,"Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản theo Bộ luật dân sự 2015 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Thành hiện đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản theo Bộ luật dân sự 2015 được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản theo Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 313, theo đó: Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản theo Bộ luật dân sự 2015 gồm: 1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. 2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. 3. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Trên đây là tư vấn về nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản theo Bộ luật dân sự 2015. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 2015. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 6262,"Theo phản ánh của ông Nguyễn Đăng Sang (tỉnh Kiên Giang), gia đình ông cùng nhiều người khác nhận nuôi trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi và được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Vừa qua, gia đình ông Sang bị cắt hưởng chế độ trợ cấp này. Theo giải thích của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang, trong Giấy khai sinh của trẻ ghi vợ chồng ông Sang là bố mẹ, như vậy trẻ là con nuôi hợp pháp nên gia đình ông không được hưởng trợ cấp. Để được hưởng chế độ trợ cấp này, vợ chồng ông Sang phải đến tòa hủy bỏ Giấy khai sinh của trẻ, làm lại Giấy khai sinh không có tên bố mẹ. Ông Sang hỏi: cách giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang có đúng quy định không?","Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời ông Sang như sau: Theo quy định người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi thuộc diện được hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Nếu trẻ em bị bỏ rơi có người nhận làm con nuôi thì cha mẹ nuôi không thuộc diện hưởng chính sách này. Do vậy, trường hợp của ông Nguyễn Đăng Sang đã nhận trẻ mồ côi làm con nuôi hợp pháp thì không thuộc diện được hưởng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng nữa. Việc địa phương cắt trợ cấp như phản ánh trong đơn là đúng theo quy định." 24616,Theo quy định mới thì loại visa có ký hiệu như thế nào dành cho người nước ngoài thuộc diện phải có giấy phép lao động tại Việt Nam? Chân thành cảm ơn.,"Căn cứ Điểm g Khoản 3 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 (có hiệu lực từ 01/07/2020), có nội dung quy định như sau: LĐ2 - Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc. Trân trọng!" 4285,"Cho em hỏi, em có đứa em( sinh năm 1996), hiện giờ em của em vừa kết thúc kỳ thi Đại Học 2014, kết quả là em của em đậu vào trường DH KHoa Học Tự Nhiên,nhưng do không thích ngành học đấy ( em của em có thi khối B vào ngành y nhưng không đậu,đây là khối thi chính) bây giờ em của em nếu tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự, liệu kết quả đậu DH có được bảo lưu? và trong quá trình phục vụ trong quân ngũ, luật có cho phép em của em được tham gia kỳ thi Đại Học trong khi đang trong quân ngũ không ( tức năm 2015), em xin cảm ơn","Thực hiện nghĩa vụ quân sự là công việc hết sức cao đẹp, thể hiện trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Em trai của bạn có nguyện vọng tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự lại càng đáng khích lệ. Tuy nhiên hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định về tình nguyện nhập ngũ mà việc nhập ngũ là ""nghĩa vụ"". Điểm Khoản Điều 2 Thông tư 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT quy định: các đối tượng được hoãn gọi nhập ngũ bao gồm: :a) Công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng. b) Công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung gồm: - Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học; - Trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề; - Các đại học, trường cao đẳng, trường đại học; - Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương; - Các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam. c) Học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc cấp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục. d) Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên. đ) Công dân đang học tập tại các trường quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này được tính từ ngày công dân đã làm xong thủ tục nhập học và đang học tập tại trường. Trường hợp công dân nhận được Lệnh gọi nhập ngũ và Giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm thì phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ” (Thông tư 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT).đó, Do đó, nếu trường hợp em trai bạn đã làm xong thủ tục nhập họcvà đang học tập tại 1 trường đại học mà được triệu tập đi nghĩa vụ quân sự mới được hoãn đi nghĩa vụ quân sự. - Trong thời gian ở quân ngũ, em bạn sẽ không được đăng ký tham gia thi Đại học Tuy nhiên, xin được nhắc lại 1 lần nữa, việc em trai bạn tình nguyện đăng ký nghĩa vụ quân sự là việc làm rất đáng khen ngợi và rất cần được khuyến khích. Đảng và Nhà nước sẽ có những chính sách tạo điều kiện để em trai bạn thực hiện nguyện vọng cao đẹp của mình. Chúc bạn và gia đình sức khỏe và thành đạt! Trân trọng!" 14003,"Tôi tốt nghiệp Đại học được 02 năm, tôi đã  được đào tạo và đã được phong hàm sĩ quan dự bị. Nếu giờ tôi muốn đăng ký sĩ quan dự bị thì tôi phải đăng ký ở đâu?","Căn cứ vào Khoản 1 Điều 12 Nghị định 26/2002/NĐ-CP quy định việc đăng ký sĩ quan dự bị của những người không phải là cán bộ, công chức, cụ thể như sau: ""Sĩ quan dự bị không phải là cán bộ, công chữc nhà nước đăng ký tại Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc cơ quan quân sự cấp huyện nơi sĩ quan dự bị đăng ký hộ khẩu thường trú (sau đây gọi là nơi thường trú)."" Như vậy, bạn đến Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quân sự cấp huyện nơi bạn có hộ khẩu thường trú để đăng ký sĩ quan dự bị. Ban biên tập phản hồi mới." 14493,"Khiếu nại, kiến nghị về quyết định liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Tố tụng Dân sự 2004 được quy định ra sao? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Kim Anh sinh sống và làm việc tại Hà Tĩnh. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về việc khiếu nại, kiến nghị trong Tố tụng Dân sự giai đoạn 2004-2014 tuy nhiên tôi vẫn chưa hiểu lắm nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: Khiếu nại, kiến nghị về quyết định liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Tố tụng Dân sự 2004 được quy định ra sao? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (01233**)","Căn cứ theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, khiếu nại, kiến nghị về quyết định liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định như sau: Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc trả lời của Thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trên đây là nội dung tư vấn về Khiếu nại, kiến nghị về quyết định liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 130,"Nhờ cung cấp cho tôi quy định mới nhất về trình tự đổi thẻ căn cước công dân, cảm ơn nhé!","Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/7/2021) quy định về trình tự đổi thẻ Căn cước công dân như sau: 1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân. 2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết. 3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân. 4. Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có). 5. Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. 6. Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định. Trân trọng!" 24800,Theo luật mới thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm như thế nào? Nhờ tư vấn.,"Điều 33 Luật Cư trú 2020 (Có hiệu lực từ 01/07/2021) quy định về trách nhiệm của cơ quan đăng ký cư trú như sau: 1. Niêm yết công khai thủ tục hành chính; hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú; công khai địa điểm, số điện thoại hoặc cách thức khác để tiếp nhận thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng. 2. Cập nhật thông tin về cư trú của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. 3. Xác nhận thông tin về cư trú, thông báo về kết quả thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú, tách hộ, khai báo tạm vắng dưới hình thức văn bản, tin nhắn điện tử hoặc hình thức khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an. 4. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu về đăng ký, quản lý cư trú và bảo mật thông tin về đăng ký cư trú của công dân. 5. Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến cư trú, quản lý cư trú theo thẩm quyền. Trân trọng!" 29531,Địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự là ở đâu?,"Điều 284 Bộ luật dân sự 2005 quy định: 1. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thoả thuận. 2. Trong trường hợp không có thoả thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự được xác định như sau: a) Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự là bất động sản; b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự không phải là bất động sản. - Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 22509,Lãi suất nợ quá hạn là gì?,"Hiện nay, pháp luật không có quy định nào giải thích cụ thể về lãi suất nợ quá hạn. Tuy nhiên căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 thì có thể hiểu rằng lãi suất nợ quá hạn là khoản tiền lãi phát sinh trên khoản nợ gốc quá hạn chưa trả tương ứng với thời gian chậm trả mà người vay phải trả cho bên cho vay tính đến thời điểm trả nợ. Lãi suất nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm nhất định sinh ra từ giao dịch cho vay giữa các bên khi bên vay chưa trả được nợ cho bên cho vay. Cụ thể, lãi suất sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm nhân với số tiền gốc chưa trả trong thời gian quá hạn mà chưa trả. Lãi suất nợ quá hạn là gì? (Hình từ Internet)" 11473,Tôi ở Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên. Cơ quan có tịch thu 1 lượng gỗ do vi phạm hành chính trong lĩnh vự quản lý lâm sản. Xin luật sư tư vấn cho trình tự bán đấu gia số gỗ tịch thu nói trên.,"Về vấn đề bán đấu giá, xin trích dẫn các điếu quy định về bán đấu giá theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 để bạn tham khảo: Điều 456. Bán đấu giá Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý muốn của chủ sở hữu hoặc pháp luật có quy định. Tài sản chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Điều 457. Thông báo bán đấu giá 1. Người bán đấu giá phải thông báo công khai tại nơi bán đấu giá và trên phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng và danh mục các tài sản bán đấu giá chậm nhất là bảy ngày đối với động sản, ba mươi ngày đối với bất động sản trước ngày bán đấu giá. 2. Những người có liên quan đến tài sản bán đấu giá phải được thông báo về việc bán đấu giá để tham gia định giá khởi điểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Điều 458. Thực hiện bán đấu giá 1. Khi bán đấu giá, người bán đấu giá công bố giá bán khởi điểm. 2. Người trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm là người được mua tài sản bán đấu giá và được coi là đã chấp nhận giao kết hợp đồng. 3. Việc bán đấu giá được lập thành văn bản và có chữ ký của người mua, người bán và hai người chứng kiến. 4. Thời hạn giao tài sản bán đấu giá, thời hạn và phương thức thanh toán được thực hiện theo quy chế bán đấu giá. 5. Người bán đấu giá không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản bán đấu giá. 6. Trong trường hợp giá mua cao nhất được công bố thấp hơn so với giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá xem như không thành." 13365,"Em muốn hỏi, em đã tốt nghiệp cao đẳng y, vậy em có được làm người quản lý chuyên môn của ngân hàng mô không? Mong tư vấn.","Căn cứ Khoản 4 Điều 35 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định như sau: Tiêu chuẩn của người quản lý chuyên môn ngân hàng mô: a) Có bằng tốt nghiệp đại học y, dược hoặc chuyên ngành sinh học, hóa học; b) Có thời gian công tác từ ba năm trở lên tại các cơ sở y tế hoặc chuyên ngành sinh học, hoá học; c) Có đạo đức nghề nghiệp; d) Có đủ sức khỏe hành nghề; đ) Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn theo bản án, quyết định của Toà án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên có liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyên môn; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Như vậy, có thể thấy điều kiện đầu tiền phải là có bằng tốt nghiệp đại học y, dược hoặc chuyên ngành sinh học, hóa học. Trường hợp của bạn sẽ không đáp ứng điều kiện trên. Trân trọng!" 6193,"Tôi năm nay 26 tuổi, đang làm việc theo chế độ hợp đồng thời vụ tại Bưu điện Hà Nội. Vậy tôi có được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự không. Xin cho biết có thể tìm hiểu vấn đề này ở đâu?","Theo Điều 29 Luật Nghĩa vụ quân sự thì chỉ những người sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình: - Con liệt sĩ, con của thương binh, bệnh binh hạng một có thương tật, bệnh tật đặc biệt nặng. - Gia đình có anh hoặc em trai là liệt sĩ. Trường hợp này, chỉ một anh hoặc em của liệt sĩ đó được miễn nghĩa vụ quân sự. - Bố hoặc mẹ là thương binh hạng một, hạng hai, bệnh binh hạng một thì một con được miễn nghĩ vụ quân sự. - Đang là thanh niên xung phong, cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, cán bộ các tổ chức chính trị, xã hội đã làm việc từ 24 tháng trở lên ở vùng cao có nhiều khó khăn, vùng sâu, biên giới, hải đảo xa xôi do Chính phủ quy định. Đối chiếu các quy định trên với trường hợp của bạn thì thấy: bạn đang trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự (18-27), là nhân viên hợp đồng thì chưa phải là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước. Vì vậy, bạn vẫn có thể được gọi làm nghĩa vụ quân sự. Bạn có thể tìm hiểu vấn đề trên trong Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành." 7924,Không khai báo khi phát hiện cổ vật bị xử phạt như thế nào?,"Xử phạt hành chính Nếu không khai báo với chính quyền địa phương về việc phát hiện cổ vật trong quá trình xây nhà thì khi bị phát hiện tùy theo mức độ bạn phát hiện ra vật đó thì bạn có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 25 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về thông báo, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện, cụ thể như sau: Vi phạm quy định về thông báo, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện. 2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.” Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP và khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Vì vậy, đối với tổ chức vi phạm quy định về phát hiện cổ vật, thông báo, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện sẽ bị phạt hành chính như sau: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện. - Tịch thu tang vật vi phạm . Truy cứu trách nhiệm hình sự Theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, được bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 và điểm b khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau: Tội chiếm giữ trái phép tài sản 1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt mức tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.” - Người nào phát hiện cổ vật nhưng cố tình không trả tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. - Người nào cố tình không trả tài sản là bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm." 29181,Việc hủy bỏ di chúc được quy định như thế nào?,"Căn cứ Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc: Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc 1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. 2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. 3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ. Như vậy, người lập di chúc có thể hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào. Nếu người lập di chúc lập di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ. Trân trọng!" 9731,Ba tôi mất để lại di chúc nhưng cách viết của ông không được rõ ràng. Vậy xin hỏi trong trường hợp này chị em chúng tôi phải cùng nhau giải thích di chúc không? Hay bắt buộc phải nhờ Tòa án giải thích? Vấn đề này pháp luật quy định thế nào? Xin cảm ơn.,"Căn cứ Điều 648 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc giải thích nội dung di chúc như sau: Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo quy định này thì trong trường hợp di chúc không rõ ràng thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc. Như vậy thì những người được thừa kế theo di chúc của ba bạn thì phải cùng nhau giải thích di chúc theo nguyên tắc trên. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trân trọng!" 3119,"Cho em hỏi, em bị tật nói lắp thì có đăng ký tham gia thực hiện nghĩa vụ công an được không ạ? Mong sớm nhận được giải đáp, xin cảm ơn.","Căn cứ vào Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư 45/2019/TT-BCA có quy định: STT 40, Nói lắp: + Lặp từ: điểm 3 + Kéo dài từ: điểm 4 + Mất từ: điểm 5 Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 45/2019/TT-BCA và Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân để phân loại như sau: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5. Như vậy, người bị nói lắp thuộc một trong các trường hợp trên có sức khỏe từ loại 3 đến loại 5. Khoản 3 Điều 5 Thông tư 45/2019/TT-BCA có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe tuyển nghĩa vụ Công an nhân dân như sau: Chỉ công nhận đủ sức khỏe để tuyển chọn đối với công dân có sức khỏe Loại 1 (một), Loại 2 (hai) và đáp ứng các chỉ số đặc biệt theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. Như vậy, căn cứ vào các quy định trên bạn bị nói lắp sẽ có sức khỏe từ loại 3 đến loại 5, do đó không đảm bảo được điều kiện để đi nghĩa vụ Công an nhân dân. Trân trọng!" 25845,"Trình tự khiếu nại trước ngày 01/01/1999 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Quốc Huy. Hiện tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến Luật khiếu nại qua các thời kỳ và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Trước ngày 01/01/1999, trình tự khiếu nại được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Hi vọng sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!","Trước ngày 01/01/1999, trình tự khiếu nại được quy định tại Điều 18 Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 do Hội đồng Nhà nước ban hành với nội dung như sau: Người khiếu nại gửi đơn hoặc trực tiếp trình bày với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, khiếu nại phải nêu rõ lý do và yêu cầu. Cơ quan này có trách nhiệm nhận đơn, tiếp đương sự; khi cần thiết thì mời các bên đương sự đến để giải quyết. Trên đây là nội dung trả lời về trình tự khiếu nại. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 do Hội đồng Nhà nước ban hành. Trân trọng!" 22382,Trên hộ chiếu ngoại giao có các thông tin nào?,"Căn cứ khoản 3 Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 quy định hộ chiếu ngoại giao có các thông tin sau: (1) Ảnh chân dung; (2) Họ, chữ đệm và tên; (3) Giới tính; (4) Nơi sinh; ngày, tháng, năm sinh; (5) Quốc tịch; (6) Ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; cơ quan cấp; ngày, tháng, năm cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; (7) Số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; (8) Chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao. (9) Thông tin khác do Chính phủ quy định. Trân trọng!" 8557,"Trường hợp nào phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân? Tôi tên Bảy Nga, sinh sống và làm việc tại Hà Tĩnh. Do tôi không bảo quản cẩn thận nên đã làm rách Chứng minh nhân dân, không thể sử dụng được. Vậy tôi có thuộc trường hợp phải làm thủ tục đổi lại chứng minh nhân dân không? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong sớm nhận được câu trả lời từ ban biên tập, chân thành cảm ơn! Bảy Nga (nga456***@gmail.com)","Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân, những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân: + Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng; + Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được; + Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; + Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; + Thay đổi đặc điểm nhận dạng. - Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại. Trên đây, là nội dung tư vấn về những trường hợp phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân. Để hiểu rõ hơn vấn đề này vui lòng xem thêm tại Nghị định 05/1999/NĐ-CP. Rất mong những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 1188,Nghĩa vụ và quyền của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đấ được quy định như thế nào?,"1- Về nghĩa vụ: Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây: a) Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất; b) Đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; c) Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng; d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai. 2- Về quyền: Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các quyền sau đây: a) Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao cho mình giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất; b) Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thỏa thuận; c) Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được chuyển nhượng; d) Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn." 24004,Di chúc được coi là hợp pháp khi có những điều kiện nào?,"1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong quá trình lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 2. Di chúc của người từ mười lăm tuổi cho đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện được nêu ở điểm 1 nói trên. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp , nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ thời điểm di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực." 1530,"Từ năm 1995, bố tôi có nợ tiền của ông chú và 2 người nữa nhưng chưa có tiền trả, nên có viết thỏa thuận nội bộ tạm chuyển nhượng một phần quyền sử dụng ngôi nhà gia đình tôi đang ở cho ông chú và 2 người kia. Năm 2004 thì được UBND phường gọi thông báo gia đình tôi lên lấy sổ đỏ. Vào thời điểm này, do gia đình tôi chưa có tiền trả nên ông chú đã làm đơn gửi lên UBND Phường tạm dừng cấp sổ đỏ cho gia đình tôi. Sau đó, Phường đã gửi hồ sơ của gia đình tôi lên Quận. Sau nhiều năm, gia đình tôi đã trả hết nợ cho cả 3 người kia và có giấy viết tay xác nhận. Năm 2014 gia đình tôi có lên Quận xin lại sổ đỏ thì phía Quận thông báo là vì có khiếu kiện trước đây nên không được lấy, phải về phường làm biên bản hòa giải tranh chấp và ông chú phải viết đơn xin rút đơn khiếu nại kia về.  Trước đây, khi ông chú tôi viết đơn kia, gia đình tôi không hề hay biết và cũng không thấy có ai ở phường đến xác minh vấn đề này. Hiện ông chú tôi đã viết đơn xin rút đơn khiếu nại trước đây và được phía phường xác nhận. Tuy nhiên, phường có nói hiện không còn tranh chấp, nên không phải làm biên bản hòa giải nữa. Tuy nhiên phía Quận vẫn yêu cầu phải có. Vậy, chúng tôi phải làm gì trong trường hợp này? Chúng tôi sẽ phải gửi đơn xin UBND Phường rút hồ sơ về để gia đình tôi lấy sổ đỏ ở Phường hay phải làm theo yêu cầu của Quận?  Phường và Quận đều có ý kiến khác nhau nên tôi không biết phải theo thế nào.",Gia đình bạn có thể làm đơn yêu cầu UBND quận cấp GCN QSD đất và gửi kèm theo đơn xin rút đơn của ông chú đó. Nếu UBND quận vẫn không chấp nhận việc cấp GCN QSD đất cho gia đình bạn với lý do đất có tranh chấp (khi đã tự nguyện rút đơn) thì gia đình bạn có thể khởi kiện hoặc khiếu nại việc chậm cấp GCN QSD đất đó. 30217,"Em có thuê một mặt bằng để kinh doanh, em rất ngại nếu trường hợp chủ nhà muốn lấy lại mặt bằng sớm hơn thời hạn. Em muốn biết hợp đồng thuê mặt bằng có cần phải công chứng hay không?","Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Hợp đồng thuê tài sản Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan. Hợp đồng thuê mặt bằng bản chất là hợp đồng dân sự, các bên có quyền thỏa thuận về thời gian, giá cả và các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Hiện nay đối với hợp đồng thuê mặt bằng thì pháp luật không bắt buộc các bên phải công chứng. Trân trọng!" 24622,Cơ quan để đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài?,"Căn cứ Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi, như sau: Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi 1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 3. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài. Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi khi công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi là cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (đại sứ quán Việt Nam tại nước bạn đang sinh sống). Trân trọng!" 28616,Khi ly hôn chồng có cần cấp dưỡng cho con riêng của vợ không?,"Sau 01 năm ly hôn thì tôi có tái hôn với vợ hiện tại, cô ấy cũng đã 01 đời chồng có con riêng, nay cháu bé cũng được 03 tuổi rồi, cháu sống cùng vợ chồng tôi, sau thời gian chung sống tôi và vợ có nhiều mâu thuẫn nên đang trên nền tảng sẽ ly hôn, nhưng tôi thắc mắc là khi ly hôn tôi có cần cấp dưỡng cho con riêng của vợ không?" 29705,"Bố của anh B mất năm 2010, anh B làm di chúc giả để chiếm đoạt tài sản gồm căn nhà 3 tầng và sổ tiết kiệm với số tiền là 1 tỷ 550 triệu đồng. Anh B có thể bị xử lý như thế nào?","Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: ""Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản”. Nếu chứng minh được việc anh B giả mạo chữ viết, chữ ký của bố anh B để hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản của người để lại di sản trái với ý chí của người bố thì anh B mất quyền được hưởng di sản từ người bố. Trường hợp anh B không những giả mạo chữ ký, chữ viết của người bố mà còn làm giả tài liệu, con dấu của Ủy ban nhân dân xã phường hoặc phòng công chứng để lập di chúc dưới hình thức chứng thực hoặc công chứng nhằm lừa dối cá nhân, cơ quan, tổ chức để chiếm đoạt tài sản thì anh B có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại điều 267 Bộ luật Hình sự năm 1999." 4372,Mẫu Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt mới nhất 2023 theo quy định của pháp luật?,Dưới đây là mẫu Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt mới nhất 2023 theo quy định của pháp luật. Tải về mẫu Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt mới nhất 2023 theo quy định của pháp luật. 27655,"Em học ngành xây dựng, vừa mới ra trường và có bằng tốt nghiệp tạm thời . Em muốn hỏi: với bằng tạm thời như vậy em có thể kí tên trong hợp đồng thi công xây dựng được không?","Việc ký hợp đồng thi công xây dựng không liên quan đến việc bạn có bằng tốt nghiệp hay không, theo qui định pháp luật việc ký kết hợp đồng xem xét trên tư cách chủ thể cá nhân hay pháp nhân, ở đây tôi tư vấn trên thông tin bạn đưa ra là bạn đã tốt nghiệp đại học, đã trên 18 tuổi: + Cá nhân: - Nếu ký hợp đồng với tư cách cá nhân thì phải là người từ đủ 18 trở lên (không bị mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự); + Pháp nhân: - Nếu là pháp nhân thì phải là người đại diện pháp luật của pháp nhân hoặc là người đại diện ủy quyền của pháp nhân (có giấy ủy quyền" 23597,Có thể đại diện cho người bị tâm thần khi mua bán đất được không?,"Đầu tiên, căn cứ tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người mất năng lực hành vi dân sự cụ thể như sau: Mất năng lực hành vi dân sự 1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. 2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Dẫn chiếu đến Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người đại diện theo pháp luật của cá nhân đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Đại diện theo pháp luật của cá nhân 1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. 2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. 3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Như vậy, khi một người được Tòa án tuyên bố là bị tâm thần thì việc mua bán đất phải do một trong những người đại diện dưới đây thực hiện giao dịch dân sự, bao gồm: - Người giám hộ đối với người bị tâm thần. - Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác được người đại diện đối với người bị tâm thần. Có thể đại diện cho người bị tâm thần khi mua bán đất được không? (Hình từ Internet)" 26527,Gia đình tôi vừa chuyển hộ khẩu từ Thị trấn Thọ Xuân - huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa ra huyện Từ Liêm - Hà Nội. Trong hồ sơ gửi đi có bản công chứng giấy khai sinh của 2 đứa con của chúng tôi và bản khai báo thay đổi nhân khẩu của hai vợ chồng tôi. Trong bản thay đổi nhân khẩu của chồng tôi có ghi quê quán tại Xuân Vinh - Tho Xuân - Thanh Hóa còn trong giấy khai sinh của các con tôi ghi quê quán là thị trấn Thọ Xuân -Thọ Xuân - Thanh Hóa vậy mà trong Sổ hộ khẩu mới được cấp lại ghi quê quán của các con tôi là Xuân Vinh - Thọ Xuân - Thanh Hóa. Như vậy quê quán trong giấy khai sinh và trong sổ hộ khẩu của các con tôi là không trùng khớp. Xin hỏi như vậy khi con tôi đi học có gặp rắc rối gì không? Tôi muốn sửa lại quê quán trong sổ hộ khẩu có được không? Có bị phạt gì không?,"Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch thì giá trị pháp lý của Giấy khai sinh như sau: “Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy Khai sinh của người đó”. Căn cứ vào quy định trên thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan công an đã cấp sổ hộ khẩu cho gia đình bạn sửa lại phần thông tin về quê quán của con bạn cho phù hợp với Giấy khai sinh của các cháu. Đây là trách nhiệm của cơ quan công an có thẩm quyền, do vậy với yêu cầu của bạn thì bạn không bị phạt một khoản tiền nào cả." 20322,Thông tin nào được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh?,"Căn cứ theo Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ như sau: Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; 2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; 3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Căn cứ theo Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh: 1. Bí mật về nhân thân; 2. Bí mật về quản lý nhà nước; 3. Bí mật về quốc phòng, an ninh; 4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh. Như vậy, căn cứ theo quy định trên, thông tin được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được. - Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó. - Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. - Thông tin không liên quan đến nhân thân, quản lý nhà nước, quốc phòng, an ninh; thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh. Trân trọng!" 30520,Hợp đồng vay tài sản được hiểu như thế nào?,"Căn cứ quy định Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau: Điều 463. Hợp đồng vay tài sản Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Như vậy, theo quy định pháp luật dân sự thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Công thức tính tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả đối với hợp đồng vay tài sản không có lãi không phải là hợp đồng tín dụng như thế nào? (Hình từ Internet)" 25281,"Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến mô, bộ phận cơ thể người là gì?","Căn cứ quy định Điều 11 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác. 2. Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến. 3. Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác. 4. Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. 5. Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi. 6. Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. 7. Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời. 8. Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. 9. Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật. 10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não. Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến mô, bộ phận cơ thể người gồm có: - Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác. - Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến. - Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác. - Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. - Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi. - Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. - Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời. - Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. - Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não." 27752,"Chồng tôi muốn nhận con riêng của tôi làm con nuôi và đổi họ cho cháu sang họ của anh, thủ tục cần phải có những gì, (cháu đang mang họ của tôi).","Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi thì anh (chị) thuộc hàng ưu tiên thứ nhất trong việc lựa chọn tìm gia đình thay thế cho trẻ em. Anh chị có thể nhận con riêng của vợ (chồng) mình làm con nuôi nếu cháu bé chưa đủ 18 tuổi. Nghị định số 19//2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Nuôi con nuôi đã có quy định về thẩm quyền và thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước. Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Anh (chị) lập hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi theo các Điều 17,18 Luật Nuôi con nuôi và tiến hành Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được quy định tại các Điều 7, 8, 9 và khoản 1, 3 Điều 10 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP. Việc thay đổi họ, tên của con đẻ sang họ, tên của cha mẹ nuôi sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo các quy định của khoản 3 Điều 10 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP và các quy định pháp luật về quản lý và đăng ký hộ tịch có liên quan." 19812,Điều kiện đăng ký thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2023?,"Căn cứ theo Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về các trường hợp được xét cho thường trú như sau: Các trường hợp được xét cho thường trú 1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước. 2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam. 3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh. 4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước. Dẫn chiếu Điều 40 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định khi đủ điều kiện xét cho thường trú như sau: Điều kiện xét cho thường trú 1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. 2. Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị. 3. Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên. Như vậy, điều kiện đăng ký thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: - Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước. - Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị cho thường trú tại Việt Nam. - Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh và đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên. - Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước. Tải về mẫu giấy bảo lãnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam mới nhất hiện nay: Tại đây! Điều kiện đăng ký thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2023? (Hình từ Internet)" 21334,Có phải người khởi tạo thông điệp dữ liệu là người tạo ra thông điệp dữ liệu hay không?,"Căn cứ theo Điều 14 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về người khởi tạo thông điệp dữ liệu như sau: Người khởi tạo thông điệp dữ liệu 1. Người khởi tạo thông điệp dữ liệu là cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo hoặc gửi một thông điệp dữ liệu trước khi thông điệp dữ liệu đó được lưu trữ nhưng không bao gồm người trung gian chuyển thông điệp dữ liệu. 2. Trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận khác thì việc xác định người khởi tạo một thông điệp dữ liệu được quy định như sau: a) Thông điệp dữ liệu được xem là của người khởi tạo nếu được gửi bởi người khởi tạo thông điệp dữ liệu, người đại diện của người khởi tạo hoặc bởi một hệ thống thông tin được thiết lập để hoạt động tự động do người khởi tạo chỉ định; b) Người nhận có thể coi thông điệp dữ liệu là của người khởi tạo nếu đã áp dụng các phương pháp xác minh được người khởi tạo chấp thuận và cho kết quả thông điệp dữ liệu đó là của người khởi tạo; c) Kể từ thời điểm người nhận biết có lỗi kỹ thuật hoặc nhận được thông báo từ người khởi tạo rằng thông điệp dữ liệu được gửi do lỗi kỹ thuật và đã sử dụng các phương pháp xác minh lỗi được người khởi tạo chấp thuận thì không áp dụng quy định tại điểm a và điểm b khoản này. ....... Như vậy, theo căn cứ trên, người khởi tạo thông điệp dữ liệu không chỉ là người tạo ra thông điệp dữ liệu mà còn có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi thông điệp dữ liệu trước khi thông điệp dữ liệu đó được lưu trữ. Tuy nhiên, người trung gian chuyển thông điệp dữ liệu sẽ không được xem là người khởi tạo thông điệp dữ liệu Bên cạnh đó, trong trường hợp giao dịch giữa các bên không có thỏa thuận khác thì việc xác định người khởi tạo thông điệp dữ liệu được tiến hành như sau: - Thông điệp dữ liệu là của người khởi tạo trong trường hợp thông điệp đó được gửi khởi người khởi tạo thông điệp dữ liệu, người đại diện của người khởi tạo hoặc bởi một hệ thống thông tin được thiết lập để hoạt động tự động do người khởi tạo chỉ định. - Thông điệp dữ liệu là của người khởi tạo trong trường hợp người nhận áp dụng các phương pháp xác minh được sự chấp thuận của người khởi tạo và cho kết quả thông điệp dữ liệu đó là của người khởi tạo. Có phải người khởi tạo thông điệp dữ liệu là người tạo ra thông điệp dữ liệu hay không? (Hình từ Internet)" 33073,"Chào Luật sư, cho em hỏi về vấn đề sau: Đăng kí lưu trú cần ở 30 ngày mới đăng kí hay phải đăng ký liền?","Điều 31 Luật Cư trú 2006, sửa đổi 2013 quy định: 1. Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú. 2. Đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn; trường hợp người đến lưu trú tại nhà ở của gia đình, nhà ở tập thể mà chủ gia đình, nhà ở tập thể đó không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng Internet, mạng máy tính. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, địa chỉ mạng Internet, địa chỉ mạng máy tính, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân biết. 3. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. Như vậy, đối với trường hợp phải đăng ký lưu trú thì việc này sẽ được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau. Trân trọng!" 1662,"Chúng tôi ở xóm A, thôn B, Hà Nội. Có đất ao là của xóm A. Gia đình ông bà T ở cạnh ao đó và đã đổ đất lấn ao sử dụng, cho đến năm 2014 đã được trên 20 năm. Dân làng chúng tôi đều biết nhưng mãi cho đến tháng 7 năm 2014 vì 1 số lý do mới đưa chuyện này ra pháp luật, yêu cầu ông bà T phải trả lại đủ diện tích của ao xóm. Vậy theo luật sư thì việc ong bà T sử dụng số diện tích đất ao đó trên 20 năm thì có được cấp quyền sử dụng cho ông bà T k? Hay ông bà T phải trả lại diện tích đất đó cho xóm A. Và thưa luật sư, cho đến thời điểm hiện tại thì trong giấy từ và bản đồ đất của xã và huyện thì số diện tích ao đó vẫn đang thuộc quyền sở hữu của xóm A.","1. Về việc ông bà T có được cấp giấy chứng nhận cho phần diện tích đất lấn chiếm hay không? Pháp luật đất đai hiện hành quy định: điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất bao gồm: - Đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004; - Không vi phạm pháp luật về đất đai; - Nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp; - Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất (Tham khảo Điều 101, Luật Đất đai 2013). Theo khoản 5, Điều 19, Nghị định 43/2014/NĐ - CP, không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Như vậy, trường hợp ông A lấn chiếm và sử dụng đất công trong thời gian hơn 20 năm nhưng hiện nay trên hồ sơ địa chính thể hiện đất vẫn thuộc chủ quyền của xóm A và đang có tranh chấp thì đương nhiên ông bà T không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận với phần đất lấn chiếm này. 2. Về việc khôi phục lại chủ quyền đất trên thực tế cho xóm A Do thông tin bạn cung cấp chưa đủ cơ sở làm rõ việc “đưa ra pháp luật” đối với hành vi lấn chiếm của ông bà T ở đây là như thế nào, tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay là bắt buộc. Các bên có thể làm đơn yêu cầu UBND cấp xã đứng ra giải quyết. Căn cứ vào giấy tờ nguồn gốc đất, UBND sẽ xem xét. Trường hợp các bên không đồng ý nhất trí với kết quả giải quyết của ủy ban nhân dân cấp xã thì có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân để giải quyết theo quy định của pháp luật." 29800,"Tôi và bạn gái đã yêu nhau đc 1 thời gian dài và muốn đi đến hôn nhân, và bây giờ cô ấy đang đi học ở nước ngoài, chúng tôi đang có dự định sẽ kết hôn trong năm nay. Vậy xin luật sư cho hỏi, tôi và người bạn ấy cần có những giấy tờ gì để có thể đăng kí kết hôn (bạn gái tôi đi học đã đc 1 năm ở Trung Quốc) Theo như tôi đc biết thì cần phải xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, vậy bạn gái tôi phải xin ở xã hay ở lãnh sự quán bên Trung Quốc","Có hai trường hợp xảy ra: 1. Nếu bạn gái bạn chỉ đi học còn là công dân Việt Nam thì về nước đăng ký kết hôn. 2. Trường hợp bạn gái bạn đã nhập quốc tịch nước sở tại thì coi như là người nước ngoài thì phải đăng ký kết hôn tại Sở tư pháp tỉnh hoặc TP . Thủ tục bao gồm Giấy xác nhận độc thân hoặc bản án ly hôn nếu đã ly hôn...giấy tờ tùy thân như CMND, đăng ký nơi thường trú, passport...xác định nhân thân và người nước ngoài thì yêu cầu phải hợp thức hóa lãnh sự các giấy tờ này và nộp cho Sở tư pháp, ngoài ra có giấy khám sức khỏe đủ điều kiện kết hôn nữa." 4667,"Nội dung chủ yếu của điều lệ của pháp nhân là gì? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên năm nhất ngành luật. Chưa được học nhưng em có tìm hiểu trước về luật dân sự. Anh chị cho em hỏi, Nội dung chủ yếu của điều lệ của pháp nhân là gì? Rất mong nhận được câu trả lời từ quỳ anh chị! E-mail: hoapolang****@gmail.com","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây: - Tên gọi của pháp nhân; - Mục đích và phạm vi hoạt động của pháp nhân; - Trụ sở chính; chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có; - Vốn điều lệ, nếu có; - Đại diện theo pháp luật của pháp nhân; - Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác; - Điều kiện trở thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân có thành viên; - Quyền, nghĩa vụ của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên; - Thể thức thông qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; - Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ; - Ðiều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân. Nội dung chủ yếu của điều lệ của pháp nhân được quy định tại Khoản 2 Điều 77 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 4430,Hợp đồng xây dựng được giao kết bằng miệng có giá trị pháp lý hay không?,"Tại Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có quy định về hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng như sau: Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng 1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; b) Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định này; c) Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật. 2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng). 3. Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng: a) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện; b) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan; c) Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng. Như vậy , một trong các điều kiện để hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý là hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền. Cho nên, trường hợp giao kết hợp đồng xây dựng bằng miệng là không có giá trị pháp lý. Hợp đồng xây dựng được giao kết bằng miệng có giá trị pháp lý hay không? (Hình từ Internet)" 32087,"Kính gửi luật sư, Tôi có câu hỏi như sau xin được sự tư vấn của luật sư. 1. Tháng 11/2010 tôi có đặt cọc 100tr nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng ông A và bà B, lúc đó ông A và bà B đang tiến hành hợp thức hóa thửa đất đó và cam kết tôi đến tháng 5/2011 phải hoàn thành thủ tục công chứng sang tên cho tôi nhưng đến tháng 12/2011 bên ông A và bà B mới hoàn thành thủ tục cấp giấy. Đến thời điểm này do quá thời gian thỏa thuận tôi không muốn mua nữa vậy tôi có bị mất tiền cọc không? 2. Trong hợp đồng đặt cọc có cam kết nếu bên nào không thực hiện đúng sẽ bị phạt cọc, vậy giờ tôi muốn lấy lại cọc và yêu cầu phạt cọc do quá thời gian thỏa thuận có được không? 3. Do bên ông A bà B không chịu trả lại tiền cọc cho tôi vậy tôi kiện ra tòa thì tòa án xét xử buộc tôi và bên ông A, bà B trong một thời gian nhất định phải tiếp tục thực hiện hợp đồng thì có đúng không? Rồi sau đó nếu bên nào không tiếp tục thực hiện mới xét đến lỗi để hợp đồng đặt cọc không được thực hiện. Mà giờ tôi không muốn mua nữa thì tôi sẽ mất tiền cọc . Rất mong được sự tư vấn của luật sư. Trân trọng cảm ơn!","1. Về việc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất như bạn nêu trên thực tế cũng có rất nhiều trường hợp như vậy, nếu bây giờ bạn yêu cầu họ trả lại tiền vì họ vi phạm thời hạn cam kết đó, theo quan điểm của tôi bạn có thể làm được và có thể lấy lại tiền đặt cọc. 2. Nguyên tắc của luật dân sự là tôn trọng sự thỏa thuận của các bên nên về điều này bạn có thể thỏa thuận với vợ chồng ông A, pháp luật không cấm. 3. Trường hợp bạn khởi kiện buộc vợ chồng ông A phải tiếp tục thực hiện hợp đồng thì cần phải phân biệt hợp đồng gì nếu là hợp đồng đặt cọc thì có thể thực hiện được, nếu là buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng thì không được./." 26298,Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự 2024 được phong quân hàm Binh nhì hay Binh Nhất?,"Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định: Chức vụ, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ ... 2. Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ: a) Thượng sĩ; b) Trung sĩ; c) Hạ sĩ; d) Binh nhất; đ) Binh nhì. Ngoài ra, tại Điều 6 Thông tư 07/2016/TT-BQP có quy định: Thời điểm phong cấp bậc Binh nhì 1. Công dân được gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày giao nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận. 2. Công dân qua tuyển sinh quân sự vào học tập tại các trường, được cấp có thẩm quyền công nhận là quân nhân thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày được công nhận quân nhân. 3. Binh sĩ dự bị hạng hai khi được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày có quyết định sắp xếp, bổ nhiệm. Như vậy, công dân tham gia nghĩa vụ quân sự 2024 sẽ được phong quân hàm binh nhì. Thời điểm phong quân hàm là kể từ ngày giao nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận. Công dân tham gia nghĩa vụ quân sự 2024 được phong quân hàm Binh nhì hay Binh Nhất? Điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự 2024? (Hình từ Internet)" 7302,"Nhà nước xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu để bổ sung, tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội khi có nhu cầu chiến đấu. Theo đó, tôi muốn biết: Cơ quan, tổ chức nào chịu trách nhiệm sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật vào các đơn vị dự bị động viên?","Tại Điều 11 Nghị định 39-CP năm 1997 hướng dẫn Pháp lệnh lực lượng dự bị động viên, có quy định trách nhiệm sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật vào các đơn vị dự bị động viên như sau: 1. Uỷ ban nhân dân huyện sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật cho các đơn vị bộ đội địa phương, các đơn vị bộ đội chủ lực và các đơn vị chuyên môn dự bị được giao tổ chức xây dựng. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện các nhiệm vụ nói trên và sắp xếp những sĩ quan dự bị theo thẩm quyền. 2. Các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ xây dựng đơn vị chuyên môn dự bị chỉ đạo đơn vị thuộc quyền sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật vào đơn vị dự bị động viên và thông báo với các cơ quan quân sự huyện nơi quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật đã đăng ký. 3. Các đơn vị thường trực của quân đội phối hợp với cơ quan quân sự huyện, tỉnh trong việc sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật vào đơn vị dự bị động viên do mình được tiếp nhận. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 2726,"Tôi lái xe gây tai nạn giao thông, lỗi do cả 2 bên. Hai bên đã thảo thuận bồi thường, tôi có bị phạt hành chính không? Mới đây, tôi lái xe ô tô xảy ra tai nạn với 1 xe máy. Hậu quả bên kia bị gãy chân. Công an xác định do hai bên đều có lỗi.Nguyên nhân là do hai bên đi ngược chiều, người ta tông vào xe tôi, trong khi đó tôi lấn vạch kẻ đường.. Công an có lập biên bản hiện trường vụ việc, nhưng hai bên thỏa thuận đền bù với nhau. Luật sư cho tôi hỏi,tôi có bị xử phạt hành chính không? (Vũ Văn Thành- Nam Định).","Khi tham gia giao thông người tham gia giao thông phải tuân thủ Luật giao thông đường bộ, khi vi phạm giao thông thì bị xử lý trách nhiệm theo Nghị định 171/2013/CP-NĐ ngày13 ngày 11 tháng 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp gây tai nạn, người điều kiển phương tiện giao thông còn chịu trách nhiệm bồi thường dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ngay cả khi không có lỗi được quy định tại khoản 3 Điều 623 Bộ luật dân sự như sau: “ Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác .” Trường hợp của bạn đi lấn phần đường người đi ngược chiều gây tai nạn được quy định tại điểm c, khoản 7, Điều 5 Nghị định 171/2013/CP-NĐ như sau: “ Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông ”mức phạt từ tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, ngoài ra bạn còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 02 tháng. Theo Bộ luật dân sự thì ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ do vậy khi gây tai nạn bạn hoặc chủ xe có trách nhiệm bồi thường dân sự theo khoản 3, Điều 623 Bộ luật dân sự nêu trên. Việc bạn và gia đình bị hại đã thỏa thuận đền bù thể hiện trách nhiệm dân sự đã thực hiện xong, còn trách nhiệm hành chính bạn vẫn phải xử lý theo quy định nêu trên." 27131,Khai quê quán khi đăng ký khai sinh cho trẻ sao cho đúng?,"Câu hỏi: Trước đây do nghĩ đơn giản nên khi đi khai sinh cho con, tôi đã khai quê quán cho con theo quê mẹ, nay không thể cải chính sang quê tôi. Vậy sau này cháu của tôi có được khai sinh theo quê của tôi (ông nội) không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn." 21016,"Năm 2009, sau khi kết hôn, hai vợ chồng tôi được cấp một mảnh đất. Khi làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất thì vợ tôi chỉ đăng ký tên cô ấy trong khi tiền lấy đất và làm các thủ tục là do tôi bỏ ra. Năm 2011, sau khi được cấp sổ đỏ, vợ tôi không cho tôi xem vì vậy vợ chồng tôi xảy ra cãi vã và bỏ về nhà mẹ sống. Trong thời gian này, vợ tôi đã bán mảnh đất này cho người khác (tôi không hề biết). Sau một năm ly thân, năm 2012, vợ tôi chủ động ly hôn và thống nhất với nhau sẽ cho con mảnh đất trên. Sau khi ly hôn, tôi mới biết về việc vợ tôi đã bán đất từ năm 2011 chứ không phải để lại cho con như đã thống nhất khi ly dị (tôi đã xác nhận việc bán đất tại phòng Tài nguyên môi trường huyện). Tôi muốn lấy lại đất thì có được không?","Theo nội dung sự việc thì mặc dù giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đứng tên vợ anh, tuy nhiên tài sản này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên đây là tài sản chung của vợ chồng (khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Đồng thời, Luật cũng quy định trong trường hợp thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng trên giấy chứng nhận chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì phải tuân thủ quy định về đại diện giữa vợ và chồng khi thực hiện giao dịch. Mặt khác, khoản 2 Điều 35 về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung quy định trong trường hợp định đoạt tài sản chung là bất động sản thì phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng. Do đó, trong trường hợp vợ anh muốn giao dịch quyền sử dụng đất thì phải có văn bản thỏa thuận của hai vợ chồng. Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật này, vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, như anh trình bày thì vợ của anh đã tự mình thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất mà không được sự đồng ý của anh. Vì vậy, hành vi trên đã vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 26 về đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng. Theo quy định thì giao dịch đó vô hiệu. Cùng với đó, theo Điều 13 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP thì trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu. Do đó, anh có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch chuyển quyền sử dụng đất giữa vợ anh với người thứ ba mà chưa có sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng là giao dịch vô hiệu. Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau: “1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”." 6951,05 nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng 2024?,"05 nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng theo Điều 16 Luật An toàn thông tin mạng 2015 như sau: Nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng 1. Cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với thông tin do mình xử lý. 3. Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân phải xây dựng và công bố công khai biện pháp xử lý, bảo vệ thông tin cá nhân của tổ chức, cá nhân mình. 4. Việc bảo vệ thông tin cá nhân thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 5. Việc xử lý thông tin cá nhân phục vụ mục đích bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc không nhằm mục đích thương mại được thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, 05 nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng 2024 bao gồm: - Cá nhân tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên mạng. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với thông tin do mình xử lý. - Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân phải xây dựng và công bố công khai biện pháp xử lý, bảo vệ thông tin cá nhân của tổ chức, cá nhân mình. - Việc bảo vệ thông tin cá nhân thực hiện theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Việc xử lý thông tin cá nhân phục vụ mục đích bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc không nhằm mục đích thương mại được thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan." 18379,"Sở hữu chung của vợ chồng trong pháp luật dân sự được quy định như thế nào? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên luật năm nhất, em đang tự tìm hiểu những quy định về luật dân sự. Anh chị cho em hỏi: Sở hữu chung của vợ chồng trong pháp luật dân sự được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì sở hữu chung của vợ chồng được quy định như sau: - Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. - Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. - Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. - Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án. - Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này. Sở hữu chung của vợ chồng trong pháp luật dân sự được quy định tại Điều 213 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 4157,"Tôi là Việt kiều, thời gian qua tôi có quen với một người phụ nữ Việt. Cô ấy đã lập gia đình và có con riêng. Trước đây cô ấy đã từng kết hôn, sau một thời gian sống chung với nhau nên cô ấy có về sống cùng bố mẹ. Vì không đăng ký kết hôn nên cô ấy không ra tòa xác nhận ly hôn. Vậy Ban biên tập cho hỏi. Tình trạng hôn nhân nhân như vậy theo pháp luật Việt Nam nếu tôi kết hôn và tổ chức lễ cưới với cô ấy có vi phạm pháp luật không?","Căn cứ Điều 53 Luật hôn nhân gia đình 2014: Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Và Điều 11 Luật hôn nhân gia đình 2000 cũng nêu quan điểm tương tự trên. Vậy nên việc kết hôn cả theo Luật mới và Luật cũ đều phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Nam nữ không kết hôn với nhau mà sống chung như vợ chồng thì không được là công nhận vợ chồng. Vậy nên, pháp luật Việt Nam không quan hệ hôn nhân trên thực tế giữa bạn gái của bạn và chồng cũ trước đây. Bạn gái cũ vẫn là người độc thân. Nên ông có quyền đăng ký kết hôn và tổ chức đám cưới với cô gái đó. Tuy nhiên, trước khi kết hôn cùng bạn. Cô gái trên phải xác định tình trạng hôn nhân để chứng minh tình trạng hôn nhân độc thân của mình. Vì bạn là người nước ngoài, nếu thực hiện việc đăng ký kết hôn thì bạn và cô gái trên lên UBND cấp huyện nơi cô gái thường trú để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 22245,Ba từng làm việc cho chế độ cũ thì con có được đăng ký nghĩa vụ quân sự hay không?,"Tại Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau: 1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự: a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp ba của bạn đã từng làm việc cho chế độ cũ thì vấn đề này không ảnh hưởng đến việc bạn đăng ký nghĩa vụ quân sự. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể đăng ký nghĩa vụ quân sự." 9040,Em đã định cư tại Mỹ được 4 năm (em chưa có quốc tịch). Giờ em có ý định quay về Việt Nam định cư nhưng em vẫn muốn được qua lại Mỹ để thăm gia đình. Trường hợp em thì phải làm giấy tờ như thế nào ạ? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!,"Trong trường hợp bạn vẫn còn quốc tịch Việt Nam thì bạn được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Như vậy bạn vẫn sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ của một công Việt Nam. Bạn vẫn có quyền trở về Việt Nam định cư theo quy định của pháp luật Việt Nam về cư trú. Đầu tiên bạn phải đăng ký thường trú và xin cấp sộ hộ khẩu tại cơ quan công an có thẩm quyền ở nơi bạn muốn định cư theo thủ tục quy định tại các Điều 21, Điều 24 Luật Cư trú 2006 như sau: Thủ tục đăng ký thường trú 1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây: a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này; c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này. 3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sổ hộ khẩu 1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. 2. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. 3. Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc. Và bạn có thể đi Mỹ thăm người thân nếu bạn đáp ứng được các quy định tại Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Cụ thể là bạn phải tiến hành làm hộ chiếu với các thủ tục được quy định tại Điều 15 Nghị định 136/2007/NĐ-CP. Thủ tục như sau: 1. Công dân Việt Nam ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh theo một trong các cách sau đây: a) Trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi đang tạm trú. b) Gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú và đề nghị được nhận kết quả qua đường bưu điện. Việc gửi hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện thực hiện theo thủ tục do Bộ Công an và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam quy định. c) Ủy thác cho cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú. Việc ủy thác thực hiện theo quy định của Bộ Công an. 2. Trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an quy định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an. 3. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm có: a) Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, nêu tại các điểm a và c khoản 1 Điều này: - Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định. Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 14 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình. - Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi. Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân của người đề nghị cấp hộ chiếu còn giá trị để đối chiếu. b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, nêu tại điểm b khoản 1 Điều này: - Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã nơi đăng ký thường trú. - Bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị. 4. Khi nộp hồ sơ, người đề nghị cấp hộ chiếu phải nộp lệ phí hộ chiếu theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp lệ phí cùng với hồ sơ và thanh toán cước phí chuyển, phát cho Bưu điện. 5. Thời hạn giải quyết hồ sơ và trả kết quả: a) Đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 8 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. b) Đối với trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả kết quả trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. 6. Trưởng Công an phường, xã nơi công dân thường trú phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận trong tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu của công dân. 7. Cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân được người đề nghị cấp hộ chiếu ủy thác nộp hồ sơ và nhận kết quả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đối chiếu chính xác giữa người đề nghị cấp hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân và tờ khai của họ. Nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp hộ chiếu và các điều kiện để xuất cảnh khỏi Việt Nam thì bạn có thể sang Mỹ gặp gia đình bình thường. Trong trường hợp bạn đã mất quốc tịch Việt Nam thì trước hết bạn phải làm thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam được quy định từ Điều 19 đến Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 và sau đó tiến hành các thủ tục đã nói ở trên để được định cư ở Việt Nam. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về người cư trú ở nước ngoài về Việt Nam thường trú. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 12757,"Việc đăng bạ và công bố đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đình Phong, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc đăng bạ và công bố đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Đình Phong (dinhphong*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 54 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì việc đăng bạ và công bố đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được quy định cụ thể như sau: - Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan. - Quyết định cấp, cấp lại, đổi hoặc huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được công bố trên Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan. Trên đây là nội dung tư vấn về việc đăng bạ và công bố đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 13096,Cho em xin hỏi? Công ty em đang nợ tiền với bên bán với số tiền 500 triệu đồng. Hiện nay bên công ty đang bị bên bán khởi kiện ra tòa án kinh tế. Biết chắc công ty em sẽ thua kiện vì số tiền này có nợ và giờ không có khả năng trả nợ. Vậy khi xét xử bên em sẽ bị như thế nào? Nhờ tư vấn pháp lật giải đáp hộ?,"Trước hết, chuyên mục cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc cho chúng tôi, trường hợp của bạn theo quy định của pháp luật sẽ xử lý như sau: Trường hợp người đi vay vẫn muốn thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình nhưng do hoàn cảnh khách quan hoặc chủ quan mà họ không thể trả nợ được thì chỉ là quan hệ dân sự thông thường.Khi Tòa án xét xử sẽ tuyên bố nghĩa vụ trả nợ của Công ty bạn cũng như khoản tiền lãi suất theo yêu cầu của bên chủ nợ. Trong trường hợp này, khi Công ty bạn không còn tài sản để trả nợ thì nghĩa vụ trả nợ sẽ được tạm hoãn và có tính lãi, khi Công ty bạn phát sinh tài sản thì bên chủ nợ có thể yêu cầu bên thi hành án dân sự tiến hành cưỡng chế tài sản để thi hành thanh toán khoản nợ và lãi suất Nếu Công ty bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ được biểu hiện bằng các hành vi cụ thể như bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, tẩu tán tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ... thì có thể bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nguồn: Công ty Luật Cương Lĩnh/Nguoiduatin" 26479,"Tôi định kết hôn với một Việt kiều ở Canada. Tôi đã ly hôn và có một con riêng, anh ấy cũng đã ly hôn. Xin quí Báo giúp tôi về thủ tục kết hôn phải cần gì để tôi và con được ở bên anh. Thời gian hoàn tất hồ sơ từ ngày nộp là bao nhiêu? Xin chân thành cảm ơn qúi Báo!","Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 qui định: Người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài có thể đăng ký kết hôn tại UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người Việt Nam đang cư trú hoặc tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, nếu đăng ký kết hôn tại nước ngoài. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành hai bộ, mỗi bộ gồm các giấy tờ sau đây: Tờ khai đăng ký kết hôn (Theo mẫu của Bộ Tư pháp); Bản sao Giấy khai sinh của mỗi bên đương sự; Giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn, nơi thường trú của công dân Việt Nam và Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân, được cấp chưa quá 3 tháng, xác nhận hiện tại đương sự là người chưa có vợ, chưa có chồng; nếu đã có vợ, có chồng nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết thì phải có bản sao giấy ly hôn, giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố chết; Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về chuyên môn được cơ quan tiếp nhận hồ sơ chấp nhận chưa quá 3 tháng, xác nhận hiện tại các bên đương sự không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức không có khả năng nhận thức được hành vi của mình... Sau khi nhận đủ hồ sơ và lệ phí (lệ phí đăng ký kết hôn là 2.000.000 đồng), Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan công an hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự thẩm tra hồ sơ. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Sở Tư pháp hoặc cơ quan ngoại giao lãnh sự (nếu việc kết hôn đăng ký ở cơ quan này), cơ quan công an hoặc cơ quan hữu quan trong nước ta trả lời bằng văn bản; nếu cần thẩm tra thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 15 ngày." 21622,Không đồng ý với việc xây dựng hàng rào tại ranh giới đất phải làm như thế nào?,"Cũng theo quy định như trên: …. Nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ. Theo đó trong trường hợp bạn không đồng ý với việc xây dựng hàng rào của hàng xóm tại ranh giới đất, bạn có quyền yêu cầu người này dỡ bỏ hàng rào đã xây dựng nếu bạn có lý do chính đáng, ví dụ như hàng rào này lấn qua phần đất của gia đình bạn. Trân trọng!" 24901,"Tôi và chồng do cuộc sống có nhiều mâu thuẫn, đời sống gia đình không hạnh phúc nên chúng tôi muốn lý hôn, tài sản và con cái chúng tôi đã thỏa thuận xong. Cho hỏi thuận tình ly hôn thì giải quyết trong vòng bao lâu?","Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thuận tình ly hôn là việc dân sự nên thời gian giải quyết thủ tục ly hôn thuận tình là 1-2 tháng. Trân trọng!" 11946,"Tôi là người nộp đơn khởi kiện tại Tòa, sau quá trình xem xét đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo thì Tòa có ra Thông báo nộp tạm ứng án phí, kêu tôi đi đóng bên thi hành án trong thời hạn 07 ngày phải nộp lại biên lai. Tuy nhiên, tôi có nghe người bạn bảo là không cần nộp tạm ứng án phí thì cũng được thụ lý, như thế có đúng không? Nói cách khác vui lòng cho tôi hỏi: Không đóng tạm ứng án phí thì Tòa án có thụ lý đơn khởi kiện không? (quan***@gmail.com)","Tại Khoản 1 Điều 146 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau: Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí. Đồng thời, theo như thủ tục thụ lý vụ án tại Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì: - Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. - Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. - Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. - Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo. => Như vậy, việc người khởi kiện nộp tạm ứng án phí là nghĩa vụ của họ đồng thời nộp tạm ứng án phí là điều kiện cần để Tòa án có thể thụ lý vụ án. Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, có quy định những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí: - Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; - Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; - Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; - Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín; - Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ. => Như vậy, khi bạn thuộc 05 trường hợp trên thì được miễn tiền tạm ứng án phí tức là không phải nộp tạm ứng án phí mà Tòa án vấn thụ lý vụ án cho bạn. Khi có đơn xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận bạn thuộc một trong các trường hợp trên được gửi kèm theo đơn khởi kiện thi Tòa án sẽ thụ lý ngay khi nhận được đơn khởi kiện. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 20699,"Hiện nay, gia đình tôi đang có khúc mắc trong vấn đề xây dựng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy qua một hộ dân khác. Xin các luật sư tư vấn giúp tôi: Mảnh đất hiện tại gia đình tôi đang ở là đất của ông cha để lại. Trước đây, trên đất nhà tôi có 8 hộ dân sinh sống tất cả nước thải đều chảy qua một hệ thống rãnh thoát nước xuống nhà tôi. Sau đó, từ nhà tôi lại chảy qua một hộ dân bên dưới nữa mới ra đến hệ thống thoát nước chính của làng. Nhưng từ đầu năm 2012 đến nay, hộ dân bên dưới đã đắp tịt không cho chúng tôi thoát nước qua nữa. Gia đình và những hộ bên trên đã đề nghị là sẽ làm lại hệ thống thoát nước bằng cống ngầm và trả lại mặt bằng cho chủ hộ. Nhưng họ kiên quyết không đồng ý. Chúng tôi đã làm đơn nhờ pháp luật can thiệp từ tháng 02/2012. Nhưng do hộ dân bên dưới mới chuyển đến ở đã đo lại đất và làm sổ đỏ mới. Trong quá trình đo đạc làm sổ đỏ, UBND xã và chủ hộ đã không để lại rãnh nên trên bản đồ hiện tại không có rãnh thoát nước chảy qua nữa. Trước đây, rãnh đi qua hộ dân này rộng tới gần 1m. Vì vậy, đơn khiếu nại của chúng tôi không được chấp nhân. Chúng tôi nhận được văn bản phản hồi lại của UBND xã: do không có căn cứ nên UBND xã không thể giải quyết đơn khiếu nại của chúng tôi. Đồng thời, nhận được câu trả lời từ Trưởng ban môi trường Huyện là: Theo luật đất đai mới ban hành thì do trên bản đồ của chủ hộ bên dưới không có vẽ rãnh thoát nước nên nếu chủ hộ bên dưới không cho thoát nước qua chúng tôi cũng phải chấp nhận. Tuy nhiên, đó là rãnh nước từ thời các cụ nên tất cả những hộ dân xung quanh đó đều có thể làm chứng là rãnh nước bên dươi hộ dân đó có tồn tại và rông đến gần 1m. Hiện nay, nước sinh hoạt và nước thải của 8 hộ dân phía trên vẫn tiếp tục chảy xuống nhà tôi gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng. Mỗi lần mưa là nươc ngập vào giếng,tràn ra lối đi, công trình phụ khiến cho việc sinh hoạt của gia đình tôi và 1 số hộ dân bên cạnh rất khó khăn. Vì vậy, Tôi rất mong các luật sư của danluat.thuvienphapluat.vn tư vấn cho gia đình tôi cách giải quyết. Và những văn bản mà UBND xã, Huyện đã trả lời chúng tôi có đúng với quy định của pháp luật hay không?","Trong trường hợp hộ dân bên dưới không dành cho gia đình bạn và những hộ dân bên trên một lối thoát nước thì gia đình bạn và những hộ dân bên trên có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án buộc hộ dân bên đưới phải dành cho các hộ dân bên trên một lối thoát nước thích hợp. Theo Điều 277 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề như sau: "" Trong trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy. Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại"" . Vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan đến Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, không thuộc thẩm quyền của UBND. Vì vậy, việc UBND xã, Huyện trả lời như vậy là chưa phù hợp." 11622,"Mẹ tôi có ra công chứng để chứng hợp đồng ủy quyền cho người quen thay mặt mẹ tôi làm thủ tục cấp giấy hồng. Giờ mẹ tôi đã nhận giấy hồng rồi thì có cần ra công chứng hủy hợp đồng ủy quyền mà mẹ tôi đã ký nói trên hay là nó tự nhiên hết giá trị? Tran tuan minh (trmtuanruby_16994@yahoo.com)","Căn cứ Điều 589 Bộ luật Dân sự năm 2005, quy định hợp đồng ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Hợp đồng ủy quyền hết hạn; 2. Công việc được ủy quyền đã hoàn thành; 3. Bên ủy quyền, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 588 của bộ luật này; 4. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết. Như vậy, khi mẹ bạn nhận được giấy hồng (nội dung ủy quyền cho người quen đi làm thay mẹ bạn) thì công việc ủy quyền đã xong, đã hoàn thành nên ủy quyền này tự thân nó chấm dứt mà không cần làm thủ tục hủy bỏ theo quy định nêu trên. KIM PHỤNG" 26054,Hình thức của hợp đồng thương mại được quy định như thế nào?,"Đầu tiên, tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau: Hình thức giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. 2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Hiện nay, tại Luật Thương mại 2005 chưa có quy định cụ thể về hợp đồng thương mại nhưng lại có quy định về từng loại hợp đồng thương mại cụ thể. Theo đó gồm có hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi, cụ thể: Tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá cụ thể như sau: Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá 1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. 2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Đối với Điều 74 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức hợp đồng dịch vụ: Hình thức hợp đồng dịch vụ 1. Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. 2. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Như vậy, có thể thấy hình thức của hợp đồng thương mại về cơ bản đề có đặc điểm chung là được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Ngoài ra, tại khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại 2005 cũng có quy định các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Tổng hợp một số mẫu hợp đồng thương mại mới nhất 2024? (Hình từ Internet)" 9667,Thẻ gửi xe bằng giấy của bên giữ xe có giá trị pháp lý hay không?,"Tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về giao dịch dân sự. Cụ thể: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Ngoài ra, Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng. Trong đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau: Hình thức giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. 2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Theo đó, thẻ giữ xe có thể được xem là một trong các hình thức giao dịch dân sự. Mặc khác, hợp đồng được xem là một trong những giao dịch dân sự. Chính vì vậy, về hình thức giao dịch, t hẻ gửi xe bằng giấy của bên giữ xe cũng có thể được xem là một hợp đồng gửi giữ tài sản. Chính vì vậy, Thẻ gửi xe bằng giấy cũng có giá trị pháp lý. Trân trọng!" 21718,Biên bản họp gia đình phân chia đất có giá trị pháp lý không?,"Căn cứ theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Giao dịch dân sự Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Như vậy, biên bản họp gia đình phân chia đất hiểu đơn giản là sự thỏa thuận của các thành viên trong gia đình. Cho nên, biên bản họp gia đình phân chia đất để được xem là giao dịch dân sự nếu có làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên. Theo đó, biên bản họp gia đình phân chia đất có giá trị pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thông thường đó là: - Cá nhân lập biên bản có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Các cá nhân tham gia hoàn toàn tự nguyện; - Mục đích và nội dung trong biên bản không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội." 25814,"""Hai vợ chồng được nhập tài sản riêng thành tài sản chung không? Nếu nhập thì phát sinh quyền và nghĩa vụ gì?""","Theo quy định tại Điều 46 luật HN&GĐ số 52/2014/QH13 ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2014, vợ chồng có thể nhập tài sản riêng thành tài sản chung và được thực hiện theo thỏa thuận giữa 2 bên. Các quyền và nghĩa vụ phát sinh cũng được quy định rõ ràng. “1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. 2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó. 3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”" 1731,Thông tin lý lịch tư pháp về án tích của một người được lấy từ đâu?,"Theo đó, tại Điều 15 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định rằng thông tin lý lịch tư pháp về án tích của một người được lấy từ những nguồn sau đây: - Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật và bản án hình sự phúc thẩm; - Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự; - Quyết định thi hành án hình sự; - Quyết định miễn chấp hành hình phạt; - Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt; - Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù; - Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; - Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; - Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù; văn bản thông báo kết quả thi hành hình phạt trục xuất; - Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung; - Quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án; quyết định đình chỉ thi hành án; giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình; - Quyết định ân giảm hình phạt tử hình; - Giấy chứng nhận đặc xá, đại xá; - Quyết định xóa án tích; - Giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích; - Trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại; - Quyết định của Toà án Việt Nam về việc dẫn độ để thi hành án tại Việt Nam; quyết định của Tòa án Việt Nam về việc tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; thông báo về quyết định đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù; - Thông báo về việc thực hiện quyết định dẫn độ người bị kết án, quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Trên đây là nội dung trả lời về nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích. Trân trọng!" 61,"Em chào ban biên tập, em năm nay 22 tuổi hiện tại em vừa học xong đại học và đang đi làm. Bố em mất sớm nên chỉ còn mẹ em. Hiện nay mẹ em 50 tuổi đang mở tạp hóa tại nhà, có thu nhập rất thấp. Hiện nay đang ở cùng với mẹ. Sắp tới có đợt khám nghĩa vụ quân sự, anh chị cho em hỏi em có thuộc trường hợp tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ không?","Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì: ""Điều 5. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ Việc tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, như sau: 1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: ... b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) xác nhận."" Theo quy định trên thì đối tượng là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động sẽ được tạm hoãn nhập ngũ. Mẹ bạn hiện tại 50 tuổi và đang mở tiệm tạp hóa tại gia đình và đang có thu nhập. Do đó, bạn không thuộc đối tượng được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trân trọng!" 30147,"Hàng xóm nhà tôi, họ đã ở nhờ trên đất nhà tôi từ khoảng năm 1975 đến nay, gia đình tôi đã yêu cầu họ dọn đi nhiều lần nhưng họ vẫn cứ ở. Vậy cho tôi hỏi liệu họ có quyền đăng ký sử dụng đất không? Khi mà họ đã ở quá lâu trên phần đất nhà tôi?","Vì bạn không nói rõ trường hợp người hàng xóm ở nhờ trên đất của gia định bạn là như thế nào? Thuộc trường hợp nào? Có hợp đồng mượn không? Các giấy tờ về đất từ trước đến nay đứng tên ai? Nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn được. Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất chỉ được cấp Giấy chứng nhận khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại điều 50 Luật Đất đai năm 2003. Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. 2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. 3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. 4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đã được sử dụng đất ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. 5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ. 7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu gia đình bạn có đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng đất là của mình và người hàng xóm chỉ ở nhờ thì gia đình bạn có quyền khởi kiện người hàng xóm ra Tòa đòi lại tài sản là quyền sử dụng đất của mình." 13371,"Người bị tạm giữ bỏ trốn thì giải quyết thế nào? Xin chào các chuyên gia của Ngân hàng Hỏi đáp pháp luật, tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là Khánh Lâm, hiện đang công tác tại công an phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP. HCM, có một vấn đề về nghiệp vụ tôi muốn hỏi để được rõ. Chuyện là hồi ngày 01/7/2017, nhà tạm giữ của đơn vị tôi đã xảy ra sự việc là người bị tạm giữ bỏ trốn. Cụ thể, một nhóm đối tượng bị tạm giữ vì tội trộm cắp đã trốn khỏi nhà tạm giữ trong cùng ngày do một cán bộ công an đã sơ suất ngủ quên. Trường hợp này, cho tôi hỏi, theo pháp luật chúng tôi phải giải quyết thế nào? Mong các chuyên gia có thể tư vấn sớm giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! (khanhlam***@gmail.com)","Trường hợp người bị tạm giữ bỏ trốn là một trường hợp rất nghiêm trọng, phải được khắc phục, giải quyết ngay. Theo đó, cơ sở tạm giữ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp tại Điều 25 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) như sau: 1. Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn, thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức truy bắt ngay, lập biên bản; đồng thời, thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và Viện kiểm sát có thẩm quyền phối hợp xử lý. Mọi trường hợp bỏ trốn đều phải được áp dụng các biện pháp truy bắt, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đã bỏ trốn ra đầu thú thì cơ quan tiếp nhận lập biên bản, báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ để xử lý theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn về giải quyết khi người bị tạm giữ bỏ trốn. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015. Trân trọng!" 21232,Trường hợp ép người lao động xuất khẩu ở lại nước ngoài dân đến người đó chết thì bị xử lý như thế nào?,"Căn cứ quy định khoản 3 Điều 350 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm s khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép như sau: Tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép ... 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Đối với 11 người trở lên; b) Làm chết người. Như vậy, t rường hợp ép người lao động xuất khẩu ở lại nước ngoài dân đến người đó chết thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm." 20383,Xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp có nhiều tài sản cầm cố được quy định như thế nào?,"Trong trường hợp tài sản được dùng để cầm cố có nhiều vật thì bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố." 8565,Thủ tục đăng ký khai sinh muộn cho con như thế nào?,"Căn cứ tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh cụ thể như sau: Thủ tục đăng ký khai sinh 1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. 3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ. Như vậy, thủ tục đăng ký khai sinh muộn cho con bao gồm các bước: Bước 1: Mang theo giấy chứng sinh đến để đăng ký hộ tịch (nếu không có giấy chứng sinh thì có người làm chứng hoặc giấy cam đoan về việc sinh là đúng sự thật). Tải về tờ khai đăng ký khai sinh cho con: Tại đây! Bước 2: Đến Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ để thưc hiện đăng ký khai sinh. Bước 3: Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Công chức tư pháp - hộ tịch sẽ trả lại hồ sơ và hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ thì Công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch sau đó đưa người đăng ký khai sinh cho con ký rồi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh. - Thời hạn giải quyết: Thường thì sẽ có ngay trong lúc đăng ký khai sinh cho con." 8499,Cố tình chiếm giữ của rơi của người bị mất bị phạt bao nhiêu tiền?,"Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau: Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác ... 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này; b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác; d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có; đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác; e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. ... Theo đó, nếu cố tình chiếm giữ của rơi của người bị mất sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người nước ngoài có hành vi vi phạm thì bị trục xuất. Người vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Lưu ý: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP )." 9061,Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh có vi phạm pháp luật không?,"Theo khoản 2, 5 Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh như sau: Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh; b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh; c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này. Như vậy, sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh là một trong các hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký khai sinh. Căn cứ theo quy định trên thì cá nhân có hành vi sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Riêng đối với tổ chức vi phạm thì sẽ chịu mức phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng một hành vi vi phạm, theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP . Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính thì cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp. Trân trọng!" 28653,"kính mong luật sư tư vấn cho trường hợp của tôi như sau: Tôi là kỹ sư tốt nghiệp Trường DHBK HN năm 2005. - Ngày 17/10/2005 tôi ký hợp đồng lao bậc (HDLD)1/8 hs 2,34 với Cty – Trung Tâm Vật Liệu Nổ Công Nghiệp - TKV thuộc Tập đoàn Than và khoáng sản VN. thời gian thử việc 02 tháng, sau đó tôi ký HDLD lần lượt 1 năm và 3 năm. - Ngày 30/04/2008 tôi chấm dứt HDLD với Cty này . Tổng thời gian tôi công tác tại đây là 2 năm 6 tháng. - Ngày 27/10/2008 tôi ký HDLD với Cty- Dịch Vụ Cơ Khí  Hàng Hải thuộc   Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam -PTSC. loại HDLD-Khoán gọn* với thời gian thử việc là 02 tháng, sau đó là  HDLD thời hạn 1 năm, 1 năm. Tính đến ngày 27/08/2009 tính cả năm công tác tại Cty cũ và đã trừ đi 2+2 tháng thử việc thời gian công tác của tôi tròn 03 năm, tôi có hỏi Phòng TCNS về chế độ nâng lương và được trả lời là Cty k áp dụng nâng lương cho ngưởi lao động khoán gọn mà chỉ áp dụng đối với người lao động ký HDLD chính thức*. - Ngày 01/03/2010 tôi ký lại thành HDLD-Chính thức với Cty thời hạn 02 năm . Tôi hỏi lại P.TCNS về vấn đề nâng bậc lương  và được trả lời là được nâng bậc lương lên 2/8 hệ số 3,65 thời hạn bắt đầu tính từ ngày 01/01/2010 . Trong tất cả thời gian công tác ở 2 Cty trên tôi đều tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ và liên tục. Tôi có thắc mắc tại sao không tính từ ngày 27/08/2010 mà căn cứ vào công văn, quy định hay điều luật nào mà lại bắt đầu tính từ ngày 01.01.2010 , P.TCNH không đưa ra được câu trả lời. Nếu tính như P.TCNS đưa ra thì phải đến 01.01.2013 tôi mới được xét nâng bậc lương tiếp theo như vậy phải mất tới 07 năm 08 tháng tôi mới được nâng 2 bậc thay vì chỉ 06 năm theo quy định của luật lao động. Như vậy P.TCNS Cty tôi quyết định bắt đầu tính nâng bậc lương  cho tôi từ ngày 01.01.2010   có đúng không? trong trường hợp của tôi theo luật quy định như thế nào và nếu tôi được nâng bậc lương đúng thời gian công tác theo quy định của luật là ngày 27/08/2009 thì tôi được hưởng những quyền lời gì mà trong thời gian đó Cty chưa nâng bậc cho tôi. * Cty tôi hiện tại có 2 kiểu HDLD là Khoán gọn và Chính thức. trong thời gian công tác tôi k bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào. Xin nhận được sự trả lời gấp từ phía các nhà tư vấn, luật sư! Tôi chân thành cảm ơn. Nguyễn Đức Bảo","Chào bạn. Xin trả lời cho bạn như sau: 1/- Về hình thức HĐLĐ: Pháp luật lao động hiện nay quy định có 3 hình thức HĐLĐ là: hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm, hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời gian dưới 12 tháng. Như vậy, không có hình thức hợp đồng lao động khoán gọn như công ty bạn đang áp dụng. 2/ Về hình thức trả lương: Công ty có thể áp dụng các hình thức trả lương như lương theo thời gian, lương theo khoán công việc, lương theo sản phẩm...Việc khoán gọn như bạn nêu là hình thức trả lương theo khoán công việc. 3/ Về vấn đề nâng bậc lương: Thông thường đối với trình độ đại học thì khi mới ra trường đi làm, sẽ được xếp lương bậng 1/8 ngạch chuyên viên, hệ số lương là 2,34. Nếu hoàn tốt công tác theo hợp đồng và ko vi phạm kỷ luật thi sau 3 năm sẽ được xét nâng bậc lương để chuyển xếp lượng bậc 2/8 ngạch chuyên viên, hệ số 2.65 và thời điểm nâng bậc 2 sẽ làm co sở đển tính nâng bậc lần tiếp theo. Bạn nên lưu ý thời gian bạn giữ bậc cũ tối thiếu là 3 năm chứ không phải tối đa 3 năm nên có thể việc nâng bậc được tiến hành sau ba năm hoặc hơn thế nữa tùy vào tình hình công tác của bạn. Ngoài ra, nếu bạn chuyển đơn vị công tác thì thời gian nêu trên sẽ ko được công nhận liên tục mà có thể sẽ tính lại từ đầu kể từ khi bạn đến làm việc tại đơn vị mới. Thân chào" 4984,Người có quốc tịch Việt Nam đang sống ở Mỹ có được cấp căn cước công dân hay không?,Tại Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định về người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân như sau: 1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. 2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân Tại Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định về quan hệ giữa Nhà nước và công dân như sau: 1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. 2. Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. 3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước. 4. Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Căn cứ theo quy định hiện hành thì nếu bạn có quốc tịch Việt Nam thì bạn sẽ được cấp căn cước công dân. 9838,"Tình hình là em đã đậu phỏng vấn và vào được vòng deal lương tại công ty nước ngoài. Tuy nhiên hiện bên HR yêu cầu em cung cấp thông tin để cân nhắc mức lương em đề nghị, đòi em cung cấp sao kê ngân hàng và payslip lương 6 tháng gần nhất của công ty cũ. Yêu cầu này có căn cứ không?","Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau: 1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. 3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. 4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, theo quy định trên thì việc thu thập thông tin liên quan đến bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý. Hiện nay chưa có quy định cụ thể như thế nào là bí mật là cá nhân. Theo cách hiểu thông thường bí mật cá nhân là các thông tin, tài liệu nói về những điều mang tính chất riêng tư của cá nhân mà người đó không muốn tiết lộ cho người khác biết. Và tất nhiên những thông tin, tài liệu này không bắt buộc phải công khai cho mọi người biết và việc giữ kín những thông tin, tài liệu này không làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, của xã hội và của cá nhân khác. Thông tin về tiền lương có thể xem là thông tin riêng tư, bí mật cá nhân của bạn và được pháp luật bảo vệ. Trên thực tế một số công ty ty đòi hỏi cung cấp thêm mức lương ở công ty cũ để có thể xác minh ứng viên có khai đúng thông tin hay không? Hay tham khảo lương công ty khác trả hoặc đây là 1 cách thăm dò lương để làm chính sách lương. Như vậy, công ty có quyền đưa ra yêu cầu ứng viên cung cấp thông tin tiền lương ở công ty cũ nhưng với yêu cầu đó bạn có quyền cung cấp hoặc không vì đây là bí mật cá nhân của bạn. Trong quá trình phỏng vấn cũng như các bài test của công ty một phần nào đó cũng đã thể hiện được năng lực của bạn, và qua quá trình thử việc thì từ đó công ty cũng có căn cứ để đề xuất cho bạn một mức lương phù hợp với năng lực. Trân trọng!" 26856,Có bắt buộc ly thân trước khi ly dị hay không?,"Tôi nghe nhiều người nói trước lúc ly hôn phải có thời gian ly thân thì mới được tòa thụ lý đơn. Hôn nhân của vợ chồng tôi rạn nứt thời gian dài, đến nay cả hai quyết định ly hôn. Nhiều người bảo tôi rằng ly thân là thủ tục bắt buộc trước khi ly hôn, nếu không tòa sẽ không giải quyết. Như vậy có đúng không? Vợ chồng tôi vay của chị họ chồng một khoản tiền để làm ăn nhưng giờ vẫn chưa trả xong. Sau ly hôn, tôi hay anh ấy phải có trách nhiệm với khoản nợ này?" 3219,"Trước nhà tôi có cây do nhà nước trồng ở vỉa hè. Vừa qua do có mưa giông làm đổ cây vào nhà chúng tôi, khiến nhà tôi bị hư hại. Vậy tôi có được bồi thường hay không?","Theo Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp bồi thường do cây cối gây ra như sau: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Như vậy, trong trường hợp của anh, cây đổ vào nhà anh là cây do nhà nước trồng tại khu vực vỉa hè thì anh có thể yêu cầu cơ quan có trách nhiệm về quản lý cây xanh bồi thường thiệt hại mà việc cây đổ gây ra cho nhà của anh. Anh nên liên hệ tới Ủy ban nhân dân để biết cơ quan nào đang có trách nhiệm quản lý cây xanh để có thể yêu cầu bồi thường. Trân trọng!" 31788,Người nước ngoài là chồng của người Việt Nam thì có được nhập quốc tịch Việt Nam không?,"Căn cứ quy định khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam như sau: Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam 1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. 2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, nếu n gười nước ngoài là chồng của người Việt Nam mà xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện như biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam, đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam, có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Người nước ngoài là chồng của người Việt Nam thì có được nhập quốc tịch Việt Nam không? (Hình từ internet)" 2153,"Các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản theo quy định hiện hành. A và B sở hữu chung chiếc xe ô tô khách trị giá 1,2 triệu đồng. Hỏi: Là chủ sở hữu, A và B có những quyền gì đối với chiếc xe? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Theo như bạn trình bày, A và B là đồng chủ sở hữu đối với chiếc xe ô tô, A và B có những quyền đối với chiếc xe như sau: - Quyền chiếm hữu: Trong trường hợp chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Việc chiếm hữu của chủ sở hữu không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian, trừ trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật có quy định khác. - Quyền sử dụng: Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Trong trường hợp chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. - Quyền định đoạt: Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Trường hợp A và B cầm cố chiếc xe để vay tiền nhưng đến hạn không có khả năng trả nợ thì việc xử lý thực hiện theo thỏa thuận giữa bên nhận cầm đồ và bên cầm đồ. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện tới Tòa để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản theo quy định hiện hành. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 24963,"Việc là thế này đất đai nhà cửa mình đang ở trước kia là của ông bà để lại cho nội mình và nội mất để lại cho ba mình, hiện nay giấy tờ sở hữu trong sổ đỏ là tên của ba mình, gần đây có một người gọi là anh em chú bác với ba của mình (chứ không phải anh em ruột), kêu ông nội mình bằng bác, họ ở xa, nay họ về đòi chia đất nói là đất của ông bà, hăm dọa đổ máu này nọ, gia đình mình ba mình và các thành viên không ai chịu cả, hiện nay giấy tờ pháp lý sở hữu đứng tên ba mình. Vậy cho mình hỏi người kia họ đòi chia đất chỉ vì lí do đất ông bà thời xưa, nhưng giấy tờ đứng tên ba mình vậy cho mình hỏi có vấn đề gì không ạ, nếu tính theo pháp luật ai đúng ai sai ạ?","Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: Không có di chúc. Và theo Điều 651 Bộ luật này thì: - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, ở đây cần làm rõ nguồn gốc đất và ông bà trước đó có để lại di chúc hay không? Nếu không để lại di chúc thì di sản của ông bà sẽ chia theo pháp luật cho những người thừa kế theo thứ tự từng hàng thừa kế. Nếu không có di chúc thì con sẽ nhận di sản của bố mẹ để lại, chỉ khi không có con và những người trong hàng thừa kế thứ nhất thì mới đến hàng thừa kế sau đó. Trân trọng!" 12514,"Xin luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau.    Nhà tôi với nhà hàng xóm có tranh chấp đất đai. Khi nhà bên cạnh nhà tôi xây khu bếp ăn và công trình phụ đã lấn chiếm đất của nhà tôi, cụ thể là khi xây phần móng họ đã làm hết đất nhưng khi đổ mái bê tông đã cố ý đổ lấn sang nhà tôi khoảng 20cm x chiều dài 12m. đến khi họ làm mái tôn tầng 2 trên mái bê tông họ vẫn tiếp tục làm theo phần mái bê tông đã lấn chiếm sang nhà tôi. Tôi có bực quá cầm gậy chọc bỏ phần mái tôn đã làm sang nhà tôi, họ có làm đơn kiện nhà tôi, khi tòa về xem xét thiệt hại xác định phần mái tôn hư hại là 700 nghìn đồng. Tòa xử tôi buộc tôi phải đền bù cho nhà kia nhưng tôi chưa đồng ý vì vấn đề gốc dễ là nhà tôi bị lấn chiếm đất chưa được giải quyết. Tôi có làm đơn kiện về việc nhà tôi bị nhà kia lấn đất, Ủy ban xã đã cho người xuống đo đạc và đã xác định nhà tôi có bị nhà kia lấn chiếm đất.    Hiện tại Tòa án nhân dân huyện xử yêu cầu nhà tôi phải đền bù cho nhà kia, nhưng tôi chưa đồng ý. Tôi có yêu cầu tòa án phải giải quyết cho nhà tôi vấn đề đất đai để trả lại phần đất nhà tôi bị lấn chiếm, khi nào giải quyết xong vấn đề tranh chấp đất đai cho nhà tôi thì sai đâu tôi sẽ chịu đến đấy.      Tôi xin được hỏi quý luật sư tôi yêu cầu như vậy có được không, liệu tôi có phải làm đơn khiếu kiện hay đơn phản kiện không? và việc tôi chọc mái tôn của nhà kia như vậy thì có bị gì không?","Do vụ án đã được đưa ra xét xử và có quyết định của Toà án nên bạn không thể làm đơn phản tố. Tuy nhiên, UBND xã đã tiến hành đo đạc và xác định gia đình bên kia có lấn chiếm đất nhà bạn. Vì vậy bạn hoàn toàn có căn cứ làm đơn khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bạn. Việc nhà kia xây lấn sang phần đất thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn tuy trái pháp luật, nhưng việc bạn chọc phá mái tôn của gia đình đó là sai và bạn phải đền bù thiệt hại như toà án đã tuyên." 30277,"Do chồng ngoại tình nên tôi quyết định ly hôn và chuyển về nhà ngoại sống. Cho tôi hỏi thời gian Tòa án giải quyết đơn phương ly hôn là bao lâu?  Chân thành cảm ơn!","Điều 56 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy đinh về Ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. 3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Do vậy, để yêu cầu ly hôn được tòa án chấp nhận thì bạn cần thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, ở đây chồng bạn ngoại tình có thể xem là mục đích của hôn nhân không đạt được. Ly hôn đơn phương sẽ được giải quyết theo thủ tục của 1 vụ án dân sự theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó, thời gian giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp này là 4 tháng, tuy nhiên nếu vụ án ly hôn có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian giải quyết là 6 tháng. Trên thực tế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian luật định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án. Trân trọng!" 34395,Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo mẫu số 04/xđk mới nhất năm 2023?,"Mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo mẫu số 03/xđk ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT đã không còn được áp dụng từ ngày 08/08/2016. Hiện nay, mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp được áp dụng theo mẫu đơn số 04/XĐK ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BTP . Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo mẫu số 04/XĐK như sau: Hướng dẫn viết đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp như sau: - Hướng dẫn chung Nội dung kê khai rõ ràng, không tẩy xóa. Đối với phần kê khai mà có nhiều lựa chọn khác nhau thì đánh dấu (X) vào ô vuông tương ứng với nội dung lựa chọn - Tại khoản 1: Người yêu cầu xóa đăng ký: + Người yêu cầu xóa đăng ký biện pháp thế chấp thuộc trường hợp nào trong số 06 trường hợp liệt kê tại khoản này thì đánh dấu (X) vào ô tương ứng với trường hợp đó. + Tại điểm 1.4: Nếu người yêu cầu xóa đăng ký là cá nhân trong nước thì kê khai về chứng minh nhân dân, căn cước công dân, chứng minh được cấp theo Luật sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc giấy tờ xác định tư cách pháp lý khác theo quy định của pháp luật; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì kê khai về hộ chiếu; + Nếu là tổ chức thì kê khai về Giấy chứng nhận đăng ký thành lập, GCN đăng ký doanh nghiệp, GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Quyết định thành lập hoặc GP đầu tư, GCN đầu tư, GCN đăng ký đầu tư. - Tại khoản 2: Mô tả tài sản thế chấp đã đăng ký: + Kê khai các thông tin về tài sản thế chấp đúng như nội dung đã đăng ký. + Trường hợp trong Mẫu số 04/XĐK không còn chỗ ghi nội dung kê khai về tài sản đã đăng ký thế chấp cần xóa thì sử dụng Mẫu số 07/BSTS. - Mục bên thế chấp, bên nhận thế chấp ký tên: + Trường hợp người đại diện của bên thế chấp, bên nhận thế chấp là cá nhân thì ký, ghi rõ họ tên của người đại diện; + Trường hợp người đại diện của bên thế chấp, bên nhận thế chấp là pháp nhân thì ký, ghi rõ họ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của pháp nhân và đóng dấu của pháp nhân là đại diện. + Trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là Quản tài viên thì Quản tài viên phải ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu vào phiếu yêu cầu tại phần chữ ký, con dấu bên nhận thế chấp, đồng thời bên thế chấp và bên nhận thế chấp không phải ký và đóng dấu vào phiếu yêu cầu. + Trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người mua tài sản thi hành án; Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại đã kê biên và xử lý tài sản xong thế chấp thì người mua tài sản thi hành án, Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại phải ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu vào phiếu yêu cầu tại phần chữ ký, con dấu của bên nhận thế chấp; đồng thời bên thế chấp và bên nhận thế chấp không phải ký và đóng dấu vào phiếu yêu cầu. Tải Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo mẫu số 04/xđk mới nhất năm 2023 tại đây. Tải về. Trân trọng!" 31613,Trong thời kỳ hôn nhân bán tài sản riêng thì có trở thành tài sản chung không?,"Tôi tên là Lan, tôi và chồng đã lấy nhau được 05 năm tuy nhiên lúc trước khi lấy chồng bố mẹ có cho một mảnh đất. Tôi muốn hỏi là bây giờ tôi bán đất thì tiền bán đất đó có trở thành tài sản chung của vợ chồng không?" 27572,"Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan có các quyền gì?","Căn cứ quy định khoản 2 Điều 93 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan như sau: Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan 1. Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan là cá nhân có đủ trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung cần giám định, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cấp Thẻ giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi là Thẻ giám định viên). 2. Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan có các quyền sau đây: a) Từ chối giám định trong trường hợp tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định; b) Từ chối nhận mẫu vật giám định trong trường hợp có nguy cơ gây hại sức khỏe hoặc mẫu vật quá cồng kềnh, không đủ cơ sở hạ tầng để lưu trữ; c) Sử dụng kết quả thẩm định hoặc kết luận chuyên môn, ý kiến chuyên gia phục vụ việc giám định; d) Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan hoạt động độc lập có quyền đề nghị tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định để thực hiện việc giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. ... Như vậy, giám định viên quyền tác giả , quyền liên quan có các quyền sau đây: - Từ chối giám định trong trường hợp tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định; - Từ chối nhận mẫu vật giám định trong trường hợp có nguy cơ gây hại sức khỏe hoặc mẫu vật quá cồng kềnh, không đủ cơ sở hạ tầng để lưu trữ; - Sử dụng kết quả thẩm định hoặc kết luận chuyên môn, ý kiến chuyên gia phục vụ việc giám định; - Giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan hoạt động độc lập có quyền đề nghị tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định để thực hiện việc giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật." 21331,Điều kiện để nhận con nuôi là gì?,"Tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau: 1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt. 2. Những người sau đây không được nhận con nuôi: a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; c) Đang chấp hành hình phạt tù; d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. 3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này. Do đó, người nhận con nuôi phải đáp ứng các điều kiện trên mới được nhận con nuôi." 9146,Xử lý hành vi nói sai sự thật nam giới ứng cử làm chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ vì định kiến như thế nào?,"Căn cứ Điểm c Khoản 1, Khoản 7 Điều 6 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau: 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: c) Cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trở người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới; 7. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, các điểm c và d khoản 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu); b) Buộc cải chính công khai thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều này; c) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại các điểm a và b khoản 3, điểm c, d và đ khoản 4 Điều này; d) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại các điểm c và d khoản 3, điểm a và b khoản 4 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm; đ) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này. Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau: 2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân; b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Như vậy, những người có hành vi nói không đúng sự thật về bạn để bạn không được bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ vì định kiến sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và buộc xin lỗi công khai, cải chính công khai thông tin sai sự thật về bạn. Trân trọng!" 18289,Ai là người có quyền công bố tác phẩm?,"Căn cứ khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định như sau về quyền công bố tác phẩm: Quyền nhân thân Quyền nhân thân bao gồm: 1. Đặt tên cho tác phẩm . Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này; 2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; 3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; 4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả Căn cứ Điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả có quy định như sau: Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả 1. Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với tác phẩm đó. 2. Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với phần riêng biệt đó . Theo đó , những người có quyền công bố tác phẩm là: - Tác giả; - Những người được tác giả cho phép; - Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm. Trân trọng!" 33045,03 trường hợp bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ?,"Tại Điều 21 Nghị định 79/2023/NĐ-CP có quy định về 03 trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bao gồm: (1) Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng; Lưu ý: Trong trường hợp này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thông báo công khai nhu cầu về giống gồm: tên giống cây trồng, mục đích, lượng giống cần sử dụng, phạm vi, thời gian đáp ứng mục đích chuyển giao và thời hạn nộp hồ sơ đăng ký để tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng giống cây trồng đăng ký. (2) Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong 12 tháng (trừ trường hợp bất khả kháng) đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng; (3) Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. 03 trường hợp bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ? (Hình từ Internet)" 2111,"Nhà tôi và nhà ông lụa có 2 mảnh đất. Ngày 10/1/2002 hai bên đã làm giấy chuyển nhượng cho nhau .Giâý bên nhà tôi chỉ có chữ kí của ông Lụa còn giấy nhà ông lụa có chữ kí của vợ chồng ông lụa,bố mẹ tôi kí và có chữ kí của xóm trưởng mà không có dấu của UBND xã.Theo như vậy thì giấy chuyển nhượng đó có hiệu lực hay không ?","Đối với trường hợp của gia đình bạn tôi có ý kiến tư vấn như sau: - Về hình thức : Theo qui định của Luật đất đai thì ""Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước, trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất"". Như vậy, về hình thức chuyển nhượng là gia đình bạn đã thực hiện không đúng qui định pháp luật. - Về nội dung: theo qui định của pháp luật những người ký tên (bên chuyển nhượng) trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là những người có quyền sử dụng đất (những người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu đất cấp cho hộ gia đình thì phải có chữ ký của các thành viên gia đình trên 15 tuổi); nếu để người khác ký thay thì phải có giấy ủy quyền của người có quyền sử dụng đất. Để đảm bảo hiệu lực pháp luật của hợp đồng chuyển nhượng đất thì cần phải có sự chứng nhận công chứng nhà nước và phải có sự đồng ý của tất cả những người có quyền sử dụng đất." 15208,"Ông bà tôi có 5 người con: 3 trai, 2 gái. Ông bà có một tài sản chung là một thửa đất rộng 250 m2. Năm 1992 thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông tôi. Năm 1999 thì ông mất. Từ đó bà sống trên thửa đất này với một ông cậu (Năm 2003 cậu tôi cưới vợ, năm 2004 cậu tôi mất) . Từ khi cậu mất thì bà sống với vợ của cậu và con của cậu trên thửa đất này. Đến nay ( năm 2014) do có nhiều sự việc, bà tôi muốn chuyển nhượng thửa đất này, các con đẻ còn sống của bà hoàn toàn nhất trí và ký nhận các giấy tờ,  tuy nhiên khi lên UBND xã chứng thực hợp đồng thì UBND xã bắt phải có chữ ký của người con dâu của bà. Vây cho tôi hỏi, yêu cầu của UBND xã là đúng hay sai, nếu mợ dâu tôi nhất quyết không ký thì trong trường hợp này phải xử lý thế nào để bà tôi có quyền bán thửa đất này.","Yêu cầu đó là hợp lý vì chồng của bà ta chết có để lại di sản là phần tài sản mà ông này còn sống được hưởng từ bố mình, do đó bà ấy và các con của bà ấy sẽ được hưởng phần di sản này và đương nhiên trở thành đồng sở hữu và sử dụng chung nhà đất nên phải có sự quyết định của họ." 34579,Trường hợp nào bên cho thuê khoán tài sản không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ?,"Theo quy định Điều 492 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán cụ thể như: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán 1. Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác. 2. Trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng. Thông qua căn cứ trên, bên cho thuê khoán tài sản không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ trong trường hợp: - Việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán. Mặt khác, bên thuê khoán phải cam kết không được tiếp tục vi phạm hợp đồng với bên cho thuê khoán. Trân trọng!" 1496,"Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Thanh hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi được biết hiện nay vấn đề bình đẳng giới đang được mọi người rất quan tâm. Tôi cũng đang tìm hiểu về vấn đề này. Tôi có một số thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới gồm hành vi nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới được quy định tại Điều 42 Luật Bình đẳng giới 2006, theo đó: 1. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trên đây là tư vấn về các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Luật Bình đẳng giới 2006. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 28069,Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự là gì?,"Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005 Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự là Tổng hợp những biện pháp, cách thức do các chủ thể có quyền thực hiện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm tác động vào người có nghĩa vụ, cưỡng chế họ phải thực hiện đúng nghĩa vụ mà họ đã cam kết thỏa thuận." 34493,Visa thăm thân nhân của người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được ký hiệu như thế nào và thời hạn của visa là bao lâu?,"Căn cứ khoản 18 khoản 19 Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi bởi điểm h khoản 3 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định ký hiệu thị thực: Ký hiệu thị thực ... 18. TT - Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam. 19. VR - Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác. ... Ngoài ra, tại khoản 3 khoản 4 Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 quy định thời hạn thị thực: Thời hạn thị thực ... 3. Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 180 ngày. 4. Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không qua 12 tháng. ... Như vậy, visa thăm thân nhân của người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam là visa ký hiệu VR có thời hạn không quá 180 ngày. Mẫu đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo quy định mới nhất năm 2023?(Hình từ Internet)" 3067,"Thủ tục đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay như thế nào? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề quốc tịch của tàu bay, và tôi có một thắc mắc kính mong nhận được sự tư vấn của Ban biên tập. Thủ tục đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Thu Dung (098***)","Thủ tục đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay được quy định tại Điều 16 Nghị định 68/2015/NĐ-CP quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay như sau: 1. Người thuê tàu bay đề nghị đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay gửi hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin ghi trong hồ sơ. 2. Hồ sơ đề nghị đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay Việt Nam bao gồm: a) Tờ khai theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu) giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị đăng ký; c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu) hợp đồng thuê tàu bay hoặc thuê mua tàu bay trong trường hợp bên cho thuê trong Hợp đồng thuê tàu bay hoặc bên cho thuê mua trong Hợp đồng cho thuê mua tàu bay đồng thời là chủ sở hữu tàu bay; d) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu) hợp đồng thuê tàu bay hoặc thuê mua tàu bay và giấy tờ chứng minh bên cho thuê hoặc bên cho thuê mua tàu bay có quyền cho thuê lại tàu bay trong trường hợp bên cho thuê trong Hợp đồng cho thuê tàu bay hoặc bên cho thuê mua trong Hợp đồng cho thuê mua tàu bay không phải là chủ sở hữu tàu bay. 3. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự. 4. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp, Cục Hàng không Việt Nam phải trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn một (01) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản hướng dẫn người đề nghị đăng ký hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. 5. Người đề nghị đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục đăng ký quyền chiếm hữu tàu bay. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 68/2015/NĐ-CP. Trân trọng!" 34288,"Tôi thuộc diện dự án 922, đã được bố trí việc làm. Nay tôi lập gia đình và có mong muốn xin thuê chung cư. Theo tôi được biết thì trường hợp của tôi thuộc ưu tiên 1. Vậy cho tôi hỏi để xin thuê chung cư tôi cần làm thủ tục gì và mất thời gian bao lâu. Xin chân thành cảm ơn!","Việc cho thuê nhà chung cư cho công chức, viên chức của thành phố, Chủ tịch UBND căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp để xem xét. Trường hợp của Bà, đề nghị Bà làm đơn trình bày, có xác nhận của thủ trưởng đơn vị hiện đang công tác và gửi đến Văn phòng UBND thành phố để tham mưu Chủ tịch UBND thành phố xem xét, quyết định." 7346,Hợp đồng thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực khi nào?,"Căn cứ tại Điều 319 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Hiệu lực của thế chấp tài sản 1. Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 2. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký . Như vậy, hợp đồng thế chấp tài sản sẽ phát sinh hiệu lực từ thời điểm giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Khi nào thì chấm dứt thế chấp tài sản? Căn cứ theo Điều 327 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Chấm dứt thế chấp tài sản Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây: 1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt. 2. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. 3. Tài sản thế chấp đã được xử lý. 4. Theo thỏa thuận của các bên. Theo đó, sẽ có 4 trường hợp thế chấp tài sản sẽ bị chấm dứt bao gồm: - Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt. - Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. - Tài sản thế chấp đã được xử lý. - Theo thỏa thuận của các bên. Trân trọng!" 8555,Giá trị pháp lý của hợp đồng đặt cọc qua công chứng như thế nào?,"Theo Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau: Giá trị pháp lý của văn bản công chứng 1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. 2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. 3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. 4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. Như vậy, theo quy định trên các loại hợp đồng khi được công chứng sẽ có giá trị như một chứng cứ và không phải chứng minh các sự kiện, tình tiết trong đó trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu. Đối với giá trị pháp lý của hợp đồng đặt cọc khi qua công chứng thì sẽ được ghi nhận và bảo đảm về mặt nội dung, hình thức cũng như tính nâng cáo tính pháp lý của hợp đồng đó." 31942,"Có đòi được tiền lãi khi không thỏa thuận rõ trong hợp đồng vay? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Trần Ngọc Anh, sống tại Huế. Tôi có cho người quen vay 100 triệu, có thỏa thuận tính lãi nhưng vì không hiểu rõ quy định pháp luật nên chúng tôi không ghi cụ thể mức lãi suất là bao nhiêu. Đến nay đã đến hạn trả nợ nhưng bên vay không thực hiện nghĩa vụ? Cho tôi hỏi tôi có được đòi lại cả tiền gốc và tiền lãi hay không? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)","Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin giải đáp vướng mắc của bạn như sau: Điều 463 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Khoản 5 Điều 466 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Điều 466 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ. Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên đối chiếu với trường hợp của bạn, vì bạn cho vay có tính lãi nhưng không thỏa thuận cụ thể về lãi suất nên mức lãi suất áp dụng trong trường hợp này là 10%/năm. Bạn cần lưu ý thêm, ngoài tiền gốc và tiền lãi này, bạn có thể yêu cầu bên vay thanh toán thêm lãi chậm trả tính từ thời điểm khi vi phạm nghĩa vụ đến nay. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nghĩa vụ trả nợ của bên vay đối với hợp đồng cho vay có thỏa thuận lãi. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật dân sự 2015. Trân trọng!" 30244,Người đang chờ bị trục xuất có được gặp người thân không?,"Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 65/2020/NĐ-CP quy định về việc gặp gỡ thân nhân tại cơ sở lưu trú như sau: - Người lưu trú được gặp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của mình tại phòng thăm gặp của cơ sở lưu trú. Mỗi tuần được gặp 01 lần, mỗi lần gặp không quá 02 giờ. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác của Việt Nam đề nghị được gặp người lưu trú thì Trưởng cơ sở lưu trú xem xét, quyết định, nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của người lưu trú cũng như yêu cầu quản lý người lưu trú và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Người lưu trú chấp hành tốt Nội quy cơ sở lưu trú có thể được gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng của cơ sở lưu trú mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 24 giờ. Người lưu trú vi phạm Nội quy cơ sở lưu trú thì 01 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ. Người lưu trú đang bị điều tra, xử lý về hành vi phạm tội khác hoặc có liên quan đến những vụ án khác mà cơ quan thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người lưu trú gặp hoặc yêu cầu phối hợp với cơ sở lưu trú để giám sát chế độ thăm gặp của người lưu trú thì Trưởng cơ sở lưu trú xem xét, phối hợp thực hiện và giải thích rõ cho người đến thăm gặp người lưu trú biết. - Thân nhân được gặp người lưu trú gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp người lưu trú tối đa không quá 03 người, trường hợp đặc biệt do yêu cầu quản lý, giáo dục người lưu trú, Trưởng cơ sở lưu trú có thể quyết định tăng số lượng thân nhân được gặp người lưu trú nhưng không quá 05 người và phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở lưu trú. Như vậy, trường hợp bạn là vợ của người chờ bị trục xuất đang lưu trú tại cơ sở lưu trú thì theo quy định sẽ được gặp người đang lưu trú. Số lần gặp tùy thuộc vào từng trường hợp người lưu trú có chấp hành tốt quy định của cơ sở lưu trú hay không." 32078,Thủ tục đăng ký sang tên xe máy cũ 2024?,"Tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 24/2023/TT-BCA có quy định thủ tục đăng ký sang tên xe máy cũ được thực hiện như sau: Bước 1: Bên mua xe kê khai giấy khai đăng ký xe; Bước 2: Đưa xe đến để kiểm tra, cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến; Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên, di chuyển xe Bước 4: Sau khi kiểm tra hồ sơ xe, thực tế xe đảm bảo hợp lệ thì được cơ quan đăng ký xe cấp biển số; Bước 5: Nhận giấy hẹn trả kết quả, nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số xe (trường hợp được cấp biển số mới đối với trường hợp chủ xe chưa được cấp biển số định danh hoặc đã có biển số định danh nhưng đang đăng ký cho xe khác); Trường hợp chủ xe có nhu cầu nhận trả kết quả đăng ký xe qua dịch vụ bưu chính công ích thì đăng ký với đơn vị dịch vụ bưu chính công ích; Bước 6: Nhận chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tại cơ quan đăng ký xe hoặc từ đơn vị dịch vụ bưu chính công ích. Trân trọng!" 9929,"Ban tư vấn của Ngân hàng Pháp luật hãy giải đáp giúp em những vấn đề cần lưu ý khi kết hôn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều. Mỹ Ngọc - Tiền Giang","Căn cứ pháp lý: - Luật Hộ tịch 2014 - Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 - Nghị định 123/2015/NĐ-CP - Nghị định 126/2014-NĐ/CP - Thông tư 15/2015/TT-BTP - Thông tư 250/2016/TT-BTC 1. Điều kiện đăng ký kết hôn Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn gồm: + Kết hôn giả tạo; + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ; + Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. * Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. 2. Thủ tục đăng ký kết hôn Không có yếu tố nước ngoài Cách thức thực hiện : Người có yêu cầu đăng ký kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại). Thành phần hồ sơ * Giấy tờ phải xuất trình - Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký kết hôn. - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc). - Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân Việt Nam đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn, đã được giải quyết việc ly hôn trước đó tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. * Giấy tờ phải nộp - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn; - Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã làm thủ tục đăng ký kết hôn (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc). - Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp. Lệ phí : Miễn lệ phí Thời hạn giải quyết : Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc. Có yếu tố nước ngoài Cách thức thực hiện : Người yêu cầu đăng ký kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại). Thành phần hồ sơ * Giấy tờ phải xuất trình - Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam. - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc (giai đoạn chuyển tiếp). * Giấy tờ phải nộp - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn; - Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; - Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó. Giá trị sử dụng của giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài được xác định theo thời hạn ghi trên giấy tờ đó. Trường hợp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế có giá trị trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp. - Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc xuất trình bản chính hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu trong trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ. - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước (trong giai đoạn chuyển tiếp). * Ngoài giấy tờ nêu trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ tương ứng sau đây: - Công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật (Trích lục ghi chú ly hôn); - Công dân Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó; - Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp. Lệ phí : Tùy thuộc từng địa phương Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật. Thời hạn giải quyết : 15 ngày làm việc. Có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới Cách thức thực hiện : Người có yêu cầu đăng ký kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại). Thành phần hồ sơ : * Giấy tờ phải xuất trình - Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam. - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc). * Giấy tờ phải nộp - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn; - Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận công dân nước láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có chồng; - Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, giấy tờ chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng. Lệ phí : Miễn lệ phí Thời gian giải quyết : 03 ngày làm việc. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc. 3. Chế độ tài sản Chế độ tài sản theo luật định Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân - Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này. - Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước. - Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng - Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình. - Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình. Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật - Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. - Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. - Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. Đăng ký tài sản chung của vợ chồng - Tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký theo quy định tại Điều 34 của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu. - Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng. - Trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng - Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình. - Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu. Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân - Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. - Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng. - Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Chế độ tài sản theo thỏa thuận Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung sau đây: - Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng; - Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung; - Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó; - Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng. Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải phù hợp với quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình. Nếu vi phạm, người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 19981,"Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, Tôi là Tuấn Ngọc. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Tuấn Ngọc (tuanngoc*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 22 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng được quy định cụ thể như sau: Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 còn quy định về các vấn đề khác trong mối quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng như sau: - Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. - Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. - Nơi cư trú của vợ, chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. - Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. - Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. - Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người. Trên đây là nội dung tư vấn về bình đẳng về tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Trân trọng!" 4140,Pháp luật không cấm hành vi phát tờ rơi quảng cáo?,"Pháp luật hiện hành chưa có điều khoản trực tiếp cấm hành vi phát tờ rơi quảng cáo. Theo chỉ thị 25/2014/CT-UBND của UBND TPHCM về việc tăng cường công tác quản lý về hoạt động quảng cáo trên địa bàn TPHCM ban hành vào ngày 16/9/2014. Do đó, thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiến hành xử phạt đối với người phát tán tờ rơi tại các giao lộ, vòng xoay. Pháp luật hiện hành thì không có điều khoản trực tiếp cấm hành vi phát tờ rơi, tuy nhiên các hành vi quảng cáo nếu vi phạm luật quảng cáo hoặc thuộc quy định tại điều 51, nghị định số 158/2013/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thì sẽ bị xử phạt theo quy định. Cụ thể, Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ- CP quy định về Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo như sau: ""1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định; b) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, Điểm a Khoản 2 Điều 63, Khoản 3 Điều 66 Nghị định này; c) Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc; xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo; định kiến về giới; định kiến về người khuyết tật; d) Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định; b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Lợi dụng quảng cáo để xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; b) Quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác; c) Quảng cáo có nội dung tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em; d) Quảng cáo có nội dung trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. 5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này; b) Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này; c) Quảng cáo gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo; d) Sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam trong quảng cáo mà không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia; đ) Sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam trong quảng cáo. 6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước; b) Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 63 Nghị định này; c) Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 63 Nghị định này ....."" Như vậy, không phải mọi hành vi phát tờ rơi quảng cáo đều có thể xử phạt, hay nói cách khách, chỉ xử phạt khi nó vi phạm quy định tại điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Chỉ thị số 25 của UBND TP.HCM đưa ra một số giải pháp nhằm xử lý các hành vi vi phạm mỹ quan, trật tự đô thị, tuy nhiên nếu có một số vấn đề vượt quá quy định của pháp luật thì việc thực hiện sẽ rất khó khăn.Cho nên việc xử lý các hành vi liên quan đến phát tờ rơi quảng cáo khi có dấu hiệu vi phạm chỉ có thể áo dụng theo điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP." 32389,"Bạn D.T.L - Email: luckydayday0851@xxx hỏi: Tôi bị cắt hộ khẩu vì kết hôn ở nước ngoài, giờ về nước lại bị mất cả CMND và hộ chiếu. Như vậy tôi có thể nhập vào hộ khẩu gia đình được không và thủ tục như thế nào?","Theo Luật cư trú, thì bạn được phép đăng ký thường trú tại Việt Nam. Cơ quan thực hiện: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Hồ sơ (2 bộ) gồm: - Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú; - Bản sao chứng thực hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu); - Bản sao chứng thực hoặc bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ - 02 ảnh mới chụp chưa quá một năm cỡ 4x6 cm, phông nền trắng, mắt nhìn thẳng, đầu để trần,không đeo kính mầu (01 ảnh dán vào đơn đề nghị và 01 tấm để rời), 01 ảnh trẻ em cỡ 4x6 khai chung tờ khai (dán vào tờ khai nếu có); - Bản sao chứng thực hoặc bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh có chỗ ở hợp pháp tại Việt Nam, theo quy định của Luật Cư trú 2006. Nếu bạn về ở với người thân thì phải có văn bản đồng ý của hộ gia đình đó và phải có giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND cấp xã về mối quan hệ mối quan hệ đó. Ngoài các giấy tờ trên, nếu công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký thường trú tại các nơi, như thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ đô Hà Nội phải có các tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Cư trú; Công dân Việt Nam mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị (gọi chung là hộ chiếu nước ngoài), nếu không có hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp, nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại Việt Nam tại trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Nếu mất giấy tờ trên, bạn phải làm thủ tục xin cấp lại." 28492,Công dân đi nghĩa vụ quân sự cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?,"Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP , công dân đi nghĩa vụ quân sự cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau: [1] Tuổi đời: - Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. - Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. [2] Tiêu chuẩn chính trị: - Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA. - Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng. [3] Tiêu chuẩn sức khỏe: - Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư 105/2023/TT-BQP . - Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. [4] Tiêu chuẩn văn hóa: - Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7. - Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là THCS trở lên." 6128,Thủ tục công chứng hợp đồng vay tiền đối với hợp đồng đã được soạn sẵn thực hiện thế nào?,"Căn cứ theo Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn như sau: Bước 1 : Người yêu cầu công chứng chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau mang đến cơ quan có trách nhiệm công chứng: - Phiếu yêu cầu công chứng; - Dự thảo hợp đồng, giao dịch; - Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng; - Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; - Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Bước 2 : Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng; Bước 3 : Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; Bước 4 : Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; Bước 5 : Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; Bước 6 : Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch." 17419,Cách nhận biết tín dụng đen như thế nào?,"Cách nhận biết tín dụng đen được thể hiện qua các nội dung sau: [1] Về lãi suất: Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau: Lãi suất 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ. Mặt khác, tại Bộ luật Hình sự 2015 , lãi suất cho vay được xem là cho vay nặng lãi là lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 . Chính vì vậy, lãi suất cho vay của tín dụng đen có thể vượt mức 100%/năm. *Lưu ý: Mức lãi suất tối đa theo thỏa thuận tại Bộ luật Dân sự 2015 có thể được điều chỉnh bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội căn cứ vào tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ. [2] Hợp đồng vay: Thông thường, các khoản vay tín dụng đen thường không có hợp đồng vay nợ rõ ràng, hoặc nếu có thì hợp đồng cũng không được công chứng, chứng thực. Không có ràng buộc pháp lý: Các tổ chức, cá nhân hoạt động tín dụng đen thường hoạt động chui, không có đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra, người vay không được đảm bảo quyền lợi của mình. [3] Cá nhân hoặc tổ chức cho vay không có đăng ký kinh doanh và không được cho phép của cơ quan nhà nước." 2588,Xin cho biết trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu?,"Sau khi thụ lý đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành xác minh, yêu cầu hoặc người bị khiếu nại giải trình, trong trường hợp cần thiết, có thể trưng cầu giám định hoặc tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền." 29778,Theo quy định mới nhất của pháp luật thì người tham gia dự thưởng xổ số điện toán số tự chọn có những trách nhiệm gì? Mong ban biên tập tư vấn cho tôi được biết?,Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư 36/2019/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 01/08/2019) về hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán có quy định trách nhiệm của người tham gia dự thưởng sổ số điện toán số tự chọn cụ thể như sau: ... 3. Trách nhiệm của người tham gia dự thưởng: - Tuân thủ Thể lệ tham gia dự thưởng và các quy định có liên quan tại Thông tư này; - Khi trúng thưởng người tham gia dự thưởng phải xuất trình vé xổ số trúng thưởng và các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng tham gia dự thưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này để làm thủ tục lĩnh thưởng; - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng! 1888,"Tôi đã có chồng và 2 con, nhưng đã li dị. Nay tôi đã đính hôn với một người Việt nhưng có quốc tịch Mỹ. Anh ấy cũng đã li dị vợ. Tôi muốn hỏi: chồng mới của tôi muốn bảo lãnh 3 mẹ con tôi qua Mỹ định cư thì chúng tôi phải thực hiện những điều gì, thủ tục thế nào, và mất bao lâu?","Nếu hôn phu của chị đã có quốc tịch và muốn bảo lãnh chị theo diện hôn phu/thê, hôn phu chị phải làm bảo lãnh I-129F cho chị và các con tại Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ. Để biết thêm thông tin làm cách nào để mở hồ sơ bảo lãnh, chị nên bảo hôn phu chị xem trên trang web của Sở Di Trú http://uscis.gov/graphics/index.htm . Sau khi hồ sơ bảo lãnh của chị được chấp thuận, hồ sơ sẽ được chuyển đến Lãnh sự, và chị sẽ được phỏng vấn. Nếu phỏng vấn thành công, chị sẽ nhận được visa ngày hôm sau." 5742,"Kính thưa quý Luật Sư. Tôi có mua một căn nhà hai bên mua và bán đã làm thủ tục công chứng và tôi đang tiến hành làm nghĩa vụ thuế trước bạ. Tôi muốn chờ chuyển hộ khẩu  đến căn nhà mới mua rồi mới tiến hành đăng bộ (để sổ hồng cập nhật mới nơi thường trú mới). Vậy cho tôi hỏi có qui định bắt buộc sau khi mua bán bao lâu  phải đăng bộ không, nếu đăng bộ trễ thì có bị phạt không?. Xin chân thành cám ơn quí luật sư.",Liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà hiện nay theo quy định chung là sau 10 ngày kể từ khi ký hợp đồng các bên phải thực hiện việc đăng ký nếu để quá hạn sẽ bị phạt hành chính khi đăng ký thay đổi thông tin. Luật sư cũng lưu ý bạn mặc dù bạn đã có hợp đồng công chứng nhưng chưa đăng ký thay đổi - chuyển tên bạn để bạn đứng tên người sở hữu thì quyền lợi của bạn vẫn chưa được đảm bảo hoàn toàn vì vậy bạn thực hiện việc đăng ký ngay khi ký hợp đồng chuyển nhượng là tốt nhất. 9681,Khi khai sinh cho con có cần nộp văn bản thỏa thuận về việc lựa chọn quốc tịch cho con không?,"Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh cho con như sau: 1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân. Như vậy, theo quy định nêu trên thì do cha của đứa trẻ là người nước ngoài, hiện tại 02 bạn ở Hà Nội thì phải nộp thêm văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con theo quy định trên. Khi khai sinh cho con có cần nộp văn bản thỏa thuận về việc lựa chọn quốc tịch cho con không? (Hình từ Internet)" 11478,Đã đi tù có được đăng ký nghĩa vụ quân sự?,"Đã đi tù có được đăng ký nghĩa vụ quân sự? Tôi có đứa em nó đã đi tù, nay về rồi mà vẫn trong độ tuổi đi Nghĩa vụ quân sự thì có được đăng ký nghĩa vụ quân sự không? Cả nhà tôi đang muốn cho em nó đi để rèn luyện." 9150,"Thời hạn của hộ chiếu quốc gia được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Anh, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là thời hạn của hộ chiếu quốc gia được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Thời hạn của hộ chiếu quốc gia được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Nghị định 94/2015/NĐ-CP sửa đổi một số điều về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam kèm theo Nghị định 136/2007/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị dưới 1 năm thì được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm; khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới. - Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới. - Thời hạn của hộ chiếu quốc gia cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi hoặc cấp cho công dân kèm theo trẻ em dưới 9 tuổi thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này. Trên đây là nội dung câu trả lời về thời hạn của hộ chiếu quốc gia. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 94/2015/NĐ-CP. Trân trọng!" 30839,"Như thế nào để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?","Câu hỏi: Tôi sắp kết hôn và muốn tìm hiểu đôi chút về Luật hôn nhân, gia đình. Tuy nhiên, có một vài thắc mắc tôi chưa nắm rõ mong Ban biên tập có thể giải đáp. Cụ thể: Như thế nào để xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân? Mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi, chân thành cảm ơn rất nhiều" 4890,"Ngoại tôi qua đời năm 1996 có để lại 2 mảnh vườn và 1 căn nhà cấp 4. Gia đình nhà ngoại có 4 người con là 2 cậu, 1 dì và mẹ tôi. Cậu A là liệt sĩ đã hy sinh lúc chưa lập gia đình còn cậu B bị bệnh mất năm 1982 (trước lúc ông bà ngoại tôi qua đời). Cậu B có 4 người con gồm 1 chị gái và 3 anh trai, gia đình cậu B ở mảnh vườn thứ 2. Sau khi ông bà ngoại mất thì người con trai đầu của cậu B ở căn nhà và mảnh vườn thứ 1 có diện tích 700m2 của ông bà ngoại tôi, anh ấy đã tự ý kê khai và đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1998 mà gia đình không ai hay biết. Trong lúc này gia đình người anh trai đầu vẫn còn nằm trong sổ hộ khẩu của mợ và mới được tách hộ năm 2005. Đến năm 2009, gia đình gồm dì tôi, mợ (mẹ ruột của 04 người con trên) và mẹ tôi muốn đứng ra chia mảnh vườn thứ 1 cho 3 người con trai. Dành riêng căn nhà ông bà để lại làm nhà thờ nhưng người con trai lớn do có sổ đỏ đã không chịu chia đất mà còn có những lời lẽ xúc phạm, hành động khiêu khích, hăm dọa giết chết, tạt axit những người muốn đứng ra chia tài sản trên. Gia đình đã đưa vụ việc ra giải quyết ở chính quyền địa phương hòa giải 4 lần vẫn không có kết quả, 2 vợ chồng người anh này vẫn nhất quyết không chịu chia đất. Gia đình đã đưa hồ sơ vụ việc lên huyện với yêu cầu huyện thu hồi quyền sử dụng đất đã cấp cho người cháu trai đó với lý do là cấp không được sự ủy quyền của ai và cấp không đúng đối tượng, nhưng Ủy ban huyện đã trả hồ sơ và yêu cầu gia đình đưa hồ sơ ra tòa. Xin hỏi mảnh đất trên có chia được không và UBND? Huyện trả lại hồ sơ như vậy có đúng không? Nếu được chia thì gia đình chúng tôi phải làm những bước nào?","Trường hợp bạn hỏi, căn cứ trên các quy định pháp lý về đất đai, chúng tôi xin trả lời như sau: 1/ Việc UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người con trai cả của ông B Khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người con trai cả của ông B, phải căn cứ nguồn gốc do ông bà bạn tặng cho, di chúc hay chuyển nhượng… Nếu giữa con trai cả của ông B và ông bà bạn có một trong các văn bản nêu trên thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND huyện là hợp pháp. Nếu không có một trong các văn bản đó thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trái pháp luật và gia đình bạn có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó thu hồi lại. Về vấn đề này được quy định cụ thể tại khoản 1, điều 11 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai quy định cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định: “Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi là người nhận chuyển quyền) trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng có giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của bên chuyển quyền (không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển quyền) thì không phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 135 hoặc khoản 1 Điều 136 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP”. Trong đó, khoản 1 điều 135, khoản 1 Điều 136 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật đất đai có quy định: “Điều 135. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn 1. Hộ gia đình, cá nhân nộp tại Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1,2 và 5 điều 50 của Luật Đất đai (nếu có); c) Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có). Điều 136. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại phường 1. Hộ gia đình, cá nhân nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1,2 và 5 điều 50 của Luật Đất đai (nếu có); c) Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có). 2/ Trường hợp UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật cho người con trai cả của ông B Sau khi gia đình bạn làm đơn kiến nghị thu hồi lại giấy chứng nhận mà UBND huyện trả hồ sơ và yêu cầu gia đình đưa vụ việc ra tòa giải quyết là không đúng với quy định của pháp luật. Cụ thể khoản 2, khoản 3, điều 21, Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai quy định: “2. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận tự kiểm tra và phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp là trái pháp luật thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới cơ quan thanh tra cùng cấp để thẩm tra; Thanh tra cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra đối với Giấy chứng nhận do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp, Thanh tra cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm tra đối với Giấy chứng nhận do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp. Nếu qua thẩm tra có kết luận là Giấy chứng nhận cấp trái pháp luật thì cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp. 3.Trường hợp tổ chức, công dân phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp trái pháp luật thì gửi kiến nghị, phát hiện đến cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận. Cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này”. 3/ Mảnh đất trên có thể chia được không? Việc xác định mảnh đất trên có chia được không phải xác định xem thời điểm người để lại di sản chết cho đến thời điểm kiện đòi chia di sản thừa kế là bao lâu? Bởi nếu khoảng thời gian này dưới 10 năm thì gia đình bạn có thể làm đơn khởi kiện chia di sản thừa kế. Nếu quá thời hạn 10 năm thì gia đình bạn không thể làm đơn yêu cầu toà án chia di sản thừa kế được nữa. Điều 645, Bộ luật Dân sự 2005 quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế…” . Tuy nhiên, điểm a, Mục 2.4, Nghị quyết số 02/2004 ngày 10 tháng 8 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao số hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định về việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện quyền thừa kế: “Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết…”. Như vậy, nếu đồng thừa kế của ông bà bạn có thể thoả thuận và có văn bản ghi nhận về việc không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận đây là di sản do người chết để lại chưa chia thì tài sản này sẽ được coi là tài sản chung. Sau này có tranh chấp thì yêu cầu Toà án giải quyết về chia tài sản chung." 6863,"Phía nội theo đạo Thiên chúa có được kết hôn với công an không? Cho em hỏi là bà nội em theo đạo thiên chúa và bà đã mất, các chú em của bố em cũng theo đạo thiên chúa còn ông nội với gia đình em thì tôn giáo không. Vậy e có được kết hôn với công an không ạ? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn theo đó 2 bạn muốn kết hôn với nhau phải đủ các điều kiện sau: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau: “a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng” Nếu hai bạn đáp ứng được các quy định trên thì có thể kết hôn được với nhau. Tuy nhiên người yêu bạn làm trong ngành công an nên điều kiện kết hôn phải tuân theo một số quy định đặc biệt của nội bộ ngành. Cụ thể là phải đáp ứng quy định về điều kiện kết hôn của ngành công an nhân dân như sau: Do có những đặc thù riêng về vấn đề bí mật và an ninh quốc gia, trước khi kết hôn với người trong ngành công an, bạn và gia đình bạn sẽ phải thẩm tra lý lịch ba đời về các điều kiện cơ bản: - Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền; - Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù; - Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành...; - Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa; - Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch) Theo thông tin bạn cung cấp, bà nội và các chú bạn theo đạo thiên chúa. Do đó, trong trường hợp này có thể bạn sẽ không đủ điều kiện kết hôn với người yêu trong ngành công an. Tuy nhiên, để biết chính xác thông tin này, phải dựa vào kết quả của bên quản lý cán bộ nơi bạn trai bạn đang công tác. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc kết hôn với công an khi phía nội theo đạo Thiên chúa. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 27099,"Phóng viên có được phép ghi âm, ghi hình tại phiên tòa?","Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định số 51 ngày 26-4-2002 (quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí), nhà báo được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nội quy phiên tòa hiện hành của ngành tòa án quy định việc ghi âm, quay phim, chụp ảnh tại nơi xử án phải được sự cho phép của chủ tọa phiên tòa." 15921,"Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam thường trú quy định như thế nào? Chào anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề này đang thắc mắc cần Ban biên tập hổ trợ như sau: Cho tôi hỏi người Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam thường trú thì được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong sớm nhận được phản hồi của Ban biên tập. Tôi chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Michale Phương (phuong***@gmail.com)","Theo Điều 2 Nghị định 136/2007/NĐ-CP quy định như sau: Công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu quốc gia hoặc giấy tờ khác phù hợp để xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định tại Nghị định này và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Như vậy, người có quốc tịch Việt Nam mới được cấp hộ chiếu Việt Nam. Theo quy định tại Điều 13 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014 thì: 1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này. 2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam phải có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Những trường hợp đó được quy định Luật quốc tịch Việt Nam 2008 bao gồm: a) Xin hồi hương về Việt Nam; b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam; e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài. Thủ tục cấp hộ chiếu đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được trở lại quốc tịch Việt Nam quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 08/2009/TTLT/BCA-BNG được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 08/2013/TTLT/BCA-BNG Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam thường trú. Để có thể hiểu rõ hơn nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết những quy định trên. Trân trọng!" 15109,Theo quy định mới nhất thì trường hợp nào phải tra cứu qua tàng thư căn cước công dân? Xin được hỏi.,"Theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 60/2021/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/07/2021) quy định về hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần tra cứu tàng thư căn cước công dân, trong đó: Các trường hợp phải tra cứu qua tàng thư căn cước công dân gồm: - Chứng minh nhân dân 9 số bị mất hoặc hư hỏng không thể xác định được đầy đủ nội dung thông tin trên Chứng minh nhân dân 9 số; - Khi cần xác minh, đối chiếu thông tin về công dân trong tàng thư căn cước công dân. Trân trọng!" 7427,"Trong trường hợp mẹ sang tên tài sản cho 01 trong 03 đứa con. Vậy cho hỏi, nếu sang tên có phải có sự đồng ý của các anh được không ạ?","*Trường hợp tài sản riêng của mẹ. Theo Điều 206 Bộ luật dân sự 2015 quy định đối với tài sản riêng thì việc định đoạt tài sản do chủ sở hữu tự mình quyết định. Như vậy, trường hợp này khi mẹ bạn sang tên cho 01 trong 03 đứa con không cần có sự đồng ý của 02 người con còn lại. *Trường hợp tài sản chung của gia đình (tài sản đứng tên hộ gia đình; tài sản do thừa kế chung...) Theo Khoản 2 Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 quy định việc định đoạt đối với tài sản chung của gia đình, cụ thể như sau: ""Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này."" Như vậy, nếu tài sản thuộc sở hữu chung của gia đình thì khi mẹ bạn sang tên cho 01 trong 03 đứa con phải sự đồng ý của 02 người con còn lại chấp thuận việc sang tên bằng văn bản theo quy định của pháp luật. Ban biên tập phản hồi đến bạn." 14992,"Vợ chồng tôi cưới nhau được sáu năm. Nay chúng tôi ly hôn và căn nhà mà chúng tôi đã sống thuộc quyền sở hữu riêng của chồng tôi. Tôi nghe nói, nếu tôi không có chỗ ở thì được quyền ở nhà anh ấy trong thời hạn một năm có đúng vậy không?","Theo Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quy định nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Căn cứ vào quy định nêu trên thì bạn được quyền lưu cư nhà chồng trong thời hạn sáu tháng (kể từ ngày bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật) chứ không phải một năm như bạn biết. Như vậy, nếu khó khăn về chỗ ở thì bạn có thể thoả thuận với anh ấy về chỗ ở của mình sau khi ly hôn." 30231,Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được quyền thăm con không?,"Căn cứ tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau: Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn 1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình. 2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Đối với trường hợp không cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì luật quy định cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Do đó, dù cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con nhưng không cấp dưỡng cho con thì vẫn có quyền thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Như vậy, người cấp dưỡng không cấp dưỡng cho con sau ly hôn vẫn có quyền được thăm con. Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được quyền thăm con không? (Hình từ Internet)." 15199,"Vợ chồng tôi có con và đã làm giấy khai sinh cho cháu, nhưng cháu không phải là con của chồng tôi. Hiện nay tôi đã li hôn với chồng tôi và cha của con tôi giờ muốn nhận con. Vậy tôi muốn thay đổi lại họ cho cháu để cháu mang họ cha đẻ có được không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015, bạn có thể thay đổi họ cho con bạn để cháu được mang họ cha đẻ khi làm thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Do bạn không nói rõ cha đẻ cháu bé là công dân Việt Nam hay người nước ngoài nên chúng tôi trả lời theo trường hợp chung và không có yếu tố nước ngoài như sau: Trước hết, vì bạn có đăng ký kết hôn với chồng cũ, nên theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, con bạn được pháp luật mặc nhiên quy định là con chung của bạn và chồng bạn. Do vậy, khi đăng ký khai sinh cho cháu, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ ghi đầy đủ cả phần khai về cha và phần khai về mẹ, trong đó phần khai về cha đứa trẻ có ghi tên chồng bạn. Trường hợp này nếu bạn muốn trong giấy khai sinh của con bạn không còn tên người cha đã ghi trong giấy khai sinh trước đây với lý do người cha đó không phải là cha đẻ của con bạn thì phải có những giấy tờ liên quan làm cơ sở cho việc yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chấp nhận, Ví dụ: bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật xác định người cha đó không phải là cha đẻ của con bạn (có nghĩa là bạn phải gửi Đơn kèm theo chứng cứ lên Tòa án cấp huyện nơi đang cư trú để Tòa án xem xét và ra Quyết định xác định con bạn không phải là con của chồng bạn nếu căn cứ rõ ràng). Trường hợp cháu là con chưa thành niên, bạn và cha đẻ của con bạn có thể trực tiếp làm thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn và cháu bé đang cư trú hoặc nơi cha đẻ của cháu đang cư trú theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 về đăng ký và quản lý hộ tịch, cụ thể là: “Điều 19. Đăng ký nhận cha, mẹ, con 1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú. 2. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây: a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha - con hoặc quan hệ mẹ - con; c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng. 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc. Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.”. Sau khi có Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, bạn phải làm thủ tục cải chính hộ tịch để thay đổi tên cha đẻ của cháu và thay đổi họ cho cháu sang họ của cha đẻ. Nếu con bạn dưới 14 tuổi thì thẩm quyền giải quyết việc thay đổi nội dung trong giấy khai sinh cho con bạn như nêu trên thuộc UBND xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký khai sinh trước đây cho con bạn; nếu con bạn từ đủ 14 tuổi trở lên thì thẩm quyền này thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Về thủ tục, nếu con bạn chưa đủ 18 tuổi thì người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch cho con là bạn hoặc cha đẻ của cháu. Bạn phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính giấy khai sinh của con bạn và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho con bạn. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho bạn một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch (nếu cần thiết bạn có thể xin cấp thêm bản sao Quyết định này). Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh của con bạn. Trên đây là tư vấn về thủ tục thay đổi họ cho con ngoài giá thú. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định số 123/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 1631,Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không đúng thời gian bị phạt bao nhiêu tiền?,"Tại Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi khoản 8 Điều 1 Nghị đinh 37/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau: 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. 2. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. 3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự; b) Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự. 4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự Theo đó, nếu bạn đến khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không đúng thời gian mà không có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật thì bạn sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng." 33967,"Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết... Chú tôi bệnh mất đột ngột. Chú có ít tài sản cá nhân như xe máy, tiền gửi ngân hàng, một quán cà phê nho nhỏ (do tôi đang quản lý)… Chú độc thân và rất thương tôi. Trường hợp này, tôi có được hưởng di sản thừa kế của chú hay không (cả nhà tìm nhưng không thấy di chúc của chú)?","Căn cứ theo Điều 675, 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì do người chết không có di chúc nên di sản của ông ấy sẽ được chia thừa theo pháp luật và theo thứ tự sau đây 1. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; 2. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; 3. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Lưu ý, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, bạn là cháu nên bạn thuộc hàng thừa kế thứ 3 và bạn chỉ được hưởng thừa kế khi không có ai ở hàng thừa kế thứ 1 và 2 hoặc những người thừa kế ở hàng thừa kế này không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản." 17314,Có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn không?,"Căn cứ quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn cụ thể như sau: Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn 1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. 2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. 4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. 5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: a) Người thân thích; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ."" Theo đó có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ sau: - Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; - Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Trân trọng!" 6933,Cho tôi hỏi: Năm 1989 gia đình tôi được xã cấp cho một lô đất phục hóa vùng đồi đến năm 1993 UBND xã thu 100 nghìn đồng gọi là lệ phí đất ở đến năm 2003 đoàn quy hoạch đo quy hoạch khu đất của tôi và đã vẽ sơ đồ tĩnh mã thuế đất ở và gia đình tôi đã làm nhà ở trên khu đất đó từ ngày được giao đến bây giờ.Kể từ 2003 đến nay hàng năm gia đình tôi phải nộp thuế đất ở.   Theo hướng dẫn của UBND xã gia đình tôi phải làm đơn tự nguyên trả toàn bộ diện tích đất được giao phục hóa nói trên và phải làm đơn xin được cấp quyền sử dụng đất và một đơn tự nguyện nộp lệ phí 20 triệu đồng để được cấp một suất đất ở trên tổng diện tích lô đất nói trên .Như vậy gia đình tôi phải làm gì có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không và nếu được cấp thì gia đình tôi phải làm những thủ tục gì và phải nộp những khoản phí  gì,"1. Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu: Trường hợp 1: nếu gia đình bạn sử dụng ổn định đất và lưu giữ được các loại giấy tờ như đã trình bày như: (i) giấy tờ giao đất; (ii) giấy tờ thu tiền khi nhà nước giao đất; (iii) bản đồ hiện trạng/quy hoạch thửa đất và các biên lai thu thuế đất ở thì được coi là có giấy tờ về quyền sử dụng đất, khi nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất (Điều 100 Luật Đất đai). Trường hợp 2: trường hợp gia đình bạn không lưu giữ được giấy tờ về đất nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ 1989 đến nay và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Điều 101 Luật Đất đai). 2. Về việc nộp tiền sử dụng đất khi nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai quy định: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất; việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là quy hoạch) hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau: a) Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức công nhận đất ở theo quy định thì toàn bộ diện tích thửa đất được công nhận là đất ở. Trường hợp thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở; trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống đó; b) Đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ theo diện tích thực tế đã xây dựng công trình đó; hình thức sử dụng đất được công nhận như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài; c) Đối với thửa đất có cả nhà ở và công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận theo như quy định tại Điểm a; phần diện tích còn lại đã xây dựng công trình sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì được công nhận theo quy định tại Điểm b; d) Đối với phần diện tích đất còn lại sau khi đã được xác định theo quy định tại các Điểm a, b và c thì được xác định là đất nông nghiệp; nếu do gia đình trực tiếp sản xuất thì được nhà nước công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong phạm vi công nhận đất nông nghiệp, phần vượt quá chuyển sang đất thuê của nhà nước. Nếu gia đình không thực tế sử dụng đất thì nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo hình thức cho thuê đất. Như vậy, trong các trường hợp như phân tích trên đây, không có trường hợp nào phải thực hiện theo như yêu cầu của chính quyền mà bạn đã trình bày. Bạn đối chiếu với quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình nhé. Đối với yêu cầu của UBND xã, bạn có thể đề nghị họ cung cấp văn bản làm căn cứ cho các yêu cầu của họ và khiếu nại về toàn bộ nội dung vụ việc lên Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện để được giải quyết." 29374,Cung cấp sai thông tin về tôn giáo khi làm căn cước công dân sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?,"Tại Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền; b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác; b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; c) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. 4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả; c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật. 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 2, điểm a khoản 3 và các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm đ khoản 4 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều này. Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp bạn khai sai thông tin về tôn giáo khi đi làm căn cước công dân thì có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Cung cấp sai thông tin về tôn giáo khi làm căn cước công dân bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)" 32489,"Xin chào các luật sư ! Vào khoảng 2009, tôi có mua 1 miếng đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông, Hà Nội. Ngày đó vẫn chưa có giấy tờ, số lô, số thửa gì, và thức tế không biết đất nằm ở đâu, bạn bè tôi gọi đó là mua lúa non, và hợp đồng tôi mua là giao kèo viết tay được đánh máy bên A và bên B, kèm theo 1 giấy ủy quyền đánh máy để sau này đi bốc đất thì tôi sẽ là người đi bốc. Nhưng ngày đó lại không có 1 xác nhận hay công chứng gì cả, chỉ đơn giản là giao kèo mua bán giữa 2 bên, người ngoài gọi đó là mua ''trên trời''. Nay tôi đã bốc đất và biết đất ở đâu. nhưng tất cả giấy tờ vẫn đứng tên chủ cũ, tôi chỉ là người đi nhận hộ chủ cũ, và người ta bảo sau này làm sổ đỏ cũng làm tên chủ cũ. vậy tôi xin hỏi trường hợp tôi mua có vấn đề gì không? Trong trường hợp đất tăng giá cao, nếu chủ cũ không hợp tác và quay lại không bán nữa thì làm thế nào? Và các ủy quền mua bán đó chủ cũ hủy thì có vấn đề gì không?","- Trường hợp bạn nêu có lẽ cũng tương đối phổ biến trong thời gian vừa qua. Như những gì bạn đề cập thì thấy, nội dung ủy quyền của bạn không liên quan gì đến việc mua bán giữa bạn với bên bán do đó, quyền sở hữu vẫn thuộc về người bán là đúng và vì vậy sau này sổ đỏ cũng sẽ do người bán đứng tên. Trường hợp sau này do giá đất tăng (hoặc vì lý do khác) mà chủ cũ không bán thì các bên thương lượng để giải quyết việc mua bán, nếu không được thì có quyền khởi kiện, bên nào có lỗi gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường. - Như trên đã nêu, nội dung ủy quyền không liên quan đến việc mua bán nên bạn không có cơ sở để xác lập chủ quyền của mình đối với tài sản. Ngoài ra, giấy ủy quyền cũng sẽ hết hiệu lực khi bên ủy quyền chấm dứt việc ủy quyền, bên ủy quyền không còn tồn tại,... Vì vậy ""ủy quyền mua bán"" như bạn nêu có thể nảy sinh nhiều vấn đề." 30366,Quy trình bầu cử Chủ tịch Quốc hội như thế nào?,"Căn cứ khoản 2 Điều 32 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định quy trình bầu cử Chủ tịch Quốc hội như sau: Bước 1 : Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào các chức danh Chủ tịch Quốc hội. Bước 2 : Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội khóa trước có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan; Bước 3 : Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Bước 4 : Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có); Bước 5 : Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch Quốc hội. Bước 6 : Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu. Bước 7 : Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín. Bước 8 : Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết; Bước 9 : Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội. Bước 10 : Quốc hội thảo luận. Bước 11 : Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết. Bước 12 : Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết. Bước 13 : Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ. Trân trọng!" 11869,Điều kiện để kết hôn là gì?,"Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn như sau: Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Như vậy, hiện nay Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới, nên điều kiện đầu tiên là việc kết hôn phải xuất phát từ hai phía nam và nữ. Quy định về điều kiện kết hôn phải tuân theo các điều kiện sau: - Nam nữ từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên - Việc kết hôn phải do hai bên tự nguyện quyết định - Nam, nữ hoặc cả hai không bị mất năng lực hành vi dân sự - Việc kết hôn không thuộc các trường hợp bị cấm như sau: + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc ngược lại người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ. + Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; + Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; + Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, + Giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, + Giữa cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì không được phép kết hôn đúng không? (Hình từ Internet)" 28234,Nơi thường trú là gì?,"Tại khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú." 13695,"Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong tổ chức trưng cầu ý dân?","Tại Điều 19 Luật trưng cầu ý dân 2015 nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong tổ chức trưng cầu ý dân được quy định như sau: Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ 1. Chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các công việc trong tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật. 2. Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân. 3. Bảo đảm về kinh phí và các điều kiện cần thiết khác phục vụ việc tổ chức trưng cầu ý dân; hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí trong tổ chức trưng cầu ý dân. 4. Phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân. 5. Phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong kiểm tra, giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong tổ chức trưng cầu ý dân: + Chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các công việc trong tổ chức trưng cầu ý dân. Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình tổ chức trưng cầu ý dân. + Bảo đảm về kinh phí và các điều kiện cần thiết khác phục vụ việc tổ chức trưng cầu ý dân; hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí trong tổ chức trưng cầu ý dân. Phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân. Phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong kiểm tra, giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân." 25881,Tôi đang tính mua căn nhà cấp 4 với giá 340 triệu và có đặt cọc 30 triêu có văn bản. Bên A cam kết không tranh chấp và có ghi nếu không mua sẽ bị mất cọc nhưng khi tôi tìm hiểu bên phòng tài nguyên môi trường thì được biết căn nhà nói trên là xây dựng không phép và lô đất đó là đất vườn không đuọc phép xây dựng nhà nên tôi không mua nữa mà bên A không chịu trả lại tiền cọc. Tôi có phải làm đơn nhờ tòa án giải quyết hay không và có khả năng lấy lại được tiền đặt cọc hay không.,"Bản chất của việc đặt cọ nhằm hướng tới thực hiện một giao dịch cụ thể là Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng mua bán nhà trong trường hợp này. Cả hai bên tham gia đều phải ý thức được mục đích và yêu cầu của việc đặt cọc, cũng như nghĩa vụ, quyền lợi trong việc đặt cọc. Với thông tin bạn cung cấp thì trường hợp này người nhận đặt cọc phải biết rõ tính chất của thừa đất là có được phép hay không được phép xác lập giao dịch. Về phần bạn, bạn cũng chưa có tìm hiểu thông tin liên quan tới tài sản này nên mới xảy ra trường hợp như vậy. Theo thông tin bạn cung cấp và theo quy định pháp luật trường hợp này Hợp đồng đặt cọc có thể rơi vào tình trạng vô hiệu nên người nhận đặt cọc phải trả lại tiền cho bạn. Để giải quyết việc này bạn và người đó có thể thương lượng tự giải quyết hoặc khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án có thẩm quyển để lấy lại số tiền đã đặt cọc." 22012,Thời gian gọi nhập ngũ có phụ thuộc vào ngày sinh không?,"Thời gian gọi nhập ngũ có phụ thuộc vào ngày sinh không? Sắp tới em đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà đậu, em sinh ngày 21/12 thì sẽ đi nhập ngũ vào thời gian nào ạ?" 20146,"Cuộc sống gia đình tôi rất căng thẳng do chồng tôi công khai ngoại tình với người khác. Không những vậy, anh ấy còn không có trách nhiệm với gia đình, về nhà luôn cáu gắt. Tôi rất mệt mỏi nên đã nhiều lần làm đơn ly hôn nhưng chồng tôi không ký. Đề nghị Luật sư tư vấn nếu chồng tôi không đồng ý thì tôi có thể ly hôn không, nếu có thể thì phải gửi đơn đến Tòa nào để được giải quyết? (Lê Phương - Lạng Sơn)","Luật gia Trần Thị Yến - Công ty TNHH Luật Everest - trả lời: Chúng tôi trích dẫn một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật HN&GĐ) và Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 (BLTTDS) để chị tham khảo, như sau: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.” (khoản 1 Điều 19 Luật HN&GĐ) “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.” (khoản 1 Điều 51 Luật HN&GĐ) “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.” (khoản 1 Điều 56 Luật HN&GĐ) “Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án: 1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn...”(khoản 1 Điều 27 BLTTDS). “Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về…, hôn nhân và gia đình quy định tại…, Điều 27 của Bộ luật này” ( khoản 1 Điều 33 BLTTDS) “a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân… có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về…, hôn nhân và gia đình,… tại các Điều… 27,… của Bộ luật này; b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân… giải quyết những tranh chấp về hôn nhân và gia đình,… quy định tại các Điều…, 27... của Bộ luật này” (khoản 1 Điều 35 BLTTDS). Như vậy, chị hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn mà không cần chồng chị đồng ý. Sau khi hòa giải không thành, Tòa án có thể giải quyết cho anh chị ly hôn bởi chồng chị đã vi phạm trầm trọng nghĩa vụ của người chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Về thẩm quyền giải quyết, chị có thể gửi đơn tới TAND cấp huyện nơi chồng chị cư trú, làm việc để được giải quyết." 33059,Bổ sung quy định về thủ tục đăng ký cấp biển số xe ô tô trúng đấu giá?,"Đây là nội dung quy định mới mới được Bộ Công an đề xuất bổ sung tại Điều 27 Dự thảo Thông tư về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới . Theo đó, thủ tục đăng ký, cấp biển số xe ô tô trúng đấu giá được đề xuất thực hiện theo các bước như sau: Bước 1: Người trúng đấu giá biển số xe ô tô đưa xe đến Phòng Cảnh sát giao thông nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở hoặc phòng Cảnh sát giao thông nơi quản lý biển số xe trúng đấu giá để kiểm tra xe. Bước 2: Cung cấp mã hồ sơ xe đăng ký xe trực tuyến; ký số hoặc ký trực tiếp vào giấy khai đăng ký xe và nộp hồ sơ. Bước 3: C án bộ đăng ký xe kiểm tra hồ sơ xe, thực tế xe bảo đảm hợp lệ thì nhận giấy hẹn trả kết quả đăng ký, nộp lệ phí đăng ký xe theo quy định. Trường hợp chủ xe có nhu cầu nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích thì đăng ký với đơn vị dịch vụ bưu chính công ích. Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký xe trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe hoặc từ đơn vị dịch vụ bưu chính công ích chuyển đến. Trân trọng!" 30691,"Khi ly hôn, vợ nuôi các con nên được chia đất ruộng để sản xuất nhưng người chồng không bàn giao ruộng, không cho vợ cấy lúa, trồng rau trên diện tích đất ruộng được chia. Vậy, người vợ cần phải làm gì để nhận được ruộng?","- Vợ làm đơn gửi cơ quan thi hành án tiến hành buộc chồng phải giao đất cho vợ sản xuất, nuôi con; - Chấp hành viên của cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án và tổ chức giao diện tích đất ruộng cho người vợ (có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý đất về đất đai cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất được chuyển giao." 25181,"Nhà tôi mới được giao đất tháng 6 năm 2013, đến tháng 12 năm 2013 tôi muốn chuyển nhượng thửa đất này nhưng địa chính tại xã tôi nói rằng tôi là hộ có đủ điều kiện và nhu cầu mới được giao đất, vị vậy nếu chuyển nhượng ngay thì sẽ không đúng với quá trình xét duyệt tại xã ( Vì không thực sự có nhu cầu về đất ở), tôi có lý do là đi làm ăn xã, không quản lý trông nom thửa đất được nên muốn chuyển nhượng, nhưng địa chính xã vẫn nhất quyết không làm cho tôi. Vậy xin hỏi Luật sư là việc này đúng hay sai, và tuân thủ theo điều nào của Luật đất đai.","Gia đinh bạn được chính quyền địa phương xét duyệt giao đất là nhằm thực hiện chính sách giúp mọi gia đình đều có đất canh tác để trồng trọt, chăn nuôi, tăng gia sản xuất vượt lên đói nghèo... đó chính là mục đích tốt đẹp của việc cải cách chính sách về đất đai mang lại cho bộ mặt nông thôn ngày nay. Do vậy, việc giao đất này có kèm điều kiện về thời gian tối thiểu sử dụng nhằm đảm bảo mục đích như đã nói. Nếu mới vừa được giao đất mà gia đình bạn đã tính đến việc chuyển nhượng cho người khác khiến chính quyên địa phương lúng túng và dễ gây ra hiểu lầm là gia đình bạn ko thuộc đối tượng để giao đất nên sau khi có đất đã chuyển nhượng vì mục đích thương mại. Nếu gia đình bạn vì hoàn cảnh phải đi làm ăn xa, không có điều kiện trực tiếp canh tác đất thì nên trình bày để chính quyền địa phương biết và giải quyết trên cơ sở hợp tình lý, vừa đảm bảo vệ chính sách đất đai vừa đảm bảo các lợi ích của gia đình bạn." 15452,"Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định như thế nào theo Bộ luật Dân sự 1995? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Ngọc My là sinh viên năm 3 trường Đại học Trà Vinh, tôi có tìm hiểu về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự qua các thời kì, có vấn đề thắc mắc nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định như thế nào theo Bộ luật Dân sự 1995? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)","Căn cứ theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Dân sự 1995, trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định như sau: 1- Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện, thì người có quyền có thể gia hạn để người có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành, thì theo yêu cầu của người có quyền, người có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với người có quyền, thì người này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2- Trong trường hợp người có nghĩa vụ chậm trả tiền, thì người đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo Bộ luật Dân sự 1995. Để hiểu rõ và chi tiết và rõ hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Bộ luật Dân sự 1995. Trân trọng!" 98,"Bạn Phùng Trung Kiên (Lạng Sơn) hỏi: Tôi kết hôn, trong thời kỳ hôn nhân hai vợ chồng có 02 con chung, nay tình cảm có nhiều vấn để trục trặc vì có nghi ngờ đứa con thứ 2 không phải là con tôi. Tôi làm đơn ra Tòa xin ly hôn và xem xét con có phải là con chung hay không. Xin hãy tư vấn cho tôi phải làm những gì?","Tại Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Như vậy, nếu vợ chồng bạn sống cùng nhau mà không có tình cảm, tình trạng vợ chồng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được nên bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn cho bạn. Tại Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về vấn đề xác định cha mẹ như sau: “1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng… 2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”. Như vậy, bạn nghi ngờ cháu thứ 2 không phải con mình, bạn làm đề nghị Tòa án xem xét, cho Giám định quan hệ huyết thống để xác định có phải là con bạn hay không? Từ đó sẽ xác định được con chung của 2 vợ chồng." 27308,"Cho tôi hỏi quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam giai đoạn 1999-2009 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Minh Hằng - Long An","Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam giai đoạn 1999-2009 được quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 1998, theo đó: 1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai, thì có quốc tịch Việt Nam. 2. Trong trường hợp người nói tại khoản 1 Điều này chưa đủ 15 tuổi mà tìm thấy cha mẹ đều có quốc tịch nước ngoài, cha hoặc mẹ có quốc tịch nước ngoài, người giám hộ có quốc tịch nước ngoài, thì người đó không còn quốc tịch Việt Nam; đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó. Trên đây là tư vấn về quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam giai đoạn 1999-2009. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 6988,"Trường hợp nào được cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao?","Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định trường hợp được cấp, gia hạn hộ chiếu ngoại giao như sau: - Người có hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ bị mất, hỏng, hết trang hoặc hết thời hạn sử dụng trong thời gian công tác ở nước ngoài; - Người đang là thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài có thay đổi về chức vụ; - Người đang ở nước ngoài được bổ nhiệm làm thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài; - Vợ, chồng, con chưa đủ 18 tuổi đang ở nước ngoài đi thăm, đi theo, con mới sinh ở nước ngoài của thành viên Cơ quan đại diện hoặc cơ quan thông tấn, báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài. Hướng dẫn điền tờ khai cấp hộ chiếu ngoại giao chi tiết, mới nhất 2024? (Hình từ Internet)" 17957,Hồ sơ làm hộ chiếu phổ thông tại Việt Nam gồm những gì?,"Căn cứ theo Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 3 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 quy định về việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước như sau: Cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước 1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. 2. Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm: a) Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất còn giá trị sử dụng đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu còn giá trị sử dụng bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 của Luật này; b) Bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi chưa được cấp mã số định danh cá nhân; trường hợp không có bản sao Giấy khai sinh, trích lục khai sinh thì nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu; c) Bản sao giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi; trường hợp không có bản sao thì nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. ... Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ làm hộ chiếu phổ thông tại Việt Nam gồm những giấy tờ sau đây: - Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước. Tải mẫu tờ khai tại đây: Tải về - 02 ảnh chân dung; - Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước. - Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng." 5679,"Tôi có người em trai lập gia đình năm 1996 (có đăng ký kết hôn) và có 3 đứa con. Khi em trai tôi bị bệnh, em dâu đã bỏ chồng, con đi theo người đàn ông khác. Pháp luật xử lý hành vi trên như thế nào?","Theo quy định của pháp luật, nếu đúng như chị trình bày và có đủ cơ sở xác định thì người em dâu của chị có thể bị xử lý về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Về xử lý hành chính : Theo Khoản 1, Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24-9-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; Việc xử lý hình sự: Vi phạm này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 147 Bộ luật Hình sự năm 1999: Với hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Trường hợp đã có quyết định của Tòa án buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm." 14784,Hiện tại vì nhiều lí do nên tôi muốn ly hôn với chồng tôi. Hiện chúng tôi đã sống ly thân được gần 2 năm. Chúng tôi có một con gái lên 2 tuổi. Tôi muốn làm thủ tục ly hôn với chồng tôi nhưng vì chồng tôi không thuận tình ly hôn nên không giao giấy tờ gì cho tôi để tôi làm thủ tục ly hôn. Hiện tôi không giữ giấy kết hôn cũng như giấy tờ liên quan đến nơi cư trú của chồng tôi. Vậy hồ sơ xin ly hôn của tôi cần thiết phải có những gì? Nếu tôi không có đủ giấy tờ theo quy định thì tôi phải làm gì để tiến hành thủ tục ly hôn được với chồng tôi? Rất mong luật sư tư vấn giúp tôi để tôi nắm rõ hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn!,Hồ sơ khởi kiện ly hôn bao gồm: - Đơn yêu cầu tòa án xử ly hôn; giấy chứng nhận kết hôn. - Chứng minh nhân dân của người yêu cầu. - Xác nhận nơi cư trú của chồng. - Giấy khai sinh của con. - Giấy tờ xác minh tài sản chung (nếu yêu cầu chia tài sản vợ chồng). Bạn có thể đến nơi đã đăng ký kết hôn để lấy bản trích lục giấy chứng nhận kết hôn. 22289,"Năm 1999 tôi có mua 1 miếng đất mặt tiền đường 184m2 mua bằng giấy tay, năm 2000 tôi xây nhà, sau đó đến năm 2006 tôi làm giấy CNQSDĐ là cây lâu năm, gần đây tôi có nghe thông tin nhà mình sắp vào diện giải tỏa làm đường, (có 1 con đường băng ngang nhà tôi) nên vào tháng 8/2011  tôi có nhờ người làm giấy  để chuyển mục đích sử dụng đất, theo như bản vẽ thì đất tôi chuyển mục đích đất ở là 72m2, phần còn lại là lộ giới. ( vì thời gian hợp thức hóa không còn kip). Tháng 9/2011 khi tôi làm xong giấy tờ thì dự án đó cũng vừa được thông qua.  xin cho tôi hỏi nếu giải phóng mặt bằng thì nhà tôi sẽ được đền bù ntn, phần nhà tôi xây năm 2000, diện tích khoảng 120m2. Tôi có được dền bù thêm QSH nhà không.","Theo nội dung bạn trình bày thì gia đình bạn đã có giấy tờ sở hữu hợp pháp nên sẽ được đền bù, hỗ trợ, tái định cư về đất ở theo quy định pháp luật. Ngôi nhà của bạn có thể hiện trong giấy chứng nhận không? Mặc dù thời điểm xây nhà năm 2000, ngôi nhà xây dựng trên đất nông nghiệp là không đúng pháp luật nhưng nay đất đã được chuyển mục đích là đất ở thì ngôi nhà đó được phép tồn tại theo Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ hướng dẫn điều 121 luật xây dựng. Khi thu hồi đất thì ngôi nhà đó được đền bù theo quy định pháp luật. Cụ thể Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg ngày 28/2/2005 quy định như sau: ""Đối với trường hợp một phần công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng thì được xử lý như sau : a) Trường hợp thực hiện ngay quy hoạch xây dựng, chủ công trình xây dựng phải phá dỡ phần không phù hợp với quy hoạch xây dựng và được đền bù theo quy định của pháp luật. Phần diện tích mặt bằng khu đất còn lại được phép xây dựng nhưng phải tuân theo quy hoạch xây dựng, quy định về kiến trúc, cảnh quan của khu vực, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng và được xử lý cụ thể như sau : - Nếu phần diện tích đất còn lại nhỏ hơn 15 m2 có chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng nhỏ hơn 3 m thì không được phép xây dựng. - Nếu phần diện tích đất còn lại từ 15 m2 đến nhỏ hơn 40 m2 có chiều rộng mặt tiền từ 3 m trở lên và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3 m trở lên thì được phép xây dựng không quá 2 tầng. - Các trường hợp còn lại được phép xây dựng nhưng phải tuân theo quy hoạch xây dựng được duyệt. b) Trường hợp chưa thực hiện quy hoạch xây dựng thì được phép tồn tại theo hiện trạng. Nếu chủ công trình có nhu cầu nâng cấp, sửa chữa, cải tạo công trình ở phần không phù hợp quy hoạch xây dựng thì phải xin cấp phép xây dựng tạm có thời hạn. Trường hợp chủ công trình có nhu cầu nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới ở phần diện tích không trái với quy hoạch xây dựng và phần diện tích này có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản này thì phải xin cấp phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng. Khi thực hiện quy hoạch xây dựng, chủ công trình phải thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.""" 19608,Thủ tục đăng ký khai sinh năm 2023 như thế nào?,"Theo nội dung quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 và tiểu mục 1 Mục C Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 , thủ tục làm giấy khai sinh bao gồm những bước sau: Bước 1: - Nếu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp: người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ đăng ký khai sinh tại Bộ phận một cửa của UBND cấp xã có thẩm quyền; Nộp lệ phí nếu thuộc trường hợp phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh; Nộp phí cấp bản sao Giấy khai sinh nếu có yêu cầu cấp bản sao Giấy khai sinh. - Nếu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến: người có yêu cầu đăng ký khai sinh truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh, đăng ký tài khoản (nếu chưa có tài khoản), xác thực người dùng theo hướng dẫn, đăng nhập vào hệ thống, xác định đúng Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền. Người có yêu cầu đăng ký khai sinh trực tuyến cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác đăng ký khai sinh (cung cấp trên Cổng dịch vụ công), đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định; Nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định pháp luật, hoàn tất việc nộp hồ sơ. Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, thống nhất, hợp lệ của hồ sơ. + Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ; nếu tiếp nhận hồ sơ sau 15 giờ thì có Phiếu hẹn, trả kết quả cho người có yêu cầu trong ngày làm việc tiếp theo (nếu người có yêu cầu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp). Hoặc gửi ngay Phiếu hẹn, trả kết quả qua thư điện tử hoặc gửi tin nhắn hẹn trả kết quả qua điện thoại di động cho người có yêu cầu (nếu người có yêu cầu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến); Chuyển hồ sơ để công chức làm công tác hộ tịch xử lý. + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì có thông báo cho người yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung để người có yêu cầu bổ sung, hoàn thiện. Sau khi hồ sơ được bổ sung, thực hiện lại bước trên + Trường hợp người có yêu cầu đăng ký khai sinh không bổ sung, hoàn thiện được hồ sơ thì báo cáo Trưởng bộ phận một cửa có thông báo từ chối giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh. Bước 3: Công chức tư pháp - hộ tịch thẩm tra hồ sơ (thẩm tra tính thống nhất, hợp lệ của các thông tin trong hồ sơ, giấy tờ, tài liệu do người yêu cầu nộp, xuất trình hoặc đính kèm). + Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, hoàn thiện hoặc không đủ điều kiện giải quyết, phải từ chối thì gửi thông báo về tình trạng hồ sơ tới Bộ phận một cửa để thông báo cho người nộp hồ sơ - thực hiện lại bước (ii) hoặc (iii); + Trường hợp cần phải kiểm tra, xác minh làm rõ hoặc do nguyên nhân khác mà không thể trả kết quả đúng thời gian đã hẹn thì công chức làm công tác hộ tịch lập Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả, trong đó nêu rõ lý do chậm trả kết quả và thời gian hẹn trả kết quả, chuyển Bộ phận một cửa để trả cho người có yêu cầu (nếu người có yêu cầu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp). Hoặc gửi Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả qua thư điện tử hoặc gửi tin nhắn qua điện thoại di động cho người có yêu cầu (nếu người có yêu cầu lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến). + Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đúng quy định, trường hợp tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh theo hình thức trực tiếp, thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, cập nhật thông tin đăng ký khai sinh trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, lưu chính thức và chuyển thông tin đến CSDLQGVDC để lấy Số định danh cá nhân. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh theo hình thức trực tuyến, công chức tư pháp - hộ tịch gửi lại biểu mẫu Giấy khai sinh điện tử với thông tin đầy đủ cho người yêu cầu qua thư điện tử hoặc thiết bị số. Người yêu cầu có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của các thông tin trên biểu mẫu Giấy khai sinh điện tử và xác nhận (tối đa một ngày). Nếu người có yêu cầu xác nhận thông tin đã thống nhất, đầy đủ hoặc không có phản hồi sau thời hạn yêu cầu thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc ghi nội dung vào Sổ đăng ký khai sinh, cập nhật thông tin đăng ký khai sinh trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, lưu chính thức và chuyển thông tin đến CSDLQGVDC để lấy Số định danh cá nhân. Bước 4: Sau khi CSDLQGVDC trả về Số định danh cá nhân, công chức tư pháp - hộ tịch in Giấy khai sinh, trình Lãnh đạo UBND ký, chuyển tới Bộ phận một cửa để trả kết quả cho người có yêu cầu Bước 5: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh kiểm tra thông tin trên Giấy khai sinh, trong Sổ đăng ký khai sinh và ký tên vào Sổ đăng ký khai sinh, nhận Giấy khai sinh. Trân trọng!" 3916,Đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến,"Căn cứ Khoản 2 Điều này đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến thực hiện như sau: a) Hồ sơ - Giấy giới thiệu di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy giới thiệu di chuyển quân nhân dự bị; - Phiếu quân nhân dự bị. b) Trình tự thực hiện Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới, công dân có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến tại nơi cư trú. Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hướng dẫn cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến; vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ hoặc Sổ đăng ký quân nhân dự bị; lập Phiếu quân nhân dự bị. Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp kết quả báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổng hợp, quản lý danh sách công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đến, Phiếu quân nhân dự bị; vào Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ hoặc Sổ đăng ký quân nhân dự bị. Trân trọng!" 28043,"Rất nhiều trường hợp sau khi cho con nuôi, cha mẹ đẻ lại hối hận và muốn nhận lại con của mình. Vậy khi nào cha mẹ đẻ được thay đổi quyết định cho con nuôi?","Khoản 3 Điều 9 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định: Trường hợp những người liên quan do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi sau đó muốn thay đổi ý kiến, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến, những người liên quan phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Hết thời hạn này, những người liên quan không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi. Như vậy, theo quy định trên thì sau khi cho con nuôi cha mẹ vẫn có thể thay đổi ý định nếu: chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý là việc thay đổi này chỉ được thực hiện trong vòng 15 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã lấy ý kiến về việc cho con nuôi. Hết thời hạn này, cha mẹ đẻ không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi. Trân trọng!" 6585,Cặp bồ với người có gia đình bị xử lý hành chính như thế nào?,"Theo đó, một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại điểm khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau: Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình ... 2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; ... Trong đó, chung sống với người đã có vợ, có chồng được giải thích cụ thể tại khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau: Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 7. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau: Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn; d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình; đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này. Như vậy, hành vi cặp bồ với người có gia đình có thể bị phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Trân trọng!" 12035,"Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thùy Duyên, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Thùy Duyên (thuyduyen*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu được quy định cụ thể như sau: - Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. - Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Trên đây là nội dung tư vấn về quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trân trọng!" 4203,Theo quy định thì bàn chân có dư 1 ngón mà không cắt bỏ thì có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không ạ? Mong sớm nhận phản hồi.,"Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP , có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe khi tuyển quân như sau: + Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự. + Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. + Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS. Đồng thời, theo Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì: Cách phân loại sức khỏe được tính như sau: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau: a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; Theo Số thứ tự 106 Mục II Phụ lục 1: Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì: Tật thừa ngón tay, ngón chân được tính điểm như sau: - Chưa cắt bỏ, điểm 3T - Đã cắt bỏ, nếu: + Không ảnh hưởng đến hoạt động của bàn tay, bàn chân; điểm 1 + Ít ảnh hưởng đến hoạt động của bàn tay, bàn chân; điểm 2 + Ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của bàn tay, bàn chân; điểm 4 => Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì bàn chân dư 1 ngón chưa cắt bỏ sẽ được xếp sức khỏe loại 3 tạm thời (không có các bệnh tật khác) . Vậy nên, nếu thừa 1 ngón chân của một bàn chân vav các điều kiện khác đảm bảo thì vẫn đáp ứng tiêu chuẩn để tham gia nghĩa vụ quân sự. Trân trọng!" 10443,"Chồng tôi ngoại tình tôi có được quyền đơn phương ly hôn hay không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Như, sống tại Hà Nội. Tôi và chồng tôi kết hôn từ năm 2015 và chưa có con chung. Gần đây tôi phát hiện chồng tôi ngoại tình với đồng nghiệp cùng cơ quan, chồng tôi rất ít khi về nhà và cuộc sống gia đình thường xảy ra mâu thuẫn. Cho tôi hỏi nếu tôi làm đơn xin đơn phương ly hôn thì Tòa án có chấp nhận yêu cầu của tôi hay không? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)","Khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định: ""Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình"". Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 thì ""Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn"". Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: ""Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được"". Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì bạn có quyền gửi đơn để yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn của mình. Việc chồng bạn ngoại tình đã vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng, nếu bạn chứng minh được hành vi ngoại tình của chồng bạn làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu ly hôn. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về ly hôn theo yêu cầu của một bên. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân Gia đình 2014. Trân trọng!" 22134,"Chuyển đổi giới tính được pháp luật dân sự mới quy định như thế nào? Tôi sinh ra đã là một người đồng tính, nay biết Việt Nam cho phép công dân có quyền chuyển đổi giới tính của mình tôi rất mừng. Anh chị cho tôi hỏi việc chuyển đổi giới tính được quy định cụ thể như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ quý anh chị!","Theo quy định hiện hành tại Bộ Luật dân sự 2015 thì việc chuyển đổi giới tính được quy định như sau: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Quy định về chuyển đổi giới tính được quy định tại Điều 37 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 13609,"Bạn tôi đang ở trại cai nghiện, vừa rồi có hội thi kỷ niệm ngày thành lập trại giam nên bạn tôi có tham gia phong trào nhiệt tình và được bằng khen của Hội đồng khen thưởng. Vậy cho tôi hỏi bạn tôi có được giảm thời hạn còn lại trong cơ sở cai nghiện không?","Theo Khoản 1 Điều 19 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc: Học viên đã chấp hành một nửa thời hạn quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại. - Học viên có tiến bộ rõ rệt là người nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế, quy trình cai nghiện tại cơ sở, tích cực lao động, học tập, tham gia các phong trào chung của cơ sở và được Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi tắt là Hội đồng) công nhận. - Học viên lập công là người dũng cảm cứu người, cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của người khác và được Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc khen thưởng; có sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động, sản xuất, được cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận; có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và được tặng giấy khen của Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên; Như vậy, trường hợp bạn của bạn nếu đã chấp hành một nửa thời hạn quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng như có bằng khen của Hội đồng khen thưởng thì sẽ được giảm thời hạn còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trân trọng!" 6186,Xin hỏi luật sư những điểm cơ bản về chia tài sản khi ly hôn. Xin cảm ơn!,"1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau: Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn; Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. 2. Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. 3. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác. 4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia: “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng. “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn. “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn. 5. Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc. 6. Giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trên đây là 6 nguyên tắc cơ bản khi giải quyết về tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Anh nghiên cứu vận dụng." 15731,Bị gù thì không phải đi nghĩa vụ quân sự?,"Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP , có quy định: Cong gù cột sống: - Đã ổn định (không tiến triển, không gây viêm rò, đau mỏi): Điểm 4 - Ảnh hưởng tới mang vác, vận động, chạy nhảy: Điểm 5 - Nặng: do di chứng bại liệt, di chứng chấn thương hoặc do lao cột sống phá hủy đốt sống: Điểm 6 Theo khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5; - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. Như vậy trường hợp cong gù cột sống sẽ có sức khỏe loại 4, 5 và 6. Và điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQ P quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau: Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Như vậy, từ các quy định trên người bị cong gù cột sống không đủ điều kiện sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự." 15557,"Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoài Nam, có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Cho tôi hỏi: Phong tục, tập quán về Hôn nhân và gia đình của các dân tộc được áp dụng như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình thì: Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này được áp dụng. Đồng thời, vấn đề này còn được hướng dẫn theo Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Nghị định 126/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau: Điều 2. Nguyên tắc áp dụng tập quán 1. Tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình. 2. Việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình. 3. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng. Điều 3. Thỏa thuận về áp dụng tập quán 1. Quy định các bên không có thỏa thuận tại Khoản 1 Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình được hiểu là các bên không có thỏa thuận về áp dụng tập quán và cũng không có thỏa thuận khác về vụ, việc cần được giải quyết. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về tập quán được áp dụng thì giải quyết theo thỏa thuận đó; nếu các bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này. Điều 4. Giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán 1. Trường hợp giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo. 2. Trường hợp hòa giải không thành hoặc vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì Tòa án giải quyết vụ, việc đó theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Điều 5. Tuyên truyền, vận động nhân dân về áp dụng tập quán 1. Các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng, thực hiện các chính sách, biện pháp sau đây: a) Tạo điều kiện để người dân thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình; b) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình, vận động người dân phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp và xóa bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình; c) Giáo dục thế hệ trẻ bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, chữ viết và phát huy các giá trị văn hóa trong tập quán tốt đẹp của mỗi dân tộc. 2. Tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình là tập quán trái với những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc vi phạm điều cấm quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình. Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng. Điều 6. Trách nhiệm về xây dựng danh mục tập quán được áp dụng 1. Trong thời hạn ba năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt danh mục các tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng tại địa phương. 2. Căn cứ vào thực tiễn áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp sửa đổi, bổ sung danh mục tập quán đã ban hành. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc áp dụng phong tục, tập quán về của các dân tộc trong hôn nhân. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 3031,Tôi vừa xuất ngũ tháng 1/2021 muốn vay vốn ngân hàng thì có chính sách nào hộ trợ vay vốn cho bộ độ xuất ngũ không ạ?,"Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2010/BQP-BTC thì bộ đội xuất ngũ sẽ được hỗ trợ vay vốn để học nghề. Đối với chính sách vay vốn để làm ăn: Hiện nay, tại Ngân hàng quân đội (MB) đã cung cấp các gói giải pháp tối ưu, chính sách vay vốn cho bộ đội xuất ngũ nói riêng và các khách hàng là quân nhân nói chung. Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước cùng các ngân hàng thương mại khác đều có chính sách vay vốn cho bộ đội xuất ngũ với gói vay thế chấp và được hưởng mức lãi suất ưu đãi, thời hạn trả nợ dài hơn. Để biết cụ thể, chính xác hạn mức cho vay, lãi suất, thời hạn trả lãi, bộ đội xuất ngũ có thể liên hệ với các ngân hàng để được tư vấn, giải đáp cụ thể. Xem thêm bài viết: Binh sĩ xuất ngũ năm 2021 nhận được bao nhiêu tiền? Trân trọng!" 4756,Liệu hợp đồng miệng có được pháp luật công nhận không?,"Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”. Các quy định của Bộ luật dân sự hiện hành chỉ quy định hình thức hợp đồng mua bán nhà ở phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực, còn hợp đồng mua bán tài sản (nói chung) không nhất thiết phải lập thành văn bản nên thỏa thuận mua bán bằng miệng giữa bạn và người bán hàng, về nguyên tắc, cũng được coi là hợp đồng và có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với hai bên. Tuy nhiên, do thỏa thuận bằng lời nói nên giá trị chứng minh rất thấp, nếu khởi kiện ra tòa án, bạn sẽ rất khó chứng minh là đã có thỏa thuận đó cũng như các nội dung của thỏa thuận nếu bên kia phủ nhận." 15070,"Vừa rồi, tôi đang lái xe trên đường hướng về thành phố thì bất chợt một cô gái từ đâu lao vào đầu xe của tôi để tự tử và cô gái ấy đã bị thương rất nặng và hiện phải nằm tại bệnh viện Chợ Rẫy. Khi lái xe tôi rất tuân thủ luật giao thông đường bộ: đi đứng làn đường, vận tốc, không uống rượu bia…Tôi không phải cố ý lái xe tông vào cô ấy. Trong trường hợp này, tôi có phải bồi thường cho cô ấy không?","Về nguyên tắc, Khoản 1, Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Tuy nhiên, qua vụ việc xảy ra với bạn có liên quan đến phương tiện giao thông. Do đó, cần xác định phương tiện giao thông trong vụ việc có phải là nguồn nguy hiểm cao độ hay không vì pháp luật có các quy định riêng về trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005 và mục III của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định” Để xác định phương tiện giao thông vận tải nào là nguồn nguy hiểm cao độ cần dựa vào các quy định của pháp luật về giao thông. Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008: “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự”. Đối chiếu với vụ việc của bạn, ô tô chính là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nên trường hợp này thiệt hại được pháp luật xác định là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật. Khoản 3 Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: “Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Và được cụ thể tại Điểm c khoản 2 Mục III Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP: Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. Như vậy, đối chiếu với quy định của pháp luật để áp dụng vào trường hợp của bạn thì có thể thấy rằng cô gái đã tự ý lao vào xe bạn, đây hoàn toàn do lỗi của cô ấy, Bạn không phải bồi thường chi phí điều trị cho cô ấy. Nhưng xuất phát từ tình cảm, cách ứng xử giữa người với người, thiết nghĩ bạn nên san sẻ một phần nào đó với gia đình nạn nhân. Để giúp gia đình nạn nhân vơi đi sự mất mát quá lớn như thế!" 19349,"Xin được hỏi, tới đây về thời hạn xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân sẽ được quy định thế nào ạ?","Theo Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/07/2021) quy định về thời hạn xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau: 1. Đối với hồ sơ do Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp nhận thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ phải hoàn thành việc xử lý và chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư. 2. Tại Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội: a) Đối với dữ liệu điện tử do đơn vị tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyển lên thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ dữ liệu điện tử, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân; b) Đối với hồ sơ do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận thì trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân; c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân, phải chuyển phát thẻ Căn cước công dân về đến nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trân trọng!" 20457,"Cho con hỏi khi con học lớp 9 thì ba con qua đời do bệnh tim, không có viết di chúc nhưng ba con chỉ có 1 mình con và đã li dị với mẹ con trước khi ba qua đời thì mọi tài sản của ba có phải con được quyền thừa kế hết không, và có phải khi con đúng 18t thì sẽ được nhận toàn bộ tài sản của ba con không? Cho con hỏi qui định 18t con sinh ngày 23/12/1995 đến năm 2013 là con đúng 18t thì con có thể lấy tài sản hay đúng ngày 23/12/2013 con mới được lấy?","Điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "" Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết ; "". Do vậy, nếu cha bạn qua đời không để lại di chúc và ông bà của bạn đã qua đời, cha bạn đã ly hôn trước khi mất thì bạn mới là người thừa kế duy nhất theo pháp luật - Được hưởng toàn bộ di sản. Nếu ông bà nội bạn còn sống thì ông bà nội bạn cũng được hưởng di sản cùng bạn. Pháp luật không có quy định là 18 tuổi mới được hưởng di sản. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì người từ 15 tuổi trở lên là phải tự mình xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản cùng với tài sản chung của hộ gia đình. Do vậy dù bạn chưa đủ 18 tuổi nhưng đủ 15 tuổi và có CMND, hộ khẩu thì bạn vẫn có thể đứng tên sở hữu tài sản do cha mẹ bạn để lại. Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định về giám hộ cho người chưa thành niên, do vậy nếu bạn chưa đủ 18 tuổi thì mẹ bạn cũng có thể thay bạn quản lý di sản của cha bạn. Khi bạn từ, đủ 18 tuổi (sau ngày sinh nhật lần thứ 17) và đã có CMND thì bạn có thể tự mình nhận di sản." 8213,"Em có hộ khẩu ở quê, vậy em mua đất ở quận 9 - Tp.HCM thì cần những giấy tờ gì để được đứng tên miếng đất đó .","Hộ khẩu không liên quan gì đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bạn cả. Thủ tục 1. Liên hệ văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng chuyển nhượng QSD đất. Những giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị: - Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; - Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Hợp đồng chuyển nhượng QSD đất; - Bản sao Sổ hộ khẩu; - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.... (Lưu ý: bạn đến bất kỳ Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng nào trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh để thực hiện công việc của mình. Ở đây các chuyên viên sẽ hướng dẫn bạn một cách cụ thể 2. Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất xong thì bạn liên hệ với cơ quan thuế nơi mảnh đất tọa lạc để nộp lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân (nếu có, dành cho người bán, chuyển nhượng).... 3. Sau đó, liên hệ với Văn phòng đăng ký QSD đất quận 9 để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở sang tên bạn" 20621,"Chiếm hữu, chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình trong pháp luật dân sự quy định như thế nào? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên luật năm nhất, em đang tự tìm hiểu những quy định về luật dân sự. Anh chị cho em hỏi: Chiếm hữu, chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình trong pháp luật dân sự quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì những thắc mắc của bạn được định nghĩa và giải thích như sau: - Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. - Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. - Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Khái niệm và chiếm hữu, chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình trong pháp luật dân sự được quy định tại Điều 179, 180, 181 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 19240,"Tôi có vụ việc như sau, không biết hướng giải quyết như thế nào Vào tháng 03/2009, 03 người gồm Ông  A, Bà B và Bà C có chung tiền để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại ấp 4 xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn tp. Hồ Chí Minh từ Bà M. Diện tích đất chuyển nhượng 2.229 m 2 thuộc tờ bản đồ số 09 Bộ địa chính xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn. Giá chuyển nhượng là 1.200.000 đ/m 2 . 03 người A,B,C đã đặt cọc với số tiền như sau: -        Ông A đặt cọc: 500 triệu đồng (có giấy biên nhận). -        Bà B đặt cọc:  200 triệu đồng (có giấy biên nhận ngày 20/3/2009) -        Bà C đặt cọc   :  500 triệu đồng (có giấy biên nhận ngày 24/3/2009) Theo yêu cầu của Bà M, ngày 08/12/2010 Ông A có thanh toán thêm số tiền mua đất là 750 triệu đồng. Tổng cộng số tiền  đã thanh toán là 1.950.000.000 đ (một tỷ chín trăm năm mươi triệu đồng) . Theo thoả thuận trong Hợp đồng sau khi nhận tiền cọc bà M tiến hành thủ tục sang tên cho bên mua, tuy nhiên bà M không thực hiện. Sau nhiều lần yêu cầu nhưng Bà M không thực hiện thủ tục sang tên. Phía bên mua đã gửi đơn đến chính quyền địa phương là ấp 4 xã Đông Thạnh và UBND xã Đông Thạnh yêu cầu hoà giải nhưng cả 02 lần đều hoà giải không thành. Vì vậy ngày 25/10/2011 bên mua đã khởi kiện bà Hoa tại TAND huyện Hóc Môn, yêu cầu bà M hoàn tất thủ tục mua bán nhà. Ngày 22/6/2012 Toà án nhân dân huyện Hóc Môn đã ra Quyết định số 01/2012/QĐDS-BTHHV buộc các đương sự thực hiện qui định về hình thức giao dịch dân sự, cụ thể tiến hành công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Phía bên mua đã nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định của Toà, đã thông báo mời Bà M đến Phòng công chứng số 4 để thực hiện công chứng Hợp đồng chuyển nhượng nhưng Bà M đã không đến. Nay xin phép được hỏi bên mua yêu cầu bên bán trả lại tiền đã nhận và bồi thường thiệt hại hay trả lại tiền đặt cọc. Trong biên bản đặt cọc nhận tiền có ghi bên bán không mua thì phải trả gấp đôi tiền cọc. Việc bồi thường sẽ yêu cầu dựa trên cơ sở pháp lý nào? Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư Trân trọng cám ơn","Căn cứ quy định pháp luật hiện hành và nghị quyết của hội đồng thẩm phán,với trường hợp trên do không còn ở giai đoạn đặt cọc, mà bên mua đã ttiến hành thanh toán những đợt tiếp theo. Vì vậy với trường hợp trên thông thường Tòa sẽ tuyên hợp đồng vô hiệu về hình thức, bên bán trả lại tiền và bồi thường thiệt hại cho bên mua. còn việc xác định yếu tố lỗi tùy thuộc từng thẩm phán theo tỉ lệ thường là 5-5. Ví dụ thửa đất trên lúc thỏa thuận mua có giá là 3 tỉ, đã thanh toán 1,95 tỉ tương ứng là 65%, nay giả sử giá tại thời điểm tòa xét xử theo kết quả định giá là 4 tỉ. tức phần chênh lệch tăng 1 tỉ. Thì thông thường Tòa sẽ tuyên như sau: Bên bán trả lại 1,95 tỉ, bồi thường 65% X(giá mới - giá cũ)X tỉ lệ1/2 = 325 triệu Như vậy tổng số tiền bên bán phải trả cho bên mua là 1.950.000.000 + 325.000.000 = 2.275.000.000 đồng" 32423,"Tôi có người bạn đã ly dị chồng. Tòa xử cho bạn tôi được nuôi con và người chồng phải cấp dưỡng. Bạn tôi đang có ý định sau này sẽ cho con cho người chị ruột nhận làm con nuôi. Xin hỏi: 1. Việc cho trẻ làm con nuôi nêu trên chỉ cần sự đồng ý của người mẹ đẻ có được hay không? 2. Người cha đẻ của trẻ nếu không đồng ý thì có quyền ngăn cản việc cho trẻ làm con nuôi hay không ? Gửi bởi: Nguyen Thi Thanh","Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Nuôi con nuôi, việc cho trẻ em làm con nuôi phải có sự đồng ý của cha mẹ đẻ của trẻ em. Nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân dự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại. Như vậy, mặc dù cha mẹ đẻ của trẻ em đã ly hôn thì việc cho trẻ em làm con nuôi vẫn phải có sự đồng ý của cả cha đẻ và mẹ đẻ." 30604,Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện cấp giấy khai sinh?,"Căn cứ quy định Điều 7 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký hộ tịch như sau: Thẩm quyền đăng ký hộ tịch 1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau: a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 của Luật này; d) Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này: a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này có yếu tố nước ngoài; b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc; c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này. 3. Cơ quan đại diện đăng ký các việc hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài. 4. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, khai tử quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp giấy khai sinh gồm có: - Ủy ban nhân dân cấp xã. - Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Những thủ tục nào cần sử dụng bản sao giấy khai sinh? (Hình từ Internet)" 29002,Chỉ có vợ hoặc chồng mới được yêu cầu giải quyết ly hôn?,Liên quan đến quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình thì có phải:Chỉ có vợ hoặc chồng mới được yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đúng không? 24424,"Chồng tôi bị toà án tỉnh xử phúc thẩm buộc bồi thường cho bạn một số tiền lớn nhưng anh ấy bị oan ức nên đã xin giám đốc thẩm bản án. Anh ấy không có tài sản riêng mà chỉ có tài sản chung của vợ chồng nên chúng tôi tính ra công chứng chia tài sản chung này (không ly hôn, chỉ chia tài sản) nhưng khi hỏi thăm thì được biết có chia cũng không được chấp nhận, có đúng vậy không? Hathulee_1986@gmail.com","Đúng. Theo Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng bạn có quyền thỏa thuận phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung (trừ trường hợp việc phân chia bị cấm theo điều 42 Luật này). Điều 42 Luật này quy định việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; 2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, việc vợ chồng bạn tính chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ bị vô hiệu theo quy định trên vì chồng bạn có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho người bạn theo bản án phúc thẩm." 18575,"Được nhận thừa kế của cha, mẹ đẻ khi đã được cho làm con nuôi không?","Nhờ Ban tư vấn hãy giải đáp giúp tôi vấn đề trên trong thời gian sớm nhất. Cụ thể tôi có thắc mắc như sau có được nhận thừa kế của cha, mẹ đẻ khi đã được cho làm con nuôi không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!" 20271,Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho người nhận làm con nuôi được quy định như thế nào?,"Căn cứ Điều 5 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định thứ tự ưu tiên chọn gia đình thay thế: Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế 1. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây: a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước; c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài. 2. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất. Theo đó, khi nhận nuôi con nuôi thì thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được quy định như sau: - Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; - Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước; - Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; - Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; - Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài. Lưu ý: Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất." 20377,"Thư luật sư Khoảng 2 tháng trước bố tôi có đi làm về mang theo một cuộn dây điện phía sau, không may cuộn dây bị vướng vào vành xe và có làm 1 người đi đường bị ngã. Bố tôi đã mang ông này đi bệnh viện và chuẩn đoán là gãy sương đùi. Sau đó bố tôi đã thanh toán tiền viện phí và các chi phí phát sinh khác. Trong 2 tháng vừa qua bố mẹ tôi hầu như ngày nào cũng qua thăm hỏi, rang thuốc bóp chân cho ông, và mua thức ăn. Và bố tôi có đưa số tiền là 4 triệu đồng cho vợ ông chăm sóc ông ý. Nhưng do tuổi cao nên chỗ xương gãy rất lâu lành, và cho đến thời điểm này ông ấy ko chịu uống thuốc, bóp thuốc, và vợ ông này cũng nói sẽ không nuôi ông ấy nữa. Gia đình tôi có đưa ra ý kiến với gia đình ông này là mức bồi thường như thế nào nhưng gd bên này chưa đua ra câu trả lời nói là chờ các con về giải quyết. Vậy toi muốn hỏi luật sư nếu đưa ra pháp luật thì bố tôi sẽ bị xử lý như thế nào, và nếu như hai bên ko thỏa thuận được mức bồi thường thì mức bồi thường tối đa mà gia đình tôi phải bồi thường là bao nhiêu? Tôi xin chân thành cám ơn!","Theo các thông tin bạn cung cấp thì rõ ràng để xảy ra sự việc tai nạn đối với người bị hại không phải là mong muốn của cha bạn, đây cũng không phải là lỗi cố ý. Đồng thời sau khi xảy ra sự việc bố bạn cùng gia đình đã rất tận tình lo lắng việc cứu chữa và chăm sóc sau khi xuất viện, việc bồi thường và chăm sóc người bị hại như vậy là rất tốt, đây sẽ là những tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bố bạn (nếu vụ việc phải giải quyết tại tòa án). Về mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại được quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự như sau: Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm 1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. 2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Hiện tại việc gia đình họ không chăm sóc, không nuôi dưỡng đây không phải là lỗi của bố bạn, tuy nhiên có thể việc chăm sóc người bị hại kéo dài liên tục có thể dẫn đến gây thiệt hại về kinh tế cho người chăm sóc vì họ không thể tham gia lao động sản xuất nên các bên cần thương lượng thỏa thuận chi phí cho phù hợp để đảm bảo sự việc - gấy chân của người bị hại không bị xấu đi. Về trách nhiệm hình sự nếu có đối với sự việc này chỉ đật ra khi sức khỏe, thương tật mà người bị hại phải gánh chịu - sức khỏe bị tổn hại 4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự: a. Làm chết một người; b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng. Nếu rơi vào trường hợp được quy định tại điểm b, điểm c nêu trên sự việc sẽ có nguy cơ phải xử lý về mặt hình sự và bố bạn cũng có nguy cơ đối mặt với án hình sự về Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại Điều 202 Bộ Luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009." 11680,"Ba mẹ tôi có Quyết định công nhận thuận tình ly hôn (năm 2002): mẹ tôi nuôi cả 03 chị em tôi; về tài sản chung hai bên không yêu cầu nên Tòa án không giải quyết. Ngay sau khi ly hôn, ba và mẹ thỏa thuận miệng với nhau là mẹ nhận phần đất đai và nhà cửa đang ở, còn ba nhận các tài sản khác (máy móc, đồ dùng gia đình ...). Ba tôi đã bán tất cả các tài sản phần của ba tôi và bỏ đi biệt tích từ đó đến nay, không liên lạc gì với mẹ con chúng tôi. Nay mẹ tôi đã già yếu và muốn chia đất đai cho 03 chị em chúng tôi. Tuy nhiên, khi chúng tôi liên hệ với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để thực hiện tách Sổ đỏ thì được trả lời là chưa thể tách được, bởi vì trong Sổ đỏ đứng tên cả mẹ và ba tôi. Vậy chúng tôi phải thực hiện thủ tục như thế nào để mẹ tôi có thể chia đất đai cho 03 chị em chúng tôi? Xin cảm ơn Luật sư.","Do khi giải quyết ly hôn, bạ mẹ bạn không yêu cầu tòa án chia tài sản nên tòa án không giải quyết phần tài sản và vì vậy, tài sản vẫn là của chung ba mẹ bạn sau ly hôn. Sau đó, bạ mẹ bạn đã tự thỏa thuận phân chia theo như bạn trình bày và ba bạn đã nhận lấy và bán toàn bộ phần tài sản của mình để đi nơi khác sinh sống. Tuy nhiên, nhà và đất do mẹ bạn nhận thấy chưa tiến hành thủ tục sang tên nên vẫn còn tên của ba bạn trong đó nên hiện nay muốn tặng cho các con thì cả ba và mẹ bạn phải cùng ký giấy thì mới có thể tiến hành được các thủ tục theo quy định. Do vậy, các con muốn tiến hành thủ tục tặng cho, tách sổ thì phải liên hệ tìm ba của mình về để làm thủ tục. Luật sư tin rằng ba của bạn chỉ l;à đi nơi khác sinh sống hoặc đã có gia đình mới mà vì thể diện lâu nay ba và mẹ bạn không còn liên lạc với nhau còn các bạn là con cũng quá...vô tình đến nỗi không biết ba mình hiện ở đâu, ra sao, nay nếu đi tìm chỉ vì muốn ba làm thủ tục về tài sản cho mình thì sợ ..khó ăn nói. Trường hợp ba bạn nếu đã chết thì phải có giấy khai tử để tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế và phân chia tài sản cho các bạn theo ý nguyện của mẹ" 13664,In áo có hình game có cần xin phép tác giả và trả tiền không?,"Tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau: 1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này. 2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Theo khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm: 1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu; e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; h) Tác phẩm nhiếp ảnh; i) Tác phẩm kiến trúc; k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. 2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. 3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. 4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này. Tổ chức, cá nhân sử dụng hình ảnh các trò chơi như Liên Quân, PUBG trong trường hợp kinh doanh sinh lời thì phải xin phép và trả thù lao cho chủ sở hữu các tác phẩm này. In áo có hình game có cần xin phép tác giả và trả tiền không? (Hình từ Internet)" 5026,Sinh viên từ nơi khác đến Thành phố Hồ Chí Minh có cần đăng ký tạm trú không?,"Căn cứ theo Khoản 1 Điều 27 Luật cư trú 2020 có quy định về điều kiện đăng ký tạm trú: 1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. 2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần 3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này. Như vậy, theo những quy định trên thì sinh viên từ nơi khác đến Thành phố Hồ Chí Minh từ 30 ngày trở lên thì cần phải đăng ký tạm trú. Trong trường hợp của bạn bạn hãy liên hệ chủ trọ để được hỗ trợ đăng ký tạm trú tại nơi bạn thuê trọ." 28169,"Phát hiện bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định như thế nào? Bạn đọc Linh Lan, địa chỉ mail lanlinh****@gmail.com hỏi: Xin chào Ban biên tập, em hiện đang là sinh viên khối ngành kinh tế. Bọn em đang học về Pháp luật đại cương, trong đó có các quy định về pháp luật tố tụng qua từng thời kỳ. Nên, cho em hỏi: Trong năm 2015, việc phát hiện bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập trả lời giúp em. Em xin cám ơn!","Phát hiện bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 284 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 47 Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011), theo đó: - Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. - Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này. Trên đây là nội dung quy định về việc phát hiện bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2004. Trân trọng!" 6797,"Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Hùng Phương. Hồi tháng 8/2016, tôi nhận được giấy báo trúng tuyển đại học nên phải vào Sài Gòn đăng ký nhập học. Vậy tôi có cần phải đăng ký tạm vắng không ạ? Xin cho biết những trường hợp nào phải khai báo tạm vắng? Mong nhanạ được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Bạn thuộc trường hợp phải khai báo tạm vắng theo Luật Cư trú 2006. Theo quy định tại Điều 32 Luật Cư trú 2006, những trường hợp phải khai báo tạm vắng: - Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng. - Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng. - Người quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải khai báo tạm vắng tại Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú. Khi đến khai báo tạm vắng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ghi vào phiếu khai báo tạm vắng. - Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn nội dung khai báo, kiểm tra nội dung khai báo, ký xác nhận vào phần phiếu cấp cho người khai báo tạm vắng.” Theo hướng dẫn tại Điều 22 Thông tư 35/2014/TT-BCA thì: - Đối tượng, thủ tục khai báo tạm vắng thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Cư trú và hướng dẫn tại Thông tư này. - Người khai báo tạm vắng phải đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú để làm thủ tục khai báo tạm vắng. - Người khai báo tạm vắng thuộc khoản 1 Điều 32 Luật Cư trú khi khai báo tạm vắng phải có sự đồng ý bằng văn bản của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý người đó. Người khai báo tạm vắng theo khoản 2 Điều 32 Luật Cư trú thì thời hạn tạm vắng do người đó tự quyết định. - Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của công dân, Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân cư trú phải cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân (trường hợp đặc biệt thì được phép kéo dài thời gian giải quyết, nhưng tối đa không quá 02 ngày làm việc). Trên đây là tư vấn về trường hợp phải khai báo tạm vắng. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 35/2014/TT-BCA để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 11727,Để được hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh cần đáp ứng điều kiện gì?,"Căn cứ tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có quy định hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh như sau: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh 1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Trước khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động theo quy định của pháp luật; b) Hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. ... Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: - Trước khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động theo quy định của pháp luật; - Hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Để được hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh cần đáp ứng điều kiện gì? Điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp bảo lãnh tín dụng? (Hình từ Interenet)" 22474,"Nghỉ dưỡng sức thai sản sau khi sin Xin hỏi Quý cơ quan về việc nghỉ dưỡng sức sau khi hết thời gian thai sản (4 tháng), khi tôi làm Công ty hiện tại thì khi nghỉ hết thời gian thai sản (4 tháng)muốn xin nghỉ tiếp 2 tháng dưỡng sức sau khi sinh thì phải quay lại làm việc ít nhất 1 ngày rồi mới xin nghỉ tiếp. Vậy nếu tôi làm ở Đà Nẵng nhưng sinh con ở Vũng tàu, thì phải tàu xe đến Đà Nẵng, hoàn tất thủ tục rồi mới tiếp tục nghỉ được hay sao? Tôi chân thành cảm ơn","Điều 37 Luật BHXH quy định dưỡng sức,phục hồi sức khỏe sau thai sản: Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm. [if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */table.MsoNormalTable{mso-style-name:""Table Normal"";mso-tstyle-rowband-size:0;mso-tstyle-colband-size:0;mso-style-noshow:yes;mso-style-parent:"""";mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;mso-para-margin:0cm;mso-para-margin-bottom:.0001pt;mso-pagination:widow-orphan;font-size:10.0pt;font-family:""Times New Roman"";mso-ansi-language:#0400;mso-fareast-language:#0400;mso-bidi-language:#0400;} Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 quy định cụ thể cụ thể: Trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ sinh con mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Người sử dụng lao động và người lao động căn cứ quy định nêu trên để thực hiện./." 5317,"Dạ, em có trường hợp cần hỏi: Ông em muốn lập di chúc nhưng sức khỏe không cho phép đi lại nên có thể nhờ Công chứng viên tới nhà để thực hiện thủ tục này không? Em nghe nói chỉ được lập tại VPCC.","Căn cứ Điều 639 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: 1. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc. 2. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật này. Như vậy, không phải chỉ được lập di chúc tại VPCC mà người lặp di chúc có thể lập tại nhà ở của mình hoặc nơi khác đảm bảo cho việc lập này được diễn ra thuận lợi. Cho nên, trong trường hợp này bạn có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của ông bạn để lập di chúc. Trân trọng!" 30123,Điều khoản bảo mật thông tin trong hợp đồng được quy định như thế nào?,"Theo pháp luật hiện nay, điều khoản bảo mật thông tin được quy định tại một số hợp đồng theo các văn bản quy phạm pháp luật như sau: Bộ luật Dân sự 2015 , Luật Thương mại 2005 , Bộ luật Lao động 2019 ,.... Căn cứ theo Điều 387 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thông tin trong giao kết hợp đồng cụ thể như: Thông tin trong giao kết hợp đồng 1. Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết. 2. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác. 3. Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Như vậy, đối với hợp đồng dân sự, khi một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm phải bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng hoặc mục đích trái pháp luật. Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau: Nội dung hợp đồng lao động .... 2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm. ...... Tại Bộ luật Lao động 2019 , trong hợp đồng lao động, điều khoản bảo mật thông tin được quy định thông qua việc người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động có làm việc trực tiếp đến bí mật kinh doanh về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm. Ngoài ra, căn cứ theo khoản 4 Điều 289 Luật Thương mại 2005 có quy định về nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền như: Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền .... 4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt; ...... Việc bảo mật thông tin trong hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được tiến hành trong thời gian thực hiện hợp đồng và sau khi kết thúc hợp đồng. Ngoài ra, hành vi bảo mật thông tin trong hợp đồng này là nội dung quan trọng, và là cơ sở để yêu cầu bồi thường nếu bên có nghĩa vụ vi phạm bảo mật thông tin theo như đã thỏa thuận trong hợp đồng." 32429,"Chào luật sư, tôi muốn được tư vấn về tài sản chung của vợ chồng. Trước khi lấy em, chồng em có được bố mẹ cho một căn nhà trên Đà Lạt. Sau khi lấy em về chung sống, khi bố mẹ ảnh mất thì căn nhà có thuộc tài sản chung của vợ chồng không ạ? Nếu không thì làm sao trở thành tài sản chung giữa 2 vợ chồng. Và thủ tục cần những giấy tờ gì ạ? Xin tư vấn giúp em. Em cám ơn luật sư.","Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: ""Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng 1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. 2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này."" Theo như quy định trên, đối với tài sản mà vợ, chồng có đươc trước khi kết hôn thì được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng. Trong trường hợp của bạn, chồng bạn được thừa kế quyền sử dụng đất trước khi kết hôn với bạn, đây được xác định là tài sản riêng của chồng bạn. Theo đó, để tài sản này trở thành tài sản chung thì vợ chồng bạn phải tiến hành thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung, dựa theo quy định tại Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: ""Điều 46. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung 1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. 2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó. 3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác."" Theo như quy định trên, để quyền sử dụng mảnh đất trên được nhập vào tài sản chung thì bạn và chồng bạn cần lập văn bản thỏa thuận về việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung này, sau đó, văn bản này vợ chồng bạn mang đi công chứng tại tổ chức, cơ quan công chứng nơi có mảnh đất trên. Sau đó, bạn có thể tiến hành thủ tục bổ sung thêm tên của mình vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 22254,"Pháp luật quy định như thế nào về việc phối hợp cung cấp, xác minh, rà soát thông tin lý lịch tư pháp?","Theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng ban hành ngày 10 tháng 05 năm 2012 hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp thì việc phối hợp cung cấp, xác minh, rà soát thông tin lý lịch tư phápđược quy định như sau: Điều 24. Phối hợp cung cấp thông tin giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp và cơ quan quản lý các cơ sở dữ liệu khác Việc phối hợp cung cấp thông tin giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp và cơ quan quản lý các cơ sở dữ liệu khác theo quy định tại Điều 5 và Điều 16 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP được thực hiện như sau: 1. Trong quá trình cập nhật thông tin lý lịch tư pháp, trường hợp các thông tin về nhân thân như: họ, tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, nơi cư trú, họ tên cha, mẹ, vợ, chồng và thông tin khác về nhân thân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có điểm chưa rõ ràng, chính xác thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp gửi văn bản cho các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân để xác minh, làm rõ, cụ thể như sau: a) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch cung cấp thông tin về họ, tên, ngày tháng năm sinh, họ tên cha, mẹ, vợ, chồng và những thông tin khác về nhân thân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Trong trường hợp có sự sai lệch thông tin về nhân thân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch để xác minh tính chính xác của thông tin; b) Cơ quan đăng ký hộ tịch đã ban hành quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, cấp giấy chứng tử cho người từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện cung cấp thông tin về việc thay đổi, cải chính hộ tịch và chứng từ; c) Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú; cấp, quản lý chứng minh nhân dân thực hiện xác minh, cung cấp thông tin về nơi cư trú, số chứng minh nhân dân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. 2. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư; cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch; cơ quan đăng ký, quản lý cư trú; cấp, quản lý chứng minh nhân dân có nhiệm vụ xác minh, cung cấp thông tin cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp đã đề nghị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin. Đối với những trường hợp đặc biệt cần xác minh nhiều nơi được phép kéo dài thời hạn nhưng không quá 20 ngày làm việc. 3. Việc phối hợp cung cấp, xác minh, rà soát thông tin lý lịch tư pháp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp, bảo vệ bí mật nhà nước và lưu trữ quốc gia. Điều 25. Phối hợp xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích 1. Việc phối hợp xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức để cập nhật thông tin vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP được thực hiện như sau: a) Sở Tư pháp gửi văn bản yêu cầu xác minh (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này) hoặc trực tiếp xác minh tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú sau khi chấp hành xong bản án về việc người đó bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời hạn đang có án tích hay không; b) Cán bộ tư pháp - hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện xác minh theo yêu cầu của Sở Tư pháp. Trường hợp cần thiết, cán bộ tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để phối hợp với Công an cấp xã thực hiện xác minh; c) Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ gửi văn bản thông báo kết quả xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này) cho Sở Tư pháp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác minh; d) Trường hợp Sở Tư pháp trực tiếp xác minh tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú sau khi chấp hành xong bản án, thì việc trực tiếp xác minh phải được lập thành biên bản. Biên bản làm việc phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản, họ tên, chức vụ của người tham gia, nội dung làm việc, kết quả xác minh, giấy tờ văn bản kèm theo (nếu có). Biên bản được lập thành hai bản, có chữ ký của người đại diện các cơ quan tham gia và phải được đóng dấu xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi thực hiện việc xác minh. 2. Trường hợp Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia tiến hành xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích để cập nhật vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Trường hợp kết quả xác minh tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này cho thấy người bị kết án có thể đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp thực hiện xác minh tại cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan để làm rõ về việc người bị kết án có đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hay không. Việc tiến hành xác minh được thực hiện như sau: a) Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp gửi văn bản yêu cầu xác minh (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch); b) Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra có nhiệm vụ gửi văn bản thông báo kết quả xác minh (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này) cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp đã yêu cầu trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu. 4. Ủy ban nhân dân cấp xã, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan Thi hành án dân sự có nhiệm vụ gửi văn bản thông báo kết quả xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi nhận được yêu cầu của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu. Điều 26. Phối hợp rà soát cung cấp thông tin lý lịch tư pháp 1. Định kỳ 6 tháng và hằng năm, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia phối hợp với Tòa án quân sự Trung ương, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Cục hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát, Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an, các trại giam, trại tạm giam, Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an cấp tỉnh, Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp thực hiện rà soát về số lượng thông tin lý lịch tư pháp đã cung cấp. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia phối hợp với Vụ Thống kê tổng hợp thuộc Tòa án nhân dân tối cao trong việc rà soát cung cấp thông tin lý lịch tư pháp do Tòa án cung cấp. 2. Định kỳ hằng quý, Sở Tư pháp phối hợp với các Tòa phúc thẩm, Ban thư ký Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự huyện, Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện (Bộ phận thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) nơi các cơ quan này có trụ sở để thực hiện rà soát về số lượng thông tin lý lịch tư pháp đã cung cấp theo quy định tại Điều 13, Điều 14, khoản 3 Điều 15, khoản 4 Điều 16, Điều 17, Điều 20 Thông tư liên tịch này. 3. Việc phối hợp rà soát về số lượng thông tin lý lịch tư pháp đã cung cấp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thực hiện như sau: a) Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có nhiệm vụ gửi cho các cơ quan có liên quan quy định tại khoản 1 Điều này văn bản đề nghị kèm theo trích sao báo cáo thống kê thông tin lý lịch tư pháp đã nhận được để phối hợp rà soát, đối chiếu. Tòa án quân sự Trung ương, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cục hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát, Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an, các trại giam, trại tạm giam, Phòng Cảnh sát thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có nhiệm vụ rà soát, đối chiếu số liệu thông tin lý lịch tư pháp mà cơ quan, đơn vị đó có nhiệm vụ cung cấp và thông báo cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị rà soát thông tin lý lịch tư pháp. Trường hợp số lượng thông tin lý lịch tư pháp cung cấp chưa đầy đủ, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đề nghị Tòa án quân sự Trung ương, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát, Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an, các trại giam, trại tạm giam, Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an cấp tỉnh, Tổng cục thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp cung cấp thêm thông tin; b) Sở Tư pháp có nhiệm vụ gửi cho các cơ quan có liên quan quy định tại khoản 2 Điều này văn bản đề nghị kèm theo trích sau báo cáo thống kê thông tin lý lịch tư pháp đã nhận được để phối hợp rà soát, đối chiếu. Các Tòa phúc thẩm, Ban thư ký Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục thi hành án dân sự huyện, Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện (Bộ phận thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) có nhiệm vụ rà soát, xác minh, đối chiếu số liệu thông tin lý lịch tư pháp mà cơ quan, đơn vị đó có nhiệm vụ cung cấp và thông báo cho Sở Tư pháp trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị rà soát thông tin lý lịch tư pháp. Trường hợp số lượng thông tin lý lịch tư pháp cung cấp chưa đầy đủ, Sở Tư pháp đề nghị các Tòa phúc thẩm, Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự huyện, Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện (Bộ phận thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) xác minh, cung cấp thêm thông tin. 4. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, trên cơ sở kết quả rà soát cung cấp thông tin lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp phối hợp thực hiện rà soát việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp. Việc phối hợp rà soát về số lượng thông tin lý lịch tư pháp giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp thông tin lý lịch tư pháp chưa đầy đủ, có sai sót, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho đầy đủ, chính xác." 6872,"Cháu có 1 anh trai sinh năm 1981 , có hộ khẩu tại quận Hai bà Trưng - Hà Nội , hiện nay anh cháu đang sống và làm việc ở Tỉnh Lạng Sơn , anh cháu muốn cắt hộ khẩu ở Hà Nội để chuyển lên Lạng Sơn như mẹ cháu đã từng chuyển . Cháu xin hỏi là thủ tục cắt khẩu như nào và nếu cắt khẩu thì có cần bắt buộc phải là anh cháu xuống cắt khẩu hay cháu có thể làm thủ tục cắt khẩu thay cho anh cháu ạ .","Anh của cháu phải đến công an huyện X, tỉnh Lạng Sơn để xin nhập khẩu, sau đó khi công an huyện chấp thuận thì đích thân anh của cháu về Hà nội làm thủ tục xin cắt khẩu" 21041,Có phải mọi thủ tục đăng ký xe đều phải được kê khai online?,"Tại khoản 3 Điều 3 Dự thảo Thông tư về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới, Bộ Công an cũng đã đề xuất phương án kê khai trên thủ tục đăng ký xe trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công Bộ Công an. Sau khi kê khai thành công, Cổng Dịch vụ công gửi tin nhắn thông báo mã hồ sơ để chủ xe làm thủ tục đăng ký xe tại cơ quan đăng ký xe có thẩm quyền. Trường hợp không thực hiện được trên Cổng Dịch vụ công, do không có dữ liệu điện tử hoặc lỗi kỹ thuật, thì chủ xe kê khai làm thủ tục trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe. Như vậy , với đề xuất phương án như trên đã cho thấy Bộ Công an đang từng bước hoàn thiện thủ tục đăng ký xe online thông qua các Cổng Dịch vụ công. Điều này nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho người dân khi làm thủ tục đăng ký xe tại cơ quan đăng ký xe có thẩm quyền." 32612,"Xin chào luật sư ! Cho em hỏi một vấn đề như sau ạ: công ty em hiện đang sử dụng nhà xưởng đi thuê của một công ty khác, có thời hạn hợp đồng là 03 năm. Bên công ty cho thuê có làm Biên bản bàn giao một số tài sản như Cửa cuốn, thiết bị PCCC, nhà vệ sinh. Hiện nay, cái cửa cuốn đang sử dụng không có tác động nào nhưng bị hư hỏng, vậy cho em hỏi trách nhiệm sửa chữa cửa cuốn là do bên nào chịu ạ? Giám đốc em không chịu trách nhiệm sửa chửa cửa cuốn đúng hay sai ạ? Em xin cảm ơn!","- Việc tranh chấp hợp đồng thuê phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên tại hợp đồng, nên bạn phải có hợp đồng mới biết trách nhiệm thuộc bên nào: - Nếu không có hợp đồng hay có hợp đồng nhưng không thỏa thuận bên nào chịu trách nhiệm sửa chữa tài sản thuê thì lại căn cứ các quy định tiếp theo. - Nếu bên thuê có lỗi trong việc làm cho tài sản bị hư hỏng thì Bên thuê phải sửa chữa và bồi thường thiệt hại cho sử dụng tài sản thuê bị hư hỏng. - Nếu bên thuê không có lỗi và không có thỏa thuận là bên nào phải chịu trách nhiệm sửa chữa và việc thuê là toàn bộ các tài sản thuê đi kèm với ngôi nhà trong đó có cả cửa cuốn thì bạn có thể tham khảo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về việc cho thuê. Điều 485. Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê 1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thoả thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa. 2. Trong trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê: a) Sửa chữa tài sản; b) Giảm giá thuê; c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được hoặc tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết. 3. Trong trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa. Điều 487. Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê 1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê như tài sản của chính mình, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất mát, hư hỏng thì phải bồi thường. Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê. 2. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý. Điều 490. Trả lại tài sản thuê 1. Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thoả thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên. 2. Trong trường hợp tài sản thuê là động sản thì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 3. Trong trường hợp tài sản thuê là gia súc, bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê, nếu không có thoả thuận khác. Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê. 4. Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê và trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thoả thuận. 5. Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả." 11578,"Vợ chồng tôi làm đám cưới từ năm 1999, nhưng không có đăng ký kết hôn. Nhưng các giấy tờ con cái đều xác định chúng tôi là vợ chồng. Thời gian qua, trong qua, vợ chồng tôi phát sinh mâu thuẫn không hàn găn được nên có làm đơn gửi tòa án yêu cầu ly hôn nhưng Tòa án không nhận đơn với lý do vì chúng tôi không đăng ký kết hôn nên không được xem là vợ chồng theo pháp luật nên Tòa không thụ lý đơn ly hôn được. Xin cho hỏi, Tòa trả lời với chúng tôi như vậy là đúng hay sai? Có đúng pháp luật không ạ?","Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp việc kết hôn không được đăng ký theo quy định của pháp luật thì không có giá trị pháp lý. Trường hợp nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật mà chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định của pháp luật. Do đó: Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ không giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật vì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng. Mặt khác, theo quy định tại Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 thì nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng; Mà theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì vợ chồng bạn làm đám cưới từ năm 1999, nhưng đến thời điểm hiện tại, hai người vẫn chưa đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nên việc kết hôn của vợ chồng bạn về mặt pháp lý không có giá trị - Đồng nghĩa, pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng của vợ chồng bạn. Do đó: Khi vợ chồng bận phát sinh mâu thuẫn không hàn gắn được, phải làm đơn gửi Tòa án yêu cầu ly hôn nhưng Tòa án không nhận đơn với lý do vì các bạn không đăng ký kết hôn nên không được xem là vợ chồng theo pháp luật nên Tòa không thụ lý đơn ly hôn được là phù hợp với quy định của pháp luật kể trên. Trường hợp này, vợ chồng bạn có thể thỏa thuận với nhau về quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng khác (nếu có), trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong đó, việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của bạn và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 28051,"Hiện nay, có trường hợp vờ khai báo mất sổ đỏ sau đó xin cấp mới. Và họ đã bán cùng một mảnh đất cho hai người khác nhau; hai hợp đồng mua bán đều được công chứng. Vậy trong hai hợp đồng này, cái nào có hiệu lực? Có ưu tiên cho hợp đồng ký trước? Có cách nào để biết sổ đỏ mà các bên đang giao dịch là sổ đỏ duy nhất của người bán?","Khi chủ sử dụng được cấp sổ đỏ mới, sổ cũ (bị mất, thất lạc, hư hỏng) đương nhiên hết giá trị. Các giao dịch liên quan đến sổ đỏ này bị vô hiệu. Một nguyên tắc bất thành văn trong pháp luật về dân sự, một tài sản không được phép bán 2 lần. Chủ tài sản sau khi đã bán cho người khác (việc mua bán có thể bằng miệng, bằng văn bản, bằng văn bản có công chứng, chứng thực) xét về bản chất thì tài sản đó đã thuộc chủ quyền của người mua. Do vậy, nếu “chủ tài sản” tiếp tục bán cho người khác thì giao dịch mua bán lần thứ hai này bị vô hiệu, người bán có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội ""lừa đảo chiếm đoạt tài sản"" và cơ quan pháp luật buộc họ phải hoàn trả cho bên mua số tiền đã nhận và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) cho bên mua (Điều 137 Bộ luật Dân sự). Tuy nhiên, đối với quyền sử dụng đất, đây là tài sản theo quy định của pháp luật được cấp giấy chứng nhận (thường gọi là sổ đỏ) thì không phải mọi trường hợp quyền sử dụng đất được bán 2 lần thì hợp đồng trước có hiệu lực pháp luật và hợp đồng sau bị vô hiệu. Cụ thể, theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, người đã được cấp sổ đỏ mà vì một lý do nào đó bị mất thì có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại sổ đỏ mới. Các thông tin về chủ sử dụng, diện tích, ranh giới của thửa đất ghi trên sổ đỏ mới vẫn giữ nguyên. Thông tin số sổ thì được ghi theo số phôi (bìa) mới, ngày cấp thì được ghi theo ngày cấp lại. Sau khi chủ sử dụng được cấp sổ đỏ mới thì sổ đỏ cũ (bị mất, thất lạc, hư hỏng) đương nhiên hết giá trị. Các giao dịch liên quan đến sổ đỏ này đương nhiên bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật (điểm b khoản 1 Điều 122 và Điều 128 Bộ luật Dân sự) và người bán có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo. Do vậy, một thửa đất có 2 sổ đỏ và được bán cho hai người khác nhau thì để xác định hợp đồng nào có hiệu lực và hợp đồng nào không có hiệu lực chúng ta không thể căn cứ vào thời điểm mua bán mà cần căn cứ hợp đồng được giao kết theo sổ đỏ nào. Nếu hợp đồng được giao kết theo sổ đỏ đang có giá trị pháp luật (trường hợp này là sổ đỏ mới) thì hợp đồng này có hiệu lực pháp luật, không bị vô hiệu và ngược lại. Kể cả trường hợp hợp đồng mua bán được công chứng, chứng thực nhưng các bên giao kết theo sổ đỏ đã hết giá trị thì hợp đồng này vẫn bị coi là vô hiệu. Trên thực tế tình trạng chủ sử dụng đất không mất sổ đỏ nhưng báo mất và xin cấp lại sổ đỏ sau đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã từng xảy ra song không nhiều. Do quyền sử dụng đất thường có giá trị lớn nên nếu bị phát hiện, người bán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và mức hình phạt là rất nghiêm khắc. Tuy nhiên, để biết được sổ đỏ mà các bên đang giao dịch có phải là sổ đỏ duy nhất của người bán hay không thì người mua có thể kiểm tra bằng một vài cách dưới đây: Thứ nhất, xem xét nhân thân người bán có thuộc diện tin tưởng được hay không? Thứ hai, xem có dấu hiệu nào thể hiện yếu tố bất thường trong quá trình giao dịch mua bán như việc mua bán giấu giếm, lén lút, vội vã, giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường hay không. Đồng thời cũng có thể tìm hiểu qua những người hàng xóm láng giềng (nếu có)… Thứ ba, người mua có thể liên hệ với Phòng Tài nguyên và Môi trường tại nơi có đất để kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, theo các quy định hiện hành, chỉ người đứng tên trên sổ đỏ hoặc những người có liên quan như đang có tranh chấp, thừa kế… mới được Phòng tài nguyên và môi trường cung cấp thông tin." 5346,Đối tượng dễ bị tổn thương có được ưu tiên phân bổ nguồn lực cứu trợ trong phòng thủ dân sự không?,"Theo quy định tại 30 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về việc huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ như sau: Huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ 1. Nguyên tắc huy động, vận động đóng góp tự nguyện và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ để khắc phục thiệt hại do sự cố, thảm họa được quy định như sau: a) Tuân theo quy định của pháp luật; b) Căn cứ vào mức độ thiệt hại xảy ra; c) Bảo đảm công bằng, công khai, kịp thời, đúng đối tượng; đ) Phối hợp với chính quyền địa phương hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi có đối tượng được cứu trợ, hỗ trợ; đ) Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân bị ảnh hưởng do sự cố, thảm họa gây ra; ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương. Như vậy, đối tượng dễ bị tổn thương là một trong những đôi tượng được ưu tiên phân bổ nguồn lực cứu trợ trong phòng thủ dân sự khi đáp ứng được điều kiện nhu cầu thiết yếu của người dân bị ảnh hưởng do sự cố, thảm họa gây ra. Lưu ý: Luật Phòng thủ dân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Trân trọng!" 33122,"Chồng của dì tôi đã chết, dì nuôi 2 đứa con gái, sống cùng mẹ chồng. Khi chồng dì mất, mẹ chồng đứng tên trên sổ đỏ mảnh đất mà cả gia đình chung sống. Hiện tại bà nghe lời ông người con cả nên không cho dì và 2 cháu được tách đất ra làm sổ đỏ. Tôi muốn hỏi nếu bà mẹ kia để di chúc cho ông anh trai thì dì và 2 đứa cháu có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc không?","Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được quy định tại Ðiều 669 Bộ luật dân sự, cụ thể như sau: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 của Bộ luật này: - Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; - Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.” Theo quy định nêu trên, khi mẹ chồng của dì lập di chúc để lại di sản cho con trai cả, dì bạn và hai cháu của bạn không phải là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản do mẹ chồng để lại." 30286,"Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực tổ chức cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Hương hiện đang sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi hiện đang tìm hiểu về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực tổ chức cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực tổ chức cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế được quy định tại Mục A Phần XIV Phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018, cụ thể: Không quy định hình thức bản sao có công chứng; mở rộng các hình thức bản sao cho phù hợp với cách thức thực hiện thủ tục hành chính, theo đó quy định người yêu cầu có thể lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu đối hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện) với các loại giấy tờ của các thủ tục hành chính sau: - Thủ tục Đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế: Các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần. - Thủ tục Đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần thuộc thẩm quyền của Sở Y tế: Các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần. Trên đây là tư vấn về đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực tổ chức cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 19132,"Quy định về thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm?","1. Người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị, nếu chưa hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 288 của Bộ luật tố tụng dân sự. 2. Người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà giám đốc thẩm." 25877,"Tôi hiện đang tìm hiểu quy định về quốc tịch Việt Nam qua các thời kỳ. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi theo Luật Quốc tịch Việt Nam 1988 thì trường hợp tước quốc tịch Việt Nam gồm những trường hợp nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Minh Thư - Đồng Tháp","Trường hợp tước quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 10 Luật Quốc tịch Việt Nam 1988, theo đó: 1- Công dân Việt Nam cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hoặc đến lợi ích và uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2- Những người đã vào quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 7 Luật này dù cư trú ở đâu cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có hành động như quy định tại khoản 1 Điều này. Trên đây là tư vấn về trường hợp tước quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch Việt Nam 1988. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 32858,"Vợ chồng tôi đều là công chức làm việc trong cơ quan nhà nước. Bố mẹ chồng tôi ở Thủy Nguyên, trước đây được Nhà nước giao cho hơn 1000 m2 đất để trồng lúa (đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nhưng nay bố mẹ tôi đã già yếu không trồng cấy được nên muốn tặng cho toàn bộ diện tích đất trên cho vợ chồng tôi. Vậy xin hỏi, vợ chồng tôi có được nhận tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp của bố mẹ tôi không?","Theo quy định của Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được Nhà nước giao đất nông nghiệp trong hạn mức (không quá 02 héc ta đối với đất trồng lúa) có quyền tặng cho quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đối với người nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa phải là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi đáp ứng hai điều kiện: 1. Được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; 2. Có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó. Theo chị trình bày, vợ chồng chị hiện đang công tác tại cơ quan Nhà nước nên không thuộc đối tượng được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa theo quy định Luật Đất đai. Trong trường hợp bố mẹ chị không còn khả năng lao động hoặc không còn nhu cầu sử dụng diện tích đất nông nghiệp nêu trên thì có thể chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp hoặc trả lại quyền sử dụng đất cho Nhà nước. (Theo quy định tại khoản 30 Điều 3, Điều 129, 179, khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013)" 20847,Mọi người hãy trả lời giúp tôi câu hỏi sau: Cha mẹ đẻ có bắt buộc phải cấp dưỡng cho con đã được cho người khác làm con nuôi hay không? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn!,"Về vấn đề này của bạn thì tại Khoản 4 Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định như sau: "" Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi. "" Như vậy, theo quy định này thì có thể thấy cha mẹ đẻ không cần cấp dưỡng đối với con đã cho người khác làm con nuôi trừ trường hợp có thỏa thuận với cha mẹ nuôi trước lúc cho con nuôi bạn nhé. Trên đây là nội dung trả lời về việc cấp dưỡng của cha mẹ đẻ đối với con đã cho làm con nuôi. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật nuôi con nuôi 2010 bạn nhé. Trân trọng!" 12965,"Trước đây, anh trai em có mua cho mẹ em một căn nhà, lúc đó em còn nhỏ. Rồi sau này em lớn lên cưới vợ và cuộc sống vợ chồng cũng rất khó khăn. Giờ đây, mẹ em đã mất và con em đang bệnh nặng, vợ chồng em muốn bán căn nhà đi để lấy tiền trị bệnh cho con, nhưng anh trai em nhất quyết không đồng ý. Vì anh ấy bảo nhà anh ấy mua cho mẹ chứ không phải cho em. Sổ đỏ hiện nay đang đứng tên em ( trước khi mất mẹ đã chuyển nhượng căn nhà này cho em). Vậy xin hỏi, em có quyền tự quyết bán căn nhà đó đi hay không? Nếu anh trai em đòi lại nhà thì em có phải trả lại không? Em xin cảm ơn!","Hiện nay, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (Sổ đỏ) của căn nhà đang được bạn đứng tên nên bạn được xác định là chủ sở hữu hợp pháp đối với căn nhà. Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn có toàn quyền định đoạt (bán) căn nhà (Điều 197, Bộ luật Dân sự). Trong trường hợp, người anh trai của bạn ngăn cản không cho bạn bán căn nhà, và đòi bạn trả lại căn nhà thì anh trai bạn phải có nghĩa vụ chứng minh căn nhà là do chính anh trai bạn tạo lập hợp pháp, và việc bạn được xác lập quyền sở hữu đối với căn nhà theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà là trái pháp luật. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, nếu các bên không giải quyết tranh chấp được thông qua hòa giải, thì một trong các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. CafeLand kết hợp Công ty Đất Luật" 15661,"Tôi lấy chồng là người Mỹ và đã xin visa sang mỹ định cư theo diện bảo lãnh theo chồng. Khi cưới, tôi được bố mẹ cho một số vàng miếng và vàng trang sức để làm của hồi môn. Nay tôi muốn mang số vàng này qua Mỹ thì có được không? Nếu được thì khi đi tôi có phải khai báo với hải quan Việt Nam không?","Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 11/2014/TT-NHNN thì cá nhân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài khi xuất cảnh được mang theo vàng (vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ) theo quy định sau: - Tổng khối lượng vàng từ 300g (ba trăm gam) trở lên đến dưới 01kg (Một kilôgam) phải khai báo với cơ quan Hải quan; - Tổng khối lượng vàng từ 01kg (Một kilôgam) trở lên phải có Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cá nhân đó cư trú cấp, đồng thời phải khai báo với cơ quan Hải quan. Mà theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn lấy chồng là người Mỹ và đã xin visa sang mỹ định cư theo diện bảo lãnh theo chồng - nên được xác định là người Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hợp khi lấy chồng, bạn được bố mẹ cho một số vàng miếng và vàng trang sức để làm của hồi môn, thì bạn được mang theo số vàng này khi xuất cảnh về lại Mỹ. Tuy nhiên, để xác định được việc bạn có phải khai báo với cơ quan Hải quan về việc mang theo số vàng miếng và vàng trang sức này khi xuất cảnh hay không thì cần phải xác định được tổng số lượng vàng mà bạn mang theo khi xuất cảnh trong trường hợp này cụ thể là bao nhiêu, cụ thể như sau: - Trường hợp 1: Nếu tổng khối lượng vàng bạn mang theo khi xuất cảnh về Mỹ dưới 300g thì bạn không cần phải có Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài và cũng không cần phải khai báo với cơ quan Hải quan; - Trường hợp 2: Nếu tổng khối lượng vàng bạn mang theo khi xuất cảnh về Mỹ từ 300g trở lên đến dưới 01kg thì bạn không cần phải có Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài, nhưng bạn phải khai báo với cơ quan Hải quan; - Trường hợp 2: Nếu tổng khối lượng vàng bạn mang theo khi xuất cảnh về Mỹ từ 01kg thì bạn cần phải có Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài và cần phải khai báo với cơ quan Hải quan. Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài trong trường hợp này do Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi bạn đang cư trú cấp. Bạn căn cứ vào số lượng vàng cụ thể của mình đang có và muốn mang theo khi xuất cảnh sang Mỹ định cư để thực hiện cho phù hợp. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 19386,Sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn có bị cấm không?,"Tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau: 2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Yêu sách của cải trong kết hôn; e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; h) Bạo lực gia đình; i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Nếu bạn sống chung như vợ chồng thì không bị cấm theo quy định pháp luật. Trường hợp ban đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người đang có vợ thì bị cấm theo quy định của pháp luật. Sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn (Hình từ Internet)" 34603,Tôi có thằng bạn mua xe máy trả góp nhưng lại chậm đóng tiền trả góp hàng tháng. Số tiền tới hơn 10.000.000 đồng. Vậy bạn tôi sẽ bị xử lý như thế nào? Bạn tôi có phải đi tù vì tội lừa đảo không?,"Căn cứ Điều 453 Bộ luật dân sự 2015 theo đó quan hệ giữa bạn của anh và bên bán xe máy được ràng buộc bởi hợp đồng mua bán tài sản (chiếc xe máy) với hình thức mua trả chậm, trả dần (hay còn gọi là trả góp). Mặt khác Căn cứ Điều 440 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: - Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả. Do vậy, việc chậm đóng tiền trả góp hàng tháng để mua xe với số tiền cộng dồn lên đến 10 triệu đồng của bạn anh đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền trả góp). Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, bạn anh có thể bị áp dụng các hình thức xử lý được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán xe máy như phạt vi phạm, chấm dứt hợp đồng... Bên cạnh các hình thức xử lý được thỏa thuận trong hợp đồng, bạn anh còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả (10 triệu đồng) tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất theo quy định. Ngoài ra, nếu việc chậm thanh toán làm thiệt hại cho bên bán thì bạn anh còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu không trả khoản tiền còn thiếu hoặc không trả đủ số tiền đã chậm trả thì bên bán xe có quyền khởi kiện bạn ra tòa theo thủ tục tố tụng dân sự, buộc phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Căn cứ quy định Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì nếu bạn anh không bỏ trốn khỏi nơi cư trú thì không có căn cứ để bên bán xe tố cáo bạn anh về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 8779,Mẫu tờ khai đề nghị khôi phục hộ chiếu phổ thông dùng cho công dân Việt Nam đề nghị khôi phục giá trị sử dụng của hộ chiếu bị mất ở trong nước mới nhất 2023?,"Mẫu TK04 ban hành kèm theo Thông tư 68/2022/TT-BCA quy định về mẫu tờ khai đề nghị khôi phục hộ chiếu dùng cho công dân Việt Nam đề nghị khôi phục giá trị sử dụng của hộ chiếu phổ thông bị mất ở trong nước như sau: Tải về mẫu tờ khai đề nghị khôi phục hộ chiếu dùng cho công dân Việt Nam đề nghị khôi phục giá trị sử dụng của hộ chiếu phổ thông bị mất ở trong nước: Tại đây Theo quy định nêu trên, công dân Việt Nam bị mất hộ chiếu phổ thông ở trong nước thực hiện đề nghị khôi phục giá trị sử dụng của hộ chiếu theo mẫu tờ khai đề nghị khôi phục hộ chiếu quy định tại Mẫu TK04 ban hành kèm theo Thông tư 68/2022/TT-BCA . Công dân Việt Nam bị mất hộ chiếu phổ thông ở trong nước thực hiện đề nghị khôi phục giá trị sử dụng của hộ chiếu theo mẫu nào? (Hình từ Internet)" 3703,"Tháng 9.2013, tôi có thành lập doanh nghiệp (Cty TNHH) nhưng sau đó có trục trặc về vấn đề pháp lý trong việc sử dụng văn phòng ảo nên không tiếp tục hoạt động. Cty ký hợp đồng thuê văn phòng ảo thời hạn 1 năm (9.2013). Trong hợp đồng có điều khoản nếu muốn chấm dứt hợp đồng thì phải báo trước 3 tháng. Năm 2014, Cty không hủy nên (có lẽ) hợp đồng đó vẫn còn hiệu lực. Nhưng bên tôi chưa thanh toán tiền thuê năm 2014-2015. Về tài chính: Không xuất hóa đơn và chỉ có hóa đơn mua trang thiết bị. Cty đóng thuế môn bài năm 2013, 2014 nhưng các báo cáo thuế hàng tháng/quý thì không đều, có tháng có, có tháng không vì lỗi chữ ký số. Từ tháng 6.2014 thì ngừng hẳn. Xin hỏi, sắp tới tôi xuất cảnh (đi du lịch) trường hợp của tôi có vướng mắc gì không, nếu có thì cấp thẩm quyền nào giải quyết?","Nội dung bạn hỏi được quy định tại Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 về xuất nhập cảnh (XNC) của công dân VN được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 65/2012, cụ thể như sau: Điều 21. Công dân VN ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: 1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm. 2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự. 3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế. 4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó. 5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan. 6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. 7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ. Điều 22. 1. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân VN xuất cảnh : a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này. b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này. c) Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này. d) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này. đ) Thủ trưởng cơ quan Quản lý XNC - Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 Điều 21 Nghị định này. 2. Các cơ quan có thẩm quyền nêu tại các điểm a, b, c, d, khoản 1 Điều này khi quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý XNC - Bộ Công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh, để thực hiện. Khi hủy bỏ quyết định đó cũng phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý XNC- Bộ Công an để thực hiện. 3. Cơ quan nào quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân đó biết, trừ trường hợp vì lý do đảm bảo bí mật cho công tác điều tra tội phạm và lý do an ninh. 4. Người quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình."". Căn cứ vào quy định pháp luật trên, bạn chưa thực hiện nghĩa vụ về tài chính về thanh toán tiền thuê nhà trong năm 2014 và 2015 và không nộp tờ khai thuế từ tháng 6 năm 2014 khi cty tạm ngừng hoạt động. Nên có thể bạn thuộc trường hợp cấm xuất cảnh và thẩm quyền quyết định chưa cho xuất cảnh thuộc Chủ tịch UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương." 16097,"Xin chào các luật sư. Nhờ các luật sư tư vấn giúp em t/h này. Ngày xưa (1990) gia đình em có mua cả nhà lẫn đất của một nhà người quen, do đất ko có sổ đỏ với lại anh em quen biết nên ko làm giấy tờ gì mua bán. Và sau đó gia đình em đã ở một thời gian và chuyển đi nơi khác, tuy nhiên gia đình em vẫn đóng thuế đất đầy đủ hàng năm cho mảnh đất đó. Và trong thời gian gia đình em đang làm thủ tục cấp sổ đỏ thì gia đình ông bà ngày xưa bán đất cho gia đình em về đòi lại, bảo là ngày xưa bán nhà chứ ko bán đất nên việc cấp sổ đỏ bị dừng lại do tranh chấp. Hiện tại, xã và chính quyền ko giải quyết việc cấp sổ đỏ cho gia đình em dù gia đình em đã mua mảnh đất đó và dân làng xung quanh đều làm chứng về việc này. Nhờ các luật sư tư vấn giúp đỡ và chỉ cách giúp gia đình em ạ. E cảm ơn.","Chào bạn! Nếu gia đình bạn có chứng cứ về việc đã trả tiền để được sử dụng thửa đất và ngôi nhà đó theo hình thức bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì gia đình bạn có cơ hội thắng kiện. Nếu nhà đất trước đây có giấy tờ đứng tên chủ cũ, đồng thời gia đình bạn không chứng minh được có giao dịch mua bán, chuyển nhượng và việc gia đình bạn đã trả tiền thì gia đình bạn phải trả lại nhà đất cho chủ cũ. Nếu người đi đòi đất không có một trong các loại giấy tờ hợp lệ về nhà đất quy định tại Điều 100 Luật đất đai hiện hành thì họ cũng không có căn cứ để đòi lại nhà đất của gia đình bạn." 23792,Thủ tục được nhập Quốc tịch Việt Nam đối với người nước ngoài như thế nào?,"Theo Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về thủ tục được nhập Quốc tịch Việt Nam đối với người nước ngoài bao gồm: Bước 1: Người nước ngoài chuẩn bị một số giấy tờ sau: - Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam. - Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu... - Bản khai lý lịch. - Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ. - Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt. - Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam. - Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam. Bước 2: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Bước 3: Nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Lưu ý: Đối với những người có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam, có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì không phải biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam, không cần thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam, không cần có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam." 26735,"Xin chào anh chị, em là sinh viên năm 2 trường luật. Em có chút thắc về án phí trong vụ án, anh chị cho em trường hợp: Viện Kiểm sát kháng nghị bản án của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm thì có phải đóng án phí không? Xin anh chị giải đáp giúp em với ạ?","Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, thì: ""1. Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng án phí, không phải chịu án phí: a) Người khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân; b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án dân sự hoặc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật tố tụng dân sự, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước khởi kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; c) Ngân hàng chính sách xã hội khởi kiện vụ án hoặc kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án để thu hồi nợ vay trong trường hợp Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; d) Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm; đ) Người bào chữa của bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; e) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; f) Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí mà pháp luật có quy định."" Do đó, đối với trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm thì không phải nộp tiền tạm ứng án phí và không phải chịu án phí. Trên đây là quy định về những trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, không phải chịu án phí. Trân trọng!" 34870,"Thưa Luật sư, em mới vào Sài Gòn học đại học ở Quận 1, nhưng em thường xuyên ở hai nơi là Quận 3 và Quận 8. Nên em muốn hỏi để tiện cho việc học và sinh hoạt thì em đăng ký tạm trú 02 nơi trên được không?","Về nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú thì được quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật cư trú 2020 có quy định: Thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú. Như vậy, mỗi người chỉ được đăng ký một nơi tạm trú. Do đó, bạn có thể xem xét nơi mình thường xuyên sinh hoạt và tiện cho công việc đi lại hơn là ở Quận 3 hay Quận 8 để thực hiện việc đăng ký tại 01 quận trên. Trân trọng!" 21160,"Tôi và chồng có với nhau 3 người con, trong đó có một đứa bị khuyết tật nặng, đã 20 tuổi nhưng chỉ nằm một chỗ, không thể làm được gì cả, cong hai đúa con còn lại thì bình thường, thông minh, ngoan ngoãn. Ông nhà tôi chỉ thương hai đứa bình thường còn đứa con khuyết tật thì không được ông thương yêu và bị hắt hủi. Nhưng nó đâu có biết gì. Rồi ông nhà tôi mất và có để lại di chúc chia tài sản của ông ấy cho hai đứa con, còn thằng út bị khuyết tật thì không được gì? Vậy xin cho tôi hỏi, nếu như vậy thì nó không được hưởng thừa kế của ông ấy đúng không?","Tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định: ""Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này."" Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì những người là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, nếu không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3. Tuy nhiên, trường hợp con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên mà không có khả năng lao động thuộc các trường hợp sau đây thì không được hưởng thừa kế theo quy định trên: - Từ chối nhận di sản; - Những người không có quyền hưởng di sản: + Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; + Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; + Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; + Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Do đó: Đối với trường hợp mà bạn cung cấp trên đây, thì con út của bạn đã 20 tuổi, bị khuyết tật nặng, không thể làm gì cả và chỉ nằm một chỗ nên có thể được xác định thuộc trường hợp con đã thành niên mà không có khả năng lao động và không được chồng bạn cho hưởng di sản theo di chúc, nhưng vẫn thuộc trường hợp được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản của cha bạn được chia theo pháp luật. Trường hợp con trai bạn bạn từ chối nhận di sản hoặc thuộc các trường hợp không có quyền hưởng di sản được trích dẫn trên đây thì không được hưởng di sản thừa kế. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 30343,Việc công chứng di chúc cần chuẩn bị những giấy tờ gì?,"Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau: Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch 1. Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây: a) Dự thảo hợp đồng, giao dịch; b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực; c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng. Bản sao giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c của Khoản này được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. 2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực. ... Như vậy, người yêu cầu công chứng di chúc cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ dưới đây: - Dự thảo hợp đồng, giao dịch; - Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực; - Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng. Lưu ý: Các bản sao giấy tờ trên phải được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu." 25423,"Liên quan tới vấn đề quản lý cư trú tôi có thắc mắc mong được Ban tư vấn của Ngân hàng Pháp luật giải đáp giúp. Cho tôi hỏi cách ghi sổ đăng ký thường trú như thế nào? Mong được giải đáp giúp. Cảm ơn! Kim Vân - Đà Nẵng","Cách ghi sổ đăng ký thường trú được quy định tại Điều 18 Thông tư 36/2014/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, theo đó: 1. Phần “Mục lục”: Ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu. 2. Phần nội dung: Mỗi trang của sổ dùng để ghi thông tin về một hộ đã đăng ký thường trú. Dòng đầu tiên ghi chủ hộ, các dòng tiếp theo ghi lần lượt các nhân khẩu có trong hộ. a) Mục “Hồ sơ hộ khẩu số”: Ghi theo số hồ sơ hộ khẩu lưu tại tàng thư hồ sơ hộ khẩu; b) Mục “Người có thẩm quyền đăng ký”: Chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh ký, ghi rõ họ, tên. Trường hợp đăng ký một lần cho nhiều người thì người có thẩm quyền chỉ cần ký, ghi rõ họ, tên ở hàng ghi nhân khẩu cuối cùng; c) Mục “Nội dung điều chỉnh, thay đổi'”: Ghi rõ nội dung như: thay đổi chủ hộ, thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; thay đổi địa giới hành chính; xóa đăng ký thường trú (ngày, tháng, năm xóa đăng ký thường trú, nơi chuyển đến); cấp giấy chuyển hộ khẩu (ngày, tháng, năm cấp giấy chuyển hộ khẩu, nơi chuyển đến); đổi, cấp lại sổ hộ khẩu…; d) Mục “Tờ số”: Ghi theo số thứ tự tại mục lục. Trên đây là tư vấn về cách ghi sổ đăng ký thường trú. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 36/2014/TT-BCA. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 24219,"Hiện tại, gia đình bên vợ tôi có: mẹ vợ 03 anh trai của vợ, bố vợ mất. Mẹ vợ tôi có một căn nhà đang ở gắn liền với đất, mẹ và các anh vợ muốn cho vợ tôi căn nhà và toàn bộ diện tích đất đó. Vậy Luật sư tư vấn giúp các thủ tục thừa kế và các khoản phí, lệ phí phải nộp nhà nước. Trân trọng.","Nếu như mẹ vợ và cả gia đình đều đồng ý cho vợ bạn cả đất và nhà thì bạn nên làm thủ tục tặng cho tài sản, bạn bảo mẹ và các anh trai vợ bạn mang giấy chứng nhận quyền sư dụng đất và chứng minh thư hộ khẩu ra phòng công chứng họ sẽ làm hợp đồng tặng cho tài luôn, vì hợp đồng này sẽ có hiệu lực ngay sau khi ký, còn nếu làm di chúc để cho vợ bạn thừa kế, thì chỉ phát sinh hiệu lưc sau khi người cho di sản mất. Nếu bạn làm hợp đồng tặng cho ko phải đóng thuế bạn nhé." 3441,Ở địa phương tôi đang tiến hành thủ tục cấp “sổ đỏ” cho các hộ gia đình. Một số người dân cho rằng chỉ được cấp sổ đỏ khi đã đóng tiền sử dụng đất (lên tới nhiều triệu đồng) do Nhà nước đã bỏ việc ghi nợ trong “sổ đỏ”. Một số người khác lại bảo vẫn có thể được cấp sổ mà chưa phải đóng tiền. Khi làm thủ tục tại UBND phường thì chúng tôi không được hướng dẫn cụ thể về việc này. Đề nghị quý báo cho biết cụ thể ?,"Theo Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kể từ ngày 2-7-2007, hộ gia đình, cá nhân chưa đủ khả năng nộp tiền sử dụng đất nếu có đơn đề nghị được ghi nợ tiền sử dụng đất kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hồ sơ giao đất tái định cư thì được ghi nợ tiền sử dụng đất. Gần đây nhất, Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31-1-2008 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP vẫn khẳng định quyền được ghi nợ tiền sử dụng đất. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất, được cấp Giấy chứng nhận mà phải nộp tiền sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư nếu chưa đủ khả năng nộp tiền sử dụng đất mà có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ tiền sử dụng đất trên Giấy chứng nhận. Khi làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân làm đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất. Nội dung “nợ tiền sử dụng đất” sẽ được ghi trên trang 4 của Giấy chứng nhận và được Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện đóng dấu, gửi văn bản thông báo tới cơ quan thuế. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã nộp đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất và hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc xin chuyển mục đích sử dụng đất trước ngày 2-7-2007 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì vẫn tiếp tục được cấp Giấy chứng nhận và được ghi nợ tiền sử dụng đất trên Giấy chứng nhận. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, gia đình bà Hoàng Thị Thậm và các hộ gia đình khác ở địa phương hoàn toàn có quyền xin được ghi nợ tiền sử dụng đất khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất." 8492,Người yêu cầu có thể ủy quyền cho người khác yêu cầu cung cấp thông tin không?,"Căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về việc ủy quyền cho người khác yêu cầu cung cấp thông tin như sau: Điều 24. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin 1. Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây: a) Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin. Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin. Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin; b) Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin. ... Như vậy, người yêu cầu không bắt buộc phải trực tiếp yêu cầu cung cấp thông tin mà có thể ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin. Trân trọng!" 5567,Hợp đồng thuê nhà trọ có phải công chứng không?,"Theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau: Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở ... 2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng , chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng. ... Như vậy, hợp đồng cho thuê nhà trọ không bắt buộc phải công chứng, trừ trường bên thuê hoặc bên cho thuê có nhu cầu. Nhưng vẫn khuyến khích cá nhân, tổ chức khi thuê nhà ở nên làm thủ tục về công chứng hợp đồng thuê nhà ở để có thể đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các bên. Lưu ý: Đối với hợp đồng thuê nhà trọ không bắt buộc phải công chứng nhưng việc lập thành văn bản là điều bắt buộc. Mặt khác, đối với việc thuê nhà trọ có giá trị hợp đồng lớn thì nên ưu tiên việc công chứng, tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC có quy định mức thu phí, lệ phí áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng đối với mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị hợp đồng, giao dịch như sau: Trân trọng!" 4047,Trường hợp người của pháp nhân trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao gây thiệt hại cho người khác thì pháp nhân hay người gây thiệt hại phải bồi thường?,"Pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Pháp nhân có thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế... Theo quy định tại Điều 618 Bộ luật dân sự năm 2005, trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao thì pháp nhân phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả cho mình một khoản tiền theo quy định của pháp luật." 2300,"Hồ sơ đăng ký thường trú cho người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Giang. Trong quá trình làm việc, tôi gặp một số vướng mắc mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, hồ sơ đăng ký thường trú của công dân, cụ thể là hồ sơ đăng ký cho người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam gồm những tài liệu, giấy tờ gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Tiến Dũng (dung***@yahoo.com)","Ngày 09/9/2014, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP. Theo đó, hồ sơ đăng ký thường trú cho người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA. Cụ thể: Ngoài các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký thường trú hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam. Tức là hồ sơ đăng ký thường trú cho người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam sẽ bao gồm giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam và các giấy tờ sau: a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; b) Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu); c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú); d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (sau đây viết gọn là Nghị định số 31/2014/NĐ-CP). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên. Cũng theo quy định này, nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú được xác định như sau: a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về hồ sơ đăng ký thường trú cho người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Thông tư 35/2014/TT-BCA. Chúc bạn sức khỏe và thành đạt! Trân trọng!" 24970,Hợp đồng thuê nhà ở chấm dứt trong những trường hợp nào?,"Căn cứ Điều 131 Luật Nhà ở 2014 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở như sau: 1. Trường hợp thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà được thực hiện khi có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 84 của Luật này. 2. Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây: a) Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng; b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng; c) Nhà ở cho thuê không còn; d) Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống; đ) Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác. Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; e) Chấm dứt theo quy định tại Điều 132 của Luật này. Do đó, hợp đồng thuê nhà sẽ bị chấm dứt theo những trường hợp được nêu trên. Trân trọng!" 16764,Luật sư cho em hỏi. Năm 1995 ông bác rể giết bố em.và hứa nuôi chúng em đến năm 18 tuổi nhưng đến này chưa thấy 1 khoản tiền nuôi nào. Cách đây 4 đến 5 năm về trước do kiện tụng tranh chấp với nhà khác ông em cho 2 vợ chồng ông bác rể đó đứng tên khiếu kiện do ông tuổi cao chúng em còn nhỏ ko thể đứng ra kiện tụng. Năm 2009 ông nội em qua đời ko để lại di chúc. và đến nay được 3 năm. Em xin hỏi luật sư chúng em có được thừa hưởng tài sản của ông em ko?,"Ðiều 677 BLDS quy định: "" Thừa kế thế vị Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. "" Như vậy, theo quy định của Điều 677 BLDS thì bạn được thừa kế thế vị đối với di sản do ông bạn để lại." 12990,"Cho em hỏi tên khai sinh đầu tiên của em là Hoàng Tuấn Anh, sau đó mẹ em đổi thành Hoàng Anh Tuấn. Giờ em muốn đổi tên về chi của Dòng họ là Hoàng Đình Anh Tuấn. Vì ông cố em và ông nội em đều là Hoàng Đình, nhưng bố của em lại không phải là Hoàng Đình mà là Hoàng Bảo. Giờ em muốn đổi thì phải lấy lý do đổi tên là gì được ạ? Nhờ các luật sư tư vấn, em xin cảm ơn!","Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền thay đổi tên như sau: 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi; e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính; g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. 2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. 3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ. Điều 26 Luật hộ tịch 2014 ( được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP) quy định về phạm vi thay đổi hộ tịch: 1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó. 2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi. Như vậy, mọi cá nhân đều có quyền thay đổi, cải chính họ, tên đệm, tên của mình. Tuy nhiên việc cải chính này phải nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Đối với trường hợp của bạn, do bạn chỉ trình bày thay đổi tên đệm để giống tên với các đời cha ông trước nhưng không nói rõ nó có ảnh hưởng, gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của bạn hay không. Chính vì vậy, theo chúng tôi việc thay đổi tên đệm trong trường hợp này là rất khó. Trân trọng!" 19003,"Chào luật sư, mong luật sư tư vấn giúp em, sự việc năm 1999 ông Nội em có cho Ba em  miếng đất  vườn 200m2  trên mảnh đất đó có ngôi nhà để ở, do lúc đó gia đình đang khó khăn chưa sang tên được, Cô em được ông Nội cho đứng tên sổ đỏ tất cả tài sản, vào năm 2012 Cô em đem giấy đỏ đó cầm thế chấp và làm hợp đồng chuyển nhượng mảnh  đất vườn 200m2 cho người cầm đó, gia đình em không hề hay biết, gia đình em đang sinh sống người đó vô nói là nhà và đất đã sang tên cho người cầm đó rồi và buộc nhà ra phải dọn ra. Thưa luật sư gia đình muốn làm đơn khiếu nại thì làm như thế nào xin luật sư tư vấn giúp em! em rất mong nhận được phản hồi của luật sư. (xin nói thêm là nhà và đất của ông bà Nội em cô em đã chuyển nhượng hết bây giờ ông bà không có chỗ ở, đất đai mất hết nhưng ông bà thương cô nên không thưa kiện)","Việc ông nội bạn có cho ba bạn 1 miếng đất vườn 200m2. Nhưng gia đình bạn đã chưa làm các thủ tục theo qui định để chuyển quyền sở hữu miếng đất trên. Do vậy, về pháp lí miếng đất này vẫn chưa thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn. Mãi đến sau này thì cô bạn lại được ông nội của bạn cho đứng tên tòan bộ tất cả tài sản và cô bạn đã hoàn tất các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Nên hiện tại bây giờ cô bạn đang là chủ sở hữu của tòan bộ tài sản do ông nội bạn chuyển giao và đã được pháp luật công nhận. Vì vậy, việc gia đình bạn muốn làm đơn khiếu nại thì cần phải có các chứng cứ để chứng minh cho việc khiếu nại đó là gì." 3386,Em năm nay 18 tuổi mới đi làm bên công ty yêu cầu nộp thêm giấy khám sức khỏe. Vậy em muốn hỏi trong hồ sơ xin việc có cần giấy khám sức khỏe không?,"Khoản 2 Điều 7 Nghị định 03/2014/NĐ-CP quy định Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động gồm các văn bản sau đây: - Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định; - Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển; - Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; - Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, căn cứ quy định trên thì trong hồ sơ xin việc sẽ cần có giấy khám sức khỏe. Do đó, việc bạn mới được nhận vào làm và công ty yêu cầu nộp thêm giấy khám sức khỏe là đúng quy định. Trân trọng!" 21599,"Thưa luật sư! Cách đây khoảng 1 tuần, ông nội em trong lúc nóng giận đã ko suy nghĩ kĩ và cho gọi người bán đất mà không hỏi ý kiến người thân, con cháu. Người mua là gia đình chú Hải, con của 1 người quen ông bà em. Sau khi 2 bên thỏa thuận miệng giá bán là 270 triệu VNĐ, ông nội em đã đưa sổ đỏ cho gia đình chú Hải đi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong quá trình đó, giữa 2 bên không hề làm giấy tờ đặt cọc hay hợp đồng mua bán gì cả. Nay chuyện đến tai con cháu, mọi người đều thống nhất là không cho ông bán đất, lấy chỗ để mai sau ông bà mất đi thì làm nhà thờ các cụ và ông bà. Ông nội em cũng đã đồng ý là không bán đất nữa. Sau khi trao đổi với bên mua là gia đình chú Hải, gia đình em có đặt vấn đề xin lại sổ đỏ và bồi thường toàn bộ chi phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà gia đình chú Hải đã bỏ ra. Gia đình chú Hải có báo lại rằng chi phí tổng cộng đến thời điểm này hết 5 triệu VNĐ.  Vậy luật sư cho em hỏi một số điều như sau ah: 1. Ông bà em năm nay đều đã ngoài 80, muốn bán đất thì có cần phải có sự thống nhất đồng ý của con cái hay không ah? 2. Toàn bộ quá trình mua bán đều không có hợp đồng hay giấy tờ đặt cọc có chữ ký của 2 bên, vậy việc mua bán này có hợp lệ không ah? Bên mua có làm được thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất không ah? 3. Các thủ tục liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm những gì ah? Chi phí cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cụ thể là bao nhiêu ah? 4. Nay gia đình em muốn lấy lại sổ đỏ thì có những căn cứ pháp lý nào ah? Trên đây là những vấn đề em hi vọng được các luật sư giúp đỡ giải đáp! Em xin chân thành cảm ơn!","Chào Phong_Linh! Theo quy định của Luật Đất đai, Luật hôn nhân và gia đình thì nếu thửa đất em nêu là tài sản chung của ông, bà nội em thì việc quản lý sử dụng, định đoạt - chuyển nhượng sẽ phải có sự đồng ý của cả ông và bà em mới phù hợp quy định của pháp luật. Trường hợp thửa đất này là tài sản của hộ gia đình thì tất cả thành viên trong hộ gia đình có quyền ngang nhau trong việc quản lý sử dụng, định đoạt và khi chuyển nhượng quyền sử dụng thì mọi thành viên trong hộ đó đều có quyền tham gia ký kết giao dịch hợp đồng. Về thủ tục thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền mới có giá trị pháp lý. Nếu hình thức và nội dung của hợp đồng không đúng pháp luật thì cơ quan chức năng sẽ không thực hiện các thủ tục như chuyển tên người sử dụng đất... Hiện tại theo hướng dẫn của TANDTC thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là đối tượng để khởi kiện vụ án dân sự, nên việc đòi lại Giấy chứng nhận là những sự thỏa thuận của các bên liên quan. Đó là một số thông tin tư vấn cơ bản cho trường hợp của em, nếu còn vướng mắc em có thể tiếp tục hỏi hoặc liên hệ trực tiếp với các luật sư để được tư vấn hướng dẫn chi tiết phù hợp với sự việc em nêu./. Chúc em mạnh khỏe và thành công!" 24333,Ai phải nộp án phí khi thuận tình ly hôn?,"Khoản 4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm như sau: Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm. Như vậy trong thuận tình ly hôn thì vợ và chồng đều phải chịu án phí sơ thẩm. Mỗi bên sẽ chịu một nửa án phí sơ thẩm." 12113,"Gia đình cháu thuê một thửa đất có diện tích 300 m2 của gia đình ông Vi Tiến Tích với thời hạn thuê 4 năm với giá thuê hàng tháng 300.000 đồng, hai gia đình tự thỏa thuận ký hợp đồng thuê đất làm nhà không có người làm chứng. Sau khi gia đình cháu dựng nhà tạm thì bị cán bộ Địa chính xã lập biên bản và yêu cầu dỡ bỏ nhà với lý do nhà cháu vi phạm hành lang an toàn đường bộ (hành lang tính từ tim đường ra mỗi bên 15 m, nhà cháu dựng cách tim đường 9m) . Vậy cho cháu hỏi gia đình ông Vi Tiến Tích có bị xử lý không ạ? Và số tiền mà gia đình cháu đã trả cho ông Tích có đòi lại được không?","1. Hành vi xây dựng trái phép trên đất của ai, người đó phải chịu trách nhiệm. Đối với chủ đất, nếu sử dụng sai mục đích, trái quy hoạch hoặc phá hoại đất thì sẽ bị xử lý tùy theo tính chất và mức độ của hành vi. 2. Xử lý tiền thuê đất. Trường hợp bên cho thuê không cung cấp các thông tin về thửa đất, mốc lộ giới và hai bên nhất trí mục đích thuê đất để làm nhà thì khi mục đích thuê không đạt được, bạn có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng, bên cho thuê phải trả lại tiền cho bạn. Bạn có thể sử dụng ngay biên bản về việc vi phạm hành chính mà cơ quan thẩm quyền lập để chứng minh quyền sử dụng đất thuộc hành lang an toàn đường bộ, không thể cho thuê với mục đích xây dựng nhà để làm căn cứ làm việc với bên cho thuê. Mặt khác, pháp luật quy định hợp đồng thuê đất phải được công chứng, chứng thực. Hợp đồng thuê đất của bạn cũng đang bị vô hiệu bởi không được công chứng, chứng thực đúng quy định này, tuy nhiên, với hiện trạng đất như bạn trao đổi (đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ) thì các cơ quan công chứng, chứng thực cũng sẽ không xác nhận cho nội dung hợp đồng. Đây là một căn cứ nữa để bạn đàm phán chấm dứt hợp đồng thuê đất, yêu cầu bên cho thuê phải trả lại tiền thuê đã nhận." 7468,"Lúc 11h đêm, các chú công an khu vực có đi kiểm tra đăng ký thường trú của từng nhà dân làm ảnh hưởng đến sinh hoạt vì lúc ấy mọi người đã đi ngủ. Vậy cho em hỏi, việc kiểm tra  vào ban đêm như vậy có đúng không ạ?","Khoản 1 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định về việc kiểm tra cư trú như sau: - Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. Theo quy định này, công an khu vực có thể tiến hành kiểm tra nơi cư trú theo: - Định kỳ; - Đột xuất; - Theo yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. => Công an khu vực được phép kiểm tra nơi cư trú vào ban đêm, hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Hơn nữa, Khoản 3 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định về nội dung kiểm tra cư trú, bao gồm: - Kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú. => Như vậy, công an khu vực kiểm tra việc đăng ký thường trú vào ban đêm là đúng quy định của pháp luật. Trân trọng!" 25904,Người bị kiểm tra hành chính nhưng không có thẻ căn cước công dân có bị tạm giữ để xử lý không?,"Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về việc tạm giữ người theo thủ tục kiểm tra hành chính cụ thể như sau: Tạm giữ người theo thủ tục hành chính Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau: 1. Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác. 2. Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. 3. Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. 4. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. 5. Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy. Như vậy, theo quy định trên có thể thấy người bị kiểm tra hành chính nhưng không có thẻ căn cước công dân không thuộc một trong những trường hợp sẽ bị tạm giữ để xử lý theo thủ tục hành chính. Cho nên, khi bị kiểm tra căn cước công dân nhưng không có thì sẽ không bị bị “bắt” - tạm giữ hành chính. Người bị kiểm tra hành chính nhưng không có thẻ căn cước công dân có bị tạm giữ để xử lý không? (Hình từ Internet)" 23873,"Cháu được nhận làm con nuôi trong một gia đình khá giả nhưng lại hiếm muộn về đường con cái. Gia đình đó rất yêu thương, chiều chuộng cháu, đặc biệt là cha nuôi. Nhưng tất cả niềm tin vào cha nuôi hoàn toàn sụp đổ khi ông ta nhẫn tâm hãm hiếp cháu cho dù cháu đã cố van xin. Sau đó, ông ta bị tòa án kết tội hiếp dâm với hình phạt 10 năm tù giam. Cháu có thể xin chấm dứt việc làm con nuôi của gia đình này được không ạ?","Tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi quy đinh: “Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây: Thứ nhất, con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi; Thứ hai, con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi; Thứ ba, cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi; Thứ tư, thực hiện các hành vi bị cấm : - Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em; - Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; - Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; - Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; - Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước; - Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi; - Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.” Người cha nuôi đã có hành vi hãm hiếp, cố ý xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của cháu, vi phạm đạo đức và truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Hành vi và bản án kết tội hắn được xem là một trong các căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi. Tuy nhiên, cháu không thể tự mình yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chấm dứt việc nuôi con nuôi được vì cháu chưa đủ tuổi thành niên. Trường hợp này phải gửi yêu cầu tới cơ quan lao động, thương binh và xã hội hoặc hội liên hiệp phụ nữ nơi cháu sinh sống để nhờ họ giúp đỡ." 31524,"Tôi tên là Hoàng Nhiên, địa chỉ mail hoang_nhien****@gmail.com, tôi muốn hỏi: Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, công hàm xin thị thực được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Tôi hiện đang công tác tại một cơ quan ngoại giao thuộc Châu Âu, có Đại sứ quán tại Việt Nam nên rất quan tâm tới vấn đề này. Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Tôi xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời!","Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, công hàm xin thị thực được hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 03/2016/TT-BNG hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị cấp thị thực do Bộ Ngoại giao ban hành, theo đó: 1. Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, công hàm xin thị thực theo mẫu 01/2016/XNC có thể khai trên bản in sẵn hoặc khai trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự tại địa chỉ www.lanhsuvietnam.gov.vn, sau đó in ra, ký và xác nhận theo quy định tại Khoản 2 Điều này. 2. Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, công hàm xin thị thực phải được điền đầy đủ các nội dung trong Tờ khai, do người đề nghị ký trực tiếp và có xác nhận của Cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, làm việc và đóng dấu giáp lai ảnh. Đối với người đề nghị cấp công hàm đã được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị thì Tờ khai không cần xác nhận của Cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, làm việc. Đối với vợ, chồng đi theo hành trình công tác; vợ, chồng và con dưới 18 tuổi đi thăm, đi theo thành viên Cơ quan đại diện, phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài mà không thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức nào thì Tờ khai phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý nhân sự của người được cử đi công tác nước ngoài mà người đó sẽ đi thăm hoặc đi theo. Đối với người đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ mà có hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cũ còn giá trị và không có sự thay đổi về chức danh, chức vụ hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác, làm việc so với thời Điểm cấp hộ chiếu trước đây cũng như không thay đổi cơ quan cấp hộ chiếu thì Tờ khai không cần xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác, làm việc. Trường hợp có thay đổi về chức danh, chức vụ hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác, làm việc so với thời Điểm cấp hộ chiếu trước đây cũng như thay đổi cơ quan cấp hộ chiếu thì áp dụng theo quy định tại Khoản 2 của Điều này. Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, công hàm xin thị thực, được quy định tại Thông tư 03/2016/TT-BNG. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!" 33241,"Em vào Sài Gòn được 3 năm. Đăng kí KT3 từ 12/2013 vào nhà Cô ở F15, Q Bình Thạnh. Nay em muốn nhập khẩu thì phải Cần làm gì và thủ tục như thế nào ạ.",Theo ý em hỏi thì em muốn nhập hộ khẩu vào nhà cô em ở Bình Thạnh theo diện cô em bảo lãnh đúng ko? Theo quy định của Luật cư trú hiện nay thì muốn nhập hộ khẩu vào thành phố như HCM phải tạm trú 2 năm trở lên. Em mới tạm trú KT3 từ tháng 12/2013 tại nhà cô em đến nay chưa được 1 năm nên chưa đủ điều kiện nhập đâu nhé. 31622,"Trường hợp xin ly hôn với người mất tích, Tòa án đã ra thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đối với người vợ/chồng thì bao lâu sau khi có thông báo tìm kiếm người vắng mặt nơi cư trú đối với người vợ/chồng thì Tòa án có thể giải quyết yêu cầu ly hôn của người chồng/vợ?","Khoản 1, 2 Điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Theo khoản 2 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Như vậy, đối với trường hợp nêu trên, phải sau khi quyết định của Tòa án tuyên bố người vợ/chồng mất tích có hiệu lực pháp luật thì Tòa án mới xem xét, giải quyết cho người chồng/vợ ly hôn. Trên đây là giải đáp của Tòa án nhân dân tối cao tại Khoản 9 Phần IV. Về tố tụng dân sự, thi hành án dân sự tại Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành. Trân trọng!" 18464,"Quyền của người quản lý di sản theo Bộ luật dân sự 2005 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Hân hiện đang sống và làm việc tại Long An. Tôi hiện đang tìm hiểu pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi quyền của người quản lý di sản theo Bộ luật dân sự 2005 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Quyền của người quản lý di sản được quy định tại Điều 640 Bộ luật dân sự 2005, theo đó: 1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 638 của Bộ luật này có các quyền sau đây: a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế; b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế. 2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 638 của Bộ luật này có các quyền sau đây: a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế; b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế. Trên đây là tư vấn về quyền của người quản lý di sản theo Bộ luật dân sự 2005. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 2005. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 10124,"Hoa lợi, lợi tức trong luật dân sự là gì? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên năm nhất ngành luật. Chưa được học nhưng em có tìm hiểu trước về luật dân sự. Anh chị cho em hỏi: Hoa lợi, lợi tức trong luật dân sự là gì? Rất mong nhận được câu trả lời từ quỳ anh chị! E-mail: tuabmanh****@gmail.com","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì khái niệm hoa lợi, lợi tức được quy định như sau: - Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. - Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Định nghĩa và quy định Hoa lợi, lợi tức được quy định tại Điều 109 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 23287,Hồ sơ đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm đối với tàu biển bao gồm những loại giấy tờ nào?,"Tại khoản 4 Điều 42 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm đối với tàu biển như sau: 4. Hồ sơ đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm bao gồm: a) Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 04c tại Phụ lục (01 bản chính); b) Văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm là tàu biển (01 bản chính); c) Trường hợp đăng ký thay đổi, xóa đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm thì hồ sơ đăng ký là Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 04c tại Phụ lục (01 bản chính). Theo đó, hồ sơ đăng ký thông báo xử lý tà i sản bảo đảm đối với tàu biển bao gồm: - Phiếu yêu cầu theo Mẫu - Văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm là tàu biển; - Trường hợp đăng ký thay đổi, xóa đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm thì hồ sơ đăng ký là Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 04c tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP ." 24656,Nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài ở đâu?,"Theo Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BCA quy định về thủ tục, thẩm quyền giải quyết đề nghị cấp thẻ tạm trú như sau: Thủ tục, thẩm quyền giải quyết đề nghị cấp thẻ tạm trú 1. Người nước ngoài thuộc diện được cấp thẻ tạm trú theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân đã mời, bảo lãnh trực tiếp làm thủ tục tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú. 2. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật. Văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú nêu tại điểm a khoản 1 Điều 37 của Luật theo mẫu do Bộ Công an ban hành tại Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam gồm: a) Mẫu NA6 và NA8 sử dụng cho cơ quan, tổ chức; b) Mẫu NA7 và NA8 sử dụng cho cá nhân. 3. Giải quyết cấp thẻ tạm trú Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét cấp thẻ tạm trú. ... Theo đó, khi cần được cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thì phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân đã mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú. Trân trọng!" 16658,Tôi và người yêu muốn đăng ký kết hôn với nhau nhưng hiện tại anh ấy đang nằm viện không thể cùng tôi đến Ủy ban để làm thủ tục đăng ký kết hôn được. Vậy nếu vắng anh ấy thì tôi có thể đăng ký kết hôn được không?,"Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nam, nữ được đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và pháp luật về hộ tịch. Lưu ý: Việc kết hôn không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không có giá trị pháp lý. Mặt khác, Tại Khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 có quy định như sau: ""Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn 1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc."" Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn phải tờ khai đăng ký kết hôn cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn. Điều đó, đồng nghĩa khi đăng ký kết hôn thì không được vắng mặt một trong hai bên nam, nữ. Do đó: Hai bạn muốn đăng ký kết hôn với nhau thì phải cùng có mặt tại cơ quan đăng ký hộ tịch tại thời điểm đăng ký kết hôn theo quy định. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 19080,"Thưa luật sư, Mẹ tôi có 2 mảnh đất đều có sổ đỏ. Mảnh đất A có xây nhà trên đó đứng tên mẹ và ba tôi. Còn mảnh đất B chỉ là mảnh đất trống, đứng tên 1 mình mẹ tôi. Cả 2 mảnh đất đều phát sinh sau khi mẹ tôi kết hôn với ba tôi. Nhà tôi có 3 người: chị cả, anh trai và tôi. Chị cả và anh trai đều lập gia đình. Riêng tôi thì vẫn độc thân. Cách đây 2 tháng, gia đình chị tôi đã đi qua Mỹ để làm việc bên đó. Ba tôi đã mất 3 năm trước không để lại di chúc. 1/ Mẹ tôi muốn cho tôi mảnh đất trống B thì cần thủ tục gì? Và việc cho tôi mảnh đất, mẹ tôi không muốn anh tôi biết. Nếu có trường hợp nào để anh tôi không ra mặt thì thật sự rất tốt. Thật ra mảnh đất mẹ muốn cho tôi và chị tôi. Nhưng do chị tôi đã ra nước ngoài nên mẹ tôi để lại cho tôi. Đồng thời tôi đứng tên mảnh đất để phòng hờ trường hợp nếu chị tôi có khó khăn gì bên Mỹ, tôi sẽ đứng ra vay tiền ngân hàng để giúp chị tôi với mảnh đất làm thế chấp. Chứ mẹ tôi lớn tuổi rồi, tôi không muốn mẹ tôi làm gánh nợ ngân hàng, tôi sẽ là người trả nợ ngân hàng và chị tôi cũng đồng ý. 2/ Mẹ tôi muốn mảnh đất A có căn nhà cho anh tôi đứng tên nhưng không được bán thì có cách nào không? Anh tôi rất nhu nhược toàn nghe lời chị dâu nên mẹ tôi rất lo xảy ra tranh chấp sau này, lo sau này anh tôi sẽ bán nhà thờ cúng tổ tiên. Tôi có nghe nói nếu đăng ký thành nhà thờ cúng thì khi bán phải có sự đồng ý của tôi và chị tôi thì anh tôi mới được quyền bán? Chị tôi đều đồng ý cả 2 ý kiến của mẹ tôi. Mong luật sư giúp giùm.","1/ Miếng đất trống tuy đứng tên mẹ những vẫn là tài sản chung của cả cha và mẹ bạn nên mẹ bạn không có quyền định đoạt toàn bộ mà buộc phải có ý kiến đồng ý của các anh chị em bạn vì họ là những đồng thừa kế thuộc hàng thứ nhất của cha bạn. Gỉa sử nếu mẹ bạn cho co nhưng không có ý kiến của họ thì khi họ biết được thông tin này, họ có quyền ngăn chặn việc bạn sang tên hoặc họ khởi kiện tranh chấp thừa kế thì cơ quan chức năng cũng phải giải quyết theo quy định của pháp luật chứ không thể làm khác được. Vì thế, nếu gia đình đã thống nhất ý kiến thì cần thiết phải thể hiện việc này bằng văn bản và tiến hành các thủ tục theo quy định để mẹ bạn tặng cho bạn miếng đất này, vừa phù hợp quy định pháp luật vừa không bị tranh chấp trong nội bộ về sau. 2/ Miếng đất có nhà cũng là tài sản chung của cha mẹ nên cũng giống như miếng đất không có nhà, việc tặng cho anh cả cũng phải có ý kiến đồng ý của các thành viên trorng gia đình mà không thể khác được. Chỉ khác là trong hợp đồng tặng cho nên nói rõ điều kiện là tặng cho riêng anh cả chứ không tặng cho hai vợ chồng và anh cả chỉ được quyền sử dụng để thờ cúng, không được mua bán sang nhượng (gọi là tặng cho có điều kiện)," 31665,"Việc đình chỉ, phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Bích, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc đình chỉ, phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Ngọc Bích (ngocbich*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì việc đình chỉ, phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định cụ thể như sau: - Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây: + Giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng; + Chủ bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định; + Chủ bằng bảo hộ không cung cấp tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì và lưu giữ giống cây trồng theo quy định; + Chủ bằng bảo hộ không thay đổi tên giống cây trồng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng. - Trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng. - Trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, khi hết thời hạn nộp lệ phí duy trì hiệu lực, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo mà lệ phí duy trì hiệu lực không được nộp. - Trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, mọi tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng. Căn cứ vào kết quả xem xét đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra thông báo từ chối đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ hoặc ra quyết định đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ. - Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng đăng thông báo trên tạp chí chuyên ngành và nêu rõ lý do đình chỉ, đồng thời gửi thông báo cho chủ bằng bảo hộ. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo, chủ bằng bảo hộ có quyền gửi đơn đề nghị được khắc phục các lý do bị đình chỉ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng và nộp lệ phí để phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong thời hạn chín mươi ngày kể từ ngày nộp đơn, chủ bằng bảo hộ phải khắc phục những lý do bị đình chỉ đối với các trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng xem xét phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ và thông báo trên tạp chí chuyên ngành. Trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng sẽ được phục hồi sau khi chủ sở hữu chứng minh được giống đã đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định và được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng xác nhận. Trên đây là nội dung tư vấn về việc đình chỉ, phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 12381,"Chào chuyên viên, tôi có thắc mắc với vấn đề như sau: Trường hợp mẹ và con không cùng hộ khẩu, khi ly hôn có được giành quyền nuôi con không? Mong nhận được sự phản hồi của chuyên viên về vấn đề trên.","Theo quy định tại Điều 13 Luật cư trú 2006 thì nơi cứ trú của người chưa thành niên được xác định như sau: 1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. 2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia định 2014 thì việc chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn được quy định như sau: 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Việc nơi cư trú của mẹ và con không cần phải thống nhất với nhau, và vấn đề này không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ mẹ con. Do đó trong trường hợp trên, người vợ vẫn có quyền giành quyền nuôi con theo quy định của pháp luật. Trân trọng!" 11734,"Xin chào, tôi là Văn Thanh. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hộ tịch. Trong quá trình tìm hiểu các quy định liên quan đến vấn đề này tôi có rất nhiều thắc mắc chưa giải đáp được. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì các trường hợp được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch được quy định cụ thể ra sao? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!","Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch 2014 thì các trường hợp được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch được quy định cụ thể như sau: Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau: - Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật; - Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước. Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài các trường hợp trên, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí (Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch.). Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp được miễn lệ phí đăng ký hộ tịch. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hộ tịch 2014. Trân trọng!" 3653,Có bắt buộc phải đăng ký khai sinh tại UBND xã của người cha hay không?,"Căn cứ Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Như vậy, về thẩm quyền có thể thấy ủy ban nhân dân xã nơi người cha hoặc người mẹ đều được, không nhất thiết phải đăng ký khai sinh cho trẻ tại Uỷ ban nơi người cha cư trú." 13909,"Tôi đi làm biển số xe, đã mất CMND nên tôi sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để thay thế cho CNND được không? trong giấy đó có ghi: Mục đích sử dụng là để kết hôn.","Căn cứ Khoản 3 Điều 23 nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp. - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác. - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận. Như vậy, bạn không thể sử dụng giấy này thay cho CMND được, vì nó khác với mục đích ghi trong giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của chỉ là để kết hôn. Trân trọng!" 17651,Hình thức sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?,"Tại tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch 550/KH-UBND năm 2023 có quy định hình thức sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định như sau: Hình thức sơ kết - Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổ chức sơ kết bằng việc xây dựng báo cáo sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành theo đề cương báo cáo sơ kết và các biểu mẫu thống kê kèm theo Kế hoạch này. - Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố, Cục Thi hành án dân sự Thành phố tổ chức sơ kết bằng các hình thức phù hợp tình hình tại đơn vị và theo hướng dẫn của cơ quan theo ngành dọc ở Trung ương, xây dựng báo cáo sơ kết theo đề cương báo cáo sơ kết và các biểu mẫu thống kê kèm theo Kế hoạch này. - Báo cáo sơ kết thực hiện theo mẫu đề cương báo cáo ban hành kèm theo Kế hoạch này đề nghị gửi về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Tư pháp) trước ngày 10 tháng 7 năm 2023, kèm tập tin điện tử vào hộp thư điện tử: thpl.stp@tphcm.gov.vn. - Giao Sở Tư pháp tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố tổng hợp, xây dựng báo cáo sơ kết báo cáo Bộ Tư pháp theo Quyết định số 1983/QĐ-BTP. Như vậy, hình thức sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là xây dựng báo cáo sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành theo đề cương báo cáo sơ kết và các biểu mẫu thống kê." 2900,Bị vướng nợ xấu có mua xe máy trả góp được không?,"Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN . Thông tin về lịch sử nợ xấu của khách hàng được lưu giữ trong thời gian tối đa 05 năm trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam CIC. Thực tế, trường hợp khách hàng đang bị nợ xấu thì ngân hàng và công ty tài chính quyết định xem xét mua xe trả góp căn cứ vào nhóm nợ mà khách hàng đang mắc phải. Có trường hợp có thể tiếp tục vay trả góp thuận lợi, cũng có những trường hợp ngân hàng sẽ từ chối cho vay. Theo đó, tùy vào mức độ đánh giá nợ xấu và hồ sơ vay mà xác định có thể vay mua trả góp tiếp hay không. Mỗi nhóm nợ sẽ được quy định cụ thể như sau: - Nợ nhóm 1: Thường là những người có khả năng thanh toán nợ gốc và lãi đúng thời hạn nên các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng có thể xem xét để giải ngân hồ sơ mua trả góp của khách hàng. - Nợ nhóm 2: Nếu thuộc nhóm này, bạn sẽ không được các ngân hàng chấp nhận hồ sơ mua trả góp, tuy nhiên bạn có thể thực hiện thủ tục mua trả góp tại các công ty tài chính. - Nợ nhóm 3, 4 và 5: Những nhóm nợ này thuộc nhóm nợ khó đòi nên sẽ không được ngân hàng hay tổ chức tài chính cho vay. Để có thể tiếp tục vay để mua xe trả góp thì khách hàng cần phải trả hết gốc và lãi và sau khi được xóa nợ xấu, Như vậy, những khách hàng thuộc nhóm nợ 1 và nhóm 2 vẫn có thể tiếp tục thực hiện vay mua trả góp tùy theo yêu cầu của từng ngân hàng và công ty tài chính. Những khách hàng nợ xấu ở mức độ 3, 4, 5 không thể mua trả góp trong khoảng thời gian chưa được xóa nợ xấu." 6268,"Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho người khác thì xử lý thế nào? Ai là người phải bồi thường đối với các thiệt hại đã xảy ra?","Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra như sau: Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ. Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm yêu cầu cán bộ, công chức phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu cán bộ, công chức có lỗi trong khi thi hành công vụ . Khoản 5, Điều 39 Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 được sửa đổi, bổ sung năm 2003 quy định: Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào các quy định trên khi cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho người khác thì cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ. Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật." 33361,"Hôm qua tôi kiểm tra thẻ phát hiện tài khoản được cộng thêm 50 triệu đồng, tôi không có bất cứ một giao dịch nào, cũng không ai nói sẽ chuyển khoản cho tôi. Có thể là một người nào đó đã chuyển nhầm, cho tôi hỏi tôi có bắt buộc phải trả lại số tiền nói trên nếu chủ sở hữu yêu cầu không? Xin cảm ơn!","Căn cứ Điều 579 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ hoàn trả như sau: - Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này. - Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này. => Như vậy, căn cứ quy định trên thì bạn phải có nghĩa vụ trả số tiền 50.000.000 đồng nói trên khi chủ sở hữu yêu cầu trả lại. Trên đây là nội dung hỗ trợ! Trân trọng!" 29059,Bạn tôi từ dưới quê lên thành phố chơi với tôi ít hôm. Ví dụ trường hợp bạn tôi đến ngày 15/12 này thì có phải đăng ký lưu trú ngay hôm nay không? Ngày mai tôi đi đăng ký có được không?,"Điều 30 Luật Cư trú 2020 có quy định về thông báo lưu trú như sau: Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. Như vậy, theo quy định thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau. Trường hợp bạn hỏi, nếu bạn của bạn đến chơi trước 23 giờ thì bạn phải thông báo lưu trú trước giờ này, không được để qua ngày hôm sau. Còn nếu đến sau 23 giờ thì bạn phải thông báo lưu trú cho bạn mình trước 08 sáng ngày hôm sau. Bạn căn cứ quy định trên thực hiện cho đúng. Trân trọng!" 22306,Quyền con người là gì?,"Quyền con người (Nhân quyền) là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ đó được lập ra để bảo vệ các quyền tự do đó – các quyền mà mọi cá nhân hiển nhiên có do sự tồn tại của mình." 30557,"Nhà tôi có 2 anh em, anh trai em thì đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Vậy Ban tư vấn cho em hỏi anh trai đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì có phải đi nghĩa vụ nữa không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn! Minh Tiến - tien*****@gmail.com","Theo quy định tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015: 1. Hoãn gọi nhập ngũ: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. 2. Miễn gọi nhập ngũ: - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; - Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. ==> Như bạn trình bày ở trên thì nhà bạn có 2 anh em. Anh trai bạn đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Theo quy định trên đây thì trường hợp của bạn không thuộc trường hợp được miễn gọi nhập ngũ. Do đó, dù anh trai đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì bạn vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự. Bên cạnh đó, do anh trai đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự nên bạn cũng không thuộc trường hợp được hoãn nghĩa vụ quân sự. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 9159,"Kính chào luật sư! Tôi tên Ngô Huỳnh Tố Uyên ở Châu Thành Bến Tre . Hôm nay tôi nhờ LS tư vấn giúp tôi về vấn đề di chúc của mẹ tôi, sự việc như sau : Mẹ tôi là người không biết chữ( ngay cả chữ kí cũng phải lăn tay ), do sức khỏe đã yếu và gia đình đang tranh chấp tài sản tại tòa nên mẹ tôi sợ sức khỏe yếu không theo nổi quá trình thụ án nên bà quyết định lập di chúc. Hiện tại bà không có tài sản riêng bà nhờ tòa án chia tài sản mà cha tôi đang đứng tên( do bà và cha tôi tạo trong quá trình hôn nhân ) để mẹ tôi có tài sản của riêng mình. Vậy tôi xin hỏi : 1. Di chúc bà nhờ người viết hộ có 2 người làm chứng nhưng không có chứng thực của ủy ban nhân dân như vậy di chúc có hợp pháp không ? 2. Trong di chúc mẹ tôi không giành phần tài sản nào hết mà để tòa quyết định phần tài sản nào của bà thì để lại cho con như vậy có được hay không ? 3. Mẹ tôi chỉ lăn tay trong di chúc và muốn cho di chúc hợp pháp tôi phải làm sao ? Kính mong LS chỉ giúp tôi thành thật biết ơn.","- Người lập di chúc trong trạng thái minh mẫn, tỉnh táo không bị ép buộc, đe dọa... - Di chúc có thể lập bằng văn bản có công chứng, chứng thực hoặc bằng miệng nhưng phải có xác nhận của người làm chứng hoặc công chứng viên sau đó lập thành văn bản có chữ ký xác nhận của những người làm chứng này. Theo bạn nói thì mẹ bạn đã yếu bạn có thể mời công chứng viên đến nhà để lập di chúc bằng văn bản có chứng thực. Việc lập di chúc để phân chia tài sản sau khi bà mất phải thỏa mãn di sản bà để lại có thuộc phần sở hữu định đoạt của bà hay không? Vì khối tài sản này theo bạn nói có phần của cha để lại, nếu cha bạn mất 1/2 khối tài sản được chia theo luật ( nếu cha bạn không để lại di chúc) cho các đồng thừa kế ( hàng thứ nhất gồm mẹ bạn và các con của cha bạn). Trả lời câu hỏi của bạn như sau: Câu 1: hai người làm chứng chưa đủ , bạn cần đem ra UB xã huyện xác nhận. Câu 2: Theo mẹ bạn , tài sản do Tòa phân định nhưng đã có vụ kiện chia di sản thừa kế hay không và hiện nay mẹ bạn còn sống đâu đã phát sinh quyền thừa kế, đồng nghĩa chưa chia di sản sao phát sinh tranh chấp nào để Tòa án phân xử? Do vậy, bà lập di chúc để định đoạt 1/2 khối tài sản chung của bà và chồng bà, sau khi bà mất di sản thừa kế sẽ được mở để chia theo di chúc cho các người được thừa kế. Câu 3 : bà cần lăn tay, điểm chỉ có sự chứng kiến công chứng viên và ghi chép đầy đủ nội dung di chúc thì mới hợp pháp." 28728,"Quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh được quy định như thế nào theo Bộ luật Dân sự 2005? Xin chào quý ban biên tập, tôi tên Thanh Nga sinh sống và làm việc tại Tp.HCM. Vì đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh qua các thời kì, tuy nhiên tôi có vấn đề chưa hiểu, nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: Quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh được quy định như thế nào theo Bộ luật Dân sự 2005? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)","Căn cứ theo quy định tại Điều 366 Bộ luật dân sự 2005, quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh được quy định như sau: 1. Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn. 2. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh. Trên đây là nội dung tư vấn về Quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh được quy định theo Bộ luật Dân sự 2005. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn, để có thể tìm hiểu rõ hơn vấn đề này vui lòng tìm hiểu thêm tại Bộ luật Dân sự 2005. Thân ái và chúc sức khỏe!" 2087,"Mình mới mua 1 mảnh đất diện tích 50m2 thuộc thửa đất 300m2 của chủ hộ (có sổ đỏ rùi) và là đất vườn. Bây giờ mình muốn xin cấp GCNQSDĐ (có phải làm thủ tục tách thửa không?) và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với 50m2 đất nêu trên. Mong các Luật sư cùng các bạn cho mình biết về trình tự, thủ tục, cách thức, phí và lệ phí để làm được yêu cầu trên. Mình xin chân thành cảm ơn!",Trước hết khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bạn cần phải làm hồ sơ tách thửa để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp cũng như thuận tiện trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Về tính chất của diện tích đất này đang là đất vườn nên nếu bạn muốn sử dụng vào mục đich đất ở thì cần phải thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng. 24153,"Trường hợp 2 bên nam nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn với nhau là người cùng địa phương, cụ thể là cùng xã thì có phải xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không?","Tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch 2014, có quy định: Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau: 1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này. => Như vậy, nếu thực hiện việc đăng ký kết hôn mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại cấp xã nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Còn trường hợp cả 2 bên nam, nữ kết hôn với nhau cùng chung một xã thì không phải cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trân trọng." 32785,"Hiện nay, NHCSXH nâng mức cho vay hộ nghèo lên 30 triệu đồng/1 người trong thời hạn 3 năm. Tính ra, mỗi tháng phải trả gần 850.000 đồng gốc (chưa kể lãi). Trong khi đó thu nhập hộ nghèo chỉ đạt (theo chuẩn) chưa đến 500.000 đồng/1 người/1 tháng (kế hoạch năm 2004 - 2010). Như vậy, chênh lệch 350.000 đồng/1 tháng và tiền lãi, khi hết thời hạn vay, tiến hành đảo nợ như một số địa phương (phần lớn) vẫn đang làm có sai hay mâu thuẫn gì hay không?","Chuẩn nghèo theo tiêu chí quy định của Chính phủ trong từng giai đoạn là cơ sở để xác định điều kiện vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo, còn việc xác định thời hạn thu hồi, số tiền trả nợ của mỗi kỳ hạn nợ căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của Người vay và thời hạn thu hồi vốn của phương án (dự án) và khả năng trả nợ của Người vay. Vì vậy, khi cho vay Ngân hàng thoả thuận với khách hàng về thời hạn thu hồi, số tiền trả nợ của mỗi kỳ hạn nợ căn cứ vào dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh do phương án (dự án) vay vốn mang lại và một số thu nhập khác của người vay để xác định số tiền trả nợ và trả lãi cho phù hợp. Đồng thời khi hộ được vay vốn rất có thể hộ vay đã tạo ra thu nhập lớn hơn khi hộ chưa được vay vốn và có khả năng trả nợ Ngân hàng. Thực tế khi đến hạn trả nợ, nếu hộ vay có khó khăn do nguyên nhân khách quan hoặc gặp thiên tai, dịch bệnh và do các nguyên nhân khác Ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ, xoá nợ, giảm lãi… nhằm tạo điều kiện cho hộ vay khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống." 18162,Em gái tôi yêu 1 người công an được 3 năm. Tháng 2/2014 bố tôi bị bắt và phạt tù 18 tháng về tội sử dụng trái phép chất ma tuý. Theo tôi tìm hiểu em gái tôi muốn kết hôn với công an sẽ phải xét lý lịch 3 đời. Nếu bố tôi ra tù sau đó làm đơn xin xoá án tích thì em gái tôi có lấy được chồng công an không? Xin luật sư tư vấn cặn kẽ giúp tôi. Cảm ơn luật sư!,"​- Thứ nhất là quy định bị ""xét lý lịch 3 đời"" khi kết hôn với công an: Cho đến thời điểm này chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu người công an đó giữ chức vụ cao trong ngành thì việc kết hôn với người con gái mà có ""lý lịch gia đình"" không tốt thì ít nhiều cũng bị ảnh hưởng đế sự thăng tiến trong sự nghiệp. - Thứ hai là quy định xoá án tích: Theo quan điểm nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam thì người đã phạm tội nhưng đã được xoá án tích thì được xem như là chưa phạm tội. Khi đó, nếu người này xin cấp phiếu lý lịch tư pháp (phiếu số 1) thì nội dung thể hiện là: không có tiền án. - Thứ 3 là vấn đề tình yêu: Nếu em gái của bạn và người công an kia thực sự yêu nhau thì họ có thể vượt lên tất cả để đến với nhau. Chuyện xảy ra với những thành viên trong gia đình của một bên không làm ảnh hưởng đến quyết định tiến đến hôn nhân của họ. Nhiệm vụ của những người công an là cảm hoá những người phạm tội chứ không phải xa lánh người phạm tội. Bạn có thể yên tâm về chuyện phạm tội của cha bạn và xem đây là một thử thách trong tình yêu của em gái mình. Nếu đây là lý do để người bạn trai kia chia tay thì xin chúc mừng em gái bạn vì đã không chọn nhầm người." 12858,"Hiện nay công ty chúng tôi đang bán điện cho các phòng nghiệp vụ của UBND huyện, xin nhờ luật sư chỉ giùm, khi thực hiện việc ký hợp đồng mua bán điện với các phòng chuyên môn của UBND huyện thì ai sẽ là người ký: Chủ tịch UBND huyện; Chánh văn phòng; hay trưởng phòng. Mong nhận được sự hỗ trợ của Luật sư, xin cảm ơn!","Chào bạn! Nếu hợp đồng ký giữa hai pháp nhân thì phải là người đại diện của pháp nhân ký mới có giá trị pháp luật. Vì vậy, chánh văn phòng, trưởng phòng.. không phải là người đại diện theo pháp luật của ủy ban nên không được tự ý ký hợp đồng, trừ trường hợp có văn bản ủy quyền hợp pháp của Chủ tịch." 13339,Thủ tục ly thân thực hiện như thế nào?,"Theo phân tích trên thì hiện nay pháp luật chưa thừa nhận việc ly thân nên kéo theo đó là chưa có quy định cụ thể về thủ tục ly thân theo quy định pháp luật Thủ tục ly thân sẽ là thỏa thuận riêng của hai vợ chồng, vợ chồng có thể thỏa thuận về chế độ tài sản, quyền nuôi con trong thời gian ly thân để tiến hành thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật Trong thời gian này vợ chồng cũng có thể hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng đã rạn nứt Sau khi tự thỏa thuận về thủ tục ly thân vợ chồng có thể thỏa thuận lựa chọn thời gian ly hôn khi đã tự thỏa thuận và giải quyết xong với nhau về những vấn đề khó khăn còn tồn đọng thì có thể ra Tòa ly hôn Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về việc thuận tình ly hôn như sau: Thuận tình ly hôn Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Đồng thời tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: Ly hôn theo yêu cầu của một bên 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. 3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia Theo đó, hiện nay vợ chồng sau ly thân muốn tiến hành ly hôn thì có 02 cách, hoặc là thuận tình ly hôn khi đã thoả thuận được với nhau về các vấn đề như tài sản, quyền nuôi con, hoặc đơn phương ly hôn khi 02 bên không đạt được thỏa thuận nào đó và yêu cầu Tòa án xử lý." 31143,"Chồng tôi mất sớm, các con đi làm ăn xa nên ở nhà một mình. Thời gian gần đây bà hàng xóm liên tục nói sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của tôi và gia đình. Tôi thấy quá bất bình, muốn làm đơn tố cáo lên chính quyền có được không? Việc làm của bà hàng xóm như vậy có trái luật không?","Cá nhân có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Đây là quyền quan trọng của công dân được quy định tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm...”. Tại Điều 37 Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Như vậy, mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm công dân đều bị coi là hành vi trái pháp luật. Bạn và gia đình có quyền làm đơn tố cáo hành vi của bà hàng xóm gửi đến ủy ban xã, phường nơi cư trú hoặc cơ quan công an để đề nghị có biện pháp xử lý. Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng. Việc xử lý hành chính với vi phạm này thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp xã, phường nơi người vi phạm cư trú. Nếu hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm mang tính chất nghiêm trọng thì tùy theo từng trường hợp, người vi phạm có thể bị truy cứ trách nhiệm hình sự về tội Làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự hoặc tội Vu khống quy định tại Điều 122. Việc đánh giá mức độ của hành vi xúc phạm có nghiêm trọng hay không phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; môi trường xung quanh; vị trí, vai trò, uy tín của người bị hại trong gia đình, tổ chức hoặc trong xã hội; dư luận xã hội về hành vi xúc phạm đó. Ngoài ra, nếu hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của bà hàng xóm gây ra thiệt hại, gia đình bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 604, 605 Bộ luật dân sự. Nếu không thỏa thuận được về vấn đề bồi thường thiệt hại, gia đình có quyền khởi kiện bà hàng xóm ra tòa án cấp huyện nơi bạn cư trú để yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm. Theo quy định tại Điều 611, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: - Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; - Một khoản tiền bù đắp về tổn thất tinh thần mà mẹ bạn phải gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định." 29981,"Luật sư cho em hỏi là ba mẹ em muốn mua một mãnh đất ở Đà Nẵng, hộ khẩu nhà em ở tỉnh khác, và vì công việc nên ba mẹ em không thể trực tiếp làm các giấy tờ công chứng để đứng tên sổ đỏ được nên ba mẹ em định ủy quyền cho em kí kết các giấy tờ khi làm thủ tục nhưng sổ đỏ vẫn đứng tên ba mẹ em, vậy có phải là phải làm giấy ủy quyền không ạ, và nếu làm giấy ủy quyền thì cách thức làm như thế nào, em xin cảm ơn Luật sư ạ.","Việc ba, mẹ bạn ủy quyền cho bạn là hoàn toàn hợp lý, chế định ủy quyền trong Bộ luật Dân sự là rất phong phú và phù hợp với những nhu cầu tham gia giao dịch. Vì ủy quyền liên quan đến yếu tố định đoạt có nghĩa vụ bồi thường thì phải lập thành Hợp đồng ủy quyền. Về nội dụng của hợp đồng ủy quyền: - Ba, mẹ bạn có thể ủy quyền cho ban nhân danh và thay mặt ba, mẹ bạn được thỏa thuận, đàm pháp, quyết định việc mua bán/chuyển nhượng nhà đất đối với lô đất A nào đấy, ký hợp đồng mua bán chuyển nhượng và các giấy tờ có liên quan khác, quy định về thời hạn ủy quyền...., quyết định về giá và các thỏa thuận khác... - Hồ sơ: CMND, SHK, ĐKKH của ba, mẹ ban - CMND, SHK của bạn - Bản sao Giấy tờ về nhà đất là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng." 21583,Người lao động đi làm việc không phải xuất khẩu lao động thì có phải đăng ký tạm vắng không?,"Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú 2020 giải thích Tạm v ắ ng là việc công dân vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 giải thích Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, tại Điều 24 Luật Cư trú 2020 quy định về việc xóa đăng ký thường trú như sau: 1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú: a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; b) Ra nước ngoài để định cư; c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này; d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này; g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này; h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định hiện hành thì việc bạn đi nước ngoài làm việc không thuộc trường hợp xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là trường hợp xuất cảnh. Do đó, bạn thuộc trường hợp loại trừ khi xóa đăng ký thường trú, nên bạn không cần phải đăng ký tạm vắng." 11677,"Bà nội tôi ngày xưa là chủ sở hữu của căn nhà tôi và cha tôi đang sinh sống hiện nay . Năm 1990, bà có viết di chúc để lại toàn bộ căn nhà cho anh trai cùng cha khác mẹ của tôi . Trong di chúc có ghi :""Tôi để lại toàn bộ ngôi nhà cho cháu tôi là NHP. Tôi không có ai trong diện thừa kế bắt buộc , vì vậy mọi tranh chấp sau này đều trái với ý nguyện của tôi"" . Anh trai tôi hiện đang cư ngụ tại nước ngoài , không có quốc tịch Việt Nam. Bà tôi mất năm 1999. Sau đó tôi và cha sống trong ngôi nhà này , hộ khẩu chỉ có tên hai cha con tôi . Xin quí luật sư cho tôi biết , cha tôi có được chia phần trong căn nhà này không ?","Chào bạn! Vụ việc của gia đình bạn phải xem lại chủ sở hữu căn nhà đó là tài sản chung của ông bà bạn hay là tài sản riêng của bà nội bạn. Nếu ngôi nhà đó là tài sản riêng của bà nội bạn thì bà nội bạn mới có quyền lập di chúc để định đoạt ngôi nhà đó. Nếu bà nội bạn có toàn quyền sở hữu đối với ngôi nhà và di chúc hợp pháp thì tài sản được định đoạt theo nội dung di chúc. Nếu người được hưởng di sản là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì được nhận thừa kế là giá trị bằng tiền. Bố bạn chỉ có quyền đối với ngôi nhà đó nếu di chúc của bà bạn không có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, nếu có tranh chấp khiến tòa án giải quyết thì bố bạn và bạn được tính giá trị tu sửa, sửa chữa ngôi nhà trong quá trình sử dụng (nếu có) và công sức duy trì, tu tạo di sản." 16296,Bố mẹ em có một ngôi nhà rộng 400m2. Nay bố mẹ em đã mất không để lại di chúc. Em muốn hỏi khi chia thừa kế thì những người con hiện đang ở trong chính căn nhà đó từ trước có được chia nhiều hơn những người con đã trưởng thành và chuyển ra ngoài sinh sống không?,"Khoản 2 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”. Theo quy định này thì những người con hiện đang ở trong chính căn nhà đó không được chia nhiều hơn những người con đã trưởng thành và chuyển ra ngoài sinh sống. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ bạn bao gồm cả ông bà nội ngoại của bạn (nếu họ còn sống vào thời điểm cha mẹ bạn chết); các con gồm cả con đẻ và con nuôi. Tất cả những người này được hưởng phần di sản bằng nhau." 3242,"Xin chào, mình đi nghĩa vụ về rồi có bắt buộc phải đi dân quân tự vệ không ạ? Xin ban biên tập cho ý kiến ạ! Cảm ơn.","Căn cứ Điều 9 Luật Dân quân tự vệ 2009 quy định về độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình như sau: Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì có thể đến 50 tuổi đối với nam, đến 45 tuổi đối với nữ. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 11 Lụât Dân quân tự vệ 2009, công dân Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt: a) Lý lịch rõ ràng; b) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; c) Đủ sức khỏe thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ. Căn cứ Khoản 2 Điều 12 Luật Dân quân tự vệ 2009, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây: a) Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; vợ hoặc chồng, con của thương binh hạng một hoặc bệnh binh hạng một; vợ hoặc chồng, con của người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin không còn khả năng lao động; b) Quân nhân dự bị đã được xếp vào đơn vị dự bị động viên; c) Người trực tiếp nuôi dưỡng người bị mất sức lao động từ 81% trở lên. Như vậy, với trường hợp của bạn, bạn vẫn thuộc trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trân trọng!" 6885,Hiến tạng là gì?,"Hiện nay pháp luật không quy định rõ hiến tạng là gì nhưng có thể căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 có quy định như sau: Giải thích từ ngữ ... 6. Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết. ... Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được quy định tại Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 như sau: - Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép. - Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học. - Không nhằm mục đích thương mại. - Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hiến tạng là việc hiến mô, bộ phận cơ thể của mình dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Việc hiến mô, bộ phận cơ thể của mình có thể được thực hiện khi còn sống hoặc sau khi chết. Quyền lợi của người hiến tạng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)" 10422,"Gia đình tôi có sáu anh em. Bố tôi qua đời từ năm 2001. Hiện tại trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) vẫn còn tên bố tôi và mẹ tôi là người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức là bố tôi và mẹ tôi là người sử dụng mảnh đất đó. Cho tôi hỏi bây giờ, tức là năm 2015, mẹ tôi có được toàn quyền chia đất này cho các con được không? Hay là tất cả anh em chúng tôi phải làm văn bản từ chối nhận tài sản, giao hết lại tài sản cho mẹ tôi để mẹ tôi chia lại cho các con? Nhờ Luật sư tư vấn hộ tôi với.","Thứ nhất, với mảnh đất mà bố mẹ bạn là đồng sở hữu, sau khi bố bạn qua đời nếu không có di chúc liên quan đến mảnh đất đó để lại thì một nửa của mảnh đất theo pháp luật sẽ chia đều cho 6 anh em bạn và mẹ của bạn. Do đó mẹ bạn không thể có toàn quyền chia mảnh đất đó. Thứ hai, do đã quá 6 tháng từ ngày bố bạn qua đời nên các bạn không thể từ chối nhận di sản thừa kế, tuy nhiên các bạn có thể làm văn bản thỏa thuận để lại toàn bộ di sản thừa kế là phần một nửa mảnh đất của bố bạn cho mẹ bạn để mẹ bạn toàn quyền định đoạt mảnh đất đó." 24547,"Tôi năm nay 23 tuổi, có mở một công ty cổ phần kinh doanh phần mềm tải nhạc. Tôi có đứa em trai út đã đi nghĩa vụ quân sự và hoàn thành thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự rồi. Vậy trường hợp của tôi có được miễn đi nghĩa vụ quân sự không?","Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy định về các trường hợp được miễn, được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau: Các trường hợp được tạm hoãn nhập ngũ: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ: - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; - Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Như vậy, trong trường hợp này, bạn đang là Giám đốc công ty cổ phần và bạn có em trai đã tham gia nghĩa vụ quân sự, nhưng đã hoàn thành xong nghĩa vụ quân sự thì bạn không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ không được hoãn hoặc được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Việc điều hành hoạt động của Công ty thì bạn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện trong thời gian bạn đi nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Hoặc trong trường hợp, bạn không tìm được người phù hợp để thay bạn điều hành công ty, bạn có thể nộp đơn đề nghị tới Sở Kế hoạch và đầu tư của tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho bạn để xin được tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì hằng năm, mỗi địa phương sẽ có chỉ tiêu cụ thể để gọi nhập ngũ công dân, nếu bạn thuộc hoàn cảnh khó khăn, hoặc chưa sắp xếp được công việc của mình thì bạn có thể viết đơn đề nghị xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự gửi trực tiếp Hội đồng nghĩa vụ quân sự của địa phương để được xem xét và giải quyết. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 22075,"Bà Lê Lan Anh (Hà Nội) kết hôn với một Việt kiều ở Hoa Kỳ, có quốc tịch Hoa Kỳ, hiện vợ chồng bà đang sống tại Việt Nam. Con của bà Lan Anh đã được cấp hộ chiếu và giấy khai sinh ở Hoa Kỳ. Do cán bộ làm giấy khai sinh bị sai thông tin quốc tịch (thay vì quốc tịch Việt Nam mà nhầm sang Hoa Kỳ) nên bà Lan Anh không thể làm hộ chiếu Việt Nam cho con mình. Bà Lan Anh đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, bà có thể làm giấy khai sinh cho con ở Việt Nam, đặt tên ghép tiếng Anh được không? Khi làm giấy khai sinh cho con, bà có cần huỷ giấy tờ trước đây như hộ chiếu không?","Về nguyên tắc mỗi sự kiện hộ tịch của cá nhân chỉ được đăng ký một lần, do vậy trường hợp con bà Lan Anh đã được đăng ký khai sinh ở Hoa Kỳ và có hộ chiếu ghi quốc tịch Hoa Kỳ thì không thể đăng ký khai sinh ở Việt Nam với tên ghép tiếng Anh được. Theo quy định tại Điều 15 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì trẻ em sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha, mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. Do đó, con của bà Lan Anh trong trường hợp này có quốc tịch Việt Nam. Việc cháu bé đã khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và có quốc tịch nước ngoài theo nơi sinh không ảnh hưởng đến quốc tịch Việt Nam. Hiện nay, nếu cháu bé đã cùng vợ chồng bà Lan Anh về Việt Nam cư trú, để bảo đảm thuận lợi cho sinh hoạt, học tập của con tại Việt Nam, thì bà Lan Anh liên hệ với Sở Tư pháp thành phố Hà Nội (nơi vợ chồng bà Lan Anh và con đang cư trú) để thực hiện việc ghi vào Sổ hộ tịch việc đăng ký khai sinh đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho con của bà và ghi quốc tịch Việt Nam trong Giấy khai sinh theo quy định tại mục 4, Chương III, Nghị định số 158/2005/NĐ-CPngày 27/12/2005 của Chính phủ. Nội dung khai sinh của trẻ em (họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của trẻ em; họ, tên của cha, mẹ trẻ …) được ghi theo nội dung đã đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ." 24197,"Gia đình chúng tôi muốn bán nhà nhưnh đang gặp khó khăn. hiện tại, mẹ tôi là người đứng tên trong sổ đỏ. gia đình có 5 a e, ai cũng muốn bán. Chỉ có 1 người anh cả là không đồng ý ra ngoài để bán nhà. vậy trong trường hợp này, gia đình chúng tôi có thể bán được nhà không? và pháp luật có thể can thiệp không? và chúng tôi phải làm những thủ tục nào thì được.",Nếu tài sản này là của riêng mẹ bạn thì mẹ bạn có toàn quyền định đoạt. Nếu tài sản này có phần di sản thừa kế của cha bạn thì buộc phải khai di sản hoặc khởi kiện tại Tòa án để phân chia thừa kế theo quy định pháp luật 25612,"Các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện quy định bãi bỏ yêu cầu nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy, giấy xác nhận cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính như thế nào?","Tại Thông báo 74/TB-VPCP năm 2023 quy định các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện quy định bãi bỏ yêu cầu nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy, giấy xác nhận cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính như sau: - Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương: + Nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu số hóa, lưu trữ, xử lý thông tin, dữ liệu điện tử; + Hoàn thành kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công theo đúng quy định tại Luật Cư trú 2020 , Nghị định 107/2021/NĐ-CP , Nghị định 104/2022/NĐ-CP , hoàn thành trước ngày 20/03/2023. + Hoàn thiện các dịch vụ công trực tuyến theo hướng cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục, mẫu đơn, tờ khai điện tử trên cơ sở khai thác, tái sử dụng thông tin dữ liệu dân cư từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hoàn thành trong tháng 05/2023. - Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể về việc xử lý sai sót liên quan đến dữ liệu dân cư của người dân và việc khai thác dữ liệu từ tàng thư về cư trú mà chưa được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính như: thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ gia đình,.... Hoàn thành trong tháng 03/2023. - Văn phòng Chính phủ căn cứ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính tổng hợp, công khai danh mục các Thông tư, Quyết định, văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ, ngành, địa phương và thủ tục hành chính có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú chưa được sửa đổi, công bố, công khai theo đúng quy định Luật Cư trú 2020 , Nghị định 104/2022/NĐ-CP , làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, rà soát, thực hiện theo đúng quy định; Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai các giải pháp bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, các chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia đáp ứng yêu cầu triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), hạn chế tối đa tình trạng có lúc còn thiếu ổn định, chưa thật sự thông suốt, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, nhất là việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công của bộ, ngành, địa phương cho người dân. - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đánh giá và đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương việc đầu tư, nâng cấp hạ tầng, các hệ thống thông tin theo yêu cầu triển khai Đề án 06, nhất là vấn đề sử dụng hạ tầng dùng chung, dùng riêng. Hoàn thành trong tháng 04/2023. - Bộ Nội vụ nghiên cứu, sớm ban hành quy định, hướng dẫn về lưu trữ hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử, làm cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện lưu trữ điện tử tại các địa phương. Hoàn thành trong tháng 04/2023. - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, bộ, cơ quan liên quan tập trung làm sạch dữ liệu khách hàng của ngân hàng trong Cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng trên cơ sở xác thực thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ phòng, chống rửa tiền; Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nghiên cứu, triển khai các giải pháp kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh thông tin khách hàng, giao dịch đảm bảo thông qua thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID); Xác thực dữ liệu đa chiều (được phân tích, tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu, các giấy tờ tích hợp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế, đăng ký doanh nghiệp...), trong đó dữ liệu dân cư làm gốc phục vụ hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. Trân trọng!" 33634,What is time limit for issuance of judicial record cards?,"Pursuant to Article 48 of the 2009 Law on Judicial Records: 1. The time limit for issuance of a judicial record card is 10 days after the receipt of a valid request. In case a person requested to be issued a judicial record card is a Vietnamese citizen who has resided in different localities or once resided overseas, or a foreigner specified in Clauses 2 and 3. Article 47 of this Law, and in case of necessity to verify the conditions on automatic remission of previous criminal convictions specified in Clause 3, Article 44 of this Law, the time limit is 15 days. 2. In case of emergency specified in Clause 1, Article 46 of this Law, the time limit is 24 hours after the receipt of a request. As a results, the time limit for issuance of a judicial record card is 10 days. In special cases, the time limit is 15 days. Best regards!" 27577,Một số lưu ý về giao dịch tặng cho đất hiện nay?,"[1] Điều kiện tặng cho đất: Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì khi thực hiện giao dịch tặng đất cho con thì cha, mẹ phải đảm bảo các điều kiện sau: - Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đất không có tranh chấp. - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. - Trong thời hạn sử dụng đất. Đồng thời, việc tặng cho đất còn phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. [2] Theo quy định Điều 191 Luật Đất đai 2013 , giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất phải không thuộc trường hợp như sau: - Cá nhân nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển tặng cho quyền sử dụng đất. - Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. - Cá nhân không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó. [3] Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất ..... 3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; .... d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Theo đó, đơn tặng đất cho con hay còn gọi là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã. Mẫu đơn tặng đất cho con mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)" 1275,"Tôi đi đăng ký kinh doanh thì bị cán bộ tiếp nhận từ chối với lý do tôi đổi nơi thường trú theo sổ hộ khẩu mới mà nơi thường trú trên CMND theo sổ hộ khẩu cũ ở tỉnh khác. Xin hỏi, cán bộ tiếp nhận nói như vậy có đúng không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.","Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định yêu cầu về các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. Bên cạnh đó Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì khi Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải thực hiện thủ tục đổi CMND. Đồng thời hành vi không thực hiện thủ tục đổi CMND theo quy định thì có thể bị phạt 100.000 đến 200.000 đồng theo Khoản 1 Điều 9 Nghị đinh 167/2013/NĐ-CP. Từ đó có thể xác định rằng cán bộ tiếp nhận đã đúng khi từ chối cấp hồ sơ đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp là phù hợp với quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn." 22095,"Sau khi kết hôn, vợ chồng có bắt buộc phải sống chung hay không?","Tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về tình nghĩa vợ chồng như sau: 1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. 2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Theo đó, pháp luật không bắt buộc vợ chồng phải sống chung với nhau, nếu vợ chồng thuộc các trường hợp được liệt kê trên thì có thể không sống chung. Trân trọng!" 34782,Công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp nào?,"Căn cứ Điều 19 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự : Đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự 1. Công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp sau đây: a) Chết; b) Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị; c) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 hoặc Điều 14 của Luật này. 2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có xác nhận của cấp có thẩm quyền, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có công dân quy định tại khoản 1 Điều này phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định. Như vậy, công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp sau: - Chết; - Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị; - Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự : + Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự : + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; + Đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; + Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. - Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự : + Người khuyết tật; + Người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật." 18223,"Cha mẹ tôi có hơn 7000m2 đất, trong đó chỉ có khoảng 300m2 đất thổ cư, còn lại là đất vườn. Hiện nay, do 4 anh chị em chúng tôi đã lớn và có nhu cầu sử dụng đất nên cha mẹ tôi muốn chia cắt cho các con, mỗi đứa khoảng 600m2 mà miếng nào cũng có thổ cư. Theo như mẹ tôi được tư vấn của một vài người bạn thì có 2 luồng ý kiến như sau : Ý kiến 1 : Khi chia tách cho mỗi con khoảng 600m2 thì tức là thửa đất gốc sẽ trở thành 5 thửa đất nhỏ và mỗi thửa đất đều có 300m2 thổ cư và 300m2 đất vườn. Ý kiến 2 : Trên diện tích 7000m2 đất, có 300m2 thổ cư, nên khi chia tách ra làm 5 thửa đất nhỏ thì mỗi thửa đất sẽ có 50m2 thổ cư và 550m2 đất vườn. Vậy xin luật sư cho tôi biết là 2 ý kiến trên thì ý kiến nào đúng và nếu 2 ý kiến trên không đúng thì với yêu cầu như vậy thì cha mẹ tôi phải làm thế nào để khi chia tách đất cho con cái xong thì mỗi miếng đất đều có thổ cư và diện tích thổ cư có được sau khi tách của mỗi thửa là bao nhiêu trên diện tích 600m2. Hoặc xin luật sư hướng dẫn giúp cho tôi biết có văn bản nào liên quan tới việc tặng cho con cái quyền sử dụng đất theo mục đích như trên của mẹ tôi. Xin chân thành cảm ơn Luật sư.","Khó có thể chia theo như 02 cách mà bạn đã viện dẫn. Vì 300m2 đất ở luôn có vị trí nhất định nào đó trên diện tích 7000m2 mà cha mẹ bạn có. Đồng thời, 300m2 đất ở này luôn cùng một khối nhất định, không thể chỗ này 50m2, chỗ kia 50m2 mà chia đều cho mỗi người con được. Mặc khác, nếu có chia được thì lối đi của mỗi phần đất như thế nào. Bạn nên xét thực tế thửa đất của cha mẹ bạn thử có cách nào chia như các ý kiến mà người khác hướng dẫn không. Theo tôi, cứ chia đất sau đó mỗi người con tự chuyển mục đích sử dụng." 10555,"Gia đình tôi đang chuẩn bị xây nhà trong vài tháng tới. Hiện tôi có thắc mắc sau rất mong được giải đáp. Nhà tôi định xây nằm ở khu vực Tam Bình, Thủ Đức, TP.HCM. Nếu xây nhà có chung vách tường với hộ hiện kề hoặc sát thì có được không. Tôi cần phải lưu ý những vấn đề gì với nhà của hộ bên cạnh? Chân thành cám ơn","Trường hợp nhà bạn xây mới: trước xây dựng 2 bên phải thỏa thuận với nhau về việc có cho mượn tường hay không. Nếu nhà hàng xóm không đồng ý thì bạn nên dùng tường riêng, móng riêng, cột riêng. Theo Bộ luật Dân sự tại Điều 266. Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản 1. Chủ sở hữu bất động sản liền kề chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Những người sử dụng đất liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn, trồng cây trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của những người đó. Trong trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, xây tường ngăn phải dỡ bỏ. Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 2. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý. Trong trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình. Như vậy, bạn nên thỏa thuận với nhà hàng xóm nếu đồng ý thì bạn mới dùng tường nhà chung." 16773,Căn cước công dân hết hạn đi đổi ở đâu?,"Căn cứ quy định Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau: Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân: 1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an; 2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; 4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết. Như vậy, theo quy định thì công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân hết hạn gồm: - Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an; - Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; - Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết. Do đó, trong trường hợp căn cước công dân hết hạn thì công dân có thể đến các địa điểm nêu trên để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Căn cước công dân hết hạn đi đổi ở đâu? (Hình từ Internet)" 20386,"Năm 1990, bà A nhận chuyển nhượng của ông C nhà ở, hoa màu trên đất – việc chuyển nhượng này có lập văn bản (viết tay) nhưng không có sự xác nhận của chính quyền. Như vậy có hợp đồng này về hình thức có vi phạm không? Tại thời điểm đó, pháp luật thi hành như thế nào? Năm 2006, ông C khởi kiện đòi tòa án hủy hợp đồng vì chưa qua xác nhận của chính quyền? Pháp luật xử lý như thế nào?","Tại Luật Đất đai năm 1987 quy định cụ thể việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thực hiện bằng văn bản và có xác nhận của chính quyền địa phương. Và tại Điều 13 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự 1991 quy định Hình thức của hợp đồng: “1- Các bên có thể giao kết hợp đồng bằng miệng hoặc bằng văn bản. 2- Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải lập thành văn bản, đăng ký, hoặc có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, thì các bên phải tuân theo các quy định đó.” Vì vậy, việc chuyển nhượng tại thời điểm năm 1990 không cần phải có xác nhận của chính quyền địa phương." 618,"Xin chào ban biên tập, tôi đang tìm hiểu các quy định về thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng. Anh chị cho tôi hỏi kết thúc nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi. Duy Thịnh - Hậu Giang","Theo quy định tại Điều 20 Phụ lục I Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BYT, thì kết thúc nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng như sau: - Khi kết thúc nghiên cứu, nghiên cứu viên chính phải kiểm kê thuốc nghiên cứu, thanh quyết toán kinh phí và phối hợp với tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng xây dựng và hoàn thiện hồ sơ, tài liệu nghiên cứu theo Danh mục tài liệu cần thiết sau khi kết thúc nghiên cứu tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo Phụ lục này. - Hồ sơ, tài liệu nghiên cứu cần được lưu trữ và bảo quản theo hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng và cơ sở nhận thử thuốc trên lâm sàng. Đối với các nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hồ sơ tài liệu cần lưu trữ ít nhất 10 năm. - Tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng có trách nhiệm lưu mẫu thuốc nghiên cứu sau khi thử thuốc trên lâm sàng kết thúc theo đúng các quy định hiện hành. - Tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng phối hợp với cơ sở nhận thử thuốc trên lâm sàng thu hồi và tiến hành hủy thuốc tồn dư theo đúng các quy định hiện hành. Trên đây là quy định về kết thúc nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng. Trân trọng!" 23168,Các tài liệu nào dùng để chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?,"Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú bao gồm: - Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở); - Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong); - Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; - Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; - Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở; - Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình; - Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; - Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên; - Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở; - Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải đăng ký, đăng kiểm; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở; - Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức)." 3818,Mức tiền bản quyền mà quán cafe phải trả khi mở nhạc phục vụ khách trong trường hợp không đạt được thỏa thuận về tiền bản quyền?,"Căn cứ Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định mức tiền bản quyền như sau: Như vậy, số tiền bản quyền mà quán cafe mở nhạc để phục vụ khách phải chi trả hàng năm sẽ bằng Mức lương cơ sở nhân với Hệ số điều chỉnh cụ thể như sau: - Quán cafe có tổng diện tích không lớn hơn 15 m2: Hệ số điều chỉnh là 0,35/15 m2/năm. - Quán cafe có tổng diện tích trên 15 m2 đến 50 m2: Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,04/m2/năm. - Quán cafe có tổng diện tích trên 50 m2: Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,02/m2/năm. Lưu ý, mức tiền bản quyền này áp dụng đối với quán cafe tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với Đô thị loại I thì áp dụng 80% khung giá; Đô thị loại II áp dụng 60% khung giá; Đô thị loại III áp dụng 40% khung giá; Đô thị loại IV áp dụng 20% khung giá; Đô thị loại V áp dụng 10% khung giá." 16903,Cho hỏi công dân Việt Nam từ mấy tuổi trở lên thì mới được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp?,"Khoản 1 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau: Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. Như vậy, không quy định độ tuổi bao nhiêu thì mới được yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Điều này chứng tỏ công dân Việt Nam không phân biệt độ tuổi đều có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Trân trọng!" 1483,"Vấn đề như sau: tôi ký hợp đồng thuê nhà của bà An vào tháng 5/2018 đến hết tháng 5/2020 mới hết hạn hợp đồng, giá thuê nhà trong hợp đồng là 4 triệu/tháng. Tháng 7/2019 mới đây Bà An đã bán căn nhà này cho ông Anh có thông báo với tôi, sau khi được chuyển quyền sở hữu nhà ông Anh đề nghị nếu tôi muốn tiếp tục thuê nhà thì phải nâng mức giá thuê lên 4,5 triệu đồng. Cho tôi hỏi ông Anh yêu cầu như vậy có đúng không? Nhờ anh chị giải đáp.","Căn cứ Khoản 2 Điều 133 Luật nhà ở 2014 quy định: Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê cho người khác mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. => Theo thông tin bạn đưa ra là hợp đồng vẫn còn hiệu lực đến tháng 5/2020, mà ông Anh mới nhận chuyển nhượng đã ép buộc tăng giá cho thuê. Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì bạn được tiếp tục thuê căn nhà trên với giá 4 triệu/tháng và ông Anh không có quyền ép buộc bạn phải trả thêm tiền thuê nhà. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 7831,Trường hợp người thừa kế thì có nghĩa vụ phải trả khoản nợ do người chết để lại hay không?,"Người thừa kế có nghĩa vụ phải trả khoản nợ do người chết để lại hay không? Xin chào Ban biên tập, tôi là Kiều Thanh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được quy định cụ thể ra sao? Người thừa kế có nghĩa vụ phải trả khoản nợ do người chết để lại hay không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!" 21990,"In Vietnam, is a person being in temporary detention temporarily seized their citizen’s identity card?","Pursuant to Article 28 of the 2014 Law on Citizen Identification stipulating revocation and temporary seizure of citizen’s identity cards: 1. A citizen’s identity card shall be revoked in case of deprivation or renunciation of Vietnamese nationality or annulment of the decision on naturalization in Vietnam. 2. A citizen’s identity card shall be temporarily seized in the following cases: a/ A person serving a decision to send him/her to a reformatory, a compulsory educational institution or a compulsory detoxication establishment; b/ A person being in custody or temporary detention, or serving an imprisonment sentence. 3. In the period of temporary seizure of his/her citizen’s identity card, a citizen may be allowed by the card-seizing agency to use this card for conducting transactions in accordance with law. Upon the expiration of the custody or temporary detention period, or after having served the imprisonment sentence or decision to send him/her to the reformatory, compulsory educational institution or compulsory detoxication establishment, a citizen may have his/her citizen’s identity card returned. ... Accordingly, A person being in temporary detention is temporarily seized their citizen’s identity card. In the period of temporary seizure of his/her citizen’s identity card, a citizen may be allowed by the card-seizing agency to use this card for conducting transactions in accordance with law. Best regards!" 23812,"Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định thế nào? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có nghe nói về quy định cấp thẻ Căn cước công dân nhưng tôi chưa hiểu rõ lắm về quy định tổ chức, cá nhân nào sẽ có thẩm quyền trong viêc thu thập thông tin của người dân vào trong cơ sở dữ liệu quốc gia. Vì thế, tôi có một thắc mắc kính mong nhận được sự tư vấn của Ban biên tập. Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Ngọc Huyền (nnhuyen***@gmail.com)","Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân được quy định tại Điều 5 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân như sau: 1. Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cập nhật ngay thông tin hộ tịch của công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi có phát sinh dữ liệu hộ tịch. 2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch, các cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. 3. Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý, chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư tại địa phương để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thu thập, cập nhật thông tin về công dân cư trú tại địa phương từ tàng thư căn cước công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 4. Công an cấp huyện có trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân cư trú tại địa phương từ sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư hồ sơ hộ khẩu, hộ tịch và từ công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 5. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thu thập dữ liệu về công dân cư trú trên địa bàn quản lý từ sổ sách quản lý về cư trú, hộ tịch và từ công dân, chuyển cho Công an cấp huyện. 6. Công dân, cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm, nghĩa vụ về thu thận, cập nhật, cung cấp thông tin về công dân theo quy định tại Khoản 2 Điều 5, Khoản 1 Điều 13 của Luật Căn cước công dân. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 137/2015/NĐ-CP. Trân trọng!" 32830,"Thế chấp tài sản theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Hoa hiện đang sống và làm việc tại Lâm Đồng. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi thế chấp tài sản theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Thế chấp tài sản theo Bộ luật dân sự 1995 quy định tại Điều 346, theo đó: 1- Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền. Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ bất động sản được thế chấp thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ, thì vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận. 2- Bất động sản thế chấp do bên thế chấp giữ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận giao cho bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba giữ. 3- Bất động sản có đăng ký quyền sở hữu có thể được thế chấp để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 4- Việc thế chấp quyền sử dụng đất được quy định tại các điều từ Điều 727 đến Điều 737 của Bộ luật này Trên đây là tư vấn về thế chấp tài sản theo Bộ luật dân sự 1995. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 1995. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 25588,"Bố mẹ tôi ly hôn khi tôi lên 05, mẹ một mình lo cho tôi, bố có vợ khác, tôi hiện theo họ bố, nay tôi đã 18 tuổi, vì hận ông ta không tròn nghĩa vụ người bố nên tôi muốn đổi sang họ mẹ, không biết có được không? Ban tư vấn vui lòng cho tôi biết: Trường hợp nào cá nhân được đổi họ? Vui lòng hỗ trợ giúp.","Tại Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây: a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại; b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi; c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ; d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con; đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi; g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ; h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. => Như vậy, với trường hợp của bạn thì có thể thay đổi họ khi bạn hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết. Đồng thời bạn nên lưu ý, việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng và chúc sức khỏe!" 24084,"Tôi phát hiện chồng có tình nhân bên ngoài khi tôi đang mang thai được 5 tháng. Khi biết tôi phát hiện ra, anh ta đòi ly dị để được sống bên người tình nhưng tôi không đồng ý, vì tôi chấp nhận tha thứ cho anh ấy để con ra đời có một gia đình, có cả bố lẫn mẹ. Nhưng anh ta vẫn viết đơn ra tòa nhưng tôi không ký, vậy Toà án có thụ lý đơn của chồng tôi không?","Tại khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: ""Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi"". Như vậy, trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (không phân biệt người vợ có thai với ai hoặc bố của đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi là ai) thì người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu xin ly hôn. Đồng thời tòa án sẽ không thụ lý đơn xin ly hôn của người chồng. Trên đây là quy định về ly hôn khi vợ mang thai. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Luật hôn nhân và Gia đình 2014. Trân trọng!" 12402,"Tôi xin được tư vấn cho trường hợp của tôi như sau: Sổ đỏ đất đứng tên bố chồng tôi, năm 2002 bố chồng tôi mất, năm 2003 mẹ chồng tôi làm sang tên sổ đỏ đất sang tên mẹ chồng tôi, năm 2006 mẹ chồng tôi sang tên cho chị gái chồng tôi. Chồng tôi là con trai duy nhất hoàn toàn không biết sự việc. Xin hỏi việc mẹ chồng tôi sang tên cho con gái tài sản có đúng luật không? Vợ chồng tôi có thể khởi kiện để đòi chia phần tài sản trên không?","Khi bố bạn chết, di sản do ông để lại (là quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận đứng tên ông) được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của ông. Vì bạn không cung cấp thông tin về việc bố chồng bạn có để lại di chúc hay không nên chúng tôi sẽ nêu hai trường hợp để bạn tham khảo. Trường hợp thứ nhất: Trước khi chết, bố bạn để lại di chúc Nếu bố bạn để lại di chúc, di sản do bố bạn để lại sẽ được chia cho những người được chỉ định trong di chúc. Chồng bạn có thể được hưởng di sản nếu thuộc một trong hai trường hợp sau đây: (i) Là người được bố chồng bạn chỉ định trong di chúc; (ii) Tuy không được chỉ định hưởng di sản theo di chúc nhưng tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm bố chồng bạn chết năm 2002), chồng bạn là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 669 Bộ luật dân sự (Ðiều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 của Bộ luật này: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động). Nếu chồng bạn thuộc trường hợp được hưởng di sản do bố chồng bạn để lại như nêu trên thì việc mẹ bạn tự ý làm thủ tục sang tên toàn bộ di sản cho mẹ bạn là sai; chồng bạn có quyền khởi kiện để đòi quyền hưởng di sản của mình. Trường hợp thứ hai: Trước khi chết, bố chồng bạn không để lại di chúc Theo khoản 1 Ðiều 675 Bộ luật dân sự, di sản do bố chồng bạn để lại được chia theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây (theo Điều 676 Bộ luật dân sự): - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo quy định trên thì chồng bạn là một trong những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố chồng bạn, do đó, chồng bạn có quyền hưởng di sản do bố chồng bạn để lại. Việc mẹ bạn tự ý sang tên toàn bộ di sản do bố chồng bạn để lại là sai quy định của pháp luật; chồng bạn có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (khoản 1 điều 645 Bộ luật dân sự). Tính từ thời điểm bố chồng bạn chết (năm 2002) đến nay (năm 2015) đã là 13 (mười ba) năm nên thời hiệu để chồng bạn khởi kiện yêu cầu chia di sản đã hết." 7113,"Tôi sinh năm 1982. Năm 2007, tôi có mua được một thửa đất và đã được cấp Giấy chứng nhận đứng tên một mình tôi. Đến năm 2009 tôi kết hôn. Nay do nhu cầu của cuộc sống tôi muốn bán thửa đất mà mình đứng tên, nhưng đến khi ra làm thủ tục công chứng thì Công chứng viên có yêu cầu tôi phải cung cấp thêm một bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của tôi từ thời điểm kết hôn trở về trước. Vậy tôi xin hỏi yêu cầu của Công chứng viên như vậy có đúng không?","Yêu cầu của Công chứng viên là phù hợp theo quy định của pháp luật Theo quy định tại Khoản 1, Điều 32 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có nêu “tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân…” . Vào năm 2007, bạn đã 25 tuổi là độ tuổi mà pháp luật hôn nhân và gia đình được coi là một trong các điều kiện có thể kết hôn, thời điểm này bạn có tạo lập được một thửa đất riêng. Nhưng đến năm 2009, bạn đã lập gia đình tuy nhiên tài sản mà bạn có năm 2007 được coi là tài sản riêng hay không bạn cần phải chứng minh thông qua Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân vào thời điểm năm 2007. Do đó để bạn được toàn quyền định đoạt thửa đất nêu trên Cơ quan công chứng yêu cầu như vậy là phù hợp với quy định pháp luật. Nguồn: moj.gov.vn" 17933,"Không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo Bộ luật dân sự 2015 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Văn Anh, hiện đang sống và làm việc tại Bình Phước. Tôi hiện đang tìm hiểu quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo Bộ luật dân sự 2015 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp cho tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 155 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau: Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây: 1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản. 2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. 4. Trường hợp khác do luật quy định. Trên đây là tư vấn về các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo Bộ luật dân sự 2015. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 1995. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những thắc mắc của bạn. Trân trọng!" 19217,"Năm 2010, mẹ tôi chết không để lại di chúc. Nay, 5 anh em chúng tôi đề nghị bố chia phần di sản của mẹ trong khối tài sản chung để lấy vốn làm ăn nhưng không được đồng ý. Xin hỏi việc chúng tôi yêu cầu chia di sản thừa kế khi bố còn sống có được không? Pháp luật có hạn chế quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của vợ chồng khi một người còn sống?","Kể từ khi mẹ mất, bạn có quyền yêu cầu phân chia tài sản. Tuy nhiên, nếu việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bố bạn, ông có quyền chưa chia trong thời hạn tối đa 3 năm. Mẹ bạn chết không có di chúc nên phần di sản của mẹ bạn để lại được phân chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất gồm ông, bà ngoại của bạn (nếu còn sống), bố bạn, và 5 anh, em bạn. Tại khoản 1 Điều 633 Bộ luật dân sự quy định ""thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết"". Điều 645 cũng quy định: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản… là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Như vậy, về nguyên tắc, kể từ thời điểm mẹ bạn chết, anh em bạn có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế do mẹ bạn để lại theo quy định của pháp luật. Anh em bạn có thể thỏa thuận với những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn để phân chia di sản hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm cuộc sống cho một bên vợ hoặc chồng còn sống, Điều 686 và khoản 3 Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về việc hạn chế việc phân chia di sản thừa kế như sau: Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, thời hạn này không quá 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu hết thời hạn do tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác, những người thừa kế khác có quyền yêu cầu tòa án cho chia di sản thừa kế. Tại Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình cũng hướng dẫn “… Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên còn sống và gia đình là trường hợp nếu chia di sản thì bên còn sống và gia đình không thể duy trì cuộc sống bình thường do không có chỗ ở, mất tư liệu sản xuất duy nhất để tạo thu nhập hoặc vì các lý do chính đáng khác…”. Theo đó, quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế của anh em bạn sẽ bị hạn chế trong thời hạn tối đa 3 năm, khi việc phân chia di sản của mẹ bạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bố bạn và gia đình và bố bạn có yêu cầu tòa án chưa cho chia di sản. Như vậy, kể từ thời điểm mẹ chết, anh em bạn có quyền yêu cầu tòa án phân chia di sản của bà để lại, kể cả khi bố bạn còn sống. Tuy nhiên, nếu việc phân chia di sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bố bạn thì ông có quyền yêu cầu tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia trong thời hạn tối đa là 3 năm. Sau khi hết thời hạn 3 năm hoặc chưa hết thời hạn mà bố bạn đã kết hôn với người khác, anh em bạn mới có quyền yêu cầu Tòa án cho chia phần di sản của mẹ bạn để lại trong khối tài sản chung của hai người." 23491,"Khi tôi làm lại chứng minh nhân dân, kiểm tra lại tôi thấy sai mất một số so với sổ hộ khẩu, vậy bây giờ tôi phải làm sao? Xin hướng dẫn tôi cách giải quyết, chân thành cảm ơn! Gửi bởi: Trần Trạch Mạnh Linh","Tại điểm 2 Mục II Thông tư 04/1999/TT-BCA/C13 ngày 29 tháng 4 năm 1999 quy định thủ tục xin cấp lại chứng minh thư nhân dân: - Đơn trình bày rõ lý do đổi CMND hoặc cấp lại, có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và đóng dấu giáp lai; - Xuất trình hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể). Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu trên, Công an nơi làm thủ tục cấp CMND căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu, chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thị trấn; - Đối với những trường hợp thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, đổi lại CMND phải xuất trình quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi các nội dung trên đây; - Chụp ảnh (như trường hợp cấp mới); - Kê khai tờ khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu; - Vân tay hai ngón trỏ có thể in vào tờ khai theo mẫu hoặc cơ quan Công an thu vân tay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và CMND; Như vậy khi làm Giấy chứng minh nhân dân cơ quan công an sẽ căn cứ vào sổ hộ khẩu của bạn, để cấp lại Giấy chứng minh nhân dân cho bạn.Vì vậy, nếu Giấy chứng minh nhân dân của bạn bị sai mất một số so với sổ hộ khẩu, thì bạn đến công an cấp huyện nơi bạn có hộ khẩu thường trú để làm lại, cơ quan công an sẽ căn cứ vào sổ hộ khẩu để cấp lại cho bạn và thủ tục làm lại Giấy chứng minh nhân dân được tiến hành theo quy định trên." 14774,Đất đã thế chấp có xin giấy phép xây dựng công trình không theo tuyến được không?,"Tại Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp như sau: Nghĩa vụ của bên thế chấp 1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác. 2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp. 3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. 4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. 6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này. 7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp. 8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này. Tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới như sau: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới 1. Đối với công trình không theo tuyến: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này; b) Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; c) Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định này; giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng; d) 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, gồm: bản vẽ tổng mặt bằng toàn dự án, mặt bằng định vị công trình trên lô đất; bản vẽ kiến trúc các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng; các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình; bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án. Như vậy, khi thế chấp đất thì bên thế chấp phải giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất) nếu các bên có thỏa thuận. Mà hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới trong trường hợp công trình không theo tuyến cần giấy tờ này. Cho nên, khi đất đất đã mang thế chấp mà bên nhận thế chấp đã giữa giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy phép xây dựng công trình không theo tuyến. Đất đã thế chấp có xin giấy phép xây dựng công trình không theo tuyến được không? (Hình từ Internet)" 30633,"Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong quá trình thực hiện dân chủ trong công tác sơ tuyển và tuyển sinh trong CAND được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Thời gian gần đây, tôi có tìm hiểu thông tin về công tác tuyển sinh, tuyển chọn trong Công an nhân dân. Qua một số tài liệu tôi được biết, xuất phát từ tính chất quan trọng, đặc thù của ngành Công an đối với an ninh quốc gia, an toàn của xã hội nên ngay từ những khâu đầu tiên, việc tuyển sinh vào các trường Công an nhân dân đã được tiến hành rất khắt khe, nghiêm ngặt. Tôi thắc mắc, vậy ở các giai đoạn tuyển sinh, chẳng hạn giai đoạn sơ tuyển,Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm ra sao trong quá trình thực hiện dân chủ? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong nhận được hồi âm từ Qúy chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Văn Nam (nam***@gmail.com)","Ngày 14/01/2010, Bộ Công an ban hành Thông tư 03/2010/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân. Theo đó, Thông tư này quy định mục đích, nguyên tắc và nội dung thực hiện dân chủ trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân và áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương và các học viện, trường Công an nhân dân; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong công tác tuyển sinh, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân. Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong quá trình thực hiện dân chủ trong công tác sơ tuyển và tuyển sinh trong CAND là một trong những nội dung quan trọng và được quy định tại Khoản 2 đến Khoản 6 Điều 4 Thông tư 03/2010/TT-BCA. Cụ thể như sau: 2. Công an các đơn vị, địa phương phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở cơ quan về: thông báo tuyển sinh, chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ thủ tục và thời gian sơ tuyển, xét tuyển vào các ngành, chuyên ngành, hệ đào tạo, cấp học của các học viện, trường Công an nhân dân và gửi đào tạo ở các trường ngoài ngành, nước ngoài để cán bộ, chiến sĩ, công dân và học sinh có nhu cầu biết, tự nguyện đăng ký sơ tuyển, thi hoặc xét tuyển (trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước); công khai số điện thoại của cơ quan, họ tên cán bộ phụ trách công tác tuyển sinh của Công an đơn vị, địa phương. 3. Thông báo công khai các khoản thu lệ phí sơ tuyển, đăng ký dự thi, dự thi, xét tuyển và nhập học theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an; cung cấp những thông tin cần thiết (trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước) về tuyển sinh hàng năm, tạo mọi điều kiện để cán bộ, chiến sĩ, công dân và học sinh được đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân theo nguyện vọng. 4. Công an các đơn vị, địa phương có thí sinh đăng ký sơ tuyển, dự thi vào các học viện, trường Công an nhân dân phải thành lập Hội đồng tuyển sinh để tổ chức chỉ đạo công tác tuyển sinh của đơn vị, địa phương. Hội đồng tuyển sinh phải bảo đảm đúng, đủ thành phần theo quy định của Bộ Công an và chỉ tiến hành họp khi có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng tham dự. Hội đồng tuyển sinh làm việc công khai, dân chủ và quyết định theo đa số. 5. Cơ quan Tổ chức cán bộ thuộc Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm giúp Thủ trưởng cơ quan lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh của đơn vị; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác sơ tuyển, tuyển sinh của các đơn vị trực thuộc, Công an cấp quận, huyện hoặc tương đương; có trách nhiệm tiếp nhận, đề xuất và trực tiếp giải quyết, xử lý mọi thắc mắc, khiếu nại, kiến nghị của cán bộ chiến sĩ, công dân và học sinh về công tác tuyển sinh của đơn vị, địa phương theo quy định. 6. Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm thông báo kết quả sơ tuyển, các thông tin về kết quả tuyển sinh, chuyển giấy báo thi, giấy chứng nhận kết quả điểm thi, giấy chiêu sinh nhập học đến thí sinh theo đúng thời gian quy định; hoàn thành thủ tục, hồ sơ nhập học cho thí sinh trúng tuyển được các trường chiêu sinh theo quy định. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong quá trình thực hiện dân chủ trong công tác sơ tuyển và tuyển sinh trong CAND. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 03/2010/TT-BCA. Trân trọng!" 33870,Đối tượng nào phải đăng ký thuế và được cấp mã số thuế?,"Theo quy định khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế như sau: Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế 1. Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm: a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan; b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. ...... Theo đó, cơ quan cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước cho người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế, bao gồm: - Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp trên thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trân trọng!" 16635,Chấm dứt hợp đồng thuê nhà trọ thì có được xóa đăng ký tạm trú nơi đó không?,"Căn cứ theo Điều 29 Luật Cư trú 2020 quy định về việc xóa đăng ký tạm trú như sau: Xóa đăng ký tạm trú 1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký tạm trú: a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; b) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú quy định tại Điều 35 của Luật này; c) Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác; d) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; đ) Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú; e) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác; ... Như vậy, đối với việc người thuê nhà trọ và chủ nhà trọ đã chấm dứt hợp đồng thuê nhà trọ thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền xóa đăng ký tạm trú tại nơi đó khi không đăng ký tạm trú tại nơi khác theo quy định của pháp luật. Trân trọng!" 26643,"Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Phạm Trọng Nhân. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Phạm Trọng Nhân (trongnhan*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 151 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể bao gồm: + Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp; + Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp; + Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp. - Đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó (sau đây gọi là người đại diện sở hữu công nghiệp). Trên đây là nội dung tư vấn về dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 25298,"Từ khi sinh ra đến nay, do hoàn cảnh lịch sử, bà B chưa được đăng ký khai sinh. Nay, bà B muốn đăng ký khai sinh cho mình nhưng các hồ sơ, giấy tờ cá nhân hiện có của bà ghi năm sinh không thống nhất, cụ thể: Bằng tốt nghiệp cấp III ghi sinh năm 1959 (cấp năm 1975); Bằng tốt nghiệp trung cấp văn thư lưu trữ ghi sinh năm 1959 (cấp năm 1978); Lý lịch cán bộ, công chức ghi sinh năm 1959 (khai năm 1980); Lý lịch đảng viên ghi sinh năm 1959 (khai năm 1990), Sổ hộ khẩu và Chứng minh nhân dân ghi sinh năm 1960 (cấp năm 1985 - hiện còn bản sao; cấp lại năm 2010). Xin hỏi bà B phải đến đăng ký khai sinh tại cơ quan nào? Bà phải nộp những giấy tờ gì? Năm sinh của bà sẽ được xác định như thế nào?","Điều 8 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như sau: “1. Trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chưa được đăng ký khai sinh nhưng có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao được chứng thực hợp lệ) như: giấy tờ tùy thân theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có yêu cầu đăng ký khai sinh thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú thực hiện việc đăng ký khai sinh. 2. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh, nếu có hồ sơ, giấy tờ cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó ghi nơi sinh tại Việt Nam và có yêu cầu đăng ký khai sinh thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh của người đó thực hiện việc đăng ký khai sinh. 3. Hồ sơ đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gồm có: Tờ khai đăng ký khai sinh, văn bản cam đoan về việc chưa được đăng ký khai sinh; các giấy tờ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Trình tự giải quyết, nội dung đăng ký khai sinh được thực hiện tương tự quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5 Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 9, Điều 10 của Thông tư này.” Căn cứ quy định này, thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho bà B là Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi bà B cư trú. Về hồ sơ đăng ký khai sinh bao gồm: Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu); văn bản cam đoan về việc chưa được đăng ký khai sinh và bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân của bà B (bao gồm tất cả các hồ sơ, giấy tờ hiện có của bà B nêu trên). Theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, thì:“5. Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.” Như vậy, năm sinh trong Giấy khai sinh của bà B sẽ được xác định là năm 1959 theo Bằng tốt nghiệp cấp III cấp năm 1975 (giấy tờ được cấp hợp lệ đầu tiên)." 29972,"Chiều tối 29/01/2015, gia đình nội tôi họp về chuyện gia đình tại nhà cháu. Gia đình có 5 anh em trai, họp được 1 lúc thì xảy ra cãi nhau do không đồng nhất ý kiến, có 3 bác đã về, còn lại 1 chú và bố tôi. Sau đó, có tiếng to, vợ của chú nghe cãi nhau, liền chạy qua nhà cháu kéo chồng về, chú không về còn đánh mợ gãy cả sống mũi. Sau đó mọi người đưa mợ về nhà, còn nhà tôi đóng cửa lại. Một lúc sau chú qua nhà đập cửa ầm ầm, gọi mở cửa. Tôi định mở cửa thì thấy 1 con dao đưa vào qua khe cửa nên ko dám mở cửa và bảo chú về nhà, có gì mai nói chuyện. Chú cứ đập của liên tục, sau đó mang 1 cái rựa qua đập vào nhà tôi, đòi mở cửa cho bằng được, cửa kính đã vỡ và gỗ đã hỏng 1 phần. Lúc đó, tôi gọi công an phường tới giải quyết. Hiện công an đang giữ 1 cái rựa và 1 cái dùi do chú đang cầm trên tay để đập vào nhà tôi. Tôi xin hỏi sự việc như trên thì chú có bị xử lý không. Xin chân thành cảm ơn!","Bạn không cung cấp đầy đủ các thông tin như: hành vi của chú bạn cụ thể như thế nào, hành vi đó nhằm mục đích gì... Do vậy, rất khó để xác định được hành vi của chú bạn có thể bị xử lý vi phạm hành chính hay không hoặc có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Tuy nhiên, nếu hành vi của chú bạn là nguyên nhân gây ra hư hỏng tài sản của nhà bạn (cửa kính vỡ và gỗ hỏng một phần) thì gia đình bạn có quyền yêu cầu chú bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả đó. Ðiều 604 Bộ luật Dân sự quy định: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm (theo Ðiều 608 Bộ luật Dân sự): - Tài sản bị mất; - Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; - Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; - Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Vậy, gia đình bạn có thể xác định thiệt hại tài sản để yêu cầu chú bạn bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả." 23288,Có được vay tín chấp để mua xe ô tô hay không?,"Tại Điều 344 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về biện pháp tín chấp như sau: Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định hiện hành, thì biện pháp tín chấp chỉ dành cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay. Nên nếu gia đình bạn thuộc các trường hợp này thì bạn có thể được vay để thực hiện mục đích sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng." 21122,"Niềm vinh dự của tôi khi có tên trong danh sách được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam, theo đó tôi muốn biết quy trình xét tặng như thế nào? Ban tư vấn hỗ trợ giúp.","Tại Điều 11 Thông tư 17/2019/TT-BTC quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam” do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực từ 05/05/2019, có quy định quy trình xét tặng Kỷ niệm chương như sau: 1. Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương; rà soát, thẩm định hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. 2. Đối với đối tượng quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 5 của Thông tư này: Văn phòng Bộ Tài chính tổng hợp danh sách đề nghị xét tặng gửi về Vụ Thi đua - khen thưởng. 3. Đối với các Tổng cục thuộc Bộ Tài chính: a) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục có trách nhiệm lập đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 10 gửi về Tổng cục để tổng hợp chung, trình Bộ Tài chính. b) Tổng cục có trách nhiệm thẩm định, lập danh sách các cá nhân có đủ điều kiện xét tặng Kỷ niệm chương gửi về Bộ Tài chính (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng). 4. Đối với những đối tượng quy định tại điểm b, c, d Khoản 1 Điều 5 và điểm c Khoản 3 Điều 5 của Thông tư này: a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị lập đầy đủ hồ sơ các cá nhân đủ điều kiện xét tặng theo quy định tại Điều 10 gửi về Sở Tài chính. b) Sở Tài chính có trách nhiệm rà soát, thẩm định, lập danh sách các cá nhân có đủ điều kiện xét tặng Kỷ niệm chương gửi về Bộ Tài chính (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng). 5. Đối với những đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 5 của Thông tư này: a) Thủ trưởng các đơn vị có quan hệ công tác với các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức và các dự án nước ngoài xem xét thành tích đóng góp cho ngành Tài chính để đề xuất tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân có thành tích đủ điều kiện xét tặng theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này gửi về Bộ Tài chính (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng). b) Vụ Thi đua - Khen thưởng lấy ý kiến thẩm định của Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ Tài chính trước khi trình Bộ. 6. Đối với những đối tượng quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 5 và điểm b Khoản 3 Điều 5 của Thông tư này: a) Thủ trưởng các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương lập đầy đủ hồ sơ các cá nhân đủ điều kiện xét tặng theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này gửi về Bộ Tài chính (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng). b) Vụ Thi đua - Khen thưởng lấy ý kiến tham gia về kết quả phối hợp công tác quản lý tài chính của Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Bộ Tài chính) trước khi trình Bộ. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng và chúc bạn sức khỏe!" 21444,Luật Thừa kế mới nhất năm 2023 đang có hiệu lực là luật nào?,Hiện nay chưa có Luật thừa kế riêng biệt mà được quy định thành một phần trong Bộ luật Dân sự 2015 được ban hành ngày 24/11/2015. Như vậy những quy định về thừa kế được quy định tại Chương XXI đến Chương XXIV Bộ luật Dân sự 2015 . Chương XXI: Quy định chung Chương XXII: Thừa kế theo di chúc Chương XXIII: Thừa kế theo pháp luật Chương XXIV: Thanh toán và phân chia tài sản Luật Thừa kế mới nhất năm 2023 đang có hiệu lực là luật nào?(Hình từ Internet) 6514,"Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Việc áp dụng tập quán trong pháp luật dân sự được thực hiện như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!","Pháp luật nước ta có quy định: Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. Theo đó, tại Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc áp dụng tập quán trong pháp luật dân sự như sau: Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Cụ thể các nguyên tắc này bao gồm: - Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. - Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. - Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. - Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. - Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự. Trên đây là nội dung giải đáp về việc áp dụng tập quán trong pháp luật dân sự. Trân trọng!" 345,"Tôi là người Việt Nam, lấy chồng và đang sinh sống ở nước ngoài. Bố mẹ muốn tôi thừa kế một mảnh đất ở quê nhà. Trong trường hợp này tôi có quyền không? Nếu thôi quốc tịch Việt Nam, thì giải quyết thế nào?","Theo quy định của pháp luật, người mang quốc tịch nước ngoài cũng được hưởng di sản thừa kế là bất động sản ở Việt Nam. Sự khác biệt giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài trong việc hưởng di sản thừa kế (là bất động sản) chỉ thể hiện ở việc đứng tên chủ sở hữu. Công dân Việt Nam được đứng tên chủ sở hữu bất động sản mà họ được thừa kế. Còn người nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của khối tài sản được thừa kế chứ không được đứng tên chủ sở hữu (nếu họ không thuộc các đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam theo quy định của pháp luật). Như vậy, bạn có quyền được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ để lại. Trong trường hợp bạn không thuộc các đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì bạn chỉ có thể bán ngôi nhà đó và chuyển tiền ra nước ngoài." 11955,"Tôi làm việc tại 1 cửa hàng thời trang. Trong lúc dọn đồ, tôi đã trộm một chiếc dây lưng trị giá 180.000 đồng đã cũ tại cửa hàng. Chị chủ cửa hàng phát hiện, mắng và phạt gấp 10 lần giá trị chiếc dây lưng đó, tức 1.800.000 đồng. Chị đã ép tôi phải viết giấy vay tiền 1.800.000 đồng tiêu vào việc riêng rồi đe dọa bắt tôi phải trả số tiền này sau 1 tháng. Tôi rất sợ hãi, không biết mình có phạm tội gì không? Việc làm của chị ấy có phạm tội không?","Căn cứ vào Điều 4 và Điều 389 Bộ luật Dân sự 2005, việc xác lập hợp đồng vay tài sản giữa chị chủ cửa hàng với bạn đã vi phạm nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự cũng như các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Theo đó, 1 bên đã không hoàn toàn tự nguyện, bên chủ cửa hàng đã áp đặt ý chí, cưỡng bức và đe dọa để xác lập hợp đồng vay tài sản đó. Do vậy, giấy vay tiền này không có giá trị pháp lý. - Đối với hành vi của bạn đó là hành vi trộm cắp tài sản nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm tại Điều 138 Bộ luật Hình sự (nếu có xử lý chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 73/2010NĐ-CP). - Hành vi của chị chủ cửa hàng cũng chưa đủ cơ sở để kết luận đã phạm tội." 27802,Thủ tục thay đổi họ cho con như thế nào?,"Căn cứ Điều 28 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch như sau: 1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc. 3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch. Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch. Trên đây là thủ tục thay đổi họ cho con mà pháp luật quy định. Trân trọng!" 8377,"Em muốn nhập hộ khẩu ở 1 xã của tỉnh Long An. Em có làm bản khai nhân khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, được cơ quan công an ở Long An xác nhận em đủ điều kiện nhập khẩu, họ bảo gửi hồ sơ này về xin giấy chuyển hộ khẩu ở địa phương, em gửi giấy này về cho ba em nộp cùng sổ hộ khẩu gia đình có tên em trong đó lên công an thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận để làm thủ tục xin giấy chuyển hộ khẩu cho em. Tuy nhiên, cơ quan công an ở đây không nhận hồ sơ và trả lời miệng rằng em phải trực tiếp nộp hồ sơ mới được. Xin hỏi như vậy có đúng không? Em phải làm như thế nào? Em xin cảm ơn.","Đăng ký thường trú (nhập hộ khẩu) là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu. Theo quy định tại Luật Cư trú năm 2006, công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Về thủ tục đăng ký thường trú, người đăng ký thường trú phải nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an cấp xã nơi đến thường trú. Khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú có quy định về hồ sơ đăng ký thường trú, theo đó hồ sơ đăng ký thường trú tại tỉnh gồm các giấy tờ sau: - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; - Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật Cư trú. Như vậy, trong hồ sơ đăng ký thường trú bắt buộc phải có giấy chuyển hộ khẩu. Để có giấy này, bạn phải làm thủ tục xin chuyển hộ khẩu tại cơ quan công an cấp xã nơi trước đây bạn có đăng ký thường trú theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Cư trú. Cụ thể là: “3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau: a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. 4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. 5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến. 6. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu: a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh; b) Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác; c) Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân; d) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể; đ) Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.” Theo đó, pháp luật không bắt buộc người chuyển hộ khẩu phải trực tiếp nộp hồ sơ chuyển hộ khẩu. Do vậy, việc cơ quan công an thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh (Bình Thuận) yêu cầu bạn phải trực tiếp nộp hồ sơ chuyển hộ khẩu là không đúng pháp luật." 31544,"Em có 3, 4 cái răng sâu độ 2 nhưng sức nhai vẫn tốt vậy thì có đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự không?","Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định: 19. Răng sâu: - Chỉ có răng sâu độ 1 - 2, không hoặc ít ảnh hưởng sức nhai: Điểm 2 - Có ≤ 3 răng sâu độ 3: Điểm 2 - Có 4 - 5 răng sâu độ 3: Điểm 3 - Có 6 răng sâu độ 3: Điểm 4T - Có 7 răng sâu độ 3 trở lên: Điểm 5T Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5; - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. Như vậy, trường hợp bạn có 3 hoặc 4 cái răng sâu độ 2 không hoặc ít ảnh hưởng sức nhai thì vẫn có thể được xác định có sức khỏe loại 2. Và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau: Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Từ các quy định trên cho thấy, trường hợp của bạn có nhiều răng sâu như thế nhưng có thể được xác định có sức khỏe loại 2 thì vẫn đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự (chưa xét đến những điều kiện khác). Trân trọng!" 26178,"Tôi đã có gia đình và 2 con. Bố tôi đã mất nhưng không có di chúc phân chia tài sản cho các con (nhà tôi có 6 anh chị em). Nay mẹ tôi đã già và muốn sang tên căn nhà của bố mẹ tôi cho riêng tôi, việc sang tên này các anh chị tôi đều đồng ý. Vậy cho tôi hỏi nếu mẹ và các anh chị tôi đồng ý sang tên căn nhà và đất cho riêng tôi thì tài sản đó có phải là tài sản chung của vợ chồng tôi hay là tài sản của riêng tôi? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo như bạn trình bày thì mẹ bạn mất đi không để lại di chúc. Do đó, di sản được chia theo pháp luật. Vì được chia theo pháp luật nên người được hưởng di sản thừa kế là bạn. Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Căn cứ quy định trên thì tài sản này bạn được thừa kế riêng nên đó là tài sản riêng của bạn. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 20730,Phạm vi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số như thế nào?,"Căn cứ theo Điều 30 Pháp lệnh Dân số 2003 , phạm vi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số bao gồm: - Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực dân số. - Tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực dân số. - Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại trong lĩnh vực dân số. - Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực dân số. Ngoài ra, Nhà nước có chính sách và biện pháp mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi nước và thông lệ quốc tế. Đồng thời, khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia các hoạt động dân số. Mặt khác, tại Đ iều 33 Pháp lệnh Dân số 2003 , Nhà nước quản lý về d ân số thông qua các nội dung sau: - Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số. - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số. - Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số. - Quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về dân số. - Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu về dân số; công tác đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tổng điều tra dân số định kỳ. - Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân số. - Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số. - Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số. - Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số. - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân số. Trân trọng!" 21873,Có vợ là người Việt thì có bắt buộc phải biết Tiếng Việt khi xin nhập quốc tịch Việt Nam?,"Căn cứ Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam như sau: 1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. 2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép. 4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. 5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. 6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam. Như vậy, chị là người Việt Nam có chồng là người nước ngoài, bây giờ chồng chị muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì phải đáp ứng các điều kiện trên, không bắt buộc phải biết Tiếng Việt theo quy định. Có bắt buộc phải biết Tiếng Việt nếu có vợ là người Việt khi xin nhập quốc tịch Việt Nam? (Hình từ Internet)" 16510,Hàng thừa kế là gì?,"Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005 Hàng thừa kế là Diện những người có quan hệ gần gũi đối với người để lại di sản thừa kế và cùng được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Theo quy định của pháp luật, có ba hàng thừa kế. Việc hưởng di sản thừa kế sẽ được ưu tiên theo hàng thừa kế, những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần thừa kế ngang nhau. Chỉ khi nào trong hàng thừa kế thứ nhất không có hoặc không còn hoặc có nhưng không có quyền nhận, bị truất quyền nhận thừa kế hay từ chối nhận di sản thì những người ở hàng thừa kế thứ hai mới được nhận di sản và tương tự chỉ khi hàng thứ nhất và thứ hai không có hoặc không còn ai nhận di sản thì hàng thứ ba mới được nhận di sản thừa kế." 11293,Công dân có những quyền và nghĩa vụ gì về cư trú?,"Căn cứ theo Điều 8 Luật Cư trú 2020 quy định về quyền của công dân về cư trú như sau: - Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của pháp luật. - Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật. - Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; - Được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu. - Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu. - Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu. - Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú. - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật Trân trọng!" 11890,"Tôi có hộ khẩu ở Hà Nội, công tác trong ngành CAND, hiện nay chuyển công tác vào TP. HỒ CHÍ MINH, tôi đã mua nhà tại tp.hồ chí minh có giấy tờ nhà hợp pháp, như vậy có cần đăng ký tạm trú theo luật cư trú thời hạn 24 tháng, sau đó chuyển hộ khẩu hay được chuyển hộ khẩu trực tiếp từ Hà Nội vào TP. HCM mà không cần đăng ký tạm trú sau 24 tháng. Thủ tục gồm những gì?","“Điều 20. Luật cư trú sửa đổi năm 2013 quy định về Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: 1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên; Như vậy mặc dù bạn đã có chỗ ở hợp pháp nhưng để được nhập khẩu vào TP HCM ngoài việc có chỗ ở hợp pháp bạn vẫn phải đáp ứng đủ điều kiện là phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên; Như vậy, trường hợp của bạn phải đăng ký tạm trú tại TPHCM khi đủ điều kiện trên thì bạn làm thủ tục chuyển khẩu và đăng ký thường trú tại TPHCM. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu Điều 8 Thông tư 52/2010/TT-BCA a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. b) Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây). - Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trường hợp chuyển cả hộ thì ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và sổ hộ khẩu là chuyển đi cả hộ để nơi đến thu sổ hộ khẩu cũ khi cấp sổ hộ khẩu mới. Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu những nội dung cơ bản sau: Thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi đến. Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm: a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; b) Bản khai nhân khẩu; c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú); d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP, trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình." 7091,Khi nào thì thành viên trong hợp đồng hợp tác có thể rút khỏi hợp đồng hợp tác?,"Căn cứ theo Điều 510 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về rút khỏi hợp đồng hợp tác như sau: Rút khỏi hợp đồng hợp tác 1. Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây: a) Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác; b) Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác. 2. Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác. 3. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan. Theo đó, việc rút khỏi hợp đồng hợp tác cần thuộc các trường hợp sau: - Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác; - Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác. Khi rút khỏi hợp đồng hợp tác thì thành viên đó có thể yêu cầu nhận lại phần tài sản đã góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trân trọng!" 8409,"Tôi tên: Lê Công Nhã – sinh năm 1982; ĐT: 0916407775  (là giáo viên Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, thành phố Cà Mau, số 74 Phan Đình Phùng, phường 2, TP. Cà Mau) Vào ngày 05/02/2010, tôi là người trúng giá mua được tài sản gồm nhà và đất của Chi cục thi hành án dân sự TP. Cà Mau (CcthadsTpCM) với giá 306.000.000đ. Thực tế, số tiền mà tôi đã sử dụng để mua là tôi đã vay của Ngân hàng Công thương (Vietinbank). Nhưng do CcthadsTpCM làm sai luật nên phải hủy hợp đồng mua bán, và cũng không hoàn trả tiền cho tôi. Tôi đã kiện ra Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau, Toà án đã thụ lý và quyết định theo án số: 131/2010/DS-ST ngày 6 tháng 9 năm 2010 “ Buộc Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự Thành Phố Cà Mau có trách nhiệm hoàn trả và bồi thường cho anh Lê Công Nhã và chị Nguyễn Hồng Chi số tiền 345.617.600đ (bao gồm tiền mua và lãi suất ngân hàng tính đến ngày tuyên án). Kể từ ngày anh Nhã chị Chi có đơn yêu cầu thi hành án, nếu Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự Thành Phố Cà Mau không tự nguyện thi hành xong, thì hằng tháng phải chịu thêm khoản lãi phát sinh theo mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với số tiền và thời gian chậm trả tại thời điểm thi hành án”. CcthadsTpCM không đồng ý với bản án và đã có đơn kháng cáo lên Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau. Đến ngày 24 tháng 12 năm 2010, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử và quyết định theo bản án số 228/2010/DS-ST “ Không chấp nhận đơn kháng cáo của Chi cục thi hành án dân sự TP. Cà Mau; Buộc Chi cục thi hành án dân sự TP. Cà Mau hoàn trả và bồi thường cho anh Nhã, chị Chi số tiền 345.617.600 đ. Kể từ ngày anh Nhã, chị Chi có đơn yêu cầu thi hành án nếu Chi cục thi hành án dân sự thành phố Cà Mau chậm thi hành số tiền nói trên thì hàng tháng còn phải chịu thêm lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tương ứng với thời gian và số tiền chậm thi hành án.” Vì nhà của tôi ở quá xa thành phố nên việc đi lại công tác gặp nhiều khó khăn, tôi đã phải vay tiền để trả tiền mua nhà và đất trúng đấu giá; và tôi đã phải bán căn nhà cũ để thanh toán một phần tiền vay. Do việc giao nhà không thành tôi phải thuê nhà để ở. Trước Toà Chi cục thi hành án dân sự TP. Cà Mau có thừa nhận đã làm sai thủ tục thi hành án nên đã gây cho tôi thiệt hại. Nhưng lại không hoàn trả và bồi thường theo phán quyết của Toà án. Mãi đến ngày 24 tháng 6 năm 2011, Chi cục thi hành án dân sự TP. Cà Mau mới thi hành bản án số 228/2010/DS-ST hoàn trả cho tôi số tiền  315.785.600 đ. Cụ thể: Tòa án buộc phải hoàn trả là 345.617.600 đ; nhưng ngày 20/10/2010 tôi đã nhận 31.646.000 đ nên còn lại 313.971.600 đ + lãi phát sinh (9,00 % / năm) do chậm thi hành án là 12.559.000 đ = 326.530.600 đ ; đồng thời trừ 3 % phí thi hành án là 10.745.000 đ. Tôi nhận được tổng số là 315.785.600 đ Do không hoàn trả theo 2 bản án và chậm thi hành án nên đã gây cho tôi thiệt hại các khoản gồm: 1. Tiền lãi phát sinh của 306.000.000 đ x 20%/năm kể từ này tuyên án của Tòa án nhân dân TP. Cà Mau (6/9/2010)  đến ngày 20/10/2010 (ngày tôi nhận lại 31.646.000 đ) + lãi phát sinh của  274.354.000 đ x 20%/năm từ ngày 20/10/2010 đến ngày nhận đơn yêu cầu thi hành án (14/01/2011) =  12.828.792 đ (nguyên nhân do Tòa án nhân dân tỉnh quyết định hoàn trả 345.617.600đ và lãi suất phát sinh kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án mà không tính từ  ngày tuyên án của Tòa án nhân dân TP. Cà Mau). Tổng thiệt hại ở mục này là 20.323.752 đ 2. Tiền lãi phát sinh của 274.354.000 đ x 20%/năm kể từ ngày 14/01/2011 đến ngày 24/6/2011 (ngày thi hành xong án số 228/2010/DS-PT):  =  19.547.636 đ  trừ lại 12.559.000 đ (9 % của 313.971.600 đ mà CcthadsTpCM bồi thường do việc chậm THA kể từ ngày nhận đơn yêu cầu THA ). Tổng thiệt hại ở mục này là 6.988.636 đ   3. Tiền thiệt hại do Chi cục thi hành án dân sự TP. Cà Mau thu phí thi hành án 3 % là 10.745.000 đ 4. Tiền thuê nhà ở là 2.000.000đ/tháng từ ngày 6-9-2010 cho đến khi Chi cục thi hành án dân sự thành phố Cà Mau thi hành xong theo bản án số 228/2010/DS-ST. Tính đến ngày 24-6-2011: 19.000.000đ   Tổng các khoản thiệt hại là 57.057.388 đ   Ngày 20  tháng 7 năm 2011, tôi gởi đơn kiện đến Toà án nhân dân thành phố Cà Mau để được bồi thường thiệt hại nêu trên nhưng bị bát đơn với lí do: “Sự việc đã được giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.   Ngày 29  tháng 7 năm 2011, tôi khiếu nại đến Chánh án Toà án nhân dân thành phố Cà Mau nhưng vẫn bị bát đơn với lí do trên.   Hiện tại tôi không biết gởi đơn yêu cầu, khiếu nại hay khởi kiện đến cơ quan nào và nội dung ra làm sao. Xin luật sư Lan giúp đỡ. Tôi rất biết ơn.","Trường hợp của bạn khá đặc biệt và bị đơn là cơ quan công quyền bị xử thua phải bồi thường cho bạn, bản án có hiệu lực và thì hành án và bị kéo dài do sự trì hoãn thi hành của Cctha. Theo tôi có 2 ý kiến như sau: - Bạn thử khiếu nại cơ quan quản lý cấp trên của CcTHA, vì dù sao CcTHA cũng là cơ quan nhà nước chịu sự quản lý của cấp trên nên dưới sai thì trên cũng phải có biện pháp xử lý cấp dưới sai, biết đâu bạn sẽ được bồi thường thêm...cũng có thể nhờ cơ quan báo chí , thông tin đưa bài viết nói rõ nỗi khổ của bạn để xem xét khía cạnh ngoài pháp lý, của cái lý của người có quyền hành và thiệt thòi của người dân khi người thực thi làm sai, qua đó thức tỉnh các vị lãnh đạo về trách nhiệm công chức khi thi hành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về hành vi sai trái do mình gây ra. - Tòa án trả đơn kiện lần hai của bạn là đúng vì vụ việc đã được thực hiện bằng một bản án có hiệu lực thi hành, do đó bạn không nên kiện nữa." 32252,Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có các thông tin nào?,"Căn cứ Điều 9 Luật Căn cước 2023 quy định thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm: - Họ, chữ đệm và tên khai sinh. - Tên gọi khác. - Số định danh cá nhân. - Ngày, tháng, năm sinh. - Giới tính. - Nơi sinh. - Nơi đăng ký khai sinh. - Quê quán. - Dân tộc. - Tôn giáo. - Quốc tịch. - Nhóm máu. - Số chứng minh nhân dân 09 số. - Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp. - Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân,số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện. - Nơi thường trú. - Nơi tạm trú. - Nơi ở hiện tại. - Tình trạng khai báo tạm vắng. - Số hồ sơ cư trú. - Tình trạng hôn nhân. - Mối quan hệ với chủ hộ. - Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình. - Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích. - Số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử. - Thông tin khác theo quy định của Chính phủ. Lưu ý: Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Trân trọng!" 16432,Tôi có thế chấp chiếc xe ô tô của tôi cho ngân hàng để vay một khoản tiền. Nay tôi muốn bán chiếc xe này để mua xe khác có được hay không? Mong sớm được giải đáp.,"Căn cứ Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp như sau: …… - Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. - Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này. - Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp. - Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này. Như vậy, theo quy định như trên bên thế chấp có nghĩa vụ không được bán tài sản thế chấp, trừ trường hợp tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. Do đó trong trường hợp của bạn nếu không được sự đồng ý của bên nhận thế chấp thì bạn không được bán chiếc xe đang cầm cố cho ngân hàng. Trân trọng!" 369,Các trường hợp nào được đăng ký kết hôn lưu động?,"Căn cứ Điều 24 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định các trường hợp đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động: Các trường hợp đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động 1. Trường hợp trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký khai sinh cho con; cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không thể đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu động. Trường hợp người chết không có người thân thích, người thân thích không sống cùng địa bàn xã hoặc là người già, yếu, khuyết tật không đi đăng ký khai tử được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai tử lưu động. Trường hợp hai bên nam, nữ cùng thường trú trên địa bàn cấp xã mà một hoặc cả hai bên nam, nữ là người khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký kết hôn được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký kết hôn lưu động. 2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định tổ chức đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động. 3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí thời gian, kinh phí, nhân lực để thực hiện đăng ký hộ tịch lưu động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với hình thức phù hợp, bảo đảm mọi sự kiện sinh, tử, kết hôn của người dân được đăng ký đầy đủ. Theo quy định trên, nam nữ khi đủ điều kiện đăng ký kết hôn được kết hôn lưu động khi hai bên nam, nữ cùng thường trú trên địa bàn cấp xã mà một hoặc cả hai bên nam, nữ là người khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký kết hôn được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký kết hôn lưu động. Ngoài ra, việc kết hôn lưu động được Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương mà quyết định tổ chức đăng ký kết hôn lưu động." 19084,"Luật sư cho tôi hỏi việc như sau: 1.Tôi muốn kinh doanh nhà nghỉ thì thủ tục như thế nào thưa luật sư?      2.Tôi có đất thổ cư thì có được xây nhà nghỉ hay không hay phải chuyển sang thuê đất?             Xin cám ơn luật sư","1. Muốn kinh doanh nhà nghỉ thì phải đăng ký kinh doanh (công ty, Doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể...). Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự được quy định tại Điều 4 của Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 3-9-2009 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (Nghị định 72) như sau: a) Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện hợp pháp theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự phải có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định 72; b) Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan công an có thẩm quyền cấp; d) Địa điểm kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật. Nói chung là bạn phải xin giấy phép ""con"" và rất vất vả. 2. Bạn không cần phải chuyển chế độ sử dụng đất mà chỉ cần làm thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở vào kinh doanh là được." 31230,"Bố em mất trước bà em. Bà em mất thì có để lại di chúc mà trong di chúc thì có tên của bố em. Bà để lại cho bố em một phần di sản. Vậy Ban tư vấn cho em hỏi bố em mất trước bà như vậy thì em có được thừa kế thế vị không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn! Thảo Uyên - Khánh Hòa","Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. ==> Như bạn trình bày thì bà bạn có lập di chúc để lại di sản cho bố bạn. Bố bạn mất trước bà bạn. Do đó, theo quy định trên đây thì bố bạn không được xem là người thừa kế. ==> Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 thì thừa kế thế vị chỉ áp dụng đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật. Đối với trường hợp đã có di chúc thì không thể áp dụng thừa kế thế vị. Do đó dù bố bạn có tên trong di nhưng bố bạn đã mất trước bà bạn nên bố bạn không phải là người thừa kế theo di chúc. Bạn cũng sẽ không có quyền thừa kế thế vị. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: - Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; - Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; - Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. ==> Do bố bạn không được xem là người thừa kế nên phần di sản mà bố bạn được hưởng theo di chúc sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho các người thân còn lại của bà bạn theo các hàng thừa kế quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 7997,"Xin cho hỏi, cử tri có được bầu cử thay hay không? Người không tự mình viết được phiếu bầu có được nhờ người khác viết hộ hay không?","Theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, việc bầu cử được tiến hành theo nguyên tắc trực tiếp, theo đó cử tri phải tự mình đi bầu, trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu vào hòm phiếu. Cử tri không được bầu bằng cách gửi thư hoặc nhờ người khác bầu thay. Trong trường hợp do ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu; nếu không tự mình viết được phiếu bầu thì được phép nhờ người khác viết hộ, nhưng cử tri phải tự bỏ phiếu vào hòm phiếu. Trong trường hợp đặc biệt vì lý do sức khỏe, tàn tật mà cử tri không thể tự bỏ phiếu thì được phép nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Theo nguyên tắc bầu cử trực tiếp thì cử tri phải tự mình viết phiếu và tự bỏ lá phiếu của mình vào hòm phiếu để lựa chọn người đủ tín nhiệm làm đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội có quy định tạo điều kiện cho những cử tri do ốm đau, tàn tật, già yếu mà không thể tự viết phiếu bầu thì có thể nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu. Người viết phiếu hộ phải bảo đảm tuyệt đối giữ bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì tàn tật không thể tự bỏ phiếu thì được phép nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu." 742,"Cho em hỏi vấn đề kết hôn như sau: Người em yêu lại là con nuôi của bố mẹ em từ nhỏ, vậy liệu em và cô ấy có kết hôn với nhau được không, về mặt pháp luật có cấm không ạ?","Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cấm hành vi sau đây: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Và Khoản 17, 18 Điều 3 Luật này có giải thích: - Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. - Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Căn cứ quy định trên thì pháp luật không cấm việc con nuôi kết hôn với con đẻ. Do đó bạn có thể kết hôn với bạn gái (là con nuôi của bố mẹ bạn) nếu cả 2 bạn đáp ứng các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trân trọng!" 34030,"Bản án số 28/2011/DSST buộc bà A phải trả cho ông C số tiền 3 tỷ đồng. Cơ quan thi hành án dân sự đã kê biên tài sản chung của vợ chồng bà A với ông B (ông B có mặt, bà A đã bỏ đi khỏi địa phương). Sau khi kê biên, định giá tài sản, Chấp hành viên thông báo quyền ưu tiên mua tài sản chung cho ông B biết và ông B đã đến cơ quan thi hành án xin được mua lại tài sản chung, nhưng bà A đã đi khỏi địa phương. Vậy phải giải quyết cho ông B như thế nào?","Điều 74 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định về kê biên, xử lý tài sản chung, theo đó trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế. Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án. Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ, chồng thì Chấp hành viên xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và thông báo cho vợ, chồng biết. Trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phần sở hữu được Chấp hành viên xác định. Hết thời hạn trên, đương sự không khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành xử lý tài sản và thanh toán lại cho vợ hoặc chồng của người phải thi hành án giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ. Tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung được xử lý như sau: Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án; đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán lại cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ. Khi bán tài sản chung, chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua tài sản. Tuy nhiên Điều luật không quy định cụ thể về điều kiện bán tài sản, cách thức thực hiện quyền ưu tiên mua, bán tài sản chung, trong khi đó quyền định đoạt tài sản chung được quy định tại Điều 223 Bộ luật Dân sự năm 2005 nhưng cũng không cụ thể. (Mặc dù có quy định trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại). Do vậy, trường hợp bạn nêu, vì bà A đã đi khỏi địa phương nên không thực hiện được quyền yêu tiên mua tài sản đối với ông B. Vì vậy, cơ quan thi hành án thông báo cho ông B biết và tổ chức việc bán đấu giá công khai tài sản sau khi hết thời hạn nêu trên. Ông B được quyền tham gia mua đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản." 18080,Người có hành vi truyền đạt tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả thì bị xử phạt bao nhiêu?,"Tại Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng như sau: Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng 1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức Quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức 1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng. 2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân. 3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, người có hành vi truyền đạt tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm. Mức phạt tiền trên được áp dụng cho hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân. Trân trọng!" 3445,Không xuất trình sổ hộ khẩu khi kiểm tra bị phạt bao nhiêu tiền?,"Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú: 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Với quy định này khi cơ quan tiến hành kiểm tra hộ khẩu mà bạn không xuất trình thì bạn có thể sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng." 31320,"Tôi và anh Triệu Đức Huynh sinh sống như vợ chồng từ năm 2002 đến năm 2006 nhưng không đăng ký hết hôn, chúng tôi sinh được hai người con là Nguyễn Lý Đức Toàn và Đinh Kim Quý. Ngày 13/3/2013, anh Huynh qua đời do tai nạn không để lại di chúc. Hỏi hai con của tôi là cháu Toàn và cháu Quý có được hưởng di sản thừa kế của anh Huynh không?","Pháp luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha. Vì vậy, nếu chị có đầy đủ chứng cứ để chứng minh hai người con của chị là con của anh Triệu Đức Huynh thì dù chị và anh Huynh không đăng ký kết hôn thì hai con chị vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế. Khi đó, con của chị được coi là con đẻ của chồng chị. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 – Bộ luật dân sự năm 2005 về hàng thừa kế theo pháp luật thì con chị thuộc diện hàng thừa kế thứ nhất. Trong câu hỏi chị không nêu rõ Giấy khai sinh của con chị có ghi về phần cha của hai con chị hay không nên có thể xảy ra một trong hai trường hợp như sau: Nếu giấy khai sinh của các con chị ghi rõ phần cha: Trong trường hợp này, mặc dù chị và anh Huynh không phải là vợ chồng nhưng cha cháu bé vẫn được pháp luật thừa nhận. Theo đó, khi cha chết thì các con sẽ được hưởng thừa kế tài sản theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Trường hợp này cha cháu bé chết mà không để lại di chúc thì di sản sẽ được phân chia theo pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Khi đó, các con chị sẽ được hưởng một phần di sản của cha để lại (những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần thừa kế bằng nhau). Nếu giấy khai sinh của cháu bé bỏ trống phần cha: Trong trường hợp này cha cháu bé chưa được pháp luật thừa nhận là cha đẻ, mặc dù các con chị có thể được phía bên nội thừa nhận hay không. Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 – Luật Hôn nhân và Gia đình, “con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”. Do vậy, chị hoặc con chị (trường hợp con chị đã đủ 18 tuổi) cần phải tiến hành các thủ tục nhận cha trước khi làm thủ tục để hưởng thừa kế. Về thủ tục xin nhận cha cho các con chị cần lưu ý: Theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và khoản 9 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP, để làm thủ tục nhận cha cho con, chị phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Kèm theo Tờ khai phải xuất trình: giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của con; các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con (nếu có). Đối với trường hợp có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha – con (ví dụ gia đình anh Huynh không đồng ý) chị có quyền gửi đơn đến Tòa án yêu cầu xác định quan hệ cha, con. Trong trường hợp nếu xét thấy cần thiết chị có yêu cầu thì Tòa án sẽ tiến hành trưng cầu giám định ADN để có căn cứ khoa học khi xét xử. Đồng thời, cần chủ động thu thập và chuẩn bị những chứng cứ để chứng minh được là có quan hệ cha con để Tòa án có thêm căn cứ giải quyết vụ việc. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là TAND cấp huyện nơi người cha cư trú trước lúc chết hoặc nơi cư trú của chị và các con (theo khoản 4 Điều 27, điểm a khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004). Như vậy, sau khi hoàn tất thủ tục nhận cha, cháu bé sẽ được hưởng di sản thừa kế của cha cháu để lại bằng với các đồng thừa kế khác vì thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần thừa kế bằng nhau." 733,"N và nhóm bạn của mình rủ nhau ra sông thi bơi, lặn đã vô ý làm tấm lưới quây cá nhà bà T bị hở, do đó một số cá nhà bà T nuôi đã bơi ra ngoài. Pháp luật dân sự quy định việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này như thế nào?","Điều 616 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau. Như vậy, N và nhóm bạn của mình đều có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà T tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người. Nếu không xác định được mức độ lỗi của mỗi người thì từng người phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau." 1703,Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký thường trú online 2024?,"Anh/chị có thể tham khảo các bước thực hiện thủ tục xóa đăng ký thường trú online dưới đây: Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công Bộ Công an theo đường link sau: https://dichvucong.bocongan.gov.vn/?home=1 Bước 2: Đăng ký/Đăng nhập tài khoản Bước 3: Chọn nộp hồ sơ trực tuyến => Nhập từ khóa ""Xóa đăng ký thường trú"" tại ô Lĩnh vực TTHC => Tìm kiếm. Bước 4: Chọn xóa đăng ký thường trú => Nộp hồ sơ Bước 5: Điền thông tin vào hồ sơ xóa đăng ký thường trú với các thông tin sau: - Cơ quan thực hiện; - Thủ tục hành chính yêu cầu; - Thông tin người xóa đăng ký thường trú; - Thông tin đề nghị; - Hồ sơ đính kèm; - Thông tin nhận thông báo tình trạng hồ sơ, kết quả giái quyết hồ sơ. Bước 6: Chọn ghi và gửi hồ sơ. Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký thường trú online 2024? (Hình từ Internet)" 8459,"Lập hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi là Khánh, sống tại Tp.HCM. Tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Nhờ ban biên tập giải đáp giúp tôi: Lập hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin cảm ơn.","Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 06/2013/TT-BTP hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành thì nội dung này được quy định như sau: 1. ""Hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy"" bao gồm Lý lịch tư pháp của cá nhân, các văn bản có chứa thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan, tổ chức cung cấp và các văn bản khác có liên quan đến cá nhân người có Lý lịch tư pháp như quyết định thay đổi, cải chính hộ tịch, giấy chứng tử, kết quả xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích, được tập hợp và đưa vào hồ sơ theo nguyên tắc phân loại, sắp xếp thành hồ sơ của từng cá nhân. 2. Sau khi Lý lịch tư pháp đã được lập, người làm công tác lý lịch tư pháp có nhiệm vụ lập hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy để lưu trữ vào cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, Lý lịch tư pháp đã lập phải được đóng dấu của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ở góc bên trái, phía trên, nơi ghi tên cơ quan lập Lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp có nhiều tờ thì phải được đóng dấu giáp lai. 3. Tài liệu trong hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy được sắp xếp theo thứ tự như sau: a) Danh mục tài liệu; b) Lý lịch tư pháp; c) Các văn bản có chứa thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan, tổ chức cung cấp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp; d) Các văn bản khác có liên quan. 4. Các văn bản quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều này được sắp xếp theo thứ tự thời gian nhận được văn bản, đánh số tờ, bắt đầu từ tờ số 01 cho đến tờ cuối cùng. Trường hợp bổ sung thêm số tờ của Lý lịch tư pháp trong quá trình cập nhật thông tin bổ sung thì đánh số trùng với số tờ trước đó của Lý lịch tư pháp và thêm chữ cái a, b, c....Việc đánh số tờ phải rõ ràng, chính xác, đánh bằng bút chì đen, mềm và cách mép bên phải, phía trên tờ giấy 1 cm. 5. Hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy được lập phải được đánh số lưu trữ hồ sơ. Số lưu trữ hồ sơ được đánh từ 01 đến n theo thứ tự thời gian đưa hồ sơ bằng giấy vào lưu trữ, không quay vòng theo năm. 6. Danh mục tài liệu được lập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (mẫu số 01/TT-BTP), bao gồm những thông tin sau: số thứ tự, tên văn bản, số hiệu văn bản, tờ số, ngày lưu văn bản, người lưu văn bản. Ví dụ: Hồ sơ lý lịch tư pháp gồm Lý lịch tư pháp gồm 03 trang, tờ số 01, 02, 03 và Quyết định thi hành án hình phạt tù gồm 01 trang, tờ số 04, sau đó Lý lịch tư pháp được bổ sung thêm 02 tờ thì Danh mục tài liệu được ghi như sau: STT Tên văn bản Số hiệu văn bản Tờ số Ngày lưu Người lưu 1 Lý lịch tư pháp 31HM2011/00001 01, 02, 03 2 Quyết định thi hành án hình phạt tù 01/QĐ-THA 04 3 Lý lịch tư pháp 31HM2011/00001 03a, 03b 7. Bìa hồ sơ lý lịch tư pháp theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (mẫu số 02/TT-BTP), bao gồm những thông tin sau: Tên cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; mã số Lý lịch tư pháp; số lưu trữ hồ sơ; họ và tên người có Lý lịch tư pháp; ngày, tháng, năm sinh; số Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; nơi thường trú; nơi tạm trú. Thông tin trên bìa hồ sơ lý lịch tư pháp phải ghi rõ ràng bằng bút dạ mực đen, không viết tắt, họ và tên của người có Lý lịch tư pháp viết bằng chữ in hoa, các mục khác viết chữ thường, mục ngày, tháng, năm sinh dùng dấu gạch ngang. 8. Hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy phải được lập và đưa vào lưu trữ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lập Lý lịch tư pháp; trường hợp Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia nhận được Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cung cấp thì thời hạn là 20 ngày, kể từ ngày nhận được Lý lịch tư pháp đó. Trên đây là nội dung tư vấn về lập hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 06/2013/TT-BTP. Trân trọng!" 31525,"Ban biên tập tập cho tôi hỏi. Trường hợp khi bán tài sản chung của vợ chồng là bất động sản (đất) trong thời kỳ hôn nhân, người vợ đã ủy quyền cho người chồng toàn quyền định đoạt. Thì khi chuyển nhượng có phải sự đồng ý của người vợ không?","Theo quy định tại Điều 35 Luật hôn nhân gia đình 2014, có quy định: Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình 2014 1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. 2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: a) Bất động sản; b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình."" => Như vậy, theo quy định trên thì khi định đoạt một số tài sản chung quan trọng của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của cả vợ và chồng. Trường hợp nếu người vợ đã ủy quyền định đoạt cho người chồng, việc ủy quyền đó được thành lập thành văn bản tại văn phòng công chứng thì khi chuyển nhượng không cần phải có sự đồng ý của người vợ trong văn bản chuyển nhượng. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 18958,Tổ quản lý tài sản là gì?,"Tổ quản lý tài sản là Một tổ được thành lập để phục vụ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, tổ quản lý tài sản do một cán bộ của tòa án kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh làm tổ trưởng bao gồm: chấp hành viên của phòng thi hành án thuộc sở tư pháp; đại diện chủ nợ; đại diện doanh nghiệp mắc nợ; đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động ở nơi chưa có tổ chức công đoàn, chuyên viên các cơ quan tài chính, ngân hàng cấp tỉnh và các ngành chuyên môn khác. Nhiệm vụ của tổ quản lý tài sản là lập bảng kê toàn bộ tài sản của doanh nghiệp mắc nợ, giám sát, kiểm tra việc quản lý tài sản của doanh nghiệp mắc nợ, tập hợp danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả cho từng chủ nợ." 23496,Làm thẻ căn cước công dân ở tỉnh khác có được không?,"Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA có quy định về tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau: Tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân 1. Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. 2. Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị. Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Như vậy, hiện tại việc l àm thẻ căn cước công dân có thể làm tại các tỉnh khác ( nơi đăng ký tạm trú) mà không cần về nơi đăng ký thường trú để thực hiện. Làm thẻ căn cước công dân ở tỉnh khác có được không? Trình tự cấp lại thẻ căn cước công dân quy định như thế nào? (Hình từ Internet)" 17192,"Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Oanh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Hoàng Oanh (hoangoanh*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 thì thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định cụ thể như sau: - Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: + Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; + Thiệt hại khác do luật quy định. - Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: - Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác. - Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. - Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015. Trên đây là nội dung tư vấn về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 4771,"Điều kiện nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là gì?","Tại Điều 193 Luật Đất đai 2013 có quy định điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp như sau: Điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án; 2. Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; 3. Đối với đất chuyên trồng lúa nước thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 134 của Luật này. Như vậy, điều kiện nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất là: - Có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận góp vốn để thực hiện dự án; - Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận góp vốn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Đối với đất chuyên trồng lúa nước thì người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ. Trân trọng!" 21706,"Trách nhiệm của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong việc tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân bàn, quyết định được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Nha Trang, Khánh Hòa. Trong quá trình làm việc, tôi gặp một số vướng mắc mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm ra sao trong việc tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân bàn, quyết định? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Vũ Thị Ngọc (ngoc***@gmail.com)","Ngày 20/4/2007, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007. Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), của cán bộ thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là tổ dân phố), của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã. Theo đó, trách nhiệm của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong việc tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân bàn, quyết định là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 18 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007. Cụ thể như sau: 1. Chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình, phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình để nhân dân thực hiện những nội dung quy định tại Điều 10, khoản 1 và khoản 3 Điều 13 của Pháp lệnh này. 2. Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố. 3. Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. 4. Tổ chức thực hiện những công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân quyết định. Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trong việc tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân bàn, quyết định Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007. Chúc bạn sức khỏe và thành đạt! Trân trọng!" 33532,Hành vi xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm là như thế nào?,"Căn cứ Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau: 1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. 2. Mạo danh tác giả. 3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả. 4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó. 5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. 6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này. 7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này. 8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này. 9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. 10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. 11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. 12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. 13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm. 14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình. 15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo. 16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Khi có hành vi vi phạm những quy định trên thì sẽ bị phạt hành chính theo các khung hình phạt khác nhau theo từng mức độ vi phạm. Trân trọng!" 32141,Trẻ khuyết tật đăng ký khai sinh trễ hạn thì có được miễn lệ phí hay không?,"Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 thì nội dung đăng ký hộ tịch bao gồm đăng ký khai sinh. Và tại Khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch 2014 cũng có quy định miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau: - Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật; - Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước. Căn cứ quy định trên, thì khi đăng ký khai sinh đúng hạn thì công dân Việt Nam cư trú trong nước sẽ được miễn lệ phí. Trường hợp đăng ký khai sinh cho người khuyết tật không phân biệt đúng hạn hay trễ hạn đều được miễn lệ phí đăng ký. Do đó, con của bạn sẽ được miễn lệ phí đăng ký khai sinh kể cả khi trễ hạn. Có được miễn lệ phí đối với trẻ khuyết tật đăng ký khai sinh trễ hạn không? (Hình từ Internet)" 11177,Bạn T.T.H - Email: k51.datnc@xxx trình bày: Tôi từng tham gia BHXH cách đây 2 năm. Sau đó tôi nghỉ việc và hiện giờ muốn đóng tiếp BHXH ở một công ty khác. Tôi mới làm lại CMND. Giờ tôi muốn đóng tiếp thì thủ tục thế nào khi thông tin CMND có sự thay đổi?,"Theo hướng dẫn tại Công văn 3835/BHXH-CST ngày 27/9/2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì Cơ quan BHXH chỉ cấp lại sổ BHXH trong trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng hoặc thay đổi, cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh đã ghi trên sổ BHXH. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người tham gia BHXH, BHTN có thay đổi các nội dung khác như: số CMND, ngày cấp, nơi cấp CMND, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ BHXH. Nếu bạn muốn điều chỉnh lại số CMND trong sổ BHXH cho khớp đúng với số CMND trên giấy CMND hiện tại thì bạn lập hồ sơ theo phiếu GNHS 302 nộp tại cơ quan BHXH nơi công ty đang đóng BHXH để được giải quyết. Khi đóng tiếp BHXH bạn chỉ cần đưa CMND mới để cơ quan BHXH ghi nhận vào sổ BHXH." 23098,"Người không được quyền hưởng di sản được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đình Trọng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, người không được quyền hưởng di sản được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Đình Trọng (dinhtrong*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 thì người không được quyền hưởng di sản được quy định cụ thể như sau: - Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: + Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; + Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; + Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; + Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. - Những người quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Trên đây là nội dung tư vấn về người không được quyền hưởng di sản. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 14543,"Mẹ cháu lấy dượng (khi cháu được 3 tuổi và chị 4 tuổi), mẹ đưa hai chị em cháu đến ở cùng dượng đến nay được 10 năm và có đăng kí kết hôn. Dượng cháu có ba người con riêng: 2 con bị tâm thần (1 người đã mất). Nếu dượng chết mà không để lại di chúc thì mẹ con cháu có được hưởng tài sản của dượng không? Con riêng thứ 3 của dượng được hưởng bao nhiêu tài sản?","Theo quy định tại Điều 676, Bộ Luật Dân sự 2005 quy định Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết… Tại Đ 679, BLDS quy định về Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế như sau: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này”. Đồng thời, theo quy định của Điều 635 Bộ luật dân sự thì “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Như vậy, theo các quy định pháp luật nêu trên, nếu dượng bạn mất nhưng không để lại di chúc thì mẹ bạn, 2 chị em bạn và 2 người con riêng của dượng bạn đều cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản bằng nhau. Đối với người con riêng đã mất của dượng bạn thì không được hưởng thừa kế." 10643,"Hiện tại tôi có thuê mặt bằng của chủ nhà và có làm hợp đồng với chủ nhà qua giấy HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ , hợp đồng này không có công chứng chứng thực của địa phương , và hợp đồng nhà có thời hạn 1 năm và tôi có đặt cọc 7 triệu , tôi đã thuê được 3 tháng và nay tôi muốn trả mặt bằng và báo trước cho chủ nhà trước 30 ngày . nhưng chủ nhà nói nếu chấm dứt trước thời hạn thuê nhà thì mất tiền cọc. xin hỏi luật sư như vậy có đúng không ? Tôi xin trích thông tin Điều 5 : điều khoản chung : của hợp đồng là:  Trong thời gian thực hiện hợp đồng nếu một trong hai bên có nhu cầu thu hồi mặt bằng - trả mặt bằng thì phải báo trước thời gian là 30 ngày . nếu bên a thu hồi trước thời hạn hợp đồng thì bên a phải bồi thường gấp đôi tiền cọc . nếu bên B trả trước thời hạn hợp đồng thì bên b mất số tiền cọc.","Hợp đồng vừa nói là thu hồi-trả mặt bằng thì phải báo trước 30 ngày nhưng câu ngay sau đó lại quy định chấm dứt hợp đồng trước hạn phải bồi thường (tương đương tiền đặt cọc). Trong cùng một điều mà có những quy định trái ngược nhau như vậy thì phải xem lại ý chí của các bên đối với điều này. Trường hợp không thống nhất được ý chí thì bạn rất khó để lấy lại tiền đặt cọc vì như bạn trích dẫn, Điều 5 quy định bên chấm dứt trước thời hạn hợp đồng, nếu là thu hồi sẽ phải bồi thường, nếu là trả mặt bằng sẽ bị mất cọc. Dĩ nhiên bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu, song bạn cũng là bên có lỗi và bên kia có thể khắc phục được lỗi của họ nên khi đó thiệt hại của bạn vẫn khó tránh khỏi" 3102,"Vì việc cần nên tôi định sắp tới sẽ yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp, nhưng tôi khá lo là gia đình tôi vì cuộc sống mà phải sống ở khá nhiều nơi khác nhau, như vậy khi yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì việc tra cứu thông tin được thực hiện như thế nào? Rất mong nhận được sự hỗ trợ. Thúy Nga (*****@gmail.com)","Tại Điều 47 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định tra cứu thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau: 1. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp chỉ có một nơi thường trú duy nhất tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú. 2. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. 3. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. 4. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 8665,"Ba mẹ tôi có 3 ngôi nhà, có 4 người con. Ba tôi mất cách đây 8 năm nhưng không để lại di chúc. Năm 2006 gia đình tôi họp và quyết định chia cho 3 người con mỗi người 1 căn nhà trên, lập thành văn bản có chứng nhận của UBND phường. Cách đây một tháng, tôi và mẹ tôi mang sổ đỏ, biên bản phân chia tài sản ở trên, và các giấy tờ liên quan đến phòng đăng ký quyền sử dụng đất đất để sang tên cho tôi phần ngôi nhà tôi hưởng. Nhưng văn phòng yêu cầu gia đình tôi đến Phòng Công chứng tỉnh để làm công chứng phân chia di sản. Yêu cầu trên có đúng không?","Theo thông tin bạn cung cấp thì gia đình bạn làm thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế vào năm 2006. Thời điểm này, trường hợp khai nhận thừa kế được thực hiện theo trình tự, thủ tục hướng dẫn tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực và các văn bản hướng dẫn: Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định 75; Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT của Bộ Tư pháp – Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 13/6/2006 hướng dẫn công chứng, chứng thực hợp đồng văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất. Theo đó, văn bản khai nhận di sản/văn bản thỏa thuận phân chia di sản có thể được thực hiện tại Phòng Công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã. Tuy nhiên, Luật Công chứng được ban hành ngày 29/11/2006, có hiệu lực ngày 01/7/2007 và Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký đã phân định rõ thẩm quyền công chứng của tổ chức công chứng (Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng) và thẩm quyền chứng thực của Phòng tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã. Theo đó, tại địa bàn đã có tổ chức công chứng, UBND cấp xã từng bước chuyển giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện theo đúng tinh thần của Luật Công chứng. Chỉ ở những địa bàn nơi chưa có tổ chức công chứng, UBND cấp xã mới có quyền chứng nhận hợp đồng, giao dịch nếu có yêu cầu của các bên. Đối chiếu với những quy định nêu trên, nhà bạn đã lập văn bản phân chia di sản từ năm 2006 nhưng chưa làm thủ tục đăng ký sang tên ngay, do vậy, đến thời điểm này, nhà bạn muốn làm thủ tục đăng ký sang tên thì phải thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Công chứng và văn bản hướng dẫn. Trên địa bàn nhà bạn đã có tổ chức công chứng (Phòng Công chứng tỉnh) nên các hợp đồng, giao dịch phải công chứng được thực hiện tại tổ chức công chứng. Yêu cầu của phòng đăng ký quyền sử dụng đất là phù hợp với quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch." 10823,"Khi mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp có bắt buộc phải ký hợp đồng mua bán hàng hóa hay không? Trong hợp đồng mua bán hàng hóa thường có diều khoản Thời hạn thanh toán, Có thể bỏ trống điều khoản này không?Hoặc có thể ghi khi là bạn hàng tín chấp uy tín khi nào có tiền thì trả?  Hoặc Không có thời hạn?","Thực tế thì không có hợp đồng nào như bạn nêu hết, nội dung của hợp đồng bao giờ cũng phải đầy đủ các thông tin như số lượng sản phẩm, hàng hóa, giá trị hợp đồng, thời hạn và phương thức thanh toán.... nếu không có đủ các nội dung đó thì rất dễ xảy ra các tranh chấp. Các đối tác thân quen với nhau có thể trao đổi thông tin bằng email hoặc bản Fax nhưng không ai sử dụng hợp đồng với nội dung và hình thức như bạn nêu." 31365,Có được kết hôn với anh em cùng cha khác mẹ?,Tôi và người yêu tôi hiện tại là anh em cùng cha khác mẹ. Do chúng tôi từ nhỏ đã không sống chung với nhau và cũng hai bên gia đình cũng không nói về chuyện tôi có em gái. Nay đưa người yêu về ra mắt mới biết là người yêu tôi là em gái của tôi. Nếu chúng tôi vẫn kết hôn với nhau thì có bị sao không ạ? 11096,"Theo quy định thì những đối tượng nào được cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh tại vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc?","Căn cứ theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 76/2020/NĐ-CP thì những đối tượng sau đây sẽ được cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh tại vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc: Công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc được cử sang vùng biên giới đối diện của Trung Quốc để công tác. Trên đây là những đối tượng sẽ được cấp giấy thông hành tại vùng biên giới Việt Nam với Trung Quốc. Trân trọng!" 16588,"Chị Đỗ Thị Hoa (Châu Thành A — Hậu Giang) hỏi: Vợ chồng tôi được hai bên gia đình tổ chức hôn lễ năm 2001 nhưng không đăng ký kết hôn. Qua gần 16 năm chung sống, chúng tôi không bất bình gì lớn nhưng tình cảm thì nguội dần, mà nguyên nhân chủ yếu từ việc tôi không có khả năng làm mẹ. Nay, chúng tôi muốn chia tay, chia tài sản chung thì có cần ra Tòa để giải quyết không? Nếu không yêu cầu Tòa giải quyết thì có ảnh hưởng gì đến việc đăng ký kết hôn với người khác (nếu có)?","Do anh chị không đăng ký kết hôn nên pháp luật không công nhận là vợ chồng, theo đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Nếu anh chị có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Nếu không có yêu cầu Tòa án giải quyết thì cũng không làm ảnh hưởng gì đến việc đăng ký kết hôn với người khác. Về tài sản, trường hợp anh chị không đạt được thỏa thuận chia tài sản chung thì yêu cầu Tòa án giải quyết; nếu đạt được thỏa thuận thì chỉ cần đến Văn phòng công chứng làm văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung mà không cần yêu cầu Tòa giải quyết. Căn cứ vào văn bản thỏa thuận chia tài sản chung, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ chuyển quyền sở hữu đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Đây là những quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014." 20996,Thời hạn giải quyết hồ sơ nhận con nuôi là bao nhiêu ngày?,"Tại Điều 19 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi như sau: 1. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú. 2. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Như vậy, trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ giải quyết việc nuôi con nuôi. Trân trọng!" 12325,"Chị vợ tôi độc thân, khi chết để lại tài sản là ngôi nhà 30m2. Chúng tôi tìm được mảnh giấy có nội dung: để lại toàn bộ tài sản cho vợ tôi và dặn vợ tôi chăm sóc mẹ già. Nhưng di chúc chỉ viết tên vợ tôi không có số CMND, có ngày tháng năm. Vậy di chúc có hợp pháp không? Vợ tôi phải làm thế nào để được hưởng thừa kế của chị tôi trong khi chị còn mẹ già và các em khác?","1. Nội dung của di chúc được quy định tại Ðiều 653 Bộ luật Dân sự, di chúc phải ghi rõ: - Ngày, tháng, năm lập di chúc; - Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; - Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; - Di sản để lại và nơi có di sản; - Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Như vậy, trong di chúc chỉ cần ghi họ tên người để lại di sản, tức là xác định rõ được người để lại di sản đó là ai mà không nhất thiết phải ghi chứng minh nhân dân của người đó. Nếu di chúc của chị bạn đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về nội dung của di chúc và các điều kiện: người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật thì di chúc được coi là hợp pháp. 2. Coi di chúc của chị bạn là hợp pháp thì vợ bạn sẽ đương nhiên được hưởng di sản theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ngoài vợ bạn ra thì pháp luật còn quy định những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 669 BLDS) là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Những người này sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật. Trong trường hợp nhà bạn, chị còn mẹ già nên bà sẽ được hưởng thừa kế di sản cùng với vợ của bạn. Thủ tục để hưởng di sản thừa kế là ngôi nhà do chị bạn để lại theo Luật Công chứng và Luật Đất đai: - Bước 1: Tiến hành khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế tại cơ quan công chứng. + Vợ bạn và những người thừa kế phải nộp một hồ sơ yêu cầu công chứng gồm: Phiếu yêu cầu công chứng; Giấy chứng tử; Di chúc; Dự thảo văn bản thừa kế (nếu có); Bản sao giấy tờ tuỳ thân của các thừa kế; Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu; Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. + Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã), nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản. + Sau 30 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Trong văn bản thừa kế, vợ và mẹ bạn và người thừa kế khác (nếu có) cùng nhau nhận phần di sản được hưởng và trở thành đồng chủ sở hữu đối với di sản do chị để lại; hoặc các thừa kế có thể nhường phần thừa kế của mình cho vợ bạn để vợ bạn được hưởng toàn bộ di sản đó. - Bước hai: đăng ký quyền sở hữu nhà: + Sau khi có văn bản công chứng việc khai nhận thừa kế, người được nhận di sản nộp một bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký nhà đất gồm: bản chính văn bản khai nhận thừa kế có công chứng; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân của người hưởng di sản, giấy chứng tử…). + Trong thời hạn không quá bốn ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất nơi có đất có trách nhiệm thông báo cho bên nhận thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất nơi có nhà có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho người sở hữu." 28712,Phương thức tiến hành hoà giải được quy định như thế nào?,"Việc hoà giải được tiến hành chủ yếu bằng lời nói: tổ viên Tổ hoà giải trực tiếp gặp gỡ các bên, dùng tình cảm, lý lẽ để thuyết phục các bên đạt được sự thoả thuận tự giải quyết các tranh chấp, vi phạm. Trong trường hợp các bên tranh chấp yêu cầu tổ viên Tổ hoà giải lập biên bản hoà giải thì Tổ hoà giải lập biên bản. Tuy nhiên, biên bản hoà giải không phải là một chứng cứ pháp lý và cũng không làm phát sinh hậu quả pháp lý. Đó chỉ là sự thoả thuận giữa các bên mang ý nghĩa đạo lý, danh dự và tạo nên một sự ràng buộc về mặt đạo lý và tâm lý giữa các bên. Trong trường hợp đã có biên bản hoà giải thành nhưng sau đó các bên lại không muốn thực hiện thoả thuận đó thì không ai có quyền cưỡng chế các bên thi hành kết quả hoà giải thành đã được ghi nhận trong biên bản. Tổ hoà giải cũng chỉ có thể dựa vào biên bản hoà giải để thuyết phục các bên thực hiện kết quả hoà giải. Trong trường hợp được các bên đồng ý, việc hoà giải cũng có thể lập thành biên bản. Tổ viên Tổ hoà giải có thể dựa vào biên bản hoà giải để làm cơ sở cho việc thuyết phục các bên tranh chấp đạt tới thoả thuận và thực hiện thoả thuận. Đối với việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình, nếu hoà giải không thành thì tổ viên Tổ hoà giải nên lập biên bản hoà giải không thành làm cơ sở pháp lý để Toà án thụ lý vụ việc. Tuy nhiên, từ quy định của Pháp lệnh, thì hoà giải do tổ hoà giải thực hiện không nhất thiết phải tuân theo một thủ tục chặt chẽ mà có thể tiến hành hoà giải ở mọi lúc, mọi nơi mà tổ viên Tổ hoà giải thấy thuận tiện cho việc hoà giải và việc hoà giải đạt kết quả, không cần trụ sở, biên bản, bàn giấy…tổ viên Tổ hoà giải chỉ dùng lời lẽ thuyết phục các bên, giúp họ đạt được thoả thuận. 1.2. Các bước tiến hành hoà giải Từ thực tiễn hoạt động hoà giải có thể khái quát các bước tiến hành hoà giải được thực hiện như sau: Bước 1: Trước khi hoà giải – Khi xảy ra vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên, người hoà giải cần có mặt kịp thời gặp gỡ các bên tranh chấp để can ngăn, dàn xếp, làm dịu tình hình căng thẳng giữa các bên khuyên nhủ hai bên có thái độ đúng mực, tôn trọng trật tự trị an. phải, trái, đúng, sai sẽ được giải quyết rõ ràng đồng thời nhắc nhở quần chúng xung quanh có trách nhiệm ổn định tình hình, không nên có thái độ châm chọc, kích động “lửa cháy đổ thêm dầu”, không nên kéo bè, lập cánh tổ chức thành cuộc ẩu đả lớn dẫn đến hành vi phạm tội… Đối với những vụ việc như đánh nhau, gây mất trật tự, an ninh trên địa bàn dân cư, tổ viên Tổ hoà giải cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời và hạn chế các thiệt hại về người, về vật chất có thể xảy ra. – Tìm hiểu nhanh nguyên nhân gây ra vụ việc, kịp thời thuyết phục, không để “việc bé xé ra to”, “việc đơn giản thành việc phức tạp”. – Có thể hội ý nhanh trong tổ hoà giải để bàn biện pháp hoà giải, phân công các hoà giải viên nắm chắc vụ việc, tiếp xúc với các đương sự để tiến hành hoà giải kịp thời. Nếu gặp vụ việc tranh chấp phức tạp, mâu thuẫn giữa các bên gay gắt, có thể gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trong địa bàn dân cư thì Tổ hoà giải kịp thời báo cáo, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp giải quyết. Đây là bước quan trọng, nếu làm tốt bước này sẽ hạn chế, ngăn ngừa mâu thuẫn phát triển, tạo điều kiện cho việc hoà giải tiếp theo. Bước 2: Tiến hành hoà giải Đây là bước quan trọng có tính chất quyết định thành công hay thất bại của việc hoà giải. Để thực hiện bước này, tổ viên Tổ hoà giải cần làm những việc sau: – Trực tiếp trao đổi với từng bên, tìm hiểu thêm các nguyên nhân mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh. – Lựa chọn thời gian thích hợp để các bên gặp gỡ, trao đổi phân tích vụ việc, làm rõ đúng sai, dựa vào quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán để phân tích cho các bên thấy rõ lỗi của mình. – Nắm chắc đặc điểm, tâm lý của từng bên cũng như tính chất vụ việc để áp dụng “nghệ thuật” hoà giải, tránh vội vàng, nôn nóng, “chụp mũ” hoặc làm tổn hại đến danh dự, tự ái cá nhân của các bên. – Khi hoà giải tại gia đình (hoặc nơi do các bên tranh chấp yêu cầu), chủ yếu dùng tình cảm, uy tín, lẽ phải để thuyết phục các bên, không nên hình thức, phức tạp hoá trong khâu tổ chức thực hiện. – Tuỳ từng trường hợp cụ thể, người tiến hành hoà giải chủ trì buổi gặp gỡ trao đổi, có thể mời thêm một số người làm chứng hoặc đại diện của một số tổ chức đoàn thể, người cao tuổi, người có uy tín, bạn bè thân thích… tham gia. Việc gặp gỡ trong buổi hoà giải phải tạo ra được thái độ thân mật, cởi mở và chân thành trên cơ sở “tình làng, nghĩa xóm”, không lấy biểu quyết hoặc dùng áp lực, áp đặt thoả thuận của các bên. Bước 3. Sau khi hoà giải Trong bước này, người tiến hành hoà giải có thể thực hiện các công việc sau: – Nếu vụ việc hoà giải thành, tổ viên Tổ hoà giải cần động viên, thăm hỏi các bên và nhắc nhở các bên thực hiện cam kết của mình, tạo điều kiện để họ thực hiện tốt cam kết. Có thể biểu dương, động viên kịp thời việc thực hiện các cam kết của các bên trong các cuộc họp dân cư. – Nếu vụ việc hoà giải không thành thì tổ hoà giải cần dàn xếp ổn định và hướng dẫn các bên đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Dù hoà giải thành hay không thành, người làm công tác hoà giải cũng cần ghi chép vào sổ công tác về hoà giải để phục vụ cho việc thống kê báo cáo và tổ chức hội ý rút kinh nghiệm trong tổ hoặc đề đạt xin ý kiến của Ban Tư pháp xã. Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành hoà giải – Thường xuyên nắm tình hình để kịp thời phát hiện và có các biện pháp thích hợp để ngăn chặn các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư. – Cần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến vụ việc hoà giải đặc biệt là những người có vai trò quan trọng và uy tín cao trong gia đình, họ tộc và trong cộng đồng dân cư. Đối với vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc cần chú ý và phát huy vai trò của Già làng, Trưởng buôn, Trưởng bản…. – Khi vận dụng các phong tục tập quán của từng địa phương vào việc hoà giải cần xem xét phong tục, tập quán đó có trái với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hay không. Chỉ được vận dụng các phong tục tập quán tốt đẹp, không trái với những quy định của pháp luật." 9502,"Cháu Hùng (tám tuổi) đùa nghịch làm cháu Sinh (sáu tuổi) ngã gãy tay phải nằm viện để điều trị. Trong trường hợp này, ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cháu Sinh? Gửi bởi: Admin Portal","Điều 606 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau: - Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. - Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật Dân sự (Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý). Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Như vậy, trong trường hợp này cháu Hùng mới có tám tuổi nên cha mẹ cháu Hùng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho cháu Sinh." 13488,Không khai báo tạm vắng bao lâu thì bị xóa đăng ký thường trú?,"Tại khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 có quy định về xóa đăng ký thường trú như sau: Xóa đăng ký thường trú 1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú: a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; b) Ra nước ngoài để định cư; c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này; d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này; ,.... Như vậy, cá nhân vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không khai báo tặm vắng hoặc không đăng ký tạm trú tại nơi ở khác thì sẽ bị xóa đăng ký thường trú. Trân trọng!" 2119,Người liên quan đến tài sản có thể làm chứng di chúc miệng không?,"Ngoài ra tại Điều 632 Bộ luật này cũng quy định người làm chứng cho việc lập di chúc như sau: Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. 2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. 3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Tuy nhiên, một trong số 02 người làm chứng là bạn, người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc cho đó bạn không được xem là người làm chứng di chúc. Do đó, di chúc của cha bạn không đủ 02 người làm chứng nên không được xem là hợp lệ và sẽ phải chia thừa kế theo pháp luật. Trân trọng!" 11958,"Cha mẹ tôi để lại khu đất cho 7 người con. Người anh cả được ""nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất"" từ cha tôi. Anh em tôi được chia mỗi người một thửa, nhưng chưa ai có chủ quyền riêng. Vậy người anh cả được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó có quyền gì đối với khu đất. người đó có được thừa hưởng cả khu đất không, hay mua bán, cho tặng khu đất không. Cha mẹ tôi không để lại di chúc rõ ràng mà chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng quyền sử dụng lại cho anh cả tôi.","Nếu anh cả bạn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cha mẹ bạn và việc chuyển quyền sử dụng đất đó đã hoàn tất (anh bạn được cấp GCN QSD đất) thì anh bạn có toàn quyền định đoạt thửa đất đó theo quy định của luật đất đai. Đối với phần diện tích đất vẫn đứng tên cha mẹ bạn mà cha mẹ bạn qua đời không để lại di chúc thì nhà đất đó thuộc về các thừa kế của cha mẹ bạn (anh chị em bạn..) theo quy định tại Điều 676 BLDS. Theo quy định pháp luật hiện hành thì chỉ có người được cấp GCN QSD đất (chủ sử dụng đất hơp pháp ) hoặc người được người người sử dụng đất hợp pháp ủy quyền thì mới có quyền định đoạt quyền sử dụng đất theo pháp luật: bán, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh, góp vốn... Về quyền của người sử dụng đất, bạn có thể tham khảo các quy định sau đây của Luật đất đai năm 2003: ""Điều 105. Quyền chung của người sử dụng đất Người sử dụng đất có các quyền chung sau đây: 1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; 3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; 4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; 5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; 6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Điều 106. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 110; khoản 2 và khoản 3 Điều 112; các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 113; khoản 2 Điều 115; điểm b khoản 1, các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 119; điểm b khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 120 của Luật này khi có các điều kiện sau đây: a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất. 2. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Mục 4 Chương II của Luật này. Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 1. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này; 2. Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác; 3. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp chuyển nhượng có điều kiện theo quy định của Chính phủ; 4. Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất; 5. Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó; 6. Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này; 7. Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh; 8. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh.""" 31193,"Kính thưa luật sư gia đình tôi gặp vấn đề khó khăn trong tranh chấp tài sản gia đình mong luật sư cho tôi lời khuyên tôi xin chân thành cảm ơn. Bà nội tôi mất không để lại di chúc nên tài sản được chia cho 6 người con trong đó có ba tôi việc tranh chấp không thể giải quyết trong gia đình nên nhờ luật pháp can thiệp. Quyết định đấu giá công khai ngôi nhà chúng tôi đang ở sau đó tài sản chia làm 6 phần cho 6 người. Đến ngày đấu giá chỉ có 3 người cô, chú út và ba tôi. Nhà tôi không có điều kiện nên chỉ tham dự. Cô và chú tôi là cùng một phía nhưng họ giải quyết cho tham gia là hợp lý hay không? Khi cô tôi đấu giá rồi thì theo tôi biết theo luật pháp qui định nếu người đấu giá được trong 15 ngày phải nộp số tiền đấu được cho họ rồi sau đó chia cho những người có quyền thừa hưởng nhưng khoảng 5 ngày sau Sở tư pháp mang bảng thông báo đến gia đình tôi vài ngày sau đến nhận tài sản được hưởng trong vòng 15 ngày nếu không sẽ cưỡng chế di dời như vậy có đúng pháp luật hay không? Còn bảng thông báo gửi đến nhà tôi là ngày 10 nhưng trong đó ghi là ngày 9 vậy nhà tôi phải làm như thế nào ? Mong luật sư tư vấn dùm tôi, tôi xin chân thành cảm ơn.","Chào bạn, Nội dung bạn nêu, theo tôi hiểu là gia đình thống nhất nhờ bên đấu giá bán tài sản để chia. Như vậy, theo quy định của pháp luật, thời điểm giao nhà được thể hiện trong các thỏa thuận liên quan đến việc bán đấu giá, các bên có nghĩa vụ phải tuân thủ. Như bạn nêu, có lẽ thời hạn này là 15 ngày kể từ ngày đấu giá thành công và người mua nộp tiền. Đây là giao dịch dân sự giữa các bên nên nếu bên nào vi phạm thì bên liên quan khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Sở tư pháp không có thẩm quyền cưỡng chế trong vụ việc này. Chúc bạn may mắn!" 14004,Lái xe có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 có cần bằng lái xe không?,"Căn cứ quy định khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về giấy phép lái xe như sau: Giấy phép lái xe .... 2. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Như vậy, người từ đủ 16 tuổi trở lên điều khiển xe có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 thì không cần giấy phép lái xe . Trân trọng!" 18656,"Cho tôi được hỏi gia đình tôi vừa qua có xẩy ra vụ tranh chấp đất tại phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy bị một số đối tượng đã đập phá nhà, gia đình tôi bị lấy mất một số tài sản trong đó có hộ khẩu và thẻ căn cước công dân nay hết hạn nhưng vì đến nay thẻ cccd hết hạn và đã bị mất hk tôi cũng chưa làm lại được nên cho tôi hỏi với trường hợp như tôi phải cần những thủ tục gì để được làm lại thẻ căn cước công dân ?","TH bạn khi thẻ hết hạn thì làm thủ tục cấp đổi thẻ CCCD. Theo Điều 12, Điều 13 Thông tư 07/2016/TT-BCA thì Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau: 1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân như sau: a) Công dân điền vào Tờ khai căn cước công dân; b) Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin hoặc thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân để kiểm tra và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu; Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình Sổ hộ khẩu. c) Trường hợp công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này. d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định. Ảnh chân dung của công dân là ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt; Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó. đ) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ Căn cước công dân; e) Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân (nếu có) và trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định. 2. Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định tại điểm a, b, c, đ, e khoản 1 Điều này. Như vậy theo quy định thì công dân khi đi làm thẻ căn cước công dân thì không cần xuất trình sổ hộ khẩu. Tuy nhiên hiện nay hệ thống dữ liệu quản lý cư dân quốc gia chưa được hoàn thiện nên công dân đi làm thẻ vẫn phải xuất trình Sổ hộ khẩu. Trường hợp bạn có thể làm lại sổ hộ khẩu hoặc đến ủy ban xã nơi thường trú xin trích lục sổ hộ khẩu để thực hiện thủ tục cấp đổi CCCD theo quy định. Trân trọng!" 21955,Sinh năm 95 có còn bị gọi nhập ngũ?,Sinh năm 95 có còn bị gọi nhập ngũ? Cho em hỏi là em sinh ngày 10 tháng 11 năm 1995 sao vẫn bị gọi đi nghĩa vụ ạ? Cảm ơn. 19006,"Xin tư vấn pháp luật: Tôi sinh được 02 người con (01 người con 03 tuổi, 01 người con 06 tuổi). Hiện nay tôi muốn làm hợp đồng tặng cho Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho con trai 06 tuổi thì cần điều kiện gì hay không. có phải cử người giám hộ cho con không, nếu có ai là người giám hộ.","Tại Khoản 3 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau: "" Điều 21. Người chưa thành niên .......................... 3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. "" Theo quy định này và dựa vào trường hợp mà chị đã gửi thì có thể thấy, con trai chị đã đủ 6 tuổi và việc thực hiện giao dịch tặng cho trong trường hợp này phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Mà tại Khoản 1 Điều 136 và Khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 lại có quy định như sau: "" Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân 1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. "" "" Điều 141. Phạm vi đại diện ........... 3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. "" Từ hai quy định trên và kết hợp thêm thông tin chị cung cấp, có thể thấy chị chính là người đại diện theo pháp luật của con chị và tại Khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự thì người đại diện không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình. Vì vậy, với trường hợp này, chị không thể thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất cho đứa con 6 tuổi của chị được nhé. Trên đây là nội dung trả lời về việc tặng đất cho con chưa thành niên. Chị có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 24558,"Xin luật sư tư vấn cho tôi  một sự việc rất bức xúc nhu sau:                  Năm 1999 gia đình tôi có mua một mảnh đất gồm có nhà đất và ao khoán như sau:   Năm 1993 chủ cũ có nhận thuê khoán của nhà nước thời gian 20năm diện tích 2133m2.Năm 1994 chủ cũ có xây nhà và chuồng trại diện tích là 50m2. Năm 1999 UBND xã bán đất kinh doanh nâu dài (không có thời hạn ) với diện tích 115m2,trong thửa diện tích 2133m2 cho chủ cũ. Năm 2001 gia đình tôi có ký lại toàn bộ hợp  đồng đất và ao với UBND xã để đứng chính chủ.cuối năm đó có đợt quy hoạch đo đạc đất dư thừa thì nhà tôi có diện tích là 315m2 đất thổ cư ( 115m2 đã nộp tiền cho UBND xã năm 1999, còn 200m2 còn lại chua thu tiền nên đến nay chua có sổ đỏ của toàn bộ diên tích trên). Cuối năm 2011 gia đình tôi có san lấp ao khoán sản với diện tích khoảng 700m2 ( gồm cả đất thổ cư đã đo năm 2001 ). Ngày 11/01/2012 UBND xã lập biên bản gia đình tôi về hành vi lấn chiếm ao đấu thầu diên tích 210m2. Ngày 12/01/2012 gia đinh hộ liền kề đã chiếm sang phần đất thổ cư đã đo năm 2001( phần 200m2) và đât ao đấu thầu nhà tôi đã san lấp, UBND xã lập biên bản về hành vi lân chiếm của hộ liền kề vơi diện tích là 114m2. Ngày 13/01/2012 gia đình tôi nộp đơn yêu cầu giải quyết về hành vi lấn chiếm của hộ liền kề cho UBND xã.NGày 16/01/2011 UBND xã sử phạt hành chính gia đình nhà tôi và gia đình tôi đã nộp đầy đủ có hoá đơn. Ngày 14/02/2012 UBND xã mời hai gia đình xuống giải quyết tranh chấp như sau: Đối với gia đình nhà tôi đã san lấp không thể khắc phục hiện trạng mặt bằng cũ.UBND xã yêu cầu gia đình trồng cây  trên diên tích đó. Đối với gia đình hộ liền  kề chấp hành quyết định sử phạt hành chính của UBND xã. Đồng thời tháo rỡ tương rào trả lại mặt bằng cho gia đình tôi từ ngày 14/02/2012 đến 20/02/2012. Ngày 24/02/2012 UBND xã tiếp tục có giấy yêu cầu hộ liền kề giải toả mặt bằng cho gia đình tôi.Ngày 01/03/2012 gia đình tôi tiêp tục có đơn yêu cầu UBND xã giải quyêt sự việc.Ngày 14/03/2012 UBND xã tiếp tục gửi giấy yêu cầu hộ liền kề giải toả tường xây giả lại mặt bằng cho gia đình nhà tôi trong thời gian từ ngày 15/03/2012 đến 25/03/2012.Nhưng đến nay hộ liền kề vẫn chưa giả toả tường xây giải lại mặt băng cho gia đình nhà tôi. Tôi xin hỏi nhà luât sư tư vấn cách giải quyết vấn đề gia đinh nhà tôi như thế nào? Tôi đã hỏi bên toà án thì họ bảo đất chưa có sổ đỏ thì họ không có thẩm quyền. Vậy xin luật sư cho lơi khuyên. Xin chân thành cảm ơn!","​1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH Đối với vụ việc vi phạm hành chính về đất đai thì gia đình bạn và gia đình hàng xóm đó đều bị xử lý theo quy định tại Nghị định 105/2009/NĐ-CP. Nếu xây dựng trái phép trên đất đấu thầu thì còn có thể bị xử lý theo quy định tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP. Nếu không đồng ý với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp xã trong vụ việc đó thì gia đình bạn có thể khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật. 2. TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Gia đình bạn có thể gửi đơn tới UBND xã để yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai với gia đình hàng xóm đó. Nếu hòa giải không thành thì gửi đơn tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 136 Luật đất đai năm 2003, cụ thể như sau: Điều 136. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: 1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết; 2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau: a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; Nếu không đồng ý với Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh thì người khiếu nại có thể khởi kiện vụ án hành chính theo thủ tục tố tụng hành chính. b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nếu không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của luật tố tụng hành chính." 16297,Con em sinh được 2 tuổi rồi mà giờ em mới làm giấy khai sinh có bị phạt không ạ? Nhưng giờ giấy chứng sinh của con em mất thì có làm lại được không ạ? Và xin lại giấy chứng sinh ở đâu ạ?,"* Vấn đề đăng ký khai sinh Theo Khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch 2014 thì trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Trước đây, theo Khoản 1 Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP thì trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn sẽ bị phạt cảnh cáo. Tuy nhiên, Nghị định 82/2020/NĐ-CP hiện hành đã bỏ quy định phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện việc đăng ký khai sinh đúng thời hạn quy định. => Như vậy, trường hợp con chị được 2 tuổi chị mới đi đăng ký khai sinh (khai sinh quá hạn) thì sẽ không bị phạt. * Vấn đề giấy chứng sinh Khoản 3 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định thủ tục cấp lại giấy chứng sinh như sau: Trường hợp mất, rách, nát Giấy chứng sinh: bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này có xác nhận của Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc Trưởng thôn về việc sinh và đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng sinh mới như trường hợp cấp Giấy chứng sinh có nhầm lẫn. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 3 ngày làm việc. => Như vậy, chị làm đơn xin cấp lại Giấy chứng sinh (có xác nhận của Tổ trưởng Tổ dân phố) gửi đến bệnh viện nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho bé để được cấp lại Giấy chứng sinh. Trân trọng!" 23716,Ngân hàng cho vay vốn với mức lãi suất bao nhiêu?,"Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay như sau: Lãi suất cho vay 1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này. 2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn: a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại; c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao. ... Theo quy định này, ngân hàng không có giới hạn mức lãi suất cho vay cụ thể mà sẽ dựa trên sự thỏa thuận với khách hàng và còn phụ thuộc vào các yếu tố theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm để đưa ra mức lãi suất phù hợp. Tuy nhiên, mức lãi suất cho vay của ngân hàng không được vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn theo quy định." 23256,Thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài quy định như thế nào?,"Tại Điều 16a Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 có quy định về thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài như sau: Bước 1: Người nước ngoài đề nghị cấp thị thực điện tử cần: - Khai thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử, tải ảnh và trang nhân thân hộ chiếu tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử; - Nộp phí cấp thị thực vào tài khoản quy định tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử sau khi nhận mã hồ sơ điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Bước 2: Trên cơ sở thông tin tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử mà người đề nghị cấp thị thực điện tử cung cấp thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời người đề nghị cấp thị thực điện tử trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử và phí cấp thị thực. Bước 3: Người nước ngoài được cấp thị thực điện tử sử dụng mã hồ sơ điện tử để kiểm tra và in kết quả cấp thị thực điện tử tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử." 6291,"Cùng là giải quyết ly hôn tại địa phương. Nhưng trường hợp 1 lại thu hồi giấy chứng nhận kết hôn và có quyết định ly hôn. Trường hợp 2 thì không thu hồi giấy chứng nhận kết hôn và không có quyết định ly hôn. Nhờ Luật sư hướng dẫn rõ, cám ơn.","Theo Luật Hôn nhân Gia đình 2014 thì: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tại Điều 269 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định rõ: 1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án. 2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp. Khoản 4 Điều 397 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn; b) Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; c) Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con. Như vậy, khi ly hôn thì Tòa án sẽ ra quyết định hoặc bản án ly hôn. Trường hợp không có quyết định hay bản án có hiệu lực của Tòa án thì là vẫn chưa ly hôn, vẫn là vợ chồng theo pháp luật, nếu đã nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa thì cần liên hệ để hỏi rõ cụ thể vụ việc. Trân trọng!" 17554,"Trách nhiệm giao vật không đúng chủng loại được quy định như thế nào theo Bộ luật Dân sự 2005? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Minh Hà là cán bộ Nhà nước đã về hưu, vì muốn đáp ứng nhu cầu hiểu biết, tôi có tìm hiểu về trách nhiệm giao vật không đúng chủng loại qua các thời kì. Tuy nhiên, có vấn đề tôi thắc mắc nhờ ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: Trách nhiệm giao vật không đúng chủng loại được quy định như thế nào theo Bộ luật Dân sự 2005? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)","Căn cứ theo quy định tại Điều 437 Bộ luật Dân sự 2005, Trong trường hợp vật được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau đây: 1. Nhận và thanh toán theo giá do các bên thoả thuận; 2. Yêu cầu giao đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại; 3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm giao vật không đúng chủng loại theo Bộ luật Dân sự 2005. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật Dân sự 2005. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái!" 4520,"Em lấy chồng được gần 1 năm, thời gian đầu vợ chồng còn hạnh phúc, tuy nhiên gần đây do công việc không suôn sẻ anh ấy thường xuyên khó chịu, lại còn cấm em ra khỏi nhà, không cho em về nhà mẹ đẻ nữa. Vậy có đúng không ạ?","Theo Điều 23 Hiến pháp 2013 thì: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Và Điều 17, Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng như sau: - Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan. - Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. - Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Theo đó, có thể thấy việc chị về thăm nhà mẹ đẻ là quyền tự do đi lại, chồng chị không được ngăn cản, cấm đoán chị. Do đó, chồng chị cấm chị ra khỏi nhà, không cho về nhà mẹ đẻ là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 52 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi: Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó. Ngoài ra, chồng chị còn buộc xin lỗi công khai nếu chị có yêu cầu. Trân trọng!" 20909,"Có một người chuyên nói xấu ,nói những việt không có thật để phá vỡ hạnh phúc gia đình em như vậy có bị phạm luật không luật sư ,có cách nào để ngăn chặn những hành vi đó không?","Bạn có thể trình báo sự việc với công an và cung cấp các chứng cứ để được xem xét giải quyết. Hành vi loan tin bịa chuyện mà biết rõ là không có thật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị xử lý về tội vu khống theo quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự. Nếu hành vi chưa đến mức xử lý hình sự thì người bịa chuyện đó sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Bạn tham khảo quy định của Bộ luật hình sự sau đây: "" Điều 122. Tội vu khống Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với nhiều người; d) Đối với ông bà, cha mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đ) Đối với người thi hành công vụ; e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. """ 22952,"Có được phép đưa thi hài tro cốt nhập cảnh vào Việt Nam không? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên Mai Hương, hiện đang làm việc tại Mỹ. Tôi có quen một người bác đã lớn tuổi, hiện đang bệnh rất nặng và nằm trong bệnh viện. Bác chỉ sống một mình không có con cháu, khi tôi vào thăm, bác có nguyện vọng mong muốn sau khi mất sẽ được mang tro cốt về Việt Nam. Tôi muốn hỏi, theo Quy định hiện hành có cho phép mang tro cốt nhập cảnh Việt Nam không và nếu được thì thủ tục như thế nào? Mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cám ơn. (Mai Hương_098**)","Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, thi hài tro cốt được phép mang về Việt Nam nếu người chết là: a. Công dân Việt Nam có đăng ký thường trú tại Việt Nam; b. Người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thân nhân (cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, chồng, vợ, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ruột của người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại) thường trú tại Việt Nam; c. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với trường hợp người chết do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007 (bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la (Ebola); Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh) thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2011/TT-BNG quy định thủ tục cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam, những trường hợp này không được phép đưa thi hài tro cốt nhập cảnh về Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý trong trường hợp đưa về Việt Nam thi hài, hài cốt, tro cốt của những người thuộc diện chưa được phép nhập cảnh vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội thì sẽ được xem xét giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể. Thủ tục cấp giấy phép đưa thi hài tro cốt về Việt Nam được quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2011/TT-BNG quy định thủ tục cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam, cụ thể: ""1. Người đề nghị cấp Giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ gồm: a. 01 đơn đề nghị đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước theo mẫu số 01/NG-LS ban hành kèm theo Thông tư này; b. Giấy tờ chứng minh người đề nghị thuộc diện nêu tại Điều 5 Thông tư này: - 01 bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người đề nghị; - 01 bản chụp giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân với người chết; - 01 bản chụp sổ hộ khẩu của người đề nghị trong trường hợp người chết thuộc diện nêu tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư này; - 01 bản gốc văn bản ủy quyền trong trường hợp người đề nghị thuộc diện nêu tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này; - 01 bản gốc văn bản đề nghị trong trường hợp người đề nghị là cơ quan, đơn vị chủ quản của người chết nêu tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này; c. Giấy tờ chứng minh người chết thuộc diện nêu tại Điều 3 Thông tư này: - Bản gốc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người chết (nếu có); - 01 bản chụp Giấy phép thường trú tại Việt Nam của người chết trong trường hợp người chết thuộc diện nêu tại điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư này; - 01 bản chụp giấy chứng tử do cơ quan có thẩm quyền của người nước ngoài hoặc Cơ quan đại diện cấp; - 01 bản chụp giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với thi hài); giấy chứng nhận khai quật và giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với hài cốt); giấy chứng nhận hỏa thiêu thi hài (đối với tro cốt); - 01 bản chụp Đơn xin phép mang thi hài, hài cốt, tro cốt của người thân về chôn cất, bảo quản tại địa phương theo mẫu số 02/NG-LS có xác nhận đồng ý của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của Việt Nam cấp hoặc cơ quan quản lý nghĩa trang, nếu người chết thuộc diện nêu tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư này"". Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thể nộp trực tiếp tại Cơ quan đại diện hoặc gửi qua đường bưu điện. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quy định mang tro cốt thi hài nhập cảnh vào Việt Nam. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Thông tư 01/2011/TT-BNG quy định thủ tục cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam." 2496,Làm giả di chúc nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có bị phạt tù không?,"Căn cứ quy định Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;. c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, người nào có hành vi làm giả di chúc nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân tuỳ vào mức độ vi phạm. Bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Làm giả di chúc nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có bị phạt tù không? (Hình từ internet)" 8476,Quyền công dân là gì?,"Quyền công dân là Khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân mà nhà nước phải bảo đảm khi công dân yêu cầu. Quyền công dân được quy định trong Hiến pháp, điều chỉnh những quan hệ đặc biệt quan trọng giữa công dân và nhà nước, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt động bình thường của xã hội. Quyền công dân bao gồm các quyền về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và các quyền tự do cá nhân." 26315,Cách tính lương cho người lao động đi làm vào Tết Âm lịch 2024 như thế nào?,"Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau: Nghỉ lễ, tết 1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch: 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). ...... Ngoài ra, theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm cụ thể như: Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. 2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. 3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Như vậy, vào Tết Âm lịch 2024 (Tết Nguyên Đán), người lao động được nghỉ 05 ngày hưởng nguyên lương . Cách tính lương cho người lao động đi làm vào Tết 2024 được xác định như sau: - Được trả ít nhất 300% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm, chưa kể tiền lương Tết Âm lịch 2024 được hưởng nguyên lương đối với người lao động hưởng lương ngày. - Trường hợp người lao động làm thêm giờ ban đêm vào Tết Âm lịch 2024 th ì ngoài việc được trả lương làm thêm vào lễ tết, lương làm việc vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết. Xem thêm: Mùng 1 Tết 2024 là ngày mấy dương lịch? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2024? Trân trọng!" 1453,Người lao động được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong trường hợp nào?,"Căn cứ khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định về 08 trường hợp người lao động được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, cụ thể bao gồm: - Người lao động đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; - Người lao động bị tạm giữ, tạm giam; - Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc; - Lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi; - Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; - Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; - Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác; - Trường hợp tạm hoãn khác do hai bên thỏa thuận. Trân trọng!" 18699,Những đối tượng nào tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân?,"Theo Điều 4 Nghị định 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP quy định các đối tượng sau đây tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân, cụ thể như sau: 1- Những người đang bị tạm giam, đang thi hành án phạt tù tại trại giam; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở chữa bệnh bắt buộc; 2- Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình. Các trường hợp nói ở khoản 1, khoản 2 điều này nếu khỏi bệnh, hết thời hạn tạm giam, thời hạn thi hành án phạt tù hoặc hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở chữa bệnh bắt buộc thì được cấp Chứng minh nhân dân. Với quy định này thì những đối tượng nêu trên sẽ tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân. Trân trọng!" 14180,"Khi tôi làm đơn tố cáo về việc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong giấy tờ của người bị kiện thì tên, địa chỉ, cơ quan có thể là giả mạo. Tôi có yêu cầu công an xác minh địa chỉ của người bị kiện. Nhưng công an lại bảo tôi tự đi xác minh đi, công an không có thẩm quyền. Giấy nợ có ghi địa chỉ thì gởi đơn cho Tòa án chừng nào Tòa án yêu cầu Công an mới xác minh. Cách trả lời này của công an có đúng không?","Tên, địa chỉ, nơi làm việc của người bị kiện có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết vụ việc. Khoản 2 Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự đã nêu rõ, đơn khởi kiện phải có các nội dung sau: - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; - Tên Toà án nhận đơn khởi kiện; - Tên, địa chỉ của người khởi kiện; - Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có; - Tên, địa chỉ của người bị kiện; - Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có; - Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có; - Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp; - Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án; - Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn. Trong trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật thì Toà án thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn do Toà án ấn định, nhưng không quá ba mươi ngày; trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể gia hạn, nhưng không quá mười lăm ngày. Trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật thì Toà án tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Toà án thì Toà án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện. Từ những quy định nêu trên thì ngay khi nộp đơn, bạn đã phải xác định được tên, địa chỉ của người bị kiện. Việc cơ quan công an không xác minh theo yêu cầu của bạn là đúng. Hơn nữa, trong tố tụng dân sự, cung cấp chứng cứ và chứng minh là quyền và nghĩa vụ của đương sự, Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp pháp luật quy định. Những trường hợp Tòa án xác minh như: theo yêu cầu của đương sự khi đương sự không thể tự mình xác minh được (điểm c khoản 2 điều 58 BLTTDS); theo yêu cầu của Viện kiểm sát (Điều 85 BLTTDS). Việc tòa án xác minh được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự, khi đó Tòa án có thể yêu cầu cơ quan công an xác minh." 4342,"Sáng ngày 14/4, chị Trần Thị Lan A (32 tuổi, ngụ phường Bình Định, thị xã An Nhơn, Bình Định) điều khiển xe máy, đang lưu thông trên Trần Hưng Đạo (đoạn thuộc phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, Bình Định) thì va đập vào xe tải 77C- 04880 đang đỗ bên đường. Chị A ngã xuống đường. Vừa lúc đó, xe tải 77C-04026 do tài xế Huỳnh Chí V (48 tuổi, ngụ xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, Bình Định) điều khiển, từ phía sau chạy đến không xử lý kịp, cán qua người chị A làm nạn nhân chết tại chỗ. Theo nhiều người chứng kiến, nguyên nhân tai nạn do tài xế (chưa rõ danh tính) xe tải 77C- 04880 đang dừng đột ngột mở cửa bên trái của xe làm chị A đang điều khiển xe máy trên đường va đập vào, ngã xuống đường. Theo quy định của pháp luật, người mở cửa xe gây nên tai nạn thương tâm như nói trên có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?","Trong vụ việc mở cửa xe ô tô gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người cần phải xét đến yếu tố lỗi hỗn hợp của nhiều phía. Người mở cửa xe gây ra tai nạn nhưng người trực tiếp đâm vào dẫn đến chết người lại là chiếc xe đi phía sau. Tài xế xe sau cũng có thể bị truy cứu hình sự nếu vi phạm về tốc độ và phần đường khi điều khiển phương tiện giao thông. Theo khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe phải thực hiện quy định sau đây: a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết. b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình. c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó. d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết. đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn. e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái. g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh. Như vậy việc lái xe bất ngờ mở cửa là hành vi không bảo đảm an toàn về giao thông đường bộ khi dừng đỗ. Cái chết của nạn nhân là do tài xế xe tải phía sau trực tiếp gây ra. Hành vi mở cửa của lái xe tải mở cửa là điều kiện thúc đẩy hậu quả khiến nạn nhân tử vong. Ở đây người mở cửa xe đã phạm lỗi là thiếu quan sát, rời khỏi xe khi chưa đảm bảo các điều kiện an toàn và gây ra tai nạn giao thông với hậu quả nghiêm trọng. Người mở cửa xe ô tô đã vi phạm cả Luật Giao thông đường bộ lẫn Luật hình sự (vì gây chết người). Mức xử phạt cao nhất được tiến hành theo điều khoản quy định tại Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Do đó, người thực hiện hành vi mở cửa nói trên sẽ phải chịu trách nhiệm về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự. Tùy vào mức độ vi phạm, người phạm tội có thể phải chịu một trong các hình phạt: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm… theo Điều 202 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, trong trường hợp trên thì nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết cho người điều khiển xe máy lại là do xe ô tô chạy đằng sau cán phải, không phải do người mở cửa xe ô tô. Chính vì thế, ở đây cần xét đến yếu tố lỗi hỗn hợp và trách nhiệm hỗn hợp của cả hai phía. Cụ thể là cần phải xét đến việc có hay không trách nhiệm của tài xế điều khiển chiếc xe trực tiếp đâm chết người kia. Nếu người tài xế điều khiển chiếc xe phía sau chạy quá tốc độ quy định trên tuyến đường xảy ra tai nạn (Ví dụ: Ở nội thành quy định chạy 40km/giờ mà anh chạy lên đến 60km/giờ hoặc chạy sai làn đường thì rõ ràng người điều khiển chiếc xe này đã vi phạm luật giao thông và cũng là nguyên nhân đã gây ra cái chết cho người đi xe máy). Ở trường hợp này, tài xế của chiếc xe phía sau vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với người đã mở cửa ô tô gây tai nạn trước đó. Tuy nhiên, nếu người điều khiển xe ô tô chạy sau chạy đúng và làm chủ được tốc độ của mình, đúng làn đường thì không thể truy cứu trách nhiệm được. Trong trường hợp này, việc gây chết người được xem là trường hợp bất khả kháng, không may xảy ra mà thôi. Về trách nhiệm dân sự, cả hai tài xế đều đang chiếm hữu, sử dụng ôtô - là “nguồn nguy hiểm cao độ”, theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2005. Vì thế, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Như vậy, trong trường hợp lái xe tải đằng sau không phải chịu trách nhiệm hình sự thì trách nhiệm dân sự sẽ do cả hai lái xe tải cùng liên đới chịu trách nhiệm. Luật Gia Đồng Xuân Thuận" 4824,"Một người bị Tòa án tuyên cùng liên đới chịu trách nhiệm trả nợ cho người thứ 3, khi thi hành án do một bên liên đới trách nhiệm không có tài sản, trường hợp này cơ quan Thi hành án dân sự có buộc người có tài sản chịu trách nhiệm thi hành trước nghĩa vụ của bên phải thi hành án không?","Theo Điều 298 Bộ luật Dân sự 2005, việc thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới được xác định như sau: 1. Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. 2. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình. 3. Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ. 4. Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ. Theo quy định trên, nếu bên được thi hành án yêu cầu thì cơ quan Thi hành án dân sự có quyền yêu cầu một trong những người liên đới thi hành án (có tài sản) thi hành trước toàn bộ nghĩa vụ theo bản án. Sau đó, người đã thi hành có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới trong bản án đó hoàn trả lại cho mình giá trị đã thi hành theo trách nhiệm liên đới." 21240,Người lao động phải thông báo trước bao nhiêu ngày cho cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài?,"Tại khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ... 2. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây: a) Tuẩn thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động; b) Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động; c) Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài; d) Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật này; đ) Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động; e) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động; g) Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh; h) Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động; i) Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước. Như vậy, người lao động phải thông báo cho cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trân trọng!" 5201,"Bố tôi sinh ra ở Nam Định nhưng làm khai sinh cho em gái tôi (SN2005) đã ghi quê quán là Hà Nam Ninh. Trong sổ hộ khẩu cán bộ công an ghi theo nguyên quán Hà Ninh Nam. Còn Anh Em chúng tôi trong giấy khai sinh không có mục quê quán nên được ghi quê quán là Nam Định trong sổ hộ khẩu. Cán bộ cấp giấy CMND yêu cầu ghi quê quán theo sổ hộ khẩu, còn cán bộ quản lý cư trú thì yêu cầu ghi theo giấy khai sinh. Vậy có cách nào điều chỉnh cho chính xác quê quán cho em gái tôi không ạ?","Khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định: Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. Như vậy, quê quán của con có thể được ghi quê quán theo cha hoặc mẹ, căn cứ theo thỏa thuận của vợ chồng. Giữa quê quán và nguyên quán có sự khác nhau cơ bản: Nguyên quán: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ (Điểm e Khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BCA). Hiểu đơn giản, nguyên quán của một người được xác định căn cứ theo nguồn gốc, xuất xứ (nơi sinh) của ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Còn quê quán của một người thì xác định theo nguồn gốc, xuất xứ của cha mẹ. Do đó, để xác định việc khai quê quán cho anh em bạn có đúng hay không cần xác định được quê quán/nguyên quán của cha mẹ để xác định. Vì anh chưa trình bày rõ quê quán của bố mẹ anh nên anh có thể căn cứ quê quán của bố mẹ trên giấy khai sinh để xác định quê quán cho anh em của anh. Ví dụ nếu quê quán của bố anh là Nam Định và bố mẹ thống nhất lấy theo quê quán của bố anh thì quê quán của anh em anh sẽ là Nam Định. Còn nguyên quán của anh em anh thông thường sẽ xác định theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Anh có thể căn cứ nguyên tắc trên để xác định. Trân trọng!" 18342,"Hộ khẩu thường trú của em ở tỉnh Quảng Nam, nhưng hiện tại em đang sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Như vậy, xin Luật sư cho em hỏi em muốn làm giấy Đăng kí kết hôn ở tại TP HCM có được hay không ? ( Người yêu của em cũng ở Quảng Nam và hiện đang làm Việc ở TP HCM) Và thủ tục như thế nào ? Có phức tạp lắm không ?","Theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hộ tịch và hướng dẫn tại Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 cuả Bộ Tư pháp về đăng ký và quản lý hộ tịch, cụ thể như sau: Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn 1. ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. 2. Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ. Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn 1. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân. Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại chương V của Nghị định này. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận. 2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. 3. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng. Đăng ký kết hôn a) Khi đăng ký kết hôn, mỗi bên nam nữ phải khai vào một Tờ khai đăng ký kết hôn. Trường hợp cả hai bên nam nữ cùng cư trú tại một xã, phường, thị trấn hoặc cùng công tác tại một đơn vị trong lực lượng vũ trang nhân dân, thì hai bên kết hôn chỉ cần khai vào một Tờ khai đăng ký kết hôn. b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn và xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn đều có giá trị chứng minh về tình trạng hôn nhân của bên kết hôn; khi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ chỉ cần nộp một trong hai loại giấy tờ trên. c) Nội dung xác nhận tình trạng hôn nhân phải được ghi rõ: đương sự hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai (Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A, hiện đang cư trú tại..., hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai); đối với người đã có vợ/chồng nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết thì cũng phải ghi rõ điều đó (Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A, hiện đang cư trú tại... đã đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn theo Bản án ly hôn số ... ngày... tháng ... năm.... của Tòa án nhân dân ..., hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai). d) Đối với những người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả thời gian cư trú ở nước ngoài), mà Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xác nhận tình trạng hôn nhân không rõ về tình trạng hôn nhân của họ ở những nơi đó, thì yêu cầu đương sự viết bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian trước khi về cư trú tại địa phương và chịu trách nhiệm về việc cam đoan. đ) Khi xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn, Uỷ ban nhân dân cấp xã cũng phải ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để quản lý. Số/quyển số trong Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được ghi bổ sung sau phần ghi về thời hạn có giá trị của việc xác nhận: Xác nhận này có giá trị trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày cấp. (Số ........../quyển số .......). e) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân trong hồ sơ đăng ký kết hôn của hai bên nam nữ phải là bản chính. Không sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã ghi mục đích sử dụng khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn và ngược lại, không sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã ghi mục đích làm thủ tục đăng ký kết hôn để sử dụng vào mục đích khác. g) Khi đương sự yêu cầu xác nhận lại tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn do xác nhận trước đó đã hết thời hạn sử dụng, thì phải nộp lại Tờ khai đăng ký kết hôn cũ; trong trường hợp đương sự khai đã làm mất Tờ khai đăng ký kết hôn, thì phải có cam kết về việc chưa đăng ký kết hôn; bản cam kết phải lưu trong hồ sơ cấp xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận lại tình trạng hôn nhân cũng phải được ghi trong Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trong cột Ghi chú của Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (kể cả xác nhận lần đầu và xác nhận lại) phải ghi rõ “Đã xác nhận lại tình trạng hôn nhân ngày ... tháng ... năm ...., lý do xác nhận lại ....”. Hướng dẫn này cũng được áp dụng khi giải quyết yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích kết hôn. h) Khi một bên hoặc cả hai bên nam, nữ đề nghị rút hồ sơ đăng ký kết hôn, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã trả lại hồ sơ, đồng thời hướng dẫn đương sự nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đã cấp xác nhận tình trạng hôn nhân để ghi chú vào Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân về việc chưa đăng ký kết hôn; đối với trường hợp người đăng ký kết hôn là cán bộ, chiến sỹ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thông báo cho Thủ trưởng đơn vị của người đó để biết." 772,"Kính gửi Quý Luật Sư, Hiện nay gia đình chúng tôi vướng về thủ tục làm sổ đỏ nhận thừa kế như sau: 1. Ông bà ngoại tôi chết không có di chúc có để lại 1 căn nhà và đất tại huyện Bình Chánh. 2. Ông bà ngoại chỉ có 1 mình má tôi là con. 3. Quyết định cấp đất của nhà tôi năm 1999, ngày ký trong quyết định là năm 2001. 4. Hiện nay nhà tôi làm thủ tục nhận thừa kế di sản thì:      - Má tôi đã ra phòng Công chứng làm thủ tục nhận thừa kế di sản: Phòng công chứng đã công chức và hoàn tất thủ tục.     - Về xã thì xã không cấp sổ đỏ với lý do:                * Thời điểm cấp sổ đỏ cho ông bà ngoại tôi trong hộ khẩu có tên chị tôi là cháu ngoại của ông bà ngoại tôi nên bây giờ muốn làm Sổ đỏ đứng tên thì phải có ý kiến của Chị Tôi.                * Nhưng vì lúc ông bà ngoại đã nuôi chị tôi thời chiến tranh, ông bà không biết chữ nên trong hộ khẩu khai tên chị tôi không đúng với khai sinh, cũng như ngày tháng năm sinh cũng không đúng.         => Vì vậy, bây giờ xã yêu cầu gia đình tôi phải xác nhận sao đó chứng minh tên người trong hộ khẩu trước đây với tên chị tôi hiện nay là 1 người. Tôi đi khắp nơi không ai chịu xác nhận. Vậy, kính mong Luật sư giúp giùm là:           1. Xã yêu cầu gia đình tôi muốn làm sổ đỏ căn nhà phải có sự đồng ý của chị tôi là đúng không? vì thiết nghĩ trong hộ khẩu thời điểm đó quan hệ chị tôi và ông bà ngoại ghi là cháu ngoại, thì việc hưởng thừa kế căn nhà này là của mẹ tôi chứ sao đòi xác nhận của chị tôi nữa?           2. Nếu phần 1 như tôi nêu trên là xã đúng thì bây giờ tôi làm cách nào để xác nhận được chị tôi và tên người trong hộ khẩu trước đây là 1.","Vì vấn đề bạn nêu ra không rõ ràng nên tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn được. Tuy nhiên tôi có một số ý kiến sau, bạn có thể tham khảo thêm: Theo quy định của pháp luật thì nếu nhà và đất mà bạn nêu trên thuộc của hộ gia đình thì nhà và đất đó sẽ là tài sản chung của các thành viên trong hộ gia đình và việc chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ phải được thực hiện theo phương thức thoả thuận. Vì vậy nếu đất và nhà thuộc trường hợp vừa nêu thì yêu cầu của xã đối với gia đình bạn là hợp lý. Về việc xác nhận tên chị gái bạn trên sổ hộ khẩu và tên, năm sinh chị gái bạn trên thực tế là một thì bạn nên liên hệ với cơ quan hộ tịch để được hướng dẫn xác nhận như thế nào cho phù hợp quy định, từ đó mà bạn căn cứ để tiến hành việc xác nhận hai tên là một." 33632,"Bà tôi để lại di chúc một căn nhà cho các cô, bác và ba tôi. Trong đó, hai cô của tôi không có chồng và con, hiện sống cùng với tôi trong căn nhà của bà. Hai cô muốn để phần của mình cho tôi sau này định đọat, nhưng không muốn cho các chú bác tôi biết. Hiện di chúc của bà tôi đang giữ và cả gia đình thì chưa làm thủ tục công bố di sản, hai cô tôi có viết giấy tay và nhờ hai người lớn ở xóm làm chứng, nhưng khi viết giấy tờ thì bà tôi còn sống. Bây giờ bà tôi đã chết, xin hỏi các giấy tờ của 2 cô tôi có giá trị pháp lý không? Gửi bởi: ly ho the can","Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 667 và khoản 1 Điều 633 Bộ luật dân sự 2005 thì di chúc có hiệu lực pháp luật tại thời điểm bà của bạn mất. Khi đó, các cô của bạn mới có quyền thừa kế đối với phần tài sản trong di chúc của bà bạn. Khi bà bạn còn sống thì hai cô bạn chưa có quyền định đoạt đối với tài sản trên nên văn bản viết tay trên không có hiệu lực. Ở trường hợp này, nếu 2 cô của bạn vẫn muốn tặng phần di sản được hưởng cho bạn thì 2 cô của bạn nên làm như sau: Đầu tiên, hai cô của bạn làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng nơi có bất động sản. Tiếp theo, hai cô của bạn có thể từ chối quyền thừa kế khi lập biên bản thỏa thuận phân chia di sản và tặng lại phần di sản được hưởng cho bạn." 18633,Đang có công việc ổn định thì có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không?,Cho hỏi: Trường hợp công dân có công việc ổn định thì có thể tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không? 34342,"Trường hợp nào được trích xuất người bị tạm giam? Xin chào các chuyên gia của Ngân hàng hỏi - đáp pháp luật, tôi tên là Hoài Nam, hiện tại đang công tác tại Trại tạm giam Hỏa Lò thuộc Công an Tp. Hà Nội, có một vấn đề về nghiệp vụ tôi muốn nhờ các chuyên gia tư vấn giúp. Tôi vừa tới công tác tại trại tạm giam Hỏa Lò, hôm đầu tuần trước, tôi nhận được công văn yêu cầu trích xuất một bị can bị khởi tố về tội hiếp dâm đang bị tạm giam tại đơn vị tôi đang công tác của Viện Kiểm sát Hà Nội để phục vụ điều tra. Vì vừa mới nhận công tác nên tôi không hiểu rõ trích xuất là gì? Trường hợp nào được trích xuất. Mong các chuyên gia tư vấn giúp tôi ạ. Xin chân thành cảm ơn! (hoai.nam***@gmail.com)","Theo định nghĩa tại Khoản 5 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thì trích xuất là việc đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi cơ sở giam giữ trong thời gian nhất định theo lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền để thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự, khám bệnh, chữa bệnh, thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự, thực hiện quyền, nghĩa vụ khác do luật định. Theo đó, việc trích xuất người bị tạm giam được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp tại Khoản 1 Điều 20 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015. Cụ thể trong các trường hợp sau: a) Để phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; b) Đưa đi khám bệnh, chữa bệnh, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần; c) Gặp thân nhân, người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp để thực hiện một số quyền, nghĩa vụ do luật định; d) Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với các tổ chức nhân đạo theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo sự thỏa thuận giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc vì lý do đối ngoại đối với từng trường hợp cụ thể. Trên đây là nội dung tư vấn về trường hợp được trích xuất người bị tạm giam. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 để hiểu rõ nội dung này. Trân trọng!" 10497,Tôi và chồng đăng ký kết hôn ở tại địa phương mình thì ngay trong ngày sẽ nhận được kết quả là giấy chứng nhận kết hôn phải không ạ?,"Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký kết hôn như sau: 1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc. Như vậy, thông thường việc đăng ký kết hôn sẽ nhận kết quả ngay trong ngày. Tuy nhiên nếu cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc. Trân trọng!" 11852,Ai có thẩm quyền quyết định miễn gọi nhập ngũ?,"Tại Điều 42 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về thẩm quyền quyết định miễn gọi nhập ngũ như sau: 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 của Luật này. 2. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật này. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền quyết định tạm hoãn nhập ngũ theo quy định. Trân trọng!" 17542,"Thời hiệu khởi kiện thừa kế đất đai được xác định như thế nào? Tính từ khi ủy ban xã hòa giải hay ngày Tòa án thụ lý giải quyêt? Mong sớm nhận được câu trả lời!","Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: 1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. 2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến... Như vậy, thời hạn yêu cầu chia thừa kế đối với bất động sản là 30 năm kể từ thời điềm mở thừa kế, hết thời hạn này thì người được thừa kế không có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế. Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi, không phụ thuộc vào ngày ủy ban xã hòa giải hay ngày Tòa án thụ lý giải quyêt. Trân trọng!" 15687,Có cần giấy chứng tử để điều chỉnh thông tin về cư trú khi chồng là chủ hộ chết?,"Căn cứ Điều 10 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú như sau: 1. Trường hợp có sự thay đổi về chủ hộ thì phải có ý kiến của chủ hộ trong Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản) hoặc ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên trong hộ gia đình hoặc văn bản của Tòa án quyết định chủ hộ. Trường hợp chủ hộ chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì ngoài ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên hộ gia đình phải có thêm Giấy chứng tử hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. 2. Trường hợp có sự thay đổi về hộ tịch so với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch. Trường hợp đã có thông tin về sự thay đổi trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì công dân không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh. 3. Trường hợp có sự thay đổi về địa chỉ nơi cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào văn bản thay đổi địa giới hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin về địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Như vậy, khi gia đình chị thay đổi thông tin về nơi cư trú thì cần phải có Giấy chứng tử của chồng chị trong hồ sơ, đồng thời phải cũng có thêm văn bản về ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên hộ gia đình để làm thủ tục điều chỉnh thông tin về nơi cư trú. Chồng là chủ hộ chết thì điều chỉnh thông tin về cư trú có cần giấy chứng tử? (Hình từ Internet)" 4534,"Vì nhiều lý do khác nhau mà các bên khi ly hôn, con được giao cho mẹ hoặc cho bố nuôi. Tuy nhiên, một thời gian sau, khi mà người không trực tiếp nuôi muốn được giành quyền nuôi con vì cho rằng mình đủ điều kiện để chăm sóc con tốt hơn. Nhưng để giành được quyền nuôi con bằng cách nào? Cơ quan nào giải quyết?","Theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: – Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; Lợi ích của con như việc học hành, chăm sóc về ăn uống, chỗ ở, vui chơi giải trí,…. – Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Như vậy, để giành lại quyền nuôi con, bên muốn được nuôi con có thể: - Thỏa thuận với vợ/chồng cũ về việc được trực tiếp nuôi con và chăm sóc con - Tự mình yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con - Đề nghị Người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. - Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn - Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ sau: + Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi + Có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con + Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình. - Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Cơ sở pháp lý: Luật hôn nhân và gia đình 2014 Luật tố tụng dân sự 2011 Luật gia Đồng Xuân Thuận" 19040,"Do nghi ngờ vợ ngoại tình nên tôi đã dùng phần mềm theo dõi điện thoại của vợ. Nhờ đó, tôi phát hiện vợ có nhắn tin yêu đương với người khác. Xin hỏi tôi nên làm gì trong trường hợp này? Và việc tôi theo dõi vợ có vi phạm pháp luật không?","Trước hết theo điều 38 bộ luật dân sự, quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ cụ thể như sau: “Điều 38. Quyền bí mật đời tư 1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” Theo đó, việc bạn tự ý theo dõi, thu thập thông tin từ điện thoại, tin nhắn của vợ đã xâm phạm quyền bí mật về đời tư của vợ. Hơn thế nữa, theo khoản 1 điều 19 luật hôn nhân và gia đình: “vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.” Do đó mặc dù như bạn trình bày, vợ bạn có nhắn tin với lời lẽ tình cảm, yêu đương với người khác là không đúng. Tuy nhiên, việc bạn nghi ngờ và theo dõi vợ như vậy có thể thấy bạn không tôn trọng sự riêng tư của vợ – dù hành động này có thể xuất phát từ tình cảm của bạn… Cho nên, để giúp bạn giải quyết vấn đề của mình, LGP chỉ xin góp ý rằng, nếu bạn vẫn muốn gìn giữ gia đình thì nên chấm dứt ngay việc theo dõi và nói chuyện với vợ về việc này trên tinh thần tôn trọng và thiện chí để qua đó giải tỏa những khúc mắc giữa hai người để tránh mâu thuẫn kéo dài khiến cho tình cảm gia đình rạn nứt trầm trọng hơn." 11911,Xin hỏi trong quan hệ pháp luật dân sự về vay thông thường thì có thể thỏa thuận vừa phạt vi phạm và vừa bồi thường được không?,"Căn cứ Khoản 3 Điều 418 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thỏa thuận phạt vi phạm như sau: Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm. Như vậy, trong hợp đồng dân sự thông thường như hợp đồng vay mà bạn đề cập thì hoàn toàn được phép thỏa thuận vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trân trọng!" 14471,Tôi đã nhận lương hưu được 7 tháng. Hiện tôi đã được Nhà nước cho xuất cảnh đi định cư ở nước ngoài cùng con. Vậy tôi có được hưởng trợ cấp BHXH một lần không? Mức trợ cấp là bao nhiêu?,"Theo Điều 28 Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ, những trường hợp sau đây được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần: a) Người lao động nghỉ việc đã đủ tuổi nghỉ hưu hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 Điều lệ này. b) Người đi định cư hợp pháp ở nước ngoài. Về mức hưởng, cũng theo quy định tại Điều 28 Điều lệ BHXH, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 1 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Theo các qui định nêu trên, ông được hưởng trợ cấp một lần khi được Nhà nước cho phép xuất cảnh đi định cư ở nước ngoài cùng con." 11076,"Căn cứ xác lập quyền dân sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Khánh Linh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, căn cứ xác lập quyền dân sự được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Khánh Linh (khanhlinh*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật dân sự 2015 thì căn cứ xác lập quyền dân sự được quy định cụ thể như sau: Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây: - Hợp đồng. - Hành vi pháp lý đơn phương. - Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật. - Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. - Chiếm hữu tài sản. - Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. - Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật. - Thực hiện công việc không có ủy quyền. - Căn cứ khác do pháp luật quy định. Trên đây là nội dung tư vấn về căn cứ xác lập quyền dân sự. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 9826,Trường hợp nào được xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu?,"Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP , các trường hợp dữ liệu cá nhân được xử lý mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu bao gồm như sau: - Trong trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác. - Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật. - Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật. - Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật. - Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành. Trân trọng!" 26555,Thời hiệu khởi kiện đòi nợ dân sự là bao lâu?,"Căn cứ theo khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các loại thời hiệu như sau: Các loại thời hiệu ... Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện . ... Trong trường hợp việc cho vay, cho mượn nợ được lập thành hợp đồng thì thời hiệu khởi kiện theo Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Ngoài ra, tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định hình thức của hợp đồng vay tài sản Hợp đồng vay tài sản Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Như vậy, thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay tài sản là 03 năm kể từ ngày bên vay tiền không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng thỏa thuận với bên cho vay. Thời hiệu này không phân biệt việc cho vay có được lập thành hợp đồng bằng văn bản hay không. Dù vay nợ được xác lập bằng thỏa thuận của các bên thì cũng là một dạng của hợp đồng vay tài sản. Lưu ý: Nếu muốn khởi kiện đòi nợ thì phải trong thời hạn được phép khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nếu hết thời hạn đó thì sẽ mất quyền khởi kiện. Hướng dẫn cách khởi kiện đòi nợ dân sự? (Hình từ Internet)" 10980,Mẫu giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà mới nhất hiện nay?,Anh/chị có thể tham khảo mẫu giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà sau đây: Xem chi tiết mẫu giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà tại đây . 16461,Khi nào được thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn?,"Hai vợ chồng tôi đang ly hôn và tranh giành quyền nuôi con. Nếu vợ tôi giành được quyền nuôi con thì cho tôi hỏi sau này tôi có được yêu cầu Tòa án thay đổi người nuôi con không? Khi nào được thay đổi người nuôi con sau ly hôn? Rất mong được giải đáp, xin cảm ơn!" 4445,"Chào Ban biên tập, tôi là Phương Anh đang làm việc tại một ngân hàng tín dụng, vì nhu cầu tìm hiểu tôi có thắc mắc mong nhận phản hồi từ Ban biên tập cụ thể. Khi khách hàng (bên bảo đảm) thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất cho bên ngân hàng (bên nhận bảo đảm) thì thời đểm có hiệu lực của việc đăng ký biện pháp bảo đảm đó được xác định là lúc nào?","Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm quyền sử dụng đất được xác định tại quy định Khoản 1 Điều 5 Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, có quy định cụ thể như sau: - Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất , tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký. Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm. => Như vậy, thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký biện pháp bảo đảm quyền sử dụng đất được xác định là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký. Ban biên tập xin phản hồi thông tin đến bạn." 15241,Làm mất dữ liệu của khách hàng phải chịu trách nhiệm gì?,"Rất khó để quy kết trách nhiệm hình sự; phải chứng minh được hình ảnh thu từ camera là ""bí mật Nhà nước” thì mới có thể xét trách nhiệm của anh về tội vô ý làm mất tài liệu bí mật nhà nước. >(Trần Đình) Với thông tin do anh cung cấp thì giữa anh và công ty thuê anh đã hình thành quan hệ hợp đồng dân sự. Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự (BLDS) về hình thức của hợp đồng thì: “Hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định”. Vì vậy, việc anh không ký hợp đồng bằng văn bản với công ty kia không có nghĩa là anh không có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với việc thực hiện công việc xuất phát từ hợp đồng đó. Công việc mà anh đã thực hiện phù hợp quy định của pháp luật về hợp đồng dịch vụ , đó là “sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”. Theo quy định tại Điều 522 BLDS về nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ: “... Bồi thường thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin”. Theo các quy định vừa viện dẫn, quan hệ giữa anh và công ty thuê anh chỉ thuần túy là quan hệ pháp luật dân sự. Việc bạn vô tình làm mất hết dữ liệucó thể dẫn đến việc công ty yêu cầu anh phải bồi thường thiệt hại từ việc thực hiện Hợp đồng dịch vụ. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ thiệt hại để xác định việc bồi thường thiệt hại phải dựa trên thiệt hại thực tế, theo quy định của pháp luật chứ không phải theo mong muốn của bên bị thiệt hại hoặc do bên bị thiệt hại là cơ quan Nhà nước hay là cá nhân. Cũng sẽ rất khó để quy kết trách nhiệm hình sự cho anh trong trường hợp này vì khi làm việc, anh không được cảnh báo về mức độ quan trọng của dữ liệu. Mặt khác, cơ quan bị mất dữ liệu cũng phải chứng minh được hình ảnh thu từ camera đó là “bí mật Nhà nước” hoặc “bí mật công tác” thì mới có thể xem xét trách nhiệm của anh theo quy định tại Điều 264 hoặc Điều 287 Bộ luật Hình sự về hành vi vô ý làm mất tài liệu bí mật nhà nước hoặc tài liệu bí mật công tác" 1131,"Gia đình tôi đang xảy ra tranh chấp đất làm nương rẫy (đất chưa được cấp sổ đỏ), chính quyền xã đã giải quyết theo luật cũ. Nay luật mới thì việc hòa giải có gì khác không? Những điểm mới đó là gì, rất mong được sự quan tâm trả lời của luật gia","Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014 của Chính phủ thì trong giải quyết hòa giải về tranh chấp đất đai có những điểm mới khác với Luật Đất đai năm 2003 như sau: Thứ nhất, về thời hạn hòa giải: Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn hòa giải, theo đó, thời hạn hòa giải không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Thứ hai, bổ sung quy định về trách nhiệm của UBND cấp xã trong việc thực hiện hòa giải, khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: + Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất. + Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã là chủ tịch hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. + Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 2 thì được coi là việc hòa giải không thành. Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của chủ tịch hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của UBND cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã. Thứ tư, bổ sung quy định sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành công, thì chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành. Thứ năm, bổ sung quy định trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành, mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải, thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo." 23313,"Cho hỏi: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hồ sơ khi đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài gồm những gì?","Hồ sơ khi đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài được quy định tại Phần II Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, cụ thể như sau: * Giấy tờ phải xuất trình: - Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con; - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh, nhận cha, mẹ, con (trong giai đoạn chuyển tiếp). - Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam. * Giấy tờ phải nộp - Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu; - Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu. - Giấy chứng sinh. + Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có văn bản của người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. + Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài thì nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con (nếu có); - Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha, mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định của pháp luật nước đó. - Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: + Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. + Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con nêu trên thì phải có văn bản cam đoan của các bên nhận cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con. - Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân. * Lưu ý: - Đối với giấy tờ nộp, xuất trình: + Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó. + Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó. + Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật. + Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp. - Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật. Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật. Trân trọng." 9084,Mẫu tờ khai đăng ký thay đổi họ tên mới nhất 2023?,"Dưới đây là mẫu tờ khai đăng ký thay đổi họ tên mới nhất 2023 Tải về mẫu tờ khai đăng ký thay đổi họ tên mới nhất 2023, tại đây ." 19926,"Mặc dù không được cha mẹ đồng ý nhưng anh Hoà và chị Hạnh vẫn quyết định đăng ký kết hôn với nhau và tự lập ra ở riêng với sự giúp đỡ của gia đình chị Hạnh. Năm 2001, anh chị đã có một con chung là cháu Vinh. Do điều kiện làm ăn buôn bán phải xa nhà nên vợ chồng anh chị gửi con cho cha mẹ chị Hạnh chăm sóc. Không may trong một tai nạn cả anh Hoà và chị Hạnh đều qua đời. Vì anh Hoà là con trai duy nhất trong gia đình nên sau khi làm tang cho con trai. Tháng 6/2006, cha mẹ anh Hoà đến gặp cha mẹ chị Hạnh yêu cầu giao cháu Vinh cho ông bà nội nuôi với lý do là “con phải theo cha, cháu mồ côi phải do ông bà nội nuôi dưỡng, chăm sóc”. Cha mẹ chị Hạnh không đồng ý nhưng để tránh mâu thuẫn nên đã đến UBND phường nhờ cán bộ tư pháp giúp đỡ. Vậy, cán bộ tư pháp phải giải quyết vụ việc như thế nào?","Trong vụ việc này, để xác định ai là người có quyền nuôi dưỡng, chăm sóc cháu Vinh cần căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật Dân sự năm 2005, thì giám hộ là việc cá nhân, tổ chức có tư cách làm người giám hộ thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Như vậy, với trường hợp của cháu Vinh là trẻ chưa thành niên thì chỉ người được công nhận tư cách giám hộ mới có quyền nuôi cháu. Vì cha mẹ của cháu Vinh đều đã chết, cháu Vinh không có anh em ruột đủ điều kiện làm người giám hộ nên theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người có thể làm giám hộ cho cháu Vinh bao gồm ông bà nội và ông bà ngoại. Pháp luật công nhận cơ hội và quyền bình đẳng của ông bà hai bên nội ngoại trong việc thực hiện giám hộ, chăm sóc, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên. Tuy nhiên, khoản 4 Điều 58 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông bà. Trong trường hợp này thì người giám hộ cho cháu Vinh có thể là ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Xuất phát từ sự tôn trọng quyền bình đẳng của vợ chồng nên để giải quyết việc xác định quyền giám hộ đối với cháu mồ côi trong trường hợp nêu trên, khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định, trong trường hợp cháu cần được giám hộ mà ông bà nội, ông bà ngoại có đủ điều kiện làm người giám hộ thì những người này thoả thuận cử một bên làm người giám hộ. Pháp luật đề cao sự thoả thuận tự nguyện của đương sự trong việc xác định quyền giám hộ cho trẻ mồ côi. Do đó, trong trường hợp này, cán bộ tư pháp - hộ tịch cần tổ chức việc hoà giải để các bên tự thoả thuận với nhau, căn cứ vào vào khả năng, điều kiện của người giám hộ, vào tình cảm giữa người giám hộ và người được giám hộ... để quyết định xem ai là người thực hiện tốt nhất nghĩa vụ giám hộ cho cháu. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được về người giám hộ cho cháu Vinh thì đây là tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, do đó, căn cứ vào quy định tại khoản 6 Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự, cán bộ tư pháp - hộ tịch hướng dẫn các bên đương sự làm đơn gửi đến Toà án cấp huyện để đề nghị Toà án giải quyết theo thủ tục tư pháp. Toà án sẽ căn cứ vào thực tế vụ việc, điều kiện làm giám hộ của các bên, quan hệ tình cảm giữa người giám hộ và người được giám hộ, khả năng bảo đảm việc phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần để quyết định giao cháu bé cho ai làm giám hộ." 32026,"Bố mẹ tôi san lấp một phần ao hoang, năm 1992 UBND phường thu hồi đất làm đường qua phần diện tích bố mẹ tôi san lấp và gia đình tôi được bồi thường hoa màu trên đất. Phần diện tích còn lại bố mẹ tôi vẫn trồng cây hàng năm. Đến năm 2007, UBND phường giao phần diện tích đất đó cho người khác làm nhà ở và bảo đó là ao được UBND phường quản lý nhưng bố mẹ tôi không nhất trí với cách giải quyết của UBND phường. Bố mẹ tôi tiếp tục gửi đơn khiếu nại vào ngày 15/4/2008 lên UBND thành phố nhận được quyết định giải quyết khiếu nại vào ngày 08/6/2008 với nội dung là: “… đã hết thời hiệu giải quyết vì việc thu hồi đất xảy ra năm 1992”. Vậy tôi xin hỏi căn cứ vào đâu để biết gia đình tôi hết thời hiệu giải quyết khiếu nại? Và cách trả lời của UBND thành phố như trên có đúng không? Tôi xin chân thành cảm ơn.","Bạn thân mến, theo thông tin bạn cung cấp, do bạn không nêu rõ bố mẹ bạn khiếu nại quyết định hành chính nào? Quyết định thu hồi đất năm 1992 hay quyết định thu hồi đất năm 2007, do đó, tôi xin chia thành 2 trường hợp như sau: Trường hợp 1: Bố mẹ bạn khiếu nại quyết định thu hồi đất năm 1992 thì theo quy định về thời hiệu khởi kiện tại Bộ luật Dân sự năm 2005 và Pháp lệnh Thủ tục giái quyết các vụ án hành chính thì đã hết thời hiệu khởi kiện và UBND thành phố trả lời như trên là đúng. Trường hợp 2: Bố mẹ bạn khiếu nại quyết định thu hồi đất năm 2007, do bạn không nêu rõ thời điểm là ngày tháng nào năm 2007 nên chúng tôi xin đưa ra quy định pháp luật như sau để bạn tham khảo và đối chiếu: Trước đây theo quy định của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì thời hiệu khiếu kiện hành chính là 30 ngày hoặc 45 ngày tuỳ từng trường hợp. Hiện nay, theo Luật Tố tụng hành chính thì thời hiệu khởi kiện được tính căn cứ vào nội dung đơn kiện. Theo quy định tại Điều 104 Luật Tố tụng hành chính, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Theo đó, thời hiệu khởi kiện hành vi hành chính về đất đai theo Luật Đất đai; thời hiệu khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc là 1 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc... Tuy nhiên, Điều 3 Nghị quyết số 56/2010/QH12 về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính cũng quy định cho những trường hợp trước khi Luật Tố tụng Hành chính có hiệu lực. Cụ thể, theo quy định tại điều này thì: “Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực, người khiếu nại đã thực hiện việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đât đai đến Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01/6/2006 đến ngày luật này có hiệu lực, nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân theo quy định của Luật Tố tụng hành chính”. Như vậy, nếu bạn đối chiếu kể từ thời điểm bố mẹ bạn nhận thấy quyết định hành chính, hoặc hành vi hành chính của UBND về việc giao đất khai hoang của bố mẹ bạn cho người khác làm nhà ở là vi phạm quyền lợi hợp pháp của bố mẹ bạn đến thời điểm bố mẹ bạn có khiếu nại đã quá 1 năm thì UBND thành phố trả lời như vậy là đúng, nếu chưa quá 1 năm thì UBND thành phố trả lời như vậy là sai. Riêng về vấn đề UBND phường giao diện tích đất khai hoang của bố mẹ bạn cho người khác làm nhà ở, mặc dù bạn không nêu rõ đất đó bố mẹ bạn khai hoang và bắt đầu sử dụng từ năm bao nhiêu, nhưng thời điểm năm 1992 UBND phường thu hồi một phần diện tích đất đó để làm đường và có bồi thường hoa màu cho bố mẹ bạn. Như vậy, có thể khẳng định đất đã được sử dụng từ trước năm 1992 và có đóng thuế. Về vấn đề này, pháp luật đất đai quy định như sau: Điều 50 Luật Đất đai năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. ……………. 4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Việc xác định là đất sử dụng ổn định theo quy định tại khoản 4 Điều 50 Luật Đất đai nêu trên được hướng dẫn chi tiết tại Điều 3 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ, quy định cụ thể như sau: Điều 3. Đất sử dụng ổn định quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật Đất đai 1. Đất sử dụng ổn định quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật Đất đai là đất đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây: a) Đất đã được sử dụng liên tục cho một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận hoặc đến thời điểm có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận; b) Trường hợp đất đã được sử dụng liên tục quy định tại điểm a khoản này mà có sự thay đổi về người sử dụng đất và sự thay đổi đó không phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất. 2. Việc xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được căn cứ vào ngày tháng năm sử dụng và mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau: a) Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất; b) Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất; c) Quyết định hoặc bản án của Toà án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất; d) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hoà giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đất; đ) Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất; e) Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú đài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh có ghi địa chỉ của nhà ở liên quan đến thửa đất; g) Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất; h) Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan (không cần có chứng nhận của cơ quan, tổ chức); i) Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ; k) Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký. 3. Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất. 4. Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thỉ phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tham khảo chính sách đât đai ở địa phương bạn và đất bố mẹ bạn khai hoang thuộc loại đất gì để xem xét." 24105,Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi nào?,"Căn cứ quy định Điều 42 Luật Hôn nhân gia đinh 2014 việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; - Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: + Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; + Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; + Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; + Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; + Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; + Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của pháp luật. Trân trọng!" 30249,"Một người trước khi chết thì di chúc miệng về thừa kế di sản cho con cháu có giá trị pháp lý không? Cần phải có điều kiện gì để được coi là hợp pháp? Nguyễn Văn Tuấn (Vĩnh Yên)","Tại điều 651 - Bộ luật Dân sự 2005 nêu rõ: 1 - Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. 2 - Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, được xác định là căn cứ để giải quyết tranh chấp về thừa kế cần phải dựa vào khoản 5 điều 652 - Bộ luật Dân sự 2005, cụ thể là: Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực." 18011,"Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình được hiểu như thế nào theo Bộ luật Dân sự 2005? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Thanh Thiện, tôi sinh sống và làm việc tại Thái Bình. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự qua từng thời kỳ. Ban biên tập cho tôi hỏi: Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình được hiểu như thế nào theo Bộ luật Dân sự 2005? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (0907***)","Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016 được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2005 như sau: Trong trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản. Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 2005. Trân trọng!" 30778,"Việc lập di chúc của vợ chồng được quy định như thế nào? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Khánh Lập (Thanh Hóa), có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Cho tôi hỏi: Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc được quy định như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015 về sở hữu chung của vợ chồng thì: 1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. 2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án. 5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này. - Vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung - Vợ chồng có thể sửa đổi, thay thế, bổ sung, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào. - Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung. thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia, nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ phần di chúc liên quan tới tài sản của mình. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc lập di chúc của vợ chồng. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 23937,"Trong trường công dân đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên người đó là là công chức nhà nước. Vậy người đó có được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không? Mong được giải đáp của các bạn để tôi có thể vận dụng nó vào điều kiện của mình. Xin cảm ơn!","Điều 5 Thông tư 140/2015/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ quy định như sau: 1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe. - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%. - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định. - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. - Đang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. 2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một. - Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ. - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân. - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Căn cứ quy định trên đây thì: Thứ nhất, trường hợp công dân là công chức trong cơ quan nhà nước được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật thì được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình. Thứ hai, trường hợp công dân là công chức trong cơ quan nhà nước được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên thì được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình. Như vậy, không phải công dân là công chức trong các cơ quan nhà nước trong trường hợp nào cũng được miễn nghĩa vụ quân sự, mà phải tùy vào từng trường hợp cụ thể. Theo đó, công dân là công chức trong cơ quan nhà nước chỉ được miễn nghĩa vụ quân sự trong trường hợp được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về việc công chức trong cơ quan nhà nước có được miễn nghĩa vụ quân sự. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 140/2015/TT-BQP. Trân trọng!" 14055,"Nhà tôi có mua 1 mảnh đất ruộng của ông chú vào năm 1992, đến thời điểm 4/1993 thì đổ đất làm nhà đến 9/1993 hoàn thành. Sau đó đến năm 1994 đoàn công tác đi xử lý vi phạm xuống để kiểm tra các hộ gia đình đổ đất làm nhà xuống ruộng và đã làm biên bản có ghi: nhà ông A mua đất ruộng của ông B với diện tích 231m2 vào năm 1992 và đổ đất làm nhà lên đó. Biên bản ghi ngày tháng năm 1994, khi tôi làm đơn cấp mới gửi ra xã, xã gửi lên huyện thì bị gửi trả về kèm theo lý do là ko xác định rõ thời điểm và diện tích làm nhà. Nay tôi muốn hỏi tôi làm lại hồ sơ kèm theo phiếu lấy ý kiến khu dân cư (mẫu 01-TT06-BTN&MT) sau đó gửi ra xã để xã gửi lên huyện kèm theo danh sách hộ đủ điều kiện cấp GCNQSD Đất có đc ko?  Nếu ko được thì nên làm theo cách nào?","​Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 88/2009/NĐ-CP quy định như sau: Điều 14. Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp thửa đất không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu hoặc có tài sản nhưng thuộc quyền sở hữu của chủ khác 1. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ gồm: a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có); c) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có). 2. Trường hợp người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây: a) Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất; trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt. Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại điểm này, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn phải thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện trích đo địa chính thửa đất; b) Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai; c) Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có đất để thực hiện các công việc quy định tại các điểm b, c và d khoản 3 Điều này. 3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các nội dung công việc sau: a) Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo yêu cầu quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện; b) Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng đất vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; c) Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký Giấy chứng nhận và ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất; d) Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp giấy, trường hợp nộp hồ sơ tại xã, thị trấn thì gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để trao cho người được cấp giấy. Căn cứ quy định viện dẫn trên bạn cần hoàn thiện đầy đủ giấy tờ, hồ sơ địa chính, trích lục bản đồ nộp tại UBND xã/phường để xem xét căn cứ có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn hay không?" 16278,"Kính chào các luật sư! Em xin hỏi 1 vấn đề sau ở địa phương em. Ở xã em có 1 ngôi chùa và có sư thầy A là Trụ trì. Năm 199x sư thầy A được cấp 1000m2 đất ruộng và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.  Sư thầy A không có con cái, hay người thân. Năm 2000 sư thầy mất và có cho 1000 m2 đất ruộng trên cho 1 sư thầy B cùng chùa (nay sư thầy B làm trụ trì của chùa quê em). Sư thầy B lại không có hộ khẩu thường trú tại địa phương em. Tuổi 45. Sự chuyển quyền trên có giấy viết tay có sự chứng kiến của các già.  Vậy kính mong luật sư cho em biết có thể cấp GNCQSD đất nông nghiệp cho sư thầy B không?  Em xin chân thành cảm ơn!","Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý. Theo đó, cá nhân, tổ chức được nhà nước công nhận quyền sử dụng có thể là nhà sư hay chùa vì nhà sư thì cũng là công dân Việt Nam và chùa thì cũng là tổ chức sử dụng đất nên đều có quyền sử dụng đất và được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Đối với diện tích đất đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng cho nhà sư A và trước khi mất, nhà sư sư A đã viết giấy chuyển nhượng cho nhà sư B và nay nhà sư B là sư trụ trì chùa này thì không có lý do gì mà cơ quan chức năng từ chối cấp quyền sử dụng đất cho nhà sư B để sử dụng vào mục đính sử dụng của chùa. Dĩ nhiên việc xem xét cấp quyền sử dụng đất phải được tiến hành theo đúng quy định tại cơ quan chức năng." 5886,"Em là nữ 20 tuổi, muốn đi nghĩa vụ quân sự để rèn luyện bản thân. Sức khỏe em ổn định nhưng em bị kinh nguyệt không đều thì có đủ điều kiện đi không ạ?","Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về cách phân loại sức khỏe khám tuyển nghĩa vụ quân sự như sau: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5; - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. Theo Phụ lục I Thông tư liên tịch này thì bệnh bệnh phụ khoa có cách tính điểm như sau: - Kinh nguyệt nhiều, hay xuất hiện và không đều: Điểm 4; - Vô kinh, thiểu kinh, hiếm kinh: Điểm 5; - Chảy máu bất thường khác của tử cung, âm đạo: Điểm 5. Mà theo Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định khi tuyển quân chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3. Như vậy, bạn có kinh nguyệt không đều thì bị điểm 4, xếp sức khỏe loại 4; do đó bạn không đủ điều kiện về sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự. Trân trọng!" 8856,"Anh L, chị H trong thời kỳ hôn nhân có mua được căn hộ chung cư tại Royal City, tuy nhiên vì vấn đề cá nhân hai người muốn thỏa thuận phân chia căn hộ trên trong thời kỳ hôn nhân? L, H đến gặp Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình hỏi xem căn cứ pháp lý để tự thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân? Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân?","1/ Luật sư tư vấn các Căn cứ để xác định phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng được quy định tại Điều 38 Luật hôn nhân gia đình 2014: “Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.” Như vậy các bên có quyền lập văn bản thỏa thuận xác định tài sản chung/riêng trong thời kì hôn nhân là căn nhà. Việc thỏa thuận của các bên phải được công chứng theo quy định pháp luật. 2/ Luật sư tư vấn thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 39 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau: “Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.” 3/ Luật sư tư vấn hậu quả của văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 40 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau: + Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng. + Thỏa thuận của vợ chồng như trên không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba." 5929,Hồ sơ đăng ký quyền tác giả gồm những gì?,"Theo Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan cụ thể như sau: Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan 1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan. 2. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan bao gồm: a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan. Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan; b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan; c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền; d) Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền; đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả; e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung. 3. Tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt. Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đăng ký quyền tác giả bao gồm những giấy tờ sau đây: - Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan. Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin theo quy định. - Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan; - Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền; - Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền; - Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả; - Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung. Lưu ý: Tài liệu phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt." 13263,Lập di chúc nhưng chưa chết thì có được sửa lại?,"Tại Điều 640 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc như sau: Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc 1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. 2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. 3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ. Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật cho phép người lập di chúc được sửa lại di chúc đã lập vào bất kỳ thời điểm nào, trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ. Đã lập di chúc nhưng chưa chết thì có được sửa lại hay không? (Hình từ Internet)" 5707,"Tôi là Nguyễn Sỹ Huyền (cán bộ hưu trí), trú tại Khu tập thể Trường Quản lý kinh tế công nghiệp (nay là Trường Cao đẳng công nghiệp Hưng Yên cơ sở II), P.Đồng Kỵ, TX.Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh xin nhờ Luật sư tư vấn liên quan đến nhà thanh lý hóa giá như sau:       - Đầu năm 1970, chúng tôi được nhà trường phân cho những gian nhà ở cấp IV tại khu tập thể nhà trường trên địa bàn xã Đồng Quang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc (nay là P.Đồng Kỵ, TX.Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)     - Năm 1991 nhà trường ban hành các quyết định (ngày 19/6/1991) giao quyền sử dụng lâu dài những gian nhà ở trên cho từng hộ đã được phân trước đây.     - Được sự đồng ý của Tổng cục Hóa chất, sau đó là Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công thương), năm 1994 nhà trường ban hành quyết định số 119/KT-QĐ bán thanh lý hóa giá cho chúng tôi những gian nhà trên, chúng tôi đều đã nộp tiền đầy đủ và nhà trường ra các quyết định công nhận cho từng hộ.     - Năm 1995, Bộ Công nghiệp nặng ban hành quyết định (số 397/QĐ-TCKT ngày 12/5/1995) phê duyệt việc thanh lý hóa giá của nhà trường.     -  Ngày 08/8/2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản số 3090/BTNMT-ĐKTKĐĐ gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Ninh v/v giải quyết đơn của công dân tại khu tập thể Trường Quản lý kinh tế công nghiệp, Từ Sơn; trong đó nêu rõ: “Để bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật đất đai và pháp luật về nhà ở đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra việc thanh lý hóa giá nhà của nhà trường; trường hợp việc thanh lý hóa giá nhà đã tính đúng, tính đủ giá nhà, giá đất tại thời điểm hóa giá nhà và tiền thu được từ việc thanh lý hóa giá nhà đã nộp vào ngân sách theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán kinh doanh nhà ở thì chỉ đạo thực hiện việc đăng ký cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình tại khu tập thể này theo thủ tục quy định tại Điều 135 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; trường hợp việc thanh lý chưa tính đến giá trị tiền sử dụng đất thì trình Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi đất khu tập thể này của trường để xử lý theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 51 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.” style=""font-size: 14px; font-family: times new roman;"">     Thế nhưng chính quyền địa phương không giải quyết cho chúng tôi với lý do đất khu tập thể chúng tôi là đất chuyên dùng chưa được cấp có thẩm quyền cho chuyển đổi sang đất ở.     Về phía nhà trường, giới lãnh đạo hiện nay lại yêu cầu chúng tôi ký hợp đồng thuê lại nhà ở của chính mình đã mua thanh lý hóa giá trước đây thì nhà trường sẽ giúp làm thủ tục hợp thức theo Nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ. Nhà trường thảo, ký, đóng dấu sẵn hợp đồng, đơn, bản kê khai năm công tác yêu cầu chúng tôi điền và ký vào. Họ giải thích đấy chỉ là thủ tục và việc ký hợp đồng thuê nhà nhưng thực chất không phải nộp tiền thuê, ai không chấp nhận thì sẽ không được giải quyết. Vì thế, một số hộ cao niên, sức yếu đã chấp nhận ký hợp đồng thuê để sớm được cấp sổ đỏ.      Qua tìm hiểu, mới đây chúng tôi biết được trước đó lãnh đạo nhà trường đã lập văn bản (Báo cáo số 257/BC-CĐCNHY ngày 22/6/2010 và Tờ trình số 36/TTr-CĐCNHY ngày 17/02/2009) báo cáo với cơ quan chủ quản (Bộ Công thương) là chúng tôi đang ở nhà được giao và họ còn lập phương án chia lại nhà của chúng tôi (11 hộ) thành 21 lô đất.     Tôi mong muốn và đề nghị Luật sư tư vấn cách thức xử lý để chúng tôi được cấp sổ đỏ theo quy định mà không bị thiệt thòi.      Trân trọng cảm ơn./.","Nội dung câu hỏi của bác tôi xin trả lời như sau: Đối chiếu các Luật đất đai 1987, luật đất đai 1995, luật đất đai nghị định 181/2004/NĐ-CP, nghị định 61/1994/NĐ-CP quy định đối với trường hợp 11 hộ gia định trong tập thể của bác có đầy đủ cơ sở để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà. Tuy nhiên điều cần làm rõ là vấn đề thanh lý, hóa giá của trường Quản lý kinh tế công nghiệp (nay là Trường Cao đẳng công nghiệp Hưng Yên cơ sở II) có đúng pháp luật hay không? Nếu quy trình nhà trường tiến hành đúng trình tự thủ tục theo quy định không có sai sót thì gia đình bác và 11 hộ dân còn lại là đúng. nếu việc thanh lý và hóa giá nhà đúng pháp luật thì việc ban lãnh đạo trường bắt buộc các hộ dân ký lại hợp đồng và chia lại diện tích đất để lập 21 lô đất là sai phạm. Trong trường hợp quá trình thanh tra, xác minh thấy vi phạm trong thanh lý, hóa giá nhà thì nhà trường phải có trách nhiệm báo cáo với các hộ dân trong khu tập thể và cùng ký lại hợp đồng đảo bảo quyền lợi ích chính đáng của người sử dụng đất và nhà ngay tình liên tục không có tranh chấp khiếu nại gì. nếu có khiếu nại thì phải trả lời cho những hộ dân bằng văn bản. Trường hợp các hộ dân không đồng ý với những điều khoản, điều kiện do nhà trường đưa ra thì có quyền kiến nghị cơ quan thanh tra xem xét hoặc khởi kiện ra Tòa án cấp có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án công nhận quyền sử dụng đất và nhà. Dựa trên bản án của Tòa án, các hộ dân có quyền làm đơn kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở." 873,"Hiện Công ty chúng tôi có nhu cầu vay vốn gói 30.000 tỷ để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, xin Sở Xây dựng hướng dẫn hồ sơ, thủ tục để vay?","Đối với doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội ngoài đảm bảo đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, còn phải đảm bảo có đủ các điều kiện sau: - Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; - Có văn bản chấp thuận đầu tư của cấp có thẩm quyền; - Đã có đất sạch và giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng." 14667,Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê trọ mới nhất năm 2023?,"Căn cứ theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau: Đặt cọc 1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. 2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Thông qua căn cứ trên, việc đặt cọc khi thuê trọ được quy định như sau: - Bên thuê trọ (hay còn gọi là bên đặt cọc) giao cho chủ trọ (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền trong một thời gian theo thỏa thuận nhằm đảm bảo giao kết hợp đồng thuê trọ hoặc thực hiện hợp đồng thuê trọ. - Khi hợp đồng được giao kết thì tiền đặt cọc được trả lại cho bên thuê trọ hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê trọ. Ngoài ra, nếu bên thuê trọ đã đặt cọc nhưng từ chối thực hiện giao kết hợp đồng thuê trọ thì sẽ mất tiền cọc và tiền đặt cọc thuộc về chủ trọ. Ngược lại, nếu chủ trọ đã nhận tiền đặt cọc nhưng từ chối việc giao kết thuê trọ thì phải trả cho bên thuê trọ số tiền đã đặt cọc và một khoản tiền tương đương với tiền đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo đó, pháp luật hiện nay không bắt buộc việc thỏa thuận đặt cọc thuê trọ phải được lập thành hợp đồng. Tuy nhiên nhằm bảo vệ quyền lợi cũng như nghĩa vụ thực hiện giữa các bên, thì việc đặt cọc thuê trọ nên được lập thành hợp đồng. Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê trọ như sau: Tải Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê trọ mới nhất năm 2023. Tải về. Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê trọ mới nhất năm 2023? (Hình từ Internet)" 32979,"Hiệu lực của giao dịch bảo đảm được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Khánh Linh, tôi đang tìm hiểu quy định về giao dịch bảo đảm, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là hiệu lực của giao dịch bảo đảm được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Hiệu lực của giao dịch bảo đảm được quy định tại Điều 10 Nghị định 163/2006/NĐ-CP giao dịch bảo đảm và Nghị định 11/2012/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp sau đây: + Các bên có thoả thuận khác; + Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố; + Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp; + Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định. Trên đây là nội dung câu trả lời về hiệu lực của giao dịch bảo đảm. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP. Trân trọng!" 1323,Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi thẻ căn cước công dân trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch?,"Tại Khoản 4 Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 có quy đinh về thẩm quyền thu hồi thẻ căn cước như sau: 4. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân: a) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; b) Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Theo đó, cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch. Trân trọng!" 24552,"Tôi dự định mua một căn nhà 3 tầng xây trên mảnh đất khoảng 10m2. Vì diện tích không đủ để cấp sổ đỏ nên tôi rất băn khoăn và mong được tư vấn có nên mua hay không? Nếu mua cần yêu cầu bên bán cung cấp những giấy tờ gì để tránh bị lừa?","Hợp đồng mua bán bị từ chối công chứng và nếu có tranh chấp thì ""giấy viết tay"" sẽ vô hiệu. Việc mua hay không là tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện và quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên dưới góc độ pháp lý thì việc mua nhà không có giấy chứng nhận quyền sở hữu có một số hạn chế, rủi ro sau: Thứ nhất, theo quy định của Bộ luật Dân sự, với những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu như nhà ở, ô tô, xe máy… thì việc chuyển nhượng bắt buộc phải lập thành văn bản, phải được công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền. Sau đó, bên mua có trách nhiệm liên hệ với cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản để thực hiện thủ tục trước bạ sang tên. Theo quy định tại Điều 35 Luật Công chứng, Phòng công chứng chỉ chứng nhận hợp đồng mua bán nhà ở khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu. Do vậy, việc mua bán đối với nhà ở chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ có thể là hợp đồng viết tay. Trường hợp có tranh chấp thì việc mua bán nhà viết tay sẽ bị vô hiệu. Điều 137 Bộ luật dân sự quy định khi hợp đồng vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Thứ hai, tài sản không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nên rất khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc tài sản, do vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà người mua không thể biết được khi giao dịch hợp đồng. Có thể ví dụ một vài trường hợp hay gặp như: nhà xây trên đất lấn chiếm, đất đang có tranh chấp, đất phần trăm, đất nông nghiệp, thậm chí một vài trường hợp nhà xây trên đất đã có quyết định thu hồi. Do vậy sau khi mua chủ mới có thể phải đối mặt với tranh chấp pháp lý bất cứ lúc nào. Thứ ba, tuy việc cấp phép xây dựng không đòi hỏi đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng với những thửa đất diện tích 10m2 thì chắc chắn không được cấp phép xây dựng. Điều này có nghĩa là xây dựng trái phép và có thể bị cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế buộc tháo dỡ. Nếu bị cưỡng chế không những không được bồi thường như các trường hợp nhà nước thu hồi để thực hiện dự án công cộng mà còn có thể bị xử phạt hành chính nếu thời hiệu xử phạt hành chính vẫn còn. Thứ tư, nếu vì lý do nào đó sau khi mua mà có nhu cầu chuyển nhượng cho người khác thì việc mua bán cũng chỉ bằng hình thức viết tay, tiền ẩn các rủi ro như đã phân tích ở trên. Dưới góc độ thực tiễn thì mua nhà không có giấy chứng nhận sở hữu có một số hạn chế, rủi ro sau: Thứ nhất, khi giá nhà đất tăng cao, chủ cũ có thể kiện ra tòa yêu cầu hủy hợp đồng và trường hợp này người mua thường thua thiệt. Thứ hai, việc xây mới, cải tạo, sửa chữa rất khó khăn bởi hoạt động này không được cấp phép. Thứ ba, do nhà không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nên không thể thế chấp để vay vốn ngân hàng, giảm sự linh hoạt, hiệu quả trong việc sử dụng tài sản. Do những điều kiện nhất định mà bạn vẫn quyết định mua căn nhà nói trên thì để hạn chế rủi ro, bạn cần thực hiện những việc sau: - Tìm hiểu thông tin nguồn gốc thửa đất xem có phải đất thổ cư hợp pháp hay không, có thuộc diện đất lấn chiếm không? Đất có nằm trong quy hoạch hay không? Khi xây dựng căn nhà có bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ không? Hiện tại, nhà đất có bị tranh chấp với các chủ thể khác không? Nếu căn nhà có vấn đề thuộc một trong các trường hợp này thì việc mua bán có độ rủi ro rất cao. Để xác minh các thông tin này bạn có thể tìm hiểu qua cán bộ phụ trách xây dựng, địa chính của UBND xã, phường nơi có nhà đất. Tuy nhiên các thông tin có được cũng chỉ mang tính tham khảo. - Kiểm tra giấy tờ tùy thân của bên bán. Nếu bên bán đã có vợ, có chồng thì hợp đồng mua bán phải có sự tham gia của cả hai vợ chồng. - Yêu cầu người bán giao bản chính các giấy tờ về nguồn gốc nhà đất cho người mua. - Hợp đồng mua bán nên mời hai người làm chứng và có thể yêu cầu bên bán điểm chỉ bằng ngón trỏ phải vào hợp đồng. - Việc thanh toán thực hiện tại ngân hàng và yêu cầu bên bán viết giấy biên nhận tiền. - Nhận bàn giao nhà ngay sau khi thanh toán tiền mua nhà." 24679,Có được vừa phạt vi phạm vừa yêu cầu bồi thường trong hợp đồng dân sự không?,"Theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thỏa thuận phạt vi phạm như sau: Thỏa thuận phạt vi phạm 1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. 2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. 3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm. Theo đó, việc phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại sẽ được các bên tham gia giao kết thỏa thuận trong hợp đồng Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc phạt vi phạm hợp đồng kèm với bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm hợp đồng sẽ phải vừa bị phạt vi phạm hợp đồng vừa bồi thường thiệt hại Tuy nhiên trường hợp này cần thỏa thuận trước trong hợp đồng, vì nếu trong hợp đồng chỉ thỏa thuận về việc phạt vi phạm mà không yêu cầu bồi thường thì bên vi phạm không cần bồi thường" 7912,"Tôi thuê một phòng trọ ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, xe máy để chung với gia chủ ở tầng một. Một hôm vào buổi sáng đi làm, tôi không tìm thấy xe đâu. Xin hỏi, trong trường hợp này chủ nhà có phải bồi thường hay chịu trách nhiệm gì với chiếc xe của tôi hay không? Ngọc Lan","Bạn thuê phòng trọ, nhà trọ từ chủ nhà nên quan hệ pháp lý giữa bạn và chủ nhà là quan hệ hợp đồng thuê nhà ở. Quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận tại hợp đồng và theo quy định của pháp luật. Theo Điều 493 Bộ luật Dân sự 2005, bên cho thuê nhà ở có nghĩa vụ: - Giao nhà cho bên thuê theo đúng hợp đồng; - Bảo đảm cho bên thuê sử dụng ổn định nhà trong thời hạn thuê; - Bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo định kỳ hoặc theo thoả thuận; - Nếu bên cho thuê không bảo dưỡng, sửa chữa nhà mà gây thiệt hại cho bên thuê thì phải bồi thường. Điều 496 Bộ luật Dân sự 2005 quy định bên thuê nhà ở có quyền: - Nhận nhà thuê theo đúng thoả thuận; - Được đổi nhà đang thuê với người thuê khác, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản; - Được cho thuê lại nhà đang thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản; - Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận với bên cho thuê, trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà; - Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa nhà đang cho thuê trong trường hợp nhà bị hư hỏng nặng; đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà theo quy định. Như vậy, với các quy định nêu trên, pháp luật không quy định bên cho thuê nhà ở phải có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản của bên thuê và bên thuê cũng không có quyền yêu cầu bên cho thuê nhà ở phải có nghĩa vụ hay chịu trách nhiệm đối với việc mất mát tài sản của mình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác theo hợp đồng cho thuê nhà ở (phòng trọ). Cụ thể, chỉ trong trường hợp các bên có thỏa thuận rằng chủ nhà (bên cho thuê) có nghĩa vụ giữ, bảo quản tài sản của bên thuê thì khi bên thuê bị mất tài sản, chủ nhà mới phải chịu trách nhiệm bồi thường; nếu không có thỏa thuận thì bên thuê phải tự chịu trách nhiệm về rủi ro, mất mát tài sản của mình." 18145,Trong trường hợp nào được miễn visa tại Việt Nam?,"Tại Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 có quy định về trường hợp được miễn visa tại Việt Nam bao gồm: (1) Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. (2) Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 . (3) Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. - Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam. (4)Theo quy định tại Điều 13 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 . (5) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ. Lưu ý: Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 có hiệu lực từ 15/8/2023. Trân trọng!" 29247,"Cháu đang gặp rắc rối về chuyện thuê nhà trọ,  cháu là sinh viên năm nhất chân ướt chân ráo lên học tập ở đất khách. Việc thuê nhà cháu không rõ nên đã kí hợp đồng một năm. Lúc làm hợp đồng cháu cùng 2 bạn nữa ở chung cùng kí hợp đồng, lúc kí hợp đồng chỉ nộp trước tiền nhà tháng đầu chứ không phải đặt cọc gì cả, nhưng không hợp nhau nên cháu cùng 1 bạn đã chuyển đi nơi khác nhưng ông chủ nhà trọ không đồng ý và bắt 2 người bọn cháu nộp phạt 1 năm tiền nhà. Hiện tại cháu không giữ bản hợp đồng vì chỉ có 1 bản ông chủ nhà cầm. Trong hợp đồng có điều khoản chung là nếu bên B hủy hợp đồng trước thời hạn thì phải nộp phạt 1 năm tiền nhà nhưng hợp đồng đó không có công chứng của phường. Vậy nếu cháu không nộp phạt và chuyển đi thì có bị rắc rối về mặt pháp luật không?","Theo quy định pháp luật thì hợp đồng thuê nhà ở thời hạn thuê từ 6 tháng trở lên thì phải có công chứng mới hợp pháp. Hợp đồng của bạn chỉ viết tay nên chưa có giá trị pháp lý. Hơn nữa, không ai nỡ lòng nào mà phạt sinh viên 1 năm tiền thuê phòng trong khi họ mới chỉ ở vài ngày... Vì vậy, bạn yên tâm, bạn sẽ không sao hết, nếu có thể bạn chỉ cần lựa lời, nói sao cho ông chủ nhà hài lòng là đủ." 7616,Tôi có con đã được 4 tuổi. Tôi đặt tên cháu trùng tên với người chú họ trong nội tộc. Tôi đã đến uỷ ban phường nơi đăng ký khai sinh để làm thủ tục thêm tên đệm vào nhưng cán bộ hộ tịch phường yêu cầu mang lý lịch gia đình để kiểm tra xem người chú này có phải chú ruột không? Xin hỏi yêu cầu như vậy có hợp lý không? Những trường hợp nào trùng tên trong họ tộc thì được thay đổi tên cho con?,"Tại Điều 27 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định: cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong trường hợp “việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó”. Tại khoản 1, Điều 36 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch cũng quy định: “Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự” và Điều 37: “UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi; UBND cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi”. Điều 38 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định Hồ sơ bao gồm: Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch; các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch. Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 158/2005/NĐ-CP thì yêu cầu của cán bộ hộ tịch phường là có cơ sở. Do vậy, đối với trường hợp của con bạn, vì cháu mới được 4 tuổi nên bạn đến UBND phường để tiến hành thay đổi tên cho cháu, khi đi bạn nhớ mang theo các giấy tờ cần thiết như Điều 38 Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã quy định, trong đó bao gồm cả các giấy tờ chứng minh tên của cháu trùng tên với người chú họ trong nội tộc vì vậy mà đã gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình để làm cơ sở cho cán bộ hộ tịch phường thay đổi tên cho con của bạn" 16858,Xin hỏi về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử sẽ được áp dụng vào thời gian tới. Vậy việc xây dựng cơ sở dữ liệu này dựa trên nguyên tắc nào? Nhờ tư vấn.,"Theo Điều 4 Nghị định 87/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/09/2020) thì việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử dựa trên những nguyên tắc sau: - Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện từ được xây dựng, quản lý tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương. - Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác; duy trì hoạt động liên tục, ổn định, thông suốt đáp ứng yêu cầu khai thác và sử dụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật. - Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin. - Việc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; đăng ký hộ tịch trực tuyến phải tuân thủ Luật Hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết thi hành; các quy định pháp luật về kiến trúc Chính phủ điện từ Việt Nam; quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; các quy định về bảo đảm bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quy định pháp luật khác có liên quan. Trân trọng!" 16818,"Là trưỏng thôn, trong thôn tôi có một người bị khuyết tật ở tay. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi đối với những người khuyết tật những người đó có được cấp chứng minh nhân dân không? Mong sớm nhận phản hồi.","Tại Nghị định 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân, có quy định: Điều 3. Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân 1- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này. 2- Mỗi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng. Điều 4. Các đối tượng sau đây tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân 1- Những người đang bị tạm giam, đang thi hành án phạt tù tại trại giam; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh. 2- Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình. Và tại Khoản 2 Điều 3 Luật người khuyết tật 2010, có quy định: - Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; - Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. => Theo quy định trên thì người khuyết tật vẫn thuộc diện được cấp chứng minh nhân dân. Giấy chứng minh nhân dân sẽ là giấy tờ tùy thân của người khuyết tật sẽ được sử dụng trong các trường hợp theo quy định. Đối với những người bị khuyết tật về tay không lăn tay được chiến sĩ cơ quan công an sẽ căn cứ tình hình thực tế để thực hiện việc cấp chứng minh nhân dân cho người khuyết tật Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 19930,Cho hỏi cơ sở dữ liệu về cư trú là gì? Nhờ tư vấn theo quy định mới nhất.,"Khoản 3 Điều 2 Luật Cư trú 2020 (Có hiệu lực từ 01/07/2021) quy định: Cơ sở dữ liệu về cư trú là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về cư trú của công dân, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật. Trên đây là định nghĩa cơ sở dữ liệu về cư trú theo luật mới nhất. Trân trọng!" 20785,Bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt ủy quyền có phải báo trước không?,"Căn cứ theo Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền 1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý. Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt. 2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có. Theo quy định này, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt ủy quyền phải thực hiện nghĩa vụ báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý nếu việc ủy quyền không có thù lao. Trường hợp ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào không phải báo trước cho bên ủy quyền biết nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có. Trân trọng!" 4202,"Bạn đọc có địa chỉ Email: ngocminhacc68@xxx hỏi: Tôi ở TP HCM được 7 năm, không có sổ tạm trú, nay tôi mới mua căn nhà tại Thủ Đức, TP HCM, muốn làm sổ hộ khẩu có phải đăng ký tạm trú 2 năm mới được nhập khẩu không?","Theo quy định tại Điều 20 Luật cư trú 2006. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: 1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên; ……. Như vậy, mặc dù đã mua được nhà ở, bạn vẫn cần đăng ký tạm trú tại quận Thủ Đức hai năm trước khi được đăng ký thường trú tại đây." 20033,"Kính gửi LS Lê Văn Hoan! Kính mong LS tư vấn cho tôi trường hợp sau đây: Năm 1996 tôi có mua của bà T một mảnh đất (Lúc này mảnh đất chưa có Giấy chứng nhận QSDĐ). Văn bản chuyển nhượng này có chứng nhận, chứng thực của UBND xã và UBND huyện nơi có đất. Năm 1997 tôi được UBND huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký ruộng đất và UBND xã cấp Sổ thuế nông nghiệp gia đình, tôi cũng thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước từ đó đến nay (có biên lai thu thuế). Năm 2002 toàn bộ diện tích đất của bà T được cấp GCN QSDĐ trong đó bao gồm cả phần đất mà bà T đã bán cho tôi. Sau đó năm 2007 bà T lấy phần diện tích đất đã bán cho tôi đem bán cho ông P. Hiện ông P đã có GCN QSDĐ đối với phần đất mua này. Nay tôi dự định khởi kiện ra tòa. Vậy kính mong LS tư vấn cho tôi là tôi sẽ khởi kiện bà T hay kiện ông P và đây là tranh chấp đất đai hay tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất?  Xin LS bớt chút thời gian tư vấn cho tôi về trường hợp này. Kính chúc LS sức khỏe và hạnh phúc! Chân thành biết ơn LS!","Chào bạn! Trường hợp của bạn khá phức tạp. Tuy nhiên, bạn nên thật cẩn thận trước khi làm thủ tục khởi kiện. Tôi phân tích một số bất lợi về trường hợp này: Trước hết, phần diện tích đất tranh chấp đã được cơ quan nhà nước cấp GCN QSDĐ cho bà T và sau đó là ông P. Kể từ năm 2007 mà cho đến ngày hôm nay bạn vẫn không thực hiện bất kỳ thủ tục nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy có thể hiểu bạn không còn trực tiếp sử dụng phần đất này nữa. Nếu bạn khởi kiện bà T tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ thì khả năng thua kiện là rất cao. Vì bạn ""mua"" của bà T năm 1996, nên áp dụng luật đất đai năm 1993 để giải quyết trong trường hợp này. Điều 30 luật đất đai năm 1993 quy định: ""Điều 30 Không được chuyển quyền sử dụng đất trong những trường hợp sau đây: 1- Đất sử dụng không có giấy tờ hợp pháp; 2- Đất giao cho các tổ chức mà pháp luật quy định không được chuyển quyền sử dụng; 3- Đất đang có tranh chấp."" Như vậy, phần đất đó chưa có GCN QSDĐ nên việc chuyển nhượng có thể bị vô hiệu. Nếu bạn khởi kiện bà T để tranh chấp QSDĐ thì khả năng thua kiện cũng rất cao. Vì khi xét xử, Toà án căn cứ vào GCN QSDĐ để làm căn cứ giải quyết vụ án, trong khi bà T, ông P. đã được cấp GCN QSDD còn bạn thì không. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo cách làm mà tôi hướng dẫn sau đây: Trước hết bạn làm đơn khiếu nại tới UBND cấp huyện nơi cấp GCN QSDĐ cho bà T. Việc UBND cấp huyện cấp GCN QSDĐ cho bà T là không đúng với đối tượng sử dụng đất. Nếu như trước đây bà T và bạn chuyển nhượng bằng giấy tay với nhau thì cũng rất khó cho bạn, nhưng trường hợp này có sự xác nhận của UBND cấp xã và UBND cấp huyện cấp chứng nhận. Năm 1997 gia đình bạn được UBND huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký ruộng đất và UBND xã cấp Sổ thuế nông nghiệp gia đình. Như vậy, gia đình bạn mới là người được cấp GCN QSDĐ. Tuy nhiên, một khó khăn đối với bạn đó là thời hiệu khiếu nại đã hết. Điều 31 Luật Khiếu nại tố cáo ngày 02/12/1998 quy định"" ""Điều 31 Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính. Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại."" Trường hợp UBND cấp huyện thụ lý và giải quyết bác đơn thì bạn có thể tiếp tục theo 2 hướng: Một là khiếu nại tiếp lên UBND cấp tỉnh. Nếu cấp tỉnh bác đơn tiếp thì khởi kiện quyết định hành chính của UBND cấp huyện ra toà (vụ án hành chính). Hai là khởi kiện quyết định của UBND cấp huyện ra toà. Căn cứ vào nội dung bạn trình bày thì thời hiệu khiếu nại đã hết. Tuy nhiên trong đơn khiếu nại có thể bạn cho rằng hành vi UBND cấp huyện cấp GCN QSDĐ cho bà T và ông P là bạn mới biết. Bạn phải chứng minh được lý do này thì UBND cấp huyện mới thụ lý và giải quyết. Tóm lại: Trường hợp của bạn đi theo con đường dân sự thì khả năng thua kiện là rất cao. Bạn chỉ có thể theo con đường hành chính vừa đỡ tốn chi phí và có cơ sở hơn. Nếu cần trao đổi gì thêm, bạn cứ liên hệ với tôi. Chúc bạn thành công." 11832,Bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của con sau khi đăng ký kết hôn được hướng dẫn như thế nào?,"Tôi có một đứa con gái trước khai sinh thì bố đi nghĩa vụ không ở nhà nên trong tờ khai sinh không có cha. Vậy giờ tôi muốn cải chính lại cho con tôi có bố thì phải làm thế nào ạ? Trước vợ chồng tôi chưa đăng ký kết hôn nhưng nay chúng tôi đã kết hôn. Trả lời: Theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 , có quy định ""con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng” được xác định là cha, mẹ của con. Vậy nên, nếu cha đã nhận con thì bạn có thể bổ sung tên người cha vào giấy khai sinh của con gái mình. Trước khi bổ sung tên cha vào giấy khai sinh, người cha cần phải làm thủ tục đăng ký việc nhận cha cho con. Về thủ tục đăng ký nhận cha, con được quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP : Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây: a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha - con hoặc quan hệ mẹ - con; Và Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, có quy định thì: 1. Hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây: a) Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh; b) Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó; c) Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch. Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch. Vậy nên, để bổ sung tên cha trong giấy khai sinh cho con gái bạn thì phải làm thủ tục đăng ký việc nhận cha cho con. Sau khi có quyết định công nhận việc nhận cha, con, UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con sẽ ghi bổ sung phần khai về cha trong sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con bạn nhé. Hướng dẫn bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của con sau khi đăng ký kết hôn? (Hình từ Internet)" 21960,"Mọi người hãy trả lời giúp tôi câu hỏi sau: Việc công khai thông tin công dân bằng hình thức đăng công báo, niêm yết tại trụ sở cơ quan được quy định như thế nào? Có văn bản nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn! Cao Bằng - Quảng Nam","Việc công khai thông tin công dân bằng hình thức đăng công báo, niêm yết tại trụ sở cơ quan được quy định tại Điều 11 Quyết định 1164/QĐ-BTTTT năm 2018 về Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Thông tin và Truyền thông với nội dung như sau: Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Bộ để đăng Công báo và niêm yết thông tin tại Trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông. Nội dung, thời hạn đăng Công báo, niêm yết được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan. Đối với những trường hợp công khai thông tin bằng hình thức niêm yết mà pháp luật chưa quy định cụ thể về thời hạn niêm yết thì phải được niêm yết tại Trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời hạn ít nhất là 30 ngày kể từ ngày thông tin được tạo ra. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Bộ để đăng Công báo và niêm yết thông tin tại Trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông. Nội dung, thời hạn đăng Công báo, niêm yết được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan. Đối với những trường hợp công khai thông tin bằng hình thức niêm yết mà pháp luật chưa quy định cụ thể về thời hạn niêm yết thì phải được niêm yết tại Trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời hạn ít nhất là 30 ngày kể từ ngày thông tin được tạo ra. Trên đây là nội dung trả lời về việc công khai thông tin công dân bằng hình thức đăng công báo, niêm yết tại trụ sở cơ quan. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Quyết định 1164/QĐ-BTTTT năm 2018. Trân trọng!" 21013,"Do nhu cầu kinh doanh riêng của mỗi người nên tôi và vợ tôi muốn chia tài sản chung nhưng không ly hôn. Xin cho biết thủ tục chia tài sản trong trường hợp này và sau khi chia, các vấn đề liên quan đến tài sản của mỗi bên được giải quyết thế nào?","Theo quy định tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình, khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng … vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân - Gia đình hướng dẫn: Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân phải ghi rõ các nội dung sau đây: Lý do chia tài sản; phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản); trong đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia; phần tài sản còn lại không chia, nếu có; thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung; các nội dung khác, nếu có. Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thỏa thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Sau khi chia tài sản chung, các vấn đề liên quan đến tài sản của mỗi bên sẽ được giải quyết như sau: - Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. - Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Như vậy, việc thanh toán các nghĩa vụ riêng của mỗi bên (phát sinh sau khi việc chia tài sản chung có hiệu lực) sẽ do mỗi bên tự chịu trách nhiệm bằng phần tài sản riêng của mình." 8821,"Chào luật sư! Tôi mua 1 căn nhà tại Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 06/2014. Hiện trạng nhà: diện tích nhà 50,2m2 - diện tích đất: 60m2. Hai sổ hồng chung - 3 căn. nhà mới xây chưa cập  nhật  vào sổ, nhà chưa có số (một sổ hồng đất thổ cư; một sổ hồng đất thổ cư và nhà ở - căn nhà nhỏ của chủ đất cũ). Chúng tôi đã tiến hành làm công chứng vi bằng hợp đồng mua bán nhà đất. Hiện nay bên bán đang tiến hành làm thủ tục hoàn công, tách thửa và san tên nhà cho tôi. Chúng tôi đã chuyển về căn nhà này sống từ đó cho đến nay. Tuy vậy gia đình chúng tôi vẫn chưa làm tạm trú kt3 tại đây. Nhiều lần gia đình tôi có liên hệ với công an khu vực để làm nhưng công an trả lời là không làm được. Vào đầu tháng 07/2015 khu phố kêu gọi dân đóng tiền làm đường và lắp đặt hệ thống nước sạch. Lúc này công an khu vực báo gia đình tôi nạp hồ sơ làm tạm trú kt3.  Và bí thư khu phố đi thu tiền làm đường đã nhận hồ sơ của gia đình tôi vào lúc đó và báo đã giao cho công an khu vực. Đến giữa tháng 09/2015 tôi có liên hệ công an khu vực hỏi kết quả thì được báo là lúc đó (t7/2015) thì làm được còn hiện nay Quận không cho làm nữa. Vậy tôi muốn hỏi luật sư trường hợp tôi có được đăng ký tạm trú kt3 tại nhà tôi mua không? Trường hợp tôi đăng ký tạm trú tại quận Gò Vấp thì sau 02 năm tôi có nhập được hộ khẩu vào căn nhà tôi mua tại quận 12 không? Và theo luât mới thì nếu tôi đứng tên căn nhà thì có được nhập khẩu luôn không hay phải đủ điều kiện tạm trú kt3 02 năm? Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Trân trọng cảm  ơn và chúc sức khỏe luật sư!",Chào bạn. Theo những gì bạn trình bày thì luật sư hiểu rằng bạn là người ở tình có đăng ký tạm trú tại Gò Vấp và đã mua nhà quận 12. Nhưng việc mua nhà của bạn chưa hoànn tất thủ tục giấy tờ theo quy định nên căn nhà đó chưa thể là nhà ở hợp pháp của bạn. Chỉ khi nào bạn xuất trình được giấy tờ chứng minh căn nhà ở quận 12 là nhà ở hợp pháp của bạn thì bạn mới có thể xin chuyển đăng ký tạm trú từ Gò vấp về căn nhà đã mua và giải quyết nhập khẩu vào căn nhà thuộc sở hữu của mình theo quy định của Luật cư trú. Thân chào 10241,Chấm giao hàng gia công thì bên nhận gia công có phải bồi thường không?,"Căn cứ quy định khoản 1 Điều 550 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chậm giao, chậm nhận sản phẩm gia công như sau: Chậm giao, chậm nhận sản phẩm gia công 1. Trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên đặt gia công có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2. Trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì bên nhận gia công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên đặt gia công. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thỏa thuận và bên đặt gia công đã được thông báo. Bên đặt gia công phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ. Như vậy, trường hợp bên nhân thi công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia hạn. Nếu như hết thời gian gia hạn đó mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên đặt gia công có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trân trọng!" 4292,"Cháu P mồ côi cả cha lẫn mẹ, được ông H nhận làm con nuôi. Đến 11 tuổi, P vẫn chưa biết đọc biết viết. Nghe bạn bè khuyên, P về xin bố mẹ đi học nhưng ông H không đồng ý. Mọi người khuyên nhủ ông cũng không nghe mà còn cho rằng con nuôi không thể như con đẻ được; phải làm việc để các con đẻ ông đi học; được ông nuôi, cho ở, cho ăn là tốt rồi. Việc ông H phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi có vi phạm pháp luật không?","Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010: Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. Đối chiếu với các quy định trên thì: Việc ông H không cho con nuôi đi học và bắt làm việc để thay cho con đẻ mình đi học vừa trái với đạo đức xã hội vừa vi phạm luật pháp. Nếu ông không chấm dứt ngay hành vi phân biệt đối xử của mình đối với con nuôi thì ông phải chịu trách nhiệm trước pháp luật." 14217,"Chào Luật sư, luật sư cho e hỏi: Hiện tại đất nông nghiệp đang canh tác của nhà em có trúng diện quy hoạch để xây dựng đường hầm xe và đã có giấy gọi lên ký xác nhận. Diện tích đất này là ba em được chia phần sử dụng đất từ bà nội em và đã canh tác, cũng như đóng các loại thuế hằng năm khác. Song trong giấy tờ chủ sở hữu đất vẫn là bà nội em và nhà em không có giấy tờ chuyển nhượng nào cả. Vậy khi nhận bồi thường bà nội em là người nhận hay là gia đình em? Làm sao để chứng minh đất trên là của gia đình em? Em xin cảm ơn luật sư và mong sớm nhận được hồi đáp từ luật sư.",Diện tích đất canh tác gia đình bạn được bà nội chia cho bố mẹ bạn sử dụng và hàng năm có đóng các loại thuế cho nhà nước. Hiện nay diện tích đất nông nghiệp này thuộc diện quy hoạch để xây dựng đường hầm xe và đền bù. Do trên Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất nhà nước cấp cho bà nội chưa được sang tên cho bố bạn thì người nhận tiền đền bù phải là bà nội bạn. Còn việc bố bạn sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất phải có nghĩa vụ nộp các khoản thuế nhà nước quy định. Nhà nước chỉ công nhận người đang đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay. Bố bạn có thể ủy quyền cho bố bạn đứng ra nhận số tiền nhà nước đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp./. 20547,"Trong thực tiễn xét xử, gia đình nạn nhân hoặc nạn nhân yêu cầu bồi thường thiệt hại về chi phí tìm con, chi phí do phải thuốc mẹn chạy chữa vì ốm đau do mất con, tổn thất về tinh thần. Tuy nhiên, một số chi phí thực tế Toà án không được chấp nhận hoặc chỉ được chấp nhận hạn chế. Do đó, chưa bảo vệ đầy đủ cho nạn nhân. Nên giải quyết thế nào?","Bồi thường thiệt hại là một vấn đề được Toà án giải quyết trong vụ án hình sự. Đây là những yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì vậy, các Toà án phải tuân thủ hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về bồi thường ngoài hợp đồng. Bên cạnh đó, các Toà án còn phải áp dụng hướng dẫn tại công văn số 121/2003 ngày 19/3/2003 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự. Về nguyên tắc thì thiệt hại đến đâu, bồi thường đến đó. Tuy nhiên, các yêu cầu bồi thường phải phù hợp và phải chứng minh được tính phù hợp đó. Quả thật, có những khoản chi phí rõ ràng là thực tế nhưng lại không phù hợp, không đúng pháp luật nên không được chấp nhận. Ví dụ như các khoản tiền tiêu cực phí trong khám chữa bệnh, đặc biệt là mổ cấp cứu. Bạn có nêu ví dụ là theo hướng dẫn thì khoản tiền bồi thường do bị tổn thất về tinh thần chỉ bằng 10 tháng lương tối thiểu là quá thấp, không tương xứng với những mất mát, tổn thất nặng nề của người phụ nữ bị đem bán, bị đày đoạ về thể chất, tinh thần và còn những hậu quả về lâu dài nữa. Đúng là như vậy, nhưng Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn như vậy thì chỉ được buộc bị cáo bồi thường ở mức tối đa là 10 tháng lương tối thiểu thôi, không được quyết ở mức cao hơn. Các chi phí đi tìm con như tiền tàu xe, khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống, thuê người đi tìm con… là những chi phí có thật và Toà án có thể chấp nhận yêu cầu bồi thường các thiệt hại đó. Vấn đề là người bị hại phải chứng minh được đó là thiệt hại bởi đó là nghĩa vụ của họ." 14741,"Chào luật sư. Tôi năm nay 24 tuổi, chưa lập gia đình Tôi muốn hỏi là nếu như tôi chưa có vợ nhưng muốn thuê người khác mang thai hộ cho mình - nghĩa là ký hợp đồng mang thai hộ với một người phụ nữ khác trên 18 tuổi, giao cấu và sinh sản - thì có bị vi phạm pháp luật không? Nếu có, thì tôi đã vi phạm nhưng điều luật nào? và sẽ bị xử lý như thế nào? Thân gửi","Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau: – Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản. Điều kiện để vợ chồng có thể nhờ người khác mang thai hộ – Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; b) Vợ chồng đang không có con chung; c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Điều kiện của người nhận lời mang thai hộ – Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Theo đó, vợ chồng phải đáp ứng tất cả các điều kiện trên thì mới có thể được xem xét mang thai hộ. Khi áp dụng phương thức này, vợ chồng có thể nhờ người họ hàng thân thích cùng hàng của vợ hoặc chồng để mang thai hộ. Về điều kiện của người mang thai hộ, bạn tham khảo tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ. Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hiện nay chỉ áp dụng với các cặp vợ chồng bị vô sinh không có con chung do vậy trường hợp của bạn không thuộc các trường hợp được thực hiện việc mang thai hộ. Mặt khác nếu bạn ký hợp đồng thuê một người phụ nữ nào đó mang thai và sinh con cho bạn thì đây là một giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. Bạn sẽ phải chịu hoàn toàn rủi ro về phía mình, ví dụ sau khi sinh con người phụ nữ không chịu giao con cho bạn theo hợp đồng... Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 30489,"Em sống bơ vơ một mình từ năm 8 tuổi đến bây giờ đã 18 tuổi, không có đăng ký hộ khẩu. Em muốn làm căn cước công dân gắn chip, nhưng chỉ có giấy khai sinh thì có làm được không ạ?","Điều 18 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định về người được cấp thẻ Căn cước công dân như sau: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú được cấp thẻ Căn cước công dân. Cơ sở để tính tuổi căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trường hợp thông tin về ngày, tháng, năm sinh của người đó chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì căn cứ vào giấy khai sinh bản chính hoặc sổ hộ khẩu để xác định ngày, tháng, năm sinh của người đó. Theo quy định nêu trên, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú thì được cấp CCCD căn cứ vào thông tin trong giấy khai sinh bản chính hoặc sổ hộ khẩu=> Có thể thấy, việc cấp CCCD gắn chip áp dụng với công dân đã có đăng ký thường trú. Vì vậy trường hợp của bạn sống bơ vơ, không có hộ khẩu, chỉ có giấy khai sinh thì nên trao đổi với công an làm CCCD về hoàn cảnh của mình để được hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể. Trân trọng!" 953,"Chào Ban tư vấn. Em là Minh Hiền. Em có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Em là sinh viên năm cuối, em vừa đăng ký tạm trú ở chỗ trọ. Em định sau khi học xong sẽ quay trở về quê làm việc. Ban tư vấn cho em hỏi đăng ký tạm trú nhưng không ở tại đó thì bao lâu sẽ bị xóa tên khỏi sổ tạ? Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Khoản 5 Điều 30 Luật Cư trú 2006 Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú. ==> Như vậy, người đăng ký tạm trú không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú từ 06 tháng trở lên sẽ bị xóa tên khỏi sổ đăng ký tạm trú. Như vậy bạn mới đăng ký tạm trú ở chỗ trọ thì sau khi bạn về quê thì chủ nhà trọ bạn sẽ thông báo điều chỉnh thay đổi trong sổ tạm trú. Nếu như chủ nhà không thông báo thì 06 tháng từ khi bạn về quê thì bạn sẽ bị xóa tên khỏi sổ tạm trú. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 15939,"Vừa qua Ban biên tập có nhận được câu hỏi của anh Mạnh Nhiên với nội dung như sau: Xin chào anh/chị Ban biên tập, tôi tên Mạnh Nhiên sinh sống và làm việc tại Khánh Hòa. Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu vể đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự qua các giai đoạn, dù tìm hiểu nhưng vẫn rất cần đến sự hỗ trợ từ Ban biên tập, cụ thể: Đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 phải có những nội dung gì? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (01233**)","Căn cứ theo quy định tại Điều 312 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự được quy định như sau: 1. Người yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Toà án có thẩm quyền quy định tại mục 2 Chương III của Bộ luật này. 2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm viết đơn; b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn; c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu; d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó; đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có; e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu; g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn. 3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Trên đây là nội dung tư vấn về Đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 4253,"“Bố mẹ cháu đang công tác ở Singapore, muốn mời bà cháu sang chơi. Bà cháu làm hộ chiếu đã một năm nay mà vẫn chưa xong, hỏi thì ở tỉnh nói phải chờ. Việc này pháp luật quy định thế nào, trong thời gian bao lâu thì cơ quan nhà nước phải cấp hộ chiếu cho công dân?” (bạn đọc Minh Hang, Singapore).","Theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì trong thời hạn 5 ngày làm việc (không kể thứ bảy và chủ nhật) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền (công an tỉnh nơi công dân cư trú xin hộ chiếu) “phải cấp hộ chiếu” cho đương sự. Về thủ tục xem xét cấp hộ chiếu, trong thời hạn 10 ngày, công an tỉnh có trách nhiệm chuyển hồ sơ về Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an), trừ trường hợp thuộc diện chưa được xuất cảnh. Cục có trách nhiệm xem xét cấp hộ chiếu trong thời gian 5 ngày sau đó. Thời hạn 30 ngày chỉ áp dụng với trường hợp xin cấp hộ chiếu để ra nước ngoài định cư." 17735,"Theo quy định hiện nay nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biết khó khăn thực hiện tiếp cận thông tin. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì việc trang bị phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất cho việc cung cấp thông tin được quy định như thế nào? Mong anh chị giải đáp giúp tôi.","Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định về trang bị phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất cho việc cung cấp thông tin như sau: 1. Người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin, đứng đầu đơn vị được giao đầu mối cung cấp thông tin có trách nhiệm bố trí nơi tiếp nhận và giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết khác phục vụ cho việc cung cấp thông tin. 2. Người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm: - Bố trí địa điểm đọc, nghe, xem, ghi chép, sao chép, chụp thông tin để cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan; - Bố trí thiết bị tại trụ sở cơ quan phù hợp với hình thức cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin của công dân; - Sử dụng các biện pháp để tăng cường cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho công dân tiếp cận thông tin bằng hình ảnh, video và các phương tiện nghe, nhìn khác; - Cho phép người yêu cầu cung cấp thông tin sử dụng điện thoại di động và các phương tiện kỹ thuật khác của cá nhân để sao, chụp văn bản, hồ sơ, tài liệu. Trên đây là quy định về trang bị phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất cho việc cung cấp thông tin. Trân trọng!" 32815,Mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất 2024?,"Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng dịch vụ cụ thể như sau: Hợp đồng dịch vụ Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Theo đó, có thể hiểu hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ là một loại hợp đồng dân sự, được ký kết giữa các bên nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện một công việc nào đó. Bên cung ứng dịch vụ là người có chuyên môn, kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc đó, còn bên sử dụng dịch vụ là người có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ có thể được ký kết giữa các cá nhân, tổ chức với nhau, hoặc giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan nhà nước. Tải về mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất 2024: Tại đây" 6481,"Mẫu hợp đồng cho thuê đất mới nhất dành cho cá nhân, hộ gia đình theo pháp luật hiện hành?","Theo quy định tại Mục I Thông tư 1883/2001/TT-TCĐC quy định hợp đồng cho thuê đất của cá nhân, hộ gia đình được lập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư có mẫu như sau: Tải về mẫu hợp đồng cho thuê đất tại đây . Trân trọng!" 21716,"Nhờ Ban tư vấn hãy giải đáp giúp em vướng mắc sau. Em và em gái nuôi của em muốn đăng ký kết hôn. Vậy Ban tư vấn cho em hỏi pháp luật có cấm anh em nuôi kết hôn với nhau không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Minh Tiến - Đồng Tháp","Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi , cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. ==> Pháp luật chỉ cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi. Bạn và em gái em là quan hệ anh em nuôi nên không thuộc trường hợp bị pháp luật cấm kết hôn. Do đó, bạn có thể đăng ký kết hôn với em gái mình. **Thủ tục đăng ký kết hôn được quy định tại Luật Hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP: 1. Giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký kết hôn - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu; - Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh; - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp. 2. Nơi đăng ký kết hôn : Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của bạn 3. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: - Giấy chứng nhận kết hôn được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định. - Trong trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc. 4. Lệ phí: Miễn phí Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 22703,"Nhờ các chuyên gia giải đáp giúp tôi về vấn đề tranh chấp đất: Tranh chấp đất giữa tôi và bên B, vì lý do ngày xưa cha tôi đi cách mạng (hi sinh) gia đình khó khăn nên tôi phải đi làm ăn xa chỉ có mẹ già ở nhà nên phần đất sát bên nhà chưa được địa chính đo đạt làm sổ. Lúc trước nhà nước có cấp cho ông bà nội bên B một cái nhà thương (chỉ có môt cái nhà thôi) còn phần đất sau nhà là của bên C dùng để trồng bạch đàn cũng lâu năm lắm rồi, sau này ông  bà nội bên B mất thì con trai của bên B xuống ở căn nhà tình thương đó, lúc này trên miếng đất của tôi còn cái chuồng bò củ của người cậu ngày xưa xin nuôi nhưng sau này không nuôi nữa nên Con trai bên B lại xin để nhờ ít tháng nhưng sau này lại chiếm nói là của nhà bên B và cả miếng đất đó nữa, trên miếng đất của tôi có trồng bạch đàn, dừa lâu năm và những người lớn tuổi xung quanh xóm có thể làm chứng. Tôi rất bức xúc với việc làm bên B,  trường hợp trên giải quyết như thế nào mong các chuyên gia tư vần giúp.Cám ơn rất nhều!","Đây là một trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất và hết sức phức tạp vì trải qua thời gian rất dài, hồ sơ tài liệu bạn cũng chưa thể cung cấp cho Luật sư nên cũng rất khó để tư vấn chính xác cho bạn. Về nguyên tắc vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện nay thì không bị giới hạn về thời gian khởi kiện, trường hợp bạn có tài liệu chứng cứ chứng minh thửa đất đó thuộc quyền quản lý và sử dụng của gia đình bạn bạn có thể thực hiện việc khởi kiện. Tuy nhiên trước khi thực hiện khởi kiện bạn và gia đình cần đề nghị chính quyền địa phương thực hiện việc hòa giải. Bạn cũng lưu ý nếu cả hai bên đều chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc khối UBND huyện, tỉnh thành phố thuộc trung ương." 26673,"Tôi và chồng lấy nhau được 03 năm dù cả hai chung sống rất hạnh phúc. Tuy nhiên, đến tháng 03 năm 2020 chồng tôi là chủ doanh nghiệp tư nhân làm ăn không tốt nên đã dẫn đến phá sản. Từ thời điểm đó, chúng tôi thường hay cãi vã vì vấn đề tiền bạc. Tôi muốn hỏi là chồng tôi đang xử lý thanh toán cho doanh nghiệp phá sản thì tôi và chồng có thể chia tài sản chung khi chưa ly hôn được không? Xin giải đáp giúp tôi thắc mắc.","Căn cứ Điều 38 Luật Hôn nhân và gia định 2014 quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: - Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. - Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. - Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này. Bên cạnh đó, tại Điều 42 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; - Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: + Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; + Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; + Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; + Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; + Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; + Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, theo quy định hiện hành dù trong thời kỳ hôn nhân, bạn vẫn có thể chia tài sản chung. Tuy nhiên, nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản cần được thực hiện. Nếu không thì việc chia tài sản chung của vợ chồng bạn sẽ bị tuyên bố vô hiệu Trân trọng!" 31908,Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người dân ở đâu?,"(PL)- Đó là nội dung hướng dẫn của Sở Tưpháp TP.HCM gửi UBND các quận, huyện khi thực hiện cấp giấy xác nhậntình trạng hôn nhân cho người dân. Vừa qua, Sở Tư pháp TP.HCM nhận được một số phản ánh liên quan đến việc đăng ký hộ tịch, nhất là việc xác nhận tình trạng hôn nhân (gọi tắt là xác nhận độc thân) theo Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đó là những trường hợp người dân sinh sống ở nhiều nơi khác nhau trong nước, nước ngoài… gặp khó khăn khi xác nhận độc thân. Bà Lê Thị Bình Minh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, cho biết: “Về vấn đề này, Sở Tư pháp đã có văn bản xin ý kiến của Bộ Tư pháp. Trong khi chờ hướng dẫn của Bộ, để thống nhất cách hiểu, tránh gây khó khăn, phiền hà cho người dân, Sở đã ban hành công văn gửi UBND quận, huyện hướng dẫn về việc này”. Công văn này nêu rõ căn cứ vào khoản 1 Điều 21 Nghị định số 123/2015 (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch) thì UBND cấp xã nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp giấy xác nhận độc thân. Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì UBND cấp xã nơi người đó đăng ký tạm trú cấp giấy xác nhận này. Nếu người yêu cầu xác nhận độc thân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo chủ tịch UBND cấp xã có văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó. Theo Điều 18 Luật Cư trú thì đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ. Căn cứ vào quy định này, người đã có sổ hộ khẩu thường trú ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam phải chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình ở những nơi đã từng thường trú. Trường hợp người đó không chứng minh được thì UBND cấp xã có văn bản xác minh. Việc xác minh này thực hiện ở những nơi thường trú trước đây của họ trên phạm vi đất nước Việt Nam." 20203,Cấp hộ chiếu ( lần đầu) tại Công an cấp tỉnh?,"Căn cứ theo Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì thủ tục cấp hộ chiếu (lần đầu) tại Công an cấp tỉnh được tiến hành như sau: Bước 1: Cá nhân xin cấp hộ chiếu Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật Hồ sơ gồm: 01 tờ khai theo mẫu quy định04 ảnh mới chụp, cỡ 4x6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng.* Đối với trẻ em dưới 14 tuổi: - Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (kể cả cấp chung hộ chiếu với mẹ, cha hoặc cấp riêng) phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh. - Trường hợp đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu) và 04 ảnh cỡ 3x4 cm. - Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai theo mẫu quy định (mẹ, cha khai và ký tên vào tờ khai); 01 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 4x6 cm. - Trường hợp không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người đỡ đầu (có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc mẹ, cha nuôi hợp pháp) khai và ký tên vào tờ khai. Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo một trong 3 cách sau đây: - Trực tiếp nộp hồ sơ:Tờ khai không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú. Khi đến nộp hồ sơ phải xuất trình chứng minh nhân dân để đối chiếu.Riêng đối với trường hợp tạm trú, khi đến nộp hồ sơ cần phải xuất trình ""Giấy chứng nhận tạm trú""; nếu không có ""Giấy chứng nhận tạm trú"" thì phải xin xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú. - Ủy thác cho cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân nộp hồ sơ:Người ủy thác khai và ký tên vào tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu theo mẫu quy định, có dấu giáp lai ảnh và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.Cơ quan, tổ chức được ủy thác có công văn gửi Công an tỉnh, đề nghị giải quyết. Nếu đề nghị giải quyết cho nhiều người thì phải kèm danh sách những người ủy thác, có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được ủy thác.Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác khi nộp hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu của người ủy thác phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, chứng minh nhân dân của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu. - Gửi hồ sơ và đề nghị nhận kết quả qua đường bưu điện:Tờ khai phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh kèm theo bản photocopy chứng minh nhân dân.Địa điểm, cách thức gửi hồ sơ qua đường bưu điện thực hiện theo hướng dẫn của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam. Bước 3: Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).Nhận hộ chiếu tại tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Người trực tiếp nhận kết quả đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền và xuất trình chứng minh nhân dân để đối chiếu. Cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức được ủy thác khi nhận hộ chiếu của người ủy thác phải đưa giấy biên nhận, xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, chứng minh nhân dân của bản thân và của người ủy thác để kiểm tra, đối chiếu - Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu người đến nhận hộ chiếu ký nhận, trả hộ chiếu cho người đến nhận hộ chiếu. - Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).* Địa điểm, cách thức nhận hộ chiếu qua đường bưu điện thực hiện theo hướng dẫn của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 30947,"Tôi vừa được thừa kế từ cha mẹ một thửa đất có giá trị. Chồng tôi lại đề nghị tôi bán thửa đất đó để anh lấy vốn kinh doanh. Nhưng vì nhiều lý do tế nhị, thật sự tôi không muốn. Sau này dù vợ chồng tôi có chuyện gì xảy ra thì đó vẫn là tài sản của riêng tôi, có phải không?","Điều chị mong muốn nói trên hoàn toàn thực hiện được. Bởi, theo quy định tại Điều 32 Luật Hôn nhân và Gia đình thì vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Theo điều luật trên, tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Theo khoản 1 Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định việc chia tài sản khi ly hôn: Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó." 3105,Có thể dùng học bạ để đăng ký lại khai sinh không?,"Theo Điều 9 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh, theo đó: Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm: 1. Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ. 2. Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam. 3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh: a) Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; b) Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; c) Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ , hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; d) Giấy tờ khác có thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và cam đoan về việc đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. 4. Trường hợp giấy tờ của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền xác minh. Trường hợp cơ quan công an trả lời không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký lại khai sinh lập văn bản cam đoan về thông tin của cha, mẹ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và xác định nội dung khai sinh theo văn bản cam đoan. Với quy định nêu trên khi cá nhân đăng ký lại giấy khai sinh nhưng không có các giấy tờ như bản sao Giấy khai sinh, bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh thì có thể dùng học bạ làm hồ sơ để làm thủ tục đăng ký lại giấy khai sinh." 25179,"Xin chào Luật sư! Tôi có một vấn đề mong các luật sư giúp đỡ. Tôi kết hôn với chồng được gần 2 năm, nhưng đã li thân hơn 1 năm rồi. Quá trình sống ko hạnh phúc, chồng tôi ham chơi cờ bạc, không chịu làm ăn, do đó tôi quyết định li hôn. Trong thời gian chung sống, tôi và chồng tôi định mua 1 chiếc xe máy, do thiếu tiền nên phải vay thêm tiền của gia đình cậu mợ ruột của tôi. Tôi có gọi điện hỏi vay cậu tôi, và cậu đồng ý cho vay số tiền 10 triệu đồng. Hôm đến vay tiền, chồng tôi là người trực tiếp nói chuyện vay tiền và cầm số tiền đó. Tuy nhiên, vì cho vay là quan hệ họ hàng, tin tưởng, nên cậu mợ tôi không bắt viết giấy nợ hay cam kết trả nợ nào cả. Sau đó chồng tôi tiêu pha số tiền đó vào lô đề cờ bạc. Sau khoảng thời gian đó, tôi ko chịu đựng nổi nên quyết định li hôn. Chồng tôi chuyển về quê chồng tôi sống và làm việc tại đó, lương rất thấp. Gia đình bên chồng tôi cũng thuộc loại khá giả, mẹ chồng tôi mới đầu có nói là sẽ đứng ra trả nợ thay cho chồng tôi, nhưng sau 1 thời gian xảy ra một số mâu thuẫn và họ quay ngoắt thái độ, tuyên bố ko trả nữa.         Về phía chồng tôi thì phủi tay hoàn toàn không một ý kiến gì cả. Hiện tại trên luật pháp, tôi và chồng vẫn chưa li hôn, chỉ trong thời gian chuẩn bị giấy tờ li hôn. Gia đình cậu mợ tôi rất bực và muốn bắt chồng tôi phai có trách nhiệm trong việc này.    Tôi mong luật sư giúp tôi một số lời khuyên và chỉ dẫn xem nên làm thế nào trong trường hợp này để đòi được nợ.   * Thứ 1. Tôi và chồng tôi chưa li hôn, có nghĩa trên pháp luật tôi và chồng tôi vẫn phải có chung trách nhiệm trả nợ, phải không ạ? Vậy có nên chăng để chuyện li hôn giải quyết xong khi chúng tôi ko còn quan hệ gì nữa thì mới giải quyết việc ép trả nợ đó.   * Thứ 2: Vì khoản vay này ko có giấy tờ gì để chứng minh, nên tôi định đi cùng cậu mợ và một số người thân về nói chuyện với gia đình bên đó về khoản nợ này, ép họ xác nhận việc vay nợ và số tiền đã vay, dùng máy ghi âm để làm bằng chứng trước tòa?   * Thứ 3: Thật ra khoản tiền 10 triệu này ko phải là số tiền lớn, để đem ra tòa xử lý cũng mất thời gian và tốn kém thêm. Nên tôi cũng chỉ định dùng sức ép lý lẽ khi nói chuyện và có máy ghi âm làm bằng chứng bắt họ trả nợ thôi. Liệu phương án này có hiệu quả, va tôi nên làm như thế nào để đòi được nợ mà đỡ tốn công sức và thời gian.                                          Rất mong sự giúp đỡ của các luật sư. Tôi xin cảm ơn nhiều!","Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: 1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. 2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây: a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. 3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Khoản nợ trên phát sinh trong thời kỳ hôn nhân do đó hai vợ chồng bạn cùng có trách nhiệm phải trả khoản nợ này. Nếu bạn và chồng không thống nhất được ai là người phải trả nợ thì cả hai đều phải có nghĩa vụ thanh toán số tiền đó trả cậu mợ bạn." 3396,"Kính gửi: Luật sư tư vấn Công ty tôi có tên là Công ty cổ phần Tasco (viết tắt là TASCO), hiện nay chúng tôi muốn đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu TASCO. Nhưng theo chúng tôi được biết thì Công ty TNHH Tân An đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu TASCO CABLES. Vậy tôi muốn hỏi là chúng tôi có được phép đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu TASCO không. Rất mong Luật sư tư vấn cho chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn","Kính chào Quý Ông Bà, Thông tin của Quý Ông Bà nêu chưa rõ về chức năng hoạt động giữa Tasco và Cty Tân An có giống nhau hay không, tuy nhiên chúng tôi xin cung cấp một số quy định của pháp luật để quý Ông Bà tham khảo: Theo quy định tại điều 72 Luật sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ thì nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện: .... 2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sỡ hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Và theo quy định tại: Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu 2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây: ........ e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên; h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này; i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng; k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; ...... Như vậy, Nhãn hiệu TASCO CABLES và TASCO có các ký hiệu TASCO trùng nhau, có thể gây nhầm lẫn, nên theo chúng tôi nhãn hiệu TASCO sẽ không được bảo hộ. Trân trọng," 29646,"Hiện tại em đã kết hôn nhưng chưa nhập khẩu về nhà chồng, vậy trong trường hợp này em làm thủ tục khai sinh cho con em như thế nào ạ, và cần những giấy tờ gì? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 13 Luật hộ tịch 2014 về thẩm quyền đăng ký khai sinh: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Và quy định tại Điều 15 Luật hộ tịch 2014 về trách nhiệm đăng ký khai sinh: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động. Đồng thời theo quy định tại Điều 16 Luật hộ tịch 2014 về thủ tục đăng ký khai sinh: 1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. 3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ. Có thể thấy, việc bạn và chồng bạn không cùng sổ hộ khẩu sẽ không ảnh hưởng gì tới việc bạn đăng ký khai sinh cho con mình. Trong vòng 6 ngày kể từ ngày sinh, bạn và chồng bạn phải có trách nhiệm tới cơ quan có thẩm quyền để đăng ký khai sinh cho con. Khi tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh cho con, bạn chỉ cần cùng với chồng bạn tới cơ quan hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp xã nơi mà một trong hai người cư trú, sau đó điền vào tờ khai theo mẫu, nộp giấy chứng sinh của con và giấy chứng nhận kết hôn của hai vợ chồng, hai người cùng ký tên vào sổ hộ tịch thì đã tiến hành xong thủ tục và có thể đăng ký khai sinh cho con của mình. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục khai sinh cho con khi vợ chưa nhập khẩu về nhà chồng. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật hộ tịch 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 15035,"Mọi người có thể cho em biết nếu em xin cấp lại giấy chứng minh nhưng số chứng minh lại khác với số cũ thì phải làm sao? cách đây mấy hôm em đã tìm lại giấy chứng minh cũ, bây giờ em nên sử dụng giấy chứng minh nào ạ? Mong mọi người giải đáp giúp gấp ạ!","Khoản 2 Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định: Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại. Quyền và trách nhiệm công dân trong sử dụng CMND được hướng dẫn bởi Điểm 3 Mục I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13): a- Công dân được sử dụng CMND của mình làm giấy tờ tuỳ thân trong việc đi lại và thực hiện các giao dịch. Mọi công dân phải có trách nhiệm mang theo CMND và xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. b- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có nghĩa vụ đến cơ quan Công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp CMND theo quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 3-2-1999. c- Công dân có trách nhiệm đến công an cấp huyện để đổi lại CMND trong các trường hợp phải đổi CMND, cấp lại CMND nếu mất. Đến công an phường, xã trình báo trong trường hợp bị thu hồi CMND. d- Những trường hợp mất CMND đã được cấp lại CMND khác, nếu tìm thấy CMND đã mất thì phải nộp lại cho cơ quan công an nơi làm thủ tục cấp lại, người nào nhặt được giấy CMND của người khác phải nộp cho cơ quan Công an. Nghiêm cấm một người sử dụng hai hoặc nhiều CMND. Như vậy, khi làm lại chứng minh và tìm thấy CMND đã mất thì phải nộp lại cho cơ quan công an nơi làm thủ tục cấp lại. Pháp luật nghiêm cấm một người sử dụng hai hoặc nhiều CMND. Trân trọng!" 15046,"Năm 2000 tôi kết hôn, sau 2 năm chung sống với chồng tôi sinh con lần 1 và sinh 1 bé gái, tôi khai sinh cho con theo họ của bố cháu bé. Cuộc sống gia đình sau đó sảy ra nhiều mâu thuẫn. Tới tháng 6 năm 2013 tôi có thai lần 2 tôi và chồng lại xảy ra mâu thuẫn sâu sắc, chúng tôi quyết định sống li thân. Tới tháng 3 năm 2014 tôi sinh cháu hiện nay chúng tôi bị mất đăng kí kết hôn, hộ khẩu gia đình không có tên chồng tôi, vậy tôi có được làm khai sinh cho con theo họ của tôi không? Thủ tục cần những gì xin quý cơ quan tư vấn giúp.","Mục II, khoản 1, điểm e Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định rõ về việc xác định họ và quê quán như sau: “Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ” Như vậy, theo quy định của pháp luật nói trên thì trong mọi trường hợp khi đăng ký khai sinh cho con, hoàn toàn có thể đăng ký theo họ cha hoặc họ mẹ miễn là nó đúng theo phong tục tập quán nơi cha mẹ đứa trẻ sinh sống hoặc đúng theo sự thỏa thuận của cha mẹ. Trong trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn có thể khai sinh cho con theo họ của mình sau khi đã thỏa thuận thống nhất với cha của đứa bé. Về thủ tục đăng ký khai sinh, bạn thực thiện các công việc đăng ký khai sinh theo thủ tục thông thường được quy định tại Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch như sau: “1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn). Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn. 2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh. 3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh » Trong trường hợp của bạn nếu cán bộ tư pháp địa phương hiểu rõ mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng bạn thì bạn sẽ không phải xuất trình giấy chứng nhận đăng ký kết hôn nữa và việc mất giấy này không ảnh hưởng gì đến việc đi khai sinh cho cháu bé. Còn trong trường hợp cán bộ tư pháp địa phương không biết về mối quan hệ của hai bạn thì bạn phải xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của hai vợ chồng để làm khai sinh cho con." 27404,Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ như thế nào? Nếu sau 60 ngày mới đăng ký khai sinh thì có bị xử phạt không? Trình tự thủ tục làm đăng ký khai sinh như thế nào? Mong luật sư chỉ dẫn.,"Theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký quản lý hộ tịch quy định thẩm quyền đăng ký khai sinh là UBND xã, phường, thị trấn nơi người mẹ cư trú thực hiện việc đăng ký khai sinh. Người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau: Giấy chứng sinh (do bệnh viện, cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì giấy chứng sinh thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Nếu không có người làm chứng, người đi khai sinh làm giấy cam đoan việc sinh là có thực. Sổ hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ. Trường hợp đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh. Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn). Nếu cán bộ tư pháp hộ tịch biết rõ quan hệ hôn nhân của cha mẹ, không bắt buộc xuất trình giấy chứng nhận kết hôn. CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay. Nộp các giấy tờ trên tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người mẹ đăng ký thường trú (áp dụng trong trường hợp cả cha và mẹ của trẻ là công dân VN cư trú trong nước). Nếu người mẹ có nơi đăng ký thường trú nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì UBND cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp giấy khai sinh sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, cán bộ tư pháp - hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, trình chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính giấy khai sinh. Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh. Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh: Trong 1 ngày. Trường hợp cần xác minh, không quá 5 ngày làm việc. Thời gian nhận làm giấy khai sinh: Từ Thứ 2 đến sáng Thứ 7 hàng tuần. Làm giấy khai sinh không tính lệ phí. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ phải đi khai sinh cho con. Nếu không thể đi được thì nhờ ông, bà hoặc người thân thích đi làm giúp. Quá thời hạn quy định thì bị phạt cảnh cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, HTX, quy định như sau: Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh bị phạt cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định" 20503,"Cho em hỏi khi ba mẹ em nuôi em không nổi, họ muốn cho em cho người dì ruột của em nhưng người dì đang sinh sống bên Mỹ thì ba mẹ em có thể làm giấy tờ để cho con làm con nuôi của dì được hay không? Em năm nay đã 17 tuổi rồi. Gửi bởi: Trâm","Đối với câu hỏi thứ nhất của bạn, theo quy định tại Điều 21 của Luật Nuôi con nuôinăm 2010 thì việc đồng ý cho con đi làm con nuôi phải được thể hiện như sau: “Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi 1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó. 2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 Điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi. 3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. 4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.” Theo quy định trên việc đồng ý cho con đi làm con nuôi phải đáp ứng ba điều kiện: - Thứ nhất, sự đồng ý của cha mẹ đẻ và bạn bằng văn bản. - Thứ hai, cha mẹ của bạn phải được sự tư vấn từ phía UBND cấp xã nơi bạn thường trú về khả năng tiếp tục nuôi dạy trẻ em tại môi trường gia đình ruột thịt của trẻ em; Về các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi, về các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ và con, quan hệ của những thành viên trong gia đình với trẻ em sau khi trẻ em được cho làm con nuôi. - Thứ ba, điều kiện về sự tự nguyện, trung thực không vụ lợi về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi. Việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, không có bất cứ sự đền bù hay thoả thuận vật chất nào. Sau khi trẻ em làm con nuôi thì sẽ phát sinh mối quan hệ cha mẹ và con lâu dài, ổn định giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Cha mẹ đẻ sẽ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi. Cha mẹ đẻ sẽ không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi. Về câu thứ hai của bạn, Điều 8 của Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau: “Điều 8. Người được nhận làm con nuôi 1. Trẻ em dưới 16 tuổi 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. 3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. 4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.” Căn cứ theo điềm b, khoản 2, Điều 8 thì bạn vẫn đủ điều kiện về độ tuổi để làm thủ tục làm con nuôi của dì ruột của bạn. Mời bạn và dì bạn đến ủy ban nhân cấp Tỉnh nơi bạn thường trú để làm thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài do dì bạn đang cư trú ở nước ngoài." 13837,"Cấp giấy xác nhận chứng minh thư nhân dân khi được cấp thẻ căn cước công dân. Em quê ở Vĩnh Phúc, em mất chứng minh nhân dân 9 số em làm lại thì được cấp thẻ căn cước vào năm 2012, giờ em làm thủ tục ở ngân hàng thì họ đòi hỏi số chứng minh nhân dân 9 số, em cấp đúng số chứng minh nhân dân 9 số cũ trước kia thì lại tên khác. Anh, chị vui lòng cho em hỏi giờ em phải làm sao để lấy lại số chứng minh nhân 9 số của em? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định pháp luật, khi công dân mất chứng minh nhân dân 9 số thì sẽ làm thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân 12 số hoặc thẻ căn cước công dân, không được cấp lại chứng minh nhân dân 9 số cũ. Điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định Thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân khi công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân và xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân như sau: ""Khi công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, sau đó tiến hành như sau: 1. Đối với Chứng minh nhân dân 9 số: a) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận Chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân 9 số có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân; b) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân. 2. Đối với Chứng minh nhân dân 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 1,5cm, ghi vào hồ sơ trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho người đến làm thủ tục. 3. Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân.” Như vậy, trong trường hợp này, bạn không được cấp lại chứng minh nhân dân 9 số cũ đã mất. Tuy nhiên, khi cấp thẻ căn cước công dân, bạn có thể xin cấp giấy xác nhân số thẻ căn cước công dân và số chứng minh nhân dân cũ cùng một người để thực hiên các giao dịch liên quan. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về cấp giấy xác nhận chứng minh thư nhân dân khi được cấp thẻ căn cước công dân. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 07/2016/TT-BCA để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 2168,Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ là tài sản chung hay riêng?,"Cho em hỏi, vợ chồng em lấy nhau được 3 năm rồi. Chồng em vừa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế. Cho em hỏi, các quyền tài sản đối với sáng chế này là tài sản chung hay tài sản riêng của chồng em. Rất mong được anh chị giải đáp." 26938,"Quyền của bên vận chuyển tài sản trong hợp đồng vận chuyển tài sản được quy định thế nào? Xin chào anh chị Thư Ký Luật! Sau khi luật dân sự mới nhất chính thức có hiệu lực, tôi thấy báo chí xôn xao bàn tán và thảo luận nhiều. Tôi cũng có tìm hiểu và có nhiều chỗ chưa rõ, rất mong anh chị tư vấn giúp! Anh chị cho tôi hỏi: Quyền của bên vận chuyển tài sản trong hợp đồng vận chuyển tài sản được quy định thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì quyền của bên vận chuyển tài sản được quy định như sau: - Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác. - Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng. - Yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn. - Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết. Quyền của bên vận chuyển tài sản trong hợp đồng vận chuyển tài sản được quy định tại Điều 535 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 23566,"Hiện nay tôi đang thường trú: tại số nhà: 10 Lê Lai - Phường: Ngô Mây:Thành phố: Qui Nhơn. Trong năm 2007 gia đình tôi có nộp đơn xin mua nhà thuộc SHNN. Và đã được các anh chị trong tổ công tác đến đo vẽ xác nhận diện tích đất và nhà, từ đầu năm 2010 cho đến nay. Hiện nay căn nhà đã và đang xuống cấp hư hỏng nặng, có nguy cơ đổ sụp mặc dù trong thời gian gia đình cũng đã tu bổ sửa chữa nhiều cho ngôi nhà . Nhưng hiện nay ngôi nhà qua sử dung đã lâu một phần tường xây bằng táp lô đã bị nứt và sụn xuống một phần, mái ngói đã bị võng xuống do các cây đà vì kèo đã bị mục.Có nguy cơ đổ sụp bất cứ lúc nào làm ảnh hưởng đến tính mạng cho các thành viên trong gia đình. Qua trang thông tin của sở cho tôi xin được hỏi? Thời gian giải quyết bán nhà của các cấp lãnh đạo có thẩm quyền, về ngôi nhà tôi và gia đình tôi đang ở khi nào thì hoàn thành? Và cơ quan quản lý nhà có hỗ trợ kinh phí sửa chữa căn nhà hay không?.hoặc cho phép gia đình tôi làm đơn xin cơ quan quản lý nhà tư khắc phục sửa chữa.? Gia đình tôi rất mong sự giải đáp .Tôi xin chân thành cảm ơn !","Ngôi nhà số 10 đường Lê Lai, thành phố Qui Nhơn do hộ ông Nguyễn Công Thuận đứng tên xin mua, nhưng giấy tờ đứng tên là ông Nguyễn Công Chạng. Trường hợp của ông, Sở Xây dựng đã trình Hội đồng bán nhà ở của tỉnh nhưng chưa giải quyết. Do vậy, mời ông đến Sở Xây dựng để bổ sung hồ sơ về việc người mua không cùng là người đứng tên trong giấy tờ. Khi bổ sung đủ hồ sơ, Sở Xây dựng sẽ trình lại Hội đồng bán nhà của tỉnh xem xét. Việc sửa chữa nhà phải được sự cho phép của cơ quan cho thuê nhà. Trường hợp hộ ông có nhu cầu sửa chữa nhỏ thì nộp đơn để cơ quan quản lý nhà kiểm tra, xem xét." 29104,"Thưa luật sư, hiện nay tôi đang mở một phòng nét tại thành phố hà giang. Tất cả đã chuẩn bị xong xuôi thì nghe quy định mới là phòng net phải đủ 50m2. Tôi muốn hỏi luật sư là diện tích có tính chỗ để xe và linh tinh khác hay tính nguyên phòng để máy. Tôi chỉ lắp khoảng 15 máy nên thuê mặt bằng tổng diện tích 70m2 thôi. Mong sớm nhận được tư vấn ạ. Xin cảm ơn luật sư rất nhiều","Theo Điều 8 Nghị định 72/2013 NĐ-CP về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. thì: 1. Đại lý Internet được phép hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Đăng ký kinh doanh đại lý Internet; b) Ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet; c) Trường hợp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải tuân thủ quy định tại Khoản 1 Điều 35 Nghị định này. Theo Điều 35 của nghị định này quy định về điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thì: 1. Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. 2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có đăng ký kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng; b) Địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cách cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200 m trở lên; c) Có biển hiệu “Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” bao gồm tên điểm, địa chỉ, sốđiện thoại liên hệ, số đăng ký kinh doanh; d) Tổng diện tích các phòng máy của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tối thiểu 50 m2 tại các khu vực đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III; tối thiểu 40 m2 tại các đô thị loại IV, loại V; tối thiểu 30 m2 tại các khu vực khác; đ) Bảo đảm đủ ánh sáng, độ chiếu sáng đồng đều trong phòng máy; e) Có thiết bị và nội quy phòng cháy, chữa cháy theo quy định về phòng, chống cháy, nổ của Bộ Công an; g) Nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Có thể thấy theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 35 của nghị định thì diện tích ở đây được tính là tổng diện tích phòng máy, không tính diện tích của các khu vực có liên quan hoặc tổng diện tích mặt bằng." 32740,"Gần đây, Ban biên tập có nhận được rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc khám tuyển nghĩa vụ quân sự cho đợt nhập ngũ năm 2020 là lúc nào? Ban biên tập gửi đến các bạn nội dung tư vấn sau để tiện cho việc tra cứu.","Bạn có thể tham khảo thêm: Tổng hợp các quy định nổi bật liên quan đến khám, tuyển chọn nghĩa vụ quân sự năm 2021 Bị viêm gan B có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không? Theo quy định tại Luật nghĩa vụ quân sự 2015, có quy định: Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Căn cứ quy định đã được trích dẫn thì thời gian khám sức khỏe Nghĩa vụ quân sự gọi công dân nhập ngũ cho đợt nhập ngũ năm 2020 là từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 (Thường thì tùy từng khu vực sẽ bố trí từng thời gian khác nhau nhưng sẽ trong thời gian trên). Điều 33. Số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Căn cứ quy định đã được trích dẫn thì thời gian nhập ngũ trong năm 2020 sẽ vào tháng 2 hoặc tháng 3 của năm 2020. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ. Công dân được gọi nhập ngũ khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về tuổi đời, tiêu chuẩn văn hóa, tiêu chuẩn chính trị, tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Thông tư 148/2018/TT-BQP. Cụ thể như sau: -Về tuổi đời: + Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. + Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. -Tiêu chuẩn chính trị: + Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội. + Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội. -Tiêu chuẩn sức khoẻ: + Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự. + Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. + Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS. -Tiêu chuẩn văn hóa: + Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7. + Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên. Ban biên tập phản hồi thông tin đến các bạn." 29570,"Tôi sống độc thân, không muốn lập gia đình. Tôi dự định xin con nuôi để hữu hỷ lúc tuổi già. Cho tôi hỏi, muốn nhận con nuôi thì người nhận cần có những điều kiện gì?","Khoản 1, Điều 14 Luật Nuôi con nuôi quy định người nhận nuôi con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt. Để biết rõ hơn về những quy định pháp luật có liên quan đến việc nhận nuôi con nuôi trong nước, bạn có thể liên hệ trực tiếp công chức Tư pháp – Hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để được hỗ trợ, cung cấp thông tin." 19062,"Thưa luật sư,    Hiện tại tôi có cho người bạn mượn 40tr đồng, không có giấy nợ nhưng tất cả đều qua chuyển khoản ngân hàng. Đến nay người đó đã cắt liên lạc và có dấu hiệu giựt nợ.   Không biết như vậy tôi có thể khởi kiện được không? Xin luật sư tư vấn giúp. Rất cảm ơn!","Bạn muốn khởi kiện đòi nợ mà lại không có giấy nợ thì rất khó khăn vì như bạn biết đó: Bạn muốn khởi kiện họ nợ bạn thì bạn phải chứng minh là họ có nợ của bạn và đó là cơ sở để tòa án xem xét thụ lý vụ việc và giải quyết yêu cầu của bạn. Như vậy, giấy nợ và chứng từ chuyển tiền cho họ là chứng cứ để xác định yêu cầu của bạn là có cơ sở . Nếu chỉ có chứng từ chuyển tiền mà không có giấy nợ thì bạn lại phải chứng minh số tiền chuyển theo chứng từ này là số tiền bạn cho mượn và hiện nay họ chưa thanh toán cho bạn. Do vậy, bằng mọi cách bạn phải biết con nợ của bạn hiện đang ở đâu để gởi thư yêu cầu thanh toán dứt điểm số nợ. Trường hợp nếu con nợ của bạn có yêu cầu gia hạnt iến độ thanh toán thì tùy theo ý kiến của bạn. Đây cũng là cách để bạn củng cố hồ sơ khởi kiện. Trường hợp con nợ của bạn tìm cách từ chối lẩn tránh trả nợ lá có ý lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bạn thì bạn phải có đơn trình báo ra công an quận/huyện nơi người đó đang cư trú để giải quyết cho bạn." 14950,"Việc đăng ký kết hôn lại do cơ quan nào thực hiện? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, cho tôi hỏi vợ chồng tôi kết hôn năm 2014 tại ủy ban xã nơi tôi sinh sống, đến cuối năm 2015 do mâu thuẫn không thể giải quyết được nên vợ chồng tôi đã làm thủ tục lý hôn. Hiện tại, vợ chồng tôi đã về sống lại với nhau và muốn tiếp tục sinh bé thứ 2, nên muốn đang ký kết hôn lại. Cho tôi hỏi, vợ chồng tôi có thể đến đâu để đăng ký lại việc kết hôn? Hiện tại vợ chồng tôi đã chuyển tỉnh khác để làm việc, không phải tỉnh làm việc trước đây. Vợ chồng tôi có thể đăng ký tại nơi mới không? Mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập thư ký Luật. Xin cám ơn (Hồng Hà_093**)","Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau phải thực hiện đăng ký kết hôn. Như vậy, để việc kết hôn có giá trị về mặt pháp lý, bạn và chồng phải đăng ký kết hôn lại, việc đăng ký kết hôn của bạn được tiến hành như bình thường miễn sao có đủ điều kiện kết hôn tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và không vi phạm các điều cấm kết hôn tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Về thẩm quyền đăng ký kết hôn lại được quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch: “1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn."" Đối với các hồ sơ, giấy tờ và thủ tục liên quan đến việc đăng ký lại kết hôn lại được quy định cụ thể tại Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch 2014, cụ thể: “1. Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau: a) Tờ khai theo mẫu quy định; b) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch. Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định tại Khoản 2 Điều này. 4. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây”. Như vậy, trường hợp của bạn, việc đăng ký kết hôn có thể thực hiện tại nơi bạn và chồng đang làm việc trong trường hợp vợ chồng bạn đã đăng ký thường trú tại đây. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền đăng ký kết hôn lại. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 34251,Việc bỏ phiếu tham gia trưng cầu ý ở nơi khác thực hiện như thế nào?,"Theo Điều 29 Luật trưng cầu ý dân 2015 việc bỏ phiếu tham gia trưng cầu ý ở nơi khác thực hiện như sau: Bỏ phiếu ở nơi khác Từ khi niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri cấp giấy chứng nhận để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu. Khi cấp giấy chứng nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân thuộc địa phương mình bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi khác”. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban nhân dân các cấp có quyền thành lập hoặc phân công cơ quan chuyên môn trực thuộc để giúp việc trong tổ chức trưng cầu ý dân; trưng tập cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập để giúp thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức trưng cầu ý dân. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, cơ quan lập danh sách cử tri niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại những địa điểm công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và việc niêm yết để Nhân dân kiểm tra. Từ khi niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri cấp giấy chứng nhận để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu. Khi cấp giấy chứng nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi ngay vào danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân thuộc địa phương mình bên cạnh tên người đó cụm từ “Bỏ phiếu ở nơi khác”." 16416,"Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực giáo dục đào đạo được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi Ngọc Lâm hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi hiện đang công tác trong lĩnh vực giáo dục. Tôi có nghe nói đến việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục đào đạo. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực giáo dục đào đạo được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực giáo dục đào đạo được quy định tại Mục A Phần II Phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018, cụ thể: Không quy định hình thức bản sao có công chứng; mở rộng các hình thức bản sao cho phù hợp với cách thức thực hiện thủ tục hành chính, theo đó quy định người yêu cầu có thể lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện) với các loại giấy tờ của các thủ tục hành chính sau: - Thủ tục Thành lập, cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục: Kèm theo danh sách các kiểm định viên đứng tên đề nghị thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục: Thẻ kiểm định viên (nếu chủ thể đề nghị thành lập là cá nhân) hoặc Quyết định thành lập của tổ chức (nếu chủ thể đề nghị thành lập là tổ chức); kèm theo danh sách dự kiến Giám đốc, các Phó Giám đốc (nếu có) và các thành viên Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục: Thẻ kiểm định viên và Văn bằng của kiểm định viên. - Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục: Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; Quyết định bổ nhiệm giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; Thẻ kiểm định viên và Văn bằng của kiểm định viên. - Thủ tục Cấp lại giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục: Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; Quyết định bổ nhiệm giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; Thẻ kiểm định viên và Văn bằng của kiểm định viên. - Thủ tục Cử đoàn ra công tác ngắn hạn tại nước ngoài: Văn bản hoặc Quyết định cử nhân sự của thủ trưởng đơn vị, cơ quan có cán bộ, công chức là thành viên tham gia đoàn (nếu là đoàn có nhiều đơn vị bên trong hoặc ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo tham gia). - Thủ tục Chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông; thủ tục Chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở; thủ tục Xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học: Bỏ thành phần hồ sơ bản công chứng Bằng tốt nghiệp cấp học dưới. - Thủ tục Cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài: Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh (nếu có) kèm hồ sơ đề án đã được phê duyệt. - Thủ tục Cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài: Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh (nếu có) kèm hồ sơ đề án đã được phê duyệt. - Thủ tục Cấp học bổng và hỗ trợ kinh phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập: Giấy chứng nhận về khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của nhà nước, Giấy chứng nhận là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp. - Thủ tục Cấp học bổng và hỗ trợ kinh phí mua phương tiện, đồ dùng học tập dùng riêng cho người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập: Giấy chứng nhận về khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của nhà nước; Giấy chứng nhận là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp. - Thủ tục Xét cấp kinh phí hỗ trợ học tập cho sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập: Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp; Giấy khai sinh. - Thủ tục Xét cấp kinh phí hỗ trợ học tập cho sinh viên học tại cơ sở giáo dục đại học công lập: Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp; Giấy khai sinh. Trên đây là tư vấn về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực giáo dục đào đạo. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 29847,"Cơ quan thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Ninh Bình. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu về các thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm. Trong đó, một vài vấn đề tôi chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành, cơ quan nào thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Tô Thị Lan (lan***@gmail.com)","Từ ngày 15/10/2017, Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định này quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản (sau đây gọi chung là đăng ký cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm); quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm. Theo đó, cơ quan thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Cụ thể như sau: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Liên quan đến nội dung này, để bạn hiểu chi tiết hơn vấn đề, Ban biên tập gửi đến bạn thông tin về một số cơ quan khác chịu trách nhiệm thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm khác như sau: - Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay; - Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển; - Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là Trung tâm Đăng ký) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. Như vậy, pháp luật hiện hành trao thẩm quyền thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về cơ quan thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Trân trọng!" 26674,Em xin chào. Em có 1 vấn đề muốn hỏi là vừa rồi em có kí hợp đồng tiệc cưới và đã đặt cọc lần 1 cho bên nhà hàng 5 triệu để giữ chỗ. Lần 2 em đặt cọc 22 triệu tiền thức ăn. Nhưng do lí do khách quan em không tổ chức lễ cưới nữa em đã báo với nhà hàng trước 3 tuần diễn ra tiệc cưới. Vậy em có lấy lại được 22 triệu tiền cọc thức ăn không ạ? em xin cảm ơn!,"Khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định như sau: - Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo quy định này, có hai trường hợp xảy ra: Trường hợp 1: Hai bên đã có thỏa thuận trong hợp đồng - Nếu bạn và nhà hàng đã thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng tiệc cưới đã ký về trường hợp không tổ chức lễ cưới thì tiền cọc sẽ được giải quyết như thế nào, thì hai bên sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó. Trường hợp 2: Hai bên không thỏa thuận - Nếu trong hợp đồng không có bất kỳ thỏa thuận nào về việc không tổ chức lễ cưới thì căn cứ theo Khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015: “Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc”. Do đó trong trường hợp này bạn sẽ không nhận lại được tiền đặt cọc, nếu trong hợp đồng đặt cọc giữa bạn và nhà hàng không có thỏa thuận khác. Trân trọng!" 22786,"Từ tháng 7-2015, bắt đầu thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ em dưới 6 tuổi hoặc đăng ký khai sinh. Xin quý báo cho biết thủ tục hồ sơ thực hiện như thế nào và nộp đăng ký tại đâu? - Dương Bích Hạnh (quận Ba Đình)","Từ ngày 1-7-2015, việc thực hiện liên thông các thủ tục hành chính đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT với các giấy tờ sau đây: 1. Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định. 2. Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng; trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì nộp biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi thay cho giấy chứng sinh. Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ thì nộp thêm văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật. 3. Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu quy định). 4. Sổ hộ khẩu. Trường hợp trẻ em có cha, mẹ nhưng không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến bằng văn bản của cha, mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; ý kiến đồng ý của chủ hộ và sổ hộ khẩu của chủ hộ. 5. Tờ khai tham gia BHYT theo mẫu quy định. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký khai sinh ngay trong ngày; trường hợp hồ sơ tiếp nhận sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay trong ngày thì tiến hành giải quyết trong ngày làm việc tiếp theo. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ và lệ phí đăng ký thường trú cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký cư trú và chuyển hồ sơ cấp thẻ BHYT cho Bảo hiểm xã hội cấp huyện. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú thực hiện đăng ký thường trú cho trẻ em và trả kết quả đăng ký thường trú cùng biên lai thu lệ phí đăng ký thường trú (nếu có) cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trả cho người dân. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bảo hiểm xã hội cấp huyện thực hiện cấp thẻ BHYT cho trẻ em và chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Ban Bạn đọc VietBao.vn (Theo_Hà Nội Mới )" 5843,Cho em hỏi theo quy định mới nhất thì thời gian giải quyết việc hủy bỏ đăng ký thường trú là bao nhiêu ngày vậy ạ?,"Khoản 2 Điều 11 Thông tư 55/2021/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/7/2021) quy định thời gian giải quyết việc hủy bỏ đăng ký thường trú như sau: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định huỷ bỏ việc đăng ký thường trú, cơ quan đã đăng ký thường trú có trách nhiệm cập nhật việc hủy bỏ việc đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, thông báo cho cơ quan quản lý tàng thư hồ sơ cư trú; thông báo bằng văn bản cho công dân nêu rõ lý do. Trân trọng!" 16010,Được hoãn hay miễn nhập ngũ khi có lệnh nhập ngũ nhưng bị bệnh không?,"Căn cứ Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 được bổ sung bởi Điểm c Khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ như sau: 1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. h) Dân quân thường trực. 2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. 3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ. 4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày. Theo đó, em bạn đang bị bệnh phải điều trị và đã được hội đồng nghĩa vụ quân sự xác nhận do đó anh của bạn được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Sau khi điều trị thì anh của bạn vẫn có thể được xem xét và gọi nhập ngũ bình thường theo quy định tại khoản 3 điều trên." 14344,"Xin chào Luật sư, Cho tôi hỏi Ông ngoại tôi có một căn nhà có sổ đỏ mang tên ông ngoại bây giờ ông muốn cho tặng con gái của ông nhưng con gái hiện đang sống ở nước ngoài và không có chứng minh thư nhân dân. Thì thủ tục phải làm thế nào bao gồm những giấy tờ gì và có phải nộp thuế không ah. Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất của Luật sư, xin cám ơn!","Do bạn không nói rõ con gái của người muốn cho tặng đã cư trú ở nước ngoài hay chỉ đi lao động theo hợp đồng nên tôi chỉ tư vấn các nguyên tắc chung như sau: Về thủ tục cho tặng + biên bản( hợp đồng) tặng cho quyền sử dụng đất ( nhà đất) có công chứng + bản sao chứng thực chứng minh,( hộ chiếu) của người cho, người nhận 1) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất; - Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích lục và đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính của thửa đất đối với thửa đất có biến động về nhà cửa, vật kiến trúc trên đất và trường hợp tặng cho một phần thửa đất; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất; - Tờ khai thuế thu nhập cá nhân; - Trường hợp thuộc đối tượng không phải nộp, miễn lệ phí trước bạ hoặc thuế thu nhập cá nhân phải có giấy tờ quy định tại điểm c khoản 9 mục III phần I Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính và tại khoản 1 mục III phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính. 2) Số lượng hồ sơ: 02 bộ Không thu thuế đối với trường hợp cha mẹ tặng quyền sử dụng đất ( nhà đất) cho con! nếu phù hợp với thông tư trích dẫn nêu trên." 33046,"Mong luật sư tư vấn: Trường hợp về phần họ, hụi thì các thành viên có thể góp tài sản khác ngoài tiền được không?","Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định như sau: Phần họ là số tiền hoặc tài sản khác (sau đây gọi là tiền) được xác định theo thoả thuận mà mỗi thành viên phải góp tại mỗi kỳ mở họ. Như vậy, theo quy định trên nếu có sự thoản thuận góp bằng tài sản khác vẫn được, không nhất thiết phải là tiền. Trân trọng!" 25663,"Anh trai tôi năm nay 36 tuổi, đã mất mà không để lại di chúc, đã có vợ và 01 con (3 tuổi), bố mẹ đẻ anh tôi vẫn còn. Tôi xin hỏi theo luật di sản thừa kế bố mẹ tôi không nhận di sản thừa kế của anh tôi để lại mà chuyển sang tên con của anh trai tôi (3 tuổi) có được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư","Như bạn trình bày thì Hàng thừa kế thứ nhất của anh trai bạn sẽ là: Vợ, con, và bố đẻ, mẹ đẻ. Khi thực hiện việc khai nhận thừa kế các đồng thừa kế có quyền tặng cho nhau. Quyền nhận tài sản tặng cho không bị hạn chế nên cháu nhỏ 3 tuổi hoàn toàn được nhận, việc đại diện thực hiện các giao dịch về nhận tặng cho do mẹ cháu là người đại diện theo pháp luật của cháu thực hiện." 10099,Thời điểm mở thừa kế theo quy định của Pháp luật được quy định như thế nào?,"Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại tài sản thừa kế đã chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà quyết định tuyên bố người đó chết có hiệu lực pháp luật. Theo quy định của pháp luật về thừa kế, thì việc xác định thời điểm mở thừa kế rất quan trọng vì tại thời điểm đó sẽ xác định được chính xác tài sản, quyền và nghĩa vụ của người để lại di sản đó. Việc xác định tài sản của người chết để lại nhằm mục đích đề phòng tình trạng tài sản đó có thể bị người khác phân tán hoặc chiếm đoạt." 18347,"Đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi G4 được quy định như thế nào? Bạn đọc Thiên Ân, địa chỉ mail anthien****@gmail.com hỏi: Tôi rất quan tâm tới các hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử. Tôi có nghiên cứu sơ bộ các hoạt động này theo các quy định pháp luật, nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa rõ. Cho tôi hỏi: Đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi G4 được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!","Đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi G4 được quy định tại Điều 33 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, theo đó: 1. Điều kiện đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử: a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp Luật Việt Nam, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng; b) Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ trong trường hợp cung cấp dịch vụ trên Internet; c) Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phù hợp với quy mô hoạt động; d) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin. 2. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể Điều kiện, quy trình, thủ tục đăng ký và thủ tục thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử. Nội dung này được hướng dẫn chi tiết bởi Thông tư 24/2014/TT-BTTTT. Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi G4, được quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!" 2269,Người thừa kế theo di chúc có được công chứng di chúc cho cha mẹ không?,"Theo Điều 637 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người không được công chứng, chứng thực di chúc như sau: Người không được công chứng, chứng thực di chúc Công chứng viên, người có thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; 3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc. Như vậy, theo quy định trên thì người thừa kế theo di chúc thì bắt buộc không được phép công chứng di chúc cho cha mẹ. Người thừa kế có phải chịu trách nhiệm hình sự thay cho người phạm tội nhưng đã chết không? (Hình từ Internet)" 20166,"Có một đoàn gồm 5 người nước ngoài và một phiên dịch người Việt Nam đi vào một xã thuộc khu vực biên giới và đang tiến hành quay phim, chụp ảnh tại một thôn trong xã. Nhận được tin báo từ Trưởng thôn, Trưởng Công an xã đã cử ngay 2 Công an viên đến hỏi họ mục đích vào khu vực biên giới. Theo trình bày của người phiên dịch đi trong đoàn thì nhóm người nước ngoài là khách du lịch, muốn tham quan khu vực biên giới và tìm hiểu về cuộc sống của nhân dân khu vực biên giới. Công an xã đề nghị họ xuất trình giấy tờ tuỳ thân thì tất cả họ có đủ giấy tờ hợp lệ nhập cảnh vào Việt Nam. Họ đề nghị chính quyền xã giúp đỡ để họ thực hiện nguyện vọng tìm hiểu văn hoá, đời sống của nhân dân địa phương. Công an xã cần giải quyết tình huống này như thế nào?","Điều 7 Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định, người nước ngoài đang công tác tại các cơ quan trung ương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Bộ Công an cấp; nếu người nước ngoài đang tạm trú tại địa phương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Công an cấp tỉnh nơi tạm trú cấp. Các cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới phải có đủ giấy tờ theo quy định nêu trên và cử cán bộ đi cùng để hướng dẫn và thông báo cho công an, bộ đội biên phòng tỉnh nơi đến. Đồng thời, Điều 15 của Nghị định nêu trên cũng quy định: việc quay phim, chụp ảnh, ghi hình, vẽ cảnh vật trong khu vực biên giới không được tiến hành ở những nơi có biển cấm các hoạt động nói trên. Trong tình huống có 5 người nước ngoài vào khu vực biên giới nêu trên, Công an xã cần làm những việc sau đây: Thứ nhất, Công an xã hỏi họ về việc họ vào Việt Nam du lịch hay vào Việt Nam công tác. - Nếu họ vào Việt Nam công tác tại các cơ quan trung ương thì để vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Bộ Công an cấp và có đại diện cơ quan, tổ chức của Việt Nam đi cùng để hướng dẫn và thông báo cho công an, Bộ đội biên phòng tỉnh nơi đến biết. - Nếu họ vào Việt Nam du lịch thì họ phải có giấy phép của Công an cấp tỉnh, nơi họ đăng ký tạm trú và phải có hướng dẫn viên du lịch là người Việt Nam đi cùng. Hướng dẫn viên du lịch phải hướng dẫn những người nước ngoài và thông báo cho công an, Bộ đội biên phòng tỉnh nơi đến biết. Thứ hai, Công an xã chỉ dẫn cho họ những nơi họ có thể vào du lịch và những nơi họ không được vào (các vùng cấm trong vành đai biên giới) và thông báo ngay cho Đồn biên phòng đang quản lý khu vực biên giới biết. Đồng thời, thông báo cho họ biết không được quay phim, chụp ảnh, ghi hình, vẽ cảnh vật trong khu vực biên giới ở những nơi có biển cấm các hoạt động này. Thứ ba, nếu những người nói trên có nhu cầu lưu trú qua đêm tại khu vực biên giới thì chỉ dẫn cho họ đến cơ quan Công an cấp xã, hoặc Đồn công an sở tại để đăng ký tạm trú. Đồn biên phòng đang quản lý khu vực biên giới, Công an xã và chính quyền địa phương hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của người này, phương tiện của họ trong thời gian họ lưu trú qua đêm tại khu vực biên giới, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện của họ." 28258,"Tôi làm việc và sống tại Hà Nội được hơn 4 năm, từ năm 2010. Tôi mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm tươi sống và kinh doanh cho tới nay. Tôi ở tại nhà mua từ năm 2014 (chính chủ) tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Xin hỏi, tôi có được nhập hộ khẩu Hà Nội hay không? Thủ tục như thế nào?","Theo quy định tại Luật Cư trú năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú năm 2013, có hiệu lực ngày 01/01/2014 thì điều kiện nhập khẩu về thành phố trực thuộc trung ương như sau: Tại khoản 1 và khoản 6 Điều 20 Luật Cư trú có quy định: “Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương: 1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên; 6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô”. Theo quy định tại Luật Thủ đô tại khoản 4, Điều 19 thì: “4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành: a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú; b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhàcho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê”. Như vậy, bạn có thể đáp ứng các quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật Cư trú và điểm b, khoản 4, điều 19 Luật Thủ đô. Đối chiếu quy định của bạn thì bạn đã ở Hà Nội được hơn 4 năm nhưng bạn phải thực hiện việc đăng ký tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên mới đủ điều kiện nhập khẩu mặc dù bạn có nhà ở chính chủ thuộc sở hữu của mình. Về thủ tục nhập khẩu bạn thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật Cư trú, cụ thể: “Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú 1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây: a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; 2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này; c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này. 3. Lâ. Về giấy chuyển khẩu: “Điều 28. Giấy chuyển hộ khẩu 2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây: b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau: b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. 4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. 5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến”. Như vậy, bạn phải thực hiện việc xin Giấy chuyển khẩu trước, sau đó cùng với hồ sơ nêu trên và nộp để làm thủ tục đăng ký thường trú (nhập khẩu). Các biểu mẫu về nhập khẩu, cắt khẩu, chuyển khẩu được ban hành kèm theo Thông tư số Số: 36/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công an về Biểu mẫu sử dụng trong đăng ký và quản lý cư trú, các biểu mẫu này cơ quan đăng ký hộ khẩu sẽ cấp cho bạn khi bạn thực hiện việc nhập khẩu." 28359,Thủ tục giấy xác nhận tình trạng hôn nhân,"Theo Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân 1. Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. 2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. 4. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương. 5. Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều này. 6. Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này, thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó. Trân trọng!" 19271,"Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi trong các trường hợp nào? Xin chào ban biên tập, tôi là Quang Hoàng, hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc nhận nuôi có nuôi, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi trong các trường hợp nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể như sau: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây: - Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi; - Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; - Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi; - Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi; - Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm. Trên đây là nội dung câu trả lời về những trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật nuôi con nuôi 2010. Trân trọng!" 17496,"Em hiện đang định cư ở Hoa Kỳ, đang mang hai quốc tịch Việt Nam và Mỹ. Em muốn xin được cấp lại hộ chiếu Việt Nam. Theo thông tin em tìm hiểu được thì nếu có hộ chiếu cũ của Việt Nam thì có thể được cấp lại hộ chiếu. Nhưng khi vào quốc tịch Mỹ em đã đổi tên...","Điểm 2, Mục I Thông tư số 27/2007/TT-BCA(A11) ngày 29/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông ở trong nước theo nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 11/08/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam có hướng dẫn trường hợp đề nghị điều chỉnh họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, số chứng minh thư nhân dân…. Như vậy, đối với trường hợp của bạn, nếu đã đổi tên, bạn vẫn có thể được cấp lại hộ chiếu. Điều kiện sửa đổi lại tên trong hộ chiếu: hộ chiếu của bạn phải còn thời hạn ít nhất 1 năm. Thủ tục: bạn nộp 01 tờ khai theo mẫu để khai các thông tin cần thiết (bạn có thể tải trên trang điện tửhttp://viet.vietnamembassy.us/lanhsu/), kèm theo bản sao giấy chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh sự điều chỉnh tên của bạn trong hộ chiếu." 10173,Khi cha mẹ tôi mất có để lại căn nhà (không có di chúc). Chúng tôi muốn bán đi để chia cho 5 người con ở hàng thừa kế thứ nhất. Vậy cháu nội đích tôn có được chia phần hay không?,"Những người thừa kế theo pháp luật được xác định theo Điều 676 Bộ luật Dân sự và được quy định theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Vì vậy, theo quy định nêu trên và theo những thông tin mà bạn cung cấp thì di sản của cha mẹ bạn sẽ được chia cho 5 người con thuộc hàng thừa kế thứ nhất, và những người khác thuộc hàng thừa kế thứ nhất (nếu có). Cháu nội thuộc hàng thừa kế thứ hai nên không được hưởng di sản do ông bà nội để lại." 7714,"Thế nào là nghĩa vụ quân sự theo Luật 1960? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thiên Trang hiện đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Tôi hiện đang tìm hiểu về Luật nghĩa vụ quân sự qua các năm. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi thế nào là nghĩa vụ quân sự theo Luật 1960? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập!","Khái niệm nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 1 Luật nghĩa vụ quân sự 1960, theo đó: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đối với Tổ quốc. Những công dân nam giới từ mưới tám đến bốn mươi lăm tuổi, không phân biệt dân tộc, nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng, thành phần xã hội và trình độ văn hoá, đều có nghĩa vụ quân sự. Trên đây là tư vấn về khái niệm nghĩa vụ quân sự theo Luật 1960. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Luật nghĩa vụ quân sự 1960. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 33663,Con đã chuyển khẩu sang nhà chồng thì có được hưởng thừa kế của bố mẹ?,"Nhà em có 3 chị em, 2 trai 1 gái. Em là con gái duy nhất trong nhà và đã đi lấy chồng. Em cũng đã chuyển khẩu về nhà chồng. Em có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho em hỏi đã chuyển khẩu sang nhà chồng thì có được hưởng thừa kế của bố mẹ? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!" 16201,Khi chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm như thế nào?,"Điều 305 Bộ Luật dân sự quy định: khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ, nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thương thiệt hại. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi xuất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả thời điểm thành toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác." 28149,Vợ có được hưởng di sản thừa kế phần tài sản riêng của chồng không?,"Căn cứ vào Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. ... Theo đó, trường hợp người chết không để lại di chúc thì người vợ sẽ được nhận phần di sản thừa kế theo pháp luật bằng với phần của các đồng thừa kế khác vì thuộc đối tượng của hàng thừa kế thứ nhất, không phân biệt tài sản chung của hai vợ chồng hay tài sản riêng." 1402,"Thủ tục, thẩm quyền giải quyết đề nghị cấp thị thực được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Văn Phương, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Tp Hồ Chí Minh, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là thủ tục, thẩm quyền giải quyết đề nghị cấp thị thực được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Thủ tục, thẩm quyền giải quyết đề nghị cấp thị thực được quy định tại Điều 3 Thông tư 31/2015/TT-BCA hướng dẫn về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau: - Cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam theo khoản 1 Điều 16 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Luật) trực tiếp gửi văn bản đề nghị tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. - Văn bản đề nghị cấp thị thực theo mẫu do Bộ Công an ban hành tại Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam gồm: + Mẫu NA2 sử dụng cho cơ quan, tổ chức; + Mẫu NA3 sử dụng cho cá nhân. - Giải quyết đề nghị cấp thị thực: + Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết và trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật; + Đối với trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 16 của Luật. Trên đây là nội dung câu trả lời về thủ tục, thẩm quyền giải quyết đề nghị cấp thị thực. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 31/2015/TT-BCA. Trân trọng!" 19832,Câu hỏi: Nhận cháu ruột trên 14 tuổi làm con nuôi có được không?,"Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 thì trường hợp của chị được xem xét, giải quyết. Căn cứ theo Điều 31 của Luật này thì vợ chồng chị cần chuẩn bị các giấy tờ sau: + Đơn xin nhận con nuôi; + Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; + Bản điều tra về tâm lý, gia đình; + Phiếu lý lịch tư pháp; + Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; + Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản; +Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam. Các giấy tờ nêu trên phải được Đại sứ quán Việt Nam tại Anh hợp pháp hóa lãnh sự, dịch tiếng Việt và chứng thực bản dịch tại Đại sứ quán Việt Nam tại Anh hoặc các Phòng Tư pháp quận, huyện của Việt Nam. Hồ sơ được lập thành 02 bộ. Ngoài ra, gia đình cháu bé ở Việt Nam cũng cần chuẩn bị các giấy tờ sau: + Giấy khai sinh + Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp + Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không qua 06 tháng + Giấy tờ, tài liệu để chứng minh chị là dì ruột của cháu bé. Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi, trong đó có quy định về mức lệ phí. Do đó hiện chưa có mức lệ phí cụ thể đối với trường hợp của chị. Sau khi hoàn tất các giấy tờ theo hướng dẫn trên (02 bộ hồ sơ của chị và chồng kèm 01 bộ hồ sơ của cháu bé), hai vợ chồng chị đến Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp (58-60 Trần Phú, Hà Nội) để trực tiếp nộp hồ sơ. Trường hợp vợ chồng chị có lý do chính đáng không thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi được, thì có thể ủy quyền cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam để nộp hộ. Giấy ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch tiếng Việt (thành 02 bản) như đối với các giấy tờ trong hồ sơ của vợ chồng chị." 2448,Có được chấm dứt việc nuôi con nuôi với lý do không có nhu cầu nuôi con nuôi nữa hay không?,"Tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau: Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi; 2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi; 3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi; 4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này. Tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về các hành vi cấm khi nuôi con nuôi như sau: - Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em. - Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi. - Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. - Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số. - Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước. - Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi. - Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Theo đó, pháp luật không cho phép việc chấm dứt nuôi con nuôi với lý do không có nhu cầu nuôi con nuôi nữa. Việc chấm dứt nuôi con nuôi chỉ được thực hiện với các lý do được liệt kê như trên." 11388,"Tài sản của 02 vợ chồng đang thế chấp tại ngân hàng. Vì đi làm xa nên chồng uỷ quyền cho vợ sau khi trả hết tiền cho ngân hàng, thực hiện xong thủ tục xóa chấp sẽ được bán/chuyển nhượng tài sản đó. Như vậy công chứng trong trường hợp này có đúng không? Gửi bởi: Le Cam Tu","Theo quy định tại Ðiều 197 Bộ luật dân sự, chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Tuy nhiên, trong trường hợp chủ sở hữu không thể trực tiếp thực hiện các quyền trên thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền này. Ðiều 198 Bộ luật dân sự có quy định về quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu như sau: - Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. - Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí, lợi ích của chủ sở hữu. Việc người chồng đi làm ăn xa, không thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản của mình (thực hiện xóa thế chấp, thực hiện việc mua bán/ chuyển nhượng tài sản) nên đã ủy quyền cho vợ của mình thực hiện các quyền trên là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Hai vợ chồng có thể yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền tại bất kỳ tổ chức công chứng nào, việc công chứng hợp đồng được thực hiện theo quy định của Luật công chứng và văn bản hướng dẫn." 9545,"Tôi 20 tuổi có cho một người 16 tuổi mượn 10.000.000 đồng, hiện tại tôi cần tiền đòi lại thì người này không chịu trả, cho hỏi tôi có thể khởi kiện để đòi lại được không? Khi cho mượn có ghi giấy, không tính lãi. Nhờ hỗ trợ!","Căn cứ Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: - Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. - Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. - Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. => Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì người này 16 tuổi, do đó có đủ năng lực hành vi dân sự để xác lập hợp đồng vay và tự chịu trách nhiệm. Theo đó, bạn có thể khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người này để yêu cầu giải quyết. Trên đây là nội dung hỗ trợ. Trân trọng!" 26453,"Lực lượng dự bị động viên gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội. Theo đó, cho tôi hỏi: của các Bộ, ngành, tỉnh có trách nhiệm gì trong việc lập kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên?","Tại Điều 2 Nghị định 39-CP năm 1997 hướng dẫn Pháp lệnh lực lượng dự bị động viên, có quy định trách nhiệm cụ thể của các Bộ, ngành, của các tỉnh trong việc lập kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên được qui định như sau: 1. Bộ Quốc phòng: a) Căn cứ nhu cầu lực lượng dự bị dộng viên cần huy động để bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội trong chiến tranh, Bộ Quốc phòng cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lập kế hoạch nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên và nhiệm vụ bảo đảm hậu cần, trang bị kỹ thuật, tài chính cho việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên trong phạm vi cả nước và phân bố chỉ tiêu cho các Bộ, ngành, các tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. b) Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng tham gia ý kiến với các Bộ, ngành và các tỉnh trong việc lập kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên. c) Hàng năm, Bộ Quốc phòng lập kế hoạch huấn luyện, diễn tập, kiểm tra lực lượng dự bị động viên, trình Thủ tuớng Chính phủ quyết định. d) Bộ quốc phòng cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc lập các kế hoạch nói tại Điều 3, Điều 4 của Nghị định này. đ) Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị thường trực của quân đội lập kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên. 2. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các chế độ chính sách và cơ chế tài chính bảo đảm cho việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên. 3. Các Bộ, ngành khác có trách nhiệm lập kế hoạch bảo đảm những phần có liên quan trong việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên. 4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh và các Bộ, ngành có nhiệm vụ xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên hoặc có nhiệm vụ bảo đảm cho việc xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên ngoài việc lập kế hoạch của cấp mình còn phải chỉ đạo cấp dưới thuộc quyền lập kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 25600,"Quyền thỏa thuận trong hợp đồng hàng hải. Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề muốn hỏi như sau: Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải có quyền thỏa thuận riêng không ạ? Quy định tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!","Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới Quyền thỏa thuận trong hợp đồng được quy định tại Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/7/2017). Theo đó, Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải có quyền thỏa thuận riêng, nếu Bộ luật này không hạn chế. Nếu có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Tòa án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp Bộ luật này có quy định hoặc các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam đối với quan hệ hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải, nếu luật đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. (Điều 5 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015) Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Quyền thỏa thuận trong hợp đồng hàng hải được quy định tại Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!" 241,"Trước đây khi tôi làm công nhân thì có con với một anh trưởng phòng người Đài Loan. Tôi và con ở quận 5 đến nay con tôi được 10 tuổi thì anh ấy trở lại Việt Nam và muốn nhìn nhận con để đứng tên cha trong khai sinh cho cháu. Vậy khi đi làm thủ tục trên thì pháp luật có buộc phải lấy ý kiến vợ anh ấy hay không (anh ấy đã có vợ ở Đài Loan)? Nguyen Thi Oanh Hien (hienoanhxinchang_1791969@gmail.com)","Không. Theo quy định Điều 30, 31 Nghị định 126 ngày 31-12-2014 của Chính phủ (có hiệu lực ngày 15-2-2015), quy định việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo quy định của Nghị định này chỉ được thực hiện nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ; việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha (trừ trường hợp mẹ hoặc cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự). Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó. Nếu con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Về thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con là Sở Tư pháp nơi đăng ký thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Hiện tại, luật không quy định việc nhận con phải có có sự đồng ý của vợ người nhận con. Tuy nhiên, do con bạn đã 10 tuổi nên việc nhận cha con theo quy định trên thì phải có ý kiến đồng ý của cháu. Như vậy, việc bạn cần làm là hỏi ý kiến con bạn về việc cha cháu muốn nhận con và đến Sở Tư pháp TP.HCM để được hướng dẫn về thủ tục trên." 18476,"Cho hỏi, việc khám sức khỏe sơ tuyển nghĩa vụ quân sự thì được thực hiện tại đâu vậy ạ? Nghe nói khám xong cái này nếu đạt yêu cầu thì mới được khám nghĩa vụ quân sự chính thức có đúng không?","Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định về sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự, theo đó, sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện. Như vậy, việc khám sức khỏe sơ tuyển nghĩa vụ quân sự sẽ được thực hiện tại Trạm y tế xã, dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện. Theo quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 6 Thông tư này thì trước hết phải lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý. Như vậy, có thể kết luận rằng những công dân đã qua sơ tuyển sức khỏe thì mới được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự (khám sức khỏe chính thức). Trân trọng!" 647,Xin hỏi các bên là cá nhân với nhau trong giao dịch về dân sự thì được thỏa thuận lãi suất cho vay hàng tháng là bao nhiêu? áp dụng đối tượng vay theo,"Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau: Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. => Theo quy định nêu trên thì các bên có thể thỏa thuận về lãi suất, nhưng lãi theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm - tức là không quá 1.67%/tháng. Trân trọng!" 4805,"Ban biên tập cho hỏi. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trường hợp hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ trong hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng thì lãi, lãi suất sẽ được xác định như thế nào?","Việc xác định lãi, lãi suất trong hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP, cụ thể như sau: - Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả theo lãi suất thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tương ứng với thời hạn vay chưa trả lãi trên nợ gốc tại thời điểm xác lập hợp đồng. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ. Tiền lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả = (nợ gốc chưa trả) x (lãi suất theo thỏa thuận hoặc 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ) x (thời gian vay chưa trả lãi trên nợ gốc). - Trường hợp chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn thì còn phải trả lãi trên nợ lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Tiền lãi trên nợ lãi chưa trả = (nợ lãi chưa trả) x (lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015 tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc); - Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% mức lãi suất vay do các bên thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Mức lãi suất trên nợ gốc quá hạn do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc 150% lãi suất vay do các bên thỏa thuận) x (thời gian chậm trả nợ gốc). Ban biên tập phản hồi thông tin." 5342,"Doanh nghiệp chúng tôi đang đầu tư vào lĩnh vực hàng không dân dụng, chính vi thế tôi đang tìm hiểu các quy định về đăng ký quốc tịch cho máy bay. Anh chị cho tôi hỏi yêu cầu và điều kiện để đăng ký quốc tịch cho máy bay theo quy định hiện nay được quy định như thế nào? Xin chân thành cảm ơn.","Tai Khoản 10 Điều 4 Luật biên giới quốc gia 2003 quy định: ""Tàu bay là phương tiện hoạt động trên không bao gồm máy bay, tàu lượn, khí cầu và những phương tiện bay khác."" Tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 07/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 1, điểm c Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 68/2015/NĐ-CP, có hiệu lực ngày 11/03/2019, quy định về yêu cầu và điều kiện đăng ký quốc tịch tàu bay như sau: 1. Yêu cầu về đăng ký quốc tịch tàu bay - Tàu bay thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác (trường hợp tàu bay do cá nhân khai thác thì cá nhân phải thường trú tại Việt Nam); tàu bay được thuê mua hoặc thuê theo hình thức thuê không có tổ bay với thời hạn thuê từ 24 tháng trở lên để khai thác tại Việt Nam phải đăng ký mang quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Nghị định này. - Trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày nhập khẩu vào Việt Nam, tàu bay phải được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam. 2. Điều kiện tàu bay được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam - Chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào hoặc đã xóa đăng ký quốc tịch nước ngoài; - Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về quyền sở hữu tàu bay; quyền chiếm hữu tàu bay đối với trường hợp thuê - mua hoặc thuê tàu bay; - Đối với tàu bay đã qua sử dụng, khi đăng ký quốc tịch lần đầu phải đáp ứng yêu cầu về tuổi như quy định áp dụng cho tàu bay đã qua sử dụng tại thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật. - Đáp ứng các điều kiện, yêu cầu về đảm bảo quốc phòng, an ninh; an toàn hàng không, an ninh hàng không và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 3. Điều kiện tàu bay được đăng ký tạm thời mang quốc tịch Việt Nam Tàu bay được đăng ký tạm thời mang quốc tịch Việt Nam nếu tàu bay đó đang trong giai đoạn chế tạo, lắp ráp hoặc thử nghiệm tại Việt Nam và đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm b và d Khoản 2 Điều này. 4. Người có quyền đề nghị đăng ký quốc tịch tàu bay, bao gồm: - Chủ sở hữu tàu bay; - Người thuê – mua tàu bay, người thuê tàu bay (sau đây gọi chung là người thuê tàu bay). Trên đây là quy định về yêu cầu và điều kiện đăng ký quốc tịch cho máy bay từ năm 2019. Trân trọng!" 10944,Cô ruột hơn cháu 15 tuổi có thể nhận cháu làm con nuôi không?,"Anh chị tôi đã qua đời, chỉ còn một mình cháu tôi. Cháu tôi năm nay mới 14 tuổi đang tuổi ăn tuổi học. Tuôi muốn nhận cháu làm con nuôi. Tuy nhiên tôi chỉ lớn hơn cháu có 15 tuổi. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi cô ruột hơn cháu 15 tuổi có thể nhận cháu làm con nuôi không? Chân thành cảm ơn! Minh Hiền - hien*****@gmail.com" 8132,"Tôi có một căn nhà ở trung tâm quận 1, do thiếu nợ ngân hàng nên nhà tôi đang bị kê biên, tôi muốn hỏi tôi có thể bán căn nhà này cho người khác được không?","Căn cứ Điều 9 Luật kinh doanh bất động sản 2014 có quy định về điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh như sau: Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây: - Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; - Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất; - Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. Như vậy căn cứ quy định của pháp luật hiện hành thì nhà của anh đang ở không phải là bất động sản có thể đưa vào kinh doanh mua bán. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà anh thắc mắc. Trân trọng!" 21110,Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi vắng khám nghĩa vụ quân sự nhưng không có lý do chính đáng là bao lâu?,"Căn cứ quy định Điều 2 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu như sau: Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, cụ thể như sau: .... Căn cứ quy định hoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau: Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây: Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế; b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau: Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi vắng khám nghĩa vụ quân sự nhưng không có lý do chính đáng là 01 năm. Trân trọng!" 1118,"Bạn trai em là công an, chúng em dự định kết hôn, tuy nhiên vừa qua anh trai em bị phát hiện nghiện ma túy phải đưa vào trại cai nghiện bắt buộc, em muốn hỏi như vậy thì có ảnh hưởng gì đến việc kết hôn của em không ạ?","Để đăng ký kết hôn thì bạn cần phải đáp ứng điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Mặt khác, khi bạn kết hôn với công an là những người thuộc trong lực lượng vũ trang nhân dân, là một ngạch đặc thù nên sẽ có những quy định lưu hành nội bộ trong ngành. Tuy nhiên, kết hôn với người trong ngành công an phải thẩm tra lý lịch gia đình và bản thân, cụ thể: - Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền. - Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang tranh chấp hành án phạt tù. - Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin Lành… - Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa. - Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch) Ngoài ra sẽ có một số quy định khác ở từng địa phương. Do vậy, trong trường hợp bạn muốn kết hôn với người là công an, thì bạn nên liên hệ trực tiếp với cán bộ thẩm tra lý lịch người kết hôn với cơ quan công an để được giải đáp thắc mắc. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 31589,Mình đang làm việc tại công ty công nghệ được 3 năm. Mới đây mẹ mình ở quê có gọi lên là do đi khám đủ sức khỏe nên được gọi đi nghĩa vụ. Bây giờ mình phải làm sao? Đi nghĩa vụ có mất việc luôn không?,"Theo Điểm a Khoản 1 Điều 30 Bộ luật lao động 2019 quy định về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, trong đó có trường hợp: Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; Và tại Điều 31 Bộ luật này quy định nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Như vậy, nếu NLĐ có lệnh gọi tham gia nghĩa vụ quân sự thì sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về thì công ty có trách nhiệm phải nhận NLĐ trở lại làm việc, trừ hai bên có thỏa thuận khác. Do đó, bạn có thể yên tâm thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không lo bị mất việc. Trân trọng!" 11733,"Bà Phùng Thị Thanh (tỉnh Thanh Hóa) làm văn thư tại 1 trường Tiểu học. Trong năm 2014, bà Thanh sinh con thứ ba. Bà Thanh hỏi, bà có bị xử lý kỷ luật theo Luật Công chức không? Nếu có thì hình thức kỷ luật nhẹ nhất là hình thức gì?","Theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực kể từ 31/12/2013 (thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP) thì không có chế tài “xử lý việc sinh con thứ ba”. Điều này có nghĩa là pháp luật hiện tại không quy định xử phạt vi phạm hành chính hành vì sinh con thứ ba đối với cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, hình thức xử lý cụ thể cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đề ra. Vì vậy, bà Thanh cần tham khảo nội quy, quy chế của ngành giáo dục và cơ quan mình xem có quy định về vấn đề xử phạt viên chức sinh con thứ ba hay không, nếu có bà phải chấp hành các quy định đã được thông qua." 8879,"Người nào không được làm chứng cho việc lập di chúc? Xin chào Ban biên tập, tôi là Mai Anh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, người nào không được làm chứng cho việc lập di chúc? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Mai Anh (maianh*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 thì người làm chứng cho việc lập di chúc được quy định cụ thể như sau: Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: - Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. - Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì những người sau đây không được làm chứng cho việc lập di chúc: - Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. - Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trên đây là nội dung tư vấn về người làm chứng cho việc lập di chúc. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 29441,"Ban biên tập cho hỏi, bạn tôi là người nước ngoài muốn vào Việt Nam thì mức thu phí cấp thị thực và các giấy tờ có liên quan đến xuất nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài 2019 là bao nhiêu?","Tại Thông tư 219/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất, nhập, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có quy định mức thu phí cấp thị thực và các giấy tờ có liên quan đến xuất nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài 2019 như sau: Stt Nội dung Mức thu 1 Cấp thị thực có giá trị một lần 25 USD/chiếc 2 Cấp thị thực có giá trị nhiều lần: a Loại có giá trị đến 03 tháng 50 USD/chiếc b Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng 95 USD/chiếc c Loại có giá trị trên 06 tháng đến 01 năm 135 USD/chiếc d Loại có giá trị trên 01 năm đến 02 năm 145 USD/chiếc e Loại có giá trị trên 02 năm đến 05 năm 155 USD/chiếc g Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn) 25 USD/chiếc 3 Chuyển ngang giá trị thị thực, thẻ tạm trú, thời hạn tạm trú còn giá trị từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới 5 USD/chiếc 4 Cấp giấy miễn thị thực 10 USD/chiếc 5 Cấp thẻ tạm trú: a Có thời hạn từ 01 năm đến 02 năm 145 USD/thẻ b Có thời hạn từ 02 năm đến 05 năm 155 USD/thẻ c Đối với người nước ngoài được Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực nhiều lần ký hiệu LĐ, ĐT thời hạn trên 01 năm 5 USD/thẻ 6 Gia hạn tạm trú 10 USD/lần 7 Cấp mới, cấp lại thẻ thường trú 100 USD/thẻ 8 Cấp giấy phép vào khu vực cấm, vào khu vực biên giới; giấy phép cho công dân Lào sử dụng giấy thông hành biên giới vào các tỉnh nội địa của Việt Nam 10 USD/người 9 Cấp thị thực cho khách quá cảnh đường hàng không và đường biển vào thăm quan, du lịch (theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 Luật số 47/2014/QH13) 5 USD/người 10 Cấp thị thực tại cửa khẩu có giá trị không quá 15 ngày trong trường hợp người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo diện đơn phương miễn thị thực, sau đó xuất cảnh sang nước thứ ba rồi nhập cảnh trở lại Việt Nam cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam chưa đến 30 ngày 5 USD/người 11 Cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không có hộ chiếu 200.000 Đồng/lần cấp 12 Cấp giấy phép cho người đã nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu bằng giấy thông hành biên giới đi thăm quan các địa điểm khác trong tỉnh 10 USD/người Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 16026,Tài sản của người bị tuyên bố mất tích được xử lý như thế nào?,"Căn cứ theo Điều 69 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích cụ thể như sau: Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này. Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản. Như vậy, đối với tài sản của người bị tuyên bố mất tích sẽ được người có nghĩa vụ tiếp tục quản lý tài sản của người đó cho đến khi Tòa án chính thức tuyên bố mất tích theo quy định pháp luật. Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý. Nếu không có những người này thì giao cho người thân, nếu không có người thân thì Tòa án chỉ định người quản lý tài sản." 15158,Người bị Covid có thuộc trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú không?,"Khoản 2 Điều 4 Luật Cư trú 2020 quy định về các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú như sau: Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân 1. Công dân thực hiện quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế trong các trường hợp sau đây: a) Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách; b) Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; c) Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng; d) Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; địa điểm không được đăng ký thường trú mới, đăng ký tạm trú mới, tách hộ theo quy định của Luật này; đ) Các trường hợp khác theo quy định của luật. ... Theo quy định nêu trên, người bị nhiễm Covid thuộc trường hợp phải cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng Do đó, người bị nhiễm Covid thuộc trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú theo quy định. Trân trọng!" 8931,"Cha mẹ tôi có mảnh đất tổng diện tích 2.500 cha mẹ tôi có 7 người con ( 5 trai,2 gái) Cha mẹ cho tôi 500m2 và có xây cất nhà trên mảnh đất đó, cho vào năm 1998 có đóng thuế đất riêng. Nhưng đến nay vẫn chưa cắt đất làm sổ quyền sử dụng đất riêng mà phần đất nhà đang ở vẫn còn chung sổ quyền sử dụng đất với cha mẹ. Nhưng có giấy xác nhận của cha mẹ cho và được UBND phường xác nhận vào năm 2004. Cha mẹ cũng cho ông anh thứ 7 cũng 500m2 và có xây cất nhà ở cũng như tôi , nhưng ông anh xây nhà vào năm 1996 và cũng có đóng thuế riêng, nhưng không có giấy tờ cha mẹ cho mà cha mẹ cha lúc đó bằng miệng thôi. Số đất còn lại 1.500m2 là của cha mẹ sinh sống trong 1 căn nhà nhỏ của cha mẹ đang sinh sống. Còn số người con còn lại 3 trai, 2 gái thì lớn lên có gia đình ở riêng hết không sống chung với cha mẹ. Nay được thành phố giải tỏa nhà của tôi, nhà ông anh thứ 7 , nhà cha mẹ tôi của tôi luôn. Nhưng lúc này thì cha mẹ tôi đã mất hết rồi. Nhà tôi được thành phố bố trí riêng 1 lô đất chính, ông anh thứ 7 cũng bố trí cũng giống như tôi. Nhưng phần đất bồi thường thì được thành phố bồi thường chung trong đất của cha mẹ của tôi , thành phố giải thích phần đất của nhà tôi và của ông anh thứ 7 của tôi là chưa cắt ra sổ quyền sử dụng đất riêng cho nên thành phố căn cứ vào đó mà bồi thường chung trong đất của cha mẹ của tôi thôi. Còn phần đất của cha mẹ của tôi hiện được bố trí 6 lô chính , 1 lô phụ và bồ thường tiền đất 700 triệu. Nhưng hiện nay cha mẹ đã mất hết không để lại di chúc hay thừa kế gì hết. Giờ cho tôi hỏi luật sư lô đất được thành phố bố trí cho tôi có được đưa vào tài sản của cha mẹ của tôi không? ( lô đất bố trí  đứng tên của tôi không phải tên của cha mẹ tôi ) Cho tôi hỏi luật sư giờ muốn chia tài sản của cha mẹ để lại thì chia như thế nào là hợp lý?","Theo như bạn trình bày thì bạn và anh thứ 7 đều được bố mẹ cho mỗi người 500m2, đã xây nhà, đóng thuế riêng nhưng chưa tách sổ. Nay thành phố bồi thường cho bạn 1 lô đất riêng còn phần đất bồi thường của anh thứ 7 thì gộp vào chung với phần bồi thường đất của bố mẹ. Do vậy, có 2 cách giải quyết: - Cách thứ nhất: bạn gộp lô đất bạn được đứng tên riêng vào lô đất chung của bố mẹ, sau đó chia đều cho 7 người con và 700 triệu cũng chia đều cho 7. - Cách thứ hai: Lô đất bạn được bồi thường đứng tên bạn là của riêng bạn. Còn phần riêng của anh thứ 7 thì do thành phố bố trí đất bồi thường của ông anh thứ 7 gộp chung vào với đất của bố mẹ nên tách thửa đất bồi thường chung đó ra một lô bằng với diện tích lô đất bạn được bồi thường làm của riêng anh thứ 7. Diện tích đất còn lại sẽ chia đều cho 7 người con và số tiền 700 triệu cũng chia đều cho 7 người con. Theo tôi cách thứ 2 này hợp tình, hợp lý hơn." 11645,Ký kết hợp đồng khi bị ép buộc có dẫn tới vô hiệu?,"Ông Ánh vay tiền ông Xuân 200 triệu đồng với lãi suất 120% /năm. Do không trả đươc nợ, sau một thời gian cả gốc lẫn lãi là 400tr đồng. Ông Xuân tìm Ánh để đòi nợ và dùng vũ lực bắt ông Ánh ký vào hợp đồng nhận nợ với nội dung ông Ánh nợ ông Xuân 400 triệu đồng. Xin hỏi, giấy nhận nợ của ông Ánh có được công nhận? Nếu không được công nhận thì hướng giải quyết của tòa án sẽ như thế nào?" 26425,Nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân theo pháp luật Việt Nam?,"Nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân được ghi nhận trong rất nhiều văn bản chứ không chỉ trong Luật Hôn nhân và Gia đình. Sự tự nguyện trong hôn nhân gia đình rất quan trọng bởi điều này là yếu tố quyết định xem cuộc hôn nhân của bạn có thể bền vững hạnh phúc và lâu dài được không. Theo Pháp luật về Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định để có thể kết hôn, người muốn kết hôn phải hội đủ ba điều kiện, bao gồm: - Người muốn kết hôn phải có năng lực hành vi; - Người muốn kết hôn phải đạt đến độ tuổi theo luật định - Đồng thời, người muốn kết hôn phải chấp nhận kết hôn một cách tự nguyện. Việc hai người kết hôn một cách tự nguyện được hiểu là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ. Kết hôn là quyền chứ không phải nghĩa vụ. Không thể có hôn nhân ngoài ý muốn của người kết hôn. Gọi là kết hôn ngoài ý muốn một khi một bên hoặc cả hai bên kết hôn không ưng thuận kết hônhoặc sự ưng thuận kết hôn không hoàn hảo. Không có sự ưng thuận là gì? Hành vi không có sự ưng thuận được biểu hiện qua hành vi của các chủ thể đặc biệt, bao gồm: người mất năng lực hành vi dân sự và người bị mắc bệnh tâm thần. - Người mất năng lực hành vi dân sự: Người mất năng lực hành vi dân sự không thể kết hôn. Người đại diện người mất năng lực hành vi dân sự không có quyền cho phép người được đại diện kết hôn. Đây là giải pháp khá riêng của Pháp luật Việt Nam, bởi trong luật của nhiều nước, người mất năng lực hành vi không mất năng lực pháp luật vẫn được kết hôn: Luật của Pháp thừa nhận rằng người mất năng lực hành vi vẫn có thể kết hôn một khi có ý kiến thuận lợi của bác sĩ điều trị và sự cho phép của gia đình. - Người bị mắc bệnh tâm thần: Nếu người không nhận thức được hành vi của mình quyết định việc kết hôn trong lúc không nhận thức được hành vi của mình, thì việc kết hôn không có giá trị do sự ưng thuận không tồn tại. Mặc khác, nếu người không nhận thức được hành vi của mình quyết định việc kết hôn trong lúc đang tỉnh táo, thì việc kết hôn có giá trị. Mặc dù, có thể sau đó, người này bị đặt trong tình trạng mất năng lực hành vi theo một quyết định của Toà án (nếu Toà án quyết định đặt người này trong tình trạng mất năng lực hành vi, thì vợ (chồng) trởt hành giám hộ đương nhiên); Đối với, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì pháp Luật hôn nhân và gia đình hiện hành không cấm kết hôn đối với những người này. Họ có thể tự mình quyết định việc kết hôn mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Sự ưng thuận kết hôn không hoàn hảo là gì? Sự ưng thuận không hoàn hảo là hành vi của một bên thực hiện làm cho bên kia tin theo hoặc bị cưỡng ép mà đồng ý việc kết hôn hoặc ly hôn. Việc kết hôn này xét trên hình thức thì đủ các điều kiện để hai bên có thể kết hôn nhưng xét trên mặt tâm lý, suy nghĩ của các bên thì đó lại không phải là sự tự nguyện ý chí. - Hành vi lừa dối: Hành vi lừa dối là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn. - Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ. - Nhầm lẫn là hành vi không có nhầm lẫn trong hôn nhân. Khác với luật của nhiều nước, pháp luật hôn nhân ở Việt Nam hiện hành không coi sự nhầm lẫn như là một trong những lý do để yêu cầu tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Nếu do nhầm lẫn mà chấp nhận kết hôn, thì người nhầm lẫn có thể xin ly hôn. Nếu sự nhầm lẫn là do hệ quả của sự lừa dối, thì có thể yêu cầu huỷ hôn nhân trái pháp luật do có sự lừa dối. Căn cứ pháp lý: Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 ""1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính"". Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật ""2. “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ. 3. “Lừa dối kết hôn” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.""" 8453,"Xin cho biết những trường hợp nào được trợ giúp pháp lý? Người thuộc diện trợ giúp pháp lý phạm tội bị bắt, tạm giữ thì làm thế nào để mời được luật sư trợ giúp pháp lý cho mình?","Theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và Điều 2 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/1/2007, người được trợ giúp pháp lý bao gồm: người nghèo, người có công với cách mạng; người già từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân hoặc không có nơi nương tựa; người tàn tật, trẻ em dưới 16 tuổi không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các trường hợp khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ra ngày 28/12/2007 quy định: Trong quá trình tiến hành điều tra, truy tố và xét xử, nếu phát hiện đương sự thuộc một trong các trường hợp được trợ giúp pháp lý quy định thì thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên; viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, chánh án, phó chánh án tòa án, thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án (người tiến hành tố tụng) có trách nhiệm hướng dẫn họ hoặc người thân thích, người đại diện hợp pháp của họ về các thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý. Các cơ quan này có trách nhiệm cung cấp cho họ mẫu đơn đề nghị trợ giúp pháp lý và địa chỉ liên lạc của trung tâm, chi nhánh. Người đang bị tạm giữ, tạm giam được người tiến hành tố tụng, giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giữ giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ có yêu cầu được trợ giúp pháp lý thì được hướng dẫn viết đơn đề nghị trợ giúp pháp lý và đơn của họ được các cá nhân, đơn vị này chuyển đến trung tâm hoặc chi nhánh nơi người được trợ giúp pháp lý yêu cầu hoặc tại địa bàn nơi đặt trụ sở của cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án hoặc nơi đặt trại tạm giam, nhà tạm giữ." 11828,"Năng lực pháp luật và năng lực hành vi trong tố tụng dân sự của đương sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Văn Ngọc. Hiện tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến việc tố tụng dân sự qua các thời kì và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Trước ngày 01/07/2016, năng lực pháp luật và năng lực hành vi trong tố tụng dân sự của đương sự được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!","Trước ngày 01/07/2016, năng lực pháp luật và năng lực hành vi trong tố tụng dân sự của đương sự được quy định tại Điều 57 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 với nội dung như sau: - Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự. - Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác. - Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. - Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. - Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Toà án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. - Đương sự là cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Trên đây là nội dung trả lời về năng lực pháp luật và năng lực hành vi trong tố tụng dân sự của đương sự. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Trân trọng!" 10153,"Tìm hiểu quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội . Nhưng có thắc mắc sau tôi mong nhận phản hồi. Cụ thể: Hình thức thông báo công khai cho công chức, viên chức của cơ quan Bảo hiểm xã hội được quy định ra sao?","Hình thức thông báo công khai cho công chức, viên chức của cơ quan Bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 2 Điều 11 Quyết định 860/QĐ-BHXH năm 2011 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, cụ thể như sau: - Thông báo bằng văn bản cho công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị; - Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, đơn vị; - Phát hành ấn phẩm; công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng; - Thông báo tại hội nghị hoặc cuộc họp công chức, viên chức; giao ban hàng tháng của cơ quan, đơn vị; họp với Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc cơ quan; họp liên tịch của cơ quan; - Thông báo cho Thủ trưởng cơ quan đơn vị và yêu cầu thông báo đến công chức, viên chức; - Cập nhật trên trang thông tin điện tử hoặc mạng nội bộ của cơ quan; - Thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 33214,"Bác em 86 tuổi, độc thân. Ông hiện có căn nhà đang nhờ người bà con làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất. Ông có ký một văn bản thoả thuận được văn phòng thừa phát lại chứng nhận việc đồng ý cắt một phần đất cho người làm giấy tờ này sau khi người này làm xong sổ hồng Do tuổi cao ông có ý định lập uỷ quyền và di chúc cho em định đoạt căn nhà này. Hiện căn nhà chưa được cấp giấy chủ quyền do chưa có lối đi. Trước đây, lối đi vào nhà này là thông qua căn nhà phía trước do ba em đứng tên trên sổ hồng dùm bác em hiện phải bán để trả nợ của bác cho người khác theo thoả thuận đã được toà án chấp thuận. Xin hỏi: – Căn nhà phía sau chưa có chủ quyền thì bác em có lập di chúc hay uỷ quyền công chứng cho em được không ? Bác em đã già yếu lại không tự viết được. Nếu không thể ký công chứng được thì nên làm thế nào. – Văn bản thoả thuận ký cho người làm giấy tờ được văn phòng thừa phát lại chứng nhận có giá trị pháp lý tranh chấp đòi phần quyền sỡ hữu không khi thời điểm ký văn bản là nhà chưa có sổ hồng.","Khoản 1 điều 188 Luật đất đai 2013 quy định: “1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất.” Như vậy, căn cứ theo quy định này thì khi muốn để lại di chúc chia thừa kế là đất đai thì người để lại di chúc sẽ phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp có đủ điều kiện để thừa kế quyền sử dụng đất thì Điều 656 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về di chúc có người làm chứng như sau: “Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.” Theo quy định này thì nếu ông bạn không thể tự mình viết được bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất 2 người làm chứng. Ông bạn sẽ phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt người làm chứng và những người làm chứng phải xác nhận chữ ký, điểm chỉ của ông bạn và ký vào bản di chúc. Điều 658 khoản 2 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: “2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.” Như vậy, trong trường hợp mà ông không thể đọc được hoặc không thể nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này sẽ ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng viên và công chứng viên người có thẩm quyền chứng thực phải chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng. Khoản 1 điều 56 Luật công chứng chứng thực quy định: “1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.” Như vậy, căn cứ theo quy định này thì ông bạn phải tự mình yêu cầu công chứng mà không thể ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng hộ. Điều 581 Bộ Luật dân sự có quy định về hợp đồng ủy quyền như sau: “Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Điều 586 Bộ Luật dân sự 2005 quy định: Bên uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây: 1 Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiện công việc; 2 Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền; 3 Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được uỷ quyền và trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao. Như vậy, nếu hai bên đã có hợp đồng thỏa thuận về việc ủy quyền cho Người họ hàng làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người này khi đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì nếu hai bên có thỏa thuận về việc trả thù lao thì bên ủy quyền sẽ phải thực hiện theo đúng thỏa thuận." 10696,Trình độ sáng tạo của sáng chế được quy định như thế nào?,"Căn cứ tại Điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 , được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm , Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 có quy định về trình độ sáng tạo của sáng chế như sau: Điều 61. Trình độ sáng tạo của sáng chế 1. Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. 2. Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật này không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó. Như vậy, sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng và đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác Ngoài ra, giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó." 24233,Người chết sau bao lâu thì phải xóa đăng ký tạm trú?,"Căn cứ theo Điều 29 Luật Cư trú 2020 quy định về trường hợp xóa đăng ký tạm trú như sau: 1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký tạm trú: a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; b) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú quy định tại Điều 35 của Luật này; c) Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác; d) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; đ) Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú; e) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác; g) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó; h) Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật. 2. Cơ quan đã đăng ký tạm trú có thẩm quyền xóa đăng ký tạm trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. 3. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký tạm trú. Như vậy, theo quy định hiện hành thì trong trường hợp chú của bạn mất thì ngoài việc đăng ký khai tử bạn cũng xóa đăng ký tạm trú." 20273,"Nhờ tư vấn về tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự. Em sinh tháng 7 năm 1993, hiện nay không còn đi học và đang mở cửa hàng kinh doanh. Cho em hỏi là em đã hết tuổi gọi nghĩa vụ quân sự chưa hay còn 1 năm nữa ạ? Em cảm ơn.","Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định tại Điều 30 của Luật này, cụ thể: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân (Điều 33). Như vậy, bạn sinh tháng 7 năm 1993 tính đến nay là khoảng 25 tuổi 3 tháng, bạn nay đi làm thì khi bước qua hết tuổi 25 thì sẽ không bị gọi nhập nhập ngũ, có nghĩa là tính đến tháng 7/2019. Do đó, bạn vẫn thuộc trường hợp gọi nhập ngũ một lần nữa vào tháng hai hoặc tháng ba năm sau. Trân trọng!" 6612,"Trách nhiệm của các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ về việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Khánh An, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong dữ liệu quốc gia về dân cư. Nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là trách nhiệm của các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ về việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Trách nhiệm của các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ về việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 20 Thông tư 07/2016/TT-BCA Quy định chi tiết một số điều của Luật căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau: - Tổng cục Chính trị Công an nhân dân có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổng cục Cảnh sát đề xuất mô hình tổ chức, biên chế, chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân. - Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổng cục Cảnh sát hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương về kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân. - Cục Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Tài chính, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật và Tổng cục Cảnh sát bố trí kinh phí thường xuyên phục vụ xây dựng và duy trì hoạt động của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ về việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 07/2016/TT-BCA. Trân trọng!" 30534,"Hiện nay, tôi đang có 2 căn nhà:một để ở và một hiện đang cho thuê.     1/ Nay, vì lí do riêng tôi muốn bán căn nhà cho thuê của mình đi.Tôi thắc mắc rằng khi bán tôi sẽ phải chịu những loại thuế nào theo pháp luật, giấy tờ cần làm là gì và xin lưu ý thêm:tôi không có giấy tờ xác định rõ tiền mua ngôi nhà cho thuê đó.Tôi đã lớn tuổi và không có thuế thu nhập cá nhân.      2/ Nếu tôi không muốn bán căn nhà cho thuê của mình mà muốn cho người con út thì tôi cần làm những gì , giấy tờ ra sao, có phải chịu thuế không? Liệu có ảnh hưởng hay liên quan gì dến những người con khác không? Ví dụ: để tránh sự tranh chấp giữa những người con?. Nếu cả 9 người con còn lại đều đồng ý cho con trai út tôi căn nhà đó thì có cần làm giấy tờ chứng minh không?","1. Nếu bác bán ngôi nhà đó cho người khác thì bác phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản, mức thuế là 2% giá trị tài sản mua bán ghi trong hợp đồng. Ngoài ra các bên phải nộp tiền lệ phí trước bạ là 0,5% giá trị tài sản mua bán. Giấy tờ để mua bán nhà gồm có: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Chứng minh thư nhân dân và hộ khẩu của hai bên; Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của bác. 2. Nếu bác cho con gái ruột ngôi nhà đó thì được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. Giấy tờ như nêu tại mục 1. Ngoài ra cần có giấy khai sinh của con gái bác để chứng minh quan hệ mẹ con, làm căn cứ miễn thuế, phí. 3. Nếu ngôi nhà đó là tài sản riêng của bác thì không cần phải có sự đồng ý của các con. Nếu là tài sản chung của vợ chồng bà, và vợ/chồng bác không còn sống, cũng không có di chúc thì mới cần phải có sự đồng ý của các con bác trong việc mua bán, tặng cho trên. Để tránh tranh chấp trong gia đình thì bác phải điều hòa được lợi ích và điều chỉnh được tình cảm, thái độ của các con đối với sự việc đó." 23459,"Câu hỏi ông: Mai Đình Sơn; địa chỉ: maisonhd10@gmail.com Kính gửi Giám đốc sở tài nguyên môi trường TP Hà Nội, tôi có mua một miếng đất 43,2m2 tại Tổ 1, tt Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội, ngày 28/9/2015 tôi và bên bán sau khi đã thỏa thuận giá cả xong thì đến phòng công chứng số 9, tại Uỷ ban nhân dân huyện Mê Linh làm hợp đồng chuyển nhượng, vì vợ tôi mới sinh con nên còn phải ở quê Thanh Hóa nên không thể có mặt để cùng ký kết hợp đồng mua bán mà chỉ có mình tôi chịu trách nhiệm làm thủ tục sang tên sổ đỏ, mọi văn bản giấy tờ đã đầy đủ theo quy định của pháp luật. Ngày 30/9/2015 tôi đến phòng tài nguyên môi trường huyện Mê Linh để làm thủ tục sang tên sổ đỏ, cán bộ làm việc đã xem xét và nhận hồ sơ của tôi và hẹn đến ngày 20/10/2015 đến để nộp thuế và lấy sổ, tuy nhiên đến ngày 02/10/2015 thì có cán bộ của phòng tài nguyên môi trường huyện Mê Linh gọi cho tôi nói là hồ sơ mua bán đất của tôi không hợp lệ, bên mua cần phải có chữ ký của cả vợ. Khi tôi hỏi là có cách giải quyết khác được không, thì cán bộ này nói có cách khác để giải quyết vấn đề này nhưng còn phụ thuộc vào sự nhiệt tình của tôi đến đâu????. Tôi cũng có gọi hỏi lại phòng công chứng số 9 Thành phố Hà Nội và hỏi một số luật sư tư vấn về đất đai để hỏi lại thì cũng được tư vấn hồ sơ của tôi như vậy là hoàn toàn hợp lệ và đúng pháp luật. 1. Vậy xin hỏi Giám đốc sở tài nguyên môi trường Hà Nội, hợp đồng mua bán đất của tôi như vậy đã hợp lệ và đúng pháp luật chưa? 2. Phòng tài nguyên môi trường huyện Mê Linh sau khi xem xét tiếp nhận hồ sơ của tôi đã đầy đủ thủ tục rồi và hẹn ngày đến làm việc thì có được thông báo lại là không hợp lệ không? 3. Như cán bộ của Phòng tài nguyên môi trường huyện Mê Linh nói là có cách khác để giải quyết thuận lợi công việc thì cần phải có sự nhiệt tình của tôi là như thế nào?","- Trường hợp của ông Mai Đình Sơn (là bên mua) khi ký Hợp đồng mua bán nhà đất mà trong Hợp đồng ghi nhận bên nhận chuyển nhượng có cả tên vợ và chồng chỉ có người chồng đại diện ký tên. Theo quy định của Luật Đất đai 2013 và Thông tư 23 ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì khi cấp giấy chứng nhận, đăng ký biến động sử dụng đất đai thì thông tin trên Giấy chứng nhận được ghi tên của cả hai vợ chồng (tài sản hình thành trong hôn nhân). Đối với thủ tục hành chính sang tên chuyển nhượng trên Giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường được Văn phòng Đăng ký Đất đai Hà Nội và các Chi nhánh Văn phòng thực hiện theo Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai năm 2013, trong đó : Điều 61 quy định cụ thể như sau: + Thời gian thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày. + Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng là không quá 10 ngày. Như vậy, Đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, Đăng ký chuyển nhượng tại trang 3 trên Giấy chứng nhận thời gian là 10 ngày làm việc. Đăng ký sang tên và cấp đổi trên Giấy chứng nhận thời gian thực hiện là 20 ngày làm việc." 13729,"Những việc nhân dân có trách nhiệm tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Khánh Ngân, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Quận 5, Tp.HCM. Tôi cần tìm hiểu một số quy định liên quan đến trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Những việc nhân dân có trách nhiệm tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.","Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 54/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do Bộ Công an ban hành thì Những việc nhân dân có trách nhiệm tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được quy định như sau: 1. Tham gia cấp cứu nạn nhân bị tai nạn giao thông; góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ các công trình giao thông. Trường hợp phát hiện công trình giao thông có dấu hiệu không bảo đảm an toàn hoặc người có hành vi đe doạ đến an toàn giao thông thì nhanh chóng thực hiện các biện pháp báo hiệu và khẩn trương thông báo cho chính quyền địa phương hoặc đơn vị chủ quản, cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước khác nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời. 2. Phát hiện, ngăn chặn, tố cáo những trường hợp xâm phạm trật tự, an toàn giao thông, các công trình, thiết bị an toàn giao thông. 3. Tự giải toả chướng ngại vật gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông như: nhà cửa, lều quán, cây, biển quảng cáo, đổ phế thải… vi phạm hành lang an toàn giao thông. 4. Khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, có đầy đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến hoạt động giao thông, tuân thủ việc kiểm tra, kiểm soát của người thi hành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. 5. Giúp đỡ, ủng hộ Công an nhân dân khi thi hành công vụ. 6. Tham gia các phong trào giữ gìn trật tự, an toàn giao thông. Trên đây là nội dung tư vấn về Những việc nhân dân có trách nhiệm tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 54/2009/TT-BCA. Trân trọng!" 7781,"Gia đình tôi làm ăn thua lỗ nên mất khả năng thanh toán khoản vay 600 triệu đồng với ngân hàng bao gồm nợ gốc, nợ lãi, lãi phạt... Để vay số tiền này, gia đình tôi đã thế chấp mảnh đất và được ngân hàng thẩm định trước khi cho vay là 700 triệu đồng. Nay khi xử lý tài sản, ngân hàng lại thẩm định lần 2 và cho kết quả thẩm định giá trị mảnh đất trên là 350 triệu đồng. Từ đó, ngân hàng yêu cầu sau khi xử lý tài sản đảm bảo, gia đình tôi phải thanh toán thêm số tiền 280 triệu đồng bao gồm tiền còn thiếu khi xử lý tài sản, chi phí xử lý tài sản. Xin hỏi, sao ngân hàng lại thẩm định 2 lần cho ra 2 kết quả khác nhau? Tôi có thể không thanh toán số tiền ngân hàng yêu cầu là 280 triệu được không?","Về việc thẩm định giá đất, căn cứ quy định tại Điều 112 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm định giá đất như sau: 1. Việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: a) Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá; b) Theo thời hạn sử dụng đất; c) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất; d) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau. 2. Chính phủ quy định phương pháp định giá đất. Và căn cứ theo Điều 30 luật giá 2012 quy trình thẩm định giá tài sản: 1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá. 2. Lập kế hoạch thẩm định giá. 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin. 4. Phân tích thông tin. 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá. 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan. Do đó, Để xác định việc thẩm định giá đất của ban thẩm định có đúng hay không cần căn cứ: Thứ nhất việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: - Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá; - Theo thời hạn sử dụng đất; - Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất; - Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau. Trường hợp bạn không thể trả nợ cho ngân hàng thì hướng xử lý sẽ như sau: Nếu khi đến hạn trả nợ trong hợp đồng vay mà bạn không có khả năng trả nợ thì tài sản thể chấp sẽ được xử lý như trên. Trong trường hợp sau khi đã xử lý tài sản thế chấp mà giá trị tài sản thể chấp nhỏ hơn giá trị tài sản vay thì bên cho vay có quyền yêu cầu gia đình bạn thanh toán nốt phần còn thiếu. Nếu gia đình bạn không thực hiện thì họ có quyền làm đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bên vay trả nợ. Khi có bản án, quyết định của Tòa án người vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nếu người vay không thực hiện thì có thể yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện thi hành án. Nếu hết thời gian tự nguyện thi hành án mà các bên không thực hiện thì cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành án, kê biên tài sản, buộc chuyển giao vật… để thi hành án.Trong trường hợp bạn không có tài sản để trả nợ thì cơ quan thi hành án sẽ áp dụng các biện pháp như khấu trừ thu nhập hàng tháng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trên đây là nội dung tư vấn." 8846,Chi nhánh văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam khi đặt tên có phải kèm theo tên tỉnh nơi đặt chi nhánh?,"Tại Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định về tên gọi của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam như sau: 1. Tên gọi của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam phải bao gồm cụm từ ""Chi nhánh"", tên tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi được phép đặt chi nhánh. 2. Tên gọi của công ty luật 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam phải bao gồm cụm từ ""Công ty luật trách nhiệm hữu hạn"" và tên của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài. 3. Tên gọi của công ty luật liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ ""Công ty luật trách nhiệm hữu hạn"". 4. Tên gọi của công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ ""Công ty luật hợp danh"". Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành, chi nhánh văn phòng luật sư nước ngoài tại Việt Nam khi đặt tên có phải kèm theo tên tỉnh nơi đặt chi nhánh." 14428,Vợ chồng tôi muốn chia tài sản chung để phục vụ yêu cầu kinh doanh riêng của mỗi người. Xin cho biết văn bản chia tài sản chung phải có nội dung gì? Có nhất thiết phải công chứng hay không? Mong nhận được tư vấn cảu Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!,"Việc chia sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó, khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận. Về hình thức, theo Khoản 2 Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Như vậy, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung không bắt buộc phải công chứng. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 10385,"Người dân địa phương tôi gần đây tham gia chơi hụi, chủ hụi tuyên bố phá sản và không trả tiền chơi hui. Xin hỏi những nạn nhân có thể giải quyết khiếu kiện theo hình thức nào?","Có thể coi hình thức chơi hụi, họ trong nhân dân là hình thức tín dụng tự phát. Đây không phải là hình thức cờ bạc, cũng không phải là lạm dụng tín nhiệm hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bản chất của hụi họ là việc người dân có tiền dư thừa, chưa sử dụng đến nên cùng nhau góp lại cho người có nhu cầu sử dụng trước được sử dụng và lần lượt những người tham gia chơi họ cũng được nhận phần tiền mà mình đã bỏ ra chơi hàng tháng (tiền đóng họ). Tuy nhiên, trong thực tế, không ít trường hợp hụi họ bị biến tướng do những người chơi cùng bát họ (dây họ, hụi) không thực hiện đúng cam kết nên dẫn tới vỡ hụi, họ. Các vụ kiện về hụi họ thường rất phức tạp vì rất đông đương sự và tranh chấp gay gắt. Đầu những năm 1990 các Tòa án đã giải quyết việc này nhưng đến nay chưa có hướng dẫn về việc giải quyết và tạm thời các Tòa án chưa thụ lý, giải quyết tranh chấp về hụi họ theo tố tụng dân sự."