text: Người dân tưởng niệm tại gần nơi xảy ra vụ xả súng Tài liệu về các vụ tấn công tương tự được tìm thấy phòng của thanh niên này, và cảnh sát trưởng Munich nói vụ này có liên hệ đến vụ thảm sát do sát thủ Anders Behring Breivik người Na Uy từng gây ra. Tay súng mang hai quốc tịch Đức - Iran đã tự sát. Tên của kẻ xả súng chưa được chính thức công bố nhưng tại địa phương người ta gọi tên người này là David Ali Sonboly. Tên của tay súng cũng được ghi nhận là Ali David Sonboly, hay David S. Người này sở hữu trái phép một khẩu Glock 9mm và 300 viên đạn trong túi xách. Cảnh sát hiện vẫn chưa biết thanh niên này mua vũ khí bằng cách nào, nhưng cảnh sát cho biết hắn không có giấy phép và số serial trên khẩu súng đã bị xóa. Hiện đang có điều tra để tìm hiểu xem liệu tay súng có dụ dỗ các nạn nhân bằng lời mời qua Facebook để họ đến nhà hàng McDonald, nơi hắn tiến hành vụ tấn công đêm thứ Sáu 22/7 hay không. Cuộc tấn công đêm thứ Sáu 22/7 ở trung tâm mua sắm Olympia khiến 27 người bị thương, có cả trẻ em. Mười người trong số họ bị thương rất nặng, trong đó có một bé trai 13 tuổi, cảnh sát cho biết. Bảy người thiệt mạng đều là trẻ vị thành niên. Ba nạn nhân đến từ Kosovo, ba người từ Thổ Nhĩ Kỳ và một người là người Hi Lạp. Hoa và nến được tìm thấy ở nơi đã xảy ra vụ xả súng Cảnh sát nói tay súng là người sinh ra ở Munich đã từng phải điều trị tâm thần vì trầm cảm. Nhà chức trách cũng kiểm tra các báo cáo cho thấy có thể thanh niên này đã bị bắt nạt bởi bạn đồng trang lứa, Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere nói. "Chúng tôi tưởng niệm sâu sắc... chúng tôi chia sẻ nỗi đau của bạn," Thủ tướng Đức Angela Merkel nói sau khi chủ trì một cuộc họp với hội đồng an ninh quốc gia. Toàn nước Đức treo cờ rủ để tưởng niệm. Người ta có thể thấy hoa và nến bên ngoài trung tâm thương mại hôm thứ Bảy. Một thông điệp tại đó chỉ đơn giản đặt câu hỏi "Tại sao?" "Liên hệ rõ nét" Cảnh sát trưởng Munich Hubertus Andrae nói có liên hệ "rõ nét" giữa cuộc tấn công hôm Thứ Sáu 22/7, tròn 5 năm sau vụ tấn công do sát thủ Breivik gây ra ở Na Uy làm thiệt mạng 77 người. Tin tường thuật tay súng đã la lên những câu sỉ nhục người nước ngoài trong cơn điên cuồng, và hắn hét vào mặt một người chặn hắn lại với câu "Ta là người Đức". Tác phẩm văn học về các vụ giết người hàng loạt được tìm thấy tại nhà tay súng, trong đó có cả bản dịch tiếng Đức của quyển "Tại sao trẻ em giết người: Bên trong tâm trí của các tay súng sân trường". Ông De Maiziere nói nghi phạm đã nghiên cứu cuộc xả súng trong trường học ở Đức năm 2009 cũng như vụ tấn công của Breivik. Cảnh sát tăng cường an ninh sau vụ xả súng "Nhiều tài liệu được tìm thấy trong căn hộ của nghi phạm cho thấy sự quan tâm đặc biệt đến những vụ bắn giết nhiều người," ông nói. Cảnh sát nói thi thể của tay súng được tìm thấy khoảng 1km gần trung tâm thương mại. Cha mẹ nghi phạm tỵ nạn tới Đức từ cuối thập niên 1990, Bộ trưởng Nội vụ Thomas De Maiziere nói. Cảnh sát đã loại bỏ bất cứ liên hệ nào của vụ này với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS. Nỗi lo sợ các cuộc tấn công của Tổ chức IS dâng cao chỉ bốn ngày sau khi một thiếu niên đang xin tỵ nạn người Afghanistan đã đâm bị thương 5 người trên tàu ở Bavaria trước khi bị cảnh sát bắn chết. Nhận trách nhiệm với vụ tấn công, tổ chức IS sau đó tung ra một đoạn băng video cho thấy thanh niên 17 tuổi đang múa dao và đe dọa. Tay súng 18 tuổi đã giết chín người ở Munich (Đức) bị ám ảnh bởi việc xả súng hàng loạt nhưng hiện chưa thấy có liên hệ nào với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS, cảnh sát Đức nói. text: Diễn biến này diễn ra chỉ hai ngày sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 ở Hà Nội, mà ở đó, tuyên bố cuối hội nghị nói lãnh đạo Á - Âu "mong muốn những hạn chế đối với các đảng chính trị sẽ sớm chấm dứt như lời bảo đảm của Miến Điện." Các ngoại trưởng EU đồng ý biện pháp trừng phạt, bao gồm việc mở rộng danh sách cấm visa và không đầu tư vào Miến Điện, mặc dù có chỉ trích, đặc biệt từ Nhật, là các biện pháp mới sẽ không kết quả. Khối châu Âu đã nói họ sẽ tăng cường trừng phạt nếu chính quyền ở Rangoon không làm theo các đòi hỏi trước hội nghị ASEM ở Việt Nam tuần trước. Bên cạnh việc tiếp tục cầm giữ tại gia bà Aung San Suu Kyi, người đoạt giải Nobel hòa bình, EU cũng chỉ trích việc chính quyền đàn áp Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của bà và sự thiếu thảo luận cởi mở về dân chủ. Theo số liệu chính thức, Anh là nhà đầu tư EU lớn nhất ở Miến Điện, chiếm 18.8% tổng đầu tư nước ngoài. Pháp chiếm 6.2% và Hà Lan chiếm 3.15%. Quan điểm cứng rắn của EU đối lập với thái độ của các nước láng giềng châu Á của Miến Điện. Thủ tướng Nhật phát biểu ở Hà Nội tuần rồi là việc áp dụng các biện pháp trừng phạt sẽ không nhất thiết dẫn đến sự dân chủ hóa ở Miến Điện. Biện pháp trừng phạt đưa ra hôm thứ Hai trái ngược với tuyên bố của Chủ tịch hội nghị ASEM đưa ra ở Hà Nội hai ngày trước đây. Trước và trong hội nghị ASEM, nhiều lãnh đạo của EU đã có chỉ trích mạnh mẽ đối với Miến Điện, và yêu cầu Rangoon thả bà Aung San Suu Kyi. Tuy vậy, tuyên bố cuối cùng của hội nghị ASEM không nhắc đến tên bà Aung Sauu Kyi mà chỉ nói "Các vị lãnh đạo khuyến khích các bên liên quan ở Miến Điện cùng hợp tác với nhau để đảm bảo có thành công cho quá trình hòa giải dân tộc." Các quan sát viên khi đó nói đã có thỏa hiệp giữa EU và các nước ASEAN nhằm giữ hòa thuận tại ASEM 5. Ngoại trưởng các nước trong EU, họp ở Luxembourg hôm nay, đồng ý tăng các biện pháp trừng phạt với Miến Điện. text: Một quan chức thú y Ninh Bình cho biết cúm gia cầm lan ra tại một trang trại ở tỉnh này, buộc người ta phải tiêu hủy 1800 con vịt. Hôm cuối tuần, Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp xác nhận với báo chí trong nước là cúm gia cầm đã lan ra tới Bắc Ninh, làm giới chức phải giết gần 1000 gia cầm. Hiện có 9 tỉnh Việt Nam nhiễm cúm gia cầm, chủ yếu tập trung tại phía Bắc. Trước tình hình này, Thủ tướng Việt Nam hôm thứ Hai, 28/5, đã có công văn yêu cầu các cấp các ngành “nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm” vì đã để dịch bùng nổ, và yêu cầu giới chức sớm có biện pháp phòng chống dịch bệnh. Mối lo H5N1 Trong khi đó, giám đốc bệnh viện Bạch Mai Trần Thuý Hạnh cho biết bệnh nhân nam 30 tuổi, người phải nhập viện cách đây 10 ngày và bị phát hiện nhiễm dương tính với virus H5N1, nay đã cải thiện nhiều về sức khỏe. Bà Hạnh được hãng AP trích lời nói rằng bệnh nhân này nay đã có thể ăn được, và đã thôi không cần đến máy trợ thở từ thứ Sáu vừa rồi. Trước đó, Việt Nam tuyên bố không có ca nhiễm H5N1 nào ở người kể từ tháng 11 năm 2005. 42 người Việt Nam thiệt mạng vì virus cúm gia cầm khi đại dịch bùng nổ từ cuối năm 2003. Được biết giới chức trong nước đang lo ngại, vì cúm gia cầm thường bùng phát vào mùa đông, thời tiết lạnh, nhưng lần này dịch lại bùng phát vào mùa hè. Một quan chức từ trung tâm chẩn đoán thú y loại bỏ khả năng là virus H5N1 đã biến đổi gen để bùng phát vào mùa hè. Tiến sĩ Tô Long Thành nói các xét nghiệm mới nhất cho thấy không có sự biến đổi đáng kể nào của virus. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp VN, Bùi Bá Bổng, được báo chí trong nước trích dẫn nói rằng nhiều địa phương chỉ tiêm phòng vaccine qua loa nhưng lại báo cáo số lượng tiêm đủ, dẫn đến nguy cơ tái phát dịch trở lại là rất cao. Quan chức y tế Việt Nam cho biết dịch cúm gia cầm đã lan thêm ra hai tỉnh, trong khi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân nhiễm virus H5N1 tại Việt Nam nay đã được cải thiện. text: Đây là một phần của dự án "Tái hòa nhập loài voọc mông trắng vào khu bảo tồn động vật hoang dã Vân Long" nhằm tăng số lượng quần thể voọc mông trắng cho Việt Nam và thế giới. Đây là lần thứ hai voọc mông trắng được thả về tự nhiên, lần đầu tiên vào tháng 8/2011. Loài voọc mông trắng, sống ở miền bắc Việt Nam, là một trong bốn loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam và có tên trong danh sách 25 loài linh trưởng có nguy cơ nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong năm loài linh trưởng có nguy cơ bị tuyệt chủng vì bị săn bắn để bán làm thuốc và còn là một trong các món đặc sản tại Việt Nam. Loài động vật quý hiếm này nằm trong số động vật hoang dã được luật pháp Việt Nam bảo vệ nhưng việc thực thi luật còn chưa có hiệu quả. Hồi tháng Tám ba binh lính đã bị kỷ luật sau khi đưa lên mạng ảnh chụp họ hành hạ hai con voọc trước khi lột da và chặt đầu chúng. Trước khi được thả vào thiên nhiên hai con vooc, một đực một cái này đã được qua kiểm tra y tế và được gắn chip để có thể theo dõi di chuyển của chúng. Những người thực hiện dự án tin rằng những nỗ lực này sẽ giúp ngăn chặn sự tuyệt chủng của loại vooc quý hiếm tại Việt Nam. Hai con voọc mông trắng - loài đặc hữu của Việt Nam vừa được đã thả về tự nhiên tại Ninh Bình. text: Giá trên thị trường New York tăng kỷ lục 10 đôla trong chỉ một phiên giao dịch. Sự kiện này trùng hợp với việc giá đôla giảm, thị trường chứng khoán Wall Street chao đảo và tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ ở mức cao nhất trong 20 năm nay. Trong khi đó quan chức ngành năng lượng của các nước tiêu thụ lớn nhất thế giới có cuộc họp tại Nhật Bản để thảo luận tình hình giá cả. Quan chức và bộ trưởng của nhóm các quốc gia phát triển (G8), cùng Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc có cuộc họp hai ngày tại thành phố Aomori phía bắc Nhật Bản để tìm chiến lược đối phó với tình trạng giá dầu, khí gas và than diễn biến khó lường. Hôm thứ Sáu, giá dầu nhẹ lên mức cao 139,12 đôla/thùng vào lúc thị trường New York đóng cửa. Giá dầu thô hồi tháng trước lên mức 135 đôla/thùng. Phóng viên chuyên trách Bắc Mỹ của BBC, Justin Webb nói các con số đáng quan ngại này là sự gợi nhớ cho toàn thể người dân Mỹ rằng Hoa Kỳ đang đối diện các vấn đề nghiêm trọng về kinh tế và có thể xảy ra suy thoái. Còn tiếp tục lên Phân tích gia của công ty Morgan Stanley, ông Ole Slorer còn dự đoán trong báo cáo của mình rằng giá dầu có thể lên tới 150 đôla vào tháng Bảy. Một số nhà phân tích cũng nói giá dầu có thể lên mức 200 đôla/thùng trong 18 tháng tới. Dầu nhẹ, ngọt, trong những tháng gần đây đã tăng giá mạnh, tới 40% trong vòng một năm. Nay nó đang ở mức gần gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Thị trường cũng phản ứng tiêu cực trước bình luận của Bộ trưởng Giao thông Israel, rằng một cuộc tấn công Iran là 'không thể tránh khỏi' sau khi các biện pháp trừng phạt khác nhằm ngăn Iran phát triển hạt nhân đã không thành công. Việc các nhà đầu tư đổ xô mua dầu vì giá đôla giảm cũng là một nguyên nhân làm giá dầu tăng. Một yếu tố khác là lo ngại xảy ra đình công của công nhân tập đoàn Chevron tại Nigeria khiến sản xuất ngưng trệ. Giá dầu lửa đã đột ngột lên mức gần 139 đôla một thùng và có thể còn lên tới 150 đôla vào tháng Bảy vì nhu cầu lớn cũng như căng thẳng chính trị ở các nơi. text: Sinh năm 1926 và làm lãnh tụ tối cao tại Cuba trong nhiều thập niên trước khi nghỉ hưu năm 2008, ông Fidel Castro trở thành nhân vật quốc tế mới đây nhất được trao giải này. Tin về giải Khổng tử trao cho ông Fidel được báo Hoàn cầu của Trung Quốc bản tiếng Anh loan tải và ngay sau đó bị một số báo chí tiếng Anh ở Phương Tây phê phán. Trang Daily Mail ở Anh hôm 11/12 viết: "Dù từng đẩy thế giới vào bờ vực chiến tranh nguyên tử nhưng nhà cựu độc tài Cuba vẫn được Trung Quốc tặng cho giải như thứ Nobel Hoà bình của riêng họ." Ý bài báo nhắc đến cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 khi Fidel Castro cho Liên Xô đem đầu đạn hạt nhân tới hòn đảo gần Hoa Kỳ. Nhưng tờ Hoàn cầu của Trung Quốc lại nói rằng chính vì "Castro khi còn cầm quyền đã không dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế, nhất là với Hoa Kỳ" nên ông xứng đáng được giải Khổng tử. Báo Anh chê báo Trung Quốc là "như quên mất cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba". Giải Khổng tử Được ông Lưu Chí Cần, một doanh nhân tại Trung Quốc lập ra từ 2010 và có trị giá 15 nghìn USD, giải Khổng tử từng có tham vọng cạnh tranh với Nobel Hòa bình. Ngay cả cái tên của nó cũng tựa như giải Nobel vì được gọi trong tiếng Anh là 'Confucius Peace Prize'. Trả lời New York Times hồi đó, ông Lưu Trí Cần nói thẳng rằng giải này có mục tiêu đối trọng lại Nobel Hòa bình được trao cho nhà vận động nhân quyền Lưu Hiểu Ba, người ông Lưu Trí Cần gọi là "một kẻ tội phạm". Thời gian công bố giải này cũng trùng với thời điểm diễn ra lễ trao giải Nobel Hòa bình vào tháng 12 hàng năm ở Na Uy. Hôm 10/12, hai nhà hoạt động là Malala Yousafzai và Kailash Satyarthi đã nhận giải Nobel Hòa bình trong buổi lễ diễn ra ở Tòa Thị chính Oslo, thủ đô Na Uy. Còn về giải Khổng tử, hồi tháng 9 năm 2012, cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra và nhà sáng lập Microsoft Bill Gates nằm trong số các ứng viên được đề cử. Một năm trước đó, phía Trung Quốc trao cho nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin về vai trò của ông trong việc nâng cao vị thế nước Nga và đàn áp các lực lượng chống chính phủ ở Chechnya. Ban tổ chức giải Khổng tử chịu sự quản lý của một hội văn nghệ ở Trung Quốc có đăng ký với Bộ Văn hóa nước này nhưng không phải là một giải thưởng chính thức của chính phủ, theo BBC Tiếng Trung. Cựu lãnh tụ Cuba, ông Fidel Castro vừa được Ủy ban giải Khổng tử ở Trung Quốc trao giải năm nay vì 'các đóng góp cho hòa bình thế giới'. text: Ông Arsene Wenger buồn bã trong trận gặp West Brom Arsenal loạn từ huấn luyện viên, cầu thủ cho đến … cổ động viên Lần đầu tiên kể từ năm 1995, Arsenal để thua 4 trong trận 5 trận liên tiếp ở Premier League. Arsene Wenger tiếp quản ghế nóng ở Arsenal từ năm 1996 và hiển nhiên đây là lần đầu tiên Giáo sư người Pháp trải nghiệm chuỗi thành tích tồi tệ trên. Thêm một dấu hiệu nữa cho thấy ngày tàn của triều đại Arsene Wenger ở Arsenal đã đến rất gần. Nếu còn nghi ngờ gì, thì hãy nghe Giáo sư phát biểu sau trận thua West Brom. "Các bạn không cần lo. Tôi đã có quyết định của mình và các bạn sẽ sớm được biết.". Một câu trả lời, rõ ràng là hướng chúng ta nghĩ đến một cuộc chia ly, thay vì một hợp đồng mới được kí kết. Không có bất cứ dấu chỉ nào của một đội bóng lớn ở Pháo thủ hiện tại. 11 con người trên sân là 11 cá thể độc lập, họ gần như không có và cũng chẳng muốn có bất cứ sự liên kết nào để thành một tập thể. Gần nửa đội hình Arsenla đã bày tỏ mong muốn Arsene Wenger sẽ tiếp tục gắn bó với đội bóng. Nhưng hãy nhìn xem, cũng gần nửa đội hình ấy đã đứng nhìn Craid Dawson của West Brom đánh đầu tung lưới Ospina một cách vô trách nhiệm như thế nào. Arsene Wenger có lẽ đã trở nên bất lực khi chứng kiến hình ảnh này. Đang tồn tại những sự chia rẽ nhất định trong nội bộ cầu thủ và ban huấn luyện Arsenal suốt thời gian qua. Và sự chia rẽ ấy còn kéo sang cả lực lượng cổ động viên. Có lẽ lực lượng cổ động viên phản đối Wenger khi thuê máy bay mang theo dòng thông điệp đòi Wenger ra đi không ngờ rằng phía ủng hộ Wenger vẫn còn đủ ý chí để làm điều tương tự. Kết quả là trên bầu trời The Hawnthorn hôm thứ 7 người ta được chứng kiến hai thông điệp đối nghịch nhau giữa những người có chung một tình yêu. Một bên là "No new contract, #Wenger out" - "Không có bản hợp đồng nào cả, Wenger hãy ra đi". Bên còn lại thì "In Arsenal we trust, #Respect AW" - "Chúng tôi tin tưởng Arsene Wenger, hãy tôn trọng ông ấy". Rõ ràng khi sự chia rẽ đang bao trùm lên mọi ngóc ngách liên quan đến câu lạc bộ như vậy, cách giải quyết hiệu quả nhất phải là loại bỏ ngọn nguồn dẫn đến sự chia rẽ này. Đó không phải ai khác, chính là Arsene Wenger. Manchester City và Liverpool bất phân thắng bại Manchester City gặp Liverpool ở sân Etihad Liverpool một lần nữa giành kết quả có lợi trong các trận đại chiến. Lần này là 1 điểm từ chuyến làm khách trên sân Etihad của Manchester City. Một trận đấu với hầu hết các chỉ số khá cân bằng (trừ tỉ lệ kiểm soát bóng có phần vượt trội của Manchester City nhưng chẳng nói lên được điều gì). Chỉ có một điểm nhưng cả Manchester City và Liverpool đều có lý do để hướng tới những điều tích cực sau trận này. Đối với Manchester City, dù vừa bị loại đau ở Champions League nhưng màn trình diễn trước Liverpool cho thấy tinh thần các học trò Pep Guardiola không bị ảnh hưởng quá nhiều. Trong khi trận thắng trước Burnley dù đã thi đấu tệ (như Klopp thừa nhận) và vừa qua là trận hòa Manchester City trên Etihad cho thấy Liverpool đã bắt đầu biết chắt chiu những điểm số quan trọng bất chấp không có được màn trình diễn quá thuyết phục. Manchester United tăng hạng, nhiều cơ hội vào top 4 Sau hơn 100 ngày dậm chận tại chỗ, Manchester United rốt cuộc đã thoát khỏi vị trí thứ 6 sau vòng 28. Chiến thắng 3-1 trên sân Middlesbrough giúp Quỷ đỏ vươn lên vị trí thứ 5 với 52 điểm. Điều quan trọng hơn là Manchester chỉ kém Liverpool ở vị trí thứ 4 có 4 điểm trong khi đã ít hơn đối thủ tới 2 trận. Sau vòng 29, Premier League sẽ tạm nghỉ để các đội tuyển quốc gia tập trung, và chỉ trở lại đầu tháng 4. Đó là lúc bắt đầu cuộc chiến khốc liệt giữa các ông lớn trong top 6 khi liên tiếp có những trận đại chiến, trừ … Manchester United với lịch thi đấu nhẹ hơn nhiều. Vậy nên đừng bất ngờ khi một đội bóng giành phần lớn thời gian của mùa giải ở vị trí thứ 6 đến cuối mùa lại chễm chệ ở một vị trí trong top 4. Một số kết quả đáng chú ý vòng 29 West Brom 3-1 Arsenal Stoke City 1-2 Chelsea Middlesbrough 1-3 Manchester United Manchester City 1-1 Liverpool Trong một vòng đấu có cặp đại chiến Manchester City - Liverpool hay việc Manchester United lần đầu kể từ tháng 11 năm ngoái thoát khỏi vị trí thứ 6, câu chuyện về chiếc ghế của Arsene Wenger ở Arsenal vẫn là chủ đề được quan tâm nhất. text: Tổng thống Donald Trump chủ trì cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm thứ Tư "Họ không muốn tôi hoặc chúng tôi giành chiến thắng vì tôi là tổng thống Mỹ đầu tiên từng thách thức Trung Quốc về thương mại", ông Trump cho biết hôm 26/9. Trump 'phàn nàn về Trung Quốc' TQ áp thuế lên 16 tỷ USD hàng hóa để trả đũa Mỹ TQ đáp trả Mỹ bằng biểu thuế quan mới Thuế quan của Trump có ngăn chặn gián điệp TQ? Đồng minh ‘thất vọng’ vì Mỹ áp thuế thép, nhôm Ông Trump không đưa ra bằng chứng cho cáo buộc. Trung Quốc và Mỹ đang trong cuộc chiến thuế quan. Ngoại trưởng Trung Quốc bài bác "cáo buộc không chính đáng". Cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa kỳ sẽ được tổ chức vào ngày 6/11. Ông Trump nói gì? Trong diễn văn khai mạc cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có chủ đề chống vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học, ông Trump cáo buộc Trung Quốc mưu toan can thiệp bầu cử Mỹ. "Đáng tiếc là, chúng tôi phát hiện Trung Quốc định can thiệp vào cuộc bầu cử vào tháng 11/2018, chống lại chính quyền của tôi", ông nói. "Chúng tôi đang chiến thắng trong chiến tranh thương mại và thắng ở mọi cấp độ." "Chúng tôi không muốn họ can thiệp vào cuộc bầu cử sắp tới." Đáp lại, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói: "Trung Quốc luôn giữ nguyên tắc không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các nước khác." "Đấy là truyền thống của chính sách đối ngoại của Trung Quốc." Ông tiếp tục: "Chúng tôi không chấp nhận bất kỳ cáo buộc không chính đáng nhắm vào Trung Quốc." Ông Trump sau đó post trên Twitter ảnh chụp các bài báo mà ông mô tả là "Trung Quốc tuyên truyền". Tại một cuộc họp báo, khi được hỏi về bằng chứng của sự can thiệp của Trung Quốc, ông Trump nói rằng ông không thể tiết lộ bằng chứng đó nhưng rồi người ta sẽ biết về nó. Ông Donald Trump đã có cuộc gặp cấp nhà nước ở Trung Quốc hồi năm 2017 Hồi tháng 8/2018, Tổng thống Hoa Kỳ đã thể hiện rõ quan điểm của cá nhân ông về Trung Quốc cũng như về lãnh đạo của cường quốc cộng sản Tập Cận Bình, theo tờ Politico. Trên bàn tiệc với các lãnh đạo của các tập đoàn lớn và các nhân viên Nhà Trắng, ông Trump nói sáng kiến Một Vành đai Một Con đường có khả năng làm "gián đoạn nền thương mại trên toàn thế giới." Ông nói kế hoạch kinh tế của Trung Quốc "xúc phạm" và ông không thích nó, theo như lời kể của một nhân chứng trong phòng. Ông Trump còn nói ông cũng đã "nói thẳng vào mặt ông Tập như vậy." Bữa tiệc gồm hơn 10 CEO và các nhân viên cấp cao của Nhà Trắng và có mục đích là để "Tổng thống tìm hiểu về tình hình kinh tế… và lắng nghe nguyện vọng và mong muốn của các doanh nghiệp cho năm sắp tới." Nhưng theo nguồn tin của Politico, ông Trump dành phần lớn thời gian của bữa tối để "phàn nàn về Trung Quốc." Ông Trump "bực bội" nói rằng Trung Quốc đã đáp trả với các mức thuế nhập khẩu mới. Hôm 8/8, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ bắt đầu áp thuế nhập khẩu ở mức 25% lên 16 tỷ đôla hàng hóa Mỹ. Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc phát biểu rằng việc Mỹ ưu tiên luật nội địa trên luật quốc tế "hết lần này tới lần khác" là "hoàn toàn vô lý", và Trung Quốc "buộc phải" có những biện pháp đáp trả cần thiết. Một bức tượng một chú chó tạo mẫu giống Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc để đón chào năm Tuất 2018 Trong khi trước đó hồi tháng Tư, ông Trump đăng trên Twitter rằng "Ông Tập và tôi sẽ luôn là bạn, dù cho chuyện gì có xảy ra với mâu thuẫn về thương mại," và ông nói ông thấy "một tương lai tuyệt vời cho cả hai nước". Ông Trump còn nói với các khách mời rằng, "hầu hết tất cả du học sinh từ đất nước đó đều là gián điệp," ám chỉ Trung Quốc, theo như Politico. 15 CEOs có mặt bao gồm CEO của Pepsi, Fiat Chrysler, Boeing, và Johnson & Johnson cùng một số tập đoàn khác. Nhà Trắng đã từ chối trả lời Politico về các phát ngôn của ông Trump tối hôm đó. Trung Quốc đang toan tính "can thiệp" cuộc bầu cử giữa kỳ của Hoa Kỳ sắp tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các nhà lãnh đạo thế giới trong cuộc họp Liên Hiệp Quốc. text: Ông Henry Kissinger từng đóng vai trò quyết định trong chính sách của Hoa Kỳ với Đông Nam Á nhiều năm liền Loạt sách Quan hệ Ngoại giao của Hoa Kỳ là hồ sơ chính thức về hoạt động ngoại giao của chính phủ Mỹ bắt đầu từ 1952, tập hợp các văn bản gốc như biên bản cuộc họp, điện tín, thư từ. Các sử gia của Bộ Ngoại giao Mỹ đã hoàn tất 25 cuốn về chính quyền Kennedy, 34 cuốn về chính quyền Johnson, trong khi ý định làm 54 tập về thời kỳ Nixon và Ford (1969-1976) vẫn còn dở dang. Biên bản cuộc họp ngày 25/01/1974, một tuần sau trận hải chiến Hoàng Sa (17 - 19 tháng Giêng), tường thuật cuộc họp về Đông Dương do Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger chủ trì. 'Tránh xa' Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, báo cáo: "Chúng ta đã tránh xa vấn đề." Ngoại trưởng Kissinger hỏi lại: "Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ [Nam Việt Nam]?" Đô đốc Moorer trả lời: "Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó." Ông Kissinger hỏi "Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?" Đô đốc Thomas H. Moorer mô tả: "Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo; họ tiến đến và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Đó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm. "Họ phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam phải rút sang các đảo gần đó. "Bốn tàu Nam Việt Nam và khoảng 11 tàu Trung Quốc sau đó có trận hải chiến trong khi quân Nam Việt Nam rút lui." Ngoại trưởng Mỹ hỏi tiếp: "Phản ứng của Bắc Việt trước toàn bộ vụ việc là thế nào?" William Colby, Giám đốc tình báo CIA, nói: "Họ bỏ qua, nói rằng nó nằm dưới Vĩ tuyến 17 và vì thế không có ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào." Ông William Smyser, từ Hội đồng An ninh Quốc gia, nói thêm: "Nó đặt họ vào tình thế tế nhị. Họ không nói gì cho đến khi đã xong chuyện, và rồi chỉ nói họ lên án việc dùng vũ lực." Cuộc bàn luận tiếp tục với trình tự như sau: "Ngoại trưởng Kissinger: Tôi biết họ nói gì rồi, nhưng họ thực sự cảm thấy thế nào? Đô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng. Ông Colby: Bắc Việt có thể muốn có mỏ dầu tại đó. Ông Clements [Thứ trưởng Quốc phòng]: Đừng quá mơ mộng về khả năng có dầu tại các đảo đó. Đó vẫn là chuyện trên trời. Hiện chẳng có gì ở đấy cả, chỉ là tương lai thôi. Hiện nay dầu hỏa ở đó không khả thi. Chỉ là tiềm năng. Đô đốc Moorer: Người Pháp nắm giữ các đảo trong thập niên 1930 cho đến khi Nhật chiếm trong Thế chiến. Năm 1955, người Pháp từ bỏ chủ quyền các đảo và Nhật đã làm như thế năm 1951. Nam Việt Nam và Trung Cộng kể từ đó cùng nhận chủ quyền. Philippines có tuyên bố yếu ớt, nhưng chỉ là trên giấy." Sau đó, Đô đốc Moorer xác nhận lại với Henry Kissinger: "Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực." Cũng cần nhắc lại, trong một cuộc gặp trước đó, ngày 23/1/1974 với ông Han Hsu, quyền trưởng phái đoàn liên lạc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Washington, Ngoại trưởng Kissinger nói: "Hoa Kỳ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo này." Bảo vệ Philippines hay không? Trong một cuộc họp ngày 31/1/1974 của Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Kissinger khi đó được thông báo: "Không có dấu hiệu Trung Quốc định tiến về Trường Sa. Dẫu vậy, có sự lo ngại đáng kể từ phía Nhật, Philippines và đặc biệt là Nam Việt Nam, mà theo tin báo chí thì hôm nay đã gửi đoàn 200 người ra chiếm một số hòn đảo lâu nay không ai ở trong khu vực Trường Sa." "Đài Loan đã chiếm ít nhất một đảo và Trung Quốc cũng vậy." Trong bối cảnh này, Philippines đã hỏi Mỹ liệu Hiệp Ước An ninh Mỹ - Philippines có được dùng nếu quân Philippines kéo ra Trường Sa và bị Trung Quốc tấn công. Các quan chức Mỹ có mặt trong cuộc họp đồng ý rằng không có câu trả lời rõ rệt và họ muốn để ngỏ sự mơ hồ trong câu trả lời cho Philippines. Một người trong cuộc họp, ông Hummel, nói: "Tạp âm xung quanh các tuyên bố của chúng ta về những hòn đảo này hẳn đã đủ cho người Philippines hiểu rằng chúng ta không có ý định hay chúng ta không muốn." Ngoại trưởng Kissinger kết luận: "Câu trả lời của chúng ta là đúng. Chúng ta không nên nói chúng ta sẽ bảo vệ họ." Chỉ cho đến gần đây, hồi tháng Bảy 2011, Thượng Nghị sĩ Jim Webb, chủ tịch Ủy ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ, đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ giải thích công khai về hiệp ước an ninh Mỹ - Philippines trong tranh chấp Biển Đông. Ông Jim Webb khi đó nói: "Sự minh bạch của chúng ta trong vấn đề này là vô cùng quan trọng với đồng minh, Philippines và cho toàn vùng Đông Nam Á." Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970. text: Ông Geremek, 76 tuổi, qua đời khi chiếc xe hơi chở ông, đụng phải một xe hơi khác đang di chuyển, tại miền Tây Ba Lan chiều Chủ nhật. Ông từng là một trong những cố vấn chủ chốt của ông Lech Walesa, lãnh tụ Công đoàn Đoàn kết, người đã góp phần lật đổ chế độ cộng sản tại Ba Lan. Ông Geremek từng làm Ngoại trưởng Ba Lan trong thời gian từ 1997 – 2000 và làm nghị viên Quốc hội Châu Âu từ năm 2004. Người phát ngôn cảnh sát Hana Wachowiak cho hay ông Geremek bị thiệt mạng khi chiếc Mercedes của ông đâm vào một chiếc xe tải ở gần thành phố Lubien ở miền tây. Phản kháng Trong suốt cuộc đời gắn liền với những thành tích to lớn của mình, ông Geremek đã có đóng góp được cho là lớn lao nhất khi là một trong những nhà lãnh đạo của các thương thảo bàn tròn giúp đưa tới cuộc bầu cử năm 1989. Cuộc bầu cử này cuối cùng đã đưa phong trào Đoàn kết lên nắm quyền lực, diễn biết dẫn tới một kết thúc ôn hoà đối với sự kiểm soát của chủ nghĩa Cộng sản tại Ba Lan. Sự thay đổi quyền lực đạt được thông qua đàm phán và đối thoại này đã đem lại một hình mẫu ứng xử cho các quốc gia trong Hiệp ước Warsaw. Vai trò của Geremek trong các cuộc đàm phán đưa ông trở thành một trong những người hướng dẫn của cái được chính ông gọi là “sự chuyển giao bất bạo động từ chế độ toàn trị tới các nền dân chủ tự do”. Cuộc đời của ông cũng như tương lai của Ba Lan đã có một bước ngoặt quan trọng khi ông và Tadeusz Mazowiecki, sau này làm thủ tướng, tới Gdansk vào tháng 8 năm 1980 với một bản tuyên ngôn có chữ ký của 64 nhà trí thức hàng đầu. Những vị trí thức này ủng hộ các công nhân đình công ở xưởng đóng tàu nổi tiếng có tên gọi “Xưởng đóng tàu Lê-nin”. Lech Walesa, lãnh tụ của Công đoàn Đoàn kết, một phong trào công đoàn độc lập, đã yêu cầu hai người ở lại và trở thành những cố vấn của công nhân. Sự hợp tác giữa các trí thức và công nhân đã là một nhân tố then chốt làm cho Công đoàn Đoàn kết trở thành một lực lượng biến đổi cực kỳ mạnh mẽ. Geremek đã bị Chính phủ Cộng sản bỏ tù vì các nỗ lực của ông khi đạo luật quân sự được áp đặt vào tháng 12 năm 1981. Sự kiện bức tường Berlin sụp đổ cũng đã trở thành một biểu tượng mạnh mẽ, hữu hình chỉ ra sự cáo trung của nền cai trị bá chủ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Biểu tượng này đã dễ dàng làm quên đi vai trò dẫn dắt của Phong trào Đoàn kết ở Ba Lan, vốn đã làm tan biến kỷ nguyên ‘bất khả chiến bại’ của các thể chế độc tài, là thành viên của Hiệp ước Vác-sô-vi. Công đoàn Đoàn kết đã mở đường cho sự tự do và tích hợp các thể chế Phương Tây của các quốc gia vệ tinh Xô-viết và ngay cả các nước cựu cộng hoà của Liên bang Cộng sản này. Tháng Sáu 1989, sau khi Công đoàn Đoàn kết giành thắng lợi trong bầu cử, Geremek nói: "Ngọn gió lịch sử thường chống lại người Ba Lan chúng tôi. Cuối cùng thì gió cũng đi đúng hướng." Bronislaw Geremek, một nhà bất đồng chính kiến chống cộng chủ chốt và là cựu ngoại trưởng Ba Lan, đã thiệt mạng trong một vụ đâm xe ô tô hôm Chủ nhật vừa qua. text: Tại sao Nhân dân tệ đang tụt dốc? Đồng nhân dân tệ hôm nay giảm 1,5%, ở mức 7,0835 đổi một đôla. Diễn tiến xảy ra sau khi Trung Quốc tuần rồi nói sẽ trả đũa việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 10% lên hàng Trung Quốc trị giá 300 tỉ đôla. Tổng thống Donald Trump đăng ngay trên Twitter, gọi đây là "tháo túng tiền tệ", nói rằng ông muốn Cục Dự trữ Liên bang có hành động. "Trung Quốc rớt giá đồng tiền xuống mức thấp gần kỷ lục lịch sử. Đó là thao túng tiền tệ," ông Trump viết. Động thái của Trung Quốc được xem là để bảo vệ trước đe dọa thuế quan của Mỹ. Đồng nhân dân tệ yếu đi sẽ giúp các nhà xuất khẩu Trung Quốc cung cấp hàng giá rẻ hơn so với các đối thủ. Nhưng thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang ra tuyên bố: "Là nước lớn có trách nhiệm, Trung Quốc sẽ tuân thủ tinh thần từ hội nghị G20 về tỉ giá, tuân thủ hệ thống tỉ giá do thị trường quyết định, không tham gia hạ giá cạnh tranh." Trung Quốc đã để đồng nhân dân tệ rớt giá, vượt ngưỡng 7 đổi 1 đôla lần đầu tiên từ 2008, gây ra lo ngại về chiến tranh tiền tệ. text: Vụ nổ đầu tiên, mà người ta tin là do một phụ nữ đánh bom tự sát gây ra lúc 10 giờ 20 sáng, giờ địa phương (07 giờ 20GMT) tại một chợ bán thú vật. Vụ thứ nhì xảy ra chỉ 20 phút sau đó trong một khu chợ khác phía Đông thủ đô Iraq. Hai vụ đánh bom đưa số người bị giết lên cao nhất kể từ khi làn sóng bạo lực giảm xuống từ cuộc tăng quân của Hoa Kỳ nửa sau năm 2007. Các phóng viên nói tình trạng tạm bình thường trở nên mong manh ở Iraq sau một thời gian an ninh được cải thiện nhờ tăng quân. Người ta cũng chú ý chuyện vụ đánh bom thứ nhất do một phụ nữ thực hiện. Lại mất niềm tin Một cuộc ngưng bắn do nhóm dân quân Mehdi của giáo sĩ Moqtada Sadr công bố tháng Tám vừa qua cùng sự xuất hiện của dân quân phái Hồi giáo Sunni ở địa phương được Hoa Kỳ trang bị vũ khí để chống Al-Qaeda đã giúp cải thiện tình hình an ninh. Nhưng niềm tin vào tình hình mới có thể lại bị đổ vỡ vì các vụ đánh bom hôm thứ Sáu. Hai vụ nổ này là tàn khốc nhất ở thủ đô Iraq kể từ ngày 1 tháng Tám năm ngoái khi ba vụ đánh bom liên tiếp giết 80 người. Sau đó, có ít nhất 40 người bị giết và 80 người bị thương trong vụ đánh bom tự sát ở Ghazil. Hai vụ nổ bom tại các khu chợ đông người ở Baghdad giết chết ít nhất 64 người. text: Các phiến quân Taleban đã phục kích một trạm tuần tra của lính Afghanistan và lính Mỹ thuộc Lực Lượng Quốc Tế Trợ Giúp An Ninh của NATO (Isaf) tại tỉnh Nuristan. Đây là một trong những cuộc phục kích tại hại nhất đối với quân đội Mỹ trong năm nay và là cuộc phục kích gây chết người nhiều nhất đối với Mỹ kể từ khi họ giúp lật đổ phe Taleban vào năm 20001. Các quan chức Isaf nói tám lính Mỹ và 11 lính Afghanistan cũng bị thương. Nhóm Taleban nói họ thực hiện cuộc phục kích này, xẩy ra hôm thứ Sáu. Phát ngôn viên của Isaf, Brig Gen Carlos Branco, nói những phiến quân đã tấn công cùng một lúc bằng các vũ khí và rocket nhỏ từ nhiều phía khác nhau, khi lính tuần tra trở về sau cuộc gặp với những người lớn tuổi trong làng. Trổi dậy của Taleban Một phát ngôn viên quân sự Mỹ mô tả cuộc tấn công như là một "cuộc phục kích phức tạp". Nạn nhân của cuộc phục kích mới này đưa con số thương vong của Mỹ tại Afghanistan trong nay tại lên tới 101 người. Cuộc chiến giữa những phiến quân Taleban và lực lượng quốc tế càng trở nên dữ dội hơn trong hai năm qua, kể từ khi có sự trổi dậy của phe Taleban. Cuộc tấn công xẩy ra tại tỉnh Nuristan, nằm trên biên giới Tây Bắc Pakistan, nơi chứng kiến bạo lực càng ngày càng gia tăng do những người ủng hộ phe Taleban gân nên. Nhưng Brig Gen Branco nói với đài BBC rằng mặc dầu có những đe dọa tiến hành các tấn công về phía Bắc của người lãnh đạo Taleban, Mullah Omar, nơi đây vẫn "tương đối an toàn và ổn định". Hiện tại có hơn 50 ngàn lính nước ngoài tại Afghanistan. Khoảng 40 ngàn nằm dưới quyền kiểm soát của Lực Lượng Quốc Tế Trợ Giúp An Ninh, và số còn lại thuộc liên minh do Mỹ lãnh đạo. Các viên chức của NATO nói có sáu lính Mỹ và ba lính Afghanistan thiệt mạng trong khi chiến đấu tại miền Đông nước này. text: Tay vợt số một thế giới Djokovic đã giành kỷ lục 18-8 trước tay vợt người Scotland 27 tuổi, và đã thắng trong cả bảy lần giao đấu kể cả trận chung kết Australian Open đầu năm nay. "Đã có một số trận đấu khó khăn - những trận mà phong độ của tôi là có chứ không phải là không, nhưng không đủ để thắng," Murray nói với BBC. "Tôi cần phải tìm hiểu xem lý do tại sao lại như vậy." Murray bị thuai 7-6 (7-3) 4-6 6-0 trong điều kiện trời nóng và độ ẩm cao trong trận đấu mà Djokovic đã giành danh hiệu vô địch Miami lần thứ năm. Tay vợt người Scotland nói thêm: "Ở Australian Open thì do tinh thần, nhưng trận ày thì là thể lực trong set thứ ba, chân tôi không thể nhúc nhích được trong hiệp cuối này." Murray cũng thua Djokovic tại Indian Wells trong trận chung kết hai tuần trước, nhưng nói phong độ của mình vào ngày Chủ nhật đã khá hơn. "Tôi cảm thấy tôi đã ép Novak nhiều hơn so với một vài tuần trước đây. Tôi chưa thể làm chủ để có thể giành được chiến thắng. Tôi chắc là mọi người cũng đã nhận thấy vấn đề nằm ở đâu rồi." Khi được hỏi liệu các trận thua liên tiếp trước Djokovic có đè nặng lên tâm trí của mình hay không, Murray cho biết: "Năm ngoái, tôi đã chơi không tốt như tôi muốn, nhưng ba trận thua năm nay là điều mà tôi cần cần phải xem xét. "Novak đã có giai đoạn không bao giờ giành chiến thắng trước [Tay vợt số 5 thế giới] Rafael Nadal trong một trận chung kết, nhưng sau đó đã thắng sáu hoặc bảy lần liên tiếp. "[Tay vợt thứ hai thế giới] Roger Federer đã từng không giành chiến thắng trước Rafa trên sân đất nện." Andy Murray nói rằng anh sẽ phân tích lý do tại sao chật vật khi so vợt Novak Djokovic sau sau trận thua gần nhất của mình ở chung kết Miami Open. text: Tuần duyên Nhật Bản và Trung Quốc cùng xuất hiện ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp Căng thẳng vẫn còn cao, với Bắc Kinh cử một số tàu tuần duyên xuất hiện ở quanh khu vực các hòn đảo hôm thứ Ba. Nhật Bản mua các hòn đảo mà Tokyo gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đài, từ một chủ sở hữu tư nhân của Nhật Bản một năm trước đây . Trung Quốc mô tả vụ mua đảo này là không hợp lệ . Bắc Kinh cho hay đã tiến hành 59 cuộc tuần tra gần quần đảo kể từ năm ngoái với các tàu ra vào khu vực mà Nhật Bản nói là lãnh hải của họ . Hôm thứ Tư, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhắc lại tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản với các đảo. "Các hòn đảo này hiển nhiên là lãnh thổ của Nhật Bản. “Chúng tôi duy trì lập trường chủ quyền bất khả tranh cãi đối với nó," ông nói. Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera nói giám sát đã tăng lên trong khu vực có các hòn đảo nhưng không cho biết thêm chi tiết, theo hãng tin Associated Press. Trong khi đó quan chức phụ trách Phòng vệ Bờ biển Yuma Miyako nói với hãng AFP rằng cơ quan này được đặt trong trạng thái “báo động cao” nhân đánh dấu một năm sự kiện quốc hữu hóa. "Chúng tôi ngăn chặn tàu của chính quyền Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải của chúng tôi, với các tàu của chúng tôi ở rất gần các tàu Trung Quốc," quan chức này nói . ‘Phi cơ không người lái’ Trung Quốc đã điều một số tàu tuần tra bảo vệ bờ biển tới khu vực xung quanh các hòn đảo tranh chấp kể trên vào hôm thứ Ba, dẫn tới việc Nhật Bản triệu đại sứ của Bắc Kinh ở Tokyo đến để phản đối. Ông Suga cũng cho biết hôm thứ Ba rằng Tokyo đang cân nhắc việc đóng các viên chức dân sự trên hòn đảo như một lựa chọn, điều đã làm Bắc Kinh phản ứng giận dữ. "Quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quần đảo Điếu Ngư là mạnh mẽ," phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói. "Phía Nhật Bản phải chuẩn bị gánh chịu các hậu quả của hành động khiêu khích này." Báo chí Trung Quốc cũng đánh dấu sự kiện một năm bằng việc ca ngợi các tàu Trung Quốc tuần tiễu tới khu vực quần đảo. "Nhân ‘một năm đánh dấu' từ khi Nhật Bản tổ chức trò 'mua' quần đảo Điếu Ngư, thực hiện trò hề của cái gọi là 'quốc hữu hóa', tuần duyên của Trung Quốc đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ và thái độ kiên quyết bảo vệ các quyền trên biển của chúng ta," tờ Nhân dân Nhật báo nói. "Trung Quốc cần nắm cơ hội để thuyết phục nhiều người trên khắp thế giới hơn về những động cơ nguy hiểm về quyền trên biển của Nhật Bản," một bài xã trên tờ Hoàn cầu Thời báo nói thêm. Hôm thứ Hai, một phi cơ được cho là không người lái của Trung Quốc đã được phát hiện trong không phận quốc tế gần quần đảo, gây nên mối quan ngại từ phía Nhật Bản . Quần đảo nằm ở phía đông của Trung Quốc và tọa lạc ở mạn tây nam của Okinawa, Nhật Bản. Các hòn đảo nằm gần tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng và là một khu vực có nguồn lợi phong phú cho đánh cá. Nhật Bản thắt chặt an ninh xung quanh quần đảo tranh chấp và tái khẳng định quyền sở hữu đối với chuỗi đảo, một năm sau sự kiện nước này quốc hữu hóa các hòn đảo, gây ra tranh cãi gay gắt với Trung Quốc . text: Trong mấy chục năm, Liên Xô đổ cho Đức gây ra thảm sát Katyn Vụ xử xảy ra vì 15 thân nhân của một số nạn nhân lên tiếng rằng nước Nga ngày nay đã không thực hiện cuộc điều tra đúng quy cách. Họ nói Moscow đã ngăn cản họ tìm hiểu sự thực về cuộc thảm sát xảy ra ở vùng phía Tây nước Nga. Chỉ đến năm 1990 chính quyền Liên Xô mới thừa nhận là thủ phạm vụ giết người hàng loạt mà trước đó họ đổ cho phát-xít Đức. Tòa châu Âu nói Nga đã không giải thích nổi vì sao nước này giữ bí mật cách hồ sơ về vụ Katyn. Moscow như thế đã không tuân thủ các điều khoản ký kết về nhân quyền buộc chính quyền Nga phải cung cấp bằng chứng. Nhưng phán quyết của các thẩm phán Tòa án Nhân quyền châu Âu ở Strasburg không có hiệu lực với chuyện Nga quyết định ra sao về cuộc điều tra. Tự nhiên dừng lại Nghĩa trang ở rừng Katyn là nơi tưởng niệm lớn của người Ba Lan Nước Nga thời hậu Xô- Viết đã bắt đầu một cuộc điều tra hình sự về vụ Katyn năm 1940 nhưng sau đó, văn phòng công tố viên quân sự tối cao của Nga đã ra lệnh ngưng lại. Hồ sơ về quyết định này đã được bảo mật và các gia đình Ba Lan không có quyền xem hay hỏi thêm bất cứ thông tin gì về về cuộc điều tra. Không có bất cứ ai tới nay bị kết án về vụ thảm sát vì các công tố viên Nga nói rằng những người chịu trách nhiệm đã chết rồi. Nhưng đến năm 2010, Viện Duma của Nga lại ra một văn bản nói cần tiếp tục điều tra để “xác định danh sách các nạn nhân và tìm ra sự thực về bối cảnh của thảm kịch”. Quốc hội Nga khi đó cũng nói chính Stalin đã ra lệnh cho mật vụ NKVD của Liên Xô thực hiện vụ giết người tại rừng Katyn, gần thành phố Smolensk, và cả tại nơi gần làng Mednoye, vùng Tver, và làng Pyatykhatky khi đó thuộc Cộng hòa Xô-Viết Ukraina. Các nạn nhân vụ Katyn thuộc giới ưu tú của nước Cộng hòa Ba Lan tư sản, gồm các sỹ quan, linh mục bị bắt sau khi Liên Xô xâm lăng Ba Lan và chiếm phần phía Đông nước này năm 1939. Thời cộng sản, chính quyền Ba Lan phải theo lệnh Moscow và không nói công khai về vụ thảm sát. Sau năm 1989 khi Ba Lan chuyển sang chế độ dân chủ chủ đề Katyn vẫn tiếp tục phủ bóng quan hệ với Nga. Tòa án Nhân quyền châu Âu đã ra phán quyết phê phán cách Liên bang Nga xử lý vụ điều tra cuộc thảm sát Katyn năm 1940 khi công an cộng sản Liên Xô giết hại hơn 20 nghìn tù binh chiến tranh Ba Lan. text: Cùng ngày, một hiệu sách chuyên phê phán Bắc Kinh ở Hong Kong báo có năm nhân viên mất tích, người mới nhất có hộ chiếu Anh. Phái dân chủ Hong Kong nghi rằng họ bị công an Trung Quốc bắt cóc. Cuốn sách của tiệm Đồng La Loan (Causeway Boostore) sắp ấn hành chỉ nói đến ‘bạn gái cũ’ của ông Tập Cận Bình nhưng cũng đủ làm bà Bành ‘nổi cơn tam bành’, theo một số tờ báo tiếng Anh. Chuyện này xảy ra trong bối cảnh cơn sốt ‘sùng bái cá nhân’ ở Trung Quốc ngày càng tăng. Một biên tập viên BBC Tiếng Trung nói ‘thật đáng buồn khi Trung Quốc không thoát ra được cái bóng của Mao’ sau bao nhiêu năm Khai phóng, giao tiếp với Phương Tây. Truyền thông Trung Quốc sung sướng khi có người nước ngoài hát bài ca ngợi Tập Đại đại 'đẹp trai, hấp dẫn' Nhưng vì sao lại có chuyện viết bài hát, dựng phim, lập phong trào tụng ca ‘Cha Tập mẹ Bành’ như hiện nay? Ngày cuối năm 2015, giáo sư Uông Tranh (Wang Zheng) từ Seton Hall University ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài trên The Diplomat về thuyết ‘tôn thờ lãnh tụ’ ở Trung Quốc. Theo ông, thuyết này nói từ thời Tần (221-206 trước Công nguyên) đến nay, chính trị Trung Hoa không thay đổi. Nếu hoàng đế yếu thì quan lại và bộ máy sẽ lấn át, biến người đứng đầu thành tượng trưng, bất lực. Nếu hoàng đế mạnh thì sẽ dùng mọi cách để mạnh hơn nữa, trong triều trảm tham quan, nhốt thái giám, ngoài cõi trừng trị vương hầu làm loạn. Càng mạnh hoàng đế sẽ càng nghĩ mình là thiên tử thật rồi. Ngài sẽ được cả nước xúm vào tôn thời, ca ngợi và đám quan lại tạo ra vầng hào quang để che mắt vua, cuối cùng tách vua khỏi thực tại. Quan lại Trung Hoa luôn muốn kiểm soát hoàng đế Đây là vòng quay từ các thời vua chúa, đến Mao, và nay đến cả Tập Cận Bình. Trong bài có tên 'Between Bullying and Flattery: A Theory on Chinese Politics' (tạm dịch: Giữa đe dọa và nịnh hót: một thuyết về chính trị Trung Quốc'), Giáo sư Uông Tranh nói phong trào ngợi ca ông Tập được nhà nước Trung Quốc, Đảng Cộng sản và chính ông ta thúc đẩy. Về thăm Trung Quốc mấy tháng trước, vị giáo sư còn thấy mọi phòng khách sạn nay có cuốn sách dạy về trị nước của ông Tập, “hệt như mọi khách sạn Phương Tây có Kinh Thánh”. Ông Uông Tranh cho rằng ông Tập Cận Bình đang rơi vào ‘vết xe đổ’ của quá khứ và điều này không có gì hay, bởi theo thuyết về vua chúa nói trên, “cuối cùng thì đám quan lại sẽ thắng”. Nếu muốn cắt đứt nghiệp chướng này, ông Tập cần “cải cách mạnh bộ máy ở Trung Quốc”, và việc đầu tiên là cấm bộ máy tuyên truyền tung ra các chiến dịch tô vẽ chính mình, giáo sư Uông viết. Tuần đầu năm mới 2016, chứng khoán Shanghai Composite sụt luôn 7%, một dấu hiệu xấu cho kinh tế Trung Quốc. text: Nhu cầu cần tinh trùng gia tăng sau khi Trung Quốc nới lỏng chính sách một con Trong một tuyên bố trên trang web WeChat hôm 4/4, Bệnh viện Thứ ba của Đại học Bắc Kinh cho biết người hiến tinh trùng phải "yêu quê hương xã hội chủ nghĩa". Bản tuyên bố cũng hứa trả 5.500 nhân dân tệ (872 đôla) cho những cá nhân có sự nghiệp thành công vượt qua các cuộc thử nghiệm về thể chất và chất lượng tinh trùng. Bản tuyên bố này sau đó đã bị xóa khỏi WeChat vào tối thứ Sáu. Trung Quốc tảo mộ 'ảo' TQ 'sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia' Trung Quốc thu mua không khí sạch Thương xót bao trùm bà mẹ TQ giết con Trong bản tuyên bố, tất cả các ứng viên phải là nam giới tuổi từ 20 đến 45 và không có bệnh di truyền hoặc lây truyền, hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào về vấn đề cân nặng, mù màu hoặc rụng tóc. Những người đàn ông cũng phải có "phẩm chất chính trị". Thêm vào đó, người hiến phải "ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, trung thành với mục đích của đảng và là công dân tuân thủ luật pháp, không có vấn đề chính trị". Hiện không rõ là bệnh viện này có kế hoạch kiểm chứng sự trung thành ý thức hệ của người hiến tinh trùng như thế nào. Một tuyên bố từ bệnh viện nói người hiến tinh trùng phải "có phẩm chất chính trị tốt" Một bác sĩ làm việc ở đường dây nóng của bệnh viện nói với tờ Bưu điện Hoa Nam: "Mọi thứ sẽ ổn nếu anh cho rằng mình đạt tiêu chuẩn". Các ngân hàng tinh trùng khác của Trung Quốc không yêu cầu sự trung thành với đảng từ những người hiến tinh trùng. Bệnh viện Thứ ba của Đại học Bắc Kinh đã phát động đợt hiến tặng tinh trùng vào hôm 4/4, và dù bài đăng trên WeChat đã bị xóa, đợt hiến tinh trùng vẫn kéo dài đến ngày 23/5, theo hãng tin AFP. Theo Ủy ban Y tế Quốc gia của Trung Quốc, chỉ có 23 ngân hàng tinh trùng trên toàn quốc - và rất nhiều nơi thiếu nguồn hiến tinh trùng. Trung Quốc đã nới lỏng chính sách một con vào năm 2015, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu tinh trùng hiến tặng. Để sử dụng các dịch vụ của ngân hàng tinh trùng, các gia đình phải chứng minh rằng người cha bị vô sinh hoặc mắc bệnh di truyền. Chiến dịch này đã thu hút sự chế giễu từ người dùng mạng xã hội Trung Quốc, với một bài viết trên WeChat viết: "Tình yêu cho đảng bắt đầu từ một con tinh trùng." Một bài đăng khác trên trang blog Weibo, chỉ ra rằng: "Những phẩm chất yêu cầu đều không thể di truyền được". Trung Quốc bỏ chính sách một con Một ngân hàng tinh trùng ở Bắc Kinh yêu cầu người hiến tinh trùng phải trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc. text: Phim “Goodbye Lenin” nói về thời Đông Đức đi xe Traban, ăn đồ hộp, đã được nhiều giải thưởng. Tại Balan từng có cả tạp chí đặt ra một trang chuyên in lại tin thời sự thời bao cấp kiểu như “Tin nóng trong ngày: tàu thủy chở cam đã vào cảng Gdansk”. Chả là dưới thời cộng sản những trái cây nhiệt đới như cam và chuối là mặt hàng cao cấp, có khi chỉ Giáng Sinh mới được nhà nước nhập về bán phân phối cho dân. Gần đây, Nga cho dựng lại những phim thời Nội chiến sau Cách mạng Tháng Mười. Dòng hoài niệm “nostalgia” trong văn hóa ở các nước hậu cộng sản đó xuất hiện vì có một lượng khán thính giả muốn nhắc lại và nhớ lại quá khứ ấy. Họ nhớ lại không phải để nhạo báng, mà để nhìn lại, để đánh dấu một phần cuộc sống của chính họ hay cha mẹ họ ra sao. Tôn trọng quá khứ và nhìn nhận sự thật là điều không thể thiếu nếu chúng ta muốn lớn. Có người nói “kể khổ” là cách con người đoàn kết nhau lại, vì chỉ trong khổ đau, thiếu đói, các quan hệ tình cảm mới mãnh liệt. Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ thì nhiều người Đông Âu nhớ tiếc thời mà người với người không chỉ nhìn nhau như đối tượng làm ăn kiếm lợi. Tuy thế, nhìn rộng ra, chuyện “kể khổ” thì dân tộc nào cũng có. Người Do Thái chẳng đã đưa cuộc di tản “exodus” vào cả kinh sách, văn học đó sao. Ở Hoa Kỳ, người ta làm lễ Thanksgiving và nhắc lại những ngày tháng gian truân sau khi tàu The Mayflower đổ bộ lên lục địa Bắc Mỹ cũng không ngoài mục đích “ôn cố tri tân”. Nhưng cần phân biệt những điểm khác nhau khá rõ rệt ở đây. Người Do Thái khổ cực vì bị các nhóm dân khác áp bức. Những người di dân trên tàu The Mayflower chạy khỏi châu Âu để tìm tự do tôn giáo. Với các nước Đông Âu thời cộng sản thì chế độ bao cấp ảm đạm, thiếu thốn cũng do Liên Xô áp đặt lên xã hội của họ. Còn tại Việt Nam, chế độ bao cấp chẳng phải do nước ngoài nào áp đặt cả. Nó là sản phẩm của chính mô hình chính trị-xã hội do người Việt Nam thực hiện. Tất nhiên có người nói đó là mô hình kiểu Liên Xô hay Trung Quốc nhưng thế cũng mới nêu ra nguồn gốc của chế độ Bao cấp. Liên Xô và Trung Quốc chắc cũng chẳng bắt Việt Nam phải thực hiện nếu chính các nhà lãnh đạo ở Việt Nam khi ấy không muốn. Bằng chứng là sau khi Việt Nam tiến hành Đổi Mới năm 1986, chẳng thấy Liên Xô (vốn còn tồn tại tới tận 1991) phản đối gì cả. Trung Quốc cũng vậy. Có khi họ còn hoan nghênh. Chắc họ nghĩ một nước Việt Nam có của ăn của để sẽ đỡ nhận viện trợ, như trong quan hệ với Matxcơva, hoặc sẽ là một bạn hàng có giá hơn trong quan hệ với Bắc Kinh. Để thấy ngày hôm nay đẹp hơn Như thế, có phải là hay không khi cứ đem những sự sai lầm, thậm chí quái gở của chính mình một thời ra để triển lãm? Có thể người ta muốn nhắc lại thời khổ sở để tự ngầm khen rằng nay đã khá hơn trước. Có thể trình bày ra những hình ảnh đen tối về cuộc sống khi ấy là để cảnh tỉnh lẫn nhau về thói duy ý chí trong kinh tế. Điều người ta không muốn thẳng ra là chế độ Bao cấp áp đặt trên cả nước sau 1975 đã làm Việt Nam mất đi cơ hội ngàn vàng để hòa giải dân tộc và bắt nhịp tăng trưởng kinh tế với khu vực. Và dù đã vượt qua chế độ tem phiếu nhưng nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn còn có chuyện bao cấp vốn, bao cấp cửa vào thị trường. Nên những việc “cần làm ngay” cũng còn rất nhiều. Nhưng dù sao, có những cuộc triển lãm như thế cũng là dịp tốt để biết mình là ai để mà đi tới. Nhắc lại thành tích vượt khó cũng là cách gây dựng sự tự tin cần có để đi tiếp. Chỉ có điều tôi chưa rõ là bao giờ Việt Nam sẽ có triển lãm gì về thời hiện nay? Biết đâu năm hai ngàn…sẽ có cuộc Triển lãm Bao cấp II, tức Bao cấp tư tưởng và chính trị. Khi ấy người ta cũng sẽ có khối chuyện để mà nói. Triển lãm về thời Bao cấp do Viện Bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội đang tổ chức không nằm ngoài dòng “văn hóa hồi tưởng” đã và đang có ở các nước Đông Âu sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã. text: Đứng tiếp theo về mức độ hài lòng với công việc là mục sư, đầu bếp, những người chăm sóc sắc đẹp, thợ sửa ống nước và thợ cơ khí. Ngược lại, những người làm công việc xã hội, kiến trúc sư, những người làm việc trong cơ quan chính phủ và những người môi giới nhà đất đứng cuối cùng trong bảng tổng kết. Chỉ có 2% số người làm việc xã hội và kiến trúc sư nói rằng họ hoàn toàn hài lòng với công việc. Jonathan Pickup, người đã làm nghề uốn tóc 21 năm và hiện đang làm việc tại Slice Salon ở Newcastle nói anh rất yêu ông việc của mình. "Môi trường làm việc khá trẻ trung, hợp thời trang. Chúng tôi làm việc với rất nhiều thanh niên trẻ tuổi. Đến tuổi này, tôi thấy rất dễ chịu khi làm việc giữa những người say mê công việc," anh nói với chương trình Wake up to Money của Radio Five Live. Một báo cáo đưa ra tuần qua cũng cho thấy những người thợ uốn tóc ít khi phải làm việc thêm giờ mà không được trả lương thêm. Ông Michael Osbaldeston thuộc City & Guilds nói có rất nhiều lý do mà những người thợ uốn tóc lại hài lòng với công việc. "Họ có quan hệ với khách hàng, điều này làm công việc trở nên dễ chịu." "Họ được trọng vọng. Họ làm cho mọi người cảm thấy dễ chịu và xinh đẹp lên. Rất nhiều người trong số họ có cơ hội để tự làm chủ công việc kinh doanh của mình, và điều này dường như cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm họ hài lòng với công việc." Theo điều tra của City & Guilds, thợ uốn tóc là những người làm việc hạnh phúc nhất tại Anh quốc. Cứ 5 người thì có 2 người nói rằng họ vô cùng hài lòng với công việc. text: Trong khi đó, nhà chức trách Miến Điện loan báo lãnh đạo quân sự nước này, Tướng Than Shwe, đã đồng ý gặp đặc sứ Liên Hiệp Quốc, Ibrahim Gambari. Một viên chức ở Bộ Thông tin Miến Điện nói cuộc gặp sẽ diễn ra vào ngày thứ Ba. Ông Gambari đến Miến Điện hôm thứ Bảy để thảo luận về sự đàn áp biểu tình, nhưng vẫn chưa được gặp nhân vật số một và số hai của Miến Điện. Nhà chức trách nay đã gỡ bỏ hàng rào quanh ngôi chùa ở Rangoon nơi người biểu tình tụ họp tuần trước. Nhưng hàng ngàn quân lính vẫn đang trên đường phố. Trước đó, chính quyền quân sự cho phép đặc sứ Liên Hiệp Quốc gặp lãnh đạo đối lập bị giam cầm, Aung San Suu Kyi. Diễn biến Các tin tức mới nhất từ Rangoon cho thấy quân đội đang giảm bớt sự hiện diện trên đường phố. Một số trạm gác được dỡ bỏ và rất nhiều lính được điều động ra vùng ngoại ô. Liselott Agerlid, một nhà ngoại giao Thụy Điển đã rời Rangoon hôm Chủ Nhật sau 5 ngày đi quanh thành phố. Cô nói dân chúng hiện quá sợ hãi không dám tiếp tục công khai chống chính phủ. “Có vẻ như chính quyền quân nhân hà khắc đã thành công trong việc đe dọa một đợt phản đối mới. Chính quyền sẽ dập tắt bằng mọi giá, không dành chỗ cho dân chúng tụ tập.” Tuy nhiên, một số nhà hoạt động người Miến Điện tin rằng cuộc đấu tranh chưa chấm dứt. Maung Maung là tổng thư ký Liên hiệp công đoàn bí mật ở Miến Điện, có trụ sở ở Bangkok, cho rằng lực lượng đối kháng vẫn đang tiếp tục hoạt động. Theo ông các cuộc biểu tình mới đây cũng cho thấy sự bất đồng quan điểm trong phe quân đội. “Chúng tôi hiện nhận thức được là không thể chống cự ngang sức với phe quân đội, vì chúng tôi không phải là tổ chức quân sự.” “Nhưng đồng thời chúng tôi có thông tin là một số lực lượng quân sự không chịu bắn vào nhà sư, một số khác đặt câu hỏi tại sao lại bắn vào đồng hương. Chúng tôi biết trên thực tế là những người lính cùng gia đình họ, vợ con họ cũng đang chết đói, và đó là những gì chúng tôi phải chịu với chế độ quân sự.” Người ta cũng đi đến một số giả thiết cho rằng nếu phe quân đội nhẹ tay với thành phố thì các cuộc biểu tình lại tiếp diễn. Tuy nhiên ngoại trưởng Úc Alexander Downer nói cho dù tiếp tục biểu tình thì cũng khó thay đổi được thể chế chính trị hiện nay ở Miến Điện. “Tôi không nghĩ là mọi chuyện có thể kết thúc nhanh chóng, trừ khi chính quyền mở rộng tự do và đất nước được dân chủ hơn.” “Tôi nghĩ chúng ta thỉnh thoảng sẽ gặp tình trạng biểu tình như những cuộc biểu tình hồi năm 1988. Chính quyền quân nhân kiểm soát chặt đất nước tới nỗi trừ phi có một lượng lớn binh sĩ tham gia nổi dậy, còn không thì nói thực ra các cuộc biểu tình kiểu như vậy không thể thành công.” Nhiều nước trong cộng đồng quốc tế hy vọng là đặc sứ Liên Hiệp Quốc Ibrahim Gambari có thể sẽ thuyết phục được chính quyền quân nhân đàm phán chính trị với phe đối lập. Nhưng cho đến nay các đòi hỏi muốn chính quyền nói chuyện và dân chủ hóa, bất kể từ bên trong hay bên ngoài, vẫn không có ảnh hưởng gì nói chung. Hàng ngàn lính có mặt trên đường phố Rangoon, và tin tức nói không có dấu hiệu có thêm biểu tình chống chính quyền quân sự ngày hôm nay. text: Tàu quét mìn của Hải quân Mỹ bị mắc cạn tại Bãi Tubbataha đầu năm nay. Biên phòng Philippines cho hay tàu Unicorn Logger, một tàu chở hàng mang cờ Panama, bị mắc cạn tại một khu bảo tồn biển gần đảo đảo nhỏ Sambawan vào hôm thứ Sáu, phát ngôn viên lực lượng biên phòng Armand Balilo cho biết. "Thủy thủ đoàn đang bị tạm giữ trên tàu của họ trong lúc hư hại đối với các bãi san hô được xem xét, "ông nói với AFP. Sự cố xảy ra khi tàu này chở gỗ từ Malaysia đến Nhật Bản và con tàu sẽ được kéo về sửa chữa tại một xưởng đóng tàu ở cảng Cebu ở miền trung một khi người ta xác định được mức độ hỏng hóc của tàu. Đây là sự cố mới nhất trong một loạt các sự cố hàng hải tại các bãi san hô được Philippines bảo vệ. Vào tháng Một năm nay, một tàu quét mìn Hải quân Mỹ bị mắc cạn tại Bãi Tubbataha, khu bảo tồn biển ở miền nam Philippines được liệt kê vào danh sách Di sản Thế giới. Vào tháng Tư, một tàu đánh cá Trung Quốc cũng bị mắc cạn tại Bãi Tubbataha và thủy thủ đoàn bị bắt giữ và bị buộc tội làm hư hại rạn san hô cũng như bị buộc tội chuyên chở động vật có vú có nguy cơ bị đe dọa. 'Hiện diện phi pháp' Mới đây đã xảy ra việc Philippines bắn chết một ngư dân Đài Loan. Ngày 22/05 Philippines lên tiếng phản đối điều mà nước này gọi là 'hiện diện phi pháp' của tàu chiến và tàu dân sự Trung Quốc tại một bãi cạn ở Biển Đông, mà lính Philippines đang đồn giữ. Manila cho hay năm ngoái Trung Quốc cũng đã chiếm một bãi cạn khác mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Bãi cạn này thuộc quần đảo Trường Sa, nằm cách đảo Palawan của Philippines khoảng 200 km, không xa đá Vành Khăn mà Philippines đã mất vào tay Trung Quốc hồi năm 1994. Manila nói năm ngoái, Trung Quốc đã chiếm một bãi cạn ở phía bắc Bãi Cỏ Mây. Hai nước cũng giằng co nhau quanh bãi cạn Scarborough, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Vào trung tuần tháng Năm, Đài Loan đã tập trận gần Philippines trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước lên cao sau khi một ngư dân Đài Loan bị bắn chết. Hai tàu khu trục, một tàu tên lửa và một tàu tuần duyên đã tham gia tập trận ở eo biển Bashi nằm giữa hai nước. Tổng thống Philippines Benigno Aquino vào hôm 15/05 đã đưa ra lời xin lỗi Đài Bắc vì sự cố này nhưng Đài Loan nói lời xin lỗi này là "không thể chấp nhận được". 18 thuyền viên Việt Nam trên một tàu chở hàng đã bị giam giữ sau khi tàu này đâm vào một bãi san hô ở miền trung Philippines. text: Jane’s nhận định, việc Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào các nguồn khoáng sản và xăng dầu, khiến đất nước đông dân nhất thế giới quan ngại chuyện phải bảo vệ khả năng tiếp cận các tuyến đường biển trọng yếu, đặc biệt là ở phía nam. Tờ tạp chí chuyên về quốc phòng cho hay các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao của DigitalGlobe là nguồn khẳng định độc lập về các thông tin trước đó, rằng Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ tàu ngầm hạt nhân ngầm gần thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương không khẳng định hay bác bỏ tin tức trên trong một buổi họp báo mới đây. “Trung Quốc luôn theo đuổi các bước phát triển hòa bình. Chính sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ mang tính phòng vệ. Các nước khác không có lý do gì để quan ngại hay lo lắng”. Ông Tần nói tiếp: “Chúng tôi có các vùng duyên hải và vùng biển rộng lớn. Bảo vệ an ninh biển, chủ quyền lãnh thổ biển là trách nhiệm thiêng liêng của quân đội Trung Quốc”. Cán cân chiến lược Báo Úc, The Australian, từng trích nguồn từ Jane’s: “Ở vị trí chỉ cách bờ biển Việt Nam 200 km, tầm vóc công trình đang xây dựng nhìn thấy qua không ảnh DigitalGlobe chỉ ra rằng Ngọc Lâm (Yulin) sẽ trở thành một căn cứ trọng yếu cho các hàng không mẫu hạm và tàu ngầm”. Nguồn tin mà tạp chí Jane’s trích dẫn cho biết, tháng 12 năm ngoái, một tàu ngầm hạt nhân thế hệ hai hạng 094 chở tên lửa đạn đạo đã được Trung Quốc đưa đến căn cứ này. Tạp chí Jane’s nêu những lo ngại về an ninh khu vực kể từ khi có tin Trung Quốc xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân từ năm năm về trước. Trong bài “Bí mật Tam Á - Tiết lộ về căn cứ hải quân hạt nhân mới của Trung Quốc”, trên Jane's Defence nhà nghiên cứu Richard D Fisher đưa ra các điểm chính như sau: “Căn cứ Tam Á có thể dùng để làm bến đỗ cho tàu ngầm hạt nhân loại mới 094 trong khi Trung Quốc đẩy nhanh ý đồ bành trướng quân sự trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. “Dù điều này không chứng tỏ sẽ có một cuộc xung đột trong vùng, căn cứ Tam Á là dấu hiện rõ ràng hơn về việc chuyển biến cán cân chiến lược ở châu Á và cho thấy mong muốn của Trung Quốc nhằm nắm những tuyến hải lộ ở vùng biển Nam Trung Hoa”. Đầu năm 2008, Trung Quốc công bố con số chi cho quốc phòng trong vòng một năm tới là 59 tỷ đôla, nhưng giới phân tích Hoa Kỳ tin rằng chỉ trong năm 2007, Trung Quốc chi cho mục tiêu quân sự từ 97 đến 139 tỷ đôla. Trung Quốc không khẳng định hay phủ nhận về một bức ảnh, mà theo các nhà phân tích của tạp chí Jane’s Defence, là bằng chứng cho thấy một căn cứ tàu ngầm hạt nhân mới ở đảo Hải Nam. text: Nhiều trẻ em sinh ra ở vùng kiểm soát của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng đã bị kẹt trong chiến sự Một thông tin mới đây cho hay nhiều trẻ em đang bị bắt giữ tùy tiện và bị tra tấn để lấy lời khai. HRW kêu gọi chính phủ liên bang Iraq và vùng tự trị Kurdistan sửa đổi luật chống khủng bố để chấm dứt các vụ giam giữ như vậy, cho rằng họ đang vi phạm luật pháp quốc tế. Hiện nay vẫn chưa có bình luận gì từ các nhà chức trách ở Iraq và Kurdistan. Shamima Begum: Cuộc sống của cặp đôi IS ở Syria Anh Quốc và vụ tước quốc tịch 'cô dâu IS' Trump cho phép 6.900 người Syria ở lại Mỹ Co cụm ở Syria, IS đã bị đánh bại? Trước đây, chính phủ Kurdistan đã không thừa nhận các báo cáo của HRW nói họ tra tấn trẻ em nhằm thu lấy lời khai về mối liên hệ của vị thành niên với tổ chức IS. Vào tháng 01/2019, một quan chức cho biết luật lệ nhà tù có mục đích "phục hồi" những đứa trẻ như vậy, và tra tấn bị cấm và xác nhận và trẻ em được hưởng các quyền giống như các tù nhân khác. Báo cáo dài 53 trang nói rằng vào cuối năm 2018, chính quyền Iraq và Kurd đã giam giữ khoảng 1.500 trẻ em bị nghi liên kết với IS. Theo HRW, ở Iraq, ít nhất 185 gốc ngoại kiều đã bị kết án vì các hoạt động liên quan đến khủng bố và kết án tù. Báo cáo cáo buộc rằng chính quyền địa phương có các hành động bao gồm: •Bắt giữ và truy tố trẻ em có bất kỳ mối liên hệ nào với IS •Sử dụng hình thức tra tấn để buộc các em thú tội •Các nghi phạm bị kết án vội vã và không công bằng ''Hình thức xử l‎ý mang tính trừng phạt và răn đe này không dựa trên các cơ sở công lý và sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực lâu dài cho trẻ em về sau'' Joe Becker, giám đốc bộ phận Bảo về Quyền Trẻ em của HRW cho biết. 'Đánh đập, thẩm vấn' Đã có cáo buộc từ các nhân chứng nói rằng họ đã bị nhục hình, tra tấn, ép cung Tháng 11 vừa qua, HRW đã có cuộc phỏng vấn với 29 vị thành niên bị nghi ngờ là có liên kết với IS. Trong đó, 19 người vị thành viên nói bị tra tấn và đánh đặp bằng ống nhựa, dây cáp điện hoặc gậy. Một thiếu niên 17 tuổi bị an ninh Iraq bắt giữ năm 2017 cho biết cậu ta thường xuyên bị trói cổ tay, cho treo lơ lửng và bị đánh đập liên tục trong 10 phút khi bị thẩm vấn. Sau phiên tòa và người này nhận tội vì bị tra tấn, đương sự được chuyển đến nhà tù ở sân bay Baghdad và giam bảy tháng rưỡi. "Mỗi ngày là cực hình. Chúng tôi bị đánh mỗi ngày, tất cả chúng tôi", người này nói. Một trẻ em 14 tuổi nói rằng cậu đã bị tra tấn bởi cảnh sát Kurd hồi năm 2017. "Họ đã đánh tôi khắp người bằng ống nhựa," cậu nói. "Đầu tiên họ nói rằng tôi nên thừa nhận mình là người của IS, vì vậy tôi đã đồng ý. Sau đó, họ bảo rằng tôi phải nói là tôi đã cộng tác với IS trong vòng 3 tháng. "Tôi nói với họ rằng tôi không liên quan gì, nhưng họ vẫn bắt tôi nhận." Báo cáo cũng chỉ ra rằng hầu hết những người được phỏng vấn nói rằng họ gia nhập IS vì các nhu cầu kinh tế, áp lực từ trang lứa hoặc từ gia đình. Một số khác thì cho rằng họ làm vậy vì gia đình hoặc vì muốn đạt được một địa vị xã hội. HRW nói rằng những vị thành niên Iraq được thả ra lo sợ rằng họ sẽ bị dân chúng kỳ thị do liên can hoặc là cựu thành viên của IS và thậm chí sợ rằng sẽ bị đe dọa trả thù. Tổ chức nhân quyền này nhấn mạnh rằng luật pháp quốc tế công nhận rằng những trẻ em bị bắt vào cầm súng trong các nhóm vũ trang chủ yếu là nạn nhân, cần được trợ giúp để tái hòa nhập xã hội. Khoảng 1500 trẻ em đang bị chính quyền Iraq và lực lượng Kurd cầm giữ trong cuộc chiến tiêu diệt dần xong tổ chức Nhà nước Hồi giáo tựng xưng (IS) , Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) cho biết. text: Ông Bình nằm trong số 4 người có số phiếu tín nhiệm cao ít nhất. Trả lời chất vấn trước Quốc hội, sáng 18/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nói 23 bộ ngành, địa phương báo cáo không có công chức nào không hoàn thành nhiệm vụ. Ông Bình, nằm trong số 4 người có số phiếu tín nhiệm cao ít nhất trong lần lấy phiếu tín nhiệm mới đây, được dẫn lời nói số liệu của năm nay chưa có và dựa vào số liệu “tương đối đầy đủ” của năm 2013. Điểm đáng chú ‎ ý là việc đánh giá này chia thành 4 cấp độ theo đó có tới 3 cấp độ đánh giá để bầu chọn là hoàn thành nhiệm vụ. Ba mức đó là công chức hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành nhưng còn hạn chế về năng lực. Hạng mục thứ tư là không hoàn thành nhiệm vụ chỉ chiếm 0,46%. Bộ trưởng Thái Bình nói “cộng lại thì có thể thấy số công chức “hoàn thành nhiệm vụ” từ mức tối thiểu trở lên là 99,54%”. Hiện chưa rõ việc đánh giá này được thực hiện theo phương pháp và qui trình như thế nào. 'Lạm phát cấp phó' Một trong những điểm được nói tới trong phiên chất vấn là quan ngại về thực trạng những người có năng lực không vào làm nhà nước trong khi người kém năng lực lại gia tăng. "Vì sao số công chức tận tâm với công việc, sáng tạo trong công tác ngày càng ít, nhưng số công chức lười nhác chỉ “một dạ, hai vâng” nhưng lại ham muốn trở thành lãnh đạo ngày càng nhiều? "Đây có phải là nguyên nhân chính làm gia tăng bộ máy hành chính và cũng là nguyên nhân của tội phạm tham nhũng, nguyên nhân do đâu và giải pháp đột phá để tham mưu cho Đảng và Nhà nước khắc phục tình trạng này?" đại biểu Đỗ Văn Đương chất vấn tại quốc hội. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình được dẫn lời nói nguyên nhân là “do sử dụng cán bộ, công chức, viên chức chưa đúng với trình độ năng lực của từng người, cơ chế thưởng phát cũng chưa nghiêm, và chưa tuyển được người có năng lực, tâm huyết.” Truyền thông trong nước có một số bài tập trung vào cái gọi là giải pháp khắc phục “lạm phát cấp phó”. Đại biểu Bùi Thị An được dẫn lời nói rằng “lạm phát cấp phó” kéo dài ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương. Ông Bình nói rằng “Thủ tướng giao cho Bộ Nội vụ phải thảo luận với các bộ, nhưng khi Bộ Nội vụ đề nghị số lượng thứ trưởng ít, còn các bộ đề nghị số lượng nhiều nên quan điểm không gặp được nhau”. Theo thống kê của báo Pháp Luật TP. HCM, nhóm cơ quan có nhiều cấp phó nhất (số lượng 7) bao gồm các bộ: Công an, Ngoại giao, Giao thông, Văn phòng Chính phủ. Ngoài ra, ở Bộ Quốc phòng, có Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và sáu thứ trưởng. Theo tờ báo, nhóm cơ quan có ít cấp phó nhất (số lượng 4) bao gồm các bộ: Tư pháp, Lao động- Thương binh - Xã hội, Giáo dục - Đào tạo, Nội vụ, Khoa học và công nghệ. Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam nói hơn 99% công chức hoàn thành nhiệm vụ, dẫn chiếu tới báo cáo từ các bộ ngành và địa phương. text: Các ngân hàng Hy Lạp vẫn đóng cửa cho tới ít nhất là thứ Tư Ông Joseph Muscat viết trên Twitter rằng điều này “không hề có ích cho cuộc họp tối nay của các lãnh đạo khối đồng euro” ở Brussels. Khu vực đồng euro thúc giục Hy Lạp nộp bản kế hoạch mới hoàn toàn sau khi người dân bỏ phiếu chống lại các điều kiện để có được gói cứu trợ trong cuộc trưng cầu dân ý. Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras sẽ xuất hiện trước Nghị viện châu Âu vào thứ Tư 08/07, một nguồn từ chính phủ Hy Lạp nói. Thông tin báo chí cho biết phía Hy Lạp đã trình bày trước các bộ trưởng tài chính vào thứ Ba. Tuy nhiên các nguồn cho biết không hề có văn bản kế hoạch mới nào. 'Không thể lãng phí thời gian' Thủ tướng Alexis Tsipras Một nguồn nói với hãng tin Reuters: “Họ nói sẽ nộp một bản thỉnh nguyện mới và đại cương đề xuất mới, có thể vào ngày mai (thứ Tư).” Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos nói với một phóng viên người Tây Ban Nha: "Chẳng có đề xuất nào. Chúng tôi chỉ họp chung chung. Và chúng tôi không có thời gian để lãng phí." Nói về mức độ khó khăn của cuộc họp, một quan chức khối euro cho biết: "Nếu họ thực sự lên kế hoạch sẽ đề xuất chính thức gì đó vào ngày mai, họ có thể sẽ chẳng tìm thấy ai mà đọc." Ông Tsipras được cho là muốn cắt 30% khoản nợ từ tổng số 323 tỷ euro, trả trong vòng 20 năm. Ông Tsipras sẽ gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande trước cuộc gặp với các lãnh đạo ở Brussels, một quan chức Hy Lạp nói. Trước đó Thủ tướng Pháp Manuel Valls nói nước này sẽ làm tất cả có thể để giữ Hy Lạp trong khu vực đồng euro và đó là “nền tảng cho một thỏa thuận đã tồn tại”. Tuy nhiên, Đức cảnh báo chống lại mọi kiểu xóa nợ vô điều kiện cho khoản nợ của Hy Lạp trong lúc có lo ngại điều này sẽ làm sụp đổ dòng tiền tệ chung duy nhất. Hy Lạp 'không có đề xuất nào cụ thể' về gói cứu trợ tài chính mới, trước cuộc họp quan trọng với các bộ trưởng tài chính khu vực dùng đồng euro, theo Thủ tướng Malta. text: Lãi trong ba tháng cuối năm 2008 giảm xuống mức 4.8 tỷ đôla, tương đương mức giảm 28% so với cùng kỳ năm 2007 và giảm 56% so với cùng giai đoạn năm 2006. Tuy nhiên, lợi nhuận cả năm của hãng tăng 14%, đạt mức 31.4 tỷ đôla, do giá dầu tăng mạnh vào mùa hè. Dầu giá tăng tới mức 147 đôla/thùng hồi tháng Bảy năm 2008, nhưng nay chỉ còn ở mức 50 đôla/thùng. Giám đốc Shell, Jeroen van der Veer nói kết quả quý thứ tư "ở mức khá hài lòng" trong bối cảnh nhu cầu xăng dầu giảm và các nền kinh tế toàn cầu đang yếu đi. Ông nói "Chiến lược của chúng tôi vẫn là đầu tư đáng kể trong công ty để có lợi nhuận trong tương lai". "Ngành này hiện đang gặp khó khăn và chúng tôi đang tiếp tục tập trung vào quản lý vốn đầu tư và giám sát chặt chẽ chi phí". Sản lượng dầu trong quý thứ tư hầu như không thay đổi kể từ cùng kỳ năm 2007, đạt 3,4 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên Shell nói "Đây không phải là kết quả đáng khích lệ". Công ty dầu khí khổng lồ Shell báo lãi quí bốn giảm do giá dầu hạ đáng kể vào cuối năm ngoái text: Mạng internet bị cho là mang nhiều nguy hại Tờ PetroTimes hôm thứ Sáu 14/9 chạy bài thứ hai trong loạt bài về Quan làm báo, trang blog bị nêu danh trực tiếp trong công văn 7169/VPCP-NC của Văn phòng Chính phủ, cùng với hai trang khác là Dân làm báo và Biển Đông. Bài viết mang tựa đề 'Quan làm báo đã bịa đặt như thế nào', cũng do Nhóm phóng viên PetroTimes viết, liệt lê các vụ mà báo này cho là Quan làm báo đã "lừa người đọc". Trong số các vụ đó, có cáo buộc báo Thanh Niên đăng bài vở PR cho Bầu Kiên, tức ông Nguyễn Đức Kiên, người bị bắt hồi tháng trước; cũng như ông Trầm Bê, một doanh gia giàu có ở TP Hồ Chí Minh. Tiếp theo đó, là các lần Quan làm báo "tung tin" một loạt nhân vật có tiếng trong giới kinh doanh ở Việt Nam bị bắt, với những cái tên như Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Masan), Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank)... Các thông tin này, theo PetroTimes, đều là bịa đặt. Phóng viên PetroTimes nhận định: "... mặc dù luôn gồng mình, “tỏ ra nguy hiểm” nhưng “Quan làm báo” đã thể hiện sự xào xáo “ít học” của mình". Bài viết kết thúc bằng kêu gọi "cần phải tìm cho ra những kẻ tiếp tay cho chúng [Quan làm báo] và nghiêm trị". Một hôm trước, PetroTimes cũng đã chạy bài 'Thủ đoạn “ném đá giấu tay” của Quan làm báo' nói về cách thức đưa tin "lợi dụng lòng tin" của blog đình đám này. 'Không phải tầm thường' "Đó là ai mà có khả năng dẫn dụ, đánh lừa người đọc, là ai mà biết ném đá rồi lại biết giấu tay rất khéo? Hẳn không phải là kẻ tầm thường!" PetroTimes nói về Quan làm báo Một điều đáng chú ý là tuy dùng những từ như "ngây ngô", "ít học"... khi nói về Quan làm báo, phóng viên PetroTimes lại nhận định: "Hẳn tất cả chúng ta đều muốn “biết mặt, nghe tên” của những kẻ được gọi là Quan làm báo”. "Đó là ai mà có khả năng dẫn dụ, đánh lừa người đọc, là ai mà biết ném đá rồi lại biết giấu tay rất khéo? Hẳn không phải là kẻ tầm thường!" Tờ PetroTimes của ngành dầu khí do ông Nguyễn Như Phong, cựu phó Tổng biên tập Công an Nhân dân, làm chủ bút và do vậy được cho là có quan hệ với ngành an ninh Việt Nam. Một số nguồn tin ở trong nước cũng cho BBC hay nhà chức trách đang điều tra truy tìm người đứng sau Quan làm báo và Dân làm báo vẫn đang diễn ra tuy cũng có tin nói đã xác định được chủ nhân của các blog "bôi nhọ lãnh đạo" này. Trong khi đó, thứ Năm 13/9 cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam - báo Nhân Dân có xã luận của tác giả Anh Khôi nói về 'Quyền lực ngầm sau mạng xã hội'. Bài viết hơn 2.500 từ đăng trong mục Bình luận-Phê phán của báo Nhân Dân phân tích điều mà tác giả cho là nguy cơ mà người sử dụng các trang mạng xã hội đang phải đối diện. Bài viết cảnh báo: "Đằng sau mạng xã hội luôn có những quyền lực ngầm, và công nghệ do con người tạo ra có thể trở thành một công cụ bị lạm dụng nhằm khống chế con người, nếu như mất cảnh giác." Chủ tịch tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang bị cho là một trong các 'nạn nhân của Quan làm báo' Anh Khôi cho rằng từ chỗ "không hề hoặc rất ít liên quan chính trị", các mạng xã hội hiện nay đang bị "các đại gia tài chính, các thế lực chính trị và nhiều đối tượng khác khai thác để kiếm lợi". Nguy cơ chính trị Cây bút của báo Đảng CSVN viết rằng Facebook, mạng xã hội có hàng triệu người ở Việt Nam sử dụng, được "một số nguồn tin cho biết" là do các ngân hàng và nhà đầu tư tài chính khổng lồ Rothschilds and Goldman Sachs sở hữu và quản lý; đồng thời cũng có quan hệ với CIA. Tác giả bài viết cảnh báo thiệt hại cho người sử dụng mạng xã hội, không chỉ trong mua bán kinh doanh mà cả trong lĩnh vực an ninh chính trị. "Trên Facebook, cách đưa tin có chủ ý rõ rệt. Họ cung cấp các đường link với một số trang web chống chế độ. ... Ðây chính là điểm mà các thế lực thù địch, phản động đang khai thác sâu, lợi dụng triệt để." Anh Khôi cũng nhắc tới điểm dường như là mấu chốt, rằng các mạng xã hội từng đóng quan trọng trong các cuộc cách mạng gần đây ở Trung Đông và Bắc Phi. Chính quyền ở Việt Nam đã không ít lần cảnh báo về diễn biến hòa bình, cách mạng màu, cách mạng hoa lài... mà nguy cơ bị cho là xâm nhập qua con đường internet. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Tiếp theo sau chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm 12/9, báo trong nước tiếp tục đăng bài chỉ trích các blog 'phản động' và mạng xã hội. text: Trẻ em thuộc diện dễ bị thương tổn nhất Washington nói nhiều người đang hết sức cần lương thực, nước uống và thuốc chữa bệnh. Hoa Kỳ cũng nhắc tới các thông tin 'chưa từng có' nói về việc đã có trẻ em chết vì suy dinh dưỡng chỉ cách dinh thự của Tổng thống Bashar al-Assad có vài cây số. Quân đội Syrian đã cảnh báo quân nổi dậy phải đầu hàng nếu không sẽ chết đói. Ít nhất ba trong số các khu ngoại ô của Damascus là Yarmouk, Đông Ghouta và Moudamiyah đã bị quân chính phủ bao vây nhiều tháng nay. Tình hình trở nên nghiêm trọng tới nỗi hồi đầu tuần này, các giáo sỹ Hồi giáo đã phải ra lệnh cho phép người dân ăn thịt mèo, chó và lừa để sống sót. Đạo Hồi nói chung không cho ăn thịt các loại động vật trên. Trong một thông cáo ra hôm thứ Sáu 18/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói: "Chúng tôi kêu gọi chính phủ Syria mau chóng cho xe chở viện trợ." Bà Psaki cảnh báo rằng "những kẻ gây tội ác ở ngoại ô Damascus và trong toàn nước Syria sẽ bị nhận diện và phải chịu trách nhiệm". Bà nói thêm rằng tại Moudamiyah "người dân đã không có những đồ thiết yếu gần một năm nay, và việc chính phủ cố ý ngăn hàng viện trợ tới cho hàng nghìn người là vô lương tâm". Các hình ảnh mà BBC có được từ Yarmouk cho thấy các gia đình đang khốn khổ tìm kiếm cái ăn. Một cậu bé 11 tuổi, người chứng kiến một số bạn của mình qua đời, nói: "Chúng tôi chán ngán cảnh này rồi. Nếu chính phủ muốn tấn công chúng tôi bằng hóa học thì cứ làm đi! Nhưng giá họ dùng hóa học có mùi bánh mì để chúng tôi ngửi một lần trước khi chết thì tốt quá". Giới vận động cho hay đang thu thập con số những người đầu tiên chết vì đói. Mỹ yêu cầu chính phủ Syria cho phép chuyển hàng viện trợ tới giúp người dân vốn đã bị cô lập nhiều tháng ở khu vực ngoại ô Damascus hiện do quân nổi dậy kiểm soát. text: Ông Donald Trump xem thường những lời chỉ trích của ông Mitt Romney (phải) Ứng viên dẫn đầu trong cuộc đua giành đề cử của đảng Cộng hòa là tâm điểm tại Detroit cùng các đối thủ Marco Rubio và Ted Cruz đang nỗ lực giành được sự chú ý. Nhiều đảng viên Cộng hòa lo ngại ông Trump sẽ thua trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2016. Trước đó, Mitt Romney, ứng viên tổng thống năm 2012, chỉ trích nhà tỷ phú. "Hãy nghĩ về những phẩm chất cá nhân của Donald Trump, bắt nạt, tham lam, phô trương, kỳ thị phụ nữ", ông Romney nói. Miêu tả Trump "giả tạo" và "bịp bợm", cựu ứng viên dẫn đầu của đảng Cộng hòa nhận định chính sách của Trump - như việc trục xuất người nhập cư không có giấy tờ và cấm người Hồi giáo nhập cảnh Mỹ - sẽ làm cho thế giới kém an toàn. Cuộc tranh luận gần nhất của các ứng viên Cộng hòa Các lãnh đạo khác của đảng Cộng hòa như Paul Ryan, John McCain và một loạt thành viên ủy ban an ninh quốc gia cũng đã tấn công Trump từ khi ông củng cố vị trí dẫn đầu hôm Super Tuesday. Ông Trump, một tỷ phú không hề có kinh nghiệm trên chính trường, đã giành được chiến thắng 10 trong số 15 bang đã bỏ phiếu cho đến nay, với lời cam kết "làm nước Mỹ vĩ đại một lần nữa". Ông Cruz, Thượng nghị sĩ bang Texas, thắng ở bốn tiểu bang và Thượng nghị sĩ Florida Rubio, người chỉ thắng một bang, đang cùng tranh luận với Trump lúc 21:00 giờ địa phương (2:00 GMT) sau những ngày cuộc công kích dữ dội Trump nổ ra. 'Mê hoặc nhưng phát hoảng' Katty Kay, phóng viên BBC phân tích: “Khi nói đến Trump, châu Âu phát sặc. Điều này giống như là người ta bị mê hoặc nhưng khinh ghét. Một số người Mỹ hỏi tôi rằng người Anh nghĩ gì về Trump và tôi chỉ có thể đáp: Hãy tưởng tượng nếu một người anh (nước Mỹ) đáng kính nhưng hơi khó chịu của bạn dẫn về nhà người yêu hoàn toàn không phù hợp (Trump). Lúc đó bạn có thể vừa tò mò vừa kinh hãi và thốt lên "ôi Chúa ơi, đây có thể là sai lầm khủng khiếp". Ông Trump đã giành được chiến thắng 10 trong số 15 bang đã bỏ phiếu cho đến nay Với việc Ben Carson ngừng vận động tranh cử tuần này, số ứng viên đảng Cộng hòa - ban đầu là 17 người - nay chỉ còn bốn. Ứng viên thứ tư của đảng Cộng hòa, John Kasich, hy vọng ông có thể giành chiến thắng ở bang nhà Ohio, nơi cử tri đi bỏ phiếu ngày 15/3. Hôm thứ Năm 3/3, ông Trump biết mình lại bị công kích từ mọi phía trong cuộc tranh luận. "Tôi không thể tỏ vẻ mình sẽ chắc thắng vì sẽ có người công kích tôi từ mọi phía," ông nói với NBC. "Một người rất tốt, Ben Carson, không còn tranh đua nữa, vì vậy bây giờ chúng tôi sẽ có nhiều thời gian hơn cho cuộc đua." Ông cũng xem thường những lời chỉ trích của ông Romney khi mô tả ông này là một ứng viên thất bại và từng cầu xin Trump ủng hộ trong mùa tranh cử trước. Cuộc tranh luận, do Fox News tài trợ, là lần đầu tiên ông Trump phải đối mặt với các đối thủ từ khi giành chiến thắng ở bảy tiểu bang hôm Super Tuesday. Người dẫn chương trình Megyn Kelly bị Trump xem là 'khắc tinh' Ông cũng đối mặt với người dẫn chương trình Megyn Kelly, mà ông chế giễu là "người đẹp óc ngắn" sau khi đụng độ trong cuộc tranh luận ban đầu. Vụ việc khiến ông tẩy chay một cuộc tranh luận kế tiếp do Fox tổ chức. Trong cuộc đua ứng viên của đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton đã thắng ở 10 bang, trong lúc đối thủ Bernie Sanders chỉ giành được 5 bang. Hai người này sẽ tranh luận tại Flint, bang Michigan, hôm Chủ nhật 6/3. Ứng viên tổng thống Donald Trump tiếp tục bị công kích trong phiên tranh luận của đảng Cộng hòa Mỹ sau khi bị một số nghị sĩ kỳ cựu của đảng chỉ trích. text: Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Condoleezza Rice, và Ngoại trưởng Ba Lan Radek Sikorski đã ký thỏa thuận này trong một buổi lễ tại Warsaw. Thỏa thuận này bây giờ sẽ chờ để Quốc hội Ba Lan phê chuẩn và sau đó để tổng thống Lech Kaczynski ký. Moscow mạnh mẽ phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa và cảnh cáo Ba Lan là nước này gặp rủi ro sẽ bị tấn công. Washington cho rằng xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa tại một căn cứ không được sử dụng ở biển Baltic của Ba Lan sẽ bảo vệ họ và đa phần châu Âu khỏi các cuộc tấn công của tên lửa tầm xa. Một hệ thống radar sẽ được xây dựng tại cộng hoà Czech nhằm theo dõi những tên lửa này. Điều kiện Tuy nhiên, Ba Lan coi mối đe dọa tiềm tàng đối với họ là rất gần, và để đổi lấy việc cho Mỹ sử dụng căn cứ, Ba Lan đòi phải có tên lửa Patriot tầm ngắn nhằm cải thiện hệ thống phòng không. Ngoài ra, Ba Lan còn đòi Mỹ phải đảm bảo là sẽ hỗ trợ trong trường hợp có bất cứ vụ tấn công nào xảy ra với họ. Nga tức giận trước hành động này vì Nga cho rằng một hệ thống phòng thủ như vậy là nhắm trước hết vào họ, chứ không phải Iran hay "các nước bất trị" như lời của Washington. Phóng viên BBC tại Moscow, Sara Rainsford, giải thích Nga cho rằng hệ thống này sẽ làm thay đổi cán cân chiến lược tại châu Âu và gây bất ổn cho châu Âu. Một người phát ngôn của điện Kremlin còn ví von là xây hệ thống tên lửa này cũng giống như một tay hàng xóm xấu bụng xây một bức tường rất cao ngăn cách hai nhà, sau đó lại còn để cho một nhóm người có vũ trang ngồi trên bức tường đó. Và đó là cảm giác của Nga. Tác động của Gruzia? Câu hỏi đặt ra là cuộc xung đột tại Gruzia có ảnh hưởng gì tới sự kiện này? Thời gian ký kết thoả thuận là rất đáng chú ý, vì về mặt công khai, các quan chức của cả Mỹ và Ba Lan đều nói những sự kiện gần đây tại Gruzia không tác động tới thỏa thuận. Thế nhưng, phóng viên Adam Easton của BBC nhận định thỏa thuận này không phải là sự tình cờ, và anh cho rằng sau 18 tháng thương thảo thì cả Mỹ và Ba Lan cuối cùng nhất trí được cũng là vì những gì diễn ra tại Gruzia, khiến Ba Lan lo ngại về an ninh của riêng mình. Ở phía lãnh đạo cao cấp nhất, Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski đã ủng hộ cho thoả thuận này, nói rằng nó cho thấy Ba Lan giờ đây đóng vai trò quan trọng. Dân chúng Ba Lan ban đầu cũng bàn cãi và phản đối thỏa thuận này. Tuy nhiên, sau những gì diễn ra tại Gruzia, một cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho biết đa phần người dân Ba Lan đã thay đổi thái độ và lần đầu tiên ủng hộ việc Mỹ đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất của họ. Hoa Kỳ và Ba Lan hôm thứ Tư đã ký một thoả thuận nhằm xác định vị trí xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ Ba Lan. text: Lần đoàn tụ cuối cùng là từ 2010 Đợt đoàn tụ, được tiến hành khi đang có kêu gọi cải thiện quan hệ giữa hai miền, sẽ diễn ra từ 20/2-25/2. Hàng chục người từ Nam Hàn sẽ tới một khu nghỉ mát ở miền Bắc để gặp các thân nhân mà họ chưa được gặp hàng thập niên nay. Kế hoạch đoàn tụ này được tổ chức trước khi Nam Hàn và Hoa Kỳ tập trận chung, bắt đầu từ thứ Hai 24/2. Trước đó Bình Nhưỡng đã đe dọa hủy đoàn tụ nếu cuộc tập trận vẫn được tiến hành. 'Cơ hội cuối cùng' Ngày thứ Tư 19/2, 82 người già Hàn Quốc với 58 thân nhân đi kèm đã được đưa đến một khu nghỉ mát trên bờ biển để chuẩn bị lên miền Bắc tham gia đoàn tụ. Hình ảnh trên truyền hình cho thấy họ gói quà, bao gồm cả quần áo và thực phẩm, cho người thân. Ông Kim Se-rin, 85 tuổi, nói đây là cơ hội cuối cùng cho ông được gặp em gái của ông, năm nay đã 81. Hãng tin AFP dẫn lời ông nói: "Tôi đã chờ đợi 64 năm cho sự kiện này... Tôi cứ nghĩ không hiểu em tôi trông như thế nào." Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói hôm thứ Tư: "Cho tới giờ chưa thấy có cản trở nào cho kế hoạch đoàn tụ". Các cuộc đoàn tụ bao giờ cũng là sự kiện tràn đầy cảm xúc. Các thân nhân được nhìn thấy nhau trong vài ngày sum họp, rồi lại chia tay trở về nơi ở. Mỗi lần chỉ có chừng 100 người được tham gia ở mỗi bên, và trong quá khứ Bắc Hàn đã từng hủy đoàn tụ vì tức giận với Nam Hàn. Nhiều gia đình ly tán sau cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên thời kỳ 1950-1953. Khoảng 72.000 người Hàn Quốc đang có tên trong danh sách chờ được tham gia đoàn tụ. Gần một nửa số họ đã trên 80 tuổi. Năm 2010, chương trình đoàn tụ bị tạm ngừng sau việc Bắc Hàn bắn pháo vào một hòn đảo của Nam Hàn ở gần ranh giới giữa hai bên. Hai miền Triều Tiên đã lên kế hoạch đoàn tụ các gia đình bị ly tán từ thời Chiến tranh Triều Tiên, lần đầu tiên kể từ 2010. text: Thái tử Mohammed bin Salman được coi là người cai trị Ả Rập Saudi Báo cáo do chính quyền Biden công bố cho biết hoàng tử đã chấp thuận kế hoạch "bắt hoặc giết" Khashoggi. Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt hàng chục người Ả Rập Saudi nhưng không trừng phạt thái tử. Ả Rập Saudi bác bỏ báo cáo, gọi nó là "tiêu cực, giả mạo và không thể chấp nhận được". 'Mỹ đã trở lại' - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với BBC Antony Blinken, nhà ngoại giao hàng đầu mới của Mỹ là ai? 'Tôi bị Thằng Lùn đánh ở Ả Rập Saudi' Thái tử Mohammed, người cai trị vương quốc, đã phủ nhận đóng bất kỳ vai trò nào trong vụ giết người. Khashoggi bị giết khi đến lãnh sự quán Ả Rập Saudi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, và thi thể của ông bị cắt nhỏ. Nhà báo 59 tuổi từng là cố vấn cho chính phủ Ả Rập Xê Út và thân cận với hoàng gia nhưng sau đó không được sủng ái và phải sống lưu vong ở Mỹ vào năm 2017. Từ đó, ông viết một chuyên mục hàng tháng trên tờ Washington Post, trong đó ông chỉ trích các chính sách của Thái tử Mohammed. Báo cáo tìm thấy gì? Nhà báo Jamal Khashoggi năm 2004 "Chúng tôi đánh giá rằng Thái tử Saudi Arabia Muhammad bin Salman đã phê chuẩn một chiến dịch ở Istanbul để bắt hoặc giết nhà báo Saudi Jamal Khashoggi", báo cáo của văn phòng giám đốc tình báo quốc gia Mỹ cho biết. Thái tử là con trai của Quốc vương Ả Rập Saudi Salman bin Abdulaziz al-Saud và được coi là người cai trị vương quốc. Biden và chính sách châu Á: Hai góc nhìn từ Hoa Kỳ và Pháp Biden họp chính thức lần đầu với Justin Trudeau của Canada Báo cáo tình báo liệt kê ba lý do để tin rằng thái tử phải phê chuẩn việc giết nhà báo Jamal Khashoggi. Báo cáo tiếp tục nêu tên những cá nhân được cho là đồng lõa hoặc chịu trách nhiệm về cái chết của Khashoggi. Nhưng nêu rằng "chúng tôi không biết trước được" những người liên quan đến kế hoạch làm hại nhà báo sẽ "đi xa đến mức nào". Giới chức Ả Rập Saudi đổ lỗi vụ giết người là một "vụ việc lừa dối" của một nhóm đặc vụ được giao nhiệm vụ đưa nhà báo trở về vương quốc. Một tòa án Ả Rập Saudi đã xét xử và kết án 5 người 20 năm tù vào tháng Chín năm ngoái, sau khi ban đầu tuyên án tử hình họ. Vào năm 2019, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc Agnes Callamard đã cáo buộc nhà nước Ả Rập Saudi về "vụ hành quyết có chủ đích, có tính toán trước" đối với Khashoggi và nói phiên tòa xét xử của Ả Rập Saudi là "phản công lý". Điều này có ý nghĩa gì đối với quan hệ Mỹ - Ả Rập Saudi? Joe Biden spoke to King Salman after reading a forthcoming report into the murder of journalist Jamal Khashoggi Ngay sau khi báo cáo được công bố, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã công bố các hạn chế xuất nhập cảnh, được gọi là "Lệnh cấm Khashoggi". Những người bị nhắm mục tiêu "được cho là đã trực tiếp tham gia vào các hoạt động chống lại người bất đồng chính kiến nghiêm trọng ngoài lãnh thổ ", ông nói. Ông cảnh báo: "Những kẻ phá hoại thay mặt cho bất kỳ chính phủ nước ngoài nào nhắm vào những người bất đồng chính kiến sẽ không được phép đến đất Mỹ". Ngoài ra, bộ ngân khố đã trừng phạt một số người thân cận thái tử: một trong những phụ tá, cựu phó giám đốc tình báo Ahmad Asiri, cũng như lực lượng bảo vệ đã tham gia vào vụ giết người. Kể từ năm 2018, CIA tin rằng thái tử đã ra lệnh giết người nhưng chưa bao giờ công khai cáo buộc rằng ông có liên quan. Ả Rập Saudi, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, là đồng minh quan trọng của Mỹ ở Trung Đông. 'Tôi bị năm gã bạo hành trong trại Ả Rập Saudi' Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là sẽ có quan điểm cứng rắn hơn người tiền nhiệm Donald Trump về nhân quyền và pháp quyền ở Ả Rập Saudi. Trong cuộc điện đàm hôm thứ Năm với Quốc vương Salman, tổng thống "khẳng định tầm quan trọng của Hoa Kỳ đối với nhân quyền nói chung và pháp quyền", Nhà Trắng cho biết. Theo các nguồn tin được hãng tin Reuters trích dẫn, chính quyền Biden cũng đang cân nhắc việc hủy bỏ các hợp đồng mua bán vũ khí với Ả Rập Saudi gây lo ngại về nhân quyền cũng như việc hạn chế bán vũ khí "phòng thủ" trong tương lai của quân đội. Bác bỏ báo cáo của Mỹ, Bộ Ngoại giao Ả Rập Saudi khẳng định những kẻ gây ra tội ác đã được điều tra thích đáng và công lý đã được thực thi. "Thật đáng tiếc khi báo cáo này, với những kết luận không chính xác và giả mạo, được đưa ra trong khi Vương quốc rõ ràng đã lên án tội ác tày trời này, và ban lãnh đạo Vương quốc đã thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo rằng thảm kịch như vậy không bao giờ xảy ra nữa", Bộ Ngoại giao Ả Rập nói thêm . Bộ này cũng bác bỏ "bất kỳ biện pháp nào xâm phạm đến vai trò lãnh đạo, chủ quyền và sự độc lập của hệ thống tư pháp của vương quốc". Một báo cáo tình báo của Mỹ nói rằng Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman đã phê chuẩn vụ sát hại nhà báo Ả Rập Saudi lưu vong Jamal Khashoggi vào năm 2018. text: Sau đó vài tiếng, tại Hà Nội đội Ả rập Saudi đánh bại đội Nhật Bản với tỷ số 3-2. Như vậy hai đội Iraq và Ả rập Saudi sẽ đối đầu nhau trong trận tranh nhất nhì Asian Cup chiều tối ngày Chủ nhật 29/7 tới ở Jakarta, Indonesia. Đây là lần thứ sáu Ả rập Saudi vào tới chung kết giải Á châu. Chiến thuật của đội Ả rập Saudi lần này là phản công sâu và mạnh, tỏ ra hiệu quả cho dù đội Nhật Bản giữ bóng nhiều hơn. Bàn thắng đầu tiên của trận do Adulrahman Al Qahtani của Ả rập Saudi ghi vào phút 35 của trận đấu khi được đá phạt. Iraq-Hàn Quốc: 4-3 Trước đó, trong trận bán kết diễn ra hôm thứ Tư tại Kuala Lumpur, Malaysia, cả Iraq và Hàn Quốc đều không ghi được bàn nào trong suốt 90 phút chính thức và hai hiệp phụ. Tới màn đá luân lưu, tỷ số cân bằng 3-3 cho đến lúc thủ môn Noor Sabri của đội Iraq đoán trước được cú sút bằng chân trái của Yeom Ki-hun, Hàn Quốc và đẩy bóng ra ngoài. Sau khi Iraq ghi bàn thứ tư, Kim Jung-woo của đội Hàn Quốc đã sút trúng cột dọc và như vậy trận đấu kết thúc với tỷ số 4-3 nghiêng về đội Iraq. Nam Hàn đã phải đá luân lưu hai lần trong bốn ngày nay. Lần trước là trong trận với Iran vòng tứ kết, trong đó đội này thắng 4-2. Iraq đứng đầu bảng A trong vòng đấu loại sau trận thắng Australia 3-1 và thắng Việt Nam 2-0 hôm thứ Bảy tuần trước tại Bangkok trong tứ kết. Chiến thắng mở đường vào chung kết lần này khiến dân Baghdad đổ ra phố ăn mừng, tay vẫy quốc kỳ và nổ súng chỉ thiên. Sau trận thắng Việt Nam, ba người Iraq thiệt mạng và 50 người bị thương trong các màn ăn mừng 'quá khích' như vậy. Về phần mình, các ủng hộ viên của đội Hàn Quốc tỏ ra vô cùng thất vọng khi đội tuyển của họ đã phải dừng bước. Đội này, tuy vô địch Á châu hai lần, nhưng không được lọt vào chung kết Asian Cup kể từ 1988. Đội tuyển bóng đá Iraq vừa thắng Hàn Quốc 4-3 trong màn đá luân lưu 11m, dọn đường vào chung kết giải vô địch Asian Cup 2007. text: Các thành viên gia đình hoàng gia Hà Lan, Thủ tướng Mark Rutte tại lễ tiếp nhận Bốn mươi xe chở quan tài đã khởi hành đến thị trấn Hilversum, nơi quy trình nhận dạng sẽ được chính thức bắt đầu. Hà Lan đang tổ chức quốc tang cho 298 nạn nhân, phần lớn là công dân nước này. Các tay súng ly khai thân Nga ở Ukraine bị cáo buộc đã bắn rơi chiếc máy bay hôm 17/7. Giới chức chính phủ Anh dẫn nguồn tin tình báo cho biết quân nổi dậy đã cố tình làm xáo trộn hiện trường, dịch chuyển các thi thể và trộn lẫn các mảnh vỡ với những bộ phận từ máy bay khác. Trong lúc giao tranh tiếp diễn ở đông Ukraine, hôm 23/7, giới chức ở Kiev thông báo với BBC hai máy bay được cho là phi cơ quân sự đã bị rơi ở vị trí cách hiện trường của MH17 chỉ 35km. Thủ tướng Arseniy Yatseniuk sau đó nói với BBC rằng một trong hai chiếc có thể đã trúng tên lửa không đối không. Các xe chở quan tài đi qua một hàng những lá cờ được treo rũ Người dân đến đặt hoa tưởng niệm ở Sân bay Schiphol, nơi MH17 đã khởi hành Ông này không trực tiếp cáo buộc Nga, nhưng cũng cho biết chiếc phi cơ này không phải bị không quân Ukraine bắn hạ. Hai máy bay quân sự - một của Hà Lan và một của Úc - chở theo 40 quan tài đầu tiên đã đáp xuống căn cứ không quân Eindhoven vào chiều ngày 23/7. Thi thể các nạn nhân đã được gia đình hoàng gia Hà Lan, Thủ tướng Mark Rutte và hàng trăm thân nhân tiếp đón. Các nhà thờ ở Hà Lan đã rung chuông suốt 5 phút trước khi hai chiếc máy bay này hạ cánh, quốc kỳ của những quốc gia bị ảnh hưởng bởi vụ thảm họa cũng được treo rũ. Một phút mặc niệm cũng đã diễn ra. Các quan tài sau đó được chậm rãi đưa lên một đội xe tang đang chờ sẵn. Những chiếc xe này sau đó cất bánh theo từng đoàn. Toàn bộ các thi thể đang được đưa đến doanh trại quân đội Korporaal van Oudheusden, nằm ở phía nam thành phố Hilversum, để nhận dạng - quy trình có thể sẽ tốn hàng tháng trời. Hai máy bay khác mang theo thi thể các nạn nhân dự kiến sẽ đáp xuống Eindhoven trong ngày 24/7. Trước đó, các quan tài đã được một đội quân danh dự đưa lên một sân bay ở Kharkiv, đông Ukraine. Dư luận quốc tế đã tỏ ra giận dữ trước sự chậm trễ trong công tác thu hồi các thi thể. Tuy nhiên, lãnh đạo ly khai Alexander Borodai nói với chương trình BBC Newsnight rằng đã được các quan sát viên quốc tế từ Tổ chức An ninh và Hợp tác tại châu Âu (OSCE) yêu cầu không dịch chuyển các thi thể trong lúc chờ các chuyên gia đến thu hồi. "Chúng tôi đã chờ một ngày, hai ngày rồi ba ngày. Chẳng có chuyên gia nào tới cả. Trong khi để mặc các thi thể ở đó trong cái nóng 30 độ là điều quá vô lý và vô nhân đạo. Cứ như là cảnh tượng trong một bộ phim kinh dị," ông nói. Người phát ngôn của OSCE Michael Bociurkiw phủ nhận đã yêu cầu quân ly khai không dịch chuyển các thi thể. Ông nói với BBC: "Việc chỉ đạo người khác là không đúng với quy tắc hoạt động của chúng tôi. Chúng tôi chỉ ở đây để theo dõi, quan sát và báo cáo". Quân ly khai cũng bị cáo buộc đã thổi phồng số thi thể được đưa từ hiện trường đến thị trấn Kharkiv hôm 22/7. Lực lượng này nói đã di chuyển 282 thi thể, nhiều hơn con số 200 mà các chuyên gia xác nhận. Đang có quan ngại về việc hiện trường vụ rơi máy bay bị xáo trộn Trong một diễn biến riêng lẻ, Ủy ban An toàn Hà Lan (OVV), cho biết các đoạn băng ghi âm từ buồng lái đã được tải về thành công và chứa "những dữ liệu có giá trị về chuyến bay". Hộp đen máy bay đang được lưu giữ tại Chi nhánh Điều tra tai nạn hàng không Anh ở Farnborough để phục vụ cho việc phân tích. Trước đó, giới chức an ninh tại Washington đã công bố những bằng chứng mà họ nói là cho thấy sự liên can của quân nổi dậy. "Rõ ràng là một tên lửa SA-11 đã được bắn đi từ một vị trí ở đông Ukraine trong bối cảnh mà Nga đã giúp dựng nên," các quan chức này cho biết với điều kiện ẩn danh. Những người này cũng cho rằng "lời giải thích hợp lý nhất" vào lúc này là quân ly khai đã nhầm lẫn chiếc máy bay này với một chiếc khác. Các bằng chứng được công bố bao gồm: Phóng viên an ninh của BBC, Gorden Corera, nói một số nhà quan sát cho rằng giọng điệu của Hoa Kỳ đã có phần mềm mỏng hơn so với những tuyên bố cứng rắn hồi cuối tuần trước, vốn cho rằng không thể loại trừ vai trò liên can trực tiếp của Nga. Tuy nhiên các nhà ngoại giao từ Hoa Kỳ đã phủ nhận điều này. Trong khi đó, giao tranh giữa quân đội chính phủ Ukraine và các tay súng ly khai gần thủ phủ của phe nổi dậy ở Donetsk đã khiến 16 người thiệt mạng. Một thông cáo từ chỉ huy quân ly khai Igor Strelkov, đăng trên trang web của quân nổi dậy, nói ông đã ra lệnh lui quân khỏi ngoại ô Donetsk. Ông cho biết các tay súng ly khai đã được rút về và sẵn sàng cho việc phòng thủ. Các cuộc giao tranh ở đông Ukraine, nổ ra từ hồi tháng Tư, được cho là đã cướp đi hơn 1.000 sinh mạng. Hà Lan vừa tổ chức lễ tiếp nhận những thi thể đầu tiên của các nạn nhân trong vụ rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines ở căn cứ không quân Eindhoven. text: Mời các bạn xem một số bình luận quốc tế khác nhau: John Minnich trên trang Stratfor Global Intellegence 08/07: Hầu hết các khoản tài chính ở Trung Quốc đều không thực sự liên hệ tới thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán nằm giữa chuyện đánh bạc và chơi xổ số với chuyện là một cách để dành tiền tiết kiệm cá nhân. Người ta bỏ các khoản tiết kiệm vào thị trường. Nhưng nó không mang tính chất nhằm cấp vốn hay tài trợ vốn cho các công ty trong nền kinh tế Trung Quốc. Hầu hết các khoản tài trợ của các công ty được thực hiện thông qua các ngân hàng quốc doanh. Đó là điều mà chính phủ Trung Quốc đã tích cực tránh từ hồi năm ngoái nhằm giảm bớt quy mô cũng như mức độ phụ thuộc của các doanh nghiệp nhà nước vào ngân hàng. Oscar Williams-Grut viết trên Business Insider: Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc là do tình trạng hàng triệu người dân nước này, những người đã đầu tư vào thị trường bằng cách vay mượn tiền bạc để mua cổ phiều. Khi giá cổ phiếu đi xuống, các nhà môi giới đòi họ phải bỏ thêm tiền vào để bù lỗ. Các nhà đầu tư do đó phải bán bớt để có tiền bù vào, nhưng do nhiều người bán nên giá lại tiếp tục xuống thêm. Việc hàng triệu người dân thường mất tiền do tình trạng này đã là rất tệ cho chính phủ rồi, nhưng Credit Suisse còn chỉ ra bằng chứng cho thấy một số hành động được thực hiện ở thị trường chứng khoán có thể làm xói mòn 'bình ổn xã hội'. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bị xiết nợ nhà cửa, giống như những gì đã xảy ra tại Hoa Kỳ sau năm 2008. Nếu tình trạng đó diễn ra trên diện rộng, mà Credit Suisse thừa nhận là khó để nhận định hết tình hình vào lúc này, thì tình trạng xáo trộn hiện nay rất dễ đẩy Trung Quốc vào một cuộc khủng hoảng bước đầu. Robert Peston, Chủ biên kinh tế của BBC: Việc Chỉ số Shanghai Composite tăng 150% trong vòng một năm, tính đến lúc đỉnh cao là giữa tháng Sáu vừa rồi, chủ yếu là do các nhà đầu tư đi vay tiền về mua cổ phiếu, giống như những gì xảy ra tại Mỹ trong thời thập niên 1920 (Roaring Twenties). Việc sụt giá là hậu quả của việc các nhà đầu tư Trung Quốc mắc nợ, buộc phải bán cổ phiếu để trả nợ. Tác động kinh tế to lớn của những gì đang diễn ra là các thị trường chứng khoán rất lớn như tại Thượng Hải và Thâm Quyến không còn phục vụ mục đích chính - cung cấp vốn cho các doanh nghiệp - nữa, và điều đó sẽ có tác động tiêu cực cho sự phát triển của Trung Quốc. Chứng khoán sụp đổ cũng làm xói mòn các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc chuyển quyền lực kinh tế từ khối kinh tế quốc doanh sang khối tư nhân và thị trường. Lĩnh vực công một lần nữa lại chứng tỏ quyền lực và tầm quan trọng của mình. Nếu như sự thất bại của thị trường kéo lùi đáng kể sự tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới này, thì chúng ta sẽ đều cảm nhận được cơn dư chấn của nó. Biến động thị trường chứng khoán tại Trung Quốc đang thu hút quan tâm của giới kinh tế châu Á và dư luận những nước có nhiều đầu tư từ Trung Quốc. text: Tổng thống Iran bắt tay với người tương nhiệm Việt Nam Hôm 9/11/2012, truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin ông Mahmoud Ahmadinejad, Tổng thống Iran thăm chính thức Việt Nam. Tổng thống nước Cộng hòa Hồi giáo Iran được cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón tại Hà Nội cùng một đoàn quan chức cao cấp Iran. Dù ông Mahmoud Ahmadinejad sang thăm Việt Nam trên đường từ dự Hội nghị ở Bali, Indonesia trở về, chuyến thăm của ông được giới báo chí và các quốc gia Iran liên tục đả phá như Hoa Kỳ theo dõi sát sao. Hãng tin AFP trích một nhà ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội nói chuyến thăm của ông Ahmadinejad là nỗ lực ngoại giao của Tehran “nhằm tìm sự ủng hộ từ một quốc gia bè bạn”. 'Đối tác tin cậy' Nhưng nỗ lực này có thể “không có nhiều nội dung” vì Việt Nam không ở trong vị trí giúp gì cho Iran vốn đang gặp khó khăn kinh tế, theo nhà ngoại giao không nêu tên. Báo Công an Nhân dân ở Việt Nam trích lời nói ông đánh giá cao tinh thần của Việt Nam “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” với Iran. Kinh tế Iran "sắp phá sản" dưới thời kỳ lãnh đạo của ông Ahmadinejad Đón người tương nhiệm Iran, ông Trương Tấn Sang phát biểu chào mừng phái đoàn cao cấp Iran và nói Việt Nam “đánh giá cao và tin tưởng chuyến thăm của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước”. Báo chí Việt Nam cũng nói Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhận lời sang thăm Iran và “chuyến thăm sẽ được sắp xếp theo đường ngoại giao”. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Iran sang thăm Việt Nam trong 17 năm. Cộng hòa Hồi giáo Iran hiện vẫn bị Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu cấm vận vì các nghi vấn về chương trình nguyên tử của Tehran mà họ nghi là nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân. Tehran luôn bảo vệ quyền khai thác năng lượng hạt nhân một cách hòa bình và bác bỏ chuyện họ sẽ phát triển vũ khí nguyên tử. Bản thân Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad từng đòi “xóa khỏi bản đồ nước Israel”, một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong vùng Trung Đông. Nhưng gần đây, hai nước Israel và Iran đã có cuộc hội đàm "tích cực" tại châu Âu về hạt nhân trong bối cảnh Tehran cần thoát ra thế kẹt về kinh tế. Bài trên báo Anh, tờ The Guardian hôm 5/11 vừa qua nói kinh tế Iran "trên bờ vực phá sản". Hiện lãnh đạo nước này tìm mọi cách tăng quan hệ ra bên ngoài về thương mại, nhất là với các nước không ủng hộ cấm vận chống Iran. Lễ đón ông Ahmadinejad tại Hà Nội có thể được giới chức ngoại giao Phương Tây, nhất là Hoa Kỳ chú ý. Ông Obama, dù có cách nhìn Iran khác với lãnh đạo đương quyền ở Israel đã liên tục thúc đẩy các biện pháp trừng phạt với Tehran trong nhiệm kỳ đầu. Washington hiện đang xác định lại đường hướng ngoại giao châu Á trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Vào thời gian Hoa Kỳ định hướng lại chính sách ngoại giao với châu Á sau tin thắng cử lần hai của Tổng thống Barack Obama, Việt Nam rầm rộ làm lễ đón Tổng thống Cộng hòa Hồi giáo Iran, quốc gia Hoa Kỳ coi là thù địch. text: Dân biểu Gary Fan Kwok-wai giương biểu ngữ phản đối trước bài phát biểu của ông Lý Phi Họ đã la lớn các khẩu hiệu và giương biểu ngữ chỉ trích Bắc Kinh không giữ lời hứa về việc cho Hong Kong được bầu lãnh đạo trực tiếp. Hôm Chủ nhật 31/8, chính quyền Bắc Kinh đã bác bỏ đề xuất đề cử trực tiếp cho vị trí trưởng quan hành chính đặc khu năm 2017. Quyết định này đã khiến các nhóm vận động dân chủ tức giận. Khi ông Lý Phi, Phó Tổng thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc, chuẩn bị đọc bài phát biểu tới các quan chức Hong Kong, mới lên diễn đàn thì một số dân biểu và người biểu tình đứng dậy, giương biểu ngữ và hô lớn: "Chính quyền trung ương thất hứa, thật hổ thẹn". Những người này sau đó bị cảnh vệ dẫn đi. Truyền hình địa phương cho thấy cảnh sát đã dùng súng bắn hơi cay vào những người tập trung bên ngoài sảnh họp. Ông Lý được nói đã tiếp tục bài phát biểu của mình. Ông nói bất cứ lãnh đạo nào muốn "Hong Kong trở thành một đơn vị chính trị độc lập hoặc muốn thay đổi hệ thống chủ nghĩa xã hội của đất nước" thì đều không có tương lai chính trị. 'Bất tuân dân sự' Vấn đề chọn lựa người đứng đầu đặc khu Hong Kong đã khiến cả thành phố quan tâm trong nhiều tháng qua. Trung Quốc từng hứa hẹn rẳng vào năm 2017 người dân Hong Kong sẽ được quyền bầu trực tiếp lãnh đạo của mình, mà cho tới nay là do một nhóm nhỏ bầu ra. Thế nhưng hôm 31/8 Bắc Kinh tuyên bố bất cứ ứng viên nào muốn tham gia tranh cử phải được chuẩn thuận của hơn 50% thành viên một hội đồng đề cử và sẽ chỉ có hai hoặc ba người được cho vào vòng cuối. Các nhà chỉ trích nói hội đồng đề cử gồm đa số các thành viên thân Bắc Kinh, khiến cho chính quyền trung ương có quyền phủ quyết các ứng viên khác. Các nhà đấu tranh tức giận đã tuyên bố sẽ bắt đầu "kỷ nguyên bất tuân dân sự" với nhiều hoạt động nhằm chiếm cứ khu trung tâm tài chính Hong Kong. Các nhà đấu tranh dân chủ Hong Kong đã làm gián đoạn một bài phát biểu về thay đổi trong bầu cử của quan chức Trung Quốc. text: Khán giả nán lại khiến các cầu thủ phải chạy một vòng quanh sân cảm ơn Thật ra từ lâu nay, kể cả khi đội tuyển quốc gia thi đấu, sân vận động Mỹ Đình vẫn vắng tanh. Năm ngoái cũng có một trận của đội tuyển rất đông người xem, nhưng đó là vì người hâm mộ bóng đá muốn được tận mắt trông thấy các danh thủ nổi tiếng thế giới của Arsenal. Trận mở màn giải bóng đá U19 Cup Nutifood còn rất ít chỗ trống, có lẽ ghế thừa là do các tay phe vé không bán được cho ai. Sát giờ bóng lăn họ vẫn “hét” 650 ngàn cho một cặp vé (giá vé thực cao nhất chỉ 200 ngàn một cặp). Tuy nhiên số lượng chưa chắc đã làm nên không khí của trận đấu. Đã lâu rồi người ta mới thấy háo hức khi đến sân như vậy, khá giống với cảm giác rạo rực mỗi khi có đội tuyển quốc gia thi đấu cách đây 16, 17 năm. Bất chấp việc U19 Việt Nam vừa thất bại trong trận chung kết giải Đông Nam Á tại Brunei kéo theo những lo ngại về thể lực thua kém khiến kế hoạch tương lai có thể không được như mong đợi; người hâm mộ vẫn tới sân với áo đỏ, cờ, băng rôn, thậm chí cả ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nguyên nhân của sự hâm mộ Thật khó ở đâu mà tình yêu bóng đá lại vô tư như ở Việt Nam. Trước đây đã có một người hâm mộ lớn tuổi bức xúc trên truyền hình: “Tại sao nước khác đội tuyển thua về bị chửi mắng, đội Việt Nam thua về chúng tôi vẫn ra đón mà tại sao không cho?” Sân Mỹ Đình gần như kín chỗ trong trận này. Quốc Vượng - cầu thủ dàn xếp tỷ số với lý do “Việt Nam vừa không thua, lại vừa được tiền” đã tâm sự: “Sau khi vào tù mới hiểu, cái người hâm mộ cần không phải là kết quả, mà là các cầu thủ trên sân thi đấu như thế nào”. Trận đấu gặp Úc hôm qua, đội tuyển của chúng ta rất ít cơ hội tiếp cận khung thành đối phương có thể hình cao to. Nhưng đối với khán giả, điều đó có lẽ không quan trọng lắm, được xem bóng đá sạch, “trong sáng” và giàu nhiệt huyết là đủ. Thế nên chỉ cần bóng tiến đến hơi gần khung thành đối phương là trên sân đã như ngày hội rồi. Càng trôi về những phút cuối, cơ hội chiến thắng của Việt Nam càng nhỏ do thể lực đã suy giảm. Nhưng việc Australia tấn công nhiều hơn không làm “nản lòng” những người đến sân, họ vẫn hò reo, làm những làn sóng người và hát những ca khúc Cách mạng. Sự kiên trì đó đã được đền đáp theo một cách khó ai có thể ngờ tới. Khi chỉ còn 2 phút nữa là kết thúc trận đấu, Công Phượng đã đi bóng từ giữa sân rồi tung cú sút ở một góc không dễ để hạ gục thủ môn đối phương. Một cái kết hoàn hảo cho đội bóng fair play và khán giả fair play. Các cầu thủ Việt Nam giúp đối phương khi bị chuột rút Cuối trận có một tình huống cầu thủ đội bạn bị chuột rút, lập tức 2 hậu vệ Việt Nam chạy đến giúp dù trong hoàn cảnh này, càng kéo dài thời gian càng có lợi. Chính những hình ảnh này đã chinh phục người hâm mộ nước nhà chứ không phải những danh hiệu hay sự kỳ vọng vào một thế hệ có tài năng vượt trội. Sau khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, rất nhiều người vẫn nán lại khiến các cầu thủ phải chạy một vòng quanh sân cảm ơn – hành động như trong các trận đấu chia tay hoặc sau khi đội đoạt chức vô địch. Đội tuyển quốc gia thi đấu bết bát (bị loại ngay từ vòng bảng 2 năm liên tiếp ở 2 giải đấu quan trọng nhất: AFF Cup 2012 và Sea Games 27), giải vô địch quốc gia chỉ toàn bạo lực và dàn xếp tỷ số. Bóng đá Việt Nam có lẽ đang ở thời điểm chạm đáy của sự thất vọng và hoài nghi. Thật khó có thể nói bóng đá Việt Nam đang “trong sáng”. Nhưng bỗng dưng nổi lên một tia sáng giữa bóng tối đang bao trùm. Một đội tuyển trẻ “chơi đẹp” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, người hâm mộ đam mê và tin tưởng trở lại. Với nhiều người Việt Nam, có lẽ cũng không đòi hỏi gì thêm nữa. Cứ cháy với tình yêu bóng đá, thế là đủ! Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả. Nếu có một vị khách nước ngoài “đi lạc” đến sân Mỹ Đình tối ngày 5/9/2014, người đó sẽ tưởng rằng sắp có một trận đấu quan trọng của đội tuyển quốc gia Việt Nam. text: Trung Quốc hiện là bạn hàng buôn bán lớn nhất của Sudan và đã đầu tư nhiều vào ngành dầu khí đang nở rộ của Sudan. Các quốc gia phương Tây muốn Liên Hiệp Quốc tăng sức ép đối với Sudan nhằm chấm dứt bạo lực ở Darfur nhưng Trung Quốc đã dùng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an để chống lại lệnh cấm vận. Khoảng 200.000 người đã chết và hai triệu người đã rời bỏ nhà cửa tại Darfur vì bạo lực. Phóng viên đài BBC Jonah Fisher tại Khartoum nói rằng trong khi Trung Quốc ủng hộ chính phủ Sudan tại Liên Hiệp Quốc, Sudan đã vi phạm nhiều thỏa ước ngừng bắn, ném bom các vùng dân sự mà thường là với vũ khí mua trực tiếp từ Trung Quốc. Liên Hiệp Quốc muốn kiểm soát lực lượng gìn giữ hòa bình đang gặp khó khăn của Liên Hiệp Phi nhưng Tổng thống Omar al-Bashir đã chống lại việc này. Các nước phương Tây như Anh và Hoa Kỳ cùng với các nhà vận động khác muốn ông Hồ gây sức ép với Tổng thống al-Bashir. Ông Hồ sẽ tới thăm một nhà máy lọc dầu gần thủ đô Khartoum. Kinh tế Sudan hiện đang tăng trưởng với tốc độ 10% một năm và điều này phần lớn là nhờ vào quan hệ với Trung Quốc. Chuyến thăm hai ngày của ông Hồ là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Trung Quốc tới Sudan. Trong những năm 1980 và 1990 khi các vụ vi phạm nhân quyền và nội chiến buộc các công ty phương Tây phải rút đi, Trung Quốc đã thế chân mà không đưa ra điều kiện gì. Bắc Kinh đã tài trựo đường ống dẫn dầu dài 1.600km đưa dầu từ miền nam tới cảng Sudan trên Biển Đỏ. Hiện Sudan xuất khẩu khoảng 500.000 thùng dầu mỗi ngày trong đó 80% là sang Trung Quốc. Ông Hồ đang có chuyến thăm tám nước Châu Phi. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã tới Sudan, nước Trung Quốc đã ủng hộ để khỏi bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt vì xung đột ở Darfur. text: Từng cộng tác với nhiều đầu bếp nổi tiếng thế giới như Raymond Blanc, Jamie Oliver, chị còn là tác giả của cuốn sách nấu ăn "My Vietnamese kitchen" (Bếp Việt của tôi) và là chủ một 'nhà hàng tại gia', hay CLB Bữa tối chuyên món Việt ở Hackney, London. Uyên Lưu chia sẻ với BBC những ký ức tuổi thơ ở Việt Nam trước khi chị cùng gia đình sang Anh khi chưa đầy năm tuổi. "Kỷ niệm của tôi là hình ảnh bà tôi nấu bún bò Huế vào buổi sáng. Sáng nào chúng tôi cũng ăn một bát nhỏ, và mỗi ngày, bà cho tôi cái tim gà, thứ mà tôi thích nhất. Tôi vẫn nhớ mùi của bà, mùi xả thơm phức và những bát bún bốc hơi nghi ngút - các món ăn thật ngon," Uyên Lưu kể. Lớn lên và đi học ở London nơi chị là "học sinh thiểu số duy nhất trong lớp", ẩm thực Việt là "điều duy nhất" gắn bó chị với gốc gác Việt Nam. Uyên Lưu kể chị có được sự nghiệp thành công chính là nhờ gốc Việt của mình và nguồn cảm hứng cho chị chính là những món ăn mẹ nấu. Đầu bếp đa tài cũng chia sẻ về những thử thách và kỷ niệm đáng nhớ khi chị mở Câu lạc bộ Bữa tối chuyên phục vụ món ăn Việt ở London do chính tay chị nấu. "Một dịp khác rất đáng nhớ là khi tôi tình cờ gặp toàn bộ ban nhạc của Michael Buble. Rất nhiều người trong ban nhạc tới nhà tôi. Họ chơi trống, piano và guitar của tôi … và mọi người cùng hát. Đó là một trong những đêm vui nhất của đời tôi". Đầu bếp, blogger và nhiếp ảnh gia ẩm thực Uyên Lưu là một gương mặt được nhiều người biết đến ở Anh như một sứ giả ẩm thực Việt. text: Trong một bài viết nói khá rõ về quá trình xảy ra đảo chính tại Myanmar, báo của ngành công an tại Việt Nam lên án chuyện 'phi chính trị hóa lực lượng vũ trang'. Myanmar: Đông đảo người dự tang lễ cô gái bị bắn Myanmar: Biểu tình rầm rộ thách thức quân đội, làm tê liệt Yangon Đảo chính Myanmar đẩy báo chí vào thế khó Giai cấp tư sản Việt Nam? Bài viết “Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”- vấn đề nhìn từ Myanmar” (20/02/2021) không đi vào lý do vì sao quân đội Myanmar lại tiến hành đảo chính mà muốn chuyển sang vấn đề “chống lại luận điểm” của các thế lực “thù địch, phản động”, điều tờ báo nói là vẫn nêu ra lâu nay tại Việt Nam. “... nhiều cá nhân, tổ chức, đối tượng thù địch trong và ngoài nước đã đưa ra những luận điệu đòi đa nguyên, đa đảng, đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013; đòi tam quyền phân lập; đòi “phi chính trị hóa” các lực lượng vũ trang nhân dân...” Bài báo cho rằng đây là một “âm mưu thâm độc”, nhằm tách Công an và Quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Công an, Quân đội. Điều đáng chú ý là tác giả bài báo lần đầu tiên công khai nhận định về nguy cơ của một “giai cấp tư sản” có thể muốn tiếm quyền ở Việt Nam. “Với thủ đoạn này, các thế lực thù địch, phản động không có gì khác là muốn làm cho lực lượng vũ trang nhân dân ta dần dần biến chất, từ lực lượng vũ trang của nhân dân, mang bản chất của giai cấp công nhân, trở thành một đội quân phản bội lại lợi ích của Đảng, của nhân dân, bảo vệ cho lợi ích của các tầng lớp, giai cấp tư sản.” Khách sạn nạm vàng Dolce Hanoi Golden Lake được khai trương tại Hà Nội hồi 7/2020 Theo định nghĩa chính thức, Việt Nam hiện có thể chế xã hội chủ nghĩa và không hề có “giai cấp tư sản”. Cùng lúc, báo chí chính thống thường cảnh báo về các “nhóm lợi ích” hoặc phê phán cách làm ăn của một số “đại gia” thường bị cho là “thân hữu” với quan chức chính quyền. Các vụ xử “đại án” thường được nêu ra cùng lời phê phán nghiêm khắc của lãnh đạo cao nhất, yêu cầu trong sạch bộ máy, chống “tham vọng quyền lực”. Nhắc lại bài học Liên Xô và Đông Âu Bài báo cũng nhắc lại sự kiện Liên Xô tan rã 30 năm trước (1991) để cảnh báo về việc xóa điều 6 Hiến pháp Liên Xô về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 30 năm Liên Xô tan rã: Nikolai Ryzhkov, vị thủ tướng bị 'thị trường hạ bệ' Lãnh đạo Liên Xô Andropov 'từng muốn cải cách' Gorbachev ủng hộ đối lập Belarus, chê Lukashenko nhưng khen tổng thống Putin Mikhail Gorbachev có ân hận vì để mất Liên Xô? Tác giả cho rằng chính vì một phần là do “làm cho quân đội bị 'phi chính trị hóa' và bị vô hiệu hóa” nên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào cuối năm 1991 bị tan rã. Lập luận này khác nhiều các bình luận của sử gia châu Âu cho rằng không phải vì mất quyền lãnh đạo quân đội mà hệ thống XHCN cũ sụp đổ. Tại Liên Xô, chính các nhóm tướng lĩnh bảo thủ của Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ đã thực hiện đảo chính bất thành tháng 8/1991 nhưng bị chính quyền Nga của Boris Yeltsin đánh bại, theo Archie Brown trong cuốn “The Rise and Fall of Communism” (2009). Trước đó, ông trùm KGB, Đại tướng Yuri Andropov từng cố gắng cải cách kinh tế và bộ máy quan liêu khổng lồ của Liên Xô khi ông lên làm Tổng Bí thư Đảng, nhưng không thành. Ở CHND Ba Lan, trước khủng hoảng toàn diện và sau khi biện pháp mạnh (Thiết quân luật gần hai năm) không giải quyết được gì, ban lãnh đạo do hai đại tướng Wojciech Jaruzelski (kiêm tổng bí thư Đảng), và Czeslaw Kiszczak (bộ trưởng công an) đã dẫn dắt hệ thống chính trị đàm phán với giai cấp công nhân và trí thức, đưa tới Hội nghị Bàn tròn chuyển đổi thể chế năm 1989. Tại CHDC Đức, quân đội không đóng vai trò gì trong những ngày cuối của hệ thống XHCN còn Bộ trưởng Công an Erich Mielke (đại tướng, ủy viên Bộ Chính trị) đã bị Quốc hội giải nhiệm vì các nhóm an ninh Stasi của ông ta không kiểm soát nổi tình hình, theo John Koehler khi viết về quá trình giải tán cơ quan an ninh Stasi. Tổng kết lại 30 năm Liên Xô tan rã, đa số các sử gia châu Âu tin rằng nguyên nhân chính của quá trình thối rữa đến từ bên trong và trước hết là vì lý do kinh tế. Những động tác mạnh, bạo lực của các tướng lĩnh công an, quân đội tại Liên Xô và Đông Âu nhằm cứu vãn tình thế lại thường là tác nhân đẩy nhanh mâu thuẫn tiềm tàng trong xã hội, khiến mô hình Leninist sụp đổ nhanh hơn. Báo Nhân Dân của Đảng CSVN từng nhắc đến “bài học Liên Xô và Đông Âu” nhưng không nói về nguy cơ quân đội đảo chính mà cho rằng muốn giữ chế độ, "bộ máy chính quyền phải gắn bó mật thiết với nhân dân, được lòng dân". Còn tại Myanmar hiện nay, cuộc khủng hoảng tiếp tục diễn ra sau khi quân đội đảo chính, và hứa sẽ “trao trả quyền lực” khi có bầu cử mới. Các tướng Myanmar gồm cả bộ trưởng quốc phòng và bộ trưởng nội vụ đều đã bị Hoa Kỳ, Anh trừng phạt, cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản nếu có ở nước ngoài. Nhân đảo chính Myanmar báo công an ở VN cảnh báo không để lực lượng vũ trang 'phản bội Đảng', bảo vệ quyền lợi của 'giai cấp tư sản'. text: Chuyến tàu khởi hành hôm thứ Bảy theo sau lễ khánh thành tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng cao nhất thế giới. Trung Quốc nói đây là một thành quả kỹ thuật hiện đại nhưng các nhà chỉ trích nói rằng nó sẽ chỉ làm tăng nhanh tốc độ phá hoại nền văn hóa truyền thống của Tây Tạng Con tàu đầu tiên từ Bắc Kinh đã đạt độ cao 5072 mét trước khi đi xuống để tiến về Lhasa. Ông Hồ Cẩm Đào đã cắt dải băng màu đỏ khánh thành đường ray trước khi chuyến tàu đầu tiên rời Golmud thuộc tỉnh Thanh Hải của Trung quốc, chở 900 hành khách tới thủ phủ Lhasa của Tây tạng. "Đây là một chiến công tuyệt vời của nhân dân Trung quốc, và cũng là một điều kỳ diệu trong lịch sử tàu hỏa của thế giới," ông nói. Ông còn nói rằng nó cho thấy người dân Trung quốc "có nhiều tham vọng, tự tin và có khả năng sánh vai với những nước tiên tiến trên thế giới." Ở điểm cao nhất, đường tàu hỏa này đạt độ cao 5.072m. Chuyến tàu đầu tiên từ Trung Quốc đến Tây Tạng đã băng qua điểm cao nhất và đến gần thủ phủ Lhasa của Tây Tạng. text: Tập phim thứ tư dựa theo các cuốn sách của tác giả JK Rowling với Daniel Radcliffe thủ vai chính ra mắt tại rạp chiếu phim Odeon Leicester Square vào tối chủ nhật. Trong số các diễn viên khác tham gia có Ralph Fiennes, Michael Gambon và Dame Maggie Smith. Bộ phim đã được Ủy ban Phân loại Phim của Anh xếp vào loại 12A tức trẻ em dưới 12 tuổi phải đi xem cùng người lớn do trong phim có 'những cảnh căng thẳng hơn'. Ủy ban này nói phim có chứa ''bạo lực tưởng tượng ở mức trung bình, có các cảnh rùng rợn và đe dọa.'' Các nhân vật mới Bộ phim kể lại câu chuyện cậu bé phù thủy do Radcliffe đóng đã quyết định tranh tài trong giải đấu Triwizard danh tiếng mà trong đó cậu bé thi đấu với những học sinh lớn hơn của trường Hogwarts và hai trường khác ở Châu Âu. Diễn viên Ralph Fiennes nhập vai tử thù của Harry, Lord Voldermort và Miranda Richardson vào vai cây viết chuyên về các loại 'buôn chuyện' Rita Skeeter. Trong phim, Harry lần đầu tiên có bạn gái, đó là cô học sinh Trung Quốc Cho Chang do Katie Leung đóng. Emma Watson trở lại với vai phù thủy tập sự Hermione Granger và Rupert Grint vào phim với vai Ron Weasley. Phim 'Chiếc Cốc Lửa' dài 157 phút và chỉ đứng sau phim 'Phòng Chứa Bí Mật' về độ dài. 'Phòng Chứa Bí Mật' dài 154 phút. Bộ phim thứ năm, Harry Potter và Hội Phượng Hoàng theo dự kiến sẽ ra mắt trong năm 2007. Các ngôi sao đóng Harry Potter và Chiếc Cốc Lửa tham dự buổi ra mắt bộ phim tại Luân Đôn. text: Donald Trump Jr nói "không có thông tin nào đáng giá" về bà Clinton được chia sẻ trong cuộc gặp luật sư Nga Donald Trump Jr nói với Fox News cuộc gặp "chẳng là cái gì" nhưng nói ông đáng ra nên hành xử khác. Ông đưa ra các email cho thấy ông hoan nghênh một đề nghị gặp một luật sư, người bị cho là có quan hệ với Kremlin và có thông tin gây hại cho bà Hillary Clinton. FBI và Quốc hội Hoa Kỳ hiện đang điều tra cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm ngoái, trong đó có việc điều tra xem liệu ai trong số các cộng sự của Tổng thống Trump đã cấu kết với chính phủ Nga để gây ảnh hưởng kết quả bầu cử hay không. Cuộc điều tra vẫn chưa đưa ra bằng chứng về việc thông đồng. Kể từ khi được bầu, Tổng thống Trump bị kẹt bởi các cáo buộc rằng Nga cố phá hoại chiến dịch tranh cử của bà Clinton. Ông Trump bác bỏ biết bất kỳ điều gì về việc này và Nga liên tục bác bỏ đã can thiệp. Khi được phóng viên Sean Hannity của Fox News nói liệu ông có nói cho cha mình về cuộc gặp hồi năm ngoái hay không, con ông Trump (Trump Jr) nói: "Không. Chẳng là cái gì cả. Chẳng có gì để nói. "Ý tôi muốn nói là tôi thậm chí chẳng nhớ cho tới khi người ta bới móc ra. Thực ra chỉ là cuộc gặp 20 phút phí thời gian, thật đúng là như vậy. Con trai Tổng thống Trump, Donald Trump Jr, luôn khẳng định rằng luật sư Natalia Veselnitskaya chẳng cung cấp "thông tin nào có ý nghĩa" về đối thủ của cha mình trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Con rể tổng thống, Jared Kushner, và người phụ trách chiến dịch vận động tranh cử, Paul J Manafort, cũng có mặt tại cuộc họp. Ivanka Trump 'ngồi thế chỗ bố' tại G20 5 điều cần biết về con gái tổng thống Mỹ Cuộc gặp với bà Veselnitskaya diễn ra vào ngày 9/6/2016 tại tháp Trump ở New York, chỉ hai tuần sau khi ông Donald Trump giành được đề cử của đảng Cộng hòa. Đây được coi là cuộc gặp riêng tư đầu tiên được xác nhận giữa một người Nga với một người thân tín của ông Trump. Cuộc gặp diễn ra ngày 9/6/2016 tại tháp Trump Tờ New York Times công bố về cuộc gặp này hôm 8/7. Thời điểm đó, cả ông Trump Jr lẫn bà Veselnitskaya đều xác nhận có cuộc gặp này nhưng cho biết họ không bàn về chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Hôm 9/7, New York Times cho biết, ông Trump Jr đã đồng ý đến cuộc gặp sau khi được hứa hẹn cung cấp thông tin có khả năng gây bất lợi cho bà Clinton, ứng viên đảng Dân chủ. Tờ báo dẫn lời ba cố vấn của Nhà Trắng được báo cáo về cuộc gặp và hai người khác biết về sự kiện này. Con trai Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói ông không nói cho cha về một cuộc gặp với luật sư người Nga từng nói bà sẽ có thể giúp cho chiến dịch tranh cử. text: Cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia James Clapper "Watergate trở nên mờ nhạt" trước những gì nước Mỹ đang phải đối diện, ông James Clapper nói. Cơ quan tình báo Hoa Kỳ tin rằng Nga đã can thiệp vào kỳ bầu cử Mỹ và đang tiến hành điều tra về các mối liên hệ bị cho là có tồn tại giữa chiến dịch vận động tranh cử của ông Trump và Moscow. Trump: Sa thải 'gã điên' FBI 'làm giảm áp lực' Trump bị yêu cầu nộp bằng chứng về Comey Quốc hội Mỹ yêu cầu FBI nộp hồ sơ vụ Comey-Trump Tuy nhiên, hiện không có bằng chứng nào được biết đến về sự thông đồng này, và Tổng thống Donald Trump đã bác bỏ rằng câu chuyện đó là 'tin giả'. Những người đứng đầu các cơ quan tình báo Hoa Kỳ sẽ bị ủy ban tình báo của Quốc hội chất vấn về chuyện này vào hôm thứ Tư. Các thượng nghị sỹ nói họ muốn hỏi Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Dan Coats, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia, Đô đốc Mike Rogers, Quyền Giám đốc FBI Andrew McCabe và Thứ trưởng Nội vụ, Tướng Rod Rosenstein xem liệu có phải ông Trump đang tìm cách làm lạc hướng cuộc điều tra bằng cách sa thải cựu giám đốc FBI James Comey hay không. Lời tuyên thệ được đưa ra một ngày sau khi tờ Washington Post đưa tin ông Coats nói với các cộng sự rằng ông Trump đã tìm cách thuyết phục FBI ngưng cuộc điều tra về cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump là Michael Flynn, cùng các mối quan hệ của ông này với điện Kremlin. Flynn 'muốn quyền miễn trừ' để làm chứng Obama đã cảnh báo Trump về Flynn Trump biết vụ của Flynn 'nhiều tuần trước' Trump 'đã yêu cầu FBI ngừng điều tra Flynn' Thế nhưng ông Coats thông qua phát ngôn viên nói hôm thứ Tư rằng ông chưa bao giờ cảm thấy bị áp lực từ phía ông Trump trong phải việc ngưng điều tra, và nói ông sẽ không tiết lộ các nội dung thảo luận giữa ông với tổng thống. Ngày hôm sau sẽ diễn ra cuộc tuyên thệ được nhiều người quan tâm của ông Comey, người đã lãnh đạo cuộc điều tra cáo buộc liên quan tới Nga cho tới khi bị ông Trump sa thải. Ông sẽ bị chất vấn về các trao đổi với tổng thống trước khi bị sa thải. Tại sao cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn từ chức? Ông Comey được cho là đã nói với Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions rằng ông không muốn bị để trong tình huống có mặt một mình cạnh tổng thống. Sự so sánh của ông Clapper về vụ điều tra Trump-Nga với vụ Watergate sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên - Tổng thống Richard Nixon đã từ chức giữa cuộc bê bối chính trị không tiền khoáng hậu tại Hoa Kỳ, liên quan tới việc do thám, đánh cắp và che đậy thông tin. Cựu giám đốc cơ quan tình báo phát biểu tại Úc và nói việc tìm hiểu cho tới tận gốc rễ các cáo buộc trên là điều "thực sự cấp bách" cho Hoa Kỳ và cho thế giới. Vụ bê bối Watergate hồi thập niên 1970 không lớn bằng vụ điều tra Trump-Nga, theo cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ. text: Ông Thaksin hiện có giấy tờ đi lại được Montenegro và Nicaragua cấp. Ông Surapong Tovichakchaikul cho biết hộ chiếu có thể được trả lại như một "món quà năm mới". Chính phủ trước đã hủy hộ chiếu của ông Thaksin và cáo buộc ông khích động giới ủng hộ viê ncura ông tham gia các cuộc biểu tình trong năm 2009. Ông Thaksin hiện sống lưu vong ở Dubai và có giấy thông hành được Montenegro và Nicaragua cấp. Cựu thủ tướng bị lật đổ trong cuộc đảo chính vào năm 2006 khi ông đang ở nước ngoài. Sau đó ông bị truy tố lạm dụng quyền lực và bị kết án tù, nhưng ông đã bỏ Thái Lan trước khi phiên toà kết thúc. Tuy nhiên, các đảng thân ông đã giành được nhiều phiếu nhất trong cả hai cuộc bầu cử đã diễn ra kể từ cuộc đảo chính. Hiện có tin đồn rằng ông có thể đang trên trên đường trở về Thái Lan lần đầu tiên kể từ khi chính phủ hiện được dẫn đầu bởi bà Yingluck, em gái của ông, được bầu lên sau thắng lợi lớn hồi đầu năm nay. Ông Surapong nói với các phóng viên rằng chính phủ trước đã hủy hộ chiếu của ông Thaksin mà không qua bất kỳ lệnh nào từ tòa án hoặc cảnh sát. "Vì vậy, tôi sẽ sử dụng quyền của tôi để làm bất cứ điều gì không bất hợp pháp theo quy định của bộ ngoại giao để cấp cho hộ chiếu cho cựu Thủ tướng Thaksin," ông nói. "Chúng tôi đang kiểm tra một số chi tiết nhưng sẽ không mất nhiều thời gian." Chính phủ Thái Lan có thể trả lại hộ chiếu cho lãnh đạo sống lưu vong ở nước Thaksin Shinawatra trong vòng một tháng, ngoại trưởng nước này cho biết. text: Đoạn video cho thấy năm cô gái mặc váy ngắn lấp lánh, nhún nhảy trên sân khấu theo đoạn nhạc pop bài 'Nào cùng học tập' thật khác biệt hẳn với những bộ váy rộng truyền thống, màu ghi xám, vẫn thông dụng ở Bắc Hàn. Thế nhưng, dù ăn mặc có cởi mở tới đâu, nội dung bài hát vẫn phải đi theo đúng định hướng, truyền đạt thông điệp rõ ràng, theo Fox News. Nhóm nhạc nữ do ông Kim Jong-un thành lập năm 2012, hát những bài kiểu như, “Lãnh đạo kính yêu của chúng ta”, và “Nào cùng học tập”. Moranbong là một trong những nỗ lực của vị lãnh tụ trẻ nhằm đưa văn hóa pop vào đất nước bị cô lập với bên ngoài, mà vẫn kiểm soát được thông tin. Theo bản tin của hãng thông tấn Bắc Hàn, sau buổi biểu diễn đầu tiên của ban nhạc, ông Kim Jong-un hết lời khen ngợi Moranbong và nói nhóm này đã “nhấn mạnh nhu cầu phát triển âm nhạc truyền thống một cách bền vững và vẫn cân bằng được với suy nghĩ, cảm xúc, và gu thẩm mỹ của người Triều Tiên, đồng thời thỏa mãn được mong muốn của người dân". Ban nhạc nữ biểu diễn trong các sự kiện quan trọng của Bắc Hàn, như lễ mừng năm mới, hay tháng Tư vừa rồi, Moranbong cũng vừa trình diễn một màn võ thuật. Thế giới có Spice Girls, Destiny’s Child, còn Bắc Hàn có... ban nhạc nữ Moranbong. text: Ông Vương Lập Quân (phải) được cho là sẽ được ân giảm và nhận một bản án treo tương tự bà Cốc Khai Lai Đây là vụ án nằm ở trung tâm sự theo dõi của dư luận Trung Quốc với bị cáo là một nhân vật quyền lực, liên quan vụ thất sủng của cựu bí thư thành ủy Bạc Hy Lai, trong một bê bối chính trị lớn nhất tại Trung Quốc trong nhiều năm gần đây. Ông Vương Lập Quân bị buộc tội đào tẩu, lạm dụng quyền lực và nhận hối lộ. Cuộc đào tẩu của ông dẫn tới sự sụp đổ thế lực chính trị của ông Bạc Hy Lai, xếp cũ của ông, khi ông Vương bất ngờ trốn chạy vào tòa lãnh sự của Hoa Kỳ hồi tháng Hai. Vợ của ông Bạc Hy Lai đang nhận bản án tử hình treo vì tội giết doanh nhân người Anh, ông Neil Heywood. Phiên xử với ông Vương Lập Quân được dự kiến bắt đầu ở Thành Đô vào ngày thứ Ba, nhưng luật sư của ông, bà Vương Uẩn Thái nói phiên điều trần đã bắt đầu trước đó vào hôm thứ Hai. Luật sư Vương, người không có quan hệ gì khác với thân chủ của bà, được tờ Daily Telegraph trích lời nói: "Phiên tòa bắt đầu đầu lúc 08:30 sáng nay và kết thúc vào khoảng giữa trưa." "Tất cả gồm hai phiên, phiên kín và phiên công khai. “Hôm nay là phiên kín, vì nó liên quan đến bí mật nhà nước – về hai tội đào tẩu và bẻ cong pháp luật phục vụ mục đích riêng của mình." Các nhà báo nước ngoài sẽ không được quyền tiếp cận phiên công khai của tòa, theo phóng viên của BBC John Sudworth ở bên ngoài tòa án Thành Đô. Hiện chưa rõ vụ xét xử ông Vương sẽ kéo dài bao nhiêu lâu, nhưng vụ xử phu nhân của ông Bạc Hy Lai, bà Cốc Khai Lai, kéo dài một ngày. Trước thềm Đại hội Ông Bạc Hy Lai và bà Cốc Khai Lai là một cặp vợ chồng quyền lực ở Trùng Khánh Phiên tòa diễn ra ngay trước thềm Đại hội Đảng cầm quyền ở Trung Quốc, dự kiến khai mạc trong vài tuần tới. Đảng Cộng sản rõ ràng muốn giải quyết dứt điểm vấn đề trước cuộc chuyển giao chính trị và thay đổi lãnh đạo quan trọng, phóng viên John Sudworth nói thêm. Vẫn theo phóng viên của chúng tôi, nếu ông Vương Lập Quân không đào tẩu tới tòa lãnh sự Hoa Kỳ, vụ sát hại ông Neil Heywood có thể sẽ không bao giờ được điều tra. Và bà Cốc Khai Lai vẫn sẽ được tự do, trong khi chồng của bà có nhiều khả năng sẽ giành được một ghế trong cơ cấu chính trị nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc là ban thường vụ Bộ Chính trị. Trước đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc nói bằng chứng chống lại ông Vương là "cụ thể và phong phú". Bản cáo trạng chống lại ông Vương Lập Quân nói ông biết rằng bà Cốc Khai Lai là nghi phạm vụ giết người, nhưng "đã cố tình sao lãng trách nhiệm và bẻ cong luật pháp vì lợi ích cá nhân", theo hãng tin Tân Hoa xã. Giới phân tích nói vụ ông Vương đào tẩu vào lãnh sự quán Hoa Kỳ gây ra bối rối cho Trung Quốc và động chạm đến các vấn đề ngoại giao và bí mật nhà nước. Nhưng hầu hết các phân tích gia cho rằng ông Vương sẽ chỉ nhận một bản án tử hình treo, tương tự như bản án đã tuyên với bà Cốc Khai Lai. Tại một phiên tòa riêng rẽ hôm 10/8, bốn quan chức cảnh sát cấp cao ở Trùng Khánh đã thừa nhận việc che dấu bằng chứng liên kết bà Cốc với vụ giết người. Một quan chức tòa án nói những người này đã bị kết án từ từ 5 đến 11 năm tù, theo hãng tin AFP. Nổi tiếng cứng rắn Ông Vương Lập Quân (sau) từng là một nhân vật trung thành và gần gũi với ông Bạc Hy Lai (trước.) Ông Bạc Hy Lai, sếp của ông Vương Lập Quân ở Trùng Khánh, từng được kỳ vọng nắm giữ cương vị trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất tại đại hội Đảng lần thứ 18, trước khi bị sụp đổ quyền lực. Ông Bạc đã không xuất hiện trước công chúng kể từ khi vụ bê bối xảy ra. Ông được cho là đang chịu sự điều tra của các quan chức về kỷ luật của đảng. Ông Vương Lập Quân từng được xem là một nhân vật thân tín và trung thành của ông Bạc Hy Lai, nhưng từ đầu tháng Hai, chính quyền thành phố Trùng Khánh cho hay ông Vương đã được điều chuyển sang làm công việc khác. Bốn ngày sau đó, ông chạy trốn tới lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô, nơi mà nhiều người tin rằng ông đã xin tị nạn. Ông trải qua một đêm ở đó nhưng đã được thuyết phục để rời đi một ngày sau đó. Ông đã ra đầu thú, giao mình cho cảnh sát và đã bị giam giữ kể từ đó. Theo Bộ Ngoại giao Anh, ông Vương Lập Quân đã đưa ra các cáo buộc về cái chết của ông Heywood trong khi ông trú tại lãnh sự quán. Ngay sau đó, ông Bạc đã bị sa thải và vợ ông, bà Cốc Khai Lai bị buộc tội rồi bị kết án giết ông Heywood. Ông Vương, 52 tuổi bắt đầu sự nghiệp của mình trong ngành bảo đảm pháp luật ở vùng Nội Mông vào năm 1984 và chuyển đến thành phố Trùng Khánh thuộc mạn tây nam của Trung Quốc vào năm 2008. Ông nổi tiếng là nghiêm khắc với tội phạm có tổ chức và từng trở thành chủ đề trong một bộ phim truyền hình về gương cảnh sát cứng rắn trước tội phạm. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Phiên xử kín đối với cựu giám đốc công an thành phố Trùng Khánh của Trung Quốc, ông Vương Lập Quân đã được bắt đầu, theo lời các luật sư. text: Cầu thay thế cho cây cầu cũ vốn bị các trận đá lăn làm hư hỏng Được đặt tên là Europabrücke (tức là Cầu Âu châu), cầu ở độ cao tới 85m nằm phía trên hẻm núi Grabengufer gần thị trấn Zermatt. Cơ quan Quản lý Du lịch Zermatt nói đây là cây cầu dài nhất thế giới, tuy cầu Reutte ở Áo, dài 405m, thì nằm cao hơn, 110m phía trên mặt đất. Đường hầm xe lửa xuyên núi dài nhất thế giới Cầu mặt kính TQ chính thức khai trương Cầu mặt kính TQ 'lẫn vào trong mây' Trung Quốc thông xe cây cầu cao nhất thế giới Cầu được xây dựng để thay thế cho cây cầu cũ đã bị các trận đá lăn làm hư hại. Cây cầu mới với hệ thống cáp treo nặng khoảng tám tấn được trang bị một hệ thống chống văng lắc, Cơ quan Quản lý Du lịch Zermatt nói. Cầu nay trở thành một phần trong hành trình đi bộ hai ngày giữa Zermatt và Grächen ở miền nam Thụy Sỹ, là tuyến đường cho phép những tay đi bộ đường dài ngắm nhìn cảnh đẹp của vùng núi Matterhorn. Chiếc cầu có tổng chiều dài 494m dành cho khách đi bộ vừa được khai trương tại Thụy Sỹ. text: Sức mạnh kinh tế đang phát triển mang tới cho Trung Quốc cả sức mạnh về ngoại giao và quân sự. Vậy liệu thế giới có nên lo lắng về điều đó? Ông Robert Kaplan, giáo sư thỉnh giảng của Học viện Hải quân Hoa Kỳ nói sự tăng tiến sức mạnh của Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng tới Hoa Kỳ, một siêu cường hiện nay. “Trong vòng 50 năm qua, hải quân Hoa Kỳ ít hay nhiều cũng làm chủ được vùng Thái Bình Dương, như là vùng hồ của riêng mình vậy,” ông nói. “Điều này sẽ không thể tiếp tục trong 50 năm tới.” Ông Kaplan nói ngân sách quốc phòng của Trung Quốc lại phát triển còn nhanh hơn nhiều so với kinh tế nói chung. Các chi phí quốc phòng bám sát mục đích phát triển tên lửa và mua tàu ngầm, với mục tiêu cụ thể là hạn chế hoạt động của hải quân Hoa Kỳ ra khỏi các vùng nước thuộc Trung Quốc. Tuy nhiên, đại sứ Trung Hoa tại Liên hiệp quốc ở Geneva, ông Sha Zukang khẳng định không có lý do nào để các nước phải lo lắng cả. Nếu bạn đọc lịch sử năm nghìn năm của Trung Quốc, ông nói “không khó để thấy rằng Trung Quốc cơ bản là môt quốc gia yêu hòa bình.” Có một vấn đề cốt yếu cho tương lai của Trung Quốc. Liệu nó sẽ chỉ là một siêu cường về kinh tế hài lòng với việc bán giày dép và máy giặt cho toàn thế giới, hay nó sẽ có sức mạnh về quân sự để bảo vệ những lợi ích mới của mình trên toàn cầu? Nhưng hiện giờ Trung Quốc đang lo bảo vệ những thành quả kinh tế giành được trong 30 năm qua và tránh đối đầu với Washington. Tuy nhiên, vấn đề Đài Loan có thể vẫn là điểm nổi cộm. Đại sứ Sha nói có thể sẽ không có nhượng bộ về lợi ích quốc gia mang tính sống còn này. “Với Trung Quốc, mỗi tấc lãnh thổ đều quý giá hơn cuộc sống của nhân dân chúng tôi,” ông này nói. Một chìa khóa nữa là sự phồn thịnh. Trung Quốc đang chuyển từ một nước gồm những nông dân làm chỉ mong đủ ăn sang một nước công nghiệp trong thế kỷ 21. Điều đó tạo ra một nhu cầu rất lớn về nguồn lực và phần lớn nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc hiện nay tập trung vào việc đảm bảo các nguồn cung cấp, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Tác động toàn cầu Tác động của Trung Quốc ở Châu Phi là đặc biệt mạnh. Trung Quốc đầu tư mạnh và đề nghị trợ giúp cho nhiều nước châu Phi, đặc biệc là những nước có nguồn năng lượng. Hiện giờ Trung Quốc là khách hàng tiêu thụ dầu mỏ chính của Angola và bảy phần trăm lượng dầu là nhập từ Sudan. Có sự chỉ trích quốc tế về việc Trung Quốc đã chặn các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc phê phán chính phủ Sudan về các hành động ở Darfur, và đã giúp gây dựng lên các chế độ như chính phủ của Robert Mugabe ở Zimbabwe. Phóng viên người Senegal Adama Gaye, tác giả của cuốn sách đầu tiên do người châu Phi viết về ảnh hưởng mới của Trung Quốc lên lục địa này, buộc tội Trung Quốc đã thực hành “thuyết khuyến nho ở mức độ cao nhất”. Ông Gaye cũng nói lên mối quan ngại rộng hơn rằng các chế độ sẽ bị thu hút bởi một “Mô hình Bắc Kinh” về phát triển kinh tế mà không cần các cuộc bầu cử dân chủ. Theo ông Jing Huang ở Viện Brookings tại Washington, có mối đe dọa thực sự đối với phương Tây từ phía Trung Quốc. “Điều thách thức thực sự là một hệ thống giá trị. Chúng ta là ai và chúng ta muốn trở thành cái gì,” ông nói. Tuy nhiên, các vấn đề của Trung Quốc hiện còn rất nhiều và nước này cần thị trường và các nguồn lực trên toàn cầu để duy trì được phát triển kinh tế. Chúng ta chỉ có thể hy vọng những lợi ích ràng buộc của thế kỷ này sẽ tránh được các cuộc chiến tranh lớn của thế kỷ trước. Nhưng thậm chí khi không có xung đột vũ trang, thì sự phát triển của người khổng lồ đầu tiên của thời đại toàn cầu chắc chắn sẽ cho thế giới phát triển thấy một nền văn hóa và các giá trị của một tỷ người xa lạ. Một sự thân mật đột ngột có thể làm cả hai phía giàu mạnh thêm, nhưng cũng có thể làm cho phương Tây trở nên dễ bị tổn thương hơn. Trung Quốc dần vượt các nền kinh tế lớn trên thế giới. Năm 2005, nước này vượt qua Anh, giờ thì Đức và Nhật Bản hiện đang trong tầm ngắm. text: Hãng tư vấn IHS có trụ sở tại Anh nói trữ lượng dầu của Iraq có thể lớn thứ hai trên thế giới, tức chỉ sau Ả rập Saudi và hơn cả Iran. IHS nói Iraq sẽ tăng gấp đôi sản lượng dầu trong vòng năm năm tới. Khảo sát cũng nói chỉ có một phần ba các giếng dầu thương mại của Iraq đang được khai thác và các cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác dầu trong hai thập niên qua chưa tới được Iraq. IHS nói ngoài trữ lượng dầu 116 tỷ thùng đã được biết tới, Iraq còn có thể có 100 tỷ thùng dầu mới. Sản lượng hai triệu thùng dầu một ngày hiện nay của Iraq thấp hơn so với mức của hồi đầu năm 2003 và chỉ bằng một nửa so với sản lượng hồi năm 1979. Nhưng IHS tin rằng Iraq có thể tăng sản lượng lên bốn triệu thùng một ngày vào năm 2012. Một khảo sát mới về ngành dầu khí Iraq cho rằng trữ lượng dầu ở đây có thể ở mức hơn 200 tỷ thùng, lớn gần gấp đôi ước tính trước đây. text: Mưa lớn gây trở ngại cho người dân khi đi bầu Ông Abe kêu gọi bầu cử trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ ông đã cao trở lại sau khi xuống mức thấp kỷ lục trong mùa hè và phe đối lập đang bị xáo trộn. Ông được dự đoán sẽ giành được đa số phiếu. Lập 'Viện Đạo đức' và Điểm tin tức tuần Thủ tướng Abe giải tán quốc hội Nhật Lãnh đạo Việt, Nhật cùng tiếng nói về TPP Theo phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes tại Tokyo, một người quan sát mô tả việc bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ Tự do của ông Abe là "không có lựa chọn nào khác". Thách thức từ Đô trưởng Tokyo Yuriko Koike dường như không đáng kể. Ông Abe hy vọng đảng của ông sẽ giành được ⅔ số phiếu, cho phép ông thực hiện những thay đổi hiến pháp. Đặc biệt, ông muốn đổi lực lượng phòng vệ của Nhật Bản thành quân đội quốc gia lần đầu tiên kể từ Thế chiến hai. Hiện chưa rõ cơn bão Lan sẽ có tác động nào đến lượng người đi bầu. Bão cấp bốn gây gió mạnh và mưa lớn ở miền nam nước Nhật, khiến các chuyến bay bị hủy và dịch vụ đường sắt gián đoạn. Dự kiến ​​cơn bão sẽ đổ bộ vào khu vực Tokyo hôm 23/10, Cơ quan khí tượng Nhật cho hay. Các phòng phiếu đóng cửa vào lúc 20:00 giờ địa phương (11:00 GMT). Dường như Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thấy khá tự tin về cơ hội chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Nhật cung cấp thêm tàu tuần tra cho Việt Nam Bà Akie Abe tránh nói tiếng Anh với ông Trump? Một cơn bão gây mưa lớn ở Nhật trong thời điểm nước này tổ chức tổng tuyển cử sau khi Thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi bầu cử sớm trước đe dọa gia tăng từ Bắc Hàn. text: Tuy nhiên, bản dự thảo Hiến pháp cho tới nay đã gây nhiều tranh cãi tới mức các nhà ngoại giao Mỹ cũng phải nhảy vào phút chót để sửa đổi. Các viên chức Mỹ lúc nào cũng tỏ ra phấn khởi về cuộc trưng cầu dân ý này mà họ giới thiệu như là một bước tiến đầy hy vọng đặt nền móng cho nước Iraq hồi phục. Thế nhưng công tác soạn thảo bản dự thảo Hiến pháp này đã gây quá nhiều chia rẽ tới nỗi đến lúc này khó ai có thể tỏ ra lạc quan được. Thay vào đó, trong lúc còn hơn một tuần nữa là đến ngày bỏ phiếu, các nhà ngoại giao Mỹ đang hết sức cố gắng để kéo phe Sunni thiểu số vào cuộc. Các chính khách thuộc phe này đã chỉ trích bản dự thảo này là chỉ có thể chia năm xẻ bảy nước Iraq mà thôi, và họ đang vận động toàn thể cộng đồng tín đồ hồi giáo theo hệ phái Sunni là bỏ phiếu chống lại bản dự thảo. Mỹ cố gắng làm dịu phe Sunni bằng cách yêu cầu phe Shi' ite đa số và phe người Quốc hãy chấp nhận sửa đổi vào phút chót. Nếu như thất bại, và xem ra tình thế không có gì sáng sủa cho lắm, thì người Mỹ sẽ cố vận động càng nhiều tín đồ Sunni càng tốt để bỏ phiếu thuận. Mỹ cũng đã vận động các nước mà tín đồ Sunni chiếm đa số như là Ả rập Xê Út và Ai Cập sử dụng thanh thế của mình để gây ảnh hưởng tại Iraq. Mỹ rất hài lòng khi thấy người đứng đầu Liên Ðoàn Ả Rập, ông Amr Moussa, một người Ai Cập, chịu đến Iraq trong nay mai để tham dự vào cuộc họp, mang tên Hội nghị Hòa Giải Dân Tộc. Các chính khách phe Sunni tin tưởng là họ thừa sức để phủ quyết bản dự thảo này, nhưng các chuyên gia độc lập thì không chắc về điều đó. Trong lúc tổng thống Iraq hội đàm với Thủ tướng Anh tại Luân Ðôn, thì tại chính nước Iraq công tác chuẩn bị cho một cuộc trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp đang được xúc tiến ráo riết. text: Phóng viên Daniel Griffiths tại Bắc Kinh cho hay trong một thông cáo, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng phóng viên Trình Xung đang bị điều tra về các cáo buộc làm gián điệp. Thông cáo này nói rằng ông Trình Xung đã thú nhận làm gián điệp cho điều mà thông cáo này gọi là các cơ quan tình báo nước ngoài và rằng ông Trình Xung đã nhận tiền trả cho các hoạt động của mình. Vào hôm thứ Ba, ông Cheong Yip-seng Tổng biên tập tờ Straits Times nói rằng ông ngạc nhiên khi biết ông Trình Xung đang bị bắt giữ để điều tra về các cáo buộn làm gián điệp. Ông Cheong Yip-seng nói rằng "Trong tất cả thời gian ông ta làm cho chúng tôi, tức là kể từ năm 1996 thì chúng tôi không có lý do gì để tin rằng ông ấy lại làm bất kỳ điều gì khiến làm tổn hại tới lợi ích của tờ báo này', ý tôi muốn nói rằng ông ấy luôn là một nhà báo chuyên nghiệp và tôi nghĩ rằng ông ấy đã phục vụ tờ báo này một cách xuất sắc". Vào hôm thứ Hai, vợ ông Trình Xung nói rằng cơ quan an ninh Trung Quốc bắt chồng bà hồi tháng Tư tại thành phố Quảng Châu ở phía nam. Bà nói rằng chồng bà vào tháng trước đã tới Trung Quốc để thu thập các giấy tờ mật liên quan tới cố lãnh đạo Trung Quốc là ông Triệu Tử Dương. Ông Triệu Tử Dương qua đời hồi tháng Một đã bị phế truất về ông phản đối việc nhà chức trách Trung Quốc đàn áp những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng Trường Thiên An Môn vào năm 1989. Ông Trình Xung là nhân viên thứ hai của tờ Straits Times bị nhà chức trách Trung Quốc bắt giữ trong vòng 12 tháng qua. Hồi tháng Mười năm ngoái, một nhà phân tích cho một tờ báo của Hoa Kỳ bị buộc tội tiết lộ các bí mật nhà nước và người này hiện vẫn đang chờ ra tòa. Nhà chức trách Trung Quốc vừa tuyên bố rằng một nhà báo làm cho văn phòng Hồng Kông của Straits Times, tờ báo bằng tiếng Anh có trụ sở tại Singapore, bị bắt tại Trung Quốc vào tháng trước và đang bị điều tra vì nghi là gián điệp. text: Một nhân chứng tường thuật vụ tấn công ở Cologne với phóng viên BBC Ralf Jaeger, Bộ trưởng Nội vụ bang North Rhine-Westphalia, tuyên bố cảnh sát phải ‘điều chỉnh’ trước thực tế là các nhóm đàn ông tấn công hàng loạt phụ nữ. Ông tiết lộ, ba nghi phạm đã được xác định, nhưng chưa có ai bị bắt giữ. Nhiều phụ nữ trình báo họ đã bị những người đàn ông có vẻ ngoài như người Ả rập hoặc người Bắc Phi cướp hoặc tấn công tình dục. Ông Jaeger cũng cảnh báo rằng các nhóm chống người nhập cư đã lợi dụng các cuộc tấn công để kích động hận thù chống lại những người tỵ nạn. "Hành động của cánh hữu cực đoan kể cả trên mạng xã hội cũng tồi tệ không kém những kẻ tấn công phụ nữ," ông nói. "Điều này khiến xã hội của chúng ta bị đầu độc". Ông Jaeger nói cảnh sát phải bảo đảm không để sự cố đêm 31/12 tái diễn. "Không thể để những vụ như thế này xảy ra lần nữa, không chỉ ở Cologne, mà còn ở các thành phố lớn khác," ông nói. "Cảnh sát phải thừa nhận thực tế rằng đã có các nhóm tấn công hàng loạt phụ nữ. Điều này không thể xảy ra trong xã hội chúng ta và cảnh sát cũng như chính quyền thành phố phải có phản ứng thích đáng." Rất nhiều du khách đổ về Cologne chào đón năm mới Trước đó, Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere đã chỉ trích mạnh mẽ cách cảnh sát xử lý sự cố ở Cologne. Một đám đông khoảng 1.000 người đàn ông đã tụ tập đốt pháo hoa tại quảng trường bên ngoài nhà ga Cologne trong đêm cuối cùng của năm 2015. Nhiều người say xỉn và có thái độ hung hãn. Cảnh sát đã phải cho giải tán khu vực để tránh nguy cơ bị thương do pháo hoa. Nhưng các nhóm thanh niên đã nhanh chóng quay trở lại và đã thực hiện nhiều vụ tấn công trong vòng chỉ vài tiếng đồng hồ mà hầu như không có phản ứng gì của nhà chức trách cho tới tận sau nửa đêm. Một thiếu nữ người Anh có mặt tại hiện trường kể lại: “Chúng tôi nghe thấy một phụ nữ la hét và khóc giữa đám đông. Bà ấy dường như đang cố chạy thoát khỏi một gã đàn ông nước ngoài. Ông ta cũng la hét, chỉ tay vào bà ấy và cùng đồng bọn đuổi theo bà ấy. Sau đó, chúng tôi thấy hai gã đàn ông dồn phụ nữ vào một góc nhà thờ và sờ soạng họ dù các nạn nhân la hét cầu cứu và cố đánh lại những kẻ tấn công”. Ông de Maiziere chỉ trích việc cảnh sát để cho những kẻ tấn công quay trở lại. Điều đó lẽ ra không thể xảy ra một khi khu quảng trường đã được giải tán, ông nói, "sau đó những vụ tấn công đã diễn ra mà họ vẫn đợi có khiếu nại mới hành động.Cảnh sát lẽ ra không nên làm việc như thế." Đám đông tại Cologne trong đêm 31/12 'Hệ lụy' Hôm thứ Tư 6/1, cảnh sát Cologne cho hay đã tiếp nhận 106 trường hợp khiếu kiện hình sự. Ít nhất 3/4 trong số đó là các vụ tấn công tình dục, trong đó có hai trường hợp tố cáo bị cưỡng hiếp. Phụ nữ cũng bị tấn công tại các thành phố Hamburg và Stuttgart. Hơn 30 phụ nữ nộp đơn khiếu nại về việc bị tấn công hoặc cướp bóc tại khu giải trí Reeperbahn ở Hamburg và cảnh sát Stuttgart cho hay một số phụ nữ bị tấn công tại Schlossplatz, trung tâm thành phố. Các phóng viên nói việc những kẻ tấn công có vẻ ngoài là người Bắc Phi hay Ả rập đã gây báo động trong nước Đức vì quốc gia này đã tiếp nhận hơn một triệu người di cư và tỵ nạn trong năm qua. Nhiều người trong số họ chạy trốn khỏi cuộc xung đột ở Syria. Phong trào Pegida ‘chống Hồi giáo hóa’ và đảng cánh hữu AfD tuyên bố các vụ tấn công là hệ lụy của việc tiếp nhận người di cư với quy mô lớn. Cảnh sát trưởng Cologne Wolfgang Albers bác bỏ chỉ trích đối với cách xử lý của cảnh sát vào đêm 31/12 và mô tả những kẻ tấn công là ‘một loại tội phạm hoàn toàn mới’. Chủ tịch công đoàn cảnh sát Đức Rainer Wendt thì biện hộ rằng việc thiếu nguồn lực khiến cảnh sát Cologne không thể giải tán quảng trường triệt để. Cảnh sát Đức sẽ phải xem xét lại cách thức xử lý sau các vụ tấn công tình dục phụ nữ tại Cologne vào đêm 31/12/2015, theo một quan chức cấp cao. text: Đoàn Thị Hương đang bị dẫn giải lên tòa hôm 27/6 Hai nghi phạm nữ Đoàn Thị Hương của Việt Nam và Siti Aisyah của Indonesia đang bị truy tố cùng âm mưu với bốn nghi phạm Bắc Hàn khác trong vụ ám sát ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un hồi tháng 2/2017 tại sân bay Kuala Lumpur. "Bạn...phải được đào tạo để làm việc này, không thể có chỗ cho sai sót," công tố viên Wan Shaharuddin Wan Ladin nói, và mô tả vụ "ám sát" như một cảnh trong phim James Bond. Ông Wan Shaharuddin nói sát thủ hẳn phải biết nơi tốt nhất để chất độc VX thấm vào cơ thể nạn nhân, và biết cách rửa chất này đi trong vòng 15 phút mà không bị nhiễm độc. Luật sư: ‘Tòa cần trả tự do cho Đoàn Thị Hương' Bắc Hàn ve vãn TQ nhưng 'muốn học VN' Camera tại sân bay được chiếu lại trong phiên tòa cho thấy cả hai người phụ nữ đều đi vào nhà tắm sau khi tấn công ông Kim. "Nếu đó chỉ là một trò đùa, tại sao bạn lại chùi không chỉ vào mặt, vào mí mắt mà còn cả vào mắt người đó?" Ông Wan Shaharuddin còn nói những hành động đó còn có một "chút hung hãn". Nghi phạm người Indonesia Siti Aisyah hôm 27/6 Phía công tố viên đang đưa ra kết luận cuối cùng dựa trên lời khai của 34 nhân chứng. Thẩm phán Azmi Ariffin đã định ngày 16/8 để quyết định hai nữ nghi phạm có trắng án hoặc phải triệu tập bên bào chữa. Các luật sư bào chữa nói vụ ám sát có động cơ chính trị với nhiều nghi phạm liên quan tới Đại sứ quán Bắc Hàn ở Kuala Lumpur, cho rằng những người phụ nữ đã bị lợi dụng. "Làm sao mà có thể có cùng một âm mưu giữa người bị buộc tội và bốn người kia, khi nhiều người đã trốn thoát? Còn có những nghi phạm khác vẫn đang bị truy tìm," ông Gooi Soon Seng, luật sư của Siti Aisyah nói. Ông nói các bằng chứng của phía công tố chống lại khách hàng của ông chỉ dựa vào camera an ninh và dấu vết của hoạt chất phụ của VX được tìm thấy trên chiếc áo mà Asiyah được trông thấy đang mặc. Ông nói thêm rằng không có hình ảnh nào rõ ràng cho thấy Siti Aisyah đang bôi chất đó vào mặt ông Kim. Hình ảnh chỉ cho thấy một người trông giống Aisyah đang vội vã rời khỏi đó. DNA của Siti Aisyah cũng không được tìm thấy trên chiếc áo mà cảnh sát thu thập, và hoạt chất phụ của VX cũng khá phổ biến ở các hóa chất khác, không chỉ ở chất độc này, ông Gooi nói. 'Thấy chất độc VX trên mặt Kim Jong-nam' Video bí ẩn của con trai Kim Jong-nam Trả lời BBC hôm 26/6, luật sư Hisyam Teh Poh Tek nói: "Chúng tôi lập luận trước tòa rằng tòa án cần phải trả tự do cho họ, cả hai phụ nữ đó đều vô tội." Luật sư Teh Poh Tek (giữa) cùng nhóm luật sư biện hộ cho hai bị cáo Siti Aisyah và Đoàn Thị Hương rời tòa sau phiên xử tại Kuala Lumpur hom 9/10/2017 "Những kẻ sát nhân thực sự chính là bốn người Bắc Hàn, những kẻ đã trốn thoát." "Trước ngày 13/2/2017, cô Đoàn Thị Hương đã thực hiện nhiều vụ trêu chọc, khoảng hai hoặc ba lần ở Hà Nội và Kuala Lumpur, là những lần mà cô ấy thực hiện cùng với những người Bắc Hàn." "Sau vụ việc hôm 13/2/2017, cô Hương quay trở lại sân bay Kuala Lumpur hai ngày sau đó." "Nếu là một sát thủ, nếu biết rằng trên tay mình có thứ vũ khí hóa học chết người, nếu biết rằng mình đã giết ai đó, thì một người bình thường có quay trở lại nơi xảy ra hành vi phạm tội không? Hẳn là không. Kẻ phạm tội hẳn phải tìm cách chạy trốn, giống như những người Bắc Hàn kia vậy." "Nhưng Hương thì không, cô ấy đã quay trở lại sân bay." "Điểm thứ hai là sau khi xảy ra vụ việc, Hương cũng không hề vứt bỏ chiếc áo phông mà cô ấy mặc khi thực hiện vụ prank, cũng không cắt móng tay." "Cả móng tay lẫn áo cô ấy mặc đều có dấu vết của chất VX. Đó là chỉ dấu cho thấy cô ấy không hề biết là có hóa chất VX trên người mình. Điều này hoàn toàn phù hợp với lời giải thích của cô ấy, rằng cô ấy tới sân bay để thực hiện vụ prank chứ không hề biết gì về vụ giết người." Phần trình bày của các luật sư biện hộ cho Đoàn Thị Hương trước tòa khẳng định rằng cơ quan công tố đã không cung cấp được bằng chứng để buộc tội cô, và do vậy, các luật sư yêu cầu rằng thân chủ của họ "phải được tuyên trắng án và được trả tự do". Trong ngày thứ hai của phần tranh luận cuối cùng trước khi tòa đưa ra phán quyết, phía công tố viên cho rằng hai nghi phạm nữ đã được đào tạo để 'ám sát' Kim Jong-nam, theo Reuters. text: Thời báo Kinh tế Sài Gòn kêu gọi Đảng noi gương Quốc hội Trong một bình luận hiếm hoi của báo chí trong nước, tờ báo nói việc bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội như vừa qua sẽ buộc các quan chức phải có tinh thần trách nhiệm hơn và nói thêm: "Rút kinh nghiệm từ lần tổ chức lấy phiếu tín nhiệm được xem là mang lại làn gió mới cho bộ máy nhà nước và Chính phủ, rất nên nhân rộng tác dụng tích cực này sang bộ máy của Đảng. "Chúng ta đều biết Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội cho nên nếu có một cuộc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo Đảng, đó cũng là sự đánh giá mức độ tín nhiệm về việc đưa ra các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. "Việc lấy phiếu tín nhiệm như thế có một thuận lợi lớn: đó là đảng viên hiện nay đều phải tự kiểm điểm đánh giá vào dịp cuối năm. Lấy phiếu tín nhiệm đối với đảng viên lãnh đạo sẽ là sự chính thức hóa quy trình này một cách công khai, minh bạch và rõ ràng hơn thôi." Tuy nhiên Thời báo Kinh tế Sài Gòn không kêu gọi Ban Chấp hành Trung ương với 175 đảng viên uy quyền nhất bỏ phiếu đối với các chức danh trong bộ máy Đảng Cộng sản ở cấp cao nhất. Trong đợt lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, chỉ có chín trong 16 ủy viên Bộ Chính trị được đem ra để đại biểu Quốc hội lấy phiếu. Đó là Chủ tịch Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng. Các vị khác trong Bộ Chính trị như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các chức sắc của Đảng như Lê Hồng Anh, Đinh Thế Huynh, Tô Huy Rứa, Ngô Văn Dụ, Lê Thanh Hải và Phạm Quang Nghị không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm lần này vốn chỉ nhắm vào các quan chức thuộc Chính phủ và Quốc hội. Thời báo Kinh tế Sài Gòn chỉ đưa ra đề nghị ở cấp cơ sở: "Sau khi Quốc hội tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu hay phê chuẩn thì hội đồng nhân dân các cấp cũng sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do hội đồng nhân dân bầu. "Tương tự, thiết nghĩ bên Đảng cũng cần tổ chức cho ban chấp hành các đảng bộ địa phương lấy phiếu tín nhiệm với những chức danh được đảng bộ bầu ra. Có như thế sự lãnh đạo của Đảng mới được đưa vào một quy trình giám sát mà nhiều ý kiến đã đề xuất lâu nay." Phiếu 'không tín nhiệm' Ngoài Thời báo Kinh tế Sài Gòn, báo Tuổi Trẻ hôm 12/6 cũng có bài phỏng vấn các Đại biểu Quốc hội cũ và mới về việc bỏ phiếu tín nhiệm. Đại biểu Võ Thị Dung của thành phố Hồ Chí Minh được dẫn lời nói: "Tôi cho rằng chỉ cần thiết kế nội dung phiếu gồm “tín nhiệm” và “không tín nhiệm” thì kết quả sẽ rõ hơn. "...Nói một cách khác, vẫn còn dư địa an toàn cho người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm [với hình thức bỏ phiếu "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp..." "Bên cạnh đó, thông tin về các chức danh cung cấp cho đại biểu, ngoài nói về việc đã làm, cần nói thêm về phương hướng sắp tới, nhất là với những vấn đề mà nhân dân đang bức xúc. "Lần này, đa số các chức danh đều báo cáo công việc kiểu dàn đều, chưa thể hiện rõ mình làm công việc đó với tâm thế ra sao, hướng tới ra sao, như thế cũng rất khó cho đại biểu đánh giá." Trong khi đó Đại biểu Dương Trung Quốc nói với Tuổi Trẻ: "Tôi thấy ít nhiều yếu tố cảm tính vẫn còn chi phối [bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội]. "Đó cũng là tập tính của người dân mình. Phải khắc phục dần để lập thành kỹ năng cho đại biểu Quốc hội thể hiện quyền đại diện của mình do người dân trao cho." Tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn nói mô hình bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội cũng nên được áp dụng trong Đảng. text: Hình ảnh sản phẩm tương ớt trên website Masan Group Ý kiến này được đưa ra trong lúc mạng xã hội xảy ra tranh cãi về việc hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su vừa bị thu hồi ở Nhật "do có chất cấm" nhưng vẫn được bày bán ở Việt Nam. Tạm dừng dự thảo tiêu chuẩn nước mắm Xa quê nhớ nước mắm Vinastas gỡ bài 'nước mắm chứa asen' T&A Ogilvy nói gì về dự án khảo sát nước mắm? Trước đó, Thương vụ Việt Nam tại Nhật cho biết, sản phẩm tương ớt Chin-su "có dán nhãn sản phẩm không ghi chất phụ gia" và Cục Y tế và Phúc lợi Tokyo "cho rằng sản phẩm này đã vi phạm Luật Vệ sinh thực phẩm và Luật Dán nhãn thực phẩm". Báo Thanh Tra hôm 9/4 cho hay: "Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, tùy yêu cầu của công tác quản lý thực phẩm của mỗi quốc gia khác nhau thì quy định khác nhau. Tùy theo thói quen sử dụng thực phẩm của người dân trong nước, lượng tiêu thụ thực phẩm khác nhau ở mỗi nước, nên có thể cùng là thành viên của Codex (Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế) nhưng có nước cho sử dụng, có nước không cho sử dụng; có nước cho sử dụng ở hàm lượng này, có nước cho sử dụng ở hàm lượng khác nhưng nhìn chung không quá quy định của Codex." "Nhật không cho dùng acid benzoic trong tương ớt nhưng cho dùng acid benzoic trong các sản phẩm khác ví dụ nước tương, bơ thực vật, đồ uống không cồn... Theo quy định của Codex, tương ớt sử dụng axit benzoic với hàm lượng 1.000mg/kg sản phẩm là an toàn với sức khỏe người tiêu dùng." Trong khi đó, Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam kiến nghị cơ quan chức năng làm rõ về việc tương ớt Chin-su có thể gây ung thư hay không. Khi bà nội trợ 'quan ngại' Vụ sán lợn ở Bắc Ninh làm dân mất niềm tin Báo Thanh Niên cho hơn 10 phóng viên, cán bộ 'thôi chức' 'Hợp lý' Hôm 10/4, ông Vũ Thế Thành, thạc sĩ Quản trị chất lượng, nói với BBC: "Tôi cho rằng phản hồi của Cục An toàn Thực phẩm Việt Nam là hợp lý. Tôi chưa thấy nước nào cấm dùng acid benzoic và muối của nó benzoate làm chất bảo quản trong thực phẩm cả. Mỹ, châu Âu, kể cả Nhật cũng cho phép dùng. Tùy loại thực phẩm mà mức tối đa cho phép dùng khác nhau." "Benzoic được dùng phổ biến nhất là trong nước ngọt, các loại mứt, bánh kẹo, nước tương, tương ớt tương cà. Ở Việt Nam thì phải kể thêm nước mắm, nhưng benzoic chủ yếu dùng trong nước mắm công nghiệp thôi, chứ nước mắm truyền thống hầu như không dùng benzoic vì được bảo quản bằng độ mặn của muối." Tương ớt là sản phẩm quen thuộc trên mâm cơm mỗi ngày của người Việt "Danh mục phụ gia cho phép sử dụng trong thực phẩm của Việt Nam hầu như đi theo 100% danh mục của Codex. Codex là do WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) và FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc) sáng lập." "Những thông tin trên nhãn sản phẩm phải tuân thủ yêu cầu của cơ quan chức năng, chứ không phải muốn ghi sao cũng được, chẳng hạn thành phần sử dụng, các chất phụ gia, cách bảo quản, chất có thể gây dị ứng, hạn dùng... phải nêu rõ. Ở Việt Nam nếu là thực phẩm nhập cảng còn buộc phải ghi rất nhiều thông tin trên nhãn phụ, nhiều đến độ chữ in nhỏ li ti, tôi lấy kính lúp soi cũng không đọc được thành phần sử dụng." 'Hình ảnh không tốt đẹp' Ông Thành lý giải thêm: "Lâu nay, hình ảnh Masan trong mắt người tiêu dùng Việt Nam không được tốt đẹp lắm. Gần chục năm trước, nước tương Masan bị scandal độc chất 3-MCPD. Sau đó, họ chuyển sang làm nước tương kiểu lên men, và thổi phồng vụ 3-MCPD lên, Thế là các cơ sở nước tương làm theo kiểu phân giải acid ở Việt Nam bị phá sản gần hết." "Rồi thì hai năm trước, họ gây ra scandal nước mắm thạch tín để giết nước mắm truyền thống, và cách đây hai tháng là dự thảo mới về quy chuẩn nước mắm." "Nên lần này, tương ớt Masan dính vụ benzoic bên Nhật, báo chí đưa tin. Người tiêu dùng trong nước nghi ngờ, biết đâu lại một vụ tương tự như nước 3-MCPD để tiêu diệt các cơ sở tương ớt trong nước." "Thật ra, lần này vụ benzoic tương ớt, tôi nghĩ họ bị "tai nạn" thật, do không tìm hiểu kỹ luật chơi ở Nhật thôi, nhưng họ lại trả lời quanh co đổ lỗi này nọ, nên người tiêu dùng lại càng không ưa. Dân bị ám ảnh về cách họ chơi nước tương, nước mắm truyền thống." "Điều buồn cười là, vụ lùm xùm nước mắm dự thảo mới đây, ai cũng thấy họ dùng tiền thao túng chính sách, mua chuộc này nọ. Liền sau đó là vụ tương ớt xảy ra, phản hồi của Cục An toàn Thực phẩm về vụ Benzoic, theo tôi là đúng, thì người dân lại nghi ngờ rằng Cục có bao che này nọ nên mới trả lời thế." Một chuyên gia thực phẩm nói với BBC rằng ông "chưa thấy nước nào cấm dùng acid benzoic và muối của nó benzoate làm chất bảo quản trong thực phẩm". text: TQ là một trong những thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Nhu cầu về đồ trang sức bằng vàng và vàng miếng để cất trữ như khoản đầu tư đạt 255,2 tấn từ tháng Một tới tháng Ba, cũng do nhu cầu mua trong dịp năm mới. WGC cho biết lạm phát và hạn chế thị trường bất động sản có khả năng đẩy nhu cầu lên cao tiếp. Nhưng nhìn chung, nhu cầu vàng trên toàn cầu giảm 5% xuống còn 1,097.6 tấn, và WGC nói việc sụt giảm nhu cầu là do giá vàng tăng mạnh . Giá vàng trung bình là 1,690.57 đôla/ounce trong quý đầu tiên, cao hơn so với quý đầu của năm 2011 là 22%. Ấn Độ vốn là thị trường vàng quan trọng nhất thế giới chứng kiến nhu cầu giảm. Việc tăng thuế nhập khẩu vàng và thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ trang sức vàng đã làm giảm nhu cầu nói chung. Giới kinh doanh đồ trang sức đã đình công để phản đối thuế mới khiến chính phủ bỏ các biện pháp này. Mùa cưới ở Ấn Độ tới vào cuối tháng này cũng làm tăng niềm tin rằng giá vàng có khả năng hồi phục nhờ sức mua của thị trường tiêu thụ vàng số một thế giới. Cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro với các diễn biến chính trị tại Hy Lạp được xem là yếu tố không nhỏ tác động tới giá vàng và cũng đẩy cổ phiếu châu Á thấp hơn và làm giảm giá dầu vào tuần này. Chỉ số Nikkei tại Tokyo giảm 1%, trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong và Kospi của Nam Hàn sụt giá khoảng 3%. Vào hôm thứ Tư, đồng euro đã giảm hơn nửa xu Mỹ, với 1 euro đổi được 1,27 đôla. Tình trạng bất trắc của đồng euro cũng châm ngòi cho việc lo ngại sẽ xảy ra làn sóng rút tiền hàng loạt tại các ngân hàng ở Hy Lạp. Báo chí Hy Lạp đưa tin người gửi tiền rút khoảng 700 triệu euro (897 triệu đôla) từ các ngân hàng thương mại chính trong vài ngày qua. Nhu cầu về vàng của Trung Quốc đạt mức kỷ lục trong quý đầu của năm 2012, theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC). text: Kenneth Bae, người đã bị kết án lao động khổ sai 15 năm vì cáo buộc định ‘lật đổ chính phủ Bắc Hàn’, bị bệnh tiểu đường và tim to. Em gái của ông nói rằng người đàn ông năm này 45 tuổi quá yếu để làm việc trong trại. Chính phủ Mỹ đã kêu gọi Bắc Hàn để thả tự do cho ông Bae. Ông Bae, được biết đến ở Bắc Hàn với tên gọi Pae Jun-ho, đã bị bắt giữ vào năm ngoái sau khi vào Bắc Hàn như một du khách và bị kết án hồi tháng Năm năm nay. Ông được cho là đã sử dụng hoạt động kinh doanh du lịch của mình để hình thành các nhóm với mưu đồ lật đổ chính phủ. Em gái của ông, Terri Chung, nói vào hôm thứ Bảy rằng gần đây ông đã được một nhà ngoại giao Thụy Điển viếng thăm và rằng ông Bae hiện đang nằm trong một bệnh viện. 'Vô cùng lo lắng' "Chúng tôi vô cùng lo lắng về sức khỏe của anh ấy," cô Chung nói với trang mạng tin tức KING5.com ở Mỹ. "Tôi nghĩ rằng sức khỏe của anh ấy đã bị xấu đi." Bắc Hàn bắt giữ một số công dân Mỹ trong những năm gần đây, bao gồm cả các nhà báo và các tín đồ công giáo bị buộc tội truyền đạo. Nhiều người đã được thả tự do sau chuyến thăm Bình Nhưỡng của các quan chức cao cấp, bao gồm chuyến thăm của các cựu tổng thống Bill Clinton và Jimmy Carter. Hiện chưa có số liệu cập nhật nào về các công dân nước ngoài bị cầm tù, giam giữ ở Bắc Hàn. Tuy nhiên, các số liệu thống kê kinh tế được biết, tới nay cho thấy Bắc Hàn là một trong số các quốc gia nghèo nhất trên thế giới với nạn đói thường xuyên tấn công người dân, đặc biệt là các đối tượng người giả, phụ nữ và trẻ em. Bắc Hàn trong khi đó cũng được cho là quốc gia có tỷ trọng đầu tư và chi phí cho quân sự và quân đội rất cao trong Tổng sản phẩm quốc nội của nước này. Gia đình của một nhà truyền giáo người Mỹ bị giam giữ ở Bắc Hàn năm ngoái nói rằng ông ốm nặng và đã được chuyển từ một trại lao cải tới bệnh viện. text: Bà là người có những bức ảnh nổi tiếng của bà đăng trên tạp chí Life cũng như những ấn phẩm khác, giúp miêu tả cuộc chiến tranh Việt Nam vào những năm 60. Khi tới Sài Gòn với một chiếc vé một chiều và chiếc máy ảnh Leica vào năm 1966, Catherine Leroy mới 21 tuổi. Thế nhưng chưa đầy hai năm sau, những phóng sự ảnh của bà đã khiến bà trở thành một trong những phóng viên chiến trường được đăng nhiều nhất về cuộc chiến Việt Nam. Năm 1967 Catherine Leroy là phóng viên nhiếp ảnh duy nhất được chính thức cấp giấy phép tham gia cuộc nhảy dù với Lữ đoàn dù 173 trong chiến dịch Operation Junction City. Năm 1968, Catherine Leroy bị quân đội miền Bắc bắt trong đợt tổng tấn công Tết Mậu thân tại Huế. Bà đã thuyết phục được họ thả bà và đã trở lại Sài Gòn mang theo những tài liệu có một không hai về quân đội Bắc Việt trong chiến trận và đưa bà lên trang bìa tạp chí Life. Bà là người đã quay và đạo diễn bộ phim The Last Patron hồi năm 1972, một bộ phim về Ron Kovic và các cựu chiến binh chống chiến tranh Việt Nam. Ron Kovic sau này đã viết về những điều mình trải qua trong cuốn sách Sinh ngày 4/7 xuất bản năm 1976 và đã được chuyển thế thành bộ phim cùng tên. Sự nghiệp Sau này bà cũng làm phim tài liệu về nhiều cuộc xung đột ở các khu vực khác nhau trên thế giới, như tại Somalia, Afghanistan, Đảo Syp, Iran, Libăng và Libya. Bà đã được tặng nhiều giải thưởng trong đó có giải thưởng George Polk dành cho Tường thuật hay nhất đòi hỏi lòng dũng cảm khác thường tại nước ngoài, Giải thưởng Bức tranh hay nhất trong năm. Bà cũng là phụ nữ đầu tiên được nhận giải thưởng nhiếp ảnh mang tên nhà nhiếp ảnh Robert Capa nhờ những tường thuật ảnh của bà về cuộc nội chiến tại Libăng năm 1976. Và tới năm 1997 bà được nhận giải thưởng danh dự xuất sắc vì những đóng góp xuất sắc cho lĩnh vực báo chí của trường ĐH Missouri. Theo Jonathan Randal, một phóng viên kỳ cựu của tờ Washington Post, người biết Catherine Leroy từ năm 1965 và từng làm việc rất nhiều năm với bà cho biết là một phụ nữ nhỏ nhắn, Catherine Leroy không hề biết sợ. Giống như nhiều phóng viên nhiếp ảnh chiến tranh khác, có lẽ lúc ban đầu bà dũng cảm nhiều hơn là có tài nhưng rồi bà đã trở thành một nhà nhiếp ảnh giỏi. Bức ảnh nổi tiếng của bà năm 1967 mang tựa đề Corpsman in Anguish, chụp chân dung một thủy quân lục chiến trẻ, ẩn mình trong đám cây cháy rụi, khuôn mặt đầy đau khổ đang ôm xác của một đồng đội, ngửa cổ nhìn lên trời hay có thể là về phía kẻ thù, trong khi khói đen chiến trường bốc từ phía sau. Sứ quán Pháp đang thu xếp để đưa thi hài bà trở lại Pháp, nơi mẹ bà năm nay 91 tuổi đang sống tại đó. Phóng viên nhiếp ảnh chiến tranh người gốc Pháp, Catherine Leroy, mới qua đời tại Santa Monica vì bệnh ung thư vào hôm thứ bảy vừa qua, hưởng thọ 60 tuổi. text: Một uỷ ban Quốc hội, do đảng Dân chủ kiểm soát, đã phê chuẩn các trát đòi hầu toà, yêu cầu các cố vấn cao cấp nhất của ông Bush phải ra chứng thực có tuyên thệ rõ ràng. Quốc hội muốn chất vấn họ về chuyện tại sao lại bãi miễn các công tố viên và cáo buộc có thể họ đã làm việc này một cách bất hợp pháp. Ông Tony Snow, phát ngôn nhân Toà Bạch Ốc nói rằng Nhà Trắng lúc trước đã đề nghị cho nhân viên của họ ra chứng thực kín chứ không tuyên thệ; tuy nhiên việc này bị bãi bỏ khi có các trát của tòa. Quốc hội muốn chất vấn ông Karl Rove, cố vấn chính trị hàng đầu của ông Bush, cũng như cựu luật sư của Tổng thống. Vụ việc Các dân biểu muốn điều tra vụ sa thải tám công tố viên vào năm ngoái mà những người chỉ trích nói là do động cơ chính trị. Bộ trưởng Tư pháp của chính quyền Bush, Alberto Gonzales, cũng đang phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức quanh vụ này. Tổng thống Bush cho tới nay vẫn đứng ra bảo vệ cho ông Gonzales, vốn là một người thân tín với ông từ ngày còn ở Texas trước khi hai người chuyển tới Washington. Ông Gonzales nói các công tố viên bị bãi miễn vì họ thực hiện công việc với chất lượng dưới mức chuẩn mực. Các nhà điều tra của Quốc Hội phát hiện ra rằng cựu cố vấn của ông Bush là Harriet Miers đã đề xuất sa thải toàn bộ 93 luật sư của Mỹ trên toàn quốc vào năm 2005. Một trong các luật sư bị sa thải sau đó được thay bằng một cựu trợ tá cho ông Rove. Ông Bush tuyên bố hôm thứ Ba là Quốc hội nên chấp nhận đề nghị của ông là cho phép các cố vấn Tổng thống được chứng thực trong các phiên làm việc kín mà không phải tuyên thệ hay bị ghi lại lời nói. Ông Bush còn cam kết sẽ phản đối bất cứ trát đòi của toà buộc những người này ra trả lời chất vấn công khai. Cuộc đối đầu giữa chính quyền ông Bush và Quốc hội đã tiến thêm một bước nữa quanh chuyện bãi miễn tám công tố viên liên bang vào năm ngoái. text: Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản 29/6/2019 Hoa Kỳ lên án mối đe dọa của Trung Quốc trên Biển Đông Hội đàm Mỹ-Trung mới liệu có kết thúc chiến tranh thương mại? Ông Trump đề nghị gặp 'riêng' Tập Cận Bình để bàn về Hong Kong Việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đề xuất rằng ông có thể ký một thỏa thuận thương mại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Iowa đã gây phấn khích ở Muscatine, Iowa, một thành phố bên bờ sông Mississippi, nơi đã đón tiếp ông Tập hai lần kể từ năm 1985. Ông Tập lần đầu trở thành khách của thành phố 24.000 dân khi ông dẫn đầu một nhóm nghiên cứu nông nghiệp và ở nhà của một gia đình địa phương. Ông cũng đã gặp và trở thành bạn ông Terry Branstad - người sau đó trở thành thống đốc, và hiện là đại sứ của ông Trump tại Bắc Kinh. Ông Tập trở lại oai vệ hơn năm 2012, với tư cách là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Ông thăm lại ngôi nhà từng ở và gặp gỡ nhiều người bạn cũ mà ông từng gặp trong những năm 1980. Đó là những thời điểm có nhiều hy vọng hơn trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, trước khi ông Trump khởi động cuộc chiến thuế quan gây tranh cãi, và Ngoại trưởng Hoa Kỳ tuyên bố Đảng Cộng sản cầm quyền của ông Tập "thực sự thù địch với Hoa Kỳ và các giá trị của chúng ta". Các nhà đàm phán thương mại của Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện đang chạy đua để hoàn thành văn kiện của một thỏa thuận giai đoạn một có thể xoa dịu cuộc chiến thương mại đã kéo dài 16 tháng. Thuế quan tác động lớn lên nông dân ở Iowa - nhà xuất khẩu đậu nành lớn. Ông Trump tuần trước cho biết ông hy vọng sẽ ký thỏa thuận thương mại với ông Tập tại một địa điểm ở Hoa Kỳ, có lẽ ở Iowa. Địa điểm ký kết vẫn chưa được chốt, nhưng một quan chức ở Bắc Kinh cho biết ông Tập đã sẵn sàng tới Hoa Kỳ. Chuck Grassley, Đảng viên Cộng hòa tại bang Iowa, chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện, cho biết Iowa sẽ là một nơi tuyệt vời để ký kết thỏa thuận thương mại. "Nông dân đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại và xứng đáng được ghi nhận sự hy sinh này," ông nói. Trump hoãn tăng thuế lên hàng TQ trước đàm phán Trump có đúng về tình trạng mất việc ở TQ? Thương chiến Mỹ-Trung: 'Chúng ta đều phải trả giá' Greg Jenkins, người đứng đầu Phòng Thương mại và Công nghiệp Greater Muscatine, cho biết cộng đồng bang Iowa rất muốn làm chủ nhà chuyến thăm Trump - Tập, nhưng ông chưa nhận được liên lạc từ cả hai phía. Ngôi nhà mà ông Tập lần đầu đến thăm ở Muscatine đã được một doanh nhân Trung Quốc mua lại và đổi tên thành Nhà hữu nghị Trung-Mỹ. Nó thường xuyên thu hút du khách từ Trung Quốc. Lee Belfield, tổng giám đốc của khách sạn Merrill gồm 122 phòng, khai trương vào năm 2017, một phần bằng tiền của Trung Quốc, cho biết ông sẽ 'khom lưng cúi gối' để đáp ứng mọi yêu cầu tổ chức cuộc họp Trump-Tập. 'Iowa quan trọng' Trong khi các mối quan hệ lịch sử của ông Trump đối với Muscatine có thể có nghĩa là ông sẽ được chào đón đặc biệt nồng nhiệt, một bản thỏa thuận được ký ở Iowa cũng sẽ là một động thái chính trị khôn ngoan đối với Trump, các chuyên gia thương mại cho biết. "Iowa rất quan trọng. Nó là đất nước của Trump. Nó là nơi của các trang trại," ông Ralph Winnie, giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Eurasia ở Washington, nói. "Người dân ở đây rất thân tình và chăm chỉ, vì vậy họ sẽ là những chủ nhà tuyệt vời và điều đó luôn luôn quan trọng. Khi bạn đến Trung Quốc, bạn đã được đối xử như một vị khách danh dự, người Trung Quốc sẽ được đối xử y như vậy khi họ đến đây." Khi ông Tập Cận Bình đến thăm Iowa vào năm 2012, ông đã nói với Tạp chí Muscatine: "Bạn là nhóm người Mỹ đầu tiên tôi tiếp xúc. Với tôi, bạn là người Mỹ." Steve Bradford, phó chủ tịch cấp cao của HNI Corp, một công ty xây dựng nội thất văn phòng có trụ sở tại Muscatine, cho biết một thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ giúp công ty của ông, bất kể nó được ký kết ở đâu. "Những loại thuế quan này đã có tác động tệ hại đối với hoạt động kinh doanh. Loại bỏ chúng sẽ có lợi cho Hoa Kỳ và Trung Quốc," ông nói. HNI sử dụng khoảng 4.000 người ở Iowa, nhiều người trong số họ sống tại hoặc gần Muscatine, ông nói. Cuộc gặp của ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình ở Iowa sẽ là lời nhắc nhở cay đắng về mối quan hệ từng tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, theo Reuters . text: Mỹ hối thúc Asean nhanh chóng hoàn tất bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông Ông Barack Obama vừa tham dự hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Campuchia nơi lãnh đạo các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Úc cùng họp với lãnh đạo Asean tại thủ đô Phnom Penh ở Campuchia. Trước đó một số nước trông đợi ông Obama nêu chủ đề tranh chấp lãnh hải với giới lãnh đạo các nước trong đó có Trung Quốc. "Tôi nghĩ rằng thông điệp của Tổng thống Obama là cần phải giảm căng thẳng để đảm bảo tranh chấp kiểu này không gây rủi ro leo thang" Ben Rhodes, trợ lý cao cấp tổng thống nói với các phóng viên. Phản hồi lại quan ngại của ông Obama và các nhà lãnh đạo khác tại Hội nghị này, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra lời nhắc nhở rõ ràng với giới chỉ trích Trung Quốc và là thông điệp mạnh bảo vệ lập trường của Trung Quốc. "Chúng tôi không muốn mang các tranh chấp tới một dịp như thế này", ông Ôn nói với ông Obama và các nhà lãnh đạo khác trong phiên cuối của Hội nghị Thượng đỉnh hai kéo dài hai ngày, theo một thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc. "Việc Trung Quốc bảo vệ chủ quyên là cần thiết và hợp lệ và chúng tôi đã giải quyết đúng đắn các sự cố này mà không phải do Trung Quốc gây ra" Thủ tướng Ôn Gia Bảo "Việc Trung Quốc bảo vệ chủ quyên là cần thiết và hợp lệ và chúng tôi đã giải quyết đúng đắn các sự cố này mà không phải do Trung Quốc gây ra", Thủ tướng Trung Quốc được AFP dẫn lời. Ông Ôn Gia Bảo trước đó đã cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo Asean không nên tập trung vào tranh chấp chủ quyền. Trong khi đó Reuters đánh gia chuyến đi hậu bầu cử của ông Obama không mang lại kết quả theo dự trù. Hãng tin này bình luận Tổng thống Hoa Kỳ đã chạm phải thực tễ phũ phàng là không phải dễ dàng gì có thể đối trọng được với Trung Quốc trong khu vực này. Đồng thời ông Obama bị phân tâm do diễn biến tại điểm nóng Trung Đông nơi xảy ra xung đột giữa Israel và dân quân Palestine. Chuyến đi kết thúc vào tối thứ Ba, và Tổng thống Mỹ bay về nước, được xem là chuyến công du có phần biểu tượng nhiều hơn là thực chất, Reuters bình luận. Hôm thứ Hai ngày 19/11, ông Obama đã nói chuyện về nhân quyền với Thủ tướng Hun Sen của nước chủ nhà trước khi tham dự dạ yến. Sau đó, ông cũng đã có cuộc gặp với lãnh đạo 10 quốc gia Asean. Hội nghị ngoại trưởng các nước Asean hồi tháng Bảy đã tan vỡ khi không ra được thông cáo chung trong khi Bắc Kinh bị cáo buộc gây sức ép buộc nước chủ nhà Campuchia đưa vấn đề Biển Đông ra khỏi nghị trình. ‘An ninh xấu đi’ "Với mức độ ngày một nghiêm trọng trong môi trường an ninh ở Đông Á thì tầm quan trọng của liên minh Mỹ-Nhật cũng ngày càng tăng" Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda Tại cuộc gặp song phương bên lề Thượng đỉnh Đông Á hôm thứ Ba ngày 20/11, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda đã cảnh báo Tổng thống Mỹ Barack Obama về một môi trường an ninh ‘ngày càng nghiêm trọng’ ở châu Á trong bối cảnh các tranh chấp chủ quyền leo thang. Ông Noda cũng ca ngợi chính sách chuyển hướng chiến lược của Washington về châu Á. “Tôi hoan nghênh chính sách đặt trọng tâm của Mỹ vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương,” ông nói. “Với mức độ ngày một nghiêm trọng trong môi trường an ninh ở Đông Á thì tầm quan trọng của liên minh Mỹ-Nhật cũng ngày càng tăng,” ông nói thêm. Ngoài ra, Thượng đỉnh Đông Á cũng sẽ bàn về các thỏa thuận thương mại tự do ở khu vực. Các nước Asean dự kiến sẽ chính thức khởi động các cuộc đàm phán để tạo ra một thỏa thuận thương mại tự do khổng lồ với Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, Úc và New Zealand. Bộ trưởng thương mại ba nước đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn cũng đang có các cuộc đàm phán về nội dung này. Vào cuối ngày hôm nay thứ Ba 20/11 sẽ diễn ra buổi lễ bế mạc các hội nghị Asean và ghế chủ tịch luân phiên của khối sẽ được chuyển giao từ Campuchia sang Brunei. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Tổng thống Mỹ thúc giúc lãnh đạo Á châu kiềm chế tranh chấp trên biển nhưng không đứng về phía Nhật, Philippines và Việt Nam. text: Trước đó ông Glitter, 57 tuổi, người có tên thật là Paul Francis Gadd, đã khiến cảnh sát Campuchia phải mở cuộc điều tra sau khi có tin ông ta trú ngụ tại Phnom Penh. Năm 1999, ông ta bị kết án bốn năm tù giam tại Anh vì tải xuống máy tính cá nhân các hình khiêu dâm trẻ em từ Internet. Tuy không chính thức phạm tội gì ở Campuchia nhưng Bộ trưởng chuyên trách các vấn đề phụ nữ của Vương quốc là Sochua đã vận động để trục xuất ông Gary Glitter với lý do sự hiện diện của ông ta làm xấu đi hình ảnh nước Campuchia. Sau đó, ông ta đã sang Việt Nam. Pol Phithey, trưởng phòng Ngoại kiều của Sở Cảnh sát Phnom Penh, nói với hãng tin Reuters rằng ông không biết liệu Glitter có quay lại Campuchia hay không, nhưng điều quan trọng là ông ta được tự do muốn đi đâu thì đi. Pol Phithey nói: ‘Ông ta có thể quay lại nếu có thị thực nhập cảnh. Ông ta chưa làm gì xấu ở Campuchia cả’. Trước đó, sau khi ra tù, Glitter sang Cuba với người bạn gái Cuba nhưng đã bỏ xứ đó vì có tờ báo nêu danh tánh và nơi ở của ông ta. Glitter đã ở Campuchia cả thẩy bảy tháng. Ông ta ra tù ở Anh tháng Giêng 2000 nhưng vẫn bị ghi tên thật Paul Gadd trong danh sách ‘sex offender register' Đây là một danh sách nhà nước Anh lập ra để duy trì tin tức về những kẻ có án hoặc nghi án về tội tình dục. Ông Gary Glitter, ca sĩ nhạc rock bị ô danh của nước Anh, đã rời Camphuchia sau khi có tin tức chính quyền ghi nhận được về quá khứ nhận án tàng trữ tranh ảnh ấu dâm của ông ta. text: Jared Kushner hiện là một trong những trợ lý hàng đầu của Donald Trump Trong thông cáo gửi tới tờ New York Times, ông Trump ca ngợi ông Kushner "đang làm rất tốt". Nhưng ông không đề cập đến những cáo buộc chống lại chồng của Ivanka. Có cáo buộc rằng ông Kushner thảo luận về việc thiết lập một kênh ngầm với đại sứ Nga hồi tháng 12/2016. Con rể Trump 'bàn liên lạc bí mật với Nga' Thế giới chờ quyết định của Trump Trump đàm phán 'cứng rắn' với Nato New York Times và Washington Post nói ông Kushner muốn dùng phương tiện của Nga để tránh sự can thiệp của Hoa Kỳ vào các cuộc thảo luận với Moscow. Ông được ghi nhận làm việc này trước khi ông Trump bắt đầu nhiệm kỳ, do vậy ông là dân thường vào thời đó. Những cáo buộc này xảy đến sau khi ông Kushner được cho là đang trong tầm ngắm của FBI về cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ. Truyền thông Mỹ cho biết các nhà điều tra tin rằng ông Kushner liên quan vụ này, nhưng chưa hẳn là nghi phạm. Ông Trump - người được cho là đã gặp các luật sư tại Nhà Trắng hôm 28/5 - không do dự trong việc bày tỏ sự ủng hộ cho ông Kushner, trợ lý cao cấp tại Nhà Trắng. Thông cáo của ông Trump cũng nói "Tôi hoàn toàn tin tưởng Kushner." "Ông ấy được mọi người kính trọng và đang thực hiện các chương trình giúp tiết kiệm cho nước Mỹ hàng tỷ đôla. Thêm vào đó, ông ấy là người tốt." Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai ủng hộ con rể, Jared Kushner, sau khi có tin viên trợ lý này định thiết lập đường dây thông tin bí mật với Moscow. text: Khung cảnh xúc động diễn ra bên ngoài toà án 'Tội ác chống loài người' ở Myanmar Địa điểm bí mật nhất Myanmar Lính Myanmar giết 25 người Rohingya ĐH Oxford gỡ bỏ ảnh bà Suu Kyi Wa Lone và Kyaw Soe Oo bị bắt vào ngày 12 tháng 12 sau khi gặp các cảnh sát. Họ đối mặt với mức án tù lên đến 14 năm. Hai phóng viên của Reuters đang tường thuật về cuộc khủng hoảng Rohingya nơi mà 665.000 người Rohingya chạy trốn khỏi một một cuộc đàn áp quân sự tàn khốc, theo LHQ. Hãng tin Reuters nói rằng các nhà báo đã không làm sai. Các nhóm vận động kêu gọi cho việc trả lại tự do cho các nhà báo ngay lập tức. Trong một tuyên bố, tổng biên tập Stephen J Adler nói rằng đó là ''một cuộc tấn công trắng trợn, không có một lý do chính đáng với tự do ngôn luận báo chí". Luật Bí mật Chính thống được đưa ra từ thời thực dân Anh. Theo Reuters, các vụ khởi tố liên quan đến điều luật này là rất hiếm. Phóng viên Wa Lone đến tòa án, vợ ông và các phóng viên ảnh nắm lấy tay ông Hai nhà báo bị tạm giam sau khi gặp các cảnh sát cung cấp tin cho họ. Trong hai tuần đầu tiên, họ bị giam giữ mà không được gặp các luật sư và gia đình. Chính phủ trước đó đã trích dẫn lời cảnh sát nói rằng họ bị "bắt vì sở hữu các tài liệu quan trọng và bí mật liên quan đến bang Rakhine và các lực lượng anh ninh". "Họ đã thu thập thông tin một cách bất hợp phát với ý định chia sẻ với truyền thông nước ngoài". "Cố gắng mạnh mẽ hơn' Vào ngày 27 tháng 12, hai nhà báo xuất hiện tại toà để tham dự vào phiên điều trần đầu tiên và sau đó, họ tiếp tục bị tạm giam thêm hai tuần. Hôm thứ tư, họ xuất hiện tại tòa án ở Yangon và các cáo buộc đã được đưa ra. "Chúng tôi sẽ phải đối mặt với các cáo buộc chống lại chúng tôi," Wa Lone, 31 tuổi, nói với các phóng viên. Sau buổi điều trần kéo dài 30 phút, ông và Kyaw Soe Oo, 27 tuổi, bị đưa trở lại nhà tù Insein. Kyaw Soe Oo được gặp em gái tại tòa Có thể chứng kiến khung cảnh xúc động diễn ra bên ngoài toà án, nơi mà gia đình và các phóng viên tập trung tại đó, hãng tin AFP đưa tin. Wa Lone khẳng định với các phóng viên rằng ông sẽ "cố gắng mạnh mẽ hơn". Hai người sẽ trở lại toà vào ngày 23 tháng 1. Aung San Suu Kyi bác việc thanh lọc sắc tộc Mỹ gây sức ép với Myanmar vì khủng hoảng Rohingya '6.700 người Rohingya bị giết trong một tháng' Myanmar (trước đây gọi là Miến Điện) đã gia tăng sự hạn chế đối với tự do báo chí, đặc biệt là các vấn đề xung quanh sức mạnh quân sự và cuộc xung đột tại bang Rakhine. Quân đội nói rằng họ đang chiến đấu với Nhóm Hồi giáo nổi dậy Rohingya ở Rakhine, nhưng các nhóm nhân quyền lại nói rằng hàng ngàn thường dân đã bị mất mạng. Sau cuộc điều tra nội bộ, vào tháng 11, quân đội đã nói họ không có lỗi lầm nào liên quan đến cuộc khủng hoảng. Quân đội Myanmar đặt số người thương vong vào khoảng 400 người. Việc tiếp cận vào bang Rakhine bị kiểm soát chặt chẽ bởi quân đội và các nhà báo không được phép lấy thông tin từ đó. Hai phóng viên Reuters chính thức bị truy tố về vi phạm Luật Bí mật tại Myanmar. text: Bài báo trên tờ The Economist 11/12/08 mô tả sự “kỳ thú” của Tam Á trên đảo Hải Nam, hòn đảo cỡ bằng Sri Lanka nơi vừa có “bãi biển đẹp, “các cô gái khêu gợi”, và “căn cứ hải quân” của Trung Quốc. Phóng viên của tờ báo đến Hải Nam và nhận thấy rằng người dân địa phương cho nhà báo hay rằng không nên vào khu vực đang xây cất của quân đội đó, hoặc sợ tới mức không dám nói gì. Theo The Economist, tạp chí chính trị -kinh tế có uy tín hàng đầu ở Anh, các nguồn quân sự cho hay căn cứ Ngọc Lâm ở cách thành phố Tam Á vài kilometre đang được mở rộng để chứa tàu ngầm hạt nhân. Vươn ra vùng nước xanh Biển Nam Trung Hoa như thế sẽ trở thành sân khấu để Trung Quốc thể hiện sức mạnh hải quân ra Đông Nam Á, và như quan chức Ấn Độ lo ngại, ra cả Ấn Độ Dương, và Thái Bình Dương. Tàu ngầm hạng Jin-class của Trung Quốc được nói có thể chở vài tên lửa mang đầu đạn nguyên tử. Các quan chức Trung Quốc tự hào rằng những bãi biển Hải Nam có cát đẹp như của Haiwaii. Nhưng các hoạt động hải quân vẫn phủ bóng lên viễn cảnh khai thác du lịch. Phóng viên của The Economist (không nêu tên) nói nhìn từ khách sạn ra ngoài biển có thể thấy vài chiếc khu trục hạm hạng Luyang-class và cả một tàu phóng hỏa tiễn. Hải Nam còn có một dự án lớn nữa về du lịch. Quan chức Văn Xương, gần Hải Khẩu cũng muốn mở một khu công viên đề tài không gian trị giá một tỷ đôla. Tham vọng kết hợp mục tiêu kinh tế với các tiêu chí vĩ đại khác có vẻ như trở thành một phần của tư duy Trung Quốc hiện nay. Báo Anh nói về nỗ lực "kỳ quái" của Trung Quốc muốn biến Hải Nam thành một thiên đường du lịch với những bãi tắm đẹp nằm ngay cạnh căn cứ tàu ngầm "không phận sự miễn vào". text: Cảnh sát trưởng Sereepisut Taemeeyaves nói rằng ông cũng đang điều tra nhiều trường hợp phạm thượng khác trong đó có cả của phỏng vấn gần đây mà ông Thaksin xuất hiện trên truyền hình. Các cáo buộc về việc ông Thaksin có lời lẽ xúc phạm vua được cảnh sát chuyển hồ sơ tới giới thanh tra. Họ đang điều tra về một đoạn mlà ông Thaksin đã có lần nói với một nhóm tài xế taxi trong buổi nói chuyện hàng tuần trên đài phát thanh. Cảnh sát nói rằng ba tội trạng được khuyến nghị tới công tố viên về lý thuyết có thể cho ông Thaksin ngồi tù 45 năm. Cựu lãnh đạo Thái Lan bị phế truất trong cuộc đảo chính không đổ máu hồi tháng Chín năm ngoái. Viên tướng lãnh đạo cuộc đảo chính Sonthi Booonyaratglin đã xác nhận rằng nhà chức trách vẫn lên kế hoạch bầu cử vào cuối năm nay. Trong cuộc họp báo được phát đi toàn quốc vào hôm 20/03/2007 để đánh dấu 6 tháng ngày tiếp quản chính quyền, ông nói "Chúng ta sẽ có kỳ bầu cử tự do và công bằng đúng theo lịch". Giới quân đội bấy lâu nay đã hứa đưa ra dự thảo hiến pháp mới, trưng cầu dân ý về hiến pháp mới và tổ chức bầu cử nội trong năm nay. Tuy nhiên giới chỉ trích tỏ ra hoài nghi về việc liệu tất cả những việc nói trên có được thực hiện theo thời gian biểu hay không. Chính quyền quân nhân do Thủ tướng Surauyd Chulanont cũng bị chỉ trích về việc chưa đưa ra được bằng chứng để truy tố ông Thaksin về các cáo buộc tham nhũng bởi các cáo cuộc này là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc đảo chính. Ông Sonthi vào hôm 20/03 nói rằng "tôi biết rất rõ rằng dân chúng đang đợi xem những kẻ sai trái phải bị truy tố nhưng chúng ta phải công bằng cho tất cả các bên". Cảnh sát Thái Lan cho rằng cựu thủ tướng bị phế truất là Thaksin Sinawatra mắc ba tội trạng xúc phạm Quốc Vương. text: Đất đai là câu chuyện được chú ý ở TPHCM Bàn tròn thứ Năm: Hội nghị TƯ7 và vụ đất cát Thủ Thiêm Hội nghị TƯ 7: Thay đổi nhân sự để củng cố quyền lực? Vì sao cần tìm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm? Mặc dù 6/5 là ngày Chủ nhật, nhưng Ban thường vụ Thành ủy TPHCM đã thông tin cho báo chí "kết luận ban đầu" về vụ một doanh nghiệp 100% vốn Thành ủy. Vụ việc liên quan Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận chuyển nhượng khu đất 32,5 ha tại xã Phước Kiển (Tân Thuận) cho công ty Quốc Cường Gia Lai. Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Ban thường vụ Thành ủy TPHCM cho rằng Phó bí thư thường trực Thanh ủy Tất Thành Cang "có trách nhiệm liên quan" tới việc chấp nhận chủ trương chuyển nhượng không đúng thẩm quyền, yêu cầu phải kiểm điểm. Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận bị Thành ủy tạm đình chỉ chức vụ. Thành ủy TPHCM nói sẽ "thanh tra toàn diện" công ty này và "rà soát" các dự án khác. Trước đó hôm 20/4, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo "kiểm tra, xử lý nghiêm" vụ bán khu đất. Trụ sở UBND TP Hồ Chí Minh Vụ việc ban đầu được tường thuật hôm 17/4 trên một tờ báo, Người Tiêu Dùng, với cáo buộc khu đất công được bán với giá "bèo bọt" 419 tỷ đồng. Tờ báo cho rằng nhà nước bị thất thoát tới gần 2.000 tỷ. Báo Người Tiêu Dùng hôm 1/5 đăng tiếp bài cáo buộc ông Tất Thành Cang vào khoảng tháng 6/2017 đã "lạm quyền" khi chỉ đạo đồng ý chủ trương chuyển nhượng phần đất. Truyền thông Việt Nam những ngày gần đây cho biết thêm rằng vụ chuyển nhượng bị Thành ủy TPHCM cho dừng vào cuối tháng 12/2017, và yêu cầu đàm phán lại. Ông Tất Thành Cang, sinh năm 1971, nguyên là ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương từ Đại hội Đảng 11. Đến Đại hội 12 năm 2016, ông trở thành một trong 180 Ủy viên Trung ương chính thức đầy quyền lực ở Việt Nam. Thành ủy TPHCM nói cần kiểm điểm trách nhiệm đương kim Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM vì một vụ chuyển nhượng đất. text: Cơ quan chuyên lo về quan hệ hai miền của Bình Nhưỡng, qua truyền thông nhà nước, nói chính phủ Nam Hàn đã đẩy mối quan hệ tới bờ vực của chiến tranh. Một thỏa thuận miền Bắc muốn bãi bỏ đó là các điều khoản phân chia biên giới biển, hay còn gọi là vùng biển Vàng. Hải quân hai nước đã có hai trận đụng độ gây thương vong, năm 1999 và 2002, tại vùng được coi là biên giới thực tế giữa hai nước. Ủy hội thống nhất Bắc Nam của Bắc Hàn viết: "Tất cả các điểm hai bên đồng ý liên quan đến chấm dứt xung đột quân sự và chính trị giữa hai miền Bắc Nam kể từ nay sẽ không còn hiệu lực.” Ủy hội nói thêm tình hình bán đảo Triều Tiên nay tới điểm bế tắc, tới cũng không được, và lui cũng không xong. Và chưa có cách nào để đưa chúng lại trạng thái bình thường. Bắc Hàn đã tăng cường chỉ trích chính quyền của Tổng thống Lee Myung-bak tại Nam Hàn. Ông Lee nói ông sẽ ngưng các chuyến hàng viện trợ cho miền Bắc trừ phi nước này chấm dứt chương trình hạt nhân. Dù cuộc chiến Triều Tiên chấm dứt một nửa thế kỷ trước đây, hai miền hiện vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh. Vụ hải quân hai nước đụng độ, năm 2002 và 1999, làm cho sáu lính Nam Hàn và một vài chục lính Bắc Hàn tử trận. Cộng sản Bắc Hàn nói họ sẽ xé bỏ các thỏa thuận về quân sự và chính trị đã ký với miền Nam, cáo buộc Seoul có ý đồ hiếu chiến. text: Cờ của người Kurd tung bay ở Kobane Lực lượng chiến đấu của Đơn vị Phòng vệ Nhân dân (YPG) được cho là đã tiến vào khu vực ngoại vi ở phía đông thị trấn sau khi các tay súng thánh chiến rút lui. Mỹ cho biết phe kháng chiến chống IS hiện giờ đang kiểm soát 90% Kobane. Thị trấn này là thử thách chính trong chiến lược không kích IS ở Syria của liên quân do Mỹ dẫn đầu. Hàng chục ngàn người dân đã bỏ chạy đến biên giới gần đó với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi IS phát động cuộc tấn công hồi tháng Chín và chiếm được khoảng 300 ngôi làng trước khi tiến vào thị trấn với đa số dân là người Kurd. Chiến sự đã khiến ít nhất 1.600 người thiệt mạng, trong số đó có 1.196 người thuộc quân của IS, Đài Quan sát Nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh cho biết. ‘Thất bại chiến lược’ Các hình ảnh đăng trên mạng xã hội vào trưa ngày 26/1 cho thấy cờ của YPG đang tung bay ở Kobane và các nam nữ binh sỹ đang bắt tay nhau. Khi màn đêm buông xuống, cả thị trấn vang lên những tếng đạn bắn ăn mừng. Còn ở Iraq, chính quyền ở đây cho biết IS đã bị đẩy ra khỏi thị trấn Diyala ở miền đông. Tuy nhiên IS cũng đã có bước tiến khi giành quyền kiểm soát phần lớn tỉnh miền tây Anbar. Ông Polat Jan, phát ngôn nhân YPG, thông báo trên Twitter: “Chúc mừng nhân loại, chúc mừng người Kurd và chúc mừng người dân Kobane. Kobane đã được giải phóng.” Ông Anwar Muslim, chủ tịch của cộng đồng người Kurd gốc Syria ở Kobane, nói với BBC rằng thị trấn này đã nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của YPG và của quân đội Peshmerga của người Kurd gốc Iraq vốn được triển khai hồi tháng Mười. Tuy nhiên, ông cho biết tình hình ở vùng ngoại ô phía đông vẫn còn ‘một chút căng thẳng’ trong khi các tay súng YPG đang thực hiện công việc ‘dọn dẹp lần chót’ và bao vây những khu vực mà họ tin rằng các thủ lĩnh IS đang ẩn nấp. Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ đã ra thông cáo chúc mừng các chiến binh người Kurd, hãng tin AFP cho biết. “Mặc dù cuộc chiến chống lại IS còn lâu mới kết thúc nhưng thất bại của IS ở Kobane đã làm cho chúng mất đi một trong những mục tiêu chiến lược,” thông cáo viết. Thị trấn Kobane đã trải qua bốn tháng giao tranh ác liệt Quân đội Kurd tiến quân sau vài ngày các máy bay của liên quân ném bom ác liệt. Lầu Năm Góc cho biết họ đã thực hiện tổng cộng 17 cuộc không kích trong vòng 24 giờ kể từ buổi sáng ngày 25/1. Các cuộc không kích này đã nhằm vào các ‘đơn vị chiến thuật’ và ‘vị trí chiến đấu’. Các phân tích gia cho rằng việc thất thủ ở Kobane sẽ là một thất bại chiến lược và mang tính biểu tượng đối với IS vốn có tham vọng kiểm soát một dải biên giới liên tục giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Phóng viên BBC Paul Wood nhận định: “Người Kurd ở Kobane đang ăn mừng. Sau 131 ngày đêm chiến đấu, họ nói họ đã chiến thắng cái gọi là Nhà nước Hồi giáo. Và nếu đây thật sự là chiến thắng của người Kurd thì nó cũng không thể xảy ra nếu người Mỹ không ném bom IS. Đối với IS, thất bại này không nhất thiết có nghĩa là họ sẽ thua chung cuộc. Các nguồn tin từ lực lượng đối lập Syria cho biết IS thật sự đang kiểm soát nhiều lãnh thổ hơn so với khi Mỹ và các đồng minh bắt đầu không kích hồi cuối tháng Tám.” Quân đội của người Kurd đã đẩy lùi các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo (IS) ra khỏi Kobane và chấm dứt bốn tháng giao tranh để giành quyền kiểm soát thị trấn miền bắc của Syria này, giới chức cho biết. text: Tại Anh, tổ chức từ thiện cho người già Age UK nói virus corona đang "chạy rông" trong các nhà dưỡng lão. Giám đốc của Age UK bà Caroline Abrahams nói các nhà dưỡng lão "không được chuẩn bị" cho đại dịch, và nói thêm tình trạng thiếu trang phục bảo hộ và thiếu xét nghiệm dẫn đến virus lan tràn trong ngành chăm sóc người già. Cứu đói giữa đại dịch, khi xã hội dân sự bổ khuyết cho chính quyền Lệnh phong tỏa làm thay đổi đời sống Anh thế nào Hiện có khoảng 410.000 người sống trong các nhà dưỡng lão ở Anh Quốc, với số nhà dưỡng lão trên toàn quốc là 11.300 do 5.500 công ty dịch vụ quản lý và điều hành. Hôm thứ Hai 13/4, cố vấn trưởng y tế của chính phủ Anh, GS Chris Whitty phát biểu trong cuộc họp báo hàng ngày của chính phủ rằng 92 nhà dưỡng lão ở Anh đã ghi nhận có các ca lây nhiễm Covid-19 chỉ trong 24 giờ. Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh sau đó xác nhận đã có 2099 nhà dưỡng lão ở xứ Anh có ca nhiễm cho tới thời điểm đó. Tổ chức của các công ty dịch vụ chăm sóc người già Care England ước tính đã có gần 1000 ca tử vong trong các nhà dưỡng lão, như một bằng chứng cho thấy dịch vụ chăm sóc xã hội là một "tiền tuyến bị bỏ rơi". Phong tỏa ở châu Âu: TBN nới lỏng, Ý thận trọng, Đức, Anh vẫn áp dụng Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác? Cựu Bộ trưởng Việc làm và Hưu trí Ros Altmann bày tỏ lo lắng về những gì đang diễn ra trong ngành chăm sóc người già. Bà nói trong chương trình Today của BBC Radio 4 sáng 14/4: "Họ [các nhà dưỡng lão] không được trang bị đồ bảo hộ, họ không được xét nghiệm," bà nói. "Họ không có số nhân viên họ cần vì nhân viên bị ốm hoặc đã có tình trạng thiếu nhân viên từ trước." Tuy nhiên, Thứ trưởng Việc làm và Hưu trí Anh bà Therese Coffey cho rằng ngành chăm sóc xã hội không bị bỏ rơi, và nói quần áo bảo hộ được chuyển tới "hơn 26.000 trung tâm chăm sóc xã hội trên khắp cả nước, trong đó có trại dưỡng lõa, các công ty dịch vụ chăm sóc xã hội và các nhà an dưỡng cuối đời (hospice)." Các tổ chức từ thiện lớn như Age UK, Marie Curie, Care England, Independent Age và Hội người mắc bệnh Alzheimer đã viết thư kiến nghị gửi Bộ trưởng Y tế Matt Hancock, yêu cầu chính phủ có một gói hỗ trợ cho ngành chăm sóc xã hội để đổi phó với đại dịch. Tình hình nhà dưỡng lão ở các quốc gia khác Tại Công hòa Ireland tính đến tuần Phục Sinh, 54% ca tử vong vì virus corona xảy ra trong các nhà dưỡng lão, báo The Guardian ở Anh cho biết. Còn tại Ý, nguồn chính phủ đánh giá công tác y tế của 10% nhà dưỡng lão trên toàn quốc nói có thể tới 45% các ca tử vong vì Covid-19 xảy ra ở các trung tâm này. Tỉ lệ tử vong tương tự xảy ra ở Pháp, và tại Bỉ, con số này là 42%. Riêng Tây Ban Nha có tỷ lệ tử vong trong viện dưỡng lao cao đặc biệt: 57% tổng số các ca tử vong vì Covid-19 tính từ 08/03 đến 08/04. Ở Ba Lan, theo kênh truyền hình TVN24, từ cuối tháng 3, một nhà dưỡng lão ở Niedabyl, Bialobrzegi, tỉnh Mazury ghi nhận một trường hợp tử vong trong nhân viên phục vụ. Ngay lập tức, chính quyền đã cho phong tỏa nhà dưỡng lão và xét nghiệm toàn bộ 65 cụ già và gần 20 nhân viên. Cho đến tuần Phục Sinh, kết quả toàn bộ là âm tính, nhưng câu hỏi về sự an toàn của các nhà dưỡng lão Ba Lan trong dịch Covid-19 vẫn được truyền thông nước này nêu ra. Còn tại Hungary, các trung tâm chăm sóc dành cho người cao tuổi là "điểm đến" của virus corona, theo trang Nhịp cầu Thế giới bằng tiếng Việt ở Budapest. Chỉ tại một viện dưỡng lão ở vùng Zugló (quận 14, Budapest) cũng có người sống trong đó bị dương tính với virus corona cùng hai nhân viên phục vụ, theo nguồn tin trên hôm 14/04. Ở Canada, gần một nửa số ca tử vong có liên quan tới dịch bùng phát tại các cơ sở chăm sóc người già, theo các quan chức y tế. Hiện các trại dưỡng lão trên toàn Canada đang được xem xét kỹ. Hồi cuối tuần, một nhà dưỡng lão ở tỉnh Quebec, nơi 31 người đã chết, bị đưa ra điều tra. Các trại dưỡng lão ở nhiều quốc gia châu Âu ghi nhận tỷ lệ nhiễm và tử vong cao vì virus corona. text: Có một câu hay nhất, kiếm khách nhanh nhất trong ngành du lịch, nhưng đã bị người Thái lấy mất. Đó là khẩu hiệu: Hãy đến Với Thái Lan, đất nước của nụ cười – Welcome to Thailand, Land of Smiles. Đặt chân đến Thái chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, tôi đếm không xuể những câu chào, ‘sawadee khà’, đôi bàn tay chắp ngay ngắn trước ngực, cái đầu cúi xuống một cách ‘điệu nghệ’ và thành thục. Khác hẳn với xứ Anh lạnh lùng, bận rộn, gặp nhau chỉ đủ nói ‘hi’ và ‘hello’, tôi vẫn gặp hàng ngày. Khi khách đang kéo tới nườm nượp, công nghệ du lịch đang ngon trớn, nhưng muốn đuổi khách đi, vậy bằng cách nào? Cách hay nhất là để người biểu tình ngồi chật sân bay. Không chỉ một ngày. Hay hai ngày. Mà cả một tuần. Hình ảnh sân bay Suvarnabhumi bị các ủng hộ viên của đảng PAD phong tỏa, khiến du khách ngoại quốc đi không được, mà ở cũng không xong, đã biến Thái Lan thành đất nước của sự lộn xộn, và rủi ro. Đối với 300 ngàn du khách bị kẹt trong bế tắc chính trị kiểu tương bần tại Thái Lan, không ít người mếu máo trong đất nước của nụ cười. Nhiều người đâm ra sợ Thái Lan từ đó. Một số nước láng giềng của Thái Lan đang xoa tay hoan hỉ chờ ngày du khách ngoại quốc dồn đến nước mình…có lẽ cần làm nhanh. Vì người Thái đang tìm mọi cách lấy lại khách. Họ biết du khách đang còn giận vụ biểu tình chiếm cứ sân bay. Họ đang chuẩn bị cười tươi hơn và có duyên hơn. Thái Lan xin lỗi Và cùng đó là lời chào du khách quay lại. Trước hết tin đồn trên mạng nói rằng Cơ quan du lịch Thái Lan (TAT) sắp tung ra chiến dịch quảng cáo toàn cầu với chủ đề “Thái Lan Xin Lỗi”. Và để cho mọi người chú ý là các cú giảm giá ngoạn mục. Báo The Nation loan tin 16 khách sạn hạng sang, vừa chào giá ‘cả gói’ 2000 baht (55USD) một ngày cho du khách. Bình thường khoản tiền này chưa trả nổi một nửa tiền phòng. Du khách được gì trong cú khuyến mãi này? Họ sẽ được hầu cơm sáng, cơm tối, được đưa và đón tại sân bay. Hàng không Thái (Thai Airways) sẽ bán vé máy bay giá mềm cho du khách Tây phương (rẻ hơn bình thường khoảng 20%). Khi đến Thái Lan, họ sẽ được hưởng vé nội địa rẻ hơn so với trước khoảng 40%. Như mọi khi, Cơ quan Du lịch Thái Lan sẽ là ‘nhạc trưởng’ chỉ huy chiến dịch ‘kéo khách’ này. TAT sẽ lo quảng cáo tại các thị trường lớn, lập website mới, in ấn tờ bướm nêu tên khách sạn tham gia. Thế mới biết thách thức và cơ hội bao giờ cũng đi kèm nhau. Bạn có tin là người Thái sẽ gỡ lại thể diện và gỡ lại khách qua kiểu khuyến mãi này hay không? Đón chờ ý kiến của bạn Trong kinh doanh, ai chẳng muốn có một nụ cười thật tươi đón khách. Hy vọng ngày nào đó khách sẽ quay lại. text: Thậm chí có người còn nói rằng thủ đô Anh Quốc bây giờ phải trả giá cho tấm lòng mến khách không đúng chỗ của mình. Nhiều năm qua chính quyền Anh Quốc luôn chịu chỉ trích từ rất nhiều phía. Nhiều ý kiến cáo buộc rằng nơi này đang trở thành cái nôi cho phe Hồi giáo quá khích. Nhiều người còn chơi chữ, ghép cụm từ stan vào sau đuôi thành Londonstan cho giống Pakistan, Tajikistan, Afganistan hay những nước Hồi giáo ở Trung Á. Trong số các ý kiến chỉ trích có cả chính phủ Pháp, Israel hay Ai Cập và Ả-rập Saudi. Họ cho rằng Anh Quốc tiếp đón kẻ thù nguy hiểm nhất, và sau vụ đánh bom hôm thứ Năm, hầu như tất cả đều như muốn nói rằng: "Thấy chưa, chúng tôi đã nhắc rồi mà". Người ta chỉ ra rằng Luân Đôn đang trở thành nơi mà các nhóm Hồi giáo hoạt động khá tự do. Ở đây có thể phát biểu, quyên góp tiền bạc và truyền giáo. Một số người Hồi giáo còn nói đùa rằng Luân Đôn đang trở thành thủ đô của Hồi giáo thế giới. Công sức của chính quyền Anh phải tăng gấp đôi. Trước hết phải để mắt tới mọi sự đang diễn ra, sau đó vẫn luôn phải bảo đảm là nếu họ không phạm luật thì không ai được xâm hại đến những hoạt động đó. Chính quyền tin rằng nếu để cho hoạt động tự do thì sẽ tạo dựng được rất nhiều thông tin về các nhóm đó. Tuy nhiên hiện người ta đang đặt dấu hỏi về chuyện phương thức tự do truyền thống có được tiếp nối hay không. Sau vụ 11 tháng Chín năm 2001 người ta đã ban bố đạo luật chống khủng bố. Sau vụ đánh bom trực tiếp vào Luân Đôn hôm thứ Năm vừa qua chắc chắn sẽ có nhiều người muốn có thêm biện pháp cứng rắn trong tương lai. Vụ đánh bom Luân Đôn kéo theo nhiều luồng bình luận khác nhau từ giới chính trị gia, chuyên gia và các tay viết của báo, tập trung vào vai trò của thành phố như là một căn cứ quan trọng cho các nhóm Hồi giáo quá khích. text: Hàng chục người tham dự cuộc biểu tình, họp báo phản đối Formosa trước Văn phòng Kinh tế, Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, Đài Loan hôm 15/3 Thỉnh nguyện thư do Ủy ban trợ giúp Nạn nhân môi trường biển thuộc giáo phận Vinh đề xuất lấy chữ ký của ngư dân bị thiệt hại được thực hiện từ cuối năm 2016 và gần đây mở rộng lấy chữ ký online tại đây. "Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, là nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của thảm họa môi sinh do công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh - một chi nhánh của tập đoàn Formosa Đài Loan - gây ra tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam," những người khởi xướng kiến nghị viết. Biểu tình hôm 5/3 'không như mong đợi' Báo trong nước im lặng vụ Formosa "Thảm họa cá chết cướp mất nghề nghiệp của hàng trăm ngàn lao động trong các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá." "Các nghề nghiệp liên quan như du lịch, khách sạn, nhà hàng… cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều gia đình lâm vào cảnh túng quẫn do thất nghiệp, nhiều người phải bỏ quê hương xứ sở đi mưu sinh ở những nơi xa. Nhiều trẻ em có nguy cơ rơi vào cảnh thất học do gia đình mất nguồn thu nhập." "Chúng tôi rất cần sự hậu thuẫn của các cơ quan quốc tế, cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường lên tiếng bênh vực và có những hoạt động thiết thực để trợ giúp chúng tôi trong thảm họa này..." 'Có lợi cho nạn nhân' Hôm 29/3, BBC liên hệ với đức cha Paulus Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh nhưng không nhận được phản hồi. Cùng ngày, trả lời BBC, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nói: "Điểm khác biệt của thỉnh nguyện thư này so với những bản thỉnh nguyện thư trước đây là đã một năm trôi qua nhưng những vấn đề của thảm họa cá chết vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng." "Về khoản đền bù cho nạn nhân, tôi được biết chính quyền chỉ mới chi 150 trong số 500 triệu đôla mà họ công bố ban đầu." "Bên cạnh đó, việc chính quyền tiếp tục để cho nhà máy Formosa tồn tại, bao che những hiện tượng nước biển một số khu vực tại miền Trung gần đây và không có kế hoạch cải tạo biển là những điều công luận muốn làm rõ." Linh mục cũng nói thêm: "Trong việc quảng bá cho thỉnh nguyện thư này, các linh mục không phải là người toàn năng, không thể làm hết được." "Điều quan trọng hơn là hoạt động này có lợi cho nạn nhân của Formosa, nên ai có lòng thì giúp đỡ." Trong một diễn biến khác, báo Nghệ An hôm 20/3 tường thuật: "Tình hình an ninh trật tự vẫn còn có những vụ việc phức tạp như: một số chức sắc, cực đoan trên địa bàn tiếp tục chỉ đạo, thông báo kêu gọi việc hiệp thông với những người dân bị đàn áp trên đường đi nộp đơn khởi kiện công ty Formosa Hà Tĩnh với nhiều nội dung thông tin sai sự thật, vu cáo chính quyền và các lực lượng chức năng đàn áp nhân dân gây mất trật tự an ninh trên địa bàn". Một thỉnh nguyện thư về việc giải quyết thảm họa Formosa hiện thu thập được hơn 70.000 chữ ký tính đến hôm 29/3 và đặt mục tiêu có 100.000 chữ ký để gửi đến Tổng thống Đài Loan cũng như các tổ chức quốc tế. text: Nhiều nhà cửa của người Hồi giáo ở Oakkan đã bị phóng hỏa Làn sóng bạo lực bài Hồi giáo bùng lên ở Oakkan, phía bắc Rangoon, sau khi một cô gái Hồi giáo đi xe đạp đâm phải một nhà sư. Cảnh sát nói họ đã bắt 18 người sau khi các Phật tử hung hăng tấn công vào các thánh đường Hồi giáo và phóng hỏa vào ít nhất 77 căn nhà. Hồi tháng trước, ít nhất 40 người đã bị giết chết trong các cuộc bạo động bài Hồi giáo tại Meiktila ở miền trung Miến Điện. Ít nhất một trong hai thánh đường Hồi giáo ở gần Oakkan đã bị hư hại nghiêm trọng do các cuộc bạo loạn, và một số cửa hàng cũng đã bị phá hủy. Soe Myint, một cư dân ở làng Mie Laung Sakhan, nói với hãng tin AFP: "Khoảng 200 đến 300 người đã đi xe máy tới làng chúng tôi và phá hủy thánh đường Hồi giáo. Toàn bộ dân làng bỏ chạy. Chúng tôi rất sợ hãi, không dám kháng cự. Họ phá phách cho tới khi hả dạ." Các gia đình hoảng sợ chạy trốn trong rừng và bò núp trong các ruộng lúa trong lúc nhà cửa của họ bị đốt, hãng tin AP tường thuật. Cảnh sát đã được triển khai tới Oakkan hôm thứ Tư nhằm ngăn chặn nguy cơ có thêm bạo lực. Binh lính quân đội cũng xuất hiện tại Oakkan vào đêm hôm thứ Ba. Xung đột kéo dài Hôm thứ Hai 29/4, Ủy ban điều tra ra phúc trình khuyến nghị tăng lực lượng an ninh tại Rakhine và tách riêng người Hồi giáo Rohingya với người theo Phật giáo Hồi năm ngoái, các cuộc đụng độ giữa người theo đạo Phật và người theo đạo Hồi ở Rakhine, được cho là người Hồi giáo Rohingya, đã khiến 190 người chết và 100 ngàn người, hầu hết là người Hồi giáo, phải ly tán nhà cửa. Trong tháng Ba, một cuộc cãi cọ ở một tiệm vàng tại thị trấn Meiktila ở miền trung Miến Điện đã dẫn tới tình trạng bạo lực dữ dội giữa người theo Phật giáo và người Hồi giáo. Toàn bộ khu vực của người Hồi giáo đã bị đốt phá, hơn 40 người bị giết chết và chừng 12 ngàn người Hồi giáo được cho là đã phải rời bỏ nhà cửa. Tình trạng bạo lực đặt ra một thách thức cho Tổng thống Miến Điện Thein Sein, người trước đó cảnh báo rằng chính phủ sẽ dùng vũ lực nếu cần nhằm chặn "những kẻ cơ hội chính trị và những kẻ cực đoan tôn giáo" kích động thù hận giữa các niềm tin tôn giáo. Hôm thứ Hai, một ủy ban chính thức đã ra phúc trình về các cuộc đụng độ ở Rakhine. Bản phúc trình khuyến nghị tăng gấp đôi lực lượng an ninh tại bang Rakhine, và nói rằng cần phải tiếp tục tách riêng người Hồi giáo Rohingya với người theo đạo Phật, tuy thừa nhận rằng đó không phải là một giải pháp dài hạn thích hợp. Chính phủ Miến Điện không thừa nhận người Rohingya là công dân Miến Điện, và nói họ là dân ngụ cư, mới từ tiểu lục địa Ấn Độ tới. Liên hợp quốc nói người Rohingya là một trong những sắc dân bị đàn áp tàn tệ nhất thế giới. Tình trạng bạo lực tôn giáo lại nổ ra tại Miến Điện hôm thứ Ba, giết chết một người và làm bị thương chín người khác, các quan chức nói. text: Năm người đã tử vong tại hiện trường và hai người nữa đã tắt thở sau đó, giới chức Thái Lan cho biết Một số công nhân xây dựng đã tìm ra quả bom và mang đi bán vì cho rằng nó không còn hoạt động. Các nhân viên làm việc tại cửa hàng sau đó đã dùng đèn hàn để tách quả bom ra thành từng phần, khiến nó phát nổ, tin cho biết. Vụ nổ đã phá hủy tòa nhà và tạo ra một hố bom lớn. Nó cũng khiến nhiều tòa nhà gần đó bị hư hại và gây nên một đám cháy lớn. Cảnh sát Thái Lan cho biết có năm người thiệt mạng tại hiện trường. "Các nhân viên ở cửa hàng nghĩ rằng quả bom không còn hoạt động nên họ đã dùng máy cắt kim loại để tách nó ra, gây nên vụ nổ," cảnh sát trưởng của khu vực, ông Virask Foythong, nói với hãng thông tấn AFP. Chỉ huy của đơn vị gỡ bom, ông Kamthorn Auicharoen, nói với hãng thông tấn AP rằng "nhiều khả năng quả bom này đã được máy bay thả xuống từ thời Đệ nhị Thế chiến." Ít nhất bảy người đã thiệt mạng và 19 người khác bị thương sau khi một quả bom từ thời Đệ nhị Thế chiến phát nổ tại một cửa hàng buôn bán kim loại phế liệu ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. text: Nhiều người cho rằng vụ xét xử này có thể dẫn tới việc giải tán đảng đã cầm quyền Thái Lan trong sáu năm trời. Phó lãnh đạo đảng Thai Rak Thai (TRT), Pongthep Thepkanjana - người giờ đây đứng ra làm luật sư cho đảng trong vụ kiện có thể sẽ được kết thúc vào tháng Tư - nói rằng: "Chúng tôi hi vọng sẽ có vụ xét xử công bằng". Đảng TRT lý lẽ rằng vì cuộc đảo chính quân sự đã lật đổ ông Thaksin và chính phủ vào tháng 9/2006 và huỷ bỏ bản hiến pháp năm 1997 của nước này nên toà không có cơ sở để giải tán đảng Thai Rak Thai. Khả năng giải tán Thai Rak Thai? Vụ xét xử đảng TRT được cho là phức tạp, vì nó xoay quanh những quy định về bầu cử theo luật được đưa ra trong bản hiến pháp năm 1997 mà giờ đây đã mất tác dụng. Đảng đối lập chính của Thái Lan, là đảng Dân chủ, năm ngoái cáo buộc TRT vi phạm luật bầu cử khi thuê hai đảng ra tranh cử trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 2/4/2006 nhằm đáp ứng với yêu cầu là mỗi khu vực bầu cử phải có các ứng viên cạnh tranh, nếu không, các ứng viên không có đối thủ phải giành được ít nhất 20% số phiếu bầu. Với việc tẩy chay cuộc bầu cử, đảng Dân chủ khi đó đã khiến cho Thai Rak Thai không thể giành chiến thắng tại các tỉnh miền nam, nếu không thuê các đảng khác ra cạnh tranh. Bằng chứng của đảng Dân chủ đưa ra đã thuyết phục được Toà Hiến pháp hủy bỏ kết quả của cuộc bầu cử ngày 2/4/2006 và bãi miễn hai quan chức trong uỷ ban bầu cử. Với các tiền lệ pháp lý, có khả năng những bằng chứng này có thể sẽ đưa tới việc giải tán đảng Thai Rak Thai, vốn được ông Thaksin thành lập vào năm 1999. Khi đó, ông Thaksin là một nhà tài phiệt về truyền thông, và sau đó lên nắm chức Thủ tướng Thái từ năm 2001 cho đến ngày 19/9/2006 khi ông bị cuộc đảo chính lật đổ. Tối hôm thứ Hai, 15/1, vừa qua, giới chức Thái đã không cho phát chương trình phỏng vấn của CNN đối với ông Thaksin. Trong cuộc phỏng vấn này, ông Thaksin cam kết là sẽ không tham gia vào chính trị Thái Lan nữa, và bác bỏ chuyện có dính dáng tới các vụ đánh bom Bangkok vào đêm Giao thừa, làm 3 người thiệt mạng. Toà Hiến pháp của Thái Lan hôm nay mở phiên xét xử đảng Thai Rak Thai - là đảng của Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra hồi tháng Chín vừa qua. text: Làn sóng virus xâm nhập vào các quốc gia châu Á giữa khi các nước này đã thành công trong việc kiểm soát các trường hợp trong nước Hôm 19/3, Trung Quốc - nơi virus phát xuất đầu tiên - thông báo rằng bên trong Hoa lục đã không xuất hiện thêm các trường hợp nhiễm mới. Tuy nhiên, lại có tới 34 trường hợp nhiễm mới trong số những người gần đây trở về Trung Quốc. WHO cảnh báo các nước Đông Nam Á về dịch Covid-19 Anh đánh lớn, tung gần 400 tỷ đô vào trận chiến chống virus corona Virus corona: Anh và Việt Nam tương phản nhau cách chống dịch Virus corona gây viêm phổi 'đã âm thầm vào cộng đồng' ở VN Trong khi đó, số các trường hợp mới phát hiện tại Hàn Quốc tăng vọt với con số 152 hôm 19/3, nhưng chưa rõ trong số này có bao nhiêu trường hợp đến từ bên ngoài. Một ổ dịch mới xuất hiện ở một viện dưỡng lão ở Daegu, nơi có 74 bệnh nhân đã xét nghiệm dương tính với virus. Hôm 18/3, Singapore thông báo có thêm 47 trường hợp nhiễm mới, trong đó có 33 ca từ bên ngoài nhập cảnh vào nước này và trong số họ có 30 công dân Singapore bị nhiễm bệnh ở nước ngoài và sau đó mang theo bệnh khi về nước. Tại Trung Quốc, có thêm 8 người chết, tất cả đều ở tỉnh miền trung Hồ Bắc và hầu hết đều sống ở Vũ Hán. Ba quốc gia nói trên cho thấy, họ đã thành công trong việc kiểm soát việc lây nhiễm virius trong nước, nhưng hiện đang đối mặt với mối lo rằng, việc virus lây lan nhanh ở các nước khác có thể làm ảnh hưởng đến những nỗ lực của họ. Nhật ký virus corona từ Vũ Hán: câu chuyện một đôi vợ chồng trẻ Trọng tâm của cuộc chiến chống dịch hiện dồn sang châu Âu và Mỹ, tuy nhiên, đã xuất hiện những con số mới báo hiệu rằng, dịch bệnh có thể bùng phát trên toàn châu Á. Văn phòng y tế cấp cao của Malaysia hôm 18/3 đã yêu cầu người dân "hãy ở nhà, bảo vệ bản thân và gia đình." Nước này đã có 710 người nhiễm virus corona chủng mới, mà nhiều người trong họ liên quan đến một sự kiện tôn giáo diễn ra ở thủ đô Kuala Lumpur hồi tháng Hai. "Chúng tôi có cơ hội mong manh để phá vỡ chuỗi lây nhiễm COVID-19", Noor Hisham Abdullah, Tổng giám đốc Cơ quan Y tế Malaysia, cho biết trên Facebook. "Ở đây không có chỗ cho sự thất bại. Bằng không, chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với làn sóng thứ ba của virus này, mà sức tàn phá còn lớn hơn cơn sóng thần nếu chúng ta cứ duy trì thái độ 'nếu vậy thì sao'". Đại học John Hopkins ở Mỹ đưa ra con số rằng, trên toàn cầu hiện đã có 215.955 trường hợp nhiễm bệnh với 8.749 ca tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì cho biết, 80% trong số các trường hợp này là ở châu Âu và khu vực Tây Thái Bình Dương, bao gồm phần lớn các quốc gia châu Á. Phân tích của Laura Bicker, phóng viên tại Seoul Hàn Quốc được ca ngợi cho những phản ứng với dịch bệnh, trong đó liên quan đến việc truy tìm các trường hợp bị nhiễm, xét nghiệm đại trà cho rất nhiều người và cách ly những trường hợp nhiễm bệnh một cách nhanh chóng. Tốc độ lây lan của dịch đã chậm lại kể từ khi dịch bùng phát hồi đầu tháng này. Trước khi tăng trở lại vào hôm qua (18/3), số người nhiễm mới ở nước này đã ở mức hai con số trong vòng bốn ngày qua. Các quan chức y tế cảnh báo rằng không có chỗ cho sự tự mãn và một lần nữa kêu gọi mọi người hãy tránh xa các cuộc tụ tập đông người, kể cả trong nhà thờ, tại nhà dưỡng lão, quán cà phê internet hay phòng karaoke. Mới đây, lại có 3 thành viên đội liễu kiếm (fencing) quốc gia đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona sau khi họ trở về từ một cuộc so tài ở Hungary. Hiện tất cả 26 vận động viên và huấn luyện viên của đội đang được xét nghiệm. Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore là ba trong số các nước châu Á đang đối mặt với làn sóng xâm nhập lần thứ hai của virus corona do tình trạng người nhập cảnh vào các nước này. text: Ông đưa ra biện pháp này để phản ứng trước vụ sì căng đan ấu dâm vừa xảy ra làm chấn động nước Pháp. Theo ông Sarkozy thì chính phủ sẽ xây một nhà thương loại an ninh để giam những người có hành vi ấu dâm. Ông nói thêm trong tương lai sẽ không thả những người phạm tội cho tới khi bác sĩ đưa ra quyết định là những người này không còn nguy hiểm cho cộng đồng. Tổng thống Pháp đưa ra phản ứng theo sau lời tự thú của một bác sĩ chữa bệnh cho tù nhân nói rằng ông phải kê đơn mua thuốc Viagra, loại thuốc tăng cường sinh lý, cho một tù nhân phạm tội nhiều lần vuốt ve trẻ em. Khi ra tù ông này có hành động sàm sỡ với một bé trai. Vị bác sĩ này nói với cảnh sát ông không có cơ hội đọc hồ sơ tiền án của tù nhân. Và tù nhân này nói rằng ông ta muốn có thuốc để quan hệ với phụ nữ. Tổng thống Sarkozy chính phủ Pháp muốn rút ra kết luận trong một tình cảnh không hề chập nhận được, và câu chuyện này đã làm cho dân chúng Pháp cảm thấy kinh hoàng. Ông Sarkozy nói thêm "cần phải làm hết tất cả để đảm bảo không xảy ra chuyện này một lần nữa". Báo động toàn quốc Người bị cáo buộc tấn công bé trai, Francis Evrard, là một kẻ ấu dâm bị kết án. Trong 30 năm qua ông này đã trải qua nhiều năm ngồi tù. Thế nhưng chỉ vài tuần sau khi được thả hồi cuối tháng Bảy, cuối cùng không có cơ quan nào kiểm soát hoạt động của người đàn ông 61 tuổi này nữa. Lên tiếng sau khi gặp các bộ trưởng trong nội các Pháp hôm thứ Hai, ông Sarkozy nói trong tương lai những ai mắc tội tấn công tình dục sẽ phải thực hiện đủ án tù. Trong án tù 27 năm, Evrard ngồi 18 năm. Ông Sarkozy nói thêm ngay cả thực hiện án tù xong cũng không có nghĩa là một số người với tội danh tấn công tình dục sẽ được trả tự do. Những ai được coi là đe dọa đến cộng ̣đồng sẽ bị giam ở trong một nhà thương dành cho ấu dâm, sẽ được xây tại thành phố Lyon. Cảnh sát Pháp cho hay người dân phát hiện ra Evrard, 61 tuổi, đã chơi với một bé trai năm tuổi trong các tiếng đồng hồ trước khi bé trai này bị bắt cóc. Cuối cùng người ta đã tìm ra được bé trai này, dựa vào hệ thống báo động quốc gia, các bản tin loan trên các buổi phát thanh và truyền hình. Cũng như là các tờ thông tin báo cho dân chúng tại các nhà ga, và đường xa lộ. Bé trai này bị bắt cóc trong một nhà để xe tại thị trấn Roubaix ngày 15 tháng Tám. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vừa loan báo biện pháp giải quyết tình trạng những người ấu dâm có xu hướng tái phạm tội. text: Máy bay Mỹ đã thực hiện nhiều cuộc không kích nhằm vào IS Thiếu tướng James Terry, người đang điều phối cuộc chiến với IS, nói số binh sỹ này sẽ bổ sung cho lực lượng 3.100 lính đã được cam kết trước đó. Tuy nhiên, ông không nói rõ quốc gia nào trong liên quân sẽ gửi thêm quân hay vai trò của những binh sỹ này là gì. Mỹ đã đồng ý triển khai binh sỹ đến Iraq với vai trò cố vấn. Hỗ trợ quân đội Iraq Các nước thành viên liên quân đã bàn thảo vấn đề Nhà nước Hồi giáo và đưa ra cam kết gửi quân ở một hội nghị an ninh ở khu vực hồi tuần trước, Tướng Terry nói. Ông Terry cũng nói với hội nghị rằng các cuộc không kích của liên quân đang gây thiệt hại cho quân IS ở Iraq và Syria. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết gần 60 nước tham gia vào liên minh mặc dù đa phần không có vai trò trực tiếp trong các cuộc không kích. Mọi người hy vọng việc triển khai thêm binh sỹ sẽ giúp tăng cường hiệu quả cho quân đội Iraq vốn không làm được gì trước đà tiến quân của IS. “Mặc dù lực lượng an ninh Iraq còn phải cải thiện nhiều tôi nghĩ năng lực của họ đã trở nên tốt hơn qua từng ngày,” Thiếu tướng Terry nói. Iran mặc dù không tham gia liên quân nhưng cũng được cho là đã ném bom IS “Khi chúng tôi bắt đầu cân bằng năng lực chiến đấu khác nhau của các nước tham gia liên quâ, tôi nghĩ chúng tôi đã làm rất tốt trong khía cạnh bộ binh chiến đấu,” ông Terry nói. Trong lúc này, liên quân do Hoa Kỳ đứng đầu đã thực hiện 15 cuộc không kích ở Syria và 31 cuộc không kích ở Iraq trong khoảng thời gian từ ngày 3/12 đến 8/12. Nhà nước Hồi giáo đã kiểm soát một vùng rộng lớn của Iraq và Syria, thực hiện một chế độ Hồi giáo dòng Sunni khắc nghiệt và ngược đãi những người không cùng tôn giáo với họ. Họ cũng đã hành quyết một số con tin phương Tây và đe dọa sẽ hành quyết thêm. Hôm 8/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói nước ông sẽ không xem xét lại chính sách không trả tiền chuộc để cứu các con tin mặc dù Hoa Kỳ đã thất bại trong một số chiến dịch giải cứu con tin trong vài tháng qua. Trong một diễn biến mới nhất, nhà báo Mỹ gốc Anh Luke Somers và giáo viên người Nam Phi Pierre Korkie đã thiệt mạng ở Yemen trong một chiến dịch giải cứu bất thành của Mỹ hôm thứ Bảy ngày 6/12. Liên minh đang chiến đấu với phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã cam kết gửi thêm 1.500 quân nữa đến Iraq, một tư lệnh hàng đầu của Hoa Kỳ cho biết. text: Bắc Hàn nói sẽ không đàm phán chừng nào còn lệnh cấm vận Bình Nhưỡng thông báo sẽ tái khởi động sản xuất plutonium cho vũ khí hạt nhân ở lò phản ứng Yongbyon, nơi nổi tiếng bởi vụ phá hủy cơ sở làm lạnh năm 2008 trong khuôn khổ cam kết giữa sáu bên. Mới đây Bắc Hàn quyết định đưa người ra khỏi Vùng Công nghiệp Kaesong. Những động thái này có thể xem là lời nhắc nhở cho thấy đàm phán với Bắc Hàn có thể có kết quả khiêm tốn nhưng tích cực, tựa như việc thành lập khu Kaesong. Người ta không nên xem đối thoại là cách để ngưng chương trình hạt nhất, đặc biệt là về ngắn hạn. Tuy nhiên đối thoại có thể giúp làm giảm nhiệt và tránh leo thang. Washington và Bình Nhưỡng đang trao đổi điều kiện để tái đàm phán chính thức theo đó để đối thoại có thực chất hơn là nói suông. Đó là trong trường hợp các quốc gia liên quan đồng thuận về vấn đề hạt nhân, và cùng muốn bàn thảo. Nhưng cũng chính đây là nơi có sự chia rẽ lớn nhất giữa các bên. Trong chuyến thăm châu Á mới đây, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nhắc lại rằng Washington đã sẵn sàng hợp tác với Bình Nhưỡng, nhưng chỉ khi một số điều kiện được đảm bảo. Đề nghị của ông có lẽ liên quan tới những cuộc đối thoại chính thức hơn là những cuộc nói chuyện lặng lẽ và rời rạc từng được thực hiện trước đây. Hoa Kỳ muốn thấy thiện chí phi hạt nhân hóa của Bắc Hàn trước khi đối thoại Điều kiện trước hết là động thái từ phía Bắc Hàn chứng tỏ “muốn phi hạt nhân hóa một cách nghiêm túc”. Việc này có thể thực hiện bằng cách bỏ sản xuất đầu đạn cho vũ khí hạt nhân, hoặc ngừng các cuộc thử hỏa tiễn. Có thể sứ giả là người mới, nhưng các điều kiện mà ông Kerry đưa ra thì không. Trên lý thuyết, chính quyền Obama đã ngầm mở lại đối thoại hạt nhân với Bắc Hàn nếu tin rằng Bình Nhưỡng sẽ ngồi vào bàn đàm phán với tinh thần tích cực. Đáp lại tuyên bố của Ngoại trưởng Kerry, Bắc Hàn gạt bỏ hẳn điều kiện về hạt nhân, và tuyên bố danh sách điều kiện của mình: Mỹ phải xin lỗi về những khiêu khích gần đây, bỏ toàn bộ cấm vận của Mỹ cũng như của Liên Hợp Quốc, dời toàn bộ vũ khí có khả năng hạt nhân ra khỏi khu vực, và bỏ hẳn các cuộc tập trận trên bản đảo Triều Tiên. Lập trường kiên định Một cách để hiểu sự chia rẽ này là đối thoại sáu bên, các vòng đàm phán bắt đầu từ năm 2003 giữa Trung Quốc, Mỹ, Bắc và Nam Hàn, Nhật Bản, Nga, và bị hủy bỏ từ năm 2009. Hồi còn hoạt động, đối thoại sáu bên có ba nhóm làm việc chung là hợp tác năng lượng hòa bình; phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên, và hòa bình và an ninh ở vùng Đông Bắc Á. Nhóm đầu tiên không mấy hấp dẫn với Hoa Kỳ và đồng minh, bởi những lý do khá rõ ràng. Nhóm thứ hai, phi hạt nhân hóa, Bình Nhưỡng không quan tâm, quốc gia này đã nhấn mạnh sở hữu vũ khí hạt nhân trong thuyết chủ thể. Trong lúc căng thẳng ở Triều Tiên, Mỹ nhắc đi nhắc lại Trung Quốc là 'chìa khóa' của vấn đề Tuy nhiên, Bắc Hàn muốn giữ nhóm thứ ba để còn đường cho đối thoại, mặc dù đó có thể không phải là mục tiêu chính của đàm phán sáu bên. Theo quan điểm của Bắc Hàn, cần có hiệp định hòa bình đảm bảo vắng bóng kẻ thù từ bên ngoài trước khi Bình Nhưỡng có thể từ bỏ vũ khí nguyên tử một cách an toàn. Washington nghĩ ngược lại: hoàn toàn không thể bình thường hóa quan hệ nếu Bắc Hàn còn có chương trình hạt nhân. Hồi tháng Một, Ủy ban Quốc phòng Bắc Hàn tuyên bố thẳng thừng rằng Bắc Hàn sẽ duy trì chương trình hạt nhân để răn đe các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân khác – một chính sách mà họ nói là Hoa Kỳ và Anh Quốc đang áp dụng. Tuyên bố này sau đó lại được thêm ủng hộ của Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên, nói vũ khí hạt nhân là “cuộc sống của dân tộc”. Mâu thuẫn gần đây nhất có thể khiến Washington muốn duy trì lập trường cứng rắn hơn với đối thoại an ninh và mở rộng hòa bình. Trong khi Bình Nhưỡng từ từ tiến tới hỏa tiễn tầm xa mang đầu đạn hạt nhân, thời gian là thứ xa hoa đối với chính phủ Mỹ. Có lẽ vì thế mà Hoa Kỳ cảm thấy bất kỳ đối thoại nào không liên quan tới phi hạt nhân hóa, và nếu Bắc Hàn không tỏ ra chân thành, đều không chấp nhận được. Tuyên bố của cả Mỹ và Triều Tiên cùng tránh câu hỏi về cuộc đối thoại chính thức và lâu dài này, là đa phương hay song phương. Bắc Hàn lâu nay vẫn thích đương đầu trực tiếp với đối thủ của mình. Ngược lại, chính quyền Obama có vẻ không ưa đối thoại song phương. Nhưng Hoa Kỳ có thể đang tự trói mình khi cứ khăng khăng muốn đối thoại đa phương về vấn đề Bắc Hàn. Trong lúc căng thẳng, Hoa Kỳ nhắc đi nhắc lại, Trung Quốc là “chìa khóa” để giải quyết vấn đề, mọi nỗ lực giải quyết khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên mà không có “chìa khóa” đó thì đều vô nghĩa. Từ căng thẳng gần đây nhất, có thể thấy rất rõ rằng Hoa Kỳ và Bắc Hàn còn tiếp tục bất đồng đối với các vấn đề cần bàn thảo, và ai sẽ đứng ra đối thoại. Đối thoại thường xuyên giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn có vẻ vẫn còn xa mới tới. Andrea Berger là học giả nghiên cứu phân tích nguyên tử ở Royal United Services Institute. Trong khi Bắc Hàn có vẻ bớt dần những tuyên bố hiếu chiến, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện vẫn còn có. Chỉ trong vài tuần nữa, chế độ Kim sẽ khởi động lại những gì từng làm đối thủ của mình nhức đầu. text: Quyết định này được đưa ra một ngày sau khi Unrwa hoãn chuyển hàng viện trợ tới Gaza vì nhân viên của họ bị trúng đạn của Israel. Cả Israel và nhóm dân quân Palestine Hamas cho tới nay đều không tuân thủ nghị quyết của LHQ kêu gọi chấm dứt hai tuần căng thẳng. Israel luôn tuyên bố tấn công chỉ để nhằm chấm dứt việc dân quân Palestine bắn pháo vào lãnh thổ của họ. Đã có một vài vụ nã rốc két vào miền nam Israel hôm thứ Sáu nhưng không có tin thương vong gì. Không quân Israel tiếp tục bắn phá các mục tiêu mà họ cho là của Hamas ở Gaza. Chiều hôm thứ Sáu, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã gọi điện cho thủ tướng Israel Olmert để bày tỏ sự thất vọng rằng tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn cho dù đã có kêu gọi ngừng bắn. Trước đó, ông Ehud Olmert nói các vụ bắn pháo dữ dội vào Israel cho thấy nghị quyết của LHQ "không hiện thực". Các quan chức trong văn phòng của ông Ehud được trích lời nói rằng "quân đội Israel sẽ tiếp tục bảo vệ dân thường Israel và thực hiện công vụ của mình". Hamas cũng nói bác bỏ kêu gọi của LHQ vì không được tham vấn trong quá trình đưa ra nghị quyết và nghị quyết này không phục vụ lợi ích của người Palestine. Tuy nhiên cũng đã có một số biến chuyển ngoại giao. Một đoàn đại biểu của Hamas đã tới Cairo để đàm phán về ngừng bắn với Israel. 'Tội ác chiến tranh' Khi thông báo về việc nối lại hoạt động cứu trợ, người phát ngôn LHQ Michele Montas nói rằng quân đội Israel đã "đưa ra các bảo đảm an ninh đáng tin cậy đối với các nhân viên, cơ sở và hoạt động của LHQ". Kết quả là Unrwa sẽ nối lại hoạt động trong thời gian sớm nhất. Cơ quan này ngừng chiến dịch cứu trợ tại Gaza hôm thứ Năm sau khi một người thiệt mạng khi đoàn xe của LHQ bị trúng đạn của Israel tại điểm trung chuyển Erez. Cũng hôm thứ Năm, Hội Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) nói các nhân viên của họ đã tìm thấy bốn em bé ốm yếu đang bị vùi dưới xác của mẹ các em tại các ngôi nhà đang bị bắn phá tại khu Zeitoun ở Gaza City. Tổ chức nhân quyền LHQ đã kêu gọi triển khai tình hình nhân quyền tại Gaza, Israel và Bờ Tây để có thể theo dõi các vi phạm luật lệ quốc tế một cách độc lập. Khi được hỏi đánh giá tình hình tuân thủ quy định nhân quyền của Israel, Ngoại trưởng Condoleezza Rice nói Israel khó có thể bảo vệ dân thường vì Gaza quá đông dân. Israel đã ngừng chiến dịch quân sự trong ba giờ đồng hồ để hàng cứu trợ có thể được chuyển tới cho người dân Gaza. Các quan chức y tế Gaza nói khoảng 800 người Palestine đã thiệt mạng kể từ khi cuộc khủng hoảng hiện thời bắt đầu hôm 27/12. Quân đội Israel thì cho hay 13 người Israel chết vào hôm thứ Năm. 14 trong số 15 thành viên Hội đồng Bảo an đã ủng hộ nghị quyết về khủng hoảng Gaza, trong khi Hoa Kỳ bỏ phiếu trắng. Cơ quan cứu trợ Unrwa của LHQ chuẩn bị nối lại hoạt động tại Gaza ngay sau khi được Israel đưa ra bảo đảm về an ninh. text: Bộ trưởng Kỹ thuật số, Nicky Morgan nói với BBC rằng bà hy vọng chính phủ "có thể làm được điều gì đó vào mùa thu". Bà nhấn mạnh rằng Anh cần ra một "quyết định đúng đắn" để đảm bảo an toàn cho các mạng di động của mình. Mỹ hoãn lệnh cấm Huawei thêm 90 ngày Huawei cắt giảm việc làm ở Mỹ sau khi bị vào 'sổ đen' Mỹ cấm các hãng Trung Quốc ‘làm siêu máy tính’ Hồi tháng Sáu, Trung Quốc cảnh báo Anh rằng việc loại Huawei khỏi mạng lưới 5G là "gửi ra một tín hiệu rất xấu". "Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể làm được điều gì đó vào mùa thu, nhưng chúng ta muốn ra quyết định đúng đắn, và chúng ta cần phải đảm bảo rằng đây sẽ là một quyết định thích hợp về mặt dài hạn, đảm bảo rằng chúng ta giữ an toàn được cho các mạng lưới của mình," bà Morgan nói với chương trình Today của kênh phát thanh BBC Radio 4. "Huawei vào lúc này không tham gia vào việc cung ứng cho các mạng lưới của chính phủ và điều đó chắc chắn sẽ tiếp tục như vậy, nhưng chúng tôi sẽ xem xét mọi tình huống." Huawei nói với BBC rằng hãng hoan nghênh "cam kết" của bà Morgan trong việc có "hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đạt đẳng cấp thế giới". "Trong 18 năm qua, chúng tôi đã giúp xây dựng các mạng lưới băng thông rộng, 3D và 4D của Anh, và, như các nhà phân tích độc lập đã nhất trí, Huawei có thể giúp cho các nhà mạng Anh phát triển mạng 5G an toàn hơn, giá cả phải chăng hơn, và kết nối tới các vùng nông thôn," phát ngôn viên của Huawei nói. Hôm Chủ Nhật, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thảo luận về 5G và Huawei tại một cuộc họp trong hội nghị thượng đỉnh G7 tại Biarritz, Pháp. Huawei cắt giảm hơn 600 công ăn việc làm tại bộ phận nghiên cứu của hãng tại Mỹ sau khi bị đưa vào sổ đen Hồi tháng Tư, tin tức nói cựu Thủ tướng Anh Theresa May và Hội đồng An ninh Quốc gia đã quyết định cho phép Huawei cung ứng antenna và các thiết bị 5G khác với điều kiện phải tránh khỏi các bộ phận nhạy cảm nhất của hệ thống. Tân thủ tướng Boris Johnson: 'Tôi rất thân TQ' Công nghệ 5G của EE ra mắt tại Anh Quốc Tại sao Anh không cấm Huawei? Tin này được trông đợi là sẽ được xác nhận trong bản phúc trình về các vấn đề cung ứng thiết bị cho ngành viễn thông của Bộ Kỹ thuật số - Văn hóa - Truyền thông và Thể thao, vốn đã bị trì hoãn đưa ra. Thế nhưng bản phúc trình đã được công bố ngay trước khi ông Boris Johnson lên nhậm chức mà không xử lý rốt ráo vấn đề. Cựu Bộ trưởng Văn hóa Jeremy Wright khi đó nói rằng ý tứ của lệnh cấm gần đây của Mỹ đối với các công ty làm ăn với Huawei là không rõ ràng. Nếu như điều này chưa được làm rõ, ông nói, thì việc chính phủ đưa ra quyết định sẽ là "sai lầm". Anh Quốc sẽ quyết định liệu có loại Huawei ra khỏi mạng di động 5G của mình hay không vào cuối năm nay, một quan chức trong nội các nói. text: Phụ huynh xếp hàng chầu chực từ đêm tại Trung tâm Y tế Dự phòng Quận 5, TPHCM để có suất tiêm vaccine cho con - Thứ nhất, Quinvaxem là loại vaccine phối hợp "5 trong 1" do hãng Berna Biotech (Hàn Quốc) sản xuất, phòng các bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib gây ra. Quinvaxem được đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ năm 6/2010 đến nay đã có 63 trường hợp trẻ tử vong sau khi tiêm. Mặc dù được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng và hiện đang sử dụng phòng bệnh cho trẻ ở 90 quốc gia, tuy nhiên, Hàn Quốc là nước sản xuất Quinvaxem đã không sử dụng vaccine này vì các chuyên gia cho rằng nó có chứa thành phần ho gà vaccine toàn tế bào (dùng xác vi khuẩn ho gà) dễ gây phản ứng cho cơ địa trẻ. Bản thân nhà sản xuất cũng cảnh báo phải cân nhắc hết sức cẩn thận bởi có rất nhiều tác dụng phụ sau tiêm như: sốt 40 độ C, đột quỵ hoặc sốc, khóc thét kéo dài hơn 3 giờ, co giật… - Vào tháng 5/2013, đã có quyết định tạm ngưng sử dụng vaccine Quinvaxem do hàng loạt biến chứng xảy ra cho trẻ và có 5 ca tử vong liên tiếp trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên sau đó năm tháng, với kết quả đánh giá độc lập và khuyến cáo an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy trong số này 27 ca tử vong không liên quan đến tiêm chủng, chín trường hợp có thể coi là có liên quan đến tiêm vaccine nhưng đều hồi phục, các trường hợp còn lại là không liên quan đến tiêm chủng và chất lượng vaccine. Bộ Y tế tiếp tục sử dụng Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Trong lúc loay hoay quyết định giữa tiêm hay không tiêm Quinvaxem cho con, nhiều phụ huynh có một lựa chọn khác là đưa con đi tiêm dịch vụ mũi Infarix Hexa (6 trong 1). Một trường hợp trẻ thiệt mạng sau khi tiêm vaccine ở Quảng Trị - Vào tháng 5/2014, khi dịch sởi bùng phát, đặc biệt tại miền Bắc, bắt đầu nhiều người đổ lỗi rằng do không tiêm vaccine nên trẻ con bị sởi. Nhiều người lý luận rằng do tâm lý bị ảnh hưởng từ truyền thông là vaccine Quinvaxem không an toàn nên người dân chủ quan và tẩy chay tất cả các loại vaccine khác. Tôi cho rằng, cần có khảo sát khoa học, và được giám sát bởi một cơ quan độc lập có uy tín trước khi kết luận như trên. Và cần tránh luận điệu cho rằng không tiêm Quinvaxem nên dịch bệnh bùng phát. - Năm 2015, vaccine Pentaxim (5 trong 1) do hãng Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất giúp phòng 5 loại bệnh khác nhau: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và phòng nhiễm khuẩn thành sản phẩm đắt hàng với những người chọn con đường tiêm dịch vụ. Chuyện gì đang diễn ra ở đây vậy thưa quý vị? Từ năm 2012 đến 2015, con số trẻ em biến chứng và tử vong sau khi tiêm vaccine không khiến chúng ta thức tỉnh hơn và có hành động thực tế hơn ngoài việc chen lấn, giẫm đạp nhau để giành liều thuốc tốt nhất cho con mình hay sao? Tôi đọc nhiều ý kiến, trong đó có cả ý kiến chê trách rằng báo lá cải thổi phồng mọi chuyện khiến dân hỗn loạn, và dân thì ngu nên tẩy chay vaccine khiến con em mình lao đao? Ở đâu ra cái lối lý luận đó? Người dân có quyền mất niềm tin trước các kết luận của Bộ Y tế hay WHO không? Khi dịch sởi bùng phát năm 2014, nhiều người đổ lỗi do không chịu tiêm vaccine mà có dịch bệnh Với tôi, người dân hoàn toàn có quyền không tin vào những kết luận của các quan chức Bộ Y tế kiểu như: bệnh tả là do mắm tôm gây ra. Người ta có quyền yêu cầu Bộ Y tế và những người có liên quan phải có trách nhiệm lên tiếng và chấm dứt hành vi trục lợi của các nhóm lợi ích chi phối ngành dược phẩm Việt Nam không? Không - Những người lên tiếng vấn đề vaccine và phản ứng với Bộ Y tế đều bị coi là "phản động", có người còn bị an ninh mời lên đồn vì ký tên vào thư yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế từ chức. Một quan chức Bộ Y Tế giải thích vì sao tiếp tục sử dụng Quinvaxem sau khi có hàng loạt biến chứng như sau: “Chưa từng có tiền lệ về chuyện này nhưng nếu có xảy ra cũng rất khó để quy trách nhiệm. Việc ngừng tiêm vắc-xin này cũng rất khó khăn vì có thể làm “vỡ” hệ thống tiêm chủng mở rộng đã ổn định. Còn việc từ chối nhận viện trợ bằng vắc-xin thì trong tương lai có thể sẽ khó khăn trong việc tiếp tục nhận nguồn viện trợ từ tổ chức này. Dự kiến, thời gian tới có thể GAVI (*) sẽ viện trợ Việt Nam vắc-xin ngừa bệnh Rubella và tiêu chảy do Rotavirus”. (GAVI là tên viết tắt của Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng, tổ chức tài trợ cho Việt Nam đến hết năm 2015, trị giá 38,5 triệu USD) Vaccine Quinvaxem gây tai biến tử vong ở trẻ dẫn tới việc đội giá, làm màu khan hiếm vaccine dịch vụ là chuyện có thật? Ai trục lợi trên tính mạng con trẻ? Vấn đề nghiêm túc cần đặt ra là ở đây là: Trẻ con Việt Nam, hoàn toàn có quyền được hưởng dịch vụ tiêm chủng an toàn xứng đáng với sinh mạng một con người. Bạn hãy thử đưa con đi tiêm chủng ở phường, xã một lần cho biết quy trình, để thấy sinh mạng của con em mình có được xem trọng hay không. Thông tin về vaccine không đầy đủ cho các phụ huynh có con nhỏ tại Việt Nam Vì Việt Nam là một nước nghèo nên trẻ con phải chịu kiểu "trời kêu ai nấy dạ" sao? Vaccine Quinvaxem "5 trong 1" và các hệ luỵ của nó vẫn đang được bưng bít, giấu diếm bằng nhiều thủ thuật đã phản ánh rất rõ một điều: người dân mất niềm tin vào sự minh bạch của hệ thống y tế. Việc thiếu hụt vaccine Pentaxim cũng bộc lộ rõ vấn đề độc quyền chi phối dược phẩm của các tay trùm lợi ích, và cả sự hỗn loạn, khủng hoảng niềm tin của đám đông. Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từ Nha Trang. Những ngày gần đây, trên nhiều diễn đàn và cả các trang báo vấn đề tiêm chủng vaccine Quinvaxem, và dịch vụ tiêm chủng theo yêu cầu đang là vấn đề nóng bỏng, là một người mẹ có con nhỏ tôi nghĩ mình có vài điều cần chia sẻ: text: Sau các tin khác nhau từ Đông Bắc Á mà không được xác nhận từ Bắc Hàn về sức khoẻ ông Kim, hôm nay, báo Nhật Bản nói ông vẫn cần được nghỉ ngơi. Chính giới Nam Hàn tin rằng ông ta đã bình phục tốt, còn thông báo chính thức của Bắc Triều Tiên thì nhấn mạnh ông Kim Jong-il (Kim Chính Nhật) đã hoạt động chính thức qua việc "gửi lời chúc sinh nhật đến tổng thống Dmitry Medvedev của Nga". Lo lắng vì nước Mỹ Bản điện tử của tờ Tokyo Shimbum 15/09 gợi ý rằng việc Hoa Kỳ hoãn việc bỏ Bắc Triều Tiên ra khỏi danh sách các nước hỗ trợ khủng bố đã khiến ông Kim bị đột quỵ. Còn hôm qua 14/09 có tin Trung Quốc đánh giá sức khoẻ của lãnh tụ nước láng giềng cộng sản với kết luận ông Kim vẫn "có khả năng nhận biết đúng sai và chỉ huy nhưng bị tê liệt chi". Báo Nhật trích nguồn họ nói là từ Trung Quốc cho hay ông Kim bị đột quỵ hôm 14/08 và rằng thời gian trước 11/08 ông chịu sức ép mạnh vì Mỹ không đưa Bắc Hàn khỏi danh sách các nước hỗ trợ khủng bố. Hôm 9/09, ông Kim không thấy xuất hiện trong lễ duyệt binh thường lệ nhân quốc khánh Bắc Triều Tiên, gây ra các đồn đoán trên thế giới. Người ta cũng nói ông đã bị bệnh tim hồi năm 2007 và một nhóm bác sĩ Đức được mời sang mổ để thay động mạch vành cho ông vào tháng Năm năm đó. Ngoài ra, tin tức cũng nói ông có cả bệnh thận và năm ngoái phải mất nhiều thời gian lo chữa bệnh. Cho đến 14/09, quan chức Nam Hàn còn tin rằng dù bị đột quỵ, ông Kim phục hồi rất tốt và không có "khoảng trống quyền lực", trái với một số nguồn tin khác nghi ngờ khả năng bình phục đủ để lãnh đạo đất nước của ông. Lãnh tụ Bắc Triều Tiên, Kim Jong-il, 66 tuổi, cần thời gian để phục hồi sức khoẻ sau vụ đột quỵ tháng trước dù ông vẫn "còn đủ khả năng nhận biết đúng sai". text: Cảnh sát cho rằng các nạn nhân đã bị kẻ bắt cóc nhắm tới từ trước Một người phát ngôn cho quân đội Philippines nói những người này bị một số tay súng bắt vào tối thứ Hai 21/9 tại khu nghỉ mát Holiday Oceanview trên đảo Samal, gần thành phố Davao của tỉnh Mindanao. Đại úy Alberto Caber nói với các phóng viên rằng những kẻ tấn công mà cảnh sát chưa nêu danh tính, đã trốn chạy bằng thuyền. Ông nói rằng dường như những kẻ bắt cóc nhằm vào chính bốn người này chứ không phải bắt một cách hú họa. Kể từ những năm 1990, tại miền nam Philippines đã xảy ra một số vụ bắt cóc người do các nhóm dân quân Hồi giáo thực hiện để đòi tiền chuộc. Danh tính Giới chức Philippines cho hay hai công dân Canada bị bắt cóc là John Ridsel và Robert Hall. Người Na Uy, tên là Kjartan Sekkingstad, là quản lý của khu nghỉ mát. Tên của người phụ nữ Philippines không được công bố, nhưng được biết bà này là bạn gái của một trong hai người Canada. Nhà chức trách cũng nói hai khách du lịch người Nhật đã tìm cách can thiệp ngăn chặn vụ bắt cóc xảy ra trước nửa đêm nhưng không thành. Hãng Associated Press dẫn lời đại uý Caber nói rằng hải quân Philippines đã vây quanh hòn đảo để chặn những kẻ bắt cóc chạy sang các đảo khác. Chính phủ Philippines đã ký thỏa thuận hòa bình với nhóm phiến quân Hồi giáo lớn nhất là Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro hồi năm 2014 nhưng vẫn phải đương đầu với các nhóm dân quân nhỏ hơn khác ở miền nam. Khu vực có đảo Samal nói chung được xem là yên ổn. Lần cuối có việc xảy ra là năm 2001 khi nhóm ly khai Abu Sayyaf tìm cách bắt cóc du khạ́ch tại một khu nghỉ mát khác. Nhóm này đang giữ một số con tin nước ngoài tại một số trại ở xa. Hai người Canada, một người Na Uy và một phụ nữ Philippines bị bắt cóc ở khu du lịch miền Nam nước này. text: Người dân Gaza vội vã đi mua đồ ăn, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác, vốn lâu nay trở nên khan hiếm do bị Israel phong tỏa. Việc phong tỏa của Israel là nhằm để ngăn chặn các vụ tấn công rocket từ Gaza. Cảnh sát Ai Cập cho tới nay chưa có hành động gì để ngăn chặn người dân Palestine vượt qua biên giới. Israel đã bày tỏ quan ngại về chuyện này và hối thúc Ai Cập phải vãn hồi an ninh tại đây. Các phóng viên nói việc người Palestine vượt qua biên giới gây quan ngại về an ninh cho Israel, vì Ai Cập là nguồn cung cấp vũ khí chính cho các dân quân bên trong dải Gaza. Mua đồ Trong đêm, các tay súng đã kích nổ tại một số nơi dọc theo bức tường gần điểm vượt biên giới Rafah từ Gaza sang Ai Cập. Người dân sau đó dùng xe hơi, xe lừa kéo hoặc đi bộ để sang mua đồ nhu yếu phẩm. Ibrahim Abu Taha, cha của bảy đứa con, nói với hãng AP rằng: “Chúng tôi muốn mua gạo, đường, sữa, bột mỳ và pho mát”. Một phụ nữ Gaza nói với đài BBC rằng bà vượt biên giới để gặp gia đình vì “tất cả đều ở bên đó. Tôi không gặp gia đình trong 10 năm rồi”. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Israel, Arye Mekel, nói rằng chính phủ Israel quan ngại về tình trạng hỗn loạn tại đây. Tuy nhiên, trả lời đài BBC, ông nói: “Ai Cập phải có trách nhiệm đảm bảo rằng biên giới hoạt động một cách thích hợp theo như các hiệp định đã ký”. Trong những tháng gần đây, đường biên giới đã bị đóng lại theo như một thoả thuận giữa Ai Cập với Israel. Tổ chức dân quân Hamas, vốn kiểm soát dải Gaza từ tháng Sáu năm ngoái, trong mấy ngày qua đã hối thúc Ai Cập phải mở cửa lại đường biên. Khu vực dải Gaza bị thiếu nhiên liệu và các đồ nhu yếu phẩm kể từ tuần trước, khi Israel ra lệnh phong tỏa Gaza. Hàng chục ngàn người Palestine từ dải Gaza đã đổ sang Ai Cập sau khi các dân quân mang mặt nạ phá huỷ nhiều phần trong bức tường ngăn biên giới. text: Vào tháng 2/2017, ông Ilham Aliyev bổ nhiệm vợ ông, bà Mehriban Aliyeva, vào chức Phó Tổng thống Azerbaijan Nhà lãnh đạo nước cộng hòa ở vùng thuộc Liên Xô cũ đã được trên 86 phần trăm phiếu trong cuộc bầu cử tuần này theo kết quả kiểm phiếu hôm 14/04 ở thủ đô Baku. Vào tháng 2/2017, ông Ilham Aliyev bổ nhiệm vợ ông, bà Mehriban Aliyeva, vào chức Phó Tổng thống Azerbaijan. Năm 2016, Tổng thống Ilham Aliyev cho mở trưng cầu dân ý để sửa hiến pháp, lập ra chức Phó Tổng thống vốn không có trước đó. 'Biết ơn Gorbachev đã khiến Liên Xô sụp đổ' Cái chết của một cảng biển Liên Xô Họ đã phản kháng lại kiểm duyệt ra sao? TBT Trọng: 'Cách mạng Tháng 10 mãi ngời sáng' Cuộc trưng cầu dân ý cho phép Tổng thống Azerbaijan kéo dài nhiệm kỳ từ 5 lên 7 năm. Nếu ông qua đời hoặc không còn khả năng cầm quyền, phó tổng thống, tức là vợ ông, sẽ lên thay. Giữ vị trí cao nhất để cho con Nhưng giới hoạt động nhân quyền ở vùng thuộc Liên Xô cũ tin rằng hai vợ chồng ông bà Aliyev kiên trì giữ vị trí cao nhất để cho con. Nói ngắn gọn thì họ sẽ 'giữ chỗ' thật lâu đủ thời gian để cậu con trai, năm nay mới 20 tuổi, đủ tuổi 30 để lên kế nhiệm cha mẹ. Cha của ông Ilham Aliyev là Tổng thống Hayder Aliyev đã cầm quyền ba thập niên kể từ khi Liên Xô tan rã và trao lại quyền cho ông năm 2003. Sinh năm 1961 ở Baku, ông Aliyev tốt nghiệp Học viện Quan hệ Quốc tế ở Moscow và sau thời Liên Xô sụp đổ đã được cha ông công khai coi là người kế nhiệm. Kinh tế Azerbaijan phụ thuộc vào khai thác dầu Baku-Tbilisi-Ceyhan (BTC) Ông bị phê phán là đã có chính sách độc đoán với những người bất đồng chính kiến, theo BBC Monitoring. Về đối ngoại, chính quyền Aliyev cố tìm cách cân bằng ảnh hưởng truyền thống của Moscow với quan hệ đẩy nhanh lên với Phương Tây trong chính sách dầu khí. Sau một giai đoạn hưởng lợi từ giá dầu cao, trong ba năm qua, giá dầu xuống khiến kinh tế Azerbaijan bị giảm tỷ trọng đi nhiều. Khẩu hiệu của ông là xây dựng nước Azerbaijan độc lâp, kinh tế tự lực và toàn vẹn lãnh thổ. Xem thêm: TBT Trọng và hai năm 'chỉnh đốn Đảng' Cháu Mao không còn là 'hạt giống đỏ'? Câu chuyện Xuân Anh và những 'hạt giống đỏ' Tổng thống Ilham Aliyev, người phong cho vợ làm phó tổng thống năm ngoái, lại vừa đắc cử nhiệm kỳ thứ tư. text: Dường như không có ngày nào ở Trung Quốc mà không có tin tức liên quan đến an toàn thực phẩm. Tuy nhiên vụ việc mới nhất thật sự làm người nghe muốn nôn mửa thậm chí xét theo tiêu chuẩn của Trung Quốc. Hàng trăm người đã bị bắt do liên quan đến vụ thịt chuột này. ‘Không phải chuột cống’ Vụ tai tiếng này cũng làm hé lộ nhiều câu chuyện về loài gặm nhấm này trên bàn ăn của người Trung Quốc. Tôi đã từng nghe một giai thoại về một nhà hàng ở miền Nam Trung Quốc phục vụ món thịt chuột. Tin tôi đi. Nhà hàng này là có thật. Chủ nhà hàng này bảo đảm với thực khách rằng những con chuột được đưa lên dĩa được săn bắt ở nông thôn chứ không phải từ ng ống cống. Dù câu chuyện này có thật hay không nó cũng cho bạn hiểu được quan ngại của người dân Trung Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi ai đó đi ăn ở những quán ăn bình dân hay những hàng quán trên lề đường, sau khi ăn xong họ sẽ luôn có cảm giác muốn ợ rằng có thể họ đã ăn trúng thứ gì đó mà họ không gọi. Vợ tôi gần đây ăn trưa ở một nhà hàng và phát hiện có sỏi trong món súp và sau đó là một mẩu bàn chải trong món chính. Khi tôi hỏi tại sao không than phiền thì cô ấy nói rằng cô ấy không muốn làm hỏng bữa ăn của bạn bè. Người Trung Quốc hiện đang tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn bao giờ hết nhưng chất lượng thực phẩm vẫn là ẩn số. Người chăn nuôi Trung Quốc tiêm nhiều chất tăng trưởng vào gia cầm gia súc Bệnh béo phì, vốn trước đây chẳng ai nói đến, giờ đây đã trở thành một vấn nạn ở quốc gia này. Trung Quốc đã chứng kiến làn sóng di dân lớn nhất trong lịch sử loài người: hàng chục triệu dân nông thôn đã đổ về các thành phố lớn để trở thành động lực cho sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của nước này. Hành trình từ đồng ruộng ra đến công xưởng trong vài thập niên qua đã cho ra đời một dây chuyền cung cấp thức ăn phục vụ cho cư dân thành thị Trung Quốc. Tuy nhiên ngành công nghiệp thực phẩm ở đây thường rất bẩn thỉu, thậm chí chính là tội ác. Nông dân dùng thuốc trừ sâu vô tội vạ lên hoa màu. Trang trại chích đầy thuốc tăng trưởng vào gia súc nhưng các quan chức tham nhũng – sau khi đã có phần của mình – thường chứng nhận an toàn cho những thực phẩm có vấn đề. Nông dân tay ngang Vào một dịp cuối tuần tôi đã có dịp tham gia cùng một số người dân Bắc Kinh làm nông dân. Các nhân viên quan hệ công chúng, giáo viên và lập trình viên máy tính bận rộn với Iphones và cuốc xẻng tại một trang trại ở ngoại thành thủ đô. Người đẫm mồ hôi, những nông dân tay ngang này cho biết họ làm lụng trên đồng vào những ngày cuối tuần chỉ để đảm bảo chất lượng của nông sản mà họ ăn Nhưng đối với nhiều người việc làm việc trên đồng chỉ đơn giản là việc không thể. Chính vì lẽ đó mà tầng lớp trung lưu Trung Quốc cùng với ngoại kiều ở đây mua thịt nhập từ Úc và sữa nhập từ New Zealand. Người dân Trung Quốc đang quay lưng lại với những thực phẩm trên đất nước của họ Do đó với sự nghi ngờ lớn như vậy, những người có tiền thường chọn những nhãn hiệu có uy tín. Tuy nhiên có một vấn đề gây phẫn nộ nhiều hơn cả: đó là sữa bột dành cho trẻ em. Hồi năm 2008 hàng trăm ngàn trẻ em Trung Quốc đã đổ bệnh sau khi uống phải sữa nhiễm độc. Một số nạn nhân đã tử vong. Ban đầu chính quyền tìm cách bưng bít vụ việc bởi vì họ không muốn có tin xấu trước thềm Olympic Bắc Kinh. Quyết định đó đã gây phẫn nộ, bởi vì vấn đề đã bị đẩy lên đến mức khủng hoảng lòng tin: nếu chính quyền không sẵn sàng bảo vệ trẻ em trước thực phẩm xấu thì họ sẽ bảo vệ ai đây? Sau đó, chính quyền đã hứa sẽ có biện pháp nghiêm khắc hơn để làm sạch thị trường thực phẩm. Họ đưa ra mức án tử hình cho những hành vi nghiêm trọng. Tuy nhiên nạn tham nhũng và tình trạng thực thi luật pháp lỏng lẻo có nghĩa rằng người dân ở đây vẫn e dè với những đĩa đồ ăn của mình vào mỗi bữa ăn trong khi trong đầu nghĩ về thành tích an toàn thực phẩm tệ hại của nước mình. Dấu hiệu rõ ràng nhất về quy mô vấn nạn là việc các lãnh đạo Trung Quốc cũng hết sức cẩn thận với đồ mà họ ăn. Một tờ báo Trung Quốc đã đưa tin rằng có những trang trại đặc biệt nơi những người chăn nuôi cá, lợn và gia cầm được giám sát cẩn thận để chuyên cung cấp thực phẩm cho các lãnh đạo của đất nước. Bản tin này sau đó đã bị dỡ xuống nhanh chóng. Nhưng trong khi họ có thể đang ăn khác với công chúng, giới chức Trung Quốc biết rằng họ cần phải đối phó với sự giận dữ sục sôi của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cũng giống như tình trạng ô nhiễm không khí, an toàn thực phẩm cũng làm một vấn nạn mà giới lãnh đạo nước này không thể nhắm mắt làm ngơ. Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc về thịt chuột giả thiṭ cừu đã đặt ra một số vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước này. text: Note 7 ra mắt hồi tháng 8/2016 với mục tiêu cạnh tranh với iPhone Hãng loại bỏ sản phẩm này hồi tháng 10/2016 sau khi thu hồi rồi bán lại thiết bị nhưng vẫn gặp sự cố. Hôm 23/1, Samsung cho biết nguyên nhân không phải là do phần mềm hay phần cứng mà là lỗi pin. Việc thu hồi sản phẩm được cho là thiệt hại 5,3 tỷ đôla và ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của hãng. Cuộc điều tra nội bộ và độc lập "kết luận rằng pin là nguyên nhân của sự cố Note 7", thông cáo của hãng công nghệ Nam Hàn viết. Công ty cho biết rằng pin bị lỗi được làm tại hai nhà sản xuất khác nhau. Cuộc điều tra phát hiện pin bị lỗi thiết kế nên có kích cỡ lớn, không vừa với điện thoại, cũng như vật liệu cách điện không đủ trong pin. Samsung Note 7 ra mắt hồi tháng 8/2016 với mục tiêu cạnh tranh với iPhone. Tháng 9/2016, Samsung phải thu hồi khoảng 2,5 triệu thiết bị sau khi có những khiếu nại về máy quá nóng và pin phát nổ. Hãng khẳng định rằng tất cả các máy được đổi đều an toàn. Tuy nhiên, có ghi nhận rằng những điện thoại được đổi cũng gặp sự cố. Công ty cho biết các thiết bị trong tương lai như S8 sắp ra mắt sẽ không lặp lại sự cố. "Những bài học trong nhiều tháng qua được chúng tôi xem xét cẩn trọng để tái cam kết về sự an toàn của sản phẩm trong tương lai." Cuộc điều tra của Samsung về vụ Galaxy Note 7 cháy nổ cho thấy lỗi pin khiến thiết bị quá nóng và bốc cháy. text: Ông Mandelson đề nghị áp đặt mức thuế 19.4% cho giày Trung Quốc và 16.8% cho Việt Nam. Nhưng mức thuế sẽ được nâng từ từ trong khoảng thời gian sáu tháng. Ông nói giày trẻ em và giày thể thao sẽ không bị áp đặt mức thuế này. Theo đề nghị của ông Mandelson, mức thuế ban đầu sẽ là 4% từ tháng Tư và dần dần tăng lên cho đến mức cao nhất sau sáu tháng. Đề nghị của cao ủy thương mại còn chờ sự thông qua của các nước thành viên trong EU. Hôm thứ Hai, một cuộc điều tra của EU kết luận rằng Trung Quốc và Việt Nam đang xuất khẩu giầy vào thị trường EU với giá thấp hơn bình thường, gây tổn hại to lớn cho ngành da giày của châu Âu. Ông Mandelson nhấn mạnh các biện pháp chống bán phá giá của EU tính tổng cộng chỉ chiếm 2% trong thương mại hai chiều trị giá 180 tỉ euro với Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay EU đang có khoảng 50 cuộc điều tra khác liên quan hàng Trung Quốc, từ dâu đông lạnh cho đến máy ghi DVD. Việt Nam đã mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc của EU. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng, nói chính phủ Việt Nam không can thiệp và không bao cấp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. "Chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá các sản phẩm giày mũ da vào Châu Âu. Các doanh nghiệp sản xuất giày da của Việt Nam hoạt động theo các quy luật của kinh tế thị trường, cạnh tranh bình đẳng." Cao ủy thương mại của Liên hiệp châu Âu EU, Peter Mandelson, hôm nay đề nghị mức thuế chống bán phá giá với giày của Việt Nam và Trung Quốc. text: Nói chuyện vào đúng ngày tròn một năm trước khi Thế vận hội 2008 diễn ra, chủ tịch của Uỷ ban Olympic quốc tế nói: “Các môn thể thao với thời hạn ngắn thì sẽ không gặp vấn đề, nhưng với các môn thi kéo dài, như đua xe đạp, thì có thể phải bỏ hoặc trì hoãn”. Người ta đã bỏ ra hàng tỉ dollar nhằm giảm đi tình trạng ô nhiễm nhưng không thành công. Một loạt các nhà máy đã phải đóng cửa, trong khi rất nhiều nhà máy khác bị buộc phải rời khỏi thành phố. Tuy nhiên, tình trạng xây dựng không ngừng nghỉ và doanh số bán xe hơi gia tăng khiến chất lượng không khí tại thủ đô Trung Quốc càng thêm phần tồi tệ. Không khí bẩn tại Bắc Kinh cộng với giao thông tắc nghẽn là mối lo ngại cho các nhà tổ chức Thế vận hội cũng như cho uỷ ban Olympic quốc tế. Tuy nhiên, tuyên bố trên mới là phát biểu mạnh nhất mà ông Rogge đưa ra cho đến nay. Phóng viên thể thao của BBC, Gordon Farquhar nói: “Mọi lời qua tiếng lại từ trước tới nay thường là về nhân quyền, thế nhưng gần đây, người ta mới nhận thấy rằng Bắc Kinh còn có vấn đề về ô nhiễm không khí. “Người ta bắt đầu nhận thức rằng đây có thể là vấn đề lớn. Rogge nói một số môn thể thao có thể bị bỏ và đây sẽ là thảm họa đối với các nhà tổ chức”. Tuy nhiên, giám đốc phụ trách môn đua xe đạp, Wang Yunyan, nói việc hoãn thi đấu không phải là sự lựa chọn vì cho đến nay người ta đã quyết định xong lịch đua. Bà nói: “Lời nhận xét của ông Rogge là một cảnh báo rằng chúng tôi phải hành động mạnh hơn nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường của mình”. Lãnh đạo Olympic, Jacques Rogge, nói tình trạng ô nhiễm không khí có thể khiến người ta phải hoãn một số môn thi tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008. text: Trump không ngại chia sẻ quan điểm của ông về các quốc gia khác, nhưng các quốc gia khác thì nghĩ gì về ông? Cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew, phỏng vấn hơn 40.000 người từ 37 quốc gia trong năm nay, cho thấy mức độ ưa thích nước Mỹ chỉ tăng ở Việt Nam và Nga, nhưng suy giảm ở rất nhiều nước khác. Pew kết luận rằng Tổng thống Hoa Kỳ và các chính sách của ông "đều không được ủng hộ rộng rãi trên thế giới". Cuba lên án chính sách đảo chiều của Trump Trump 'đơn độc' tại đàm phán biến đổi khí hậu G7 Trump: 'Chào nhé cộng đồng quốc tế!' Cuộc khảo sát chỉ cho thấy hai trên 37 nước có quan điểm tốt hơn về ông Trump so với ông Obama - là Israel và Nga. Nhưng báo cáo này cũng cho thấy nhiều người cảm thấy mối quan hệ của đất nước họ và Hoa Kỳ sẽ không thay đổi trong nhiều năm tới. Những điểm mấu chốt từ cuộc khảo sát, được tiến hành từ 16/2 đến 8/5, bao gồm: Độ ưa thích nước Mỹ giảm Chỉ số ưa thích nước Mỹ giảm ở mức độ rộng toàn cầu. Số dân chúng có quan điểm tích cực về nước Mỹ giảm mạnh ở nhiều nước thuộc Mỹ Latinh, Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Mức độ ưa thích nước Mỹ chỉ tăng ở hai quốc gia là Nga và Việt Nam. Tin trưởng Obama hơn Trump Cựu Tổng thống Obama ở thời điểm kết thúc nhiệm kỳ được tín nhiệm cao hơn nhiều so với Tổng thống Trump ở thời điểm hiện tại. Ở Việt Nam, mức chênh lệch đánh giá độ tín nhiệm giữa Obama và Trump là 13 điểm. Còn ở Indonesia, độ chênh lệch lên tới 41 điểm. Giữa các đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ, sự tín nhiệm giảm nhiều nhất. Trump cáo buộc Obama vụ 'Nga can thiệp' Hầu hết đều không có quan điểm tích cực về Trump Dựa trên thang đánh giá từ "Nguy hiểm", "Không chập nhận được", "Ngạo mạn," "Có quan tâm," "Đủ tư chất," "Thuyết phục," "Một nhà lãnh đạo tài năng, hầu hết đều đánh giá ông Trump là một người "kiêu ngạo," báo cáo của Pew cho biết. Hầu hết đều cho ông Trump là nhà lãnh đạo mạnh mẽ, nhất là ở khu vực Mỹ Latin và các quốc gia châu Phi. Tuy nhiên rất ít có quốc gia nào thấy ông Trump hội tụ đủ tư chất làm tổng thống. Kết quả lựa chọn ngẫu nhiên từ 37 nước tham gia khảo sát Đây không phải là ý kiến của chúng tôi mà là ý kiến của 40.447 người do công ty Pew và đồng sự của họ phỏng vấn. Mọi người có thể lo lắng về việc Trump có ảnh hưởng gì tới đất nước của họ, rất nhiều có thể thấy ông ta kiêu ngạo hay nguy hiểm - nhưng như thế không có nghĩa là việc ông ấy làm tổng thống có tác động trực tiếp tới họ. Điều này có thể không đúng với mọi trường hợp, nhưng trung bình khoảng 41% người dân cho rằng quan hệ giữa đất nước họ với Hoa Kỳ không thay đổi. Tuy khảo sát tập trung vào ý kiến quốc tế, nhưng một báo cáo gần đây cũng của Pew cho thấy rằng tỷ lệ ủng hộ ông Trump tại Hoa Kỳ vẫn ở mức thấp kể từ khi ông lên nắm quyền. Chỉ khoảng 39% người Mỹ cho rằng ông làm tốt vai trò của mình. Tuy nhiên, ông Trump vẫn được đa số ủng hộ trong đảng của mình. Nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump đã có sự "ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thế giới nhìn nhận Hoa Kỳ," một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy. text: Sau các cuộc đàm phán dai dẳng, các lãnh đạo trong khối eurozone đã đồng ý giúp Hy Lạp và để nước này tiếp tục ở trong khối. Tuy nhiên, việc cứu trợ được thực hiện với điều kiện Quốc hội Hy Lạp đến thứ Tư phải thông qua mọi yêu cầu cải tổ đã đồng ý với các chủ nợ. Tin tức khiến các thị trường cổ phiếu tại Âu châu và Hoa Kỳ tăng hôm thứ Hai. Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 hôm thứ Ba đóng cửa với mức tăng 1,5%, đạt 20.386,33. Evan Lucas, chiến lược gia chuyên phân tích tình hình các thị trường từ hãng môi giới IG nói rằng tuy thỏa thuận giúp giảm bớt nguy cơ Hy Lạp phải ra khỏi khối eurozone vào ngay lúc này, nhưng khối vẫn đối diện với những vấn đề to lớn trong thời gian trung hạn. "Chính trị Hy Lạp có thể sẽ sụp đổ dưới áp lực của thỏa thuận mới này và kỳ bầu cử sau đó có thể sẽ được tổ chức," ông nói. "Khả năng tồn tại của chương trình này cũng là điều đầy thử thách nếu như tiến trình "cải tổ" bị gián đoạn hoặc giảm bớt đi hoặc thậm chí bác bỏ thẳng tay bởi chính phủ mới." Cổ phiếu Trung Quốc vào thứ Ba lại giảm sau ba phiên tăng giá liên tiếp. Chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở mức giảm 1,2%, còn chỉ số Hang Seng của Hong Kong đóng cửa giảm 0,41%. Tại Úc, chỉ số S&P/ASX 200 kết thúc phiên giao dịch với mức tăng 1,9%, đạt 5.577,40. Hầu hết các thị trường chứng khoán Á châu đều tăng sau khi có tin về việc Hy Lạp đạt thỏa thuận với các chủ nợ. text: Hôm 25/9, báo VietnamNet tường thuật “giải pháp đổi mới mô hình tổ chức, quản lý theo hướng giảm số lượng cơ quan báo in nhưng mỗi cơ quan báo in có thể có nhiều ấn phẩm”. Bên cạnh đó, “các cơ quan báo in sau khi được sắp xếp đều có cơ quan chủ quản trực tiếp là tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương, cơ quan cấp bộ, ngành cấp trung ương”. Thứ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định: “Các cơ quan báo chí in được giao quyền tự chủ tài chính. Nhà nước tập trung đầu tư ngân sách cho một số cơ quan báo in chủ lực, thực hiện cơ chế đặt hàng đối với một số báo và tạp chí phục vụ nhiệm vụ chính trị”. ‘Bản điện tử phải đăng đúng nội dung của báo in’ Theo đề án, “tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có thể có một cơ quan báo in”. VietnamNet còn dẫn lời Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: “Báo chí bảo đảm hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, không chạy theo lợi nhuận thuần túy, không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí”. Một trong những điều gây tranh cãi là “Cơ quan, tổ chức được có cơ quan báo in thì được xuất bản báo điện tử. Các cơ quan tổ chức được xuất bản tạp chí in thì có thể có phiên bản điện tử (đăng đúng nội dung của tạp chí in). Quản lý chặt chẽ phiên bản điện tử của tạp chí in để không hoạt động như báo điện tử”. Ngoài ra là chuyện hàng ngàn cán bộ, phóng viên, biên tập viên có thể mất việc vì theo quy hoạch, một loạt báo, tạp chí của các hội hiện nay sẽ không còn tồn tại. ‘Dắt tay nhau xuống mồ’ Hôm 25/9, trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt, một cựu tổng biên tập tại TP Hồ Chí Minh đề nghị không nêu tên, cho biết: “Đề án cho tập đoàn, tổng công ty nhà nước được ra báo ra báo còn tư nhân thì không, đó là phân biệt đối xử. Mặt khác, đề án không nhìn vào thực tế là nhiều tờ báo của hội đoàn đang hoạt động rất tốt, có bạn đọc và quảng cáo nhưng lại bị giải tán trong lúc báo nhà nước có khi không ai đọc”. Hôm 25/9, đang ở Hoa Kỳ, ông Lê Quốc Vinh, CEO công ty Le Media JSC, bình luận với BBC: “Bao nhiêu góp ý bị bỏ ngoài tai hết rồi. Họ đang đi ngược lại xu hướng phát triển báo chí thì sao thành công được. Quy hoạch rất duy ý chí, chả dựa trên xu hướng gì cả. Riêng cái chuyện tạp chí điện tử phải giống y như tạp chí in là sai lầm rồi. Làm thế thì giết tạp chí in còn gì. Mỗi nền tảng, bản chất rất khác nhau, cách tiếp cận bạn đọc cũng khác nhau, làm giống nhau sao được. Ép buộc làm giống nhau nghĩa là ép họ cùng dắt tay nhau xuống mồ”. Đề án Quy hoạch Phát triển và Quản lý Báo chí toàn quốc đến năm 2025 do Bộ Thông tin & truyền thông Việt Nam công bố hôm 25/9 tiếp tục gây tranh luận trong làng báo Việt Nam. text: Họ phải trả lời về vai trò của mình trong vụ dẹp một vụ nổi dậy của người Shia hồi năm 1991 khi cuộc chiến vùng Vịnh chấm dứt. Đây là phiên xử thứ ba của Tòa Án Tối Cao Iraq. Trong số các bị cáo có một người bà con của ông Saddam Hussein là ông Ali Hassan al Majid, được biết dưới biệt danh là "Ali Hóa Học". Cho tới nay, chưa ai biết chính xác có bao nhiêu người bị giết chết trong vụ đàn áp này người Shia năm 1991. Ứơc tính hàng chục ngàn người đã bỏ mạng. Trong mấy năm gần đây, rất nhiều ngôi mộ đã được phát hiện. Đàn áp đẫm máu Vụ nổi dậy này bắt đầu một vài ngày sau khi liên minh dưới sự hướng dẫn của Hoa Kỳ đánh bật lực lượng của Saddam Hussein ra khỏi Kuwait. Vào thời gian đó, có nhiều cuộc quật khởi tự phát của tín đồ Shia tại các tỉnh phía nam Iraq, nơi có đông người Shia sinh sống. Chính quyền ông Saddam đã dẹp tan các cuộc nổi dậy của người Shia và sau đó tiến hành các đợt trừng trị những người tham gia. Một trong các nạn nhân của đợt trừng trị này, ông Bahlool Juwayid xúc động nói: "Là một người Iraq, tôi chỉ có thể nói như thế này: hình phạt nào đối với họ cũng là quá nhẹ. Xử tử họ ư? Cũng quá nhẹ. Xử tử họ 10 lần, 20 lần, 25 lần cũng còn quá nhẹ." Ali Hassan al Majid, có biệt danh là "Ali Hóa Học", cùng với hai bị can khác đã bị án tử hình trong một phiên tòa trước đây về tội ác chống lại người Kurd. Nhiều người Shia đổ lỗi cho Tổng Thống Bush về thất bại của cuộc nổi dậy hồi năm 1991. Khi đó, hàng ngàn người thuộc phe nổi dậy đã chiếm quyền kiểm soát thành phố quan trọng Basra ở phía nam cùng 14 tỉnh khác trên toàn lãnh thổ Iraq và chỉ còn cách thủ đô Baghdad có 60 dặm. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã đi đến một thỏa thuận ngừng bắn, là cơ sở để các lực lượng trung thành với Saddam Hussein xả súng máy từ trực thăng xuống, nghiền nát các thành phần đối kháng. Phiên xử này có thể làm sống cuộc tranh luận này. Mười lăm đồng sự của cựu lãnh đạo Iraq Saddam Hussein ra trước tòa hôm nay tại Baghdad. text: Bà Elizabeth Masamune là đại diện thương mại Úc ở Việt Nam từ 1999-2002 Theo tờ The Age, bà Masamune đã thuật lại quá trình bị ông Lương Ngọc Anh, đại tá ngành an ninh của Việt Nam, "quyến rũ" trong thời gian bà công tác tại Hà Nội. Bà Elizabeth Masamune từng là quan chức phụ trách thương mại cao cấp nhất của nhà nước Australia ở Việt Nam trong các năm từ 1999-2002. Trong lời khai được trình lên cảnh sát, bà mô tả: "Sau bữa tối, ông ấy mời tôi cùng lên phòng khách sạn. Trong giây phút bồng bột, tôi đã nhận lời". Theo lời khai, bà Masamune cũng thừa nhận bà đã 'quan hệ' hai lần với ông Lương Ngọc Anh, người đã làm môi giới hợp đồng in tiền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đang bị Cảnh sát Úc nghi là nhận tới 20 triệu Úc kim tiền hối lộ từ công ty Securency mà Ngân hàng Trung ương Úc sở hữu một nửa. Hai lần tình ái này, mà bà Elizabeth Masamune thoạt tiên không khai báo với các điều tra viên, xảy ra sau khi bà cho rằng hợp đồng [in tiền] đã được ký kết "và vai trò của tôi không cần thiết nữa". Bà Masamune nói lúc đó bà ''đang gặp vấn đề trong hôn nhân và tôi quý ông Anh''. "Bị quyến rũ" Theo lời khai của bà Masamune, vào khoảng tháng Tư hoặc tháng Năm 2002, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức một bữa tiệc ăn mừng quyết định mua công nghệ in tiền từ công ty Securency và tại đó ông Lương Ngọc Anh đã tiếp cận bà. ''Không khí lúc ấy thật là náo nức. Vào cuối buổi tiệc, sau khi ông Anh đã uống vài ly ông ấy đã đặt tay lên đầu gối tôi dưới gầm bàn hay làm một điều gì đó tương tự như vậy." Bà thú nhận lúc đó bà "hơi sửng sốt vì chưa bao giờ nghĩ rằng ông ấy lại có tình cảm riêng tư gì dành cho tôi." "Sau bữa tối, ông ấy mời tôi cùng lên phòng khách sạn. Trong giây phút bồng bột, tôi đã nhận lời." Cựu đại diện Austrade ở Việt Nam Elizabeth Masamune Khoảng một tháng sau đó, theo bà Masamune, ông Lương Ngọc Anh đã mời bà đi ăn tối và gạ gẫm bà. ''Phụ nữ Việt Nam bị cho là khá khắc nghiệt với chồng của họ và tôi có cảm giác ông Anh hơi sợ vợ." Bà nói bà không có cảm tình hay gắn bó gì đặc biệt với ông Lương Ngọc Anh, nên sau đó "ông ấy tiếp tục như không có chuyện gì xảy ra". Tòa cũng được xem một email gửi vài tháng sau sự việc nói trên, tức vào tháng Bảy 2002, trong đó bà Masamune viết cho lãnh đạo Securency rằng ông Anh than phiền rằng nếu Securency không hạ giá thì sẽ không thể ký được hợp đồng. Lần thứ hai hai người quan hệ tình ái với nhau, theo bà Masamune, là vào năm 2006, sau khi bà đã rời khỏi Việt Nam. Theo lời khai, bà Elizabeth Masamune ''hết sức tự hào về công việc của tôi, tôi cố gắng giữ uy tín mọi nơi mọi lúc và không bao giờ coi nhẹ lợi ích của khách hàng". Sau khi cáo buộc quan hệ tình ái Úc - Việt vỡ lở, Austrade đã buộc phải kiểm tra an ninh toàn diện đối với các nhân viên của mình và xem xét lại quy chế tiếp cận thông tin mật của bà Elizabeth Masamune. Công ty CFTD của ông Lương Ngọc Anh đã đóng vai trò cầu nối để Securency ký hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong vụ liên quan tới nhiều doanh nhân và quan chức hai bên. Phía Việt Nam chưa có hành động gì trong khi Úc đang tiến hành điều tra các cáo buộc trong vụ này. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Cựu đại diện cơ quan thương mại Úc (Austrade) tại Việt Nam, Elizabeth Masamune, vừa phải ra trước tòa án ở Melbourne hôm thứ Hai 24/9 trong vụ cáo buộc hối lộ liên quan công ty Securency. text: Bí thư TP Hồ Chí Minh Đinh La Thăng thăm ngân hàng SHB tháng 3/2016 Tọa đàm BBC: Hội nghị TƯ5 và số phận ông Thăng Lãnh đạo Việt Nam quản lý sai nên kinh tế không như ý Blogger Người Buôn Gió nói về ông Trịnh Xuân Thanh "Lý do xử lý kỷ luật: Vi phạm Nội quy Lao động, làm sai chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao gây thiệt hại nghiêm trọng," văn bản viết. Động thái này được cho là liên quan đến việc rò rỉ một văn bản khác cũng của ngân hàng này bị lan truyền trên mạng xã hội mấy ngày trước, trong đó viết: "Do yêu cầu mang tính thời điểm, đề nghị các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống SHB khẩn trương tạm thời gỡ bỏ toàn bộ ảnh Bí thư TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng thăm và làm việc tại SHB TP. Hồ Chí Minh đang được truyền thông trên màn hình LCD hoặc ảnh treo tại đơn vị." Đảng CS: 12 đại án của năm 2017 Dư luận viết về vụ ông Đinh La Thăng Nhân viên SHB tập dợt trước buổi đón tiếp Bí thư Đinh La Thăng tháng 3/2016 'Phát triển lành mạnh' Ông Đinh La Thăng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương "đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật" do liên quan tới vai trò của ông trong thời gian lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), 2009-2011. Kiến nghị của Ủy ban đưa ra chỉ ít ngày trước khi khai mạc Hội nghị Trung ương 5, Khóa 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo thông tin trên cổng thông tin điện tử Chính phủ TP. Hồ Chí Minh, Bí thư Đinh La Thăng từng tới thăm và làm việc với ngân hàng SHB hồi hơn một năm trước, 3/2016. "Tại buổi làm việc, Bí thư thành ủy đánh giá cao sự phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững của SHB cũng như những đóng góp của SHB vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố," website này viết. Hôm 6/5, một chuyên gia tài chính đề nghị ẩn danh nói với BBC từ TP Hồ Chí Minh: "Tôi không rõ về mối liên hệ giữa Ngân hàng SHB và ông Đinh La Thăng là thế nào." "Tuy vậy, có thể hiểu là ngân hàng này muốn giữ hình ảnh thương hiệu tốt, tránh những liên hệ tiêu cực trong bối cảnh ông Thăng đang là người bị đề nghị xử lý kỷ luật." "Việc ngân hàng này trước đây quảng bá thương hiệu của họ với ông Thăng có thể là vì muốn gắn hình ảnh ngân hàng với một tên tuổi thành công trên chính trường." Tin tức nói một ngân hàng ở Việt Nam vừa thông báo sa thải hai cán bộ được cho là liên quan đến công văn "yêu cầu gỡ bỏ toàn bộ ảnh Bí thư TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng thăm ngân hàng này". text: Lực lượng thân chính phủ Yemen đang gặp khó khăn trong việc kìm bước tiến của phe nổi dậy Quân nổi dậy đang giành được đà tiến ở cả hai thành phố, bất chấp các đợt không kích của liên quân do Ả Rập Saudi dẫn đầu. Các đợt oanh tạc bắt đầu sau khi Yemen đệ trình lên Liên Hiệp Quốc một lá thư tương tự trong đó yêu cầu sự hỗ trợ quân sự từ các quốc gia Vùng Vịnh. Thỉnh cầu mới nhất cũng kêu gọi các tổ chức nhân quyền ghi nhận "các hành động xâm phạm man rợ" của lực lượng Houthi. Lá thư từ đại sứ của Yemen tại Liên Hiệp Quốc, ông Khaled Alyemany, trích dẫn một sự kiện xảy ra hôm thứ Tư 6/5, khi 32 người thiệt mạng trong lúc tìm cách di tản khỏi Aden trên một chiếc thuyền. Lá thư nói phe Houthi đang "nhắm vào tất cả các mục tiêu chuyển động" tại Aden. "Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế nhanh chóng can thiệp bằng lực lượng trên bộ để cứu lấy Yemen, nhất là các thành phố Aden và Taiz," thư viết. Thường dân mắc kẹt Giao tranh ác liệt đang diễn ra giữa phe nổi dậy và lực lượng trung thành với chính phủ tại quận al-Tawahi ở thành phố Aden. Cộng đồng quốc tế đã bày tỏ quan ngại trước những thường dân mắc kẹt giữa làn đạn. Hơn 20 tổ chức cứu trợ nhân đạo đã cảnh báo tình trạng khan hiếm xăng dầu ở Yemen có thể cản trợ hoạt động của họ. Liên minh do Ả Rập Saudi dẫn đầu đã tìm cách khôi phục quyền lực cho Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi, nhưng cho đến nay vẫn không thể ngăn bước tiến của phe Houthi tại Aden. Tổng thống Yemen đã phải chạy khỏi thủ đô Sanaa hồi tháng Hai để tỵ nạn tại Aden. Khi quân nổi dậy Houthi tiến đến ngoại ô thành phố Aden hồi tháng Ba, ông đã rời khỏi Yemen để sang Ả Rập Saudi. Kể từ đó, hơn 640 thường dân đã thiệt mạng do xung đột, theo Liên Hiệp Quốc. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã kêu gọi ngừng bắn trong chuyến thăm thủ đô Ả Rập Saudi, Riyadh, hôm 6/5. Yemen kêu gọi Liên Hiệp Quốc cho phép quân đội nước ngoài tham chiến tại nước này nhằm đẩy lùi phe nổi dậy Houthi, đặc biệt là ở hai thành phố Aden và Taiz. text: Đã xảy ra nhiều vụ mạo danh quan chức để lừa tiền ở Việt Nam Thông báo của công an Việt Nam nói ông Nguyễn Thiên Hưởng đã “đóng vai” Trung tướng thuộc Tổng cục II, Bộ Quốc Phòng, cùng “trợ lý” là Trần Văn Nhất xưng danh Đại tá công an. Ông Hưởng đã khoe là Cố vấn của Bộ Chính trị, hai lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Theo công an Việt Nam, hai người này đã diễn màn kịch tại Hà Tĩnh, Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai và một số địa phương để chiếm đoạt tài sản của nhiều người. Trong một vụ điển hình, tờ An Ninh Thủ Đô nói hai người này báo cho một người tên Long rằng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đang cần thanh lý gỗ trái phép đưa từ Lào về Việt Nam. Ông Long giao 1,2 tỷ đồng với hy vọng mua lại số gỗ này mà không biết bị lừa. “Trung tướng” và “Đại tá” cũng đến gặp lãnh đạo và doanh nghiệp các địa phương, hứa hẹn giúp “xin” dự án. Công an Việt Nam nói hai người đã lừa năm nạn nhân với tổng số tiền hơn 6,7 tỷ đồng. Ông Trần Văn Nhất và Nguyễn Thiên Hưởng hiện đã bị bắt giữ. Bộ Công an Việt Nam nói những ai biết thông tin về vụ án có thể liên hệ Cục Cảnh sát Hình Sự, Bộ Công an tại Hà Nội. Tại Việt Nam đã không ít lần xảy ra các vụ giả danh cán bộ nhà nước, con, em cán bộ cấp cao để thực hiện hành vi lừa đảo. Cuối năm ngoái, hai người, Trần Ngọc Quyết và Phan Ngọc Thực, bị khởi tố về tội làm giấy tờ, con dấu giả của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để lừa gần 100 tỉ đồng. Bộ Công an Việt Nam kêu gọi người dân cung cấp thông tin về vụ hai người giả danh quan chức quốc phòng và công an để lừa đảo. text: Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ Vitaly Churkin biểu quyết cho cấm vận Bắc Hàn Động thái trên tiếp sau cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc hồi tuần trước nhằm gia tăng cấm vận lên Bình Nhưỡng sau vụ thử hạt nhân hồi tháng Hai của Bắc Hàn. Bắc Hàn tỏ ra khá căng thẳng đối với quyết định cấm vận trên, cùng với cuộc tập trận chung đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn. Hôm thứ Hai 11/03, Bắc Hàn cắt đường dây nóng dùng để liên hệ giữa hai nước Triều Tiên và nói thỏa thuận đình chiến tranh Triều Tiên “không còn hiệu lực”. Phát ngôn viên từ tòa Bạch Ốc, Jay Carney nói Hoa Kỳ “chắc chắn quan ngại trước tuyên bố hiếu chiến của Bắc Hàn”. “Những đe dọa mà họ đưa ra là dựa trên các tính toán có chủ đích nhằm gia tăng căng thẳng và dọa dẫm các nước khác.” Trong khi đó phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, phát biểu rằng các điều khoản của thỏa thuận đình cuộc chiến tranh Triều Tiên “không cho phép cả hai bên tự ý giải phóng mình ra khỏi đó.” Hai quốc gia Triều Tiên thực ra vẫn đang trong chiến tranh do chưa hề có hiệp ước hòa bình, mà chỉ dựa trên thỏa thuận đình chiến. Mặc dù đường dây nóng đã bị cắt, các kênh liên lạc khác vẫn còn để liên hệ giữa hai quốc gia. ‘Trên mọi phương diện’ Bắc Hàn tuyên bố thỏa thuận ngưng chiến tranh Triều Tiên 'không còn hiệu lực' Tuần trước, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra kết luận gia hạn cấm vận đối với mọi lợi ích tài chính của Bắc Triều Tiên, nhằm đáp lại vụ thử hạt nhân. Dựa trên kết luận đó, Bộ Tài chính Hoa Kỳ thêm cấm vận đối với Ngân hàng Trao đổi Ngoại tệ (FTB) của Bắc Hàn và trừng phạt cá nhân ông Paek Se-bong, chủ tịch Ủy ban Kinh tế thứ Hai của nước này. Lý do Mỹ đưa ra đối với ông Paek Se-bong là ông này có trách nhiệm quản lý sản xuất tên lửa đạn đạo. Chính phủ Hoa Kỳ cũng thêm vào danh sách ba quan chức Bắc Hà là Pak To-chun, Chu Kyu-chang và O Kuk-ryo vốn phụ trách các hoạt động phát triển vũ khí hạt nhân. Lệnh này cấm mọi cá nhân công dân hoặc tổ chức Hoa Kỳ giao thương với những người, ngân hàng có trong danh sách trên. Trong khi đó, truyền hình nhà nước Bắc Hàn cho chiếu cảnh quân đội tập luyện đồng loạt trên cả nước và lên án Hoa Kỳ và Nam Hàn, hai quốc gia đang tham gia cuộc tập trận thường niên với quy mô lớn. Truyền thông nhà nước, hãng KCNA, cũng trích lời lãnh đạo Kim Jong-un đe dọa tấn công hòn đảo ở khu vực biên giới, trong chuyến thăm một đơn vị quân đội. Truyền hình Bắc Hàn cho chiếu cảnh quân đội tập luyện ở khắp nơi trên cả nước Ông Kim nói với một lãnh đạo địa phương về việc biến đảo Baengnyeong – nằm sát khu vực hải giới hai nước Triều Tiên – thành “biển lửa”. Hồi tháng 3/2010, tàu chiến Cheonan của Nam hàn từng bị chìm gần đảo Baengnyeong khiến 46 người thiệt mạng. Nam Hàn cho rằng đó là do ngư lôi của Bắc Hàn tấn công; tuy nhiên Bắc Hàn phủ nhận mọi trách nhiệm liên quan tới vụ tai nạn. Hôm thứ Ba 12/03, Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye nói chuyến thăm hải ngoại đầu tiên kể từ khi bà lên nắm quyền sẽ là tới Hoa Kỳ vào tháng Năm, và sẽ coi trọng “tình hình gần đây ở bán đảo Triều Tiên”. Vụ thử hạt nhân lần ba của Bắc Hàn được thực hiện hôm 12/02, động thái tiếp theo vụ phóng tên lửa thành công hồi tháng 12/2012. Tuy nhiên các nước láng giềng và Hoa Kỳ sợ rằng Bình Nhưỡng đang tìm cách sản xuất đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để lắp vào tên lửa, nhưng tin rằng có lẽ quốc gia này chưa đủ công nghệ để thực hiện. Hoa Kỳ vừa tăng thêm lệnh cấm vận lên ngân hàng trao đổi ngoại tệ chính của Bắc Hàn và bốn cá nhân khác, trong lúc căng thẳng giữa các bên do tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng. text: Zimbabwe cáo buộc họ là đã vi phạm các điều kiện đăng ký hoạt động. Thứ trưởng Bộ Thông tin Zimbabwe, Bright Matonga, nói với đài BBC rằng một số tổ chức viện trợ đã lên chiến dịch vận động cho phe đối lập và chỉ phân phát lương thực cho những người ủng hộ phe đối lập. Một tổ chức viện trợ là Save the Children nói quyết định này sẽ gây tác hại tới rất nhiều người dân Zimbabwe mà các tổ chức viện trợ đang tìm cách giúp đỡ. Đại sứ Mỹ tại Zimbabwe, James McGee, cho biết trước đó, cảnh sát nước này đã giam giữ một nhóm nhân viên ngoại giao của Mỹ và Anh trong vài giờ để điều tra về những bạo lực chính trị tại Zimbabwe. Cả Anh và Mỹ đã yêu cầu Zimbabwe phải giải thích về hành động “quá đáng và không công bằng” này. 'Đầy đủ quyền hạn' Bộ trưởng Thông tin Zimbabwe, Sikhanyiso Ndlovu, thì cáo buộc ông McGee và đại sứ Anh tại nước này là đã cấu kết với phe đối lập nhằm kích động dân chúng. Ông còn cảnh báo hai người có nguy cơ sẽ bị trục xuất. Bộ trưởng Thông tin Zimbabwe cũng khẳng định rằng cảnh sát nước này có đầy đủ quyền hạn để thẩm vấn các nhân viên ngoại giao. Chính phủ Zimbabwe ra quyết định tạm ngừng hoạt động của các tổ chức tình nguyện và phi chính phủ chỉ chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Robert Mugabe đã cấm một số tổ chức viện trợ được làm việc tại nước này. Một trong những tổ chức lớn nhất, là Care International, bị cấm hoạt động sau khi họ bị cáo buộc đã lên chiến dịch cho phe đối lập, là Phong trào Thay đổi Dân chủ MDC, trước cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 27/6 này. Care International đã bác bỏ cáo buộc nói trên. Chính phủ Zimbabwe đã ra lệnh đình chỉ vô thời hạn đối với hoạt động của tất cả các cơ quan viện trợ và tổ chức phi chính phủ tại nước này. text: Phi công Vietnam Airlines. Cục Hàng không Việt Nam cho biết trong số 27 phi công Pakistan đã được cơ quan này cấp giấy phép và năng lực chuyên môn hiện có 12 người còn hiệu lực hợp đồng và 15 người đã hết hợp đồng hoặc do dịch bệnh đã về nước. Trong 12 phi công ''còn hiệu lực hợp đồng'' từng có 11 người làm việc cho Vietjet, 1 người làm việc cho Jetstar Pacific. Trong thông cáo báo chí gửi tới các cơ quan truyền thông, Vietjet khẳng định hiện không có phi công quốc tịch Pakistan hay được cấp chứng chỉ tại Pakistan đang làm nhiệm vụ bay. "Ngay khi có thông tin từ phía Pakistan, Vietjet đã chủ động rà soát, và không phân công làm nhiệm vụ với các phi công thuộc diện cần hãng kiểm tra, đánh giá. Vietjet khẳng định hiện không có phi công quốc tịch Pakistan hay được cấp chứng chỉ tại Pakistan đang làm nhiệm vụ bay. "Trước đó, trong tổng số 27 phi công Pakistan làm việc tại các hãng hàng không Việt Nam thì có 11 phi công làm tại Vietjet. "Hãng đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước, nhanh chóng xác minh các thông tin bằng cấp của đội ngũ phi công, đảm bảo không phân biệt đối xử, công bằng cho tất cả đội ngũ lao động đang làm việc tại hãng, với mục tiêu cao nhất là an toàn cho mọi chuyến bay," thông cáo viết. Trong đó, trường hợp phi công làm cho Jetstar Pacific thì hãng cho biết người này đã về nước từ khi dịch Covdi-19 xảy ra, hiện không còn ở Việt Nam và không bay cho Jetstar Pacific. Theo báo Tuổi Trẻ, thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, còn 1 phi công Jetstar Pacific đang làm việc, nhưng hãng khẳng định không có, là vì phi công Pakistan này đã về nước từ khi dịch Covdi-19 xảy ra, hiện không còn ở Việt Nam và không bay cho Jetstar Pacific. Cục Hàng không Việt Nam cho biết việc cấp giấy phép lái máy bay cho 27 phi công nêu trên tuân thủ các quy chế an toàn hàng không Việt Nam và quy định tại phụ ước 1, Công ước Chicago về hàng không dân dụng. Liên quan đến quy trình kiểm tra bằng của 27 phi công Pakistan nêu trên, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam trả lời trên báo Thanh Niên cho hay hiện cơ quan này đã gửi đề nghị sang phía Pakistan để xác minh. "Nếu Pakistan nói bằng hợp pháp, hợp chuẩn thì các hãng vẫn sẽ sử dụng các phi công đó bình thường, vì bằng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đã được Cục Hàng không kiểm tra năng lực trước đó. Nhưng trường hợp bằng cấp, chứng chỉ không đảm bảo, chúng tôi sẽ thu hồi bằng và không cho phép phi công hoạt động tại Việt Nam", ông Thắng khẳng định. Cục Hàng không VN nói về ‘lùm xùm’ tuyển phi công Vietnam Airlines Máy bay rơi ở Pakistan: Toàn bộ tử nạn Bệnh nhân 91: hành trình 100 ngày trở về từ cửa tử Trước đó ngày 25/6, cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo tạm dừng xếp lịch cho các phi công là người Pakistan làm việc cho các hãng hàng không Việt Nam. Đồng thời, Cục Hàng không Việt Nam cũng ban hành các công văn yêu cầu các hãng tạm thời không phân lịch bay cho các phi công nêu trên cho đến khi có thông báo mới của cục. Quyết định trên được đưa ra sau khi Quốc hội Pakistan hôm 24/6 báo cáo kết quả điều tra vụ rơi máy bay của hãng Hàng không Quốc tế Pakistan (PIA) hôm 22/5. Vụ tai nạn khiến 97 người thiệt mạng khi máy bay đang hạ cánh tại sân bay quốc tế Jinnah ở Karachi, miền nam Pakistan hôm 22/5 được xác định là lỗi phi công. Bộ trưởng Hàng không Ghulam Sarwar Khan xác nhận có khoảng 260 người trong tổng số 860 phi công của các hãng hàng không Pakistan đã thuê người thi lấy bằng và không đủ khả năng điều khiển máy bay. Trong diễn biến khác sau sự vụ trên, Cục Hàng không Việt Nam cho biết trong quá trình khai thác bay tại các hãng hàng không Việt Nam, không có trường hợp phi công Pakistan nào liên quan đến vấn đề sự cố hay uy hiếp an toàn bay. Cục Hàng không Việt Nam cho biết, qua rà soát, Cục đã cấp chứng chỉ tại VN cho 27 phi công mang quốc tịch Pakistan, nhưng bốn hãng bay đều khẳng định không còn phi công Pakistan. text: Báo Lao Động trích nguồn Bộ Kế hoạch - Đầu tư nói mức nhập siêu nửa đầu năm nay là 16,9 tỷ đôla, bằng 59% kim ngạch xuất khẩu. Thâm hụt thương mại sáu tháng đầu năm 2007 ở mức 4,8 tỷ đôla, tương đương 21,3% kim ngạch xuất khẩu. Như vậy mức nhập siêu ở trong nước đã tăng đột biến, và là yếu tố gây mất cân đối cán cân thanh toán, biến động tỷ giá hối đoái đồng thời đóng góp vào tình trạng lạm phát. Chỉ số tiêu dùng trong năm tháng đầu năm lên tới mức kỷ lục 25,2%, gây quan ngại lớn cho người làm công ăn lương và người nghèo. Chính phủ Việt Nam tuyên bố khắc phục lạm phát là một trong các ưu tiên hàng đầu trong chính sách kinh tế năm nay. Cũng theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, kim ngạch xuất khẩu nửa đầu năm nay đạt 28,6 tỷ đôla, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch nhập khẩu lên tới 45,5 tỷ đôla, tăng mạnh 64%. Tăng đầu tư Thế nhưng cũng có thông tin tích cực: trong sáu tháng đầu năm lượng đầu tư nước ngoài trực tiếp cam kết lên tới 31,6 tỷ đôla với 478 dự án, tăng bốn lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với dự án sản xuất thép trị giá 7,9 tỷ đôla ở miền trung Việt Nam vừa được cấp phép, Đài Loan đã quay lại vị trí nước có đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong năm nay. Nhật Bản đứng thứ hai với lượng đầu tư cam kết tổng trị giá 7,1 tỷ đôla và thứ ba là Canada, với dự án xây dựng khu nghỉ mát - giải trí trị giá 4,2 tỷ đôla được cấp phép hồi tháng Năm. Năm 2007, Việt Nam thu hút 20,25 tỷ đôla đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, mức cao nhất kể từ khi kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa. Bộ Kế hoạch - Đầu tư dự báo tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2008 có thể đạt 6,6% - 6,7%. Thống kê chính thức cho hay, thâm hụt thương mại của Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2008 đã tăng gấp ba so với cùng kỳ năm ngoái. text: Bitcoin - vốn đã tăng gấp 3 lần giá trị kể từ cuối năm ngoái - được tăng sức mạnh nhờ việc có những công ty nổi tiếng chấp nhận nó như một hình thức thanh toán. Nhưng một số nhà phân tích nói rằng đợt tăng giá mới nhất này diễn ra một phần là do gói kích thích kinh tế khổng lồ của Mỹ vừa được chuẩn thuận trong tuần rồi. Tổng giá trị thị trường của Bitcoin hồi tháng trước đã vượt quá 1 nghìn tỷ đô la. Tuy nhiên, giá Bitcoin có một quá trình trồi, sụt cực lớn, và đã giảm mạnh nhiều lần kể từ khi đồng tiền này được tạo ra, năm 2009. Những đợt tăng giá mạnh gần đây được thổi bùng lên nhờ những công ty lớn. Trong tháng Hai, Elon Musk tiết lộ rằng hãng sản xuất xe hơi điện Tesla của ông đã mua lượng Bitcoin trị giá 1,5 tỷ đô la và sẽ chấp nhận đồng tiền ảo này như một hình thức thanh toán để mua xe hơi của hãng trong tương lai. MasterCard cũng có kế hoạch chấp nhận thực hiện thanh toán bằng một số đồng tiền ảo nhất định, trong lúc BlackRock - nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới - đang tìm kiếm các cách thức để quỹ có thể sử dụng đồng tiền ảo này. Đại dịch Covid-19 cũng đóng một phần trong việc làm giá Bitcoin tăng, do có nhiều người chuyển sang mua sắm trực tuyến hơn khiến cho việc sử dụng tiền mặt trong tay giảm bớt. Những người chỉ trích thì nói Bitcoin không giống như một loại tiền tệ mà giống như một công cụ buôn bán không ổn định, mở ngỏ cho việc thao túng thị trường. Cũng đã có những quan ngại về tác động môi trường của loại tiền ảo này, do nó ngốn rất nhiều năng lượng khi thực hiện giao dịch. Đồng tiền ảo Bitcoin lần đầu tiên tăng vượt mức 60.000 đôla, tiếp tục phá kỷ lục về giá. text: Tiến sỹ Henry Kissinger phục vụ nhiều đời tổng thống Hoa Kỳ Ông Kissinger, người được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1973 cùng nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam, Lê Đức Thọ, đã dùng bài diễn văn ở Oslo để mô tả tổng thống vừa đắc cử Donald Trump "là tính cách chưa từng có trong lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ". Ông cũng nói cần thận trọng, không nên đánh giá ông Trump qua những lời 'đại ngôn' của ông ta. Trước diễn đàn mang tên 'Nobel Peace Prize Forum Oslo' (10-11 tháng 12), tại Na Uy và trên thế giới đã có nhiều lời phản đối sự hiện diện của ông Kissinger. Đơn phản đối ông đến Na Uy đã nhận được ít nhất 7000 chữ ký tính đến ngày 9/12. Tại diễn đàn, hai cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, Henry Kissinger và Zbigniew Brzezinski có bài phát biểu về Hoa Kỳ và hòa bình thế giới sau bầu cử tổng thống (The U.S. and World Peace after the Presidential Election). Theo các báo châu Âu, giới phản đối nhắc lại 'các tội ác chiến tranh' của ông Henry Kissinger ở Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, và Nam Mỹ. 'Tội ác chiến tranh' Những người phản đối nói rằng ông Kissinger đã 'đạo diễn' các đợt oanh kích bằng không quân tại Việt Nam và Campuchia nhằm vào thường dân và cũng đứng đằng sau các chế độ độc tài tàn bạo ở châu Mỹ La Tinh trong thập niên 1970 và 1980. Nay họ đòi đem ông ra xử thay vì mời đến phát biểu tại Diễn đàn Giải Nobel Hòa bình. Tuy thế, ông Kissinger, 93 tuổi, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ thứ 56, vẫn đọc bài diễn văn hôm 11/12. "Ông ta cần bị đưa ra tòa," Herman Rojas, thân nhân của những nạn nhân thời kỳ độc tài Pinochet tại Chile nói với trang NTB. Phát biểu bên ngoài tòa Aula tại Oslo cùng những người biểu tình khác, Herman Rojas gọi Kissinger là 'tên tội phạm chiến tranh'. Richard Falk viết trên trang Global Rearch rằng "Kissinger đã dính líu trực tiếp hoặc gián tiếp đến tội ác hình sự của các chính phủ nước ngoài nhằm vào thường dân nước họ..." "Chính quyền Hoa Kỳ đã tung ra đợt Ném bom Giáng Sinh để gây sức ép lên Hà Nội, và cũng để ủng hộ cho đồng minh tham nhũng ở Sài Gòn thấy là nước Mỹ không từ bỏ họ. Lê Đức Thọ, về phía mình, đã coi việc xấu xa đó (của Hoa Kỳ) làm lý do để không chấp nhận Giải Nobel Hòa bình, trong khi Kissinger thì chấp nhận nhưng cũng không đến dự lễ trao giải," ông Richard Falk viết. Hết thời chính sách 'Một Trung Hoa'? Cuộc gặp lịch sử Mao - Nixon 1972 chuyển hướng quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc Gần đây dư luận phương Tây chú ý đến một cuộc gặp của ông Henry Kissinger với tổng thống đắc cử Donald Trump gần đây. Được biết sau đó ông Kissinger cũng đã đi Bắc Kinh với tư cách thượng khách của chính quyền Trung Quốc và gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Nhưng ngay khi ông Kissinger ở Bắc Kinh, ông Donald Trump có cuộc điện đàm với Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn, gây choáng váng cho Trung Quốc. Được cho là người dàn xếp cho chuyến thăm của Tổng thống Richard Nixon sang thăm Mao Trạch Đông năm 1972, tiến sỹ Kissinger nêu ra định hướng để Hoa Kỳ lại gần Trung Quốc nhằm chống lại Liên Xô. Sau đó, Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ Trung Quốc và cắt quan hệ với Đài Loan tức Trung Hoa Dân quốc. Nay thì có vẻ như Donald Trump đang xem xét lại chính sách 'Một Trung Hoa' mà Kissinger và Brzezinski dày công vun đắp. Theo một bình luận trên AFP (12/12/2016), thì ông Trump "đang thử thách quan hệ với Trung Quốc đồng thời lại ve vãn Nga". Tòan cầu thời báo phê phán ông Donald Trump sau các phát biểu về chính sách 'Một Trung Hoa' Tin mới nhất từ Hoa Kỳ cho hay cũng hôm 12/12, bà Carly Fiorina, cựu ứng viên tổng thống, đã vào thăm và thảo luận về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với ông Donald Trump ở văn phòng của ông tại New York. Trả lời báo chí sau cuộc gặp, bà Fiorina nói hai người đã bàn về cách 'tái khởi động' chính sách ngoại giao của Mỹ. Bà xác nhận ông Trump và bà chia sẻ quan điểm rằng "Trung Quốc là đối thủ đang lên quan trọng nhất". Thậm chí bà Fiorina còn tìm cách 'lật ngược' các cáo buộc rằng tin tặc Nga có thể là tác giả các vụ tác động vào bầu cử Mỹ vừa qua bằng câu nói bà và ông Trump "thảo luận cả về vụ tin tặc, không rõ đó là tin tặc Trung Quốc hay chỉ là thứ ai đó nói là từ Nga", theo nguyên văn lời trích của AFP từ Washington DC. Đọc Phỏng vấn tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng về ông Henry Kissinger về chuyện Hoa Kỳ bỏ rơi VNCH. Cựu Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, tiến sỹ Henry Kissinger đã có bài phát biểu tại diễn đàn giải Nobel Hoà bình hôm cuối tuần qua bất chấp phản đối từ một số giới ở Oslo, Na Uy. text: Video clip lan truyền trên mạng xã hội cho thấy lực lượng công an có lúc phải rút lui trước sự phản ứng dữ dội của người dân Luật sư Trần Vũ Hải, đang có mặt tại địa phương, cho BBC biết ông gọi điện cho Chủ tịch Nguyễn Đức Chung hôm 17/4. "Sau khi nối máy với ông Chung, tôi đưa điện thoại cho người dân, gồm một người cao tuổi và một phụ nữ," ông Hải cho BBC biết. "Ông Chung nói với người dân khoảng một tiếng đồng hồ và hứa ngày mai sẽ về Đồng Tâm." Vụ Đồng Tâm - Mỹ Đức 'chưa có hồi kết' Dân Đồng Tâm đối đầu với công an Đã xảy ra căng thẳng tại xã Đồng Tâm, cách trung tâm Hà Nội hơn 30 km, liên quan các vụ khiếu kiện đất đai. Luật sư Trần Vũ Hải tường thuật: "Ông Chung nói người dân hay quan chức mà có hành động sai, cũng đều bị xử lý công bằng." "Ví dụ, ông nói tại sao lực lượng cảnh sát cơ động lại tham gia việc này. Ông nói sẽ đề nghị Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thanh tra." "Với người dân đang bắt giữ người thi hành công vụ, ông đề nghị họ hợp tác tránh làm phức tạp tình hình." Theo thông tin trên truyền thông nhà nước từ mấy năm qua, đã có các vụ khiếu kiện, tố cáo ở xã Đồng Tâm liên quan đất đai. Theo luật sư Trần Vũ Hải, trao đổi với người dân qua điện thoại, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói ông được biết có 44 hồ sơ, thì "32 hồ sơ đã được giải quyết". Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nói chuyện qua điện thoại với người dân Đồng Tâm khoảng 1 tiếng đồng hồ, luật sư Trần Vũ Hải nói Trên mạng internet xuất hiện một video, được cho là quay vài tuần trước đó, cho thấy một cụ ông giải thích trước đám đông về một số tranh cãi đất đai. Cụ ông này sau đó được xác định tên là Kình (một số nguồn ghi là cụ Lê Đình Kình), khoảng ngoài 80 tuổi. Theo tố cáo của một số người dân, cụ ông này đã bị bắt giữ. Tuy vậy, luật sư Trần Vũ Hải cho biết Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói cụ Kình được tự do và ở Hà Nội để tham dự cuộc họp với Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Chủ tịch công ty viễn thông Viettel. Có nhiều vụ kiện, tố cáo khác nhau tại xã Đồng Tâm nhưng một số người dân tố cáo vụ việc dẫn đến người dân bao vây, bắt giữ hơn 30 người thi hành công vụ, trong đó có cảnh sát cơ động, hôm 15/4 là liên quan một vụ đất đai của Viettel. Video trên mạng Trong video phát tán trên mạng, cụ ông Kình nói Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức vào cuối năm 2016 đã tham gia giải tỏa một khu đất để bàn giao cho Viettel. Trong video, cụ ông này nói: "Ngày 21/11/2016 chúng tôi mang văn bản lên gặp ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, yêu cầu là 'thanh tra thành phố chưa có quyết định tại sao các đồng chí lại ra quyết định giải tỏa mà không báo cáo Ủy ban Nhân dân Thành phố'." Luật sư Trần Vũ Hải cho biết ông chưa nắm rõ vụ việc, nhưng theo tố cáo của một số người dân, Viettel "tìm cách mua gom đất của một số cán bộ xã mà họ tố cáo tham nhũng và biến nó thành dự án quốc phòng". "Chúng tôi chưa thể khẳng định nhưng người dân nói họ đã kiện bao nhiêu năm nay, bị lừa nhiều lần nên họ rất cảnh giác." Trong video, cụ ông tên Kình giải thích về tranh chấp khiếu kiện tại xã Đồng Tâm Viettel chưa lên tiếng về vụ việc tại xã Đồng Tâm. Tuy vậy, theo luật sư Trần Vũ Hải, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói ông đã mời cụ ông Kình lên làm việc, có mặt cả Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải và Chủ tịch Viettel. "Ông Chung không nói ông kết luận gì, mà cho biết họ đang xem xét và ông Chung sẽ trực tiếp giải quyết." Bao nhiêu người bị mỗi bên bắt giữ? Con số cảnh sát và người của chính quyền bị bắt giữ cho đến nay vẫn chưa được kiểm chứng. Hôm thứ Bảy 15/4, ngày đầu tiên xảy ra vụ đối đầu giữa hai bên, một người dân địa phương nói với BBC số người thuộc bên công an và giới chức mà dân xã bắt giữ đưa vào Nhà Văn hóa xã là "khoảng 10 người". Hôm 16/4, qua điện thoại, người trực ban của Công an huyện Mỹ Đức đề nghị không nêu danh tính, nói với BBC: "Có xảy ra việc người dân bắt giữ tổng cộng 32 người gồm cảnh sát cơ động và một số người thuộc ban ngành khác từ hôm qua." Truyền thông nhà nước hôm 16/4 đưa tin: "Ngày 15/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ bốn công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra, làm rõ." Những tin tức lan truyền trên mạng xã hội nói có 15 người dân của xã bị bắt đi. Tuy nhiên, một người dân địa phương cho BBC biết giới chức ban đầu bắt năm người, khi những người này theo lời mời của chính quyền "ra khu vực đất đang tranh chấp để cùng đo đạc, xác định mốc, ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm". Một người khác cho biết khi một số người dân khác đuổi theo đòi người thì bị bắt tiếp bốn người nữa, khiến tổng số người Đồng Tâm bị bắt là chín người. Người này cho biết thêm tới nay tất cả những người bị bắt đã được thả về, trừ một người tên là Kình. Được biết chính quyền đã thông báo cho gia đình rằng cụ ông Kình hiện đang ở bệnh viện Việt Đức do bị 'rạn xương'. Luật sư Trần Vũ Hải xác nhận thông tin ông Kình đang khám ở bệnh viện Việt Đức. "Người dân vẫn không tin ông Kình được tự do. Ông Kình cho biết ông vẫn phải ở lại Hà Nội để làm việc với các lãnh đạo, và cũng cần đi khám bệnh." "Theo lịch thì lúc 4h30 chiều 17/4 ông có hẹn ở bệnh viện, và khi đó sẽ xác định ông được tự do hoàn toàn hay không." Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung trao đổi qua điện thoại "khoảng một tiếng đồng hồ" với người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, nơi đang bắt giữ hơn 30 người thi hành công vụ. text: Hai người đàn ông - một 23 tuổi, người kia 30 - bị bắt trước lúc 1h chiều thứ Năm theo giờ GMT tại sân bay Manchester khi họ sắp lên chuyến bay tới Pakistan. Người đàn ông thứ ba, 26 tuổi, bị bắt tại một ngôi nhà ở Leeds ngay sau lúc 16h00 GMT. Những người này bị bắt giữ vì bị tình nghi là đã thuê người, chuẩn bị hoặc khởi xướng ra các hành động khủng bố. 52 người thiệt mạng khi bốn trái bom phát nổ tại thủ đô London vào ngày 7/7/05. Mohammad Sidique Khan, 30 tuổi, Shehzad Tanweer, 22 tuổi, và Germaine Lindsay, 19 tuổi, đã cho phát nổ ba trái bom trên các đoàn tàu điện ngầm. Người thứ tư, Hasib Hussain, 18 tuổi, thì đánh bom một xe buýt. Khám xét Các vụ bắt giữ hôm thứ Năm là các vụ bắt giữ lớn đầu tiên kể từ sau vụ tấn công. Hai trong số những người bị bắt hiện đang bị giam giữ tại đồn cảnh sát Paddington Green ở trung tâm London. Người thứ ba được biết cũng đang được đưa tới đồn này. Ban Phòng chống Khủng bố của Cảnh sát London sẽ thẩm vấn các nghi phạm này. Cảnh sát tại Tây Yorkshire cho biết họ còn thực hiện các vụ khám xét năm ngôi nhà tại Beeston ở khu vực Leeds. Trong số những kẻ thực hiện các vụ đánh bom tự sát, Tanweer và Hussain đã từng sống tại Beeston trong khi Khan là người đã từng lớn lên tại chính Beeston. Sở điều tra cảnh sát Anh cho biết các vụ bắt giữ này nằm trong chiến dịch được lên kế hoạch từ trước, có thông tin của tình báo và có sự tham gia của đơn vị cảnh sát chống khủng bố tại tây Yorkshire. Cảnh sát Anh đã bắt ba người bị cho là có liên hệ tới các vụ đánh bom tự sát tại London vào ngày 7/7/2005. text: Hoàng tử Harry và vị hôn thê Meghan Markle dự hội chợ từ thiện của Tổ chức Terrance Higgins Trust được tổ chức tại Nottingham, Anh quốc, nhân Ngày AIDS Thế giới 1/12. Hai người tuyên bố tin đính hôn hôm 27/11. Lễ cưới của họ sẽ diễn ra tại Nhà nguyện Thánh George ở Lâu đài Windsor vào tháng 5/2018 Tháng trước, Hoàng tử thứ của Thái tử Charles đã công bố lễ đính hôn với diễn viên Mỹ 36 tuổi. Dự kiến đám cưới hoàng gia này sẽ không lớn như đám cưới của anh trai Harry là Hoàng tử William với cô Catherine Middleton hồi tháng 4/2011. Đám cưới của Harry và Meghan sẽ chỉ tổ chức trong nhà nguyện Thánh George tại lâu đài Windsor, và Hoàng gia Anh sẽ chi trả toàn bộ phí tổn. Công chúa Hollywood sẽ nhận họ gì? Hoàng tử Harry và vị hôn thê thăm Nottingham Meghan sẽ thành công dân Anh thế nào? Trước đó, 'đám cưới thế kỷ' của Hoàng tử William diễn ra trong nhiều địa điểm ở London, bắt đầu bằng lễ trong Tu viện Westminster Abbey, sau là cuộc rước dâu tới Thánh đường St Paul's Cathedral. Một số tờ báo tin rằng đám cưới hoàng gia thứ nhì trong thế kỷ 21 của Anh cũng được công chúng chờ đợi như một sinh hoạt đem lại niềm vui Chi phí cho đám cưới đó lên tới trên 30 triệu USD, chủ yếu là tiền trả cho chi phí an ninh. Nhưng bộ váy áo của cô dâu Kate Middleton, người được phong Nữ Công tước Cambridge trước buổi lễ, cũng lên tới 434 nghìn USD, theo trang CBS News. Lần này trước đám cưới với Harry, Meghan Markle còn dự một lễ khác là lễ rửa tội để vào Anh Giáo. Nữ hoàng Anh kỷ niệm 70 năm ngày cưới Hoàng tế Philip sẽ ngưng các hoạt động giao tế Hoàng tử William và Kate 'sắp có con thứ ba' Vợ chồng Hoàng tử William được bồi thường vì ảnh ngực trần Lễ đính hôn chính thức của họ đã được làm tại Nottingham vào ngày 1/12 vừa qua. Markle còn là nhà vận động bình đẳng giới có tiếng Theo báo Anh, Meghan Markle cũng sẽ phải thực hiện các thủ tục nhập cư để có thể sang Anh định cư và làm việc. Một số tờ báo tin rằng đám cưới hoàng gia thứ nhì trong thế kỷ 21 của Anh cũng được công chúng chờ đợi như một sinh hoạt đem lại niềm vui. Ngoài ra cũng đang có các ước tính khác nhau xem đám cưới hoàng gia giúp thủ đô London thu từ du lịch bao nhiêu tiền. Điện Kensington vừa công bố ngày làm lễ cưới của Hoàng tử Harry và cô Meghan Markle sẽ là 19 tháng 5 năm 2018. text: Tìm thấy các phần cứng bị "xâm nhập" trong máy bay của Mỹ, theo Bloomberg Apple và Amazon chỉ là hai trong số các công ty của Mỹ bị gián điệp Trung Quốc ăn cắp dữ liệu. Các máy chủ của Apple và Amazon đã bị xâm nhập ngay từ trong quá trình xản xuất, và con chip siêu nhỏ này sẽ được kích hoạt khi các thiết bị được lắp ráp hoàn chỉnh và đi vào hoạt động. Cả Apple, Amazon và Super Micro đều phủ nhận thông tin từ Bloomberg, nói rằng nó "không đúng sự thật". Cụ thể, Apple phát đi một thông báo mạnh mẽ, cho biết "không có bằng chứng" để củng cố các cáo buộc của Bloomberg. Tin này ngay lập tức cổ phiếu của hãng Trung Quốc Lenovo sụt 15%, còn ZTE giảm 10%. Dữ liệu iCloud của TQ đã về tay Bắc Kinh Trung Quốc: Lệnh cấm của Mỹ 'đe dọa' ZTE Còn trong tuyên bố dài của mình, Amazon nói: "Chúng tôi đã không tìm thấy bằng chứng của những con chip độc hại hay việc các thiết bị phần cứng bị can thiệp." Bloomberg cho biết cuộc điều tra của họ đã kéo dài trong suốt một năm, và một trong số các bằng chứng tìm thấy là về một cuộc tấn công gián điệp trên nhiều mặt được chuẩn bị, khi chính quyền Bắc Kinh tiếp cận 30 công ty lớn và nhiều cơ quan liên bang. Các thông tin về chiến dịch tấn công gián điệp từ Trung Quốc bắt đầu xuất hiện từ sự kiện Amazon tiến hành kiểm tra an ninh năm 2015, trước khi chuyển hẳn sang sử dụng các phần cứng, máy chủ... được cung cấp bởi công ty Elemental, nhưng do Super Micro Computer sản xuất từ Trung Quốc. Nhiều mã độc được cài vào thiết bị của các công ty từ ngay trong quá trình sản xuất Vụ việc đã làm khởi động một cuộc điều tra kéo dài từ các cơ quan tình báo Mỹ. Bloomberg nhận xét Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ khi tiến hành chiến dịch, bởi vì 90% máy tính trên thế giới được sản xuất từ đây. "Nghiên cứu và hiểu tường tận cách thiết kế các sản phẩm, can thiệp vào từng bộ phận và tìm cách đảm bảo các thiết bị này vượt qua quá trình kiểm tra khi xuất khẩu và đến được địa điểm họ mong muốn." Nhiều công ty sử dụng các thiết bị phần cứng từ Super Micro Computer đã tiến hành loại bỏ các máy chủ hoặc bo mạch được sản xuất ở Trung Quốc. Apple phủ nhận và nói rằng Bloomberg đã "liên lạc nhiều lần và đưa ra các tuyên bố mơ hồ, phức tạp về một sự cố an ninh họ nghi ngờ là đang xảy ra." "Chúng tôi có những cuộc kiểm tra an ninh nội bộ nghiêm ngặt dựa trên yêu cầu của Bloomberg, và hoàn toàn không tìm thấy bằng chứng nào." "Sau đó, chúng tôi liên hệ lại với Bloomberg và đưa ra các hồ sơ, bằng chứng thực tế, bác bỏ mọi khía cạnh trong điều tra của họ." Bảng mạch của ZTE Super Micro Computer nói họ hoàn toàn không biết có cuộc điều tra của chính phủ Mỹ về vấn đề này, và không có khách hàng nào ngưng sử dụng sản phẩm được cung cấp bởi công ty vì sợ tin tặc hay hoạt động gián điệp từ Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi câu chuyện trên là "cáo buộc vô cớ" và nói rằng sự an toàn của các hoạt động sản xuất - xuất khẩu sản phẩm là "vấn đề quan tâm chung." Bloomberg cho biết phủ nhận từ các công ty trái ngược với những nguồn tin, nhân chứng mà họ có từ "sáu quan chức trong các cơ quan an ninh quốc gia" và những nguồn tin giấu mặt trong nội bộ Apple và Amazon. Bloomberg mô tả dữ liệu được truyền về Trung Quốc từ các con chip siêu nhỏ, được cấy vào bo mạch chủ của các sản phẩm. Bo mạch này được một công ty tên Super Micro Computer sản xuất. text: Bà Zubeidat Tsarnaev nói hối hận về việc gia đình bà di cư sang Mỹ Trong một cuộc họp báo được tổ chức tại Cộng hòa Dagestan thuộc Nga, nơi bà đang sinh sống, Zubeidat Tsarnaeva nói nước Mỹ đã cướp đi của bà những đứa con. Bà cũng lặp đi lặp lại rằng bà tin các con bà không can dự gì vào vụ tấn công. Có các tường thuật nói người con trai lớn của bà đã bị đưa vào hồ sơ dữ liệu khủng bố hồi 18 tháng trước, theo yêu cầu của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA). Ba người thiệt mạng và hơn 260 người bị thương khi hai thiết bị phát nổ tại cuộc chạy marathon Boston hôm 15/4. Con trai lớn của bà Tsarnaeva, Tamerlan Tsarnaev, 26 tuổi, đã bị giết chết sau đó vài ngày, trong cuộc đọ súng với cảnh sát. Người em của Tamerlan là Dzhokhar Tsarnaev, 19 tuổi, bị bắt và bị cáo buộc liên quan tới vụ tấn công. Cáo buộc trộm đồ trong tiệm Cha của các nghi phạm, Anzor Tsarnaev, nói ông sẽ tới Hoa Kỳ vào hôm thứ Năm hoặc thứ Sáu. Gia đình nói họ muốn đưa thi hài người con trai lớn trở về Nga. Bà Zubeidat Tsarnaeva nói bà lưỡng lự giữa việc đi hay không, hãng tin AP tường thuật, bởi bà đã bị cáo buộc tội trộm đồ trong cửa hàng ở Mỹ hồi năm ngoái, và nay lo sợ sẽ bị bắt giữ nếu bà trở lại Mỹ. Khi bị thẩm vấn trên giường ở bệnh viện, nơi anh ta đang được chữa trị các vết thương do trúng đạn, Dzhokhar Tsarnaev nói rằng anh ta và người anh trai tức giận về các cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Iraq và Afghanistan. Hồi 2012, Tamerlan đã sống sáu tháng với thân nhân ở Dagestan, nơi có phong trào Hồi giáo cực đoan. Tuy nhiên, các chính trị gia nói hôm thứ Tư sau các buổi báo cáo kín rằng hai anh em nhà Tsarnaev được cho là không có liên hệ trực tiếp gì với một tổ chức nào. Giới chức Mỹ nói với báo chí rằng một trong các nghi phạm đánh bom Boston đã bị đưa tên vào bộ dữ liệu về khủng bố 18 tháng trước đây theo yêu cầu của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA). Cục Điều tra Liên bang (FBI) cũng mới cho hay đã từng điều tra Tamerlan Tsarnaev, 26 tuổi, nhưng không tìm thấy bằng chứng gì. Các quan chức nói Tamerlan Tsarnaev đã bị đưa tên vào bộ dữ liệu về khủng bố gọi là Terrorist Identities Datamart Environment (Tide) theo yêu cầu của CIA. Bộ dữ liệu có tới 745.000 tên, nhưng các cá nhân trong danh sách đó không nhất thiết nằm trong danh sách trực tiếp theo dõi khủng bố. Nhà chức trách Nga cũng từng cảnh báo Mỹ về các hoạt động của Tamerlan Tsarnaev, mà gia đình vốn xuất thân từ Cộng hòa Chechnya. Khoảng sáu tháng trước khi bị đưa tên vào bộ dữ liệu Tide, FBI đã yêu cầu Nga cung cấp thêm thông tin về Tamerlan Tsarnaev nhưng không được phản hồi và phải ngừng điều tra. Chính phủ Mỹ trước đó nói cơ quan tình báo không có thông tin gì về đe dọa khủng bố trước cuộc chạy marathon ở Boston. Mẹ của nghi phạm các vụ đánh bom marathon Boston nói bà hối tiếc về việc gia đình bà di cư sang Hoa Kỳ hồi hơn 10 năm về trước. text: Người thân các bị cáo họp báo ngày 12/9 Nhà báo công dân Trung Quốc bị bỏ tù vì đưa tin về Vũ Hán Covid đã thay đổi những sự kiện thế giới thế nào trong năm 2020 Cùng bị bắt khi đó có hai em dưới tuổi thành niên, hiện là tuổi 17 và 18 - đã được trả lại Hong Kong. Họ bị bắt vào tháng Tám, trong bối cảnh luật an ninh quốc gia được Bắc Kinh áp dụng ở Hong Kong từ tháng Sáu. Tòa án ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông kết án Tang Kai-yin, 31 tuổi, và Quinn Moon, 33, án tù 3 năm và 2 năm với tội tổ chức vượt biên trái phép. Tám người còn lại nhận 7 tháng tù. Người dân ở Đài Loan kêu gọi thả 12 bị cáo Ấn xá Quốc tế bày to lo ngại rằng những người này có thể bị “tra tấn”. 12 người Hong Kong – tuổi từ 16 tới 33 vào lúc họ bị bắt – đã bị tuần duyên Trung Quốc chặn bắt ngày 23/8. Đa số những người này trước đó bị khởi tố liên quan biểu tình đòi dân chủ tại Hong Kong năm 2019. Điều đó có nghĩa họ không được phép ra khỏi Hong Kong. Phiên tòa xử họ diễn ra hôm thứ Hai 29/12, không cho phép phóng viên và ngoại giao nước ngoài tham dự. Cha của một bị cáo phát biểu sau khi nghe kết án: “Dù chính phủ Trung Quốc kết án tù 1 ngày hay 7 tháng, mỗi ngày trong tù đều là sai.” Vụ việc gây quan ngại quốc tế rộng khắp. Sứ quán Mỹ tại Trung Quốc, vài giờ trước phiên tòa, kêu gọi “thả ngay” các bị cáo. Bộ ngoại giao Trung Quốc phản ứng, nói Mỹ cần “ngừng can thiệp”. 10 nhà hoạt động Hong Kong đã bị tòa ở Trung Quốc kết án tù từ 7 tháng tới 3 năm, sau khi họ bị bắt trên biển trên đường vượt biên tới Đài Loan. text: Các chiến binh người Kurd đã phải chống trả các đợt tấn công liên tiếp từ IS trong nhiều tuần qua Các phi cơ chiến đấu của liên quân đã thực hiện 21 cuộc không kích trong vòng 2 ngày qua nhằm làm chậm bước tiến của IS, Hoa Kỳ cho biết. Tổng thống Barack Obama đã dự đoán một chiến dịch "dài hạn" chống lại IS - lực lượng đang kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ tại Syria và Iraq. Ông Obama đã có nhận định trên tại cuộc họp các tướng lĩnh quân đội từ 22 quốc gia trong liên minh chống lại IS. "Đây là một chiến dịch với sự tham gia của thế giới", ông Obama phát biểu sau hội nghị tại Căn cứ Không quân Andrews gần Washington. "Sẽ có những bước tiến và những bước lùi," ông nói. Lực lượng dân quân người Hồi giáo dòng Shia đang có mặt trên các tiền tuyến chống lại IS Thách thức lớn Tổng thống Obama nói các quốc gia trong liên minh "vô cùng quan ngại" trước tình hình tại Kobane. Cuộc chiến giành quyền kiểm soát thị trấn này, nơi đa số dân cư là người Kurd, đã kéo dài một tháng và được cho là một bài sát hạch quan trọng đánh giá độ hiệu quả của chiến dịch không kích nhằm vào IS. Liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu đã thực hiện nhiều vụ oanh tạc nhằm hỗ trợ lực lượng người Kurd tại đây trong suốt 2 tuần qua. Trong một thông cáo, quân đội Hoa Kỳ cho biết các đợt không kích ngày 14/10 đã tiêu diệt nhiều vị trí và xe vũ trang của IS. Thông cáo cũng cho biết tình hình trên bộ vẫn đang "biến đổi liên tục", trong lúc "IS tiếp tục tìm cách giành quyền kiểm soát khu vực và dân quân người Kurd tiếp tục bám trụ". Hàng trăm nghìn người Kurd, trong đó có nhiều trẻ em, đã phải sơ tán khỏi Kobane Ông Abdulrahman Kok, một nhà báo người Kurd tại Kobane, nói với hãng thông tấn Reuters rằng các đợt oanh tạc đã "lần đầu tiên" diễn ra trong suốt cả ngày vào hôm 14/10. Tuy nhiên ông cho biết IS cũng đã gia tăng pháo kích vào buổi chiều. IS được cho là đã làm chủ một nửa thị trấn, nơi 160.000 thường dân đã sơ tán. Nếu chiếm được Kobane, lực lượng này sẽ kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn trải dọc biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Obama cũng nói Hoa Kỳ đang "tập trung vào tình hình chiến sự tại tỉnh Anbar của Iraq". Phiến quân Hồi giáo đã giành nhiều thắng lợi tại đây trong những tuần qua, bất chấp các đợt oanh tạc của Hoa Kỳ và đồng minh từ hồi tháng Tám. Chiến sự tại Anbar và Kobane cho thấy mối đe dọa từ IS và "liên minh sẽ tiếp tục không kích ở cả hai nơi này," ông nói. Trong các diễn biến khác" Liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu vừa tăng cường các đợt oanh tạc nhằm vào phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Kobane, thị trấn giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ của Syria. text: Điện Kremlin nói ông Khodorkovsky được ân xá vì mẹ ốm Các quan chức trại giam nói ông Khodorkovsky, 50 tuổi, đã yêu cầu có giấy thông hành để tới thăm mẹ đang lâm bệnh. Cha ông Khodorkovsky nói với hãng thông tấn AP rằng vợ ông vẫn đang ở Moscow nhưng đã lên kế hoạch sang Đức, nơi bà từng được chữa trị. Được biết, ông Putin đã ký lệnh ân xá vì "lý do nhân đạo". Ông Khodorkovsky đã ở tù trong 10 năm qua vì tội trốn thuế và biển thủ sau khi tài trợ cho các đảng đối lập. Vụ ân xá xảy ra sau khi các dân biểu Nga ủng hộ một đợt ân xá cho ít nhất 20.000 tù nhân. Mười năm tù Các nhà phân tích cho rằng ông Putin muốn giảm nhẹ các chỉ trích quốc tế nhắm vào tình hình nhân quyền ở Nga trước Thế Vận hội Mùa Đông ở Sochi vào tháng Hai tới. Điện Kremlin ra văn bản tuyên bố lệnh ân xá có hiệu lực từ ngày ký. Luật sư của ông Khodorkovsky, Vadim Klyuvgant, nói các quan chức trại giam xác nhận ông Khodorkovsky, 50 tuổi, đã rời nơi bị giam giữ ở vùng Karelia thuộc tây bắc Nga. Cựu tài phiệt đã ăn trưa trong tù như thường lệ hôm thứ Sáu trong lúc quan chức trại giam chuẩn bị giấy tờ trả tự do cho ông, trang tin Lenta.ru dẫn lời một quan chức cho biết. Án tù mới nhất cho ông Khodorkovsky được tuyên hồi năm 2010 cho tội biển thủ và rửa tiền với mức tù giam 13 năm tính từ ngày bị bắt giam hồi năm 2003. Mức án này được giảm hai năm hồi cuối năm ngoái và ông Khodorkovsky sẽ mãn hạn vào tháng 8 năm sau. Trước án tù này ông Khodorkovsky cũng bị kết án tám năm tù vì trốn thuế, biển thủ và gian lận hồi năm 2005. Tuyên bố của ông Putin hôm thứ Năm rằng cựu đối thủ chính trị của ông đề nghị được ân xá gây ngạc nhiên cho nhiều nhà bình luận. Trong một tuyên bố trên trang web của ông Khodorkovsky, các luật sư của ông nói họ không thể bình luận về chuyện liệu có đề nghị như vậy không. Cựu giám đốc của công ty dầu khí khổng lồ Yukos, nay đã phá sản, từng là một trong những người giàu nhất nước Nga và nhiều lần nói rằng ông không đề nghị ông Putin ân xá vì như vậy đồng nghĩa với chuyện chấp nhận có tội. Ngạc nhiên Báo Kommersant dẫn nguồn giấu tên nói ông Khodorkovsky đã quyết định xin ân xá hôm thứ Sáu vì người ta đe dọa đem ông ra xử lần thứ ba. Bản thân mẹ ông, bà Marina nói: "Tôi vẫn không biết gì cả, mọi thứ tôi đều nghe được qua truyền thông. Hiện giờ tôi đang xem tin trên truyền hình." Ông Putin nói nhận được đơn xin ân xá của ông Khodorkovsky Trước đó bà nói với BBC Tiếng Nga rằng bà không biết tới đề nghị ân xá nào của con bà. Phóng viên Oleg Boldyrev của BBC nói nhiều người Nga vẫn nghi ngờ chuyện ông Khodorkovsky được trả tự do vì mẹ ốm. Oleg Boldyrev cũng nói còn chưa rõ liệu ông Khodorkovsky có là mối đe dọa chính trị với ông Putin sau khi được tự do hay không. Đợt ân xá được quốc hội Nga, Duma Quốc gia, thông qua hôm thứ Tư dành cho 20.000 tù nhân bao gồm trẻ vị thành niên, người khuyết tật, cựu binh, phụ nữ mang thai và người có con nhỏ. Ông Putin xác nhận hai thành viên của ban nhạc Pussy Riot và các nhà hoạt động Greenpeace, bị bắt giữ vì phản đối giàn khoan dầu của Nga ở Bắc Cực cũng thuộc diện được ân xá. Cựu tài phiệt Nga Mikhail Khodorkovsky bay tới Đức chỉ vài giờ sau khi được tổng thống Vladimir Putin ân xá. text: Trump-Kim: từ kẻ thù thành bạn bè? Ông Pompeo nói với đài CBS rằng chính quyền của ông Trump hiểu rõ những thách thức trong việc đối phó với Bắc Hàn. Ông Trump "không làm điều này để diễn kịch mà để giải quyết vấn đề", giám đốc tình báo nói với tờ Fox News Sunday. Ông nói rằng Bắc Hàn cần cuộc đàm phán này vì các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đã khiến kinh tế nước này trở nên tồi tệ. Ông nói với Fox News: "Chưa bao giờ Bắc Hàn ở vào tình thế mà nền kinh tế của họ có nguy cơ như vậy và lãnh đạo của họ chịu áp lực đến như vậy." Chưa có tổng thống Hoa Kỳ nào từng ngồi vào bàn đàm phán với một lãnh đạo Bắc Hàn. Một hội nghị thượng đỉnh như vậy, cái mà Bình Nhưỡng mong muốn bấy lâu, trước đây được cho là chỉ có khả năng xảy ra sau khi Bắc Hàn có những nhượng bộ đáng kể. Nhưng nay ông Trump được cho là chấp nhận ngay lập tức lời đề nghị gặp gỡ khi phái đoàn Hàn Quốc chuyển thư tay của ông Kim thứ Năm 8/3, khiến chính quyền của ông Trump bất ngờ. Tổng thống nói rằng cuộc họp dự kiến có thể mang lại 'hiệp định vĩ đại cho thế giới'. Chứng khoán châu Á khởi sắc trước cuộc gặp Trump-Kim Nga: Trump và Kim cư xử như trẻ mẫu giáo Trump gặp Kim: Chiến lược của Mỹ hiệu quả Trump và Kim: từ thù thành bạn? Tuy nhiên, giới chỉ trích cảnh báo nếu các cuộc đàm phán không êm thấm, hai nước sẽ ở trong tình thế tồi tệ hơn trước. Bắc Hàn trong quá khứ từng vài lần nói sẽ xem xét từ bỏ vũ khí hạt nhân với những điều kiện thích hợp. Tuy nhiên, các nỗ lực thương lượng các thỏa thuận viện trợ cho việc giải trừ vũ khí thất bại nhiều lần kể từ năm 2003, khi Bắc Hàn rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Bắc Hàn đã phát triển nhanh chóng các chương trình vũ khí hạt nhân Chưa có địa điểm và ngày giờ cụ thể nào được công bố, mặc dù thông tin bao đầu cho hay cuộc họp sẽ diễn ra vào đầu tháng Năm. Làng đình chiến Panmunjom nằm trong khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên có thể là một lựa chọn, Thông tấn xã Hàn Quốc Yonhap cho hay. Thụy Điển, Thụy Sĩ và Trung Quốc cũng có thể là những nước đăng cai cuộc họp thượng đỉnh được mong đợi này. Lo ngại Kim có thể 'lợi dụng' Các chính trị gia hai đảng chính của Hoa Kỳ đều bày tỏ quan ngại về cuộc họp dự kiến. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Cory Gardner nói với đài CBS rằng ông muốn "những bước đi cụ thể, có thể kiểm chứng được đối với việc phi hạt nhân hoá" trước khi đàm phán diễn ra. Một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa khác, Jeff Flake, nói với NBC rằng ông hoài nghi liệu phi hạt nhân hóa có phải là một mục tiêu thực tế hay không. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Elizabeth Warren lo ngại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thiếu nhân sự quen thuộc với các kế sách của Bình Nhưỡng. "Tôi muốn thấy tổng thống của chúng tôi thành công, bởi vì nếu ông ấy thành công, Mỹ sẽ thành công, thế giới sẽ an toàn hơn", bà nói. "Nhưng tôi rất lo lắng rằng họ sẽ lợi dụng ông ấy." Giám đốc Cơ quan Tình báo Hoa Kỳ (CIA) Mike Pompeo cho rằng Tổng thống Trump hiểu những rủi ro khi quyết định gặp lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un. text: F35 sẽ là máy bay thiện chiến nhất của Anh Theo báo Daily Mail, một đơn vị thuộc quân đội Trung Quốc đã cố gắng thu thập thông tin mật về máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF). Nhà sản xuất Mỹ Lockheed Martin được tờ báo dẫn lời nói họ phải ngăn chặn hàng chục ngàn cuộc tấn công mạng mỗi tuần. Nhà thầu này dự kiến giao hàng cho hải quân và không quân Anh vào năm 2018. Tàng hình Máy bay JSF có tính năng tàng hình, được cho là có thể tấn công mà không bị đối phương phát hiện. JSF có thể đạt tốc độ 1,300 dặm một giờ và tầm bắn 1,450 dặm. Vỏ máy bay được làm từ một chất liệu bí mật, cộng thêm lớp sơn đặc biệt để giảm khả năng bị radar phát hiện. Buồng lái được trang bị chức năng nhận tiếng nói, để phi công nói chuyện với máy bay – và JSF sẽ trả lời. Máy bay cũng có màn hình cảm ứng để phi công chạm vào nhằm lấy dữ liệu – tương tự như điện thoại thế hệ mới. Hải quân và Không quân Anh sẽ có phiên bản 100 triệu bảng (F-35B) của JSF, có thể bay hoặc hạ cánh chỉ qua một nút bấm. Tập đoàn quốc phòng Mỹ đã tuyển mộ nhiều chuyên gia tin học trẻ sáng giá của Anh để ngăn các vụ tấn công. Nhóm này đóng tại trụ sở phòng thủ mạng của hãng tại Hampshire, Anh quốc. 'Nhà nước bảo trợ' Lockheed Martin dự kiến giao hàng cho hải quân và không quân Anh vào năm 2018 Đa số nhân viên này được tuyển lựa từ chương trình cao học máy tính của Đại học Coventry. Tiến sĩ Siraj Shaikh, giảng viên an ninh mạng từ trường này, nói: “Vũ khí mạng rò rỉ kiểu này được dùng chống lại các công ty như Lockheed Martin.” “Các loại vũ khí mạng này được các nước hay tổ chức dùng để ăn cắp thông tin bí mật. Các vụ tấn công này vô cùng phức tạp và gần như luôn luôn do nhà nước bảo trợ.” Tờ Daily Mail nói cơ quan an ninh Anh, MI5 và FBI của Mỹ tin rằng các vụ tấn công Lockheed Martin xuất phát từ một đơn vị bí mật thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Đơn vị này được cho là bao gồm hàng trăm chuyên viên biết tiếng Anh, với nhiệm vụ duy nhất là ăn cắp thông tin từ Mỹ và Anh. Một phát ngôn nhân cho Lockheed Martin nói: “Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của chương trình F-35 và việc nó, cùng với nhiều chương trình khác, đối diện đe dọa thường xuyên từ đối phương khắp thế giới.” “Chúng tôi thường xuyên có hành động tăng tính an toàn hệ thống và bảo vệ dữ liệu chương trình, khách hàng và nhân viên.” Chính phủ Trung Quốc luôn bác bỏ cáo buộc liên quan các vụ săn lùng thông tin qua mạng. Một báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc đầu tháng này đề cập các vụ tấn công mạng từ Trung Quốc. Theo bản phúc trình, trong năm 2013, nhiều hệ thống máy tính của chính phủ Mỹ là đối tượng xâm nhập, “một số có vẻ dính líu trực tiếp tới chính phủ và quân đội Trung Quốc”. “Các vụ xâm nhập này tập trung vào việc lấy thông tin.” “Thông tin nhắm đến có thể dùng để giúp ích cho công nghiệp quốc phòng, các ngành công nghệ cao của Trung Quốc,” theo báo cáo. Báo Anh cáo buộc điệp viên Trung Quốc tìm cách ăn cắp bí mật máy bay chiến đấu hiện đại nhất mà Anh đặt Mỹ chế tạo. text: Tướng Chang Song-taek hội kiến với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào Sinh tháng Hai 1946 ở tỉnh Bắc Hamyong, ông Chang học Kinh tế Chính trị ở Đại học Kim Nhật Thành, và cũng từng học ở Trường Đảng Cao cấp Kim Nhật Thành và Đại học Quốc gia Moscow. Khi còn là sinh viên ở Bình Nhưỡng, ông bắt đầu quan hệ tình cảm với con gái Kim Nhật Thành, bà Kim Kyoung-hui và là em gái của lãnh tụ sau này Kim Jong-il. Mặc dù ban đầu không đồng ý, cuối cùng nhà lãnh tụ lập quốc cũng chấp thuận cho hai người kết hôn năm 1972. Không suôn sẻ Mặc dù được làm thành viên gia đình quyền quý, nhưng sự nghiệp của ông không hoàn toàn suôn sẻ. Theo tài liệu của công ty quốc phòng IHS Jane's, vào cuối thập niên 1970 và đầu 1980, thói quen rượu chè của ông khiến ông sao nhãng công việc và bị buộc đi “cải tạo”. Năm 1982, ông quay lại giới tinh hoa nhờ chức phó giám đốc phụ trách lao động thanh niên trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1986, ông được vào Quốc hội Bắc Hàn và năm 1995 trở thành Phó ban Tổ chức, chức vụ ông giữ trong chín năm. Nhưng sang năm 2004, Chang Song-taek lại biến mất. Truyền thông Bắc Hàn suốt ba năm không nhắc tên ông. Người ta đoán rằng ông đã làm mất lòng lãnh tụ Kim Jong-il. Có tin đồn rằng ông phản đối kế hoạch truyền ngôi của người anh vợ, và cũng có người nói Kim Jong-il nghi ngờ tham vọng của ông em. Tuy vậy, ông bắt đầu có những chức vụ mới từ khoảng năm 2006 trước khi có chân trong Ủy ban Quốc phòng đầy quyền lực tháng Tư 2009. Tháng Sáu 2010, ông được phong phó chủ tịch ủy ban này và trở thành thành viên dự khuyết Bộ Chính trị. Những lần thăng tiến nhanh chóng ấy dường như chứng tỏ Kim Jong-il, trong những năm cuối đời, muốn Chang và em gái Kim Kyoung-hui, người được phong tướng bốn sao năm 2010, sẽ chăm sóc cho con trai út. Lãnh tụ Bắc Hàn qua đời đột ngột ngày 17/12/2011, và chàng thanh niên trẻ Kim Jong-un bỗng trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông quốc tế khi chính thức kế vị. Nhân vật số hai Gần một năm trôi qua, giới quan sát nhận định Chang Song-taek đã trở thành nhân vật số hai trong chính quyền. Truyền thông nhà nước Bắc Hàn đưa tin mỗi ngày về chuyến đi Trung Quốc của ông Chang. Người chú đang được xem là nhân vật số hai của Bắc Hàn Cách tường thuật như vậy thật bất thường, vì chúng vốn chỉ dành cho nhà lãnh đạo tối cao. Trung Quốc cũng dường như công nhận ảnh hưởng của ông Chang khi các lãnh đạo chóp bu của Bắc Kinh đều gặp ông. Từ khi dẫn dắt Bắc Hàn, lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đã bổ nhiệm các kinh tế gia trẻ vào nhiều vị trí chủ chốt. Ngày càng có nhiều đồn đoán rằng giới lãnh đạo mới của Bắc Hàn đang muốn thay đổi cách điều hành nền kinh tế. Ông Kim con đã điều ông Kim Yong-nam, người đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa của Bắc Triều Tiên, đến thăm Việt Nam và Lào trong tháng Tám. Còn tại Bắc Kinh, ông Chang Song-taek đã thảo luận về việc thúc đẩy phát triển khu kinh tế gần biên giới Trung Quốc. Trung Quốc là đồng minh lớn cũng như các đối tác thương mại chính duy nhất của Bắc Hàn, một đất nước quân sự hóa dày đặc đang tiến hành các vụ nổ hạt nhân ngầm và các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo trong lúc phải vật lộn về có đủ lương thực nuôi người dân. Sự phụ thuộc của Bắc Hàn vào Trung Quốc, quốc gia có chung đường biên giới, gia tăng khi các lệnh trừng phạt quốc tế đối với các chương trình hỏa tiễn và hạt nhân làm giới hạn khả năng bảo đảm tín dụng quốc tế và thương mại của Bình Nhưỡng. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Người chú của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, Chang Song-taek, đã hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Bắc Kinh – chỉ dấu chứng tỏ ảnh hưởng gia tăng của ông này tại Bình Nhưỡng. text: Ông Barwick đã có các cuộc trao đổi với đội trưởng đội tuyển Anh John Terry, HLV đội tuyển xứ Wales John Toshack, chủ tịch LĐBĐ châu Âu Michel Platin, và nhân vật huyền thoại của bóng đá Đức Franz Beckenbauer. Ông sẽ tham khảo ý kiến của Steven Gerrard, HLV Arsenal Arsene Wenger, hai nhân vật quan trọng của bóng đá Anh Sir Bobby Charlton, Sir Bobby Robson và HLV Manchester United Sir Alex Ferguson. Cựu HLV Chelsea Jose Mourinho hiện là ứng cử viên sáng giá cho chiếc ghế HLV đội tuyển Anh. Ông Barwick đã gặp các giám đốc của Liên Đoàn Bóng Đá Anh hôm thứ Năm và nói ông sẽ tìm ra một HLV có 'đẳng cấp quốc tế'. Ông cũng nói thêm là ông không phải chịu áp lực buộc phải tìm ra HLV sớm vì trận thi đấu chính thức của tuyển Anh sẽ chỉ diễn ra năm tới. Ông nhấn mạnh điều quan trọng là tìm được người tốt nhất cho chiếc ghế HLV trưởng. Barwick nói tại cuộc họp rằng ông sẽ cùng hợp tác với giám đốc về phát triển bóng đá, Sir Trevor Brooking, để tìm người thay thế ông Steve McClaren, và sẽ tham khảo ý kiến hai cựu HLV đội tuyển Anh, ông Graham Taylor và Glenn Hoddle. Liên Đoàn Bóng Đá Anh vẫn chưa đưa ra danh sách những ai có thể được mời phỏng vấn. "Công việc lớn nhất" Cựu HLV trưởng đội tuyển Anh và hiện đang dẫn dắt câu lạc bộ Manchester City, Sven-Goran Eriksson, nói ông Mourinho có đủ những tiêu chuẩn để trở thành HLV đội tuyển Anh nhưng cùng lúc nói rằng dẫn dắt đội tuyển Anh không phải là một công việc dễ dàng. Ông nói: "Ông Mourinho đã chứng tỏ ông là một HLV giỏi khi giúp CLB Porto và Chelsea giành những giải thưởng lớn và ông có thể giúp đội tuyển Anh giành chiến thắng như vậy". "Nhưng trở thành HLV đội tuyển Anh, bạn phải thắng hết mọi trận đấu, không được làm gì trong đời tư của bạn và cũng không kiếm quá nhiều tiền". "Đó là những tiêu chuẩn mà bạn cần và nếu có những điều đó, bạn quả thực là hoàn hảo". "Tôi không muốn nói rằng tôi ủng hộ Mourinho vì tôi ủng hộ tất cả mọi người và đó cũng không phải là công việc của tôi. Nhưng công việc lớn nhất ở châu Âu và cả trên thế giới đó là làm HLV đội tuyển Anh". "Champions League là một giải lớn và tuyệt vời nhưng so sánh nó với World Cup? Nó chẳng là gì. World Cup đang là và sẽ mãi mãi chiếm vị trí số một". Giám đốc điều hành Liên Đoàn Bóng Đá Anh (FA), Brian Barwick, sẽ tham khảo ý kiến những nhân vật có tiếng trong làng bóng đá châu Âu để tuyển mộ một HLV có 'đẳng cấp quốc tế' cho đội tuyển Anh. text: Thủ tướng Angela Merkel và đồng minh CDU Thủ tướng Phúc được đón ở Đức thế nào? Putin 'từ chối nhận chó là quà từ chính phủ Nhật' Đảng FDP rút khỏi đàm phán sau bốn tuần họp với khối CDU/CSU của bà Merkel và đảng Xanh. Bà Merkel nói bà rất lấy làm tiếc, và sẽ chính thức thông báo với Tổng thống rằng đàm phán thất bại. Khối của bà Merkel thắng cử hồi tháng Chín, nhưng cần phải thành lập chính phủ liên minh. Tại Đức, đây là khủng hoảng chính trị chưa từng có mà có thể đe dọa chấm dứt thời đại Merkel. Do kết quả bầu cử kém hồi tháng Chín, bà Merkel chỉ có thể tìm kiếm liên minh cầm quyền. Có thể Đức sẽ phải tổ chức bầu cử lại. Theo phóng viên BBC Jenny Hill tại Berlin, bà Merkel nay "phải chiến đấu cho sự tồn tại chính trị". Trên lý thuyết, bà Merkel có thể thành lập chính phủ thiểu số với đảng Xanh. Nhưng như vậy, bà sẽ phải vất vả tìm ủng hộ cho mọi cuộc bỏ phiếu. Một đảng khác, SPD, đã bác bỏ khả năng liên minh với bà. Nếu đảng này không thay đổi quyết định, có thể sẽ xảy ra bầu cử mới. Lãnh đạo FDP Christian Lindner rút khỏi đàm phán Đàm phán thành lập chính phủ liên minh đã sụp đổ tại Đức, khiến bà Angela Merkel đối diện thách thức lớn nhất sau 12 năm cầm quyền. text: Báo chí trong nước cho hay hàng trăm người đã đổ ra bãi biển Cửa Đại (Hội An) để thu gom váng dầu dạt vào bờ. Được biết váng dầu bắt đầu tràn vào bờ từ hôm 30/1, nhiều nơi biển đen sẫm màu hắc ín. Nhiều khu nghỉ mát, khách sạn trên bờ biển đã phải khuyến cáo khách không xuống tắm biển, trong khi huy động nhân viên và người ngoài dọn dẹp. Cơ quan môi trường thành phố Đà Nẵng cho hay một số nơi ở thành phố cũng bị ảnh hưởng. Được tin dầu tràn từ một chiếc tàu kéo xà lan của nước ngoài bị thủng và lật nghiêng ngoài khơi biển Nha Trang. Dầu tràn là sự cố thường hay xảy ra tại các vùng biển đông tàu bè qua lại. Nhiều khi dầu tràn gây tác hại rất lớn đối với môi trường và sức khỏe con người. Giới chức Hội An cho biết đã kêu gọi hàng ngàn người tham gia khắc phục sự cố để giảm thiểu ảnh hưởng tới ngành du lịch, nguồn thu nhập chính tại địa phương. Hàng chục cây số bờ biển tỉnh Quảng Nam, trong đó có thị xã Hội An, hiện đang bị sự cố tràn dầu từ một nguồn mới được xác định là một tàu kéo xà lan. text: Sau hai ngày bạo lực liên tiếp, ít nhất 41 người thiệt mạng. Đình công đã nổ ra sau khi có giao tranh trên đường phố, bắt nguồn từ quyết định đình chỉ một thẩm phán hàng đầu Pakistan của tổng thống Pervez Musharraf. Nay nhà chức trách ra lệnh cấm tụ họp trên năm người trong thành phố. Các phóng viên nói tình trạng bạo lực vào cuối tuần đã đánh dấu việc leo thang khủng hoảng bắt đầu từ tháng Ba. Trong hai tháng nay, vị thẩm phán vừa bị đình chỉ Iftikhar Chaudhry đã trở nên tâm điểm của các cuộc biểu tình đòi chấm dứt chế độ quân nhân. Hai ngày bạo lực Cảnh sát trưởng Karachi Azhar Farooqi nói với hãng thông tấn Reuters rằng bạo lực đã không xảy ra hôm thứ Hai, tuy không khí trong thành phố khá căng thẳng. Ông Farooqi nói: " Thành phố hoàn toàn bị tê liệt, các cửa hàng đóng cửa hết và không có mấy giao thông công cộng." Các đảng đối lập đã kêu gọi đình công toàn quốc và tổ chức một ngày tưởng niệm để phản đối bạo lực. Trong khi đó, giới chức địa phương đã cấm tất cả các cuộc tuần hành chính trị trong khi cố gắng thiết lập trật tự. Người phụ trách an ninh tỉnh Sindh, ông Ghulam Muhammad Muhtaram, nói với hãng thông tấn AFP rằng nhà chức trách đã cấm tụ tập trên năm người tại Karachi bắt đầu từ thứ Hai. Karachi là thủ phủ của tỉnh này. Quân đội đã được triển khai trong thành phố, thế nhưng người ta vẫn nghe thấy tiếng súng ở nhiều nơi. Nhiều cửa hàng và xe cộ bị đốt cháy trong khi cảnh sát bị ném đá. Một cuộc đình công đã làm tê liệt thành phố Karachi của Pakistan, khiến các cửa hàng đóng cửa và giao thông gián đoạn. text: Nga đã bán cho Trung Quốc hệ thống S300 Người này, được nói là có tên Đồng Thắng Dũng, bị bắt tại Moscow ngày 28/10 năm ngoái trong khi đang làm phiên dịch. Nhưng vụ bắt giữ không được công bố cho báo chí cho đến bây giờ. Cáo buộc nói ông tìm kiếm tài liệu về hệ thống tên lửa đất đối không S300 thời Liên Xô. Ông Đồng bị cho là làm việc theo chỉ dẫn của Bộ An ninh Trung Quốc, theo lời cơ quan tình báo Nga FSB. Họ nói trên giấy tờ, ông là phiên dịch cho các đoàn nhà nước. Nga vốn đã cung cấp hệ thống S300 cho Trung Quốc, và Bắc Kinh cũng được giấy phép tự sản xuất. Tại Nga, S300 đã được thay bằng hệ thống S400. Một công dân Trung Quốc bị Nga buộc tội gián điệp vì tìm cách hối lộ để lấy thông tin hệ thống tên lửa. text: Trong khi đó nguyên thủ quốc gia của một số nước lớn như Pháp, Đức, TQ, Nam Hàn sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh bắt đầu vào ngày thứ Sáu. Tuy nhiên như p/v đài BBC Kylie Morris tường thuật từ Hà Nội, chủ đề quyền hội viên của Miến Điện và yêu cầu trả tự do cho lãnh tụ dân chủ Aung Sann Suu Kyi đã gây nhiều tranh cãi. EU sẽ có các biện pháp chế tài với Rangoon vì không trả tự do cho bà Suu Kyi trước hội nghị thượng đỉnh ASEM. Các công ty Âu châu cũng không được bỏ tiền ra cho bất kỳ hoạt động gì có liên quan đến quyền lợi nhà nước ở Myanmar. Danh sách các nhân vật lãnh đạo Miến Điện cấm sang Âu châu sẽ gia tăng, nhưng những người chỉ trích nói đây chỉ là chế tài một cách giới hạn. Đàm phán gai góc Quan điểm của Asean là Myanmar, cùng với Lào và Campuchia cần phải được tham gia ASEM cùng một lúc với 10 nước thành viên mới của EU. Tuy nhiên Âu Châu lại có cái nhìn khác. Nghị viện Âu Châu hồi đầu năm ra nghị quyết nói rằng quyền hội viên của Miến Điện gắn liền với những cải thiện về nhân quyền cơ bản tại nước này. Tuy nhiên sau đó các nước trong diễn đàn đã đạt được một thỏa hiệp cho phép Miến Điện tham dự, tuy nhiên chỉ được gửi một phái đoàn cấp thấp. Cạnh đó EU còn đe dọa thi hành thêm các biện pháp chế tài nếu như Rangoon không thả Aung Sann Suu Kyi. Phó thủ tướng Anh John Prescot đại diện cho Anh đang ở Hà Nội nói rằng nhân sự việc này ông sẽ nhấn mạnh đến quan ngại của Anh. Các nước EU kêu gọi Rangoon phải cải thiện tình trạng nhân quyền và cải tổ chính trị, cho phép đối lập được hoạt động. Những điều bất ngờ? Tuy nhiên sự việc không hề rõ ràng tại phiên họp thượng đỉnh tại Hà Nội lần này. Miến Điện cuối cùng đã gửi tân ngoại trưởng Aung Win tới dự ASEM, cùng với hai bộ trưởng nữa, các phóng viên cho rằng đây không phải là một phái đoàn cấp thấp. Có tin đồn rằng một số lãnh đạo của Âu Châu, như tổng thống Pháp Jacques Chirac có thể sẽ tẩy chay lễ kết nạp thành viên như để nói lên sự bất bình của Pháp. Mọi chuyện xảy ra theo chiều hướng khiến người ta chờ đón một ASEM nhiều sóng gió tại Hà Nội. Mười ba tân thành viên, bao gồm 10 nước ở Âu Châu và 3 nước tại Đông Nam Á chính thức tham gia ASEM trước sự chứng kiến của lãnh đạo của hơn 30 quốc gia khác trong khối EU, và ASEAN. text: Truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ chiếu hình một phi cơ bốc cháy Người lính này chết khi trực thăng bị phiến quân bắn trúng ở miền bắc Syria, nơi chiến đấu cơ Nga bị bắn rơi trước đó. Đạn của quân nổi dậy bắn lên từ mặt đất cũng đã giết chết một trong hai phi công của chiến đấu cơ sau khi họ nhảy ra khỏi chiếc máy bay bị bắn hạ. Tổng thư ký Nato nói khối này đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ khi Điện Kremlin cảnh báo “hậu quả nghiêm trọng”. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã trấn an người đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong cuộc điện đàm thể hiện sự ủng hộ của Mỹ cho việc bảo vệ chủ quyền. Nhà Trắng nói hai vị nguyên thủ đã thống nhất cần giảm căng thẳng cho tình hình hiện tại. "Đâm dao sau lưng" Thổ Nhĩ Kỳ nói chiếc phi cơ đã bay vào không phận nước này, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chiếc Su-24 đã bị bắn hạ bởi một tên lửa đối không khi đang bay trong vùng trời Syria. Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg nói ông ủng hộ quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nói sau một phiên họp khẩn cấp của liên minh: “Chúng tôi đoàn kết với Thổ Nhĩ Kỳ và ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của đồng minh của Nato chúng tôi, Thổ Nhĩ Kỳ” Ông cũng kêu gọi cả hai bên nỗ lực xuống thang tình hình. Tổng thống Putin mô tả việc bắn hạ chiếc phi cơ là một cú “đâm dao sau lưng”. Tổng thống Putin nói bắn hạ chiếc phi cơ là một cú “đâm dao sau lưng” Cắt đứt liên lạc với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, bộ trưởng quốc phòng Nga nói một chiến hạm có trang bị hệ thống phòng không sẽ được đưa tới Địa Trung Hải nhằm tiêu diệt “bất cứ mục tiêu nào cho thấy nguy cơ ” đe dọa quân Nga tại đây. Quân đội Nga nói máy bay ném bom Nga ở Syria giờ sẽ được chiến đấu cơ yểm hộ. Quan chức Quốc phòng Nga, Trung tướng Sergey Ridskoy cho biết số người còn lại của lực lượng giải cứu trên hai chiếc trực thăng Mi-8, đã được sơ tán an toàn tới căn cứ không quân Humaymim của Nga gần Latakia, Syria. Ông cho biết: “Trong suốt nhiệm vụ giải cứu, một trong hai chiếc trực thăng bị bắn hỏng và phải đáp khẩn cấp. Một lính thủy quân lục chiến đã thiệt mạng.” Lính nổi dậy người Turk cho thấy một phần thiết bị giống như từ một chiếc dù gần ngôi làng Yamadi miền Bắc Syria Viên tướng này cũng cho biết, một trong hai chiếc trực thăng đã bị phá hủy trên mặt đất bởi “đạn súng cối” khi vừa đáp khẩn cấp xuống. Lính nổi dậy Syria nói họ bắn nổ chiếc trực thăng khi nó vừa đáp xuống bằng tên lửa chống tăng, đồng thời công bố đoạn băng video của đợt tấn công. Kêu gọi 'bình tĩnh' Người dân Nga được khuyến cáo không nên du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ - điểm đến vốn quen thuộc của dân Nga. Ngoại trưởng Nga Lavrov nói nguy cơ khủng bố ở đây không thua gì Ai Cập, nơi một máy bay dân sự của Nga đã bị bắn hạ bằng bom tháng trước. Một trong những công ty du lịch lớn nhất của Nga, Natali Tours, đã tạm hoãn các chuyến đi tới Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói quân đội nước này đã hành động theo đúng nguyên tắc của họ. Ông nói: “Mọi người phải tôn trọng quyền bảo vệ biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ.” Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và Liên Hiệp Quốc kêu gọi sự bình tĩnh. Nga kêu gọi người dân không nên du lịch đến Thổ nhĩ Kỳ Tổng thống Obama nói xác định chính xác vụ việc đã xảy ra thế nào là điều quan trọng và phải có biện pháp “ngăn chặn bất cứ sự leo thang nào”. Nhưng ông cũng nói sự việc đã chỉ ra một “vấn đề hiện thời” với các hoạt động của Nga tại Syria, và cho rằng nếu Nga nhắm đến mục tiêu tấn công là IS, hơn là “điều tiết” lực lượng đối lập Syria, thì sự cố trên có lẽ đã không xảy ra. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đứng về hai phe đối lập trong xung đột tại Syria. Nga ủng hộ đồng minh là Tổng thống Bashar al-Assad trong khi Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi lật đổ ông. Một lính thủy quân lục chiến Nga đã thiệt mạng trong chuyến trực thăng giải cứu phi hành đoàn từ chiến đấu cơ bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ gần biên giới Syria hôm thứ Ba 24/11. text: Hiện chưa rõ làm thế nào ông Trọng biết tin anh trai sắp bị bắt Khi bị bắt hồi tháng Hai năm nay, ông Trọng đang là đại tá và đã được thăng cấp lên làm cục trưởng Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội của Bộ Công an. Ông Trọng bị đề nghị truy tố về tội ‘Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài’ theo Điều 275 Bộ Luật hình sự. Công an và giang hồ Cùng bị đề nghị truy tố với ông Trọng trong cùng một vụ việc là bảy bị can khác, trong đó có lãnh đạo các đơn vị của Công an Hải Phòng và một đối tượng được cho là ‘giang hồ cộm cán’ ở thành phố này. Theo kết quả điều tra của Bộ Công an do báo chí trong nước dẫn lại, sau khi biết tin anh trai sắp bị khởi tố, bắt tạm giam hồi tháng 5/ 2012, Dương Tự Trọng đã chỉ đạo thuộc cấp là Trung tá Hoàng Văn Thắng cùng một người có tên là Phạm Minh Tuấn lên Hà Nội đón ông Dũng về Hải Phòng rồi đi Quảng Ninh để tìm đường trốn sang Trung Quốc. Tuy nhiên, không vượt biên sang Trung Quốc được, ông Dũng được đưa trở lại về Hải Phòng ẩn náu rồi sau đó khoảng một tuần được đưa vào Thành phố Hồ Chí Minh để trốn sang Campuchia. Ngày 24/5 năm ngoái, ông Dương Chí Dũng đi cùng một người, Đồng Xuân Phong, từ Campuchia sang Singapore để làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ. Công an Việt Nam nói do đã có thông báo cho Interpol nên ông Dũng không được nhập cảnh vào Mỹ. Ông Dũng quay lại Campuchia sau đó và bị bắt ngày 4/9. Ông Dương Tự Trọng bị cáo buộc hai lần chuyển tiền sang Campuchia cho anh trai chi tiêu trong thời gian lẩn trốn. Theo tờ Người Lao Động thì trong số những người tổ chức cho ông Dũng bỏ trốn có một người là ‘đối tượng giang hồ có tiếng ở Hải Phòng’: Trần Văn Dũng, tức Dũng ‘Bắc Kạn’. Ngoài ra báo chí trong nước còn cho biết thêm là quá trình điều tra ông Trọng đã hé lộ thêm chi tiết ông này bao che cho một đối tượng có tên là Đồng Xuân Phong, vốn từng là cán bộ Hải quan Hải Phòng bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh truy nã về tội buôn lậu. Theo đó, ông Trọng không những không bắt giữ Đồng Xuân Phong mà còn nhờ người này phối hợp tổ chức cho anh trai vượt biên chạy trốn. Trên các diễn đàn mạng đã xuất hiện các lời chỉ trích rằng ‘công an Hải Phòng có quan hệ với xã hội đen’ và rằng ‘sếp công an bắt tay với trùm buôn lậu, lưu manh’. Người Lao Động còn cho biết thêm chi tiết về kết quả điều tra ông Trọng là ông này đã yêu cầu thuộc cấp cấp hai thẻ căn cước ghi tên giả nhưng có gắn hình ông để ‘phục vụ mục đích cá nhân’ và một trong hai thẻ căn cước giả này đã ‘được sử dụng để đăng ký khai sinh tên cha cho hai con của một phụ nữ trú tại Quận Cầu Giấy, Hà Nội’. Bộ Công an Việt Nam đã đề nghị Viện kiểm sát truy tố ông Dương Tự Trọng, vốn từng là phó giám đốc và thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hải Phòng, về tội giúp cho anh trai là ông Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Vinalines, bỏ trốn ra nước ngoài. text: Ông Zalmay Khalilzad nhận xét sau khi đọc báo cáo của đặc sứ LHQ phụ trách Miến Điện là Ibrahim Gambari. Báo cáo của ông Gambari nhận xét rằng tướng lĩnh lãnh đạo Miến Điện đang có những thay đổi cụ thể. Ông Gambari nói những cuộc gặp của ông với giới tướng lãnh của Miến Điện mang lại những kết quả tiến bộ. Ông nói với Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ là mặc dầu chuyến thăm của ông không đạt được tất cả các mục tiêu đề ra nhưng cũng thu được những "kết quả tích cực". Tuy vậy, các nhà ngoại giạo phương Tây tỏ thái độ nghi ngờ về cam kết đối thoại thực sự của chính quyền Miến Điện. Báo cáo của ông Gambari được đưa ra trước khi có một cuộc bán đấu giá các viên đá quý ở Rangoon kéo dài trong hai tuần - vốn là một nguồn thu nhập chính cho tập đoàn quân sự cầm quyền. Các nhóm nhân quyền kêu gọi tẩy chay vụ đấu giá. 'Đối thoại quan trọng'. Ông Gambari vừa mới kết thúc chuyến thăm Miến Điện lần thứ hai kể từ khi quân đội đàn áp tàn bạo những cuộc biểu tình chống chính phủ trong tháng Chín. Tuy không được phép gặp người đứng đầu tập đoàn quân sự, là tướng Than Shwe, đặc phái viên LHQ mô tả tình hình "có khá hơn mấy tuần trước đây". Ông nói: "Nói chung, kết quả tích cực của chuyến thăm này là chính phủ Miến Điện có thể sẵn sàng phản ứng những quan ngại của cộng đồng quốc tế". Sau chuyến thăm của ông, lãnh tụ đấu tranh cho dân chủ đang bị quản thúc, bà Aung San Suu Kyi, được phép đưa ra một tuyên bố và gặp các thành viên Đảng NLD của bà lần đầu tiên trong hơn bốn năm. Bà cũng có cuộc trao đổi thứ hai với một quan chức được chính quyền quân sự chỉ định làm sĩ quan liên lạc. Ông Gambari nói ông hy vọng những tiến bộ này sẽ dẫn đến một sự 'đối thoại quan trọng và đưa ra được kết quả cụ thể'. Ông cũng đã kêu gọi chính phủ trả tự do cho bà Suu Kyi. Tuy vậy nhiều nhà ngoại giao phương Tây tỏ ra nghi ngờ thiện chí của giới tướng lãnh Miến Điện về tiến trình đối thoại thực sự. Đặc phái viên của Hoa Kỳ tại LHQ, Zalmay Khalilzad, nói: "Chúng tôi không tin rằng có sự thay đổi quan trọng trong thái độ của chính quyền quân sự trong việc tiến hành hòa giải dân tộc thực sự". Phóng viên BBC tại LHQ, Laura Trevelyan, nói HĐBA cũng chia rẽ về việc chính phủ Miến Điện thực sự cam kết thay đổi hay chỉ dành thời gian giả bộ hợp tác với LHQ và bà Aung San Suu Kyi. 'Kiếm tiền nhanh' Trong khi đó, một cuộc đấu giá về các loại đá quý được cho là sẽ thu hút hàng ngàn các nhà kinh doanh quốc tế. Miến Điện là một trong những nước sản xuất lớn nhất các loại đá quý như hồng ngọc (ruby). Nhưng các nhóm đấu tranh cho nhân quyền nói chính quyền dùng lao động bắt buộc để đào tìm đá quý và dùng tiền xuất khẩu đá quý để tài trợ cho tập đoàn quân sự. Arvind Ganesan thuộc Human Rights Watch nói: "Việc bán những viên ngọc này mang lại cho giới tướng lãnh những khoản tiền nhanh để tiếp tục cầm quyền". Human Rights Watch kêu gọi tẩy chay việc mua bán các loại đá quý với Miến Điện, nhưng đa số những người tham gia vào cuộc đấu giá này lại đến từ các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc - những nước phản đối việc trừng phạt Miến Điện. Đặc sứ Hoa Kỳ tại LHQ Zalmay Khalilzad nói Miến Điện chưa có biểu hiện chấp nhận cải tổ dân chủ. text: Uỷ viên Âu châu Poul Nielsen nói rằng ''Vatican đang làm tổn hại và mang lại sự đe dọa lớn đối với mạng sống của hàng triệu người''. Lời bình luận của ông được đưa ra để phản hồi đối với một nghiên cứu của Vatican nói rằng virus HIV làm người ta mắc bệnh Aids - có thể lọt qua bao cao su và gây nhiễm. Nghiên cứu do Hồng Y Alfonso Lolez Trujillo, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Vatican về Gia đình đã hậu thuẫn cho các nhận xét như vậy với những dẫn chiếu khoa học. Nhóm làm chương trình Panorama của BBC đã dành 6 tháng để nghiên cứu liệu những nhận định đó của Hồng Y Trujilo về bao cao su và HIV có điều gì đúng hay không. Hồng Y Trujillo, người được biết tới tại Vatican với lập trường cứng rắn đối với tránh thai nói với Panorama vào năm ngoái là ''Virus bệnh Aids nhỏ hơn tinh trùng khoảng 450 lần''. Ông nói: ''Các khoa học gia nhận thấy rằng có một mức độ không chắc chắn, có thể là 15%, 18% hoặc 20%.''. Trong tờ trình của mình, Hồng Y Trujillo biện luận rằng có thể có tới ''hàng triệu bao cao su bị rò rỉ''. Ông nói rằng không có điều gọi là tình dục an toàn và nói thêm rằng quan hệ tình dục dùng bao cao su chẳng khác ''tự sát'' với Aids. Hồng Y Trujillo cũng biện luận rằng cổ vũ các giá trị gia đình sẽ hiệu quả hơn để chống HIV hơn là dùng bao cao su, dẫn chiếu Uganda là nước mà nơi việc hạn chế quan hệ và lối sống một vợ một chồng đã làm giảm lây nhiễm HIV. Ông Nielsen, Ủy viên Âu châu về Hỗ trợ Nhân đạo và Phát triển chỉ trích Vatican về điều ông gọi là ''thiếu tình yêu đối với con người'' và ''không có thiện chí xem xét tình hình một cách nghiêm túc''. Vatican trong khi đó đã từ chối tham gia phỏng vấn trên chương trình Panorama của BBC. Thế nhưng Giám mục Rafael Llano Cifuentes nói với chương trình này rằng ''con người đang bị lừa gạt'' bởi thông điệp rằng bao cao su có thể phòng ngừa nhiễm HIV. Ông nói ''Giáo hội là một người me. Có người mẹ nào sẽ cho con mình lên máy bay hay không khi bà biết rằng 15% rủi ro là máy bay sẽ rơi?'' Liên Hiệp Âu châu đã chỉ trích Giáo hội Công giáo với nhận định của họ về việc sử dụng bao cao su để phòng chống HIV là không an toàn. text: Chiếc xe khách bị biến dạng sau tai nạn Đây là vụ tai thảm khốc thứ hai liên tiếp tại Việt Nam trong vòng một tuần trở lại đây. Hồi ngày 7/6, một vụ tai nạn xe khách ở Khánh Hòa cũng đã khiến nhiều người chết và hàng chục người khác bị thương. Theo tờ Thanh Niên, chiếc xe khách gặp nạn trên đường Quốc lộ 1A đoạn qua thôn Ngọc Tam, xã Điện An, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Tờ này dẫn lời các nạn nhân sống sót trên xe nói họ 'nghe một tiếng rầm rất lớn', sau đó thì xe lăn xuống vệ đường lật ngửa. Trong khi đó, trang VnExpress trong bài đăng cùng ngày dẫn lời bà Nguyễn Thị Thanh Vân, một trong số những người có mặt trên xe nói "sau khi đụng vào taluy bên đường, chiếc xe chao đảo nhiều vòng rồi lật úp, đập ầm ầm xuống bờ kè trên quốc lộ." Nhiều hành khách hoảng sợ chui qua cửa kính thoát ra ngoài", bà Vân nói. Thanh Niên cho biết nhiều người hoảng sợ đập cửa kính cố thoát khỏi xe nên bị thương. Cảnh sát giao thông trong khu vực nhận định không có dấu hiệu va chạm giữa xe khách với các phương tiện khác, và cho rằng nhiều khả năng xe mất lái hoặc chạy quá tốc độ. Báo trong nước nói nhiều người dân địa phương, sau khi nghe tiếng động lớn đã chạy ra hiện trường và chống lưng chiếc xe, vốn lúc đó đang nằm ở một bờ kè nghiêng, giúp cho những người trong xe có thời gian thoát ra ngoài. "Nếu không có người dân nhiệt tình cứu giúp, chắc sẽ còn có nhiều người chết”, phụ xe Hùng được VnExpress dẫn lời nói. Thanh Niên cho biết tính đến 12 giờ trưa nay, đã có ba người thiệt mạng. 30 người bị thương đang được cấp cứu ở Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức và Bệnh viện đa khoa Điện Bàn. Tin trong nước cũng cho biết huyện Điện Bàn và Ban An toàn Giao thông Quốc gia đã có hỗ trợ cho mỗi người chết ba triệu đồng và một triệu đồng đối với người bị thương. Trước đó, ngày 8/6, ở Khánh Hòa cũng đã xảy ra một vụ tai nạn khác làm 7 người chết. Xe khách này được cho là chở hàng chục giáo viên một trường tiểu học tại Hòa Vang, Đà Nẵng cùng thân nhân của họ đi du lịch hè và đã đâm vào vách núi khi qua đèo. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với chính quyền các địa phương "khẩn trương có các giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường an toàn giao thông trên tuyến đường này." Ông Dũng cũng yêu cầu Bộ này "chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định bảo đảm an toàn kỹ thuật các phương tiện giao thông, nhất là xe vận tải hành khách, không để xảy ra tai nạn tương tự." Ba người chết và 30 người khác bị thương sau khi xe khách của công ty Mai Linh lao xuống vực ở Quảng Nam, báo trong nước đưa tin ngày 9/6. text: Tuy nhiên, có thông tin cho rằng cơ quan trung gian - Tổ chức Gaddafi – đã thoả thuận trả tiền cho các gia đình các trẻ em này. Động thái này cho thấy có thể Hội đồng Bồi thẩm Tối cao Libya sẽ lật ngược án tử hình này vào một ngày gần đây. Án xử tử hình đối với các bác sỹ và y tá này đã gây ra sự phẫn nộ trên thế giới. Họ cho rằng họ không có tội sau khi chủ tâm truyền máu có HIV vào các trẻ em ở bệnh viện Benghzi năm 1998. Bồi thường Phát ngôn viên của các cha mẹ các em này, Idriss Lagha (đồng thời cũng là cha của một nạn nhân) khẳng định rằng các bên liên quan đã đạt được thoả thuận cuối cùng, kể cả Liên minh châu Âu và chính phủ Libya. Ông Lagha nói thoả thuận này sẽ được thực hiện trong vòng vài giờ hoặc vài ngày tới. Từ thủ đô Tripoli, phóng viên Rana Jawad của BBC nói thoả thuận tài chính với gia đình của các em bé bị nhiễm HIV đồng nghĩa với việc họ sẽ từ bỏ quyền theo kiện để đòi án tử với các bác sỹ và y tá . Thoả thuận mới nhất cũng bật đèn xanh cho việc chấm dứt 8 năm tranh cãi. Nỗ lực ngoại giao Trong vài tháng gần đây, Liên hiệp châu Âu đã có những nỗ lực ngoại giao để đem lại tự do cho những bác sỹ và y tá bị bắt tại Lybia. Mỹ cũng tham gia, với việc Tổng thống Hoa Kỳ George Bush lên tiếng yêu cầu thả họ vào tháng 6. Về phía Libya, các gia đình của nạn nhân yêu cầu án cao nhất đối với các bác sỹ và y tá. Sáu người này đã bị buộc tội và bị xử án tử hình hai lần, lần đầu vào năm 2004 và lần hai vào năm 2006 trong phiên toà phúc thẩm. Đây là lần kháng cao cuối cùng của họ nên thu hút sự quan tâm theo dõi cả ở Libya và Bulgaria. Trong phiên toà, một trong các bác sỹ, Luc Montagnier, đã khai là nạn dịch trong bệnh viện bắt đầu từ trước khi các bác sỹ và y tá người nước ngoài bắt đầu làm việc tại đây. Phóng viên Đông Âu của BBC, Nick Thorpe, cho biết, chính quyền Tripoli bị kẹt giữa việc muốn hàn gắn quan hệ với phương Tây và bảo vệ tính nghiêm khắc của hệ thống pháp luật Libya. Có 68 trong số 438 trẻ em bị nhiễm vì bị truyền máu có HIV tại bệnh viện Benghazi đã qua đời. Toà án Tối cao Libya vừa phán quyết y án tử hình hồi năm 2004 đối với năm y tá Bulgaria và một bác sỹ Palestine vì truyền máu gây nhiễm HIV cho trẻ em. text: Washington nói nếu Bình Nhưỡng thử tên lửa đạn đạo tầm xa, đây sẽ là hành động khiêu khích và nó chỉ làm cho Bắc Triều Tiên bị cô lập thêm. Thay vào đó Hoa Kỳ đề nghị Bắc Triều Tiên trở lại đàm phán quốc tế về giải ráp. Tin tức trong thời gian gần đây cho hay Bắc Triều Tiên đã có những chuẩn bị để bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, loại có thể tới được đất liền ở Hoa Kỳ. Nếu Bình Nhưỡng tiến hành thử tên lửa như họ dự kiến thì đây sẽ là lần đầu tiên họ thử tên lửa tầm xa từ năm 1998. Bắc Triều Tiên có thể dùng đe dọa thử tên lửa để phá vỡ thế bế tắc trong đàm phán quốc tế về chương trình hạt nhân của nước này. Các đòi hỏi của Bình Nhưỡng đã bị Washington phớt lờ do họ đang phải tập trung giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran. Các chuyên gia ước tính Bắc Triều Tiên đã có đủ chất plutoni để sản xuất tám quả bom hạt nhân. Và nay, phóng viên đài BBC ở Seoul nói, nếu họ lại chứng tỏ được khả năng đưa bom tới tận Hoa Kỳ thì Washington khó có thể phớt lờ. Hoa Kỳ đã cảnh báo Bắc Triều Tiên không nên thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm xa mới của họ. text: Nguyên TBT Đỗ Mười xem duyệt binh tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/2005 "Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau một thời gian lâm bệnh nặng... đã từ trần hồi 23 giờ 12 phút ngày 1/10/2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108," thông báo của TTXVN tối thứ Hai viết. "Thông tin về lễ tang đồng chí Đỗ Mười sẽ được thông báo sau." Cố Tổng bí thư Đỗ Mười: 'Công, tội và di sản' Tổng bí thư, Chủ tịch nước 'nhất thể hóa' và tính chính danh Ông Đỗ Mười ra đi chỉ hơn mười ngày kể từ khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời. Tuy nhiên, thông báo này chưa nói rõ thể thức có phải là quốc tang và nếu có thì là bao nhiêu ngày cho ông Đỗ Mười. Ông Đỗ Mười, tên thật là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2/2/1917, tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thứ ba của nước CHXHCN Việt Nam từ tháng 6/1988 đến tháng 7/1991. Trước đó, ông từng là Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp XHCN tại miền Nam. Ông làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997. Từ tháng 12/1997, ông làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trước đó, hôm 28/9, báo VietNamNet dẫn lời ông Phan Trọng Kính, trợ lý của ông Đỗ Mười khẳng định: "Cụ nằm ở bệnh viện 108 gần 6 tháng nay". Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 101 tuổi Hai chiều ý kiến về cựu TBT Đỗ Mười Ruộng đất nông dân nơi an táng Chủ tịch Quang Chính trường Việt Nam sau khi Chủ tịch Quang qua đời Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói về Sấm Trạng Trình Phấn đấu và cơ cấu Từ một người nổi tiếng cứng rắn, bảo thủ ông lại gây ngạc nhiên khi ủng hộ cải cách tự do hoá kinh tế, theo một nhà quan sát từ Hoa Kỳ. "Ông ấy đã tiếp nối được di sản tự do hóa kinh tế của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh," nhà nghiên cứu Murray Hiebert từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) từ Hoa Kỳ nói với BBC. Ông Vũ Quang Minh, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia chia sẻ trên Facebook cá nhân: "Thời gian ông làm TBT là thời gian mà Việt Nam có những dấu mốc lịch sử có ý nghĩa chiến lược sống còn và những đột phá chưa từng có về đối ngoại: gia nhập ASEAN, ký Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện với EU, bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, bắt đầu đàm phán BTA..." 'Đánh tư sản mại bản' Về di sản của cựu Tổng bí thư Đỗ Mười, trả lời BBC hồi cuối tháng Chín, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng, hiện sống ở Hà Nội, nói: Ông Lê Khả Phiêu: Cần giảm số tổng cục Bộ Công an' Phan Văn Khải: Đường thành Thủ tướng Về vụ án xử ông Lê Hồng Hà "Một trong hai sự kiện nổi trội liên quan đến ông Đỗ Mười (cùng với việc dự Hội nghị Thành Đô) là chủ trương đánh tư sản hay còn gọi là "cải tạo công thương nghiệp". "Theo như tôi hiểu, ông làm điều này rất hung hăng vì học vấn ít, và cuồng tín cao." "Hệ lụy của việc cải tạo công thương nghiệp rất bi thảm, khốc liệt, để lại tai họa rất lớn cho dân tộc." "Nhưng có vẻ là trong nhiều năm ông Đỗ Mười tự hào về mình đã làm được việc kinh thiên động địa." "Đến lúc cuối đời, ông không có vẻ gì ăn năn, hối cải về sai lầm của mình cả." Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười tại đám tang cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt hồi tháng 6/2008 'Cầu thị' Trong khi đó, chuyên gia Lê Đăng Doanh, người từng làm thư ký kinh tế cho văn phòng của cựu Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, bình luận với BBC hồi tuần trước: "Theo như tôi hiểu, ông Đỗ Mười là Đảng viên thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Đảng." "Chủ trương "cải tạo công thương" là của tập thể lãnh đạo, còn những người khác có chức vụ cao hơn ông ấy trong Đảng." "Nếu những người này không đồng tình thì mình ông ấy không thể làm gì được." Ông Đỗ Mười (giữa) tại lễ tang Tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội hồi tháng 10/2013 "Sau khi được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1988, ông Đỗ Mười được ghi nhận gửi lời chúc doanh nghiệp làm ăn phát tài, thực hiện đầy đủ chính sách cải cách tiền tệ, chuyển đổi tỷ giá, phát triển kinh tế tư nhân..." "Ông cũng là lãnh đạo đầu tiên đi Nam Hàn mời gọi đầu tư vào Việt Nam." "Nói như vậy để thấy không nên quy trách nhiệm cá nhân cho ông Đỗ Mười vì đó là sai lầm của một thời kỳ." Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười vừa từ trần tối ngày 1/10, Thông Tấn xã Việt Nam cho hay. text: Dưới chân dãy Rockies ở Canada, Hồ Abraham trải dài khoảng 33km giữa đồng bằng Kootenay và Nordegg, một thị trấn ma nằm ở vùng quê Bighorn của Alberta. Con đường duy nhất trong mùa đông dẫn đến hồ nước nhân tạo này là đi xuyên qua đường cao tốc David Thompson, con đường có lẽ được đặt theo tên nhà thám hiểm quả cảm đã vẽ bản đồ cho hầu hết miền Tây Canada. Dù nhiệt độ dưới mức đóng băng và những cơn gió lạnh giá có thể làm rùng mình ngay cả những du khách đầy kinh nghiệm nhất, thì thứ họ nhận lại hoàn toàn xứng đáng. Khách ghé thăm nơi này sẽ được chào đón bằng cảnh quan tuyệt đẹp của những đỉnh núi ở cả công viên quốc gia Banff và công viên quốc gia Jasper chỉ cách nhau tí chút - cộng với hiện tượng tự nhiên bí ẩn trong hồ. Vào các tháng mùa đông, nhiệt độ quanh Hồ Abraham có thể xuống tới mức cực kỳ thấp và sức gió thổi tới 48km/h. Luồng gió băng giá di chuyển liên tục khiến băng trên mặt hồ luôn trong suốt, như tạo ra một cửa sổ nhìn vào vẻ đẹp siêu thực ẩn bên dưới: những bong bóng methane đóng băng. Giống nhiều hồ trên thế giới, Hồ Abraham thải ra khí methane quanh năm. Tuy nhiên vào mùa đông, quá trình sinh học này có thể tạo ra hiện tượng thị giác tuyệt đẹp như thế này. Khi vi khuẩn dưới hồ tiêu hóa các chất hữu cơ tan rữa, chúng thải ra lượng lớn khí methane thành bọt bong bóng và nổi lên trên mặt hồ. Khi bong bóng gặp nhiệt độ lạnh hơn trên mặt hồ, chúng đóng băng thành những cột lấp lánh, những bọt tròn màu sữa. Nhờ vào tình trạng trong suốt độc đáo trên bề mặt băng của hồ Abraham mà nơi này trở thành điểm nổi tiếng cho người ta đến chụp ảnh các khối bong bóng methane bên dưới. Tuy đẹp như vậy, nhưng bong bóng đóng băng chứa trong nó một hiểm họa bí mật. Ngoài việc cực kỳ dễ bắt cháy, khí methane là loại khí nhà kính cực mạnh, nó tích nhiệt hiệu quả gấp khoảng 25 lần so với khí CO2 trong thời gian 100 năm. Nếu mức khí methane tiếp tục tăng lên, Trái Đất sẽ nóng ấm lên theo. Scott Zolkos, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Alberta, đang tìm hiểu về hiện tượng tan băng vĩnh cửu trên nước ngọt, là hiện tượng có thể dẫn đến tỷ lệ khí methane tăng cao trong bầu khí quyển Trái Đất. Mặc dù Hồ Abraham không nằm trong vùng băng vĩnh cửu, nhưng đo đạc lượng khí methane bên dưới bề mặt hồ có thể giúp người ta hiểu thêm về việc hồ này sẽ ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu ra sao. Với Zolkos, cảnh quan yên bình quanh hồ là bối cảnh hoàn hảo cho nghiên cứu của anh. "Một trong những điều tuyệt vời của khoa học là cánh cửa luôn rộng mở để bạn tìm kiếm điều gì đó thú vị và không ngờ tới," Zolkos nói. Mê cung những vết nứt trên băng là nơi khí methane thoát ra và bay vào khí quyển. Bên cạnh những cấu trúc bong bóng tuyệt đẹp của khí methane dưới bề mặt hồ, thì chính bề mặt băng giá thường xuyên với gió mùa đông thổi qua và đánh bóng, cũng đẹp như tác phẩm nghệ thuật. Khi ông Alan Ernst và vợ, bà Madeline, tìm kiếm nơi để định cư ở dãy Rockies tại Canada, họ tới Hồ Abraham và ngay lập tức quyết định gắn bó với nơi này. Cuối cùng họ xây một nhà nghỉ du lịch sinh thái nhỏ ngay bên bờ hồ, và nơi này trở thành một trong những điểm đến được nhiều nhiếp ảnh gia yêu mến khi tới đây chụp ảnh bong bóng methane vào mùa đông. Ông Ernst luôn bị thu hút bởi những ngọn núi cao, nơi gần giống với quê nhà của ông ở Đông u. Dù ông đã có cả tuổi trẻ đi du hành khắp nơi, cuối cùng Hồ Abraham mới là nơi ông cảm thấy như trở về nhà. Ông và vợ đã sống 19 năm rời xa tiện nghi của thế giới hiện đại, và họ yêu thích như vậy. Ông Ernest thường mang máy ảnh đi và khám phá khu vực xung quanh. "Tôi luôn đem được điều gì đó khác biệt mỗi khi về nhà, nhưng hiếm khi tôi định sẵn là sẽ làm gì trước khi rời nhà. Tôi chỉ ra ngoài và lang thang chỗ này chỗ khác. Để tìm xem ngoài kia có gì cho đến khi tôi tìm được điều gì đó mình thích," ông Ernst nói. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel. M ột hồ nước ở Canada với cảnh tượng kỳ lạ: những bong bóng đóng băng ngay dưới mặt hồ như hàng ngàn viên ngọc xuyên qua băng tuyết. text: Thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm Trung Quốc dao động từ 2,49% đến 35,58% Bộ Công Thương Việt Nam cho biết một cuộc điều tra vào tháng Một cho thấy các hoạt động bán phá giá của Trung Quốc đã làm tổn thương nghiêm trọng các nhà sản xuất nhôm trong nước. Môt số đã phải ngừng sản xuất. Thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm của 16 công ty Trung Quốc dao động từ 2,49% đến 35,58% và có hiệu lực trong 5 năm kể từ 28/9. Nhập khẩu nhôm từ Trung Quốc vào Việt Nam năm ngoái đã tăng gần gấp đôi, lên tới ít nhất 62.000 tấn, Bộ Công thương cho biết thêm. Thống kê đã loại trừ lượng nhôm chỉ quá cảnh qua Việt Nam. Thương chiến Mỹ-Trung: VN có thể sẽ không tận dụng được hết cơ hội Mỹ áp thuế hơn 400% lên thép nhập khẩu từ VN GDP của VN 'tăng đột biến' vì chính trị hóa? Suy thoái kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Hồi tháng Sáu, Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá từ 3,45% lên 34,27% đối với một số sản phẩm thép của Trung Quốc. Năm nay, Việt Nam cho biết sẽ xử lý mạnh tay với hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc nhưng cố tình dán nhãn "Made in Vietnam" để tránh thuế Mỹ. Nhập khẩu nhôm từ Trung Quốc gần gấp đôi trong năm ngoái lên hơn 62.000 tấn Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này, về vật liệu và thiết bị cho vận hành sản xuất trong các lĩnh vực cần nhiều nhân công. Tám tháng đầu năm nay, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đã lên tới 25,11 tỷ đô-la từ 17,23 tỷ đô-la một năm trước đó. Việt Nam vừa áp thuế chống bán phá giá lên một số sản phẩm nhôm từ Trung Quốc, chỉ vài tháng sau khi đánh thuế tương tự lên các mặt hàng thép, trong nỗ lực nhằm kiềm chế thâm hụt thương mại ngày càng tăng với người láng giềng khổng lồ, theo Reuters . text: Như vậy Hàn Quốc là một trong số chưa đầy 10 nước đã hoàn tất đàm phán với Việt Nam, hay nói cách khác là chấp nhận tư cách thành viên WTO của Việt Nam. Năm ngoái, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Á Âu tại Hà Nội, Liên hiệp châu Âu đã ký thỏa thuận Hiệp định song phương với Việt Nam sau 10 vòng đàm phán khó khăn. Tuy nhiên Việt Nam còn phải hoàn tất đàm phán với nhiều quốc gia khác nữa, một số quốc gia đã đàm phán nhiều vòng mà chưa đạt kết quả. Thế nhưng đại sứ Việt Nam tại WTO, ông Ngô Quang Xuân, nói với đài BBC, việc kết thúc đàm phán với Hàn Quốc chứng tỏ Việt Nam đang đi đúng hướng về phía thời hạn cuối năm 2005 đặt ra cho việc gia nhập WTO. Khi được hỏi về những hoài nghi về mục tiêu cuối năm 2005 cho việc Việt Nam gia nhập WTO, ông đại sứ nói đây là những "ý kiến thận trọng" vì trên thực tế "mọi việc có thể diễn ra nhanh hơn người ta tưởng". Việt Nam chính thức nộp đơn gia nhập WTO năm 1996, tuy nhiên tới năm 2002 mới bắt đầu tham gia đàm phán về mở cửa thị trường. Những nước mà Việt Nam cần phải kết thúc đàm phán sớm là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, New Zealand và Úc. Các quan sát viên ghi nhận theo tiêu chuẩn hiện nay quyền hội viên của WTO sẽ được xem xét kỹ hơn kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001 vì có nhiều than phiền cho rằng Bắc Kinh đã không thực hiện lịch trình cải tổ mà chính phủ đã hứa với đối tác nước ngoài. Việt Nam và Hàn Quốc vừa kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. text: Ông Putin tiếp tục công kích các nước phương Tây về cuộc khủng hoảng Ukraine Các nước phương Tây đã phá vỡ các cam kết không mở rộng Nato và buộc các nước phải chọn giữa phương Tây và Nga, ông Putin nói với một tờ báo của Ai Cập. Những bình luận của ông được đưa ra giữa lúc đang có những hy vọng mới là một thỏa thuận hòa bình sẽ đạt được vào thứ Tư này. Nga bác bỏ các cáo buộc nói Moscow gửi lính tới và hỗ trợ cho các phiến quân. Cuộc giao tranh ở miền đông Ukraine đã cướp đi sinh mạng của hơn 5.300 người và khiến 1,5 triệu người phải ly tán nhà cửa. Ít nhất có chín quân nhân Ukraine đã bị giết chết trong vòng 24 giờ qua, các quan chức nói. Cuộc giao tranh được cho là rất căng thẳng ở quanh thị trấn Debaltseve, gần thành phố Donetsk hiện đang do các phiến quân kiểm soát. Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ có buối thảo luận vắn tắt với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Washington vào cuối ngày thứ Hai về kế hoạch hòa bình mà Đức và Pháp đã cố gắng đưa ra cho Ukraine và Nga. Các cuộc thảo luận tại Washington diễn ra vào lúc Hoa Kỳ đang cân nhắc việc gửi vũ khí tới cho chính phủ Ukraine. Cuộc khủng hoảng Ukraine đang được các lãnh đạo quốc tế tìm cách tháo gỡ Tại Washington, đã có những áp lực nhằm đòi Tổng thống Obama phải có quan điểm cứng rắn hơn, phóng viên BBC Rajini Vaidyanathan tường thuật từ thủ đô nước Mỹ. Một số quan chức, trong đó có các gương mặt cao cấp của đảng Cộng hòa như Thượng nghị sỹ John McCain, nói rằng cần phải có sự ủng hộ quân sự nào đó, phóng viên BBC nói thêm. Nhưng bà Merkel nói tại một cuộc họp an ninh hồi cuối tuần rằng bà không thể "tưởng tượng ra bất kỳ tình huống nào theo đó quân đội Ukraine được trang bị tốt hơn về thiết bị sẽ khiến Tổng thống Nga cảm thấy ông ấy sẽ thua về mặt quân sự". 'Lựa chọn nhân tạo' Vào lúc khởi đầu chuyến viếng thăm Ai Cập, Tổng thống Putin đã tiếp tục tấn công các nước phương Tây "hứa suông" khi hứa hẹn không mở rộng Nato để thu nhận cả các nước từng là thành viên Liên-xô, và do vậy đã phớt lờ lợi ích của Nga. Đã có những nỗ lực, ông Putin nói với báo al-Ahram của Ai Cập, "nhằm xé nát các quốc gia từng là một phần của cựu Liên bang Xô-viết và đẩy các nước đó tới việc phải có lựa chọn nhân tạo 'giữa Nga và châu Âu'. "Chúng tôi đã lặp đi lặp lại lời cảnh báo nước Mỹ và các đồng minh phương Tây của Mỹ về những hậu quả tai hại của việc họ can thiệp vào các công việc nội bộ của Ukraine nhưng họ đã không nghe chúng tôi," nhà lãnh đạo Nga nói. Ông cáo buộc các nước này đã ủng hộ cho một "cuộc đảo chính quân sự tại Kiev" - ý nhắc tới vụ lật đổ cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych hồi năm ngoái. Ông này đã bị mất quyền sau các cuộc biểu tình quanh việc ông quyết định vứt bỏ một thỏa thuận có nội dung đưa Ukraine xích lại gần với Liên hiệp Âu châu hơn. Kể từ đó, Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào thành của mình, và các phiến quân ở đông Ukraine đã tìm cách thiết lập quyền kiểm soát toàn bộ ở các vùng Donetsk và Luhansk. Cuộc khủng hoảng Ukraine là do phương Tây gây ra, Tổng thống Nga Vlaldimir Putin nói trong lúc ông đang thảo luận về các đề xuất của Pháp và Đức nhằm chấm dứt cuộc giao tranh giữa chính phủ và các phiến quân thân Nga tại Ukraine. text: Hơn 20 người đã bị thương trong sự cố ở huyện Mastung của tỉnh Baluchistan. Phóng viên BBC Aleem Maqbool nói Mastung là nơi từng xảy ra nhiều vụ tấn công trong quá khứ. Đây là tuyến đường hành hương sang Iran của nhiều người Hồi giáo Shia. Pakistan đã hứng chịu tình trạng bạo lực sắc tộc ngày càng xấu đi trong những năm gần đây. Tháng trước 23 người Shia Muslims bị thiệt mạng vì bom ở Rawalpindi. Hiện chưa nhóm nào nhận trách nhiệm cho vụ đánh bom trong ngày Chủ Nhật. Những tin tức đầu tiên nói vụ nổ được kích hoạt từ xa nhưng một quan chức chính phủ nói đó là cuộc tấn công tự sát. Các quan chức nói một số người đang bị trọng thương và con số tử vong có thể tăng thêm. Xe buýt được cho là đang trên đường tới nước Iran láng giềng, quốc gia với số đông người Shia và là địa điểm hành hương phổ biến. Thêm về tin này Một trái bom nhắm vào các xe buýt chở người hành hương Hồi giáo Shia ở tây nam Pakistan đã giết hại 19 người, theo các quan chức địa phương. text: Nhà tổ chức nói khoảng 20.000 người xuống đường ở Seoul đòi bà Park từ nhiệm Cuộc biểu tình xảy ra sau khi bà Park yêu cầu 10 vị cố vấn cao cấp từ chức, sau khi thừa nhận bà đã cho phép một người bạn lâu năm biên tập các bài diễn văn chính trị. Choi Soon-sil, người không nắm giữ bất kỳ vị trí nào trong chính quyền, cũng bị nghi ngờ can thiệp vào quá trình xây dựng chính sách và tận dụng các mối liên hệ của bà với tổng thống để trục lợi về tài chính. Hôm thứ Bảy 29/10, các công tố viên lục soát nhà riêng của một số trợ lý tổng thống. Nhiều máy tính và tài liệu của các quan chức được cho là đồng phạm của bà Choi đã bị thu giữ. 'Mất uy quyền' Cảnh sát nói khoảng 8.000 người biểu tình đã xuống đường vào tối thứ Bảy. Con số mà các nhà tổ chức biểu tình đưa ra là 20.000 người. Nhiều người mang biểu ngữ viết : "Hãy từ chức, Park Geun-hye". "Bà Park đã mất uy quyền của một tổng thống và cho thấy bà không có những phẩm chất cơ bản nhất để điều hành một đất nước," chính trị gia đối lập Jae-myung Lee được hãng tin AP dẫn lời nói. Tổng thống Park đã chính thức xin lỗi về vụ tai tiếng Một người biểu tình (phải) mang mặt nạ bà Choi Soon-sil Lời xin lỗi của bà Park về vụ tai tiếng được phát trên truyền hình vào tuần trước thất bại trong việc làm giảm căng thẳng mà thay vào đó lại khuấy lên các cáo buộc về cách quản lý sai của chính quyền. Vụ tai tiếng ảnh hưởng nặng nề tới sự ủng hộ đối với bà trước kỳ bầu cử năm tới, với một số đảng đối lập kêu gọi bà từ chức. Bà Park năm nay 64 tuổi, là phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Hàn Quốc sau khi giành chiến thắng năm 2012. Chính bà cũng là người đề nghị tổng thống được phép ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp. Bà Choi là con gái của lãnh tụ giáo phái Choi Tae-min, người đã dẫn dắt bà Park cho tới khi qua đời năm 1994. Bà Choi rời Hàn Quốc hồi tháng trước và hiện ở Đức, bà phủ nhận việc thu lợi tài chính qua các mối quan hệ của bà với chính phủ. Luật sư của bà nói bà ý thức rõ mức độ nghiêm trọng của sự việc và sẵn sàng trở về Hàn Quốc nếu các công tố viên triệu tập. Xem thêm chuyên mục về Hàn Quốc của BBC: http://www.bbc.com/vietnamese/topics/south_korea Hàng ngàn người xuống đường biểu tình ở thủ đô Seoul hôm 29/10, yêu cầu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye từ nhiệm. text: Mohammed Emwazi sinh ở Kuwait năm 1988, đã thực hiện các vụ giết con tin như Alan Henning, David Haines và các con tin Nhật Bản như Kenji Goto. Dragana Haines nói bà không muốn để chiến binh IS này 'chết trong danh dự'. Bà nói với BBC: "Tôi muốn hắn ta bị bắt sống. "Làm được đó điều sẽ không chỉ thỏa mãn về tinh thần cho các gia đình của tất cả những người bị hắn giết bởi nếu hắn bị giết lúc đang bị truy lùng chẳng hạn thì đó là cái chết trong danh dự cho chính hắn và đó là điều cuối cùng mà tôi thực sự muốn xảy ra'. "Tôi nghĩ hắn cần phải đối diện trước công lý nhưng không theo cách đó." Vào hôm 26/02, chiến binh thường chụp hình trong các vụ giết con tin của tổ chức mang tên Nhà nước Hồi giáo được xác nhận là Mohammed Emwazi. Người này là công dân Anh ở Tây London và đã có tên trong số bị an ninh Anh Quốc theo dõi. Emwazi, còn gọi là 'Jihadi John', đã thực hiện các vụ chặt đầu con tin bị IS bắt như Alan Henning, David Haines và các con tin Nhật Bản như Kenji Goto. Có vẻ như Emwazi, nói giọng London, đã sang Somalia năm 2006 và gần đây xuất hiện trong video chặt đầu con tin Mỹ James Foley hồi tháng 8/2014. Từng bị theo dõi Mohammed Emwazi sinh ở Kuwait năm 1988 và không rõ sang Anh năm nào nhưng đi học ở trường Quintin Kynaston Community, khu St John's Wood, Bắc London. Sau đó, người này vào học Đại học Westminster, ngành công nghệ thông tin. Emwazi được giới chức an ninh Anh chú ý lần đầu năm 2010 khi theo dõi những nghi phạm theo chủ nghĩa cực đoan có liên hệ với nhóm al-Shabab ở Somalia. Tên của Emwazi xuất hiện trong giấy tờ tòa án Anh như một đồng phạm với hai người đàn ông khác trở về từ vùng Sừng châu Phi sau khi có dính líu vào các hoạt động cực đoan tại đó. Tuy thế, Emwazi chưa bao giờ bị xử vì tội khủng bố ở ở Anh mà chỉ bị tạm giữ ở nước ngoài sau khi đến vùng Đông Phi năm 2009. Còn có tên nữa là Muhammad ibn Muazzam, người này cùng đi với hai nhân vật, một từ Anh và một từ Đức tới Tanzania. Ngay từ hồi tháng 11/2014, một băng video 16 phút do IS đưa lên mạng đã cho thấy rất nhiều chi tiết về thủ phạm, kể cả gương mặt, giọng nói và nơi ghi hình. Có ý kiến trong giới phân tích tin rằng IS cố tình thách thức liên minh các nước chống lại IS qua các video như vậy. Cùng thời gian, 'Jihadi John' (John thánh chiến) được xác nhận lần đầu qua giọng tiếng Anh thuần tuý của người sống và trưởng thành ở London. Nhiều cơ quan báo chí cho hay vào thời điểm đó, giới chức tình báo Anh và Mỹ đều có thể đã biết người này là ai nhưng chưa tiết lộ danh tính của 'Jihadi John'. Ngoài các con tin Phương Tây và Nhật Bản, có nhiều người Syria cũng bị IS hành quyết. Đa số họ là sĩ quan quân đội và phi công Syria bị IS bắt được. Vợ góa của nhân viên cứu trợ người Anh David Haines bị chiến binh của IS giết nói bà muốn bắt sống 'John thánh chiến' này. text: Báo chí Ba Lan nhân đây nhắc lại các đóng góp của ông trong quá trình làm biến đổi bản đồ chính trị châu Âu. Theo nhà báo Adam Michnik, chủ bút tờ Gazeta Wyborcza, giáo sư Brzezinski, cựu cố vấn an ninh của Tổng thống Jimmy Carter đã thay đổi hoàn toàn chính sách của Washington đối với Matxcơva, tạo tiền đề cho giai đoạn giải thể khối cộng sản Đông Âu thời Tổng thống Ronald Reagan. Là người gốc Ba Lan, ông Brzezinski sinh ngày 28.03.1928 ở Varsava trong một gia đình cha là nhà ngoại giao. Sang Mỹ từ nhỏ, ông đã đi vào nghiên cứu ngành Xô Viết học và làm biến đổi hoàn toàn tư duy của giới học giả và chính giới Mỹ bằng cuốn "The Soviet Block". Tác phẩm này đưa ra thuyết rằng các nước cộng sản Đông Âu, vì lý do lịch sử, kinh tế và tôn giáo, không phải là một khối thống nhất rắn chắc dưới lá cờ của Kremlin. Các động lực và mâu thuẫn nội tại của khối tạo điều kiện để Hoa Kỳ và Phương Tây dùng các chính sách cứng rắn và mềm mỏng tùy lúc để tạo thay đổi từ bên trong. Trên thực tế, Brzezinski dưới thời của Carter đã giúp xóa bỏ chính sách "Hòa hoãn vì ổn định" (detente) của Tây Phương với Liên Xô mà một lý thuyết gia nổi tiếng khác, Henry Kissinger, đề ra, để chuyển sang phản công, chia rẽ các phòng tuyến khác nhau của phe hiệp ước Varsava. Nhân quyền và các quyền dân chủ từ thời Carter được Hoa Kỳ nêu bật trong chính sách đối ngoại với Đông Âu trong khi quốc phòng lại giảm đi sự đe dọa tấn công trực tiếp bằng việc ký các thỏa ước giải trừ quân bị với nước Nga Xô-Viết. Hậu Chiến tranh Lạnh Sau khi cuộc đối đầu Đông Tây chấm dứt với sự tan rã của Liên Xô, Henry Kissinger đưa ra thuyết 'Giàn nhạc toàn cầu' cho rằng các nước trên thế giới nay giống Anh, Pháp, Nga, Đức và Áo-Hung thời Giàn giao hưởng châu Âu hồi thế kỷ 18, sẽ cạnh tranh ngoại giao một cách thực tiễn, phi ý thức hệ (realpolitik) vì quyền lợi và ảnh hưởng. Nếu lấy một hình ảnh gần gũi với văn hóa Đông Á thì thế giới hậu Chiến tranh Lạnh của Kissinger gần với thời Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Hoa ngày xưa. Brzezinski trái lại chia rõ thế giới ra bốn vùng rõ rệt và ở mỗi vùng, Hoa Kỳ cần có chính sách khác nhau và các giá trị vẫn có vai trò của chúng. Trong cuốn "The Grand Chessboard" (Bàn Cờ Lớn-1997), ông nhìn từ góc độ an ninh toàn cầu và quyền lợi của Hoa Kỳ để đặt ra bốn khu vực: châu Âu là đầu cầu dân chủ (Democratic Bridgehead); Nga là Hố Đen (Black Hole), khu vực Caucases và Trung Á là vùng Balkan mới, hàm ý hỗn loạn, của lục địa Âu-Á (Eurasia) và Đông Á là Mỏ Neo. Việc đặt Nga vào một khu vực riêng đã gây ra nhiều tranh luận, đặc biệt tại chính Nga vì người ta tin rằng giáo sư chính trị học Brzezinski vẫn còn nhiều ảnh hưởng đến chính giới Mỹ. Riêng về khu vực Mỏ Neo là Đông Á, ông đưa ra quan điểm rằng sự tăng trưởng kinh tế theo mô hình tư bản ở một loạt nước châu Á-Thái Bình Dương trong thời Chiến tranh Lạnh khiến vùng này là chỗ dựa về an ninh của Mỹ. Sự thăng tiến nhanh chóng về kinh tế-thương mại ngược lại cũng đặt các nước Đông Á vào thế cạnh tranh về năng lượng. Ở đây, sự vươn lên của Trung Quốc có vai trò quan trọng. Brzezinski cho rằng Hoa Kỳ cần kiềm chế sự vươn lên của Trung Quốc làm sao để nước này chỉ trở thành một cường quốc khu vực chứ không phải là cường quốc toàn cầu. Ngay từ năm 1997, Brzezinski cũng đã tiên đoán rằng thực phẩm và năng lượng sẽ là "gót chân Achille" của Trung Quốc. Hoa Kỳ vì thế, cần coi việc tiếp cận nguồn năng lượng và thực phẩm là một thứ vũ khí ngoại giao để kiềm chế Trung Quốc. Năm nay 80 tuổi, Zbigniew Brzezinski vẫn khoẻ, hiện là giáo sư trường Johns Hopkins ở Washington DC. Ông cũng thường trả lời báo chí, nhiều khi cùng với Henry Kissinger trong sự tương kính, dù quan điểm hai người khá trái ngược nhau trong một loạt lĩnh vực. Ông cũng nổi tiếng là người phê phán tổng thống George W Bush và chính sách an ninh, nhất là Trung Đông của Tòa Bạch Ốc, ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên. Hồi 2005, ông lên tiếng chỉ trích "sự khủng hoảng lãnh đạo" của nước Mỹ và cho rằng chính sách của ông Bush khiến Hoa Kỳ "trượt vào cuộc chiến với Hồi giáo". Tuần này có sinh nhật 80 tuổi của ông Zbigniew Brzezinski, nhà chiến lược hàng đầu của Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh. text: Lực lượng Ukraine đang giành lại các khu vực của quân ly khai trong những tuần gần đây Ukraine nói 10 lính dù đã bị bắt và họ công bố video thẩm vấn vài người trong số này. Một người được trích thuật nói "đây không phải là cuộc chiến của chúng ta". Vụ việc xảy ra ngay trước khi diễn ra một cuộc họp giữa Tổng thống Ukraine và Nga. Ông Petro Poroshenko và ông Vladimir Putin đang có mặt tại một hội nghị thượng đỉnh ở Belarus. Hơn hai ngàn người đã thiệt mạng trong mấy tháng giao chiến giữa lực lượng Ukraine và quân ly khai tại vùng Donetsk và Luhansk. Hai vùng này tuyên bố độc lập, tách ra khỏi chính phủ Ukraine tại Kiev sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea ở miền nam Ukraine hồi tháng Ba. Một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga được hãng thông tấn Nga RIA Novosti trích thuật nói: "Các binh lính này thực sự đã tham gia vào một cuộc tuần tiễn trên một khu vực thuộc biên giới Nga - Ukraine, và đã sơ suất vượt qua biên giới tại một điểm không có đánh dấu và theo chúng tôi được biết thì họ đã không kháng cự trước quân đội Ukraine khi họ bị bắt giữ." Nguồn tin này cũng nói khoảng 500 quân nhân Ukraine đã vượt qua biên giới vào những thời điểm khác nhau và nói thêm: "Chúng tôi đã không làm ầm ĩ lên về chuyện đó. Chúng tôi chỉ trao trả tất cả những ai tình nguyện trở về vùng lãnh thổ Ukraine qua những điểm điểm an toàn." "Bia đỡ đạn" Một bản tin trên truyền hình Ukraine đã chiếu các cuộc thẩm vấn với những binh lính này cho biết họ thuộc trung đoàn 331, sư đoàn dù Svirsk 98. Bản tin truyền hình cũng trích thuật một người được nêu danh tính là trung sĩ Andrei Generalov, nói: "Hãy ngưng việc gửi trai tráng của chúng ta tới đây. Tại sao? Đây không phải là cuộc chiến của chúng ta. Và nếu chúng ta không ở đây thì tất cả những chuyện này đã không xảy ra." Một người khác, có tên là Ivan Milchakov, thì nói anh ta đóng tại thị trấn Kostroma của Nga. "Tôi không nhận thấy chúng tôi đã vượt qua biên giới ở chỗ nào. Họ chỉ bảo chúng tôi là đi tuần trên một chặng dài 70 cây số trong ba ngày," quân nhân này nói. "Mọi thứ ở đây đều khác, không giống với những gì chiếu trên truyền hình. Chúng tôi tới đây như những tấm bia đỡ đạn vậy." Nga vẫn lặp lại bác bỏ của họ trước các cáo buộc của Ukraine và phương Tây rằng họ ủng hộ những người nổi dậy. Nga cho biết một nhóm quân nhân Nga bị bắt tại miền Đông Ukraine đã vượt qua biên giới do sơ suất. text: Tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng trước việc Bộ Tài chính cho phép tăng giá xăng bán lẻ, gây quan ngại về nguy cơ tái lạm phát Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/6, VN Index trượt xuống mức 498,52 điểm, đánh dấu phiên giảm thứ sáu liên tiếp và là mức thấp nhất kể từ ngày 23/5. Cổ phiếu của Vinamilk cũng đã trượt 3,7%, thấp nhất kể từ 15 tháng Tư. Cổ phiếu của PetroVietnam - công ty có giá trị lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, cũng mất 3,2%. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nhà nhập khẩu sản phẩm xăng dầu lớn nhất tại đây, đã tăng giá đối với loại xăng Ron 92, loại xăng phổ biến nhất, thêm 420 đồng/lít, đưa giá lên mức 23.750 nghìn đồng/lít theo thông cáo mà tập đoàn này đưa ra hồi 15/6. Công ty này cũng đã tăng giá dầu. Nguy cơ lạm phát Trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội hôm 14/6, phó thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng thừa nhận nguy cơ tiềm ẩn của lạm phát là khá cao. "Chúng ta đã kiềm chế được được lạm phát nhưng lạm phát cơ bản của ta còn rất lớn," ông Phúc nói. Việc tăng giá xăng, cộng với "tâm lý kém" đã kéo VN Index xuống thấp trong hôm nay, ông Michel Tosta, Giám đốc Giao dịch chứng khoán tại công ty Chứng khoán Bản Việt nhận xét. VN Index đã trượt tổng cộng 5,6% từ mức cao nhất trong năm được thiết lập ngày 7/6. Chỉ số này đã tăng 21% kể từ đầu năm đến này trong bối cảnh lạm phát giảm tốc, tạo khoảng trống cho phép Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất 8 lần kể từ tháng Ba năm 2012 để hỗ trợ tăng trưởng. Mức lạm phát của Việt Nam đã giảm tốc ở mức 6,36% hồi tháng Năm, thấp nhất kể từ tháng Tám năm 2012 và thấp hơn mức 6,61% trong tháng Tư. Tuy nhiên. hồi giữa tháng Năm, trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, ông Nguyễn Đồng Tiến, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nhận xét Ngân hàng Nhà nước khó có khả năng tiếp tục hạ lãi suất vì nguy cơ lạm phát. "Áp lực lạm phát vẫn còn và hiện có quá nhiều yếu tố có thể khiến lạm phát tăng nhanh vào cuối năm," ông Tiến nói. Chứng khoán Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong vòng ba tuần trở lại đây sau khi Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tăng giá, gây quan ngại trước việc lạm phát sẽ tăng tốc, hãng tin tài chính Bloomberg nhận xét trong tin đăng ngày 17/6. text: Năm người đã bị tạm giữ vì tham gia múa thoát y trong lễ tang, theo truyền thông nhà nước. Những buổi múa thế này từng phổ biến vì chủ nhà muốn thu hút thật nhiều người đến dự lễ tang. Nhưng các vụ bắt giữ ở tỉnh Giang Tô có thể đánh dấu việc chấm dứt tục lễ này ở nông thôn. Tân Hoa xã nói các viên chức địa phương đã ra lệnh ngừng "những màn trình diễn khiêu dâm" và yêu cầu người dân nộp trước kế hoạch tổ chức lễ tang. Các vụ bắt giữ diễn ra sau các màn múa thoát y trong một lễ tang của người nông dân. Lễ tang hôm 16-8 được nói là có 200 người tham dự. Truyền thông nhà nước tường thuật các màn diễn thoát y từng là tục lệ phổ biến để thu hút người tham dự lễ tang ở nông thôn. Người dân địa phương tin rằng càng nhiều người dự lễ, người chết càng được tôn vinh. Bên cạnh việc ra lệnh chấm dứt tập tục, các viên chức cũng nói người dân có thể trình báo "những việc xấu xảy ra ở lễ tang" qua một đường dây nóng. Chính quyền Trung Quốc đã tỏ ra không còn nhân nhượng với những người múa điệu thoát y trong lễ tang. text: Thế nhưng số người này có vẻ như đang rơi rụng dần. Từ 101 người tự ứng cử ban đầu ở TP. HCM, nay con số này đã rút lại thành 75 người, và chưa biết sẽ còn bao nhiêu người từ bỏ ý định ra tranh cử. Mới mười ngày trước đây, một người tự ứng cử đại biểu Quốc hội ở TP. HCM, ông Phạm Hữu Bình, đã nói với đài BBC về khát vọng trở thành đại biểu của dân: "Đang có yêu cầu cải tiến, bổ sung mạnh mẽ hơn nữa, dân chủ hơn nữa đối với Quốc hội, là nơi thực hiện công việc lập hiến, lập pháp, quyết định những chính sách, nhiệm vụ cơ bản, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của guồng máy quốc gia." Nhưng ngày hôm nay ông cho biết mình đã rút đơn vì lý do gia đình. "Hoàn cảnh gia đình của tôi cũng đơn chiếc. E rằng nếu mình đắc cử, sẽ không có đủ thì giờ để hoàn thành trọng trách của đại biểu Quốc hội trong tình hình mới." Mới và cũ TP.HCM là địa phương có số người tự nộp đơn ứng cử cao nhất, 101 người. Nhưng nay con số này đã rút lại còn 75 người tự ứng cử. Trong số người rút đơn, mới nhất và đáng chú ý còn có trường hợp ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Tư pháp. Trước đó tại Hà Nội, một quan chức mới về hưu, ông Đặng Hùng Võ, cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, cũng xin rút đơn tự ứng cử Quốc hội sau khi không được Ban Bí thư ủng hộ. Đối với các Đảng viên, giới quan sát ghi nhận đã từng có quy định về những điều “đảng viên không được làm”, trong đó ghi rõ đảng viên “không được tự ứng cử, hoặc tự nhận đề cử đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân…khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu hoặc cho phép.” Với những người ngoài Đảng, khả năng để họ được vào Quốc hội lại càng khó khăn hơn khi mà dự kiến tỉ lệ dân biểu ngoài Đảng sẽ chỉ chiếm khoảng 10%. Nhưng dẫu sao việc chưa bao giờ có nhiều người tự ứng cử như lần này cũng đã làm cho không khí chính trị ở Việt Nam sôi động hơn trong thời gian một, hai tháng qua. Còn bây giờ, nhiều người lại lục tục rút đơn và chưa biết đến khi đúc kết danh sách ở vòng hiệp thương thứ ba, sẽ còn bao nhiêu người ở lại, bao nhiêu người bị gạt ra. Việt Nam đã chứng kiến nhiều đổi thay trong kinh tế, nhưng chính trị vẫn là lĩnh vực nơi nhiều quy tắc cũ còn chưa thay đổi. =========================== Thanh, Sài GònNăm nay có thêm một quy định mới là biểu quyết "cử tri tại địa phương" xem người này có "xứng đáng" ra tranh cử không. Nếu biểu quyết không quá 50% thì không được đưa lên danh sách chính thức. Thực ra "dân địa phương" là một nhóm người "đại diện" cho cử tri tại phường, quận đó, khoảng 50 người được "chọn mặt gởi vàng" kỹ lưỡng để vô biểu quyết. Nếu bạn không được mời vô mà đến là bị công an tống cổ đi ngay. Kiểu làm việc cũng giống như "đấu tố" hồi năm 54 về cải cách ruộng đất. Người ta đọc tên người sẽ ứng cử lên, rồi mấy ông "đại diện cử tri" bình phẩm rằng ông này dù là học cao, trí thức luật sư nhưng "không gần dân" hoặc "không sát dân vì hay đi nước ngoài"... Thế là biểu quyết dưới 50%, thậm chí có người ! chỉ có 10% hay thấp hơn. Nhưng nếu để ý thì tất cả mấy ông do Đảng giới thiệu đều được 100%, còn những người tự ứng cử có vài ông may lắm được 50%, coi như "rớt" từ vòng ngoài. Điều đáng nói là đám người biểu quyết chỉ là ý kiến thiểu số thân với chính quyền, và đã được sàng lọc kỹ trước, thậm chí phát biểu cái gì trong cuộc họp đã được mớm mồi trước rồi, công kích ai, tâng bốc ai là đã có kịch bản và đạo diễn dàn dựng công phu. Tôi nghĩ mãi mà không ra, sao người ta không nghĩ khôn hơn một tí, sao không đưa lên hết, công khai thông tin về học vấn, thành tích của họ cho từng người dân bầu, gạch tên, như vậy có phải "công bằng" hơn không,"danh chính ngôn thuận" hơn không?! Dẫu biết rằng kết quả kiểm phiếu bây giờ đã có rồi. Một điều nữa là cuộc biểu quyết này không có quy định trong Luật bầu cử, hay nói cách khác là họ đang làm sai "luật". Báo chí trong nước chỉ nói "mé mé" thôi, không ai dám nói cả, chỉ dừng lại ở mức đưa tin ai được biểu quyết bao nhiêu phần trăm, không ai dám bình luận cả. Vậy thử hỏi người tự ứng cử rút đơn có dám nói hạch toẹt ra lý do mình rút đơn không? Thử hỏi như vậy bạn có rút đơn không nếu bạn là người có lòng tự trọng? Minh, Tp HCMĐại biểu quốc hội là những người đại diện cho dân,phản ánh những nguyện vọng của người dân,trách nhiệm của người ĐBQH là rất to lớn,thế nên,không phải ai cũng có đủ tư cách và trình độ để làm ĐBQH,và lẽ đương nhiên sẽ có những người tự nhận ra mình ko đủ khả năng ấy và rút lui,chuyện đơn giản. Minh Tu, Việt NamRút đơn vì hoàn cảnh gia đình chỉ là một cách nói. Cạnh tranh trong số10% còn lại,xác xuất trúng cử đã rõ. Rút đơn là tốt, hãy phấn đấu vào đảng và nắm lấy một chức vụ"kha khá" nào đó, cơ may sẽ có khi đảng cử và dân lúc đó "phải" bầu.Lúc đó các vị khỏi phải lo tự ứng cử, khỏi phải lo tính "cạnh tranh" với cái con số 90% ghế xếp sẵn mà lỡ có vào được quốc hội rồi cũng khỏi phải lo mình phải làm gì ,phải nghĩ gì chỉ cần đưa tay biểu quyết là đủ. Các vị thấy đó,quan chức của ta, ai nấy đều được 100%cử tri tín nhiệm đề cử cả(tin từ các báo đàiVN). Chưa bao giờ số lượng người tự ra ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam lại nhiều như năm nay. text: Covid: BS Mỹ làm video mô tả điều bệnh nhân sắp chết phải trải qua Các quan chức trước đó nói các thành viên cấp cao của chính quyền Trump sẽ là một trong những người đầu tiên được trao cho vaccine Pfizer / BioNTech để chủng ngừa. Tuy nhiên, ông Trump nói ông đã yêu cầu "điều chỉnh" lại kế hoạch. Loại vaccine này đã được các cơ quan quản lý Hoa Kỳ coi là an toàn hôm thứ Sáu và sẽ bắt đầu được tung ra thị trường nước này hôm thứ Hai. Nó cung cấp khả năng bảo vệ lên đến 95% chống lại Covid-19. Ba triệu liều vaccine đầu tiên hiện đang được phân phối đến hàng chục địa điểm ở tất cả 50 tiểu bang trên khắp Hoa Kỳ. Chuyến hàng đầu tiên của những liều thuốc đó đã rời một cơ sở ở Michigan hôm Chủ nhật, với các nhân viên y tế và người già xếp hàng để nhận những mũi tiêm đầu tiên. Số ca tử vong do virus corona tăng mạnh kể từ tháng 11 tại Mỹ, với mức tăng kỷ lục thế giới hàng ngày là 3.309 ca được báo cáo hôm thứ Bảy. Việc triển khai vaccine được coi là một bước ngoặt trong đại dịch virus corona, đã cướp đi sinh mạng của gần 300.000 người ở Hoa Kỳ. Nam Hàn trong tình trạng 'khẩn cấp' vì số ca nhiễm virus cao kỷ lục Covid: Dân Mỹ sẽ bắt đầu được chủng ngừa hôm thứ Hai Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) nói việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine, được công bố hôm thứ Sáu, là một "cột mốc quan trọng" trong đại dịch, sau khi chịu áp lực lớn từ chính quyền Trump để phê duyệt tiêm thuốc. Một đợt tiêm chủng hàng loạt bằng cách sử dụng cùng liều lượng vaccine đã bắt đầu ở Anh. Vaccine Pfizer cũng đã nhận được sự chấp thuận theo quy định ở Canada, Bahrain và Ả Rập Xê Út. Khi nào Trump sẽ được chích vaccine? Các quan chức nói với một số phương tiện truyền thông hôm Chủ nhật rằng một số loại vaccine đầu tiên sẽ được dành cho những người làm việc gần gũi với ông Trump. Kế hoạch tiêm chủng, được New York Times đưa tin đầu tiên, đã được xác nhận bởi người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) John Ullyot. Ông nói, một mục đích của chương trình là xây dựng niềm tin của công chúng vào vaccine. "Người dân Mỹ nên tin tưởng rằng họ đang nhận được vaccine an toàn và hiệu quả cũng như các quan chức cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ, theo lời khuyên của các chuyên gia y tế công cộng và lãnh đạo an ninh quốc gia,'' ông Ullyot nói. Nhưng ông Trump hôm Chủ nhật đề nghị rằng quan chức hàng đầu sẽ phải đợi lâu hơn. ''Những người làm việc tại Nhà Trắng sẽ nhận được vaccine muộn hơn trong chương trình, trừ khi đặc biệt cần thiết," ông nói trong một tweet." Tôi đã yêu cầu điều chỉnh này được thực hiện." Hiện vẫn chưa rõ dòng tweet của ông Trump có ảnh hưởng gì đến nỗ lực bảo vệ các quan chức hàng đầu của chính phủ, hãng tin AP đưa tin. Tổng thống Mỹ, người đã mắc virus corona vào tháng 10 và đã hồi phục sau khi điều trị tại bệnh viện, nói ông vẫn chưa được lên lịch dùng vaccine nhưng mong muốn được thực hiện "vào thời điểm thích hợp". Trước đây ông đã tuyên bố là "miễn dịch", mặc dù các chuyên gia y tế nói rằng không rõ liệu những người đã khỏi bệnh Covid-19 có được bảo vệ khỏi nhiễm trùng lần thứ hai hay không, và nếu có, sự bảo vệ này có thể kéo dài bao lâu. Những hộp chứa vaccine của Pfizer đang được chuyển đi khắp nước Mỹ Đã có một số đợt bùng phát virus corona trong Nhà Trắng, với một số nhân viên cấp cao và quan chức xét nghiệm dương tính với căn bệnh này. Vaccine hoạt động như thế nào? Vaccine Pfizer / BioNTech là loại vaccine virus corona đầu tiên cho kết quả đầy hứa hẹn trong giai đoạn sau của quá trình thử nghiệm. Đó là một loại vaccine mRNA mới, sử dụng một đoạn mã di truyền cực nhỏ từ virus corona để dạy cơ thể cách chống lại Covid-19 và xây dựng khả năng miễn dịch. FDA nói: "Vaccine xin chứa một đoạn nhỏ mRNA của virus Covid-19 hướng dẫn các tế bào trong cơ thể tạo ra loại protein 'tăng đột biến' đặc biệt của virus". "Khi một người nhận vaccine này, cơ thể họ tạo ra các bản sao của protein đột biến, không gây bệnh, nhưng kích hoạt hệ thống miễn dịch học cách phản ứng phòng thủ, tạo ra phản ứng miễn dịch chống Covid-19." Vaccine này được tiêm hai lần, cách nhau 21 ngày, với liều thứ hai là liều bổ sung. Miễn dịch bắt đầu có hiệu lực sau liều đầu tiên nhưng đạt được hiệu quả đầy đủ sau bảy ngày sau liều thứ hai. Vaccine phải được bảo quản ở nhiệt độ cực thấp, điều này gây khó khăn cho việc phân phối. Pfizer nói các thùng vận chuyển đặc biệt sử dụng đá khô sẽ được sử dụng để chở các lọ đông lạnh trực tiếp đến điểm tiêm chủng. Công ty dược phẩm đã đồng ý một thỏa thuận cung cấp 100 triệu liều vaccine cho Mỹ trước tháng Ba. Thêm 200 triệu liều vaccine thứ hai, do Moderna và Viện Y tế Quốc gia phát triển, sẽ được cung cấp vào tháng Sáu. Tuy nhiên vaccine này vẫn đang phải chờ được phê duyệt ở Mỹ. Người Việt ở Little Saigon: 'Covid làm tôi muốn đứt hơi' Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đảo ngược kế hoạch cho các quan chức Nhà Trắng được nhận vaccine ngừa virus corona trong những ngày tới. text: ''Có rất, rất nhiều việc phải làm nhưng tôi sẽ không thấy điều gì làm tôi hài lòng hơn là vào cuối nhiệm kỳ tôi cảm thấy đã góp phần vào một giai đoạn mà hy vọng là Châu Phi sẽ từ một châu lục của sự thất vọng tới một châu lục của sự hy vọng.'' Ngoài ra ông cũng có ý định giải quyết vấn đề tham nhũng bao gồm cả tham nhũng tại các dự án World Bank tài trợ và tại các nước vay vốn của World Bank. Ông nói ông sẽ cố gắng để các nước nghèo cảm thấy có phần của họ trong các quyết định của World Bank. Ông Wolfowitz nói mặc dù Châu Phi sẽ là trọng tâm chú ý nhưng ông cũng sẽ không quên các vùng đang phát triển khác.Nhân vật gây tranh cãi Ông Paul Wolfowitz là một nhân vật hết sức gây tranh cãi tại Washington và nhiều nơi khác. Ông ta luôn được biết đến là người theo khuynh hướng tân bảo thủ mạnh mẽ, và được cho là nhân vật chủ chốt trong việc thúc đẩy cuộc chiến tại Iraq. Ông Wolfowitz là người kiến thiết cuộc chiến Iraq, và luôn ủng hộ mạnh mẽ quan điểm rằng nếu xử lý Iraq thành công sẽ dẫn đến những thay đổi trên toàn Trung Đông. Thế nhưng ông cũng bị coi là đã mắc nhiều sai lầm vì không lường trước và chuẩn bị cho những khó khăn tại Iraq. Tuy nhiên, chắc chắn ông Paul Wolfowitz là một nhân vật chính trị rất có sức mạnh. Ông trước đây từng là đại sứ hết sức thành công của Mỹ tại Indonesia, và rất có ảnh hưởng tại Bộ Quốc phòng. Nhận định về chức Chủ tịch WB Ngân hàng Thế giới, có 184 nước thành viên, thường hỗ trợ tài chính cho nhiều công trình xây dựng lớn và có vai trò gây nhiều tranh cãi trong việc hoạch định các chính sách tại các nước đang phát triển. Lâu nay, thường có truyền thống là Hoa Kỳ chỉ định Chủ tịch Ngân hàng Thế giới còn châu Âu chọn ra người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế, IMF. Chuyện này ngày càng bị các nước đang phát triển phản đối; ngay cả nước giàu như Nhật Bản cũng không đồng tình. Vào năm 2000, chính quyền Mỹ lúc đó đã từ chối chấp nhận việc Đức bổ nhiệm người đứng đầu IMF. Và khi ông Paul Wolfowitz được đề cử, đài BBC cũng đã hỏi chuyện kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ. Ông Paul Wolfowitz đã đánh dấu ngày đầu tiên nhậm chức Chủ tịch Ngân hàng Thế giới bằng việc tái khẳng định kế hoạch tập trung chủ yếu vào xóa đói nghèo tại Châu Phi. text: Ông Haruhiko Kuroda khẳng định mối quan ngại lớn nhất của khu vực là lạm phát, mặc dù nhiều nước, trong đó có Đài Loan và Việt Nam, đã tăng lãi suất nhiều lần trong năm nay. Ông Kuroda cho rằng có khả năng xảy ra những bất bình ổn do sự chênh lệch giữa lãi suất của Mỹ và châu Á ngày một lớn. Nhưng ông cho rằng rất ít có khả năng lại xảy ra một đợt khủng hoảng tiền tệ ở châu Á như hồi những năm 1990. "Tôi tin rằng cuộc khủng hoảng tiền tệ cách đây 10 năm ở châu Á sẽ không lặp lại, đơn giản là vì nhiều nền kinh tế đang lên ở châu Á đã tích lũy được một lượng dự trữ ngoại tệ lớn." Khủng hoảng tài chính Có những ý kiến khác nhau về căn nguyên cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, nhưng có nhiều khả năng sự chênh lệch về lãi suất giữa nền kinh tế Hoa Kỳ và châu Á đã đóng một vai trò nhất định. Hiện tại, lãi suất ngân hàng ở Mỹ đang ở mức 2%, trong khi đó lãi suất ở Ấn Độ là 8,5%. Thực trạng này có thể sẽ đẩy các nhà đầu tư dùng đô la Mỹ mua đồng rupee của Ấn Độ để hưởng lãi suất cao. Tuy nhiên điều này chỉ có hiệu quả nếu lạm phát được kìm ở mức đủ thấp để không ảnh hưởng đến lãi suất thực. Một số đồng tiền châu Á như đồng won của Nam Hàn, đồng rupee của Ấn Độ đã giảm giá mạnh trong những tuần gần đây do các nhà đầu tư lo ngại rằng ngân hàng trung ương hai nước này chưa hành động đủ mạnh để kiềm chế lạm phát. Lạm phát của Ấn Độ đã leo tới mức kỷ lục 11,63%, còn ở Việt Nam, lạm phát trong tháng Sáu là 26,8%. Lạm phát ở Philippines cũng lên tới mức cao nhất trong 14 năm qua, 11,4%. Người đứng đầu ngân hàng phát triển châu Á nhận định kinh tế châu Á sẽ tăng chậm lại, nhưng ít có khả năng suy thoái. text: Nước bên ngoài EU vẫn có thể vào thị trường chung nhưng phải góp vào ngân quỹ EU Phát biểu của ông Davis ngay lập tức khiến đồng bản Anh lên giá. Ông Davis là bộ trưởng đầu tiên trong chính phủ của Đảng Bảo thủ Anh nói ra điều nhiều nhà phân tích đã gợi ý từ một thời gian qua, sau khi quá bán cử tri Anh bỏ phiếu hồi tháng 6/2016 để nước này rời EU. Theo ông David Davis, chính phủ có thể sẽ cam kết đóng góp vào ngân quỹ EU để "có thể nhận được các thỏa thuận tốt hơn cho hàng hóa và dịch vụ của Anh tại châu Âu". Điều này hàm ý một khả năng Anh giữ quan hệ với EU và vẫn nằm trong thị trường chung của khối còn gọi là 'Brexit nhẹ' chứ không phải là cắt đứt các quan hệ hoàn toàn. Các dạng quy chế Các nước không phải thành viên EU như Na Uy và Thụy Sỹ đều phải đóng góp vào quỹ của khối này để có thể tiếp cận thị trường chung hơn 500 triệu dân. Nhưng hai nước này nhận hai quy chế khác nhau. Phát biểu của Bộ trưởng David Davis ngay lập tức khiến đồng bảng Anh lên giá Na Uy tham gia toàn bộ thị trường chung EU, còn Thụy Sỹ chỉ tham gia một phần. Trên nguyên tắc, nước không phải thành viên EU vẫn có thể tham gia thị trường chung EU nhưng phải chịu thuế nhập khẩu khi bán hàng vào khối này. Ở một cấp độ khác, các nước thuộc Khu vực Kinh tế châu Âu (European Economic Area, EEA) có chung một thị trường nội địa nhưng chấp nhận liên kết lỏng lẻo hơn. EEA gồm các nước EU cùng ba nước không phải thành viên là Na Uy, Iceland và Liechtenstein. Đồng bảng Anh đã lên ngay trong ngày 1/12, đạt 1,2628 USD, cao nhất từ ngày 11 tháng 11 vừa qua. Bộ trưởng chuyên trách về quá trình Anh rời châu Âu (Brexit), ông David Davis, vừa tiết lộ chính phủ Anh sẽ xem xét việc đóng tiền vào quỹ của Liên hiệp châu Âu (EU) để được tiếp tục tiếp cận thị trường chung của khối. text: Lãnh sự quán Saudi ban đầu nói rằng ông Khashoggi rời đi sau khi hoàn thành thủ tục Hôm 19/10, lần đầu tiên Ả Rập Saudi cho rằng ông Jamal Khashoggi, một người chỉ trích mạnh chính phủ Saudi, đã chết trong một "trận ẩu đả". Thổ Nhĩ Kỳ sẽ 'tiết lộ hết' về cái chết của Khashoggi Anh và Mỹ 'có thể tẩy chay' hội nghị ở Ả Rập Saudi Vụ án Jamal Khashoggi: Cảnh sát Thổ tiếp tục tìm kiếm Nhưng lời giải thích đó đã gặp phải sự hoài nghi. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng ông Khashoggi đã bị sát hại và thi thể của ông bị phân xác. "Tôi không hài lòng cho đến khi chúng tôi tìm thấy câu trả lời", ông Trump nói và cho biết thêm rằng đang tính đến biện pháp trừng phạt, nhưng việc đình chỉ một thỏa thuận vũ khí sẽ "hại cho chúng tôi nhiều hơn là cho họ". Ông Trump nói rằng "có khả năng" là Thái tử Mohammed bin Salman không biết về vụ giết người. Cho đến hôm 19/10, Ả Rập Saudi phủ nhận về vụ việc và khăng khăng rằng ông Khashoggi đã rời khỏi lãnh sự quán nước này. Thổ Nhĩ Kỳ cam kết tiết lộ mọi chi tiết về vụ giết Khashoggi. Các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng họ có bằng chứng ghi âm và video cho thấy ông Khashoggi bị một nhóm đặc vụ Saudi giết ngay bên trong lãnh sự quán. Cảnh sát khám xét lãnh sự quán, dinh lãnh sự, cũng như một khu rừng gần đó, nơi giới chức tin rằng thi thể ông Khashoggi có thể được chôn. Một nhà báo Indonesia giơ ảnh ông Khashoggi trong cuộc biểu tình trước cửa sứ quán Ả Rập Saudi ở Jakarta hôm 19/10. Vương quốc Ả Rập chịu áp lực lớn phải giải thích việc ông Khashoggi biến mất sau khi ông bước vào lãnh sự quán ở Istanbul hôm 2/10 để lấy giấy tờ cho lễ cưới sắp tới của mình. Chuyện gì xảy ra theo lời của phía Ả Rập Saudi? Vương quốc này nói một cuộc ẩu đả đã nổ ra giữa ông Mr Khashoggi, người không được chính phủ Saudi ưu ái, và một số người gặp ông trong tòa lãnh sự, dẫn đến cái chết của ông. Quốc gia này nói cuộc điều tra đang được tiến hành, và tới giờ 18 người Saudi đã bị bắt. Các quan chức ẩn danh nói với hãng tin Anh Reuters và tờ the New York Times rằng người Saudi không biết thi thể của nhà báo ở đâu sau khi nó được giao cho một "cộng tác viên địa phương" để tẩu tán. Ngoài việc bắt giữ người, hai quan chức cao cấp của Saudi cũng đã bị sa thải vì vụ việc này - phó giám đốc tình báo Ahmad al-Assiri và ông Saud al-Qahtani, phụ tá cao cấp cho Thái tử Mohammed Bin Salman. Saud al-Qahtani, trợ lý cao cấp cho Thái tử Mohammed Bin Salman, có hơn một triệu người theo dõi trên Twitter Chính quyền Saudi hiện vẫn chưa đưa ra bằng chứng để chứng minh cho lời giải thích của họ. Các nhà quan sát đang đặt câu hỏi liệu các đồng minh phương Tây của Ả Rập Saudi có bị thuyết phục bởi "lời kể" của nước này, và liệu nó có thuyết phục được họ không đưa ra các biện pháp trừng phạt không. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói chuyện xảy ra là "không chấp nhận được" nhưng việc Saudi bắt giữ một số người là "bước đầu" quan trọng. Bộ Ngoại giao Việt Nam nói họ đang cân nhắc bước đi tiếp theo sau khi nghe tin này. 'Tôi bị Thằng Lùn đánh ở Ả Rập Saudi' 'Tôi bị năm gã bạo hành trong trại Ả Rập Saudi' Thổ Nhĩ Kỳ: Erdogan và đối thủ chê bai nhau Phía Thổ Nhĩ Kỳ nói gì? "Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiết lộ những gì đã xảy ra," ông Omer Celik, phát ngôn viên của đảng cầm quyền Công lý và Phát triển (AKP) nói, theo hãng tin Anadolu. "Không một ai phải nghi ngờ về điều đó. Chúng tôi không kết tội ai trước nhưng chúng tôi không chấp nhận bất cứ điều gì để che đậy [vụ việc này]." Thổ Nhĩ Kỳ cho đến giờ chỉ còn thiếu nước đổ cho Ả Rập Saudi đã gây ra vụ ám sát. Tuy nhiên, các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng họ có bằng chứng âm thanh và hình ảnh cho thấy ông Khashoggi bị một nhóm điệp viên Saudi giết hại bên trong tòa lãnh sự và chặt làm chân tay. Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ tuần này đưa những chi tiết rùng rợn về những gì được cho là những phút cuối cùng của ông Khashoggi. CCTV footage shows missing Saudi journalist Jamal Khashoggi entering the Saudi consulate in Istanbul. Hồi đầu tuần, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ nói họ có thông tin về một nhóm gồm 15 người, nghi là điệp viên của Ả Rập Saudi, những người bay đến và đi khỏi Istanbul đúng hôm nhà báo mất tích. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói chuyện với Vua Salman của Saudi tối thứ Sáu, và hai bên đồng ý sẽ tiếp tục hợp tác trong cuộc điều tra. Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông "không hài lòng" về chuyện Ả Rập Saudi thừa nhận cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi. text: Skype hiện không thể tải xuống từ kho ứng dụng trên máy điện thoại Android và iOS ở Trung Quốc Apple cho biết đây là một trong số vài ứng dụng bị gỡ bỏ sau khi Bắc Kinh tuyên bố các app này không tuân thủ luật pháp trong nước. Hãng Microsoft, sở hữu Skype, nói với BBC rằng ứng dụng "tạm thời bị gỡ bỏ" và công ty đang "làm việc để khôi phục lại ứng dụng càng sớm càng tốt". Skype hiện cũng không thể tải xuống từ kho ứng dụng trên máy điện thoại chạy Android ở Trung Quốc. Trung Quốc tảo mộ 'ảo' Trung Quốc tẩy chay phim Hàn vì tên lửa TQ kiểm duyệt bài viết 'tiêu cực' về Bắc Kinh Facebook 'giúp TQ công cụ kiểm duyệt' Truyền thông nước này ghi nhận Skype bị gián đoạn từ hồi tháng Mười. Thông cáo của Apple viết: "Chúng tôi được Bộ Công an Trung Quốc thông báo rằng một số giao thức điện đàm qua Internet này không tuân thủ pháp luật của nước sở tại." "Do đó các ứng dụng này bị gỡ khỏi kho ứng dụng ở Trung Quốc." Trung Quốc chặn WhatsApp trước khi khai mạc Đại hội Đảng 'Kiểm soát ý kiến ​​của người dân' Trong khi đó, người phát ngôn của Microsoft cho biết: "App Skype trên iOS đã tạm thời bị gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng ở Trung Quốc... Chúng tôi tin rằng Skype đem lại những lợi ích cho người dùng trên toàn thế giới thông qua việc giao tiếp và hợp tác nhờ app này". Công ty từ chối bình luận về thời điểm ứng dụng Skype lần đầu tiên bị gỡ bỏ. WeChat TQ dùng từ xúc phạm chủng tộc TQ chặn WhatsApp trước Đại hội Đảng Nhân viên BBC ở Trung Quốc đã kiểm tra và thấy Skype không thể tải xuống từ các kho ứng dụng của cả Apple và Apple hôm 22/11. Apple hứng chịu chỉ trích mỗi khi có ứng dụng bị gỡ khỏi app store Trung Quốc. Hồi tháng Bảy, Apple đã gỡ bỏ hơn 60 ứng dụng dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) giúp người dùng vượt tường lửa Internet vì họ "bắt buộc phải loại bỏ các ứng dụng này" theo quy định của Trung Quốc. Luật pháp được xem là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiểm soát ý kiến ​​của người dân và loại bỏ tư tưởng chống chính phủ trên Internet. Việc này khiến dấy lên quan ngại cho các công ty nước ngoài đang cố gắng mở rộng thị phần người dùng ở Trung Quốc. Hồi tháng 9, dịch vụ WhatsApp bị chặn ở Trung Quốc trong lúc chính phủ nước này tăng cường an ninh trước khi Đại hội Đảng Cộng sản khai mạc. Những người dùng WhatsApp gặp trục trặc với ứng dụng này. Đôi lúc, nó bị chặn triệt để và người dùng chỉ có thể truy cập khi vượt tường lửa. WhatsApp là sản phẩm duy nhất của Facebook được phép hoạt động ở Trung Quốc đại lục. Xem thêm: Trí tuệ nhân tạo 'nhận ra ai là đồng tính' Sẽ thế nào nếu internet ngừng hoạt động một ngày? Có thể thoát khỏi Internet? Ứng dụng Skype bị xóa khỏi app store ở Trung Quốc, kể cả trên điện thoại của Apple và và máy hệ Android. text: Theo kết quả một cuộc thăm dò nói Lao động được 37% phiếu, đảng Bảo thủ được 33%, và Tự do Dân chủ được 22%. Nếu kết quả thăm dò ngoài phòng phiếu là đúng thì đây là chiến thắng lịch sử của đảng Lao động với một đa số từ 60-70 ghế trong Hạ viện, ít hơn đến 100 ghế so với kỳ tuyển cử trước. Kết quả dự kiến sẽ bắt đầu có khoảng 2300, nhưng chỉ biết rõ hơn ai thắng vào sáng sớm thứ Sáu. Trước đó Thủ tướng Tony Blair hòa mình với dòng người đến phòng phiếu cùng với vợ, bà Cherie, hai con trai Euan và Nicky, tại đơn vị Sedgefield của ông. Lãnh tụ đảng Dân chủ Tự do, ông Charles Kennedy cùng vợ, bà Sarah, và lảnh tụ đảng Bảo thủ, ông Michael Howard và vợ Sandra với con gái Larissa, bỏ phiếu tại đơn vị của họ. Cử tri sẽ chọn dân biểu cho 646 đơn vị bầu cử. Nhưng đơn vị Staffordshire South phải hoãn lại vì có ứng viên qua đời. Trong dịp này ghế nghị viên của một số hội đồng địa phương cũng được bầu chọn tại Anh, và một số khác ở Bắc Ireland. Khi quốc hội giải tán để tuyển cử, đảng Lao động có 410 dân biểu, đảng Bảo thủ có 164, và đảng Dân chủ Tự do có 54. Chưa thể nói gì về số người đi bầu, nhưng người ta hy vọng vì được bỏ phiếu qua bưu điện nên con số sẽ cao, mặc dù có quan ngại về gian lận với hình thức bỏ phiếu này. Kinh nghiệm cho thấy thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng đến số người đi bầu. Năm 2001 chỉ có 59% cử tri đi bầu, thấp nhất kể từ năm 1918. Trời hôm đó âm u và lạnh. Hôm nay trời nhiều mây nhưng phần lớn không bị mưa. Năm 1992, 78% cử tri đi bầu nhờ trời nắng ấm. Năm 1997, cũng nhờ thời tiết tốt mà 71% cử tri đi bỏ phiếu. Thăm dò ngoài phòng phiếu cho thấy đảng Lao động do Thủ tướng Tony Blair lãnh đạo đã thắng nhưng với một đa số ít hơn so với nhiệm kỳ trước. text: Kim Jong-nam cho các phái viên tại Bắc Kinh hay: "Không ai có thể nói chắc chắn ai sẽ là người kế vị, chỉ có cha tôi mới có quyền quyết định.” Phát biểu này xuất hiện trong lúc đang có đồn đoán về người kế vị ông Kim. Một số tin báo chí nói rằng gần đây ông Kim bị tăng xông. Và dư luận có vẻ quan tâm đến người thừa kế ông. Tin nói rằng con cả Kim Jong-nam không biết gì về tin nói người em trai út, Kim Jong-un, đang được để ý và có thể một ngày sẽ ngồi vào ghế lãnh tụ của Bắc Hàn. Kim Jong-nam, được hãng AP trích lời nói rằng: "Thật không hay khi cứ ngồi suy tính, đồn đoán, trước khi cha tôi đưa ra quyết định.” Tuần rồi, thông tấn xã Yonhap của Nam Hàn, trích lời từ một nguồn tin tình báo ẩn danh, gọi Kim Jong-un là người có nhiều khả năng kế vị lãnh tụ ‘vĩ đại’ Kim Chính Nhật. Tuy nhiên báo Yomiuri của Nhật, lấy tin từ tường trình tình báo của Mỹ, đã nêu đích danh Kim Jong-nam là ứng viên hàng đầu. Ba người con trai Kim Chính Nhật, người tròn 67 tuổi vào tháng Hai, như biến mất khỏi sự soi mói của dư luận trong năm 2008. Người ta đồn đoán ông ta bị bệnh, khi ông không xuất hiện trước buổi mít tinh kỷ niệm ngày lễ lớn vào tháng Chín. Có nguồn tin nói ông Kim bị tăng xông hồi tháng Tám. Tuần này ông Kim gặp đặc sứ Trung Quốc tại thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Hàn. Đây là lần xuất hiện đầu tiên của ông Kim trong nhiều tháng. Một nhân vật khác được nhắc tới có khả năng kế vị ông Kim, là người con trai thứ hai, Kim Jong-chol. Cạnh đó có tin nói đến một vài người trong bộ phận tình báo, và trong cơ cấu của đảng Công nhân Bắc Hàn. Bà vợ mới mất gần đây của ông Kim Chính Nhật, bà Ko Yong-hi, là mẹ của hai anh em, Kim Jong Chol và Kim Jong-un. Còn mẹ của Kim Jong-nam là diễn viên Sung Hae-rim. Bà này cũng đã mất. Hãng thông tấn Nam Hàn Yonhap đưa tin con trai cả của lãnh tụ cộng sản Bắc Hàn, Kim Chính Nhất, nói anh không quan tâm tới việc thừa kế chức vụ của cha anh. text: Huấn luyện viên Claudio Ranieri Đội Leicester City đang dẫn đầu bảng xếp hạng thắng đậm Swansea 4-0 trong ngày Chủ Nhật hôm qua nâng khoảng cách với Tottenham lên tám điểm. “Đây là thời điểm cần có sự cố gắng,” huấn luyện viên Ranieri nói, trong khi Leicester cần tối đa năm điểm trong ba trận còn lại là có thể lên ngôi vô địch. “Trước trận đấu, tôi đã nói với các cầu thủ rằng mùa giải năm nay diễn ra như một giấc mơ, giờ là lúc biến giấc mơ thành hiện thực”. Ranieri nói thêm: “ Tôi nói các học trò hãy cống hiến hết mình để không có gì phải hối hận.” Leicester vẫn thắng dù thiếu Vardy Leicester đối đầu với Swansea mà không có sự đóng góp của tiền đạo Jamie Vardy, người đang chịu án phạt. Những nghi ngờ trước đó rằng Leicester sẽ gặp khó khăn do thiếu vắng mũi nhọn đang có 22 bàn thắng đã bị xóa tan khi Leonardo Ulloa, người lấp chỗ trống, ghi hai bàn sau khi Riyad Mahrez mở tỉ số. Marc Albrighton ghi bàn quyết định đóng góp vào chiến thắng đậm nhất mùa giải của Leicester. “Đây là một chiến thắng quan trọng vì mọi người muốn biết chúng tôi sẽ thi đấu ra sao khi không có Vardy- và đấy chính là câu trả lời tuyệt vời,” Ranieri nói. “Ulloa đã thi đấu xuất sắc. Cậu ta giữ bóng tốt, ngoài tham gia tấn công còn hỗ trợ phòng ngự và ghi được hai bàn thắng. Mùa trước, Ulloa là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất câu lạc bộ và cậu ấy vẫn duy trì tốt khả năng này.” Áp lực lên Spurs Chiến thắng của Leicester đã gây áp lực lên Tottenham, đội sẽ gặp West Bromwich Albion vào chiều tối hôm nay 25/4. Nếu không giành thắng lợi, và nếu Leicester chiến thắng trong trận gặp Manchester United trên sân Old Trafford vào Chủ Nhật tới đây, những chú Cáo sẽ chắc chắn lên ngôi vương mùa giải 2015-2016. Huấn luyện viên Mauricio Pochettino của Spurs cảnh báo các học trò không thể mắc sai lầm và nói “Chúng tôi hừng hực khí thế như khi mùa giải bắt đầu”. “Các số liệu thống kê vẫn giữ nguyên từ đầu đến nay, và chúng tôi đã nhìn thấy đích đến." “Chúng tôi vẫn chưa cán đích, điều này rất quan trọng, nhưng động lực vẫn rất lớn và vì thế chúng tôi vẫn có thể nỗ lực hơn nữa. Điều này luôn hiện diện trong tâm trí của chúng tôi ở thời khắc cũng rất tuyệt diệu này." “Chúng tôi cần nỗ lực để có thể giành được chức vô địch.” Huấn luyện viên Claudio Ranieri đã nói với những học trò của mình “ không thể để những khoảng khắc tuyệt vời trôi qua” và “hãy biến giấc mơ thành hiện thực” bằng cách giành danh hiệu vô dịch giải Ngoại Hạng Anh. text: LS Phạm Công Út: "Tôi phân vân mãi, vì còn bao nhiêu phận số con người..." Nguyên nhân được nêu trong quyết định kỷ luật là do ông Út, thuộc Công ty TNHH MTV Phạm Nghiêm, ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng nhận ngay một tỉ đồng và sẽ nhận 30% giá trị tài sản thu hồi được nhưng không có khả năng thực hiện hợp đồng, không hoàn trả tiền cho khách hàng. Khách hàng yêu cầu thanh lý hợp đồng, ông Út chỉ chuyển trả 200 triệu đồng. Đến khi khách hàng khiếu nại, ông Út lại cho rằng số tiền 200 triệu đồng là cho khách hàng mượn sẽ đòi lại và yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng. Ba người, một tổ chức nhận giải nhân quyền Hơn 100 luật sư cùng ủng hộ Võ An Đôn Việc xử lý LS Đôn 'tạo tiền lệ rất xấu' LS Võ An Đôn chỉ còn 'làm nông để mưu sinh' Luật sư bảo vệ Mẹ Nấm sẽ bị xử nặng? Trong quá trình hòa giải, ông Út không thừa nhận sai phạm, chỉ trả thêm 300 triệu đồng và đặt điều kiện là khách hàng phải rút đơn khiếu nại, nếu không ông sẽ kiện đòi lại tiền. Tuy nhiên khách hàng không đồng ý, tiếp tục yêu cầu ông Út trả phần còn lại. Luật sư Nguyễn Văn Trung - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM - xác nhận với báo Người Lao Động thông tin này ngày 13/2. Ông Phạm Công Út đang bào chữa miễn phí cho 8 bị cáo trong phiên tòa Lê Quang Trí (cựu Tổng giám đốc Navibank) và đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Với quyết định kỷ luật của Liên đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, ông Út sẽ không được quyền tiếp tục bào chữa tại phiên tòa. 'Chọn đường nào?' Ông Út nói với báo VietnamNet ngày 12/2 rằng ông mới được biết thông tin qua báo chí chứ chưa nhận được quyết định của Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh. Ông cũng nói 'không muốn khiếu nại gì' nhưng "anh em luật sư chưa chắc gì họ đồng tình với cách hành xử dễ chấp nhận như vậy, vì hôm nay là tôi thì ngày mai sẽ là những người khác, những người trong Hội đồng bào chữa sẽ bị tan tác hết". Chia sẻ trên Facebook cá nhân, luật sư Út nói: "Có lẽ tôi là người có nhiều kẻ thù, vì tôi mở ra một nhóm mang tên "Hội đồng bào chữa" hay cái nhóm gì đó mà trở thành cái gai trong mắt của những người cầm quyền hay cầm tiền." "Vợ tôi thì nói, anh về với em và con đi. Tôi phân vân mãi, vì còn bao nhiêu phận số con người." "Bạn bè đồng nghiệp thì nói, anh phải ở lại." "Trước ngã ba đường xâu xé, tôi biết chọn đường nào?" Ông Phạm Công Út được Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề ngày 21-1-2009 và được Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp thẻ luật sư vào ngày 21-7-2017. Ông từng tham gia bào chữa vụ án quan trọng, trong đó có vụ tù oan Huỳnh Văn Nén. Ý kiến trái chiều Liên quan đến quyết định kỷ luật ông Phạm Công Út, có những ý kiến trái nhiều. Một số bày tỏ sự ủng hộ ông Út trên mạng xã hội. Facebooker Phan Xuân Lương viết: "Có rất nhiều thằng hả hê khi thấy luật sư Phạm Công Út bị xóa tên khỏi danh sách liên đoàn Luật sư TP HCM. Dù gì và bất cứ lý do gì đi nữa thì anh Phạm Công Út vẫn là luật sư trong lòng người dân chúng tôi." "Người tốt trong cái xã hội này thường bị hãm hại." Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng ông Út thực sự vi phạm Luật Luật sư. Một luật sư muốn ẩn danh từ TP Hồ Chí Minh cho BBC biết ngày 13/3: "Nếu nội dung trong quyết định Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh là đúng, với tiến độ thanh toán phí như thế thì tôi cho rằng có sự hứa hẹn, hoặc cam kết kết quả giữa luật sư và thân chủ, Chỉ có điều luật sư Út không đưa điều này vào hợp đồng. Có sự không rõ ràng giữa luật sư và khách hàng." "Việc này là vi phạm nghiêm trọng pháp luật và đạo đức nghề luật sư." "Trong trường hợp này đoàn luật sư quyết định xử lý là đúng." 'Nên để tòa án giải quyết' LS Võ An Đôn bị tước thẻ hành nghề năm 2017 Trả lời BBC qua điện thoại ngày 13/3, luật sư Đặng Đình Mạnh từ TP Hồ Chí Minh cho hay: "Sự việc của luật sư Phạm Công Út là một tranh chấp giữa thân chủ và luật sư. Và tranh chấp này nên để tòa án giải quyết hơn là để đoàn luật sư giải quyết." "Bởi vì việc này chưa biết lỗi của ai, và chưa biết luật sư Út có vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư hay không." "Cho nên việc đoàn luật sư tham gia giải quyết việc này, đồng thời gần như án định luôn lỗi như thế nào, bàn cả về tư cách đạo đức hành nghề của luật sư thì tôi cho rằng không nên, tạo tiền lệ xấu, đe dọa gần như tất cả các luật sư còn lại." "Nếu ai đó muốn phá luật sư thì họ chỉ cần làm việc tương tự giữa khách hàng với luật sư Út đã làm thì rất dễ đưa các luật sư đến tình trạng bị khai trừ khỏi đoàn luật sư." "Các luật sư hiện đang trao đổi với nhau, chưa có gì rõ ràng, nhưng sẽ có phản ứng đối với đoàn luật sư để tránh xảy ra tình trạng tương tự. Cái thứ hai là cũng là tiếng nói chung với nhau để bảo vệ luật sư Út và bảo vệ chính mình trong các vụ việc trong tương lai." Năm 2017, luật sư Võ An Đôn, người từng bào chữa cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và bào chữa miễn phí nhiều vụ án oan sai khác, bị xóa tên khỏi Đoàn Luật sư Phú Yên. Ngày 12/3, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh ra quyết định kỷ luật luật sư Phạm Công Út với hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư. text: Thứ Tư ngày 04.04 trên sân Olympico tại Rome, Manchester United sẽ đấu trận lượt đi với AS Roma trong giải Champions League. Manchester United thông báo trên website của họ rằng các cổ động viên của họ có thể đối diện với nguy cơ bị tấn công. Cơ sở của lời khuyên này là gần đây đã diễn ra các trận ẩu đả trên sân cỏ nước Ý ở giải trong nước. Cạnh đó cần tính đến lịch sử của nhiều phiền toái giữa đội Roma và các CLB của Anh trong những năm qua. Manchester United hy vọng cảnh báo này sẽ giúp tránh được những phiền phức có thể xảy ra tại thủ đô của Ý trước và sau trận đấu lượt đi tại giải Champions League. Đầu năm nay giải bóng đá quốc gia Ý đã bị hoãn trong một thời gian. Do cái chết của một cảnh sát trong một trận đấu bóng ở Sicily. Bạo lực tại khán đài, do các nhóm côn đồ có tên là Ultra, đã trở thành một nét thường xuyên tại cầu trường nước Ý. Các nhóm Ultra của thành Rome khá nổi tiếng và trước đây các nhóm này đã từng đụng độ với các cổ động viên của Anh. Mùa bóng năm ngoái ba cổ động viên của đội Middlesbrough đã bị đâm và một số người khác bị thương đêm trước của trận đấu với Roma trong cup UEFA. Cổ động viên của Liverpool và Roma cũng đã từng giao chiến trong một trận đấu tại giải Âu châu năm 2001. Hơn 4.000 cổ động viên của Manchester United sẽ tới dự trận đấu và CLB đã khuyên họ nên có thái độ cẩn thận, đặc biệt những người đi một mình, không thuộc vào cơ cấu của đoàn cổ động viên. Trong khi đó một quan chức cao cấp của Roma nói bà không tin sẽ xảy ra phiền phiền phức trước và sau trận đấu. CLB Manchester United cảnh báo các cổ động viên của họ khi sang Ý có thể sẽ có xô sát, hay bị tấn công bởi cổ động viên của đội Roma. text: Nga phủ nhận xây dựng các loại tên lửa vi phạm hiệp ước Các bộ trưởng ngoại giao của NATO vừa ban hành một tuyên bố ủng hộ Mỹ cáo buộc các vi phạm của Nga theo sau một buổi họp. Hoa Kỳ từng đe dọa rút khỏi hiệp ước này vì các hành động của Nga. Cơ quan Tình báo Anh cảnh báo Nga G20: Vì sao Trump và Tập sẽ không đi tới thỏa thuận nào? Tương lai nước Đức sẽ ra sao thời hậu Merkel? Nga phủ nhận việc đã vi phạm thỏa thuận INF, nói rằng Moscow "nghiêm túc tuân theo" các điều kiện của Hiệp ước. Hiệp ước này cấm các loại tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500km. "Các nước đồng minh đã kết luận rằng Nga đã phát triển và đưa ra 9M729, một hệ thống tên lửa vi phạm Hiệp ước INF và tạo những rủi ro đáng kể đối với an ninh vùng Âu-Đại Tây Dương," tuyên bố của các bộ trưởng ngoại giao Nato viết. "Chúng tôi mạnh mẽ ủng hộ kết luận của Hoa Kỳ rằng Nga vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước INF. "Chúng tôi kêu gọi Nga phải khẩn trương trở lại việc tuân thủ hiệp ước một cách đầy đủ và có thể kiểm chứng được. Hiện tại, trọng trách bảo tồn INF là của Nga." Tên lửa tầm trung mới mà Hoa Kỳ - và bây giờ NATO - cáo buộc là Nga đã triển khai có thể khiến cho Nga bắn ngay vào các quốc gia Nato trong một thời gian rất ngắn. Giới phân tích nói rằng Nga thấy vũ khí này là một lựa chọn tiết kiệm hơn các vũ khí thông thường. Phát biểu sau tuyên bố của NATO, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Nga có 60 ngày để tuân thủ hiệp ước trở lại, sau thời gian đó Mỹ cũng sẽ đình chỉ sự tuân thủ. Lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký Hiệp ước INF vào 1987 "Trong 60 ngày này, chúng tôi sẽ vẫn không thử nghiệm hay sản xuất hoặc triển khai bất kỳ hệ thống nào và chúng tôi sẽ xem điều gì sẽ xảy ra trong khoảng thời gian 60 ngày này", ông Pompeo nói. "Chúng tôi đã đối thoại với phía Nga rất nhiều. Chúng tôi hy vọng họ sẽ thay đổi, nhưng cho đến giờ không có dấu hiệu nào cho thấy họ có ý định làm như vậy." Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã được hãng tin Interfax trích lời đáp: "Nga tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản của hiệp ước [INF], và phía Mỹ biết điều này." Trước đó vào 2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF sau khi có cáo buộc Nga đã thử nghiệm một tên lửa hành trình trên mặt đất. Obama nói ông quyết định không rút khỏi hiệp ước vì các áp lực từ các nhà lãnh đạo châu Âu, những người cho rằng động thái này có thể tái khởi động một cuộc chạy đua vũ trang. Lần cuối cùng Hoa Kỳ rút khỏi một hiệp ước vũ khí lớn là vào 2002, khi Tổng thống George W. Bush kéo Mỹ ra khỏi Hiệp ước Vũ khí chống Tên lửa đạn đạo. Chính quyền của ông Bush muốn thiết lập một lá chắn tên lửa ở châu Âu và điều này đã đánh động điện Kremlin. Chính quyền Obama đã loại bỏ kế hoạch này vào 2009 và thay thế bằng một hệ thống phòng thủ khác vào năm 2016. 'Thế là quá đủ' Phân tích của phóng viên quốc phòng Jonathan Marcus, tại trụ sở Nato ở Brussels Hiệp ước INF là điểm nhấn quan trọng trong việc kiểm soát vũ khí thời Chiến tranh lạnh vì nó bãi bỏ toàn bộ một loại tên lửa đất liền. Nhưng trong nhiều năm nay, Hoa Kỳ ngày càng quan ngại rằng Nga đang vi phạm hiệp ước này. Theo Mỹ, Nga hiện đã triển khai nhiều tiểu đoàn tên lửa mới đang đe dọa các mục tiêu ở châu Âu. Và bây giờ Washington đã quyết định rằng thế là đã quá đủ, và cho Moscow 60 ngày để tuân thủ trở lại hoặc Mỹ sẽ tự chấm dứt cam kết của nó với INF. Các đồng minh của NATO cũng chia sẻ mối quan tâm của Washington và ủng hộ quan điểm của Hoa Kỳ, cũng hy vọng trong thời gian ngắn này, Nga sẽ thay đổi ý định. Nhưng cơ hội đó rất mỏng manh. Và mối lo sợ là sự sụp đổ của thỏa thuận INF có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống hiệp ước kiểm soát vũ khí, vốn rất quan trọng trong việc duy trì ổn định chiến lược. Được ký kết năm 1987 bởi Lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, Hiệp ước INF cấm các loại tên lửa hạt và không hạt nhân có tầm bắn ngắn và trung, trừ các vũ khí trên biển. Vào 1991, gần 2.700 tên lửa đã bị phá hủy. Hai quốc gia cũng được phép kiểm tra việc hệ thống lắp đặt của nhau. Đến 2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng hiệp ước này không còn phục vụ cho lợi ích của Nga. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, Nato đã chính thức lên tiếng cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước Vũ khí Tên lửa Hạt nhân Tầm trung năm 1987 (INF), vốn cấm các tên lửa hạt nhân mặt đất ở châu Âu. text: Hoạt động quân sự của Israel tại trại tị nạn Megazi như vậy đã bước sang ngày thứ hai. Trước đó hồi đêm, một người Palestin đã bị thiệt mạng và 20 người khác bị thương do phi cơ của Israel nổ súng vào trại tị nạn này. Trái hỏa tiễn được phóng đi nhắm vào một nhóm người Palestine ở vùng ngoại ô của trại tị nạn Megazi. Một người bị chết ngay tại chỗ và vài người khác bị thương. Theo lực lượng quốc phòng Israel thì những người bị trúng đạn là các dân quân có mang súng chống tăng. Tuy nhiên các bác sĩ tại bệnh viện địa phương cho biết có cả thường dân trong số những người bị thương. Quân đội Israel đã tiến vào trại tị nạn này vào lúc sáng sớm ngày hôm qua trong giai đoạn sau của chiến dịch quân sự nhằm chấm dứt phe dân quân bắn rốc két qua biên giới vào Israel. Hôm nay, phi cơ Israel đã thả truyền đơn vào các thị trấn và làng mạc ở dải Gaza cảnh báo rằng Israel sẽ nhắm vào những ngôi nhà nào họ tin là có chứa vũ khí. Phi cơ của Israel vừa phóng hỏa tiễn vào một trại tị nạn ở Dải Gaza khiến một người bị thiệt mạng và làm sáu người khác bị thương. text: Ước tính đã có khoảng hai triệu người đến bày tỏ niềm thương tiếc. Giờ đây, nhà chức trách đang có những chuẩn bị cuối cùng cho lễ tang diễn ra ngày hôm nay. Trong ba ngày vừa qua, quảng trường St. Peter và các con phố bao quanh đã chật cứng hàng trăm ngàn người chờ đợi đến lượt mình đi qua nơi đặt thi thể Giáo hoàng. Giờ đây, quảng trường đang được dọn dẹp. Chỉ còn vài trăm người đang qua đêm trong các túi ngủ trên vỉa hè. Họ chống lại khuyến cáo từ nhà chức trách khuyên mọi người tránh xa vì thành phố đã quá chật chội người đến từ khắp nơi. Các viên chức thành phố đang cố gắng cân bằng các nhu cầu khác nhau. Đám đông dân chúng muốn đến thật gần buổi lễ, nhưng các nguyên thủ quốc gia và các viên chức cao cấp lại cần an ninh thắt chặt. Các tên lửa đất đối không đã được chuẩn bị. Đa số ô tô sẽ không được phép đi vào trung tâm thủ đô Rome. Một trong những viên chức phụ trách việc bảo vệ trật tự nói rằng họ hy vọng mọi việc sẽ ổn thỏa. Tầm mức lượng người có mặt ngày hôm nay là chưa từng có. Sự kiện ngày thứ Sáu cũng là sự kết hợp giữa nghi lễ công cộng và riêng tư, tôn giáo và chính trị. Nhưng đối với những người bình thường có mặt tại đây, đơn giản với họ, đây là lời vĩnh biệt cuối cùng. Tại Rome, các cánh cổng tại thánh đường thánh Peter đã đóng lại, chấm dứt ba ngày cho phép người dân từ khắp nên đến nhìn thi thể Giáo hoàng Joan Phaolồ đệ nhị lần cuối. text: Bình luận với BBC cuối tuần qua về di sản của cố chủ tịch Trần Đại Quang, ông Nguyễn Trường Sơn, người phụ trách vận động cho khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nói: "Nguyên chủ tịch nước Trần Đại Quang là một trong những người bày tỏ sự ủng hộ rất lớn với luật an ninh mạng." "Bộ luật an ninh này tuy là chưa được đưa vào thực hành, nhưng đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong xã hội Việt Nam, và nó cũng khiến cho rất là nhiều người, đặc biệt là những người làm việc nhân quyền, trong đó có chúng tôi, rất lo ngại." Ông Nguyễn Trường Sơn giải thích: "Bởi vì đây là một luật có nguy cơ rất lớn sẽ bị lạm dụng để mà dập tắt những tiếng nói bất đồng, cũng như phản biện trong xã hội Việt Nam." "Đây là cái di sản mà tôi thấy rõ rệt nhất trong di sản của ông Trần Đại Quang trong nhiệm kỳ chủ tịch nước của ông," ông Sơn khẳng định. Đại diện Amnesty International nói về di sản Trần Đại Quang "Ngoài ra trước khi làm chủ tịch nước thì ông Trần Đại Quang rất nổi tiếng với cương vị bộ trưởng bộ công an, và trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên. Hai cương vị này đem lại dấu ấn rõ ràng hơn là vai trò chủ tịch nước của ông." "Ví dụ như trong vai trò bộ trưởng bộ công an, thì chúng ta thấy là bộ công an Việt Nam đã đạt được một vai trò rất lớn trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, cũng như là trong cán cân quyền lực ở Việt Nam, bởi bộ công an rõ ràng là đã đạt đến một cái ngưỡng quyền lực rất cao trong môi trường chính trị ở Việt Nam dưới nhiệm kỳ của ông". Người đại diện cho tổ chức Ân xá Quốc tế đưa ra vài thí dụ cụ thể về tù nhân chính trị: "Chúng ta thấy rằng dưới nhiệm kỳ bộ trưởng của ông ấy từ năm 2011, số người bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị bắt tăng lên rất rõ rệt." "Theo như thống kê của chúng tôi đến bây giờ thì có khoảng gần 100 tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Tất cả những người này đều bị bắt giữ dưới nhiệm kỳ bộ trưởng Bộ Công an của ông Trần Đại Quang, cũng như khi ông làm chủ tịch nước." Và việc người thiểu số tại Tây Nguyên: "Ngoài ra ông Trần Đại Quang còn làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từ 2002." "Chúng ta thấy Tây Nguyên năm 2004 có một sự kiện rất lớn và có nhiều báo cáo liên quân đến đàn áp biểu tình, dẫn đến chết người. Suốt những năm về sau có một làn sóng người Tây Nguyên, đặc biệt là những người theo đạo Tin Lành phải bỏ Việt Nam để đi sang Campuchia và Thái Lan để xin tỵ nạn." "Đó là dấu ấn rõ rệt trong những cương vị ông Trần Đại Quang từng nắm giữ," ông Sơn kết luận. Chủ tịch Trần Đại Quang bày tỏ sự ủng hộ rất lớn với luật an ninh mạng, một luật có nguy cơ sẽ bị lạm dụng để dập tắt những tiếng nói bất đồng trong xã hội Việt Nam, theo tổ chức Amnesty International. text: Tom Bossert là Cố vấn An ninh Nội địa của Nhà Trắng Cuộc tấn công được cho là làm 300.000 máy tính ở 150 quốc gia bị lây nhiễm mã độc, gây thiệt hại hàng tỷ đôla. Thomas Bossert, trợ lý Tổng thống Mỹ Donald Trump, đưa ra cáo buộc này trên tờ Wall Street Journal. Mã độc WannaCry liên quan Bắc Hàn? Ukraine: 'Nga đứng sau vụ tấn công mạng' Lại xảy ra tấn công mạng trên thế giới Bắc Hàn 'tấn công' giao dịch tiền ảo Nam Hàn Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ chính thức quy trách nhiệm cho Bắc Hàn về WannaCry. Ông Bossert, người cố vấn cho tổng thống về an ninh quốc gia, cho biết cáo buộc "dựa trên bằng chứng" và cho biết, Anh quốc và hãng Microsoft cũng đổ lỗi vụ này cho Bình Nhưỡng. Hồi tháng Năm, các máy tính dùng hệ điều hành Windows bị WannaCry tấn công và khóa nội dung, người dùng bị yêu cầu trả một khoản tiền chuộc để khôi phục dữ liệu. Tổ chức cảnh sát EU Europol nói cuộc tấn công có quy mô "chưa từng có". Ông Bossert nói rằng Bắc Hàn chịu trách nhiệm phải giải trình và cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sử dụng "chiến lược tăng áp lực tối đa" để ngăn Bình Nhưỡng tiếp tục các cuộc tấn công mạng. Những kẻ tấn công mã hóa thiết bị của người dùng, và đòi tiền chuộc 300-600 đôla trả bằng Bitcoin TQ liên quan đến WannaCry, phân tích cho thấy Chủ tịch Quang kêu gọi quản lý chặt internet VN chủ trì 'diễn tập chống sự cố an ninh mạng' ASEAN Ngôi nhà ‘thông minh’ là mồi cho tin tặc? Ông không nói rõ chính phủ Hoa Kỳ sẽ có hành động nào để đáp trả vụ này. Bắc Hàn đã phải đối mặt với những lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt sau khi quốc gia này bị mô tả là quốc gia tài trợ khủng bố hồi tháng trước trong bối cảnh căng thẳng do Bình Nhưỡng đẩy mạnh chương trình hạt nhân. "Bắc Hàn đã hành xử rất tệ, thiếu kiểm soát trong hơn một thập niên, và hành vi nguy hiểm của họ đang ngày càng trở nên quá mức", ông Bossert nói. "Khi chúng ta làm cho Internet an toàn hơn, chúng ta sẽ buộc những người làm hại hoặc đe dọa chúng ta phải chịu trách nhiệm, dù họ hành động đơn lẻ hay thay mặt các tổ chức tội phạm hoặc các quốc gia thù địch", ông nói tiếp. Nhà Trắng dự kiến đưa ra tuyên bố chính thức quy trách nhiệm cho Bình Nhưỡng hôm thứ Ba. Chính quyền Mỹ cho hay Bắc Hàn "chịu trách nhiệm trực tiếp" về vụ tấn công malware WannaCry ảnh hưởng đến các bệnh viện, doanh nghiệp và các ngân hàng khắp thế giới hồi đầu năm nay. text: Trong diễn biến mới nhất trong căng thẳng thương mại, Cao uỷ viên phụ trách về thương mại của Liên hiệp châu Âu, Peter Mandelson, nói việc hạn chế như thế là vì quyền lợi của chính Trung Quốc. Ông Mandelson muốn có một cuộc điều tra về lượng hàng bán gia tăng của Trung Quốc, mà có thể dẫn đến việc áp dụng những hạn chế về quota. Các quan chức Trung Quốc cảnh báo rằng hành động của EU có thể gây tổn hại tới quan hệ thương mại. Lo ngại về hàng dệt may Rõ ràng là hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu sang Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ đã gia tăng mạnh trong ba tháng đầu năm. Việc gia tăng đó diễn ra sau khi người ta bỏ đi chế độ hạn ngạch mà lâu nay được sử dụng để hạn chế số lượng hàng dệt may mà các nước đang phát triển có thể bán cho các nước phát triển. Giờ đây, Liên hiệp châu Âu đang chịu áp lực từ ngành dệt may của chính họ và từ một số nước thành viên để áp đặt những hạn chế mới. Họ lo ngại rằng họ có thể chịu nhiều thiệt hại về tài chính cũng như mất công đi công ăn việc làm do không cạnh tranh nổi với Trung Quốc. Ông Mandelson đã có bước đi đầu tiên khi kêu gọi có cuộc điều tra nhằm cung cấp thông tin để có thể có hành động. Phát biểu tại Hồng Kông, ông nói rằng EU muốn Trung Quốc tự kiềm chế hơn nữa chứ không muốn đưa ra các biện pháp hạn chế có thể có theo sau cuộc điều tra. Ông Mandelson nói: ''Vì lợi ích của chính Trung Quốc, họ nên có những biện pháp cần thiết để tránh phải chịu những hành động tự vệ chính thức từ Châu Âu.'' ''Tôi hy vọng Trung Quốc sẽ có thêm ý thức trách nhiệm bên cạnh những hành động mà họ đã có.'' Liên hiệp châu Âu được phép hạn chế hàng dệt may và quần áo xuất khẩu của Trung Quốc cho tới năm 2008 theo như các điều kiện mà Trung Quốc tuân thủ để trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc đã tỏ ra rất không hài lòng trước lời đe doạ này. Một người mô tả chế độ hạn ngạch mới có thể có là không nhất quán với cam kết của EU về mậu dịch tự do. Ông cũng nói rằng những hành động như thế có thể đe dọa tới sự phát triển ổn định và lâu dài của quan hệ thương mại dệt may giữa Trung Quốc và châu Âu. Về phần mình, ông Mandelson nói ông cũng rất lo ngại về hậu quả của việc Trung Quốc gia tăng xuất khẩu đối với các nước đang phát triển mà cũng bán những sản phẩm tương tự tới thế giới phát triển. Liên hiệp Châu Âu đã thúc giục Trung Quốc hạn chế việc xuất khẩu hàng dệt may và quần áo sau khi có sự gia tăng đột ngột các mặt hàng này trong ba tháng đầu năm nay. text: Phát biểu vào đêm trước kỳ tổng tuyển cử tại Iraq, ông Bush nói rằng mặc dù nhiều thông tin tình báo có sai thì việc hạ bệ Saddam Hussein là việc cần thiết. Ông Bush nói "Saddam từng là mối đe dọa, và người Mỹ và thế giới sẽ an toàn hơn vì ông Hussein không còn cầm quyền". Tổng thống Bush nói việc bỏ phiếu bầu quốc hội một cách dân chủ lần đầu tiên tại Iraq sẽ tạo phấn khích dân chủ tại khắp Trung Đông. Thế nhưng thăm dò dư luận cho thấy hầu hết người Mỹ đều không bằng lòng với cách giải quyết cuộc chiến của ông Bush và nhiều nhà làm luật đang đặt câu hỏi lính Mỹ sẽ còn phải ở Iraq bao lâu nữa. Các biện pháp an ninh chặt chẽ được triển khai tại Iraq trước giờ bỏ phiếu và xe cộ bị cấm đi lại trên đường phố. Tổng thống Bush nói rằng ông nhận trách nhiệm tiến hành cuộc chiến Iraq dựa vào tình báo sai. text: Theo báo cáo thường niên của Đại học Washington, 64 blogger trên thế giới đã bị bắt vì thể hiện quan điểm trên nhật ký cá nhân kể từ năm 2003 tới nay. Trong năm 2007, số blogger bị bắt vì viết về các vấn đề chính trị tăng gấp ba so với một năm trước đó. Hơn một nửa trong số tất cả các vụ bắt giữ là ở Trung Quốc, Ai Cập và Iran. Báo cáo có tựa đề ‘Tiếp cận thông tin thế giới’ cho hay, các công dân khắp nơi đối mặt với nguy cơ bị bắt hoặc bỏ tù vì viết về nhiều chủ đề khác nhau trên blog. Những blogger bị bắt đã phơi bày nạn tham nhũng trong chính phủ, tình trạng vi phạm nhân quyền và việc đàn áp các cuộc biểu tình. Họ cũng chỉ trích các chính sách của nhà nước cũng như các chính trị gia. Theo nhận định từ bản báo cáo, số vụ bắt giữ các blogger gia tăng cũng cho thấy tầm quan trọng về mặt chính trị của việc viết blog. Ngoài ra, báo cáo cho rằng các vụ bắt giữ thường có xu hướng xảy ra trong thời điểm có bất ổn chính trị, như khi diễn ra các cuộc bầu cử hay các cuộc biểu tình quy mô lớn. Thể hiện quan điểm trên mạng Mức án tù trung bình đối với các blogger bị bắt là 15 tháng. Mức án tù lâu nhất trong bản báo cáo là tám năm. Phúc trình này cũng thừa nhận rằng con số các blogger bị bắt trên thực tế có thể cao hơn nhiều con số phát hiện được cho tới nay; và trong một số trường hợp, rất khó xác minh việc bắt giữ cũng như lý do liên quan. Ủy ban bảo vệ các blogger công bố về 344 vụ bắt giữ ở Miến Điện, trong đó có nhiều blogger, nhưng không thể xác minh tất cả các vụ. Có khoảng 30 nước đã dùng công nghệ để giới hạn khả năng thể hiện quan điểm trên mạng của người dân. Ví dụ, người dân Trung Quốc khó có thể dùng blog làm phương tiện phản kháng. Không chỉ có tại Đông Á hay Trung Đông, mà một số blogger ở Anh, Pháp, Canada và Mỹ cũng bị bắt giữ. Báo cáo dự đoán con số blogger bị bắt trong năm 2008 có thể sẽ vượt qua 36 trường hợp bị bắt giữ năm 2007 vì blog đang trở thành một phương tiện ngày càng phổ biến khiến nhiều chính phủ ra tay hạn chế; cũng như việc sắp có các cuộc bầu cử ở Pakistan, Iran và Mỹ. Chưa khi nào các blogger trên thế giới phải đối mặt với khả năng bị bắt giữ lớn như hiện nay vì dám nói lên các vi phạm nhân quyền hay chỉ trích chính phủ. text: Một pha tranh bóng giữa Kouta Wanabe của tuyển Nhật (áo xanh) với các cầu thủ Việt Nam trong trận vòng loại bảng D hôm 19/8 Bước vào trận đấu tranh ngôi nhất bảng D với Nhật Bản, HLV Park Hang-seo tiếp tục xáo trộn đội hình xuất phát. Trên hàng công, Văn Toàn và Đức Chinh có lần đầu tiên đá chính trong khi ở tuyến giữa, Hùng Dũng và Quang Hải hợp thành cặp tiền vệ trung tâm. Đội bóng áo trắng sớm có lợi thế khi Quang Hải trừng phạt sai lầm của hàng thủ Nhật Bản với bàn mở tỷ số ngay phút thứ 3. Olympic Việt Nam đánh bại Pakistan Olympic Việt Nam: Trăm sự lại nhờ thầy Park? Phương pháp chốt quân dự Asiad 2018 của HLV Park Món quà bất ngờ từ hàng thủ Nhật Bản tạo điều kiện để Olympic Việt Nam triển khai thế trận phòng ngự phản công hợp lý trong khoảng thời gian sau đó. Lối chơi ban bật nhỏ của người Nhật tỏ ra bế tắc hoàn toàn trước hàng phòng ngự nhiều lớp được tổ chức chặt chẽ của Olympic Việt Nam. Ở chiều ngược lại, mỗi tình huống phản công của các học trò HLV Park Hang-seo đều đặt khung thành đối thủ vào trạng thái báo động. Chút lo lắng cho người hâm mộ Việt Nam đến ở những phút cuối khi Nhật Bản liên tiếp tạo ra các tình huống nguy hiểm về khung thành Tiến Dũng. Tuy nhiên, sự lăn xả cộng với may mắn đã giúp thầy trò HLV Park Hang-seo bảo toàn được 3 điểm. Với chiến thắng trước đội Nhật, các học trò của ông Park giành được trọn vẹn 9 điểm sau vòng đấu bảng Một chiến thắng toàn diện của Olympic Việt Nam dù thực tế, nếu những Đức Chinh hay Văn Quyết tận dụng tốt hơn các cơ hội thì Olympic Việt Nam đã có thể ghi nhiều bàn thắng hơn vào lưới Nhật Bản. Ngoài ra, chấn thương của tiền vệ Hùng Dũng ở cuối hiệp 1 cũng sẽ là điều khiến HLV Park Hang-seo bận tâm sau trận đấu. Thầy Park vẫn giấu bài? HLV Park Hang-seo đã tung ra ba đội hình xuất phát khác nhau trong 3 trận đấu vòng bảng. Ngoại trừ bốn cầu thủ ở hàng phòng ngự cùng thủ môn Tiến Dũng, không có một cái tên nào thuộc hàng tiền vệ và tiền đạo của Olympic Việt Nam đá đủ cả 360 phút đã qua. Trong đó, một trong những nhân tố chủ chốt là tiền vệ Xuân Trường thậm chí chỉ đá chưa đầy… 50 phút. Rõ ràng, HLV Park Hang-seo đang có những tính toán nhất định nhằm phân phối sức hợp lý cho các học trò trong bối cảnh Olympic Việt Nam phải đối diện với lịch thi đấu 2-3 ngày/trận ở vòng bảng. Ngoài ra, ông thầy người Hàn Quốc cũng muốn đa dạng hóa lối chơi cho Olympic Việt Nam để tránh bị các đối thủ bắt bài. Trước ASIAD, HLV Park Hang-seo tiết lộ chỉ tiêu của đội là vượt qua vòng bảng Ở ba trận vòng bảng, đi cùng với những xáo trộn nhân sự, dễ thấy Olympic Việt Nam cũng thể hiện "bài vở" khác nhau trước mỗi đối thủ. Trận đầu gặp Pakistan là lối chơi ban bật nhỏ quen thuộc với màn tỏa sáng của bộ đôi Quang Hải - Công Phượng. Đến trận đấu với Nepal, thầy trò HLV Park Hang-seo lại chú trọng các miếng đánh ở biên mà bàn thắng của Anh Đức là ví dụ điển hình. Ở trận cuối gặp Nhật Bản, bàn thắng duy nhất của Olympic Việt Nam đến từ một tình huống áp sát gây áp lực ngay rìa 16m50 của đối thủ từ bộ ba Đức Chinh - Văn Toàn - Quang Hải. Vấn đề dứt điểm Olympic Việt Nam đã có màn trình diễn xứng đáng nhận được nhiều sự kỳ vọng sau vòng bảng. Tuy nhiên, giữa rất nhiều những điểm sáng, HLV Park Hang-seo vẫn còn đó một bài toán hóc búa cần giải quyết là vấn đề dứt điểm. Qua ba trận đấu vòng bảng, Olympic Việt Nam tung ra tổng cộng đến 62 cú sút về phía khung thành đối thủ nhưng chỉ ghi được vỏn vẹn sáu bàn thắng. Đỉnh điểm là ở trận ra quân gặp Pakistan, các học trò HLV Park Hang-seo tung ra tới 29 cú sút nhưng chỉ ghi được ba bàn thắng, trong đó Công Phượng sút hỏng tới hai quả phạt đền. Một con số hẳn sẽ làm tất cả chúng ta phải nhíu mày bởi bước vào vòng đấu loại trực tiếp, đôi khi chiến thắng chỉ được quyết định bởi những khoảnh khắc. Olympic Việt Nam sẽ vượt chỉ tiêu? Trước ASIAD, HLV Park Hang-seo tiết lộ chỉ tiêu của đội là vượt qua vòng bảng nhưng với diễn biến thực tế đã qua, Olympic Việt Nam hoàn toàn có thể đi xa hơn thế. Với ngôi nhất bảng D, đối thủ của Olympic Việt Nam sẽ là đội xếp thứ ba của một trong các bảng B, E và F. Ngoại trừ Thái Lan và xác suất rất nhỏ là Hàn Quốc, các đối thủ tiềm năng còn lại của Olympic Việt Nam đều không được đánh giá cao. Đó sẽ là cơ sở để người hâm mộ kỳ vọng về một giải đấu thành công nữa của Quang Hải và các đồng đội sau kỳ tích U23 châu Á hồi đầu năm. Bài thể hiện quan điểm của người viết, hiện đang sống tại TP Hồ Chí Minh. Giành trọn vẹn 9 điểm sau 3 trận toàn thắng và không để thủng lưới bàn nào, Olympic Việt Nam đang có màn trình diễn đầy hứa hẹn trên đất Indonesia. text: Trả lời báo Washington Times, Phó thủ tướng Vũ Khoan cho biết trong giai đoạn đầu Việt Nam sẽ nhận được các chương trình đào tạo quân sự về tiếng Anh, một số chuyên viên y khoa và kỹ thuật. Bob Karniol, chủ bút Đông Á của tạp chí Jane's Defence nói thỏa thuận này không mang ý nghĩa gì nhiều, nhưng là một bước tiến đáng kể. Bob Karniol: Thời gian qua là một sự tiến triề̉n chậm chạp trong việc hòa giải giữa hai nước, và trong việc Việt Nam trở vào cộng đồng quốc tế trong lãnh vực an ninh. Thỏa thuận công bố ở Washington là một bước tiến có ý nghĩa, nhưng còn những vấn đề quan trọng hay có ý nghĩa hơn chưa được giải quyết. BBC: Phó thủ tướng Vũ Khoan, được trích dẫn nói rằng các chuyên gia quân sự Mỹ sẽ trở lại giúp huấn luyện lính Việt Nam. Chuyện này sẽ được thực hiện thế nào? Bob Karniol: Theo chỗ tôi biết thỏa thuận ở Washington không phải là thỏa thuận để thực hiện việc huấn luyện cụ thể mà chỉ là một thỏa thuận mang tính ngoại giao mở đường cho những thỏa thuận chi tiết sau này. Nhưng điều đó hai bên còn phải bàn thảo, và trên thực tế thỏa thuận ban đầu chỉ tập trung vào lãnh vực đào tạo tiếng Anh mà thôi. BBC: Cho dù vậy, các cường quốc trong khu vực, nhất là Trung Quốc đánh giá thỏa thuận quân sự này giữa Việt Nam với Hoa Kỳ như thế nào? Bob Karniol: Tôi không thấy là nó có ý nghĩa gì đặc biệt đối với Trung Quốc hay nước nào khác bởi vì như tôi đã nói, đây chủ yếu chỉ là đào tạo ngôn ngữ. BBC: Nhưng ông cũng nói rằng thỏa thuận ban đầu này có thể mở cánh cửa cho việc dẫn tới những hợp tác quan trọng hơn trong tương lai. Bob Karniol: Cũng có thể, nhưng tôi nghĩ rằng có những thỏa thuận quan trọng hơn mà hai bên có đạt được ở washington, nhưng đã không xảy ra. Thí dụ như Hoa Kỳ vẫn còn cấm vận quân sự đối với Việt Nam liên quan đến việc mua bán khí cụ và dịch vụ. Khi Hoa Kỳ cởi bỏ cấm vận kinh tế cho Việt Nam và hai nước tiến tới chỗ bình thường hóa các quan hệ khác, Washington vẫn duy trì cấm vận quân sự. Và đó là chuyện mang nhiều ý nghĩa hơn nhiều so với việc dạy tiếng Anh. Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải đã có cuộc gặp với Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld trong chuyến viếng thăm Washington. text: Đoàn thuyền nhân vừa bị đưa trở về trại tỵ nạn Họ đã có hai cuộc phỏng vấn với Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) để xin quy chế tỵ nạn và đang chờ cứu xét. Trong khi đó, ông Lê Đức Mạnh, quan chức Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia nói với BBC hôm 7/4: "Họ [những người này] không chịu gặp đại sứ quán. Họ nói với phía Indonesia rằng họ không muốn làm việc với chúng tôi." "Họ muốn xin được tỵ nạn ở một đất nước thứ ba. Họ không muốn Indonesia trả họ về Việt Nam," đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia cho biết. Xin tỵ nạn Một số người trong đoàn đã từng vượt biên sang Úc bất thành hồi 2015 Nhà vận động cho đoàn thuyền nhân, bà Grace Bùi, nói sau khi tới Indonesia họ đã nộp đơn xin quy chế tỵ nạn và được chấp nhận là người xin tỵ nạn (asylum seeker). Tiếp đó họ sẽ phải qua các vòng phỏng vấn với UNHCR để xem họ có đạt tiêu chuẩn để nhận quy chế người tỵ nạn (refugee) hay không. "Rất nhiều người bị rớt ở bước này, vì họ không thể chứng minh họ đáp ứng quy chế tỵ nạn," bà Bùi nói. Đoàn này vừa có vòng phỏng vấn thứ hai với UNHCR hôm 30 và 31/3. Cả đoàn sẽ bị giữ tại trại tạm giam của Sở di trú cho đến khi UNHCR đưa ra quyết định. Nếu không được chấp nhận, họ có thể kháng cáo để phỏng vấn lại. Nhưng nếu cuộc phỏng vấn này cũng không thành công, họ phải trở về Việt Nam. Đoàn thuyền nhân 18 người của ba gia đình bà Trần Thị Lụa, Trần Thị Thanh Loan và Trần Thị Phúc từ Bình Thuận đã bị đưa về trại tạm giam ở Indonesia, nhà vận động của họ cho biết. text: Một phát ngôn viên nói MDC muốn ủy ban bầu cử phải công bố kết quả trong vòng bốn giờ đồng hồ, kể từ khi tòa án ra phán quyết. Đảng này tin rằng lãnh tụ của họ, ông Morgan Tsvangirai đã đánh bại Tổng Thống Robert Mugabe trong kỳ bỏ phiếu vừa rồi. Đảng của ông Mugabe nói họ ủng hộ ông nếu xảy ra tình trạng phải tổ chức bầu cử vòng hai. Phát ngôn viên của MDC, Alec Muchadehama nói với hãng tin AFP rằng MDC đang "làm mọi thứ trong khả năng của mình" để đơn khiếu nại được Tòa Thượng Thẩm tại Harare cứu xét trong hôm Thứ Bảy. Một phát ngôn viên khác của MDC, Nelson Chamisa nói việc trì hoãn công bố kết quả là điều không chấp nhận được. Hôm Thứ Sáu, các lãnh tụ trong đảng Zanu-PF đã hậu thuẫn cho ông Mugabe, nếu cần tổ chức bầu cử vòng hai. Đã có những đồn đoán rằng ông sẽ bước ra, thay vì tham dự vòng bỏ phiếu thứ nhì. Các phóng viên nói hiện đang có những lo sợ rằng kỳ bầu cử vòng hai, dự kiến sẽ diễn ra trong vòng ba tuần, có thể sẽ dẫn tới tình trạng bạo lực và hăm dọa, điều từng xảy ra sau các cuộc bầu cử trước đây ở Zimbabwe. Phe đối lập chính tại Zimbabwe, đảng MDC, đang đệ đơn lên toà đòi các quan chức bầu cử phải công bố kết quả kỳ bầu tổng thống vừa rồi. text: Fidel Castro nhận quà tặng từ ông Trần Đại Quang và phu nhân, bà Nguyễn Thị Hiền Hai ông Quang và Trudeau cùng thăm chính thức Cuba tuần vừa rồi để thúc đẩy quan hệ song phương với hòn đảo Cộng sản vốn đang bắt đầu mở cửa. Lãnh đạo Việt Nam và Canada đã có các cuộc gặp với Chủ tịch Cuba Raul Castro cùng các quan chức Cuba cao cấp khác. Báo chí Cuba đưa tin lãnh tụ cách mạng Fidel Castro, 90 tuổi, đã tiếp Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tại nhà riêng ở phía Tây thủ đô Havana. Các báo đăng ảnh ông Quang và phu nhân trao tặng Fidel bức tranh vẽ ông thời còn trẻ. Tuy nhiên ông đã không mời Thủ tướng Canada Justin Trudeau gặp mặt, cho dù có quan hệ thân thiết với cha của ông này là cố Thủ tướng Pierre-Elliott Trudeau. Trong những năm 1970, hai ông Trudeau cha và Fidel có quan hệ khá thân cận. Khi Trudeau qua đời năm 2000, Fidel đã tới Montreal để dự đám tang ông và được chụp hình an ủi vỗ về Justin Trudeau, khi đó còn là một cậu bé. Cả hai phía Canada và Cuba đều không giải thích tại sao Fidel không gặp Trudeau con lần này. Justin Trudeau nói: "Tôi rất muốn ngồi với Fidel - tôi đã có một cuộc gặp tuyệt vời với ông nhiều năm trước tại đám tang của cha tôi - thế nhưng điều đó đã không xảy ra trong chuyến thăm này". Justin Trudeau đã gặp Chủ tịch Raul và ba người con của Fidel Castro Ông Fidel Castro đã rút lui khỏi chính trường từ năm 2006 vì lý do sức khỏe nhưng vẫn được coi là vị lãnh đạo được người dân kính trọng. Em trai ông, Raul Castro, đã kế nhiệm anh. Bù lại, Justin Trudeau đã gặp gỡ ba người con của Fidel và xem ảnh cũng như nghe kể lại về chuyến thăm Havana năm 1976 của Thủ tướng Canada Trudeau lúc đó, vốn đã khiến Hoa Kỳ tức giận. Justin Trudeau cũng đã có bài phát biểu tại Đại học Havana. Ông nói Canada mong muốn tiếp tục quan hệ với Cuba, bất kể thái độ của tổng thống đắc cử của Mỹ, Donald Trump, về Cuba là như thế nào. Từ sau khi bị bệnh nặng năm 2006 Fidel Castro hoàn toàn không xuất hiện trước công chúng trong khoảng thời gian từ tháng 2/2014 tới tháng 4/2015, gây đồn đoán về sức khỏe của ông. Thế nhưng khoảng hơn một năm nay ông bắt đầu quay lại tư gia để đón tiếp các khách quý nước ngoài. Ảnh các cuộc gặp đều do con trai ông là Alex Castro chụp. Lãnh tụ Cuba Fidel Castro tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang ở Havana hôm 15/11 nhưng không gặp riêng Thủ tướng Canada Justin Trudeau. text: Tổ chức Cứu trợ Trẻ em nói Myanmar đang ở trong một "tình huống ác mộng", với nạn nhân nhỏ tuổi nhất chỉ mới 6 tuổi. Một tổ chức địa phương đưa ra con số người chết là 536. Mỹ lên án Myanmar 'trị vì bằng khủng bố' Myanmar: Tướng lĩnh tiệc tùng sau vụ bắn giết người biểu tình Những 'cánh sao rơi' trong ngày chết chóc nhất của Myanmar Trong khi đó, nhà lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi đã bị buộc tội vi phạm đạo luật bí mật quốc gia. Bà Suu Kyi, cùng với 4 đồng minh của bà, bị buộc tội vào tuần trước, nhưng tội danh bị cáo buộc - có mức án tù lên đến 14 năm - giờ mới được làm rõ. Myanmar: Sư sãi chia rẽ quan điểm về đàn áp bạo lực Cáo buộc mới đối với bà Suu Kyi ngoài các cáo buộc trước đó là sở hữu máy bộ đàm bất hợp pháp, vi phạm các hạn chế của Covid-19 trong chiến dịch bầu cử năm ngoái và công bố thông tin có thể "gây sợ hãi hoặc báo động". Đặc phái viên của LHQ tại Myanmar đã cảnh báo về nguy cơ một "cuộc tắm máu sắp xảy ra" khi chiến dịch trấn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở nước này ngày càng gia tăng. Lời cảnh báo được đưa ra sau khi bùng phát giao tranh giữa quân đội và dân quân dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới. LHQ đã trở thành tổ chức mới nhất thúc giục gia đình các nhân viên rời đi, nhưng cho biết một số người sẽ ở lại. Tình trạng bất ổn ở Myanmar bắt đầu từ hai tháng trước, khi quân đội giành quyền kiểm soát đất nước sau cuộc bầu cử mà đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi giành chiến thắng. Khi hàng chục nghìn người xuống đường trên toàn quốc để phản đối cuộc đảo chính, quân đội đã sử dụng vòi rồng để giải tán họ. Sau một tuần, phản ứng leo thang, đạn cao su và đạn thật được sử dụng. Ngày đẫm máu nhất của cuộc xung đột cho đến nay là vào thứ Bảy, với hơn 100 người thiệt mạng. Bé sáu tuổi bị giết Các nhân chứng nói rằng các lực lượng vũ trang đã tấn công người dân một cách ngẫu nhiên trên đường phố, và một số người thậm chí đã bị giết ngay tại nhà của họ. Gia đình của bé gái sáu tuổi Khin Myo Chit nói với BBC rằng cô bé đã bị cảnh sát giết chết khi chạy về phía cha mình trong một cuộc đột kích vào nhà của họ ở thành phố Mandalay vào cuối tháng Ba. Người thân khóc trong lễ tang Tun Tun Aung, người bị giết chết ở Mandalay "Họ đá vào cửa để mở cửa", chị gái của cô bé, May Thu Sumaya, 25 tuổi, nói. "Khi cửa mở, họ hỏi cha tôi xem có người nào khác trong nhà không." Khi cha tôi nói không, họ buộc ông tội nói dối và bắt đầu lục soát ngôi nhà, cô nói. Đó là khoảnh khắc Khin Myo Chit chạy đến chỗ cha của mình. "Sau đó, họ bắn và đánh cô bé," May Thu Sumaya nói. Trong số những người thiệt mạng còn có một cậu bé 14 tuổi được cho là đã bị bắn khi đang ở trong nhà - hoặc gần nhà của cậu ở Mandalay. Một cậu bé khác 13 tuổi bị bắn ở Yangon khi đang chơi trên đường phố. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã cảnh báo rằng số lượng trẻ em bị thương trong các cuộc đụng độ có khả năng rất cao, và đưa ra dẫn chứng trường hợp của một em bé một tuổi bị bắn vào mắt bằng một viên đạn cao su. Tổ chức này cảnh báo rằng bạo lực có ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ em khi chúng phải chịu đựng sự sợ hãi, đau buồn và căng thẳng. "Trẻ em đã chứng kiến bạo lực và kinh hoàng," Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cho biết trong một tuyên bố. "Rõ ràng là Myanmar không còn là nơi an toàn cho trẻ em." Các luật sư đại diện cho bà Suu Kyi cho biết hôm thứ Năm rằng không rõ liệu thân chủ của họ có biết về cách các sự kiện đang diễn ra trên khắp đất nước hay không. "Chúng tôi không thể nói liệu [bà Suu Kyi] có biết về các tình huống bên ngoài hay không - bà ấy có thể biết hoặc có thể không biết", luật sư Min Min Soe nói với hãng tin Reuters, đồng thời nói thêm rằng nhà lãnh đạo bị lật đổ "dường như trong tình trạng sức khỏe tốt". Bạo lực đã gây ra một làn sóng phản đối quốc tế, với nhiều quốc gia khác nhau - bao gồm cả Mỹ và Anh - thông báo các biện pháp trừng phạt chống lại các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính và các công ty có liên hệ với quân đội. Hôm thứ Năm, Anh đã công bố các biện pháp tiếp theo chống lại Tập đoàn Kinh tế Myanmar (MEC), một tập đoàn đã cung cấp tiền cho quân đội Myanmar. "Quân đội Myanmar đã có những động thái mất nhân tính ở cấp độ mới, với hành vi giết người vô tội, bao gồm cả trẻ em", Ngoại trưởng Dominic Raab nói. "Các hành động mới nhất của Vương quốc Anh nhắm vào một trong những nguồn tài trợ quan trọng của quân đội và tăng thêm các lệnh trừng phạt lên quân đội vì những vi phạm nhân quyền của họ." Ít nhất 43 trẻ em đã bị giết bởi các lực lượng vũ trang ở Myanmar kể từ cuộc đảo chính quân sự hồi tháng Hai, theo tổ chức nhân quyền Cứu trợ Trẻ em (Save the Children). text: Vụ tấn công vào đoàn xe quân sự Mỹ xảy ra gần sứ quán Mỹ, giết chết hai lính Mỹ và làm bị thương hai người khác. Nó xảy ra vào lúc quan chức quốc phòng của các nước trong NATO hôm nay họp ở Warsaw để thảo luận vai trò quân sự của khối mà ưu tiên là chiến dịch ở Afghanistan. Những mảnh kim loại và xác người bị quăng quật cách xa chiếc xe bọc thép của Mỹ cùng chiếc xe của kẻ đánh bom tới hai trăm mét. Không còn nhận dạng được hình thù những chiếc xe này. Cây cối bên cạnh cũng bốc cháy, ngay trên con đường chính ra vào thành phố. Một số người cũng thiệt mạng trong vụ đánh bom này, ở ngay gần các cửa hàng và sứ quán Mỹ. Đa phần các vụ đánh bom tự sát tại Kabul xảy ra ở ngoại vi và đây là vụ lớn nhất ở ngay trong lòng thành phố. Vì thế thương vong cũng vào mức độ lớn. Trong khi cuộc chiến chống Taleban đang diễn ra tại miền Nam với sự tham gia của lính Anh và NATO thì sự kiện này cho thấy chính ngay tại thủ đô tình hình cũng chưa hẳn là yên ổn. Họp bàn Bộ trưởng quốc phòng của 26 nước trong NATO hàng năm gặp nhau ba lần nhưng chưa bao giờ họ phải nghe tin xấu như lần này. Trong tháng qua, các lực lượng của NATO, chính là lính Anh, Canada, Hà Lan và Mỹ, đã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt của Taleban và chịu nhiều tổn thất. Hôm nay có bom nổ trong trung tâm Kabul, có vẻ là bom cài trong xe. Phóng viên BBC có mặt tại hiện trường cho biết sức công phá của bom làm phát hỏa các khu vực chung quanh nơi nổ bom nằm rất gần Đại sứ quán Mỹ - chuyện chưa từng xảy ra. Chưa rõ có bao nhiêu thương vong, nhưng phóng viên BBC nhìn thấy thi thể hai người lính nằm trên cáng, cùng với nhiều người khác được đưa vô bệnh viện. Đây là chiến dịch nhiều thử thách nhất cho NATO, như một quan chức của khối liên minh phòng thủ Bắc Đại tây dương nói. Tướng General James Jones, chỉ huy các chiến dịch của NATO nói họ đang ở vào giây phút quyết định là có kiểm soát được Afghanistan hay không. Giới chức NATO sẽ nhắc nhở các nước thành viên đóng góp phần mình cho chiến dịch như đã cam kết. Nhưng ngoài vấn đề quân số, giới chức trong NATO trong ba ngày họp sẽ đánh giá lại chiến lược tại Afghanistan. Khuyến nghị của TTK NATO Tổng thư ký NATO, ông Jaap De Hoop Scheffer nói rằng một số nước vẫn chưa góp quân đủ cho chiến dịch tại Afghanistan. Ông kêu gọi các quốc gia thành viên NATO hãy thực hiện những cam kết của mình trong việc đóng góp binh lính. Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, ông De Hoop Scheffer cũng nói rằng ông nhận thấy là NATO đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ hơn dự kiến từ phía Taleban, tuy nhiên, ông nói, thừa nhận chuyện đó thì không có gì là sai. Lời nhận xét của ông De Hoop Scheffer càng được củng cố khi chỉ huy cao cấp nhất của NATO trong chiến dịch ở Afghanistan, tướng James Jones nói cần đưa thêm lính tới nơi này. Các lãnh tụ NATO vừa mới trở về sau chuyến đi ba ngày tới Afghanistan. Tại đó, họ đã thảo luận với Tổng thống Karzai, các quan chức quân sự cao cấp, và với các lính thường. Thông điệp mà giới lãnh đạo NATO mang trở về là tương đối thẳng thừng. Họ muốn có thêm binh lính tới nhằm đối phó với tình thế mà họ đã không lường tới. Trong mấy tuần qua, NATO đã bị đẩy lui về phía nam. Lực lượng NATO đã bị vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ từ cái mà họ gọi là sự kết hợp của Taleban với giới buôn lậu ma tuý và các lãnh chúa địa phương. Một quan chức nói rằng, đáng kể nhất là việc Taleban nay đã nâng cao được khả năng chống chọi với lính NATO. Một vụ đánh bom xe tự sát ở Kabul đã giết chết ít nhất 16 người, trong lúc Nato kêu gọi có thêm quân tiếp viện tại Afghanistan. text: Phe đối lập Syria đang tiến thêm một bước trong cuộc đối đầu với chính phủ của ông Assad Một chính phủ đối lập với chính phủ chính thức của Syria cũng sẽ được thành lập để chăm lo các nhu cầu thiết yếu của người dân trong khu vực hiện đang do phiến quân kiểm soát. Tư lệnh của Quân đội Syria Tự do (FSA), vốn cũng nằm trong liên minh đối lập, nói ông ủng hộ động thái này. Trong khi đó, Mỹ và Pháp đã lên án cuộc không kích của Syria vào biên giới Lebanon là hành vi ‘vi phạm chủ quyền’. ‘Leo thang nghiêm trọng’ Tin tức từ Lebanon cho biết máy bay Syria đã nã bốn tên lửa vào khu vực biên giới giữa hai nước gần thị trấn Arsal của phía Lebanon. Vụ pháo kích này không gây thương vong. Giới chức Lebanon trước đó nói rằng họ không rõ liệu các tên lửa này có rơi xuống lãnh thổ của họ không. Hoa Kỳ mô tả vụ tấn công này là ‘leo thang nghiêm trọng’ trong cuộc xung đột. “Những hành vi vi phạm chủ quyền như thế này hoàn toàn không chấp nhận được,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland phát biểu trước các phóng viên. Pháp thì cho rằng cuộc không kích này là ‘một lần nữa xâm phạm và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Lebanon’. Tại hội nghị hôm thứ Hai ngày 18/3 ở Thổ Nhĩ Kỳ, Tướng Selim Idriss, tư lệnh của FSA, nói quân đội của ông sẽ hoạt động dưới quyền của bất kỳ chính phủ mới nào. Một vùng rộng lớn ở miền bắc Syria đã rơi vào tay phiến quân trong những tháng vừa qua. Tuy nhiên, tin tức từ những khu vực này cho biết các nhu cầu thiết yếu như điện và nước rất ít ỏi. Các khu vực do phiến quân kiểm soát hiện đang được cai quản bởi các hội đồng địa phương và các nhóm vũ trang vốn đang điều hành hoạt động của tòa án và nhà tù. “Chúng tôi đòi hỏi một chính phủ lâm thời cho toàn bộ lãnh thổ Syria, một chính phủ sẽ là chính phủ hợp pháp duy nhất của đất nước,” Tướng Idriss nói với hãng tin AFP. “Bất cứ cơ quan nào không tuân lệnh chính phủ này sẽ được xem là bất hợp pháp và sẽ bị xét xử,” ông nói. Vũ trang phiến quân Cũng trong hôm 18/3, Mỹ nói họ sẽ không ngăn cản các nước khác vũ trang cho phiến quân Syria. Hồi tuần trước, Pháp và Anh nói họ ủng hộ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí mà Liên minh châu Âu áp đặt lên Syria để có thể cung cấp vũ khí cho các lực lượng chống chính phủ ở nước này vì họ đã có được đảm bảo từ phía phiến quân rằng vũ khí ‘sẽ không rơi vào tay kẻ xấu’. Tuy nhiên, các nước EU khác đã bày tỏ nghi ngờ về việc này. Lệnh cấm vận sẽ được đưa ra bàn thảo một lần nữa tại một hội nghị các bộ trưởng ngoại giao EU vào cuối tuần này và các nước sẽ bỏ phiếu vào tháng Năm. Hôm 18/3, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói với các phóng viên: “Hoa Kỳ không cản trở các nước khác muốn cung cấp vũ khí cho phiến quân, cho dù đó là Pháp hay Anh hay những nước khác.” Tuy nhiên Tướng Martin Dempsey, chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân Mỹ, đã cảnh báo về việc ‘đi quá nhanh’. “Tôi không nghĩ vào lúc này tôi có thể nhìn thấy một lựa chọn quân sự có thể đem đến một kết cuộc khả dĩ. Và cho đến khi tôi nhìn thấy được thì lời khuyên của tôi vẫn là nên hành động thận trọng,” ông phát biểu trước Trung tâm nghiên cứu Quốc tế và chiến lược. Lực lượng đối lập Syria đang hội nghị ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, để bàn thảo việc chỉ định một thủ tướng để cai quản những khu vực mà hiện họ đang kiểm soát trên khắp đất nước. text: Dự án dự kiến sẽ được triển khai ở Vĩnh Hải, Phước Dinh của Tỉnh Ninh Thuận. Cả hai bên đã tiến hành tham vấn về kế hoạch theo đề xuất, bao gồm các điều khoản hỗ trợ tài chính của Nhật Bản cho chính phủ Việt Nam, các quan chức tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết. Ngày 5 tháng 8, Nội các của cựu Thủ tướng Naoto Kan đã thông qua một văn bản thông báo Nhật Bản nên tôn trọng các thỏa thuận trước đó với Việt Nam và ba nước khác trong kế hoạch xuất khẩu lò phản ứng. Tân Bộ trưởng Thương mại Yoshio Hachiro cho biết: "Xuất khẩu các lò phản ứng là việc làm cần thiết trong bối cảnh duy trì sự tin cậy vào Nhật Bản (trong mối quan hệ với Việt Nam)." Nhà máy điện hạt nhân theo đề xuất sẽ được xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận, phía nam Việt Nam. Kể từ khi xảy ra trận động đất và tiếp theo đó là sóng thần, phía Việt Nam đã tìm kiếm sự bảo đảm an toàn cho nhà máy điện hạt nhân trước rủi ro sóng thần và động đất bởi khu vực nhà máy điện nằm ở ven biển Ninh Thuận. Truyền thông Việt Nam đưa tin tại hội nghị khoa học - công nghệ hạt nhân ở Ninh Thuận ngày 18/08 đã có ý kiến cho rằng địa chất nơi dự kiến xây nhà máy có những đứt gãy ảnh hưởng trực tiếp đến hạ tầng cơ sở của công trình. Hội thảo cũng đưa ra điều được gọi là phải có “chính sách nghiêm túc” và phải “giải quyết ba vấn đề cốt lõi”. Đó là bảo đảm an toàn hạt nhân, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng khung pháp lý. Tiến sỹ Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, được trích dẫn trình bày tham luận tại hội thảo nói rằng hai khu vực Vĩnh Hải, Phước Dinh của Ninh Thuận - nơi sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân - đang nổi lên một số vấn đề liên quan đến địa chất, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hạ tầng cơ sở công trình tại khu vực này. Nhóm nghiên cứu do Tiến sỹ Văn làm chủ nhiệm cho biết có một số đứt gãy đã bị bỏ sót trong các nghiên cứu, khảo sát trước đây. Liên quan tới “khung pháp lý”, truyền thông Việt Nam cho hay theo các quy định hiện hành, Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt địa điểm, Bộ Khoa học - Công nghệ cấp phép xây dựng, Bộ Công thương cấp phép vận hành. Nhật Bản và Việt Nam khởi động lại cuộc đàm phán về đề xuất của Nhật xuất khẩu hai lò phản ứng hạt nhân sang Việt Nam sau một thời gian gián đoạn sáu tháng sau khi có sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Daiichi Fukushima, Bộ Thương mại Nhật cho biết. text: Một thành viên Hội đồng San Jose, California, đề xuất việc cấm treo cờ đỏ sao vàng tại các cột cờ của thành phố. Nghị viên Nguyễn Tâm nói lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản, gây cảm giác đau thương. Tuy nhiên, lại có một nhóm khác cũng trong cộng đồng gốc Việt có ý kiến phản bác. Trang abc7news.com nói rằng những người chống đối lá cờ đỏ sao vàng muốn cấm hẳn, không cho lá cờ này được tung bay. Phe này lập luận rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ của chính quyền Nam Việt Nam ngày trước, vốn mang truyền thống di sản của Việt Nam và là đại diện cho tự do, cần phải được nhìn thấy ở khu vực San Jose, nơi có cộng đồng người gốc Việt lớn nhất bên ngoài Việt Nam. Hồi 2005, Hội đồng Thành phố đã thông qua việc công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là cờ của cộng đồng gốc Việt tại San Jose. Hồi 2005, Hội đồng Thành phố đã thông qua việc công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là cờ của cộng đồng gốc Việt tại San Jose Trang abc7news.com dẫn lời ông Nguyễn Tâm, nói lá cờ chính thức của Việt Nam hiện nay nếu treo tại San Jose sẽ "giống như treo cờ phát xít ở nơi có cộng đồng người Do Thái", và với cộng đồng người gốc Việt chạy trốn cộng sản thì "nó đeo đuổi chúng tôi như một cơn ác mộng". Tuy nhiên, thế hệ trẻ gốc Việt, do Chris Le, một kiểm toán viên chuyên về thuế ở Oakland, phản bác đề xuất của ông Tâm. Những người này nói rằng việc cấm cờ đỏ sao vàng là vi phạm quyền của các di dân mới từ Việt Nam sang, là những người vốn tin rằng lá cờ là đại diện cho tổ quốc của họ. Lý do, Chris Le nói, là các thế hệ trẻ người Việt Nam có thể không yêu chính phủ nhưng không ghét lá quốc kỳ hiện hành của Việt Nam. "Nếu quý vị tấn công lá quốc kỳ của họ, nghĩa là chúng ta đang xa lánh họ, khiến họ không cảm thấy được chào đón ở San Jose," Chris Le được trang mercurynews.com dẫn lời, và giải pháp đó "mâu thuẫn với lý tưởng Mỹ". Le nói rằng những người nhập cư mới cũng đi làm, đóng thuế, và phải được quyền treo cờ của họ tại các địa điểm thuộc sở hữu công. Theo Chris Le, vấn đề ở đây không phải là việc ông yêu cầu được treo cờ Việt Nam lên, bởi "không ai điên mà treo cờ cộng sản", mà là chuyện ý thức hệ khi xử lý câu chuyện. Phát ngôn viên thành phố là David Vossbrink nói từ trước tới nay giới chức chưa từng nhận được lời đề nghị nào đối với việc treo cờ đỏ sao vàng tại các tòa nhà, cột cờ của thành phố. Hội đồng thành phố sẽ cân nhắc lệnh cấm trong phiên họp diễn ra vào tối thứ Ba. Xem thêm: Ngọn nguồn của những Nghị Quyết Cờ Vàng - BBC Tiếng Việt 2005 Quanh tranh cãi mới về cờ đỏ và cờ vàng - BBC Tiếng Việt 2014 Đại sứ Mỹ không ưa chụp hình với Cờ Vàng - BBC Tiếng Việt 2015 Thành phố San Jose, Hoa Kỳ, vào hôm 24/1 dự kiến có buổi điều trần về việc có ban hành hay không một nghị quyết cấm quốc kỳ hiện nay của Việt Nam tại thành phố. text: 16 lãnh đạo các nước trong vùng, đại diện cho một nửa dân số trên thế giới theo kế hoạch sẽ có hai ngày đàm đạo. Ngoài 10 nước ASEAN còn có khách mời đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, và New Zealand. Theo dự kiến, hợp tác chống khủng bố cùng thương mại sẽ là chủ đề chính của hội nghị. Trước ngày khai mạc hội nghị, giới dân biểu ASEAN tuyên bố nên bỏ Miến Điện khỏi vị trí được dự trù sẽ là chủ tịch của hội trong năm 2006. Họ ra điều kiện là chính phủ quân nhân Miến Điện phải sớm thực hiện các cải cách dân chủ. Trong phiên họp ở Malaysia với tên gọi hội nghị liên quốc hội ASEAN về Miến Điện, các đại biểu đồng thuận sẽ xét cả tư cách thành viên của Miến Điện nếu nước này không chịu cải thiện tình hình. Họ đòi thả vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị, đi kèm với tổ chức bầu cử quốc hội tự do. Theo dự kiến thì đề nghị của hội nghị này sẽ được đem ra bàn thảo trong phiên họp thượng đỉnh ở Viên Chăn vào thứ Hai. Ngoại trưởng các nước đông nam Á thuộc khối ASEAN đang tề tựu lại thủ đô Viên Chăn của Lào để chuẩn bị cho phiên khai mạc hội nghị thượng đỉnh theo dự kiến là thứ Hai này. text: Brad Pitt muốn chia sẻ quyền nuôi con sau khi ly hôn Các nhân viên xã hội ở Los Angeles đã xem xét cáo buộc Pitt đánh Maddox, con trai 15 tuổi, trên máy bay riêng. Vợ ông, diễn viên Angelina Jolie đệ đơn ly dị ngày hôm sau. Họ cưới nhau được hai năm, nhưng đã sống chung hơn 10 năm. Pitt đang muốn chia sẻ quyền nuôi con. Phát ngôn viên của Sở Dịch vụ Trẻ em và Gia đình Los Angeles cho biết họ không xác nhận về việc điều tra Pitt. Jolie nêu "những khác biệt không thể hòa giải" khi nộp đơn ly dị hôm 19/9. Pitt và Jolie nên duyên khi cùng đóng bộ phim Mr & Mrs Smith (2005). Họ kết hôn năm 2014. Brad Pitt muốn chia sẻ quyền nuôi con Đây là cuộc hôn nhân thứ hai của Pitt, sau khi ông chia tay ngôi sao bộ phim Bạn Bè Jennifer Aniston, và là thứ ba của Jolie sau khi tan vỡ với Billy Bob Thornton rồi Jonny Lee Miller. Hai người có sáu con chung, gồm Maddox, Pax, và Zahara là các con nuôi, và ba con ruột gồm Shiloh và cặp song sinh Knox và Vivienne. Brad Pitt, 52 tuổi, và Angelina Jolie, 41 tuổi, đã bí mật kết hôn tại dinh thự riêng ở Provence, Pháp. Cả hai đều nổi tiếng về các hoạt động từ thiện bên cạnh việc đóng phim. Angelina Jolie là đại sứ thiện chí của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn trong hơn một thập kỷ. Cuộc điều tra về việc liệu tài tử Brad Pitt có hành vi bạo hành đối với con trai trong tháng Chín đã khép lại mà không phát hiện được hành vi sai trái, báo Mỹ tường thuật. text: Ông Chu Vĩnh Khang bày tỏ mong muốn xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội hôm 29 tháng Mười. Ông Khang,cũng là Bí thư Uỷ ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tới Việt Nam hôm thứ Ba trong chuyến thăm năm ngày. Tân Hoa Xã cho hay: ''Bí thư Chu Vĩnh Khang nói, hai đảng, hai nước Trung Việt mục tiêu phấn đấu nhất trí, chế độ chính trị tương tự, con đường phát triển giống nhau, giai đoạn phát triển tương tự. ''Trung Quốc nguyện cùng cố gắng với Việt Nam, thúc đẩy sự hợp tác trong mọi lĩnh vực song phương sâu sắc và rộng rãi hơn, thúc đẩy kinh tế hai nước Trung Việt phát triển bền vững cao tốc, xã hội hài hoà ổn định .'' Cơ hội, thách thức Về phía Việt Nam, Tân Hoa Xã nói ông Dũng ''bày tỏ hài lòng đối với thành quả phong phú giành được trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây.'' Hãng thông tấn chính của Trung Quốc cũng đưa tin: ''Thủ tướng nói, sự phát triển của hai nước Việt Trung đang đứng trước cơ hội và thách thức chưa từng có. ''Việt Nam nguyện tăng cường điều phối và phối hợp với Trung Quốc, cùng ứng đối với tình hình tài chính quốc tế biến đổi phức tạp, góp phần cho việc thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển ổn định.'' Ông Dũng vừa có chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ 20 tới 23/10. Sau chuyến thăm hai bên đã ra thông cáo chung, nhấn mạnh hai bên sẽ cùng tìm một giải pháp 'cơ bản và lâu dài' cho vấn đề tranh cãi lãnh hải 'trong thời gian sớm nhất'. Một ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc đã cam kết tiếp tục phát triển quan hệ Việt Trung ''bền vững cao tốc'' trong tình hình kinh tế khó khăn trên thế giới, theo Tân Hoa Xã. text: Các nghiên cứu trước đây cho rằng Mỹ ủng hộ ông Ngô Đình Diệm chủ yếu dựa trên uy tín chống Cộng của nhân vật này. Nhưng cuốn sách của Seth Jacobs, giáo sư ở Boston College, nhấn mạnh sự ủng hộ của Mỹ dành cho ông Diệm có được nhờ phong trào phục hồi Thiên Chúa giáo ở Mỹ thập niên 1950, cùng với quan niệm mang tính phân biệt của các lãnh đạo Mỹ xem người Việt Nam như một dân tộc thô sơ, dân trí thấp vì thế cần có một bộ máy cai trị độc tài. Hai yếu tố này, cùng với chủ nghĩa chống Cộng, khiến chính phủ Mỹ tin rằng họ có thể kiến tạo một quốc gia (nation-building) bằng việc ủng hộ một nhân vật Công giáo. Đến năm 1963, ‘cơn sốt tôn giáo’ ở Mỹ đã lắng dịu và lúc này chính phủ Mỹ sẵn lòng phế bỏ hai ông Diệm và Nhu. Tôn giáo và chủng tộc Seith Jacobs, người viết cuốn sách dựa trên luận án tiến sĩ, cho rằng sự hấp dẫn của Diệm đối với người Mỹ không phải chỉ nhờ hồ sơ chống Cộng của ông, mà còn vì “niềm tin Thiên Chúa giáo của ông đánh dấu ông như một kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản, người không thể phản bội các mục tiêu thời chiến tranh Lạnh của Mỹ.” Ngoài ra, các chính sách độc tài của tổng thống Ngô Đình Diệm có vẻ phù hợp ở môi trường châu Á, nơi nhiều người Mỹ xem là “một nơi dân trí thấp, kém văn minh.” Seth Jacobs tập trung phân tích làm thế nào những thành kiến chủng tộc và tôn giáo đã đóng vai trò tác động đến chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Cuốn sách thuộc về một tập hợp các tác phẩm mới gần đây hướng sự chú ý nhiều hơn đến các nhân vật ở miền Nam Việt Nam để bù đắp cho sự thiếu hụt nghiên cứu từ 20 năm qua. Một bài điểm sách trên Journal of Church and State ghi nhận rằng tác giả quá phụ thuộc vào những cuốn sách đã ra mắt từ lâu và lạc hậu về Diệm. Những tài liệu này viết ra vào lúc chưa có nhiều tư liệu gần đây được giải mật và chúng được viết vào thời điểm khi cái nhìn chung xem Ngô Đình Diệm là một nhà lãnh đạo tồi. Với những người phản chiến, những người đã chỉ ra khiếm khuyết của ông Diệm và việc Mỹ mù quáng không nhận ra những khiếm khuyết này, cuốn sách của Seth Jacobs là một sự khẳng định tích cực. Với những người phản đối quan điểm này, cuốn sách lại là sự xác nhận rằng vẫn cần có một tác phẩm khác về Diệm. ............................................................. Tác phẩm America’s Miracle Man in Vietnam: Ngo Dinh Diem, Religion, Race and U.S. Intervention in Southeast Asia, 1950-1957 do nhà xuất bản đại học Duke xuất bản năm 2005. Cuốn sách này, ra mắt năm 2005, kết luận rằng thái độ về tôn giáo và chủng tộc ở Mỹ là những yếu tố chính khiến Mỹ lựa chọn và duy trì chính quyền của Ngô Đình Diệm. text: Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào tháng 11, 2017 về tham vọng hạt nhân của Bắc hàn Chính phủ Singapore cho biết đã phát hiện ra các trường hợp này và đã bắt đầu điều tra nơi có "thông tin đáng tin cậy" về các vi phạm. Cả Liên Hợp Quốc và Singapore đều cấm bán hàng xa xỉ cho Bắc Triều Tiên. Các biện pháp trừng phạt toàn cầu chống lại Bắc Hàn đã được thắt chặt trong vòng hai năm qua khi Bình Nhưỡng tiếp tục tiến hành các cuộc thử hạt nhân và phóng tên lửa. Bắc Hàn mời tổng thống Nam Hàn thăm Bình Nhưỡng Mỹ và Nam Hàn 'duy trì áp lực với Bắc Hàn' Thế vận hội mùa đông đã hàn gắn Bắc-Nam Hàn? Mỹ - Hàn 'không có chia rẽ' về Bắc Triều Tiên Mặc dù diễn biến gần đây cho thấy một cuộc đàm phán chưa từng có giữa lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có thể diễn ra vào cuối năm nay, các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Bắc Hàn sẽ vẫn giữ nguyên. Các nhà phân tích cho biết những vi phạm của các công ty Singapore, nếu được xác minh, đặt ra câu hỏi về những hành vi vi phạm trên khắp châu Á. Báo cáo cuối cùng đã được trình lên Hội đồng Bảo an LHQ, và có thể sẽ được công bố vào cuối tuần này. Ai bị nêu tên trong báo cáo của LHQ? Báo cáo LHQ bị rò rỉ cáo buộc hai công ty có trụ sở tại Singapore, OCN và T Specialist đã cung cấp một loạt các mặt hàng xa xỉ cho Bắc Hàn, bao gồm rượu vang và rượu mạnh, cho đến thời điểm tháng 7/2017. Một cửa hàng ở Bình Nhưỡng bày bán rượu nhập khẩu - nhiều loại trong số này bị cấm theo lệnh trừng phạt của LHQ Theo lệnh trừng phạt của LHQ, việc cung cấp xa xỉ phẩm sang Bắc Hàn là bất hợp pháp từ năm 2006. Và luật pháp của Singapore đã cấm bán những mặt hàng này cho Bắc Hàn trong nhiều năm qua. OCN và T Specialist là công ty chị em và có chung giám đốc điều hành. Cả hai công ty phủ nhận các cáo buộc. Trump và Kim Jong-un sẽ gặp nhau 'sớm nhất có thể' Kim Jong-un sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc tháng Tư Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Trump không 'tham khảo' ngoại trưởng? Cơ quan Quản lý Tiền tệ của Singapore (MAS) nói với BBC họ đang tiến hành điều tra vụ việc này. Báo cáo của LHQ cũng công bố các giao dịch trị giá hơn 2 triệu đô la Mỹ trong năm 2011 và 2014, được cho là tiền thu được từ việc bán hàng hoá ở Bắc Hàn. Khoản tiền này được gửi từ một tài khoản mà OCN và T Specialist mở tại Ngân hàng Tín dụng Daedon ở Bắc Hàn, về tài khoản ngân hàng của T Specialist ở Singapore. Có thể nghiêm trọng hơn ở Đông Nam Á William Newcomb, cựu thành viên Ủy ban chuyên gia của LHQ, nói Bắc Hàn đang lợi dụng các lỗ khổng tài chính để lách lệnh trừng phạt. Singapore đã cấm các ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính để cho các giao dịch thương mại với Bắc Hàn Ông giải thích: "Điều họ sẽ làm là thành lập một công ty bình phong, rồi thiết lập một công ty ở một địa điểm khác, mở một ngân hàng ở một nơi thứ ba và kinh doanh ở một địa điểm khác nữa. "Và bây giờ với nhiều bên liên quan, nó trở nên khá phức tạp. Đó là một trong những cách họ sử dụng để lách lệnh trừng phạt." Ông Tim Phillipps, lãnh đạo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Mạng lưới Tội ác Tài chính của Deloitte cho biết: "Có lẽ bạn sẽ không bao giờ biết rằng các khoản tiền này đến từ Bắc Hàn." Ông nói thêm rằng vấn đề có thể lớn hơn nhiều ở Đông Nam Á. "Nếu bạn có tên trong một báo cáo trong môi trường như ở Singapore, MAS rất có thể yêu cầu kiểm tra lịch sử giao dịch." "Nhưng các nước khác ở Đông Nam Á nhìn chung chưa có được sự chặt chẽ trong hệ thống để ngăn chặn điều này." Báo cáo của LHQ nhấn mạnh có rất nhiều công ty kinh doanh với Bắc Hàn có thể dễ dàng tìm ra những lỗ hổng để lợi dụng - ngay cả trong các hệ thống tài chính phức tạp như của Singapore. Bản báo cáo sơ thảo bị rò rỉ của Liên Hiệp Quốc phát hiện hai công ty Singapore đã vi phạm lệnh trừng phạt bằng cách cung cấp xa xỉ phẩm cho Bắc Hàn. text: Giáo hoàng Francis được chào đón tại Sân bay Quốc tế Yangon, Myanmar vào ngày 27/11 Các nhóm nhân quyền đã thúc giục ngài dùng từ này để bày tỏ ủng hộ. Nhưng Giáo hội Công giáo tại Myanmar nói từ này có thể gây khó khăn cho tín đồ. Chính phủ Myanmar bác bỏ từ Rohingya, mà gọi cộng đồng là người "Bengal". Myanmar nói họ đã vượt biên phi pháp từ Bangladesh nên không phải là nhóm sắc tộc trong nước này. Tuy không nhắc đến người Rohingya, Giáo hoàng đã mạnh mẽ bảo vệ quyền của người thiểu số. "Tương lai Myanmar phải là hòa bình, dựa trên tôn trọng phẩm giá và quyền của mỗi thành viên xã hội, tôn trọng mọi nhóm sắc tộc và bản sắc của họ." Giáo hoàng nói: "Khác biệt tôn giáo không nên là nguồn cơn chia rẽ và nghi ngờ, mà là sức mạnh đoàn kết, tha thứ, bao dung, xây dựng quốc gia." Trump gặp Giáo Hoàng và lãnh đạo Ý Đức Giáo hoàng tiếp Chủ tịch Việt Nam Giáo hoàng Francis nỗ lực cải tổ Vatican Người thiểu số Kachin trong trang phục truyền thống chờ đợi Giáo hoàng dọc theo một con phố ở Yangon vào ngày 27/11 Giáo hoàng Francis gặp bà Suu Kyi tại Vatican tháng 5/2017 Tấm pano chào đón Giáo hoàng Francis tới Myanmar hôm thứ Hai 27/11 Giáo hoàng từng dùng thuật ngữ "anh chị em Rohingya của chúng ta" và phản đối các cuộc bức hại, nhưng Hồng y Myanmar yêu cầu Giáo hoàng tránh sử dụng cụm từ này trong chuyến thăm do lo ngại việc kích động vấn đề nhạy cảm có thể dẫn tới bạo lực ở quốc gia Phật giáo này. Hơn 600.000 người Rohingya chạy sang nước láng giềng Bangladesh từ hồi tháng Tám sau khi các vụ tấn công vào trụ sở cảnh sát làm bùng nổ đàn áp quân sự tai bang Rakhine. Giáo hoàng rời Vatican hôm Chủ Nhật 26/11 Tuần trước, Myanmar và Bangladesh ký một thỏa thuận trao trả hàng trăm ngàn người trốn qua biên giới. Tuy nhiên các cơ quan cứu trợ bày tỏ lo ngại về sự an toàn của những người bị buộc phải trở về. Được biết trong chuyến thăm dài sáu ngày, Giáo hoàng sẽ khuyến khích đối thoại và hòa giải sau các thỏa thuận ban đầu đạt được vào tuần trước. Chuyến viếng thăm Myanmar của Giáo hoàng được chuẩn bị trước khi nổ ra khủng hoảng tại Myanmar, cụ thể là vào hồi tháng Năm khi ông gặp bà Suu Kyi tại Vatican. Người từng đoạt giải Nobel Hòa bình hiện phải đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt về sự im lặng của bà trong cuộc bức hại người Rohingya. 'Tội ác chống loài người' ở Myanmar Người tị nạn Rohingya 'sống trong điều kiện khắc nghiệt' Khoảng 660.000 người Công giáo thiểu số ở Myanmar trông đợi được nhìn thấy Giáo hoàng ở Yangon. Giáo hoàng Francis là lãnh đạo Công giáo đầu tiên đến thăm Bangladesh từ năm 1986. Giáo hoàng Francis có bài phát biểu tại Myanmar, đòi hỏi "tôn trọng mọi nhóm sắc tộc", nhưng không nhắc trực tiếp tới cộng đồng người Hồi giáo Rohingya. text: Bạn yêu thích Starbucks? Chắc bạn không thể là fan cuồng nhiệt bằng cụ ông này Bức hình chụp người đàn ông ngồi bình thản tại một quán cà phê Starbucks tại quận Chai Wan đã lan truyền chóng mặt sau khi kênh truyền hình TV Most chia sẻ nó trên trang Facebook của mình. Dòng chữ tiếng Trung trên post này viết rằng: "Ơ? Tờ báo này nói là hôm nay trời mưa! Nhưng mình lại quên mang theo ô." Người dùng Facebook cũng tham gia nhiệt tình vào chủ đề lũ lụt, tạo ra hơn 18.000 phản ứng tương tác ('Thích' hoặc 'Chia sẻ'), cùng khoảng 1.500 bình luận có liên quan. Mưa lớn trút xuống dữ dội kèm với thời tiết ẩm ướt khiến mọi thứ ở Hong Kong trông khá tệ Bức hình do Kristy Chan, 23 tuổi, một nhân viên y tế, chụp được. Cô nói với BBC cô chụp ảnh để cho gia đình cô thấy cảnh nước lụt tồi tệ ra sao, và cô đã nhìn thấy người đàn ông khi đó đang ngồi gần cổng ra vào của một khu mua sắm. "Tất nhiên là tôi không nghĩ nó sẽ được lan truyền nhiều đến vậy," cô Chan nói, và cho biết thêm thực ra có khá nhiều người khác ngồi trong quán cà phê. "Khá là buồn cười. Có thể ông ấy rất từng trải trong đời, cho nên nước lụt chả khiến ông ấy bận tâm." Một câu chuyện tương tự cũng đã lan truyền nhanh chóng: Người phụ nữ ở Đài Loan ngồi ăn món bánh nhân thịt heo bất chấp cơn bão Megi đã được coi như một người hùng Bên cạnh những lời bình dí dỏm, trang tin Hong Kong cũng khuyến khích mọi người gửi bình luận và gửi về những hình ảnh đã được 'chế' qua Photoshop. Người dân Hong Kong đã rất hào hứng chia sẻ bức ảnh tới hơn 2.000 lượt. "Với giá ly cà phê ở Starbucks, bạn có thể trải nghiệm cảm giác như đang ở Venice," người dùng Facebook có tên James Chan ở Hong Kong đùa. Một người khác nói: "Đấy, chỉ là mưa thôi - có gì mà sợ. Tôi sẽ không bao giờ sợ lụt nữa. Cứ bình thản như ông bác ấy thôi." Câu chuyện xung quanh bức ảnh cũng lan đến Trung Hoa đại lục, nơi các công dân mạng hào hứng thảo luận trên trang mạng tiểu blog Weibo. "Mưa mưa, hãy đi đi, bác trai này không thể không uống cà phê hôm nay," người dùng Weibo Sze Yun viết, nhại theo lời một bài hát tiếng Anh quen thuộc dành cho trẻ mẫu giáo. "Bức ảnh phản ánh thực tế người Hong Kong hiện nay - giả đò như chẳng có gì xảy ra trước một thảm họa," người dùng Weibo Xiaoneng Qijiuxi viết. Cuộc chơi ảnh 'chế' Nhưng phản ứng hay nhất lại là từ các công dân mạng Hong Kong; nhiều người đua nhau trổ tài sử dụng Photoshop để chỉnh sửa bức ảnh thành những khung cảnh ngộ nghĩnh. Một số người so sánh với vụ chìm tàu Titanic, cảnh sóng trào, hay vụ nổ hạt nhân. Thậm chí có người đưa cả cảnh trong phim Hàm cá mập vào. Bức ảnh chế này có thể đặt tên là 'Ông già và Biển cả' Mưa lớn khiến nhiều nơi tại Hong Kong bị ngập lụt trong tuần rồi, nhưng điều đó không làm một người đàn ông có tuổi vui hưởng thú đọc báo bên ly cà phê. text: Bà Liêng (áo đen) đã qua đời sau khi tự thiêu phản đối chính quyền Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ bà Tần, đã "tự châm lửa vào mình ngay trước trụ sở chính quyền thành phố Bạc Liêu" sáng thứ Hai ngày 30/7, theo nguồn tin từ gia đình. Khoảng 15h30 cùng ngày, Tạ Minh Tú, em gái của Tạ Phong Tần, nói với BBC bà vừa nhận được tin mẹ vừa qua đời ở Cần Thơ khi đang trên đường chuyển viện từ Bạc Liêu lên Thành phố Hồ Chí Minh. Bà Tú cho rằng mẹ bà có hành động này là do gần đây gặp nhiều chuyện buồn, trong đó có việc tranh chấp đất đai với láng giềng và việc Tạ Phong Tần sắp phải ra tòa về tội tuyên truyền chống Nhà nước. Bà Liêng hưởng dương 64 tuổi. Hiện tại xe cứu thương chở bà Liêng đang trên đường quay trở lại Bạc Liêu và dự kiến sẽ về đến nhà nội buổi chiều hôm nay. Bà Tú cùng gia đình hiện đang rất bối rối chuẩn bị hậu sự cho mẹ. Bình luận về tin mẹ bà Tần qua đời, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực Châu Á của Human Rights Watch, tổ chức đã trao giải thưởng nhân quyền cho bà Tần trong năm 2011, nói đây là chuyện "bi thảm". Ông cũng nói bà Tần chỉ làm theo đúng những gì có trong khuôn khổ các nguyên tắc nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã thông qua và đáng ra cần được bảo vệ thay vì trấn áp. ‘Đủ thứ chuyện buồn’ Vụ tự thiêu này xảy ra chỉ vài ngày trước khi diễn ra phiên tòa xét xử bà Tần cùng hai cây viết blog khác trong Câu lạc bộ nhà báo Tự do là Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày) và Phan Thanh Hải (tức Anhbasaigon) dự kiến vào ngày 7/8 tới. Bà Tú cho biết trong vòng 1 giờ đồng hồ sau khi nhập viện, nhà thương Bạc Liêu đã quyết định chuyển bà Liêng lên Chợ Rẫy. “Mới tức thời đây quay về thì nói là đã qua đời,” bà Tú nói trong nước mắt. Bà nói trong gia đình không ai biết gì về ý định tự thiêu của bà Liêng dù gần đây bà có ‘đủ thứ chuyện buồn’. Khi công an phường đến báo thì anh bà Tú được vào thăm mẹ ở bệnh viện, bà Tú nói và cho biết mẹ bà đã tự thiêu trước ‘trung tâm ủy ban’. Theo lời người anh mô tả lại thì bà Liêng bị phỏng nặng đến 90% và trong tình trạng hôn mê. “Gần đây (mẹ) cũng có tâm sự là thưa gửi không ai giải quyết,” bà Tú nói, “Con cái lại bị vậy nữa nên buồn.” Theo bà Tú thì mẹ bà buồn bực một phần vì chuyện của Tạ Phong Tần, một phần vì tranh chấp đất đai nhà cửa. Con gái bà Liêng, bà Tạ Phong Tần, bị bắt hồi tháng Chín năm ngoái “Đi thưa thì không ai giải quyết,” bà nói, “Họ chỉ xuống đo đạc chút đỉnh rồi nín thinh chứ không giải quyết gì hết. Trước đó, BBC cũng đã liên lạc luật sư Lê Quốc Quân, người đã thông báo thông tin bà Liêng tự thiêu trên trang mạng xã hội Facebook của ông. Ông Quân cho biết ông biết tin này qua hai người cha xứ thân cận với Tạ Phong Tần. Theo ông Quân thì bà Liêng đã được đưa lên nhà thương Chợ Rẫy ở Thành phố Hồ Chí Minh sau khi đã được cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Bạc Liêu. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình của bà Liêng ‘có thể là rất nặng’, theo lời ông Quân. Ông Quân cho biết theo như ông được kể lại thì trong mấy ngày qua bà Liêng thể hiện thái độ rât buồn bực vì đã gần đến ngày xử bà Tạ Phong Tần mà bà vẫn chưa được gặp mặt con gái. Tuy nhiên, ngoài các nguồn tin trên, cho đến chiều ngày thứ Hai, BBC còn tiếp tục phải tìm hiểu thêm về vụ việc. Thân nhân của blogger Tạ Phong Tần nói BBC rằng mẹ bà Tần qua đời sau khi đã "châm lửa tự thiêu vì nhiều chuyện buồn" ở Bạc Liêu. text: Vụ nổ bom ở chính trung tâm thủ đô Beirut đã làm ít nhất chín người chết và gây thiệt hại nặng nề. Một thông cáo của quân đội nước này cho biết đã "tổng huy động toàn bộ các đơn vị quân đội và đặt mức báo động cao nhất" nhằm bảo đảm ổn định trong nước. Ba ngày quốc tang đã bắt đầu và các quan sát viên nói người dân vẫn trong tình trạng bị sốc. Vụ đánh bom đã xảy ra trong lúc căng thẳng tăng cao giữa phe đối lập tại Lebanon và Syria, nước vốn chi phối Lebanon về mặt chính trị. Trách nhiệm Các lãnh đạo đối lập tại Lebanon nói rằng chính phủ Lebanon và Syria phải chịu trách nhiệm về vụ giết hại này. Nhiều người dân đầy giận dữ tại Beirut đã định đốt cháy trụ sở địa phương của đảng Baath Syria. Phe đối lập cũng kêu gọi chính phủ từ chức, rút quân đội Syria về nước trước kỳ bầu cử tháng Năm tới và tổ chức ba ngày đình công toàn quốc. Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã lên án vụ nổ bom hôm thứ Hai và gọi đó là "hành động tội ác khủng khiếp". Nhà Trắng thì mô tả đây là một vụ giết người tàn khốc và tuyên bố Lebanon phải được quyền theo đuổi tương lai chính trị của mình một cách bình ổn và không bị Syria xâm lược. Tuần tra Quả bom nổ ngay khi đoàn xe của ông cựu Thủ tướng đi qua khách sạn St George, gần cảng biển và tin cho hay một số nhân viên hộ tống đã thiệt mạng. Khoảng 100 người bị thương, trong có ít nhất một cựu bộ trưởng, người trước đó đã dự một phiên họp Quốc hội cùng với ông Hariri. Quân đội nay đã được huy động và các trạm kiểm soát được thiết lập trên đường phố. Sau vụ nổ, những người ủng hộ cho ông Hariri đã xuống đường ở thủ đô Beirut cũng như tại thị trấn Sidon quê hương ông. Quân đội Lebanon hiện đang ở trong tình trạng báo động cao sau khi cựu Thủ tướng Rafik Hariri thiệt mạng trong một vụ mà người ta nghi là nhằm ám sát ông vào hôm thứ Hai. text: Tuyên bố của con trai ông Bạc Hy Lai, Bạc Qua Qua, người đang học ở Mỹ, được cho là hiếm hoi Bạc Qua Qua, người được cho là đang học tập ở Mỹ, nói rằng anh cảm thấy khó tin vào những lời cáo buộc chống lại ông Bạc. Còn trai nhà cựu lãnh đạo nói rằng cha đẻ của anh là một người "chính trực trong niềm tin và tận tâm với công việc". Cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh bị thất sủng sau một vụ bê bối trong đó vợ của ông, bà Cốc Khai Lai, bị kết tội sát hại công dân Anh, ông Neil Heywood. 'Mọi thứ đều mâu thuẫn' "Tôi thấy rất khó tin vào những cáo buộc chống lại cha tôi, bởi vì chúng mâu thuẫn với tất cả những gì mà tôi được biết về cha tôi trong suốt cuộc đời của ông" Bạc Qua Qua Tuyên bố của Bạc Qua Qua là rất hiếm hoi, nhưng các phóng viên ở Bắc Kinh nói họ đã xác minh đây đúng là phát ngôn của Qua Qua. Tuyên bố này không đề cập gì đến người mẹ của anh ta, bà Cốc Khai Lai. Trong tuyên bố của mình, Qua Qua nói: "Về mặt cá nhân, tôi thấy rất khó tin vào những cáo buộc được đưa ra chống lại cha tôi, bởi vì chúng mâu thuẫn với tất cả những gì mà tôi được biết về cha tôi trong suốt cuộc đời của ông. "Mặc dù các chính sách mà cha tôi ban hành có thể gây tranh luận, người cha mà tôi biết là một người chính trực trong niềm tin và tận tụy với công việc. "Cha tôi đã luôn dạy tôi hãy luôn là chính mình và phải quan tâm tới các việc còn lớn hơn bản thân mình. Tôi đã cố gắng làm theo lời khuyên của ông." Bạc Qua Qua đã và đang theo học tại Harvard ở Hoa Kỳ. Phân tích gia về khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của BBC, Viv Marsh, nói rằng giáo dục đặc quyền của Qua Qua ở nước ngoài và lối sống xa hoa của con trai ông Bạc một thời đã làm dấy lên sự công phẫn ở Trung Quốc về việc con cái của các quan chức giàu có được nuông chiều. Nhưng Viv Marsh nói rằng không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Trung Quốc muốn Bạc Qua Qua trả lời bất kỳ các cáo buộc riêng nào về chính anh ta. Bạc Qua Qua nói về vụ án của cha ruột: "Tại thời điểm này, tôi hy vọng quá trình tố tụng sẽ diễn ra theo cách thức bình thường, và tôi sẽ chờ đợi kết quả." Tuyên bố gần nhất của Qua Qua, trước phiên xử của của bà Cốc Khai Lai, mẹ anh, rất ngắn gọn. Qua Qua chỉ nói rằng anh đã cung cấp một lời chứng và rằng "các sự kiện sẽ tự nói lên tất cả ". 'Lo ngại sâu sắc' Bà Cốc Khai Lai (phải) bị kết án tử hình treo vì sát hại doanh nhân người Anh Neil Heywood Hồi tháng Tư, Bạc Qua Qua loan bố một lá thư nói rằng anh "lo ngại sâu sắc" về vụ bê bối. Qua Qua cũng bảo vệ bản thân trước những chỉ trích về thành tích học tập của mình và bác bỏ một số tin đồn về lối sống cá nhân. Trong vụ bê bối liên quan tới gia đình Qua Qua, doanh nhân người Anh Neil Heywood được tìm thấy đã chết trong một khách sạn ở Trùng Khánh hồi tháng 11/2011. Sau đó Bà Cốc Khai Lai bị kết tội đầu độc ông này và bị tòa tuyên án tử hình treo. Nhà chức trách Trung Quốc nói vụ sát hại này là kết quả của một thỏa thuận kinh doanh bị thất bại. Vụ bê bối làm lu mờ đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc vốn được chờ đợi sẽ chứng kiến sự thay đổi lãnh đạo vào cuối năm nay.. Theo đó, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình được dự kiến sẽ thay thế ông Hồ Cẩm Đào làm Chủ tịch nước trong một sự kiện chính trị được khai mạc vào ngày 08/11. Ông Bạc Hy Lai, 63 tuổi, từng là một ứng viên cho vị trí lãnh đạo cao cấp của Đảng, sắp phải đối mặt với các tội danh tham nhũng, lạm dụng quyền lực, nhận hối lộ và các mối quan hệ không thích hợp với phụ nữ. Các cáo buộc này liên quan đến thời gian ông làm Bí thư thành ủy Trùng Khánh, làm quan chức ở các tỉnh Đại Liên, Liêu Ninh và làm bộ trưởng thương mại. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Con trai của chính trị gia Trung Quốc Bạc Hy Lai, lên tiếng bảo vệ cha đẻ của mình, người mới bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản và bị cáo buộc lạm dụng quyền lực, trong một tuyên bố hiếm hoi. text: Sau đây là trích đoạn một vài bình luận của báo chí Mỹ. "Tôi nghĩ George W Bush vẫn đang có ưu thế, nhưng cảm giác của tôi là John Kerry đã trở lại với cuộc chơi", David Gergen nói trên đài CNN. Dan Harris, chương trình Good Morning America của kênh ABC nhận xét, "Bộ sậu của John Kerry chắc điên lên vì hạnh phúc sau điều mà họ xem là một chiến thắng rõ rệt của ứng cử viên của họ." "Đội ngũ của Bush đã hi vọng có cú đánh knockout, ngay cả nếu họ không nói ra. Nhưng họ đã không đạt được nó," George Stephanopoulos, ABC. Kerry đã chiến thắng với khoảng cách an toàn trong cuộc tranh luận hôm thứ Năm về chính sách ngoại giao, nhưng người Mỹ có thể quyết định là tổng thống Bush có khả năng tốt hơn trong việc dọn dẹp đống lộn xộn mà ông tạo nên ở Iraq. Xã luận của tờ Los Angeles Times bình luận như sau, “George W Bush nổi tiếng là có kỷ luật sắt thép khi phải nhấn mạnh một thong điệp đơn giản, chuẩn bị kỹ càng... " "Nhưng đêm qua, ông Bush tỏ ra kém thuyết phục hơn khi phải biện hộ trước lời chỉ trích dữ dội của ông Kerry." Theo Candy Crowley, CNN, “Chiến dịch của Kerry sẽ phải thừa nhận là đã không có cú đánh knock-out, nhưng nó cho thấy ông vẫn chưa bị loại." “Bush đã từng có những tranh luận về chính sách tốt hơn là sự thể hiện của ông tối nay, nhưng tôi nghĩ các cử tri đã biết rõ ông,” bình luận gia theo xu hướng bảo thủ Bill Kristol trên CNN nhận xét. Xã luận của Washington Post quả quyết, “Ông Bush mạnh mẽ biện hộ cho quyết định gây chiến cùng các hậu quả của nó; ông Kerry mạnh mẽ chỉ trích quyết định này và sự điều hành cuộc chiến..." "Cả hai đã trình diễn đủ tự tin để khiến các cử tri còn muốn mở tivi để xem cuộc tranh luận kế tiếp." USA Today đi thẳng vào vấn đề, “Nói ngắn gọn sự lựa chọn là đây: Hoặc một tổng thống biết hành động độc lập và nhanh chóng, ngay cả khi có nguy cơ khiến đồng minh xa lánh hoặc phạm lỗi nghiêm trọng. Hoặc một người sẽ hành động thận trọng hơn trong hòa khí với đồng minh, và có nguy cơ sẽ để mất một cơ hội quan trọng.” Bí mật trong điệu bộ của Bush và Kerry Điệu bộ cơ thể của một ứng viên tổng thống có thể quyết định sự lựa chọn của những cử tri chưa biết bầu cho ai. Sau cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên giữa ông George W Bush và ông John Kerry, BBC News Online đã hỏi chuyện bà Patti Wood, một chuyên gia ngôn ngữ cơ thể tại Atlanta. Theo bà Wood, tổng thống Mỹ đã trông thoải mái nhất ở khoảng 30 phút đầu tiên của cuộc tranh luận. “Ông ấm áp, tự tin hơn, ông nói chuyện từ con tim, mỉm cười và nhìn thẳng vào camera.” Nhưng trong một giờ đồng hồ còn lại, ông Bush có vẻ càng lúc càng giận dữ và lặp lại nhiều câu trả lời. Việc liên tục sử dụng các từ - như “cuộc chiến là công việc vất vả” – cho thấy ông đang nóI theo kịch bản. “Khi bạn nghe lặp lại các từ ngữ với điệu bộ giận dữ hơn, thông điệp đó nghe như lời nói dối.”Bà Wood nóI sự bực bội của tổng thống đặc biệt rõ khi ông Kerry đang nói. “Trong các đoạn quay phản ứng, ông Bush tỏ ra lỗ mãng, cường điệu và lắc đầu, trông bực bội theo một cách trẻ con.” “Nó thể hiện sự thiếu trưởng thành – không nên có ở một tổng thống. Ông lẽ ra nên kiềm chế hơn.” Kerry ‘lạnh lùng’ Ông Kerry, ngược lại, thường nhìn ông Bush và tỏ ra tôn trọng hơn. Tuy nhiên, ở các phút sáng láng nhất của mình, ông Bush vẫn đủ khả năng thể hiện một hình ảnh thoải mái hơn đối thủ. Bà Wood nóI thay vì sử dụng một kỹ thuật kinh điển là nhìn thẳng vào đối thủ, ông Kerry cần nhìn vào quần chúng. “Nếu Kerry muốn thắng, ông ấy phải nhìn vào quần chúng thông qua camera khi ông nói.” Bà Wood nhấn mạnh ngôn ngữ cơ thể sẽ không ảnh hưởng đến các cử tri trung thành cho mỗi đảng. Nhưng bà nói nó sẽ tạo nên sự khác biệt đối với những ai chưa quyết định sẽ bầu cho ai. Tổng thống Mỹ George W Bush và thượng nghị sĩ John Kerry đã có cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình hôm 30-9. text: Trong chuyến đi tới Chiangmai, quê hương của ông Thaksin Shinawatra để tìm hiểu về thái độ của quê nhà đối với ông Thaksin, Nguyễn Hùng của Ban Việt Ngữ đã hỏi chuyện Tướng Nopporn Roenchan, phó chỉ huy các lực lượng quân sự ở Chiang Mai. Tướng Nopporn giải thích tại sao phe quân đội lại phải tiến hành đảo chính: Tướng Nopporn: Quân đội cần kiểm soát một vùng rộng lớn các thành phố quan trọng. Những gì đã xảy ra trước đây cho thấy người dân không cần tốn nhiều thời gian để có thể tụ tập thành từng đám đông để biểu tình, và những người ủng hộ và chống ông Thaksin dự định biểu tình ngay ngày hôm sau của cuộc đảo chính. Chúng tôi phải ra tay trước đó. Vài tháng trước, đảng đối lập đã có diễn văn và chỉ sáu tiếng đồng hồ sau, người dân đã tụ họp thành từng nhóm, rồi họ hành động một cách bạo lực. Không ai ngờ là sự việc lại diễn ra nhanh tới vậy. Nếu chúng tôi để điều đó tái diễn, tình hình sẽ tồi tệ hơn nữa và rồi sẽ không thể kiểm soát được tình trạng bạo động. BBC:Cuộc đảo chính lần này khác gì so với cuộc đảo chính hồi năm 1991, thưa ông? Cuộc đảo chính trong Tháng Chín vừa qua không tồi tệ như hồi năm 1991 bởi nó diễn ra trong bối cảnh khác. Trong cuộc đảo chính lần này, 99% người dân ở Chiangmai tỏ ý ủng hộ và 1% còn lại thì nói họ không bình luận gì về sự kiện này. BBC:Ông nghĩ thế nào về những ý kiến cho rằng tiến hành đảo chính là không dân chủ, dẫu cho ông Thaksin có thể là bị cáo buộc về những chuyện như tham nhũng hay lạm dụng quyền lực? Bên quân đội phải sử dụng sức mạnh của mình để phục hồi và cải tổ nền dân chủ. Chúng tôi không định đeo bám quyền lực mà chỉ muốn lập lại trật tự trong xã hội. Với những phản ứng từ số đông dân chúng, chúng tôi tin rằng người dân muốn cuộc đảo chính diễn ra. Đó chỉ là một phần của quá trình phát triển dân chủ. Chúng tôi đang trong tiến trình phát triển dân chủ. Nếu như có điều gì xấu thì chúng tôi phải ngưng tiến trình đó để giải quyết nó, để thay đổi nó. Chúng tôi tin rằng mình đang làm điều đúng đắn và đó là cách tốt nhất trong điều kiện hiện thời. Có thể đó chưa phải là điều tuyệt vời nhất trên trái đất, nhưng đó là điều tốt đẹp duy nhất mà chúng tôi có thể tiến hành tại Thái lan vào thời điểm này. Hôm thứ Ba là đúng một tuần nổ ra vụ đảo chính quân sự tại Thái Lan, sự kiện khiến cho ông Thaksin Shinawatra vốn đang có chuyến công du tới New York để tham dự phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, nay trở thành vị thủ tướng bị lật đổ. text: Hoàng tử Andrew có nhiều liên hệ với Việt Nam Các nguồn tin chính phủ nói vai trò này có nhiều khả năng sẽ chấm dứt nếu có thêm những thiết lộ khác làm ảnh hưởng tới thanh danh của ngài. Tuy nhiên phát ngôn viên của Thủ tướng Anh David Cameron nói sau khi có tin tức trên báo chí: "Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ vai trò đặc sứ thương mại của Hoàng tử Andrew." Hoàng tử Andrew mới đây bị chỉ trích vì có quan hệ bạn bè với nhà tài phiệt Hoa Kỳ Jeffrey Epstein, người bị kết án 18 tháng tù giam hồi năm 2008 vì có quan hệ tình dục với người vị thành niên. Báo chí Anh vừa đăng tải phỏng vấn với cô gái từng phục vụ trong nhà ông Epstein và cô kể đã nhiều lần thấy Hoàng tử Andrew có mặt tại nhà ông Epstein ở New York. Bộ trưởng Kinh doanh Vince Cable nói với BBC trước khi có phát ngôn của Văn phòng Thủ tướng: "Tôi nghĩ rằng chúng ta nên nhớ Hoàng tử làm đặc sứ với tư cách tình nguyện viên và không phải do chính phủ bổ nhiệm. “Những công ty từng làm việc với Hoàng tử nói với tôi họ thấy vai trò của Hoàng tử là hữu ích. “Tôi nghĩ Hoàng tử sẽ tự quyết định lấy vai trò mà ngài cảm thấy thích hợp. “Hiển nhiên là chúng tôi sẽ có những cuộc nói chuyện với Hoàng tử về những gì mà ngài sẽ làm trong tương lai.” 'Tày đình' Phóng viên chính trị BBC Gary O’Donoghue nói Văn phòng Thủ tướng thừa nhận Hoàng tử sẽ không thể giữ vai trò hiện tại nếu có thêm chuyện tày đình trên báo chí. Phóng viên BBC nói Hoàng tử Andrew sẽ tiếp tục vai trò đặc sứ thương mại mà ngài nắm giữ từ năm 2001 nhưng vị trí này thường xuyên được xem xét lại. “Không có vẻ gì là chính phủ sẽ sa thải Hoàng tử Andrew nhưng có thể dần dần giảm các hoạt động của ngài để tránh các cuộc cãi vã giữa các bộ trưởng và Gia đình Hoàng gia,” phóng viên BBC nói. Còn Dân biểu Đảng Lao động và cựu quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Chris Bryant lặp lại quan điểm của ông rằng Hoàng tử Andrew cần chấm dứt vai trò đặc sứ: Truyền thông Anh theo bám và chụp hình Hoàng tử Andrew tại London hôm 7/3 "Tôi tin chắc rằng có những nước trên thế giới mà chuyến thăm của hoàng gia có ý nghĩa và sẽ tạo điều kiện để có những cuộc gặp gỡ mà thông thường khó có được. “Nhưng tôi sợ rằng Hoàng từ giờ đã trở thành sự xấu hổ quốc gia. “Điều lo ngại của tôi là không rõ khi Hoàng tử tham gia các chuyên đi thì ngài giúp ích cho quốc gia hay cho chính bản thân. “Sự thật là chúng ta không nên để Hoàng tử hiện diện trong các phái đoàn như thế nữa.” Nhưng sử gia chuyên về Hoàng gia Hugo Vickers nói báo chí đã sách nhiễu Hoàng tử Andrew một cách “vô trách nhiệm”. “Tôi rất không tán thành với chuyện người ta có thể mất việc vì cách báo chí đưa tin ngay cả khi người đó được việc. “Tôi nghĩ nếu chúng ta xem kỹ những tin tức thì sẽ thấy người ta đã bôi xấu ngài, có những chi tiết thì cũng đáng nói, nhưng rất nhiều chi tiết khác đáng ra không nên xuất hiện.” Hoàng tử Andrew là Đại diện Đặc biệt về Đầu tư và Thương mại Quốc tế từ năm 2001 và có trách nhiệm thúc đẩy lợi ích kinh doanh của Anh trên toàn cầu. Vai trò đặc sứ thương mại của Hoàng tử Andrew, người có nhiều liên hệ với Việt Nam, có thể bị đe dọa. text: Dân Yekaterinburg biểu tình phản đối vụ xây nhà thờ trong công viên Phát ngôn viên cho Giáo chủ Kirill, người đứng đầu Chính thống giáo của Nga, nói rằng "không ai có tư duy khoẻ mạnh, bình thường lại phản đối xây nhà thờ". Ông Aleksandr Volkov còn hỏi, "sao không có ai phản đối xây quán bia, tiệm ăn?". Nhưng lời của ông Volkov, phụ trách báo chí của Văn phòng Giáo chủ Chính thống giáo, được truyền thông đăng tải hôm 31/05, khó làm dịu đi tình hình. Trước đó, một lãnh đạo khác của Giáo hội đã lên án người biểu tình là 'phản đạo'. Tại Yekaterinburg từ giữa tháng 5 có biểu tình phản đối việc xây nhà thờ trong công viên bên sông Iset, dẫn tới sự can thiệp của tổng thống Putin Căng thẳng nổ ra trong tháng 5 vừa qua, khi dân địa phương biểu tình phản đối thành phố Yekaterinburg cấp giấy phép cho Giáo hội xây một nhà thờ. Đại đức Thái Minh ‘bị cách chức’, bà Yến bị phạt Vụ thỉnh vong chùa Ba Vàng: dư luận dậy sóng Vụ chùa Ba Vàng 'có trách nhiệm của chính quyền'? Nhà thờ Bùi Chu, Công giáo và xã hội VN Giữa tháng 5, khi cuộc biểu tình thu hút hơn 2000 người, cảnh sát Nga đã vào cuộc, bắt 6 người, theo BBC News Tiếng Nga. Vấn đề sau đó được nêu ra với Tổng thống Vladimir Putin khi ông tới Sochi. Trả lời báo chí vào lúc đó, ông Putin nói: "Giáo hội cần đoàn kết người dân, không gây chia rẽ", và yêu cầu mở cuộc thăm dò để biết tâm lý dư luận. Một điều tra dư luận đã đem lại kết quả nói 74% dân địa phương phản đối việc xây nhà thờ ở điểm vui chơi, nghỉ ngơi yêu thích của họ bên sông Iset. Nhà thờ có tỷ phú tài trợ Phái phản đối cho rằng đại giáo phận Yekaterinburg đã có trên 312 thánh đường, nhà thờ và nhà nguyện trên địa phận của mình, theo tờ Moscow Times hôm 23/05. Công viên tại Yekaterinburg bị rào lại để chuẩn bị san phá cho việc xây giáo đường Dù vậy, Giáo hội vẫn muốn tiếp tục việc xây công trình ngay cả sau khi có tin thống đốc vùng Sverdlovsk nói đã hủy kế hoạch xây cất. Giáo hội Chính thống cho rằng Yekateriburg cần phục hồi Thánh đường mang tên nữ thánh Catherine bị chính quyền Bolshevik phá huỷ sau Cách mạng 1917. Yekaterinburg cũng là giáo phận thờ vị Nga hoàng cuối cùng, Nicholas II, bị cộng sản giết tại địa phương này vào tháng 7/1918. Ngài được Giáo hội Chính thống Nga phong thánh năm 2000. Phe phản đối xây nhà thờ nói họ không chống lại giáo hội nhưng nói việc xây cất còn có liên quan đến các nhà tài phiệt muốn chiếm không gian xanh. Theo Bloomberg, sau khi dự án được cấp phép năm ngoái, báo chí Nga chỉ ra rằng công trình có tài trợ của hai tỷ phú khai thác đồng, Igor Altushkin và Andrey Kozitsyn. Hai người này cũng đã nhận được giấy phép xây chung cư cao cấp và trung tâm thương mại dự kiến nằm cạnh nhà thờ mới. Giáo hội Chính thống Nga đã lên kế hoạch ban phước cho nhà thờ khi xây xong và nâng công trình này lên hàng thánh đường (cathedral). Theo một điều tra dư luận của Pew Research Center năm 2017, 71% dân Nga nhận họ có tín ngưỡng Chính thống giáo nhưng chỉ có 7% đi lễ nhà thờ hàng tuần. Chừng 30% người được hỏi có đi nhà thờ một tháng hoặc vài tháng một lần, số còn lại, 61% hiếm khi hoặc không bao giờ đi nhà thờ. TT Putin, tín đồ Chính Thống giáo, đã lên tiếng về vụ xây nhà thờ ở Yetaterinburg Xem thêm về nước Nga: Putin không thích Cách mạng kiểu Lenin? Giáo hội Chính thống Ukraine chia tay Moscow Google ‘trả tiền phạt ở Nga’ Giáo hội Chính thống Nga lên tiếng phê phán những người biểu tình chống kế hoạch xây một nhà thờ trong không gian xanh của thành phố Yekaterinburg. text: Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đã khai tại tòa án ở Nhật Bản rằng họ hối lộ quan chức Việt Nam để được Dự án đường sắt đô thị số 1 Hà Nội. Đến nay Việt Nam chưa có kết luận điều tra về vụ này. Tuy vậy, tại cuộc họp báo chiều 3/4, Thứ trưởng giao thông Nguyễn Hồng Trường nói khoản tiền đã giải ngân của Nhật Bản sẽ được hoàn lại. “Nếu dự án được thực hiện từ đầu đến cuối không vấn đề gì thì nguồn vốn thanh toán bình thường. Tuy nhiên, khi nhà tài trợ cấp cho chúng ta tiền để làm thiết kế cho dự án mà hiện dự án đang tạm dừng, nhà tài trợ yêu cầu phải hoàn tiền thiết kế, khi nào dự án tiếp tục thì họ phải tiếp tục cho vay.” “Số tiền là bao nhiêu thì chúng tôi đang giao Ban QLDA đường sắt tiếp tục rà soát lại hợp đồng.” “Khoản nào nằm trong viện trợ không hoàn lại thì thôi, tiền nằm trong vốn vay thì mới phải hoàn lại. Khi có kết quả, chúng tôi sẽ công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng.” Hôm 1/4, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đề nghị Việt Nam hoàn trả toàn bộ số tiền đã giải ngân cho hợp đồng tư vấn này. Hối lộ quan chức Việt Nam Hồi tháng Bảy năm ngoái, truyền thông Nhật cho biết hai cựu lãnh đạo của JTC và một người còn đương nhiệm của công ty bị buộc tội hối lộ các quan chức Việt Nam trong dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1. Thông báo của văn phòng công tố dẫn lời khai của ông Asahi Shimbun, ông Wada và ông Ikeda, nói họ đã trả tổng cộng 69.9 triệu Yên (tương đương 690.360 USD) cho các quan chức ngành đường sắt Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 tới tháng Hai 2014. Ông Kakinuma bị cáo buộc đã phê duyệt 6 triệu Yên trong tổng số tiền nói trên. Gói hợp đồng tư vấn mà JTC từng giành được bao gồm dự án xây dựng đường tàu ở Hà Nội do quỹ ODA hỗ trợ vốn. Một lãnh đạo của JTC từng khai với cơ quan công tố Tokyo rằng đã hối lộ một quan chức Việt Nam 66 triệu Yên (tương đương 16 tỷ đồng) để giành dự án có sử dụng vốn ODA trị giá 4,2 tỷ Yên ở Việt Nam. Hồi tháng Sáu, Nhật Bản đã tạm ngừng viện trợ ODA sau nghi án hối lộ với quan chức đường sắt Việt Nam được phanh phui vào tháng Ba. Sáu quan chức của công ty Đường sắt Việt Nam cũng đã bị khởi tố, tạm giam để điều tra. Các cán bộ cấp cao này bị cáo buộc các tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tuy vậy, hiện chưa ai bị cáo buộc tội “nhận hối lộ”. Đại diện Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam nói cơ quan này đang tính toán khoản tiền trả lại Nhật Bản liên quan gói thầu bê bối của một công ty Nhật. text: Việc Sergio Aguero ghi bàn trở lại và đá với đúng phong độ của anh rất quan trọng cho CLB Man City, theo HLV Pep Guardiola Tuy nhiên, trước hết, trao đổi với BBC Sport cuối tuần này, nhà cầm quân của Man Xanh thừa nhận ông đã hoài nghi về đội bóng mà ông dẫn dắt sau một giai đoạn khá dài mà City thi đấu bất ổn về phong độ và thành tích. Mặc dù vậy, nhà cầm quân này cho hay ông đã không mảy may nghi ngờ về các nguyên tắc của ông tại đội bóng sau trận City thắng West Brom và đánh dấu chấm hết cho một chuỗi sáu trận cầu khao khát một chiến thắng. Man Xanh đã không thắng trong tất cả các trận đấu kể từ ngày 24/9, nhưng trận thắng đậm 4-0 trước West Brom đã giúp giành lại ngôi đầu bảng từ tay Arsenal. "Sáu trận không thắng là một thời gian dài", Guardiola nói với BBC Sport. "Khi liên tục bị thua, bạn sẽ hoài nghi. Ngay cả trong hiệp hai khi chúng tôi không chơi được như hiệp đầu, tôi đã nghi ngờ về những gì chúng tôi phải làm để cải thiện." Ông nói thêm: "Còn các nguyên tắc ư? Không có nghi ngờ gì cả. Nhưng để hiểu các cầu thủ, cách thức họ chơi bóng với nhau, làm thế nào chơi trong các sơ đồ, hệ thống khác nhau, đôi khi bạn có sự nghi ngờ, cái đó thì có đấy. "Chiến thắng trở lại là rất quan trọng đối với chúng tôi. Khi bạn thua, vấn đề là bạn mất đi một chút tự tin sau mỗi lần trước trận đấu kế tiếp và điều đó đã xảy ra trong giai đoạn này." Đẳng cấp chính hiệu HLV Guardiola cho rằng ông có nhiệm vụ giúp đỡ trung phong Aguero nhận thức được tầm quan trọng của anh ở đội bóng. Trong trận đấu mới nhất, Sergio Aguero đã ghi hai bàn cho City - những bàn thắng đầu tiên của anh trong sáu trận đấu - trước khi tiền vệ Ilkay Gundogan ghi thêm hai bàn sau khi West Brom có sự bừng tỉnh trong chốc lát. Bảy bàn thắng ở Premier League của trung phong người Argentina đã đưa Aguero trở lại vị trí người ghi bàn hàng đầu tính tới nay cùng với Diego Costa của Chelsea ở Ngoại hạng Anh. Chuyên gia bóng đá Danny Murphy của chương trình BBC Match of the Day nói: "Tôi nghĩ rằng đó là việc Aguero cải thiện trong ghi bàn là khó khăn, nhưng anh đang có vẻ năng động hơn khi di chuyển không bóng, tiếp cận mọi người tốt hơn và chạy nhiều hơn. Cựu danh thủ và chuyên gia bóng đá Alan Shearer nhận xét: "Anh ấy là một cầu thủ đẳng cấp thế giới chính hiệu mà chúng ta có tại Premier League." Còn huấn luyện viên Guardiola thì nói: "Chúng tôi cần Sergio." "Chúng tôi biết việc Sergio có thể chơi được tốt với khả năng của chính mình quan trọng với chúng tôi ra sao. "Sergio là một phần của lịch sử câu lạc bộ này, nhưng tôi vẫn muốn giúp đỡ anh ấy. "Đó là mục tiêu của tôi. Giúp cho Sergio cảm thấy anh ấy quan trọng như thế nào cho chúng tôi trong mọi trận đấu. "Anh ấy là một trong những cầu thủ giỏi nhất. Và trên hết, Sergio là một trong những người dễ thương nhất mà tôi từng gặp. "Tôi thích làm việc với những người dễ thương và Sergio là một trong số ấy," huấn luyện viên của Man City nói với BBC Sports. Huấn luyện viên Pep Guardiola dành lời khen ngợi và kỳ vọng cho trung phong Manchester City và ngôi sao Argentina, Sergio Aguero, người tìm thấy cảm giác ghi bàn trở lại sau 6 trận đấu mà Man City không nếm mùi chiến thắng. text: Abdeslam bị buộc tội khủng bố tại Bỉ một ngày sau khi bị bắt trong một cuộc đột kích bất ngờ Abdeslam sẽ bị dẫn độ về Pháp nhưng đã hợp tác với cảnh sát, luật sư của người này cho biết. Vụ tấn công Paris vào tháng 11/2015 khiến 130 thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS nhận đứng sau vụ đánh bom và xả súng. Abdeslam bị cáo buộc tham gia với nhóm khủng bố và thực hiện hành vi giết người khủng bố, văn phòng công tố liên bang Bỉ cho biết. Công tố viên người Pháp Francois Molins phát biểu trong một cuộc họp báo: "Hôm nay trong một cuộc xét hỏi với các nhà điều tra [người Bỉ], Salah Abdeslam khẳng định rằng, và tôi trích dẫn lại tại đây 'Hắn muốn đánh bom tự sát tại sân vận động Stade de France và hắn đã chùn bước'." Lời thú tội của Abdeslam cần được xử lý cẩn trọng, ông nói thêm. Luật sư Sven Mary của nghi phạm Abdeslam nói người này sẽ bị dẫn độ về Pháp Nghi phạm 26 tuổi có quốc tịch Pháp, sinh ra ở Bỉ, đang bị giam giữ sau khi bị bắt ở Bỉ hôm thứ Sáu 18/3 sau bốn tháng trốn chạy. Các nhà điều tra hi vọng Abdeslam sẽ làm hé hộ thêm thông tin về mạng lưới của tổ chức IS đằng sau vụ tấn công Paris, như nguồn tài chính và kế hoạch khủng bố. Abdeslam bị bắn vào chân trong cuộc vây ráp. Họ tin rằng Abdeslam hỗ trợ việc di chuyển cho kế hoạch khủng bố, bao gồm thuê phòng, đưa các tay đánh bom tự sát đến sân vận động Stade de France. Các nhà điều tra tin rằng Abdeslam đã trốn chạy ngay sau vụ tấn công, trở lại quận Molenbeek ở Brussels (Bỉ). Trong khi đó Interpol kêu gọi 'cảnh giác cao độ' tại các biên giới sau ngày thứ Sáu 18/3 diễn ra cuộc bố ráp tại Brussels. Họ cho rằng có thể có thêm nhiều kẻ đồng lõa cố gắng lẩn trốn ở Châu Âu. Cuộc truy bắt lớn Salah Abdeslam là mục tiêu của cuộc truy bắt quy mô lớn. Nghi phạm này bị bắt khi còn cách nhà ở Molenbeek khoảng 500m. Anh trai của người này, Brahim, là một trong những tên tham gia vụ tấn công Paris, đã chết khi đánh bom tự sát. Một người khác bị bắt cùng thời điểm với Salah Abdeslam hôm thứ Sáu là Monir Ahmed Alaaj, cũng bị cáo buộc tham gia khủng bố giết người và tham gia hoạt động khủng bố, các công tố viên Bỉ cho biết. Ba người khác trong một gia đình cũng bị bắt trong cuộc vây ráp hôm thứ Sáu 18/3. Họ là Abid Aberkan, được mô tả là bạn của Abdeslam, bị cáo buộc tham gia vào hoạt động tổ chức khủng bố và chứa chấp tội phạm. Một người khác trong gia đình này là Djemila M, bị cáo buộc chứa chấp tội phạm, nhưng không bị bắt giam, văn phòng công tố nói. Mẹ của Abid Aberkan tên là Sihane đã được trả tự do. Dấu vân tay Cuộc vây ráp được tiến hành khi người ta tìm thấy dấu vân tay của Abdeslam trong một căn hộ ở quận Forest tại Brussels, trong chiến dịch ngày thứ Ba 15/3. Các đoạn video căng thẳng cho thấy Abdeslam bị bắt vào một xe cảnh sát sau một loạt xả súng. Alaaj cũng bị thương trong chiến dịch, nhưng cả hai nghi phạm đều đã được xuất viện hôm Thứ Bảy 19/3. Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết vụ bắt giữ Abdeslam là một 'thời khắc quan trọng'. Ông Hollande phát biểu trong cuộc họp báo ngày thứ Sáu 18/3 với Thủ tướng Bỉ Charles Michel:"Cuộc chiến chống khủng bố không ngừng lại vào đêm nay, dù đây là một chiến thắng". Ông nói: "Chúng ta phải bắt giữ tất cả những ai cho phép, tổ chức hoặc tạo điều kiện cho các vụ tấn công này và chúng ta nhận ra chúng rất đông so với ta nghĩ ban đầu và xác định được". Các công tố viên cho biết Alaaj đã đi cùng Abdeslam đến Đức tháng 10/2015, nơi dấu vân tay của người này được ghi lại khi kiểm tra danh tính. Một hộ chiếu Syria giả có tên Alaaj và các giấy tờ giả với danh tính quốc tịch Bỉ đã được tìm thấy trong căn hộ ở Quận Forest trong cuộc tấn công hôm thứ Ba 15/3. Trong khi đó thêm nhiều chi tiết được tiết lộ về một người quốc tịch Algeria tên Mohamed Belkaid đã bị bắn chết trong cuộc vây ráp hôm thứ Ba 15/3. Salah Abdeslam bị bắt vì dấu vân tay được tìm thấy tại khu Forest Hãng tin AP cho biết họ đã nhận được các tài liệu từ một trang web tin tức đối lập Syria tên Zaman al-Wasl, cho biết Mohamed Belkaid gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS vào năm 2014 và được yêu cầu đánh bom tự sát. Các nhà điều tra Bỉ nói có vẻ tên này có liên hệ với Abdeslam. Cùng với sân vận động Stade de France, vụ đánh bom và xả súng ở Paris nhắm tới nhà hát Bataclan, nhiều quán bar và nhà hàng. Các quan chức đã xác định được hầu hết các nghi phạm họ tin là tiến hành cuộc tấn công. Hôm thứ Sáu 18/3, ông Hollande dự đoán sẽ có thêm nhiều vụ bắt giữ. Hầu hết các nghi phạm điều thiệt mạng trong cuộc tấn công hoặc bị tiêu diệt sau đó trong các cuộc vây ráp của cảnh sát. Nghi phạm vụ tấn công Paris Salah Abdeslam thú nhận muốn đánh bom tự sát, nhưng sau đó đã đổi ý, một công tố viên người Pháp cho biết. text: BBC Việt ngữ phỏng vấn Giáo sư Stein Toennesson, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế ở Oslo, người phỏng đoán chính xác cho trường hợp giành Nobel Hòa bình của ông Al Gore năm ngoái. Hồi tháng 2/2008, 60 nghị sĩ quốc hội châu Âu đã ký tên vào hồ sơ đề cử Hoà thượng Thích Quảng Độ cho giải Nobel Hòa bình năm 2008. Năm nay, ông Toennesson đoán Hoà thượng Thích Quảng Độ lên vị trí thứ hai trong danh sách 197 ứng viên của năm 2008, chỉ sau ông Hồ Giai ở Trung Quốc: Toennesson: Năm nay, tôi đoán Hòa thượng Thích Quảng Độ có nhiều khả năng cao được trao giải Nobel Hoà bình. Một phần là vì ông đã được đề cử trong nhiều năm nay và một phần khác tôi đoán Ủy ban Giải thưởng (của Na Uy) năm nay sẽ được trao cho một nhân vật nào đó tranh đấu cho nhân quyền hoặc cho một nhân vật mà những quyền con người cơ bản của người đó bị áp bức. Và bởi vì năm nay là năm kỷ niệm 60 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hiệp quốc. BBC:Nhưng có ý kiến cho rằng đa số dân số ở Việt Nam hiện nay là dân số trẻ, sinh trưởng sau chiến tranh. Mà nhiều người trong số đó không biết Hoà thượng Thích Quảng Độ. Ông nghĩ sao? Toennesson: Tôi không rõ là có bao nhiêu người biết Hòa thượng Thích Quảng Độ. Nhưng từ những năm 1980 tới nay, có một sự trỗi dậy trở lại của tinh thần tôn giáo ở Việt Nam. Tất cả các tôn giáo đã phát triển trở lại sau một giai đoạn bị siết chặt về mặt an ninh. Và đây không phải là một trường hợp ngoại lệ ít nhất với Phật giáo. Trong Phật giáo ở Việt Nam, Hòa thượng Thích Quảng Độ rất nổi tiếng. Và Hòa thượng cũng là một nhân vật quan trọng và nổi tiếng trên mạng internet toàn cầu hiện càng ngày càng có nhiều người trẻ tuổi Việt Nam tiếp cận được. BBC:Trong trường hợp Hoà thượng Quảng Độ đoạt giải năm nay, liệu sự kiện này sẽ có những tác động ra sao với thế giới và đặc biệt với Việt Nam? Toennesson: Tác động ở Việt Nam sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Hòa thượng Thích Quảng Độ và chính quyền Việt Nam. Nếu Hòa thượng sử dụng để thể hiện sự chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Việt Nam, trong một cách thức khước từ mọi sự hợp tác với Chính phủ, thì nó có thể sẽ có những tác động tiêu cực. Nếu Chính phủ Việt Nam phản ứng một cách giận dữ vì giải thưởng được Na Uy trao, và sau đó cắt đứt quan hệ với Na Uy hoặc tương tự, thì đó sẽ gây ra những tác động tiêu cực. Nhưng ngược lại nếu giải thưởng này tạo một nền tảng hay khơi dậy những đối thoại sống động về điều kiện chính trị, nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam, và đối thoại này được tiến hành với một cách thức chin chắn bởi các phía, mà trong đó các bên tôn trọng quan điểm của nhau, thì tác động đó là tích cực. Và có thể điều đó sẽ làm cải thiện tình hình ở Việt Nam và cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với phần còn lại của thế giới. BBC: Nhìn sang Miến Điện, sau khi bà Aung San Suu Kyi được trao tặng giải Nobel tình hình cũng không được cải thiện bao nhiêu. Nếu như Hòa thượng Quảng Độ được giải thưởng năm nay, theo ông, sự thể này có tác động ra sao đối với phong trào đòi dân chủ và nhân quyền và ở Việt Nam? GS Toennesson: Tôi không dám đoán chắc chắc là Hòa thượng Thích Quảng Độ sẽ được trao tặng giải, vì hòa thượng cũng có lập trường quá cứng rắn trong các lời chỉ trích chính phủ. Tôi cũng không muốn so sánh Thích Quảng Độ với bà Aung San Suu Kyi vì bà Suu Kyi là một người được dân bầu lên để lãnh đạo nước Miến Điện nhưng đã bị quân đội tước đi mất quyền này. Còn Hòa thượng Thích Quảng Độ là lãnh tụ của một Giáo hội Phật giáo không được chính phủ công nhận và từ một số năm nay đã chỉ trích chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là chưa nói đến sự khác biệt khá xa giữa hai thể chế chính trị tại hai nước. Miến Điện có một thể chế độc tài quân phiệt và họ đã dùng đến bạo lực một cách thô bạo để đàn áp nhiều tầng lớp xã hội. Tại Miến Điện, đang có nội chiến. Ngoài ra, kinh tế của nước này rất tiêu cực. Trái lại, tại Việt Nam, thể chế chính trị chưa được dân chủ xét theo các tiêu chí quốc tế nhưng phần lớn đã đáp ứng được các nhu cầu của người dân. Việt Nam có thể chế chính trị khá trưởng thành tuy chịu sự chỉ đạo mà theo tôi, có khả năng dân chủ hóa về lâu về dài. Hoà thượng Thích Quảng Độ của Việt Nam hiện được coi là một trong số ứng cử viên có khả năng được đoạt giải Nobel Hoà bình. text: Các cuộc đàm phán bị ngăn cản bởi hai nước Ba Lan và Tây Ban Nha, là hai nước từ chối không chấp nhận quyền bầu cử mà cuộc hội nghị thượng đỉnh tại Nice ba năm trước đây đưa ra, theo đó các nước sẽ có số phiếu bầu ngang nhau bất chấp dân số của các nước. Các quốc gia đông dân đang muốn họ phải có nhiều phiếu bầu hơn trong các diễn đàn EU hơn các quốc gia ít dân. Thủ tướng Ý, Silvio Berlusconi, nói người ta "hoàn toàn bất đồng" về quyền bầu cử. Liên minh châu Âu mở rộng từ 15 lên 25 quốc gia thành viên vào năm tới, và sự đồng thuận tại những cuộc họp như thế này được coi là tối quan trọng. Phóng viên BBC, William Horsley, tại Brussels cho biết có vẻ như đây là một thảm hoạ cho liên minh châu Âu và như thế, tương lai hiện giờ chưa chắc chắn. Các vị lãnh đạo rời Brussels sau hai ngày có các cuộc thương thảo mệt mỏi. Nói chuyện với các phóng viên sau khi hội nghị thượng đỉnh thất bại, Thủ tướng Anh Tony Blair ủng hộ quyết định từ bỏ các cuộc đàm phán, nói rằng tổ chức này nên bỏ thời than để tìm ra một "thoả thuận đúng đắn". Thủ tướng Thụy Điển, Goran Persson, nói các cuộc đàm phán về hiến pháp châu Âu khó có khả năng tái tục cho tới tận năm 2005. Ông nói EU sẽ đề nghị Ailen, là nước sẽ giữ ghế chủ tịch châu Âu từ tháng Giêng, tổ chức các cuộc đàm phán để tìm ra lối đi cho tổ chức này. Thủ tướng Ailen, Bertie Ahern nói ông sẽ đưa ra một báo cáo về tiến bộ đạt được tại cuộc họp thượng đỉnh lần tới, vào tháng Ba. Thất bại Phóng viên BBC trích lời một quan chức nói rằng Pháp đã buộc huỷ bỏ các cuộc đàm phán bằng cách từ chối cân nhắc bất cứ thoả thuận nào về vấn đề bầu cử. Việc thất bại, không đạt được một thoả thuận, có thể sẽ chia rẽ sâu thêm bất đồng giữa châu Âu về tốc độ hội nhập. Tổng thống Pháp Jacques Chirac nói với các phóng viên sau buổi thượng đỉnh rằng ông muốn thấy một "nhóm tiên phong" các nước muốn thúc đẩy sự hội nhập. "Điều đó sẽ là một động cơ thúc đẩy, và sẽ cho phép châu Âu tiến xa hơn, tốt hơn", ông nói. Thoả thuận tại Nice về việc mở rộng EU đã cho Tây Ban Nha và Ba Lan, một thành viên mới, số phiếu gần bằng với của Đức, cho dù họ có dân số nhỏ hơn. Thế nhưng Vacsava và Madrid nói rằng các đề xuất hiến pháp sau đó đã làm giảm quyền lực của họ đáng kể, và như thế, là không chấp nhận được. Phản ứng? Hai năm chuẩn bị, hai ngày thương thuyết ở cấp cao và kết quả là thất bại. Thủ tướng Anh, Tony Blair bước ra cùng với 24 nhà lãnh đạo khác của châu Âu mới và nhấn mạnh rằng kết quả còn có thể tệ hơn nữa là khác. Ông nói: "Nhìn vào kết quả đó theo nghĩa vô vọng thì tôi cho là sai lầm. Thực sự tôi nghĩ rằng đã có bất đồng có thể hiểu được hoàn toàn vì chúng tôi đã dựa vào một cơ sở mà làm việc. Bây giờ chúng tôi chuyển sang một cơ sở khác và sẽ có những bất đồng cần phải giải quyết và theo tôi thì cuối cùng cũng sẽ giải quyết được các bất đồng đó thôi". Còn Ngoại trưởng Ba Lan, Wlodzimierz Cimoszewwicz, trong mấy tuần qua đã tỏ ra không khoan nhượng chút nào, thì bây giờ có vẻ nhún nhường hơn. Ông nói: "Không có nước nào hài lòng mà thấy rằng chúng ta đã không đạt được một giải pháp dung hòa hợp lý cùng các quyết định cuối cùng dứt khoát, nhưng hiện vẫn còn có cơ may đạt được điều đó. Chúng tôi cần có thêm thì giờ. Chúng tôi cần tiếp xúc thêm, cần tham khảo ý kiến với nhau vân vân…" Tuy vậy từ Pháp đã có lời cảnh cáo rằng sự thất bại ở đây sẽ không làm họ chùn bước. Tổng thống Pháp, Jacques Chirac nói tới một nhóm nước tiên phong trong Liên hiệp châu Âu xúc tiến việc hội nhập rộng rãi hơn trước. Ông Chirac nói: "Tôi tiếp tục nghĩ rằng giải pháp này là rất hay vì nó tạo ra sức bật và một kiểu mẫu cho châu Âu tiến nhanh hơn nữa theo phương cách tốt hơn trước, nhưng tôi cũng nhìn nhận là cần phải cẩn thận đừng để cho các nước xa rời nhau và đừng tạo ra hai nhóm nước khác nhau trong Liên Hiệp châu Âu". Không nước nào nói đến một giải pháp sớm sủa cho các khó khăn đối với hiến pháp Âu châu, như vậy có phải EU sẽ bị tê liệt khi trở thành liên hiệp của 25 nước hay không? Câu trả lời là không, ít nhất là ở giai đoạn đầu, nhưng theo sự lập luận của chính phủ Anh thì về dài hạn cần có Hiến pháp để cho Liên hiệp này hoạt động suôn sẻ. Những việc cãi vặt gần đây gợi cho thấy rằng hành động của EU giờ đây càng có thêm bất hòa và thêm khó tiên đoán. Chưa có ai trước giờ thử làm bất cứ chuyện gì như Liên hiệp châu Âu đã làm, và do đó, mọi chuyện đều tỏ ra chẳng được êm xuôi. Lãnh đạo Liên hiệp châu Âu đã không đạt được sự đồng thuận về một bản hiến pháp trong cuộc hội nghị thượng đỉnh cuối cùng được tổ chức tại Brussels. text: Biểu tình tiếp diễn ngày thứ 5 tại Istanbul Đụng độ xảy ra vài giờ sau khi Phó Thủ tướng Bulent Arinc ngỏ lời xin lỗi vì cảnh sát quá thẳng tay với người biểu tình hồi tuần trước. Ông Arinc chuẩn bị có cuộc gặp với các nhà hoạt động vào thứ Tư 5/6 này. Cuộc biểu tình phản đối việc giải tỏa một công viên ở Istanbul đã lan rộng thành làn sóng bất ổn kéo dài nhiều ngày ở trong nước. Ông Arinc đã xin lỗi những người bị thương trong cuộc biểu tình chống kế hoạch cải tạo Công viên Gezi. Ông nói cuộc đầu tiên hoàn toàn "hợp pháp và hợp lý", đồng thời cho rằng việc cảnh sát dùng vũ lực quá mức là sai trái. Sau khi ông phó thủ tướng lên tiếng xin lỗi vào tối thứ Ba, không khí trên quảng trường Taksim sôi động, với các đám đông người dân tụ họp ăn mừng. Họ hò hét "Quý vị có nghe thấy chúng tôi không?" với hy vọng rằng chính phủ sẽ lắng nghe họ. Thế nhưng sau đó, cảnh sát đã phun khí gas, vòi rồng và lựu đạn cay để giải tán các đám đông. Ở thành phố Izmir, nơi cảnh sát giữ khoảng cách với người biểu tình, một số người biểu tình trẻ đã đập phá camera thu hình nơi công cộng và ném đá. 'Thiếu dân chủ' Cũng tại Izmir, hãng thông tấn nhà nước Anatolia đưa tin rằng cảnh sát đã bắt 25 người vì đăng thông tin giả mạo trên mạng xã hội Twitter. Một quan chức thuộc đảng đối lập CHP, Ali Engin, được Anatolia dẫn lời nói những người này bị bắt vì "kêu gọi người dân biểu tình". Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan hôm Chủ Nhật nói rằng Twitter đã bị sử dụng để phát tán thông tin sai trái. Trong phát biểu của mình, ông Arinc kêu gọi chấm dứt biểu tình, nói rằng các cuộc tuần hành đã bị các phần tử "khủng bố" khuynh đảo. Trong khi đó Thủ tướng Erdogan tỏ ra cứng rắn hơn khi tuyên bố cuộc biểu tình "thiếu dân chủ". Ông Erdogan nói với các phóng viên khi đang công cán Morocco: "Mọi việc sẽ được giải quyết khi tôi trở về." Truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ NTV cũng xin lỗi vì không đưa tin về các cuộc biểu tình ban đầu. Người biểu tình đã sử dụng các mạng xã hội để chuyển tải thông điệp của mình và điều phối các hoạt động, theo phóng viên BBC Sophie Hutchinson tại Istanbul. Trước đó, hôm thứ Ba, công đoàn cánh tả Kesk đại diện cho 240.000 công nhân viên nhà nước bắt đầu cuộc đình công hai ngày để ủng hộ người biểu tình. Một tổ chức công đoàn khác, Disk, tuyên bố sẽ tham gia đình công vào thứ Tư. Cảnh sát ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng khí gas và vòi rồng để trấn áp người biểu tình chống chính phủ. text: Đây được xem là bước chuẩn bị cuối cùng, mà quan trọng nhất là phương án nhân sự, trước khi tiến hành tổ chức Đại hội Đảng lần thứ X. Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư, nói lời cảm ơn với những ý kiến người dân đã đóng góp cho dự thảo Báo cáo Chính trị. Ông kêu gọi các đại biểu tham dự 'đưa ra những quyết định đúng đắn để tổ chức thành công' Đại hội X. Ông Nông Đức Mạnh nói căn cứ vào kết quả Hội nghị Trung ương 13, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản đã hoàn chỉnh các hồ sơ, xem xét những trường hợp cụ thể, chuẩn bị phương án để Hội nghị Trung ương lần này tiếp tục xem xét và quyết định. Dự kiến Hội nghị lần này cũng sẽ quyết định thời gian tổ chức Đại hội X, cho ý kiến về Chương trình và Quy chế làm việc của Đại hội. Cũng trong phiên khai mạc, ông Trần Đình Hoan, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đã đọc Báo cáo bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng. Tiếp theo, ông Phan Diễn, Thường trực Ban Bí thư, đọc Báo cáo của Bộ Chính trị về kết quả thực hiện đấu tranhphòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong nhiệm kỳ khóa IX. Theo giới quan sát, hiện vẫn chưa ngã ngũ trong việc lựa chọn ứng viên cho ba chức vụ đứng đầu: Tổng Bí thư, Thủ tướng và Chủ tịch nước. Nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy những nhân vật có nhiều hy vọng nhất vẫn là các tên tuổi quen thuộc trong hàng ngũ lãnh đạo từ nhiều năm nay, chứ không có gương mặt mới nào. Mới đây, trong một diễn biến hiếm gặp, mục Thời luận của báo Đại Đoàn Kết đề nghị phải công khai trên báo chí những đảng viên được chọn vào danh sách những người ứng cử vào BCH Trung ương sẽ bầu tại ĐH X để toàn dân được biết và góp ý. Dự kiến, Hội nghị Trung ương 14 của Đảng Cộng sản sẽ kết thúc ngày 25-3. Tại Việt Nam hôm nay đã khai mạc Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản khoá IX. text: Bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Bảy, 11/01 từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển tại Hà Nội, nhà nghiên cứu này nói: "Tôi không nghĩ rằng đây là một đường lối, chủ trương của Bộ Chính trị hay của đảng Cộng sản, hay thậm chí của nhà nước Việt Nam. Đồng Tâm: 'Bộ Chính trị và Quốc hội VN cần họp gấp' Đồng Tâm: Việt Nam có cần đổi mới một tư duy? Ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’ Đồng Tâm: Dân bị thiệt hại có đòi được 'bồi thường'? Bàn Tròn Đặc Biệt: Đồng Tâm - điểm nóng đầu tiên năm 2020 của VN "Tôi nghĩ ở đây có những nhóm lợi ích ở đằng sau và họ bất chấp luật pháp. "Cho nên, với câu chuyện này, theo tôi cần phải lập một ủy ban điều tra riêng, độc lập ở Quốc hội. "Phải có một lực lượng ủy ban điều tra riêng, phải đưa ra ánh sáng vụ này. "Và nếu làm được tốt, phải truy tố kẻ nào đã ra lệnh, có một hành xử như vậy đối với nhân dân, phải làm mạnh mẽ như vậy thì mới được," Viện trưởng Viện nghiên cứu, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ nói với BBC. Nhà phân tích chính sách và pháp luật, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao không tin rằng vụ 'tấn công' Đồng Tâm hôm 09/01/2020 là chủ trương của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam. text: Bà Rice vừa bắt đầu chuyến công du Trung Đông của mình. Chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas đã ngừng hòa đàm để phản đối chiến dịch quân sự mới rồi của Israel tại Gaza, trong đó hơn một trăm người Palestine thiệt mạng. Bà Rice đã tới Ai Cập và sẽ tới thăm bờ Tây cùng Israel. Bà nói vẫn có thể đạt được một thỏa thuận hòa bình. Israel nay đã rút gần hết quân khỏi Gaza, thế nhưng cảnh báo có thể sẽ còn tấn công nữa. Quân Israel đã tiến vào Gaza sau khi có các vụ dân quân Palestine nã rốc két từ đó vào Israel. Ba người Israel đã chết trong những ngày gần đâym trong đó có một dân thường và hai lính. Bà Rice nói cho dù đang có bạo lực, một thỏa thuận hòa bình vẫn có thể đạt được trước khi tổng thống George W Bush rời nhiệm sở vào tháng Một tới. 'Còn hy vọng' Nói với các phóng viên tại Brussels, nơi máy bay của bà hạ cánh để tiếp dầu, bà Rice lên án dân quân Hamas đã nã pháo thế nhưng nói bà sẽ đặt câu hỏi với phía Israel về việc "các dân lành thiệt mạng" trong các trận đánh mới đây của Israel. Bà nói tiếp: "Tôi tiếp tục tin rằng có thể đạt được một thỏa thuận vào cuối năm nay nếu như các bên đều mong muốn." Bà Rice đã mô tả thỏa thuận này là một biên bản khung cho việc thành lập một nhà nước Palestine chứ không phải hiệp ước cho toàn bộ các vấn đề giữa hai phía. Phóng viên BBC tại Washington nói chuyến đi của bà Rice được hoạch định vài tuần trước đây và có mục tiêu thúc đẩy tiến trình hòa bình sau khi cả Israel và Palestine đều nêu cam kết tại hội nghị tổ chức hồi tháng 11 năm ngoái tại Hoa Kỳ. Thế nhưng cuối cùng bà lại phải làm việc đi thuyết phục hai bên ngồi lại bàn đàm phán. Phóng viên của chúng tôi cũng nói đợt bạo lực mới rồi cho thấy các hạn chế của chính sách chỉ đàm thoại với ông Abbas mà không tham vấn Hamas của Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice vừa lên tiếng kêu gọi Palestine và Israel quay trở lại bàn đàm phán hòa bình. text: Trả lời các phóng viên hôm thứ Tư, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ông Lê Dũng, nói báo cáo của HRW là "nhằm bôi nhọ chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên." Bản phúc trình 55 trang của Human Rights Watch (HRW) cáo buộc việc ngược đãi vẫn tiếp tục mặc dù đã có một thỏa thuận đảm bảo an toàn cho người hồi hương hồi tháng Giêng 2005 giữa Việt Nam, Campuchia và Cao ủy tỵ nạn LHQ (UNHCR). Bác bỏ Ông Lê Dũng nhấn mạnh ở Việt Nam không có vấn đề "đàn áp người dân tộc thiểu số, đàn áp tôn giáo, không có ai bị giam giữ vì lý do tôn giáo." "Việc ban hành và đưa vào thực hiện những văn bản pháp quy mới đây về tôn giáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chức sắc, tín đồ tôn giáo, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, thực hành đức tin của mình phù hợp với pháp luật." Ông nói nhà nước Việt Nam đã nhiều lần khẳng định là không trừng phạt những người dân tộc thiểu số vượt biên trái phép sang Campuchia khi trở về quê hương. "Họ không bị truy tố, trừng phạt hoặc phân biệt đối xử về những hành vi trong quá khứ, hơn thế nữa còn được chính quyền địa phương tạo điều kiện để ổn định cuộc sống." "Qua các chuyến thăm, UNHCR, đại diện Đại sứ quán các nước trên đã trực tiếp "mắt thấy, tai nghe" những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương đối với đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung và người trở về nói riêng." Hãng tin AFP dẫn lời ông Brad Adams, giám đốc phụ trách châu Á của HRW, nói: "Chính phủ Việt Nam tiếp tục ngược đãi người Thượng một khi họ đã tránh khỏi tầm mắt của các quan sát viên quốc tế." "Cộng đồng quốc tế cần phản đối việc buộc người dân tộc thiểu số quay về Cao nguyên Trung phần khi mà nhà chức trách còn tiếp tục đối xử tệ với họ." Vấn đề Ước tính hơn 1000 người Thượng, phần lớn theo đạo Thiên Chúa đã chạy sang Campuchia sau khi lực lượng an ninh Việt Nam chấm dứt các vụ biểu tình liên quan đất đai và tôn giáo ở Tây Nguyên năm 2001. Nhiều người sau đó được cho sang Mỹ theo một dự án tái định cư của UNHCR. Tháng Tư 2004, lại xảy ra thêm biến cố biểu tình ở Tây Nguyên và nhiều người thiểu số lại trốn sang Campuchia. Phúc trình của HRW dẫn các "tường thuật của nhân chứng và nguồn được xuất bản", nói rằng "các viên chức Việt Nam tiếp tục buộc người Công giáo thuộc dân tộc thiểu số ký cam kết từ bỏ đạo." Hồi tháng Giêng năm 2005, chính phủ Campuchia, Việt Nam cùng UNHCR đã ký biên bản ghi nhớ để 750 người Thượng có thể tái định cư hoặc trở về Việt Nam sau khi Campuchia nói họ không cho phép người Thượng ở lại nước này. Hồi tháng Tư năm nay, một phái đoàn của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) có chuyến thăm đến Việt Nam để bàn vấn đề người thiểu số ở khu vực Tây Nguyên vượt biên sang Campuchia. Theo UNHCR, kể từ sau thỏa thuận được ký hồi tháng Giêng năm ngoái, 190 người Thượng đã được đưa về Việt Nam trong đó có 96 người tự nguyện hồi hương và 94 người bị bác đơn xin tị nạn. Bà Erika Feller, vụ trưởng Vụ Bảo hộ quốc tế của UNHCR, trong chuyến thăm khi ấy đã nói với BBC rằng hợp tác với nhà chức trách Việt Nam diễn ra khá tốt. "Tôi thấy những dấu hiệu rất tích cực, cho thấy biên bản ghi nhớ được làm theo như đã hứa." Bản tin hôm nay của AFP dẫn lời một nhà ngoại giao giấu tên ở Hà Nội đặt câu hỏi về sự lạc quan của UNHCR trong thời gian qua. "Khi ta xét thành kiến của nhà chức trách với người thiểu số, thì chắc chắn có một số vụ xảy ra, trong đó có gây phiền nhiễu và đối xử tệ." "Nhưng không có cơ sở nói rằng việc này diễn ra có hệ thống, có lệnh trên hay thậm chí được lãnh đạo cấp cao dung túng," ông nói. "Nhìn chung, tình hình nhân quyền đang cải thiện." Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bác bỏ báo cáo của tổ hoạt động nhân quyền Human Rights Watch, nói rằng những cáo buộc về việc ngược đãi người dân tộc thiểu số trở về từ Campuchia là hoàn toàn bịa đặt. text: Bộ trưởng Ngoại giao VN nói về quan hệ Mỹ - Việt tại Asia Society, New York hôm 24/9 Nhưng điều được cho là gắn kết và thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt là cách nhìn chiến lược về an ninh khu vực. Bài của John Grady trên trang USNI hôm 1/10/2014 trích lời ông Chris Borse, cố vấn an ninh quốc gia cho Thượng nghị sỹ John McCain nói rằng: "Quyền lợi chiến lược trực tiếp của hai nước là an ninh hàng hải," Bài báo cũng trích lời ông Borse cho rằng Quốc hội Hoa Kỳ sẵn sàng làm việc với bên Hành pháp để thông qua nghị quyết bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nếu Việt Nam "chứng tỏ cho thấy thay đổi về cơ chế" và ý chí "xóa bỏ việc sử dùng quyền lực tùy tiện" chống lại các nhà bất đồng chính kiến. Nhu cầu cải cách hệ thống tư pháp cũng là một trong những yêu cầu Hoa Kỳ đặt ra với Việt Nam. Bài báo cũng nhắc lại lời Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Viện nghiên cứu CSIS hôm thứ Tư ở Washington DC rằng "Chưa có hai quốc gia nào nỗ lực hơn Hoa Kỳ và Việt Nam để khắc phục các khác biệt". Nhắc lại các ưu điểm của Việt Nam và quan hệ ngày càng tiến triển với Hoa Kỳ kể từ khi quan hệ ngoại giao song phương được thiết lập năm 1995, ông Phạm Bình Minh cũng nói các ký kết với Mỹ "không làm tổn hại quan hệ của Việt Nam với các nước khác, gồm cả Trung Quốc", theo bài báo. Tác giả John Grady cũng đưa tin rằng theo giới quan sát tại Mỹ, việc bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam không phụ thuộc vào chuyệ̉n 'một đổi một' về con số cụ thể bao nhiêu nhà bất đồng chính kiến được Hà Nội thả, hay bao nhiêu vũ khí sẽ được bán, mà vào tiến triển chung về nhân quyền. Ông Phạm Bình Minh dự kiến có cuộc hội đàm với ông John Kerry Trong chuyến thăm từ cuối tháng 9 sang Bắc Mỹ, ông Phạm Bình Minh đã nói nước ông "hoan nghênh các bước đi của Mỹ tiến tới chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam", theo các báo Việt Nam. Hôm 24/9, ông đã đọc diễn văn tại Asia Society nói về các nét chính trong quan hệ Mỹ - Việt và mở đầu cuộc vận động nhằm để Washington bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Sau khi phát biểu tại Liên hiệp quốc hôm 27/9 ở New York và có các cuộc họp cao cấp, ông Phạm Bình Minh thăm Canada. Ông đã trở lại Washington DC, Hoa Kỳ, nơi ông dự kiến có hội đàm với người tương nhiệm Mỹ John Kerry vào tuần này. Trước chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh tới Hoa Kỳ, một báo Mỹ viết về khả năng giải quyết vấn đề bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nếu nước này 'cải tổ thể chế'. text: Bắc Hàn đã tiến hành nhiều vụ thử tên lửa Có vẻ như quả tên lửa này đã nổ tung chỉ vài giây sau khi được phóng đi, hãng tin Yonhap dẫn nguồn quân đội Nam Hàn nói. Quân đội Mỹ nói quả tên lửa đã không ra khỏi lãnh thổ Bắc Hàn. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cáo buộc Bắc Hàn là "thiếu tôn trọng" đối với Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình. Vụ thử được phóng đi từ một địa điểm thuộc tỉnh Nam Pyeongan ở phía bắc Bình Nhưỡng vào đầu giờ sáng hôm thứ Bảy, giờ địa phương, Nam Hàn nói. Hiện chưa rõ quả tên lửa vừa được thử nghiệm là loại gì. Mỹ lắp đặt hệ thống Thaad ở Nam Hàn Bắc Hàn 'sẵn sàng tấn công hạt nhân' Tàu USS Carl Vinson: Trump nghi binh hay lỡ lời? Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump viết trên Twitter: "Bắc Hàn không tôn trọng nguyện vọng của Trung Quốc và Chủ tịch đáng kính của Trung Quốc khi phóng tên lửa ngày hôm nay, dù là bất thành. Tệ!" Cho tới nay, phía Bắc Hàn chưa lên tiếng về vụ việc. Đã có tình trạng căng thẳng trong khu vực, với việc cả Bắc và Nam Hàn tiến hành các cuộc tập trận. Bắc Hàn đã liên tục thử nghiệm làm các đầu đạn hạt nhân thu nhỏ và đặt chúng vào các tên lửa tầm xa có khả năng với tới được lãnh thổ Hoa Kỳ. Ông Tillerson cảnh báo "Bắc Hàn đã phóng một tên lửa không rõ là loại gì từ một địa điểm ở gần Bukchang thuộc tỉnh Nam Pyeongan vào đầu giờ sáng nay," Tổng tham mưu trưởng Nam Hàn nói trong một tuyên bố, Yonhap tường thuật. Hãng tin này cho biết thêm là quả tên lửa đã phát nổ chỉ vài giây sau khi được phóng đi. Bắc Hàn 'sẵn sàng nhấn chìm' USS Carl Vinson Carl Vinson 'tập trận với Nhật ở Biển Philippines' Mỹ 'đã hết kiên nhẫn với Bắc Hàn' Trong khi đó, ông Dave Benham, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, nói rằng "vụ phóng tên lửa diễn ra ở gần sân bay Pukchang (bắc Bình Nhưỡng)". Ông nói thêm rằng quả tên lửa đã chưa ra khỏi lãnh thổ Bắc Hàn và không tạo nên bất kỳ mối đe dọa nào cho vùng Bắc Mỹ. Vụ thử nghiệm diễn ra chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson kêu gọi thế giới hãy giúp đỡ trong việc buộc Bắc Hàn phải từ bỏ tham vọng hạt nhân. Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, ông Tillerson cảnh báo về "những hậu quả thê thảm" nếu Hội đồng không hành động, và nói "dường như vấn đề là chỉ cần có thêm thời gian, Bắc Hàn sẽ đạt tới khả năng tấn công vào đất Mỹ". Hoa Kỳ sẽ sử dụng vũ lực quân sự nếu cần, ông nói. Ông Tillerson cáo buộc các thành viên Hội đồng Bảo an là đã không thực hiện đầy đủ các lệnh trừng phạt đã có đối với Bắc Hàn, và kêu gọi cụ thể Trung Quốc hãy gây ảnh hưởng bằng cách dùng đòn bẩy thương mại. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói điều then chốt giúp giải quyết vấn đề không nằm ở đất nước ông. Hiện đang có những lệnh trừng phạt nào được áp dụng đối với Bắc Hàn? Các lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc gồm có lệnh cấm bán vũ khí và nhiên liệu cho Bắc Hàn, cũng như việc cung cấp các món hàng có thể sử dụng để sản xuất vũ khí. Trong danh sách cấm cũng có các mặt hàng xa xỉ phẩm, trong đó có đồ trang sức làm từ ngọc trai và xe trượt tuyết có trị giá từ 2.000 đô la trở lên. Kể từ năm ngoái, toàn bộ các lô hàng ra vào Bắc Hàn đều phải bị thanh tra. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của Liên hiệp quốc cho thấy trong các thành phần mảnh vỡ thu được từ một vụ thử tên lửa của Bắc Hàn có cả các thiết bị điện tử hoặc được lấy từ các công ty Trung Quốc, hoặc được lấy thông qua các công ty đó. Các lệnh trừng phạt của riêng Hoa Kỳ đối với Bắc Hàn còn khắt khe hơn, theo đó gồm cả lệnh cấm giao thương và đưa vào danh sách đen tất cả những đối tượng có giao dịch với Bắc Hàn. Bắc Hàn vừa phóng thử một quả tên lửa đạn đạo, các quan chức quân sự Nam Hàn và Hoa Kỳ nói. text: Ông Thủy bị truy tố về tội dâm ô trẻ em. Hôm 11/5, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xử phúc thẩm cho bị cáo Thuỷ 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Sau phản ứng của dư luận, tòa án đã đưa vụ này ra xử lại lần nữa. Kết quả chiều 1/6, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM quyết định tuyên huỷ bản án ngày 11/5, và giữ nguyên bản án sơ thẩm tuyên phạt ông Thuỷ ba năm tù. Trước đó chủ tọa phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Nguyễn Khắc Thủy (78 tuổi) tội Dâm ô đối với trẻ em đã bị đình chỉ nhiệm vụ. Việt Nam: Người bị xâm hại tình dục 'ngại tố cáo' Đảng viên CS hưởng án treo gây bức xúc Vụ Nguyễn Khắc Thủy 'ấu dâm' Ông Nguyễn Khắc Thủy, năm nay 78 tuổi, bị một số gia đình sống tại chung cư Lakeside (thành phố Vũng Tàu), tố cáo có hành vi 'dâm ô' với trẻ em từ năm 2004. Tại phiên sơ thẩm 7/2017, ông Thủy bị Tòa án Nhân dân TP Vũng Tàu tuyên ba năm tù giam. Nhưng tại phiên phúc thẩm ngày 11/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tuyên phạt ông 18 tháng tù, cho hưởng án treo. Các tình tiết giảm nhẹ gồm tuổi già, bệnh tật, là cán bộ ngành ngân hàng có nhiều đóng góp và là Đảng viên Cộng sản, theo truyền thông Việt Nam. Trước sức ép dư luận, ngày 14/5, Viện KSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản khẩn cấp gửi Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị giám đốc thẩm vụ án này. Phiên giám đốc thẩm ở TPHCM ngày 1/6 quyết định hủy bản án treo, mà giữ nguyên bản án sơ thẩm tuyên phạt ông Nguyễn Khắc Thủy ba năm tù. text: Tập trận chung diễn ra sau căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc tại một khu vực bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Thông báo được đưa ra sau khi bộ trưởng quốc phòng hai nước điện đàm để thảo luận về cuộc tập trận, tình hình Biển Đông và những diễn biến an ninh khu vực gần đây. Tuy nhiên, không giống như các cuộc tập trận trước đây, cuộc tập trận "Balikatan" (Vai kề Vai) năm nay là nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng ứng phó của quân đội của họ trước các mối đe dọa như thiên tai và các cuộc tấn công của dân quân cực đoan, và sẽ được thu nhỏ về qui mô. Tướng Cirilito Sobejana cho biết sẽ chỉ có 1.700 lính với 700 từ Hoa Kỳ và 1.000 từ Philippines sẽ tham gia, không giống như các cuộc tập trận trước đó có tới 7.600 binh sĩ. Philippines đã phản đối sự hiện diện của các tàu thuyền Trung Quốc bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ tại Đá Ba Đầu trên tuyến đường thủy chiến lược và liên tục yêu cầu Trung Quốc di chuyển các tàu thuyền rời khỏi đây. Biển Đông: Trung Quốc định làm gì ở bãi đá Ba Đầu? Philippines cho phi cơ quân sự theo dõi tàu TQ ở Biển Đông Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Trung Quốc cho biết các tàu đánh cá chỉ trú ẩn khi biển động và không có lực lượng dân quân nào trên tàu. Trong cuộc điện đàm hôm Chủ nhật giữa Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin, ông Austin cũng nhắc lại tầm quan trọng của Thỏa thuận đồn trú tạm thời (VFA) giữa hai nước, theo một tuyên bố của Bộ trưởng Lorenzana. Philippines công bố hình ảnh tàu Trung Quốc neo tại một bãi đá ngầm ngày 7/3 'Đội tàu đánh cá' lớn của Trung Quốc khiến Philippines quan ngại Thỏa thuận này là khuôn khổ pháp lý theo đó quân đội Hoa Kỳ có thể hoạt động luân phiên tại Philippines. Ông Lorenzana cam kết sẽ thảo luận vấn đề này với Tổng thống Rodrigo Duterte. Tổng thống Duterte năm ngoái đã đơn phương hủy bỏ VFA kéo dài hai thập niên trong một phản ứng giận dữ sau khi một đồng minh bị Hoa Kỳ từ chối cấp thị thực nhập cảnh. Mối quan hệ giữa Washington và Manila trở nên phức tạp kể từ năm 2016 khi ông Duterte, người đã chỉ trích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong khi kết thân với Trung Quốc, lên nắm quyền. Ông Duterte nói Washington phải trả nhiều tiền hơn nếu muốn duy trì VFA. Ông Lorenzana cũng tìm kiếm sự hỗ trợ của ông Austin trong việc đẩy nhanh việc cung cấp vaccine COVID-19 do công ty dược phẩm và công nghệ sinh học Moderna của Mỹ phát triển mà Philippines đã đặt mua. Ông Austin "sẽ xem xét vấn đề và chuyển tới cơ quan liên quan", tuyên bố cho biết. Lính Philippines và lính Mỹ sẽ tiến hành một cuộc tập trận chung kéo dài hai tuần bắt đầu từ thứ Hai, tái tục sự kiện huấn luyện thường niên sau khi bị hủy năm ngoái do đại dịch Covid-19, người đứng đầu quân đội Philippines cho biết hôm Chủ nhật. text: Các mức thuế dự kiến sẽ áp dụng cho khoảng 200 tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm các linh kiện điện tử và hàng tiêu dùng như túi xách. Tuy nhiên vẫn chưa rõ khi nào mức thuế nhập khẩu mới này, dự kiến có thể cao tới 25%, đi vào hiệu lực. Tin cho hay các quan chức vẫn đang làm việc với danh sách sản phẩm cuối cùng. 'Chiến tranh thương mại thành hiện thực' 'Chiến tranh thương mại từng dẫn đến Thế chiến' Chiến tranh thương mại, thuế và chủ nghĩa bảo hộ Tin tức trên được công bố vào hôm thứ Sáu, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa có thông báo chính thức nào. Từ hồi mùa hè năm nay, Tổng thống Trump đã ra lệnh cho các nhân viên của ông bắt đầu chuẩn bị vòng đánh thuế quan mới, khiến cuộc chiến thương mại leo thang. Ông Trump đã nhiều lần ẩn ý rằng ông sẵn sàng áp đặt các mức thuế mới, mặc dù đã nhận được nhiều cảnh báo từ các chuyên gia kinh tế và sự phản đối từ cộng đồng doanh nghiệp. Hôm 7/9, ông Trump cho biết mức thuế quan đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ USD "có thể diễn ra rất sớm" và nói thêm rằng mức thuế 267 tỷ USD khác cũng sẽ sẵn sàng đi vào hiệu lực bằng một "chỉ thị ngắn" nếu ông Trump muốn. Nhà Trắng và văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ không trả lời các yêu cầu bình luận. Bloomberg News, hãng tin đầu tiên đưa tin về quyết định của tổng thống, cho biết tuyên bố chính thức đã bị trì hoãn khi giới chức đang điều chỉnh danh sách hàng hóa cuối cùng. Các cuộc đàm phán vào đầu năm nay để giải quyết tình trạng thuế quan ăn miếng trả miếng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ nhưng đã không đem lại kết quả. Một số quan chức trong chính quyền đang cố gắng đưa ra các cuộc thảo luận về việc giảm nhẹ cuộc chiến thương mại, nhưng ông Trump cho biết hôm thứ Năm rằng Mỹ đang "không chịu bất kỳ áp lực gì" để mà phải chấp nhận một thỏa thuận. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra chỉ thị bắt đầu tiến hành mức thuế quan tiếp theo đối với hàng hóa Trung Quốc. text: Trong diễn văn lớn đầu tiên của ông kể từ khi bạo động xảy ra, ông Chirac đã nói đến một "khủng hoảng về bản sắc". Ông đã lên án "sự đầu độc" của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và công bố những biện pháp dạy nghề cho 50 ngàn thanh niên trong năm 2007. Ông Chirac nói ông sẽ duy trì luật pháp và trật tự bằng cách đem những kẻ nổi loạn ra xét xử và ngăn chặn tình trạng nhập cư trái phép. Ông cũng đã xác nhận rằng chính phủ của Thủ tướng Dominique de Villepin sẽ yêu cầu Quốc Hội gia hạn một lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp để tiến hành giới nghiêm tại một số thị trấn trên toàn nước Pháp. Khoảng 284 xe hơi bị đốt cháy đêm hôm Chủ Nhật, tức là giảm nhiều so với lúc cao điểm: có tới cả 1000 xe bị đốt cách đó một tuần. Công bằng Phát biểu tại điện Elysee trước cờ của Pháp và Liên hiệp Âu châu, ông Chirac nói làn sóng bạo lực đã làm nổi bật một "sự bất an sâu sắc" bên trong xã hội Pháp. Vị tổng thống Pháp kêu gọi cho sự công bằng cho thanh niên và bác bỏ những ý tưởng về một hệ thống chỉ tiêu quota theo kiểu Mỹ. Ông nói: "Tất cả chúng ta đều ý thức được về sự phân biệt. Bao nhiêu lý lịch hồ sơ đã bị néo vào thùng giấy vụn vì những cái tên hoặc địa chỉ của người gửi đơn?" Ông cũng đã nhanh chóng bảo vệ luật pháp, chỉ trích nghiêm khắc những ai đã gây ra bạo lực để giải tỏa sự tức giận của họ. "Nhiều người dân Pháp gặp khó khăn nhưng bạo lực không phải là phương pháp để giải quyết bất cứ vấn đề gì. Những ai thuộc về cộng đồng dân tộc chúng ta thì họ phải tuân thủ pháp luật." Tổng thống Pháp, Jacques Chirac, đã cam kết tạo ra các cơ hội mới cho những người trẻ tuổi trong nỗ lực ngăn chặn bất kỳ sự tái bùng nổ bạo lực nào tại các khu đô thị. text: Cảnh sát và đội gỡ bom được nhìn thấy bên ngoài một khu nhà ở Chesterfield, Derbyshire Các sĩ quan vũ trang và đội gỡ bom tiến hành cuộc đột kích tại 5 khu nhà ở South Yorkshire và Derbyshire hôm 19/12. Bốn người đàn ông bị bắt giữ theo Đạo luật Khủng bố. Đã có tên một nghi phạm vụ đánh bom London Vụ nổ New York: Akayed Ullah 'hâm mộ IS' 'Âm mưu khủng bố thất bại' ở New York Nhật thông qua luật chống âm mưu khủng bố Nhìn lại các vụ tấn công khủng bố tại Anh Cuộc khám xét đang diễn ra ở Burngreave, Sheffield và tại một căn nhà ở Chesterfield. Một người đàn ông 31 tuổi bị bắt sau khi đội gỡ bom chặn một con đường ở Chesterfield. Ba người đàn ông khác ở tuổi 22, 36 và 41 bị bắt tại khu Burngreave và Meersbrook ở Sheffield. Cảnh sát cũng chặn đường quanh Trung tâm Cộng đồng Fatima trên đường Brunswick ở Burngreave và đội gỡ bom được phái đến đây. Xe cảnh sát lớn được nhìn thấy bên ngoài Trung tâm Cộng đồng Fatima ở Sheffield Xe tải tông chết nhiều người ở New York Điều tra khủng bố vụ cướp súng ở sân bay Orly Tay súng Paris là 'trọng tâm điều tra chống khủng bố' Cả bốn nghi can đều đang bị giam vì nghi liên quan đến việc chuẩn bị hoặc kích động hành vi khủng bố theo Đạo luật chống Khủng bố năm 2000. Các cuộc đột kích diễn ra tại: Đường Shirebrook ở Meersbrook, Sheffield Bốn người đàn ông bị bắt. Họ cư trú tại Chesterfield, Burngreave, Meersbrook Cảnh sát chống khủng bố đang tiếp tục khám xét hai khu nhà sau khi một âm mưu khủng bố Hồi giáo cực đoan vào đêm Giáng sinh bị chặn đứng. text: Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk nói thắng lợi trong tranh chấp tại WTO sẽ tạo điều kiện cho các công ty Mỹ cạnh tranh bình đẳng với China Union Pay, công ty do Trung Quốc sở hữu, hiện đang đóng vai trò khuynh đảo thị trường. "Hội đồng WTO kết luận rằng các biện pháp phân biệt đối xử của Trung Quốc đã cản trở các nhà cung cấp Hoa Kỳ được cạnh tranh bình đẳng trong bối cảnh các công ty Mỹ là những hãng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này," ông Kirk nói trong một công bố. Quyết định này có nghĩa rằng Hoa Kỳ sẽ có được 6000 việc làm liên quan tới dịch vụ thanh toán điện tử, chính quyền ông Obama cho hay. Hầu hết các công ty hàng đầu thế giới về thanh toán điện tử có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Người phát ngôn Tòa Bạch Ốc Jay Carney hoan nghênh công bố của WTO và gọi đây là "một thắng lợi rõ rệt nữa cho Hoa Kỳ trong tranh chấp thương mại với Trung Quốc". Thắng lợi tranh chấp mậu dịch tại WTO diễn ra chỉ bốn tháng trước bầu cử tổng thống Mỹ ngày 6 tháng 11 trong bối cảnh ông Obama đang đối phó với những chỉ trích của ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney, người cam kết mạnh tay với Trung Quốc vì Mỹ bị thâm hụt mậu dịch song phương khổng lồ. Độc quyền Chính quyền ông Obama đã nộp đơn lên WTO vào tháng Chín năm 2010, với đề nghị tham vấn. Vào tháng Hai năm 2011, Hoa Kỳ yêu cầu WTO thành lập hội đồng giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, nơi có tới 1 ngàn tỷ đôla giao dịch được thực hiện qua thanh toán điện tử mỗi năm. Tin của WTO "làm rõ tình hình thị trường cũng như cơ hội khả quan trong lĩnh vực quan trọng này", ông Jim Issokson từ công ty thanh toán qua thẻ MasterCard cho biết. WTO nói rằng Trung Quốc vi phạm qui định mậu dịch khi tạo điều kiện để China Union Pay (CUP) là công ty chủ đạo trong thị trường. Trong số các vi phạm có việc Trung Quốc yêu cầu tất cả các giao dịch qua thẻ phát hành tại Trung QUốc phải mang biểu trưng CUP, và tất cả các máy thanh toán thẻ phải có tính năng chấp nhận thẻ có logo CUP. Tuy nhiên Washington đã không thắng mọi điểm trong đơn khiếu kiện. WTO đã bác cáo buộc của Hoa Kỳ rằng CUP là "nhà cung cấp độc quyền diện rộng" đối với tất cả các giao dịch qua thẻ bằng nhân dân tệ. Tuy nhiên WTO nói CUP là nhà cung cấp độc quyền thanh toán một số giao dịch bằng nhân dận tệ. Cả hai bên có 60 ngày phản hồi lại quyết định của WTO. Hoa Kỳ hoan nghênh một quyết định của Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) duy trì quan điểm rằng Trung Quốc phân biệt đối xử các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử của Hoa Kỳ, bao gồm giao dịch thẻ tín dụng. text: Như được chờ đợi, bản phúc trình đã chỉ trích người đứng đầu chương trình, ông Benon Sevan. Bản phúc trình nói ông đã nhiều lần tham gia phân chia dầu cho các công ty, một việc vừa sai trái về đạo đức và đã làm suy tổn lớn đến uy tín của Liên Hiệp Quốc. Người đứng đầu ủy ban điều tra, ông Paul Volcker, cựu chủ tịch ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ giải thích: "Thật rõ ràng, và tôi nghĩ nó phải thật rõ ràng cho mọi người, là nguồn tài chính bất hợp pháp cho Iraq và cho chế độ của Iraq, kết quả của sự vi phạm lệnh cấm vận, vượt ra ngoài khuôn khổ của chương trình đổi dầu lấy lương thực. Những cái gọi là 'buôn lậu' qua ngả Jordan, qua Thổ Nhĩ Kỳ, rồi đến Syria và qua một phàn của Ai Cập. " Tuyên bố là uỷ ban của ông không phải muốn phá bỏ mà muốn tái lập lại khả năng chuyên nghiệp cũng như uy tín của Liên Hiệp Quốc vì đó là điều quan trọng cho cơ quan, ông nói tiếp: "Rõ ràng điều đáng lo nhất trong là những bằng cớ tích lũy cho thấy giám đốc của cơ quan lo về chương trình Iraq, ông Benon Sevan, thực sự đã tìm cách lấy những hợp đồng cho một công ty kinh doanh nhỏ mang tên là AMEP. Chính phủ Iraq, qua việc công nhận sự buôn bán đó, chắc chắn nghĩ là họ đã mua chuộc được ảnh hưởng. Nhưng dầu cho kết quả ra sao, tôi nghĩ điều không nghi ngờ gì là ông Sevan đã đặt mình vào một tình trạng tranh chấp quyền lợi và vi phạm mọi luật lệ của Liên Hiệp QUốc cũng như vi phạm những tiêu chuẩn cần thiết của một công chức quốc tế cao cấp." Ông Sevan hiện đang bác bỏ, nói ông sẽ ra tuyên bố về vấn đề này. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã ra tuyên bố đáp lại chỉ trích nêu ra trong bản phúc trình. Phát ngôn viên của ông Annan nói tại cuộc họp báo rằng sẽ có hành động với những người phải chịu trách nhiệm, và các nhân viên bị điều tra sẽ bị tước quyền miễn trừ ngoại giao. Bản phúc trình tạm thời của Liên Hợp Quốc về chương trình đổi dầu lấy lương thực cho Iraq dưới thời của ông Saddam Hussein nay đã được công bố. text: Ông Alexander Boris de Pfeffel Johnson ổi tiếng về điệu bộ gây cười Số phiếu và tên tuổi người thắng cuộc được công bố lúc 12 giờ 06 trưa 23/07/2019 ở London. Ông Johnson (sinh năm 1964) được 92.153 phiếu, còn ông Hunt (sinh năm 1966) được 46.656 phiếu. Trong bài diễn văn ngay sau đó, ông Johnson đã hô hào chống lại đảng Lao động đối lập và lãnh đạo Jeremy Hunt của đảng đó. FB Live: Boris Johnson đắc cử lãnh đạo đảng Bảo Thủ và bình luận Theresa May - Người tù trong dinh thủ tướng? Lãnh đạo các nước nói chuyện với nhau thế nào? Trump chê 'Brexit mềm' và khen Boris Johnson Brexit: EU sẽ có ‘mùa thu nóng’ vì Thủ tướng Anh? Theo quy định, ông Johnson lên lãnh đạo đảng Bảo thủ và thay bà Theresa May để lập tân nội các cho nước Anh. Có tên khai sinh là Alexander Boris de Pfeffel Johnson, ông sinh ra trong gia đình thuộc tầng trên ở Anh và từng học ở trường Eton, rồi lên đại học Oxford. Ông là một trong số rất ít chính trị gia ở Anh được dân chúng và báo chí gọi thân mật bằng tên, Boris, chứ ít khi gọi họ Johnson. Hiện đã bỏ hai lần vợ, ông sống với cô bạn gái tên là Carrie Symonds, sinh năm 1988. Bà Theresa May trước Dinh Thủ tướng - số 10 Downing Street, London. Hôm 23/07 bà đã chủ trì lần cuối cuộc họp nội các của bà để từ chức ngày 24/07/2019 Hôm thứ Ba, bà Theresa May đã có cuộc họp chính phủ mà bà chủ trì lần cuối ở cương vị thủ tướng. Bộ trưởng Ngoại giao Jeremy Hunt (trái) và cựu đô trưởng London Boris Johnson là hai ứng viên hàng đầu tranh chức lãnh đạo đảng Bảo thủ và thủ tướng Anh Sang ngày thứ Tư 24/07, bà May sẽ vào Điện Buckingham đệ đơn từ nhiệm lên Nữ hoàng Elizabeth II, nguyên thủ quốc gia Anh. Ngay sau đó, tân lãnh đạo đảng Bảo thủ Boris Johnson sẽ đi vào Điện Buckingham để xin với Nữ hoàng Elizabeth II quyền lập tân nội các. Chừng nào chưa lập được nội các và đảm bảo có đa số ủng hộ trong Hạ viện, ông Johnson mới chỉ là thủ tướng 'đề cử' của Anh. Ông Boris Johnson từng làm thị trưởng London, bộ trưởng ngoại giao và có quan điểm ủng hộ Brexit, kể cả khi Anh không đạt thỏa thuận với EU Vấn đề gai góc cho tân thủ tướng Anh, dù đó là ông Boris Johnson, hay ông Jeremy Hunt, là chuyện Brexit. Ông Johnson đã ngay lập tức nhắc lại cam kết rằng Anh Quốc ra khỏi EU vào đúng ngày 31/10 năm nay. Ông Jeremy Hunt cầm tay vợ, người gốc Trung Quốc, đến nơi chờ nghe kết quả bầu lãnh đạo đảng Bảo thủ ở London Trong hai ông Boris Johnson và Jeremy Hunt, gần 160 nghìn thành viên đảng Bảo thủ đã chọn ông Johnson để làm lãnh đạo đảng này và 'thủ tướng đề cử'. text: Lúc 19 giờ 30 phút giờ địa phương, đèn tại các khu văn phòng cùng các khu dân cư cũng như những công trình lớn như nhà hát thành phố và cầu Harbour đều được tắt đi. Chiến dịch mang tên Earth Hour được chính quyền bang New South Wales, các nhóm hoạt động môi trường và các doanh nghiệp ủng hộ. Sydney hy vọng rằng sự kiện này sẽ là một thông điệp lớn đối với thay đổi khí hậu. Thành phố với bốn triệu dân này đang đặt mục tiêu trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới tắt điện trên diện rộng vì môi trường. Hợp tác Nhiều nhà hàng đã đăng ký tham gia chiến dịch và dự định sẽ phục vụ khách ăn tối trong ánh nến. Một trong những tổ chức đứng đằng sau chiến dịch Earth Hour là tổ chức môi trường WWF. Người đứng đầu tổ chức này tại Úc là ông Greg Bourne. Ông cho biết chuẩn bị cho chiến dịch này mất vài tháng. "Công tác hậu cần rất phức tạp bởi mỗi tòa nhà cao tầng lại do một công ty sở hữu, và cũng có thể đang do một công ty khác đứng ra cho thuê, bên trong mỗi tòa nhà lại có 10 khách thuê khách nhau, làm việc với tất cả những người này quả là một công việc rất thú vị." Các nhà tổ chức muốn khuyến khích người Úc tiết kiệm năng lượng và suy nghĩ kỹ càng về những gì họ có thể làm để giảm ô nhiễm. Mỗi ngày trong các văn phòng người ta quên không tắt hàng triệu đèn và máy tính khi không cần dùng. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại các khu dân cư. Các nhà tổ chức cho biết chỉ bằng việc tắt đèn có thể giúp giảm khí thải nhà kính của Sydney đi 5% trong năm sau. Người dân toàn thành phố Sydney đã đồng loạt tắt điện nhằm tăng nhận thức về tình trạng ấm nóng toàn cầu. text: 'Siêu sốt rét' có thể càn quét Đông Nam Á? Theo các nhà khoa học, dạng biến thể nguy hiểm của ký sinh trùng sốt rét này không thể bị giết bằng thuốc chống sốt rét thông thường. Ký sinh trùng này ban đầu xuất hiện ở Campuchia, nhưng sau đó đã lan sang một số khu vực của Thái Lan, Lào và đã đến miền Nam Việt Nam. Nhóm nghiên cứu thuộc Cơ quan nghiên cứu Y học Nhiệt đới Oxford tại Bangkok nói rằng có nguy cơ sốt rét trở thành bệnh không thể chữa khỏi. Giáo sư Arjen Dondorp, người đứng đầu đơn vị, nói với BBC rằng: "Chúng tôi nghĩ đây là một mối đe dọa nghiêm trọng. Ba thách thức cho ngành y tế toàn cầu Sốt xuất huyết 'báo động đỏ' ở Hà Nội "Thật sự rất đáng báo động khi ký sinh trùng này đang lây lan nhanh chóng qua toàn bộ khu vực và chúng tôi sợ nó có thể lây lan xa hơn [và cuối cùng] lan truyền đến châu Phi." Các cuộc chữa trị không thành công Theo thông tin trong tập chí The Lancet Infectious Diseases, các nhà nghiên cứu đã mô tả chi tiết về một dạng "tiến hóa một cách đáng sợ trong thời gian gần đây" đã đề kháng với thuốc artemisinin. Khoảng 212 triệu người mắc bệnh sốt rét mỗi năm. Bệnh sốt rét bị gây ra bởi một ký sinh trùng lây lan qua muỗi hút máu và là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em nhất. Vụ VN Pharma: Bộ Y tế nói 'làm đúng quy trình' Đình chỉ nhân viên y tế sau vụ các bé trai mắc bệnh xã hội VN khởi tố vụ 7 bệnh nhân tử vong khi chạy thận Cách điều trị sốt rét đầu tiên là artemisinin kết hợp với piperaquine. Nhưng khi artemisinin trở nên kém hiệu quả, ký sinh trùng sẽ tiến hóa để chống lại piperaquine. Đã có "một tỷ lệ thất bại đáng báo động". Giáo sư Dondorp cho biết khoảng 1/3 các cuộc điều trị ở Việt Nam đã thất bại trong khi đó ở một số vùng của Campuchia tỷ lệ thất bại gần 60%. Sự kháng thuốc đối với các loại thuốc này sẽ rất nguy hiểm ở châu Phi, nơi 92% ca sốt rét xảy ra. 'Chạy đua với thời gian' Hiện đang có một nỗ lực nhằm loại trừ bệnh sốt rét ở tiểu vùng sông Mêkông trước khi quá muộn. Giáo sư Dondorp nói: "Đây là cuộc chạy đua với thời gian - chúng ta phải loại bỏ nó trước khi bệnh sốt rét trở nên không thể điều trị được nữa và khi đó sẽ mất đi rất nhiều sinh mạng. "Nói thật, tôi khá lo lắng," ông nói thêm. Michael Chew, từ tổ chức thiện nguyện nghiên cứu y học Wellcome Trust, nói: "Sự lan rộng của chủng siêu vi khuẩn sốt rét có thể kháng lại loại thuốc hiệu quả nhất mà chúng ta có, là một điều đáng báo động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sức khoẻ cộng đồng trên toàn cầu. "Hằng năm, có khoảng 700.000 người tử vong do các chỗ nhiễm trùng kháng thuốc, bao gồm bệnh sốt rét. "Nếu không có một hành động kịp thời, con số này có thể tăng lên hàng triệu người mỗi năm vào năm 2050," ông Chew nói. Các nhà khoa học đang cảnh báo sự lây lan nhanh chóng của "bệnh siêu sốt rét" ở Đông Nam Á như một mối đe dọa toàn cầu đáng báo động. text: Nhưng Tổng tư lệnh quân đội, Tướng Sonthi Boonyaratglin nhanh chóng dập tắt mọi đồn đoán về sự rạn nứt giữa quân đội và chính phủ. "Đừng tin vào tin đồn mà làm mất đoàn kết. Bà con hãy yên tâm chúng tôi sẽ cố gắng duy trì sự ổn định. Quân đội sẽ kiên nhẫn," Tướng Sonthi nói với báo giới Thái. Tướng Sonthi nói quân đội sẽ cẩn thận mỗi khi di chuyển để không gây hoang mang trong công chúng. Ông Thaksin hiện đang ở Luân Đôn sau khi dự ASEM ở Phần Lan và sau đây đi Cuba dự Hội nghị của Phong trào phi liên kết. Báo Nation dẫn lời một nguồn tin chính trị cho rằng ông Thaksin ở nước ngoài lâu hơn để tránh nguy cơ cquân đội làm đảo chánh. Ai làm đảo chánh sẽ bị buộc tội phản bội Hiến pháp và như vậy ông Thaksin sẽ ở thế thượng phong, nguồn tin này nói. Thaksin đã 'mệt mỏi' Trong một cuộc phỏng vấn phát đi hôm nay 14/9 trên truyền hình Thái kênh 5, ông Thaksin nói ông không biết có nên tiếp tục làm thủ tướng sau kỳ bầu cử hay không. Ông Thaksin trả lời phỏng vấn của Chakaphan Yomchinda, một cựu dân biểu của đảng cầm quyền Thai Rak Thai, người được coi là phát ngôn nhân của thủ tướng. "Vào lúc này tôi chưa quyết định có tiếp tục hay để một người khác trong Thai Rak Thai lên làm thủ tướng sau kỳ bầu cử," ông Thaksin nói. "Hãy để cho tôi thời gian suy nghĩ trong lúc tôi ở nước ngoài. Tôi không nghiện quyền lực. Tôi thực sự mệt mỏi rồi," ông Thaksin nói trong cuộc phỏng vấn được truyền đi làm ba kỳ. Trước khi phát cuộc phỏng vấn ông Chakaphan nói ý của ông Thaksin là không muốn làm thêm một nhiệm kỳ nữa. Ông Thaksin bị chỉ trích là tham nhũng, lạm quyền và gây phương hại cho nền dân chủ của Thái Lan. Các cuộc biểu tình kéo dài trong nhiều tháng buộc ông Thaksin phải tổ chức bầu cử sớm, nhưng kết quả không dứt khoát vì các đảng đối lập tẩy chay. Sau sự can thiệp của Quốc vương Bhumibol, kết quả bầu cử hồi tháng 4 bị hủy bỏ và tòa quyết định tổ chức lại. Bầu cử mới đầu dự trù vào ngày 15/10 nhưng nay có vẻ sẽ được hoãn lại đến cuối năm, thậm chí sang đến đầu năm sau. Bangkok lại rỉ tai nhau về khả năng có đảo chánh khi Thủ tướng Thaksin Shinawatra sẽ vắng mặt một thời gian. text: Đoàn Thị Hương bị dẫn ra tòa hôm 1/3 Đoàn Thị Hương và nghi phạm Indonesia trong vụ sát hại Kim Jong-nam sẽ ra tòa tiếp ngày 13/4 và công tố viên lúc đó sẽ đề nghị xử họ cùng lúc tại một tòa án cấp cao hơn. Hôm 8/4, trả lời BBC từ tỉnh Nam Ðịnh, bà Nguyễn Thị Vỵ nói: "Một cô ở Hà Nội quyên tiền giúp giúp đỡ gia đình đã mua vé máy bay cho hai người trong nhà tôi đi dự phiên tòa ngày 13/4 ở Malaysia nhưng gia đình còn đợi nhà nước cho đi thì mới đi." Đoàn Thị Hương 'có hai luật sư' Đoàn Thị Hương ra tòa tại Malaysia "Gia đình cũng lo sợ an ninh bên đó không biết thế nào khi thấy trong phiên tòa lần trước, Hương phải mặc áo chống đạn." "Nếu đi thì bố của Hương và một người em họ của cháu sẽ đi." "Tới nay thì không có thêm lời nhắn gì mới từ Hương ngoài việc cháu nhờ người của Sứ quán Việt Nam tại Malaysia nhắn 'bố mẹ đừng sang'." Bà Vỵ cũng nói thêm rằng trong trường hợp không ai đi được thì gia đình sẽ theo dõi phiên tòa ngày 13/4 "qua Internet". Hai luật sư Hisyam Teh Poh Teik (trái) và Naran Singh (phải) 'Rất muốn trả lời' Cùng ngày, Luật sư Hà Hải, người trợ giúp pháp lý cho Đoàn Thị Hương, nói với BBC rằng ông "rất muốn trả lời nhưng Liên đoàn Luật sư Việt Nam yêu cầu mọi thông tin về vụ này phải thông qua tổ chức này vì muốn tốt cho Đoàn Thị Hương." Tuy vậy, BBC không nhận được phản hồi từ ông Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Trước đó, trang Thông tin Chính phủ Việt Nam cho hay: "Trên cơ sở ý kiến chấp thuận của gia đình và cá nhân Đoàn Thị Hương, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và Liên đoàn Luật sư Việt Nam, luật sư Hisyam Teh Poh Teik và luật sư Naran Singh được thu xếp làm luật sư bào chữa cho Đoàn Thị Hương." Hai người này được nói là đều có nhiều kinh nghiệm trong luật hình sự. Ông Singh xác nhận với BBC qua điện thoại về việc ông và ông Teh được gia đình Đoàn Thị Hương liên hệ đề nghị làm luật sư trong vụ này. Tên của luật sư Selvam Shanmugam, người ban đầu được truyền thông Việt Nam công bố là biện hộ cho Đoàn Thị Hương và đã về tiếp xúc với gia đình cô ở Nam Ðịnh không còn được nhắc đến. Nghi phạm Indonesia Siti Aisyah được một nhóm năm luật sư biện hộ. Hiện cả hai nữ nghi phạm đều đang bị giam giữ chờ lần ra tòa tiếp theo, dự kiến vào ngày 13/4 tới. Trước đó, hôm 1/3 họ đã xuất hiện chóng vánh trước tòa án Sepang, bang Selangor, để nghe tống đạt cáo trạng. Đoàn Thị Hương, 28 tuổi, và Siti Aisyah, 25 tuổi, bị buộc tội giết người trong vụ sát hại anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, ông Kim Jong-nam, bằng chất độc VX tại sân bay Kuala Lumpur hôm 13/2. Hương bị bắt hôm 15/2 tại chính sân bay này khi đang tìm cách về Việt Nam. Siti Aisyah bị bắt một hôm sau đó. Nếu bị kết tội giết người, hai nữ nghi phạm sẽ phải đối diện với án tử hình. Mẹ kế của nghi phạm Đoàn Thị Hương nói với BBC rằng gia đình bà đang 'đợi nhà nước cho đi dự phiên tòa' hôm 13/4. text: Ngay sau cái chết của bà hồi tháng 12, nhà chức trách đã quy trách nhiệm cho Baitullah Mehsud. Và nay họ đã mở hồ sơ kết tội ông này cùng bốn người khác tại tòa án chống khủng bố. Quan tòa đã ra trát bắt ông Mehsud, người dẫn đầu nhóm dân quân chống chính phủ ở một khu vực gần biên giới với Afghanistan. Ông Mehsud đã luôn bác bỏ trách nhiệm trong vụ ám sát bà Bhutto. Tháng trước, cảnh sát nói hai anh em họ, Rufukat và Husnan Gul đã thú nhận đưa cho kẻ tấn công bà Bhutto một khẩu súng và áo chứa bom. Hồi đầu tháng Hai, các thám tử Anh điều tra cái chết của cựu thủ tướng Pakistan bà Benazir Bhutto cho biết bà chết vì đánh bom tự sát, không phải do bị bắn. Các thám tử của lực lượng cảnh sát Anh Scotland Yard được tổng thống Pakistan Pervez Musharraf yêu cầu xem lại các chi tiết xung quanh cái chết của bà Bhutto tháng 12 năm ngoái. Cảnh sát Pakistan đã chính thức cáo buộc nhân vật dân quân Taleban có tiếng nhất tại nước này là hoạch địch việc ám sát lãnh đạo đối lập Benazir Bhutto. text: Manchester Arena incident after Ariana Grande concert Cảnh sát Anh nói họ đang đặt giả thiết đây là vụ tấn công khủng bố tại địa điểm Manchester Arena, có sức chứa khoảng 18.000 người. Cảnh sát Anh cho hay, vụ nổ xảy ra ở tiền sảnh của sân vận động. Một khán giả trong buổi hòa nhạc đêm qua quay lại hiện trường đặt hoa tưởng niệm nạn nhân Nhân chứng cho biết vụ nổ xảy ra vào lúc đêm nhạc kết thúc và khán giả đang ra về. Thủ tướng Anh Theresa May đã tạm dừng chiến dịch tranh cử của bà và sẽ triệu tập cuộc họp khẩn của Ủy ban ứng phó tình trạng khẩn cấp Cobra. Bà May nói: "Chúng tôi đang nỗ lực tìm thông tin đầy đủ" về những gì xảy ra ở Manchester. "Những gì chúng tôi nghĩ đều hướng về các nạn nhân và thân nhân của họ", bà May nói. Manchester Arena có sức chứa 18.000 khán giả Phóng viên BBC Daniel Sandford nói rằng các quan chức chống khủng bố đang nhóm họp tại London. Thông tin chưa được xác nhận từ hai quan chức Mỹ ẩn danh cho biết vụ tấn công do một kẻ đánh bom tự sát tiến hành. Phóng viên BBC Tom Mullen tường thuật từ hiện trường: Cảnh sát đang tập trung quanh sân vận động. Một khu vực rộng xung quanh hiện trường hiện bị rào chắn. Đội pháp y tại hiện trường Một số người đang run rẩy, sợ hãi và khóc lóc. Có rất nhiều thanh niên và trẻ vị thành niên đang ở đây cùng cha mẹ hoặc người giám hộ. Một người mẹ nói với phóng viên rằng chỉ muốn đưa con gái về nhà bình an. Những người khác mô tả rằng họ thấy những người đầy máu me được các nhân viên y tế chữa trị. Nhiều người vẫn đang hoang mang, tìm kiếm thông tin trong lúc báo cho gia đình biết họ an toàn. Vụ việc xảy ra vào lúc Anh quốc đang ở mức báo động khủng bố "nghiêm trọng", nghĩa là có thể xảy ra tấn công. Hồi tháng Ba, bốn người cùng kẻ tấn công đã chết trong một vụ tấn công ở trung tâm London, nhắm vào nhà quốc hội. Footage shows a string of emergency services vehicles rushing to the scene Ít nhất 22 người thiệt mạng, 59 người bị thương vì vụ nổ tại buổi hòa nhạc của ca sĩ Mỹ Ariana Grande diễn ra tại thành phố Manchester, Anh quốc, tối 22/5. text: Cảng Hambantota nằm trên tuyến vận tải đường biển quốc tế đông-tây nhộn nhịp Thỏa thuận đã bị trì hoãn vài tháng do có các quan ngại về việc quân đội Trung Quốc có thể sử dụng cảng. Chính phủ nay đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ chỉ tiến hành các hoạt động thương mại ở đây, là cảng chính trong tuyến đường biển qua lại giữa châu Á và châu Âu. Chính phủ Sri Lanka nói rằng số tiền có được từ thỏa thuận sẽ giúp trả nợ các khoản vay nước ngoài. TQ đầu tư 124 tỷ vào 'Vành đai, Con đường' VN ở đâu trong 'Vành đai và Con đường' của TQ? Vì sao Ấn Độ phản đối 'Vành đai, Con đường'? VN tham gia 'Vành đai, Con đường' như thế nào? Theo đề án, một công ty quốc doanh của Trung Quốc sẽ được trao hợp đồng thuê với thời hạn 99 năm trên diện tích 15.000 acres ở gần đó để đặt một khu công nghiệp. Đề án sẽ dẫn đến chuyện hàng ngàn dân làng sẽ phải rời đi nơi khác, nhưng chính phủ nói họ sẽ được cấp đất mới. Trung Quốc đã đổ hàng triệu đô la vào các cơ sở hạ tầng của Sri Lanka kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến kéo dài 26 năm ở nước này, hồi 2009. Các cuộc biểu tình phản đối thỏa thuận nổ ra trên đường phố tại Hambantota hôm thứ Bảy. Một chiếc quan tài được đưa đi diễu phố trước khi những tấm carton vẽ hình Tổng thống Maithripala Sirisena và Thủ tướng Ranil Wickremasinghe của nước này bị châm lửa đốt. Người biểu tình xuống đường tại Hambantota để phản đối thỏa thuận Cảng Hambantota nhìn ra Ấn Độ Dương và được trông đợi là sẽ đóng vai trò then chốt trong sáng kiến "Một Vành đai, Một Con đường", hay còn được biết đến với tên gọi Con đường Tơ lụa mới, nối liền các cảng và các con đường qua lại từ Trung Quốc tới Châu Âu. Sáng kiến này đang được các đối thủ thương mại trong khu vực, trong đó có Ấn Độ và Nhật Bản, theo dõi sát sao. Những người phản đối dự án nói họ lo sợ rằng khu vực đang bị biến thành thuộc địa của Trung Quốc. Họ cũng quan ngại rằng hải quân Trung Quốc có thể dùng cảng này làm căn cứ để triển khai các hoạt động. Để làm giảm bớt các quan ngại trên, chính phủ Sri Lanka tuyên bố một thỏa thuận đã điều chỉnh, nhằm giảm cổ phần của hãng Trung Quốc xuống còn 70%. Giới chức cũng đảm bảo rằng quân đội Trung Quốc sẽ không sử dụng cảng. Sri Lanka vừa ký thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ đô la, theo đó trao cho Trung Quốc quyền kiểm soát và phát triển cảng biển nước sâu ở Hambantota. text: Qua các chuyến đáp xuống Mặt Trăng, con người đã bỏ lại nhiều thứ Phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã trải qua 21 giờ và 36 phút chớp nhoáng trên Mặt Trăng với chuyến đi lịch sử Apollo 11, nhưng các lần hạ cánh sau đó mỗi lần đều kéo dài đến ba ngày. Trong những khoảng thời gian đó, loài người đã vứt bỏ lại rất nhiều thứ lại nơi này nhằm lấy chỗ trên tàu cho những mẫu đá quý giá cần nghiên cứu. Trên Mặt Trăng có những nơi vứt chất đầy những rác thải con người bỏ lại. Các dấu chân của phi hành gia vẫn còn trên Mặt Trăng Có thể kể đến 96 túi phân, nước tiểu và chất nôn mà 12 phi hành gia của tàu Apollo bỏ lại trên bề mặt Mặt Trăng, nơi mà họ gọi vắn tắt là nhà. Trong số những món có giá trị bị vứt lại có 12 chiếc camera của hãng Hasselblad. Các phi hành gia khi trở về Trái Đất mang theo phim chụp nhưng bỏ lại tất cả các thân máy trên Mặt Trăng, chỉ đem về một chiếc duy nhất. Đó là chiếc máy ảnh của phi hành gia Edgar Mitchell đi trong chuyến Apollo 14, mà lý do duy nhất khiến ông đem nó theo về Trái Đất chỉ là bởi không đủ thời gian để tháo phim ra khi đóng gói hành lý. Con người bỏ lại nhiều thứ để có thể đem về các mẫu vật nghiên cứu Chiếc camera này hồi 2014 đã được bán với giá 910.000 đô-la Mỹ. Ngoài ra, còn có một chiếc kính thiên văn mạ vàng do Tiến sĩ George Carruthers thiết kế. Đây là chiếc kính thiên văn duy nhất được dùng để quan sát từ bề mặt một thiên thể khác. Vỏ ngoài mạ vàng có lẽ đã giúp chiếc kính tránh khỏi những tia bức xạ mặt trời nguy hiểm nhất trong suốt bốn thập niên nó bị bỏ lại trên Mặt Trăng. Tuy nhiên, rất nhiều món đồ vật nổi tiếng khác bị bỏ lại khác thì có lẽ đã hư hại nhiều. Có lẽ toàn bộ sáu lá cờ Mỹ từng được cắm trên Mặt Trăng nay đã phôi phai trở thành màu trắng. Và chúng ta biết giờ chỉ còn năm lá cờ đứng vững, sau khi lá cờ mà tàu Apollo 11 cắm bị đập ngả ra trong quá trình các phi hành gia quay trở về khoang tàu Điều khiển/Dịch vụ. Bức ảnh của gia đình phi hành gia Charles Duke đã phai màu Bức ảnh gia đình nhà Duke, do phi hành gia Charles Duke của tàu Apollo 16 bỏ lại, giờ đây có lẽ cũng đã phai màu, nhưng dòng chữ ở mặt sau tấm ảnh do gia đình ghi xuống có lẽ vẫn còn nguyên: "Đây là gia đình phi hành gia Duke, từ Trái Đất. Đáp xuống Mặt Trăng tháng 4/1972." Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Future. Loài người đã trải qua 300 giờ khám phá bề mặt Mặt Trăng, nhờ vào sáu chuyến đáp xuống của tàu Apollo. text: Khi bắt đầu cuộc hội đàm, ông Olmert tuyên bố sẽ không chùn bước trong chiến dịch chống lại Hezbollah. Ông nói ông rất biết về nhu cầu nhân đạo của dân thường Lebanon, thế nhưng nhắc lại rằng Israel chỉ tự vệ chống lại khủng bố. Quân Israel hiện đang giao chiến với dân quân Hezbollah ở Bint Jbeil trong lòng Lebanon. Đài phát thanh quân đội Israel cho biết lực lượng của họ đang chuẩn bị chiếm thị trấn biên giới này, vốn là nơi phe Hezbollah hoạt động mạnh và từ khi Israel chiếm làng Maroun al-Ras hôm thứ Bảy thì đã trở thành bãi chiến trường. Phóng viên BBC tại Tyre trên bờ biển Lebanon, cho hay đã có ném bom ồ ạt tại miền Nam thành phố. Các quan chức Lebanon cho biết một gia đình Lebanon gồm bảy người ở Nabatiyeh đã bị trúng pháo của Israel trong đêm và chết cả nhà. Ông Olmert nói Israel không gây chiến với dân thường Lebanon mà chỉ đấu tranh chống Hezbollah, mà ông mô tả là tổ chức khủng bố và nói rằng Israell sẽ có biện pháp "nghiêm khắc nhất". "Giải pháp lâu dài' Israel gần đây đã ra chỉ dấu sẵn sàng chấp nhận cho một đội quân gìn giữ hòa bình quốc tế vào miền Nam Lebanon. Thế nhưng phóng viên BBC tại Jerusalem thì nói vẫn còn nghi ngại rằng liệu đội quân như vậy có đủ hậu thuẫn chính trị để đương đầu với Hezbollah hay không. Bà Rice cũng nhấn mạnh sự cần thiết đối với Israel trong cân nhắc nhu cầu nhân đạo của cả người Lebanon và Palestine. Bà nói: "Người dân trong khu vực này, người Israel, người Lebanon và cả người Palestine đã sống quá lâu trong sợ hãi và bạo lực", "Giải pháp lâu dài là giải pháp làm sao để tăng cường hòa bình và dân chủ trong khu vực. Bây giờ là thời điểm để thiết lập một Trung Đông mới, thời điểm để tuyên bố với những kẻ không muốn có một Trung Đông mà chúng ta hướng tới thì chúng sẽ thất bại". Bảo vệ thường dân Theo sau chuyến thăm bất ngờ của bà Rice tới Beirut hôm thứ Hai, trong đó bà có cuộc gặp với thủ tướng Lebanon Fouad Siniora, bà Ngoại trưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm rằng dân thường Lebanon không bị thương vong. Tuy nhiên phóng viên của chúng tôi nói rằng hiện không có chỉ dấu rằng bà sẽ yêu cầu ông Olmert ngừng các hoạt động quân sự hay công khai chỉ trích hành động của Israel. Phân tích gia tình hình quốc tế John Simpson tại Jerusalem nói dư luận hiểu rằng bà Rice chuyển tới Israel thông điệp rằng Hoa Kỳ sẽ chấp nhận cho Israel có thêm thời gian để tiếp tục chiến dịch quân sự chống lại dân quân Hezbollah ở miền Nam Lebanon. 380 người Lebanon và 40 người Israel đã thiệt mạng trong 14 ngày xung đột, bắt đầu kể từ vụ Hezbollah bắt hai lính Israel hôm 12/7. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Condoleezza Rice đã có hội đàm tại Jerusalem với Thủ tướng Israel Ehud Olmert trong nỗ lực giải quyết cuộc xung đột Trung Đông. text: Trung phong của đội Anh bị chấn thương trong trận gặp Thụy Điển khi đưa bóng cho Ashley Cole ở phút thứ hai của trận đấu. Các bác sỹ đã chụp chấn thương của Owen tại khu huấn luyện của đội tuyển Anh tại Baden-Baden vào hôm thứ Tư. Đội trưởng Beckam nói “thật buồn, Michael là một trong những cầu thủ chúng tôi cần trong những trận đấu quan trọng. Thật không may cho anh ta và không may cho chúng tôi”. Ngoài sự thiếu vắng của Owen tại World Cup thì đội Anh cũng đang đối diện thực tế là thiếu tiền đạo. Wayne Rooney, mới phục hồi sau chấn thương xương bàn chân đã quay lại thi đấu vào trận với Trinidad và Tobago ở hiệp hai và tham gia ngay từ đầu hiệp một trong trận Anh gặp Thụy Điển. Ngoài ra Anh chỉ còn hai tiền đạo là Peter Crouch và Theo Walcott chưa thử lửa lần nào. Michael Owen ngưng tham gia World Cup sau khi kết quả chụp chấn thương dây chằng khớp gối khiến anh ngưng chơi năm tháng. text: (Hình minh họa) Bà Lê Thị Thu Hương, Cục phó Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) được báo Tuổi Trẻ dẫn lời nói không phải tất cả các tài khoản Facebook có kinh doanh đều phải nộp thuế, đồng thời cơ quan thuế sẽ kiểm tra việc kê khai thuế của doanh nghiệp. Được biết việc này chủ yếu nhắm đến các tài khoản Facebook cá nhân có doanh số lớn mà chưa kê khai thuế. Thử thách mới cho YouTube và Facebook? Facebook nói gì về vụ VN 'chặn thông tin xấu'? Chia sẻ Facebook tiết lộ gì về bạn? Ba nhóm đối tượng chính sẽ được chia thành nhóm doanh nghiệp đã đăng ký mã số thuế và có thêm bán hàng qua mạng, nhóm cá nhân kinh doanh thường xuyên có doanh số bán hàng lớn, và nhóm kinh doanh 'nghiệp dư', doanh thu thấp. Theo kế hoạch, Cục Thuế sẽ phối hợp với Bưu điện để nắm các thông tin chuyển giao hàng hóa, hợp đồng. Theo báo Thanh Niên, ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết đã đăng ký lịch làm việc với Facebook để đề nghị hợp tác cho việc quản lý thuế. Trao đổi với BBC Tiếng Việt qua email hôm 30/03, Luật sư Trương Xuân Tám cho rằng việc thu thuế kinh doanh trên Facebook là "cần thiết". Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giải thích, luật pháp quy định chung các loại hình kinh doanh, giao dịch trên mạng là "giao dịch điện tử", và dù là hình thức kinh doanh nào đi nữa cùng đều có "nghĩa vụ kê khai và nộp các loại thuế". "Do vậy, về cơ sở pháp lý là đã có, nhưng nhiều năm nay chưa có các quy định chi tiết riêng cho loại hình kinh doanh trên mạng, khiến việc thực thi trên thực tế nơi có nơi không, hiệu quả không cao, số thuế thu được chưa tương xứng, và tình trạng thất thu thuế qua giao dịch điện tử là rất lớn." 'Cần công bằng' Số người dùng dịch vụ mua bán hàng qua mạng ngày càng lớn ở Việt Nam Bình luận về thông tin này, chị Huỳnh Hải Yến, Giám đốc công ty Sài Gòn Xanh cho biết, công ty chủ yếu dùng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm mới và liên lạc với khách hàng, bên cạnh đó, việc khai thuế và đóng thuế trong kinh doanh là đương nhiên. "Công ty có lãi mới là công ty có năng lực," theo chị, "tuy nhiên, nên quy định mức doanh thu nào đóng thuế theo phần trăm như thế nào, hoặc những mặt hàng nào được miễn giảm, mặt hàng nào áp dụng thuế cao hơn." Và điều quan trọng, theo chị Huỳnh Hải Yến, là phải có sự công bằng. "Thuế để công bằng cho những người kinh doanh khác đang đóng thuế. Có những người kinh doanh mặt hàng xa xỉ, doanh thu hàng tỷ đồng một tháng, không đóng đồng nào là không công bằng." "Còn những người buôn bán nhỏ lẻ như đồ ăn tự nấu ở nhà, họ là dân văn phòng làm thêm thì đánh thuế làm gì." Bên cạnh các quy định về thuế cũng cần khuyến khích kinh doanh, nữ doanh nhân nói với BBC Tiếng Việt hôm 30/03. Tương tự, Luật sư Trương Xuân Tám cho rằng "cần xây dựng chính sách để tập trung thu thuế của các tổ chức, cá nhân chuyên kinh doanh trên mạng, hoặc có lượng giao dịch điện tử lớn, còn các trường hợp kinh doanh nhỏ, lẻ thì giai đoạn trước mắt chủ yếu khuyến khích, động viên họ tự giác kê khai và nộp thuế, tránh tình trạng chỉ 'bắt cá bé mà bỏ lọt cá lớn'." Ông cũng nhấn mạnh, mô hình này không nên chỉ thực hiện ở Tp.HCM mà nên được triển khai rộng trên toàn Việt Nam, do thu thuế "vừa tạo thêm nguồn thu cho ngân sách vốn luôn căng thẳng, vừa là động thái góp phần tạo sự công bằng cho mọi đối tượng kinh doanh." Báo Tuổi Trẻ hôm 20/02 trích con số do ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công thương TP. HCM đưa ra rằng có khoảng 80.000 các trang mạng kinh doanh thương mại ở thành phố, và việc "bán hàng trên Facebook nở rộ nhưng khó thu thuế". Việt Nam: Kinh tế tăng trưởng chậm nhất trong ba năm Chính phủ VN gây áp lực lên YouTube Facebook nói gì về vụ VN 'chặn thông tin xấu'? Dự kiến tháng 4/2017 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ siết chặt việc thu thuế kinh doanh qua mạng xã hội, truyền thông Việt Nam dẫn lời đại diện của Cục thuế Thành phố. text: Facebook sắp mở một trung tâm công nghệ tại London, Anh Quốc Đến cuối năm 2018, có 2300 người sẽ làm việc cho công ty mạng xã hội này ở Anh Quốc. Máy chủ của Facebook đặt ở đâu? Nghiện Facebook nguy hiểm hơn nghiện rượu? Nhận diện mạng bí mật Internet ở New York Cơ sở ở phía Tây London sẽ là trung tâm công nghệ lớn thứ nhì chỉ nhỏ hơn trung tâm tại Mỹ của Facebook, công ty đã có mặt ở Anh được 10 năm. Bà Nicola Mendelsohn, Phó chủ tịch của Facebook chuyên trách châu Âu, Trung Đông và châu Á nói công ty này "cam kết mạnh mẽ hơn bao giờ hết vào Anh Quốc". Bà nói "môi trường kinh doanh và công nghệ thiết kế tuyệt vời của Anh" là lý do khiến đây là nơi lý tưởng cho các công ty trong ngành này. Tòa nhà bảy tầng tại Rathbone Place, gần Oxford Circus, trung tâm London, do Frank Gehry thiết kế, sẽ là trụ sở London của Facebook. Kiến trúc sư Gehry đã rất nổi tiếng với công trình bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, Tây Ban Nha. Julian David từ techUK, tổ chức đại diện cho 950 công ty công nghệ tại Anh, hoan nghênh tin về quyết định đầu tư của Facebook vào London, bất chấp những điều chưa rõ về kinh tế Anh do quá trình rời EU (Brexit). Bộ trưởng Tài chính Anh, Philip Hammond cũng nói quyết định của Facebook "chứng tỏ niềm tin vào Anh Quốc". Xem thêm: Việt Nam và tham vọng 'có Facebook' nội địa TP HCM: Kinh doanh trên Facebook 'phải nộp thuế' Thử thách mới cho YouTube và Facebook? Startup VN tiếc thương người 'có ảnh hưởng lớn' Tin 'phá hoại của Nga' đến tay 126 triệu người dùng FB Mỹ Tập đoàn Facebook vừa tuyên bố họ sẽ mở một bộ phận mới ở London và tuyển thêm 800 người trong năm 2018, bất chấp lo ngại về Brexit. text: Một số nhà báo nước ngoài đã được chở tới tham quan nơi phóng hỏa tiễn Bình Nhưỡng nói hỏa tiễn Unha-3 sẽ được phóng trong khoảng thời gian từ 12/4-16/4 để đưa vệ tinh viễn thông vào quỹ đạo. Thế nhưng những người quan sát thì cho rằng đây là một vụ thử tên lửa tầm xa trá hình. Trong khi đó, quan chức Nam Hàn nói họ có trong tay các hình ảnh thu từ vệ tinh cho thấy miền Bắc có thể đang chuẩn bị thử hạt nhân lần thứ ba. Thông tấn xã Yonhap cho hay các bức hình này cho thấy các đống đất đá ở đầu hầm ngầm tại khu vực Punggye-ri, nơi Bắc Hàn đã thử bom hạt nhân các lần trước vào năm 2006 và 2009. Một quan chức Nam Hàn đề nghị giấu tên thì nói với hãng tin AFP: "Các hình ảnh từ vệ tinh mới đây cho phép chúng tôi kết luận rằng miền Bắc đang bí mật đào hầm ngầm tại nơi thử hạt nhân, ngay cạnh địa điểm của hai vụ thử lần trước". Bắc Hàn đang bị các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế chú ý theo dõi kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm chức vụ lãnh đạo sau cái chết của cha ông, Kim Jong-il, hồi tháng 12/2011. Tháng Hai vừa qua, Bình Nhưỡng đã đồng ý đình chỉ một phần kế hoạch hạt nhân và ngừng thử tên lửa để đổi lấy viện trợ lương thực của Mỹ. Thế nhưng thỏa thuận này đã bị đổ bể sau khi Bắc Hàn thông báo về vụ phóng hỏa tiễn trong tháng Tư. 'Mục đích hòa bình' Một số nhà báo nước ngoài đã được chở bằng tàu hỏa tới trạm vệ tinh Sohae ở Tongchang-ri, miền tây bắc Bắc Triều Tiên, để tận mắt quan sát giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho đợt phóng tên lửa. Phóng viên hãng AP (Mỹ) có mặt tại chỗ nói tên lửa cả ba giai đoạn đều đã được đặt lên bệ phóng. Chỉ huy trạm vệ tinh Jang Myong-jim nói với các nhà báo rằng quá trình chuẩn bị đúng tiến độ và việc tiếp nhiên liệu sắp sửa được thực hiện, nhưng không cho biết thời gian biểu chi tiết. Hãng AP cho hay ông Jang cũng nói thêm rằng vệ tinh nặng 100kg có chức năng truyền về trái đất các hình ảnh và thông tin sử dụng trong dự báo thời tiết và khảo sát tài nguyên khoáng sản của Bắc Triều Tiên. Trước đó Bình Nhưỡng đã tuyên bố vụ phóng tên lửa "vì mục đích hòa bình" còn nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh lãnh tụ Kim Il-sung. Thế nhưng Mỹ và các nước láng giềng của Bắc Hàn nói kế hoạch này đi ngược lại nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, đưa ra sau một vụ phóng hỏa tiễn tương tự hồi tháng 4/2009. Nhật Bản và Nam Hàn cũng cảnh báo sẵn sàng bắn rơi hỏa tiễn của Bắc Hàn nếu nó xâm phạm lãnh thổ các nước này. Bắc Hàn bắt đầu chuyển tên lửa tầm xa Unha-3 vào vị trí sẵn sàng trong vụ phóng hỏa tiễn gây nhiều tranh cãi, dự định tiến hành vào giữa tháng. text: Ngày 31/12, cơ quan chủ quản của hai nhật báo này đã có buổi làm việc với nhân viên hai tờ báo được coi là có lượng phát hành lớn nhất Việt Nam để công bố về kế hoạch thay đổi tổng biên tập. Giờ đây, ông Khế, được nhiều người xem là hiện thân của báo Thanh Niên hơn 20 năm qua, sẽ giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty truyền thông Thanh Niên và Giám đốc Hãng phim Thanh Niên. Được biết người sẽ tạm thời nắm chức tổng biên tập báo Thanh Niên, thay ông Nguyễn Công Khế là Phó tổng biên tập tờ báo này, ông Đặng Thanh Tịnh. Trong khi đó, bên phía Tuổi Trẻ, người sẽ là tạm quyền tổng biên tập, thay ông Lê Hoàng, cũng là một Phó tổng biên tập, ông Vũ Văn Bình. Việc thay đổi nhân sự cấp cao ở hai tờ báo này đã râm ran nhiều tháng nay, nhưng giờ mới được công bố chính thức. Tuổi Trẻ và Thanh Niên, hai trong số ít tờ báo được coi là cấp tiến ở Việt Nam, năm vừa qua đã trải qua nhiều sóng gió. Phóng viên của hai tờ báo này đã bị bắt rồi sau đó phải ra tòa hồi tháng Mười vì “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” khi đưa tin vụ bê bối PMU 18. 'Lung lay' Phóng viên Nguyễn Văn Hải, báo Tuổi Trẻ, sau đó nhận mức án 24 tháng cải tạo không giam giữ, trong khi ký giả Nguyễn Việt Chiến, báo Thanh Niên, bị kết án hai năm tù giam. ‘Vụ án báo chí’ này còn gây ra nhiều hệ lụy đối với ban biên tập, trong đó một loạt các phó lãnh đạo của hai tờ báo cũng mất chức. Trong khi đó, tại một tờ báo khác là Đại Đoàn Kết, cũng có những thay đổi nhân sự cấp cao liên quan tới việc đưa tin bài. Hồi tháng 10, tổng biên tập và phó tổng biên tập của tờ này đã bị kỷ luật và thuyên chuyển công tác vì "vi phạm Luật Báo chí". Một năm trước, tờ Đại Đoàn Kết đã cho đăng lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phản đối chủ trương dỡ bỏ Hội trường Ba Đình, xây dựng toà nhà Quốc hội mới trên khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Theo các nhà quan sát, việc một loạt các tờ báo thời gian qua bị ‘lung lay’ khiến báo chí trong nước trở nên thận trọng hơn trong việc đưa tin. PhanThật đáng tiếc, trước kia tôi là độc giả thường xuyên của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ online, giờ tôi không còn muốn đọc những trang báo này nữa vì tính đấu tranh của họ không còn được như trước nữa. KỳTính chiến đấu của 2 tờ báo đã mất từ vụ 2 nhà báo. Có lẽ tôi sẽ không còn mong đợi mỗi khi thức dậy để chờ đọc 2 tờ báo này nữa. Đã trở lại thời "Bài ca con cá". Độc giảHai tờ báo được dân chúng Việt Nam đánh giá cao nhất bởi tính xông xáo mạnh mẽ là Tuổi trẻ và Thanh Niên, khoảng một năm nay đã khựng lại, nhát dần. Bây giờ thay tổng rồi hẳn sẽ còn nhạt hơn nước ốc! Báo chí- chỗ dựa tinh thần duy nhất cho những người thấp cổ bé họng trong xã hội- còn bị trấn áp như thế thì đất đâu để quyền tự do ngôn luận tá túc nữa? SapaAi lên cũng vậy thôi. Chờ đợi gì ư? "Cuộc cách mạnh văn hoá tư tưởng là khó khăn và lâu dài nhất trong các cuộc cách mạng". Vì tính chịu đựng của người Việt nhiều đến mức thừa nên bị những kẻ không phải "dân" Việt thống trị lâu như thế cũng hiểu được. Thôn xóm, xã huyện, phố tỉnh, thủ đô đã nát vụn cả đất đai, thiên nhiên, truyền thống từ lâu. Trách ai bây giờ? TTTBáo chí là cơ quan ngôn luận của nhà nước, dùng ai, ai dùng là quyền của họ. Dường như việc đấu tranh cho được tự do báo chí ở Việt Nam đã thất bại. Tin cho hay, tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên đã rời cương vị, được thuyên chuyển sang đảm nhận công việc khác. text: Vụ tấn công đã khiến chủ tịch Sony Pictures, Michael Lynton, phải đau đầu Một cuộc điều tra đang được Sony tiến hành sau khi nhiều máy tính của tập đoàn này bị tấn công, khiến một số phim chưa được trình chiếu bị tung lên internet. Khi được hỏi liệu Bắc Hàn có liên quan đến vụ việc hay không, một phát ngôn viên của chính phủ nước này trả lời: "Hãy đợi xem". Hồi tháng Sáu, Bắc Hàn đã khiếu nại trước Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ về bộ phim hài mang tên "The Interview" (Cuộc phỏng vấn). Trong bộ phim, các diễn viên Seth Rogen và James Franco vào vai hai phóng viên được cho phép gặp Kim Jong-un. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ sau đó đã giao nhiệm vụ cho hai người này ám sát lãnh tụ Bắc Hàn. Bắc Hàn đã gọi 'The Interview' là hành động gây chiến và "cổ súy cho chủ nghĩa khủng bố", đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc ngăn chặn việc phát hành bộ phim. Hệ thống máy tính của Sony Pictures, đóng tại California, đã bị đánh sập hồi tuần trước và tin tặc đã tung lên internet một số phim mà vào thời điểm đó chưa được chính thức trình chiếu. Một trong số này là một phiên bản cách tân của bộ phim kinh điển Annie, vốn sẽ được trình chiếu vào ngày 19/12. Bộ phim The Interview có vẻ như chưa bị rò rỉ. Bắc Hàn đã phản ứng giận dữ trước bộ phim hài về lãnh tụ Kim Jong-un Khi được hỏi về vụ tấn công, người phát ngôn của Bắc Hàn tại Liên Hiệp Quốc nói: "Các thế lực thù địch đang đổ lỗi cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên về mọi thứ. Tôi khuyên quý vị hãy đợi mà xem." Hôm 1/12, Sony Pictures thông báo đang khôi phục lại một số dịch vụ quan trọng bị đánh sập sau vụ tấn công. Công ty này cũng nói đang làm việc với các giới chức hành pháp để điều tra vụ việc, nhưng không đề cập đến Bắc Hàn. Cục Điều tra Liên bang Mỹ xác nhận rằng cơ quan này đang tiến hành một cuộc điều tra. Cơ quan này cũng cảnh báo các doanh nghiệp khác tại Hoa Kỳ rằng một cuộc tấn công bằng mã độc đã được một số tin tặc phát động. Bắc Hàn không phủ nhận dính líu đến vụ tấn công mạng nhằm vào Sony Pictures trước ngày ra mắt một phim về lãnh tụ Kim Jong-Un. text: Người ta thấy đi cùng với cuộc đua trên chính trường là các loại hình thể hiện cuộc đua này thông qua trò chơi trên máy tính, internet, điện thoại di động. Cho tới nay đã có ít nhất 20 trò chơi hay game với chủ đề tranh cử tổng thống đã được tạo ra. Các games này rất đa dạng. Từ hình thái thể hiện nỗ lực vận động một cách đứng đắn hoặc cũng có thể là việc tuyên truyền gây chia rẽ. Các game với tên gọi, frontrunner, eLECTIONS, President Forever và The Political Machine tạo cho người chơi một sân khấu với đủ các chi tiết nhằm đưa ra một chiến dịch vận động tranh cử tổng thống một cách toàn diện. Các trò chơi này ép người chơi phải thể hiện quan điểm đối với các chủ đề bàn luận của cuộc tranh cử và yêu cầu họ đối phó với truyền thông và vận động tranh cử nhiệt tình. Game có tên Political Machine, hay Cỗ máy Chính trị, do hãng làm trò chơi khổng lồ Ubisoft chế ra cho phép những người cùng người chơi có thể đấu với nhau trên internet. Dr Gonzalo Fransca, nhà nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu trò chơi máy tính tại Trường Đại học Tin học Copenhagen nói rằng thấy ngạc nhiên vì các đảng phái chính trị và các ủng hộ viên của đảng cũng mất nhiều thời gian để làm quen và phổ cập rộng rãi các trò chơi này. Dr Fransca từng giúp cho những nhà vận động cho người muốn trở thành tổng thống là ông Howard Dean đã tạo ra cho trơi Dean For America nhằm giúp đưa các thông điệp của ông tới cử tri. Thế nhưng thậm chí những người như ông cũng phải ngạc nhiên về số các trò chơi được tạo ra trong cuộc đua hiện nay giữa ông Kerry và ông Bush. Ông được trích lời nói rằng “Điều này cho chúng ta thấy một thực tế sống động về sự tồn tại và phổ biến của trò chơi điện tử trong đời sống văn hóa ngày nay”. Cầu nối cho người ngoài phe Ông nói thêm là “Các trò chơi nay đã trở thành phương tiện ngày càng tự nhiên để con người bày tỏ quan điểm đối với các chủ đề hiện thời”. Ông nghĩ rằng các đảng chính trị đang dùng trò chơi với một số lý do. Thứ nhất, chúng giúp trao đổi thông tin với bộ phận người dân quan tâm rất ít tới các vấn đề quốc nội và quốc tế, đó là giới trẻ. Ông nói rằng người sử dụng trò chơi sẽ thấy rằng các chính khách sử dụng ngôn từ ra sao khi họ muốn hướng tới nhóm người này. Thứ hai là một trò chơi có thể tạo ra độ phức tạp của một chủ đề theo lối mà thậm chí một ứng viên có khả năng hùng biện nhất cũng phải bở hơi tai khi đối đáp. Dr Fransca nói rằng các trò chơi còn hữu ích ở chỗ chúng giúp người ta hiểu các chủ để phức tạp như hệ thống cử tri hoạt động ra sao, và vì sao ứng viên có thể giành được lá phiếu nhưng lại không được chọn làm tổng thống. Một trò chơi có tên Staffers để người chơi đóng vai một nhân viên làm việc trong một văn phòng vận động tranh cử và đưa họ và các tình huống phải giải quyết liên hồi như vừa phải lo trả lời điện thoại, vừa lo cho tài liệu vào phong bì và tiếp khách hay uống cà fê. Ngoài nội dung của trò chơi thì nội tên gọi của chúng cũng cho thấy sự chia rẽ đảng phái ngày càng tăng. Người ta thấy cũng có cả trò chơi cho phép quí vị bóp méo khuôn mặt của ứng viên tổng thống hay tát vào mặt vị này. Rồi có cả các game sử dụng kỹ thuật Flash để người chơi có thể điều khiển các ứng viên tổng thống trong khi họ đấu quyền anh hoặc thậm chí khi họ nhảy điệu hip hop. Rồi cũng có cả game được dùng cho điện thoại di động như tạo ra tiếng reo của phone có chủ đề nhạc của phe ông Bush hoặc đưa những câu nói dùng sai nghĩa của ông Bush vào. Và cũng có cả các game do những người ủng hộ các ứng viên tạo ra nhằm lấy lòng hoặc lý giải về sự khác biệt giữa các ứng viên cho những người chưa rõ bỏ phiếu cho ai. Game thô thiển Một số game cũng khá thô thiển. Chẳng hạn phe Cộng hòa đưa ra trò chơi có tên John Kerry: Tax Invaders nói rằng Hoa Kỳ sẽ tốn bao nhiêu tiền nếu Kerry thắng cử và làm những điều mà chiến dịch tranh cử của ông cam kết. Một trò chơi khác mô phỏng chính ông Kerry đấm ông trong võ đài, ý nói rằng ứng viên này đổi ý ra sao về đường lối trong quá trình tranh cử. Các chuyên gia cho rằng việc sử dụng trò chơi này cũng thú vị ở chỗ hiện có ít bằng chứng là các trò chơi tạo ảnh hưởng nhiều tới quyết định của cử tri khi bỏ phiếu. Tuy nhiên họ nói rằng các trò chơi cũng thành công ở chỗ chúng giúp người chơi hiểu nhiều hơn về chiến dịch tranh cử theo cách thức “bình dân” nhất và tất nhiên là trò chơi cùng nhắm vào các đối tượng không ngả về bên nào tham gia. Thế nhưng giới phân tích cũng nói rằng chính trị thì phức tạp và có thể người ta cũng sẽ hơi ngây thơ khi nghĩ rằng bất kỳ cách làm nào đó đều cho kết quả thành công để rồi có thể kiểm tra lại vào giờ phút cử tri đi bỏ phiếu. Các nhà quan sát cũng công nhận rằng khó có thể nói liệu trò chơi ảnh hưởng tới quyết định bỏ phiếu hay không hay đơn giản đó chỉ là phương tiện để các ủng hộ viên tìm hiểu thêm và củng cố niềm tin của họ. Họ nói rằng game là một phần của sự tiến hóa trong thông điệp chính trọ và chúng không có ảnh hưởng khi đứng một mình mà sẽ có tác động khi đi cùng các phương tiện truyền thông khác. Một số người coi chính trị là một trò chơi. Và điều đó đang được minh chứng trong kỳ tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ đang diễn ra. text: Ông Furuya đã có chuyến đi tương tự vào đầu tháng này tới Mông Cổ. Trong chuyến đi bốn ngày từ ngày 28 tháng 7, dự kiến ông Furuya sẽ thảo luận về các vấn đề liên quan đến Bắc Hàn và tìm kiếm sự hợp tác của Việt Nam nhằm giải quyết chủ đề bắt cóc tồn đọng trong nhiều năm. Thủ tướng Shinzo Abe từng cam kết trong nhiệm kỳ của mình sẽ giải quyết vấn đề công dân Nhật bị Bắc Hàn bắt cóc trong thập niên 1970 và 1980. Truyền thông Nhật nói ông Shinzo Abe đồng ý với người tương nhiệm phía Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, khi hội đàm hồi tháng Một năm nay rằng Nhật và Việt Nam sẽ làm việc với nhau về chủ đề này. Chuyến thăm theo lịch đã lên trước của ông Furuya được thực hiện trong lúc chính phủ Nhật muốn tăng áp lực đối với Bắc Hàn vốn bất chấp lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế muốn Bình Nhưỡng từ bỏ các chương trình hỏa tiễn và hạt nhân. Để có được sự ủng hộ về vấn đề công dân Nhật bị bắt cóc, ông Furuya đã có chuyến đi tương tự vào đầu tháng bảy đến Mông Cổ, một quốc gia khác có quan hệ ngoại giao với Bắc Hàn. Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga nói tại một cuộc họp báo hôm thứ Ba rằng Tokyo "phối hợp chặt chẽ với các quốc gia khác để thực hiện tất cả các biện pháp có thể được", vì vậy chủ đề này có thể được giải quyết sớm. Hồi cuối tháng Năm, Nhật Bản nói sẽ mở đàm phán trực tiếp với Bắc Hàn nếu điều đó giúp giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị nhà nước cộng sản bắt cóc. Chính phủ Nhật có kế hoạch cử ông Keiji Furuya, Bộ trưởng phụ trách vấn đề công dân Nhật bị Bắc Hàn bắt cóc, đến Hà Nội để hội đàm với chính phủ Việt Nam, theo nguồn tin của chính phủ Nhật Bản. text: Ngoại trưởng Jordan Hani Mulki nói nước chủ nhà muốn các nước có mặt tại cuộc họp đưa ra một thông điệp rõ ràng tới người Iraq rằng họ nên đi bầu cử. Tuy nhiên Ngoại trưởng Iran đã tẩy chay hội nghị để phản đối phát biểu mà Đức vua Abdullah của Jordan đưa ra. Nhà vua đã cáo buộc Tehran là tham dự vào chuyện của Iraq và cố gắng gây trường ảnh hưởng của dòng Hồi giáo Shia tại khu vực. Phóng viên BBC Heba Saleh nói vua Abdullah đã phản ánh quan ngại của các nước Ả rập rằng kỳ bầu cử sắp tới sẽ trao quyền kiểm soát đất nước cho cộng đồng người Shia thay vì cộng đồng người Sunni như truyền thống và qua đó tăng ảnh hưởng của Iran vốn do người Shia thống lĩnh. Vua Abdullah tháng trước đã tuyên bố có tới hơn một triệu người Iran đã sang Iraq để tham gia bầu cử. Góc độ Ả rập Ngoại trưởng Iran Kamal Kharrazi sẽ không tham dự cuộc họp khai mạc hôm thứ Năm thế nhưng các người đồng nhiệm của ông từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ả rập Saudi, Kuwait và Syria đều có mặt. Thay vì, Iran gửi một phái đoàn cấp thấp tới Amman. Ngoài các nước trên, đại diện Iraq, Ai Cập, Bahrain và Liên Hiệp Quốc cũng sẽ tới Jordan tham gia hội nghị. Các nhóm người Sunni ở Iraq đã đe dọa sẽ tẩy chay kỳ bầu cử nhưng Jordan muốn vận động người dân Iraq đi bầu càng nhiều càng tốt. Theo Ngoại trưởng Jordan, cuộc họp thứ Năm này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc "kêu gọi người Iraq đi bầu cho một nước Iraq của người Ả rập trên góc độ dân tộc chứ không phải tôn giáo". Jordan sẽ chủ trì một cuộc họp giữa các nước láng giềng của Iraq để vận động ủng hộ cho cuộc bầu cử ngày 30/1 tới. text: Lính biên phòng Bắc Hàn được lệnh bắn hạ bất cứ ai vượt biên sang Trung Quốc Ba người đàn ông trong độ tuổi 40 đã bị lính biên phòng Bắc Triều Tiên bắt chết vào ngày cuối cùng của năm 2011 trong khi đang qua sông Áp Lục từ thị trấn biên giới Hyesan, nhà hoạt động nhân quyền Do Hee-Youn, người đã giúp đỡ những người tị nạn Bắc Triều Tiên, cho biết. Thi thể trên tuyết “Những người đang đợi ở bên kia sông phía lãnh thổ Trung Quốc để giúp những người tị nạn này đã chứng kiến cảnh họ bị bắn chết,” ông nói với AFP. “Lính biên phòng đã kéo thi thể những người tị nạn trên tuyết,” ông nói thêm. Trong khi đó, cơ quan tình báo Hàn Quốc nói họ chưa thể kiểm chứng ngay thông tin này. Bình Nhưỡng đang thắt chặt kiểm soát biên giới sau cái chết của nhà lãnh đạo Kim Jong-il. Khoảng 23.000 người từ Bắc Hàn đã bỏ chạy sự đàn áp và nạn đói ở đất nước mình để đến Hàn Quốc kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953. Đại đa số bỏ chạy trong những năm gần đây. Cách vượt biên điển hình của người dân Bắc Hàn là đi bộ qua vùng biên giới ngày càng lồi lõm để đến Trung Quốc, nơi họ sẽ ẩn náu và sau đó đến một nước thứ ba để xin định cư ở Hàn Quốc. Các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng miền bắc đang tăng cường tuần tra biên giới để ngăn tình trạng bỏ chạy khỏi đất nước sau cái chết của nhà lãnh đạo Kim Jong-il hôm 17/12. Họ cũng đang lo sợ chính phủ Bắc Hàn đang tiến hành đàn áp khốc liệt hơn trong giai đoạn chuyển giao nhạy cảm này. Do Hee-Youn cũng cho biết là ‘rất hiếm khi’ lính biên phòng Bắc Hàn nổ súng ngay lập tức vào người tỵ nạn và sự việc lần này rõ ràng có liên quan đến việc thắt chặt an ninh trong thời kỳ chuyển giao quyền lực cho Kim Jong-un. “Tôi sợ rằng người dân Bắc Triều Tiên sẽ khó khăn hơn nhiều trong việc đào tẩu,” ông nói và cho biết thêm rằng giới chức miền bắc đã lan truyền tin về vụ bắn giết này trong các cộng đồng dân cư gần biên giới. “Họ đang muốn để người dân biết rằng bất cứ ai tìm cách bỏ chạy sẽ bị bắn bỏ ngay lập tức,” ông nói và cho biết ông thu thập tin tức bằng cách liên lạc với những người dân bên trong Bắc Hàn sử dụng điện thoại di động được lén tuồn vào từ Trung Quốc. Trên trang web của nhật báo Dong-A Ilbo của Hàn Quốc cũng đưa tin về vụ vượt biên bất thành này. Dong-A Ilbo cho biết khác với những vụ vượt biên trước bao gồm cả gia đình, lần này chỉ có ba người đàn ông bỏ chạy cho thấy Bắc Hàn đang tăng cường kiểm soát biên giới vì phụ nữ và trẻ em yếu sức hơn đàn ông. Thị trấn Hyesan của tỉnh Ryanggang ở thượng nguồn sông Áp Lục là nơi mà những người đào tẩu khỏi Bắc Hàn ưa thích vì khúc sông ở đây không rộng lắm. Dong-A Ilbo cũng dẫn lời một nguồn tin bên trong Bắc Hàn cho biết việc liên lạc bằng điện thoại di động ở nước này ngày càng khó khăn hơn kể từ cuối năm 2011. Đầu và tay trần Trong khi đó, Daily NK, báo mạng của những người Bắc Hàn đào tẩu có trụ sở ở Seoul, cho biết họ nhận được tin từ những nguồn ở Bình Nhưỡng cho biết mức độ ‘kiểm soát của nhà nước’ trong quốc tang Kim Jong-il hôm 28/12. Theo đó, các quan chức chính quyền đã thông báo với người dân một ngày trước quốc tang rằng ‘đồng chí Kim Jong-un sẽ để đầu trần và tay trần đi cùng xe tang’. Nhiệt độ ở Bình Nhưỡng vào ngày quốc tang xuống đến mức -9 độ C, theo Đài khí tượng Hàn Quốc. Báo mạng này cho biết người dân được yêu cầu không đội mũ, găng tay hay khăn choàng ngay cả khi trời đổ tuyết. Họ được cảnh báo rằng ‘đằng sau mỗi hàng đều có người theo dõi’. Các hình ảnh phát trên truyền hình về quốc tang cho thấy không ai trong đám đông hàng trăm nghìn người đứng đầy hai bên đường diễu hành của linh cữu đội mũ hay găng ngay cả khi tuyết rơi dày. Một số người phải thổi vào tay để giữ ấm, trong khi các sinh viên được yêu cầu theo dõi hành vi của người dân, Daily NK cho biết. Quân đôi Bắc Hàn đã bắn chết ba người dân nước này đang tìm cách vượt biên vào lãnh thổ Trung Quốc, hãng tin AFP dẫn lời một nhà hoạt động nhân quyền ở Seoul cho biết hôm thứ Ba ngày 3/1. text: Gần một phần tư trong tổng số tiền 79,8 triệu đô la xuất phát từ phía các giáo xứ ở Mỹ. Do đồng đô-la đã mất giá 15% so với đồng euro, nên Vatican đã thua lỗ 9,1 triệu đô năm 2007. Mặc dù họ đã nhận được một khoản đóng góp nặc danh trị giá tới 14,3 triệu USD. Trong một thông báo, Vatican cho biết họ bị “ảnh hưởng chủ yếu bởi sự thay đổi đột ngột và đáng kể của các tỉ giá hối đoái, đặc biệt là đồng đô-la Mỹ”. Những số liệu tài khoản mới nhất cho thấy Vatican thu về 236,7 triệu euro năm 2007, so với khoản chi 245,8 triệu euro. Ngoài Mỹ, các đóng chủ yếu từ Ý, nơi những người ngoan đạo đã trao trực tiếp 8,6 triệu USD cho Vatican, và Đức với khoản tiền 4 triệu USD. Truyền hình Vatican Vatican cũng thu lợi từ những nguồn doanh thu khác, ví như từ con số 4,3 triệu khách du lịch tới thăm các bảo tàng, bao gồm nhà thờ Sistine. Trung tâm truyền hình Vatican là nơi phát thanh tới những khán giả thường xuyên tại Quảng trường St Peter và tường thuật những chuyến thăm nước ngoài của Đức giáo hoàng. Năm ngoái họ đã thu lợi khoảng 500 ngàn euro trong khi nhà xuất bản Vatican thì lãi 1,6 tỉ euro. Nhưng đài phát thanh Vatican và báo chí thì lại thua lỗ 14,6 triệu euro. Vatican lần đầu tiên hé lộ thông tin về tài khoản của mình vào năm 1981, dưới thời Đức giáo hoàng John Paul II để thách thức quan niệm thịnh hành rằng họ giàu có. Năm ngoái Tòa thánh Vatican đã thua lỗ do việc đồng đô-la sút kém làm giảm giá trị của những khoản đóng góp từ những người ngoan đạo Mỹ. text: Vụ dỡ bỏ tượng đài đã gây ra khủng hoảng quan hệ giữa Nga và Estonia. Và nay Estonia cáo buộc rằng Nga có dính líu đến các vụ phá hoại hệ thống internet của Estonia. Tin tặc Chính phủ Estonia nói các trang web chính phủ, và công ty vẫn đang chịu sự tấn công của các tin tặc, đặt hệ thống mạng vào nguy cơ đổ vỡ. Các vụ tấn công bắt đầu từ tháng Tư, cùng lúc khi hỗn loạn nổ ra tại thủ đô Tallin, sau khi một tượng đài chiến sĩ Sô Viết bị gỡ bỏ. Nga xem đài kỷ niệm là biểu trưng cho chủ nghĩa anh hùng chống phát xít, trong khi đa số người dân Estonia lại xem nó nhắc lại thời kì Liên Xô chiếm đóng nước này. Bộ Quốc phòng Estonia nói các vụ tấn công mạng xuất phát từ khắp nơi trên thế giới, nhưng một số vụ đến từ máy chủ đặt ở Nga, và các hướng dẫn phá hoại đang lan truyền trên các trang web của Nga. Estonia có hệ thống mạng vi tính thuộc loại hiện đại nhất ở châu Âu, và một nhà báo đang làm việc tại thủ đô Tallinn, Aet Suvari, nói rằng người dân ở đây phụ thuộc vào các dịch vụ trên mạng. "Tại Estonia việc dùng dịch vụ ngân hàng qua mạng là rất phổ biến. Ta có thể trả tiền cho mọi thứ qua mạng, nhưng nay có trục trặc." "Người ta không thể sử dụng dịch vụ ngân hàng, tức là không thanh toán được chi tiêu của gia đình," nhà báo Suvari nói. Nga can dự? Thủ tướng Estonia, Andrus Ansip, đã trực tiếp cáo buộc chính phủ Nga có phần trách nhiệm. Nga thì bác bỏ, nói rằng các cáo buộc “hoàn toàn sai lạc.” Trước đây, Nga cũng từng bị cáo buộc là thực hiện các vụ tấn công tương tự. Nhiều trang web chính phủ Mỹ từng được nói là chịu tấn công từ Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Và trong cuộc Cách mạng Cam ở Ukraine hai năm rưỡi trước đây, các trang web ủng hộ ứng cử viên thân phương Tây đã bị những tin tặc ở Nga phá hoại. Chính phủ Estonia tuyên bố hệ thống internet của nước này vẫn đang bị tấn công, ba tuần sau các vụ lộn xộn ở thủ đô Tallinn về việc gỡ bỏ tượng đài chiến sĩ Sô Viết khỏi trung tâm thành phố. text: Tổng cộng 89 bị cáo phải ra tòa trong vụ xử ma túy lớn nhất nước Tổng cộng 89 bị cáo bị mang ra xét xử trong ba tuần liền, bắt đầu ngày 3/1. Vụ xét xử được biết tới ở Việt Nam dưới tên gọi vụ mua bán, vận chuyển 4.400 bánh heroin (gần 2 tấn heroin). Đây chỉ là giai đoạn 1 của chuyên án 006N về mua bán, vận chuyển 32.000 bánh heroin của công an tỉnh Quảng Ninh. Các bị cáo này ra tòa với 8 nhóm tội danh: mua bán tàng trữ trái phép chất ma túy, làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức, giả mạo trong công tác, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, kinh doanh trái phép, không tố giác tội phạm, đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ. Tội danh mang lại nhiều án tử nhất là tội mua bán và tàng trữ trái phép chất ma túy. Trong số những người bị mức án cao nhất này có các "ông trùm", "bà trùm" ma tuý khét tiếng thuộc bốn đường dây buôn lậu ma túy xuyên quốc gia. Ngoài 30 án tử hình, 13 bị cáo bị tuyên phạt mức án chung thân; 9 bị cáo bị mức án 20 năm tù; 1 bị cáo bị mức án 18 năm tù; 9 bị cáo bị mức án 15 năm tù; và 17 bị cáo bị phạt mức án tù từ 2 đến 13 năm. 4 bị cáo bị phạt từ 9 tới 14 năm tù về tội danh Môi giới hối lộ và đưa hối lộ. 3 bị cáo nhận án treo từ 6 tới 12 tháng về các tội Kinh doanh trái phép và Che giấu tội phạm. Một bị cáo có hành vi kinh doanh trái phép chỉ bị cảnh cáo. Vụ xử lớn nhất nước Trước đó, Viện Kiểm sát đã đề nghị án tử hình cho 34 bị cáo. Báo trong nước liệt kê những người bị đề nghị mức án cao nhất trong đường dây thứ nhất do Sa Văn Cầu cầm đầu có 12 bị cáo, đường dây thứ hai do Nguyễn Hùng Dũng cầm đầu có 11 bị cáo, đường dây thứ ba do vợ chồng Nguyễn Văn Tuân-Vũ Thị Thanh Hiền cầm đầu có 9 bị cáo và đường dây thứ tư do Nguyễn Thị Hoàn cầm đầu có 2 bị cáo. Tuy nhiên 4 bị cáo đã được xử xuống mức án chung thân. Vụ này được xử tại trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh vì con số bị cáo quá lớn. Các bị cáo bị buộc tội vận chuyển và mua bán ma túy giữa Việt Nam, Lào và Trung Quốc. Bên cạnh heroin, các bị cáo còn buôn lậu ma túy tinh thể đá và ma túy tổng hợp dạng viên. Bốn đường dây ma tuý của các bị cáo hoạt động theo mô hình chia cấp đại lý để phân phối ma túy ra các địa phương trong nước cũng như sang Lào và Trung Quốc. Tòa cho rằng tính chất hành vi phạm tội của các bị can "đặc biệt nguy hiểm", "sử dụng nhiều loại vũ khí quân dụng và sẵn sàng chống trả khi bị phát hiện". Cáo trạng cho hay việc điều tra bắt đầu từ đầu năm 2012. Đường dây lớn nhất do Nguyễn Hùng Dũng và Sồng A Lâu ở Mộc Châu, Sơn La cầm đầu. Đường dây này được thiết lập từ năm 2011, cho tới tháng 7/2012 bị cho là đã buôn bán tiêu thụ 3.428 bánh heroin, hơn 260.000 viên ma túy tổng hợp và hơn 16 kg ma túy đá. Tòa sơ thẩm tỉnh Quảng Ninh vừa tuyên án tử hình cho 30 bị cáo trong vụ xét xử tội mua bán ma túy lớn nhất từ trước tới nay. text: Nguyễn Hùng bbcvietnamese.com Tiến sỹ Martin Jacques nói người dân Hoa Kỳ không tín nhiệm chính phủ bằng người Trung Quốc Người phát biểu là ông Martin Jacques, tác giả cuốn When China Rules the World: the End of the Western World and the Birth of a New Global Order - tạm dịch là Khi Trung Quốc Thống lĩnh Thế giới: Hồi kết của Thế giới Phương Tây và sự Khai sinh Trật tự Thế giới Mới. Tác giả từng là giáo sư thỉnh giảng ở các đại học tại Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và cũng đã là chuyên viên của các viện nghiên cứu ở London và Washington. Martin Jacques cũng viết trong Bấm lý lịch trích ngang trên trang mạng của ông rằng ông là cựu tổng biên tập của nguyệt san Chủ nghĩa Marx Ngày nay cho tới khi tạp chí đóng cửa vào năm 1991. Ông Jacques dẫn một loạt các khảo sát của Kennedy School of Government thuộc Đại học Harvard hồi năm 2011 cho thấy có tới 80-95% người dân Trung Quốc hài lòng với chính quyền Trung ương ở các mức khác nhau. Trong khi đó khoảng 50% người dân Hoa Kỳ cho rằng Tổng thống Barack Obama được việc. Tác giả cũng Bấm dẫn khảo sát của viện nghiên cứu Pew Global Attitudes mà theo đó 91% người Trung Quốc tham gia khảo sát nói rằng chính quyền điều hành kinh tế tốt trong năm 2010. "Tại Trung Quốc, chính quyền địa phương cung cấp hầu hết dịch vụ công và chuyện mức độ hài lòng giảm đi khi tiếp cận gần với người dân hơn là dấu hiệu đáng lo ngại." Tiến sỹ Martin Jacques Con số tương tự đối với chính phủ Anh là 45%. Nhưng người ta nói các con số thống kê cũng có thể đánh lừa và khi đi vào chi tiết người ta sẽ thấy bức tranh đầy đủ hơn. Chẳng hạn Martin Jacques không dẫn ra dữ liệu từ nghiên cứu của Kennedy School of Government mà theo đó mức độ hài lòng của người dân tụt xuống gần 62% đối với chính quyền địa phương và người đứng đầu nghiên cứu Bấm nói: "Tại Trung Quốc, chính quyền địa phương cung cấp hầu hết dịch vụ công và chuyện mức độ hài lòng giảm đi khi tiếp cận gần với người dân hơn là dấu hiệu đáng lo ngại. "...Xu hướng [này] khác biệt hẳn với những nền kinh tế phát triển nơi mức độ hài lòng thường tăng khi tới gần với dân chúng hơn, [qua đó] cho thấy người dân ở các nước khác cảm thấy họ có thể có ảnh hưởng hơn tới quyết định của chính quyền địa phương so với người Trung Quốc." Nhà nước và văn minh Không ai phủ nhận chính quyền Trung Quốc có tính chính danh tương đối. Tiến sỹ Martin Jacques nói sự tập trung vào một nền văn minh thay vì chính phủ của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới cả thế giới Tại một buổi nói chuyện gần đây với sinh viên đại học ở London, cựu ngoại trưởng Anh David Miliband nói với BBC Tiếng Việt rằng một trong những lý do mùa xuân Arab không xảy ra ở Trung Quốc là vì chính quyền ở Bắc Kinh cung cấp nhiều dịch vụ hơn một số chính phủ ở Trung Đông và Bắc Phi chẳng hạn chính phủ Ai Cập. Nhưng trong một xã hội mà chính quyền kiểm soát tuyệt đối thông tin, cái nhìn của người dân được phản ánh qua các khảo sát đáng để nghi ngờ. Một trong các bằng chứng là sự hài lòng của người Trung Quốc giảm đi khi họ được hỏi về những gì mà họ thực sự trải nghiệm hàng ngày tại địa phương. Nếu họ được biết thêm những thông tin mà chính quyền muốn lọc đi về các nhà lãnh đạo ở cấp cao hơn, mức tín nhiệm gần như chắc chắn sẽ giảm xuống như trong trường hợp ở các quốc gia phương Tây. Ông Martin Jacques coi sự phát triển trung bình 10% trong hơn 30 năm qua của Trung Quốc là "ngoạn mục" và chưa từng có kể từ cách mạng công nghiệp Anh cách đây hai thế kỷ. "[Đ]iều thực sự có ý nghĩa với người Trung Quốc không phải là hệ thống mà là nguyên tắc chủ quyền của họ." Tiến sỹ Martin Jacques Những người Trung Quốc có tiền của ngày nay có sự tự do lựa chọn nơi họ sống và học tập. Trong số 1,3 tỷ dân Trung Quốc, gần 1,3 triệu người đang du học ở các nơi trên thế giới. Khi họ trở về, ông Martin Jacques cho rằng họ sẽ quay lại nơi mà khái niệm về một nền văn minh có từ hàng ngàn năm nay quan trọng hơn khái niệm nhà nước của phương Tây. Vị tiến sỹ cho rằng: "...[Đ]iều thực sự có ý nghĩa với người Trung Quốc không phải là hệ thống mà là nguyên tắc chủ quyền của họ." Theo ông, khái niệm nhỏ hẹp về nhà nước của phương Tây sẽ dần nhường chỗ cho khái niệm về nền văn minh của Trung Quốc. Ở điểm này ông chia sẻ cách nhìn của Napoleon khi vị vua cuối cùng của Pháp nói: "Hãy để Trung Quốc ngủ. Khi thức dậy họ sẽ làm rung chuyển thế giới." Nhưng cái nhìn của ông khác với nhiều học giả phương Tây khác, những người cho rằng nếu Trung Quốc không tuân theo nguyên tắc "tiếp nhận quyền lực một cách công bằng với sự chấp thuận của những người bị trị" được ghi trong Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ năm 1776 thì sự thịnh vượng của đất nước đông dân nhất thế giới là không bền vững. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Trong những ngày ngay trước bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ và Đại hội Đảng 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một tiến sỹ và tác giả người Anh nói những nhà lãnh đạo Trung Quốc được dân tín nhiệm hơn cả chính phủ Mỹ. text: Ngày 10/4 là ngày bầu cử trên quy mô lớn đầu tiên trong cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ Hoạt động bỏ phiếu đang diễn ra ở 91 đơn vị bầu cử tại 14 bang, trong đó có thủ đô Delhi và Uttar Pradesh, một bang quan trọng khác. Quá trình bầu cử gồm chín giai đoạn đã bắt đầu hôm 7/4 và sẽ kết thúc vào ngày 12/5. Phiếu sẽ được kiểm vào ngày 16/5. Hơn 814 triệu người Ấn Độ đủ quyền đi bầu cử. Một đảng mới chủ trương chống tham nhũng, đảng Aam Aadmi (hay là Đảng của người dân thường), đã đạt thành tích xuất sắc trong các cuộc bầu cử cấp địa phương tại thủ đô Delhi và hiện là một thách thức đối với các đảng chính. Một số đảng địa phương nhỏ hơn cũng tranh cử và nếu như không có đảng lớn nào giành đa số tuyệt đối thì các đảng nhỏ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chính phủ. Cuộc bầu cử được rải ra trong thời gian năm tuần vì lý do an ninh và vấn đề hậu cần. Giai đoạn ba của cuộc tổng tuyển cử bắt đầu từ ngày 10/4 và đây cũng là ngày đầu tiên hoạt động bỏ phiếu diễn ra trên diện rộng. Bảy đơn vị bầu cử ở Delhi, 20 đơn vị ở bang phía nam Kerala, 10 đơn vị ở mỗi bang Uttar Pradesh, Maharashtra và Orissa, đang tổ chức bỏ phiếu. Hàng nghìn cảnh sát và các binh sỹ thuộc lực lượng bán quân sự đã được triển khai để bảo đảm an ninh. Trong ngày bầu cử đầu tiên hôm 7/4, hoạt động bỏ phiếu đã diễn ra ở sáu đơn vị bầu cử tại hai bang năm phía đông bắc - năm đơn vị ở Assam và một đơn vị ở Tripura. Hạ viện Ấn Độ, Lok Sabha, có 543 ghế và bất cứ đảng hay liên minh nào cũng phải cần ít nhất 272 ghế để lập chính phủ. Bỏ phiếu điện tử Khoảng 814 cử tri - đông hơn 100 triệu người so với lần bầu cử năm 2009, đủ tiêu chuẩn để bỏ phiếu ở 930.000 địa điểm, cao hơn so với 830.000 địa điểm hồi năm 2009. Gần một triệu máy bỏ phiếu điện tử sẽ được sử dụng cho bầu cử Các máy bỏ phiếu điện tử được mang vào sử dụng và lần đầu tiên sẽ có nút 'Không chọn ai' (Nota) để cho những người không muốn bỏ phiếu cho bất cứ ứng viên nào. Cuộc cạnh tranh chính trong cuộc bầu cử lần này là giữa đảng Quốc đại, được lãnh đạo bởi ông Rahul Gandhi, thành viên mới nhất của gia tộc có tầm ảnh hưởng Nehru-Gandhi, và BJP, do chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc có uy tín nhưng cũng gây nhiều tranh cãi, Narendra Modi, đứng đầu. Ông Modi, người dẫn đầu tất cả các cuộc thăm dò ý kiến trước thềm bầu cử, là thống đốc bang Gujarat, nơi từng xảy ra các cuộc bạo động chống người Hồi giáo tồi tệ nhất tại Ấn Độ vào năm 2002. BJP đã hứa sẽ cải thiện kinh tế, cơ sở hạ tầng và chống tham nhũng nếu thắng cử. Đảng này đã đưa ra bản tuyên bố tranh cử của mình vài giờ sau khi cuộc bầu cử bước vào giai đoạn đầu tiên. Đảng Quốc đại đã hứa hẹn sẽ mang lại "tăng trưởng cho toàn dân" nếu tiếp tục cầm quyền. Trong tuyên bố tranh cử của mình, đảng này cam kết nhiều chương trình an sinh trong đó có quyền được chăm sóc y tế cho mọi người dân cũng như tiền trợ cấp cho người già và người khuyết tật. Hàng triệu cử tri Ấn Độ bắt đầu ngày bỏ phiếu quy mô lớn đầu tiên của cuộc tổng tuyển cử trong đó đảng Quốc đại cầm quyền đương đầu với đảng đối lập chính BJP. text: Vụ bãi Scarborough đã dẫn đến biểu tình trong nước Philippines Manila cho hay năm ngoái Trung Quốc cũng đã chiếm một bãi cạn khác mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Ngời phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Fernandez nói: "Chúng tôi đã trao công hàm tới sứ quán Trung Quốc tại Manila để phản đối hiện diện phi pháp và đầy khiêu khích của các tàu Trung Quốc quanh bãi cạn Ayungin (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây)". Bãi cạn này thuộc quần đảo Trường Sa, nằm cách đảo Palawan của Philippines khoảng 200 km, không xa đá Vành Khăn mà Philippines đã mất vào tay Trung Quốc hồi năm 1994. Ông Hernandez nói ba tàu của Trung Quốc, gồm một tàu chiến và hai tàu hải giám, hiện vẫn còn đậu gần bãi cạn nói trên. Ông cho biết công hàm phản đối được chuyển từ ngày 10/5 nhưng tới nay Trung Quốc vẫn chưa có phản ứng gì. Chưa rõ Philippines phát hiện ra tàu Trung Quốc vào thời điểm nào. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez nói thủy quân lục chiến nước này đã đóng tại bãi cạn còn có tên tiếng Anh là Second Thomas Shoal từ giữa những năm 1990. Người chỉ huy lực lượng hải quân, Phó Đô đốc Jose Luis Alano, tuyên bố Philippines sẽ tiếp tục tiếp vận cho thủy quân lục chiến tại đây cho dù tàu Trung Quốc vẫn còn neo đậu. "Cho tới nay chưa có tàu hải quân nào bị họ (tàu Trung Quốc) gây phiền hà gì cả." Hiện diện của tàu thuyền Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa đang gây quan ngại lớn cho các nước xung quanh. Manila nói hồi năm ngoái, Trung Quốc đã chiếm một bãi cạn ở phía bắc Bãi Cỏ Mây. Hai nước cũng giằng co nhau quanh bãi cạn Scarborough, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Philippines lại lên tiếng phản đối điều mà nước này gọi là 'hiện diện phi pháp' của tàu chiến và tàu dân sự Trung Quốc tại một bãi cạn ở Biển Đông, mà lính Philippines đang đồn giữ. text: Gabriella, 3 tuổi, và mẹ, Nazanin Zaghari-Ratcliffe, năm nay 38 tuổi Bà Nazanin Zaghari-Ratcliffe, 38 tuổi bị bắt tại Iran vào tháng 4/2016 khi bế con gái nhỏ về thăm mẹ. Bắc Hàn 'bắt giữ công dân Mỹ' TQ trục xuất công dân Mỹ người Hoa sinh ở VN Phiên bản “tự nguyện hồi hương” và “thú tội” Công dân VN từ Ba Lan bị cấm vào Tân Sơn Nhất Tòa án Iran sau đó đã đem bà ra xử về tội "hoạt động lật đổ", điều bà bác bỏ. Iran cũng nói bà từng biểu tình trước Sứ quán của họ ở London. Hiện bà Nazanin Zaghari-Ratcliffe bị giam tại nhà tù Evin khét tiếng ở Tehran. Bảo vệ ngoại giao? Chồng bà, ông Richard Ratcliffe phê phán chính quyền Anh Quốc và yêu cầu chính phủ ở London "trao cho bà Nazanin quy chế bảo vệ ngoại giao (diplomatic protection)". Theo BBC News hôm 13/11/2017, nếu điều này thành hiện thực, thì vụ việc, hiện chỉ là vấn đề bảo vệ lãnh sự cho một công dân Anh, sẽ tăng độ nóng để thành một cuộc tranh chấp pháp lý giữa London và Tehran. Bản thân ông Boris Johnson đang đối mặt với nhiều lời kêu gọi từ chức. Trong khi trả lời trước một ủy ban Quốc hội Anh, ông nói theo ông hiểu thì bà Nazanin "về Iran để dạy báo chí". Khi Nhà nước đuổi công dân của mình đi 'Luật sư VN không được tranh tụng tại Malaysia' Thêm blogger bị bắt ở Việt Nam Nghệ An: Chuyện gì xảy ra ở một giáo xứ? Amnesty: 'Án tử VN nhiều thứ ba thế giới' Sau khi tìm hiểu được lời của Bộ trưởng Ngoại giao Boris Johnson, tòa án Iran đem bà Nazanin ra để xử thêm "vì có bằng chứng mới". Hiện bà đang chịu án 5 năm tù nhưng chưa rõ vụ quay lại tòa vừa rồi có diễn biến ra sao. Hôm 11/11, BBC News nói có khả năng tòa án Iran tăng gấp đôi án tù bà Nazanin Zaghari-Ratcliffe. Gia đình Ratcliffe nói bà Nazanin chỉ về quê cũ thăm thân nhân, và không làm gì để bị bắt và xử tù. Ông Richard Ratcliffe (thứ hai từ phải sang) đem kiến nghị đến Phủ Thủ tướng Anh ở số 10 Downing Street để vận động đòi thả tự do cho vợ hiện bị tù ở Iran Bà Nazanin Zaghari-Ratcliffe từng làm việc cho đài BBC và đang hoạt động cho Quỹ Thompson Reuters. Quỹ này bác bỏ lời của ông Johnson rằng bà về Iran "dạy báo chí". Con gái họ, cháu Gabriella, 3 tuổi, cũng không được chính quyền Tehran cho xuất cảnh và hiện đang sống với ông bà ngoại ở thủ đô Iran. Ông Johnson cũng đã xin lỗi nhưng chồng bà Nazanin nay tiếp tục vận động để chính quyền Iran thả bà. Một thứ trưởng ngoại giao Anh chuyên về Trung Đông đã gặp ông Richard Ratcliffe để lắng nghe câu chuyện. Trump dọa hủy thỏa thuận hạt nhân Iran Iran 'ghê tởm' vì bình luận của Donald Trump Thuật ứng xử của người Ba-tư Sức nóng Hỏa giáo thổi vào Phương Tây Phủ Thủ tướng Anh cho báo chí hay việc trao cho bà Nazanin Zaghari-Ratcliffe quy chế hỗ trợ ngoại giao "chỉ là một trong nhiều phương án" mà họ xem xét. Công dân Anh được bảo vệ thế nào? Theo BBC News, hiện nay Bộ Ngoại giao Anh có chính sách "không dính líu gì đến các trường hợp người mang song tịch Anh Quốc và một quốc tịch khác khi họ bị bắt ở nước mà họ mang hộ chiếu còn hạn, trừ khi đó là trường hợp có lý do đặc biệt mang tính nhân đạo". Nhưng trong trường hợp này, Iran không công nhận song tịch và vì thế, bà Nazanin Zaghari-Ratcliffe chỉ là công dân Anh, theo quan điểm phía Anh. Trang của Bộ Ngoại giao Anh (FCO) nêu họ sẽ làm gì để trợ giúp công dân Anh bị bắt ở một nước khác như giải thích về luật sở tại, liên hệ với bạn bè, gia đình và giúp tìm luật sư. Cảnh sát Iran có các nhóm phóng xe máy vây bắt, đánh người biểu tình hoặc giới vận động cho nhân quyền Đại sứ quán hoặc lãnh sự Anh gần nhất sẽ liên lạc với người bị bắt trong vòng 24 giờ từ khi có tin về vụ bắt bớt và cố gắng đến thăm nhanh nhất. Nhưng trong vụ này, chính quyền Iran không cho phép Đại sứ quán Anh hỗ trợ bà Nazanin Zaghari-Ratcliffe về mặt lãnh sự. Tuy thế, nhờ cuộc vận động của báo chí và chồng bà, Richard Ratcliffe, bản thân Thủ tướng Theresa May đã hai lần nêu vụ việc này với Tổng thống Iran, Hassan Rouhani. Nhắm vào nhà báo Hiện tại Anh Quốc cũng có cuộc vận động của nghiệp đoàn nhà báo Anh (NUJ) kêu gọi sự ủng hộ cho các nhà báo của BBC Tiếng Ba Tư. Họ nói thân nhân ở Iran bị công an cảnh sát liên tiếp thẩm vấn, đe dọa, thậm chí bị mất việc chỉ vì họ làm việc cho đài BBC. Đa số các nhân viên của BBC làm việc cho chương trình tiếng Ba Tư như BBC Persian TV bị cấm về nước vĩnh viễn, theo thông báo của NUJ. Bà Michelle Stanistreet, Tổng thư ký NUJ nói trong một thông cáo báo chí hồi cuối tháng 10/2017 rằng các thành viên của nghiệp đoàn nhà báo NUJ làm việc cho BBC Persian "đang bị truy bức bởi chính phủ Iran và họ tung ra cáo trạng tội hình sự đối với gần như tất cả các nhà báo người Iran làm cho BBC". Bà Stanistreet tuyên bố mở cuộc vận động toàn cầu yêu cầu Iran bỏ các cáo trạng nhắm vào nhân viên BBC chỉ vì họ là gốc Iran. Ông Rouhani tái đắc cử Tổng thống Iran Đánh vào Lăng Giáo chủ Khomeini và Quốc hội Iran Những phụ nữ đeo mặt nạ bí ẩn ở Trung Đông Vụ một phụ nữ gốc Iran mang quốc tịch Anh có thể bị Iran tăng án tù vì Bộ trưởng Ngoại giao Boris Johnson "lỡ lời" về hoạt động của bà đang đặt ra nhiều câu hỏi về cách chính phủ Anh có thể bảo vệ công dân của mình. text: Trận động đất mạnh 5,5 độ Richter xảy ra vào lúc 19:10 giờ địa phương (00:10 giờ Việt Nam) gần Visso ở tỉnh Macerate, các quan chức cho biết. Sau đó tiếp tục là một dư chấn 6,1 độ Richter ở cùng khu vực. Nhiều người bị thương, nhưng hiện chưa có báo cáo về số người chết. Trận động đất xảy ra hai tháng sau một trận động đất mạnh xảy ra ở miền nam khiến 298 người thiệt mạng. Trận động đất mạnh 6,2 độ Richter vào ngày 24/8, làm đổ sụp các tòa nhà ở Amatrice và những ngôi làng trên núi gần thị trấn, cách Visso khoảng 70km. Các tòa nhà cổ bị sụp đổ và hư hại nặng Trận động đất hôm thứ Tư có thể cảm thấy ở dọc miền trung nước Ý, đến cả thủ đô Rome, khi các tòa nhà rung lắc và cửa kính rung động. Có tin cho biết "hàng chục người" bị thương nhưng chỉ có bốn người bị thương nặng, người đứng đầu cơ quan bảo vệ dân sự Ý Fabrizio Curcio cho biết. Phóng viên BBC Katya Adler ở Rome nói các cơ quan ứng phó tình huống khẩn cấp ở các khu vực bị ảnh hưởng vẫn đang tiếp cận tình hình. Trận động đất thứ hai trong ngày được cho là mạnh hơn trận đầu tiên và nhiều dư chấn nhỏ hơn sau đó đã xảy ra. Một nhân chứng nói với truyền hình Italia ông thấy một phần của tòa nhà sụp đổ trước mắt mình. Thị trấn Camerino được cho là đã bị thiệt hại nặng nề, mặc dù mức độ hư hãi vẫn chưa được xác định toàn diện cho đến sáng thứ Năm 27/10. Một người dân nói với BBC: "Mọi người đang chạy bộ khỏi Camerino hoặc chạy xe đi để tìm nơi an toàn. Hai nhà thờ đã bị phá hủy và nhiều ngôi nhà sụp đổ." Ở Campo, gần Norcia ở vùng Umbria, nhà thờ được xây vào thế kỷ 15 San Salvatore đã sụp đổ. Nhà thờ đã bị yếu đi sau trận động đất hồi tháng Tám. Đống đổ nát từ các tòa nhà tại Camerino Có nhiều báo cáo về đường dây điện bị hỏng, đe dọa các tòa nhà lịch sử và đã xảy ra lở đất ở một tuyến đường chính tại Rome. "Đó là một trận động đất rất mạnh, hủy diệt," Marco Rinaldi, thị trưởng của Ussita ở miền đông Visso, nói với hãng tin Ý Ansa về trận động đất thứ hai. "Mọi người la khóc trên đường phố và giờ chúng tôi đã mất điện. " Hai tháng trước Amatrice đã bị phá hủy vì động đất Trường học trong khu vực sẽ đóng cửa hôm thứ Năm 27/10, phóng viên BBC cho biế Thủ tướng Ý Matteo Renzi đang trên đường đến Rome, truyền thông địa phương cho biết. Trận động đất đầu tiên xảy ra ở khu vực cách Visso 7km ở phía tây - tây nam ở độ sâu khoảng 9km. Trận động đất thứ hai xảy ra ở độ sâu khoảng 10km. Trận động đất này có liên quan đến động đất hồi tháng Tám, các quan chức Ý cho biết. "Dư chấn có thể kéo dài, nhiều khi hàng tháng trời," hãng thông tấn AFP dẫn lời ông Mario Tozzi từ Học viện Quốc gia Ý về Địa chất nói. Hai trận động đất mạnh xảy ra ở miền trung nước Ý, làm hư hại các tòa nhà và khiến người dân sợ hãi đổ ra đường. text: Nhà đấu tranh dân chủ Hoàng Đức Bình tại phiên sơ thẩm ngày 6/2 Luật sư Hà Huy Sơn, người hỗ trợ pháp lý cho Hoàng Đức Bình trong phiên tòa ngày 24/4, chia sẻ trên Facebook cá nhân ngay sau khi kết thúc phiên tòa: "Phiên toà anh Hoàng Đức Bình mở lúc 8:00 kết thúc lúc 11:15. Kết quả y án sơ thẩm 14 năm." "Tôi cho rằng hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm bất công, vi phạm luật tố tụng. Toà không trình chiếu các video clip diễn biến sự việc. Toà chỉ dùng các lời khai một phía từ các nhân viên công vụ là cảnh sát giao thông và không có giám định về nội dung của các video clip." Trong một cập nhật trước đó, luật sư Hà Huy Sơn cho hay ông Bình nói các vết thâm tím ở vùng mắt mà mọi người thấy trong phiên sơ thẩm ngày 6/2 là 'do bị giam cùng buồng tử tù, bị tử tù đánh.' Hồ sơ của Công an Nghệ An viết: "trong thời gian sinh sống và làm việc tại TP.HCM, Bình có tham gia một số tổ chức, hội nhóm. Ngày 25/12/2015, Bình rải tờ rơi tại TP.HCM, bị công an tạm giữ, phạt hành chính. Tuy nhiên anh ta không nộp phạt mà trốn về Nghệ An. Sau khi về Nghệ An, Bình thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ phong trào đa nguyên, đa đảng." HRW: 'Việt Nam không có phiên toà thực sự' Việt Nam: Ông Hoàng Đức Bình bị tuyên 14 năm tù LHQ kêu gọi VN thả người 'liên quan phản đối Formosa' 13 năm tù cho nhà hoạt động Nguyễn Văn Túc Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát biểu trong một thông cáo gửi đi ngày 24/4: "Tội' duy nhất của Hoàng Đức Bình là luôn yêu cầu chính phủ tôn trọng nhân quyền nhưng trong chế độ độc tài độc đảng của Việt Nam thì như vậy đã đủ cho một án tù dài." "Hà Nội đang bận rộn lấp đầy các nhà tù của mình bằng các tù nhân chính trị trong khi thế giới thì khoanh tay và ngoảnh mặt đi. Việt Nam cần bỏ ngay mọi cáo buộc và thả lập tức Hoàng Đức Bình và các tù nhân chính trị khác, đồng thời cải cách luật pháp để chấm dứt những hành động tương tự trong tương lai." Ông Hoàng Đức Bình từng vận động chống lại Formasa trong vụ việc xả thải chất độc hại gây thảm họa môi trường ở bờ biển miền Trung Việt Nam tháng 4/2016 "Cho đến lúc đó, các đối tác thương mại quốc tế và các nhà tài trợ nên công khai gây áp lực lên Việt Nam để buộc chấm dứt việc tăng cường đàn áp các nhà hoạt động vốn đã khiến nó trở thành một trong những chính phủ có tình trạng lạm quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á." Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, hay còn gọi là Hoàng Bình bị xử 14 năm tù giam trong phiên tòa sơ thẩm ngày 6/2 với hai cáo buộc: "Chống người thi hành công vụ" và "Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, công dân." Thời điểm đó, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã lên tiếng phản đối bản án dành cho ông. Hoa Kỳ tuyên bố 'quan ngại sâu sắc'. Quan chức đặc trách về nhân quyền của Chính phủ Liên Bang Đức, bà Barbel Kofler cũng ra tuyên bố chỉ trích chính phủ Việt Nam. Hoàng Đức Bình là một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng bị kết án và bỏ tù vì các hoạt động chống lại Formosa, một công ty thép Đài Loan đã thải chất thải độc hại và gây thảm họa môi trường ở bờ biển miền Trung Việt Nam tháng 4/2016. Ông Bình đồng thời là Phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt, một tổ chức độc lập được thành lập từ năm 2008 để thúc đẩy quyền của người lao động. Tháng 12/2015, công an câu lưu ông Bình sau khi ông phân phát tờ rơi kêu gọi chính quyền cho phép thành lập các công đoàn độc lập. Mạng xã hội nói gì Nhà hoạt động dân chủ Hoàng Đức Bình nhận y án 14 năm tù giam trong phiên phúc thẩm ngày 24/4 tại Nghệ An. text: Philippe Verdon, người bên phải, đã bị hành quyết sau bốn tháng bị giam giữ Tổ chức Al-Qaeda ở vùng Maghreb Hồi giáo (AQIM) nói với ANI rằng họ đã giết một doanh nhân có tên là Philippe Verdon hôm 10/3 để trả thù chiến dịch can thiệp quân sự của Pháp ở Mali. Ông Verdon và một doanh nhân người Pháp khác có tên là Serge Lazarevic đã bị các chiến binh Hồi giáo bắt giữ tại khách sạn ở thị trấn Hombori khi hai ông đang có chuyến đi công tác ở đây hồi tháng 11 năm ngoái. Al-Qaeda sau đó lên tiếng họ là thủ phạm vụ bắt có và đưa hình của hai con tin đang bị giam cầm lên mạng. Pháp đã gửi quân đến Mali hồi tháng 1/2013 để chặn đứng đà tiến của các phiến quân Hồi giáo về thủ đô nước này. Trong những tuần qua, lực lượng do Pháp lãnh đạo đã chiến đấu với các phiên quân tại vùng núi Ifoghas ở miền bắc Mali. Bộ Ngoại giao Pháp cho biết hiện họ đang kiểm chứng thông tin do hãng thông tấn Agence Nouakchott d’Information đưa ra. Ngoài nạn nhân Verdon, hiện có tổng cộng 14 công dân Pháp đang bị các nhóm Hồi giáo bắt giữ trên khắp châu Phi. Sáu người trong số này được tin là đã bị bắt ở Mali, trong đó có bốn con tin bị chính AQIM bắt có tại một mỏ uranium ở miền bắc Niger hồi năm 2010. Pháp hiện có 4.000 quân ở Mali để chiến đấu bên cạnh hàng ngàn binh sỹ nước này cùng quân các nước châu Phi khác. Kể từ khi Pháp bắt đầu can thiệp quân sự, Chính phủ Mali đã giành lại được những lãnh thổ bị rơi vào tay phiến quân. Tuy nhiên chiến sự vẫn tiếp diễn ở các vùng đồi núi trong sa mạc. Chính phủ Pháp dự định sẽ rút quân khỏi Mali vào tháng tới và các nước Tây Phi dự kiến sẽ thay thế Pháp đảm nhận vai trò bảo đảm an ninh cho Mali cho đến cuộc bầu cử vào tháng Bảy. Nhánh Al-Qaeda ở Bắc Phi cho biết họ đã giết một con tin người Pháp bị bắt ở Mali hồi năm ngoái, hãng tin ANI của Mauritania cho biết. text: Những người rước đuốc đã rời Cấm Thành và sẽ mang ngọn đuốc tới các địa danh nổi tiếng như Quảng trường Thiên An Môn, cho tới địa điểm tổ chức lễ Khai mạc Olympics. Như vậy ngọn đuốc đã qua một hành trình dài 140.000km và sáu lục địa kể từ khi rời Hy Lạp hôm 24 tháng Ba. Trong quá trình rước đuốc đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình phản đối vì thàh tích nhân quyền của TQ cũng như chính sách về Tây Tạng của nước này. Các đám đông người dân hò reo, vẫy cờ đang chờ ngọn đuốc đi qua. Phi hành gia vũ trụ Dương Lợi Vỹ và ngôi sao bóng rổ Yao Ming sẽ tham gia cùng hơn 800 người rước đuốc trong chặng rước cuối kéo dài tới ba ngày trong thành phố Bắc Kinh 17 triệu dân. Chặng Thiên An Môn Hôm thứ Ba, ngọn đuốc đi qua tỉnh Tứ Xuyên, nơi bị tàn phá sau cơn động đất hồi tháng Năm. Một phút mặc niệm đã diễn ra để tưởng niệm gần 70.000 người thiệt mạng trong trận động đất. Ngọn đuốc đáng ra đã phải qua Tứ Xuyên hồi giữa tháng Sáu, nhưng chặng này bị hoãn vì động đất. Nhà chức trách TQ tuyên bố họ tin tưởng rằng tất cả các vận động viên và khán giả sẽ được an toàn sau khi có cuộc tấn công của những kẻ nghi là người Hồi giáo ly khai tại tỉnh Tân Cương hôm thứ Hai làm 16 cảnh sát thiệt mạng. Phát ngôn viên của ban tổ chức nói TQ đã chuẩn bị để bảo vệ 10.500 vận động viên từ 205 quốc gia tới thi tài tại Olympics. Quan chức tại Thượng Hải, nơi cũng sẽ có một số cuộc thi đấu, thì nói các cửa hàng tại ga tàu điện ngầm nay đã đóng cửa vì quan ngại an ninh. Công ty quản lý hệ thống tàu điện ngầm nói tổng cộng hơn một ngàn cửa hiệu bị đóng cửa nhưng chủ các cửa hàng sẽ không có bồi thường. Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) nói chính phủ TQ đã làm tất cả những gì có thể để ‘bảo đảm an ninh và an toàn cho tất cả mọi người’. IOC cũng trấn an các vận động viên rằng khói bụi ở Bắc Kinh sẽ không ảnh hưởng nặng tới sức khỏe. Ngọn đuốc Olympic đang được rước qua đường phố thủ đô Bắc Kinh, trong chặng cuối cùng trước lễ Khai mạc. text: Iran vừa xác nhận nước này sẽ tham dự một hội nghị quốc tế về tương lai của Iraq họp vào cuối tuần tại Ai Cập. Ngoại trưởng Iraq, Hoshiyar Zebari, nói khả năng Mỹ và Iran ngồi nói chuyện bên lề hội nghị là rất lớn. Ngoại trưởng Mỹ, Condoleezza Rice, cũng không loại trừ khả năng này. Cố vấn an ninh hàng đầu của Iran, Ali Larijani, hiện đang tới thăm Baghdad. Trong một diễn tiến khác truyền thông Iran nói rằng chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, Nancy Pelosi, hiện đang xin visa vào Iran. Đầu tháng này bà Pelosi đã tới Syria, và nếu phía Iran cấp visa cho bà, thì Pelosi sẽ là quan chức cao cấp Mỹ đầu tiên tới Teheran trong hai mươi năm qua. Washington chưa xác nhận thông tin này. Theo phóng viên BBC tại Teheran có lúc Iran tỏ vẻ ngần ngại đến dự hội nghị này vì như thế là sẽ ngồi chung diễn đàn với Hoav Kỳ, trước cảnh năm con tin của họ hiện vẫn đang bị cầm giữ tại Baghdad. Trong khi đó thì các quan chức Baghdad đã làm việc hết sức mình để đưa hai phía Mỹ và Iran vào cùng diễn đàn. Họ sợ rằng sự thù nghịch giữa hai nước này sẽ càng làm cho vấn đề Iraq trầm trọng thêm. Một quan chức Iraq miêu tả hội nghị thượng đỉnh này là điểm nhấn quan trọng đối với Iran, không chỉ vì quốc gia này cần phải tin vào tương lai của Iraq, mà cạnh đó còn là cơ hội cải thiện quan hệ với Washington. Hiện mọi người đang nói đến khả năng có nói chuyện giữa Hoa Kỳ và Iran. text: Một quan chức nhà nước nói hơn năm triệu tòa nhà đã bị sập. Phó tỉnh trưởng Tứ Xuyên nói tính đến nay, có 55.239 người được xác định là đã chết do vụ động đất 12/05/2008. Ông Lí Thành Vân kêu gọi quyên góp thêm lều bạt và đưa ra mục tiêu tái thiết các thành phố, thị trấn và các cơ sở hạ tầng trong ba năm. Hiện người ta đang ngày càng quan ngại về số lượng các hồ nước mới được tạo ra do ảnh hưởng của trận động đất. Theo hãng tin Tân Hoa Xã, có 34 hồ mới được hình thành tại Tứ Xuyên do đất lở chặn đứng dòng chảy của nhiều sông ngòi. Có tám hồ chứa tới hơn ba triệu mét khối nước. Một hồ, nằm cách thị trấn Văn Xuyên chưa tới 3km, đã tăng gấp đôi lượng nước chỉ trong bốn ngày. Tân Hoa Xã nói giới quan chức đang giám sát các hồ nước và đã gửi chuyên gia tới đánh giá tình hình. Các nhà dự báo khí tượng dự đoán tuần tới sẽ có mưa lớn trong khu vực và thời tiết sẽ khiến mực nước tăng lên cao hơn nữa. Các bãi lều trại Tại một cuộc họp báo, ông Lí nói 24.949 người vẫn còn đang mất tích và 281.006 người bị thương. Ông nói hơn 5,47 triệu người bị mất nhà cửa và 5,46 triệu tòa nhà đã bị sập. Hôm thứ Sáu, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã có chuyến đi lần hai tới khu vực và tới thăm khu trại tạm trú ở trường Trung học Văn Xuyên. Văn Xuyên đã bị động đất tàn phá và các quan chức nói thị trấn có thể sẽ được xây dựng lại tại một địa điểm mới. Hơn 1.000 học sinh và giáo viên trường Trung học Văn Xuyên đã chết trong trận động đất. Ông thủ tướng nói với các học sinh: "Hôm nay, khi chúng ta nhìn các em nhỏ, chúng ta thấy niềm hy vọng cho những vùng bị động đất và niềm hy vọng cho toàn dân tộc." Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh xây ngay lập tức một triệu ngôi nhà tạm làm nơi ở cho những người không có nơi cư trú. Đồng thời, các xe ủi đã san phẳng mặt đất, chuẩn bị cho việc dựng thêm các lều trại tạm ở những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói cần có thêm 33,3 triệu lều trại tạm. Hôm thứ Năm, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tới thăm một nhà máy sản xuất lều nhằm kêu gọi tăng sản lượng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết một ngân quỹ tái thiết 70 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 10 tỷ đô la Mỹ). Số người chết vì trận động đất khủng khiếp ở miền tây nam Trung Quốc lại tăng thêm. text: Giới y sĩ và nhân viên y tế thương tiếc những nạn nhân qua đời vì virus corona Sự thừa nhận hiếm hoi, từ Giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, ông Li Bin, được đưa ra sau những chỉ trích liên tục ở nước ngoài về phản ứng của Trung Quốc trong thời gian đại dịch mới bùng phát. Đất nước này sẽ cải thiện công tác phòng chống dịch bệnh, hệ thống y tế công cộng và thu thập dữ liệu, ông Li Bin nói. Trung Quốc đã đề nghị giúp Bắc Hàn chống lại đại dịch ở nước này. Ông Li nói với báo giới rằng đại dịch là một thách thức đáng kể đối với sự quản trị của Trung Quốc và nó đã phơi bày "những móc xích yếu kém trong cách chúng ta giải quyết đại dịch bệnh và hệ thống y tế công cộng". Trung Quốc bị cáo buộc đã phản ứng quá chậm với các dấu hiệu ban đầu của virus ở Vũ Hán, nơi dịch bệnh bắt đầu, và không nhanh chóng cảnh báo cho cộng đồng quốc tế về sự bùng phát. Trung Quốc bác bỏ lời kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của virus. Chống dịch Covid-19 ngày nay khác gì với dịch Cúm TBN thế kỷ trước? Vào tháng Tư, một báo cáo của EU cáo buộc Trung Quốc truyền bá thông tin sai lệch về cuộc khủng hoảng. Một bác sĩ, ông Lý Văn Lượng, tìm cách cảnh báo các cơ quan chức năng về virus vào tháng 12 đã được yêu cầu ngừng "đưa ra những bình luận sai lệch". Bác sĩ Lý sau đó chết vì Covid-19 ngay tại bệnh viện ở Vũ Hán. Trung Quốc có 4.637 tử vong vì virus corona, theo một kiểm đếm của trường đại học Johns Hopkins, và gần 84.000 trường hợp bị nhiễm. Trên toàn cầu, hơn 275.000 người đã chết, với gần 4 triệu trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Một thừa nhận hiếm hoi Celia Hatton, Biên tập viên Châu Á Thái Bình Dương Rất hiếm khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thừa nhận hành vi sai trái. Li Bin cho biết Ủy ban Y tế sẽ khắc phục các vấn đề bằng cách tập trung hệ thống của mình và sử dụng tốt hơn dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, dựa trên nhiều mục tiêu lâu dài của lãnh đạo. Trung Quốc đã phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt, trong và ngoài nước, về việc xử lý virus này trong thời gian đầu. Một số quan chức cấp tỉnh và địa phương từ Đảng Cộng sản cầm quyền đã bị cách chức nhưng không có thành viên cao cấp nào của Đảng bị trừng phạt. Bắc Kinh đã không trả lời các cuộc kêu gọi giảm bớt kiểm duyệt và kiểm soát nhà nước đối với các phương tiện truyền thông. Trung Quốc hiện đã đề nghị giúp đỡ Bắc Hàn, sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un chúc mừng ông Tập Cận Bình về thành công của họ trong cuộc chiến với Covid-19, theo tin của truyền thông nhà nước Trung Quốc. Bắc Hàn cho biết họ chưa xác nhận có trường hợp bị nhiễm virus corona nào, điều mà các chuyên gia nghi ngờ. Đất nước này có một hệ thống y tế mong manh có thể sẽ trở dễ dàng bị quá tải trong một đại dịch nghiêm trọng. Virus corona: 'Chúng tôi sẽ chết đói nếu tình hình tiếp diễn' Đại dịch virus corona là một "thử nghiệm lớn" đã bộc lộ những nhược điểm trong hệ thống y tế công cộng của Trung Quốc, một quan chức cấp cao nói với truyền thông nước này. text: Đây là lần thứ hai trong vòng vài tháng bà trở lại Việt Nam. Ca sỹ nổi tiếng với các ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên về nước biểu diễn hồi tháng 5/2014 sau gần 40 năm sống ở Mỹ, làm dấy lên phản ứng trái ngược cả từ trong nước và cộng đồng hải ngoại. Bình luận về sự kiện bà được chính phủ Việt Nam cấp phép biểu diễn, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân từ Huế cho rằng đây là sự kiện văn hóa “quan trọng để chứng tỏ sự đổi mới của Việt Nam". “Thứ hai là cũng thực hiện trên tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc. Thứ ba nữa là chính quyền Việt Nam có trách nhiệm với Việt kiều, với người Việt Nam muốn về phục vụ dân tộc, phục vụ nhân dân thì cái đó rất quý, rất tốt. Đó là một tin hết sức có ý nghĩa,” tác giả từng tham gia viết sách về nhạc sỹ Trịnh Công Sơn nói. Trả lời BBC Tiếng Việt từ Huế hôm 28/07 về việc liệu đây có phải là chính sách mềm mỏng hơn nhằm nối lại khoảng cách giữa người trong nước với người ở nước ngoài, đặc biệt là những người đã ra đi từ thời chiến tranh, ông cho rằng, “về phương diện chính trị, còn những mâu thuẫn mà còn lâu mới giải quyết được, nhưng nó sẽ teo dần. Nhưng lấy văn hóa, âm nhạc, nghệ thuật để mà người Việt Nam gần gũi với nhau, chung sống với nhau là rất cần thiết.” Ông giải thích, “trước kia phía Việt Nam Cộng hòa bị gọi là bên thua cuộc, cũng có nỗi uất hận còn bên này là người thắng cuộc lại xây dựng đường lối chính trị chủ nghĩa xã hội thành ra nhiều người họ không thích, họ không chấp nhận, họ không theo chủ nghĩa xã hội nên có sự mâu thuẫn. “Bây giờ ở Việt Nam, chữ chủ nghĩa xã hội cũng chỉ để mà gọi thôi, còn thực sự đó là đất nước kinh tế thị trường.” Thù lao 'xứng đáng' Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn hát trong đám cưới của ông Nguễn Đắc Xuân với bà Võ Thị Cẩm Tú năm 1976 Truyền thông Việt Nam hồi tháng Năm đưa tin buổi biểu diễn duy nhất của ca sỹ Khánh Ly tại nhà hát lớn Hà Nội hôm 09/05 đã 'cháy vé', cùng với đó là tin tức về mức thù lao cao kỷ lục được dành cho Khánh Ly. Nhà bình luận về văn hóa Việt Nam cho rằng, việc Khánh Ly được trả thù lao cao là hoàn toàn đáng hoan nghênh do tài năng của cô, và “nếu thương mại đóng góp cho nghệ thuật thì thương mại đó là chân chính”. “Nếu cô về mà quần chúng họ hoan nghênh thì chuyện thu nhập là xứng đáng, là thành tựu cô phải đạt được thôi. “Ở đây là 90 triệu dân, còn ở ngoài đó cũng đông mà đâu phải dễ dàng để biểu diễn được liên tục để có thu nhập tốt. Đối với tôi, nếu vì kinh tế mà cô về thì cũng cứ tốt thôi.” Ông Nguyễn Đắc Xuân từng nhiều lần tiếp xúc với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và có loạt bài viết về cố nhạc sỹ Phạm Duy, nhận xét các ca sỹ cùng thời với ca sỹ Khánh Ly như Thái Thanh nay đã không thể hát nữa, còn ca sỹ Lệ Thu cũng đã yếu. “Khánh Ly dù sao đi nữa, tuy vừa rồi tôi không theo dõi trực tiếp ở Hà Nội mà qua băng thì tôi thấy là cũng đã yếu, nhưng vẫn còn có thể bởi những bài nhạc Trịnh Công Sơn đã vô máu huyết của Khánh Ly rồi nên cô vẫn hát ra, vẫn là người được ngưỡng mộ. "Theo tôi thì nhạc Trịnh Công Sơn còn sống mãi mãi, nó là loại nhạc tâm linh, làm cho người đến một thế giới khác. Khánh Ly cũng nhờ cái đó, và cô hát nhạc Trịnh Công Sơn không thay đổi lắm, nó vẫn còn tươi tắn, vẫn hay như thường. Trịnh Công Sơn với ông Nguyễn Đắc Xuân trong căn phòng của nhạc sỹ ở Sài Gòn năm 1999 Đối với nhà bình luận Nguyễn Đắc Xuân, chỉ có ca sỹ Khánh Ly hát nhạc Trịnh là ông thích nhất và cảm thấy thực sự xúc động, làm ông nhớ lại thời của ông với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. “Ở Việt Nam cũng có nhiều người hát nhạc Trịnh Công Sơn, ví dụ như ca sỹ Hồng Nhung, nhưng mà không ai thay thế được ai. Mỗi thế hệ có hoàn cảnh khác nhau và cũng phải nói rằng hoàn cảnh đất nước cũng hun đúc lên con người trong từng hoàn cảnh. “Hồi xưa là chiến tranh có sự đau khổ, còn bây giờ lớp trẻ này không bị thúc bách bởi đau khổ của chiến tranh của sự chết nên bây giờ khác. “Mà nghệ thuật nó có trong từng giai đoạn, trong từng hoàn cảnh nó phục vụ cho thế hệ đó chứ không bao giờ có cái gì vĩnh cửu trừ trường hợp Trịnh Công Sơn với Phạm Duy.” “Theo tôi thì những người tôi biết như Hồng Nhung cũng có thời gần gũi với Trịnh Công Sơn, cô cũng hết sức cố gắng trong vấn đề tìm hiểu nhưng mà nó cũng có hạn chế chứ không thể nào thay thế Khánh Ly được. Khánh Ly của thời đại đó, qua rồi là thôi.” Ông nói ở hoàn cảnh Việt Nam những năm chiến tranh, một may mắn hiếm có là nhạc sỹ Trịnh Công Sơn “đã trầm mình” trong cuộc sống thời chiến, “đã sáng tác bằng hơi thở, bằng máu huyết của mình, mà Khánh Ly cũng may mắn là đã được gần Trịnh Công Sơn”. Ca sỹ Khánh Ly đã bay từ Mỹ về Sài Gòn hôm 28/7 để chuẩn bị cho hai chương trình biểu diễn vào hai tối 02/08 ở Hà Nội và 08/08 ở Đà Nẵng. text: Tiền Phong đăng ảnh mừng chiến thắng, chạy hàng tít "Đội tuyển Việt Nam tiếp tục bay cao", nhưng kèm theo một dấu hỏi. Giới chuyên gia cho rằng yếu tố bất ngờ của đội Việt Nam không còn nữa, và HLV Riedl trong cuộc họp báo trước trận đấu cũng nói sẽ không có thay đổi gì về nhân sự. VnExpress cho rằng đội tuyển sẽ đổi đội hình sang thành 4-5-1 với lối chơi "phòng ngự phản công". Các cầu thủ chủ lực của Việt Nam đều đã lộ mặt qua trận gặp Các tiểu vương quốc Ả-rập. Lộ mặt Trang chính thức của Asian Cup 2007 quan tâm đặc biệt tới tiền vệ Công Vinh, coi anh là "người dẫn đầu cho một thế hệ cầu thủ mới". Trong bài phỏng vấn dành cho phóng viên PA, cầu thủ trẻ từ Sông Lam Nghệ An cho biết từ nhỏ đã thần tượng cầu thủ Bồ Đào Nha Louis Figo - người nhận giải Cầu thủ thế giới của FIFA. Anh cũng học tập theo gương của Lê Huỳnh Đức, "một cầu thủ tuyệt vời đã cống hiến rất nhiều cho Việt Nam, nhưng giờ là lúc cho một thế hệ cầu thủ mới và trẻ vươn lên trong nền bóng đá Việt Nam". Trả lời với phóng viên chính thức của Asian Cup 2007, huấn luyện viên Alfred Riedl cho biết đội tuyển Việt Nam đã sẵn sàng cho trận gặp Qatar, một đội "có chiến thuật tương tự như UAW vì họ là láng giềng". "Có lúc họ chơi 3 cầu thủ ở tuyến trên, với một tiền đạo và hai cầu thủ lật cánh, còn khi phòng thủ thì giữ đội hình 4-5-1, chỉ để lại một tiền đạo bên trên". - Ông Riedl phân tích. Đối thủ "Có thể trong trận gặp Việt Nam họ sẽ thay đổi, chơi 4-4-2 hoặc lập đội hình khác, nhưng bất kể họ làm gì đi nữa thì chúng tôi vẫn sẵng sàng đối phó". - Huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam tự tin. Khán giả Việt Nam chắc chắn cũng có những nhận định riêng của mình sau khi được tận mắt chứng kiến trận đấu giữa Nhật và Qatar trên sân Mỹ Đình hôm thứ Hai vừa rồi. Mặc dù bị Qatar cầm hòa trong một trận đấu mà Nhật Bản hầu như ép suốt từ đầu, huấn luyện viên 66 tuổi người Bosnia Ivica Osim cho rằng đó chỉ là "sự may mắn trong bóng đá'. Các cầu thủ Việt Nam chắc chắn sẽ phải chú ý tới Sebastian Quintana, cầu thủ ghi bàn cho Qatar trong trận này, cũng như tiền vệ Seyd Bechir, người từng có kinh nghiệm dẫn dắt đội tuyển chiến thắng trong giải vô địch vùng Vịnh năm 2004. Dân Trí dự báo tỷ số 1-1 và nhắc lại kỷ niệm buồn cách đây 14 năm, khi đội tuyển Việt Nam phải 8 lần vào lưới nhặt bóng trong 2 trận đấu với Qatar. Báo Tuổi Trẻ thì coi trận đấu tối nay của tuyển Việt Nam là một cuộc "vượt vũ môn" để hóa rồng ở mức tương đối. Báo chí Việt Nam kỳ vọng đầy thận trọng trước trận vòng loại gặp đội tuyển Qatar trên sân nhà. text: Hai nhà báo cho rằng mình không có tội khi viết bài về đường dây buôn người tỵ nạn Bà Chutima Sidasathian, người Thái và ông Alan Morison, người Úc, công tác tại báo mạng Phuketwan, trước đó đã phải đối mặt với án tù vì một câu trong bài viết năm 2013 về nạn buôn người. Bài báo có một câu trích dẫn từ hãng thông tấn Reuters rằng lực lượng hàng hải Thái Lan đã ăn tiền và tảng lờ cho các băng nhóm buôn người hành động. Hãng thông tấn Reuters không bị buộc tội nào. Reuters và Phuketwan là những cơ quan thông tấn đầu tiên xác minh báo cáo về việc Thái Lan trong nằm trong đường dây buôn người Rohingya từ Myanmar và Bangladesh. Từ đó, tuyến đường đưa người di cư qua Đông Nam Á để đến Malaysia liên quan đến các trại tỵ nạn trong rừng rậm và hàng ngàn người bị mắc kẹt trên tàu trong điều kiện khủng khiếp đã được phanh phui. Ông Jonathan Head, phóng viên BBC tường trình từ Phuket cho biết bà Chutima có mối quan hệ tốt với một số sĩ quan hải quân Thái Lan đóng tại căn cứ hải quân lớn trên đảo. Từ nguồn tin này, bà nghe về một lượng lớn người Hồi giáo Rohingya từ Myanmar đến bờ biển Andaman, Thái Lan, phía bắc Phuket. Các sĩ quan hải quân nói rằng chính sách đã thay đổi. Thay vì bị tạm giữ và được chăm sóc, những người tỵ nạn bị giữa trên các đảo ngoài khơi. Lực lượng hải quân không muốn đưa bà ra đó. Thay vào đó, họ cung cấp hình ảnh cho thấy hàng chục người đàn ông hốc hác đang nằm trên bãi biển. Trao đổi thêm phóng viên bên ngoài tòa án, bà Chutima nói phán quyết của tòa là ‘một bước tiến lớn cho tự do ngôn luận và tự do báo chí ở Thái Lan’. "Tôi rất vui vì tòa án đã tuyên rằng thông tin mà chúng tôi trình bày có ích cho xã hội và không mang tính phỉ báng ai", bà nói. Phiên tòa xử hai nhà báo đã bị các nhóm nhân quyền và Liên Hiệp Quốc lên án. Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết phán quyết của tòa là ‘một động thái đáng mừng cho tự do ngôn luận’. "Những điều khoản mơ hồ của Luật về Tội phạm Máy tính đang bị lạm dụng như một công cụ bịt miệng và quấy rối truyền thông độc lập", Josef Benedict, giám đốc chiến dịch Đông Nam Á của tổ chức Ân xá Quốc tế nói. Chính quyền Thái Lan đã tiến hành một cuộc trấn áp nạn buôn người tháng 5/2015 dẫn đến hàng chục vụ bắt giữ quan chức địa phương và một vị tướng quân đội cấp cao. Reuters đã được nhận giải Pulitzer nhờ các bài báo về nạn buôn người Rohingya. Phuketwan tuy là một báo mạng nhỏ nhưng có uy tín và đã nhiều lần viết về chủ đề người tỵ nạn Rohingya. Một tòa án ở thành phố biển Phuket, Thái Lan đã tuyên trắng án đối với hai nhà báo bị buộc tội phỉ báng hải quân và vi phạm Luật về Tội phạm Máy tính. text: Quan điểm của Tổng thống Trump về kiểm soát súng thay đổi theo thời gian. Năm ngoái, ông Trum nói ông sẽ "không bao giờ" xâm phạm quyền sở hữu vũ khí. Nghi phạm Nikolas Cruz đã thừa nhận thực hiện vụ xả súng trường trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, giết chết 17 người. FBI bị chỉ trích vì vụ xả súng ở Florida Florida: FBI và giáo viên từng được cảnh báo về kẻ xả súng Mỹ: Xả súng ở trường trung học, 17 người chết Xả súng ở Mỹ: Tay súng đặt camera trong khách sạn Kẻ xả súng ở Las Vegas là 'tay cờ bạc' Xả súng ở Mỹ: Ba người thiệt mạng Đây là vụ xả súng trường học có nhiều người thiệt mạng nhất kể từ năm 2012. Vụ việc khơi lại những cuộc tranh luận kéo dài về vấn đề kiểm soát vũ khí. Trong những bình luận công khai đầu tiên về vấn đề kiểm soát súng kể từ vụ tấn công, ông Trump đổ lỗi cho đảng Dân chủ vì không thông qua đạo luật này khi họ kiểm soát Quốc hội trong những năm đầu của chính quyền Barack Obama. Theo hãng thông tấn AP, hàng ngàn người, gồm các học sinh, sinh viên, phụ huynh và các chính trị gia đã tham gia biểu tình tại Fort Lauderdale, gần Parkland. Khoảnh khắc đáng nhớ nhất là khi sinh viên Emma Gonzalez bước lên bục và chỉ trích Tổng thống Mỹ và các chính trị gia khác vì đã nhận khoản đóng góp từ Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA), một nhóm vận động cho quyền sử dụng súng. "Nếu tổng thống muốn đến nói với tôi rằng đó là một bi kịch khủng khiếp…, tôi sẽ rất hạnh phúc được hỏi ông ta đã nhận bao nhiêu tiền từ NRA", Emma Gonzalez nói. Vụ xả súng trường học ở Florida hôm 14/2 là vụ đẫm máu nhất kể từ năm 2012 "Không thành vấn đề vì tôi đã biết rồi, 30 triệu đôla", sinh viên 18 tuổi nói, đề cập đến khoản đóng góp trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump. Đáp lại bài phát biểu của Emma Gonzalez, đám đông hô vang "Thật đáng hổ thẹn!" Theo Trung tâm Phản hồi Chính trị, NRA đã chi 11,4 triệu đô la để hỗ trợ ông Trump trong chiến dịch năm tranh cử năm 2016 và 19,7 triệu đô la cho bà Hillary Clinton. Ryan Deitsch, một trong số các sinh viên trốn trong nhà vệ sinh khi vụ xả súng diễn ra, kêu gọi các nhà lập pháp thông qua các biện pháp hạn chế hơn quyền sở hữu súng. Người biểu tình cũng giơ cao các khẩu hiệu "Không dùng súng nữa!" và "Đủ rồi!" Delaney Tarr, một sinh viên 17 tuổi nói: "Vì những luật sở hữu súng này mà những người mà tôi yêu thiệt mạng." Nhiều sinh viên rơi nước mắt khi hô vang khẩu hiệu đòi thắt chặt quyền sở hữu vũ khí Quan điểm của ông Trump về kiểm soát súng? Trong một bài viết trên Twitter hôm thứ Bảy 17/2, ông Trump cáo buộc đảng Dân chủ không có động thái nào liên quan đến luật sở hữu súng trong thời kỳ ông Obama nắm quyền. Ông Trump đã gặp những người sống sót sau cuộc tấn công hôm thứ Sáu 16/2. Trước đó, ông đổ lỗi cho sức khoẻ tinh thần của kẻ nổ súng. Quan điểm của Tổng thống Trump về kiểm soát súng thay đổi theo thời gian. Trong những năm gần đây, ông thề quyết liệt bảo vệ Bản sửa đổi thứ hai Hiến pháp Hoa Kỳ, bảo vệ quyền sở hữu vũ khí của công dân. Cuộc biểu tình ngày thứ Bảy diễn ra trùng với một hội chợ súng ở Florida. Hàng trăm người tham dự sự kiện tại các khu vực hội chợ tại Dade County, mặc dù đã có kêu gọi hủy bỏ sự kiện này. Những người biểu tình ở Fort Lauderdale hô vang "thật đáng hổ thẹn", nhắm vào giới làm luật Hoa Kỳ và Tổng thống Donald Trump. text: Năm lính Mỹ thiệt mạng trong ba vụ tấn công riêng rẽ ở Baghdad, trong lúc 6 lính Iraq tử nạn vì phục kích ở thành phố miền tây Ramadi. Một trực thăng Mỹ bị rơi ở Baghdad, nhưng nguyên nhân dường như không phải vì bị đạn pháo. An ninh đã được thắt chặt hơn ở Iraq. Việc đi lại giữa các tỉnh đã bị cấm, và tại đa số thành phố, chính quyền loan báo có lệnh giới nghiêm. Trong khi đó, những người Iraq ở hải ngoại đã bắt đầu đi bỏ phiếu tại 14 quốc gia, trong đó có Úc và Mỹ. An ninh tăng cường Những biện pháp tăng cường an ninh thêm đã được đưa ra trước ngày bầu cử ở Iraq vào chủ nhật này. Việc tăng giờ giới nghiêm đã bắt đầu theo sau việc đóng cửa biên giới và giới hạn giao thông từ hôm thứ bảy. Những phiến quân, vốn đã khuyến khích tẩy chay, đã sát hại bốn thường dân trong một vụ xe bom ở Baghdad hôm thứ sáu cũng như tấn công vào các phòng phiếu trên toàn quốc. Những người Iraq lưu vong đã được cho phép bỏ phiếu sớm ở 14 quốc gia vào hôm thứ sáu. Mức độ bạo động có vẻ gia tăng khi ngày bầu cử đến gần, phóng viên đài BBC ở Baghdad Paul Wood nói. Bạo động đã khiến nhiều ứng viên vận động mà không dám tiết lộ danh tánh. Phóng viên chúng tôi, đi theo hai ứng viên vận động ở Baghdad, nói mọi người không coi thường đe doạ của phiến quân. Ở nhiều nơi, phiến quân đã tấn công bằng đạn đại pháo, rocket và bom vào nhiều phòng bỏ phiếu. Chính vì lý do đó mà các vị trí của các phòng bỏ phiếu vẫn còn được giữ bí mật và các thùng phiếu đang được quân đội phân phối. Ông Kofi Annan kêu gọi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã kêu gọi người dân Iraq thực thi quyền dân chủ để đi bầu vào ngày Chủ nhật. Ông Annan nói bầu cử là cách tốt nhất để quyết định tương lai bất kì nước nào, và rằng ông kêu gọi mọi người dân Iraq đoàn kết để tái thiết đất nước dựa trên nền tảng dân chủ. Ông nói cuộc bỏ phiếu hôm Chủ nhật cho phép người dân cơ hội tách rời bạo lực, và hướng đến hòa bình. Liên hiệp châu Âu đã cam kết tài trợ thêm 260 triệu đôla cho Iraq. Cao ủy đối ngoai của EU nói tổ chức này muốn làm một đối tác quan trọng với chính phủ sắp tới của Iraq, và nói thêm năm 2005 sẽ là năm quan trọng cho nước này. Hơn một nửa số tiền cam kết là nhằm giúp các dịch vụ căn bản và tạo việc làm cho người dân. Khoảng 60 triệu đôla sẽ dùng để lập một quỹ dự phòng cho chính phủ. Vào lúc cuộc bầu cử ở Iraq ngày càng đến gần, quân nôi dậy tiếp tục các hoạt động đánh phá các phòng bỏ phiếu. text: Công nhân làm việc tại nhà máy giày da Ladoda, tỉnh Hưng Yên Đánh giá rằng tại các nước Á châu, việc cải tổ trên toàn khu vực là cần thiết, bởi nó sẽ không chỉ giúp thúc đẩy tăng trưởng mà còn giúp ngăn ngừa các rủi ro tài chính cũng như việc phân bổ vốn không hiệu quả, nhưng nghiên cứu mới công bố của HSBC nhận định mức độ cần cải tổ cũng như phương thức áp dụng ở các nước khác nhau là khác nhau. Trong Bản nghiên cứu về tình hình cải tổ cơ cấu khối các doanh nghiệp quốc doanh (SOE) tại Á châu, HSBC nhìn nhận nền kinh tế của Việt Nam có nhiều nét tương đồng với Trung Quốc. Ở cả hai quốc gia cộng sản này, nền kinh tế vốn từng theo mô hình tập trung bao cấp đã trải qua những cải cách thị trường mạnh mẽ. Tuy nhiên, SOE vẫn chiếm phần lớn tổng tài sản, tổng sản phẩm đầu ra, và quan trọng hơn cả, là về những khối nợ khổng lồ do làm ăn không hiệu quả. Các số liệu thống kê cho thấy tổng số 1.300 doanh nghiệp thuộc khối SOE của Việt Nam chỉ đóng góp 35% tổng sản phẩm đầu ra, trong lúc chiếm 45% tổng các khoản đầu tư, được cấp các khoản vay tới 60% tổng tín dụng ngân hàng, đồng thời được tiếp nhận gián tiếp 70% các khoản hỗ trợ phát triển, theo số liệu công bố năm 2012. Số liệu thống kê cho thấy tổng tài sản không gồm các khoản tài chính trong khối doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam chiếm tới 80% tổng GDP Việc cấp vốn quá lớn cho khối SOE cũng là nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Việt Nam hồi 2011. Các khoản nợ xấu khổng lồ buộc Việt Nam phải cải tổ hệ thống ngân hàng để đối phó, với việc sáp nhập năm ngân hàng nội địa và tái cơ cấu ba ngân hàng khác trong năm 2014. Cũng trong năm 2014, Nghị quyết 15 về vấn đề cổ phần hóa và thoái vốn trong các doanh nghiệp nhà nước được ban hành. Nghị quyết này được coi như tín hiệu về mối quan tâm ưu tiên của Chính phủ trong hai năm tiếp theo. Khoản vay ngân hàng (phần màu xám trong biểu đồ) cấp cho các doanh nghiệp tại Trung Quốc và Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất trong khu vực, chủ yếu là cấp cho các doanh nghiệp quốc doanh (số liệu tính tới cuối năm 2015 - Phần màu đỏ trong biểu đồ là phần trái phiếu công ty) 'Cổ phần hóa nửa vời' Tuy nhiên, tiến trình chuyển đổi này đã diễn ra theo cách thay vì 'tư hữu hóa' toàn bộ thì lại được thực hiện theo cách 'cổ phần hóa', tức là bán từng phần để chuyển doanh nghiệp từ dạng 100% sở hữu nhà nước sang dạng công ty cổ phần. Việc cổ phần hóa cũng không cam kết trao cho khối kinh doanh ngoại quyền được tham gia tới đâu, trong lúc cho phép các doanh nghiệp nhà nước khác vẫn được quyền mua cổ phần trong các công ty được cổ phần hóa, tức là chỉ chuyển phần sở hữu nhà nước trong công ty này sang sở hữu nhà nước ở công ty khác thay vì cổ phần hóa thực sự. Chẳng hạn như việc tư nhân hóa Vietnam Airlines là điều rất được trông đợi, nhưng trong kế hoạch phát hành cổ phiếu đầu tiên, hồi 11/2014, số cổ phiếu dự định đưa ra chỉ chiếm 3,5%, trong đó phần dành cho các nhà đầu tư ngoại hầu như không đáng kể. Cuối cùng, chính phủ đã có kế hoạch bán 8,8% cổ phần của Vietnam Airlines cho ANA của Nhật mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài Điều này khiến ý tưởng 'cổ phần hóa' nhằm đưa các đại diện phi quốc doanh vào ban lãnh đạo doanh nghiệp để có thể quản lý công việc kinh doanh tốt hơn, hiệu quả hơn, trở nên khó thực hiện. Do vậy, HSBC đánh giá là cho đến nay, chất lượng chương trình cổ phần hóa và tư hữu hóa doanh nghiệp ở Việt Nam là rất đáng thất vọng, và điều này được thể hiện ở việc khối SOE chỉ đóng góp có 30% GDP trong năm 2015, bất chấp việc được nhận những khoản đầu tư, vốn vay khổng lồ. Nếu chính phủ tiếp tục áp dụng việc chỉ cổ phần hóa từng phần rất nhỏ trong các doanh nghiệp SOE, HSBC nói, thì việc cải cách quản trị và tăng mức hoạt động hiệu quả sẽ rất khó được hiện thực hóa. "Một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam hiện nay phải là việc đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa đi kèm với việc cải cách quản trị doanh nghiệp trong nước," bản nghiên cứu của HSBC nhấn mạnh. Quá trình cải tổ cơ cấu khối doanh nghiệp quốc doanh của Việt Nam cần chú trọng cổ phần hóa và cải cách quản trị doanh nghiệp, Tập đoàn Tài chính HSBC nói. text: Loan báo này được đưa ra tại cuộc họp thượng đỉnh Trung Nhật trong một ngày giữa tân thủ tướng Nhật Bản và lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh. Ông Abe nói cả Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận khá nghiêm túc với Bắc Hàn Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một thủ tướng Nhật Bản trong năm năm và truyền thông Trung Quốc miêu tả chuyến đi là bản lề cho sự thay đổi trong mối quan hệ. Lãnh đạo Trung Quốc cũng đã nhận lời mời tới thăm Nhật Bản. Tân thủ tướng Shinzo Abe cũng đã bày tỏ sự hối tiếc đối với hành động thời chiến của người Nhật. Ông nói Nhật sẽ không bao giờ quên tổn thất to lớn và đau đớn hành động quân sự của Nhật gây ra cho các nước Á châu. Dưới thời của người tiền nhiệm ông Abe là Junichiro Koizumi quan hệ Trung Quốc Nhật Bản đã trở nên xấu đi trông thấy với chuyến thăm nơi thờ những kẻ gây ra tội ác chiến tranh người Nhật, sự việc gây ra sự phẫn nộ tại Trung Quốc. Hàn gắn Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã dùng diễn văn đầu tiên để nhấn mạnh ông muốn có quan hệ tốt hơn với Trung Quốc và Nam Hàn. Trong diễn văn chính sách đầu tiên từ khi nhậm chức, ông Abe nói ông muốn củng cố quan hệ với Trung Quốc và Nam Hàn. Ông Abe nói với hạ viện rằng ông muốn nhấn mạnh đến tinh thần yêu nước, chăm chỉ ở nhà, và có sự tham gia tích cực hơn ở nước ngoài. Nhưng ông bác bỏ quan hệ ngoại giao với Bắc Hàn cho đến khi vấn đề bắt cóc người Nhật được giải quyết. Thủ tướng Nhật nói ông muốn nhanh chóng sửa đổi lại hiến pháp hòa bình của đất nước, và một lần nữa kêu gọi cải tổ luật giáo dục để thúc đẩy tinh thần ái quốc trong lớp học. "Đã đến lúc quốc gia chúng ta hướng đến chính sách ngoại giao tích cực hơn dựa trên tư duy mới," ông nói. Ông Abe, thủ tướng đầu tiên của Nhật sinh ra sau Thế chiến Hai, nói cần có một hiến pháp "thích hợp hơn cho một thế hệ mới." Ông nhắc lại ý định tiếp tục các cải tổ kinh tế của người tiền nhiệm, hứa cắt giảm chi phí chính phủ trước khi tăng thuế. Ông cũng nói cần theo đuổi điều mà ông gọi là "quan hệ tin tưởng" với các láng giềng, Trung Quốc và Nam Hàn. Lãnh đạo hai nước Nhật Bản và Trung Quốc nói họ sẽ không dung thứ hành động thử hạt nhân của Bắc Hàn. text: Anh Phạm Đăng Toàn chết đêm 2/1 (ảnh cắt từ clip) Sự việc xảy ra hôm 2/1 đang gây tranh cãi trong dư luận mấy ngày nay. Theo truyền thông trong nước, vào tối 2/1 tổ công tác của công an huyện Tuy Phước gồm sáu người đi tuần tra trên các đoạn đường thuộc địa bàn huyện theo "kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán". Tổ công tác này phát hiện thấy một nhóm người đang đánh bầu cua (một hình thức cờ bạc), khi thấy công an thì bỏ chạy. Một trong những người tham gia đánh bạc, anh Phạm Đăng Toàn, 29 tuổi, sau đó bị phát hiện đã chết trong tình trạng tím tái. Báo Thanh Niên dẫn lời ông Phạm Đặng Tiến, anh ruột của anh Toàn, cho hay "khi thấy công an triệt phá sòng bầu cua, anh Toàn có bỏ chạy nhưng bị bắt lại và sau đó tử vong". Nghi anh Toàn bị công an đánh, người dân đã vây đuổi và đánh hai công an viên bị thương. Clip mà một người dân quay tại hiện trường sau đó đăng lên Facebook và YouTube trước khi gỡ đi cho thấy công an đang bị người dân tấn công. Chị Nguyễn Thị Thắm ở huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, xin lỗi vì "đăng clip gây hiểu nhầm" Ngày 4/1, cơ quan pháp y tỉnh Bình Định công bố kết quả khám nghiệm tử thi anh Phạm Đăng Toàn, kết luận anh này tử vong là "do chạy quá sức dẫn đến không đủ oxy cung cấp cho phổi... dẫn đến phù phổi, phù não; hoàn toàn không có dấu vết của tác động ngoại lực". Người quay clip công an bị dân đánh, chị Nguyễn Thị Thắm ở huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, cũng lên mạng "xin lỗi bà con quê hương và toàn bộ những người tham gia Facebook" về việc đã đăng clip gây hiểu nhầm là công an đánh chết anh Toàn. Tuy nhiên kết luận pháp y và lời xin lỗi này không đủ dập tắt nghi vấn anh Phạm Đăng Toàn bị đánh chết vì thanh niên này được biết còn trẻ, khỏe, không có tiền sử bệnh tật và quãng đường được cho là đã chạy trốn công an từ nơi có sòng bầu cua tới nơi được phát hiện ngã gục quá ngắn (trên 100m) để bị quá sức. Một yếu tố thêm vào đó là dư luận lâu nay khá bức xúc về tình trạng bạo hành của công an. Phúc trình hồi tháng 9/2014 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) nói có "bốn nạn nhân mất mạng và bốn người chết không rõ nguyên do, sáu người được cho là 'tự tử' và bốn người nữa chết 'vì bệnh'" trong các trại giam và đồn công an. Người dân ở huyện Tuy Phước, Bình Định, vây đánh hai công an viên vì nghi họ làm chết một thanh niên địa phương nhưng công an nói anh này chạy quá sức chết. text: Joshua Wong, nhà hoạt động dân chủ Hong Kong, người bị chính quyền cấm tranh cử, đi bỏ phiếu hôm 24/11/2019 Hong Kong: Những gương mặt chính trị trẻ tuổi Hong Kong: Phe ủng hộ dân chủ thắng lớn Hong Kong: Khung cảnh ĐH Bách Khoa sau một tuần bị bao vây Chính phủ Trung Quốc đã hi vọng cuộc bầu cử sẽ là cơ hội để mang lại sự ủng hộ cho cái gọi là "đa số im lặng" - những người phản đối biểu tình. Thay vì vậy, những ứng cử viên sáng giá thân Bắc Kinh lại mất ghế ở hội đồng. Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam thừa nhận người dân "không hài lòng". Trong lần xuất hiện đầu tiên của bà Lam sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, bà nói bà thừa nhận người dân lo ngại "sự thiếu sót trong quản trị, bao gồm cả sự không hài lòng về thời gian xử lý tình trạng bất ổn." Tuy nhiên, bà không đưa ra thêm nhượng bộ mới nào. 'Không cần diễn dịch quá mức chiến thắng này' Các cuộc bầu cử quận đã diễn ra vào cuối tuần trước Phản ứng từ truyền thông của nhà nước Trung Quốc từ việc không đề cập gì đến kết quả cuộc bầu cử tới công khai cáo buộc rằng đã có sự 'giả mạo'. Kênh truyền hình nhà nước CCTV không đưa tin gì về kết quả cuộc bầu cử, thay vì thế, buộc tội Mỹ đã can thiệp. Tân Hoa Xã, hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc, đề cập đến thực tế rằng các cuộc bầu cử đã diễn ra vào cuối tuần nhưng cũng nhấn vào việc bạo lực xảy ra các tuần gần đây, nhấn mạnh nhu cầu khôi phục lại trật tự. Hãng tin Global Times có đưa tin chi tiết về cuộc bầu cử, bao gồm cả một bài báo bằng tiếng Anh viết rằng phe ủng hộ dân chủ đã "dành chiến thắng lớn". Tuy nhiên, bài báo cũng nói rằng "không cần phải diễn dịch quá mức về chiến thắng của phe dân chủ". Tổng biên tập tờ Global Times, Hu Xijin, được biết đến vì các bình luận mạnh miệng của ông, đề cập trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc rằng đảng thân Bắc Kinh đã thất bại, nhưng thêm rằng cuộc bầu cử hội đồng quận chỉ ở mức "rất địa phương". Tờ China Daily không đề cập gì tới chiến thắng của phe ủng hộ dân chủ Tờ báo tiếng Anh China Daily đưa tin rằng cuộc bầu cử đã khép lại, nhưng không hề đề cập tới chiến thắng của phe ủng hộ dân chủ. China Daily đăng riêng rẽ một ảnh trên Twitter với tựa: "Đó là cách phe đối lập gian lận với một cuộc bầu cử công bằng." Bức ảnh này cáo buộc những người biểu tình - mà không đưa ra bằng chứng - rằng họ đã lấy thẻ căn cước của nhiều người để ngăn không cho họ bỏ phiếu, và rằng họ đã lừa dối những người già để bỏ phiếu cho các ứng cử viên ủng hộ dân chủ. Lộ ra khiếm khuyết Stephen McDonnell, BBC News, Hong Kong Đối với Bắc Kinh, đối với chính quyền của Carrie Lam, và với lực lượng cảnh sát Hong Kong, cuộc bầu cử hội đồng quận chỉ tạo ra một lỗ hổng lớn trong câu chuyện 'đa số im lặng' của họ. TQ thề 'trả đũa' nếu ông Trump ký dự luật Nhân quyền Hong Kong Hong Kong: Người biểu tình muốn gửi thông điệp đến TQ Thông điệp từ chính quyền là hầu hết các công dân đã chán ngấy với những người biểu tình và muốn chính phủ đàn áp nặng tay hơn. Vấn đề với thông điệp này hiện nay là cuộc bầu cử hội đồng quận không kết thúc theo cách đó, và trên thực tế đã cho thấy các ý muốn của người dân đi theo chiều hướng ngược lại. Lãnh đạo Hong Kong bị chỉ trích khi xuất hiện lần đầu sau bầu cử, khi bà nói rằng người dân muốn "quay lại cuộc sống bình thường" và có thể "không nhân nhượng thêm nữa cho các cuộc biểu tình hỗn loạn". Rất khó để thấy lý lẽ này có thể tồn tại như thế nào dựa trên thực tế rằng đông đảo cử tri đã bỏ phiếu để chối bỏ đường hướng trước đây, và các ứng cử viên ủng hộ dân chủ chiến thắng nói rằng không có sự lựa chọn để quay lại với đường hướng cũ. Chính quyền trung ương tại Bắc Kinh đã lựa chọn công cụ cùn hơn bằng cách ngăn chặn hầu như mọi kênh tivi, đài phát thanh hoặc báo in, không cho đề cập tới kết quả thực tế của cuộc bầu cử, và hi vọng rằng không nhiều người ở đại lục nghe ngóng được gì qua mạng xã hội. Sau tất cả những việc này, thật khó để giải thích khi trước cuối tuần này, các câu truyện tiếp nối nhau trên truyền thông nhà nước Trung Quốc mô tả phong trào biểu tình như một nhóm những kẻ phá hoại ở ngoài rìa xã hội đang làm cho cuộc sống của hầu hết người Hong Kong trở nên thảm hại. Chiến thắng lẫy lừng Các ủy viên hội đồng quận ở Hong Kong chỉ có ảnh hưởng chính trị hạn chế - họ chủ yếu giải quyết các vấn đề địa phương như giao thông hoặc lễ nghi. Nhưng cuộc bầu cử hôm Chủ nhật đã thu hút sự chú ý đặc biệt bởi đây là cuộc bầu cử đầu tiên diễn ra từ khi phong trào biểu tình chống chính phủ bắt đầu vào tháng Sáu. Những người ủng hộ phong trào biểu tình hi vọng chiến thắng của cuộc bầu cử sẽ giúp họ đạt được nguyện vọng Một vài ủy viên hội đồng sẽ đóng một vai trò trong lựa chọn lãnh đạo kế tiếp của Hong Kong. Một con số kỷ lục 4,1 triệu người đăng ký bỏ phiếu - hơn một nửa dân số Hong Kong - và hơn 1.000 ứng cử viên tranh 452 ghế. Các ứng cử viên ủng hộ dân chỉ thắng 347 ghế và theo truyền thông địa phương, nay kiểm soát 17 trong số 18 ghế hội đồng. A winner and a loser in Hong Kong's historic poll result Tuần trước, các nhà làm luật Mỹ đã thông qua dự luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong. Vào thứ Hai, Ngoại trưởng Trung Quốc đã cho triệu tập đại sứ Mỹ để phản đối việc thông qua dự luật, buộc tội Mỹ "can thiệp vào các vấn đề Hong Kong và can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc". Bắc Kinh cảnh báo Mỹ sẽ chịu "hậu quả" nếu ký thông qua dự luật này. Truyền thông Trung Quốc đã nỗ lực để hạ thấp kết quả cuộc bầu cử hội đồng quận ở Hong Kong, với chiến thắng vang dội thuộc về phe ủng hộ dân chủ. text: Ông Sơn nói ông hy vọng sẽ không bị cản trở vì Việt Nam và Hoa Kỳ có đối thoại nhân quyền Hai nhà hoạt động bị chặn bất chấp việc Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cho xe tới đón tận nhà là luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sỹ Phạm Hồng Sơn. Ông Sơn nói với BBC hôm 14/4 rằng phái đoàn đàm phán của Hoa Kỳ đã thông báo với ông và luật sư Đài từ trước đối thoại với phía Việt Nam rằng họ muốn gặp hai ông tại khách sạn Metropole ở Hà Nội vào chiều 13/4. Tuy nhiên ông Sơn nói lực lượng an ninh Việt Nam đã dùng "vũ lực" đưa ông lên ô tô và đưa về trụ sở công an giữ trong vài tiếng để ngăn ông gặp phía Hoa Kỳ. Ông Sơn nói: "Trước buổi gặp dự kiến đó thì chúng tôi cũng nghĩ rằng nó sẽ diễn ra suôn sẻ... nhưng mà rất kỳ lạ là từ chiều ngày 12/4 tôi nhận thấy rằng xung quanh nhà tôi ...bắt đầu xuất hiện rất nhiều nhân viên an ninh mặc thường phục, họ đến gần như là họ thể hiện sự thị uy, họ đi theo tôi mỗi khi tôi đi ra ngoài. "Cho đến sáng ngày 13/4 thì họ lập một chốt gác rất lớn trước nhà tôi... "Đến buổi chiều khoảng 14:10 phút tôi đi ra ngoài thì đã thấy một xe ô tô màu trắng ... chắn ngay trước cửa ngõ và khi tôi đi ra ngoài thì đột nhiên có một đám người mặc thường phục trông rất hầm hố, họ từ trong xe bước ra và xung quay đấy họ ép tôi và bắt tôi lên xe và đi." Ông Sơn nói trước đó Đại sứ quán Hoa Kỳ đã thông báo cho ông biết đã cho xe tới đón ông và ông vẫn tin rằng ông sẽ đi được vì hai bên Việt - Mỹ đã vừa có đối thoại nhân quyền trong khi quyền tự do đi lại là điều "rất là bình thường". Ông cũng nói phía công an đã "lấy cớ" là có đơn tố cáo ông "cáo về bài phỏng vấn trên BBC về Hiến pháp" và đưa ra các vấn đề khác nữa để hỏi ông trong khoảng năm giờ bị tạm giữ. Mục đích Về phần mình, trả lời phỏng vấn BBC qua bút đàm hôm Chủ Nhật, luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định về nguyên nhân, mục đích của việc chính quyền ngăn cản cuộc gặp, cũng như dự đoán về hậu quả của việc này với chính quyền. Trước hết, ông đưa ra hai giả thuyết giải thích động thái của chính quyền: Ông Đài gọi hành động của công an và an ninh Việt Nam là 'màn kịch' "Thứ nhất là chính phủ Việt Nam muốn gửi 1 thông điệp rõ ràng với chính phủ Hoa Kỳ là việc đối thoại nhân quyền vẫn tiến hành, bất chấp các thỏa thuận, chính phủ VN muốn hành xử thế nào với công dân của mình là tùy thích. Điều này thể hiện quan điểm cứng rắn của VN về vấn đề nhân quyền. Họ không chịu nhượng bộ. "Giả thuyết thứ hai, những thế lực bảo thủ, tham nhũng và thân Trung Quốc muốn phá hoại việc xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ nói riêng và quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nói chung." Theo luật sư Đài "Mục đích của những thế lực này là rõ ràng không muốn cải thiện nhân quyền cũng như cải cách chính trị. Họ muốn duy trì hiện trạng để dễ dàng tham nhũng, duy trì quyền lực." Về hậu quả của việc ngăn cản, luật sư cho hay: "Tôi chỉ biết một tin ngắn ngủi là cuộc đối thoại đã diễn ra tốt đẹp và mang tính xây dựng. Nhưng ngay sau đó cơ quan an ninh Việt Nam đã hành xử một cách thiếu văn hóa, bất chấp luật pháp và các thỏa thuận đã có với Hoa Kỳ khi mà ông Phụ tá Ngoại trưởng chưa kịp rời khỏi Việt Nam. "Điều này sẽ khiến Bộ Ngoại giao cũng như chính phủ Hoa Kỳ tức giận và mất kiên nhẫn cũng như giảm niềm tin với chính quyền cộng sản Việt Nam. Chắc chắn Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không nhượng bộ cho Việt Nam được hưởng các ưu đãi khi đàm pháp TPP cũng như chưa cho VN qui chế thuế quan phổ cập GSP," ông cho BBC Việt ngữ hay. 'Ăn vạ' Trước đó luật sư Nguyễn Văn Đài thông báo trên trang Facebook để ngỏ của ông hôm 13/4: "Từ hôm đầu tuần, mình đã nhận được lời mời của Sứ quán Hoa Kỳ đến nói chuyện với Ngài Daliel Baer, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ. "Nhưng hôm qua an ninh thông báo không cho mình đi. Mình đã báo cho Sứ quán [Hoa Kỳ] biết việc đó. "Trong cuộc họp tối qua với Bộ Ngoại giao và Bộ CA của VN, phía Hoa Kỳ đã nêu sự vụ này. Sau đó 2 Bộ của VN đã đồng ý cho mình đi gặp Trợ lý Ngoại trưởng HK vào chiều nay. Các ông Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn và Lê Quốc Quân (trái sang) ở lần gặp các thượng nghị sỹ Mỹ 01/2012 "Nhưng sáng nay, phía an ninh VN lại lật lọng, cho 1 lực lượng đông đảo an ninh và cảnh sát đến bao vây khu vực nhà mình. Sử dụng biển báo "RESTRICTED AREA"; NO FOREIGNERS; NO CAMERA trên con đường vào nhà mình." Sau đó tới 14:00 cùng ngày, ông Đài tiếp tục thông báo: "Thưa bà con cô bác, lúc này xe của tòa sứ quán Hoa Kỳ đã tới đón, nhưng xe bị chặn bên ngoài. Quan chức chính trị Hoa Kỳ Michael Orona không thể vượt qua được hàng rào an ninh dày đặc." Ông cũng nói phía an ninh Việt Nam đã "huy động đảo chục bà phụ nữ ra định nằm ăn vạ quan chức ngoại giao Hoa Kỳ." Việt Nam trong khi đó luôn nói rằng họ tôn trọng quyền tự cho của công dân và chỉ xử lý những người vi phạm pháp luật. Họ cũng đã không ngăn cản cuộc gặp của hai ông Sơn và Đài với Phó giám đốc điều hành Tổ chức Ân xá Quốc tế Frank Jannuzi, Tham tán chính trị Đại sứ quán Hoa kỳ Mark Lambert cùng Viên chức chính trị Michael Orona tại khách sạn Metropole hôm 27/2. Bác sỹ Sơn nói với BBC vụ việc vừa qua cho thấy một số người trong chính quyền có thực tâm mong muốn cải thiện tình hình nhân quyền nhưng bị những người theo chủ trương cứng rắn ngăn chặn. Việt Nam ngăn cản hai nhà hoạt động gặp các quan chức Hoa Kỳ ngay sau đối thoại song phương về nhân quyền lần thứ 17 hôm 12/4. text: Ông Iftikhar Chaudhry không liên hệ trực tiếp gì tới Tổng thống Pakistan, là tướng Pervez Musharraf, người đã đình chỉ công tác của ông quanh những cáo buộc về chuyện lạm dụng quyền lực. Sự tức giận của công chúng trước quyết định sa thải này hiện đang là thách thức lớn nhất mà tướng Musharraf phải đối mặt kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 1999. Những người ủng hộ ông Chaudhry đã vẫy cờ và hô khẩu hiệu phản đối Tổng thống. Ông Chauhry nói ông đang tranh đấu vì sự độc lập của ngành tư pháp. Tuy nhiên, những người ủng hộ ông đã biến cuộc biểu tình thành một chiến dịch lớn hơn nhằm phản đối sự cai trị của quân đội. Ủng hộ lớn Lãnh đạo ngành tư pháp Pakistan tới Tòa Thượng Thẩm Lahore vào lúc 8h30 sáng giờ địa phương, và được đám đông khổng lồ chào đón - trong đó có hàng ngàn luật sư và các nhà hoạt động chính trị, cũng như các thẩm phán toà Thượng thẩm và 18 vị chánh án cấp cao đã nghỉ hưu. Phóng viên BBC, Barbara Plett, cho biết Lahore là tổng hành dinh của cộng đồng hành nghề pháp lý ở Pakistan, do đó, sự ủng hộ rộng rãi này là một bước đẩy lớn đối với chiến dịch của ông Chaudhry. Ông Chaudhry nói: “Các quốc gia dựa trên sự độc tài thay vì quyền tối thượng của hiến pháp, sự cai trị của luật pháp và việc bảo vệ các quyền cơ bản sẽ bị hủy diệt”. Người ta nghe thấy nhiều tiếng hô “Musharraf phải từ chức” từ cuộc tập trung. Đây là cuộc tập trung biểu thị sự ủng hộ rất lớn đối với ông Chaudhry, ngay cả khi cảnh sát đã bắt một số nhà vận động chính trị, ngăn chặn các ngả đường và còn bắn đạn hơi cay trong một số trường hợp. Khoảng 7000 nhân viên an ninh đã được triển khai tại cuộc tập trung ở Lahore. Vị lãnh đạo ngành tư pháp bị mất chức tại Pakistan đã nói trước đám đông gồm hàng ngàn người ở Lahore là những thể chế độc tài lờ đi sự cai trị của luật pháp sẽ bị “hủy diệt”. text: Các nhà đàm phán của Ấn Độ và Brazil đã hoan nghênh thỏa thuận đạt được và hy vọng thỏa thuận này sẽ mở đường cho một hiệp định tự do hóa thương mại toàn cầu toàn diện vào cuối năm sau. Tuy nhiên thỏa thuận mới đạt được sau sáu ngày đàm phán ở Hồng Kông chỉ được xem như một sự vớt vát vì không có tiến bộ đáng kể nào trong các lĩnh vực quan trọng khác. WTO sẽ tiếp tục có đàm phán về các vấn đề như giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và tự do hóa buôn bán hàng hóa công nghiệp. Hoa Kỳ hiện vẫn đang chống lại sức ép đòi họ giảm trợ cấp cho nông dân trồng bông, một điều mà các quốc gia Châu Phi rất không hài lòng. Hoa Kỳ và EU cũng bất đồng về chuyện viện trợ lương thực. Châu Âu muốn viện trợ lượng thực phải được trao bằng tiền mặt để tránh ảnh hưởng tới thị trường trong khi Hoa Kỳ muốn viện trợ bằng hàng hóa. Thỏa thuận đạt được về trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp vẫn còn phải được 150 thành viên của WTO chính thức ký kết. Các nước nghèo muốn các nước giàu bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản vào năm 2010 và thỏa thuận đạt được là một thỏa hiệp. Biên tập viên kinh tế của BBC Evan Davis nói rằng các vấn đề thương mại gai góc nhất vẫn không được giải quyết tại hội nghị lần này của WTO. Trong khi đó tình trạng bạo lực vẫn xảy ra trong ngày họp cuối cùng của WTO. Cảnh sát đã hiện diện với số đông sau khi đụng độ xảy ra hôm Thứ Bẩy làm 70 người bị thương. Một thỏa thuận thương mại hạn chế đã được chấp thuận tại Hồng Kông sau khi các nước đang phát triển đồng ý với đề nghị chấm dứt trợ cấp xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Liên Hiệp Châu Âu EU vào năm 2013. text: Cuộc họp chia sẻ quyền lực giữa Tổng thống Robert Mugabe và đối thủ Morgan Tsvangirai đã diễn ra ở thủ đô, Harare. Bế tắc không thể được giải quyết xung quanh việc phân chia các vị trí chủ chốt trong nội các. Cộng đồng Phát triển Nam Phi nói một hội nghị khu vực lớn hơn cần diễn ra để tìm lối thoát. Trục trặc Sáu tuần đã đi qua kể từ khi ông Mugabe và ông Tsvangirai bắt tay ở Harare và ký thỏa thuận chia quyền mà khi ấy được cho là mang tính lịch sử. Nhưng nỗ lực thành lập chính phủ đã gặp trục trặc to, theo lời phóng viên BBC ở Nam Phi, Peter Biles. Hôm thứ Hai, ông Mugabe và Tsvangirai trải qua 13 tiếng nói chuyện dưới sự chủ tọa của cựu tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki, cùng lãnh đạo của Nam Phi, Angola, Mozambique và Swaziland. Cuộc họp lẽ ra được tổ chức tuần rồi ở Swaziland, nhưng ông Tsvangirai nói ông không thể tham dự vì chính quyền Zimbabwe không cấp hộ chiếu cho ông. Phong trào vì Thay đổi Dân chủ của Tsvangirai nói Tổng thống Mugabe và đảng của ông ta, Zanu-PF, có vẻ muốn nắm mọi bộ quan trọng. Bế tắc xoay quanh câu hỏi ai nắm bộ nội vụ, có chức năng kiểm soát cảnh sát. Thỏa thuận nói rằng Zanu-PF cần có 15 bộ, đảng của ông Tsvangirai 13 bộ và một phe khác được ba. Nhưng nhà báo người Zimbabwe Brian Hungwe nói đảng của Tsvangirai cũng muốn nắm vị trí thống đốc tỉnh và đại sứ. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói hôm thứ Hai rằng “rất cần thiết phải giải quyết bế tắc chính trị hiện thời”. Một thông cáo đưa ra ở New York nói ông lo ngại rằng “tình hình nhân đạo ở nước này có thể tệ đi trong giai đoạn 2008 và 2009”. Hội nghị thượng đỉnh ở Zimbabwe đã không đi đến đột phá để chấm dứt bế tắc chính trị ở nước này. text: Lời bình luận ông đưa ra hồi tháng Ba khiến người ta hiểu rằng, dường như ông giảm thiểu vai trò của Nhật Bản trong vấn đề này. Trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới Mỹ trên cương vị người đứng đầu Nhật Bản, ông Abe nói ông cảm thông sâu sắc với ‘những người phụ nữ làm nghề mua vui’ trong chiến tranh. Tại Washington, ông Abe cũng đã gặp Tổng thống Mỹ George Bush khi dự tiệc tối không chính thức ở Nhà Trắng. Họ nói chuyện về bóng chày và gôn, nhưng chủ đề thảo luận sẽ trở nên nghiêm túc hơn vào hôm nay, thứ Sáu 27/4. Tại trại David, hai nhà lãnh đạo dự kiến bàn thảo về quan hệ hai nước và hợp tác để giải quyết vấn đề Bắc Hàn. ‘Rất lấy làm tiếc’ Hồi tháng Ba, ông Abe đã tạo ra phản ứng tức giận khi nói rằng liệu có bằng chứng nào cho thấy quân đội Nhật Bản đã buộc phụ nữ làm việc như những nô lệ tình dục trong Thế chiến II hay không. Kể từ đó, ông đã vài lần nói ông công nhận tuyên bố chính thức năm 1993, khi Nhật Bản thừa nhận quân đội Nhật hoàng đã xây dựng và quản lý các nhà thổ phục vụ cho binh lính. Hôm thứ Năm, ông Abe còn tìm cách giảm bớt thiệt hại do nhận xét của mình, khi ông nói với các nhà làm luật Mỹ: ‘Tôi cảm thấy thông cảm sâu sắc đối với những người phụ nữ làm nghề mua vui trước đây.’ ‘Tôi rất lấy làm tiếc là họ đã bị buộc phải ở trong những tình huống đau đớn cực kỳ như vậy. Hãng tin Nhật Kyodo dẫn lời ông nói, ‘Tôi tin rằng nhận định và ý định thực sự của tôi không được truyền đạt một cách chính xác (vào tháng trước).’ Đại diện đảng Cộng hoà, Roy Blunt, cũng nói ông Abe ‘đã bày tỏ rằng ông rất tiếc vì bình luận của ông không được hiểu như ông muốn.’ ‘Ý chí sắt’ Trước khi đến Mỹ, ông Abe nói ông hy vọng sẽ tạo dựng được quan hệ với ông Bush ‘theo cách để chúng tôi có thể bàn luận mọi vấn đề một cách thẳng thắn.’ Phát biểu với các phóng viên, ông nói ‘Liên minh Nhật - Mỹ là hòn đá tảng trong quan hệ ngoại giao và an ninh quốc gia của Nhật Bản. Mỹ là đồng minh không thể thay thế của Nhật. Chúng ta cần xây dựng một mối quan hệ chắc chắn với niềm tin lẫn nhau.’ Ông Abe được biết đến như người có quan điểm cứng rắn về Bắc Triều, đặc biệt vấn đề bắt cóc công dân Nhật mà Bắc Hàn tiến hành trong những năm 1970 và 1980. Ông nói ông sẽ thảo luận về sự cần thiết ‘tìm một giải pháp về các vấn đề buôn bán vũ khí, tên lửa và bắt cóc’ trong sự hợp tác với các quốc gia khác. Nội dung thảo luận còn bao gồm quan hệ quân sự hai nước, vấn đề thay đổi khí hậu, Iraq và quyết định của Nhật Bản thả lỏng hơn việc nhập khẩu thịt bò từ Mỹ. Ông Abe đã gặp ông Bush lần đầu tiên hồi tháng 11, trong cuộc gặp bên lề APEC ở Việt Nam. Ở Mỹ, ông Abe sẽ đến viếng Nghĩa trang quốc gia Arlington và ăn tối ở Nhà Trắng trước khi có chuyến thăm 5 ngày tới khu vực Trung Đông. Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe, nói bình luận của ông liên quan đến vấn đề nô lệ tình dục trong Thế chiến II đã bị hiểu lầm. text: Vụ việc xảy ra vào chiều ngày 11/09 tại Ủy ban Nhân dân TP Thái Bình. Báo Nhân Dân dẫn nguồn UBND TP Thái Bình thông tin cho báo này rằng "sau khi gây án, đối tượng Đặng Ngọc Viết, sinh năm 1971, đã trốn về quê ở xã Trà Giang, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) và dùng súng tự sát". Báo này cho hay một nạn nhân là phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP Thái Bình "đã tử vong khi đang được cấp cứu tại Hà Nội". Trước đó công an tỉnh Thái Bình xác nhận với BBC tiếng Việt “đã nắm được tên tuổi” nghi phạm nổ súng vào năm quan chức. Đại tá Trần Xuân Tuyết, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, cho biết vụ nổ súng xảy ra tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố, có văn phòng nằm trong Ủy ban Nhân dân thành phố. “Chúng tôi đang tập trung làm việc qua đêm cho vụ án này, tên tuổi của nghi phạm thì đã xác định được rồi”, ông Tuyết nói vào tối ngày 11/09/2013. Ông Nguyễn Hải Trường - Chánh văn phòng UBND Thành phố Thái Bình, Người phát ngôn của UBND Thành phố Thái Bình, được trang web Đài phát Thanh và Truyền hình tỉnh dẫn lời nói "Khoảng 14h ngày 11/9/2013, tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình có một đối tượng từ bên ngoài vào bắn người, gây trọng thương và bỏ trốn khỏi hiện trường. "Ngay sau vụ việc xảy ra, Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Thái Bình tổ chức cấp cứu người bị hại, báo cáo kịp thời Công an Thành phố và tổ chức lực lượng bảo vệ hiện trường vụ án". 'Bắn vào đầu' Trang web này nói nghi phạm là Đặng Ngọc Viết, sinh năm 1971, đăng ký nhân khẩu thường trú tại số nhà 11, ngõ 345, tổ 48, phường Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình. "Đối tượng gây án đã đến tìm gặp anh Dũng - Phó giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố và đã dùng súng bắn anh Dũng và những người khác". "Loại súng bước đầu được xác định là súng Colt quay kiểu Trung Quốc bắn đạn chì", trang tin cho biết thêm. Báo Tiền Phong trong khi đó nói về nguyên nhân mà họ gọi là “do liên quan đến việc giải quyết đền bù đất đai”. “Cụ thể, cách đây khoảng một tháng, đội giải phóng mặt bằng tiến hành giải quyết đền bù cho một số hộ dân, trong đó có trường hợp của nghi phạm này nhưng gia đình không đồng tình với quan điểm giải quyết của cơ quan chức năng. Nghi phạm này đi làm tại TP.HCM và mới về địa phương được khoảng một tuần”, báo Tiền Phong cho biết. Trước đó hai trong số năm người được mô tả là bị thương rất nặng được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nội trong khi những người còn lại đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Bình luận về vụ việc này, nhà báo Huy Đức viết trên Facebook "Cái gọi là "chênh lệch địa tô" mà những người cộng sản đòi xóa bỏ đang trở lại và khiến họ trở nên mù lòa đồng thời đẩy người dân tới "bước đường cùng". "Quả bom Đoàn Văn Vươn đã không đủ để cảnh báo một hệ thống đã cạn kiệt khả năng thức tỉnh". Thái Bình là nơi từng xảy ra các vụ khiếu kiện, khiếu nại, biểu tình trong những thập niên 1980 và 1990 với đỉnh cao vào mùa hè năm 1997 khi hàng ngàn người bao vây cơ quan công quyền cấp xã. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó phải thành lập tổ công tác để giải quyết tình hình mất ổn định trong tỉnh. Quý vị có thông tin gì về vụ việc có thể gửi về cho chúng tôi tại vietnamese@bbc.co.uk, hoặc tham gia diễn đàn trên Facebook. Ít nhất hai người chết trong vụ một người dân bắn năm quan chức tại Ủy ban Nhân dân TP Thái Bình, theo truyền thông trong nước. text: Nhà máy này sẽ được xây dựng tại biên giới giữa hai quốc gia, cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho nền kinh tế tăng trưởng vượt bực của Trung Quốc. Báo Daily China cho hay nhà máy điện sẽ hoạt động bằng than đá lấy từ Siberia. Tin cho hay đây là dự án của tổng công ty điện lực TQ, State Grid Corp và tổng công ty Unified Energy của Nga. Nhà máy theo dự đoán hàng năm có thể sản xuất 60 tỉ kilowatt/giờ. Các trung tâm mua bán tại Trung Quốc và xưởng sản xuất đang phải cạnh tranh nhau trong việc nhận nguồn năng lượng cung cấp và tình trạng mất điện xảy ra thường xuyên. Bai Jianhua, một nhà nghiên cứu năng lượng tại Trung tâm nghiên cứu năng lượng quốc gia cho hay nhu cầu về điện tại Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng nhiều hơn trong những năm tới. Báo chí Bắc Kinh loan tin các công ty Trung Quốc và Nga đang trù tính đầu tư 10 tỉ USD về dự án xây dựng nhà máy điện ở vùng đông bắc Trung Quốc. text: Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, người đại diện theo ủy quyền của ngư dân trong vụ kiện Formosa, trước cổng tòa Kỳ Anh Thông cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ra ngày 27/01/2017 đề cập tới một số vụ bắt giữ những người mà họ mô tả là lên tiếng phê phán và vận động nhân quyền. "Chính quyền Việt Nam coi việc truy cập Internet và đăng tải quan điểm phê phán là một tội hình sự thì thật là kỳ cục," ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. "Các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế cần nói thẳng và rõ ràng rằng mình sẽ xem xét lại quan hệ nếu chính phủ Việt Nam cứ tiếp tục bỏ tù những người phê phán ôn hòa." Một trong những người bị bắt trong tháng này là ông Nguyễn Văn Hóa, người đã vận động phản đối Công ty Thép Formosa vì gây ra thảm họa môi trường vào tháng Tư năm 2016. Ông Hóa bị cáo buộc đã "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước" theo điều 258 của Bộ luật Hình sự. Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cũng có trụ sở tại New York, ông Hóa mất tích từ hôm 11/01 tại Hà Tĩnh, nơi ông đang sinh sống, nhưng tới 23/1 cảnh sát mới báo cho gia đình ông biết là ông 'đang bị tạm giam'. Cũng trong trung tuần tháng Giêng, bà Trần Thị Nga bị bắt với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ luật Hình sự. "Bà Trần Thị Nga từ lâu nay vẫn bị đe dọa, sách nhiễu, câu lưu, thẩm vấn và hành hung vì đã hoạt động vì người lao động và trong các lĩnh vực khác," thông cáo viết. CPJ vào hôm thứ Năm kêu gọi Hà Nội thả ông Hóa và bà Nga. Bà Trần Thị Nga tham gia nhiều cuộc biểu tình về môi trường và chống Trung Quốc "Việt Nam nên ngưng đối xử với nhà báo như tội phạm," ông Shawn Crispin, đại diện CPJ tại Á châu nói trong thông cáo. Những người khác bị bắt trong điều mà HRW mô tả là "đợt bắt giữ" gồm cựu tù nhân chính trị, Nguyễn Văn Oai, vì "vi phạm lệnh quản chế", ông Nguyễn Danh Dũng vì cho là ông tham gia Thiên An TV, một kênh trên YouTube có nội dung phê phán chính phủ, và blogger Hồ Văn Hải. "Việt Nam hiện có ít nhất 112 nhà hoạt động và blogger đang thụ án tù chỉ vì thực thi các quyền tự do cơ bản của mình, như tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và tự do tôn giáo. Từ lâu rồi, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã kêu gọi loại bỏ những điều luật có nội dung hình sự hóa ngôn luận ôn hòa ở Việt Nam." "Việt Nam có một quá trình dài trừng phạt bất cứ ai bị Đảng Cộng sản cầm quyền coi là mối đe dọa tới vị thế độc tôn quyền lực của mình," ông Adams nói. "Việt Nam cần gia nhập thế kỷ 21 và loại bỏ những điều luật hà khắc có từ thời trước." Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo lên tiếng về "đợt bắt giữ" những người phê phán chính phủ. text: Bộ trưởng Trần Đại Quang nói về 'niềm vinh dự lớn' cho ngành công an Theo báo Công an Nhân dân, quyết định hôm 21/12 nói trong năm 2012 có 14 thiếu tướng công an được thăng lên trung tướng và 34 đại tá được thăng lên thiếu tướng. Trong số các vị tân thiếu tướng có ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng và ông Vũ Chí Thực, Giám đốc Công an Quảng Ninh, theo báo của các tỉnh này. Được biết buổi lễ hôm 24/12 do Thượng tướng, Bộ trưởng Trần Đại Quang chủ trì với sự có mặt của nhiều lãnh đạo các tổng cục, bộ tư lệnh... của ngành công an từ trung ương tới các địa phương có sĩ quan được thăng cấp bậc hàm cấp tướng. 'Vinh dự lớn' Thượng tướng Quang được trích lời nói “đây là niềm vinh dự lớn” với các sĩ quan được phong cấp tướng nói riêng và của toàn ngành công an Việt Nam nói chung. Hồi tháng 10/2012 trong đợt thảo luận về thay đổi Hiến Pháp 1992 có đề nghị trao quyền phong hàm cấp tướng, đô đốc hải quân và bổ nhiệm tổng tham mưu trưởng sang cho Chủ tịch nước. Lực lượng công an có nhiệm vụ bảo vệ Đảng Cộng sản và thể chế chính trị hiện hành ở Việt Nam Tuy nhiên, trong một bình luận với BBC Tiếng Việt khi đó, nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận nói việc để Thủ tướng hay Chủ tịch nước phong hàm tướng không làm thay đổi bản chất vấn đề. Theo ông Thuận, đó là vì quyền lực vẫn nằm trong tay Đảng Cộng sản. Ông nói hôm 29/10: "Việc bổ nhiệm các chức vụ tướng tá cũng chỉ là hình thức. Thực tế các chức vụ đó đều phải thông qua tập thể Bộ Chính trị, phải được Bộ Chính trị gật đầu đồng thuận. Ông Chủ tịch nước không có thực quyền trong việc bổ nhiệm người," "Thực ra luật đã quy định việc bổ nhiệm, nay chỉ là nhắc lại ở tầm cao hơn với việc đưa nội dung đó vào Hiến pháp." Bản dự thảo Hiến Pháp đã được đưa ra trình Quốc hội trong các phiên họp kỳ họp thứ tư trong tháng 12/2012, và các nội dung sửa đổi sẽ được đưa ra trưng cầu ý kiến nhân dân trong ba tháng, kể từ ngày 2/1/2013. Lực lượng công an có nhiệm vụ bảo vệ Đảng Cộng sản và thể chế chính trị hiện hành ở Việt Nam. Hôm 17/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao nhiệm vụ cho ngành công an khi đến dự và phát biểu tại một hội nghị của ngành này. Ông Dũng nói công an Việt Nam cần “tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ an ninh, trật tự xã hội trên mọi lĩnh vực và địa bàn”. “Đấu tranh ngăn chặn kịp thời âm mưu, ý đồ kích động, gây bạo loạn của các thế lực thù địch, cương quyết không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, của nhân dân.” Thêm về tin này Chủ đề liên quan Hôm 24/12/2012 vừa qua, Bộ Công an Việt Nam đã làm lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho 48 sĩ quan cấp lãnh đạo trong ngành công an lên nhận hàm cấp tướng. text: Hoa Kỳ đã thuê sóng truyền hình để phát các quảng cáo giải thích nhưng người Pakistan vẫn không nguôi giận dữ về bộ phim bị cho là báng bổ Mười bốn người thiệt mạng tại thành phố cảng Karachi và thêm năm người nữa chết tại thành phố phía tây bắc Peshawar, các quan chức bệnh viện nói. Người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát bên ngoài khu vực ngoại giao ở thủ đô Islamabad, gần Đại sứ quán Hoa Kỳ. Tình trạng bạo động đã lan rộng liên quan tới bộ phim nghiệp dư, Sự ngây thơ của người Hồi giáo. Tin cho hay hàng chục người bị thương và phóng viên BBC nói rằng một số trong tình trạng nguy kịch. Cuộc biểu tình đã khiến một số người thiệt mạng trên khắp toàn cầu, trong đó có cả ở Pakistan, nơi chính phủ đã kêu gọi từ trước là hãy biểu tình ôn hòa, cho dân một kỳ nghỉ và một "ngày yêu thương" dành cho Đấng tiên tri Muhammad. Cơn thịnh nộ lan rộng Mặc dù các mục tiêu của Hoa Kỳ phải gánh chịu hậu quả của các cuộc biểu tình phản đối bộ phim nhưng tâm trạng bài phương Tây đã càng bị thổi bùng lên sau khi tạp chí châm biếm của Pháp, Charlie Hebdo, phát hành các hình biếm họa Đấng tiên tri Muhammad hồi trong tuần. Hôm thứ Sáu, Pháp đã đóng cửa đại sứ quán và các cơ quan ngoại giao khác tại khoảng 20 quốc gia trên khắp thế giới Hồi giáo. Các cuộc biểu tình bị cấm tổ chức tại Pháp và Tunisia, cựu thuộc địa của Pháp, nhưng tại các nơi khác đã có các cuộc biểu tình lan rộng. Một cuộc biểu tình ôn hòa đã diễn ra bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại thủ đôKuala Lumpur của Malaysia. Khoảng 3.000 người tuần hành ở thành phố Basra ở miền nam Iraq. Hàng ngàn người đốt cờ Mỹ và cờ Pháp ở thủ đô Dhaka của Bangladesh. Đám đông tập hợp tại Baalbek của Lebanon trong một cuộc biểu tình được tổ chức bởi nhóm dân quân Shia, Hezbollah, và họ đã đốt cờ Mỹ cùng cờ Israel. Tuy nhiên, đã có hàng ngàn người Libya tham gia một cuộc tuần hành ở Benghazi chống lại lực lượng dân quân Hồi giáo Hezbollah, vốn bị quy trách nhiệm về vụ tấn công khiến ông Đại sứ Mỹ và ba quan chức ngoại giao khác của Hoa Kỳ thiệt mạng. Thêm về tin này Ít nhất 19 người thiệt mạng khi các cuộc biểu tình bạo lực nổ ra tại các thành phố chính của Pakistan trong cơn tức giận bộ phim bài Hồi giáo sản xuất tại Mỹ. text: Họ đã chuyển hai sân bay Don Mueang và Suvarnabhumi lại cho giới chức quản lý. Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD) đã ngừng các cuộc biểu tình sau khi Tòa án Hiến pháp Thái Lan cấm Thủ tướng Somchai Wongsawat hoạt động chính trị. Đợt biểu tình này đã khiến hàng trăm ngàn du khách mắc kẹt lại Thái Lan. Phóng viên BBC tại Bangkok cho hay không khí giải tán biểu tình giống như một lễ hội với những người biểu tình mặc áo vàng đứng chờ xin chữ ký của lãnh đạo để làm kỷ niệm. PAD đã yêu cầu ông thủ tướng từ chức vì cho ông là bù nhìn của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Ông Somchai, người đã phải làm việc ở thành phố Chiang Mai phía Bắc, nói các đồng minh của ông sẽ sớm hình thành một chính phủ tạm quyền với một lãnh đạo mới. Vẫn phức tạp Hôm thứ Ba, Tòa Hiến pháp Thái đã giải tán ba đảng trong liên minh cầm quyền. Ngay lập tức, các đảng này đều tái thành lập dưới tên gọi khác. Cũng chính Tòa Hiến pháp đã giản tán chính phủ thân Thaksin của ông Samak Sundaravej hồi tháng Chín. Phe PAD đã tuyên bố sẽ đấu tranh chống mọi đồng minh của ông Thaksin. Trong khi đồng minh của ông Somchai chuẩn bị hình thành chính phủ mới, PAD tuyên bố đã giành chiến thắng. Các phóng viên cho rằng việc bao vây sân bay ngày càng bị người dân chê trách, nên phán quyết của tòa án là cơ hội cho phe biểu tình rút lui trong thể diện. Thế nhưng các chia rẽ xã hội dẫn tới căng thẳng chính trị thì vẫn còn đó. Một trong các thủ lĩnh PAD, ông Sondhi Limthongkul, tuyên bố đêm thứ Ba: "PAD sẽ quay trở lại nếu một chính quyền bù nhìn khác của Thaksin lên thay, hay bất cứ ai muốn tìm cách sửa Hiến pháp để qua mặt quyền lực của Hoàng gia". Chaturon Chaisaeng, cựu thành viên nội các Thaksin, nhận định rằng sẽ có nội chiến nếu như PAD cứ tiếp tục đòi có một chính phủ không do bầu cử dân chủ lập nên. Các chuyến bay nội địa sẽ được nối lại vào tối thứ Tư, và bay quốc tế bắt đầu trở lại vào thứ Năm. Tuy nhiên các quan chức nói sẽ phải mất hai ngày để lịch bay trở lại bình thường. Việc bao vây sân bay đã làm hơn 300.000 du khách bị mắc kẹt lại Thái Lan và gây thiệt hại hàng chục tỷ đôla cho kinh tế Thái. Ít nhất sáu người thiệt mạng trong các đợt biểu tình sáu tháng qua và hình ảnh nước Thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người biểu tình chống chính phủ đã rút khỏi hai sân bay chính tại Bangkok sau tám ngày chiếm giữ khiến ngành du lịch ngừng trệ. text: Bước sang năm 2002, triển vọng này xem ra gần với thực tế hơn bao giờ hết, khi một đội tuyển Đức, mặc dù không sáng chói nhưng đã loại tất cả các chướng ngại để vào chung kết trước khi vấp ngã trước đội Brazil. Giới mộ điệu cho rằng có thể đội Đức hên hơn là may vì hai năm sau tại Euro 2004, Đức đã bị loại ngay ở vòng đấu bảng. Đôi chân vàng Jurgen Klinsmann đã được giao cho nhiệm vụ chỉnh đốn lại hàng ngũ, nhưng liệu anh có thể nào khôi phục thời hoàng kim năm 1974, và chiếm chiếc cúp cao quí nhất trên sân nhà lần này hay không? Trên dàn công, tiền đạo Miroslav Klose nay không còn làm cho hàng thủ của các đội khác run sợ nữa. Hồi Euro 2004, Klose chỉ xuất hiện có 11 phút để thay cho một cầu thủ khác, và không ghi được một bàn nào. Klose đã ghi được năm bàn trong World Cup 2002, tuy nhiên kết quả này dễ làm cho người ta hiểu lầm, vì anh đã thắng được ba bàn trên tổng số tám bàn trong trận Đức nhấn chìm một đối thủ không cân xứng là Saudi Arabia, và sau vòng đấu bảng Miroslav Klose không ghi được một bàn nào. Tuy nhiên từ đó, Miroslav Klose, năm nay 27, bắt đầu tỏa sáng trở lại. Ký giả thể thao lão thành người Đức Paul Chapman, từng theo dõi Bundesliga hơn 30 năm nay, đã nói với BBC Sport rằng: "Klose đã tỏ ra xuất chúng với đội Werder Bremen trong mùa banh năm nay." "Anh đã ghi được 25 bàn, tạo cơ hội cho đồng đội ghi thêm 14 bàn nữa giúp cho đội Werder Bremen chiếm được hạng nhì." "Klose ghi được ở mọi cự ly, ở mọi góc độ, với những cú đánh đầu cũng như bằng những cú đá có tính chất kỹ xảo." "Cùng với Lukas Podolski ở hàng tiền đạo, cặp bài trùng này tỏ ra hết sức lợi hại cho đội Đức vì họ di chuyển nhanh và thoáng." Cùng với Klose và Podolski ở hàng tiền đạo, đội tuyển Đức có thủ môn được coi là giỏi nhất của World Cup lần này : đó là Jens Lehmann hiện đầu quân cho đội Arsenal của Anh. Và trong lúc giới hâm mộ Anh dương đương tự đắc với hàng tiền vệ ccủa họ, thì hàng tiền vệ của Đức đều công thủ khá nhịp nhàng. Chapman nói: "Mọi người đều biết Michael Ballack giỏi đến chừng nào. Torsten Frings cầm chịch mọi chuyện ở dàn giữa này, cộng thêm Tim Borowski, thì tỏ ra tuyệt vời ở cánh trái." "Bernt Schneider vũng như thành đồng ở cánh phải và có thể bọc lót cho hậu vệ phải, và nếu như mọi chuyện không được như ý thì nhà cầm quân Klinsmann có thể tung Bastian Schweinsteiger ra thay thế Borowski." "Nếu như bạn không ủng hộ đội Đức, thì có một chuyện sẽ làm cho bạn lo âu : đó là bạn có quá nhiều cầu thủ đang ở đỉnh cao của tài nghệ và thể lực trong lúc này." Tuy nhiên ở hàng phòng thủ, thì thủ môn Jens Lehmann có phần nào khá bận rộn. Nhà cầm quân Klinsmann đã cho gọi Jens Nowotny, hậu vệ 32 tuổi của đội Bayer Leverkusen vào đội tuyển để che chắn cho Jens Lehmann, và theo nhà báo Chapman, thì Nowotny được giao cho trách nhiệm rất nặng. "Nowotny sẽ đá cặp với Per Mertesacker, đã chu toàn nhiệm vụ trong mùa banh vừa rồi tuy nhiên thiên về công hơn là thủ." "Anh ta đã ghi được năm bàn, tất cả đầu là đánh đầu từ những cú đá phạt, tuy nhiên, hơi yếu về mặt phòng thủ". "Mertesacker là một hậu vệ hiếm có, không gây ra một lỗi lầm nào, không bị một thẻ vàng nào, nhưng dường như không thích phá banh trong chân bất cứ ai." Nhưng dường như tuyển Đức cũng hơi yếu kém hai bên sườn với Phillipp Lahm và Arne Friedrich. "Lahm đã bị chấn thương trước mua đấu năm nay và đội Bayern Munich phải thay thế anh với Bixente Lizarazu. Và tôi không đánh giá Friedrich cao lắm." "Tuyển Đức sẽ phải ghi bàn bởi vì rõ ràng họ cũng đã để thủng lưới nhà." Từ Cúp Các Liên Đoàn hồi mùa hè năm ngoái cho tới tháng ba năm 2006, Đức đã thi đấu tám trận Đức thua Ba, hòa hai và thua ba trước đội SLOVAKIA (2-0), Thổ nhĩ Kỳ(2-1) và ITALY (4-1) Nhà cầm quân Klinsmann đã bị giới hâm mộ cũng như báo chí chỉ trích vì đã chọn ở lại Californiatrong phần lớn thời gian dẫn tới vòng chung kết, và nhất là bị đánh giá thấp sau khi tuyển Đức thua Italy 1/4 hồi tháng Ba vừa qua. Và không phải chỉ có người dân vào báo chí không thôi. Theo Zwangiger, giám đốc điều hành của Linê đoàn Bóng đá Đức (DFB) nói rằng Klinsmann "đáng lý ra phải có mặt thường xuyên hơn" ở Đức. Huyền thoại bóng đá Đức Franz Beckenbauer đã chỉ trích Klinsmann vì đã không tham dự một khóa huấn luyện dành cho các huấn luyện viên. Thậm chí cựu cầu thủ Sepp Maier và Lothar Matthaus đã lên tiếng công kích Klinsmann. Liệu người Đức có bỏ qua được các điểm dị biệt hay không thì còn phải chờ xem. Tuy nhiên, về mặt tích cực mà nói, không có ai bị chấn thương trong tuyển Đức trong lúc này, thề nhưng nếu tình trạng này thay đổi, và chỉ cần một trong ba cầu thủ Podolski, hoặc Klose hoặc Ballack bị thương, là chắc chắn là tâm tình cả nước cũng sẽ đổi theo. Sáu năm trước đây, khi trúng thăm được đăng cai tổ chức World Cup 2006, thì hầu như chắc chắn Đức là nước có nhiều triển vọng nhất để đoạt ngôi báu. text: Những thay đổi này - được đại diện của các cộng đồng nhất trí vào đêm thứ Ba - đã được thông qua mà không cần phải biểu quyết. Một đảng theo dòng Sunni nói họ sẽ ủng hộ bản dự thảo nếu các dân biểu trúng cử trong cuộc bầu cử tháng 12 tới có thể đánh giá lại bản hiến pháp. Các đảng dòng Sunni khác thì vẫn tiếp tục tẩy chay. Hôm thứ Bảy, người dân Iraq sẽ đi bỏ phiếu để biểu quyết về bản hiến pháp mới. Vào cuối năm nay, một uỷ ban sẽ ngồi lại để xem xét văn bản của hiến pháp. Tuy nhiên, phóng viên BBC, James Reynolds, tại Baghdad nói việc dàn xếp chính trị này khó có khả năng sẽ nhanh chóng chấm dứt tình trạng bạo lực thường xảy ra tại Iraq. Các vụ tấn công của quân nổi dậy tiếp tục diễn ra hôm thứ Tư, khi ít nhất 30 người - đa phần là những người đi kiếm việc - bị một kẻ đánh bom tự sát giết tại thị trấn Talafar ở phía bắc. Đây là vụ tấn công lớn thứ hai tại thị trấn này chỉ trong vài ngày. Có tới 30 người khác bị giết hại trong vụ tấn công hôm thứ Ba tại một khu chợ đông đúc ở đó. Quốc Hội Iraq đã phê chuẩn những thay đổi vào phút chót đối với bản dự thảo hiến pháp nhằm để tránh được sự phản đối của những người Arab dòng Sunni. text: Buổi lễ trao giải diễn ra ngày 8-1, với giải nhất thuộc về kịch bản Hội thề của nhà văn Nguyễn Quang Thân. Đây là một cuộc thi sáng tác kịch bản để làm phim truyện và phim truyền hình nhiều tập do Ban chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long của Việt Nam tổ chức. 'Tinh thần Thăng Long' Kịch bản Hội thề của ông Nguyễn Quang Thân viết về những ngày cuối cùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh. Khi đó, người dẫn đầu khởi nghĩa, Lê Lợi, đã cùng tướng Minh ở Đông Quan, Vương Thông, tổ chức một hội thề để thu xếp cho quân Minh một lối đi về nước an toàn. Chiến lược lấy hòa hiếu làm trọng, ngay cả khi ưu thế quân sự đang thuộc về nghĩa quân Lam Sơn, được dùng như một ẩn dụ về chiến lược ứng xử của Việt Nam trong chặng đường lịch sử đối diện với Trung Hoa. Nhà văn Nguyễn Quang Thân gọi đây là "tinh thần Thăng Long", sự mềm dẻo, khôn ngoan của các nhân tài đã đi qua lịch sử của thủ đô Hà Nội. Đề tài phim lịch sử là một mảng còn thiếu vắng trong điện ảnh Việt Nam lâu nay. Nói chuyện với đài BBC, nhà văn Nguyễn Quang Thân nói theo ông, yếu kém chung của phim lịch sử VN cũng là nằm trong sự yếu kém chung của điện ảnh Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, việc có những phim lịch sử nước ngoài hấp dẫn hơn hẳn cũng đáp ứng nhu cầu của khán giả và khiến họ lơ là với lịch sử của chính dân tộc Việt. Nhưng ông Nguyễn Quang Thân nói ông vẫn tin là người dân Việt Nam quan tâm đến lịch sử nước nhà vì "đó đã đi vào máu thịt". Còn việc làm thế nào để lịch sử Việt Nam hấp dẫn hơn đối với đại chúng thì không chỉ là trách nhiệm của điện ảnh, mà còn nhiều yếu tố khác, trong đó có giáo dục. Danh sách được giải về kịch bản: Giải A: "Hội thề" của Nguyễn Quang ThânGiải B: "Thái tổ Lý Công Uẩn" của Đinh Thiên Phúc; và "Lý Thường Kiệt" của Nguyễn Quang LậpGiải C: "Càn khôn một gánh" của Chu Lai; và "Trần Thủ Độ và người tình" của Nguyễn Mạnh TuấnGiải khuyến khích: "Thái hậu Ỷ Lan" của Nguyễn Xuân Khánh Một kịch bản về thời kì Lê Lợi khởi nghĩa đã giành giải nhất trong một cuộc thi sáng tác kịch bản phim truyện lịch sử Thăng Long - Hà Nội. text: Nhưng cuộc họp đã không đi đến bỏ phiếu sau khi đại sứ Mỹ và Anh nói dự thảo đã bỏ sót việc Palestine tấn công Israel. Dự thảo chỉ lên án hành động quân sự của Israel và kêu gọi nước này ngừng bắn. Trước đó, Thủ tướng Israel Ehud Olmert đã bác bỏ lời kêu gọi ngừng bắn 48 giờ để cho thêm hàng cứu trợ nhân đạo vào Gaza. Tại New York, đại sứ Palestine tại Liên Hiệp Quốc, Rijad Mansour, kêu gọi một giải pháp đồng thuận nhằm bảo đảm một lệnh ngừng bắn ngay lập tức. Nhưng đại diện Israel tại tổ chức lớn nhất thế giới, Gabriela Shalev, nói Israel sẽ làm mọi điều cần thiết để bảo vệ lãnh thổ trước điều mà bà gọi là khủng bố. Trong khi đó, đại sứ Mỹ tại LHQ cho rằng việc có dẫn tới một lệnh ngừng bắn hay không phụ thuộc vào Israel và Hamas, và LHQ không nên áp đặt chuyện này. 'Gây tội ác' Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói ông sẽ tới khu vực Trung Đông nhằm tìm cách chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài năm ngày qua với các cuộc không kích của Israel và các đợt bắn rocket của Hamas. Nhưng Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã đe dọa sẽ rút khỏi đàm phán. Ông gọi các vụ đánh bom của Israel ở Gaza là “sự gây hấn đầy tội ác và dã man” và nói thêm ông “sẽ không do dự ngừng” hòa đàm với Israel “nếu họ đi ngược lại quyền lợi của chúng tôi và ủng hộ việc gây hấn”. Sau cuộc họp nội các hôm 31/12, Thủ tướng Olmert nói hiện vẫn chưa hội đủ các điều kiện cho một lệnh ngừng bắn, nhưng không loại trừ một khả năng trong tương lai. Trong năm ngày vừa qua, máy bay chiến đấu và trực thăng của Israel đã đánh các mục tiêu của Hamas trong đó có các cơ sở an ninh, tòa nhà chính phủ, các đường hầm dùng để chuyển hàng lậu nằm dưới biên giới với Ai Cập và nhà của các lãnh tụ chiến binh. Quan chức Palestine nói 391 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel; bốn người Israel đã qua đời vì rocket bắn từ Dải Gaza nằm dưới sự kiểm soát của Hamas. Cộng đồng quốc tế đang kêu gọi hai bên dừng tấn công vì các bệnh viện ở Gaza đang phải khó khăn đương đầu với con số thương vong lớn trong khi lương thực và nhiên liệu thì cạn dần. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thảo luận một dự thảo nghị quyết, kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực Israel-Palestine. text: Tổ chức Thế giới vì Nhân quyền (The World Organization for Human Rights) nói Yahoo chia sẻ thông tin với chính quyền Trung Quốc đưa đến chỗ một số cây bút và người bất đồng chính kiến bị bắt. Tên của một nhà báo được trích ra trong vụ việc cho thấy địa chỉ email và IP của ông ta bị Yahoo chuyển cho các quan chức Trung Quốc. Người ta sau đó đã truy ra ông và phạt tù 10 năm vì "tội lật đổ". Yahoo khẳng định họ phải tuân thủ luật lệ địa phương ở bất cứ nơi nào họ hoạt động. Nhưng tập đoàn này cũng thừa nhận việc trao thông tin cho quan chức Trung Quốc đã tạo điều kiện cho nhà chức trách bắt người. Trong một thông cáo, Yahoo nói họ luôn ủng hộ quyền riêng tư và tự do ngôn luận nhưng nói thêm rằng họ đang làm việc với các công ty khác chuyên về kỹ thuật để tìm cách giải quyết tốt nhất các lo ngại về nhân quyền. Nhóm nhân quyền nêu trên đã đưa vụ việc tại San Francisco nhân danh nhà báo Trung Quốc Sư Đào và một người nữa có tên là Vương Tiểu Ninh. Luật sư bào chữa cho họ nói Yahoo đáng ra phải hỏi chính phủ Trung Quốc xem vì sao họ muốn thông tin về hai người này trước khi chuyển tin tức. Theo ông Yahoo đã không đạt được tiêu chí về trách nhiệm đạo đức. Phóng viên BBC David Willis có mặt ở California nói vụ việc đang gây ra cuộc tranh luận về trách nhiệm của các công ty Internet Hoa Kỳ trong quá trình bảo vệ danh tính của người dùng ở nước khác, nơi công ty có hoạt động. Trung Quốc thì có luật hà khắc tại điều chỉnh hoạt động của Internet. Ông Sư Đào bị bắt và xử tù chỉ vì đưa lên mạng những bình luận mang tính phê phán tệ tham nhũng của quan chức nhà nước. Yahoo không phải là công ty Internet duy nhất bị cáo buộc đã hợp tác với chính quyền Trung Quốc. Đối thủ của họ, Google cũng thừa nhận đã ngăn các tin tức nhạy cảm về chính trị trên trang web của họ ở Trung Quốc. Một nhóm nhân quyền ở Mỹ đang kiện Yahoo vì cho rằng tập đoàn này dính líu vào việc vi phạm nhân quyền và tra tấn ở Trung Quốc. text: Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng. Phản hồi lại câu hỏi của BBC tiếng Việt về Bản phúc trình của HRW ra hôm 19/6, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng trả lời qua email: "Bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam, được thực hiện phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. "Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận rộng rãi. "Việt Nam bác bỏ báo cáo của Tổ chức Human Rights Watch. Báo cáo dựa trên những thông tin sai sự thật, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam". Phúc trình 65 trang được HRW công bố hôm 19/6 tường trình 36 vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây, khi các nhà hoạt động nhân quyền bị "côn đồ" đánh đập ở Việt Nam. Theo tài liệu này, nhìn từ vụ tấn công Luật sư Nguyễn Văn Đài và bạn bè ông có thể thấy một xu hướng đáng lo ngại ở Việt Nam: các nhóm hành hung các nhà hoạt động, dường như nhận được "sự chỉ đạo hoặc cho phép của những người có thẩm quyền." Mẹ blogger Như Quỳnh 'tám tháng chưa được gặp con' VN nói tước quốc tịch ông Hoàng là 'đúng luật' Một nhà hoạt động tại Hà Nội nói rằng việc ông hoặc những nhà hoạt động hay blogger khác bị tấn công "toàn do những người mặc thường phục mà không dám dùng cảnh phục". Ông Lã Việt Dũng, thành viên của đội bóng No-U FC nói: Một nhà hoạt động tại Hà Nội nói rằng khác bị tấn công “toàn do những người mặc thường phụ "Việc làm này chỉ có thể làm cho chúng tôi quyết tâm hơn để thay đổi xã hội này và người dân thấy sự việc mà đứng lên đấu tranh. "Nếu chúng tôi ngừng lên tiếng và đấu tranh thì chính quyền sẽ tiếp tục đàn áp những người dân khác và do đó chúng tôi sẽ không bỏ cuộc," ông Dũng, người từng bị tấn công và chịu thương tích hồi hè năm ngoái tại Hà Nội, nói với hãng tin AFP. Sự việc xảy ra sau khi ông có cuộc gặp mặt với một đội bóng đá theo tiêu chí chống "đường lưỡi bò" của Trung Quốc hồi tháng 7/2016. Đeo khẩu trang Hai nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền (trái, đang bị truy nã) và Hoàng Đức Bình (đang bị giam) Ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của HRW, cho biết: "Tình trạng các nhà hoạt động ở Việt Nam có nguy cơ bị bỏ tù vì phát ngôn ý kiến của mình đã đủ tồi tệ rồi, giờ đây họ lại còn phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn hàng ngày, chỉ vì thực thi các quyền cơ bản của mình". "Chính phủ Việt Nam cần tuyên bố rõ rằng kiểu hành xử đó sẽ không được dung thứ, và chấm dứt chiến dịch đối phó với những người vận động cho nhân quyền theo cách thức này." "Hiện tượng côn đồ bắt cóc các nhà hoạt động giữa ban ngày, dùng vũ lực cưỡng ép họ lên xe rồi đánh đập cho thấy có sự miễn trừ trách nhiệm trong việc đàn áp các nhà hoạt động." "Chính quyền Việt Nam cần phải hiểu rằng việc dung thứ các hành vi bạo lực như thế sẽ dẫn tới tình trạng vô luật pháp và hỗn loạn chứ không phải trật tự và ổn định xã hội như họ tuyên bố đang cố gắng hướng tới." Theo HRW, dù mối liên hệ chính xác giữa những kẻ côn đồ và chính quyền thường không thể minh xác được, "nhưng trong một nhà nước công an trị sát sao như Việt Nam, gần như không có gì phải nghi ngờ về việc những kẻ này có quan hệ với, và hành động theo sự chỉ đạo của mật vụ nhà nước." Bản phúc trình ghi nhận: "Thông tin về những thể loại tấn công này không thể đầy đủ do bị hạn chế về tiếp cận tin tức và kiểm duyệt báo chí ở Việt Nam." HRW ghi nhận trong năm 2016, có ít nhất 21 nhà vận động nhân quyền bị kết án và ít nhất 20 vụ hành hung xảy ra với hơn 50 nạn nhân. "Trong rất nhiều vụ tấn công, những kẻ thủ ác thường đeo khẩu trang. Có một số vụ, như đã nêu ở trên, các nhà hoạt động cho biết rằng công an mặc sắc phục có mặt tại đó nhưng không làm gì để ngăn chặn việc hành hung," phúc trình viết. "Trong hầu hết các vụ, không có ai bị truy cứu trách nhiệm vì hành vi hành hung. Rất nhiều nhà hoạt động đã trình báo công an về các vụ hành hung, nhưng việc điều tra hầu như chưa bao giờ được tiến hành." HRW được biết chỉ có một vụ duy nhất những kẻ thủ ác và cán bộ công an được cho là phải chịu trách nhiệm về vụ hành hung bị điều tra. Tổ chức này ghi nhận, "bất chấp những rủi ro lớn về an toàn và tự do cá nhân, cộng đồng blogger và các nhà hoạt động nhân quyền tiếp tục lớn mạnh ở Việt Nam." Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ một báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW ) nói các nhà vận động dân chủ và blogger ở Việt Nam bị côn đồ hành hung. text: Trong lúc đang có các tin đồn rằng hành động này có thể là một phần trong kế hoạch trao đổi tù binh, Hezbollah cũng trao trả hài cốt của những người lính Israel bị giết trong cuộc chiến năm 2006 thông qua Hội Hồng Thập Tự. Ông Nasser sinh ra ở Lebanon, có mẹ là người Do Thái và cha là người Hồi giáo. Ông rời Lebanon năm 1982 và trở thành công dân Israel. Israel ra quyết định tước quyền công dân của ông này khi bản án chấm dứt cách đây một tháng. Ông Nasser được đưa tới cửa khẩu gần thị trấn miền nam Naqoura của Lebanon trong một chiếc xe jeep màu trắng và được giao cho Ủy ban Hồng Thập Tự quốc tế tại đây. Hezbollah ăn mừng Các quan chức Hezbollah trước đó đã chuẩn bị buổi liên hoan để chào đón ông Nasser quay trở về. Họ dựng sân khấu gần biên giới với hệ thống loa lớn phát đi các bài ca yêu nước. Việc trao đổi tù binh lớn hơn giữa hai phía có thể sẽ đưa tới việc trao trả hai người lính Israel bị Hezbollah bắt năm 2006 - là hành động châm ngòi cho cuộc chiến 33 ngày giữa Israel và nhóm dân quân Hồi giáo dòng Shia - cũng như một số công dân Lebanon bị Israel giam giữ. Hezbollah chưa đưa ra tuyên bố gì về những đồn đoán này, và Israel cũng bác bỏ rằng việc trục xuất ông Nasser là một phần trong thoả thuận lớn hơn. Ủy ban Hồng Thập tự quốc tế khẳng định rằng họ đã nhận được một hộp chứa hài cốt từ Hezbollah, mà họ sẽ chuyển lại cho Israel. Sinh năm 1968, ông Nasser rời Lebanon vào thời điểm Israel xâm lược nước này năm 1982 và về với gia đình nhà mẹ ở Israel, nơi ông sinh sống gần Tel Aviv. Nissim Nasser, một công dân Israel bị buộc tội làm gián điệp cho Hezbollah năm 2002, đã được trục xuất sang Lebanon. text: Đây là cuộc biểu tình đòi nâng lương làm ngày thứ Bảy của công nhân Việt Nam. "Nhưng vì Việt Nam nơi quê nhà vụ cá chết đang nóng như lửa nên nhân tiện việc này anh em cầm biểu ngữ phản đối Formosa" - một người tham gia cuộc biểu tình nói. "Tại Đài Loan người Việt chúng ta đã đến ngay tại trụ sở của Formosa đòi họ phải chịu trách nhiệm với những tai hoạ họ đã gây ra. Cuộc biểu tình này diễn ra cùng lúc với hàng ngàn người xuống đường tại Sài Gòn, Hà Nội, Nghệ An, Quảng Bình v.v...," một người viết trên Facebook. "Đây là những người Việt, những anh chị em lao động sống tại Đài Loan đã không ngại xứ lạ quê người đến thẳng trụ sở Formosa để lên tiếng bảo vệ cho đồng bào và đất nước Việt Nam thân yêu. "Các bạn sẽ lần lượt thấy tại một số nơi Formosa có nhà máy hay công ty chi nhánh, người Việt trên khắp thế giới sẽ có những cuộc biểu tình, dù nhỏ hay lớn. Sự đồng loạt này sẽ gây sức ép lên Formosa và nhà nước Việt Nam phải chịu trách nhiệm với dân," Facebooker này viết. Tại Bangkok, Thái Lan, một người Việt đã chia sẻ câu chuyện thảm họa cá chết cho những người Thái xung quanh và nhận được sự ủng hộ của họ. Độc giả này đã gửi cho BBC những hình ảnh mà cô vận động họ góp tiếng nói về vấn đề này tại Việt Nam. Bạn đọc của BBC gửi đến hình ảnh từ Đài Loan, nơi những công nhân, người lao động Việt Nam xuống đường thể hiện quan điểm về sự kiện cá chết tại khu vực Hà Tĩnh. text: Bill Gates là người giàu nhất thế giới lần thứ 16, theo Forbes Nhà sáng lập tập đoàn Microsoft một lần nữa vượt qua tỷ phú Mexico Carlos Slim, trở thành người giàu nhất thế giới. Tài sản của ông Gates được cho là tăng thêm hơn 3 tỷ đôla trong năm qua, lên con số 79 tỷ. Theo Forbes, toàn thế giới hiện có con số tỷ phú kỷ lục là 1.826 người, tăng 181 người trong 12 tháng. Ông Gates chiếm vị trí hàng đầu 16 trong 21 năm qua. Nhà sáng chế Mỹ Warren Buffett trở lại vị trí thứ ba trong danh sách với tài sản ước tính 72,7 tỷ. Trước đó vị trí này do Amancio Ortega, cha đẻ chuỗi công ty thời trang Tây Ban Nha Zara nắm giữ. Công nghệ thống lĩnh Để lọt vào danh sách 20 người giàu nhất thế giới năm nay cần ít nhất 29 tỷ đôla, thấp hơn năm ngoái 2 tỷ. Các nhà sáng lập và tổng giám đốc các công ty công nghệ Hoa Kỳ tiếp tục thống lính danh sách, chiếm tới sáu vị trí trong số 20 nhân vật hàng đầu. Người phụ nữ đầu tiên lọt vào danh sách người giàu nhất là Christy Walton, vợ góa của John Walton - một trong những người thừa kế của tập đoàn Wal-Mart. Bà là người phụ nữ giàu nhất thế giới suốt 5 trong 6 năm qua, theo Forbes. Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg vượt 5 hạng lên thứ 16, với tổng tài sản trị giá 33,4 tỷ đôla. Đây là lần đầu tiên Zuckerberg lọt vào danh sách 20 người giàu nhất. Tỷ phú trẻ nhất thế giới là Evan Spiegel, 24 tuổi, đồng sáng lập app nhắn tin Snapchat, với 1,5 tỷ đôla. Silicon Valley có tới 23 tỷ phú mới trong năm nay, trong có đồng sáng lập gia dịch vụ đặt xe Uber, Travis Kalanick và Garrett Camp; cùng nhân viên đầu tiên của họ là Ryan Graves. Elizabeth Holmes, người sáng lập hãng xét nghiệm máu Theranos, là phụ nữ trẻ đầu tiên tự kiếm được 1 tỷ đôla ở tuổi 31. Tài sản của bà hiện là 4,5 tỷ. 15 trong số 20 người giàu nhất thế giới là người Mỹ. Trong danh sách các tỷ phú có 290 người mới xuất hiện lần đầu, 71 người là từ Trung Quốc. 46 tỷ phú ở độ tuổi dưới 40. 138 người trong danh sách năm ngoái năm nay đã rớt hạng. Trong số đó có đương kim tổng thống Ukraine, vốn xuất thân là nhà kinh doanh kẹo chocolate, ông Petro Poroshenko. Người Việt Nam duy nhất trong danh sách tỷ phú thế giới là ông Phạm Nhật Vượng, đứng thứ 1118. Elizabeth Holmes trở thành tỷ phú ở tuổi 31 Lần thứ 16 Bill Gates giữ vị trí người đứng đầu danh sách tỷ phú thế giới hàng năm của tạp chí Forbes. text: Tính đến nay, tại Anh Quốc đã có hơn 17,7 triệu người được tiêm vaccine mũi đầu tiên, tương đương với khoảng một phần ba dân số trưởng thành trên toàn quốc. Anh Quốc: Tất cả người lớn sẽ được tiêm vaccine trước ngày 31/7 Covid và nạn tử tự: những phụ nữ 'biến mất' ở Nhật Ông Boris Johnson nói mỗi bước sẽ được thực hiện trong ít nhất là 5 tuần, bắt đầu từ ngày 8/3 tới đây, đối với xứ Anh. Bước một: bắt đầu từ 8/3 Bước một sẽ được triển khai thành hai phần: Ngày 8/3 Ngày 29/3 Bước 2: sớm nhất là ngày 12/4 Bước 3: sớm nhất là từ 17/5 Ông Boris Johnson dự tính sẽ tiếp tục nới lỏng thêm nữa các lệnh hạn chế từ tháng 5, là lúc các dịch vụ trong nhà được hoạt động trở lại. Bước 3 sẽ được triển khai sớm nhất là ngày 17/5. Bước 4: sớm nhất là từ 21/6 Ông Thủ tướng nói ông hy vọng việc phong tỏa tại Anh (England) sẽ được dỡ bỏ vào khoảng ngày 21/6, nhưng nhấn mạnh rằng quyết định được đưa ra sẽ tùy thuộc vào các dữ liệu chứ không phải vào ngày tháng định sẵn. Tình hình châu Âu Tính đến tuần đầu tháng 2/2021, đa số các nước thành viên EU đều áp đặt lệnh hạn chế đi lại, xuất nhập cảnh, và sẽ xem xét, điều chỉnh vào cuối tháng 2. Dù không muốn phong tỏa gắt gao, nhiều nước phải áp đặt giới nghiêm ở một số thành phố lớn, gây biểu tình phản đối như tại Bỉ, Hà Lan. Tại Đức, quốc gia nằm ở trung tâm châu Âu, số lây nhiễm tính đến 20/02/2021 vẫn cao. Bộ trưởng Y tế Liên bang Jens Spahn bày tỏ sự thất vọng về số lây nhiễm tại Đức. Nhu cầu phục hồi hoạt động ở một số khu vực ngành nghề̉ khiến Đức cho mở lại mẫu giáo từ thứ Hai tuần này trong lúc giới chức y tế một bang là Baden-Württemberg tuyên bố sẽ cho triển khai tiêm chủng vaccine AstraZeneca cho giáo viên trong tiểu bang. Tại Pháp thành phố Nice và vùng phụ cận đang có mức lây nhiễm cao nhất nước Pháp nên bị phong tỏa trong hai tuần tới. Nice ghi nhận 700 ca lây Covid trên 100 nghìn dân, cao hơn nhiều so với mức trung bình của Pháp là 190/100.000. Bồ Đào Nha bị lây nhiễm nặng và hiện vẫn áp dụng chế độ phong tỏa. Nhìn chung chương trình tiêm chủng của EU bị chậm so với Anh. Một bộ trưởng của Ba Lan, ông Michal Dworczyk hôm 22/02 thừa nhận Ba Lan đang nghiên cứu cả "phương án nhập vaccine bên ngoài chương trình chung của EU", nhưng ông nói là "không dễ dàng". Các nước châu Âu cũng có chính sách thắt chặt biên giới khác nhau. Bulgaria cho hay tính đến tháng 4, người nhập cảnh phải cách ly 10 ngày nếu đến từ các nước thuộc khối Schengen mà không có kết quả xét nghiệm PCR âm tính. Áo hiện vẫn phong tỏa vùng nghỉ đông Tyrol vì xuất hiện biến thể Covid Nam Phi, nhưng đồng ý cho người từ các nước Schengen, EU, Vatican, Singapore, Hàn Quốc tới vùng còn lại của quốc gia, với xét nghiệm PCR yêu cầu trước khi nhập cảnh 72 tiếng. Thủ tướng Anh vừa công bố sẽ áp dụng bốn bước để nới lỏng dần dần các hạn chế phòng chống Covid-19, dẫn tới bình thường hóa cuộc sống ở xứ Anh (England) sớm nhất là từ ngày 21/6. text: Luật này đã được ban hành 30 năm nay. Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với người đồng nhiệm Ai Cập Omar Suleiman, một ngày sau khi tiếp tục có các cuộc biểu tình lớn chống chính quyền ở Cairo và một số thành phố khác. Các phóng viên nói cuộc biểu tình ở trung tâm Cairo có quy mô lớn nhất kể từ đầu tới nay. Tổng thống Hosni Mubarak nói ông sẽ tiếp tục tại vị cho tới khi có bầu cử vào tháng Chín tới, và hứa chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. Theo nội dung cuộc điện đàm sau đó được Nhà Trắng công bố, ông Biden nói với ông Suleiman rằng việc chuyển tiếp cho một chính phủ đa thành phần hơn cần được thực hiện ngay lập tức. Ông Biden cũng nói Bộ Nội vụ Ai Cập cần lập tức chấm dứt việc bắt bớ và đánh đập các nhà báo cùng các nhà hoạt đ̣ộng xã hội, cho phép tự do hội họp và tự do ngôn luận. Phóng viên BBC tại Washington nói đây là lần đầu tiên kể từ khi cuộc biểu tình nổ ra hôm 25/01, Mỹ đưa ra các yêu cầu chi tiết công khai như vậy. Hoa Kỳ muốn tránh tỏ ra là can thiệp trực tiếp vào công việc của người Ai Cập, nhưng lại bị chỉ trích là không gây áp lực với giới cầm quyền ở nước này. Ủng hộ biểu tình Hàng trăm nghìn người đổ tới quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo để tham gia cuộc biểu tình mới nhất, đánh dấu tuần thứ ba liên tiếp. Quân đội đã không thể kiểm tra danh tính những người tới đây tụ họp, đơn giản vì con số quá đông. Phóng viên BBC tại Cairo nói thông điệp của người biểu tình rất đơn giản: các nhượng bộ của chính phủ chưa đủ. Wael Ghonim, nhân viên của hãng Google, người đã bị an ninh Ai Cập bắt giữ 12 ngày liền trước khi buộc phải trả tự do, đã được đám đông tại quảng trường Tahrir hoan nghênh nhiệt liệt. Ông là người đã lập trang Facebook huy động cuộc biểu tình. Ông Ghonim tuyên bố: "Chúng ta sẽ không rút lại yêu cầu của mình, là chính quyền phải ra đi". Biểu tình cũng diễn ra tại Alexandria và một số nơi khác. Phản ứng trước các diễn biến mới, Tổng thống Mubarak đã thành lập một ủy ban để đưa ra các thay đổi về hiến pháp, và một ủy ban khác để thực hiện các thay đổi này. Trong các thay đổi dự tính có việc nới lỏng quy định ứng cử tổng thống và hạn chế về nhiệm kỳ. Phó Tổng thống Suleiman cho hay một ủy ban thứ ba, chuẩn bị hoạt động trong vài ngày tới, sẽ xem xét các cuộc đụng độ giữa hai phe chống và thân chính phủ hồi tuần trước để đưa sang cho công tố viện. Ông cũng nói Tổng thống Mubarak đã ra lệnh ngừng đàn áp đối lập. Nhiều người biểu tình nói họ không tin tưởng việc chuyển giao mà chính phủ đưa ra. Quý vị bấm vào đây để đóng góp ý kiến. Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Ai Cập gỡ bỏ luật tình trạng khẩn cấp ngay lập tức, sau khi tiếp tục có biểu tình ở Cairo và các thành phố khác. text: Một báo cáo của tình báo Mỹ công bố hôm thứ Hai nói Iran đã ngừng chương trình vũ khí hạt nhân bốn năm trước. Ông Bush nói báo cáo là tín hiệu cảnh báo rằng chương trình này có thể tái tục. Trả lời các phóng viên ở Nhà Trắng, ông Bush nói tài liệu mang tên Đánh giá Tình Báo Quốc gia không cho thấy những lo lắng về Iran và vũ khí hạt nhân là vô lý. Ông thừa nhận đã có một sự đánh giá lại về tình báo nhưng nói Tehran vẫn có thể chuyển chương trình làm giàu uranium sang một chương trình vũ khí bí mật, thay thế cái mà báo cáo nói đã chấm dứt vào năm 2003. Tổng thống Mỹ nói Iran vẫn là một nước nguy hiểm: “Iran đã, đang và sẽ nguy hiểm nếu họ có công nghệ làm vũ khí hạt nhân.” Ông Bush nói ông lần đầu tiên biết tới báo cáo là vào tuần rồi và bác bỏ ngụ ý rằng các đồng minh của Mỹ nay có thể ít dựa vào phát hiện tình báo của Mỹ. Iran đã hoan nghênh báo cáo, trong khi đảng Dân chủ Mỹ kêu gọi có suy nghĩ lại về chính sách sau khi tài liệu này được công bố. Lãnh đạo phe Dân chủ trong Thượng viện, ông Harry Reid, nói ông hy vọng Tòa Bạch Ốc sẽ có bước "dấn thân ngoại giao to lớn" với Iran. Tổng thống Bush tuyên bố thế giới cần tiếp tục gây sức ép buộc Iran ngừng chương trình hạt nhân. text: Ảnh minh họa tại sân bay nội bài. Báo Thanh Niên dẫn lời ông Lê Trường Giang, người phát ngôn của VNA nói hãng này đã ra quyết định tạm dừng bay với cơ trưởng là ông Pechanec Marek, quốc tịch Czech và cơ phó là ông Đỗ Hoàng Nam, quốc tịch Việt Nam cũng như 5 thành viên khác của phi hành đoàn "để các thành viên tổ bay trên chuyến VN1266 phục vụ điều tra". Liên quan tới thông tin cho rằng cơ trưởng có "nhấn nhầm mã" dẫn đến việc máy bay phải hạ cánh khẩn tại sân bay Nội Bài hay không, ông Giang cho biết phải đợi kết quả điều tra. "Ngay trong đêm qua, hộp đen của chuyến bay VN1266 xảy ra sự cố đã được niêm phong và đưa về Cục Hàng không Việt Nam để tiến hành phân tích các dữ liệu liên quan suốt hành trình của chuyến bay. "Ghi âm buồng lái phi công cũng sẽ được Tổ điều tra nghe lại tỉ mỉ và giải mã để làm rõ những cuộc hội thoại trong hành trình và việc xử lý tình huống của tổ lái", báo Giao thông Vận tải cho biết. Truyền thông trong nước vào hôm thứ Ba 16/12 cho biết chuyến bay của Vietnam Airlines mang số hiệu VN1266, xuất phát từ Tp HCM đi Vinh khi đến gần sân bay Vinh đã gặp trục trặc kỹ thuật với áp suất trong khoang giảm đột ngột và máy bay phải hạ độ cao khẩn cấp . Báo Thanh Niên mô tả "một nguồn tin" cho báo này biết rằng theo quy định, khi máy bay gặp trục trặc kỹ thuật, hạ độ cao đột ngột, tổ bay phải thực hiện ấn nút khẩn nguy (7700) để thông báo cho cơ quan không lưu, nhưng cơ trưởng đã ấn nhầm sang nút khủng bố (7500). Tuy nhiên, cả Cục Hàng không và Vietnam Airlines đều chưa xác nhận thông tin này. Vào tháng 10, một trực thăng quân sự đã suýt va chạm với một máy bay dân sự của Vietnam Airlines trên vùng trời sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Sự việc xảy ra ngày 29/10, nhưng báo cáo về vụ việc chỉ mới được Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam gửi cho Cục Hàng không Việt Nam hôm 18/11. Vào tuần trước người đứng đầu ca trực trong vụ sập nguồn điện ở Trung tâm Kiểm soát Đường dài Hồ Chí Minh và Tiếp cận Tân Sơn Nhất (ACC Hồ Chí Minh) bị bắt để điều tra "sự cố sập điện nguồn trạm không lưu hôm 20/11". Sự cố khiến toàn bộ các thiết bị trong hệ thống điều hành bay, kể cả radar đều ngưng hoạt động và làm ảnh hưởng 92 chuyến bay. Vietnam Airlines (VNA) ra quyết định tạm dừng bay với hai phi công và toàn tổ bay để điều tra vụ hạ cánh khẩn cấp ở Nội Bài. text: Sự nghiệp chính trị của ông Strauss-Kahn tiêu tan vì cáo buộc tình dục Ông bị buộc tội đã tìm gái mại dâm cho một đường dây dẫn gái đặt tại một khách sạn ở Lille. Hôm 9/2, một người từng là gái bán dâm nói trước tòa rằng cô được chọn để "vui vẻ" cùng ông Strauss-Kahn tại một bữa tiệc thác loạn ở khách sạn này. Người từng một thời là ứng viên tổng thống Pháp có tiềm năng thừa nhận tham gia vào các buổi thác loạn nhưng ông nói rằng ông không biết trong đó có gái mại dâm. ‘Bữa tiệc nhỏ’ Mặc dù quan hệ với gái làng chơi không phải là tội ở Pháp nhưng dắt mối mại dâm là bất hợp pháp. Nếu bị chứng minh là có tội, ông Strauss-Kahn có thể chịu mức án lên đến 10 năm tù và phải trả khoản tiền phạt 1,5 triệu euro. Ông Strauss-Kahn, 65 tuổi và thường được mọi người gọi là DSK, sẽ ra làm chứng trước tòa trong ba ngày. Ông đã không dự tòa kể từ khi phiên tòa bắt đầu hôm 2/2 khi mà sự xuất hiện của ông đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của truyền thông quốc tế. Một ngày trước khi ông ra làm chứng, một cựu gái điếm có tên là Mounia đã kể lại rằng cô được một doanh nhân có tên là David Roquet trả 900 euro để tham dự một ‘bữa tiệc nhỏ’, theo cách mà người doanh nhân này nói với cô. Khi cô mô tả lại cô đã vui vẻ cùng một người đàn ông tại bữa tiệc đó như thế nào, cô đã được hỏi người đàn ông đó là ai và cô đã trả lời: “Đó là DSK”. Bằng chứng do Mounia đưa ra được cho là sẽ có vai trò quan trọng trong phiên tòa khi phía công tố tìm cách chứng minh rằng Strauss-Kahn biết cô này và một người phụ nữ khác có tên là Jade là gái bán hoa. Ông Roquet, 46 tuổi và là một trong những người tổ chức các bữa tiệc thác loạn, hôm thứ Hai ngày 9/2 cho biết ông làm như thế vì mục đích ‘công việc’. Điều đó có ý nghĩa quan trọng với công việc kinh doanh trong ngành xây dựng của ông và nói giúp ông có mối quan hệ với ông Strauss-Kahn, ông Roquet nói trước tòa. Từng bị cáo buộc Ông Strauss-Kahn trên đường đến tòa “Ông ấy chỉ muốn vui vẻ. Chúng tôi đã có những buổi tối rất vui,” ông nói trên đài phát thanh Pháp và cho biết các buổi thác loạn này có từ năm đến sáu cặp tham gia. Trong số 13 người khác cũng bị cáo buộc trong vụ án này là các quản lý khách sạn, một luật sư, một cựu cảnh sát trưởng và một tú ông có biệt danh là ‘Dodo kẻ dắt mối’. Họ đối mặt với tội danh ‘dắt mối’ còn ông Strauss-Kahn bị cáo buộc lợi dụng các mối quan hệ trong công việc để tuyển phụ nữ cho các buổi tiệc thác loạn ở Paris, Lille và Washington. Đây là bê bối liên quan đến tình dục mới nhất của ông Dominique Strauss-Kahn, người phải từ chức ở IMF sau khi bị cáo buộc tìm cách cưỡng hiếp một nữ nhân viên dọn phòng ở New York hồi năm 2011. Cáo buộc này cuối cùng cũng được bỏ qua sau khi ông Strauss-Kahn đạt được thỏa thuận với cô dọn phòng này. Ngoài ra, hai cáo buộc khác nhằm vào ông về tội tấn công tình dục và cưỡng hiếp tập thể cũng đã được hủy bỏ. Ông Dominique Strauss-Kahn, cựu tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sắp phải ra làm chứng ở tòa án Pháp với cáo buộc về tội dắt mối. text: Một số báo mạng nước ngoài bằng tiếng Anh cũng bắt đầu viết về vụ ông Phạm Văn Tân ở TPHCM kiện tuyến hàng không thứ nhì của Việt Nam. Theo đơn của ông Tân thì ông đã phải “trả thêm phí 50 đô la Mỹ, tương đương 808.000 VND cho dịch vụ xe lăn” vì vợ ông “là người khuyết tật không tự leo cầu thang để lên máy bay được”. Sự việc xảy ra hôm 12.08 tại sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM và đã được các báo Việt Nam từ Thanh Niên, Dân Trí đến VnExpress đăng tải. Tuy thế, theo báo Thanh Niên bản tiếng Anh thì một người phát ngôn cho Pacific Airlines nói rằng ông Tân "đã không thông báo cho họ về chuyện có người vợ khuyết tật đi máy bay". Đến tuần này, những trang mạng, nhất là phần ý kiến của các báo điện tử, hoặc trang Người Khuyết Tật (xem địa chỉ trang bên) vẫn còn những cuộc tranh luận sôi nổi về đề tài này. Dù có luật sư cho rằng việc kiện hãng hàng không có thể chưa đúng vì phần dịch vụ mặt đất thuộc thẩm quyền của sân bay nhưng nhiều ý kiến trên mạng tỏ ra bất bình trước việc này. Cách đối xử người khuyết tật Nhìn chung, người ta ủng hộ ý kiến của ông Tân rằng ở các nước khác, người đi xe lăn không phải trả thêm tiền mà còn được ưu tiên phục vụ thì việc làm của Pacific Airlines là khó chấp nhận. Một ý kiến trên mạng viết: Đây là ý kiến đề cập đến chuyện hôm 17/08, ông Lương Hoài Nam, tổng giám đốc Pacific Airlines được nói là “sẽ thông báo trên toàn hệ thống tên Phạm Văn Tân - người đứng đơn kiện PA phục vụ không chu đáo, để nhân viên bán vé lưu ý trong trường hợp ông Tân đặt mua vé.” Một người tham gia thảo luận trên trang Người Khuyết Tật còn đề cập chung đến việc đối xử người khuyết tật ở Việt Nam từ góc độ pháp lý: “Luật VN mình cũng lạ. Luật phân định quy định nào cần áp dụng cho người khuyết tật, tại sao lại tách cộng đồng khuyết tật thành một nhóm riêng như vậy. Quay lại với nguyên tắc căn bản nhất: quyền hạn công dân Việt Nam.” Tin tức từ Việt Nam cho hay hiện chưa có ngày định ra phiên xử mà ông Tân là bên nguyên đã đệ đơn lên tòa quận Tân Bình, TPHCM hôm 16 tháng Tám. Mặt khác, sự bất cập trong dịch vụ cho người khuyết tật còn thể hiện ở chỗ vợ ông Tân, bà Nguyễn Hải Yến, dù đã trả thêm phí ở Tân Sơn Nhất nhưng ra đến phi trường Nội Bài-Hà Nội vẫn “phải tự đi bằng nạng, không có xe lăn phục vụ.” Nhân viên Pacific Airlines khi đó đã trả lời hai người rằng họ là “dịch vụ bay giá rẻ” và “không giải thích tại sao không phục vụ xe lăn như đã thanh toán phí từ trước”. NKM, Hà NộiTôi không hiểu nếu bố ngài tổng giám đốc bị liệt mà đi đường bị hành sử như vậy thì tổng Nam nghĩ sao? Nếu để cạnh tranh chắc tổng Nam phải đến tận nhà ông Tân mà xin lỗi lấy xin lỗi để. Còn đây là công ty của nhà nước, nếu chết lại lấy tiền đóng thuế của dân ra vực nó lên có sao đâu. Sức dân công lính mà. Một ý kiếnỞ Hungary trước có một vụ như sau. Một người khuyết tật kiện một quán cà phê vì quán này đã không xây thêm bậc tam cấp trơn đặc biệt dành cho người khuyết tật, khiến anh ta không thể lăn xe vào quán được. Kết cục toà xử anh chàng khuyết tật kia thắng kiện, quán cà phê phải đền tiền và xây tam cấp trơn nếu không muốn bị ai khác kiện tiếp. Minh TuTôi không rõ PA là một công ty thuộc loại nào? Quốc doanh hay gì gì đó, nhưng cung cách hành xử với khách hàng sao giống thời kỳ "anh Ba" quá. Ngày đó, khách hàng ăn tô phở tính tiền riêng và ly nước tráng miệng được tính tiền riêng. Một con người được xem là có văn hoá, có tinh thần nhân bản. Người đó sẵn lòng làm tất cả những gì mang lại lợi ích cho người khuyết tật mà không cần pháp luật phải quy định.Tôi thật sự bất bình với tuyên bố của ông TGĐ Nam khi đòi "cấm bay" hành khách khởi kiện Phạm văn Tân, động thái này không khéo sẽ dẫn ông Nam đến một vụ kiện khác không chừng. PinochioTôi rất bất bình về chuyện này, đặc biệt chuyện lên "danh sách đen" của Pacific Airlines. Tôi cũng có bài gởi cho cổ đông của Pacific Airlines là Qantas Airlines nhưng chưa có hồi âm...Có như vậy thì họ mới nhận thức được vấn đề rõ ràng hơn. TNTôi phản đốí ông Lương Hoài Nam TGĐ Pacific Airlines. Ở chức vụ TGĐ mà ông chẳng biết phục vụ khách hàng là gì, nên về học lại một lớp về phục vụ khách của những hãng hàng không khác đi là vừa. Bên Mỹ hay các nước văn minh khác, người khuyết tật - được hiểu là già yếu, bệnh hoạn về tâm thần, vật lý hay khiếm khuyết tứ chi - có chỗ đậu xe riêng, ai không phải là người khuyết tật đậu vào đó sẽ bị phạt rất nặng (khoảng 500 đô tùy nơi). Ngoài ra người khuyết tật còn được đậu xe miễn phí nơi công cộng, giảm giá khi đi xe lửa, xe điện, xe bus, không bị kỳ thị khi xin việc, đựợc quyền lái ô tô kể cả trường hợp bị liệt hoàn toàn hai chân... Nhà hàng, khách sạn đều phải làm lối ra vào thuận tiện cho họ. Bất cứ hãng máy bay nào cũng đều có xe lăn cùng người đẩy, sẵn sàng để phục vụ người tàn tật mà những người này không cần thông báo trước cũng như phải đóng lệ phí. Có thể ta chưa đủ điều kiện hoàn chỉnh nhưng ít nhất nên có thái độ nhã nhặn và đúng đắn với họ. Hãng máy bay lập ra để chiều khách hàng chứ đâu phải sách nhiễu nhất là những người tật nguyền. Vụ một hành khách khởi kiện Pacific Airlines ở Việt Nam vì đã đòi ông phải trả thêm tiền phục vụ cho vợ là người khuyết tật đang tiếp tục gây tranh cãi trên mạng. text: Các báo Việt Nam đặt câu hỏi về căn nhà của ông Hoàng Văn Nghiên Biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa được ông Hoàng Văn Nghiên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giai đoạn 1994-2004, thuê từ năm 2001. Tranh cãi phát sinh từ năm 2006 khi một loạt tờ báo cho rằng ông Nghiên phải trả lại nhà sau khi thôi chức vì đây là nhà công vụ. Trong diễn biến mới nhất, ngày 1/12, Sở Xây dựng Hà Nội nói với báo Tiền Phong rằng ông Nghiên chấp nhận trả nhà này, nhưng lại có nhu cầu mua chỗ khác. “Tôi khẳng định là bắt buộc phải thu hồi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa vì đây là biệt thự nằm trong danh mục không được bán,” đại diện Sở Xây dựng nói. Người này giải thích thành phố Hà Nội đang tìm nhà khác cho ông Nghiên mua. Đã có những địa điểm được giới thiệu, nhưng ông Nghiên chưa đồng ý, theo báo Tiền Phong. 'Sao không đi đến cùng?' Vụ việc lên báo từ năm 2006, khi ông Nghiên làm đơn xin mua lại biệt thự này theo Nghị định 61. Thành phố từ chối bán lại, nhưng vẫn chưa thu hồi căn nhà sau tám năm. Vụ việc được nêu lại trong bối cảnh nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng yêu cầu trả nhà, đất mà ông đã xin mặc dù không đủ tiêu chuẩn. Nói với báo Tiền Phong ngày 1/12, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đặt vấn đề về căn nhà của ông Hoàng Văn Nghiên. “Thành phố Hà Nội đã nói là sẽ xử lý, nhưng rồi lại để đấy. Sao lại không đi đến cùng được?” ông Quốc than phiền. Nói với báo Tuổi Trẻ hôm 24/11, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên phó trưởng Ban Tổ chức trung ương, nói “từ thời bao cấp những chuyện không hay về nhà đất của một số cán bộ cấp cao đã âm ỉ trong dư luận”. Ông Hương nói: “Hàng triệu công chức, viên chức, người lao động đang ở nhà thuê nghĩ gì khi đọc danh sách nhà đất liên quan đến ông Truyền? Rõ ràng là đặc quyền, đặc lợi.” Trong bài phỏng vấn này, ông Hương cũng đề cập số 12 Nguyễn Chế Nghĩa như ví dụ về việc “còn nhiều quan chức ở các cấp khác nhau dính vấn đề đất đai”. Hồi tháng 10, ông Hoàng Văn Nghiên được nhắc đến trên truyền thông khi ông được trao Huân chương Độc lập hạng Nhì. Báo trong nước tiếp tục đặt câu hỏi về việc thành phố Hà Nội không thu hồi nhà của cựu Chủ tịch UBND sau tám năm tranh cãi. text: Ông Nouri Maliki cho ra một thông cáo kêu gọi trừng phạt những người tổ chức hành động mà ông gọi là "bất hợp pháp và thiếu trách nhiệm" này. Quân đội Anh cho hay vụ tập kích là một phần trong chiến dịch mà lực lượng chống khủng bố Iraq thực hiện nhằm truy lùng một lãnh đạo của một đội ám sát. Họ cũng nói phát hiện ra bằng chứng về việc tra tấn tại trại giam này. Một thông cáo từ văn phòng của ông Maliki viết: "Thủ tướng đã yêu cầu điều tra ngay lập tức vụ đột kích vào trụ sở của tình báo Iraq ở Basra." Quân đội Anh phản hồi bằng thông cáo của mình, trong đó nói họ không cố ý nhằm vào trụ sở của Tình báo Iraq và vụ đột kích chỉ xảy ra sau khi có thông tin thu lượm được từ các vụ tấn công trước đó. Thông cáo này viết: "Trong vụ đột kích, lính Iraq đã phát hiện ra khoảng 30 tù nhân, trong có một phụ nữ và hai trẻ nhỏ. Nhiều tù nhân có dấu hiệu bị tra tấn và xâm hại." Quân Anh cũng nói lính Iraq đã phá cửa khóa và một số tù nhân đã nhân cơ hội này chạy ra ngoài, thế nhưng bác bỏ thông tin nói rằng lính Iraq đã tự ý thả tù nhân. Trước đó tại Basra, năm người bị bắt vì nghi liên quan tới các vụ đánh bom nhằm vào lực lượng đa quốc gia và dân thường Iraq, cũng như cáo giác bắt cóc, tra tấn và giết người. 'Đồng thuận chính trị' Sáng Chủ nhật, hơn 1.100 lính Mỹ và Iraq đã tiến hành một chiến dịch tại khu Sadr City, nơi có nhiều người Shia ở thủ đô Baghdad. Quân Mỹ nói không tìm thấy vũ khí và cũng không bắt nghi phạm dân quân. Vụ tấn công này xảy ra trong khi thủ tướng Iraq nói ông muốn giảng hòa với phe nổi dậy, nếu phe này chấp nhận hòa giải và đối thoại. Nếu không, họ sẽ phải hứng chịu một cuộc rà soát an ninh "trên từng vuông đất của Iraq." Ông Maliki không nói rõ liệu các phiến quân chịu ngừng bắn có được tha bổng hay không. Ông thủ tướng cũng cho hay ông sẽ cải tổ nội các trong vòng hai tuần tới. Hiện chưa có chi tiết gì về kế hoạch này, nhưng có tin trích lời các quan chức giấu tên nói ông Maliki sẽ cách chức toàn bộ sáu bộ trưởng trung thành với giáo sỹ dòng Shia Moqtada Sadr, vốn bị Hoa Kỳ chỉ trích. Ông Maliki nói chỉ có thể đạt được đồng thuận chính trị nếu như Iraq trở lại hòa bình và ổn định. Thủ tướng Iraq vừa kêu gọi mở cuộc điều tra về vụ lính Anh và Iraq tập kích hôm Chủ nhật vào một trại giam của Cơ quan tình báo Iraq. text: Kim Jong-un vẫn chưa thăm Bắc Kinh Hôm 3/5, hãng tin KCNA của Bắc Hàn nói Trung Quốc nên biết ơn vì được Bình Nhưỡng bảo vệ. Bài báo ký tên trên KCNA cảnh báo "hậu quả nghiêm trọng" nếu sự kiên nhẫn của Bắc Hàn bị thử thách. Báo Global Times của Trung Quốc phản ứng rằng đây là bước đi "hung hăng" do "tinh thần dân tộc chủ nghĩa" và "logic phi lý". Tuy vậy, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tỏ ra hòa hoãn hơn. Ông này nói Bắc Kinh luôn có "hợp tác thân thiện và quan hệ láng giềng tốt" với Bắc Hàn. Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un vẫn chưa thăm Bắc Kinh, hơn 5 năm sau khi lên cầm quyền. Một số nhà quan sát nói mặc dù Trung Quốc là nhà cung cấp viện trợ chính cho Bình Nhưỡng, quan hệ hai bên đã xấu đi từ khi Bắc Kinh cấm nhập khẩu than của Bắc Hàn từ tháng Hai. Báo Global Times đăng ít nhất 11 xã luận về đe dọa hạt nhân của Bắc Hàn từ khi có vụ thử tên lửa thất bại của Bắc Hàn hôm 16/4. Trung Quốc nói vẫn sẽ là láng giềng tốt của Bắc Hàn hôm 4/5, mặc dù truyền thông nhà nước ở Bình Nhưỡng có sự chỉ trích hiếm hoi nhắm vào Bắc Kinh. text: Thứ nhất, dù chỉ mới thành lập ba tháng trước, Kadima đã giành được niềm tin của nhiều cử tri Israel, nơi lòng trung thành với các đảng phái truyền thống tưởng như là rất vững chắc. Điều này cho thấy khi có một sự lựa chọn mới, những cử tri vốn trung thành với Likud của bên hữu hay Lao Động của bên tả, sẵn sàng cho đảng mới một cơ hội. Thứ nhì, chính vì chọn vị trí trung tâm, không tả, không hữu, Kadima có khả năng thuyết phục những người ôn hòa từ cả hai cánh của chính trường. Tất nhiên, số phận đầy bi kịch của cựu thủ tướng Ariel Sharon, vốn là một chiến binh anh hùng của quân đội Israel nhưng cũng tai tiếng trong nhiều vụ việc, đột nhiên ngã bệnh, cũng khiến cho Kadima, con đẻ của ông, được phần nào niềm thương tiếc của dân chúng. Dù chuyện ông đột quỵ là ngẫu nhiên, nhưng thắng lợi của Kadima lại không hề ngẫu nhiên. Nó là hệ quả tất yếu của một dự án chính trị mà ông Sharon đã dũng cảm đưa ra. Ông đã bỏ Likud khi thấy nó không còn tác dụng, và lập ra Kadima để thực hiện mục tiêu “an toàn trên hết” cho Israel. Quyết định bỏ đảng mà ông gắn bó gần như suốt đời, để lập ra một đảng mới khi hoàn cảnh yêu cầu, là một quyết định mạo hiểm. Nhưng ông Sharon đã tính toán đúng. Các thành viên của Kadima không phải là những con người mới, nhưng nhờ một lá cờ mới, một đường lối mới, họ đã đem vào chính trị Israel một thế cờ mới mà họ là người nắm thế chủ động. Chính trị phi ý thức hệ Tính thực tiễn của Ariel Sharon đã tạo thay đổi lớn trong chính trường Israel. Như đánh giá của David Horowitz trên tờ Jerusalem Post thì Ariel Sharon không chỉ bỏ đảng Likud, mà bằng việc lập ra Kadima, ông đã “phá vỡ Likud”, một cách không thương tiếc. Cử tri bỏ phiếu cho Kadima cũng là bỏ phiếu bất tín nhiệm với đường lối bảo thủ của Likud mà Benyamin Netanyahu đại diện. Theo nhà bình luận này, cuộc bầu cử ở Israel là thất bại cho các loại ý thức hệ. Người dân không cần biết anh theo ý thức hệ nào, họ cần những chính trị gia thực tiễn, có chính sách giải quyết những vấn đề thực tế yêu cầu. Một trong những sáng kiến của lãnh đạo Kadima, thủ tướng lâm thời Ehud Olmert đưa ra là kế hoạch lập đường biên giới vĩnh viễn của Israel với các vùng của Palestine vào năm 2010. Trong khi đó, một trong những lý do Likud thất bại là họ quan tâm nhiều hơn đến ý thức hệ cánh hữu chứ không phải là điều cử tri muốn. Dân biểu Likud Reuven Rivlin thừa nhận “Chúng tôi đã không quan tâm đầy đủ đến ý dân”. Chắc chắn Likud, nay chỉ còn 11 ghế trong nghị viện sẽ phải bước vào quá trình tự cải tổ. Với 28 ghế trong nghị viện 120 chỗ, Kadima vẫn chưa có một đa số đủ áp đảo các đảng nhỏ còn lại. Nhưng ý tưởng lập ra Kadima chắc chắn là một quyết định đúng đắn của ông Sharon và các cộng sự. Thắng lợi bầu cử của đảng Kadima đặt ra những câu hỏi thú vị về tình hình Israel nhưng cũng gợi ra những ý tưởng về chính trị nói chung, không riêng gì ở Trung Đông. text: Các công tố viên Peru cáo buộc ông Fujimori đã vi phạm nhân quyền và tham nhũng. Quyết định của thẩm phán Chile - mà vẫn có thể bị kháng án - có nghĩa là trường hợp của ông Fujimori giờ đây sẽ được chuyển cho Toà Tối cao Chile ra phán quyết cuối cùng. Ông Fujimori là con của một người Nhật di cư tới Peru. Ông luôn bác bỏ tất cả những cáo buộc đối với mình. Là Tổng thống Peru từ năm 1990 đến năm 2000, ông Fujimori được khen ngợi là đã phục hồi nền kinh tế gần suy sụp của đất nước và dẹp bỏ được bạo lực chính trị. Tuy nhiên, những người chỉ trích cáo buộc ông đã phá tan các thể chế dân chủ của Peru và vi phạm nhân quyền. Ra tranh cử Thượng viện Năm 2000, ông Fujimori bị dính vào một vụ tai tiếng hối lộ và phải bỏ về Nhật, nơi ông được khen ngợi vì đã giúp giải quyết một vụ bắt cóc con tin ở đại sứ quán Nhật vào thời gian 1996-97. Nhật liên tục từ chối các yêu cầu của chính phủ Peru đòi dẫn độ ông Fujimori với những cáo buộc về việc đã chỉ đạo các đội hành hình, nghe lén điện thoại và tham nhũng. Tuy nhiên, vào năm 2005, ông Fujimori quay trở lại Chile, hi vọng sẽ ra tranh chức Tổng thống Peru trong cuộc bầu cử vào năm 2006, nhưng ông đã bị bắt tại Chile theo yêu cầu của giới chức Peru. Gần đây, ông Fujimori tuyên bố ý định muốn ra tranh cử trong cuộc bầu cử Thượng viện tại Nhật Bản. Những người chỉ trích nói hành động này là âm mưu của ông để tránh bị dẫn độ về Chile. Một thẩm phán tại Chile phán quyết rằng cựu Tổng thống Peru, Alberto Fujimori, không nên bị dẫn độ về Peru. text: Nancy Pelosi Chứng cứ luận tội Trump quá choáng ngợp - báo cáo của Hạ viện Trump từ chối tham gia điều trần luận tội "Nền dân chủ chúng ta là vấn đề ở đây, tổng thống buộc chúng tôi phải hành động," bà Pelosi nói. Phát biểu ở họp báo hôm thứ Năm, bà Pelosi nói: "Tổng thống đã lạm dụng quyền lực cho lợi ích chính trị riêng gây hại cho an ninh quốc gia." Trong hai tuần tới, Hạ viện Mỹ nhiều khả năng sẽ bỏ phiếu về các điều khoản luận tội. Nếu đa số Hạ viện thông qua, tổng thống Donald Trump sẽ chính thức đối mặt với việc luận tội. Khi đó, sẽ có phiên tòa diễn ra ở Thượng viện để quyết định có phế truất ông Trump hay không. Nhưng đảng Cộng hòa đang kiểm soát Thượng viện, và cần có hai phần ba đa số phiếu tại đây thì mới có thể phế truất tổng thống. Báo cáo điều tra luận tội Trump-Ukraine được Ủy ban Thường trực về Tình báo của Hạ viện công bố hôm thứ Ba. Báo cáo cho hay cuộc điều tra "bóc trần các nỗ lực kéo dài hàng tháng trời của Tổng thống Trump nhằm sử dụng quyền lực của mình để kêu gọi sự can thiệp nước ngoài có lợi cho ông trong cuộc bầu cử 2020." "Mưu đồ của Tổng thống Trump đã làm sụp đổ chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Ukraine và làm suy yếu an ninh quốc gia trong nỗ lực thúc đẩy hai cuộc điều tra có động cơ chính trị nhằm giúp cho chiến dịch tái tranh cử của ông ta," báo cáo viết. "Tổng thống Trump yêu cầu Tổng thống Ukraine mới đắc cử, ông Volodymyr Zelensky, công khai tuyên bố điều tra một đối thủ chính trị mà ông Trump có vẻ e ngại nhất, cựu phó Tổng thống Mỹ, và tung ra một thuyết âm mưu rằng Ukraine, chứ không phải Nga, đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Các chứng cứ về việc làm sai trái này hiện nhiều một cách choáng ngợp "và các chứng cứ rằng ông ta cản trở Quốc hội cũng vậy", báo cáo cho hay. Trump bị cáo buộc gì? Đảng Dân chủ nói ông Trump đã ra giá hai lần với Ukraine - 400 triệu đô la viện trợ quân sự vốn đã được Quốc hội Mỹ phê chuẩn, và một cuộc gặp gỡ tại Nhà Trắng với ông Zelensky - để đạt được các cuộc điều tra. Họ cho rằng áp lực chính trị này, đặt lên một đồng minh dễ bị tổn thương của Mỹ, là lạm dụng quyền lực. Cuộc điều tra đầu tiên mà ông Trump muốn Ukraine thực hiện là nhắm vào ông Biden, đối thủ chính của ông, và con trai ông Biden là Hunter. Ông Hunder từng làm trong ban quản trị một công ty năng lượng của Ukraine khi ông Joe Biden đang làm Phó Tổng thống Mỹ. Điều thứ hai mà ông Trump yêu cầu là Ukraine phải cố đưa ra một thuyết âm mưu rằng Ukraine, chứ không phải Nga, đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ. Thuyết âm mưu này được công bố rộng rãi, và các cơ qan tình báo Mỹ nhất trí cho rằng Moscow đứng sau các vụ tấn công hệ thống email của đảng Dân chủ năm 2016. Luận tội được thực hiện như thế nào? • Luận tội là phần đầu tiên - đưa ra các cáo buộc - của một quá trình chính trị gồm hai giai đoạn để Quốc hội có thể bãi nhiệm một tổng thống • Nếu Hạ viện bỏ phiếu thông qua việc luận tội, Thượng viện buộc phải tổ chức một phiên tòa • Một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện đòi hỏi phải chiếm đa số hai phần ba để kết án tổng thống - được tiên đoán là không thể xảy ra trong trường hợp này, do đảng của ông Trump đang kiểm soát Thượng viện. • Chỉ có hai tổng thống Hoa Kỳ trong lịch sử - Bill Clinton và Andrew Johnson - từng bị luận tội nhưng không bị kết án và không bị bãi nhiệm • Tổng thống Nixon từ chức trước khi ông có thể bị luận tội Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi vừa ra tuyên bố rằng Hạ viện sẽ bắt đầu soạn thảo điều khoản luận tội Tổng thống Donald Trump. text: Ông nói các bước đi nhằm đàm phán một thoả thuận mới không gây bất lợi cho các doanh nghiệp và nhân công Hoa Kỳ sẽ được khởi động. Ông Trump nói trong cuộc vận động tranh cử tổng thống hồi năm ngoái rằng ông sẽ rút khỏi Thoả thuận Paris nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp dầu lửa và than của Mỹ. Thỏa thuận Paris: TQ và EU khước từ Trump Trung Quốc thu mua không khí sạch Nguồn nước ngọt thế giới đang cạn dần? Những người phản đối nói rằng việc rút lui chính là việc từ bỏ vai trò lãnh đạo của Mỹ đối với thách thức quan trọng cho toàn cầu. Theo Thoả thuận Paris, Mỹ và 187 quốc gia khác cam kết sẽ duy trì nhiệt độ toàn cầu "thấp hơn" mức thời tiền công nghiệp cộng 2 độ C, và "nỗ lực hạn chế" ở mức thấp hơn nữa, chỉ cộng 1,5 độ C. Cho đến nay, chỉ có Syria và Nicaragua không tham gia ký thỏa thuận. Các nhà phân tích nói rằng việc Hoa Kỳ rút lui sẽ khiến thế giới khó đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong Thoả thuận Paris. Mỹ đóng góp khoảng 15% lượng khí thải carbon toàn cầu, nhưng cũng là nguồn tài trợ nguồn vốn và công nghệ quan trọng cho các nước đang phát triển, giúp các nước này chống chọi với tình trạng nhiệt độ gia tăng. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, người đã đồng ý tham gia Thoả thuận Paris, đã ngay lập tức chỉ trích quyết định của ông Trump. "Ngay cả khi không có sự đóng góp của Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo, ngay cả khi chính quyền này đi cùng một vài nước khác khước từ tương lai, tôi tin rằng các quốc gia, các thành phố, các doanh nghiệp của chúng ta sẽ đứng lên và làm thậm chí còn nhiều hơn nữa để dẫn dắt, và để bảo vệ hành tinh mà chúng ta có cho các thế hệ tương lai," ông nói trong một tuyên bố. Trump 'đơn độc' tại đàm phán biến đổi khí hậu G7 Trump ký lệnh bỏ chính sách môi trường Những loài cây duy nhất cứu được miền ven biển VN Trước đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres lại kêu gọi ông Trump chớ phá bỏ cam kết, nhưng nói cuộc chiến chống tình trạng thay đổi khí hậu sẽ tiếp tục bất kể quan điểm của Hoa Kỳ là gì. Ông Guterres nói với BBC: "Rõ ràng đây là một quyết định rất quan trọng bởi Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới." "Nhưng nhìn một cách độc lập khỏi quyết định của chính phủ Mỹ thì điều quan trọng là toàn bộ chính phủ các nước khác vẫn tiếp tục duy trì cam kết." Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và EU đã nhất trí thông qua tuyên bố chung ủng hộ Thoả thuận Paris, nói nó "cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết". Tổng thống Donald Trump vừa tuyên bố Hoa Kỳ rút khỏi Thoả thuận Khí hậu Paris 2015. text: Công ty thắng thầu là một công ty ít nổi tiếng của Nga tên là Baikalfinansgrup, bỏ ra hơn 9 tỷ USD để mua lại cơ sở Yugansk của Yukos. Cuộc bán đấu giá một bộ phận khai thác chính của công ty dầu hỏa khổng lồ Yukos của Nga đã diễn ra tại Moscow tuy đã có những cố gắng ngăn chặn tại một tòa án ở Hoa Kỳ. Bộ phận khai thác Yugansk, đã được mua bởi một công ty ít người biết đến là Baikalfinansgrup với cái giá hơn chín tỉ đôla, ngược với dự đoán là công ty độc quyền về khí đốt được chính phủ hỗ trợ là Gazprom. Được biết Gazprom là công ty duy nhất khác ra giá. Tổng thống Nga Vladimir Putin miêu tả quyết định này là một đòn đánh vào tham nhũng, chứng minh rằng ngay cả người giàu nhất nước Nga cũng nằm trong vòng kiểm soát của luật pháp. Nhưng Yukos nhấn mạnh rằng cuộc bán đấu giá là bất hợp pháp. Họ gọi đó là hành động "ăn cắp được chính phủ ủng hộ", và các luật sự đại diện cho các cổ đông chính của công ty đã nhắc lại đe dọa rằng sẽ kiện bất cứ ai liên quan đến việc bán đấu giá ra các tòa án quốc tế. Đối với nhiều người, quyết định này được thúc đẩy vì các lý do chính trị hơn là kinh tế. Một số coi đó là một hành động thù địch trực tiếp từ điện Kremlin đối với Yukos vì những tham vọng chính trị của ông Mikhail Khodorkrovsky, người sáng lập ra công ty. Tiền thuế Vậy thực ra chính phủ Nga có thực sự cần đến số tiền mà họ nói là Yukos đã lậu thuế? Câu hỏi này được đặt ra cho Stephen O Sullivan, người đứng đầu bô phận Nghiên cứu Dầu Khí của Tập đoàn Liên minh Tài chính đóng tại Matxcơva. "Tất nhiên một khoản tiền năm tỉ dollar bao giờ cũng hữu ích nhưng nếu trên phương diện về thuế, thì tôi không nghĩ là nó đóng một vai trò tối quan trọng ở đây.' Các nhà quan sát đã trông đợi rằng bộ phận khai thác Yugansk sẽ được công ty dầu khí độc quyền được chính phủ hỗ trợ Gazprom mua lại. Nhưng một phán quyết Yukos dành được tại tòa chống phá sản ở Hoa Ky mà theo báo cáo cho biết, đã khống chế thỏa thuận tài chính của Gazprom với các tập đoàn ngân hàng phương Tây. Và vì thế Yugansk đã được một công ty ít tên tuổi Baikalfinansgrup mua loại với cái giá hơn chín tỉ đôla. Hầu hết các nhà quan sát nhìn nhận đây chính là bước đầu tiên để chuyển nhượng Yukos. Chính quyền Nga đem bán đấu giá cơ sở khai thác dầu chính của Yukos để thanh lý khoản tiền nợ thuế hàng tỷ USD. text: Họ dùng búa tạ để đập thành từng mảnh biểu tượng cho sự ảnh hưởng của Nga đối với Ukraine. Ai cũng muốn có một miếng tượng Lenin và nó hiện đang là quà tặng được chuộng nhất ở Ukraina. "Ukraine giờ đã tự do. Đây là biểu tượng của cuộc cách mạng của sự tự do," một người biểu tình nói. Vụ phá hủy tượng cho thấy những người biểu tình muốn xóa bỏ quan hệ truyền thống Nga - Ukraine tới mức nào. Họ nghi rằng tổng thống Ukraine đang đấy đất nước vào một liên minh kinh tế với Moscow. Trước đó hàng trăm ngàn người biểu tình đã tới quảng trường trung tâm. Họ kêu gọi chính phủ từ chức vì đã từ chối quan hệ chặt chẽ hơn với châu Âu. "Đây là đòi hỏi của người dân Ukraine. Đây là cuộc chiến vì công lý và vì tự của họ," một người biểu tình khác nói. Một số người biểu tình ủng hộ chính phủ cũng có mặt trên đường phố. Những hàng dài cảnh sát có mặt để bảo vệ họ. Trong đêm biểu tình thân châu Âu vẫn tiếp tục. Nhưng cảnh sát Ukraine nói họ đang điều tra tố cáo rằng một số lãnh đạo đối lập đang mưu đảo chính. Tối 8/12 tại Kiev, một biểu tượng cộng sản đã sụp đổ khi những người biểu tình chống chính phủ đã giật đổ tượng của Vladimir Lenin, nhà lãnh đạo cách mạng Nga. text: Sự mạnh tay của cảnh sát được cho là nguyên nhân khiến biểu tình lan rộng Nhiều người biểu tình đã dời đến công viên Gezi ở gần đó, nơi tình trạng lộn xộn tiếp diễn đến tận sáng thứ Tư ngày 12/6. Hôm thứ Ba ngày 11/6, Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan nói rằng ông sẽ không ‘khoan dung thêm nữa’. Các cuộc biểu tình bùng phát 13 ngày trước với nguyên do là kế hoạch chuyển mục đích sử dụng công viên Gezi. Cuộc biểu tình sau đó lan rộng và người biểu tình đã lên án Chính phủ của Thủ tướng Erdogan ngày càng chuyên chế và tìm cách áp đặt các giá trị Hồi giáo bảo thủ ở một đất nước thế tục. Xung đột liên miên Vào sớm thứ Ba 11/6, cảnh sát chống bạo động đã dùng loa kêu gọi người biểu tình rút lui khỏi Quảng trường Taksim rồi sau đó dùng vòi rồng, hơi cay và bắn đạn cao su. Họ cũng điều xe ủi vào để dẹp bỏ các rào chắn và các khu lều tạm. Xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình đã diễn ra suốt ngày. Người biểu tình đã ném chai lọ, gạch đá và bom xăng. Cảnh sát phải giải tán đám đông liên tục vì mỗi lần giải tán xong người biểu tình lại quay lại. Thống đốc vùng Istanbul Huseyin Avni Mutlu nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục dùng các biện pháp này liên tục bất kể là ngày hay đêm cho đến khi giải tán hết những phần tử bên ngoài và người dân có thể lui tới quảng trường”. Tuy nhiên ông cũng nói rằng cảnh sát sẽ hành động ‘với sự cẩn trọng trước mắt người dân, trước ống kính truyền hình, dưới sự theo dõi của mạng xã hội và tuân thủ pháp luật’. Hàng ngàn người đã tập trung về quảng trường khi đêm xuống và đã bị vòi rồng, hơi cay và đạn cao su đẩy lùi. Nhiều người tuần hành ôn hòa cũng bị kẹt trong cuộc xung động. Một số tình nguyện viên đã lập các trạm y tế dã chiến để chữa trị cho những người bị thương. Nhiều người biểu tình bị giải tán đã tìm chỗ nghỉ ngơi ở những khu vực lân cận, trong đó có công viên Gezi. Cảnh sát nói họ không có ý định tấn công vào công viên này. ‘Chấm hết’ Thủ tướng Erdogan đã lên tiếng biện hộ cho hành động của cảnh sát hôm 11/6. Ông nói rằng những người có ý đồ làm hại Thổ Nhĩ Kỳ đã lợi dụng một phong trào môi trường. Ông phát biểu trên truyền hình: “Tôi muốn nói với những người... hiện đang ở Taksim và những nơi khác tham biểu tình với tấm lòng chân thật rằng: Tôi kêu gọi mọi người hãy rời khỏi những nơi này và chấm dứt mọi việc. Tôi gửi lòng thương mến đến mọi người. “Nhưng với những ai vẫn muốn tiếp tục biểu tình tôi nói: Chấm hết.” “Kể từ giờ chúng tôi sẽ không dung thứ nữa.” Hội Nhân quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có bốn người đã thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát, trong các cuộc biểu tình hơn 10 ngày qua. Khoảng 5.000 người biểu tình đã được cứu thương. Chính quyền cho biết khoảng 600 cảnh sát cũng bị thương. Biểu tình cũng xảy ra ở thủ đô Ankara và một số thành phố khác nhưng với quy mô nhỏ hơn. Cảnh sát chống bạo động Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng hơi cay để giải tán hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ tụ tập ở Quảng trường Taksim ở Istanbul sau một ngày xung đột lẻ tẻ. text: Thủ tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa trong cuộc phỏng vấn với BBC Trong cuộc phỏng vấn với BBC tiếng Trung ngày 21 tháng Bảy tại Đài Bắc, ông Giang Nghi Hoa nói mặc dù chính phủ Việt Nam đã có một số nỗ lực trong việc đảm bảo an toàn cho doanh nhân Đài Loan như tăng cường an ninh tại khu vực có các nhà máy của Đài Loan, phía Việt Nam làm chưa đủ trong việc giải quyết các yêu cầu bồi thường. Thủ tướng Đài Loan cho rằng đó là vì chính phủ Việt Nam tin rằng các công ty Đài Loan nhiều khả năng sẽ không rút đầu tư của họ tại Việt Nam, và do đó có lập trường cứng rắn trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường. Ông Giang cũng tiết lộ rằng chính phủ Đài Loan đã sẵn sàng ra tối hậu thư cho chính phủ Việt Nam và dọa sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt (chế tài) nếu Hà Nội không có hành động gì. Bồi thường thiệt hại Trong khi đó vào ngày 19/07 TTXVN đưa tin Bộ Tài chính và Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức trao tiền tạm ứng bảo hiểm và hỗ trợ cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh "với số tiền 20 tỷ đồng, trước mắt sẽ trao ngay 6 tỷ đồng, số còn lại các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phối hợp với khách hàng hoàn tất thủ tục để giải quyết trong một vài ngày tới." "Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cũng đã hỗ trợ hơn 30 tỷ đồng cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Đây là nguồn kinh phí cần thiết để các doanh nghiệp khắc phục một phần khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh," bài báo TTXVN cho biết 21/07 báo Wall Street Journal nói Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh ‘sẽ nhận bồi thường 30.3 tỉ VND (1.43 triệu USD) từ chính quyền tỉnh Hà Tĩnh nội trong tuần này. Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh trực thuộc Formosa Plastics Group, tập đoàn hàng đầu của Đài Loan và là một trong các nhà đầu tư chính tại Việt Nam. Công ty dự tính thiệt hại 10 triệu USD mỗi ngày do ngưng trệ xây dựng, và thêm vào đó là 3 triệu USD do hư hại thiết bị. Một doanh nghiệp Đài Loan ở Bình Dương bị đập phá hồi tháng Năm 2014 Hồi giữa tháng Sáu, Hãng tin Đài Loan CNA đưa tin Đài Loan và Việt Nam thống nhất tổ chức gặp mặt hai lần mỗi tháng để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp Đài Loan sau vụ bạo động đầu tháng Năm và đã tiến hành cuộc gặp đầu tiên ngay hồi đầu tháng. Các cuộc họp theo dự kiến được chủ trì bởi thứ trưởng Kinh tế Đài Loan Thẩm Vĩnh Tân và thứ trưởng Đầu tư Việt Nam Đặng Huy Đông. Trước đó vào cuối tháng Năm, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cam kết Hà Nội sẽ có biện pháp đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài. Những hỗ trợ đó bao gồm miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất, và trợ giúp về vấn đề lao động. CNA cho biết vụ bạo loạn ảnh hưởng đến 425 doanh nghiệp Đài Loan, trong đó 25 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Tổng giá trị thiệt hại ước tính giao động trong khoảng 150-500 triệu đô la, và các thiệt hại kinh tế có liên quan là 1 tỷ đô la. Đến thời điểm này, Formosa Plastics Group, nhà đầu tư Đài Loan lớn nhất tại Việt Nam, đang đòi chính phủ Việt Nam bồi thường 3 triệu USD sau vụ bạo loạn chống Trung Quốc. DDK Group, một công ty Đài Loan khác chuyên sản xuất yên xe đạp gần TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết sẽ đòi nhà chức trách Việt Nam trả 2 triệu USD trên tổng số 4 triệu USD tiền thiệt hại. Nhiều công ty có thể sẽ có động thái tương tự sau khi con số thiệt hại cụ thể được đưa ra, theo CNA. Thủ tướng Giang Nghi Hoa của Đài Loan nói chính phủ Việt Nam ‘thiếu thành thật’ trong xử l‎ý bồi thường cho các doanh nghiệp Đài Loan ở Việt Nam bị thiệt hại kinh tế vì bạo động hồi tháng Năm 2014. text: Máy bay tàng hình không người lái 'Kiếm Sắc' Máy bay không người lái được truyền thông gọi là “Kiếm sắc”, bay thử 20 phút ở Thành Đô, theo một số bài báo. Trung Quốc đã cho phát triển máy bay tàng hình trong những năm gần đây, trong đó có J-20 và J-31, cũng là máy bay chiến đấu. Hồi tháng Chín, một máy bay không người lái bay tới gần vùng đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, gây căng thẳng với Nhật Bản. Tiếp theo sự kiện đó, Nhật tuyên bố sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay không người lái nào bay trong không phận của nước này. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói mọi nỗ lực từ phía Nhật nhằm bắn hạ máy bay của Trung Quốc sẽ bị coi là “hành động khiêu chiến”. “Lần bay thử thành công cho thấy đất nước đã một lần nữa thu hẹp khoảng cách về sức mạnh hàng không với các quốc gia phương Tây,” tờ China Daily viết. Trong khi đó, tờ South China Morning post viết rằng, chuyến bay thử thành công đưa Trung Quốc trở thành “quốc gia thứ tư áp dụng được công nghệ này chỉ sau Anh Quốc, Pháp và Hoa Kỳ”. Chuyến bay thử được coi là bước nổi trội trong sự phát triển quân sự Trung Quốc, theo nhận định của phóng viên BBC Martin Patience từ Bắc Kinh. Trung Quốc đã quyết định rót khá nhiều tiền và quân sự khiến các nước làng giềng phải dè chừng, phóng viên Patience nói thêm. Trung Quốc lần đầu tiên cho bay thành công một máy bay tàng hình không người lái hôm thứ Năm 21/11/2013. text: Philippines và Trung Quốc đối đầu nhau tại một số bãi cạn trên Biển Đông Hôm Chủ nhật ngày 9/3, hai tàu dân sự này đang trên đường đến tiếp tế cho một tàu quân sự bị mắc cạn từ năm 1999, các quan chức Philippines cho biết. Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ ngăn cản tàu Philippines bởi vì Manila đang muốn xây dựng trên bãi cạn này. Đây là vụ việc mới nhất trong căng thẳng trên Biển Đông, xảy ra xung quanh một bãi cạn có tên quốc tế là Second Thomas mà Manila gọi là Ayungin còn Bắc Kinh gọi là bãi Nhân Ái. Binh lính Philippines đồn trú trên con tàu quân sự gỉ sét mà các phân tích gia cho rằng đã trở thành một biểu tượng của việc đất nước này đánh dấu lãnh thổ của họ. Bộ Ngoại giao Philippines đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Manila hôm thứ Ba ngày 11/3 để đưa ra lời phản đối. “Bãi cạn Ayungin là một phần của thềm lục địa Philippines. Do đó, Philippines có quyền thực thi quyền chủ quyền và tài phán trong khu vực này mà không phải xin phép nước nào khác,” thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố. Trước đó, hôm Chủ nhật ngày 9/3, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng Philippines ‘một lần nữa tìm cách xây dựng’ trên bãi Nhân Ái. Ông Tần lên án Manila là ‘xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc’. Hồi tháng trước, Manila tố cáo tuần dương Trung Quốc đã bắn vòi rồng vào tàu cá của họ đang hoạt động gần bãi cạn Scarborough. Philippines đã phản đối chính thức với Trung Quốc với cáo buộc tuần duyên của nước này đã ngăn hai tàu dân sự của họ đến một bãi cạn có tranh chấp trên Biển Đông. text: Hình minh họa: Mike Pompeo, Kim Jong-un và Donald Trump Hoa Kỳ đang đối thoại trực tiếp với Bắc Hàn Trump gặp Kim: Chiến lược của Mỹ hiệu quả Viết trên Twitter, ông Trump xác nhận tin báo chí về cuộc gặp bí mật, nói rằng nó diễn ra "rất trôi chảy". Đây là cuộc gặp cao nhất giữa Mỹ và Bắc Hàn kể từ 2000. Ông Trump được cho là có thể hội đàm với ông Kim vào tháng Sáu, mặc dù chưa có xác nhận. Tuần sau, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Kim Jong-un sẽ gặp nhau. Báo Washington Post hôm thứ Ba là nơi đầu tiên đưa tin ông Pompeo đã đến Bắc Hàn bí mật gặp ông Kim. Theo tờ báo, chuyến thăm diễn ra sau khi ông Pompeo được ông Trump đề cử thay thế Rex Tillerson làm ngoại trưởng. Reuters cũng đưa tin tương tự, và đến thứ Tư, ông Trump xác nhận trên Twitter. Dự kiến ông Pompeo sẽ được Thượng viện phê chuẩn làm ngoại trưởng trong những tuần tới. Giám đốc CIA Mike Pompeo đã xây dựng được "quan hệ tốt" với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un khi hai người gặp nhau tuần trước, theo lời Tổng thống Mỹ Donald Trump. text: Nhà bất đồng chính kiến Phạm Hồng Sơn, người ban đầu chịu mức án tù 13 năm, sẽ được trả tự do trước thời hạn nhân đợt ân xá ngày Quốc khánh. Đại sứ Mỹ ở Việt Nam, Michael Marine, nói Hoa Kỳ hoan nghênh việc ân xá cho ông Phạm Hồng Sơn. "Bác sĩ Sơn từ lâu là tù nhân được Hoa Kỳ quan tâm," đại sứ Marine nói. Một người khác được Mỹ quan tâm, ông Mã Văn Bảy, một nhà truyền giáo người Hmông, cũng được ân xá trong dịp này. Hoan nghênh Đại sứ Mỹ nói việc trả tự do cho ông Sơn "thể hiện xu hướng cho phép một ít không gian thảo luận chính trị ở Việt Nam." "Đây không phải là vấn đề rõ ràng. Đôi khi xu hướng có vẻ co lại. Những lần khác, nó lại có vẻ mở rộng...Tôi tin không gian sẽ mở rộng hơn trong tương lai." Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã gây sức ép yêu cầu đưa tên của bốn người bất đồng chính kiến vào trong danh sách ân xá tù nhân trước thời gian Tổng thống Mỹ Bush sang thăm Việt Nam vào tháng 11 tới. Sứ quán Hoa Kỳ nói bốn người là Mã Văn Bảy, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn and Phan Văn Bản đã ngồi tù nhiều năm chỉ vì muốn bày tỏ niềm tin của mình một cách hòa bình. Khi được ra tù, ông Phạm Hồng Sơn sẽ chịu lệnh quản chế trong thời hạn ba năm. "Một cách lý tưởng, tôi muốn thấy ông ấy được hoàn toàn tự do. Nhưng mặt khác tôi hài lòng rằng ông đã được thả," đại sứ Marine phát biểu với các nhà báo. "Tôi hy vọng nhà chức trách sẽ cho phép ông ấy được hưởng đầy đủ các quyền của công dân Việt Nam càng sớm càng tốt." "Vấn đề nhân quyền sẽ không biến mất khỏi cuộc đối thoại chỉ vì Việt Nam gia nhập WTO," đại sứ Mỹ nói. Theo ông, nhân quyền và tự do tôn giáo "là các vấn đề cốt lõi cho Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới." Ông Marine nói sau việc ân xá lần này, chỉ còn hai tù nhân nằm trong danh sách tù nhân được Mỹ quan tâm. Đó là ông Nguyễn Vũ Bình, người thụ án bảy năm tù vì chỉ trích hiệp định biên giới Việt - Trung, và ông Phan Văn Bản, một cựu sĩ quan công an bị kết án tù năm 1985. Đại sứ Mỹ xác nhận nay không còn người Việt Nam nào ở trong danh sách của Mỹ liên quan tù nhân bị giam giữ vì lý do tôn giáo. Hoa Kỳ hôm nay hoan nghênh quyết định thả một nhà bất đồng chính kiến có tiếng ở Việt Nam, nhưng hứa sẽ tiếp tục theo dõi về các vi phạm nhân quyền tại đây. text: Theo một thống kê đưa ra tuần này, đàn ông nước Anh đã dành nhiều tiền mua quà cho mẹ hơn là mua cho người yêu hay vợ của họ. Tính ra thì tiền hoa tặng mẹ nhiều gấp một phần ba tiền hoa tặng bồ. Tuy nhiên, một thống kê khác cũng cho biết hơn một triệu người mẹ tại Anh sẽ không được gặp con trong ngày lễ của mẹ. Thống kê dựa trên số hoa bán ra ở các siêu thị nước Anh cho hay trung bình một chàng trai bỏ ra 21.71 bảng để mua hoa cho bạn gái trong ngày lễ tình nhân 14-2. Nhưng họ lại dành 30.16 bảng để mua hoa trong ngày lễ của mẹ. Nhưng việc coi trọng mẹ hơn người yêu dường như không chỉ giới hạn trong phái nam, mà cả phái nữ cũng yêu hay sợ mẹ hơn là so với chồng của họ. Một khảo sát khác của cơ quan bưu điện Anh đối với 1000 người cho biết tính trung bình người Anh dành 28 bảng để mua quà cho mẹ, so với 15 bảng để dành mua hoa trong ngày Valentine. Theo khảo sát này, chỉ có 6% người được hỏi là không có ý định có quà trong ngày của mẹ, so với 63% người không mua quà để đánh dấu ngày lễ tình yêu. Hoa vẫn là món quà được ưa chuộng nhất trong ngày của mẹ, theo sau là một bữa ăn ở nhà hàng. Tuy nhiên, cũng theo khảo sát này, sẽ có 1.5 triệu bà mẹ trên toàn nước Anh không gặp con trong chủ nhật 6-3. Một phần tư số người Anh được hỏi thừa nhận mỗi năm họ không gặp mẹ trong ngày lễ này. Sự thay đổi dân số có lẽ lý do giải thích vì sao việc thăm mẹ trong ngày này lại giảm đi. Bởi vì 40% người Anh hiện nay sống cách xa nhà mẹ 10 dặm, và 15% sống cách xa hơn 100 dặm đường. Chủ nhật sẽ là ngày lễ có tên gọi ngày của mẹ, 6-3. text: Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, ca sỹ Khánh Ly và nghệ sỹ Trịnh Vĩnh Trinh ở Montreal Đại diện của gia đình cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn viết cho BBC rằng gia đình hoàn toàn ủng hộ thái độ của VCPMC trong vấn đề bản quyền các ca khúc đã được dùng trong chương trình của ca sỹ Khánh Ly ở Việt Nam. Hai buổi biểu diễn của ca sỹ Khánh Ly ở Hà Nội và Đà Nẵng vào cuối tháng Bảy, đầu tháng Tám thu hút chú ý, một phần do tranh cãi xung quanh tiền bản quyền. Nhạc sỹ Phó Đức Phương, giám đốc VCPMC, xuất hiện ở cả hai nơi để yêu cầu công ty tổ chức Đồng Dao thanh toán, nhưng đã bị công ty này cho bảo vệ mời ra ngoài, theo truyền thông Việt Nam. Công ty Đồng Dao đưa ra lý do VCPMC đã không trình đủ giấy tờ chứng minh được ủy quyền của tất cả các thành viên trong gia đình nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, còn phía nhà tổ chức cũng không trả lời được câu hỏi ngược lại của ông Phó Đức Phương về việc chứng minh họ đã xin phép và được sự đồng ý của tác giả trước khi tổ chức buổi diễn hay chưa. Nhạc sỹ Phó Đức Phương cũng nói trước báo chí sẽ tiếp tục đòi đến cùng để tạo tiền lệ, vì trung tâm đại diện cho hơn 3.000 nhạc sỹ ở Việt Nam. Trả lời BBC Tiếng Việt qua email về lý do công ty Giải trí Đồng Dao đưa ra, nghệ sỹ Trịnh Vĩnh Trinh, em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cho biết gia đình đã “ủy quyền cho VCPMC từ năm 2011, vì chúng tôi thấy đây là đơn vị hoạt động hợp pháp và đàng hoàng". “Cả đơn vị VCPMC và gia đình đều tham vấn ý kiến luật sư và mọi thủ tục ủy quyền đều được tiến hành theo đúng pháp luật Việt Nam.” Tính toán 'không hợp lý' Chương trình biểu diễn của ca sỹ Khánh Ly vướng phải nhiều rắc rối về vấn đề bản quyền Trong buổi gặp gỡ báo chí ở Sài Gòn hôm 12/08, công ty Đồng Dao đưa ra các chứng cớ về việc VCPMC không đồng nhất về cách tính tiền bản quyền, và nói họ bị trung tâm "áp giá". Công ty này từng trả gần 300 triệu tiền bản quyền các ca khúc Trịnh Công Sơn cho VCPMC cho chương trình diễn hồi hương đầu tiên của Khánh Ly vào tháng 5/2014, nhưng lần này do chưa thỏa thuận được cách tính tiền bản quyền với trung tâm nên chưa thanh toán, VnExpress đưa tin hôm 12/08. Trong một chương trình khác, 17 bài hát của nhiều nhạc sỹ trong đó có Trịnh Công Sơn và Phạm Duy được VCPMC thu tổng cộng 8.5 triệu đồng, trong khi show diễn lần này ở Hà Nội được tính lên mức giá khoảng 286 triệu cho 20 bài hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, đại diện của Đồng Dao được VnExpress dẫn lời. Trong khi đó, báo Thanh Niên nói nhạc sỹ Phú Quang từng "phàn nàn" khi ông phải nộp tiền bản quyền 4 triệu cho mỗi bài hát dùng trong một chương trình do ông tổ chức, và sau đó nhận được 170.000 đồng tiền bản quyền cho mỗi bài hát của ông. Riêng gia đình nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cho biết họ không có ý kiến về cách tính và thu phí của trung tâm, do “đã tin tưởng và nhất trí ủy quyền cho Trung tâm”. Trả lời câu hỏi của BBC về số tiền thu được từ các sáng tác của cố nhạc sỹ, trong khi trước đây ông Trịnh Công Sơn và ca sỹ Khánh Ly khắp nơi rong ruổi không ngại khó khăn chỉ để được đàn hát và nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 gần đây cũng nói, nếu còn sống ông Trịnh Công Sơn có lẽ sẽ không đòi tiền tác quyền, nghệ sỹ Trịnh Vĩnh Trinh nói: “Đương nhiên, sinh thời nhạc sỹ Trịnh Công Sơn là người sở hữu bản quyền các tác phẩm của mình. Anh có thể xử lý tác quyền theo cách của riêng anh. Nhưng nay anh không còn và gia đình chúng tôi là người thừa kế. “Chúng tôi mong muốn xử lý vấn đề này một cách bình đẳng với tất cả các nghệ sỹ. Và tôi tin là anh Sơn hài lòng với cách giải quyết đó của chúng tôi. “Tuy nhiên, nếu có những đơn vị, hay nghệ sỹ muốn tổ chức các chương trình biểu diễn miễn phí hoặc bán vé với giá thấp để đông đảo khán giả có điều kiện thưởng thức các tác phẩm của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn thì Trung tâm và gia đĩnh sẵn sàng hỗ trợ miễn phí tác quyền.” Ca sỹ Khánh Ly thành danh với các ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn từ thập niên 60, lần đầu tiên về nước biểu diễn hồi tháng 5/2014 sau gần 40 năm sống ở Mỹ, làm dấy lên phản ứng trái ngược cả từ trong nước và cộng đồng hải ngoại. Đại diện gia đình cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn nói gia đình ủng hộ Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC). text: Bà Lagarde ra chỉ dấu rằng bà sẵn sàng phục vụ thêm nhiệm kỳ thứ hai tại IMF Bà Lagarde nói với BBC: "Tôi cho rằng kinh tế Trung Quốc đang hồi phục nhưng có chậm lại đôi chút". Theo bà, tiến trình hồi phục sẽ lại tăng tốc vào năm tới. "Chúng ta đang chứng kiến các thay đổi lớn." Sau khi tăng trưởng hai chữ số nhiều thập niên, kinh tế Trung Quốc đã giảm xuống 7,4% vào năm ngoái. Chính phủ Bắc Kinh cho hay tỷ lệ tăng trưởng có thể sẽ tiếp tục giảm còn khoảng 7% trong năm nay. Tuy nhiên IMF dự báo là tỷ lệ này sẽ chỉ là 6,8%. Bà Lagarde nói với BBC rằng các thay đổi trên thế giới đã tạo ra tình hình mới, trong đó các nền kinh tế đang lên phải đối phó với giá cả xuống thấp. Bà nhận xét: "Nếu như xem xét Trung Quốc chuyển đổi từ một mô hình phát triển sang mô hình khác, từ ngoại tệ chuyển đổi này sang ngoại tệ khác... thì chúng ta sẽ phải điều chỉnh". Ủng hộ Nói về việc Trung Quốc chuyển dịch từ nền kinh tế dựa vào xuất khẩu sang dựa vào tiêu dùng, bà Lagarde nói IMF "rất ủng hộ quá trình chuyển đổi hiện đang diễn ra". Bà ghi nhận nỗ lực của Trung Quốc trong quản lý tỷ giá hối đoái và dao động lãi suất, đồng thời hy vọng nước này dần dần sẽ thông tin cho thế giới đầy đủ kịp thời hơn về những gì xảy ra trong nền kinh tế. Bà Lagarde nói: "Không thể chuyển dịch dễ dàng từ một nền kinh tế bị quản lý chặt chẽ sang một nền kinh tế thị trường với các trông đợi rằng tình hình khắp thế giới trở nên giống nhau". "Điều này không thể xảy ra." Nhiệm kỳ 5 năm tại IMF của bà Lagarde sẽ kết thúc vào giữa năm 2016, nhưng tại hội nghị thường niên của quỹ này tổ chức trong tuần ở Peru bà ngỏ ý sẵn sàng tiếp tục thêm nhiệm kỳ nữa. Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Christine Lagarde, nói rằng triển vọng kinh tế Trung Quốc không hẳn tồi tệ như nhiều người nghĩ. text: Tổng thống Nga Vladimir Putin tặng hoa cho Tổng biên tập RT Margarita Simonyan trong một lễ trao giải hồi tháng Năm Cả RT và Sputnik đều được chính phủ Nga hậu thuẫn và cấp ngân khoản. Campuchia bỏ tù người dịch phim về nạn mãi dâm cho đài Nga Vụ Skripal và hai người Nga yêu Salisbury quá độ Anh trả đũa Nga ra sao vì vụ đầu độc điệp viên? Khoảng 60 bộ trưởng, quan chức chính phủ các nước và 1.000 phóng viên cùng các thành viên xã hội dân sự tham dự sự kiện 'Global Conference for Media Freedom, London 2019' diễn ra trong hai ngày 10-11/7. Bảo vệ tự do báo chí Hội nghị do chính phủ Anh và chính phủ Canada phối hợp tổ chức, là sự kiện lần đầu tiên diễn ra với mục tiêu "bảo vệ tự do báo chí và cải thiện độ an toàn cho các phóng viên trên toàn cầu". Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Anh từ chối cấp thẻ tham dự cho RT và Sputnik. Đại sứ quán Nga gọi quyết định này là "sự phân biệt đối xử trực tiếp mang động cơ chính trị". Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Anh nói: "Chúng tôi không cấp thẻ tham dự cho RT và Sputnik bởi họ đã đóng vai trò tích cực trong việc cố tình truyền bá thông tin sai. Tuy việc đáp ứng toàn bộ các đơn xin tham dự là điều không thể, nhưng phóng viên từ khắp nơi trên thế giới tới sự hội thảo này, trong đó có cả những người đến từ Nga." Báo Anh, tờ The Guardian, dẫn lời các quan chức nói trước khi diễn ra hội nghị rằng chỉ có ba nước không được mời tham dự là Bắc Hàn, Syria và Venezuela. Đại sứ quán Nga nói họ đã khiếu nại lên Bộ Ngoại giao Anh, và cáo buộc Anh đã có "chiến dịch bôi nhọ kéo dài cả tháng" đối với RT. RT nói trong một tuyên bố: "Thật là đạo đức giả khi lên tiếng cổ súy cho tự do báo chí nhưng lại cấm những tiếng nói không hợp tai và phỉ báng truyền thông thay thế." Sputnik thì nói: "Các mục tiêu của chúng tôi được nêu rõ ràng trong hiến chương hoạt động, và việc truyền bá thông tin sai không phải là một trong các mục tiêu đó." RT từng bị cơ quan quản lý truyền thông Anh cảnh cáo RT, kênh truyền hình trước có tên là Russia Today (Nước Nga Ngày Nay), trong những năm gần đây đã tăng phần nội dung tường thuật tin tức về Anh, Mỹ, với nỗ lực đưa mình thành một nguồn thông tin thay thế cho các hãng tin chính thống ở cả hai nước này. Vào tháng Mười Hai, kênh này bị cơ quan quản lý truyền thông Anh, Ofcom, nói là đã có bảy vi phạm đối với các quy tắc hoạt động truyền thông ở Anh trong việc đưa tin về vụ đầu độc Novichok đối với cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái ông, Yulia, tại Salisbury, Anh. Ofcom nói RT đã không tường thuật cân bằng khi phỏng vấn và phát các ý kiến, bình luận, và gọi đó là "vi phạm nghiêm trọng trong việc tuân thủ quy tắc hoạt động truyền thông". Liên quan đến tự do truyền thông, Bộ Ngoại giao Anh hôm 7/7 vừa công bố gói ngân khoản 18 triệu bảng Anh cho ba năm tới, nhằm chống tình trạng cố tình loan tin sai và tin giả trên toàn Đông Âu, và tăng cường tự do báo chí ở vùng Tây Balkans. What's so different about Russia Today? Vai trò của BBC trong hội nghị Bộ Ngoại giao Anh nói luật sư nhân quyền quốc tế Amal Clooney sẽ tham dự hội nghị trong vai trò đặc phái viên của Anh về tự do báo chí. Cuộc hội thảo cũng sẽ có sự tham dự của các quan chức cao cấp trong chính phủ, thành viên các phái đoàn ngoại giao, gồm một số quan chức các nước Đông Nam Á, và các học giả. Tổng giám đốc của BBC, Lord Tony Hall, có mặt trong ban chủ tọa phần thảo luận "Tự do báo chí là gì: vì sao nó quan trọng?", bên cạnh Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt và Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cùng các quan chức cao cấp khác. Giám đốc phụ trách phần tin tức thời sự của BBC, bà Fran Unsworth, có mặt trong ban chủ tọa điều hành phần thảo luận về an toàn và bảo vệ phóng viên. Phần thảo luận về bối cảnh tự do báo chí ở Đông Nam Á sẽ do cựu trưởng ban tiếng Miến Điện của BBC, bà Daw Tin Htar Swe, điều hành. Xem thêm: Truyền thông TQ chế nhạo thuế Mỹ: "kẻ khờ xây tường" Thủ tướng yêu cầu kiểm tra tin về bà Thoa Chiến thuật tấn công truyền thông của Trump Hai hãng tin của Nga là RT và Sputnik bị cấm dự hội nghị về tự do báo chí tại London do đã đóng "vai trò tích cực trong việc cố tình truyền bá thông tin sai". text: Chiếc tàu cá của ngư dân Đài Loan trước khi bị bắn Đài Bắc cũng yêu bầu Manila bồi thường và bắt giữ những người chịu trách nhiệm và cảnh báo Manila sẽ chịu ‘những biện pháp kinh tế và ngoại giao’ nếu không có phản hồi tích cực. Lực lượng tuần duyên Philippines thừa nhận rằng họ đã nổ súng vào tàu cá Đài Loan để ‘làm tê liệt’ máy móc trên tàu. Họ nói rằng họ hành động như vậy ‘để tự vệ’. Một loạt yêu cầu Người ngư dân 65 tuổi đã bị bắn chết hôm thứ Năm ngày 9/5 khi bị tàu tuần duyên Philippines nổ súng. Khi vụ việc xảy ra, ngư dân này đang đánh bắt trong vùng biển về phía đông nam đảo Đài Loan và nằm về phía bắc Philippines – khu vực mà cả hai bên đều xem là vùng đặc quyền kinh tế của mình. Chỉ vài giờ sau khi thi thể và chiếc tàu cá của nạn nhân hồi hương, văn phòng tổng thống Đài Loan và Bộ Ngoại giao nước này đã đưa ra một loạt yêu sách với Chính phủ Philippines. Theo đó, họ yêu cầu chính thức xin lỗi, đẩy nhanh tiến trình điều tra, trừng trị người nổ súng, bồi thường cho gia đình nạn nhân và đàm phán về quyền đánh cá ở những khu vực có tranh chấp. Đài Bắc cũng đe dọa sẽ trục xuất đại diện của Philippines về nước nếu nước này không đáp lại tối hậu thư trên trong vòng 72 giờ. Phóng viên BBC Cindy Sui ở Đài Loan cho biết mặc dù đại diện Philippines ở Đài Bắc đã gửi lời cảm thông và chia buồn với gia đình nạn nhân, nước này vẫn từ chối xin lỗi trong khi đợi kết quả điều tra. Các quan chức ở Manila cho biết kết quả điều tra ban đầu của họ cho thấy lực lượng tuần duyên đã hành động tự vệ khi chiếc tàu cá Đài Loan cố tình đâm thẳng vào tàu tuần duyên. Ba người sống sót trên chiếc tàu cá, trong đó có con trai và con rể nạn nhân, đã bác bỏ điều này. Vụ việc xảy ra tại vùng biển mà hai bên đang tranh chấp chủ quyền Sau khi kiểm tra chiếc tàu cá, giới chức Đài Loan nói họ thấy cách giải thích của phía Philippines không đáng tin vì có đến 52 lỗ đạn trên thân tàu trong khi các ngư dân không có vũ khí trong tay. “Đây là một hành vi tàn ác và lạnh lùng,” Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu phát biểu hôm thứ Bảy ngày 10/5. Ông Mã cảnh báo rằng nước ông sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt Manila trong bối cảnh người dân Đài Loan đang phẫn nộ. Chính quyền Đài Loan cáo buộc lực lượng tuần duyên Philippines đã đuổi theo chiếc tàu cá của họ trong một lúc và không hề đề nghị giúp đỡ chiếc tàu cá gặp nạn này sau khi đã bị trúng đạn. Họ cho rằng nã súng vào tàu cá không có vũ trang là vi phạm luật pháp quốc tế. Hiện có hàng chục nghìn công nhân Philippines đang xuất khẩu lao động trong ngành công nghiệp chế biến và giúp việc nhà ở Đài Loan. Chính quyền Đài Loan đã ra tối hậu thư cho Philippines đến thời hạn thứ Tư ngày 15/5 phải xin lỗi cho vụ việc của một ngư dân của họ bị lính tuần duyên Philippines bắn chết. text: Bùi Tiến Dũng cũng bị đề nghị tịch thu hơn hai tỷ đồng tiền bán ngôi nhà bị cáo này đem thế chấp vay tiền đánh bạc. Trong bản luận tội đọc hôm 2/8, với tội tổ chức đánh bạc, đại viện VKSND Hà Nội đề nghị mức án bảy đến năm tám năm tù đối với Bùi Quang Hưng, nguyên cán bộ Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội. Nguyễn Văn Hồng bị đề nghị mức án tám đến năm tù. Cả hai bị cáo Hưng và Hồng mỗi người bị phạt đến 100 triệu đồng vì tội danh trên. Bị cáo Lương Mạnh Hoa và Vũ Mạnh Tiên bị đề nghị mức án ba đến bốn năm tù vì tội đánh bạc; chín đến mười năm tù vì tội đưa hối lộ. Tổng mức án đề nghị cho hai tội danh cho mỗi bị cáo là 12 – 14 năm tù giam. Nguyễn Mậu Thôn và Tôn Anh Dũng cùng bị đề nghị mức án chín đến mười năm tù giam về tội đưa hối lộ. Nguyễn Đình Toản, nguyên Phó trưởng CA phường Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội, bị đề nghị mức án tám đến chín năm tù giam vì tội đưa hối lộ. Các bị can này còn bị đề nghị phạt tiền từ một đến hai lần số tiền đưa hối lộ. Riêng bị cáo Nguyễn Việt Bắc bị đề nghị phạt từ 30 – 36 tháng tù giam nhưng cho hưởng án treo. Bị cáo này cũng bị đề nghị mức phạt 10 triệu đồng. Ngày mai (3/8), phiên tòa tiếp tục làm việc. Bị cáo Dũng bị đề nghị mức án sáu đến bảy năm tù giam về tội đánh bạc và 16 – 18 năm tù giam vì tội hối lộ. text: Ông Đặng Văn Thành đã phải làm việc với cơ quan điều tra từ ngày 1/11. Báo Tuổi Trẻ cũng cho biết đã tiếp cận được với ông Thành, tuy nhiên chưa thu thập được bình luận gì từ phía ông. Ngày 5/11, Hội đồng quản trị Ngân hàng Sacombank đã tổ chức họp để thông qua đơn từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng quản trị của ông Thành. Trước đó, ngày 2/11, Sacombank tuyên bố sự từ nhiệm chính thức khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank của ông. Đây là vị trí mà ông Thành đã nắm giữ suốt 17 năm qua. Ông Phạm Hữu Phú, tân Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank đã từng là Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Eximbank và mới vào Hội đồng quản trị Sacombank hồi tháng Năm. Vào ngày 4/11, ông Phú tiết lộ với báo chí trong nước rằng ông Thành đã phải làm việc với cơ quan điều tra kể từ ngày 1/11. Tâm lý bất ổn Tin ông Thành quay về nhà có vẻ không làm cải thiện tâm lý lo lắng của thị trường. Ngày 5/11, cổ phiếu Sacombank và Eximbank đều nằm trong danh sách bán ròng. Trong đó cổ phiếu Sacombank bị bán ròng mạnh nhất, giá trị 17,8 tỷ đồng, tương ứng gần 1 triệu cổ phiếu và chiếm 60% tổng khối lượng giao dịch, theo báo điện tử gafin.vn Trước đó, trả lời báo trong nước Ông Phú khẳng định việc ngân hàng Sacombank đủ sức đối phó với khủng hoảng "dù sắp tới nếu có sự cố với môt vài nhân sự đâu đó có xảy ra chăng nữa." Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cũng đã cho biết "Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị 28.000 tỷ đồng để hỗ trợ Sacombank" về vấn đề thanh khoản. "Được sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan này, chúng tôi đã kết hợp với ban giám đốc các chi nhánh cũng như các phòng ban có liên quan để đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền cũng như sự an toàn cho hoạt động của Sacombank nếu xảy ra sự cố", ông Minh nói với báo trong nước. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Ông Đặng Văn Thành đã trở về nhà sau khi làm việc với cơ quan điều tra, báo Tuổi Trẻ dẫn lời xác nhận của tân Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank, ông Phạm Hữu Phú trong tin đăng tải ngày 5/11. text: Tổng tư lệnh Hsiung Hou-chi trên một phi cơ chiến đấu F-5 Đài Loan dừng bay tất cả các chiến đấu cơ F-5 cũ kỹ và tiến hành rà soát toàn bộ phi cơ F-5 sau khi một phi công qua đời tháng trước. "Tôi tin rằng các phi cơ F-5 là an toàn để bay," Tổng tư lệnh Không Lực Hsiung Hou-chi nói, theo Quân đội Đài Loan. Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh của mình và không loại trừ khả năng sẽ chiếm lại Đài Loan bằng vũ lực, dẫn đến căng thẳng trên không phận Đài Loan. Vào đầu tháng Mười, bộ trưởng Quốc phòng của Đài Loan nói không lực nước này đã thực hiện gần 3000 chuyến bay từ tháng Một để theo dõi hay ngăn chặn máy bay Trung Quốc. Tổng tư lệnh Không quân Hsiung bay trên một phi cơ hai chỗ trong chuyến bay thử kéo dài 40 phút hôm thứ Bảy 14/11. "Tôi tham gia một chuyến bay thử để cho đồng bào thấy rằng phi cơ F-5 là đáng tin cậy và để thể hiện ý chí sẵn sàng bảo vệ không phận của các quân nhân Không Lực chúng ta," ông được Thông tấn xã Quân đội trích lời. Ông nói thêm rằng các phi cơ F-5, có tuổi hơn 40 năm, vẫn được sử dụng ở 26 nước trên thế giới. Vụ tai nạn tháng trước xảy ra với một phi cơ F-5 một chỗ ngồi. Tổng thống Thái Anh Văn Phi cơ chiến đấu này đang thực hiện một chuyến bay huấn luyện hôm 29/10 thì bất ngờ gặp sự cố kỹ thuật không lâu sau khi cất cánh. Trang tin The Focus của Đài Loan đưa tin hiện cuộc điều tra về vụ rơi máy bay đang tiếp diễn, và thời tiết xấu khiến việc tìm xác máy bay gặp khó khăn. Căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc dâng cao trong những năm gần đây sau khi bà Thái Anh Văn được bầu làm tổng thống. Tháng trước, Hoa Kỳ phê chuẩn việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan với trị giá khoảng 1,4 tỷ USD, trong lúc Trung Quốc tăng cường các cuộc tập trận. Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Đài Loan "không phải là một phần của Trung Quốc," khiến bộ ngoại giao nước này có phản ứng giận dữ. Người đứng đầu Không lực Đài Loan lên chuyến bay thử đầu tiên của một loại chiến đấu cơ sau khi một phi cơ loại này bị rơi làm chết người hồi tháng trước. text: Coulibaly bắn chết một nữ cảnh sát trước khi chiếm một siêu thị và giết bốn người Do Thái Antoine Denive, 27 tuổi, bị bắt giữ trong một cuộc bố ráp phối hợp giữa Pháp và Tây Ban Nha vào một ngôi nhà ở Malaga, giới chức trách Tây Ban Nha cho biết. Người đàn ông Pháp này bị tình nghi là đã bỏ chạy khỏi Pháp hàng tuần sau vụ tấn công ở siêu thị ngày 9 tháng Giêng. Tổng cộng 17 người đã bị thiệt mạng trong ba ngày diễn ra các cuộc tấn công bạo động Hồi giáo ở Paris. Bộ Nội vụ Tây Ban Nha nói hai nghi phạm khác từ Serbia và Montenegro đã bị giam giữ trong cuộc bố ráp vào một tòa nhà ở khu vực Rincon de la Victoria thuộc Malaga. Người đàn ông Pháp này được nói là có những liên hệ với những người Serbia, những người có thể đã cung cấp vũ khí súng đạn cho ông này. Ông này ra trước một thẩm phán tại Madrid hôm thứ Tư và bác bỏ các cáo trạng. Tin tức chưa được kiểm chứng nói ông ta đồng ý chịu bị dẫn độ về Pháp. Bản đồ vụ tấn công vào Văn phòng tạp chí Charlie Hebdo ở Paris, 1/2015 Cảnh sát Tây Ban Nha vừa bắt giữ một người đàn ông bị tình nghi đã cung cấp vũ khí cho tay súng Amedy Coulibaly, giết chết bốn người tại một siêu thị hồi tháng Giêng ở Paris năm 2015. text: Malaysia nói Đại sứ Trung Quốc thông báo vệ tinh TQ mới thu được hình ảnh mảnh vỡ có thể là từ MH370 Quyền Bộ trưởng Giao thông của Malaysia đọc to tin tức khi được trao nội dung này trong buổi họp báo hàng ngày. Hình ảnh mới thu được hôm 18/3, hai ngày sau khi vệ tinh chụp được cách hình ảnh ban đầu về những vật có thể là các mảnh vỡ, theo đó cho thấy một vật thể có kích thước một chiều 22 mét, một chiều 13 mét, nằm cách địa điểm phát hiện đầu tiên 120km. Chuyến bay MH370 biến mất hôm 8/3, mang theo 239 người trên khoang. Các quan chức Malaysia nghi rằng chiếc phi cơ đang trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh đã bị chủ ý cho đổi hướng bay. Quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein trong buổi họp báo tại Kuala Lumpur nói: "Tin tôi vừa nhận được cho biết Đại sứ Trung Quốc đã nhận được hình ảnh vệ tinh của các vật thể trôi nổi ở hành lang phía nam, và họ sẽ gửi tàu tới kiểm tra." Ông nói thêm: "Bắc Kinh được trông đợi sẽ ra tuyên bố trong ít giờ nữa." Trung Quốc là một trong 26 quốc gia tham gia tìm kiếm chuyến máy bay mất tích. Hầu hết những hành khách trên chuyến bay mang quốc tịch Trung Quốc. Hình ảnh mới do vệ tinh Gaofen-1 của Trung Quốc thu được Máy bay, tàu thuyền đã tìm kiếm ở khu vực nam Ấn Độ Dương sau khi những hình ảnh vệ tinh thu được hồi trong tuần cho thấy có những vật thể có thể là mảnh vỡ ở cách Perth của Australia chừng 2.500km. Tân Hoa Xã nói hình ảnh vệ tinh mới nhất, thu được lúc khoảng 04:00GMT hôm 18/3 cho thấy các vật thể cách chừng 120km "về phía tây nam" của vị trí ban đầu. Hình ảnh do vệ tinh Gaofen-1 chuyên theo dõi Trái Đất bằng ống kính có độ phân giải cao của Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Quốc thu được. Cuộc tìm kiếm trên Ấn Độ Dương hiện đang do Cơ quan An toàn Hàng hải Australia (Amsa) dẫn đầu. Hôm thứ Bảy, Amsa đã gửi sáu máy bay tới nhằm tìm kiếm trên khu vực rộng bằng Đan Mạch. Các tàu thuyền khác của Trung Quốc, Nhật Bản và Anh sẽ sớm tham gia tìm kiếm với Amsa. Thân nhân tức giận Các chuyến bay tìm kiếm hôm thứ Bảy vẫn chưa đem về kết quả khả quan nào. Thân nhân các hành khách trên chuyến bay đã rất tức giận khi nghe các quan chức Malaysia thông báo tình hình tại Bắc Kinh. "Chính phủ Malaysia, hãy nói sự thật! Hãy trả người thân cho chúng tôi!", các thân nhân gào to tại khách sạn Lido. Ông Hussein thừa nhận buổi thông báo tình hình đã rất "căng thẳng". Trong buổi thông báo tình hình ở Bắc Kinh, thân nhân hành khách đã rất tức giận Buổi họp báo của ông Hussein cũng đề cập đến một bản ghi nội dung liên lạc của các phi công trên máy bay mà báo Daily Telegraph của Anh đăng tải. Bản ghi của Telegraph cho thấy các trao đổi thường lệ kết thúc với những từ cuối cùng đầy tính định mệnh của cơ phó Fariq Abdul Hamid: "Được rồi, chúc ngủ ngon." Các chuyên gia nói chỉ có hai nội dung xuất hiện trong mỗi bản ghi, tuy họ nhấn mạnh rằng điều quan trọng là không nên chú trọng quá tới khía cạnh này. Một nội dung là tin nhắn cuối cùng lúc 01:07 nói về độ cao của máy bay, khi đó ở mức 35.000 bộ, là nội dung lặp lại không cần thiết so với tin nhắn gửi về trước đó sáu phút. Nội dung thứ hai là việc mất liên lạc với máy bay khi bàn giao quyền kiểm soát không lưu giữa Malaysia và Việt Nam. Tại buổi họp báo, ông Hussein nói bản ghi "không cho thấy có gì bất thường". Một quan chức Malaysia có mặt trong buổi họp báo nói bản ghi của Telegraph là "không chính xác", nhưng không nói rõ sai ở điểm nào. Trung Quốc đang điều tra một hình ảnh thu từ vệ tinh những mảnh vỡ trên vùng nam Ấn Độ Dương, có thể là từ chiếc máy bay MH370, giới chức Malaysia nói. text: Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin đã cảnh báo rằng mọi cuộc tấn công không được Liên Hiệp Quốc ủng hộ sẽ là "gây hấn" với Syria. Tuy vậy, Nga cũng sẽ cử Bộ trưởng Ngoại giao sang Syria tuần tới để đánh giá tình hình và tìm một giải pháp. Nhưng Tổng thống Mỹ, ông Barack Obama lại nói tính khả tín của cộng đồng quốc tế bị thử thách vì vấn đề Syria. Dù Syria không nằm trong nghị trình chính chức, các lãnh đạo quốc tế sẽ bàn về chủ đề này bên lền hội nghị G20. Chính vì thế, theo phóng viên ngoại giao của BBC, Bridget Kendall “các cuộc thảo luận về Syria sẽ chỉ mang tính không chính thức, và khác biệt quan điểm sẽ hiện rõ, và có thể có tác động đến diễn tiếp của cuộc khủng hoảng”. Theo bà Kendall, khả năng chắc chắn là Trung Quốc sẽ về cùng phía với Nga để chống lại hành động của Hoa Kỳ. Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã đến St Petersburg và được Tổng thống Putin đón tiếp nồng nhiệt. Khác biệt còn lớn Trong các nước châu Âu thuộc nhóm G20, Ý đã nói sẽ phản đối tấn công quân sự nhằm vào Syria. Quan điểm của Ấn Độ và Indonesia thì hiện chưa rõ, theo phóng viên BBC. Điều chắc chắn nhất là Hoa Kỳ sẽ có Pháp ủng hộ cho một hành động quân sự nhưng Anh chỉ có thể ủng hộ Hoa Kỳ về ngoại giao, vì Quốc hội Anh đã không chấp nhận để quân Anh tham chiến. Phát biểu trước khi đến Nga dự G20 Tổng thống Obama nói cộng đồng quốc tế cần có hành động với chính quyền Syria Ông Obama cũng có thể trông cậy vào sự ủng hộ của các nước khác trong nhóm G20 gồm Canada, Úc, Nam Hàn và Nhật Bản cùng Đức và EU. Thế nhưng sự ủng hộ chung không rõ liệu tất cả đều ủng hộ cho kế hoạch tấn công Syria bằng quân sự mà không có sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc qua một nghị quyết. Trước khi sang Nga dự G20, Tổng thống Hoa Kỳ phát biểu tại Thụy Điển hôm 4/9 rằng tính khả tín của nước Mỹ, Quốc hội Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế bị thử thách qua cách đối phó với vụ Syria bị cáo buộc dùng vũ khí hóa học. Ông Obama cũng nói Hoa Kỳ tiếp tục đang tìm kiếm ủng hộ cho một hành động quân sự trừng phạt chính quyền Assad. Quốc hội Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu vào tuần sau về đề nghị của ông Obama. Nhưng Tổng thống Nga thì nói chỉ Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc "có quyền cho phép sử dụng vũ lực đối với một quốc gia có chủ quyền". Tin mới nhất cho hay Nga sẽ cử Ngoại trưởng Sergei Lavrov sang Syria vào đầu tuần tới trong nỗ lực cứu vãn tình thế. Thứ Hai 9/9 cũng là ngày Quốc hội Hoa Kỳ dự kiến sẽ bỏ phiếu về đề nghị tấn công Syria của Tổng thống Obama. Các lãnh đạo từ nhóm G20 chuẩn bị họp tại St Petersburg của Nga trong lúc khác biệt về cách xử lý khủng hoảng của Syria vẫn rất lớn. text: Điện ảnh Nam Hàn không phải lúc nào cũng thể hiện Bắc Hàn một cách cân bằng. Sau Chiến tranh Triều Tiên hồi thập niên 1950, phim ảnh Nam Hàn thể hiện sự thù hận đối với miền Bắc và khắc họa hình ảnh người Bắc Hàn xấu xa. Nặng nề đến nỗi Piagol, một bộ phim không nằm trong trào lưu đó mà lại thể hiện sự cảm thông với người Bắc Hàn, đã bị cấm chiếu cho tới tận khi đạo diễn phim sửa lại cảnh cuối để đưa vào hình ảnh một đảng viên Bắc Hàn bước chân, đi về phía Nam Hàn tự do. Sau khi lãnh đạo quân sự Park Chung-Hee lên nắm quyền vào năm 1961, các nhà sản xuất phim cảm thấy bị tăng áp lực trong việc phải thể hiện Bắc Hàn như quỷ dữ, và ca tụng Nam Hàn. Những hạn chế này được giảm bớt khi Nam Hàn chuyển đổi sang chế độ dân chủ, vào cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990. "JSA", lấy theo tên gọi tắt của Vùng An ninh Chung nơi biên giới Nam-Bắc Hàn, được công chiếu ngay sau kỳ họp thượng đỉnh liên Triều đầu tiên hồi năm 2000. Đây là một trong những phim đầu tiên có cảnh tiếp xúc trực tiếp giữa người Bắc Hàn với người Nam Hàn. Những cách khắc họa người Bắc Hàn một cách sống động như thế tiếp tục được dùng trong kỷ nguyên hướng tới sự giao lưu kết nối liên Triều, từ năm 2000 đến 2008. Dưới sự lãnh đạo hiện thời của ông Moon Jae-in, người đã thực hiện nhiều sáng kiến để cải thiện quan hệ với miền Bắc, những phim như Steel Rain và loạt phim truyền hình ăn khách Hạ Cánh Nơi Anh, đã miêu tả Bắc Hàn một cách cân bằng hơn. Những căng thẳng gần đây và việc các cuộc đàm phán Nam-Bắc Hàn rơi vào thế bế tắc có thể sẽ làm thay đổi điều này. Tuy nhiên, những phim như Steel Rain 2 cho thấy vào lúc điện ảnh Nam Hàn đang trở nên được hâm mộ trên toàn cầu, thì các nhà làm phim có thể tiếp tục thích chọn cách tiếp cận cân bằng hơn. Từ chỗ coi Bình Nhưỡng là thù nghịch dưới thời quân phiệt Park Chung-hee, điện ảnh Nam Hàn ngày càng thân thiện hơn với Bắc Hàn. text: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn "quản lý chặt chẽ hiệu quả quỹ đất quốc phòng" Trong chỉ thị mới về "chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai," Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "yêu cầu chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tập trung chỉ đạo rà soát, đánh giá đầy đủ tình hình triển khai thi hành pháp luật về đất đai ở các cấp, các ngành, trên cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp cụ thể để chấn chỉnh, xử lý, khắc phục kịp thời những tồn tại trong việc thực hiện từng nội dung nhiệm vụ quản lý đất đai ở địa phương." Bình luận tiếp về vụ ông ''Vũ Nhôm" và sách mới về Tổng thống Trump Bàn tròn thứ Năm: Ông Vũ 'Nhôm' về VN - hệ lụy, bình luận Chính sách đất đai và câu chuyện Đồng Tâm Đất đai Đồng Tâm ‘rối như canh hẹ’ từ lâu 'Đừng để vấn đề đất đai làm tổn hại phát triển đất nước' Một số việc khác Thủ tướng Phúc muốn thực hiện: Từ vụ Đồng Tâm, nghĩ về quá khứ và tương lai Vụ Đồng Tâm - Mỹ Đức 'chưa có hồi kết' Hải Dương: Dân cáo buộc 'bị đánh tàn nhẫn' Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về Đồng Tâm gặp người dân Đồng Tâm hôm 22/4/2017 Liên quan đến tình hình sử dụng đất quốc phòng, Thủ tướng Phúc chỉ đạo Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp "rà soát, đề xuất sửa đổi các văn bản quy định về quản lý, sử dụng đất quốc phòng cho phù hợp với Luật Đất đai năm 2013"; phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố "rà soát tình hình quản lý, sử dụng đất quốc phòng trên phạm vi cả nước." "Trường hợp có dấu hiệu sai phạm như sử dụng đất không đúng mục đích, cho thuê, cho mượn đất trái phép hoặc quản lý không chặt để bị lấn, bị chiếm đất thì kịp thời, kiên quyết xử lý theo quy định để quản lý chặt chẽ hiệu quả quỹ đất quốc phòng, đồng thời xử lý trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị," chỉ thị viết. Trong một bài mới đây trên BBC, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, Học viện Chính sách & Phát triển, bình luận: "Chính phủ cũng đang thuận lợi khi thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, loại bỏ sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, kể cả doanh nghiệp quốc phòng, tích tụ và tư hữu hóa đất đai, công sản, thêm quyền cho Quốc hội trong các vấn đề tài khóa, và thiết lập một hệ thống tư pháp độc lập tương đối…" "Tuy nhiên, tiếp tục thực hiện các cải cách trên cũng với thời gian sẽ đồng nghĩa với việc đe dọa đến quyền lực của Đảng, điều mà chế độ hiện tại không sẵn lòng chấp nhận. Đây là mâu thuẫn chủ yếu của cải cách trong cái gọi là thể chế 'lai' - Độc đảng toàn trị với kinh tế thị trường," ông Thọ viết. Báo Thanh Niên hôm 4/1 cho biết Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa "nhìn nhận cái sai của Ban Thường vụ Thành ủy trong thời gian vừa qua đó là nguyên tắc tập trung dân chủ chưa đạt." "Câu chuyện đất cát và tới đây sẽ có những câu hỏi. Giờ báo chí bắt đầu đăng: tại sao Vũ "nhôm" mua được nhiều đất công như thế mà không phải người khác? Rõ ràng phải xem lại quy trình nguyên tắc quản lý làm sao cho chuẩn mực", báo này dẫn lời ông Nghĩa. Vụ Đồng Tâm, kinh nghiệm xử lý nhìn từ nước Đức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "yêu cầu xử lý nghiêm người đứng đầu buông lỏng quản lý đất đai," báo Chính Phủ Việt Nam cho hay. text: Sự việc đã được đưa báo cáo lên Thành ủy Hà Nội, và nhiều người đang chờ đợi xem, liệu khu ăn chơi mới nổi này có bị đóng cửa hay không, sau hai sự cố xảy ra chỉ trong vòng bốn tháng. Theo Dân Trí đưa tin, công ty TNNHH Thành Đạt thuê lại khu đất của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2, và từ đó cho thuê lại các kiot, phòng ốc làm cửa hàng, quán xá... trong khi chờ thực thi dự án xây dựng trên khu đất theo phương án của công ty Cổ phần đầu tư phát triển Bình An và Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội. Theo một nguồn tin chưa kiểm chứng, Khu 9 đang nằm trong diện tranh chấp giữa hai cơ quan nhà nước nên đã gặp phải một số sóng gió. Cũng trang tin này viết: “Đến giữa năm 2013, dự án đang trong quá trình triển khai thì được công ty Thành Đạt cho các hộ thuê lại để làm quán cà phê, cửa hàng quần áo, quầy bar...” Nhưng toàn bộ các ki-ốt mặt tiền lại do công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 quản lý. Cũng có nhiều ý kiến khác nhau trên mạng xã hội, người thì cho rằng nên đóng cửa Khu 9 vì lý do an toàn, người thì cho rằng, sẽ rất đáng tiếc nếu Hà Nội mất đi một khu vực như thế. Và nhạc sỹ đương đại Kim Ngọc nói với BBC, không ai nói trước được "tuổi thọ của Khu 9" và mọi người làm việc ở đây đều đã chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra, nhưng họ cũng đã đầu tư công sức, tiền bạc và "cả đam mê để đi cùng nó". ‘Cần tự do’ Câu hỏi về vấn đề quản lý văn hóa cũng được đặt ra đối với khu ‘nghệ thuật mới' của Hà Nội. Theo nhạc sỹ thể nghiệm và đương đại Kim Ngọc, chính sự thú vị, độc đáo và tinh thần của Khu 9 là do nó còn chưa chịu sự quản lý, chưa chịu “sức ép của định chế, quy chế nào,” và đó cũng là xuất phát điểm của khu vực này. “Nó thể hiện nhu cầu trong cộng đồng sinh hoạt văn hóa của Hà Nội, của thành phố. “Cũng khó nói được tuổi thọ của nó, tương lai lâu dài của nó. Câu chuyện ở đây hoàn toàn rất ngẫu hứng, bất ngờ. Những người hoạt động ở trong này đều chấp nhận những rủi ro đáng kể để có thể đi cùng với nó.” Chính sự tự do của Khu 9 thu hút những người làm văn hóa, những người “muốn sống, hoạt động trong một không gian không bị gò bó để thể hiện cá tính, thể hiện bản thân. Theo nhạc sỹ, điều kiện quan trọng nhất trong nghệ thuật là tự do. “Nghệ sỹ phải được làm những gì họ thấy cần phải làm, muốn làm, họ phải có đầy đủ điều kiện để thực hiện những ý tưởng đó mà không chịu sức ép nào.” Nhạc sỹ cho rằng, nghệ thuật cần có không gian và điều kiện để phát triển, “cũng như cá cần có nước để bơi và để sống”, nên Hà Nội rất cần có một khu như Khu 9 để làm “điểm tham chiếu về văn hóa và sinh hoạt văn hóa mà còn chưa được hiện diện trong văn hóa chính thống.” Khu 9 và Nghệ thuật đương đại Một góc tòa nhà Trung tâm Pompidou ở Paris Tôi lấy ví dụ về Trung tâm Pompidou ở Paris được hoàn thành năm 1977, là ý tưởng do Bộ trưởng Văn hóa Pháp đầu tiên Andre Malraux, còn chủ đầu tư của dự án khổng lồ này là Tổng thống Pháp lúc đó Georges Pompidou. Ông Malraux muốn xây dựng một tổ hợp tập trung các hoạt động văn hóa nghệ thuật dưới nhiều hình thức, nguồn gốc, cách thể hiện, và từ đó được coi là bộ não của nghệ thuật, văn hóa Pháp. Cách vài chục năm cho tới giờ, Centre Pompidou vẫn được giới nghệ sỹ nước ngoài gọi là tòa nhà theo phong cách Hậu hiện đại, nhờ thiết kế của một nhóm kiến trúc sư nước ngoài. Nhạc sỹ Kim Ngọc cũng lấy câu chuyện trung tâm nghệ thuật Tokyo ở Nhật được xây cách đây 7 – 10 năm với nhà bảo trợ là Hội đồng thành phố, nhằm chứng minh ý kiến về tầm nhìn, chính sách dài hạn và sự chủ động từ phía chính quyền trong phát triển nghệ thuật. “Trong một bài nói chuyện của một kịch tác gia người Nhật Bản, ông nói: “Hãy nghĩ xem, sau 30 năm khi chúng ta đã vượt qua khó khăn, đã khôi phục được kinh tế rồi thì chúng ta sẽ làm gì tiếp? Khi người ta giàu người ta sẽ dùng tiền đó để làm gì?””, nhạc sỹ kể lại, “văn hóa phải là câu chuyện của cả trăm năm.” Trung tâm Đom Đóm của nhạc sỹ Kim Ngọc Trả lời câu hỏi về việc liệu Khu 9 có thể là gợi ý cho một mô hình, một chương trình thử nghiệm cho các nhà cầm quyền Việt Nam để phát triển nghệ thuật đương đại, chị Kim Ngọc nói: “Tôi nghĩ nếu là người thông minh thì họ sẽ nhìn thấy mô hình gợi ý ở khắp nơi”. Đối với Khu 9, "tất cả những gì họ cần làm là tạo điều kiện, cởi mở, hỗ trợ. Để xây dựng một mô hình như thế này một cách chính thống thì tôi vẫn chưa tin lắm vào cách vận hành hiện nay của Việt Nam, cả hệ thống xã hội cũng như của bộ máy nhà nước,” nhạc sỹ nói. Nhạc sỹ Kim Ngọc cũng vừa mở Không gian Nghệ thuật thể nghiệm Đom Đóm trong Khu 9 nhằm thực hiện các dự án âm nhạc và đào tạo âm nhạc có sự phối hợp giữa các nghệ sỹ Việt Nam và nước ngoài. Một trong những hoạt động được khơi nguồn từ Đom Đóm chính là Liên hoan âm nhạc mới tại Hà Nội kéo dài 8 ngày, từ cuối tháng 11 tới ngày 08/12, trên nhiều địa điểm văn hóa khác nhau của thành phố. Trong đó 6 chương trình quan trọng được dự kiến diễn ra ở Khu 9, nhưng trong điều kiện hiện tại, chưa biết có thực hiện được không hay sẽ phải tìm địa điểm khác, nhạc sỹ cho biết. Đám cháy xảy ra ở Khu 9, Hà Nội đã được kết luận là do “sơ suất của thợ hàn” và cũng là một trong những sự cố cháy gây hậu quả nghiêm trọng nhất ở Hà Nội trong năm nay, theo truyền thông Việt Nam. text: Bình luận được Phó Ban Tuyên giáo Trung Ương Nguyễn Thế Kỷ đưa ra trong cuộc “tiếp xúc” với truyền thông trong nước với sự tham gia của lãnh đạo Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Trung ương. Phản hồi lại câu hỏi của phóng viên báo Tuổi Trẻ rằng căn cứ nào để Ban Bảo vệ, Chăm sóc Sức khỏe Trung ương khẳng định ông Bá Thanh không bị đầu độc, ông Kỷ nói “ Vậy căn cứ nào nói bị đầu độc? “Trên mạng có nhiều thông tin xấu độc, chia rẽ nội bộ, tung tin. Phải sàng lọc thông tin, không thể nghe bất kỳ thông tin nào trên mạng. Hoàn toàn không có chuyện đó. “Báo chí không được biến đây thành thông tin bất thường, giật gân câu khách. Mạng xã hội đưa thông tin xấu là ông Thanh bị đầu đọc bằng phóng xạ, đấu đá tranh giành quyền lực… phải phản bác để định hướng dư luận. “Đội ngũ bác sĩ trong nước làm mọi cách để cứu chữa ông. Cần bình tĩnh, tỉnh táo, khoa học, khách quan chính xác. Không nên làm nóng vấn đề…” Trưởng Ban Bảo vệ, Chăm sóc Sức khỏe Trung ương Nguyễn Quốc Triệu, chủ tọa cuộc “tiếp xúc với báo giới” tại Hà Nội vào chiều ngày 07/01, nói lưu ý báo giới rằng “luật Khám chữa bệnh quy định bệnh viện có quyền giữ bí mật bệnh tật. Do đó việc tiếp cận hồ sơ bệnh của ông Bá Thanh sẽ được cân nhắc, xin ý kiến cấp trên.” “Từ tháng Tám đến giờ tôi chưa gặp ông Thanh, bệnh án không được nhìn. Đại sứ Nguyễn Quốc Cường (Đại sứ tại Mỹ) lúc đó đến đúng lúc điều trị vô trùng cũng không được vào thăm”, ông Triệu nói thêm. Trả lời các nhà báo, bác sỹ Phạm Gia Khải một thành viên của Ban Bảo vệ, Chăm sóc Sức khỏe Trung ương được dẫn lời nói rằng “Làm khoa học phải có chứng cứ, không thể dựa vào quan hệ cá nhân. Chúng tôi không gạt mọi khả năng, nhưng chọn khả năng có nhiều bằng chứng nhất. Đến nay chưa có triệu chứng nhiễm độc ở bất cứ nơi nào trong cơ thể ông Thanh. Trong khi đó phó giáo sư Nguyễn Quốc Khánh nói "Phải có hồ sơ từ Mỹ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị cho ông Thanh." 'Chưa nắm hồ sơ bệnh án' Dư luận trong những ngày qua quan tâm nhiều tới thông tin về sức khỏe và kế hoạch đưa ông Bá Thanh về nước sau thời gian chữa bệnh tại Hoa Kỳ. Ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo tự do, viết trên Facebook cá nhân rằng “Mâu thuẫn lớn lao đã xảy ra khi lãnh đạo Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương khẳng định thông tin ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc là thông tin sai lệch, nhưng Phó Giáo sư Nguyễn Quốc Khánh lại cho biết "Để biết được tình trạng của ông Thanh thế nào phải chờ hồ sơ từ bên Mỹ”. “Nếu chưa nắm được hồ sơ bệnh án, làm sao Ban BVCSSK TƯ có thể khẳng định tin ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc là "xuyên tạc"? Đáng lý ra, lãnh đạo ban này cần những cơ sở xác đáng hơn nhiều trước khi khẳng định một vụ việc nghiêm trọng liên quan đến cán bộ cao cấp như ông Thanh,” ông Dũng viết. Phó trưởng Ban Bảo vệ, Chăm sóc Sức khỏe Trung ương Trần Huy Dụng trước đó cung cấp cho báo chí những thông tin căn bản liên quan sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh. “Ông Bá Thanh bị bệnh từ tháng 5/2014, được đưa vào bệnh viện 108 để điều trị rối loạn sinh tủy. Sau đó, ông được đưa sang Singapore điều trị vào tháng 6-7, mỗi tháng 1 tuần rồi về nước. Sau đó, theo giới thiệu tư vấn của Singapore, ông Bá Thanh được đưa sang Mỹ để điều trị, bắt đầu từ trung tuần tháng 8. “Từ đó đến nay, các bác sĩ tại Mỹ đã điều trị hóa chất 3 đợt cho ông Bá Thanh để chuẩn bị ghép tủy. Nhưng đến nay chưa đủ điều trị để ghép tủy nên thống nhất không điều trị hóa chất nữa mà tăng cường sức khỏe ở Việt Nam. Giới lãnh đạo Ban Bảo vệ, Chăm sóc Sức khỏe Trung ương cũng xác nhận rằng họ đã liên hệ với bộ phận đưa ông Thanh về nước và được cho biết chưa có lịch lên đường vì thời tiết bên Mỹ chưa tốt. Họ cũng nói thêm rằng gia đình ông Thanh đề nghị được đưa về Đà Nẵng điều trị. Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương nói hoàn toàn không có chuyện ông Bá Thanh bị đầu độc và cảnh báo giới báo chí VN về thông tin “giật gân câu khách”. text: Tàu Varshavyanka tại hạm đội Thái Bình Dương của Nga Theo nguồn tin này của Nga, hồi đầu tháng 12/2012 xưởng đóng tàu Admiralteiskie Verfi (Admiralty) đã bắt đầu thử nghiệm trên biển tàu ngầm Varshavyanka của dự án 636. Hãng tin Nga trích tin từ cổng thông tin của hải quân doanh nghiệp không nói rõ về khách hàng đã đặt mua con tàu. Nhưng theo các nguồn chưa được chính thức xác nhận, phía khách hàng đặt cho tàu ngầm tên là 'Hà Nội' để vinh danh thủ đô Việt Nam, gợi ý bên mua là hải quân của nước này. Theo dự kiến, tàu sẽ được chuyển giao cho khách hàng trong tháng 8/2013, trang Tiếng nói nước Nga đăng tải. Cần hiện đại hóa Tại thời điểm thử nghiệm trên biển, tàu ngầm sẽ thả neo tại cảng gần Kaliningrad trên biển Baltic thuộc phần châu Âu của Liên bang Nga. Đây là tàu dẫn đầu trong phiên bản xuất khẩu của dự án 06.361, được trang bị máy móc mới và hiện đại hóa. Phía Nga cũng nói con tàu có hệ thống mới đảm bảo cuộc sống của nhân viên tàu. Một hệ thống như vậy đã được thử nghiệm thành công trước đó trên chiếc tàu ngầm Saint Petersburg, dự án 677 Lada. Tàu ngầm Project 636M chính thức là tàu ngầm lớp Varshavyanka (Cô gái Varsava) của Nga, nhưng nó được NATO gọi là lớp Kilo, tức tàu ngầm phi hạt nhân tấn công nhanh (SSK), theo báo chí Việt Nam trích các nguồn nước ngoài đăng tải hồi trong năm. Loại tàu ngầm này có thể tham gia các cuộc chiến với tàu ngầm, chiến hạm, bảo vệ ven biển, phá mìn, do thám và tuần tra biển. Được biết Nga cũng đang huấn luyện thủy thủ tàu ngầm cho Việt Nam Từ 2009, các nguồn tin từ giới công nghiệp quốc phòng Nga đã công bố về các hợp đồng với Việt Nam. Chẳng hạn hôm 24/4 năm đó, ông Vladimir Aleksandrov, tổng giám đốc xưởng Admiralty ở St Petersburg, thông báo là công ty của ông đã được chỉ định thực hiện hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm cải tiến Project 636 lớp Kilo. Giá mỗi chiếc tàu ngầm này là 300-350 triệu đô la và tổng giá trị hợp đồng là 1,8 - 2,1 tỷ đô la Mỹ. Trong bối cảnh các căng thẳng gia tăng tại Biển Đông hiện đang có nhiều nước cùng nêu chủ quyền về đảo và lãnh hải, Việt Nam có nhu cầu hiện đại hóa hải quân. Theo giáo sư Carl Thayer trong một bài đăng trên trang của Viện Hải quân Hoa Kỳ gần đây, tháng 3/2010, Việt Nam chính thức đê ̀nghị Nga giúp xây dựng căn cứ tàu ngầm ở cảng Cam Ranh. Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được trang bị thủy lôi 53-56 hoặc TEST 76; có hỏa tiễn chống hạm 3M-54E hoặc 3M-54E1. Tháng 7/2011, đại diện của Rosoboronexport còn cho hay Việt Nam sẽ mua các hệ thống hỏa tiễn chống hạm Novator Club-S (SS-N-27) với tầm che phủ 300km. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Tàu ngầm Varshavyanka đóng cho Việt Nam được Nga đưa vào thử nghiệm, theo hãng tin RIA Novosti 21/12/2012. text: Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của ông Hill tới quốc gia bí mật này. Chuyến đi diễn ra sau khi có nghị quyết về cuộc tranh cãi lâu nay quanh các lệnh trừng phạt tài chính của Hoa Kỳ đối với Bắc Hàn. Hôm Thứ Tư, ông Hill nói ông hy vọng các cuộc đàm phán sáu bên sẽ được nối lại vào tháng Bảy. Việc thương thuyết đa phương đã bị đình lại quanh tranh cãi về các khoản tiền của Bắc Hàn bị phong tỏa tại. Vấn đề này nay đã được dàn xếp. Tranh cãi tài chính Ông Hill tới Bình Nhưỡng từ một căn cứ không quân gần Seoul đầu giờ hôm Thứ Sáu. Ông dự định có hai ngày thảo luận về thỏa thuận đóng cửa chương trình hạt nhân của Bắc Hàn, vốn đã bị trì hoãn lâu nay. Ông Hill nói ông muốn đẩy nhanh tiến trình đàm phán. Ông là quan chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ tới thăm Bắc Hàn kể từ năm năm qua. Washington từ trước tới nay luôn bác bỏ các cuộc đàm phán song phương với Bắc Hàn, chỉ muốn các cuộc thương thảo sáu bên, với sự tham gia của toàn khu vực. Nhưng nay có vẻ như Hoa Kỳ đã sẵn sàng tiến hành các hai hướng. Tình hình đã trở nên cấp bách khi Bắc Hàn tiến hành vụ thử một thiết bị hạt nhân hồi tháng Mười năm ngoái. Các quan chức Hoa Kỳ nói họ muốn tìm hiểu ý định thực sự của Bắc Hàn sau khi nước này thỏa thuận hồi tháng Hai là sẽ "đóng cửa và niêm phong" lò phản ứng hạt nhân của mình để đổi lấy viện trợ kinh tế. Cuối tuần rồi, Bắc Hàn đã mời các thanh sát viên quốc tế tới thảo luận về việc đóng cửa lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động tại Yongbyon. Các thanh sát viên sẽ tới Bình Nhưỡng vào tuần tới, là chuyến đi đầu tiên kể từ khi họ bị buộc phải rời khỏi Bắc Hàn hồi năm 2002. Phái viên Hoa Kỳ Christopher Hill đã bay tơi Bắc Hàn giữa lúc có những đồn đoán rằng các cuộc đàm phán quốc tế quanh chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng có thể sẽ sớm được nối lại. text: Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp nhận giải ở LHP Fribourg, Thụy Sĩ Bộ phim sản xuất độc lập được trao giải Khuyến khích đặc biệt của Ban giám khảo Liên hoan phim Quốc tế, Giải của Ban giám khảo Trẻ và Giải của Ban giám khảo Phong trào Đại kết (phong trào của nhóm liên kết các giáo hội Kitô giáo). "Đập cánh giữa không trung" cũng từng đoạt giải Phim hay nhất cho phim điện ảnh đầu tay trong tuần lễ dành cho nhà phê bình ở Liên hoan Phim Quốc tế Venice, do Hội đồng phê bình phim châu Âu và Địa Trung Hải (Fedeora) trao hồi tháng 9/2014. Trò chuyện với Liên hoan phim Fribourg sau khi nhận giải, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp nói, giải thưởng này khiến cô cảm thấy tự tin hơn và có niềm tin lớn hơn vào con đường tiếp theo của mình. "Lần sau chúng ta sẽ bay cùng nhau, chứ không chỉ là đập cánh nữa, không chỉ là dừng lại ở giữa không trung nữa." "Đừng nghĩ đến thành công trước khi làm phim. Bạn hãy cứ làm phim đi đã, tập trung vào những gì bạn thấy mình cần phải làm, hãy làm những gì bạn thấy đó là chính mình," nữ đạo diễn của Việt Nam nói. Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt hôm sau khi đoạt giải ở liên hoan phim Venice, hôm 06/09, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp nói: "Theo tôi giải thưởng vẫn chỉ là kết quả đến sau thôi, còn quá trình lao động, cũng như quá trình mình chứng tỏ lúc trước, quá trình đó quan trọng hơn rất nhiều. Đầu năm 2015, phim độc lập của đạo diễn Phan Đăng Di cũng gây chú ý ở nước ngoài Bộ phim của Nguyễn Hoàng Điệp được báo chí Thụy Sĩ miêu tả là "chấm phá chân dung một thiếu nữ Việt. Bi, hài và cổ tích," (phần dịch từ tiếng Pháp của nhà văn Thuận). Bài viết của Erice Steiner với tựa đề "Đàn ông chỉ là huyễn tưởng", trên báo La Liberte nhận định, "bộ phim truyện dài đầu tay này đã kể lại, với rất nhiều nhạy cảm, những cay đắng của một nữ sinh Hà Nội một hôm phát hiện ra rằng mình đã có thai với cậu người yêu không mấy nghiêm chỉnh, ham chọi gà hơn lập gia đình". "Trong lúc lo kiếm tiền trang trải cho vụ phá thai, cô nhờ bạn cùng phòng giúp đỡ, người bạn chuyển giới này đã giới thiệu cô với một đại gia tứ tuần đẹp trai như thể bước ra từ một "soap opera", và hoàng tử tuấn tú đã đưa nàng vào một ngôi nhà huyền bí…" Đầu năm 2015, một bộ phim độc lập khác của Việt Nam, "Cha, con và..." của đạo diễn Phan Đăng Di cũng lọt vào vòng tranh cử giải Gấu Vàng của liên hoan phim quốc tế danh tiếng Berlin, và gần đây nhất, vào vòng tranh giải Liên hoan phim Hong Kong. Phim "Đập cánh giữa không trung" của nữ đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp đã giành thêm ba giải trong liên hoan phim Fribourg, Thụy Sĩ, tối hôm 28/03/2015. text: Đã xãy ra đối đầu giữa người dân Đồng Tâm với công an hôm thứ Bảy 15/4 Được biết vụ việc có liên quan tới chuyện thu hồi đất đai, vốn đã khiến người dân theo kiện từ nhiều năm nay. Bàn tròn cuối tuần bình luận vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức Việt Nam: 'Thời của khiếu kiện đất đai' Dân tỉnh lên Sài Gòn khiếu kiện đất đai Dân địa phương cáo buộc chính quyền cấp xã và cấp huyện muốn lấy đất nông nghiệp để trao cho công ty Viettel làm dự án. Một người dân giấu tên nói với BBC: "Chúng tôi đã khởi kiện từ năm năm nay, nhưng không được ai đứng ra bênh vực." "Sáng nay, chính quyền mời những người chủ chốt, đại diện cho dân khởi kiện chuyện tham nhũng đất đai, ra khu vực đất đang tranh chấp để cùng đo đạc, xác định mốc, ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm." "Khi vừa tới thì họ vật các ông ấy ra, toàn là những người cao tuổi, có một cụ năm nay 83 tuổi, là thương binh với 60 năm tuổi đảng cũng bị vật ra, vứt lên ô tô." "Họ bắt đi cả năm người. Không hề có lệnh bắt người gì hết. Lúc đó là khoảng hơn 10 giờ sáng." Được biết sau đó người dân đã đuổi theo đòi thả người, dẫn đến tình trạng xô xát khiến một thanh niên Đồng Tâm bị thương tích phải đi bệnh viện cấp cứu. Video clip lan truyền trên mạng xã hội cho thấy lực lượng công an có lúc phải rút lui trước sự phản ứng dữ dội của người dân 'Tình hình vẫn rất căng thẳng' Lực lượng công an đã được tăng cường tới địa bàn từ buổi trưa, công an huyện nói với BBC. Tình trạng đối đầu dâng cao với việc dân địa phương bắt giữ khoảng 10 người và đem nhốt vào Nhà Văn hóa xã, mà họ nói là "chỉ để nhằm trao đổi, để mong chính quyền thả năm người Đồng Tâm bị bắt đi". Ngoài ra, dân địa phương cho biết họ cũng giữ một số xe cộ có gắn biển số xanh. Vào đêm muộn, công an, cảnh sát cơ động và các lực lượng hỗ trợ khoảng vài trăm người vẫn đang có mặt tại chỗ. "Nếu họ vào thì dân phải chống cự để bảo vệ đất, bảo vệ người. Bây giờ dân không dám về ngủ. Chỉ mong Chính phủ sớm can thiệp để giúp dân, chúng tôi không biết làm thế nào," người dân địa phương nói với BBC lúc khoảng gần 11 giờ đêm. Trực ban Công an Huyện Mỹ Đức cho BBC biết toàn bộ lực lượng đã được cử tới địa bàn bởi 'tình hình vẫn rất căng thẳng'. "Thông tin đã nắm được từ chiều hôm trước, nhưng trưa hôm nay công an huyện mới xuống xã để tăng cường lực lượng. Tình hình trở nên căng thẳng từ buổi trưa." Đã xảy ra tình trạng đối đầu giữa người dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, với giới chức trong ngày thứ Bảy 15/4. text: Ông Bush nói ông hiểu cuộc chiến Iraq gây khó khăn tới mức nào cho Hoa Kỳ, nhưng Quốc Hội cần để ông có đủ thời gian thực hiện kế hoạch của mình. Ông Bush nói các chỉ huy phải được trao cơ hội để triển khai đầy đủ sức mạnh quân sự tại Baghdad. Ông kêu gọi Quốc hội chớ hành động cho tới khi vị tư lệnh chỉ huy của quân Mỹ tại Iraq, tướng David Petraeus báo cáo lại tình hình trước các nhà lập pháp trong tháng Chín này. Thượng viện Hoa Kỳ dự kiến sẽ bắt đầu bỏ phiếu về các điều chỉnh đối với ngân sách quốc phòng, là vấn đề có thể sẽ dẫn tới việc cắt giảm quân số lính Mỹ tại Iraq. Tướng Petraeus nhấn mạnh rằng số lính bổ sung mới chỉ vừa được đưa tới nơi. Hồi tuần trước, các thượng nghị sỹ từ đảng của ông Bush đã kết hợp với các nhóm đối lập, kêu gọi rút quân khỏi Iraq. 'Tháng Bảy là tân Tháng Chín' Tuần này, tại Thượng viện sẽ có cuộc tranh luận gay gắt về dự luật ngân sách quốc phòng. Với áp lực ngày càng gia tăng trong Thượng viện và giữa công chúng Hoa Kỳ, một quan chức đã phát biểu với tờ báo Washington Post rằng "Tháng Bảy đã trở thành một tân Tháng Chín." Hôm Thứ Hai, trả lời đài BBC, tướng Patraeus cũng kêu gọi hãy kiên nhẫn và cảnh báo rằng chiến đấu chống lại các thành phần nổi dậy là quá trình lâu dài, có thể tới hàng chục năm. Ông nói có những bằng chứng cho thấy chiến dịch gần đây đã chứng tỏ hiệu quả, nhưng hiện chưa thể đánh giá được đầy đủ hiệu quả bởi lính bổ sung cùng các thiết bị tăng cường mới chỉ tới nơi vào giữa tháng Sáu mới đây mà thôi. Ông nói: "Tôi cho rằng chúng ta cần đợi đến tháng Chín, khi mà toàn bộ lực lượng đã được triển khai vài tháng, để đánh giá xem chúng ta đang ở vị trí nào." Tổng thống Hoa Kỳ, ông George W Bush đã bác bỏ những lời kêu gọi rút lính Mỹ khỏi Iraq. text: Hamas nói rằng họ đã kiểm soát được phần lớn dải Gaza sau khi đánh bật các tay súng của Fatah ra khỏi miền bắc. Cuộc chiến đã tràn qua vùng Tây Ngạn với một trận đánh vừa bùng lên trong thành phố Nablus ở phía bắc. Phái viên đài chúng tôi Katya Adler hiện có mặt tại thành phố Ramallah trong vùng Tây Ngạn nói rằng dường nhu phe Hamas đang thắng thế trong cuộc chiến toàn diện để giành quyền kiểm soát dải Gaza. điên rồ Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cảnh báo rằng bạo lực tại dải Gaza có thể sẽ biến nơi này tới chỗ đổ vỡ. Trong một diễn biến mới nhất, một số dân thường Palestine đã thiệt mạng trong một vụ nổ tại một đường hầm phía dưới trụ sở an ninh ở Khan Younis. Ít nhất 60 người chết trong đợt đụng độ mới nhất diễn ra tuần này. Mahmoud Abbas, người đứng đầu Fatah, gọi tình hình bạo lực tại dải Gaza là “điên rồ” đồng thời kêu gọi các bên ngừng đấu đá. Ông Abbas lên tiếng từ thành phố Ramallah ở khu Tây Ngạn: "Nếu không có một lệnh ngừng bắn và chấm dứt giao tranh, tình hình tại Gaza sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát”. Quốc tế kêu gọi Lực lượng ủng hộ ông Abbas đã buộc tội các chiến binh Hamas đã gây ra vụ nổ tại miền nam thành phố Khan Younis, phá hủy một tòa nhà do lực lượng An ninh phòng vệ sử dụng. Nhân chứng cho biết một vài người vẫn còn bị kẹt dưới đống đổ nát. Liên Hợp Quốc, Liên đoàn Ả rập, Liên minh châu Âu và Nga đã kêu gọi chấm dứt giao chiến. Thư ký Liên đoàn Ảrập Amr Moussa cho rằng các cuộc đấu đá phe phái sẽ hủy hoại mục tiêu của Palestine. Cơ quan cứu trợ Liên Hợp Quốc nói rằng họ tạm thời giảm quy mô hoạt động tại Gaza sau khi hai nhân viên của họ, đều là người Palestine, thiệt mạng trong cuộc xung đột. Thành viên của Hamas dường như đã chiếm cứ được các tòa nhà do Fatah kiểm soát ở miền bắc Gaza, trong đó có trụ sở của Lực lượng An ninh Quốc gia. Fatah tuyên bố sẽ tẩy chay các cuộc họp nội các của chính phủ đoàn kết. Sau cuộc gặp khẩn cấp tại vùng Tây Ngạn hôm thứ Ba, Fatah nói sẽ rút khỏi chính phủ nếu không đạt được một lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, cuộc đụng độ tiếp sang thứ Tư, và lan sang cả miền Trung và miền nam Gaza. Các tay súng thuộc tổ chức Hamas của người Palestine hiện đang đẩy lui tổ chức kình địch Fatah để giành quyền kiểm soát dải đất Gaza sau nhiều ngày giao chiến ác liệt mà trong đó có hơn 60 người đã bị tử thương. text: Báo Thanh Niên cho hay tổng cộng 164 học viên, đa phần là cai nghiện ma túy, đã khống chế quản giáo, phá cửa đồng loạt trốn khỏi Trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06, đặt tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. Sự việc xảy ra đầu buổi sáng thứ Bảy 19/02, sau bữa ăn sáng. Ngay sau đó, cơ quan chức năng được biết đã phong tỏa toàn bộ các tuyến đường đến và đi từ trung tâm này nhằm truy bắt các học viên trốn trại. Theo báo trong nước, chó nghiệp vụ cũng được mang đến hiện trường để dò tìm dấu vết. Một số người đã dùng đá ném trả lực lượng công an. Cho tới 2 giờ chiều cùng ngày, khoảng 70 học viên đã bị bắt trở về trại, số còn lại tẩu tán, ẩn náu trong cộng đồng dân địa phương. Trước đó, đã lẻ tẻ có một số học viên tìm cách bỏ trốn nhưng đều bị bắt trở lại, cho tới khi có vụ trốn trại đồng loạt cuối tuần rồi. Quan ngại an toàn-trật tự xã hội Tới nay chưa rõ liệu tất cả số học viên trốn trại đã bị bắt quay trở lại hay chưa. Trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06, mà thực chất là trại cai nghiện và dạy nghề, có tổng cộng gần 400 người, khoảng 40 người là nữ. Các vụ học viên cai nghiện ma túy trốn trại số lượng lớn, gây mất ổn định trật tự ở địa phương xảy ra lâu nay ở nhiều địa phương. Vụ lớn gần đây nhất là gần 600 học viên cai nghiện túy bỏ trốn khỏi Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2 ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng hồi giữa tháng 5/2010. Trong vụ này, hai học viên bị cho là cầm đầu đã bị khởi tố. Thế nhưng vụ lớn nhất từ trước tới nay có lẽ là hồi tháng 4/2005, cũng tại Hải Phòng. Trong vụ này hơn 1.000 học viên cai nghiện ở Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội ở Gia Minh, huyện Thủy Nguyên, đồng loạt phá trại ra ngoài. Cuối tuần qua lại có vụ hàng trăm học viên cai nghiện phá cửa trốn trại, lần này ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. text: Trong cuộc phỏng vấn được thực hiện hôm 01/9/2017 tại Budapest, thủ đô Hungary, chuyên gia tâm lý học cho biết hiện tượng tái nghiện ở Việt Nam là rất phức tạp, liệu pháp trị liệu bằng tâm lý đã và đang được áp dụng và tổng kết và bước đầu đã cho thấy những tác dụng, nhất là ở các khâu như khơi dậy và hỗ trợ quyết tâm của người cai, hoặc cai lại. Tuy nhiên ông cũng cho biết bản thân phương pháp mà Viện Nghiên cứu Tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) nơi ông từng là Viện trưởng cũng gặp những thách thức và mỗi lần có người tới xin trị liệu giúp cai nghiện trở lại, thì lại phải hỗ trợ, cùng giúp đỡ họ vượt qua thử thách khó khăn đó. PGS. TS. Mạc Văn Trang nói về cải cách giáo dục VN 'Budapest cởi mở, hòa đồng' Thăm 'Trái tim phố Do Thái' ở Budapest Hệ lụy của vụ Trịnh Xuân Thanh? Bài học từ vụ Trịnh Vĩnh Bình PGS. TS. Mạc Văn Trang chia sẻ với BBC Tiếng Việt về điều trị nghiện ma túy bằng liệu pháp tâm lý ở Việt Nam. text: Tuần duyên Philippines thừa nhận đã bắn vào thuyền cá Đài Loan để làm hỏng máy. Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn Philippines nói: "Nếu có ai thiệt mạng thì chúng tôi rất tiếc, nhưng không xin lỗi". Vụ việc xảy ra sáng sớm thứ Năm 9/5 ở một địa điểm cách phía nam Đài Loan khoảng 315 km. Ngư dân Hung Shih-cheng, 65 tuổi, thiệt mạng. Tuần duyên Đài Loan đã điều tàu tới khu vực mà hai bên đang tranh chấp này để hỗ trợ các ngư dân. Ngoại trưởng Đài Loan David Lin kêu gọi chính phủ Philippines mở điều tra vụ nổ súng mà ông cực lực lên án. Thừa nhận Người phát ngôn cho lực lượng tuần duyên Philippines Armand Balilo nói vụ này xảy ra trong lãnh thổ Philippines và các nhân viên của ông có nhiệm vụ phải ngăn chặn nạn đánh bắt cá trộm. Trong quá khứ đã có một số trường hợp ngư dân Đài Loan bị Philippines bắt giữ ở khu vực này, nhưng chưa từng có nổ súng. Biển Đông là nơi đang có tranh chấp giữa nhiều quốc gia, như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei. Thời gian gần đây, Trung Quốc chuyển sang lập trường mạnh bạo và cứng rắn hơn trước, khiến căng thẳng lên cao. Năm ngoái, Bắc Kinh và Manila đấu khẩu quanh chủ quyền đối với Bãi cạn Scarborough, gây ảnh hưởng nặng tới quan hệ song phương. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên án vụ bắn ngư dân Đài Loan và kêu gọi điều tra. Đài Loan đòi Manila giải thích và xin lỗi sau vụ một ngư dân bị tuần duyên Philippines bắn chết trong vùng biển tranh chấp. text: CNN nói khoảng 100 người biểu tình tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Makati, Philippines. Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines (AVSP) và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA). Cựu dân biểu Roilo Golez của Philippines dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc. "Những gì Trung Quốc gây ra với Việt Nam, họ sẽ gây ra Philippines. Những gì Trung Quốc gây ra với Việt Nam và Philippines, họ sẽ gây ra với thế giới." - Thông cáo của hai tổ chức này đưa ra. Nguyễn Quốc Giang, một trong các thành viên ban tổ chức cuộc tuần hành, nói với BBC rằng sinh viên cần phải có tiếng nói với chủ quyền của đất nước. “Là sinh viên thì tôi nghĩ là tại sao mình không tổ chức làm một hành động nào đó để cho họ thấy là sinh viên chúng tôi có ý thức về vấn đề đất nước mình cũng như nước khác. Do đó chúng tôi quyết định tổ chức tuần hành. “Khi tôi mời các bạn sinh viên tham dự thì 10 người thì có 5-6 người e ngại vì bấy lâu nay mọi người chưa tham dự hoạt động tuần hành như vậy. “Tuy nhiên sau khi chúng tôi trình bày mục tiêu, kế hoạch hành động và giấy phép tuần hành thì các bạn cảm thấy mình có một cái gì đó đóng góp cho Việt Nam mặc dù mình đang ở nước ngoài nên các bạn rất hào hứng”, ông Giang, hiện đang học thạc sỹ tại Viện Nghiên cứu Xã hội châu Á ở Philippines, nói với BBC tiếng Việt. Cựu dân biểu Roilo Golez tại cuộc biểu tình với đại diện từ Hội sinh viên Việt Nam Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đưa các chiến đấu cơ J-11 và J-7 ra đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp. Trước đó, Trung Quốc cũng lắp đặt tên lửa đất đối không trên đảo vào đầu tháng này, hãng tin Reuters cho biết. Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu J-11 và J-7 đến đảo Phú Lâm. Trước đó, Trung Quốc đã mở rộng đường băng trên đảo này vào năm 2014 để đón các loại máy bay của Không quân Quân Giải phóng. Sinh viên Việt Nam, Philippines và một số nước tại châu Á đã tuần hành trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc để phản đối sự gia tăng quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông trong sáng ngày 25/2. text: Những giấy nghỉ ốm bị xé đi được tìm thấy tại nhà của Andreas Lubitz, các công tố viên nói, bao gồm cả giấy cho phép nghỉ ngày xảy ra vụ tai nạn khiến 150 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Người ta không nói là bệnh gì trong khi có tin tức là ông Lubitz có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Hãng hàng không Lufthansa, hãng sở hữu Germanwings, đã công bố các quy định mới đảm bảo các phi công không bao giờ ở trong buồng lái một mình. Dữ liệu từ hộp ghi âm cho thấy ông Lubitz cố tình thực hiện việc giảm độ cao kéo dài tám phút đâm xuống núi trong khi khóa cửa giữ không cho cơ trưởng vào buồng lái. Không một ai sống sót trong vụ chiếc phi cơ 4U 9525 đâm xuống thung lũng núi hẻo lánh hôm thứ Ba khi đang trên đường bay từ Barcelona, Tây Ban Nha, tới Duesseldorf của Đức. Tài liệu cơ quan hàng không quốc nội được truyền thông Đức trích dẫn cơ phó đã bị trầm cảm và cần được đánh giá thường xuyên. Các công tố viên cho biết không có bằng chứng có động cơ chính trị hoặc tôn giáo cho hành động của ông này và không tìm thấy thư tự vẫn để lại. Trong một tuyên bố (bằng tiếng Đức), các công tố viên cho biết họ đã thu giữ các giấy tờ y tế từ hai nơi ở của ông Lubitz - tại căn hộ ở Duesseldorf của ông này và tại nhà cha mẹ ông ta ở phía bắc Frankfurt – cho thấy "đang có bệnh và được điều trị y tế thích hợp". "Thực tế rằng, trong số tài liệu tìm thấy, có giấy cho phép nghỉ ốm – đã bị xé đi, cho những ngày hiện hành và cả ngày xảy ra tai nạn - dẫn đến đánh giá sơ bộ là ông này đã giấu công ty nơi ông làm việc về tình trạng bệnh tật của mình," bản báo cáo viết. Giấy nghỉ ốm được hai bác sĩ khác nhau cấp được tìm thấy, theo báo Rheinischer Post của Đức. Bệnh viện Đại học Duesseldorf nói với tờ báo rằng ông Lubitz đã đến bệnh viện để "làm rõ thêm các chẩn đoán" hồi tháng Hai, và gần đây nhất, là vào ngày 10 tháng Ba. Andreas Lubitz Bắt đầu được đào tạo vào năm 2008 tại Bremen và Arizona Làm công việc cơ phó từ năm 2013. Có vẻ hài lòng với công việc của mình Sống ở thị trấn Montabaur, gần Frankfurt, với cha mẹ của mình. Có một căn hộ ở Duesseldorf Việc đào tạo phi công đã bị gián đoạn trong một vài tháng hồi năm 2009 mà theo tin truyền thông Đức thì khi đó ông bị một giai đoạn trầm cảm cần điều trị. Sau đó, ông đã qua tất cả các kỳ thi và được coi là đủ tiêu chuẩn bay. Theo truyền thông Đức, giấy tờ của ông Lubitz ghi rằng ông bị trầm cảm nghiêm trọng khi ông đã hoàn thành việc đào tạo trong năm 2009. Ông tiếp tục được điều trị một năm rưỡi và được khuyên có các đánh giá thường xuyên về tâm lý. Công ty thuê ông Lubitz xác nhận quá trình đào tạo của ông này đã bị gián đoạn trong vài tháng cách đây sáu năm, mà không giải thích lý do tại sao, nhưng họ khẳng định rằng ông chỉ được phép tiếp tục đào tạo sau được “tái xác định” là phù hợp. Cảnh sát đã tới nhà cha mẹ ông Lubitz ở phía bắc Frankfurt Hoa và nến để tưởng nhớ những hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng tại Le Vernet Nến được thắp cho những học sinh tại Haltern, Đức, nơi có 16 học sinh và hai giáo viên tử nạn 'Quy tắc hai người' Lufthansa tuyên bố sẽ áp dụng quy tắc "hai người" càng sớm càng tốt, sau khi các hãng hàng không khác nhanh chóng thay đổi các thủ tục về an toàn của họ. "Theo thủ tục mới, hai người có quyền hạn phải có mặt trong buồng lái trong suốt thời gian chuyến bay," công ty này nói. Những nỗ lực tìm kiếm vẫn tiếp tục tại hiện trường sang tới ngày thứ ba sau vụ tai nạn. Các nhà điều tra tiếp tục rà soát cẩn thận hiện trường để tìm thi hài, các mảnh vỡ và "hộp đen" thứ hai nơi ghi lại các dữ liệu chuyến bay. Các thân nhân của một số các hành khách và phi hành đoàn qua đời trong vụ tai nạn đã đến thăm Seyne-les-Alpes, gần hiện trường. Các gia đình cung cấp mẫu DNA để cho phép xác định hài cốt của nạn nhân. Phi công bị nghi cố tình đâm chiếc phi cơ Germanwings xuống rặng núi Alps tại Pháp đã giấu diếm chi tiết bị bệnh, các công tố viên Đức nói. text: Ông Peter Dutton Chính khách Úc 'ví' Trung Quốc như phát xít Đức TQ nói Úc không nên can thiệp Biển Đông "Vấn đề của chúng tôi không nằm ở người dân Trung Quốc, cũng không phải từ cộng đồng người gốc Hoa tuyệt vời ở Úc, vấn đề ở đây là với Đảng Cộng sản Trung Quốc và các chính sách của họ không phù hợp với các giá trị của chúng tôi" - ông Dutton nói, theo Cơ quan Truyền thông Úc (ABC). Những năm gần đây, quan hệ giữa Úc và Trung Quốc xấu đi giữa bối cảnh có nhiều cáo buộc nói rằng, Bắc Kinh đang can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước Úc. Các quan chức Mỹ cũng lo lắng rằng, sự phụ thuộc kinh tế của Úc sẽ ảnh hưởng đến khả năng nước này đứng vững trước Trung Quốc. Đồng thời, Úc cũng lo ngại trước việc Trung Quốc đang muốn gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương. Các nhà lập pháp Úc đã tìm cách cải thiện mối quan hệ giữa hai nước bằng cách tránh đưa ra những chỉ trích công khai với Trung Quốc. Tuy nhiên, lần này thì ông Peter Dutton cho biết Úc sẽ không im lặng, dù quan hệ thương mại giữa hai quốc gia này vẫn rất quan trọng. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc, với thương mại hai chiều đạt giá trị hơn 180 tỉ đô la Úc (tức khoảng 122 tỉ Mỹ kim) vào năm ngoái. ABC trích lời ông Dutton nói với các phóng viên ở Canberra rằng: "Chúng tôi có mối quan hệ thương mại rất quan trọng với Trung Quốc, nhưng chúng tôi sẽ không cho phép các sinh viên đại học [của Úc] bị ảnh hưởng quá mức." "Chúng tôi sẽ không cho phép lấy cắp tài sản trí tuệ và chúng tôi sẽ không cho phép các cơ quan chính phủ hoặc các cơ quan phi chính phủ của chúng tôi bị tấn công," ông Dutton nói, theo ABC. Ông Dutton cũng chỉ trích Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. "Mối đe dọa là có thật. Chúng tôi đang gặp vấn đề ở Biển Đông, ở Sri Lanka, với việc phát triển cảng biển tại đó. "Hiện đã có những cuộc thảo luận tại Pakistan và Ấn Độ về những vấn đề này vào lúc này, các vấn đề ở châu Phi cũng vậy. Sáng kiến Vành đai và Con đường mà Trung Quốc đưa ra, tôi nghĩ những đối thoại thẳng thắn là cần thiết," ông nói. Sri Lanka là quốc gia vay 1 tỷ đô la của Trung Quốc trong sáng kiến Vành đai và Con đường. Vanuatu bác tin sẽ để Bắc Kinh đặt căn cứ quân sựTQ đưa quân sang căn cứ quân sự Djibouti 'Vành đai, Con đường': Thêm ủng hộ, chưa hết nghi ngờ Ông Dutton cũng bảo vệ quyết định của Chính phủ Úc cấm Huawei, một công ty viễn thông Trung Quốc, cung cấp thiết bị cho mạng di động 5G của Úc. Theo ABC, Trung Quốc đã phản ứng lại những lời chỉ trích trên và nói rằng, những bình luận của ông Dutton là một "trò hề độc hại." "Chúng tôi bác bỏ một cách có căn cứ những cáo buộc phi lý của ông Dutton đối với Trung Quốc, cáo buộc gây sốc và vô căn cứ," Đại sứ quán Trung Quốc viết trong một tuyên bố, theo ABC. "Chúng tôi lên án mạnh mẽ sự ác ý của ông ta đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. "Những lời nói vô lý như vậy làm tổn hại nghiêm trọng đến sự tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc và Úc và phản bội lợi ích chung của hai dân tộc," tuyên bố viết. Bắc Kinh trước đây từng phủ nhận việc họ đã tiến hành bất cứ hành vi nào không phù hợp. Tòa nhà Quốc hội Úc ở Canberra. Theo Reuters, hồi đầu tháng, tình báo Úc xác định Trung Quốc chịu trách nhiệm về một cuộc tấn công mạng vào quốc hội và ba đảng chính trị lớn nhất của Úc trước cuộc bầu cử liên bang vào tháng 5. Tuy nhiên, hồi tháng trước, Thủ tướng Úc Scott Morrison từ chối xác nhận liệu Trung Quốc có đứng sau một cuộc tấn công mạng vào Tòa nhà Quốc hội của Canberra trước cuộc bầu cử hay không. Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận sự liên quan đến bất kỳ cuộc tấn công mạng nào. Bên cạnh đó, cũng theo Reuters, tin tặc tấn công vào Đại học Quốc gia Úc (ANU) - một trong những trường đại học uy tín nhất của nước này. Báo cáo chính thức của Đại học Quốc gia Úc (ANU) cho thấy những lo ngại về việc Trung Quốc có thể sẽ gây ảnh hưởng đến nghiên cứu và sinh viên. Hồi tuần trước, ANU cho biết rằng, các nhà điều tra của trường vẫn chưa thể xác định được ai chịu trách nhiệm cho vụ tấn công mạng vào đầu năm nay. Úc: Thượng nghị sĩ sẽ từ chức vì 'thỏa thuận với TQ' Úc dự kiến thông qua luật chống nước ngoài can thiệp Sinh viên nước ngoài đem lại khoảng 35 tỉ đô la Úc một năm cho nền kinh tế Úc, trong đó, sinh viên Trung Quốc chiếm khoảng một phần ba. Việc các trường đại học Úc phụ thuộc vào nguồn tài chính từ sinh viên nước ngoài đã làm dấy lên lo ngại rằng, các chính phủ nước ngoài có thể gây ảnh hưởng lên đại học Úc. Do đó, các trường đại học Úc hiện sẽ được yêu cầu làm việc với các cơ quan an ninh nhằm bảo đảm là họ được bảo vệ trước sự can thiệp từ nước ngoài. Trung Quốc đang hành xử theo cách không phù hợp với các giá trị của Úc bằng cách tấn công vào các đảng chính trị và các trường đại học Úc - Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton, một quan chức cao cấp trong chính phủ Úc tuyên bố hôm 11/10. text: Xe hơi có thể là dấu hiệu của sự giàu sang, nhưng hình ảnh xe đạp trên những con đường, từ Bắc Kinh đến Nam Kinh, là sự nhắc nhở rằng đa số người dân Trung Quốc vẫn chỉ có mức sống trung bình hoặc dưới trung bình. Không chỉ có thế, tại một đất nước thường bị phê phán vì nạn ô nhiễm, thì một phiên bản khác, xe đạp điện, đang nhanh chóng trở nên thịnh hành. Tiện lợi và sạch Với lợi thế tiết kiệm chi phí cho xăng dầu, không xả khói gây ô nhiễm, xe đạp điện đang được cổ vũ tại Trung Quốc. Đây là nước thải khí CO2 lớn nhất thế giới, và dù đã rất cố gắng, nhà chức trách thủ đô Bắc Kinh vẫn không thể làm cho bầu trời trong xanh giữa kỳ đại hội Olympics đang diễn ra. Xe đạp, như vậy, lại bắt đầu được ưa chuộng trở lại, và doanh số xe đạp đã tăng vọt tại Bắc Kinh từ mấy tháng qua, trong lúc nhà chức trách nêu cao khẩu hiệu về 'Thế vận hội xanh’. Thực tế, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho xe đạp điện, với 17 triệu xe được bán ra hồi 2007, tăng mạnh so với 60.000 xe năm 1998. Năm ngoái, ước tính có tới 1000 công ty đổ xô đi làm xe đạp điện. Nhưng chẳng bao lâu, rất nhiều đơn vị phá sản vì không đảm bảo chất lượng. Tôi đón xe lửa siêu tốc từ Nam Kinh đi đến thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, trung tâm sản xuất xe đạp điện của Trung Quốc. Tại đây có nhà máy của Zongshen – PEM, tập đoàn có nhà máy sản xuất động cơ xe máy ở Việt Nam, là một trong những công ty trụ lại được trên thị trường xe đạp điện. Ông Lý Hằng, tổng giám đốc công ty sản xuất loại xe này của Zongshen ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô nói họ muốn có sản phẩm bảo vệ môi trường: “Chúng tôi đã có một sản phẩm xe đạp điện có giấy chứng nhận của EU, dành cho học sinh nữ, với tốc độ tối đa 45 km/giờ. Có thể nói trong lĩnh vực xanh sạch, bảo vệ môi trường, công ty chúng tôi đi tiên phong.” Zongshen có công suất 200.000 xe đạp điện trong đó một nửa là xuất khẩu ra nước ngoài. Chuyện ở Việt Nam Mặc dù Zongshen chưa xuất xe đạp điện sang Việt Nam, nhưng thực ra cơn sốt sản phẩm đã có tại đây từ khi người dân phải đội mũ bảo hiểm cuối năm ngoái. Mới đây, do xăng tăng giá, loại xe này lại càng hút hàng. Báo trong nước nói “xe về chiếc nào thì khách hàng lấy ngay chiếc đó.” Những ý kiến ủng hộ cho rằng đây là biện pháp giúp tiết kiệm hàng ngàn tỉ đồng tiền xăng mỗi năm. Tuy vậy, lại có người nói nhập siêu xe đạp điện góp phần làm lạm phát tăng cao, và gây thiệt hại cho những công ty nội địa đang ngấp nghé tham gia thị trường có vẻ béo bở này. Mức thuế nhập khẩu hiện lên tới 80% - 90% cho xe nguyên chiếc, không thể tăng hơn. Vì thế, có thể sắp tới Việt Nam sẽ hạn chế nhập loaị xe này bằng hàng rào kỹ thuật, trong đó buộc xe đạp điện vào Việt Nam có tốc độ không quá 24 cây số / giờ. Ông Lý Hằng nói việc chấp nhận xe đạp điện Trung Quốc đến mức nào là lựa chọn của chính phủ và người dân Việt Nam. Có thể thấy xe đạp điện, sau cơn sốt tự phát trên thị trường Việt Nam, thì nay bắt đầu là mối quan tâm của nhà chức trách. Liệu sản phẩm có thay thế được bao nhiêu số xe máy chạy xăng trên đường phố Việt Nam sẽ là vấn đề đáng chú ‎ý trong thời gian tới đây. Giữa những ồn ào về một Trung Quốc mới nổi với các tòa nhà chọc trời, xe ô tô đắt tiền, người ta dễ quên đi rằng xe đạp vẫn là phương tiện đi lại chính, đặc biệt tại những vùng xa đầu mối giao thông công cộng. text: Khu vực dệt may ở Việt Nam đã rúng động trong hai năm qua vì những cáo buộc rằng nhiều viên chức ở Bộ Thương mại đã nhận hối lộ từ các công ty muốn có quota xuất khẩu. Báo Thanh Niên nói chiều ngày 15-5, Viện KSND tối cao đã tiến hành tống đạt cáo trạng truy tố 14 bị can trong vụ án này. Theo bên công tố, từ tháng 5-2003 đến tháng 8-2004, ông Nguyễn Cương, Phó ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất TP.HCM đã nhận số tiền 185.000 USD của các công ty TNHH để môi giới hối lộ. Cáo trạng nói ông Cương đã nhiều lần đưa đại diện các công ty dệt may đến nhà riêng của Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại Mai Văn Dâu để được bút phê vào các công văn xin cấp hạn ngạch. Cáo trạng nói ông Mai Văn Dâu khai đã nhận hối lộ 6.000 đôla Mỹ. Con trai ông, Mai Thanh Hải, cũng bị cáo buộc đã nhận 40.000 đôla. Ngày 18-11-2004, ông Mai Văn Dâu bị bắt với tội danh “lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” theo điều 281 Bộ luật hình sự Việt Nam. Ông Lê Văn Thắng, Vụ phó Vụ Xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại cũng bị kết luận đã nhận hối lộ 18.000 đôla của Công ty TNHH may - thương mại Á Châu và Công TNHH Hải Minh Bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển, người đã dẫn đầu đoàn đàm phán với Hoa Kỳ quanh vấn đề Việt Nam gia nhập WTO, không bị điều tra trong vụ án. Tuy nhiên, Viện KSND tối cao kiến nghị Thủ tướng Việt Nam xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các vi phạm của lãnh đạo Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp trong việc quản lý, xét cấp hạn ngạch dệt may sang thị trường Hoa Kỳ. Báo Thanh Niên tường thuật về Thông báo số 5373 do Thứ trưởng thường trực Mai Văn Dâu ký có bút phê của Bộ trưởng Trương Đình Tuyển nội dung không rõ ràng khi quy định cho phép các thương nhân được phép vay, nhường hạn ngạch, thực chất là cho phép các thương nhân được mua bán hạn ngạch, dẫn đến tình trạng không quản lý được mua bán hạn ngạch. Dệt may là khu vực thu ngoại tệ lớn thứ hai, chỉ sau dầu thô, của Việt Nam, nhưng việc xuất khẩu sang Mỹ chịu hạn ngạch quota của Washington. Tin cho biết Việt Nam sẽ tiến hành truy tố đối với 14 viên chức và doanh nhân, trong đó có cựu thứ trưởng thương mại Mai Văn Dâu, trong vụ scandal tham nhũng, mua bán quota tại Bộ Thương mại. text: Khả năng về thuyết trình của ông Bill Cliton thì không ai còn nghi ngờ và ông đã dùng những khả năng đó trong các cuộc vận động góp quỹ nhân danh vợ mình. Ông còn có được sự tôn trọng mà nhiều người Mỹ dành cho cựu tổng thống của họ. Nhưng điều đó cũng có mặt trái của nó. Thu hút Sự thu hút đối với quần chúng của ông có thể mang theo mối nguy hại khác là ông sẽ làm lu mờ Hilary và cùng lúc nêu bật những chỉ trích cho rằng bà ta thiếu sự sôi nổi, thu hút. Do đó, bà Clinton sẽ thu được gì khi vận động cùng với Bill bên cạnh bà tại những cuộc mít tinh lớn tại bang Iowa và New Hampshire trong những ngày tới? Theo thăm dò viên, John Zogby, sự nổi tiếng của Bill Clinton trong bộ phận nòng cốt của đảng Dân chủ sẽ là một tài sản qúy khi bà Hillary Clinton vận động để được đảng của bà bầu chọn để tranh cử tống thống vào năm 2008. Ông Zogby chỉ ra rằng ông Bill Cliton rời chức tổng thống năm 2001 với một tỷ lệ ủng hộ rất cao, và vẫn luôn luôn duy trì được sự ủng hộ đó từ các thành viên trong Đảng Dân Chủ, và thậm chí từ Đảng Cộng Hòa. Tuy vậy nếu ông Clinton xuất hiện trên cùng một sân khấu với bà Cliton, thậm chí trước mặt các ủng hộ viên, điều đó sẽ tạo nên một số thách đố đối với đội ngũ vận động của bà. Các nhà bình luận chỉ ra bài phát biểu mạnh mẽ của cựu tổng thống năm ngoái tại lễ an táng của Coretta Scoot King, quả phụ của Luther Martin King, như là một ví dụ điển hình chứng tỏ đôi khi ông vô tình làm lu mờ vợ mình. Tiến sỹ James Thurber, thuộc Đại học University of America đã nói với BBC: “Khi Bill và Hilary vào trong phòng, nếu Bill không cẩn thận, ông ta hút hết không khí chính trị khỏi phòng và chiếm nó hết của Hilary. Và đối với bà ta, đó là một nguy cơ”. Các nhà quan sát nói rằng việc ông Clinton nhấn mạnh đến lịch sử cá nhân của vợ mình nhằm mục đích làm cho bà ta trở nên ‘người’ hơn, để phản bác lại dư luận cho rằng bà ta lạnh lùng và nhiều tham vọng. Rủi ro Việc ông bà Clinton cùng xuất hiện trong cuốn video quay lại đọan cuối của vở kịch truyền hình Mỹ - the Sopranos, cũng được coi như là một cố gắng tương tự nhằm tô vẻ Hilary một cách thân thiện hơn. Giới phân tích cho rằng việc Bill Cliton sẽ tham gia cuộc vận động tại Iowa và New Hampshire cũng không phải là một sự trùng hợp ngầu nhiên. Cả hai tiểu bang này là những tiểu bang đầu tiên sẽ chọn ứng cử viên và cả hai vẫn luôn dành cho Bill Cliton một sự yêu mến. Nhà phân tích chính trị ở New Hampshire, Dean Spiliotes, nói như vậy. Quay ngược về năm 2000, ông Clinton được dùng đến một cách rất cẩn thận khi vận động cho Al Gore, phó tổng thống của ông, và người đã thua sít sao ông George Bush, trong cuộc chạy đua chức tổng thống. Một điều chắc chắn là: Những lần xuất hiện của ông Cliton bên cạnh bà Hilary sẽ thu hút sự chú ý của nhiều người. Và điều đó cũng cho ông có một cơ hội không gì sánh được để trở thành người biện hộ tốt nhất cho bà. Ứng viên tổng thống Hillary Clinton đã quyết định giới thiệu một vũ khí lợi hại trong chiến dịch vận động của bà: người chồng và là cựu tổng thống, Bill Clinton. text: Hiện đang có lo ngại về triển vọng của ngành ngân hàng. Chỉ số Dow Jones tụt 332 điểm, khoảng 4%, đứng ở mức 7.949,09 điểm trong khi chỉ số Standard & Poors tụt xuống 5,2% và NASDAQ giảm 5,7%. Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ Barack Obama trong lễ nhậm chức hôm 20 tháng Một nhấn mạnh những thách thức về kinh tế trong thời gian tới. Một số ngân hàng thông báo kết quả tài chính yếu kém khiến tạo ra lo ngại. Richard Cripps, giám đốc phụ trách chiến lược thị trường của Stifel Nicolaus nói "Hiện có lo ngại rất lớn đối với sự bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng," 'Xuống dốc không phanh' Cổ phiếu của Bank of America giảm xuống 28%, JP Morgan tụt 20,7%, trong khi Citigroup giảm 20%. Vào ngày thứ ba Bank of New York Mellon nói lãi giảm 88% trong quí Tư trong khi State Street báo lợi nhuận quý Tư giảm 71%. Tập đoàn Citigroup của Mỹ và Bank of America gần đây đã thông báo kết quả tài chính yếu kém. Citigroup vào tuần trước tuyên bố tách tập đoàn làm hai nhánh và nói lỗ 8.29 tỷ đôla quý Tư. Merrill Lynch cũng vừa thông báo lỗ quý Tư 15.31 tỷ đôla. Và trong tuần này thông tin từ Royal Bank of Scotland tại Anh dự báo lỗ trong năm 2008 vượt quá 28 tỷ đôla và đã tạo thêm lo ngại. Cổ phiếu Royal Bank of Scotland giảm 67% vào thứ Hai và giảm 11% vào tứ ba. Các chỉ số chứng khoán chính sụt điểm mạnh nhất trong gần hai tháng với cổ phiếu khối ngân hàng mất giá nhiều. text: Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPBF) khai mạc tại Hà Nội ngày 28/10 Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nơi hội tụ của những nền kinh tế lớn nhất và phát triển năng động nhất trên thế giới với những tuyến đường biển thông thương huyết mạch vô cùng quan trọng, là động lực của tăng trưởng và liên kết trên toàn cầu. Theo đó, 7 thỏa thuận/bản ghi nhớ về hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã được ký kết với trị giá lên tới hàng tỷ đôla trên nhiều lĩnh vực như hợp tác về năng lượng, truyền tải điện và chế biến, nhập khẩu thịt lợn tại diễn đàn này. Nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ dễ hay khó, mấu chốt chỗ nào? VN không thể là 'đồng minh quân sự' của Mỹ? Theo đó, trong lĩnh vực năng lượng, thỏa thuận hợp tác tổng thể giữa 3 tập đoàn Delta Offshore Energy, Bechtel Corporation, General Electric, và McDermott để phát triển dự án điện khí từ khí hóa lỏng Bạc Liêu, sử dụng thiết bị và dịch vụ của Hoa Kỳ trị giá hơn 3 tỷ USD đã được ký kết. Dự án này có tổng mức đầu tư lên đến 50 tỷ USD trong vòng 25 năm và dự kiến lượng nhập khẩu lên 3 triệu tấn khí hóa lỏng mỗi năm. Đây là dự án sử dụng LNG sản xuất điện đầu tiên do khu vực tư nhân sở hữu và vận hành, được phê duyệt trong quy hoạch tổng thể phát triển điện lực quốc gia với hình thức 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo Luật Đầu tư của Việt Nam. Thỏa thuận thứ 2 là việc ký kết tài trợ giữa Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia Việt Nam (EVNNPT) cho dự án Lộ trình hỗ trợ kĩ thuật Công nghệ thông tin 2.0 của EVNNPT với trị giá 935,060 đôla. Đây được xem là tiền đề giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ nhằm hiện đại hóa hệ thống lưới điện. Tiếp theo là Biên bản ghi nhớ giữa General Electric và VinaCapital để phát triển dự án điện khí từ khí hóa lỏng Long An. Theo thỏa thuận này, VinaCapital và chính quyền tỉnh Long An sẽ hợp tác để phát triển dự án điện khí từ khí hóa lỏng Long An với công suất 3.000 MW, hứa hẹn là một trong những dự án điện lớn nhất tại miền Nam Việt Nam, giúp giải quyết tình trạng thiếu điện của khu vực và các mối lo ngại về tác động môi trường. Thỏa thuận thứ tư là sự liên doanh giữa Tập đoàn AES và Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) nhằm phát triển Dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ với giá trị khoảng 1,4 tỷ đôla. Cụ thể, kho cảng LNG Sơn Mỹ được đặt tại tỉnh Bình Thuận với tổng công suất 450 TBtu sẽ giúp cung cấp khí cho các nhà máy điện khí. Theo đó, nhà máy điện với công suất 2,2 gigawatt và kho cảng sẽ đóng vai trò lớn trong việc định hình tương lai năng lượng của Việt Nam. Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu hôm 28/10. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết thỏa thuận này sẽ mở ra cánh cửa nhập khẩu LNG trị giá hàng tỉ đôla từ Mỹ vào Việt Nam mỗi năm, đồng thời miêu tả đây là điều "đôi bên cùng có lợi". "Việt Nam đã bật đèn xanh cho tập đoàn AES (trụ sở tại Virginia) để tiến hành dự án", ông Pompeo nói tại Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày 28/10. Việt Nam bất ngờ loan báo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm Hà Nội Ngoại trưởng Mỹ Pompeo 'tái khẳng định quan hệ đối tác toàn diện' với VN Ngoài 4 thỏa thuận trên, 3 thoả thuận hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng được ký kết và công bố gồm: Trong 4 năm qua, quan hệ thương mại giữa Mỹ và Việt Nam không ngừng phát triển. Tới nay, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã tham gia vào khoảng 20 ngành nghề tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đứng thứ 11 trong số các nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, với những dự án lớn của các tập đoàn có tên tuổi như Murphy Oil, Chevron, Intel, Nike, Coca Cola, Procter and Gamble... Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Hoa Kỳ cùng cơ quan Chính phủ và Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tổ chức từ ngày 28-29/10. Diễn đàn được tổ chức nhân kỉ niệm 25 năm tăng cường hợp tác quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPBF) khai mạc tại Hà Nội ngày 28/10, Việt Nam và Mỹ đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác. text: Hoa Kỳ chỉ trích thặng dư thương mại của Trung Quốc và đề xuất một thỏa thuận mậu dịch "công bằng hơn" Hai bên không đưa ra một tuyên bố chung hoặc kế hoạch hành động sau cuộc họp và hủy cuộc họp báo đã lên lịch. Hoa Kỳ chỉ trích thặng dư thương mại của Trung Quốc và đề xuất một thỏa thuận mậu dịch "công bằng hơn". Ngoài ra Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump còn tỏ ý sẽ áp thuế đối với thép Trung Quốc. Thặng dư thương mại khổng lồ Trong bài phát biểu khai mạc của mình tại Đối thoại Toàn diện kinh tế Mỹ-Trung hàng năm, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross chỉ trích thặng dư thương mại 347 tỉ USD của Trung Quốc với Mỹ. Trong một tuyên bố ngắn sau các cuộc đàm phán, ông Ross và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin không đưa ra nhiều về chi tiết cũng như bất kỳ tiến bộ nào về các chủ đề gây tranh cãi. "Trung Quốc thừa nhận mục tiêu chung của chúng tôi để giảm thâm hụt mậu dịch mà cả hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ để có thể đạt được," tuyên bố nàynói. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump còn tỏ ý sẽ áp thuế đối với thép Trung Quốc. Vấn đề gây tranh cãi về thuế thép được chờ đợi là một chủ đề gai góc tại các cuộc đàm phán, nhưng hai bên không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về vấn đề này. Hoa Kỳ đổ lỗi cho sản lượng quá dư thừa của Trung Quốc ảnh hưởng tới thị trường thép toàn cầu và đang gây hại cho các nhà sản xuất Mỹ, và Hoa Kỳ từng đe dọa sẽ áp thuế. Cổ phiếu US Steel đã tăng mạnh khi giới đầu tư diễn giải sự im lặng về vấn đề này như một khả năng Hoa Kỳ sẽ có hành động với thép Trung Quốc. Sau khi thị trường đóng cửa, Tổng thống Donald Trump nói với một phóng viên rằng thuế thép "có thể xảy ra", theo hãng tin Reuters. Các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng là các cuộc đàm phán sẽ không tạo ra bất kỳ thỏa thuận quan trọng nào về các vấn đề gai góc nhất. Ngoài thép, Hoa Kỳ được dự kiến ép Bắc Kinh đối với việc Trung Quốc trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước. Hoa Kỳ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận sau khi đàm phán mậu dịch gây tranh cãi ở Washington. text: Agribank là ngân hàng thương mại nhà nước có quy mô lớn nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Vụ án xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Nam Hà Nội. Theo cáo trạng, trong số 18 người khiến Agribank thiệt hại hơn 2.755 tỷ đồng có ông Phạm Thanh Tân - nguyên tổng giám đốc, ông Kiều Trọng Tuyển - nguyên phó tổng giám đốc, ông Đỗ Quang Vinh - nguyên trưởng ban tín dụng doanh nghiệp, bà Phạm Thị Bích Lượng, nguyên giám đốc Agribank chi nhánh Nam Hà Nội... Cơ quan tố tụng xác định từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2012, bị can Phạm Thị Bích Lượng đã ký đề nghị Hội đồng Quản trị Agribank nâng quyền phán quyết cho vay, ký hợp đồng thế chấp, phê duyệt cho vay đối với công ty liên doanh Lifepro Việt Nam, công ty cổ phần Vietmade, công ty cổ phần Lifepro Việt Nam sai quy định. Ngân hàng không thẩm định thực tế mà chỉ dựa vào thông tin doanh nghiệp cung cấp, bỏ qua các quy định về quản lý đối với ngân hàng. Trong quy trình giải quyết cho chi nhánh Nam Hà Nội vay ngoài kế hoạch 75 triệu đôla từ hội sở, bị can Phạm Thanh Tân đã được lãnh đạo Agribank chi nhánh Nam Hà Nội biếu 5 lần với tổng số tiền lên đến 310.000 đôla. Agribank tự hào là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tuy vậy, Thời báo Kinh tế Sài Gòn tháng 6/2014 ghi nhận: “Trong vòng hai năm qua, số cán bộ của Agribank bị bắt liên quan đến hoạt động ngân hàng được thống kê nhiều nhất trong các ngân hàng, rải đều ở các chi nhánh, điểm giao dịch từ Bắc xuống Nam, gần như tháng nào cũng có các vụ bắt giữ cán bộ của Agribank đăng trên báo”. Vụ án thất thoát 2.755 tỷ đồng Agribank là một trong tám 'án điểm tham nhũng' được xét xử trước Đại hội Đảng 12 ‘Lấy đá ghè chân mình’ Hôm 8/10, trả lời phỏng vấn của BBC từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định: “Đây là vụ thất thoát tiền bạc thuần túy do lỗi của cổ đông trao quyền điều hành cho ban giám đốc dốt nát, kém cỏi nên gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng chứ phải là án điểm tham nhũng”. Nhà hoạt động dân sự nói: “Nếu Agribank là ngân hàng tư nhân, chắc chắn hội đồng quản trị của họ sẽ tuyển chọn người rất kỹ vào ban giám đốc chứ không để những người kém cỏi như thế nắm quyền. Tuy nhiên, qua vụ này có thể thấy lỗi của hệ thống và chế độ độc tài đã tạo điều kiện cho những người kém cỏi ngồi trên đỉnh”. Ông bình luận thêm: “Có thể vụ án Agribank được đưa ra làm án điểm xét xử trước Đại hội Đảng 12 liên quan đến đấu đá nội bộ, phe phái đánh nhau. Do vậy, vụ này sẽ có án nặng hay rốt cuộc chỉ “giơ cao đánh khẽ” thì còn tùy vào thế lực nào thắng trong cuộc đua giành quyền lực đang diễn ra tại Ba Đình”. Ông cũng cho hay rằng khó có thể trông chờ một ‘án điểm tham nhũng’ thật sự vì “những người tham nhũng nhất lại tự nhận mình ‘chống tham nhũng’ thì làm sao lấy đá ghè chân mình được”. Hôm 8/10, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao ra cáo trạng một trong tám vụ ‘án điểm tham nhũng’ nhưng một nhà bình luận từ Hà Nội nói vụ này ‘không đúng tính chất’. text: Sau khi bị dẫn trước, đội bóng của Anh đã ghi hai bàn ngay tại sân Nou Camp trong trận lượt đi tối qua. Benitez nói: "Rõ là chúng tôi có cơ hội tốt giờ đây, nhưng phải thận trọng." "Barcelona có cầu thủ tấn công rất hay và chúng tôi cần nỗ lực hết mình ở Anfield." Huấn luyện viên đội Barcelona, Frank Rijkaard, biết đội của ông đang đối diện khó khăn ở trận lượt về trong tháng Ba. "Chúng tôi phải luôn tích cực, nhưng cũng phải thực tế. Thật khó mà lật ngược thế cờ," ông nói. "Liverpool đã rất giỏi, nhưng chúng tôi còn một trận. Tình huống phức tạp vì họ rất mạnh trên sân nhà." "Chúng tôi phải cố gắng và đợi cơ hội. Phải tự tin và tin vào chính mình." Craig Bellamy và John Arne Riise ghi bàn cho Liverpool, sau khi Deco đã mở tỉ số cho đội chủ nhà. Barca dồn hết quân sang phần sân đối phương mong gỡ hòa, nhưng Liverpool cố thủ để có một chiến thắng danh tiếng. Kết quả các trận khác tối thứ Tư: FC Porto 1-1 Chelsea Roma 0-0 Lyon Inter Milan 2-2 Valencia Huấn luyện viên Liverpool, Rafael Benitez, thận trọng về cơ hội đi tiếp của đội ông, mặc dù đã thắng Barcelona ngay trên sân khách. text: 1. Cuộc thi do đài BBC ở London tổ chức. 2. Cuộc thi chỉ dành cho những người đang sống tại Việt Nam và Anh Quốc nhưng mở rộng cho mọi độ tuổi. 3. Để đánh dấu kỷ niệm 35 năm ngày lập quan hệ ngoại giao Anh – Việt, người dự thi phải gửi một câu chuyện qua ảnh, gồm tối thiểu năm bức ảnh, phản ánh mối liên hệ giữa Vương quốc Anh và Việt Nam. 4. Tác phẩm dự thi gửi về địa chỉ email của BBC, Vietnamese@bbc.co.uk. 5. Ảnh dự thi không được sao chép, trùng lặp các tác phẩm khác, là ảnh chụp của chính người dự thi và không vi phạm bản quyền, không được phỉ báng và xâm phạm quyền cá nhân của người khác. Các bài dự thi chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông chính thức nào ở Việt Nam. 6. Nếu chụp người, quý vị sẽ phải gửi kèm sự xác nhận cho phép từ người được chụp trong ảnh. 7. Tác phẩm dự thi phải được kèm một bài thuyết minh ngắn giải thích vì sao tác phẩm phù hợp với chủ đề cuộc thi. 8. Mọi tác phẩm phải có email, số điện thoại để BBC có thể liên lạc với tác giả nếu được giải.Thông tin của quý vị sẽ không bị sử dụng cho mục đích khác và không bị gửi cho các tổ chức thứ ba. 9. Mọi tác phẩm sẽ được duyệt bởi ban giám khảo gồm Chủ biên trang mạng BBC Việt ngữ, Biên tập ảnh BBC News Online và một đại diện của Sứ quán Anh ở Hà Nội. 10. Cuộc thi diễn ra từ ngày 19/07 đến 22/08/2008. 11. Hạn chót nộp các bức ảnh dự thi là ngày 22 tháng Tám 2008 tính theo giờ London. Các tác phẩm gửi sau ngày này sẽ không được xét dự giải. BBC không chịu trách nhiệm tác phẩm bị thất lạc. Bằng chứng gửi bài dự thi không phải là bằng chứng xác nhận tác phẩm đã được nhận. 12. Những người vào chung kết sẽ được đài BBC thông báo qua thư trước ngày tổ chức lễ trao giải ở Hà Nội. 13. Danh sách chọn lọc các tác phẩm sẽ được giới thiệu tại trang web BBCVietnamese.com. 14. Những người vào chung kết sẽ được mời tham dự cuộc triển lãm tại Hà Nội trong tháng Chín 2008. Đài BBC và Sứ quán Anh không chịu trách nhiệm cho chi phí đi lại, ăn ở, tổ chức hay các chi phí khác cho các tác giả dự triển lãm. 15. Triển lãm các tác phẩm được chọn từ cuộc thi sẽ diễn ra ở Hà Nội tháng Chín 2008. 16. Nhân viên của BBC không được dự thi. Mỗi tác giả chỉ được gửi một tác phẩm dự thi; những ai gửi nhiều tác phẩm sẽ bị loại. 17. Đài BBC có quyền loại bất kỳ thí sinh nào bị coi là vi phạm quy định cuộc thi. 18. Các cá nhân đoạt ba giải cao nhất, nhì, ba sẽ nhận được giấy chứng nhận đi kèm giải thưởng. 19. Người đoạt giải nhất cuộc thi sẽ nhận được một máy tính xách tay. Những người được giải nhì và ba nhận được mỗi người một máy chụp hình kỹ thuật số. Giải thưởng không được trao bằng tiền mặt. 20. Khi dự thi, toàn bộ những người được giải đồng ý cấp phép sử dụng không độc quyền để BBC được đăng tác phẩm của quý vị cho mục đích quảng bá và giới thiệu. 21. Kết quả chấm chọn tác phẩm của Ban giám khảo là quyết định chung cuộc. Ban tổ chức không giải quyết các khiếu nại. 22. Đài BBC có quyền sửa đổi hoặc thay đổi mọi quyết định hoặc hủy cuộc thi nếu cần thiết. 23. Các Quy định và Điều kiện này là theo luật pháp của Anh và tuân theo quyền tài phán duy nhất của tòa án Anh Quốc. 24. Khi dự thi, người dự thi sẽ được xem là đã đọc, hiểu, và đồng ý tuân theo các Quy định và Điều kiện này. Cuộc thi “Anh -Việt: Kết nối tình thân” dành cho mọi bạn đọc trang web bbcvietnamese.com được thực hiện theo Quy định và Điều kiện sau: text: Tác giả nhận định "mọi sự phục hồi chỉ là ngắn hạn" Sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam đạt đỉnh hơn 1.204,33 điểm với vốn hoá thị trường 3.269.948 tỷ VND vào ngày 09/04/2018, thị trường chứng khoán đang điều chỉnh giảm mạnh còn 909,72 điểm với vốn hoá 2.889.125 tỷ VND vào ngày 13/7/2018, tương đương giảm 33% về điểm và giảm 380.823 tỷ VND về giá trị tương đương 16,5 tỷ USD đã bốc hơi tương đương khỏi thị trường. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và kinh tế VN Chứng khoán VN: ‘Hạ sốt hay hoảng loạn’? 'VN: Chứng khoán sụt chưa hẳn vì bất ổn xã hội' Vingroup huy động vốn ‘tới 2 tỉ USD’ Một số nguyên nhân được lý thị trường giảm sâu trong giai đoạn vừa qua: Về các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc giảm điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đầu tiên kể đến là theo Investing.com vào ngày 13/06/2018 Cục dự trữ liên bang đã tăng lãi suất qua đêm lên mức từ 1,75% đến 2,00%. Điều này khiến cho trái phiếu chính phủ Mỹ hấp dẫn hơn và một nguồn vốn từ các thị trường khác bị rút đi để đầu tư vào thị trường trái phiếu Mỹ do an toàn và lãi suất hấp dẫn hơn. Tiếp đến là mối quan ngại của giới đầu tư về việc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang, tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều này ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán các nước trong khu vực châu Á trong đó có Việt Nam đã giảm mạnh. Theo Bloomberg thì thị trường chứng khoán Thượng Hải của Trung Quốc đã giảm hơn 20% với 2.000 tỷ USD bốc khơi khỏi thị trường từ đầu năm so với thời điểm hiệm tại và thị trường chứng khoán này đã rơi vào trạng thái bear market hay nói cách khác thị trường rơi vào xu hướng giảm dài hạn. Về các khía cạnh bên trong ảnh hưởng đến sự giảm điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam: đầu tiên phải kể đến nỗi lo lạm phát quay trở lại, theo TBKTSG thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sau khi tăng mạnh 0,55% trong tháng 5 đến tháng 6 tiếp tục tăng thêm 0,61% so tháng trước, theo đó so với cùng kỳ đã lên mức 4,67%. Nếu CPI tiếp tục duy trì ở mức cao như hiện nay thì mục tiêu lạm phát không vượt quá 4% cho cả năm nay là khó có thể đạt được. Mối nguy của kinh tế VN khi bất mãn gia tăng Mỹ-Trung ‘không gây chiến tranh thương mại’ Thoả thuận thương mại với Mỹ 'quan trọng sau Brexit' Việt Nam và chiến tranh thương mại Trung Mỹ 'Sự phục hồi chỉ là ngắn hạn' Thêm vào đó tiền đồng cũng mất giá 1,45% so với đồng USD trong vòng 6 tháng vừa qua, từ mức 22.675 VND vào ngày 29/01/2018 lên 23.005 VND vào ngày 08/07/2018. Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam hẳn chưa quên thị trường chứng khoán Việt Nam đổ sập như thế nào trong giai đoạn 2009-2012, vì nỗi lo lạm phát tăng cao và đồng tiền mất giá. Hơn thế nữa, yếu tố mất giá nhanh của tiền đồng cũng kiến các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh bán ròng do khi quy đổi các khoản đầu tư của họ sang USD bị thiệt. Yếu tố nữa là trong giai đoạn cuối và đầu năm nay thị trường chứng khoán và bất động sản đã tăng quá nóng, rủi ro bong bóng các thị trường này đã kiến có sự thắt chặt nhất định của Ngân hàng Nhà nước trong việc cho vay hai thị trường này. Cuối cùng, về phía cạnh phân tích kỹ thuật, chỉ số giá chứng khoán rơi xuống dưới đường giá trung bình MA (200) điều này chứng tỏ thị trường dạng rơi chu kỳ giảm giá dài hạn. Nhận định thị trường trong thời gian sắp tới: Mặc dù đã có những nhận định khả quan hơn về thị trường như của công ty Chứng khoán Vndirect: "Chứng khoán Việt Nam hấp dẫn nhất khu vực, chú ý nhóm Mid-cap". Tuy nhiên, theo tác giả thị trường vẫn nhiều khả năng tiếp tục giảm trong thời gian tới. Nguyên nhân thứ nhất, theo nguồn từ NHNN, bà Nguyễn Thị Hồng mới đây cho hay, tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đạt 7,88% trong khi mức tăng trưởng trong cùng kỳ năm ngoài là 9,06%. Việc tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm giảm tốc nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này theo tác giả phản ánh quan điểm thận trọng hơn của NHNN đối với cung tiền M2 và các khoản vay mới do nỗi lo lạm phát đang tăng tốc. Do đó nguồn tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán sẽ bị hạn chế. Thêm vào đó là cuộc đối đầu về chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa thấy lối thoát gây nỗi lo bất ổn về kinh tế toàn cầu. Về mặt phân tích kỹ thuật, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có xuất hiện Death Cross. Death Cross trong phân tích kỹ thuật hình thành khi đường trung bình giá dài hạn MA (200) vượt lên và nằm trên đường trung bình giá ngắn hạn MA(50). Khi hiện tượng này xuất hiện thì thị trường rơi vào xu hướng thị trường giảm giá. Lực bán thị trường sẽ lớn mạnh, mọi nỗ lực tăng là rất khó khăn, mọi sự phục hồi chỉ là ngắn hạn và đường trung bình MA(200) ngưỡng kháng mạnh của thị trường. Do vậy nhiều khả năng thị trường sẽ còn giảm giá trong vài tháng tới. Bài thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, một nghiên cứu tiến sỹ Đại học The West of Scotland Ý kiến từ Anh Quốc nói thị trường chứng khoán Việt Nam "nhiều khả năng vẫn tiếp tục giảm trong thời gian tới". text: Nhiều phụ huynh Trung Quốc muốn con cái họ đi học sớm Cơ quan truyền thông Trung Quốc CNS phát một video cho thấy cảnh rất đông các phụ nữ có bầu tại một bệnh viện ở thành phố Vũ Hán, miền Trung nước này. Video này khiến hàng ngàn người bình luận trên mạng xã hội về quan điểm của người Trung Quốc về sinh con cũng như giáo dục. Chính phủ Trung Quốc muốn khuyến khích phụ nữ sinh con tự nhiên, theo chính sách sinh đẻ được nới lỏng. Chính phủ lo ngại phụ nữ sinh con qua mổ đẻ sẽ gặp phức tạp khi họ sinh những lần sau. 'Thà cất trứng còn hơn cưới nhầm chồng' Lưu hành đồng tiền TQ ở VN 'có vi hiến'? Trung Quốc: 'phí chia tay' cho người yêu cũ Ai cũng biết ở Trung Quốc cha mẹ thấy áp lực phải cho con có lợi thế cạnh tranh. Vì thế, họ sốt ruột muốn cho con mình bắt đầu đi học càng sớm càng tốt. Tình trạng này làm dấy lên tranh cãi trên mạng về quan điểm của cha mẹ Trung Quốc về giáo dục con cái. Nhiều người lên tiếng lo ngại về áp lực phải thành công mà xã hội đặt lên trẻ em, ngay cả trước khi các em được sinh ra. Ông Vương nói ông gặp nhiều vấn đề về học hành của đứa con đầu sinh vào tháng chín. Không nản lòng Tại các bệnh viện lớn ở Vũ Hán, các bà bầu đổ xô tới khoa sản trong tháng tám, CNS đưa tin hôm thứ Tư 29/8. Theo hãng tin này, số phụ nữ mang bầu tới khám tăng 30% so với các tháng khác. Một bác sỹ tên là Tống Hiểu Tuệ nói với CNS: "Có các bà mẹ đã có lịch hẹn mổ vào ngày 31/8, phòng khi họ không sinh con tự nhiên được trước ngày đó". CNS đưa tin các bác sỹ đã khuyên các bà mẹ nên sinh tự nhiên, và cảnh báo sinh con sớm có thể dẫn tới chuyện em nhỏ sẽ có vấn đề về phổi và hô hấp sau này. Nhưng điều đó không ngăn cản được các phụ huynh đăng ký sinh con bằng mổ đẻ. Một ông bố tương lai, ông Vương, nói với CNS ông cảm thấy đứa con đầu lòng đã "gặp khó khăn vì đi học muộn" vì cháu sinh vào tháng Chín. "Bởi chúng tôi đã gặp khó khăn kiểu này với đứa con đầu lòng, chúng tôi đã suy nghĩ rất kỹ về cháu thứ hai," ông nói. "Nó đã thay đổi cách nghĩ của chúng tôi. Con chúng tôi phải được sinh ra trước tháng Chín." Sao khiêu dâm Nhật dạy một thế hệ TQ về sex Hàn Quốc dạy giới trẻ cách kết hôn và sinh con Thay đổi ở TQ: Phụ nữ vẫn luôn thiệt thòi Phong trào sinh con tự nhiên CNS cho biết mặc dù một số phụ huynh nỗ lực sinh con bằng mổ đẻ, hầu hết phụ nữ ở bệnh viện Vũ Hán "sẵn sàng chờ sinh con tự nhiên". Từ lâu, phụ nữ Trung Quốc đã thích sinh con qua mổ đẻ và coi đây là cách sinh nở ít đau đớn hơn và tiên tiến hơn. Nhưng việc bỏ chính sách một con vào tháng 10/2015 đã khiến nhà nước khuyến khích các bà mẹ sinh con tự nhiên. Ủy ban Gia đình Quốc gia cảnh báo năm 2016 rằng phụ nữ chọn biện pháp mổ đẻ trong lần sinh con đầu tiên sẽ có thể gặp rắc rối trong những lần sinh sau. Phẫu thuật mổ đẻ có rủi ro cao hơn sinh con tự nhiên một chút và có thể gây ra vỡ tử cung, hay nhau thai bám thấp, cả hai hiện tượng có thể dẫn đến trục trặc cho những lần sinh con sau. "Tháng Tám là tháng bùng nổ," bác sĩ Tống Hiểu Tuệ cho biết. Vì sao phụ nữ khó làm thêm việc phụ kiếm sống? Làm sao chống lại nạn quấy rối tình dục? Xu hướng hiện đại Mặc dù CNS nói chọn ngày giờ sinh con là một hiện tượng mới trong những năm gần đây, phụ nữ Trung Quốc từ lâu đã rất kén chọn năm họ muốn sinh con vì cho rằng có những năm tuổi đẹp hơn và năm tuổi xấu hơn. Chẳng hạn, hồi năm 2014, nhiều phụ nữ muốn sinh con trước năm 2015 - năm con cừu (theo lịch Trung Quốc). Các đôi lo lắng rằng nếu con họ sinh năm cừu họ sẽ trở thành người đi theo chứ không phải lãnh đạo. Nhưng nỗ lực để có con trước tháng Chín là một hiện tượng tương đối mới, và theo Tân Hoa Xã, điều này giúp phụ huynh cảm thấy họ đã "đi trước đón đầu" về giáo dục của con cái. CNS nói số phụ nữ có bầu tới bệnh viện khám tăng 30% trong tháng tám so với các tháng khác Xu hướng 'điên rồ' Một số người dùng mạng xã hội chỉ trích các phụ nữ cố sinh con sớm để con họ có thể đạt thành tích cao về học tập về sau này. Hàng ngàn người dùng mạng Sina Weibo xôn xao bàn luận về chủ đề này, với một số ý kiến nói cơ thể phụ nữ là của họ, và họ có quyền lựa chọn khi nào sinh con. Nhiều người khác lại cho rằng xu hướng này là "điên rồ" và phản ánh thực trạng các phụ huynh Trung Quốc đang gây quá nhiều áp lực lên con cái. "Mọi người giờ đây có còn quan tâm đến sức khỏe của thai nhi không?", một người bình luận. "Sinh con đúng kỳ sẽ có lợi cho sức khỏe của em bé hơn nhiều." "Thật là điên rồ - xã hội ngày nay quá kỳ vọng vào thành công nhanh," một người khác viết. "Em bé chưa ra đời, mà đã bị đặt vào vạch xuất phát," một người nhận xét. Nhiều người dùng mạng xã hội Trung Quốc cho rằng hệ thống giáo dục cạnh tranh cao ở Trung Quốc là nguyên nhân của tình trạng này. Có người còn lo ngại đến tác hại cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. "Đẻ non có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ em," một người nếu quan điểm. Một người khác cho rằng xu hướng này là "đặc trưng Trung Quốc". "Hệ thống của chúng ta là vô nhân tính," người này viết. Xem thêm về Trung Quốc: 'Dân chủ Trung Quốc làm lu mờ Phương Tây' Trung Quốc vượt Mỹ về số tỷ phú Trung Quốc: 'phí chia tay' cho người yêu cũ Truyền thông Trung Quốc đưa tin về xu hướng phụ nữ có bầu đua nhau mổ đẻ trong tháng Tám để trẻ được đi học một năm sớm hơn so với các bạn sinh tháng Chín. text: Các cuộc thảo luận hướng tới việc giải quyết những bất đồng của cả hai phía trước cuộc hội nghị thượng đỉnh của 34 nước vào cuối tháng này. Brazil và Hoa Kỳ đã có nhiều bất đồng về chuyện trợ giá cho nông nghiệp và việc áp dụng mức thuế chống phá giá. "Thoả thuận mậu dịch tự do của châu Mỹ", FTAA, dự kiến sẽ được ký vào cuối năm nay. Cuộc họp tại Washington có bao gồm 16 trong tổng số 34 nước mà Hoa Kỳ muốn họ gia nhập vào FTAA. Lạc quan Ngoại trưởng Brazil, Celso Amorim, nói cuộc gặp của ông với đại diện thương mại Mỹ, Robert Zoellick, đã đạt được nhiều tiến bộ. "Tôi cho rằng bây giờ có cơ sở để lạc quan về một cuộc hội thảo thành công tại Miami", ông Ngoại trưởng Brazil đã nói như thế khi liên hệ tới hội nghị thượng đỉnh gồm 34 nước sắp được diễn ra. Ông cũng nói thêm rằng cả ông và ông Zoellick đã đưa ra viễn kiến về một khu vực mậu dịch tự do cho 14 nước sẽ có mặt trong cuộc gặp sắp tới. "Dĩ nhiên, các vấn đề quan trọng vẫn chưa được giải quyết, nhưng cách tiếp cận chung, mà hi vọng với những sự quan sát cần thiết, sẽ giúp chúng tôi tiếp tục đi tới", ông cho biết. Một quan chức thương mại cao cấp của Mỹ cho biết cuộc gặp gỡ tỏ ra "tích cực và hữu ích", mặc dù việc giải quyết các bất đồng vẫn còn là một vấn đề khó khăn. Quan chức này nói: "điều đó sẽ là một thách thức, nhưng ngày hôm nay, tôi cảm thấy tốt hơn nhiều so với hai ngày trước đây, vì giờ đây, tôi cảm thấy chúng tôi đã hiểu được một số điều mấu chốt của vấn đề". Hoa Kỳ muốn thoả thuận mậu dịch tự do của châu Mỹ phải bao gồm các qui định trong vùng, mà trong đó, có các qui định về chuyện mua bán của chính phủ, đầu tư nước ngoài và mức thuế thấp hơn. Nhưng Brazil nói họ muốn tổ chức Mậu dịch Thế giới, WTO, phải quyết định các chuyện này, mà thay vào đó, muốn tập trung vào chuyện trợ giá nông nghiệp. Phản đối Việc tạo ra khu vực FTAA là một trong các mục tiêu kinh tế chính của Tổng thống George Bush. Nhưng sau những đổ vỡ của các cuộc đàm phán mậu dịch tại Cancun vào tháng Chín vừa qua, các khả năng đạt được một thoả thuận có vẻ càng xa vời hơn. Brazil là một trong ba nước đang phát triển dẫn đầu, hai nước kia là Ấn Độ và Trung Quốc, đưa ra sự phản đối chống lại Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản tại vòng đàm phán Cancun vừa rồi. Họ yêu cầu các nước phát triển phải nhanh chóng hơn trong việc dỡ bỏ việc trợ giá nông nghiệp và mức thuế nhập khẩu cao, trước khi họ có thể chấp nhận những vấn đề mới được đưa ra như việc bảo hộ đầu tư hay việc mua bán các loại dịch vụ. Cuối tuần vừa rồi, Tổng thống Brazil, Luiz Inacio Lula da Silva, lại tái kêu gọi phải có các qui định công bằng hơn về mậu dịch cho các nước đang phát triển. Nói chuyện tại Nam Phi trong chặng cuối chuyến thăm châu Phi, ông kêu gọi phải có các "hành động chung" để thúc đẩy các lợi ích và quan tâm của các nước đang phát triển. Các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Brazil về một thoả thuận mậu dịch tự do đã được mô tả là 'tích cực và hữu ích'. text: Ngoài ra, đài này cũng phát cả chương trình tiếng Khmer và tiếng Anh trong một dự án được cho là để bày tỏ tình hữu nghị đặc biệt với Trung Quốc. Đây cũng là dấu hiệu mới nhất của việc Trung Quốc hiện diện mạnh mẽ về văn hóa, sau giai đoạn nhiều năm đầu tư vào kinh tế và chính trị quốc gia Đông Dương láng giềng của Việt Nam. Bắc Kinh đã quan tâm đến Phnom Penh từ nhiều năm qua. Vừa qua, Bộ trưởng Công an Trung Quốc, ông Mạnh Kiến Trụ đã có chuyến thăm Campuchia trước khi sang Việt Nam ngày 5/12. Hồi tháng 4/2006,Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong chuyến thăm Campuchia đ̃a hứa cấp viện trợ 600 triệu đôla cho nước chủ nhà để xây dựng thủy điện và cầu đường. Cùng thời gian, Bắc Kinh cho Campuchia sáu tàu tuần duyên để truy bắt ma tuý và buôn người. Thủ tướng Hun Sen cũng từng phát biểu, coi Trung Quốc là “người bạn đáng tin cậy nhất” của nước ông. Các nhà phân tích nói rằng Campuchia mong muốn dùng ảnh hưởng của Trung Quốc để cân bằng lại ảnh hưởng của Việt Nam, nước bị Phnom Penh coi là đối thủ. Bản thân ông Hun Sen đã vượt quan giai đoạn phụ thuộc vào Việt Nam và hàn gắn tốt quan hệ với Trung Quốc. Ông đã từng chiến đấu chống lại chế đ̣ộ Khmer Đỏ được Bắc Kinh hậu thuẫn nhưng hai bên đã bỏ quá khứ lại phía sau vì quan hệ Khmer-Trung Hoa mới. Trung Quốc cũng có sự hiện diện về kinh tế ngày càng tăng ở Lào và Miến Điện, gây ra bình luận về vai trò của họ ở Đông Nam Á. Đài tiếng Hoa FM 96.5 ở Phnom Penh sẽ bắt đầu phát thanh vào ngày 11/12 năm nay với chương trình gồm các mục tin tức, âm nhạc, nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc. text: Cuộc tranh cãi này đã buộc chính phủ phải tạm hoãn thông qua dự luật về bảo vệ tài sản tư nhân sau khi một giáo sư về chủ nghĩa Marx gọi dự luật là "vi phạm nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội." Nó cũng cho thấy ảnh hưởng sống lại của một nhóm nhỏ các học giả và cố vấn ủng hộ đường lối cộng sản truyền thống. Những người này sử dụng khoảng cách giàu nghèo gia tăng và bất ổn xã hội để đặt ra nghi ngờ về cuộc chạy đua làm giàu và phát triển kinh tế thị trường. Phát triển thế nào? Tại cuộc họp tháng 10 năm ngoái, Quốc hội Trung Quốc đã xem xét dự luật về bảo vệ tài sản tư - đây là lần đầu tiên có việc xem xét này. Lúc đó dư luận chung cho rằng nó sẽ được thông qua tại phiên họp tháng Ba năm nay của Quốc hội. Nhưng bắt đầu từ tháng Tám năm ngoái, Gong Xiantian, giáo sư đại học Bắc Kinh, gửi thư nói dự luật "vi phạm nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội." Đặc biệt, ông phản đối việc dự luật không nói "tài sản xã hội chủ nghĩa là bất khả xâm phạm" - một quan niệm mà ngày xưa là thiêng liêng ở Trung Quốc. Bắt đầu từ đây đã nổ ra cuộc tranh luận trong nội bộ Đảng về đường lối đang tiến hành. Mặc dù không ai cho rằng nó sẽ làm thay đổi cải cách kinh tế tại Trung Quốc, nhưng tranh luận xảy ra vào lúc ngày càng có lo ngại về tình trạng bất bình đẳng xã hội ở nước này. Phương tiện truyền thông nhà nước gần đây liên tục đưa tin về nỗ lực hướng đến công bằng xã hội, thay thế cho sự nhấn mạnh ban đầu về tăng trưởng kinh tế và làm giàu. Theo UNDP, khoảng cách về thu nhập trung bình giữa cư dân thành thị và nông thôn đã ở tỉ lệ 3.3 - 1. Một nghiên cứu khác của đảng dự báo tỉ lệ có thể tăng lên 4-1 vào năm 2020 nếu xu hướng hiện nay tiếp tục. Liu Guoguang, một kinh tế gia Marxist từng là phó giám đốc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã có một bài nói chuyện kín và sau đó nội dung được phát tán trên internet. Bài nói chuyện của ông ủng hộ tăng trưởng kinh tế, nhưng kêu gọi chính phủ có vai trò lớn hơn trong quản lý kinh tế. Sau đó trong một lần trả lời phỏng vấn, ông Liu nói: "Nếu anh thiết lập kinh tế thị trường ở một nước như Trung Quốc, nơi luật pháp chưa hoàn thiện, nếu anh không nhấn mạnh tinh thần công bằng XHCN và trách nhiệm xã hội, thì nền kinh tế thị trường anh tạo ra chỉ dành cho thiểu số." Một số nhà kinh tế khác, mà ưu thế của họ tăng mạnh trong thập niên 1990, thì lại lên án khuynh hướng cánh tả là nguy hiểm. Zhou Ruijing, một chủ bút đã về hưu và thường được xem là thân với phe ủng hộ thị trường, đã tóm tắt quan điểm trong một bài báo hồi tháng Giêng. "Khoảng cách giãn ra giữa người giàu và người nghèo không phải lỗi của cải tổ thị trường," ông viết. "Đó là kết quả tự nhiên, không xấu không tốt, nhưng là dễ đoán trước được." Ông nói đa số các lo ngại về bất ổn gây ra bởi ô nhiễm, lấy đất đai, chi phí giáo dục đắt đỏ là vấn đề của sự quản lý kém và tham nhũng, chứ không phải là thiếu sót của thị trường. Lần đầu tiên sau hơn một thập niên, cuộc tranh cãi về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản lại bùng dậy tại Trung Quốc. text: Ông nói thêm rằng đây là điều kiện tiên quyết để hai miền nam bắc Triều Tiên hợp tác kinh tế đầy đủ, và Bình Nhưỡng phải cải thiện thành tích nhân quyền của mình. Ngỏ lời trong một cuộc họp báo, ông cũng cam kết sẽ thúc đẩy nền kinh tế và tìm cách thu hút đầu tư của nước ngoài. Kết quả đầy đủ cho thấy ông Lee Myung Bak có lập trường bảo thủ, thắng một cách áp đảo cuộc bầu cử tổng thống hôm thứ Tư , chấm dứt một thập niên cai trị theo khuynh hướng tự do. Ủy Ban Bầu Cử Quốc Gia cho biết ông Lee Myung Bak đã chiếm được 48.7% phiếu bầu và ứng viên Chung Dong-young, thuộc đảng Tự Do đang cầm quyền về thứ nhì với 26.1%, trong lúc tổng số phiếu gần như đã được kiểm xong. Đảng Đại Quốc Gia (GNP) của ông Lee Myung Bak lần đầu tiên trở lại cầm quyền từ một thập niên nay. Lập trường cứng rắn Trong cuộc họp báo, tân tổng thống Nam Hàn đã cam kết sẽ có một lập trường cứng rắn hơn đối với Bình Nhuỡng. Ông nói "Các chính phủ trước đã tự kềm chế không chỉ trích và cố đơn phương làm dịu Bắc Hàn. Tôi có thể nói rằng từ đây chuyện này sẽ thay đổi." "Gia tăng hợp tác kinh tế sẽ tùy thuộc vào sự thể Bắc Hàn có hành động nhằm chấm dứt chương trình võ khí nguyên tử." Ông Lee Myung Bak nói thêm: "Các cuộc trao đổi kinh tế toàn diện có thể được khởi động ngay sau Bắc Hàn tháo bỏ các võ khí nguyên tử." Ông Lee sẽ thay thế ông Roh Moo-hyun vào tháng Hai sắp tới khi nhiệm kỳ năm năm của đưong kim t9ổng thống chấm dứt. Tổng thống được dân bầu lên tại Nam Hàn, ông Lee Myung-bak, nói rằng ông sẽ đòi Bắc Hàn từ bỏ chương trình phát triển võ khí nguyên tử. text: Dân biểu Loretta Sanchez lâu nay vận động cải thiện nhân quyền ở Việt Nam Dự luật 484 do dân biểu Loretta Sanchez khởi xướng kêu gọi Chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền con người cơ bản và chấm dứt việc lạm dụng các điều luật về an ninh như Điều 79 và Điểu 88 Bộ Luật Hình sự, lấy chúng làm cớ để bắt bớ những người chỉ ủng hộ quyền tự do tôn giáo và chính trị một cách hòa bình. Dự luật này được bà Sanchez, người nhiều năm nay chỉ trích nhà cầm quyền ở Hà Nội, đề xuất từ cuối năm ngoái nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế và được 30 nhân vật trong lưỡng viện ủng hộ. Dự luật H.R. 1410 trong khi đó đặt mục tiêu thúc đẩy tự do và dân chủ ở Việt Nam thông qua điều tiết các khoản tăng viện trợ phi nhân đạo của Mỹ cho chính quyền Việt Nam, buộc vào các cải thiện có thể chứng thực được trong hồ sơ nhân quyền của Hà Nội. H.R. 1410 cũng cung cấp hỗ trợ của Hoa Kỳ cho các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cổ súy nhân quyền ở Việt Nam. Dự luật này do Dân biểu Chris Smith chủ xướng. Ông Smith đã từng đề xuất nhiều dự luật tương tự trong quá khứ. Tuy nhiên, chưa có dự luật nào dù được ủng hộ với đa số phiếu ở Hạ viện, được Thượng viện thông qua để trở thành luậ́t. Việt Nam nhiều lần nói các dự luật kể trên không phản ánh đúng tình hình trong nước, 'bịa đặt và bóp méo', đồng thời khẳng định luôn tôn trọng nhân quyền. Hà Nội cũng liệt ông Chris Smith và bà Loretta Sanchez vào diện 'thiếu thiện chí'. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua hai dự luật liên quan tới tình hình nhân quyền ở Việt Nam H.Res.484 và H.R.1410 hôm thứ Ba 11/9. text: Ba thợ lặn hải quân Thái Lan và một nhân viên y tế là nhóm cuối cùng rời khỏi hang Mười bảy ngày sau khi họ bị mắc kẹt dưới lòng đất, năm thành viên cuối cùng của nhóm cũng ra được đưa ra hôm thứ Ba. Đã có những tiếng vỗ tay, tán thưởng vang vọng khắp khu hang Tham Luang ở tỉnh Chiang Rai sau khi hoạt động cứu hộ đầy mạo hiểm, với sự tham gia của hàng chục thợ lặn và hàng trăm nhân viên cứu hộ, kết thúc vào tối thứ Ba. Các thợ lặn sẵn sàng cứu 5 người còn lại Vì sao đội bóng Thái Lan đi vào trong hang? Chiến dịch cứu đội bóng Thái bắt đầu Tại thành phố Chiang Rai gần đó, nhiều người thể hiện sự vui mừng bằng cách bấm còi xe trong khi nhiều người khác vỗ tay vui mừng bên ngoài bệnh viện, nơi tất cả những người được cứu thoát khỏi hang động đang được điều trị. Nhiều người dân địa phương cuối cùng đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi nghe tin 5 thành viên cuối cùng của đội bóng đã được giải cứu Toàn bộ vụ việc diễn ra như thế nào? Các thành viên của đội bóng đá Wild Boars (Heo rừng hoang) tuổi từ 11 đến 17 đã đến tham quan khu hang động Tham Luang cùng với huấn luyện viên trợ lý vào tháng trước. Nhóm bị mất liên lạc từ hôm 23/6 sau khi những trận mưa lớn làm ngập lối ra khỏi hang. Nhóm chỉ được phát hiện bởi các thợ lặn người Anh vào tuần trước, khi đang ngồi co cụm trên một mỏm đá. Niềm phấn khởi khi phát hiện ra tất cả 13 thành viên của nhóm còn sống nhanh chóng bị dập tắt bởi sự lo ngại về cách để đưa nhóm ra ngoài khi nhiều cậu bé không biết bơi và cơ thể đã suy kiệt sau một thời gian dài dưới lòng đất. Các cậu bé được phát hiện hôm 23/6 Cuộc giải cứu phức tạp, đầy mạo hiểm kéo dài ba ngày đã đưa bốn cậu bé đầu tiên ra ngoài vào ngày Chủ nhật, bốn người nữa vào thứ Hai, và bốn cậu bé còn lại cùng huấn luyện viên vào hôm thứ Ba. Tất cả đã được đưa đến bệnh viện ngay lập tức, nhưng được biết sức khỏe ở trong tình trạng phù hợp so với những gì họ đã phải trải qua. Xác nhận việc hoàn thành hoạt động cứu hộ, trang Facebook của Hải quân Thái Lan đã công bố: "Chúng tôi không chắc đây có phải là phép lạ, là khoa học hay là gì. Tất cả thành viên 13 con lợn hoang giờ đây đã ra khỏi hang." "Chúng tôi không nghĩ lại có thể làm được" Điều gì xảy ra tiếp theo? Tám cậu bé đầu tiên được giải cứu vào Chủ Nhật và thứ Hai vẫn đang ở trong bệnh viện nhưng được cho là có sức khỏe tinh thần và thể chất tốt. Cùng với bốn cậu bé và huấn luyện viên mới được cứu gần đây nhất, họ đã được kiểm tra X quang và xét nghiệm máu, và sẽ vẫn được theo dõi trong bệnh viện trong ít nhất bảy ngày. Cha mẹ của các cậu bé đã được phép nhìn thấy họ qua một cửa sổ kính ở bệnh viện, nhưng các em vẫn đang bị cách ly. Tỉnh trưởng Chiang Rai Narongsak Osottanakorn tuyên bố "nhiệm vụ bất khả thi đã hoàn thành xuất sắc" hôm 10/7 Việc uống nước nhiễm khuẩn trong hang động hoặc bị tiếp xúc với phân chim hoặc dơi có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm, các chuyên gia cho biết. Các cậu bé đã sụt cân nhanh chóng trong thời gian ở trong hang và rất thèm ăn. Các cậu bé được biết đã yêu cầu được ăn món thịt lợn, bánh mì và sô cô la, nhưng để phục hồi hệ tiêu hóa, các bác sĩ nói thức ăn rắn phải được tiêu thụ từ từ. Các cậu bé cũng cần phải đeo kính râm trong vài ngày cho đến khi mắt có thể tự điều chỉnh lại với ánh sáng chói hơn. Nhiều cộng đồng trên thế giới đã có những sự ưu đãi khuyến khích khác nhau cho đội bóng nhí: Việc giải cứu diễn ra như thế nào? Một đội 90 chuyên gia lặn - 40 từ Thái Lan và 50 người khắp nơi trên thế giới đã làm việc không ngừng nghỉ trong khu hang động. Việc đến và đi từ nơi các cậu bé đứng là một chuyến đi khứ hồi đầy kiệt sức, thậm chí đối với cả những thợ lặn dày dặn kinh nghiệm. Quá trình thoát ra kết hợp đi bộ, lội nước, leo trèo và lặn dọc theo sợi dây chỉ đường. Mỗi em có hai thợ lặn kèm theo. Người đi trước mang theo bình ô-xy nối với mặt nạ cấp khí cho em và có dây buộc nối với em, người đi sau yểm trợ. Cả hai đều đeo đèn chiếu sáng trên đầu. Đoạn khó nhất là ở ngay giữa chặng có một đoạn hẹp "Giao lộ T", chật hẹp đến mức thợ lặn phải tháo bình oxy trên người để trườn qua. Sau đó là khu động 3, căn cứ hoạt động của các thợ lặn và cũng là trạm nghỉ cho các cậu bé trước khi thực hiện chuyến đi cuối cùng, dễ dàng đến cửa hang và sau đó được đưa đến bệnh viện ở Chiang Rai. Niềm vui ngập tràn khi toàn bộ 12 cậu bé và huấn luyện viên đã được giải cứu khỏi khu hang động ở miền Bắc Thái Lan. text: Người dân Đài Loan biểu tình phản đối Bắc Kinh hạn chế báo chí Giới chức Đài Loan trước đó nói họ sẽ nêu vấn đề tự do báo chí sau khi Bắc Kinh từ chối cho phép một số cơ quan truyền thông tiếp cận với cuộc gặp kéo dài bốn ngày giữa hai bên ở Nam Kinh. Nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ thúc đẩy Đài Bắc thông qua một thỏa thuận thương mại tự do mà hiện nay đang bị kẹt ở Quốc hội. Bắc Kinh luôn cho rằng Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ và họ cũng không giấu diếm mục tiêu thu hồi hòn đảo này. Đài Loan vẫn tự gọi họ là ‘Cộng hòa Trung Hoa’ và trên danh nghĩa cũng đòi sở hữu lãnh thổ mà Chính quyền Cộng sản ở Bắc Kinh đang quản lý mặc dù họ không làm căng. Hoa Kỳ cam kết bảo vệ cho Đài Bắc mặc dù họ không chính thức thừa nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập. Do đó giữa Bắc Kinh và Washington đã trải qua thế bế tắc quân sự xung quanh vấn đề Đài Loan trong hàng chục năm qua. Quan hệ cải thiện Tuy nhiên quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã cải thiện kể từ khi ông Mã Anh Cửu, người có quan điểm thân Bắc Kinh, đắc cử tổng thống Đài Loan hồi năm 2008. Các chuyến bay xuyên qua eo biển này đã bắt đầu hồi năm 2008 và du khách đến từ đại lục đã giúp củng cố nền kinh tế của Đài Loan. Các thỏa thuận thương mại đã cho phép các công ty công nghệ Đài Loan phát triển mạnh mẽ và họ đã đầu tư hàng tỷ Mỹ kim vào đại lục. Tuy nhiên, Tổng thống Mã lại rất không được lòng dân và các phân tích gia cho rằng Quốc dân Đảng của ông nhiều khả năng sẽ thua trong các cuộc bầu cử địa phương vào cuối năm nay. Ông đã cho ông Vương Uất Kỳ, nhà hoạch địch chính sách hai bờ eo biển hàng đầu của Đài Loan đến đại lục gặp người tương nhiệm phía Trung Quốc là ông Trương Chí Quân ở Nam Kinh. Đây là cuộc hội đàm chính thức lần đầu tiên giữa hai chính quyền kể từ sự phân ly hồi năm 1949. Các nhà đàm phán Đài Loan có thể sẽ đề xuất đặt đại diện thường trực trên lãnh thổ của nhau. Đồng thời họ cũng chịu áp lực phải nêu vấn đề tự do báo chí sau khi Bắc Kinh từ chối cấp phép cho một số cơ quan truyền thông. “Tự do báo chí là một giá trị phổ quát,” Hội đồng Các vấn đề Đại lục của Đài Loan ra thông cáo viết. “Chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng rằng vấn đề quan trọng nhất trong việc trao đổi tin tức giữa hai bên là dòng chảy thông tin tự do và cân bằng,” thông cáo viết. Nhiều người dân Đài Loan rất nhạy cảm với tự do báo chí do họ đã trải qua một thời kỳ độc tài vốn kiểm soát báo chí chặt chẽ cho đến những năm1980. Các phóng viên cho biết các nhà đàm phán của Bắc Kinh có thể sẽ thúc đẩy việc thắt chặt quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển. Trung Quốc và Đài Loan đối thoại ở cấp cao nhất kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến Quốc-Cộng vào năm 1949. text: Hành khách trên chuyến bay United Airlines 116 rời khỏi sân bay. Chuyến bay số hiệu 116 của hãng hàng không United Airlines hôm 17/6 đang trên đường tới sân bay quốc tế tại Neward thì một hành khách "bắt đầu gây rối", hãng máy bay nói. "Một hành khách đứng lên và bắt đầu hét lên những câu với nội dung đại loại nói có chất độc trên máy bay," nhân viên FBI, ông Luis Rodriguez, cho biết. Ông này cũng nói người khách trên đã bị tạm giữ và được đưa đến một bệnh viện địa phương để kiểm tra. Trung Tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ đã "làm sạch máy bay," ông Rodriguez nói. Ông này cho biết các nhân chứng đang được chất vấn bởi nhân viên FBI và các điều tra viên của lực lượng cảnh sát bến cảng. Phát ngôn viên của United Airlines bà Mary Clark nói trong một thông cáo rằng "các nhân viên phi hành đoàn đã làm việc theo quy tắc và chuyến bay đã hạ cánh mà không xảy ra vấn đề gì vào lúc tầm 1:30 chiều. Nhà chức trách đã có mặt để tiếp cận máy bay, 238 hành khách đã rời khỏi máy bay bình thường, một tiếng sau khi hạ cánh." Ông Redriguez từ chối xác nhận tin nói hành khách này, vốn chưa được công bố danh tính, tự nhận đã đầu độc những hành khách khác. "Tôi chưa nhận được tin nào nói có bất kỳ ai có triệu chứng bất ổn trên chuyến bay đó," ông Rodriguez nói. Chuyến bay này xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, và tạm dừng ở Hong Kong trước khi tiếp tục đến Newark theo kế hoạch. Một hành khách trên chuyến bay có điểm đến cuối cùng là sân bay Newark, bang New Jersey bị nhân viên Cục Điều tra Liên bang (FBI) bắt giữ và áp tải vào bệnh viện để kiểm tra sau khi hô rằng mình mang chất độc lên máy bay. text: Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận xét người dân Việt Nam đánh giá cao hình ảnh một số lãnh đạo trong khủng hoảng Covid-19. Virus corona: Việt Nam có nên ‘cân nhắc việc thả tù’? Virus corona: Vì sao Đại sứ Anh kêu gọi công dân về nước? Lúng túng và tranh cãi quanh chỉ thị của TT Nguyễn Xuân Phúc Trao đổi với một chương trình bình luận & cập nhật của BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm, 02/4/2020 từ Hà Nội, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Quang A trước hết bình luận về mật độ xuất hiện của một số chính trị gia Việt Nam từ khi dịch bắt đầu hiện diện ở Việt Nam: “Ở đây có sự phân công hẳn hoi, sở dĩ mà ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thường xuyên xuất hiện là bởi vì ông ấy là Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia về chống đại dịch này. “Và ông Thủ tướng thì hiển nhiên là xuất hiện nhiều và tôi nghĩ chuyện xuất hiện như thế là đúng chức năng của họ mà thôi.” ‘Dân chúng có ỳ xèo’ Về sự xuất hiện của giới lãnh đạo cụ thể ở cấp địa phương, đơn cử trường hợp của Hà Nội, hay cao hơn là ở cấp trung ương, liên quan ban lãnh đạo cấp cao của nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam, TS Quang A, người từng là Viện trưởng Viện phản biện chính sách độc lập IDS (đã tự giải thể) bình luận: “Cũng như sự xuất hiện của ông Nguyễn Đức Chung ở Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, ông ấy là người chủ tịch thành phố, ông phải chịu trách nhiệm về chuyện chống dịch ở Hà Nội và ông ấy xuất hiện tôi nghĩ là đúng chức năng của ông ấy thôi. “Còn tôi nghĩ rằng có chuyện ai PR hay là tranh giành ảnh hưởng, dư luận hay không, thì tôi nghĩ rằng người ta có thể suy đoán như vậy, nhưng tôi không tin là có chuyện như thế. “Nó chỉ có một điều là ông Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là người Chủ tịch nước, rồi Tổng Bí thư của đảng Cộng sản Việt Nam, thì lẽ ra ông ấy cũng phải có xuất hiện một chút, tuy rằng vai trò của ông không phải là chức năng đó, nhưng mà quá lâu ông không xuất hiện, thì dân chúng có ỳ xèo. Người dân hiện hạn chế ra đường “Và sau đó thì có một cuộc mà ông xuất hiện, nhưng xuất hiện là họp Bộ Chính trị, lại đi bàn về chuyện nhân sự của Đại hội 13 và dân chúng lại càng ỳ xèo hơn nữa. “Và ngay hôm sau lại có một cuộc họp Bộ Chính trị để bàn về chống dịch này và từ đó tôi nghĩ ông ấy, bởi vì không phải là chức năng kia, cho nên cũng không có xuất hiện, nhưng mà rồi ông có một cái thư. “Thì tôi nghĩ tất cả những cái ấy, rồi cái thư mà cũng không có sự xuất hiện của ông ấy, thì cũng chỉ là một chuyện phải làm cho nó hết chức năng thế thôi. Chứ còn việc phân công cho bên hành pháp làm là chính.” ‘Họ khá là năng nổ’ Bình luận về đánh giá của dư luận đối với một số cá nhân thành viên ban lãnh đạo chống dịch ở ngành y tế, cấp quốc gia và tại thủ đô của Việt Nam, Tiến sỹ Quang A nói: “Dư luận thì bởi vì hai người này, một ông phụ trách ở toàn quốc, còn một ông phụ trách ở Hà Nội và họ khá là năng nổ để làm việc này. “Và riêng việc chống dịch cúm Vũ Hán này, thì dân đánh giá hai ông ấy rất là tốt về việc này,” nhà hoạt động xã hội dân sự đưa ra bình luận lần lượt về Phó Thủ tướng chính phủ Việt Nam, ông Vũ Đức Đam và Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Tướng Nguyễn Đức Chung. Hoạt động buôn bán đang đình trệ do virus corona Về các vị trí còn lại trong ban lãnh đạo cấp cao của nhà nước và đảng CSVN trong chống dịch, thường được biết đến là Tam Trụ, hay Tứ Trụ theo cách gọi không chính thức, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói thêm: “Trong cái gọi là Tam Trụ đấy, thì người dân đã đánh giá như là tôi đã nói, tức là ông Chủ tịch nước và Tổng Bí thư thì ít xuất hiện quá, dân kêu thì tôi đã nói rồi. “Còn vai trò của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, thì tôi nghĩ rằng cũng không có vai trò gì mấy. “Bởi vì nếu xuất hiện quá nhiều của những vị ấy, tức là ông Trọng và bà Ngân, thì lúc đấy có thể người ta đặt vấn đề tức là tranh giành PR ảnh hưởng hay không,” nhà hoạt động xã hội dân sự nói với chương trình bình luận & cập nhật tin tức Covid-19 của BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm từ Hà Nội. Mời quý vị bấm vào đường dẫn này (từ phút 33) để theo dõi Chương trình với sự góp mặt bình luận của Tiến sỹ khoa học Nguyễn Quang A. Các lãnh đạo chính phủ và địa phương tại Hà Nội đã thực hiện đúng phận sự của mình và được người dân ghi nhận tích cực, một nhà hoạt động xã hội dân sự và bất đồng chính kiến hàng đầu ở Việt Nam nói với BBC. text: Cán bộ công nhân viên thì trích một ngày lương, người dân thì góp tiền lạc quyên tại tổ dân phố. Báo chí mở các chiến dịch kêu gọi cứu trợ, và nhà nước thì đã gửi hàng cứu trợ, thuốc men, cùng nhân viên y tế sang giúp các nước bị nạn. Từ cấp nhà nước cho đến người dân có thể nói phản ứng về cứu trợ của Việt Nam là đang tăng tốc thêm từng ngày. Báo chí Việt Nam loan tin cấp lãnh đạo cao nhất, từ chủ tịch nước cho đến nhân viên văn phòng cũng đã góp mỗi người một ngày lương vào quỹ cứu trợ. Chính phủ Việt Nam đã cam kết giúp 4 trong số 11 nước bị thiên tai số tiền 450000 đô la Mỹ và Ủy ban Mặt trận tổ quốc, một tổ chức dân vận của ĐCS đã kêu gọi người dân, doanh nghiệp, cùng cơ quan nhà nước giúp đỡ khi có điều kiện. Liên quan lòng hảo tâm giúp người bị nạn cho đến nay có một người Việt được báo chí quốc tế nhắc đến tương đối nhiều. Đó là một nhà sư Việt Nam tại Canada. Đại đức Thích Nguyên Thảo, chủ trì chùa Hoa Nghiêm, tại Canada đã loan báo ý tưởng sẽ hiến tặng số tiền khoảng 410 000 đô la Mỹ thông qua việc bán mảnh đất dùng để xây chùa. Các tổ chức truyền thông, tôn giáo, cũng như nhiều hội đoàn người Việt tại Hoa Kỳ đã rất sốt sắng với các chiến dịch kêu gọi quyên góp, cứu trợ nạn nhân của động đất, sóng thần. Trong số các tổ chức này, một nơi đã thực hiện lời kêu gọi lạc quyên tương đối thành công và phải kể đến đài phát thanh Little Saigon Radio, đài lớn nhất của người Việt tại California, và Houston Texas. Trong hơn 1 tuần đợt vận động giúp đỡ nạn nhân sóng thần - được tiến hành cùng lúc trên làn sóng radio và trên tuần báo VietTide, Little Saigon Radio đã thu được gần 500.000 đô la Mỹ. Có rất nhiều câu chuyện cảm động liên quan đến sự trợ giúp của người Việt tại California, từ các em bé dốc hết tiền tiết kiệm, cho đến bà cụ góp một phần tiền hưu, chúng tôi đều có tường thuật trong tạp chí Việt Nam Ngày Nay, mời quý vị nhớ đón nghe. Hòa cùng trào lưu của thế giới, Việt Nam đã có những chương trình lạc quyên để giúp nạn nhân của đợt sóng thần vừa qua tại Á châu. text: Trên chương trình Tech Tent, chúng tôi hỏi tại sao các nhà đầu tư nghĩ rằng công ty xe điện này có giá trị cao hơn nhiều so với một năm trước. Nghe số mới nhất của Tech Tent trên BBC Sounds Vào đầu năm 2020, Tesla được thị trường chứng khoán định giá khoảng 80 tỷ đôla- và thậm chí khi đó, những người theo chủ nghĩa hoài nghi còn cho rằng đó là mức giá cao đối với một doanh nghiệp hầu như không sinh lời. Trong suốt năm qua, cổ phiếu của công ty đã tăng vọt, định giá của công ty đã tăng lên trên 500 tỷ đôla khi có thông tin rằng doanh nghiệp này sẽ được đưa vào chỉ số S&P 500 của các công ty hàng đầu. Hãy đặt điều này vào bối cảnh: Tesla hiện có giá trị hơn Toyota, Volkswagen, Hyundai, GM và Ford cộng lại. 'Anh lý trí quá đi!' Tôi đã thực hiện một số tính toán nhanh tổng thể và những mối làm ăn đó, chắc chắn là một số trong số đó cho thấy việc làm ăn đang rất èo uột, đã tạo ra lợi nhuận tổng hợp hơn 50 tỷ đôla vào năm ngoái. Năm nay, Tesla chắc chắn sẽ kiếm được 1 tỷ đôla. Vì vậy, để tin vào mức định giá hiện tại, chắc chắn bạn phải có chút niềm tin rằng công nghệ và sự thống trị thị trường của Tesla sẽ mang lại lợi nhuận tăng gấp 50 lần trong một tương lai không xa? "Anh lý trí quá đi!" Eileen Burbidge của Quỹ Passion nói khi tôi giải thích với bà rằng giá cổ phiếu cao ngất trời của Tesla chỉ đơn giản là chưa được thêm vào. "Tất cả điều đó có nghĩa là những người đang mua cổ phiếu ở mức giá này tin tưởng họ sẽ có thể bán nó với giá cao hơn." Bí quyết quản trị của Elon Musk, ông chủ Tesla Elon Musk phải từ chức chủ tịch Tesla Công việc của Eileen, với tư cách là một nhà đầu tư mạo hiểm, tất cả là về việc đặt giá trị cho các công ty ở giai đoạn sớm hơn nhiều so với Tesla - và bà ấy nói với Tech Tent rằng đây thường là một quá trình phi lý tương tự, phụ thuộc vào tình trạng trên thị trường rộng lớn hơn, chứ không chỉ giá trị của các doanh nghiệp cá nhân. Nhiều người hâm mộ Tesla sẽ đúng khi chỉ ra rằng hãng này đã đưa ngành công nghiệp ô tô đi theo một đường hướng mới, có công nghệ pin độc nhất với các ứng dụng khác và có một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa. Nhưng tất cả đều đúng vào thời điểm đầu năm 2020, khi Tesla chỉ trị giá 80 tỷ đôla. Đặt cược ngắn hạn Eileen Burbidge nói với tôi: "Rõ ràng là không có nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh nào cho thấy mức định giá của nó tăng gấp 5 lần chỉ kể từ đầu năm đến nay. Nhưng bà ấy quay lại quan điểm của mình rằng các nhà đầu tư đang đặt cược ngắn hạn. "Tôi nghĩ rằng các thị trường cơ bản là hợp lý vào cuối ngày. Tôi nghĩ vấn đề là ở điểm chốt của mỗi người. Những người mua này- họ thực sự tin rằng họ có thể bán với giá cao hơn. Cơ mà cho đến nay thì có thể thấy họ đang đúng." Thật là ngớ ngẩn khi cố gắng áp dụng quá nhiều lý luận vào các động thái ngắn hạn đối với cổ phiếu. Khi được các biên tập viên của mình hỏi tại sao giá lại tăng, một phóng viên huyền thoại của thị trường chứng khoán Fleet Street từng trả lời "nhiều người mua hơn người bán", đưa ra câu trả lời ngược lại khi thị trường giảm. Covid-19: Elon Musk 'có thể bị nhiễm ở mức vừa phải' Đời sống sắc màu của 'trùm' công nghệ Elon Musk Cũng giống như một chai rượu Burgundy năm 1945, hoặc danh họa Picasso, hoặc một căn hộ nhỏ ở London hay San Francisco, "giá trị" của Tesla là bất cứ thứ gì ai đó sẵn sàng trả cho nó, tuy thế, mức giá có vẻ phi lý. Tuy nhiên, người mà nên biết, cách đây nhiều tháng đã nói rằng công ty ô tô điện đã được định giá quá cao. Người này đăng dòng tweet vào ngày 1/5: "Giá cổ phiếu Tesla quá cao". Ai nói điều đó? Chà, chính Elon Musk tự nói - và dòng tweet này đã thổi bay 14 tỷ đôla giá trị của công ty. Kể từ đó, giá cổ phiếu đã tăng gấp bốn lần - nhưng này, ông ta biết những gì? Đã hơn một tuần từ khi Elon Musk vượt mặt Bill Gates để trở thành người giàu thứ hai thế giới, với giá trị của Tesla đạt mức 500 tỷ đôla. text: Phóng viên BBC, Rachel Harvey tường thuật từ Banda Aceh cho biết người ta bắt đầu chôn các tử thi. Quân đội được điều đến để giúp gom xác chết vẫn đang nằm đầy đường phố. Chỉ trong vòng 20 phút phóng viên chúng tôi nhìn thấy 10 xe tải chở đầy xác người đến một cái hố tập thể ở ngoại ô của thị trấn. Nhưng tình cảnh ở Banda Aceh chỉ mới là một phần của bức tranh toàn cảnh vì chưa ai biết những gì xảy ra tại các dãy đảo nhỏ và phía tây nam của đảo Sumatra. Một chiếc tàu của hải quân Indonesia hiện đang trên đường ra đó. Công tác cứu trợ cần được tiến hành khẩn cấp nhưng chưa làm được đến đâu và không đồng bộ. Tại Thái Lan, xác người tìm thấy được nhà chức trách để trong những nhà xác tạm thời, nhiều tử thi đã trương phình sau một thời gian dài ở dưới nước. Dân chúng xin đem xác về chôn nhưng muốn được cấp tiền chuyên chở. Nhà chức trách cho biết đoàn xe tải có tủ lạnh đã rời Bangkok đến các khu vực để giúp bảo quản xác chết cho tới khi được nhận dạng. Thủ tướng Thaksin Shinawatra đang đích thân thị sát công tác cứu trợ tại Phuket và các khu du lịch lân cận. Ông Thaksin kêu gọi các ngân hàng hãy giúp dân chúng. Chính phủ hủy bỏ kế hoạch mừng năm mới, thay vào đó là quốc tang để tưởng nhớ nạn nhân của sóng dzữ do động đất gây nên hôm Chủ Nhật. Theo giới chức Thái, 473 người ngoại quốc được biết đã thiệt mạng, trong đó có 1 người Việt Nam. Gần 1.400 người vẫn được xem là mất tích, nhưng cũng có tin con số này cao hơn thế nhiều. Số tử vong tại đảo Sumatra của Indonesia tiếp tục tăng với ước đoán của giới chức địa phương là trên 30.000 người, nhiều hơn con số chính thức 27.174 hiện nay. text: Bộ trưởng Thương mại Indonesia, Mari Pangestu, nói các quy định mới này lần đầu tiên sẽ hạn chế việc xuất khẩu gạo để đảm bảo ổn định lương thực. Bộ trưởng Thương mại Indonesia nói nước này sẽ không cho phép xuất khẩu gạo trừ phi kho dự trữ của chính phủ đạt trên ba triệu tấn và giá cả được giữ ở dưới ngưỡng cho phép. Bà Bộ trưởng nói nếu đáp ứng đủ các tiêu chí này thì giới chức mới cho phép việc xuất khẩu hạn chế một lượng gạo nhất định thông qua cơ quan phụ trách của nhà nước. Trước đây, Indonesia chưa bao giờ ra quy định đặc biệt về xuất khẩu gạo, nhưng do giá cả ở nước này thấp hơn nhiều so với các nơi khác trong khu vực, trong khi còn hai tháng nữa mới tới vụ mùa tới, chính phủ quyết định phải đưa ra biện pháp kiểm soát. Năm ngoái, Indonesia thiếu lương thực do tình trạng lụt lội trên diện rộng ảnh hưởng tới các vụ lúa và do đó, nước này buộc phải nhập khẩu gạo từ nước ngoài. Năm nay, chính phủ nói phải sản xuất đủ cho tiêu thụ trong nước; tuy nhiên, người ta sẽ không đưa ra quyết định gì đối với việc xuất khẩu gạo trong ít nhất vài tuần tới. Indonesia cấm tự do xuất khẩu gạo sau khi chứng kiến nhu cầu giá gạo tăng cao trên toàn thế giới. text: Hồ sơ được cho là do Christopher Steele viết gồm nhiều cáo buộc về đời tư của ông Trump và liên đới của ông với chính quyền Nga Ông Christopher Steele là giám đốc một công ty hoạt động trong lĩnh vực tình báo có trụ sở ở London. Tin tức nói ông đã ra khỏi nhà trong tuần này, có thể là hôm thứ Ba 10/1 hoặc thứ Tư 11/1. BBC được biết ông Steele đã nhờ hàng xóm trông hộ mấy con mèo ông nuôi. Các cơ quan tình báo đã biết gì về Donald Trump? Ông Steele được cho là đã "lo cho mạng sống của mình" từ hồi tháng Mười, sau khi ông tiết lộ về sự liên quan có thể của Nga vào chiến dịch tranh cử của Trump. Hồ sơ có những thông tin chưa được xác minh nói giới chức an ninh Nga có trong tay những tài liệu mà họ có thể dùng để chi phối ông Trump. Vị tổng thống đắc cử nói những lời cáo buộc này là "tin giả" và "chuyện tào lao". Hồ sơ đã được đăng trên truyền thông Mỹ và gồm nhiều lời cáo buộc về đời tư của ông Trump cũng như mối liên hệ giữa chiến dịch tranh cử của ông với chính quyền Nga. Trong hồ sơ nói Moscow có trong tay một video quay cảnh ông Trump với gái điếm và nhiều thông tin không có lợi về hoạt động kinh doanh của ông. Điệp viên chuyên nghiệp Ông Steele, 52 tuổi, được cho là đã làm điệp viên MI6 dưới vỏ bọc ngoại giao nhiều năm ở Nga và Pháp, và có thời gian làm cho Bộ Ngoại Giao Anh ở London. Sau khi rời MI6, ông là một trong hai giám đốc của Orbis Business Intelligence, một công ty tự giới thiệu là hãng tư vấn tình báo hàng đầu. Orbis, nơi ông Christopher Steele làm giám đốc, có trụ sở ở trung tâm London. Được một số cựu nhân viên tình báo Anh thành lập năm 2009, công ty đặt trụ sở ở Grosvenor Gardens, trung tâm London, có "mạng lưới toàn cầu" gồm chuyên gia và "các nhân vật nổi bật trong giới kinh doanh", website của hãng viết. Hãng nói họ chuyên cung cấp cho khách hàng "lời khuyên chiến lược" cũng như "các hoạt động thu thập thông tin tình báo" và điều tra xuyên biên giới. Theo tờ Telegraph, giám đốc thứ hai của công ty là Christopher Burrows. Ông Burrows viết trên mạng LinkedIn rằng ông là cựu tham tán ở Bộ ngoại giao Anh, từng có nhiệm kỳ ở Brussels và Delhi. Ông Burrows nói với The Wall Street Journal rằng ông không khẳng định hay phủ nhận việc Orbis đã soạn hồ sơ về ông Trump. Ông Steele được cho là đã cung cấp cho Cục điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) những thông tin về cáo buộc tham nhũng tại Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA. Tờ Telegraph cho hay chính việc ông có tên tuổi trong điều tra tham nhũng bóng đá quốc tế làm tăng uy tín cho hồ sơ về quan hệ của ông Trump với Nga. Tường thuật của phóng viên BBC Paul Wood "Tin Nga có băng video có thể tống tiền Trump được đưa ra trong một chuỗi các báo cáo do cựu điệp viên tình báo Anh này viết. Ông Steele đã nói chuyện với nhiều người quen cũ trong cơ quan tình báo Nga FSB, trước đây là KGB, và trả tiền cho một số người để lấy thông tin. Họ cho ông biết ông Trump đã bị quay phim lén với một nhóm gái điếm trong phòng suite tổng thống của khách sạn Ritz-Carlton ở Moscow. Tôi biết điều này vì chính công ty nghiên cứu chính trị Washington thuê ông Steele viết báo cáo đã cho tôi xem hồ sơ này trong những tuần cuối của chiến dịch tranh cử. BBC quyết định không đưa tin về hồ sơ này lúc đó, vì một lý do chính đáng là nếu không được xem băng video - nếu băng này tồn tại - chúng tôi không thể biết những lời cáo buộc này có đúng sự thật không. Chi tiết của những lời cáo buộc này thật là khủng khiếp. Toàn bộ những này đã được đăng trên BuzzFeed." Cựu tình báo Anh, người được cho là đã viết hồ sơ cáo buộc Nga nắm giữ những tài liệu nhạy cảm về Tổng thống tân cử Donald Trump, hiện giờ đang lẩn trốn. text: Họ- những người bị nạn- là những người dân thường không có vũ khí, không được bảo vệ. Thật ra, chính lực lượng trị an và bảo toàn pháp luật- cảnh sát và quân đội- lại chính là những kẻ quay lưng lại và đối xử tàn nhẫn đối với những người vô tội. Chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc Phát xít, các bộ luật và nền giáo dục kì thị chủng tộc đã tha hoá con người thành quỷ dữ. Những người Do Thái, người Slavơ, người gipsy, người tâm thần, đồng tính luyến ái theo chủ nghĩa Phát xít đều bị coi là không đáng sống trên cõi đời này. Tất cả họ đều đáng bị bị tiêu diệt. Khi chiến tranh gần đến hồi hết, quân đội đồng minh tiếp quản các vùng bị Đức quốc xã chiếm đóng, và họ phải đổi mặt với cảnh tượng kinh hoàng của những vụ thảm sát hang loạt trên toàn Châu Âu. Hồng quân Liên xô giải phóng cho Auschwitz. Quân đội Anh giải phóng cho Belsen. Quân đội Mỹ giải phóng cho Dachau. Những gì họ nhìn thấy trong trại tập trung thật ngoài sức tưởng tượng. Cảnh tượng đau đớn Chiến thắng trên chiến trường thường mang lại niềm vui sướng. Trong khi các nước thắng trận vui mừng khi chiến tranh không kết thúc, rằng từ nay những trận oanh tạc trên không đã hết thì khung cảnh Châu Âu lại rất tiêu điều. Các nước từng chịu sự thống trị của Đức quốc xã giờ chịu sự cai quản mới của chế độ cộng sản Xô viết. Thế nhưng, trong cái thời khắc trọng đại của sự tự do ấy, hàng triệu người với giấc mơ tự do khi họ bị bao vây, giờ đây lại bị tự do chối bỏ. Hàng triệu người dân Đức di cư về miền Tây để tránh sự quản giáo của lực lượng Hồng quân. Hàng triệu lính Đức bị cầm tù sâu bên trong các nước Xô viết. Người ta phải đối mặt với một vấn đề tưởng chừng như trái khoáy. Rất nhiều người dân sau khi được giải thoát khỏi các trại tập trung giờ đây lại trở nên héo mòn trong các trại Dân xa xứ. Rất nhiều người Do Thái trong khi cố gắng quay trở về nhà đã nhận ra mình không hề đựơc chào đón. Hơn 1000 người Do Thái bị giết trên trên đát Phần Lan khi cố gắng quay trở về nhà. Hoà bình ngọt ngào và cay đắng Những người dân Đức hỗn loạn trên những mảnh đất bị cầy nát bởi bom đạn, mảnh đất mà nạn đói chắc chắn sẽ hoành hành. Nạn đói đeo đuổi cả những nước được giải phóng. Và vô vọng là cái tràn ngập trong tâm hồn những con người được thả tự do. Họ không hề biết rằng, trong vòng hai năm sau đó, Mỹ tiến hành kế hoạch Marshall, cung cấp lương thực và trợ giúp cho những lục địa bị cướp bóc. Có quá nhiều người chết, quá nhiều ngôi nhà bị phá huỷ và có quá nghiều gia đình không bao giờ có thể tụ họp đông đủ nữa. Cay đắng hơn cả là những người có thể rời bỏ lục địa Châu Âu đến vùng đất mới. Bởi họ nhận ra rằng câu chuyện chiến tranh tang thương không hề được người ta đoái hoài tới. "Hãy để chiến tranh đi vào quên lãng," là câu nói lặp đi lặp lại "Đừng làm phiền chúng tôi với những câu chuyện khủng khiếp đó nữa". Mỗi người chỉ có thể cầu nguyện rằng Châu âu sẽ không bao giờ phải chứng kiến thậm chí một phần của những nỗi kinh hoàng đã đi vào lịch sử ngày 8 tháng Năm năm 1945. Đến tận ngày hôm nay thì những ký ức kinh hoàng vẫn ám ảnh cuộc sống của những nạn nhân và những cơn ác mộng vẫn quay trở lại với họ. Martin Gilbert là tác giả của 75 cuốn sách bao gồm cuốn sách nổi tiếng “Thế chiến thứ Hai” được xuất bản bởi Weidenfeld ở Anh và Holt ở Mỹ. Chủ nhật 8 tháng Năm, ông tham dự chương trình đàm thoại quốc tế về vấn đề này trên BBC. Người ta ước tính trong trận chiến cuối cùng đánh dấu thất bại của quân Đức, số người dân lương thiện bị giết chết bởi bọn kỳ thị chủng tộc và kì thị quốc gia còn nhiều hơn số người tử thương trong bất kì cuộc xung đột nào trước đó. text: Một phiên điều trần tại Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên hiệp quốc tại La Haye, Hà Lan. Hôm thứ Hai, đại diện của Tòa này cho BBC hay phiên xử sẽ không mở ra cho công chúng và báo giới, tuy nhiên sẽ có các thông báo về kết quả phiên điều trần sau khi phiên xử lần này kết thúc, dự kiến vào trung tuần tháng Bảy. Cuối tháng Sáu, người phát ngôn Bộ ngoại giao Philippines, Charles Jose, cho hay Philippines sẽ phát biểu vào tháng Bảy trước tòa án trọng tài quốc tế ở Hague về vụ kiện “đường chín đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông. Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Tòa án hôm 7/7 sẽ nghe biện luận của Philippines và phiên xử lần này sẽ kéo dài chừng một tuần, từ 7-13/7/2015. Năm 2013, Manila đã gửi hồ sơ cho tòa trong khi Trung Quốc từ chối công nhận vụ kiện. Bộ Ngoại giao Philippines cũng nói họ đã chuẩn bị hồ sơ biện luận cho phiên điều trần bắt đầu vào thứ Ba tuần sau. “Chúng tôi đang chuẩn bị cho việc tranh tụng tại Hague," ông Charles Jose, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, nói với các phóng viên tại Manila hồi tháng trước. "Các quan chức và nhà ngoại giao của Philippines với sự hỗ trợ của các luật sư Mỹ sẽ tham gia tiến trình vụ kiện”, ông Jose nói thêm. Philippines nói phiên điều trần tháng Bảy đóng vai trò quan trọng để tòa quyết định liệu đơn kiện của Manila có cơ sở hay không. Hồi tháng Giêng năm 2013, Manila yêu cầu tòa án tuyên bố đường chín đoạn của Trung Quốc là mở rộng quá mức và bất hợp pháp. “Đường chín đoạn”, hay còn gọi là “đường lưỡi bò”, “đường chữ U”, dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông. Người biểu tình Philippines phản đối Trung Quốc đe dọa chủ quyền của nước này trong một cuộc xuông đường hôm 12/6/2015. Theo bản đồ này, chủ quyền của Trung Quốc chiếm tới 80% diện tích Biển Đông. 'TQ phản ứng' Tháng Mười Hai năm ngoái, Trung Quốc nói vụ kiện mà Philippines khởi xướng lên tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc và 'được Việt Nam ủng hộ' là 'không có tính pháp lý'. Hôm 11/12/2014, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói với các nhà báo ở Hà Nội rằng: "Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam”. Ông Bình cũng nói: "Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách “các quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong “đường đứt đoạn” do Trung Quốc đơn phương đưa ra”. Mặc dù phản ứng của Philippines và nhiều quốc gia trong khu vực cũng như quốc tế, hôm 16/6/2015, Trung Quốc tuyên bố nước này 'sắp hoàn tất dự án cải tạo đảo' ở Biển Đông. Theo một phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, dự án này sẽ sớm được 'hoàn tất theo kế hoạch'. Ông này cũng nói sau hoạt động 'cải tạo đảo', Trung Quốc sẽ tiến hành xây dựng các cơ cở hạ tầng trên những hòn đảo mà Trung Quốc chiếm đóng trên Biển Đông. Mới đây, Trung Quốc cũng lên tiếng 'bày tỏ' quan ngại khi Philippines cùng Nhật Bản tổ chức 'tập trận song phương' trên vùng biển này. Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên Hiệp Quốc (PCA) tại Hague, Hà Lan, sắp có phiên điều trần kín để lắng nghe Philippines trình bày quan điểm của mình trong vụ nước này kiện Trung Quốc vi phạm chủ quyền thông qua công bố "đường chín đoạn" trên Biển Đông. text: Các nhóm nhân quyền nói ông Lưu đang bị "giám sát tại gia" ở một địa chỉ bí mật tại Bắc Kinh. Thường việc này xảy ra trước khi tòa xử. Ông bị bắt một ngày sau khi cùng một số nhân vật khác khai trương Hiến chương 08 kêu gọi mở rộng dân chủ trong nước. Ông là người từng tham gia biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn và nhiều lần lên tiếng chỉ trích chính phủ. Trước đó, người ta không nghe thông tin gì về vị cựu giáo sư kể từ khi ông bị bắt ngày 8/12. Không liên lạc được Hôm thứ Sáu, các cú điện thoại gọi tới ông Lưu và vợ ông đều không có trả lời. Một thông cáo của tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế đã lên án việc bắt giữ ông Lưu và kêu gọi nhà cầm quyền công bố các thông tin về tội trạng của ông cũng như hiện nay ông đang ở đâu. Hồi tháng 12, hơn 150 nhà văn, nhà báo và các nhà vận động trên toàn thế giới đã viết thư ngỏ cho chính phủ Trung Quốc đòi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba. Bức thư bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về việc bắt giữ ông. Đáp lại, Bộ Ngoại giao TQ nói nước này có luật lệ của mình và phản đối nước ngoài can thiệp. Ông Lưu nằm trong số 300 trí thức TQ nổi tiếng đã ký vào lá đơn trên mạng vào tháng 12 nhân Ngày Nhân quyền Thế giới. Hiến chương 08 kêu gọi tự do và cải cách dân chủ ở Trung Quốc, trong có xóa bỏ chế độ độc đảng. Tin cho hay nhà bất đồng chính kiến TQ Lưu Hiểu Ba, bị bắt từ hồi đầu tháng 12, hiện đang chịu lệnh quản thúc. text: Năm 2017, lượng đơn đăng ký thị thực H-1B giảm xuống còn 199.000 Sắc lệnh chỉ thị các cơ quan liên quan đảm bảo việc loại bỏ các nhà thầu nước ngoài dự thầu các dự án chính phủ. Ông Trump ký dự luật 'Mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ' trong chuyến thăm một nhà máy tại bang Wisconsin. Sắc lệnh đưa ra nhằm hoàn thành cam kết 'Nước Mỹ trên hết' trong chiến dịch của ông. Nhưng chương trình thị thực H-1B vẫn chưa chấm dứt như ông đã hứa. Trump nêu 16 nước 'gian lận thương mại' gồm VN Trump ký lệnh mới về nhập cư Sắc lệnh nhập cư mới không bị chặn Ông Trump sẽ chỉ đạo các Bộ Ngoại giao, Tư Pháp, An ninh Nội địa và Lao động đưa ra đề xuất cải cách chương trình thị thực, vốn cho phép các nhà tuyển dụng Hoa Kỳ thuê lao động nước ngoài làm việc tại Mỹ. "Với sắc luật này, chúng ta gửi đi một thông điệp mạnh mẽ đến thế giới rằng chúng ta sẽ bảo vệ người lao động Mỹ, bảo vệ việc làm ở Mỹ và đặt nước Mỹ lên trên hết," tổng thống Mỹ phát biểu tại trụ sở của Snap-On ở Kenosha, Wisconsin. Đệ nhất phu nhân Melania từng dùng thị thực H1-B trước đây khi bước vào nghề người mẫu tại New York, phóng viên BBC Gary O'Donoghue tại Washington cho biết. Dự luật nhập cư RAISE của Hoa Kỳ sẽ 'siết chặt hơn'? Mục đích của chính phủ là để đảm bảo thị thực như thế này chỉ được cấp cho những đương đơn có tay nghề cao nhất hoặc được trả lương cao nhất, hai quan chức cấp cao của chính phủ cho biết. Bốn bộ sẽ đệ trình với Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và đưa ra một báo cáo trong 220 ngày. Năm ngoái, hãng Disney đã bị tố cáo lạm dụng thị thực H-1B để sa thải nhiều nhân công người Mỹ và những người này bị buộc phải huấn luyện những lao động nước ngoài thay thế họ. Chính phủ cho phép 85.000 người nhập cư mỗi năm theo chương trình thị thực H1-B, chỉ được áp dụng cho những cá nhân ngoại quốc trong "các ngành nghề đặc biệt" và phần lớn nhân công ngành công nghệ vào Mỹ theo diện này. Chính phủ cũng có chương trình xổ số tặng 65.000 thị thực mỗi năm và cấp ngẫu nhiên thêm 20.000 thị thực cho các sinh viên cao học. Trong những năm gần đây, Mỹ quá tải với số lượng đơn đăng ký thị thực H-1B. Thị thực H-1B cho phép lao động tay nghề cao nước ngoài - phần lớn là lao động công nghệ - làm việc tại Mỹ Nhưng năm nay lượng đương đơn giảm xuống 199.000 đơn, từ 236.000 đơn năm 2016, theo Sở Di trú Hoa Kỳ. Một quan chức cấp cao của chính phủ Trump nói hôm 17/4 rằng thị thực H-1B lẽ ra chỉ dành cho lao động tay nghề cao, nhưng thường được áp dụng cho những nhân công có tay nghề kém hơn, được trả lương thấp hơn những người Mỹ mà họ sẽ thay thế. Với sắc lệnh này, thị thực H-1B sẽ không còn được sử dụng như một biện pháp kinh tế để các công ty Mỹ thay thế nhân công nội địa, vị quan chức này cho biết. Công dân Ấn Độ là nhóm có lượng người được cấp thị thực H-1B lớn nhất hàng năm. Theo phân tích của Reuters về các hồ sơ của Bộ Lao động Hoa Kỳ, hơn 15% nhân viên làm tại văn phòng Facebook ở Mỹ năm ngoái sử dụng thị thực làm việc tạm thời. Tổng thống Donald Trump vừa ký một sắc lệnh để xem xét lại chương trình visa cấp cho người lao động nước ngoài trong các ngành nghề đòi hỏi chuyên môn cao ở Mỹ. text: Tin từ Hà Nội cho hay hiện đang có việc gia đình được chính quyền gây sức ép xung quanh bài điếu văn và các vòng hoa đến viếng người quá cố. Nhà nước không muốn sự quan tâm của dư luận và các phát biểu tại đám tang khiến sự việc biến thành một diễn biến mang tính chính trị. Đám tang của nhà phản kháng Hoàng Minh Chính sẽ diễn ra vào thứ Bảy 16 tháng Hai tại Hà Nội , theo tin của gia đình ông cho biết. Ban đầu, theo kế hoạch, thi hài của ông Hoàng Minh Chính sẽ được quàn tại nhà tang lễ của Bộ Quốc Phòng Việt Nam, nhưng sau đó, do có bất đồng với chính quyền địa phương về việc ai đứng ra tổ chức lễ tang, nên gia đình đã chuyển thi hài ông về nhà tang lễ của bệnh viện Thanh Nhàn. Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ, con gái ông Hoàng Minh Chính, bà Trần thị Thanh Hà nói rõ ý nguyện của cha bà là lễ tang chỉ do gia đình tổ chức, chứ không nhà đến nhà nước, và gia đình sẽ tôn trọng ý nguyện của ông. Bà Thanh Hà cũng cho BBC biết về một số khó khăn trong quá trình chuẩn bị tang lễ. Theo bà, giờ viếng được đổi sang từ 9:30 đến 11:30 sáng thứ Bảy, sau đó sẽ đưa ông Hoàng Minh Chính đi nghĩa trang Văn Điển để hỏa táng. Gia đình nói họ không tổ chức ban tang lễ như của nhà nước mà đã ký xong hợp đồng để lo mai táng tại bệnh viện. Bà Trần Thu Hà nói: "Một số người sau khi đến thăm viếng về thì bị công an hỏi và nói không được đi nữa." Theo bà, như thế là có hiện tượng ngăn cấm. Bà cũng cho hay: "Một nhà sư từ phía Nam ra cũng không được phép ra nên sẽ không có nhà sư để tụng kinh." Trước đó, gia đình nói họ "đã rất mừng vì có nhà sư nhận lời tụng kinh". Lý do là ông Hoàng Minh Chính đã từng có ý theo Phật Giáo trước khi qua đời và lấy tên theo đạo Phật là Chân Tâm. Nhưng nay, theo bà Hà nói hôm 14.02, sự ngăn cấm đó sẽ khiến không có nhà sư nào đến. Bà cho hay gia đình sẽ "tổ chức đàng hoàng" bất chấp sự ngăn cấm dù cũng lo ngại về việc đó. Suốt đời đấu tranh Ông Hoàng Minh Chính tên thật là Trần Ngọc Nghiêm, sinh ngày 16 tháng 11 năm 1920 (Một số tài liệu ghi 1922) tại xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông sinh ra trong một gia đình nhà giáo yêu nước, các con cái đều được đưa lên ăn học tại Hà Nội. Ông tham gia cách mạng năm 1936, tham gia Đoàn Thanh Niên Phản Đế Đông Dương. Năm 1939 ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương và đến tháng 10 năm 1940, bị Pháp bắt, đưa ra toà án binh xét xử 10 năm tù biệt xứ, 10 năm khổ sai. Năm 1943, Pháp dự định chuyển tù nhân từ Sơn La về Hoả Lò để đưa đi Côn Đảo. Ông đã cùng anh em vượt ngục, ra ngoài tiếp tục hoạt động và tham gia Đại hội Quốc dân Tân Trào. Cách mạng tháng Tám thành công, ông làm Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam Kháng chiến toàn quốc bùng nổ tháng 12 năm 1946, ông tổ chức và lãnh đạo Đại Đội Quyết tử quân, tập kích nhiều trận vào sân bay Gia Lâm, ông bị thương nặng được đưa về điều trị tại bệnh viện Thanh Hóa. Năm 1947, ông trở lại công tác Bí thư Đảng Đoàn Trung Ương Đảng Dân Chủ, kiêm Tổng Thư ký Đảng Dân Chủ Việt Nam. Năm 1948, ông được cử sang phụ trách ban Thanh vận Trung ương, trực tiếp làm Bí thư Đoàn Thanh Niên Cứu Quốc Trung Ương, rồi làm Tổng đoàn Trưởng Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Năm 1960, ông từ Liên Xô về nước, được Đảng CS giao nhiều nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao nhưng đề nghị được xây dựng Viện Triết học đầu tiên thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội. Những năm sau, ông và một số cán bộ cao cấp của Đảng CS cho rằng đảng CSVN cần theo xu hướng của Liên Xô nhưng bị kết tội là “Xét lại chống Đảng”. Năm 1967 ông cùng một số cán bộ cao cấp viết bản kiến nghị gửi lên Đại Hội III của Đảng , đề xuất những ý kiến theo đường lối đổi mới của Liên Xô – chống giáo điều Trung Quốc . Không còn là cộng sản Ông bị bắt đi tù năm năm không xử, sau đó là quản chế ba năm tại Sơn Tây, và từ đó, ông chính thức không còn là đảng viên đảng cộng sản. Năm 1981 ông viết bản kháng cáo về vụ “Xét lại chống Đảng” và đề nghi đường lối đổi mới đối với đất nước gửi Quốc Hội và các cơ quan nhà nước. Ông bị bắt lần thứ nhì, tù sáu năm không án, sau đó quản chế ba năm tại nhà . Năm 1995 ông tham gia vào việc gửi kiến nghị cho các cơ quan nhà nước đề nghị sửa đổi đường lối xây dựng đất nước, và bị bắt lần thứ ba, bị kết án tù một năm Đầu năm 2000, ông gửi thư ngỏ cho các lãnh đạo thế giới và trả lời phỏng vấn, nói rằng ở Việt Nam chưa có tự do báo chí, tự do ngôn luận..., đồng thời tham gia thành lập "Nhóm Dân chủ" (2000), tiền thân của Phong Trào Dân Chủ (6/2005), và Hội Nhân Dân Chống Tham Nhũng (2002). Nhân dịp chuyến sang Mỹ chữa bệnh tháng Tám 2005, ông gặp gỡ với chính giới Mỹ và cộng đồng người Việt ở hải ngoại để vận động dân chủ cho Việt Nam. Vào tháng Sáu 2006 ông tuyên bố phục hoạt Đảng Dân Chủ Việt Nam nhằm mục đích xây dựng đất nước Việt Nam dân chủ, đoàn kết và phát triển. Ông qua đời ngày 7 tháng Hai 2008, đúng mùng Một Tết Mậu Tý vào lúc 23h08 ở Hà Nội. Gia đình nhà hoạt động dân chủ Hoàng Minh Chính chịu sức ép từ nhà chức trách về chuyện tổ chức tang lễ của ông vào thứ Bảy này. text: Đường băng dài mới được cho là sẽ giúp quân đội Trung Quốc gia tăng hiện diện trong khu vực Đường băng dài 2 km sẽ được sử dụng cho các hoạt động của Quân Giải phóng Nhân dân, Tân Hoa Xã cho biết. "Với việc hoàn tất và tiếp tục nâng cấp đường băng trên đảo Vĩnh Hưng (tên gọi Trung Quốc dùng cho đảo Phú Lâm), các máy bay quân sự giờ đây có thể hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và giúp nâng cao khả năng phòng vệ của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa", bản tin cho hay. Tân Hoa xã cũng đăng tải nhiều hình ảnh chụp đường băng được bao quanh bởi nước biển và nhiều cần cẩu xây dựng. Phản ứng về tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình được truyền thông trong nước dẫn lời nói "Hành động trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa". Hồi tháng Sáu, Trung Quốc đã xây một trường học trên đảo Phú Lâm để phục vụ cho gia đình các công nhân làm việc tại đây, hãng thông tấn AFP cho biết. Động thái mới nhất từ phía Trung Quốc diễn ra 5 tháng sau khi nước này đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp với Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 120 hải lý, châm ngòi cho hàng loạt cuộc đụng độ trên biển suốt một tháng sau đó giữa các tàu chấp pháp hai nước. 'Cảnh cáo Washington' Tạp chí The Diplomat hôm 8/10 đăng bài của cây bút Zachary Keck trong đó cho rằng việc xây dựng đường băng là một phần trong nỗ lực củng cố sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trên các đảo và bãi đá ngầm này đang kiểm soát trên Biển Đông. “Điều này nhằm mục đích củng cố yêu sách chủ quyền cũng như khả năng tuần tra của Quân Giải phóng Nhân dân trên vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền”. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng trong tin đăng hôm 8/10 dẫn lời chuyên gia quân sự Nghê Lạc Hùng tại Thượng Hải so sánh đường băng mới của Trung Quốc với một "hàng không mẫu hạm không thể bị đánh chìm". "Nó sẽ trở thành nơi cất cánh - hạ cánh lý tưởng cho các máy bay hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân," ông cho biết. "Động thái mới nhất trên đảo Vĩnh Hưng có mục đích cảnh báo Washington rằng Bắc Kinh đã sẵn sàng cho trường hợp Hoa Kỳ hậu thuẫn Việt Nam để chống lại Bắc Kinh nếu có xung đột lãnh thổ diễn ra trong tương lai". Tờ này cũng dẫn lời ông Lý Giải, một cựu sỹ quan của Quân Giải phóng Nhân dân, nói đường băng này sẽ mở đường cho việc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. "Đường băng này đã trở thành sân bay lớn nhất ở vùng cực nam của Trung Quốc," ông Lý nói. "Nó sẽ giúp các phi cơ củng cố khả năng chiến đấu, làm nhiệm vụ trinh thám cũng như chống lại các hoạt động trinh thám khác". "Sân bay Tam Sa cũng được thiết kế để làm nơi trữ hàng cho các hạm đội của Trung Quốc ... Đường băng này cũng có thể giúp cho các hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa". Hình chụp đường băng mới của Trung Quốc từ trên cao Chỉ trích quan hệ Việt - Mỹ Trong một diễn biến khác, tờ China Daily hôm 9/10 đã có bài viết chỉ trích việc Hà Nội thắt chặt quan hệ với Washington, thể hiện qua quyết định nới lỏng cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam của Hoa Kỳ hồi đầu tháng 10. "Việc Hoa Kỳ cho phép bán vũ khí sát thương cho Việt Nam được nhiều ý kiến trong khu vực xem là không chỉ phục vụ cho chiến lược chuyển trục về châu Á của Hoa Kỳ, mà còn giúp Hà Nội đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa," bài viết có đoạn. "Hà Nội cần tỉnh táo và hiểu rằng nước này chỉ là một quân trên bàn cờ chiến lược tái cân bằng của Hoa Kỳ." "Sự nồng ấm trong mối quan hệ này dựa trên một nền tảng mong manh do sự khác biệt về ý thức hệ giữa hai nước và những vết thương của chiến tranh." "Việt Nam chưa bao giờ được lột tả một cách tích cực trong những bộ phim của Hoa Kỳ, và tâm lý chống Mỹ vẫn còn rất rộng lớn trong xã hội Việt Nam - điều đang cản trở nước này thắt chặt quan hệ với cựu thù". "Bên cạnh đó, cả hai nước cũng cần cẩn thận để việc thắt chặt quan hệ quân sự không làm ảnh hưởng quan hệ với Bắc Kinh. Dù gì đi nữa, một cuộc đối đầu trên Biển Nam Trung Hoa sẽ không phục vụ cho lợi ích của bất cứ ai". Bắc Kinh vừa hoàn tất đường băng quân sự trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, trong lúc báo Trung Quốc chỉ trích việc Hà Nội thắt chặt quan hệ với Washington. text: Ông Volodymyr Zelensky là diễn viên hài có kinh nghiệm trên chính trường còn ít hơn một tờ giấy trắng Tân binh trên chính trường, người đã thống trị vòng bỏ phiếu đầu tiên ba tuần trước, được ghi nhận giành hơn 70% số phiếu. Ông Zelensky, 41 tuổi, thách thức tổng thống đương nhiệm Petro Poroshenko, người đã thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử. Bầu cử Ukraine: Diễn viên hài là ứng viên dẫn đầu Lãnh đạo Ukraine kêu gọi Nato gửi tàu trợ giúp Kiev cấm đàn ông Nga vào Ukraine Ukraine ban hành thiết quân luật Kết quả được coi là cú giáng mạnh vào ông Poroshenko. "Tôi sẽ không bao giờ làm quý vị thất vọng," ông Zelensky nói với những người ủng hộ hôm 21/4. "Tôi chưa chính thức là tổng thống," ông nói thêm. "Nhưng là một công dân của Ukraine, tôi có thể nói với tất cả các nước từng thuộc Liên Xô cũ: Hãy nhìn chúng tôi. Mọi thứ đều có thể!" Nếu các cuộc thăm dò là chính xác, ông sẽ được bầu cho nhiệm kỳ 5 năm. Kết quả chính thức dự kiến được công bố trong đêm 21/4. Ông Zelensky nổi tiếng với loạt phim hài trên truyền hình, trong đó nhân vật của ông ngẫu nhiên trở thành tổng thống Ukraine. Tại Ukraine, tổng thống là người nắm giữ quyền lực đáng kể về chính sách an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Petro Poroshenko đã được bầu sau cuộc nổi dậy lật đổ chính phủ thân Nga trước đó Sự sỉ nhục đối với Poroshenko Phân tích của Jonah Fisher, phóng viên BBC News tại Kiev Sự lựa chọn của người dân Ukraine là lựa chọn giữa một chính trị gia giàu với kinh nghiệm 5 năm làm tổng thống và một diễn viên hài có kinh nghiệm trên chính trường còn ít hơn một tờ giấy trắng. Việc rất nhiều người đã chọn bầu cho Volodymyr Zelensky là sự sỉ nhục đối với Petro Poroshenko. 37 ứng viên đã bị loại khỏi lá phiếu từ vòng đầu tiên và vị tổng thống đương nhiệm chỉ nhận được thêm khoảng 9% số phiếu lần này. Ông Zelensky nhận thêm gần 45%. Điều này giống như một cuộc bỏ phiếu để phản đối và hiện tại ông Zelensky cùng nhóm chiến dịch của ông đang ăn mừng. Tuy vậy, thử thách sẽ đến khi họ phải bắt đầu làm rõ những gì hiện tại là các chính sách mơ hồ. Có thể họ có những ý tưởng táo bạo nhưng việc thực hiện chúng mới là vấn đề. Các cuộc thăm dò cho thấy ông Poroshenko, người nắm quyền từ năm 2014, chỉ giành 25% số phiếu. "Kết quả của cuộc bầu cử không thể đoán trước được," ông nói. "Tôi sẽ rời khỏi dinh tổng thống nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi sẽ không từ bỏ chính trị." Diễn viên hài Ukraine Volodymyr Zelensky giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống, các cuộc thăm dò ​​cử tri cho thấy. text: Chiến sự vẫn đang tiếp diễn ở Iraq Các quan chức thừa nhận rằng các chiến binh đã chiếm được cửa khẩu với Syria ở gần thị trấn Qaim và làm thiệt mạng 30 quân chính phủ sau một ngày giao tranh. Phiến quân cũng nói họ đã giành được các thị trấn Rawa và Aneh. Tiến về Baghdad? Các phóng viên cho biết nếu phiến quân tiếp tục hành quân dọc theo con sông này thì cuối cùng có thể họ sẽ tiến công vào thủ đô Baghdad từ phía tây. Việc chiếm được Qaim sẽ giúp lực lượng ISIS chuyển vũ khí và các thiết bị khác đến các chiến trường khác nhau, theo các nhà phân tích. Phiến quân ISIS đã giành được quyền kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq trong những ngày gần đây. Họ cho biết đã chiếm được một phần của nhà máy lọc dầu lớn nhất của Iraq ở Baiji và một cơ sở sản xuất vũ khí hóa học đã bị đóng cửa ở Muthanna cách Baghdad 70km về phía tây bắc. Thủ tướng Iraq Maliki đối diện với nhiều chỉ trích từ phía Mỹ Hôm 21/6, Chính phủ Iraq phủ nhận rằng các chiến binh đã đến được nhà máy lọc dầu Baiji nhưng thừa nhận rằng quân chính phủ đang đối mặt với cuộc tấn công mạnh mẽ từ phiến quân. Cũng trong hôm 21/6, hàng ngàn dân quân dòng Shia trung thành với Đại giáo sỹ Moqtada al-Sadr đã diễu hành qua các đường phố của thủ đô Baghdad. Vị giáo sỹ này có quân đội từng chiến đấu với Mỹ ở Iraq trong nhiều năm. Ông đã kêu gọi quân đội trên khắp cả nước biểu dương lực lượng. Các phóng viên cho biết mà thể hiện sức mạnh này sẽ gây khó chịu cho Chính phủ Iraq. Cuộc diễu hành của các chiến binh xuất hiện cùng với các khí tài quân sự chỉ làm gia tăng căng thẳng giáo phái vào lúc mà Chính phủ Iraq đang đứng trước sức ép đoàn kết đất nước trước những kẻ cực đoan, theo nhận định của phóng viên BBC. Lỗi của ông Maliki? Dân quân Shia diễu hành thể hiện sức mạnh ở Baghdad Ngoại trưởng Mỹ sẽ sớm có mặt ở Iraq để gây sức ép lên nước này để có một chính phủ mang tính đại diện hơn. Mỹ hy vọng điều này sẽ giúp làm giảm căng thẳng giữa hai giáo phái Hồi giáo Sunni và Shia ở đất nước này. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng ISIS đã lợi dụng khoảng trống quyền lực ở Syria để tập trung khí tài và vật lực nhưng bác bỏ việc này có liên quan đến việc Mỹ đã không hành động để hỗ trợ cho phe ôn hòa đang chiến đấu với Tổng thống Bashar al Assad ở Syria. Mỹ đang gửi khoảng 300 cố vấn quân sự đến Iraq để hỗ trợ nước này chiến đấu với các phiến quân. Nhưng trước lời kêu gọi Mỹ không kích của Iraq, Nhà Trắng nhấn mạnh rằng chỉ giải pháp quân sự thì không thể nào giải quyết cuộc khủng hoảng. Theo các phóng viên thì Tổng thống Obama tin rằng Thủ tướng Iraq Nouri Maliki đã gây nguy hại cho đất nước khi phớt lờ những khó khăn của cộng đồng Sunni và điều hành đất nước cho lợi ích của người Shia. Liên Hiệp Quốc ước tính khoảng một triệu người đã rời bỏ nhà cửa ở Iraq trong năm nay do đánh nhau. Khoảng 500,000 người đã bỏ chạy khỏi Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq mà ISIS chiếm được hồi tuần trước. Phiến quân Hồi giáo Sunni ở Iraq cho biết họ đã giành được một cửa khẩu biên giới quan trọng và hai thị trấn nằm ven sông Euphrates trong lúc giao tranh tiếp diễn ở đất nước này. text: Đó là đoạn băng gay cấn, ghi lại 32 phút cuối cùng đầy hoảng loạn và tuyệt vọng trên chuyến bay 98 của hãng United. Chỉ vừa mới sau 9 rưỡi sáng một chút, cơ trưởng điềm tĩnh thông báo "thưa quý khách, xin vui lòng ngồi xuống, chúng ta có một trái bom trên khoang." Năm phút tiếp theo, các phi công phải giằng giật với những tên không tặc, những kẻ liên tiếp hét lên "ngồi xuống, câm mồm đi". Trong đoạn ghi âm được, có tiếng một người van xin "tôi không muốn chết, tôi không muốn chết." Những kẻ không tặc kiểm soát được máy bay. Có tiếng âm thanh từ trạm kiểm soát lưu không, sau đó là những tín hiệu đầu tiên cho thấy một hành khách đã phản kháng, kêu gọi mọi người hãy tấn công vào buồng lái. Có những tiếng nổ lớn, chuông báo động và tiếng những tên không tặc chửi rủa nhau bằng tiếng Ả rập. Một tên hỏi "Chúng ta cho nó đâm xuống chứ?" và rồi một tên hét lên "cho lộn vòng đi". Vào lúc 10 giờ 03 phút, có một tiếng ồn lớn và tiếng những tên không tặc hét lên nhiều lần "Đức Allah vĩ đại", rồi đoạn ghi âm bất ngờ kết thúc. Trong lúc đoạn băng được phát ở toà, thì Zacarias Moussaoui, người duy nhất bị cáo buộc tại Mỹ liên quan tới các vụ tấn công 11 tháng Chín, ngồi tựa ra lưng ghế, lắng nghe và mỉm cười. Bên công tố kết luận vụ việc với những lời khai thêm của gia đình các nạn nhân. Sau khi rời phòng xử, Hamilton Peterson, chủ tịch hội Gia Đình Các Nạn Nhân Chuyến Bay 93 của United, nói: "Từ những gì tôi nghe được, thì ít nhất đã có hai người trong thời khắc dường như là cuối cùng của mình, đã van xin được sống, và nhận thức được là họ sẽ chét. Sau đó, từ đoạn băng, người ta có thể nghe thấy tiếng một người nói tiếng nước ngoài bị tấn công hoặc bị giết chết bởi hành khách và phi hành đoàn. Tôi đoán rằng đó là kẻ đứng canh gác bên ngoài cửa vào buồng lái." Bên bị sẽ mời nhân chứng của mình ra toà vào hôm nay Thứ Năm. Bồi thẩm đoàn sẽ quyết định xem liệu Zacarias Moussaoui sẽ bị án tử hình hay chung thân. Bồi thẩm đoàn trong phiên toà xét xử Zacarias Moussaoui lần đầu tiên đã nghe đoạn âm phần âm thanh trong buồng lái của chiếc máy bay bị không tặc hồi 11 tháng Chín 2001 rồi sau đâm xuống Pennsylvania. text: Nghiên cứu tiến hành trên mẫu máu của 42 người mắc bệnh trong đợt bùng phát trước đó. Nhóm tác giả trên tạp chí y học The Lancet cho biết bệnh nhân có triệu chứng về thần kinh khoảng sáu ngày sau khi nhiễm virus Zika. Các nhà khoa học hàng đầu nói nghiên cứu này “có tính thuyết phục”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố Zika là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vào đầu tháng Hai. Virus này lan truyền từ muỗi, gây lo lắng ở các nước Trung và Nam Mỹ vì người ta nghi ngờ căn bệnh có liên quan đến chứng đầu nhỏ (microcephaly) ở trẻ sơ sinh. Nhưng các chuyên gia đặt câu hỏi liệu bệnh Zika có thể liên quan đến căn bệnh khác hay không. Hội chứng Guillain-Barré gây ra tình trạng suy yếu cơ. Trong những ca nghiêm trọng, hội chứng này gây khó thở và bệnh nhân cần điều trị tăng cường. Đây là một phản ứng hiếm gặp, khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công hệ thần kinh ngoại biên. Các nhà nghiên cứu phân tích mẫu máu của bệnh nhân có triệu chứng bệnh trong một đợt bùng phát dịch Zika trên đảo Polynésie thuộc Pháp ở Thái Bình Dương hai năm trước. Từ nghiên cứu này, họ dự đoán cứ 4.000 người bị bệnh do nhiễm Zika có thể sẽ có một ca bị Hội chứng Guillain-Barré. Giáo sư đứng đầu nhóm nghiên cứu, Arnaud Fontanet từ Viện Pasteur ở Paris, cho biết: “Những bệnh nhân này có xu hướng tiến triển bệnh xấu đi nhanh hơn rất nhiều so với những người bị bệnh Guillain-Barré thông thường.” “Nhưng một khi vượt qua được giai đoạn cấp tính của căn bệnh, họ có xu hướng hồi phục tốt hơn.” Virus Zika bị cho là có thể gây ra chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh Trong số 42 bệnh nhân tham gia nghiên cứu không có ai bị tử vong, nhưng vẫn cần trợ giúp để có thể đi lại nhiều tháng sau khi mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu cho biết những quốc gia bùng phát dịch Zika nên chuẩn bị cho những ca bị bệnh thần kinh. 'Đừng sợ hãi' Giáo sư Hugh Willison từ Đại học Glasgow nói với BBC: “Ở mức độ cá nhân, chúng ta không nên khiến người dân sợ hãi rằng nhiễm Zika là tự động bị Hội chứng Guillain-Barré – vì nguy cơ này thực ra khá thấp”. “Nhưng nếu một triệu người nhiễm Zika, có hàng trăm ca không lường trước được sẽ bị Hội chứng Guillain-Barré.” Số liệu của WHO cho thấy Brazil, Colombia, El Salvador, Surinam và Venezuela xuất hiện các ca bệnh này và chúng gia tăng trong những tuần gần đây. Tiến sỹ Jeremy Farrar, giám đốc tổ chức Wellcome Trust cho biết: “Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thuyết phục nhất cho tới thời điểm này về mối liên hệ nguyên nhân giữa Zika và Hội chứng Guillain-Barré. ” “Số lượng ca bệnh được ghi nhận gia tăng có vẻ cho thấy một tình huống tương tự đang xảy ra với đợt bùng phát hiện thời, dù mối liên hệ vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.” “Quy mô của đợt khủng hoảng lan rộng tại Nam Mỹ làm mọi người ngạc nhiên, và chúng ta nên sẵn sàng đối phó với những biến chứng không lường trước được của Zika trong những tuần sắp tới.” Nghiên cứu mới nhất đưa ra bằng chứng virus Zika có thể gây ra bệnh thần kinh có tên gọi là Hội chứng Guillain-Barré. text: Otonycteris, loài dơi tai dài vùng sa mạc, sống ở Sa mạc Negev, Israel (Hình: Ed Charles) Vô cùng nhanh nhẹn khi săn mồi, dơi tai dài dùng chân để tóm bọ cạp tử thần (deathstalker). Loài bọ cạp này có nọc cực độc, đủ để giết chết cả con người. Hình ảnh đầy ấn tượng này lần đầu tiên được nhóm làm phim "Sa mạc" của Planet Earth II ghi được. Các sa mạc trên Trái Đất là những vùng đất vô cùng khắc nghiệt, thường đẩy sự sống tới những giới hạn cuối cùng. Những loài động vật sống trong môi trường này thường phát triển các cách đối phó rất thông minh để có thể tồn tại. Loài ngựa thảo nguyên chạy trên hầu như khắp nơi ở vùng tây nam nước Mỹ. Chúng sống thành đàn từ 5 đến 20 con, chủ yếu là ngựa cái và ngựa non, với một ngựa đực đầu đàn (Hình: Ed Charles) Những đụn cát ở Namibia thuộc Sa mạc Namib ở tây nam châu Phi rất đẹp - và là một trong những nơi cổ nhất thế giới. Chúng có thể dồn cao lên tới 1000 bộ (khoảng hơn 300m) (Hinh: Ed Charles) Những tia chớp tại Tây Nam Namibia (Hình: Barrie Britton) Tắc kè Palmato sống giữa những đụn cát của Sa mạc Namib (Hình: Toby Nowlan/BBC NHU 2016) Chim ưng Harris có ở hầu hết các nơi trên châu Mỹ, và tập trung khá nhiều ở vùng sa mạc nhiều xương rồng thuộc miền nam nước Mỹ. (Hình: Ed Charles) Vùng bình nguyên cằn cỗi nhiều sỏi đá của Namibia rất nóng, nóng tới mức nếu trời đổ mưa thì nước sẽ bốc hơi ngay trước khi giọt mưa rớt tới được mặt đất (Hình: Ed Charles) Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth. Những hình ảnh dưới đây được trích từ chương trình thế giới tự nhiên của BBC, Planet Earth II. text: Sau mấy ngày tranh cãi căng thẳng, dân biểu hai đảng tại Mỹ soạn xong dự luật Bình ổn kinh tế khẩn cấp 2008, cho phép chính phủ bỏ ra tới 700 tỷ đô la để hồi phục thị trường tài chính. Bác kế hoạch Tổng thống Bush kêu gọi dân biểu hai đảng Cộng hòa và Dân chủ bỏ phiếu thông qua một cách nhanh chóng kế hoạch cứu giúp khu vực tài chính, hiện đang bị suy sụp bởi cuộc khủng hoảng tín dụng. Nhưng trong buổi bỏ phiếu chiều thứ Hai (29/9) giờ Washington, Hạ viện đã bác kế hoạch. Chỉ số Dow Jones sụt gần 500 điểm khi nghe tin này. Các dân biểu của đảng Cộng hòa chống lại kế hoạch, cùng một số người của Dân chủ, đã kết hợp để đánh bại dự luật, với tỉ lệ phiếu 228 / 205. Trước đó, ông Bush nói kế hoạch cứu trợ có thể phải tốn tới 700 tỷ đồng tuy nhiên chi phí sau cùng có thể nhỏ hơn rất nhiều. Theo ông thì kế hoạch cứu trợ sẽ ngăn ngừa khủng hoảng tác động dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ. "Tôi tin rằng kế hoạch cứu trợ này cùng với các biện pháp khác của Bộ Tài chính, và Cục Dự trữ Liên bang sẽ bắt đầu hồi phục lại cơ cấu và sự ổn định trong hệ thống tài chánh ở Hoa Kỳ. Và sau đó là nền kinh tế rộng lớn hơn. Tôi tin rằng về lâu về dài, Hoa Kỳ sẽ vượt qua các thách thức này để duy trì vị trí là một nền kinh tế năng động và hiệu quả nhất trên thế giới." Còn đối với phe Dân chủ, bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ viện, nói việc các dân biểu ngồi với nhau và đưa ra dự luật báo hiệu sự kết thúc của giai đoạn ngân hàng kinh doanh bất cẩn, trong khi chi thưởng vô tội vạ cho giám đốc thiếu thận trọng. Bà nhấn mạnh người thọ thuế Mỹ sẽ không bao giờ bỏ tiền ra nữa để chữa cháy những lỗi lầm của phố Wall. "Giai đoạn bổng lộc béo bở của giới điều hành ngân hàng nay chấm dứt. Đây không phải sự cứu giúp ngân hàng, hay một nhóm người nào, đây là hành động cứu toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ và công ăn việc làm của người dân Mỹ." Nội dung chính - Chính phủ Mỹ sẽ nhận tiền qua từng đợt, $250 tỷ Mỹ kim ngay lập tức, và 100 tỷ sau đó nếu như tòa Bạch Ốc yêu cầu. Quốc Hội Mỹ có quyền phủ quyết ngân khoản $350 tỷ còn lại. - Ngân hàng nhận tiền trợ giúp của liên bang sẽ phải đưa lại cổ phiếu cho Bộ Tài chính nắm giữ để một khi ngân hàng hồi phục và có lời, người thọ thuế sẽ hưởng lợi nhuận này. - Lương và thưởng của ban giám đốc điều hành ngân hàng, sẽ phải chịu giới hạn, và các khoản cho, hay thưởng vô tội vạ khi thay ban điều hành, sẽ bị cấm. - Toàn bộ khu vực ngân hàng sẽ phải bỏ tiền vào để trợ giúp nhau nếu như các ngân hàng đang có vấn đề không đứng vũng nổi. - Cả thảy sẽ có bốn văn phòng theo dõi thỏa thuận trợ giúp, trong đó có Tổng Thanh tra, hoạt động dưới tư cách độc lập, và việc thành lập một Hội đồng kiểm tra, với thành viên đến từ hai đảng. - Các nhà băng sẽ phải mua bảo hiểm để tự bảo vệ họ nếu như các chứng khoán liên quan đến tín dụng sụt giá. Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch phe Dân chủ ở Hạ viện, nói rằng thông điệp đối với Wall Street là “bữa tiệc đã kết thúc”. Bà nói rằng thỏa thuận của hai đảng “không phải để ứng cứu Wall Street” mà để đảm bảo an toàn cho các khoản tiết kiệm, trợ cấp và công ăn việc làm. Harry Reid, Chủ tịch phe Dân chủ ở Thượng viện, nói rằng người Mỹ “có mọi lý do để quan ngại, thậm chí bực tức” vì “sự tham lam của Wall Street” cũng như “các điều luật không được thực thi đúng mức”. Nhưng ông cũng nói thêm: “Mọi người Mỹ đều muốn giải quyết cuộc khủng hoảng, và nếu không hành động sẽ làm tê liệt kinh tế”. ‘Mất ăn mất ngủ’ Hai tuần vừa qua, cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu đã khiến một số định chế tài chính lâm vào cảnh khốn đốn. Các cuộc đàm phán về kế hoạch ứng cứu diễn ra suốt cuối tuần qua, và căng thẳng tới mức Bộ trưởng Tài chính Hank Paulson phải trải qua tình trạng “mất ăn mất ngủ”. Sau khi đạt thỏa thuận về kế hoạch có tên Điều khoản ổn định kinh tế khẩn cấp 2008, lưỡng viện Quốc hội Mỹ dự kiến sẽ bỏ phiếu thông qua sớm nhất là vào ngày 29/9. Chính quyền Bush muốn công bố thỏa thuận trước khi các thị trường châu Á mở cử vào ngày 29/9. Ông Bush nói rằng dự thảo ứng cứu kinh tế sẽ mang một thông điệp mạnh mẽ tới thế giới rằng Mỹ nghiêm túc muốn khôi phục niềm tin trên các thị trường tài chính. Người đứng đầu Nhà Trắng nói trong một thông cáo: “Dự thảo là công cụ cần thiết nhằm giúp nền kinh tế chống lại sự một sự sụp đổ có hệ thống”. Trong khi đó, một số nhà lập pháp phản đối kế hoạch kêu gọi các đồng nghiệp ngăn chặn đề xuất này. Thị trường chứng khoán Đông Á phản ứng tích cực. Chỉ số Nikkei tại Tokydo và Kospi tại Seoul đều tăng điểm. Trong diễn biến gây sốc, Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu bác bỏ kế hoạch ứng cứu khẩn cấp thị trường tài chính trị giá 700 tỷ đôla. text: Bộ trưởng Thể thao Thierry Braillard kêu gọi các công đoàn nghĩ về những cổ động viên Pháp đang tiến hành sửa đổi luật lao động và việc nhân công đường sắt đình công có thể ảnh hưởng đến trận khai mạc Euro 2016 diễn ra hôm thứ Sáu 10/6. Các lái tàu đang đe dọa đình công một tuyến đường dẫn đến sân vận động Stade de France ở St Denis ngay bên ngoài Paris. Pháp và Romania gặp nhau trong trận đấu tối thứ Sáu tại sân vận động này. Các cổ động viên đến Paris và nhiều thành phố khác trong tuần này thấy nhiều bao rác bốc mùi chưa được thu gom trên đường. Pháp đang được đặt trong tình trạng báo động cao từ sau các cuộc tấn công của chiến binh jihad tại Paris tháng 11/2015, và đang phải khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền trung và miền bắc. Gần 3.000 tấn rác chưa được thu gom ở Paris Ông Hollande cho biết mọi người đều có bổn phận bảo đảm giải Euro 2016 diễn ra suôn sẻ và không gặp sự cố. "Tôi kêu gọi mỗi người có ý thức trách nhiệm bởi vì nếu chính phủ phải thực thi nhiệm vụ, chính phủ sẽ sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ giải đấu," ông nói. Bộ trưởng Thể thao Thierry Braillard kêu gọi các công đoàn nghĩ về những cổ động viên bóng đá. "Các cuộc đình công có thể diễn ra vào thời điểm khác, còn nếu xảy ra trong đêm sự kiện nó sẽ cản trở cổ động viên đến sân vận động," ông nói. "Đó là điều không bình thường." Nhưng tài xế xe lửa Berenger Cernon, tổng thư ký công đoàn CGT tại nhà ga Lyon ở Paris, nói: "Chúng tôi không phải là người ấn định lịch". "Chúng tôi không quyết định giải Euro sẽ diễn ra vào ngày này. Phong trào xã hội đang diễn tiến, việc sửa đổi luật lao động đang tiếp tục”. "Chúng tôi muốn các cuộc đàm phán về thỏa ước tập thể được mở rộng cho tất cả mọi người. Vì thế, vâng, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến Euro và chúng tôi sẽ tiếp tục đình công." Gần 3.000 tấn rác chưa được thu gom ở Paris, theo nhà chức trách. Nhiều đống rác cũng đang chất cao thêm ở thành phố Marseille, nơi diễn ra bốn trận đấu của Euro 2016, trong đó có trận Anh - Nga hôm thứ Bảy 11/6. Tổng thống Pháp Francois Hollande cảnh báo đình công có thể làm gián đoạn Euro 2016, đêm trước khi giải này khai mạc. text: Ông Trần Việt Thái, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao Việt Nam), mô tả chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ là "sự kiện đặc biệt" với cả Việt Nam và các nước trong khu vực. Trả lời BBC Tiếng Việt, ông cũng nói từ lúc lên cầm quyền, ông Trump chưa thể hiện ra một định hướng rõ rệt cho chính sách châu Á, và việc ông chọn Việt Nam là nơi nêu ra định hướng đó là dấu hiệu quan hệ Việt- Mỹ có những bước tiến vững chắc. Nhà Trắng đã nhấn mạnh đây là chuyến đi nước ngoài dài nhất từ khi ông Donald Trump làm tổng thống Mỹ, và cũng là chuyến thăm châu Á dài nhất của một tổng thống Mỹ sau hơn 25 năm. Tổng thống Trump tiếp tục chuyến công du châu Á với điểm đến là Việt Nam ngay sau Trung Quốc. text: Chương trình mang tên Đoàn xe đòi Độc lập Lương thực cho Nhân dân (People's Caravan for Food Sovereignty), hướng mục tiêu là gây áp lực lên các chính phủ, đòi phải thúc đẩy cải cách chính sách đất đai để giúp đỡ những nhà sản xuất nhỏ đương đầu với các tập đoàn đa quốc gia. Chiến dịch bắt đầu từ Permentang Pauh, tại bang Penang, ngay trung tâm khu vực nông nghiệp Tây Bắc của Malaysia. Đúng 47 năm sau khi Malaysia giành được độc lập khỏi Anh quốc, những người lên chiến dịch giờ đây nói rằng nước này lại đang bị đe doạ từ những kẻ thực dân kiểu mới, những kẻ không xâm lược bằng súng mà là bằng tiền, với các loại thuốc trừ sâu và các hạt giống cải biến gen. Irene Fernandes từ tổ chức hoạt động vì quyền của phụ nữ và công nhân Malaysia, là Tenaga Nita, nói: "Quan ngại chính là chúng tôi giờ đây mất đi việc kiểm soát đối với những nguồn lực sản xuất". "Chẳng hạn các loại hạt giống bị lấy đi từ tay phụ nữ và nông dân, để đưa tới các công ty như là Monsanto và nhiều công ty hạt giống khác kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất này". "Chúng tôi còn lo ngại rằng chuyện này sẽ tạo ra sự phụ thuộc vào lĩnh vực các công ty lớn, mà như thế sẽ gây khó khăn đối với việc chúng tôi có được lương thực", bà nói. Các tập đoàn bành trướng Cũng như các nơi khác, chính phủ Malaysia giờ đây đang nới lỏng luật lệ ngăn ngừa các công ty nước ngoài mua hay thuê đất. Irene Fernandes nhận xét: "Những vùng đất để dành cho người bản địa Malaysia trồng trọt lương thực giờ đây lại bị các tập đoàn nông nghiệp lấy mất. Họ nói rằng “chúng tôi sẽ thuê đất trong 60 hay 80 năm”. Thế nhưng nếu quí vị nghĩ xem, 60 năm tức là đời của cả một nông dân, như thế có nghĩa là người nông dân này bị mất việc làm, nhà cửa, và họ sẽ chẳng có cách nào tồn tại được". Đoàn xe của chiến dịch này sẽ tới Trung Quốc là một phần trong chuyến đi vòng quanh Đông Á, nhằm cố gắng thuyết phục người tiêu dùng và các nông dân tham gia vào những lực lượng chống lại các tập đoàn nông nghiệp quốc tế lớn. Trên chặng đường tới Trung Quốc, họ còn dừng lại tại Philippines. Antonio Tuhan là một người tại Manila, hoạt chống Tổ chức Mậu dịch Thế giới, và anh cho biết hiện đang có một xu hướng gia tăng tại Philippines, nơi các tập đoàn hoạt động về nông nghiệp thuê hoặc mua luôn đất nông nghiệp của những người nông dân nghèo khổ. "Ở miền Nam, anh sẽ thấy nông dân giờ đây không thu hoạch các đồng ngô của họ nữa. Ngô nhập khẩu từ Mỹ bán với giá rẻ hơn nhiều so với giá ngô mua ngay tại nông trại ở Mindanao. Điều này là vì tổ chức mậu dịch thế giới, và còn do chính phủ Philippines không có đủ tiền để trợ cấp cho nông dân của họ", Antonio nói. Tranh cãi Những người ủng hộ cho các tập đoàn nông nghiệp hiện đại thì nói đây là cách duy nhất để cấp lương thực cho dân số thế giới đang gia tăng. Thế nhưng Sarojeni Rengam, người tổ chức chiến dịch vận động Độc lập Lương thực này tại Kubang Semang, nói rằng: "Điều đó là không đúng, bởi vì dạng sản xuất nông nghiệp của các tập đoàn mà được đưa ra tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy là nó đang phá hoại đất đai, phá hoại sức sản xuất của đất". "Về lâu về dài, sản xuất lương thực nói riêng và nông nghiệp nói chung sẽ bị giảm sút. Sức sản xuất bị giảm đi nhanh chóng khi người ta tống xuống hàng tấn thuốc trừ sâu. Bang Punjab là vựa lúa của Ấn Độ, nơi bắt đầu cuộc cách mạng xanh, thế nhưng mà các tập đoàn nông nghiệp lớn nhảy vào ồ ạt và những nông dân tại đây liên tục bị thất bát". Chiến dịch Đoàn xe này sẽ đi qua khu vực tiểu lục địa, từ Sri Lanka tới Bangladesh. Tất cả các xe sẽ gặp lại tại Kathmandu vào ngày 30/9. Prem Dengal từ Hiệp hội nông dân Nepal nói ông hi vọng chiến dịch sẽ thu về kết quả cụ thể. Ông nói: "Tôi muốn thấy chính những người tiêu dùng cũng sẽ yêu cầu các nguồn lực sản xuất phải được trả về cho người dân, và chúng ta phải đưa ra những mức giá có lợi cho sản phẩm của người nông dân". Theo những người tổ chức của chiến dịch này, có tới một nửa tỉ người châu Á bị suy dinh dưỡng, mà đa phần trong số họ là từ vùng tiểu lục địa của Ấn Độ. Thế nhưng khi nói đến một giải pháp, có vẻ như khó tìm được tiếng nói chung giữa những người lên chiến dịch về quyền đất đai với các tập đoàn lớn hoạt động về nông nghiệp. Một chiến dịch kéo dài một tháng tại 13 nước châu Á và ba nước châu Âu vừa mới được triển khai để tập trung nhấn mạnh tới những nỗi khổ của người nông dân châu Á. text: Trong bàn tròn về giáo dục tại trường New School ở New York, ông Triết nói giáo dục là vấn đề Việt Nam đặc biệt quan tâm và có vai trò hàng đầu trong việc phát triển. Ông nói thêm: ‘Chúng tôi cũng nghiên cứu, lựa chọn và học tập nền giáo dục ở các nước nhưng chúng tôi đặc biệt quan tâm tới nền giáo dục ở Hoa Kỳ.' ‘Chúng ta nhìn ra thế giới hàng năm có các giải thưởng cao quốc tế, các nhà khoa học khoa học Hoa Kỳ chiếm rất đông, gần như tuyệt đối. Điều này nói lên chất lượng của giáo dục đại học ở Hoa Ky, một nền giáo dục dựa trên cơ sở lý thuyết vững chắc và ứng dụng hiệu quả.' ‘Vì vậy Việt Nam rất mong được quan hệ hợp tác với nền giáo dục Hoa Kỳ. Chúng tôi muốn học tập kinh nghiệm của các bạn và được các bạn giúp đỡ rất thành thật.' ‘Trong chuyến thăm lần này của tôi tới Hoa Kỳ, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Bush, tôi cũng đưa vấn đề này ra.' Thực trạng Các chuyên gia tại hội thảo giáo dục mà ông Triết dành hơn một tiếng để tham dự nói rằng Việt Nam đã có nhiều cố gắng nhưng còn nhiều việc phải làm để có nền giáo dục hỗ trợ tốt cho sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam. Thống kê được đưa ra tại hội thảo cho thấy số công trình khoa học được xuất bản ở Việt Nam chỉ ở con số hàng chục mỗi năm so với hàng trăm hay hàng ngàn ở các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân nói rằng Việt Nam mong muốn được Hoa Kỳ giúp đỡ để mở các trường chuyên về nghiên cứu cũng như trong cố gắng để có được một trường đại học nằm trong danh sách 200 đại học hàng đầu thế giới vào năm 2020. Ông nói với BBC cho tới nay hơn 1200 người Việt Nam đã được đào tạo tại các trường của Mỹ và đang góp phần vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như vào sự phát triển quan hệ Việt Mỹ. Ông Nhân nói ông hy vọng Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam đào tạo 2000 Tiến sỹ từ nay cho tới năm 2020, tức 10% số tiến sỹ Việt Nam muốn đào tạo Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết nói rằng ông sẽ đề nghị Hoa Kỳ giúp đỡ Việt Nam về mặt giáo dục trong cuộc gặp Tổng thống Bush vào ngày mai, thứ Sáu. text: Trường Hành chính Quốc gia Ecole Nationale d'Administration (ENA) ở Strasbourg, Pháp Trong bài diễn văn hôm 25/04/2019 đề ra chương trình cải cách sâu rộng ở Pháp, nhằm đối phó với làn sóng bình dân biểu tình Áo Vàng, ông Marcon nói: "Để cải cách, chúng ta cần chấm dứt hoạt động trường ENA." Ôi Paris một thời hoa lệ nay còn đâu! Thế hệ Macron hết nghĩ về VN qua HCM Nhà thờ Đức Bà Paris chìm trong biển lửa Notre Dame de Paris, khi một linh hồn vĩnh viễn ra đi Bản thân tốt nghiệp ENA và làm trong ngành ngân hàng trước khi ra tranh cử, ông Macron nói "Không phải vấn đề là ENA không tốt, mà để cải cách, chúng ta cần xây dựng ra cái gì đó còn tốt hơn." Bà Nathalie Loiseau, cựu giám đốc ENA và làm việc cho ông Macron, đồng ý hoàn toàn với ý tưởng của tổng thống: "Nước Pháp cần thay đổi cách tuyển chọn, đào tạo công chức cao cấp." Chỉ phục vụ con ông cháu cha? Ngôi trường được thành lập năm 1945 bởi tướng Charles de Gaulle với tinh thần dân chủ, nhằm đào tạo công chức cho nhà nước Pháp từ mọi thành phần xã hội. Tổng thống Macron, trong cuộc đối thoại tại Grand Bourgtheroulde với người dân Pháp trong loạt sự kiện 'Thảo luận Lớn' tổ chức khắp cả nước Bà Irene Bellier, nhà xã hội học từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia nói, "trường ENA được lập ra trong tinh thần tái thiết nước Pháp, và phục hưng bộ máy nhà nước" sau chiến tranh. "Ý thức hệ của nó là đào tạo ra nhóm người có năng lực phụng sự việc công." Nhưng theo thời gian, ENA trở thành trường cho giới quyền quý, con ông cháu cha, đào tạo ra nhiều thủ tướng, tổng thống Pháp từ sau Thế Chiến 2. Trường có tiếng là cho ra lò tầng lớp ưu tú, công chức chuyên nghiệp cao cấp, và có kỳ thi rất khó khăn, theo tường thuật của Alice Cuddy, BBC News từ Pháp. Thường người ta phải "luyện thi" nhiều năm mới đỗ vào ENA. Bà Bellier thừa nhận việc này: "Quá trình đó rất căng thẳng, và họ phải thu thập rất nhiều, rất là nhiều kiến thức," Điểm rất cao từ kỳ thi tú tài mới cho thanh niên Pháp cơ hội vào ENA, còn một số đông khác là vào ENA sau khi đã có thời gian làm công chức "Bạn phải chứng tỏ năng lực của mình, phải như là trình diễn, tuy đây không phải là chuyện làm diễn viên, và các thí sinh phải chịu áp lực rất cao." Mặt khác, ENA bị cho là có chương trình bảo thủ, phục vụ con em giới thượng lưu. Một thống kê nói bốn tổng thống, bảy thủ tướng, gồm các ông như Valery Giscard d'Estaing, Jacques Chirac và Francois Hollande, cùng nhiều bộ trưởng, tổng giám đốc đại công ty đã là cựu sinh viên ENA, có trụ sở ở Strassbourg. Người tốt nghiệp ENA được gọi là 'Enarques' trong tiếng Pháp, và chỉ có 19% sinh viên ENA có cha mẹ thuộc giới bình dân. Theo Reuters, các lãnh đạo của tập đoàn viễn thông Orange, ngân hàng Societe Generale cũng là đồng môn ENA. Yêu hay ghét ngôi trường 'ưu tú'? Một phần dư luận Pháp tin rằng giới thượng lưu, dù ngồi trong hội đồng quản trị đại công ty hay làm chính trị, cũng là dạng người 'cùng khuôn mẫu', và xa dân. Còn theo bà Christine Nguyễn, người Pháp gốc Việt sống tại Paris thì chúng ta không nên quên ENA còn là trường quốc tế. "ENA là lò đào tạo viên chức cao cấp cho không ít quốc gia khác. Nói chung đây là ngôi trường dành cho những người có tham vọng chính trị hoặc muốn tham gia vào bộ máy quản trị hành chính của nước Pháp." Nói với BBC News Tiếng Việt về dư luận tại Pháp trước quyết định này, bà Christine Nguyễn cho hay: "Người Pháp nhìn chung không yêu cũng không ghét ngôi trường này, thậm chí không ít người còn xác định sự cần thiết của một trường quốc gia hành chánh. Có chăng chính là sự cải tổ, thay đổi lại cấu trúc chương trình đào tạo cho phù hợp với thời buổi của 'công nghệ 4.0', chú trọng hơn nữa vào mục tiêu thực sự phục vụ công chúng." Ý kiến từ bên ngoài, như của cựu sinh viên ENA niên khóa 2010-2011, bà Jocelyn Caron, người Québec, Canada cho rằng việc cho đóng cửa trường ENA, "là một quyết định tồi". "Bởi lỗi nằm ở toàn bộ hệ thống giáo dục ngày càng già nua của cả nước Pháp," chứ không chỉ của một ngôi trường, bà Caron nói. Áo Vàng vẫn đòi Marcon từ nhiệm Có vẻ như quyết định "đóng trường cũ của chính mình" là dấu hiệu ông Marcon muốn tỏ ra ông có quyết tâm đối phó với thách thức trực diện từ phong trào Áo Vàng. Họ liên tục biểu tình, đôi khi đốt phá, ở trung tâm Paris và một số đô thị, đòi công bằng xã hội. Tổng thống Macron, sau khi khép lại loạt sự kiện 'Thảo luận Lớn' tổ chức khắp cả nước để nghe ý dân, đã đề ra một loại tiêu chí cải cách, như cắt giảm thuế thu nhập, tổng cộng trị giá 5 tỷ euro, đóng các lỗ hổng thuế mà nhiều công ty đang lợi dụng. Hai bà Fanny Niquet và Chantal Huger tin rằng tình hình có thể dẫn tới nội chiến Nhà nước cũng chấp nhận cho áp dụng trở lại chế độ để lương hưu dưới 2000 euro một tháng được bù giá theo lạm phát. Có vẻ như tuyên bố đóng trường ENA không làm cho phe Áo Vàng thỏa mãn. Trước sau như một, họ yêu cầu ông Macron từ chức. Tình hình Pháp tiếp tục căng thẳng, thậm chí "rất dễ nổ ra nội chiến", như ý kiến của hai phụ nữ Fanny Niquet và Chantal Huger nói khi tham gia 'Thảo luận Lớn' mà chính phủ tổ chức, theo bài của Jean Mackenzie, BBC News từ miền Bắc Pháp. Xem thêm: Davos vắng hẳn vì nhiều lãnh đạo phải trông nhà Macron hứa tăng lương, hy vọng ngừng bạo động Paris bạo động: Khó khăn lớn cho Macron Le Pen và Macron chạm trán trước bầu cử Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ cho đóng trường Hành chính ENA danh tiếng để không mang tiếng là phục vụ tầng lớp trên. text: Ông Barack Obama của đảng Dân Chủ đang dẫn trước trong các thăm dò và sẽ dự một cuộc biểu dương lực lượng tại Ohio ngày Chủ Nhật. Bang Ohio thường là nơi giúp dự đoán kết quả trên toàn quốc, và dự kiến nơi này sẽ bầu cho đảng Dân Chủ. Vận động giờ chót Đối thủ ở đảng Cộng Hòa, John McCain, sẽ đến Pennsylvania, một bang chưa phân thắng thua khác. Ông McCain đùa: "Tôi là một lãng tử của đảng Cộng Hòa: một người Cộng Hòa không tiền", ám chỉ việc đối thủ Obama có ngân quỹ lớn hơn của ông. Trước đó tại bang Virginia, thượng nghị sĩ bang Arizona nói: "Chúng ta có thể và sẽ thắng". Về phần mình, ông Obama nói với cử tri ở Nevada rằng họ "có ba ngày để sang trang mới". Hai ứng viên đang dồn sức cho các bang được xem là tối quan trọng cho cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm thứ Ba. Phát biểu với cử tri ở bang Virginia, ông McCain nghi ngờ khả năng lãnh đạo của ông Obama trước "đe dọa nghiêm trọng" như al-Qaeda và một Iran có khả năng có vũ khí hạt nhân. Ngỏ lời với các ủng hộ viên tại thành phố Newport News, bang Virginia, Thượng nghị sĩ McCain đã công kích chính sách kinh tế và các kế hoạch về thuế khóa của đối phương. Đề cập tới một lời phát biểu của ông Obama theo đó ông sẽ "phân phối lại của cải chung quanh ông", ông McCain nói: "Ông ấy đang ứng cử vào chức phân phối viên trưởng, còn tôi đang ứng cử vào chức chỉ huy trưởng." Sau đó ông lại tới Perkasie, bang Pennsylvania, nơi mà ông cần chiến thắng nếu muốn có cơ hội. Các cuộc thăm dò dư luận tại Virginia, một bang chưa từng ủng hộ đảng Dân chủ từ năm 1964, cho thấy là trong lúc này ông Obama đang dẫn trước. Ông Obama cũng hơi 'nhỉnh' trước ông McCain tại hai bang Nevada và Colorado, mà bốn năm về trước đã bỏ phiếu bầu cho ông George W. Bush. Missouri đưọc xem là một bang thiết yếu mà các ứng viên phải thắng vì thống kê từ năm 1904 cho thấy là ứng viên thắng tại đây đều thắng chung cuộc trong bất cứ cuộc bầu cử nào. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Obama dẫn trước rất sít sao tại bang này. Ông Obama đang gia tăng cuộc vận động bầu cử tại các nơi được xem là ngả theo đảng Cộng hòa vào cuối tuần, và đang quảng cáo rầm rộ tại bang Arizona, tức là bang nhà của đối thủ của ông, cũng như tại bang Georgia và North Dakota. ''Hồi mã thương' Phái viên Bắc Mỹ của đài BBC Justin Webb cho biết là các ứng viên đang vận động vào giờ chót để cố giành các bang nơi các cử tri còn đang lưỡng lự. Ban tổ chức bầu cử cho biết có khoảng 130 triệu cử tri sẽ đi bầu tức là đông hơn bất kỳ cuộc bầu cử nào từ năm 1960 đến nay. An ninh là mối quan tâm hàng đầu tại Chicago, căn cứ địa của ông Obama, nơi theo dự đoán sẽ có tới một triệu người sẽ tụ tập tại trung tâm thành phố với hy vọng thượng nghị sĩ bang Illinois sẽ thắng cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Nhưng ông McCain vẫn ngoan cường, chơi lá bài chủ của người ở 'kèo dưới' và hôm thứ Sáu vừa qua đã hô hào cử tri bỏ phiếu đông đảo để ông lật ngược thế cờ vào giờ chót. Thống đốc bang California ông Arnold Schwarzenegger đã động viên tinh thần ông McCain khi đọc một bài diễn văn được dân chúng tán thưởng nhiệt liệt tại bang Ohio, là bang mà hiện nay đa số cử tri còn lưỡng lự. Ông Arnold Schwarzenegger nói rằng ông McCain thực sự là 'một người hùng trong hành động' và thời gian ông bị bắt làm tù binh chiến tranh dài hơn thời gian ông Obama làm thượng nghị sĩ. Ông McCain đã nói trước cử tọa tại Ohio như sau: "Chúng ta đang khép dần khoảng cách, và chúng ta sẽ thắng tại Ohio". "Chúng ta chỉ cách họ có một vài điểm và chúng ta sẽ lấy lại rất nhanh". Một cuộc thăm dò dư luận do hãng thông tấn Reuters và Zogby thực hiện và được công bố hôm thứ Bảy cho thấy ông Obama đã còn dẫn trước chỉ có năm điểm, ông Obama được 49% trong lúc ông McCain được 45%. Khoảng cách biệt trong cuộc thăm dò trước đây là 7%. Ông Obama đã cảnh báo các ủng hộ viên rằng họ nên trông đợi một cuộc tranh giành gay go vào giai đoạn cuối của thời gian vận động bầu cử. Ông nói "Chúng ta chỉ còn bốn ngày nữa trước khi đổi mới nước Mỹ". Phái viên đài chúng tôi nói rằng trong lúc phe ông McCain nói rằng họ chỉ thua bên kia có bốn điểm, thế nhưng vấn đề của ông McCain là tại nhiều bang mà ông cần phải thắng, thì ông bị bỏ lại đàng sau khá xa. Justin Webbs nói rằng không có chuyện một đảng viên Cộng hòa có thể trúng cử mà không thắng tại bang Ohio và trong lúc này ông John McCain dường như còn thua đối thủ năm điểm. Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ đang có những vận động cuối cùng khi chỉ còn hai ngày trước khi nước Mỹ chọn lựa tân tổng thống. text: Hugh Hefner và người vợ thứ ba Crystal Harris Ông Hefner bắt đầu xuất bản tờ Playboy ngay trong nhà bếp năm 1953. Nhưng nó trở thành tạp chí dành cho đàn ông bán chạy nhất trên thế giới. Đã có lúc tạp chí bán ra đến bảy triệu bản một tháng. Playboy đã giúp đưa việc khỏa thân dễ được chấp nhận hơn trong các ấn phẩm dòng chính. Hefner cũng trở thành triệu phú, mở rộng kinh doanh sang cả casino và hộp đêm. Ông khoe đã từng ngủ với hơn 1.000 phụ nữ, nói rằng thuốc cường dương Viagra đã giúp ông duy trì sức khỏe tình dục. Năm 2012, ở tuổi 86, ông cưới vợ thứ ba Crystal Harris, trẻ hơn ông 60 tuổi. Những người chỉ trích xem Playboy đại diện cho sự nhơ nhớp. Nhưng người sáng lập bác bỏ. Năm 2002, ông nói với kênh CNN: "Tôi luôn xem đó là tạp chí lối sống, mà sex là một yếu tố quan trọng." Hugh Hefner Tháng Ba 1990, ông Donald Trump lên bìa tạp chí Playboy Tạp chí này từng phỏng vấn cả Martin Luther King Jr, John Lennon, và Fidel Castro. Bên cạnh những bức hình khỏa thân, Playboy cũng có tiếng vì những bài viết hay. Nhiều nhà văn nổi danh - Norman Mailer, Kingsley Amis, Kurt Vonnegut, James Baldwin, Vladimir Nabokov, Margaret Atwood và Ray Bradbury - đều từng viết cho tạp chí. Biệt thự Playboy của Hugh Hefner ở Beverly Hills, California Hugh Hefner năm 1970 Hugh Hefner, người Mỹ sáng lập tạp chí 'người lớn' Playboy, đã qua đời ở tuổi 91. text: Tiến sĩ Fauci nói ông Trump nhìn đại dịch từ góc độ "nền kinh tế và mở cửa lại đất nước" Tiến sĩ Fauci nói với Washington Post rằng Mỹ đã phải chịu đựng "rất nhiều tổn thương". Ông cũng đưa ra đánh giá về cách Tổng thống Donald Trump và đối thủ đảng Dân chủ, Joe Biden, đang tiếp cận đại dịch. Hoa Kỳ đã ghi nhận nhiều tử vong và ca nhiễm hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, số tử vong ở Mỹ hiện đã vượt qua ngưỡng 230.000, trong khi hơn 9 triệu ca nhiễm đã được xác nhận. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post được công bố tối thứ Bảy, Tiến sĩ Fauci cảnh báo rằng "tất cả các ngôi sao đều được căn chỉnh sai vị trí khi bạn bước vào mùa thu và mùa đông, với mọi người tụ tập ở nhà trong nhà." "Bạn không thể ở trong vị trí kém hơn," ông nói. Khi được hỏi về cách tiếp cận của hai ứng cử viên tổng thống, Tiến sĩ Fauci nói ông Biden đang "coi trọng vấn đề này từ góc độ sức khỏe cộng đồng", trong khi ông Trump "nhìn nhận nó từ một góc độ khác... nền kinh tế và mở cửa lại đất nước". Ông nói rằng Hoa Kỳ cần phải thực hiện một "thay đổi đột ngột" trong các hành vi và thực hành về sức khỏe cộng đồng. Bình luận của ông thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ từ Nhà Trắng, với cáo buộc Tiến sĩ Fauci tìm cách hỗ trợ cuộc tranh cử của ông Biden vào chức tổng thống. Người phát ngôn Judd Deere nói những bình luận này "không thể chấp nhận được và vi phạm mọi chuẩn mực". "Là một thành viên của Lực lượng đặc nhiệm [US Coronavirus], Tiến sĩ Fauci có nhiệm vụ bày tỏ mối quan tâm hoặc thúc đẩy thay đổi chiến lược, nhưng ông ấy đã không làm điều đó, thay vào đó, ông chọn chỉ trích tổng thống trên các phương tiện truyền thông và làm cho khuynh hướng chính trị của ông ấy được biết đến bằng cách ca ngợi đối thủ của tổng thống," ông Deere nói thêm trong một tuyên bố. Frank Snepp: 'Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống TQ' Bầu cử 2020: Vì sao chúng tôi ủng hộ TT Trump và Đảng Cộng hoà? Cử tri ủng hộ đảng Dân chủ nói nước Mỹ đang đi sai hướng Jonathan London: '2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ' Tâm tư một nữ cử tri Mỹ gốc Việt ủng hộ Tổng thống Donald Trump Carl Thayer: 'TQ sẵn sàng đối phó với bất kỳ ai đắc cử TT Mỹ' Cử tri Mỹ ở Thái Lan: 'đi bầu để bảo vệ nền dân chủ' Cử tri Lý Văn Quý: ‘Nếu tái đắc cử, TT Trump sẽ làm nước Mỹ hùng cường’ Bấm vào để đọc thêm về bầu cử Mỹ 2020 Virus corona đã trở thành một trọng tâm trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11. Ông Biden gọi việc xử lý đại dịch virus corona của tổng thống là một "sự sỉ nhục" với các nạn nhân. Ứng cử viên Đảng Dân chủ - người không loại trừ việc đóng cửa thêm nữa - cam kết sẽ "để khoa học thúc đẩy các quyết định của chúng ta" nếu ông ta đắc cử. "Ngay cả khi tôi giành chiến thắng, sẽ phải làm rất nhiều việc để chấm dứt đại dịch. Tôi hứa điều này: Chúng ta sẽ bắt đầu làm những điều đúng đắn ngay vào ngày đầu tiên." Ông nói với các cử tri trong tuần này. Bầu cử Mỹ 2020: Cộng đồng gốc Việt và khác biệt thế hệ Tại một cuộc vận động tranh cử ở Goodyear, Arizona, ông Trump cảnh báo rằng nhiệm kỳ tổng thống của Biden sẽ dẫn đến nhiều cuộc đóng cửa và khốn khổ về kinh tế cho người Mỹ. "Nếu bạn bỏ phiếu cho Joe Biden, điều đó có nghĩa là không có trẻ em đi học, không có lễ tốt nghiệp, không có đám cưới, không có lễ Tạ ơn, không có Giáng sinh và không có ngày 4/7 bên nhau.'' "Ngoài ra, bạn sẽ có một cuộc sống tuyệt vời. Không thể gặp được ai, nhưng không sao cả," ông nói. Ông mô tả cuộc bầu cử là "sự lựa chọn giữa Trump siêu phục hồi và trầm cảm Biden". Ông Biden đã tôn trọng các quy tắc giãn cách xã hội vì Covid tại các sinh hoạt tranh cử, trong khi ông Trump tổ chức các cuộc vận động tranh cử đông người mà không có các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm. Ông Biden có vị trí dẫn đầu vững chắc trong các cuộc thăm dò quốc gia, nhưng lợi thế của ông thu hẹp hơn trong số ít các tiểu bang có thể bỏ phiếu cho bất kỳ bên nào, và cuối cùng quyết định ai sẽ đạt được Nhà Trắng. Nhà Trắng cáo buộc chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm TS Anthony Fauci chơi trò chính trị vài ngày trước cuộc bầu cử trong một cuộc phỏng vấn về đại dịch virus corona. text: Tranh chấp đã kéo dài từ lâu và bất chấp nhiều cuộc đàm phán, đến nay vẫn chưa cho thấy lối ra. Ngày 19-4 năm nay, một con tàu Việt Nam đã chở 100 khách du lịch ra Trường Sa dựa trên lý do đây là "hoạt động dân sự bình thường của Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam." Cuối tháng 8, công ty Bay dịch vụ hàng không - thuộc Vietnam Airlines - ngỏ lời họ muốn xin phép mở đường bay đến đảo Trường Sa. Trong khi đó, hôm qua, Philippines và Trung Quốc đã đồng ý tiến hành khảo sát dầu khí chung tại khu vực biển Nam Trung Hoa (hay biển Đông). Hiện chưa rõ khu vực được nói có nằm trong vòng tranh chấp với các nước khác hay không. Những động thái mới của các nước liên quan liệu có ngụ ý rằng các chính phủ đã nghĩ đến những bước cờ mới nhằm giành lợi thế cho mình? Trong số mới nhất của tờ Far Eastern Economic Review (FEER), ra ngày 9-9, bài xã luận của báo này đã dành để phân tích kế hoạch của Việt Nam quanh Trường Sa. Theo FEER, tất cả các động thái vừa qua của Việt Nam là có chủ đích nghiêm túc và có vẻ nhắm tới một phán quyết có lợi từ tòa án quốc tế (World Court) ở Hague. Thực thi quyền quản lýNăm 2002, tòa án quốc tế đã xử cho Malaysia chiến thắng Indonesia và được giữ chủ quyền đảo Ligitan và Sipadan ở biển Celebes. Lý do của tòa là Malaysia, cùng với người tiền nhiệm Anh quốc từng chiếm nước này làm thuộc địa, đã thực thi quyền lực một thời gian dài tại các đảo này. Trong số các bằng chứng tác động đến tòa là một đạo luật năm 1917 về việc thu hoạch trứng rùa, việc cấp phép đánh cá trong khu vực và thành lập sân chim trên đảo Sipadan năm 1933. Tức là đối với tòa quốc tế, "điều quan trọng là có sự quản lý liên tục - chứ không phải là các tuyên bố về việc phát hiện, hay gắn bó lịch sử và các khía cạnh địa lý." Theo bài xã luận của FEER, kế hoạch của Việt Nam có vẻ là thiết lập một sự quản lý chặt chẽ tại lãnh thổ tranh chấp - nghĩa là có bằng chứng về việc thực thi quyền lực liên tục và thật sự tại khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, trong trường hợp Malaysia, sự quản lý tại đây có lịch sử đến 88 năm. Vậy những nước như Việt Nam sẽ muốn thực thi hành động quản lý càng sớm càng tốt trên từng đảo riêng biệt để chiếm phần hơn trong lý lẽ. Nhìn từ góc độ này, việc Hà Nội tổ chức du lịch, hay kế hoạch xây dựng sân bay vào cuối năm nay đều nhằm phục vụ nhu cầu này. Hai điểm chú ýNhững hành động như vậy, theo FEER, có thể đánh động các nước tranh chấp khác làm những cử chỉ tương tự để chứng minh mình cũng có sự kiểm soát thực tế tại biển Nam Trung Hoa. Nhưng nếu các nước sẵn sàng chấp nhận một phán quyết từ tòa quốc tế, họ phải nhớ hai điều: Quá trình kiểm soát các hòn đảo phải diễn ra trong thời gian dài. Và không nước nào có hi vọng chiếm hết các đảo, mà chỉ hi vọng với những hòn đảo họ đã thiết lập quyền kiểm soát hành chính. Khi xét đến hai điều này, người ta sẽ không ngạc nhiên khi một số nước bắt đầu nghĩ đến việc đồng khai thác tài nguyên trong khu vực, thay vì cãi nhau. Như vậy có thể giải thích vì sao có thỏa thuận mới nhất giữa Trung Quốc và Philippines, tuy cho đến hôm nay, các bên chưa tiết lộ gì nhiều về vị trí chính xác khu vực họ định thăm dò. --------------------------------------------------------------------- Nguyễn Biển Du, Sài GònTôi nhận thấy trong mối vấn đề Trường Sa. Việt Nam rất yếu thế hơn so với các đối thủ khác. Tại Sao?. Thứ nhất, Việt Nam không có lập trường kiên quyết trong việc tranh chấp với Trung Quốc, khi đó nếu Trung Quốc bắt tay với các đối thủ khác thì Việt Nam sẽ không còn một cơ hội ngoại giao nào, khi đó tôi nghĩu đến hiện đại hoá quân đội cho một cuôc chiến mà đồng minh không ngoài ai khác là Mỹ và Israel. Mặc dù ai cũng nghỉ đến bước đường ngoại giao nhưng theo tôi ngoại giao thì Việt Nam dễ trắng tay trong chuyện này. Chúng ta phải liên kết với Mỹ, các nước phương tây, toà án quốc tế, tạo một áp lực mạnh lên Trung Quốc. Việc đưa khách du lịch ra quần đảo trường sa là một ý tưởng tốt trong tình hình hiện nay. Một lời gửi đến các vị lãnh đạo người dân Việt Nam luôn mong muốn chính phủ có những bước đi chiến lược và vững chắc để đem lại trường sa ! cho Việt Nam cũng như đem lại hoà bình trên mảnh đất đầy chiến tranh này. Tuấn Anh, Hà NộiTrường Sa rõ ràng là quần đảo thuộc địa phận Việt Nam rồi. Có điều là do ở đây có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú nên các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan-Philippin (hai nước này được sự hậu thuẫn của Mỹ) nhảy vào định chiếm đất của Việt Nam thôi. Việt Nam là nước yêu chuộng hòa bình, không thể áp dụng sức mạnh quân sự như các nước kia (Trung Quốc và Mỹ đều có hạm đội lớn), nên Việt Nam tổ chức tour du lịch là một cách làm tốt khẳng định chủ quyền của mình. Quần đảo Trường Sa là khu vực tranh chấp chủ quyền giữa nhiều nước, gồm Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei. text: Giới chức Việt Nam cho hay họ đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt. Xem thảo luận tại: http://bbc.in/1N6ounl Bình luận về tính chất, quy mô của biến cố gây cá chết hàng loạt đang ở tâm điểm quan tâm của dư luận Việt Nam, hôm 28/4/2016, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Lê Huy Bá, chuyên gia độc học môi trường từ TP. Hồ Chí Minh nói: "Cá chết ở miền Trung, đây là một thảm họa môi trường, theo tôi bắt đầu là sự cố thôi, nhưng dần dần nó nâng thành thảm họa, vì rằng cái diện của nó khá rộng lớn, rồi lại là một tác động rất mạnh mẽ, nó diệt nhiều loài cá quý hiếm ở tầng sâu. "Và sau này có thể có những loài cá mà vì chất độc đó kéo dài nhiều năm sau, thì có thể bị tuyệt chủng... và đa dạng sinh học ở biển sẽ bị tác động mạnh mẽ. "Chúng tôi xem là một sự cố môi trường, nhưng mà nó đã trở thành một thảm họa môi trường, việc ứng phó với sự cố và là thảm họa môi trường chúng ta đã làm vừa rồi là chưa ổn," nhà khoa học từ Viện Khoa học, Công nghệ và Xử lý môi trường, thuộc Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nói với Bàn tròn thứ Năm. Cần công bố 'thảm họa' PGS. TS. Phạm Quý Thọ đề nghị Việt Nam tuyên bố đây là 'thảm họa môi trường' để có các ứng phó, xử lý tương ứng với mức độ mới. Khi được hỏi, nếu biến cố đã được nhìn nhận và nâng cấp thành 'Thảm họa môi trường' thì Việt Nam cần phải có hướng xử lý thảm họa này như thế nào, từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quý Thọ đáp: "Có mấy hướng trước mắt, thì phải công bố tình trạng như Giáo sư (Lê Huy) Bá nói vừa rồi, nghĩa là nó nguy hiểm, chứ không phải chỉ là cá chết, rõ ràng nó ảnh hưởng trước mắt và lâu dài, cũng như không chỉ thủy sản mà cả các lĩnh vực khác, với đời sống của người dân cũng như du lịch, cũng như một số các (lĩnh vực) khác. Nói chung cần phải nói rõ mức độ ảnh hưởng, mức độ nghiêm trọng của nó và tôi đồng ý với Giáo sư Bá. "Điểm thứ hai, đây cũng là một bài học rất đắt giá, bởi vì mặc dù về mặt chính sách cũng có nói rằng là phát triển bền vững, trong đó có môi trường sống, môi trường bền vững, thì cũng được chú ý về mặt chính sách. Thí dụ như là Việt Nam cũng nhanh chóng thành lập cảnh sát môi trường, nhưng mà trước một sự cố như thế này, tôi thấy phản ứng rất là chậm chạp. "Thì từ đây, có mấy điểm nhấn cần lưu ý, một là trước một sự cố nào đó, cần phải có một sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa các nhà khoa học, cũng như các nhà quản lý nhà nước. Thậm chí cần phải có liên hệ với những tổ chức quốc tế để giải quyết những vấn đề môi trường mà vượt, ngoài khả năng khoa học của Việt Nam như thời gian vừa rồi... "Về mặt trung hạn, cũng phải lưu ý rằng các nhà khoa học, cũng như các tổ chức, cần phải có một tổ chức đủ năng lực để đối phó với thảm họa như là Giáo sư Bá nói vừa rồi, nếu không có một tổ chức chuyên nghiệp như vậy thì vẫn là những cái 'chạy đi, chạy lại', rồi báo cáo, rồi xin ý kiến cấp trên mà thôi." 'Sụp đổ hệ sinh thái' Nhà báo Navin Singh Khadka của BBC World Service (trái) cho rằng đây có thể là một sự sụp đổ hệ sinh thái. Nhà báo Navin Singh Khadka, phóng viên chuyên vê môi trường, sinh thái thuộc BBC World Service, người từng tới Việt Nam làm phóng sự về môi trường, nêu quan điểm và đánh giá về sự cố mà ông coi là một sự 'sụp đổ hệ sinh thái', ông nói với BBC Việt ngữ sau tọa đàm: "Đây có thể là một sự sụp đổ về hệ sinh thái (an eco-system collapse) và không chỉ liên quan riêng về cá, tôi nghĩ là chính phủ Việt Nam và các nhà chức trách cần phải tư duy rằng đây không phải là một vấn đề riêng biệt của Việt Nam, mà nó là một vấn đề của hệ sinh thái khu vực. "Tầm mức nghiêm trọng của nó buộc tôi phải nhận định rằng đây có thể là một sự sụp đổ hệ sinh thái ở mức độ nghiêm trọng. "Nhà nước Việt Nam do đó cần mở cửa cho điều tra, đánh giá tác động môi trường, sinh thái độc lập, việc phản ứng ngay và sớm hơn tôi nghĩ là cần thiết và được kỳ vọng, mặc dù việc tìm hiểu nguyên nhân, xử lý là phức tạp và cần thời gian. "Nhưng những cảnh báo, hướng dẫn, công bố thông tim càng sớm càng tốt càng có lợi cho người dân, những người đã đang và có thể bị ảnh hưởng, cũng như để chia sẻ với quốc tế. "Tôi nghĩ là việc thông tin này cần phải được làm nhanh hơn, sớm hơn, cứ không nhất thiết phải đợi tới khi tìm ra tác nhân, người, nguồn gây ra sự cố. "Một ví dụ, tôi muốn nhấn mạnh là trong một sự cố về môi trường biển gần đây ở khu vực eo biển tiếp giáp giữa Singapore và Malaysia, chính phủ Singapore đã ngay lập tức thông báo ngay cho khu vực và quốc tế, ngư dân ở các khu vực bị ảnh hưởng đã di chuyển, điều chỉnh nơi nuôi trồng thủy hải sản của họ một cách an toàn và hiệu quả hơn," nhà báo Navin Singh Khadka nói với BBC. Sự cố môi trường làm cá chết hàng loạt ở nhiều tỉnh duyên hải miền trung Việt Nam đã nâng dần lên và trở thành 'thảm họa môi trường', theo các chuyên gia, khách mời của Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ. text: Cử chỉ, dáng điệu góp phần quan trọng vào thành công của một buổi phỏng vấn Bạn đã chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, đã chọn được bộ com-lê và đã đến ngày trọng đại? Chúng tôi đã tìm đến trang hỏi đáp có tên là Quora để xem một số lời tư vấn, một số mẹo và kỹ thuật về tâm lý rất tuyệt vời mà bạn có thể áp dụng trong buổi phỏng vấn xin việc để làm tăng khả năng được nhận của bạn. Đây là những câu trả lời cho việc làm thế nào để lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng bằng những biểu hiện trên gương mặt và sức mạnh của cử chỉ. Bí quyết đôi tay Đôi tay của bạn có thể tạo ra ấn tượng tích cực hay tiêu cực. Không có gì tệ hơn một cú bắt tay lạnh lùng khi bạn chào người phỏng vấn, theo bà Susan Bearry. “Một bàn tay khô, ấm sẽ kích thích lòng tin. Còn bàn tay lạnh và ẩm sẽ khiến người khác quay lưng lại một cách vô thức,” bà viết. “Khi bạn đến nơi sớm, hãy đi vào nhà vệ sinh để hong khô đôi tay. Các nghiên cứu tâm lý cho thấy ngay cả khi ai đó cầm trong tay một tách cà phê nóng thì người đó sẽ có tâm lý tích cực hơn về người mà họ đang nói chuyện.” Khi bắt đầu phỏng vấn, hãy hạn chế tối đa các cử chỉ của đôi tay để không làm phân tâm. “Hãy cho đôi tay ở chế độ ngủ,” Sharad Dhumane viết, “Nếu phải sử dụng chúng thì chỉ nên có những cử chỉ nhẹ nhàng và chậm rãi thôi.” Dù bạn có muốn khoanh tay đến đâu cũng đừng làm, theo Melinda Edwards. “Cử chỉ này tạo ra ấn tượng rằng bạn đang tập trung vào bản thân mình và không sẵn sàng thấu hiểu người khác,” bà viết. Lặp lại cử chỉ Đừng tỏ ra căng thẳng trong buổi phỏng vấn Zambelli Sylar Federico khuyên rằng ứng viên nên lặp lại cử chỉ của người phỏng vấn để giành cảm tình của họ. Đó là một nghệ thuật, ông nói, mà những người bán hàng thường vận dụng để thuyết phục đối phương. Bằng cách bắt chước cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, tác phong, nhịp thở... bạn đang muốn nói rằng: “Này, chúng ta đang đồng điệu với nhau. Chúng ta rất gần gũi. Ông/bà có thể tin tưởng tôi.” Tuy nhiên bạn cần phải tinh tế, Federico lưu ý. Chẳng hạn như, người phỏng vấn dùng tay trái gãi mũi thì bạn vuốt mặt bằng tay phải. Họ ngồi bắt chéo chân thì bạn cũng bắt chéo chân theo chiều ngược lại. “Sau khi bạn đã cảm thấy yên tâm với cử chỉ cơ thể bạn có thể tiến đến giọng điệu. Có thể bạn đã biết rõ rằng một số người nói với tốc độ rất nhanh nhưng đứt quãng, một số người nói chậm trong khi có người nói với nhịp độ đều đều.” Chậm lại Thời gian là một yếu tố quan trọng nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải khẩn trương. “Tôi từng có một người Sếp trầm tư thật sự lúc phỏng vấn và sau đó ông nói với tôi rằng ông thật sự thích cách tôi thở chậm và sâu trong khi phỏng vấn vì ông biết rằng tôi sẽ bình tĩnh khi gặp sức ép và sẽ giúp cho ông bình tĩnh,” bà Bearry viết. “Hơi thở nhanh và ngắn hay nói như hết hơi là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang căng thẳng và nó khiến cho người phỏng vấn cũng cảm thấy căng thẳng và không thoải mái.” Khi trả lời một câu hỏi, đừng phải cố lần nào cũng trả lời ngay nhất là khi câu hỏi có dụng ý gài bẫy, theo Tim Chi. “Cũng là điều bình thường, đôi khi là điều khuyến khích, nếu bạn cần thời gian suy nghĩ kỹ câu trả lời.” Điều này giúp bạn thể hiện sự tự tin: khi bạn dành thời gian suy nghĩ thay vì vội vội vàng vàng thì điều này sẽ khiến người đối diện đánh giá rằng bạn biết rõ giá trị của mình. Tuy nhiên, có một lưu ý là bạn đừng suy nghĩ quá lâu, nếu không người ta sẽ nghĩ rằng bạn đang mông lung hay căng thẳng. Hãy giao tiếp tự tin nhưng đừng quá đà Tác phong tự tin sẽ giúp bạn ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng Làm sao chúng ta có thể thể hiện sự tự tin trong khi chúng ta đang lo lắng? Đừng để người ta thấy sự lo lắng của bạn và đừng bao giờ nói lời xin lỗi vì tôi đang căng thẳng. “Cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể cũng là một yếu tố không thể thiếu trong một cuộc phỏng vấn thành công,” ông John Sannicandro, một nhà tâm lý trị liệu, cho biết. “Hãy tập đi, đứng, ngồi để làm tăng tự tin,” ông khuyên. Mặc dù một ứng viên căng thẳng sẽ không giành được cảm tình của người phỏng vấn nhưng một người quá tự tin cũng có thể gửi đi thông điệp sai lầm. “Họ không muốn tuyển một người ngạo mạn trừ phi anh đã có tiếng tăm trong lĩnh vực của mình,” Carole Grimley viết, “Hãy lịch sự. Hãy cư xử như mọi người bình thường.” Chăm chú lắng nghe và chỉ nói khi thích hợp Đừng bao giờ cắt lời người phỏng vấn. Đôi khi bạn quá muốn chứng tỏ mình hiểu hay rằng mình nắm bắt rất nhanh nhưng không ai thích bị ngắt lời đâu, bà Bearry khuyên. Quan sát phản ứng Nét mặt có thể cho biết nhiều điều. Khi người phỏng vấn đang quan sát nét mặt của bạn thì bạn cũng nên quan sát lại họ và lưu ý họ phản ứng như thế nào với câu trả lời của bạn. Điều quan trọng là biết được họ có hứng thú với những gì bạn trình bày hay không, theo Shino San. “Nếu họ cảm thấy không hứng thú thì hãy tìm cách ngưng nói ngay cả khi điều bạn sắp nói ra rất có giá trị,” San nói. “Và nếu họ lắng nghe một cách thích thú thì hãy nói lớn và mạnh lên. Hãy cho họ biết bạn là ai và tại sao họ cần bạn.” Bản tiếng Anh bài nàyđã được đăng trên . Trong thế giới xin việc qua mạng vốn tàn nhẫn và thường xuyên làm cho chúng ta hụt hẫng thì việc có được một buổi phỏng vấn mặt đối mặt tự thân nó đã là một thành tích đáng khen và có thể khiến cho người chai lỳ nhất cũng trở nên lo lắng. text: Ông Đinh La Thăng bị Viện Kiểm sát cáo buộc "né tránh trách nhiệm" trong vụ Oceanbank Trong phán quyết vụ xử ông Đinh La Thăng và sáu "đồng phạm" vụ thiệt hại 800 tỷ đồng góp vốn của PVN vào Oceanbank, ông Đinh La Thăng, cựu chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí (PVN) nhận án 18 năm tù, ngoài ra phải bồi thường 600 tỷ đồng, vì tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng." Cùng tội danh, các bị cáo khác trong vụ này, ông Nguyễn Xuân Sơn (cựu phó tổng giám đốc PVN) bị phạt 30 tháng tù, Ninh Văn Quỳnh (cựu kế toán trưởng) 7 năm tù… Riêng ông Quỳnh còn bị phạt 16 năm tù về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản." VN: Luật sư ‘chia rẽ’ vì phiên tòa ông Thăng? Ông Đinh La Thăng ra tòa lần hai Vụ xử ông Thăng 'càng nhanh càng không hay'? Ông Đinh La Thăng bị đề nghị 14-15 năm tù Ông Đinh La Thăng: 'Muốn làm ma tự do' Phán quyết của tòa nêu: "Ông Thăng biết rõ năng lực yếu kém của Oceanbank, biết theo các quy định pháp luật khi muốn đầu tư vốn để trở thành cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng này phải báo cáo xin chủ trương và được sự đồng ý của Thủ tướng. Tuy nhiên, cựu chủ tịch PVN đã cố ý không thực hiện và chỉ đạo cấp dưới thực hiện trái các quy định của Nhà nước." 'Điều tất yếu' Hôm 29/3, trả lời BBC từ Tuy Hòa, Luật sư Nguyễn Khả Thành, trưởng Văn phòng luật sư cùng tên, bình luận: "Thời gian vừa qua tình trạng thất thoát, thua lỗ các công ty quốc doanh khá nhiều, làm thất thoát tài sản khá lớn." "Với chức vụ chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, ông Thăng là người chịu trách nhiệm chính, để thất thoát một số tiền 800 tỷ là quá lớn. Số tiền này có thể xây được cả ngàn cây cầu cho đồng bào miền núi." "Ông phải bị đưa ra xét xử là điều tất yếu." "Theo quy định pháp luật về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì mức hình phạt chung sẽ bằng hình phạt các bản án cộng lại." "Đối với hình phạt tù có thời hạn, thì mức tối đa khi cộng lại không được vượt quá 30 năm, trường hợp này nếu các phiên tòa phúc thẩm sắp đến không thay đổi, thì tổng hình phạt ông Thăng phải chịu là 30 năm (cho dù tổng cộng 13 năm của bản án trước và 18 năm của bản án mới tuyên là 31 năm)." Đinh La Thăng: những thăng trầm trong sự nghiệp Ông Đinh La Thăng lại ra tòa 'sau Tết' VN: Ông Đinh La Thăng bị truy tố tội 'cố ý làm trái' Vụ Đinh La Thăng: Đảng không cho 'hạ cánh an toàn'? PVN: Sau Phùng Đình Thực và Đinh La Thăng đến ai? Trước đó, Luật sư Đặng Đình Mạnh, Trưởng văn phòng luật mang tên ông, nói với BBC: "Việc một quan chức cao cấp nguyên là ủy viên Bộ Chính trị phải ra tòa là sự kiện lớn gây chú ý với công chúng, nhất là nội dung vụ án phơi bày sự thất thoát lớn về tài sản của người dân đóng thuế nằm dưới sự quản lý yếu kém, lỏng lẻo của các doanh nghiệp nhà nước." "Ông Thăng bị truy tố ra tòa lần này vẫn với tội danh "Cố ý làm trái..." theo Điều 165 Bộ luật Hình sự 1999 đã không còn hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018 là điều đáng nói nhất trong vụ án." "Đương nhiên, Viện Kiểm sát truy tố căn cứ vào Nghị quyết số 41 do Quốc hội ban hành cho phép tiếp tục truy tố, xét xử nếu tội danh này đã bị khởi tố trước thời điểm Bộ luật Hình sự mới có hiệu lực thi hành." Tuyên án Đinh La Thăng-Trịnh Xuân Thanh "Điều này hoàn toàn đi ngược lại với nguyên tắc phải áp dụng điều luật có lợi cho đương sự. Nguyên tắc này được hầu hết các quốc gia trên thế giới có luật thành văn đã thừa nhận." "Luật Hình sự Việt Nam cũng thừa nhận và quy định tại khoản 3 điều 7 Bộ luật Hình sự, thì trong trường hợp Bộ luật Hình sự quy định bãi bỏ một tội danh (như tội danh Điều 165 Bộ luật Hình sự cũ), thì điều luật đó phải được áp dụng ngay cho đương sự, theo đó, đương sự được miễn truy tố." "Làm thất thoát tài sản lớn của dân thì tôi tin việc truy tố ông Thăng là chính đáng, nhưng việc áp dụng điều luật không còn hiệu lực pháp luật để truy tố là không ổn. Không bảo đảm tôn trọng các nguyên tắc pháp luật cơ bản mà thế giới và Việt Nam đã thừa nhận và điển chế thành quy định pháp luật." 'Làm đúng chỉ đạo' Khi phiên tòa lần hai này bắt đầu hôm 19/3, ông Đinh La Thăng khai: "Tiền đề của việc góp vốn là sự đồng ý của Thủ tướng", khi đó là ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông được dẫn lời nói sự việc đã diễn ra hơn 10 năm nên không nhớ hết song khẳng định "làm đúng chỉ đạo của Đảng, có sự đồng ý của Thủ tướng". Báo Tuổi Trẻ cũng dẫn lời ông Thăng tại tòa: "Việc góp vốn này thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ." "Xuất phát từ chủ trương của Đảng nên thực hiện việc chủ trương đi đầu, kiềm chế lạm phát nên PVN góp vốn vào OceanBank," ông Thăng nói, theo Tuổi Trẻ. Trước đó, ngày 22/1, ông Thăng đã bị tuyên phạt 13 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" trong vụ án xảy tại PVN và Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Tin cho hay ông Đinh La Thăng nhận thêm bản án 18 năm tù trong phiên tòa kết thúc hôm 29/3 liên quan đến vụ PVN góp vốn vào Oceanbank. text: Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đây đã phản ứng trước những vụ như thế này bằng cách đẩy mạnh chiến dịch quân sự ở cộng hòa Chechnya. Thế nhưng liệu thảm kịch Beslan, với mất mát về người chưa từng có, sẽ dẫn tới cách hành xử mới hay không? Ông Putin đã được mệnh danh là "tổng thống chống dính": bất kỳ lời chỉ trích nào nhắm vào ông về chuyện xử lý chiến dịch quân sự tại Chechnya hay các thảm hoạ khác đều bị trôi tuột đi. Khi ông phát biểu trước toàn quốc hôm Thứ Bảy, sau khi kết thúc cuộc bao vây bi thảm tại trường học ở Beslan, ông rõ ràng đã quan tâm đến tất cả các phán xét của người Nga và các quan sát viên nước ngoài. Ông vẫn nói là lực lượng an ninh đã hành động chưa đạt yêu cầu, thế nhưng ông không đề cập tới chiến dịch quân sự tại Chechnya. Kể từ khi còn là thủ tướng Nga hồi năm năm về trước, ông Putin đã đối phó với hàng loạt các vụ tấn công thù nghịch, gồm cả các vụ đánh bom và bắt cóc con tin, với việc tăng cường chiến dịch quân sự. Nga đã gọi tất cả những người Chechnya không tuân phục Kremlin là khủng bố. Nga đã dựng lên hai tổng thống tại Chechnya, người thứ nhất Akhmad Kadyrov, bị ám sát trong một vụ đánh bom hồi tháng Năm. Để kiểm soát tình hình, chính sách của Kremlin đơn giản là dẫn tới tình trạng bạo lực tại Chechnya lại rơi vào vòng xoáy đẫm máu tồi tệ hơn bao giờ hết. Cuộc xung đột Chechnya kéo dài khi hồi năm 1999, ông Putin bắt đầu mạnh tay sau vụ đánh bom các khu chung cư tại Moscow, và bước đầu đã nhận được sự ủng hộ của người dân Nga. Thế nhưng, tình trạng tắm máu ngày càng trở nên tồi tệ, khiến cho ngày càng có nhiều người Nga đặt câu hỏi là liệu cứ lấy bạo lực để đối phó với bạo lực thì có đem lại được một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột Chechnya hay không. Khủng hoảng con tin tại trường học ở Beslan là vụ tấn công mới nhất nhằm vào người Nga trong những năm gần đây. text: Philippines biểu tình chống Trung Quốc ngày 20/2/2018 CNN hôm 5/12 cho hay các cựu quan chức Philippines đã khiếu nại lên ICC việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức Trung Quốc - những người bị cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người - đã có những "hành động tàn bạo" ở Biển Đông. Bãi Tư Chính: "Đã đến lúc VN kiện TQ ra tòa quốc tế"? Có mâu thuẫn trong Sách trắng Quốc phòng 2019 của VN? Biển Đông: Philippines không bỏ phán quyết PCA Quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ đến cuối 2019 có gì đặc biệt? Trung Quốc: Hoa Kỳ ‘cần ngừng can thiệp’ ở Biển Đông Hoa Kỳ lên án mối đe dọa của Trung Quốc trên Biển Đông Theo đó, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario và cựu Thanh tra Conchita Morales đệ trình lên ICC một khiếu nại về việc ông Tập Cận Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và cựu Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa đã "hành động tàn bạo" ở Biển Tây Philippines, một phần của Biển Đông mà Manila tuyên bố chủ quyền. Nhưng công tố viên ICC cho biết họ không thể có phán quyết gì đối với khiếu nại này vì Trung Quốc không tham gia Quy chế Rome - một hiệp ước khai sinh ra ICC - và rằng các cáo buộc về tội ác chống lại loài người xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Philippines, nơi tòa cho rằng không được coi là một phần lãnh thổ nước này. Tòa ICC ra đời năm 2002 để buộc các cá nhân phải chịu trách nhiệm trước tội ác tàn bạo của mình với nhân loại. ICC nói thêm rằng 'lãnh thổ' được định nghĩa theo Quy chế Rome chỉ bao gồm vùng đất liền, vùng nước nội địa, lãnh hải và vùng trời phía trên các khu vực này và không bao gồm EEZ - một khu vực cách bờ biển của một quốc gia ven biển 200 hải lý trong đó thực thi quyền chủ quyền, nhưng không có chủ quyền. Do đó, hành vi phạm tội hình sự diễn ra ở EEZ và thềm lục địa về nguyên tắc nằm ngoài lãnh thổ của một quốc gia ven biển và do đó, không nằm trong Quy chế Rome, công tố viên của ICC nói. Khiếu nại của hai vị cựu quan chức Philippines cho hay sự xâm lấn của Trung Quốc tại các đảo ở Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa, dẫn đến "các hoạt động cải tạo trái phép và phá hoại môi trường, và các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo" do ông Tập Cận Bình khởi xướng. Hai ông nói rằng Bắc Kinh đã gây ra sự hủy hoại môi trường gần như vĩnh viễn trong khu vực, khiến sinh kế của ngư dân Philippines gặp nguy hiểm. Trung Quốc không phải là thành viên của ICC và Philippines chính thức rời tòa án quốc tế này vào ngày 17/3 - hai ngày sau khi các cựu quan chức Philippines nộp đơn khiếu nại. Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội 19/1/2017 Ông Del Rosario và Morales, trong một thông cáo hôm 5/12, cho biết công tố viên ICC "Không bác bỏ khiếu nại của chúng tôi". "Các công tố viên hoan nghênh 'các dữ liệu và bằng chứng mới' để tiến hành vụ án và chúng tôi đang cung cấp cho họ", hai cựu quan chức nói. "Điều này chỉ củng cố quyết tâm của chúng tôi." Một tòa án quốc tế có trụ sở ở Hague được hậu thuẫn bởi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) đã vô hiệu hóa các yêu sách của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Họ công nhận quyền chủ quyền của Philippines tại các khu vực trong EEZ, nơi Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo và cấm ngư dân Philippines đánh cá, đồng thời can thiệp vào hoạt động khai thác dầu khí. Tòa án không phán quyết quốc gia nào có chủ quyền đối với Bãi cạn Scarborough - nằm cách Zambales khoảng 120 hải lý - nhưng cho biết Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines ở đó. Toà PCA cũng cho biết việc cải tạo đất quy mô lớn của Trung Quốc và việc nước này xây dựng các đảo nhân tạo tại bảy bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa đã gây ra "tác hại nghiêm trọng" cho các rạn san hô và môi trường biển ở đó. Việt Nam có thể rút tỉa được gì? Nhà nghiên cứu Hoàng Việt phân tích lý do Trung Quốc rút tàu Hải Dương Địa chất 8 Việc khiếu nại của Philippines diễn ra trong khi Việt Nam dường như cũng đang xem xét có nên kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế hay không và nếu có thì nên đưa ra những tòa nào, vào thời điểm nào. Thứ trưởng Ngoại giao VN: Không loại trừ việc kiện TQ về Biển Đông Từng có nhiều đồn đoán và tranh luận trên các diễn đàn mạng tại Việt Nam về việc chính phủ có nên kiện Trung Quốc không, đặc biệt sau khi Trung Quốc mang tàu thăm dò và tàu hải giám vào khu EEZ của Việt Nam tại Bãi Tư Chính mới đây. Trong khi chưa có thông tin chính thức nào từ phía chính phủ Việt Nam, hôm 6/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hoài Trung nói rằng trong nhiều biện pháp để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam không loại trừ khả năng tiến hành các hành động pháp lý‎, theo Reuters. Ông Bill Hayton, chuyên gia về biển Đông tại Viện hoàng gia về Các vấn đề quốc tế Chatham House, nói với Reuters rằng có thể điều này sẽ dẫn đến có sự chia rẽ lớn về chính trị trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, đây có lẽ là lựa chọn duy nhất còn lại với Việt Nam. Các tòa được các chuyên gia nhắc tới khi bàn về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc là Tòa quốc tế về Luật Biển, và Tòa Trọng tài Thường trực PCA. Ông Hoàng Việt, giảng viên ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, nói với RFI hôm 14/10 rằng tất cả các tòa, trừ Tòa án Công lý Quốc tế (IJC), đều không có cơ chế để thực hiện phán quyết. Tuy nhiên ông Hoàng Việt nói thêm rằng không phải như vậy là tòa không có tác dụng bởi Trung Quốc dù sao vẫn dè chừng luật pháp quốc tế. Chẳng hạn, Trung Quốc dù phản đối phán quyết năm 2016 của PCA nhưng đã "xuống thang" rất nhiều đối với Philippines, và đã phải tốn rất nhiều công sức, tiền bạc để huy động các cơ quan ngoại giao của họ chống lại phán quyết này. Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) cho biết họ không có thẩm quyền đối với khiếu nại của Phillipines về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. text: Hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau vào 12/6 tại Siangapore nhưng chi tiết cuộc gặp vẫn chưa được công bố Nhà Trắng cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau lúc 09:00 giờ địa phương và rằng ông Trump đã nhận được lịch làm việc hàng ngày. Nhưng Nhà Trắng cũng cho hay các biện pháp trừng phạt Bắc Hàn sẽ không được dỡ bỏ trừ khi nước này từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Chỉ còn một tuần trước khi hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim được tổ chức tại Singapore, điều đáng chú ý là rất ít chi tiết được công khai xác nhận. Bắc Hàn sẽ 'dỡ bỏ địa điểm thử hạt nhân chính' Dân Bắc Hàn chỉ trích 'lãnh đạo ma cà rồng' Vẫn chưa rõ chính xác cả hai sẽ gặp nhau ở đâu tại Singapore. Các thảo luận về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên dự kiến sẽ là một ưu tiên trong chương trình nghị sự, mặc dù một số nhà phân tích suy đoán một kết thúc chính thức cho chiến tranhTriều Tiên cũng sẽ được bàn tới. Thoạt đầu, việc thượng đỉnh Trump-Kim có diễn ra hay không không hề được đảm bảo. Nó từng bị Trump thình lình tuyên bố hủy sau một tranh cãi với Bắc Hàn. Khi được hỏi liệu Mỹ có tiếp tục chính sách gây "áp lực tối đa" đối với Bình Nhưỡng của ông Trump hay không, phát ngôn viên của Nhà Trắng, bà Sanders nói quan điểm đó không thay đổi. Sau khi gặp một quan chức cấp cao của Bắc Hàn ở Washington tuần trước, ông Trump nói không muốn sử dụng thuật ngữ "áp lực tối đa" nữa, bởi hai bên đã "hòa thuận". Ông Trump nhận một lá thư khổ lớn từ Bắc Hàn Ông nói khi Bắc Hàn hợp tác nhiều hơn, ông sẽ ngưng các biện pháp trừng phạt mới. Trước hội nghị thượng đỉnh, Bắc Hàn đã tiến hành một loạt các hoạt động ngoại giao. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bất ngờ thăm Bình Nhưỡng và hai nước hiện đang lên kế hoạch để ông Kim thăm Mascow cuối năm nay. Cuối tuần qua, Bắc Hàn nói rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng đang lên kế hoạch thăm cấp nhà nước tới Bắc Hàn. Mỹ cho biết việc chuẩn bị cho cuộc họp tuần tới giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đang tiến triển tốt. text: Ông Biden, 76 tuổi, từng là phó tổng thống thời Barack Obama trong tám năm Bà Lucy Flores, cựu quan chức lập pháp của tiểu bang Nevada, nói rằng ông Biden đã hôn lên gáy của bà trong một sự kiện của chiến dịch. Mỹ: Kirsten Gillibrand tranh cử tổng thống Joe Biden nhận Huân chương Tự do Nhìn lại di sản nhiệm kỳ tổng thống Obama Một phụ nữ thứ hai, bà Amy Lappos, cho biết ông Biden đã có hành vi không đúng mực khi chạm vào mặt bà bằng cả hai tay và cọ mũi với bà vào một thập kỷ trước. Ông Biden, 76 tuổi, từng là phó tổng thống thời Barack Obama trong tám năm. Cựu thượng nghị sĩ Delaware được coi là ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng dù ông không tuyên bố tranh cử. Các cáo buộc Các cáo buộc lần đầu tiên xuất hiện hôm 29/3 trong một bài báo mà bà Flores viết cho tạp chí The Cut. Thời điểm năm 2014, bà Flores đang tranh cử với tư cách là ứng viên Dân chủ cho chức thống đốc bang Nevada, phó tổng thống đến trợ giúp cho chiến dịch của bà. Khi bà chuẩn bị lên sân khấu, bà Flores nói rằng ông Biden đặt hai tay lên vai từ phía sau. "Ông ấy cúi xuống và hít mùi tóc tôi. Tôi phát ngượng", bà viết. "Ông ấy đặt một nụ hôn ngay gáy tôi. Tôi đã không thể hiểu nổi những gì đang xảy ra." Bà viết thêm: "Tôi chưa bao giờ phải hứng chịu hành vi không đúng mực trắng trợn đến thế." Bà Lucy Flores cáo buộc ông Biden đã hôn sau gáy bà tại một sự kiện trong chiến dịch năm 2014 Hôm 1/4 lại có thêm cáo buộc thứ hai. Bà Amy Lappos, cựu trợ lý của nghị sĩ Dân chủ Jim Hines của bang Connecticut, cho biết ông Biden đã cố tình chạm vào bà trong buổi gây quỹ ở tư dinh tại Hartford, Connecticut, vào tháng 10/2009. Bà nói với tờ Hartford Courant rằng vị phó tổng thống lúc đó bước vào bếp để cảm ơn nhóm phụ tá, trước khi quàng cả hai tay quanh mặt và kéo bà sát vào để cọ mũi hai người với nhau. Thông cáo của bà Lappos, năm nay 43 tuổi, viết: "Bày tỏ tình cảm theo cách không được trông đợi là không ổn. Xem phụ nữ như đồ vật là không ổn." Bà kêu gọi ông Biden không tranh cử và dành cơ hội đó cho một trong số nhiều ứng viên nữ. Ông Biden phản hồi thế nào? Người phát ngôn của ông Biden, Bill Russo, ban đầu nói cả phó tổng thống lẫn nhân viên của ông đều không có ý niệm về chuyện bà Flores "lúc nào cũng không thoải mái" và rằng họ cũng không nhớ được những gì bà mô tả. Nhưng hôm 31/3, ông Biden phát đi thông cáo và hứa sẽ "lưu ý" đến bà Flores - trong khi nhắc lại rằng ông không nhớ vụ việc. "Trong nhiều năm tham gia các chiến dịch vận động và trong cuộc đời công chức, tôi có vô số cái bắt tay, những cái ôm, bày tỏ tình cảm, sự ủng hộ và sự thoải mái. Và chưa lần nào tôi tin rằng mình đã có lúc hành động không đúng mực," thông cáo viết. Joe Biden kêu gọi phát triển công nghệ chữa ung thư Cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden bác cáo buộc hành xử 'không đúng mực' với phụ nữ trước khi ông nhiều khả năng thông báo tranh cử tổng thống năm 2020. text: 'Anh Hai' Nuon Chea (trái) và Khieu Samphan (phải) đều phủ nhận tội ác nhân loại Trong phần bào chữa cuối cùng khá dài, ông Nuon Chea, 87 tuổi và Khieu Samphan, 82, cho rằng mình không liên quan trực tiếp tới các nạn nhân thiệt mạng dưới thời Khmer Đỏ. Ước tính có khoảng hai triệu người thiệt mạng vào thập kỷ 70 ở Campuchia. Bản án có thể sẽ được đưa ra vào đầu năm sau, hai năm sau khi phiên tòa bắt đầu. Nuon Chea là lãnh đạo quyền lực thứ hai của Khmer Đỏ, chỉ sau Pol Pot và Khieu Samphan từng là Chủ tịch Campuchia Dân chủ, tự bào chữa và nhấn mạnh rằng họ hành động với niềm tin mang lại những điều tốt đẹp nhất cho dân tộc, và không hề ý thức được toàn bộ quy mô của việc giết chóc. “Rất dễ để nói rằng tôi phải là người biết mọi thứ, tôi phải hiểu được mọi thứ, và mặc dù tôi đã có thể ngăn chặn hay thay đổi tình hình lúc bấy giờ,” Khieu Samphan nói với tòa với vẻ thách thức vào hôm thứ Năm 31/10, theo hãng tin AP. “Các ngài có thật sự cho rằng đây là điều tôi muốn xảy ra với người dân của tôi? “Thực tế là tôi đã chẳng có quyền lực gì,” ông nói. Nuon Chea – từng được gọi là Anh Hai – bào chữa cho hành động của mình rằng ông chưa bao giờ ra lệnh cho lực lượng của Khmer Đỏ “đối xử tệ hay giết người để cướp đoạt thực phẩm hay diệt chủng.” Nhưng ông ta nhận “trách nhiệm đạo đức” với những người thiệt mạng, nhắc đi nhắc lại những nỗ lực trước đó nhằm tách biệt mình ra khỏi tội ác thực sự. “Tôi thực lòng xin lỗi công chúng, các nạn nhân, các gia đình và toàn thể người dân Campuchia,” ông nói. Vị lãnh đạo một thời giờ yếu ớt nhưng đọc một cách chậm rãi, chắc chắn nhiều trang viết bào chữa cho mình, AP tường thuật. “Tôi ước gì có thể chứng minh được sự hối hận của mình và cầu nguyện cho những linh hồn lạc lối” dưới thời Khmer Đỏ trị, ông nói. 'Tồi tệ hơn quỷ' Đáp lại phần bào chữa của Nuon Chea, bà Bin Sivla, 55 tuổi, bị mất 11 người thân dưới thời Khmer Đỏ, nói “chúng tôi không thể chấp nhận lời xin lỗi này. Ông ta dối trá với chúng tôi. Ông ta muốn được trắng án. Ông ta không hề quan tâm đến người khác,” theo tường thuật của AFP. Phiên tòa bắt đầu từ năm 2006 nhưng mới chỉ kết án chung thân một người là cựu giám đốc nhà tù khét tiếng Kaing Guek Eav “Nếu ông ta không ra lệnh, thì làm sao quân dưới quyền dám giết,” bà nói, và tả các thủ lĩnh Khmer Đỏ là “tồi tệ hơn quỷ”. “Quỷ dữ cũng chỉ giết vài người, nhưng họ đã giết hàng triệu người.” Hai người khác cũng phải đối mặt với bản án cùng với Nuon Chea và Khieu Samphan. Nhưng Ieng Thirith, 80 tuổi, từng là bộ trưởng phụ trách các vấn đề xã hội, được thả sau khi tòa phán quyết rằng bà không đủ sức khỏe để hầu tòa do bệnh tật. Chồng bà, cựu lãnh đạo hàng đầu và là ngoại trưởng của Khmer Đỏ, Ieng Sary, qua đời trong thời gian xử án ở tuổi 87. Lãnh đạo Khmer Đỏ Polpot qua đời năm 1998. Tòa án được lập ra từ năm 2006 nhưng chỉ mới kết án một người. Ông Kaing Guek Eav, thường được gọi là Duch, bị án tù chung thân do vai trò lãnh đạo nhà tù nổi tiếng Tuol Sleng, nơi hàng ngàn tù nhân bị giết chóc. Thế nhưng chính tòa án cũng gặp khó khăn, khi một số công nhân viên đình công do không được trả lương hồi tháng 9/2013. Các nhóm vận động quyền và các nhà chiến dịch đã chỉ trích tốc độ của quá trình xử án và bày to lo sợ rằng tuổi tác của hai bị cáo còn lại có thể khiến luật pháp không được thực thi. Phiên xử hai thủ lĩnh Khmer Đỏ cuối cùng còn sống đã kết thúc với lời chối tội ác chống nhân loại của các bị cáo. text: Ông Nghị nói Hà Nội 'đang ngày càng phát triển lớn mạnh về mọi mặt' Trong phỏng vấn được đăng ngay trước đại hội đảng bộ của Hà Nội, vốn sẽ diễn ra từ 31/10-3/11, ông Nghị đưa ra một bức tranh lạc quan về sự phát triển của trung tâm chính trị ở Việt Nam. Tổng sản phẩm bình quân của thành phố, vị bí thư nói, hiện ở mức 27,6 tỷ đô la với tốc độ tăng trưởng 9,2% trong giai đoạn 2011-2015. Ông Nghị cũng nói thu ngân sách trong năm năm gần đây đạt hơn 714.000 tỷ đồng, tăng hơn 7% mỗi năm. Người đứng đầu về Đảng tại Hà Nội cũng nói về chuyện sáp nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc trước đây cùng bốn xã của huyện Lương Sơn từng thuộc tỉnh Hòa Bình vào Hà Nội: "Đó là một cuộc kiến tạo mang tầm vóc lớn lao, mở ra một chặng đường phát triển mới cho Thủ đô. Rồi Thăng Long- Hà Nội tròn 1000 năm tuổi, thời khắc ngàn năm mới có một lần," ông Nghị nói. "Một trong những yêu cầu cực kỳ quan trọng bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của hệ thống chính trị ở Thủ đô là phải duy trì được sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng bộ và sự đồng thuận trong nhân dân. "Khi thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội, Đảng bộ thành phố đã xác định phương châm "Đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm", tất cả vì công việc chung, vì sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô của đất nước. "Phương châm đó đã được quán triệt, thực hiện nghiêm trong cả hệ thống chính trị và nhờ thế, 7 năm sau ngày hợp nhất, Hà Nội đang ngày càng phát triển lớn mạnh về mọi mặt." 'Hà Nội yếu kém nhất' Nhưng cách nhìn về thủ đô của ông Phạm Quang nghị đã bị thách thức bởi một cựu quan chức đóng tại Hà Nội. Trong bản 'đóng góp ý kiến vào dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng XII' được Đài Tiếng nói Việt Nam đăng tải, ông Nguyễn Hữu Oanh, nguyên Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ nhận định: "Tôi cho rằng, trong phát triển đô thị hiện nay, phát triển đô thị của thủ đô Hà Nội là yếu kém nhất. "Trong 5 năm qua, thành phố Đà Nẵng, TP HCM, Huế… mỗi lần chúng ta đi qua đều thấy có thay đổi tích cực. "Nhưng ở Thủ đô Hà Nội, càng ngày càng yếu kém trong phát triển. Không có thủ đô của một nước nào, diện tích đất nông nghiệp nhiều hơn diện tích đất công nghiệp, người làm nông nghiệp nhiều hơn người làm công nghiệp." Ông Oanh cũng được dẫn lời nói thêm: "Không có thủ đô nào ngay trong trung tâm hành chính quốc gia xây xong 25 tầng mà ông đô trưởng mới biết, mới yêu cầu các cấp kiểm tra? Sau đó mới tính toán việc cắt tầng. "Đây không phải là lần đầu tiên trường hợp này xảy ra ở Thủ đô, mà trước đó là tòa nhà ở Đào Duy Anh cũng bị cắt ngọn." Vị bí thư Hà Nội cũng từng bị chỉ trích trong vụ hàng ngàn cây xanh bị đốn hạ trong khi mẫu tàu điện trên cao vừa được công bố đã bị "dân chê xấu và sợ kém an toàn" theo báo địa phương. Đại hội Đảng bộ Hà Nội sẽ không bầu người thay thế ông Phạm Quang Nghị vì chức này sẽ do Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định, phản ánh tầm quan trọng của chức vụ về Đảng cao nhất tại thủ đô Việt Nam. Bí thư Phạm Quang Nghị nói thu nhập bình quân của người dân Hà Nội nay đã đạt 3.600 đô la một năm và thành phố này 'ngày càng phát triển' sau khi sáp nhập Hà Tây vào. text: Bà Lagarde nói hiện đang có rủi ro nền kinh tế sẽ có mức tăng trưởng âm trong mùa thu năm nay. Trong quý hai năm 2008 kinh tế Pháp đã thụt lùi 0.3%. Nếu tăng trưởng âm trong quý hai này Pháp sẽ rơi vào đúng định nghĩa của suy thoái, đó là hai quý GDP đi thụt lùi. Tuy nhiên bà bộ trưởng tài chánh cố tình tránh dùng chữ "suy thoái". Trong một tuyên cáo bà Lagarde nói: "Rủi ro tăng trưởng âm trong mùa thu năm nay, để thành hai quý liên tiếp, là hoàn toàn có cơ sở xảy ra." Tranh luận về suy thoái Giữa lúc bà Lagarde đưa ra phát biểu như vậy Sở thống kê Pháp đánh giá nền kinh tế quốc gia sẽ co lại 0.1% trong quý ba và quý tư năm nay. Tuần qua tổng thống Nicolas Sarkozy thừa nhận kinh tế Pháp đang đi vào suy thoái, tuy nhiên các chính trị gia khác tìm cách tránh dù từ này. Giám đốc Sở Thống kê Pháp, Eric Dubois, nói có thể còn quá sớm để dùng đến từ suy thoái. "Từ mà chúng ta nên dùng là tăng trưởng chậm lại. Khi ai đó nói rằng kinh tế không còn tăng trưởng nữa, tự chúng tôi coi đó như là một lời chỉ trích." Rủi ro quá lớn Dự báo của Sở Thống kê Pháp (INSEE) đã gây ra cuộc tranh luận về định nghĩa của suy thoái. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Âu châu, Jean-Claude Trichet, từ chối không gọi Pháp và một số nước trong khu vực đồng tiền euro là đang bị suy thoái. Ông nói: "Chuyên gia của ECB cho chúng ta biết rằng tăng trưởng đã chậm lại rất nhiều. Tôi không dùng một từ nào khác để thay thế nó. Tăng trưởng chậm lại có thể kèm theo rủi ro không tăng trưởng hay tăng trưởng thụt lùi." Quan chức chính phủ nhấn mạnh Pháp chưa rơi vào một cuộc suy thoái vì nhìn rộng ra trong năm 2008, tăng trưởng chung của nền kinh tế Pháp vẫn tích cực, khoảng 1% phần trăm. Thứ Bảy (4/10) tại Paris chính phủ Pháp sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh kinh tế gồm bốn nền kinh tế hàng đầu khối EU, đó là Pháp, Anh, Đức và Ý. Theo bộ trưởng Tài chánh Christine Lagarde có khả năng kinh tế Pháp sẽ co lại trong hai quý liên tiếp. text: Trước đó, một phó tổng biên tập khác là ông Trương Quang Vĩnh cũng bị điều động đi nhận công tác khác tại Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh. Nhà báo 58 tuổi cho biết sẽ đảm nhận vị trí mới là chuyên viên cao cấp của tờ báo, phụ trách đơn thuần về chuyên môn. Theo ông Phước, việc ông rời nhiệm vụ phó tổng biên tập không liên quan trực tiếp tới việc hai phóng viên báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên bị bắt vì đưa tin vụ PMU18. Ông Phước nói đã đảm nhiệm vị trí phó tổng biên tập bốn nhiệm kỳ, và theo hành chính thì ông chỉ được phép trên cương vị đó hai nhiệm kỳ. Ông nói với BBC: “Đây là khoảng thời gian tôi bàn giao công việc cho người khác. Tới năm 2010 tôi sẽ rời Tuổi Trẻ, và trở thành nhà báo chuyên nghiệp không phụ thuộc vào bất kỳ ai”. Người lên thay thế ông Phước đảm trách xử lý các vấn đề nội dung của tờ báo là ông Bùi Thanh - người từng có phản ứng mạnh sau vụ hai phóng viên bị bắt. Tuổi Trẻ, một trong các nhật báo có lượng phát hành lớn nhất Việt Nam, thời gian qua đã trải qua nhiều sóng gió. Thử thách Thành Đoàn TPHCM, cơ quan chủ quản của tờ báo và là nơi ra quyết định thay đổi nhân sự của Tuổi Trẻ, thời gian qua có nhiều động thái tăng cường kiểm soát tờ báo vốn được coi là cấp tiến tại Việt Nam. Ông Trương Quang Vĩnh nhận quyết định chuyển công tác từ cuối năm ngoái. Việc hai phó tổng biên tập ra đi không thể xảy ra nếu không có sự đồng ý hoặc yêu cầu từ Thành ủy TPHCM và các cấp cao hơn trong hệ thống. Về thách thức và những thay đổi của báo Tuổi Trẻ, ông Phước cho rằng điều đó phụ thuộc vào “những người đảm đương công việc sau này”. “Cái khó nhất là làm việc và được sự thừa nhận của cộng đồng.” Ông nói: “Làm báo lúc nào cũng khó khăn, chưa bao giờ là dễ dàng. Làm việc như một nhà báo thực sự thì đây là thời điểm thử thách.” “Đây là thời điểm độc giả theo dõi xem nhà báo nào ra nhà báo, hay tờ báo nào ra tờ báo. Tất cả đều bị thử thách.” Ông Huỳnh Sơn Phước cho BBC biết ông chính thức không còn là Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ từ ngày 1/7. text: Oliver Stone, người từng phục vụ trong bộ binh Mỹ tại Việt Nam trước 1975, có ba ngày đến Việt Nam và ra thăm làng Mỹ Lai ở tỉnh Quảng Ngãi hôm thứ Năm 06.09.2007. Ông Oliver Stone, người được giải Oscar cho các phim “Trung Đội” (Platoon), và “Sinh ngày Bốn tháng Bảy" (Born on the Fourth of July) được trích dẫn nói rằng ông muốn tận mắt thấy "cánh đồng chết". Cùng đi với ông có nhà sản xuất chương trình John Kilik. Báo chí Việt Nam cho hay tên phim sẽ là “Pinkville”, vốn là tên các lính Mỹ gọi làng Mỹ Lai trong những đợt hành quân. Vụ thảm sát xảy ra ngày 16.03.1968, giết chết 504 thường dân, đa số là người già, phụ nữ và trẻ em. Vụ việc đã gây chấn động dư luận Hoa Kỳ và góp phần tạo sức mạnh cho phong trào phản chiến đòi Hoa Kỳ rút quân khỏi Nam Việt Nam. Sĩ quan duy nhất chịu hình phạt trong vụ thảm sát là trung úy William Calley, người bị tù giam đúng bốn tháng rưỡi. Thăm thực địa Ông Oliver Stone đã tới Đà Nẵng vào trưa hôm thứ Tư, tuy nhiên ông đã không dừng ở Đà Nẵng mà đi thẳng vào Quảng Ngãi, nghỉ đêm tại khách sạn Trung tâm và sáng hôm nay ông đã đến thăm làng Sơn Mỹ cùng bảo tàng chứng tích chiến tranh. Ông Phạm Thành Công, giám đốc bảo tàng và cũng là một trong các nạn nhân của vụ thảm sát Mỹ Lai nói rằng chính ông đã "động viên" đạo diễn Oliver Stone nên thực hiện cuốn phim này vì hai lý do. Lý do thứ nhất theo ông Công là "để cảnh báo sự tàn ác của giặc Mỹ xăm lược đã gây tội lỗi đối với đồng bào Sơn Mỹ nói riêng và toàn thể người Việt Nam nói chung". Lý do thứ nhì là "để cảnh báo về khả năng quân đội Mỹ có thể sẽ làm trong tương lai và để bảo vệ hòa bình trên thế giới và đồng thời giáo dục thế hệ mai sau". Tuy nhiên điều cần nói là cho dù có khảo sát thực tế như vậy, chưa chắc bộ phim trong tương lai của Oliver Stone sẽ được dàn dựng ở chính địa điểm này. Được biết phim "Pinkville" sẽ có diễn viên danh tiếng Bruce Willis đóng vai tướng William R. Peers, người chỉ huy cuộc điều tra về vụ Mỹ Lai. Diễn viên trẻ Channing Tatum, 27 tuổi, thủ vai phi công Hugh Thompson Jr, người đã phản đối vụ tàn sát. Còn vai viên chỉ huy vụ thảm sát, đại úy Earnest Medina, là do diễn viên Michael Pena thể hiện. Theo dự kiến phim Pinkville sẽ bấm máy vào năm 2008. Đạo diễn lừng danh Oliver Stone trở lại Mỹ Lai để tìm hiểu việc dựng một bộ phim về vụ thảm sát do quân nhân Mỹ gây ra hồi chiến tranh Việt Nam. text: Ông Samak nói trong bài phát biểu hàng tuần trên truyền hình rằng Thái Lan có rất nhiều gạo. Thái Lan hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Ông Samak được hãng thông tấn AFP trích lời nói "Thái Lan sẽ không công bố lệnh cấm xuất khẩu gạo bởi một lệnh như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới uy tín của chúng tôi". Ông giải thích là nhà nông Thái Lan hiện bắt đầu gieo trồng năm vụ trong hai năm, tức là tăng so với trước đây mỗi năm chỉ có hai vụ. Nhu cầu về gạo Thái Lan tăng sau khi hai nước xuất khẩu gạo chính là Việt Nam và Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo để đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu nội địa. Gần đây Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định rằng thời thực phẩm giá rẻ đã qua. Giám đốc Điều hành ADB Rajat Nag nói một loạt các yếu tố đã góp phần đẩy giá lương thực lên và thậm chí nếu giá có đứng ở mức như hiện nay thì cũng khó quay lại mức trước đây. Ông Nag được trích lời nói: "Chúng ta phải chấp nhận thực tế là kỷ nguyên lương thực giá rẻ đã qua". ADB nói vào tuần trước rằng giá lương thực tăng cao đã và đang làm cản trở nỗ lực giảm nghèo; một số nước có thể sẽ cần viện trợ để cung cấp lương thực cho hàng triệu người thiếu ăn. Thế nhưng Giám đốc Điều hành ADB cũng nói rằng ông không nghĩ sẽ xảy ra nạn đói. Nói một cách khác là lương thực phải được chuyển từ những nơi đầy đủ tới cho những chỗ thiếu hụt. Ông Nag nói rằng trong khi nguồn cung của gạo tại châu Á hiện ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên qua, ADB tin rằng vẫn sẽ có đủ để đáp ứng nhu cầu. Thủ tướng Thái Lan Samak Sundaravej hứa sẽ không cắt xuất khẩu gạo trong bối cảnh giá gạo Á châu tăng. text: Dịch vụ Internet qua vệ tinh có thể khai trương vào nửa sau 2016 Với sự hợp tác của tập đoàn Pháp Eutelsat, Facebook hy vọng vệ tinh đầu tiên sẽ được đưa lên quỹ đạo vào năm 2016. Zuckerberg viết trên Facebook: "Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để kết nối toàn thế giới, ngay cả khi để làm việc đó phải ra ngoài Trái đất của chúng ta". Đây là một phần trong dự án Internet.org của Facebook, vốn bị chỉ trích nặng nề tại nhiều quốc gia. Ở một số nước, nhất là Ấn Độ, các công ty phản ứng giận dữ vì cho rằng dự án này mang lại cho Facebook và các đối tác thế cạnh tranh không lành mạnh tại các thị trường internet đang phát triển. Dự án Internet.org đang thử nghiệm các cách thức khác nhau nhằm cung cấp dịch vụ internet tới các nơi xa xôi. Mới đây, Facebook cũng công bố ý tưởng sử dụng thiết bị không người lái để kết nối dưới mặt đất. Tiếp cận internet Sáng kiến mới của Facebook nhằm sử dụng công nghệ vệ tinh hiện đại để giúp tiếp cận internet một cách rẻ tiền. Zuckerberg viết: "Trong năm vừa qua, Facebook đã tìm hiểu cách thức sử dụng máy bay và vệ tinh để cung cấp internet từ trên không xuống các cộng đồng". "Để kết nối những người sống ở các khu vực xa xôi, cơ sở hạ tầng truyền thống tỏ ra khó khăn và không hiệu quả nên chúng ta cần phát minh ra các công nghệ mới." Trong một thông cáo, Eutelsat cho hay người sử dụng dưới mặt đất có thể sử dụng các thiết bị sẵn có để tiếp cận dịch vụ khi nó được khai trương vào nửa thứ hai của 2016. "Eutelsat và Facebook sẽ đưa ra các dịch vụ Internet nhằm giúp thỏa mãn nhu cầu kết nối của người dùng ở châu Phi ngoài các hệ thống cố định và di động trên mặt đất." Một số công ty đã cung cấp dịch vụ Internet qua vệ tinh nhưng giá cả đắt đỏ ngoài tầm của người dân các nước đang phát triển. Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg loan báo kế hoạch phóng vệ tinh nhằm cung cấp internet cho các vùng xa ở châu Phi. text: Báo chí Việt Nam loan tin tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã gửi giấy triệu tập 10 nhân chứng. Trong khi đó, tin cho hay sẽ có 2 phó chủ nhiệm ủy ban TDTT được bổ sung. Chủ tọa phiên tòa sẽ là thẩm phán Hoàng Tân Thanh (Chánh tòa hình sự TAND TP Hà Nội). Phiên xử sẽ diễn ra với hình thức xử kín, và không cho phép phóng viên tham dự phiên xét xử, không được quay phim, chụp ảnh phiên toà. Theo bản tin của báo Người Lao Động, "một số vị lãnh đạo quan tâm đến vụ án sẽ được chứng kiến gián tiếp phiên xét xử thông qua máy quay camera, tại gian phòng bên cạnh phòng xử." Các nhà báo đưa tin sẽ chỉ được phép tham dự buổi tuyên án, diễn ra lúc ba giờ chiều cùng ngày. Có lãnh đạo mới Trong khi đó, một công văn của thủ tướng Việt Nam vừa đồng ý cho ủy ban TDTT bổ sung hai phó chủ nhiệm cho ủy ban. Cho đến hiện nay, ủy ban TDTT chỉ có một Phó chủ nhiệm là ông Nguyễn Trọng Hỷ, sau khi nguyên phó chủ nhiệm Lương Quốc Dũng bị cách chức. Khi đã lựa chọn được người, dự kiến hai nhân sự mới sẽ bắt đầu công tác từ đầu năm sau. Gây chú ý Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao Việt Nam Lương Quốc Dũng đã bị bắt giam từ ngày 19/2 năm nay. Ngày 16/2, các báo ở Việt Nam đồng loạt đưa tin một cán bộ Ủy ban Thể dục Thể thao Việt Nam xâm hại tình dục trẻ em và chỉ trong ba ngày sau đó, các tình tiết được đưa ra tới tấp cùng với cuộc điều tra của cơ quan chức năng, dẫn tới việc công an Hà Nội bắt tạm giam ông Lương Quốc Dũng từ đó tới nay. Tóm tắt sự việc theo mô tả của báo chí trong nước, ông Lương Quốc Dũng, qua môi giới của một phụ nữ, đã có hành vi giao cấu với một em gái mới 13 tuổi tại một khách sạn ở thủ đô hồi cuối tháng 12 năm 2003. Cơ quan điều tra kết luận là có hành động cưỡng bức tình dục trẻ em vị thành niên. Dư luận phẫn nộ Một số tường thuật, phỏng vấn đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng đã khiến cho các vị lãnh đạo Ủy ban Thể dục Thể thao, như Bộ trưởng chủ nhiệm Nguyễn Danh Thái thốt lên là thấy "bất ngờ và sốc"; còn một vị lão thành cách mạng ở trong nước thì bức xúc đến nỗi đang ốm cũng phải ngồi dậy viết bài phản đối. Phản ứng đầu tiên của dư luận, là bất bình và quan ngại, đồng thời đòi hỏi phải xử lý nghiêm khắc vị quan chức đã phạm tội này. Tuy nhiên dư luận đã không chỉ dừng ở đó. Một thời gian sau khi ông Lương Quốc Dũng đã bị tạm giam, lại rộ lên nhiều thông tin, tuy lần này không chính thức và cũng không được đăng tải trên mặt báo, rằng xâm hại tình dục trẻ em chỉ là một trong nhiều sai phạm lớn của ông Lương Quốc Dũng, người từng giữ chức phó chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục - Thể thao từ năm 1998 và đã nắm quyền phụ trách mảng tài chính và cơ sở vật chất cho Thế Vận hội Đông Nam Á SEA Games 2003. Một chi tiết đã được công khai là có hiện tượng "chạy tội" bằng cách chi tiền cho gia đình nạn nhân do một nhân viên của Ủy ban Thể dục Thể thao thực hiện, đã làm người dân suy luận rằng vụ này có thể còn liên quan tới nhiều nhân vật khác của Ủy ban. Có thể nói, chức vụ cao cấp và vị trí của ông Lương Quốc Dũng đã khiến cho một vụ án từ đơn giản trở thành phức tạp, như lời chính luật sư bào chữa cho ông Dũng - luật sư Nguyễn Huy Thiệp, phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội. "Thực ra đây không phải là một vụ khó, nhưng lại có điểm nhạy cảm là nó liên quan tới một quan chức cao cấp," ông Thiệp nói. "Tất nhiên là có áp lực lên các luật sư bào chữa vụ này, và do vậy, chúng tôi phải thận trọng." Luật sư Thiệp cho đài BBC biết trong những lần tiếp xúc với bị cáo để chuẩn bị cho phiên sơ thẩm, tình trạng sức khỏe và tâm lý của ông Lương Quốc Dũng tốt, ông tỏ ra hiểu những gì mình đã làm. Phiên tòa xét xử ông Lương Quốc Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm ủy ban TDTT Quốc gia, về cáo buộc 'hiếp dâm trẻ em' sẽ diễn ra vào ngày 28-10 ở Hà Nội. text: Indonesia đánh đắm ba tàu cá không có người của Việt Nam hôm 5/12/2014 để cảnh cáo Hai ông tham dự cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Asean hai ngày ở Sunnylands, California. Trong cuộc gặp song phương ngày 15/2, hai người bàn về hợp tác kinh tế, chuyến thăm sắp tới của ông Joko và đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế trên biển giữa hai nước. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết lãnh đạo Việt Nam cam kết sẽ sớm giải quyết vấn đề. Thông cáo của phía Indonesia cho biết hai nước tới nay đã họp bảy lần về việc này. Lần gần đây nhất là tháng 12 năm ngoái tại Hà Nội. Tháng Tư năm 2015, khi tiếp ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói hai nước cần thúc đẩy đàm phán. Ông Dũng cũng được dẫn lời khi đó: “Trong khi chưa kết thúc đàm phán, mong muốn phía Indonesia trên tinh thần quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược sẽ đối xử nhân đạo với ngư dân Việt Nam và tàu thuyền đánh bắt cá vi phạm vùng biển của Indonesia.” Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết giải quyết biên giới biển là một trong các mục tiêu đối ngoại của Indonesia. Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã thảo luận với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng về vùng đặc quyền kinh tế, khi gặp nhau ở California. text: Tổng thống Joko Widodo trong một cuộc họp báo hồi 10/2019 Ông Widodo nói với các phóng viên trên đảo Natuna Besar thuộc Quần đảo Natuna rằng vùng biển này hoàn toàn thuộc về Indonesia, và đây là điều không thể đàm phán. Indonesia điều chiến đấu cơ, tàu chiến đối phó TQ Biển Đông: Jakarta bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh Biển Đông: Indonesia bắt tàu cá VN, phản đối tàu TQ "Tôi đã nói nhiều lần rằng Natuna là lãnh thổ thuộc chủ quyền của chúng tôi," ông Widodo nói. "Không có gì phải tranh cãi thêm. Về mặt thực tế, về mặt pháp lý, Natuna là Indonesia." Ông Widodo cũng gặp các ngư dân trên đảo. Tình hình vẫn đang rất căng thẳng trong khu vực. Cuộc đối đầu nổ ra từ giữa tháng Mười Hai, khi một tàu tuần duyên Trung Quốc hộ tống các tàu cá tiến vào vùng biển ngoài khơi Quần đảo Natuna ở miền bắc Indonesia. Đây là nơi Indonesia nói hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình theo Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS). Jakarta đã triệu tập đại sứ Trung Quốc lên để phản đối mạnh mẽ. Lực lượng an ninh thuộc Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia tuần tra trên biển quanh Quần đảo Natuna hồi 8/2016 sau một loạt các cuộc đối đầu với tàu Trung Quốc ở vùng EEZ của Indonesia nhưng Bắc Kinh coi là "ngư trường đánh bắt truyền thống" của mình Trong hôm thứ Hai và thứ Ba, Indonesia đã triển khai bốn chiến đấu cơ và tăng cường bốn tàu chiến tới tuần tra ở vùng biển quanh Quần đảo Natuna. "Tuy nhiên, người của chúng tôi đã được yêu cầu rằng chúng tôi sẽ không có những hành động khiêu khích mà chỉ bảo vệ lãnh thổ của mình," Thiếu tướng Không quân Ronny Irianto Moningka nói. Giới chức Indonesia nói tính đến hôm Chủ nhật 5/1 có khoảng 30 tàu Trung Quốc ở vùng biển này và không chịu rời đi, hãng thông tấn Antara của Indonesia tường thuật. "Các tàu này được hai tàu tuần duyên và một tàu kiểm ngư Trung Quốc hộ tống," Margono, phó đề đốc hải quân Indonesia được trang tin Bernar News dẫn lời nói. Ông Margono nói các tàu Indonesia sẽ ở lại cho tới khi phía Trung Quốc rời khỏi EEZ của Indonesia. Hôm 7/1 Indonesia điều bốn chiến đấu cơ F-16 tới tuần tra ở vùng biển quanh Quần đảo Natuna (hình minh họa) Tin cho hay trong hôm thứ Tư, có ít nhất một tàu tuần duyên Trung Quốc hiện diện trong khu vực, và 10 tàu Indonesia tiến hành tuần tra. Hôm thứ Ba 7/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Bắc Kinh đã "mở các kênh ngoại giao" với Indonesia kể từ khi vụ việc phát sinh, và nói "cả hai quốc gia cần phải gánh vác trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực". Hôm 31/12, Bắc Kinh tuyên bố vùng biển đó là thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi mà Trung Quốc nói rằng họ có chủ quyền. Trung Quốc cũng nói rằng cả Trung Quốc và Indonesia đang có các hoạt động nghề cá "bình thường" tại đó vùng biển mà Jakarta đề cập đến. Nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dường như lui bước với việc làm giảm nhẹ mức độ trầm trọng của vụ việc và nói "không có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ" giữa Bắc Kinh với Jakarta, tuy hai bên có "những tuyên bố về quyền khai thác biển chồng lấn" ở Biển Đông. Trung Quốc không đòi Quần đảo Natuna, nhưng nói họ có quyền đánh bắt cá ở các vùng biển nằm trong Đường Chín Đoạn, một tuyên bố không được quốc tế công nhận. Tổng thống Indonesia hôm thứ Tư tới thăm một hòn đảo nằm trong vùng biển đang có tranh cãi với Trung Quốc, nhằm xác quyết chủ quyền của Indonesia. text: BBC tiếng Việt đã phỏng vấn ông Ernest Bower, một chuyên gia theo dõi quan hệ Mỹ Việt lâu năm và hiện là cố vấn cao cấp cho viện nghiên cứu có uy tín này. BBC: Thưa ông, trong chừng mực nào có thể coi chuyến đi của Chủ tịch Sang tới Hoa Kỳ là có giá trị lịch sử? Tôi cho rằng quan hệ Mỹ-Việt có thể là đã đạt tới gần tầm cao kể từ khi hai nước tái lập quan hệ vào đầu thập niên 1990. Tôi cũng nghĩ rằng việc người đứng đầu nhà nước Việt Nam xuất hiện tại một viện nghiên cứu có tầm cỡ tại Washington với một bài thuyết trình về chính sách, về địa chính trị, về chiến lược là việc mà dường như là từ trước tới nay chưa từng có tại đây. BBC:Các quyết định có ‎mức độ quan trọng về kinh tế và chính trị cần phải đạt được sự đồng thuận của các thành viên Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông có nghĩ rằng Chủ tịch Sang có thể tiếp thị được, và tiếp thị có hiệu quả, khi ông trở về nước từ những gì mà Tổng thống Obama chào hàng trong chuyến đi này hay không? Đó là câu hỏi khó để trả lời. Có thể chỉ có những lá phiếu của Bộ Chính Trị mới có thể trả lời được câu hỏi này. Nhưng đó là câu hỏi hay, và tôi nghĩ rằng Washington đang đặt cược vào tầm quan trọng của việc tạo đà và khích lệ đối với những thành viên của Bộ Chính Trị và Ủy viên Trung ương Đảng muốn đi xa hơn trong quan hệ hai nước và tiến thêm nữa trong những bước cải cách. Và đó là vì sao Tòa Bạch Ốc, tôi tin chắc rằng, đã tính toán là lúc này là thời điểm đúng để mời Chủ tịch Sang tới Washington. BBC:Vào đúng ngày Chủ tịch Sang tới Washington chúng ta thấy một số dân biểu Hoa Kỳ họp báo để lên án Hà Nội về thực trạng nhân quyền. Nhưng khó có thể hình dung Tổng thống Obama sẽ rao giảng về nhân quyền khi ông gặp người tương nhiệm phía Việt Nam. Tôi nghĩ là nhân quyền là một phần rất quan trọng trong quan hệ song phương. Tôi đã nghiên cứu và làm việc về các chủ đề liên quan tới quan hệ Mỹ-Việt được khoảng 25 năm qua. Tôi phải nói rằng tôi thấy giới lãnh đạo của Việt Nam đang sẵn lòng hơn trong việc đối thoại và bàn thảo chủ đề nhân quyền và tự do tôn giáo so với trước đây. Tuy vậy cũng phải nói rằng vẫn còn những vấn đề rất nghiêm trọng. Quan hệ đôi bên nay có thêm nhiều việc cần làm và phải giải quyết, và quan hệ không chỉ là về chủ đề nhân quyền mặc dù nhân quyền luôn luôn là ưu tiên cao nhất của Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng Việt Nam hiểu điều đó. Hy vọng là Tổng thống Obama sẽ không trong tâm trạng muốn rao giảng. Tôi nghĩ rằng ông sẽ bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Ông Obama sẽ yêu cầu người đồng nhiệm, Chủ tịch Sang, lắng nghe một cách nghiêm túc và ủng hộ ông cũng như có hành động theo hướng đi như thả một số tù nhân chính trị, là những người bị ngồi tù vì những nỗ lực của họ trên truyền thông cũng như ngồi tù vì tín ngưỡng tôn giáo. Vì vậy đó là chủ đề rất quan trọng. Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng chủ đề nhân quyền được đặt trong bối cảnh rộng hơn trong quan hệ, theo đó Hoa Kỳ xem Việt Nam là tiếng nói quan trọng trong việc phân tích tình hình trong khu vực và coi Việt Nam là một đối tác quan trọng về mậu dịch. BBC:Việt Nam đã có hợp tác chiến lược với khá nhiều nước rồi. Vậy một quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ, nếu có, có ý nghĩa gì? Việt Nam là nước có thể xem đã nhận thức được rằng sự ổn định về kinh tế và an ninh quốc gia phụ thuộc vào sự ổn định và thịnh vượng trong vùng, và có thể là hiểu điều đó còn nhiều hơn nước khác vì Việt Nam quá gần đường biên với Trung Quốc và vì yếu tố lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam hiểu rất rõ rằng về bất kỳ động thái nào của Trung Quốc dựa trên sức mạnh kinh tế mới thu lượm được và dùng sức mạnh đó để lấn át láng giềng về các chủ đề liên quan tới chủ quyền và tranh chấp lãnh thổ. Tôi cho rằng cả Việt Nam lẫn Nhật Bản đều lo ngại không biết Trung Quốc nghĩ gì và muốn sử dụng sức mạnh của họ thế nào. Và thậm chí Myanmar cũng có những câu hỏi tương tự đối với Trung Quốc. Và khi nhận thức được vấn đề này thì Việt Nam nghĩ về việc cân bằng chiến lược và sự tin cậy. Cá nhân tôi luôn nghĩ rằng Việt Nam có quan điểm rằng họ muốn Trung Quốc tham gia vào khuôn khổ hợp tác trong vùng như Thượng đỉnh Đông Á (Diễn đàn thường niên của 16 nước Đông Á) và các cơ chế hợp tác khác và cùng bàn thảo luật lệ với láng giềng của họ và tuân thủ các luật lệ đó thay vì tự Trung Quốc đặt ra luật lệ riêng. BBC:Hoa Kỳ có thực sự cần Việt Nam về phương diện kinh tế và quân sự hay không? Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ có cần Việt Nam. Hoa Kỳ cần Việt Nam vì chiến lược của Hoa Kỳ ít nhất dựa vào một phần đó là ASEAN mạnh mẽ. ASEAN có nền móng vững chắc là điểm tựa cân bằng cho kiến trúc vùng kiểu mới trong Thượng đỉnh Đông Á. Nếu thiếu vắng yếu tố lãnh đạo mạnh mẽ của Việt Nam cũng như của ASEAN, là khối hợp tác mà Việt Nam tin tưởng, thì chiến lược của Hoa Kỳ sẽ rất yếu. Do đó Việt Nam quan trọng với Hoa Kỳ vì lý do này và nhiều lý do khác nữa. Vào chiều ngày 25/07/2013, sau khi gặp Tổng thống Barack Obama vào buổi sáng, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ có bài thuyết trình tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). text: Trẻ em Trung Quốc (ảnh chỉ có tính chất minh họa) Theo tờ Daily Mail của Anh video này được thu tại một trường mẫu giáo ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây ở mạn Bắc Trung Quốc. Video cho thấy cô giáo đã tát và xô đẩy một em học sinh 5 tuổi và ba em khác tại trường Mẫu giáo Sky Montessori. Cô giáo, tên Lý Trúc Thanh, đã tát em học sinh mạnh tới mức đầu cháu bé ngật ra đằng sau mỗi lần bị đánh. Vụ việc được biết đến khi cha của cháu bé này về nhà thì thấy má con bị đỏ và sưng vù. Ông đã tới trường đòi xem video an ninh và phát hiện việc cô giáo hành hung học sinh tại đây. Ông cho biết trong vòng nửa tiếng đồng hồ, cô giáo tát con ông 43 lần và đá hai lần. Ông cũng nói thêm cô còn tát một em bé khác 43 lần, một em nữa 27 lần và một em 10 lần cũng trong khoảng thời gian này. Ông cho biết đây không phải là lần đầu tiên con gái ông về nhà với những vết xây sát nhưng khi đó ông nghĩ là con bị xây xát trong khi chơi. “Cô giáo bảo con tôi cộng các số lớn hơn 10. Con gái tôi nói với cô rằng cháu không biết và thế là cô giáo tát cháu,” ông kể. Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết cảnh sát đã bắt cô Lý Trúc Thanh và hiện cô này đang chịu lệnh bắt giam 15 ngày. Vẫn theo Tân Hoa Xã thì cô giáo này đã bị trường đuổi việc và trường mẫu giáo Sky Montessori có 43 học sinh đang theo học tại đây đã bị đóng cửa. Giới chức trách tại Thái Nguyên cho biết họ vừa bắt đầu một cuộc thanh tra kéo dài một tháng tại tất cả các trường mẫu giáo và hứa quyết tâm đóng cửa những trường nào có vấn đề tương tự như thế này. Hình video về Bấm cảnh đánh trẻ này đang thu hút nhiều bình luận của cộng đồng mạng tại Trung Quốc. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Một cô giáo Trung Quốc vừa bị bắt giữ sau khi video an ninh cho thấy cô này đã liên tục tát học sinh tới hơn 120 lần trong vòng nửa tiếng. text: Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1975, một bộ trưởng quốc phòng Việt Nam chính thức thăm Mỹ. Năm 2000, bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là William Cohen trở thành lãnh đạo quân sự Mỹ đầu tiên đến Việt Nam thời hậu chiến. Đài BBC đã phỏng vấn giáo sư Carlyle Thayer, Học viện quốc phòng Úc, về tầm quan trọng của chuyến thăm lần này của bộ trưởng Phạm Văn Trà. Carlyle Thayer: Tầm quan trọng của nó, thứ nhất là cuối cùng thì sau vài năm nay Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam mới đáp lại lời mời của chính quyền trước của Mỹ, thời chính quyền ông Clinton, thành lập một mối liên hệ ở cấp cao. Chuyến viếng thăm này có lẽ đã không được phía Hoa Kỳ chấp nhận nếu như không có sự ngầm hiểu rằng rồi đây sẽ có những hợp tác nhiều hơn nữa ở cấp trung và cấp thấp. Cũng trong thời gian tháng mười một này, một chiến hạm của Mỹ sẽ lần đầu tiên đáp vào cảng Sài gòn kể từ khi cuộc chiến kết thúc và Bộ chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương cũng sẽ tới thăm. Việt Nam cũng đã đưa ra những tín hiệu sẽ tiến tới hợp tác với Hoa Kỳ. Việt Nam là một thành viên của tổ chức ASEAN, và cũng đang bước đi cùng nhịp với tất cả các nước thành viên, đó là hợp tác cũng với Mỹ trong cuộc đấu tranh chống khủng bố. Việt Nam không thể tiếp tục duy trì những nguyên tắc thời Chiến tranh lạnh và thời chiến tranh Việt Nam nữa, mà phải thay đổi cùng thời gian. Và nó đưa ra các tín hiệu về những dự định trong tương lai được phản ánh trong chuyến viếng thăm này và chúng ta có thể sẽ đợi xem sau chuyến viếng thăm này liệu Việt Nam có tăng cường các hợp tác quân sự với Hoa Kỳ hay không. BBC:Trả lời phỏng vấn một tờ báo điện tử của Việt Nam, tờ Vietnam Net, ông Phạm Văn Trà cho biết ngoài việc gặp gỡ làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng, ông Donald Rumsfeld, ông sẽ còn làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao và Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ. Nếu quả như vậy thì ông diễn giải và đánh giá như thế nào về điều này? Cách tôi nhìn nhận chuyện này là như vậy có nghĩa là phía Hoa Kỳ rải thảm đỏ tiếp đón ông Phạm Văn Trà. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam chỉ cần gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Donald Rumsfeld. Nếu ông gặp cả Ngoại trưởng và Cố vấn an ninh quốc gia thì điều đó có nghĩa là Việt Nam đã quyết định sẽ hợp tác nhiều hơn nữa trong các dàn xếp an ninh tại vùng. Nó đã được quyết định từ trước và ông Trà tới Mỹ lần này để củng cố điều đó. Chính phủ của ông Bush cũng chờ đợi rất nhiều từ phía Việt Nam theo sau chuyến viếng thăm này. Do vậy, tôi cho rằng Mỹ chuẩn bị một cuộc tiếp đón trịnh trọng vì Việt Nam tỏ ra sẵn sàng hợp tác hơn rất nhiều so với trong quá khứ. BBC:Về các đề tài sẽ được thảo luận trong chuyến viếng thăm này, ngoài vấn đề người Mỹ mất tích, và vấn đề chất độc màu da cam, liệu theo ông người ta chờ đợi đạt được những gì sau chuyến viếng thăm này? Tôi thấy đây là một trò chơi chính trị thông qua giới truyền thông. MIA là thuộc vấn đề nhân đạo, vốn đã và đang làm từ trước, đây không phải là đề tài quan trọng. Chính trong tháng này vừa diễn ra một hội nghị chưa từng có từ trước tới nay, đó là Hội nghị giữa bốn nước, Hoa Kỳ, Việt Nam, Lào và Campuchia về MIA tổ chức tại Bangkok. Chất độc màu da cam là một vấn đề bấy lâu nay và Hoa Kỳ vẫn đang tài trợ các chương trình nghiên cứu. Tháo gỡ mìn cũng là một đề tài nhưng là những gì vẫn đang làm. Những gì Hoa Kỳ muốn là làm sao để Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam ký kết một thỏa thuận sơ khởi cho phép dàn xếp các hoạt động của IMET, tức Đào tạo và giáo dục quân sự quốc tế với Việt Nam. Chính phủ Mỹ từ lâu đã xác định việc thiếu các căn cứ quân sự của Mỹ tại lục địa vùng Đông Nam Á là một điểm yếu trong chiến lược quân sự của Mỹ và họ đang tính tới chuyện tuy không đặt căn cứ lâu dài nhưng làm việc với Việt Nam, đặc biệt là tại cảng Cam Ranh, đặt căn cứ cho các hoạt động quân sự khẩn cấp trong vùng hoặc quốc tế. Do vậy những đề tài bàn thảo mà Việt Nam công bố toàn là những vấn đề không chính yếu, mà tôi cho rằng họ sẽ bàn tới những vấn đề quan trọng hơn nhưng sẽ không tuyên bố trước công chúng qua đó sẽ dẫn tới sự hiện diện quân sự tạm thời của Mỹ nhiều hơn tại Việt nam. Chuyến thăm của bộ trưởng quốc phòng Việt Nam, Phạm Văn Trà, đến Mỹ tháng Mười một này đã gây sự chú ý cho báo giới và các nhà nghiên cứu. text: Cha mẹ ông Choe In-guk là những trường hợp đào tẩu nổi tiếng nhất chạy từ Nam Hàn sang Bắc Hàn Đây là một vụ hiếm hoi, khi có người muốn tìm đến sống dưới chế độ Bình Nhưỡng. Choe In-guk là con trai của cựu ngoại trưởng Nam Hàn, người đã cùng vợ chạy sang miền Bắc hồi năm 1986. Sinh viên Úc 'mất tích tại Bắc Hàn' được thả Bắc Hàn, Nam Hàn gặp rào cản ngôn ngữ? Tàu cá Bắc Hàn vào Nam Hàn mà không bị phát hiện Theo truyền thông nhà nước Bắc Hàn, kẻ đào tẩu mới sẽ sống tại miền Bắc và làm việc trong mảng công việc thống nhất Triều Tiên. Việc đào tẩu theo kiểu này rất hiếm khi xảy ra. Thường thì chủ yếu là người từ Bắc Hàn tìm cách chạy sang miền Nam. Hai miền Triều Tiên về mặt kỹ thuật vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, và người Nam Hàn phải được cấp phép nếu muốn sang thăm Bắc Hàn. Bộ Thống nhất của Nam Hàn xác nhận ông Choe đã không xin phép được đi Bắc Hàn. Đa phần mọi người chạy từ Bắc Hàn sang Nam Hàn so với việc đi theo chiều ngược lại "Hiện chưa rõ đích xác là việc ông ấy đào tẩu đã diễn ra như thế nào," Oliver Hotham từ trang tin NK News ở Seoul nói với BBC. "Nhưng việc một người Nam Hàn sang Bắc Hàn thì cũng khá là đơn giản nếu như họ được chế độ đó cho phép đi qua ngả Trung Quốc." Báo động về tình trạng hạn hán ở Bắc Hàn ‘Người dân Bắc Hàn sẽ lật đổ chế độ’ Thêm một lính Bắc Hàn đào tẩu Tuy nhiên, nếu như ông Choe vi phạm luật Nam Hàn khi không xin phép chính phủ nước mình thì ông có thể sẽ bị bắt giữ nếu trở về miền Nam, các chuyên gia nói. Choe In-guk là ai? Ông Choe là công dân Nam Hàn, năm nay 73 tuổi. Người ta không có mấy thông tin về đời sống cá nhân cũng như quan điểm chính trị của ông. Ông có vợ và con gái sống tại miền Nam. Tuy nhiên, cha mẹ ông là những người Nam Hàn nổi tiếng nhất chạy sang miền Bắc kể từ khi kết thúc Cuộc chiến Triều Tiên. Việc ông Choe tới Bình Nhưỡng được truyền thông Bắc Hàn tường thuật, với cảnh ông được các viên chức Bắc Hàn chào đón nồng nhiệt. Ông được dẫn lời trên trang web tuyên truyền của Bắc Hàn, Uriminzokkiri, theo đó ông nói: "Được sống ở bên trong và được đi theo một đất nước tôi biết ơn là con đường để bảo vệ ý nguyện cha mẹ tôi để lại." "Cho nên tôi đã quyết định sống lâu dài tại Bắc Hàn, dẫu cho có muộn màng." Các kênh báo đài Nam Hàn tường thuật rằng ông Choe không có một cuộc sống dễ dàng gì ở miền Nam, và đã phải chống chọi với vết nhơ là "con trai của kẻ phản bội". Tin tức nói ông đã đổi việc nhiều lần, và sống nhờ vào số tiền mẹ ông gửi từ Bắc Hàn về cho tới tận trước khi bà qua đời, 2016. Ông Choe thường xuyên đi tới Bắc Hàn trong những năm gần đây, và đã tới dự đám tang mẹ mình tại đó. Cha mẹ ông là ai? Cha ông, ông Choe Tok-sin, từng làm ngoại trưởng Nam Hàn trong thời thập niên 1960. Hồi thập niên 1970, ông di cư sang Mỹ, nơi ông trở thành một người chỉ trích mạnh mẽ chính phủ Nam Hàn, khi đó đang dưới thời lãnh đạo của nhà quân phiệt Park Chung-hee. Bắc Hàn hạn hán nặng nề nhưng dân 'hầu như không biết' Khoảng mười năm sau đó, vào 1986, ông xuất hiện trên các hàng tin chính với việc bỏ chạy sang miền Bắc cùng vợ, bà Ryu Mi-yong. Họ để lại năm người con đã trưởng thành ở miền Nam. Cả hai ông bà đã trở thành thành phần trong tầng lớp ưu tú cao cấp trong quốc gia mới. Ông Choe Tok-sin qua đời năm 1989, và bà Ryu Mi-yong đảm nhận vai trò của ông, làm nhà lãnh đạo của một phái tôn giáo. Bà cũng đảm nhận các vị trí khác nữa. Gia đình họ có mối quan hệ lâu bền với giới lãnh đạo Bắc Hàn. Ông nội của ông Choe In-guk được biết đến là người thầy của ông Kim Nhật Thành, nhà sáng lập Bắc Hàn, trong thời gian đấu tranh chống lại sự cai trị của Nhật Bản. Việc đào tẩu xảy ra có phổ biến không? Những người đào tẩu trên bán đảo Triều Tiên thường là các công dân miền Bắc tìm cách chạy sang miền Nam. Việc đi theo chiều ngược lại rất hiếm khi xảy ra. Seoul nói có hơn 30 ngàn người Bắc Hàn vượt biên bất hợp pháp kể từ khi kết thúc Cuộc chiến Triều Tiên vào năm 1953 cho tới nay. Theo các số liệu thống kê của Nam Hàn, con số này đã giảm xuống trong những năm gần đây. Có 1.127 vụ đào tẩu trong năm 2017, so với 2.706 trong năm 2011. Trong một số trường hợp, các binh lính đi bộ vượt biên, mà thường là phải di dưới làn đạn. Hầu hết bỏ chạy qua ngả Trung Quốc, quốc gia có đường biên giới dài nhất với Bắc Hàn. Cách đi này dễ hơn so với việc vượt qua Khu Phi Quân sự (DMZ) phân cách hai miền Triều Tiên, nơi được canh gác cẩn mật. Trung Quốc coi những người đào tẩu là các di dân bất hợp pháp thay vì là người tị nạn, và thường buộc họ phải trở về. Việc đào tẩu từ miền Nam sang miền Bắc rất hiếm xảy ra và thường có liên quan đến cái gọi là "những kẻ đào tẩu kép" - những người đầu tiên thì chạy khỏi Bắc Hàn để sang Nam Hàn, rồi sau lại quay trở về miền Bắc. Việc đào tẩu xảy ra phổ biến hơn trước khi xảy ra nạn đói kinh hoàng, sự kiện được cho là đã giết chết hàng trăm ngàn người tại Bắc Hàn trong thời gian giữa thập niên 1990. Con trai của những người đào tẩu nổi tiếng người Nam Hàn được cho là đã tới Bắc Hàn. text: Nhưng vị bộ trưởng của nước Anh nói nước ông chống lại án tử hình ở bất cứ đâu trên thế giới. Câu nói này như khác với phát biểu trước đó của một số quan chức cao cấp tại Phủ Thủ tướng Anh Quốc, gợi ý rằng Anh sẽ chấp nhận chuyện Saddam Hussein bị tử hình. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld nói ông Saddam Hussein sẽ được đối xử nhân đạo và đúng với cách thức quy định. Điều này theo ông, sẽ đưa đến một tòa án xử ông Saddam Hussein ở Baghdad. Trong khi đó, các ý kiến từ những chính trị gia Iraq đều thiên về hướng buộc ông Saddam Hussein chịu án tử hình. Những tin mới nhất cho hay ông Saddam Hussein nói với liên quân rằng ông ta vẫn là tổng thống của Iraq và muốn 'đàm phán'. Sau đó, ông ta đã không chịu khai báo gì dù trước đó đã tỏ ra không phản đối chuyện kiểm tra sức khoẻ. Đối xử nhân đạo Theo ông Rumsfeld, các quyền con người ghi trong các Công ước Geneva về tù binh chiến tranh sẽ được áp dụng trong trường hợp ông Saddam Hussein dù rằng theo ông Rumsfeld thì chứng cớ về sự tham dự của ông Saddam Hussein vào các hoạt động chống lại liên quân có thể đưa đến việc xếp hạng tù nhân kiểu khác. Tại Mỹ, một số nghị sỹ đảng Dân chủ yêu cầu Liên Hiệp Quốc tham gia vào quan trọng giải quyết vấn đề ‘làm gì với ông Saddam Hussein’. Thế nhưng quan điểm chung là người Iraq phải được quyền quyết định số phận người bị bắt. Theo ông Rumsfeld, kẻ bị bắt đã không tỏ thái độ cộng tác nhưng không chống đối. Tờ Time Magazine thì trích lời một nhân viên tình báo Mỹ không nêu tên nói rằng trong cuộc thẩm vấn đầu tiên, Saddam Hussein đã bác bỏ chuyện ông ta có vũ khí hủy diệt hàng loạt. Còn các nhân vật lãnh đạo của Iraq thì đòi đưa ông Saddam Hussein ra tòa xử. Theo ông Abdel Aziz al-Hakim, đương kim chủ tịch Hội đồng Cai trị Iraq thì các quan tòa Iraq sẽ xử ông Saddam Hussein. Nhưng ông cũng nói rằng tòa này sẽ làm việc với dưới sự giám sát của các chuyên viên quốc tế. Anh Quốc, qua lời bộ trưởng ngoại giao Jack Straw nói chỉ có tòa án Iraq mới được quyền phán quyết về số phận ông Saddam Hussein. text: Panetta ở Trung Quốc trong ba ngày và sẽ đi thăm hạm đội của nước này Ông đã nói với người đồng nhiệm Trung Quốc Lương Quang Liệt rằng Washington và Bắc Kinh nên nuôi dưỡng mối quan hệ quân sự gắn kết hơn và tránh hiểu lầm có thể leo thang thành đối đầu. ‘Không đủ thành thật’ “Mục tiêu của chúng tôi là hai nước sẽ thiết lập mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới và chìa khóa ở đây chính là thiết lập mối quan hệ quốc phòng vững mạnh,” Panetta phát biểu trong lời nói đầu trong cuộc hội kiến với Lương Quang Liệt có sự tham gia của các phóng viên Các quan chức Lầu Năm Góc từ lâu vẫn than phiền rằng Trung Quốc không đủ thành thật trong việc nhanh chóng xây dựng lực lượng vũ trang của mình trong khi giới chức Trung Quốc cáo buộc Mỹ xem họ dưới góc nhìn của thời Chiến tranh Lạnh. Giới chức quân sự Mỹ đã cố gắng thuyết phục Trung Quốc đồng ý chấp nhận một mối quan hệ quân sự rộng rãi hơn giữa hai nước trong bối cảnh Bắc Kinh thường xuyên cắt liên lạc với Mỹ để phản đối nước này bán vũ khí cho Đài Loan. Trong lời phát biểu đầu, Panetta không hề đả động gì đến tranh chấp chủ quyền hiện đang nóng giữa Bắc Kinh và Tokyo mà nhấn mạnh một thông điệp tích cực rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có những điểm chung trong các vấn đề khu vực. “Trung Quốc là một cường quốc Thái Bình Dương và Mỹ cũng vậy cho nên chúng tôi cùng chia sẻ những quan ngại trong khu vực này,” ông nói, “Các quan ngại từ khủng bố, phổ biến hạt nhân cho đến cứu trợ nhân đạo, buôn lậu ma túy, gìn giữ hòa bình và các vấn đề khác.” Trước khi ông Panetta đến Bắc Kinh, Trung Quốc đã lên tiếng nhắc nhở Mỹ không nên dính vào tranh chấp lãnh thổ của họ. “Chúng tôi hy vọng rằng phía Mỹ thật sự tuân thủ nguyên tắc không chọn phe trong vấn đề Điếu Ngư Đảo thuộc về ai,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói với báo chí hôm thứ Hai ngày 17/9. Trong chuyến thăm ba ngày đến Trung Quốc này, Panetta sẽ gặp phó Chủ tịch Tập Cận Bình vào thứ Tư ngày 19/8. Ông cũng sẽ đến thành phố đông bắc Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông, nơi đặt trụ sở của Hạm đội Bắc Hải của hải quân Trung Quốc. ‘Mỹ bảo vệ Senkaku’ Panetta khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi bảo vệ lẫn nhau giữa Mỹ và Nhật Trước đó tại Tokyo, Panetta đã bày tỏ quan ngại về căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Tokyo và thúc giục các bên ‘bình tĩnh và kiềm chế’. Chính phủ Nhật Bản cho biết Tokyo và Washington đã đồng ý rằng quần đảo mà họ có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Hoa Đông nằm trong phạm vi Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật. Về phần mình, Panetta nói rằng mặc dù nước ông tuân thủ nghĩa vụ ghi trong Hiệp ước với Nhật nhưng Hoa Kỳ sẽ không đứng về phía nào trong tranh chấp chủ quyền một quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. “Việc Nhật Bản và Trung Quốc duy trì mối quan hệ tốt đẹp và tìm ra cách tránh làm leo thang căng thẳng là nằm trong lợi ích của tất cả mọi người,” Panetta phát biểu trong buổi họp báo sau cuộc hội đàm với các quan chức quốc phòng và ngoại giao Nhật Bản. Panetta và người tương nhiệm Nhật Bản Satoshi Morimoto cũng đã loan báo rằng hai nước đã đồng ý đặt trên lãnh thổ Nhật Bản một hệ thống radar phòng vệ tên lửa thứ hai để ‘đối lại với mối đe dọa tên lửa đạn đạo ngày càng tăng phía Bắc Hàn’. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ thì hệ thống này ‘không nhằm vào Trung Quốc’. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta hôm thứ Ba ngày 18/9 đã kêu gọi quân đội Trung Quốc liên hệ chặt chẽ hơn với bên ngoài để tránh nguy cơ đối đầu trong bối cảnh Bắc Kinh và Tokyo đang có tranh chấp lãnh thổ trên Biển Hoa Đông. text: Israel đã bắt họ trong một trận đột kích và giờ đây bác bỏ rằng họ sẽ sử dụng những người này để ngã giá cho việc thả tự do cho người lính Israel bị dân quân Palestine bắt cóc hôm Chủ Nhật. Palestine thì nói việc giam giữ các chính trị gia của họ như thế là một hành động chiến tranh. Căng thẳng cực điểm Israel giam giữ các dân biểu, bộ trưởng và các quan chức Palestine làm tù nhân vì họ nói rằng những người này là khủng bố. Một cố vấn cao cấp của Thủ tướng Israel nói kể từ cuộc bầu cử của Palestine vào tháng Giêng, Israel đã cho những người này thời gian để chứng minh rằng họ không phải là khủng bố. Họ đã không hề có động tĩnh gì và do đó, sẽ bị đưa ra xét xử. Vụ bắt bớ này là nhằm gửi đi một thông điệp mạnh, cho thấy ai mới là chủ tại khu vực này. Israel nói họ đã chuẩn bị sẵn sàng ám sát lãnh đạo Hamas, thậm chí tới tận Thủ tướng Ismail Haniya. Ông Sabri Saidam, người là Bộ trưởng trong thời đảng Fatah cầm quyền, nói rằng các dân biểu Hamas biết rằng hành động nhằm chống lại họ sẽ xảy ra. Ông nói: "Người ta hoàn toàn dự kiến được việc này. Israel đã nói trước đây là họ sẽ giam tới nửa chính phủ của Palestine, và họ có khả năng làm như vậy. Và họ sẽ dùng các biện pháp cực kỳ mạnh để đòi phải thả tự do cho người lính của họ, và có thể còn gia tăng áp lực thêm nữa". Hành động sắp tới của Israel có thể sẽ là tấn công phía bắc dải Gaza. Hiện, áp lực lên người dân Palestine là hết sức nặng nề. Liên Hiệp Quốc cho biết Israel đã cắt hết các nguồn nhiên liệu, mà như thế sẽ đe dọa lớn các hệ thống nước uống và vệ sinh. Vụ đánh bom nhà máy điện chính tại Gaza làm tê liệt hệ thống cấp điện cho người dân trong khu vực. Công ước Geneva cấm việc tấn công các cơ sở tối cần thiết cho dân thường. Tại London, Bộ Ngoại giao tuyên bố Anh Quốc lên án bất cứ hình thức trừng phạt tập thể nào. Tám bộ trưởng và hơn 20 dân biểu của chính phủ Palestine do tổ chức Hamas cầm đầu hiện vẫn đang bị các lực lượng Israel cầm giữ tại Bờ Tây. text: Tế bào người được cấy trong phôi thai khỉ Trang web của Salk Institute cho biết họ có dùng phương pháp của một nhóm khoa học gia từ ĐH Khoa học và Công nghệ Côn Minh, Trung Quốc trong thí nghiệm này. Dù phôi trong phòng thí nghiệm được hủy sau 20 ngày, công trình do Giáo sư Prof Juan Carlos Izpisua Belmonte chỉ đạo đã gây tranh cãi trên thế giới, và gặp phải phản đối của một số nhà khoa học. Ông Belmonte cũng là trưởng nhóm nghiên cứu đã tạo ra phôi lai người và heo (human-pig hybrid) đầu tiên năm 2017. Về tinh tinh cao 3m từng sống ở Việt Nam 2019-nCov: VN cần cách ly tốt để y tế không sụp đổ 'Đạt tiêu chuẩn đạo đức, và vì y học' Trả lời báo chí, ông khẳng định công trình 'tế bào người trong bào thai khỉ' đạt các tiêu chuẩn về đạo đức và luân lý. Hồi 2017, nhóm của GS Belmonte đã nuôi phôi thai heo có tế bào người trong 28 ngày Theo ông Belmonte thì mục đích của nghiên cứu là vì y tế phục vụ con người. Tuy vậy, một số nhà khoa học khác đã phản đối công trình này. Nữ TS Anna Smajdor từ trường Y ở Norwich của ĐH East Anglia, Anh Quốc nói công trình này "tạo ra thách thức nghiêm trọng về pháp luật và đạo lý". "Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu này nói những bào thai trộn chủng loài (chimeric embryo) đem lại những cơ hội mới vì chúng ta không thể thực hiện nghiên cứu đó trên cơ thể người, nhưng các bào thai này là người hay không thì là câu hỏi lớn." Thần thoại Ấn Độ 'đã có phi cơ và tế bào gốc' VN khởi tố vụ 7 bệnh nhân tử vong khi chạy thận GS Julian Savulescu, giám đốc 'Oxford Uehiro Centre for Practical Ethics', một trung tâm nghiên cứu về các luân lý thực hành tại ĐH Oxford, nói những gì các khoa học gia Mỹ và TQ vừa làm "mở ra hộp Pandora (hàm ý các rủi ro không biết trước được) dẫn tới việc tạo ra quái vật lai người." Ông nhận định rằng dù bào thai khỉ trong thí nghiệm trên bị hủy sau 20 ngày nhưng mục tiêu của công trình đó là để "tạo nguồn nuôi các bộ phận cơ thể người". Nhân câu chuyện này, báo chí quốc tế nhắc tới các chuyện huyền thoại về 'quái vật lai giữa các loài' (chimera). 'Chimera' là quái vật lai giữa các chủng loài, theo thần thoại Hy Lạp Tuy thế, theo định nghĩa của y sinh hiện đại thì chimera là bất cứ cơ thể nào có tế bào từ hai loài khác nhau ngày càng tiến gần khả năng tạo ra vật lai với người. Nhóm khoa học gia quốc tế do từ Viện Salk Institute ở Hoa Kỳ vừa công bố nghiên cứu về việc cấy và nuôi tế bào người trong phôi thai khỉ trên tạp chí Cell (Tế bào). text: Ứng viên bên đảng Dân chủ ông Barack Obama hiện đang dẫn trước trong các cuộc thăm dò dư luận, nhưng một cuộc thăm dò mới cho thấy khoảng cách với ứng viên đảng Cộng hòa ông John McCain hiện đang thu hẹp lại một chút. Ông McCain hiện đang vận động tại Virginia và Pennsylvania trước khi xuất hiện trước một chương trình truyền hình có đông người coi có tên là Saturday Night Live. Ông Obama đang tụ tập cử tri tại Nevada, Colorado và Missouri. Cả hai người đang viếng thăm các tiểu bang được cho là rất quan trọng đối với hy vọng thắng cuộc bầu cử vào thứ Ba tới đây của họ. Ngỏ lời với các ủng hộ viên tại thành phố Newport News, bang Virginia, Thượng nghị sĩ McCain đã công kích chính sách kinh tế và các kế hoạch về thuế khóa của đối phương. Đề cập tới một lời phát biểu của ông Obama theo đó ông sẽ "phân phối lại của cải chung quanh ông", ông McCain nói: "Ông ấy đang ứng cử vào chức phân phối viên trưởng, còn tôi đang ứng cử vào chức chỉ huy trưởng." Sau buổi ăn trưa tại Springfield, tiểu bang Virginia, ông McCain sẽ đến thành phố Perkasie, tiểu bang Pennsylvania, vào trưa ngày thứ Bảy. Các phân tích gia nói rằng ông McCain phải thắng ở Pennsylvania để có được hy vọng thắng cử vì ông còn bị ông Obama dẫn trước trong các cuộc thăm dò dư luận tại đây. Các cuộc thăm dò dư luận tại Virginia, một bang chưa từng ủng hộ đảng Dân chủ từ năm 1964, cho thấy là trong lúc này ông Obama đang dẫn trước. Ông Obama cũng hơi 'nhỉnh' trước ông McCain tại hai bang Nevada và Colorado, mà bốn năm về trước đã bỏ phiếu bầu cho ông George W. Bush. Missouri đưọc xem là một bang thiết yếu mà các ứng viên phải thắng vì thống kê từ năm 1904 cho thấy là ứng viên thắng tại đây đều thắng chung cuộc trong bất cứ cuộc bầu cử nào. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Obama dẫn trước rất sít sao tại bang này. Ông Obama đang gia tăng cuộc vận động bầu cử tại các nơi được xem là ngả theo đảng Cộng hòa vào cuối tuần, và đang quảng cáo rầm rộ tại bang Arizona, tức là bang nhà của đối thủ của ông, cũng như tại bang Georgia và North Dakota. ''Hồi mã thương' Phái viên Bắc Mỹ của đài BBC Justin Webb cho biết là các ứng viên đang vận động vào giờ chót để cố giành các bang nơi các cử tri còn đang lưỡng lự. Ban tổ chức bầu cử cho biết có khoảng 130 triệu cử tri sẽ đi bầu tức là đông hơn bất kỳ cuộc bầu cử nào từ năm 1960 đến nay. An ninh là mối quan tâm hàng đầu tại Chicago, căn cứ địa của ông Obama, nơi theo dự đoán sẽ có tới một triệu người sẽ tụ tập tại trung tâm thành phố với hy vọng thượng nghị sĩ bang Illinois sẽ thắng cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Nhưng ông McCain vẫn ngoan cường, chơi lá bài chủ của người ở 'kèo dưới' và hôm thứ Sáu vừa qua đã hô hào cử tri bỏ phiếu đông đảo để ông lật ngược thế cờ vào giờ chót. Thống đốc bang California ông Arnold Schwarzenegger đã động viên tinh thần ông McCain khi đọc một bài diễn văn được dân chúng tán thưởng nhiệt liệt tại bang Ohio, là bang mà hiện nay đa số cử tri còn lưỡng lự. Ông Arnold Schwarzenegger nói rằng ông McCain thực sự là 'một người hùng trong hành động' và thời gian ông bị bắt làm tù binh chiến tranh dài hơn thời gian ông Obama làm thượng nghị sĩ. Ông McCain đã nói trước cử tọa tại Ohio như sau: "Chúng ta đang khép dần khoảng cách, và chúng ta sẽ thắng tại Ohio". "Chúng ta chỉ cách họ có một vài điểm và chúng ta sẽ lấy lại rất nhanh". Một cuộc thăm dò dư luận do hãng thông tấn Reuters và Zogby thực hiện và được công bố hôm thứ Bảy cho thấy ông Obama đã còn dẫn trước chỉ có năm điểm, ông Obama được 49% trong lúc ông McCain được 45%. Khoảng cách biệt trong cuộc thăm dò trước đây là 7%. Ông Obama đã cảnh báo các ủng hộ viên rằng họ nên trông đợi một cuộc tranh giành gay go vào giai đoạn cuối của thời gian vận động bầu cử. Ông nói "Chúng ta chỉ còn bốn ngày nữa trước khi đổi mới nước Mỹ". Phái viên đài chúng tôi nói rằng trong lúc phe ông McCain nói rằng họ chỉ thua bên kia có bốn điểm, thế nhưng vấn đề của ông McCain là tại nhiều bang mà ông cần phải thắng, thì ông bị bỏ lại đàng sau khá xa. Justin Webbs nói rằng không có chuyện một đảng viên Cộng hòa có thể trúng cử mà không thắng tại bang Ohio và trong lúc này ông John McCain dường như còn thua đối thủ năm điểm. Hai nhân vật tranh nhau để trở thành tân Tổng thống Hoa Kỳ đã bước vào tuần vận động bầu cử cuối cùng trước khi người dân đi bầu vào ngày 4/11. text: Jack Ma, người sáng lập hãng Alibaba, nay là người giàu thứ ba ở Trung Quốc Ông Jack Ma tụt một vị trí, mặc dù giá trị ròng của ông tăng hơn một phần ba, lên tới mức 38,6 tỷ USD. Tỷ phú công nghệ giàu nhất của châu Á, ông Pony Ma chủ hãng Tencent, còn được gọi là Ma Huateng, lên vị trí thứ hai sau khi tài sản của ông tăng gần 60%, lên mức 39 tỷ USD. Người giàu nhất Trung Quốc hiện giờ là nhà tài phiệt bất động sản Hui Ka Yan. Việt Nam có hai tỷ phú đôla Trung Quốc vượt Mỹ về số tỷ phú Alibaba vào danh sách bán hàng giả Vì sao Internet Trung Quốc vượt phương Tây? Oxfam: Tám người giàu nhất bằng một nửa nghèo nhất thế giới Ông Hui Ka Yan, còn được gọi là Xu Jiayin, là chủ tịch của Tập đoàn China Evergrande. Tài sản của ông tăng hơn 400% từ năm ngoái, lên mức 42,5 tỷ USD. Tài sản tăng vọt của ông là nhờ "giá cổ phiếu của công ty ông tăng bất ngờ", rót thêm 32 tỷ USD vào trị giá ròng của nhà tài phiệt bất động sản này, hãng Forbes cho hay. Người giàu nhất Trung Quốc, ông Hui Ka Yan Tuy nhiên, giá trị ròng của ông Hui là chưa bằng một nửa so với người giàu nhất thế giới, ông Bill Gates, người đồng sáng lập hãng Microsoft. Ông Hui cũng đứng sau 10 người giàu nhất thế giới, trong đó có ông Warren Buffet, chủ Tập đoàn Berkshire Hathaway và ông Jeff Bezos, CEO của Amazon. Ngoài bất động sản, ông Hui còn làm giàu nhờ nhận ra tiềm năng lớn về chi tiêu y tế và lập ra tập đoàn Evergrande Healthcare. Ông cũng có cổ phần lớn trong đội bóng chuyên nghiệp của Trung Quốc, Câu lạc bộ Quảng Châu Evergrande Taobao Football. Ông Hui là người thành lập Trường Bóng đá Quốc tế Evergrande Ông Hui không phải là tỷ phú duy nhất đã lên hạng trong danh sách của Forbes ở Trung Quốc. Nhiều nhà phát triển bất động sản, chủ doanh nghiệp kinh doanh qua internet và các hãng sản xuất cũng có tài sản tăng đáng kể trong năm nay. Ngoài Jack Ma của Alibaba, ông Wang Jianlin, người giàu nhất Trung Quốc năm ngoái, chủ tịch Tập đoàn Dalian Wanda Group, cũng tụt hạng. Ông Jianlin xuống vị trí thứ tư sau khi tài sản của ông giảm 8 tỷ USD, xuống mức 25,2 tỷ USD. Bàn tròn thứ Năm: Tỷ phú bất động sản ở VN Chính phủ Trump toàn triệu phú tỷ phú? Chân dung tỷ phú Hoàng Kiều Một số điểm đáng chú ý khác trong danh sách người giàu Trung Quốc của Forbes: Jack Ma, ông chủ của hãng thương mại điện tử khổng lồ Alibaba, đã tụt xuống vị trí số ba trong danh sách những người giàu ở Trung Quốc của Forbes. text: Một bản thông cáo nói điều đó không có nghĩa rằng Hoa Kỳ chấp nhận những yêu cầu tại khu vực có chủ quyền tuyên bố bởi Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Nam Hàn. Trung Quốc muốn tất cả phi cơ tại đây phải thông báo về kế hoạch bay và liên lạc với phía Trung Quốc khi hiện diện tại đây. Hoa Kỳ, Nhật và Nam Hàn nói họ đã đưa phi cơ quân sự vào khu vực này mà không thông báo. Tuy nhiên Trung Quốc nói đã huy động chiến đấu cơ hôm 29/11 để theo dõi các phi cơ của Hoa Kỳ và Nhật bay qua vùng này. Vùng phòng không (ADIZ) bao gồm cả khu vực do Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc cùng tuyên bố chủ quyền. Hồi tuần trước Trung Quốc thông báo toàn bộ máy bay qua vùng này phải báo trước lịch trình và nhận dạng nếu không sẽ phải đối mặt với “các biện pháp phòng vệ khẩn cấp”. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn nói họ không chấp nhận quy định trên của Trung Quốc và đã cho phi cơ quân sự bay trong khu vực. ADIZ bao phủ vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan cùng cho là họ có chủ quyền. Nam Hàn thì tuyên bố chủ quyền với một đảo đá nhỏ trong vùng. Việc thiết lập ADIZ gây ra phản ứng giận dữ lan rộng, với Hoa Kỳ gọi đây là “động thái gây bất ổn nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực”. Hôm thứ Năm, Trung Quốc thông báo đã điều động chiến đấu cơ trong khu vực như là “biện pháp phòng vệ” và tiến hành giám sát như bình thường. Phát ngôn viên Lực lượng Không quân Trầm Kim Khoa (Shen Jinke) cho biết, sáng hôm thứ Sáu 29/11 (giờ địa phương), hai phi công Trung Quốc đã phát hiện ra hai phi cơ giám sát của Hoa Kỳ và 10 máy bay của Nhật – kể cả loại máy bay cảnh báo sớm, máy bay giám sát và chiến đấu cơ – bay ngang qua vùng ADIZ, theo truyền thông địa phương dẫn lời. Cũng không thấy ông Trầm nhắc tới việc có bất kỳ động thái nào xảy ra hay không. Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Tần Cương nói Trung Quốc có quyền kiểm soát vùng này và việc tự do di chuyển trên vùng trời biển Hoa Đông không hề bị ảnh hưởng. Độ tín nhiệm Trung Quốc gửi tàu bệnh viện Hòa Bình tới giúp Philippines sau bão Hải Yến Theo đanh giá của nhà nghiên cứu Lye Liang Fook từ Đại học Quốc gia Singapore thì vấn đề vùng phòng không ở biển Hoa Đông hiện “vẫn chủ yếu là vấn đề của Trung Quốc và Nhật Bản”. Tuy nhiên, tác giả này cho BBC News biết ý kiến rằng: “Các thành viên Asean đều có quyền lợi trong việc duy trì ổn định khu vực. Họ muốn thấy cả Trung Quốc và Nhật Bản ngồi lại ở bàn đàm phán để giải quyết khác biệt chứ không muốn bên nào nắn gân bên kia liên tiếp trên không hoặc trên biển.” “Kể cả khi ta giả định rằng các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc và Nhật không muốn bên nào đi đến chỗ phải ra tay tấn công, khả năng tính toán sai trên biển và trên không vẫn tăng lên với bất cứ biện pháp mới nào được đưa ra và bên đối diện đáp trả, như vùng AIDZ của Trung Quốc.” Nhà nghiên cứu này cũng nêu ra vấn đề liên quan đến Biển Đông: “Có những người ở đang đồn đoán rằng Trung Quốc có thể tiến một bước nữa bằng cách mở ra vùng ADIZ tương tự ở vùng tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa (SCS). Chẳng hạn Trung Quốc có thể đặt ra vùng đó ở nơi tranh chấp với Philippines nhằm ép nước này rút đơn kiện Trung Quốc ở tòa án trọng tài quốc tế.” “Nếu Trung Quốc làm thế thì sẽ dễ mất độ tín nhiệm mà họ dày công xây đắp kể từ khi các lãnh đạo mới lên cầm quyền hơn một năm qua.” Hoa Kỳ nói họ trông đợi các hãng hàng không dân dụng nước này tuân thủ những qui định của Trung Quốc tại vùng phòng không ở Biển Hoa Đông. text: Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng tế Philip, Công tước xứ Edinburgh (bìa phải), ra về sau khi tham dự một lễ cưới tại Nhà nguyện St George vào ngày 18/5/2019 tại Windsor, Anh quốc Hoàng tế Philip, 98 tuổi, đã di chuyển từ Sandringham Estate của Nữ hoàng, ở Norfolk, đến Bệnh viện King Edward VII của London vào sáng thứ Sáu, 20/12/2019. Điện Buckingham nói việc nhập viện là để "theo dõi và điều trị liên quan một tình trạng sức khỏe có sẵn từ trước". Bàn tròn BBC: Điểm các sự kiện quốc tế và VN nổi bật 2019 Chồng Nữ hoàng Anh an toàn sau tai nạn xe hơi Hoàng tế Philip sẽ ngưng các hoạt động giao tế Nữ hoàng Anh kỷ niệm 70 năm ngày cưới Simon Jones của BBC cho hay Hoàng gia hy vọng công tước có thể trở lại Sandringham vào Giáng sinh. Điện Buckingham nói công tước đã đến bệnh viện theo lời khuyên của bác sĩ, nhưng Buckingham từ chối xác nhận hoặc bác bỏ các tin tức nói công tước đã được đưa đến London bằng trực thăng và sau đó được đưa di chuyển tiếp bằng xe hơi cho phần cuối của hành trình. Công tước đã vào bệnh viện và dự kiến sẽ ở lại đó trong vài ngày. Khi hoàng tế tới London, Nữ hoàng đang trên đường đến Sandringham để bắt đầu kỳ nghỉ Giáng sinh. Nữ hoàng đã lên chuyến tàu Great Northern lúc 10:42 (giờ GMT) từ nhà ga xe lửa London's King's Cross và sau đó được thấy qua các hình ảnh bước xuống khỏi chiếc tàu ở ga King's Lynn. Tại hiện trường Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng tế Philip, Công tước xứ Edinburgh (thứ hai, từ trái) cùng các thành viên Hoàng gia tại một lễ cưới tại Nhà nguyện St. George vào ngày 12/10/2018 tại Windsor Simon Jones của BBC News có mặt bên ngoài Bệnh viện King Edward VII cho hay: "Trong lúc Hoàng tế Philip nội trú tại bệnh viện vào sáng thứ Bảy, các đường phố xung quanh có rất nhiều xe truyền hình vệ tinh từ khắp nơi trên thế giới, chờ đợi để phát tin tức mới nhất về tình trạng của ngài. "Điện Buckingham không đưa ra thêm tuyên bố nào sau một đêm - mặc dù đây là điều được mong đợi. Công tước được biết đến như một người rất kín đáo, không thích ồn ào. Nữ hoàng Anh Elizabeth II sẽ dành kỳ nghỉ và đón Giáng sinh tại Sandringham Estate "Buckingham không muốn đưa ra một bình luận cập nhật tức thời về bất kỳ sự điều trị nào mà Hoàng tế có thể nhận được. "Chừng nào chưa rõ vì sao ngài phải nhập viện, suy đoán sẽ tiếp tục - và một câu hỏi quan trọng là liệu Hoàng tế có đủ sức khỏe để tham dự cùng Nữ hoàng tại Sandringham vào Giáng sinh hay không. Giới báo chí, truyền thông hiện diện bên ngoài bệnh viện nơi Hoàng tế Philip đang được theo dõi sức khỏe "Mặc dù có lo ngại về tình trạng của công tước, tại điện Buckingham không có cảm giác báo động. Tôi nghĩ chúng ta thấy rằng thực tế là Nữ hoàng đã quyết định tiếp tục với truyền thống Giáng sinh của mình thay vì ở lại tại đây ở London," vẫn theo Simon Jones của BBC. Giáng sinh năm ngoái, Hoàng tế Philip đã bỏ lỡ buổi lễ truyền thống tới nhà thờ của hoàng gia vào ngày Giáng sinh. Vào tháng 02/2019, có thông báo rằng ngài đã từ bỏ giấy phép lái xe của mình. Việc này diễn ra sau khi Hoàng tế có liên hệ với một vụ tai nạn xe hơi khi đụng với một phương tiện giao thông khác gần Sandringham Estate. Hoàng tế Philip đã trao trả giấy phép lái xe từ tháng 2/2019 Kể từ khi rút khỏi các hoạt động giao tế theo trách vụ hoàng gia vào năm 2017, công tước vẫn xuất hiện trước công chúng cùng với Nữ hoàng và các thành viên khác của Hoàng gia tại nhiều sự kiện và buổi lễ nhà thờ. Ngài từng được điều trị về tắc động mạch vành vào năm 2011. Năm sau đó, công tước bị nhiễm trùng bàng quang và bị buộc phải bỏ lỡ buổi hòa nhạc Diamond Jubilee của Nữ hoàng. Ngài cũng được đưa đến bệnh viện để phẫu thuật bụng vào năm 2013; và vào năm 2014 công tước cũng đã trải qua một ca phẫu thuật trên bàn tay phải. Năm ngoái, Hoàng tế được thực hiện một thủ thuật thay thế hông tại cùng một bệnh viện ở trung tâm London là nơi mà ngài hiện đang nằm viện. Công tước xứ Edinburgh, phu quân của Nữ hoàng Anh đã qua đêm trong bệnh viện sau khi được tiếp nhận nhập viện như một "biện pháp phòng ngừa". text: Ông Najib bị cáo buộc bỏ túi 681 triệu đô la từ quỹ 1MDB nhưng phủ nhận mọi hành vi sai trái Ông đối diện bảy cáo buộc trong vụ đầu tiên của một số vụ án hình sự, trong đó ông bị cáo buộc đã bỏ túi 681 triệu đô la từ quỹ đầu tư quốc gia 1MDB. Ông Najib bác bỏ tất cả các cáo buộc trong phiên xử hôm thứ Tư. Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak bị bắt Malaysia: Làm sao để truy tố cựu thủ tướng? Malaysia buộc tội Goldman về vụ bê bối 1MDB Quỹ 1MDB được thành lập với mục tiêu nhằm thúc đẩy kinh tế Malaysia thông qua các hoạt động đầu tư chiến lược. Nhưng thay vào đó, quỹ này bị cáo buộc là đã được dùng để trang trải cho kiểu sống xa hoa, để đầu tư vào một bộ phim điện ảnh Hollywood, và một siêu du thuyền. Ông Najib Razak được người ủng hộ chào đón khi ông tới tòa tại Kuala Lumpur Nhóm những người ủng hộ đã gặp ông Najib khi ông tới tòa tại Kuala Lumpur. Họ đứng cầu nguyện cùng ông trước khi ông bước vào bên trong tòa nhà, và hô to "Najib muôn năm". Các luật sư của ông Najib đã có nỗ lực phút chót nhằm trì hoãn trình tự tố tụng, nhưng bị thẩm phán bác bỏ. Khám nhà cựu thủ tướng Malaysia Malaysia thông qua luật chống 'tin giả' Mỹ bắt cựu quan chức Goldman về bê bối tài chính 1MDB Trong phần mở đầu cáo trạng, Trưởng Công tố Malaysia Tommy Thomas nói ông Najib "quyền lực gần như tuyệt đối" đã sử dụng quyền lực đi kèm với "trách nhiệm to lớn". "Bị cáo không thể đứng trên pháp luật," ông nói thêm. Phiên tòa hôm thứ Tư là phiên xử quan trọng đầu tiên liên quan tới vụ bê bối MDB. Ngày xử lẽ ra là ngày 12/2, nhưng được hoãn lại để cơ quan công tố có thời gian lắng nghe các kháng cáo liên quan. Chính phủ Malaysia cũng ra các cáo buộc hình sự đối với hãng Goldman Sachs của Mỹ, theo đó nói ngân hàng đầu tư này lừa dối các nhà đầu tư với việc gây quỹ cho 1MDB. Goldman Sachs bác bỏ và nói "mạnh mẽ phản đối các cáo buộc". Chi tiết về phiên tòa Ông Najib đang phải đối mặt với tổng cộng 42 cáo buộc, chủ yếu liên quan đến 1MDB. Phiên tòa đầu tiên bắt đầu vào hôm 3/4, tập trung vào các cáo buộc rằng 10,3 triệu đô la đã được chuyển từ SRC International, công ty con của 1MDB, vào tài khoản cá nhân của ông Najib. Vụ án liên quan đến ba tội danh "rửa tiền", ba tội danh "thiếu trách nhiệm" và một tội danh "lạm quyền". Ông Najib không nhận tội đối với tất cả các cáo buộc. Số tiền liên quan đến phiên tòa đặc biệt này được cho là chưa kể khoản 681 triệu đô la được cho là chuyển vào tài khoản cá nhân của ông. Các cáo buộc tham nhũng được cho là khiến ông Najib thất bại trong cuộc bầu cử năm 2018 Bối cảnh Quỹ 1MDB được ông Najib, khi đang là Thủ tướng, thành lập vào 2009, nhằm thúc đẩy nền kinh tế Malaysia phát triển. Cựu thủ tướng Malaysia ‘sớm phải ra tòa’ Cựu thủ tướng Malaysia bị cấm ra nước ngoài Nhưng quỹ bắt đầu thu hút sự chú ý từ đầu 2015, do không trả đúng hạn một số các khoản trong tổng số 11 tỷ đôla nợ ngân hàng và các chủ nợ. Sau đó quỹ này bị điều tra ở ít nhất là sáu quốc gia liên quan tới các cáo buộc rửa tiền và tham nhũng. Tạp chí Wall Street Journal tường thuật rằng họ đã nhìn thấy tài liệu được cho là lần ra dấu vết cho thấy khoản 700 triệu đôla từ quỹ được chuyển sang các tài khoản cá nhân của ông Najib. Ông Najib liên tục bác bỏ việc lấy tiền từ 1MDB hoặc từ bất kỳ quỹ công nào. Những ai liên quan vụ này? Một mục tiêu khác của cuộc điều tra là doanh nhân Malaysia Low Taek Jho, người đóng vai trò chính trong các giao dịch của 1MDB. Ông bị cáo buộc chuyển tiền cho bản thân và các cộng sự, nhưng cũng liên tục phủ nhận mọi hành vi sai trái. Hiện chưa rõ ông ta đang ở đâu. Ít nhất sáu quốc gia gồm Singapore và Hoa Kỳ tiến hành các cuộc điều tra về rửa tiền và tham nhũng nhắm vào 1MDB. Ngân hàng Goldman Sachs là một trong những thương hiệu lớn nhất bị dính vào vụ bê bối. Chính phủ Malaysia đã đệ trình cáo buộc hình sự đối với ngân hàng này, cáo buộc họ đã tiếp tay lấy tiền biển thủ từ quỹ. Tim Leissner, người từng là chủ tịch Đông Nam Á của Goldman Sachs, đã nhận tội tham gia âm mưu hối lộ và rửa tiền. Cựu thủ tướng Malaysia Najib Razak ra hầu tòa liên quan tới vai trò của ông trong vụ bê bối tài chính lớn, vốn gây chấn động thế giới. text: Con số này được ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập báo điện tử VietnamNet đưa ra tròn một tuần trước khi diễn ra buổi 'chat' chưa từng có ở Việt Nam. VietnamNet cùng website của Đảng Cộng sản và trang web của chính phủ là các trang thu nhận câu hỏi cho buổi đối thoại. Ông Tuấn nói số câu hỏi của các độc giả VietnamNet đã lên tới 10.000 trong tổng số hơn 14.000 câu hỏi. Hàng trăm độc giả BBC cũng đã gửi câu hỏi chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Anh Tuấn nói các câu hỏi này sẽ được xem xét và đưa lên cho Thủ tướng Việt Nam. Theo ông Tuấn, việc Thủ tướng Việt Nam đối thoại trực tuyến với dân sẽ mở ra một xu hướng mới và trong thời gian tới đây các nhà lãnh đạo cao cấp khác của Việt Nam có thể sẽ có những cuộc đối thoại tương tự. Chọn câu hỏi nào Banner giới thiệu cuộc đối thoại trực tuyến trên các trang web chính thức nói cuộc đối thoại là ''vì một Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Hội nhập thành công, phát triển bền vững.'' Một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh cũng chính là điều mà những nhà bất đồng chính kiến của Việt Nam đòi hỏi từ lâu nay nhưng họ không đồng ý với quan điểm về 'dân chủ' của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời gian gần đây nhiều nhóm ở Việt Nam đã đấu tranh để đòi những quyền tự do dân chủ mà họ cho là tối thiểu là quyền lập hội và quyền tự do ngôn luận. Trong khi đó Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không chấp nhận có một sự cạnh tranh trong chính trường và vẫn coi truyền thông đại chúng là một 'công cụ' của đảng. Nhưng ít nhất trong cách điều hành cuộc đối thoại trực tuyến sắp tới, chính phủ Việt Nam đã tỏ ra quan tâm tới ý kiến của người dân. Họ đã chọn hơn 100 câu hỏi từ số hàng ngàn câu hỏi được gửi về và cho người dân bình chọn các câu hỏi sẽ được gửi tới ông Nguyễn Tấn Dũng vào thứ sáu tới trên trang web của chính phủ. Lựa chọn được trang web đưa ra cho thấy nhiều người muốn ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra những quyết sách để ''phục hưng nền kinh tế'', giải quyết vấn đề sử dụng vốn vay kém hiệu qủa và vấn đề tham nhũng, . Họ muốn ông Dũng giải thích tại sao 'tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng rất chậm trong đó có các vụ đất đai ở Đồ Sơn, PMU18 và hy vọng ông có thể có những giải pháp mới để giải tỏa những nghi ngờ của người dân về quyết tâm chống tham nhũng của Việt Nam. Một câu hỏi khác được nhiều người bình chọn gửi lên ông Nguyễn Tấn Dũng là việc ông sẽ làm gì để xóa bỏ những 'đặc quyền, đặc lợi' mà các quan chức đang dựa vào đó để sống cho dù đồng lương của họ không đáng kể. Bên cạnh vấn đề lương bổng, người ta cũng muốn ông Nguyễn Tấn Dũng nói về chính sách tuyển dụng người tài để giúp cho quá trình phát triển đất nước. Cũng có ý kiến muốn ông Nguyễn Tấn Dũng có thông điệp hàng năm như 'Thông điệp Liên bang' của Tổng thống Hoa Kỳ nhằm thông báo cho người dân kế hoạch hoạt động trong một năm để người dân có thể giám sát. Nhưng vắng bóng trong số hơn 100 câu hỏi được chọn trên trang web của chính phủ Việt Nam là những vấn đề về tự do chính trị, tự do tôn giáo và những vấn đề vẫn thường được Việt Nam coi là nhạy cảm khác. Ít nhất các câu hỏi của độc giả bbcvietnamese.com cũng sẽ bù đắp khoảng trống này nếu được chọn trả lời. Hơn 14.000 câu hỏi đã được gửi về cho các trang web chính thức tham gia vào cuộc đối thoại trực tuyến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với người dân vào thứ sáu tuần tới. text: Thủ tướng hai nước tại Hà Nội ngày 13/10 Trong ngày, ông Lý cùng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm. Theo lịch trình, Thủ tướng Trung Quốc cũng sẽ gặp các nhà lãnh đạo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Đây là chặng cuối trong chuyến thăm Đông Nam Á của Thủ tướng Trung Quốc, sau khi ông đã dự hội nghị Đông Á ở Brunei và thăm chính thức Thái Lan. Ông Lý Khắc Cường đến Hà Nội chỉ vài giờ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành lễ truy điệu và đưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tỉnh Quảng Bình để tổ chức lễ an táng. Mặc dù lễ an táng Đại tướng dự kiến kết thúc lúc 17h chiều, nhưng thời gian để Quốc tang tại Việt Nam đã chấm dứt từ 12h trưa. Dường như đây là nguyên do hai nước đồng ý để Thủ tướng Trung Quốc vẫn đến Hà Nội trong ngày 13/10, chứ không hoãn chuyến thăm sang thứ Hai. BBC được cho biết trọng tâm chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Trung Quốc là quan hệ hợp tác kinh tế. Ông Lý Khắc Cường đến Hà Nội lần này sẽ không nhằm bàn về việc xử lý tranh chấp với Việt Nam trên Biển Đông. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Bộ trưởng Thương mại Cao Hổ Thành thuộc trong số các quan chức tháp tùng ông Lý. Đây là lần trao đổi cấp cao thứ ba giữa hai nước trong năm nay. Hồi tháng Sáu, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thăm Bắc Kinh. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lý Khắc Cường khi tới Nam Ninh, Quảng Tây đầu tháng Chín dự một hội chợ thương mại. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bắt đầu chuyến thăm Việt Nam từ ngày 13 đến 15/10. text: Công trường cung hữu nghị Việt Trung, hình chụp ngày 22/4/2017 Dự kiến công trình sẽ hoàn thành trong năm 2017. Trong một hình của Tân Hoa xã chụp hôm 22/4, người ta thấy có dòng khẩu hiệu gắn trên công trình đang xây với nội dung "Cùng xây dựng tốt cung hữu nghị Việt-Trung, góp thêm viên gạch hồng cho tình hữu nghị hai nước." Tư lệnh Hải quân Việt Nam thăm Trung Quốc Chiến tranh biên giới 1979 qua các con số Nằm trên diện tích 3,3 ha, sau khi hoàn tất, hội trường cung hữu nghị có 1.500 chỗ ngồi và nhiều phòng họp, phòng đa chức năng, phòng làm việc và phòng khám chữa bệnh theo kiểu y học Trung Quốc. Cựu Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải và cựu Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại lễ đặt nền móng năm 2004 Được cựu Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải và cựu Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo đặt nền móng vào năm 2004, dự án xây dựng cung hữu nghị này do nhà thầu là Tập đoàn Vân Nam, Trung Quốc bắt đầu thi công vào tháng 3/2015. Khi hoàn tất, đây sẽ là nơi có các cuộc biểu diễn quy mô lớn, và là nơi "tổ chức hội họp, các sự kiện quan trọng, nơi giao lưu văn hóa" giữa hai quốc gia, theo Thông tấn xã Việt Nam. Ảnh chụp bên trong công trường xây dựng cung hữu nghị Việt Trung hôm 22/4 Tại thời điểm khởi công, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 799 tỷ đồng, trong đó nguồn viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc khoảng 631 tỷ đồng (tương ứng với 200 triệu nhân dân tệ), trong lúc phía Việt Nam bỏ vào khoảng 168 tỷ đồng, theo truyền thông Việt Nam. Đến tháng 7/2016, chính phủ Trung Quốc cung cấp bổ sung khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu nhân dân tệ cho dự án. Ảnh chụp bên trong công trường xây dựng cung hữu nghị Việt Trung hôm 22/4 Công trình này là "một biểu tượng vun đắp tình hữu nghị hai nước", theo lời ông Trương Đức Giang, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc, người đến thăm dự án hồi tháng 11/2016. Ông cũng yêu cầu nhà thầu Trung Quốc phải thi công đảm bảo chất lượng cao nhất và theo đúng tiến độ đề ra. Cung hữu nghị Việt-Trung, với khoảng hai phần ba vốn là nguồn viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc, đang được xây dựng ở Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. text: Ông Cù Huy Hà Vũ đã bay sang Washington DC cùng vợ sau khi được phóng thích hôm 7/4 Bài viết ngày 10/4 của ông Bob Dietz, điều phối viên của CPJ tại châu Á, mở đầu bằng trường hợp của nhà bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, người vừa qua đời hôm 3/4 vì bệnh ung thư dạ dày. "Chỉ đến khi sắp qua đời, ông mới được phóng thích giữa lúc đang thi hành bản án sáu năm tù, và được cho phép về nhà để chết tại Đắk Nông," bài viết có đoạn. "Tội ác được gán cho Đinh Đăng Định mà ông đã bác bỏ, là viết blog để phơi trần nạn tham nhũng và những vấn đề về môi trường." "Cái chết của ông đưa con số những nhà báo và blogger bị giam giữ ở Việt Nam xuống 17 người. Con số này biến Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ năm trên thế giới về số lượng nhà báo bị giam cầm, chỉ sau Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Eritrea." Bài viết cũng nhắc đến trường hợp của blogger Điếu Cày - tức Nguyễn Văn Hải, người được nhận Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế của CPJ vào tháng 11 năm ngoái. "Bất chấp tư cách thành viên của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đại diện từ các tổ chức nhân quyền cũng như các phái đoàn ngoại giao nước ngoài vẫn bị ngăn không được tiếp xúc với ông Hải," ông Dietz viết. "Ông Hải đã tuyên bố không muốn được phóng thích khỏi án tù mà ông xem là bất hợp pháp và bất công thông qua bất kỳ sự dàn xếp nào." "Ông muốn tất cả những cáo buộc chống lại mình bị hủy bỏ và được tuyên là vô tội." 'Không may mắn như ông Vũ' Đề cập đến trường hợp ông Cù Huy Hà Vũ, người vừa được trả tự do hôm 6/4 và hiện đang có mặt tại Washington DC cùng với vợ, Bob Dietz viết: "Là một học giả về luật và là một trong những tiếng nói chỉ trích Đảng Cộng sản có tiếng, ông đã được phóng thích khỏi bản án bảy năm tù giam và ba năm quản chế tại gia vì tội tuyên truyền chống nhà nước." Tuy nhiên, tác giả cho rằng "không phải blogger nào đang bị cầm tù cũng có xuất thân như ông Vũ". "Họ xuất thân từ những tầng lớp khiêm tốn hơn nhiều, và cũng không có nhiều quan hệ như thế". "Cho đến nay, họ vẫn bị ngược đãi một cách có chủ đích ở trong tù, trong khi gia đình của họ thường xuyên bị lực lượng an ninh ngầm sách nhiễu." "Ngay cả khi những người này không yêu cầu được xuất ngoại, họ cũng xứng đáng nhận được sự ủng hộ tương tự từ quốc tế." Bob Dietz cho rằng "bất chấp hành động đàn áp nhân quyền của mình", Việt Nam vẫn có quan hệ khá gần gũi với Hoa Kỳ, nước đang môi giới Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự tham gia của 12 quốc gia. "Lập luận được đưa ra ở đây, đó là việc mở rộng những mối quan hệ về kinh tế sẽ khiến Việt Nam phải dần ngưng sách nhiễu công dân của mình." "Tuy nhiên, TPP vẫn còn phải trải qua một chặng đường dài trước khi được ký kết. Những quốc gia tự do dân chủ đang tham gia vào TPP nên đưa việc trả tự do cho ông Hải và những trường hợp giống như ông làm một trong những điều kiện để thúc đẩy tiến trình đàm phán TPP đi xa hơn." "Những quyết định trả tự do lẻ tẻ đối với các tù nhân chính trị nổi tiếng như ông Vũ không hề giúp xoa dịu nỗi đau của các blogger và những nhà báo đang bị ngược đãi trong tù. Điều đó cũng không hề giúp gia đình của họ ngưng bị quấy rầy gần như là hằng ngày bởi công an địa phương." Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) nói việc trả tự do cho một tù nhân chính trị nổi tiếng như ông Cù Huy Hà Vũ không xoa dịu nỗi đau của những tiếng nói bất đồng khác còn bị giam cầm ở Việt Nam. text: Hồng y Joseph Zen nói với BBC việc thụ phong hồi năm ngoái của ba giám mục không có sự chuẩn y của Vatican là “bất hợp pháp” và là “hành động chiến tranh”. Việc Bắc Kinh từ chối công nhận quyền lực của Vatican đã làm đổ vỡ nỗ lực nhượng bộ suốt hai thập kỷ qua, ông phát biểu sau chuyến đi thăm Rome vừa qua. Đức Giáo hoàng Benedict XVI cần phải làm rõ quan điểm của Ngài vào những tháng tới. Trung Quốc không công nhận quyền lực của Vatican đối với các tín đồ Thiên chúa giáo ở Trung Quốc. Nhưng trước khi có ba sắc thụ phong hồi năm 2006, thì các giám mục đều được chọn sau khi có tham khảo ý kiến một cách không chính thức với Rome. Ở Trung Quốc, hiên có khoảng bốn triệu tín đồ Thiên chúa giáo thuộc các nhà thờ thuộc nhà nước kiểm soát, cùng hàng triệu người khác theo các tổ chức tôn giáo trung thành với Vatican. Lời nói thẳng Trở về từ chuyến đi Vatican, hồng y Zen nói Trung Quốc đang dấy lên một cuộc chiến không tuyên bố chống lại Thiên chúa giáo. Ông nói: “Ba sắc thụ phong không hợp pháp này… là hành động chiến tranh chống lại nhà thờ. “Vậy vì sao lại nói chúng tôi chọn đối đầu? Họ đang gây chiến tranh, họ muốn tiêu diệt nhà thờ.” Hồng y là một người từ lâu đấu tranh bảo vệ quyền con người và tự do tôn giáo. Nhưng ông không nói liệu quan điểm mạnh mẽ của ông có được phản ánh trong bức thư của Đức Giáo hoàng dự định vào đầu tháng Tư này hay không. Trước đó ông từng có nói ông đề nghị từ nhiệm nhằm giúp Vatican thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Người đứng đầu Nhà thờ Thiên chúa giáo La Mã ở Hồng Kông khuyến khích Vatican chấm dứt việc nhượng bộ Bắc Kinh. text: Hồi tháng Năm, Đại sứ Việt Nam tại Anh Quốc đã giới thiệu ông Bobby Chinn ra ứng cử vào vị trí Đại sứ Du lịch hồi tháng Năm, theo truyền thông Việt Nam đưa tin ngày 29/05. Bình luận về vai trò mới này, ông nói: "Tôi nghĩ mình được chọn do xuất thân của mình và những tiếp xúc mà tôi có được từ công việc, hiểu biết của tôi về ẩm thực, lịch sử và văn hóa, nhưng quan trọng hơn là tình yêu lớn của tôi dành cho đất nước và con người [Việt Nam]. "Đây là lao động vì tình yêu và tôi tin mình có thể giúp được." Ông Bobby Chinn dự kiến sẽ chính thức nhận danh hiệu vào tối ngày 17/07 tại London thay vì tại Hà Nội đúng vào dịp với chuyến đi của Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch Việt Nam, ông Hồ Anh Tuấn sang Anh. Ông hiện là chủ nhà hàng House of Ho ở London, với các món ăn lấy cảm hứng từ ẩm thực Việt Nam. Trong một phỏng vấn với BBC Tiếng Việt hồi trước khi khai trương quán House of Ho, ông giải thích về cách chọn tên nhà hàng: “Chúng tôi muốn tìm tên gọi khiến mọi người phải ghi nhớ.” “Hiện nay, hầu hết các nhà hàng Việt Nam đều dùng tên Việt Nam mà nhiều khi khó phát âm hoặc khó nhớ đối với những người không nói tiếng Việt,” ông Chinn nói. Ông Bobby Chinn tới Việt Nam cách đây 20 năm và quyết định ở lại nhiều năm dù dự định ban đầu chỉ là ở khoảng 1, 2 năm để học thêm về các món ăn. Ông cũng cho rằng ẩm thực Việt Nam sẽ trở thành trào lưu lớn trên thế giới. “Đây là phong cách ẩm thực đầy hứng thú với các hương vị và chất liệu đối lập nhau,” đầu bếp Bobby Chinn nói. Ông cũng là đã đại sứ của Quỹ Bảo vệ Động vật Hoang dã (WWF) cho việc sản xuất hải sản bền vững, viết sách nấu ăn, và dẫn các chương trình truyền hình về ẩm thực và du lịch. Đầu bếp Bobby Chinn đã được chọn trở thành Đại sứ Du lịch Việt Nam tại châu Âu, ông Chinn nói với BBC Tiếng Việt. text: Phóng viên Wa Lone đến tòa án, vợ ông và các phóng viên ảnh nắm lấy tay ông Wa Lone và Kyaw Soe Oo bị bắt ngày 12/12 sau khi gặp các cảnh sát cung cấp tin cho họ. Hai phóng viên bị buộc tội lấy tin bất hợp pháp, nhưng Reuters đã kêu gọi trả tự do cho những người này và nói rằng họ chỉ đơn giản là đang hành nghề báo. Hai người này sẽ bị giam tại nhà tù Insein ở Yangon. '6.700 người Rohingya bị giết trong một tháng' Myanmar bắt phóng viên nước ngoài John Sudworth bị ngăn gặp phụ nữ 45 tuổi ra tranh cử độc lập ở Trung Quốc Wa Lone, 31 tuổi, và Kyaw Soe Oo, 27 tuổi, trước đó bị giam trong đồn cảnh sát. Họ đã bị buộc tội theo Luật Bí mật Chính thống, được đưa ra từ thời thực dân Anh. Người phạm luật có thể bị phạt tù đến 14 năm. Chính phủ Myanmar cho biết hai phóng viên "lấy tin trái phép với ý định chia sẻ với truyền thông nước ngoài". Họ đã được cảnh sát mời ăn tối. LHQ: Khủng hoảng Rohingya là 'thảm họa nhân đạo' Suu Kyi không sợ 'giám sát' của quốc tế LHQ cảnh báo 'ác mộng nhân đạo' với Rohingya Mỹ gây sức ép với Myanmar vì khủng hoảng Rohingya Kyaw Soe Oo được gặp em gái tại tòa Xuất hiện tại tòa án Mingaladon, các nhà báo được phép gặp gia đình và luật sư của họ lần đầu tiên. Cuộc khủng hoảng Rohingya khiến khoảng 665.000 người Rohingya chạy trốn khỏi bang Rakhine. Quân đội nói rằng họ đang chiến đấu với chiến binh người Rohingya và phủ nhận việc nhắm mục tiêu là dân thường. Nhưng Liên Hiệp Quốc mô tả cuộc xung đột là "vụ thanh lọc sắc tộc". Nhà chức trách xem những người Hồi giáo Rohingya là những người nhập cư bất hợp pháp đến từ Bangladesh và từ chối quyền công dân của họ. Phóng viên BBC tại Đông Nam Á Jonathan Head cho biết việc tiếp cận vào bang Rakhine bị kiểm soát chặt chẽ và các nhà báo buộc phải tìm thông tin từ các nguồn khác. Dù quân đội đã nới lỏng sự kiểm soát của họ và truyền thông tại Myanmar đã có sự tự do nhất định, các nhà báo vẫn tiếp tục bị truy tố hình sự, với hơn một chục người bị bắt trong hai năm qua, ông Head cho biết thêm. Hai phóng viên Reuters đang tường thuật về cuộc khủng hoảng Rohingya ở miền bắc Myanmar bị tạm giam thêm hai tuần. text: Cơ sở của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập Nhiều quốc gia đang 'cưỡng lại' Trung Quốc? Mỹ sẵn sàng 'tái đàm phán' với Bắc Hàn Ông Mike Pence nói: "Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) không thuộc về một quốc gia nào." "Quý vị có thể chắc chắn Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đi thuyền và bay đến bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và lợi ích quốc gia chúng tôi đòi hỏi." Bình luận mới nhất của ông Pence theo sau diễn văn tháng 10 khi ông tố cáo Trung Quốc có nỗ lực "thâm hiểm" phá hoại Hoa Kỳ. Ông Pence hôm 16/1 phát biểu ở Singapore, nơi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh của Asean. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ở Singapore hôm 16/11 Trước đó, trong một diễn văn đọc tại hội nghị Đông Á ở Singapore hôm 15/11, ông Pence nhắc lại: "Việc Trung Quốc quân sự hóa và mở rộng lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa là phi pháp và nguy hiểm" Các hoạt động xây dựng của Trung Quốc, trong đó có bồi đắp các đảo nhân tạo, khiến các nước láng giềng lo ngại, đặc biệt là vì phần lớn các công trình này là căn cứ quân sự. Trung Quốc liên tục bảo vệ quyết định xây đắp của mình và nói rằng họ có quyền xây dựng trên những gì mà họ coi rõ ràng là lãnh thổ của Trung Quốc. Bắc Kinh cũng nói thêm họ xây dựng nhiều cơ sở công cộng như các trạm dự báo thời tiết và cảng tránh bão. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc tiến hành nhiều cuộc tập trận ở Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippiness, Malaysia, Brunei. Việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và các căn cứ quân sự ở Biển Đông, nơi có lưu lượng thương mại trị giá khoảng 3 ngàn tỷ USD hàng năm, đã làm dấy lên lo ngại rằng nước này đang tìm cách hạn chế tự do đi lại và mở rộng ảnh hưởng chiến lược ở vùng biển này. Hoa Kỳ đã tiến hành "tuần tra tự do hàng hải" ở Biển Đông, gây căng thẳng với Trung Quốc. Cũng trong tuần này, tin cho hay Hoa Kỳ quyết định cắt giảm quân đóng tại châu Phi để chuyển sang các khu vực Washington cho là có "sự đe dọa" từ Trung Quốc và Nga. Chừng 700 quân trong lực lượng chống khủng bố của Mỹ sẽ bị di dời khỏi châu Phi trong mấy năm tới, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết. Hiện Hoa Kỳ có 7200 quân đóng ở trên 10 căn cứ tại châu Phi, gồm Nigeria và Libya. Theo BBC News hôm 16/11/2018, đây là động thái của chính quyền Trump, thực hiện Chiến lược Quốc phòng mới, nói về thời đại "Cạnh tranh các đại cường" (Great Power competition) với Moscow và Bắc Kinh. Chủ tịch Tập đích thân lên tàu Liêu Ninh thị sát và khích lệ quân đội Trung Quốc Phó Tổng thống Mỹ hôm 16/11 nói Biển Đông không thuộc về một quốc gia nào, trong tuyên bố có thể khiến Trung Quốc phật ý. text: Đây là trường hợp cúm gia cầm đầu tiên ghi nhận được ở Đài Loan kể từ hai năm qua. Giới chức nông nghiệp Đài Loan cho biết kết quả xét nghiệm chim và thú trên chiếc tàu đăng ký ở Panama đến từ Trung Quốc cho thấy chúng bị nhiễm virus H5N1. Tối hôm thứ Sáu tuần trước, lực lượng tuần duyên Đài Loan lên chiếc tàu chở 1 ngàn súc vật xuất phát từ tỉnh Phúc Kiến. Giới chức Đài Loan cho biết đã tiêu hủy toàn bộ số súc vật này và không có nhiều nguy cơ virus lây lan. Tuần trước Đài Loan thực hiện một cuộc diễn tập qui mô để đánh giá khả năng đối phó trong trường hợp phát hiện có cúm gia cầm. Một trong những biện pháp áp dụng là tăng cường kiểm tra ngoài khơi và tại các cửa khẩu. Đài Loan đặc biệt quan ngại đến trường hợp chuyển lậu thú vật vì như vậy không qua kiểm dịch. Nếu như không bắt được chuyến hàng vừa qua, những con vật mang virus H5N1 sẽ được đưa thẳng ra chợ và người tiêu dùng có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh. Nhà chức trách ở Đài Loan xác nhận tìm thấy dấu vết của virus H5N1 trong số chim và các loại súc vật khác chuyển lậu từ Trung Quốc bị bắt giữ cách đây vài ngày. text: Ông Duterte phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Philippines tại Tokyo Ông cũng cam kết "đứng cạnh Nhật Bản trong vấn đề Biển Nam Trung Hoa" khi thời cơ đến, theo Reuters tường thuật từ Tokyo 26/10/2016. Nói chuyện trước các doanh nhân Nhật Bản ông giải thích: "Các vị biết tôi vừa sang thăm Trung Quốc. Tôi muốn đảm bảo với các vị rằng đó chỉ là chuyện kinh tế. Chúng tôi không hề nói chuyện về vũ khí, tránh không bàn về quan hệ đồng minh," Ông cũng nói với Thủ tướng Shinzo Abe trước đó rằng "ông sẽ đứng về phía Nhật Bản" trong vấn đề Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông, theo cách gọi của Việt Nam). Tổng thống Philippines còn gọi "Nhật Bản là người bạn đặc biệt và gần gũi hơn cả người anh em". Ông cam kết cùng Nhật duy trì và bảo vệ các giá trị dân chủ, pháp quyền và giải pháp hoà bình cho tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Nhưng ông Duterte vẫn nhấn mạnh lại những lời lẽ cứng rắn trách cứ Hoa Kỳ và xác nhận ông có thể chấm dứt hiệp ước quốc phòng với Mỹ. Phát biểu "tách rời Mỹ" của ông Duterte được quan chức Philippines giải thích chỉ là cách nhấn mạnh Manila sẽ có chính sách ngoại giao độc lập khỏi Washington. Trong vòng hai năm Dù Hoa Kỳ đang theo dõi kỹ các phát biểu của ông Duterte, Bộ Ngoại giao Mỹ nói họ sẽ không "phản ứng trước lời mang tính khoa trương" và tiếp tục nỗ lực vì quan hệ với Philippines, phát ngôn viên của bộ này, Josh Kirby cho hay hôm thứ Ba tại Washington. Nhưng cũng tại Nhật Bản, ông Duterte cho hay "chỉ trong vòng hai năm nữa" Philippines sẽ muốn quân đội nước ngoài rút khỏi lãnh thổ của họ. Hiện Hoa Kỳ có sự hiện diện của đơn vị nhỏ ở miền Nam Philippines và hai bên có các cuộc diễn tập quân sự. Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte phát biểu khi sang thăm Nhật Bản rằng chuyến thăm trước đó sang Trung Quốc của ông "hoàn toàn vì mục tiêu kinh tế" chứ không vì an ninh khu vực. text: Việt Nam có hàng chục triệu thuê bao từ nhiều vùng miền trên cả nước sử dụng dịch vụ điện thoại di động Chiều cùng ngày, nhiều người sử dụng dịch vụ điện thoại di động trong nước mạng Vinaphone, Mobifone và Viettel xác nhận với BBC Tiếng Việt rằng có hiện tượng chặn từ khóa khi nội dụng tin nhắn đề cập đến tên của một số nhà lãnh đạo trong nước. Người dùng mạng Viettel giấu tên, đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh, nói với BBC rằng khi sử dụng chế độ gửi tin nhắn thông thường, các tin có từ khóa “Nguyễn Phú Trọng”, “Trương Tấn Sang”, “Nguyễn Sinh Hùng” đã không thể gửi đi được, chỉ duy nhất tin nhắn với nội dung Thủ tướng đương nhiệm “Nguyễn Tấn Dũng” gửi được thành công. Tương tự với người dùng mạng Vinaphone và Mobifone cũng xác nhận có hiện tượng này. Thậm chí, người dùng mạng Vinaphone khi được hỏi còn khẳng định không thể gửi được những nội dung trên thông qua iMessage. Các thông tin này khiến được cho rằng đây là diễn biễn “đặc biệt” và “chưa từng thấy” so với các kỳ đại hội năm năm một lần trước đây. Có dụng ý? Từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, bình luận về sự việc này, cho rằng “Nếu sự việc xảy ra đúng như vậy, đây là một sự can thiệp thô bạo với quyền sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng, nó gợi tôi nhớ tới hiện tượng mà Trung Quốc đã làm, ngày mùng 4 tháng 6, kỉ niệm Thiên An Môn, khi tất cả những tin nhắn hay thông tin trên mạng đề cập đến ‘mùng 4 tháng 6’ đều bị dẹp đi”. “Rất có thể đây là một sự can thiệp gì đó học tập kinh nghiệm của Trung Quốc. Chắc chắc trong khoảng tầm một tuần trở lại đây nhiều trang mạng bị chặn. “Nơi tôi ở mấy ngày hôm nay cũng không thể vào trang BBC Tiếng Việt, cũng như nhiều trang khác trong khi vẫn có thể vào đọc những trang này trước đó. “Tôi chắc chắc đây là biểu hiện của việc ngăn chặn và kiểm soát những thông tin được cho là không mong muốn. “Hoàn toàn là có dụng ý hẳn hoi để ảnh hưởng đến tư tưởng của người dân, tạo ra một dư luận xã hội chẳng hạn.” 'Không có chuyện như vậy' Tuy nhiên phía nhà mạng cung cấp dịch vụ điện thoại khẳng định không có việc chặn tin với các từ khóa tên các lãnh đạo Việt Nam. Khi được hỏi liệu có việc can thiệp mạng điện thoại di động khi các hoạt động chính trị lớn đang diễn biến trong nước hay không, phát ngôn viên của Tập đoàn VNPT, ông Bùi Quốc Việt, khẳng định với BBC Việt Ngữ: “Chắc chắn không có chuyện như vậy vì nhà mạng sẽ không phân loại tin nhắn và chạy bình thường, những thông tin như trên là không chuẩn xác.” Nhiều người sử dụng dịch vụ của Vinaphone, Mobifone và Viettel xác nhận có hiện tượng tin nhắn có tên một số lãnh đạo đã không gửi đi được. Ông nói: “Đây là những sinh hoạt bình thường như các tính năng lâu nay.” Về những xác nhận với BBC từ một số người tiêu dùng trong nước trước hiện tượng tin nhắn có từ khóa tên một số nhà lãnh đạo dường như bị chặn, ông Việt cho biết thêm: “Chắc chắn không có sự cố. Tôi sẽ xem lại, bây giờ đang bận Hội nghị nên kiểm tra sau.” Trả lời báo chí ngày 21/1, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11, kêu gọi báo chí Việt Nam cần “tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa” để “thông tin xấu độc không có đất sống trên môi trường của ta”. Kỳ Đại hội 12 đang là thu hút sự chú ‎‎ý cả trong nước và quốc tế, với hy vọng của người dân về một dàn lãnh đạo mới, những người sẽ quyết định các quốc sách quan trọng cho Việt Nam trong thời gian tới. Dự kiến, kết quả của Đại hội sẽ được thông báo vào ngày 28 tháng Giêng tới đây. Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa chính thức khai mạc tại Hà Nội vào sáng thứ Năm ngày 21/01/2016. text: Hoa Kỳ đã chính thức cáo buộc Bắc Triều Tiên trợ giúp Syria trong cố gắng xây một lò phản ứng hạt nhân bí mật vì mục đích 'không hòa bình'. Cơ sở này, được nói là giống hệt lò phản ứng hạch tâm của Bắc Triều Tiên, đã bị Israel ném bom năm 2007. Chính phủ Mỹ nói trong một thông cáo sau khi có cuộc điều trần của CIA tại Quốc hội, rằng Syria cần "thú nhận" về chương trình hạt nhân bí mật của mình. Syria đã nhiều lần bác bỏ thông tin về bất kỳ chương trình vũ khí hạt nhân nào, hay bất kỳ thỏa thuận nào với Bắc Hàn. Thế nhưng tòa Bạch ốc nói hoạt động 'bí mật' mà Syria tiến hành sau khi Israel không kích đã làm củng cố thêm luận điểm rằng lò phản ứng này được xây dựng "nhằm mục đích không hòa bình". Thông cáo của Washington nói: "Cho tới ngày 6 tháng Chín, 2007, chính quyền Syria đã xây một lò phản ứng hạt nhân bí mật tại miền sa mạc phía Đông đất nước, có khả năng sản xuất plutonium trong tương lai". Thông cáo này nói thêm rằng Mỹ "từ lâu đã quan ngại nghiêm trọng về chương trình vũ khí hạt nhân và các hoạt động tăng cường quân sự của Bắc Hàn". Tuy nhiên Nhà Trắng khẳng định tiếp tục tham gia hoạt động ngoại giao sáu bên giữa Bắc Hàn và các nước khác vốn đã đạt được thỏa thuận quan trọng hồi tháng Hai 2007. Bằng chứng khó chối cãi? CIA đưa ra nhiều chi tiết, trong có các bức ảnh mà theo Mỹ, chứng tỏ có người Bắc Hàn làm việc ở bên trong cơ sở bí mật của Syria. Một trong các bức hình chụp hai người đàn ông đứng bên cạnh nhau, được CIA giải thích là giám đốc nhà máy hạt nhân Bắc Triều Tiên và chủ tịch Ủy ban Năng lượng hạt nhân của Syria, cùng có mặt tại Syria. Những bức hình này được nói là do Israel cung cấp đã cho thấy sự giống nhau kỳ lạ giữa các cơ sở của Syria và lò phản ứng Yongbyon tại Bắc Hàn. Tuy nhiên các quan chức cũng cho hay cơ sở của Syria chưa đi vào hoạt động và chưa thấy có nhiên liệu cho lò phản ứng. Nghị sỹ theo Cộng hòa Pete Hoekstra, có mặt trong buổi điều trần của CIA, nói Hoa Kỳ cần có thông tin "rõ ràng, trung thực và tin cậy được" từ các quốc gia liên quan trước khi có thể bỏ tên Bắc Hàn khỏi danh sách các quốc gia khủng bố. Ông Hoekstra chỉ trích chính phủ Bush đã đợi tới tám tháng mới tham vấn cơ quan tình báo và cảnh báo điều này có thể làm phương hại tới các thỏa thuận trong tương lai với Bắc Triều Tiên. Đại sứ Syria tại LHQ, Bashar Jaafari, đã bác bỏ cáo buộc. Ông nói: "Không hề có dự án hợp tác nào giữa Syria và Bắc Triều Tiên tại Syria. Chúng tôi bác bỏ các tin đồn này". Trước đó Bắc Hàn cũng bác bỏ việc đã chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Syria. Phóng viên BBC tại Jerusalem nói việc không kích cơ sở hạt nhân nằm sâu trong đất Syria được nhiều người Israel xem như chỉ dấu cho sức mạnh quân sự của nước này. Thế nhưng được biết các quan chức quốc phòng Israel nay tỏ ra quan ngại về việc đã cung cấp thông tin mật cho Hoa Kỳ. Mỹ nói có nhiều nét tương đồng giữa cơ sở của Syria và lò Yongbyon text: Cổ phiếu công ty ra mắt tại Mỹ với giá 92,70 đô la, sau khi được định giá 68 đô la vào cuối ngày thứ Năm. Giá cổ phiếu chốt lại vào cuối ngày ở mức 93,89 đô la, tức cao hơn giá chào bán ban đầu tới 38%. Hơn 100 triệu cổ phiếu đã được giao dịch chỉ vài phút sau khi được phát hành, cao hơn của Twitter. Vào đầu ngày, người sáng lập đồng thời là chủ tịch công ty, Jack Ma, đã rung chuông khai mạc phiên giao dịch tại NYSE. NYSE được trang trí với các logo màu cam và trắng của công ty trong dịp chào đón cổ phiếu của hãng chính thức được mua bán trên các thị trường công khai. Hãng đã thu về gần 21,8 tỷ đô la trong giao dịch bán cổ phiếu, một chỉ dấu cho thấy các nhà đầu tư đánh giá tốt về hãng thương mại điện tử của Trung Quốc. Alibaba nay được định giá 231,4 tỷ đô la, lớn hơn đáng kể so với Amazon và Facebook. Alibaba điều hành một loạt các thị trường online tại Trung Quốc và những nơi khách, với nhiều giao dịch mua bán hơn tổng số các giao dịch của cả Amazon và eBay cộng lại. Hãng nắm hơn 80% hoạt động thương mại điện tử trực tuyến tại Trung Quốc. Việc bán cổ phiếu Alibaba được coi như một cách đầu tư vào sự tăng trưởng của thương mại điện tử tại Trung Quốc. Nước này là nơi có lượng người dùng internet lớn nhất thế giới, với các ước đoán nói rằng khoảng một nửa trong tổng dân số 1,3 tỷ người của Trung Quốc đăng ký dịch vụ online. Đó là lý do khiến các nhà đầu tư quan tâm tới Alibaba, hãng dẫn đầu trong hoạt động thương mại điện tử của Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không mua cổ phiếu trực tiếp từ các công ty thuộc Alibaba đang hoạt động tại Trung Quốc mà từ một công ty đầu tư đóng tại Caymans Island, là công ty có hợp đồng phân chia lợi nhuận với Alibaba. Đó là điều khiến một số người lo lắng và là một lý do khiến Alibaba không được niêm yết tại thị trường chứng khoán Hong Kong. Hiện tại, cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất của Alibaba là Softbank của Nhật, nắm 32% cổ phần. Hãng Yahoo của Mỹ cũng có cổ phần. Cổ phiếu của Alibaba vào lúc đóng cửa phiên giao dịch hôm thứ Sáu đã cao hơn đáng kể so với giá phát hành ban đầu trên Thị trường Chứng khoán New York (NYSE), một tín hiệu cho thấy hãng kinh doanh khổng lồ trên internet này của Trung Quốc rất được quan tâm. text: Nhiều binh sỹ Ukraine đã rời khỏi căn cứ ở Crimea Ông Andriy Parubiy nói Ukraine muốn đưa những người này về lại Ukraine "một cách nhanh chóng". Trước đó, lực lượng thân Nga đã chiếm hai căn cứ hải quân, trong đó có bộ chỉ huy hải quân Ukraine tại Crimea. Kiev cho biết tư lệnh hải quân của họ đã bị bắt giữ. Vụ việc xảy ra chỉ một ngày sau khi các lãnh đạo Crimea ký hiệp ước với Moscow để sáp nhập bán đảo này vào Liên bang Nga. Tổng Thư ký Nato Andders Fogh Rasmussen đã gọi cuộc khủng hoảng tại Crimea là 'mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với an ninh và sự ổn định của châu Âu kể từ Chiến tranh Lạnh.' Các bên đã cáo buộc qua lại tại một phiên họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đại sứ Hoa Kỳ Samantha Power đã nói người đồng cấp Nga Vitaly Churkin là "nhiều trí tưởng tượng còn hơn cả Tolstoy hay Chekhov". "Nga có vẻ như đã vẽ lại đường biên giới của mình nhưng sẽ không thể viết lại sự thật," bà Power nói. Ông Churkin sau đó đã gọi bà Power là 'hạ cấp xuống mức một tờ báo rẻ tiền'. Lực lượng thân Nga, một số có vũ trang, tràn vào bộ tư lệnh hải quân Ukraine tại Sevastopol 'Khu vực phi quân sự' Trong một buổi họp báo, ông Parubiy đã cho biết thêm về lập trường của Kiev trước những diễn biến tại Crimea. Ông nói nước này đang làm các công việc để áp dụng chế độ thị thực nhập cảnh đối với công dân Nga muốn đến Ukraine. Ông cũng nói Kiev đang tìm kiếm sự ủng hộ từ Liên Hiệp Quốc để 'tuyên bố Crimea là một khu vực phi quân sự', đồng nghĩa với việc Nga phải rút quân và đưa quân đội Ukraine về lại đất liền và tạo điều kiện sơ tán tất cả những thường dân không muốn tiếp tục ở lại vùng bị chiếm đóng". Ukraine cũng sẽ ra khỏi liên minh Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) do Nga đừng đầu và sẽ bắt đầu tập trận chung với Mỹ và Anh, ông Parubiy nói thêm. Về kế hoạch rút các binh sỹ và gia đình của họ khỏi Crimea, ngoại trưởng tạm quyền của Ukraine, ông Andriy Deschytsya, nói với BBC rằng họ sẽ không bị buộc phải ra đi nếu không muốn. Tuy nhiên ông cũng nói: "Tình hình hiện nay rất khó đoán và khó kiểm soát, vì thế cũng có nguy cơ đối với thường dân." Trước đó, thời hạn 21:00 giờ mà Tổng thống tạm quyền Ukraine Olexander Turchynov đưa ra để các lực lượng ở Ukraine phóng thích Tư lệnh hải quân Serhiy Hayduk đã trôi qua. Không lâu sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã kêu gọi chính quyền Crimea trả tự do cho ông này. Một thông cáo từ Bộ quốc phòng Nga nói ông Hayduk buộc phải thực hiện những mệnh lệnh theo chỉ thị của quân đội Ukraine. Cắt điện nước? Ông Turchynov trước đó nói chỉ trừ phi ông Serhiy Hayduk và 'tất cả những con tin khác - bao gồm binh lính và thường dân, được trả tự do, chính quyền sẽ có những biện pháp đáp trả thích đáng ... về kỹ thuật và công nghệ.' Nhiều nơi ở Crimea, quốc kỳ Ukraine bị thay thế bằng lá cờ ba màu của Nga Hiện chưa rõ ông có hàm ý gì, nhưng điều này có thể bao gồm việc cắt điện nước mà Ukraine đang cung cấp cho Crimea, phóng viên BBC David Stern ở Kiev nhận định. Kiev cho biết ông Hayduk đã bị bắt giữ không lâu sau khi bộ tư lệnh hải quân của Ukraine bị khoảng 200 người thân Nga, một số được trang bị vũ khí, tấn công tại Sevastopol, thành phố cảng nơi Nga đặt căn cứ Hạm đội Biển Đen. Những người này được nhìn thấy xông vào các văn phòng, gỡ bỏ phù hiệu của Ukraine và thay quốc kỳ Ukraine bằng lá cờ ba màu của Nga. Đám đông reo hò khi Tư lệnh Hạm đội Biển Đen Aleksandr Vikto tiến vào căn cứ. Một số binh sỹ của Ukraine không chịu đầu hàng. Một người trong số họ nói với phóng viên Mark Lowen của BBC rằng họ đã được lệnh ở lại qua đêm để canh giữ các thiết bị, nhưng họ tin rằng sẽ nhận được lệnh rút lui từ Kiev vào sáng hôm sau. Căn cứ hải quân của Ukraine tại Novo-Ozyorne nằm ở phía Tây Crimea cũng bị đột nhập sau khi có người lái máy kéo đâm vào cổng trước. Khoảng 50 binh sỹ Ukraine được nhìn thấy rời khỏi căn cứ. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Ihor Tenyukh và Phó thủ tướng thứ nhất Vitaly Yarema được cho là đã đến Crimea đã tháo ngòi nổ̉ căng thẳng nhưng đã bị ngăn cản. Tất cả mọi thứ có gắn phù hiệu Ukraine đều bị tháo gỡ 'Cảnh báo rõ ràng' Trước đó, vào thứ Tư, Tòa Hiến pháp Nga đã phê chuẩn hiệp ước sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga. Hiệp ước này giờ chỉ còn đợi Quốc hội thông qua. Trong một bài phát biểu đầy cảm xúc vào thứ Ba, 18/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Crimea 'đã và sẽ luôn là một phần không thể tách rời của Nga.' Trong khi đó, một đoạn băng gây sốc ghi lại cảnh các nghị sỹ thuộc Đảng Svoboda cực hữu của Ukraine đánh đập Giám đốc tạm quyền Đài truyền hình Quốc gia Oleksandr Panteleymonov vì ông này cho tường thuật lễ ký hiệp ước sáp nhập tại Điện Kremlin đã xuất hiện trên mạng. Khủng hoảng tại Crimea dự kiến sẽ là chủ đề chính tại cuộc họp các lãnh đạo EU tại Brussels vào ngày 20/3 tới. Thủ tướng Anh David Cameron nói EU phải gửi 'cảnh báo rất rõ ràng' đến Nga - cho thấy khả năng sẽ có thêm các lệnh trừng phạt. Ông cũng đề nghị G8 nên xem xét có nên loại Nga ra khỏi nhóm nếu nước này 'đi xa hơn'. Moscow đã tuyên bố bất kỳ việc tăng thêm các biện pháp trừng phạt nào cũng là 'không thể chấp nhận và sẽ đem lại hậu quả.' Tổng Thư ký Liên Hiệp QUốc Ban Ki-moon đang bay đến khu vực. Ông sẽ gặp ông Putin tại Moscow vào ngày 20/3 và các lãnh đạo tạm quyền của Ukraine tại Kiev vào ngày 21/3. Ukraine đang lên kế hoạch rút các binh sỹ và gia đình của họ khỏi Crimea, thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng nước này cho biết. text: Covid-19: PATH giúp VN xử lý dữ liệu trực tuyến BBC News Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tố Như, Giám đốc Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu của tổ chức PATH Việt Nam. BBC: PATH đánh giá gì về những biện pháp ứng phó của phía Việt Nam với COVID-19? Trong thời gian vừa qua, phải nói là Chính phủ Việt nam đã có những hành động rất quyết liệt, chủ động và toàn diện trong công cuộc phòng chống Covid-19 trong đó có vai trò rất quan trọng của Bộ Y tế. Bộ Y tế cũng không đơn độc, có sự tham gia, vào cuộc của nhiều ban ngành. Đặc biệt, Bộ Y tế rất minh bạch trong việc chia sẻ và cập nhật dữ liệu về tình hình dịch COVID-19 cũng như các thông điệp để dự phòng COVID-19 tới từng người dân trong đó có việc hàng ngày nhận được tin nhắn. Như vậy, tôi đánh giá việc này rất tốt. Ngoài ra thì tôi cũng thấy có một sự tiến bộ hơn 10 năm qua, bắt đầu từ kinh nghiệm phòng chống dịch SARS, rồi MER CoV, cúm gia cầm, H5N1, Bộ Y tế nhận được rất nhiều hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới, Chính phủ Hoa Kỳ thông qua CDC, USAID, chính phủ Nhật Bản và rất nhiều các đơn vị khác. Và đã có một hệ thống từ trung ương đến địa phương chuẩn bị sẵn và đáp ứng tốt. Virus corona: Vì sao phụ nữ và trẻ em ít bị nhiễm? 6 'mẹo' chữa Covid-19 phản khoa học nên tránh Virus corona: Làm thế nào để tránh lây nhiễm Số liệu đang được cập nhật trực tuyến theo công cụ được PATH hỗ trợ BBC: PATH hỗ trợ chính phủ Việt Nam phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên phương diện gì? PATH là tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Chúng tôi có nhiệm vụ đưa ra các sáng kiến, các can thiệp rồi triển khai và nhân rộng để đáp ứng các vấn đề y tế công cộng toàn cầu. Riêng đối với chương trình "An ninh Y tế Toàn cầu", chúng tôi có mặt trên 25 quốc gia với mục tiêu củng cố và tăng cường hệ thống y tế cũng như hệ thống thông tin y tế sử dụng để dự phòng, phát hiện sớm và phòng chống các dịch bệnh mới nổi cũng như các dịch bệnh lưu hành như sởi, sốt xuất huyết. Chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật từ trụ sở chính ở Hoa Kỳ cũng như tại văn phòng ở Việt Nam. Về vai trò cụ thể của tổ chức PATH trong công cuộc phòng chống COVID 19, phải nói là trong giai đoạn vừa qua, có rất nhiều tổ chức quốc tế cùng chung tay nỗ lực hỗ trợ Bộ Y tế Việt Nam trong công cuộc này và PATH chỉ là một phần nhỏ trong các nỗ lực này. PATH có đội ngũ kỹ thuật từ trụ sở chính ở Hoa Kỳ cũng như tại văn phòng ở Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, nhóm kỹ thuật của tổ chức PATH cùng đồng hành với nhóm kỹ thuật của Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) trong khuôn khổ Dự án An ninh Y tế Toàn cầu CDC đã đáp ứng ngay yêu cầu của Bộ Y tế hỗ trợ kỹ thuật cho một đối tác IT trong nước để phát triển một form báo cáo trực tuyến về ca bệnh COVID-19. Với form báo cáo này, các ca tiếp xúc, ca nghi ngờ hay ca khẳng định COVID sẽ trực tiếp được vào dữ liệu từ tuyến cơ sở, từ các quận huyện. Các viện khu vực cũng như Bộ Y tế có thể nhìn thấy ngay các ca bệnh này để có các triển khai can thiệp ngay lập tức. Form này đã được hoàn thành với sự hỗ trợ kỹ thuật của chúng tôi với một đối tác Việt nam. Cổng này được triển khai trong tuần này và như vậy sẽ giảm được rất nhiều tải lượng cho Bộ Y tế trong việc tổng hợp các dữ liệu hàng ngày về vấn đề COVID-19. Form này thân thiện với cả smartphone cũng như là máy tính. Cho nên từ các trung tâm y tế quận huyện, bệnh viện quận huyện, hay là các nơi cách ly tập trung họ có thể vào thông tin. Và từ đó thì Bộ Y tế có thể theo dõi được luôn các ca tiếp xúc, ca có thể, ca khẳng định theo thời gian và có các quyết định hay can thiệp ứng phó kịp thời. Chúng tôi cũng thấy là Bộ Y tế định hướng một cách bền vững lâu dài. Cái form này không phải là độc lập duy nhất và phát triển trong thời kỳ COVID-19, nó sẽ được lồng ghép hoàn toàn vào hệ thống báo cáo giám sát dịch bệnh truyền nhiễm nói chung của Bộ Y tế. Trong tương lai, chúng tôi cũng rất mong muốn tiếp tục được hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Y tế để module này linh hoạt và có thể được thay đổi, điều chỉnh để đáp ứng với bất kể các dịch bệnh gì trong tương lai mới nổi có thể xảy ra. Một NGO nước ngoài giúp Bộ Y tế Việt Nam nhập và xử lý dữ liệu trực tuyến. text: Hành trình bay kéo dài 7 tiếng giúp nhà sản xuất đánh giá chi tiết về sản phẩm trước khi đưa vào khai thác thương mại. Toàn bộ 474 hành khách trên chuyến bay đặc biệt nói trên đều là các nhân viên hãng Airbus đến từ khắp nơi trên thế giới. Họ ngồi kín ba hạng ghế để thử nghiệm mọi thiết bị trên máy bay như màn hình hay toilet. Chiếc máy bay phản lực nặng 308 tấn nói trên cất cánh từ thành phố Toulouse, miền nam nước Pháp và quay về điểm xuất phát an toàn sau 7 tiếng trên không. Đây là chuyến đầu tiên trong tổng số 4 chuyến bay thử nghiệm trong tuần này của Airbus A380. Thay đổi lãnh đạo Công ty Airbus chọn đúng ngày bay thử có hành khách để thông báo thay thế người chỉ huy mạng lưới phân phối A380. Hai giám đốc điều hành cao cấp bị sa thải và việc đó khiến cho chương trình bị chậm trễ. Người lên thay thế cũng là một người có tên tuổi, vốn từng phụ trách các loại máy bay nhỏ hơn, A320. Mọi chuyện cho thấy kế hoạch tuyển nhân viên mới sẽ tạm thời ngừng lại, dưới quyền của tổng giám đốc Christian Streiff. Công tác phân phối các máy bay mới sẽ bị chậm trễ nặng do hiện hệ thống điện của máy bay đang gặp vấn đề. Có nhiều khả năng là Airbus sẽ phải trả tiền bồi thường cho các hãng hàng không vì chậm giao hàng. Hiện tại có 16 hãng hàng không đặt mua gần 160 chiếc A380. Theo lịch đợt hàng đầu tiên sẽ chuyển cho Singapore Airlines vào cuối năm nay. Theo thiết kế, mỗi chiếc A380 sẽ chở khoảng 550 hành khách trên 3 hạng ghế khác nhau. Nếu máy bay chỉ trang bị toàn ghế rẻ tiền thì số chỗ có thể lên tới 800 khách. Quyết định chế tạo các loại máy bay siêu lớn như vậy phần nào có thể coi là đánh bài. Đối thủ cạnh tranh của Airbus là Boeing có hướng giải quyết khác. Họ sản xuất các loại máy bay nhỏ, kích thước trung bình, giúp các hãng hàng không mở nhiều tuyến bay trực tiếp tới nhiều địa điểm khác nhau. Các máy bay lớn như sản phẩm mới của Airbus khó mà kiếm đủ khách để phục vụ các tuyến như vậy. Tối qua, chiếc phi cơ siêu lớn Airbus A380 hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên chở theo đủ số hành khách tiêu chuẩn gồm 474 người. text: Cảnh sát hiện diện với số đông dọc theo tuyến đường của những người biểu tình và cuộc tuần hành đã diễn ra trong trật tự. Phóng viên đài BBC ở Hồng Kông nói không khí của cuộc biểu tình giống như một ngày hội với các biểu ngữ nhiều màu phản đối toàn cầu hóa. Nhiều trong số những người biểu tình là lao động nhập cư từ Philippines và Indonesia. Hàng ngàn người cũng đang đổ về Hồng Kông để tham gia cuộc biểu tình trong ngày thứ ba khi cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới khai mạc. Một cuộc biểu tình lớn khác cũng được lên kế hoạch cho chủ nhật tới đây. Các nhà phân tích cho rằng cuộc họp ở Hồng Kông sẽ khó mang lại những đột phá trong đàm phán để tiếp tục gỡ bỏ các rào cản mậu dịch và tự do hóa thương mại. Việt Nam đã hy vọng có thể sẽ gia nhập WTO tại cuộc họp ở Hồng Kông lần này nhưng nay hy vọng này đã tiêu tan. Hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở Hồng Kông phản đối tổ chức Thương mại Thế giới trước cuộc họp thượng đỉnh của tổ chức này tại Hồng Kông. text: Từ trước đến giờ ông Bush vẫn luôn có suy nghĩ rất dứt khoát về vấn đề Iran. Theo phân tích của Jonathan Marcus, chuyên viên về các vấn đề ngoại giao của đài BBC, thì có những dấu hiệu cho thấy những lời nói có thêm phần mạnh bạo từ Washington trùng khớp với các bước cụ thể nhằm gia tăng áp lực lên Tehran. Mới cách đây vài tuần khi Ủy ban quốc hội của Mỹ nghiên cứu về Iraq đưa ra báo cáo ở Washington thì một trong số các đề nghị chính là chính phủ Bush nên có hành động ngoại giao với Syria và Iran. Bây giờ là lúc tổng thống Bush đưa ra phản ứng: thay vì đưa ra chính sách ngoại giao mềm dẻo thì lời lẽ của ông Bush lại tăng thêm phần cứng rắn cho quan điểm của chính phủ Mỹ. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Washington có ý định đối đầu với ảnh hưởng của Iran lên Iraq. Tổng thống Bush nói rằng Iran cung cấp phương tiện để tấn công lính Mỹ, và Hoa Kỳ sẽ cắt nguồn viện trợ từ Iran và Syria. Tổng thống Bush còn tuyên bố sẽ tìm diệt mạng lưới cung cấp vũ khí và huấn luyện cho kẻ thù của Hoa Kỳ ở Iraq. Chỉ trong vài giờ đồng hồ sau bài phát biểu đó, lính Mỹ đã ập vào một văn phòng lãnh sự ở Irbil, miền bắc Iraq, và theo tin thì có 5 nhân viên ở đây bị bắt giữ. Hành động này có thể là tín hiệu cho thấy Hoa Kỳ gia tăng áp lực đối với Iran, một xu hướng đang được ghi nhận từ nhiều hướng khác nhau. Một số lệnh trừng phạt kinh tế có giới hạn nhắm vào chương trình hạt nhân của Iran đã được Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc hậu thuẫn. Hoa Kỳ cũng đang gây sức ép đối với các đồng minh thân cận nhất để các nước đó có thêm trừng phạt kinh tế, ví dụ như là đưa tên một ngân hàng lớn thứ năm của Iran vào danh sách đen, báo buộc doanh nghiệp này cung cấp tài chính cho chương trình tên lửa của Iran. Hiện cũng thấy có thêm áp lực quân sự, có thêm hàng không mẫu hạm của Mỹ chở máy bay tiến vào vùng Vịnh. Thông điệp của ông Bush đã quá rõ ràng : ông có vẻ như muốn đẩy lui ảnh hưởng của Iran cả trên mặt trận hạt nhân lẫn Iraq. Tổng thống Bush có nhắc tới Iran với lời lẽ rất mạnh trong bài diễn văn về tình hình Iraq. text: Cuộc trưng cầu ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được kéo dài tới tháng 9/2013 Nhóm này do các giáo sư Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và cựu Tổng Biên tập báo VietnamNet Nguyễn Anh Tuấn khởi xướng, trưng cầu ý kiến thông qua trang mạng Cùng Viết Hiến Pháp trong hai tháng qua. Các đề xuất của nhóm Cùng Viết Hiến Pháp liên quan tới sửa đổi 29 điều trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và thêm một điều mới. Đáng chú ý nhất có thể nói là các đề xuất sửa đổi một số điều trong Chương I, hiến định Chế độ chính trị của nước Việt Nam. Trong đó, trang Cùng Viết Hiến Pháp đề nghị sửa Điểm 1, Điều 2 thành:"Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước chỉ được làm những gì luật pháp cho phép, người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm". Điểm 2: "Các cơ quan nhà nước phải phối hợp và giám sát nhau trong việc thực hiện chức năng độc lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp". Đặc biệt, Điều 4 hiến định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhóm Cùng Viết Hiến Pháp đề nghị sửa ba điểm. Điểm 1: "Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị nhận trách nhiệm lãnh đạo nhà nước do nhân dân ủy thác thông qua quá trình bầu cử tự do. Đảng Cộng sản Việt nam cử đại biểu của mình tham gia tranh cử vào các chức danh của bộ máy nhà nước". Điểm 2: "Đảng Cộng sản Việt Nam, các cơ quan và đảng viên của Đảng chấp hành hiến pháp và pháp luật". Điểm 3: "Các hoạt động của Đảng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Cơ chế kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của Đảng được luật quy định". Gây tranh cãi Ngoài ra, đề xuất của Cùng Viết Hiến Pháp cũng đề nghị bỏ câu “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt” trong Điều 5, Chương I. Kiến nghị đối với Điều 42 về giáo dục có điểm: "Bậc giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí tại các trường công lập". Điều 70 của Dự thảo Hiến pháp, trong đó viết "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân" được đề nghị thay bằng Điều 45 của Hiến pháp 1992, viết "Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc". Việc phân tách quân đội và sự lãnh đạo của Đảng là điểm đang gây tranh cãi. Một số kiến nghị gửi tới Quốc hội Việt Nam, như Kiến nghị 72 do nhóm nhân sỹ trí thức trong nước khởi xướng cũng đề xuất điều này; trong khi báo chí nhà nước đăng nhiều bài chính luận đả phá việc "phi chính trị hóa quân đội". Một điểm gây tranh cãi nhiều trên các trang mạng sau khi nhóm Cùng Viết Hiến Pháp công bố các đề xuất của mình, là sửa đổi Điều 4 Hiến pháp. Một số ý kiến mà BBC nhận được cho rằng đề nghị của Cùng Viết Hiến Pháp về điều này "phi logic" và có nhiều điểm chưa rõ như "bầu cử tự do" là thế nào; nếu dân không bầu thì "trách nhiệm lãnh đạo" của Đảng CSVN thực hiện ra sao... GS Ngô Bảo Châu là một trong những người khởi xướng trang Cùng viết Hiến pháp Tuy nhiên cũng có ý kiến nói rằng đây là "giải pháp mềm cho Điều 4", "dễ được chấp thuận hơn là đề xuất bỏ hoàn toàn" điều này. Về sửa đổi này, nhóm Cùng Viết Hiến Pháp giải thích trong một văn bản khác, cũng đã được gửi tới Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992: "Chúng tôi cho rằng việc bổ sung Điều 4 vào Hiến pháp 1980 nói về sự lãnh đạo của Đảng là không thực sự cần thiết, nhưng đã là một thực tế lịch sử". Họ viết: "Chúng tôi cũng cho rằng trong hoàn cảnh hiện tại, việc bỏ Điều 4 có thể dẫn đến những hậu quả chưa thể lượng định đối với tiến trình phát triển trong ổn định của đất nước". Hiện chưa rõ phản hồi của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đối với các đề xuất của Cùng Viết Hiến Pháp. Trong lúc đó, ngày 28/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - người cũng là Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, được truyền thông trong nước dẫn lời cho biết đã có 20 triệu lượt góp ý cho Dự thảo Hiến pháp. Hồi đầu tháng này, nhóm Cùng Viết Hiến Pháp đã gửi một số ý kiến đóng góp và Những đề xuất bổ sung, sửa đổi các điều khoản cụ thể trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 92 tới Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Quốc hội Việt Nam. text: Nó cũng kết luận có thể trong tương lai, nếu dỡ bỏ cấm vận, thì Saddam có thể muốn tạo vũ khí hóa học. Thủ tướng Anh Tony Blair đã đưa ra phản ứng, nói bản báo cáo cho thấy lệnh cấm vận chống chính quyền Iraq không có kết quả. Ông nói Saddam "chưa bao giờ có ý định tuân thủ nghị quyết Liên Hiệp Quốc." Thủ tướng Blair nói báo cáo nói rõ Saddam hoàn toàn có "ý định" phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuyên bố của thủ tướng Blair đưa ra trong một chuyến đi đến châu Phi hôm thứ Tư, trước lúc công bố chính thức báo cáo. Phóng viên chính trị BBC, Mark Mardell, gọi bình luận là "vô cùng cứng cỏi". Nhưng phóng viên BBC nói thêm: "Nhưng một lần nữa Tony Blair sẽ phải nói chuyện với người dân Anh, giải thích những gì ông đã làm, về cuộc chiến." "Tuần rồi ông phải thừa nhận mình có vấn đề với niềm tin nhân dân - và không có cách nào thật sự giải quyết nó." Đe dọa lớn hơn Phần lớn nội dung báo cáo đã được dự đoán trước do một dự thảo báo cáo đã bị tiết lộ tháng trước. Thứ trưởng ngoại giao Anh Baroness Simons nói với đài BBC là báo cáo nói Saddam đã "rất gần" đến việc vi phạm cấm vận. "Đó là mục tiêu lớn của ông ta." Thứ trưởng Anh nói báo cáo nói rõ Saddam duy trì khả năng và các phòng thí nghiệm để phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nhưng cựu trưởng thanh tra Liên Hiệp Quốc, Hans Blix, lại nói với đài BBC là lệnh cấm vận đã "kiềm chế" Saddam. "Họ quả thật đã hủy diệt toàn bộ vũ khí sinh hóa và khu vực vũ khí hạt nhân cũng được dọn dẹp." "Nếu chúng tôi có thêm vài tháng, chúng tôi có thể nói với CIA và những người khác rằng không có vũ khí hủy diệt hàng loạt." Trước đó, ngoại trưởng Anh Jack Straw nói báo cáo cho thấy Saddam là mối đe dọa lớn hơn so với tưởng tượng trước đây. Ông nói không ngạc nhiên khi nhóm điều tra Iraq đã không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nhưng, phát biểu ở Baghdad, ông nói "mối đe dọa từ Saddam Hussein ở khía cạnh ý định của ông ta" còn "đen tối hơn dự kiến trước đây của chúng ta." Trong khi đó, cựu ngoại trưởng Anh Robin Cook nói cộng đồng quốc tế đã luôn biết rằng Saddam Hussein có tham vọng sản xuất vũ khí. Ông nói với đài BBC đó là vì sao đã có chính sách kiềm chế rất thành công. "Giờ đây chúng ta biết rằng chúng ta thật sự có thêm thời gian mà Hans Blix muốn để làm xong công việc. Chiến tranh là không cần thiết." Báo cáo của Nhóm thanh tra Iraq đã kết luận Saddam Hussein đã không có khả năng sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. text: Những người Công giáo La Mã Trung Quốc đang hy vọng mối quan hệ giữa nước này và Vatican sẽ được cải thiện Theo trang Taiwan News (18/09/2018), một thỏa thuận lớn giữa Tòa Thánh Vatican và Bắc Kinh có thể được ký ngay ngày 1/10 này. Nhà nước Vatican hiện là quốc gia châu Âu duy nhất công nhận Đài Loan, tức Trung Hoa Dân Quốc. Croatia và một trang sử đen tối Một số vụ thanh trừng khét tiếng lịch sử Giáo hoàng không dùng từ Rohingya ở Myanmar Nghệ An: ‘Hội Cờ Đỏ’ tự phát nhưng được phép? Đại sứ Đài Loan tại Vatican, Matthew Lee S.M (Lý Thế Minh) được báo chí trích lời nói: "Chúng tôi tin rằng Vatican muốn các thỏa thuận sẽ giúp cho người Trung Quốc cơ hội có sinh hoạt tôn giáo bình thường, giảm bớt áp chế đối với người Công giáo tại Trung Quốc, và giúp các giáo hội Công giáo ở Trung Quốc hội nhập với giáo hội toàn cầu, và đổi lại là giúp thúc đẩy tự do tôn giáo ở Trung Quốc." Đài Loan phải chuẩn bị tinh thần Một số bình luận, theo Taiwan News, tin rằng Đại sứ Đài Loan chuẩn bị tinh thần cho dư luận về khả năng Trung Quốc cắt đứt quan hệ với Đài Loan để công nhận Trung Quốc. Đổi lại, Trung Quốc sẽ đồng ý để người Công giáo công nhận Đức Giáo hoàng Francis và Tòa Thánh La Mã. Hiện nay, tại Trung Quốc có hai giáo hội Công giáo, một của nhà nước quản lý và không thần phục Vatican, một của những tín đồ và giám mục 'ngoài luồng', hướng về Tòa Thánh. Thỏa thuận mới, mà một số nhà bình luận nói là theo 'mô hình Việt Nam' sẽ cho phép đảng cộng sản Trung Quốc chuẩn thuận tên các giám mục Vatican bổ nhiệm. "Đài Loan lo ngại vì không rõ một thỏa thuận như thế sẽ tác động thế nào đến quan hệ ngoại giao của đảo quốc với đồng minh duy nhất ở châu Âu là Vatican", theo Taiwan News. Giáo Hoàng Francis trước đây lên tiếng chống lại các vụ hành quyết Các nguồn tin cũng nói đại sứ Matthew Lee vừa gặp Đức Giáo hoàng Francis để thảo luận lo ngại của Đài Loan. Vẫn theo nguồn tin này thì ông Lee cho hay các quan chức Vatican xác nhận thỏa thuận chỉ nhằm giải quyết vấn đề của người Công giáo ở Trung Quốc mà không có hàm ý gì khác về ngoại giao". Ngay từ tháng 3/2018, Reuters đã đưa tin "Đài Loan lo lắng" về khả năng Vatican và Bắc Kinh tiến tới một thỏa thuận về chuyện thụ phong và bổ nhiệm giám mục tại Trung Quốc. Một thỏa thuận dù chưa toàn bộ, có thể mở đường cho quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Vatican và cho phép Giáo hội Công giáo có cơ chế hoạt động hợp pháp để chăm sóc chừng 12 triệu tín đồ Công giáo Trung Quốc, Reuters viết trong bài 'As Vatican and China talk, Taiwan looks on nervously' (25/03/2018). Xin nhắc đây là con số ước tính tín đồ thuộc Giáo hội "hoạt động ngầm" và trung thành với Vatican. Mâu thuẫn Vatican - Trung Quốc thỉnh thoảng lại bùng lên khi có tin giáo dân hoặc giám mục tại Trung Quốc bị trấn áp. Hồi tháng 6/2017, Tòa thánh Vatican công khai bày tỏ sự quan ngại sâu sắc sau khi một giám mục bị đuổi khỏi giáo phận rồi bị bắt. Giám mục Peter Thiệu Chúc Mẫn bị quan chức bắt giữ hồi tháng 5/2017, phát ngôn viên Tòa Vatican Greg Burke nói với báo chí chừng một tháng sau đó. Hiện Giáo hội Công giáo La Mã đang gặp phải vấn đề lan rộng liên quan đến các vụ linh mục lạm dụng tình dục trẻ em, và điều này khiến một số người "ngạc nhiên" vì sao Vatican lại tìm cách trao cho Đảng Cộng sản Trung Quốc quyền kiểm soát giáo hội tại Trung Quốc vào thời điểm này", theo Taiwan News. Giáo hội toàn cầu không được công nhận tại Trung Quốc Nay, thông tấn xã CNA của Đài Loan trích lời đại sứ Lee nói rằng Đức Giáo hoàng Francis có vẻ đang tiến tới quan điểm rằng "một thỏa thuận không hoàn hảo còn tốt hơn là không có gì". Đại diện cuối cùng của Vatican bị trục xuất khỏi Trung Quốc năm 1951. Tòa Thánh từ đó đã chuyển trụ sở của khâm sứ sang Đài Loan, nơi chính quyền Quốc Dân Đảng chiếm giữ và làm chủ sau khi thua cuộc Nội chiến 1949. Tại Hoa Lục, ban đầu chính quyền của Mao Trạch Đông cấm mọi hoạt động tôn giáo nhưng những năm nay, CHND Trung Hoa cho lập ra Giáo hội Công giáo yêu nước do Đảng CS kiểm soát. Kể từ thập niên 1970, sau khi Liên Hiệp Quốc công nhận CHND Trung Hoa, Tòa Thánh không gửi khâm sứ (đại sứ) sang Đài Loan nữa nhưng giữ cơ quan ngoại giao ở cấp đại biện lâm thời. Điều gây ra đồn đoán rằng một ngày Vatican sẽ quay sang công nhận Trung Quốc còn được thể hiện ở chỗ dù Đài Loan có đại sứ ở Vatican, danh mục điện thoại và giấy tờ của Tòa Thánh ghi chức danh, vị trí của người này dưới mục 'China' (Trung Quốc), chứ không phải Republic of China (Trung Hoa Dân Quốc), tên chính thức của Đài Loan. Nhiệm kỳ của chủ tịch Tập Cận Bình là thời gian Trung Quốc tăng cường gây cô lập Đài Loan trên trường quốc tế. Ông Tập Cận Bình đã coi việc đưa Đài Loan về với Trung Quốc là vấn đề mang tính 'lợi ích cốt lõi' của Bắc Kinh. Càng gần đây càng có thêm các nước bỏ Đài Loan để quay sang công nhận Trung Quốc. Xem thêm về Vatican: Giáo Hoàng im lặng trước cáo buộc về nạn lạm dụng tình dục Đức Giáo hoàng tiếp Chủ tịch Việt Nam Thỉnh cầu Vatican 'minh xét' về cựu TGM Kiệt Vị giám mục tự phong bị cả Vatican và TQ ruồng bỏ Vatican lo ngại về giám mục bị giam tại TQ Hiện đang có lo ngại từ Đài Loan rằng một thỏa ước Vatican ký với Bắc Kinh về cơ chế bổ nhiệm giám mục ở Trung Quốc, sẽ gây thiệt thòi cho Đài Bắc. text: Trước đó, giới chức đã nêu danh Dylann Storm, 21 tuổi, là người mà họ tiến hành truy nã liên quan tới vụ nổ súng ở Charleston. Chín người thiệt mạng trong vụ này. Cảnh sát trưởng Gregory Mullen nói tám trong số các nạn nhân bị bắn chết bên trong Nhà thờ Emanuel African Methodist Episcopal vào tối thứ Tư 17/6, người còn lại qua đời sau đó. Các hình ảnh do camera an ninh thu được cho thấy nghi phạm đã ngồi trong nhà thờ chừng một tiếng đồng hồ trước khi nổ súng. Cảnh sát nay đang truy lùng một nghi phạm đàn ông da trắng, lứa tuổi 20. Ông Mullen nói ông tin đây là một vụ do thù ghét. Mục sư, thượng nghị sỹ tiểu bang Clementa Pinckney, nằm trong số người bị bắn chết, theo nhà vận động quyền dân sự Al Sharpton. Các hình ảnh do camera an ninh thu được cho thấy nghi phạm đã ngồi trong nhà thờ chừng một tiếng đồng hồ trước khi nổ súng. Lúc xảy ra bắn súng vào lúc 9 giờ tối giờ địa phương, tại nhà thờ trên phố Calhoun đang có một cuộc họp. Cảnh sát Charleston cho hay trên mạng Twitter: "Nghi phạm vụ bắn súng trên phố Calhoun là một người đàn ông da trắng khoảng 21 tuổi, gầy, nhỏ, mặc áo màu xám quần jeans xanh, đi bốt Timberland và cạo râu nhẵn nhụi." Các hình ảnh thu được cho thấy nghi phạm có mặt trong nhà thờ, và cả chiếc xe saloon 4 chỗ mà người này lái đi. Phát biểu tại cuộc họp báo, cảnh sát trưởng Gregory Mullen nói sáu phụ nữ và ba người đàn ông đã bị giết chết, nhưng danh tính các nạn nhân sẽ không được công bố cho tới khi gia đình họ được thông báo. Có ba người sống sót. "Có tám nạn nhân đã chết bên trong nhà thờ. Hai người được chở tới bệnh viện và một trong số đó đã qua đời," ông Mullen nói. "Hiện chúng ta đã có chín nạn nhân trong vụ phạm pháp kinh khủng này." Cảnh sát trưởng nói thêm: "Thật không thể tưởng tượng nổi là trong xã hội ngày nay một người lại có thể bước vào nhà thờ khi người ta đang cầu nguyện và lấy đi cuộc sống của họ". Thị trưởng Charleston Joe Riley thì nói vụ bắn súng là "thảm kịch không thể mô tả được". Cảnh sát tại hiện trường vụ bắn súng Thượng nghị sỹ bang Nam Carolina Tim Scott viết trên mạng Twitter: "Đêm nay tim tôi vỡ vụn vì Charleston và Nam Carolina." Một trong số các nạn nhân thoát chết nói với gia đình rằng bà được tay súng tha mạng để có thể kể lại cho mọi người về những gì đã xảy ra, báo Charleston Post and Courier tường thuật. Vụ tấn công diễn ra hai tháng sau khi một người đàn ông da đen không có vũ trang, Walter Scott, bị bắn chết bởi một nhân viên cảnh sát da trắng tại Bắc Charleston. Vụ nổ súng đã làm nổ ra các cuộc biểu tình giận dữ, cho thấy sự căng thẳng chủng tộc trong thành phố. Sau đó, viên cảnh sát da trắng đã bị cáo buộc tội giết người. Nghi phạm vụ nổ súng giết chết chín người tại một nhà thờ của người Mỹ gốc Phi tại Nam Carolina, Hoa Kỳ đã bị bắt, Trưởng công tố Loretta Lynch nói. text: Dzhokhar sẽ được xét xử trong khuôn khổ hệ thống luật dân sự Với cáo buộc này, Dzhokhar Tsarnaev, hiện đang được chữa trị tại bệnh viện, có thể đối mặt với án tử hình. Hiện nay, nghi phạm này vẫn chưa nói được bởi vì cổ họng bị thương. Có tin cho rằng y đang trả lời thẩm vấn bằng cách viết ra giấy. Động cơ tôn giáo? Tin tức mới nhất cho biết tại phiên thẩm vấn đầu tiên với tòa án, Dzhokhar Tsarnaev đã có thể nói được một lần. Nghi phạm 19 tuổi này đã trả lời ‘No(Không)’ khi được hỏi rằng y có khả năng thuê luật sư hay không. Đối với các câu hỏi khác của thẩm phán Marinane B Bowler, y chỉ gật đầu. Phiên xử tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng Năm. Hồ sơ của cảnh sát không đề cập đến động cơ tấn công. Tuy nhiên, hai quan chức Mỹ giấu tên đã nói với hãng tin AP hôm 22/4 rằng động cơ của hai anh em Tsarnaev có thể là ‘tôn giáo’. Nguồn tin của AP cho biết hai nghi phạm dường như không có liên hệ với các nhóm Hồi giáo có vũ trang. Hiện có ít thông tin chứng tỏ người em trai là một chiến binh Hồi giáo nhưng người anh dường như là đã thiên về hướng Hồi giáo cực đoan. Hồi năm 2011, các quan chức FBI đã từng thẩm vấn Tamerlan Tsarnaev theo yêu cầu của chính quyền Nga do có quan ngại y là phần tử Hồi giáo cực đoan. Tuy nhiên, sau đó giới chức không có hành động gì tiếp theo. Vẫn có quyền Dẫn nguồn tin từ tòa án, tờ New York Times cho biết Dzhokhar đã được thông báo về quyền và cáo buộc đối với y trên giường bệnh. Ngoài tội danh sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt Dzhokhar còn chịu thêm một cáo buộc nữa là hủy hoại tài sản ác ý gây ra tử vong, Bộ Tư pháp cho biết trong một thông cáo. Đây là khởi tố ở cấp liên bang vốn vẫn duy trì án tử hình. Trong khi đó, các công tố viên ở tiểu bang Massachusetts, vốn không có án tử, cũng sẽ đưa ra cáo buộc của riêng họ. “Chúng tôi sẽ không xem hắn là quân thù,” người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho biết. Cảnh sát đang canh giữ nghiêm ngặt bên ngoài bệnh viện chữa trị cho nghi phạm “Tên khủng bố sẽ bị truy tố trong khuôn khổ hệ thống luâṭ dân sự,” ông nói. Đây là một vấn đề gây tranh cãi, ông Mark Mardell, biên tập viên Bắc Mỹ của BBC cho biết. Nếu bị xem là ‘quân thù’ thì Dzhokhar Tsarnaev sẽ không có quyền giữ im lặng và cảnh sát sẽ tìm cách bắt y cung khai để thu thập các thông tin tình báo. Một số thành viên của Đảng Cộng hòa đã chỉ trích quyết định cho nghi phạm được hưởng tiến trình xét xử dân sự vì nó hạn chế khả năng thu thập thông tin tình báo quan trọng. Khi lên cầm quyền, Tổng thống Obama đã nói rõ rằng sẽ không còn chuyện các bị cáo được xem như là ‘quân thù’ một cách trái với luật pháp. Đây là khái niệm mà chính quyền Bush đưa ra để phân loại các phần tử khủng bố và những người ủng hộ al-Qaeda. Khi được xếp vào dạng này thì đối tượng sẽ không được hưởng quyền của những tội phạm bình thường khác cũng như quyền của tù nhân chiến tranh, Mardell nói. 'Tao làm đấy' Thành phố Boston sẽ dành thời gian tưởng niệm các nạn nhân vào lúc 14h50 thứ Hai ngày 22/4, tức là đúng một tuần lễ sau vụ đánh bom. Cáo buộc hình sự của FBI đã miêu tả chuỗi những sự việc dẫn đến các vụ nổ tại vạch đích của cuộc thi chạy marathon và cuộc đối đầu ba ngày sau đó giữa các nghi phạm và cảnh sát. Theo hồ sơ này thì hai anh em nhà Tsarnaev được nhìn thấy mang theo chất nổ tại cuộc chạy việt dã – cùng loại với các thiết bị nổ mà chúng ném về phía cảnh sát khi bị truy đuổi. Một trong các nghi phạm được cho là đã nói với nạn nhân bị chúng cướp xe rằng: “Mày có nghe về vụ nổ Boston không? Tao làm đấy.” Người em Dzhokhar hiện đang được chữa trị ở Trung tâm Y khoa Beth Israel Deaconess với những vết thương khi bị truy đuổi. Y bị bắt khi đang ẩn nấp trong một con thuyền ở sân sau một ngôi nhà ở vùng ngoại ô Watertown của Boston. Theo FBI thì khi bị bắt, trên người hắn có ‘những vết đạn bắn ở đầu, cổ, chân và tay’. Theo thông tin từ bệnh viện hôm thứ Hai ngày 22/4 thì nghi phạm này vẫn trong tình trạng nguy kịch. Việc khởi tố được thông báo bên giường bệnh. Tang lễ nạn nhân Boston đã có khoảnh khắc im lặng để tưởng nhớ các nạn nhân đúng 1 tuần xảy ra vụ nổ Cũng trong ngày 22/4, một tang lễ riêng tư đã được tổ chức cho nạn nhân Krystle Campbell, cô nhân viên nhà hàng 29 tuổi thiệt mạng ở vạch đích khi đi cổ vũ cuộc đua với một người bạn. Phóng viên BBC Richard Fenton-Smith hiện đang có mặt bên ngoài nhà thờ ở Meford, tây bắc London, cho biết toàn thành phố đã lặng lại để tưởng nhớ nạn nhân. Công chúng đứng xếp hàng trên con đường dẫn đến nhà thờ và vẫy cờ Mỹ. Linh cữu được cảnh sát hộ tống đến nhà thờ. Một lễ tưởng niệm khác dành cho nữ sinh viên sau đại học 23 tuổi người Trung Quốc cũng sẽ được tổ chức. Trong số những người bị thương, 13 người bị mất chân tay. Hơn 50 người vẫn còn đang nằm viện trong đó có ba người đang trong tình trạng nguy kịch. Hiện cơ quan điều tra vẫn chưa xác định được động cơ vụ tấn công. Các nghị sỹ Hoa Kỳ hiện đang đặt vấn đề tại sao FBI không nhìn thấy hiểm họa từ người anh Tamerlan Tsarnaev sau khi phía Nga đã nhờ thẩm vấn hắn hai năm trước. Tamerlan đã ở Chechnya và Dagestan, một nước cộng hòa thuộc Nga,trong nhiều tháng hồi năm ngoái. Nghi phạm còn sống trong vụ đánh bom Boston đã bị khởi tố tội sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết. text: Tại Bavaria, quân đội đã được triển khai để giúp các nhân viên cứu trợ xây dựng các bức tường chắn bằng những túi cát để bảo vệ các thị trấn trước tình trạng mực nước sông Danube dâng cao và một số người đã phải di tản. Nước lụt lên tới mức kỷ lục đã phá hỏng cầu cống, làm vỡ đập và cắt đứt giao thông tới một số thị trấn và làng mạc tại miền nam nước Đức. Khi mức độ nghiêm trọng của lụt lội được đánh giá rõ hơn, bộ Quốc phòng vừa tuyên bố là khoảng 1000 binh lính đã được triển khai để giúp các nhân viên cứu trợ và những người tình nguyện chống chọi trước tình trạng hiện nay. Trong khi tại vùng Bavaria ở miền Nam, người ta nay đang dọn dẹp bùn lầy để lại sau khi nước lụt rút đi. Các thị trấn bên bờ sông Danube như Passau và Regensburg đang chạy đua với thời gian để xây dựng các bức tường chắn bằng những túi cát. Lũ lụt xảy ra ba tuần trước khi diễn ra tuyển cử tại Đức, và các chính trị gia đang phải khá thận trọng. Thủ tướng Schrroeder được cho là đã thắng trong cuộc tuyển cử trước một phần là do ông xuất hiện đi ủng cao su lội nước khi lũ lụt tàn phá vùng Saxony. Lần này ông lên tiếng cáo buộc giới chức trách vùng Bavaria, dưới sự điều hành của đảng đối thủ, là đã cắt giảm ngân sách dành cho việc phòng tránh lũ lụt. Thủ hiến Bavaria, ông Edmund Stoiber, đã bác bỏ chỉ trích này và nhanh chóng tới thăm những khu vực bị ảnh hưởng của lũ lụt, bỏ cả kế hoạch sẽ gặp gỡ để bàn chiến lược với bà Angela Merkel, ứng viên thuộc phe bảo thủ ra tranh cử vào chức vụ Thủ tướng. Lũ lụt tại một số khu vực ở miền nam nước Đức, Áo, và Thụy Sĩ đã làm chín người chết và cắt đứt liên lạc với một số thị trấn và làng mạc. text: Tổng thống Donald Trump Dân biểu đảng Dân Chủ Frederica Wilson, đại diện một quận của bang Florida, nói bà bị sốc vì lời bình của ông Trump với người góa phụ. Bà dân biểu tố cáo ông Trump nói: "Anh ta [người lính] biết nhập ngũ là sao, nhưng dù sao thì cũng đau đớn nhỉ." Ông David Johnson là một trong bốn lính Mỹ bị dân quân Hồi giáo giết ở Niger tháng rồi. Ông Trump viết trên Twitter rằng bà dân biểu đảng Dân Chủ "hoàn toàn bịa đặt". Còn dân biểu Wilson nói rằng ông Trump gọi điện cho người vợ trước khi quan tài của ông Johnson đến Miami. Tổng thống Trump sẽ gặp Chủ tịch Quang Trump dọa hủy thỏa thuận hạt nhân Iran David Johnson Tổng thống Trump trước đó bị chỉ trích vì không liên lạc ngay với gia đình bốn quân nhân bị giết. Hôm thứ Hai, ông nói đã viết thư cho họ và dự định sẽ gọi điện. Đến hôm thứ Ba, ông Trump nhắc lại rằng Tổng thống Barack Obama đã không gọi điện cho gia đình Tướng John Kelly khi con trai họ bị giết ở Afghanistan năm 2010. Bình luận này đã tạo ra giận dữ cho các cựu cố vấn của ông Obama. Tổng thống Mỹ Donald Trump bác bỏ cáo buộc của một dân biểu rằng ông làm vợ góa của một người lính bật khóc. text: Ít nhất chín người chết và hơn 860 người bị thương. Động đất 6.5 độ xảy ra lúc 21.26 hôm thứ Năm, gần thành phố Kumamoto, trên đảo Kyushu. Sức mạnh của động đất gần với thảm họa năm 2011, khiến xảy ra sóng thần và sự cố hạt nhân ở Fukushima. Đa số những người chết hôm thứ Năm là ở thị trấn Mashiki, gần Kumamoto. Tại đó, một tòa nhà dân cư bị đổ, và nhiều nhà bị hư hại. Hơn 40.000 người đã chạy khỏi nhà, trong lúc một số đang trở về. Theo phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes ở Tokyo, động đất lần này đáng sợ và gây thiệt hại lớn hơn người ta nghĩ ban đầu. Nhật đang tiếp tục tìm kiếm người bị kẹt dưới đống đổ nát sau trận động đất ở miền nam nước này. text: Cửa hàng Ikea ở Causeway Bay, Hong Kong Theo South China Morning Post, Ikea trở thành công ty nước ngoài mới nhất không đồng thuận với yêu cầu của Bắc Kinh rằng Đài Loan phải được xem là một phần của Trung Quốc. Dân TQ ghét cả quán cà phê đón bà Thái Anh Văn Đài Bắc muốn tăng trao đổi quân sự với Mỹ Bà Thái Anh Văn: 'Không ai 'xóa bỏ' được Đài Loan' 'Muốn chia tách Trung Quốc?' Ikea hiện đang bị báo nhà nước và người dùng Internet tại đại lục công kích vì thông tin ghi trên bao bì. Hôm 28/8, Thời báo Hoàn Cầu nói Ikea "đã vi phạm nguyên tắc "một Trung Quốc" bằng cách ghi Đài Loan và Hong Kong là quốc gia trên bao bì. "Ikea ghi 'Tây Ban Nha-Đại lục' và 'Tây Ban Nha-Quần đảo Baleares và Canary trên bao bì thì lẽ ra nên ghi tương tự với Đài Loan và Hong Kong," cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc viết. Những người dùng Internet ở đại lục gây thêm áp lực với Ikea bằng cách post hình bao bì sản phẩm của chuỗi đồ nội thất trên Weibo ghi rằng Đài Loan là nước ngang hàng với Ấn Độ, Hàn Quốc và Philippines. "[Ikea] kiếm tiền ở Trung Quốc nhưng lại đang định chia tách nước này à?," một người viết trên Weibo. Một người khác viết: "Ikea luôn tách Đài Loan và Hong Kong khỏi Trung Quốc trong thông tin ghi trên bao bì và trên website... Ikea phải đính chính vụ này." Ikea chưa đưa ra phản hồi. Một hãng làm bánh ngọt ở Mỹ rơi vào tâm bão địa chính trị do mời tổng thống Đài Loan một ly cà phê Khi sự giận dữ của Bắc Kinh phản tác dụng Đài Loan đáp trả các hãng bay tuân thủ Bắc Kinh VN nói hạ cờ Đài Loan vì chính sách 'một TQ' Đầu tháng này, một hãng làm bánh ngọt ở Mỹ rơi vào tâm bão địa chính trị do mời tổng thống Đài Loan một ly cà phê. Chi nhánh tại Los Angeles của 85D Bakery Cafe có chủ sở hữu là người Đài Loan đã mời cà phê và đón tiếp nồng nhiệt bà Thái Anh Văn khi bà ghé qua quán trong lúc dừng chân ở Mỹ trong chuyến thăm đồng minh. Thế nhưng nhiều khách hàng Trung Quốc, những khách hàng thường tới các tiệm thuộc chuỗi cửa hàng này ở Trung Hoa lục địa, đã tức giận và kêu gọi tẩy chay hãng. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, và công chúng Trung Quốc thường nhanh chóng nhảy dựng lên khi thấy có cái gì đó ủng hộ cho sự độc lập của Đài Loan. Việc tiếp đón nồng hậu bà Thái, lãnh đạo của một đảng chính trị cầm quyền chủ trương Đài Loan độc lập khỏi Trung Quốc, là điều được cho là không thể chấp nhận được. Chuỗi sản xuất bánh ngọt trong lúc cố gắng kiểm soát mức độ tổn thất bằng cách nhanh chóng đưa ra tuyên bố nhằm giữ khoảng cách với vấn đề Đài Loan độc lập, thay vì kiểm soát được tình hình thì lại làm dấy thêm cơn giận dữ - mà lần này là từ Đài Loan, nơi người dân cáo buộc hãng là đã uốn cong lưng trước áp lực từ Trung Quốc. Quy chế pháp lý của Đài Loan là một vấn đề rất nhạy cảm. Đây là một nền dân chủ tự quản và trên thực tế đã tồn tại như một quốc gia độc lập kể từ 1950, khi chính phủ dân túy ở Trung Quốc bị phe cộng sản đánh bại và phải bỏ chạy từ đại lục sang Đài Loan. Hàng không Mỹ phải bỏ tên Đài Loan vì sợ TQ Mỹ tập trận với Đài Loan và 'thuê đảo' ở Trường Sa? Đài Loan trao giải Nhà Đường năm 2018 Cô dâu gốc Việt làm cố vấn cho Tổng thống Đài Loan Trung Quốc coi hòn đảo này là một tỉnh phản loạn, không phải là một quốc gia độc lập, và sẽ đến một ngày bị dùng vũ lực thống nhất với đại lục. Trung Quốc nói rằng các nước khác chỉ có thể có quan hệ với hoặc là Trung Quốc, hoặc là Đài Loan chứ không thể cả hai. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh ngày càng quyết liệt trong việc tuyên bố quyền đối với Đài Loan, và nói rằng đây là một trong những vấn đề then chốt trong chủ quyền lãnh thổ. Tuy bà Thái có tiếng nói khá ôn hòa về vấn đề độc lập kể từ khi được bầu lên tới nay, nhưng bà vẫn bị đại lục coi là một kẻ ly khai nguy hiểm. Chuỗi cửa hàng cà phê, vốn có quá nửa doanh thu toàn cầu là từ thị trường Trung Quốc, đã nhanh chóng ra tuyên bố. Hãng nhấn mạnh rằng họ "cương quyết ủng hộ" và không làm điều gì để "chia rẽ tình cảm ái quốc ở cả hai bên", vốn là "cùng một gia đình". Thế nhưng điều này không đem lại kết quả như ý. Các khách hàng Trung Quốc giận dữ khi nhận ra rằng tuyên bố trên chỉ được đăng trên trang web của công ty ở đại lục, và coi đó như một nỗ lực nhằm xoa dịu công chúng chứ không phải là quan điểm rõ ràng chống việc Đài Loan độc lập. Tại Đài Loan, có những cáo buộc rằng hãng đã chịu khom lưng trước áp lực của Bắc Kinh. Nhà sản xuất đồ nội thất Thụy Điển bị cáo buộc vi phạm nguyên tắc 'một Trung Quốc', báo Hong Kong cho hay. text: Tiền đạo đội tuyển Anh, Wayne Rooney, đã được đưa vào đội hình chắc chắn sẽ tham dự giải. Báo chí và hàng triệu người hâm mộ ở Anh đã mong chờ tin về Rooney kể từ khi anh gẫy xương chân ở trận cuối giải vô địch Anh. Ngôi sao này đã trở về Anh từ trại huấn luyện ở Đức để khám nghiệm tại bệnh viện. Và tin mới nhất cho biết Liên đoàn Anh tự tin anh đủ sức hồi phục và đã đưa anh vào đội hình dự giải. Mặc dù vậy, chưa rõ liệu anh có hồi phục kịp để đá các trận vòng bảng hay không. Một loan báo chính thức chưa được đưa ra, và Manchester United nói tại trang web của họ lúc 1945 giờ Anh rằng kết quả xét nghiệm sẽ được thông báo "trong tối nay." Nhưng các nguồn tin của Liên đoàn Bóng đá Anh cho BBC biết Rooney đã được đưa vào đội hình đi dự giải. Nếu tin này chính thức loan báo, Jermain Defoe của Tottenham, người được đặt ở vị trí thay thế, sẽ phải quay về Anh. Một trong những câu hỏi lớn xoay quanh giải bóng đá thế giới World Cup ở Đức đã được trả lời. text: Stephen Paddock, nghi phạm xả súng giết chết 58 người và làm bị thương hơn 500 người tại Las Vegas vào Chủ nhật Hai chiếc máy quay ở hành lang và một ở lỗ ngắm ở cửa phòng cho phép ông ta xem liệu "cơ quan thực thi pháp luật hoặc an ninh" có đang tiếp cận hay không, cảnh sát nói. Các quan chức vẫn đang điều tra động cơ cho hành vi xả súng tại một buổi hòa nhạc ở Mandalay Bay Hotel của Paddock, 64 tuổi, Tuy nhiên, họ biết đây hẳn là một kế hoạch rất chi tiết tỉ mỉ. Kẻ xả súng ở Las Vegas là 'tay cờ bạc' Florida có nổ súng 'chết một số người' Cảnh sát trưởng Quận Joseph, Joseph Lombardo, nói với các phóng viên hôm thứ Ba rằng: "Người này đã tính toán trước, rõ ràng là tính toán kĩ lưỡng trước đó, dựa trên các loại vũ khí và số lượng vũ khí ông ta có trong phòng. "Vụ tấn công đã được lên kế hoạch rất tỉ mỉ và tôi chắc chắn rằng ông ta đã tính toán mọi bước trong hành động của mình." Những khẩu súng được phát hiện tại phòng khách sạn của Paddock Ông Kevin McMahill, phó cảnh sát trưởng, cho rằng vụ tấn công có thể đã chấm dứt sau khi Paddock bị lúng túng khi bắn vào một nhân viên an ninh. Vụ xả súng tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại đang gây ra nhiều cuộc tranh cãi về luật súng Mỹ, nhưng Tổng thống Donald Trump cho rằng việc tranh luận về vấn đề này "không phải là bây giờ". Ông nói Paddock là "một người đàn ông bị bệnh, một người đàn ông bị điên". Tuy nhiên, một quan chức an ninh quốc gia cấp cao của Mỹ xin được giấu tên nói với hãng tin Reuters, rằng "không có bằng chứng" về "bệnh tâm thần hoặc tổn thương não". Cảnh sát cũng không tìm thấy mối liên kết với bất kỳ tổ chức khủng bố nào trong nước hoặc nước ngoài. Paddock, người dường như đã tự tử trước khi cảnh sát xông vào phòng khách sạn, không có tiền án tiền sự. Người dân và du khách tại Las Vegas tỏ lòng thương tiếc cho các nạn nhân xấu số Tuy nhiên, cảnh sát tìm thấy 23 khẩu súng trong phòng khách sạn của Paddock, cũng như vũ khí và chất nổ tại nhà của ông ta. Tổng cộng, qua ba địa điểm, 47 khẩu súng đã được thu giữ, các quan chức cho biết. Cảnh sát vẫn cho rằng người phụ nữ từng là bạn gái của Paddock, Marilou Danley, là "một đối tượng đáng được chú ý". Bà này đang ở Philippines. "Chúng tôi đang trao đổi," Cảnh sát trưởng Lombardo nói. Việc xả súng đã thúc đẩy những lời kêu gọi cải cách luật súng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông Trump - người đã được Hiệp hội Súng trường Quốc gia ủng hộ và đã thường xuyên nói về việc bảo vệ Bản Tu chính án Thứ hai trong chiến dịch vận động tranh cử của mình - đã cố gắng tránh né vấn đề này. Sau khi thăm Puerto Rico hôm thứ Ba, ông nói "có lẽ thời điểm để tranh luận [về vấn đề này] sẽ đến vào một lúc nào đó." Stephen Paddock, tay súng giết chết 58 người và làm bị thương hơn 500 người khác tại Las Vegas hôm Chủ nhật, đã thiết lập một số máy quay trong và xung quanh phòng khách sạn của mình. text: Nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học người Anh nổi tiếng với công trình đột phá về lỗ đen và thuyết tương đối tổng quát, đồng thời là tác giả của một số cuốn sách khoa học thường thức gồm A Brief History of Time (Lược Sử Thời Gian). GS Stephen Hawking gia nhập mạng Weibo Có phải vật chất tối tạo ra vũ trụ? Sự sống chỉ là sản phẩm của toán học? Phát hiện sóng radio lạ ngoài vũ trụ Các con của ông, Lucy, Robert và Tim, nói: "Chúng tôi rất đau buồn vì người cha yêu quý của chúng tôi đã qua đời hôm nay." "Ông ấy là nhà khoa học vĩ đại và là một người đàn ông phi thường. Chúng tôi tin rằng di sản của ông sẽ tiếp tục tồn tại trong nhiều năm." Họ ca ngợi sự "can đảm và kiên trì" của cha mình và nói rằng "sự tài hoa và tính hài hước" của ông đã truyền cảm hứng cho mọi người trên toàn thế giới. "Cha tôi từng nói, "'Vũ trụ sẽ không còn ý nghĩa gì nếu đó không phải nhà của những người mà quý vị yêu thương." Chúng tôi sẽ nhớ cha mãi mãi", các con của ông nói. Bảy hành tinh quanh vì sao mang tên bia Bỉ Tăng nỗ lực tìm người ngoài hành tinh Bí mật ẩn bên trong một tượng đài nổi tiếng Tám sự kiện khoa học nổi bật năm 2017 Năm 1963, ông được chẩn đoán mắc bệnh thần kinh vận động Stephen Hawking Giáo sư Stephen Hawking vừa qua đời, hưởng thọ 76 tuổi, phát ngôn viên của gia đình cho biết. text: Sau khi nhận vương miện, tân hoa hậu nói với các phóng viên rằng bước tiếp theo của cô sẽ là "chuẩn bị để tham gia cuộc thi Hoa hậu thế giới", nơi cô hy vọng "sẽ mang lại vinh quang cho Việt Nam". Với chiều cao nổi trội 1.79m, Mai Phương Thúy là lựa chọn số một của nhiều người, do vậy việc cô lên ngôi hoa hậu không gây ngạc nhiên. Ngôi Á hậu 1 thuộc về Lưu Bảo Anh (24 tuổi, Cần Thơ) và Á hậu 2 là Lương Thị Ngọc Lan (21 tuổi, TP Hồ Chí Minh). Mai Phương Thúy cũng giành giải Hoa hậu của Khán giả sau khi gần 700.000 người đã nhắn tin qua điện thoại di động bỏ phiếu cho cô. Nguyễn Giang của ban Việt ngữ có mặt tại đêm chung kết nói hàng ngàn người từ khắp các nơi đã đổ về khu nghỉ mát Hòn Ngọc Việt trên đảo Hòn Tre, tỉnh Khánh Hòa, nơi diễn ra cuộc thi hoa hậu. Anh đánh giá cuộc thi được tổ chức tốt và "là bước tiến dài so với cuộc thi lần đầu tiên năm 1988". Các giải Hoa hậu Ảnh thuộc về Cao Thanh Hằng (Hà Nội); Hoa hậu Biển - Hoàng Lệ Trang (Khánh Hòa); Hoa hậu Thể thao là Đàm Thị Lý(Daklak) và Hoa hậu Thân thiện là Ka The (Đà Lạt). Sinh viên 18 tuổi Mai Phương Thúy từ Hà Nội vừa đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2006 trong đêm chung kết kéo dài ba tiếng đồng hồ. text: Ukraine và nhóm nổi dậy ủng hộ Nga cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn Luật về tái hoà nhập khu vực được ủng hộ bởi 280 dân biểu và gọi Nga là một "nước xâm lược". Moscow đã lên án điều này và cho rằng dự luật sẽ bị coi như bước khởi đầu của "một cuộc chiến tranh mới". Ukraine: 'Nga đứng sau vụ tấn công mạng' Lãnh đạo Nga nói người VN ‘hiểu rõ cảm xúc người Crimea’ GS Tạ Ngọc Tấn: 'Gorbachev là kẻ cơ hội' Bắc Hàn 'tấn công' giao dịch tiền ảo Nam Hàn Hơn 10.000 người đã thiệt mạng tại miền Đông Donetsk và Luhansk kể từ thời điểm các vụ xung đột nổ ra vào tháng 4 năm 2014. Một tháng trước đó, Nga đã kiểm soát bán đảo Crimea ở phía Nam của Ukraine. Các nhà lập pháp của Ukraine đã thông qua dự luật này vào hôm thứ Năm (18/1) sau cuộc thảo luận sôi nổi kéo dài tới ba ngày. "Liên bang Nga có hành động xâm lược chống lại Ukraine và tạm thời chiếm hữu một phần lãnh thổ của đất nước," tài liệu tuyên bố. Văn bản cũng tố cáo việc Moscow gửi các lực lượng vũ trang tới các vùng Donetsk và Luhansk, không tôn trọng hiệp định ngừng bắn. Ukraine và phương Tây tố cáo Nga việc họ gửi quân đội tới các khu vực này và trang bị vũ khí cho nhóm ly khai. Moscow phủ nhận hành động này, nhưng thừa nhận có những "tình nguyện viên" từ Nga hỗ trợ các nhóm phiến quân. Trong một tuyên bố hôm thứ Năm (18/1), Bộ Ngoại Giao Nga cáo buộc Kiev đang cố gắng giải quyết các cuộc xung đột ở miền đông nước này bằng vũ trang. Phía Nga cũng cho rằng dự luật mới này vi phạm hiệp định hoà bình Minsk được thực thi từ năm 2015. Sự gia tăng căng thẳng giữa Kiev và Moscow diễn ra chỉ vài tuần sau khi Ukraine và quân ly khai trao đổi hàng trăm tù nhân và cũng là cuộc trao đổi tù binh lớn nhất kể từ khi cuộc xung đột bùng phát Phản ứng từ truyền thông Ukraine Dự luật mới được đưa tin trên các trang báo ở Ukraine vào ngày thứ Sáu. Nhưng dường như truyền thông Ukraine không bị ấn tượng bởi việc này. Trong một bài phê bình gay gắt, tờ báo lá cải Vesti bày tỏ mối lo ngại về nhân quyền, "ai sẽ bị coi là "kẻ thù của nhân dân", rồi những ngôi nhà được tìm thấy là của ai và ai sẽ kiếm được lợi nhuận từ thương mại [với các khu vực nổi dậy]?" Trang web tin tức Ukrayinska Pravda cũng tỏ ra hoài nghi khi cho rằng: "Mặc dù có những điểm yếu nhưng cả chính quyền và phe đối lập thừa nhận: dự luật không thể giải quyết được vấn đề chiếm đóng". Hoa Kỳ 'có thể cấp vũ khí' cho Ukraine Ukraine cấm thí sinh Nga dự thi Eurovision Bộ ba những nhà lãnh đạo khai tử Liên Xô Hàng không mẫu hạm của TQ đến Hong Kong "Dự luật được thông qua: Làm thế nào chúng ta lấy lại Donbass", một tiêu đề từ tờ KP. Tờ báo này cũng nhắc đến một cách chi tiết "các điều khoản tranh cãi không được đưa vào dự luật". Tờ báo của Nga Kommersant thì cho rằng dự luật mới này sẽ góp phần tích cực vào việc bãi bỏ hiệp định Minsk và xem như "Kiev quay lưng lại với Paris và Berlin, và đặt quyền lợi chiến lược lên Washington." Nghị viện Ukraine vừa thông qua luật gọi những vùng bị quân ly khai thân Nga chiếm giữ ở miền đông là vùng đất đang bị Nga tạm thời chiếm đóng. text: Quặng bauxite VN ước tính có trữ lượng trong khoảng 5,6- 8,3 tỷ tấn. Ông Sang được báo Pháp luật Tp HCM trích dẫn nói với cử tri tại Tp HCM rằng “Chúng ta không có chủ trương cho Trung Quốc vào khai thác bauxite. “Lao động của họ có mặt là do phía Trung Quốc trúng thầu cung cấp thiết bị lắp đặt nhà máy nên khi xong việc thì họ phải về nước. “Việc khai thác bauxite sẽ do Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đảm trách,” ông Sang được trích dẫn. Một công ty con thuộc Tập đoàn Alumin Nhà nước Trung Quốc hiện là nhà thầu xây dựng, mua sắm, cung cấp trang thiết bị kỹ thuật cho hai dự án bauxite ở Tây Nguyên theo một thỏa thuận ký với Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) từ năm 2006. Ngoài tờ Pháp luật Tp HCM, một số báo khác tại Việt Nam cũng trích dẫn nhận xét của tân chủ tịch nước nhưng dường như làm giảm nhẹ “yếu tố Trung Quốc” khi chạy hàng tít ‘Không có chủ trương để nước ngoài khai thác bô xít’. VNxpress đưa tin tân chủ tịch nước nói "Dự án phải đảm bảo được 3 yếu tố công nghệ hiện đại, môi trường môi sinh và hiệu quả kinh tế". "Bên cạnh đó, vấn đề quốc phòng an ninh sẽ được đặc biệt chú ý khi đưa vào khai thác", ông Sang nói. 'Chưa cần trục xuất' Quặng bauxite tại Việt Nam được ước tính có trữ lượng trong khoảng 5,6- 8,3 tỷ tấn, đứng hàng lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Guinea và Australia. Bình luận của tân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được đưa ra trong bối cảnh đã và đang có quan ngại của cử tri về thực trạng lao động lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Tuần qua tỉnh Cà Mau nói sẽ xử lý hơn 1.000 công nhân Trung Quốc đang làm việc không phép tại công trường nhà máy đạm Cà Mau. Tuy nhiên ông Nguyễn Tiến Hải, phó Chủ tịch tỉnh Cà Mau nói với BBC biết hiện nay "chưa nhất thiết phải trục xuất số lao động chui này”. Khai thác bauxite, sự hiện diện của nhà thầu Trung Quốc và công nhân nước này là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Một số cựu tướng lĩnh quân đội, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, từng viết thư ngỏ yêu cầu ngừng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Họ lo ngại vùng Tây Nguyên sẽ mất an ninh khi có quá nhiều công nhân nước ngoài. Cạnh đó là chuyện xử lý bùn đỏ, và bản sắc văn hóa của người thiểu số. Nhưng chính phủ không có phản hồi chính thức nào cho các cá nhân và tổ chức và khẳng định điều họ gọi là “khai thác bauxite là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước”. Một nhóm trí thức trong nước đã tự lập website đăng ý kiến phản biện, kêu gọi ngưng dự án bauxite và trang này là kênh thông tin thu hút được sự quan tâm lớn của độc giả trong và ngoài nước. Khai thác bauxite tại Tây Nguyên cũng là chủ đề được một số người được dư luận chú ý nhiều lên tiếng như Giáo sư Ngô Bảo Châu và Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, người khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định khai thác bauxite. Tiến sỹ Hà Vũ trong phiên phúc thẩm ngày 02/08 khẳng định điều ông gọi là Thủ tướng Việt Nam chỉ đạo Bộ Công an bắt ông vì những vụ kiện làm mất mặt thủ tướng. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói không có chủ trương cho Trung Quốc vào khai thác bauxite và đặc biệt chú ý về vấn đề quốc phòng và an ninh. text: Michael Spavor (trái) và Michael Kovrig Người sáng lập Huawei: 'Mỹ không thể bóp nát chúng tôi' Trung Quốc tạm giữ người Canada thứ hai Vụ Huawei: TQ chính thức bắt hai người Canada Trump, Trudeau thúc TQ thả người Canada Michael Kovrig, cựu ngoại giao, và Michael Spavor, một doanh nhân, bị giữ tại Trung Quốc từ tháng 12 năm 2018. Họ bị bắt chỉ vài ngày sau khi bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính (CFO) của Huawei, bị giữ tại Vancouver theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc nói các vụ bắt giữ là để trả đũa. Nay Trung Quốc nói hai người bị khởi tố vì "làm gián điệp theo dõi bí mật quốc gia". Bà Mạnh Vãn Chu rời nhà để đến tòa ở Vancouver, tháng Giêng 2020 Mỹ cáo buộc bà Mạnh Vãn Chu đã lừa dối HSBC Holdings Plc về hoạt động kinh doanh của Huawei tại Iran. Công ty của ông Michael Kovrig, Crisis Group, nói họ đã không được gặp luật sư và gia đình từ khi bị giữ, và chỉ "thỉnh thoảng có lãnh sự thăm". Crisis Groups nói ông không làm gì để "hại Trung Quốc". Chính phủ Trung Quốc nói hai người này "vẫn sức khỏe tốt". Hồi tháng Năm, Tòa án Tối cao British Columbia, Canada bác bỏ lập luận của các luật sư bảo vệ bà Mạnh Vãn Chu. Kết luận của tòa Canada hôm 27/5 có nghĩa là bà Mạnh tiếp tục bị quản thúc tại nhà ở Canada trong lúc chờ tòa xem xét tiếp. Trung Quốc quyết định khởi tố hai công dân Canada về tội làm gián điệp, 18 tháng sau khi bị bắt. text: Trung tâm trực thuộc Hội nhà văn Việt Nam, và do nhà văn Nguyễn Phan Hách làm giám đốc. Nói chuyện với đài BBC, ông Nguyễn Phan Hách cho biết trung tâm có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà văn: "Trung tâm nhằm bảo hộ tác quyền cho các nhà văn Việt Nam cho các nhà văn ở trong nước và ngoài nước. Một nhiệm vụ nữa là trung tâm sẽ hợp tác với các tổ chức tương ứng ở nước ngoài trong việc thực hiện quyền của tác giả văn học." "Vấn đề bản quyền hiện nay có thể nói là mới được để ý, nhất là trong bối cảnh bắt đầu áp dụng Công ước Berne. Lúc này nhận thức của các nhà văn Việt Nam về bản quyền được nâng cao hơn và tình hình đòi hỏi khiến dẫn đến việc ra đời của trung tâm." Dự định thành lập một tổ chức như vậy cho các nhà văn Việt Nam đã được dự trù từ lâu, nhưng mãi đến nay mới thành hiện thực. Vấn đề bản quyền văn học hiện nay ở Việt Nam vẫn phức tạp, vì nhà văn bị xâm hại bằng nhiều hình thức: in lậu, chuyển thể (sân khấu, điện ảnh, phát thanh)... Khi Công ước quốc tế Berne được thi hành ở Việt Nam, các khó khăn cũng được dự trù sẽ xảy ra trong lĩnh vực sách dịch. Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam đã chính thức làm lễ ra mắt ở Hà Nội hôm qua, vài ngày sau khi Công ước Berne có hiệu lực ở Việt Nam (26-10). text: UBND quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) công bố quyết định này, dựa trên chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng. Quyết định này cũng buộc một doanh nhân ở Quảng Nam, ông Ngô Văn Quang, tháo dỡ biệt thự tại khu vực rừng Hải Vân. Hai người này còn bị phạt tiền vì vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Sự việc được truyền thông tường thuật thời gian qua, gây quan tâm vì liên quan đến cựu quan chức và một doanh nhân giàu có ở địa phương. Ông Phan Như Thạch mang hàm Thiếu tướng và từng là Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam. Ông bị tố cáo xây biệt thự tại bìa rừng Nam Hải Vân khi chưa được cấp phép. Trong những năm qua, công trình của ông bị chính quyền địa phương nhiều lần lập biên bản nhưng việc xây dựng vẫn diễn ra cho đến khi báo chí trong nước gần đây đưa tin. Truyền thông nói ông Thạch còn chuyển nhượng 1.5ha đất cho ông Ngô Văn Quang. Tại đây, ông Quang cho xây dựng biệt thự không phép kéo dài từ năm 2010 đến nay. Trong diễn biến mới nhất, UBND quận Liên Chiểu xử phạt gia đình ông Phan Như Thạch 22.5 triệu đồng và buộc tháo dỡ toàn bộ công trình trong vòng 35 ngày kể từ hôm 4/2. Ông Ngô Văn Quang bị phạt 37.5 triệu đồng và cũng phải tháo dỡ công trình trong vòng 35 ngày. Cựu giám đốc công an tỉnh Quảng Nam Phan Như Thạch bị yêu cầu tháo dỡ biệt thự “xây trái phép” trên đất rừng Hải Vân. text: Nước Mỹ đang cảnh giác với dịch Ebola Một người đàn ông Liberia có tên là Thomas Eric Duncan được chẩn đoán nhiễm Ebola ở thành phố Dallas, tiểu bang Texas hôm 30/9 vẫn đang trong tình trạng nguy kịch. Trong khi đó, một nhà quay phim người Mỹ làm việc ở Liberia đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Ebola và đã được máy bay đưa về Mỹ để chữa trị. Nhà quay phim độc lập 33 tuổi này đã làm việc ở Liberia được ba năm. Anh cộng tác với một số kênh truyền thông và gần đây nhất là NBC. Hơn 3.300 người đã chết ở bốn nước Tây Phi trong đợt bùng phát dịch Ebola tồi tệ nhất từ trước đến nay. Người Mỹ thứ tư Nhà quay phim là người Mỹ thứ tư phát hiện có Ebola và tất cả đều nhiễm bệnh ở Liberia. Ba người kia, đều là nhân viên cứu trợ, đã được đưa về Mỹ chữa trị và tất cả đều đã bình phục. Đài NBC cho biết họ thuê nhà quay phim này hôm 30/9 và một ngày sau đó anh ta đã xuất hiện các triệu chứng, trong đó có sốt và đau nhức. Khi được đưa đến cơ sở y tế để xét nghiệm thì kết quả cho thấy dương tính với Ebola. Chủ tịch NBC Deborah Turness đã ra thông cáo thông báo cho nhân viên về vụ việc. “Chúng tôi đang làm tất cả mọi thứ có thể để anh ta được chăm sóc tốt nhất có thể. Anh ấy sẽ được đưa về Mỹ chữa trị tại một trung tâm y tế được trang bị phù hợp để trị cho các bệnh nhân Ebola,” bà nói. Những nhân viên còn lại của NBC, trong đó biên tập viên Y tế là Tiến sỹ Nancy Snyderman, cũng được đưa về Mỹ trên máy bay thuê riêng và ông sẽ được giám sát kiểm dịch trong vòng 21 ngày, bà Turness cho biết. Trong lúc này, gần 100 người ở Texas đã được kiểm tra để phòng trường hợp họ đã tiếp xúc với bệnh nhân Ebola người Liberia. Ông Duncan bay đến Mỹ hai tuần trước để thăm thân nhân. Hơn 100 người đang được giám sát ở Dallas Một số người đã tiếp xúc với ông đã được yêu cầu ở trong nhà để được theo dõi. Thị trưởng Dallas, ông Mike Rawlings, đã nhận được cuộc gọi từ Tổng thống Obama hôm 2/10 và được hứa rằng chính quyền liên bang sẽ hỗ trợ mọi thứ cần thiết để ngăn dịch bệnh lây lan. Ông Duncan là người đầu tiên dương tính với Ebola trên đất Mỹ. ‘Khai báo gian dối’ Giới chức Liberia cho biết họ sẽ truy tố ông vì đã khai báo gian dối trên bản câu hỏi kiểm dịch trước khi bay sang Mỹ. Ông này được cho là đã đưa một người thân nhiễm bệnh đến bệnh viện ở Liberia. Ở Tây Phi, dịch Ebola đã dẫn đến những lời cảnh báo nghiêm trọng về sụp đổ kinh tế nếu dịch bệnh vẫn lan rộng với tốc độ hiện nay. Đã có 7.178 ca được xác nhận nhiễm Ebola, nhiều nhất là ở Liberia, Guinea và Sierra Leone. Tổ chức Save the Children nói rằng dịch Ebola đang lan nhanh với ‘tốc độ khủng khiếp’ ở Tây Phi với số lượng ca nhiễm mới cứ tăng gấp đôi sau vài tuần. Tổ chức này cho rằng tốc độ năm ca nhiễm mới trong một giờ ở Sierra Leone có nghĩa là khả năng của hệ thống y tế không đáp ứng nổi nhu cầu bệnh nhân. Tại một cuộc hội thảo ở London, Anh đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động quyết liệt khẩn cấp đối với dịch Ebola. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết sẽ hỗ trợ ở cấp độ liên bang để ngăn ngừa Ebola lan rộng ở Mỹ sau khi nước này phát hiện trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. text: "Trung Quốc có Cha Tập Hùm lớn ông cũng đập Không sợ trời sợ đất Ta mơ được gặp ông Trung Quốc có Mẹ Bành Những nhành hoa tươi xanh Hãy dâng tặng cho bà Chúc những lời đẹp nhất Để gia đình nở hoa Để đất nước thăng hoa Cả thế giới hoan ca." Video ca khúc này lan nhanh tới chóng mặt trên mạng internet ở Trung Quốc. "Cha Tập yêu thương Mẹ Bành" ca ngợi tình yêu giữa Chủ tịch Tập Cận bình và phu nhân của ông, bà Bành Lệ Viện, một ca sỹ hát nhạc dân gian nổi tiếng. "Đàn ông hãy học theo Cha Tập Đàn bà hãy noi theo Mẹ Bành Hãy yêu thương nhau như họ" Chỉ trong có tám ngày, video đã được xem 54 triệu lần chỉ riêng trên trang mạng tải ca khúc lên. Nó cũng được đăng lại trên nhiều trang mạng lớn khác của Trung Quốc, cho thấy có sự ủng hộ chính thức đối với video clip này. Một ban nhạc gồm bốn người ở tỉnh Hà Nam của Trung Quốc đã sáng tác bài hát sau khi chứng kiến cảnh Chủ tịch Tập và phu nhân bên nhau trong kỳ họp Apec được tổ chức ở Bắc Kinh hồi đầu tháng. "Đây đơn giản là một bản tình ca," một trong các thành viên ban nhạc, Yu Runze nói. "Cảm giác ngọt ngào của đôi vợ chồng này là điều duy nhất chúng tôi muốn thể hiện." Tập Cận Bình là lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên được chụp hình thường đi bên cạnh vợ, bà Bành Lệ Viện. Đã có nhiều bài viết về mối quan hệ của cặp đôi này và nhiều tấm hình chụp họ từ ngày xưa đã được công bố ra công chúng, tạo cảm hứng cho ban nhạc của Yu Runze. Nhóm nhạc đã ra năm album ở thị trấn quê nhà, Trịnh Châu, nhưng đây là ca khúc đầu tiên của họ gây được sự chú ý. "Nhạc công nào cũng mơ được trình diễn tại gala đón Tết Nguyên đán," ông Yu nói--ý ông nhắc tới chương trình phát sóng truyền hình hàng năm của kênh truyền hinh quốc gia, phục vụ hàng triệu người xem. "Chúng tôi hy vọng là bài hát này sẽ khiến chúng tôi được chú ý." Một số người rõ ràng là đang chú ý. "Tôi đã khóc khi xem video đó," một người dùng internet nói trên mạng tiểu blog Weibo. "Tôi thấy thật cảm động trước tình yêu của họ." Đây không phải là lần đầu tiên phiên bản hoạt hình ông Tập Cận Bình xuất hiện trên internet. Hồi 10/2013, một nguồn bí hiểm đã làm một video hoạt hình giải thích về vai trò của các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có ông Tập. Video này đã được tái đăng trên rất nhiều báo đài quốc gia. Nhưng các nghệ sỹ khác không được may mắn đến thế. Hồi đầu tháng này, một tranh hý họa vẽ chủ tịch Trung Quốc và các cựu lãnh đạo của Trung Quốc của họa sỹ Zhi Zhu đã bị rút khỏi festival tranh hoạt hình tại Hàng Châu sau khi mới được triển lãm có một ngày. Ông Zhu khi đó nói ông không kiếm được nơi để trưng bày tác phẩm. Ngay cả khi rất thịnh hành ở Trung Quốc, video "Cha Tập" cũng nhận được những nhận xét trái chiều. "Tôi xem cái này và bỗng chốc tôi nghĩ chúng ta đang quay trở lại thời Chủ tịch Mao Trạch Đông," một người than phiền trên Weibo. "Không phải là chúng ta đã chấm dứt nạn sùng bái anh hùng từ hồi thập niên 1970?" Có lẽ các nhà kiểm duyệt Trung Quốc vẫn đang thận trọng đánh giá video này. Các từ "Cha Tập" và "Mẹ Bành" đang bị chặn trên Weibo. Có thể một số người trong chính phủ đang đặt câu hỏi về việc liệu có phải video ca nhạc này đang đưa cặp vợ chồng nhà lãnh đạo thành "tình yêu huyền thoại" hay không. Một ca khúc của một ban nhạc ít tên tuổi có nội dung như sau: text: 19 tác phẩm sẽ được rút bớt lại còn sáu quyển vào tháng Chín năm nay. Giải Man Booker dành cho các nhà văn viết tiếng Anh trong khối Thịnh vượng chung và Cộng hòa Ireland. Uy tín Kể từ năm 1969, khi giải còn có tên là Booker-McConnel, đã xuất hiện thêm nhiều giải thưởng khác cho văn học viết bằng tiếng Anh. Nhưng giải Man Booker vẫn đứng đầu bảng. Ngay cả những ai ít khi mua tiểu thuyết cũng biết về nó, và những người thắng giải gần đây - DBC Pierre, Alan Hollinghurst và năm ngoái John Banville – đều đã chứng kiến sách của họ bán chạy hơn. Ban giám khảo năm nay đã chọn ra 19 tiểu thuyết từ 129 cuốn do nhà xuất bản gửi đến hoặc do chính các giám khảo đưa vào. Một số tác giả rất nổi tiếng. Ví dụ, Peter Carey đã hai lần giành giải Booker. Năm nay, ông tranh giải với tiểu thuyết Theft: A Love Story (Vụ trộm: Một chuyện tình), đặt bối cảnh trong ngành nghệ thuật. Barry Unsworth, người thắng giải năm 1992, lọt vào danh sách với tác phẩm The Ruby in Her Navel (Viên ngọc trên rốn nàng), đặt bối cảnh tại châu Âu thế kỷ 20. Nữ sĩ người Nam Phi Nadine Gordimer, lọt vào sơ khảo, và cũng từng giành giải năm 1974. Có một tác giả khác góp mặt bằng tiểu thuyết đầu tay: Hisham Matar, với cuốn In the Country of Men (Trong xứ sở của đàn ông), viết về Libya nơi nhà văn trải qua thời thơ ấu. Tuy nhiên, người có vẻ được dư luận xem là nhiều cơ hội lại là một nhà văn Anh, David Mitchell với cuốn Black Swan Green. Danh sách chung khảo sẽ được loan báo ngày 14-9 và người chiến thắng sẽ được công bố vào tháng Mười. Một trong những giải thưởng văn học uy tính nhất thế giới, giải Man Booker, đã công bố danh sách các truyện lọt vào sơ khảo. text: Tin cho hay vụ nổ lớn nhất xảy ra gần khu văn phòng của các đảng chính trị của người Kurd và một trạm cảnh sát. Trong số thương vong có nhiều cảnh sát. Vài giờ sau, một đoàn tuần tra bị tấn công trong một vụ làm ít nhất ba dân thường thiệt mạng. Tại Kirkuk, tình trạng bạo lực tăng lên mạnh trong những tuần gần đây. Thành phố này bị hai phe Ả rập Sunni và Kurd tranh chấp, và các phóng viên nhận xét đây là chủ đề tế nhị tại Iraq. Một tranh cãi mới về việc treo cờ của người Kurd trên các tòa nhà của chính quyền cũng đã gây bất đồng sâu sắc. Diễn biến sự việc Một chiếc xe tải chứa bom nổ tung tại gần một tòa nhà, nơi có trụ sở của hai đảng Kurd chính là đảng Liên minh Ái quốc Kurdistan của tổng thống Jalal Talabani và đảng Dân chủ Kurdistan - cũng như một trạm cảnh sát, một nhà tù và đài truyền hình. Các nhân chứng nói rằng kẻ nghi là đánh bom tự sát đã nã súng máy vào dân thường trước khi cho nổ chiếc xe làm 18 người chết. Hai vụ nổ tiếp sau nhằm vào nhà một thủ lĩnh sắc tộc địa phương và một khu phố đi bộ ở thành phố. Hiện chưa rõ chi tiết về thương vong. Sau đó một chiếc xe có đặt bom nổ gần một chiếc xe của cảnh sát đang tuần tra tại phía Nam thành phố. Ít nhất ba người dân ở gần đó thiệt mạng và sáu người bị thương. Chưa ai rõ mục tiêu chính của các vụ đánh bom này là gì. Ít nhất 21 người thiệt mạng và 65 người bị thương trong một số vụ mà người ta nghi là đánh bom liều chết tại thành phố Kirkuk phía Bắc Iraq. text: Ông Putin đã cầm quyền từ năm 2000 Ông tuyên bố trong một bài phát biểu với các công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở thành phố Nizhny Novgorod bên sông Volga. "Tôi sẽ ứng cử vào vị trí tổng thống Liên bang Nga," ông nói. Ông Putin đã cầm quyền từ năm 2000, ở các vị trí tổng thống và thủ tướng. Nếu ông chiến thắng tại cuộc bầu cử tháng 3 tới, ông sẽ tại vị tới năm 2024. Phóng viên truyền hình Nga Ksenia Sobchak đã cho biết cô cũng sẽ tranh cử vị trí này. Nhưng các cuộc thăm dò ý kiến cho rằng ông Putin sẽ dễ dàng chiến thắng. Sao showbiz Nga 'ra tranh cử tổng thống' Lãnh đạo đối lập Nga bị tạm giữ Lãnh đạo đối lập chính của Nga, Alexei Navalny, đã bị cấm tranh cử do ông bị kết án tham nhũng - một tội danh mà ông này cho là do ảnh hưởng từ chính trị. Ông Putin rất được ưa chuộng tại Nga. Người dân coi ông là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ đã giúp khôi phục vị thế của Nga trên toàn cầu với sự can thiệp quân sự dứt khoát vào cuộc nội chiến tại Syria và sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine. Vladimir Putin khi làm quyền Thủ tướng Nga hồi năm 1999 ngồi cạnh lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga, Gennady Zyuganov Nhưng những người chỉ trích lại cáo buộc ông thúc đẩy các hoạt động tham nhũng và sáp nhập bán đảo Crimea một cách trái phép, dẫn đến sự lên án của quốc tế. Vladimir Putin: Từ điệp viên đến tổng thống Vladimir Putin cho biết ông sẽ theo đuổi một nhiệm kì nữa ở vị trí tổng thống Nga trong cuộc bầu cử năm sau. text: Họ cảnh báo thâm hụt còn có thể lên cao hơn vì con số còn chưa tính đến chi phí chính phủ tiếp quản hai công ty cho vay mua nhà Fannie Mae và Freddie Mac. CBO nói thêm chính phủ Mỹ sẽ bị thâm hụt 407 tỉ đôla năm nay. Trong năm tài chính kế tiếp, bắt đầu từ 1 tháng Mười, kinh tế “náo động” sẽ làm lợi nhuận giảm, theo CBO. ‘Tăng chi tiêu’ Ước tính của CBO cho 2009 không tính chi phí của việc giải cứu hai công ty cho vay mua nhà khổng lồ. Kỷ lục thâm hụt cho tới nay là 413 tỉ đôla của năm 2004. Báo cáo của CBO nói sự tăng mạnh là kết quả của việc tăng chi tiêu và lợi nhuận thì không tăng. Năm 2008, CBO cho rằng chi tiêu liên bang sẽ cao hơn năm ngoái 8.3%, trong khi tổng lợi nhuận lại ít hơn. Tại buổi họp báo, giám đốc CBO Peter Orszag nói còn quá sớm để biết liệu Hoa Kỳ đang ở tình trạng suy thoái chưa. Nhưng ông nói việc tăng tỉ lệ thất nghiệp và yếu kém kinh tế “nhất quán với mô hình của các đợt suy thoái trước”. Thâm hụt ngân sách của Mỹ lên tới mức kỷ lục 438 tỉ đôla vào năm 2009, theo ước tính của Phòng Ngân sách Quốc hội (CBO). text: Cả hai đã có những lời lẽ khá nặng nề từ đầu buổi tranh luận Ứng cử viên trung dung Emmanuel Macron nói chiến dịch của đối thủ cực hữu Marine Le Pen là "dối trá," trong khi đó bà Le Pen nói ông Macron "đứa con cưng không biết xấu hổ của hệ thống". Ông Macron vẫn dẫn đầu trong các cuộc khảo sát, tuy điểm dẫn đầu của ông đã giảm. Mục tiêu của hai ứng viên là dành lấy sự ủng hộ của khoảng 18% cử tri lưỡng lự trước cuộc bầu cử sẽ diễn ra hôm 7/5. Le Pen bị cáo buộc 'đạo văn' Bầu cử tổng thống Pháp: Macron và Le Pen vào vòng hai Macron nói EU phải cải cách hoặc đối mặt với 'Frexit' Đây là lần đầu tiên hai ứng cử viên đều không thuộc hai đảng chính của Pháp. Cuộc tranh luận diễn ra nảy lửa trong phần lớn 160 phút, khi cả hai liên tiếp đưa ra những lời lẽ công kích cá nhân. Bà Le Pen gọi đối thủ 39 tuổi là "ứng viên của sự toàn cầu hóa man di mọi rợ," rằng ông sẵn sàng bán đi những tài nguyên của Pháp và làm lỏng lẻo sự kiểm soát đất nước. Ông Macron thì cáo buộc nhà lãnh đạo của đảng Mặt trận Quốc gia là "Nữ tư tế của nỗi sợ hãi" và nói bà ta nói nhiều nhưng "không có đưa ra chính sách cải cách gì". Những vấn đề tranh luận là gì? Về Kinh tế và việc làm: Ông Macron thừa nhận Pháp vẫn chưa giải quyết được tình trạng thất nghiệp trong 30 năm qua và nói hướng giải quyết của ông là cho phép các công ty vừa và nhỏ cơ hội để tạo thêm việc làm và trở nên linh động hơn. Bà Le Pen hỏi tại sao ông không làm những điều này khi ông còn là bộ trưởng bộ kinh tế. Bà nói bà sẽ bảo vệ những tài nguyên quốc gia và việc làm tại Pháp bằng cách áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch. Về khủng bố: Bà Le Pen cáo buộc đối thủ của bà khá bằng lòng với chủ nghĩa Hồi giáo chính thống, trong khi đó ông Macron nói những kế hoạch của bà đều nằm trong tính toán của các phần tử khủng bố và mong muốn của chúng về một "cuộc nội chiến." Ông Macron nói ông sẽ cải thiện chính sách an ninh nhưng kiên quyết Pháp cần hợp tác với các quốc gia khác, và đóng cửa biên giới, việc trục xuất không phải là câu trả lời. Nhà lãnh đạo Đảng Mặt trận Quốc gia nói chủ nghĩa Hồi giáo chính thống cần phải bị "xóa sổ" và điều này có nghĩa phải phá bỏ các nhà thờ Hồi giáo cực đoan, trục xuất những người truyền giáo hận thù và được tài trợ bởi các quốc gia như "Qatar và Ả rập Saudi". Về EU và tiền tệ: Bà Le Pen nói bà muốn không chỉ một sự kiểm soát biên giới tuyệt đối và những thỏa thuận thương mại mà còn muốn "sự trở lại của tiền tệ quốc gia". Bà nói các ngân hàng và các công ty lớn có thể lựa chọn giao dịch bằng đồng Euro hoặc là đồng tiên riêng của Pháp, nhưng các cá nhân phải giao dịch bằng tiền Pháp. Ông Macron nói lời đề nghị này "vớ vẩn", "làm sao một công ty lớn chi trả bằng euro mà lại trả lương cho nhân viên bằng loại tiền khác?" Về giáo dục: Ông Macron nói ông sẽ tập trung nâng cấp tiêu chuẩn tại các trường tiểu học. Bà Le Pen nói bà muốn thấy nhiều chương trình dạy nghề, chương trình tín chỉ trong đại học và chủ nghĩa phi tôn giáo trong các trường học. Hai ứng cử viên cho chiếc ghế tổng thống Pháp đã có một buổi tranh luận nảy lửa trên truyền hình, một khoảnh khắc quan trọng trong chiến dịch bầu cử dai dẳng và gay gắt. text: Giới chức nghi rằng đây là ma túy methamphetamine Các báo lớn ở đảo quốc đều đưa tin người phụ nữ không được công bố danh tính đã bị giới chức tạm giữ khi họ phát hiện ra hơn 4kg chất nghi là methamphetamine trong hành lý của bà. Chất này được mua bán dưới tên 'Ice' (Đá). Người phụ nữ Việt có mặt trên chuyến bay hạ cánh xuống sân bay Changi vào khoảng 8 giờ 45 phút sáng thứ Bảy 10/8, chưa rõ từ địa điểm nào. Báo Straits Times cho hay các nhân viên cửa khẩu và Ủy ban Chống Ma túy Trung ương (CNB) Singapore đã tìm thấy hai gói lớn tinh thể màu trắng gói trong giấy bạc trong va li của bà này. Giới chức nói dường như Singapore không phải là điểm đến cuối cùng của chỗ hàng này. Ước tính giá trị của lượng hàng này, nếu đúng là ma túy đá, vào khoảng 630.000 đôla Singapore, tức trên nửa triệu Mỹ kim. Trừng phạt nặng Và như vậy, đây là lượng ma túy thuộc loại lớn nhất từng bắt được tại Singapore kể từ tháng 9/2012, khi giới chức nước này bắt một nhóm tội phạm từ Nam Phi mang 6,7kg ma túy. Hồi tháng Tư, một người đàn ông Ghana cũng bị bắt khi mang vào Singapore 4kg ma túy đá. Hiện người phụ nữ Việt đang bị điều tra tội nhập khẩu ma túy và có thể bị án tử hình nếu tòa phán quyết là có tội. Singapore là quốc gia có luật chống ma túy nghiêm khắc nhất thế giới. Tội phạm mang hoặc tàng trữ trên 250 gram methamphetamine là đã có thể bị án tử hình. Nhiều vụ án ma túy ở Singapore liên quan tới người Việt ở Australia. Cuối năm 2005, vụ một thanh niên Việt Nam bị Singapore treo cổ vì mang ma túy vào nước này đã gây chấn động dư luận. Nguyễn Tường Vân, 25 tuổi, từ Melbourne, bị bắt năm 2002 khi mang gần 400 gram heroin từ Campuchia về Úc quá cảnh sân bay Changi. Vân bị tử hình ngày 2/12/2005 cho dù đã có kêu gọi ân xá từ chính thủ tướng Úc lúc đó, ông John Howard. Báo chí Singapore cho hay một phụ nữ người Việt 47 tuổi bị bắt tại phi trường Changi vì mang theo người hơn 4kg chất nghi là ma túy. text: Người Mexico đã ăn món kiến cánh kể từ thời Mesoamerican Gabriel Hernández Cruz là giáo viên sống ở ngoại vi thành phố Oaxaca thuộc miền nam Mexico. Anh luôn mong ngóng đến mỗi mùa xuân, sau khi có những trận mưa đầu tiên, khi những đàn kiến cánh, được gọi là 'chicatanas', rời tổ và bay lên bầu trời. Vào đầu giờ sáng, trên trời kín đặc những đàn kiến cánh màu đỏ sẫm, loại kiến có thân béo mập và những chiếc cánh mỏng trong trong lớn. Tiếng cánh đập vo ve trong không trung. Delhi, thành phố cực kỳ dễ sống ở Châu Á Thiên đường tội ác ở Thái Lan Lạc vào thủ phủ dao gấp ở châu Âu Trước lúc bình minh, các gia đình trên toàn bang Oaxaca ra ngoài bắt kiến, thứ được coi là đặc sản của vùng. "Không khó," Hernández Cruz giải thích. "Chúng bay chậm và tự rơi xuống đất, nhưng bọn trẻ con đứa nào cũng thích chạy quanh để vợt kiến." Hàng năm, khi chicatanas bay tới, trên không trung rộn rã cảm giác phấn khích. Kiến cánh chỉ tới trong độ một, hai hôm mà thôi. Đầu bếp Ricardo Arellano từ một thị trấn nhỏ ở vùng La Cañada thuộc Oaxaca nhớ lại việc được ăn món kiến cánh này hàng năm. "Mẹ tôi bỏ chúng lên memelas [một loại bánh mỳ mỏng, chỉ dày hơn bánh tráng một chút] hoặc làm món xốt", ông hào hứng. Trong khu bếp của Criollo, một trong những nhà hàng sang nhất của Oaxaca, một phần thuộc sở hữu của đầu bếp trứ danh Enrique Olvera, tôi xem Arellano chuẩn bị làm món xốt của mẹ ông. Ông bắt đầu bằng việc rang kiến, vẫn để nguyên cánh nguyên chân, trong chiếc comal, đảo qua đảo lại nhẹ nhàng bằng một mớ lá cọ. Sau đó, ông nướng lá cây bơ và ớt chile de arbol rồi bỏ tất cả các thứ vào một cái molcajete, là bộ chày cối truyền thống của Mexico, được làm từ đá lấy ở núi lửa, và cho thêm chút tỏi tươi. Món hàng mới trên Con đường Tơ lụa cổ 'Dân Sài Gòn thẳng tính, lương thiện' Ngôi đền Hồi giáo rực rỡ nhất thế giới Món xốt này, mà tôi đã nếm thử với bánh tortilla làm từ bột ngô, không mịn cho lắm. Nó lổn nhổn, giòn giòn với những miếng kiến cắn lách tách trong miệng, kèm những miếng tỏi nho nhỏ để nhai. Nó có vị khá là đa dạng, tuy chỉ có ít thành phần nguyên liệu khác nhau. Vị đậm đà của những con côn trùng tôi từng ăn thường khiến tôi nghĩ tới vị pho-mail xông khói, và món này cũng vậy. Việc ăn món kiến cánh trở nên phổ biến ở Mexico kể từ thời Mesoamerican, dẫu tình trạng khan hiếm thực phẩm và cảnh đói nghèo đóng vai trò nhiều hơn trong việc dẫn tới các nhóm cộng đồng nào căn món chicatanas trong thời thuộc địa và thậm chí trong cả thời nay. "Khi một người mẹ cố gắng tìm cái gì đó cho các bữa ăn gia đình trong lúc không có thực phẩm nào thì kiến cánh là một lựa chọn tốt, bởi chúng có hương vị rất ngon, lại giàu dinh dưỡng," Arellano nói với tôi. Từng là món ăn chỉ có mặt trong các hộ gia đình và không bao giờ xuất hiện tại các nhà hàng, chicatanas nay được bán với giá cao ở các tiệm ăn sang trọng. Arellano mua những túi cánh kiến sống với giá khoảng 850 peso một cân Anh (454g) trong năm nay. Đây là món đặc sản xa xỉ, chỉ có trong vài ngày mỗi năm, và giá bán thể hiện rõ 'đẳng cấp' của nó. Ngày nay, nhiều loại côn trùng được phục vụ tại các nhà hàng cao cấp ở Mexico, và rất được các khách hàng ưa chuộng. Arellano cho rằng lý do là bởi sự tò mò hiếu kỳ của khách, cũng như bởi côn trùng đang được coi là một phần của phong cách ăn uống sành điệu trong tương lai. Dẫu tỷ lệ protein trong các loài côn trùng khác nhau là khác nhau, và ngay trong một loài côn trùng cũng có sự khác nhau tùy thuộc vào cách chế biến, nhưng có các tường thuật cho thấy chúng có độ protein trên mỗi gram tương đương với thịt bò. Bí ẩn những vụ giết người tàn bạo 2.000 năm trước Ngôi làng bị biên giới Ấn Độ-Pakistan chia cắt Chuyện về những cái cây biết đi Điều này, lại thêm mức tác động môi trường khá là thấp trong việc tiêu thụ côn trùng, khiến chúng được Liên hiệp quốc đánh giá là thực phẩm của tương lai. Thế nhưng cũng chớ nên quên rằng chúng ta đang có mặt tại một trong những nhà hàng sang trọng nhất ở Oaxaca, thưởng thức món xốt làm từ kiến cánh, món ăn trong rất nhiều năm trước kia luôn bị coi là thức ăn dành cho người nghèo. Chế biến thành món xốt không phải là cách duy nhất để ăn kiến cánh. Đầu bếp Ricard Arellano dùng kiến cánh để làm món xốt Một số người chỉ rang chúng lên, rồi vặt cánh cho vào miệng ăn như thể ăn loại hột, hạt nào đó. Một số người khác thì chỉ dùng phần đuôi thay vì ăn cả mình cả cánh của con kiến như Arellano, và nhiều người bóp thứ nước béo màu trắng bên trong ra để làm món xốt béo ngậy. Một số người còn giã chicatanas ra rồi trộn với muối để ăn kèm với mezcal, không khác mấy so với món sâu muối, sal de gusano, vốn được dùng trong suốt năm. Tại nhà hàng Pujol Enrique Olvera ở Mexico City, đầu bếp dùng chicatanas làm món xốt mayonnaise ăn với ngô bao tử, tạo ra một món ăn đường phố Mexico thời hiện đại, elotes. Khó để đoán được là mối quan tâm tới món kiến cánh trong các nhà hàng cao cấp có nhanh chóng qua đi hay không. Nhưng có một điều chắc chắn là hàng năm, khi chicatana xuất hiện thì sự phấn khích sẽ tưng bừng trên không trung, và các gia đình ở Oaxaca sẽ lôi các comal ra, sẵn sàng chế biến. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel. "Giống như là trận mưa kiến. Chúng rơi từ trên trời xuống, và bạn có thể quét vun lại thành đống to, rồi rang lên trong comal [chảo phẳng]." text: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khuyên các đảng viên cộng sản Việt Nam 'tránh để tay nhúng chàm' và 'đi vào vết xe đổ'. Bình luận về Hội nghị vừa kết thúc sau bảy ngày làm việc và đặc biệt về diễn văn bế mạc của ông Nguyễn Phú Trọng, hôm 12/10/2017, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC: "Bài diễn văn đó cũng là một cách để khái quát hóa lại [Hội nghị], nhưng có một chữ mà tôi nghe tôi không hiểu chữ đó được hiểu như thế nào, tức là từ đây trở đi, những sai phạm thì phải xử lý. Từ đây trở đi là được hiểu thế nào? "Tức là những sai phạm mới à? Từ đây trở đi, còn những sai phạm vừa qua, các ngày vừa qua thì thế nào?" Bình luận diễn biến mới nhất vụ Đồng Tâm và Điểm tin Tuần (08-14/10) Nghe ý kiến của Luật sư Trần Quốc Thuận Ông Nguyễn Phú Trọng có chỉnh đốn nổi Đảng? Bế mạc Hội nghị TƯ6 - Bình luận & Phân tích Ông Trọng nhắc đảng viên 'tránh đi vào vết xe đổ' Diễn văn bế mạc của Tổng bí thư Trọng hôm thứ Tư có đoạn: "Từ nay trở đi, bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại và cùng cố lòng tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân... "Cần khẳng định ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả." Cựu quan chức Văn phòng Quốc hội đặt câu hỏi liệu chính quyền Việt Nam sẽ xem xét trách nhiệm liên đới trong các vụ đại án đã và đang xét xử của các đảng viên cao cấp trong bộ máy lãnh đạo của Đảng vào thời gian tới hay là thôi. Luật sư Thuận bình luận tiếp: "Rồi tay đã lỡ nhúng chàm thì phải tự sửa, mà ở Việt Nam, theo tục ngữ Việt Nam, người ta đã dùng chữ nhúng chàm thì không sửa được, mà bây giờ đã nhúng chàm tự sửa được? " 'Chưa thấy đả động đến' Sáp nhập Ủy ban Kiểm tra TƯ với Thanh tra Chính phủ? Hội nghị TW 6 'sắp đặt lại hệ thống chính trị' 'Không hẳn giảm quan tham là tăng nhân tài' Luật sư Trần Quốc Thuận bình luận diễn văn bế mạc Hội nghị TƯ6 của TBT Nguyễn Phú Trọng. Cũng trong diễn văn hôm 11/10, nhà lãnh đạo Việt Nam có đoạn nhắc nhở đảng viên của đảng cộng sản: "tránh đi vào vết xe đổ, để tay nhúng chàm và nếu đã trót nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác gột rửa." Cựu quan chức Văn phòng Quốc hội Việt Nam hôm thứ Năm đưa ra nhận xét tiếp với BBC: "Cho nên cách nói như thế, tôi nghe trước đây có những vụ này, vụ kia, người ta cũng nói như thế, thì được hiểu rằng phải chăng là bất đầu mở ra là không đánh những vụ án vừa qua, những vụ đại án vừa qua liên quan đến những vụ ngân hàng này kia, không biết có mở rộng tiếp hay không hay là từ đây trở đi? "Thì chữ 'từ đây trở đi' tôi rất chú ý đến chữ đấy, không biết chữ đấy nội hàm như thế nào? Đây là một cách nói, nhưng từ ngữ không rõ ràng, tôi hiểu là từ đây trở đi, thì những vụ phát sinh mới, còn những vụ cũ thì từ từ khép lại bớt hay sao?" Về các vụ đại án được Việt Nam đưa ra xét xử thời gian gần đây và liên quan các thông tin kỷ luật được đưa trước kỳ Hội nghị, Luật sư Thuận nhìn lại Hội nghị 6 và bình luận: Đây không phải là lần đầu tiên nhà lãnh đạo của Đảng CSVN có những lời lẽ về quyết tâm chống tham nhũng và sai phạm trong đảng, theo luật sư Thuận. "Những vụ liên quan vụ đại án, lớn nhất là một vụ ngân hàng và một vụ đại án, liên quan đến những người bây giờ đang ở vị trí rất cao trong bộ máy của Đảng, thì chưa thấy đả động đến, đặt ra, người ta mong chờ như thế. Và cũng ngay cả vụ Ocean Bank, các luật sư cũng nêu ra cái thư mà ông Đinh La Thăng gửi cho các đơn vị thành viên, thì cũng không thấy đả động đến. "Hay như nói một cách nào thì những vị trí mấu chốt đó, rõ ràng chưa thấy động đến. "Cho nên cái người ta mong muốn là những người ở cấp cao đó liên quan đến các vụ án thì phải xử, đó cũng là trách nhiệm gây thiệt hại hàng vạn tỷ, để lại nợ xấu khổng lồ hàng triệu tỷ như thế, thì rõ ràng phải có trách nhiệm." Và Luật sư Thuận nêu tiếp băn khoăn, thắc mắc của mình về việc này, ông nói: "Nhưng không hiểu là cách xử làm sao? Không biết là người ta có thủ thuật để làm giãn ra đến [Hội nghị] Trung ương 7 thì xử tiếp, hay là giữa, từ Hội nghị Trung ương 6 đến Trung ương 7, người ta sẽ tiếp tục làm các vụ án cụ thể hơn, thuyết phục hơn? "Cho nên tôi cũng thường nói là những người nhóm lợi ích có một tỷ lệ khá lớn, mà phải nói trên 50% là trong Đại hội và trong Ban Chấp hành Trung ương ủng hộ, bỏ phiếu họ mới chúng cử, như vậy đại diện cho khối đó, khối đó bây giờ như thế nào? "Và ai chi phối khối lớn bầu cho, tạm gọi như là, 'chiến hữu của Đồng chí X' mà người ta gọi là nhóm lợi ích? "Bây giờ họ vẫn còn đó, như vậy khối đó bây giờ như thế nào, không thấy ai phân tích, đánh giá cho rõ," Luật sư Trần Quốc Thuận nói với BBC Tiếng Việt từ Sài Gòn. Mời quí vị bấm vào các đường dẫn được in đậm sau đây để theo dõi phỏng vấn âm thanh với LS Trần Quốc Thuận và Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai về Hội nghị TƯ6 và về Đảng CSVN. Bài phát biểu của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa 12 hôm thứ Tư có những điểm gây 'khó hiểu', theo một cựu quan chức Văn phòng Quốc hội Việt Nam. text: Trong tương lai, các dây chuyền sản xuất hàng loạt với sản phẩm là vật chất nano cùng với các máy móc ở dạng nano có khả năng tự nhân bản sẽ tạo ra một mối nguy hiểm không thể lường trước được. Ở nước Anh, thái tử Charles đã đặt câu hỏi cho Hội khoa học hoàng gia nghiên cứu các mối nguy hại có thể xảy ra, bên cạnh các lợi ích mà ngành công nghệ mới này đem lại. Jim Thomas từ ETC nói "các phát kiến mới đã thay đổi cách người ta suy nghĩ trong công nghệ, trong vấn đề sở hữu trên thế giới." Một số quan ngại xuất phát từ chuyện là trong thế giới nano các định luật thông thường sẽ bị thay bằng các định luật mới. Nếu trong thế giới bình thường người ta áp dụng ngành vật lý bình thường, thì trong thế giới nano lại là nguyên lý quantum. Hiệu ứng quantum chỉ xảy ra khi các hạt vật chất đạt đến mức siêu nhỏ. Nhiều lúc các hiệu ứng đó khiến người ta phải sửng sốt. Ví dụ như là màu sắc của một vật thể sẽ phụ thuộc vào kích cỡ của vật thể. Một vật thể nano cũng sẽ có nhiều thuộc tính hơn bình thường, và những độc chất có thể phải được xác định bằng phương pháp khác hơn là thông thường. Năm 2004 ETC Group xuất bản một báo cáo về nanotechnology, mà họ gọi là Atomtech, cáo buộc công nghệ mới này cho phép ngành công nghiệp độc quyền, lắp ráp ở mức nguyên tử, lấn át tất cả mọi vấn đề khác. text: Vào năm 1940, gần 22.000 sĩ quan và thường dân Ba Lan đã bị mật vụ Liên bang Xô-Viết hành quyết trong khu rừng Katyn. Nhưng chỉ mãi đến năm 1990 thì cựu tổng thống Liên bang Xô-Viết, Mikhail Gorbachev, mới thừa nhận trách nhiệm của Liên bang Xô-viết trong tội ác này. Một nhóm công tố viên từ Viện Hồi ức Dân tộc của Ba Lan sẽ tìm cách truy tìm những tên tuổi các thủ phạm và thông tin chưa được biết về vụ thảm sát. Vụ thảm sát Katyn vẫn còn gây phức tạp trong quan hệ giữa Nga và Ba Lan. Một cuộc điều tra do Nga tiến hàng gần đây đã kết luận rằng nó không cấu thành một tội ác chiến tranh và dù gì đi nữa cũng đã diễn ra cách đây quá lâu để có thể đem ai đó ra xét xử. Leon Kieres, người đứng đầu Viện Hồi ức Dân tộc phản bác quan điểm này. Tại một cuộc họp báo diễn ra ở Warsaw để thông báo về cuộc điều tra, ông Leon Kieres nói rằng việc sát hại các sĩ quan Ba Lan là một tội ác chiến tranh theo đúng nghĩa của nó. Và đối với việc hành quyết các thường dân Ba Lan, thì hiển nhiên là một tội ác chống lại nhân loại. Khi Liên bang Xô-viết xâm lăng miền đông Ba Lan vào năm 1939, các binh sĩ của họ đã bắt đầu bố ráp và vây bắt các sĩ quan và thường dân Ba Lan. Hơn một triệu người đã sau đó đã bị chuyển đến các trại lao động khổ sai ở Siberia. Nhưng một số người trong đó đã chẳng bao giờ thực hiện cuộc hành trình này. Vào mùa thu năm 1940, gần 22 000 sĩ quan, trí thức và giáo sĩ đã bị đưa đến cánh rừng Katyn. Bị trói bằng dây gai, họ đã bị hành quyết bằng một phát súng vào đầu. Tội ác này đã được Phát-xít Đức phát hiện năm 1943. Matxcơva đổi trách nhiệm cho Đức. Và các đồng minh phương tây của Ba Lan là Anh Quốc và Hoa Kỳ, cũng đã công khai từ chối lên án Liên bang Xô-viết. Vào thời điểm đó, thì lãnh tụ Xô-Viết Stalin lại là một chiến hữu trong cuộc đấu tranh chống lại Hitler và trong nhiều thập kỷ tiếp theo thì sự thật về một trong những giai đoạn bi thảm nhất của Thế chiến Thứ hai, vẫn còn bị dấu diếm. Hơn sáu mươi năm sau khi các sự các sự kiện diễn ra, Ba lan đã bắt đầu một cuộc điều tra về cuộc thảm sát Katyn hồi Đệ nhị Thế chiến. text: Hàng chục nghìn người cùng hô vang 'Việt Nam vô địch' cũng như tên của người dẫn dắt Việt Nam làm nên lịch sử: HLV Calisto. Chứng kiến trận đấu từ đầu tới khi trọng tài thổi hồi còi kết thúc, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng không giấu nổi sự vui sướng lúc xuống sân trao cúp và huy chương cho đội tuyển Việt Nam. Mọi lo toan cuộc sống cơm áo bị bỏ lại phía sau trong giây phút lịch sử chờ đợi hàng chục năm nay của người dân Việt Nam. Không khí lễ hội sau đó tràn khắp thủ đô Hà Nội, nơi trận đấu diễn ra. Thành phố nghẹt thở trong sự cổ vũ vang trời của các cổ động viên và ngập tràn trong sắc đỏ. Người dân đủ mọi lứa tuổi tràn ra đường, mang theo mọi loại vật dụng có thể gây tiếng động để chào mừng chiến thắng của đội nhà. Tiếng gõ xoong, nồi, mâm, chảo vang khắp các tuyến phố. Người dân được tự do thể hiện cảm xúc, niềm tin và lòng tự hào mà không bị gò ép nào. Vẫy cờ không ngớt, anh Nguyễn Thành Nam nói anh cùng các bạn đổ ra đường vì đây là sự kiện “ngàn năm có một”. “Đây là sự kiện đặc biệt nên không thể không đi cổ vũ đội tuyển. Giờ phút này không còn ai quan tâm bạn là ai, quan điểm của bạn ra sao, chỉ còn lại duy nhất một điều: Việt Nam vô địch”. 'Sức mạnh tinh thần' Sinh viên ngành tài chính này nói thêm: “Lâu lắm tôi mới có dịp hòa chung cảm xúc chung với mọi người như vậy. Thật tuyệt vời khi Việt Nam vô địch”. Lễ hội cổ vũ chức vô địch của đội tuyển diễn ra tới gần sáng. Cuộc vui chưa chấm dứt ở đó khi chiến thắng còn lan tới các bàn trà vỉa hè khi ngày mới bắt đầu. Báo chí Việt Nam tràn ngập tin chiến thắng. Trang nhất các tờ báo tràn ngập sắc đỏ Việt Nam cũng như những khuôn mặt rạng ngời của cầu thủ. Mua tới ba bốn tờ báo thể thao sáng ngày 29/12, ông Nguyễn Văn Hà, 50 tuổi, nói chưa khi nào ông thấy ‘sức mạnh đoàn kết của toàn Việt Nam’ như thế. “Tôi chưa từng chứng kiến sự bùng nổ của tuyển Việt Nam như vậy và chưa từng thấy một sức mạnh tinh thần như vậy”. Ông Hà nói thêm: “Chiến thắng của đội tuyển đã làm lu mờ những bộn bề cuộc sống. Trong giây phút chiến thắng, không còn ai quan tâm tới một mớ rau giá bao nhiêu hay giá cả leo thang như thế nào nữa". "Ngay cả bà vợ tôi không thích bóng đá lắm cũng mang chảo ra đường để gõ. Chỉ có thể nói là thật tuyệt vời”. Được biết, ngoài giải thưởng chính thức, nhiều cá nhân và tổ chức đã ngỏ ý muốn "thưởng lớn" cho đội tuyển Việt Nam. Trả lời báo giới sau trận đấu, huấn luyện viên tuyển Việt Nam Henrique Calisto đã cảm tạ người hâm mộ Việt Nam "đã luôn ở bên, ủng hộ, tiếp thêm sức mạnh, để chúng tôi đi đến chức vô địch". Ông cũng không quên trách cứ một số phóng viên đã không đứng bên đội tuyển ở thời khắc khó khăn nhất và nói rằng '"Cúp AFF là câu trả lời tốt nhất" gửi tới những người chỉ trích ông. Cuộc vui nào rồi cũng sẽ qua và điều còn lại sẽ là những gì? FM Hai PhongHy vọng sự kiện này sẽ làm cho người Việt xích lại gần nhau hơn, sẽ ít đi những người cầm tấm hộ chiếu VN phải xấu hổ, vì họ có thể đã nhìn thấy sưc mạnh của niềm tự hào dân tộc, khi cả đội bóng cùng hàng triệu người dân Việt cùng vẫy cờ đỏ sao vàng, cùng hát khúc ca: Việt Nam, Hồ Chí Minh ... Còn những bộn bề lo toan của cuộc sống, nơi nào trên trái đất này mà chẳng có? TL, SaigonTạm quên đi cơn suy thoái kinh tế nước nhà đang đẩy nhiều công nhân lâm vào hoàn cảnh khốn cùng . Tạm quên đi những vụ án tham nhũng, ăn hối lộ, ăn cướp của công và những bất ổn chính trị ngấm ngầm. Chúng ta cùng say mê tận hưởng vũ điệu chiến thắng, một chiến thắng mà bất kỳ fan hâm mộ nào cũng chờ đợi đến mỏi mòn. Xin cảm ơn "Thầy Tô " và các bạn tuyển thủ. Để rồi khi niềm vui lắng xuống chúng ta lại phải đối mặt với những điều mà bản thân những người có lương tâm với Tổ quốc sẽ không bao giờ muốn đối mặt . Cả sân vận động Mỹ Đình bùng nổ khi Công Vinh đánh đầu ghi bàn thắng quyết định, giúp tuyển Việt Nam lần đầu tiên đăng quang. text: Đây là một phần trong gói hỗ trợ trị giá 1,2 tỉ dollar. Người ta đang lập ra một quỹ trợ cấp trị giá 200 triệu dollar cho những nước “ưu tiên hàng đầu”, vốn đang gặp nguy cơ bị nạn đói. Haiti và Liberia sẽ nhận được 10 triệu dollar cho mỗi nước để giúp đỡ các cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong khi Djibouti sẽ nhận được 5 triệu dollar. Ngân hàng Thế giới nói giá cả lương thực leo thang và tình trạng khan hiếm thực phẩm khiến cho 100 triệu người trên thế giới bị đẩy vào cảnh nghèo khổ. Sau khi có những đánh giá gần đây, Ngân hàng Thế giới còn xác định Togo, Yemen và Tajikistan là những nước cần hỗ trợ sớm. ‘Nguy cơ trước mắt’ Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Robert Zoellick, nói: “Điều tối quan trọng là chúng ta phải tập trung vào những hành động cụ thể. “Những biện pháp này sẽ giúp đỡ giải quyết nguy cơ trước mắt là đói và suy dinh dưỡng cho hai tỉ người đang phải vật lộn để đối phó với giá lương thực, thực phẩm gia tăng”. Các nước sẽ được vay tiền để cung cấp thực phẩm cho trường học và các ngành dịch vụ cơ bản khác, cũng như để mua các mặt hàng thiết yếu như giống và phân bón. Ngân hàng Thế giới còn bỏ ra thêm hai tỉ dollar vào năm tới để cấp tiền cho các dự án nông nghiệp, trong đó có các chương trình bảo hiểm vụ mùa. Một phúc trình của Liên Hiệp Quốc hôm thứ Năm, 29/5/08, cảnh báo rằng giá các loại lương thực và thực phẩm chính, như lúa mỳ và thịt bò, có thể còn giữ ở mức cao trong vài năm tới. Ngân hàng Thế giới đưa ra đề nghị giúp đỡ về tài chính trong thời gian trước mắt cho những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì tình hình giá lương thực gia tăng. text: Theo ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, thì tăng cường truyền thông “sẽ hỗ trợ Chính phủ rất nhiều trong các nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát cúm gia cầm.” Hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu của Việt Nam là nơi đầu tiên phát hiện dịch bùng phát, và hiện đã có hơn 8.400 con gia cầm bị tiêu hủy, theo thông tin từ cục thú ý quốc gia. Trước đó đã có một vài phát hiện lẻ tẻ từ hồi tháng Tám, với một số lượng nhỏ cò bị chết. Vừa qua, khi ông Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vào thăm TP Hồ Chí Minh, ông này đã phê phán các lãnh đạo ở mấy tỉnh này vì đã để “tình hình tái phát cúm gia cầm nghiêm trọng”. Nhưng phó giám đốc cục thú y tỉnh Bạc Liêu chối bỏ việc họ đã lơ là chức trách. “Khi hiện tượng mới xảy ra, chúng tôi đã nhanh chóng tiêu hủy gia cầm ngay thậm chí không chờ kết quả mẫu thử,” ông này nói với AFP. Chiến dịch truyền thông này sẽ được tổ chức trước Tết Nguyên đán 2007, dịp mà hai cũng biết là số lượng gia cầm sẽ được tiêu thụ mạnh nhất trong năm, với việc truyền thống của nhiều gia đình chọn con gà để cúng lễ giao thừa. “Bất chấp những biện pháp khống chế dịch bệnh….nguy cơ cúm gia cầm quay trở lại vẫn còn rất cao, đặc biệt là vào thời điểm Tết đang tới gần,” ông Andrew Speedy, đại diện của FAO tại Việt Nam nói. Được biết trong chiến dịch truyền thông này, nhiều nhân vật và ca sĩ có tiếng như Hoa hậu Mai Phương Thúy, ca sĩ Thanh Lam, Lam Trường, diễn viên Quyền Linh sẽ tham dự. Việt Nam cùng LHQ phát động chiến dịch truyền thông mới như là một biện pháp đối phó với việc tái bùng phát cúm gia cầm mới đây ở hai tỉnh miền nam Việt Nam. text: Đài Á châu Tự do và thông tấn xã Reuters nói rằng có 600 nhà sư đã tuần hành đến thủ phủ Lhassa để đòi tự do cho một người đồng đạo bị bắt giữ. Nghe nói là cảnh sát đã bắn hơi cay để giải tánđám đông biểu tình. Vào hôm thứ hai vừa qua, có tin nói rằng hơn 300 nhà sư đã biểu tình bất chấp lệnh cấm của chính quyền tại Tây Tạng. Ngoại trưởng Trung quốc, ông Dương Khắc Trì nói rằng vấn đề Tây tạng không có dính líu gì tới tôn giáo hay chủng tộc. Hiện nay, không có một nguồn tin nào xác nhận vụ biểu tình hôm qua, nhưng chính quyền trung quốc xác nhận vụ tuần hành hôm thứ Hai. Chuẩn bị Nhiều người dân Tây Tạng đã bắt đầu cuộc tuần hành sáu tháng từ Ấn Độ tới Tây Tạng để phản đối sự cai trị của Trung Quốc tại vùng này. Họ khởi hành từ thị trấn Dharamsala, và dự định đặt chân tới biên giới Tây Tạng đúng dịp khai mạc Olympic Bắc Kinh. Trong khi đó, tại thủ đô Kathmandu của Nepal, ít nhất 1000 người Tây Tạng lưu vong đã đụng độ với cảnh sát khi họ tìm cách đi tới tòa đại sứ Trung Quốc. Phái viên BBC Charles Harviland có mặt tại Kathmandu cho biết là các nhân chứng nói với anh là khoảng từ một tới ba ngàn người Tây Tạng lưu vong và các ủng hộ viên đã tụ họp tại một ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng. Nhiều người Tây Tạng nay vẫn đổ vào nước này, nhưng Nepal bây giờ gửi họ sang Ấn Độ vì nước này không muốn làm Bắc Kinh phật lòng. Ba năm trước, Nepal đã đóng cửa văn phòng địa phương của lãnh tụ tinh thấn Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma. Tin tức từ Tây Tạng cho biết là một số nhà sư trong một động thái hiếm hoi đã đứng lên phản đối chính quyền được trung quốc hậu thuẫn. text: Reuters: Tin tặc VN tấn công TQ để lấy tin về virus corona? Hoa Kỳ ‘truy nã hacker Trung Quốc đánh mạng chính phủ Việt Nam’ Nhóm này tuyên bố đã cướp hàng triệu đôla của các công ty nhưng nói họ muốn "biến thế giới thành nơi tốt đẹp hơn". Các tin tặc công bố biên nhận gửi 10.000 đôla tiền Bitcoin cho hai tổ chức từ thiện. Một tổ chức từ thiện trong đó, Children International, nói họ sẽ không giữ tiền. Diễn tiến này gây khó nghĩ cả về mặt pháp luật và đạo đức. Trong một bài đăng ngày 13/10, các tin tặc nói họ chỉ nhắm các công ty lớn. Các vụ tấn công nhắm vào hệ thống IT của công ty và đòi tiền chuộc. Nhóm tin tặc viết: "Chúng tôi nghĩ một ít tiền của các công ty cần dành cho từ thiện." Nhóm này đăng biên nhận họ gửi cho hai tổ chức, The Water Project và Children International. Người phát ngôn của Children International nói với BBC: "Vì tiền trao tặng dính tới hacker, chúng tôi không định giữ." Brett Callow, một nhà phân tích của công ty Emsisoft, bình luận: "Dù động cơ của họ là gì, đây là bước đi rất lạ thường. Theo tôi hiểu, đây là lần đầu tiên một nhóm tin tặc dành một ít tiền cho từ thiện." Nhóm tin tặc lấy tên Darkside. Việc tin tặc trả tiền cho tổ chức từ thiện cũng có thể khiến chính phủ lo ngại. Nhóm này sử dụng một dịch vụ ở Mỹ, The Giving Block, để gửi tiền, trong khi dịch vụ này cũng được 67 tổ chức phi lợi nhuận sử dụng. The Giving Block nói với BBC họ không biết số tiền trao tặng là từ tin tặc. "Nếu các số tiền này là tiền đánh cắp, chúng tôi sẽ trả lại cho chủ nhân." Không rõ công ty này muốn nói họ có thể trả lại tiền cho tin tặc hay cho các công ty nạn nhân của tin tặc. Một tổ chức từ thiện, Save the Children nói với BBC rằng họ sẽ "không bao giờ cố tình nhận tiền có được qua tội phạm". Vừa xuất hiện một nhóm tin tặc dành tặng tiền đánh cắp cho các tổ chức từ thiện, khiến giới chuyên gia khó hiểu. text: Cơ chế mua bán trực tiếp sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 6/2012. Điều này có nghĩa là hai nước sẽ không sử dụng đồng đô la Mỹ làm đồng tiền trung gian. Trung Quốc, nước đôi khi có mối quan hệ căng thẳng với Nhật Bản, là đối tác mậu dịch lớn nhất của Nhật. Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết Hệ thống Thương mại Ngoại hối Trung Quốc sẽ khởi động vào tháng tới. "Đây là một phần của chiến lược lớn hơn của Trung Quốc để giảm sự phụ thuộc vào đồng đôla", ông Dariusz Kowalczyk từ Credit Agricole CIB tại Hong Kong cho biết. Ông nói thêm rằng đồng yên đã được lựa chọn vì khối lượng lớn thương mại được trao đổi giữa hai nước và rằng "điều này có thể dẫn đến việc mở rộng kinh doanh với các đồng tiền khác". Trong tháng mười hai, các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Trung Quốc đã đồng ý để hai bên thúc đẩy kinh doanh trực tiếp giữa hai đồng tiền dựa trên nguyên tắc thị trường. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết động thái này sẽ giúp hạ chi phí chuyển đổi tiền xuống và giúp tạo điều kiện thuận lợi cho mậu dịch và đầu tư song phương. Nhật Bản Bộ trưởng Tài chính Jun Azumi nói với các phóng viên rằng kinh doanh theo cơ chế mới sẽ bắt đầu tại Tokyo và Thượng Hải vào ngày 01 tháng 6, theo hãng thông tấn Reuters. "Bằng cách tiến hành các giao dịch mà không cần sử dụng đồng tiền của nước thứ ba, bước đi này sẽ mang lại lợi thế giảm chi phí giao dịch và giảm rủi ro liên quan đến các định chế chức tài chính," ông Azumi cho biết. "Điều này sẽ góp phần làm tăng tiện lợi của đồng tiền của cả hai nước” Truyền thông Nhật Bản đưa tin đây là lần đầu tiên Trung Quốc cho phép một ngoại tệ ngoài đồng đô la Mỹ được mua bán trực tiếp với đồng nhân dân tệ. Trung Quốc sẽ cho phép giao dịch trực tiếp nhân dân tệ và đồng yên trong một động thái nhằm thúc đẩy thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á. text: Ông Đinh La Thăng vừa được phân công làm Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Để thực hiện, ông Thăng “yêu cầu sớm có hệ thống camera đồng bộ” trên toàn thành phố và “quản lý người ăn xin ở khu vực trung tâm”. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên – nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM nhận định “Ba tháng mà làm được điều đó ở thành phố 10 triệu dân thì đó là thành tích nhiều nước phải học tập Việt Nam.” Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Nguyên cho biết: “Thành phố Hồ Chí Minh này, tôi ở đây ngay từ ngày đầu giải phóng. Lúc đó mới có hơn ba triệu dân thôi. Tội phạm gần như là hệ quả khó tránh ở tất cả các nơi dân số đông và mật độ dân cư rất cao, trong các siêu đô thị về dân số." Ông Nguyên mô tả việc tăng cường lực lượng an ninh, công an để theo dõi tội phạm là “như chúng ta dùng búa để đánh ruồi. Không bao giờ đập trúng nó được đâu, hoặc đánh được nó một thời gian, dạt chỗ này lại sang chỗ kia”. Ông cũng cho biết đã có rất nhiều các đợt ra quân trên toàn thành phố, quận huyện trước kia nhưng “cứ mỗi lần như thế nó lại giảm một chút, ém xuống, xong một chút lại bùng ra.” Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh, và cũng đối mặt với tội phạm nguy hiểm “Chắc công an, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh trước đây không phải không nghĩ tới chuyện này. Không phải họ không quyết tâm. Và họ làm chưa được.” Lời hứa 'rất cụ thể' Nhận định về thời gian “ba tháng” của ông Bí thư Thành ủy, tiến sĩ Nguyên cho biết: “Đó là lời hứa một cách rất cụ thể, một thời điểm rất cụ thể, có lẽ là tôi chưa nghe thấy trước đây.” “Tôi chỉ từng nghe chương trình "Ba năm sau cai nghiện" là đưa ra cam kết rõ về thời gian, nhưng kết quả gần như là không đáng như cái vạch ra. Còn thông thường, người ta đưa ra thời gian là năm, như năm an toàn giao thông, năm giao thông đô thị. Tôi chưa thấy một lời hứa nào cụ thể có thời gian khá ngắn như thế. Chắc là nhân dân đang mong đợi xem biện pháp mới gì đây. Có cách mới hay bửu bối gì mà làm nhanh như thế.” “Ba tháng không phải thời gian ngắn, có thể làm giảm được tội phạm. Nhưng kết quả đó có bền vững không? Chứ ba tháng mà làm thật ghê gớm, quyết liệt, căng thẳng thì cái giảm đó có phải là giảm hẳn hay chỉ là cơn bão rạp xuống? Và nếu làm giảm được với nỗ lực vượt bậc, thì liệu có thể làm liên tục hệt như ba tháng đó không?" - Ông Nguyên đặt câu hỏi. Camera 'không có tác dụng'? Về biện pháp hệ thống camera đồng bộ trên toàn thành phố của ông Đinh La Thăng, tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên nhận định: “Theo tôi thì camera chỉ có tác dụng tốt nhất là đối với giao thông thôi. "Nếu ở các ngã ba ngã tư có nhiều camera như các đô thị hiện đại trên thế giới thì người ta có thể phạt những vi phạm giao thông. Tôi có nghe ở Tokyo có đến 20.000 camera chuyên về giao thông. Anh vi phạm là anh bị phạt. "Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, tập quán đi xe của chúng ta là có nhìn thấy công an không chứ không phải có nhìn thấy đèn đỏ không.” Camera như lời hứa của ông Đinh La Thăng sẽ có tác dụng với việc giảm tội phạm ra sao? “Tăng cường camera rất tốt với chuyện chấp hành luật giao thông, còn để ngăn cản tội phạm và tệ nạn, thì tôi nghĩ camera không có tác dụng nhiều lắm,” ông Nguyên cho biết. “Ở nước giàu người ta không thiếu gì camera. Thậm chí gia đình nào cũng có camera. Nhưng với tội phạm, tính hiệu quả của camera thấp hơn rất nhiều so với giao thông.” Ông Đinh La Thăng vừa được phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 5/2. Thành phố Hồ Chí Minh hiện là thành phố lớn nhất tại Việt Nam về quy mô dân số và mức độ đô thị hóa. Trong vài năm qua, tội phạm, cướp giật trở thành vấn đề lớn của thành phố này, khi xảy ra hàng loạt vụ án nghiêm trọng, gây xôn xao dư luận. Ông Đinh La Thăng yêu cầu công an Thành phố Hồ Chí Minh phải kéo giảm tội phạm “trong vòng ba tháng”, báo Tuổi Trẻ trong nước dẫn lời tân Bí thư Thành ủy. text: Jamie Vardy có mùa bóng thành công với 24 bàn thắng được ghi cho Leicester City góp phần đưa CLB này đoạt ngôi vô địch Premier League. Arsenal đưa ra một đề nghị mới để mua tuyển thủ của tuyển Anh với mức lương tuần là 120.000 bảng Anh một tuần. Nhà vô địch Ngoại hạng Anh, Leicester City được cho là đã đưa ra một mức lương mới nhằm giữ chân Vardy, 29 tuổi, đối phó với sự chèo kéo nói trên của Arsenal. Arsenal, người vừa đưa ra mức lương khoảng 20 triệu bảng Anh một năm, nói họ đang chờ đợi phản ứng từ ngôi sao từng có mức giá chuyển nhượng lần gần nhất cao là 1 triệu bảng. Vardy hiện đang ở Pháp cùng với tuyển Anh và được cho đang tập trung hoàn toàn vào Euro 2016. HLV Roy Hodgson đã nói rõ ràng là ông sẽ không để cho các vấn đề ở cấp câu lạc bộ ảnh hưởng tới tuyển Anh ở giải đấu tại Pháp, mà ngay thứ Bảy tuần này, tuyển Anh sẽ gặp Nga ở Marseille. Hiện đại diện của Vardy vẫn chưa có phản ứng hay phúc đáp Arsenal rằng liệu anh có sẽ trì hoãn quyết định cho đến sau Euro hay không. Arsenal của HLV Arsene Wenger tỏ ra quan tâm và muốn mua trung phong tuyển Anh với giá 20 triệu bảng Anh. Do đó, Arsenal vẫn chưa từ bỏ hy vọng Vardy sẽ đồng ý nhận lời trước ngày khai mạc vòng chung kết Euro tại Pháp. Arsenal được cho là sẽ không rút lại đề nghị của mình, nhưng cơ hội tốt với họ có thể sẽ chưa xảy ra cho đến sau mùa Hè. Vardy, người có 24 bàn thắng và giúp cho HLV Claudio Ranieri đem về chức vô địch Premier League cho Leicester, gia nhập câu lạc bộ này từ Fleetwood với giá chỉ có 1 triệu bảng Anh vào năm 2012. 'Bảng đấu không hoàn toàn dễ' Vardy, người sở hữu danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất năm 2015-2016 do Hiệp hội ký giả bóng đá của Anh bầu chọn, đã ba lần ghi bàn thắng trong tám trận đấu mà anh khoác áo tuyển Anh. Jamie Vardy (phải) ăn mừng bàn thắng của tuyển Anh với Harry Kane. Tại tại Euro 2016, tuyển Anh hy vọng vơi sự bổ sung của Vardy, người có lối chơi đa dạng vì vừa có thể làm tiền đạo cắm, vừa có thể chạy cánh, có thể bổ sung tốt cho các phương án tấn công của HLV Hogdson. Tại bảng B, tuyển Anh được cho là có cơ hội, tuy không hoàn toàn dễ dàng khi được xếp chung bảng với các đội tuyển Nga, Slovakia và sứ Wales. Trong trận cầu giao hữu cuối cùng trước khi tới Pháp, tuyển Anh đã so giầy với Bồ Đào Nha. Trong trận đấu này, tuyển Anh được cho là đã thắng thiếu thuyết phục trước đội bóng Nam Âu thiếu vắng Cristiano Ronaldo và phải chơi với 10 người trong nhiều thời gian còn lại của trận đấu. Các đồng đội của Vardy đã phải đợi tới những phút cuối trận mới ghi được bàn thắng duy nhất đem lại thắng lợi sát sao 1-0 cho đội bóng 'Tam Sư'. Vardy được thay ra vào phút thứ 66 bằng Raheem Sterling. Tuy có nỗ lực, Vardy được đánh giá là chỉ được 5/10 điểm, cùng điểm số xếp hạng với Wayne Rooney và dường như bộ ba tấn công mà HLV Hogdson đem ra sử dụng chưa thực sự nhuần nhuyễn. Trung phong Vardy (số 11, ngồi, hàng trên, đầu tiên từ phải) cùng với các tuyển thủ Anh. Đại diện của trung phong Leicester City Jamie Vardy nói với Arsenal rằng tiền đạo này muốn tập trung vào giải Euro 2016. text: Người biểu tình bị phun vòi rồng và hơi cay khi họ tìm cách chiếm một tòa nhà công sở trong thành phố Hàng trăm người biểu tình đã tổ chức tuần hành bên ngoài một tòa nhà công sở trong thành phố. Bà Yingluck bị yêu cầu phải từ chức hôm thứ Tư. Người biểu tình muốn chính phủ phải ra đi và hệ thống chính trị phải được cải tổ. Ít nhất năm người đã bị thương bên ngoài Trung tâm Hành chính, nơi họ cố giật đổ các rào chắn bê tông có chăng dây thép gai ở trên, hãng tin Associated Press nói. Tờ báo Thái, The Nation tường thuật rằng những người biểu tình cũng tìm cách chiếm các đài truyền hình và buộc họ phải phát đi các tuyên bố của mình. Cảnh sát trang bị thiết bị chống bạo động đã đóng bên ngoài các đài này. Người biểu tình, hầu hết đều từ giới trung lưu và thượng lưu đô thị, nói rằng chính phủ của bà Yingluck bị anh trai bà, cựu lãnh đạo bị lật đổ Thaksin Shinawatra, điều khiển. Họ nói tiền của gia đình Shinawatra đã làm hỏng nền dân chủ Thái Lan và nay họ muốn có một "hội đồng nhân dân" không qua bầu chọn. Tuy nhiên, đảng Pheu Thai của bà Yingluck vẫn rất được lòng dân ở các vùng nông thôn. Người ta trông đợi là đảng này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sớm được tổ chức hồi tháng Hai vừa qua, là sự kiện đã bị người biểu tình gây gián đoạn và sau đó bị tuyên bố vô hiệu. Chính phủ tạm thời của đảng bà Yingluck vẫn nắm quyền và nói họ đang hướng tới kỳ bầu cử ngày 20/7 tới đây. Quan ngại dịp cuối tuần Đầu hôm thứ Sáu, lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban kêu gọi những người ủng hộ hãy tuần hành ở một số điểm trong Bangkok. "Chúng tôi sẽ lấy lại quyền chủ quyền, thiết lập chính quyền nhân dân và một hội đồng lập pháp nhân dân," ông Suthep nói khi dần đầu một cuộc tuần hành. "Chúng tôi sẽ tuần hành tới tất cả các đài truyền hình. Chúng tôi đề nghị người dân thành phố hãy bao vây xe hơi cảnh sát và các trụ sở cảnh sát để chặn việc họ gây hại cho mọi người," ông nói thêm. Phe "áo đỏ" ủng hộ chính phủ của bà Yingluck thì có kế hoạch biểu tình tại Bangkok vào thứ Bảy. Sự hiện diện của các lều trại thuộc hai bên kình chống nhau trên đường phố ở thủ đô khiến người ta lo sợ về nguy cơ bạo lực. 25 người đã thiệt mạng kể từ khi nổ ra chiến dịch biểu tình chống chính phủ hồi tháng Mười Một. Chính phủ tạm thời, nay do cựu Bộ trưởng Thương mại Niwattumrong Boonsongpaisan dẫn dắt, nói có kế hoạch làm việc nhằm hướng tới kỳ tổng tuyển cử tháng Bảy, nhưng phe đối lập nói họ sẽ không tham dự kỳ bỏ phiếu này, và việc cải tổ chính trị cần phải được đưa ra trước. Về bà Yingluck, cơ quan chống tham nhũng của Thái ra phán quyết hôm thứ Năm rằng bà cần phải bị truy tố về chương trình trợ giá lúa gạo gây tranh cãi. Vụ việc nay sẽ được biểu quyết tại Thượng viện. Nếu bị kết tội, bà Yingluck sẽ bị cấm hoạt động chính trị trong thời gian năm năm. Hôm thứ Tư, một tòa án Thái ra lệnh bà Yingluck và một số bộ trưởng nội các phải từ chức do các cáo buộc riêng rẽ. Những người ủng hộ bà Yingluck nói các tòa án đã xử một cách thành kiến đối với bà và đứng về phía giới thượng lưu thành thị, vốn nắm vị trí trung tâm trong phong trào biểu tình hiện nay. Họ coi những hành động trên là một cuộc đảo chính về tư pháp. Tòa án đã đóng vai trò lật đổ các chính phủ ủng hộ ông Thaksin trước đây. Hồi tháng 12/2008, một chính phủ của các đồng minh Thaksin bị mất quyền sau khi tòa giải tán đảng phái chính trị của chính phủ đó do gian lận bầu cử, qua đó cho phép phe đối lập thành lập chính phủ mới. Thái Lan đã rơi vào cuộc giằng giật quyền lực và bế tắc chính trị kể từ khi Thủ tướng Thaksin bị quân đội lật đổ trong cuộc đảo chính 2006. Cảnh sát Thái Lan đã dùng vòi rồng và hơi cay bắn vào những người biểu tình tại Bangkok, hai ngày sau khi tòa án truất quyền Thủ tướng Yingluck Shinawatra. text: Tập này, có tên Dead Man's Chest, cũng đã thu nhiều tiền trong ba tuần đầu công chiếu hơn các bộ phim ăn khách khác thu được trong cả sáu tháng. Chỉ riêng dịp cuối tuần doanh thu của phim này là 35 triệu đôla. Chiếm vị trí thứ hai là phim mới Monster House, theo sau là phim Lady in the Water. Trong danh sách 10 phim ăn khách nhất có các phim Clerks II và My Super Ex-Girlfriend. Monster House, phim dành cho trẻ con nói về cuộc hành trình xung quanh một ngôi nhà bí ẩn, đã thu 22 triệu đô trong cuối tuần. Lady in the Water, phim của M Night Shyamalan người từng đạo diễn phim The Sixth Sense, - kể về một người quản lý địa ốc khám phá ra một cô tiên nữ sống dưới nước trong bể bơi. Phim này giành 18 triệu đô la trong chỉ vài ngày công chiếu. Phim You, Me and Dupree, với hai tài tử Owen Wilson và Kate Hudson đã bị tụt hạng xuống thứ tư, trong khi phim Little Man, xuống hạng thứ năm từ ngôi á quân. Tập hai bộ phim Cướp biển Caribê đã thu được 300 triệu đô la tiền bán vé tại Bắc Mỹ, nhanh hơn bất cứ bộ phim nào khác. text: Việt Nam thắng Triều Tiên trong trận giao hữu "Đừng đưa các cầu thủ lên mây," là chia sẻ của HLV Hữu Thắng sau trận Việt Nam thắng Triều Tiên 5-2. Nhiều người cho Hữu Thắng quá cẩn trọng trong phát ngôn sau khi chứng kiến đội tuyển thi đấu một trong những trận hay nhất vài năm nay. Nhưng đến khi trận với Indonesia khép lại, chúng ta mới ngộ ra cái lý của HLV người Nghệ An. Những vấn đề mà tuyển Việt Nam bộc lộ trong trận đấu với Indonesia đã xuất hiện trong trận với Triều Tiên, nhưng tỉ số 5-2 đã khiến tất cả lờ đi. Nổi cộm nhất chính là hệ thống phòng ngự, Triều Tiên và Indonesia đều không quá mạnh nhưng đoàn quân áo đỏ vẫn để thủng lưới 2 bàn mỗi trận. Điều đáng nói là 3/4 bàn thua của Việt Nam đều đến từ những tình huống dàn xếp đơn giản và căn bản của đội bạn, bàn còn lại từ sút phạt trực tiếp có thể bỏ qua. Như ở trận với Triều Tiên, Việt Nam đã để thua 2 bàn dễ dàng từ những tình huống phối hợp đơn giản như đá tập. Đến khi gặp Indonesia, hàng tiền vệ không còn kiểm soát bóng tốt như trận trước, những nhược điểm của hàng phòng ngự càng được phơi bày. Lối đá áp sát của đội chủ nhà khiến bộ tứ vệ trận này liên tiếp mắc lỗi vị trí cũng như để mất bóng rất nguy hiểm. Không dưới 5 lần người ta thấy trung vệ Tiến Thành phải dạt sang cánh trái vốn dĩ thuộc về Ngọc Đức để có những tình huống ngăn chặn 1 đấu 1 với đối phương và để hổng khoảng trống lớn ở trung lộ Một trong số đó khi Tiến Thành mắc sai lầm, Indonesia đã có bàn gỡ hòa. Qua hai trận đấu, hành lang cánh trái đang là "điểm chết" của hàng phòng ngự Việt Nam. Ngọc Đức còn quá non kinh nghiệm trong lần đầu lên tuyển còn người được ưu tiên hơn là Văn Thanh lại tham tấn công hơn phòng ngự. Một yếu điểm nữa trong hệ thống phòng ngự của tuyển Việt Nam là khả năng bọc lót của các tiền vệ. Xuân Trường và Tuấn Anh rất xuất sắc khi tham gia tấn công nhưng phòng ngự lại là một mặt trận hoàn toàn khác. Trong các tình huống tấn công của Triều Tiên, bộ đôi tiền vệ xuất thân từ HAGL cho thấy ý thức vị trí rất kém khi đội nhà ở thế phòng ngự. Họ không biết nên và phải làm gì dẫn đến di chuyển thiếu hợp lý và vô tình vẽ ra rất nhiều khoảng trống để đối phương khai thác. Bóng bổng tất nhiên là một điểm yếu cố hữu khác của tuyển Việt Nam. Rất nhiều lần thủ môn Nguyên Mạnh, rồi Tuấn Linh đã khốn đốn khi không có được sự phối hợp tốt nhất từ các đồng đội. Việc Ngọc Hải bị chấn thương và khả năng tham dự AFF Cup còn bỏ ngỏ càng khiến khó khăn chồng chất với Việt Nam. Hữu Thắng đã sáng suốt khi yêu cầu truyền thông không tung hô quá đà đội tuyển, nhưng người hâm mộ chờ ông hơn nữa ở những toan tính cải thiện khả năng phòng ngự đội nhà. Tuyển Việt Nam phụ thuộc cầu thủ HAGL? 4 cầu thủ của xuất thân từ HAGL trong đội hình xuất phát, tuyển Việt Nam đã thắng đậm Triều Tiên 5-2. 3 ngày sau, khi không có một nhân tố nào nói trên ra sân từ đầu, chúng ta ngay lập tức có trận hòa khó nhọc trên đất vạn đảo. Sự khác biệt thể hiện rõ nhất ở hàng tiền vệ. Với bộ đôi Tuấn Anh, Xuân Trường khơi nguồn sáng tạo ở giữa sân, hàng tiền vệ Việt Nam kiểm soát hoàn toàn thế trận trước Triều Tiên, đó là bệ phóng cho chiến thắng 5-2. Xuân Trường và Tuấn Anh vắng mặt, mọi thứ gần như xoay chiều, rất kiếm khi tuyến Việt Nam thực hiên được pha lên bóng có trên 10 đường chuyền trước Indonesia. Tuyến giữa Việt Nam hoàn toàn lép vế trước đội chủ nhà, không cầm được bóng và không để lại nhiều dấu ấn. Thực tế, nói tuyển Việt Nam đang phụ thuộc vào các cầu thủ của lò HAGL chỉ đúng một phần, phần còn lại nằm ở lối chơi mà HLV Hữu Thắng áp dụng. Không còn Xuân Trường, Tuấn Anh ở giữa sân, thay vào đó là Minh Tuấn và Trọng Hoàng, những cầu thủ có xu hướng chơi bóng hoàn toàn khác biệt. Tuy vậy, HLV Hữu Thắng lại bê nguyên lối chơi vốn dĩ được đánh giá là "đo ni đóng giày" cho lứa gà của bầu Đức áp dụng với những nhân tố trên. Bắt Minh Tuấn, Trọng Hoàng hay Văn Thắng, những người mạnh về tốc độ nhưng yếu về kĩ thuật chơi bóng ngắn, ban bật là điều quá khó. Vậy nên không quá khó hiểu khi tuyển Việt Nam liên tiếp để mất bóng khi cố gắng thi triển lối chơi có phần gượng ép của HLV Hữu Thắng trong trận với Indonesia. Rõ ràng, để chinh phục thành công, HLV Hữu Thắng nên linh hoạt hơn trong chiến thuật, áp dụng hợp lí dựa trên những tính toán về nhân sự. Nhất là khi đang có những đồn đoán về khả năng bộ ba Công Phượng, Xuân Trường và Tuấn Anh không thể tham dự AFF Cup 2016. Thắng Triều Tiên nhưng hòa nhọc nhằn Indonesia, tuyển Việt Nam còn nhiều điều cần cải thiện ở khả năng phòng ngự trước thềm AFF Cup 2016. text: Ông Lee bị phe đối lập và một số tờ báo chỉ trích vì không theo dõi phản ứng của chính phủ hồi đầu tháng. Tổng thống Roh Moo-hyun đã chấp nhận đơn từ chức của ông hôm nay. Phát ngôn nhân cho tổng thống nói ông Lee “cảm thấy hối tiếc”. Ông Lee đã đi chơi gôn trong ngày lễ quốc gia hôm 1-3. Nhưng đó lại là ngày các công nhân xe lửa đình công và ông bị chỉ trích vì không quay lại làm việc. Ông Lee, 53 tuổi và là thủ tướng từ tháng Sáu 2004, đã đệ đơn từ chức trong buổi gặp riêng với tổng thống Roh. Ông đã chơi golf với các doanh nhân ở Busan hôm 1-3 trong lúc đình công xảy ra. Vụ việc ban đầu tưởng như chỉ là chuyện nhỏ, nhưng sau đó đã trở thành xì-căng-đan chính trị với các tiết lộ về những bạn chơi gôn của thủ tướng. Các nhà chỉ trích nói một trong các doanh nhân chơi golf đã từng phạm pháp, trong khi nhiều người hy vọng được chơi gôn cùng thủ tướng để nhờ vả. Thủ tướng Nam Hàn Lee Hae-chan đã từ chức vì chơi golf trong lúc lẽ ra ông phải tập trung cho việc giải quyết cuộc đình công trên mạng lưới xe lửa quốc gia. text: Hoa Kỳ đã thông qua khoản viện trợ trị giá 20 triệu đôla cho Philippines Khoản viện trợ tiền mặt từ nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tần Cương, công bố vào thứ Hai, 11/11, chỉ bằng 1/200 tổng giá trị gói viện trợ 20 triệu đôla của Hoa Kỳ. Trung Quốc và Philippines hiện vẫn đang đối đầu về vấn đề chủ quyền trên biển. Ngày 22/1 năm nay, chính phủ Philippines đã đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế. Trong một động thái hiếm thấy, tờ Hoàn cầu Thời báo trong bài xã luận ngày 12/11 đã cho rằng tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc và Philippines không nên ảnh hưởng quyết định viện trợ của nước này đối với nạn nhân bão Haiyan. "Việc cứu trợ cho nạn nhân bão ở Philippines là điều nhất quyết phải thực hiện," tờ này viết. "Hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới là điều quan trọng, liên quan trực tiếp đến lợi ích của Trung Quốc. Nếu quay lưng lại với Manila vào lúc này, Trung Quốc sẽ hứng chịu sự thiệt thòi lớn rất lớn." "Khoản viện trợ cho nạn nhân bão [Haiyan] là viện trợ nhân đạo, hoàn toàn khác với viện trợ nước ngoài, vốn được thực hiện dựa trên quan hệ chính trị," tờ này viết thêm. Tin về chuyện "Trung Quốc, cường quốc nhưng gửi tiền cứu trợ rất thấp cho Philippines" đã thành chuyện quốc tế, được các trang New York Times và CNBC đăng tải. Theo New York Times hôm 11/11/2013, quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời câu hỏi có phải khoản viện trợ nhỏ như vậy có lý do Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp lãnh thổ. Trang báo này cũng nhắc tiền cứu trợ bão của Bắc Kinh cho Manila năm 2011 là 1 triệu đôla. Đài Loan, vốn cũng từng nhiều lần xung đột chủ quyền trên biển với Philippines, đã công bố sẽ viện trợ 200 nghìn đôla. Ngày 11/11, chính phủ Việt Nam cũng đã công bố sẽ viện trợ khẩn cấp cho Philippines 100 nghìn đôla tiền mặt. Viên trợ từ nhiều nước Trong những ngày qua, nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã công bố các khoản viện trợ cho Philippines dưới nhiều hình thức. Hoa Kỳ đã huy động khoảng 90 lính thủy quân lục chiến và hải quân để hỗ trợ cho công tác cứu trợ. Nước này cũng đã gửi 55 tấn lương thực, đủ dùng cho 20 nghìn trẻ em và 15 nghìn người lớn trong vòng 5 ngày đến các khu vực chịu ảnh hưởng của bão. Tòa đại sứ Hoa Kỳ trước đó cũng đóng góp khoản viện trợ trị giá 100 nghìn đôla dùng cho việc cung cấp nước uống và sát trùng. Anh quốc cho biết sẽ điều tàu Hải quân Hoàng gia HMS Daring từ Singapore tới và một phi cơ vận tại RAF C-17 cũng sẽ được điều tới khu vực bị nạn. Thủ tướng Anh nói thêm sau bão Haiyan, giá trị khoản cứu trợ của Anh dành cho Philippines tăng từ 6 triệu lên 10 triệu bảng, (khoảng 16 triệu đôla), bao gồm đồ gia dụng, lều dã chiến và nước uống. Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 12/11 cho biết sẽ cung ứng 10 triệu đôla tiền mặt cho các tổ chức quốc tế để giúp cung cấp nhà tạm, lương thực và nước uống cho người dân Philippines. Trước đó, nước này cũng đã cử một nhóm nhân viên y tế gồm 25 người đến các khu vực bị bão tàn phá, Các nhân viên y tế của Nhật Bản lên đường sang Philippines Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất đã tuyên bố sẽ gửi khoản viện trợ trị giá 10 triệu đôla. Úc đã thông qua gói cứu trợ nhân đạo trị giá 10 triệu đôla, trong đó bao gồm việc gửi đến các nhân viên y tế kèm theo hàng hóa phi thực phẩm như vải bạt, đệm ngủ, lưới chống muỗi, nước uống và các dụng cụ vệ sinh cá nhân. New Zealand cũng đã công bố khoản viện trợ hơn một triệu đôla. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), hiện đang chuyển đến Philippines khoản lương thực, thuốc lọc nước, xà phòng và một số vật dụng y tế tổng trị giá khoảng 1,3 triệu đôla. Ủy hội Châu Âu cho biết sẽ dành 4 triệu đôla để hỗ trợ cho các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc hiện đang vận chuyển khoảng 40 tấn bánh quy giàu chất đạm, đủ để cung ứng cho 120 nghìn người trong một ngày, cũng như một số trang thiết bị liên lạc và cứu trợ khẩn cấp khác. Hoa Kỳ đứng đầu danh sách viện trợ cho Philippines, trong khi Trung Quốc xếp chót bảng, với khoản viện trợ 100 nghìn đôla, bằng Việt Nam. text: Tổ chức RSF, trụ sở đặt Paris, nói Việt Nam đã nhích lên ba nấc trong bảng xếp hạng so với năm ngoái do có cải thiện trong lĩnh vực này, nhưng vẫn còn nằm trong số 20 nước cuối bảng do các hạn chế đối với báo chí điện tử. Trong số 20 nước yếu kém nhất thế giới về tự do báo chí, ngoài Việt Nam, còn có sáu quốc gia Á châu khác. Các nước đội sổ về tự do báo chí, theo đánh giá của RSF, là Bắc Hàn, Turkmenistan và Eritrea. Trung Quốc tụt 4 hạng, nay xuống vị trí 163. Thông cáo của RSF viết: "Đáng tiếc không có gì thay đổi tại các quốc gia bị coi là kém nhất thế giới về tự do báo chí. Nhà báo và phóng viên tại Bắc Triều Tiên, Eritrea, Turkmenistan, Cuba, Miến Điện và Trung Quốc vẫn đối mặt với đe dọa bị sát hại hoặc cầm tù khi đưa thông tin ra ngoài". 'Hoa Kỳ cũng vi phạm' Tuy nhiên, RSF cũng nhận xét rằng tình hình ở nhiều nước phát triển trở nên tồi đi chứ tình trạng đàn áp báo chí không chỉ tồn tại các nước độc tài hoặc đang phát triển. "Hàng năm, nhiều quốc gia mới từ các khu vực kém phát triển của thế giới lại vượt lên các vị trí cao hơn một số nước châu Âu và cả Hoa Kỳ. Điều này cho thấy dù nghèo, các quốc gia vẫn có thể tuân thủ nguyên tắc tự do ngôn luận". "Trong khi đó, tình trạng xâm hại tự do báo chí tại Hoa Kỳ, Pháp và Nhật Bản đang gây báo động". Mỹ xuống 9 hạng, nay ở vị trí 53. Khi RSF bắt đầu công bố chỉ số về tự do báo chí năm 2002, Hoa Kỳ giữ vị trí 17. Trong khu vực châu Á, các nước được coi là thực hiện tự do báo chí tốt nhất là New Zealan, Hàn Quốc và Australia. Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) đặt Việt Nam vào vị trí 155 trên 168 trong Bảng xếp hạng hàng năm về tự do báo chí tại các nước trên thế giới 2006 (Worldwide Press Freedom Index 2006). text: Nhóm tàu chiến Carl Vinson đang tiến về phía bán đảo Triều Tiên Bộ Ngoại giao Bắc Hàn được thông tấn xã KCNA dẫn lời tuyên bố động thái cho thấy "hành vi xâm lược liều lĩnh" "đến mức nghiêm trọng". Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nói rằng động thái này nhằm duy trì sự sẵn sàng trong khu vực. Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng nước này sẵn sàng hành động đơn phương để đối phó với mối đe dọa hạt nhân từ Bắc Hàn. Mỹ đưa tàu chiến tới bán đảo Triều Tiên TQ kêu gọi Bắc Hàn ngưng thử tên lửa Trong khi đó, Nam Hàn và Trung Quốc - đồng minh thân cận nhất của Bắc Hàn - cảnh báo về các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt hơn nếu Bình Nhưỡng tiếp tục tiến hành các vụ thử tên lửa. Toán tàu chiến Carl Vinson Strike Group gồm một hàng không mẫu hạm và các tàu khu trục, tuần dương khác. Nhóm tàu chiến này đáng lẽ sẽ tới cặp bến tại Úc nhưng thay vào đó được điều động từ Singapore tới tây Thái Bình Dương nơi họ mới đây vừa tiến hành tập trận với hải quân Nam Hàn. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Bắc Hàn được KCNA dẫn lại cho biết: "Chúng tôi sẽ buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những hậu quả thảm khốc gây ra bởi hành động quá đáng của họ". "Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẵn sàng phản ứng trước bất kỳ hình thái chiến tranh mà Mỹ muốn," bản tuyên bố cho hay. "Việc Hoa Kỳ triển khai tàu chiến cho thấy Bắc Hàn đã đúng khi phát triển năng lực vũ khí hạt nhân để sử dụng trong phòng vệ hoặc trong đòn tấn công phủ đầu". Đặc phái viên Trung Quốc Vũ Đại Vĩ gặp phái viên hạt nhân Nam Hàn Kim Hong-kyun (giữa) và Ngoại trưởng Nam Hàn Yun Byung-se (phải) Hôm 10/4, ông Vũ Đại Vĩ, phái viên Trung Quốc đặc trách bán đảo Triều Tiên đã gặp Ngoại trưởng và đặc phái viên Nam Hàn. Các quan chức Nam Hàn nói với các phóng viên rằng hai nước đã đồng ý đưa ra "các biện pháp trừng phạt bổ sung nghiêm ngặt" nếu Bắc Hàn tiếp tục tiến hành các vụ thử hạt nhân hoặc tên lửa. Trung Quốc, đầu mối giao thương của Bắc Hàn, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế gồm lệnh cấm nhập khẩu than Bắc Hàn từ tháng Hai. Trong khi đó, Nam Hàn, Mỹ và Nhật đang sắp xếp một cuộc họp vào cuối tháng này để có phản ứng chung trước Bắc Hàn, theo hãng tin Nam Hàn Yonhap. Bình Nhưỡng đã tiến hành một số vụ thử hạt nhân và các chuyên gia dự đoán rằng có thể sẽ có thêm nhiều vụ thử ngoài khơi khi nước này đang gần hơn với mục tiêu phát triển đầu đạn hạt nhân có khả năng bắn tới Mỹ. Đã có những chỉ dấu từ Bắc Hàn rằng họ có thể thử tên lửa liên lục địa, dù họ bị cấm tiến hành bất kỳ vụ thử nào theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Bắc Triều Tiên nói rằng họ bị các cuộc tập trận quân sự giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn chọc giận và xem đấy là việc chuẩn bị cho một cuộc xâm lược. Bắc Hàn tuyên bố họ sẽ tự vệ "bằng vũ lực mạnh mẽ" để đáp trả việc Mỹ triển khai tàu chiến về phía bán đảo Triều Tiên. text: Qari Yousuf Ahmadi thông báo một con tin bị bắn chết lúc 7h35 (GMT) và người còn lại bị bắn một giờ sau đó sau khi không binh sĩ Đức nào rút đi. Quan chức Afghanistan và Đức chưa khẳng định thông tin trên và đang tiếp tục tìm kiếm bằng chứng. Taleban cũng dọa giết ít nhất 18 con tin người Hàn Quốc, bị bắt trong một vụ riêng rẽ hôm thứ Năm. Cảnh sát Afghanistan cho biết hai người Đức bị bắt hôm thứ tư tại tỉnh Wardak nơi họ làm việc cho một dự án thủy điện. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức Martin Jaeger nói rằng Berlin xem xét tuyên bố trên “một cách nghiêm túc” nhưng chưa có thông tin kiểm chứng độc lập rằng con tin người Đức đã bị giết ở Afghanistan. Có khoảng 3 nghìn lính Đức đang hoạt động ở Afghanistan. Qari Yousuf Ahmadi cho biết các con tin bị giết vì chính phủ Afghanistan và Đức không liên hệ để đàm phán. Phát ngôn viên ngày nói rằng tính mạng của các con tin người Hàn Quốc chưa được quyết định.Teleban cũng muốn Hàn Quốc rút 200 binh sĩ nước này ra khỏi Afghanistan. Phát ngôn viên Taleban tuyên bố, hai người Đức bị bắt cóc gần Kabul tuần qua đã bị bắn chết. text: Bà Đặng Thị Huệ Theo Thông tấn xã Việt Nam ngày 8/5, Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án này và tuyên phạt hai bị cáo Đặng Thị Huệ 18 tháng tù và Bùi Mạnh Tiến 15 tháng tù cùng về tội "Gây rối trật tự công cộng" theo quy định tại Điều 318, khoản 1 - Bộ luật Hình sự năm 2015. Do tháng 11/2016, bà Đặng Thị Huệ (còn gọi là Huệ Như) bị Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình xử phạt 24 tháng tù treo về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản," nên phải chấp hành hình phạt chung là 42 tháng tù. Sau khi án sơ thẩm tuyên, cả hai bị cáo đều kháng cáo kêu oan. Kết quả phiên tòa ngày 30/7 cho biết Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã quyết định giảm cho mỗi bị cáo 3 tháng tù. Theo đó, bà Đặng Thị Huệ bị phạt 15 tháng tù, cộng với 24 tháng tù của bản án trước, tổng hợp hình phạt chung là 39 tháng tù. Ông Bùi Mạnh Tiến bị phạt 12 tháng tù. Bào chữa cho bà Huệ Như có các luật sư: Đặng Đình Mạnh, Hà Huy Sơn, Lê Luân, Phạm Lệ Quyên và Lê Đình Việt. Bào chữa cho ông Bùi Mạnh Tiến có luật sư Lê Đình Việt. Bà Huệ Như bị công an huyện Sóc Sơn, Hà Nội, bắt giam tối 16/10/2019 cáo buộc "gây rối trật tự công cộng". Tối cùng ngày, công an khám xét nhà bà ở thành phố Thái Bình. Trước đó, bà từng bị tạm giữ 12 giờ hôm 11/6 và bị thu giữ ô tô riêng. Bà Đặng Thị Huệ trong một lần bị công an bắt Sau vụ việc đó, bà Huệ Như đã khởi kiện Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải do đồng ý để Công ty CP BOT Vietracimex 8 đặt trạm trên con đường đã hết hạn thu phí từ lâu và thu phí cho tuyến tránh thành phố Vĩnh Yên. Bà Huệ cũng đồng thời khởi kiện việc bắt giữ người trái phép, giữ xe và việc bị hành hung dẫn đến xẩy thai. Truyền thông Việt Nam đưa tin UBND TP Hà Nội và BỘ GTVT cũng nhiều lần kiến nghị để di dời, gộp trạm thu phí này với một trạm thu phí khác, vì những bất cập của BOT này. Tuy nhiên suốt từ năm 2016 tới nay chưa được giải quyết. Theo bản án sơ thẩm, bà Huệ cùng một số đối tượng đã lập các nhóm phản đối Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long-Nội Bài, trên nhiều trang mạng xã hội để kích động, kêu gọi mọi người tham gia phản đối... Trong vụ việc chiều 11/6/2019, theo Thông tấn xã Việt Nam, bà Huệ mượn ôtô của người quen rồi nhờ Tiến lái xe chở đi giải quyết công việc. Tiến điều khiển ôtô theo chiều từ Nội Bài về Hà Nội. Thông tấn xã tường thuật: "Khoảng 15 giờ 6 cùng ngày, khi đến Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long-Nội Bài, Tiến đi vào làn thu phí số 2. Được nhân viên bán vé yêu cầu mua vé qua trạm nhưng hai bị cáo không đồng ý trả tiền, với lý do bản thân không đi đường tránh Vĩnh Yên, đồng thời yêu cầu nhân viên Trạm thu phí cho xem các văn bản quy định về việc thu phí tại trạm. Lúc này, nhân viên Trạm BOT cùng lực lượng chức năng Công an huyện Sóc Sơn giải thích, yêu cầu Tiến và Huệ chấp hành mua vé theo đúng quy định, nhưng cả hai vẫn không chấp hành mà ngồi trên xe, dùng điện thoại quay video phát trực tiếp diễn biến sự việc lên mạng xã hội, nhằm kích động, lôi kéo người khác tham gia không mua vé khi đi qua trạm thu phí này." Tại phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo không khai nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố và cho rằng không mua vé vì không đi qua đường tránh Vĩnh Yên. Luật sư của các bị cáo đưa ra quan điểm, thân chủ của mình không có hành vi phạm tội, không có lỗi... Theo Thông tấn xã: "Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm nhận định quan điểm bào chữa cho các bị cáo của luật sư không có căn cứ. Bởi đến ngày 11/6/2019, chưa có văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào quyết định chấm dứt việc thu phí ở Trạm thu phí Bắc Thăng Long-Nội Bài." Huệ Như là ai? Huệ Như tên thật là Đặng Thị Huệ, sinh năm 1981. Các vụ việc người dân đấu tranh phản đối các BOT đặt sai vị trí hoặc thu phí quá thời hạn đã diễn ra nhiều năm qua. Bà Huệ Như được coi là một trong những người tiên phong, 'truyền cảm hứng' cho phong trào đấu tranh chống BOT 'bẩn'. Bà Huệ Như là nhân viên hành chính một trường tiểu học ở Thái Bình, đồng thời là mẹ đơn thân có hai con nhỏ. Bà nhiều lần tham gia phản đối các trạm BOT 'bẩn' cùng với tài xế Hà Văn Nam, người bị tuyên 30 tháng tù giam với tội danh "gây rối trật tự công cộng" hồi tháng 6/2019. Bà Huệ Như từng nhiều lần livestreams về vụ việc sai phạm tại BOT Bắc Thăng Long trên đường Võ Văn Kiệt tại Hà Nội, và từng trả lời phỏng vấn các báo nước ngoài về việc này. Trong một livestream ngày 7/5/2019, bà Huệ Như tiếp tục kêu gọi mọi người cùng chung tay đấu tranh phản đối BOT 'bẩn', đòi quyền lợi chính đáng cho mình, và khẳng định bà 'không quan tâm đến các mục đích chính trị. "Tôi đòi hỏi quyền lợi cho tôi, không bị ai lựa chọn, kích động, xúi giục. Ai thấy đúng thì ủng hộ. Đừng gọi tôi là anh hùng. Ai có cách khác thì cứ ra đó tự đòi quyền lợi cho mình," bà Huệ Như nói trong livestream. Trong 2 ngày 29 và 30/7, TAND TP Hà Nội đã xét xử bị cáo Đặng Thị Huệ (SN 1981, Thái Bình) và Bùi Mạnh Tiến (SN 1983, Hải Dương) về tội gây rối trật tự công cộng xảy ra tại Trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long-Nội Bài. text: Chưa từng có một Tổng thống Mỹ đương nhiệm nào tới thăm Hiroshima kể từ sau thả vụ bom nguyên tử. Chặng dừng chân này là một phần trong chuyến công du châu Á của ông từ ngày 21-28 tháng Năm trong đó có Việt Nam. Trái bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima ngày 6.8/1945 đã giết hại 140.000 người. Cùng với trái bom nguyên tử thứ hai ném xuống thành phố Nagasaki, nó đã kết thúc Đại chiến thế giới thứ hai ở châu Á. Tòa Bạch Ốc cho biết sẽ không có chuyện xin lỗi về những vụ ném bom này. Một tuyên bố của thư ký báo chí của ông Obama viết: “Tổng thống sẽ có chuyến thăm lịch sử tới thành phố Hiroshima cùng với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe để nhấn mạnh cam kết vẫn tiếp tục của ông theo đuổi hòa bình và an ninh trong một thế giới không có vũ khí hạt nhân.” Trái bom làm thay đổi thế giới Cột khói hình nấm bốc lên trên bầu trời Hiroshima khi trái bom hạt nhân phát nổ Gạt bỏ chuyện sẽ đưa ra một lời xin lỗi, cố vấn thông tin liên lạc của Tổng thống, ông Ben Rhodes, viết trên trang Twitter rằng Hoa Kỳ “luôn luôn tự hào về các lãnh tụ dân sự của chúng ta và những người, cả nam giới và phụ nữ, trong quân đội đã phục vụ trong Đại chiến thế giới thứ hai”. Ông cho biết ông Obama “sẽ không nhắc lại việc đã sử bom hạt nhân vào cuối Thế chiến 2. Thay vào đó ông sẽ đưa ra một cái nhìn hướng tới và tập trung vào tương lai chung của chúng ta”. Ông Rhodes nói thêm: “Tổng thống và những trợ lý của ông thực hiện chuyến viếng thăm này biết mà biết rằng việc công khai công nhận lịch sử là tối quan trọng để hiểu về quá khứ chung, những lực lượng đã hình thành thế giới mà chúng ta sống ngày nay, và tương lai cho thế hệ con cháu.” Ông Obama cũng sẽ tham gia vào Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở bán đảo Ise-Shima của Nhật và tiến hành hội đàm song phương với Thủ tướng Abe. Trước đó ông Obama sẽ gặp giới lãnh đạo Việt Nam và có bài phát biểu tại thủ đô Hà Nội về quan hệ Việt – Mỹ. Tổng thống Jimmy Carter đã thăm Hiroshima nhưng là khi đã kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống. Năm 2010 lần đầu tiên một đại sứ Mỹ đã dự lễ tưởng niệm thường niên tại thành phố này. Tổng thống Barack Obama sẽ là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới thăm Hiroshima kể từ ngày thành phố bị Hoa Kỳ ném bom nguyên tử năm 1945. text: Người biểu tình dùng loa hô vang các khẩu hiệu chống phong trào 'Chiếm đóng Khu Trung tâm' Các nhà hoạt động đòi dân chủ đã tổ chức các cuộc biểu tình khổng lồ, mà gần đây nhất là hôm 1/7, dịp kỷ niệm ngày Hong Kong được Anh trao trả cho Trung Quốc. Các quan chức thành phố đã chỉ trích các cuộc biểu tình phản đối là bất hợp pháp. Tình hình bất ổn ở Hong Kong hiện đang ở mức cao nhất từ nhiều năm qua, trong lúc đang có quan ngại về việc Bắc Kinh can thiệp vào các hoạt động bầu cử ở nơi này. Hơn 120.000 người đăng ký tham gia tuần hành ủng hộ chính quyền, là sự kiện diễn ra vào lúc 13:30 giờ địa phương (05:30GMT) nhưng các nhà tổ chức nói số người thực sự có mặt có thể tới 200.000. Tuy nhiên, một nhóm khảo sát đặc biệt từ Đại học Hong Kong đánh giá con số này vào khoảng 80.000. "Chúng tôi muốn cả thế giới biết rằng chúng tôi muốn hòa bình, dân chủ, nhưng xin làm ơn đừng đe dọa chúng tôi, đừng biến nơi này thành chốn bạo lực," Robert Chow, đồng sáng lập viên liên minh này nói với hãng tin AFP. Tại một địa điểm khác, các nhà hoạt động thiên dân chủ từ nhóm "Chiếm đóng Khu Trung tâm" nói họ sẽ huy động người biểu tình chiếm một số khu vực tấp nập trong khu quận kinh doanh ở trung tâm, nếu như việc cải cách bầu cử không được đưa ra. Kỳ bầu cử tới ở Hong Kong sẽ diễn ra vào năm 2017, và Trung Quốc nói sẽ áp dụng hình thức phổ thông đầu phiếu. Tuy nhiên, lãnh đạo hiện nay của Đặc khu Hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh đã được bầu chọn bởi một ủy ban phần lớn gồm các thành viên trung thành với chính phủ Trung Quốc. Những người biểu tình đòi dân chủ e ngại rằng danh sách rút gọn các ứng viên thay thế ông Lương sẽ là một nhóm tương tự, toàn những gương mặt trung thành với Bắc Kinh. Một cuộc tuần hành lớn ủng hộ chính quyền tại Hong Kong đã thu hút hàng ngàn ủng hộ viên tham gia, nhằm đáp trả các chiến dịch phản kháng của các nhà hoạt động. text: Hội thảo diễn ra trong bối cảnh nhiều vấn đề của Việt Nam thế kỷ 18-19 như giao thương hàng hải, xung khắc tôn giáo nay đang lại có tính thời sự. Việc định "công và tội" của các nhân vật lịch sử theo quan điểm dân tộc chủ nghĩa và giai cấp một chiều đang bị thách thức. Theo chính lời Giáo sư Phan Huy Lê, vị sử quan hàng đầu của hệ thống chính trị Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa, nay thì ngay cả sự kiện Nguyễn Ánh đưa quân Xiêm về đánh Tây Sơn cũng cần xem xét 'một cách công minh'. Thậm chí vua Minh Mạng cũng được coi như người có 'tầm nhìn chiến lược', theo lời trả lời phỏng vấn đăng trên VietnamNet hôm 16/10 về hội thảo tổ chức 18-19/10 tại Thanh Hoá, đất phát tích của các chúa Nguyễn. Trong 91 báo cáo khoa học có tám bản của các học giả từ nước ngoài tham gia và một số luận điểm thực ra đã được nêu ra từ lâu trên thế giới, nhưng với Việt Nam lại là mới. Theo báo Sài Gòn Giải Phóng, số học giả nước ngoài đến từ Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga... Cũ và mới Các học giả miền Nam trước 1975 và nhiều nhà nghiên cứu bên ngoài đã nêu bật vai trò mở nước của các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn từ Gia Long. Sách của Tạ Chí Đại Trường từng bị cấm tại Việt Nam dù nay cũng được đăng. Nay thì quan điểm này được nêu ra chính thức tại Việt Nam, bác bỏ quan điểm phê phán nhà Nguyễn, đã trở thành chính thống trong thập niên 1960 tại Hà Nội. Cũng giới sử gia không bị ràng buộc bởi ý thức hệ cộng sản đã nêu ra nhiều quan điểm nhìn phong trào Tây Sơn khác với cách nhìn sử thi anh hùng trong nước. Chẳng hạn trong bài viết ‘Rethinking the Tây Sơn Era’ (Nghĩ lại về thời Tây Sơn), giáo sư George Dutton, từ California hồi 2005 không đồng ý với cách nhìn của triều Nguyễn coi Tây Sơn là giặc hay nguỵ triều và đánh giá của các sử gia xã hội chủ nghĩa muốn lý tưởng hóa anh em nhà Tây Sơn. Hiện chưa rõ việc mở hội thảo này có nhằm mục tiêu xác tín lại vai trò của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam trong bối cảnh chính trị mới hay không nhưng với giới nghiên cứu thì đây là sự kiện quan trọng. Tính thời sự của bài học nhà Nguyễn phải đối phó với Phương Tây và Công giáo có lẽ cũng gợi ra nhiều câu hỏi cho giới quan sát. Thậm chí, ý tưởng phát triển tàu thuyền và hướng ra biển của vua Minh Mạng và ý thức thống nhất về biển và hải đảo của triều Nguyễn nay cũng được nhắc đến. Trong năm 2007, ban lãnh đạo Việt Nam cũng đưa ra chiến lược biển để đối phó với các thách thức thời sự. Ngoài ra, hội thảo cũng nêu bật vấn đề vai trò của các vua chúa Nguyễn trong việc khai khẩn và Việt hóa đồng bằng Nam Bộ cũng như nhìn lại vị trí của Phú Xuân-Huế về mặt văn hóa. Việt Nam sẽ mở hội thảo quan trọng đánh giá lại triều Nguyễn, mở lối cho cách nhìn đa dạng hơn về triều đại từng bị giới học giả miền Bắc phê phán nặng. text: Các vụ tấn công nhắm vào binh lính nước ngoài tại Afghanistan đang ngày càng tăng Một nhân viên dân sự người Afghanistan đã bắn chết ba người lính, chưa được tiết lộ quốc tịch, tại một căn cứ quân sự ở tỉnh Helmand hôm thứ Sáu. Cùng ngày, cũng tại Helmand, một sỹ quan cảnh sát người Afghanistan bắn chết ba lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sau khi mời họ ăn tối. Vụ giết hại hai lính Anh tại Helmand cũng được công bố hôm thứ Sáu. Hiện người ta ngày càng quan ngại về các vụ tấn công vào lính Nato do đồng minh Afghanistan tiến hành. Các thành viên thuộc lực lượng an ninh Afghanistan đã giết chết 34 lính quốc tế trong liên minh chỉ tính riêng trong 26 vụ diễn ra từ đầu năm tới giờ, phát ngôn viên quân đội Mỹ, Thiếu tá Lori Hodge cho BBC hay. Bà cũng cho hay hồi năm ngoái đã xảy ra 21 vụ, với 35 người thiệt mạng. Nguy cơ từ Taliban Tuy liên quân đã đạt được những tiến bộ nhất định và đã có những nỗ lực nhằm quét sạch các thủ lĩnh phiến quân nhưng những gì diễn ra hàng ngày cho thấy phe Taliban vẫn có khả năng sát thủ, phóng viên BBC Aleem Maqbool tường thuật từ Islamabad của Pakistan. Nhân viên dân sự người Afghanistan đã bị tạm giữ và hiện đang trong tay các lực lượng an ninh quốc tế (Isaf), Thiếu tá Hodge nói. Bà nói vụ tấn công xảy ra tại căn cứ quân sự của lính Afghanistan và lính Isaf, và nói kẻ tấn công là "một người Afghanistan làm việc tại một điểm lắp đặt". Tuy nhiên, một quan chức Afghanistan nói với BBC News tại Kabul rằng tay súng đó là một nhân viên cảnh sát Afghanistan, người đã nã súng vào tối hôm thứ Sáu trong cuộc cãi cọ với các binh lính nước ngoài quanh việc vào phòng tập thể dục tại căn cứ này. Trong một vụ nổ súng khác hôm thứ Sáu, một chỉ huy cảnh sát giết chết ba lính thủy quân lục chiến khi đang ăn uống lúc tảng sáng theo đúng quy định trong mùa Ramadan của người Hồi giáo, rồi bỏ trốn vào màn đêm. Một quan chức Bộ quốc phòng Hoa Kỳ xác nhận những người thiệt mạng là các quân nhân thuộc lực lượng đặc biệt, hãng tin AP tường thuật. Phát ngôn viên Taleban, Yousef Ahmadi, nói với AP qua điện thoại rằng kẻ tấn công đã gia nhập hàng ngũ Taliban sau vụ nổ súng. Tại miền nam Afghanistan, hai vụ tấn công riêng rẽ bằng súng nhắm vào các lực lượng do Nato dẫn đầu đã khiến sáu quân nhân thiệt mạng, các quan chức liên quân nói. text: Chi phí cuộc sống ở Việt Nam khá thấp cho người nước ngoài Xứ sở có thu nhập cao cho lao động nhập cư Hong Kong, nơi Đông - Tây hội ngộ Quả đúng là Việt Nam năm nay xếp thứ 10, Thụy Sĩ số một, Singapore số hai, trong khảo sát 2019 Expat Explorer của HSBC. Tranh cãi trong người Việt mấy ngày qua có lẽ xuất phát từ các dòng tít trên báo Việt Nam, như: Dĩ nhiên nếu người ta bấm vào đọc các bài viết (hay dịch), sẽ hiểu báo cáo của HSBC nói về những quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài đến sống và làm việc. Nhưng hoặc vì chỉ đọc các dòng tít hay không đọc kỹ, nhiều người Việt không hiểu. Thành ra có người thực sự vui mừng vì nghĩ rằng báo cáo muốn nói mức sống của công dân Việt Nam tăng vào tốp 10. Người khác thì nghi ngờ hay đây là tài liệu tuyên truyền, quảng cáo cho chính phủ Việt Nam. Đầu tiên, phải minh xác đối tượng 'Expat' của khảo sát HSBC ám chỉ những người trên 18 tuổi đang sống và làm việc xa quê. Đó có thể là một tổng giám đốc tập đoàn đa quốc gia, hay một sinh viên dạy tiếng Anh ở nước ngoài. Được làm hàng năm, Expat Explorer năm 2019 này được làm với 18.059 'expat' toàn thế giới, do công ty YouGov thực hiện từ tháng Ba tới tháng Tư 2019. Bảng xếp hạng mà Việt Nam xếp thứ 10 được tính toán theo 27 câu hỏi trong khảo sát. Tại mỗi nước, ít nhất 100 'expat' được hỏi, trong đó có ít nhất 30 người đã là cha mẹ, theo giải thích của HSBC. Khi xem các thông tin từ trang gốc https://www.expatexplorer.hsbc.com/survey/, có thể thấy một mục đích minh bạch của ngân hàng HSBC là họ muốn quảng bá về dịch vụ tài chính họ có thể cung cấp cho người nước ngoài làm việc tại một địa phương. Như vậy, kết quả của khảo sát muốn thể hiện đánh giá của người nước ngoài, ví dụ tại Việt Nam, về mức độ hài lòng của họ khi chuyển đến sống và làm việc. Chuyên gia nước ngoài tiết kiệm được nhiều khi sống ở Việt Nam Chuyên gia nước ngoài ở Việt Nam Trang web HSBC ở Việt Nam chưa cập nhật cụ thể về báo cáo 2019. Nhưng ta có thể đọc các giải thích của ngân hàng về cuộc sống cho chuyên gia nước ngoài ở Việt Nam, từ khảo sát năm ngoái trở về trước. Theo đó, qua khảo sát 2018, chuyên gia nước ngoài ở Việt Nam cho hay mức lương trung bình một năm của họ là 90.408 USD. Cũng trong 2018, 31% người được khảo sát cho hay thu nhập của họ ở Việt Nam tăng từ 25% trở lên mỗi năm. 72% nói khi chuyển đến Việt Nam, họ tiết kiệm được nhiều hơn - cao hơn mức trung bình toàn cầu là 52%. Cũng theo khảo sát năm ngoái (2018), 54% trong khảo sát ở Việt Nam nhận được nhiều ưu đãi trong hợp đồng lao động, ví dụ được trợ cấp y tế, trợ cấp thăm nhà, trợ cấp chỗ ở. Như vậy, với thu nhập trung bình 90.000 USD một năm, một số người còn được các trợ cấp, dĩ nhiên cuộc sống của người nước ngoài ở Việt Nam thật như ở thiên đường. 'Sung túc' ở Việt Nam Nếu ta quay lại khảo sát 2017, ta thấy kết quả cũng tương tự. Năm 2017, những người trả lời khảo sát ở Việt Nam cho hay lương trung bình một năm của họ là 88.096 USD. 36% nói họ có thu nhập tăng 25% từ khi chuyển tới Việt Nam. Gần 3/4 (72%) cho biết họ tiết kiệm được nhiều hơn và hơn 2/3 (67%) đồng ý rằng thu nhập khả dụng của họ đã cải thiện hơn so với khi họ ở quê nhà. Cũng theo khảo sát năm 2017, phân nửa (48%) chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam nói rằng họ có nhiều kỳ nghỉ hơn, đồng thời tận hưởng nhiều hơn các dịch vụ liên quan đến nhân lực địa phương như giúp việc và chăm trẻ (46%), và có nơi ở tiện nghi hơn (45%). Không hài lòng về điều gì? Vậy chuyên gia nước ngoài ở Việt Nam có không hài lòng về điều gì, khi xét đến các tiêu chí Trải nghiệm và Gia đình? Theo kết quả 2017, chỉ 28% các chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam cho rằng Việt Nam mang đến cho họ chất lượng sống (từ chăm sóc sức khỏe đến văn hóa) tốt hơn so với quê nhà, so với tỷ lệ trung bình 52% chuyên gia nước ngoài trên toàn cầu nhận xét tương tự về quốc gia nơi họ đang sống và làm việc. Đề cập đến trải nghiệm ban đầu khi đến Việt Nam, chỉ 1/4 các chuyên gia nước ngoài hài lòng với việc quản lý tài chính cá nhân (ví dụ, các dịch vụ tài khoản ngân hàng, bảo hiểm, thanh toán các loại phí) và chưa đầy 1/3 (30%) không gặp trở ngại với các dịch vụ y tế (các tỷ lệ trung bình toàn cầu tương ứng là 43% và 47%). Chỉ 27% các chuyên gia nước ngoài đã làm cha mẹ đồng ý rằng tại Việt Nam họ có điều kiện để chăm sóc con cái tốt hơn so với tại quê nhà, so với tỷ lệ trung bình toàn cầu là 43%. Mạng xã hội Việt Nam mấy ngày qua ồn ào với tranh luận có phải Việt Nam thuộc nhóm quốc gia "đáng sống nhất hành tinh", qua một báo cáo của ngân hàng HSBC. text: Nhiều trang thông tin 'nhạy cảm' đã bị tin tặc Tuy nhiên, địa chỉ của trang này đã thay đổi, nay là basam.us và basam.info vì địa chỉ cũ, theo chủ trang Ba Sàm, "đã bị bán cho người khác". Nội dung thông tin trên trang mới cũng chưa được cập nhật đầy đủ như trước. Chủ biên trang Ba Sàm, ông Nguyễn Hữu Vinh, nói với BBC rằng công việc tải các bài cũ lên trang mới sẽ mất khá nhiều thời gian. "Trước đây mình cũng chưa có kinh nghiệm nên không lưu giữ tất cả các bài, nay nhiều bài muốn tải lên phải dùng phương pháp thủ công." Hôm 02/11, tin tặc đã đánh sập trang tin này, xóa hoàn toàn nội dung. Ông Vinh nói ông không muốn phỏng đoán ai là thủ phạm, nhưng chắc chắn người đó là người "không muốn thấy sự cởi mở về thông tin". Trong thông điệp trên trang tin mới mở lại, Anh Ba Sàm viết ông hàm ơn độc giả đã quan tâm và cho thấy "sức mạnh của cộng đồng mạng". Ông cũng nhận xét rằng dù bị ngăn chặn, "dòng thác thông tin, tri thức vẫn không ngừng tuôn chảy". Chủ trang Ba Sàm cũng giới thiệu chuyên mục mới 'Góp ý với Đảng', với tổng hợp thông tin về Hội thảo góp ý cho Văn kiện Đại hội XI Đảng CSVN, tổ chức hôm 07/10 với sự tham gia của 22 trí thức hàng đầu Việt Nam. Blog điểm tin Gần đây các vụ tin tặc tấn công vào các website mang tính chính trị bằng tiếng Việt cả trong và ngoài nước ngày càng dồn dập. Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem. Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player Trang Ba Sàm là một dạng blog tập hợp các bài viết liên quan tới Việt Nam trên báo chí trong nước và nước ngoài. Không chỉ đăng lại thông tin, Ba Sàm còn đưa ra các bình luận mang tính cá nhân của mình. Trang điểm tin này khá nhiều người truy cập, trước khi bị đánh sập số lượt người đọc lên tới sáu triệu. Gần đây, trang Anh Ba Sàm đăng nhiều thông tin liên quan các dự án khai thác bauxite, với việc các nhân sỹ gửi đơn kiến nghị ngừng khai thác bauxite tại Tây Nguyên. Tại đây cũng có nhiều tin về các vấn đề được quan tâm như tình hình Biển Đông, hay quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Trước khi bị đánh sập, chủ trang Anh Ba Sàm cáo buộc trang này đã bị nhà cung cấp dịch vụ internet FPT chặn bằng tường lửa. Chia sẻ với bạn qua: Cái này là gì? Thời sự Việt Nam Thế thượng phong Hãng AFP nói ông Nguyễn Tấn Dũng là chính trị gia quyền lực nhất VN hiện nay. Doanh nghiệp nhỏ Lạm phát và thắt chặt tín dụng khiến doanh nghiệp VN vừa và nhỏ ngày càng khốn đốn. Tay súng Na Uy Chứng hoang tưởng, bài ngoại và bài Hồi giáo, là động lực khiến Breivik hành động. Đại biểu Quốc hội Nữ đại biểu giàu nhất Quốc hội bị tố cáo tham gia đường dây chạy thầu. 'Lòng yêu nước' Nhà giáo dục có tiếng trong nước nói đi biểu tình vì HS-TS là cách dạy lòng yêu nước. Kẻ khen người chê Người sợ có thêm trấn áp trong nhiệm kỳ hai của ông Dũng, người khen ông 'giỏi'. Đời Tướng Kỳ Về tiếng tăm của Tướng Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó Tổng thống VNCH. Thách thức chờ đợi Giới quan sát nói nền kinh tế có hàng loạt căn bệnh kinh niên, cần chữa trị dứt điểm. 'Bước tiến bộ' Indonesia lạc quan thận trọng về thỏa thuận mới liên quan Biển Đông. Lên tiếng ở đâu? GS Carl Thayer bình luận các vụ biểu tình vì biển đảo và quan hệ Việt - Trung. Hiệp ước biển ASEAN và Trung Quốc nên tiến tới một hiệp ước về ứng xử trên Biển Đông? 'Tôi đi biểu tình' Một số người tham gia biểu tình chống Trung Quốc hôm 17/07 thuật lại câu chuyện. Câu hỏi cho ASEAN Hội nghị Bali là dịp ASEAN tỏ ra có khả năng tìm trả lời cho tranh chấp Biển Đông. Chuyện Trường Sa Cựu Tổng thống Philipines nhắc lại lời kêu gọi phi quân sự hoá Trường Sa. Trang điểm báo được nhiều người đọc Ba Sàm đã mở cửa trở lại vào thứ Tư 01/12 sau một tháng bị tin tặc đánh sập. text: Bộ trưởng Quốc phòng Lào Douangchay Phichit được xác định có mặt trên phi cơ. Hôm thứ Bảy, thông tấn xã Lào dẫn nguồn tin từ Văn phòng Chính phủ Lào xác nhận có một tai nạn phi cơ quân sự xảy ra lúc 7 giờ sáng 17/5 tại làng Nadee, huyện Paek, tỉnh Xiêng Khoảng. Lãnh đạo chính quyền tỉnh này được một tờ báo của Việt Nam dẫn lời cùng ngày 'khẳng định' có 5 người 'tử nạn' trong chuyến bay với hàng chục hành khách đang di chuyển tới một địa điểm để dự một lễ kỷ niệm. "Có 4 lãnh đạo cao cấp của Lào tử nạn trong tai nạn này. Trong đó có ông Douangchay Phichith - Uủ viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ quốc phòng Lào, Bộ trưởng Bộ An ninh Lào, Bí thư kiêm Thị trưởng Thủ đô Vientiane, Trưởng Ban tuyên giáo TƯ Lào," "Phu nhân của ông Douangchay Phichith cũng tử nạn," Bí thư tỉnh ủy, tỉnh trưởng Xiêng Khoảng Somkot Mangnomek được tờ Tiền phong Online thuật lời nói. Trước đó, Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời giới chức quân sự Lào cũng cho biết trong số những người trên máy bay có Bộ trưởng Quốc phòng cùng gia đình, ngoài ra còn có Bộ trưởng Công an và Đô trưởng Vientiane cùng một số người khác. Ít nhất năm người bị xác nhận là đã thiệt mạng và ba người được tìm thấy còn sống, Tân Hoa xã dẫn các nguồn thạo tin cho hay. Danh tính của những người thiệt mạng vẫn chưa được chính thức công bố. Tuy nhiên tờ New York Times dẫn nguồn tin từ giới chức Lào nói Bộ trưởng Quốc phòng Lào và Đô trưởng Vientiane bị xác nhận là đã chết. 'Dự lễ kỷ niệm' Theo RIA Novosti, chiếc máy bay đã rơi trên đường đưa các quan chức cao cấp của Lào đến tỉnh Xiêng Khoảng để dự lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Sư đoàn 2 của Quân đội Nhân dân Lào. Truyền thông chính phủ Lào cho biết chiếc máy bay bị rơi khi còn cách sân bay Xiêng Khoảng chỉ 1.500 mét. Một số nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Lào nói với Tân Hoa xã chiếc máy bay này là loại AN74TK-300D do Nga sản xuất. Chiếc máy bay bị cho là đã rơi trên đường đến tỉnh Xiêng Khoảng Trong tin đăng sáng 17/5, hãng thông tấn AP dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Thái Lan xác nhận một máy bay quân sự của Lào được tin là chở theo Bộ trưởng Quốc phòng nước này đã rơi. Tin của AP nói số người có mặt trên máy bay là khoảng 20 người. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Sek Wannamethee cho biết thông tin trên được phía Lào cung cấp. Bộ trưởng Quốc phòng Lào và nhiều quan chức cao cấp trong đoàn vừa có tiếp xúc với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn, người đang ở thăm Lào bốn ngày từ 15/5. Theo Vietnam News, cuối năm ngoái, ngày 7/12, Tướng Douangchay Phichit đã ký kết với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh một 'kế hoạch hợp tác quân sự' Việt - Lào ở Hà Nội. Được biết năm 1998, Trung tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Đào Trọng Lịch, người được cho là có thể vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, cũng tử nạn cùng 12 sỹ quan cao cấp khác khi đang trên máy bay từ thủ đô Vientiane đi Xiêng Khoảng. Tin cho hay bộ trưởng Quốc phòng kiêm Phó Thủ tướng Lào ông Douangchay Phichit đã thiệt mạng cùng một số quan chức khác khi một phi cơ quân sự rơi ở miền Bắc nước này vào sáng ngày 17/5/2014. text: Động thái này đảo ngược quyết định hồi 2012 của Bộ trưởng Nội vụ Anh lúc đó, bà Theresa May, buộc sinh viên nước ngoài phải rời khỏi Anh trong vòng bốn tháng sau khi tốt nghiệp ra trường. Thủ tướng Boris Johnson nói thay đổi này sẽ giúp sinh viên "mở khóa tài năng" và bắt đầu sự nghiệp ở Anh Quốc. Nhưng tổ chức Theo dõi Nhập cư Anh (Migration Watch UK) gọi đây là một bước đi "thụt lùi". Cần người, Anh mời vào nhiều bác sĩ nước ngoài ĐH Oxford ‘sẽ nhận một phần tư sinh viên nghèo’ Sinh viên TQ đại lục 'tấn công' sinh viên Hong Kong ở Úc Thay đổi này sẽ áp dụng cho sinh viên quốc tế ở Anh (ước tính vào khoảng 450.000 người năm ngoái) bắt đầu các khóa học đại học và cao hơn từ sang năm trở đi. Họ phải học tại những trường có quá trình thực hiện kiểm tra nhập cư đáng tin cậy. Theo đề xuất mới, sẽ không có giới hạn về loại việc làm sinh viên phải tìm và không có giới hạn về con số. "Trong khi bà Theresa May đưa ra điều mà bà gọi là một môi trường hà khắc bằng những luật lệ về nhập cư, với tham vọng giảm con số nhập cư vào Anh xuống vài chục ngàn [hàng năm], Boris Johnson hứa hẹn sẽ xóa bỏ mục tiêu đó và khuyến khích "những người thông minh nhất và giỏi nhất" tới sống và làm việc tại 'nước Anh toàn cầu'," biên tập viên Mark Easton của BBC bình luận. Bộ trưởng Tài chính Anh Sajid Javid viết trên Twitter rằng động thái này là "đúng lúc", và nói thêm chính phủ "đáng lẽ phải đảo ngược chính sách ngớ ngẩn này từ nhiều năm trước". Bà Theresa May đưa ra chính sách hà khắc về visa du học khi còn là bộ trưởng nội vụ năm 2012 Alistair Jarvis, Giám đốc tổ chức Universities UK, hoan nghênh quyết định này, và nói luật này sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế Anh và đưa Anh quốc trở lại vị trí "điểm đến du học được lựa chọn hàng đầu". "Bằng chứng cho thấy sinh viên quốc tế mang đến những ảnh hưởng tích cực đáng kể tới nước Anh, cũng như đóng góp 26 tỷ bảng Anh về kinh tế. Nhưng trong một thời gian quá dài, việc thiếu cơ hội làm việc sau khi ra trường đã đặt Anh Quốc vào vị thế bất lợi trong việc thu hút học sinh quốc tế," ông nói. Nhưng Alp Mehmet, Chủ tịch của tổ chức Theo dõi Nhập cư Anh, nói quyết định này là "không khôn ngoan" và nhiều khả năng "sẽ dẫn đến tình trạng sinh viên nước ngoài ở lại Anh để xếp đồ trên giá". "Các trường đại học của chúng ta đang thu hút số lượng sinh viên nước ngoài kỷ lục nên không cần phải làm giảm giá trị của visa du học bằng cách biến nó thành cửa sau để sang đây làm việc," ông nói thêm. Lê Mai, sinh viên Việt ở Anh, chia sẻ kinh nghiệm Sinh viên dùng 'lò viết tiểu luận' để gian lận thế nào Sinh viên mới tốt nghiệp cần giúp gì khi vào nghề? 'Cộng tác quốc tế' Tuyên bố của chính phủ Anh được đưa ra cùng lúc với việc khai trương dự án về gien trị giá 200 triệu bảng Anh tại UK Biobank, một tổ chức thiện nguyện và nghiên cứu về sức khỏe. Dự án này sẽ thu thập thông tin và mẫu từ 500.000 người. UK Biobank đã thu thập mẫu DNA và thông tin từ phiếu điều tra sức khỏe từ 500.000 tình nguyện viên Anh trong vài năm qua. Giờ đây dự án này mở cửa cho các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới muốn dùng những thông tin này để phát triển các phương pháp điều trị bệnh mới. Thủ tướng Anh nói những dự án loại này không thể thực hiện được "nếu không mở cửa cho những người sáng dạ nhất và giỏi nhất trên khắp thế giới đến học và làm việc" ở nước Anh. Ông Johnson nói: "Đó là lý do vì sao chúng tôi mở ra một con đường mới cho sinh viên quốc tế để mở khóa tài năng của họ và bắt đầu sự nghiệp ở Anh Quốc." Anh Quốc có một "lịch sử đáng tự hào" là trung tâm của cộng tác quốc tế, ông nói, và nước Anh đang "đưa các chuyên gia trên khắp thế giới đến để làm việc tại Anh trong một dự án nghiên cứu về gien lớn nhất thế giới. Sinh viên quốc tế sẽ được ở lại Anh hai năm sau khi tốt nghiệp để tìm việc, theo một đề xuất mới của Bộ Nội vụ Anh. text: Nhưng những người muốn cải tổ Giáo hội thì đây có thể không vui như vậy. Họ coi Ngài là một khuôn mẫu giống như Giáo hoàng John Paul II. Giáo hoàng Benedict XVI chống lại việc dùng thuốc ngừa thai hay condom, ủng hộ chế độ chay tịnh tình dục đối với các tu sỹ và chống lại việc tấn phong phụ nữ làm linh mục. Wolfgang Cooper, một nhà bình luận về tôn giáo tại Đức, nói từ trước khi giáo hoàng Benedict XVI được bầu chọn, rằng ông sẽ trở thành một nhân vật có ý nghĩa quyết định. Trước khi kết quả bầu giáo hoàng được công bố, ông Cooper đã dự đoán Hồng y Ratzinger sẽ trở thành giáo hoàng. Ông nói ông Ratzinger là "một khoa học gia", một người "thích những bàn luận trí tuệ", trong khi đó nhiều người Ki-tô giáo lại muốn có những đức cha "làm trái tim họ rung động". Hồng y Ratzinger có một số quan điểm chính trị cứng rắn, như kêu gọi phản đối các chính trị gia ủng hộ phá thai, lên án người đồng tính hay cho rằng không nên kết nạp Thổ Nhĩ kỳ vào Liên hiệp châu Âu. Tiểu sử tân giáo hoàng Hồng y Ratzinger sinh ra tại Bavaria, nước Đức vào năm 1927, gia đình ông chủ yếu làm nghề nông nhưng cha ông là cảnh sát. Sự nghiệp học hành của ông tại một chủng viện bị gián đoạn trong thời chiến. Năm 14 tuổi cậu bé Joseph Ratzinger vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hitler, tức Hitlerjungen, nhưng không phải là một đội viên nhiệt tình. Sau đó chàng thanh niên Ratzinger phải đi lính và phục vụ trong một đơn vị phòng không của quân đội Đức Quốc Xã tại Munich. Tháng Năm 1945 Ratzinger đào ngũ và sau bị quân Mỹ bắt làm tù binh. Những người phê phán ông hay nhắc đến giai đoạn đi lính trong quân đội phát-xít này của vị sau là hồng y và nay là giáo hoàng. Có người cho rằng dù bị bắt vào quân đội nhưng Ratzinger cần phải đào ngũ sớm hơn. Nhưng những người ủng hộ ông nói rằng những gì ông trải qua dưới thời Đức Quốc xã đã mang đến cho ông niềm tin rằng giáo hội cần đứng lên vì sự sự thực và tự do. Nhưng những người chỉ trích ông lại nói rằng ông là người chủ trương trấn áp những bàn thảo bên trong giáo hội. Theo bình luận của Peter Gould, phóng viên BBC tại Vatican thì sự bầu chọn Hồng y Joseph Ratzinger làm Giáo hoàng khiến những người Công giáo phái truyền thống vui mừng, coi đó là dấu hiệu Chúa Trời ban phước. text: Tổng cục thống kê Việt Nam đánh giá tỷ lệ này vào khoảng 8.4%, cao hơn nhiều so với con số 7.8% của năm 2004. Trong đó lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng 10.6% và lĩnh vực dịch vụ đạt 8.5%. Thế nhưng tỷ lệ lạm phát cũng tăng 8.4% so với một năm trước đó. Theo nhận định của tiến sỹ kinh tế Trần Nam Bình từ trường đại học TH New South Wales của Australia, Việt Nam vẫn có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn mà không sợ nền kinh tế quá tải. "Nếu như có các thay đổi thích hợp, kinh tế Việt Nam có thể phát triển tới 10% mà không sợ quá nóng". Theo ông Bình, kinh tế Việt Nam sở dĩ tăng trưởng mạnh trong năm vừa rồi là nhờ những yếu tố như đầu tư nước ngoài tăng mạnh (25%), khu vực kinh tế tư nhân phát triển tết và ngành dịch vụ cũng đạt được bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên ông Trần Nam Bình nói Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách hành chính và ngân hàng. Ông nói ông tin tưởng Việt Nam hoàn toàn có thể gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO trong năm 2006 cho dù vẫn có những khó khăn khi thương thuyết với các đối tác còn lại. =============================== Anh Chinh, HanoiGallup công bố 69% ngưòi (Vietnam) được hỏi cho rằng họ tin tưởng vào tương lai của đất nước (VN cùng với TQ là 2 quốc gia có tỷ lệ lạc quan cao nhất) - CNN. Có vẻ đa số dân VN thích chiến lược phát triển hiện nay của ĐCS: chắc chắn, vừa đổi mới vừa nghe ngóng, điều chỉnh. Thực ra thì một sự đảo lộn là không cần thiết, những rất cần thiét là VN phải đi nhanh hơn. Mới Chủ tịch nước Trần Đức Lương khi phát biểu tại Đại hội Đảng quân đội có hé lộ sự thay đổi về quan điểm đối với thế giới bên ngoài: "...một thay đổi quan trọng về nhận thức trong quan hệ đối ngoại đó là chúng ta đã chuyển từ những nhận định về thế lực thù địch mang tính chất siêu hình sang nhận thức về những mối quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh". Trong các kỳ Đại hội ĐCS thì việc nhận định địch - ta, "ai là bạn ai là thù", TQ hay phương Tây mà mẫu số cuối cùng vẫn là sự tồn vong của chế độ, rất gay gắt vì từ đó sẽ vạch ra đường hướng đối ngoại, mở cửa (thực chất là đối nội). Dù rằng phát biểu của ông TĐL vẫn mang tính trung dung nhưng cho thấy sự thay đổi rõ ràng. Hy vọng từ năm nay, 2006, quá trình hội nhập, cải cách sẽ nhanh hơn. Long Hải, MatxcơvaĐây là một con số rất ấn tượng, nhất là đối với người dân trong cái nhìn về những người lãnh đạo đất nước. Dẫu đây đó còn nhiều tham nhũng, cửa quyền, còn thiếu tự do dân chủ, tỉ lệ lạm phát còn cao,..nhưng những liều thuốc về sự phát triển kinh tế đã làm người dân phần nào quên đi những nhức nhối ấy trong những ngày đầu xuân. Tôi không muốn ca ngợi ĐCS nhưng phải nói những gì họ làm được cũng rất ấn tượng. Thật không may cho những ai đang ôm giấc mơ đa nguyên đa đảng vào thời điểm này, vì cái thế của ĐCS trong lòng dân đang ở thế cực thịnh và còn dấu hiệu tiếp tục dâng cao. Thống kê mới nhất do chính phủ Việt Nam đưa ra cho thấy tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2005 đạt mức cao nhất trong vòng một thập kỷ qua. text: Ông Nguyễn Văn Tiến đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an nhiều năm qua Ông Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần xây dựng 79, là người từng bị nêu tên trong bản kết luận điều tra của Thanh tra Chính phủ về sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai tại Đà Nẵng gây thất thoát hơn 3.000 tỷ đồng hồi năm ngoái. Một nguồn thạo tin từ trong nước nói với BBC rằng "Những người đứng ra tố cáo là những người bị chiếm đoạt nhiều tiền. Có những người khác cũng bị ông Vũ làm cho mất tiền, nhưng họ yếu thế hơn nên vẫn chưa lên tiếng". Trong đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Tiến được báo Thanh tra dẫn lại ngày 5/4, ông Vũ nhận mình đang sở hữu hai lô đất từ công ty Sudico mà công ty ATS của ông Tiến muốn mua lại với giá 50 tỷ đồng. Vào ngày 12/3/2011, theo thỏa thuận với ông Tiến, ông Vũ đã viết giấy đề nghị công ty Sudico chuyển người đứng tên trong hợp đồng sang cho ông Tiến. Tuy nhiên, trong giấy đề nghị này, ông Vũ lại đứng dưới một tên khác là Phan Văn Anh Quốc. Ông Vũ đã nói với ông Tiến rằng Quốc và Vũ đều là tên của một người, đơn tố cáo của ông Tiến viết. Ngày 6/5/2011, công ty của ông Tiến chuyển vào tài khoản của ông Vũ số tiền 30 tỷ đồng và yêu cầu được nhận bản gốc của giấy đề nghị và hợp đồng chuyển nhượng hôm 12/3/2011 trước khi chuyển khoản 20 tỷ đồng còn lại. Tuy nhiên, những yêu cầu này đã không được đáp ứng. Số tiền mà ông Tiến đã chuyển cho ông Vũ cũng không được hoàn lại. Báo Thanh Tra dẫn lời ông Tiến nói từ đầu tháng Một năm 2012, ông đã nhiều lần gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an nhưng vẫn không được giải quyết. Báo này cũng dẫn lời Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công an TP. Đà Nẵng cho biết đã nhận được đơn tố cáo của ông Tiến và đã chỉ đạo phòng PC46 xử lý. Tuy nhiên ông Sơn cũng cho biết "bước đầu kết luận, đây là vụ việc dân sự". Ông Phan Văn Anh Vũ, còn được biết đến với biệt danh 'Vũ nhôm', là người "có quan hệ rộng rãi với giới chức cao cấp ở Đà Nẵng', nguồn tin của BBC cho biết. Thanh tra Chính phủ nêu tên Kết luận của Thanh tra chính phủ về sai phạm của lãnh đạo Đà Nẵng trong quản lý và sử dụng đất đai không nhắc tên ông Nguyễn Bá Thanh Ngày 17/1 năm ngoái, Thanh tra Chính phủ đã công bố bản kết luận điều tra về sai phạm trong quản lý đất đai tại Đà Nẵng gây thát thoát hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó có đề cập đến trường hợp khu đất phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng mà ông Vũ bị cho là có liên quan: "Năm 2006, UBND TP Đà Nẵng đã chuyển nhượng khu đất phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng cho ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc," bản kết luận điều tra viết. "Hai người này không triển khai dự án mà ủy quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ để chuyển nhượng, thu lời trên 495 tỉ đồng." "Năm 2009, khu đất này lại được chuyển nhượng tiếp và đến giờ vẫn bị bỏ trống." Ngày 19/1, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến có công văn phản hồi chính thức về trường hợp của ông Vũ: "Chúng tôi xin nói rõ, ông Phan Văn Anh Vũ là người đứng ra chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Hải, bà Ngọc theo hợp đồng uỷ quyền chứ không phải là người nhận chuyển nhượng đất của ông Hải, bà Ngọc. Còn ông Phạm Đăng Quan chính là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang." "Như vậy giữa công ty này với cá nhân ông Quan là một." "Điều này cho thấy đơn giá chuyển nhượng QSDĐ giữa tổ chức và cá nhân này không phải là giá thị trường trong điều kiện bình thường." "Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các cá nhân, tổ chức nêu trên là quan hệ dân sự giữa các bên, được cơ quan công chứng chứng thực hợp đồng, trước bạ sang tên theo quy định của pháp luật. Vấn đề này không thuộc trách nhiệm của UBND Thành phố." Bản kết luận thanh tra sai phạm của lãnh đạo Đà Nẵng trong quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn 2003-2011 không nhắc tên ông Nguyễn Bá Thanh, người vào thời điểm đó đang giữ chức Chủ tịch UBND thành phố và sau đó là Bí thư tỉnh ủy. Thời điểm công bố kết luận điều tra cũng trùng với thời điểm ông Nguyễn Bá Thanh vừa được chuyển ra Hà Nội để đảm nhiệm vị trí Trưởng Ban Nội chính Trung ương, cơ quan được cho là 'tai mắt' của Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng. Bản kết luận điều tra của Thanh tra Chính phủ được công bố một tuần sau khi ông Thanh có tuyên bố gây chú về chống tham nhũng. Phát biểu trong cuộc họp do Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng tổ chức ngày 10/1/2013, ông Thanh nói "sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều" đối với những trường hợp có dấu hiệu tham nhũng." Ông Phan Văn Anh Vũ, một doanh nhân bất động sản có tiếng ở Đà Nẵng, bị tố cáo đã chiếm đoạt hơn 30 tỷ đồng. text: Tình hình càng trở nên tồi tệ khi hôm thứ Ba, đất lở đã chặn một nhánh sông Dương Tử ở gần thành phố Ân Thi thuộc tỉnh Hồ Bắc láng giềng, tạo thành một hồ nước mới, có khả năng sẽ nhấn chìm các ngôi làng xung quanh, khiến sẽ cần sơ tán người nơi đây. Lũ lụt TQ: Nâng mức báo động sông Hoài vì mưa lớn TQ xả nước cứu đập Tam Hiệp, lo ngại vỡ đập vẫn chưa dứt Đập Tam Hiệp, dự án kỳ vĩ đầy tham vọng của TQ Báo động đỏ đã được áp dụng tại An Huy và Giang Tây, là các tỉnh có sông Dương Tử chạy cắt ngang. Bảy trong số 19 khu vực dãn lũ và hãm nước dọc theo Sông Hoài ở tỉnh An Huy được sử dụng nhằm giảm bớt áp lực nước lũ, giới chức địa phương nói hôm thứ Tư. Hồ nước ở trạm thuỷ điện Vương Gia Bá tại Hạt Phù Nam của tỉnh đã chứa 160 triệu mét khối nước lũ đổ về từ sông Hoài, tính đến 2 giờ chiều thứ Ba, gần 30 giờ kể từ khi nơi này mở cổng xả lũ vào lúc 8 rưỡi sáng thứ Hai, nhằm giảm áp suất để kiểm soát dòng nước ở thượng nguồn và khu vực trung lưu sông. Vào đêm hôm thứ Ba, mực nước tại trạm thuỷ điện ở Thành phố Bạng Phụ của An Huy lần đầu tiên vượt quá mức báo động, cho thấy nước lũ đã tràn đến Bạng Phụ và đang tiếp tục di chuyển tới vùng hạ lưu sông Hoài. Một hồ chứa lũ khác ở Hạt Hoắc Khâu bắt đầu hoạt động vào lúc 1 giờ trưa hôm thứ Hai. Nơi này đã chứa 536 triệu mét khối nước lũ, tính đến 11 giờ trưa thứ Tư. Nhờ hồ chứa này mà mực nước ở Hồ Giang Đường hạ từ mức cao kỷ lục, 27,35 mét hôm thứ Hai, xuống còn 26,7 mét vào sáng thứ Tư. Khoảng 6 ngàn dân và 10 ngôi làng gần hồ bị mắc kẹt. Chính quyền địa phương đã tổ chức 200 nhóm đem đồ cứu trợ hàng ngày tới, cùng các nhân viên y tế. Giới chức Trung Quốc hôm thứ Tư đã phải sơ tán hàng ngàn người ở tỉnh An Huy do mưa lớn những ngày qua khiến nước lũ dâng cao kỷ lục, làm ngập hoàn toàn nhiều ngôi làng, truyền thông nước này nói. text: Ông Kordan nói ông có bằng tiến sĩ. Tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện đây là bằng giả. Phóng viên BBC Jon Leyne tại Tehran nói tranh cãi này có thể có tác động nghiêm trọng tới Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad. Các dân biểu Iran đã cáo buộc Tổng thống quá ngây thơ khi bị bộ trưởng của mình lừa. Chủ tịch Quốc hội Ali Larijani nói 188 dân biểu trong tổng số 247 người đã bỏ phiếu đòi luận tội ông Kordan. 45 dân biểu bỏ phiếu chống và 14 vị khác bỏ phiếu trắng. Đây là lần thay đổi thứ 10 nội các của ông Ahmadinejad, vốn gồm 21 vị bộ trưởng. Theo hiến pháp của Iran, toàn bộ nội các sẽ bị biểu quyết bất tín nhiệm nếu một nửa trong số họ bị thay đổi. Tổng thống Iran trước đó nói việc luận tội là bất hợp pháp, do đó, hiện chưa rõ liệu ông có chấp nhận kết quả biểu quyết này không. Chức bộ trưởng bộ Nội vụ là rất quan trọng trong việc tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống, mà theo lịch sẽ là vào giữa năm 2009. Quốc hội Iran đã bỏ phiếu bãi miễn Bộ trưởng Nội vụ Ali Kordan sau khi ông này thừa nhận bằng cấp mà ông nói có được từ đại học Oxford là bằng giả. text: Các bé gái ở làng Lương Hà, huyện Bình Sơn đã ăn chung chỗ sữa chua sau khi đi học về, theo Tân Hoa Xã. Các em đã bị co giật sau khi ăn sữa chua hôm 24/4, rồi tử vong. Cảnh sát tin rằng việc trộn chất độc vào sữa chua có động cơ từ vụ tranh cãi giữa các trường học. Cảnh sát nói với Tân Hoa Xã rằng hiệu trưởng của một trường học đối thủ, người đã bị bắt, thừa nhận có việc bơm thuốc chuột vào sữa chua. Họ nói bà ta sau đó đã yêu cầu một người đàn ông để chỗ sữa chua này cùng với vài quyển vở ở trên đường, gần trường học của các nạn nhân. Tin cho hay người bị tình nghi là đã giúp bà ta cũng đã bị bắt giữ. Được biết bà của các bé gái đã nhìn thấy sữa chua và đã đem về nhà. Trung Quốc là nơi đã xảy ra một loạt các vụ việc gây sốc trong những năm gần đây, trong đó có nhiều vụ liên quan tới thực phẩm và thuốc men bị nhiễm độc. Các vụ việc khiến người ta trăn trở, đặt câu hỏi về việc vì sao lợi nhuận lại được đặt lên trên sức khỏe con người như vậy, phóng viên BBC Damian Grammaticas tường thuật từ Bắc Kinh. Tồi tệ nhất là vụ xảy ra cách đây năm năm, hàng chục ngàn em nhỏ đã bị bệnh sau khi uống sữa bột trẻ em bị nhiễm độc. Hóa chất melamine dùng cho công nghiệp đã bị bỏ thêm vào bột để tạo cảm giác sữa giàu protein hơn. Sáu em nhỏ thiệt mạng và hai trong số những kẻ phải chịu trách nhiệm trong vụ này đã bị mức án tử hình. Hai bé gái sáu tuổi và bảy tuổi ở tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc tử vong sau khi ăn sữa chua bị pha thuốc chuột, truyền thông nước này nói. text: Không phải vì tôi chán chuyến đi hay vì lý do khẩn cấp nào khác, mà chỉ đơn giản là vì tưởng rằng chuyến bay về London là ngày kia, quên mất hôm nay là thứ mấy và là ngày mấy. Sau hai ngày rong ruổi trên các nhánh sông, gặp những người dân sống trên đó, hình như tôi đã bị nhiễm nhịp sống của họ mất rồi – thiên nhiên và bạn là người quyết định chứ không phải cái đồng hồ hay quyển lịch treo tường như ở thành phố. Con thuyền đang cặp sát bờ, trời nắng chang chang, đoàn phóng viên tung tăng dùng chiếc thuyền nhỏ để bước lên bờ cho khỏi ướt gót chân, xúm quanh mấy cái chảo gang mà dân địa phương dùng để sấy khô bột khoai mì làm lương thực cất trữ. Bỗng nhiên trời nổi cuồng phong, nước sông dậy sóng cao cả mét, mưa như trút nước, chiếc du thuyền to và cân bằng như thế mà lắc lư đến chóng mặt, thuyền trưởng vội vã cắt dây neo thả trôi xuôi theo gió, tìm đường vào sâu bên trong mấy nhánh sông nhỏ để trốn. May mà trên thuyền còn một kỹ thuật viên ngồi trực kịp dọn dẹp, nếu không cả đống máy tính và thiết bị biên tập để ngổn ngang trên boong đã ướt hết, hoặc rơi xuống sàn. Và các phóng viên đang ở trên bờ thì ở chỗ nào mắc kẹt lại chỗ đó để trú mưa, giết thời gian bằng chuyện phiếm và đùa giỡn, chụp hình với đám con nít, vài giờ sau sóng êm gió lặng mới lên xuồng ra chỗ neo thuyền. Kế hoạch định ghé một khu bảo tồn rùa vào buổi chiều coi như vậy là bị hủy, con tàu chạy thẳng ra sông lớn tiếp tục xuôi dòng, còn cả đoàn phóng viên được bù lại bằng một bữa cá chép hấp lò vừa mới mua lúc sáng. Ngồi nhấm nháp từng miếng thịt nhỏ ngọt và béo ở miếng đầu cá, tôi chợt nhớ lại tâm sự của những người dân không phá rừng vì muốn giữ môi trường sống của họ, và giải thích chuyện phá rừng đa số là do dân nhập cư làm vì thiếu ý thức. Họ khiến tôi liên kết với lời tâm sự của một doanh nhân nghề gỗ, rằng tư duy mua hàng mà không thèm quan tâm tới nguồn gốc và phương pháp khai thác hay canh tác thực sự còn tàn phá rừng và môi trường nhiều hơn. Và cả vấn đề chia nguồn lợi kiếm được từ rừng nữa; một nhà hoạt động cộng đồng ̣đưa ví dụ loại hương liệu từ cây Pau Rosa để làm nước hoa Chanel 5, ở châu Âu thương lái mua bán với giá hàng chục ngàn đô-la trong khi tại chốn rừng sâu người khai thác chỉ kiếm được vài chục đô-la cho một galon hàng. Và câu chuyện bảo tồn rừng tất nhiên cũng trở thành đề tài tranh luận giữa cánh phóng viên chúng tôi với nhau trong những lúc tán chuyện phiếm. Hóa ra có rất nhiều ý tưởng lẫn kế hoạch nhằm bảo tồn rừng rậm Amazon, nhưng hầu như chưa có biện pháp nào đủ thuyết phục hoàn toàn, hoặc thực sự bám rễ nổi trên vùng đất này. Điều đó làm tôi nhớ tới nhận định của một chuyên gia trên tờ tạp chí của hãng hàng không TAM, kêu gọi chính những người dân Brazil hãy tới nơi này để hiểu hơn về nó và những người dân đang sống ở đây. Sau bữa ăn tối, tôi làm hai đồng nghiệp chuyên về tổ chức lo sốt vó và phải họp khẩn vì tôi đòi kiếm tàu cao tốc để rời đoàn, về trước vào ngày mai hoặc muộn nhất là sáng sớm ngày kia. text: Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp ông Bill Clinton tại Hà Nội Ông Bill Clinton có chuyến thăm Việt Nam một ngày hôm 18/7 trong một phần chuyến thăm châu Á với chủ đề phòng chống HIV/AIDS. Khi gặp xã giao các lãnh đạo Việt Nam, ông đã được nghe và có bình luận về tranh chấp Biển Đông, theo tường thuật của Việt Nam. Thông Tấn Xã Việt Nam nói Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “hoan nghênh Thượng viện Hoa Kỳ đã có Nghị quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam”. Ông Sang cũng “bày tỏ cảm ơn Chính phủ, Quốc hội Hoa Kỳ, các vị chính khách, các học giả và dư luận Hoa Kỳ đã có thái độ mạnh mẽ, ủng hộ Việt Nam”. Chủ tịch nước Việt Nam nhắc lại đề nghị Hoa Kỳ sớm dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, coi đây là "công việc quan trọng, cần thiết để khẳng định mức độ tin cậy lẫn nhau". Ông Bill Clinton cũng gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Trả lời ông Sang, ông Clinton nói “quan điểm của Hoa Kỳ là mong muốn xây dựng quan hệ hợp tác, gạt bỏ đối đầu giữa các nước, ủng hộ hòa bình ổn định, phát triển thịnh vượng cho tất cả các quốc gia”, theo Thông Tấn Xã Việt Nam. Cũng theo nguồn Việt Nam, ông Clinton nhấn mạnh “các nước trong khu vực đều phải hợp tác với nhau; tránh tình trạng một nước lớn có thể ức hiếp các nước nhỏ khác trong khu vực”. Khi gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Clinton, theo Thông Tấn Xã Việt Nam, nói “chính phủ Mỹ, cá nhân ông cũng như bà Hillary Clinton luôn ủng hộ và thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế”. Trong khi đó, trang web chính thức của Quỹ Clinton không đề cập các cuộc gặp lãnh đạo Việt Nam của ông Clinton. Trang này chỉ tường thuật việc cựu tổng thống thăm Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội số II (xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội), là nơi nuôi dưỡng những trẻ em bị nhiễm HIV. Trang Facebook của ông Clinton cũng chỉ đăng hình ảnh về cuộc gặp các trẻ nhiễm HIV ở Hà Nội. Chủ tịch nước Việt Nam cảm ơn Hoa Kỳ đã “ủng hộ” Việt Nam trong tranh cãi giàn khoan với Trung Quốc, theo nội dung cuộc gặp với một cựu Tổng thống Mỹ tại Hà Nội. text: Ông Lỗ Vĩ thời còn là phó thị trưởng Bắc Kinh, 2011 Ông Lỗ, năm nay 58 tuổi, nhận tội trước tòa hôm thứ Sáu, sau khi bị cơ quan công tố buộc tội lạm dụng quyền lực trong thời gian 15 năm giữ các vị trí khác nhau trong chính phủ. TQ điều tra tham nhũng với 'một triệu' quan chức Chủ tịch Interpol bị bắt ở TQ vì đã 'nhận hối lộ' TQ: 'Ngôi sao đang lên' bị điều tra tham nhũng Cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trước đó nói rằng ông Lỗ, người từng lãnh đạo cơ quan quản lý mạng của Trung Quốc, bị điều tra về những vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Kể từ đó, ông đã bị khai trừ đảng, mở đường cho việc bị truy tố. Ông trở thành một trong số các quan chức cao cấp bị xử lý trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình, Reuters nói. Cơ quan công tố tại tòa trung thẩm ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang nói rằng trong thời gian từ 2002 đến cuối 2017, ông Lỗ đã nhận tài sản bất hợp pháp từ các cơ quan nhà nước và từ các cá nhân, trị giá trên 32 triệu nhân dân tệ (4,6 triệu đô la), Tân Hoa Xã nói. Hãng thông tấn nhà nước nói phán quyết sẽ được đưa ra sau. Tuy nhiên, gần như chắc chắn là ông sẽ bị kết tội và sẽ không phản kháng lại các cáo buộc đối với ông, Reuters viết. Lỗ Vĩ từng được tạp chí Time xếp vào nhóm 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới. Khi còn tại chức, ông từng có những cuộc tiếp quan trọng với các lãnh đạo của Apple, Facebook và eBay. Ông nổi tiếng là người sốt sắng đẩy mạnh hoạt động kiểm duyệt và kiểm soát truyền thông ở Trung Quốc. Đi lên từ Tân Hoa Xã, ông trở thành người đứng đầu cơ quan tuyên huấn ở Bắc Kinh, rồi chuyển sang quản lý internet vào 2013. Sau đó, ông trở thành Phó Ban Tuyên truyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Lỗ là một trong số hơn một triệu quan chức Trung Quốc bị kỷ luật trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Chiến dịch này được cho là cũng nhắm đến nhiều đối thủ chính trị của ông Tập. Ông Lỗ Vĩ, người từng chịu trách nhiệm cho hoạt động theo dõi, kiểm duyệt internet ở nước này, bị quy đã nhận tội ăn hối lộ hơn bốn triệu đô la. text: Nỗ lực sơ tán tại Kaikoura Bốn máy bay trực thăng đang chuyển người ra khỏi Kaikoura tại South Island sau khi những đợt gió mạnh và mưa lớn trước đó. Thị trấn nằm phía đông bắc Christchurch, đã bị cô lập bởi lở đất do động đất. Hàng trăm dư chấn làm rung chuyển khu vực. Tại thủ đô Wellington, thời tiết khắc nghiệt hôm 15/11 với mưa lớn và lũ lụt. Hai người thiệt mạng trong trận động đất 7,5 độ Richter xảy ra tại South Island rạng sáng 14/11. Có ghi nhận một nông dân giải cứu ba con bò bị mắc kẹt trên một hòn đảo nhỏ. Tư lệnh không quân Darryn Webb, chỉ huy lực lượng liên quân New Zealand, nói với TVNZ rằng họ không vận khoảng 200 người khỏi Kaikoura hôm 15/11. Ước tính khoảng 1.200 khách du lịch đang có mặt tại thị trấn có dân số chỉ khoảng 2.000 người. Hai tàu cùng máy bay đang trợ giúp công tác sơ tán, quan chức Quốc phòng New Zealand cho hay. 'Thiệt hại tỷ đôla' Thủ tướng John Key cho biết ưu tiên hàng đầu là cung cấp nhu yếu phẩm cho Kaikoura. 1.200 khách du lịch đang có mặt tại thị trấn Cảnh sát cảnh báo về việc cắt nước và điện trong lúc hàng trăm vẫn đang chờ sơ tán. Ít nhất 1.000 đang trú tại các điểm tụ họp của người Maori, theo Reuters. Các thợ lặn và ngư dân địa phương đang giúp đẩy hàng chục ngàn bào ngư và tôm tôm hùm đất trở lại biển. Bộ trưởng Giao thông vận tải Simon Bridges nói hôm 15/11 rằng sẽ cần "vài tháng" để nối lại đường sắt và đường bộ dẫn vào Kaikoura. Các quan chức ước lượng động đất gây thiệt hại kinh tế hàng tỷ đôla do đường sắt và tuyến đường huyết mạch bị cắt đứt. Dự án GeoNet dự báo dư chấn sẽ tiếp tục trong vài tháng tới. Trận động đất đầu tiên xảy ra sau nửa đêm, khiến hàng ngàn người phải rời bỏ nhà cửa trong lúc chính quyền ban hành cảnh báo sóng thần. Những đợt sóng cao khoảng 2m đánh vào bờ và sau đó cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ. Cư dân Christchurch và các thị trấn lân cận đổ xô mua nhu yếu phẩm và một số trường học tiếp tục đóng cửa giữa những cơn dư chấn. Các nhân viên cứu hộ đang sơ tán du khách và người dân khỏi thị trấn bị ảnh hưởng nặng do một loạt trận động đất mạnh tại New Zealand. text: Thuyền của họ được tìm thấy đầu tháng này quanh các hòn đảo mà cả hai nước đều cho rằng đó là một phần lãnh thổ của mình. Lính biên phòng Nga đã nổ súng, bắn chết một người. Ba người khác trong thủy thủ đoàn bị giam giữ trên đảo Kunashir, và bị buộc tội đánh cá trộm và xâm nhập trái phép. Thuyền trưởng của tàu vẫn còn đang bị giam giữ. Việc trao trả hai ngư nhân diễn ra sau khi các quan chức Nga và Nhật Bản gặp gỡ trên một chiếc tàu tuần tiễu nghề cá ở ngoài đảo Hokkaido của Nhật Bản. Vết thương cũ lại tái phát Sự cố này bắt đầu hôm 16/8, khi thuyền của Nhật thấy đang đánh cá trong vùng nước quanh bốn hòn đảo, được Nga gọi là Nam Kuril còn Nhật gọi là Lãnh thổ phía Bắc, mà cả hai nước đều cho là thuộc của mình. Các quan chức Nga nói tàu đánh cá đã ở trong khu vực trái phép, và đã có bắn cảnh cáo khi thuyền này từ chối không chịu dừng. Đạn bắn làm chết một thủy thủ trên thuyền. Các thủy thủ-ngư dân khác là Akiyoshi Kawamura và Haruki Kamiya, và thuyền trưởng Noboru Sakashita, bị bắt lên đảo Kunashir, và tàu thì bị tịch thu. Nhật Bản đã buộc tội Nga đã phản ứng thái quá trong việc này, và sự cố này lại tái khơi ngòi cho cơn giận dữ về việc tranh chấp đất đai. Bốn hòn đảo đang tranh chấp bị quân đội Xô viết cũ chiếm vào cuối Chiến tranh thế giới thứ II năm 1945. Phía Nga nói nước này sẽ trao trả một số hòn đảo cho Nhật Bản, nhưng Tokyo khẳng định cả bốn đảo phải được trả lại. Tranh chấp đã làm dừng việc hai nước ký nước một hiệp ước hòa bình vào cuối Thế chiến thứ Hai. Hai ngư dân Nhật Bản đã được biên phòng Nga thả ra, sau khi bị cầm giữ vì đã đánh cá trong vùng nước đang tranh chấp. text: Được biết, người ta bắt giữ ông Đỗ Nam Hải vì ông đặt in photocopy cuốn ‘Trưng cầu dân ý’ của chính ông. Một người bạn của ông Đỗ Nam Hải cũng là người chia sẻ nhiều phần quan điểm của ông, kể với rằng sau khi lấy số bản in thì ông Hải bị một vụ 'dàn cảnh' rắc rối về giao thông chiều 8.12. Sau ông được đưa về một đồn công an ở quận Ba và được 'bốn người công anh thay nhau tra vấn' cho đến tận chiều 9.12. Người bạn này tin rằng hai bên đã đối thoại với nhau về các hoạt động của ông Đỗ Nam Hải. Theo đó thì phía chính quyền tìm cách buộc ông Đỗ Nam Hải và thuyết phục để ông nhận các tội là đã vi phạm luật. Còn ông Hải thì nói ông chỉ thực hiện các quyền hiến định của mình và phê phán độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam trong khuôn khổ pháp luật, bất bạo động và ôn hòa. Cũng theo người bạn của ông Đỗ Nam Hải thì nay công an không còn dùng các từ ngữ như 'phản động' để gọi những người đòi dân chủ. Nhân chứng này cũng cho biết vì phát biểu công khai quan điểm của mình và đòi cải tổ chính trị ở Việt Nam, ông Đỗ Nam Hải đã bị mất việc và bị theo dõi. Tin từ Việt Nam cho hay nhà bất đồng chính kiến Đỗ Nam Hải vừa được thả tại TP HCM lúc 17 giờ chiều hôm nay, sau chừng 24 giờ bị công an tra vấn. text: Lò phản ứng số 4 ở Ohi là lò hạt nhân cuối cùng đang còn hoạt động ở Nhật Lò phản ứng 4 ở Ohi, miền tây nước này, sẽ ngừng phát điện vào sáng thứ Hai. Giới phân tích nói sớm nhất là tháng 12 Nhật Bản mới có điện hạt nhân trở lại – lần đóng cửa lâu nhất từ thập niên 1960. Công chúng Nhật đã quay sang chống đối điện hạt nhân sau thảm họa hạt nhân Fukushima xảy ra hồi năm 2011 Trước vụ này, xảy ra do động đất và sóng thần, các nhà máy hạt nhân cung cấp 30% điện cho Nhật. Nhưng sau sự cố, các nhà máy phải đóng cửa để bảo dưỡng hoặc do lo ngại an toàn. Tháng Năm và Sáu năm ngoái, Nhật Bản không dùng điện hạt nhân, nhưng công ty Tepco sau đó được phép tái khởi động các lò ở Ohi. Chính phủ Nhật gặp sức ép phải thắt chặt tiêu chuẩn an toàn để trấn an công chúng. Theo giới phân tích, sẽ mất chừng sáu tháng để hoàn tất kiểm tra an toàn và pháp lý trước khi lò được khởi động lại. Các công ty điện đã nộp đơn xin tái khởi động khoảng hơn 10 lò phản ứng trong tổng số 50 lò. Từ khi xảy ra sự cố Fukushima, Nhật phải nhập than, khí tự nhiên hóa lỏng và các loại nhiên liệu khác. Chính phủ thủ tướng Shinzo Abe nói việc nhập khẩu khiến xảy ra thâm hụt thương mại khổng lồ. Nhật Bản đóng cửa lò phản ứng hạt nhân cuối cùng, và không rõ khi nào mới cho hoạt động trở lại. text: Bộ trưởng nội vụ, Baqirdin Subanbekov và công tố viên, Muktubek Abduldayev, đã mất việc sau khi lực lượng an ninh không ngăn được dòng người biểu tình chiếm các tòa nhà chính phủ tại hai thị trấn miền nam Osh và Jalal-Abad. Những người phản đối vẫn đang tụ họp ở Osh và nói họ chuẩn bị đưa cuộc biểu tình đến thủ đô Bishkek. Tổng thống Akayev đã cách chức hai viên chức phụ trách luật pháp và an ninh sau khi những người biểu tình ở Osh tiến vào tòa thị chính, chiếm sân bay và đài truyền hình chỉ trong vài giờ ngày thứ hai. Cảnh sát, vốn có nhiệm vụ canh gác các nơi trọng yếu này, lại bỏ các tấm khiên chống bạo động và chạy trốn. Ở Jalal-Abad, lực lượng canh phòng cười đùa cùng với những người biểu tình, ngay cả trong khi trụ sở của họ đang bốc cháy. Đáng lo hơn hết, không ai có nỗ lực ngăn chặn khi họ đột nhập vào nhà tù và thả các tù nhân. Có tin nói cảnh sát đã trốn bằng lối cửa sau. Trong tình hình lộn xộn như vậy, tổng thống Akayev đã bổ nhiệm một tân bộ trưởng nội vụ, vốn là cựu lãnh đạo cảnh sát thủ đô Bishkek. Tuy nhiên, ở miền nam, các cuộc biề̉u tình vẫn tiếp tục. Những người tuần hành vẫn duy trì yêu sách đòi tổng thống Akayev phải từ chức bởi vì, họ nói, cuộc bầu cử quốc hội tháng rồi là dối trá. Cuộc biểu tình đã trồi lên sụt xuống trong ngày tại Osh, nơi người dân định đưa phong trào lên thủ đô. Họ đã ký tên để tham gia vào đoàn xe buýt. Tuy vậy, họ sẽ không thể tới Bishkek sớm. Đến buổi trưa, danh sách vẫn chưa hoàn tất và đoàn xe không thể đến trước hôm thứ Năm. Sau đó, vẫn còn một chuyến hành trình dài đến Bishkek dọc theo những con đường hiểm trở. Tổng thống Akayev của Kyrgyzstan đã cách chức hai bộ trưởng cao cấp sau biến động biểu tình ở miền nam nước này. text: Vẻ mặt phấn khởi của ông Trịnh Vĩnh Bình sau khi rời khỏi một phiên tòa xét xử cuối tháng Tám (hình tư liệu) Cuối ngày 12/4, Bộ Tư pháp Việt Nam ra thông cáo, xác nhận phán quyết đã có, nhưng theo quy định, 'các bên có trách nhiệm giữ bí mật'. Việt Nam và hai bài học quá đắt Trịnh Vĩnh Bình: 'Tôi đã bị hàm oan' Vụ Trịnh Vĩnh Bình 'là một bài học cho chính phủ VN' Bản tin riêng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) nói tòa đã buộc Việt Nam phải bồi thường cho triệu phú người Hà Lan gốc Việt tổng cộng 37.581.596 đôla thiệt hại và gần 7,9 triệu đôla án phí. Phóng viên VOA nói có phán quyết 200 trang, theo đó, Tòa án nói rằng chính phủ Việt Nam vi phạm Điều khoản 3(1) về Đối xử Công bằng và Thỏa đáng, và Điều 6 về trưng thu trong Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Vương quốc Hà Lan và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tòa yêu cầu chính phủ Việt Nam bồi thường cho ông Bình 27.518.596 đôla cho phần tài sản đã chiếm của ông, 10 triệu đôla cho "thiệt hại tinh thần", 786.672,71 đôla cho án phí ở Tòa án Quốc tế và 7.111.170,94 đôla cho chi phí pháp lý, luật sư. Thông cáo của Bộ Tư pháp Việt Nam thì nói ngày 10/4, Hội đồng Trọng tài được thành lập theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL đã ban hành Phán quyết về Vụ kiện đầu tư của ông Trịnh Vĩnh Bình đối với Chính phủ Việt Nam trên cơ sở Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Hà Lan. "Theo quy định của tố tụng trọng tài, các bên có trách nhiệm giữ bí mật Phán quyết. Tuy nhiên, hiện nay, một số trang thông tin điện tử và mạng xã hội đưa tin, phản ánh không chính xác nội dung của Phán quyết cùng với những diễn giải, suy đoán chủ quan gây hiểu nhầm trong dư luận." Bộ Tư pháp nói họ đang "phối hợp chặt chẽ" với các nơi liên quan để "nghiên cứu kỹ nội dung Phán quyết để thực hiện các bước tiếp theo phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tối đa quyền và lợi ích của Chính phủ Việt Nam". Giới luật sư nói gì? "Muốn đầu tư ở Việt Nam mà tồn tại được thì ngoài hiểu luật ra thì biết lệ là điều cực kỳ quan trọng," luật sư Ngô Anh Tuấn từ Hà Nội nói với BBC sau thông tin ông Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện chính phủ Việt Nam. "Để tồn tại và đứng vững, phát triển được doanh nghiệp ở Việt Nam thì rất cần thiết phải hiểu "lệ" vì lệ nhiều khi quan trọng hơn luật. Chính vì thế mà không ít nhà đầu tư thành danh ở nước ngoài nhưng không thể trụ ở Việt Nam vì quá "cứng nhắc" và "không chịu hiểu" sự khác nhau giữa luật và lệ ở Việt Nam." "Lệ ở Việt Nam rất thông dụng, đó là chạy chọt, quan hệ. Nếu không có quan hệ thì khó tồn tại. Nhiều doanh nghiệp lớn tồn tại được là nhờ vào quan hệ để tham nhũng chính sách." "Về phía Chính phủ Việt Nam, đây là bài học lớn đối với việc tuân thủ luật pháp quốc tế." "Chính phủ Việt Nam tới nay vẫn quá quen với việc luôn thắng kiện dù người kiện là bất kỳ ai, khi việc kiện cáo diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, được xử lý bằng pháp luật Việt Nam." "Nhưng chính phủ Việt Nam cần ý thức được rằng pháp luật và sự bảo hộ của luật đối với Nhà nước Việt Nam chỉ có giá trị ở Việt Nam, không thể có giá trị khi các tranh chấp với nhà đầu tư được kiện ra Tòa án quốc tế." Bài học từ vụ Trịnh Vĩnh Bình Vụ kiện xuyên thế kỷ Ông Trịnh Vĩnh Bình từng là doanh nhân thành đạt tại Hà Lan với biệt danh 'Vua Chả Giò'. 1981-1990: Ông Trịnh Vĩnh Bình ra về Việt Nam theo lời kêu gọi Việt kiều về nước đầu tư của chính phủ. Ông được cho là mang theo hơn 2 triệu đô la và 96 ký vàng để làm vốn. Từ năm 1990 trở đi: Ông Bình đầu tư nhiều lĩnh vực tại Việt Nam như khách sạn, thủy hải sản, xuất khẩu, nông sản, rau quả, trồng rừng, và nhà đất. Tài sản của ông sau 6 năm được cho là đã tăng lên 8 lần số vốn ban đầu. 5/12/1996: Ông Trịnh Vĩnh Bình bị bắt với cáo buộc tội "trốn thuế" và bị giam 18 tháng trước khi bị đưa ra xét xử với cáo buộc "vi phạm các quy định về quản lý đất đai" và tội "hối lộ". 8/1998: Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tuyên ông Bình 13 năm tù vì tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai và tội đưa hối lộ. Ông phạt 400 triệu đồng, tịch thu tài sản được cho là "sang nhượng bất hợp pháp". 1999: Tòa phúc thẩm giảm án cho ông Bình từ 13 năm xuống thành 11 năm tù. Tuy nhiên ông Bình không thi hành án mà bỏ trốn về Hà Lan. Tại Hà Lan, ông Bình nộp đơn lên Tòa án Quốc tế khởi kiện chính phủ Việt Nam. 2003: Việt Nam miễn chấp hành hình phạt tù trước đó và đồng ý để ông Bình trở lại Việt Nam, đồng thời xem xét trả một số tài sản cho ông. 2005: Chính phủ Việt Nam được cho là 'dàn xếp' bên ngoài tòa với ông Bình và đền ông 15 triệu đôla, miễn án, tạo điều kiện cho ông Bình trở lại Việt Nam, đồng thời hoàn trả tài sản đã tịch biên. 1/2015: Ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa án Trọng tài Quốc tế thuộc Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), đòi bồi thường 1,25 tỷ đô la do chính phủ Việt Nam được cho là đã 'lần lữa' không trả ông bất kỳ tài sản nào như đã hứa, ngoài số tiền đền bù 15 triệu đô la. Số tài sản mà ông Bình bị chính phủ Việt Nam tịch thu là gần 2,5 triệu m2 đất, 11 căn nhà nằm rải rác từ TP HCM, dọc Quốc lộ 51, Vũng Tàu, nhiều khu đất, xưởng sản xuất. Người Việt nói gì qua Facebook? Luật sư Trần Vũ Hải, từ Hà Nội, nói trên Facebook rằng dư luận chờ quan chức Việt Nam trả lời. Nhà báo Huy Đức viết ngắn gọn rằng cần "chấp hành bản án". Mạng xã hội Việt Nam ồn ào hôm 12/4, trong lúc báo chí nhà nước im lặng, trước tin nói một tòa quốc tế ra phán quyết yêu cầu Việt Nam bồi thường hàng chục triệu đôla cho ông Trịnh Vĩnh Bình. text: Phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes bình luận vào hôm thứ Hai. Một quan chức Hoa Kỳ không nêu tên nói với hãng thông tấn Reuters rằng việc tuần tiễu sẽ được triển khai ít nhất “hai lần mỗi quý”. Bắc Kinh mới đây ra cảnh báo sau khi Hoa Kỳ đưa khu trục hạm USS Lassen vào trong khu vực 12 hải lý gần các đảo nhân tạo Trung Quốc xây đắp tại Trường Sa. Ông Rhodes được dẫn lời nói tại một sự kiện do Defense One (trang chuyên cung cấp tin và phân tích về an ninh và quốc phòng) tổ chức rằng đảm bảo tự do đi lại ở Biển Đông là lợi lích của Hoa Kỳ. Trang này cho biết thêm ông Rhodes nói với cử tọa “sẽ có thêm việc chứng tỏ lợi ích đó”. "Chúng tôi có trách nhiệm chứng tỏ rằng chúng tôi sẽ ở đó nhưng áp dụng các cách giải quyết hòa bình," ông nói thêm. Trong khi đó một quan chức muốn ẩn danh nói với Reuters rằng quân đội Mỹ sẽ vào khu vực này có thể từ “hai lần mỗi quí hoặc nhiều hơn như vậy”. Giới chỉ huy hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc vào tuần trước đã đối thoại qua đường kết nối video. Trung Quốc nói với phía Hoa Kỳ rằng một sự cố nhỏ có thể châm ngòi cho xung đột tại Biển Đông nếu Hoa Kỳ không ngưng “hành động khiêu khích”. Vào hôm thứ Hai Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói với Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye tại Seoul rằng ông muốn hợp tác với Nam Hàn và Hoa Kỳ để duy trì tự do đi lại và hòa bình tại Biển Đông. Vào hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Tướng Nakatani tái khẳng định rằng Tokyo chưa có kế hoạch tham gia tuần tiễu cùng Hoa Kỳ tại Biển Đông. Trang web Nhân dân Nhật Báo của Trung Quốc vào hôm thứ Hai đưa hình chiến đấu cơ của hải quân Trung Quốc thao tập tại Biển Đông nhưng không nói hoạt động này được thực hiện tại đâu và vào lúc nào. Đô đốc Harry Harris, chỉ huy trưởng quân đội Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, tuần này sẽ đi thăm Trung Quốc. Tuy chưa rõ chi tiết, chuyến ̣đi của ông Harris có thể sẽ liên quan tới các diễn biến ở Biển Đông. Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, cũng có kế hoạch thăm Trung Quốc. Hôm 29/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói với các phóng viên ở Hà Nội: "Là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông và thành viên Công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở các quy định có liên quan của Công ước và phù hợp với các quy định của quốc gia ven biển". “Việt Nam kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”. Trước đó, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố tại Bắc Kinh hôm 27/10: "Hành động liên quan của tàu chiến Mỹ đe dọa đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc, nguy hại đến an toàn của nhân viên và cơ sở trên các đảo và bãi đá, phương hại đến hoà bình và ổn định của khu vực". "Trung Quốc cực lực bất bình và kiên quyết phản đối việc này." Hoa Kỳ lên kế hoạch quay lại khu vực có tranh chấp tại Biển Đông để chứng tỏ tự do lưu thông khu vực. text: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5 Phát biểu tại một hội thảo tại Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 17/5, ông Đam được truyền thông Việt Nam dẫn lời nói "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" và việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa là trái phép. "Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và chúng ta sẽ đòi lại, đời chúng ta chưa đòi được thì đời con đời cháu chúng ta sẽ đòi cho bằng được", tờ VnEconomy dẫn lời ông Đam nói. Trả lời trước câu hỏi của truyền thông Việt Nam về việc liệu Việt Nam có kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế hay không, ông Đam cho biết "trước hết Việt Nam luôn muốn dùng biện pháp hòa bình". “Trong giải pháp hòa bình có nhiều giải pháp nhưng trước hết có đường ngoại giao. Có người nói kiện ra tòa cũng là hòa bình, là hoàn toàn đúng. Cùng cực mà không thể nói chuyện với nhau, thì mới mang nhau ra tòa," “Tôi có thể khẳng định Đảng và Nhà nước đều đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án “không hòa bình”. "Chúng ta phải hết sức tỉnh táo, trí tuệ, trao đổi một cách thực tâm. Chúng ta cần hòa bình để phát triển, không chỉ cho Việt Nam mà cho khu vực". Khi được đề nghị bình luận về "16 chữ vàng, 4 chữ tốt" trong quan hệ với Trung Quốc, ông Đam nói: "Việt Nam luôn nhất quán đường lối hòa bình, hợp tác trong quan hệ ngoại giao nói chung cũng như với Trung Quốc" Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh: "Vàng rất quý, nhưng kim cương còn quý hơn vàng. Tôi cho rằng, chúng ta phải luôn ghi nhớ lời Bác Hồ đã dạy, quý nhất là bốn chữ "độc lập, tự do". 'Bình tĩnh và đoàn kết' Cũng hôm thứ Bảy, Phó Thủ tướng Việt Nam được một tờ báo Việt Nam khác dẫn lời nói về việc Việt Nam có nên xem xét mở quan hệ 'liên minh' với một quốc gia nào khác không. "Đường lối đối ngoại, quân sự của Việt Nam đều đã công khai hết, " tờ Giađình.net.vn dẫn lời ông Vũ Đức Đam nói, "Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Chúng ta không liên minh quân sự với ai, không cho bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Không liên minh với nước nào để chống lại một nước thứ ba.”. Phát biểu của ông Đam được đưa ra chỉ một ngày sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi “bình tĩnh và đoàn kết” trong lúc quan hệ Việt Nam và Trung Quốc căng thẳng vì vụ giàn khoan HD-981. Hôm thứ Sáu, tờ Quân đội Nhân dân dẫn lời ông Sang phát biểu khi gặp cử tri ở quận 1, TP Hồ Chí Minh, nói: "Đây là chuyện bức xúc cho nhân dân Việt Nam và cả dư luận, cộng đồng quốc tế. Những ngày qua, nước ta xử lý theo đúng các nguyên tắc cơ bản, tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế, luôn thể hiện tinh thần hòa bình, hữu nghị. Cũng hôm 16/5, tờ Lao Động dẫn lời ông Sang nói với cử tri tại cuộc gặp: "Việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam không chỉ gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam mà còn gây bức xúc cho cộng đồng quốc tế. "Nguyên tắc đi lại tự do vô hại trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì không có vấn đề gì, nhưng Trung Quốc đặt giàn khoan trong phạm vi 200 hải lý là vi phạm và Việt Nam phải đấu tranh. “Chúng ta đấu tranh trong hòa bình, nhưng luôn luôn kiên định mục tiêu chủ quyền là tối thượng. Chúng ta sẽ làm mọi cách để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.” Ông Sang nhấn mạnh sự 'bình tĩnh' và 'đoàn kết' khi xử lý vấn đề căng thẳng: “Lúc kinh tế khó khăn và trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước mình thì mình phải hết sức bình tĩnh. Càng khó thì chúng ta càng phải đoàn kết, từ Trung ương Đảng cho đến toàn dân,” tờ Lao Động dẫn lời Chủ tịch Việt Nam nói. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Việt Nam đã tính toán đến mọi phương án, kể cả phương án 'không hòa bình' để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. text: Giao tranh dẫn tới tình trạng tàn phá nặng nề tại Syria Một vài khu vực trong thành phố có tin đã bị tấn công, kể cả bằng trực thăng có vũ trang. Những người nổi dậy nói rằng họ đã rút hoàn toàn khỏi quận Salah al-Din, nơi đã bị tàn phá nặng nề, và đó là "một quyết định có tính chiến thuật". Giao tranh noor ra vào khi Iran đang chuẩn bị chủ trì cuộc họp quốc tế về cuộc khủng hoảng tại Syria. Iran, đồng minh duy nhất của Syria tại vùng, cho biết cuộc họp sẽ có sự hiện diện của các quốc gia có quan điểm "thực tế" về cuộc khủng hoảng này. Nhưng còn chưa rõ những nước nào sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh sẽ được tổ chức tại thủ đô Tehran của Iran. Các chính phủ phương Tây đã bày tỏ hoài nghi về Iran có thể làm trung gian vì mối quan hệ thân thiết giữa Iran với chính phủ của Tổng thống Syria, ông Bashar al-Assad. Tân Thủ tướng Syria, ông Wael al-Halqi - trước đây là Bộ trưởng Y tế - đã được đề cử, theo truyền hình nhà nước đưa tin. Ông thay thế cựu Thủ tướng Riad Hijab, mà vụ ông này đào thoát và chạy sang phe đối lập được công bố vào hôm thứ Hai và người ta nói rằng ông đã vượt biên giới sang Jordany hôm thứ Tư. Những tuyên bố trái ngược Đội quân Syria Tự do (FSA) khẳng định rằng họ đã rút hỏi quận có tính chiến lược Salah al-Din, một khu vực đông dân cư với những con phố hẹp. Truyền thông nhà nước trước đó nói rằng quân đội nay hoàn toàn nắm quyền kiểm soát tại quận này, và đưa tin hàng trăm "kẻ khủng bố" đã bị bắt hoặc giết chết. Hôm thứ Tư, quân đội nhà nước Syria đã tiến hành một chiến dịch lớn để giành lại thành phố Aleppo từ tay những người nổi dậy sau khi phe nổi dậy chiếm được thành phố này cách đây 3 tuần. Aleppo là thành phố lớn thứ hai tại Syria và quận Salah al-Din được xem là tuyến đường cung ứng tối quan trọng cho binh lính của chính phủ tới từ phía nam. Có tin lại có thêm đụng độ hồi đêm ở các quận Hanano, Saif al-Dawla, Shaar and Shakur, tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh được hãng tin AFP trích dẫn. Tổ chức này nói ít nhất 26 người bị thiệt mạng tại Aleppo hôm thứ Tư - và đó là trong số 130 người bị giết trên khắp đất nước này. Tổng thống Iran, ông Mahmoud Ahmadinejad, nói hội nghị thượng đỉnh các Ngoại trưởng tại Tehran sẽ tập hợp các nước với "quan điểm thực tế và đúng đắn" về cuộc khủng hoảng tại Syria. Ông nói đây cũng là cơ hội "thay thế các cuộc đụng độ quân sự bằng cách tiếp cận chính trị để giải quyết tranh chấp". Ngoại trưởng Ali Akbar Salehi được truyền thông nhà nước nói rằng "12 tới 13 nước từ châu Á, châu Phi, và châu Mỹ Latin" sẽ tham gia, nhưng không nêu tên cụ thể. Phóng viên BBC Jim Muir tại Beirut cho biết đây là cuộc gặp giữa những người thân cận với chính phủ Tehran với chính thể tại Syria. Hiện đang có hoài nghi tại phương Tây về việc Iran nắm vai trò trung gian hòa giải trong khi có cam kết mạnh mẽ trong thời gian gần đây đối với sự sống còn của chính phủ của ông Assad, phóng viên BBC nói thêm. Trước đó, trong tuần, Trưởng an ninh của Iran, ông Saeed Jalili, đã tới thăm Tổng thống Assad tại Damascus, và cam kết những ủng hộ từ chính phủ Iran. Thành phố Aleppo tại Syria lại tiếp tục bị oanh tạc, các nhà hoạt động cho biết vào khi chính phủ Syria đang tìm cách giành lại các quận bị phe nổi dậy chiếm giữ. text: Nhưng nghiêm trọng hơn là việc các nhân viên trong tổ chức này cảm thấy bất lực không thể làm gì. Các cuộc điều về hai tai nạn tàu gây chết người của Nasa cho thấy các nhân viên thường cảm thấy chán nản, thậm chí bị trù dập, vì nêu lo ngại an toàn hay nêu bật sự phản đối. Điều đó khiến các nhà quản lý bỏ qua bằng chứng về việc tràn nhiên liệu trước khi tàu Challenger gặp nạn năm 1986, và lờ đi cảnh cáo rằng một mảnh vỡ trong việc đưa tàu Columbia vào quỹ đạo năm 2003 có thể đã làm vỡ những miếng xốp cách nhiệt của tàu. Nasa đã trả giá đắt cho những sai lầm. Nhưng cái không khí ngăn cản nhân viên lên tiếng thì vẫn tồn tại. ‘Bỏ qua lời khuyên’ Một nhóm điều tra xem xét vấn đề tâm lý của phi hành gia đã trích dẫn hai trường hợp cho thấy các phi hành gia đã lên tàu không gia và máy bay, mặc dù các bác sĩ và đồng đội cảnh báo rằng những người này say rượu. Bản phúc trình được công bố hôm thứ Sáu kết luận rằng “lời khuyên y khoa đã bị bỏ qua. Các cá nhân vẫn được phép bay…” “Sự bỏ qua này được nói là gây ‘chán nản’ đến mức họ tuyên bố sau này sẽ ít khả năng họ nêu lo ngại lần nữa.” Báo cáo dựa trên các cuộc phỏng vấn với 14 phi hành gia hiện tại và năm thành viên gia đình các phi hành gia. Tình tay ba Một phi hành gia là Lisa Nowak mới đây đã bị bắt. Cô này hiện đối diện sự buộc tội ở Florida với cáo buộc đã tấn công một bạn gái của người tình cũ, cựu phi hành gia Bill Oefelein. Cả Oefelein và Nowak đều đã bị Nasa đuổi việc và nay làm trong hải quân. Phiên tòa của cô Nowak dự kiến diễn ra trong tháng Chín. Vụ này đã khiến Nasa phải tìm hiểu liệu trong thời gian làm việc, cô Nowak có để lộ tí gì về hành vi bất thường hay không. Và liệu có những vấn đề y khoa nào quan trọng cho nhóm phi hành gia mà cần phải giải quyết. Đạo đức nghề nghiệp Hôm thứ Sáu các nhà quản lý cho hay họ dự định tiến hành kiểm tra tâm lý hàng năm đối với các phi hành gia – ngoài kỳ kiểm tra bắt buộc trước khi nhận họ vào làm. Họ cũng định sẽ đưa ra quy tắc đạo đức nghề nghiệp để kiểm soát hành vi của các phi hành gia. Phó lãnh đạo của Nasa, bà Shana Dale, nói sẽ cần thời gian để giải quyết vấn đề nghiện rượu trong giới phi hành gia. Cơ quan Nasa sẽ mở cuộc điều tra chính thức về hai vụ lạm dụng rượu mà phúc trình đã nêu. Họ cũng sẽ tìm cách làm sao gỡ bỏ hàng rào ngăn cách trong việc đối thoại mà dường như vẫn còn tồn tại. Các phúc trình nói về những phi hành gia say rượu mà vẫn lên tàu không gian đang làm xấu mặt Nasa. text: Đối với Sean Carr, một nghệ sĩ rock ở thành phố Leeds, tất cả giống như một câu chuyện cổ tích. Việc anh đính hôn với cô Yevhenia Tymoshenko, 25 tuổi, con gái duy nhất của cựu thủ tướng Ukraine, đã đưa anh ra khỏi sự vô danh. Vào chủ nhật này, hai người sẽ kết hôn ở một nhà thờ tại Kiev. Cuộc sống của người ca sĩ nhạc rock, 36 tuổi, đã đi theo hướng mới sau khi anh gặp Yevhenia ở một quán bar ở Ai Cập năm 2004. Một vài bài báo nói Yevhenia thích ngay anh chàng cao lớn và nhờ bạn tìm số phone - mặc dù cô phủ nhận điều này. Sau đó họ gặp nhau ở Anh, nơi Yevhenia đã sống từ lúc thiếu niên. Sau một hồi, cô tiết lộ nguồn gốc gia đình cho bạn trai mới của mình. Carr đến Ukraine vào cao trào của cuộc cách mạng Cam tháng 12 năm ngoái. Ở đó, anh gặp nhạc mẫu tương lai, và chứng kiến bà kêu gọi dân chúng ở Quảng trường Độc lập của Kiev. Anh thừa nhận mình sợ hãi trước quang cảnh, nhưng sau đó gọi bà là 'mẹ'. Chín tháng sau, Sean Carr có mặt cũng tại chính quảng trường, tham dự một liên hoan âm nhạc vào ngày độc lập của Ukraine hôm 24 tháng Tám. Đám đông nghe những giai điệu gầm rú của ban nhạc rock nặng của anh, Death Valley Screamers. Đĩa đầy tay của ban nhạc được phát hành tại Ukraine tháng Chín này. Bà Yulia Tymoshenko, người vừa bị cách chức đầu tháng này, không muốn nói nhiều về quan hệ tình cảm của con. "Anh ta là một người dễ thương, và anh yêu con của tôi, đó là điều quan trọng nhất," bà nói. Người ta tin rằng hai người yêu nhau sẽ mặc bộ đồ của nhà tạo mẫu Louis Vuitton và sẽ làm lễ kết hôn theo truyền thống đạo Công giáo Chính thống. Sau lễ cưới sẽ là chuyến đi đến Yorkshire. Tuyệt đẹp, là con gái của một trong những chính trị gia quyền lực nhất của Ukraine: bạn còn muốn tìm thêm gì nữa ở một cô gái. text: Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 03/6/2018 từ New York, chuyên gia kinh tế từng là Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc cho rằng dự luật chưa được 'tính toán thỏa đáng' và chưa được đưa ra tham khảo rộng rãi, đặc biệt trong các giới chuyên môn, giới kinh kinh tế gia. Luật Đặc khu kinh tế nên ra 'chậm mà chắc' 'Tôi cho rằng cần trưng cầu dân ý về Luật Đặc khu' 'Tôi đề nghị chưa thông qua Dự luật ba Đặc khu' Luật đặc khu: quyền hạn và trách nhiệm "Có lẽ là sao khi được thảo luận rộng rãi, và có ý kiến của nhiều người, và tôi thấy dư luận - dư luận trí thức - hầu hết là chống, đặc biệt là những nhà kinh tế hầu hết là chống, thì Đảng cầm quyền và chính quyền cũng nên xem xét lại vấn đề này," Tiến sỹ Vũ Quang Việt nói. Giao đất đặc khu 99 năm và an ninh, chủ quyền 'Chưa an tâm' về ba đặc khu kinh tế VN VN: mở mại dâm ở đặc khu 'táo bạo nhưng khó làm'? Việt Nam: Quản lý và điều hành DNNN ‘bị lẫn lộn’ Tiến sỹ Vũ Quang Việt từ Hoa Kỳ bình luận về dự luật các Đặc khu kinh tế mà Quốc hội Việt Nam đang xem xét thông qua, trong đó có liên quan ba đặc khu là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. text: Tổng thống Barack Obama gọi ông Nelson Mandela là 'người anh hùng của thế giới' Chiếc Air Force One của Tổng thống Obama đã hạ cánh xuống thành phố Pretoria vào tối thứ Sáu, 28/6, chính thức bắt đầu chuyến công du ba nước châu Phi của ông. Vị tổng thống Mỹ đã gọi ông Mandela là "người anh hùng của thế giới". Tuy nhiên trước chuyến thăm của mình, ông Obama cũng nói ông không dự tính sẽ thăm vị cựu lãnh đạo, vốn vẫn đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện. Ông Mandela, 94 tuổi, được đưa vào bệnh viện vào ngày 8/6 do tái phát nhiễm trùng phổi. Vợ cũ của ông, bà Winnie Madikizela-Mandela, nói vào thứ Sáu rằng bà nghĩ việc Tổng thống Obama thăm ông Mandela khi ông đang ở trong tình trạng nguy kịch là không thích hợp. "Tôi không phải là một bác sỹ nhưng nếu so sánh với tình trạng của ông vài ngày trước, hiện nay đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên nhìn về mặt y khoa thì ông ấy vẫn không khỏe," bà nói. 'Di sản trường tồn' Ông Obama đã bay đến Nam Phi từ Cộng hòa Senegal. Trong chuyến thăm diễn ra vào cuối tuần của mình, vị tổng thống Hoa Kỳ sẽ đến thăm Đảo Robben, nơi ông Mandela bị cầm tù suốt 18 năm. Ông cũng dự định sẽ thăm Tổng Giám mục Desmond Tutu và có một bài diễn văn tại Đại học Cape Town vào Chủ nhật, 30/6. Vào thứ Sáu, ông Obama đã nói ít có khả năng ông sẽ gặp ông Mandela. "Tôi không cần cơ hội để chụp hình," ông nói trên chiếc Air Force One sau khi rời khỏi Senegal. "Điều cuối cùng mà tôi muốn, đó là trở thành chướng ngại vật vào thời điểm mà gia đình đang lo lắng vì tình trạng sức khỏe của ông Nelson Mandela." Ông nói thêm: "Tôi nghĩ là thông điệp chính của chúng tôi, vốn không phải để gửi trực tiếp đến ông, mà là đến gia đình của ông - là lòng cảm kích sâu sắc đối với sự lãnh đạo của ông suốt những năm qua, và rằng người Mỹ đang dành những suy nghĩ và lời cầu nguyện cho ông, gia đình và đất nước của ông." Ông Obama gặp ông Mandela vào năm 2005 khi vẫn còn là một thượng nghị sỹ. Cả hai người đều trở thành tổng thống da mầu đầu tiên tại nước mình và được nhận giải Nobel Hòa bình. Tổng thống Hoa Kỳ đã gọi ông Mandela là "người anh hùng của thế giới," và "di sản của ông sẽ trường tồn qua thời gian," đồng thời nói ông Mandela đã là nguồn cảm hứng cho mình thời còn là sinh viên. Ông Obama sẽ kết thúc chuyến công du châu Phi tại Tanzania. Đây là chuyến thăm dài ngày đầu tiên của ông đến lục địa này kể từ khi nhậm chức tổng thống hồi năm 2009. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama dự định sẽ gặp Tổng thống Nam Phi, ông Jacob Juma, trong bối cảnh đất nước này vẫn đang cầu nguyện cho vị cựu lãnh đạo Nelson Mandela. text: Bret Taylor Tháng trước, Facebook niêm yết một phần giá trị của công ty trên thị trường chứng khoán Nasdaq, làm cho nhiều nhân viên của hãng này trở thành triệu phú chỉ qua một đêm. Giới quan sát phỏng đoán vào một thời điểm nào đó, một số thành viên Facebook sẽ chuyển sang những công ty khác. Cổ phiếu Facebook giảm mạnh kể từ khi niêm yết xuống còn 30 USD, giảm 21% so với mức giá khi ra mắt là 38 USD. Công ty này cũng bị các cổ đông bất mãn khởi kiện vì họ cáo buộc rằng con số tăng trưởng thực của Facebook được sửa đổi đã không được tiết lộ cho tất cả các nhà đầu tư trước khi niêm yết. Morgan Stanley, nhà bảo lãnh phát hành chính về bán cổ phiếu, nói họ đã tuân thủ đầy đủ các quy định. 'Cảm ơn' Ông Taylor nói ông đã "buồn khi ra đi, nhưng tôi vui mừng bắt đầu một công ty [mới]." "Trong lúc một cuộc chuyển đổi như thế này không bao giờ là dễ dàng, tôi rất tự tin về nhân sự và đội ngũ lãnh đạo mà chúng tôi có." Ông nói ông tự hào về sự phát triển gần đây của trang web, bao gồm cả Facebook Camera và phần tích hợp các sản phẩm của Apple. Người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg nói ông rất thích làm việc với ông Taylor. Và ông cũng "cảm ơn tất cả những gì mà ông Taylor đã làm cho Facebook, cũng như tự hào về những gì mà ông Taylor và đội ngũ của ông đã xây dựng được." Bret Taylor sinh năm 1979, là một lập trình viên và doanh nhân người Mỹ. Ông từng là đồng sáng lập của Google Map và Google Map API. Ông từng tu nghiệp đại học và sau đại học tại trường Stanford trong lĩnh vực khoa học điện toán và là một trong những lập trình viên được coi là thành công nhất thuộc thế hệ của ông. Tổng giám đốc công nghệ của Facebook Bret Taylor thông báo ông sẽ rời trang mạng xã hội trong vài tuần tới để bắt đầu một công ty mới. text: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Những bình luận của ông Trump được đưa ra trong lúc Bắc Kinh nói họ sẽ trả đũa bằng "các biện pháp cần thiết" nếu như Mỹ nâng mức thuế quan đối với các mặt hàng Trung Quốc. Hai bên sẽ có các cuộc đàm phán tại Mỹ vào thứ Năm. Mỹ nói TQ quay đầu với cam kết thương mại Cuộc chiến kế tiếp của Mỹ và Trung Quốc Mỹ và TQ nhất trí về một số vấn đề thương mại chính Trước khi hai bên gặp nhau, ông Trump cáo buộc các lãnh đạo Trung Quốc là vi phạm nội dung mà Mỹ đang đàm phán trong vấn đề thương mại. "Họ đã vi phạm thỏa thuận... Họ không thể làm vậy. Cho nên họ sẽ phải trả giá," ông Trump nói với các ủng hộ viên tại cuộc tập hợp ở Forida, và nói sẽ tăng gấp đôi mức thuế quan vào thứ Sáu. Chuyện gì sẽ xảy ra vào thứ Sáu? Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer hôm thứ Tư công bố thông báo chính thức rằng nhiều mặt hàng Trung Quốc, từ thiết bị điện, máy móc, phụ tùng xe hơi cho tới đồ nội thất, sẽ chịu mức thuế 25% bắt đầu từ thứ Sáu. Biểu thuế quan lẽ ra đã tăng từ 10% lên 25% từ hồi đầu năm, nhưng được hoãn lại để hai bên đàm phán. Nếu Mỹ áp biểu thuế mới, Trung Quốc nói sẽ trả đũa. Ông Trump cũng nói Mỹ có thể sẽ 'nhanh chóng' đánh thuế mức 25% đối với các mặt hàng Trung Quốc trị giá 325 tỷ đô la nữa. Đã hơn một năm trôi qua kể từ khi Tổng thống Trump quyết định xây dựng lại mối quan hệ thương mại Mỹ‎-Trung, và hiện hai bên vẫn đang cố gắng tìm giải pháp. Hoãn để đàm phán Ông Trump muốn đạt một mục tiêu lớn trong vai trò Tổng thống Hoa Kỳ: 'Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại', và làm thay đổi hoàn toàn mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung là một phần trong tham vọng này. Tổng thống Trump nói rằng Mỹ mua hàng hóa từ Trung Quốc nhiều hơn so với Trung Quốc mua từ Mỹ, nhiều hơn tới gần gấp năm lần. Ông nói như thế là không công bằng, cho nên ông quyết định áp biểu thuế quan lên lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 250 tỷ đô la. Ông Trump muốn Trung Quốc phải mua nhiều sản phẩm của Mỹ hơn Chủ tịch Tập Cận Bình đáp trả bằng cách áp biểu thuế quan lên hàng hóa Mỹ, nhắm vào các mặt hàng nông sản như đậu nành. Đây quả là một bước đi khôn ngoan, bởi ông Trump nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều nhà nông. Nay, cả hai lãnh đạo đang tạm thời chấp nhận trì hoãn cuộc thương chiến trong lúc hai bên tìm cách tháo gỡ các vấn đề kẹt nhất. Hoa Kỳ muốn Trung Quốc phải mua hàng Mỹ nhiều hơn, các công ty Mỹ phải được tiếp cận nhiều hơn tới thị trường Trung Quốc, và tài sản trí tuệ của Mỹ phải được bảo vệ, có nghĩa là không còn tình trạng chuyển giao công nghệ, không còn chuyện buộc phải liên doanh. Và Washington muốn mình là bên duy nhất có quyền xem xét, đánh giá xem Bắc Kinh có giữ đúng các cam kết của mình đối với thỏa thuận thương mại hay không. Trong vài tháng qua, các quan chức thương mại đã đang cố gắng đạt một thỏa thuận mà cả hai nhà lãnh đạo cùng có thể chấp nhận được. Nhưng ngay cả khi họ công phu đưa ra được một giải pháp nào đó thì việc giải quyết cuộc thương chiến sẽ không chấm dứt mối cạnh tranh Mỹ-Trung. Xem thêm: Những điều cần biết về thương chiến Mỹ-Trung Trump 'ra lệnh đánh thêm thuế lên hàng TQ' Chiến tranh thương mại: Mỹ, TQ bắt đầu đàm phán tại Bắc Kinh TQ mua đậu nành Mỹ theo sau ''đình chiến'' Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói Trung Quốc đã "vi phạm thỏa thuận" trong các cuộc đàm phán thương mại, làm dấy lên không khí thù nghịch trước lúc hai bên chuẩn bị bước vào thương thuyết. text: Thu nhập của Tổng thống Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden năm ngoái giảm so với năm 2019 Hồ sơ cho thấy ông Biden và vợ đã kiếm được 607.336 đôla vào năm ngoái và trả 157.414 đôla thuế thu nhập liên bang. Thu nhập của họ giảm so với năm 2019 khi họ kiếm được 985.223 đôla chủ yếu từ các bài phát biểu, bán sách và các vị trí tại các cơ sở giáo dục đại học. Năm câu hỏi cho Joe Biden về nền kinh tế Biden đối mặt báo cáo việc làm ảm đạm Donald Trump từ chối công bố các tờ khai thuế của mình, trở thành tổng thống đầu tiên không làm như vậy kể từ thời Watergate. Ông Trump tuyên bố ông không thể làm như vậy vì ông đang bị Kiểm toán bởi Sở Thuế vụ, cơ quan thu thuế của chính phủ Hoa Kỳ. Trước khi hồ sơ khai thuế được công bố vào thứ Hai, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói "Tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ tiếp tục công bố các bản khai thuế của tổng thống, như mọi tổng thống Mỹ kỳ vọng." Thách thức ông Trump trước cuộc bầu cử năm 2020, ông Biden đã công bố hồ sơ thuế trong 22 năm trước cuộc bầu cử năm 2020. Tài liệu cho thấy trong năm vận động bầu cử bận rộn, vợ chồng ông Biden đã trả mức thuế thu nhập liên bang là 25,9%, Nhà Trắng cho biết. Họ cũng quyên góp 30.704 đôla cho 10 tổ chức từ thiện vào năm 2020. Số tiền lớn nhất là 10.000 đôla được chuyển đến Quỹ Beau Biden, nơi tổ chức chiến dịch chống lạm dụng trẻ em và được đặt theo tên con trai của tổng thống, người qua đời ở tuổi 46 vào năm 2015 vì bệnh ung thư não. Vợ chồng ông Biden cũng có tài sản từ 1,2 triệu đến 2,88 triệu đôla, theo bản công bố tài chính của họ được công bố vào thứ Hai. Trong cuộc chạy đua tổng thống năm ngoái, chiến dịch tranh cử của ông Biden cho biết hai vợ chồng ông đã kiếm được 11 triệu đôla trong năm 2017 và 4,6 triệu đôla vào năm sau. Lương của ông Biden với tư cách tổng thống Mỹ là 400.000 đôla. Biden công bố gói cứu trợ kinh tế Mỹ trị giá 1,9 nghìn tỷ đôla Biden trình bày kế hoạch đầu tư lớn rộng trước Quốc hội Tổng thống đảng Dân chủ đang đề xuất tăng thuế đối với những người Mỹ kiếm được hơn 400.000 đôla để chi trả cho một trong những đợt mở rộng phúc lợi nhà nước lớn nhất trong nhiều thập kỷ và một kế hoạch việc làm trên phạm vi rộng. Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris và chồng bà, ông Doug Emhoff cũng đã công bố bản khai thuế liên bang cho năm 2020. Các bản khai thuế cho thấy họ báo cáo tổng thu nhập là 1,695,225 đôla Mỹ, Nhà Trắng cho biết. Vợ chồng phó tổng thống đã trả 621.893 đôla tiền thuế thu nhập liên bang, tương đương với mức thuế thu nhập liên bang có hiệu lực vào năm 2020 là 36,7%. Bà Harris đã nhận được khoản tạm ứng 359.000 đôla cho cuốn sách của mình - Những sự thật mà chúng ta nắm giữ (The Truths We Hold). Trước cuộc bầu cử, ông Emhoff là đối tác trong lĩnh vực giải trí và sở hữu trí tuệ tại công ty luật đa quốc gia DLA Piper. Nhà Trắng cho biết Joe Biden đã đưa truyền thống của các tổng thống Hoa Kỳ quay trở lại khi ông công bố tờ khai thuế của mình. text: Người xem truyền hình với thiết bị thu sóng vệ tinh có thể xem rất nhiều kênh truyền hình của người Iran được phát sóng từ hải ngoại, trong số đó có 20 kênh phát từ California mà chủ yếu là từ Los Angeles. Mặc dù ở Iran việc sở hữu thiết bị thu sóng vệ tinh là bất hợp pháp nhưng lệnh cấm này ít được tuân thủ. Một số những đài truyền hình hải ngoại này trực tiếp chống đối chính quyền Tehran nhưng đa số các kênh đều phát sóng những chương trình giải trí và khách mời kiểu phương Tây mà trên đài truyền hình quốc gia không có. Các đài này cũng phát những tin tức với quan điểm rất khác so với đài truyền hình quốc gia vì đơn giản ở đó không bao giờ có những tin tức liên quan đến việc phê phán nhà cầm quyền. Cuộc chiến blog Sự bùng nổ của những trang web tin tức và blog cá nhân đã dẫn tới việc chính phủ cố gắng kiểm soát chặt internet. Sau tiếng Anh, hiện nay tiếng Farsi đã trở thành ngôn ngữ thông dụng trong thế giới blog. Người ta dự đoán có khoảng hơn 100 ngàn người Iran đang sử dụng blog, trong đó có rất nhiều chính trị gia, kể cả một cựu Phó Tổng thống. Chính phủ đã tiến hành một loạt biện pháp ngăn chặn người viết blog và cũng đang cố kiểm soát và ngăn chặn những trang web mà chính phủ phản đối. Giới chức đã đưa ra những kế hoạch thiết lập internet “quốc gia”, có thể coi như một mạng intranet nhằm giúp họ kiểm soát việc truy cập vào mạng internet toàn cầu. Thời gian qua cũng cho thấy sự bùng nổ của hàng loạt các trang web tin tức mà rất nhiều trong số đó liên quan tới phe chính trị bảo thủ. Siết chặt kiểm soát Tại Iran, phát thanh truyền hình bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Các kênh truyền thông tư nhân không được phép hoạt động. Truyền thông quốc gia phát 8 kênh truyền hình và 8 kênh phát thanh, ngoài ra là một số kênh địa phương và quốc tế. Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình quốc gia là do lãnh tụ tối cao, Ayatollah Ali Khamenei, bổ nhiệm. Một số bộ phim truyện và phim tài liệu nước ngoài được phát sóng nhưng hầu hết các chương trình truyền hình được sản xuất trong nước, bao gồm nhiều thể loại nhưng đặc biệt là không có những chương trình giải trí âm nhạc. Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đã tỏ rõ quan điểm phản đổi việc sử dụng những loại nhạc “nhạt nhẽo” và âm nhạc phương Tây đồng thời nhấn mạnh việc thúc đẩy những giá trị Hồi giáo. Chất lượng của các chương trình đã được cải thiện trong những năm gần đây với việc trình bày khá đẹp mắt và khung cảnh phòng thu hiện đại. Tuy vậy, các phát thanh viên nữ trên truyền hình vẫn mặc trang phục truyền thống chador hoặc đeo khăn trùm đầu và chương trình vẫn thường bị gián đoạn để phát cảnh cầu nguyện hàng ngày. Thỉnh thoảng cũng có chương trình mang tính châm biếm châm ngòi cho sự bực tức của những người bảo thủ. Điều này đã thôi thúc một ứng cử viên Tổng thống đã thất bại cố thành lập một kênh truyền hình tại Dubai. Nhưng kế hoạch đã không thành do sức ép từ Tehran. Các nhà báo bị đàn áp Báo chí phát triển nở rộ vào những năm 90 đặc biệt trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Mohammad Khattami (1997 – 2001) và tự do báo chí đã tồn tại trong một thời gian ngắn. Nhưng giới chức Tư pháp đã can thiệp và buộc đóng cửa hơn 100 tờ báo, mà rất nhiều trong số đó có tư tưởng tự do và cải cách. Gần đây, chính quyền đã có động thái ngăn chặn các phóng viên thay vì các toà báo. Trong tháng 11/2005, Tổ chức Nhà báo Không biên giới đã kêu gọi chấm dứt việc ngăn cản và đe dọa các nhà báo. Tổ chức này nói rằng ít nhất 10 nhà báo đã bị thẩm vấn và bị yêu cầu không đăng tải những bài báo chỉ trích chính phủ. Đặc biệt, họ cũng bị cảnh cáo về việc viết những tin bài nhạy cảm, ví dụ như về chương trình hạt nhân của Iran. Báo chí cũng gặp nhiều khó khăn khi lượng độc giả giảm và doanh thu quảng cáo giảm. Trong khi những tờ báo thể thao vẫn bán được hơn 1 triệu bản mỗi ngày thì các tờ báo chính trị chỉ có số xuất bản nhiều nhất là vài trăm ngàn. Những khó khăn mà giới truyền thông Iran phải đối mặt được thể hiện trong một vụ việc gần đây về một nữ phóng viên của một tờ báo địa phương. Khi tìm thông tin trên internet cho một bài viết trên trang sức khỏe, nữ phóng viên này đã lấy một số thông tin về bệnh AIDS từ một blog cá nhân của một người Iran ở hải ngoại. Không may, đây lại là một đoạn tin châm biếm, đem ví von căn bệnh khủng khiếp với người lãnh đạo cuộc cách mạng, ông Ayatollah Khomeini. Tờ báo sau đó bị đóng cửa, chủ bút bị bỏ tù, và nữ phóng viên đó vẫn bị giam giữ chờ ngày xét xử. Truyền thông Iran do nhà nước kiểm soát đang mất dần vị trí trong những năm gần đây khi dân chúng gia tăng sử dụng internet và các kênh truyền hình vệ tinh do người Iran ở hải ngoại thực hiện text: Phía Việt Nam cáo buộc Trung Quốc điều nhiều tàu hải quân để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói những ngư dân này đã “phạm pháp”. Trả lời BBC ngày 4/7, ông Phạm Minh Hải, cán bộ chuyên trách về nông lâm ngư tại xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết ngày 28/6, hai tàu cá do ông Võ Đạt làm chủ đã rời bến ở Thọ Quang, Đà Nẵng để hành nghề kéo lưới đôi. Đến 8 giờ sáng ngày 3/7, một trong hai tàu báo qua máy Icom về cho gia đình ông Đạt rằng đang bị "nhiều tàu của Trung Quốc vây đuổi", ông Hải nói. "Hiện vẫn chưa biết đó là tàu cá, tàu hải quân hay tàu kiểm ngư". Báo Đất Việt trong tin ngày 4/7 dẫn lời ông Lê Thanh Tân, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đức Phổ, xác nhận tàu cá mang số hiệu QNg 94912 TS đã bị "Trung Quốc kéo về phía biển của họ và hiện vẫn chưa liên lạc được". "Trên tàu QNg 94912 TS có 6 người, do ông Võ Tấn Tèo làm thuyền trưởng", ông Tân nói. Tọa độ nơi tàu QNg 94912 TS bị vây bắt vẫn chưa được làm rõ. Nhiều báo trong nước cho biết tàu này bị tấn công khi đang đánh bắt gần quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Tổng Cục Kiểm ngư, được báo Đất Việt dẫn lời cho biết thông tin này là do "ngư dân báo cáo với chính quyền địa phương". "Bên Cục Kiểm ngư đang xác minh lại vụ việc", ông nói. Vụ việc xảy ra giữa lúc căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn, sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Các vụ đụng độ liên tục của tàu hai nước trong thời gian qua đã khiến giới quan sát lo ngại sẽ gây nên thiệt hại về nhân mạng, khiến căng thẳng leo thang thành xung đột. Hồi cuối tháng Sáu, Cục kiểm ngư Việt Nam thông báo đã có 27 tàu kiểm ngư của Việt Nam bị Trung Quốc đâm hỏng, khiến 15 kiểm ngư viên bị thương. Hôm 26/5, phía Việt Nam cáo buộc tàu kiểm ngư Trung Quốc đã cố ý đâm chìm một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng. Phản ứng Trung Quốc Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói những ngư dân này đã “phạm pháp”, khi khai thác cách lãnh hải Trung Quốc bảy hải l‎ý phía nam thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam. “Các cơ quan chức năng có liên quan đang điều tra,” phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói. “Trung Quốc một lần nữa yêu cầu Việt Nam thực hiện các biện pháp cần thiết, tăng cường kỷ luật và giáo dục ngư dân để ngăn ngừa các vụ việc tương tự diễn ra.” Bắc Kinh đã bắt một số ngư dân Việt Nam trước đây. Tuy vậy đây là vụ đầu tiên kể từ khi nước này đưa giàn khoan vào khu vực biển tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng Năm. Nhiều tàu cá Quảng Ngãi đã bị hư hại trong các vụ va chạm với kiểm ngư Trung Quốc Ông Phạm Minh Hải cho biết đây không phải là lần đầu tiên tàu cá của xã Phổ Thạnh bị phía Trung Quốc bắt giữ. "Năm kia họ bắt ba tàu, họ trả lao động về nhưng tàu thì vẫn bị tịch thu", ông nói. "Thiệt hại mỗi tàu là từ 1 tỷ - 1,4 tỷ đồng". "Các chủ tàu sau đó được quỹ Tấm lưới Nghĩa tình của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ 200 triệu đồng. Hai trong ba tàu đã tiếp tục ra khơi bám biển". Ông Hải cho biết chính quyền địa phương "vẫn khuyến khích ngư dân ra khơi bám biển bảo vệ chủ quyền". "Tuy nhiên, chúng tôi cũng phối hợp với Cảnh sát biển Vùng 2 để tuyên truyền về pháp luật biển và tọa độ khai thác cho ngư dân". Ông cũng cho biết gần đây, Chi cục khai thác thủy sản của tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn gửi xuống huyện Đức Phổ để thu thập danh sách những ngư dân có nguyện vọng được hỗ trợ để đóng vỏ sắt cho tàu. "Xã Phổ thạnh đã có hơn một chục người đăng ký nhưng chưa có phản hồi từ tỉnh", ông nói. Hồi tháng Sáu, Quốc hội Việt Nam đã thông qua khoản ngân sách 16.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ và nâng cấp cho lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư. Trong phiên họp thường trực chính phủ chiều 3/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được báo trong nước dẫn lời cho biết sẽ trích 4.500 tỷ đồng trong khoản này để hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ và dùng 11.500 tỷ đồng còn lại để đóng mới 32 tàu cảnh sát biển và kiểm ngư. Một tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi bị 'nhiều tàu Trung Quốc' bao vây và bắt giữ hôm 3/7 khi đang đánh bắt ở tọa độ được cho là gần quần đảo Hoàng Sa, theo giới chức địa phương. text: Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nói 5 trung tâm bảo trợ xã hội của thành phố đã chuẩn bị tiếp nhận tất cả trẻ em sống tại chùa Bồ Đề. Tuy vậy, công an Hà Nội nói cáo buộc về một vụ bán trẻ không liên quan tới ni sư Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề. Trước đó, chiều 4/8, Công an Hà Nội chính thức khởi tố vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề và bắt giữ bà Nguyễn Thị Thanh Trang, bảo mẫu chùa Bồ Đề, và bà Phạm Thị Nguyệt về hành vi mua bán trẻ em. Chiều 19/8 sau khi có kết quả thanh tra, Sư thầy Thích Đàm Lan, Trụ trì chùa Bồ Đề, nói với BBC rằng chùa không muốn trở thành trung tâm bảo trợ xã hội. Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin chùa Bồ Đề đã đề nghị quận Long Biên đưa toàn bộ số người đang được nuôi dưỡng tại chùa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Hà Nội. Sư thầy Thích Đàm Lan nói chùa "không đủ khả năng chăm sóc vì phải lập ban, lập bệ và những người vào đông thì không đủ để nuôi các em được. "Theo đúng luật như vậy thì các chùa không thể làm được." Hôm 19/8 báo Việt Nam đưa tin quận Long Biên đã ra kết luận của đoàn thanh tra liên ngành với chùa Bồ Đề mà theo đó có 135 người thuộc diện bảo trợ xã hội đang sống tại chùa. Trong số này có 92 trẻ vị thành niên bao gồm 55 trẻ dưới 6 tuổi. Báo cáo nói 80 trẻ hiện vẫn chưa có giấy khai sinh. Thông Tấn xã Việt Nam trích báo cáo thanh tra nói "dù chùa đã bố trí người phục vụ nuôi dưỡng trẻ em song những người này đều là đối tượng cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn, không có kỹ năng nghiệp vụ chăm sóc theo tiêu chuẩn quy định. Sư thầy Thích Đàm Lan thừa nhận những gì báo cáo nói nhưng bình luận thêm: "Chùa thì tự phát, toàn những người lang thang cơ nhỡ, toàn các cô bị gia đình ruồng bỏ, không nơi ăn chốn ở thì vào chùa Bồ Đề. "Xét về nghiệp vụ bằng cấp thì không có nhưng để nuôi nhau, lá lành đùm lá rách, ôm nhau để lo toan thì có tinh thần, có làm được." Sư thầy cũng e ngại chuyện trở thành trung tâm bảo trợ xã hội với các quy định về giới hạn số người sẽ khiến chùa gặp khó khăn trong việc mở cửa đón bất kỳ người cơ nhỡ nào. Sư Thích Đàm Lan cũng nói thêm nhiều trẻ em và người già không muốn tới trung tâm bảo trợ xã hội của chính quyền. Nhà sư nói có bậc phụ huynh nói "thà rằng để cho con thất học hơn là vào trung tâm" vì sợ rằng khi họ khá giả hơn muốn đón con trở về sẽ khó khăn. Mặc dù các báo Việt Nam nói chùa Bồ Đề đã có công văn đề nghị chính quyền đón toàn bộ số người hiện nay đang ở chùa về trung tâm bảo trợ xã hội, sư thầy Thích Đàm Lan nói: "Nếu mà mình nuôi thì lại tưởng là sai pháp luật, nhưng mà không nuôi thì lại để cho các cháu khổ." 'Không thể lường trước' Chùa Bồ Đề thành trung tâm chú ý của dư luận sau khi có chuyện một người bảo mẫu trong chùa liên quan tới vụ bán con nuôi cho dù sư thầy nói cháu bé bị bán "không phải người của chùa". Khi được hỏi về vụ việc, sư thầy Đàm Lan nói: "Quản lý con người được nhưng quản lý hành vi của họ khó mà biết được. "Có thể họ vẫn ngoan đấy nhưng đùng một cái bị cám dỗ có vấn đề gì làm sai thì cũng không thể lường trước được." Sư thầy cũng nói thêm về trách nhiệm quản lý của mình: "Ở đây phân chia hết từng bộ phận một rồi, bộ phận nấu cơm, bộ phận chăm lo các cháu, từng môi trường, từng công việc một rồi. "Ở đây tổng số 200 con người mà Đàm Lan thì quán xuyến chung chứ không phải là trực tiếp để đi xuống lo từng phần, từng phần một... "Các em ở ngay đất chùa, hàng ngày đi ra đi vào như trong gia đình ấy... "Chùa làm bằng cái tâm nhưng, từ trước tới nay làm thì không thấy cái gì, nhưng bây giờ xảy ra vụ ngoài ý muốn như vậy mà nó lại trở thành cái đáng tiếc." Bé Tâm Anh Trong những ngày qua trên mạng xã hội cũng xuất hiện bức thư kêu cứu về tình trạng có thể coi là đáng thương của một em bé tại chùa. Nhưng sư thầy bác bỏ tin bé bị đánh đập: Sư Thầy Thích Đàm Lan nói bé Tâm Anh 'khỏe mạnh bình thường' "Tâm Anh rất là tốt bởi vì trên quận cũng xuống hỏi thăm thì em bé vẫn khỏe mạnh bình thường, khô ráo chân tay. "Em bé bị ly thượng bì [bóng nước] đi bệnh viện nhiều. Các vị ấy cũng trả về không chữa được bệnh đó, chùa đã phải cố gắng lắm. "Các vị ấy đưa rùm beng lên thế Quận có xuống hỏi thăm thì có phải như thế đâu. "Thế là Quận phải trả lời với Thành phố là không có chuyện như thế." Vụ việc liên quan chùa Bồ Đề đã thu hút sự quan tâm của dư luận thời gian qua. Trụ trì chùa Bồ Đề nói chùa vẫn muốn giúp trẻ nhỏ có hoàn cảnh khó khăn sau khi có kết quả kiểm tra của chính quyền Hà Nội. text: Đảng Dân chủ đang thắng thế nhưng tại một số nơi chủ chốt kết quả cuối cùng sẽ rất sít sao. Phóng viên BBC tại Washington Justin Webb cho sự chi phối trong Hạ viện của đảng Cộng hòa kể từ năm 1994 đã chấm dứt. Lãnh đạo Dân chủ trong Hạ viện, Nancy Pelosi, sẽ trở thành nữ Chủ tịch quốc hội đầu tiên. Đảng Dân chủ tập trung khai thác sự bất mãn của cử tri trước cuộc chiến Iraq, trong khi đảng Cộng hòa nhấn mạnh đến lập trường của họ trong vấn đề an ninh. Bà Pelosi nói cuộc chiến Iraq là một thảm họa, "Hôm nay dân Mỹ bỏ phiếu để thay đổi chuyện đó và họ đã chọn Dân chủ để đưa đất nước sang một hướng khác." Trong số người giành được nhiều phiếu có bà Hillary Clinton, người được cho sẽ ra tranh cử tổng thống vào năm 2008, và ông Keith Ellison, người Hồi giáo đầu tiên được bầu vào quốc hội. Các quan sát viên chưa dám đoán Thượng viện có cũng sẽ về tay đảng Dân chủ hay không mặc dù đảng này đang giành được một số ghế. Công việc kiểm phiếu vẫn đang tiếp diễn tại những nơi kết quả được biết sẽ rất sít sao. Riêng tại bang Virginia cần phải đếm phiếu lại. Kết quả kỳ đầu phiếu này sẽ quyết định phương hướng của Tổng thống Cộng hoà, George W Bush trong hai năm cuối của nhiệm kỳ. Trong ngày hôm nay Tổng thống Bush sẽ có họp báo, qua đó người ta có thể biết được ông sẽ làm việc với các dân biểu Dân chủ như thế nào - nhân nhượng hoặc chống lại họ. Kết quả thăm dò cho thấy số người đi bầu cao. Một số phòng phiếu phải mở cửa thêm giờ sau khi có trục trặc với máy bỏ phiếu tự động. Kết quả ban đầu của cuộc bầu cử giữa kỳ cho thấy đảng Dân chủ đã nắm quyền kiểm soát trong Hạ viện nhưng chưa biết họ có chiếm được đa số trong Thượng viện luôn hay không. text: Điều chỉnh này có mục đích xốc lại kinh tế Mỹ, chống suy thoái và ổn định các thị trường đầu tư gián tiếp. Tuy nhiên, động thái này được cho là vẫn chưa làm yên tâm các nhà đầu tư khi các cổ phiếu Hoa Kỳ tiếp tục tụt giá mạnh ở Phố Wall trong phiên mở cửa giao dịch ngày thứ Ba. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ nói các con số mới nhất cho thấy các mức độ nghiêm trọng trong sụt giảm thị trường nhà ở và gia tăng thất nghiệp tại Hoa Kỳ. Ông Michael Metz, chiến lược gia trưởng về đầu tư tại Oppenheimer, New York nói: "Đáng tiếc là họ không có sức mạnh để có thể đảo ngược được điều mà theo ý kiến của tôi là một cuộc suy thoái hậu chiến tranh tồi tệ nhất". Thực tế là động thái điều chỉnh lãi xuất của Cục dự trữ làm cho mọi người hoàn toàn bất ngờ, vì nó được thực hiện trong khi không nằm trong lịch trình các cuộc họp của Uỷ ban thị trường mở có liên quan đến thiết đặt lãi xuất. Đến nay, có thể thấy thị trường chứng khoán trên thế giới đã tiếp tục sụt giảm sau ngày thứ hai vốn được gọi là ngày thứ hai đen tối. Các thị trường Châu Á mất giá đặc biệt nghiêm trọng và có thị trường đã phải ngưng giao dịch, giá cổ phiếu giảm quá mạnh. Tuy nhiên thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ đã tăng trở lại nhờ quyết định giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ. Như đã biết, các thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục sụt giảm do các lo ngại về tình trạng suy thoái kinh tế tại Hoa Kỳ sẽ làm chậm đà tăng trưởng toàn cầu. Ông Dominique Strauss Kahn, Giám đốc Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) nhận định: "Có vẻ như thị trường chứng khoán không đánh giá cao những giải pháp kinh tế của ông Bush. Hiện nay tất cả các nước phát triển đều đang bị ảnh hưởng bởi những trì trệ trong nền kinh tế Hoa Kỳ." "Các nước đang phát triển cho tới nay chưa bị ảnh hưởng nhưng không có nghĩa là họ sẽ không bị ảnh hưởng trong tương lai." Các quan sát liên tục nhận thấy thị trường Châu Á đã giảm sút đáng kể trong ngày hôm qua và hôm nay. Thị trường tại Trung Quốc giảm hơn 7%. Trong khi đó, thị trường ở Ấn Độ phải tạm ngưng giao dịch sau một giờ khi cổ phiếu giảm tới 9,5%. Một số chuyên gia nói rằng giá chứng khoán tại các thị trường này đã cao một cách không có cơ sở trong khi các nhà đầu tư lại không trường vốn. Ông Anand Tandon, Giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư Gryffon ở Ấn Độ nói nhiều người bị ảnh hưởng bởi các biến động của thị trường: "Rõ ràng là nhiều người mất tiền. Nếu người ta theo các nguyên tắc đa dạng hóa tài sản thì đáng ra khi thị trường xuống là lúc có thể mua thêm vào. Nhưng đối với những người đã đầu tư quá tay thì họ chẳng còn làm gì được nữa." Song các quan sát cũng nhận thấy, mặc dù các thị trường chứng khoán Châu Á chịu mức tụt giảm giá lớn, các thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ đã hồi phục sau khi quyết định điều chỉnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Trong một động thái điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã cắt giảm lãi suất từ 4,25% xuống còn 3,5%. text: Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN cho hay ông Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hôm 6/8 đã ký Quyết định số 17-QÐ/BCÐTW "thành lập bảy đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm". Từ ngày 01/2 năm nay, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm nhiều năm đã bị loại bỏ, thay bằng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư làm trưởng ban. Cùng với việc chuyển công tác chống tham nhũng cho Đảng điều hành, còn có việc thành lập Ban Nội chính Trung ương cũng thuộc Đảng, do cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh làm trưởng ban. Đã có nhiều câu hỏi về hoạt động của cơ chế chống tham nhũng mới khi từ tháng Hai năm nay chưa thấy có động tĩnh gì. Nay theo Quyết định 17-QÐ/BCÐTW, bảy đoàn công tác đứng đầu là các nhân vật trong dàn lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng, đồng thời là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Trong số đó có các ủy viên Bộ Chính trị là Ngô Văn Dụ, Trần Đại Quang; Bí thư Trung ương Đảng Trương Hòa Bình, các ủy viên Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Hòa Bình, Huỳnh Phong Tranh và Nguyễn Văn Hiện. Hai ông Ngô Văn Dụ và Trần Đại Quang đảm nhiệm các địa bàn quan trọng nhất là Thanh tra Chính phủ và TP Hồ Chí Minh đối với ông Dụ và Hà Nội và Hải Phòng đối với ông Quang. Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính, làm trưởng đoàn làm việc tại Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Tòa án Nhân dân Tối cao. Bình luận với BBC hôm thứ Sáu từ Hà Nội về động thái mới này của lãnh đạo Đảng, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói: "Tôi nghĩ rằng đây nằm trong một chủ đề lớn là thực hiện quyền lãnh đạo của Đảng như thế nào trong mối quan hệ với nhà nước. "Và Đảng thực hiện quyền lãnh đạo đó thông qua những người đảng viên chịu trách nhiệm về nhà nước hay là Đảng lại thực hiện một quyền lãnh đạo thông qua một bộ máy riêng của Đảng, và giám sát thông qua bộ máy của Đảng đối với các cấp chính quyền, thì đây là một lĩnh vực mà từ trước ở Việt Nam chưa được giải quyết một cách sáng tỏ." 'Luồng gió mới' Việc bỏ Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng do ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo và thay bằng mô hình do Đảng lãnh đạo được quy định trong Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi mà Quốc hội thông qua cuối năm ngoái. Tuy nhiên, luật không quy định chi tiết hoạt động của ban vì đây thuộc lĩnh vực văn kiện Đảng. Báo Nhân Dân dẫn Quyết định 17-QÐ/BCÐTW nói thời gian thực hiện kiểm tra, giám sát sẽ diễn ra từ ngày 15/8 đến ngày 30/9/2013. Ban Nội chính Trung ương sẽ chủ trì việc thực hiện và tổng hợp kết quả kiểm tra, giám sát. Kết quả sẽ được trình Bộ Chính trị trước ngày 30/11/2013. Việc chuyển công tác chỉ đạo chống tham nhũng từ tay chính phủ sang tay Đảng đã cho thấy tính chất tế nhị, khó khăn và phức tạp của công việc này. Hiện Trung Quốc cũng đang có phong trào chống tham nhũng được chỉ đạo từ các cấp cao nhất. Gần đây trên các diễn đàn mạng lưu truyền nhiều bình luận về điều mà một số nhà quan sát gọi là "sự suy yếu quyền lực" của vai trò Tổng bí thư Đảng CSVN, cũng như của nhân vật mà dư luận trước đây đặt nhiều kỳ vọng - ông Nguyễn Bá Thanh. Nhận định nói trên bắt nguồn từ kết quả các kỳ họp hội nghị Trung ương 6 và 7, trong đó dù có cả tiến trình kiểm điểm, phê và tự phê, Đảng không kỷ luật được cán bộ cao cấp nào. Tại Hội nghị 7, ông Nguyễn Bá Thanh cũng không lọt được vào Bộ Chính Trị. Thế nhưng, với Quyết định mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký hôm 6/8, chắc sẽ có một sự xem xét lại các đánh giá trên đây. Dự đoán về kết quả, tính hiệu quả của động thái mới chống tham nhũng của Đảng, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói: "Tôi hiện nay chưa dự đoán được gì, tôi chỉ hy vọng những động thái sẽ thổi một luồng gió mới vào phòng chống tham nhũng, "Và nên rút ra những bài học về thay đổi, cải cách thế chế, cải cách về bộ máy và thực hiện những quyền giám sát quyền lực, thực hiện các quyền dân chủ người dân, thực hiện công khai minh bạch trách nhiệm giải trình của tất cả cán bộ của tất cả các cấp, kể cả cán bộ Đảng," ông nói với BBC. Trong một diễn biến đáng chú ý, Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng vừa ký quyết định thành lập bảy đoàn công tác kiểm tra thanh tra các vụ án tham nhũng lớn. text: Ông Mursi đã thành công trong việc trung gian hòa giải một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza Các nhóm này cùng ký tên vào một lá thư ngỏ nói rằng tổng thống ‘đã giáng một đòn chí tử vào hệ thống tư pháp của Ai Cập’. Chính thể độc tài? Chính khách đối lập Mohamed ElBaradei đã phát biểu rằng sẽ không có đối thoại với ông Mursi trong khi sắc lệnh do ông đưa ra hôm thứ Năm ngày 22/11 có hiệu lực. Theo sắc lệnh này, không ai có thể đảo ngược các quyết định của tổng thống. “Những hành động này phá hoại nền pháp trị và những trụ cột công lý và lợi dụng quyền hành của tổng thống để bảo vệ lợi ích của một nhóm chính trị đặc biệt,” lá thư ngỏ được đăng trên trang mạng của Viện Nhân quyền Cairo cho biết. “Tổng thống, người hiện nay có quyền hành vượt xa bất cứ vị tổng thống hay nhà quân chủ nào trong lịch sử hiện đại của Ai Cập, đã giáng một đòn chí tử vào hệ thống tư pháp, qua đó tuyên bố khởi đầu một chính thể độc tài mới mà không ai được phép đối chọi lại với tổng thống hay phê phán các chính sách hay nghi ngờ các quyết định của ông ấy.” Thông báo về sắc lệnh này đã làm bùng phát các cuộc biểu tình giận dữ và các cuộc tấn công vào văn phòng của Đảng Tự do Hồi giáo và Công lý của Tổng thống Mursi. "Tổng thống, người hiện nay có quyền hành vượt xa bất cứ vị tổng thống hay nhà quân chủ nào trong lịch sử hiện đại của Ai Cập, đã giáng một đòn chí tử vào hệ thống tư pháp, qua đó tuyên bố khởi đầu một chính thể độc tài mới mà không ai được phép đối chọi lại với tổng thống hay phê phán các chính sách hay nghi ngờ các quyết định của ông ấy." Tuyên bố của các nhóm nhân quyền Ai Cập Những người chỉ trích và ủng hộ của ông Mursi đã tổ chức các cuộc tập hợp kể từ khi sắc lệnh gây tranh cãi được loan báo. Cả hai phe dự kiến sẽ tổ chức thêm các cuộc tuần hành đối chọi nhau vào thứ Ba ngày 27/11 tới. Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo vốn hậu thuẫn cho Đảng của ông Mursi đã kêu gọi biểu tình trên khắp Ai Cập vào Chủ nhật ngày 25/11. Hôm thứ Bảy ngày 24/11, các thẩm phán của Ai Cập đã lên án sắc lệnh của ông Mursi là ‘cuộc tấn công chưa từng thấy’ vào hệ thống tư pháp. Sau một cuộc họp khẩn, câu lạc bộ các thẩm phán – một tổ chức đại diện cho các thẩm phán trên toàn lãnh thổ Ai Cập – đã kêu gọi ‘tạm dừng công việc ở tất cả các tòa án và các viện công tố’. Cảnh sát đã bắn hơi cay để giải tán đám đông khi những người ủng hộ các thẩm phán đụng độ với phe ủng hộ ông Mursi vốn đang tìm cách làm gián đoạn cuộc họp của các thẩm phán. Ông Mohammed Mursi trở thành Tổng thống thứ năm của Ai Cập hồi tháng Sáu – hơn một năm sau khi các cuộc biểu tình của dân chúng lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak. Mỹ và Đức đã bày tỏ quan ngại về sắc lệnh của ông Mursi. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Hơn 20 nhóm hoạt động nhân quyền của Ai Cập đã kêu gọi Tổng thống Mohammed Mursi rút lại sắc lệnh tự cho bản thân thêm nhiều quyền lực rộng rãi. text: Mỹ có truyền thống cho phép các cựu tổng thống được thông báo tóm tắt về các vấn đề an ninh của quốc gia - như một phép lịch sự của người đương nhiệm. Nhưng khi được CBS News hỏi liệu ông Trump có nhận được sự lịch sự tương tự hay không, Tổng thống Biden nói "Tôi nghĩ là không". Chính sách ngoại giao của Joe Biden: Trung Quốc là 'cạnh tranh lớn nhất' Antony Blinken, nhà ngoại giao hàng đầu mới của Mỹ là ai? Ông trích dẫn "hành vi thất thường" của ông Trump là lý do từ chối quyền tiếp cận này. Tổng thống từ chối suy đoán về nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của ông nếu Trump được phép xem các báo cáo mật, nhưng ông ám chỉ rằng không thể tin tưởng cựu tổng thống trong việc đảm bảo giữ thông tin bí mật. Ông Biden nói trong cuộc phỏng vấn đầu tiên kể từ khi trở thành tổng thống "Tôi không nghĩ rằng ông ấy cần thiết tiếp cận các thông tin tình báo. "Sẽ có lợi ích gì trong việc trao cho ông ta các thông tin tình báo? Lợi ích nào trong việc này, ngoài việc ông ta có thể tiết lộ điều gì đó?" Ông Trump có ác cảm với cộng đồng tình báo trong suốt 4 năm nhiệm kỳ tổng thống và đã trải qua 6 đời giám đốc tình báo quốc gia. Ông Trump đã cật vấn về các báo cáo của các cơ quan Mỹ rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 và công kích các giám đốc tình báo vì "cực kỳ thụ động và ngây thơ" trước Iran. Biden và chính sách châu Á: Hai góc nhìn từ Hoa Kỳ và Pháp Hậu quả và giải pháp cho vấn nạn tin giả, thuyết âm mưu Vào năm 2017, ông Trump đã tiết lộ thông tin tuyệt mật cho Ngoại trưởng Nga về một hoạt động của Nhà nước Hồi giáo - động thái bị nhiều người trong cộng đồng tình báo Mỹ coi là vi phạm lòng tin. Trong cuộc phỏng vấn với CBS, Tổng thống Biden đã được hỏi về phiên tòa luận tội ông Trump đang phải đối mặt tại Thượng viện Hoa Kỳ vì vai trò của ông trong cuộc bạo động tại Điện Capitol vào ngày 6/1. Ông Biden nói rằng ông đã "quyết liệt để đánh bại" ông Trump trong cuộc bầu cử "vì tôi nghĩ ông ấy không đủ khả năng để trở thành tổng thống", nhưng ông sẽ để Thượng viện quyết định xem liệu ông Trump có nên bị cấm ra tranh cử nữa hay không. Tổng thống Joe Biden nói người tiền nhiệm Donald Trump không nên được tiếp cận với các báo cáo tình báo vì "hành vi thất thường" của ông. text: Phóng viên đài BBC ở Tokyo nói nếu những dự đoán ban đầu được xác nhận, liên minh cầm quyền sẽ giành được hơn 300 trong tổng số 480 ghế tại Hạ viện. Ông Koizumi đã giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử trước kỳ sau khi những nghị viên bất đồng chính kiến trong chính đảng của ông phản đối kế hoạch tư nhân hóa ngành bưu điện. Ông Koizumi cũng đã có động thái không tiền lệ đó là tiến cử các ứng viên vào những điểm bầu cử quan trọng để cố loại bỏ các nghị viên chống lại kế hoạch tư nhân ngành bưu điện của ông. Kết quả chính thức sẽ được đưa ra vào Thứ Hai. Vận động tranh cử Ông Koizumi đã tụ tập một đám đông lớn trong ngày thứ Bẩy, cuối cùng của chiến dịch, khi các ứng cử viên quyết tâm giành những cử tri còn chưa có quyết định rõ ràng. Trước ngày bầu cử, những người tổ chức đã buộc phải thay đổi công tác tổ chức tại một số khu vực do một cơn bão lớn nữa đang chuẩn bị đổ bộ vào Nhật. Tại một số đảo miền nam, người ta bắt đầu bầu cử sớm lên, và tại một số nơi khác, thời gian bắt đầu mở cửa phòng phiếu sẽ được hoãn lại 2 giờ. Đảng Dân chủ Tự do (LDP của ông Koizumi đã lãnh đạo chính phủ gần như liên tục trong suốt 50 năm qua. Hăng say Trong ngày vận động tranh cử cuối cùng, thủ tướng Nhật bản tới thăm các nhà ga xe lửa, các khu mua sắm và các trung tâm cộng đồng. Ông có 8 bài phát biểu, nhấn mạnh một thông điệp quan trọng - hãy bầu cho tôi nếu các vị muốn có cải cách. Ông Koizumi giữ chức thủ tướng từ năm 2001, ông coi cuộc bầu cử này là một cuộc trưng cầu dân ý về chương trình cải cách của ông, vốn đã bị những đảng viên nổi loạn trong chính đảng ông ngăn cản. Chris Hogg của đài BBC tại Tokyo nsoi ông Koizumi đã tìm cách để vấn đề tư nhân hóa bưu điện thống trị toàn chiến dịch vận động. Phía đối lập là đảng Dân chủ phàn nàn rằng ông Koizumi không giải quyết những vấn đề quan trọng khác như cải cách quỹ hưu trí, và chỉ trích ông về sự gần gũi với tổng thống Mỹ George Bush cùng sự có mặt của quân Nhật tại Iraq. Thắng thế rõ ràng Những người ủng hộ cải cách nói đây là những cải cách rất cấp thiết nhằm đưa số tiền gửi khổng lồ từ hệ thống bưu điện tới tay của những nhà đầu tư tư nhân và tạo lực đẩy cho nền kinh tế. Nhưng những người chỉ trích lại lo ngại rằng những cải cách này sẽ dẫn tới mất việc làm. Cuộc trưng cầu ý kiến trên báo Ashahi Shimbun nói rằng đảng LPD sẽ giành được ít nhất 241 ghế, như vậy là thắng thế cách biệt so với đối thủ. Một tờ báo khác là Yomiuri Shimbun, nói rằng đối với những đơn vị cử tri có một ghế trong hạ viện, 42% những đơn vị được hỏi nói rằng họ dự định bầu cho LPD, trong khi 20% ủng hộ đảng DPJ. Nhật bản kiểm phiếu bầu hạ viện với dự đoán thủ tướng Junichiro Koizumi sẽ giành chiến thắng áp đảo để tiếp tục cải cách kinh tế. text: Ông Vương Lập Quân là nạn nhân chính trị của ông Bạc Hy Lai Hiện mới chỉ có tờ báo Hong Kong đưa thông tin này. Ông Vương từng là trung tâm của vụ tai tiếng chính trị lớn nhất ở Trung Quốc trong vòng 20 năm qua liên quan đến cựu bí thư Thành ủy thành phố này là ông Bạc Hy Lai. Vốn là một nhân vật rất thân cận của ông Bạc, Vương Lập Quân đã bất ngờ bỏ chạy vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô hồi tháng Hai. Sự việc này đã thổi bùng một cơn bão chính trị dẫn đến việc ông Bạc bị khai trừ ra khỏi Bộ chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc và khơi mào cho những bất ổn trước cuộc chuyển giao quyền lực ở nước này vào cuối năm nay. ‘Chạy đua với thời gian’ “Với mong muốn xử lý xong xuôi cả hai vụ án (của ông Vương và ông Bạc) trước Đại hội Đảng, hiện nay các cơ quan có liên quan không từ bỏ một nỗ lực nào và đang chạy đua với thời gian,” tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn lời một nguồn tin ẩn danh cho biết. Trung Quốc sẽ cho ra mắt một thế hệ lãnh đạo trẻ hơn tại kỳ đại hội của Đảng Cộng sản sắp tới vốn được tổ chức mỗi năm năm mặc dù Bắc Kinh đang xem xét hoãn lại một vài tháng trong lúc nội bộ Đảng đang bàn bạc về quy mô và thành phần của các cơ quan đầu não của đảng, nguồn tin này cho hay. Ông Vương đến Sứ quán Mỹ để xin tị nạn do quan ngại về sinh mạng sau khi ông trình cho ông Bạc xem những bằng chứng về sự dính líu của vợ ông Bạc với cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood, các nguồn tin thân cận với cơ quan điều tra cho biết. Phiên tòa xét xử Vương Lập Quân dự kiến sẽ diễn ra tại Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, nơi mà ông Vương đã bỏ chạy vào Sứ quán Mỹ, nhật báo này cho biết. Một ủy ban pháp lý đặc biệt cũng đã được thành lập để thụ lý vụ án này. Nếu phiên tòa ông Vương diễn ra theo đúng kế hoạch, thì công chúng sẽ sớm biết kết quả của hai vụ án khác có liên quan. Đó là vụ án của ông Bạc và vụ của bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc và là nghi can trong cái chết uẩn khúc của ông Neil Heywood. Ông Vương Lập Quân từng là thuộc hạ thân tín của ông Bạc Hy Lai Bản thân ông Bạc Hy Lai cũng đang bị điều tra về vi phạm kỷ luật Đảng và đã bị khai trừ khỏi Bộ Chính trị hồi tháng trước. Giải quyết êm xuôi Các nhà phân tích cho rằng các lãnh đạo trung ương Trung Quốc đang muốn giải quyết êm xuôi các vụ án này trước kỳ Đại hội Đảng vì cú ngã ngựa của ông Bạc đã làm phát sinh nhiều đồn đoán không dứt về sự chia rẽ trong giới lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản. Trước đó đã xuất hiện tin đồn Đại hội Đảng sẽ bị hoãn lại cho đến sang năm vì rằng các lãnh đạo tối cao của Đảng không thống nhất sẽ xử lý các vụ việc ở Trùng Khánh như thế nào. Hiện giờ ông Bạc đang bị Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng điều tra, trong khi các vụ việc của ông Vương và bà Cốc Khai Lai thuộc thẩm quyền của các cơ quan an ninh và Bộ Công an Trung Quốc. Hiện vẫn chưa rõ liệu báo chí và công chúng có được phép tham dự phiên tòa này hay không. Nếu bị kết tội, ông Vương có thể đối diện với mức án tử hình. Ông Ong Yew-kim, một chuyên gia về luật pháp Trung Quốc ở Hong Kong nói ông tin rằng khó có khả năng ông Vương bị kết án tử hình vì ‘ông ấy không giết ai cả cũng như không bị bắt quả tang sở hữu vũ khí’. “Tuy nhiên tôi sẽ không ngạc nhiên nếu ông ấy bị kêu án từ 8 đến 10 năm tù,” vị luật sư này nói. Trước đó, một nguồn tin khác ở Trung Quốc cho biết mặc dù ông Vương đã tìm cách bỏ chạy vào Sứ quán Mỹ, ông này cũng được nhìn nhận là ‘có đóng góp quan trọng’ trong các cuộc điều tra về vợ chồng ông Bạc. Nhật báo tiếng Anh Bưu điện Hoa Nam buổi sáng có trụ sở ở Hong Kong thứ Hai 21/5 đưa tin ông Vương Lập Quân, cựu giám đốc Công an thành phố Trùng Khánh, "sẽ bị đưa ra xét xử về tội phản quốc vào đầu tháng tới". text: Vụ việc xảy ra vào sáng 5/1 khi chính quyền tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đầm nuôi thủy sản. Trong giai đoạn xử phúc thẩm vụ kiện quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng, TAND Hải Phòng tổ chức cuộc gặp giữa hai bên. Biên bản cuộc gặp có chữ ký và con dấu của TAND, nói rằng chính quyền huyện sẵn sàng cho người dân thuê tiếp khu đầm, với điều kiện người dân rút đơn kháng cáo. Phía gia đình ông Đoàn Văn Vươn, người đang bị giam cùng sáu thành viên gia đình khác, cho rằng biên bản làm họ hiểu sẽ tiếp tục được thuê khu đầm thủy sản. Nhưng ông Đặng Quang Phương, Phó Chánh án TAND Tối cao, xác nhận: "Việc 'thỏa thuận' hay 'đối thoại' ở vụ án hành chính không giống với việc hòa giải thành ở tranh chấp dân sự, tức không có giá trị bắt buộc thi hành." Nói với báo Pháp Luật TP. HCM, ông Phương giải thích: "Trong vụ án hành chính, việc các bên thỏa thuận giải quyết vụ án không đương nhiên dẫn tới quyết định đình chỉ vụ án." "Đây chỉ là cơ sở để các bên rút đơn và trên cơ sở đó tòa án mới ra quyết định đình chỉ vụ án." Chê trách việc nổ súng vào lực lượng cưỡng chế, nhưng ông Phương cũng nói người dân có thể kiện lên TAND Tối cao nếu "người khởi kiện nghe UBND huyện Tiên Lãng dỗ dành, dẫn tới hiểu lầm và đi đến quyết định rút kháng cáo." Một bài bình luận khác của báo Pháp Luật TP. HCM nhấn mạnh thêm: "Một cán bộ, một đảng viên hay một công bộc thực sự có trách nhiệm, thực sự vì dân sẽ giải thích cặn kẽ sự khác nhau này." Tờ báo viết: "Đến tận bây giờ những người nông dân vẫn một mực tin vào 'lời hứa' của đại diện UBND ghi trong biên bản, dẫn đến sự phản kháng đầy máu, nước mắt và trái pháp luật khi bị cưỡng chế như thế…" Hiện công an Hải Phòng đang tạm giam ông Đoàn Văn Vươn và sáu người khác trong gia đình. Công an cũng tuyên bố đang truy nã hai người khác là Đoàn Văn Thoại và Phạm Thái. Vụ thu hồi đất dẫn đến nổ súng bị thương công an ở huyện Tiên Lãng hé lộ tình tiết mới khi giới luật gia cho rằng Tòa án Nhân dân (TAND) TP. Hải Phòng có trách nhiệm trong vụ việc. text: Việt Nam xếp chưa cao trong bảng xếp hạng 'Giàu bất hạnh, nghèo hạnh phúc' Chìa khóa hạnh phúc nằm ở đâu? Đây là báo cáo thường niên, World Happiness Report, bắt đầu từ năm 2012, được công bố vào ngày 20/3, được LHQ đặt là Ngày Hạnh phúc Quốc tế. Phần Lan, trong năm thứ hai liên tiếp, được gọi là nước hạnh phúc nhất, theo sau là Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Hà Lan. Các nước còn lại trong tốp 10 là Thụy Sĩ, Thụy Điển, New Zealand, Canada và Áo. Anh xếp thứ 15, Hoa Kỳ xếp thứ 19, Pháp 24, Nhật 58, Nga 68, Trung Quốc 93. Người Anh 'hạnh phúc hơn trước', theo bài trên BBC News, vì Anh tăng bốn bậc, lên thứ 15 trên bảng World Happiness Report Theo BBC News, người Anh 'hạnh phúc hơn trước', nhờ Anh tăng bốn bậc, lên thứ 15 trên bảng World Happiness Report. Còn trong vùng Đông Nam Á, Singapore xếp cao nhất, 34, tiếp là Thái Lan 52, Philippines 69, Malaysia 80, Indonesia 92, Việt Nam 94, Lào 105, Campuchia 109, Myanmar 131. Kết quả dựa theo điểm của ba năm khảo sát của Gallup từ 2016 đến 2018. Nó bao gồm các yếu tố như GDP, hỗ trợ của bạn và gia đình, tuổi thọ, tự do, tham nhũng… Phần Lan và các nước Bắc Âu xếp đầu về hạnh phúc Ý tưởng ban đầu xuất phát từ thủ tướng Bhutan, đề nghị LHQ đặt ra ngày hạnh phúc thế giới hồi năm 2011. Đến năm 2012, Đại hội đồng LHQ tuyên bố ngày 20/3 là Ngày Hạnh phúc Thế giới. Trong bảng xếp hạng năm nay, Bhutan xếp thứ 95, ngay sau Việt Nam. Báo cáo nói các nước xếp đầu thường đạt giá trị cao trong các yếu tố giúp hạnh phúc như thu nhập, tuổi thọ, hỗ trợ xã hội, tự do, niềm tin, và sự rộng lượng. Cách thức xếp hạng Phần xếp hạng các nước về căn bản dựa trên sáu yếu tố: GDP trên đầu người, hỗ trợ của xã hội, tuổi thọ, tự do làm điều mình muốn, sự rộng lượng, và vấn đề tham nhũng. Yếu tố GDP dựa theo số liệu của World Bank. Tuổi thọ dựa vào số liệu của World Health Organization. Hỗ trợ xã hội dựa theo câu hỏi của thăm dò Gallup: "Nếu gặp khó khăn, bạn có người thân hay bạn bè sẵn sàng giúp?" Tự do lựa chọn, dựa theo câu hỏi: "Bạn thỏa mãn hay không về tự do được lựa chọn làm điều mình muốn trong đời?" Sự rộng lượng, hào phóng dựa vào câu hỏi: "Trong tháng qua, bạn có đóng góp tiền cho từ thiện?" Đánh giá tham nhũng dựa vào câu hỏi: "Tham nhũng có nhiều trong chính phủ?" và "Tham nhũng có nhiều trong doanh nghiệp?" Thứ hạng Việt Nam Nụ cười ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên, VN Với Việt Nam trong báo cáo 2019 này, điểm về tự do lựa chọn trong đời rất cao, xếp thứ 23. Mảng hỗ trợ xã hội, Việt Nam xếp thứ 64. Tuổi thọ xếp 49. Tham nhũng bị xếp 86, rộng lượng 97, GDP 105. Năm 2013, khi World Happiness Report mới có xếp hạng các nước, Việt Nam xếp 63 trên 156 nước. Sang năm 2015, Việt Nam xếp 75 trên 158 nước - năm trước đó, 2014, không có báo cáo. Báo cáo 2016 xếp Việt Nam thứ 96 trên 157 nước. Một năm sau, Việt Nam xếp thứ 94 trên 155 nước. Năm 2018, Việt Nam xếp 95 trên 156 nước. Năm nay, Việt Nam xếp 94 trên 156 nước. Việt Nam xếp hạng 94 trên 156 nước trong một bảng xếp hạng 'Quốc gia Hạnh phúc' do Mạng lưới các giải pháp phát triển bền vững của LHQ (United Nations Sustainable Development Solutions Network) công bố. text: Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng Phu nhân đã đến Hà Nội hôm 22/3 Điểm đến đầu tiên của ông Moon là thăm địa điểm tập huấn của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam, gặp huấn luyện viên Hàn Quốc Park Hang-seo. Vừa qua, nhờ ông Park, đội U23 Việt Nam giành vị trí á quân Giải vô địch bóng đá U23 châu Á. Bàn tròn thứ Năm: Phải chăng xu thế tập quyền đang trở lại? Ông Moon thành tổng thống Hàn Quốc tháng Năm 2017, sau khi giành chiến thắng trong bầu cử. Sinh ngày 24 tháng 1 năm 1953, hơn nửa năm trước khi Nam Bắc Triều Tiên ký cuộc đình chiến vào tháng 7, ông Moon Jae-in là con của một gia đình tỵ nạn đến từ Bắc Hàn. Cha mẹ ông chạy khỏi miền Bắc trong đoàn người vào Nam trên con tàu vận tải của Hoa Kỳ vào tháng 12/1950, ngay sau khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Đáp trả các cáo buộc rằng ông có quan điểm ủng hộ miền Bắc, ông Moon từng nói: "Cha tôi đã vào Nam chạy trốn khỏi Bắc Hàn vì căm thù chế độ cộng sản, tôi cũng căm thù hệ thống cộng sản miền Bắc. Nhưng điều này không có nghĩa là tôi bỏ rơi đồng bào miền Bắc trong đau khổ dưới chế độ áp bức đó." Cha mẹ ông Moon chạy khỏi miền Bắc trong đoàn người vào Nam năm 1950 (hình minh họa) Sinh ra ở đảo Geoje, Moon Jae-in sống trong tuổi thơ nghèo vào giai đoạn Hàn Quốc là một trong những nước đói khổ nhất châu Á sau Thế Chiến 2 và phải nhận viện trợ của Hoa Kỳ. Cha ông làm lao công trong một trại giam tù binh chiến tranh, mẹ ông bán trứng ngoài chợ Busan. Lớn lên, ông tham gia phong trào sinh viên và ủng hộ cho các hoạt động dân chủ, chống lại chính quyền độc đoán của Tướng Park Chung-hee, cha của nữ tổng thống Park Geun-hye sau này. Chuyện tham nhũng và Bắc Hàn làm 'nóng' bầu cử ở Nam Hàn Phe tả Hàn Quốc: 'Cần ngưng THAAD' Trong thời gian học luật ở Đại học Kyunghee, ông bị quân cảnh bắt vì hoạt động chính trị và bị đuổi học. Ông cũng đã đi quân dịch và phục vụ trong lực lượng biệt kích của Hàn Quốc trong đơn vị phải ứng phó với một vụ khiêu khích (Axe Murder Incident) của Bắc Hàn ở vùng Phi quân sự khi quân miền Bắc dùng rìu chém chét hai quân nhân Hoa Kỳ, Arthur Bonifas và Mark Barrett ở Panmunjom. Sau này, ông cũng không được làm thẩm phán vì có tiền án đi tù hai lần do chống chính quyền. Vì thế, Moon Jae-in đã chọn con đường làm luật sư nhân quyền. Cựu Tổng thống Roh Moo-Hyun, trong ảnh chụp cùng nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-Il tháng 10/2007, từng là đồng nghiệp của ông Moon Jae-in Đồng nghiệp cùng hãng luật của ông, Roh Moo-hyun sau đã trở thành tổng thống Hàn Quốc. Ông Moon làm cố vấn cho ông Roh và hai người là bạn cho đến khi ông Roh tự sát năm 2009. Bản thân ông Moon Jae-in đồng sáng lập ra báo Hankyoreh và tiếp tục đấu tranh chính trị ở vị trí dân biểu, nhà hoạt động dân quyền và chủ tịch Hội luật gia Busan. Ông Moon Jae-in bồng cháu nội trong buổi vận động tranh cử hôm 8/5 Ông là ứng viên của Đảng Dân chủ Hàn Quốc ra tranh chức Tổng thống Hàn Quốc. Theo đạo Công giáo, ông có vợ, một con trai và một con gái. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng Phu nhân đã đến Hà Nội hôm 22/3, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam ba ngày. text: Ông đã mượn khẩu hiệu tranh cử rất phổ biến trong chiến dịch tranh cử trước đây của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, đó là "Abki bar Modi sarkar" (tạm dịch là "Lần này, đến lượt chính phủ của Modi"). Trang Buzzfeed trích lời Shalabh Kumar, một thành viên của Ủy ban Cố vấn về người Mỹ gốc Ấn của ông Trump, cho biết video nói trên được thực hiện để phát sóng trên các kênh truyền hình Ấn Độ tại Mỹ. Ông Kumar ủng hộ ông Trump và nói ông làm video này cùng ông Trump để kêu gọi sự ủng hộ của những người nói tiếng Hindi. Tuy nhiên, nếu xét tới phản ứng của người dân Ấn Độ tại Delhi, thì ông Trump vẫn còn nhiều việc phải làm. Tính cách Donald Trump qua người viết tiểu sử của ông Như phóng viên Vikas Pandey của BBC nhận thấy qua một cuộc điều tra nhanh trên đường phố thủ đô Ấn Độ, không ai tỏ ra ấn tượng với video này. 'Ấn Độ đâu chỉ có người Hindu, thưa ông Trump' Shailesh Yadav tin rằng Ông Trump sẽ không phải là một người bạn của Ấn Độ Shailesh Yadav nói anh cảm thấy khó chịu sau khi xem video bởi "Trong video, ông Trump có vẻ như chỉ nhắm tới người Hindu". "Sao ông ta có thể cho là người Hindu đồng nghĩa với Ấn Độ? Chúng tôi là một đất nước đa sắc, thưa ông Trump. Người Hồi giáo, người Sikh và người Thiên chúa giáo cũng sống ở đất nước này," Shailesh Yadav nói. Anh Yadavnói thêm rằng anh hy vọng "người Mỹ sẽ đủ thông minh để không bầu ông này lên nắm quyền ". 'Không phải là bạn của Ấn Độ' Phản ứng của sinh viên luật Aparimita Pratap sau khi xem video là ông Trump "đã thua trong cuộc bầu cử rồi và sẽ chẳng có video nào cứu được ông ta". "Cả triệu năm nữa ông ta cũng không thể thắng được. Nếu ông ta nghĩ rằng việc nói vài câu tiếng Hindi sẽ giúp ông ta giành được phiếu của người Mỹ gốc Ấn hoặc giúp ông ta có người hâm mộ ở đây (tức ở Ấn Độ), thì ông ta đã lầm to" Aparimita Pratap nói. "Ông ta có được sự ủng hộ của một vài gia đình thương nhân người Mỹ gốc Ấn và ông ta nghĩ là cả đất nước Ấn Độ yêu thích ông ta. Nhưng tôi cũng không trách ông ấy được: ông ta là hiện thân sống động của sự dốt nát." Raymon Singh, bên trái, và Aparimita Pratap, bên phải, là sinh viên luật Bạn của Aparimita Pratap, cô Raymon Singh, đồng ý và chỉ cười khi tôi cho cô ấy xem video. "Buồn cười quá. Ông ta có vẻ như đã tập hô khẩu hiệu này nhiều lần, nhưng nghe vẫn chẳng thuyết phục gì" cô nói. "Có chắc đây không phải video lừa bịp gì đấy chứ?" cô hỏi thêm. Trump 'nguy hiểm cho thế giới' Donald Trump và Hillary Clinton "Nếu đây là video thật, thì nó chỉ chứng minh ông ta là con người đầy mâu thuẫn. Lúc đầu ông ta trách móc người nhập cư, giờ thì lại ra sức ve vãn người Mỹ gốc Ấn" cô nói. "Ông ta không phải là người bạn của Ấn Độ - ông ta chẳng là bạn của ai cả. Cứ xem quan điểm cổ hủ của ông ta về phụ nữ là biết. Là phụ nữ, tôi cảm thấy phẫn nộ khi nghe những lời bình luận của ông ta." 'Không thể tin tưởng ông ta' Kriti Kakkar tin rằng Ông Trump sẽ không thể thắng trong cuộc bầu cử Cô sinh viên Kriti Kakkar rất buồn cười khi xem đi xem lại video vài lần. "Tôi từng nghĩ Mỹ là nước rất phát triển, nhưng sau khi thấy người đàn ông này đi quá xa như thế này, tôi bắt đầu nghi ngờ thực sự," cô nói. "Làm sao mà người Mỹ lại không biết ông ta như thế nào? Tôi đã theo dõi ông ta từ khi ông da dẫn chương trình The Apprentice trên truyền hình. Ngay lúc đó ông ta đã lỗ mãng lắm rồi." Kriti Kakkar nói thêm rằng Ấn Độ "không thể tin tưởng ông ta". "Ông ta đang nói tốt về Ấn Độ bởi ông ta cần phiếu. Nhưng không thể tin tưởng ông ta sẽ tôn trọng lời hứa của mình," cô nói. 'Không phải người phù hợp' Hitesh Yadav từng nghĩ rằng ông Trump sẽ thắng trong cuộc bầu cử Hitesh Yadav, một chuyên gia về quản lý, nói anh không thấy ngạc nhiên với video này. "Lúc này ông ta sẽ nói và làm bất cứ điều gì để giành phiếu. Cách đây hai tháng, tôi thực sự nghĩ là ông ta sẽ thắng, nhưng giờ đây những bình luận của ông ta về phụ nữ và về các nhóm người thiểu số đã cho thế giới thấy bộ mặt thật của ông ta," Hitesh Yadav nói. "Nếu ông ta thắng, thế giới sẽ bất an hơn, cả Ấn Độ cũng vậy. Ông ta sẽ đóng cửa các tổng đài phục vụ khách hàng tại Ấn Độ," anh nói. Clinton và Trump giễu nhau trong tiệc từ thiện Cuộc tranh luận lần ba và là lần cuối đầy cay nghiệt giữa bà Clinton ông Trump tại Las Vegas "Ông ta không phải là người phù hợp cho công việc này." 'Không phải là dấu hiệu tốt cho nước Mỹ' Nhà thiết kế Anand Bhushan Nhà thiết kế Anand Bhushan nói ông Trump "có vẻ như muốn tận dụng thắng lợi năm 2014 của Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) tại Ấn Độ". "Có thể là cuối cùng ông ta sẽ giành được một số phiếu của cộng đồng người Mỹ gốc Ấn theo đạo Hindu. Nhưng đó không phải là dấu hiệu tốt cho nước Mỹ," anh nói. "Hãy nhìn những gì đang diễn ra tại Ấn Độ. Từ năm 2014 đến nay, chúng ta đã thấy biết bao trường hợp bất khoan dung chống lại các nhóm thiểu số tại Ấn Độ. Ông Trump đang đi theo đúng con đường này," Anand Bhushan nói. Ứng cử viên tổng thống Mỹ, ông Donald Trump, đã nói một vài từ tiếng Hindi trong một video để cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của cử tri người Mỹ gốc Ấn. text: Đài Loan nói máy bay chống tàu ngầm của TQ xuất hiện ngoài khơi biển Đài Loan Đây cũng là ngày một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ theo kế hoạch sẽ đến Đài Loan. Đài Loan đã nhiều lần phàn nàn về việc Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự trên không và vùng biển gần hòn đảo. Đài Bắc coi các hoạt động này là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khiến Đài Loan chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc. 'Tôi là người Đài Loan' và vấn đề của TQ với EU Thành viên nội các Mỹ thăm Đài Loan, khiến TQ tức giận Phẩm cách Đài Loan, phẩm cách Việt Nam Đài Loan, Mỹ ‘cảnh giác’ với tin Trung Quốc sắp tập trận ‘chiếm Đông Sa’ Tuần trước, Đài Loan cho biết Trung Quốc đã có hai ngày tập trận ngoài khơi bờ biển phía tây nam đảo này - vùng nằm giữa Đài Loan đại lục và quần đảo Đông Sa (Pratas) do Đài Loan kiểm soát - mà Trung Quốc gọi là "hành động cần thiết" để bảo vệ chủ quyền. Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết hai máy bay chống tàu ngầm của Trung Quốc đã bay quanh khu vực phía tây nam hòn đảo và Đài Loan được cảnh báo rời đi qua radio. Lực lượng không quân Đài Loan cũng theo dõi hai máy bay Trung Quốc. Thông báo này được đưa ra cùng ngày Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách về tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường, ông Keith Krach đến Đài Loan, trong một chuyến đi có khả năng làm Bắc Kinh nổi giận. Trung Quốc vốn thường xuyên lên án sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan. Khi Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar đến thăm Đài Loan vào tháng trước - quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ tới thăm hòn đảo này trong bốn thập kỷ qua - các máy bay phản lực của không quân Trung Quốc đã băng qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan và bị tên lửa Đài Loan theo dõi. Hai máy bay chống tàu ngầm của Trung Quốc đã bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan hôm thứ Tư (16/9) và bị lực lượng không quân của Đài Loan cảnh báo phải rời đi, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói hôm thứ Năm, theo Reuters . text: Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có 23 triệu lượt yêu thích Chính vì vậy không ít nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo trên thế giới cũng bắt đầu sử dụng Facebook như một cách để kết nối với người dân của chính họ, và cũng như với thế giới. Vậy các nhà lãnh đạo thế giới dùng Facebook như thế nào? Campuchia: Kiến nghị điều tra Facebook của Hun Sen 'Ác mộng khi biết mức độ theo dõi của Facebook' Nghiên cứu công bố vào tháng Ba năm nay của hãng Burson-Masteller dựa trên 650 trang cá nhân hoặc chính thức của các chính trị gia và các tổ chức cho thấy vài kết quả thú vị. Bảng xếp hạng 2017 Hình ảnh được yêu thích nhất là tấm hình Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cầu nguyện ở ngôi đền Lingaraj xây dựng từ thế kỷ 11 với 1,1 triệu tương tác. Video được xem nhiều nhất là của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron với video "Thông điệp cho các nhà nghiên cứu, doanh nhân khởi nghiệp, kĩ sư đang làm về vấn đề biến đổi khí hậu". Video 1'30s này được xem 29,1 triệu lần. Video trực tiếp được xem nhiều nhất là bài phát biểu toàn quốc hàng tuần của Tổng thống Donald Trump hôm 28/1, đăng trên trang chính thức của Tổng thống Hoa Kỳ, với hơn 5,1 triệu lượt xem. Ngày cũng càng nhiều nhà lãnh đạo thế giới sử dụng Facebook Live stream để trao đổi trực tuyến trực tiếp với người theo dõi họ và không ngần ngại trả lời các câu hỏi. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, là một trong số ít chính trị gia, tiến hành một buổi hỏi đáp trực tuyến qua Facebook Live. Bài đăng nhận được nhiều phản ứng 'Trái tim' nhất là hình ảnh Thủ tướng Canada Justin Trudeau chào đón người tỵ nạn Syria đến Canada với hơn 164,605 trái tim. Bài đăng nhận được nhiều phản ứng 'Giận dữ' nhất là buổi Facebook Live của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro với 92.165 phản ứng. Bài đăng nhận được nhiều phản ứng 'Bật cười' nhất là bài của Tổng thống Trump về ông Kim Jong-un hồi 12/11/2017 với hơn 156.000 phản ứng 'Cười' "Tại sao Kim Jong-un lại sỉ nhục tôi bằng cách gọi tôi "già" trong khi tôi CHƯA BAO GIỜ gọi anh ta "lùn và mập". Tôi đã rất cố gắng để làm bạn của anh ta - và có lẽ một ngày nào đó điều đó sẽ xảy ra!" Bài đăng nhận được nhiều phản ứng 'Ngạc nhiên' nhất là bài đăng cảnh báo Cơn bão Irma với "kích thước rất lớn, có lẽ lớn hơn tất cả những gì chúng ta từng thấy. Hãy giữ an toàn và tránh khỏi đường đi của nó. Chính quyền Liên bang đã sẵn sàng, và chúng tôi đồng hành CÙNG BẠN!!" Bài đăng nhận được nhiều phản ứng 'Buồn bã' nhất là tuyên bố của Thủ tướng Cananda Justin Trudeau sau vụ xả súng ở một tòa thờ Hồi giáo ở Thành phố Quebec, với hơn 59.000 phản ứng. Ai là người được yêu thích nhất? Tuy nhiên cần phải chỉ ra rằng Tổng thống Modi có lợi thế hơn hẳn vì tỷ lệ dân số Ấn Độ áp đảo so với các nước khác. Tần suất đăng Facebook của ông Trump cũng cao hơn ông Modi 5 lần, dẫn đến lượng tương tác cao gấp đôi ông Modi kể từ đầu 2017, khi ông Trump bắt đầu nhậm chức. Hầu hết các chính trị gia trên thế giới đều có một đội ngũ truyền thông đăng bài thay trên Facebook, nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Như tân Thủ tướng New Zealand Jacinda Arden, thường thay phát sóng trực tiếp trên Facebook từ nhà của bà và Tòa nhà Thủ tướng hay thậm chí là ở trong ô tô, để cập nhật với những người theo dõi về những quyết định mới nhất của chính phủ và trả lời các câu hỏi trực tiếp. Hay như Thủ tướng Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen, người từng live stream trên Facebook trong lúc...ăn pizza khi trở về nhà sau một ngày dài làm việc. Cấp dưới của ông, Ngoại trưởng Anders Samuelsen còn thân thiện hơn, khi ông cũng hay đăng các tấm hình chụp selfie, hay video lúc ông đứng hát Dancing in the Moonlight cùng một nhóm bạn trẻ. Ở Việt Nam, trang Thông tin Chính Phủ, tự mô tả là "Cập nhật kịp thời các thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tới người dân" có khoảng 220.000 lượt yêu thích. Facebook hiện đang là mạng xã hội phổ biến nhất thế giới với hơn hai tỷ người sử dụng tính tới đầu năm nay. text: Kế hoạch này được đưa ra dưới dạng một dự luật được trình lên Hạ viện và được cả các thành viên của đảng Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ. Dự luật này dự định sẽ mở rộng các quy định hiện này trong việc cấm đánh bạc qua điện thoại từ bang này sang bang khác. Tuy nhiên, điều này cũng có thể sẽ đi ngược lại quyết định của Tổ chức Mậu dịch Thế giới hồi tháng tám năm ngoái rằng Mỹ không được chặn các trang web đánh bạc của nước ngoài. Carribe phàn nàn WTO đưa ra quyết định này sau khi ủng hộ những phàn này của đảo Antigua thuộc vùng Carribe đối với Mỹ, đảo này là nơi có nhiều trang web đánh bạc qua mạng. Theo phán quyết của WTO, cho đến tháng tư năm nay Mỹ sẽ phải thay đổi các quy định luật pháp của mình cho phù hợp với quyết định của tổ chứuc này, nếu không sẽ phải chịu phạt và chịu thuế quan. Tuy nhiên, Mỹ có thể sẽ lờ đi phán quýêt của WTO và chấp nhận chịu phạt. Dự luật này mới chỉ là đề xuất và nếu nó được thông qua tại Hạ viện, nó vẫn có thể bị Thượng viện phản đối. Các chính trị gia Mỹ đã một lần nữa đưa ra kế hoạch ngăn chặn các trang web đánh bạc từ nước ngoài tới được người sử dụng Mỹ. text: Tổng thống Israel Rivlin đón tiếp Tổng thống Trump "Iran không bao giờ được phép sở hữu vũ khí hạt nhân," ông nói với các phóng viên tại Jerusalem khi đứng cạnh Tổng thống Israel Reuven Rivlin. Ông tới Israel sau chuyến thăm Saudi Arabia, một đồng minh chủ chốt của Mỹ, nơi ông phát biểu trước các lãnh đạo Arab và Hồi giáo tại một hội nghị thượng đỉnh. Trump ký 'thỏa thuận tỷ đô' với Saudi Arabia Netanyahu lên án diễn văn của Kerry Ông sẽ có cuộc gặp các lãnh đạo Israel và Palestine. Ông gọi hiệp định hòa bình Israel-Palestine là "thỏa thuận tối thượng" nhưng ông không nói rõ thỏa thuận này sẽ theo hình thức nào. Ông nói thêm ông muốn để cho hai bên quyết định với nhau trong các cuộc họp song phương. Ông Trump có chuyến thăm Iran hai ngày trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách tổng thống Mỹ. Ông Trump và phu nhân đến thăm Nhà thờ Mộ Thánh Chúa Tổng thống Trump còn nói gì nữa? Iran phải "ngừng việc cấp tiền, đào tạo và trang bị cho các lực lượng khủng bố và phiến quân", ông Trump nói tại tư gia của Tổng thống Rivlin. Ông nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa Mỹ và Israel: "Chúng ta không chỉ là bạn lâu năm, chúng ta còn là đồng minh và đối tác thân thiết. Chúng ta luôn sát cánh cùng nhau." Về tiến trình hòa bình, ông nói: "Trẻ em Israel và Paletine đáng được lớn lên trong môi trường hòa bình và theo đuổi giấc mơ mà không bị bạo lực từng hủy hoại cuộc sống của bao người." Sau khi rời tư gia của Tổng thống Rivlin, ông đến thăm Nhà thờ Mộ Thánh Chúa (Church of the Holy Sepulchre) nơi Chúa Jesus được chôn và phục sinh, theo truyền thuyết Công giáo. Ông Trump được cho là người ủng hộ Israel hơn nhiều so với người tiền nhiệm Barack Obama. Ông có quan điểm mềm mỏng hơn về vấn đề các vùng người Israel chiếm đóng. Ông nói rằng việc họ mở rộng lãnh thổ chứ không phải sự hiện diện của họ mới là điều gây cản trở cho việc tìm kiếm hòa bình. Hơn 600.000 người Do thái đang sống ở khoảng 140 khu định cư được xây dựng kể từ khi Israel chiếm vùng Bờ Tây và Đông Jerusalem, khu vực mà người Palestine đòi chủ quyền. Các khu định cư này bị coi là bất hợp pháp theo luật quốc tế, nhưng phía Israel không chấp nhận điều đó. Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu chuyến thăm Israel với lời cảnh báo về mối đe dọa từ phía Iran một khi Tehran có vũ khí hạt nhân. text: Nga cho biết đã triệu hồi đại sứ của mình tại Mỹ, Anatoly Antonov, để tham vấn Chính phủ Nga nói ông Anatoly Antonov đã được triệu hồi về Moscow khi các mối quan hệ với Mỹ đi đến "ngõ cụt". Động thái này diễn ra sau khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố ông Vladimir Putin sẽ phải "trả giá" vì cáo buộc can thiệp bầu cử. Trả lời phỏng vấn ABC News, ông Biden khẳng định ông nghĩ Tổng thống Nga là "kẻ giết người". Ông Biden đã bình luận về một báo cáo tình báo của Mỹ cho rằng ông Putin đã thúc đẩy một chiến dịch can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm ngoái. Báo cáo cáo buộc Nga cố gắng làm thay đổi cuộc bầu cử để ủng hộ cựu Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump, người đã bị đánh bại bởi ông Biden, một đảng viên Dân chủ. Người phát ngôn của ông Putin, Dmitry Peskov, nói các cáo buộc này không có bằng chứng, và sẽ gây tổn hại thêm cho quan hệ song phương. Mỹ dự kiến sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga ngay trong tuần tới sau kết luận của báo cáo. Putin thúc đẩy chiến dịch 'ủng hộ' Trump, can thiệp bầu cử Mỹ? Biden nêu vấn đề can thiệp bầu cử trong điện đàm đầu tiên với Putin Lãnh đạo đối lập Nga bị bắt khi về nước sau vụ đầu độc suýt chết 'TQ muốn Trump thất cử'; Iran và Nga 'can thiệp' việc bỏ phiếu Bộ Ngoại giao Nga nói gì? "Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov đã được triệu tập về Mosco để tham vấn nhằm phân tích những gì cần phải làm trong bối cảnh quan hệ với Hoa Kỳ", Nga nói trong một thông cáo. Thông cáo cho hay thêm rằng Nga quan tâm đến việc "ngăn chặn tình huống xấu đi không thể đảo ngược trong mối quan hệ hai nước". "Điều quan trọng nhất với chúng tôi là xác định các điều cần làm để điều chỉnh mối quan hệ Nga-Mỹ, vốn đã trải qua những thời kỳ khó khăn, như Washington đã, thật tình mà nói, đẩy tương giao đến ngõ cụt", thông cáo của Nga cho hay. Tổng thống Biden nói gì? Ông Biden nói với ABC hồi tháng Giêng rằng ông đã cảnh báo ông Putin về khả năng sẽ có phản ứng đối với cáo buộc Nga can thiệp bầu cử. "Ông ta sẽ phải trả giá", ông Biden nói trong cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm thứ Tư. Khi được hỏi hậu quả sẽ như thế nào, ông Biden nói: "Quý vị sẽ thấy ngay thôi." Khi được hỏi liệu ông có nghĩ ông Putin là "kẻ giết người" hay không, Tổng thống Biden nói "Tôi có nghĩ". Trong một cuộc họp báo sau đó, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki nói quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ khác so với thời Tổng thống Trump. "Chắc chắn người Nga sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động mà họ đã làm", bà Psaki nói với các phóng viên. Báo cáo của tình báo Mỹ nói gì? Năm 2016, tình báo Mỹ kết luận rằng Nga đứng sau nỗ lực phá hoại cuộc tranh cử tổng thống của Hillary Clinton trong cuộc đua với ông Trump Bản báo cáo dài 15 trang do Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia công bố hôm thứ Ba đã vạch ra những gì họ cho là "hoạt động gây ảnh hưởng" do Nga và Iran thúc đẩy. Các cá nhân có liên hệ với Nga đã lan truyền những tuyên bố không có cơ sở về Tổng thống Biden trước cuộc bầu cử ngày 3/11, báo cáo cho biết. Báo cáo cũng cho biết một chiến dịch thông tin sai lệch đã được tung ra nhằm làm suy yếu niềm tin vào toàn bộ quá trình bầu cử. Theo báo cáo của Mỹ, một số người có liên hệ với tình báo Nga cũng đã thúc đẩy đăng những bài tường thuật chống ông Biden trên truyền thông, và gửi chúng cho các quan chức cấp cao và đồng minh của ông Trump. Nga đã triệu hồi đại sứ tại Mỹ để tham vấn nhằm ngăn chặn "tình huống xấu không thể đảo ngược" trong quan hệ với Mỹ. text: Cuộc thảo luận của họ sẽ tập trung vào việc chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của khối G8 tức là khối các quốc gia kỹ nghệ hoá cùng với Nga vốn sẽ được tổ chức ở Gleneagles thuộc Scotland vào tháng tới. Anh Quốc hiện đang là chủ tịch của khối G8 và ông Blair muốn thúc đẩy với một nghị trình rộng lớn để giải quyết nạn nghèo đói ở Phi Châu và vấn đề ấm nóng toàn cầu. Thủ tướng Anh, ông Tony Blair đã đặt ra một nghị trình đầy tham vọng cho Hội nghị thượng đỉnh G8 vốn sẽ nhóm họp ở Scotland vào đầu tháng 7. Đặc biệt nhất là một cuộc tấn công ba mũi dùi vào nghèo đói ở Phi Châu: một loạt các biện pháp xoá nợ, gia tăng viện trợ, và giải quyết cho mậu dịch công bằng hơn. Ông cũng đã hứa sẽ có hành động để giải quyết nạn ấm nóng toàn cầu nhưng muốn có tiến bộ thực sự, ông cần sự ủng hộ của Hoa Kỳ hay ít nhất thì cũng một hứa hẹn của chính phủ Bush là đừng làm gì để có thể làm hại những sáng kiến này. Một số người nói nay là lúc ông Blair đòi nợ. Qua việc đòi món nợ chính trị mà ông Bush nợ ông, một điều không nhỏ vì ông đã là một người đã cương quyết ủng hộ cuộc chiến ở Iraq. Nhưng ngoại giao quốc tế không hẳn hoạt động như vậy. Ông Bush, chẳng hạn, sẽ không đột nhiên loan báo là ông nay đã thay đổi ý kiến, ủng hộ hiến chương Kyoto về việc giảm khí thải nhà kính và trong khi quả là có chỗ để điều đình về loạt biện pháp giúp cho Phi Châu, Hoa Kỳ không phải là đã được thuyết phục để ủng hộ mọi khía cạnh của kế hoạch của ông Blair. Cuộc họp này, cũng như chính cuộc họp thượng đỉnh ở GlenEagles, sẽ chứng kiến hai bên nhấn mạnh đến những điểm tích cực. Cả hai đều đồng ý về vị trí chưa từng có mà Phi Châu nay đang có trong nghị trình chính trị quốc tế. Cả hai đồng ý có hành động đối với hiện tượng ấm nóng toàn cầu tuy rằng có những khác biệt về mức độ cũng như khác biệt về quan điểm trong phương thức cần được sử dụng. Gleneagles sẽ là một thách thức quan trọng cho hợp tác xuyên Đại Tây Dương và thử thách đó bắt đầu từ hôm nay ở Washington. Ông Bush và ông Blair là hai đồng minh lâu đời. Họ vẫn còn nhất trí đối với nhiều vấn đề từ Iraq đến Afghanistan đến hoà bình Trung Đông, nhưng trong những điều quan trọng của nghị trình của nhóm G8 thì họ tiếp tục có những khác biệt. Công việc của họ là để bảo đảm là những khác biệt này không ảnh hưởng đến hội nghị thượng đỉnh Gleneagles. Trong ngày hôm nay, thủ tướng Anh ông Tony Blair sẽ gặp tổng thống George Bush của Hoa Kỳ ở Washington. text: Xin giấy phép xuất cảnh hiện nay ở Cuba rất tốn kém và mất thời gian Truyền thông trong nước cho hay quyết định sẽ có hiệu lực từ ngày 14 tháng một năm sau, sẽ “cập nhật” luật nhập cư nhằm phản ánh bối cảnh của hiện tại và tương lai. Người dân Cuba hiện phải đi qua khâu nhiêu khê và tốn kém để có giấy phép xuất cảnh, mà thường những người bị từ chối xuất cảnh là giới bất đồng chính kiến, các phóng viên cho biết. Đây là động thái mới nhất trong công cuộc cải cách của Chủ tịch Raul Castro. Những người Cuba có thẻ định cư tại đảo quốc này sẽ được phép ở nước ngoài tới 24 tháng, thay vì 11 tháng như hiện nay, mà không cần phải gia hạn giấy tờ. Phóng viên BBC Sarah Rainsford từ Havana cho biết giấy phép xuất cảnh là thủ tục mà người Cuba ghét nhất, vì thế nỗ lực đổi mới này sẽ được nhiều người hoanh nghênh. Trước đây, Cuba từng coi những người rời khỏi đất nước là phản bội hay kẻ thù cách mạng, theo phóng viên BBC, nhưng người ta cũng công nhận rằng, những người Cuba ra nước ngoài để làm ăn, và gửi tiền về cũng mang lại cho đất nước được lợi cả về kinh tế lẫn kiến thức. Tới đây, tất cả những gì người Cuba cần mang theo khi đi ra nước ngoài là hộ chiếu và thị thực hợp lệ. Tuy nhiên, luật mới vẫn biện luận về việc bảo vệ “chất xám” của Cuba, vì thế những người trong ngành nghề chuyên môn cao như bác sỹ, sẽ gặp khó khăn hơn khi đi lại, phóng viên BBC nói thêm. Giới chỉ trích chính phủ cũng vẫn sẽ gặp trở ngại, vì làm mới hay gia hạn hộ chiếu có thể bị từ chối vì “những nguyên nhân liên hệ tới lợi ích công chúng do nhà chức trách qui định”. Lệnh cấm vẫn không chặn được hàng trăm ngàn người Cuba xuất cảnh trái phép trong vài thập niên qua, rất nhiều người sang Hoa Kỳ, nơi họ thành lập cộng đồng hải ngoại chống Havana. Bất kỳ ai từ Cuba sang được Hoa Kỳ đều được Hoa Kỳ tự động cấp thẻ định cư. Bên bờ cuộc chiến Tên lửa của Liên Xô đặt ở Cuba từng đưa thế giới tới bờ vực chiến tranh hạt nhân đầu tiên Trong gần nửa thế kỷ, Cuba vẫn đi theo hình thức kinh tế tập trung, với hầu hết các hoạt động kinh tế do nhà nước kiểm soát. Nhưng dưới thời của Chủ tịch Raul Castro, người lên thay anh trai Fidel Castro bị ốm yếu vào năm 2008, Cuba đã dần nới lỏng cấm đoán trong nhiều lĩnh vực khác nhau về chính trị, kinh tế và xã hội. Bước đi cải cách mới nhất được đưa ra vào đợt kỷ niệm 50 năm khủng hoảng tên lửa Cuba, từng tiến rất gần tới cuộc chiến tranh hạt nhân đầu tiên trên thế giới, chỉ chút nữa là Hoa Kỳ và Liên Xô lâm chiến do Liên Xô đặt tên lửa trên đảo quốc này. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng đã được giải quyết bằng con đường ngoại giao, khi Liên Xô đồng ý đưa tên lửa ra nơi khác và đổi bằng lời hứa của Hoa Kỳ không xâm chiếm Cuba. Nhưng quan hệ giữa Cuba và Hoa Kỳ còn khá thù địch – hai bên không có quan hệ ngoại giao, và cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ với Cuba vẫn còn hiệu lực. Kinh tế Cuba vốn chật vật từ khi Liên Xô sụp đổ và chủ yếu dựa vào hỗ trợ từ chính phủ cánh tả Venezuela. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Cuba vừa ra thông báo bãi bỏ giấy phép xuất cảnh công dân phải xin khi ra nước ngoài. text: Các nữ quân nhân quân giải phóng Trung Quốc Có từ thời Mao Trạch Đông, mạng điện thoại này được mã hoá để chỉ có hai người ở hai đầu dây nghe được nhằm bảo mật tối đa. Các máy điện thoại đỏ này không có số và bàn phím mà chỉ nối thẳng từ người gọi đến người nhận. Vì sao Quân đội TQ thôi làm kinh tế? Lão tướng Phạm Trường Long là ai? Người gọi chỉ việc nhấc ống nghe và nói tên người mình muốn đối thoại và tổng đài sẽ nối trực tiếp hai máy. Nhưng cũng vì tính bảo mật cao, toàn bộ 3.000 số điện thoại của các lãnh đạo Trung Quốc, từ cấp cao nhất là Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch Quân ủy TW, Tập Cận Bình đến các cấp lãnh đạo tỉnh, được ghi nhớ bởi các nữ nhân viên tổng đài bằng cách thuộc lòng. Họ cũng phải nhận ra giọng của các lãnh đạo cao nhất nước và hiểu được khẩu ngữ mọi vùng miền của Trung Quốc để kết nối máy thật nhanh. Theo báo South China Morning Post từ Hong Kong hom 21/07/2017 trích lại trang PLA Daily thì đây là một tiết lộ hiếm có về cách vận hành của hệ thống thông tin liên lạc nội bộ Trung Quốc đã có 57 năm nay. Đơn vị phụ trach tổng đài đỏ này đóng ở Tây Bắc Kinh, hoạt đọng 24/7 và do toàn các nữ quân nhân Trung Quốc phục vụ . Họ được huấn luyện để tốc ký 150 Hán tự một phút và làm việc theo ca kíp với một số luôn túc trực tại khách sạn quân đội trong khu vực bí mật ở Bắc Kinh. TQ đưa quân sang căn cứ quân sự Djibouti TQ giúp Campuchia 'hiện đại hóa quân sự' Trung Quốc nói gì về ‘hủy giao lưu quốc phòng Trung-Việt’? Nhật báo Quân Giải phóng (PLA Daily) của Trung Quốc vừa tiết lộ hoạt động của Tổng đài 'Điện thoại Đỏ' phục vụ 3.000 quan chức cao cấp nhất trong bộ máy quân sự và Đảng Cộng sản. text: Ông Võ Văn Thưởng (phải) là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12 trẻ nhất Truyền thông Việt Nam đưa tin ông Võ Văn Thưởng, 46 tuổi - là ủy viên Bộ Chính trị khóa 12 trẻ nhất - được 'thống nhất cao phân công công tác' vào vị trí đứng đầu cơ quan tuyên truyền quan trọng nhất của Đảng Cộng sản. Ông Võ Văn Thưởng sẽ thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ đồng thời thôi chức Phó Bí thư Thường Trực Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Trong lễ trao quyết định, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương Đinh Thế Huynh cho biết, "Bộ Chính trị đã thảo luận, cân nhắc nhiều mặt, kỹ lưỡng và quyết định phân công đồng chí Võ Văn Thưởng giữ cương vị Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương để chuẩn bị cho nhiệm kỳ tiếp theo". Trung tướng Phạm Minh Chính (giữa) từng giữ vai trò Phó trưởng Ban Tổ chức Trung Ương Đảng Thay vào vị trí Trưởng ban Tổ chức Trung ương của ông Tô Huy Rứa là ông Phạm Minh Chính, người từng giữ chức vụ Phó trưởng Ban Tổ chức Trung Ương từ 04/2015. Ông Phạm Minh Chính sinh năm 1958, được phong Trung tướng Công an năm 2010, và tới đầu năm nay trở thành Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12. Phát biểu khi nhận quyết định trao chức, ông Minh Chính nhắc tới vai trò của ông Tô Huy Rứa và lãnh đạo khóa trước, "các đồng chí đã để lại những sản phẩm cụ thể và kinh nghiệm thực tiễn quý giá đối với những người làm công tác tổ chức xây dựng Đảng”. “Nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong những năm tới rất nặng nề và đỏi hỏi trách nhiệm rất cao của toàn ngành tổ chức xây dựng Đảng đối với đất nước và nhân dân,” trang Tuổi Trẻ dẫn lời. Hai Bí thư thứ Nhất của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Hoàng Trung Hải, Đinh La Thăng Hôm 05/02, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có vị trí Bí thư Thành ủy, hoàn thiện các vị trí lãnh đạo cao nhất của hai thành phố. Việc bổ nhiệm ông Đinh La Thăng làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và ông Hoàng Trung Hải làm Bí thư Hà Nội được một số nhà quan sát đánh giá cao, và thậm chí coi đây là bước 'đột phá lớn'. Kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói trong Bàn tròn thứ Năm của BBC rằng việc Đảng lựa chọn nhân sự của hai thành phố thay vì để Đảng bộ bầu lên, cho thấy có mong muốn "thay máu, thay đổi". Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, muốn biết các vị lãnh đạo làm việc hiệu quả tới đâu, còn phải chờ xem hành động của họ là như thế nào. Nguyên Phó Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh chính thức nhậm chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương, và ông Phạm Minh Chính cũng lên làm Trưởng ban Tổ chức Trung Ương Đảng hôm 15/02. text: Dưới bầu trời đó, cả triệu người đã tụ về đây, là những vua, những nữ hoàng, những tổng thống, thủ tướng, tổng bộ trưởng, những bậc thượng phụ, giáo chủ, những thượng tọa, đại đức, những tu sĩ và biết bao người bình thường. Họ đến từ trên một trăm quốc gia, từ khắp mọi châu lục, họ có những niềm tin, tín ngưỡng khác nhau. Nhưng tất cả đã đến vì Giáo hoàng Gioan-Phaolô II. Giữa quảng trường Thánh Phêrô là cỗ quan tài bằng gỗ trắc bách vàng nhạt đặt trên một tấm thảm sát mặt đất. Trên mặt có hình thập tự giá và mẫu tự "M", biểu trưng cho Mẹ Maria, đấng đã che chở và phù trợ Ngài trong suốt cuộc đời. Cuốn Thánh Kinh lật mở, ít phút sau gió thổi sang trang, đóng lại, ngẫu nhiên nằm về bên trái, ngay trên con tim của Ngài. Sinh ra trong cảnh nghèo, chết cũng đơn sơ và thấp hèn như cuộc đời của Gioan-Phaolô II nơi trần thế. Ba trăm nghìn người có mặt tại quảng trường. Cả triệu người nữa quây quần quanh Rôma, dự thánh lễ qua những màn hình lớn. Giờ khắc đó, triệu triệu tín đồ công giáo khắp nơi, từ Hà Nội, Seoul, Colombo, đến Krakow, Havana, New York, San Francisco cũng hiệp dâng lời cầu nguyện cho vị "Giáo hoàng đáng yêu" của thế giới qua những màn ảnh nhỏ được trực tiếp truyền hình. Từ khi Chúa đón Ngài ra khỏi cõi trần lúc 9 giờ 37 phút tối ngày 2 tháng Tư, quảng trường và đến thánh Phêrô đã là điểm đến, không chỉ của người công giáo hoàn vũ mà nơi đó còn thu hút giòng người thuộc mọi chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, giàu sang quyền thế hay kẻ tôi tớ mọn hèn. Hai triệu người đã đi qua nơi này để kính viếng, nhìn Ngài lần cuối. Hôm nay giáo hội cử hành thánh lễ an táng cho Ngài, một tang lễ lớn nhất trong lịch sử loài người. Con người đã đến với Gioan-Phaolô II trong giờ tử biệt vì khi còn sống Gioan-Phaolô II đã đến với nhân loại. Hơn một phần tư thế kỷ làm vị chủ chiên dẫn dắt giáo hội, Ngài đã du hành đến trên 120 quốc gia, mang theo niềm xác tín về quyền năng của Thiên Chúa. Ngài đã đem đến cho đoàn chiên - và toàn thế giới - thông điệp của hòa giải và hòa bình và nhắn nhủ con cái của ngài rằng: "Ðừng sợ" và hãy "Bước theo Thầy" như Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ. Từ ngày còn là công nhân ở Ba Lan, bất chấp quân thù vây hãm Ngài khép mình xin Chúa nhận làm mục tử. Hồng y chủ tế Joseph Ratzinger trong bài giảng đã nhắc lại, từ ngày đó cho đến cuối đời, trong Chúa Nhật Phục Sinh vài hôm trước đây, cũng tại quảng trường này, dù trong cơn đau, Ngài vẫn đến với đoàn chiên, vẫn phục vụ Thiên Chúa. 12 giờ 30 phút, thánh lễ kết thúc. Chiếc áo quan màu vàng nhạt được nâng lên khỏi mặt đất, được đưa lên những thang bậc trước cửa đền thánh, để mọi người nhìn Ngài lần cuối trong tiếng vỗ tay, tiếng chuông đổ ngân vang. Vĩnh biệt Gioan-Phaolô II. Xin cho trần thế biết noi gương, hòa giải và liên kết với tha nhân như Ngài đã bắc nhịp cầu khi còn sống. 10 giờ sáng thứ Sáu ngày 8 tháng Tư, 2005 bầu trời Rôma đang nắng, bỗng có mây che và thoáng gió lộng. text: Nhiều tử tội ở Việt Nam phạm tội liên quan đến ma túy Đây là các tổ chức nhân quyền có mục tiêu kêu gọi các quốc gia trên thế giới bãi bỏ án tử hình, bao gồm Giảm Thiệt hại Quốc tế, Hoãn án Tử hình và Liên minh Thế giới Chống án Tử hình. Nhiều tử tội ma túy Ba tổ chức này dẫn hướng dẫn nhân quyền nội bộ của Cơ quan chuyên trách của Liên Hiệp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) yêu cầu không được viện trợ cho một quốc gia nào đó nếu có lo ngại rằng viện trợ này có thể dẫn đến việc ai đó bị tử hình. “Trong nhiều năm, các tổ chức của chúng tôi đã nêu lên những quan ngại về việc Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho công tác thực thi pháp luật về ma túy ở các quốc gia vẫn tiếp tục áp dụng án tử hình cho các tội phạm về ma túy,” lá thư chung của ba tổ chức này viết. Lá thư này được gửi đến điều phối viên thường trú của Liên Hiệp Quốc và giám đốc quốc gia của UNODC ở Việt Nam. Hồi tháng trước, một tòa án ở phía bắc Việt Nam đã tuyên án tử hình 30 người vì tội buôn ma túy. Đây là số án tử hình nhiều nhất trong một phiên tòa trong lịch sử tư pháp của đất nước này. Tổng cộng có gần 2 tấn, tức 4.400 bánh heroin trong vụ án ma túy lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam và dính đến 89 bị cáo. Hiện tại có gần 700 người đang chờ bị thực thi án tử hình ở Việt Nam, trong đó có nhiều người phạm tội về ma túy. Các nhân viên truyền thông của UNODC không trả lời email của báo chí hỏi về phản ứng của họ hôm thứ Ba ngày 11/2. Viện trợ của UNODC dành cho Việt Nam sẽ vượt 5 triệu đô la Mỹ để hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị, đào tạo và các hình thức hỗ trợ khác trong giai đoạn từ 2012 cho đến 2017, theo lá thư của các tổ chức này. Phòng chống ma túy là một nội dung chủ chốt của chương trình viện trợ này. Hồi năm ngoái, hai nước châu Âu đã chấm dứt viện trợ phòng chống ma túy cho Iran thông qua Liên Hiệp Quốc sau khi nước này xử tử các tội phạm liên quan đến ma túy. Liên Hiệp Quốc cần đóng băng ngay lập tức các khoản hỗ trợ phòng chống ma túy cho Chính phủ Việt Nam sau khi Hà Nội tuyên án tử hình 30 người do phạm các tội liên quan đến ma túy, ba tổ chức nhân quyền khuyến cáo hôm thứ Tư ngày 12/2, theo hãng tin Mỹ AP. text: Thông cáo của RSF cho hay ông Chiến, 56 tuổi, nằm trong danh sách sáu nhân vật được đề cử trong thể loại 'Nhà báo' vì "đã cống hiến cho tự do thông tin qua công việc, chính kiến và thái độ" của mình. Ngoài thể loại này, RSF còn có hai thể loại khác. Người chiến thắng sẽ được bà Shirin Ebadi, luật sư người Iran từng được Nobel Hòa bình, trao giải vào sáng thứ Năm giờ địa phương tại Paris. Nhà báo Việt Chiến là người Việt Nam duy nhất trong danh sách đề cử. RSF là tổ chức chuyên theo dõi và bảo vệ phóng viên và những người cầm bút. Thông cáo của tổ chức này không nói giải thưởng có đi kèm phần thưởng tài chính hay không. Ông Nguyễn Việt Chiến đã bị kết án hai năm tù hôm 15/10/2008 vì tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Sau khi quyết định không kháng cáo, ông đã bắt đầu thi hành án. Đồng nghiệp của ông Chiến, ông Nguyễn Văn Hải từ báo Tuổi Trẻ, nhận mức án 24 tháng cải tạo không giam giữ và đã được trả tự do ngay trong ngày vì có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt do đã "tích cực hợp tác với cơ quan điều tra và tỏ ra hối lỗi". Nhà báo Nguyễn Việt Chiến được đề cử giải thưởng báo chí của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) tại Paris. text: Fifa trao quyền đăng cai World Cup cho Qatar hồi tháng 12/2010 Báo Sunday Times tại Anh đưa ra cáo buộc rằng hàng loạt đợt chuyển khoản với tổng giá trị hàng triệu đôla đã được trả cho nhiều quan chức nhằm bỏ phiếu ủng hộ cho Qatar. Phó Chủ tịch Fifa Jim Boyce nói ông ủng hộ một cuộc bỏ phiếu lại nếu chứng minh được các cáo buộc tham nhũng. Ủy ban phụ trách World Cup cho Qatar phủ nhận “mọi cáo buộc về các hành động sai trái”. Ông Garcia, một luật sư từ New York, sẽ tới gặp các quan chức Qatar tại Oman, bắt đầu thực hiện cuộc điều tra vụ đấu thầu tổ chức World Cup 2018 và 2022. Báo Sunday Times cáo buộc các quan chức bóng đá nhận tổng cộng khoảng ba triệu bảng để bỏ phiếu ủng hộ cho Qatar. Trả lời trên BBC Radio 5, ông Boyce nói: “Là một thành viên của ban lãnh đạo, tôi chắc chắn rằng chúng tôi sẽ không có bất kỳ vấn đề gì đối với gợi ý cho bầu lại. “Nếu Garcia đưa ra các chứng cứ chắc chắn – và chứng cứ chắc chắn đó được đưa ra ban lãnh đạo ủy ban và Fifa – chúng tôi sẽ xem xét một cách cực kỳ nghiêm túc.” 'Tài liệu mật' Ông Bin Hammam bị Fifa cấm không hoạt động trong lĩnh vực bóng đá tới suốt đời từ năm 2012 Cựu Bộ trưởng Tư pháp Anh Lord Goldsmith, thành viên của ủy ban điều hành độc lập của Fifa, ủng hộ quan điểm của ông Boyce. “Nếu chứng minh được rằng quyết định trao World Cup cho Qatar là do, nói thẳng ra là không có cách nào khác tả vụ việc này, hối lộ và bị chi phối không chính đáng, thì không thể giữ quyết định này,” ông nói với BBC Radio 4. Mark Pieth, giáo sư luật do Chủ tịch Fifa Sepp Blatter chỉ định dẫn dắt ủy ban điều hành độc lập, cũng đồng tình và cho rằng diễn biến mới nhất này đầy “phấn khích”. Các cáo buộc tham nhũng tập trung xung quanh cựu quan chức Fifa Mohammed bin Hammam. Ông này từng là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Á, đã bị Fifa kỷ luật và loại khỏi đời sống bóng đá. Báo Sunday Times tuyên bố đang nắm trong tay hàng triệu tài liệu mật liên quan tới cựu chủ tịch Liên đoàn Bóng đá châu Á hối lộ các thành viên của cơ quan quản lý bóng đá nhằm giành quyền đăng cai World Cup 2022. Phụ trách biên tập tin Thể thao, ông David Bond, đã được xem các tài liệu này, cho thấy ông Bin Hammam thay mặt cho Qatar tiến hành vận động hành lang ít nhất là một năm trước khi quyết định đăng cai được trao. Sunday Times cũng cáo buộc rằng ông đã chuyển tiền tới các tài khoản do chủ tịch của 30 hiệp hội bóng đá ở châu Phi kiểm soát và các tài khoản của ông Jack Warner, người Trinidad, cựu phó chủ tịch Fifa. Ủy ban đấu thầu World Cup của Qatar và ông Bin Hammam chối bỏ mạnh mẽ toàn bộ cáo buộc. Ủy ban này cũng phủ nhận việc ông Bin Hammam thay mặt họ vận động hành lang cho cuộc bỏ phiếu diễn ra hồi tháng 12/2010. Họ cũng nói thêm sẽ hợp tác với điều tra viên Michael Garcia, nhấn mạnh sẽ “làm mọi bước cần thiết để bảo vệ sự trọn vẹn của kết quả của Qatar”. Liên đoàn Bóng đá Úc nói họ có thể sẽ lại xin đăng cai World Cup 2022 trong lúc diễn ra sự việc mới nhất này. Ban tổ chức World Cup 2022 ở Qatar sẽ gặp điều tra viên Michael Garcia của Fifa vào thứ Hai 02/06 trong lúc có thêm kêu gọi tước quyền đăng cai của nước này. text: Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thăm Indonesia và Myanmar từ ngày 22=26/8/2017. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước của ông Nguyễn Phú Trọng, được tổ chức theo lời mời của lãnh đạo hai quốc gia thành viên trong khối Asean, báo chí chính thống của Việt Nam đưa tin. "Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia Joko Widodo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Cộng hòa Indonesia từ ngày 22 đến ngày 24/8/2017," trang tin của đài truyền hình Việt Nam (Vtv.vn) hôm thứ Sáu cho hay. Chủ tịch Trần Đại Quang kêu gọi quản lý chặt internet Bàn tròn: bình luận về chuyến thăm, sức khỏe lãnh đạo và tin khác Thủ tướng Phúc 'nêu quan ngại Biển Đông' ở Bangkok? VN có thể 'học hỏi rất nhiều' từ Myanmar "Chuyến thăm nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược, tăng cường tin cậy chính trị, củng cố quan hệ hữu nghị, thúc đẩy hợp tác thực chất, tạo lập bước phát triển mới trong quan hệ giữa Việt Nam với Indonesia." Vẫn nguồn này cho biết thêm: "Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Htin Kyaw, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ thăm cấp nhà nước Cộng hòa Liên bang Myanmar từ ngày 24 đến ngày 26/8/2017." "Chuyến thăm nhằm xác định khuôn khổ quan hệ thể hiện dấu mốc mới, tầm cao mới, xung lực mới cho quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực." Hôm thứ Hai, một nhà nghiên cứu chiến lược ngoại giao của Việt Nam, Tiến sỹ Trần Việt Thái từ Học viện Ngoại giao bình luận với báo điện tử Vietnamnet.vn rằng chuyến đi này 'có ý nghĩa lịch sử'. Ông Trần Việt Thái được tờ báo dẫn lời nói: "Quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Indonesia không chỉ là quan hệ song phương mà còn quan hệ đa phương trong khuôn khổ các nước ASEAN. Mặt khác, quan hệ giữa Việt Nam- Myanmar cũng đang trong quá trình phát triển và ngày càng có nhiều ý nghĩa thiết thực." Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm Thái Lan và gặp gỡ với người đồng nhiệm, Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha (trái) tại Bangkok hôm 17/8/2017. 'Chuyến đi vận động?' Lãnh đạo VN phải 'không cơ hội, vụ lợi' Xung quanh vụ 'đe dọa' ông Huỳnh Đức Thơ Tiến sỹ Thái nói thêm với tờ báo mạng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông: "Cả Indonesia và Myanmar đều là hai đối tác quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế mà chuyến thăm của Tổng Bí thư và lãnh đạo cấp cao lần này không chỉ củng cố nền tảng quan hệ song phương mà còn thúc đẩy việc mở rộng các hợp tác dựa trên các cơ chế, khuôn khổ hợp tác khác trên bình diện đa phương. "Chuyến thăm này mang nhiều ý nghĩa lịch sử bởi vì đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư thăm chính thức Indonesia kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Một ý nghĩa nữa mà chuyến thăm mang lại, đó là hứa hẹn mở ra tương lai phát triển quan hệ giữa Việt Nam với Indonesia cũng như với Myanmar trong thời kì mới." Hôm 20/8, bình luận tại Bàn tròn điểm tin tức và sự kiện trong tuần của BBC Tiếng Việt, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) đưa ra nhận xét về các chuyến thăm nói trên, cũng như một số chuyến đi khác của các lãnh đạo cao cấp tại Việt Nam, ông nói: "Có lẽ nên để ý tới những chuyến công du dồn dập của giới lãnh đạo Việt Nam. Thứ nhất là ông Nguyễn Xuân Phúc đi Thái Lan trong thời gian vừa rồi và Chủ nhật về." "Và tuần tới từ ngày 22 cho tới ngày 26/8, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN sẽ đi Indonesia và Myanmar với những mục tiêu, mục đích nào đó không công bố rõ mà chỉ nói chung chung là vấn đề quan hệ đối ngoại thôi." "Nhưng theo tôi đây là việc Việt Nam đang cố gắng ra công, ra sức để vận động các nước ở Asean để có những từ ngữ sắc bén, mạnh mẽ hơn để đối phó với Trung Quốc." Hôm 21/8, hai trang mạng được nhiều người biết rộng rãi ở Indonesisa cũng đưa tin đề cập chuyến thăm của Tổng Bí thư Trọng. Trang International.Kimpas.com tuy không cho biết chi tiết về chương trình nghị sự của ông Trọng nhưng cho hay nhà lãnh đạo đảng của Việt Nam 'sẽ thăm nghị viện' Indonesia trong chuyến thăm cấp nhà nước theo lời mời của Tổng thống Widodo. Còn trang NewDetik.com dẫn lời Ngoại trưởng Indonesia cho hay chuyến thăm nhằm 'tăng cường mối quan hệ' giữa hai quốc gia và nói Việt Nam là một trong những đối tác chiến lược quan trọng của Indonesia ở khu vực. Trang này cũng cho biết Tổng thống Indonesia sẽ tới Việt Nam tham dự Hội nghị Apec 2017 vào tháng Mười Một năm nay. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ thăm Indonesia và Myanmar từ ngày 22 tới 26/8/2017, theo truyền thông Việt Nam. text: Nhiều người nữa bị thương trong vụ nổ trong buổi cầu nguyện ngày hôm nay tại đền thờ Masjid, một trong những đền lớn nhất ở Ấn Độ. Cảnh sát nói họ cũng tìm thấy và tháo ngòi nổ hai quả bom khác gần đền. "Tình hình đã được kiểm soát," theo lời Rajshekhar Reddyhe, bộ trưởng an ninh bang Andhra Pradesh, nơi có thủ phủ là Hyderabad. Ông nói vụ đánh bom là "hành động phá hoại cố ý" và kêu gọi bình tĩnh. Vụ nổ xảy ra trong lúc hàng ngàn tín đồ Hồi giáo đang sắp hoàn tất buổi cầu nguyện ở đền. Hyderabad là một trong những thành phố lớn nhất ở miền nam Ấn Độ, có nhiều người theo Hồi giáo. "Tôi ở rất gần nơi xảy ra vụ nổ," một người đàn ông, Abdul Quader, người bị thương nhẹ ở chân, nói với AP. Cảnh sát và dịch vụ cứu thương nhanh chóng có mặt tại khu vực, và nơi này bị phong tỏa. Có lo sợ số người chết còn cao hơn. Cảnh sát nói một số người bị thương ở trong tình trạng nguy kịch. Năm ngoái hơn 35 người thiệt mạng sau các vụ đánh bom gần một đền thờ tại bang miền tây Maharashtra. Hiện vẫn không rõ ai là thủ phạm. Ít nhất năm người thiệt mạng trong vụ nổ bom tại một đền thờ lịch sử ở thành phố Hyderabad, miền nam Ấn Độ, theo lời nhà chức trách. text: Thế nhưng người Hy Lạp thời cổ đại lại khá xem trọng vẻ bề ngoài. Aristotle và các tín đồ của ông thậm chí còn tổng hợp một danh sách chỉ ra tính cách và trí thông minh của mỗi người dựa trên các đường nét trên khuôn mặt. “Sợi tóc mềm có thể đại diện cho sự nhát gan, trong khi sợi tóc cứng cho thấy sự dũng cảm,” họ viết. “Sự xấc xược thể hiện trong đôi mắt sáng, mở to,” trong khi mũi to là dấu hiệu của sự lười biếng. Những người môi hồng thường gặp nhiều may mắn, trong khi môi mỏng thường là những người đầy kiêu hãnh. Ngày nay, chúng ta thường được dạy rằng không nên đánh giá mọi thứ xung quanh bằng vẻ bề ngoài. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học lại cho rằng khuôn mặt của bạn có thể chứa những bí mật sâu thẳm nhất. Tính cách quyết đoán “Cấu tạo sinh học của chúng ta, như gene và hormone, có thể tác động tới sự phát triển. Điều này cũng tác động tới tính cách mỗi người,” bà Carmen Lefevre từ Đại học Northumbria nhận định. Hãy nhìn vào cấu trúc xương mặt - từ ngắn, rộng, dài cho đến hẹp. Lefevre cho rằng những người với kích thích tố sinh dục cao thường có mặt rộng và xương gò má to. Những người này thường có tính cách quả quyết và đôi lúc khá hung hăng. Điều này cũng thể hiện ở loài khỉ capuchin - những con có khuôn mặt càng rộng thì càng dễ đóng vai trò quan trọng hơn trong đàn. Một ví dụ khác là ở các cầu thủ bóng đá. Một nghiên cứu World Cup năm 2010 của Keith Welker từ Đại học Boulder, Colorado cho thấy tỷ lệ chiều dài và rộng của khuôn mặt có thể giúp phán đoán số lần phạm lỗi của các trung vệ cũng như số lần ghi bàn của các tiền đạo. Một trong những cách tính là chia khoảng cách giữa hai tai với khoảng cách giữa mắt với môi trên. Tỷ lệ thường thấy là 2. Tổng thống Abraham Lincoln có tỷ lệ là 1,93. Khuôn mặt cũng có thể tác động tới phán đoán của bạn về ý đồ của các chính trị gia. Lefevre nhận thấy các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm thường đánh giá tham vọng và động lực của các chính trị gia dựa trên nét mặt của họ. Ví dụ như Tổng thống J F Kennedy có khuôn mặt đầy đặn hơn Tổng thống Chester Arthur. Má đầy đặn Khuôn mặt của bạn cũng có thể biểu hiện sức khoẻ. Lượng mỡ trên mặt có khả năng thể hiện sự vừa vặn của cơ thể, hơn cả các thông số chuẩn khác. Những người có khuôn mặt thon gọn thường ít bị nhiễm trùng hay đau ốm và nếu có, cũng ít nghiêm trọng hơn. Họ cũng ít khả năng bị trầm cảm và lo âu, một phần có thể là do sức khoẻ trí óc thường liên quan trực tiếp tới thể trạng. Benedict Jones từ Đại học Glasgow cho rằng điều quan trọng không phải là bạn có mỡ hay không, mà là mỡ xuất hiện ở vị trí nào. Những người có dáng hình trái lê - tức nhiều mỡ ở eo và mông, nhưng ngực lép, thường khoẻ mạnh hơn những người có dư mỡ ở bụng. Có lẽ sự đầy đặn của khuôn mặt thường thể hiện mỡ tích tụ ở những khu vực có hại, Jones nhận định. Nước da cũng có thể hiển thị các yếu tố về sức khoẻ. Jones và Lefevre nhấn mạnh rằng điều này không liên quan gì đến vấn đề sắc tộc, mà là lối sống của từng cá nhân. Ví dụ, bạn là người có lối sống lành mạnh nếu làn da của bạn hơi vàng. Chất sắc này gọi là carotenoid - thường được tìm thấy trong cam hay rau quả, có khả năng tăng sức đề kháng. Nước da hơi hồng cho thấy máu tuần hoàn tốt, điều thường thấy tại những người có lối sống năng động. Điều này cũng cho thấy khả năng sinh sản tốt ở phụ nữ. Jones nhận thấy nước da phụ nữ thường chuyển hồng trong đỉnh điểm của thời kỳ kinh nguyệt. Vẻ mặt thông minh Một trong những điều khá thú vụ, đó là chúng ta gần như có thể đoán được khá chính xác độ thông minh của một ai đó dựa vào khuôn mặt. Chúng ta cũng có thể đoán được giới tính của một người nào đó chỉ trong vòng vài giây. Một điều khá thú vị nữa là sự thay đổi đối với mối liên kết giữa lối sống, tính cách và khuôn mặt. Một nghiên cứu đối với một số cá nhân từ năm 1930 đến 1990 cho thấy những người đàn ông có khuôn mặt trẻ con thường ít hung hăng hơn khi còn trẻ. Tuy nhiên những người này trở nên quả quyết hơn về sau này, có lẽ là để bù lại cho những gì người khác nghĩ về họ qua khuôn mặt. Bề ngoài của mỗi người không chỉ bao gồm khuôn mặt, nước da hay cấu trúc xương. Các nhà khoa học đã yêu cầu những người tình nguyện mặc đồ yêu thích của mình và sau đó chụp lại hình khuôn mặt. Mặc dù những bức hình không hiển thị đồ họ đang mặc, nhưng khuôn mặt của những người này nhìn tươi tắn và cuốn hút hơn bình thường. Điều này cho thấy sự tự tin của mỗi người đã tăng lên đáng kể, dù họ được yêu cầu là chính mình. Khuôn mặt của chúng ta không chỉ là một sản phẩm của sinh học. Chúng ta không thể thay đổi gen hay hormones. Nhưng bằng việc chú trọng vào nhân cách và nâng cao lòng tự trọng, bề ngoài của chúng ta sẽ bắt đầu phản chiếu những điều quan trọng hơn rất nhiều. Bản gốc bài viết đã được đăng trên BBC Future Có lẽ bạn nghĩ rằng chỉ những triết gia vĩ đại mới có thể vượt qua vẻ bề ngoài để nhìn vào những điều sâu thẳm bên trong. text: Quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly đã nộp đơn xin từ chức Ông Thomas Modly đã sa thải thuyền trưởng hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt sau khi ông này cầu xin sự giúp đỡ trong một lá thư bị rò rỉ với truyền thông. Virus corona: Thuyền trưởng tàu sân bay Mỹ bị sa thải vì cảnh báo về virus USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng: Mỹ gửi tín hiệu gì cho VN và TQ? Thuyền trưởng hàng không mẫu hạm từng ghé Đà Nẵng cầu cứu Lầu năm góc Ông Modly đã xin lỗi hôm thứ Hai sau khi lộ ra việc ông gọi hành động của Thuyền trưởng Brett Crozier là "ngây thơ" và "ngu ngốc". Việc ông Modly từ chức diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump báo hiệu ông có thể tham gia vào sự việc này. Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cho biết ông Modly đã "từ chức theo nguyện vọng". Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết sức khỏe và sự an toàn của các thủy thủ đoàn là ưu tiên hàng đầu. Thuyền trưởng Brett Crozier đã viết một lá thư gay gắt kêu gọi hành động Thứ trưởng lục quân James McPherson dự kiến sẽ thay thế ông Modly. Thuyền trưởng Crozier bị sa thải tuần trước, và cảnh quay các thủy thủ đoàn tiễn ông ra khỏi con tàu chiến với những tràng pháo tay đã lan truyền trên mạng xã hội. Ông Modly bay 8.000 dặm hôm Thứ Hai để đến đảo Guam, nơi USS Theodore Roosevelt đang neo đậu, và mắng mỏ thủy thủ đoàn vì đã vỗ tay khi thuyền trưởng rời tàu. Ông Modly nói với thủy thủ đoàn những gì cựu thuyền trưởng của họ đã làm là "rất, rất sai, tới mức trở thành "sự phản bội lòng tin với tôi, với quyền hạn của ông ta", theo các bản ghi bị rò rỉ với truyền thông Mỹ. "Nếu ông ta không nghĩ rằng thông tin sẽ được đưa ra công chúng... thì ông ta đã quá ngây thơ hoặc quá ngu ngốc khi trở thành sỹ quan của một con tàu như thế này", ông Modly nói. "Hoặc là ông ta làm điều đó có mục đích." Giữa những lời quở trách từ các thành viên của Quốc hội, ông Modly đã đưa ra lời xin lỗi cùng ngày, nói rằng: "Tôi không nghĩ Thuyền trưởng Brett Crozier là ngây thơ hay ngu ngốc. Tôi nghĩ và luôn tin ông ta là người ngược lại." Thuyền trưởng Capt Crozier đã gửi thư cho các quan chức quốc phòng vào ngày 30/3 để cầu xin sự giúp đỡ về sự bùng phát dịch corona trên tàu, nơi có hơn 4.000 thủy thủ. Hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt "Chúng ta không ở trong thời chiến. Các thủy thủ không cần phải chết", ông viết, yêu cầu xét nghiệm gần như toàn bộ thủy thủ đoàn. Hôm thứ Ba, ông Trump nói rằng ông không có vai trò gì trong sự ra đi của ông Modly, mà ông mô tả là một quyết định "thực sự không ích kỷ". Đồng thời, tổng thống nhấn mạnh Thuyền trưởng Crozier "đã phạm sai lầm" với bức thư, nói rằng: "Ông ấy không phải là Ernest Hemingway". Khi được hỏi về cuộc tranh cãi hôm thứ Hai, Tổng thống Trump nói với các phóng viên: "Bạn có hai quý ông tốt và họ đang cãi nhau. Tôi giỏi giải quyết tranh luận". Tổng thống nói rằng ông "đã nghe những điều rất tốt" về Thuyền trưởng Crozier và không muốn sự nghiệp của ông ta bị hủy hoại "vì có một ngày tồi tệ", nhưng nói thêm rằng "bức thư không nên được gửi cho nhiều người không cần thiết". Hải quân Hoa Kỳ đang điều tra hành động của Thuyền trưởng Crozier. Các nhà lập pháp dân chủ tại Quốc hội đã kêu gọi một cuộc điều tra về quyết định sa thải thuyền trưởng. Cựu phó tổng thống Mỹ và hiện đang là người dẫn đầu trong cuộc đua tranh chức tống thống của đảng Dân chủ Joe Biden cũng lên tiếng. Ông nói rằng vụ sa thải Thuyền trưởng Crozier là "gần với tội phạm hình sự" và đáng ra ông ta nên được khen ngợi vì đã nói "những gì phải nói". Hơn 155 thủy thủ đoàn của tàu USS Theodore Rooservelt đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Hơn 1.000 thủy thủ xét nghiệm âm tính với virus này đã lên bờ ở đảo Guam, cách ly trong khách sạn. Quyền bộ trưởng Hải quân Mỹ vừa từ chức trong bối cảnh ồn ào về việc ông xử lý một ổ dịch virus corona trên một tàu sân bay. text: Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể từng gây tranh cãi với đề xuất đổi tên trạm thu phí BOT thành "trạm thu giá" Trong một cuộc họp về an toàn giao thông ngày 6/3, Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể được báo giới dẫn lời: "Chúng tôi đề xuất phương án là những người nào mất bằng lái xe thì phải thi lại toàn bộ để tránh tình trạng lợi dụng nhằm có thêm bằng lái thứ hai, thứ ba để hoạt động kinh doanh." Mạng xã hội lập tức dấy lên tranh cãi về phát ngôn của ông Thể. Chuyện gì đang xảy ra tại BOT An Sương-An Lạc? BOT Cai Lậy 'thu phí trở lại' sau Tết Phát ngôn 29/5: 'Ai chịu trách nhiệm tai nạn đường sắt? Việt Nam: Gọi phí BOT thành giá ‘do nghị định’ Phát biểu 'tích cực' Luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm ở TP Hồ Chí Minh, nói với BBC hôm 7/3: "Theo tôi, nếu nhìn dưới góc độ quản lý Nhà nước thì phát biểu của ông Thể có thể là tích cực, nhằm ngăn chặn việc lợi dụng khe hở của pháp luật để một người có thể có nhiều bằng lái xe, từ đó tạo cho người đó tự tin phóng nhanh, vượt ẩu có thể gây tai nạn thảm khốc cho người đi đường." "Hoặc nếu vi phạm lỗi nhẹ bị tạm giữ giấy phép lái xe thì họ vẫn sẽ sử dụng các giấy phép lái xe dự phòng có sẵn để tiếp tục tham gia giao thông." "Nhưng dưới góc độ người dân thì có vẻ như đa số đều phản đối, vì giấy phép lái xe cũng chẳng khác gì một thủ tục hành chính tư pháp. Một người có thể có một bản chính văn tự hành chính tư pháp, nhưng vẫn có quyền được cấp nhiều phó bản. Thậm chí, thẻ căn cước là văn tự nhân thân quan trọng nếu mất vẫn được cấp lại thẻ khác một cách nhanh chóng thuận lợi. Đâu ai cho rằng mất thẻ căn cước là quyền con người bị mất theo." "Gần đây mạng xã hội phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam nên "cái gì người ta cũng có thể biết", nhưng dư luận vốn thích dèm pha hơn là khen tặng, vì vậy khi biết những quan chức đầu ngành nói hớ điều gì đó mà dư luận thấy trái tai thì phẩm giá, hay quá trình cống hiến của người phát ngôn đó có thể bị bêu rếu chỉ trích đến mức "thối" cả ý tưởng, đề xuất của người ấy. Và cuối cùng, ý tưởng cũng chỉ là ý tưởng, đề xuất hay dự thảo mà bị dư luận phản ứng gay gắt cũng phải bị xóa bỏ. Nếu không, nó sẽ là một đạo luật chết bất khả thi hành." Giao thông VN: Thần chết rình rập trên đường phố Việt Nam: Nhiều dự án BOT ‘có vấn đề’ Hà Nội không cấm xe hơi lại cấm xe máy? Luật sư Thuận: BOT điều tra kỹ là 'đại án' Tình trạng tài xế xe tải/container nghiện ma túy và gây tan nạn là một trong các vấn để giao thông nghiêm trọng tại Việt Nam 'Xử lý nhầm đối tượng' Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, được báo Thanh Niên hôm 7/3 dẫn lời: "Việc bắt người mất bằng lái xe phải thi lại có thể làm phát sinh chi phí xã hội và chi phí của người dân rất lớn." "Nếu chi phí của việc làm bằng thứ hai, thứ ba để gian lận có thể là 100 triệu đồng thì chi phí của việc toàn bộ những người mất bằng phải thi lại có thể là 10 tỷ đồng, tức là gấp 100 lần, mà chưa chắc xử lý được vấn đề, vì khi đã muốn gian lận, người ta vẫn có thể chấp nhận thi lại để lấy bằng." "Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay, một giải pháp kỹ thuật hoàn toàn có thể kiểm soát được để đảm bảo khi cấp bằng lái xe mới thì bằng đã cấp trước đó không còn hiệu lực. Đề xuất của Bộ trưởng Thể đang xử lý nhầm đối tượng." Hồi tháng 5/2018, ông Thể từng gây tranh cãi với đề xuất đổi tên trạm thu phí BOT thành "trạm thu giá" và cho biết việc điều chỉnh là dựa theo nghị định của Chính phủ Việt Nam. "Từ khi chuyển qua giá, giá sẽ được để cân đối theo phương án tài chính, còn nếu phí muốn thay đổi sẽ phải thông qua HĐND nên rất chậm. Chuyển đổi tên trạm thu phí thành trạm thu giá BOT không có gì khác mà chỉ là linh động hơn rất nhiều," ông Thể được các báo Việt Nam dẫn lời. "Bộ đang tập trung xây dựng để cuối năm áp dụng thu giá tự động, mỗi doanh nghiệp có một trung tâm công nghệ. Có trung tâm công nghệ thì người dân, các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thể giám sát được nguồn thu hàng ngày, hàng tháng, hàng năm." Ông Thể nói thêm: "Ngoài ra, Tổng cục Đường bộ sẽ quản lý toàn bộ các trạm thu giá. Ở Tổng cục, Bộ cũng có thể khai thác được giúp cho việc thu chi bảo đảm công khai minh bạch, bảo đảm người dân có thể giám sát được thông qua các thiết bị điện tử mang tính chính xác cao, không còn tình trạng xé vé." Sau khi công luận phản ứng, đề xuất đổi tên trạm BOT đã không được chấp nhận. Một luật sư bình luận với BBC rằng phát ngôn về bằng lái xe của Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể "nhìn dưới góc độ quản lý Nhà nước thì có thể là tích cực" trong khi một cựu quan chức nói phát ngôn đó "nhầm đối tượng". text: Phiên bản thứ ba của iPad ra mắt người tiêu dùng hồi đầu tháng này Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng của Úc đã đưa Apple ra tòa vì tội quảng cáo sai do máy tính bảng của hãng này không hoạt động được trong mạng 4G của Úc. Các luật sư của Apple nói họ sẵn sàng công bố lời giải thích để quảng cáo rõ thêm. Nhưng Apple không thừa nhận họ đã lừa khách hàng. Còn Ủy ban Người tiêu dùng và Cạnh tranh Úc tuyên bố hôm 27/3: "Quảng cáo sản phẩm gần đây của Apple về máy iPad với wi-fi + 4G' là lừa dối vì nó làm cho khách hàng nghĩ rằng khi dùng với sim card, sản phẩm này có thể kết nối với mạng dữ liệu di động 4G ở Úc nhưng không phải vậy." Ủy ban đã kiện lên Tòa Liên bang ở Melbourne. Tại phiên nghe kiện ban đầu, luật sư Paul Anastassiou của Apple nói công ty này chưa bao giờ tuyên bố rằng thiết bị sẽ tương thích toàn diện với mạng 4G do công ty Telstra của Úc vận hành. Apple nói iPad tương thích với cái mà trên toàn cầu chấp nhận là mạng 4G. Phiên xử toàn diện sẽ diễn ra vào ngày 2/5. Hồi đầu tháng này phiên bản thứ ba của iPad đã xuất hiện và Úc là nước đầu tiên có sản phẩm này trên thị trường. Hàng trăm người đã xếp hàng để mua iPad 3 và Apple nói lần công bố sản phẩm iPad này thu hút được lượng người mua lớn hơn hai lần ra mắt iPad trước. Ủy ban Người tiêu dùng và Cạnh tranh của Úc muốn tòa ra lệnh ngưng bán iPad và phạt tiền Apple, yêu cầu quảng cáo lại cho đúng và bồi thường khách hàng. Trên trang web của hãng, Apple nói 4G LTE chỉ tương thích với một số mạng ở Hoa Kỳ và Canada. Hãng Apple của Hoa Kỳ nói họ đang đề nghị hoàn lại tiền cho các khách hàng ở Úc, những người cảm thấy họ bị làm cho hiểu nhầm về tính năng của iPad mới. text: Tường trình sẽ tính điểm các tiến bộ của chính phủ Iraqi xem họ đã đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản do phía Mỹ đưa ra hay chưa. Trong bối cảnh bạo lực tại Iraq gia tăng các phóng viên cho hay người ta mong đợi bản tường trình sẽ nói về một kết quả còn lẫn lộn. Và chính quyền Bush nhắc nhở rằng hiện còn quá sớm để có thể đánh giá được hiệu ứng của việc tăng quân. Bản tường trình sơ bộ, hình thành theo kiến nghị của các dân biểu từ đảng Dân Chủ, sẽ được công bố trước áp lực tại quốc hội Mỹ muốn thay đổi chiến lược tại Iraq. Sáng 12/7 Hạ Viện Mỹ bước vào bàn thảo chủ đề này. Trong khi tại Thượng Viện, tuần tới các TNS sẽ bỏ phiếu liên quan đến tu chính án về ngân sách quốc phòng, có thể sẽ buộc chính quyền phải cắt giảm quân số Mỹ tại Iraq. Thứ Tư, Cố vấn an ninh quốc gia Stephen Hadley thăm đồi Capitol trong khi hai dân biểu từ phe Cộng Hòa đứng về phía Dân Chủ, đưa ra lời kêu gọi rút quân Mỹ qua từng giai đoạn. Ông Bush nói ông sẽ veto bất cứ dự luật nào do quốc hội thông qua có nhắc đến thời gian biểu rút quân. Chính phủ Iraq cũng tỏ ý quan ngại về việc rút quân quá sớm. Tiến bộ mong manh Bản tường trình nhắc đến chính phủ Iraq chỉ đạt được tiến bộ có giới hạn trong việc đáp ứng 18 tiêu chuẩn về quân sự và chính trị. Các tiêu chuẩn do quốc hội Mỹ đặt ra khi cơ quan này chấp thuận ngân khoản cho hoạt động quân sự của Mỹ tại Iraq. Quan chức Mỹ nói một nửa các tiêu chuẩn, liên quan đến việc đánh giá khả năng của lực lượng an ninh – nhiều khả năng sẽ có tiến bộ. Tuy nhiên người ta cho rằng tiêu chuẩn liên quan đến hòa giải chính trị, hay tiến bộ đạt được của chính phủ dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Nouri Maliki sẽ nhận được điểm thấp. Các khuyết điểm này bao gồm việc chậm chễ chưa thông qua được bộ luật chia sẻ nguồn lợi dầu hỏa của Iraq. Cạnh đó còn là chương trình xóa bỏ các ảnh hưởng tiêu cực của chính sách loại bỏ các phần tử của đảng Bath – hay nói cách khác việc thăng trừng các ủng hộ viên của chính quyền Saddam Hussein. Thứ Ba 10/7 ông Bush nói ông hiểu dư luận Mỹ nghĩ như thế nào về cuộc chiến tại Iraq. Cạnh đọ ông Bush nhấn mạnh quốc hội Hoa Kỳ cần phải trao cho ông thêm thời gian để việc tăng quân có tác dụng. Ông Bush kêu gọi các dân biểu Mỹ nên đợi để đọc bản tường trình đầy đủ, sẽ do tướng David Petraeus chỉ huy quân đội Hoa Kỳ tại Iraq, công bố vào giữa tháng Chín. Trước đây trong tuần, tướng Petraeus nói còn quá sớm để đánh giá hiệu quả của việc tăng quân đối với an ninh của Iraq. Ông cho đài BBC hay chiến đấu chống lại phiến quân tại Iraq là một nỗ lực mang tính lâu dài và có thể phải mất nhiều thập niên. Dân biểu đảng Dân Chủ muốn thông qua thời gian biểu dành cho việc rút quân Mỹ ra khỏi Iraq. Họ muốn thay đổi công việc của lính Mỹ, từ hành quân chống khủng bố sang huấn luyện lính Iraq làm chuyện này. Tòa Bạch Ốc sẽ trình cho quốc hội Hoa Kỳ một bản tường trình sơ bộ về tình hình tại Iraq, đánh giá kết quả của việc tăng quân Mỹ thời gian gần đây. text: Bản đồ 'lưỡi bò' của TQ bị nhiều quốc gia khu vực phản đối Tờ HindustanTimes của Ấn Độ đưa tin từ Bắc Kinh hôm 12/1/2013 nói: "Trong lúc có các căng thẳng với các quốc gia láng giềng, Trung Quốc lần đầu tiên xuất bản các bản đồ với hơn 130 đảo ở Nam Hải (theo cách gọi của Trung Quốc) cũng như các hòn đảo gây tranh cãi với Nhật Bản, liên kết chúng với Trung Hoa lục địa theo các tỷ lệ xích tương ứng." Tờ báo điện tử này dẫn lời của Cục Đo lường, Bản đồ và Thông tin Địa chất Quốc Gia của Trung Quốc (NASMG), nói phần lớn trong số 130 đảo lớn, nhỏ mà cơ quan ấn bản của Trung Quốc, Sinomaps Press, dự kiến phát hành rộng rãi vào cuối tháng 01/2013 "chưa từng thể hiện trong các bản đồ từ trước của Trung Quốc." Tờ này cũng nói ngoài Việt Nam, các quốc gia có liên quan khác là Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan từng "phản đối mạnh mẽ" các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo trên Biển Đông. "Việc cho in Bản đồ với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên nhiều hộ chiếu điện tử của Trung Quốc đã gặp phải các phản ứng mạnh mẽ từ Việt Nam và Phillipnes," tờ báo viết. Trung Quốc cho hay sẽ ấn bản rộng rãi bản đồ mới này trong cuối tháng 1/2013 Tờ này cho hay, các bản đồ cũ định dạng theo chiều ngang, chỉ thể hiện các quần đảo lớn như Tây Sa và Nam Sa mà Việt Nam gọi là quần đảo Hoàng Sa. Trong khi đó, theo lời của Tổng Biên tập Sinomaps Press, Từ Căn Tài được tờ báo Ấn Độ trích dẫn, thì "các bản đồ mới theo chiều dọc đánh dấu rõ ràng các hòn đảo lớn của Trung Quốc," với liên kết chủ quyền với quốc gia này, và thể hiện các quan hệ về mặt địa lý của các hòn đảo đó với phần còn lại ở khu vực tranh chấp trên các vùng biển với các quốc gia xung quanh các biển, đảo đó. Trang báo điện tử china.org.cn của Trung Quốc, hôm thứ Bảy 12/01 còn cho hay thêm: "Ở góc trái phía dưới, cũng có một phần minh họa thu nhỏ của Quần Đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi kà Senkaku,) thể hiện các quan hệ vị trí và các quan hệ với các đảo nhỏ khác thuộc về Trung Hoa lục địa và Đài Loan." 'Ngang nhiên' Hiện chưa thấy có phản ứng chính thức của chính quyền Việt Nam, khi trên các trang mạng của Bấm Văn phòng Chính phủ và Bấm Bộ Ngoại giao không thấy xuất hiện một thông báo hay phản ứng chính thức nào về các nội dung của bản đồ kể trên liên quan các khu vực biển đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. "Không phải là lần đầu tiên, Trung Quốc có các động thái gây tranh cãi về chủ quyền trên Biển Đông bằng các phương tiện, lực lượng trên biển, hoặc thông qua các kênh truyền thông, phi quân sự hay ngoại giao, vốn thường xuất hiện vào dịp ngay trước hai ngày cuối tuần" Đây không phải là lần đầu tiên, Trung Quốc 'gây tranh cãi' về chủ quyền trên Biển Đông, dù dưới hình thức các phương tiện, lực lượng trên biển, hay thông qua các kênh truyền thông, phi quân sự hay ngoại giao, với nhiều động thái có vẻ hay xuất hiện ngay trước hai ngày cuối tuần, mà Hà Nội được cho là "phản ứng chậm trễ" ngay trong bối cảnh thông tin toàn cầu với tốc độ cao như hiện nay. Tuy nhiên, một số tờ báo của Việt Nam đã có phản ứng về các bản đồ mới của Trung Quốc, với tờ Bấm Thanh Niên Online hôm thứ Bảy, 12/01 gọi đây là động thái "ngang nhiên" và phi lý" trong một bài viết với tựa đề: "Trung Quốc ngang nhiên phát hành bản đồ phi lý về biển Đông." Cùng ngày, tờ Bấm VietnamNet cũng lên tiếng với một bài báo ngắn: "Trung Quốc ngang nhiên ra bản đồ từng đảo ở Biển Đông." Còn trên tờ Bấm PetroTimes, bài viết "Trung Quốc ngang nhiên công bố bản đồ mới về Biển Đông" viết: "Trung Quốc vừa trắng trợn đánh dấu thể hiện rõ các đảo ở Biển Đông trên các bản đồ chính thức của nước này với tỷ lệ xích tương đương với Trung Quốc đại lục trong một động thái hòng chiếm giữ chủ quyền toàn bộ vùng biển này." Thêm về tin này Chủ đề liên quan Trung Quốc tiếp tục có động thái được cho là gây căng thẳng thêm ở khu vực khi công bố một bản đồ mới 'thâu tóm' tới hơn 130 đảo ở các vùng biển mà nước này đang tranh chấp, trong đó có Biển Đông và vùng biển tiếp giáp với Nhật Bản. text: Hiện tại, các nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam với mức tối đa là 30% vốn điều lệ. Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã lên tiếng bày tỏ mong muốn thấy sự dỡ bỏ hạn chế này. Nay trong một chỉ thị về đẩy nhanh cổ phần hóa công ty nhà nước, ông Phan Văn Khải yêu cầu Bộ Tài chính trong quý 2/2005 phải trình lên các sửa đổi theo hướng cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần không hạn chế. Trước đó, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng phương án mở rộng tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Quan điểm của Bộ này là việc hạn chế tỉ lệ góp vốn sẽ không tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có nguồn lực tài chính, công nghệ tiên tiến tham gia vào quá trình cổ phần hoá và làm hạn chế hiệu quả cổ phần hoá. Việc giữ tỷ lệ như quy định hiện hành cũng bị cho là không phù hợp với phương án cam kết gia nhập WTO hiện đang đàm phán. Việt Nam cũng lên kế hoạch trong năm nay sẽ niêm yết được khoảng 200 doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Thảo luận về Luật doanh nghiệp chung Hiện ở Việt Nam cũng đang có thảo luận quanh việc sửa đổi và cho ra đời một Luật Doanh nghiệp chung. Dự thảo hiện gồm 11 chương với 161 điều; có 43 điều mới bổ sung và 79 điều được bổ sung, sửa đổi. Về nội dung sửa đổi, luật sẽ áp dụng thống nhất cho 4 loại hình đang chiếm đa số hiện nay, gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế. Có một điểm đang gây tranh luận là có thay đổi hay không vấn đề nhà đầu tư nước ngoài so với nhà đầu tư trong nước vẫn còn có ba khác biệt lớn. Ba khác biệt đó là: bị cấm trong một số ngành nghề mà trong nước không cấm; bị hạn chế (cấp phép trước) trong một số ngành, nghề mà trong nước không bị hạn chế và đòi hỏi phải có tài sản 100.000 USD để đầu tư vào Việt Nam mà không yêu cầu đối với DN trong nước. Bộ Tài chính Việt Nam sẽ trình lên thủ tướng những sửa đổi về việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần không hạn chế tại các doanh nghiệp không thuộc danh mục hạn chế. text: Chủ tịch SK Group Chey Tae-won Ngắm Landmark 81, tòa nhà cao nhất Việt Nam Dự án xe hơi của VinGroup hưởng ưu đãi thuế SK vừa mới mua 6% cổ phần Vingroup với giá 1 tỉ đôla tháng Năm năm nay, trở thành cổ đông lớn thứ hai sau gia đình ông Phạm Nhật Vượng. Năm ngoái, SK mua 9,5% cổ phần của Masan với giá 470 triệu đôla. Báo Korea Times nói trong chuyến đi, ông Chey sẽ bàn với Vingroup và Masan về khả năng hợp tác trong các lĩnh vực như viễn thông và năng lượng. Lãnh đạo các công ty con của SK như SK Telecom tháp tùng ông Chey. Ông Chey Tae-won đã được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tiếp hai lần, vào năm 2017 và 2018. Hàn Quốc hiện là nhà đầu nước nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam. SK Group là tập đoàn gia đình lớn thứ ba Hàn Quốc, sau Samsung và Hyundai. Ông Chey Tae-Won từng bị kết án 48 tháng tù năm 2013 vì tội chuyển tiền từ công ty con của SK Group sang một công ty khác để đầu tư. Trong lúc ông đã thụ án được 31 tháng thì được ân xá nhờ Tổng thống Park Geun Hye. Khi ra tù, ông Chey xin lỗi công chúng và nói sẽ nỗ lực "vì phát triển của xã hội và kinh tế Hàn Quốc". Đến năm 2015, sau khi ông ra tù, SK Group đưa ông trở lại làm chủ tịch. Năm 2003, ông từng bị kết án tù vì gian lận kế toán tại SK Group, và sau đó cũng được ân xá. Chủ tịch SK Group Chey Tae-won thăm Việt Nam tuần này, để gặp lãnh đạo Vingroup và Masan, là nơi mà tập đoàn Hàn Quốc có cổ phần. text: Bình luận viên Quang Huy đồng thời là Giám đốc Kênh thể thao của Truyền hình Kỹ thuật số VTC3 cho rằng một kết quả hòa là thực tế hơn đối với Việt Nam trong cuộc chạm trán với đội bóng đến từ xứ sở mặt trời mọc. “Nhật Bản là một đội bóng đẳng cấp, nhưng nếu chúng ta chủ trương một kết quả hòa, mà lại tuân thủ đấu pháp thì chúng ta cũng có thể thực hiện được. Họ từng ba lần dự World Cup và vấn đề là khống chế họ thế nào”. Ông Huy bình luận: “Đội tuyển Nhật luôn thể hiện trình độ kỹ thuật và lối chơi không quá cứng rắn, nên chúng ta có thể chơi theo kiểu 'tử thủ' để mà cầm chân đội bạn và kiếm một điểm”. Bình luận viên của VTC3 cũng nói những chỉ trích của báo chí đối với huấn luyện viên Alfred Riedl đã 'làm tốt' cho ông Riedl và ông 'tự đổi mới mình' và đưa ra đội hình hiệu quả hơn. Về phía đội tuyển, ông Huy nói sức mạnh của Việt Nam nằm ở các vị trí của Thủ môn Dương Hồng Sơn, cặp trung vệ Huy Hoàng, Như Thành, hậu vệ trái Phùng Văn Nhiên và tiền đạo Lê Công Vinh và đây là các vị trí 'không thể thay thế'. Quá khứ Các tuyển thủ miền Nam Việt Nam từng mang về cúp Merdeka tổ chức ở Malaysia năm 1966, trong đó Việt Nam thắng Nhật Bản 2-0 ở vòng đấu bảng và thắng Miến Điện với tỷ số 1-0 trong trận chung kết. Một trong các cầu thủ có mặt trong trận đó là ông Phạm Huỳnh Tam Lang đã kể với BBC Việt Ngữ về ấn tượng đội tuyển Nhật hồi đó: “Lúc đó đội Nhật chưa mạnh lắm, nên khi gặp đội bóng này chúng tôi tự tin thắng không nhiều thì ít. Các đối thủ trong khu vực mỗi lần gặp Nhật đều cảm thấy thoải mái”. “Chúng tôi không có ấn tượng gì nhiều, ngoài việc Nhật đá khá công thức, bài bản và kỷ luật rất tốt và tôi cũng thấy niềm năng của một đội bóng ở châu Á có khả năng tiến xa”. Ông Tam Lang nói tiếp: “Sau này, Nhật tiến xa hơn các nước khác trong khu vực, và tôi thấy rằng có thể học hỏi được từ đội bóng này ở tính kỷ luật và sự cọ xát thi đấu liên tục”. Trước đây Nhật Bản từng tới miền Nam Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm bóng đá và được biết đã mang theo quà tặng là một chiếc giày nhỏ để nói rằng họ chỉ là một chiếc giày nhỏ trước Nam Việt Nam bấy giờ. ---------------------------------------------------------------------------- Ngoài đề tài bóng đá, Việt Nam Ngày nay tuần này cũng có phỏng vấn về vụ chất Da Cam khi nạn nhân Nguyễn Văn Qúy mới qua đời sau khi dự phiên tòa ở New York, nhạc sỹ Huỳnh Anh hát ca khúc 'Lãnh Trọn Đêm Mưa' do chính ông sáng tác và phỏng vấn với hai người Việt về lịch sử Silicon Valley. Quý vị có thể nghe chương trình bằng cách bấm chuột vào link ở phía trên. Từng thắng Nhật Bản ở thập niên 60, nhưng trong trận đấu ngày 16/7 sắp tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một đội bóng “đẳng cấp” và khác xưa rất nhiều. text: Sinh năm 1957, ông Mark Thompson phụ trách BBC từ tháng 5/2004 Giữ chức vụ này lâu nhất trong lịch sử BBC, ông Mark Thompson sẽ ra đi sau gần tám năm lãnh đạo hệ thống truyền thông lớn nhất Anh Quốc và thuộc hàng đồ sộ nhất châu Âu. Trước đó, có những đồn đoán rằng phải tới đầu năm 2013 ông Thompson mới từ chức. Nhưng nay, trong email gửi mọi nhân viên của BBC vào trưa 19/3/2012, ông nói ông đã trao đổi với Chủ tịch BBC, Chris Patten về lịch trình ông từ nhiệm vào mùa thu này, sau Olympics 2012. BBC được giao nhiệm vụ lo toàn bộ dịch vụ truyền thông cho Thế vận hội quốc tế ở Anh năm nay. Tìm người kế nhiệm Ông Thompson cho hay ông và Chủ tịch Patten đã bàn về chuyện Hội đồng Quản trị của BBC "bắt đầu thủ tục tìm người kế nhiệm" cho chức Tổng giám đốc, và việc chuyển giao công tác sẽ được xác định ngày một khi BBC bổ nhiệm người mới. Hồi tháng 1/2012, Chủ tịch Chris Patten của BBC cho báo chí hay đã có một công ty tuyển dụng nhân sự được mời nói chuyện để tìm người thay cho ông Thompson. Báo chí Anh từ một thời gian qua đã nói có thể vị trí tổng giám đốc BBC không còn duy trì cho một người mà sẽ được tách làm hai. Vai trò tổng biên tập tối cao có thể sẽ do một người chuyên về báo chí và tin tức phụ trách, còn vai trò giám đốc điều hành (CEO) có thể để người khác nắm. Cho tới nay, cả hai vai trò này đều do ông Mark Thompson đảm trách. Theo trang Ariel, báo nội bộ BBC, thời kỳ cầm quyền của ông Thompson bị "rung chuyển" bởi vụ bê bối Ross-Brand liên quan đến người dẫn chương trình giải trí Jonathan Ross. Ông Thompson cũng bị phê phán đã đề nghị đóng kênh âm nhạc Radio 6Music và bị nghiệp đoàn nhà báo tổ chức biểu tình phản đối vì các kế hoạch cắt giảm nhân viên. Sản phẩm iPayer trên màn hình iPad: ông Thompson chủ trương tạo 'tương lai kỹ thuật số' cho BBC Nhưng về mặt thành công, BBC dưới thời ông Thompson đã đưa vào các sản phẩm độc đáo như iPlayer, một phần mềm trên máy tính cho phép nghe và xem miễn phí mọi chương trình của BBC. Không chỉ mạng truyền hình và truyền thanh được đánh giá cao, dịch vụ tin tức trên Internet của BBC trở nên phổ biến trên toàn thế giới. "Sự tin tưởng và tán thưởng của khán thính giả ở mức cao kỷ lục, các dịch vụ của chúng ta ở phong độ sáng tạo tuyệt vời và chúng ta đã chứng tỏ rằng BBC có thể là một cơ quan truyền thông đi đầu và sáng tạo trong kỷ nguyên kỹ thuật số như chúng ta từng đi đầu trong kỷ nguyên analog", ông Thompson nói trong email gửi nhân viên. Chương trình phim như Doctor Who và loạt phim tài liệu 'Planet' cũng được ghi nhận tích cực trên toàn cầu. Ông Mark Thompson chủ trương tạo một 'tương lai kỹ thuật số' (digital future) cho BBC và xác tín các giá trị như bất thiên vị và vì công chúng. Sinh năm 1957 tại London, ông Mark Thompson từng phụ trách kênh số 2 của BBC trong thập niên 1990 trước khi làm giám đốc điều hành kênh Channel 4, một đài cạnh tranh với BBC rồi trở lại BBC làm Tổng giám đốc tháng 5/2004. Ông Mark Thompson, tổng giám đốc tập đoàn truyền thông Anh Quốc vừa gửi email cho toàn bộ nhân viên nói ông sẽ rời chức vụ này sau kỳ Thế vận hội London mùa hè năm nay. text: Tin nhắn mã độc tống tiền bằng tiếng Hàn đã được dịch một cách tồi tệ, các nhà nghiên cứu cho biết Các nhà nghiên cứu từ Flashpoint đã truy cứu ngôn ngữ sử dụng trong thông báo máy tính nhiễm mã độc. Họ phát hiện chỉ có thông báo bằng tiếng Trung mới sử dụng đúng ngữ pháp và dấu câu, cho thấy người viết "là người bản địa hoặc ít nhất là thông thạo" tiếng Trung. Các phiên bản khác của thông báo mã độc dường như sử dụng "công cụ dịch thuật". Phần mềm tống tiền mạng tấn công 99 nước Mã độc WannaCry liên quan Bắc Hàn? Đội tin tặc APT32 tung hoành ở VN? Thông báo đòi tiền chuộc của WannaCry xuất hiện trong 28 ngôn ngữ khác nhau, nhưng chỉ có bản tiếng Trung và tiếng Anh có vẻ như được người chứ không phải máy tính viết. Bản tiếng Anh cũng có một số đoạn văn bất thường. Việt Nam là một trong 150 nước bị WannaCry ảnh hưởng Vụ tấn công mã độc WannaCry ảnh hưởng hơn 200.000 máy tính trên 150 quốc gia, ảnh hưởng các hệ thống chính phủ, y tế và các công ty tư nhân. Cơ quan Phòng Chống Tội phạm Quốc gia Anh của Anh, FBI và Europol đang điều tra kẻ đứng đằng sau mã độc này. Một số phân tích trước đó gợi ý rằng thủ phạm có thể ở Bắc Hàn. Nhưng các nhà nghiên cứu của Flashpoint nhận thấy thông báo tiếng Hàn được dịch còn tệ hơn bản tiếng Anh. "Chỉ bản tiếng Trung và tiếng Anh là có vẻ như được một người hiểu biết ngôn ngữ viết ra," chuyên gia an ninh mạng, giáo sư Alan Woodward từ Đại học Surrey nói. "Các bản còn lại có vẻ là nhờ Google Dịch. Thậm chí cả tiếng Hàn." Giáo sư Woodward nói những người đứng đằng sau mã độc tống tiền chưa lấy tiền mà các nạn nhân đã gửi vào Bitcoin, và nói thêm rằng có thể họ đang ẩn mình. Phân tích mới cho thấy tội phạm dùng tiếng Trung có lẽ đứng sau mã độc WannaCry làm ảnh hưởng tới hàng ngàn tổ chức trên toàn thế giới. text: Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã gây 'sóng gió' trên Biển Đông trong thời gian qua Nếu thông tin này là chính xác thì đây là mỏ khí có thể khai thác được đầu tiên của Trung Quốc trên Biển Đông có tranh chấp. Vào lúc này, Trung Quốc không nói gì về tiềm năng ở khu vực này. Chủ giàn khoan này hôm 27/5 cho biết việc khoan thăm dò đã hoàn thành giai đoạn một nhưng không nói rõ kết quả. ‘Khá tự tin’ “Địa điểm mà giàn khoan đang hoạt động có thể là một giếng khí đốt. Trung Quốc đã tiến hành hoạt động khảo sát địa chất ba chiều trước khi dời giàn khoan vào đây,” ông Ngô Thế Xuân, chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải quốc gia, một cơ quan nghiên cứu chiến lược của chính phủ Trung Quốc đặt trên đảo Hải Nam, được Reuters dẫn lời nói. “Trung Quốc khá là tự tin... nếu không thì họ đã không khoan ở đấy,” ông Ngô nói thêm. Trong bản báo cáo hồi năm 2013, Cơ quan Năng lượng Mỹ, nói các bằng chứng địa chất cho thấy quần đảo Hoàng Sa không có tiềm năng lớn lắm về dầu khí. Tuy nhiên ở vị trí gần quần đảo cơ hội tìm thấy mỏ khí lớn là cao bởi vì người ta đã tìm thấy một số giếng khí ở đây, ông James Hubbard, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí châu Á ở Ngân hàng Macquarie ở Hong Kong, nói với Reuters. “Đây là một bước nhảy vọt về niềm tin để tin tưởng rằng họ đang tiến gần đến nơi có khí đốt,” ông nói. Việt Nam từng có hai giếng khí nằm về phía bên trái giàn khoan và gần với bờ biển của họ, nơi công ty Mỹ Exxon Mobil từng phát hiện dầu và khí hồi năm 2011 và 2012. Một phần của lô 118 và 119 của Việt Nam nằm trong yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. Không lâu sau khi Exxon thông báo về việc phát hiện dầu khí ở lô 118 hồi năm 2012, Trung Quốc cảnh báo các công ty nước ngoài không được thăm dò ở vùng có tranh chấp. Tuy nhiên, Trung Quốc không nêu đích danh Exxon. Tàu Việt Nam và Trung Quốc vẫn liên tục đối đầu nhau tại vị trí giàn khoan Không có hoạt động khai thác nào diễn ra ở các lô 118 và 119, Reuters dẫn lời ông Đỗ Văn Khạnh, tổng giám đốc Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam PVEP, nói với Reuters. Sẽ đến Trường Sa? Một quan chức ngành dầu khí Trung Quốc thông thạo tình hình giàn khoan Hải Dương 981 nói một nhóm khảo sát đã nói với ông rằng tiềm năng là ‘khá tốt’ dự trên các dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian 10 năm. “Nhưng dĩ nhiên chúng ta sẽ không biết chính xác trữ lượng là bao nhiêu cho đến khi khoan,” ông nói với điều kiện giấu tên. Các chuyên gia cho rằng nếu giàn khoan tìm được cái gì đó có giá trị, Trung Quốc sẽ đặt cơ sở khai thác và triển khai tàu đặt đường ống. Quá trình này có thể mất vài năm trong khi việc khai thác có thể kéo dài hàng chục năm. “Căng thẳng giữa hai nước Việt-Trung chắc chắn sẽ lên đến đỉnh điểm nếu Trung Quốc tìm thấy dầu ở khu vực này,” ông Dương Danh Dy, cựu tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, nói. “Sẽ có thêm nhiều va chạm, nhiều xung đột. Tôi không loại trừ khả năng xung đột vũ trang,” ông nói thêm. Một số chuyên gia dầu khí Trung Quốc tin rằng giàn khoan 981 – vốn được xem là ‘chủ quyền quốc gia di động – sẽ được di chuyển đến nơi khác trên Biển Đông sau khi việc thăm dò ở vùng biển Hoàng Sa hoàn tất. Họ nói cuối cùng giàn khoan này cũng sẽ được đưa ra quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc hiện có tranh chấp với một số nước đông nam Á trong đó có Việt Nam. “Giàn khoan được thiết kế cho hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông,” ông Lâm Bá Cường, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Năng lượng ở Đại học Hạ Môn đồng thời là cố vấn của Cục Năng lượng Trung Quốc, nói. “Nó sẽ di chuyển đến các vùng nước sâu ở những khu vực khác của Biển Đông,” ông nói. Các chuyên gia dầu khí Trung Quốc được hãng tin Anh Reuters dẫn lời nói có khả năng giàn khoan Hải Dương 981 được triển khai tại vùng biển có tranh chấp với Việt Nam hồi đầu tháng sẽ thăm dò thấy đủ lượng khí đốt để đưa vào khai thác. text: IS vẫn đang đương đầu với các cuộc không kích của liên quân Một danh sách các tên họ và địa chỉ được cho là của các quân nhân này được đăng tải trên một trang web có liên hệ với IS cùng với lời kêu gọi sát hại những người này. ‘Tấn công mạng’ IS nói họ có được thông tin này là nhờ vào tấn công các máy chủ và hệ thống dữ liệu nhưng các quan chức Mỹ nói rằng phần lớn những dữ liệu này là thông tin công cộng. Một nguồn tin an ninh nói với BBC rằng những người có tên trong danh sách đã được liên lạc. Nhóm tin tặc này, vốn tự gọi mình là Ban tấn công mạng của Nhà nước Hồi giáo, cho biết những người có tên trong danh sách đã tham gia vào chiến dịch chống IS của Hoa Kỳ. Họ kêu gọi những người ủng hộ họ ở Mỹ ‘hãy có bước cuối cùng’ và ‘xử lý’ những ai được nêu tên. Một quan chức quốc phòng Mỹ nói với truyền thông với điều kiện ẩn danh: “Tôi không thể xác nhận những thông tin này là như thế nào nhưng chúng tôi đang xem xét.” Một phát ngôn nhân của cơ quan thực thi pháp luật của Hải quân Mỹ nói với BBC rằng các quân nhân bị tiết lộ tên tuổi sẽ được yêu cầu kiểm tra các dấu vết của họ trên mạng và thay đổi cài đặt an toàn. Kể từ tháng Chín năm ngoái Mỹ và các đồng minh đã thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các chiến binh Nhà nước Hồi giáo vốn đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ Syria và Iraq. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đang điều tra lời đe dọa trên mạng được cho là do Nhà nước Hồi giáo (IS) đưa ra đối với khoảng 100 quân nhân của họ. text: Đại sứ Na Uy tại WTO, Eirik Glenne, nói rằng ngày hôm nay, thứ Hai, "đánh dấu giai đoạn cuối cùng của quá trình xin gia nhập của Việt Nam." "Lần đầu tiên, trước mặt chúng ta là trọn gói các tài liệu nói về các điều khoản thành viên WTO của Việt Nam," ông nói tại một buổi họp báo. Một viên chức WTO nói ông Glenne đã ra mục tiêu ngày 26-10 là lúc có thỏa thuận về việc gia nhập của Việt Nam, nhưng còn phụ thuộc vào kết quả đàm phán mấy tuần tới. Điều này sẽ mở đường cho cuộc họp của 149 thành viên của Đại hội đồng WTO vào đầu tháng 11 để chính thức thông qua gói đàm phán đa phương. Theo quy định của WTO, việc gia nhập của Việt Nam sẽ chỉ có hiệu lực 30 ngày sau khi các tổ chức của Việt Nam thông qua thỏa thuận. Việt Nam hy vọng có thể đạt thỏa thuận trước lúc nước này tổ chức hội nghị APEC ngày 12-11, một hội nghị mà dự kiến sẽ có mặt Tổng thống George W. Bush. Nhưng mấy ngày qua, nhiều viên chức của chính phủ Việt Nam ra dấu hiệu rằng họ sẽ không ngạc nhiên nếu tấm thẻ hội viên chỉ có vào năm 2007. Bộ trưởng Thương mại Việt Nam nói không thể chấp nhận gia nhập WTO với các đòi hỏi vô lý, và trấn an rằng việc gia nhập chậm cũng giống như 'lấy vợ muộn.' Ông Tuyển nhấn mạnh nếu có gia nhập chậm hơn dự kiến thì cũng không nhất thiết là điều xấu. "Vào chậm cũng giống anh con trai lấy vợ muộn thôi. Và như vậy có hai khả năng, lấy muộn có thể tìm thấy cô vợ xinh hơn," Bộ trưởng Thương mại ví von. Tin mới nhất cho biết đàm phán về tấm vé thành viên WTO của Việt Nam có thể hoàn tất trong tháng 11. text: Dù có kinh nghiệm và thông minh đến đâu thì các chuyên gia về chứng khoán vẫn phải chấp nhận rằng thị trường có phần rủi ro không thể kiểm soát được. Ngay cả những người thành danh trên thị trường chứng khoán cũng lắm lúc ngã ngựa dưới chân đài vinh quang một cách thê thảm. Chín mươi phần trăm người lụn bại vì chứng khoán là vì họ không chịu bán chứng khoán khi còn kịp, cứ nuôi giấc mơ rằng nó sẽ lên trở lại. Muốn ít rủi ro, người chơi chứng khoán phải biết cắt ngang những cuộc mua bán lỗ lã và phải giữ cổ phần đang tăng giá để có thêm phần lời của mình, biết chấp nhận hy sinh một số tiền nhỏ để cứu vãn số tiền còn lại. Và ai không biết điều này để quản lý tiền bạc của mình thì sớm hay muộn gì cũng bị trắng tay. Giảm lỗ, tăng lời Sau một thời gian lăn lộn trên thị trường, bạn có ba cách để cải tiến thành tích của mình là: Làm giảm số tiền bị thua.Tăng thêm số tiền lời .Tăng thêm phi vụ mua bán có lời. Làm giảm số tiền bị thua là cách là dễ dàng nhất. Mời bạn xem bảng sau: Theo bảng này, ba người cùng mua bán, lời, thành tích tiền lãi giống nhau. Khác nhau chỉ ở mức lỗ và phần trăm thắng. Nếu người nào có lãi đến 70% trong các cuộc mua bán mà lỗ nặng trong 30 % còn lại thì cũng tương đương với bạn thua đến 70 % tổng số mua bán nhưng bạn lại biết hạn chế sự lỗ lã của mình! Và dù bị thua đến 50 % mà biết hạn chế tiền lỗ của mình thì vẫn có lời nếu mức lỗ ít hơn mức lời : (25 x 500 $) – (25 x 400$ ) = 12500 $ – 10000 $ = 2500 $. Lệnh stop loss Trong những mệnh lệnh mua bán chứng khoán, có một mệnh lệnh rất cần thiết, có thể gọi là sống còn của một sự nghiệp mua bán chứng khoán là stop loss order. Nếu nhà môi giới nào không có mệnh lệnh này thì bạn nên đổi nhà môi giới mà không thương tiếc. Túi tiền sẽ cám ơn bạn. • Stop loss order : Mệnh lệnh này cho bạn bán tự động nếu cổ phần rớt hơn mức mà bạn chấp nhận. Ví dụ như bạn mua cổ phiếu giá 10 đồng. Bạn ra lệnh stop loss đến mức 8 đồng. Nếu chẳng may cổ phiếu xuống giá thì hệ thống tự động của nhà môi giới sẽ bán cho bạn ở mức 8 đồng. Nếu cổ phiếu lên hoặc giao động trên mức 8 đồng thì lệnh stopp loss không có hiệu lực, bạn vẫn sỡ hửu cổ phần của mình. Lợi ích là khi cổ phần rớt hơn 8 đồng thì bạn vẫn bảo toàn được tiền bạc của bạn. Tăng thêm số tiền lời thì cũng dùng lệnh stop loss, chẳng hạn như mức cổ phiếu của bạn mua tăng vọt từ 10 đến 13 đồng trong khi bạn định bán với giá 12,50 đồng, bạn thấy bán cũng được nhưng mà theo bạn nghĩ thì chắc nó sẽ còn lên nữa, bạn thay đổi lệnh stop loss, nhích giá bán lên đến 12.50 đồng. Nếu giá cổ phiếu lên nữa thì bạn lời thêm mà nếu rớt thì bạn cũng còn lời chán vì cổ phần được bán đi ở mức 12.50 đồng. Phương pháp đặt stop loss theo giá cả lên xuống của cổ phần này còn gọi là trailing stop. Trong thực tế, thì nhiều người cho rằng đặt stop loss ở mức – 5% và bán đi với 15 % so với giá cổ phần mà bạn mua là tốt nhất. Ví dụ giá bạn mua ở giá 10 thì nên đặt stop loss ở mức 9,50 và bán đi ở giá 11,50. Nó cho phép bạn có sự quân bình tài chánh dù bạn chỉ thắng 1 trong... 3 trường hợp! Ngoại trừ người quá thông minh hoặc quá ngù ngờ, thông thưòng thì ít ai đoán trúng quá 7/10 hay trật 3/10 lần mua bán. Muốn hơn vậy thì bạn phải có kinh nghiệm, cảm nhận và giác quan thứ sáu nhờ lăn lộn lâu năm trên thị trường. Có lần tui dự buổi thuyết trình, một tay “day trader” trên bục giảng tuyên bố thắng được 63% trong các giao dịch làm cử tọa vỗ tay ầm ầm, xin trader này biểu diễn tài nghệ. Nhưng chiếu theo biểu đồ này, thì tay trader này lời nhiều hơn là 63% tiền thắng vì lời cả ba mặt: số lượng mua bán lời, tiền lời và tiền lỗ . Chứng khoán chỉ nguy hiểm với hai loại người. Loại thứ nhất là không hiểu chi về chứng khoán mà vẫn nhập cuộc với hy vọng cầu may như hình thức sổ số, cá độ. Loại thứ hai là không kiểm soát được bản thân mình. “Tục ngữ chứng khoán” có câu: Thà mất ngón tay hơn là cánh tay. Một người có trí tuệ bình thường mà biết tự kiềm chế mình vẫn có thể chơi chứng khoán để có thêm nguồn tài chánh khác ngoài lương bổng chính thức của mình, vươn đến sự thoải mái về tiền bạc. Tài liệu tham khảo: Tout savoir sur le Day Trading, Philipe Erb. Sau bài viết ''Thử chơi cá độ tại Anh'' của Nguyễn Hùng, thính giả Đoàn Thanh Tùng ở Liège, Bỉ đã gửi đóng góp bài viết này cho BBC. text: Nhanh không kém nước lớn láng giềng Trung Quốc, vốn đã ngỏ ý "tiếc" về hoạt động quân sự của liên quân phương Tây tại Libya, hôm Chủ nhật 20/03, Chính phủ Việt Nam tuyên bố qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao: "Việt Nam lo ngại sâu sắc trước sự gia tăng căng thẳng và những hành động quân sự mới đây tại Libya với nhiều hệ lụy đối với đời sống của người dân Libya và hòa bình, ổn định ở khu vực." Trước đó, cũng trong ngày Chủ nhật, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo nói nước này luôn phản đối việc "sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế". Bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ, Đức, Nga và một số nước khác cũng đưa ra quan điểm tương tự. Bắc Kinh bày tỏ hy vọng "Libya sẽ sớm khôi phục ổn định và tránh thương vong cho người dân", đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc tôn trọng "độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" của quốc gia Bắc Phi. Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: "Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, sớm chấm dứt các hoạt động quân sự, tích cực thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm giải pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia.” Cả Bắc Kinh và Hà Nội đều không đề cập tới thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội Libya và phe nổi dậy, mà các binh lính trung thành với Đại tá Gaddafi bị cáo buộc vi phạm. 'Khoác áo bảo vệ nhân quyền' Trong khi đó, báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm thứ Hai 21/03 chạy bài xã luận chỉ trích chiến dịch quân sự của Anh-Pháp-Mỹ tại Libya là "hành động quân sự khoác áo bảo vệ nhân quyền". Bài xã luận viết rằng cuộc tấn công vào Libya, "một nước độc lập, có chủ quyền" đang "gây đau thương và chết chóc cho người dân vô tội". Báo Nhân dân đặt câu hỏi: "Phải chăng đây chỉ là cái cớ để can thiệp tình hình nước này?" và trích dẫn một số phân tích gia nói rằng mục đích cuối cùng của chiến dịch quân sự hiện thời là "thiết lập một chính quyền thân phương Tây, tạo ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực". Bài xã luận cũng nói "dư luận quốc tế tỏ rõ nghi ngờ mục tiêu chiến dịch quân sự" của phương Tây tại Libya. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "Dù với bất cứ lý do nào, việc dùng sức mạnh quân sự tiến công Libya là sự xâm phạm một quốc gia độc lập, có chủ quyền". "Ðây là điều không thể chấp nhận được vì tạo tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế." Phản ứng của Việt Nam được cho là không bất ngờ vì Tripoli lâu nay giữ quan hệ khá mật thiết cả về chính trị và ngoại giao với Hà Nội. Việt Nam và Libya có cơ chế tham khảo chính trị, cùng chia sẻ nhiều quan điểm chung về tình hình quốc tế, nhất là vai trò của Mỹ và các nước phương Tây. Cũng là quốc gia 'Xã hội Chủ nghĩa', Libya của Đại tá Gaddafi và Việt Nam cùng phản đối can thiệp của nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực dân chủ-nhân quyền. Truyền thông Việt Nam cũng cho hay đại sứ quán Việt Nam tại Tripoli vẫn an toàn tuy có thể sẽ sơ tán sang một nước láng giềng nếu bạo lực leo thang. M̀ời quý vị tham gia Diễn đàn BBC về thái độ các nước quanh chủ đề Libya. Chính phủ Việt Nam bày tỏ quan ngại trước các diễn biến mới nhất ở Libya, trong khi Đảng Cộng sản nói việc liên quân tấn công là "không thể chấp nhận được". text: Kassig năm nay 26 tuổi, bị IS bắt giữ trong lúc đang cứu trợ người tỵ nạn ở Syria Abdul-Rahman Kassig, còn được biết đến với tên Peter Kassig trước khi cải sang đạo Hồi, viết hồi tháng Sáu rằng anh “sợ bị chết” và rất buồn khi chuyện của anh khiến gia đình phải đau lòng. Hồi tuần trước IS công bố đoạn video cảnh chặt đầu con tin người Anh Alan Henning. Đoạn phim kết thúc bằng lời đe dọa sẽ giết Kassig, năm nay 26 tuổi. Đây là lần thứ tư những đoạn phim như thế này được các nhóm dân quân công bố. Nay lực lượng IS đang kiểm soát một phần lãnh thổ rộng lớn ở Syria và Iraq. Các nạn nhân trước là phóng viên người Mỹ James Foley, phóng viên người Mỹ-Israel Steven Sotloff và nhân viên cứu trợ người Anh David Haines. IS nói những vụ hành hình trên liên quan tới không kích nhắm tới tổ chức, do Hoa Kỳ dẫn dắt. Ông Ed và bà Paula Kassig nói họ quyết định trích đăng một đoạn của lá thư “để thế giới hiểu được vì sao chúng tôi và rất nhiều người khác quan tâm và ngưỡng mộ con trai tôi”. Abdul-Rahman Kassig là ai? Trích đoạn phát biểu của cha mẹ Peter Kassig: "Chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới rất nhiều người trên khắp thế giới, những người đã cầu nguyện và ủng hộ gia đình chúng tôi trong thời gian khó khăn này, và đặc biệt tới những người quen biết và làm việc cùng con trai tôi ở Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ hay Syria. “Chúng tôi choáng ngợp trước phản ứng từ những người coi Abdul-Rahman là anh hùng đối với những việc con trai tôi làm trước khi bị bắt giữ.” 'Con cầu nguyện mỗi ngày' Peter Kassig và mẹ, Paula Kassig trong một chuyến đi cắm trại năm 2000 Trong thư, Abdul-Rahman Kassig viết: “Rõ ràng là con rất sợ chết nhưng khó khăn nhất là cảm giác không biết, nghi ngờ, tự hỏi, hy vọng, và lại tự hỏi mình xem có nên hy vọng hay không. “Con rất buồn về tất cả mọi việc đang xảy ra và những gì mọi người ở nhà phải trải qua. “Nếu con chết, con đoán rằng, ít nhất cha mẹ và con có thể tìm được nơi nương tựa và niềm an ủi rằng con đã tới đó nhằm giảm bớt nỗi đau khổ và giúp đỡ những người đang cần được giúp. “Về niềm tin của con, con cầu nguyện mỗi ngày và con không thấy giận dữ về tình huống của mình.” Lá thư mà cha mẹ Kassig nhận được hôm 02/06 kết thúc thúc bằng câu: “Con yêu cha mẹ.” Ông Ed và bà Paula nói anh bị bắt giữ khi trên đường tới Deir Ezzor ở miền Đông Syria một năm trước, trong lúc làm việc cho tổ chức từ thiện do chính anh sáng lập: Phản ứng và Trợ giúp Khẩn cấp Đặc biệt (Sera). Gia đình Kassig nói “hành trình đến với Hồi giáo” của con trai họ bắt đầu trước khi anh bị bắt giữ, nhưng họ hiểu rằng anh đã tự nguyện cải đạo vào cuối năm ngoái trong lúc ở cùng phòng giam với một người Hồi giáo mộ đạo. IS có thể vẫn đang giam giữ rất nhiều con tin khác. Nhóm này có nguồn gốc từ những người Iraq liên quan tới tổ chức al-Qaeda nhưng đã bị trục xuất do những chiến dịch tàn bạo và từ chối tuân theo lệnh hạn chế hoạt động ở Iraq. Kể từ đó nhóm đã phát triển mạnh mẽ và chiếm đóng nhiều khu vực rộng lớn ở cả hai quốc gia trong những tháng gần đây. Cha mẹ của một con tin người Mỹ đã công bố lá thư do anh viết trong lúc bị dân quân Nhà nước Hồi giáo (IS) giam giữ ở Syria. text: Các lực lượng an ninh đã tìm đến bắt ông Paul Foreman vào lúc giữa trưa ngày thứ hai. Công tố viên chuyên về tội chống nhà nước của Sudan nói với thông tấn xã Reuters là ông Foreman bị bắt vì từ chối không chịu đưa cho chính phủ bằng cớ của bản phúc trình. Những dân quân ủng hộ chính phủ ở Darfur đã bị cáo buộc là đã giết người và hiếp dâm ở một mức độ rộng lớn, một điều mà chính phủ đã bác bỏ là có dính líu vào. Ông Foreman đã nói là "quyền y khoa" và sự tôn trọng bí mật với bệnh nhân không cho phép ông trao cho nhà nước những văn bản mà họ đòi. Bộ trưởng tư pháp của Sudan nói là ông đã đi đến kết luận những điều trong bản phúc trình này là sai. Phóng viên Sudan đài BBC nói có lẻ ông Foreman sẽ được cho nộp tiền chuộc rồi cho tại ngoại và sẽ bị cấm rời khỏi Sudan. Ông ta có thể bị đến ba năm tù nếu bị kết tội giả mạo bản phúc trình này. Ông Jan Pronk, đại diện cho Liên Hiệp Quốc ở Sudan đã lên tiếng chỉ trích hành động này. "Văn kiện này là một văn kiện phi chính trị chỉ được đưa ra vì quan tâm nhân đạo của MSF, vốn đã làm rất nhiều việc tốt đối với các nạn nhân bị hiếp dâm," ông Pronk tuyên bố. Sudan đã bắt người đứng đầu của tổ chức thiện nguyện Medecins San Frontieres (MSF- Bác sĩ Không Biên Giới) vì một bản phúc trình đưa ra cáo buộc hiếp dâm ở Darfur. Ông Foreman thuộc chi nhánh Hoà Lan của MSF. text: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã cử quân tăng viện cùng trực thăng tới vùng biên giới nơi lính của họ bị phục kích vào sáng chủ nhật. Đây là vụ tấn công đầu tiên kể từ khi quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ cho phép quân đội nước này tổ chức tấn công qua biên giới vào Iraq để săn lùng các phiến quân đang ở trong khu vực này. Quyết định này của quốc hội theo sau một loạt các vụ tấn công được cho là do PKK tổ chức làm gần 30 lính và thường dân thiệt mạng. Một tuyên bố của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nói một số lớn phiến quân PKK đã tràn qua biên giới Iraq và tấn công binh lính Thổ Nhĩ Kỳ sau nửa đêm. Theo thông tấn xã Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ, vụ tấn công diễn ra tại phía đông nam tỉnh Hakkari gần thị trấn Yuksekova. Một trang web của phiến quân nói một số lính Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt làm con tin. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố trên truyền hình nước này rằng các quan chức an ninh sẽ có cuộc họp khẩn cấp trong ngày chủ nhật để bàn cách đối phó với diễn biến mới nhất. Ông cũng kêu gọi truyền thông đại chúng 'kiềm chế' trong việc đưa tin. Phóng viên đài BBC Sarah Rainsford tại Istanbul cho biết khoảng 3.000 chiến đầu quân PKK được cho là đang có mặt ở phía bắc Iraq gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Công chúng và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang gây áp lực lên chính phủ buộc có hành động đối với những vụ tấn công ly khai của người Cuốc từ phía Iraq. Ít nhất 12 lính Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong cuộc chạm trán với phiến quân gần biên giới với Iraq trong đó 23 phiến quân thiệt mạng, các quan chức quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho hay. text: Ông Putin đã ca ngợi việc Crimea sáp nhập vào Nga Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói chuyến đi là một động thái "gây kích động và không cần thiết", trong khi chính phủ ở Kiev gọi đây là một sự "xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Ukraine". Ông Putin đã ca ngợi việc Crimea chọn sáp nhập vào Nga tại lễ kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô trước Phát xít Đức thời Đệ nhị Thế chiến. Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Ukraine Arsen Avakov nói ít nhất 20 tay súng thân Nga và một sỹ quan an ninh của Ukraine đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh ở thành phố cảng Mariupol. Chính phủ cho biết một vụ nổ súng đã xảy ra sau khi những người ủng hộ Nga tấn công và một trụ sở cảnh sát. Tuy nhiên, một số nhân chứng tại địa phương cáo buộc lực lượng an ninh đã nổ súng vào những người biểu tình không có vũ trang sau khi họ tiến vào tòa nhà. Giới chức địa phương cho biết bảy người đã thiệt mạng và 39 người khác bị thương. Crimea đã bỏ phiếu để sáp nhập vào Nga hồi tháng Ba, trong cuộc trưng cầu dân ý bị phương Tây và Kiev xem là bất hợp pháp. Những người ly khai thân Nga ở Donetsk và Luhansk đang lên kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 11/5. Phe ly khai hiện vẫn chiếm giữ nhiều tòa nhà công quyền ở miền đông, bất chấp chiến dịch quân sự do Kiev triển khai. Hàng chục người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ. Một màn trình diễn của không quân Nga ở Sevastopol 'Không thích hợp' Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki gọi chuyến thăm của ông Putin là động thái "gây kích động và không cần thiết", đồng thời nhấn mạnh "Crimea thuộc về Ukraine và chúng tôi tất nhiên là không thừa nhận hành động bất chính và bất hợp pháp của Nga." Trong khi đó, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, bà Laura Magnuson, nói chuyến thăm sẽ chỉ "châm ngòi cho căng thẳng". "Một ngày quan trọng trong lịch sử mà chúng ta cũng chia sẻ, dành để vinh danh sự hy sinh và tưởng niệm hàng triệu người thiệt mạng trong Đệ nhị Thế chiến, không nên bị sử dụng làm công cụ để tái khẳng định việc sáp nhập Crimea một cách bất hợp pháp". Tổng Thư ký Nato Anders Fogh Rasmussen nói chuyến thăm của ông Putin là "không thích hợp". Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã có cuộc điện đàm hôm 9/5, tuy nhiên hai bên sau đó chỉ tái khẳng định lập trường của mình. Bà Psaki nói Nga nên yêu cầu phe ly khai hạ vũ khí và hủy bỏ kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý. Bộ Ngoại giao Nga cho biết ông Lavrov đã thúc giục Hoa Kỳ sử dụng ảnh hưởng của mình để buộc Kiev ngưng các chiến dịch quân sự nhằm vào phía ly khai. Người biểu tình leo lên một chiếc thiết giáp bị hư hại sau ở Mariupol sau các vụ đụng độ bạo lực tại đây 'Mạnh mẽ hơn' Trong chuyến thăm Crimea, ông Putin nói bán đảo này đã thể hiện lòng trung thành với "sự thật của lịch sử" qua việc chọn sáp nhập vào Nga. Ông nói: "Vẫn còn nhiều việc phải làm trước mắt, nhưng chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn vì giờ đây chúng ta đã có nhau, đồng nghĩa với việc chúng ta đã trở nên mạnh mẽ hơn." Phóng viên BBC ở Sevastopol, Daniel Sandford, nói Putin được chào đón như một người anh hùng khi ông bước qua quảng trường chính và bắt tay người dân Crimea. Ông Putin trước đó đã có bài phát biểu trước hàng nghìn người tham dự lễ diễu binh ở Quảng Trường Đỏ và cam kết sẽ bảo vệ "Đất mẹ". Một lễ tưởng niệm ngắn đã được chính phủ tạm quyền Ukraine tổ chức tại công viên chính ở thủ đô Kiev. Chính quyền Ukraine lo ngại rằng phe thân Nga sẽ tìm cách kích động bạo lực nếu các lễ kỷ niệm được tổ chức rầm rộ. Phát xít Đức đã xâm lược Liên xô, vốn từng bao gồm Ukraine, vào tháng Sáu năm 1941. Crimea được trao cho Ukraine vào năm 1954. Hoa Kỳ và EU lên án chuyến thăm đầu tiên của Putin đến Crimea kể từ khi bán đảo này sáp nhập vào Nga. text: Nghiên cứu này nói Nepal là nước có sự gia tăng mạnh nhất về khoảng cách giàu nghèo, và theo sau là Trung Quốc. Trên giấy tờ, Trung Quốc vẫn là một nhà nước cộng sản, thế nhưng nước này lại đứng thứ hai về tỉ lệ gia tăng khoảng cách giàu nghèo ở châu Á trong vòng một thập niên qua. Đây là một trong các kết luận trong báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á, cơ quan tài trợ cho các dự án phát triển trong vùng. Báo cáo nói chia rẽ trong thu nhập ở Trung Quốc đang gần bằng mức độ ở các quốc gia vốn có mức bất bình đẳng rất cao tại châu Mỹ Latin và vùng hạ Sahara của châu Phi. Khoảng cách gia tăng Nhìn chung nghiên cứu thấy rằng khoảng cách giàu nghèo đã tăng mạnh nhất ở các nước châu Á vốn chứng kiến tỉ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất. Trung Quốc là ví dụ điển hình. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết phải xảy ra, vì nghiên cứu nói Nam Hàn và Đài Loan là những ví dụ về các nước hưởng thành công kinh tế trong khi bất bình đẳng không tăng mạnh. Xã hội bất bình đẳng nhất tại châu Á và cũng là nước có mức chênh lệch tăng mạnh nhất trong một thập niên là Nepal. Báo cáo nói một lý do là sức mạnh của nhóm phiến quân theo chủ nghĩa Mao tại đây. Nghiên cứu chỉ ra rằng xung đột xã hội gắn với bất bình đẳng thu nhập sẽ là trở ngại lớn cho tương lai tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Nghiên cứu cũng nhận định giải pháp phải đến từ những bước đi chủ động của chính phủ nhằm phân bổ thành quả tăng trưởng đồng đều hơn. Một báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) nhận định rằng sự bất bình đẳng về thu nhập giữa người giàu và người nghèo đã gia tăng ở châu Á. text: Roger Stone, Paul Manafort, Charles Kushner Manafort đã bị kết án vào năm 2018 trong một cuộc điều tra về cáo buộc việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Trước đây ông Trump đã giảm án tù cho Stone, người bị kết tội khai man trước Quốc hội. Roger Stone: Một đồng minh của Trump bị bắt Paul Manafort, cựu giám đốc tranh cử của Trump bị bỏ tù Brandon Bernard: Cuộc hành quyết đầu tiên trong những ngày cuối cùng của Trump Họ nằm trong số 29 người được nhận sự khoan hồng mới nhất của ông Trump trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng tới. 26 người trong số này được lệnh ân xá toàn bộ trong khi 3 người khác được giảm tội. Việc ân giảm thường là dạng giảm thời hạn tù, nhưng không xóa bỏ phán quyết hay có hàm ý vô tội. Việc ân xá là một cách tổng thống thể hiện sự tha thứ, cấp cho người bị kết án các đặc quyền bổ sung như khôi phục quyền bầu cử của người bị kết án. Các tổng thống thường ban các đợt ân xá lớn trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ, và ông Trump đã sử dụng quyền lực này ít hơn bất kỳ tổng thống nào trong lịch sử hiện đại, ngoại trừ George HW Bush. Việc ông Trump ân xá cho Manafort đã giúp cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông không phải chấp hành phần lớn thời hạn bảy năm rưỡi tù giam vì tội gian lận tài chính và âm mưu cản trở cuộc điều tra về chính ông. Ông Manafort đang thụ án tù theo hình thức quản thúc tại gia sau khi được chuyển về từ nhà tù liên bang do lo ngại virus corona, nhưng giờ thì đã là người tự do. Người phụ trách chính trị đầy lòng biết ơn đáp lại bằng dòng tweet: "Gửi Ngài Tổng thống, gia đình tôi và tôi khiêm nhường cảm ơn ông về Ân xá của Tổng thống mà ông đã ban cho tôi. Ngôn từ không thể lột tả hết lòng biết ơn của chúng tôi đến nhường nào." Mr Manafort (ở giữa) cùng với ông Trump và con gái ông Trump - Ivanka Trump Một ân xá khác được ban cho Charles Kushner, ông trùm bất động sản, cũng là bố chồng Ivanka Trump, Jared Kushner, một cố vấn của Nhà Trắng. Kushner Snr - người mà gia đình khoe có danh mục đầu tư 20.000 bất động sản từ New York đến Virginia - đã bị kết án hai năm tù vào năm 2004 vì các tội danh bao gồm trốn thuế, tài trợ chiến dịch bất hợp pháp và giả mạo nhân chứng. Cáo buộc giả mạo nhân chứng phát sinh từ việc Kushner Snr trả đũa em rể mình, người đang hợp tác với chính quyền chống lại ông. Kushner Snr đã thuê một cô gái điếm để dụ dỗ em rể, ghi hình lại cuộc gặp gỡ giữa họ và gửi đoạn băng này cho em gái mình. Cựu cố vấn của Trump, Chris Christie, người từng là công tố viên New Jersey đã bỏ tù Kushner Snr, nói với CNN rằng đây là "một trong những tội ác ghê tởm, gây phẫn nộ nhất" mà ông gặp phải. Đây là đợt ban lệnh khoan hồng thứ hai của tổng thống trong nhiều ngày nay. Vào tối thứ Ba, ông Trump đã ân xá cho 15 người và ân giảm cho 5 người khác. Những người này bao gồm hai nhân vật khác bị kết tội trong cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt về vụ cáo buộc Nga can thiệp bầu cử, ba cựu Dân biểu Cộng hòa và bốn nhân sự hợp đồng quân sự của công ty Blackwater vốn đã dính líu tới một vụ thảm sát tại Iraq hồi 2007. Vào tháng 11, ông Trump đã ân xá cho cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn, người cũng bị kết án trong cuộc điều tra đặc biệt về Nga can thiệp bầu cử. TT Trump ân xá cho cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn 'Báo cáo Mueller' liệu có kết thúc mọi việc? Bộ tư pháp Mỹ điều tra hình sự nguồn gốc cuộc điều tra Nga-Trump Ông Flynn đã thừa nhận khai man với FBI trước khi cố rút lại lời nhận tội của mình. Cuộc điều tra đặc biệt này kéo dài 22 tháng của cố vấn đặc biệt Robert Mueller đã kết luận vào tháng 5 năm ngoái rằng không thể xác định ông Trump hoặc bất kỳ phụ tá nào của ông đã thông đồng với Điện Kremlin để xoay chuyển cuộc bầu cử năm 2016 theo hướng có lợi cho ông. Ông Mueller không cáo buộc bất kỳ cộng sự nào của Trump âm mưu với Nga. Tổng thống thường xuyên lên án cuộc điều tra là một cuộc săn phù thủy và hiện ông đã ân xá cho 5 nhân vật bị kết án từ kết quả của cuộc điều tra này. Đáng chú ý, nằm ngoài làn sóng ân xá Giáng sinh của ông Trump, là hai nhân vật khác đã bị kết án trong cuộc điều tra của Mueller: cấp phó của Manafort, Rick Gates, và cựu luật sư của Trump, Michael Cohen. Cả hai người này đã hợp tác sâu với các công tố viên. Cohen, người đã thả khỏi nhà tù hồi tháng 5 vì những lo ngại về virus corona, đã lên Twitter để giãi bày tâm sự về các lệnh ân xá. "Những gì xảy ra tối nay cho thấy toàn bộ hệ thống tư pháp hình sự bị phá vỡ như thế nào", ông Cohen tweet. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ân xá cho cựu giám đốc chiến dịch tranh cử Paul Manafort của mình, cựu cố vấn Roger Stone và cha của con rể Trump. text: Nữ hoàng nhạc pop lên nhận giải nữ nghệ sĩ quốc tế hay nhất và cảm ơn tất cả, trừ chồng. Nữ ca sĩ 47 tuổi thậm chí cảm ơn Stuart Price, nhà sản xuất âm nhạc mà tin đồn nói cô đã rất thân thiết trong thời gian gần đây. Có tin nói Guy Ritchie đã không muốn đến dự buổi lễ tại London. Nhưng Madonna thuyết phục anh đi cùng để ngăn thêm các tin đồn về hôn nhân. Gần đây, nhiều tờ báo tường thuật rằng Madonna đã rất thân thiết với Stuart Price, người thực hiện đĩa 'Confessions On A Dancefloor' cho cô. Một nguồn tin gần đây bảo: "Rõ ràng Madonna và Stuart đã phát triển mối quan hệ làm việc đặc biệt. Họ vui khi ở bên nhau và tôn trọng nhau." Trong khi đó, người phát ngôn của Madonna xác nhận Madonna đã trải qua điều trị để chữa chứng thoát vị. Tuần rồi, cô đã có một 'phẫu thuật nhỏ' ở Los Angeles. Cô được điều trị sau phần trình diễn với Gorillaz tại giải Grammy hôm 8-2. Madonna đã làm tăng đồn đoán về tình trạng hôn nhân với chồng, Guy Ritchie, sau khi cô không nhắc tên chồng trong phần cảm ơn lúc nhận giải Brit Awards. text: Quan hệ giữa Malaysia và Bắc Hàn căng thẳng sau vụ Kim Jong-nam Những người bị trục xuất đang làm việc tại Sarawak trên đảo Borneo. Kuala Lumpur không đưa ra lý do tại sao lại quyết định trục xuất họ dù đã cấm xuất cảnh để trả đũa lệnh cấm tương tự mà Bình Nhưỡng đưa ra. Quan hệ giữa hai bên vẫn đang căng thẳng sau vụ sát hại anh cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong-un ở Malaysia hồi tháng trước. Kim Jong-nam bị sát hại bằng chất độc thần kinh tại sân bay Kuala Lumpur. Malaysia chưa trực tiếp nói Bắc Hàn gây ra vụ này, nhưng có nhiều đồn đoán rằng Bình Nhưỡng phải chịu trách nhiệm. Chất độc giết Kim Jong-nam là gì? Con trai Kim Jong-nam: 'Cha tôi bị giết' Các điều tra viên đã yêu cầu Bắc Hàn chuyển giao nghi phạm, ba trong số đó được cho đang ẩn náu trong Đại sứ quán Bắc Hàn ở Malaysia. Thế nhưng Bắc Hàn đòi Malaysia phải giao trả thi thể Kim Jong-nam, đồng thời mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc liên quan vụ ám sát. Hôm thứ Hai 13/3 phó đại sứ Bắc Hàn tại Liên Hiệp Quốc, Kim In-ryong, nói với các nhà báo rằng "từ đầu chí cuối, vụ này chính là hệ quả của các hành động bất cẩn mà chính phủ Hoa Kỳ và Nam Hàn gây ra'. Lệnh cấm xuất cảnh giữa hai bên khiến chín người Malaysia bị kẹt lại Bắc Hàn. Nhà chức trách Malaysia cho hay có khoảng 1.000 công dân Bắc Hàn hiện đang ở Malaysia. Phó Thủ tướng Ahmad Zahid Hamidi nói 50 người Bắc Hàn quá hạn thị thực ở Sarawak sẽ sớm bị trục xuất, nhưng không giải thích tại sao. Ông cũng cho hay Malaysia đã ướp xác Kim Jong-nam để tránh phân hủy. Cảnh sát Malaysia bên ngoài sứ quán Bắc Hàn tại Kuala Lumpur Tuần trước, Malaysia cuối cùng cũng đã xác nhận người bị sát hại hôm 13/2 tại sân bay Kuala Lumpur chính là Kim Jong-nam. Chính phủ nước này từng nói cần có ADN lấy từ thân nhân để xác nhận danh tính nạn nhân, nhưng không cho biết họ đã làm việc này bằng cách nào. Hiện cũng chưa rõ vợ con ông Kim đang ở đâu, nhưng tuần trước một clip video của con trai ông xuất hiện, nói rằng gia đình ông đang ở cùng nhau tại một địa điểm được giấu kín. Malaysia nói gia đình ông Kim Jong-nam có hai tới ba tuần để nhận xác ông, nếu không chính phủ nước này sẽ tự quyết định. Malaysia thông báo sẽ trục xuất 50 người Bắc Hàn vì tạm trú quá hạn thị thực, cho dù trước đó đã có lệnh cấm công dân Bắc Hàn ở nước này xuất cảnh. text: Dù người ta đã bỏ hàng trăm triệu đô la chi vào việc tiêu hủy cây trồng này vốn là nguyên liệu thô để chế ra thuốc phiện. Trong một bản tường trình mới công bố, Cơ quan phòng chống ma túy của LHQ nói nhìn chung việc trồng cây thuộc phiện mới đã tăng 59pt trong năm nay. Còn tại một số vùng việc tăng này có thể đạt đến 160pt. Giám đốc Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của LHQ, Antonio Maria Costa, nói việc trồng thuốc phiện tăng mạnh chủ yếu xảy ra tại miền Nam, nơi tàn quân Taleban và các nhóm nổi loạn khác đang hưởng lợi từ việc buôn bán heroin. Ông Costa cáo buộc quan chức của Afghan, từ nghị sĩ cho đến cảnh sát, là có liên quan đến hoạt động này. Trước đó một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cảnh báo rằng việc buôn bán ma túy có thể dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ Afghanistan, và biến nước này thành nơi trú ẩn an toàn của các phần tử khủng bố. Cơ quan bài trừ ma túy và tội phạm của LHQ cho hay việc trồng thuốc phiện tại Afghanistan đã tăng với tốc độ đáng báo động. text: Nhiều 'nhà tiên tri' bạch tuộc đã dự đoán kết quả bóng đá ở các kỳ World Cup gần đây. Bạch tuộc với tên gọi là Rabio được ca ngợi là một 'nhà tiên tri' sau một thí nghiệm trong một bể nước. Nhưng Kimio Abe, ngư dân đánh bắt được Rabio, quyết định bán 'tiên tri' ra chợ để kiếm được nhiều tiền hơn là thưởng thức khả năng 'tiên tri' của nó. Những bất ngờ liên tiếp giúp Anh rộng cửa vào chung kết Brazil thắng Mexico 2-0 và vào vòng tứ kết Thực lực trận Bỉ - Nhật Bản trước giờ bóng lăn Messi và Ronaldo gặp nhau ở... sân bay World Cup 2018: Những bất ngờ lớn của vòng bảng Truyền thông địa phương ở Nhật Bản cho biết ngư dân Kimio Abe đã quyết định rằng sinh kế quan trọng hơn là danh tiếng. Bạch tuộc Rabio trong bể nước 'dự đoán' World Cup Rabio - một con bạch tuộc kích thước lớn ở Thái Bình Dương - đã dự đoán đúng chiến thắng của Nhật trước Colombia và trận hòa của tuyển Nhật trước Senegal bằng việc di chuyển tới các phần được đánh dấu sẵn trong một bể nước. Mỗi phần - được đánh dấu là thắng, thua hoặc hòa - đều có thức ăn để dụ bạch tuộc. Trong khi các cầu thủ bóng đá Nhật Bản rời World Cup và có thời gian để ngẫm lại những gì đã diễn ra, thì ít nhất họ vẫn giữ được sức khỏe của mình. Không giống như Rabio. 'Tinh thần dự đoán' Bảng H 'tử thần' xác định được hai đại diện đi tiếp Bàn tròn World Cup BBC và dự phóng vòng 16 Đức bị loại: 'Cái chết' được báo trước? World Cup: "Xe tăng Đức thành xe bò" VAR: Hữu dụng hay vô dụng Tuyển thủ Takashi Inui (trái) của Nhật Bản được bầu chọn là cầu thủ đá hay nhất trong trận Nhật thua Bỉ 2-3 hôm 2/7/2018 ở Rostov. Nhưng tinh thần 'dự đoán thể thao' của ngư dân vẫn còn, khi ông Kimio Abe nói ông có kế hoạch dung một con bạch tuộc khác để dự đoán kết quả các trận đấu trong tương lai. Bạch tuộc Rabio đã được chuyển ra chợ trước trận Nhật Bản thua Ba Lan 1-0 hôm 28/6. Rõ ràng 'tiên tri bạch tuộc' đã dự đoán đúng trận thua này - nhưng lại không tiên tri được số phận của bản thân. Rabio không phải là bạch tuộc 'tiên tri' đầu tiên có 'hứng thú' với các giải bóng đá quốc tế. Năm 2010, một 'tiên tri' khác của Đức tên là Paul đã dự đoán chính xác sáu trận ở World Cup. Paul đã 'qua đời' một cách yên bình trong bể cá tại một trung tâm về sinh vật biển ở Oberhausen vào năm 2012, 'hưởng thọ' hai tuổi. Xem thêm các bài về World Cup World Cup: Bốn cặp đấu mong đợi ngày 27/6 Tiên tri bạch tuộc Paul ở Đức đã dự đoán đúng 6 trận ở World Cup kỳ trước World Cup: cuộc đọ sức cuối ở bảng D Peru hạ Úc 2-0, Pháp hòa Đan Mạch 0-0 Lượt cuối Bảng A, B: kịch tính đến phút chót BBC Game: Đoán đội vô địch World Cup 2018 Anh thắng đậm Panama, đoạt vé vào vòng 16 đội World Cup: Cách mạng 'thay máu' của tuyển Anh Một con bạch tuộc từng 'dự đoán' chính xác tất cả các kết quả tại World Cup 2018 ở Nga của đội tuyển Nhật Bản đã bị giết thịt thành món sashimi. text: Bộ trưởng Yasukazu Hamada không nói có bao nhiêu tàu sẽ được điều tới vùng biển có hải tặc nhưng đề nghị quân đội xem xét cần tới một lực lượng như thế nào. Quốc hội Nhật Bản và Thủ tướng Taro Aso cần thông qua lệnh điều động chính thức trước khi các tàu hải quân có thể ra khơi, quá trình có thể mất tới một tháng. Nhật sẽ tham gia vào cố gắng đa quốc gia chống hải tặc. Trong số các nước gửi tàu tới vùng biển Somalia có Hoa Kỳ và Trung Quốc. ''Hoạt động của hải tặc ở vùng biển ngoài khơi Somalia là đe dọa lớn không chỉ đối với Nhật Bản mà còn đối với cộng đồng quốc tế và là vấn đề chúng ta cần khẩn trương giải quyết,'' ông Hamada nói. Chính phủ Nhật nói chưa có tàu nào của Nhật bị hải tặc chiếm nhưng ba tàu của Nhật đã bị bắn mặc dù không ai bị thương. Quyết định triển khai tàu của Nhật diễn ra sau nhiều tháng bàn thảo. Hoạt động của quân đội Nhật bị hạn chế bởi hiến pháp hậu Thế Chiến II mà theo đó Nhật chỉ có thể có các hoạt động phòng thủ. Thành viên của đảng cầm quyền nói rằng chống hải tặc phải được xem như là chống tội phạm trên biển chứ không phải là chiến dịch quân sự. Cố gắng quốc tế Trung Quốc đã tuyên bố hồi cuối tháng Mười Hai rằng họ sẽ cử hai khu trục hạm và một tàu tiếp tế tới Vịnh Aden. Nhiệm vụ chính của các tàu này là bảo vệ tàu Trung Quốc và các tàu mang hàng cứu trợ nhân đạo. Đây là lần đầu Trung Quốc, một nước thường phản đối can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, triển khai tàu ra bên ngoài. Nam Hàn là nước khác ở Châu Á có tàu tham gia lực lượng quốc tế bao gồm tàu từ Anh, Iran, Hoa Kỳ, Pháp và Đức. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc quyết định hồi đầu tháng Mười Hai gia hạn thêm một năm quyền được vào lãnh hải Somalia của các nước với điều kiện phải thông báo trước và dùng ''mọi biện pháp cần thiết'' để ngăn chặn hải tặc và cướp có vũ trang trên biển. Hải tặc đã gây nhiều thiệt hại cho ngành hàng hải quốc tế, nhất là tại Vịnh Aden, một trong những nhánh giao thông đường thủy bận rộn nhất trên thế giới. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản lệnh cho hải quân chuẩn bị chiến đấu với hải tặc ở ngoài khơi Somalia. text: Tuy nhiên, hiện nhiều người vẫn chưa rõ ông chủ Abramovich của Chelsea đang thực sự tính toán điều gì. Trái tim của ông thì có vẻ đã ủng hộ danh sách mua hàng của Scolari, nhưng cái đầu của ông vẫn chưa biết lúc nào sẽ gật để mở hầu bao tậu Robinho về. Cây bút chuyên về bóng đá của BBC, Phil McNulty, hôm nay cho hay, trái với tin đồn, sân Stamford Bridge vẫn chưa chuyển tới Real Madrid mức giá đề nghị chuyển nhượng được cho là lên tới 48 triệu Bảng Anh. Trong khi đó, như các phát biểu của mình về đội hình năm nay, Scolari đã cho thấy quyết tâm đưa cậu học trò 24 tuổi này của mình về Chelsea. Một giấc mơ Về phần mình, Robinho, kẻ khuấy đảo ở sân Barnabeu, cho báo chí hay anh coi việc được thi đấu dưới sự dẫn dắt của ông bầu Scolari, là cả một giấc mơ. "Tôi luôn đánh giá cao Scolari và ông cũng có đánh giá như vậy đối với tôi, từ rất lâu rồi, trước khi ông chuyển tới Chelsea." "Năm 2003, khi tôi còn chưa được biết tới ở châu Âu, ông ấy đã gọi tôi chơi một trận giao hữu. Mặc dù thời gian rất ngắn, cũng đủ cho tôi thấy phong cách và tính cách của ông ấy" Khi được hỏi về tương lai chuyển nhượng của mình khỏi Real Madrid, cầu thủ lớp đàn em của Ronaldo và Romario tại tuyển Brazil cho hay anh hơi buồn vì Real đang sử dụng anh như một đối trọng cửa dưới, để có được chữ ký của Cristiano Ronaldo từ tay Quỷ đỏ MU. Mới đây thôi, người đại diện của Robinho, Wagner Ribeiro, đã thẳng thắn nói với báo chí là ông không thích cách thức mà Madrid cố tình neo Robinho lại. Ông cũng nói rằng tiền nong bây giờ không là vấn đề đối với Robinho nữa. Trở lại với đội hình của Chelsea sẽ ra sân trong tháng tới đây, nếu phi vụ chuyển nhượng của Robin thuận buồn suôi gió, anh sẽ có dịp tán dóc bằng tiếng Bồ Đào Nha với Deco thường xuyên trên sân tập. Anh cũng sẽ có dịp đua tài trực tiếp với nhiều danh thủ khác của Chelsea. Báo chí Anh mấy tuần nay đang nóng dần lên khi đưa tin Chelsea tiếp tục 'soi' tiền đạo Robinho của Real Madrid. text: Bộ Ngoại giao Nhật Bản yêu cầu thả ba ngư dân còn lại đang bị tàu Nga giam giữ. Cả hai nước đang đòi chủ quyền với bốn hòn đảo đang có tranh chấp, nơi phía Nga gọi là đảo miền nam Kuril, còn Nhật Bản gọi là lãnh thổ phía Bắc. Tranh chấp ngăn việc hai nước ký một hiệp ước hòa bình để chấm dứt Thế chiến thứ Hai. Các đảo này bị Liên bang Xô viết chiếm vào cuối thời gian chiến tranh năm 1945. Phía Nga nói sẽ trao lại một số đảo cho Nhật Bản nhưng Tokyo đòi cả bốn hòn đảo phải được trả lại. Vụ bắn nhau hiếm hoi Theo báo chí Nhật Bản tường thuật, tàu tuần tiễu của Nga được nói là đã bắn vào thuyền của Nhật và sau đó đem thuyền này cùng thủy thủ đoàn tới một trong các hòn đảo đang tranh chấp. Nhưng cảnh vệ bờ biển của Nga khẳng định rằng thuyền Nhật đã không tuân theo các mệnh lệnh buộc tàu dừng và có những động thái nguy hiểm, theo tin của thông tấn Itar-Tass. Bảo vệ bờ biển khẳng định đã có bắn súng và người bị chết được thấy trên boong tàu với một vết thương ở đầu. Phóng viên của BBC ở Tokyo, Chris Hogg, nói các tranh chấp về nghề ngư ở vùng này là chuyện thường tình, và các tàu tuần biên của Nga cũng thuờng tìm cách bắt các ngư dân của Nhật Bản. Nhưng lần cuối cùng một công dân Nhật bị một tàu Xô viết bắn chết đã cách đây gần 50 năm. Các quan chức Nhật Bản đã triệu vời một nhà ngoại giao của Nga tới để yêu cầu giải thích. Một ngư dân Nhật có vẻ đã bị tàu tuần tra của Nga bắn chết ở gần chuỗi đảo tranh chấp, và là rủi ro đầu tiên từ 50 năm qua. text: Những người biểu tình mong mỏi chính phủ công bố nguyên do gây cá chết Thư phản hồi viết: “Chúng tôi bày tỏ sự cảm thông sâu sắc tới người dân các tỉnh ven biển miền Trung trong lúc người dân nỗ lực vượt qua thiệt hại về hải sản ảnh hưởng đến sinh kế của họ. Khi Việt Nam đối phó cuộc khủng hoảng môi trường này, Chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã tiếp cận các quan chức chính phủ cấp cao ở Hà Nội để ngỏ lời trợ giúp của chúng tôi, và hai chính phủ đang thảo luận về các lĩnh vực có thể hợp tác. Sự tham gia của công chúng là một phần quan trọng trong việc giải quyết những thách thức về môi trường. Tương tự như kinh nghiệm tại Hoa Kỳ, chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, những nới có thể giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết, đảm bảo trách nhiệm và tính minh bạch trong các nỗ lực làm sạch vùng biển, và giúp xây dựng chính sách để ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai." 'Thành tố quan trọng' Thư phản hồi viết tiếp rằng khi thăm Việt Nam tháng 5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã trao đổi với chính phủ Việt Nam, giới doanh nhân, và các đại diện xã hội dân sự, cũng như sinh viên. Lá thư dẫn lại lời Tổng thống Obama phát biểu khi đó: "Một khi người dân được quyền tự do tổ chức trong xã hội dân sự, quốc gia có thể giải quyết tốt hơn những vấn nạn mà chính quyền đôi khi không thể tự giải quyết”. Thỉnh nguyện thư gửi tới Nhà Trắng về vụ cá chết nhận được hơn 142.000 chữ ký Thư của Nhà Trắng viết tiếp: “Việc hợp tác về môi trường là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ - Việt. Trong chuyến thăm Việt Nam của ông Obama, hai nước đã khởi động Quan hệ Đối tác Khí hậu Mỹ - Việt, nhằm giúp hai nước thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu”. “Chúng tôi đang trợ giúp các nỗ lực bảo tồn môi trường giúp đưa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự lại gần nhau, chẳng hạn như Sáng kiến Liên minh Hạ Long - Cát Bà nhằm bảo vệ những kho báu quốc gia của Việt Nam”. “Chúng tôi cũng đồng thời tăng cường mối cam kết chung đối với cuộc sống biển thế giới qua những chuẩn mực môi trường cao được định ra trong TPP, một hiệp ước cam kết bảo vệ môi trường thiết thực nhất trong các hiệp ước giao thương trong lịch sử." Nhà Trắng vừa có phản hồi thỉnh nguyện thư được hơn 142.000 người ký trên website của họ về thảm họa cá chết hàng loạt tại miền Trung Việt Nam. text: Tờ báo chuyên về lĩnh vực dầu hỏa Upstream loan tin công ty của Trung Quốc đang tìm cách thuyết phục Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho phép họ tiến hành thăm dò tại khu vực trũng có tên Huaguang Đầu năm nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ đề nghị của PetroChina vì lo ngại công việc thăm dò ở đó có thể gây khiêu khích cho Việt Nam. Hợp tác? Nhưng theo báo Upstream, PetroChina đang hy vọng sẽ sớm có thương lượng với công ty nhà nước Việt Nam PetroVietnam. Báo Upstream nói PetroVietnam đã gửi đoàn đến Bắc Kinh để chuẩn bị cho hội đàm vào cuối tháng này. Cuộc hội đàm sẽ xoay quanh việc sắp xếp để hai công ty của hai quốc gia có thể cùng tiến hành khảo sát chung tại khu vực hiện vẫn nằm trong sự tranh chấp. Tuy nhiên, PetroVietnam từ chối xác nhận với BBC thông tin này. Petrochina, niêm yết ở TTCK New York, là công ty con của Tổng công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC). Trong chuyến thăm Trung Quốc tháng Tám này của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nông Đức Mạnh, hai phía ra thông cáo chung, cam kết giữ ổn định tình hình biển Đông. Thông cáo cũng nói hai nước đồng ý đẩy nhanh tiến độ hợp tác thăm dò, khai thác các cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định và các lĩnh vực hợp tác khác ở Vịnh Bắc Bộ. Trong khi đó, tin nói hồi tháng Sáu, công ty Global Process Systems (GPS) đã hoàn tất việc chụp bản đồ ba chiều địa chấn của khu vực Huaguang có diện tích 1700 cây số vuông, cho PetroChina. Năm ngoái, PetroChina cũng đã thực hiện khảo sát địa chấn hai chiều tại khu vực. Báo Upstream dẫn lời một nguồn tin của PetroChina nói các khảo sát cho thấy trữ lượng dầu ở đây khoảng 30 tỉ thùng, nhưng chỉ có 10% của số này là có thể khai thác. Một nguồn tin khác ở công ty này nói PetroChina muốn đạt sản lượng 40.000 thùng dầu mỗi ngày tại vùng biển này tới năm 2010. Dự kiến giếng dầu Guanghua-1 nằm cách địa danh Sanya của tỉnh Hải Nam 230 cây số về hướng nam, và cách Đà Nẵng 240 cây số về hướng đông. PetroChina nắm giữ khoảng 20 lô ở vùng biển Đông, với tổng diện tích chừng 127.000 cây số vuông, trong đó có một số nằm trong khu vực biển tranh chấp với Malaysia và Việt Nam. Công ty dầu khí Trung Quốc PetroChina được nói là vẫn đang theo đuổi kế hoạch khoan giếng thăm dò tại vùng biển tranh chấp gần quần đảo Trường Sa bất chấp những lo ngại về phản ứng của Việt Nam. text: Messi chốt chiến thắng 2-0 ở phút bù giờ qua quả phạt đền Vài ngày qua đã có những biến động lớn cho câu lạc bộ này khi họ thua Real Madrid 3-1 trong trận El Clasico vào thứ Bảy trước khi chủ tịch của câu lạc bộ Josep Maria Bartomeu tuyên bố từ chức vào hôm thứ Ba. Tuy nhiên, họ đã giành được hai chiến thắng trong hai trận ở vòng bảng Champions League mùa này với các bàn thắng của Ousmane Dembele và Lionel Messi trong trận đấu với Juventus kém phong độ, với Merih Demiral lĩnh thẻ đỏ gần cuối trận vì nhận thẻ vàng thứ hai. Roberto nói: "Phản hồi tốt nhất mà chúng tôi có thể có trước tình trạng hỗn loạn ở câu lạc bộ là một màn trình diễn như thế này. "Mọi người đã nói rất nhiều nhưng cả đội chỉ đơn giản là muốn giành chiến thắng." Dembele đã mở tỷ số khi cú sút chạm Federico Chiesa khiến bóng đi chệch hướng vòng qua Wojciech Szczesny vào khung thành Juventus. Messi sau đó đã chốt chiến thắng ở phút bù giờ khi anh ấy bình tĩnh thực hiện một quả phạt đền sau khi cầu thủ vào thay là Ansu Fati bị phạm lỗi. Khi bốc thăm vòng bảng diễn ra, lịch thi đấu này đã làm dấy lên khả năng Cristiano Ronaldo và Messi tái đấu lần đầu tiên sau hai năm. Tuy nhiên, Ronaldo đã bị loại khỏi đội hình sau khi có một xét nghiệm Covid-19 khác vào đầu tuần này, việc cầu thủ Bồ Đào Nha tự cách ly kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính vào ngày 13 tháng 10. Không có Ronaldo, Juventus thiếu cơ hội trả miếng và mặc dù Alvaro Morata đã đưa bóng vào lưới ba lần, nhưng mỗi lần đều bị khước từ do VAR. Chiến thắng này đồng nghĩa với việc Barcelona đứng đầu bảng G, hơn Juventus và Dynamo Kyiv 3 điểm. Dembele đã mở tỷ số khi cú sút chạm Federico Chiesa khiến bóng đi chệch hướng Barcelona gần như trở lại phong độ tốt nhất Barcelona đã chơi kém với tiêu chuẩn cao của chính họ cho đến nay trong mùa giải này, chỉ thắng hai trong số năm trận đầu tiên tại La Liga, nhưng đã bắt đấu có tia hy vọng về việc họ đã trở lại phong độ tốt nhất trong trận đấu này. Đường chuyền của họ đôi khi trơn tru với sự có mặt không mấy ngạc nhiên của Messi ở những thời điểm đẹp nhất. Chiến thắng lẽ ra có cách biệt lớn hơn trước một Juventus không mấy phong độ nhưng sau một tuần khó khăn, Barcelona sẽ dùng chiến thắng như một bước đi đúng hướng. "Tôi rất hài lòng với kiểu bóng đá mà chúng tôi đã chơi, với kết quả và đặc biệt là với phong cách mà đội bóng đã thể hiện," HLV Ronald Koeman của Barcelona nói. "Chúng tôi đã tạo ra rất nhiều cơ hội ghi bàn và thành thật mà nói, tôi nghĩ lẽ ra chúng tôi nên kết thúc trận đấu sớm hơn nhiều." Juventus cảm thấy sự vắng mặt của Ronaldo Ronaldo đã có một khởi đầu rất tốt cho mùa giải với ba bàn thắng trong hai trận đầu tiên của Juventus nhưng anh đã không tham gia kể từ ngày 27 tháng 9 sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona. Juventus chắc chắn đang cảm thấy sự vắng mặt của anh với việc tới lúc này chỉ giành được một chiến thắng trong bốn trận đấu mà không có Ronaldo. Họ thiếu một lợi thế thực sự trước Barcelona, không có cú sút trúng đích nào trong toàn bộ trận đấu này. Barcelona đã có "phản hồi tốt nhất" với "tình trạng hỗn loạn" bên ngoài sân cỏ bằng cách hạ gục Juventus ở Champions League, theo tiền vệ Sergi Roberto. text: Tuy nhiên, ông vẫn sẽ có mặt trong lễ bế mạc khi quyền trượng Olympic được trao cho London. Một phát ngôn viên cho biết ông Brown chưa từng có ý định tham dự lễ khai mạc, và việc ông sẽ không có mặt tại lễ khai mạc không phải là do ông tẩy chay Thế vận hội ở Bắc Kinh. Lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do đối lập Nick Clegg nói rằng ông Brown “dường như đi đúng đường ở phút chót sau khi chịu áp lực từ công chúng”. Ông Clegg cho rằng động thái của ông Brown là một bước đi “quay ngoắt 180 độ” ở phút cuối. Bộ trưởng phụ trách Thế Vận hội Tessa Jowell sẽ đại diện nước Anh tại lễ khai mạc vào tháng Tám tới. Bị áp lực Ông Brown, vốn chịu nhiều áp lực phải tẩy chay Olympics vì vấn đề nhân quyền của Trung Quốc, chưa khi nào nói một cách cụ thể rằng ông sẽ tham dự lễ khai mạc Thế vận hội. Phóng viên chuyên về chính trị của BBC Carole Walker nói rằng Downing Street cảm thấy không hợp lý nếu để cho ông Brown tới Trung Quốc hai lần. Hôm 27.03, tại một cuộc họp báo nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp Sarkozy, người đứng đầu chính phủ Anh nói: "Chúng tôi sẽ không tẩy chay Olympics. Anh sẽ tham gia các buổi lễ của Thế vận hội”. Tuyên bố của Downing Street được đưa ra giữa lúc ngọn đuốc Olympic tới San Francisco trong chặng dừng chân thứ sáu của hành trình rước đuốc, với an ninh được thắt chặt. Cuộc rước đuốc tại London và Paris đã nhiều lần bị gián đoạn bởi người biểu tình. Ông Brown gây tranh cãi khi trực tiếp đón ngọn đuốc ở bên ngoài số 10 Downing Street, cho dù ông không cầm ngọn đuốc. Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết ông Gordon Brown sẽ không tham dự lễ khai mạc Olympics Bắc Kinh. text: Foxconn là công ty Đài Loan Dự án này được coi như bước đi nhằm giảm thiểu tác động của cuộc thương chiến Mỹ-Trung. Thái Lan đầu tư vào Việt Nam thì có gì tự hào? Thương chiến Mỹ Trung 'có ảnh hưởng tới VN' Samsung 'không ăn đời ở kiếp với VN' Foxconn đang trong quá trình đàm phán với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc mở nhà máy, theo báo chí Việt Nam. Việt Nam và Thái Lan được nhắc tới như những điểm đến ưa thích để các công ty chuyển dịch hoạt động tới nhắm 'tránh bão' cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc, tuy vẫn bị coi là các thị trường thiếu nhân công có tay nghề và cơ sở hạ tầng chưa tốt, Reuters tường thuật. Foxconn đã có mặt nhưng làm các dịch vụ khác ở VN Hãng Foxconn của Đài Loan vốn đã có sự hiện diện tại Việt Nam với hoạt động sản xuất điện thoại di động hiệu Nokia. Ngoài ra, Sharp Group thuộc sở hữu của Foxconn cũng có nhà máy tại Việt Nam. Chính thức vào Việt Nam từ 3/2007, cho tới nay, Foxconn đã có ba cơ sở nhà xưởng tại Việt Nam, một tại tỉnh Bắc Ninh và hai tại tỉnh Bắc Giang. Tại nhà máy ở Bắc Ninh, Foxconn sử dụng trên 34 ngàn lao động, và doanh thu năm 2016 đạt trên 1,5 tỷ đô la, VietNam News tường thuật. Việc đưa hoạt động sản xuất sang thị trường Việt Nam và các thị trường khác còn phụ thuộc vào diễn tiến của cuộc thương chiến Mỹ-Trung, và Foxconn hiện đang trong giai đoạn đánh giá tình hình, trang tin United Daily News của Đài Loan nói. Một lao động nữ của Samsung - hình minh họa Nếu như Foxconn đem hoạt động lắp ráp iPhone vào Việt Nam, thì đây sẽ là bước đi làm rung chuyển ngành sản xuất điện thoại di động tại thị trường này. Việt Nam là nơi hiện Samsung đang đóng vai trò hàng đầu, nên sự xuất hiện của một tập đoàn lớn nữa sẽ tạo sự cạnh tranh lớn hơn trong mảng nhân công và đem lại nhiều cơ hội làm ăn hơn cho các nhà cung ứng địa phương, theo đánh giá của báo Đầu tư Nước ngoài. Cho đến nay, Samsung là hãng có đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam, sử dụng khoảng 160 ngàn lao động tại các nhà máy của hãng ở quốc gia này. Trong năm 2015, hoạt động của hãng tại Việt Nam xuất khẩu khoảng 32,5 tỷ đô la, với 50% tổng điện thoại di động của hãng được lắp ráp tại Việt Nam. Riêng hai nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh đã cung ứng 200 triệu điện thoại di động cho toàn cầu. Tập đoàn Foxconn Technology, nhà sản xuất, lắp ráp iPhone lớn nhất của Apple, đang có kế hoạch mở một nhà máy iPhone mới tại Việt Nam. text: Tân HLV David Moyes sẽ chuyển tới Man Utd từ 01 tháng Bảy Ông Moyes, người sắp rời câu lạc bộ Everton sau 11 năm cầm quân tại Goodison Park, đã được ông bầu Ferguson tiến cử làm người kế vị làm ông bầu tại sân Old Trafford. Ông bầu Moyes, 50 tuổi, sẽ kết thúc hợp đồng với Everton vào cuối mùa giải. "Chúng tôi nhất trí về David Moyes," ông bầu Ferguson, người vừa tuyên bố nghỉ hưu hôm thứ Tư, sau 26 năm cầm cương tại United, nói. Nguồn tin từ câu lạc bộ vô địch giải Premier League cho hay ban lãnh đạo đội bóng được mệnh danh Quỷ Đỏ đã đánh giá rất cao năng lực làm việc, động lực, ý chí, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của ông Moyes. Về phần mình, ông bầu sẽ rời sân Goodison Park vào cuối mùa giải, nói: "Tôi rất vui mừng là Sir Alex đã thấy tôi phù hợp để giới thiệu cho tôi vào công việc này. “Tôi có sự tôn trọng hết sức với tất cả những gì mà ông đã làm cũng như những gì mà ông đã cống hiến cho câu lạc bộ." 'Khó khăn' Tân huấn luyện viên sắp đặt chân tới Old Trafford cũng dành những lời lẽ tốt đẹp về ông bầu Ferguson và câu lạc bộ Everton, nơi mà ông sắp ra đi: "Tôi biết việc kế tục công việc của một ông bầu xuất sắc nhất khó khăn như thế nào, nhưng cơ hội để dẫn dắt Manchester United không phải là một cái gì đó đến thường xuyên và tôi thực sự mong muốn nắm giữ cương vị này vào mùa giải tới." Ông Moyes bày tỏ lòng kính trọng với Everton và tuyên bố sẽ tiếp tục cam kết trọn vẹn cho đội chủ sân Goodison Park cho đến khi mùa giải kết thúc. "Tôi đã có một công việc tuyệt vời tại Everton, với một vị chủ tịch và ban giám đốc tuyệt vời, cùng một tập hợp cũng rất tuyệt vời các cầu thủ. “Từ giờ đến cuối mùa giải, tôi sẽ làm mọi thứ trong quyền hạn của mình để chắc chắn rằng chúng tôi kết thúc ở vị trí như cao nhất có thể được trên bảng xếp hạng.” Trong tuyên bố đưa ra chiều thứ Năm, ông Moyes cũng không quên cảm ơn người hâm mộ của Everton. Ông nói: "Những cổ động viên tuyệt vời của Everton đã đóng một vai trò to lớn trong thời gian tôi ở sân Goodison và tôi cảm ơn họ đã toàn tâm toàn ý dành sự ủng hộ tuyệt vời của họ cho tôi và các cầu thủ. “Everton sẽ luôn gần gũi với tôi cho đến hết cuộc đời mình," nhà cầm quân đồng hương Scotland của Sir Alex Ferguson nói. Huấn luyện viên David Moyes đã được trao một hợp đồng sáu năm tại Manchester United và sẽ kế nhiệm Sir Alex Ferguson vào ngày 01/7/2013. text: Ông Trump nói mình bị 'nghe lén' điện thoại khi còn tranh cử. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Ben Sasse nói cáo buộc của ông Trump là 'nghiêm trọng' và ông ta cần phải giải thích làm cách nào ông ấy biết được về vụ nghe lén. Hiện tại, Tổng thống Hoa Kỳ không cung cấp được gì khác cho cáo buộc của mình. Những lời bình luận của ông Trump trên Twitter diễn ra sau khi có cáo buộc của Mark Levin, một người dẫn chương trình truyền thanh theo phái bảo thủ, cho rằng chính phủ của ông Obama đã 'theo dõi, thậm chí ra lệnh nghe lén' đội ngũ tranh cử của ông Trump từ hồi năm ngoái. Một số hãng truyền thông khác đưa tin trước đó thì cho rằng FBI đã xin được trát từ tòa án giám sát tình báo nước ngoài (Fisa) nhằm mục đích theo dõi những thành viên của đội ngũ tranh cử của ông Trump, là những người bị nghi ngờ thường xuyên có liên hệ với các quan chức Nga. Thông tin nói tòa Fisa ban đầu từ chối, nhưng sau đó chấp thuận với yêu cầu vào hồi tháng Mười 2016, dù không có xác nhận chính thức về điều này. Theo qui định của tòa Fisa, nghe lén chỉ được chấp thuận khi có lý do xác đáng tối thiểu để xác định đối tượng bị theo dõi là một điệp viên làm việc cho nước ngoài. Trong khi đó, phát ngôn viên của ông Barack Obama nói cáo buộc của Tổng thống Donald Trump rằng người tiền nhiệm đã ra lệnh nghe lén điện thoại của ông ta là "hoàn toàn sai". Kevin Lewis nói rằng "Cựu tổng thống Obama cũng như bất kỳ quan chức Nhà Trắng không bao giờ ra lệnh theo dõi bất kỳ công dân Hoa Kỳ". Ông Trump viết trên Twitter: "Thật khủng khiếp. Mới phát hiện ra ông Obama 'nghe lén tôi' tại Trump Tower ngay trước chiến thắng của tôi." Jeff Sessions tự loại mình khỏi cuộc điều tra Liên hệ Trump với Nga sẽ bị điều tra Ông Trump gọi ông Obama là "gã tệ hại/bệnh hoạn" trên Twitter Thông cáo của ông Lewis viết "nguyên tắc cốt yếu của chính quyền Obama là không viên chức nào của Nhà Trắng được can thiệp vào bất kỳ cuộc điều tra độc lập nào do Bộ Tư pháp tiến hành." Thông cáo để ngỏ khả năng một cuộc điều tra tư pháp đang diễn ra. Trước đó, Ben Rhodes, cố vấn chính sách đối ngoại của ông Obama, cũng đề cập đến cáo buộc của ông Trump trên Twitter: "Không có tổng thống Hoa Kỳ nào có thể ra lệnh nghe lén điện thoại. Những giới hạn đó hiện hữu để bảo vệ cho công dân khỏi những người như ông đấy." Ông Trump, người đang ở tại khu nghỉ dưỡng ở Florida, viết liên tục trên Twitter từ 06:30 giờ địa phương hôm 4/3. Ông nói vụ nghe lén này là "sự hèn hạ" và "theo kiểu Nixon/Watergate" - ám chỉ vụ bê bối chính trị năm 1972 khiến Tổng thống Richard Nixon mất chức. Trong một diễn biến khác: ABC News dẫn nguồn tin cấp cao của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Trump đã "nổi cơn thịnh nộ" trong cuộc họp ở phòng Bầu dục hôm 3/3, nhất là về việc Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions quyết định tự loại ông ta khỏi cuộc điều tra về cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được yêu cầu đưa bằng chứng cho cáo buộc người tiền nhiệm, ông Barack Obama, ra lệnh nghe lén điện thoại của ứng viên Cộng Hòa khi tranh cử. text: Cờ sao trắng trên nền xanh dương của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) trong buổi lễ tốt nghiệp khóa 2019 của học viên Học viện Không quân Hoa Kỳ 30/05 ở Colorado với sự có mặt của TT Trump Hôm 01/06/2019, cộng đồng mạng tiếng Trung và báo chí Đài Loan "phát hiện" ra rằng Đài Loan được đặt trong danh sách "các quốc gia " (countries) trên trang của Bộ Quốc phòng Mỹ. Nội dung trang web đó viết về chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Trước đó, Tòa Bạch Ốc đăng trên Instagram hình Tổng thống Donald Trump chúc mừng các học viên tốt nghiệp Học viện Không quân Hoa Kỳ (US Air Force Academy) hôm 30/05, với lá cờ sao trắng của Đài Loan cùng nhiều cờ các nước phía sau. 'Có 5.000 gián điệp TQ hoạt động ở Đài Loan' Vì sao Mỹ luôn quyết liệt về Đài Loan? 'Tôi nghe tiếng Việt vang reo ở xứ Đài' Hong Kong và thỏa thuận dẫn độ với TQ Có vẻ đây không phải là những việc làm tình cờ và cho thấy quan hệ Washington - Đài Bắc đang "bình thường hóa", bất chấp phản đối từ Bắc Kinh. Mới nhất, theo trang South China Morning Post (10/06/2019), Bộ Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đăng ảnh Trung tướng H. Stacy Clardy III bắt tay, trao đổi quà với Thiếu tướng Đài Loan, Lưu Nhĩ Vinh (Liu Erh-jung) tại một hội thảo ở Honolulu tuần trước. Cờ Đài Loan được dùng thoải mái trên hòn đảo này nhưng bị Trung Quốc cấm dùng ở nhiều nước khác Vẫy cờ Đài Loan ở Mỹ Từ nhiều năm qua Trung Quốc gây sức ép lên mọi quốc gia để không ở đâu có xuất hiện lá cờ Đài Loan. Khi thi đấu ở các giải quốc tế, vận động viên Đài Loan phải dùng một lá cờ khác, có hình bông hoa màu trắng và dòng chữ Chinese Taipei - Trung Hoa Đài Bắc. Sinh viên Trung Quốc du học ở Phương Tây cũng từng tẩy chay, thậm chí đe dọa người Đài Loan nếu họ đem cờ nước họ ra trước công chúng. Nhưng nay có vẻ 'lệnh cấm' của Trung Quốc bị vứt bỏ ở Hoa Kỳ. Theo trang Taipei Times, một học viên tốt nghiệp Học viện Không quân Hoa Kỳ ở bang Colorado đã vẫy cờ Đài Loan trong buổi lễ có mặt tổng thống Trump. Người này là một trong số học viên từ Kazakhstan, Hàn Quốc, Romania, Rwanda, Sri Lanka, Thái Lan, Philippines, Singapore và Tunisia cùng tốt nghiệp với các học viên Hoa Kỳ. Sau đó, một cờ Đài Loan khác được thấy rõ trong hình mà chính Tòa Bạch Ốc đăng trên mạng xã hội. Không lực Đài Loan có nhiều sĩ quan là nữ Vẫn theo tờ Taipei Times, hiện Bộ Quốc phòng Đài Loan không công bố con số quân nhân họ gửi đi học tại các học viện quân sự của Hoa Kỳ. Washington không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc nhưng vẫn trợ giúp huấn luyện quân sự. Hồi tháng 4, Hoa Kỳ tiết lộ về kế hoạch huấn luyện phi công cho Đài Loan, một phần của chương trình 500 triệu USD giúp Đài Loan bảo trì và có nhân sự cho các phi cơ F-16. Được biết phi công Đài Loan học bay F-16 ở căn cứ Luke Air Force, Arizona. Có tài liệu của Hoa Kỳ nay công khai gọi Đài Loan là 'quốc gia'' và cờ Đài Loan xuất hiện cả ở buổi lễ có mặt Tổng thống Donald Trump. text: Dự án sân bay Long Thành đang gây nhiều tranh cãi trong nước do vấn đề nợ công của Việt Nam Hôm 17/10, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu cho biết Nhật Bản đã "cam kết" cho Việt Nam vay 2 tỷ đôla để xây dựng dự án này. Thông tin trên được ông Tiêu thông báo trong buổi tọa đàm trực tuyến sáng cùng ngày về chủ đề "Dự án sân bay Long Thành: Cơ hội và thách thức", Tuổi Trẻ cho biết. "Phải dùng vốn ODA và trái phiếu Chính phủ vì cho đến bây giờ với hàng không dân dụng thì hạ tầng khu bay, đường băng, sân đỗ vẫn chưa có nhà đầu tư nào quan tâm đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao và Hợp tác công tư", ông Tiêu được dẫn lời nói. "Để đảm bảo khẩn nguy về an ninh hàng không thì nhà nước phải đầu tư. Cho nên ở đây đặt ra vấn đề có vốn ODA. "Cái này đã được cam kết giữa hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản vào cuối năm 2013. Phía Nhật Bản quan tâm và sẽ dành khoảng 2 tỷ đôla cho dự án này." Trả lời BBC chiều 17/10, ông Hayashi Hiroyuki, Bí thư thứ nhất phụ trách về vốn cho vay tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội, nói thông tin do ông Tiêu đưa ra là "sai sự thật". "Chính phủ Nhật Bản chưa quyết định gì về khoản đầu tư nói trên và vì thế chưa hứa hẹn gì với phía Việt Nam về sân bay Long Thành", ông nói. Ông Hiroyuki nói đã liên lạc với Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam để yêu cầu làm rõ thông tin trên. Nợ chạm trần Dự án sân bay Long Thành, với tổng vốn đầu tư khoảng 18 tỷ đôla, đang gây nhiều tranh cãi trong nước trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đang chạm ngưỡng an toàn. Giai đoạn một của dự án có tổng chi phí được truyền thông trong nước nói là 7,8 tỷ đôla, trong đó 50% vốn ODA và trái phiếu chính phủ, 50% còn lại là các nguồn vốn khác. Báo điện tử VnExpress hôm 14/10 dẫn lời Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu trước đại diện các doanh nghiệp châu Âu tại Hà Nội cho biết nợ công có khả năng "đạt suýt soát 64% GDP" vào cuối năm 2015. "Chúng tôi quy định nợ công không vượt quá 65% GDP", bà nói thêm. Trong cuộc nói chuyện với BBC ngày 14/10, Tiến sỹ Phạm Thế Anh, từ Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, nói mức nợ công nói trên là đã bao gồm các dự án lớn như sân bay Long Thành. "Ở đây là họ đã tính tới một số các dự án mà chính phủ đang xin phép quốc hội phê duyệt để thực hiện ví dụ như dự án sân bay Long Thành và một số dự án lớn khác," ông nói. "Các dự án này chủ yếu đều dùng vốn đi vay nên nếu được cho phép thực hiện sẽ đẩy mức nợ công của Việt Nam lên sát ngưỡng an toàn." "Việc này có thể tác động đến các nhà đầu tư tài chính, gây tâm lý lo ngại và có thể làm ảnh hưởng đến đánh giá về độ an toàn của nợ công Việt Nam." "Bên cạnh đó, mức vay nợ của Việt Nam hiện nay tương đối là cao. Trong khi đó, chính phủ vẫn tiếp tục tham gia cam kết thực hiện các dự án kinh tế quá lớn, nằm ngoài khả năng cân đối thu chi." "Việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực tư nhân, cụ thể là khiến vốn mà lẽ ra khu vực tư nhân có thể tiếp cận bị giảm đi rất nhiều". Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội vừa bác thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam nói Tokyo cho vay tiền để xây dựng sân bay Long Thành. text: Các quan chức cho hay những người này bị bắn tại một khu đất trống ở phía bắc Baghdad. Các nạn nhân là một phần trong nhóm 35 người bị quân nổi dậy bắt cóc khi họ đang đi bằng xe buýt về nhà ở thành phố Samarra vào tối thứ Hai tuần trước. Họ phải quay về nhà sau khi không được chấp nhận vào trường huấn luyện cảnh sát Iraq. Các dân quân nổi dậy đã dừng chiếc xe lại tại một điểm kiểm tra và bắt cóc họ. Nhóm người này được hộ tống vũ trang khi họ xuống thủ đô Baghdad, thế nhưng không nhận được sự hộ tống này trên đường quay về. Đây là vụ giết hại mới nhất trong một loạt các biến cố mà quân nổi dậy tấn công nhắm vào những người xin gia nhập lực lượng an ninh. Các quan chức an ninh Iraq đã phát hiện ra thi thể của 23 người xin tình nguyện làm cảnh sát bị bắt cóc vào thứ Hai tuần trước. text: Ông Biden được cho là đang lên kế hoạch cho các biện pháp '10 ngày oanh tạc' để bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống Truyền thông Mỹ đưa tin, ông Biden sẽ ban hành các sắc lệnh để đảo ngược lệnh cấm đi lại của Tổng thống Trump và tái gia nhập hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào ngày đầu tiên nắm quyền. Tổng thống đắc cử cũng dự kiến sẽ tập trung vào việc giúp những gia đình bị chia cắt ở biên giới Mỹ-Mexico được đoàn tụ, đồng thời đưa ra các chỉ thị về Covid-19 và việc phải đeo khẩu trang. Ông Biden sẽ nhậm chức vào thứ Tư này. Tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ đang trong tình trạng báo động đỏ về bạo lực có thể xảy ra trong thời gian cận kề lễ nhậm chức, với hàng nghìn binh lính Vệ binh Quốc gia được triển khai để bảo vệ Washington DC. Biden sẽ ban hành những thay đổi chính sách nào? Trong vài tiếng đồng hồ sau khi đặt chân vào Nhà Trắng, ông Biden sẽ cho ra một loạt lệnh hành pháp được thiết kế để đưa ra tín hiệu cho thấy một sự đoạn tuyệt dứt khoát với chính quyền người tiền nhiệm, theo một bản ghi chú được truyền thông Mỹ đưa tin. Một số lệnh được lên kế hoạch ban hành ngay sau khi nhậm chức: Các lệnh hành pháp chỉ là một phần trong kế hoạch đầy tham vọng của ông trong 10 ngày đầu nắm quyền, theo bản ghi chú. Tổng thống đắc cử cũng dự kiến sẽ trình Quốc hội một dự luật mới về nhập cư, cũng như tập trung vào việc thông qua kế hoạch kích cầu 1,9 ngàn tỉ đôla để giúp nền kinh tế đất nước phục hồi sau dịch virus corona. Cảnh tượng hỗn loạn chưa từng có ở Quốc hội Mỹ Ông Biden cũng nói chính quyền của ông sẽ đặt mục tiêu cung cấp 100 triệu liều tiêm Covid-19 trong 100 ngày đầu tiên ông tại vị - mô tả việc triển khai vấn đề này cho đến nay là một "thất bại thảm hại". "Tổng thống đắc cử Biden sẽ hành động - không chỉ để đảo ngược những thiệt hại trầm trọng nhất của chính quyền Trump - mà còn để bắt đầu đưa đất nước của chúng ta tiến lên phía trước", Chánh văn phòng Nhà Trắng tương lai Ron Klain viết trong bản ghi chú. Biden phải đối mặt với những thách thức nào? Tổng thống đắc cử đang tiếp quản một đất nước trong một đại dịch vô tiền khoáng hậu. Số ca tử vong hàng ngày do Covid-19 lên tới hàng ngàn người và có gần 400.000 người đã thiệt mạng. Trong bối cảnh virus hoành hành, đất nước đang quay cuồng với bạo lực chính trị nổ ra gần đây. Chủ đề cho lễ nhậm chức của ông Biden sẽ là "Nước Mỹ đoàn kết lại", tổng thống đắc cử tập trung vào việc hàn gắn những chia rẽ chính trị. Phó Tổng thống Mike Pence dự kiến sẽ tham dự buổi lễ, mặc dù ông Trump đã nói rằng ông sẽ không có mặt. Ông Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức vào đúng hai tuần sau khi xảy ra bạo động tại Điện Capitol Hoa Kỳ hôm 6 tháng Một, vốn có mục đích phá bỏ chiến thắng bầu cử của ông. Sự hiện diện an ninh ở Washington DC cho buổi lễ hôm thứ Tư sắp tới đặc biệt khác thường, ngay cả đối với tiêu chuẩn của một lễ nhậm chức. Hàng dặm đường đã bị chặn với hàng rào bê tông và hàng rào kim loại, và hơn 20.000 binh sĩ Vệ binh Quốc gia dự kiến sẽ được triển khai. FBI đã cảnh báo về khả năng xảy ra bạo động và các cuộc biểu tình vũ trang do những người ủng hộ Trump lên kế hoạch thực hiện. Các biện pháp an ninh cứng rắn diễn ra sau một tuần mà Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bị luận tội đến hai lần. Ông Trump hiện sẽ phải đối mặt với một phiên xét xử tại Thượng viện với cáo buộc "kích động nổi loạn" vì vụ bạo lực ở Điện Capitol của Mỹ. Thời điểm sớm nhất mà Thượng viện có thể nhận được đề nghị luận tội sẽ là thứ Ba - một ngày trước khi ông Trump rời nhiệm sở - nhưng thời gian cho phiên xét xử vẫn chưa rõ. Có một số ý kiến gợi ý rằng Hạ viện, nơi đã bỏ phiếu để luận tội ông Trump vào tuần trước, có thể trì hoãn việc gửi các khoản mục luận tội lên Thượng viện để cho ông Biden triển khai chương trình nghị sự về lập pháp và để thông qua các lựa chọn về nội các của ông trước. Các đảng viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa cũng đang thảo luận kế hoạch cho một chương trình nghị sự "song hành" cho phép Thượng viện phân chia thời gian giải quyết đồng thời thủ tục luận tội và các công việc liên quan đến chính quyền của ông Biden. Thượng viện với 100 ghế hiện đang chia đều cho hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Cần hai phần ba số ghế để kết tội luận tội - đồng nghĩa với việc cần có 17 đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu chống lại ông Trump để kết tội ông. Một số thành viên Đảng Cộng hòa đã cảnh báo rằng cuộc luận tội sẽ châm ngòi và làm chia rẽ người Mỹ thêm vào thời điểm mà đất nước đang cần hàn gắn - nhưng các đảng viên Đảng Dân chủ muốn tiếp tục việc kết tội ông Trump để sau đó ngăn ông tái tranh cử. Mười thành viên Đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu tại Hạ viện để ủng hộ luận tội tổng thống và hầu hết các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, bao gồm cả nhà lãnh đạo Mitch McConnell, vẫn chưa công khai ý định bỏ phiếu của họ tại phiên xét xử. Chưa bao giờ có trường hợp một tổng thống bị xét xử sau khi ông ta rời nhiệm sở. Bởi vì đây là tình huống chưa từng có tiền lệ, một số người thậm chí còn cho rằng nó có thể vi hiến. Các quan chức của cả hai phe đang chuẩn bị cho một phiên xét xử dù vị tổng thống sắp mãn nhiệm vẫn chưa xác nhận đội ngũ pháp lý của mình. Luật sư riêng của ông Trump, Rudy Giuliani, nói với ABC News hôm Chủ nhật rằng ông đang xúc tiến bào chữa đối với việc luận tội, nhưng một phát ngôn viên của tổng thống sau đó nói ông Trump chưa quyết định người đại diện của mình. Vừa xuất hiện các thông tin chi tiết về một loạt lệnh hành pháp mà tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ ban hành ngay sau khi ông nhậm chức trong tuần này. text: Hàng cứu trợ bắt đầu đến với số lượng đáng kể qua đường hàng không, đường bộ và đường biển. Nhiều máy bay vận tải quân sự liên tục đáp xuống sân bay nhỏ ở Bandah Aceh là thủ phủ của tỉnh, nhưng thiếu người để chuyển hàng ra khỏi máy bay và đưa vào nơi an toàn. Cơ sở hạ tầng nơi đây bị tàn phá nặng và xe tải cùng trực thăng cứu trợ thiếu nhiên liệu để hoạt động. Hiện có 12 trực thăng Mỹ từ hàng không mẫu hạm Abraham Lincoln ngoài khơi bay vào tham gia cứu nạn. Có thêm các nhóm cứu trợ đến từ Úc, Đài Loan và Nam Hàn. Srilanka Mưa to gây lụt ở một số tỉnh phía đông và nam Sri Lanka, ngăn cản công tác cứu trợ ở đây, và phong tỏa khoảng vài ngàn người. Điều phối viên Liên hiệp quốc Margareta Wahlstrom đã đi thị sát Sri Lanka và mô tả mức độ phá hại là quá mức. Tuy nhiên bà nói giới chức địa phương giờ đang tổ chức lại để làm việc bất kể thiết bị và văn phòng bị hủy hoại. Ở phía Bắc, các nhân viên tiếp tế người nước ngoài mô tả về mối hợp tác ngoài sức tưởng tượng giữa chính phủ và phe Hổ Tamil. Dư chấn Ở ngoài khơi Sumatra người ta lại ghi nhận một cơn dư chấn mạnh cỡ 6.5 độ Richter. Một phát ngôn nhân của Trung tâm nghiên cứu địa chất Hoa Kỳ nói trung tâm của cơn động đất này cách Aceh khoảng 300km và khả năng không gây thiệt hại nặng. Chính phủ Indonesia lập ra bộ trưởng không bộ để điều phối công tác cứu trợ cho nạn nhân động đất ở tỉnh Aceh. text: Ông Tranh đòi cưỡng chế các đoàn người khiếu kiện Ý kiến của ông Huỳnh Phong Tranh được đưa ra tại cuộc họp bàn 'Nâng cao hiệu quả' tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm phục vụ "các kỳ họp của trung ương Đảng và Quốc hội" được nhóm hôm 18/4 tại Hà Nội. Ông Tranh được tờ Pháp luật Việt Nam thuộc Bộ Tư pháp trích dẫn nói: "Đối với các đoàn đông người quá khích, đặc biệt là những đoàn mang màu sắc chính trị tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu phải tiến hành cưỡng chế, các địa phương có đoàn đông người phải phối hợp để xử lý; sau cưỡng chế, tiếp tục nắm tình hình, thu thập tài liệu chứng cứ để xử lý dứt điểm." Báo trong nước cũng dẫn lời của Vụ trưởng Vụ tiếp dân và xử lý đơn thư của Thanh tra Chính phủ cho hay "từ đầu năm 2012 đến nay, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có chiều hướng diễn biến phức tạp, số lượt đoàn khiếu kiện đông người gia tăng." Tờ Pháp luật Việt Nam cho biết riêng trong quý I năm 2013, có 104 lượt đoàn khiếu kiện đông người "với thái độ gay gắt, mặc áo đỏ, căng cờ, biểu ngữ tập trung đông đến Trụ sở tiếp công dân của Trung ương đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP.HCM." Tờ báo này nói: "Nội dung khiếu nại của các đoàn đông người chủ yếu liên quan đến đất đai, chính sách thu hồi, bồi thường về đất và tố cáo tham nhũng. "Có đoàn đã được cán bộ tiếp dân tiếp, hướng dẫn, giải thích nhưng công dân vẫn đeo bám dài ngày tại Hà Nội." Tờ Pháp luật cũng trích ý kiến của ông Tranh nhấn mạnh: "Quan trọng nhất là phải tăng cường đối thoại, giải quyết tại cơ sở theo thẩm quyền.” 'Vi phạm quyền của dân' Bình luận với BBC từ Sài Gòn, luật gia Lê Hiếu Đằng cho rằng quan điểm của ông Huỳnh Phong Tranh đã 'vi phạm quyền của dân.' Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM nói: "Quyền của người dân, khi nhà nước làm không đúng, thì người ta có quyền nói lên ý kiến của người ta. Ở tất cả các nước đều vậy, thậm chí người ta biểu tình để phản đối. Đó là quyền công dân của người ta. "Huống hồ những vấn đề cơ bản của họ như vấn đề đất, bây giờ anh giải tỏa, đền bù không thỏa đáng thì người ta khiếu kiện đông người. "Lẽ ra nhà nước phải tìm hiểu nguyên nhân nào đem đến những hoàn cảnh như ông Vươn vừa rồi, như bà con ở Văn Giang hay một số nơi ở Đồng bằng Sông Cửu Long, để có cách giải quyết cho thật tốt. "Thì ông Huỳnh Phong Tranh lại phát biểu như vậy, tôi cho là hết sức vô nhân đạo, không còn tính người nữa, bởi vì nếu gia đình của ông ấy rời vào tình trạng bị thu hồi đất thì như thế nào?" Tháng trước, hôm 20/3, quan chức chủ nhiệm ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội đưa ra một đề xuất được cho là gây tranh cãi khác liên quan dự án luật Tiếp dân. Theo đó ông Phan Xuân Dũng, chủ nhiệm ủy ban này đề xuất "đưa quy định buộc người dân phải đặt cọc, khi tiếp tục khiếu kiện" vào dự án luật. Một số ý kiến trên truyền thông trong nước và cộng đồng mạng đã có bình luận và phản ứng và cho rằng đây là một đề xuất không thực tế, thiếu khả thi, thậm chí có ý kiến cho rằng đó là một quan điểm 'lạ lùng' và nếu được chấp nhận sẽ là 'trái pháp luật.' Gần đây, dư luận trong nước tỏ ra xôn xao về một số quan điểm, đề xuất của các quan chức và nhiều cơ quan của chính quyền được cho là "gây tranh cãi." Hôm 8/3, Bộ Công an đưa "Đề xuất giải pháp ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ", trong đó có nội dung cho phép cảnh sát sử dụng vũ khí bắn người chống người thi hành công vụ hoặc có dấu hiệu định chống nhà chức trách. Tổng thanh tra chính phủ Việt Nam vừa yêu cầu chính quyền cưỡng chế các 'đoàn đông người quá khích, mang màu sắc chính trị.' text: Người Hán đã dần chiếm đa số ở Tân Cương Tất cả những người này đều được cho là thuộc sắc tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ sinh sống ngay Tân Cương. Một số các bị cáo còn bị cáo buộc âm mưu ám sát cảnh sát. Một tổ chức của người Duy Ngô Nhĩ lưu vong đã gọi bản án này là ‘đàn áp’. Theo tổ chức này thì những bị cáo này bị kết tội chẳng qua vì họ nghe đài nước ngoài và chuyền tay nhau các đoạn băng video. Tuy nhiên, truyền thông của chính quyền thì cho rằng những người này đã phạm nhiều tội, trong đó có phát tán các tài liệu tôn giáo cực đoan và cố tình vận động ly khai sắc tộc trên mạng Internet. Không rõ liệu 20 bị cáo nào có chấp nhận mình có tội hay không. Dù cho họ có kháng cáo, việc tha bổng là rất hiếm gặp trong hệ thống tòa án Đảng trị của Trung Quốc, phóng viên BBC John Sudworth ở Thượng Hải cho biết. Khu tự trị Tân Cương là nơi sinh sống của chủ yếu 9 triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi. Nhưng cùng với đà di dân đến vùng đất này trong những thập kỷ qua, số lượng người Hán giờ đây đã gần bằng số dân Duy Ngô Nhĩ ở đây, phóng viên BBC cho biết. Căng thẳng giữa hai sắc dân này đã dâng cao kể từ các cuộc bạo động hồi năm 2009 – bạo lực sắc tộc đẫm máu nhất ở Trung Quốc trong hàng chục năm. Các tổ chức của người Duy Ngô Nhĩ cáo buộc Trung Quốc muốn bóp chết nền văn hóa và tín ngưỡng của họ. Tuy nhiên chính quyền Bắc Kinh lại nói rằng họ chỉ đấu tranh với những kẻ cực đoan chủ trương bạo lực muốn kiểm soát khu vực và thiết lập một nhà nước Hồi giáo độc lập. Trung Quốc đã bỏ tù 20 người đàn ông với mức án lên đến chung thân vì tội ‘khủng bố’ và ‘kích động ly khai’ ở khu tự trị Tân Cương, truyền thông nhà nước của nước này cho biết. text: Truyền hình nhà nước nói có thể có tới 100 người thiệt mạng nhưng hiện đang có những nguồn tin khác nhau về số người thoát nạn. Một trong những người sống sót nói bà không hề hấn gì và nhiều người đã được cứu Tin tức cho hay chiếc Airbus A310 thuộc sở hữu của hãng hàng không Sudan. 'Bão cát' Máy bay hạ cánh trong điều kiện thời tiết xấu và đang đi vào ga khi một động cơ bắt lửa. Phóng viên BBC ở Khartoum, Amber Henshaw nói khi máy bay hạ cánh có mưa to và bão cát. Một số nhân chứng nói họ nhìn thấy một số hành khách dùng dù thoát hiểm để thoát khỏi máy bay. Ông Abbas al-Fadin, một dân biểu Sudan có mặt trên máy bay nói với truyền hình al-Jazeera rằng đám cháy bắt đầu từ động cơ bên phải và lan ra toàn máy bay. Ông cũng nói phi hành đoàn đã hướng dẫn hành khách ra cửa thoát hiểm. Đa số hành khách được cho là người Sudan. Chiếc Airbus bay tới Khartoum từ Amman của Jordan qua Damascus của Syria. Một máy bay với 203 hành khách và 14 người trong phi hành đoàn đã bốc lửa sau khi hạ cánh ở sân bay Khartoum của Sudan. text: Tàu vận tải Rolldock Sea mang chiếc Kilo đầu tiên về Việt Nam Đây là chiếc đầu tiên trong loạt 6 tàu ngầm Việt Nam đặt mua từ Nga trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cuối năm 2009 và sẽ mang số hiệu HQ182 Hà Nội. Báo Người Lao Động cho biết tàu vận tải chuyên dụng Rolldock Sea chở theo tàu ngầm Hà Nội đã về đến vùng biển Cam Ranh vào lúc 22h giờ ngày cuối cùng của năm 2013. Cho đến 6h30 sáng nay, tàu Rolldock Sea đã đi vào trong vịnh Cam Ranh, cũng theo tờ báo này. Còn theo báo Dân Việt, Rolldock Sea sẽ neo tại Cảng Ba Ngòi trong hai ngày để làm các thủ tục hải quan và tiếp nhận, sau đó sẽ được đưa trở lại vào quân cảng Cam Ranh để chuyển tàu ngầm HQ182 ra khỏi tàu vận tải. Tờ báo này cũng cho biết lễ bàn giao tàu ngầm sẽ diễn ra vào ngày 10/1. Dự kiến toàn bộ đơn đặt hàng sẽ được hoàn tất vào năm 2016. Theo Marinetraffic.com, trang chuyên theo dõi hành trình tàu vận chuyển, Rolldock Sea rời Singapore vào lúc 12 giờ tối ngày 30/12 sau 16 tiếng lưu cảng tại đây. Tổng hành trình di chuyển từ Singapore đến Cam Ranh là 958 hải lý, cũng theo trang Marinetraffic. Các tàu ngầm Việt Nam mua từ Nga là các tàu ngầm Dự án 636 lớp Varshavyanka, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg. Hồi tháng 11, truyền thông Ấn Độ cho biết hiện hơn 500 thủy thủ tàu ngầm của Việt Nam sẽ được hải quân Ấn Độ đào tạo trong nhiều khóa. Tàu ngầm Kilo, sử dụng cả diesel và điện, là tàu ngầm thế hệ thứ ba. Đây là loại tàu ngầm hiện đại, trên có hệ thống tên lửa chống hạm Club của Nga. Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000 đến 3.950 tấn, hoạt động ở độ sâu trung bình là 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m và có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người. Tàu Kilo còn có động cơ chạy êm nhất thế giới, thích hợp trong việc trinh sát và tuần tra, nên được mệnh danh là "lỗ đen". Indonesia 'quan tâm' tàu Kilo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát tàu HQ182 Hà Nội hồi tháng 5 Trong một diễn biến liên quan, tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia, Tướng Moeldoko, vừa cho biết nước này đang nghiên cứu để nâng cấp hạm đội tàu ngầm bằng lớp tàu Kilo của Nga. "Hiện chúng tôi đang nghiên cứu và tính toán kế hoạch củng cố khả năng phòng thủ trên biển", ông này được hãng tin Antara dẫn lời nói hôm 29/12. "Sẽ rất tốt nếu chúng tôi có thể sở hữu loại tàu ngầm Kilo, vốn được trang bị loại tên lửa hành trình có tầm xa." Trước đó, tư lệnh hải quân Indonesia, Đô đốc Marsetio, nói một nhóm chuyên gia của hải quân sẽ được cử đến Nga vào tháng Một năm sau để nghiên cứu lời chào hàng tàu ngầm từ nước này. "Indonesia vẫn cần thêm tàu ngầm để củng cố hải quân và bảo vệ chủ quyền trên biển," ông Marsetio được Antara dẫn lời nói. Ông này cũng cho biết vì hai phần ba lãnh thổ của Indonesia là biển nên hải quân nước này sẽ cần ít nhất là 12 tàu ngầm. Tàu ngầm Kilo đầu tiên Việt Nam mua từ Nga đã về đến quân cảng Cam Ranh sáng sớm ngày đầu tiên của năm 2014, theo báo chí trong nước. text: Thông tấn xã Antara cho hay các cặp cần nộp các cây con hoặc trả 25 ngàn rupiah (tức 3 đôla) theo chương trình bắt buộc này. Các cặp muốn ly dị phải đóng 25 cây con hoặc nộp số tiền hơn 40 ngàn rupiah (khoảng 4.25 đôla). Các nhà chức trách địa phương cho biết chương trình này nhằm mục đích chống lại hiện tượng ấm nóng toàn cầu. Các cặp đôi này sẽ giao nộp cây hoặc trả hoặc tiền mặt cho người tiến hành hôn lễ của họ. Ông trưởng vùng Untung Wiyono cho biết: “Tiền này sau đó sẽ được sử dụng để mua hạt giống trồng cây tại nơi cặp vợ chồng này sẽ sống," Indonesia đã tổ chức rất nhiều sự kiện trồng cây trong những tháng gần đây, nhằm chuẩn bị cho hội nghị của Liên hợp quốc về thay đổi khí hậu toàn cầu diễn ra tại Bali trong hai tuần. Vào tháng 11, tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono cùng nhân dân đã tham gia trồng gần 80 triệu cây chỉ trong vòng một ngày. Indonesia đã bị các nhóm bảo vệ môi trường phê phán vì tốc độ tàn phá rừng nhanh. Các cặp nam nữ tại vùng Sragen thuộc Java ở Indonesia được cho biết họ cần trả tiền để trồng năm cây nếu họ muốn kết hôn. text: Những cuộc oanh tạc dữ dội bằng bom của Đức tại Anh trong Đại chiến Thế giới lần thứ ba buộc nhiều người phải dựng nơi trú ẩn ở ngay trong nhà. 'Hầm Anderson' là các hầm được cải tiến cho những căn nhà không có vườn hoặc tầng hầm. Cuộc tập trận suýt dẫn tới Thế Chiến III Chiếc xe tăng làm thay đổi chiến tranh vĩnh viễn 'Cỗ xe tăng bay' Xô-viết hồi sinh trên đất Mỹ Với hiểm họa ngày càng đến gần về vũ khí hạt nhân, nhu cầu cần có hầm trú ẩn trở nên cấp thiết hơn. Do những mối nguy hiểm từ chất phóng xạ, mọi người cần phải có những nơi ở vị trí thấp xuống mặt đất trong một thời gian dài, cho tới khi mức độ phóng xạ xuống thấp. Các hầm tránh hạt nhân cần phải rất kín để chất phóng xạ không thể lọt vào, và cần phải rộng rãi đủ mức để cất trữ đủ nhu yếu phẩm cho hàng tuần, thậm chí là hàng tháng trú trong đó. Có một số hầm trú ẩn của chính phủ các nước được trang bị mọi thứ cần thiết để những người sống trong đó có thể giữ liên lạc với thế giới bên trên. Máy phát điện đặt trong hầm sẽ cung cấp sưởi, điện và điều hoà không khí. Vào hầm chống bom hạt nhân ở Albania Anh Quốc: Bãi thử tên lửa bí mật hồi sinh Tàu ngầm Nga xuống lòng Bắc Cực làm gì? Ngôi nhà an toàn Trong trường hợp có chiến tranh hạt nhân, các gương mặt cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ sẽ rút lui xuống hầm. Căn hầm này nằm ở White Sulphur Springs, Virginia, được thiết kế để làm nơi trú ẩn cho các quan chức cao cấp trong chính phủ, và nay trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch. Bí mật thời Xô-viết Liên Xô cũng xây dựng một mạng lưới các hầm trú ẩn nhằm bảo vệ giới lãnh đạo. Một trong những hầm này có thể chứa được 1.500 người ở độ sâu 60m dưới lòng đất. Hoạt động cho tới tận 1985, nó được dùng làm nơi đặt đài phát thanh và các hộp tổng đài điện thoại nhằm đảm bảo an toàn liên lạc trong trường hợp xảy ra vụ tấn công hạt nhân. Do Chiến tranh Lạnh, nhiều quốc gia châu Âu cũng làm hầm, chẳng hạn như căn hầm này ở Ba Lan, nơi từng là một phần thuộc căn cứ vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Tại Anh, một số hầm được đặt dưới lòng đất thậm chí còn có cả các phòng họp và thiết bị phát thanh, có thể dùng để phát đi trên các tần số radio của BBC. Cuốn theo cùng lịch sử? Kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ, mối đe doạ về cuộc đối đầu hạt nhân đã thấp đi nhiều, và nhu cầu về các căn hầm chống hạt nhân cũng dần giảm đi. Ngày nay, những nơi trú ẩn, chẳng hạn như cái này trong một căn nhà Anh gần đây được đem rao bán - được coi như thứ quý hiếm thay vì là thứ buộc phải có. Bất ngờ trở lại Nhưng với một số ít người thì hầm chịu được sức mạnh của vụ nổ và chống được phóng xạ là thứ đáng để đầu tư. Những hãng sản xuất hầm, chẳng hạn như Ron Hubbard có trụ sở chính tại California, nói nhu cầu đối với mặt hàng này đã tăng vọt trong những thời điểm có căng thẳng với Bắc Hàn. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future. Trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, những trận bom dội từ trên không xuống khiến dân thường phải tìm nơi trú ẩn. text: Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI kêu gọi hòa bình tại những nơi xung đột trên thế giới. Trong diễn văn từ Chính Tòa St Peter tại Vatican, Ngài kêi gọi Israel và Palestine hãy sống chung trong hòa bình. Ngài thúc giục tín đồ Thiên Chúa Giáo tại Trung Quốc hãy giữ niềm hy vọng mặc dù còn bị nhiều hạn chế, và cầu nguyện cho những nạn nhân thiên tai tại vùng châu Mỹ La tinh. Ngài cũng kêu gọi hòa bình tại Somalia, Darfur và tại nước Bờ Biển Ngà. Khoảng một trăm ngàn người đứng chật quảng trường bên ngoài Chính Tòa St Peter dưới cơn mưa để nghe bài giảng Urbi và Orbi. Giáo Hoàng Benedict nói rằng thông điệp Giáng Sinh kêu gọi hòa bình và hy vọng lúc nào cũng mới, đầy ngạc nhiên và dấn thân. Ngài nói rằng thông điệp này sẽ dẫn mọi người đi đến một cuộc tranh đấu cho công lý trong hòa bình. Ngài đã đề cập tới một loạt các điểm bất ổn trên thế giới, đặc biệt là số phận của các tín đồ Thiên Chúa Giáo bị ngược đãi tại Trung Đông và Trung Quốc. Tại Trung Đông, Tòa Thánh Vatican lo sợ sẽ có thêm các cuộc tấn công như vụ tấn công vào một ngôi giáo đường tại Baghdad hồi tháng 10 làm cho 52 người chết. Tại Trung Quốc, chính quyền cộng sản đã buộc các giám mục phải tham dự các buổi lễ của “giáo hội yêu nước”, vốn không nhận uy quyền của Giáo Hoàng. Liên hệ giữa Tòa Thánh Vatican và Trung Quốc, vốn bị cắt đứt cách đây nửa thế kỷ, mới đây đã xuống tới mức thấp nhất từ nhiều năm nay. Ngài cũng kêu gọi nhân quyền phải được tôn trọng tại Afghanistan và Pakistan và hòa giải dân tộc giữa hai miền Nam và Bắc Hàn. Giáo Hoàng an ủi các nạn nhân tại Haiti sau trận động đất hồi tháng Giêng và sau đợt dịch tả. Ngài cũng đề cập các nạn nhân thiên tai tại Colombia, Venezuela, Guatemala và Costa Rica. Theo đúng truyền thống, Ngài đã đọc lời chức mừng Giáng Sinh bằng 65 thứ tiếng khác nhau. Sau bài giảng, Giáo Hoàng Benedict đã khoản đãi một buổi ăn trưa tại sảnh đường Vatican cho 350 người vô gia cư. Hòa bình trong trái tim Đức Giáo Hoàng cầu nguyện Thuợng đế "cài đặt ý nguyện hòa bình trong trái tim mỗi nguời" Trong bài giảng truyền thống mừng Giáng Sinh đọc tại Rome, Đức Giáo hoàng Benedict XVI dành thời gian cầu nguyện cho hòa bình. Tại buổi lễ ở Chính Tòa St Peter, Đức Giáo Hoàng cầu nguyện Thuợng đế "cài đặt ý nguyện hòa bình trong trái tim mỗi nguời". An ninh tại buổi lễ đuợc siết chặt. Tại buổi lễ năm ngoái một nguời phụ nữ nhảy qua hàng rào huớng về phía Giáo hoàng. Trong khi đó tại buổi lễ khác ở Bethlehem, thị trấn vùng Tây ngạn, một linh mục cấp cao kêu gọi hòa bình cho vùng Trung Đông. Phái viên BBC David Willey từ Rome cho hay cảnh sát mặc thuờng phục giữ khoảng cách gần với Giáo hoàng, đoạn ngài đi bộ trong đoàn dâng lễ huớng đến bục giảng của Thánh đuờng. Vị chủ chăn nguời Công giáo toàn cầu, năm nay 83 tuổi, dừng lại hai lần ra dấu hôn trẻ thơ, từ những bà mẹ bế con gần ngài. Sau sự cố năm ngoái, Vatican đã xem lại cách bảo vệ an ninh. Trong buổi lễ hai năm truớc đây, vẫn còn nguời có ý định nhảy vào lối đi của Giáo hoàng. An ninh tăng cường Tình hình an ninh tại Rome đuợc tăng cuờng đáng kể sau vụ bom thư nhắm đến các tòa đại sứ nuớc ngoài hôm thứ Năm (23/12). Hai nhân viên của tòa đại sứ Thụy Sĩ và Chile bị thuơng khi mở bưu phẩm. Trong bài giảng truyền thống nhân mùa Giáng sinh, Đức giáo hoàng Benedict XVI nói: "Mừng ngày chúa Giáng sinh, mỗi nguời chúng ta nên bắt đầu với khát vọng hòa bình. Từ nơi sâu thẳm con tim. "Niềm vui này cũng là lời cầu nguyện của chúng ta. Xin Thuợng đế sáng suốt tuớc bỏ vũ khí của những kẻ đàn áp. Chặt những bàn chân chà đạp lên nguời khác. Hãy chấm dứt cảnh chết chóc tang thương." Trước đó trong thời tiết mưa, Đức Giáo hoàng thắp nến từ cửa sổ của ngài, nơi nhìn ra Quảng truờng St Peter's, chính thức khai mạc mục cảnh Chúa hài đồng sinh ra từ hang đá của Vatican. Một du khách Mỹ, Gayle Savino cho hãng tin Reuters hay: "Thật may mắn có mặt tại Rome đêm Giáng sinh. Không khí thật tuyệt vời." Giáo Hoàng Benedict XVI ngỏ ý hy vọng tất cả các cuộc xung đột trên thế giới sẽ chấm dứt, trong bài diễn văn truyền thống nhân ngày Giáng Sinh. text: Cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện diễn ra lần thứ hai trong vòng một tuần, sau khi các dân biểu bất ngờ bác bỏ đề xuất ban đầu hôm thứ Hai vừa rồi. Kế hoạch này nhằm mua lại những khoản nợ xấu của các ngân hàng đang thua lỗ trên thị trường tài chính phố Wall. Hạ viện chấp thuận bản đề xuất mới sau khi Thượng viện quyết định thêm khoảng 100 tỉ dollar cho các chương trình giảm thuế mới nhằm đổi lấy lá phiếu của các dân biểu đảng Cộng hòa. Chỉ số chứng khoán Dow Jones đã tăng ngay trước cuộc bỏ phiếu, và vẫn lên tới hơn 200 điểm trong ngày. 'Thảm họa' Các dân biểu bị chia rẽ sâu sắc quanh dự luật này trong cuộc tranh luận tại Hạ viện. Một số người bỏ phiếu chống hôm thứ Hai nói nay họ đã thay đổi vì có những cải thiện trong dự luật. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tỏ ý hoài nghi. Một số người khác thì tiếp tục phản đối, nói rằng dự luật này chỉ có lợi cho thị trường tài chính phố Wall mà thôi. Tuy nhiên, chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi, là một trong rất nhiều người đã nói về những khốn khổ mà những thường dân Mỹ phải chịu đựng, và nói người ta cần phải có hành động khẩn cấp nhằm “tránh đi thảm họa về kinh tế ". Dân biểu đảng Dân chủ ở tiểu bang Georgia, John Lewis, đã nói lên quan điểm của nhiều người khi ông nhận xét: “Tôi quyết định rằng cái giá của việc không làm gì sẽ lớn hơn nhiều so với cái giá của việc làm một điều gì đó”. Dân biểu đảng Cộng hòa từ tiểu bang South Carolina, là J Gresham Barrett, thì nói: "Cho dù chúng ta làm gì hay thông qua cái gì đi chăng nữa thì thời gian trước mắt sẽ vẫn còn khó khăn. Người dân đang tức giận, tôi cũng tức giận. Chúng ta phải hành động. Chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ." Trước đó, Hạ viện phản đối dự luật hôm thứ Hai với số phiếu chống trên phiếu thuận là 228/205. Thượng viện Mỹ sau đó thông qua một dự luật được sửa đổi hôm thứ Tư, gia tăng đảm bảo của chính phủ đối với các khoản tiết kiệm từ 100 ngàn dollar lên 250 ngàn dollar. Dự luật mới này còn bao gồm việc bỏ thuế nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ và thúc đẩy các nguồn năng lượng thay thế, mở rộng trợ giúp cho các gia đình có trẻ em cũng như các nạn nhân của các trận bão gần đây. Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu với tỉ lệ 263/171 ủng hộ cho kế hoạch chi 700 tỉ dollar nhằm cứu vãn lĩnh vực tài chính của Mỹ. text: Cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ ngày 24.12 công bố tốc độ tăng trưởng GDP của VN là 6.23% trong năm 2008. Đây là mức thấp nhất trong thập kỷ qua. Thách thức kinh tế lớn nhất Việt Nam phải đối đầu trong năm qua là lạm phát gia tăng, tới 23%, cao nhất trong gần 20 năm. Ngăn chặn suy giảm Cạnh đó là thị trường xuất khẩu thu hẹp, dòng vốn nước ngoài giảm sút, công ăn việc, nhất là tại các khu chế xuất, bị đe dọa. Chính phủ Việt Nam nói mục tiêu năm 2009 là “ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng 6,5%, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội”. Phát biểu trên website của chính phủ, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói dù tăng trưởng trong năm 2008 không được như mong muốn, nhưng đó là kết quả tốt nhất Việt Nam có thể đạt được. Năm qua, theo ông Dũng, là một năm Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Tăng trưởng 6.23% thấp hơn chỉ tiêu do quốc hội đề ra. Tháng Sáu vừa rồi, cơ quan dân cử điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng từ 8.5 xuống còn 7%. Thấp nhất trong nhiều năm Năm 2007 GDP của Việt Nam tăng 8.5%. Tăng trưởng 6.23% được coi như là thấp nhất kể từ năm 1999 tới nay. Mười năm trước đây GDP của Việt Nam chỉ tăng 4.77% một năm. Thủ tướng Việt Nam dự đoán năm 2009 Việt Nam chưa hết khó khăn, vì thế giới rơi vào khủng hoảng kinh tế. Ông nói thêm chính phủ sẽ cố gắng duy trì tăng trưởng, trong khi tìm cách ban hành chính sách an sinh xã hội cho người mất việc làm, một cách sớm nhất. Trung bình trong thập niên qua, mỗi năm kinh tế Việt Nam tăng khoảng 7%. Năm ngoái có thời gian kinh tế Việt Nam quá nóng, với lạm phát tăng mạnh và cán cân thương mại thâm thủng cao. Năm 2008, Việt Nam nhập siêu tới 17 tỷ đô la, tăng hơn 3 tỷ so với năm 2007. Sau nhiều năm tăng trên 8%, năm nay tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ nhỉnh hơn 6% một chút. text: Vua Bhumibol giải hòa hai địch thủ là Tướng Suchinda Kraprayoon (giữa) và ông Chamlong Srimuang (trái) sau những bất ổn năm 1992 Một trong những người đàn ông này là Tướng Suchinda Kraprayoon, người trước đó lãnh đạo cuộc lật đổ và được chỉ định làm thủ tướng Thái Lan. Người kia là Chamlong Srimuang, dẫn dắt cuộc nổi dậy ủng hộ dân chủ được nhiều người theo, nhằm chống lại sự kiểm soát quân sự của Tướng Kraprayoon. Bên ngoài, một số dân thường đã chết sau một cuộc đàn áp quân sự và nhiều ngày xuống đường biểu tình. Thời điểm đó, mà sau này được gọi là Tháng Năm Đen, dường như không gì có thể kết nối hai phe chia rẽ khi mà cả hai bên đều không chịu xuống nước. Cuối cùng, Vua Bhumibol Adulyadej triệu hai người tới cung điện và nói với họ: "Dân tộc này thuộc về tất cả mọi người, không chỉ một hay hai người nhất định. Những ai thách thức nhau đều là kẻ thua cuộc. Và dân tộc này sẽ là người thua cuộc của mọi kẻ thua cuộc... "Vì đâu mà các anh tự nhủ rằng các anh là người chiến thắng khi mà các anh đang đứng trên đống đổ nát và những mảnh vỡ?" Những lời này đơn giản nhưng vang dội vượt xa khỏi căn phòng, ghi trọn tinh thần của cả đất nước. Người Thái Lan coi Vua Bhumibol là hình mẫu sống 'Uy quyền đạo đức' Hình ảnh những người đàn ông cúi đầu và quy phục quyền uy của ngài là lúc nhà vua củng cố vững chãi vị trí của mình trong vai trò trọng tài sau chốt của một Thái Lan nhiều chia rẽ. "Không ai có thể làm được vai trò này vào lúc đó, trong hoàn cảnh đó, mà người duy nhất có thể làm được là vua của Thái Lan," nhà nghiên cứu Thitinan Pongsudhirak từ Đại học Chulalongkorn nói. Đây không phải là lần đầu tiên nhà vua can thiệp, tuy về măt lý thuyết, vị trí của ông vượt lên trên chính trị. Năm 1973, những người biểu tình ủng hộ dân chủ bị quân lính bắn và họ được phép trốn vào hoàng cung để đảm bảo an toàn. Sau đó toàn bộ thể chế của Thủ tướng Tướng Thanom Kittikachorn sụp đổ. Nhà vua được cho là có lòng thương yêu chân thực với người nghèo ở đất nước này Năm 1981, Vua Bhumibol đứng lên chống lại một nhóm quan chức quân đội thực hiện một cuộc đảo chính khác ở Bangkok. Quyền uy của ông đến từ tình yêu sâu sắc và lòng tôn kính mà người Thái dành cho ông, không chỉ như với một nhân vật của công chúng, mà là một người cha tử tế mà họ ngưỡng mộ và nghe theo. "Ngài có uy quyền đạo đức, tích tụ qua nhiều thập kỷ," ông Pongsidhirak nói. "Hoàn toàn là nhờ tính cách và phong cách sống riêng của ông mà ông được coi là hình mẫu sống khiến mọi người tôn trọng và nể phục ông." Trong những năm sau này, vị vua dường như ít tham gia vào chính trị hơn dù Thái Lan như liên tục trải qua hết cuộc khủng hoảng này tới khủng hoảng khác - tuy một số người cho rằng, dù tuổi cao và sức khỏe yếu, ông vẫn có ảnh hưởng phía sau bức rèm. Nhiều người Thái thương tiếc sâu sắc vị vua Năm 2006, trong thời kỳ đầy chia rẽ mà Thủ tướng Thaksin Shinawatra nắm quyền, vua không chính thức can thiệp mà thay vào đó ông hối thúc dùng đến tư pháp để giải quyết bế tắc chính trị. Nhưng hình ảnh hai người đàn ông quyền lực quỳ trước vị vua năm 1992 khắc ghi trong tâm trí người dân và đôi khi vẫn được nhắc tới vào những thời điểm tương tự. Nó khiến người Thái tin rằng khi mọi việc bị cuốn vào vòng lộn xộn, vẫn có ai đó có thể mang lại cho họ bình ổn. "Ngài là vị vua được tất cả mọi người yêu mến và ngưỡng mộ," thông cáo do Tướng Prayuth Chan-ocha đọc trên truyền hình sau khi vua băng hà. Tướng Prayuth cũng là vị thủ tướng nắm quyền sau một cuộc đảo chính. "Sự trị vì của nhà vua đã kết thúc và chúng ta không còn tìm được lòng tốt như của ông ở bất kỳ nơi nào khác." Hình ảnh mờ mờ phát đi từ Hoàng cung ở Bangkok vào ngày 20/05/1992 cho thấy hai người đàn ông mặc complet dường như không có gì đặc biệt, nhưng với nhiều người, đó là thời khắc then chốt trong lịch sử Thái Lan. text: Đoạn phim quảng cáo chiếu diễn viên Gary Oldman trong vai Sirius Black, cùng Michael Gambon thay thế người đã khuất Richard Harris - trong vai Dumbledore. Từ internet, đoạn phim quảng cáo sẽ được chiếu rộng rãi trong rạp thứ Sáu tuần này. Còn bản thân bộ phim sẽ ra mắt tháng Sáu năm sau. Bộ phim đánh dấu việc Harry (Daniel Radcliffe), Rupert Grint (Ron Weasley), và Emma Watson (Hermione) trở lại trường Hogwarts để học tiếp năm thứ ba. Sêri phim dựa trên các tiểu thuyết của JK Rowling, người đã trở thành người phụ nữ giàu nhất nước Anh. U ám hơn Ba người bạn sẽ phải khám phá bí ẩn xoay quanh một người tù trốn thoát, gây đe dọa cho phù thủy. Emma Thompson và Julie Christie là những diễn viên mới xuất hiện trong phim thứ ba. Đoạn phim quảng cáo, chiếu trên web site chính thức của phim, chiếu cảnh thị trấn phủ tuyết, cảnh giáo sư Snape biến thành đàn bà. Phim mới có vẻ u ám hơn hai phim đầu tiên. Cuaron, đạo diễn người Mexico 41 tuổi, được biết đến qua phim Y tu Mama Tambien phát hành năm ngoái. Daniel Radcliffe gần đây nói cậu sẽ tiếp tục đóng vai Harry Potter trong tập thứ tư, The Goblet of Fire, nhưng không chắc có còn xuất hiện trong cuộc phiêu lưu thứ năm, The Order of the Phoenix. Bộ phim Harry Potter and The Prisoner of Azkaban do Alfonso Cuaron đạo diễn, thay vì Chris Columbus là người đạo diễn hai tập phim đầu. text: Cạnh đó ông Blair cũng cẩn trọng nói rằng chiến dịch săn lùng thủ phạm quy mô lớn hiện đang bắt đầu triển khai. Các nhân viên điều tra chưa có ngay câu trả lời cho hai câu hỏi đó là các vụ đánh bom được tiến hành như thế nào, và ai là người chủ mưu. Tuy nhiên họ nhấn mạnh là họ đã đạt được tiến bộ, và nhiều nhân chứng đã được phỏng vấn, và rằng các bằng chứng giám định y khoa đã được thu thập. Vậy cho đến nay các thám tử đã biết được gì? Cảnh sát cho hay mỗi trái bom nặng gần 5 ki lô, nhỏ đến mức có thể để trong túi ba lô nhỏ. Chỉ huy trưởng cảnh sát đô thành Luân Đôn Sir Ian Blair nói rằng thời gian xảy ra các vụ nổ cho thấy một người không thể tiến hành được từng đó vụ. Còn giả thuyết cho rằng có thể có kẻ đánh bom cảm tử tham dự, Sir Ian Blair nói chưa có bằng chứng hậu thuẫn điều này, tuy nhiên cơ quan an ninh cũng không loại trừ hướng điều tra này. Ông Blair nói như vậy có một số tình huống cần phải xem xét đó là những kẻ chủ mưu vụ đánh bom có thể hoặc đã chết, hoặc đã trốn ra khỏi nước Anh, hoặc đang còn ở trong lãnh thổ nước Anh. Cảnh sát và lực lượng tình báo hiện đang tiến hành điều tra theo hướng những kẻ hồi giáo quá khích đã thực hiện vụ đánh bom. Tuy nhiên họ ngần ngại đưa ra dự đoán ngoài giải thuyết này. Hiện vẫn còn sớm trong quá trình điều tra, cuộc điều tra được hỗ trợ bởi lực lượng cảnh sát và an ninh các nước bạn. Không giống như những tên khủng bố trong vụ 11/9 với tên nằm trong danh sách hàng khách, tại Luân Đôn không có danh sách nào liên quan đến khoảng ba triệu người dùng phương tiện giao thông công cộng hàng ngày, qua đó cho thấy nhiệm vụ truy tìm thủ phạm càng thêm khó khăn. MI5 và MI6 vào cuộc Cho đến nay người ta nhận thấy tổ khủng bố thực hiện vụ tấn công bằng bom tại Luân Đôn đã tránh được sự truy quét của mạng lưới tình báo và lực lượng an ninh của Anh. Sau vụ này, các cơ quan an ninh và tình báo khác nhau sẽ theo đuổi nhiều hướng đi để xác minh những kẻ đánh bom là ai, chúng đến từ đâu, và nay chúng đang ở đâu. Cục tình báo quốc nội MI5 đã chuyển nhiều nhân lực sang theo đuổi nhiệm vụ này, và đã triển khai nói chuyện với các đầu mối của họ trên khắp đất nước. Cơ quan chuyên nghe lén điện thoại, GCHQ, hiện đang tìm kiếm thông tin từ các cuộc điện đàm nghe trộm vào thời điểm trước, và sau cuộc tấn công. Cả hai cơ quan tình báo trong nước MI5 và hải ngoại MI6 hiện cũng đang nói chuyện với các đồng nghiệp của họ tại một số nước không chỉ với Hoa Kỳ và Âu châu, nơi có mối liên hệ gần gũi , mà trên toàn thế giới, với ý đồ tung mẻ lưới rộng để kiếm được nhiều loại bằng chứng. Nhiệm vụ chính của các tổ chức tình báo bây giờ sẽ là nghiên cứu các bằng chứng, dữ liệu thu thập được để xác minh ai là thủ phạm gây ra vụ tấn công này. Chỉ huy trưởng cảnh sát đô thành Luân Đôn, Sir Ian Blair nói cuộc đánh bom tại Luân Đôn có dấu vết của mạng lưới al Qaeda. text: Thủ đô của Việt Nam đăng cai cuộc họp thường niên Apec, nơi nhiều lãnh đạo quốc tế - trong đó có Tổng thống Mỹ George Bush và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào - sẽ gặp mặt. Chính phủ Việt Nam xem đây là cơ hội để khoe nền kinh tế tăng trưởng nhanh và việc nước này vừa được chấp nhận làm thành viên của WTO. "Apec là sự kiện ngoại giao và chính trị quan trọng nhất ở Việt Nam năm nay," người phát ngôn Lê Dũng nói. "Đây là cơ hội để chúng tôi chứng tỏ với các nước về những gì chúng tôi có thể đạt được," ông Dũng nói. Không chỉ có chính phủ phấn khởi trước một hội nghị quốc tế lớn ở Hà Nội. Nhiều người dân cũng trông đợi. "Tôi rất vui mừng khi có nhiều lãnh đạo quan trọng đến Hà Nội, đặc biệt là ông George Bush," cô Nguyễn Linh Chi, một người hầu bàn, nói và tự hào khoe chiếc áo có dòng chữ Apec. Ngay cả một số cựu chiến binh cũng phấn khởi trước chuyến thăm của tổng thống Mỹ. "Tôi không kiếm được nhiều tiền, và đời sống của tôi rất khổ. Có khi ông Bush giúp được," người lái xe ôm Đỗ Kiều Tuân nói. 30 năm trước, ông là một trong những người lính đánh đuổi quân Mỹ khỏi Sài Gòn. Lo ngại an ninh Việt Nam muốn dùng Apec để thuyết phục thế giới rằng đây là một quốc gia đang tiến lên. Và họ quyết tâm bảo đảm cho mọi việc diễn ra suôn sẻ. An ninh vô cùng nghiêm ngặt. Nhiều bộ đội canh gác quanh trung tâm hội nghị quốc gia và các viên chức của Bộ Y tế được gửi đến để nếm trước thức ăn. Nhiều con đường thường ngay đông đúc thì nay bị chặn, và các tài xế taxi cho biết họ được dặn không lái xe vào một số vùng, đặc biệt là những nơi Tổng thống Bush có thể có mặt. Nhưng mặc dù rõ ràng có nhu cầu bảo đảm an ninh, nhưng những nhà chỉ trích cáo buộc chính phủ đang dùng các lo ngại an ninh để áp dụng những hạn chế quen thuộc kiểu cộng sản. Đầu tuần này, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói trẻ em đường phố bị thu gom trong thời gian diễn ra hội nghị. Cứ đi dạo quanh trung tâm Hà Nội, và người ta không thấy đâu những trẻ em thường có mặt để bán đĩa lậu và sách ăn khách cho khách du lịch. Những nhà bất đồng chính kiến cũng nói họ bị làm phiền nhiều hơn trong thời gian sắp đến hội nghị. Một người không muốn nêu tên nói: "Hiện nay là lúc khó khăn nhất. Cảnh sát gây khó dễ cho tôi." Mặc dù hội nghị được chuẩn bị hoành tráng - băng rôn, khách quan trọng, sự trang hoàng cho thành phố và những dấu hiệu của sự đàn áp bất đồng - một số người Việt Nam không thấy sự kiện có gì đặc biệt. "Tôi không quan tâm Apec. Không quan trọng với tôi," cô Lê Hương Giang, 21 tuổi, nói. "Tôi nghe nói môt số lãnh đạo nổi tiếng sẽ đến Hà Nội, nhưng nó không ảnh hưởng đến tôi," bà cụ 77 tuổi Nguyễn Thị Tú bảo. "Apec là cái gì? Tôi không biết gì về nó cả." Những công nhân vệ sinh đường phố Hà Nội đang làm thêm giờ. text: Trong khi đó Trung Quốc cảnh báo Việt Nam "sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả" nếu tiếp tục đối đầu. Ông Lê Hải Bình nói tại cuộc họp báo chiều thứ Năm 26/6 về khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế: "Chúng tôi cho rằng, biện pháp pháp lý là một biện pháp hòa bình, văn minh được luật pháp quốc tế và thế giới ủng hộ". "Việt Nam vẫn đang nghiên cứu, cân nhắc xem xét kỹ lưỡng về thời điểm thực thi biện pháp này." Trước đó, việc Việt Nam ký hiệp định hợp tác với Tòa Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc (PCA) gây suy luận rằng tiến trình pháp lý có thể sớm bắt đầu. Giới chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể có hành động tương tự như Philippines, tức khiếu nại về đường tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông lên Tòa Trọng tài. Tuy nhiên phán quyết của Tòa Trọng tài nếu có đều không đi kèm chế tài để bắt buộc các bên thực hiện. Tàu khảo sát thăm dò Ông Lê Hải Bình gọi các hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông là "đơn phương và ngang ngược". Mới nhất, Cục Hải sự Trung Quốc đăng thông báo hàng hải số 14050 về việc tàu khảo sát thăm dò vật lý địa cầu Hai Yang Shi You 719 hoạt động tại Biển Đông từ 23/6 - 20/8. Khu vực này, nằm ở cửa Vịnh Bắc Bộ nơi Việt Nam và Trung Quốc chưa phân định ranh giới, cũng là nơi Trung Quốc đang vận hành giàn khoan Nam Hải 09. Hồi đầu tháng Năm, Trung Quốc cũng đã chuyển giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 tới vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, sâu trong khu vực kinh tế đặc quyền của Việt Nam. Quan hệ hai bên gần hai tháng nay đã lâm vào tình trạng rất căng thẳng. Người phát ngôn Việt Nam nói: "Quan điểm của chúng tôi cho rằng, theo luật pháp quốc tế, thực tiễn quốc tế, trong khi đang phân định các bên không được có hoạt động đơn phương thăm dò khai thác dầu khí ở vùng biển chồng lấn này". Ngoài hoạt động dầu khí, Trung Quốc còn tiến hành một loạt các hoạt động khẳng định chủ quyền khác như phát hành Bản đồ địa hình Trung Quốc và Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khổ dọc trong đó có đường "lưỡi bò” bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông; đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới của Trung Quốc; khởi công xây dựng dự án trường học và hoàn thiện dự án nhà ở công cộng trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa... Phía Việt Nam cũng tố cáo Trung Quốc dùng "thủ đoạn mới" như dùng tàu kéo để đâm va tàu kiểm ngư của Việt Nam tại khu vực gần giàn khoan 981; điều hàng chục tàu hải cảnh, hải giám và tàu cá tạo vành đai bảo vệ giàn khoan từ ngoài dưới sự yểm trợ của máy bay trinh sát và trực thăng. Trung Quốc ngược lại tố cáo Việt Nam ngăn cản hoạt động làm ăn bình thường của công ty Trung Quốc. 'Một mực làm liều' Bắc Kinh cũng đe dọa về các hậu quả cho hành động phản kháng của Việt Nam. Tân Hoa Xã cho hay ngày 26/6, phát biểu về tình hình Nam Hải (Biển Đông), Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói: "Giữ gìn hoà bình và ổn định của Nam Hải phù hợp với lợi ích chung của các bên". Khi được hỏi về "một số nước chỉ trích hành động của quân đội Trung Quốc trên Nam Hải là nhân tố gây bất ổn cho an ninh khu vực", ông Dương Vũ Quân nhận định: "Việc này là do cá biệt nước gây nên, trách nhiệm không ở phía Trung Quốc". Rõ ràng phát biểu của ông Dương là nhằm vào Việt Nam và Philippines, những nước đang có căng thẳng chủ quyền với Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo: "Trung Quốc luôn chủ trương do nước đương sự giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và hiệp thương trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế, nếu nước nào đó một mực làm liều, tiếp tục gây đối đầu, sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả do việc này gây nên". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Hà Nội đang "cân nhắc kỹ lưỡng" thời điểm dùng biện pháp pháp lý để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. text: Mang tựa đề House of Saddam, bộ phim sẽ trình bày chân dung về bộ máy của nhà cựu độc tài. Phim này dựa trên cuốn sách The Insider: Trapped in Saddam's Brutal Regime của tiến sĩ Ala Bashir và Lars Sigurd Sunnana. Bộ phim sẽ tập trung vào cuộc đời của các thành viên trong gia đình và trong chính quyền của Saddam và vẽ lại "thăng trầm của một trong những chính thể gây sợ hãi nhiều nhất thế giới." Loạt phim do Alex Holmes viết kịch bản và đạo diễn. Ông từng làm các phim như Dunkirk, Coup và Every Time You Look At Me. BBC nói loạt phim sẽ được đặt trong bối cảnh về bi kịch lớn của nhân dân Iraq, và viết về câu chuyện về mối quan hệ giữa Trung Đông và phương Tây. Ông Saddam Hussein hiện đang đối diện phiên tòa ở Iraq, bị buộc tội tàn sát 143 người ở thị trấn Dujail năm 1982. Thời kì cai trị của lãnh đạo Iraq, Saddam Hussein, là chủ đề của một phim tài liệu đang được thực hiện bởi đài BBC và Discovery Channel. text: Wong và hai người khác trèo qua hàng rào vào sân trước của tòa nhà chính quyền Hong Kong vào ngày 26 tháng 9 năm 2014. Việc họ bị bắt đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ qui mô lớn và gây ngưng trệ tại nhiều khu vực của thành phố trong hơn hai tháng. Phong trào biểu tình kêu gọi Bắc Kinh cho phép bầu cử hoàn toàn tự do đối với các chức vụ lãnh đạo của thành phố bán tự trị. Nhiều người ở Hong Kong cảm thấy trưởng quan hành chính Hong Kong - hiện đang được lựa chọn bởi một ủy ban bầu cử 1.200 thành viên bị xem là thân Bắc Kinh - nên được lựa chọn bởi một cuộc bỏ phiếu dân chủ. Vào giữa tháng Mười Hai năm 2014 cảnh sát dỡ bỏ các khu chiếm đóng của người biểu tình và phía ủng hộ dân chủ không đạt được sự nhượng bộ từ Bắc Kinh. Wong, 19 tuổi, trở thành gương mặt của phong trào được phát động bởi phần lớn thanh niên ở Hong Kong. Wong đối diện bản án lên đến năm năm tù mặc dù không bị ghép tội kích động. Alex Chow cũng bị tòa nói có tội "tham gia vào việc tụ tập trái pháp luật" và Nathan Law bị kết tội "kích động người khác tham gia vào tụ tập trái pháp luật". Cả ba đều được tại ngoại sẽ bị tuyên án vào ngày 15 tháng Tám. Một tòa tại Hong Kong kết luận nhà hoạt động sinh viên Joshua Wong có tội khi tham gia vào một vụ tụ tập trái luật. text: Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm và có nguy cơ gây ô nhiễm ra khỏi khu vực đô thị Lời kể của một người dân sống sát vách nhà máy Rạng Đông Văn bản từ Văn phòng Chính phủ nói "cần thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân ở khu vực bị ảnh hưởng". "Thủ tướng cũng yêu cầu UBND TP Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm và có nguy cơ gây ô nhiễm ra khỏi khu vực đô thị và khu vực tập trung đông dân cư theo kế hoạch đã được chỉ đạo," văn bản này viết. Trước đó một thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Thành phố Hà Nội làm việc với Bộ Quốc phòng để tẩy độc khu vực cháy. 'Không thờ ơ' Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung được Vnxpress dẫn lời khẳng định với báo điện tử này rằng "thành phố đã gửi công văn đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ, phối hợp xử lý ô nhiễm môi trường sau vụ cháy nhà kho công ty Rạng Đông từ ngày 5/9". Bình luận được đưa ra sau khi Thiếu tướng Lê Mạnh Tiến, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, cho biết "Bộ Quốc phòng đã rất chủ động trong việc khắc phục hậu quả" và rằng "nếu thành phố Hà Nội không giải quyết được thì nên đề nghị Bộ Quốc phòng". Tuy nhiên Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung giải thích việc xử lý vụ cháy ở Rạng Đông "cần có quy trình, phải chờ kết quả từ cơ quan điều tra, và rằng thành phố Hà Nội không thờ ơ với sức khỏe người dân". VTV đưa tin hàng trăm phụ huynh có con đang học ở các trường tại phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội đã xin cho con nghỉ học tạm thời vì chưa biết trường có nằm trong khu vực an toàn không bởi trước đó đã có những kết luận trái ngược nhau về nguy cơ ô nhiễm. Hít bụi mịn, ắt chết sớm Hà Nội ô nhiễm bụi mịn hàng đầu thế giới Báo Thanh Niên cho biết gần 90% hộ dân tại chung 54 Hạ Đình, hơn 40% hộ dân tại chung cư 143 Hạ Đình và hàng loạt hộ dân, kinh doanh xung quanh Công ty Rạng Đông chuyển đi sau vụ cháy, khiến nơi đây xuất hiện nhiều "phố ma", "xóm chết". Trong khi đó lãnh đạo Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (MTTQVN) nói việc chỉ nhận được "báo cáo tình hình chung" từ Thành phố Hà Nội thôi mà không thấy Mặt trận vào cuộc để giám sát. "Trung ương MTTQVN phải tổ chức giám sát độc lập về vấn đề này, lắng nghe ý kiến nhân dân để phản ánh kịp thời," Chủ tịch Trần Thanh Mẫn nói tại một hội nghị. Lo ngại về nhiễm độc thủy ngân khiến nhiều hộ gia đình đã tạm thời lánh đi ở chỗ khác 'Dưới ngưỡng quy định' Vào hôm thứ Hai 9/9, Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) thông báo đã có kết quả quan trắc, lấy mẫu phân tích môi trường quanh khu vực đám cháy, bán kính 500m tính từ đám cháy. Thông báo, được TTXVN dẫn lại, nói "chỉ có một điểm vượt ngưỡng" còn tất cả các thông số khác, bao gồm cả thủy ngân, tại năm vị trí "đều nằm trong giới hạn cho phép". Năm vị trí được nói đến là: điểm xả cuối trong nhà máy; hố ga thoát nước, cách xưởng cháy 100m; hố ga trước cửa tổ phục vụ và chăm sóc khách hàng của công ty; cống xả ra sông Tô Lịch; hố ga trong khu dân cư, ngõ 342 Khương Đình. Thông báo nói thêm là tiến hành lấy mẫu thủy ngân trong không khí xung quanh tại các vị trí: khu vực cháy; các vị trí cách vụ cháy 200m, 500m và tại Trường Tiểu học Hạ Đình. "Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng thủy ngân trong không khí "dưới ngưỡng quy định" tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh". Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lãnh đạo Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xử lý hậu quả vụ cháy ở Công ty Rạng Đông. text: Quân đội hiện diện dày đặc trên đường phố thủ đô Nay Pyi Taw và thành phố chính Yangon, chặn các con phố. Tình trạng khẩn cấp quốc gia trong một năm đã được ban hành, theo thông cáo phát trên truyền hình quân đội. Kênh truyền hình quốc gia ngưng phát sóng. Các dịch vụ điện thoại di động và kết nối internet, viễn thông đã bị gián đoạn tại hai thành phố trên vào đầu giờ sáng. Tại thủ đô Nay Pyi Taw, vào cuối giờ chiều thứ Hai, mạng điện thoại di động MPT đã hoạt động trở lại, nhưng chỉ kết nối được cuộc gọi mà không kết nối được internet, phóng viên BBC từ thành phố cho biết. Các ngân hàng nói họ đã bị buộc phải đóng cửa. Một số người dân lo lắng trước những gì đang diễn ra, đã tới xếp hàng tại các máy rút tiền hoặc đi mua thực phẩm phòng thân. Trong một lá thư viết để chuẩn bị sẵn sàng cho việc bị bắt, bà Suu Kyi nói hành động của quân đội đẩy đất nước trở lại tình trạng độc tài. Bà thúc giục các ủng hộ viên "không chấp nhận điều này" và "hãy biểu tình chống lại cuộc đảo chính". Quân đội Myanmar đã nắm quyền sau khi bắt giữ nhà lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và các thành viên cao cấp trong đảng cầm quyền NLD. text: Ông nói Hoa Kỳ sẽ không để bị bắt làm con tin vì "các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt , vì các nước thù địch và vì hiện trạng nóng ấm toàn cầu" khi ông phát họa các ưu tiên về năng lượng của nước ông. Ông kêu gọi người dân phải tỏ ra hữu hiệu hơn về dầu hỏa và phải hướng về một nền "kinh tế năng lượng" với mục tiêu tạo ra hàng triệu việc làm mới. Ông cũng ra lệnh nghiên cứu lại tiêu chí về khí độc do xe hơi thải ra cho từng tiểu bang, chứ không như chính phủ Bush thuận cho có một tiêu chí chung cho cả nước. Trong cuộc họp báo đầu tiên từ khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống, ông Obama nói rằng ông sẽ lật ngược lại cái thế nước Mỹ tùy thuộc vào nguồn dầu từ ngoại quốc trong lúc sẽ tạo ra nhiều việc làm mới, nhưng ông cũng cảnh báo sẽ không có 'đáp án nhanh chóng'. Ông nói "Chúng tôi cam kết sẽ theo đuổi một cách đều đặn, tập trung và thực tiễn để giúp cho Hoa Kỳ độc lập về năng lượng, và đồng thời chính sách kinh tế mới hướng về năng lượng này sẽ tạo ra hàng triệu công ăn việc làm.". Phái viên đài BBC James Coomarasamy tại Washington nói rằng tuyên bố của ông Obama theo đó Hoa Kỳ sẽ đi đầu trong việc làm giảm thay đổi khí hậu rõ ràng đã xóa đi quan điểm hồ nghi về thay đổi khí hậu của người tiền nhiệm của ông. Hướng tới tiết kiệm năng lượng Thống đốc tiểu bang California ông Arnold Schwarzenegger đã yêu cầu ông Obama phải hủy bỏ tiêu chí chung cho cả nước về lượng khí thải mà chính phủ Bush đã đặt ra. California muốn giảm 30% khối lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do xe hơi thải ra trước năm 2016 nhờ vào việc nâng cao hiệu năng của các động cơ xe hơi. Tổng thống Obama đã ra lệnh cho Bộ Vận Tải phải đưa ra một số quy định theo đó các công ty chế tạo xe hơi phải cải thiện hiệu năng của các động cơ. Hồi năm 2007, có một điều luật buộc các xe hơi được sản xuất trước năm 2020 phải đạt được hiệu năng 35 dặm cho mỗi gallon xăng dầu, tức khoảng 15 cây số cho mỗi lít xăng dầu. Tuy nhiên, chính phủ của tổng thống George W Bush không ban hành các văn bản dưới luật để thi hành luật này. Nhật báo New York Times cho biết các quy định mà ông Obama muốn thực thi có nghĩa rằng tiêu chí mới phải được thi hành trước năm 2011. Các nước thuộc Liên Hiệp Âu Châu đã chấp thuận tiêu chí chung cho kỹ nghệ sản xuất xe hơi là một chiếc xe chỉ được thải 120 g khí CO2 cho mỗi cây số trước năm 2012, so với hiện tại là 160g/km. Liên Hiệp Âu Châu nhắm đến mục tiêu cho năm 2020 là 95g/km, tuy nhiên lượng khí thái tùy thuộc vào từng hiệu xe một và các công ty sản xuất được gia hạn đến 2015 là phải đạt được mục tiêu cho mỗi kiểu xe. Tổng thống Barack Obama đã thúc giục người dân phải độc lập về nguồn dầu hỏa sau khi nói rằng nước Mỹ còn tùy thuộc vào nguồn dầu từ ngoại quốc chỉ tạo ra thêm các mối đe dọa. text: Nhiều đôi nói họ sẽ kết hôn lại sau khi ly dị để xin thêm tiêu chuẩn đền bù (ảnh minh họa) Làng Giang Bắc, ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, đang bị phá đi để nhường chỗ cho một khu phát triển công nghệ cao. Nếu các cặp ly dị và xin bồi thường như những người độc thân, mỗi đôi sẽ được đền bù hai ngôi nhà mới và ít nhất là thêm 19.000 USD. Một số cặp đã hơn 80 tuổi, và phần lớn nói họ sẽ tiếp tục chung sống với nhau sau khi ly dị. Các gia đình đã sống ở làng này trong nhiều thế hệ không có sự lựa chọn nào ngoài việc chuyển đến khu nhà mới do chính quyền địa phương cấp cho. Mỗi đôi vợ chồng sẽ được một ngôi nhà 220 mét vuông. Bản đồ vị trí tỉnh Giang Tô Đua nhau ly dị Nhiều gia đình đọc kỹ nội quy và nhận thấy nếu họ ra tòa ly dị, họ có thể xin đền bù thêm 70 mét vuông nhà và một khoản tiền mặt nữa. Một công ty luật đang thu phí hơn 2.000 USD một cặp vợ chồng để giúp các đôi làm thủ tục ly dị, tờ China Daily đưa tin. Một số cặp dự tính sẽ cưới lại sau một thời gian. "Ai cũng làm chuyện này, và chúng tôi sẽ lo những chuyện khác sau," một người dân làng cho tờ Nanjing Morning Post biết. Không rõ liệu có cặp nào nhận được tiền đền bù thêm không. Các quan chức nói họ biết về lỗ hổng trong quy định này và không rõ liệu các quy định đền bù sẽ có thay đổi gì không. Trước đây, đã từng có các trường hợp tương tự ở Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, tờ China Daily đưa tin. Hơn 160 cặp ở một làng miền đông Trung Quốc quyết định ly dị để xin thêm tiền đền bù sau khi chính quyền bắt họ dỡ bỏ nhà để xây khu công nghiệp. text: Ủng hộ dành cho ông Abe giảm mạnh trong những tháng vừa qua, và các cuộc thăm dò ý kiến dự báo một kết quả không mấy tốt đẹp cho liên minh do đảng Dân chủ tự do của ông Abe nắm lãnh đạo. Nếu liên minh thất bại nặng nề, thủ tướng sẽ phải đối mặt với những lời kêu gọi ông từ chức. Ông Abe cũng thừa nhận rằng ông đang đối mặt với một cuộc chiến gian khó. "Hãy để cho chúng tôi chiến thắng. Chúng tôi không thể thất bại lúc này”, ông nói với các cử tri trong một cuộc tuần hành vì bầu cử ở Tokyo. "Đó là một trận chiến khó khăn, nhưng chúng tôi sẽ làm hết sức mình”. Để duy trì đa số trong thượng viện, liên minh cầm quyền cần phải giành được 64 trong số 121 ghế sẽ được đưa ra bỏ phiếu vào ngày mai (30/7). Nhưng theo những thăm dò ý kiến gần đây, khả năng đó rất thấp. Đảng đối lập chính, Đảng Dân chủ Nhật Bản, nhận được nhiều sự ủng hộ hơn. Ông Abe lên làm thủ tướng hồi tháng Chín năm 2006, sau khi vị tiền nhiệm được quý mến Junichiro Koizumi dời nhiệm sở. Chiến dịch vận động bầu cử cuối cùng đang được đẩy nhanh ở Nhật trước cuộc bầu cử thượng viện, vốn được coi là phép thử đối với Thủ tướng Shinzo Abe. text: Thị trường Phố Wall tụt điểm đột ngột trong phiên giao dịch buổi sáng, tiếp sau các diễn biến mất điểm tương tự ở các thị trường từ Âu sang Á. Chỉ số Công nghiệp Dow Jones trung bình giảm hơn 4%, trong khi chỉ số công nghệ cao Nasdaq suy giảm trên 3%. Trước đó, các thị trường chứng khoán châu Âu đồng loạt rớt giá trước nguy cơ suy thoái kinh tế quay trở lại, theo sau các diễn biến giảm sút ở châu Á. Chỉ số FTSE tại London tụt 7% sau khi các con số thống kê khẳng định kinh tế Anh giảm 0,5% vào quý cuối năm nay, lần đầu tiên trong 16 năm. Đồng bảng Anh chỉ còn 1,52 đô-la, mức thấp nhất trong sáu năm qua, với dự phóng có thêm các cắt giảm lãi xuất tại Anh. Tại các thị trường chứng khoán khác ở châu Âu cũng diễn ra các sút giảm chỉ số, với thị trường Frankfurt tụt 9% trong khi tại Paris rớt 8%. Chứng khoán ngân hàng Các cổ phiếu ngân hàng sụt giảm đặc biệt mạnh mẽ. Ngân hàng lớn nhất ở khu vực đồng Euro, Santander, chứng kiến cổ phiếu tụt giảm 11%. Tại các ngân hàng khác, HBOS rớt 18%, Barclay tụt 14%, Société mất 14% và Deutsche Bank giảm 11%. Nhà buôn bán chứng khoán tại thị trường CMC, Matt Buckland, nói: "Biến động và bất chắc có vẻ là những từ ngữ được thấy nhiều nhất tại thời điểm này." Kinh tế gia trưởng của RBS, Geoffrey Dicks, nói suy thoái của Anh có thể kéo dài ít nhất một năm: "Nền kinh tế sẽ rơi vào trạng thái tồi đi trước khi khá lên - thời gian 12 tháng tới sẽ rất khó khăn." Tại Châu Á, giá cổ phiếu tụt giảm liên tiếp sang ngày thứ ba trong khi các nhà đầu tư lo ngại cuộc suy thoái toàn cầu có thể làm thiệt hại nặng tới thu nhập của các công ty. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tại phiên đóng cửa sút giảm 9,6% sau khi hãng điện tử khổng lồ Sony dự báo lợi nhuận năm thuyên giảm một nửa. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Hàn Quốc tụt 10,6% khi nhà sản xuất chíp điện tử Samsung thông báo lợi nhuận quý ba của hãng này giảm 44%. Nhiều thị trường chứng khoán toàn cầu đang giảm điểm xác nhận các lo sợ ngày một gia tăng của giới đầu tư về một đợt suy thoái kinh tế toàn cầu lâu dài. text: Hai ông Kiley và Tuấn đã bị truy tố từ giữa năm ngoái. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói Việt Nam 'yêu cầu cơ quan pháp luật Hoa Kỳ tiến hành xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, theo đúng luật pháp Hoa Kỳ'. Ông Jerry Kiley, cựu chiến binh, hôm 21/6/2005 đã đột nhập vào buổi tiệc chiêu đãi trong đó có mặt ông Khải, tổng thống Bush, các thượng nghị sỹ John McCain, John Kerry và các quan chức cao cấp khác. Tiệc này được tổ chức tại khách sạn Mayflower, Washington D.C. Ông đã ném một cốc rượu vang đỏ vào chiếc ghế đối diện bục diễn thuyết nơi ông Khải chuẩn bị phát biểu. Cốc rượu này không trúng thủ tướng Việt Nam mà chỉ bắn lên người Thượng nghị sỹ McCain. Ông Kiley sau đó bị bắt và được cho tại ngoại. Tòa đã không tìm đủ chứng cứ đổ khép ông vào tội tấn công quan chức nước ngoài nhưng truy tố ông về tội đột nhập trái phép. Ông Lê Phước Tuấn, 33 tuổi và sang Mỹ từ năm 1993, thì bị buộc tội tấn công ông Nguyễn Quốc Huy, quan chức cao cấp của Văn phòng Thủ tướng chính phủ, bên ngoài khách sạn Willard InterContinental Washington ngày 21/6/2005. ----------------------------------------------------- Chi Ton, Melbourne, ÚcTôi không biết ông Lê Dũng căn cứ vào đâu để mà yêu cầu xét xử những người tấn công phái đoàn VN do Thủ tướng Phan văn Khải dẩn đầu,vì báo chi VN đồng lọat đăng tin là một chuyến đi rất thành công và cũng không hề có một dòng tin nào dù trên báo tiếng hay báo chữ. Điều nầy chứng tỏ rằng mọi công dân VN chúng tôi không tin là Ông Lê Dũng phát ngôn đúng, và nếu ông Lê Dũng phát ngôn đúng thì quả thật nền tự do ngôn luận của VN quá tồi tệ, nhà nước VN bưng bít sự thật và người Mỹ kết luận VN không có tự do dân chủ là không sai. Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu phía Hoa Kỳ trừng trị nghiêm khắc hai ông Jerry Kiley và Lê Phước Tuấn vì tội đã 'có hành vi bạo lực tấn công vào các quan chức Việt Nam' trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải hồi tháng 6/2005. text: Một số nguồn tin khác nói số tên lửa là năm. Ít nhất hai người bị thương nhẹ trong khi nhiều người vẫn bị sốc. Quân đội Israel sau đó đã đáp trả bằng pháo cối. Chưa rõ là ai bắn những quả tên lửa đó và hiện chưa ai nhận trách nhiệm. Các trường học đã phải đóng cửa trong khi người dân được khuyến cáo không nên ra khỏi nhà. Tin về sự kiện mới nhất này được đưa ra giữa có tin Israel đã tiến hành 60 vụ không kích ở Gaza xuyên đêm, trong đó tập trung hướng vào các cơ sở được Hamas sử dụng. Phóng viên BBC Mike Sergeant ở Jerusalem nói mấy ngày qua đã có quan ngại bạo lực ở Gaza sẽ lan sang miền bắc Israel và khu vực biên giới Libăng. Trước đó, Israel đồng ý ‘về nguyên tắc’ sáng kiến ngừng bắn của Ai Cập và Pháp, mang lại hy vọng nước này sẽ chấm dứt cuộc oanh kích chiến binh Palestine ở Gaza. Phát ngôn viên chính phủ Israel Mark Regev nói: “Thách thức hiện giờ là có được các chi tiết cụ thể phù hợp với các nguyên tắc đó”. Israel vẫn tiếp tục các đợt dội bom Gaza trong 12 ngày tấn công được cho là đã giết hại gần 700 người. Bế tắc Trong khi đó, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc dường như bế tắc trong cuộc khủng hoảng này. Các nước Ảrập muốn Hội đồng bỏ phiếu ra nghị quyết kêu gọi ngừng bắn, trong khi Anh, Pháp và Mỹ lại hối thúc ra tuyên bố mềm mỏng hơn, hoan nghênh sáng kiến của Ai Cập – Pháp. Phóng viên BBC Laura Trevelyan cho hay, Mỹ có thể sẽ bỏ phiếu phủ quyết bất kỳ một nghị quyết nào vì họ là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice nói Mỹ ủng hộ sáng kiến Ai Cập – Pháp, và đã kêu gọi các bộ trưởng Ảrập và Israel phát triển đề xuất này. Bà cũng nói thêm rằng Mỹ không muốn có một lệnh ngừng bắn sẽ đưa Israel và Palestine quay trở lại tình thế như hồi trước cuộc xung đột. Quan chức Palestine cho biết ít nhất 683 người Palestine đã thiệt mạng và hơn ba nghìn người bị thương kể từ khi Israel bắt đầu cuộc tấn công 12 ngày trước. Cả Israel và Hamas chịu áp lực phải chấp nhận một giải pháp ngoại giao đối với cuộc xung đột bắt đầu hôm 27/12. Chuyển lậu Israel muốn chấm dứt các cuộc tấn công rocket vào miền nam nước này cũng như chặn việc Hamas đưa lậu vũ khí vào Gaza qua ngả Ai Cập. Trong khi đó, Hamas nói bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào cũng phải bao gồm việc Israel chấm dứt phong tỏa Gaza. Israel cho biết chưa rõ tiến trình ngoại giao sẽ kéo dài bao lâu cũng như cần thiết phải áp dụng một lệnh cấm vận vũ khí đối với Hamas. Các nguồn tin an ninh khẳng định rằng quan chức quốc phòng cao cấp của Israel Amos Gilad sẽ bay tới Cairo ngày 8/1 để thảo luận các phương án ngừng bắn. Chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas dự kiến cũng sẽ tới Cairo một ngày sau đó. Trong một tuyên bố ra ngày 7/1, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hoan nghênh “sự chấp thuận của Israel và chính quyền Palestine” về kế hoạch ngừng bắn do Ai Cập và Pháp đề xuất. Tuyên bố không nhắc tới Hamas. Biên tập viên Trung Đông của BBC Jeremy Bowen trên biên giới Israel và Gaza chưa thấy khả năng chấm dứt xung đột, nhưng giờ đã có các chỉ dấu cho thấy hai bên muốn gì từ một lệnh ngừng bắn. Phóng viên của chúng tôi nói rằng một thỏa hiệp bảo đảm an ninh trên biên giới Ai Cập với Gaza; chấm dứt chuyển lậu vũ khí; mở các chốt kiểm soát trên biên giới giữa Israel và Gaza sẽ mang lại cho cả Hamas và Israel một điều gì đó cụ thể. Phóng viên của chúng tôi nói thêm rằng nếu điều đó xảy ra, Israel quan ngại rằng Hamas sẽ vin vào đó để nói rằng cuộc đấu tranh của người Palestine đã buộc Israel phải dỡ bỏ việc phong tỏa Gaza. Đây là điều Israel không bao giờ muốn vì họ đang tìm cách làm yếu thế Hamas. Trước đó, văn phòng Thủ tướng Ehud Olmert nói Israel đã chấp thuận cho mở hành lang nhân đạo trên Dải Gaza. Ít nhất ba quả rocket đã bắn vào miền bắc Israel từ Libăng, gây quan ngại cuộc xung đột ở dải Gaza sẽ lan sang rộng. text: Nguyên thủ quốc gia của 10 nước hội viên sẽ có cuộc họp thượng đỉnh trong ngày Chủ Nhật (1/3). Mục đích mang tính lễ nghi nhiều hơn. Trước ngày này là các phiên họp liên tục của cấp bộ trưởng nhằm thống nhất thỏa thuận và các văn kiện mang ra ký. Các thỏa thuận về mới ký về kinh tế của Asean bao gồm: Trao đổi hàng hóa; đẩy mạnh đầu tư; thống nhất hoạt động của bác sĩ, nha sĩ trong khối. Và văn bản thừa nhận hợp nhất hóa chế độ kiểm toán. Theo thông cáo của ban thư ký khối Asean, các thỏa thuận này sẽ là cơ sở quan trọng để đưa Asean trở thành một cộng đồng kinh tế trong năm 2015. “Chúng sẽ tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, nhân lực có kỹ năng, một cách tự do,” thông cáo viết. Bên lề hội nghị, bộ trưởng thương mại của hai nước Thái Lan và Indonesia đã ký văn bản ghi nhớ kéo dài thời gian giảm thuế liên quan đến đường cát của Indonesia xuất sang Thái Lan. Các phái viên ghi nhận chủ đề phối hợp nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong khối Asean sẽ chiếm thời gian trong cuộc họp thượng đỉnh. Do tác động của khủng hoảng toàn cầu, tăng trưởng của nhiều nước Asean đang chậm lại. Nguồn thu ngân sách giảm sút do thị trường xuất khẩu thu hẹp. Singapore, một quốc gia hội viên, vốn sống nhờ thương mại, hiện đang chứng kiến cảnh suy trầm tồi tệ nhất kể từ thập niên 1950 đến nay. Hợp tác Việt Nam - Thái Lan Trong cuộc gặp với ngoại trưởng Thái Lan tại Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi hai nước tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch. An ninh và quốc phòng cũng được ông Dũng nói tới như là lĩnh vực Việt Nam và Thái Lan cần đẩy mạnh hợp tác. Trong công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Asean lần thứ 14, ngoại trưởng Thái, Kasit Piromya, đã có chuyến thăm ngắn tới Hà Nội ngày 25/2. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam đề nghị phía Thái nối lại cơ chế họp nội các hàng năm với phía Việt Nam. Do bất ổn chính trị tại Thái Lan, ba năm gần đây, cuộc gặp hàng năm của thủ tướng và bộ trưởng hai nước, một sáng kiến dưới thời Thaksin Shinawatra, đã bị đình hoãn. Thủ tướng Việt Nam nói ông chờ mong cuộc hội kiến với thủ tướng Thái trong hội nghị thượng đỉnh Asean để bàn về cách tăng cường liên hệ song phương. Tin đăng trên báo The Nation, ấn bản tiếng Anh, cho hay trong hội đàm với ngoại trưởng Thái tại Hà Nội, phía Việt Nam kêu gọi Thái Lan có thêm các dự án đầu tư tại Việt Nam để giảm “thâm hụt mậu dịch”. Ngoại trưởng Thái, Kasit Piromya, cho báo The Nation hay chính phủ Việt Nam kêu gọi nhà đầu tư Thái Lan bỏ tiền vào các dự án bất động sản, chế biến thủy sản, và kho vận. Truyền thông trong nước loan tin rằng, ngoài các lĩnh vực hợp tác thông thường, hai nước Việt và Thái muốn thăm dò hợp tác trong chủ đề an ninh và quốc phòng. Tin cho hay bộ quốc phòng của hai nước láng giềng Đông Nam Á sẽ ngồi họp bàn, và tiến tới ký kết thỏa thuận hợp tác giữa quân đội hai nước trong thời gian tới. Hội nghị thượng đỉnh của khối Asean lần thứ 14 đang diễn ra tại Hua Hin, Thái Lan. Đây là thành phố nghỉ mát cách thủ đô Bangkok 200 cây số về phía Nam. text: Nhân viên cứu hộ tìm kiếm những người còn sống sót trong khu đổ nát của một khách sạn ở Tuyền Châu hôm 7/3 Khoảng 47 trong số 70 đã được kéo ra từ đống đổ nát của khách sạn năm tầng Xinjia vào Chủ nhật, truyền thông nhà nước cho biết. Các video trên mạng cho thấy các nhân viên cấp cứu tìm kiếm giữa đống đổ nát của tòa nhà. Không rõ nguyên nhân gây ra sự sụp đổ và cũng không rõ liệu có ai đã thiệt mạng. Virus corona: Làm thế nào để tránh lây nhiễm 'Ghen Cô Vy' và 'Vũ điệu rửa tay' - khi nhạc và múa tham gia chống dịch Phương Phương ở Vũ Hán: 'Quan chức Trung Quốc rất giỏi đẩy trách nhiệm' Virus corona: Cách đối thoại với trẻ em về dịch bệnh Các nhân viên cứu hộ trong bộ đồ màu cam lần mò trong đống đổ nát để tìm kiếm người sống sót. Khách sạn này được cho hay có 80 phòng ngủ Vụ việc xảy ra vào khoảng 19:30 giờ địa phương (11:30 GMT). Khách sạn này khai trương vào 2018 và có 80 phòng cho khách. Một người phụ nữ nói với Beijing News rằng những người thân bao gồm chị gái của cô đang bị cách ly ở đó. "Tôi không thể liên lạc với họ, họ không trả lời điện thoại," cô nói. "Tôi cũng bị cách ly [ở một khách sạn khác] và tôi rất lo lắng, tôi không biết phải làm gì. Họ khỏe mạnh, họ đo nhiệt độ mỗi ngày và các xét nghiệm cho thấy mọi thứ đều bình thường." Tính đến thứ Sáu, tỉnh Phúc Kiến có 296 trường hợp nhiễm virus corona. Trong khi đó, 10.819 người đang bị theo dõi vì đã tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hơn 101.000 người trên toàn thế giới hiện đã nhiễm virus. Hơn 3.000 người đã chết, phần lớn ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, nơi dịch bệnh khởi phát Khoảng 70 người đã bị mắc kẹt sau khi một khách sạn được sử dụng làm cơ sở cách ly dịch virus corona tại thành phố Tuyền Châu của Trung Quốc bị sập. text: Khu trục hạm USS Chung-Hoon và tàu cứu hộ USNS Salvor của Hải quân Hoa Kỳ đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng hôm 21/4 trong chuyến thăm năm ngày. Phía Hoa Kỳ nói các hoạt động hợp tác giữa hải quân hai bên ngày càng tinh vi hơn và cho biết: "Các hoạt động mới trong năm nay bao gồm một hội thảo an ninh biển và thảo luận về một trường hợp cụ thể trong hỗ trợ hậu cần cho các hoạt động nhân đạo và cứu trợ thiên tai." Đại sứ quán Hoa Kỳ hôm 21/4 nói trong thời gian hai tàu Hải quân Hoa Kỳ ở Việt Nam, Hải quân Vùng 3 của nước chủ nhà và Hải quân Hạm đội 7 trên hai tàu sẽ có các hoạt động hợp tác phi tác chiến bao gồm trao đổi chuyên môn về điều khiển, bảo trì, hỗ trợ nhân đạo, cứu hộ và cứu trợ thiên tai. Thông cáo của Đại sứ quán cũng nói Chuẩn Đô đốc, Tư lệnh Tom Carney thuộc Lực lượng Hậu cần vùng Tây Thái Bình Dương, Đại tá Paul Schilse thuộc Đơn vị Tham mưu Hàng hải, Hạm trưởng của tàu USS Chung-Hoon và tàu USNS Salvor và Phó Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Robert Ogburn đại diện cho phái đoàn Hoa Kỳ tại lễ đón chính thức. Các hình ảnh cho thấy đại diện chính quyền, quân đội và đông đảo phóng viên Việt Nam đã có mặt trên tàu USS Chung-Hoon trong ngày đầu của chuyến thăm. 'Chưa tập trận' Tư lệnh Carney cũng được dẫn lời nói: "Chuyến thăm cảng và các hoạt động lên kế hoạch cho tuần này là cơ hội để tăng cường hợp tác giữa hải quân chúng ta dựa trên sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau và các mối quan tâm chung." Ông Carney cũng nói thêm: "Cho tới nay vẫn không có kế hoạch tập trận. "Các hoạt động trao đổi của chúng tôi, như tôi đã tóm tắt trước đó, đều là phi tác chiến. Và hoạt động này không liên quan gì tới các vấn đề trên biển Đông hiện nay." Sau cuộc họp ngắn với báo giới, phát ngôn viên sứ quán Mỹ tại Việt Nam, Christopher Hodges nhắc lại vị trí trung lập của Hoa Kỳ đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo. "Chúng tôi không đứng về bất kỳ bên nào trong vấn đề tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông. "Tuy nhiên, chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia liên quan xem xét lại tuyên bố chủ quyền của mình cả trên đất liền và trên biển, tuân theo luật quốc tế, trong đó có cả Quy ước về Luật biển." Chuyến thăm lần hai Tham gia các hoạt động trao đổi hải quân lần này về phía Hoa Kỳ là các thủy thủ từ Đội đặc nhiệm 73, lính thủy đánh bộ và chuyên gia y khoa từ Đội Thủy quân lục chiến Viễn chinh và Biệt đội Người nhái và Cứu hộ Di động. Vietnamnet nói các quan chức của Bộ Quốc phòng, Vùng 3 Hải quân, và thành phố Đà nẵng đã tiếp đón phía Hoa Kỳ nhưng không nêu tên tuổi của bất kỳ quan chức nào. Một cuộc họp báo ngắn cũng đã diễn ra sau lễ đón tiếp, theo Đại sứ quán Hoa Kỳ. Đây là lần thứ hai khu trục hạm USS Chung-Hoon cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Chuyến thăm lần trước diễn ra hồi năm 2011. Mặc dù có những bất đồng về nhân quyền, hai nước vẫn tiếp tục xúc tiến các mảng quan hệ khác trong đó có quân sự, thương mại và đầu tư. Tuy nhiên các chuyên gia theo dõi quan hệ hai nước từng nói rằng hai bên chỉ thực sự có quan hệ chặt chẽ một khi những vướng mắc về nhân quyền được giải quyết. Hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam đề cập tới an ninh hàng hải nhân chuyến thăm của hai tàu chiến Hoa Kỳ tới Tiên Sa, Đà Nẵng. text: Các tàu Ukraine bị Nga bắt đưa đến cảng Kerch Truyền thông Ukraine cho hay phiên họp khẩn cấp của Quốc hội tại Kiev sẽ diễn ra vào 4 giờ chiều, giờ địa phương. Nếu được thông qua, thiết quân luật sẽ có hiệu lực từ 9 giờ sáng ngày 28/11, giờ Kiev. Vụ bắt tàu đã làm bùng lên cơn giận dữ trên đường phố đêm qua. Nga bắt tàu hải quân Ukraine Nga-Ukraine: Chính thống giáo hoàn toàn chia rẽ Giáo hội Chính thống Ukraine chia tay Moscow Người biểu tình tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Nga tại thủ đô Kiev; một xe hơi của cơ quan ngoại giao này bị đốt cháy. Vụ bắt tàu xảy ra ở vùng biển ngoài khơi Bán đảo Crimea, đánh dấu sự leo thang căng thẳng nghiêm trọng giữa hai quốc gia. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sẽ có cuộc họp khẩn cấp để thảo luận tình hình. Nga và Ukraine đang quy trách nhiệm cho nhau về những gì xảy ra, trong đó hai tàu chiến và một tàu dẫn đường bị bắt và một số thành viên thủy thủ đoàn của Ukraine bị thương. Căng thẳng giữa hai bên ngày càng trở nên gay gắt quanh quyền tiếp cận Hắc Hải và Biển Azov, ngoài khơi bán đảo Crime. Crimea bị Moscow sáp nhập từ Ukraine vào Nga hồi 2014. Các lực lượng Ukraine từ lâu nay đã giao tranh với phe ly khai được Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine, nhưng đây là lần đầu tiên quân đội hai nước công khai xung đột trong những năm gần đây. Vụ việc bắt đầu khi Nga cáo buộc các tàu Ukraine tiến vào vùng lãnh hải của Nga một cách bất hợp pháp. Sáng Chủ Nhật, hai chiến thuyền của Ukraine là Berdyansk và Nikopol cùng tàu lai dắt Yani Kapu tìm cách đi từ cảng Odessa ở Biển Đen tới Biển Azov, là vùng biển nằm giữa hai quốc gia. Ukraine bắt 20 người Việt vượt biên trái phép Quan chức Ukraine có nhiều tiền mặt Hoa Kỳ 'có thể cấp vũ khí' cho Ukraine Ukraine nói Nga đã tìm cách chặn tàu chiến và đâm vào tàu lai dắt. Các tàu của Ukraine vẫn tiếp tục di chuyển tới Eo biển Kerch, là lối duy nhất dẫn vào Biển Azov, nhưng bị một tàu chở dầu nằm dưới cầu Kerch chặn đường. Nga xây cây cầu này hồi đầu năm nay nhằm nối liền phần đất Nga với Crimea, bất chấp sự phản đối từ Ukraine. Hôm Chủ Nhật, Nga cũng điều hai chiến đấu cơ và hai trực thăng tới khu vực. Moscow cáo buộc tàu Ukraine đi vào bất hợp pháp vùng lãnh hải của Nga và nói việc giao thông đi lại ở nơi nay hiện tạm bị ngưng vì các lý do an ninh. Hải quân Ukraine sau đó nói các tàu của họ đã bị đâm vào, hỏng không hoạt động được trong lúc đang tìm cách rời khỏi khu vực. Kiev nói có 23 người Ukraine trên khoang và sáu thành viên thủy thủ đoàn bị thương. Cơ quan an ninh Nga FSB sau đó xác nhận một trong các tàu tuần tra của Nga đã dùng vũ lực bắt giữ ba tàu Ukraine, nhưng nói chỉ có ba thủy thủ bị thương. Nga cáo buộc Ukraine phạm luật khi cho tàu tới khu vực trong một "hành động khiêu khích có kế hoạch". Tuy nhiên, Ukaine nói họ đã thông báo trước cho Nga về kế hoạch di chuyển tàu ở vùng biển này tới Mariupol, và nói việc bắt tàu là "thêm một hành động hung hăng có vũ trang nữa" của Nga. Một tàu chở dầu nằm dưới cầu Kerch, án ngữ lối đi dẫn vào biển Azov Vụ bắt tàu khiến Ukraine tức giận. Vào cuối ngày Chủ Nhật, khoảng 150 người đã tụ tập bên ngoài Tòa Đại sứ Nga tại Kiev, ít nhất một xe hơi của Tòa Đại sứ bị đốt. Khoảng 150 người biểu tình tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Nga tại Kiev trong đêm Chủ Nhật Phe hữu ở Ukraine đòi thiết quân luật Thiết quân luật gồm những gì? Trong cuộc họp của Ủy ban An ninh Quốc gia và Hội đồng Quốc phòng Ukraine, Tổng thống Petro Poroshenko gọi hành động của Nga là "vô cớ và điên rồ". Ông nói trong thứ Hai ông sẽ yêu cầu Quốc hội áp lệnh thiết quân luật, nhưng nhấn mạnh rằng điều đó không có nghĩa là "tuyên chiến". "Ukraine không có kế hoạch đánh bất kỳ ai," ông nói. Việc áp lệnh thiết quân luật sẽ khiến chính phủ có quyền hạn chế các cuộc biểu tình công cộng, điều tiết truyền thông, tạm ngưng các kỳ bầu cử, và buộc công dân phải tiến hành các nhiệm vụ "cần thiết cho xã hội" như làm việc tại một cơ sở quốc phòng nào đó, truyền thông địa phương nói. Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố đã ra sắc lệnh đặt quân đội vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu toàn bộ. Hải quân Nga chặn tàu Ukraine sau khi cáo buộc các tàu này tiến vào vùng lãnh hải của Nga bất hợp pháp Nếu thông qua, thiết quân luật cũng sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm ở một số vùng vào buổi tối. Nato và EU đều đã ra thông cáo kêu gọi Nga cho phép Ukraine tiếp cận eo biển Kerch. Xem thêm về xung đột biển đảo: Indonesia phá hủy nhiều tàu cá nước ngoài Tàu TQ qua Eo biển Tsugaru giữa hai đảo của Nhật Cảng Cam Ranh: Ai nói gì? Quốc hội Ukraine trong chiều thứ Hai 26/11 sẽ họp bàn và quyết định việc có áp dụng hay không lệnh thiết quân luật sau vụ ba tàu hải quân nước này bị Nga bắt giữ. text: Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã kêu gọi Nga chứng minh lời nói bằng hành động Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói ông đã có cuộc đối thoại với người đồng cấp của phía Nga và được hứa rằng Nga sẽ tôn trọng "sự toàn vẹn lãnh thổ" của Ukraine. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo rằng Moscow cần chứng minh lời nói bằng hành động. Trước đó, những tay súng thuộc phe ủng hộ Nga đã chiếm giữ tòa nhà Quốc hội trên bán đảo Crimea, trong khi Nga cho quân đội tiến hành tập trận. Cựu Tổng thống Viktor Yanukovych cũng được cho là đã đến Nga, sau khi bị Quốc hội truất quyền hồi tuần trước. Truyền thông Ukraine nói ông này đã đến thành phố Rostov-on-Don ở phía Nam nước Nga hôm 28/2, nơi ông dự kiến sẽ có một cuộc họp báo. Trong tuyên bố ngày 27/2, ông Yanukovych nói ông vẫn xem mình là tổng thống hợp pháp của Ukraine. Trước đó, một chính phủ tạm quyền do Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đứng đầu, cũng đã được Quốc hội Ukraine phê chuẩn hôm 27/2. 'Gây hấn quân sự' Người biểu tình ủng hộ Nga đã chiếm tòa nhà Quốc hội trên bán đảo Crimea bất chấp sự có mặt của cảnh sát Ông Kerry nói ông đã có cuộc đối thoại với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và đã "yêu cầu Nga cộng tác với Hoa Kỳ và đồng minh để giúp Ukraine tái lập sự thống nhất, an ninh và một nền kinh tế vững mạnh." Ông cũng cho biết ông Lavrov đã khẳng định rằng những cuộc thao tập quân sự diễn ra theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin hôm 26/2 hoàn toàn không liên quan đến tình hình tại Ukraine và Moscow cũng lấy làm "quan ngại" trước tình hình căng thẳng tại trụ sở quốc hội ở Crimean. Nga cũng đã điều chiến đấu cơ để giám sát tình hình ở khu vực biên giới. Cũng theo lời ông Kerry, ông Lavrov đã tái khẳng định lập trường của Tổng thống Putin rằng Nga sẽ "tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine". Tuy nhiên ông Kerry cho rằng chỉ lời nói thôi chưa đủ. "Chúng ta đã thấy rằng chỉ hành động và những quyết định sau đó mới tạo ra sự khác biệt lớn nhất," ông nói trong một buổi họp báo chung với Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier. Lãnh đạo các nước phương Tây và khối Nato trước đó cũng đã bày tỏ quan ngại về những diễn biến hiện nay trên bán đảo Crimea. Tổng thống tạm quyền của Ukraine, ông Olexander Turchynov, trước đó đã cảnh báo Nga rằng bất kỳ sự di chuyển nào của Hạm đội Hắc Hải vượt ra ngoài phạm vi căn cứ hải quân tại Crimea sẽ bị xem là hành động "gây hấn quân sự". Trước đó, hôm 27/2, ông Lavrov đã khẳng định Nga sẽ cộng tác với phương Tây, tuy nhiên ông cũng cảnh cáo rằng các nước khác không nên quyết định thay cho người dân Ukraine. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi thỏa thuận tái thiết hòa bình được ông Yanukovych ký với phe đối lập với sự môi giới của EU trước khi ông này bị truất quyền hồi tuần trước. Tuy nhiên, phóng viên BBC tại Moscow, Bridget Kendall, cho rằng điều này khó xảy ra. Tình hình bất định tại Ukraine đã làm đồng hryvnia của nước này trượt giá xuống mức kỷ lục. Thủ tướng tạm quyền của Ukraine, ông Arseniy Yatsenyuk, đã cáo buộc ông Yanukovych và chính phủ của ông này là chiếm đoạt kho bạc quốc gia và thông báo trước Quốc hội rằng hàng tỷ đôla đã được chuyển đến các tài khoản ở nước ngoài trong suốt ba năm qua. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết tổ chức này đã nhận được yêu cầu trợ giúp từ chính phủ tạm quyền của Ukraine và sẽ cử một phái đoàn đến Kiev trong những ngày tới. Chiếm giữ nhiều nơi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định Moscow sẽ tôn trọng "sự toàn vẹn lãnh thổ" của Ukraine Căng thẳng đã dâng cao tại bán đảo Crimea, thành trì của phe ủng hộ Nga, kể từ khi ông Yanukovych bị truất quyền. Sáng sớm ngày 28/2, một nhóm vũ trang trong đồng phục quân đội đã xuất hiện tại sân bay thành phố Simferopol, hãng thông tấn Interfax của Ukraine dẫn lời các nhân chứng cho biết. Trong một diễn biến khác vào ngày 27/2, nhiều tay súng không rõ danh tính đã chiếm giữ trụ sở Quốc hội tại Crimea và cắm quốc kỳ Nga trên nóc tòa nhà. Những người này đã nhận được sự cổ vũ từ nhiều người biểu tình ủng hộ Nga đang có mặt xung quanh tòa nhà, bất chấp sự có mặt của cảnh sát. "Chúng tôi đã chờ đợi giây phút này 20 năm qua," một thủ lĩnh của người biểu tình nói. "Chúng tôi muốn một nước Nga thống nhất." Những người này được cho là vẫn đang tiếp tục chiếm giữ tòa nhà, dù hiện chưa rõ họ đã đưa ra yêu cầu hay tuyên bố chính thức nào hay chưa. Họ giương tấm biểu ngữ "Crimea thuộc về Nga" và ném một quả lựu đạn gây choáng để đáp lại câu hỏi từ một phóng viên, hãng thông tấn AP đưa tin. Hôm 26/2, những người ủng hộ chính phủ mới của Ukraine và phe thân Nga đã đụng độ nhau ở Crimea. Trước tình hình căng thẳng hiện nay, Quốc hội Crimean đã tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về việc mở rộng quyền tự trị của bán đảo này vào ngày 25 tháng Năm. Crimea, nơi những người gốc Nga chiếm đa số, được Nga chuyển cho Ukraine vào năm 1954. Cộng đồng người Ukraine thiểu số thân với Kiev và người Hồi giáo Tatar, vốn đã có hiềm khích với Nga từ khi bị Stalin cưỡng bức trục xuất thời Chiến tranh Thế giới lần II, đã thiết lập một liên minh để phản đối bất kỳ động thái nào hướng tới việc quay trở về với Moscow. Nga, cùng với Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã cam kết duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong một bản ghi nhớ được ký kết vào năm 1994. Hoa Kỳ vừa có lời kêu gọi các bên "lùi bước và tránh hành động khiêu khích dưới mọi hình thức", trong lúc căng thẳng dâng cao tại bán đảo Crimea thuộc Ukraine. text: Cảnh sát West Midlands cho biết người dân đã được yêu cầu rời khỏi trung tâm, đặc biệt là phố Broad, là khu giải trí trung tâm, như một "biện pháp phòng ngừa". Không có phương tiện giao thông nào được cho phép tiến vào đường tròn bên trong dẫn vào khu trung tâm và cũng đã có các báo cáo về vụ nổ do cảnh sát chủ động tiến hành trên một xe buýt. Cảnh sát tin rằng vật bị phá hủy trên xe đậu tại Corporation Street là không nguy hiểm. Cảnh sát cho biết đây là những hoạt động dựa trên tin tức tình báo nhận được. Phóng viên BBC Toby Brown nhận xét: "Tình hình khá căng thẳng." Và cho biết thêm là không phương tiện nào được phép di chuyển. Một người dân tại Birmingham cho BBC biết: "Tình trạng khá hỗn độn và có lẽ sẽ không có khả năng quay trở vào khu trung tâm thế nhưng người dân vẫn bình tĩnh." Cảnh sát Midlands thôgn báo đã nhận được tin tức tình báo về một khả năng có đe dọa đối với khu vực vào lúc 2015BST. Ban đầu người dân được thông báo phải cảnh giác và những quán bar và nhà hàng đã được kiểm soát. Các lái xe được báo không đi vào trung tâm. Chừng 2100BST, cảnh sát thông báo rằng thành phố sẽ được sơ tán. Cảnh sát tại Birmingham đã sơ tán 20.000 người khỏi khu trung tâm thành phố vì báo động an ninh. text: Trong thông cáo chung, hội đồng gồm 15 thành viên nói trong tình hình hiện tại, một cuộc bầu cử tự do và công bằng là "không thể có được". Ứng viên đối lập Morgan Tsvangirai đã rút khỏi vòng bầu cử lần này và vào lánh nạn trong đại sứ quán Hà Lan ở thủ đô Harare. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon trước đó khuyến cáo hoãn bầu cử, nhưng đại diện của Zimbabwe tại LHQ tuyên bố việc bỏ phiếu vẫn được tiến hành. Thông cáo chung của Hội đồng Bảo an do Anh chấp bút đã được giản lược để đỡ gay gắt đi khá nhiều, và đây là lần đầu tiên Nam Phi, Nga và Trung Quốc chịu chỉ trích chính quyền của Tổng thống Robert Mugabe. Nội dung thông cáo có câu: "Hội đồng Bảo an lên án hành động bạo lực chống lại đối lập chính trị". Theo thông cáo này, kết quả của tình trạng bạo lực là việc sát hại các nhân vật đối lập và dân thường Zimbabwe, cũng như việc đánh đập và xua đuổi hàng ngàn người, trong có nhiều phụ nữ và trẻ em. "Hội đồng Bảo an lấy làm tiếc rằng, tình trạng bạo lực và ngăn cản đối lập chính trị đã khiến cho một cuộc bầu cử tự do và công bằng không thể diễn ra vào 27/6 tới được." Bầu cử theo kế hoạch Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ, ông Zalmay Khalilzad, nói Hội đồng Bảo an đã gửi tín hiệu khá mạnh mẽ tới ông Robert Mugabe. Trong khi đó đại sứ Zimbabwe tại LHQ vẫn khẳng định rằng việc bầu cử sẽ được tiến hành như dự tính. Ông Boniface Chidyausiku nói: "Cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào thứ Sáu này. Người dân Zimbabwe, chứ không phải ai khác, quyết định tính hợp hiến của việc tổ chức bầu cử." "Việc người dân Zimbabwe quyết định lựa chọn ai là quyền của họ và không ai có thể nói họ cần chọn người khác." Trước đó, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã kêu gọi Zimbabwe hoãn tổ chức bầu cử vòng hai. Ông Ban cho rằng tiến hành bỏ phiếu như kế hoạch sẽ chỉ "làm sâu thêm chia rẽ trong nước và kết quả cuối cùng không thể được coi là công bằng". Ông nói: "Hiện chưa có đủ điều kiện để có bầu cử tự do và công bằng tại Zimbabwe. Quá nhiều bạo lực, quá nhiều sách nhiễu". Thách thức cho ổn định khu vực Tổng thư ký nói ông đã thảo luận về việc này với một số lãnh đạo châu Phi và khuyến cáo Tổng thống Mugabe hoãn bầu cử cho tới khi có đủ điều kiện để người dân đi bỏ phiếu một cách tự do và công bằng. Ông Ban nói thêm rằng những gì xảy ra tại Zimbabwe mang ý nghĩa quan trọng vượt qua khỏi phạm vi lãnh thổ một quốc gia và là "thách thức lớn cho ổn định trong khu vực". Trong khi đó lãnh đạo đối lập Morgan Tsvangirai đã qua đêm thứ hai tại tòa đại sứ Hà Lan ở thủ đô Harare. Một phát ngôn viên cho Bộ Ngoại giao Hà Lan nói rằng lãnh đạo Phong trào Thay đổi Dân chủ (MDC) lo ngại về an toàn cho bản thân, nhưng không xin tỵ nạn chính trị. Hôm thứ Hai, hơn 60 ủng hộ viên của MDC đã bị bắt tại đại bản doanh của đảng này ở Harare. Phóng viên BBC John Simpson có mặt tại Harare nói rất ít người ở trong nước biết tin ông Tsvangirai rút khỏi cuộc bỏ phiếu vì báo chí truyền thông trong nước tránh nói về ông và đảng của ông. Hội đồng Bảo an LHQ vừa lên án các hành động bạo lực chống lại đảng đối lập chính tại Zimbabwe. text: Ông Đam được cho là đến tận giường bệnh hỏi thăm các bà mẹ có con mắc bệnh Theo số liệu chính thức được ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Y tế dự phòng, công bố trên báo chí Việt Nam thì đến nay đã có 108 em nhỏ tử vong do bệnh sởi. Trong lúc này, Bộ Y tế Việt Nam vẫn chưa công bố dịch vì chưa đủ yếu tố kỹ thuật. ‘Không phải chuyện thường’ Trao đổi với BBC, ông Nguyễn Văn Tuấn, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Garvan ở Sydney nói nếu ở nước ngoài mà có con số tử vong như thế thì đó là ‘khủng hoảng chứ không phải chuyện bình thường’. “Đó là khủng hoảng rất lớn đối với hệ thống chính trị và hệ thống y tế,” ông nói. Ông Tuấn dẫn chứng trường hợp cách nay một năm có một du khách Úc đi du lịch nước ngoài trở về mang theo căn bệnh truyền nhiễm tương đối hiếm và mặc dù không tử vong nhưng ‘cả bộ trưởng rồi các quan chức cao cấp của Bộ Y tế phải đứng ra giải thích và đảm bảo làm sao không xảy ra nữa’. “Họ làm đến nơi đến chốn vì bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, đặc biệt là bệnh sởi vì khả năng lây lan rất cao,” ông nói và nhận định rằng Việt Nam kiểm soát dịch ‘không được tốt’ vì nó xảy ra thường xuyên. Về lý do chưa công bố dịch của Bộ Y tế Việt Nam, ông Tuấn nói rằng ‘chỉ mang tính hành chính’ vì con số tử vong không phải chuyện nhỏ. “Nói một cách khách quan con số tử vong phản ánh sự bất lực của hệ thống y tế khi đối phó những vấn đề không mấy lớn như thế này,” ông nói. Trên trang nhà của Bộ Y tế, Cục trưởng Trần Đắc Phu cho biết từ đầu năm đến nay Việt Nam ghi nhận gần 2.500 trường hợp mắc sởi tại 60 trên tổng số 63 tỉnh, thành trên cả nước. Trong số này, theo xác định của Bộ Y tế, 86% các em mắc bệnh là ‘không tiêm vaccine sởi hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng’. Cũng theo ông Phu thì đợt bùng phát bệnh sởi này nhỏ hơn hồi xảy ra dịch trong hai năm 2009-2010 với hơn 8.200 ca nhiễm bệnh. Cơ bản khống chế? Theo nhận định của Tiến sỹ Phu thì nguyên nhân bùng phát đợt sởi này là do ‘tính chất chu kỳ dịch xuất hiện sau 4 hay 5 năm’ vì ‘quá trình tích lũy những trường hợp trẻ em không được tiêm chủng hoặc có được tiêm chủng nhưng không tạo được miễn dịch qua các năm’. Ông Phu đã dẫn những tiêu chí kỹ thuật về một dịch bệnh được Chính phủ ban hành để giải thích lý do vì sao Bộ Y tế không công bố dịch sởi, trong đó có các yếu tố như quy mô, tính chất dịch bệnh vượt quá khả năng của hệ thống y tế, được xác định có sự biến đổi tác nhân gây bệnh mà chưa có biện phá khống chế hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh nên không có cách chữa trị... Bệnh viện Nhi trung ương đang trở nên quá tải Sau khi ‘triển khai quyết liệt’ các biện pháp phòng chống thì các tỉnh thành đã ‘cơ bản khống chế được tình hình bệnh sởi, số người mắc đã bắt đầu giảm’ và ‘các chuyên gia cũng không thấy sự biến đổi của virus gây bệnh’, ông giải thích. Ông cho biết Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch tiêm vét vaccine sởi cho toàn bộ trẻ từ 9 đến 24 tháng tuổi và kế hoạch này đã được thông báo đến các bà mẹ có con trong độ tuổi này. Trong một diễn biến khác, chiều thứ Ba ngày 15/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến thị sát tình tình chữa trị cho các bệnh nhi sởi ở Bệnh viện Nhi Trung ương ở Hà Nội, nơi tập trung các bệnh nhi sởi ở miền Bắc hiện nay và đang bị quá tải. Trong số 108 ca tử vong do sởi thì có đến 103 ca ở Bệnh viện Nhi Trung ương, theo số liệu chính thức. Ông Đam yêu cầu ngành Y tế phải ‘thực hiện nghiêm chỉ đạo của thủ tướng về chấn chỉnh công tác tiêm chủng’. Ông cũng chỉ đạo ngành Y tế truy tìm nguyên nhân khiến dịch bệnh năm nay diễn biến phức tạp, theo tường thuật của báo Người Lao Động. Con số hơn 100 trẻ tử vong do bệnh sởi được chính thức công bố cho thấy hệ thống y tế Việt Nam ‘bất lực’, một chuyên gia y tế cộng đồng từ Úc nhận định. text: Một trong những cơn di chấn đô được ở mức 5.3 độ và các cơn di chấn khác cũng xảy ra ở Vanuatu nơi cũng đã bị động đất vào hôm Chủ Nhật. Trong khi hòn đảo ở Thái Bình Dương này không bị ảnh hưởng lớn thì một số tòa nhà tại Nhật Bản đã bị ảnh hưởng và đường ống dẫn nước đã bị vỡ. Chính phủ Nhật Bản cam kết giúp những người bị ảnh hưởng từ trận động đất. Thủ tướng Shinzo Abe nói với một ủy ban quốc hội nước này rằng “Chính phủ sẽ nỗ lực làm mọi việc có thể để giúp các nạn nhân động đất để họ có thể trở lại cuộc sống bình thường”. Ông nói rằng 68 nhà bị sập và khoảng 164 nhà khác bị hư hại, chủ yếu là quanh khu vực Wajima, một khu nghỉ mát và khu ngư dân tại phía tây của bán đảo Noto. Hơn 2500 người đã phải ngủ qua đêm tại các trạm tạm sơ tán vào đêm hôm Chủ Nhật. Cụ Kiyo Kawaguchi 83 tuổi nói với hãng Reuters rằng "Dư chấn động đất rất ghê và tôi đã phải ngủ đêm tại trung tâm sơ tán tạm thời”. Động đất hôm Chủ Nhật Vào hôm Chủ Nhật 25/03 động đất 7.1 độ xảy ra tại hòn đảo Honshu phía ngoài khơi bờ Tây nước Nhật, ít nhất một người thiệt mạng và 200 người bị thương, tại nhưng nơi ở xa như Tokyo cũng đo được trấn động. Cảnh báo tsunami được đưa ra trong một lúc ngắn tại địa hạt Ishikawa với sóng cao tới nửa mét. Trong khi đó hai trận động đất với mức 7.2 và 6.0 xảy ra tại Vanuatu ở biển nam Thái Bình Dương nhưng không gây thiệt hại về người và của. Trấn động lớn nhất xảy ra lúc 1140 giờ địa phương và sau đó 28 phút đã có dư trấn ở mức 6.0. Cả hai cơn dư chấn này đều nằm ở phía đông nam thủ phủ Port Vila. Trận động đất tại Nhật xảy ra lúc 09h42 giờ địa phương với tâm động đất cách Tokyo khoảng 50 KM dưới thềm lục địa. Truyền hình cho thấy cảnh nhà cửa tại Ishikawa rung mạnh trong khoảng 30 giây và truyền hinh NHK đưa tin rằng nhiều tòa nhà bị sập. NHK cũng nói một phụ nữ ở độ tuổi 50 thiệt mạng khi đèn bằng đá trong vườn đổ vào người bà. Nhiều người bị thương khi do các gạch đá hoặc kính các tòa nhà rơi và hiện đang được cấp cứu tại bệnh viện. Được biết nhiều người bị thương nặng. Động đất xảy ra khá nhiều tại Nhật Bản. Năm 2004 trận động đất ở Niigata phía Bắc nước Nhật với 6.8 độ làm 65 người chết và hơn 3000 người bị thương. Trận động đất hồi 1995 với 7.2 độ làm hơn 6400 người chết tại thành phố Kobe. Di chấn lớn làm rung chuyển khu vực bờ tây miền trung Nhật Bản, một ngày sau trận động đất làm một người chết và 200 người khác bị thương. text: Tình trạng thi hành án tử hình ở Ấn Độ, Nhật Bản, Pakistan và Gambia thì đi ngược lại, theo Amnesty ghi nhận. Nhưng ở nhiều nơi khác, án tử hình đã dần trở thành “quá khứ”, theo ông Salil Shetty, Tổng thư k‎ý Ân xá Quốc tế. Các quốc gia thực hiện án tử nhiều nhất là Trung Quốc, Iran, Iraq, Ả rập Saudi và Hoa Kỳ. Tổ chức Ân xá Quốc tế có trụ sở chính tại London, Anh Quốc nhấn mạnh rằng mức tăng các vụ hành quyết ở Iraq là “đáng báo động” – tăng gần gấp đôi so với năm 2011, từ 68 trường hợp lên tới ít nhất 129 trường hợp. Trong số năm quốc gia có nhiều án tử hình nhất có 314 vụ hành quyết ở Iran năm 2012, và ít nhất 79 vụ ở Ả rập Saudi. Hoa Kỳ cũng đã thi hành án tử hình với 43 người – bằng năm 2011, nhưng xảy ra ở ít các tiểu bang hơn. Tuy nhiên không có con số chính thức nào cho Trung Quốc, nơi số vụ xử tử được nhà nước giữ bí mật, Ân xá Quốc tê cho rằng có hàng ngàn người đã bị tử hình – tức là nhiều hơn tất cả các vụ hành quyết trên thế giới cộng lại. Các cách hành quyết Báo cáo cho thấy đã có tiến triển trong việc giảm dần và xóa bỏ án tử hình ở tất cả các khu vực trên thế giới, mặc dù có một số quốc gia đã quay lại dùng án tử hình sau một thời gian tạm ngưng. Ấn Độ cũng quay trở lại án tử hình kể từ lần cuối là năm 2004, người bị lĩnh án là tay súng duy nhất còn sống sót trong vụ tấn công ở Mumbai năm 2008. Indonesia cũng thi hành chính sách án tử hình được hơn bốn năm. Đây là những trường hợp được nhắc đến trong báo cáo năm ngoái, không phải báo cáo mới nhất vừa ra của tổ chức Ân xá Quốc tế, Nhìn chung, so với năm 2011, số vụ hành quyết năm 2012 chỉ nhiều hơn hai vụ, và cũng có ít các trường hợp bị áp dụng án này hơn – 1.722 vụ so với 1.923 vụ trên 58 so với 63 quốc gia. Ân xá Quốc tế cũng chỉ ra rằng số các vụ hành quyết năm 2012 giảm đáng kể so với một thập kỷ trước. Năm ngoái, Latvia là nước thứ 97 xóa bỏ án tử hình cho mọi hạng mục tội phạm. Theo báo cáo, các phương pháp hành quyết bao gồm treo cổ, chặt đầu, xử bắn, và tiêm thuốc độc. Theo báo cáo mới nhất của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), các quốc gia đã nỗ lực hơn trong việc hạn chế án tử hình, tuy vẫn còn một số nước khác lại quay lại mức án này trong năm 2012. text: Là dự án xuất khẩu các dịch vụ y tế đầu tiên do chính quyền Đài Loan khởi xướng, khu công viên sẽ có một bệnh viện, trường đào tạo y tá, vùng quản lý y tế cũng như xí nghiệp dược phẩm. Theo mạng Tin tức Kinh tế Đài Loan, công viên dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong ba năm nữa. Một công ty quản lý y tế với số vốn 3 triệu USD đã được thiết lập để thực thi dự án, trong đó có các cổ đông chính như Bệnh viện Đại học quốc gia Đài Loan (30%) và TAITRA (20%). Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan sẽ có cổ phần thông qua việc cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho Bệnh viện Đài Loan – Việt Nam trong công viên. Đây là bệnh viện nhằm phục vụ cho khoảng 20 nghìn người Đài Loan đang sống và làm việc tại Việt Nam. Một trường đào tạo y tá cũng sẽ được xây trong công viên nhằm đào tạo các y tá địa phương làm việc cho bệnh viện. Một phái đoàn của TAITRA dự kiến sẽ đến thành phố Hồ Chí Minh ngày 6/6 để quảng bá dự án thông qua việc trình bày và trao đổi với các cơ quan hữu quan Việt Nam nhằm tìm kiếm lô đất khoảng 30 – 40ha với các điều kiện ưu đãi. Bộ Các vấn đề kinh tế Đài Loan cho biết, dự án là một phần của “Chính sách đầu tư về hướng nam”. Bài báo cũng nhận định về cơ hội kinh doanh dịch vụ y tế cho thương gia tại Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới hồi đầu năm. Hiện chưa có một bệnh viện nào do người Đài Loan quản lý, nhằm phục vụ khoảng 20 nghìn kiều dân đang làm việc cho ba nghìn công ty của Đài Loan tại Việt Nam. Theo chỉ thị của Hội đồng phát triển ngoại thương Đài Loan (TAITRA), sáu tỷ Đài tệ (khoảng 180 triệu USD) sẽ được đổ vào “Công viên sức khỏe Việt Nam - Đài Loan” tại TP HCM, với trọng tâm là các dịch vụ y tế. text: Người phát ngôn cảnh sát Vyacheslav Stepchenko nói: "Chừng 150 người Việt đã tụ tập ở Quảng trường Fontanka trước tòa án, đem theo hoa và chân dung người sinh viên bị giết." Hôm 17-10, bồi thẩm đoàn tại tòa đã quyết định bãi miễn tội danh đối với năm người bị cáo buộc giết chết sinh viên Vũ Anh Tuấn, người bị đâm 37 lần. Phía công tố nói họ sẽ kháng án. Ông Nguyễn Đức Toàn, phó chủ tịch Hội người Việt tại St Petersburg và là đại diện quyền lợi hợp pháp cho Vũ Anh Tuấn nói với BBC rằng ông đang đợi văn bản chính thức của tòa để tiến hành các hoạt động khiếu nại: "Chúng tôi cho rằng, Hội đồng Bồi thẩm phán xét không nghiêm minh. Ngay bản thân bồi thẩm đoàn 12 người cũng được lựa chọn một cách hoàn toàn ngẫu nhiên." Phán quyết tại tòa cũng gây ra phản ứng phẫn nộ cho nhiều người ở Việt Nam. Trên mạng internet mấy hôm trước loan đi các tin nhắn kêu gọi tập hợp để có một cuộc biểu tình trước sứ quán Nga ở Hà Nội ngày hôm nay. Tuy vậy, cuộc biểu tình ở Hà Nội đã không diễn ra. Khoảng 150 người Việt đã tuần hành hôm nay ở Saint Petersburg để phản đối việc tòa án ở Nga xử trắng án các nghi phạm trong vụ giết sinh viên Vũ Anh Tuấn năm 2004. text: Tàu USNS Millinocket (trái) và tàu USNS Mercy trong chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2015 Tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH-19) và tàu cao tốc USNS Millinocket (JHSV 3) cập cảng Đà Nẵng Việt Nam hôm 17/08, là điểm đến cuối cùng trong hành trình PP15. Đây là lần thứ 6 tàu của Hoa Kỳ tới Việt Nam trong chương trình, tuy nhiên, là lần đầu tiên phía Mỹ đưa hai tàu lớn của hải quân tới tham dự - cũng nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ. Chương trình trong năm nay sẽ tập trung vào đối phó và cứu hộ thảm họa xảy ra từ bờ biển trên tàu Mercy và các nơi khác, với nhiều hội thảo chuyên đề và diễn tập y tế theo thông cáo của PP15. Sĩ quan chỉ huy phụ trách trung tâm điều trị y tế trên tàu Mercy, Thiếu tá Melanie Merrick, cho biết, chương trình tại Việt Nam cũng tập trung vào việc chia sẻ ý tưởng và tăng cường hiểu biết khả năng ứng phó ở quốc gia chủ nhà trong trường hợp xảy ra thảm họa. "...Và tôi nghĩ chúng tôi sẽ học hỏi được những kỹ thuật mới từ các đối tác Việt Nam trong việc chuẩn bị tốt hơn để đối phó với các thảm họa từ bờ biển," bà Merrick được dẫn lời trong thông cáo. Tàu cao tốc USNS Millinocket Các chuyên gia tàu USNS Mercy đã thực hiện phẫu thuật nụ cười cho trẻ em Việt Nam tại Nha Trang, 2008 Tàu bệnh viện USNS Mercy ở Nha Trang năm 2008 Hai bên sẽ thực hiện phẫu thuật chỉnh hình trên tàu bệnh viện USNS Mercy. Ngoài ra phía Hoa Kỳ sẽ giúp nâng cấp ba cơ sở y tế ở Đà Nẵng và cải tạo các phòng tắm của trung tâm chăm sóc trẻ em thiệt thòi. Người dân Đà Nẵng cũng sẽ được thưởng thức các buổi biểu diễn phục vụ công chúng của ban nhạc Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Đại tá hải quân Christopher Engdahl, Tư lệnh chương trình PP15 phát biểu: “Chúng tôi trông đợi được làm việc cùng các đối tác Việt Nam của chúng tôi để hiểu biết đầy đủ tính năng động trong việc chuẩn bị cứu trợ thảm họa trong môi trường thành phố hiện đại này và thúc đẩy đối tác giữa các quốc gia chúng ta”. Đối tác Thái Bình Dương là chương trình chuẩn bị cứu trợ khủng hoảng thường niên lớn nhất trong khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương, theo trang Naval Today. Bên cạnh các nhiệm vụ đào tạo chuẩn bị ứng phó thiên tai, cho tới nay chương trình đã hỗ trợ y tế cho khoảng 270.000 bệnh nhân. Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2015 (PP15) của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ tập trung vào đối phó và cứu hộ thảm họa xảy ra từ bờ biển, theo thông cáo của chương trình. text: Kết quả bầu cử quốc hội sẽ quyết định ứng viên của đảng nào đủ tiêu chuẩn ra tranh cử tổng thống Các ứng viên sẽ tranh 19.000 ghế đại biểu trên khắp cả nước, bao gồm 560 ghế ở Quốc hội. Kết quả bỏ phiếu lần này sẽ quyết định đảng nào đủ tiêu chuẩn đề cử ứng viên tranh cử tổng thống vào ngày 9/7. Đảng đối lập Dân chủ Đấu tranh được dự đoán là sẽ có kết quả tốt. Ứng cửa viên của đảng này, ông Joko Widodo, được nhiều người cho là sẽ trở thành tổng thống. Ông Widodo, tỉnh trưởng Jakarta, người được biết đến với tên gọi 'Jokowi', đã chiếm được cảm tình của nhiều cử tri nhờ hình ảnh thân thiện và giản dị. Bà Deni Ardiansyah, một người bán hàng 25 tuổi, nói các cử tri tin rằng ông Widodo sẽ "mang lại một sự khởi đầu mới cho Indonesia". "Trong mắt chúng tôi, ông là một người thành công và trung thực," bà nói với hãng thông tấn AFP. Việc bỏ phiếu đang diễn ra ở ba múi giờ khác nhau, tuy nhiên giới chức phụ trách bầu cử đã cảnh báo có khả năng chậm trễ. Betty Wanane, một quan chức ở tỉnh Papua, nói với hãng thông tấn AFP rằng các máy bay chở thùng phiếu có khả năng chưa không đến được nhiều vùng đồi núi, khiến hoạt động bỏ phiếu có thể bị trì hoãn tới ba ngày. Ông Joko Widodo được cho là người 'gần dân' Tai tiếng vì tham nhũng Các đảng muốn đề cử ứng viên tranh cử tổng thống phải giành được 20% số ghế trong Quốc hội hoặc 25% tổng số phiếu bầu. Các ứng viên từ những đảng không đạt đủ những tiêu chuẩn trên phải thiết lập hoặc tham gia một liên minh để có thể tranh cử tổng thống. Đảng Dân chủ cầm quyền của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono bị cho là sẽ nhận được ít sự ủng hộ hơn sau hàng loạt vụ tai tiếng liên quan đến tham nhũng. Trong khi đó, theo Hiến pháp, ông Yudhoyono không thể ra tranh cử nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. Các đối thủ chính của ông Widodo được cho là doanh nhân Aburizal Bakrie từ Đảng Golkar - một trong những đảng phái chính trị lớn nhất và lâu đời nhất của Indonesia, và cựu tướng quân đội Prabowo Subianto từ Đảng Gerindra. Indonesia là nước có số dân theo Hồi giáo lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nền kinh tế lớn thứ nhất Đông Nam Á. Khoảng 187 triệu cử tri Indonesia đủ tiêu chuẩn đi bầu cử, với 22 triệu người trong số này đi bỏ phiếu lần đầu tiên. Nước này cũng đã tuyên bố ngày 9/4 là ngày nghỉ để khuyến khích các cử tri đi bầu cử. Phần lớn hoạt động bỏ phiếu được dự đoán là sẽ diễn ra một cách yên ổn, bất chấp quan ngại về nguy cơ xảy ra bạo lực tại tỉnh Aceh, phía Tây Indonesia, sau hàng loạt vụ tấn công với động cơ chính trị vào tuần trước. Cử tri Indonesia bắt đầu bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và hội đồng địa phương, chuẩn bị cho bầu cử tổng thống vào tháng Bảy tới. text: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Hữu Đức nói đây là dịp để Bộ "nhìn lại quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp từ năm 2008 đến nay". Thông cáo ngày 4/9 trên trang web của cơ quan này cho biết đoàn thanh tra sẽ bao gồm 12 thành viên, do ông Đào Trung Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra Khối Nội chính và Kinh tế tổng hợp làm trưởng đoàn. Nhiệm vụ của tổ công tác là "thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật, nhiệm vụ trong công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa và thoái vốn đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng từ 1/1/2008 đến ngày 30/6/2015", thông cáo cho biết. Thời gian thanh tra tại đơn vị là 50 ngày, thông cáo nói thêm. Ông Kiên được dẫn lời nói trong thông cáo rằng đây là cuộc thanh tra tiến hành theo kế hoạch được duyệt, không phải thanh tra đột xuất. Mục đích của đợt thanh tra lần này là nhằm "đánh giá lại nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực để thấy tính hiệu quả cũng như những hạn chế" nhằm giúp sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, ông cho biết thêm. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Hữu Đức được dẫn lời nói trong thông cáo rằng đây là dịp để Bộ Quốc phòng "nhìn lại quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp từ năm 2008 đến nay". Doanh nghiệp quân đội Tại Hội nghị doanh nghiệp quân đội tổ chức tháng Giêng năm nay, thông tin chính thức cho biết năm 2014 doanh thu các doanh nghiệp quân đội Việt Nam đạt trên 292.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 46.000 tỷ đồng. Đứng đầu vẫn là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) với doanh thu khoảng 196.650 tỷ đồng. Một doanh nghiệp lớn khác của Bộ Quốc phòng là Tổng công ty 319, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình giao thông thủy lợi. Hôm 28/8, báo Quân đội Nhân dân đưa tin Tổng công ty 319 cũng đang thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp quân đội theo phê duyệt của Bộ Quốc phòng. Công ty này do Đại tá Phùng Quang Hải, con trai Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, làm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên. Một trong các dự án mà doanh nghiệp này làm chủ đầu tư là dự án 'Trung tâm thương mại và khách sạn 4 sao' tại Nha Trang. Phần giới thiệu trên trang web của Tổng Công ty 319 nói dự án này "nằm trên khu đất vàng tại số 62 đường Trần Phú, phường Lộc Thọ, sát bãi biển và được coi là con đường đẹp nhất Thành phố Nha Trang". Thanh tra chính phủ Việt Nam thông báo sẽ tiến hành kiểm tra quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa và thoái vốn các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng. text: Đây là hội nghị được tổ chức ở Phnom Penh mang tên Nắm lấy cơ hội toàn cầu, nhằm mục tiêu tìm cách thúc đẩy nền kinh tế Campuchia trong tư cách thành viên của WTO. Đây sẽ là bài diễn văn có thể nói quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Hun Sen. Trong mấy ngày qua, các nguồn tin chính phủ có ý muốn tiết lộ rằng có thể sẽ có thay đổi lớn. Hôm qua thủ tướng giới thiệu những người lên phát biểu trước khi rời khỏi hội nghị cho nên ông không có mặt để nghe những gì chủ tịch ngân hàng thế giới tuyên bố. Ông James Wolfensohn nói rằng Campuchia đang đối diện với ba vấn đề lớn: tham nhũng, tham nhũng và tham nhũng. "Nếu quí vị không muốn làm gì sẽ chẳng có ai lên tiếng. Mọi chuyện đều tùy thuộc vào quí vị và thế giới đang quan sát," ông Wolfensohn nói. Đó là quan điểm được tất cả các diễn giả nói tới, kể cả cựu ủy viên thương mại của Liên hiệp Âu châu, ông Pascal Lamy. Nhưng Campuchia cũng được khen ngợi khi giữ cho điều kiện làm việc tốt trong các xí nghiệp may mặc, mặc dù mọi người nhấn mạnh như vậy thôi chưa đủ để bảo đảm tương lai cho kinh tế. Các nhà đầu tư hy vọng thủ tướng Hun Sen sẽ công bố những kế hoạch cương quyết để giải quyết vấn đề tham nhũng và nạn quan liêu trong bài diễn văn hôm nay. Nếu không có gì hấp dẫn, các nhà đầu tư có thể sẽ bỏ đi nơi khác. Thủ tướng Hun Sen dự kiến tuyên bố các cải tổ có thể bao gồm cả luật chống tham nhũng. text: Trong một bức thư gửi từ Bắc Kinh, ông Thaksin nói các vụ tấn công mang đầy đủ dấu ấn của dân quân Hồi giáo vốn đang hoạt động chống chính phủ tại miền Nam nước này. Thủ tướng Surayud Chulanont trước đó thì lại cho rằng trong các vụ này dường như không có bàn tay của dân quân Hồi giáo. Hôm thứ Hai, ông Surayud nói "các nhóm bị mất quyền lực" đứng đằng sau các vụ đánh bom, nhưng không nói rõ tên. Một số nhân vật có liên quan tới chính quyền của ông Thaksin, người mất chức trong môt cuộc đảo chính không đổ máu hồi tháng Chín, đã bị thẩm vấn sau khi xảy ra sự việc. Cầu hòa Ông Thaksin Shinawatra, hiện đang lưu vong ở Trung Quốc, khẳng định ông không có liên quan gì tới các vụ tấn công và chỉ trích chính phủ đã quá vội vàng đưa ra kết luận. Ông viết: "Tôi cực lực lên án việc đánh bom và tôi xin thề là tôi không bao giờ nghĩ tới việc gây hại cho người dân cũng như phá hoại uy tín của đất nước nhằm gây lợi về chính trị". Theo ông Thaksin, các vụ đánh bom có nét tương đồng với các cuộc tấn công trong quá khứ do phe dân quân khởi xướng. Trong các đợt nổi loạn ở miền Nam kéo dài suốt ba năm, hơn 1.500 người đã thiệt mạng. Ông Thaksin viết ban lãnh đạo mới, vốn chủ trương ly khai cách tiếp cận cứng rắn của ông đối với phe nổi dậy, có lý do chính trị để mà không muốn thừa nhận liên hệ giữa phe này và sự kiện mới xảy ra. "Thừa nhận điều đó, nghĩa là cho thấy thất bại trong chiến lược cầu hòa của chính phủ trong xung đột này". Thủ tướng bị phế truất tại Thái Lan, Thaksin Shinawatra, đã chính thức bác bỏ liên quan tới các vụ nổ bom hôm Chủ Nhật tại Bangkok làm ba người thiệt mạng và 38 người khác bị thương. text: Lon Snowden (bên phải) và luật sư của ông đã nói chuyện với các nhà báo Ông Snowden cha nói với kênh truyền thông ABC của Mỹ rằng ông mong muốn con mình trở về Mỹ với điều kiện hệ thống pháp lý được bảo đảm công minh trong trường hợp này. Ông nói thêm rằng con trai ông "đã nói lên sự thật" và hy sinh nhiều thứ. Edward Snowden đã được Nga cho tỵ nạn mặc dù Mỹ yêu cầu dẫn độ ông về nước để xử lý. Lon Snowden đã xuất hiện với luật sư của ông là Bruce Fein trên kênh ABC. Luật sư Fein nói về kế hoạch đi Moscow: "Chúng tôi đã có visa, đã có ngày tháng nhưng chúng tôi không muốn tiết lộ vì sợ bị săn đuổi". Edward Snowden tới Moscow ngày 23/6 từ Hong Kong, sau khi rò rỉ thông tin về chương trình do thám mật của Mỹ cho báo chí. Sau đó ông đã trải qua hơn 5 tuần ở khu quá cảnh sân bay Sheremetyevo, Moscow. Ông rời sân bay hồi tuần trước sau khi được Nga cho quy chế tỵ nạn tạm thời. Luật sư Fein cho hay đã nói chuyện với luật sư Nga của Edward Snowden, Anatoly Kucherena, và được biết là ông Snowden vẫn an toàn. "Tất nhiên anh ấy mệt mỏi. Anh ấy cần một thời gian để hồi phục và suy nghĩ xem anh ấy muốn làm gì." Xét xử công minh Ông Lon Snowden thì nói rằng với tư cách một người cha, ông muốn con mình được về nhà, nhưng lo ngại liệu sẽ có một phiên tòa công minh hay không. Ông nói: "Vào thời điểm này, khi mà xem xét các phát biểu mà lãnh đạo chúng ta đưa ra... thì thấy là họ hoàn toàn vô trách nhiệm". Vụ Snowden đã gây ra hậu quả ngoại giao khá nặng nề, và Hoa Kỳ đã hủy cuộc gặp thượng đỉnh với Nga mà theo dự tính sẽ diễn ra vào tháng Chín này. Quyết định của Nga cho Snowden tỵ nạn bị cho là đã làm tổn hại quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai bên. Tuy nhiên, giới ngoại giao hai nước vẫn gặp nhau hôm thứ Sáu tuần trước để thảo luận một số vấn đề khác. Edward Snowden là cựu nhân viên một công ty làm thầu cho Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), và ông cũng từng làm việc cho CIA. Hồi tháng Sáu, ông rò rỉ thông tin cho các báo Guardian và Washington Post về chương trình thu thập dữ liệu các cuộc gọi điện thoại và email của NSA. Snowden, 30 tuổi, đang đối diện cáo buộc làm gián điệp. Luật sư cho hay ông Lon Snowden, cha của Edward Snowden, đã nhận được visa và sẽ sớm đi Nga thăm con trai. text: Bảy thành viên trong phi hành đoàn người Tây Ban Nha và hai người Chad khác bị buộc tội đồng lõa. Phóng viên đài BBC Robert Walker cho biết là chín công dân người Pháp bị bắt vào tuần trước, khi một chiếc máy bay do tổ chức Zoe's Ark thuê đang chuẩn bị cất cánh với hơn 100 trẻ em trên khoang. Các nghi phạm giờ đây bị buộc tội đã bắt cóc trẻ em và lừa đảo. Giới chức Chad nói nếu bị kết án, những người này có thể chịu 20 năm tù lao động khổ sai. Công tố viên phụ trách vụ việc này, là Ahmad Daud Shari, nói hiện người ta vẫn đang thu thập bằng chứng. Ông nói: "Vụ việc này đang được cơ quan điều tra xử lý. Có rất nhiều bằng chứng mà người ta cần thu thập, cả tại Chad và ở nước ngoài. Vụ việc này có thể mất rất nhiều thời gian - có thể vài tháng". Tổ chức Zoe's Ark nói các trẻ em là từ khu vực Darfur ở nước láng giềng Sudan, nhưng các quan chức Chad nói đa phần các em có vẻ đều là người Chad, và không có bằng chứng gì cho thấy những em này là trẻ mồ côi. Rõ ràng là bắt cóc Tổng thống Chad, Idriss Deby, nói đây rõ ràng là một vụ bắt cóc. Nhưng một luật sư cho Zoe's Ark, là Gilbert Collard, nói tổ chức này không tìm cách che dấu hoạt động của họ với giới chức. Ông Collard nói : "Ai có thể tin được rằng đây là một hoạt động bí mật, lén lút, đặc biệt khi mà tổ chức này đã công bố về hành động này?". Theo ông "Thực tế là tổ chức này khiến người ta cảm thấy khó xử. Nó làm người ta cảm thấy phiền phức vì tổ chức này không thuộc một khuôn mẫu truyền thống nào". Ông Collard cũng bác bỏ những cáo buộc rằng các em nhỏ này là bị những kẻ ấu dâm nhắm tới, hay người ta định bán cơ quan nội tạng của các em. Giới chức Chad giờ đã giành quyền chăm sóc những em này, trong khi tiếp tục các nỗ lực tìm hiểu xem các em từ đâu đến. Vụ việc đang gây sóng gió về ngoại giao trong mối quan hệ giữa Chad và Pháp, vì hai nước vốn có mối quan hệ nhạy cảm do Chad là cựu thuộc địa của Pháp. Trong khi đó, Pháp lại đang chuẩn bị dẫn đầu lực lượng gìn giữ hoà bình của châu Âu dọc theo biên giới giữa Chad với khu vực có nhiều rắc rối của Sudan là Darfur, và lực lượng này được cho là sẽ gây tác động hạn chế tới quyền lực của Tổng thống Chad. Một thẩm phán tại Chad đã buộc tội chín công dân người Pháp về tội bắt cóc và gian lận sau khi tổ chức mà đa phần những người này làm việc đã tìm cách đưa 103 trẻ em về Pháp. text: Ông Medvedev cho hay hành động của Nga xuất phát từ việc bảo đảm lợi ích an ninh, tính mạng của những người dân ở hai khu vực ly khai mới tuyên bố độc lập này. Ông Medvedev cho rằng trong 17 năm qua, Nga đã cố gắng đảm bảo sự thống nhất của Gruzia, nhưng nay buộc phải có động thái mới do tình hình thay đổi và hối thúc. Tổng thống Nga nhắc lại việc Phương Tây tuyên bố công nhận độc lập của vùng lãnh thổ ly khai Kosovo thuộc Nam Tư cũ cách đây không lâu. Ông khẳng định việc Nga công nhận độc lập của Nam Ossetia và Abkhadia là một hành động có cách làm tương tự. Truyền hình quốc gia Gruzia, cho phát lại liên tục phản ứng của Tổng thống Saakashvili kịch liệt phản đối hành động của Nga. Ông Saakashvili nhấn mạnh Gruzia coi đây là một hành động có tính xâm lược, can thiệp thô bạo vào chủ quyền của Gruzia của Matxcơva với mưu đồ loại quốc gia này ra khỏi bản đồ thế giới và châu Âu. Ngày hôm nay, thứ Ba 26/08/2008, Tổng thống Nga Medvedev đã tuyên bố nước Nga chính thức công nhận độc lập của hai khu vực đòi ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Hành động này được đưa ra theo sau cuộc biểu quyết tại cả hai viện trong Quốc hội cùng ngày, kêu gọi Moscow công nhận hai khu vực này. Như vậy, hành động này đã thách thức lại lời khẩn cầu cụ thể từ Tổng thống Mỹ, và khiến các quốc gia phương Tây có một làn sóng phản đối. Nga và Gruzia có cuộc chiến ngắn ngủi đầu tháng này liên quan đến hai tỉnh đòi ly khai, vốn trên thực tế đã có quyền tự trị. Giới phân tích nói hành động này có thể làm tăng thêm căng thẳng giữa Nga và phương Tây. Trong một tuyên bố, ông Medvedev nói: “Tôi đã ký các sắc lệnh tuyên bố Liên bang Nga công nhận quyền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia”. “Đây không phải là sự lựa chọn dễ dàng, nhưng là cơ hội duy nhất để cứu mạng sống của mọi người”. Ông đổ lỗi cho Gruzia đã không thương thảo một giải pháp hòa bình để giải quyết vấn đề. Ông còn kêu gọi các nước khác cũng làm theo Nga. Vi phạm Các nước phương Tây, trong đó có Mỹ, Đức, Anh và Pháp ngay lập tức lên án hành động này. Ngoại trưởng Mỹ, Condoleezza Rice, nói từ thành phố Ramallah ở Bờ Tây rằng quyết định này là “đáng tiếc”. Vào cuối hôm thứ Hai, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo rằng việc công nhận độc lập của hai tỉnh này sẽ “vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia” và “không tuân thủ luật pháp quốc tế”. Trong một tuyên bố, ông Bush kêu gọi giới lãnh đạo Nga “đáp ứng các cam kết và không công nhận các khu vực đòi ly khai này”. Tuy nhiên, hành động của Nga lại được hai khu vực đòi ly khai hoan nghênh nhiệt liệt. Reuters cho hay người dân tại Abkhazia đã đổ ra đường chào đón tin này, và thủ phủ Tskhinvali của Nam Ossetia cũng chứng kiến các cảnh ăn mừng. “Hiểu biết mới” Vào đầu hôm thứ Ba, Nga huỷ chuyến thăm của Tổng Thư ký Nato. Đây là hành động được coi là một trong các biện pháp nhằm ngừng sự hợp tác với liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương. Đại sứ của Nga tại Nato nói chuyến thăm này sẽ bị trì hoãn cho tới khi quan hệ hai bên sáng sủa hơn. Ông Dmitry Rogozin nói Nga và Nato cần đạt được một “sự hiểu biết mới”. Phóng viên BBC tại Moscow, Humphrey Hawksley, nói việc Nga công nhận hai khu vực này chắc chắn sẽ gây căng thẳng mạnh trong mối quan hệ vốn dĩ đã mong manh giữa Nga và phương Tây. Hawksley nhận định hành động này và một loạt các tuyên bố cho thấy Nga đang chuẩn bị có cuộc đối đầu. Mặc dù đa phần các lực lượng của Nga đã rút khỏi phần còn lại của Gruzia hôm thứ Sáu tuần trước, Nga vẫn giữ sự hiện diện ở cả hai khu vực đòi ly khai và các vùng đệm xung quanh biên giới hai khu vực này. Trả lời phỏng vấn của của BBC hôm nay, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã bác bỏ việc Nga vi phạm luật pháp quốc tế khi tuyên bố công nhận nền độc lập của hai vùng lãnh thổ Nam Ossetia và Abkhadia ở Gruzia. text: Nhiều trẻ em trong số nạn nhân bị thiệt mạng và bị thương Ngoại trưởng Anh, một lãnh đạo phiến quân và một chuyên gia về vũ khí đều cho rằng chứng cứ cho thấy đây là vụ tấn công của lực lượng chính phủ Syria. Damascus phủ nhận cáo buộc đứng sau vụ tấn công vũ khí hóa học. Diễn biến mới sẽ làm lu mờ hội nghị về Syria ở Brussels, nơi 70 quốc gia cấp viện đang bàn thảo về nỗ lực cứu trợ quốc gia bị chiến tranh tàn phá. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ họp khẩn về vụ tấn công bằng khí ở Khan Sheikhoun, tỉnh Idlib, là vụ việc mà tổ chức Syrian Observatory for Human Rights có trụ ở tại Anh nói rằng đã khiến 72 người thiệt mạng, trong đó có 20 trẻ em. Điều gì đã xảy ra? Hình ảnh từ Khan Sheikhoun sau vụ việc hôm thứ Ba 04/04 cho thấy dân thường, trong đó có nhiều trẻ em, bị nghẹt thở và sùi bọt mép. Nhân chứng nói các phòng khám điều trị người bị thương cũng bị không kích. Một số nạn nhân được điều trị ở phía bên kia biên giới, thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Một phụ nữ trong bệnh viện cho hay: "Chúng tôi bị khí độc tác động. Chúng tôi không đứng dậy được. Tôi thấy chóng mặt và buồn nôn. Tôi bị khó thở, không thể nào thở được." Tổ chức giám sát nhân quyền dẫn thông tin từ khu vực cho thấy đây là mục tiêu của một đợt không kích khác vào thứ Tư. LHQ kêu gọi đàm phán khẩn cấp về Syria Cáo buộc tấn công hóa học ở Syria Quân nổi dậy tấn công ngoại ô Damascus Nga nói gì? Nhân chứng nói nơi điều trị cho người bị thương cũng trở thành mục tiêu không kích Nga, vốn luôn ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, thừa nhận rằng máy bay của Syria đã tấn công Khan Sheikhoun. Nhưng Nga cho rằng phi cơ bắn trúng kho chứa mìn đầy các chất độc hại được trữ để cho các tay súng ở Iraq sử dụng. "Hôm qua [thứ Ba], từ 11:30 đến 12:30 giờ địa phương, máy bay của Syria tấn công kho chứa đạn dược lớn của quân khủng bố và nơi tập trung lượng lớn đồ kim khí quân sự ở ngoại ô Khan Sheikhoun," phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konoshenkov nói. "Ở khu vực kho chứa có những xưởng chế tạo vũ khí chiến tranh hóa học." Ông nói thêm rằng những vũ khí này đã được quân nổi dậy dùng ở thành phố Aleppo hồi năm ngoái. "Biểu hiện bị độc của các nạn nhân ở Khan Sheikhoun xem qua video trên mạng xã hội cho thấy giống với những biểu hiện của nạn nhân vào mùa thu năm ngoái ở Aleppo," ông nói thêm. Phóng viên địa phương nói không có các vị trí của quân đội trong thành phố, nhưng có nhiều nhóm nổi dậy nắm kiểm soát khu vực xung quanh. 'Nói dối' Nhà để xe cứu thương của một bệnh viện ở Khan Sheikhoun bị đánh sập Trước tuyên bố của Nga, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đáp lại trả: "Mọi chứng cứ mà tôi đã chứng kiến cho thấy chế độ [Tổng thống Syria Bashar] Assad... dùng vũ khí bất hợp pháp lên chính người dân của họ." Một chỉ huy phiến quân nói tuyên bố của Nga là "dối trá". Ông Hasan Haj Ali, chỉ huy phiến quân Free Idlib Army (Quân giải phóng Idlib) nói với hãng tin Reuters: "Tất cả mọi người đều nhìn thấy máy bay khi nó thả bom khí. "Dân thường ở khu vực này biết là không có chốt quân sự ở đây... Các phe đối lập không có khả năng sản xuất những chất này." Một chuyên gia về vũ khí hóa học, Đại tá Hamish de Bretton-Gordon nói với BBC rằng phiên bản vụ việc của Nga nghe "khá huyền ảo". Việc loại khí độc thần kinh như Sarin có thể lan tỏa sau khi nơi chế tạo bị đánh bom là không "bền vững". Nga tuyên bố vụ tấn công vũ khí hóa học khiến hàng chục thường dân bị thiệt mạng và bị thương ở Bắc Syria là do vũ khí của quân nổi dậy để lại, tuy nhiên, tin này nhanh chóng bị bác bỏ. text: Các cuộc đụng độ trong cơ quan lập pháp Hong Kong hôm thứ Hai cho thấy tình trạng bất ổn chính trị vẫn tiếp diễn Bước đi này nhiều khả năng sẽ gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ quốc tế và ngay trong Hong Kong, nơi hồi năm ngoái đã có nhiều tháng nổ ra biểu tình đòi dân chủ. Nghị viện Hong Kong xô xát, các nhà lập pháp dân chủ bị khiêng ra ngoài Biểu tình Hong Kong: Cơ quan giám sát 'giải tội' cho cảnh sát Hong Kong lại có biểu tình và bắt giữ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, vốn đã bị hoãn lại do dịch bệnh, sẽ thảo luận vấn đề này sau khi khai mạc vào thứ Sáu, 22/5. Hong Kong lẽ ra đã phải thông qua luật này, nhưng không làm nổi do bị phản đối rộng khắp. Luật Cơ bản đã được ban hành khi Anh trao trả Hong Kong lại cho Trung Quốc hồi 1997. Luật này đảm bảo cho người dân Hong Kong một số quyền tự do mà người ở Trung Hoa lục địa không được hưởng. Đồng dollar Hong Kong rớt giá mạnh trong hôm thứ Năm, khi tuyên bố của Trung Quốc được đưa ra. Quốc hội Trung Quốc sẽ làm gì? Chủ đề này sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của kỳ họp Quốc hội Trung Quốc. Việc khai mạc kỳ họp đã bị hoãn do tình hình bùng phát dịch virus corona. Hôm thứ Năm, một phát ngôn viên nói rằng Trung Quốc đang có kế hoạch cải thiện chính sách "một quốc gia, hai chế độ" mà Hong Kong đang áp dụng. Ông Trương Nghiệp Toại (Zhang Yesui) nói: "An ninh quốc gia là nền tảng trụ đỡ cho sự ổn định của đất nước. Việc bảo đảm duy trì an ninh quốc gia giúp duy trì những lợi ích căn bản của toàn bộ nhân dân Trung Quốc, trong đó bao gồm cả các đồng bào Hong Kong." Bắc Kinh luôn có quyền ban hành luật an ninh thành một phần của Luật Cơ bản Hong Kong, nhưng cho đến nay đã kiềm chế không làm vậy. Tuy nhiên, Hong Kong vào tháng Chín tới sẽ có kỳ bầu cử cơ quan lập pháp của mình, và nếu như các đảng phái thiên dân chủ tiếp tục thành công như hồi năm ngoái, thì các dự luật đó có thể sẽ bị chặn lại. Một nguồn từ Trung Hoa đại lục nói với tờ South China Morning Post rằng Bắc Kinh đã quyết định rằng Hong Kong sẽ không thể tự thông qua được luật an ninh của mình, và Quốc hội Trung Quốc sẽ phải đảm nhận trách nhiệm đó. Các nhà hoạt động đòi dân chủ thì tin rằng Bắc Kinh đang làm xói mòi các quyền tự do của Hong Kong. Hàng triệu người đã xuống đường trong suốt bảy tháng hồi năm ngoái để biểu tình phản đối, ban đầu là trong ôn hòa nhưng về sau đã leo thang thành các cuộc đụng độ bạo lực. Bước đi của Trung Quốc diễn ra cũng đúng vào lúc Hoa Kỳ đang xem xét việc liệu có gia hạn các ưu đãi thương mại và đầu tư cho Hong Kong hay không. Việc này cần phải được quyết định vào cuối tháng Năm. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Tư đã lên tiếng, tỏ ý quan ngại về quyền tự trị của Hong Kong. Trung Quốc đang đề xuất việc thông qua luật an ninh mới tại Hong Kong, theo đó sẽ cấm việc nổi loạn, ly khai và mưu phản. text: Nhiều người dự kiến sẽ đổ về các khu vui chơi, tham quan với tâm lý chủ quan do một tháng qua Việt Nam không có ca nhiễm Covid mới nào trong cộng đồng.Lo ngại tăng cao khi các nước láng giềng có chung biên giới với Việt Nam như Lào, Campuchia đang bùng phát dịch bệnh và nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép bị phát hiện. Trong khi đó, Sở Y tế Yên Bái xác nhận có một nhân viên khách sạn nhiễm Covid-19 sau khi tiếp xúc gần với đoàn chuyên gia Ấn Độ mới nhập cảnh trong khu cách ly tại Yên Bái. Trong đoàn chuyên gia này hiện đã có 4 người Ấn Độ xét nghiệm dương tính với Covid. Covid: Các nước viện trợ khẩn cấp cho Ấn Độ để giảm tình trạng thiếu oxy Người nhập cảnh chui nhiễm Covid, Việt Nam loay hoay tìm lỗ hổng Covid-19: Việt Nam lo dòng người từ Campuchia về nước Bộ Y tế Việt Nam mới đây đã phát đi lời kêu gọi toàn dân chung tay chống dịch. Nguy cơ từ các đường biên giới Trong chuyến thăm tỉnh An Giang ở biên giới với Campuchia hôm thứ Hai, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết các nỗ lực phòng chống đại dịch phải được nâng lên mức cao nhất ngay từ bây giờ, theo VN Express. Việt Nam có chung đường biên giới dài 1.137 km với Campuchia ở Đồng bằng sông Cửu Long, gần TP HCM và ở Tây Nguyên. Việc bảo vệ các khu vực biên giới giờ đây có nghĩa là bảo vệ Việt Nam khỏi đại dịch, ông Sơn nói. Mọi người nhập cảnh vào Việt đều phải cách ly trong 14 ngày và xét nghiệm ít nhất hai lần, nhưng gần đây đã có một số trường hợp người dân nhập cảnh chui qua đường mòn hoặc qua biển từ Campuchia và sau đó xét nghiệm dương tính với virus. Tại Phú Quốc, chính quyền đang quyết liệt chặn người nhập cảnh trái phép, ngăn dịch Covid-19 xâm nhập bằng cách siết chặt biên giới trên biển. Do sát đường biên giới với Campuchia, những ngày qua Phú Quốc liên tiếp phát hiện nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép. Những người này phần lớn là người Việt Nam sang Campuchia làm ăn, sau khi dịch bệnh bùng phát ở Campuchia, họ chạy về Việt Nam bằng nhiều đường khác nhau. Tại Nghệ An, với hơn 468km đường biên giới, 33 chốt kiên cố cùng hơn 200 cán bộ, chiến sỹ, bộ đội Biên phòng tỉnh đã cũng đã lập "hàng rào sống", canh gác ngày đêm để chống dịch Covid-19. Nhiều tỉnh thành dừng lễ hội Dịch Covid ở Ấn Độ: "Chúng tôi không còn chỗ để hỏa táng cho họ" Nhiều tỉnh thành ở Việt Nam tuyên bố dừng tổ chức lễ hội, bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị.., truyền thông VN đưa tin. Ngày 27/4, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa cho hay thống nhất dừng tổ chức lễ công bố thành lập thị xã Nghi Sơn kết hợp khai mạc du lịch biển Hải Hòa (dự kiến tổ chức lúc 20h ngày 30/4) và lễ hội du lịch biển Hải Tiến (dự kiến tổ chức tối 1/5). Tại Bình, Ban tổ chức thông báo hoãn lễ hội Tràng An 2021. Lễ hội năm nay có chủ đề Tràng An - Kết nối các di sản, dự kiến tổ chức vào 29/4 trong quần thể danh thắng Tràng An. Tỉnh Hà Tĩnh thông báo dừng các lễ hội, lễ khai trương, sự kiện tập trung đông người từ 12h ngày 27/4; những đơn vị không chấp hành sẽ bị xử lý nghiêm. Tại Quảng Trị, ông Hoàng Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cho biết lễ hội Thống nhất non sông được điều chỉnh theo hướng hoãn nhiều chương trình, sự kiện trong khuôn khổ lễ hội và giảm số người tham dự. Lãnh đạo một số địa phương quyết định dành tiền xã hội hóa dự kiến chi bắn pháo hoa để mua sắm trang thiết bị, vật tư phòng dịch. Tình hình Covid-19 tại Việt Nam Đến 18h ngày 27/4, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 2.857 ca Covid-19, trong đó có 1.571 ca mắc do lây nhiễm trong nước. Các cơ sở y tế đã chữa khỏi cho 2.516 bệnh nhân Covid-19, còn 341 người đang điều trị, theo Vietnamnet. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe trên cả nước là 38.266 người. Trong đó, 523 người cách ly tại bệnh viện, 22.821 người cách ly tập trung tại cơ sở khác, 14.992 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Ngày 27/4, Sở Y tế Yên Bái xác nhận có 1 ca COVID-19 dương tính. Người này có tiếp xúc gần với đoàn chuyên gia Ấn Độ mới nhập cảnh trong khu cách ly tại Yên Bái. Trong đoàn chuyên gia này hiện đã có 4 người Ấn Độ xét nghiệm dương tính với Covid. Biến chủng B.1.617 tại Ấn Độ đã được phát hiện trong hơn 1.200 trình tự gene thu thập từ ít nhất 17 nước, theo WHO. Các chuyên gia y tế cảnh báo một kịch bản tương tự như Ấn Độ có thể xảy ra tại Việt Nam, khi người dân bắt đầu bước vào kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày. text: Các đại biểu đồng ý rằng một mặt vẫn cần thêm các nghiên cứu sâu rộng về ảnh hưởng của dioxin ở Việt Nam, nhưng đồng thời phải có hành động để giúp đỡ những người mắc các chứng bệnh được nói là do chất độc da cam gây ra. Những người tham dự bày tỏ ý kiến rằng việc chánh án tòa quận Brooklyn bác vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam là một 'sự thất vọng, nhưng chưa phải thất bại.' Ý kiến khán giả Ngày thứ hai tại Hội nghị Paris về chất khai quang bắt đầu với phần nói chuyện của các diễn giả Pháp và Việt Nam nói về ảnh hưởng kinh tế và khía cạnh pháp lý trong vấn đề chất da cam. Phần gây sôi nổi nhất, tuy vậy, lại là thời gian một tiếng đồng hồ tranh luận vào buổi chiều. Những người ngồi nơi hàng ghế khán giả giờ đây lên tiếng nói về cùng một quan tâm chung: làm thế nào đánh động dư luận quan tâm nhiều hơn nữa. Một người hỏi ‘chúng ta sẽ chờ nghiên cứu thêm hay ta phải hành động?’. Câu so sánh của vị khán giả này rằng ‘tội ác chống lại trẻ con đâu phải chỉ có tội ấu dâm’ đã khiến hội trường rộ lên sự đồng cảm. Một người khác lại đề nghị có một nước thứ ba làm trung gian cho đàm phán giữa Mỹ và Việt Nam. Mặc dù số khán giả tham dự giảm bớt so với số lượng đăng ký ban đầu, còn khoảng 130 người, nhưng số ý kiến đóng góp vẫn phong phú. Gerard Terrier, người từ Hội hữu nghị Pháp – Việt (AAFV), đưa ra nhận định rằng chất độc da cam vẫn còn rất xa lạ đối với quảng đại quần chúng phương Tây, vì thế điều quan trọng là cung cấp thông tin. Ông đưa ra so sánh việc ký tên ủng hộ là điều dễ, cái khó là làm sao đấu tranh chống lại sự không hiểu biết. Ông cũng nói không nên chỉ tập trung vào khía cạnh y học vì ‘người ta rất dễ rơi vào cái bẫy của việc chỉ tập trung vào một khía cạnh.’ ‘Vận động nhiều hơn nữa’ Nhà báo Danh Đức, của báo Tuổi Trẻ, bình luận tại hội trường rằng các vận động hành lang (lobby) thời gian qua vẫn còn mặt hạn chế. Ông nhắc đến đóng góp của những người Việt hải ngoại và nói đây là một tiềm năng hỗ trợ mà sẽ cần được vận động nhiều hơn. Người chủ tọa, Monique Chemillier-Gendreau, nhận xét các ý kiến đóng góp sẽ là gợi ý để chính phủ Việt Nam xem xét sẽ hành động tiếp như thế nào trong thời gian tới. Ở trong khả năng của một hội nghị, thì mục tiêu gây thiện cảm với dư luận được nhiều người xem là đã đạt được, như bình luận của Constantine Kokkoris, một trong các luật sư đại diện cho vụ các nạn nhân Việt Nam kiện các công ty Mỹ. Ông có mặt tại Paris và nhận xét với đài BBC: “Bên cạnh tòa án luật pháp, còn có tòa án dư luận vốn đã diễn ra lâu hơn. Sự vận động tòa án dư luận bắt đầu trong chiến tranh.” “Dù chúng tôi có thắng kiện tại tòa hay không, thì tôi nghĩ chúng tôi đã thắng ở tòa án dư luận và rất cần tiếp tục duy trì sức ép, tiếp tục đấu tranh vì đó là cuộc đấu tranh quan trọng nhất.” Hội nghị Paris kết thúc với lời kêu gọi chung rằng các nạn nhân Việt Nam rất cần sự giúp đỡ nhiều mặt của quốc tế. Họ cũng hứa rằng ngay sau hội nghị, sẽ có những động thái vận động khác. Lời kêu gọi được tổng hợp từ các ý kiến giờ chót đưa ra tại hội nghị, vì thế đến cuối ngày thứ Bảy, giới báo chí và người tham dự vẫn chưa có trong tay văn bản này. Tuy vậy, ban tổ chức nói người quan tâm có thể vào trang web của Hội hữu nghị Pháp - Việt (AAFV) để xem nội dung từ thứ Hai tuần sau. Một hội nghị quốc tế tại Paris về chất độc màu da cam đã kết thúc với lời kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến hoàn cảnh của các nạn nhân ở Việt Nam. text: Tòa Bạch ốc nói: "Điều này không có lợi gì cho Bình Nhưỡng, nhưng cũng không có gì trái quy luật cả". Pháp tuyên bố sẽ yêu cầu phản ứng nghiêm khắc hơn các chế tài mà LHQ đã đưa ra hôm thứ Bảy. Bắc Hàn đã chỉ trích việc trừng phạt này là đồng nghĩa với 'tuyên chiến'. Bình Nhưỡng cũng đe dọa sẽ đánh trả không thương tiếc đối với bất cứ nước nào vi phạm chủ quyền của Bắc Triều Tiên. Đã có tin tức về các hoạt động tại nơi thử nghiệm hạt nhân hôm 9/10 của tình báo Nam Hàn và Nhật Bản, cho thấy có thể một vụ thử hạt nhân thứ hai đang được chuẩn bị. Theo phát ngôn nhân cho Nhà Trắng Tony Snow, Bắc Triều Tiên có thể sẽ tiến hành vụ thử lần hai để dò phản ứng của LHQ, Hội đồng Bảo an cũng như các nước tham gia đàm phán sáu bên. "Bắc Triều Tiên không hề dấu diếm ý định khiêu khích của họ. Vụ đầu tiên có sức công phá nhỏ và do vậy không lạ nếu như Bình Nhưỡng muốn thử lần hai". Áp lực từ Trung Quốc Trong khi đó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh cáo Bắc Hàn không được tiến hành động thái nào làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng. Tuyên bố của Trung Quốc được đưa ra vào thời điểm tờ báo ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc lên tiếng răn đe, rằng nếu Bắc Hàn tiếp tục có hành động khiêu khích thì Trung Quốc có thể sẽ ngưng cung cấp dầu hỏa và lương thực cho Bắc Hàn. Ngôn từ của Trung Quốc ngày một thêm nóng nảy. Đây là một đe dọa cứng rắng nhất từ trước đến nay và nó đưa ra một thông điệp đây sức mạnh đối với Bình Nhưỡng rằng thậm chí Trung Quốc, quốc gia vận động mạnh mẽ nhất cho một giải pháp ngoại giao, nay sẽ không thể tiếp tục kiên nhẫn. Có lẽ Trung Quốc sẽ không cắt nguồn viện trợ vì Bắc Hàn hẳn không đủ sức hứng chịu đòn trừng phạt này. Dù tức giận nhưng Trung Quốc muốn tránh tạo áp lực quá lớn lên chế độ Bắc Hàn để tránh gây mất ổn định hay dẫn đến việc Bắc Hàn sụp đổ. Nhưng thực tế là Trung Quốc đưa ra các đe dọa là một yếu tố quan trọng và kèm theo đó, là những hành động trừng phạt ở mức độ nhẹ hơn. Thất bại ngoại giao Trong suốt năm qua, Trung Quốc đã ủng hộ Hoa Kỳ trong nỗ lực khống chế các tài khoản ở nước ngoài của Bắc Hàn. Đã có những tin tức cho biết rằng các ngân hàng Trung Quốc, đặc biệt ở khu vực giáp biên, đã từ chối giao dịch. Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng hàng rào biên giới - một biện pháp ngăn chặn dân tị nạn Bắc Hàn và buôn bán trái phép. Các viên chức hải quan Trung Quốc cũng bắt đầu kiểm tra các tàu vận tải qua lại giữa hai nước. Đối với Trung Quốc thì việc Bắc Hàn tảng lờ yêu cầu của Trung Quốc không tiến hành thử hạt nhân là một sự bẽ bàng. Tất cả những nỗ lực của Trung Quốc trong việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao trong các cuộc đàm phán sáu bên đã trở nên vô nghĩa khi vụ thử hạt nhân đã tạo ra một cuộc khủng hoảng mà Trung Quốc e ngại và căm ghét. Cung cách mà Trung Quốc hành xử với Bắc Hàn tới đây, có thể sẽ là một trong những thử thách ngoại giao khó khăn nhất. Bắc Triều Tiên vừa bị cảnh báo không được thực hiện thêm một vụ thử hạt nhân nữa sau khi Hoa Kỳ nhận định rằng hoàn toàn có khả năng việc đó sẽ xảy ra. text: Ông Lương Thanh Nghị vào tháng trước nói TQ vi phạm vi phạm luật pháp quốc tế. Phản hồi lại câu hỏi của phóng viên vào hôm 8/11 liệu Việt Nam có dự định nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị (từ 17 tới 20 tháng 11/2012) này hay không, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nói “Lãnh đạo các nước sẽ trao đổi về nhiều vấn đề, trong đó có những nội dung liên quan đến duy trì hòa bình, ổn định, an ninh ở khu vực”. "Việt Nam phấn đấu tăng cường hơn nữa vai trò trung tâm của Hiệp hội trong các tiến trình khu vực,vì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới" Lương Thanh Nghị, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN “Là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam đã, đang và sẽ cùng các nước ASEAN tiếp tục củng cố và duy trì tinh thần và các nguyên tắc hoạt động ASEAN, phấn đấu tăng cường hơn nữa vai trò trung tâm của Hiệp hội trong các tiến trình khu vực,vì hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới”., ông Lương Thanh Nghị cho biết. Bấm Website của Bộ Ngoại giao cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, bao gồm Hội nghị Cấp cao ASEAN+3, các Cấp cao ASEAN+1 với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) tại Phnom Penh, Campuchia. Theo dự kiến Tổng thống mới tái đắc cử Obama cũng sẽ tới Campuchia trong chuyến đi tới một số nước tại châu Á. Vào mùa thu năm nay Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng đã tới vùng và sự hiện diện của bà được xem như việc Hoa Kỳ tái khẳng định họ có lợi ích an ninh quốc gia trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Giới phân tích cho rằng các cuộc đối thoại của bà Clinton trong vùng cũng nằm để mở đường cho hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo Đông Á mà Tổng thống Barack Obama tham dự tới đây. 'Vi phạm nghiêm trọng' Trong năm nay đã diễn ra một số cuộc biểu tình phản đối TQ về chủ đề Biển Đông. Vào tháng trước Việt Nam ra tuyên bố phản đối nhiều hành động của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền” tại Hoàng Sa và Trường Sa. Tuyên bố đăng trên trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 11/10 nói Trung Quốc “vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011”. Tuyên bố này đề cập các động thái của Trung Quốc như đã tổ chức lễ kéo cờ kỉ niệm Quốc khánh Trung Quốc tại đảo Phú Lâm hôm 1/10, diễn tập trực chiến khẩn cấp tại khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa hôm 3/10. Việt Nam cũng phản đối việc Trung Quốc thành lập Phòng khí tượng thành phố Tam Sa hôm 8/10. Người phát ngôn của Việt Nam, Lương Thanh Nghị, nói thêm các hành động này “hoàn toàn vô giá trị”. Ông nói: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có thêm những hoạt động sai trái tương tự, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.” Thêm về tin này Chủ đề liên quan Bộ Ngoại giao Việt Nam không nói rõ liệu phái đoàn do Thủ tướng Dũng sang dự Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị cấp cao liên quan tại Campuchia có nêu vấn đề Biển Đông hay không. text: Joshua Wong trò chuyện cùng Ngoại trưởng Đức Heiko Maas tại sự kiện Bild100-Party hôm 9/9 Bild100-Party do tờ báo lá cải Bild nổi tiếng thuộc "Con khủng long truyền thông Đức"- tập đoàn truyền thông Axel Springer đứng ra tổ chức trong nhà hàng trên tầng thượng toà nhà trụ sở Quốc hội Đức. Cuối buổi, Joshua Wong đã có buổi tiếp xúc trò chuyện với ngoại trưởng Đức Heiko Maas và phát biểu trước báo giới Đức. Hình ảnh nhà hoạt động trẻ Joshua Wong với chiếc điện thoại trong tay, thỉnh thoảng liếc mắt vào đó và hùng hồn phát biểu trước ống kính các nhà báo đã được truyền trên nhiều kênh truyền hình Đức quay lại, đặc biệt đài truyền hình ZDF chiếu trong các chương trình thời sự. Nếu như sáng hôm nay vẫn còn chưa có thật nhiều tờ báo đăng tải tin này thì đến trưa, sau khi có việc phía ngoại giao Trung Quốc chính thức lên tiếng phản ứng về cuộc gặp gỡ của Joshua Wong với ngoại trưởng Đức Haiko Maas, gọi đây là "Hành động thiếu tôn trọng" thì hầu hết các tờ báo lớn nhỏ quen thuộc với độc giả Đức: Focus, Der Spiegel, Die Zeit, Morgenpost, Frankfurter Allgemeine Zeitung.v.v... đã đồng loạt đưa tin. Joshua Wong đến Đức nói về nhân quyền Ký hiệu bàn tay khiến giới chức TQ lo lắng Bà Merkel với Hong Kong, dân chủ và nhân quyền Người biểu tình: 'Ông Trump hãy cứu lấy Hong Kong' Joshua Wong nói gì ở Đức? Đáng chú ý là hầu hết các trang tin đều chỉ tường thuật diễn tiến cuộc đi thăm Đức của Joshua Wong, các phát biểu kêu gọi của nhà hoạt động trẻ tuổi này hướng tới nhân dân Đức, phát biểu của ngoại trưởng Đức. Các câu nói lay động suy nghĩ của người Đức nhất của Joshua Wong là: "Hong Kong là Berlin mới''. "Tôi cầu mong sự giúp đỡ của người Đức. Chúng tôi tôi có cảm tưởng Hong Kong như Đông Berlin trong thời chiến tranh lạnh và chính bởi người Đức, đặc biệt ở Berlin đã đấu tranh cho tự do nên tôi cầu xin người Đức sự giúp đỡ cho cuộc đấu tranh của chúng tôi." "Tôi đã bị bắt tới 8 lần và phải ngồi tù một trăm ngày, cái giá tôi phải trả quá nhỏ." "Tôi hy vọng nhân loại trên toàn thế giới ủng hộ Hong Kong đấu tranh cho tự do và bầu cử tự do." Tổng biên tập của Bild Julian Reichelt thì tuyên bố: "Tập đoàn Axel Springer ủng hộ tất cả mọi người đấu tranh cho tự do trên toàn thế giới." Được biết Ngoại trưởng Đức Haiko Maas đã ra sân bay đón Joshua Wong. Joshua Wong đến sân bay Đức hôm 9/9 Trước đó, ông viết trên twitter về việc Joshua Wong được trả tự do hôm thứ Hai rằng: "Đó là một tín hiệu tốt, rằng nhà đấu tranh cho dân chủ trẻ tuổi được trả tự do. Quyền tự do biểu đạt suy nghĩ là một nguyên tắc căn bản. Không được phép đưa ra sự hạn chế nào." Vì sao Đức đột nhiên quan tâm đến Hong Kong? Theo tôi nhận thấy, Đức có bài học quá khứ về chủ nghĩa phát xít, độc tài cộng sản ở Đông Âu còn sâu đậm. Người Đức hiểu rằng sự thịnh vượng có được ngày nay được dựa trên căn bản những giá trị phổ quát của Tây Âu. Nếu để khuynh hướng cộng sản, độc tài phát triển trên thế giới, lan sang châu Âu thì đó cũng là hành động tự sát. Ngoài ra nước Mỹ thời Donald Trump không còn mặn mà với các đấu tranh cho dân chủ thì EU với Đức, Pháp cần thay thế vai trò dẫn đầu trên thế giới. Vừa là nhiệm vụ tự giao vừa là cơ hội tự khẳng định vai trò, vị trí của mình trên thế giới. Và điều này cũng nằm trong chiến lược chung, phối hợp với Mỹ, châu Âu cùng kiềm chế con hổ Trung Quốc đang muốn khuynh đảo thế giới. ---Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng ở Berlin Joshua Wong tới Berlin, tham gia sự kiện "Bild100-Party" đêm qua, thứ hai 8/9, nơi tụ họp 100 nhân vật xuất sắc nhất được lựa chọn ra từ các lĩnh vực chính trị, kinh tế, nghệ thuật, văn hoá và thể thao của Đức được mời tham dự. text: Phát ngôn viên của ngôi sao nhạc pop, Liz Rosenberg, nói với hãng thông tấn AP rằng con số trên bao gồm cả giá trị ngôi nhà của hai người ở Anh. Bà Rosenberg cho biết phần chia tài sản đã xong nhưng việc chia trách nhiệm chăm lo con cái vẫn chưa hoàn thành. Phát ngôn viên này nói: “Tôi cho rằng đây là một trong những khoản tiền trả lớn nhất trong một vụ ly hôn”. Bà Rosenberg nói với AP rằng ông Ritchie được khoảng 50 – 60 triệu bảng. Khi vụ ly hôn chính thức được công bố hồi tháng trước, ông Richie nói với tờ Daily Mirror rằng thương lượng ly hôn "không bao giờ vì lý do tiền nong". Đám cưới của hai người được tổ chức tại lâu đài Skibo ở Scotland hồi tháng 12/2000. Họ chính thức ly thân tháng Mười năm nay. Báo Times cũng cho hay hai con chung của Madonna và Ritchie - Rocco, tám tuổi, và David Banda, hai tuổi, có thể sẽ chia thời gian với hai người tại Mỹ và Anh quốc. Lourdes, con gái 12 tuổi của Madonna từ một cuộc quan hệ trước kia, sẽ tiếp tục sống với ca sỹ này. Nữ ca sĩ hiện đang trong tour diễn vòng quanh thế giới có tên gọi ‘Sticky and Sweet’ và dự kiến sẽ biểu diễn ở Rio de Janeiro, Brazil, ngày 15/12. Madonna chia cho chồng cũ Guy Ritchie khoảng 50 triệu bảng Anh trong một phần thỏa thuận ly hôn giữa hai người. text: Phóng viên ngoại giao BBC Jonathan Marcus nói chuyến công du này có thể xem là chuyến đi để ông Bush chào tạm biệt với các đối tác Âu Châu. Quan hệ giữa Âu châu và Hoa Kỳ đã được phục hồi đáng kể đối với điều mà một số nhà phân tích mô tả như "khủng hoảng của phương Tây" kể từ sau khi Hoa Kỳ đổ quân vào Iraq. Có thể coi đó là sản phẩm của một Âu châu bị chia rẽ do căng thẳng giữa Âu châu và Hoa Kỳ. Nay, giới lãnh đạo mới của Pháp và Đức đã giúp cải thiện bầu không khí một cách đáng kể. Và chính Hoa Kỳ cũng thể hiện sự chuyển hướng trong chính sách khá nhiều. Washington kể như đã và đang để Âu châu chủ động trong nỗ lực cản Iran triển khai chương trình hạt nhân. Và lập trường nhỏ nhẹ hơn của Washington đối với Bắc Hàn cũng như nỗ lực ngoại giao của Tổng thống Bush cho Trung Đông đã làm cho Tòa Bạch Ốc gặt hái được vài điểm từ các thủ đô Âu châu. Hoa Kỳ và Âu châu đều có lính ở Afghanistan. Và những đám mây mù ngoại giao về chủ đề Iraq nay đã là chuyện cũ. Tuy nhiên, điều dễ thấy là hẳn sẽ có sự thở phào đồng loạt tại Âu châu một khi ông Bush mãn nhiệm. Công chúng tại Âu châu có cái nhìn rất tiêu cực về ông Bush. Sự quan tâm của Âu châu đối với cuộc đua tranh cử tại Hoa Kỳ một phần cho thấy chỉ dấu rằng Âu châu muốn thấy một nhân vật mới trong Tòa Bạch Ốc. Cả hai Thượng Nghị sỹ Barrack Obama và John McCain đã và đang nhấn mạnh mong muốn có cách tiếp cận mới đối với các chủ đề quốc tế. Tuy nhiên, chính quyền mới của Hoa Kỳ sẽ có nhiều lỗ hổng cần phải lấp trong quan hệ với Âu Châu. Hai phía có quan điểm khác nhau về các chính sách thương mại, biến đổi khí hậu và năng lượng. Và sự thay đổi có tính cấu trúc đối với chính trị toàn cầu có nghĩa là châu Âu phải xây dựng quan hệ gần gũi với Washington trong khi cũng phải để tâm vào những mảng quan hệ khác ở Moscow và Bắc Kinh. Hôm nay 09/06 Tổng thống Bush theo dự kiến sẽ tới Slovenia, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Âu châu bao gồm cả Đức, Italy, Pháp, và Anh. text: Chất độc hóa học của Syria sẽ được tiêu hủy trên hải phận quốc tế Con tàu này, vốn được chiến hạm Nga và Trung Quốc hộ tống, đã rời khỏi cảng Latakia, nằm phía Bắc Syria vào thứ Ba, ngày 7/1. Việc di dời những chất hóa học nguy hiểm nhất là bước đi đầu tiên trong thỏa thuận được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn nhằm giải trừ toàn bộ kho vũ khí hóa học của Syria. Các tàu của Na Uy và Đan Mạch đã phải hủy chuyến hành trình đầu tiên để thu gom chất độc hóa học từ Syria sau khi giới chức nước này không thể vận chuyển chúng đến điểm giao ước tại Latakia đúng thời hạn. Tàu vận tải của Đan Mạch sẽ chuyển lô chất hóa học này đến Ý, nơi chúng sẽ được đưa lên một chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ và sau đó, được đưa ra hải phận quốc tế để tiêu hủy trong một thùng chứa đặc biệt làm bằng titanium trên tàu. Nhiệm vụ giải trừ vũ khí hóa học của Syria hiện đang được Liên Hiệp Quốc phối hợp thực hiện với Tổ chức Cấm vũ khí Hóa học (OPCW). Đây là thỏa thuận được Hoa Kỳ và Nga môi giới sau khi hàng loạt tên lửa chứa chất độc thần kinh sarin được bắn vào vành đai nông nghiệp Ghouta bao quanh thủ đô Damascus của Syria vào ngày 21/8. Vụ tấn công đã khiến hàng trăm người thiệt mạng. Các cường quốc phương Tây nói chỉ có lực lượng của chính phủ Syria mới có khả năng tiến hành cuộc tấn công này, tuy nhiên Tổng thống Bashar al-Assad đã đổ lỗi cho quân nổi dậy. 'Nhiều tháng chuẩn bị' Trong một thông cáo vào thứ Ba, Liên Hiệp Quốc xác nhận một số thùng chứa những "chất hóa học được ưu tiên hàng đầu" đã được đưa lên tàu vận tải Ark Futura, một trong hai chiếc tàu được giao trách nhiệm thu gom chất hóa học từ Syria. Chúng sẽ được đưa ra hải phận quốc tế trong lúc chờ những chất hóa học khác được vận chuyển đến cảng Latakia. Người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc nói quy trình tải chất hóa học lên tàu chỉ tốn "vài giờ", nhưng những công đoạn đòi hỏi độ chính xác cao đã được "chuẩn bị trong nhiều tháng". Liên Hiệp Quốc nói với BBC rằng các chất hóa học được đưa đến từ hai điểm lưu trữ ở Syria, nhưng không nói cụ thể là nơi nào. OPCW cũng không nêu chi tiết đã có di dời được bao nhiêu trong số 1.300 tấn chất độc hóa học và nguyên phụ liệu của Syria. "Đây là một bước đi quan trọng để mở đầu cho việc vận chuyển những nguyên liệu này, theo kế hoạch nhằm loại bỏ chúng hoàn toàn", tổng giám đốc của OPCW, ông Mehmet Uzumcu, nói. Trước đó, việc di dời chất độc hóa học đã bị hủy sau khi chính phủ Syria không thể vận chuyển chúng đến cảng Latika đúng thời hạn ngày 31/12 vì tình hình chiến sự căng thẳng và vì sự có mặt của các phe đối lập trên những con đường chính nối giữa Damascus và Latakia. Việc giải trừ toàn bộ thiết bị và nguyên liệu hóa học phải được hoàn thành trước giữa năm nay. Những chất hóa học nguy hiểm nhất bao gồm khoảng 20 tấn hỗn hợp khí lưu huỳnh mù tạt. Kế hoạch giải trừ vũ khí hóa học của Syria 1. Chính quyền Syria chịu trách nhiệm đóng gói và vận chuyển vũ khí hóa học từ 12 điểm lưu trữ trong nước đến cảng Latakia. Nga đã cung cấp các xe tải bọc thép có tải trọng lớn, trong khi Hoa Kỳ đã gửi đến các thùng chứa và thiết bị định vị. 2. Nga sẽ đảm bảo an ninh cho quy trình tải chất hóa học lên tàu tại Latakia, trong khi Hoa Kỳ sẽ đảm nhiệm việc tải hàng, vận chuyển và cung cấp thiết bị khử độc. 3. Đan Mạch và Na Uy cung cấp tàu vận tải để đưa chất hóa học đến một cảng tại Ý (chưa được công bố), dưới sự hộ tống của các tàu Nga và Trung Quốc. 4. Tại Ý, các chất hóa học nguy hiểm nhất sẽ được đưa lên tàu MV Cape Ray của Hoa Kỳ và đưa ra hải phận quốc tế để thủy phân. Những chất ít độc hại hơn sẽ được đưa lên các tàu của Na Uy và Đan Mạch và chuyển đến các lò tiêu hủy của tư nhân. Lô chất hóa học đầu tiên của Syria đã được đưa ra khỏi nước này trên một con tàu của Đan Mạch. text: Đây là lần thứ hai Redoine Faid vượt ngục thành công (ảnh chụp hồi 2010) Redoine Faid được vài người đàn ông có vũ trang trợ giúp bằng cách đánh lạc hướng lính gác ở cổng nhà tù trong lúc chiếc trực thăng đậu xuống sân. Chiếc trực thăng bay tới vùng Gonesse ở gần, nơi nó được cảnh sát địa phương phát hiện. Faid, 46 tuổi, đang chịu án 25 năm tù vì tham gia một vụ trộm không thành, trong đó một cảnh sát bị giết. Băng cướp Quý cô xinh đẹp nhưng nhạt nhẽo Tờ L'Humanite: 'Pháp muốn mở cửa cho VN' Sỹ quan cảnh sát 'anh hùng' Pháp qua đời Đây là lần vượt ngục thứ hai của gã. Hồi năm 2013, gã đã trốn thoát sau khi không chế bắt bốn quản tù làm lá chắn và dùng thuốc nổ làm nổ tung vài cánh cửa nhà tù. Khi đó, gã thực hiện cú thoát chỉ chưa đầy nửa giờ sau khi được đưa vào một nhà tù ở miền Bắc nước Pháp. Chiếc trực thăng chở Faid được tìm thấy ở Gonesse, phía Bắc Paris. Năm 2009 Faid viết một cuốn sách kể về tuổi thơ lớn lên ở vùng ngoại ô Paris đầy tội phạm và bước vào cuộc sống ngoài vòng pháp luật. Gã nói rằng gã đã quay lưng lại với việc gây án nhưng chỉ một năm sau, gã lại tham gia vào vụ trộm không thành. Gã phải đi tù trong nhà tù ở Réau, vùng Seine-et-Marne. Faid và đồng phạm trốn thoát từ sân nhà tù, khu vực không có lưới chắn, mà không làm ai bị thương, trang tin tiếng Pháp Europe 1 đưa tin. Những kẻ mang súng đưa Faid ra từ phòng thăm thân rồi lên máy bay trốn thoát, hãng tin Reuters dẫn lời các nguồn tin an ninh. Trước đó, chúng đã bắt phi công dạy lái trực thăng làm con tin khi ông đang chờ học sinh tới, và ra lệnh cho ông bay đến nhà tù. Tin cho hay ông đã được thả và an toàn, mặc dù rất sốc. Faid ra khỏi trực thăng và lên một chiếc xe Renault màu đen đi xuống đường cao tốc A1, BFMTV đưa tin. Hiện cảnh sát đang tiến hành tìm kiếm trên khắp vùng Paris. "Chúng tôi làm tất cả để tìm ra kẻ đào tẩu," một quan chức Bộ Nội vụ Pháp nói. Faid trốn khỏi nhà tù Sud-Francilien ở ngoại ô Paris Redoine Faid bị đưa vào danh sách truy nã của Interpol sau cú vượt ngục năm 2013 Kẻ trộm và kẻ vượt ngục Sinh năm 1972, Faid lớn lên trong một khu nổi tiếng đầu trộm đuôi cướp ở Paris. Sau đó gã bắt đầu cuộc đời tội phạm. Trong những năm 1990, gã điều khiển một băng nhóm có vũ khí chuyên trộm cướp và tống tiền ở thủ đô Paris. Trước đây gã từng nói phong cách sống của gã được lấy cảm hứng từ những bộ phim hình sự Hollywood, trong đó có phim Scarface do diễn viên Al Pacino đóng vai chính. Năm 2001, gã bị tuyên án tù 30 năm vì trộm cướp có vũ trang. Faid có liên quan đến vụ trộm không thành làm một nữ cảnh sát thiệt mạng năm 2010. Cảnh sát Pháp cho rằng Faid chính là đầu não của vụ trộm năm 2010, khi một nữ cảnh sát bị giết, nhưng mãi đến tháng Tư năm nay gã mới bị tuyên án về tội này. Gã đã vào tù lại năm 2011 vì không vi phạm các điều kiện khoan hồng liên quan đến các vụ án trước. Năm 2013, gã trốn khỏi nhà tù Sequedin ở Bắc Pháp, ngay gần thành phố Lille, bằng cách bắt bốn lính gác làm con tin, nhưng đã bị bắt lại sau đó sáu tuần. Năm ngoái, gã lãnh thêm 10 năm tù do lần trốn ngục năm 2013. Một tên gangster khét tiếng vừa dùng trực thăng trốn thoát từ một nhà tù ở khu vực ngoại ô Paris, giới chức Pháp cho hay. text: Giáo hoàng Benedict XVI chính thức từ chức ngày 28/2 Ngài di chuyển bằng trực thăng tới khu nghỉ dưỡng của Vatican chỉ vài giờ trước khi trở thành giáo hoàng đầu tiên từ nhiệm trong 600 năm qua. Tháp tùng bởi những phụ tá thân tín, ngài gửi lời chào tạm biệt tới những quan chức Vatican tụ tập tại sân San Damasco ở Cung điện Apostolic, cùng một toán lính gác đứng canh gác. Ngài đi bằng xe đến bãi đáp trực thăng trên đỉnh ngọn đồi khu vường Vatican, sau đó bước lên trực thăng cùng thư ký riêng, Đức ông George Gaenswein, để bắt đầu chuyến đi 15 phút đến Castel Gandolfo. Tiếng chuông vang lên ngay lúc chiếc trực thăng xuất phát. Trước khi đi, ngài cam kết sẽ “tôn kính và phục tùng không điều kiện” người kế nhiệm. Chưa giáo hoàng nào từ chức từ khi Giáo hoàng Gregory XII thoái vị năm 1415. Thông báo bất ngờ của Giáo hoàng Benedict XVI khiến quy tắc bầu người kế nhiệm phải thay đổi để giáo hoàng mới có thể được chọn trước Tuần Thánh, diễn ra trước Phục Sinh. Vatican tiết lộ nhà lãnh đạo tinh thần vẫn sẽ được gọi là “Giáo hoàng danh dự” và giữ tước hiệu “Đức Thánh cha” sau khi thoái vị. Ngài sẽ giữ chiếc áo màu trắng, nhưng từ bỏ chiếc nhẫn, ấn triện và đôi giày đỏ. Giáo hoàng Benedict XVI đã rời Vatican trong ngày cuối ở vị trí Giáo hoàng. text: Mô hình này không phải là mới trên thế giới, và ngay cả trong khu vực cũng đã có nhiều tập đoàn báo chí hoạt động thành công. Đơn cử như ở Thái Lan có tập đoàn Bangkok Post hay The Nation. Ở Việt Nam, các báo lớn như Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh hay Thanh Niên cũng đang ngấp nghé hướng phát triển này. Thứ trưởng Bộ Văn Hóa và Thông tin Đỗ Quý Doãn khẳng định với đài BBC đây là phương hướng phát triển của báo chí Việt Nam trong những năm tới. Ông nói trong những năm vừa qua, báo chí Việt Nam phát triển nhanh và mạnh về cả số lượng và hình thức, vì vậy xu hướng phát triển tập đoàn là 'phù hợp nhu cầu thức tiễn và phát triển của đất nước'. "Tuy vậy mô hình như thế nào vẫn còn đang được xem xét". "Mục đích là tạo điều kiện cho báo chí phát triển, đồng thời nâng cao sức mạnh và tính chuyên nghiệp". Tuy nhiên ông Doãn nói sự phát triển này phải tuân thủ luật Báo chí và các quy định của pháp luật trong mọi khía cạnh, kể cả tự do báo chí. Giới quan sát trong những năm qua đã thừa nhận rằng báo chí Việt Nam phát triển nhanh chóng và ngày càng tiến gần với báo chí quốc tế về chất lượng thông tin. Thế nhưng họ cũng nói Việt Nam là một trong số ít các quốc gia còn hạn chế tự do báo chí. Tổ chức Phóng viên không biên giới hồi cuối năm ngoái xếp Việt Nam vào hạng gần đội bảng 161/167 quốc gia về tự do báo chí. Việt Nam thì nói rằng xếp hạng của tổ chức này không khách quan. Trong Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã đồng ý thí điểm mô hình tập đoàn báo chí. text: Nhân viên an ninh Sri Lanka bên ngoài nhà thờ Thánh Anthony Ít nhất tám vụ nổ đã được ghi nhận. Ba nhà thờ ở Kochchikade, Negombo và Batticaloa bị nhắm mục tiêu trong lễ Phục sinh. Vanuatu và 'bẫy nợ' của Trung Quốc Sri Lanka: Biểu tình chống dự án TQ đầu tư VN cùng Israel, Sri Lanka lần đầu dự RIMPAC 'Đừng bán đất của tôi cho Trung Quốc!' Các khách sạn Shangri La, Cinnamon Grand và Kingsbury, tất cả đều ở thủ đô Colombo, cũng bị tấn công. Vụ nổ thứ bảy xảy ra ở một khách sạn gần sở thú tại Dehiwala, phía nam Colombo. Vườn thú hiện đã đóng cửa. Vụ nổ thứ tám ở gần quận Dematagoda của Colombon. Truyền thông nói đây là vụ đánh bom tự sát. Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy bên trong nhà thờ Thánh Sebastian's ở Negombo với trần nhà bị vỡ và máu loang trên những dãy ghế. Lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 18:00 đến 6:00 giờ địa phương (12:30-00:30 GMT). Bảy vụ bắt giữ ̣đã được thực hiện. Chính phủ cũng tuyên bố tạm chặn việc sử dụng các mạng xã hội lớn. Hiện chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm về các vụ tấn công, nhưng bộ trưởng quốc phòng nói các vụ này có thể cùng do một nhóm thực hiện. Trong số những người thiệt mạng tại Colombo có ít nhất 27 người nước ngoài, Bộ Ngoại giao nói. Nội các Sri Lanka đang họp khẩn. "Ít nhất 26 xác chết được tìm thấy trong Nhà thờ Kochchikade. Chúng tôi bị sốc. Thủ tướng đang chủ trì một cuộc họp khẩn cấp," Bộ trưởng Mano Ganeshan nói với các phóng viên sau khi đến thị sát nhà thờ Thánh Anthony ở thủ đô Colombo. Sri Lanka cho TQ kiểm soát cảng biển quan trọng Cảng Sri Lanka: TQ bác bỏ cáo buộc từ báo Mỹ Sri Lanka: Viên ngọc sắp vào tay Trung Quốc Trong những năm gần đây, kể từ khi cuộc nội chiến ở Sri-Lanka kết thúc vào năm 2009, đã có các cuộc bạo lực nổ ra lẻ tẻ, với các thành viên của cộng đồng Sinhala theo Phật giáo chiếm đa số tấn công vào các nhà thờ Hồi giáo và các cơ sở do người Hồi giáo sở hữu. Tình trạng này đã dẫn tới việc giới chức tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào 3/2018. Cuộc nội chiến kết thúc với thất bại của Hổ Tamil, nhóm đã đấu tranh suốt 26 năm để đòi độc lập cho cộng đồng sắc tộc Tamil thiểu số. Cuộc chiến được cho là đã giết chết khoảng 70.000-80.000 ngàn người. Ít nhất 207 người bị ghi nhận thiệt mạng và 450 người bị thương trong vụ nổ xảy ra tại các nhà thờ và khách sạn ở Sri Lanka. text: Virus được phát hiện ở hai con vịt và hai con ngỗng trong kỳ kiểm tra ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Ông Nguyễn Quốc Bảo, phó chủ tịch UBND tỉnh, được dẫn lời nói đàn vịt này do Chi cục Thú y chủ định không tiêm phòng ngay từ đầu với mục đích thử nghiệm. Theo ông, nhân viên y tế đã tiêu hủy đàn vịt này, đồng thời cho lấy mẫu xét nghiệm những đàn gia cầm khác trong khu vực. Trong tuần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi điện hỏa tốc cho các tỉnh, thành yêu cầu cảnh giác để không xảy ra tái bùng phát dịch. Trong công điện, ông Nguyễn Tấn Dũng nói nguy cơ bùng phát dịch trở lại ở Việt Nam là "rất cao." Đã có hai người chết vì cúm gia cầm ở Thái Lan kể từ tháng Bảy, và dịch cúm cũng được tường thuật tại Lào. Kể từ tháng 12, đã không có tin tức về cúm gia cầm ở Việt Nam, nước được cộng đồng quốc tế khen ngợi vì nỗ lực chống cúm. Virus H5N1 đã giết chết ít nhất 138 người trên thế giới, và các chuyên gia lo ngại nó có thể chuyển thành một hình thức lây lan từ người sang người. Cho đến nay, đa số các ca tử vong ở người là do tiếp xúc với gia cầm nhiễm bệnh. Lần đầu tiên từ đầu năm đến nay, một đàn vịt ở Bến Tre được phát hiện nhiễm cúm H5N1, gây nên lo ngại khả năng bùng phát dịch trở lại. text: Airbus cho hay phải tạm ngưng quá trình cải tổ mà theo đó hàng ngàn công ăn việc làm sẽ bị cắt giảm. Pháp, Đức, Anh và Tây Ban Nha, những nơi có nhà máy của Airbus, đã không thống nhất được với nhau về các hợp đồng tương lai. Việc trì hoãn cho xuất xưởng máy bay superjumbo A380 đã gây ra thiệt hại trầm trọng về tài chính cho công ty này. Công ty mẹ EADS nói Airbus cầm giảm chi phí xuống năm tỷ euro vào năm 2010 để tăng hiệu quả và cân bằng lại tỷ lệ lỗ mà sự chậm trễ mang lại. Airbus chắc cũng sẽ phải tiếp tục giảm chi phí sau 2010 vào khoảng hai tỷ euro/năm. Các quan chức cao cấp của chính phủ và lãnh đạo nghiệp đoàn tại cả bốn nước nói trên trong những ngày gần đây đã tích cực vận động ban giám đốc của Airbus vì sợ rằng các nhà máy sẽ phải chịu hậu quả nặng nề của việc cắt giảm nhân công. Báo chí đưa tin rằng Airbus có thể cắt giảm tới 12.000 việc làm trong số 57.000 nhân viên của họ. Bất đồng Airbus cho hay đã không đạt được thống nhất về việc tái cơ cấu kinh doanh, nhất là phân bổ lại nước nào sẽ chịu trách nhiệm sản xuất và lắp ráp loại máy bay mới A350. Tuy nhiên công ty này nói hy vọng nối lại việc thương lượng các hợp đồng lắp máy bay vừa được thông qua hồi tháng 12. Ông Louis Gallois, giám đốc điều hành của cả Airbus và EADS, nói: "Tôi đã đưa ra các đề xuất mà tôi cho là khá cân bằng kể cả về khía cạnh công nghiệp và kỹ thuật, đồng thời tương xứng với mục tiêu cạnh tranh kinh tế của chúng tôi." "Tôi mong họ có thể đạt được đồng thuận vì chúng tôi cần điều đó." Ông Gallois nhấn mạnh rằng một quyết định để định hướng cho công ty là không thể trì hoãn hơn nữa vì các nhân viên của Airbus đang nóng lòng muốn biết về tương lai của mình. Nhà máy chính của Airbus nằm tại Toulouse của Pháp, nơi công ty này cũng đặt đại bản doanh. Trong số các nhà máy tại Đức, nhà máy Hamburg có trên 10.000 nhân viên, tập trung vào lắp ráp ba loại máy bay mới. Ở Anh, Airbus có nhà máy tại Filton, gần Bristol, và Broughton, ở miền Bắc xứ Wales, với tổng cộng 11.000 công nhân cho cả hai nơi. Hãng Airbus vừa buộc phải hoãn loan báo cải tổ công việc kinh doanh sau khi các đối tác châu Âu không đạt được đồng thuận. text: Ông Blair đã hội kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Trong các năm 2012, 2013, ông cựu thủ tướng đều có các chuyến thăm Việt Nam, gây suy luận là ông có thể đang đóng vai trò cố vấn cho chính phủ Việt Nam về kinh tế. Báo chí Anh cho rằng đội tư vấn của ông Blair đã làm việc với Bộ Ngoại giao Việt Nam để hỗ trợ liên hệ kinh tế và thương mại với Anh và Liên hiệp châu Âu. Chiều thứ Tư 23/7, ông Blair đã hội kiến Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Trang mạng của Chính phủ Việt Nam nói trong cuộc gặp, ông Dũng bày tỏ mong muốn Anh quốc tiếp tục giúp Việt Nam xóa đói giảm nghèo và phát triển hạ tầng kinh tệ-xã hội. Ông Tony Blair được dẫn lời khẳng định sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong các lĩnh vực như thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển mô hình đối tác công - tư, phát triển giáo dục - đào tạo… Trong ngày 24/7, ông cựu thủ tướng có kế hoạch làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh và tham dự Tọa đàm về "Xu hướng đầu tư toàn cầu: Những khuyến nghị đối với Việt Nam". Tony Blair là thủ tướng lâu năm nhất của đảng Lao động Anh, cầm quyền từ năm 1997 cho đến năm 2007 khi Gordon Brown lên kế nhiệm. Kể từ khi rời khỏi số 10 phố Downing, Tony Blair được bổ nhiệm làm đặc phái viên của Bộ Tứ, bao gồm Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Âu, Mỹ và Nga, về hòa bình Trung Đông. Ông cũng đã chu du thế giới với vai trò diễn giả và đã kiếm được rất nhiều tiền từ các bài nói chuyện của mình. Ông còn được tin là đã cố vấn cho một số tập đoàn tài chính như JP Morgan và Zurich International. Ngoài ra ông còn thành lập một công ty tư vấn chiến lược có tên là Tony Blair Associates, chuyên về "các trào lưu chính trị-kinh tế và cải cách chính phủ". Ông Blair từng đóng vai trò cố vấn cho Colombia, Kazakhstan, Kuwait và Peru. Cựu Thủ tướng Anh quốc Tony Blair hiện đang ở Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy đầu tư và phát triển. text: Họ nói rằng cả việc hút thuốc lá lẫn chứng béo phì đều gây rủi ro đối với mạch máu dẫn tới tai. Tuy nhiên, nghiên cứu từ Trường đại học Tổng hợp Antwerp cho thấy mức ồn ào nơi làm việc vẫn tạo rủi ro lớn nhất cho tai con người. Một nghiên cứu riêng biệt khác cho thấy người trung niên hút thuốc có trí nhớ bị kém đi, thậm chí đẩy nhanh khả năng mắc chứng sa sút trí tuệ. Nghiên cứu với sự tham gia của 4.000 người, cả nam lẫn nữ, từ độ tuổi 53 tới 67 đã đưa ra kết luận thuyết phục nhất từ trước tới nay về sự liên hệ giữa hút thuốc và thính lực. Dr Erik Fransen từ Trường đại học Tổng hợp Antwerp ở Bỉ, trưởng nhóm nghiên cứu, nói có bằng chứng cho thấy khả năng thu nhận âm thanh của những người hút thuốc và những người béo phì bị ảnh hưởng. Ông nói: "Vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn khi người ta hút thuốc thường xuyên trong giai đoạn hơn một năm". Ông nhấn mạnh rằng một khi thính lực bị hư thì sẽ không hồi phục được. Các khoa học gia nói rằng việc hút thuốc và bệnh béo phì đều làm khó khăn trong quá trình tuần hoàn máu và dẫn tới thực trạng thiếu oxygen cũng như khả năng lọc độc tố. Amanda Sandford từ một nhóm vận động bỏ hút thuốc nói kết quả của nghiên cứu này đóng vai trò răn đe cho giới trẻ đang hút thuốc. Bà nói: "Có rất nhiều thanh niên nghĩ rằng họ có thể bỏ hút thuốc khi bước sang tuổi trung niên và không bị mắc một số bệnh do hút thuốc lá". "Và họ nên biết rằng những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra ngay từ bây giờ". Các khoa học gia nói hút thuốc lá và chứng béo phì có thể gây hại lâu dài cho thính lực. text: Thứ trưởng Y tế Việt Nam Trịnh Quân Huấn nói với đài BBC rằng "không chỉ Việt Nam mà bất cứ nước nào có kinh nghiệm đều sẵn lòng giúp vì cúm gia cầm đã trở thành đe dọa toàn cầu". Ông Huấn đã phát biểu như vậy trong khi các quan chức châu Âu có cuộc họp tại Brussels để bàn phương thức đối phó với việc lây lan của virus cúm tại châu lục này. Bộ trưởng Y Tế Hoa Kỳ Michael Leavitt trong lúc đó cũng đang ở Việt Nam, chặng cuối trong chuyến thăm thị sát các nước Đông Nam Á kéo dài một tuần. Phát biểu tại Hà Nội, ông nói rằng sự lan rộng của dịch cúm gia cầm nguy hiểm của châu Á sang châu Âu là một 'dấu hiệu phiền toái' và những loài chim di cư chắc chắn sẽ truyền virus xa hơn. Ông Leavitt cũng nhấn mạnh sự cần thiết có hành động khẩn cấp để chống lại virus và ngăn cản dịch bệnh cho người có thể xảy ra. Hoa Kỳ đã cam kết cho các nước trong khu vực Đông Nam Á khoảng 25 triệu đôla, chủ yếu để làm công tác giám sát và tuyên truyền phòng ngừa. Việt Nam được 2,5 triệu trong số đó. Chia sẻ kinh nghiệm Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng dịch cúm gia cầm đang biến thể thành chủng có thể lan truyền từ người này sang người khác. Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, tiến sỹ Shigeru Omi, nói cộng đồng quốc tế cần huy động khoảng 260 triệu đô la Mỹ để phòng chống bệnh cúm gia cầm ở Đông Nam Á. Ông cũng kêu gọi tất cả các quốc gia báo cáo ngay những trường hợp tình nghi bệnh cúm gia cầm và chia sẻ mẫu thu được từ gia cầm và người bị nhiễm với cộng đồng quốc tế. Các chuyên gia đánh giá giáo dục cộng đồng là công tác quan trọng để phòng chống bệnh. Việt Nam là nước có nhiều người tử vong vì cúm gà nhất với con số trên 40 người trong số 60 người thiệt mạng. Tuy nhiên cũng có nhiều người ở Việt Nam sau khi nhiễm virus H5N1 đã được chữa lành và đối với họ, cuộc "hội ngộ" tuy ngắn ngủi với cúm gia cầm cũng đã làm thay đổi cuộc sống của họ. Anh Nguyễn Thanh Hưng, một người từng bị cúm gà nhưng sống sót, nói với BBC rằng trước hết, sức khỏe của anh bị ảnh hưởng nặng. Anh Hưng cũng cho rằng, sau khi bị bệnh anh đã có hiểu biết đầy đủ hơn về cúm gia cầm, và có thể giúp gia đình và bạn bè phòng chống bệnh một cách hữu hiệu hơn. "Tôi chú ý hơn tới việc phòng bệnh, nhất là trong ăn uống. Tôi và gia đình không bao giờ ăn thịt gà, vịt không rõ nguồn gốc". "Sắp vào mùa lạnh, tôi cũng phải tập luyện và gìn giữ sức khỏe cẩn thận hơn". Việt Nam cho biết sẵn sàng hỗ trợ kinh nghiệm và chuyên gia y tế cho các nước châu Âu để đối phó với căn bệnh cúm gia cần "nếu cần thiết". text: Ông Babis và các đồng sự ăn mừng chiến thắng Ông Babis, 63 tuổi, cựu đảng viên cộng sản Slovakia, người từng bị cho là cộng tác viên an ninh StB, nhưng nay có 4 tỷ đôla, là người giàu thứ nhì tại nước này. Đảng ANO (Đúng thế) của ông nhận được gần 30% trên tổng số phiếu được kiểm - gần gấp ba lần so với đối thủ. ANO có nghị trình "chống tầng lớp cầm quyền" dù ông Babis từng làm Phó thủ tướng, Bộ trưởng trong chính phủ liên minh trước đây. Đảng Dân chủ Công dân và đảng Cướp biển (Pirates) về nhì và ba với hơn 10% số phiếu cho mỗi đảng. Lập 'Viện Đạo đức' và Điểm tin tức tuần Walesa phủ nhận hợp tác với an ninh cộng sản Số người đi bầu là gần 61%. Ông Babis, người sắp thành thủ tướng, nói với Reuters rằng ông "mời tất cả mọi người tham gia đàm phán" nhưng không sẵn sàng "hợp tác" với đảng cực hữu chống EU và đảng Dân chủ Trực tiếp hay đảng Cộng sản. Ông nói sẽ không đưa Czech vào khu vực đồng euro nhưng ông muốn nước ông ở lại EU. Ông cũng cho hay sẽ đề xuất thay đổi với Hội đồng Châu Âu về các vấn đề như chất lượng lương thực và "giải pháp di dân". Ông sinh ra ở Slovakia thời Tiệp Khắc và được cho là thân Moscow. Hồi nhỏ, là con một nhà ngoại giao Tiệp Khắc, ông đi học ở Paris và Geneva. Các báo châu Âu gọi ông là Donald Trump của Czech vì các phát biểu chống người nhập cư, và vì ông cũng là tỷ phú. Toà án tại Slovakia đã mở điều tra về các cáo buộc ông Babis là nhân viên an ninh thời cộng sản, điều ông bác bỏ. Ông cũng phủ nhận các thông tin nói ông từng làm việc cho KGB. Thủ tướng sắp mãn nhiệm Bohuslav Sobotka (phải) có mối quan hệ không êm thắm với Andrej Babis (trái) Bị cáo buộc biển thủ Ông cũng từng bị buộc tội biển thủ 2 triệu euro tiền trợ cấp của EU cho công ty riêng nhưng ông nói ông là nạn nhân của vụ việc có động cơ chính trị. Một số tiếng nói trong chính trường Czech lo ngại rằng không chỉ đã làm chủ các doanh nghiệp lớn trong ngành nông nghiệp, hoá chất và thực phẩm, ông Babis còn mua luôn hai tờ báo ở Czech và một đài truyền hình, động thái giúp ông có tiếng nói trong ngành truyền thông. Bầu cử nghị viện Cộng hòa Czech bắt đầu từ hôm 20 và kết thúc một ngày sau. Các khẩu hiệu công kích EU và chính sách tái định cư người tỵ nạn Trung Đông ở châu Âu của đảng ANO thu hút cử tri Czech cả ở phe tả và phe hữu. Một số báo châu Âu đặt câu hỏi nếu ông Babis làm thủ tướng, Czech có nghiêng về phía các nước Ba Lan và Hungary để hãm đà liên kết EU mà Brussels mong muốn hay là không. Hồi 2015, ông Babis đã gặp Ngoại trưởng Áo khi đó, Sebastian Kurz, người lên làm thủ tướng tuần trước. Ông Kurz có quan điểm giảm bớt hội nhập châu Âu và chia sẻ nghị trình của phe cực hữu Áo. Từng ủng hộ việc Nga sáp nhập Crimea, ông Babis bị nhà báo Mỹ, bà Anne Applebaum nêu tên trong một cuốn sách về chính trị Đông Âu như một trong những chính trị gia có quan hệ chặt với quyền lợi của Nga dưới thời ông Vladimir Putin. Khủng hoảng Ba Lan: Quốc hội bị cắt điện Ứng viên tỷ phú dân túy Andrej Babis và đảng của ông giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tại Cộng hòa Czech. text: Bế tắc chính trị đã dẫn tới tình trạng bạo lực tồi tệ nhất kể từ cuộc nội chiến 1975-90. Thỏa thuận do các nước Ảrập làm trung gian có điểm nói về việc thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc và cải cách bầu cử. Nó cũng mở đường cho Quốc hội bầu chọn ra tổng thống mới vì vị trí này vẫn để trống kể từ tháng 11 năm ngoái. Các phóng viên nói rằng thỏa thuận này là chiến thắng vang dội cho phe đối lập Hezbollah, vì các yêu cầu chính của phe này đã được thỏa mãn. Trong một phát biểu tại lễ ký kết tại thủ đô Doha của Qatar, thủ tướng Lebanon Fuad Siniora nói đây là một thỏa thuận đặc biệt được đưa ra trong một thời điểm đặc biệt. Bộ trưởng bộ Viễn thông Marwan Hamadeh thì tuyên bố không có ai thua thiệt trong thỏa thuận này. Ông Amr Moussa, người đứng đầu Liên đoàn Ảrập, tổ chức làm trung gian cho thỏa thuận, nói rằng nó đã "tháo còng cho Lebanon". Thắng lợi của Hezbollah Thỏa thuận mới đạt được mang lại cho khối đối lập do Hezbollah dẫn đầu đủ số ghế để có quyền phủ quyết trong chính phủ. Nó cũng sẽ mang lại một số thay đổi trong luật bầu cử, có thể mang tính quyết định trong kỳ bầu cử Quốc hội vào năm tới. Các đại biểu tham dự đàm phán Doha cũng đã bàn về chủ đề gây tranh cãi là lượng vũ khí đạn dược đáng kể của Hezbollah. Bộ trưởng Marwan Hamadeh, người cũng là một dân biểu, nói: "Thỏa thuận mới cấm việc sử dụng vũ khí ở trong nước và kêu gọi đối thoại trong lĩnh vực quân bị". Từ trước tới nay Hezbollah vẫn bác bỏ kêu gọi giảm trừ quân bị với lý do cần có vũ khí để đối phó với nước láng giềng phía Nam, Israel. Theo thỏa thuận mới, Quốc hội nay có thể bầu người đứng đầu quân đội Lebanon, tướng Michel Suleiman, vào vị trí tổng thống. Nhiều tháng nay, tướng Suleiman đã được các bên nhìn nhận như ứng viên duy nhất có thể thay thế vị tổng thống thân Syria sắp mãn nhiệm Emile Lahoud. Thế nhưng tình trạng bất đồng chính trị đã cản trở Quốc hội Lebanon bỏ phiếu bổ nhiệm ông. Các chính trị gia kình chống nhau tại Lebanon vừa đạt được thỏa thuận về các bước giải quyết khủng hoảng chính trị trong nước. text: Nhiều dự án đường sắt ở Việt Nam sử dụng vốn ODA từ Nhật Đài NHK của Nhật Bản cho biết sau khi Việt Nam áp dụng các biện pháp mới ngăn chặn tham nhũng, nay Tokyo sẽ bắt đầu lại các dự án ODA ở Việt Nam. Trước đó, công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) cùng hai cựu lãnh đạo và một người còn đương nhiệm của công ty, đã bị buộc tội hối lộ các quan chức Việt Nam trong một dự án đường sắt. Hồi tháng Sáu, Nhật Bản đã tạm ngừng viện trợ ODA sau nghi án hối lộ với quan chức đường sắt Việt Nam được phanh phui vào tháng Ba. Hai quốc gia cũng đã có cuộc ‘họp kín chống tham nhũng’ hôm 24/06 nhằm tránh sự việc tương tự xảy ra ở Việt Nam sau này. Theo đài NHK, Nhật Bản sẽ họp với Việt Nam hai lần một năm để kiểm tra các biện pháp ngăn chặn bê bối. Hôm 15/7 ông Hiroshi Watanabe, Thống đốc Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), thăm Việt Nam. Truyền thông Việt Nam khi đó đưa tin ông Watanabe nói thời gian tới, chương trình cung cấp ODA của Nhật Bản cho Việt Nam sẽ tiếp tục được duy trì. Người phát ngôn ngoại giao Việt Nam, hôm 18/7, tuyên bố Việt Nam “hoan nghênh và đánh giá cao” việc Nhật Bản hỗ trợ ODA cho Việt Nam. Ông Lê Hải Bình nói Việt Nam “sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ” với phía Nhật Bản để phòng chống tiêu cực trong các dự án ODA. Nhật Bản dự định nối lại viện trợ phát triển (ODA) cho Việt Nam sau thời gian ngắn tạm ngừng vì cáo buộc hối lộ. text: Các công tố viên có 48 giờ để quyết định về việc chính thức bắt giữ bà Choi Choi Soon-sil, bạn lâu năm của Tổng thống Park Geun-hye, bị cáo buộc can thiệp vào công việc chính phủ và lợi dụng quan hệ để tạo ảnh hưởng. Bà bị thẩm vấn hôm 31/10 sau khi xin lỗi vì phạm "tội không thể dung thứ". Các công tố viên có 48 giờ để quyết định về việc chính thức bắt giữ bà Choi. Bà bị tạm giam khẩn cấp đêm 31/10 trong lúc các công tố viên cho hay họ sợ rằng bà có thể tiêu hủy bằng chứng và có nguy cơ đào tẩu, theo hãng thông tấn Yonhap. "Bà ấy từng bỏ trốn ra nước ngoài trong quá khứ, và bà không có địa chỉ thường trú tại Nam Hàn nên có khả năng sẽ đào tẩu", một công tố viên nói với Yonhap. "Bà ấy cũng đang trong tình trạng tâm lý rất bất ổn." Sáng 1/11, một chiếc xe máy xúc tông văn phòng công tố Trung ương Seoul, làm bị thương một bảo vệ và gây đổ vỡ. Người lái xe 45 tuổi khai báo ông ta gây chuyện này để "giúp bà Choi Soon-sil chết", sau khi bà Choi nói với phóng viên rằng bà "phạm tội đáng chết", khi đang trên đường đến gặp các công tố viên. Biểu tình yêu cầu Tổng thống Hàn Quốc từ chức Tuần trước, bà Park công khai xin lỗi và thừa nhận "một số tài liệu" đã được chia sẻ với bà Choi và bà này được phép chỉnh sửa những bài diễn văn của tổng thống. "Choi khuyên tôi về cách diễn đạt trong các diễn văn và quan hệ công chúng trong chiến dịch tranh cử tổng thống và bà ấy tiếp tục giúp tôi trong một khoảng thời gian sau khi tôi nhậm chức", bà Park nói. "Tôi xin lỗi người dân", bà nói và cúi đầu trước ống kính. Động thái này không ngăn được sự tức giận của người dân và khoảng 8.000 người tham gia biểu tình hôm 29/10, một số người kêu gọi bà Park từ chức. Bà Choi có cha là ông Choi Tae-min, một lãnh tụ giáo phái, người từng là cố vấn thân cận cho bà Park cho tới khi ông qua đời vào năm 1994. Người phụ nữ là tâm điểm của vụ bê bối chính trị đe dọa sự nghiệp của Tổng thống Nam Hàn đã bị bắt giữ. text: Chưa vui được bao nhiêu, nay Vejjajiva đang đối diện với những chiếc áo màu đỏ. Các nhân vật cầm đầu của Mặt trận Dân chủ chống độc tài (UDD), tổ chức chịu ảnh hưởng của Thaksin, hứa sẽ dùng cuộc ‘cách mạng đỏ’ để lật đổ chính quyền Vejjajiva. Cũng giống như cách mạng vàng đã đẩy hai thủ tướng Samak và Somchai của đảng PPP thân Thaksin, vào sự quên lãng. Ngày quốc hội họp để chọn Abhisit làm thủ tướng, 200 cảm tình viên áo đỏ tụ tập bên ngoài tòa nhà, đã ném xi măng ướt vào kính xe hơi của những dân biểu ngả theo tân chính phủ. Báo Thái Lan gọi trò phản đối này là quá đáng, và nguy hiểm. Cảnh sát thông báo họ sẽ dùng biện pháp ‘mềm mại’ đối với các ủng hộ viên áo đỏ. (Giống như họ đã từng ‘nương tay một cách lịch sự’ đối với người biểu tình áo vàng trước đây!) Ngày 28 tháng 12, một ngày trước khi quốc hội tranh luận về chính sách kinh tế của chính phủ, những người áo đỏ sẽ tổ chức một cuộc biểu tình lớn tại quảng trường trung tâm. Mục đích gây sức ép để Abhisit giải tán quốc hội. Giống như nước Mỹ chia thành hai phe đỏ và xanh trong mùa bầu cử, (đỏ: Cộng hòa, xanh: Dân chủ) chính trị Thái Lan đang chịu sự chia rẽ trầm trọng bởi lằn ranh vàng và đỏ. Hai thủ tướng tiền nhiệm (và xấu số) là Samak Sundaravej và Somchai Wongsawat không bao giờ dám đặt chân tới miền Nam của Thái Lan. Vì dưới đó không có cử tri áo đỏ. Ngay cả Bangkok cũng trở thành nơi không an toàn đối với ông Somchai, vì vùng này đã bị những người áo vàng nắm giữ. Cách duy nhất để ‘bảo toàn tính mạng’ là chạy lên Chiengmai, bắc Thái Lan. Đây chính là thành trì vững vàng của những người ủng hộ Thaksin. Và ‘quê hương’ của đội quân áo đỏ. Trong bế tắc tương tự, Abhisit rất khó đặt chân tới vùng Bắc và Tây Bắc của Thái Lan. Có khi đi cả ngày không kiếm được một người ‘áo vàng’. Tân thủ tướng Thái hiểu được điều này và kế sách duy nhất ông có thể làm được là tung tiền ra để mua sự tín nhiệm và lòng thành của cử tri!(Ví dụ như rót thêm ngân sách, xây thêm công trình phúc lợi, và duy trì an sinh xã hội.) Một chính trị gia ‘thạo thổ địa’ vùng Tây Bắc Thái Lan mà Abhisit có thể dựa vào là Newin Chidchob. Trước đây ông này hay ‘đi đêm’ với Thaksin, và trở nên nổi tiếng vì tài vận động thuyết phục dân. Dạo trước mỗi khi Thaksin cần tụ hợp dân chúng (càng đông càng tốt) để loan báo chính sách, Chidchob lo phần ‘lùa dân’ đến sân vận động. Abhisit hy vọng, với việc Chidchob nghiêng về hậu thuẫn đảng Dân Chủ, ông ta có thể giúp chính phủ, vốn đại diện cho nhóm cử tri trung lưu, trí thức ở thành thị, mở rộng hậu thuẫn trong khối cử tri nghèo tại vùng đông bắc. Trong khi đó những người áo vàng nhất mực cho rằng, vì công sức họ đấu tranh ngày đêm mà Abhisit mới có cơ hội ngồi vào ghế thủ tướng. Họ sẽ dùng sức ép khi cần thiết, khi cho rằng chính phủ Abhisit nợ công ơn họ. Giới cá độ tại Bangkok bỏ tiền cá chính phủ của Abhisit chỉ tồn tại được hai năm. Bạn nghĩ sao? Các cuộc phản đối ù lì của ủng hộ viên đảng PAD, với biểu tượng là chiếc áo màu vàng , vô hình chung giúp cho đảng Dân Chủ của Abhisit Vejjajiva nắm chính quyền và đưa ông vào chức thủ tướng. text: Ông Mursi quyết hứa cuộc cách mạng của người dân Ai Cập sẽ tiếp tục Ông Mursi, ứng viên của phong trào Huynh đệ Hồi giáo, đã đọc lời tuyên thệ trước Tòa Hiến pháp tối cao. Ông hứa sẽ tôn trọng Hiến pháp và luật pháp cũng như bảo vệ người dân Ai Cập. Ông sẽ phát biểu tại Đại học Tổng hợp Cairo trước khi tới một căn cứ quân sự để nhận bàn giao từ chính phủ quân nhân. Hôm thứ Sáu, ông khen ngợi đám đông tại Quảng trường Tahrir, trung tâm điểm của các cuộc biểu tình đã lật đổ cựu Tổng thống Hosni Mubarak vào năm ngoái. Ông Mursi đọc lời tuyên thệ có tính biểu tượng trước hàng ngàn người tụ tập để biểu tình phản đối những nghị định do Hội đồng Quân sự Tổi cao cầm quyền (Scaf) đưa ra. Quân đội đã tước bỏ rất nhiều quyền hạn của Tổng thống trong mấy tuần qua. Tuy nhiên ông Mursi nói với những ủng hộ viên của mình: "Tôi hứa với các bạn rằng tôi sẽ không từ bỏ những quyền hạn được giao cho Tổng thống." Ông hứa sẽ là một Tổng thống của mọi người dân Ai Cập, và nói rằng: "Cuộc cách mạng phải tiếp tục cho tới khi đạt được tất cả mọi mục tiêu của mình." Ở mọi giai đoạn ông Mursi đều có động thái trấn an những người đang lo ngại về phong trào Huynh đệ Hồi giáo, cả ở trong nước và nước ngoài, theo phóng viên BBC tại Cairo, Jon Leyne. Ông sẽ cần tới một sự pha trộn giữa chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa dân túy trong các cuộc chiến phía trước, phóng viên Jon Leyne cho biết thêm. 'Không sợ bất cứ ai' Ông Mursi tuyên thệ nhậm chức chậm chừng nửa tiếng so với kế hoạch và buổi lễ nhậm chức diễn ra tại Tòa Hiến pháp chứ không phải tại Quốc hội như dự trù lúc ban đầu - tuần trước Quốc hội đã bị Hội đồng Quân sự Tối cao giải thế. Quốc hội, được bầu ra vào tháng 11 năm ngoái, chủ yếu gồm thành viên đảng Công lý và Tự do, vốn được phong trào Huynh đệ Hồi giáo hậu thuẫn, và các nhân vật Hồi giáo khác. Hôm thứ Sáu, ông Mursi cũng quyết hứa sẽ làm việc để những thường dân bị quân đội bắt giữ được thả tự do và ông cũng tìm kiếm công lý cho những người bị thương và bị giết hại trong cuộc nổi dậy hồi năm ngoái. Ông cho biết ông sẽ làm việc để ông Omar Abdel-Rahman, một dân quân Hồi giáo đang bị cầm tù tại Mỹ vì vụ đánh bom tại Trung tâm thương mại thế giới ở New York năm 1993, phải được thả tự do. Đã có lúc ông Mursi phanh áo khoác để đám đông có thể thấy ông không mặc áo chống đạn và nói: "Tôi được trấn an, nhờ Thượng đế và nhờ các bạn. Tôi không sợ bất cứ ai ngoài Thượng đế." Ông Mursi cũng hứa sẽ có các bước đi nhằm phát triển nền kinh tế đang gặp khó khăn của Ai Cập cũng như tiến hành các hoạt động ngoại giao với "lòng tự trọng". Giữ quan hệ như thế nào với Hội đồng Quân sự Tối cao có lẽ sẽ là thử thách chính của ông Mursi khi ông bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống của mình. Hội đồng Quân sự Tối cao trước đó đã nói rằng họ sẽ chuyển giao quyền lực cho ông Mursi vào cuối tháng này. Tuy nhiên thành viên của Hội đồng Quân sự Tối cao, Tướng Mohamed al-Assar, nay nói với giới truyền thông Ai Cập hồi đầu tuần rằng người đứng đầu Hội đồng, Nguyên soái Hussein Tantawi, sẽ tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng dưới sự lãnh đạo của ông Mursi. Cũng hôm thứ Sáu, ông Mursi đã làm lễ cầu nguyện tại đền thờ al-Azhar ở Cairo, một trong những nơi truyền bá Hồi giáo Sunni nổi tiếng nhất. Ông đã tìm cách làm giảm nỗi lo sợ của những người thế tục và cả người Thiên chúa giáo Ai cập rằng ông sẽ dùng nhiệm kỳ Tổng thống của mình để áp đặt luật Hồi giáo. Nhóm vận động cho ông Mursi cho biết ông dự định sẽ cử một phụ nữ và một người Thiên chúa giáo Ai Cập vào vị trí Phó Tổng thống. Ông Mohammed Mursi vừa tuyên thệ nhậm chức tại một buổi lễ có tính lịch sử diễn ra ở thủ đô Cairo và trở thành Tổng thống dân sự đầu tiên thắng cử qua bầu chọn dân chủ. text: Hai quan chức này đóng tại tỉnh Helmand ở miền nam Afghanistan và họ đã có các cuộc gặp với các bộ tộc và các nhóm, có thể bao gồm cả Taleban. Họ được yêu cầu phải rời Afghanistan và Liên Hiệp Quốc nói họ sẽ làm theo đề nghị của chính phủ. Tuy nhiên các quan chức nói họ hy vọng có thể giải quyết điều mà họ coi là sự hiểu lầm. Phóng viên BBC ở Kabul, Alastair Leithead nói hai người trong đó có một người là quyền trưởng đại diện của Liên Hiệp Châu Âu ở Afghanistan đã nói chuyện với nhiều nhóm khác nhau trên khắp Afghanistan. Mục đích các cuộc nói chuyện này, theo phóng viên BBC là để tìm hiểu thực tế ở các nơi khác nhau. Phát ngôn viên chính phủ Afghanistan nói hai người bị buộc rời khỏi Afghanistan đã tham gia vào những hoạt động không thuộc pham vi công việc của họ và rằng các đồng nghiệp Afghanistan của họ đã bị bắt để điều tra. Tỉnh Helmand là trung tâm của vùng sản xuất ma túy ở Afghanistan và Châu Âu cũng như Liên Hiệp Quốc đã đóng vai trò lớn trong việc cố gắng xóa bỏ khu này. Các nhà phân tích nói rằng ma túy chính là một trong những lý do khiến Taleban hoạt động mạnh trở lại. Hai quan chức cao cấp của Liên Hiệp Châu Âu và Liên Hiệp Quốc, một người Anh và một người Ai-len đã được lệnh phải rời khỏi Afghanistan. text: Việt Nam: Tình trạng thất nghiệp rất nghiêm trọng Gói hỗ trợ của Việt Nam và các nước hiệu quả đến đâu? VN: Thông điệp năm mới 2020 - 'đột phá' thể chế Dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tăng 2,4% năm nay, theo thống kê mới nhất của IMF. IMF khen Việt Nam đã có "các bước đi cương quyết để kiềm chế tổn hại sức khỏe và kinh tế do Covid-19". Đến nay Việt Nam mới chỉ có 1.288 ca nhiễm và 35 ca tử vong. IMF dự báo Việt Nam sẽ hồi phục kinh tế mạnh mẽ năm 2021, với tăng trưởng có thể lên tới 6,5%. Nhiều yếu tố giúp giảm thiểu tổn hại, theo lời Michael Kokalari, kinh tế gia trưởng tại quỹ Vinacapital. Có lẽ yếu tố bất ngờ nhất là do số luợng người toàn thế giới đã làm việc ở nhà. Ông nói với BBC chúng tôi: "Người ta mua laptop mới, mua đồ văn phòng mới, để làm việc và ở trong nhà nhiều hơn. Mà nhiều thứ này lại làm tại Việt Nam." Khu vực sản xuất của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong 10 năm qua do doanh nghiệp tìm kiếm nơi khác vì chi phí lao động ở Trung Quốc gia tăng. Thương chiến Mỹ và Trung Quốc cũng khiến Trung Quốc bớt hấp dẫn về sản xuất. Nhiều công ty đa quốc gia đã bắt đầu làm ở Việt Nam, như Apple và Samsung Apple dự định sẽ sản xuất tai nghe Airpods ở Việt Nam. Ông Kokalari nói Covid-19 cũng khiến thêm nhiều công ty cân nhắc chuyển sang sản xuất ở Việt Nam. "Khi Covid tới, ta tưởng đã có chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu nhưng hóa ra chỉ là Trung Quốc, mà lại không thể sản xuất nữa." Việt Nam đã hạn chế thành công tổn hại kinh tế do Covid-19 và là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á sẽ có tăng trưởng năm 2020. text: Ông Guaidó nói trong một cuộc tập hợp ở Caracas rằng "kẻ tiếm quyền [Maduro] phải rời đi" Ông cũng nói trong một cuộc tập hợp ở Caracas rằng "kẻ tiếm quyền [Maduro] phải rời đi". Maduro gọi chính phủ Donald Trump là 'cực đoan' Diễn biến Venezuela gửi thông điệp gì cho VN? Venezuela: Tại sao một số nước ủng hộ Maduro? Venezuela rồi sẽ ra sao với hai tổng thống? Ông Maduro trước đó nói với BBC rằng ông cho phép viện trợ vào nước vì đó là cách để Mỹ lấy cớ can thiệp quân sự. Chính phủ Hoa Kỳ và hầu hết các nước phương Tây đã công nhận ông Guaidó là tổng thống lâm thời. Ông Maduro, người được Nga và Trung Quốc hậu thuẫn, đang chịu áp lực ngày càng tăng về cuộc bầu cử tổng thống sớm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ, cáo buộc tham nhũng tràn lan và vi phạm nhân quyền. Ông Guaidó nói gì? Ông Guaidó nói với những người ủng hộ rằng viện trợ nhân đạo sẽ được đưa vào Venezuela hôm 23/2. "Gần 300.000 người Venezuela sẽ chết nếu viện trợ không vào được. Gần hai triệu người đang có nguy cơ về sức khỏe." Tuần trước, những chiếc xe tải đầu tiên chở viện trợ nhân đạo của Hoa Kỳ cho Venezuela đã đến thành phố Cúcuta, Colombia, nằm ở biên giới với Venezuela. Những chiếc xe này đậu gần cầu Tienditas, nơi bị quân đội Venezuela chặn đường. Maduro: US 'warmongering' in order to take over Venezuela Ông Maduro nói gì với BBC? Trả lời phóng viên Orla Guerin của BBC, ông Maduro gọi chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump là "băng đảng cực đoan" và đổ lỗi cho nước Mỹ vì cuộc khủng hoảng tại nước ông. Ông cũng nhắc lại rằng sẽ không cho phép viện trợ nhân đạo của Hoa Kỳ vào Venezuela. "Họ hiếu chiến để chiếm lấy Venezuela," ông nói. Ông Maduro - người vẫn nhận được sự hậu thuẫn từ Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Trung Quốc và nhất là từ quân đội Venezuela - cho biết ông không thấy cần phải có cuộc bầu cử tổng thống sớm. "Logic để tổ chức lại một cuộc bầu cử là gì?" ông đặt hỏi. TQ lo ngại tiền đầu tư vào Venezuela thời Maduro Phe đối lập Venezuela 'gặp gỡ quân đội' Venezuela: 'Lương mua được hai quả trứng' Venezuela: 2.000 tướng hưởng nhiều đặc quyền Quan hệ giữa Mỹ và Venezuela đã xấu đi trước khi chính quyền Trump trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ủng hộ ông Guaidó làm lãnh đạo lâm thời. Venezuela cắt đứt quan hệ ngoại giao để đáp trả trong khi ông Trump nói rằng việc can thiệp quân sự là "một lựa chọn". Hoa Kỳ, vốn cáo buộc chính phủ Maduro vi phạm nhân quyền và tham nhũng, tạo áp lực quốc tế buộc tổng thống Venezuela phải từ chức. Họ áp một loạt các biện pháp cấm vận nhắm vào nước này và công ty dầu mỏ quốc doanh PDVSA, nhằm đánh vào nguồn thu chính của Venezuela. Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã đóng băng tài sản tại Hoa Kỳ của ông Maduro, hạn chế việc xuất hàng hóa Venezuela vào thị trường Hoa Kỳ và ngăn chặn các giao dịch vàng của nước này. Trả lời nhà báo BBC Orla Guerin ở thủ đô Caracas, ông Maduro nói ông hy vọng "nhóm cực đoan trong Nhà Trắng sẽ bị dư luận thế giới mạnh mẽ đánh bại". Ông Maduro, cầm quyền từ 2013, tái đắc cử nhiệm kỳ hai năm 2018. Nhưng nhiều ứng viên đối lập khi đó bị cấm tranh cử, bị tù, và cáo buộc gian lận. Tổng thống BBC Maduro trả lời phóng viên BBC Orla Guerin Ông Maduro tuyên bố ông không thấy cần tổ chức bầu cử sớm. Ông nói "chỉ có 10" chính phủ ủng hộ ông Guaidó, mặc dù thực tế hơn 30 nước đã tuyên bố ủng hộ lãnh đạo đối lập. Trong cuộc phỏng vấn, ông Maduro nói "khoảng 80 tấn vàng của Venezuela" đang bị phong tỏa trong Ngân hàng Trung ương Anh quốc. Ông Maduro khẳng định quân đội "trung thành với hiến pháp", và trung thành với tổng tư lệnh là ông. BBC hỏi cố tổng thống Hugo Chavez sẽ nghĩ gì nếu chứng kiến Venezuela hôm nay. Ông Maduro trả lời rằng ông Chavez sẽ "quyết tâm chiến đấu vì đất nước". "Tôi luôn nghĩ Chavez sẽ làm gì trong hoàn cảnh này? Điều đó giúp tôi nhiều để tìm ra cách giải quyết." Ông Juan Guaidó tự tuyên bố mình là tổng thống tháng trước và ngay lập tức được Mỹ và vài nước Mỹ-Latinh công nhận. Nga và Trung Quốc ủng hộ Tổng thống Maduro. Ông Guaidó kêu gọi những người ủng hộ tiếp tục biểu tình Lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaidó nói với hàng vạn người ủng hộ ông rằng viện trợ nhân đạo sẽ được đưa vào, bất chấp sự phản đối của Tổng thống Nicolás Maduro. text: Thiền sư 90 tuổi sinh tại Thừa Thiên - Huế Thư gửi tăng thân cư sĩ theo pháp môn Làng Mai thông báo chuyến bay đưa Thiền sư Nhất Hạnh hạ cánh tại Đà Nẵng vào trưa hôm thứ Ba 29/08. Kể từ năm 2008, đây là lần đầu tiên Thiền sư Nhất Hạnh về thăm lại Việt Nam. Video Làng Mai kể nguyên nhân đằng sau vụ Bát Nhã Video Từ thuyền nhân trở thành sư thầy Làng Mai Video Thăm thất 'Ngồi yên' của Thiền sư Nhất Hạnh Bức thư trên trang web Làng Mai viết: "Trong một vài tuần gần đây, Sư Ông chúng con thể hiện rõ ước muốn được trở về thăm quê hương. Với sự yểm trợ hết lòng của tăng thân tứ chúng, ước nguyện đó nay đã thành hiện thực. "Trong chuyến về Việt Nam lần này, Sư Ông sẽ về thăm Tổ đình Từ Hiếu, Huế - nơi Sư Ông bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942. "Để giúp bảo tồn năng lượng cho Sư Ông trong quá trình trị liệu, chúng con xin thông báo là sẽ không có các khóa tu hoặc các sự kiện công cộng do tăng thân Làng Mai tổ chức tại Việt Nam trong thời gian Sư Ông thăm quê hương". Bức thư mô tả Thiền sư Nhất Hạnh đã từng chia sẻ trong chuyến về Việt Nam năm 2007 rằng trong 65 năm tu tập, điều mà ông tìm ra là "không có tôn giáo nào, học thuyết nào, chủ nghĩa nào cao hơn tình huynh đệ". "Sư Ông muốn nhắc nhở chúng ta rằng với sự đoàn kết và tình huynh đệ chân chính, không có gì mà chúng ta không thể thực hiện được. Thiền sư 90 tuổi sinh tại Thừa Thiên - Huế. Ông được coi là nhà lãnh đạo Phật giáo có uy tín trên thế giới, cổ súy cho khái niệm Phật giáo dấn thân. Ông còn là nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu và nhà hoạt động xã hội. Pháp môn Làng Mai được đặt tại Pháp quốc. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xuất bản trên 100 cuốn sách, trong đó có hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Làng Mai 'trong lòng nước Pháp' Ảnh Thăm tịnh thất của Thiền sư Nhất Hạnh ở Làng Mai Thiền sư Nhất Hạnh và 'con đường thứ ba' 'Đừng nên có công an tôn giáo' Thiền sư Nhất Hạnh tại Tp HCM trong một lễ giải oan hồi tháng 3/2007. Từng về Việt Nam hành đạo và thuyết pháp, thiền sư Nhất Hạnh đã nhiều lần kêu gọi chính phủ trong nước ân xá cho tù chính trị và cởi mở tôn giáo. Trong cuộc phỏng vấn với BBC hồi năm 2015, Sư cô Chân Không của Đạo Tràng Mai Thôn nói với BBC về nội tình đằng sau biến cố Thiền viện Bát Nhã ở Lâm Đồng năm 2009. Việc các môn đồ của ông bị quấy nhiễu và tu viện bị đập phá khiến hàng trăm tu sinh của Làng Mai phải rời khỏi tu viện đánh dấu việc Thiền sư Thích Nhất Hạnh ngưng quan hệ với Việt Nam nhiều năm sau đó. Vị Giáo thọ nói với BBC rằng trong chuyến đi thứ hai về Việt Nam năm 2007, sau khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh làm trai đàn bình đẳng chẩn tế để giải oan cho các nạn nhân chiến cuộc ở cả miền Nam, miền Trung, miền Bắc và trên toàn đất nước, thì được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Trong cuộc gặp đó "Thiền sư đưa ra 10 điểm đề nghị, trong đó có: "Nên có một bộ công an là đủ rồi, chứ đừng nên có thêm công an tôn giáo. "Công an tôn giáo đi theo dõi mấy ông thầy tu với mấy ông cha cực quá, chỉ có nước Tàu với nước Việt Nam là có chuyện đó." "Vì câu đó mà công an họ đập tan hoang, tơi bời. Mà họ đập tại vì mình cũng không chịu lo tiền, lo tiền từ Bảo Lộc cho tới Lâm Đồng. "Nhưng mà mình đã muốn cống hiến cho đất nước năm giới, là năm phép tu tập chánh niệm, nên sẽ phạm giới nếu mình tham nhũng. "Thành ra chúng tôi vẫn chưa học được bài học ở Việt Nam, là nếu mà mai mốt cho một Làng Mai ở Việt Nam mà chúng tôi vẫn tiếp tục không chịu đi lo lót tiền bạc thì chắc còn lâu lắm," Sư cô Chân Không nói với BBC. Thiền sư có uy tín thế giới về thăm quê hương sau một thập niên xa cách. text: Ngày Quốc tế Nhân quyền được kỷ niệm một cách tự phát Hành động này xảy ra trong lúc Việt Nam vừa trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với nhiệm kỳ ba năm. Chính quyền Việt Nam xem đây là bằng chứng cho thấy cộng đồng quốc tế nhìn nhận thành tích nhân quyền của họ. ‘An ninh rất đông’ Tuy nhiên, theo những hình ảnh được đăng tải trên các diễn đàn trên mạng mà BBC chưa có điều kiện kiểm chứng thì có vẻ như chính quyền trong nước không ủng hộ hành động cổ súy quyền con người mà các nhóm vận động trong nước thực hiện. Blogger Hoàng Dũng, một trong những người tham gia buổi sinh hoạt về nhân quyền ở Công viên 23/9 ngay tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh đã xác nhận điều này với BBC. Ngoài thành phố này, các nhà hoạt động nhân quyền mà chủ yếu là các blogger cũng tập hợp ở các địa điểm công cộng ở thủ đô Hà Nội và thành phố biển Nha Trang để tuyên truyền cho công chúng về giá trị của nhân quyền. Những người này được cho là đã phân phát bóng bay có dòng chữ ‘Quyền con người của chúng ta phải được tôn trọng’ và các bản ‘Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền’ và ‘Công ước quốc tế chống tra tấn’ cho người dân. Anh Dũng cho biết ‘những người có mục đích ngăn chặn rất đông’ đến ‘gấp hai gấp ba lần’ những người tham dự buổi kỷ niệm. Anh nói những người này bao gồm ‘an ninh chìm, hội phụ nữ và những thanh niên không xác định rõ nguồn gốc’. Blogger này mô tả những hành động phá rối như sau: “Họ quây những người tham dự lại để ngăn chặn những người mới đến gia nhập. Họ giả vờ là người mới đến để xin những tài liệu về nhân quyền và xin bóng bay nhưng lại chọc bóng cho thủng và giấu tài liệu đi còn an ninh ra mặt thì sẵn sàng giật tài liệu bỏ chạy chưa nói đến việc ném mắm tôm.” Tự bôi xấu? Anh cũng cho biết là bạo lực đã xảy ra khi một blogger có tên Châu Văn Thi bị đánh. “Khi đó tôi có ra nói với người đánh anh Thi rằng không nên sử dụng bạo lực như vậy,” anh kể, “Chính ngay lúc ấy anh ta quay lại tấn công tôi.” Tuy nhiên, anh Dũng cho biết những người hoạt động nhân quyền ‘không có hành động chống cự hay phản kháng’ vì ‘chúng tôi đã bảo nhau đây là đấu tranh bất bạo động’. Bong bóng nhân quyền bị công an 'cưỡng chế' Còn về những người nhận được những tài liệu phân phát, anh Dũng cho biết là họ ‘tò mò cầm đọc và bỏ đi ngay vì sợ sự dính líu’. “Có nhiều người thấy người lạ tiếp cận thì tìm cách đi theo,” anh nói thêm. “Cơ quan công quyền có pháp luật trong tay họ hoàn toàn có rất nhiều cách khác để làm,” anh chỉ trích hành động của cơ quan an ninh, “Thế mà họ không nghĩ ra. Không hiểu có phải có sự tư vấn nào đấy từ người trên chỉ đạo mà họ có hành động như vậy.” “Có nhiều cách chứ không phải dùng những cách tự làm xấu chính họ như dùng côn đồ đánh đấm hay ném mắm tôm.” Blogger này cho rằng những việc mà anh cùng những đồng sự làm là ‘tốt cho người dân’ và đặt vấn đề ‘tại sao chính quyền lại sợ bản Tuyên ngôn nhân quyền đến thế’. Anh Hoàng Dũng nói rằng mặc dù lực lượng an ninh ‘đã làm rất nhiều hành động’ ngăn cản nhưng nhờ đó những người tham dự buổi tập hợp cũng ‘đo đếm được phản ứng của nhà cầm quyền đối với những người hoạt động cho một xã hội tốt đẹp hơn’. Các hoạt động cổ súy cho nhân quyền ở Việt Nam hôm Chủ nhật 8/12 nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền đã bị chính quyền tìm mọi cách quấy phá, một nhà hoạt động nhân quyền nói với BBC. text: Cảnh sát điều tra vụ giết hại dân biểu Anh, bà Jo Cox, hôm thứ Năm tại Birstall, Anh Quốc Vụ giết bà Jo Cox, dân biểu đại diện cho đơn vị bầu cử Batley and Spen, một phụ nữ có hai con nhỏ, đã gây sửng sốt và đau buồn cho nhiều người và cũng là một xác nhận rằng làm dân biểu là một công việc nguy hiểm. Trong khi các dân biểu được bảo vệ bởi các biện pháp an ninh chặt chẽ tại Quốc hội nhưng khi tại các đơn vị bầu cử của họ thì lại là chuyện khác. Các dân biểu – thậm chí ngay cả các bộ trưởng quan trọng trong chính phủ - vẫn có những buổi gặp gỡ thường xuyên với các cử tri để giúp và thảo luận với họ về những vấn đề mà cử tri quan tâm. 'Xông vào tôi' Một bản phúc trình được các bác sĩ tâm thần làm việc với Bộ Nội vụ công bố hồi đầu năm nay trên tờ The Guardian, gợi ý rằng bốn trong số năm dân biểu đã bị đối xử với thái độ gây hấn và làm phiên và một số người lo sợ khi đi ra ngoài. Ông Timms sống sót sau khi bị một cử tri dùng dao đâm vào bụng. Trong số 239 người tham gia khảo sát, 43 người đã bị tấn công hay là mục tiêu tìm cách tấn công và 101 người bị đe dọa sẽ bị làm hại. Những bình luận mà khảo sát ghi nhận được bao gồm "rút dao gí vào tôi tại cơ sở gặp cử tri", "đấm liên tục vào mặt tôi", "xông vào tôi với một chiếc búa" và "dùng súng hơi bắn". Tuần trước dân biểu đảng Bảo thủ, Gavin Barwell, nói với tờ Evening Standard rằng ông sẽ phải chấm dứt chính sách "cánh cửa rộng mở" đối với các cử tri cho tới khi có thông báo thêm sau khi có tin là đã bị một người đàn ông đầy tức giận dùng dao đe dọa bên ngoài văn phòng của ông ở Croydon, phía nam London. Phát biểu hôm thứ Năm trước khi bà Cox qua đời, ông nói ông cầu nguyện cho bà. "Đây là một phần không thể tránh khỏi của công việc mà chúng tôi làm, đó là gặp gỡ cử tri tại nhiều địa điểm không được bảo vệ an ninh – trên đường phố, tại các hội chợ và các buổi gặp gỡ họp hành. "Trừ khi cách ly các dân biểu với dân chúng, mà điều đó thật là khủng khiếp cho nền dân chủ của chúng ta, thì thật đáng tiếc là quý vị không thể xóa bỏ được mối đe dọa đó." Hồi năm 2011, dân biểu đảng Bảo thủ, Mike Freer, cho biết ông đã bị một nhóm người đe dọa trong khi gặp gỡ cử tri tại cơ sở của mình ở đền thờ Hồi giáo North Finchley thuộc mạn bắc London. Ông đã được đưa tới nơi có cửa khóa trong tòa nhà đó để đợi cảnh sát tới sau khi 12 người xông vào và một người ngồi vào bàn mắng nhiếc ông. Hai vụ tấn công vào các dân biểu khác xảy ra tại đơn vị bầu cử của họ được nhiều người biết đến là vụ dùng kiếm Samurai tấn công dân biểu đảng Dân chủ Tự do, Nigel Jones, dẫn tới cái chết của trợ lý của ông, Andrew Pennington, ở Cheltenham hồi tháng Giêng năm 2000 và vụ đâm dân biểu đảng Lao động, Stephen Timms, tại văn phòng tiếp dân ở đơn vị bầu cử của ông tại mạn đông London hồi tháng Năm năm 2010. Ông Timms bị đâm hai lần vào bụng và người phụ nữ thực hiện vụ này là bà Roshonara Choudhry, 21 tuổi. Bà này nhận đã đâm ông để trả thù việc ông ủng hộ cuộc chiến tranh Iraq. Dân biểu này cho biết tại phiên xử bà Choudhry là bà đã đặt hẹn xin được gặp chính ông chứ không phải trợ lý của ông tại văn phòng tiếp dân ở Newham và mỉm cười khi bước tới gặp ông trước khi xông vào đâm ông bằng dao làm bếp. Lord Jones bị một cử tri tấn công tại văn phòng tiếp dân và trợ lý của ông, Andrew Pennington, đã bị giết hại. Bà này sau đó bị kết án tù chung thân và phải chịu án ít nhất 15 năm vì tội tìm cách giết người và sở hữu dao. Ông Timms cho biết ông đã xem xét lại việc bảo vệ an ninh của mình nhưng nó sẽ không ngăn cản ông gặp gỡ dân chúng. Vung kiếm tấn công Ông Nigel Jones, giờ là Lord, đã sống sót khi ông Robert Ashman vung kiếm tìm cách giết ông tại văn phòng tiếp dân của ông ở tỉnh Gloucestershire, nhưng trợ lý của ông, một thành viên hội đồng địa phương, Andrew Pennington, đã bị giết hại. Lord Jones sau này nói với BBC rằng ông đã chú trọng tới các biện pháp an ninh sau vụ tấn công đó. "Chúng tôi có nút bấm an ninh trong văn phòng và chúng tôi mới chỉ dùng có một lần. Chúng tôi chuyển sang chế độ đặt hẹn thay vì việc cứ xếp hàng vào gặp." Hôm thứ Năm ông cho biết ông dành suy nghĩ và tình cảm của ông cho gia đình và bạn bè của bà Cox, và nói thêm: "Tiến trình pháp luật cần thiết phải được cho phép thực hiện không bị cản trở. Dân biểu đang làm công việc khó khăn và đôi khi nguy hiểm nữa." Cựu Phó Thủ tướng Anh, Nick Clegg, nói vụ giết bà Jo Cox là một sỉ nhục tới nền dân chủ. Mối liên hệ giữa dân biểu và đơn vị bầu cử của họ là một trong những khía cạnh tự hào nhất của nền dân chủ Anh như dân biểu Barwell đã nói, các dân biểu rất miễn cưỡng không muốn bị cách biệt với dân chúng. Nó được xem là cách thức để các dân biểu giữ liên hệ với các cử tri của mình những người có thể đơn giản tới vào thời điểm được thông báo trước, xếp hàng để trò chuyện gặp gỡ người đại diện mà họ đã bầu chọn. Cựu Phó Thủ tướng Nick Clegg, một người bạn của bà Cox, nói ông "thực sự sốc" trước tin về cái chết của một "người tử tế và dễ thương". Ông nói thêm: "Nó thật sự là một sự sỉ nhục ghê gớm tới nền dân chủ của chúng ta. Một trong những điều tuyệt vời nhất về nền dân chủ của chúng ta là bất cứ ai cũng có thể bước vào gặp dân biểu của mình tại các văn phòng tiếp dân. "Hành động bạo lực với Jo... cũng là hành động bạo lực chống lại những giá trị dân chủ và truyền thống dân chủ đáng tự hào của chúng ta." Cái chết của dân biểu đảng Lao động, Jo Cox, bị tấn công bên ngoài văn phòng tiếp dân của bà, là vụ bạo lực mới đây nhất nhắm vào một dân biểu, nhưng liệu có thể làm gì hơn nữa để cải thiện an ninh cho các dân biểu tại Anh Quốc hay không? text: Có nhiều quảng cáo bầu cử xuất hiện trong chiến dịch tranh cử Đây là cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp lần thứ ba ở Indonesia kể từ khi chế độ độc tài Suharto sụp đổ vào năm 1998. Ai chạy đua? Joko Widodo, vị doanh nhân sau đó trở thành thống đốc Jakarta, và người cùng liên danh là ông Jusuf Kalla, một cựu phó tổng thống, cạnh tranh cùng cựu tướng quân đội Prabowo Subianto và cựu bộ trưởng kinh tế Hatta Radjasa. Ông Widodo được xem là ứng cử viên ngược dòng chính trị chính thống Ông Widodo, đại diện cho Đảng Dân chủ Đấu tranh Indonesia (PDI-P), được miêu tả là một công chức khiêm tốn của nhân dân. Ông được biết tới là một nhà quản l‎ý hiệu quả và nỗ lực tự định vị mình là ứng viên nằm ngoài giới chính trị truyền thống. Ông Subianto, người lãnh đạo Đảng Phong trào Indonesia Vĩ đại (Gerinda), miêu tả mình là một lãnh đạo có sức mạnh. Nhưng ông cũng phải biện minh về những cáo buộc vi phạm nhân quyền trong thời gian lãnh đạo lực lượng đặc biệt của cựu độc tài Suharto vào cuối những năm 1990. Nét chính của ứng viên? Cả hai chiến dịch tranh cử đều dùng ngôn ngữ chủ nghĩa dân tộc khi bàn về kinh tế, tham nhũng, và các vấn đề quốc nội khác như cơ sở hạ tầng, giáo dục, và bảo hiểm xã hội. Ông Prabowo Subianto là nhân vật quan trọng ở Indonesia trong nhiều thập niên Ông Widodo đã hứa sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất của Indonesia bằng việc ủng hộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như cải thiện hệ thống tài chính. Ông Subianto kêu gọi kiểm soát mạnh hơn nền kinh tế và giới hạn vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt. Ông cũng hứa sẽ giảm “rò rỉ” tài sản của Indonesia, mà theo đánh giá của ông này, là 84,5 tỷ đô la mỗi năm. Nhưng vẫn chưa có những chính sách cụ thể từ cả hai ông về việc tạo thêm việc làm hay thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khiến nhiều cử tri lo ngại. Chính sách ngoại giao như thế nào? Ông Subianto nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sức mạnh quân sự, nói rằng sự tôn trọng từ quốc tế bắt nguồn từ sức mạnh chiến đấu. Ông Widodo muốn tăng cường quan hệ giữa Indonesia và các nước láng giềng thông qua ngoại giao, nói rằng can thiệp quân sự là giải pháp cuối cùng để giải quyết xung đột. Cả hai đều không rõ ràng về chính sách ngoại giao của Indonesia ở Đông Nam Á, cũng như đưa ra quan điểm về căng thẳng gia tăng trên biển Đông. Ai sẽ giành chiến thắng? Các cuộc thăm dò cho thấy đây là cuộc đua rất kịch tính. Ông Widodo đã dẫn đầu trong suốt chiến dịch, nhiều khi vượt đối thủ đến 30 điểm. Tuy vậy khảo sát mới nhất cho thấy ông chỉ còn giữ cách biệt được 5 điểm. Cuộc đua ngày sàng sít sao hơn Các nhà bình luận nói rằng các cử tri chưa quyết định bầu ai sẽ có tác động quan trọng đến kết quả. Khoảng 1/5 cử tri Indonesia được xếp vào nhóm này. Bầu cử diễn ra như thế nào? Khoảng 188 triệu người đủ tư cách bỏ phiếu đợt này. Họ sẽ bầu ra vị tổng thống ngay trong vòng đầu. Bất kỳ ai giành nhiều phiếu hơn sẽ thắng, và lĩnh nhiệm kỳ 5 năm. Kết quả chính thức được công bố vào ngày 21-22/7. Tổng thống mới sẽ tuyên thệ vào ngày 20/10 và bổ nhiệm nội các trong vòng hai tuần tiếp đó. Thống đốc Jakarta và cựu tướng quân đội đối đầu trong kỳ bầu cử tổng thống căng thẳng vào thứ Tư ở Indonesia, đất nước có số người Hồi giáo đông nhất thế giới. text: Đại tá Trần Đăng Thanh ở một buổi giảng bài tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây tháng 9/2012 Đại tá, PGS.TS. Trần Đăng Thanh, từ Học viện chính trị của Bộ Quốc phòng, từ một người ít được biết đến bỗng được thế giới mạng bàn tán những ngày gần đây. Tranh cãi nổ ra khi băng ghi âm buổi thuyết trình của ông với lãnh đạo trong ngành đại học ở Hà Nội bị tiết lộ, đưa lên trang mạng Bấm Ba Sàm. Trong bài viết đăng trên báo mạng tiếng Anh Asia Times hôm 22/12, David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu, nhận định những bình luận của đại tá Thanh được xem là "bí mật nhà nước". Theo luật pháp Việt Nam, bí mật nhà nước bao gồm lời nói "có nội dung quan trọng...không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Ông David Brown dự đoán giới ngoại giao "chắc chắn đang nghiền ngẫm cuộc du hành thế giới của ông Thanh". Một nhà ngoại giao phương Tây ở Hà Nội cũng nói với BBC rằng ông đã được nghe kể về buổi thuyết trình "đã thành nổi tiếng" của đại tá Thanh. Người Mỹ 'không bao giờ tốt' Trong mấy tháng qua, đại tá Trần Đăng Thanh đã nói chuyện ở nhiều trường học về thời sự quốc tế, trong nước, tranh chấp Biển Đông cho các cán bộ, sinh viên. Tuy vậy, công luận chỉ mới quan tâm sau khi nội dung một buổi như vậy, dường như vừa diễn ra giữa tháng 12, được công bố ở trang mạng Ba Sàm. Đại tá Thanh tuyên bố "người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả". "Người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả." Đại tá Trần Đăng Thanh "Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện 'thả con săn sắt, bắt con cá rô'." Về quan hệ với Trung Quốc, vị diễn giả nói: "Ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta." "Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên," ông khẳng định. Đại tá Thanh làm nhiều người ngạc nhiên khi ông còn ca ngợi Bắc Hàn thử tên lửa, đã làm "tất cả các nước lớn mất ăn mất ngủ". Ông cũng có vẻ bênh vực Iran khi khẳng định nước này "kiên quyết phát triển năng lượng hạt nhân vì mục tiêu hòa bình". Nhưng có lẽ bình luận bị nhiều blogger chế giễu nhất là khi ông Thanh nói về "nội dung rất cụ thể, rất thiết thực" là "bảo vệ sổ hưu". "Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn." "Có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây." Ông nói tiếp: "Cho nên ta phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa". Phản ứng Những bình luận của vị đại tá quân đội đã gặp phản ứng dữ dội từ các cây bút người Việt. "Có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây." Đại tá Trần Đăng Thanh Nói về "bảo vệ sổ hưu", những người chủ trương trang Bauxite Việt Nam nhận xét: "Chưa bao giờ những lời rao giảng về lý tưởng xã hội chủ nghĩa lại 'thực dụng' đến như thế và cũng... thảm thiết đến như thế!" Ông Hà Văn Thịnh lại nặng lời: "Mọi giới hạn của lòng tự trọng và tính khiêm tốn, sự đúng mực của hiểu biết đều bị biến thành trò hề chính trị thích bỡn cợt với nỗi đau của 90 triệu con người." Một nhà giáo khác, Vũ Thị Phương Anh, lại bức xúc vì quan điểm của ông Thanh về Trung Quốc và Mỹ. Bà hỏi: "Chơi với Mỹ để bảo vệ lợi ích dân tộc (dù lòng căm thù Mỹ hẳn là vẫn còn), hay vẫn tiếp tục quan hệ trong thế nhượng bộ, lùi dần từng bước với Trung Quốc (là điều mà tôi có cảm tưởng lâu nay đang diễn ra tại Việt Nam)" Trong khi đó, nhà văn Nguyễn Quang Lập ngao ngán rằng "thuở bé đến giờ chưa thấy bài nào lợm giọng như bài này". Còn nhiều những phê phán tương tự trên các blog, chỉ vài ngày sau khi nội dung bài nói chuyện bị công bố trên mạng. Trong buổi thuyết trình, đại tá Thanh cũng nói rõ Đảng Cộng sản không muốn có các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, như đã xảy ra thời gian qua. "Nếu trường đại học nào còn để sinh viên tham gia biểu tình bất hợp pháp, trước hết khuyết điểm thuộc về các đồng chí Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu trường đó, trước hết thuộc về Bí thư Đảng ủy – phòng quản lý sinh viên của trường Đại học đó," ông Thanh nói. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Bài nói chuyện của một đại tá quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu được giới ngoại giao nước ngoài quan tâm, sau khi đã trở thành đề tài đàm tiếu của các blogger trong nước. text: Độ xác thực của cuốn băng vẫn chưa được kiểm chứng Trong băng ghi âm mới phát hành, được phát trên truyền hình al-Jazeera, Bin Laden còn cảnh cáo Hoa Kỳ là sẽ có thêm các vụ tấn công nữa nếu Mỹ tiếp tục ủng hộ Israel. Cuộn băng nói: “Nếu có thể dùng lời lẽ mà gửi được thông điệp tới quí vị thì chúng tôi đã không dùng máy bay để gửi đi thông điệp này”. Hiện người ta chưa kiểm chứng được độ xác thực của cuộn băng này. Cuộn băng nói tiếp: “Thông điệp gửi tới quí vị qua nỗ lực của người hùng Nigeria, Umar Farouk Abdulmutallab, là lời khẳng định thông điệp khi trước của chúng tôi mà những người hùng đã thực hiện trong ngày 11/9”. Abdulmutallab bị buộc tội định cho phát nổ chiếc máy bay của hãng Delta Airlines khi chiếc máy bay xuất phát từ Amsterdam đang tiến vào thành phố Detroit của Mỹ vào ngày Giáng Sinh 25/12. Trái bom giấu trong quần lót của anh ta đã không phát nổ. Abdulmutallab nói anh ta được al-Qaeda tại Yemen huấn luyện. “Không có gì mới” Giọng ghi âm trong cuộn băng nói rằng thông điệp này là từ “Osama tới Obama”. Nói với người dân Mỹ, cuốn băng nói: “Thật không công bằng khi quí vị được hưởng cuộc sống an toàn trong khi những người anh em của chúng tôi ở Gaza phải chịu đựng hết nhẽ… Các vụ tấn công của chúng tôi sẽ tiếp tục chừng nào quí vị còn ủng hộ Israel”. “Hoa Kỳ đừng bao giờ mơ sẽ được an toàn, trừ phi điều đó là thực tế ở Palestine”. Abdulmutallab, người thực hiện vụ đánh bom không thành, nói anh ta được al-Qaeda ở Yemen huấn luyện Phản ứng trước cuốn băng, người phát ngôn bộ Ngoại giao Israel, Andy David, nói với hãng AP: “Cuộn băng này chẳng có gì mới, ông ta từng nói như vậy trước đây rồi. Những kẻ khủng bố luôn tìm những lý do ngớ ngẩn để biện minh cho các hành động đáng khinh bỉ của họ”. Ngoại trưởng Anh, David Miliband, nói ông cần nghiên cứu thông điệp này, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của âm mưu tấn công tại Detroit rằng đó là “một vụ tấn công nhắm vào phương Tây chứ không phải một vụ tấn công bên trong Trung Đông”. Lãnh đạo al-Qaeda thỉnh thoảng cho ra các cuộn băng ghi âm. Vào tháng Chín, một cuốn băng 10 phút cảnh báo Tổng thống Obama rằng ông sẽ không thể nào ngăn chặn được các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan. Một cuộn băng được cho là từ Osama Bin Laden nói al-Qaeda đã lên âm mưu cho phát nổ chiếc máy bay vào dịp Giáng sinh vừa rồi. text: Tại Hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải Nga đã chỉ nhận được sự ủng hộ ít ỏi từ Trung Quốc và các nước Trung Á về vai trò của Moscow trong chiến sự Gruzia. Việt Nam, qua phát biểu của phát ngôn viên chính phủ Lê Dũng hôm 29/08 cũng chỉ nói chung về nhu cầu tuân thủ luật lệ quốc tế cho vấn đề xung quanh Gruzia. Cả Bắc Kinh và Hà Nội, dù thường chia sẻ quan điểm của Nga trong nhiều vấn đề quốc tế, lần này đã không hề lên tiếng công nhận 'độc lập' của hai vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Bước đi của Tổng thống Dmitry Medvedev vội vàng công nhận độc lập cho hai vùng này đã tỏ ra hoàn toàn thiếu chuẩn bị, kể cả trong cuộc vận động ngoại giao với các nước còn thân thiện với Nga. Hoa Kỳ và EU thì đã cực lực bác bỏ việc công nhận độc lập đơn phương đó của Moscow. Lo ngại khác nhau Thế nhưng, thái độ của Bắc Kinh và Hà Nội trước vấn đề Gruzia phản ánh hai cách nhìn và thế đứng khác trước Nga. Với Trung Quốc, như lời nhà nghiên cứu Chu Phong từ Viện quan hệ quốc tế, đại học Bắc Kinh được hãng UPI trích lời, Trung Quốc không muốn có tiền lệ công nhận các vùng ly khai: "Trung Quốc có phản ứng lạnh nhạt vì chúng tôi ý thức được về hoạt động ly khai ở Tân Cương và Tây Tạng. Các nước Trung Á cũng có lo ngại tương tự vậy." Còn Việt Nam qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Dũng hôm 28/09 nêu chủ trương "thúc đẩy giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc." Điều phía Việt Nam không nói ra là toàn bộ diễn biến quanh xung đột Nga-Gruzia là một thách thức lớn cho luật pháp quốc tế và LHQ. Dù không công nhận độc lập cho Abkhazia và Nam Ossetia, Việt Nam cũng không muốn làm mất lòng Nga, đối tác chính trị quan trọng của Hà Nội ở khu vực Đông Âu và Liên Xô cũ và cũng là nhà đầu tư lớn trong ngành dầu khí ở Biển Đông. Tuy vậy, đây là lần đầu tiên kể từ khi có mặt trong Hội đồng Bảo an LHQ, Hà Nội tỏ thái độ khác Moscow về một vấn đề quốc tế quan trọng. Gần đây nhất, Việt Nam đứng về phía Nga và Trung Quốc để bác bỏ nghị quyết của Phương Tây về Zimbabwe. Trước đó, Việt Nam cũng ủng hộ Nga trong việc không công nhận Kosovo như nhiều nước EU. Trong ngày 29/08 tại Dushanbe, Tajikistan, nguyên thủ quốc gia Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và đã họp và ra tuyên bố chung của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải về xung đột Nga-Gruzia. Tổng thống Medvedev đã đến dự trong chuyến công du quan trọng nhất kể từ khi ông lên làm tổng thống Nga. Nhưng sự ủng hộ của khối Thượng Hải dành cho ông Medvedev đã không được như ông trông đợi. Như lời bình của hãng tin UPI, dù ủng hộ vai trò "gìn giữ hòa bình" của Nga ở vùng Kavkaz, Trung Quốc và các nước Trung Á hiểu rằng họ không thể giúp Nga lập một khối chống lại Hoa Kỳ. Thái độ của Trung Quốc và Việt Nam trước hoạt động của Nga ở Gruzia tuy khác về chi tiết nhưng đều tỏ ra lo ngại hơn là hoan nghênh Moscow. text: Trong khi đó, giới phóng viên nước ngoài thường trú ở Việt Nam nói họ không được phép tới khu vực đang xảy ra sự kiện mà nhiều người cho là bất ổn sắc tộc quy mô nhất từ sau cuộc biểu tình của người Thượng ở Tây Nguyên năm 2004. Một số nguồn tin nói với BBC rằng cho tới ngày thứ Sáu 06/05 vẫn còn đông người Hmong tụ tập tại Mường Nhé, trong khi chính quyền vẫn đang tìm cách giải tán họ. Hôm thứ Năm, ông Lê Thành Đô, Chánh Văn phòng tỉnh Điện Biên, được Thông tấn xã Việt Nam trích lời, nói người Hmong tụ tập từ đầu tháng ở Mường Nhé vì tin rằng "một thế lực siêu nhiên sẽ tới mang họ đến Miền Đất Hứa". Ông nói việc một số người Hmong kêu gọi thành lập vương quốc riêng đã gây bất ổn trong khu vực và rằng sau khi được vận động một số người đã trở về nhà. Ông Đô được dẫn lời nói chính quyền "đang tìm cách giải quyết để sớm ổn định cuộc sống cho đồng bào". Điều này cũng có nghĩa hiện sự việc chưa được giải quyết xong. Một số tổ chức ở nước ngoài thì cáo buộc đã có thương vong trong vụ bất ổn. Trung tâm Phân tích Chính sách Công, nhóm hoạt động ở Washington, nói 28 người Hmong thiệt mạng và hàng trăm người mất tích. BBC không kiểm chứng được thông tin này. Tuy nhiên Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội ra thông cáo nói họ đang điều tra và "kêu gọi các bên liên quan không sử dụng bạo lực, giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và theo đúng luật pháp Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn nhân quyền đã được quốc tế công nhận". Thông tin báo chí Sau nhiều ngày im lặng, hôm thứ Năm báo chí Việt Nam đồng loạt đăng bản tin do Thông tấn xã Việt Nam cung cấp dẫn lời ông Lê Thành Đô như đã nói ở trên. Bản tin nói "lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người dân, kẻ xấu đã phao tin lừa bịp", kích động "gây mất trật tự, an ninh, an toàn". Hãng thông tấn của Nhà nước Việt Nam cũng trích lời quan chức Điện Biên nói "chính quyền địa phương đã cử cán bộ xuống vận động, thuyết phục bà con không nên tin vào những thông tin bịa đặt lừa bịp, cùng các luận điệu sai trái đối với chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước". Không thấy có báo nào cho hay đã cử phóng viên lên Điện Biên tìm hiểu tình hình. Một nguồn tin giấu tên nói với BBC tình hình tại Mường Nhé hiện "gần như nội bất xuất, ngoại bất nhập". Một nguồn tin khác cho rằng "Hiện tại chính quyền cấp tỉnh của các tỉnh Tây Bắc Việt Nam có đông đảo người dân Mông sinh sống như Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai... đã nhận được chỉ thị cấm người Hmong đi khỏi địa phương". Lý do, như lời giải thích là "nhằm tránh sự liên kết và tổ chức" của họ và thời điểm nhạy cảm trước bầu cử Quốc hội 22/05. Người Hmong ở tỉnh Điện Biên Phóng viên nước ngoài thì than phiền bị khước từ yêu cầu tới khu vực này. Hãng AFP khi đề đạt nguyện vọng lên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã được trả lời: "Không ai lên đó cả". Bà Nguyễn Phương Nga, Vụ trưởng Vụ Báo chí, nói với hãng này: "Tình hình không tốt cho các ông lên đó", với lý do thời tiết xấu, đường xá khó khăn và quan chức địa phương đang bận việc tổ chức kỷ niệm ngày lễ chiến thắng Điện Biên Phủ 07/05. Bà Nga cũng nói tình hình Mường Nhé đã "ổn định". Các số điện thoại của giới hữu trách ở huyện Mường Nhé đều không liên lạc được trong ngày thứ Sáu. Tình hình phức tạp Vụ bạo động của hàng nghìn người Hmong tại Mường Nhé bắt đầu xảy ra khoảng 30/04. Ngoài việc đòi thành lập vương quốc riêng, được biết người Hmong còn yêu sách cải thiện tự do tôn giáo. Mường Nhé nằm cách thành phố Điện Biên 200km, là một huyện nghèo với trên 52.000 người. Đa số người Hmong theo đạo Tin Lành. Một người Hmong ở trong khu vực nói với BBC rằng nhiều người Hmong theo đạo một cách "cuồng tín" và tình hình tại đây rất phức tạp. Người này không trả lời thẳng khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng vụ bạo động này có liên quan nước ngoài hay không, nhưng nói trong tiếp xúc, ông thấy những người chủ đạo đều có địa chỉ và số điện thoại của các lãnh đạo người Hmong ở ngoài. Ông cũng nói việc đời sống khổ cực và dân trí thấp khiến cho niềm tin có phần "cực đoan". "Họ theo đạo Vàng Chứ, nhưng mà họ cũng không biết sâu xa triết lý của đạo này." Báo đài Việt Nam gần đây có đăng bài chỉ trích việc người dân tộc thiểu số theo đạo Vàng Chứ, mà họ gọi là một phiên bản của đạo Tin Lành "gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của người dân miền núi". Báo chí cũng phê phán việc lan truyền những thông tin hoang đường trong cộng đồng người Hmong về một 'Miền Đất Hứa' khiến họ lơi là cuộc sống lao động. Các hãng thông tấn nói vụ bất ổn xảy ra tại Nậm Kè Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội nói đang kiểm chứng thông tin nói có người chết trong vụ bạo động của người Hmong ở Mường Nhé, Điện Biên. text: Ông Nhất bị bắt sáng 26/5 Báo Thanh Niên đưa tin Bộ Công an bắt ông Nhất vì có "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự." Ông Nhất, năm nay 49 tuổi, nghỉ viết báo và chuyển sang viết blog Một góc nhìn khác từ đầu năm 2011 để có thể nói thẳng những suy nghĩ của mình. Blog thẳng thắn chỉ trích đích danh các lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần bị tin tặc tấn công và hiện cũng đang không thể truy cập được. Tâm sự với độc giả khi chuyển sang viết blog, ông Nhất nói ông đã làm cho báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng 8 năm và sau đó có vài năm làm tại báo Đại Đoàn Kết. Ông Nhất đã nhiều lần bị Bộ Công an Việt Nam gây sức ép về những gì ông viết trên blog. Blogger này từng chê Chủ tịch nước Trương Tấn Sang " hèn hạ" khi không dám nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật tại Hội nghị Trung ương 6 hồi cuối năm 2012. Ông Sang gọi người bị đề nghị kỷ luật là "đồng chí X". Mới đây ông Nhất kêu gọi ông Nguyễn Bá Thanh từ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương sau khi Ban chấp hành Trung ương bác đề nghị đưa ông vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7 hồi đầu tháng này. 'Khát khao thay đổi' Một loạt các cuộc bắt bớ ở Việt Nam từ đầu năm 2012 được cho là có phần liên quan tới cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra trong đội ngũ cầm quyền cao cấp của Việt Nam. Tại hai hội nghị trung ương gần đây nhất, Ban chấp hành Trung ương gồm 175 vị đã bác các đề nghị liên quan tới nhân sự của Bộ Chính trị, từ việc kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng cho tới việc đưa người được xem là đối thủ của ông, Trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh, vào Bộ Chính trị. Trước khi bày tỏ sự thất vọng về ông Nguyễn Bá Thanh sau thất bại của ông này tại Hội nghị Trung ương 7, ông Nhất từng có nhiều kỳ vọng vào vị cựu Bí thư Đà Nẵng: Ông Nhất nói trong một phỏng vấn với BBC hồi đầu năm nay: "Trong con mắt của tôi, thì ông Nguyễn Bá Thanh là một nhân vật cần có trong lúc này, kể cả về tính cách, lẫn tài năng và tư duy. Không chỉ riêng tôi, mà nhiều người tỏ ra rất hồ hởi trước 'hiện tượng Nguyễn Bá Thanh'. "Người dân đang khát khao một sự thay đổi, đúng sai gì không biết, nhưng tình hình đã quá u ám, trì trệ kéo dài. Phải thay đổi, phải khác những gì đang có. "Tôi cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh là người làm được việc, nếu giao việc cho ông Thanh thì ông sẽ là nhân vật ít nhiều mang lại sự đổi thay chứ không u ám như bây giờ." 'Viết điều cần viết' Blogger Trương Duy Nhất thu hút được nhiều sự chú ý khi bỏ viết báo để chuyên tâm viết blog. Giải thích về quyết định này, ông Nhất viết hồi năm 2011: "Trong nhiều năm liền, với chức phận là một nhà báo ăn lương, tôi luôn phải viết cả những điều không muốn viết. "Ừ thì cũng như muôn vàn nhà báo khác thế thôi. Đó là những bài báo viết không cần suy nghĩ, không động não, không tư duy, viết khoán cho đủ chỉ tiêu bài vở nhận lương hàng tháng. Những bài báo vô thưởng vô phạt mà tự thân mình phải xấu hổ khi núp dưới bút danh khác. "Nhưng: làm báo chả lẽ mãi như vậy? Trên trang blog của mình, tôi đã nhiều lần treo câu này “Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì ít ra cũng giữ cái quyền không nói những điều người ta ép buộc nói". Đó là câu của cụ Huỳnh Thúc Kháng, người sáng lập đồng thời là chủ nhiệm tờ báo Tiếng Dân, sau này cụ được Hồ Chí Minh cử làm quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. "Tôi đã chọn cách của cụ Huỳnh trong nhiều năm khi giữ cho mình cái quyền “không nói (viết) những điều người ta ép buộc nói”. "Nhưng đã đến lúc tôi chọn phương cách khác, lắc đầu nói không với cụ Huỳnh: Nếu không có quyền nói (viết) tất cả những điều mình muốn, thì... nghỉ làm báo để viết được những điều mình cần viết!” Ông Nhất chỉ là trường hợp mới nhất trong số hàng chục cây viết mà Việt Nam đã bắt giam trong vài năm qua. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới coi Việt Nam nằm trong số ít các nước bị coi là "Kẻ thù của Internet" do chính sách hà khắc của Hà Nội với các cây viết bày tỏ quan điểm ôn hòa trên không gian ảo. 'Chỉ muốn xây dựng' Blogger đồng thời là nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh đã có những nhận xét tích cực về ông Trương Duy Nhất. Trao đổi với BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Chênh nhận xét ông Nhất 'là người thẳng thắn, mạnh dạn, tích cực đóng góp cho hệ thống này'. "Ông ấy đánh vào những sai trái, tiêu cực của hệ thống với mong muốn làm cho hệ thống tốt hơn," ông nói. Ông Chênh cũng đánh giá nhìn chung ông Nhất 'là một blogger độc lập' vì không tham gia ký các kiến nghị, kể cả Kiến nghị 72 về sửa đổi Hiến pháp. "Gần đây (ông Nhất) có những bài viết được đánh giá là có nhiều thông tin mà chỉ các quan chức cấp cao mới có thể có được," ông nói và cho biết đây có thể là một giả thiết về lý do ông Nhất bị bắt. Theo ông Chênh thì những bài viết của ông Nhất 'được đón nhận với số lượng người đọc rất lớn' và cũng đã phát huy tác dụng. Ông dẫn chứng sự phê phán của ông Nhất về tệ 'đi đến đâu thì khẩu hiệu chào mừng đến đó' của các quan chức lãnh đạo đã giúp cho tình trạng này sau đó được dẹp bỏ. "Tất cả các bài viết của ông Nhất đều toát lên tinh thần xây dựng để mong muốn có hệ thống tốt đẹp hơn," ông nói. Blogger có tiếng Trương Duy Nhất đã bị bắt hôm 26/5 tại Đà Nẵng và bị chuyển ra Hà Nội trong cùng ngày. text: Giải nhất được trao cho nhóm Green Zoom gồm các bạn trẻ yêu ảnh và ham mê chụp ảnh ở Hà Nội. Tác phẩm của họ về làng Thổ Hà, như lời anh Phil Commes, Biên tập ảnh (Picture Editor) của BBC News Online, đã 'chuyển tải được từng cảnh của sinh hoạt người dân làng lúc làm việc và những phút vui chơi, nghỉ ngơi'. 'Mọi bức hình đều có tiêu chuẩn cao. Những phút vui cười, thư giản cho chúng ta cảm giác thực về cuộc sống trong làng.' Bạn Nguyễn Đức Tuyên từ TPHCM được trao giải nhì cho chùm ảnh Đời lúa và Thợ gặt. Chùm ảnh này, theo các biên tập viên ảnh của BBC Tiếng Việt, đã: 'Đưa người xem vào cuộc hành trình một ngày của những người thợ gặt. Các chú thích đầy thông tin tạo ra lời kể câu chuyện mạnh mẽ, với hình cậu bé Nguyễn Viết Hưng, 13 tuổi đưa lại một khoảng khắc vui trong cả bộ ảnh' Đặc biệt, lời chú thích sau của tác giả đọc lên không khác gì một câu thơ: "Nhờ những tay liềm người thợ gặt mà chúng ta có những hạt lúa vàng và bát cơm gạo trắng. Hạt gạo là kết tinh của bao nhiêu giọt mồ hôi nhỏ trên ruộng đồng của bao người nông dân góp lại." Mưu sinh với niềm chờ đợi Giải ba được trao cho Đặng Thanh Hải với chùm ảnh Mưu sinh trên bãi biển. Theo Phil Coomes, 'Câu chuyện kể về quan hệ mua bán trên một bãi biển nhỏ và có một không khí mong đợi không chắc chắn'. Chùm ảnh mô tả những phụ nữ và trẻ em bán hàng trên bãi biển. Họ bán được bao nhiêu, có nhiều khách du lịch mua không? Giải khuyến khích được trao cho tác giả Anh Dũng với chùm ảnh về những cảnh đời tại khu vực đầy bom mìn ở tỉnh Quảng Trị. BBC nhận xét: "Sau nhiều thập niên chiến tranh đã qua, bom mìn vẫn còn ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Quảng Trị. Các chuyện đời không hiếm đau thương của những người sống bằng nghề thu mua vỏ bom đã được kể với chiều sâu qua ống kính nhiếp ảnh." Giải thưởng và quà sẽ được trao cho tận tay những người đoạt giải vào cuối tháng này tại Việt Nam. BBC cũng ghi nhận sự đóng góp những chùm ảnh đầy giá trị nghệ thuật và nhân bản của các bạn yêu chụp hình từ mọi miền đất nước Việt Nam và từ những nơi có người Việt sinh sống như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và những nơi khác. Các chùm ảnh này đã góp phần vào bức tranh đa dạng về đời sống xung quanh chúng ta với ngôn ngữ chung là hình ảnh, màu sắc và lời kể bằng tiếng Việt. Vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam ở khắp nơi đã làm giàu thêm trang web của BBC Tiếng Việt. Ban Biên tập chân thành cảm tạ các bạn đã tham gia cuộc thi và chúc tất cả tiếp tục thành công trên con đường thử nghiệm với nghệ thuật ảnh. Chúng tôi quyết định sẽ vẫn đăng các chùm ảnh về mọi đề tài đáng quan tâm để trên trang web bbcvietnamese.com mà các bạn gửi tới từ nay về sau. Hãy coi đó như đóng góp vào trang nhà của BBC từ công chúng và các bạn yêu thích nhiếp ảnh bốn phương. BBC Luân Đôn Cuộc thi Kể chuyện qua ảnh trên trang bbcvietnamese.com đã kết thúc với ba giải nhất, nhì, ba và một giải khuyến khích (xem link bên phải). text: Người đứng đầu hãng truyền hình NBC Universal Donald Trump và Chủ tịch Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Miss Universe Organisation, bà Paula Shugart, nói cuộc thi sẽ được truyền đi trực tiếp từ Nha Trang. Bà Shugart được trích lời nói: ''Việt Nam đã lớn mạnh chưa từng thấy trong những năm gần đây, cả trong lĩnh vực kinh doanh và du lịch. ''Sự kiện được truyền đi khắp thế giới này đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam được chọn làm trung tâm và dĩ nhiên nó có tầm quan trọng đặc biệt với khán giả Hoa Kỳ. 'Vinh dự' Trong khi đó tờ The Age của Úc đưa in người dẫn chương trình có tiếng của Hoa Kỳ Jerry Springer và cựu ngôi sao của Spice Girls, Mel B sẽ dẫn chương trình Hoa hậu Hoàn vũ tại Việt Nam vào ngày 13 tháng Bảy. Mel B được dẫn lời nói: ''Tôi vui mừng được cùng dẫn chương trình Hoa hậu Hoàn vũ. ''Tôi tin rằng sự đa dạng và tận tâm của cuộc thi sẽ khuyến khích và trao quyền cho các thiếu nữ trên toàn cầu.'' Còn Jerry Springer được The Age trích lời nói: ''Đây hiển nhiên là một vinh dự lớn và được làm việc cùng Mel B làm cho mọi việc hấp dẫn hơn nữa.'' Đương kim Hoa hậu Hoàn vũ, Riyo Mori, người Nhật Bản sẽ trao vương miện cho người được giải năm nay. Trong năm giữ vương miện, cô Mori đã đi nhiều nơi trên thế giới để thúc đẩy việc đào tạo về HIV/AIDS cũng như khuyến khích nghiên cứu và thông qua các đạo luật trong lĩnh vực này. Người kế vị cô được cho là cũng sẽ đóng vai trò tương tự. Những người đẹp từ hơn 80 nước trên thế giới sẽ tham gia thi áo tắm, trang phục dạ hội và phỏng vấn. Cuộc thi chọn ra người đẹp nhất hành tinh sẽ diễn ra tại Khánh Hòa vào trung tuần tháng Bảy. text: Ông chủ Facebook và vợ đăng hình bé gái mới chào đời Đồng thời hai vợ chồng cũng tuyên bố trong những năm tháng tới sẽ hiến tặng 99% số cổ phiếu mà họ sở hữu. Tổng số tiền theo giá trị hiện nay là khoảng 45 tỷ đôla Mỹ. Thế nhưng không nên lầm tưởng là toàn bộ số tiền này sẽ dành cho từ thiện. Dưới đây là một góc nhìn khác về khoản tiền hậu hĩnh mà ông chủ Facebook hứa hẹn. Vợ chồng Zuckerberg lập ra một tổ chức có tên gọi The Chan Zuckerberg Initiative, với mục đích là "thúc đẩy tiềm năng con người và bình đẳng cho mọi trẻ em thế hệ sau" và sẽ nhận tiền hiến tặng. Facebook cho hay trong ba năm tới, mỗi năm Zuckerberg sẽ hiến tặng 1 tỷ đôla. Sau đó thế nào thì chưa rõ, tuy chắc chắn sẽ vẫn rất hào phóng. Để so sánh thì mỗi năm, người dân Anh quốc hiến tặng khoảng 10 tỷ bảng Anh, chừng 15 tỷ đôla Mỹ, cho các chương trình từ thiện. Hai vợ chồng ông chủ Facebook nói các lĩnh vực mà họ muốn hỗ trợ là chữa bệnh, giáo dục cá nhân, năng lượng sạch, kết nối người dân, xây dựng các cộng đồng mạnh, giảm nghèo và tăng hiểu biết giữa các quốc gia... The Chan Zuckerberg Initiative là một công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) chứ không phải là tổ chức từ thiện hay phi lợi nhuận. Không bỏ kiểm soát Liệu Mark Zuckerberg có tham vọng chính trị hay không? Mấu chốt chính là quyền kiểm soát. Thông qua công ty TNHH, Mark Zuckerberg hoàn toàn kiểm soát số lượng và phương thức chi tiêu cổ phiếu của mình. Một công ty dạng này cũng có thể dùng tiền đều tư vào các dự án tư nhân mang lại lợi nhuận chứ không chỉ bó buộc trong hoạt động phi lợi nhuận như tổ chức từ thiện. Zuckerberg cũng sẽ không từ bỏ quyền kiểm soát Facebook. Chính Facebook đã công bố rằng trong tương lai "Mark vẫn là cổ đông nắm quyền kiểm soát" công ty này cũng như vẫn tiếp tục làm Chủ tịch và Tổng Giám đốc điều hành "trong nhiều, rất nhiều năm tới". Cho tới nay hai vợ chồng ông chủ Facebook đã đóng góp 1,6 tỷ đôla cho từ thiện. Tuy nhiên dự án internet.org của Zuckerber, được nói là giúp kết nối internet cho hàng triệu người trên thế giới, đang bị chỉ trích là nhằm mang thêm người sử dụng cho các mạng xã hội Facebook, Instagram và WhatsApp. Một phần trong số tiền 1,6 tỷ đôla đóng góp được rót vào một số trường học, nhưng cũng lại bị chỉ trích là chủ yếu để trả công tư vấn chứ không hẳn giúp trẻ em học đọc. Nhiều quan sát viên cũng bình luận rằng thông báo hôm 1/12 của Mark Zuckerberg cho thấy tham vọng chính trị của ông chủ Facebook. Nói chung các hoạt động từ thiện bao giờ cũng được lòng dân. Tuy nhiên, đóng góp của người nổi tiếng ắt cũng không thể tránh khỏi chỉ trích, như trong trường hợp này. Mark Zuckerberg và vợ là Priscilla Chan hôm 1/12 thông báo rằng con gái của họ, Max, đã chào đời. text: Ông Lương Thanh Nghị nói 'báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn còn có những nhận xét chưa khách quan' Các hãng thông tấn nước ngoài cũng trích lời ông Lương Thanh Nghị trả lời báo chí hôm thứ Năm 2/8 cho rằng “báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn còn có những nhận xét chưa khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch”. Chính quyền Việt Nam, qua lời ông Nghị, luôn ca ngợi các tiến triển trong quan hệ Mỹ – Việt và hai bên đã “tiến hành đối thoại thẳng thắn và xây dựng trên nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng”. Bác bỏ một cách ôn hòa những chỉ trích của Hoa Kỳ, ông Lương Thanh Nghị nói: “Việt Nam cũng luôn hoan nghênh các nghị sĩ, các quan chức chính phủ Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam để tăng cường sự hiểu biết và có cái nhìn khách quan về tình hình Việt Nam, trong đó có đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của người dân.” Phía Việt Nam, qua lời ông Nghị, đã hy vọng rằng: “Việc Hoa Kỳ nhìn nhận khách quan và đúng đắn về tình hình Việt Nam, trong đó có tự do tôn giáo, tín ngưỡng sẽ đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển lành mạnh, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của Chính phủ và nhân dân hai nước.” 'Còn bị hạn chế' Hôm 30/7 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố bản báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế, đánh giá các nước như Trung Quốc và Việt Nam. Trong phần về Việt Nam, Hoa Kỳ nhận xét rằng năm 2011, dù được Hiến pháp công nhận, trên thực tế, quyền thực hành tự do tôn giáo bị giới hạn trong một số trường hợp. Các nhà vận động cũng thường nêu ra ví dụ chính quyền các cấp địa phương, đặc biệt là ngành công an, cản trở các nhà hoạt động tôn giáo được tổ chức truyền đạo hoặc làm từ thiện. Việt Nam là một trong số vài quốc gia có đông người Công giáo nhưng chưa bình thường hóa quan hệ với Vatican Hồi năm 2006, Bộ Ngoại giao Mỹ đã rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách Các quốc gia gây quan ngại về nhân quyền và tự do tôn giáo (CPC) nhưng gần đây đang bị sức ép từ một số giới đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách này. Cũng mới trong tháng 7 đã có thêm dấu hiệu giới lập pháp ở Mỹ không hài lòng với hành pháp về chính sách của Bộ Ngoại giao về tình hình tự do tôn giáo tại quốc gia do Đảng Cộng sản lãnh đạo tại Đông Nam Á. Trong tháng đã có thêm ba dân biểu Mỹ ký tên vào thư đòi cách chức Đại sứ Hoa kỳ ở Việt Nam – David Shear, vì cho rằng ông ‘không nỗ lực về nhân quyền’. Ba dân biểu là Dan Lungren, Joseph Pitts và Chris Smith đã ký vào lá thư mà dân biểu Frank Wolf gửi cho Ngoại trưởng Hillary Clinton viết rằng họ “không tin là chính phủ Mỹ, đặc biệt là Đại sứ David Shear, đã đủ nỗ lực thúc đẩy nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam”. Trong một diễn biến mới nhất, Việt Nam đã hoãn phiên xử ba nhà hoạt động dân chủ gồm có blogger Tạ Phong Tần, một tín đồ Công giáo, dự kiến vào ngày 7/8 tới. Tin này được đưa ra sau tang lễ hôm 2/8 của mẹ bà Tần là bà Đặng Thị Kim Liêng, người đã tự thiêu hôm đầu tuần, gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị cho rằng “báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm 2011 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn còn có những nhận xét chưa khách quan về Việt Nam”, theo truyền thông nhà nước từ Hà Nội. text: Kình ngư người Mỹ 23 tuổi này được so sánh thú vị rằng nếu là một quốc gia, Phelps sẽ đứng thứ tư về số huy chương vàng. Anh đạt thành tích mới nhất là 1phút 54.23 giây, tự phá kỷ lục hồi tháng Bảy của chính mình với 0.57 giây ngắn hơn. Cho đến 15/08, bản thân Phelps đã phá sáu kỷ lục về các loại bơi. Người ta nay xoay sang tìm hiểu về thể chất của Phelps và hỏi vì sao anh có thể bơi nhanh thế. Khỏe như cá kình Theo Steve Parry, vận động viên Anh từng đạt huy chương Olympics viết trên BBC Sport thì cấu trúc cơ thể của Michael Phelps tạo lợi thế đặc biệt khi bơi. Với chiều cao 6 foot 4 inch tính theo hệ Anh-Mỹ, sải tay của Phelps đáng ra chỉ khoảng 196 cm. Trên thực tế nó là 208cm. Lưng dài và ngực rộng hơn bình thường cũng giúp Phelps bơi nhanh hơn các vận động viên khác. Theo quan sát của bình luận viên đài NBC Bob Costas thì chỉ bữa sáng của Phelps đã có nhiều món đầy năng lượng khủng khiếp. Đó là ba bánh kẹp (sandwich) với trứng rán, pho mát, rau, cà chua, hành rán và mayonnaise. Ngoài ra là một món trứng tráng, một bát cháo lúa mạch, ba lát bánh mì Pháp nướng có rắc thêm đường bột, và ba bánh rán rắc sô-cô-la. Chỉ bữa sáng thôi, Michael Phelps có thể ăn vào 3000 calories. Có người so sánh rằng sức ăn của Phelps khiến cơ thể của anh như một chiếc tàu chiến đầy năng lượng. Jacques Rogge, Chủ tịch Ủy ban Olympics Quốc tế bình luận hôm 14/08 rằng cho tới nay, Phelps trở thành biểu tượng của vận động viên Olympics. Còn Steve Parry cho rằng với số huy chương như hiện nay và thể lực đặc biệt, Phelps có thể là "nhà thể thao vĩ đại nhất" từ xưa tới nay. Sinh ở Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ, Phelps lần đầu dự Olympics ở Sydney tám năm trước nhưng không đạt huy chương. Tại Athens năm 2004, anh nổi bật lên với sáu huy chương vàng. Vận động viên Michael Phelps đi vào lịch sử Thế vận hội với huy chương vàng thứ sáu tại Bắc Kinh trong cuộc đua bơi 200 mét. text: Hiện đã có hơn 100.000 chữ ký và điều đó có nghĩa là các dân biểu Anh nay sẽ phải xem xét bàn về kiến nghị này. Kiến nghị được mở hôm thứ Ba trên trang mạng dành cho các kiến nghị gửi tới Quốc hội. Nó được mở ra sau khi ông Trump kêu gọi không cho người Hồi giáo vào Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Anh, ông George Osborne, đã chỉ trích đề nghị của ông Trump cấm người Hồi giáo vào Mỹ nhưng gạt bỏ những kêu gọi cấm ông Trump vào Anh. Bất cứ kiến nghị nào có trên 100.000 chữ ký sẽ tự động được đem ra thảo luận tại Quốc hội. Ông Trump đang vận động để đảng Cộng hòa đề cử là ứng viên của đảng này ra tranh cử Tổng thống Mỹ vào sang năm. Văn phòng Thủ tướng Anh nói họ không được biết tới một kế hoạch nào của vị tỷ phú này sẽ vào Anh vì thế chuyện cấm ông tới Anh là "giả thuyết". 'Hành vi không thể chấp nhận được' Nội dung của bản kiến nghị mang tiêu đề "Cấm Donald J Trump vào Anh" - viết: "Anh Quốc đã cấm nhiều cá nhân vào Anh vì những phát biểu thù hận. Nguyên tắc này cần phải được áp dụng với tất cả những ai muốn vào Anh. "Nếu Anh Quốc tiếp tục áp dụng tiêu chí 'hành vi không thể chấp nhận được' với những người nào muốn vào nước này thì phải áp dụng công bằng với cả người giàu lẫn người nghèo, kẻ yếu lẫn kẻ mạnh." Tại Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo tuyên bố của ông Trump về người Hồi giáo đang phá hoại an ninh quốc gia của Mỹ bằng việc thúc đẩy cho nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS). Hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry, cũng thêm vào cùng với những lên án chỉ trích tuyên bố của ông Trump và nói rằng những phát biểu như vậy "không có tính xây dựng" trong cuộc chiến chống IS. Ông Trump kêu gọi cấm người Hồi giáo vào Hoa Kỳ sau vụ bắn giết hàng loạt tại San Bernadino, California. Một cặp người Hồi giáo, được cho là đã được cực đoan hóa, đã giết 14 người tại một trung tâm y tế. Một kiến nghị đang kêu gọi ông Donald Trump, người đang ra vận động để được đảng Cộng hòa đề cử ra tranh cử Tổng thống, phải bị cấm không cho vào Anh. text: Ông Lưu Cường Đông, theo hình của cảnh sát Ông Lưu, một trong những người giàu nhất Trung Quốc, bị bắt tại Minneapolis ngay trước lúc nửa đêm hôm thứ Sáu và được thả vào chiều thứ Bảy. Jack Ma tụt hạng trong danh sách người giàu TQ Tỷ phú họ Quách xin tỵ nạn chính trị ở Mỹ Tỷ phú Cổ Dược Đình chống lệnh hồi hương Bí ẩn vụ tỉ phú Trung Quốc mất tích JD.com nói ông Lưu, còn được biết đến với tên goi Richard Liu, bị cáo buộc một cách sai trái. Cảnh sát nói việc điều tra vẫn đang để ngỏ. JD.com, còn được gọi là Jingdong (Kinh Đông), có liên kết với Tencent và Walmart. JD.com nói trong một tuyên bố trên mạng tiểu blog Weibo rằng vụ bắt giữ ông Lưu tại Minnesota là dựa trên một "cáo buộc không có căn cứ". "Cảnh sát địa phương đã nhanh chóng xác định rằng cáo buộc đối với ông Lưu là không có căn cứ và ông ấy sau đó đã trở lại làm việc bình thường như kế hoạch ban đầu," tuyên bố nói. Cảnh sát Minneapolis nói họ không công bố thêm thông tin tuy vụ việc vẫn chưa khép lại. "Chúng tôi quyết định thả ông ấy, nhưng đó không phải là chỉ dấu về mức độ mạnh yếu của chứng cứ," John Elder, sỹ quan phụ trách thông tin của cảnh sát nói với BBC. "Hoàn toàn không có hạn chế nào được áp dụng đối với việc đi lại của ông ấy. Điều này cần được hiểu rằng nếu như chúng tôi cần liên hệ với ông ấy thì chúng tôi sẽ liên hệ được." Ông Lưu hiện có giá trị tài sản ròng trị giá 7,9 tỷ đô la, theo Forbes. Ông đứng đồng vị trí 140 với hai người khác trong bản xếp hạng các tỷ phú 2018 của Forbes, nơi mà giá trị ròng của ông được ghi nhận là 10,8 tỷ đô la Mỹ. Giám đốc điều hành hãng bán lẻ trực tuyến JD.com của Trung Quốc, ông Lưu Cường Đông (Liu Qiangdong), đã bị bắt giữ trong một thời gian ngắn ở Mỹ do bị cáo buộc có hành vi phạm tội về tình dục. text: Một cuộc họp ở Bộ Công thương Ban cán sự đảng Bộ Công Thương vừa chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát và thống nhất xử lý một số trường hợp cán bộ được bổ nhiệm không đúng quy định nêu tại Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Danh sách bổ nhiệm sai gồm có các ông/bà Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Sơn, Vũ Đình Duy, Vũ Quang Hải, Vũ Thúy Huệ và Võ Thanh Hà. Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng CSVN đã xem xét xử lý và đề nghị thi hành kỷ luật bảy cán bộ nhân vụ ông Trịnh Xuân Thanh và một số nhân sự khác. Theo đó, ông Trần Anh Tuấn, ủy viên Ban cán sự Đảng, thứ trưởng Bộ Nội vụ phải "kiểm điểm sâu sắc và có biện pháp khắc phục" vì liên quan "việc tiếp nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch và xếp lương công chức cho Trịnh Xuân Thanh". Một người khác cũng được quy hoạch Thứ trưởng Bộ Công Thương và vừa bị hủy bỏ là ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Ông này từng làm Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank) tới tháng 11/2010. Ông Sơn bị Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can và bắt giữ ông vì là đồng phạm với ông Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch HĐQT Ocean Bank. Trốn ra nước ngoài Ông Trịnh Xuân Thanh, sinh năm 1966, từng làm Tổng giám đốc rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) cho đến 2013. Sau đó, ông được luân chuyển về Bộ Công thương trước khi về làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang năm 2015. Tháng Sáu 2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo làm rõ việc ông Trịnh Xuân Thanh đi xe Lexus LX570 là xe tư, nhưng gắn biển xanh. Ông cũng bị điều tra về tình trạng thua lỗ ở Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) giai đoạn 2011-2013. PVC thời ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị đã thua lỗ, thất thoát tới 3.200 tỷ đồng. Tháng Bảy, ông bị hủy tư cách đại biểu Quốc hội. Ngày 16/9, tại Hậu Giang, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã triển khai quyết định khai trừ Đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên trước đó ông Thanh đã xin ra khỏi Đảng và bỏ trốn, được tin là ra nước ngoài nhưng không rõ nước nào. Trong một văn bản chưa được kiểm chứng tung ra trên mạng, người ký tên Trịnh Xuân Thanh nói ông xin ra khỏi Đảng vì "không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư". Một người khác cũng bị rút lại bổ nhiệm và đã bỏ ra nước ngoài là ông Vũ Đình Duy, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex), thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem). PVTex có vốn 7.000 tỷ thì lỗ 1.700 tỷ, có nguy cơ phá sản. Tin cho hay lãnh đạo Bộ Công thương từng 'cơ cấu' ông Trịnh Xuân Thanh, người đã bỏ trốn và bị truy nã quốc tế, làm thứ trưởng bộ này. text: Ông Anwar Ibrahim, người bị phế truất vì các quan điểm cấp tiến dưới thời Mahathir Mohammad, nói như vậy về xung đột tại Nam Thái Lan. Ông nói rằng Thái lan cần phải có một giải pháp tích cực, không dùng cách xử lý độc đoán. Vụ hơn 80 người Hồi Giáo ở miền Nam Thái Lan bị chết trong khi cảnh sát Thái di chuyển hàng nghìn người về nơi tạm giữ sau các vụ bất ổn ở quận Tak Bai trong tháng Mười vừa qua đã gây chấn động dư luận quốc tế và khu vực. Trong bài phỏng vấn với với ban Tiếng Thái của BBC, ông Anwar Ibrahim cho biết cảm tưởng khi nghe tin về những vụ bất ổn tại Nam Thái Lan: Anwar Ibrahim: Đó là một chuyện thật đáng tiếc, một thảm kịch. Tôi nhìn nó như một thảm kịch lớn, không chỉ cho Thái Lan mà cho cả khu vực. Vì từ lâu nay Thái Lan được nhìn nhận như một quốc gia bình yên và quan hệ chung giữa người theo Phật giáo và các nhóm thiểu số rất là tốt. Ngay cả ở Nam Thái Lan thì người Hồi giáo và tín đồ Phật giáo đã cùng chung sống tốt đẹp mấy trăm năm nay. Chúng ta phải có giải pháp chính trị và phải tìm ra giải pháp hòa bình ngay bây giờ. Chính quyền cần hiểu rằng không thể dùng các chiến dịch của bên an ninh, quân đội để giảm căng thẳng. Cần phải có ngay giải pháp chính trị. Không ai có tâm trí ổn định lại có thể bác bỏ sự thực là có những thường dân vô tội đã trở thành nạn nhân của chiến dịch này, dù đó là những người Phật giáo bị giết hay những người Hồi giáo bị giết. Điều vô cùng đáng tiếc là các lực lượng an ninh đã hết sức vô trách nhiệm và họ phải chịu tội cho những tội ác đó. Nay người dân cảm thấy họ bị tước đoạt mọi quyền lợi, bị đẩy ra ngoài rìa xã hội và bị đàn áp. Tôi tin vào trí tuệ của người Thái và chúng ta cần học được bài học từ những gì vừa xảy ra. Cần lắng nghe tiếng nói, thông ̣điệp của cộng đồng Hồi giáo và họ luôn trông đợi trí tuệ, lòng vị tha của nhà vua Thái Lan. Ngài có thể tác động để chính quyền có các biện pháp đúng đắn, không để cho mọi thứ diễn ra theo nguyên tắc hoàn toàn là ‘an ninh và an ninh’. Vì các nhóm an ninh đã tham gia vào việc đàn áp người vô tội. Ông có nghĩ rằng bất ổn ở Nam Thái Lan có thể đe dọa hòa bình và an ninh trong toàn khu vực Đông Nam Á? Không ai có thể phủ nhận chuyện bạo lực đang gia tăng. Nhìn vào cách vấn đề được xử lý sau khi cơn giận dữ ban đầu bùng phát thì ta có thể thấy các vụ sau ngày càng tệ hơn so vớic ác vụ trước. Sự việc sẽ là một vết đen, đánh dấu quan hệ giữa người Hồi giáo và Phật giáo ở Thái Lan. Tôi nghĩ điều quan trọng là nhg kẻ gây án phải bị trừng phạt. Tôi lo ngại rằng chính quyền Thái coi đây là một việc hoàn toàn mang tính nội bộ của Thái Lan và họ câu giờ, họ tìm cách hạn chế vấn đề, khoang vùng nó lại bằng cách gửi thêm quân đội đến khu vực. Đó là một sai lầm lớn, vì như thế họ đang làm điều không có lợi cho chính nước Thái Lan và cho khu vực. Thậm chí có nguy cơ là một nhóm khủng bố sẽ lợi dụng tình hình này. Vì tình hình đang là một món mồi ngon cho chúng. Người Hồi giáo Thái Lan luôn vô cùng kính trọng nhà vua Phật giáo của Vương quốc. Vì thế, tôi rất muốn chính quyền Thái Lan nhờ nhà vua giúp đỡ giải quyết vấn đề. Nếu các nhà lãnh đạo chính trị cứ suy nghĩ một cách độc đoán thì tôi sợ là tình hình sẽ còn thêm căng thẳng. Dùng an ninh và quân đội để giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo là một biện pháp sai lầm. Đó là ý kiến của , ông Anwar Ibrahim, nguyên phó thủ tướng Malaysia. text: Người biểu tình Hong Kong hôm thứ Sáu, một số người giương tấm biển kêu gọi giới chức trao quyền cho nhân dân Người biểu tình Hong Kong có thể đạt được gì? Có vẻ như những người biểu tình không muốn dừng lại, bởi họ chưa đạt được bất cứ điều gì trong những mục tiêu tranh đấu của họ. Luật dẫn độ vẫn chưa bị hủy bỏ vĩnh viễn, vấn đề chỉ là thời gian. Bàn tròn BBC: Hong Kong khó là Thiên An Môn thứ hai? Bầu cử tự do cho người dân Hong Kong là điều không thể có khi Hong Kong đang là một phần lãnh thổ của cộng sản Trung Quốc. Một Hong Kong độc lập thì quá ảo tưởng. Dân Hong Kong sẽ biểu tình đến bao giờ? Chính quyền Hong Kong cũng như Bắc Kinh có lẽ sẵn sàng chờ đợi ngày người dân mệt mỏi nếu như mọi việc vẫn còn trong vòng kiểm soát, hoặc dùng một giải pháp sắt máu mà Trung Quốc sẽ không ngần ngại thực hiện bất chấp dư luận quốc tế, bởi họ là cộng sản. Về phía những người biểu tình, tôi tin rằng họ cũng không quá ngây thơ để có thể hy vọng thay đổi thể chế sau những ngày biểu tình tổng lực. Tuy nhiên, điều không thể khác là nguyện vọng của họ, ý chí của họ phải được bày tỏ và họ muốn được lắng nghe. Tất nhiên, một chính quyền nằm trong tay Bắc Kinh thì không thể đáp ứng bất cứ điều gì. Vì thế, vấn đề của Hong Kong không chỉ là hôm nay, mà sẽ là vẫn còn, mãi còn cho đến khi có một Trung Quốc dân chủ. Điều tích cực nhất trong sự giận dữ của người Hong Kong, theo tôi, nó sẽ tác động không ít đến giới tinh hoa của Trung Quốc, cũng như những con người đang sống lưu vong trên quê hương mình ở Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông… Nó là cảm hứng và niềm hy vọng cho ngày mai, một cuộc sống mang dấu ấn con người thay vì một trại súc vật. Từ Hong Kong nhìn tới chuyện Việt Nam Cũng như Hong Kong, tôi không tin trong ngắn hạn, giới tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam có thể làm được điều gì đáng kể. Khi quân đội còn nằm trong tay đảng Cộng sản thì không có bất cứ cơ sở nào để tin rằng chế độ này sẽ bị lật đổ. Đảng Cộng sản tất nhiên biết rõ điều ấy. Điều trớ trêu và bi kịch nhất, có lẽ không ai bảo vệ chế độ cộng sản ở Việt Nam cẩn thận cho bằng… Trung Quốc. Môi hở răng lạnh. Cũng là oái oăm nhất, chống Trung Quốc có thể bị coi là "phản động", mặc dù Trung Quốc đang trường chinh thôn tính Việt Nam. Đối với đảng Cộng sản, không phải thế lực thù địch, bất cứ từ đâu đến hay trong nhân dân để đảng phải lo nghĩ, mà chính là sự tự diễn biến, tự chuyển hóa của hàng ngũ cán bộ đảng viên. Nội tại những bất cập, sai lầm và tha hóa là những khiếm khuyết bẩm sinh mà đảng tự bản thân không thể sửa đổi. Bên cạnh đó, những tác động xã hội từ bên ngoài trong một thế giới mở không thể không làm cho những đầu óc thủ cựu nhất phải so sánh, cũng như sự thức tỉnh của người dân đang càng ngày càng lan rộng về một lịch sử bị dối trá, bưng bít trước những sự thật. Cái giá trị lớn lao nhất của giới tranh đấu trong thời gian qua chính là góp phần vào sự thức tỉnh đó bằng ý thức bày tỏ lòng trung thực của mình về những vấn đề cấp bách của đất nước mà đảng đang cố dụi đầu vào cát và bắt nhân dân của mình cũng phải sợ hãi tránh né bằng sự phủ dụ cái nhu nhược "cứ để Đảng và nhà nước lo". Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà văn hiện sống tại Sài Gòn. Cả thế giới đang hướng về Hong Kong với cả sự phấn khích hy vọng và lo âu. Điều gì sẽ xảy ra cho Hong Kong trong những ngày sắp tới? text: Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng kêu gọi đoàn kết chống dịch Covid-19 Nhưng về cơ bản các cấp ủy ở địa phương vẫn hoàn thành các đại hội cơ sở, theo một nhà quan sát và phân tích chính trị Việt Nam. Virus corona: Việt Nam có nên ‘cân nhắc việc thả tù’? Virus corona: Vì sao Đại sứ Anh kêu gọi công dân về nước? Virus corona: 'Dân khen hai ông Vũ Đức Đam và Nguyễn Đức Chung' Tuy nhiên, nếu Covid-19 tiếp tục kéo dài tới 01/2021 thì chắc chắn đại hội 13 nếu có sẽ phải lùi lại sau đó, trong khi cũng có thể có một số thay đổi khác về phương diện tổ chức và có thể về nhân sự, vẫn theo ý kiến này. “Không có ảnh hưởng nhiều” Trả lời câu hỏi đại dịch Covid-19 có thể tác động ra sao tới sự kiện chính trị lớn trên của đảng CSVN dự kiến diễn ra vào quý một năm 2021, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, phát biểu trên góc độ quan điểm riêng, hôm 03/4/2020 nói với BBC: “Theo thông tin quan sát hoạt động của các cơ sở đảng, không có ảnh hưởng nào đáng kể do nhiều chi bộ đã hoàn thành các đại hội cơ sở trước ngày 31/01. “Tới đây, cấp phường, xã, nếu nhìn bản đồ COVID-19 trên toàn quốc, sẽ thấy không ảnh hưởng nhiều. “Tuy nhiên, có một chỗ duy nhất được rút gọn, đó là đại hội chi bộ không thảo luận bản Dự thảo Báo cáo Chính trị của Đại hội đảng toàn quốc” Hình chụp tư liệu Về vấn đề quy hoạch nhân sự “cấp chiến lược”, nhà quan sát này cũng cho rằng không có gì thay đổi, dù Việt Nam đang đương đầu với cơn bão dịch bệnh virus corona: “Về quy hoạch nhân sự "cấp chiến lược" của đảng - tức là Ban chấp hành Trung ương trở lên, theo thông tin và quan sát nhận được, không thấy có gì thay đổi. “Nhìn kỹ, trọng tâm quan trọng nhất của đại hội 13 là vấ đề nhân sự, nhưng nếu dịch COVID-19 kéo dài đến tháng 1/2021, thì phải hoãn đại hội này lại; còn nếu không, thì Đại hội 13 vẫn diễn ra như dự kiến.” “Chỉ khi đại dịch ngớt đi” Vẫn theo nhà phân tích này, chỉ trong trường hợp dịch COVID-19 ‘ngớt đi’ ở bên trong Việt Nam vào tháng 1/2021, thì khi đó mới có đại hội đảng toàn quốc. Nếu phải hoãn đại hội và nếu vai trò của đương kim Tổng bí thư bị ‘lu mờ’ và không có triển vọng phát huy sáng sủa hơn trong bối cảnh đại dịch diễn ra và quỹ thời gian tiến tới đại hội không còn nhiều với chính trị gia này, thì có thể vai trờ cầm cương chính quyền có thể sẽ chuyển vào tay một nhóm chính trị gia khác trẻ hơn vị đương kim lãnh đạo đảng. Về chỉ thị 16 mới được ban hành, theo Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nó có thể có ảnh hưởng tới sinh hoạt đảng ở nhiều cấp, nếu kéo dài quá hai tuần, ông cho biết: “Chỉ thị 16 không cấm các cuộc hội họp, tụ tập đông đến 20 người bên trong công sở và cũng không quy định rõ hơn. “Ở các cơ quan đảng và chính quyền, có quy định rõ nếu có họp trong công sở thì mọi người vẫn phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu hai mét với người khác và cấm bắt tay.” “Hiện tại người ta hy vọng là Chỉ thị 16 chỉ cần áp dụng trong 15 ngày, sau đó thì thôi vì dịch được cho là vẫn đang kiểm soát được. “Hiện nay đến cấp huyện, đại hội cũng khó nhiều hơn 20 người, cho nên Chỉ thị 16 không gây ảnh hưởng đến đại hội cấp phường - xã, huyện - quận, nếu nơi nào tiến hành sớm.” Trước đó, tại chương trình bình luận & cập nhật về Covid-19 hôm thứ Năm 02/4 của BBC News Tiếng Việt, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói với BBC: “Nếu dịch kéo dài lâu quá đến cuối năm, thì chắc Đại hội 13 phải làm chậm lại, còn dịch cuối năm mà hết thì chẳng có lý do gì mà không tổ chức đúng vào cuối tháng Giêng năm sau.” Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi ý kiến của Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp tại chương trình bình luận & cập nhật thời sự hôm thứ Năm 02/4/2020 về đại dịch Covid-19. Đại dịch do virus corona có tác động làm rút ngắn một số nội dung làm việc, thảo luận ở các đại hội cấp cơ sở trên đường đến đại hội toàn quốc lần thứ 13 của đảng Cộng sản Việt Nam. text: Ông Sam Rainsy đang sống lưu vong ở Pháp Ông Rainsy nay sẽ có thể trở về nước và tham gia vận động cho cuộc tổng tuyển cử cuối tháng. Thủ tướng Hun Sen nói ông đã gửi thư cho Vua Norodom Sihamoni đề nghị ân xá vì “hòa giải dân tộc”. 'Hòa giải' Vị thủ tướng nói sự trở về của Rainsy sẽ bảo đảm cho bầu cử được dân chủ và tự do. Trong loan báo đọc trên truyền hình, ông Hun Sen nói ông Rainsy đã gửi thư cho ông hôm 13/6 yêu cầu được quay về mà không sợ bị vào tù. Hồi năm 2010, ông Rainsy bị kết án hai năm tù vì tội dỡ cột mốc biên giới với Việt Nam. Ông cũng bị án tù 10 năm vì phát tán thông tin sai lạc quanh cuộc tranh chấp biên giới. Một nghị sĩ của đảng cầm quyền CPP, Cheam Yeap, nói: “CPP không muốn gây chiến.” “Nguyên tắc của CPP là chúng tôi muốn hòa giải dân tộc, hòa bình và ổn định, chúng tôi cùng một dòng máu,” ông này nói. Hôm 8/6, sau khi một ủy ban với đa số thành viên là người của CPP trục xuất 29 nghị sĩ đối lập khỏi quốc hội, Bộ Ngoại giao Mỹ đã kêu gọi có “tiến trình chính trị bảo đảm sự tham gia đầy đủ của mọi đảng phái với sân chơi bình đẳng”. Năm nay, đảng mang tên ông Sam Rainsy đã sát nhập với hai đảng khác để thành lập Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP). Ủy ban quốc hội nói việc này khiến 29 nghị sĩ không đủ tư cách ở lại quốc hội đại diện cho các đảng cũ. Tuần này, các nghị sĩ tại Washington đã bắt đầu tiến trình có thể giảm viện trợ từ 70 đến 80 triệu đôla một năm cho Campuchia nếu cuộc bầu cử không được xem là tự do và công bằng. Quốc vương Campuchia đã ân xá cho lãnh đạo đối lập sống lưu vong Sam Rainsy, người chống đối Thủ tướng Hun Sen. text: Cathay Pacific Airways của Hong Kong đã báo cáo khoản lỗ kỷ lục hàng năm là 2,8 tỷ đô la vào năm 2020. Kế hoạch đi lại như vậy bị trì hoãn kéo dài vì lúc đầu dự kiến ​​bắt đầu vào tháng 11, nhưng đã bị tạm đình chỉ sau khi ở Hong Kong gia tăng mạnh ca nhiễm Covid. Nếu được thực hiện, hành lang đi lại này sẽ là tuyến đường hàng không lớn thứ hai trong khu vực được mở sau khi Australia và New Zealand nối lại các chuyến bay vào tuần trước. Người ta hy vọng kế hoạch này sẽ thúc đẩy ngành du lịch của cả hai thành phố. "Tôi rất vui vì Hong Kong đã kiểm soát được tình hình Covid-19. Đã vài tháng trôi qua, nhưng các điều kiện bây giờ một lần nữa đã chín muồi để tái khởi động Air Travel Bubble (ATB) hay Hành lang đi lại an toàn hàng không," ông Ong Ye Kung, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Singapore cho biết trong một tuyên bố qua email. Covid: Các nước viện trợ khẩn cấp cho Ấn Độ để giảm tình trạng thiếu oxy Covid-19: Việt Nam lo dòng người từ Campuchia về nước Bệnh nhân chết vì thiếu oxy khi Covid ở Delhi tăng đột biến Kế hoạch được thực hiện thế nào? ATB sẽ bắt đầu một cách cẩn trọng với chỉ một chuyến bay mỗi ngày từ mỗi bên và chỉ chở tối đa 200 hành khách trong hai tuần đầu tiên. Đó là một cách tiếp cận hạn chế hơn so với Úc và New Zealand, những nước đã khởi động ATB với hàng trăm chuyến bay mỗi tuần giữa hai nước. Tất cả các hành khách khởi hành từ Hong Kong đều phải được tiêm vaccine và hành khách từ cả hai thành phố sẽ phải xét nghiệm trong vòng ba ngày trước khi bay, và sẽ được xét nghiệm lại ở điểm đến. Chương trình này sẽ bị đình chỉ trong ít nhất hai tuần nếu phát hiện các ca lây nhiễm không truy được vết trong cộng đồng tăng hơn 5 ca mỗi tuần. Hành khách từ cả hai thành phố sẽ được yêu cầu tải về ứng dụng truy vết của nhau trước khi khởi hành. “Mục tiêu của chúng tôi vẫn là sự cân bằng giữa sức khỏe cộng đồng và sự thuận tiện đi lại để công chúng cảm thấy yên tâm trong khi có được sự chắc chắn,” Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Kinh tế Hong Kong Edward Yau cho biết. Alice Springs tại Úc là bãi đậu của nhiều hãng hàng không có máy không hoạt động. Dịch Covid: Giáo viên nước ngoài coi Việt Nam là lựa chọn tốt Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 18,3% sau Covid Johnson & Johnson: Cơ quan quản lý EU nói đông máu là tác dụng phụ 'rất hiếm gặp' Suy thoái du lịch Singapore và Hong Kong đang mong muốn khởi động lĩnh vực du lịch vốn phụ thuộc nhiều vào khách du lịch nước ngoài trước đại dịch. Theo Cục Du lịch Singapore, lượng khách quốc tế đến Singapore giảm 81,2% trong quý 3 năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Đối với các hãng hàng không lớn của hai thành phố, đại dịch Covid-19 gây ra khó khăn đặc biệt. Không giống như Qantas của Úc, vốn chủ yếu là hoạt động kinh doanh trong nước, Singapore Airlines và Cathay Pacific của Hong Kong thiếu các đường bay quốc nội. Singapore Airlines đã mất 1,66 tỷ đô la trong 9 tháng tính đến tháng 12 năm 2020 khi lượng hành khách của hãng giảm 97,6%. Hãng hàng không Cathay Pacific Airways của Hong Kong đã báo cáo khoản lỗ kỷ lục hàng năm là 2,8 tỷ đô la vào năm 2020, đồng thời cắt giảm khoảng một phần tư nhân viên. Singapore và Hong Kong đã đồng ý bắt đầu việc đi lại không phải cách ly giữa hai thành phố từ 26/5. text: Vụ hôi bia ngày 4/12 đã bị dư luận trong nước lên án gay gắt và cũng làm dấy lên quan ngại về thực trạng xuống cấp của đạo đức xã hội Trong thông cáo được đưa ra ngày 14/12, công ty này cho biết "rất lấy làm tiếc về tai nạn xe tải xảy ra tại Thành phố Biên Hòa vào ngày 4/12 vừa qua" và nói "rất may là sự việc không gây ra tổn thất nào về sức khỏe và con người." Thông cáo cũng nói nhà sản xuất đã liên lạc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vận tải và Sửa chữa Ô tô Trang Tuấn để "chia sẻ và hỗ trợ". "Sau quá trình tìm hiểu thông tin và thảo luận với công ty Trang Tuấn, chúng tôi xác nhận tài xế xe tải, anh Hồ Kim Hậu, nhân viên của công ty Trang Tuấn, sẽ không phải bồi thường thiệt hại đối với sản phẩm của VBL trong vụ việc nói trên," thông cáo viết. Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam cho biết đã chia sẻ thông tin này với ông Hậu và tài xế này vẫn đang tiếp tục làm việc bình thương cho công ty Trang Tuấn. "Chúng tôi rất hài lòng với những nỗ lực của công ty Trang Tuấn trong việc phối hợp cùng các bên liên quan để nhanh chóng giải quyết vụ việc này," thông cáo nói thêm. 'Chỉ còn biết đi tù' Trước đó, vào ngày 4/12, chiếc xe tải do ông Hậu điều khiển trong đó chở hàng nghìn két bia từ nhà máy về huyện Bắc Bình, Bình Thuận, đã gặp tại nạn gần vòng xoay Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Do cua gấp với tốc độ 40km/h trong lúc phanh lại bị lỏng, chiếc xe tải đã bị nghiêng khiến một lượng lớn bia trên xe rơi xuống đường. Chứng kiến cảnh tượng này, hàng nghìn người dân đã ùa đến để tranh cướp bia, bất chấp sự van xin của tài xế. Thiệt hại tài sản sau vụ việc được ước tính lên đến khoảng 310 triệu đồng. Trả lời báo trong nước hồi đầu tuần này, ông Hậu cho biết gia đình ông sẽ không đủ khả năng bồi thường nếu công ty yêu cầu đền bù. “Nếu công ty dứt khoát bắt đền thì tôi chỉ biết đi tù chứ lấy đâu ra số tiền 310 triệu để đền, đến chiếc xe đạp cũng không có đi lấy đâu ra số tiền lớn như vậy,” ông nói. Ông Hồ Kim Hậu, 30 tuổi, người Bình Định, hiện đang tạm trú cùng vợ và con gái 5 tháng tuổi tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Cảnh hôi bia đã bị dư luận trong nước lên án gay gắt và cũng làm dấy lên quan ngại về thực trạng xuống cấp của đạo đức xã hội. Một số báo nước ngoài cũng đã đưa tin về vụ việc. Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam, đơn vị sản xuất bia Tiger, vừa tuyên bố miễn bồi thường đối với ông Hồ Kim Hậu, tài xế lái chiếc xe gặp tai nạn trong vụ hôi bia ở Đồng Nai. text: Tuyển Anh ăn mừng chiến thắng đậm đà trước Panama Harry Kane đã ghi được cú hat-trick đầu tiên ở World Cup, trong khi các bàn thắng khác là cú đúp của Stones ở các phút 8 và 40 và bàn đóng góp của Lingard ở phút 36. Trong ba bàn thắng của thủ quân tuyển Anh, có hai bàn được ghi từ chấm phạt đền ở các phút 22 và 41+1. Đức 2-1 Thụy Điển và đẳng cấp nhà vô địch World Cup: Cách mạng 'thay máu' của tuyển Anh Bồ Đào Nha loại Ma-rốc khỏi World Cup World Cup bảng H: Senegal thắng Ba Lan 2-1 Bàn nâng tỷ số lên 6-0 được Kane ghi ở phút 62, trước khi rời sân. Bàn thắng của Panama do Baloy ghi ở phút 78 tuy có tính danh dự, nhưng lại là bàn thắng đầu tiên tại World Cup của đội bóng đến từ Trung Mỹ và Caribê. Tuyển Anh hiện có cùng 6 điểm như tuyển Bỉ, đội vừa thắng Tunisia 5-2 trong trận cầu hôm thứ Bảy. Sau trận đấu, huấn luyện viên tuyển Anh, Gareth Southgate, nói: Panama ăn mừng bàn danh dự, cũng là bàn đầu tiên họ ghi được ở World Cup. "Lúc đầu, chúng tôi cũng có phần hơi lo và căng thẳng, đội Panama đã đội hình nặng về phòng thủ, với sáu hậu vệ, ba tiền vệ, và chỉ cắm trên có một người'. Tuy chiến thắng, ông Southgate vẫn tỏ ra chưa hài lòng với đội nhà, ông nói: "Tôi không thích khai cuộc và tôi cũng không thích bàn thắng của họ (Panama) ở cuối trận. "Tôi nghĩ là các diễn biến ở giữa là khá tốt, nhưng tôi khá là phê phán, chỉ trích," ông nói với phóng viên BBC với một nụ cười. World Cup: fan Nhật gây ấn tượng vì nhặt rác ở SVĐ World Cup 2018: Các 'ông lớn' sảy chân Bình luận World Cup từ quán Pub London World Cup 2018: Công nghệ làm thay đổi bóng đá Các chỉ số kỹ thuật cho thấy tuyển Anh (trái) đều vượt trội hoặc tốt so với Panama (từ trên xuống: sở hữu bóng, sút bóng, sút trúng khung thành, phạt góc và phạm lỗi) Cùng ngày Chủ Nhật theo giờ địa phương, ở bảng H, Nhật Bản đọ sức với Senegal. Còn Ba Lan so tài với Colombia. Hôm thứ Bảy, tuyển Đức có trận thắng quan trọng trước Thụy Điển với tỷ số sát nút 2-1 tại bảng F. Đức có nhiều cơ hội, nhưng phải đợi tới pha sút phạt gián tiếp cuối trận ở phút 90+5 của Kroos mới lấy được ba điểm từ tay của Thụy Điển, đội bóng đã đá phòng ngự tương đối tiêu cực trong trận đấu này. Trước đó, cũng tại bảng F, Mexico hạ Hàn Quốc 2-1 và giành 6 điểm đứng đầu bảng đấu khá hấp dẫn này. Bàn tròn World Cup - bình luận & dự đoán World Cup bước sang ngày thứ thi đấu thứ sáu World Cup qua bình luận của 3 nhà báo BBC Cristiano Ronaldo giành giải Quả bóng Vàng Tuyển Anh có trận thắng dễ dàng và đậm đà với tỷ số 6-1 trước đối thủ Panama thi đấu yếu hơn và chênh lệch trình độ rõ rệt, trong trận cầu thuộc lượt đấu thứ hai ở bảng G hôm 24/6 tại World Cup 2018 ở Nga. text: Hai ông Abe và Obama đã thống nhất tăng cường hợp tác Phó đô đốc Yasuhiro Shigeoka, chỉ huy trưởng Hạm đội Phòng vệ của Nhật Bản hôm 25/11 được tờ Mainichi Shimbun dẫn lời nói lực lượng phòng vệ biển của nước này sẵn sàng tham gia các hoạt động tuần tra "vào bất cứ lúc nào". Tuy nhiên cùng ngày, Hoa Kỳ và Nhật Bản nói không có kế hoạch tuần tra chung tại Biển Đông, cho dù hai nước này vừa có tập trận hải quân chung, theo USA Today. Cuộc tập trận kéo dài 10 ngày với sự tham gia của 7 tàu chiến Mỹ và 25 tàu chiến Nhật Bản, cùng một số chiến đấu cơ. Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ đóng tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản, nói hiện hải quân hai nước chưa có kế hoạch cụ thể tuần tra chung, nhưng có khả năng việc này sẽ xảy ra trong tương lai. Tại cuộc gặp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Manila mới rồi, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cam kết hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Chiến hạm JS Kunisaki của Nhật thăm Đà Nẵng tháng 6/2014 Cảng Sasebo ở Nagasaki của Hải quân Nhật Bản Hãng tin Kyodo dẫn lời ông Abe nói ông sẽ xem xét tác động của các hoạt động của Trung Quốc lên an ninh Nhật Bản, và bày tỏ ủng hộ quyền "tự do hàng hải" ở Biển Đông. Hồi tháng Chín, Tokyo thông qua luật an ninh gây tranh cãi cho phép quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài trong trường hợp Nhật Bản hoặc đồng minh của nước này bị tấn công. Hôm thứ Ba 24/11, các dân biểu đối lập ở Nhật đã thống nhất đề xuất luật mới vào đầu năm 2016 đòi xem xét lại luật an ninh do đảng Tự do Dân chủ của ông Abe đề xướng. Truyền thông Nhật Bản cho hay hải quân nước này 'sẵn sàng' điều tàu chiến ra tuần tra tại Biển Đông nếu có lệnh. text: Xe chở Đại sứ Niwa đã bị kẻ lạ mặt tấn công ở Bắc Kinh Trước đó, chiếc ô tô chở đại sứ Nhật Bản ở Trung Quốc đã bị tấn công vào cùng ngày khi một người đàn ông xé lá cờ Nhật cắm trên xe, Bộ Ngoại giao nước này cho biết. Tuy nhiên, Đại sứ Uichiro Niwa lúc đó ngồi trong xe không hề hấn gì. Xe của ông đã bị hai chiếc xe khác buộc phải dừng lại trên một trục đường chính ở Bắc Kinh. Một người đàn ông bước ra khỏi xe và xé bỏ quốc kỳ Nhật, theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Sứ quán Nhật Bản đã bày tỏ phản đối đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc và yêu cầu không để lặp lại sự việc như thế này. ‘Trung Quốc lấy làm tiếc’ “Nếu thật sự vụ tấn công vào xe của đại sứ Nhật là đúng thì điều đó là hết sức đáng quan ngại nếu xét về tư cách ngoại giao của ông,” AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Victoria Nuland phát biểu. Bà Nuland cũng cho biết Hoa Kỳ ‘quan ngại’ rộng hơn về căng thẳng tranh chấp chủ quyền giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á này. “Chúng tôi thường xuyên thúc giục hai nước giải quyết tranh chấp một cách hòa bình,” bà nói. Mặt khác Nuland cũng nhắc lại rằng Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, Mỹ hiện có 47.000 quân đồn trú trên lãnh thổ Nhật Bản và phải có nghĩa vụ bảo vệ Tokyo theo một hiệp ước an ninh được ký kết giữa hai nước. Vụ tấn công xe đại sứ Nhật diễn ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống Nhật lan rộng ở Trung Quốc xung quanh tranh chấp chủ quyền ở một quần đảo trên Biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn người Nhật gọi là Senkaku. Trong khi đó, phía Trung Quốc cũng đã bày tỏ ‘lấy làm tiếc sâu sắc’ về vụ việc xâm phạm xe của đại sứ Nhật, Sứ quán Nhật ở Bắc Kinh cho biết. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ đang ‘tiến hành điều tra nghiêm túc’ vụ việc và rằng chính phủ Trung Quốc vẫn luôn tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế về việc đảm bảo an toàn cho các phái bộ ngoại giao ở Trung Quốc. Noda gửi thư Trong một diễn biến khác, hãng thông tấn Nhật Kyodo đưa tin Thủ tướng nước này Yoshihiko Noda sẽ gửi thư riêng đến Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào để bày tỏ mong muốn của Nhật muốn làm giảm căng thẳng giữa hai nước. Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Tsuyoshi Yamaguchi sẽ đi Trung Quốc để chuyển thông điệp cá nhân của Thủ tướng Noda, các quan chức ngoại giao nước này cho biết. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Koichiro Gemba nói ông Yamaguchi sẽ lên đường ngay trong ngày hôm nay thứ Ba 28/8 nhưng không cho biết chi tiết nội dung lá thư của ông Noda. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Hai ngày 27/8 đã lên tiếng mô tả một biến cố mới nhất trong quan hệ ngoại giao Trung-Nhật là ‘hết sức đáng quan ngại’, hãng tin Pháp AFP cho biết. text: Việt Nam thắng Bắc Hàn 5-2 trong trận giao hữu ngày 6/10 ở TP. HCM Nghịch lý AFF Cup 2008 và nỗi ám ảnh Một thực tế với tất cả các cấp độ đội tuyển là hễ trước một giải đấu lớn mà Việt Nam đá giao hữu thành công thì vào giải chính thường gặp chệch choạc. Gần đây nhất là trường hợp của U19 Việt Nam khi đội thua thảm hại tại giải Đông Nam Á trước khi làm nên lịch sử tại giải châu Á. U19 - Hy vọng của bóng đá Việt Nam 'Kỳ tích' của U19 Việt Nam Nhưng minh chứng hùng hồn nhất và đã trở thành nỗi ám ảnh dù nó có trở thành một trong những trang sáng nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam là chiến tích vô địch AFF Cup 2008. Trước khi AFF Cup năm ấy khởi tranh, tuyển Việt Nam của huấn luyện viên Calisto đã không thắng được trận nào trong 10 trận giao hữu. Phong độ tồi tệ đó tiếp tục kéo dài đến trận mở màn giải đấu khi Việt Nam thua dễ Thái Lan tại Phuket, nhưng rồi tất cả xoay chiều, và diễn biến sau đó đã trở thành lịch sử. Thành công ấy đã không vô tình trở thành nỗi sợ hãi nếu các đội tuyển Việt Nam không liên tiếp thất bại tại các giải đấu lớn sau đó dù luôn có thành tích giao hữu tốt hơn năm 2008. Năm 2010, vẫn huấn luyện viên Calisto và gần như đầy đủ những tên tuổi đã vô địch hai năm trước đó đã có loạt trận đấu thử nghiệm trước giải thành công khi đánh bại cả đội tuyển Kuwait nhưng vào giải lại thua đau đớn ở bán kết. 2 năm sau, khởi đầu ấn tượng của huấn luyện viên Phan Thanh Hùng với những trận giao hữu thắng như chẻ tre khiến nhiều người còn quả quyết thời của huấn luyện viên nội đã đến. Nhưng thành tích năm ấy lại là một sự thất vọng tràn trề khi chúng ta phải chia tay ngay từ vòng bảng. Ngoài ra còn phải kể đến trường hợp của lứa U19 Hoàng Anh Gia Lai từng gây sốt cả làng bóng Việt năm 2014. Những nỗi đau cứ ập đến bất ngờ khi niềm hi vọng luôn dâng lên đến đỉnh điểm khiến người hâm mộ mang một nỗi sợ hãi vô hình khi đội tuyển đá giao hữu. Tất nhiên bất cứ trận nào tuyển Việt Nam thi đấu người hâm mộ đều mong một chiến thắng, nhưng đối với một trận giao hữu, khi đội thắng thì chúng ta lại lo vào giải chính sẽ đá không tốt, nhưng thua thì lại là điều mà thực tâm không ai muốn chứng kiến. Cứ như thế, những con số thống kê của mùa AFF Cup 2008 dần trở thành nỗi ám ảnh bên cạnh niềm vui vô bờ bến ngày ấy. Tuyển Việt Nam 2016 liệu có thể vượt qua? Như thường lệ, tuyển Việt Nam phiên bản 2016 của Hữu Thắng được kì vọng sẽ phá dớp "thử kêu, đốt xịt" những năm trước. Để làm được điều đó, các cầu thủ chắc chắn còn nhiều việc phải làm chứ không thể nhìn vào kết quả những trận giao hữu để tự mãn. Không phải ngẫu nhiên mà cách đây vài ngày trong cuộc trả lời báo chí, huấn luyện viên Hữu Thắng đã bày tỏ quan điểm rằng truyền thông nên cẩn trọng, tránh việc đưa cầu thủ lên mây khi thắng rồi lại đì họ khi thua. Chính truyền thông, dư luận là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến cái dớp đá tốt giao hữu, đá tệ giải chính xảy đến với tuyển Việt Nam. Không cần biết tính chất trận đấu thế nào, chỉ cần đội tuyển thắng truyền thông đã đưa họ lên mây xanh với những mĩ từ không thể đong đếm. Điều đó đương nhiên sẽ gây áp lực tâm lí lớn cho cầu thủ lẫn cả sự chủ quan, và điểm chết bắt nguồn từ ấy. Đó là về tác động của truyền thông, báo chí nhưng quan trọng hơn cả vẫn là bản thân các thành viên đội tuyển như ông, bà ta thường nói "Có thực mới vực được đạo". Tuyển Việt Nam rõ ràng dù có kết quả tốt những màn trình diễn vẫn còn nhiều hạn chế. Như trận mới đây với Indonesia, hàng tiền vệ chúng ta tỏ ra mỏng manh trước tốc độ và sức mạnh của đối thủ trong khi hàng thủ lại hoàn toàn chưa có sự ăn ý tốt. Indonesia là một đối thủ vừa sức và thậm chí vụng về về mặt kĩ thuật nhưng ta đã phô bày nhiều sai lầm không đáng có thì vào giải tất nhiên chẳng thể căn cứ vào kết quả thắng này để hi vọng được. Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa, AFF Cup 2016 sẽ khởi tranh và khối lượng công việc dành cho huấn luyện viên Hữu Thắng là rất lớn. Chính ông là người thấy và biết rõ nhất những chiến thắng vừa qua phần nào đó có tính chất đánh lừa thị giá người xem, thực lực đội bóng thế nào chỉ ông mới tường tận. Còn với người hâm mộ, chúng ta chỉ biết hi vọng đội tuyển sẽ đừng thử kêu rồi đốt lại xịt như nhiều lần đã chứng kiến. Tuyển Việt Nam đã trải qua 6 trận giao hữu trước thềm AFF Cup với kết quả tốt là thắng 4, hòa 2, nhưng điểm lại lịch sử đó có vẻ đó không phải là điều người hâm mộ thật sự yên tâm. text: Ông Hill là một đồng minh thân cận của Thủ tướng Anh tại Brussels. "Điều gì đã làm rồi thì sẽ không thể vãn hồi được," nhà ngoại giao cao cấp của nước Anh, người được Thủ tướng Anh cử tới làm việc ở Brussels và 'coi sóc' các vấn đề về tài chính nói với truyền thông. "Giống như nhiều người ở đây và tại nước Anh, rõ ràng là tôi thất vọng về kết quả của cuộc trưng cầu dân ý. "Tôi đã muốn nó có kết cục khác đi và từng hy vọng rằng nước Anh sẽ muốn đóng một vai trò trong việc tranh luận để hướng tới một châu Âu nhìn xa, trông rộng, linh động, cạnh tranh cao hơn và tự do mậu dịch tốt hơn. "Tuy nhiên, người dân Anh đã có một quyết định khác và đó là cách thức mà nền dân chủ vận hành," ông Jonathan Hill nói hôm 25/6 từ trụ sở của EU tại Brussels. EU đủ mạnh mẽ Hôm thứ Bảy, Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel trong một phát biểu trực tiếp được phát trên truyền hình Đức nói: "EU đủ mạnh để tái ổn định sau khi nước Anh rời khỏi khối." Còn Chủ tịch Ủy ban Châu âu (EC) ông Jean-Claude Junker thì nói ông muốn nước Anh 'nhanh chóng' hoàn tất các thủ tục để rời khỏi khối. Thủ tướng Anh, David Cameron, người đã tuyên bố ý định từ chức hôm 24/6, ngay sau khi nước Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu sau cuộc trưng cầu dân ý hôm thứ Năm, nói ông muốn nhà lãnh đạo kế nhiệm sẽ giải quyết quá trình đàm phán của Anh rời khỏi khối này. Hôm thứ Bảy, ông Hill nói trong một tuyên bố rằng: "Tôi không tin rằng sẽ là đúng đắn để tôi tiếp tục ở lại cương vị hiện nay là một ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề tài chính." Nhưng theo những gì BBC được biết, ông Hill sẽ còn lưu lại chức vụ trong một vài tuần lễ để đảm bảo cho việc bàn giao chức vụ một cách có trật tự. Là một đồng minh thân cận của Thủ tướng Cameron, ông Hill được biết tới là một nhà ngoại giao có nhiều kinh nghiệm tại Brussels, tuy nhiên việc ra đi của ông sau khi Thủ tướng Anh tuyên bố sẽ từ chức, là một việc có thể đoán định được, theo một nhà quan sát từ Brussels. Ủy viên châu Âu của nước Anh, Jonathan Hill, tuyên bố từ chức tiếp theo việc nước Anh lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu. text: Gia đình Đoàn Thị Hương 'bất ngờ khi nghe tin' Nhưng nói họ tin rằng cô không nhận thức được việc đang tham dự vào một vụ giết người. Dưới đây là nội dung tường thuật của phóng viên Trần Văn Minh của AP: Đoàn Thị Hương được cho là một trong người hai phụ mà theo hình ảnh camera an ninh ghi lại đã tiếp cận Kim Jong-nam hôm 13/2 tại sân bay Malaysia. Ông Kim đã tử vong sau khi nói với nhân viên sân bay là ông bị xịt một chất lỏng gì đó vào mặt. Cô Hương và một nữ nghi phạm từ Indonesia đã bị giới chức Malaysia bắt giữ cùng với hai người đàn ông mang giấy tùy thân Bắc Hàn và Malaysia. Trong căn nhà đơn giản, ít đồ đạc tại một làng quê Nam Định, ông Đoàn Văn Thạnh, 63 tuổi, xác nhận rằng Hương là con gái ông, nhưng nói ông không tin là cô có thể thực hiện hành vi tội phạm. "Làm sao nó lại dám làm cái chuyện động trời được?" ông nói. "Nó sợ chuột, cóc, nó không thể dám làm chuyện đó được." Cháu gái của Hương là Đinh Thị Quyên, 18 tuổi, nói cô tin rằng Hương bị lừa để tham gia vào âm mưu này. "Dì tôi là người rất tốt bụng, rất dễ tin người," Quyên nói. "Tôi tin là dì đã bị lừa để làm việc này." Anh trai của Đoàn Thị Hương nói nghi phạm bị bắt ở Malaysia là em gái ông Cảnh sát trưởng Indonesia cũng nói rằng nghi phạm nữ thứ hai, cô Siti Aisyah, đã bị lừa và tưởng là đang tham gia vào một chương trình hài với việc xịt nước vào mặt những người đàn ông. Ông Thạnh, một cựu chiến binh bị mất chân phải trong một vụ nổ mìn, nói rằng cảnh sát đã tới gặp ông sau khi Hương bị bắt, để kiểm tra nhân thân con gái ông và nói sẽ giúp bảo vệ quyền lợi cho cô. Ông Thạnh nói con gái ông rời làng đi được chừng 10 năm nay, lên Hà Nội học trường dược, và chỉ thỉnh thoảng về nhà. Cô không có nhiều bạn bè ở quê. Lần cuối gia đình gặp cô là trong dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, lúc cô về nhà ăn Tết năm ngày. Quyên nói dì cô đã gọi điện cho cô hôm 14/2, một ngày sau cái chết của ông Kim, và nói cô mua thẻ điện thoại trả trước để Hương chuyển tiền cho một cửa hàng ở Hà Nội đặt cọc mua chiếc váy mà Hương thích. Quyên nói cô đã mua thẻ và chuyển số PIN cho Hương, nhưng không rõ liệu nó đã được gửi cho cửa hàng chưa. Thân nhân của cô Đoàn Thị Hương tại Nghĩa Hưng, Nam Định đã tiếp xúc với báo chí Quyên nói rằng gia đình sau nghe tin Hương bị bắt ở Malaysia đã tìm cách liên hệ qua điện thoại nhưng không được. Truyền thông nhà nước Việt Nam đã đưa tin dày đặc về cái chết của ông Kim, nhưng cho tới tận thứ Hai đã không nhắc gì tới công dân người Việt trong vụ này. Chính phủ nói đang phối hợp với giới chức Malaysia để xác định danh tính của cô Hương. Gia đình của người phụ nữ Việt Nam bị cho là nghi phạm trong cái chết của người anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Bắc Hàn hôm thứ Ba xác nhận rằng cô đúng là thân nhân của họ, hãng tin AP nói. text: Người dùng internet ở Trung Quốc phải dùng tên thật để đăng ký dịch vụ Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc cũng đòi các nhà cung cấp dịch vụ phải trao cho giới chức các thông tin đó nhằm có biện pháp trừng phạt, theo tin Reuters. Bài viết của phóng viên Ben Blanchard và Sally Huang nói rằng các quy định mới gửi ra tín hiệu rằng giới lãnh đạo mới với sự dẫn dắt của ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các hoạt động trực tuyến tại một quốc gia, nơi internet cho người dân những cơ hội hiếm hoi để tranh luận. Tân Hoa Xã công bố các quy định mới cũng yêu cầu người sử dụng internet phải dùng tên thật ký đăng ký với các nhà cung cấp dịch vụ mạng, dẫu trên thực tế điều này đã xảy ra. Giới chức Trung Quốc và các nhà cung cấp dịch vụ internet như Sina Corp lâu nay đã giám sát chặt chẽ và kiểm duyệt những gì người dân nói trên mạng, nhưng chính phủ nay đưa quyền xóa các post vào luật. "Các nhà cung cấp dịch vụ được yêu cầu phải ngay lập tức ngưng truyền tải các thông tin bất hợp pháp một khi phát hiện ra các tin đó, và phải có các biện pháp thích hợp, gồm cả việc gỡ bỏ và lưu giữ các thông tin đó trước khi báo cho các cơ quan quản lý," quy định mới ghi rõ. "Khi sử dụng internet, người dân phải thực hiện các quyền phù hợp với luật và hiến pháp" Lê Phỉ, Phó chủ nhiệm UB Pháp luật Quốc hội TQ Các hạn chế được đưa ra sau một loạt các bê bối tham nhũng trong giới quan chức cấp thấp bị người dùng internet phanh phui, điều mà chính phủ Trung Quốc nói họ khuyến khích. Lê Phỉ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nói rằng luật mới không nhằm khiến mọi người lo lắng về việc không thể đưa tin tham nhũng lên mạng. Nhưng ông cũng ra lời cảnh báo: "Khi người dân thực hiện quyền của mình, gồm cả quyền sử dụng internet, thì họ phải thực hiện các quyền đó phù hợp với luật và hiến pháp, không gây hại tới quyền lợi pháp lý của nhà nước, xã hội... và của các công dân khác." Kiểm duyệt gắt gao Người dùng internet tại Trung Quốc đã phải thích nghi với các biện pháp kiểm duyệt gắt gao, đặc biệt là ở các chủ đề nhạy cảm chính trị như nhân quyền và giới chính trị gia cấp cao, và các trang mạng nước ngoài phổ biến như Facebook, Twitter và YouTube đều bị chặn. Hồi đầu năm, chính phủ đã bắt đầu buộc người sử dụng mạng microblog Weibo rất phổ biến ở nước này phải đăng ký bằng tên thật. Luật mới đã nhanh chóng bị một số người dùng Weibo lên án. "Thế là nay người ta dùng Weibo để giúp giữ hồ sơ và báo cáo cho giới chức. Đây có phải là thứ tự do ngôn luận mà chúng ta được hứa hẹn trong hiến pháp không?" một người dùng nói. "Chúng ta cần phải cương quyết phản đối biện pháp can thiệp vào tự do internet đó," một người khác viết. Chính phủ nói việc kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động trên internet là cần thiết, nhằm ngăn chặn việc có những cáo buộc ác ý, vô danh trên mạng, chặn các hình ảnh khiêu dâm, các lời đồn đoán hoảng loạn vô cớ, và nói đã có nhiều nước trên thế giới áp dụng các biện pháp này. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Trung Quốc hôm thứ Sáu vừa công bố thêm lệnh siết chặt quản lý internet, với việc hợp pháp hóa hành động xóa bỏ các tin ngắn hoặc các trang có thông tin "bất hợp pháp". text: Ông Nguyễn Trung Trực là một thành viên của Hội Anh em Dân chủ Nguyễn Trung Trực là thành viên cuối cùng trong số chín thành viên lãnh đạo của Hội Anh em Dân chủ bị đưa ra xét xử, theo luật sư Nguyễn Văn Đài. Ông đã bị bắt giữ hồi tháng 7/2016. Theo luật sư Nguyễn Văn Miếng, thân chủ của ông vẫn khẳng định mình không có tội trước tòa. "Ông Trực nói trước tòa rằng 'Tôi là công dân Việt Nam, Nguyễn Trung Trực, tôi khẳng định là không có lật đổ bất cứ ai'" Luật sư vụ xử ‘Hội anh em dân chủ’: ‘Họ bị oan’ LS Đài: Đôi điều về một phiên tòa sắp xử ở VN Y án sơ thẩm thành viên Hội Anh Em Dân Chủ "Tôi ủng hộ và cổ súy cho dân chủ nhân quyền và bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Tôi khẳng định sẽ đấu tranh đến cùng cho đến khi những việc này được thực thi ở Việt Nam." Ông Trực cũng nói sẽ kháng cáo vì ông cho rằng bản án đó không đúng. Thêm vào đó, tại phiên tòa hôm nay, có rất nhiều công an trong cũng như bên ngoài tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình. 'Không có dấu hiệu để chứng minh phạm tội' Theo luật sư Miếng, nhiều bằng chứng kết tội ông Trực "không có dấu hiệu để chứng minh phạm tội." "Tất cả những chứng cứ tôi yêu cầu được đưa ra xem xét thì tòa không đồng ý. "Hầu hết những chứng cứ đó đều là những chứng cứ không có dấu hiệu để chứng minh tội phạm chẳng hạn như mấy card visit của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ, vài ba quyển sách, những cái lá đơn ông Trực viết cho những người để bồi thường Formosa." Người thân và ủng hộ ông Trực ngồi gần cổng tòa án. Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết có rất nhiều công an trong và bên ngoài phiên tòa "Nói chung là không có dấu hiệu gì để cho là lật đổ chính quyền nhân dân cả. Tôi không biết những trường hợp ấy phải xử theo cái hướng nào nhưng nếu xử là lật đổ chính quyền nhân dân thì coi như là o ép ông ấy." Ông Miếng cho biết thân chủ của ông cho rằng bản kết luận điều tra và cáo trạng là suy diễn, và theo hướng tiêu cực để kết tội ông Trực. Báo công an hồi tháng 9/2017 đưa tin rằng Nguyễn Trung Trực từng "rất tích cực viết các tài liệu phản động có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc về Việt Nam; trả lời phỏng vấn và tham gia các cuộc biểu tình bất hợp pháp tại Malaysia." Trước đó, vào tháng Tư, bốn thành viên của Hội Anh em Dân Chủ (HAEDC) đã bị kết án với cùng tội danh với ông Trực. Phiên tòa phúc thẩm hồi tháng Sáu cũng tuyên y án đối với bốn thành viên HAEDC. Sau đó ông Đài và cộng sư Lê Thu Hà đã được trả tự do và xuất cảnh sang Đức. Bốn thành viên của Hội Anh em Dân chủ, trong đó có Luật sư Nguyễn Văn Đài, bị tuyên mức án tổng cộng là 66 năm tù giam trong một phiên tòa từ trước tại Việt Nam. Ông Trực là ai, đã làm gì? Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) trước đó đã kêu gọi nhà nhà cầm quyền Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc đối với Nguyễn Trung Trực về các hoạt động nhân quyền ôn hòa và phóng thích ông ngay lập tức. Theo HRW, ông Nguyễn Trung Trực, 44 tuổi, đã có quá trình tham gia các hoạt động ủng hộ dân chủ lâu dài. Ông từng là thuyền nhân trong trại tị nạn ở Hồng Kông hơn bảy năm vào thập niên 1990, sau đó bị trục xuất về Việt Nam vào năm 1997. Năm 2003, ông đi làm ở Malaysia, nơi ông tham gia Phong trào Chấn hưng nước Việt do các nhà hoạt động nhân quyền Vũ Quang Thuận và Lê Thăng Long thành lập. Phong trào này vận động cho một nước Việt Nam có hệ thống chính trị dân chủ, đa đảng. Trước đó hôm 10/8, luật sư Nguyễn Văn Đài đã có một bài viết trước phiên tòa xét xử sơ thẩm ông Trực. Cáo buộc tuyên truyền chống cái gọi là "Nhà nước CHXHCN Việt Nam" ông Đài cho rằng là "hết sức phi lý và có tính chất quy chụp". Ông Nguyễn Trung Trực (phải) trong một lần tiếp xúc với Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi "Lý do là bởi vì các thành viên của Hội Anh em Dân chủ chỉ sử dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để bày tỏ các quan điểm cá nhân về chính trị, kinh tế, xã hội đã và đang xảy ra ở Việt Nam." "Họ có quyền lên án, phê phán các chính sách, việc làm của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, khi gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc và lợi ích trực tiếp của chính họ. Đó là các quyền hợp hiến và hợp pháp của các thành viên Hội." "Các việc làm này của họ, theo tôi, không bao giờ là nhằm tuyên truyền chống cái gọi là 'Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam' hay có thể nhằm lật đổ cái gọi là 'Chính quyền Nhân dân'". Tòa án Quảng Bình đã kết án ông Nguyễn Trung Trực 12 năm 5 năm quản chế vì tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" trong phiên tòa sơ thẩm sáng nay. text: Như vậy, làm thế nào một tác phẩm có thể giành được giải thưởng Booker đầy uy tín? Martyn Goff, người điều hành giải thưởng suốt 35 năm, nói từ khóa quan trọng là ‘du lịch văn chương’ – có nghĩa là đưa độc giải tới những nơi không quen thuộc. Ông giải thích: “Đúng là phải có cốt truyện khéo léo. Nhưng cũng phải mô tả điều gì đó mà đa số chúng tôi không biết đến – như Rushdie đã làm với Ấn Độ.” Hình thức và nội dung Xác định thế nào là một tiểu thuyết văn học đã khó, nhưng khó hơn nữa là làm sao biết cuốn sách có thể ăn khách. Nhà văn và giới xuất bản rất mong có những thành công quốc tế tương tự cuốn 'Atonement' của Ian McEwan, 'Birdsong' của Sebastian Faulks, hay 'Captain Corelli's Mandolin' của Louis De Bernieres. Bộ ba này là bằng chứng cho giả thuyết của Martyn Goff, rằng tiểu thuyết hút khách cần đưa độc giả đến một nơi hay một thời xa xôi. Nhà văn Tracy Chevalier nhận xét rằng một tiểu thuyết văn học thật sự không chỉ cần cốt truyện mà cả văn phong. Bà nói cuốn 'Da Vinci Code' có nội dung rất hấp dẫn, nhưng tác giả Dan Brown không quan tâm đến cách kể chuyện. Trong khi đó, với một tác phẩm uy tín như 'Atonement', hình thức đi liền với nội dung. Tracy Chevalier nhận xét: “Câu chuyện thật cuốn hút, nhưng cách kể cũng rất quan trọng. Hai yếu tố gắn kết với nhau, giúp cuốn sách vượt hẳn lên.” Nhưng một số người sợ rằng các giải thưởng nay ảnh hưởng nhà văn quá nhiều. Ngay cả Martyn Goff cũng lo ngại: “Trong thời kỳ đầu của giải Booker, nhà văn chỉ muốn viết cuốn tiểu thuyết mà họ nghĩ sẽ hay – bây giời người ta cố gắng viết một tác phẩm Booker.” Vai trò truyền hình Nhưng các tác giả như Tracy Chevalier nói họ không phải là người duy nhất bị ám ảnh vì giải thưởng. Các nhà xuất bản cảm thấy rất khó bán sách. Có quá nhiều cuốn được in, và công chúng lại đọc ít đi. Thế nên, cách dễ nhất để bán là giành được giải thưởng Orange hay Booker. Điều đó giúp tác giả được truyền thông và công chúng chú ý nhiều hơn. Trong khi đó, các nhà sách lại biện luận rằng truyền hình mới có ảnh hưởng nhất. Từ năm 2004, chương trình Richard và Judy trên kênh Channel 4 của Anh đã mở câu lạc bộ sách. Ý tưởng của họ lấy lại từ bà Oprah Winfrey ở Mỹ. Sách nào được vợ chồng Richard và Judy nhắc tới ngay lập tức sẽ giúp cho doanh số bán. Nhà văn Tracy Chevalier kết luận thị trường ngày nay ngày càng thu hẹp. “Sách in ra rất nhiều, có những tác phẩm rất hay mà không được chú ý, khiến ta cứ hy vọng nó sẽ được độc giả biết tới.” Tác phẩm 'Midnight's Children' của Sir Salman Rushdie là tiểu thuyết được công chúng Anh bình chọn là hay nhất trong các tác phẩm từng giành giải thưởng văn học Booker. text: Trong khi đó đêm qua không quân Israel tiếp tục oanh kích các cứ điểm của Hezbollah ở Libăng. Hôm qua là ngày có nhiều tử vong nhất ở Libăng với 49 người chết. Báo chí ở Libăng mô tả việc nội các gởi lính về miền nam Libăng là một quyết định lịch sử. Chính phủ Libăng muốn chứng tỏ với thế giới họ kiểm soát được tình hình và gây sức ép buộc Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc phải sửa đổi nghị quyết về cuộc xung đột. Báo chí địa phương tường thuật rằng trong phiên họp của nội các, Bộ trưởng Quốc phòng, Elias Murr, nói chỉ có lính Libăng có quyền hiện diện ở miền nam Libăng. Điều đó có nghĩa trên lý thuyết quân đội Israel phải rút về. Các thành viên Hezbollah trong nội các đã ủng hộ kế hoạch của chính phủ. Nhưng người ta sợ rằng chiến sự sẽ leo thang sau khi Israel ban lệnh giới nghiêm kể từ tối hôm thứ Hai, cấm xe cộ đi lại bên bờ nam của sông Litani, ngoại trừ các đoàn xe cứu trợ nhân đạo. Chính phủ Libăng yêu cầu lính trừ bị ra trình diện từ ngày 10/8 sau khi nội các quyết định gởi 15.000 quân đi miền nam. text: Harith Iskander là "Người hài hước nhất thế giới" năm 2016. Ít nhất cũng có một người cười vui khi năm 2016 sắp kết thúc. Năm nay là năm của những chế nhạo và cười cợt trên internet nhưng với diễn viên hài người Malay Harith Iskander, mọi chuyện đều tốt đẹp. "Tất cả đều là do cách bạn nhìn lại một năm thế nào", ông nói. "Công việc của tôi là phải thấy những mặt buồn cười của cuộc sống và diễn lại những điều đó một cách hài hước." "Tôi cho là thế giới hài ở phương Tây đã sẵn sàng nghe tiếng nói của một nghệ sĩ hài châu Á. Tôi có tiếng nói và phong cách hài của Malaysia". Iskander đã vượt bốn nghệ sĩ hài khác trong vòng chung kết để đạt danh hiệu "Người hài hước nhất thế giới" do chuỗi các câu lạc bộ hài Laugh Factory của Mỹ tổ chức. Câu lạc bộ này đã từng đón các nghệ sĩ hài danh tiếng như Chris Rock và Dave Chappelle, cũng như người dẫn chương trình Jay Leno nổi tiếng của Mỹ. Ông đạt được danh hiệu này qua một hệ thống bầu cử trên mạng, trong đó các fan bỏ phiếu bầu các danh hài trong 24 giờ. "Có sự cạnh tranh từ những tên tuổi lớn ở Châu Âu và trên khắp thế giới. Thế nên tôi vô cùng vinh hạnh khi đã chiến thắng và được trao danh hiệu này." Và có vẻ ông còn có lý do để cười tươi khi đến nhà băng. Ông sẽ được nhận giải thưởng trị giá 100.000 USD cũng như một chuyến công diễn ở Mỹ. Harith Iskander nói về... Phim kinh dị phương Tây: Một gia đình Mỹ chuyển đến một thành phố mới và đang đi tìm nhà. Họ được một đại lý bất động sản dẫn đi xem nhà và tình cờ đến một ngôi nhà bỏ trống. Ngôi nhà để trống có những cây leo chằng chịt ghê sợ, mạng nhện mọc kín khắp nơi, họ hỏi ông đại lý: "Trời đất, chuyện gì đã xảy ra với ngôi nhà này vậy?" Ông đại lý bất động sản kể chuyện: "25 năm trước, một cậu bé đã giết hết cả gia đình cậu ta. Người ta nói là cậu bé bị quỷ nhập vào". Vậy gia đình này trả lời thế nào? "Hay thật đấy, hãy vào xem nhà đó đi". Người châu Á thì sẽ nói: "Eh bodoh ("đồ ngu" bằng tiếng Malay), anh không nghe ông đại lý nói gì à? Sao vẫn còn muốn đi xem cái nhà đó?!" Về chủng tộc và sắc tộc ở Malaysia: "Khi tôi còn nhỏ, tôi có mẹ người Anh và bố người Malay - tôi rất bình thường. Ngày đầu tiên tôi đến trường, tôi ngồi trong lớp với các bạn và cô giáo phát cho chúng tôi các phiếu để điền tên, lớp và trường vào. Khi đến các ô về xuất xứ: Malay, Trung Quốc, Ấn độ hay chủng tộc khác (other), tôi viết thêm chữ "M" trước chữ "other" thành "Mother". Cô giáo nói tôi bị lẫn." Kẹt xe: Người Malay nhìn chung là một trong những người dễ chịu nhất trên thế giới. Nhưng khi chúng ta ngồi trong không gian hạn hẹp của xe hơi, chúng ta trở thành một loài khác hẳn. Chúng ta hét lên vì mọi thứ và nếu chúng ta đâm vào người khác, chúng ta ra khỏi xe và chụp hình". Iskander đã có nhiều năm hoạt động trên sân khấu hài ở Malaysia Đại diện cho Malaysia Iskander đã hoạt động trên sân khấu hài của Malaysia suốt 26 năm qua và ông cho rằng lý do ông được giải là vì ông dùng "ý tưởng địa phương trong bối cảnh quốc tế". "Malaysia thực sự là "Châu Á đích thực" vì ngay trong đất nước chúng tôi, có nhiều chủng tộc và văn hóa khác nhau, cũng giống như một bữa buffet, có mỗi thứ một chút", ông nói Trong một post trên Facebook đã thu hút được 30.000 phản ứng, Iskander nói mục tiêu của ông là đoàn kết người Malaysia qua hài kịch. Nhưng ông cũng nhấn mạnh mình không phải là một "diễn viên hài chính trị". "Nếu bạn đọc những gì viết trên Facebook, bạn chỉ thấy được một nhân sinh quan về thế giới và nó rất tiêu cực và u tối. Tuy nhiên, mọi chuyện rất khác khi tôi diễn màn hài kịch của mình." "Trong một phòng, bạn thấy hàng ngàn người cùng cười với nhau. Các bạn không thể đánh nhau nếu các bạn cười. Dù các bạn bất đồng về nhiều chuyện, các bạn có thể cười cùng nhau". Diễn viên hài Harith Iskander của Malaysia được trao danh hiệu "Người hài hước nhất thế giới" năm 2016. Phóng viên Heather Chen của BBC nói chuyện qua điện thoại với nghệ sĩ 50 tuổi này sau chiến thắng của ông ở Levi, Phần Lan. text: Các lãnh đạo đối lập Leopoldo López (trái) và Antonio Ledezma đều bị quản chế tại gia khi bị bắt Thông cáo của ông Trump kêu gọi thả ngay lập tức và vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị tại Venezuela . Mỹ gọi việc Venezuela bắt hai lãnh đạo phe đối lập đêm 1/8 là "rất đáng báo động". Leopoldo López và Antonio Ledezma, đang bị quản chế tại gia, bị đưa đến một nhà tù quân sự đêm 1/8. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói rằng ông đang "cân nhắc tất cả các lựa chọn chính sách của chúng tôi", gồm gây áp lực buộc Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro từ chức. Mọi việc diễn ra chỉ hai ngày sau cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi, là thời điểm nổ ra bạo lực trên đường phố khiến ít nhất 10 người thiệt mạng. Venezuela bắt hai lãnh đạo đối lập Mỹ chế tài 13 quan chức Venezuela Phe đối lập đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Tổng thống Nicolás Maduro nói cuộc bỏ phiếu nhằm tạo ra hòa bình và mở cơ hội đối thoại qua việc đưa các phe phái lại bên nhau trong xã hội phân cực ở Venezuela. Nhưng phe đối lập cáo buộc tổng thống đang tìm cách viết lại hiến pháp nhằm tối đa hóa quyền lực và gạt ra bên lề cơ quan lập pháp vốn do phe đối lập kiểm soát. Trong một diễn biến khác: Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói rằng việc leo thang căng thẳng chính trị ở Venezuela làm cho việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng khó đạt được Vladimir Padrino López, Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela cho biết quân đội "tái cam kết sự ủng hộ vô điều kiện với tổng thống" Anh Quốc là nước mới nhất khuyến cáo công dân nước họ rằng tất cả những chuyến đi nếu không thật sự cần thiết đến Venezuela phải ngưng lại và tất cả những người nhà của sứ quán Anh tại Venezuela được rút đi hôm 1/8 Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Tổng thống Venezuela Nicola Maduro phải "chịu trách nhiệm cá nhân" về sự an toàn của hai lãnh đạo đối lập bị bắt. text: Airbus nói tin này có nghĩa là họ đã “vượt qua được bước cột mốc” cho việc sản xuất loại máy bay khổng lồ A380. Hãng cũng tuyên bố việc giao các máy bay cho hãng Hàng không Singapore sẽ diễn vào tháng Mười theo đúng thời hạn. Các vấn đề đối với loại A380 khiến cho Airbus bị chậm giao hàng tới hai năm, và dẫn tới việc giá cổ phiếu của công ty mẹ là EADS bị sụt giảm mạnh. Người phát ngôn của Airbus, Tore Prang, nói: “Chúng tôi đã hoàn tất việc lắp đặt hệ thống điện. Chúng tôi đã giao máy bay này cho đơn vị lắp đặt thiết bị cabin để lắp ráp chiếc A380”. Trì hoãn gây tốn kém Tuần trước, giám đốc điều hành của Airbus, Louis Gallois, nói công ty “quyết tâm hoàn tất đợt giao hàng đầu tiên vào tháng Mười năm 2007, như đã tuyên bố, và để chuẩn bị cho các đợt giao hàng tiếp theo vào năm 2008”. Hãng Singapore Airlines đồng ý mua 19 chiếc A380 của Airbus. Các khách hàng khác bao gồm các hãng hàng không Thai Airways, Virgin và Qantas. Tuy nhiên, việc trì hoãn giao A380 đã khiến công ty chịu lỗ tới 6 tỉ đôla; không những thế, Airbus khi trước còn khuyến cáo có thể có các khoản phụ trội khác. Tuần trước, tập đoàn sản xuất máy bay của châu Âu tiết lộ rằng họ lần đầu tiên đứng sau đối thủ Boeing của Mỹ xét về số lượng các đơn đặt hàng kể từ năm 2000 đến nay. Airbus có 824 đơn đặt hàng mới vào năm ngoái, giảm xuống từ mức 1111 của năm 2005 và thấp hơn số lượng 1050 của Boeing. Hãng Airbus tuyên bố họ đã giải quyết được các vấn đề về điện cho chiếc máy bay khổng lồ A380 - vốn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì hoãn giao máy bay theo các đơn đặt hàng. text: Ngài thở ngắn, huyết áp xuống thấp và cả tim lẫn thận của Ngài đang trở nên tồi tệ đi. Hàng triệu tín đồ Thiên Chúa giáo trên toàn cầu đang cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng và một buổi thánh lễ đặc biệt đã được tổ chức. Các hồng y giáo chủ, là những người sẽ bầu chọn ra tân giáo hoàng, đang từ khắp nơi trên toàn thế giới tề tựu về Rome, tin tức truyền thông từ Italy cho biết. Thông cáo khẩn cấp được đưa ra chỉ vài giờ sau khi sức khoẻ của Đức Giáo hoàng trở nên tồi tệ thêm, sau khi Ngài bị sốt cao và huyết áp thấp do nhiễm trùng đường tiết niệu. Toà thánh Vatican đã ra ba bản tuyên bố chỉ trong một ngày và có vẻ đang chuẩn bị đón nhận những điều xấu nhất. Vị linh mục làm lễ cho Đức Giáo Hoàng nói Ngài đã sẵn sàng "về" với Đức Jesus Christ. Ngài "đã nhìn thấy và đã chạm vào Thiên Chúa," Hồng y Camillo Ruini nói với hàng ngàn người tham dự buổi thánh lễ tại thánh đường St John Lateran tại Rome. Một vị tăng lữ cao cấp khác là ông Angelo Comastri đã nói với đám đông tại quảng trường St Peter rằng: "Nội trong tối nay hoặc trong đêm nay, đức Jesus sẽ mở cửa đón Giáo Hoàng." Người phát ngôn Vatican cho biết hôm thứ Năm, Đức Giáo hoàng đã được ban lễ Saint Viaticum, là nghi lễ cuối cùng cho những người bị ốm sắp qua đời. Phóng viên BBC David Willey tại Rome nói đây là dấu hiệu cho thấy những cố vấn thân cận nhất của Ngài lo ngại rằng sự dẫn dắt của Đức Giáo hoàng John Paul II sắp chấm dứt. Phóng viên Willey cũng cho hay đây là lần đầu tiên, kể từ khi Đức Giáo hoàng bị ốm, không khí tại Vatican trở nên bi quan. Tại toà thánh Vatican, Hồng y Camillo Ruini, người giúp việc cho Đức Giáo hoàng tại Rome vốn chịu trách nhiệm tuyên bố các tin tức về sức khoẻ của Ngài, đã kêu gọi các tín đồ hãy cầu nguyện thêm nữa. Người phát ngôn Vatican thì cho biết Đức Giáo hoàng đã được cung cấp tất cả các chữa trị cần thiết cũng như hỗ trợ tim mạch. Vatican cho biết trong ngày thứ Sáu, Đức Giáo hoàng đã gặp sáu Hồng y và Tổng Giám mục, là những cộng sự thân cận nhất của Ngài tại Vatican. Người phát ngôn của Đức Giáo hoàng nói Đức Giáo hoàng cũng đã lắng nghe một loạt các bài kinh cầu nguyện truyền thống vào ngày thứ Sáu. Đức Giáo hoàng còn đề nghị đọc một số đoạn kinh trong cuốn Tân ước cho Ngài nghe. Những gì mà người phát ngôn Vatican nói cho thấy quang cảnh lúc lâm chung thường thấy của các Đức Giáo hoàng, với các bài cầu nguyện và sự chăm sóc y tế kỹ lưỡng. Căn phòng của Đức Giáo hoàng được lắp đặt các thiết bị y tế tinh vi để cho phép Ngài nhận được sự chăm sóc và giám sát đặc biệt như tại bệnh viện. Theo tin mới nhất từ Vatican, Đức Giáo hoàng đã bổ nhiệm một loạt các Giám mục và quan chức Giáo hội mới, mặc dù chi tiết cụ thể vẫn chưa được đưa ra. Toà thánh Vatican cho biết tình hình sức khoẻ của Đức Giáo Hoàng John Paul II chuyển biến theo chiều hướng xấu đi nhiều. text: Nhóm hàng không mẫu hạm Carl Vinson Nhóm hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ bắt đầu cuộc tập trận chung với hải quân Nhật ở Biển Phillippines và dự tính sẽ tới khu vực bán đảo Triều Tiên vào cuối tháng Năm. Nổi giận về việc nhóm hàng không mẫu hạm này đang tới gần, Bắc Hàn hôm thứ Hai 24/4 nói rằng đây là "một hành động cực kỳ nguy hiểm của những kẻ âm mưu tiến hành xâm lăng bằng một cuộc chiến hạt nhân", hãng tin Anh Reuters tường thuật. "Mỹ không nên điên cuồng mà nên suy xét cẩn thận những hậu quả khôn lường từ hành động quân sự khiêu khích ngu xuẩn của mình," tờ Rodong Simun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động cầm quyền tại Bắc Hàn viết. Carl Vinson 'tập trận với Nhật ở Biển Philippines' Bắc Hàn 'sẽ tự vệ bằng vũ lực' Trong bài xã luận ra hôm Chủ Nhật 23/4, tờ Rodong Sinmun cảnh báo hàng rằng không mẫu hạm USS Carl Vinson có thể bị đánh chìm "chỉ với một cú đánh duy nhất". "Các lực lượng cách mạng của chúng ta đã sẵn sàng nhấn chìm tàu hàng không mẫu hạm dùng năng lượng hạt nhân của Mỹ, chỉ cần dùng tới một cú đánh duy nhất," bài xã luận viết. Bài còn viết thêm một cuộc tấn công vào cái mà họ gọi là "đồ súc sinh ghê tởm" sẽ là "một dịp để phô diễn sức mạnh quân sự của chúng ta". Bài xã luận này được̀ đăng sau hình ảnh không rõ ngày chụp cho thấy lãnh đạo Kim Jong-un đi thăm một trang trại nuôi lợn ở Bắc Hàn. Kim Jong-un đến thăm trang trại lợn Thaechon của Lực lượng Không quân và Phòng không (ảnh không rõ ngày chụp do Thông tấn xã Bắc Hàn đưa ra hôm 23/4) Tờ báo quốc doanh Minju Joson cũng có cùng quan điểm, cảnh báo rằng quân đội Bắc Hàn sẽ "đánh những đòn không thương tiếc vào kẻ thù để chúng không thể vực dậy ́được nữa". Chính quyền Trump đáp trả lời đe dọa của Bắc Hàn một cách ngắn gọn. "Chúng tôi kêu gọi (Bắc Hàn) không có những hành động khiêu khích, gây bất ổn và có sự lựa chọn chiến lược nhằm thực hiện những cam kết và nghĩa vụ quốc tế và quay trở lại đàm phán nghiêm túc," hãng tin Yonhap dẫn lời người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ Gary Ross. Tuần trước, Ngoại trưởng Rex Tillerson trong chuyến đi thăm châu Á nói Mỹ đang "xem xét tình hình Bắc Hàn, cả việc nhà nước hỗ trợ khủng bố cũng như các biện pháp khác, để gây sức ép lên chế độ Bình Nhưỡng". Tờ Rodong Sinmun phản công: "Trong trường hợp cuộc tấn công phủ đầu thần thánh của chúng ta bắt đầu diễn ra, thì nó sẽ xóa sổ hoàn toàn và ngay lập tức không chỉ bọn xâm lược đế quốc Mỹ ở Nam Hàn và các khu vực lân cận, mà còn cả trên đất Mỹ, và sẽ thiêu đốt chúng thành tro bụi." Bắc Hàn hôm 23/4 tuyên bố 'sẵn sàng nhấn chìm' hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và cảnh báo sẽ tấn công Úc bằng vũ khí hạt nhân nếu nước này tiếp tục là đồng minh của Mỹ. text: Được tin ông Võ Văn Kiệt (tên thật là Phan Văn Hòa) qua đời lúc 6:40 sáng thứ Tư 11/6 tại Singapore nơi ông đang chữa bệnh. Chưa rõ nguyên nhân dù có các nguồn tin khác nhau nói trước đó ông Kiệt bị tai biến mạch máu não. Nhưng cũng có tin nói ông bị bệnh đường hô hấp. Được biết thi hài ông Kiệt đã được đưa trở về Việt Nam. Khi được hỏi về tang lễ, bà Hiếu Dân, con gái ông Kiệt nói với BBC: "Các anh trong ban bí thư ngày mai họp và thông báo, chứ gia đình cũng chưa biết gì." Phản biện xã hội Ông Kiệt từng giữ các chức vụ quan trọng như chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Thủ tướng chính phủ (1991-1997). Ông cũng là ủy viên bộ Chính trị trong suốt sáu khóa liền. Ông Võ Văn Kiệt là người đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Thậm chí ông từng được mệnh danh 'kiến trúc sư' của tiến trình đổi mới. Là một trong các nhân vật lãnh đạo miền Nam, cả sau khi về hưu, ông Kiệt vẫn có ảnh hưởng lớn. Trong những năm gần đây, ông được biết tới như một nhà phản biện với tiếng nói có sức nặng và uy tín không thể chối cãi. Sinh ngày 23/11/1922 trong một gia đình nông dân tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Cửu Long (nay là tỉnh Vĩnh Long), ông Võ Văn Kiệt bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1938. Ông gia nhập đảng Cộng sản một năm sau đó. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và cuộc chiến Việt Nam, ông Kiệt hoạt động chủ yếu tại địa bàn Nam Bộ với bí danh Sáu Dân. Sau 1975, ông giữ chức Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Ông Võ Văn Kiệt làm ủy viên Bộ Chính trị từ 1982-1997. Từ tháng 12-1997, ông Kiệt được Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản (khóa VIII) chấp thuận rút khỏi Bộ Chính trị và cử làm Cố vấn Ban chấp hành Trung ương. Hòa giải dân tộc Từ 2001 tới nay, ông Võ Văn Kiệt đã góp tiếng nói có uy tín trong nhiều chính sách có liên quan tới xã hội - dân sinh. Ông là cựu lãnh đạo Việt Nam đầu tiên công khai đặt vấn đề hòa hợp - hòa giải dân tộc. Trong một phỏng vấn hiếm hoi với BBC, ông Kiệt nói: "Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả". Ông cũng kêu gọi đối thoại với những người bất đồng chính kiến. Lần cuối cùng ông Võ Văn Kiệt lên tiếng trên công luận là để nêu quan ngại về hai dự án: mở rộng Hà Nội và xây dựng tòa nhà Quốc hội. Cựu thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, một trong các nhà lãnh đạo hàng đầu thời kỳ đổi mới, vừa từ trần ở tuổi 85. text: Ông Trần Quang Thành và vợ con được mời sang Mỹ Ông Trần và gia đình đã lên một chuyến bay tới Newark, gần New York, sau khi được đưa từ bệnh viện ở Bắc Kinh tới sân bay tại thủ đô Trung Quốc. Vụ ông vào Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh sáu ngày để yêu cầu được bảo vệ sau khi chạy trốn khỏi nhà riêng bị biến thành chỗ cầm tù ông và gia đình ở tỉnh Sơn Đông đã gây ra khủng hoảng ngoại giao Mỹ - Trung. Sau khi ₫ược đưa ra khỏi Đại sứ quán Mỹ vào trước lúc lãnh đạo Mỹ tới Bắc Kinh bàn về các vấn đề chiến lược, ông Trần đã được nhập viện để chữa bệnh nhưng tỏ ra lo lắng cho an toàn của mình và muốn xuất cảnh. Trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao Mỹ - Trung quanh vụ ông Trần, Đại học New York tuyên bố cấp học bổng cho ông và Bắc Kinh cũng nói thuận cho ông ra nước ngoài học tập. Ông Trần Quang Thành, một luật sư tự học, đã vận động chống lại việc cưỡng bức phá thai thể theo chính sách một con của Trung Quốc và ông đã bị bỏ tù bốn năm hồi năm 2006 vì đã gây rối loạn giao thông và phả hủy tài sản. Ông tiếp tục bị quản thúc tại gia sau khi được ra tù năm 2010. "Được phép vắng mặt" Sớm ngày thứ Bảy 19/5, ông Trần được đưa từ bệnh viện, nơi ông đang được điều trị một chấn thương ở chân, tới sân bay Bắc Kinh cùng với vợ và hai người con. Tại sân bay ông được trao hộ chiếu và cho phép rời khỏi Trung Quốc. Ông lên chuyến bay UA88 tới Newark, New Jersey, và máy bay cất cánh lúc 09:50 GMT. Tân hoa xã cho biết ông Trần xin đi học nước ngoài "thông qua các tuyến thông thường đúng theo luật pháp". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland, cho biết chính phủ Mỹ chờ đón ông Trần tới Hoa Kỳ và bày tỏ "những đánh giá cao về cách thức mà theo đó đã có thể giải quyết được vấn đề này". Bob Fu, chủ tịch nhóm vận động Mỹ mang tên Viện trợ Trung Quốc và cũng là một trong những ủng hộ viên chính của ông Trần, nói với BBC rằng ông Trần dự định sẽ ở New York hai tới ba năm. Thân nhân gặp vấn đề Ông Trần Quang Thành cho hay đại diện chính quyền đã tới thăm ông hôm thứ Tư và giúp ông điền vào hồ sơ xin hộ chiếu cho bản thân ông, vợ ông và hai con. Họ nói quá trình xin hộ chiếu mất 15 ngày, nhưng khi đó không nói rõ chính thức khi nào ông sẽ cầm hộ chiếu. Ông nói: "Nhân viên của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đã tới đây. Chúng tôi đã được chụp ảnh và điền mẫu đơn. Họ nói là mất 15 ngày." Cho phép ông Trần Quang Thành sang Mỹ học dường như là giải pháp chấp nhận được cho căng thẳng ngoại giao dù Bắc Kinh không muốn bị xem là nhân nhượng quá nhiều dưới áp lực của Mỹ. Nhưng trong tuần qua có tin từ Trung Quốc rằng thân nhân của nhà đấu tranh khiếm thị bị chính quyền làm khó dễ. Một người em họ của ông bị từ chối không cho nhận luật sư bào chữa sau khi bị bắt vì 'tội cố ý giết người'. Thân nhân này là một trong số người bị được cho là đã giúp ông Trần chạy trố́n khỏi căn nhà bị công an Sơn Đông bao vây để bỏ chạy tới Bắc Kinh. BBC News trong tuần cũng vừa chiếu phóng sự về cuộc chạy trốn ly kỳ của ông Trần khỏi làng Đông Sư Cổ, huyệ́n Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông hồi tháng 4. Nhà vận động nhân quyền khiếm thị Trần Quang Thành, người là trung tâm điểm của cuộc khủng hoảng chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, đang trên đường tới Hoa Kỳ. text: Cảnh sát nói "khu rừng nhỏ" trồng cần sa có diện tích bằng một sân bóng đá và có cả lều vải được dựng trong đó. Cảnh sát phát hiện một vạt đất trồng cần sa trên một diện tích bằng một sân đá bóng sau khi một người dân từ quận Kingston gọi điện báo. Họ phát hiện được hơn 150 cây, một số cây cao hơn 1,5m. Những cây này sẽ bị phá bỏ. Cảnh sát viên Sarah Henderson cho biết trông nơi đây giống như "một rừng những cây thông Noel nhỏ nhỏ và còn có cả một lều bạt trống nắng trong đó". Những cây cần sa này được phát hiện gần đường Lower Marsh Lane. "Ai trồng khu này đã chọn một điểm thực sự khuất nẻo - muốn tới được đây phải mất 20 phút đi bộ qua một con đường duy nhất đất bỏ hoang. "Thế nhưng tất cả công sức, thời gian và kỹ năng cấy trồng của họ sẽ chẳng đem lại được gì vì tất cả đám cây này sẽ bị cảnh sát hủy bỏ," viên nữ cảnh sát nói. Hiện cảnh sát chưa bắt giữ ai và cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục, cảnh sát cho biết. Cảnh sát phát hiện thấy hơn 150 cây cần sa trên mảnh đất bỏ hoang này. Hàng chục cây cần sa vừa được phát hiện được trồng tại một khu vực đất bỏ hoang không sử dụng hẻo lánh ở tây nam London. text: Ông này nói lá đơn do Tổng thống Trần Thủy Biển ký đã được chuyển cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay lập tức lên án, gọi nỗ lực này "nhất định thất bại." Đài Loan từ lâu đã vận động để vào Liên Hiệp Quốc, nhưng các nỗ lực này đều bị Trung Quốc chặn lại. Trung Quốc xem hòn đảo này là tỉnh nổi loạn. Chính phủ ở Đài Bắc giữ ghế tại Liên Hiệp Quốc đại diện cho Trung Quốc cho đến năm 1971. Từ năm nay, Bắc Kinh đã thay Đài Loan. Đây là lần đầu tiên Đài Loan nộp đơn xin vào Liên Hiệp Quốc với cái tên riêng thay vì tên "Cộng hòa Trung Quốc" như đã dùng trong các nỗ lực trước đây. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: "Chúng tôi cực lực phản đối và sẽ theo dõi diễn biến." "Cố gắng của nhà chức trách Đài Loan nhằm chia đôi Trung Quốc nhất định thất bại." Kể từ khi quân đội Quốc dân đảng thua trận và chạy sang Đài Loan năm 1949, Trung Quốc luôn nói hòn đảo này thuộc về họ. Đài Loan chỉ được 24 quốc gia công nhận chính thức. Một người phát ngôn chính phủ cho biết Đài Loan đã nộp đơn chính thức xin gia nhập Liên Hiệp Quốc. text: Các tác động của việc tăng giá này đến nền kinh tế và sinh hoạt xã hội chắc chắn sẽ còn đang lớn dần. Tác động chính trị? Tại các nước, giá xăng dầu tăng gây ra các cuộc biểu tình như ở Anh gần đây của giới lái xe tải, hay của người tiêu dùng ở Indonesia, đặt ra câu hỏi về ổn định chính trị. Nhưng tại Việt Nam, dù chưa rõ tác động chính trị gián tiếp của việc tăng giá nhiên liệu và năng lượng sẽ thế nào, có ý kiến chuyên gia nói trước mắt, việc biểu tình sẽ không xảy ra. Tiến sĩ Nguyễn Đình Cử, Viện trưởng Viện Dân số và Các Vấn đề Xã hội, Đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội xác định như vậy với BBC hôm 22/7/2008. Ông đồng ý rằng giá xăng dầu tăng khiến giá cả vận chuyển hàng hóa cũng tăng, đưa tới chỗ đầu tiên là nhóm có thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng. Nhìn chung, ông nói "nhóm xã hội nào cũng bị ảnh hưởng nhưng nhóm giàu có thể còn tiền để giải quyết các nhu cầu của mình, còn nhóm nghèo thì không đủ để giải quyết nhu cầu nữa," Về chuyện liệu người dân thể hiện sự bất bình bằng biểu tình, ông nói: "Ở Việt Nam chuyện đó ít có khả năng xảy ra. Dân cũng hiểu nhà nước không có đủ ngân sách để bao cấp mãi. Bao cấp mãi thì sẽ có chênh lệch giá với các nước bên cạnh." "Nhà nước đang tích cực tuyên truyền giải thích và người dân về việc tăng giá xăng dầu." Trước câu hỏi về thành quả của Đổi Mới, các tiêu chí của chính phủ sẽ ra sao, Tiến sĩ Cử nhận xét: "Đây là vấn đề bất khả kháng vì có các yếu tố khách quan, Việt Nam không thể nào tiếp tục bao cấp xăng dầu được," Tuy nhiên, trên thực tế, các vấn đề nông thôn và công nhân sinh hoạt khốn khó đã dẫn đến những cuộc biểu tình, đình công ở Việt Nam mấy năm qua. Đảng cộng sản Việt Nam tại Hội nghị trung ương 7 vừa qua đã xác định vấn đề an ninh, ổn định trong bối cảnh tình hình cuộc sống công nhân và nông dân. Dư luận và nền kinh tế Việt Nam đang dần dần làm quen với cú sốc giá xăng dầu tăng đột biến hôm qua 21/7/2008. text: Đúng là VN chúng ta còn nghèo, còn lạc hậu, nhiều người đã không chịu được cái nghèo, cái cực ấy mà tìm đường ra hải ngoại với hy vọng có một cuộc sống khá hơn. Nhưng thử hỏi 80 triệu người dân sống trong nước VN này ai cũng nghĩ như bạn thì lấy ai làm cho nước VN giàu mạnh như bạn mong đợi đây ?! Chẳng cái gì tự nó đến đâu bạn ạ! VN có giàu hay không là do sự nỗi lực của mỗi người dân đất Việt trong đó có bạn đấy. Còn với những người luôn mong muốn ra nước ngoài cũng có nhiều dạng: + Một là những người muốn được đi để học tập, làm việc một thời gian, nâng cao trình độ học vấn, học hỏi trình độ khoa học tiên tiến của các nước sau đó quay trở về VN sinh sống. Ví dụ như: du học, nghiên cứu sinh, lao động hợp tác... Với họ không đâu bằng quê hương mình và khi đã có kiến thức, tay nghề rồi, ở đâu họ sống cũng được. Mức thu nhập của họ tuy không bằng ở nước ngoài nhưng họ thuộc vào hạng thu nhập cao và có mức sống khá giả ở trong nước. + Thứ 2 là lấy chồng Đài Loan: Hiện nay, ở VN một tình trạng đáng báo động về tình trạng những cô gái VN lấy chồng Đài Loan. Ở "bên ngoài" nhìn vào người ta sẽ cho là ở VN nghèo khổ quá nên các cô gái VN phải làm như vậy. Sự thật có phải vậy không? Bạn đã bao giờ đến các trung tâm môi giới lấy chồng Đài Loan khu vực Q5, Q6 - TP.HCM chưa ? Đến đây bạn sẽ thấy, đa phần trong số họ là những người từ Tỉnh lên, không chịu học hành, không nghề nghiệp. Họ mơ tưởng đến cuộc sống ở nước ngoài là được "ăn sung mặc sướng", chẳng phải làm gì cả mà vẫn có ăn. Cũng có những người muốn kiếm một số tiền giúp gia đình cho dù nó chẳng là bao vì chỉ cần bỏ ra 2000 - 3000 USD là một ông Đài Loan có thể có được một cô vợ VN rồi. Còn ở bên Đài Loan họ phả! i bỏ ra bao nhiêu để cưới vợ Đài Loan thì tôi chẳng cần nói chắc bạn cũng biết hơn tôi. + Thứ 3 là lấy chồng Việt Kiều. + Thứ 4 là những người muốn định cư nước ngoài theo diện đoàn tụ gia đình. Việt Nam chúng ta, cụ thể là chế độ Cộng sản ở VN đã cùng toàn dân trải qua cuộc chiến tranh 10.0000 ngày cộng với sự cấm vận của Mỹ trong 20 năm sau đó thì không thể nào mà giàu có ngay như các nước khác được đâu bạn. Chế độ XHCN ở VN, cho dù muốn hay không thì nó cũng đã đi qua. Cũng giống như một người sinh ra trong một gia đình nghèo, con cái họ nhìn sang gia đình hàng xóm thấy họ giàu có mà cảm thấy tủi thân. Nhưng họ không thể chối bỏ được gia đình mình để làm con của gia đình giàu có kia. Chính gia đình của họ đã nuôi họ lớn khôn. Cũng như bạn vậy, cho dù bạn không thích chế độ XHCN hay cộng sản gì đó nhưng có một điều không thể chối cãi là chính nhờ chế độ này mà bạn mới sống trong một nước VN độc lập và đang tạo mọi điều kiện cho b! ạn phát huy khả năng của mình. Đất nước chỉ tạo điều kiện, môi trường cho bạn làm giàu chứ không cho bạn tiền. Sao bạn không tự hỏi tại sao nhà bạn lại không giàu bằng nhà hàng xóm ? Người ta cũng như bạn nhưng sao người ta lại giàu có hơn? Cũng cùng một điều kiện những người ta biết tận dụng và chịu khó học hỏi, suy nghĩ, tính toán làm ăn nên người ta mới có được như vậy. Nhìn lên thì chúng ta chưa bằng ai nhưng nhìn xuống đất nước chúng ta cũng hơn rất nhiều quốc gia. Cuộc sống hòa bình và ổn định như VN hiện nay không có nhiều quốc gia có được đâu bạn ? Cuối cùng tôi muốn nhắc lại với bạn rằng, chẳng có một quốc gia nào khi bạn sinh ra là đáp ứng mọi thứ cho bạn. Mọi thứ phải do chính bạn tự mình làm nên. Mỗi người là một "tế bào" của xã hội, dân có giàu thì nước mới mạnh. Chúc bạn vui. Xin trả lời bạn Hân Ly, Đài Loan: Bạn hỏi tại sao có biết bao nhiêu người VN lại tìm đường thoát ra nước ngoài cho dù phải "làm trâu làm ngựa" ? phải chăng là VN đã Giàu có và Tự do rồi đấy! text: Công an Vĩnh Phúc đã khởi tố vụ án và bắt bốn người Hôm 17/3, ít nhất hàng trăm người dân đã khiêng quan tài trên đường phố ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc để phản đối kết quả pháp y với cái chết của anh Nguyễn Tuấn Anh, sinh năm 1986. Gia đình nạn nhân không chấp nhận cách giải thích của công an rằng anh Tuấn Anh say rượu, ngã xuống cống và chết đuối. Cảnh sát điều tra sau đó nói anh đã bị sát hại trước khi ngã xuống cống. Cơ quan công an cũng đã khởi tố vụ án giết người và bắt bốn nghi phạm. Báo Tiền Phong hôm 19/3 dẫn "nguồn tin riêng" cho hay con rể của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Phùng Quang Hùng đã "được cơ quan chức năng mời tới để hỗ trợ điều tra" vụ anh Nguyễn Tuấn Anh. Báo này không nói kết quả 'hỗ trợ điều tra' ra sao. Trước đó, có cáo buộc trên các diễn đàn mạng rằng con rể ông Phùng Quang Hùng, giám đốc một doanh nghiệp xây dựng của tỉnh, có liên quan cái chết của anh Tuấn Anh. Bác bỏ cáo buộc Ngay sau đó, ông Hùng trong cuộc phỏng vấn với BBC đã bác bỏ cáo buộc này. Ông nói hôm 17/3: "Tôi cũng nghe tin, tôi hỏi nó [nó nói] không liên quan gì. "Đêm đó vợ chồng nó ngủ ở nhà không liên quan gì. "Nhà nó ở cách xa mấy chục mét cơ, không có ở gần đó. "Có cái phòng nó gần đó thì cũng có lúc đánh nhau chạy tán loạn vào thì [người ta] nghi ngờ như vậy, không dính dáng gì cả. Ông Hùng cũng nói thêm rằng gia đình ông "rất bức xúc chuyện này". "Cũng phải làm nhanh cho rõ chứ không mang tiếng. Không ai bao che cái đó được." Lễ cầu siêu cho anh Nguyễn Tuấn Anh đã được tổ chức hôm thứ Ba 19/3 với hiện diện của nhiều công an viên, một số nguồn tin cho biết. Cũng theo công an, Nguyễn Tuấn Anh chết hôm 14/3 do bị một nhóm đối tượng giết sau khi xô xát tại quán ăn. Báo Giáo dục Viêt Nam vừa loan tin công an Vĩnh Phúc vừa bắt thêm một 'nghi can thứ sáu' tên là Nguyễn Văn Bình, cư ngụ tại Vĩnh Yên. Thông tin này hiện chưa thấy các báo khác đưa. Trước đó, công an nói rằng họ xác định được 5 nghi phạm đã tấn công nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh đến chết. Tin cho hay con rể Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc đã phải 'làm việc' với công an trong vụ một thanh niên bị đánh chết ở Vĩnh Yên khiến hàng trăm người mang quan tài ra đường phản đối. text: Lãnh đạo hàng đầu đảng Dân chủ, bà Nancy Pelosi nói tổng thống "phải chịu trách nhiệm". Ông Trump phủ nhận việc làm bị cho là sai trái và gọi những nỗ lực này là "rác rưởi". Dù có sự ủng hộ mạnh mẽ từ đảng Dân chủ, nhưng nếu cuộc điều tra luận tội (impeachment inquiry) lên đến Thượng viện thì cũng khó được thông qua, vì Thượng viện hiện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Tranh cãi về luận tội được châm ngòi vì một nhân vật trong ngành tình báo gửi một khiếu nại chính thức về cuộc điện thoại của Tổng thống Trump với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky. Chính xác những gì được nói trong buổi điện đàm vẫn chưa rõ, nhưng đảng Dân chủ cáo buộc ông Trump đe dọa sẽ rút viện trợ quân sự để buộc Ukraine phải điều tra việc cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai ông Hunter tham nhũng. Ông Trump thừa nhận đã thảo luận về Joe Biden với ông Zelensky nhưng cho biết ông chỉ muốn châu Âu tăng cường hỗ trợ bằng cách đe dọa từ chối viện trợ quân sự. Bà Pelosi nói gì? Nancy Pelosi: "Tổng thống phải chịu trách nhiệm. Không ai ở trên luật pháp" Bà Pelosi nói rằng ông Trump "vi phạm pháp luật" và gọi hành động của ông là "vi phạm trách nhiệm lập hiến của mình". "Tuần này, tổng thống đã thừa nhận có yêu cầu tổng thống Ukraine làm điều có lợi cho mình về mặt chính trị", bà nói, và khẳng định: "Tổng thống phải chịu trách nhiệm". Là Chủ tịch Hạ viện, bà Pelosi là thành viên cao cấp nhất của đảng Dân chủ. Cho đến nay, bà đã chống lại các cuộc kêu gọi luận tội ông Trump từ những thành viên cấp tiến của đảng, vì cho rằng việc này có thể củng cố thêm sự ủng hộ ông của cử tri đảng Cộng hòa. Ông Biden bác bỏ cáo buộc có hành vi sai trái và cũng ủng hộ thủ tục luận tội, trừ khi tổng thống Mỹ tuân thủ các cuộc điều tra. Luận tội ông Trump "sẽ là một thảm kịch", ông Biden nói. "Nhưng một bi kịch do chính ông ta gây ra." Ông Biden hiện đang đứng đầu trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2020. Ông Trump phản ứng ra sao? Trong một loạt tweet, ông Trump nói rằng đảng Dân chủ "cố tình hủy hoại và hạ bệ" chuyến đi đến Liên Hiệp Quốc của ông "với nhiều tin tức mới của việc săn phù thủy rác rưởi". "Họ thậm chí không bao giờ nhìn thấy bản ghi lại cuộc gọi. Hoàn toàn là một cuộc săn phù thủy!" Ông nói thêm. Ông hứa sẽ công bố văn bản ghi lại cuộc trò chuyện của mình với tổng thống Ukraine để cho thấy nó "hoàn toàn phù hợp". Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện, nghị sĩ đảng Cộng hòa Kevin McCarthy nói: "Bà Pelosi là Chủ tịch của Hạ Viện, nhưng bà không đại diện cho nước Mỹ khi nói về vấn đề này." "Bà ấy không thể đơn phương quyết định là chúng ta đang trong một cuộc điều tra luận tội", ông nói thêm. Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ Trong nhiều tháng nay, các nhà lãnh đạo Dân chủ tại Hạ viện đã chơi một trò chơi ngữ nghĩa. Họ muốn cả hai giới ủng hộ và phản đối một iều tra luận tội Tổng thống Donald Trump cùng nghĩ rằng mình đang đạt được những gì mình muốn Chiến lược này cho thấy quan ngại của Nancy Pelosi và một số người là việc chọn con đường luận tội sẽ khiến các thành viên đảng Dân chủ ôn hòa có nguy cơ phải đối mặt với cuộc chiến tái tranh cử khó khăn năm 2020. Bà Nancy Pelosi trước đây phản đối việc mở cuộc điều tra luận tội Tính toán đó dường như đã thay đổi, sau hồi trống dồn dập của tiết lộ mới về liên hệ của ông Trump với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Bây giờ ngay cả các chính trị gia trước đó còn lưỡng lự cũng lên tiếng ủng hộ các thủ tục luận tội. Con đập đã vỡ. Thần đèn đã thoát ra ngoài. Bạn chọn ẩn dụ nào cũng được. Thực tế đơn giản là bà Pelosi - một thẩm phán sắc sảo về tâm trạng chính trị trong tập thể của mình - đã chuyển đến quyết định từ chống việc luận tội sang - ít nhất là - cởi mở với việc này. Con đường phía trước không biết sẽ ra sao. Tổng thống tuyên bố rằng ông sẽ công bố văn bản ghi lại cuộc trò chuyện qua điện thoại vào ngày 25 tháng 7 với Zelensky. Trong khi điều đó sẽ không đủ cho đảng Dân chủ, có lẽ Nhà Trắng cố gắng hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu của Quốc hội. Các cuộc trưng cầu dân ý có thể sẽ cho thấy biến chuyển chính trị mới nhất đang gây thiệt hại cho bên này hay bên kia. Hoặc, cả hai bên có thể đào sâu vào một trận chiến dài, mệt mỏi có thể kéo qua những ngày đen tối nhất của mùa Đông. Bước kế tiếp là gì? Thông báo của bà Pelosi đưa ra quyết định chính thức cho một ủy ban điều tra cuộc gọi điện của tổng thống Mỹ với nhà lãnh đạo Ukraine và xác định xem ông ta có phạm tội hay không. Trong thông báo của mình, bà Pelosi cho biết sáu ủy ban quốc hội đang điều tra ông Trump về các vấn đề khác sẽ tiếp tục dưới sự điều tra của một cuộc điều tra luận tội chính thức. Đến một lúc nào đó, Hạ viện sẽ bỏ phiếu về bất kỳ cáo buộc nào và với đảng Dân chủ chiếm đa số ở viện này, việc thông qua sẽ rất dễ dàng. Nhưng nếu sự việc đi tiếp đến Thượng viện, nơi đòi hỏi phải chiếm đa số 2/3 - và là nơi đảng Cộng hòa nắm giữ quyền lực, thì điều đó rất khó xảy ra. Một cuộc trưng cầu dân ý của YouGov cho biết 55% người Mỹ sẽ ủng hộ luận tội nếu được xác nhận rằng Tổng thống Trump đã đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine để thúc đẩy các quan chức của nước này điều tra Joe Biden. Đảng Dân chủ đã chính thức mở cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump về cáo buộc là ông nhờ nước ngoài giúp gây thiệt hại cho đối thủ chính trị. text: Ông Tony Abbott thường xuất hiện với vợ và ba con gái trong chiến dịch tranh cử Ông Abbott trở thành lãnh đạo đảng Tự do từ năm 2009 và dẫn dắt liên minh đối lập Tự do – Quốc gia trong cuộc bầu cử quốc hội tháng Chín này. Ông sinh ở London, có cha mẹ di dân đến Úc năm 1960, và có lúc ông đã vào chủng viện với chí hướng làm linh mục. Ông là cựu vận động viên quyền anh khi còn là sinh viên đại học và say mê thể thao. Được coi là ‘võ sĩ’ của đảng Tự do, ông không ngại nói thẳng mặc dù thỉnh thoảng lại nói hớ. Trong chiến dịch tranh cử lần này, có lúc ông khiến dư luận chau mày vì ca ngợi ‘vẻ quyến rũ tình dục’ của một ứng viên nữ trong đảng, và mô tả xung đột Syria là giữa “thằng xấu đánh thằng xấu”. Nhưng lãnh đạo đối lập 55 tuổi đã cố gắng xây dựng lại hình ảnh. “Tôi học được rằng các lãnh đạo giỏi nhất là người chìa tay ra với mọi người và hiểu rằng nếu anh là thủ tướng, anh phải là thủ tướng cho mọi người, không chỉ cho phe của anh,” ông nói khi đi bỏ phiếu hôm 7/9. Ông đã xuất hiện thường xuyên với vợ và ba con gái, nói mình rất gần gũi với người chị đồng tính. “Tôi đã nói một vài điều mà nay tôi không nói thế nữa,” ông Abbott phân bua hồi đầu năm trên truyền hình. “Tôi đã nói một vài điều mà tôi tin, nhưng nay tôi không còn tin nữa…Tôi muốn nghĩ rằng mình đã trưởng thành,” ông bảo. Thủ tướng Kevin Rudd (trái) thừa nhận đảng Lao động thua cuộc Ông Abbott sinh năm 1957 tại London, có mẹ là người Úc và bố là người Úc sinh ở Anh. Năm 1960, gia đình chuyển sang sống tại bang New South Wales, Úc. Ông học luật và kinh tế ở Đại học Sydney, giành được học bổng Rhodes để hoàn tất chương trình cao học ở Đại học Oxford của Anh. Ông được bầu vào nghị viện năm 1994 và sau đó thành bộ trưởng y tế của chính phủ John Howard. Năm 2009, trong cuộc đua giành chức lãnh đạo đảng Tự do, Abbott thắng chỉ nhờ hơn đúng một phiếu. Năm sau, trong cuộc bầu cử quốc hội, ông lại gặp xui xẻo khi liên đảng Tự do – Quốc gia của ông thua chỉ vì ba nghị sĩ độc lập và một của đảng Xanh ủng hộ Thủ tướng Julia Gillard, giúp đảng Lao động chiếm đa số. Nhưng ông vẫn kiên trì tranh đấu trên chính trường, đẩy bà Gillard xuống thấp trong mắt cử tri khiến bà bị Kevin Rudd lật đổ trong đảng hồi tháng Sáu, ngay trước kỳ bầu cử. Trong kỳ bầu cử năm nay, ông Abbott còn cố gắng chứng tỏ mình là người ủng hộ nữ quyền, không mù quáng trung thành giáo lý Thiên Chúa giáo. Tony Abbott, nhân vật sắp trở thành tân thủ tướng Úc, đã vượt qua nhiều thử thách, kể cả những lần vạ miệng, để chấm dứt 6 năm cầm quyền của đảng Lao động. text: Vụ nổ tại Xí nghiệp sản xuất Z4 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) xảy ra hôm 12/10, trong lúc đang diễn ra Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chính quyền địa phương nói nguyên nhân ban đầu được xác định là “do sự cố kỹ thuật khiến thuốc pháo hoa bốc cháy gây cháy nổ và lan sang phân xưởng sản xuất”. Ước tính có 17.000 thùng pháo cháy trong vụ nổ. Thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Trung tướng Dương Đức Hòa, Tư lệnh Quân khu 2 đã tới hiện trường để "chỉ đạo cứu hộ và khống chế vụ nổ," vốn kéo dài tới tận chiều ngày 12/10, trang tin VnExpress cho biết. Thiếu tướng Lê Quang Đại, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Thọ, người có mặt tại hiện trường vụ nổ, nói với VnExpress rằng hiện lực lượng cứu hộ vẫn chưa thể tiếp cận kho thuốc pháo bị nổ mà mới chỉ ngăn cách được hai cụm kho gần đó để ngăn đám cháy lan rộng. Ông Đại cũng cho biết do cơ chế cháy đặc thù của kho thuốc pháo, chỉ sau khi tiếng nổ đã dứt hơn một tiếng thì mới có thể tiến vào dập đám cháy. Trang này cũng nói chánh văn phòng nhà máy Z121 cho biết đây là "tai nạn" và công ty đang tập trung giải quyết. Thông tin ban đầu Theo ông Đại, có vài chục công nhân đang làm việc thời điểm phát nổ, nhưng phần lớn đã chạy thoát. "Chúng tôi vẫn chưa biết có bao nhiêu người mắc kẹt ở trong, nhưng có thể vẫn còn", ông nói. Hiện chưa rõ con số thương vong cuối cùng là bao nhiêu Một lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ nói vụ nổ xảy ra trong khi các công nhân đang tập trung viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực trung tâm của nhà máy nên "thương vong không nhiều", VnExpress cho biết thêm. Một đại diện Bệnh viện huyện Thanh Ba được VnExpress dẫn lời cho biết hiện có rất nhiều người bị thương đã được chuyển đến bệnh viện, "chưa xác định được là bao nhiêu", và "toàn bộ họ trong tình trạng bị thương nặng". Vị đại diện này cũng nói hiện đang có lo ngại rằng còn nhiều "nạn nhân nằm sâu trong vụ nổ". Trong khi đó, trang giaoduc.net nói "có nhiều người bị thương" và UBND tỉnh Phú Thọ đã cho triệu tập khẩn cấp các bác sỹ, y tá bệnh viện đang nghỉ ở nhà. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh cũng được thông báo sẵn sàng ứng phó. Cũng trang này cho biết chính quyền tỉnh đã phong tỏa khu vực nằm trong bán kính 3km quanh hiện trường vụ nổ và các xe cấp cứu được nhìn thấy đang "lao nhanh từ hiện trường vụ nổ về bệnh viện". 24 người chết, 97 người bị thương trong vụ cháy nổ kho chứa pháo hoa của quân đội, theo giới chức tỉnh Phú Thọ. text: Các nhà hoạt động tham gia một cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar ở Tokyo vào ngày 14 tháng 2 năm 2021 Đoạn video cho thấy người dân đập xoong nồi để cảnh báo hàng xóm của họ việc lực lượng an ninh đến gần. Các cuộc biểu tình lớn đã diễn ra kể từ khi quân đội giành quyền kiểm soát quốc gia Đông Nam Á hôm 1/2. Hôm thứ Bảy, quân đội tuyên bố lệnh bắt giữ bảy nhà vận động đối lập nổi tiếng đã được banh hành. Quân đội Myanmar 'mơ được như Đảng CS Việt Nam' Đảo chính Myanmar: Mỹ công bố trừng phạt các lãnh đạo quân sự 'TQ sẽ ủng hộ bất kỳ chính phủ nào cầm quyền tại Myanmar' Myanmar, Aung San Suu Kyi và bài học cho Việt Nam Họ bị truy nã với tội danh hiếm khi được sử dụng: "quấy rối sự yên ổn". Trong số ba người trên, Min Ko Naing là một trong những thủ lĩnh sinh viên tham gia vào cuộc nổi dậy thất bại năm 1988 để chống lại nhà độc tài quân sự lúc bấy giờ. Ông đã xuất hiện trong một video trên mạng xã hội tố giác việc dùng các cuộc bố ráp vào ban đêm để bắt người. Văn phòng nhân quyền của Liên hợp quốc hôm thứ Sáu nói rằng hơn 350 người đã bị bắt kể từ cuộc đảo chính. Nhà lãnh đạo dân cử của nước này, Aung San Suu Kyi, đang bị quản thúc tại gia. Đảo chính Myanmar Hôm thứ Bảy, quân đội cũng đình chỉ các luật vốn yêu cầu phải có lệnh của tòa án về việc giam giữ người trong thời gian lâu hơn 24 giờ và khám xét tài sản cá nhân. Nhà báo Nyein Chan Aye của BBC Miến Điện cho biết người dân Myanmar đang cảm thấy "cực kỳ bất an, lo lắng và không chắc chắn về những gì sẽ xảy ra tiếp theo". Ông nói: "Những đêm mất ngủ đang trở thành thường nhật ở Myanmar. Lực lượng an ninh đang đột kích vào nhà của người dân ở nhiều nơi trên khắp cả nước và cố bắt giam những kẻ chống lại chính quyền quân đội. Mọi người đang bảo vệ nhau, thức khuya vào ban đêm", ông nói. Tại thành phố lớn nhất nước, Yangon, đoạn băng cho thấy mọi người đang hô vang và cảnh báo hàng xóm khi các xe an ninh đến gần. Trong một đoạn video được chia sẻ với hãng tin Reuters, người ta có thể thấy đám đông vây quanh và diễu hành quanh xe cảnh sát. Biểu ngữ 'Người yêu cũ tệ nhưng quân đội Myanmar tồi hơn' gây sốt Đảo chính Myanmar: Giới trẻ âm thầm tẩy chay quân đội Đảo chính Myanmar: Người phụ nữ bị bắn giành giật sự sống Người quay phim nói với hãng tin này rằng đám đông ít nhất một lần, đã làm cho cảnh sát phải quay đầu lại khi lái xe hướng về phía Bệnh viện Tây Yangon. Đoạn phim khác cho thấy mọi người tụ tập ở Yangon để yêu cầu thả tự do cho một giáo viên được cho là bị bắt giam, và đập xoong nồi khi họ nghĩ rằng các đơn vị cảnh sát đang tiến hành bố ráp để bắt người. Khi mọi người xuống đường trong ngày thứ tám liên tiếp vào hôm thứ Bảy, những người biểu tình đã hô vang: "Hãy ngừng bắt người vào ban đêm." Các hình chế trên mạng với chú thích ảnh "Ban đêm chúng ta không còn được an toàn nữa" đã lan truyền khắp mạng xã hội. Myanmar: Tập aerobic giữa đảo chính Phil Robertson, Phó giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực Châu Á, nói với BBC rằng "ngày càng có nhiều cuộc vây bắt bất ngờ vào ban đêm" diễn ra ở Myanmar mà người dân bị lôi ra khỏi nhà họ vào nửa đêm." "Chúng tôi có những hàng xóm láng giềng đang cố gắng thành tổ chức. Họ đang sử dụng tiếng đập nồi khi thấy có vẻ như cảnh sát hoặc quân đội đang tiến vào khu nhà họ. Đây thực sự trở thành một tình huống mà cuộc truy quét đang nhắm vào bất kỳ ai mà quân đội xác định là các thủ lĩnh của các cuộc biểu tình này," ông nói. Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị thuộc nhóm Myanmar cũng đã lên tiếng quan ngại về các vụ bắt giữ ban đêm. "Các thành viên trong gia đình không biết gì về tội trạng, nơi ở hoặc tình trạng của những người thân yêu họ. Đây không phải là những vụ việc cá biệt và các cuộc bố ráp vào ban đêm đang nhắm vào những tiếng nói bất đồng", một tuyên bố viết. Sơ lược về Myanmar Người dân Myanmar đang phản ứng một cách bất tuân khi chính quyền tiến hành các cuộc bố ráp vào ban đêm để bắt giữ những người chống đối cuộc đảo chính quân sự. text: Ả Rập Saudi là nước xuất cảng dầu lớn nhất thế giới, và quan ngại về sản xuất bị ngưng trệ đã trước đây làm cho giá dầu trên thế giới tăng cao. Phản ứng của thị trường sẽ rõ hơn vào thứ Ba khi các vụ giao dịch bắt đầu tại Luân Đôn và New York. Nhiều khả năng các nước sản xuất dầu hỏa đang chịu thêm sức ép để tăng sản lượng khai thác dầu. Chủ yếu thế giới lo ngại về rủi ro có thể xảy ra tại các cơ sở liên quan đến dầu khí tại Ả Rập Saudi , và khả năng công nhân dầu khí người ngoại quốc có thể rời nước này. Theo một chuyên gia trong ngành thì gián đoạn như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế của Ả Rập Saudi. Lượng dầu xuất khẩu hàng ngày của Ả Rập Saudi chiếm khoảng 10 % nhu cầu dầu của thế giới, và nếu như không có khả tăng tăng thêm một hay hai triệu thùng dầu một ngày, kinh tế thế giới sẽ không có đủ dầu. Giá dầu sẽ tăng và chưa ai có thể dự đoán là điều gì sẽ xảy ra. Tuy nhiên các chuyên gia khác cho rằng không nên phóng đại rủi ro tại Ả Rập Saudi và hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy công nhân ngoại quốc sẽ bỏ nước này. Theo chuyên gia Manuche Takin làm tại Trung tâm nghiên cứu năng lượng toàn cầu thì các cơ sở dầu khí của Ả Rập Saudi là tương đối an toàn trước những cuộc tấn công có thể xảy ra của khủng bố. Ông nói ngay cả ống dầu bị vỡ đi nữa, thì dầu vẫn nằm ở các kho chứa, và người ta có thể bơm ra tàu để mang đi xuất khẩu, cho nên người ta sẽ không thấy có gì bị gián đoạn cả. Bất ổn về an ninh tại vùng Trung Đông đã đẩy giá dầu tăng cao. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh đến yếu tố cầu đôi khi lớn hơn cung, do kinh tế toàn cầu tăng trưởng trở lại. Để giảm bớt sức ép này, người ta chờ đợi là bộ trưởng khối OPEC sẽ tăng sản lượng trong tuần này. Tuy nhiên lo lắng ở đây là ngay cả OPEC tăng sản lượng đi nữa thì chúng cũng không đủ để giảm lo lắng trên thị trường. Vụ khủng hoảng con tin tại Khobar, thuộc Ả Rập Saudi đã làm tăng thêm lo lắng rằng những kẻ quá khích đang tìm cách phá hoại ổn định của ngành công nghiệp dầu khí tại nước này. text: Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem. Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player Tin ra lúc 16 giờ chiều giờ (theo giờ châu Âu) khiến đám đông tại Quảng trường Tahrir ở Cairo reo hò mừng rỡ. Như thế, sau gần ba tuần dân chúng biểu tình, nhà lãnh đạo 82 tuổi phải ra đi sau ba thập niên cầm quyền liên tục. Nhưng chừng 300 người đã thiệt mạng trong đợt biểu tình khi phe an ninh dùng vũ khí ngăn chặn họ và phe ủng hộ Mubarak cũng xuống đường. Tin sau đó nói ông Mubarak đã rời phủ tổng thống ở thủ đô đến trú ngụ tại khu nghỉ mát Sharm El-Sheikh bên bờ Hồng Hải. Trước đó, sau lãnh đạo Hoa Kỳ, Thủ tướng Đan Mạch là lãnh đạo từ Liên hiệp châu Âu đầu tiên công khai đề nghị ông Hosni Mubarak từ chức tổng thống Ai Cập trong lúc làn sóng biểu tình vẫn tiếp diễn ở Cairo. Ông Lars Loekke Rasmussen phát biểu trong ngày thứ Sáu 11/2 tại Copenhagen, nói rằng ông Mubarak "đã thuộc về lịch sử". Lãnh đ̣ạo Đan Mạch phê phán "sự ngoan cố" của ông Mubarak khi Tổng thống Ai Cập lên truyền hình tối qua, thứ Năm, nói ông sẽ không từ chức. Ông Mubarak đồng ý chuyển giao quyền lực nhưng không từ chức trước tháng 9 năm nay. Phát biểu của một lãnh đạo EU được cho là dấu hiệu Liên minh 27 nước châu Âu nay thay đổi quan điểm, từ chỗ quan sát đến có thái độ chủ động về diễn biến tại Ai Cập. Sức ép từ trong lẫn ngoài Trong bài diễn văn dành cho quốc dân đồng bào tối thứ Năm, tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak nhắc lại kế hoạch tại vị cho đến cuộc bầu cử tháng Chín. Cạnh đó nói thêm, ông sẽ chuyển giao bớt quyền lực. Người biểu tình ở Quảng trường Tahrir phản ứng giận dữ trước phát biểu của ông Mubarak. Hoa Kỳ, qua lời tổng thống Obama nói: "Người dân Ai Cập được thông báo sẽ có sự bàn giao quyền lực. Hiện chưa ai biết sự chuyển giao này được thực hiện ra sao, có nhanh chóng, toàn diện và thực chất hay không. "Chính phủ Ai Cập cần trưng ra lộ trình cụ thể, khả tín, và dứt khoát hướng đến dân chủ. Họ chưa tận dụng được cơ hội này," ông Obama nói. Trong bài phát biểu đọc tối thứ Năm, tổng thống Mubarak nói ông sẽ chuyển giao một số quyền lực cho phó tổng thống Omar Suleiman. Nay thì chính ông Suleiman chính thức tuyên bố rằng "vì quyền lợi đất nước", ông Mubarak quyết định từ chức. Phóng viên BBC, Ben Brown tại Cairo cho rằng sự thay đổi này là kết quả của "sức mạnh quần chúng". Bấm Quý vị bấm vào đây để chia sẻ ý kiến. Cuộc xuống đường ở Quảng trường Tahrir đã lật đổ ông Mubarak sau 18 ngày đấu tranh Chia sẻ với bạn qua: Cái này là gì? Thời sự Việt Nam Thế thượng phong Hãng AFP nói ông Nguyễn Tấn Dũng là chính trị gia quyền lực nhất VN hiện nay. Doanh nghiệp nhỏ Lạm phát và thắt chặt tín dụng khiến doanh nghiệp VN vừa và nhỏ ngày càng khốn đốn. Tay súng Na Uy Chứng hoang tưởng, bài ngoại và bài Hồi giáo, là động lực khiến Breivik hành động. Đại biểu Quốc hội Nữ đại biểu giàu nhất Quốc hội bị tố cáo tham gia đường dây chạy thầu. 'Lòng yêu nước' Nhà giáo dục có tiếng trong nước nói đi biểu tình vì HS-TS là cách dạy lòng yêu nước. Kẻ khen người chê Người sợ có thêm trấn áp trong nhiệm kỳ hai của ông Dũng, người khen ông 'giỏi'. Đời Tướng Kỳ Về tiếng tăm của Tướng Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó Tổng thống VNCH. Thách thức chờ đợi Giới quan sát nói nền kinh tế có hàng loạt căn bệnh kinh niên, cần chữa trị dứt điểm. 'Bước tiến bộ' Indonesia lạc quan thận trọng về thỏa thuận mới liên quan Biển Đông. Lên tiếng ở đâu? GS Carl Thayer bình luận các vụ biểu tình vì biển đảo và quan hệ Việt - Trung. Hiệp ước biển ASEAN và Trung Quốc nên tiến tới một hiệp ước về ứng xử trên Biển Đông? 'Tôi đi biểu tình' Một số người tham gia biểu tình chống Trung Quốc hôm 17/07 thuật lại câu chuyện. Câu hỏi cho ASEAN Hội nghị Bali là dịp ASEAN tỏ ra có khả năng tìm trả lời cho tranh chấp Biển Đông. Chuyện Trường Sa Cựu Tổng thống Philipines nhắc lại lời kêu gọi phi quân sự hoá Trường Sa. Phó Tổng thống Ai Cập, Omar Suleiman vừa phát biểu trên truyền hình rằng Tổng thống Hosni Mubarak đã quyết định từ chức. text: Sheikh Nimr al-Nimr bị giới chức Ả-rập Saudi kết tội tìm kiếm "sự can thiệp nước ngoài", "bất tuân" giới cầm quyền, và cầm vũ khí chống lại các lực lượng an ninh Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thúc giục nhà lãnh đạo các nước tại khu vực nhân đôi nỗ lực để giảm căng thẳng. Người Iran đã tức giận và phản đối vụ xử tử này và xâm nhập đại sứ quán Ả Rập Saudi ở Tehran và đốt tòa nhà. Sheikh Nimr nằm trong số 47 người bị xử tử sau khi bị kết tội với các tội danh khủng bố, theo nội dung một tuyên bố của Bộ Nội vụ. Sheikh Nimr là một ủng hộ viên lớn tiếng của các cuộc biểu tình chống chính phủ rộng khắp nổ ra tại Tỉnh Eastern hồi 2011, nơi cộng đồng người Shia chiếm đa số từ lâu nay nói rằng họ bị đặt ra bên lề xã hội. Việc bắt giữ ông vào năm sau đó đã làm nổ ra nhiều ngày bạo động. Án tử hình đối với Sheikh Nimr được xác nhận tuyên vào tháng 10/2014. Gia đình ông nói ông bị kết tội tìm kiếm "sự can thiệp của nước ngoài" vào Ả-rập Saudi, "bât tuân" giới cai trị và cầm vũ khí chống lại các lực lượng an ninh. Iran, quốc gia do dòng Shia dẫn dắt, đối thủ chính trong khu vực của Ả-rập Saudi do dòng Sunni nắm quyền, nói rằng Riyadh sẽ phải trả "giá đắt" cho việc xử tử Sheikh Nimr. Trong số những người cũng bị đưa ra thi hành án tử có một số người Sunni tham gia các vụ tấn công khủng bố liên quan tới al-Qaeda hồi 2003, tin tức nói. Trong số 47 người bị xử tử, có một người Chad và một người Ai Cập, còn lại đều là người Ả-rập Saudi. Lo sợ về xung đột giáo phái Người Iran xâm nhập đại sứ quán Ả Rập Saudi ở Tehran và đốt tòa nhà. Các cuộc biểu tình đã nổ ra hồi đầu 2011 tại Tỉnh Eastern giàu trữ lượng dầu, trong làn sóng Mùa xuân Ả-rập. Những người ủng hộ Sheikh Nimr nói ông chỉ cổ súy cho các cuộc biểu tình ôn hòa và tránh hoàn toàn khỏi việc đối đầu bạo lực với chính quyền. Ông thường xuyên chỉ trích hoàng tộc Sunni ở Ả-rập Saudi. Người anh em trai của ông, Mohammed al-Nimr, nói ông hy vọng là bất kỳ phản ứng nào đối với vụ xử tử cũng sẽ đều là những phản ứng ôn hòa. Nhưng một dân biểu trong liên minh Shia cầm quyền tại Iraq nói rằng cái chết là nhằm "khiêu khích việc giao tranh giáo phái", trong lúc hội đồng Shia ở Lebanon gọi đây là một "sai lầm chết người", hãng tin Reuters tường thuật. Giới chức Ả-rập Saudi bác bỏ việc có tình trạng phân biệt đối xử đối với người Shia và đổ lỗi cho Iran là đã khuấy động bất ổn. Hồi năm ngoái, Ả-rập Saudi đã thực hiện hơn 150 vụ xử tử, là con số cao nhất mà các nhóm nhân quyền ghi nhận được trong suốt 20 năm qua. Hoa Kỳ nói việc Ả rập Saudi tử hình giáo sỹ Shia nổi tiếng có thể tiếp tục làm trầm trọng thêm thực trạng cạnh tranh phe phái ở Trung Đông. text: Khi đi công cán Bắc Phi về tới sân bay Istanbul, ông nói với đám đông người ủng hộ, rằng đợt biểu tình đang có xu hướng phi pháp. Trong khi đó, hàng nghìn người biểu tình chống chính phủ đang tụ tập tại quảng trường Taksim ở Istanbul. Cuộc biểu tình bắt đầu từ thành phố này nay đã lan ra nhiều thành phố̃ khác. Khoảng 10.000 người ủng hộ cho đảng AKP của Thủ tướng Erdogan đã tới sân bay để chào đón ông vào sáng sớm thứ Sáu 7/6. Đứng bên cạnh vợ và một số bộ trưởng trên chiếc xe bus mui trần, ông thủ tướng tuyên bố với đám đông:"Tôi kêu gọi chấm dứt ngay lậ̣p tức các cuộc biểu tình, vốn đã mất đi tính chất dân chủ mà trở thành phá hoại." Một số ủng hộ viên của ông hô to: "Nào chúng ta hãy đi đập tan [quảng trường] Taksim". Tuy nhiên ông Erdogan khuyến cáo họ về nhà. "Các bạn nên bình tĩnh, chín chắn và biết suy nghĩ," ông nói. "Từ đây tất cả chúng ta nên trở về nhà." Ông Erdogan đáp lại kêu gọi ông từ chức bằng cách nhắc lại chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử năm 2011, khi ông giành 50% số phiếu. "Họ nói rằng tôi chỉ là thủ tướng của 50% dân số. Điều đó không đúng. Chúng tôi phụng sự toàn thể 76 triệu dân từ Đông sang Tây." Biểu tình kéo dài Đây là buổi tụ tập ủng hộ ông Erdogan đầu tiên sau một tuần biểu tình liên tiếp, trong đó những người chống đối kêu gọi ông từ chức. Phóng viên BBC Mark Lowen tại Istanbul nói ông vẫn còn được ủng hộ của nhiều người, thể theo tiếng reo hò vang dội chào đón ông. Tuy nhiên phát biểu của ông Erdogan có thể sẽ lại thổi bùng ngọn lửa biểu tình. Chia rẽ bên trong Thổ Nhĩ Kỳ xem ra sẽ còn sâu sắc hơn trong những và có thể trở nên nguy hiểm. Cuộc biểu tình ngồi ở công viên Gezi thứ Sáu tuần trước đã biến thành biểu tình diện rộng sau khi cảnh sát trấn áp nặng tay người biểu tình trên quảng trường Taksim. Các phóng viên có mặt tại quảng trường nói không khí tại đây không tỏ ra căng thẳng, người biểu tình nhảy múa và hò hát các khẩu hiệu chính trị. Nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu ở Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng nước này đang thiếu một văn hóa chính trị tự do và phát triển. Người biểu tình cáo buộc chính quyền của ông Erdogan là ngày càng độc tài và đang tìm cách áp đặt các giá trị Hồi giáo bảo thủ lên nhà nước vốn theo thế tục. Đảng Công lý và Phát triển (AKP) của ông cầm quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ từ 2002. Phát biểu tại Tunis trước đó, ông Erdogan thừa nhận rằng cảnh sát đã qua rắn tay đối với người biểu tình. Nhưng ông nói một nhóm nhỏ hiện đang thao túng cuộc biểu tình vì môi trường ban đầu. Ông Erdogan cũng bảo vệ kế hoạch phát triển công viên Gezi. Thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ giảm gần 5% sau phát biểu của ông. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các cuộc biểu tình trong toàn quốc. text: Có hai người đã bị buộc tội nổi loạn liên quan đến âm mưu này, và bảy người khác liên quan đến cuộc nổi dậy của quân lính hồi năm 2003. Sau bảy ngày chịu nhiều chỉ trích gia tăng, Tổng thống Arroyo bỏ đi tình trạng khẩn cấp tại Philippines, đúng như nhiều người đã dự đoán. Nói chuyện trên đài truyền hình, bà Arroyo nói bà đưa ra quyết định này sau khi nhận được báo cáo từ bộ trưởng Quốc phòng và Tư pháp và người đứng đầu lực lượng cảnh sát quốc gia rằng mối đe dọa đã được kiểm soát. Tuy nhiên, bà cảnh báo các đối thủ của mình rằng "điều quan trọng là các kẻ thù chính trị và những kẻ cơ hội phải chấm dứt việc gây phiền toái cho nền kinh tế và làm khó dễ cho Philippines vì những điều dớ dẩn". Bà còn nhấn mạnh rằng: "Tôi sẽ không bao giờ cho phép điều này xảy ra". Tổng thống Arroyo tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào thứ Sáu tuần trước để đối phó với một cáo buộc là có âm mưu lật đổ từ các chính trị gia đối lập cánh tả và các binh lính nổi dậy. Tình trạng khẩn cấp, mà cho phép bắt giữ không cần trát, đã cho phép cảnh sát và quân đội đàn áp những người mà họ nghi là lên âm mưu lật đổ cùng một tờ báo đối lập. Hai trái bom nhỏ phát nổ tại Manila chỉ một giờ trước khi Tổng thống Philippines tuyên bố bỏ tình trạng khẩn cấp, khiến nhiều người đã lo ngại rằng bà Arroyo có thể sẽ gia hạn lệnh này. Tuy nhiên, các vụ nổ tại khu chợ ở quận Ortigas không gây thương vong gì, và cảnh sát nói tình hình chưa có gì đáng báo động. Một số phân tích gia nói chính phủ có thể đã phóng đại mối đe dọa nhằm loại bỏ những kẻ âm mưu trong tương lai và giành sự ủng hộ của công chúng. Tuy nhiên, họ nói tuần lễ áp đặt tình trạng khẩn cấp ít có tác dụng cải thiện hệ thống chính trị đang có nhiều chia rẽ hay củng cố sự đoàn kết trong quân đội. Tổng thống Philippines, Gloria Arroyo, tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp kéo dài một tuần vào hôm nay, sau khi người đứng đầu về an ninh nói mối đe dọa của âm mưu đảo chính đã giảm. text: Bà Clinton đã từng nắm giữ nhiều chức vụ trong chính trường Mỹ, từ thượng nghị sĩ tới Bộ trưởng Ngoại giao, nhưng liệu bạn có biết bà từng đoạt giải Grammy? Đây là năm điều bạn có thể chưa biết về cựu Đệ nhất Phu nhân Mỹ. Biệt danh của bà là “Evergreen” Khi ở Tòa Bạch Ốc, nhân viên mật vụ gọi bà là "Evergreen" - tạm dịch là “Cây xanh quanh năm”, còn chồng bà, Tổng thống Bill Clinton thì được gọi là “Eagle” – Đại bàng. Bà Hillary Clinton trở thành Đệ nhất phu nhân năm 1993 Bà từng được giải Grammy Bà Hillary Clinton được tặng giải Grammy hồi năm 1997 cho cho cuốn sách nói của bà mang tên “It Takes a Village”, chủ đề là về sự phát triển và giáo dục trẻ em. Clinton cũng viết một số sách trong đó có cuốn hồi k‎ý “Living History”. Bà Hillary Clinton nhận giải Grammy cho cuốn sách nói của bà Phụ nữ đầu tiên ra tranh cử Năm 2000, bà Hillary Clinton ra tranh cử ghế Thượng nghị sĩ tại bang New York và đã thắng cử, trở thành phụ nữ đầu tiên nắm chức vụ quan trọng trong chính trường Mỹ. Bà tái đắc cử năm 2006. Bà Hillary Clinton được bầu chọn vào Thượng viện Mỹ năm 2000 Rodham, Clinton hay Rodham Clinton? Khi bà Hillary Rodham kết hôn với cựu Tổng thống Mỹ ông Bill Clinton vào tháng 10 năm 1975 bà đã không đổi sang họ chồng. Tuy nhiên vài tuần trước khi ông Bill Clinton tuyên thệ nhậm chức, bà Bill Clinton dùng tên Hillary Rodham Clinton. Năm ngoái khi vận động để được đảng Dân chủ đề cử người ta được nói rằng bà muốn được gọi với cái tên Hillary Clinton. Bà không lái xe kể từ năm 1996 Năm 2014, bà Hillary Clinton nói với thính giả tại New Orleans rằng kể từ năm 1996 bà đã không lái xe nữa và một trong những “hối tiếc” của bà vì trở thành người của công chúng là bà đã không thể tiếp tục lái xe. Bà Hillary Clinton cho biết bà tiếc là đã không thể lái xe nữa Bà nói: “Lần cuối tôi tự mình lái xe là năm 1996 và tôi nhớ rất rõ lần đó. Thật không may là mật vụ cũng biết rõ như vậy. Đó là lý do tại sao kể từ đó tôi không lái xe nữa.” Bà Hillary Clinton vừa trở thành người được đảng Dân chủ đề cử ra tranh cử Tổng thống sau khi đạt được số đại biểu cần thiết. Bà sẽ trở thành phụ nữ đầu tiên được một đảng chính trị lớn ở Mỹ đề cử. text: Abu Musab al-Zarqawi bị buộc phải từ bỏ chức vụ lãnh đạo chính trị cho liên quân các nhóm nổi dậy. Ông Huthaifa Azzam là con của một người đỡ đầu cho Osama bin Laden nói như vậy với báo giới ở thủ đô Amman của Jordani, cho rằng Zarqawi bị một người Iraq thay thế cách đây hai tuần. Huthaifa Azzam là con trai của một nhân vật nổi tiếng tên là Abdullah Azzam, người gốc Palestine. Ông này là nhân vật tên tuổi trong phong trào thánh chiến hiện đại trong thế giới Hồi giáo. Ông khuyến khích người Hồi giáo, trong đó có cả Osama bin Laden hồi còn trẻ, hãy ra trận chiến đấu chống lại quân Liên Xô chiếm đóng Afganistan hồi thập niên 1980. Chính vì lẽ đó mà con trai của ông nói chuyện rất tự tin và có một số quyền lực đáng kể đối với các nhóm jihad ở Iraq, mà theo ông nói là vẫn còn quan hệ. Theo ông này, Abu Musab al-Zarqawi bị các nhóm nổi dậy khác ép nhận vai trò thấp hơn. Các nhóm đó giải thích là cảm thấy ngượng trước việc ông này phát biểu thay mặt cho tất cả các nhóm nổi dậy, cũng như cách thức nói chuyện của ông ta. Al-Zarqawi thường dùng các cuộn băng video quay cảnh chặt đầu; rồi chuyện ông ta tấn công sang các nước láng giềng, như các vụ đánh bom tự sát vào khách sạn ở Jordan hồi năm ngoái. Lãnh đạo chính trị mới của liên quân các nhóm nổi dậy mà trong đó nhóm của Zarqawi cũng là một thành viên bây giờ do một người Iraq đảm nhiệm, tôn là Abdullah al-Baghdadi. Tuy nhiên, một vài chuyên gia cho rằng đây là chiến thuật nhằm tạo gương mặt mới cho cuộc nổi dậy vốn đang sử dụng các biện pháp quân sự là chủ yếu. Về mặt quân sự thì người ta cho rằng Zarqawi vẫn là một đối tượng quan trọng vì ông này từ trước tới nay vốn chỉ huy các vụ bạo động lớn. Một nhân vật nổi tiếng trong thế giới Hồi giáo nói rằng lãnh đạo al-Qaedo ở Iraq bị buộc phải từ chức. text: Hệ thống thông gió bị sập và một nhóm khán giả bị ngã từ độ cao khoảng 10 mét xuống khu để xe ngầm dưới mặt đấ. Được biết ist nhất 11 người bị thương. Khán giả tới xem một buổi biểu diễn của nhóm 4Minute, ban nhạc nữ được nhiều người mến mộ. Nhân viên cứu hộ có mặt tại nơi xảy ra tai nạn. Hãng thông tấn Yonhap nói khoảng 700 người có mặt tại nhà hát nằm trong tổ hợp giải trí ở Thung lũng Công nghệ Pangyo. Phóng viên BBC Steve Evans ở Seoul nói nhiệm vụ khẩn cấp vào lúc này là cứu những người đang bị thương tuy tai nạn này sẽ có thể châm ngòi cho tranh cãi về tiêu chuẩn an toàn xây dựng tại Nam Hàn. Sau tai nạn phà Sewol cách đây sáu tháng làm hơn 300 người thiệt mạng, nhiều người cáo buộc qui định an toàn của Hàn Quốc không đồng bộ với tốc độ phát triển kinh tế. Ít nhất 16 người có thể đã thiệt mạng trong tai nạn tại buổi diễn nhạc pop ở Seongnam, phía nam thủ đô Seoul ở Hàn Quốc, theo truyền thông địa phương. text: Missiles fired during US-South Korea drills serve as warning to North Korea Mô tả về vụ Bắc Hàn thử tên lửa mới nhất như động thái leo thang quân sự đột biến, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc nói rằng Hoa Kỳ sẽ đề xuất một nghị quyết mới đối với Bình Nhưỡng. Đại sứ Nikki Haley cũng dọa sẽ dùng các biện pháp trừng phạt mậu dịch. Vụ phóng tên lửa, nằm trong một chuỗi các vụ thử, được tiến hành bất chấp một lệnh cấm của Hội đồng Bảo an LHQ. "Vụ thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Bắc Hàn vào hôm thứ Ba đã "nhanh chóng khép lại khả năng dẫn tới một giải pháp ngoại giao," bà Haley nói. "Hoa Kỳ chuẩn bị dùng toàn bộ năng lực của mình để tự vệ chúng tôi và các đồng minh," đại sứ Hoa Kỳ nói tại Hội đồng Bảo an LHQ, nơi diễn ra một phiên họp khẩn cấp để bàn thảo diễn biến mới nhất. "Một trong các năng lực của chúng tôi là dựa vào vũ lực qui mô. Chúng tôi sẽ dùng nếu buộc phải dùng, nhưng chúng tôi không muốn phải phải đi theo chiều hướng đó". Ông Donald Trump đã chỉ trích Trung Quốc sau vụ thử tên lửa tầm xa của Bắc Hàn, và lên án Bắc Kinh về việc tăng hoạt động thương mại với Bình Nhưỡng. "Để Trung Quốc hợp tác với chúng ta tức là đã cho họ quá nhiều," tổng thống Hoa Kỳ viết trên Twitter. Hoa Kỳ và Nam Hàn đã tiến hành cuộc tập trận bắn tên lửa đạn đạo trên Biển Nhật Bản nhằm đáp trả Bắc Hàn. Hoa Kỳ: Bắc Hàn đã thử tên lửa tầm xa Làm sao ‘xử lý’ Bắc Hàn? Lính biên phòng đói và Bắc Hàn lung lay? Trung Quốc và Nga cùng thúc giục hai bên hãy chấm dứt việc phô trương sức mạnh quân sự của mình, và nói sẽ phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm thay đổi thể chế ở Bắc Hàn. "Với Nga và Trung Quốc thì điều hoàn toàn rõ ràng là bất kỳ nỗ lực nào nhằm tạo cớ cho việc sử dụng vũ lực qua việc dẫn chiếu tới các nghị quyết của Hội đồng Bảo an [Liên hợp quốc] là không thể chấp nhận được, và điều đó sẽ dẫn tới các hậu quả không thể lường trước trong khu vực này, nơi có biên giới với cả Liên bang Nga và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa," Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói. "Các nỗ lực nhằm bóp nghẹt Bắc Hàn về mặt kinh tế cũng là không thể chấp nhận được," ông nói thêm. Vụ phóng tên lửa, là lần thử mới nhất trong loạt các vụ thử, đã được thực hiện bất chấp lệnh cấm của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Hoa Kỳ đã yêu cầu có cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an để thảo luận vấn đề. Một phiên họp kín giữa 15 thành viên Hội đồng sẽ diễn ra vào cuối ngày thứ Tư. Donald và Melania Trump rời Washington đi Warsaw và Hamburg Tổng thống Hoa Kỳ đã có các cuộc thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng của ông ở Mar-a-Lago, Florida hồi tháng Tư. Ông Trump khi đó đã ca ngợi "những tiến triển to lớn" với Trung Quốc sau các cuộc gặp này. Các số liệu thương mại cho thấy đã có sự gia tăng trong quan hệ thương mại Trung Quốc - Bắc Hàn trong thời gian trước khi có cuộc gặp mặt hồi tháng Tư. Tổng thống Mỹ hiện đang trên đường tới Ba Lan và Đức, nơi ông sẽ gặp ông Tập lần thứ hai. Trung Quốc, đồng minh kinh tế chính của Bình Nhưỡng, và Nga đã kêu gọi Bắc Hàn ngưng chương trình tên lửa đạn đạo để đổi lấy việc ngưng các hoạt động tập trận quy mô lớn giữa Mỹ và Nam Hàn. Ông Tập và Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng "các bên đối đầu cần bắt đầu đàm phán". Nhật Bản hôm thứ Ba nói "những khiêu khích lặp đi lặp lại như thế này là hoàn toàn không thể chấp nhận được" và đã lên tiếng phản đối. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) là gì? Bắc Hàn hiện thực sự đã có vũ khí tầm xa chưa? Một số chuyên gia tin rằng cuộc thử nghiệm hôm thứ Ba cho thấy Bắc Hàn đã có một tên lửa có thể đi tới tận Alaska. Tuy nhiên, tên lửa đó có mang được đầu đạn hạt nhân hay không vẫn là vấn đề chưa rõ. Bình Nhưỡng nói tên lửa mang theo một "đầu đạn hạng nặng", có khả năng nhắm trúng điích dưới nước mà không làm vỡ kết cấu của mục tiêu. Nam Hàn nói không có bằng chứng nào cho thấy tên lửa này có thể chịu được nhiệt độ cao và quay trở lại khí quyển một cách thành công, theo hãng tin Yonhap. Các chuyên gia tin rằng Bình Nhưỡng chưa có khả năng làm đầu đạt hạt nhân cỡ nhỏ, vừa để gắn được vào hỏa tiễn tầm xa và giữ được nó an toàn cho tới khi trúng mục tiêu. Họ nói rằng các tên lửa của Bắc Hàn không thể nhắm bắn chính xác, trúng được mục tiêu. Tuy nhiên, một số người khác tin rằng với tốc độ hiện nay, Bình Nhưỡng có thể vượt qua được các trở ngại này và phát triển được vũ khí hạt nhân có khả năng tấn công Mỹ trong vòng từ 5 đến 10 năm. Hoa Kỳ nói rằng sẽ dùng "vũ lực qui mô" với Bắc Hàn nếu họ "buộc phải dùng". text: Con số này được hãng thông tấn Tân Hoa Xã công bố sẽ làm tăng mạnh cuộc tranh cãi về việc đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có bị đánh giá thấp hay không. Vài đối tác thương mại của Trung Quốc, đặc biệt là Mỹ, đã chỉ ra rằng Trung Quốc giữ đồng nhân dân tệ ở giá thấp để thúc đẩy xuất khẩu. Con số mới nhất đã đem thặng dư thương mại tòan cầu năm 2006 của Trung Quốc lên đến 95,6 tỷ đôla. ‘Các biện pháp tòan diện’ Các con số của xuất nhập khẩu chưa được công bố, khiến người ta khó đánh giá yếu tố cụ thể nào đã tạo nên con số thặng dự kỷ lục này. Tuy nhiên các con số của Mỹ đưa ra giả định rằng cán cân thương mại không cân đối đã là một yếu tố chính. “Sự định giá đồng nhân dân tệ đã ở mức quá giảm nhẹ và thặng dư thương mại lại liên quan những vấn đề thuộc về cấu trúc”, nhà kinh tế học Xiao Minjie thuộc Viện Nghiên cứu Daiwa nói. Ông nói thêm “Mỹ có thể tăng sức ép buộc Trung Quốc phải để đồng nhân dân tệ tăng giá” Đồng nhân dân tệ đã tăng giá chưa đến 2% từ lúc được định giá lại vào tháng Bảy năm 2005 sau khi được ràng buộc với đồng dollar. Tiền tệ Trung Quốc và thặng dư thương mại đang là những đề tài chính tại cuộc họp thường niên của Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong tuần này tại Singapore, cuộc họp sẽ tập trung vào những sự mất cân đối tòan cầu trong kinh tế thế giới. Thặng dư mậu dịch của Trung Quốc đối với phần còn lại của thế giới đã đạt đến con số kỷ lục là 18,8 tỷ đôla Mỹ trong tháng Tám, vượt cả con số kỷ lục của tháng Bảy là 14,6 tỷ USD lẫn dự đoán của các nhà phân tích. text: Cảnh sát điều tra vụ việc đã thẩm vấn nhiều người nhưng không có ai bị bắt giữ. Có khoảng 40 người được cho là đã theo dõi video phát trực tiếp này nhưng không ai báo vụ việc với cảnh sát. Bắt tạm giam nghi phạm dâm ô trẻ em LHQ đặc biệt 'lo ngại' về xâm hại trẻ em VN Một phát ngôn viên cảnh sát cho biết nhà chức trách chỉ biết những gì đã xảy ra sau khi mẹ của em gái gặp đồn trưởng khi ông rời bốt cảnh sát. Cảnh sát điều tra vụ việc đã thẩm vấn nhiều người nhưng không có ai bị bắt giữ. Em gái này mất tích trong một ngày nhưng nay đã đoàn tụ với gia đình. Video này sau đó đã bị xóa khỏi Facebook. 'Tội ác bẩn thỉu' Trưởng nhóm điều tra Eddie Johnson đã được mẹ của em gái cho xem ảnh mà bà chụp lại từ video. Được biết ông Johnson "rõ ràng là rất bức xúc" sau khi xem cảnh này. Người phát ngôn của Facebook được dẫn lời nói rằng "Những tội ác như thế này thật là ghê tởm và và chúng tôi không thể cho phép đưa lên trang Facebook. "Chúng tôi nghiêm túc thực hiện bổn phận của mình để giữ an toàn cho mọi người trên Facebook và sẽ xóa các video lột tả hành vi xâm hại tình dục và được chia sẻ trên trang này nhằm cổ súy bạo lực." Vào tháng Một, cảnh sát Chicago đã bắt bốn người vì một vụ việc khác khi xảy ra vụ tấn công một người đàn ông được truyền trực tiếp, cũng trên Facebook Live. Khoảng 5-6 người đàn ông xâm hại một em gái 15 tuổi và phát trực tuyến hành vi này trên Facebook, theo cảnh sát Chicago. text: Hiện chưa có kết luận về thủ phạm ám sát ông Nemtsov Một cuộc tuần hành của phe đối lập do ông Nemtsov dự định sẽ tổ chức ở Moscow vào hôm nay Chủ nhật ngày 1/3 đã trở thành một cuộc tập hợp tưởng nhớ ông. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên án vụ ám sát ông Nemtsov hôm 27/2 và cam kết sẽ truy lùng hung thủ. Tuy nhiên các đồng minh của ông Nemtsov cho rằng đây là vụ ám sát có động cơ chính trị mà nguyên nhân là sự chống đối ông Putin và cuộc chiến ở Ukraine. Lên án Putin Khi màn đêm buông xuống, hoa tưởng niệm chồng lên cao đến hai mét trên cầu Moskvoretsky. Ông Alexander Badiyev, một trong những người tham gia tuần hành, nói: “Không nghi ngờ gì nữa, vụ ám sát này là mệnh lệnh của ông Putin. Nó cho chúng ta thấy số phận của những người chống đối sẽ như thế nào.” Ông Mark Galperin, một nhà hoạt động đối lập, nói: “Mọi người rất e ngại không dám ủng hộ phong trào của chúng tôi. Các nhà hoạt động đối lập nhận được những lời đe dọa hàng ngày và ông Boris cũng không là ngoại lệ. Nhưng tất cả đều không làm chúng tôi chùn bước.” Ông Grigory Yavlinsky, cựu lãnh đạo Đảng Yabloko, nói: “Trách nhiệm chính trị trong vụ ám sát này thuộc về chính quyền và cá nhân Tổng thống Putin.” Từ hiện trường cuộc tập hợp tưởng nhớ ở Moscow, phóng viên Sarah Rainsford của BBC tường thuật: “Một núi hoa tại đúng nơi mà Boris Nemtsov bị bắn nằm ngay cạnh Điện Kremlin. Người ta đã buộc các bó hoa vào thành cầu và các cột điện. Họ cũng đem đến những bức ảnh, những biểu ngữ và những câu thơ viết tay. Trong đó có ‘Je Suis Boris’, ‘Boris, bọn chúng phải sợ anh. Một người đàn ông đứng riêng với khẩu hiệu: “Bốn viên đạn bắn vào anh cũng là bốn viên đạn ghim vào lòng tôi. Nhiều người ở đây tin rằng Boris Nemtsov bị sát hại vì lập trường chính trị của ông. Họ buộc tội Tổng thống Putin đã thổi bùng ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc đến chỗ nguy hiểm đến mức những nhà bất đồng chính kiến được xem là những kẻ phản quốc – tức những kẻ nội thù.” Bôi nhọ nước Nga? Ông Nemtsov là người chỉ trích mạnh mẽ chính quyền của ông Putin Trong khi đó, một số đại sứ các nước châu Âu đã đến đặt vòng hoa. Cựu Đại sứ Anh Tony Brenton nói với BBC rằng ‘ở Nga đã có một bầu không khí phấn khích chính trị’. “Và chính không khí đó đã tạo điều kiện cho những nhóm cựu quân nhân cánh hữu trỗi dậy. Rất có thể một nhóm trong số đó đứng sau vụ ám sát ông Boris,” ông Brenton nói thêm. Ủy ban Điều tra Nga cho biết họ đang xem xét một số động cơ có khả năng, trong đó có việc ông Nemtsov phản đối cuộc chiến ở Ukraine, cuộc sống riêng và hoạt động chính trị của ông, các nhóm Hồi giáo cực đoan hay âm mưu gây bất ổn cho nước Nga. Một số những nhân vật ủng hộ chính phủ nhận định rằng ông Nemtsov đã bị đưa ra làm con chốt thí để cho thấy tình hình nước Nga rất tồi tệ. Ông Ramzan Kadyrov, nhà lãnh đạo Chechnya được Putin hậu thuẫn, cáo buộc: “Các lực lượng đặc biệt của phương Tây đang tìm mọi cách để tạo ra một cuộc xung đột nội bộ trong lòng nước Nga.” Các nhà ngoại giao các nước đến đặt hoa tại nơi ông Nemtsov ngã xuống Một số người khác thì cho rằng nguyên nhân có thể là sự thù hằn cá nhân với cuộc sống và hoạt động làm ăn của ông Nemtsov. Ông Nemtsov được cho là đang chuẩn bị hồ sơ phúc trình về sự can dự của quân đội Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine. ‘Ông ta sẽ giết con’ Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói: “Ông Boris đã tuyên bố rằng ông sẽ cung cấp bằng chứng rõ ràng về sự tham gia của lực lượng vũ trang Nga ở Ukraine. Một số người đã lo ngại điều này nên họ đã giết ông ấy.” Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên án vụ việc này là ‘sát hại dã man’. Chính phủ Nga phải tiến hành ‘điều tra không thiên vị và minh bạch ngay lập tức’, ông Obama kêu gọi. Trong một điện tín gửi đến mẹ của ông Nemtsov được trang web của Điện Kremlin đăng tải, ông Putin đã cam kết sẽ đưa hung thủ ra trước công lý. Ông cũng ca ngợi sự cởi mở và trung thực của ông Nemtsov. Nemtsov từng là phó thủ tướng thứ nhất dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin vào những năm 1990 nhưng sau đó đã thất sủng dưới thời ông Putin và trở thành một nhân vật đối lập mạnh mẽ. Mới đây ông đã nói trên tờ tuần báo Sobesednik rằng mẹ ông rất lo lắng cho ông. “Mẹ tôi lo lắng về Putin hơn là về Ukraine. Hễ mỗi lần tôi gọi cho mẹ, bà ấy đều nói: “Khi nào con mới dừng chọc tức Putin? Ông ta sẽ giết con mất.” Hàng ngàn người đã đem hoa và nến đến tưởng nhớ ông Boris Nemtsov, chính khách đối lập hàng đầu tại Nga, tại nơi mà ông đã bị bắn chết ở thủ đô Moscow. text: Phó Giám đốc cơ quan IMF tại Việt Nam, Shogo Ishii, nhận định mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể thấp hơn nhiều mức đã được Chính phủ dự báo tại Hội nghị, song cũng cho hay lạm phát có thể giảm nhanh chóng xuống mức dưới 10%. IMF cũng đánh giá xuất khẩu và đầu tư nước ngoài của Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh của các thách thức từ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm tới cũng như trong ngắn hạn. Nhận định của IMF có sự khác biệt lớn so với mức dự phóng phát triển kinh tế của Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra ở mức 6,5% cho nhăm tới. Diễn biến không thuận Đại diện Ngân hàng châu Á (ADB) tại Hội nghị, theo trích thuật của hãng AP, tỏ ra thận trọng trước mức chỉ tiêu được đặt ra này của Chính phủ Việt Nam, khi cho rằng mức 6,5% là quá tham vọng trong tình hình kinh tế gặp nhiều thách thức do lạm phát và thâm thủng mậu dịch. Cũng tại Hội nghị tài trợ này, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) khu vực châu Á - Thái Bình Dương, James Adams, cho rằng "duy trì tăng trưởng và giảm nghèo tại các nước đang phát triển sẽ khó khăn hơn trước đây", điều được cho là một cảnh báo trực tiếp tới tình hình nghèo đói ở Việt Nam. Giới chuyên gia kinh tế và đầu tư trong nước nhận định hiện có nhiều diễn biến không thuận lợi trong đó có cả việc Việt Nam bị Nhật Bản đóng băng các khoản tài trợ ưu đãi trong năm nay và năm sau Ngoài ra, vẫn theo các chuyên gia việc các định chế tài chính lớn quốc tế và khu vực không thống nhất với dự phóng của Chính phủ cho thấy Việt Nam đang gặp một số vấn đề về dự báo quản lý kinh tế vĩ mô cần phải xem xét lại về tính thực tế. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 có thể chỉ đạt 5%, đó là nhận định của đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được đưa ra tại Hội nghị nhóm tư vấn nhà tài trợ cho Việt Nam hôm thứ Năm tuần này. text: Lời bảo đảm này được đưa ra sau khi có vụ tấn công làm 16 cảnh sát viên thiệt mạng khu vực Tân Cương đông người theo đạo Hồi của Trung Quốc. Một người phát ngôn cho Ban Tổ chức Olympics Bắc Kinh nói các công việc chuẩn bị đã được hoàn tất để đối phó với bất kỳ đe dọa nào. Báo chí Trung Quốc lên án các dân quân ly khai Hồi giáo vốn đã tổ chức vụ tấn công. Ông Tôn Duy Đức, người phát ngôn cho Thế Vận hội Bắc Kinh được trích lời nói: "Trung Quốc đã tập trung vào tăng cường an ninh tại các điểm tổ chức và làng Olympic, và Bắc Kinh đã sẵn sàng đối phó với mọi đe dọa". Ủy ban Olympic Quốc tế nói họ tin rằng chính phủ TQ đã làm tất cả những gì có thể để bảo đảm an ninh và an toàn trước thềm Thế Vận hội. Trong vụ tấn công hôm thứ Hai, hai người đàn ông được tin đã lái xe chở rác tới một trạm biên phòng và quăng hai quả lựu đạn, trước khi dùng dao tấn công các nhân viên công vụ bên trong. Cả hai người này đều bị bắt trong một cuộc truy quét gần thành phố Kashagar. Kashgar cách Bắc Kinh khoảng 4.000 km, gần biên giới với Tajikistan. Tân Hoa Xã nói vụ tấn công xảy ra lúc 0800 sáng giờ địa phương (0000 GMT), khi các lính gác đang chạy thể dục trong khu trạm biên phòng. Phóng viên BBC tại Tân Cương nói tuy sự việc xảy ra cách xa Bắc Kinh, nhưng vì chỉ còn bốn ngày nữa là khai mạc Olympics, các nhà tổ chức rất lo lắng. Khoảng 100.000 cảnh sát và binh lính đã được điều động sẵn sàng tham gia bảo vệ lễ khai mạc hôm thứ Sáu và an ninh cũng được tăng cường tại Quảng trường Thiên An Môn. Vấn đề Uighur Tân Cương, ở miền tây bắc đất nước, là nơi đông người Hồi giáo Uighur sinh sống. Các nhân vật ly khai Uighur đã tổ chức chiến dịch chống lại sự cầm quyền của Bắc Kinh trong nhiều thập niên nay. Các nhóm nhân quyền nói Bắc Kinh đàn áp nhân quyền của người Uighur. Tuần trước, một sỹ quan quân đội cao cấp đã cảnh cáo rằng các phần tử ly khai Hồi giáo là đe dọa lớn nhất cho Olympics. Đại tá Thiên Nhất Hạng thuộc trung tâm an ninh Olympics nói với các nhà báo rằng đe dọa lớn nhất là từ phía 'tổ chức khủng bố Đông Turkestan'. Đây là từ mà chính phủ dùng để chỉ các nhân vật ly khai ở Tân Cương. Cuối tháng trước, một nhóm có tên đảng Hồi giáo Turkestan nói đã cho nổ xe buýt tại Thượng Hải và Vân Nam, làm năm người chết. Thế nhưng Trung Quốc bác bỏ đây là hành động khủng bố. Trung tâm IntelCenter tại Washington, chuyên theo dõi liên lạc của các tổ chức khủng bố, nói đảng Hồi giáo Turkestan đã tung ra một cuốn video có tên Cuộc Jihad Thiêng liêng của chúng ta tại Vân Nam. Trong video này, người chỉ huy tên là Seyfullah nói đảng của ông đứng đằng sau một số vụ tấn công và đe dọa Olympics. IntelCentre trích lời ông này nói: 'Người Trung Quốc đã không nghe cảnh báo của chúng tôi'. "Các tình nguyện viên của đảng Hồi giáo Turkestan đã có hành động khẩn cấp." Chỉ vài ngày trước khi khai mạc Thế Vận hội Bắc Kinh, chính phủ Trung Quốc nói họ tin tưởng rằng các vận động viên và khán giả sẽ được an toàn. text: Bên cạnh những cái tên nổi bật với công chúng như Trương Gia Bình, Võ Quốc Thắng..., có những người khác mà tầm cỡ của họ chỉ được một bộ phận trong giới doanh nhân hay chính quyền nắm rõ. Nói như một bài báo của VietnamNet, ở Việt Nam, nhiều người có thể thông hiểu tài sản của 100 người giàu nhất thế giới, nhưng "khi hỏi đến ai là người giàu nhất Việt Nam, tài sản của họ là bao nhiêu, đứng thứ hạng bao nhiêu trên thế giới lại là một câu hỏi không có lời giải đáp." Phản ứng chung của đa số những doanh nhân "bị" nêu tên là không đồng ý, cho rằng việc công bố thông tin là vi phạm đời tư cá nhân. 'Làm giàu lặng lẽ' Dĩ nhiên có thể hiểu được sự dè dặt của các vị tỉ phú Việt hiện nay khi ít ai muốn công khai tài sản của họ trên phương tiện truyền thông. Tại một đất nước mà tham nhũng đang nghiêm trọng, việc phân hóa giàu nghèo lan rộng, thì việc anh phô trương sự giàu có của mình chưa chắc đã là hay. Một bài báo hồi năm ngoái của Financial Times, viết về nhà giàu Trung Quốc, dùng một ý mà có thể áp dụng cho Việt Nam là “anh phải giàu một cách lặng lẽ.” (You’ve got to be rich silently) Sự lặng lẽ ấy có thể để đáp ứng một nhu cầu thực tiễn, là an ninh. Ông Trần Bê, người mà báo nói là sở hữu ít nhất 1000 tỉ đồng, từng có con trai bị bắt cóc và đòi tiền chuộc với giá 10 triệu đôla. Trước nguy cơ như vậy thì cũng chẳng ai muốn mình lên bìa báo với hàng tít như "người giàu nhất VN" làm gì. Tuy vậy, sâu xa hơn, hiện tượng không có ông bà nào tự hào lên truyền thông khoe tài sản của mình, và nếu có phóng viên đi hỏi “khổ chủ” thì chắc là không nhận được sự hợp tác, nó cũng thể hiện mâu thuẫn của cuộc hôn nhân kinh tế thị trường với định hướng XHCN hiện tại. Diễn biến kinh tế ở VN trong 20 năm qua, thực chất là sự phục hồi và quay lại của kinh tế tư bản. Những ông bà chủ giàu có hôm nay có thể xem là thế hệ tư bản gia đầu tiên đang thành hình ở VN, sau những năm đánh tư sản mại bản. Nếu những người như Trương Gia Bình hay Trần Lệ Nguyên đã giàu có ở 30 năm trước, thì hoặc họ phải chạy ra nước ngoài hoặc gần trắng tay. Nay họ là những doanh nhân được tôn vinh, và nếu cần, thì có thể cầm trên tay thẻ Đảng. Nhưng mối quan hệ giữa các đại gia kinh tế và nhà nước (vẫn còn giữ lại lý tưởng về tính công bằng xã hội từ thời bao cấp) vẫn là mối quan hệ không thật suôn sẻ, và các nhà lý luận chính thống còn phải tiếp tục nghĩ ra các diễn giải để trau chuốt cho quan hệ này (kiểu như cách lý luận rằng bóc lột không phải lúc nào cũng xấu). Thế nên, để lộ diện một số lượng gần đúng với thực tế những tỉ phú tiền đồng, triệu phú đôla ở VN chắc sẽ còn mất một thời gian nữa. Có ba giai đoạn trong thái độ của xã hội đối với những doanh nhân: đầu tiên, làm giàu là tội lỗi, có nguy cơ đi tù; thứ hai, khoe mình giàu có vẫn còn là một cấm kị, có muốn ăn chơi nhảy múa thì cũng chỉ nên làm trong một nhóm nhỏ; thứ ba, xa hoa là chuyện đáng để ăn mừng, phô trương rộng rãi. TQ đã ở giai đoạn thứ ba, VN có lẽ ở thứ hai, nhưng sớm muộn rồi cũng sang giai đoạn thứ ba. Còn từ đây đến đó, người ta phải lo tiếp tục làm sao để giàu hơn, và giữ được của cải của mình. Chơi chứng khoán đang vô cùng hấp dẫn, nhưng anh giàu lên vì cổ phiếu, anh cũng có thể mất nhiều vì nó. Lấy trường hợp một người Trung Quốc. Ở tuổi 30, Chen Tianqiao thu được một tỉ đôla sau khi công ty của ông Shanda Interactive Entertainment lên sàn Nasdaq – đứng thứ 10 trong danh sách người giàu Trung Quốc của Forbes năm 2005. Một năm rưỡi sau, cổ phiếu sụt giá, và giá trị của Chen "chỉ" còn là 500 triệu đôla (dựa trên giá cổ phiếu của Shanda ngày 22-5-2006). ----------------------------------------------------------- Nguyễn HảiThay vì thống kê xem ai giàu có nhất ở VN, tôi cho rằng người ta nên thống kê xem tuổi thọ trung bình của người dân VN hiện nay đã đạt được chỉ số chính xác là bao nhiêu thì hay hơn. Nếu đạt chỉ số cao thì quả thật dân ta chịu đựng quá giỏi! Nguyen Nam, Quảng TrịĐúng đây là điều tế nhị, không nên công khai. Thật ra đây là một tầng lớp tư sản đỏ được hình thành. Đây là các doanh nghiệp Nhà nước đã được hưởng quá nhiều ưu đãi trong thời gian hoạt động. Sau khi CỔ PHẦN HÓA, các lãnh đạo công ty đã trở thành những người giàu nhất Việt Nam... bao nhiêu tài sản của Nhà nước đã trở thành sở hữu của cá nhân??? Năm Mới vừa qua được vài ngày, báo Đại Đoàn Kết gây choáng khi đưa ra tên một số người mà theo họ là thuộc số tỉ phú giàu nhất Việt Nam hiện nay. text: Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Chủ tịch Trần Đại Quang dự kiến diễn ra hôm 19/3 đã bị hủy vào phút chót. Theo lịch cũ trước đây, ông Sergey Lavrov thăm Việt Nam ngày 19 và 20/3, nhưng Việt Nam vừa loan báo tang lễ nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong 2 ngày 20 và 21/3. Phía Việt Nam cho biết chuyến thăm bị hủy vì "những lý do không lường trước" chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Vladimir Putin tái đắc cử. Moscow nói chuyến thăm bị hủy do có lịch làm việc không thu xếp được. "Do có thay đổi trong lịch làm việc của bộ trưởng [Lavrov], ngày cho chuyến đi thăm Việt Nam của ông đang được xếp lại," các hãng tin trích nguồn tin của Bộ Ngoại giao Nga. Giải thích với BBC, một nguồn từ Nga nói chuyến đi của ông Lavrov phải thay đổi do có Quốc tang ông Phan Văn Khải. Theo nguồn này, theo lịch đã sắp xếp trước, ông Lavrov thăm Việt Nam ngày 19, 20 và thăm Nhật ngày 21 và 22/3. Điều này để ngỏ khả năng Ngoại trưởng Lavrov có thể thăm Nhật xong theo đúng lịch, sau đó đi thăm Việt Nam. Nguồn từ phía Nga nói cuộc bầu cử tổng thống Nga không phải là lý do, vì lịch thăm Việt Nam đã được hai nước sắp xếp trước đó. Hôm thứ Hai 19/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố chuyến thăm bị hủy trong một email gửi cho báo giới chỉ vài giờ trước khi ông Lavrov dự kiến gặp Chủ tịch Trần Đại Quang. Trang web của Bộ Ngoại giao cập nhật hôm 19/3: "Bộ Ngoại giao xin trân trọng thông báo: Vì lý do đột xuất chuyến thăm VN của BTNG Nga sẽ không diễn ra như dự kiến. Chúng tôi sẽ thông báo thời gian cụ thể của chuyến thăm tới các cơ quan báo chí sau." Nga: Putin tái đắc cử với hơn 76% phiếu Ngoại trưởng Anh: Nga 'tích trữ các chất độc thần kinh' Hoa Kỳ ra lệnh trừng phạt 19 người Nga Hôm 17/3, Báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam đăng bài phỏng vấn ông Lavrov về mục đích của chuyến đi thăm Việt Nam lần này. "Mối quan hệ của chúng tôi với những người bạn Việt Nam rất chặt chẽ. Đây là mối quan hệ đối tác chiến lược. Lãnh đạo hai nước thường xuyên tiếp xúc với nhau." "Tổng thống của chúng tôi đã nhiều lần gặp gỡ với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao hai nước tiếp xúc rất chặt chẽ với nhau, cũng như lãnh đạo các bộ, ngành khác như Bộ Công nghiệp và Thương mại, Bộ phát triển Kinh tế, Tài chính, Giao thông, Thông tin...", ông Lavrov được VOV dẫn lời. "Một trong những sự kiện mà chúng tôi sẽ thảo luận trong chuyến thăm Việt Nam lần này là công tác chuẩn bị tổ chức "Năm chéo": Năm Việt Nam tại Nga và Năm Nga tại Việt Nam, dự kiến vào năm 2019, khi chúng ta kỷ niệm 25 năm Ngày ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa LB Nga và Việt Nam," ông Lavrov nói thêm trong bài phỏng vấn với VOV. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại một cuộc họp ở Moscow hồi tháng 11/2016. Dự kiến có nhiều cuộc gặp quan trọng Ngoài cuộc gặp với Chủ tịch Trần Đại Quang, ông Sergei Lavrov dự tính có cuộc họp với người đồng nhiệm Phạm Bình Minh cũng như lãnh đạo Đảng Cộng sản, TBT Nguyễn Phú Trọng và họp báo sau đó. Nga là một trong những đồng minh lâu năm của Việt Nam. Thiết lập quan hệ với Việt Nam từ năm 1950, Nga nay là một trong những đối tác thương mại hàng đầu với Việt Nam, và là nước cung cấp thiết bị quân sự hàng đầu cho nước này. Một nguồn từ giới nghiên cứu Nga nói với BBC rằng việc Ngoại trưởng Nga hoãn chuyến thăm Việt Nam có thể là để tránh Quốc tang Thủ tướng Phan Văn Khải ở Việt Nam. text: Tòa đã tha bổng ông này cáo buộc hủy diệt nhân loại. Ông Milan Martic giữ chức tổng thống của vùng tự trị do chính ông lập ra có tên là Krajina nằm trong Croatia, trong cuộc chiến với người Croatia hồi đầu thập niên 1990. Thẩm phán nói rằng Milan Martic là một trong những chính trị gia quyền thế nhất tại vùng Krajina, và quyền lực đôi khi còn vượt qua cả cảnh sát. Tòa tha ông Milan Martic tội hủy diệt nhân loại. Tuy vậy tòa đã tìm thấy ông này có tội sát nhân, trừng phạt, tra tấn, trục xuất, và việc ra lệnh nã đạn pháo vào thành phố Zagreb năm 1995. Thẩm phán chủ tọa Bakone Moloto nói Milan Martic đã thực hiện các cuộc tấn công nhằm kết nối các làng xã của của người Serb và một loạt các vùng đất khác để đưa vào khu tự trị Krajina Trong các vụ tấn công này, những người dân không phải là gốc Serbia đã trở thành mục tiêu nhắm tới với tội ác như giết người, phá hoại, cướp bóc, tra tấn, và đối xử tàn tệ. Bằng chứng cho thấy khá rõ là vùng đất tự tuyên bố tự trị Krajina là nằm trong ý đồ của Slobodan Milosevic muốn thành lập một nhà nước chỉ dành cho người Serbia mà thôi. Tòa cũng phát hiện ra ông Martic tham gia tích cực vào các kế hoạch tội ác với cựu tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic, và lãnh tụ người Serb tại Bosnia, Radovan Karadzic. Kế hoạch của ba người này là thành lập một nhà nước chỉ dành cho người Serbia tại các vùng lãnh thổ thuộc Croatia và Bosnia. Một lãnh đạo người Serbia khác từng sống ở Croatia, là ông Goran Hadzic, nhân vật bị truy nã, hiện đang sống ngoài vòng pháp luật. Tòa xét xử tội ác chiến tranh tại La Hay đã tuyên án một cựu lãnh đạo người Serb sống tại Croatia, ông Milan Martic, 35 năm tù vì tộc ác đối với người Croat, và những người không thuộc gốc Serbia. text: Ít nhất chín trong số 11 tế bào gốc được dùng trong tài liệu nghiên cứu đáng chú ý của tiến sỹ Hwang Woo-suk là đồ giả, Roh Sung-il, người cộng tác trong việc nghiên cứu nói. Tiến sỹ Hwang muốn tạp chí khoa học của Hoa Kỳ, Science, rút lại tài liệu về nhân bản tế bào gốc của mình, ông Roh nói. Người ta đã không liên hệ được với tiến sỹ Hwang để hỏi về tin này. Có tin nói ông đã nhập viện do bị stress. Tạp chí Science không xác nhận việc họ đã nhận được đề nghị rút lại bài viết hay chưa. Tài liệu của tiến sỹ Hwang đã được ca ngợi như một bước đột phá, mở ra khả năng cứu chữa được một số căn bệnh nan y. Ông Roh, chủ tịch bệnh viên Mizmedi và là đồng tác giả của bản báo cáo, nói với đài truyền hình Seoul và báo chí rằng tiến sỹ Hwang đã thừa nhận là có những lỗ hổng lớn trong kết quả nghiên cứu, vốn được công bố hồi tháng Sáu. Từ chức Hồi tháng trước, tiến sỹ Hwang từ bỏ chức vụ chính mà ông đang đảm nhận, đó là chức đứng đầu World Stem Cell Hub, sau khi tin tức loang ra rằng một số trứng được dùng trong quá trình nghiên cứu của ông là do các nhân viên dưới quyền cung cấp, điều không phủ hợp với quy tắc chung của quốc tế. Nay, một số phần trong bản thân công trình nghiên cứu cũng đang bị đặt câu hỏi. "Giáo sư Hwang đã thừa nhận là đã bịa đặt," ông Roh nói với hãng truyền hình Nam Hàn MBC sau khi tới thăm ông này tại bệnh viện. Tài liệu của tiến sỹ Hwang thể hiện rằng toán nghiên cứu đã tạo ra được 11 dòng tế bào gốc từ các phôi thai người được nhân bản. Thế nhưng, ông Roh nói một khoa học gia làm việc tại phòng thí nghiệm của ông Hwang đã bị ép làm giả kết quả khiến các phôi thai trong giống như là được nhân bản. Nghi ngờ rộng khắp Lời nhận xét của ông Roh được đưa ra ngay sau khi tác giả người Mỹ đứng đầu bản nghiên cứu đòi rút tên khỏi bài viết và nói có những nghi vấn quanh mức chính xác của kết quả được công bố. Nghiên cứu gia sinh học Gerald Schatten từ trường Đại học Pittsburgh nói ông đã khuyến nghị tiến sỹ Hwang cùng các đồng tác giả khác hãy chính thức rút lại bản báo cáo. Trong một tuyên bố, tạp chí Science nói toàn bộ các tác giả của bài viết phải cùng nhất trí thì mới có thể rút lại được bài viết. Phóng viên BBC Charles Scanlon từ Seoul nói những tiết lộ mới đã làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt trên truyền thông Nam Hàn. Các công ty hàng đầu đã rút các chương trình quảng cáo của mình khỏi kênh truyền hình đầu tiên công bố các rắc rối quanh công trình nghiên cứu của tiến sỹ Hwang. Nhiều nhà bình luận nói việc thách thức lại người đã đem đến cho đất nước một hướng đi tới kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn như vậy là không yêu nước. Kỹ thuật tế bào gốc đang được tiến sỹ Hwang đi tiên phong, có khả năng giúp tìm biện pháp chữa trị cho một số bệnh nan y, trong đó có cả bệnh tiểu đường và bệnh Parkinson. Người tiên phong trong lĩnh vực cloning của Nam Hàn đã thừa nhận bịa đặt kết quả trong việc nghiên cứu tế bào gốc, một đồng nghiệp của người này lên tiếng. text: Bộ trưởng Giáo dục, Zhou Li, đưa ra cam kết tại buổi họp báo hôm nay, và nói thêm chính phủ sẽ quyết tâm ngăn tình trạng nhiều gia đình nghèo không thể cho con đến trường. Ông Zhou nói thêm chính phủ cũng đã soạn thảo các quy định cụ thể về cách thức chính quyền các cấp đầu tư cho giáo dục phổ cập. Nếu các tỉnh và khu vực ở miền Tây Trung Quốc không có đủ tiền, chính phủ trung ương sẽ hỗ trợ tài chính. Từ học kì mùa xuân năm nay, các học sinh ở nông thôn sẽ được miễn toàn bộ học phí và được cung cấp sách giáo khoa. Ông Zhou nói việc trẻ em nông thôn cơ hội đi học là một phần trong nỗ lực xây dựng một xã hội phồn thịnh. Nhưng ông thừa nhận việc hoàn tất giáo dục phổ cập cho tất cả mọi người sẽ không dễ, vì khoảng cách trong tăng trưởng kinh tế và xã hội ở nhiều vùng vẫn tồn tại. "Giáo dục ở Trung Quốc vẫn chưa có đủ đầu tư," bộ trưởng giáo dục nói. Trong năm 2004, khoản đầu tư cho giáo dục chiếm 2.79% GDP của Trung Quốc. Theo lời bộ trưởng Zhou, trong kết hoạch phát triển năm năm từ 2006-2010, Trung Quốc sẽ tăng đầu tư cho giáo dục lên 4% GDP. Trung Quốc dự định sẽ đầu tư 218.2 tỉ tệ, tương đương 27 tỉ đôla để giúp cho mọi em bé ở các khu vực nông thôn nghèo có thể theo đủ chín năm giáo dục phổ cập. text: Vụ bắt ông Kiên hồi năm ngoái đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về xung đột chính trị bên trong Đảng Cộng sản. Ông Kiên bị truy tố về các hành vi: kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản, và trốn thuế. Đây là nội dung trong cáo trạng của VKSND Tối cao của Việt Nam hôm 15/12 dành cho nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB. Tội lừa đảo có thể nhận mức án chung thân, trong khi tội cố ý làm trái có mức án cao nhất là 20 năm tù. Tội kinh doanh trái phép có mức án 2 năm tù và trốn thuế là 7 năm tù. Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá bị truy tố tội "cố ý làm trái…” trong tư cách nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB. Cùng bị truy tố về tội này còn có các ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, đều nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng ACB; Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB. Trong vụ án về thiệt hại kinh tế tại Ngân hàng ACB và một số cơ quan khác tại Hà Nội và TP. HCM, tổng cộng có bảy người bị truy tố. Hai người còn lại, Trần Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội, và Nguyễn Thị Hải Yến, Kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội bị truy tố về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Ở đỉnh cao sự nghiệp, ông Nguyễn Đức Kiên, sinh năm 1964, là một trong những doanh nhân nổi bật và quyền lực nhất ở Việt Nam. Với công chúng, ông được biết đến qua việc đầu tư vào bóng đá, và những kêu gọi làm sạch bóng đá Việt Nam. Giới tài chính ngân hàng lại xem ông là cổ đông quan trọng tại không ít ngân hàng và công ty của Việt Nam. Sau khi có tin ông Kiên bị bắt chiều tối ngày 20/8 năm ngoái, mã cổ phiếu ngân hàng đã lao dốc trên sàn chứng khoán Việt Nam. Doanh nhân Nguyễn Đức Kiên (hay còn gọi là Bầu Kiên) chính thức bị truy tố 4 tội danh, trong đó có tội danh mang mức án cao nhất tới chung thân. text: Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn trong một cuộc vận động tranh cử ngày 5/1/2020 Bà Thái Anh Văn tái đắc cử cho nhiệm kỳ thứ hai hôm thứ Bảy, trong một chiến thắng ''áp đảo'', sau chiến dịch tranh cử tập trung rất nhiều vào mối đe dọa đang gia tăng từ Bắc Kinh. Đảng Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan và quyền chiếm giữ Đài Loan bằng vũ lực nếu cần thiết. Bà Thái Anh Văn khẳng định rằng chủ quyền của hòn đảo tự trị là điều không phải bàn cãi và cũng không thể đàm phán. Bầu cử Đài Loan: Bà Thái Anh Văn tái đắc cử tổng thống Dân Đài Loan và nỗi sợ 'bị thống nhất' với TQ "Chúng tôi không có nhu cầu tuyên bố mình là một quốc gia độc lập", tổng thống 63 tuổi nói với BBC trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, lần đầu tiên kể từ cuộc bầu cử. "Chúng tôi đã là một quốc gia độc lập và chúng tôi tự gọi mình là Trung Hoa Dân Quốc, Đài Loan." Những tuyên bố như vậy thường làm Bắc Kinh tức giận, vì ý muốn quay lại nguyên tắc "Một Trung Quốc", chính sách được đối thủ chính của bà Thái Anh Văn là Han Kuo-yu ủng hộ. Bà Thái Anh Văn đã đánh bại đối thủ trong cuộc đua giành chức tổng thống một cách vẻ vang.Đảng của ông Han Kuo-yu xuất phát từ những người theo chủ nghĩa dân tộc bị đánh bại trong cuộc nội chiến Trung Quốc, đã trốn sang Đài Loan và tiếp tục xem hòn đảo này là một phần của một Trung Quốc vĩ đại mà họ đã phải bỏ đi. Chính sách "Một Trung Quốc" là gì? Donald Trump dọa bỏ chính sách ‘Một Trung Quốc’ TQ "sẽ không thay đổi quan điểm" về Đài Loan sau kết quả bầu cử Trong những năm gần đây, khái niệm ''Một Trung Quốc'' đã chứng minh là một thỏa hiệp hữu ích, theo những người Đài Loan ủng hộ khái niệm này. Trung Quốc khăng khăng đòi Đài Loan phải chấp nhận nguyên tắc này như một điều kiện tiên quyết để xây dựng quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, bởi vì làm như vậy là một phủ nhận rõ ràng về sự tồn tại của Đài Loan như là một đảo quốc độc lập. Nhưng rõ ràng bà Thái Anh Văn tin rằng chiến thắng của mình là bằng chứng cho thấy hiện giờ khái niệm ''Một Trung Quốc'' và sự mơ hồ của nó với tình trạng thực của Đài Loan là điều không còn được ưa chuộng. "Tình hình đã thay đổi rồi," bà nói, và theo bà những gì đã thực sự thay đổi chính là Trung Quốc. Bởi vì [trong hơn ba năm qua], chúng ta thấy Trung Quốc đang tăng cường mối đe dọa... họ có tàu quân sự và máy bay đang bay quanh Đài Loan," bà nói. "Và ngoài ra, những điều xảy ra ở Hong Kong khiến mọi người có cảm giác thực sự rằng mối đe dọa này là có thật và nó ngày càng nghiêm trọng." Bà Thái Anh Văn cho rằng lợi ích của Đài Loan sẽ không được phục vụ tốt nhất bởi ngữ nghĩa mà bằng cách đối diện với thực tế, đặc biệt là nguyện vọng của giới trẻ Đài Loan nhiệt liệt ủng hộ bà. "Chúng tôi có một bản sắc riêng và chúng tôi là một quốc gia của riêng mình. Vì vậy, nếu có bất cứ điều gì trái ngược với ý tưởng này, họ sẽ đứng lên và nói rằng điều đó không được chúng tôi chấp nhận. "Chúng tôi là một nền dân chủ thành công, chúng tôi có một nền kinh tế khá tốt, chúng tôi xứng đáng được Trung Quốc tôn trọng." Giới chỉ trích cho rằng lập trường của bà Thái Anh Văn khiêu khích một cách hông cần thiết, một điều chỉ có nguy cơ làm tăng thêm mối nguy hiểm mà chính bà cảnh báo - sự thù địch công khai. Nhưng bà Văn nói rằng bà đã thể hiện sự kiềm chế. Chẳng hạn, bà đã không chính thức tuyên bố độc lập hay sửa đổi hiến pháp và thay đổi cờ - điều mà một số người trong Đảng Tiến bộ Dân chủ của bà mong muốn. Trung Quốc từng tuyên bố sẽ coi những hành động đó là cái cớ để có hành động quân sự. "Có rất nhiều áp lực, quá nhiều áp lực ở đây là chúng tôi cần đi xa hơn", bà nói. "Nhưng [trong] hơn ba năm, chúng tôi đã nói với Trung Quốc rằng duy trì hiện trạng vẫn là chính sách của chúng tôi ... Tôi nghĩ đó là một cử chỉ rất thân thiện với Trung Quốc." Trong khi nói rằng bà sẵn sàng đối thoại, Tổng thống Thái Anh Văn cũng nhận thức rõ rằng vì sự tái đắc cử của bà, Bắc Kinh có thể sẽ tăng áp lực lên Đài Loan. Đáp lại, bà đang cố gắng đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại của Đài Loan và thúc đẩy nền kinh tế trong nước, đặc biệt là bằng cách khuyến khích các nhà đầu tư Đài Loan đã xây dựng các nhà máy ở Trung Quốc xem xét việc di dời về nước. Và bà đang lên kế hoạch cho tất cả mọi tình huống. "Bạn không thể loại trừ xác suất sẽ có chiến tranh bất cứ lúc nào", bà nói. "Nhưng điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị tinh thần và phát triển khả năng tự vệ." Vậy Đài Loan đã sẵn sàng chưa? "Chúng tôi đã rất cố gắng và có nhiều nỗ lực tăng cường khả năng của mình", bà trả lời. "Xâm chiếm Đài Loan là điều sẽ rất tốn kém cho Trung Quốc." Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói với BBC rằng Trung Quốc cần "đối mặt với thực tại" và thể hiện ''sự tôn trọng'' với hòn đảo này. text: Những người biểu tình ủng hộ Tổng thống, một số cầm gậy gộc, đã xông vào những người biểu tình phản đối và đã xảy ra đánh lộn giữa hai phía. Kyrgyzstan đã ở trong tình trạng hỗn độn kể từ khi lực lượng đối lập chiếm lĩnh các thị trấn và thành phố chính tại miền Nam, và cáo buộc Tổng thống Akayev là đã gian lận trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng trước. Hơn 10 ngàn người biểu tình đã tuần hành tới dinh Tổng thống vẫy những biểu ngữ màu hồng và hô hào đòi Tổng thống Akayev phải từ chức. Những người biểu tình đang diễu hành một cách hòa bình thì một nhóm biểu tình đối thủ đột nhiên xuất hiện từ những chiếc xe buýt, hô khẩu hiệu ủng hộ Tổng thống Akayev. Họ mang theo dậy gộc và đã xông vào đám đông những người biểu tình phản đối, và thế là diễn ra đánh lộn. Một nhân chứng đã nghe thấy có những tiếng súng nổ nhưng không thể nói được là từ đâu bắn tới. Một số người biểu tình đã chạy qua các đường phố, đặc biệt những người có dắt theo trẻ em. Nhưng những người lãnh đạo biểu tình đã kêu gọi mọi người hãy bình tĩnh và ở nguyên tại chỗ. Cùng lúc một đám đông lớn thứ hai những người biểu tình chống chính phủ đã tiến qua thành phố tới nơi diễn ra cuộc đánh lộn để ủng hộ cho đoàn biểu tình thứ nhất của họ. Cảnh sát dường như đã không can thiệp mặc dù hàng trăm cảnh sát đã được điều động. Cuộc biểu tình này là biểu hiện lớn đầu tiên thể hiện thái độ chống đối ông Akayev của dân chúng tại thủ đô Kyrgyzstan kể từ khi đất nước này bị rơi vào tình trạng khủng hoảng khi những người biểu tình chiếm các toà nhà của chính phủ và sân bay tại thành phố Osh và Jalal Abad ở miền nam vào hôm thứ hai. Một thành phố thứ ba tại miền nam là Batken, nay đang rơi vào tay phe đối lập, và điều đó cũng có nghĩa là toàn bộ miền nam nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ. Tình trạng bạo động bùng nổ tại Bishkek, thủ đô Kyrgyzstan, nơi hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ đã tiến hành một cuộc tuần hành kêu gọi Tổng thống Akayev phải từ chức. text: Tên tôi là đặc Anh nhưng tôi không phải là Anh trắng…nên tôi phải giải thích rằng tôi nửa Anh nửa Trung Quốc, Nicole Miners nói. Nicole Miners, 24 tuổi, lần đầu tiên nghe thấy thuật ngữ BAME - viết tắt chữ cái đầu trong tiếng Anh của black, Asian and minority ethnic (người da đen, châu Á và sắc tộc thiểu số) - là lúc cô học ở trường kịch. "Là một diễn viên người Anh gốc Đông Á, đây là điều thực sự làm tôi khó chịu", cô nói. Một người 'BAME' có nghĩa là người Châu Á, và bản thân đó là một thuật ngữ rất rộng. Nó có nghĩa là 'Nam Á', 'Đông Á', 'Đông Nam Á', 'Ấn Độ', 'Pakistan', 'Trung Quốc', 'Thái', 'Việt'? vân vân… "Điều đó khiến mọi người lầm tưởng rằng tất cả những người không phải là người Anh da trắng sẽ rơi vào thuật ngữ 'BAME'. Và trên hết, vì tôi là con lai nên thậm chí tôi thấy còn khó hiểu hơn." Cụm từ viết tắt, "Bame" - đã trở nên được nhiều người chú ý sau khi có các cuộc biểu tình 'Black Lives Matter' tại nhiều nơi trên thế giới và một báo cáo về nguồn gốc của những người có nguy cơ tử vong cao hơn với Covid-19. Làm thế nào để tranh luận với người phân biệt chủng tộc Người Mỹ gốc Việt trước cơn lốc chống phân biệt chủng tộc "Bame" - đã trở nên được nhiều người chú ý sau khi có các cuộc biểu tình ‘Black Lives Matter’ tại nhiều nơi trên thế giới Sinh viên Tosin Attah, 20 tuổi, đến từ West Midlands, lần đầu tiên nghe thấy thuật ngữ này tại trường đại học ở London. "Đây là một thuật ngữ của người da trắng, họ làm điều đó để họ không phải nói từ "đen", bởi vì họ cảm thấy kỳ cục khi nói từ đen vì một số lý do nào đó. "Tôi cảm thấy như 'BAME' chỉ là thuật ngữ an toàn của họ để họ không bị coi là có thái độ phân biệt chủng tộc." Giáo sư Ted Cantle, giám đốc quỹ thiện nguyện Belong, nói rằng nguồn gốc của thuật ngữ này có từ những năm 60 và 70 khi mọi người nhắc đến 'cộng đồng đen'. "Nhưng, dần dần, mọi người nói là cộng đồng châu Á không được đại diện "nên nó trở thành" đen và Á". "Sau đó, người ta cũng nói rằng còn có các nhóm sắc tộc thiểu số khác ở Anh. Vì vậy, nó trở thành 'BME, black and minority ethnic [đen và sắc tộc thiểu số]. Nhưng không phải tất cả các nhóm dân tộc thiểu số đó đều là người da đen. Vì vậy, nó trở thành' BAME '. " Ông nói mặc dù, về bề ngoài, thuật ngữ "không bao gồm nhiều nhóm thiểu số lại với nhau", nhưng trên thực tế lại không phải vậy. "Chúng tôi thường thấy rằng một tổ chức cụ thể sẽ không thực sự tập trung vào nhóm BAME rộng đó. Họ sẽ cố gắng chia nhỏ ra. "Vì vậy, nếu đó là một trường học chẳng hạn, xác định những đứa trẻ đặc biệt nào cần hỗ trợ, họ sẽ nhìn vào người da đen Caribbe, có thể là cộng đồng Trung Quốc hoặc Đông Âu nơi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ đầu tiên. "Nói cách khác, họ sẽ nhắm mục tiêu vào các nhu cầu cụ thể." Nhưng việc sử dụng thuật ngữ này không phải lúc nào cũng được cảm nhận bởi những người được gọi với cái nhãn mác đó. Pamela Bisson, người Brazil gốc Anh, nói cô muốn được gọi nhiều cách khác nhau tùy theo tình huống "Tôi ghét thuật ngữ 'BAME', 'người da màu', tất cả những nhãn mác này," diễn viên hài Eshaan Akbar, 35 tuổi, nói. "Trải nghiệm của tôi khi là một người Anh là một nửa người Bangladesh và một nửa người Pakistan rất khác với một người đàn ông da đen người Anh hoặc bất kỳ người châu Á nào khác." Sử dụng "BAME" là sai lệch, ông nói, và đó một cách để chính quyền không phải đối phó với các cá nhân từ một cộng đồng. "Trong đại dịch, tất cả những gì tôi có thể nghe trên đài báo là 'Cộng đồng BAME' bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh tật, nhưng điều này không đúng. "Trong cuộc biểu tình Black Lives Matter, 'BAME' lại xuất hiện. "Nhưng nhiều người châu Á Hồi giáo cảm thấy rằng các vấn đề xảy ra trong cộng đồng của họ đã bị phớt lờ. "Điều duy nhất tôi biết chúng tôi chắc chắn có điểm chung với những người khác trong nhóm 'BAME' là tất cả chúng tôi đều có thức ăn thực sự ngon." Rapper Virgil Hawkins từ London nói rằng người da đen phải đối mặt với những khó khăn riêng mà những người thiểu số khác có thể không bị, chẳng hạn như định kiến rằng đàn ông da đen thì có cảm giác "đe dọa". Pamela Bisson, CEO của Weirdos and Creatives Production thì cho biết thuật ngữ BAME đã được đưa vào một ô để đánh dấu ở nơi làm việc. Nhưng "nó sẽ không cứu vãn hoặc thay đổi được thái độ kỳ thị về các nền văn hóa khác nhau". Bà nói rằng bà đã sửng sốt với thái độ của Bộ trưởng Y tế Matt Hancock, khi bà hỏi có bao nhiêu người da đen trong nội các, và câu trả lời là: 'Chúng tôi có sự đa dạng về tư duy.' "Thật sốc khi nghe điều này. Nó cho thấy thuật ngữ 'BAME', được tạo ra bởi chính phủ, vẫn chưa được thấu hiểu." "'Đừng lo lắng, bạn sẽ làm tốt vì bạn là BAME,' 'BAME là xu hướng mới.' " text: Tàu sân bay USS Bonhomme Richard hiện diện ngoài khơi bờ biển Sydney đánh dấu sự khởi đầu của cuộc tập trận Talisman Saber 2017 Bloomberg dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Úc nói giới chức của Bộ "có thể khẳng định rằng một chiếc tàu do thám Type 815 lớp Đông Điều, đang hoạt động ngoài khơi bờ biển phía đông bắc của Úc". "Tàu Trung Quốc vẫn nằm ngoài lãnh hải của Úc nhưng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Úc ở Biển San Hô." Singapore, Ấn Độ tập trận chung ở Biển Đông Hoa Kỳ tập trận chung với Nhật Bản Cuộc tập trận chung Talisman Saber của Mỹ và Úc theo định kỳ diễn ra ở khu vực lân cận. Thông cáo cho biết thêm, sự hiện diện của tàu do thám Trung Quốc không ảnh hưởng đến các mục tiêu của cuộc tập trận chung. Kênh ABC của Úc đưa tin về hoạt động của tàu do thám Trung Quốc hôm 22/7. Bộ Quốc phòng Úc cho hay: "Úc tôn trọng quyền của tất cả các quốc gia thực hiện quyền tự do hàng hải trên vùng biển quốc tế theo luật pháp quốc tế." Tàu sân bay TQ diễn tập ở Thái Bình Dương TQ đưa tàu sân bay tập trận bắn đạn thật khu trục hạm Hợp Phì mang hỏa tiễn Trung Quốc - Nga tập trận chung Trong một diễn biến khác, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc và Nga tập trận chung ở Biển Baltic ngay gần Ba Lan. Ba tàu chiến của Hải quân Quân Giải phóng (PLAN) do khu trục hạm Hợp Phì mang hỏa tiễn đóng vai trò tàu chỉ huy đã cùng 10 tàu của Nga tập trận ở Baltic. Bộ tư lệnh của cuộc tập trận Nga - Trung này đóng tại Vistula Spit, dải đất nằm ở cửa sông Vistula bên Vịnh Gdynia nhưng ở bên phần thuộc Nga sát với căn cứ Kaliningrad, theo đài báo Ba Lan. Cuộc tập trận diễn ra từ 21-28/7, sau đó, ngày 30/7 Nga sẽ tổ chức đại lễ đánh dấu Hải quân Cách mạng 1917-2017. Hiện hai tàu nguyên tử của Nga gồm cả tàu ngầm Peter Đại đế cũng vừa vào Biển Baltic để chuẩn bị lên St Petersburg dự lễ cuối tháng này. Tàu chiến Nga tại eo biển Baltiysk Hải quân Trung-Nga lần đầu tập ở Biển Baltic trong lúc một tàu do thám Trung Quốc trên vùng biển quốc tế đã theo dõi cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Úc. text: Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đã trực tiếp xuống hiện trường (ảnh tư liệu) Hai đối tượng, Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến, cùng sinh năm 1991, bị công an kết luận là thủ phạm giết 6 người tại nhà ông Lê Văn Mỹ, ấp 2 xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước. Vụ án xảy ra hôm 7/7, làm kinh động dư luận. Hôm 10/7 công an Việt Nam bắt giữ hai người và nói hai người này đã thừa nhận hành vi tội phạm. Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Bình Phước, được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời nói việc lấy lời khai phù hợp với hiện trường, hai đối tượng đã nhận tội. Ông nói đã xét nghiệm ADN một số dấu vết để lại. Truyền thông trong nước nói ông Nguyễn Hải Dương có quan hệ tình cảm với con gái ông Minh, Lê Thị Ánh Linh, nhưng gia đình cô Linh không đồng ý nên cô chia tay. Theo Thông tấn xã Việt Nam, Nguyễn Hải Dương có “ý định giết Linh và gia đình nhà ông Mỹ” từ tháng Tư. “Để chuẩn bị cho hành vi phạm tội, Dương lên kế hoạch và cùng Vũ Văn Tiến gây ra vụ án,” trang này nói. Công an tỉnh Bình Phước ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng hai người liên quan vụ giết 6 người ở huyện Chơn Thành. text: Bảy người này bị buộc tội lên âm mưu lập các máy phát sóng để phát đi các chương trình phát thanh chống Cộng. Vụ việc này làm phức tạp thêm quan hệ trước chuyến thăm của Tổng thống Bush tới VN trong tuần tới cũng như ảnh hưởng tới cuộc biểu quyết tại Quốc hội về việc ban quy chế Bình thường hóa Thương mại vĩnh viễn, gọi tắt là PNTR, cho Việt Nam. Xét xử Vụ xét xử hôm nay sẽ diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến sẽ chỉ kéo dài trong một ngày. Truyền thông trong nước thì nói bảy người này có liên hệ tới một tổ chức chống Cộng có trụ sở tại California, mang tên là Chính phủ Việt nam Tự do. Tất cả những người bị đưa ra xét xử đều gốc Việt Nam, nhưng ba người có quốc tịch Mỹ, là bà Nguyễn Thương Cúc, hay còn gọi là Cúc Foshee, bà Huỳnh Bích Liên và ông Lê Văn Bình. Các công tố viên nói những người này đang lên âm mưu phá sóng phát thanh của VN để phát đi các thông điệp chống chính quyền Cộng sản. Hậu quả Vụ xét xử diễn ra đúng một tuần trước khi Tổng thống Bush tới VN để tham dự hội nghị thượng đỉnh thường niên của các nước châu Á Thái Bình Dương, gọi tắt là APEC. Vụ xét xử có thể còn làm phức tạp thêm một cuộc biểu quyết được lên kế hoạch tại Quốc hội Mỹ nhằm quyết định có ban quy chế bình thường hoá quan hệ thương mại vĩnh viễn với VN hay không. Một Thượng Nghị sĩ, là Mel Martinez từ tiểu bang Florida - quê nhà của bà Cúc - đã dọa là ông sẽ bỏ phiếu phản đối. Nếu điều đó xảy ra thì đây là một tình thế khó xử cho cả hai chính phủ, vốn coi cuộc biểu quyết này mang tính đại diện cho mối quan hệ đối tác mới giữa hai nước. Nếu bị kết án theo tội khủng bố, các bị cáo có thể chịu án từ 12 năm tù tới tử hình. Việt Nam hôm nay (10/11) sẽ xét xử ba công dân Mỹ và bốn công dân VN về tội khủng bố. text: Một cầu thủ Qatar và huấn luyện viên của đội này nhận thẻ đỏ ở phút cuối. Việt Nam, với 3 điểm sau trận thắng UAE 2-0, tạm thời dẫn đầu bảng này. Nhật Bản đã ba lần liên tiếp lọt vào World Cup kể từ năm 1998, và họ cũng hai lần liên tiếp vô địch Asian Cup ở năm 2000 và 2004. Khó đoán trước Trước trận đấu, dự đoán đều cho rằng Nhật sẽ thắng được Qatar để giành ưu thế trong bảng B ngay từ đầu. Tuy nhiên, trong trận đấu chiều nay ở sân Mỹ Đình, Hà Nội, Nhật Bản, mặc dù dẫn trước, đã để Qatar gỡ hòa ở vài phút cuối cùng. Hiệp một diễn ra khá tẻ nhạt. Qatar tổ chức phòng ngự số đông, trong khi Nhật Bản không có pha phối hợp nào thật sự nguy hiểm. Phải đến tận phút 61, Takahara nhận đường chuyền của đồng đội, ghi bàn mở tỉ số. Nhật Bản xông lên với mong muốn ghi thêm bàn quyết định. Nhưng thật không ngờ, Qatar được hưởng cú đá phạt ở cự ly khoảng gần 20 mét ở phút 88. Sebastian Sori, người gốc Uruguay, đã sút phạt thành công, gỡ hòa. Kịch tính của trận đấu xảy ra ở phút đá bù giờ sau khi cầu thủ Qatar Yaser bị trọng tài Úc Matthew Breeze cho ngay một thẻ đỏ sau khi đốn ngã Yasuyuki Konno. Có vẻ thẻ đỏ này là quá nặng, và huấn luyện viên Musovic đã bày tỏ phản đối. Kết quả ông nhận luôn thẻ đỏ của trọng tài. Như vậy, Việt Nam tạm thời dẫn đầu bảng B với ba điểm. Việt Nam và Qatar sẽ gặp nhau ngày 12-7 cũng tại sân Mỹ Đình trong trận đấu quan trọng cho cả hai đội. Ứng cử viên vô địch Asian Cup, Nhật Bản, đã gây thất vọng sau khi họ bị Qatar cầm hòa 1-1 ở trận ra quân tại bảng B. text: Ông Trịnh Xuân Thanh từng giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) Ông Trịnh Xuân Thanh nói với báo Vietnamnet:"Tổng bí thư có ý kiến chỉ đạo kiểm tra thì trong cái lúc thế này thì tôi thấy là tôi xin rút để đợi các cơ quan chức năng làm rõ. Khi mà làm rõ rồi thì lúc đó ứng cử vẫn được, không vấn đề gì" Trước đó, truyền thông Việt Nam đặt vấn đề về cách bổ nhiệm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, người mới lên báo vì sử dụng xe cá nhân gắn biển xanh. Nói với báo điện tử Tuổi Trẻ hôm 14/6, Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm nói: "Không có một quy định hay chủ trương nào cho phép cấp biển xanh cho xe của cá nhân dù là chính khách cấp cao từ trung ương đến địa phương." Ông Tô Lâm cũng cho biết "sẽ thực hiện thu hồi biển xanh cấp cho xe Lexus 570" và "trách nhiệm cá nhân của ông Thanh thì do tổ chức ở trung ương và ở địa phương họp bàn xử lý”. Tuy vậy, dường như câu chuyện đang đi xa hơn sau khi một số báo lật lại thời gian ông Thanh làm chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) từ 2009 đến 2013. Báo Tuổi Trẻ nói trong thời gian này, PVC “mất cân đối về tài chính, sa lầy vào bất động sản, đặc biệt là có tình trạng đầu tư vốn vào nhiều dự án không đúng mục đích”. Sau khi rời ngành dầu khí, ông Thanh được luân chuyển ba chức vụ khác nhau ở Bộ Công Thương trước khi giữ cương vị Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Nói với BBC hôm 13/6, cây bút Phạm Chí Dũng, từ TP. HCM, nhận xét vụ phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang đi xe Lexus biển số xanh "không chỉ dừng lại ở nội bộ của tỉnh Hậu Giang". “Vụ xe Lexus có biển số xanh không chỉ dừng lại ở nội bộ của tỉnh Hậu Giang, mà tôi cho là có vấn đề ở cấp cao hơn, có thể liên quan đến đánh giá trong thời gian ông Thanh làm Tổng giám đốc công ty PVC thua lỗ đầm đìa như vậy nhưng mà sau đó ông Thanh lại được nhấc lên vị trí ở Bộ Công thương,” ông Dũng cho biết. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang nói ông xin không tái cử sau sự cố "đi xe Lexus 5 tỷ biển số xanh". text: Kỷ luật các lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều rất hiếm khi xảy ra Vì vậy, dư luận rất quan tâm việc hôm 27/4 Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng. Tuy vậy, kể từ Đại hội 6 của Đảng cầm quyền ở Việt Nam năm 1986 cũng đã có một số trường hợp ủy viên Bộ Chính trị nhận những hình thức kỷ luật khác nhau. Trần Xuân Bách Tại Đại hội 6 của Đảng Cộng sản năm 1986, ông Trần Xuân Bách được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Ông cũng là Trưởng ban Đối ngoại Trung ương. Nhưng tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám năm 1990, ông nhận quyết định cách chức Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Uý viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng "vì đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và kỷ luật của Đảng, gây ra nhiều hậu quả xấu". Cuốn sách Nguyễn Văn Linh - Tiểu sử (NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2007) cho biết thêm hội nghị này "xử lý kỷ luật đối với đồng chí Trần Xuân Bách" "vì đã tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và kỷ luật của Đảng, gây nhiều hậu quả xấu". Ông Nguyễn Văn Linh là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986 đến 1991. Nguyễn Hà Phan Ông Nguyễn Hà Phan từng là Phó Chủ tịch Quốc hội và trở thành Ủy viên Bộ Chính trị năm 1993, được phân công làm Thường trực Ban Bí thư. Nhưng trước khi Đại hội Đảng diễn ra năm 1996, xuất hiện đơn thư tố cáo ông Hà Phan "đã từng khai báo nghiêm trọng" khi bị bắt năm 1958 trong thời chiến tại miền Nam. Ngày 17/4/1996, Trung ương Đảng họp biểu quyết khai trừ ông Nguyễn Hà Phan ra khỏi Đảng. Trương Tấn Sang Ông Trương Tấn Sang được bầu vào Bộ Chính trị năm 1996, giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2000, ông trở thành Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Năm 2001, ông tiếp tục vào Bộ Chính trị và giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Nhưng tại Hội nghị Trung ương 7 năm 2003, ông bị kỷ luật "bằng hình thức khiển trách". Thông cáo chính thức khi đó nói việc kỷ luật là vì "trong thời kỳ làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (khóa VI) chưa làm tròn trách nhiệm trong việc chỉ đạo điều tra, ngăn chặn những hoạt động tội phạm của Trương Văn Cam cùng đồng bọn và có những khuyết điểm trong công tác cán bộ". Tuy vậy, đến Đại hội Đảng X năm 2006, ông tiếp tục được bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức Thường trực Ban Bí thư. Tại Đại hội XI năm 2011, ông tiếp tục ở trong Bộ Chính trị, trở thành Chủ tịch nước. Năm 2016, ông xin không tái cử tại Đại hội XII và thôi chức Chủ tịch nước. Trong hệ thống chính trị của Việt Nam sau 1975, thành viên Bộ Chính trị là những nhân vật cao cấp nhất của Đảng Cộng sản cầm quyền và việc kỷ luật họ là rất hiếm khi xảy ra. text: Người phụ nữ này đăng ảnh về bữa ăn mà bà nói là rất thích trên WeChat Người này khoe trên mạng rằng bà bị sốt, nhưng uống thuốc để hạ nhiệt. Sứ quán Trung Quốc nói họ đã tìm ra bà ta và rằng triệu chứng đã được kiểm soát. Người phụ nữ này khoe trên phương tiện truyền thông xã hội rằng, bà ta bị sốt nhưng đã uống thuốc hạ sốt nhằm lọt qua khâu kiểm tra về thân nhiệt tại sân bay. Sau đó, bà đăng những bức ảnh cho thấy, mình đang ăn tối ở một nơi mà bà nói rằng, đó là nhà hàng được gắn sao Michelin ở Lyon, Pháp. Viện Pasteur nói nguy cơ hai ca dương tính lây ra cộng đồng thấp 2019-nCoV: Báo VN nói có hai ca 'người TQ' VN kiểm soát chặt cửa khẩu, lo dịch xâm nhập khi nghỉ Tết Người phụ nữ này rời TP Vũ Hán - nơi phát xuất của chủng virus corona mới gây ra viêm phổi cấp - trước thời điểm các chuyến bay đi và đến từ thành phố này bị phong tỏa. Sau đó, bà vượt qua được vòng kiểm tra thân nhiệt tại nơi đến. Kể từ hôm qua 23/1, giao thông công cộng ở Vũ Hán đã bị phog tỏa, và cư dân ở đây được yêu cầu không rời khỏi thành phố. Hành khách từ Vũ Hán được kiểm tra thân nhiệt tại sân bay cả nơi đi và nơi đến. Ảnh chụp tại Indonesia hôm 23/1. Người phụ nữ này kể một cách khá chi tiết về hành trình của mình đến Lyon trên mạng WeChat. "Cuối cùng, tôi cũng có một bữa ăn ngon làmh. Tôi thấy như mình đã phải nhịn đói cả hai ngày rồi vậy. Khi bạn ở một thành phố ẩm thực, tất nhiên bạn phải ăn [ở cửa tiệm gắn sao] Michelin", bà viết. "Ngay trước khi tôi lên đường, tôi bị sốt nhẹ và ho. Tôi sợ quá và vội vàng uống thuốc [hạ sốt] rồi kiểm tra nhiệt độ. May mắn thay, nhiệt độ được kiểm soát và tôi đã có hành trình suôn sẻ. " Bà cũng đăng tải hình ảnh của bữa ăn, mà bà nói là rất thích. Hiện chưa biết chính xác thời điểm bà này đến Pháp. Bài đăng của người phụ nữ trên nhanh chóng lan truyền và bị nhiều chỉ trích từ người dùng mạng xã hội. Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris cho biết, họ đã nhận được các cuộc gọi và email, phản ánh chuyện người phụ nữ này dùng thuốc hạ sốt để qua mặt khâu kiểm tra thân nhiệt. Ít nhất 10 thành phố TQ hạn chế đi lại do lo dịch lan rộng Bộ Y tế VN họp khẩn về virus viêm phổi corona Virus viêm phổi corona đáng lo ngại tới đâu? Đại sứ quán này cũng cho biết là, họ đã liên lạc với người phụ nữ trên vào tối 22/1 và yêu cầu bà ta phải đến khám tại các cơ sở y tế. Hôm 23/1, trong một thông báo mới, Đại sứ quán cho biết, người phụ nữ đã hết sốt và ho. Thông báo cũng nói rằng, tại thời điểm này, người phụ nữ trên chưa bị yêu cầu làm thêm các "kiểm tra nào khác" về sức khỏe. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Q: Người bị nhiễm 2019-nCoV có nghiêm trọng không? Các triệu chứng của bệnh là gì? Thông tin hiện nay cho thấy nhiều trường hợp có biểu hiện nhẹ và như vậy rất có thể sẽ có nhiều ca bệnh bị bỏ sót vì mọi người lầm tưởng chỉ là cảm lạnh hay cúm mùa thông thường, tự khỏi và không đến khám tại cơ sở y tế. Tuy nhiên vi rút corona mới này cũng có thể gây bệnh nặng và dẫn đến tử vong. Báo cáo từ Trung Quốc cho thấy phần lớn những trường hợp tử vong đều có những bệnh mãn tính và có thể đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều chưa được biết về loại vi rút mới này và WHO đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch. Q: Tôi hiểu 2019-nCoV là một loại vi rút Corona. Tôi cảm thấy bối rối khi nghe những thông tin về vi rút Corona. Chúng từ đâu đến? Vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút lớn có thể gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng hơn, như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV). Một loại vi rút Corona mới, chẳng hạn như 2019-nCoV, là một chủng mới mà trước đây chưa thấy ở người. Các loại vi rút Corona gây bệnh lây truyền từ động vật sang người, nghĩa là nó có thể lây lan từ động vật sang người. Các cuộc điều tra trước đây nghi ngờ rằng SARS-CoV được truyền từ dơi sang cầy hương rồi sang người, và MERS-CoV truyền từ lạc đà một bướu sang người. Một số vi rút corona được biết đến lưu hành ở động vật nhưng chưa gây bệnh ở người. Q: Tôi thấy trên truyền thông đăng tin có nhiều người bị nhiễm 2019-nCoV. Họ đã bị nhiễm vi rút này như thế nào? Tới nay đã rõ ràng có sự lây lan của vi rút từ người sang người. Tuy nhiên cần thêm các phân tích dịch tễ học để hiểu rõ hơn mức độ và quy mô của sự lây lan từ người sang người này. Sứ quán Trung Quốc tại Paris đã tìm ra một phụ nữ Trung Quốc ở Vũ Hán, người nói rằng bà ta đã uống thuốc để lừa đi qua máy kiểm tra ở sân bay. text: Ông Chirac, người lần thứ hai đến Việt Nam, được chào đón tại phi trường Hà Nội và sau đó đã có cuộc gặp với chủ tịch Trần Đức Lương. Hai phía gặp gỡ và ký một loạt các thỏa ước về việc Pháp tài trợ cho dự án tàu điện ngầm Hà Nội và một số dự án khác. Chuyến thăm của tổng thống Pháp đến vào lúc Hà Nội chuẩn bị lễ mừng 50 năm ngày giải phóng thành phố khỏi tay Pháp (10-10-1954). Trong khi đó, thủ tướng Trung Quốc, Ôn Gia Bảo, cũng đến Hà Nội hôm thứ Tư. Một cường quốc khu vực khác, Nam Hàn, cũng đến dự ASEM tuần này. Tổng thống Roh Moo-Hyun đã đến hôm thứ Tư và sẽ ở lại gần một tuần để thăm Hà Nội cũng như miền Nam Việt Nam. Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi, Thủ tướng Phần Lan Matti Vanhanen, quyền Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch Per Stig Moller, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng Myanmar U Tin Winn cũng có mặt tại Việt Nam hôm thứ Tư. Cuộc họp ASEM sẽ là sự kiện quốc tế lớn nhất từng được tổ chức ở Việt Nam. An ninh được nói là đã tăng cường trong mấy ngày qua. Tổng thống Pháp cùng các doanh gia hàng đầu đặt chân đến Việt Nam hôm thứ Tư trong chuyến thăm nhằm thắt chặt quan hệ. text: Đảng Sam Rainsy là đảng đối lập chính tại Campuchia Các hãng thông tấn tại Campuchia cho hay ông Sam Rainsy, chủ tịch đảng chính trị mang tên ông, bị tòa kết tội phá hoại tài sản công cộng và xúi giục vi phạm luật pháp. Ông Rainsy đang ở Pháp và đã không có mặt tại phiên tòa. Từ Paris, ông nói với BBC: "Tôi không ngạc nhiên chút nào vì tôi đã dự đoán trước được mức án này trước khi phiên tòa diễn ra. Đây là một bản án chính trị mà thôi." "Điều quan trọng nhất đối với tôi là phơi bày cho công chúng biết rõ những gì mà tôi đã mắt thấy tai nghe, và đó là nền tảng của hành động của tôi." Ông Rainsy nói những gì ông thấy là các sự xâm phạm về biên giới (của phía Việt Nam), "làm cho nông dân Campuchia mất ruộng, mất đất canh tác". Cáo trạng nói ông đã cầm đầu một nhóm dân làng nhổ cột mốc đánh dấu đường biên giữa Việt Nam và Campuchia hồi tháng 10 năm ngoái. Ông đã bị tước quyền miễn trừ của dân biểu từ tháng 11. Chính phủ Việt Nam cũng từng lên tiếng cáo buộc ông Sam Rainsy là có hành động "ngang ngược" và phát ngôn ảnh hưởng tới quan hệ hữu nghị giữa hai bên. Cáo trạng nói ông Sam Rainsy vào ngày 25/10/2009 "đã tới khu vực đang phân giới cắm mốc giữa tỉnh Long An và tỉnh Svay Rieng, nhổ sáu cọc dấu tạm thời mang về Phnom Penh". Đồng thời, ông bị nói là đã có nhiều "phát biểu vu cáo Việt Nam chiếm đất của Campuchia thông qua việc phân giới cắm mốc". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga lên án hành động của ông Sam Rainsy, gọi đó là "ngang ngược, phá hoại tài sản chung, vi phạm các hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận giữa hai nước". Bà Nga cũng nói: "Các phát biểu vu cáo Việt Nam của Sam Rainsy là thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm, nhằm mục đích kích động hận thù, phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia." Ông Sam Rainsy được coi là đối thủ chính của Thủ tướng Hun Sen. Ông cũng nhiều lần bị cáo buộc đã sử dụng lá bài chống Việt Nam để vận động cử tri cho mình và SRP. Lãnh đạo đảng đối lập chính tại Campuchia Sam Rainsy vừa bị tòa án tỉnh Svay Rieng xử vắng mặt 2 năm tù vì tội dỡ cột mốc biên giới với Việt Nam. text: Ngư dân Trung Quốc được cho là thường xuyên vào lãnh hải của hai miền Triều Tiên ở Hoàng Hải Tổng cộng 29 ngư dân trên ba tàu này đang bị phía Bắc Hàn giam giữ. Các trang báo mạng Legal Evening News, Beijing News và CNTV (trang mạng của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV) đều cho biết họ đã được Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận rằng họ biết có thông tin này là đang liên lạc với giới chức Bắc Triều Tiên. Ba tàu cá Trung Quốc bị lực lượng vũ trang Bắc Hàn tấn công hôm 8/5: họ dùng vũ lực đe dọa để lên các tàu này sau đó họ chiếm lấy tàu bằng cách vô hiệu hóa các máy móc thiết bị trên tàu, một chủ tàu nói với hãng thông tấn Pháp AFP. Một chủ tàu khác ở Đông Cảng cũng xác nhận vụ việc AFP. Truyền thông Trung Quốc dùng từ "bị bắt cóc" để nói về tình cảnh của các ngư dân Trung Quốc. Trả lời BBC Tiếng Trung, ông Lưu Minh, chuyên gia về vấn đề Triều Tiên tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Thượng Hải nói: "Hiện tuy chưa có xác nhận từ chính quyền, những kẻ bắt cóc rất có thể là lực lượng cấp địa phương ở Bắc Triều Tiên, và vì cho tới nay chưa từng có tin tức về hoạt động cướp biển trong vùng." Theo truyền thông Trung Quốc thì các ngư dân này khởi hành từ Đông Cảng thuộc tỉnh Sơn Đông và sau đó ra khơi ở vùng biển đông bắc nằm giữa Trung Quốc và Bắc Hàn nơi họ bị bắt giữ. Các thuyền viên trốn thoát khi vụ bắt giữ xảy ra cho biết Bắc Hàn đòi số tiền chuộc lên lến 1,2 triệu nhân dân tệ, tương đương gần 190.000 đô la Mỹ. Bắc Hàn yêu cầu phải nộp tiền chuộc chậm nhất là thứ Năm ngày 17/5. Tờ Hoàn cầu thời báo bản tiếng Hoa dẫn lời một nhà bình luận Trung Quốc giấu tên cho biết thật ra xung đột về quyền đánh cá giữa Trung Quốc và Bắc Hàn ở Hoàng Hải căng thẳng hơn nhiều so với tranh chấp với Nam Hàn. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ ‘đang liên hệ với giới chức Bắc Hàn để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân chúng tôi’, theo AFP. Sự kiện này cho thấy các ngư dân Trung Quốc hiện đang có xu hướng đi đánh bắt ngày càng xa bờ biển nước này. Hồi cuối năm 2010, Hàn Quốc thả ba ngư dân Trung Quốc bị bắt trước đó Tuy thế, ông Lưu Minh tin rằng hai nước "sẽ giải quyết êm thắm vụ việc". Ngư dân bạo dạn Cách đây gần một tháng thì một tòa án ở thành phố Incheon, Nam Hàn, cũng đã xử một ngư dân Trung Quốc 30 năm tù vì tội đâm chết một lính tuần duyên của họ khi bị phát hiện ‘đánh bắt trộm’ ở Hoàng Hải hồi tháng 12 năm ngoái. Ngư dân có tên Trần Đại Vĩ còn bị phạt số tiền 17.540 đô la. Vụ việc này đã gây bức xúc mạnh mẽ trong báo chí và dư luận Nam Hàn vào lúc đó và họ đòi hỏi chính phủ nước này phải có biện pháp cứng rắn hơn trước các ngư dân Trung Quốc ngày càng bạo dạn. Hoàng Hải là vùng biển được cho là giàu có hải sản. Năm ngoái con số tàu Trung Quốc bị bắt giữ vì ‘đánh bắt trộm’ ở đây là 475 tàu so với 370 tàu của một năm trước đó. Các vụ chạm trán giữa tuần duyên Nam Hàn và ngư dân Trung Quốc trong thời gian gần đây thường có xu hướng bạo lực. Năm 2008, một lính tuần duyên của Nam Hàn tử nạn khi đụng độ với ngư dân Trung Quốc. Vào tháng 10/2011, cơ quan tuần duyên Nam Hàn cho hay đã phải dùng tới khí cay và đạn cao su để kiềm chế các dân chài Trung Quốc sử dụng gậy gộc chống lại họ. Truyền thông Trung Quốc đưa tin ba tàu cá nước này đã bị quân đội Bắc Hàn bắt giữ trong vùng biển được cho là thuộc chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Hải. text: Căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh leo thang mạnh từ đầu tháng 5/2019 Căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh leo thang mạnh vào đầu tháng này sau khi chính quyền Trump cáo buộc Trung Quốc "nuốt lời" trước đó về việc thay đổi cơ cấu kinh tế. Washington sau đó áp thêm thuế quan lên tới 25% đối với 200 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc, khiến Bắc Kinh trả đũa. Trung Quốc: Mỹ vu cáo, đặt điều về 'ép buộc công nghệ' Trung Quốc đe dọa Mỹ vì lệnh trừng phạt Huawei Mỹ nói TQ quay đầu với cam kết thương mại Nhân viên tình báo Mỹ bị Trung Quốc mua chuộc thế nào? Khi các cuộc đàm phán thương mại bị đình lại, cả hai bên dường như càng kiên định lập trường. Trung Quốc phủ nhận chuyện không giữ cam kết nhưng nhắc lại rằng họ sẽ không nhượng bộ "các vấn đề về nguyên tắc", để bảo vệ lợi ích cốt lõi, dù không nói thêm chi tiết. "Tại bàn đàm phán, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra một số đòi hỏi cao ngạo đối với Trung Quốc, gồm việc hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước," bài xã luận trên Tân Hoa Xã viết. "Rõ ràng, điều này vượt quá phạm vi đàm phán thương mại và đụng vào hệ thống kinh tế của Trung Quốc," cũng theo Tân Hoa Xã. Bài xã luận nói thêm rằng Hoa Kỳ "đưa ra những cáo buộc vô căn cứ" gồm việc Bắc Kinh đã ép buộc các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ, và đây là bằng chứng cho thấy phía Hoa Kỳ đang buộc Trung Quốc "thay đổi con đường phát triển". Các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc không chỉ được hưởng các khoản trợ cấp rõ ràng mà còn nhận được ưu đãi như chính phủ bảo lãnh ngầm cho các khoản nợ và được vay với lãi suất thấp, các nhà phân tích nói với Reuters. Trump: Huawei 'có thể là một phần của thỏa thuận thương mại' Mỹ hoãn áp thêm thuế với hàng Trung Quốc TQ cử đoàn đàm phán cấp cao đến Mỹ Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc kiềm chế sự phát triển của các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, yêu cầu mà Bắc Kinh coi là "cuộc xâm phạm" chủ quyền kinh tế, Tân Hoa Xã cho biết. text: Các tài liệu này bao gồm văn bản ghi lại cuộc nói chuyện giữa lãnh đạo TQ, Mao Trạch Đông, với cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ khi đó là ông Henry Kissinger. Cuộc nói chuyện đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó có mối đe dọa của liên bang Soviet và Đài Loan. Tuy nhiên, trong buổi nói chuyện, lãnh đạo Trung Quốc đưa ra một đề xuất bất ngờ là gửi hơn 10 triệu phụ nữ Trung Quốc sang Mỹ. Cuộc thảo luận giữa Mao và Kissinger vào tháng 2/1973 diễn ra tại một tòa nhà ở Bắc Kinh. Lãnh đạo Trung Quốc hút xì-gà và hai người nói chuyện và đùa cợt cho đến sáng sớm. Xin lỗi phiên dịch Các tài liệu mới công bố cho thấy trong cuộc nói chuyện, ông Mao thường xuyên đưa ra bình phẩm về phụ nữ Trung Quốc. Mao than vãn về tình hình thương mại bi đát giữa hai nước, nhưng nói thêm rằng Trung Quốc có quá nhiều phụ nữ. Ban đầu, ông đề nghị sẽ gửi hàng chục ngàn phụ nữ TQ sang Mỹ, nhưng sau đó, tăng lên tới hơn chục triệu. Lời đề nghị này khiến nhiều người bật cười, và rõ ràng là một câu nói đùa, thế nhưng sau đó, ông Mao phàn nàn là phụ nữ Trung Quốc đẻ quá nhiều con. Ông nói nếu gửi phụ nữ TQ sang Mỹ thì họ sẽ mang đầy thảm họa tới nước Mỹ. Khi thảo luận về khả năng Liên bang Soviet có thể xâm lược Trung Quốc, ông Mao phàn nàn là quá nhiều phụ nữ Trung Quốc không biết chiến đấu. Một quan chức Trung Quốc lúc đó cảnh báo rằng tuyên bố của Mao có thể khiến công chúng tức giận nếu được công bố. Sau đó, ông Mao xin lỗi một nữ phiên dịch, và ông cùng ông Kissinger nhất trí bỏ đi những bình phẩm về phụ nữ khỏi hồ sơ lưu trữ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mới công bố các tài liệu có từ năm 1973, cho biết thêm thông tin về mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như thái độ của Mao Trạch Đông đối với phụ nữ. text: Bài của Abe de Ramos trên tạp chí Far Eastern Economic Review hôm 20/01 gọi các nước Asean trong đó có Việt Nam là “những tiểu hổ trúng thương”. Theo tác giả, một nhà nghiên cứu ở Asia Society tại Hong Kong thì các nước như Việt Nam và Philippines có nguy cơ không giành lại được vị thế “hổ châu Á” của họ. Bài viết cho rằng chiến lược thúc đẩy các hoạt động kinh tế nội địa của hai nước này dựa trên chính sách kích cầu của chính phủ. Nhưng với khủng hoảng tại châu Á ngày càng sâu rộng, các gói kích cầu nói chung ở châu Á cũng đã khiến các nền kinh tế khu vực bị kéo căng hết cỡ. Tác động vào thị trường bằng chính sách tiền tệ sẽ không còn chỗ để phát huy hiệu quả. Mặt khác, theo Abe de Ramos, trần thuế thấp, tham nhũng gây thâm hụt tài chính chỉ làm cho cán cân thu chi của chính quyền thêm yếu kém. Các nước còn khả năng vay như Thái Lan và Malaysia sẽ còn có thể gọi quỹ nhưng với chi phí cao hơn vì rủi ro nhiều hơn. Thực tế, theo tác giả, sự khác biệt giữa các nước đang phát triển trong khối Asean và các nước còn lại trong vùng chính là sức mạnh của nền kinh tế nội địa. Tiêu dùng nội địa tính bằng tỷ lệ của GDP không nhích lên bao nhiêu từ 1990. Tất nhiên, đầu tư và chi phí công cao, giống như Ấn Độ và Trung Quốc cũng cân bằng lại. Tuy thế, trong cả vùng Đông Nam Á, từ Việt Nam, các chỉ số đầu tư và chi từ quỹ nhà nước đều thấp. Nội lực quá yếu Việt Nam được tác giả đánh giá là “người mới đến” trong cuộc chơi tự do hóa mậu dịch. Với tất cả các nước trong vùng, và cũng đúng trong trường hợp Việt Nam và Philippines, tiền ngoại hối do công nhân lao động ở nước ngoài gửi về đóng một vai trò quan trọng để cân bằng nền kinh tế. Về ngắn hạn, việc các nước phát triển ngưng tuyển lao động từ Đông Nam Á sẽ khiến nguồn tiền này cạn đi. Về lâu dài, hiện tượng ngoại hối chứng tỏ các nước này không đủ khả năng tạo ra sự thịnh vượng ngay trong biên giới của họ. “Họ đã thất bại trong quá trình sáng tạo và dựng lên những công nghệ có sức cạnh tranh của chính mình”. So với Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ đều lợi dụng đầu tư nước ngoài để tạo ra những tập đoàn vươn được ra quốc tế. Còn Đông Nam Á thì không làm được điều này. Kết luận lại, tác giả cho rằng cuộc suy thoái hiện nay đang thách thức các chính phủ Asean phải xem lại viễn kiến về tương lai, làm sao để nền kinh tế nội địa của họ có đủ sức quyết định số phận của mình. Việt Nam không có năng lực cao để kích cầu các hoạt động kinh tế nội địa của mình nhằm cân bằng lại sụt giảm từ xuất khẩu. text: Vùng đảo không người ở Senkaku/Điếu Ngư Ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản nói trong buổi họp báo hôm 13/03, “nếu thông tin đó là đúng, Nhật Bản không thể chấp nhận”. “Vùng đảo Senkaku là lãnh thổ do Nhật Bản được thừa kế nhìn từ cả góc độ lịch sử và luật pháp quốc tế,” ông Suga nói. Nhật Bản khẳng định, bất kỳ sự xâm nhập nào dù là trên khu đảo hay là vùng nước xung quanh cũng bị coi là xâm phạm biên giới của Nhật. Trước đó, tờ China Daily trích lời một quan chức của Cơ quan Quốc gia về khảo sát, lập bản đồ và thông tin địa lý Trung Quốc rằng họ sẽ đưa một nhóm các nhà khảo sát tới vùng đảo mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, để đánh dấu lãnh thổ nhằm làm rõ bản đồ khu đảo. Ông Lê Bình Đức, Phó giám đốc cơ quan lập bản đồ nói trong một phỏng vấn với hãng CCTV rằng, việc khảo sát thực tế trên khu đảo cho phép xác định rõ những hang động và các điểm khác không quan sát được từ trên không. “Tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể đến đó [khu đảo Điếu Ngư] trong điều kiện tốt và đội khảo sát được đảm bảo an toàn,” ông nói. Ông Lê Bình Đức cũng tuyên bố sẽ cho cử đội khảo sát tới “vào thời gian phù hợp”. ‘Vô cớ’ Tình hình tranh chấp chủ quyền ở khu đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi Điếu Ngư ngày càng căng thẳng do những động thái chính trị và quân sự từ hai bên. Giới phân tích nhận định, bất kỳ hành động khảo sát nào từ phía Trung Quốc cũng chỉ khiến tình thế xấu thêm. Bộ Ngoại giao Nhật Bản yêu cầu phía Trung Quốc kiềm chế và nói Bắc Kinh “không có bất kỳ lý do nào để thực hiện khảo sát vùng đất đảo, vì đó rõ ràng là lãnh thổ của Nhật Bản. Khu đảo Senkaku/Điếu Ngư bị hai quốc gia tranh chấp từ nhiều thập niên, nhưng mốc leo thang mới là hồi tháng 9/2012, khi Nhật mua lại ba hòn đảo từ tay tư nhân. Động thái này gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ cả chính quyền và người dân Trung Quốc, với các vụ biểu tình, đập phá thậm chí tẩy chay hàng hóa của Nhật. Bắc Kinh cũng thường xuyên cho tàu thuyền đối mặt với lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản ở khu vực này. Tàu phòng vệ bờ biển Nhật phun vòi rồng vào tàu Trung Quốc ở khu vực đảo tranh chấp hôm 24/01/2013 Để tránh xung đột, Nhật cũng cấm mọi công dân thuộc mọi quốc tịch được lên đảo, kể cả chính người Nhật Bản. Mặc dù Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khu đảo dựa trên cách hiểu của họ về cứ liệu lịch sử, bản đồ đường chín khúc của Trung Quốc công bố năm ngoái khiến nhiều nước trong khu vực đồng loạt phản đối. Vào giờ này tháng trước, sau khi Bắc Hàn thử hạt nhân lần thứ Ba và việc Trung Quốc tiếp tục đưa tàu tuần tra biển vào đảo Senkaku có tranh chấp, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nói Nhật có quyền phát triển khả năng đánh phủ đầu nếu bị tấn công. Ông Itsunori Onodera nói Nhật sẽ thực hiện điều đó "Khi có bằng chứng về ý định tấn công Nhật, có sự đe dọa rõ rệt và Nhật không còn sự lựa chọn nào khác, mặc dù ngay lúc này thì chưa chuẩn bị" "Chúng tôi đang làm việc để tạo ra cơ chế liên lạc hàng hải từ việc tạo đường dây nóng cấp cao cho tới việc liên lạc giữa các tàu và phi cơ có mặt trong khu vực. Việc này đang được triển khai ở khuôn khổ hội đàm và chúng tôi hy vọng sẽ thực hiện được càng sớm càng tốt”, ông Onodera nói. Phát ngôn viên cao cấp của chính phủ Nhật Bản nói việc Trung Quốc định khảo sát để lập bản đồ khu đảo Senkaku của Nhật là không thể chấp nhận được, nếu tin do truyền thông Trung Quốc đưa là chính xác. text: Hôm thứ Sáu 16/4, ông bị kết án 14 tháng tù giam vì tội tụ tập bất hợp pháp - tham gia vào hai cuộc biểu tình hồi 2019. Ông Lai là một trong những nhân vật nổi trội nhất bị bắt dưới luật an ninh quốc gia mới của Hong Kong, khi chính quyền Trung Quốc siết chặt kiểm soát với thành phố này. Không dễ bị đe dọa, ông cho rằng đây là lúc đứng lên vì thành phố mà ông yêu. Được tiếp cận phỏng vấn Jimmy Lai nhiều lần, phóng viên Danny Vincent của BBC kể về người đàn ông chấp nhận nhiều rủi ro bằng cách lên tiếng. Jimmy Lai là ông chủ tỷ phú của Apple Daily, tờ báo đối lập cuối cùng còn lại ở Hong Kong. text: Tổng thống Mwai Kibaki đang muốn giành được nhiệm kỳ hai trong kỳ bầu cử được cho là chặt chẽ nhất trong lịch sử nước này. Số cử tri đi bầu có vẻ cao ở nhiều khu vực nhưng việc bỏ phiếu đã bị trì hoãn vài giờ ở các khu nhà ổ chuột ở Kibera của Nairobi. Đối thủ đeo bám sát nhất của ông Kibaki là Raila Odinga đã không thể bỏ phiếu tại Kibera, nơi ông là dân biểu đại diện. Ông Odinga đã dẫn trước trong các cuộc thăm dò dư luận mấy tuần qua. Tuy nhiên, nhóm vận động của ông cáo buộc phe tổng thống đã chơi bẩn. Các quan sát viên bầu cử của Liên Hiệp Châu Âu đã thúc giục Ủy Ban Bầu Cử Kenya kéo dài thời gian bỏ phiếu thêm hai giờ để bù cho khoảng thời gian bị trì hoãn. Ông Kibaki không gặp trở ngại gì khi bỏ phiếu tại thị trấn miền trung Nyeri. Ông nói: "Tôi tin là chúng tôi sẽ thắng lợi. Cảm ơn nhân dân Kenya đã trao cho tôi một cơ hội và tôi sẽ tận tâm phục vụ đất nước." Cáo buộc gian lận Trên toàn quốc, số người đi bỏ phiếu rất cao. Tại một điểm bỏ phiếu ở thủ đô Nairobi, đoàn người xếp hàng chờ đợt dài tới hơn 1 km. Tuy nhiên, cử tri đã tỏ ra giận dữ tại một điểm bầu cử tại Kibera, nơi việc bỏ phiếu bị trì hoãn tới sáu tiếng đồng hồ. Việc bỏ phiếu đã bắt đầu nhưng nhiều người vẫn chưa có tên trong danh sách cử tri. Các quan chức nói họ có thể dùng thẻ chứng minh nhân dân và thẻ đăng ký cử tri để đi bầu, nhưng một số người e ngại rằng điều này sẽ dẫn tới gian lận. Những người ủng hộ ông Odinga cáo buộc tổng thống đã sử dụng các nhân viên an ninh quốc gia trong việc dàn xếp bỏ phiếu. Ba nhân viên cảnh sát đã bị giết chết tại Kisumu sau khi phe đối lập cáo buộc họ mang theo các phiếu bầu đã được đánh dấu sẵn. Ông tổng thống bác bỏ việc có liên quan tới tình trạng gian lận bầu cử. Dự kiến các kết quả đầu tiên sẽ được đưa ra trong hôm Thứ Sáu. Từng hàng dài cử tri Kenya đứng chờ tới lượt bỏ phiếu chọn lựa tổng thống trong bầu không khí căng thẳng do có các cáo buộc có dàn xếp bầu cử. text: Bắc Kinh đã gửi hơn 100 thanh tra đến Thượng Hải để điều tra vụ bê bối tiền bị rút ruột từ hệ thống an sinh xã hội trị giá cả tỉ đôla tại thành phố này. Trần Lương Vũ (Chen Liangyu) là quan chức cao cấp nhất bị cách chức kể từ khi ông Hồ Cẩm Đào lên làm chủ tịch nước từ năm 2003. Mất chức Ông đã bị cách chức sau cuộc điều tra của chính phủ về vụ bê bối tài chính có lẽ thuộc hàng lớn nhất ở Thượng Hải trong thời gian ba thập niên qua, kể từ khi công cuộc cải cách kinh tế được bắt đầu tại Trung Quốc. Vụ việc tập trung vào các cáo buộc quanh chuyện các quan chức cao cấp và các doanh nhân đã dùng một lượng lớn tiền lấy từ quỹ hưu bổng của thành phố để đem cho vay và đầu tư bất hợp pháp. Một trong những doanh nhân hùng mạnh nhất Trung Quốc đã bị thẩm vấn trong quá trình điều tra và một số quan chức khác đã bị cách chức. Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản quyết định đình chỉ chức vụ ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương và ủy viên trung ương của ông Trần Lương Vũ. Truyền thông nhà nước nói ông Vũ liên quan tới các vấn đề vi phạm kỷ luật nghiêm trọng như Cục Lao động và Đảm bảo xã hội Thượng Hải sử dụng trái phép quỹ đảm bảo xã hội, mưu cầu lợi ích cho một số doanh nghiệp không tuân thủ luật pháp... Tham nhũng là một thách thức to lớn đối với chính phủ và vụ này chỉ là một lời nhắc nhở nữa cho thấy mức độ nghiêm trọng của nạn tham nhũng tại Trung Quốc. Hậu trường Khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đưa chống tham nhũng làm ưu tiên, nhiều nhà quan sát nói vụ bê bối ở Thượng Hải là cuộc đối đầu công khai nhất giữa ông và trung tâm quyền lực của người tiền nhiệm, Giang Trạch Dân. Trong những tháng trước khi scandal vỡ ra, đã có những tin đồn không được xác nhận về tranh chấp giữa ông Hồ và Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ, một đồng minh của ông Giang. Người ta tin rằng ông Hồ muốn sắp xếp cho các người thân cận vào vị trí quan trọng trước Đại hội Đảng năm sau. Vụ thanh tra ở Thượng Hải cũng xảy ra vào lúc có đồn đoán rằng Giang Trạch Dân đang dự định quay lại chính trường để ảnh hưởng đến kết quả của hội nghị tháng Mười. Các nhà phân tích ghi nhận sự cứng rắn trong vụ điều tra lần này so với việc xử lý nhẹ nhàng đối với vụ tham nhũng lớn năm 2003 ở Thượng Hải. Khi ấy, cũng có hơn 100 thanh tra được cử đến thành phố để điều tra cáo buộc viên chức địa phương nhận hối lộ để giao đất cho một công ty. Nhưng kết quả không có viên chức nào bị trừng phạt. Người ta tin rằng khi đó ông Giang Trạch Dân, người từng là thị trưởng Thượng Hải, bày tỏ lo ngại cuộc điều tra gây ra hình ảnh xấu cho Thượng Hải. Trong một bài viết trên báo Apple Daily của Hồng Kông, nhà bình luận Willy Lam viết về vụ bê bối tài chính lần này: "Ông Hồ cuối cùng đã đâm dao vào phe Thượng Hải." Ông Lam cho rằng hồi năm 2003, ông Hồ chỉ mới lên chức và chưa đủ sức đánh bại đồng minh của ông Giang trong Bộ Chính trị. Quan chức hàng đầu của Đảng Cộng Sản tại thành phố Thượng Hải đã bị cách chức quanh vụ bê bối có liên quan tới cáo buộc sử dụng sai nguyên tắc hàng trăm triệu đô la từ quỹ hưu bổng của thành phố. text: Hạnh Ly thực hiện Theo nhiều nguồn tin, ban tổ chức cuộc gặp mặt hôm thứ Năm 17/11 tại TP Hồ Chí Minh không thể trình giấy phép họp báo nên phía cơ quan quản lý đã ghi hình làm chứng cớ và lập biên bản. Cuộc họp báo có sự tham gia của ca sĩ Chế Linh, ông bầu Hoàng Tiến với vai trò dẫn chương trình và đại diện của nhà tổ chức mới ông Nông Xuân Ái, Giám đốc Nhà hát Ca Múa Dân gian Việt Bắc. Khoảng 15h30 phút ngày 17/11/2011, ban tổ chức chính thức thông báo cuộc họp bị hủy. Tuy nhiên, theo ban tổ chức, đây không phải là một cuộc họp báo, mà chỉ là cuộc gặp gỡ thân mật của Chế Linh với báo giới. Cuộc tái ngộ của ca sĩ Chế Linh với khán giả Việt Nam xem ra đầy gian nan. Live show Chế Linh ‘trốn’ bản quyền? Ngay từ buổi biểu diễn đầu tiên live show ‘Chế Linh – 30 năm hội ngộ’ đã gặp trắc trở và những sự việc khó hiểu liên tiếp xảy ra. Trước tiên là những lùm xùm về vấn đề bản quyền các bài hát mà Chế Linh sẽ diễn cho chương trình. Trung tâm Bản quyền Âm nhạc kêu khổ rằng bị đơn vị tổ chức biểu diễn live show ‘mặc cả’ quá đáng tiền bản quyền cho mỗi bài hát, trong khi đã có quy định cụ thể. Bản quyền âm nhạc chỉ là thủ tục mang tính ‘dân sự’ và không được Cục Nghệ thuật Biểu diễn tôn trọng đúng mức, theo Nhạc sĩ Phó Đức Phương, giám đốc Trung tâm Bản quyền Âm nhạc, được báo chí trong nước dẫn lời. Sau show diễn đầu tiên của Chế Linh tại Hà Nội, cơ quan chức năng đã rút giấy phép biểu diễn đồng thời yêu cầu thu hồi các băng rôn và poster quảng cáo live show với lý do công ty đơn vị tổ chức đã không thực hiện đúng cam kết yêu cầu quy định trong giấy phép. Tuy nhiên show diễn lại vẫn tiếp tục, vì đã có một đơn vị đỡ đầu mới: Nhà hát Ca múa Nhạc Dân gian Việt Bắc. Nhờ có đơn vị ‘mới’ này mà ca sĩ Chế Linh lại được tiếp tục lên sân khấu, vì theo cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn Vương Duy Biên, “cách xử lý cấp phép cho đơn vị khác tổ chức như thế là hợp lý, ca sĩ Chế Linh là người dân tộc nên giao cho Nhà hát Ca Múa Nhạc Dân gian Việt Bắc và công ty TNHH Quyên Gia Bình tổ chức chương trình này...” Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất từ đại diện Chi cục Thuế huyện Từ Liêm, công ty Quyên Gia Bình đã giải thể và “bỏ trốn”, vì thế các khoản nợ thuế cũng như thời điểm giải thế và tên giám đốc công ty không thể xác định được. Nổi tiếng với những ca khúc buồn, đã từng một thời bị coi là ‘phản động’ do tiếng hát và lời ca nỉ non ai oán những nỗi nhớ nhà, làm chùn bước người lính, Chế Linh trở về nước sau ba mươi năm định cư ở nước ngoài. Sự trở về của ông được hàng ngàn người hâm mộ chờ đợi và chào đón. Thế nhưng, khán giả rối tung vì những việc xảy ra xung quanh sự kiện này, không có giải thích rõ ràng vì sao cuộc tái ngộ của Chế Linh với Việt Nam lại trắc trở đến thế. Thêm về tin này Cơ hội để báo chí làm rõ những lùm xùm quanh live show của ca sĩ Chế Linh dường như đã bị dập tắt khi danh ca gốc Chăm nổi tiếng này vừa phát biểu được vài câu thì cơ quan chức năng xuất hiện để kiểm tra giấy phép họp báo. text: Mark Zuckerberg gần đây đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng như dành thời gian học tiếng Quan thoại Mạng xã hội này từ chối xác nhận hay phủ nhận việc tồn tại của phần mềm này, nhưng thông cáo của Facebook viết họ "dành thời gian tìm hiểu và học hỏi thêm" về Trung Quốc. Công ty chưa thực hiện bất kỳ quyết định về cách tiếp cận thị trường Trung Quốc, một phát ngôn viên cho biết. Tổ chức Biên giới Điện tử (EFF), nhóm vận động cho việc bảo đảm sự riêng tư của cá nhân trên mạng, nói với BBC rằng dự án này có vẻ "vô cùng đáng quan ngại". "Thật đáng khen các nhân viên Facebook báo cho New York Times biết về dự án này," Eva Galperin, chuyên gia phân tích chính sách toàn cầu EFF nói. "Một vài người trong số đó vẫn đang công tác." Nguồn tin của New York Times - cả người đã nghỉ và nhân viên đang làm tại Facebook - nhấn mạnh rằng giống như nhiều phần mềm nghiên cứu trong nội bộ, công cụ kiểm duyệt đó có thể không bao giờ hoàn tất. Từ năm 2009, cách duy nhất để người dùng truy cập Facebook tại Trung Quốc là thông qua mạng ảo - phần mềm được thiết kế để "làm giả" vị trí thực sự của họ và vượt tường lửa. Zuckerberg ra kế hoạch chống tin giả Facebook, mạng xã hội có 1,8 tỷ người dùng, đang tích cực tìm hướng mở rộng thị trường. Có thể họ cũng thử nghiệm công nghệ mới nhằm kết nối đến các vùng nông thôn. Và ở Trung Quốc, dường như mạng xã hội này ít cân nhắc về việc nhượng bộ yêu cầu kiểm duyệt từ phía Bắc Kinh. Theo một nhân viên giấu tên được Mike Isaac, phóng viên New York Times dẫn lời, người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã được hỏi về kế hoạch này trong cuộc họp toàn thể nhân viên vào đầu mùa hè năm nay. "Sẽ tốt hơn nếu Facebook là một phần của cuộc đối thoại được phép, ngay cả khi đó không phải là cuộc đối thoại trọn vẹn," ông được cho là nói như vậy. Phát ngôn viên của Facebook không xác nhận hay phủ nhận câu nói này. 'Hệ lụy' Ông Zuckerberg gần đây đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng như dành thời gian học tiếng Quan thoại. Facebook thường gỡ bỏ nội dung từ trang mạng của họ theo yêu cầu của các chính phủ. Họ công khai việc này trong báo cáo hàng năm về những yêu cầu gỡ bỏ nội dung. Sự khác biệt của công cụ kiểm duyệt mới là cho phép bên thứ ba, có thể là một công ty Trung Quốc hợp tác với Facebook, ngăn chặn các thông điệp xuất hiện ở vị trí đầu tiên. Trung Quốc kiểm duyệt các chủ đề trên diện rộng. Việc tìm kiếm thông tin liên quan đến vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 không có kết quả. Facebook không phải là gã khổng lồ đầu tiên của Silicon Valley tìm cách ứng phó để vào thị trường Trung Quốc. Google rút khỏi Trung Quốc đại lục sau khi có phản ứng dữ dội về việc kiểm duyệt kết quả tìm kiếm. LinkedIn, mạng kết nối những người làm việc, kiểm duyệt một số nội dung. Nếu Facebook tiếp nối động thái của LinkedIn, Galperin của EFF nói: "Facebook sẽ đánh đổi nguyên tắc để tiếp cận thị trường. Động thái này sẽ có hệ lụy lớn đến nhân quyền." Facebook dùng phần mềm đặc biệt để có thể đáp ứng yêu cầu kiểm duyệt ở Trung Quốc, tờ New York Times tường thuật. text: Bà nói Bộ ngoại giao Anh đã dùng mọi cơ hội và kênh liên lạc để tìm cách giải thoát cho phóng viên Alan Johnston. Ngoại trưởng Beckett giải trình trước quốc hội Anh, nói rằng đây là chuyện đặc biệt buồn cho người vốn từng là bạn lâu dài của dân chúng Palestine mà giờ lại phải lâm vào hoàn cảnh như vậy. Phóng viên BBC Alan Johnston bị mất tích ở Gaza cách đây hơn một tuần và được cho là đã bị bắt cóc. Đài BBC đã kêu gọi tất cả những ai có ảnh hưởng ở vùng đất của người Palestine hãy tăng nỗ lực để bảo đảm phóng viên Johnston mau chóng được thả. Trước đó, người phụ trách chính sách ngoại giao của Liên hiệp châu Âu nói giới chức EU đã làm hết sức để giải thoát ông Johnston, đã nói chuyện với giới lãnh đạo của người Palestine và các nhân vật hoạt động trong các nhóm xã hội dân sự. Ngoại trưởng Anh Margaret Beckett cho biết đã nêu chuyện phóng viên BBC bị mất tích với chủ tịch Mahmoud Abbas của người Palestine. text: Ông Khải xây dựng hình ảnh của mình như là một nhà cải cách kinh tế Vì sao Đại học Úc trao bằng tiến sĩ cho ông Khải? Sinh ngày 25/12/1933, ông Phan Văn Khải đứng đầu Chính phủ từ năm 1997 đến năm 2006. BBC đã hỏi ý kiến đánh giá từ ba nhà nghiên cứu về hai nhiệm kỳ thủ tướng của ông Phan Văn Khải. Trần Đức Nguyên, Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải từ 1998 đến 2003: Thời kỳ làm Phó Thủ tướng (1991-1997) rồi Thủ tướng (1997-2006) của ông Phan Văn Khải có một số việc làm tốt, đạt được thành tựu nổi bật nhưng cũng có những mặt yếu. Ông đã nêu thẳng thắn trong lời từ nhiệm trước Quốc Hội tháng 6 năm 2006 và dã xin lỗi nhân dân về tình trạng tham nhũng, quan liêu của bộ máy hành chính chậm được khắc phục. Tôi nghĩ đó là những đánh giá chân thành, đúng sự thực. Lê Đăng Doanh, Thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải (1993-2006): Thủ tướng Phan Văn Khải nhậm chức năm 1997 và tự nguyện thôi chức trước thời hạn 1 năm vào năm 2006. Ông đã là Thủ tướng kỹ trị, chuyên nghiệp của Việt Nam sau 1975, có công lớn duy trì ổn định kinh tế trong khi ở Đông Nam Á có cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997. Ông thúc đẩy cải cách mạnh mẽ bằng việc trình ra Quốc Hội Luật Doanh nghiệp 1999, lập Tổ Công tác trực thuộc Thủ Tướng và ký xóa bỏ 268 giấy phép con trong tổng số 560 giấy phép con, cởi trói cho kinh tế tư nhân, thúc đẩy mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, cắt giảm nhiều quyền hành chính không hợp lý của các bộ. Ông cũng đi đầu trong hội nhập quốc tế, đặt nền móng cho phát triển quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ, gặp Tổng Thống Mỹ Bill Clinton tại Auckland năm 2000 và chính thức thăm Hoa Kỳ 2006, ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA). Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải từng là Ủy viên Bộ Chính trị ba khóa Là Thủ tướng, ông rất coi trọng các chuyên gia tư vấn, ông đã lập ra Ban Nghiên cứu của Thủ Tướng và chính ông đã yêu cầu các chuyên gia ở Ban này xem xét các văn bản quan trọng như Nghị Định, quyết định đầu tư. Trước khi ký, ông chịu nghe lời khuyên can, thảo luận thẳng thắn và chân thành của các chuyên gia. Ông đã chuyển giao một nền kinh tế tăng trưởng ổn định tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát được kiểm soát, hội nhập quốc tế, ngoại thương phát triển, bội chi ngân sách và nợ công được kiểm soát. Ông xứng đáng được coi là một Thủ tướng có công lao lớn, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Regina Abrami, Trưởng khoa nghiên cứu quốc tế, Viện Lauder, Hoa Kỳ: Ông Phan Văn Khải thuộc về truyền thống quan trọng của những người miền Nam cải cách như Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt. Trong khi những nhà cải cách tiền nhiệm đã nỗ lực mở cửa kinh tế Việt Nam, Thủ tướng Phan Văn Khải có chỗ đứng trong lịch sử nhờ tài năng lèo lái chính trị phức tạp trong quan hệ thương mại Mỹ - Việt. Ông Phan Văn Khải dự Apec ở Thượng Hải năm 2001 Chính trong nhiệm kỳ của ông, Việt Nam rất có thể dễ dàng khép cửa, đi theo hướng khác sau khi xảy ra tranh chấp thương mại cá ba sa, các cuộc bỏ phiếu thất bại ở quốc hội Mỹ làm chậm lại việc thông qua thỏa thuận thương mại song phương Mỹ - Việt. Quyết tâm của ông Khải với thị trường tự do đã đặt Việt Nam ở trong vị thế may mắn như hôm nay. Hiện tại tuy Việt Nam có thể đang giao thương mạnh mẽ với Trung Quốc, nhưng cũng có một đồng minh rất mạnh, chính phủ Mỹ, đứng đằng sau. Nguyên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phan Văn Khải đã từ trần vào hồi 1 giờ 30 phút ngày 17/3/2018 tại quê nhà Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, theo truyền thông Việt Nam. text: Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc Ông Phúc phát biểu tại phiên họp thường kỳ đầu tiên của Chính phủ khoá mới nhiệm kỳ 2016-2021 hôm 1/8. Trong bài phát biểu được truyền thông Việt Nam tường thuật, Thủ tướng Việt Nam nói chính phủ phải “không để xảy ra bê bối, làm mất niềm tin”. Ông nhấn mạnh không để tai tiếng vì công tác cán bộ: “Việc tuyển chọn, bổ nhiệm là để tìm ra người tài chứ không phải tìm người nhà.” Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh nói phải đi đôi với làm. “Ta đã bắn chỉ thiên quá nhiều, không trúng vào ai cả, bây giờ phải bắn có địa chỉ, không thể nói xong là xong việc. Ngay ngày hôm nay phải thành lập tổ công tác theo dõi kết luận của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng thực hiện đến đâu.” Ông Phúc chỉ ra một số ví dụ: “Vấn đề an toàn thực phẩm cơ chế đến đâu, thực hiện đến đâu thì phải kiểm tra. Hay việc thực hiện chỉ đạo dừng khai thác gỗ từ rừng tự nhiên như thế nào, vụ chặt gỗ rừng Pơ mu ở Quảng Nam đã khởi tố được cá nhân, tổ chức nào chưa?” “Hay tòa nhà 8B Lê Trực Hà Nội xử lý đến đâu, tại sao? Không lẽ giữa Thủ đô như vậy, hai nhiệm kỳ Chính phủ xử lý không được? Ai là người theo dõi vấn đề này, không thể nói rồi cho qua.” Trong một diễn biến khác, cùng trong ngày 1/8, chính phủ Việt Nam tuyên bố thanh tra toàn diện việc một doanh nghiệp nhà nước lớn, Mobifone, mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG). Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố: “Việc tuyển chọn, bổ nhiệm là để tìm ra người tài chứ không phải tìm người nhà.” text: Theo SCMP, Bắc Kinh vừa chỉ đạo cho các phương tiện truyền thông nhà nước không sử dụng "ngôn ngữ quá khích" chống Tổng thống Hoa Kỳ, người đã tránh buông lời lăng mạ Tập Cận Bình. Sau khi đáp trả việc Hoa Kỳ áp 25% thuế trên hàng hóa giá trị 34 tỷ đôla Mỹ của Trung Quốc, với mức thuế tương đương lên hàng hóa Mỹ, Bắc Kinh kêu gọi báo chí hãy xét lại lời lẽ viết về Tổng thống Mỹ Donald Trump. "Chúng tôi được bảo là không nên sử dụng ngôn ngữ hung hăng để mô tả Trump," một trong hai nguồn tin từ chối được nêu tên cho biết. Tin nội bộ ở nước này thường được xem là thông tin bí mật. Mặc dù giới chức Trung Quốc và các phương tiện truyền thông nhà nước đã tấn công chính sách thương mại của chính quyền Trump, cho đến nay họ không đổ lỗi cho cá nhân tổng thống Mỹ hay các quan chức của ông, một hành động được cho là tránh làm Trump giận dữ khiến các cuộc đàm phán thêm phức tạp. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: ai được lợi? Bài vở của truyền thông nhà nước tại Trung Quốc được cơ quan kiểm duyệt của chính phủ kiểm soát chặt chẽ, bằng cách đưa ra những chỉ thị rõ ràng để đảm bảo báo chí đưa tin đúng với đường hướng của chính phủ. Về phía Mỹ, Donald Trump cũng tránh trực tiếp lăng mạ Tập Cận Bình, thay vào đó, ông nhắc lại trực tiếp và qua Twitter rằng họ "sẽ luôn là bạn bè, bất kể điều gì xảy ra với tranh chấp thương mại giữa hai bên". Bắc Kinh ra lệnh cho truyền thông bớt chỉ trích Donald Trump trước bối cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc đang dịu giọng trong cuộc chiến thương mại. text: Tuy nhiên, trong cuộc trao đổi hôm 04/4/2018, Phó Viện trưởng, Tiến sỹ Trần Việt Thái, cho rằng nếu có 'hợp tác, khai thác chung' thì cần tuân thủ một số nguyên tắc chung chứ không thể tùy tiện, ông nói: VN-TQ 'cần hợp tác khai thác chung trên biển' 'Căng thẳng biển Đông ảnh hưởng hoạt động của PVN' VN cần hợp tác khai thác hay đưa ra LHQ? "Nếu đi vào khai thác chung, phải đáp ứng được mấy tiêu chí, một là nó phải ở khu vực thực sự có tranh chấp mà hai bên thực sự cùng công nhận, chứ không phải một bên đề xuất và một bên không công nhận. "Điểm thứ hai là phải dựa trên luật pháp và các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận rộng rãi, điểm thứ ba là phải bình đẳng cùng có lợi, thứ tư là tôn trọng lẫn nhau và không để ảnh hưởng đến bên thứ ba, không để ảnh hưởng đến bên khác. Và cuối cùng là không để ảnh hưởng đến an ninh, an toàn hàng hải nói chung. 'Không phải muốn làm gì thì làm' "Quan điểm của tôi là nếu muốn hợp tác, khai thác chung thì nó phải có những tiêu chí nhất định chứ không phải là chỉ nói hợp tác chung chung rồi muốn làm gì thì làm." Sách về VN ‘không ngại làm phật ý Hà Nội’ Vụ Cá Rồng Đỏ: 'Khó xảy ra biến cố lớn trên biển thời gian tới' Theo quan điểm riêng của nhà phân tích này, hiện chưa có hợp tác, khai thác chung nào trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, tuy nhiên ông cho rằng hiện tại cũng có một số khu vực có thể hợp tác khai thác chung như ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Trong cuộc trao đổi này, TS Trần Việt Thái cũng bình luận về chính sách đối ngoại của Việt Nam và dự báo tình hình an ninh trên Biển Đông từ nay tới cuối năm 2018. Một nhà phân tích thuộc Viện Chiến lược Ngoại giao, Học viện Quan hệ Quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói với BBC hôm thứ Tư rằng ông chưa có thông tin chính thức từ phía Việt Nam về việc ban lãnh đạo nước này đề xuất 'hợp tác chung' trên Biển với Trung Quốc. text: Nhà máy Naphtha Cracker số 6 của tập đoàn Formosa Plastics Group (FPG) Thấy gì sau hai năm thảm họa Formosa ở VN'? Formosa: Đã đền bù thỏa đáng? Thủ tướng Phúc thăm Formosa Hà Tĩnh Giáo dân Song Ngọc và lời khuyên vụ Formosa Vào tháng Tám 2015, 74 người sống ở thị trấn Đài Tây cạnh nhà máy ở thị trấn Mạch Liêu, cùng các thành viên gia đình, nộp đơn kiện năm công ty con của FPG. Kể từ đó, tòa án đã có 10 buổi lắng nghe. Nhưng lần cuối cùng tòa mở là tháng 9/2017. Tòa cũng chưa mở điều tra và tìm kiếm ý kiến chuyên gia. Cư dân Ngô Nhật Huy, có năm thành viên gia đình qua đời vì ung thư trong ba năm qua, nói: "Vụ này kéo dài lâu quá rồi." "Một số người kiện đã qua đời, hoặc yếu quá không thể tới tòa. Liệu sẽ còn ai sống cho tới khi xử xong." Trong đơn kiện họ cáo buộc rằng ô nhiễm từ nhóm nhà máy thường được gọi là Lục Khinh đã dẫn tới tỉ lệ ung thư cao trong người dân. Họ yêu cầu bồi thường 70 triệu đô la Đài Loan, tương đương 2,28 triệu đôla Mỹ. Theo điều tra của họ, trong năm 2012 và 2013, 75% cái chết ở ba làng thuộc thị trấn Đài Tây là do ung thư, cao hơn tỉ lệ trung bình 34,5% ở Đài Loan. Một nghiên cứu của Đại học Quốc lập Đài Loan vài năm trước thấy rằng có mức kim loại nặng cao hơn trong những người sống cách nhà máy 10, 20, 30 cây số, so với dân số chung, theo lời những người này. Các nhóm môi trường và nhà nghiên cứu tin rằng sáu thị trấn ở huyện Vân Lâm trực tiếp tiếp xúc với khói từ nhà máy. Gió cũng có thể mang khói đến những nơi khác của Đài Loan. Tổng cộng 23.000 người có đăng ký là cư dân ở thị trấn Đài Tây bị ảnh hưởng nặng nhất. Một số người đã chuyển đi nơi khác vì ô nhiễm, nhưng người già và một số trẻ em ở lại vì họ không còn nơi nào khác. Đinh Khánh Phú, từng sống ở Đài Tây, nói ông tin rằng nhiều người trong gia đình ông đang bị ung thư hay chết vì ung thư do ô nhiễm từ nhà máy. Ông Đinh nói: "Mẹ tôi qua đời vì ung thư phổi 5 năm trước, bố tôi bị ung thư gan, anh vợ tôi và hai hai em họ cũng ung thư, một người trong đó đã qua đời." Tòa án quận Vân Lâm, nơi đang xử lý vụ kiện, rốt cuộc mở buổi tiền thẩm hôm 31/8. Vị thẩm phán quyết định yêu cầu cơ quan bảo vệ môi trường của Đài Loan xác định các loại chất gây ô nhiễm thải ra từ nhà máy và tác động của chúng cho sức khỏe. Những người nộp đơn kiện Luật sư cho những người đi kiện xem đây là dấu hiệu tích cực. Luật sư Quốc Ngạn, chủ tịch Hội nhân quyền Đài Loan, nói: "Tôi tin rằng sau khi có kết quả đánh giá, vụ việc sẽ sớm có kết cục." Đa số nguyên liệu thô do nhà máy sản xuất được xuất khẩu sang Trung Quốc và Đông Nam Á, dùng cho các sản phẩm nhựa, theo lời nguyên đơn. Họ cho rằng nhà máy này không cần có ở Đài Loan. Trong phiên xử ở tòa ngày 31/8, các luật sư của Formosa nói rằng không có bằng chứng cho thấy tỉ lệ ung thư ở của cư dân lân cận là do hoạt động của nhà máy. Họ biện luận rằng bằng chứng của luật sư bên nguyên không cho thấy nguyên nhân và hậu quả. Họ nói công ty đã đầu tư cho thiết bị kiểm soát ô nhiễm. Nhưng Hội quyền môi trường (ERF), đang giúp đỡ các nguyên đơn, chỉ ra rằng trong nhiều năm, giới khoa bảng đã điều tra liệu có phải các chất gây ô nhiễm cũng gây ra tỉ lệ ung thư cao và đã kết luận có quan hệ nhân quả. Mặc dù luật sư của Formosa nói việc thải khí của nhà máy không vượt quá hạn chế của chính phủ, các nhóm môi trường nói trong quá khứ, chính phủ không công bố tài liệu theo dõi nên không thể biết có vượt quá giới hạn hay chưa. Theo họ, một khó khăn khác của nguyên đơn là thống kê của Bộ y tế về người chết do ung thư lại thấp hơn con số của nguyên đơn, mà lý do là vì nhiều người ráng sống để về đến nhà rồi mới chết, và bệnh viện không ghi rõ nguyên nhân tử vong. Ông Ngô, chủ tịch hội hỗ trợ ô nhiễm Lục Khinh, nói quá trình xác minh và kiểm tra khó khăn nên tòa án cần thêm thời gian. Nhưng ông cũng nói các nạn nhân không thể chờ đợi quá lâu. "Liệu chúng tôi có thể chiến thắng hay không?" ông Ngô nói, bày tỏ cảm giác bất lực của người dân. Công ty mẹ Formosa Plastics Group từ chối bình luận, nói rằng vụ việc đang trong quá trình xử án và họ sẽ chờ đến khi xử xong. Một nhóm cư dân Đài Loan sống gần nhà máy Naphtha Cracker số 6 của tập đoàn Formosa Plastics Group (FPG), đang kêu gọi tòa án địa phương xem xét kỹ lưỡng đơn kiện công ty của họ. text: Jerrold Post, một nhà nghiên cứu tâm lý cho CIA, qua đời ở tuổi 86 Nhưng trong những năm cuối đời, ông chuyển sự chú ý của mình gần về quê nhà, viết một cuốn sách về tư duy của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Jerrold Post, nhà cựu tâm lý học chính trị cho CIA qua đời vì các biến chứng liên quan đến virus corona vào cuối tháng 11 ở tuổi 86. Những người biết Jerrold Post đã tôn vinh công việc của ông. Magnus Ranstorp, cố vấn đặc biệt của Mạng lưới Nhận thức Cấp tiến của Liên minh Châu Âu, mô tả Post là "rất hiền lành, tốt bụng và có đầu óc nhạy bén". Bạn ông, nhà tâm lý học Kenneth Dekleva nói Jerrold Post là một "người khổng lồ trong lĩnh vực phân tích lãnh đạo và là người tiên phong cho CIA". Jessica Case, một nhà xuất bản của Pegasus Book, người đã làm việc với cuốn sách cuối cùng của ông Jerrold Post về Tổng thống Trump, nói với BBC: "Kiến thức và cái nhìn sâu sắc về tâm lý học của ông vô song. Ông vô cùng tò mò." Phân tích tư duy các lãnh đạo thế giới Jerrold Post, sinh năm 1934 tại New Haven, theo học Đại học Yale, nơi ông lấy bằng đại học, trước khi theo học trường y. Sau đó, ông theo học khóa đào tạo sau đại học về tâm thần học tại Trường Y Harvard và Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, theo Washington Post. Post có hơn 20 năm làm việc tại CIA. Ông thành lập Trung tâm Phân tích Tính cách và Hành vi Chính trị của cơ quan này vào đầu thập niên 1970. "Chúng tôi đã xem xét các nhà lãnh đạo nước ngoài trong bối cảnh văn hóa và chính trị của họ và đánh giá mức độ họ đang giải quyết những xung đột cá nhân trên trường quốc tế,'' ông nói với Đại học Yale. Đơn vị này đã phân tích các nhà lãnh đạo nước ngoài như Fidel Castro của Cuba, Saddam Hussein của Iraq và Muammar al-Gaddafi của Libya. Những đánh giá của họ giúp các tổng thống và các quan chức cấp cao chuẩn bị cho các cuộc đàm phán và các tình huống khủng hoảng. Post đã viết cuốn "Hồ sơ Trại David" về Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat và Thủ tướng Israel Menachem Begin, được cho là đã ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược của Tổng thống Jimmy Carter với các cuộc đàm phán tại Trại David - nơi nghỉ dưỡng của Tổng thống Mỹ ở Maryland - vào năm 1978. Các thỏa thuận sau đó, được ký kết bởi hai nhà lãnh đạo, trực tiếp dẫn đến Hiệp ước Hòa bình Ai Cập-Israel năm 1979. Trong cuốn sách Giữ vững niềm tin, Post nói: "Sau Trại David, hiếm có hội nghị thượng đỉnh lớn nào mà chúng tôi không được yêu cầu chuẩn bị hồ sơ và đánh giá của các nhà lãnh đạo nước ngoài." Post đã được tặng thưởng Huân chương Tình báo năm 1979. Sau đó, ông tiếp tục đảm nhận vị trí giám đốc chương trình tâm lý - chính trị tại Trường Quan hệ Quốc tế Elliott của Đại học George Washington. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ Mỹ sau đó đã kêu gọi Post một lần nữa giúp hướng dẫn họ trong các quyết định xung quanh Iraq và Saddam Hussein. Phát biểu với BBC năm 2002, Post nói Hussein đã trải qua một "quá trình được nuôi dạy đau thương". Hussein trốn khỏi nhà của cha mẹ, người không cho ông ta được giáo dục, và đến sống với người chú của mình, người "lấp đầy ông với những giấc mơ vinh quang". Post cho biết việc nuôi dưỡng ảo tưởng hoành tráng này đã biến ông ta thành một "kẻ tự ái ác tính". Phân tích tổng thống Mỹ Post đã viết 14 cuốn sách về nhiều chủ đề, từ tâm trí của những kẻ khủng bố và sự gia tăng của các chính trị gia có tính tự mãn và yêu mình quá độ. Ông đã phải đối mặt với một số chỉ trích trong sự nghiệp của mình vì không tuân theo Quy tắc Goldwater của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), cấm các bác sĩ tâm thần bình luận về sức khỏe tâm thần của các nhân vật của công chúng hoặc chẩn đoán họ mà không có sự kiểm tra và đồng ý. Tuy nhiên, Post cho rằng đôi khi im lặng là trái đạo đức. "Tôi nghĩ rằng có nhiệm vụ cảnh báo", Post nói với The New Yorker vào năm 2017. "Các câu hỏi nghiêm trọng đã được đặt ra về tính khí và sự phù hợp của Người-Không-Được-Nêu-Tên", ông nói về Tổng thống Trump. Vào năm 2019, Jerrold Post đã thực hiện ý tưởng này xa hơn, đồng viết một cuốn sách với Stephanie Doucette có tựa đề: "Sức hút nguy hiểm: Tâm lý chính trị của Donald Trump và những người ủng hộ ông". Trong một cuộc phỏng vấn với trang tin tức Salon trước ngày phát hành cuốn sách, ông đã dự đoán những động thái của ông Trump sau cuộc bầu cử năm 2020. "Nếu Trump giành chiến thắng, như đã làm vào năm 2016, ông ta sẽ giành chiến thắng lớn hơn nhiều và nói [sic] về sự ủng hộ bầu cử gian lận của phe Dân chủ. Nhưng nếu Trump thua sít sao, tôi nghĩ chúng ta có thể yên tâm rằng ông ấy sẽ không thừa nhận kết quả sớm. "Trump thậm chí có thể không công nhận tính hợp pháp của cuộc bầu cử.'' Ông nói. Sau khi cuốn sách được xuất bản, sức khỏe của Post bắt đầu giảm sút và ông bị đột quỵ vào tháng Bảy. Ông đã dành những tuần cuối cùng ở nhà và qua đời vào ngày 22/11, một tuần sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona. Ông là một nhà nghiên cứu tâm lý cho CIA, phân tích tâm trí của các nhà lãnh đạo thế giới như Saddam Hussein và Kim Jong-il. text: Ông Trump nói cuộc hội đàm với ông Kim "sẽ rất quan trọng" "Đó sẽ là cuộc họp rất quan trọng, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên," ông nói. Trong khi đó, tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết ông đã có một "cuộc trò chuyện tốt đẹp" với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un ở Bình Nhưỡng gần đây. Năm địa điểm hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim có thể diễn ra Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Trump không 'tham khảo' ngoại trưởng? Bắc Hàn 'ngưng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân' Tổng thống Nam Hàn sẽ thăm Bắc Kinh Hôm 27/4u, ông Kim và Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in nhất trí hợp tác để loại bỏ vũ khí hạt nhân khỏi bán đảo này. Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ở biên giới diễn ra chỉ vài tháng sau những lời khẩu chiến từ miền Bắc. Ông Kim trở thành nhà lãnh đạo Bắc Hàn đầu tiên đặt chân đến Nam Hàn từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953. Trong nhiều năm, Bình Nhưỡng quả quyết rằng họ sẽ không bao giờ từ bỏ kho vũ khí hạt nhân mà họ tuyên bố để tự bảo vệ chống lại Mỹ xâm lăng. Nghi thức đón tiếp với trang phục truyền thống Tổng thống Trump nói gì? Phát biểu tại cuộc tập hợp ở Washington, ông Trump nói: "Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có cuộc hội đàm trong ba hoặc bốn tuần tới." Ông nói mình hy vọng các cuộc đàm phán thành công về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Nhưng tổng thống nói thêm rằng ông đã sẵn sàng bỏ đi nếu các cuộc đàm phán không tiến triển. Hội đàm liên Triều: Cuộc gặp Kim-Moon đem lại gì? Seoul sẽ 'mê hoặc' Kim Jong-un bằng món ăn Thụy Sỹ? Bình Nhưỡng sẵn sàng 'thảo luận phi hạt nhân hóa' Kỷ nguyên hòa bình cho bán đảo Triều Tiên? Bắc Hàn chưa phản hồi về phát ngôn mới nhất của ông Trump. Trước đó, ngày 28/4, ông Trump viết trên Twitter rằng "mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp" và việc chuẩn bị đang được tiến hành cho hội nghị thượng đỉnh với ông Kim. Trong một diễn biến khác, ông Pompeo nói với ABC News rằng ông Kim đã "sẵn sàng ... vạch ra lộ trình" về quá trình phi hạt nhân hóa. Ông Pompeo mô tả lãnh đạo Bắc Hàn "chuẩn bị chu đáo" cho các cuộc đàm phán ở Bình Nhưỡng. Giới chức Mỹ vẫn đang cân nhắc nơi tổ chức cuộc đàm phán giữa Tổng thống Trump và ông Kim. Mông Cổ và Singapore được cho là hai nước trong danh sách được sàng lọc cuối cùng. 'Lịch sử mới bắt đầu' Tổng thống Mỹ Donald Trump nói cuộc hội đàm với Bắc Hàn có thể diễn ra "trong ba, bốn tuần tới." text: Hai quả bom đã phát nổ liên tiếp tại chợ Shorja làm chết hơn 46 người và bị thương chừng 159 người khác. Nửa giờ trước đó một quả bom khác đã nổ tại chợ Bab al-Sharqi làm thiệt mạng chừng 10 người. Hai vụ đánh bom được tiến hành với khoảng cách 15 phút chung quanh thời điểm của vụ đánh bom vào một đền thờ quan trọng của Hồi giáo Shia ở Samarra diễn ra cách đây một năm để tưởng nhớ vụ tấn công này. Tuy vụ tấn công ở Samarra xảy ra vào ngày 22 tháng Hai năm ngoái nhưng theo lịch Hồi giáo lại là tròn một năm. Vụ đánh bom này đã làm dấy lên một làn sóng bạo lực xung đột giáo phái mà cho đến nay vẫn hoành hành tại Iraq với tổn thất hàng ngàn nhân mạng mỗi tháng. Chợ Shorja là một khu vực mua bán chính của Baghdad nhưng vì bạo lực chia rẽ các cộng đồng giáo phái nên chợ đã trở thành một khu vực chủ yếu thuộc về hệ phái Shia và là mục tiêu của các nhóm Sunni cực đoan. Chợ Bab al-Sharqi là một hiện tượng hiếm hoi hơn ở Baghdad vì theo như báo giới cho biết thì đây vẫn là nơi mà cả tín đồ Sunni lẫn Shia lui tới mua bán. Vụ đánh bom ở chợ Shorja trùng hợp với thời điểm chấm dứt của một phần tư giờ đồng hồ ngưng làm việc bắt đầu từ giữa ngày (0900 GMT) do thủ tướng Iraq Nuri Maliki kêu gọi người dân thực hiện để tưởng nhớ vụ tấn công Samarra. Cùng lúc đó, ông Maliki ra lệnh tăng cường hàng ngàn nhân viên an ninh trên đường phố như một phần của một kế hoạch hợp tác an ninh giữa Hoa Kỳ và Iraq đã được quảng bá rầm rộ trước đó. Một báo cáo cho biết hai xe hơi chất đầy thuốc nổ đã được điểm hỏa liên tiếp tại chợ Shorja, phá hủy một tòa nhà và làm cháy các cửa hàng. Các nhân chứng nói các mạnh vỡ và những ma-nơ-canh bị sức nổ ném vung vãi trong những vũng máu trên sàn của tòa nhà được sử dụng để bán quần áo. Những chủ cửa hàng tuyệt vọng và tức giận đã bày tỏ sự thất vọng trước sự bất lực rõ ràng của chính phủ trong việc đối phó với làn sóng đánh bom chết người này. "Cửa hàng của tôi đã cháy rụi, tôi đã thiệt hại 100,000 dollar. Các quan chức thì ngồi dính chặt trên ghế trong văn phòng của họ," ông Mohammed Haider bày tỏ. Vụ đánh bom ở chợ Bab al-Sharqi nửa giờ trước đó được tiến hành bằng một quả bom giấu trong một cái túi đặt ở gần một nhà hàng bán đồ ăn nhanh nhiều người lui tới. Hai khu chợ nằm trên bờ đông của sông Tigris và cách nhau chỉ chừng hơn một km. Trước đây cả hai chợ đã từng là mục tiêu tấn công bằng bom. Ít nhất 55 người đã thiệt mạng trong ba cuộc tấn công bằng bom ở các khu chợ tại thủ đô Baghdad của Iraq. text: Tiến sĩ Rice sẽ công du sang Israel trước khi lên đường đi Rome dự một hội thảo quốc tế liên quan đến vấn đề này. Hiện chưa rõ bà có ghé nước Ả-rập nào hay không. Bà Rice phủ nhận các ý kiến cho rằng quốc tế đang gia tăng áp lực đòi ngưng bắn ngay lập tức. Bà nói nguyên nhân dẫn đến xung đột là sự hiện diện của phe vũ trang Hezbollah ở miền nam Li-băng mà theo bà là vấn đề phải giải quyết trước nhất. Ngoại trưởng Mỹ nhận định mâu thuẫn nổ ra tạo ra bối cảnh mà bà gọi là Trung Đông mới, và cho rằng không có cách nào quay trở lại tình trạng như trước cuộc chiến được nữa. Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice thông báo sẽ đi Trung Đông vào Chủ Nhật này nhằm giải quyết cơn khủng hoảng ở Li-băng. text: Cụ thể: - CA BỆNH 1348 (BN1348): nam, 1 tuổi, có địa chỉ tại Quận 6, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với BN1347. Kết quả xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh ngày 30/11/2020 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh. - CA BỆNH 1349 (BN1349): nữ, 28 tuổi, có địa chỉ tại Quận 6, TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với BN1347. Lấy mẫu ngày 30/11/2020, kết quả xét nghiệm ngày 01/12/2020 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi. - CA BỆNH 1350 (BN1350): nam, 47 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. - CA BỆNH 1351 (BN1351): nam, 57 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Thông tin cho hay hôm 16/11, BN1350-1351 từ Canada nhập cảnh Sân bay Vân Đồn, được cách ly tại tỉnh Hải Dương ngay sau khi nhập cảnh. Kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 17/11/2020 âm tính; lấy mẫu lần 2 ngày 30/11/2020, kết quả xét nghiệm ngày 01/12/2020 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đều dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh các nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương. Chiều nay, 1/12, kết luận họp Thường trực Chính phủ về COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói các chuyến bay thương mại tạm dừng, chỉ thực hiện các chuyến bay giải cứu (đối với các trường hợp khó khăn, thực sự cần thiết). BN1347 và BN1342 'không tuân thủ các biện pháp cách ly tại nhà' Hôm 1/12, họp với chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói ca BN1342 là trường hợp đầu tiên lây nhiễm Covid-19 từ khu cách ly, sau khi về nhà bệnh nhân này lây nhiễm cho BN1347. Từ BN1347 đến nay có 2 bệnh nhân khác lây nhiễm. Sau gần 90 ngày không ghi nhận ca mắc, đến ngày 30/11, TPHCM ghi nhận 4 ca mắc mới, trong đó có 1 ca lây trong khu cách ly và 3 ca lây ngoài cộng đồng, trong đó có BN1347. BN1342 đã tiếp xúc với người dương tính trong khu cách ly (BN1325). Còn trường hợp lây nhiễm từ người cách ly (BN1347) là bệnh nhi nam, 1 tuổi, ở quận 6, TPHCM. Bệnh nhi có tiền sử tiếp xúc gần với BN1347 ngày 22, 23, 25, 27/11 (bố mẹ bệnh nhi có gửi bé nhờ BN1347 trông hộ). Bé được lấy mẫu, xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 đêm ngày 30/11. Trường hợp khác là một nữ sinh lây nhiễm từ BN1347, sinh năm 1992, là học viên của BN1347. Qua điều tra, truy vết, có 9 người tiếp xúc gần nữ sinh này đã được cách ly và chờ xét nghiệm. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói BN1347 và BN1342 đã không tuân thủ các biện pháp cách ly tại nhà. Riêng BN1342 "vi phạm rất nghiêm trọng về phòng chống Covid-19 tại khu cách ly tập trung và đề nghị xử lý nghiêm theo quy định" theo lời bộ trưởng y tế. BN1342 là tiếp viên hàng không Vietnam Airlines. Đây là trường hợp mắc Covid-19 lây nhiễm thứ phát từ trường hợp về từ vùng dịch đã được ngành y tế TPHCM điều tra và xử lý. Với các trường hợp cách ly tại nhà, Bộ Y tế đề nghị chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt chính quyền cơ sở, tuân thủ chặt chẽ việc giám sát, theo dõi việc cách ly tại gia. Trước bối cảnh tình hình dịch Covid-19 trong khu vực và trên thế giới đang vẫn chưa được ngăn chặn hữu hiệu, trong cùng ngày 30/11 các bộ Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải và Ngoại giao; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng được yêu cầu phải tăng cường giám sát, quản lý người nhập cảnh. Đến nay Việt Nam ghi nhận 1347 bệnh nhân Covid-19, và 35 tử vong. Việt Nam ngày 1/12 xác nhận có 4 ca mắc Covid-19 mới, gồm 2 ca lây nhiễm từ BN1347 tại TP. Hồ Chí Minh và 2 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hải Dương. text: Ông Hoàng Minh Chính, 85 tuổi, là một đảng viên cộng sản kỳ cựu trước khi bị khai trừ và đi tù trong cái gọi là vụ án “Xét lại” thập niên 1960 ở miền Bắc. Nhân chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết, ông Hoàng Minh Chính đã gửi một lá thư cho Tổng thống Bush. Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, một nhà hoạt động dân chủ trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, thì ông đã trao tận tay lá thư này cho Phó Tổng thống Dick Cheney ngày 14-6. Nói chuyện với đài BBC, ông Hoàng Minh Chính cho biết về nội dung lá thư. Hoàng Minh Chính: Lá thư thể hiện nỗi bức xúc của người dân Việt Nam từ nửa thế kỷ nay. Nhân dân đã bị đảng và chính quyền cộng sản cướp mất quyền tự do ngôn luận. Con người làm sao có thể sống khi thiếu tự do ngôn luận, tự do suy nghĩ, tự do tư tưởng. Sau khi Đảng Cộng sản đã huy động được nhân dân để hoàn tất việc giải phóng dân tộc, thì Đảng cũng cướp luôn cái quyền ấy của người dân. Nhân dân cũng bị tước mất quyền tự do hội họp, trao đổi với nhau, được biểu thị những khát vọng của mình. Chính quyền buộc người ta bao năm nay chỉ được phép tôn thờ chủ nghĩa Marx-Lenin mà thôi. Cái tội thứ ba của Đảng Cộng sản là vùi dập những người đấu tranh dân chủ, những người dân có tự trọng muốn được tự do bày tỏ chính kiến, thảo luận đường hướng xây dựng đất nước. Họ bị khép vào cái gọi là điều 88 BLHS, bị gọi là lợi dụng tự do, dân chủ. Mà thực ra ở Việt Nam làm gì có tự do, dân chủ. Họ bịt miệng nhân dân rồi cơ mà. Những nhà dân chủ, những nhà tôn giáo khi lên tiếng đòi hỏi trong sự ôn hòa thì đều bị kết tội, bị bỏ tù. Trong lá thư gửi Tổng thống Bush, tôi nêu ba vấn đề ấy. Tôi cũng đòi trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lý, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và cho hàng trăm “tù nhân lương tâm” khác. BBC:Theo ông, chính phủ Hoa Kỳ có thể gây sức ép thế nào với Việt Nam? Tôi nghĩ Tổng thống Bush cũng đã đặt vấn đề gây sức ép rồi. Khi ông Phạm Gia Khiêm qua Mỹ, Ngoại trưởng Condoleezza Rice đã yêu cầu trả tự do cho nhà báo Nguyễn Vũ Bình và một số nhà dân chủ khác. Việt Nam chỉ mới đáp ứng một, hai trường hợp mà thôi. Gần đây ông Bush bày tỏ quan điểm về dân chủ ba lần. Một lần là cuộc gặp bốn nhà dân chủ người Mỹ gốc Việt, lần khác là bài phát biểu ở Prague và sau đó là phát biểu tại đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản. Tôi thấy qua đó, ông Bush đặt vấn đề rõ ràng. Tức là tự do, dân chủ hiện được nhân loại xem là cái tự nhiên của con người, hầu hết các nước có rồi. Cái ốc đảo cộng sản Việt Nam thực ra bây giờ cũng đã ở giai đoạn cuối đời của nó. Nếu các vị lãnh đạo còn ngoan cố bám lấy ghế của mình, bảo vệ lợi ích gia tộc mình, thì như thế họ có tội với nhân dân. Những gợi ý về dân chủ của ông Bush không chỉ có lợi cho Mỹ mà cho cả chính quyền và người dân Việt Nam. Bắt tay? BBC:Ông có tin vào sự tồn tại của một lực lượng đổi mới có mặt bên trong Đảng Cộng sản không? Có một lực lượng như thế. Ví dụ như ông Võ Văn Kiệt, ông ấy nêu ra mấy quan điểm mới. Ông ấy không thể gợi ý mạnh hơn các nhà dân chủ triệt để, nhưng cũng rất đáng hoan nghênh rồi. BBC:Nhưng có dấu hiệu nào là phe đổi mới trong Đảng sẽ bắt tay với những nhà dân chủ bên ngoài Đảng hay không? Hay sẽ chỉ là sự giải quyết trong nội bộ giữa họ với nhau? Tôi thấy những tuyên bố của ông Võ Văn Kiệt thực sự cũng giống như những lên án của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về những vụ như Tổng cục 2 – T4. Nó biểu thị sự hoan nghênh gián tiếp cuộc đấu tranh của lực lượng dân chủ. Bởi vì những người dân chủ muốn cái gì? Muốn quyền con người, tự do báo chí, tôn giáo. Tôi thấy những tuyên bố kia đã gián tiếp tán thành lập trường của các nhà dân chủ. BBC:Phải chăng ông ngả theo xu hướng tức là những nhà dân chủ bên ngoài đảng cũng có sự ủng hộ, khuyến khích những gương mặt đổi mới trong đảng? Vâng. Tôi muốn nói thêm thế này. Đại tướng Mai Chí Thọ, khi còn sống, năm kia, ông ấy nói chưa chắc cái đảng này còn trụ nổi đến Đại hội Đảng lần sau. Nó chứng tỏ trong nội bộ cấp cao, có những người giữ quan điểm tiến bộ. Chúng tôi hoan nghênh những người cộng sản cấp tiến đó. Chúng tôi hoan nghênh cuộc đấu tranh nội bộ của Đảng Cộng sản. Nếu cuộc đấu tranh đó càng phát triển lên, nó sẽ mở ra tương lai tốt đẹp, hòa bình và đại đoàn kết dân tộc. Như thế, những người cộng sản sẽ được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh như ở Ba Lan trước đây. Tổng Bí thư cuối cùng của Đảng Cộng sản Ba Lan, Jaruzelski, tán thành bầu cử tự do, đồng ý ngồi lại với Công đoàn Đoàn kết và phe Công giáo. Đấy là bài học rất hay mà Việt Nam nên học. Chúng tôi hoan nghênh những đảng viên cộng sản cấp tiến. Và chúng tôi sẵn sàng giơ hai bàn tay ra để đi đến chỗ là bắt tay với các vị đó. Khi đó, dân tộc sẽ bước một bước tiến mới. Tương lai đất nước khi đó sẽ không thua kém nước nào ở Đông Nam Á. Nhà bất đồng chính kiến Hoàng Minh Chính nói với BBC từ Hà Nội rằng những người đấu tranh dân chủ bên ngoài đảng sẵn sàng hợp tác với thành phần đổi mới trong Đảng Cộng sản. text: Ca sĩ Jamala Ca khúc 1944 của ca sĩ Jamala kể về bi kịch của người bà, khi nhà độc tài Liên Xô đẩy 240.000 người Tatar lên xe lửa để đi đến Trung Á. Hàng ngàn người đã chết trên đường đi hoặc chết vì đói khi đến nơi. Ca khúc mở đầu bằng câu: “Họ đến nhà bạn, họ giết tất cả và nói Chúng ta không có tội.” Kỷ niệm về những sự kiện này sống lại do việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014. Ca sĩ Rouslana, từng thắng giải Eurovision, nói ca khúc 1944 “là những gì chúng tôi đang hứng chịu ở Ukraine hôm nay”. Còn Jamala, 32 tuổi, cho biết ca khúc “nói về gia đình cô”. Cô nói cô muốn khán giả nghe một ca khúc được viết trong “tình trạng bất lực” sau khi Nga chiếm đất đai của Ukraine. Cuộc thi Eurovision năm nay sẽ diễn ra ở Stockholm tháng Năm. Ukraine đã chọn một bài hát về sự kiện Josef Stalin trục xuất người Tatar để tham dự cuộc thi Eurovision. text: Theo dự định ông sẽ có hội đàm với Tổng thống Jalal Talabani và thủ tướng Nouri Maliki. Ông Blair bay tới khu vực Green Zone của Baghdad chỉ vài giờ sau khi khu vực này bị tấn công - mặc dù các quan chức nói rằng không có dấu hiệu ông Blair là mục tiêu của vụ tấn công. Đây là chuyến thăm thứ bảy của ông Blair tới Iraq và rất có thể sẽ là chuyến thăm cuối cùng với tư cách là thủ tướng Anh bởi ông sẽ từ chức vào tháng sau. 'Chuyện thường ngày' Nhận xét về vụ tấn công, người phát ngôn của ông Blair nói: "Chúng tôi sẽ không vờ nói rằng đây không phải là vụ việc xảy ra thường xuyên." "Chúng tôi không có thông tin nào cho thấy đây là một vụ tấn công bất thường." Theo phóng viên Paul Wood của đài BBC, ba quả đạn pháo Katyusha bay thẳng vào khu vực Green Zone lúc 8 giờ 30 sáng giờ địa phương, cách nơi ông Blair đang gặp các lãnh đạo của Iraq khoảng một dặm. Một nhân viên bảo vệ đã thiệt mạng. Thủ tướng Anh bay tới Iraq qua Kuwait sau khi tới thăm Washington DC. Ông được ông Maliki đón tiếp tại dinh thủ tướng trong khu vực Green Zone. Theo các chuyên gia nhận định, ông Blair sẽ thúc giục thêm quá trình hòa giải giữa các nhóm Sunni và Shia của Iraq. Các lãnh tụ Sunni và Arab vẫn thường xuyên gặp gỡ với các lãnh đạo được bầu chọn của Iraq. Người phát ngôn của ông Blair nói: "Vài tháng tới sẽ là giai đoạn mấu chốt trong việc tạo đà cho quá trình hòa giải." "Trong chuyến thăm này, thủ tướng muốn nhấn mạnh sự liên kết quan trọng giữa chính trị và an ninh." Thủ tướng Tony Blair đã bất ngờ tới thăm thủ đô Baghdad của Iraq . text: Đã có những chỉ trích Nga đàn áp bất đồng Theo đạo luật mới này, tội phản quốc và gián điệp sẽ bao gồm ủng hộ ‘những kẻ tìm cách tổn hại an ninh của nước Nga’. Những ai lấy được bí mật quốc gia một cách bất hợp pháp sẽ phải chịu mức án tù lâu hơn. Dự luật này sẽ nhanh chóng được Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga, thông qua. Dự luật được Duma thông qua với 375 phiếu thuận trên hai phiếu chống. Nó sẽ được Tổng thống Vladimir Putin ký thành luật. Theo luật hiện hành của Nga, tội phản quốc được cho là gián điệp hay các hình thức hỗ trợ khác cho nước ngoài để làm tổn hại đến an ninh bên ngoài của nước Nga. Luật mới sẽ mở rộng nội hàm để bao gồm các hành động chống lại ‘trật tự hiếp pháp, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và toàn vẹn quốc gia’ của nước Nga. Đảng đối lập Nước Nga Công bằng nhận xét rằng việc định nghĩa tội phản quốc rộng như thế có nghĩa là ‘gần như bất cứ công dân Nga nào có liên hệ với người nước ngoài’ đều sẽ bị cáo buộc phản quốc. Bên cạnh đó, dự luật cũng đưa một số tổ chức đa quốc gia vào danh sách các nhóm có thể lợi dụng bí mật quốc gia. Các nhà hoạt động nhân quyền giải thích rằng điều này có nghĩa là việc chia sẻ thông tin cho các tổ chức quốc tế như Ân xá Quốc tế hay thậm chí đưa kháng nghị lên Tòa án châu Âu về Nhân quyền cũng được xem như là hành vi phạm tội. Ông Alexander Cherkasov, một nhà hoạt động thuộc nhóm nhân quyền Memorial, nhận xét đạo luật mới này được soạn thảo nhằm để ‘được diễn dịch một cách tùy tiện’. Hồi tháng trước, chính phủ Nga đã ra lệnh cho tổ chức viện trợ Mỹ USAID chấm dứt hoạt động ở quốc gia này và cáo buộc cơ quan này đang tìm cách ảnh hưởng lên chính trị của nước Nga. USAID đã tài trợ cho một số tổ chức phi chính phủ của Nga, bao gồm những tổ chức tham gia giám sát bầu cử. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Duma quốc gia Nga, tức Hạ viện, đã bỏ phiếu mở rộng nội hàm của tội phản quốc trong một động thái bị chỉ trích là nỗ lực tiếp theo của chính phủ để bóp nghẹt tiếng nói bất đồng ở quốc gia này. text: Chương trình phát trực tiếp lúc 19h30 thứ Năm ngày 14/04 tại http://bbc.in/1NmejoZ Gần đây truyền thông Việt Nam đăng nhiều phóng sự điều tra về thực phẩm 'bẩn', như 'chế biến thịt lợn thành thịt bò', 'măng nhuộm chất cấm', heo thịt bị tiêm thuốc an thần. Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó cục trưởng cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) được truyền thông trong nước dẫn lại rằng, "không có khái niệm thực phẩm bẩn, chỉ có thực phẩm an toàn hoặc không an toàn," và theo ông, bằng mắt thường không thể phát hiện được thực phẩm không an toàn. Một vườn trồng rau 'sạch' ở ngoại ô Hà Nội Hồi đầu tháng Tư, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát xin lỗi nhân dân sau khi phát biểu trước Quốc hội cho rằng "đa số thực phẩm của chúng ta an toàn nhưng nhân dân không biết". Ông Cao Đức Phát sau đó giải thích rõ hơn trên báo Lao Động rằng, ông đã không nói rõ hết ý trong phát biểu hôm 01/04. “Trong lời phát biểu của mình thì thời điểm đó tôi muốn nói một ý rằng chúng ta đúng là có thực phẩm vi phạm, cũng có nhiều thực phẩm thực sự an toàn nhưng nhân dân không có thông tin hay không có khả năng phân biệt giữa thực phẩm an toàn hay không an toàn. "Vì thế cùng với việc nỗ lực ngăn chặn việc sản xuất thực phẩm kém an toàn, đồng thời cùng nhân dân xây dựng các cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn có uy tín, thông tin cho nhân dân biết,” ông Bộ trưởng nói. Không riêng Việt Nam Khảo sát cho thấy đa số người dân Trung Quốc coi thực phẩm an toàn là vấn đề hàng đầu An toàn thực phẩm được một nghiên cứu năm 2012 cho là vấn đề được người Việt Nam lo lắng nhất và quan tâm nhất kể từ thập niên 90. Tuy nhiên một khảo sát ở Trung Quốc cho thấy kết quả tương tự, khi người dân nước này cũng đặt vấn đề an toàn thực phẩm lên hàng đầu, trên cả y tế và giáo dục. Khảo sát của Đại học Nhân dân vào cuối tháng 12 năm 2015 "phản ánh hàng loạt scandal về an toàn thực phẩm liên tục xảy ra ở Trung Quốc và sự thiếu niềm tin vào các biện pháp của chính phủ trong việc giải quyết vấn đề," nhà báo Ngô Ngọc Văn của BBC tiếng Trung viết. "Một số vụ tai tiếng nhất như vụ sữa bột năm 2008, gạo nhiễm chất cadmium năm 2013 và vụ bán chân gà ngâm hóa chất hydrogen peroxide năm 2014." Một trong những câu hỏi lớn mà người dân đặt ra về vai trò thiếu hiệu quả của chính quyền, theo nhà báo, là liệu có phải do tham nhũng và tội phạm "đã hủy hoại dây chuyền thực phẩm" ở Trung Quốc. Ikea đưa ra món thịt viên chay sau khi buộc phải rút loại thịt viên đặc sản của Thụy Điển do bị phát hiện thấy có dấu vết thịt ngựa trong món này Báo chí Anh Quốc cũng đặt ra nhiều câu hỏi về các chất phụ gia trong thực phẩm đã qua chế biến, đặc biệt là thực phẩm đông lạnh, hay vụ trộn thịt ngựa vào các sản phẩm đề là thịt bò. Nhưng người dân Thái Lan dường như khá tin tưởng vào chất lượng thực phẩm của mình, nhà báo của BBC tiếng Thái cho biết. "Người Thái cho rằng thực phẩm của họ an toàn. Tuy nhiên nếu được hỏi, họ vẫn sẽ đưa ra bình luận chỉ trích các cơ quan chính quyền. "Chúng tôi từng đưa tin về vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học, nhưng giờ không thấy những trường hợp như thế diễn ra nữa. Có thể nó vẫn xảy ra nhưng ở mức độ nhỏ hơn hoặc không có báo cáo." Thái Lan có nhiều cơ quan giám sát và bảo vệ người tiêu dùng của chính phủ, của các địa phương cũng như các cơ quan độc lập, theo BBC tiếng Thái. Xem thảo luận trực tiếp lúc 19h30 ngày 14/04 tại: http://bbc.in/1NmejoZ Bàn tròn thứ Năm cùng các khách mời tuần này sẽ tìm hiểu về các giải pháp cho an toàn thực phẩm ở Việt Nam. text: Ông Tập Cận Bình thăm Anh vào tháng trước và được đón tiếp long trọng. Bộ Ngoại giao Anh nói động thái ngoại giao này là can dự thông thường đối với sự vụ hàng hải quốc tế. Tuy nhiên, thời điểm Bộ Ngoại giao Anh quan tâm tới tranh chấp lãnh thổ Trường Sa cho thấy có khả năng bị Trung Quốc chi phối, theo báo The Guardian tại Anh. “Thời điểm đưa ra yêu cầu này có thể xem là Bắc Kinh đề nghị London tham gia với tư cách bên trung gian trong bối cảnh có căng thẳng về quân sự giữa Trung Quốc, Philippines, các nước châu Á và thậm chí cả Hoa Kỳ. "Động thái của Anh khiến Philippines ngạc nhiên, tạo đồn đoán tằng việc London tham gia là có sự phối hợp với Bắc Kinh sau chuyến thăm Anh của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng trước," bài của báo này bình luận. Anh bấy lâu nay nay không thể hiện lập trường đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền tại các đảo và bãi đá tại Biển Đông. Ngày 24/11, Tòa trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, đã bắt đầu phiên đầu tiên sau khi thụ lý đơn của Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền đường 9 đoạn của Bắc Kinh tại Biển Đông. Phiên điều trần kín dự kiến kéo dài đến 30/11 với sự tham gia của các quan sát viên từ Nhật Bản, Singapore, Úc, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Báo The Guardian nói họ tin là Hoa Kỳ đã khước từ yêu cầu của Anh đề nghị được quan sát phiên xử vì Anh không có dính líu gì tới chủ quyền lãnh thổ tại khu vực này. Hiện chưa rõ Bộ Ngoại giao Anh định quan sát toàn bộ phiên xử hay không. Thủ tướng Anh thăm Hà Nội vào cuối tháng Bảy năm 2015. Hồi tháng Tám năm nay Ngoại trưởng Anh kêu gọi tự do hàng hải và hàng không tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông nhưng không chỉ trích Trung Quốc. Ông Philip Hammond nói rằng Anh quan tâm rất nhiều tới sự ổn định tại Biển Đông và không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền. "Chúng tôi muốn việc tuyên bố chủ quyền được giải quyết bằng các biện pháp thông qua luật lệ chứ không phải sức mạnh, theo cách phù hợp với ổn định và hòa bình lâu dài cho khu vực, tự do đi lại trên biển và trên không, và phù hợp với luật pháp quốc tế," ông Hammond nói trước cử tọa là sinh viên tại Bắc Kinh. Hồi giữa năm 2014, Bộ Ngoại giao Anh tiết lộ đã nói chuyện với Trung Quốc để nêu quan ngại về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trên Biển Đông. Quốc vụ Khanh của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Hugo Swire khi đó ra tuyên bố nói việc hạ đặt giàn khoan ở “vùng biển tranh chấp” đã dẫn tới “căng thẳng gia tăng” trên biển và rằng Anh đã “nêu vấn đề với chính phủ Trung Quốc ở cấp bộ”. Trong chuyến thăm Anh hồi đầu năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với Thủ tướng David Cameron rằng Việt Nam muốn tăng cường hợp tác với Anh trong các lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, Tuyên bố chung của hai bên chỉ lặp lại những lập trường quen thuộc như ‘đảm bảo tự do hàng hải’ và ‘giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế’. Anh đã chính thức yêu cầu là “nhà quan sát trung lập” trong vụ xử Philippines kiện Trung Quốc về đường chín đoạn tại phiên tòa ở The Hague. text: Sự kiện được tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội Sự kiện được tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội với sự tham dự của khoảng 500 khách mời trong nước và quốc tế. Ông Gareth Ward - Đại sứ Vương Quốc Anh nói: "Tôi vô cùng vinh dự khi được đón tiếp các vị khách quý tới dự Tiệc sinh nhật lần thứ 93 của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị. Buổi tiệc hôm nay là cơ hội tuyệt vời để làm nổi bật mối quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh". Chủ đề của buổi tiệc năm nay là các tổ chức từ thiện bởi Vương Quốc Anh từ lâu đã được biết đến bởi những hoạt động thiện nguyện và nhân đạo với một số hình ảnh về những hoạt động của 5 tổ chức từ thiện của Vương Quốc Anh tại Việt Nam, bao gồm Newborns Việt Nam, Facing the World, Hội Từ thiện Trẻ em Sài Gòn, Quỹ Christina Noble vì trẻ em và Nhóm Cố vấn bom mìn (MAG). Đại sứ Anh Gareth Ward nói: "Gia đình Hoàng Gia có quan hệ thân thiết với Việt Nam. Hôm nay cũng là dịp để chúng ta nhìn lại mối quan hệ hợp tác giữa Vuơng Quốc Anh và Việt Nam đã chuyển biến như thế nào trong những năm gần đây và đặc biệt là mối liên kết của người dân hai nước". Cũng chia sẻ trong video chiếu trong sự kiện này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn đã chia sẻ về những mối liên hệ chặt chẽ giữa hai nước và cũng đồng thời, gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới Nữ hoàng Anh, gia đình Hoàng gia và Chính phủ Anh. Giới chức Anh Việt nói ca ngợi quan hệ song phương Chồng Nữ hoàng Anh an toàn sau tai nạn xe hơi Tân Đại sứ Anh trình quốc thư lên Chủ tịch Trần Đại Quang Tiệc sinh nhật lần thứ 93 của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị - ngày được coi là Quốc Khánh của Vương Quốc Anh. Thông cáo Báo chí từ Sứ quán Vương Quốc Anh cho biết Ngài Mark Field - Quốc vụ khanh Bộ ngoại giao Anh, Bà Natalie Black - Cao ủy Thương Mại phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương cùng đại diện của Đại sứ quán Anh đã khẳng định cam kết của Vương Quốc Anh trong việc xây dựng mối quan hệ bền chặt với Việt Nam. Buổi tiệc cũng có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và Thứ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy. Khoảng 500 khách mời trong và ngoài nước dự sự kiện này. Đại sứ quán Anh tại Hà Nội tổ chức Tiệc sinh nhật thứ 93 của Nữ Hoàng Anh vào tối ngày 24/04/2019 ở Hà Nội. text: Trận thắng của tuyển Olympic bóng đá nam thành khủng hoảng truyền thông của VTV? Dư luận trên mạng xã hội nêu ra chuyện VTV truyền sóng từ VTC trong tình trạng bị nhiễu sóng, chập chờn và có lúc thì xuất hiện logo của VTC1, lúc thì là VTC3, có lúc lại là VOV TV. Nhiều người nói đài truyền hình Việt Nam VTV "chèn quảng cáo" đè lên các quảng cáo của VTC. Nội dung không có Cuối Facebook tin, 1 Nhiều khán thính giả của VTV và VTC cũng đều nghe thấy lời tường thuật của bình luận viên Quang Huy nhắc nhở: "Các bạn đang theo dõi trận đấu giữa Việt Nam và Bahrain … Đây là kỳ ASIAD mà Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và cũng như Đài Truyền hình kỹ thuật số (VTC) đã cố gắng gửi đến khán giả cuộc tranh tài của các vận động viên." Bình luận viên Quang Huy nhấn mạnh: "Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ bản quyền phát sóng với tất cả các đài truyền hình trên cả nước! Trên thực tế thì nhiều đài đã tuân thủ đúng việc tiếp sóng. Tuy nhiên, với những đơn vị không thực hiện đúng thỏa thuận thì chúng tôi sẽ… ngắt nguồn tín hiệu trên những kênh truyền hình đó." Olympic Việt Nam nhọc nhằn đánh bại Bahrain Báo châu Á: 'Công Phượng là anh hùng' của VN Asian Games: cầu thủ Nhật 'mua dâm' phải về nước Bình luận viên lặp lại thông điệp này vài lần trong trận đấu. Và không lâu sau đó thì màn hình VTV6 chuyển màu đen, mất hẳn logo VTC và xuất hiện các chương trình, quảng cáo khác của VTV dù trận đấu vẫn đang diễn ra. Trong khi đó, trên kênh VTC và các đài khác có thỏa thuận tiếp sóng, bình luận viên Quang Huy tiếp tục: "Một số khán giả có thắc mắc về việc VTV6 mất tín hiệu, nguyên nhân là do việc tiếp sóng chưa được thực hiện đúng chuẩn." Cả hai cơ quan truyền hình đều do nhà nước Việt Nam quản lý cũng đặt ra câu hỏi về sự cạnh tranh bất bình thường này. VTV đã làm gì? Ngay lập tức sau khi VTV6 bị đứt sóng, màn hình chuyển màu đen khoảng một phút trước khi xuất hiện thông báo: "Tạm dừng phát sóng do vấn đề bản quyền. Rất mong quý khách thông cảm." Trong khi đó trên trang Facebook của VTV, xuất hiện một số thông báo ngắn gọn, trong đó gồm: "Do mất tín hiệu nên VTV buộc phải phát đệm chờ khắc phục - phong cảnh, giới thiệu chương trình. Hết, không có quảng cáo cho ai." Các thông báo trên hiện giờ đã bị xóa. Vẫn chưa có 'thỏa thuận' Trả lời báo Người Lao động sáng 24/8, ông Nguyễn Kim Trung, Tổng Giám đốc VTC nói rằng: "Việc ngắt sóng giữa chừng hoàn toàn là việc của VTV." Ông Trung cho biết VTVCab, K+ đều đã có thỏa thuận trong việc tiếp sóng, nhưng "riêng VTV6 thì cho đến chiều ngày 23/8 vẫn chưa ký kết được với VOV thỏa thuận về tiếp sóng". "Tuy nhiên, mặc dù chưa có thỏa thuận tiếp sóng nhưng VTV6 vẫn tiếp phát, chèn sóng, hạ sóng, lấy tín hiệu không đảm bảo tính nguyên vẹn của chương trình gốc cho nên có những lúc VTV6 lấy tín hiệu từ nhiều kênh của VOV như VTC1, VTC3, VOVTV... mà chất lượng là khác nhau nên không đảm bảo chất lượng từ tín hiệu gốc. "Khi đó, bình luận viên Quang Huy của VTC cũng đã nhắc nhở rằng hãy lấy tín hiệu gốc để đảm bảo chất lượng chứ VOV không hề ngắt sóng VTV6 vì VOV chưa hề cấp sóng cho VTV6." Ông Trung xác nhận VTV6 đã phát sóng chèn logo VTV6, chèn quảng cáo của VTV6 khai thác "nhưng VOV không muốn nhắc đến quá nhiều về vấn đề này." Hôm 21/8, VOV/VTC đã mua được bản quyền phát sóng mua bản quyền tất cả các sự kiện trong khuôn khổ Asiad 18 với mức giá 1,7 triệu USD. Theo báo Vietnamnet, mức giá trên "rẻ một nửa" so với chào giá ban đầu với VTV. Còn theo Zing, ông Trần Ngọc Tú, Phó giám đốc Trung tâm Hợp tác và Liên kết của VTC, nói ngày 24/8, VTV và VTC có thể sẽ hoàn tất cả thủ tục pháp lý để VTV tiếp sóng nguyên trạng các chương trình ASIAD từ VOV/VTC. Một số ý kiến trên mạng: Quan Doan Le: Cơ quan truyền thông đều sống bằng quảng cáo, cạnh tranh nhau là việc bình thường, nhưng phải có văn hoá. Đang lúc nước sôi lửa bỏng ,không biết ông nào ở VTV6 chỉ đạo chèn quảng cáo VTC3( bằng đệm chương trình ) dẫn tới bị cắt sóng. Đài Vĩnh Long khi tiếp sóng VTC3 họ tiếp nguyên trạng , nhiều đài nhỏ cũng làm như vậy. Phạm Ngọc Tiến: Hãy ngồi lại với nhau để khán giả được xem trọn vẹn chương trình. Các bạn đừng nghĩ đơn giản về chuyện cắt sóng. Hàng triệu khán giả không được xem trận bóng hôm qua sẽ nghĩ thế nào về các bạn? Họ không nghĩ gì cả. Họ chửi nhà nước. Và họ chửi đúng bởi các đài truyền hình là tài sản quốc gia chứ không phải tư nhân là tiền của mấy ông chủ bỏ ra để muốn làm gì thì làm. Các bạn có quyền làm nội dung nhưng không có quyền tư hữu công sản. Tôi hiểu nguyên tắc sóng sạch. Sự cắt sóng là đúng nếu VTV chèn quảng cáo (cũng có thể là một lý do nào khác nữa) và tôi không tin TGĐ Trần Bình Minh lại chỉ đạo làm chương trình như thế. Không còn là chuyện nhỏ hãy truy tìm nguyên nhân ai đã làm việc này hôm qua dẫn đến một sự cố tôi gọi là khủng hoảng truyền thông đối với VTV nói riêng và truyền hình nói chung. Ai là người gây ra chuyện mất tín hiệu ngày hôm qua phải được điểm tên và chịu trách nhiệm. Nhà báo Hoàng Hải Vân: Sau khi VTC mua được bản quyền và sẵn sàng cho các đài truyền hình khác tiếp sóng, VTV6 đã không kịp thời làm thủ tục để ký kết nên VTC chưa cấp tín hiệu gốc trong trận Olympic Việt Nam - Bahrain chiều 23-8, nhưng VTV6 bất chấp nguyên tắc về bản quyền, đã tùy tiện tiếp phát chương trình này. Không những thế, VTV6 còn không giữ nguyên hiện trạng chương trình lấy từ VTC, mà tham lam chèn quảng cáo của mình vào. Thật là thiếu tự trọng. Bên cạnh niềm vui tuyển Olympic bóng đá nam Việt Nam lọt vào vòng tứ kết giải đấu ASIAD 2018 là những ồn ào xoay quanh việc một kênh của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV6) bị 'đứt sóng' khi đang phát sóng trận Việt Nam gặp Bahrain tối 23/8. text: Tổng thống Obama nói ông vừa ký lệnh trừng phạt Nga Ông cũng nói về quyết tâm của Mỹ ủng hộ Kiev và lên án cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea để ly khai Ukraine nhằm gia nhập Liên bang Nga là ‘phi pháp’. Nói về cuộc khủng hoảng Crimea rằng “cả thế giới đang quan sát với sự lo ngại” ông nói hoạt động ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga “vẫn tiếp tục” nhưng muốn thấy Nga “có hành động giải tỏa căng thẳng”. Nếu không, nước này “sẽ tiếp tục bị cô lập”, theo lời Tổng thống Obama. Hoa Kỳ cũng nêu ra ngân hàng Nga là Bank Rossiya bị trừng phạt vì đã "ủng hộ các quan chức" có trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng. Trước đó, Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel trả lời Quốc hội nước này nói rằng, thực tế chính trị hiện nay có nghĩa là “khối G8 đã không còn tồn tại”. Sau khủng hoảng Crimea, khối các nước công nghiệp phát triển đã không muốn tham gia họp G8 gồm cả Nga. Như thế, Nga đã bị loại khỏi khối này mà nay chỉ còn là G7. Bà Merkel cũng nói với các dân biểu Quốc hội Liên bang Đức ở Berlin trong ngày rằng Nga sẽ tiếp tục bị EU trừng phạt nếu không có biện pháp giảm căng thẳng ở Crimea. Trước đó, Hoa Kỳ đã ra lệnh phong tỏa tài sản và áp lệnh cấm đi lại đối với 11 cá nhân, còn EU áp lệnh trừng phạt tương tự đối với 21 người. Trong diễn biến mới nhất, các nhóm vũ trang nói tiếng Nga đã chiếm hai căn cứ quân sự của Ukraine trên bán đảo Crimea hôm thứ Tư. Tối hôm nay, các lãnh đạo EU sẽ họp tại để bàn cách phối hợp cách đáp trả hành động can thiệp của Nga ở Crimea. Cũng trong ngày 20/3/2014, Hạ viện Nga tức Duma thông qua hiệp ước thu nhận về Crimea sau động tác của Tổng thống Vladimir Putin công nhận Cộng hòa Crimea 'độc lập'. Bà Merkel nói rằng khối G8 coi như không còn tồn tại Dự kiến vào thứ Sáu 21/3 này, Thượng viện Nga sẽ phê chuẩn hiệp ước này, chính thức biến Crimea thành một phần lãnh thổ của Liên bang Nga. 'Đột nhập êm thấm' Theo biên tập viên kỳ cựu của BBC, ông John Simpson viết từ Crimea thì toàn bộ quá trình 'xâm lặng êm thấm' của Nga với Crimea đã được chuẩn bị từ tháng 2. Khi đó, hàng nghìn quân Nga được tăng viện đã lặng lẽ tới các căn cứ quân sự ở Crimea nơi Nga có quân cảng được phép sử dụng theo hiệp ước với Ukraine. Dấu hiệu Nga thôn tính xuất hiện hôm 28/2 khi các nhóm vũ trang người Nga lập chốt tại Armyansk và Chongar - hai tuyến đường bộ chính nối Ukraine và bán đảo Crimea. Những đường nối này được kiểm soát bởi các tay súng mặc đủ loại đồng phục: quân đội Ukraine, cảnh sát Ukraine, các đồ ngụy trang không kèm phù hiệu. Sang ngày 2/3, mọi việc kể như xong, theo John Simpson. Ngoài quân lính, phía Nga còn có dân quân người Nga ở sẵn Crimea và một số 'tình nguyện viên thật' tới từ Moscow để tham gia điều mà họ gọi là giải phóng Crimea, theo quan sát của John Simpson. Vụ chiếm Crimea như thế là vụ đột nhập hơn là xâm lăng trực diện. Ukraine đành chịu rút quân khỏi quân cảng ở Crimea Cho đến ngày 19/3, sau cuộc trưng cầu dân ý để về với Nga, các lực lượng thân Nga dường như đã nắm quyền kiểm soát căn cứ của Ukraine tại Sevastopol mà không phải tốn viên đạn nào. Khoảng 200 người, một số có vũ trang, đã xô đổ cổng vào tiến vào trong đàm phán với các nhân viên cao cấp Ukraine. Có tin tư lệnh Hải quân Ukraine tại đây, ông Serhiy Hayduk bị phía Nga bắt nhưng đến tối thứ Tư thì tin tức nói ông đã được thả. Sang ngày 20/3, Ukraine nói đang lên kế hoạch rút các quân nhân và gia đình họ khỏi Crimea để đảm bảo an toàn cho họ, Tổng thống Hoa Kỳ, ông Barack Obama họp báo để tuyên bố ông vừa ký lệnh đặc biệt không chỉ trừng phạt các cá nhân mà cả những ngành kinh tế Nga ủng hộ cho cuộc hành động của Nga ở Ukraine. text: Pierre Brocheux: Tôi nghĩ rằng ông Hồ Chí Minh về bản chất thực ra là một người theo Khổng Giáo. Ông luôn cố gắng kết hợp những ý tưởng của Khổng Giáo, một truyền thống ý thức hệ Đông Á với các dòng tư tưởng châu Âu, từ Marxism đến Leninism. Tôi bỏ cách nhìn từ trước đến nay là tranh luận xem ông Hồ thực sự là một người cộng sản hay một người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa. Theo tôi, trước sau ông là một người tốt, một người Khổng Giáo. Những gì người ta nói về ông ở Việt Nam hiện nay chỉ đúng một phần mà thôi. Theo tôi, ông đã cố gắng đưa vào thực tế tính nhân và tính công bằng xã hội theo kiểu của Khổng Giáo. BBC:Vậy ông nghĩ là những gì ông tìm ra trong tính cách của ông Hồ Chí Minh có thể có một tác động nào đó lên xã hội Việt Nam hiện nay? Pierre Brocheux: Đúng, trong xã hội Việt Nam bây giờ đồng tiền là quan trọng nhất thì Hồ Chí Minh là một sự lựa chọn khác cho người ta. BBC:Ông có nghĩ rằng theo dòng tư tưởng của ông Hồ Chí Minh thì giả sử vào thời điểm bây giờ của Việt Nam, ông Hồ sẽ có quan điểm thế nào? Pierre Brocheux: Tôi nghĩ ông ấy sẽ giữ cách nhìn của một người theo Khổng Giáo và một phần theo Lênin. Nhưng cũng phải nói rằng ông Hồ sẽ ủng hộ các vấn đề như nhân quyền. BBC:Ông nghĩ rằng nhân quyền theo quan điểm châu Âu hiện nay? Pierre Brocheux: Không hoàn toàn như thế. Có thể ông ấy sẽ thay đổi đôi chút. Nhưng vẫn là nhân quyền. Ta không nên nhớ rằng ông Hồ Chí Minh sang Pháp vì muốn biến tự do, bình đẳng, bác ái thực sự là thế nào, chỉ sau nước Pháp ông ta mới sang theo nước Nga cộng sản. BBC:Nhưng với nhiều người thì ông Hồ Chí Minh vẫn là người đem chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam dù nay các sử gia có nói gì khác đi nữa? Pierre Brocheux: Ông ấy đã đưa chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam nhưng con người và tính cách của ông ấy phức tạp hơn vậy. Theo nghiên cứu của tôi thì cả một giai đoạn trước khi qua đời, ông Hồ bị cách ly khỏi quyền lực, tức là không hề có quyền gì. Ông ấy bị biến thành một biểu tượng. Vì thế cuốn sách của tôi còn có một tựa đề phụ là ‘Hồ Chí Minh, một nhà cách mạng biến thành một biểu tượng’. Ý tôi muốn nói ông bị người ta biến thành một biểu tượng không có quyền, một biểu tượng yếu về quyền lực. BBC:Cứ cho là ông Hồ Chí Minh có tính cách như ông nói đi, thì theo ông, ông Hồ nếu sống đến thập niên 70 liệu có cách giải quyết khác cho miền Nam sau 1975 hay không? Pierre Brocheux: Tôi tin là khác, chắc chắn không có cách giải quyết như các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ. Hồ Chí Minh khác Lê Duẩn và Lê Đức Thọ rất nhiều. Sẽ không có chuyện bắt người miền Nam đi cải tạo hàng loạt hay những điều tương tự. Sau 56 năm nghiên cứu Hồ Chí Minh của tôi, tôi có thể nói rằng ông Hồ Chí Minh là một người ưa các giải pháp ôn hòa hơn là cực đoan. BBC:Vậy vai trò của ông Hồ Chí Minh trong Cải Cách Ruộng Đất, rồi vụ Nhân Văn Giai Phẩm ra sao, theo những gì ông tìm ra? Pierre Brocheux: Hồ Chí Minh bị coi là phải chịu trách nhiệm về những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất nhưng tôi tìm thấy nhiều tài liệu, như các báo cáo chính trị của chính ông, lên án các vụ đánh người, giết người trong Cải Cách. Ông gọi làm như thế là hành xử như ‘bọn đế quốc’ rằng đó là những hành vi tội phạm. Ông nói tra tấn người là tội ác. Về Nhân Văn Giai Phẩm thì phải thấy rằng ông Hồ có viết và phát biểu đúng một lần, nhưng về phong trào Trăm Hoa Đua Nở ở Trung Quốc. Ông lên án những nhà văn bị coi là phái hữu như Đinh Linh của Trung Quốc nhưng không hề nói đến tên của bất cứ một nhà văn hay nghệ sỹ Việt Nam nào. BBC:Còn về những người phụ nữ mà người ta cho là hoặc là vợ hoặc là người yêu của ông? Pierre Brocheux: Tôi tin vào chứng cớ sử gia Trung Quốc, ông Hoàng Tranh đưa là rằng bà Tăng Tuyết Minh là vợ ông Hồ. Theo tôi, điều mà Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam làm, tức là che dấu chuyện này, là một sự kiện rất quan trọng. Điều này chứng tỏ họ có một chính sách biến ông Hồ thành một biểu tượng cho họ. Nhưng tôi không tìm thấy chứng cớ rằng ông Hồ Chí Minh từng có một người bạn gái người Pháp như một số người nói. Pierre Brocheux năm nay 72 tuổi, có cha người Pháp, mẹ người Việt. Ông sinh tại Chợ Lớn, nghiên cứu về Hồ Chí Minh được hơn năm thập kỷ. Hiện sống tại Paris. Nhà sử học Pháp ông Pierre Brocheux có cuộc nói chuyện tại Toronto, Canada chiều 29/10/2003 về cuốn sách của ông mang tựa đề ''Vietnam Expose, and New biography of Ho Chi Minh''. Ban Việt Ngữ BBC hỏi ông muốn trình bày hình ảnh gì mới về ông Hồ? text: Ông Castro sắp bước sang tuổi 80 cho biết lịch làm việc quá căng trong thời gian qua góp phần làm cho ông không được khỏe. Thông cáo của Chủ tịch Castro được thư ký riêng tuyên đọc trên truyền hình trong đó giải thích rằng ông bị stress sau chuyến thăm Argentina và đợt lễ tuần trước kỉ niệm Cách mạng Cuba. Ông Castro cho biết ông cần được giải phẫu để chữa trị xuất huyết đường ruột và sẽ phải nghỉ ngơi trong nhiều tuần sau đó. Là người từ lâu vẫn được đề cử lên thay trong trường hợp ông Fidel Castro mất khả năng hay qua đời ông Raul Castro nay tạm thời giữ chức chủ tịch nước và tổng bí thư đảng. Có tin đồn đoán rằng tình trạng sức khỏe của ông Fidel Castro là nghiêm trọng vì không thấy ông xuất hiện để đích thân đọc thông cáo. Kế hoạch mừng sinh nhật thứ 80 của ông Fidel Castro vào ngày 13 tháng 8 nay được tạm hoãn đến tháng 12. Ông Fidel Castro cầm quyền ở Cuba trong 47 năm qua và việc chuyển giao quyền hành, dù chỉ tạm thời, sẽ làm cho người dân bị sốc vì đại đa số lâu nay chỉ biết có ông mà thôi. Chủ tịch Fidel Castro ra thông cáo nói rằng ông phải giải phẫu vì xuất huyết đường ruột và tạm thời giao quyền lại cho người em là Raul Castro. text: Hoàng tử Laurent là em trai của vua Philippe Người em của vua Bỉ Philippe tuyên bố chính phủ vi phạm quyền con người của ông sau khi Thủ tướng Charles Michel định cắt khoản trợ cấp thường niên dành cho ông, tờ Guardian cho hay. Thủ tướng Michel triệu tập cuộc họp với Hoàng tử Laurent để phản ứng việc ông này tự ý mặc đồng phục hải quân xuất hiện tại lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Hồng quân Trung Quốc diễn ra tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Brussels hồi đầu năm nay. Nguyên tắc trang phục Hoàng gia Anh Nhật Hoàng úy lạo gia đình cựu binh Nhật Những hoàng tử bị mất tích Thái Lan: Tiễn biệt cố quốc vương về trời 'Người lập dị' Vụ này lẽ ra không ai để ý nếu ông không đăng ảnh dự sự kiện này trên Twitter sau đó. Vị Hoàng tử 53 tuổi được coi là một người lập dị nhưng vô hại. Hoàng tử Laurent gửi thư cáo ốm để không tham dự cuộc họp. Tuy nhiên, luật sư của hoàng tử gửi bức thư dài bảy trang đến thủ tướng Bỉ và tuyên bố rằng việc chính phủ nhằm hạn chế các cuộc gặp của hoàng tử với đại diện các chính phủ nước ngoài là vi phạm Điều 8 của Công ước châu Âu về nhân quyền và khiến ông bị "cô lập xã hội". Lá thư bị rò rỉ nói rằng việc chính phủ có quyết định chống lại hoàng tử trước khi cho ông cơ hội tự bảo vệ mình là bất hợp pháp. Công chúa Nhật cưới thường dân Hoàng tử Anh Harry sẽ cưới bạn gái người Mỹ Nữ Hoàng không tham dự nghi lễ Giáng Sinh Luật sư viết: "Hiển nhiên là tòa án nhân quyền sẽ phải xem xét những vụ vi phạm nhân quyền và xét xử công bằng." Luật sư của Hoàng tử Laurent nhấn mạnh rằng "cách làm bẽ mặt" này khiến ông bị tổn hại đến "hình ảnh và sức khỏe". Bức thư nói thêm rằng theo quan điểm truyền thống, một hoàng tử không được phép đi làm hưởng lương, việc đặt vấn đề về trợ cấp cho hoàng tử trên mặt báo gây "nỗi bất an với hoàng tử và hoàng gia, trái với các quyền cơ bản" và nhà nước sẽ phải tính đến "an sinh xã hội hoặc quyền hưu trí" cho người của hoàng tộc. Bức thư nói rằng thay vì cắt 15% khoản trợ cấp cho hoàng tử như đề xuất - một cách "tước đi sinh kế của hoàng tử" thì chỉ cần yêu cầu người trong hoàng tộc phải cam kết thông báo cho chính phủ trước 10 ngày về bất kỳ dự định tham dự sự kiện với giới chức nước ngoài. Hoàng tử Bỉ nói rằng việc cắt trợ cấp của ông là vi phạm nhân quyền sau khi thủ tướng nước này định cắt khoản 308.000 euro cho hoàng tử sau khi ông bị chỉ trích vì xuất hiện tại sự kiện của Trung Quốc. text: Ông Snowden, 30 tuổi, sống với bạn gái ở Hawaii nhưng đã chạy sang Đặc khu Hành chính của Trung Quốc, nơi mà tờ báo của Anh, the Guardian đã tiết lộ danh tính với sự đồng ý của ông. Sau khi Hoa Kỳ ra cáo buộc và yêu cầu giới chức địa phương dẫn độ về Mỹ, ông Snowden đã rời Hong Kong hôm 23/6, bước đầu qua Moscow để rồi dự định xin tỵ nạn chính trị tại Ecuador. Ngoại trưởng Ecuador, Ricardo Patino nói đơn xin tị nạn của ông Snowden đang được "nghiên cứu". Các phóng viên, những người đã phỏng vấn ông tại một địa điểm bí mật ở Hong Kong mô tả đó là một người "kín đáo, thông minh, dễ gần và nổi trội. Một bậc thầy về máy tính." Giải thích lý do khiến ông quyết định rời Hoa Kỳ, ông nói với Guardian: "Tôi không muốn sống trong một xã hội làm những việc như thế... Tôi không muốn sống trong một thế giới mà mọi thứ tôi làm, tôi nói đều bị ghi lại." Hoa Kỳ cáo buộc ông Snowden tội đánh cắp tài sản chính phủ, trao đổi không phép về các thông tin an ninh quốc gia và cố ý trao đổi về các tin trao đổi tình báo chưa được giải mật. Mỗi tội danh này có thể bị án tới tối đa 10 năm tù. Biết rằng Hoa Kỳ không có thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong, ông Snowden đã rời đi trên chuyến bay của hãng hàng không Nga Aeroflot tới Moscow. Tin tức nói Ecuador xác nhận ông xin tỵ nạn với chính quyền nước này và có kế hoạch bay từ Nga sang Cuba rồi tới Venezuela trước khi đến Ecuador. Nhưng tin mới nhất của New York Times 24/6/2013 nói chuyến bay Aeroflot 150, rời Moscow đi Havana, Cuba lại không có ông ở ghế ngồi số 17A. 'Vỡ mộng' Tin tức nói ông Snowden đã lên một chuyến bay của Aeroflot rời Hong Kong sang Moscow nhưng chuyến bay rời Moscow đi Havana, Cuba lại không có ông. Tin tức nói ông Snowden đã lớn lên tại Elizabeth City, North Carolina, và sau đó tới Maryland gần với trụ sở chính của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) tại Fort Meade. Tự coi mình là một sinh viên không xuất sắc lắm, ông được cho là đã học môn điện toán tại trường đại học cộng đồng Maryland nhằm đạt đủ tín chỉ để lấy được bằng tốt nghiệp trung học. Tuy nhiên, ông chưa từng học xong khóa này. Năm 2003, ông gia nhập Quân đội Mỹ và bắt đầu tập huấn tại Lực lượng Đặc biệt, nhưng bị cho ra sau khi gãy cả hai chân trong một vụ tai nạn khi luyện tập. Công việc đầu tiên của ông tại NSA là nhân viên an ninh cho một trong các cơ sở bí mật của cơ quan này tại Đại học Maryland. Sau đó, ông làm việc về an ninh công nghệ thông tin tại CIA. Tuy không có trình độ chuyên môn chính thức, nhưng kỹ năng máy tính đầy ma thuật khiến ông nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ nhân viên tình báo. Đến 2007, ông được CIA giao nhiệm vụ trong vỏ bọc ngoại giao tại Geneva. Ông Snowden nói với báo Guardian: "Hầu hết những gì chứng kiên được tại Geneva đã khiến tôi vỡ mộng về cách thức hoạt động của chính phủ mình và về ảnh hưởng của chuyện đó trên thế giới. Tôi nhận ra rằng mình là một phần của thứ đang làm hại nhiều hơn là đem lại lợi ích." Ông Snowden nói ông đã tính đến chuyện ra công khai sớm hơn, nhưng đã chờ xem kỳ bầu cử Tổng thống Barack Obama 2008 có làm thay đổi cách tiếp cận của Hoa Kỳ hay không. "[Ông Obama] tiếp tục những chính sách của những người tiền nhiệm," ông nói. Theo các hồ sơ tài chính vận động tranh cử, ông Snowden hồi 2012 đã trao tiền cho ứng viên Cộng hòa ít có khả năng thắng, Ron Paul, người ủng hộ việc có những hạn chế nghiêm ngặt đối với quyền lực của chính phủ. Ông Snowden được cho là đã quyên tiền hai lần, mỗi lần 250 đôla trong quá trình vận động. Ông rời CIA năm 2009 và bắt đầu làm việc tại NSA trong vai trò một người làm công cho một số các nhà thầu bên ngoài, trong đó có hãng tư vấn khổng lồ Booz Allen. Tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Ricardo Patino của Ecuador xác nhận tin về 'đơn xin tỵ nạn' của ông Snowden Trong một tuyên bố, công ty này xác nhận ông đã từng làm hợp đồng với họ trong thời gian chưa tới ba tháng, được cử sang làm việc trong nhóm tại Hawaii. "Các tin tức thời sự nói cá nhân này tuyên bố đã tiết lộ những thông tin chưa được giải mật đã gây sốc, và nếu như các tin này chính xác, thì hành động này thể hiện việc vi phạm quy tắc ứng xử và những giá trị cốt lõi của công ty chúng tôi," bản tuyên bố viết. Ông chính thức bị sa thải hôm 11/6. Ông Snowden nhận mức lượng 112.000 đôla, theo tuyên bố của công ty thuê ông. Ông và bạn gái đã rời khỏi nhà tại Waipahu, West Oahu, Hawaii, hôm 1/5, không để lại gì, hãng đại lý bất động sản nói. Một hàng xóm nói với ABC rằng hai người này thường kéo rèm đóng kín cửa và "không chuyện trò gì mấy với bất kỳ ai quanh đây". Bạn gái của ông, có viết blog và đăng hình mình múa cột trên blog, nói cô bất ngờ về việc bạn trai đột nhiên biến mất. "Thế giới của tôi đã mở rồi cùng lúc lại đóng," Lindsay Mills viết. "Khiến tôi bơ vơ giữa biển khơi mà chẳng có một chiếc la bàn." Khi ở Hong Kong, ông Snowden được một số người ủng hộ Edward Snowden, cựu nhân viên kỹ thuật của CIA, chạy sang Hong Kong hồi tháng Năm sau khi tiết lộ việc cơ quan tình báo Hoa Kỳ theo dõi rộng khắp internet và hệ thống điện thoại. text: Chính phủ Anh kết luận rằng khủng bố nhiều khả năng là nguyên nhân sau khi tình báo thu lượm được thông tin dân quân trao đổi với nhau tại bán đảo Sinai. Các nhà điều tra của cơ quan an ninh Anh nghi ai đó có quyền tiếp cận khoang để hành lý đã đưa bom vào khoang này ngay trước khi phi cơ cất cánh, phóng viên an ninh BBC Frank Gardner cho biết. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói với đài phát thanh CBS vào hôm thứ Năm ông cho là có “khả năng” rằng một trái bom gây ra vụ làm rơi phi cơ này. Tuy nhiên cả Ai Cập và Nga đều nói còn quá sớm để đưa ra kết luận. Người phát ngôn của chính phủ Nga Dmitry Peskov vào hôm 05/11 nói: “Mọi diễn tả về những gì xảy ra…chỉ có thể đưa ra nhờ một cuộc điều tra.” Ông phát biểu sau khi Mỹ và Anh tuyên bố tin tình báo đặt giả thiết máy bay bị đặt bom. Dân quân liên kết với Nhà nước Hồi giáo (IS) đã tuyên bố họ gây ra vụ làm rơi phi cơ này khiến 224 hành khách đa số nạn nhân là người Nga thiệt mạng. Anh đã ngưng toàn bộ các chuyến bay tới và từ khu nghỉ mát Sharm el-Sheikh ở Ai Cập vào hôm thứ Tư. Công dân Anh theo dự kiến sẽ rời đây vào hôm thứ Sáu nhưng chỉ mang theo hành lý xách tay. Máy bay Airbus 321 của hãng Metrojet, đã rơi xuống sa mạc Sinai của Ai Cập, 23 phút sau khi cất cánh từ khi nghỉ mát Sharm el-Sheikh trên đường tới St Petersburg hôm thứ Bảy 31/10/2015. Các nhà điều tra Anh về vụ phi cơ Nga rơi ở Ai Cập tin rằng một quả bom được đưa vào khoang để hành lý gửi. text: Một xe hơi bị lũ cuốn trôi tại Thái Nguyên Dự kiến sẽ tiếp tục có thêm mưa rào và dông trong những ngày tới, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương. Một người mất tích tại tỉnh Thái Nguyên, và gần 500 ngôi nhà cùng hơn 1.400 hecta hoa màu bị phá hủy tại chín tỉnh thành, hãng tin Reuters dẫn nguồn một cáo của Ủy ban Phòng chống Lụt bão Trung ương. Nguy cơ tiếp tục lũ tại Hà Tĩnh, Quảng Bình Có yếu tố nhân tai trong lũ lụt miền Trung? Lũ lụt - xã hội dân sự vào cuộc Các địa phương bị ảnh hưởng do mưa lũ trong tuần qua gồm Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Hòa Bình. Tình trạng sạt lở, các hệ thống cầu cống bị phá hủy khiến tổng thiệt hại ước tính lên tới hơn 40 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,76 triệu đô la, ủy ban nói. Truyền hình nhà nước nói một gia đình bốn người thiệt mạng khi chiếc xe hơi họ đang đi qua cầu ở Thái Nguyên thì bị nước cuốn trôi. Đất lở cũng vùi lấp một tiệm cà phê internet, làm chết hai trẻ em, và gây gián đoạn giao thông tại tỉnh Hà Giang. Cho đến nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện gửi các bộ, ngành, địa phương yêu cầu phải chủ động đối phó với thời tiết mưa lũ ở miền bắc. Tin tức nói Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được giao trách nhiệm đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ đập thủy lợi đê điều, Bộ Công Thương phải đảm nhận việc theo dõi vận hành an toàn cho các hồ đập thủy điện và hệ thống điện, Bộ Giao thông Vận tải lo theo dõi, khắc phục sự cố tại các trục giao thông, còn Bộ Tài nguyên Môi trường phải theo dõi tình hình thời tiết và thông báo kịp thời cho các cơ quan hữu quan. Trong một phúc trình do Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) và Viện Nghiên cứu Tác động của Thay đổi Khí hậu Potsdam (PIK) công bố, các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang quá chậm trễ trong việc hạn chế việc thay đổi khí hậu. Bản phúc trình nói rằng với tốc độ gây tổn hại tới môi trường như hiện nay, thì trong thời gian từ 2005 đến 2050, sẽ có 13 thành phố tại châu Á, thuộc các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Nhật Bản, nằm trong số 20 thành phố bị mức thiệt hại do ngập lụt hàng năm tăng cao nhất thế giới. Ít nhất 14 người thiệt mạng do mưa lũ tại các tỉnh phía bắc trong tuần qua, trong đó có một gia đình gồm bốn người. text: Mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm thêm, nhưng tầm hoạt động của hệ thống đã phủ được một chu vi đáng kể. ''Vào cái ngày xảy ra tsunami chúng ta không có gì hết ở Ấn Độ Dương, nay chúng ta đã lên bản đồ và đang thực hiện nhiều chương trình với tiền của các nơi cho," Robert Owen Jones, giám đốc về thay đổi khí hậu của chính phủ Úc cho biết. Hệ thống báo động cho Ấn Độ Dương gồm có hai phần. Một là mạn lưới theo dõi đại dương tối tân thu thập dữ liệu và báo về cho các trung tâm báo động trên thế giới. Hai là hệ thống đối phó không cần kỹ thuật cao của các cộng đồng dân cư địa phương. Phụ trách phần đầu là hai cơ quan UNESCO và Ủy ban liên quốc gia về hải dương, IOC. Hội Hồng Nguyệt đảm trách phần việc kia. Mạn lưới các trung tâm UNESCO đã chủ trì một hội nghị ở Paris để trình bày hệ thống kỹ thuật cao sẽ được lắp đặt tại 27 nuớc chung quanh Ấn Độ Dương. Mỗi nước sẽ xây dựng một trung tâm báo động tsunami để thu thập các dữ liệu nhận được từ các loại máy đo đạt đáy biển. Nhiều nước đã bắt tay vào việc này. Petricio Bernal của IOC cho hay, "Hiện tại chúng ta đã có 25 trung tâm, tháng 12 năm 2004 chúng ta không con số này là 0. Các trung tâm này giúp điều hợp kế hoạch cấp cứu và báo động công chúng." Một số nước còn làm hơn thế nữa. Hôm thứ Hai Thái Lan khánh thành một trung tâm dự báo thiên tai quốc gia ở ngoại ô Bangkok với phí tổn 1,5 triệu đôla.. Trung tâm trang bị máy vi tính tối tân và dụng cụ thu nghe để tiếp nhận dữ liệu từ các trung tâm theo dõi ở Hawaii và Nhật Bản, cũng như các đài khí tượng trong nước, và ngay cả từ công chúng. "Từ đây chúng tôi có thể truyền tin tới tất cả các đài truyền hình truyền thanh ở Thái Lan," đái tá Anutat Bunnag, phó giám đốc trung tâm cho biết. "Chúng tôi có thể báo động 20 phút trước khi tsunami hình thành," ông Bunnag nói. Dụng cụ tối tân Hiện tại người ta đang cập nhật nhiều cột đo thủy triều để chúng có thể truyền ngay tức khắc vào đất liền những biến động của sóng biển. Các dụng cụ này truyền đi đồng thời với những gì ghi nhận được, cho nên có thể biết ngay nếu có tsunami sau một trận động đất. Bước kế tiếp là lắp đặt dưới biển một loạt các máy đo áp suất, mỗi cái giá chừng 300.000 đôla, để đo sức ép của nước bên trên. Đến năm sau, khi toàn bộ hệ thống được hoàn thành, Ấn Độ Dương là nhà của những dụng cụ, tiêu tốn nhiều triệu đôla. Nhưng cái quan trọng là dân chúng phản ứng như thế nào, bởi vì nếu không được tập dợt và tổ chức, cho dù có biết trước người ta cũng không đủ thì giờ để làm gì khác được. Và đây hiện là một thách thức lớn cho mọi người. Sáu tháng đã qua nhưng nhiều khu chung quanh Ấn Độ Dương vẫn còn rõ dấu vết của sự tàn phá của tsunami, công việc điều động dân chúng vô cùng khó khăn. Kể từ ngày xảy ra động đất và sóng thần ở Ấn Độ Dương (26/12) làm tan nát hàng vạn mảnh đời, mọi người, từ địa phương đến các chính phủ đã ra sức thiết lập một hệ thống báo động tsunami. text: Một bản tường trình của Bộ Y tế nói một cậu bé 9 tuổi cũng bị ốm bệnh nhưng sau đó đã hồi phục. Bản tường trình cũng đề cập đến trường hợp thứ ba nghi là mang virus nhưng không thẩm định được. Vậy nguồn tin này có ngụ ý gì đối với khả năng lan truyền của bệnh dịch từ gia cầm sang người? Lo ngại Những nguy hiểm của virus thuộc nhánh H5N1 đối với người đã có mặt ở Đông Á, hầu hết các trường hợp xảy ra ở Việt Nam và Thái Lan. Nhưng khi bệnh dịch này ảnh hưởng đến người ở Trung Quốc, quốc gia đông dân cư nhất thế giới, nhất định nó sẽ thu hút sự quan tâm nhiều hơn nữa. Người phụ nữ bị chết vì loại virus này là một nhân công chăn nuôi gia cầm ở tỉnh An Huy miền Đông Trung Quốc. Trường hợp thứ hai được xác nhận là cậu bé ở tỉnh Hồ Nam đã được hồi phục, trong khi đó chị của cậu đã chết. Nhưng bởi vì cô bé được thiêu xác ngay sau đó nên rất khó có thể biết nguyên nhân cái chết vì đâu. Trung Quốc đang tranh đấu với 11 vụ bùng nổ cúm gia cầm và một số trường hợp khác xảy ra đối với người. Henk Bekedam, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới ở Trung Quốc nói, thời điểm này là thời điểm thuận lợi cho bệnh dịch tiếp diễn. Thời tiết đang chuyển sang đông, và chúng ta đã biết rằng loại virus này càng tồn tại lâu hơn khi trời lạnh giá. Vì vậy chúng ta không ngạc nhiên gì khi thấy xuất hiện rải rác sự bùng nổ của bệnhdịch. Chúng ta biết rằng, ở khu vực này, tất nhiên cũng không phải toàn bộ Trung Quốc mà ở một số khu vực, loại virus này đang cố thủ và điều này có nghĩa là trong những tháng đông lạnh, chúng ta sẽ còn thấy những trường hợp bùng nổ bệnh dịch khác. Lan rộng Bệnh cúm gia cầm hầu như đã lan truyền từ Á sang Âu. Đã có sự bùng nổ dịch bệnh ở Thổ Nhĩ Kỳ, Rumania và Croatia. Tuy nhiên ở Âu châu chưa xảy ra trường hợp nào cho người, và tất cả những trường hợp người bị nhiễm đều ở châu Á và dường như là hậu quả của việc tiếp xúc trực tiếp với gia súc. Ông Dick Thompson, người của Tổ chức Y tế Thế giới, nói không có bằng chứng gì rằng điều này đang thay đổi. Một điều mà tất nhiên chúng ta đã và đang lo ngại là loại virus này sẽ thay đổi theo chiều hướng mà nó sẽ truyền dễ dàng từ người này sang người khác. Điều đó chưa xảy ra. Điều mà người bị nhiễm bệnh này vẫn còn là hiện tượng cực kỳ hiếm. Nhưng tuy nhiên sự đe doạ của dịch cúm gia cầm là mối lo cho những người nông dân ở khắp nơi. Ở Trung Quốc, hàng triệu gia cầm đã bị giết, và giờ đây các nhà chức trách đã đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng: tiêm chủng tất cả 14 tỷ gia cầm ở quốc gia này không sót một con. Khó thực hiện Nhưng điều này có thể thực hiện được hay không? Sau đây là lời của ông Roger Waite, phụ trách tờ Bản tin nghiệp Agra Facts. Tôi nghĩ một cách logic rằng đó là một cơn ác mộng khủng khiếp, đặc biệt trên cơ sở mà các nhà khoa học Âu châu chừng nào còn quan tâm, thì bất kể loại vaccine nào cũng phải được tiêm hai đợt, với khoảng thời gian một tuần giữa hai đợt. Bạn cũng còn những vấn đề khác nữa như là: bản thân loại vaccine - bạn có đủ vaccine ở Trung Quốc không? Người ta có thể tưởng tượng rằng có thể có vấn đề những loại vaccine giả lọt vào hệ thống bằng một cách nào đó. Và tất nhiên lúc đó bạn sẽ đương đầu với những vấn đề khác nữa, như là nhãn hiệu và một dấu hỏi đặt ra rằng liệu loại vaccine trong thực tế đã huỷ diệt virus hay không. Vì vậy, không có sự nhất trí toàn cầu rằng tiêm chủng gia cầm là câu trả lời thích hợp nhất. Các chuyên gia tuy nhiên rất tin rằng, khống chế sự di chuyển của gia cầm là điều quan trọng. Mặc dầu, khi những điều không chắc chắn xung quanh sự di cư của loài chim hoang và sự chuyển hoá của virus được đưa vào như những yếu tố, thì khá công bằng mà nói thực tế không ai biết hậu quả của dịch cúm gia cầm đối với nền kinh tế và dân số thế giới. Trung Quốc thông báo những trường hợp đầu tiên về người mang virus cúm gia cầm H5N1 và nói rằng một người phụ nữ đã chết vì loại virus này. text: Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Hồ Cẩm đào với tư cách chủ tịch nước và tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn với Ban Việt Ngữ đài BBC, ông Dương Danh Di, nhà nghiên cứu Trung Quốc, người từng là Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, nói rằng quan hệ Việt - Trung đã trải qua nhiều thăng trầm. Ông Di nói, đã có lúc đây là mối quan hệ đối đầu gay gắt, nhưng vào thời điểm hiện tại thì "hai bên cùng sống bình thường, quan hệ bình thường hoá với nhau," tuy không mặn nồng bằng thời kỳ thân mật nhất giữa hai bên, thời mà "Trung Quốc viện trợ một chiều, cho không Việt Nam". Ông Di đánh giá rằng kể từ năm 1991, khi hai nước chính thức bình thường hoá quan hệ, cho tới nay, trao đổi chính trị song phương đã có những bước tiến triển vô cùng quan trọng. Một trong các chỉ dấu là các chuyến viếng thăm của các nhân vật lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc thuộc mọi lĩnh vực tới Việt Nam. Đặc biệt, chuyến viếng thăm sắp tới của Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào "tự nó đã nói lên tầm quan trọng của quan hệ song phương". Ông Di kỳ vọng là chuyến đi có thể sẽ mở ra trang mới trong quan hệ Việt - Trung, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế và trong việc giải quyết những khúc mắc còn tồn đọng như phân chia lãnh thổ trên biển và các vùng đảo. Ông Di cho rằng điều này có lợi cho cả nhân dân hai nước cũng như hoà bình, ổn định trong khu vực. Từng được tiếp xúc với các lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, ông Di nhận xét rằng ông Hồ Cẩm Đào là một người thông minh, tài hoa nhưng bình dị và khiêm tốn. Ông Di nói ông thấy Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào là người "dễ cảm thông hơn" so với giới lãnh đạo thời ông Đặng Tiểu Bình, hồi mà ông Di nói là "đã tuyên bố dạy cho Việt Nam bài học." Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào dự kiến sẽ thăm Việt Nam từ ngày 31 tháng 10 tới ngày 2 tháng 11 tới. text: Điều đó có nghĩa Bangkok và 41 của 76 tỉnh ở Thái Lan kể từ khi được ban hành sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng Chín năm ngoái. Lệnh bỏ thiết quân luật đã được chính quyền lâm thời do quân đội hậu thuẩn chấp thuận hồi tháng 11 nhưng phải đợi nhà vua thông qua. Thiết quân luật tuy vậy vẫn còn hiệu lực trên miền bắc và các tỉnh biên giới, kể cả Chiang Mai. Các nhà phân tích nói Chiang Mai là một trọng điểm của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, hiện vẫn chưa được phép về nước. 'Quan ngại an ninh' Một phát ngôn nhân của chính phủ cho biết Quốc vương Bhumibol Adulyadej "đã ký ban chiếu chỉ hủy bỏ thiết quân luật." Hồi tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Boonrawd Somtat nói thiết quân luật cần phải duy trì một số nơi vì "quan ngại an ninh đối ngoại và đối ngoại, cũng như tình trạng buôn lậu ma túy và di dân bất hợp pháp." Thiết quân luật vẫn còn hiệu lực tại 35 tỉnh, kể cả các tỉnh thường xảy ra bạo động ở miền nam. Các phóng viên nói dù giới lãnh đạo quân sự chịu nhiều sức ép để phải cởi bỏ thiết quân luật nhưng trên thực tế người Thái cũng không cảm thấy bị giới hạn gì. Một phát ngôn nhân chính phủ lâm thời ở Thái Lan cho biết lệnh thiết quân luật được cởi bỏ cho hơn phân nửa đất nước sau gần bốn tháng áp dụng. text: Báo Công an Nhân dân cho hay hai ông hiện đang thụ án tại Trại giam Thanh Xuân, Hà Nội. Hồi năm 2007, cựu thứ trưởng thương mại Mai Văn Dâu bị kết án 14 năm tù trong vụ tham nhũng quota dệt may. Ông bị buộc tội ăn hối lộ sáu ngàn đôla để cấp quota xuất hàng sang Mỹ. Con trai ông, cũng là chuyên viên Bộ Thương mại, Mai Thanh Hải, bị 5 năm tù. Ông Dâu bị bắt tạm giam từ tháng 10/2004, cho tới nay đã thụ án được hơn bốn năm. Cựu phó Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao Quốc gia Lương Quốc Dũng thì bị bắt giam từ tháng 2/2004. Tháng 10/2004, ông bị tuyên án 8 năm tù vì tội "Hiếp dâm trẻ em", tội danh nặng nhất trong các tội danh về tình dục. Trước đó ông Lương Quốc Dũng, người từng làm Trưởng các tiểu ban Vận động tài trợ cho SEA Games 2003, cũng bị cách chức và khai trừ Đảng. Đặc xá nhân dịp Tết Nguyên đán Báo Công an Nhân dân cho hai hai vị cựu quan chức hiện cùng ở một buồng giam tại trại Thanh Xuân và trở nên thân thiết. Hai ông không phải làm các việc nặng mà được giao chăm sóc cây cảnh. Riêng ông Lương Quốc Dũng về thời hạn thụ án đã đủ từ hai lần đặc xá trước, "nhưng đối chiếu tiêu chuẩn xét lại khiến tên ông nằm ngoài do rơi vào trường hợp không được đặc xá". Danh sách phạm nhân xin được đặc xá nhân Tết Nguyên đán Kỷ Sửu là 15.000 người. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết được nói sẽ ký quyết định đặc xá trong vài ngày tới cho các phạm nhân cải tạo tốt và đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Thông thường, phạm nhân thụ án trên 1/3 thời gian là đủ thời hạn để có thể xin đặc xá. Chủ tịch nước Việt Nam quyết định đặc xá cho phạm nhân cải tạo tốt một năm hai lần vào ngày Quốc khánh 2/9 và nhân Tết Nguyên đán. Con số người được đặc xá mỗi năm lên tới hàng chục ngàn. HappyChưa có đất nước xứ sở nào nhân đạo bằng VN. Chỉ cần thụ án 1/3 thời gian tù là có thể được đặc xá. Các quan chức tham nhũng hối lộ bất cứ cỡ nào cũng chẳng sao, miễn ráng lo đừng để bị xử "dựa cột" là có thể an tâm- cứ mỗi đợt đặc xá thì ráng "chạy" giảm vài năm, để ở gần đúng 1/3 thời hạn tù thì "lục tục quay gót trở về"...nhà mà hưởng thụ tiếp của cải kiếm được! Một điều đáng quan tâm là 1/3 thời hạn đó chỉ là thời gian "xả hơi để lấy sức" của các ông mà thôi (hàng tuần hay hàng tháng đều được bà xã săn sóc kỹ lưỡng còn hơn ở ngoài!). RocketĐúng là dân tộc VN có truyền thống bầu ơi thương lấy bí cùng mà. Bầu ở đây là các vị quan còn đương chức, "bí" là các quan chức cộng sản đang ở thế ..bí bách như hai bác nhà ta. Đoàn kết, đoàn kết nhất định thắng lợi các quan chức cộng sản đã đúc kết được kinh nghiệm từ lâu rồi Giấu tênTôi nghĩ sẽ không có chuyện Đảng CS cho các cựu quan chức được đặc xá. Chức vụ càng cao mà phạm tội thì tội càng nặng, phải nghiêm trị những "ông đầy tớ của dân" này. Hai cựu quan chức cao cấp Mai Văn Dâu và Lương Quốc Dũng có tên trong danh sách được đề nghị đặc xá. text: Phát biểu bên ngoài Phủ thủ tướng ở số 10 phố Downing, London lầu đầu từ khi khỏi bệnh, ông Johnson kêu gọi người dân Anh không được chủ quan, coi thường lệnh phong tỏa. Thủ tướng Anh Boris Johnson ‘được đưa vào khoa cấp cứu’ Cuộc sống người dân Anh mùa Covid-19 Virus corona: Vì sao Đại sứ Anh kêu gọi công dân về nước? Ông nói ông chia sẻ khó khăn, stress của việc sống trong phong tỏa, cách ly, nhưng kêu gọi mọi người hãy tuân thủ. Thủ tướng Anh nói người dân cần 'thừa nhận nguy cơ của đợt lây nhiễm cao thứ hai" và không nêu chỉ dấu là chính phủ sẽ nới lỏng phong tỏa như ở một số nước châu Âu khác. Bị xác nhận virus corona dương tính đúng một tháng trước, hôm 27/03, ông Johnson phải nhập viện ở London hôm 05/04, và ở trong đó một tuần. Ba đêm liền, thủ tướng Anh phải nằm trong phòng cấp cứu hồi sức. Sau khi ra viện, ông được cho về tĩnh dưỡng tại khu dinh thự chính phủ ở Chequers, hạt Buckinghamshire, ngoài London, cho tới hôm nay mới quay lại thủ đô làm việc. Mô tả trải nghiệm bản thân bị virus corona, ông nói, “như là phải chống đỡ cú đánh của kẻ cướp giật (mugger) vào thân thể”. “Nếu con virus này như một kẻ côn đồ, thì có thể nói nó đánh vô hình, cú đánh xảy đến bất ngờ, theo trải nghiệm riêng của tôi là thế. Như là khoảng khắc bắt đầu vật lộn, ngã ra đất.” Sẽ phải ra quyết định về phong tỏa xã hội Ông cảm ơn đa số người Anh chấp nhận lệnh hạn chế tự do, và tuân thủ 'giãn cách xã hội'. Các báo Anh ngay lập tức bình luận rằng trong phát biểu hôm nay, 27/04, ông Johnson chỉ muốn tạo cảm giác là ông trở lại cầm quyền, và 'câu giờ” trước khi ra quyết định có gia hạn phong tỏa hay không. Một số tờ báo nói đây sẽ là quyết định “quan trọng nhất trong sự nghiệp làm thủ tướng của ông” cho đến nay, vì con số tử vong tại các bệnh viện Anh có liên quan đến Covid-19 đã vượt ngưỡng 20 nghìn. Con số này chưa tính đến các ca tử vong tại nhà, trong cộng đồng dân cư và dưỡng lão đường. Lệnh phong tỏa (lockdown) để ngăn virus corona lây lan tại Anh sẽ có hiệu lực sau khi gia hạn đã một lần đến 07/05 nhưng chính phủ Anh chưa quyết định sẽ làm gì sau hạn đó. Trong thời gian ông Johnson điều trị virus corona, Bộ trưởng Ngoại giao Dominic Raab thay ông tạm điều hành chính phủ. Cùng thời gian, chính phủ Anh bị phê phán vì không có đủ trang phục bảo hộ (PPE) cho y bác sĩ chạy chữa bệnh nhân Covid-19, và số xét nghiệm cũng chưa nhiều đủ như Bộ Y tế hứa hẹn. Trở lại Downing Street ngày đầu tuần sau đợt điều trị virus corona, Thủ tướng Boris Johnson nói “nước Anh đang ở điểm rủi ro cao nhất” trong dịch Covid-19. text: Chính quyền Iraq công bố hình ảnh những giây phút cuối cùng của Saddam Hussein trước khi ông lên giá treo cổ với bộ râu dài, mặc áo khoác màu đen và xung quanh ông là các đao phủ đeo mặt nạ đen. Một trong những đao phủ chỉ ông về phía giá treo cổ. Saddam ngước mắt nhìn về nơi hành hình rồi lại nhìn người đàn ông, dường như hỏi ông ta điều gì. Người đàn ông đeo mặt nạ lướt tay qua cổ và ngực Saddam, như để mô tả những gì sẽ xảy ra với ông trong giây lát. Sau đó người đàn ông này quàng một tấm vải đen quanh cổ Saddam Hussein. Vị cựu lãnh đạo Iraq nhún vai và bước về phía trước. Một chiếc thòng lọng được ròng xuống cổ ông. Các hình ảnh truyền hình đều ngừng lại tại đây. Người ta cho biết Saddam Hussein đã từ chối không đeo khăn che mắt trước khi bị hành quyết. Ngay trước khi ông chết, một giáo sĩ đã đọc lời cầu nguyện Hồi giáo cho ông, và yêu cầu ông nhắc lại. 'Không hối tiếc' Cố vấn an ninh quốc gia Iraq Mowaffaq al-Rubaie đã chứng kiến vụ xử tử và nói rằng mọi thủ tục đều được thực hiện theo nghi lễ Hồi giáo và đúng "từng chữ" với các tiêu chuẩn quốc tế. Ông nói với đài BBC rằng Saddam Hussein không hề bị ngược đãi kể cả khi còn sống cũng như khi đã chết. Ông cho biết vị cựu lãnh đạo tới nơi hành hình với "tay bị còng và cầm một cuốn kinh Koran". Một thẩm phán đọc án dành cho ông. Rồi khi được đưa tới giá treo cổ, Saddam Hussein vẫn hô vang vài khẩu hiệu. Ông Rubaie nói rằng ông Saddam không hề tỏ vẻ hối tiếc. "Ông ta không hề hối tiếc một chút nào. Ông không hề có thái độ ăn năn, cho đến giây phút cuối cùng." Ông Rubaie cũng cho hay không một người nước ngoài nào có mặt tại buổi hành hình. Cựu lãnh đạo Iraq Saddam Hussein bị treo cổ lúc rạng sáng tại Baghdad. text: Bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đảng NLD thành công trong cuộc bầu cử dân chủ tự do 2015 ở Myanmar. Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Canada và các tổ chức nhân quyền quốc tế luôn lên án những vi phạm nhân quyền của chính quyền quân sự ở Myanmar. Thậm chí, lãnh đạo nhiều nước ASEAN có lúc cũng chỉ trích giới tướng lãnh Myanmar và kêu gọi họ cải thiện nhân quyền, tiến hành dân chủ hóa. Nhưng với hàng loạt thay đổi, diễn biến tích cực trong những năm vừa qua – đặc biệt trong đó có cuộc bầu cử tự do, dân chủ hôm 08/11/2015 giúp phong trào đối lập, Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, giành chiến thắng áp đảo và cam kết của quân đội sẽ chuyển giao quyền lực cho NLD trong những tháng tới – quốc gia này gần như hoàn toàn lột mình. Có thể, vì bị cô lập, trì trệ nhiều thập kỷ, vẫn còn lâu Myanmar mới có thể bắt kịp các nước phát triển trong ASEAN về kinh tế. Nhưng về tự do, dân chủ quốc gia này đã có những bước tiến vượt bực và đang qua mặt nhiều nước trong khối, trong đó có Thái Lan và Việt Nam – hai nước có hướng đi gần như trái ngược với Myanmar. Từng được coi là một nước tương đối dân chủ, kể từ cuộc đảo chính quân sự vào tháng Năm năm 2014, Thái Lan nằm dưới quyền kiểm soát của tướng Prayuth Chan-ocha. Đến giờ vẫn chưa rõ khi nào Thái Lan sẽ có bầu cử tự do. Còn Việt Nam dù tiến hành ‘đổi mới’ cách đây gần đúng 30 năm và trong suốt ba thập vừa qua những cụm từ như ‘đổi mới tư duy’, ‘đổi mới toàn diện, triệt để, mạnh mẽ’ hay ‘những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới’ luôn được các lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam mới chỉ có một số cải cách và thành công nhật định trong lĩnh vực kinh tế. Chưa bằng Myanmar Myanmar đã vượt trội về mặt dân chủ hóa so với nhiều quốc gia khác cùng trong khối Asean, theo tác giả. Có thể nói những gì Đảng Cộng sản Việt Nam làm trong 30 năm ‘đổi mới’ chưa bằng những gì giới tướng lãnh ở Myanmar tiến hành trong gần năm năm qua. Mới chỉ cách đây hơn năm năm, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được trích dẫn nói rằng trên cương vị chủ tịch ASEAN, ông đã chuyển tới Myanmar thông điệp của ASEAN là mong muốn quốc gia này ‘tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái’. Nhưng giờ, Myanmar đã có bầu cử tự do. Trong khi đó, Việt Nam vẫn là quốc gia cộng sản độc đảng, độc đoán, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng, dù bất cứ dười hình thức nào. Cũng vì điều đó, không có gì ngạc nhiên Việt Nam đã bị Myanmar vượt qua ở một số khía cạnh, lĩnh vực. Chẳng hạn, năm 2010, Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) xếp Myanmar ở vị trí 174 (trong số 178 quốc gia) và Việt Nam ở vị trí 165 về tự do báo chí. Nhưng năm 2015, Myanmar được RSF đặt ở vị trí 144, trong khi đó Việt Nam bị xếp ở vị trí 175. Nếu như họ sẽ chuyển giao quyền lực cho NLD trong những tháng tới như Tổng thống Thein Sein và một số tướng lãnh khác cam kết, Myanmar dưới quyền lãnh đạo của NLD chắc chắn sẽ còn bỏ xa một số nước ASEAN – như Thái Lan và Việt Nam – về tự do, dân chủ, nhân quyền. Phơi bày độc tài Đặc biệt càng cởi mở, càng dân chủ hóa, Myanmar càng phơi bày sự độc đoán, độc tài ở những nước đó. Vì đường lối cai trị độc tài, hà khắc của chế độ quyền quân phiệt ở Myanmar trước đây, những vi phạm nhân quyền tại một số nước ASEAN khác ít bị EU, Mỹ và nhiều nước, tổ chức quốc tế khác để ý, chỉ trích, lên án. Một cách nào đó, chế độ quân sự ở Myanmar đã trở thành ‘bia đỡ đạn’ cho một số chính quyền, chế độ khác trong khối ASEAN. Nhưng ‘tấm bia’ nay không còn, các chỉ trích, lên án quốc tế sẽ nhắm tới những thành viên ASEAN khác, đặc biệt những nước không tôn trọng dân chủ, tự do, nhân quyền như Thái Lan và Việt Nam. Mỹ và EU đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích những hành động phi dân chủ ở Thái Lan và kêu gọi giới tướng lãnh ở đây sớm tổ chức bầu cử tự do, dân chủ và chuyển giao quyền lực cho chính phủ được dân bầu lên. Việt Nam cũng bị theo dõi, chỉ trích, lên án nhiều vì những vi phạm nhân quyền trong thời gian qua. Chỉ trích nhiều nhất Việt Nam sẽ là nước bị chỉ trích nhiều nhất bởi quốc tế trong khối Asean, nếu không cải thiện được nhân quyền, như vụ bắt Luật tư Nguyễn Văn Đài mới đây, theo tác giả. Chẳng hạn, trong Thông cáo ra ngày 11/12, Văn phòng Cao ủy Liên hiệp quốc về Nhân quyền nói các vụ tấn công nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam đang ở mức báo động và ‘thúc giục Chính phủ Việt Nam thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo an ninh cho tất cả nhà hoạt động nhân quyền’. Trong mấy ngày qua, EU và nhiều nước thành viên cũng như một số tổ chức nhân quyền quốc tế như – như Amnesty International và Human Rights Watch – chỉ trích, lên án việc chính quyền Việt Nam bắt giữ Luật sư Nguyễn Văn Đài. Nếu tình hình nhân quyền ở Việt Nam không được cải thiện và đặc biệt những người đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ vẫn bị hành hùng hoặc bắt giữ, Việt Nam sẽ là nước bị quốc tế chỉ trích nhiều nhất trong ASEAN. Và như thế, cũng giống Myanmar trước đây, Việt Nam có thể sẽ trở thành một ‘cừu đen’, một thành viên ‘lạc loài’ trong ASEAN. Điều này sẽ không tốt gì cho vị thế khu vực, quốc tế của Việt Nam – đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang cần sự ủng hộ của dư luận quốc tế về những vấn đề lớn như tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một cây viết bình luận chính trị Việt Nam và quan hệ quốc tế, đang sinh sống ở Anh quốc. Mãi tới cách đây chỉ năm năm Myanmar vẫn còn bị cộng đồng quốc tế bài xích và được coi là một ‘cừu đen’ (black sheep) – hay một thành viên ‘lạc loài’ – trong ASEAN, sau khi gia nhập Hiệp hội này năm 1997. text: Quốc vương Bhumibol lên ngôi từ 1946, và là vị vua đương thời trị vì lâu nhất thế giới Vị vua đau yếu đã không xuất hiện trong buổi lễ bổ nhiệm hai bộ trưởng, theo kế hoạch được tổ chức hôm thứ Sáu, gây ra những quan ngại. Tuy nhiên, hôm Chủ Nhật, ông đã gặp mặt hai vị bộ trưởng được bổ nhiệm bởi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, vị cựu tướng lĩnh đã nắm quyền sau cuộc đảo chính hồi tháng Năm. Năm nay 86 tuổi, Quốc vương Bhumibol đã phải nhập viện tại Bangkok sau cuộc phẫu thuật hồi tháng trước. Sức khỏe của ông là chủ đề nhạy cảm tại Thái Lan; bất kỳ trao đổi nào về việc kế vị ngôi báu đều bị kiểm soát nghiêm ngặt bằng một loạt các luật lệ theo đó hình sự hóa các hành vi bị cho là khi quân. Phóng viên BBC tại Bangkok, Jonathan Head nói Quốc vương được coi là người có vị trí tôn kính, có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới sự ổn định của đất nước. Là vị vua trị vì lâu nhất thế giới hiện nay, Quốc vương Bhumibol lên ngôi từ năm 1946. Tướng Prayuth Chan-ocha được quốc hội do quân đội chỉ định bầu vào vị trí thủ tướng từ tháng Tám. Quốc vương Bhumibol Adulyadej của Thái Lan vừa tham dự một sự kiện chính thức, xóa đi những đồn đoán quanh tình hình sức khỏe của ông. text: Dàn đồng ca Domspatzen ở thành phố Regensburg 49 thành viên Giáo hội Công giáo bị tố cáo tham gia hành hạ từ 1945 đến đầu thập niên 1990. Các nạn nhân nói họ trải qua "nhà tù, địa ngục, trại tập trung". Trước đó, một báo cáo năm 2016 từng nói 231 trẻ em bị hành hạ. Các vụ cáo buộc liên quan trẻ học tại trường cấp một và cấp hai của Regensburger Domspatzen. Người đứng đầu dàn đồng ca từ 1964 đến 1994 là Georg Ratzinger, 93 tuổi, anh trai cựu Giáo hoàng Benedict XVI. Ông này nói không hề biết các cáo buộc trước đây, khi ông lãnh đạo dàn đồng ca. Nhưng luật sư điều tra, Ulrich Weber, nói Georg Ratzinger có thể "bị chê trách vì đã ngoảnh mặt nhìn và không can thiệp". Dàn đồng ca 1000 năm tuổi lần đầu bị tố cáo vào năm 2010. Nhà điều tra Ulrich Weber Theo báo cáo mới nhất, ông Weber nói có 500 vụ hành hạ và 67 vụ lạm dụng tình dục qua 6 thập niên. Ông nói trong số 49 thành viên giáo hội dính líu, có 9 chín người liên quan lạm dụng tình dục. Đại diện dàn đồng ca chưa đưa ra phản ứng. Những năm gần đây, Giáo hội Công giáo chấn động vì nhiều bê bối. Hồi thập niên 1990, xuất hiện bằng chứng về nạn lạm dụng ở Ireland. Sang đầu thế kỷ 21, thêm phát hiện các vụ khác ở nhiều nước. Ít nhất 547 thiếu niên trong dàn đồng ca Regensburger Domspatzen tại Đức bị hành hạ, một số bị lạm dụng tình dục trong 60 năm qua, theo một báo cáo. text: Cáo phó của gia đình cho hay ông qua đời hôm 4/12. Lễ viếng được tổ chức hôm thứ Hai 5/12 và ông sẽ được an táng vào ngày 7/12. Được biết ông bị bệnh ung thư thận. Ông Lý Tiến Dũng, sinh năm 1959, từng là đại úy Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng kinh qua một số vị trí trước khi làm Tổng biên tập báo Đại Đoàn kết của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tháng 10/2008, ông và ông Đăng Ngọc, Phó Tổng biên tập báo này bị kỷ luật thuyên chuyển vì "vi phạm Luật Báo chí". Một năm trước đó, Đại Đoàn Kết cho đăng lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phản đối chủ trương dỡ bỏ Hội trường Ba Đình, xây dựng tòa nhà Quốc hội mới trên khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Lời giới thiệu của tòa soạn khi ấy viết rằng lá thư của tướng Giáp bị các báo từ chối, nhưng Đại Đoàn Kết quyết định công bố để "giải tỏa những bức bối từ các vị cán bộ lão thành và nhiều bạn đọc có quan tâm". Ban Tuyên giáo Trung ương phê phán Tổng biên tập Lý Tiến Dũng vì cho đăng lá thư trong khi Quốc hội đã biểu quyết thông qua đề án. Trong nửa đầu năm 2008, Đại Đoàn Kết cũng đăng một số bài báo mà nhiều người cho rằng "lọt lưới kiểm duyệt". Ông Lý Tiến Dũng hôm 10/12/2007 gửi thư lên lãnh đạo Đảng về "một số vấn đề không bình thường tại Ban Tuyên giáo Trung ương". Lá thư này sau được phát tán trên mạng internet. Lá thư phê phán trực diện ông Hồng Vinh, lúc đó là Phó Ban Tuyên giáo, và cho rằng trong ban này "có quá nhiều người làm không được việc, không được đồng chí và nhân dân ủng hộ". Sau lá thư này, ông Dũng đã bị mất chức. 'Dũng cảm bảo vệ sự thật' Hôm 5/12, trả lời BBC từ bang California, Mỹ, bà Mai Hiền, cựu Tổng biên tập báo Phụ Nữ TP Hồ Chí Minh xác nhận: "Ông Dũng bị Hồng Vinh, trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương phê bình. Ông Dũng thẳng thắn phê phán Hồng Vinh trên mạng. Do đó, ông bị bãi chức Tổng biên tập." "Nhìn chung, Lý Tiến Dũng là một nhà báo có năng lực, dũng cảm bảo vệ sự thật. Đó là điều hiếm thấy đối với người làm báo trong chế độ toàn trị." Bà Mai Hiền cũng kể thêm: "Thời ông Dũng còn đi học ở Học viện Quân sự (trường đào tạo sĩ quan cao cấp), giữa hội trường, khi nghe ông Lê Đức Anh, bộ trưởng Bộ quốc Phòng, nhục mạ ba của Dũng là giáo sư Lý Chánh Trung (chính khách và nhân sỹ yêu nước qua đời tháng 3/2016 ), ông Dũng đã quát: "Nói láo, ba tôi luôn luôn là một nhà yêu nước". Do đó, ông Dũng đã phải rời quân ngũ, vào làm phóng viên báo Phụ Nữ TP Hồ Chí Minh." Một trong những đồng nghiệp cùng thời với ông Dũng, nhà báo Hoàng Linh viết trên Facebook: "Lý Tiến Dũng đã ngừng tay viết vì lẽ vô cùng của tự nhiên chứ không vì một sức mạnh nào khác, dù nhiều người muốn ông khuất phục." "Trong ký ức của tôi, Lý Tiến Dũng là một nhà báo yêu nước đến tột độ, luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên và luôn đứng về phía người lao động nghèo, người yếu thế trong xã hội và đấu tranh không mệt mỏi cho nữ quyền." "Từng là một người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu, Lý Tiến Dũng hiểu rõ những giá trị mà một nhà báo phải bảo vệ vượt trên quyền lợi của những nhóm lợi ích, nói cách nào đó ông đã đi theo con đường đầy khí phách của người cha lừng lẫy giáo sư, nhà báo Lý Chánh Trung." "Nhiều dự báo của Lý Tiến Dũng về sự chệch hướng của các nhóm lợi ích, tập đoàn kinh tế… đã trở thành sự thật, dù khi đăng tải những bài báo đó trên Đại Đoàn Kết, ông đã gặp nhiều phiền toái". Cựu Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Lý Tiến Dũng, người từng bị thuyên chuyển vì phản bác Ban Tuyên giáo Trung ương, vừa qua đời ở tuổi 58. text: Thượng nghĩ sỹ gốc Việt ông Ngô Thanh Hải (bên phải) là người hỗ trợ việc trình đạo luật '30/4'. Dự luật S-219 “Ngày Hành trình đến Tự do” do Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải bảo trợ đã được Quốc hội Canada chính thức biểu quyết thông qua chiều ngày 22/4/2015 lúc 19 giờ 15 phút giờ Ottawa, Canada, tức 7 giờ 15 phút sáng ngày 23/4/2015 giờ Hà Nội, kết thúc quy trình lập pháp kể từ ngày 10/4/2014. Đạo luật này chính thức công nhận ngày 30 tháng 4 là ngày quốc lễ Canada để tưởng niệm những nạn nhân cộng sản Việt Nam đã liều chết vượt biên ra đi tìm tự do và cũng để cảm ơn chính phủ và nhân dân Canada đã rộng lượng dang rộng vòng tay cưu mang họ gần 40 năm qua. Điều 2 quy định rằng “Khắp đất nước Canada, hàng năm và mỗi năm, ngày thứ Ba mươi của tháng Tư (30/4) sẽ được biết đến như là “Ngày Hành trình đến Tự do”. Đạo luật này theo một số Thương nghị sỹ và Dân biểu Canada rằng nó cũng ghi nhận sự trỗi dậy mãnh liệt và những đóng góp to lớn của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Canada. Một đạo luật không những làm ấm lòng hàng trăm ngàn người Việt tại Canada mà còn là một niềm an ủi, động viên lớn lao cho cộng đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản trên toàn thế giới. Những mất mát đau thương như đang được chia sẻ và làm lành lại hầu tạo thêm niềm tin cho họ vào công cuộc đấu tranh cùng đồng bào quốc nội cho một tương lai Việt Nam mới, tự do, dân chủ và thịnh vượng. Một đạo luật dù trong toàn bộ quá trình lập pháp còn có những dư luận trái chiều nhưng là một đạo luật nhận được sự ủng hộ rộng rãi của hầu hết tất cả các Dân biểu và Thượng nghị sỹ Canada. Đạo luật “Ngày Hành trình đến Tự do” một lần nữa để nhắc nhở mọi người chúng ta nên có cái nhìn trung thực và khách quan về lịch sử. Chúng ta có thể không cùng quan điểm, thậm chí chúng ta có thể đã từng là những đối thủ không đội trời chung với nhau nhưng chúng ta không thể chỉ viết lịch sử cho riêng những người thắng cuộc. Lịch sử phải luôn công bằng và chỉ nhìn nhận những diễn biến trung thực. Việc đánh giá phê phán lịch sử nên cần hết sức cẩn trọng hầu giúp những thế hệ mai sau tránh đi những cái nhìn lệch lạc, một chiều. 'Ngày hòa hợp, hòa giải' Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải (trái) trong lần tiếp đoàn quan chức Việt Nam tới Quốc hội Canada. Ngày 30 tháng 4, ngày hội hòa giải, hòa hợp Đối với nhiều đảng viên đảng cầm quyền thì “Nhiều người Canada không biết những câu chuyện của thuyền nhân Việt Nam. Ngày này, 30 tháng 4, là ngày [chế độ] Sài Gòn sụp đổ, ngày mà cuộc chạy [tỵ nạn] của người dân miền Nam Việt Nam bắt đầu, ngày mà người Canada sẽ tìm hiểu những gì những người này sẽ làm và đến mức độ nào để họ thoát khỏi những cuộc đàn áp, để nắm lấy sự tự do cho bản thân và cho gia đình của họ”, ông Mark Adler, người đồng bảo trợ dự luật trên cho biết. Và ông cũng muốn người Canada đừng bao giờ quên rằng đã có hàng triệu Việt Nam sau ngày này đã “chạy trốn sự đàn áp của cộng sản, chạy trốn tù đày, chạy trốn trong rất nhiều trường hợp, cái chết”. Và còn có rất nhiều người khác đã chết mà điển hình trong đó có trên 250.000 thuyền nhân đã vùi sâu vĩnh viễn thân xác họ dưới lòng đại dương bao la. Ông Dân biểu Mai Hoàng, một chính trị gia Canada gốc Việt trẻ tuyên bố như sau: “Để được rõ ràng, tôi sẽ ủng hộ dự luật. Tôi đã bỏ phiếu thuận ở vòng hai và tôi sẽ bỏ phiếu cho thuận ở vòng ba (cuối cùng). Như tôi đã nói, đối với tôi đó là một cách để tưởng nhớ cội nguồn, nhớ nguồn gốc của tôi, để ghi nhớ nơi quê hương của cha mẹ tôi, và nhớ những người từ Việt Nam. Đó là một cách để tôi hiểu vì sao Canada nơi tôi đang sống là một xứ sở tuyệt vời, nơi mà họ thực sự mở cửa và nơi mà người dân có nguồn gốc khác nhau đều được chào đón.” Vì thế ngày 30 tháng 4 phải là ngày hội hòa giải, hòa hợp hơn là một ngày chia rẽ, hơn thua, hận thù. Canada không phải là một quốc gia như thế; Canada được thế giới biết như một sứ giả thiện chí của hòa bình; Canada kêu gọi tình người, kêu gọi thương yêu, xây đắp tương lai tươi sáng. Đó cũng là ý nghĩa trọn vẹn của hai chữ “Tự do”. Chúng ta sẽ không thể có tự do, nếu như chúng ta không biết tha thứ vì chỉ có tha thứ chúng ta mới vứt bỏ được ưu phiền mà an nhiên tự tại. Chúng ta sẽ được tự do khi tất cả các sận si, thù hận đã được hóa giải, nằm yên trong quá khứ. Cuối cùng, ngày 30/4 đã, đang và sẽ tiếp tục là một ngày trọng đại trong lịch sử Việt Nam, một ngày mà bất cứ ai dù buồn hay vui đều có cơ hội bình đẳng để hồi tưởng, để suy ngẫm về những bước thăng trầm của đất nước, để rút tỉa những bài học đớn đau của quá khứ, để từ đó có thể vượt qua được những hố sâu ngăn cách, những vũng lầy thù hận, tiến đến bên nhau trong tình tự dân tộc, cùng nhau tiến về phía trước vì tiền đồ sáng lạng của Việt Nam. 30 tháng 4: Hãy cùng mơ ước một giấc mơ hoà giải, hoà hợp dân tộc. Một ngày không chỉ riêng người thắng cuộc hỉ hả hay một ngày buồn đau uất hận cho người thua cuộc mà là một ngày của toàn dân Việt Nam hướng đến tương lai một Việt Nam tự do, dân chủ và thịnh vượng. Cảm ơn Canada đã cho tôi hồi sinh trong giờ tuyệt vọng. Một 30 tháng 4 tràn đầy sức sống, niềm tin và hy vọng. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một Luật sư và nhà hoạt động đang sinh sống ở Ottawa, Canada. Cuối cùng điều chờ đợi 40 năm nay đã tới như câu nói kinh điển rằng “Hãy trả cho César những gì của César”. text: Cuốn sách của ông Bush sẽ được báo Times ở Anh trích đăng nhiều đoạn Phát biểu trên kênh truyền hình NBC của Mỹ, ông Bush còn bào chữa cho cả kỹ thuật tra tấn dìm nước, hay còn gọi là 'đi tàu ngầm', với nghi phạm ở Iraq trong thời gian chiếm đóng. Hiện ông Bush đang quảng bá cho cuốn tự truyện 'Decision Points' tập trung vào 14 quyết định quan trọng trong thời cầm quyền. Tuy nhiên, ông James Parenti, từ Đại học Georgetown University, người từng có thời gian phục vụ cho ông Bush ở Tòa Bạch Ốc, nói với BBC rằng cựu tổng thống Bush đã có thái độ đúng khi tiếc vì không tìm thấy 'vũ khí hủy diệt hàng loạt' ở Iraq: "Tôi nghĩ ông ấy đã tỏ ra tiếc về một điều, và hoàn toàn đúng như thế, rằng cuối cùng đã không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt." Nhận định của ông Parenti là trong các quyết định của cựu tổng thống Bush thì việc không hề tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt cho đến ngày hôm nay vẫn khiến ông đau lòng. Các báo Anh tập trung vào chuyện ông Bush nói rằng nhờ dùng cách tra khảo 'đi tàu ngầm' với nghi phạm khủng bố mà liên quân 'cứu sống được người dân Anh'. Theo ông, nhờ thông tin thu được trong quá trình tra hỏi gồm cả tra khảo dìm nước mà giới tình báo chặn phá được âm mưu tấn công vào sân bay Heathrow và khu tài chính Canary Wharf ở London. Cụ thể, ông Bush nói ông ra lệnh cho phép dùng cách tra khảo 'đi tàu ngầm' để lấy lời khai từ Khalid Sheikh Mohammed, kẻ chủ mưu vụ tấn công 11/9/2001 vào Mỹ. Cuốn hồi ký của ông sẽ được trích đoạn đăng ở báo Times. Nhưng ông Bush cũng nhắc đến chuyện ông 'ra lệnh cho Ngũ Giác Đài' chuẩn bị một kế hoạch đánh Iran. Điều này hiện đang gây nhiều tranh luận trên truyền thông ở hai bờ Đại Tây Dương. Về vai trò của thủ tướng Tony Blair hồi đó khiến gây ra nhiều chỉ trích ở Anh Quốc, ông Bush nói ông gợi ý để ông Blair không phải gửi quân Anh vào Iraq. Cựu Tổng thống Mỹ, ông George W. Bush, lên tiếng bảo vệ cho những quyết định gây tai tiếng nhất của ông trong cuộc phỏng vấn truyền hình đầu tiên từ khi ông rời nhiệm sở. text: Lượng tiêu thụ xe Nhật tại TQ bị ảnh hưởng trước xung đột chủ quyền biển đảo giữa hai nước Giám đốc vận hành của Nissan ông Toshiyuki Shiga nói các hãng sản xuất xe Nhật đang gặp khó khăn trong việc tổ chức những đợt quảng bá thương hiệu lớn ngoài trời thành phố Thành Đô phía Tây Nam Trung Quốc; điều này có thể đã ảnh hưởng đến doanh thu trong tháng Tám. "Nhìn chung, không chỉ có mỗi Nissan mà tất cả đơn đặt hàng đến các nhà sản xuất Nhật khác đều bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm đơn đặt hàng, nhất là vào tháng Tám. Điều này có nghĩa là đang có những sự ảnh hưởng nhất định," ông Shiga nói với báo chí bên lề một cuộc họp báo. "Hiện tại khó mà thực hiên các đợt quảng bá, nhất là quảng bá ngoài trời." Nissan cho biết hiện tại đã bán 95.200 xe tại Trung Quốc vào tháng Tám so với 98.100 xe trong tháng Bảy. Tuy nhiên hãng này cũng nói có thể sự suy giảm này là do kinh tế đình trệ tại Trung Quốc, vốn là thị trường tiêu thụ xe lớn nhất thế giới. Nissan và cả những hãng xe Nhật khác đều được chính quyền địa phương khuyên rằng nên giảm nhẹ các hoạt động quảng bá và tiếp thị khác để tránh bị nhắm đến. "Tôi nghe chính quyền địa phương yêu cầu một số nơi không quảng bá lớn," ông Shiga nói thêm. Ông Noriaki Yamada, đại diện cho chi nhánh tập đoàn Mazda tại Trung Quốc, nói với phóng viên tại Thượng Hải tuần trước rằng đã số lượng khách đến xem đã bị ảnh hưởng phần nào bởi các cuộc biểu tình bài Nhật. "Tôi không thể nói rằng sẽ không có ảnh hưởng nào đến công việc kinh doanh trong tương lai," ông Yamada nói. Rất nhiều nhà sản xuất xe Nhật đang dồn vốn vào thị trường xe tại Trung Quốc như là động cơ để tăng trưởng. Sáng 6/9, một đại diện cấp cao của tập đoàn Toyota nói hãng này dự định sẽ bán ra hơn 1,8 triệu xe hàng năm tại Trung Quốc cho đến 2015, so với mức 900 nghìn xe bán ra năm ngoái. Quan hệ Trung-Nhật, bị ảnh hưởng bởi chiến tranh trong quá khứ và mâu thuẫn hiện tại liên quan đến chủ quyền đang bị làm căng thêm bởi xung đột liên quan đến tranh chấp những đảo nhỏ, được biết đến với cái tên "Điếu Ngư" trong tiếng Trung và Senkaku trong tiếng Nhật. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Tiêu thụ xe Nhật tại TQ suy giảm, trong khi các hãng xe Nhật tránh hoạt động quảng cáo lớn trước tình hình xung đột lãnh hải hai nước, hãng thông tấn Reuters cho biết. text: Cha ông vốn là người Hungary nhập cư, mẹ ông là người Pháp có gốc Do Thái từ Hy Lạp nhưng ông Sarkozy sinh và Pháp và được rửa tội theo dòng Công giáo La Mã. Trưởng thành ở Paris nhưng khác với đa số chính trị gia Pháp, ông không học trường Ecole Nationale d'Administration (ENA) nổi tiếng mà lại học luật. Và cũng khác họ, tuy thuộc cánh hữu Pháp, ông chịu ảnh hưởng nặng của lãnh tụ cánh trung tả Anh, thủ tướng Tony Blair. Theo Nicolas Domenach, người viết tiểu sử chính thức cho ông Sarkozy thì ông “rất ngưỡng mộ Tony Blair,” "Tony Blair có tài hấp dẫn truyền thông, và Sarkozy cũng giống thế. Sarkozy còn tìm hiểu cách Tony Blair ‘bán’ tư tưởng chính trị của mình." Cho đến nay, thông điệp chính của ông Sarkozy là "cắt bỏ ràng buộc với một phong cách chính trị". Ngoài ra, ông cũng muốn cổ vũ cho ổn định xã hội, cải thiện giáo dục và giảm số nhân viên khu vực công. Lên qua mọi cấp Nicolas Sarkozy từng làm thị trưởng khu Neuilly giàu có gần Paris từ 1983 đến 2002, để rồi làm bộ trưởng Nội vụ. Năm 2004 ông cũng nắm chức bộ trưởng Tài chính một giai đoạn ngắn. Bà Anita Hausser, tác giả một cuốn tiểu sử ông Sarkozy và là biên tập viên chính trị đài LCI nói ông là người ‘siêu năng động, không bao giờ chịu ngồi yên.” Theo bà, sức hấp dẫn ông rất dễ hiểu. "Là luật sư, ông có vẻ gần dân và hiểu các vấn đề của họ.” Theo phóng viên BBC tại Paris Caroline Wayatt, Sarkozy “Là người thực tiễn và luôn tìm các giải pháp chứ không tìm các loại lý luận, ý thức hệ.” Từng được TT Chirac nâng đỡ, sau ông Sarkozy bất hòa với Chirac khi quyết định ủng hộ đối thủ của vị tổng thống năm 1995. Và dù thuộc phe hữu, ông Sarkozy vẫn được phe tả Pháp công nhận là có bản năng bao cấp cao. Chính ông đã đổ tiền nhà nước vào cứu công ty Pháp Alstom. Nhưng ông cũng hứa sẽ khiến người Pháp không e sợ thành công kinh tế. Dù thường được coi là thuộc phái Đại Tây Dương-nhấn mạnh quan hệ với Anh-Mỹ, ông đã không ủng hộ cuộc chiến Iraq. Có vẻ như ông không mặn mà lắm với trục Pháp-Đức mang tính truyền thống. Bản thân ông cũng chống việc EU nhận Thổ Nhĩ Kỳ làm thành viên. Đã hay lần kết hôn, ông có ba con trong đó đứa con thứ ba là do bà vợ hiện thời, bà Cecilia sinh ra. Năm nay 52 tuổi, lại có gốc di dân, ông Nicolas Sarkozy hẳn đã khác các nhân vật hàng đầu của chính trị Pháp bấy lâu nay. text: Ông Đinh La Thăng bị cảnh cáo và mất ghế Ủy viên Bộ Chính trị tại Hội nghị 5, BCHTƯ Đảng Cộng sản VN đang nhóm họp BBC Tiếng Việt điểm nhanh những nội dung chính được các báo đồng loạt đưa trong nửa cuối ngày 07/5/2017, tính theo giờ Việt Nam: Ông Thăng bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo và cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, báo Tuổi trẻ Online đưa tin. Bình luận về việc ông Đinh La Thăng mất ghế trong Bộ Chính trị TS Doanh nói về Hội nghị TƯ 5 và ông Thăng Đảng CS: 12 đại án nhắm vào nhiều ngân hàng Nhà báo Nguyễn Giang của BBC bình luận về Hội nghị TƯ5 Bàn tròn BBC: Hội nghị Trung ương 5 và "số phận ông Thăng" "Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng, đương kim Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XII với tỉ lệ phiếu biểu quyết trên 90%," báo Tuổi trẻ cho hay. Tờ Tiền phong viết: "Sau khi nghe đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, thay mặt Bộ Chính trị đọc Tờ trình của Bộ Chính trị về thi hành kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; và nghe đồng chí Đinh La Thăng phát biểu ý kiến, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận kỹ, thống nhất cao với Tờ trình của Bộ Chính trị. 'Khó đoán kết quả bỏ phiếu ở Hội nghị Trung ương 5' Lãnh đạo Việt Nam quản lý sai nên kinh tế không như ý? Dư luận mạng viết về đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng "Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận thấy: Đồng chí Đinh La Thăng, mặc dù có quá trình công tác gần 35 năm, có những đóng góp nhất định cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và những cơ quan, đơn vị Đồng chí giữ cương vị lãnh đạo nhưng trên cương vị Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011, Đồng chí đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp uỷ, tổ chức đảng và cá nhân Đồng chí, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy định của Đảng." Ông Đinh La Thăng mới được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội lần thứ 12 của Đảng CSVN cách đây không lâu. 'Tổng Bí thư chủ trì' Cùng ngày, báo VnEconomy cũng cho biết: "Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 12. Đây là quyết định được đưa ra ngày 7/5, tại hội nghị Trung ương 5 đang diễn ra từ 5/5 đến 10/5. "Thông cáo báo chí từ Văn phòng Trung ương cho biết, sáng 7/5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại hội trường để xem xét và thi hành kỷ luật cán bộ. "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, điều hành phiên họp." Cuối ngày, báo Zing.vn cho hay thêm: "Sau khi xem xét toàn diện, khách quan, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII với tỷ lệ phiếu biểu quyết rất cao (trên 90%). Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) chủ trì, điều hành phiên họp kỷ luật cán bộ lãnh đạo hôm 07/5, tại Hội nghị Trung ương 5, theo báo chí VN. "Trước đó, ngày 5/5, phát biểu tại ngày khai mạc Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết trong tháng 3/2017, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 7 ngày để tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng." Vẫn theo báo này, từ ngày 24 đến 26/4 tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) đã họp kỳ thứ 14. Tại kỳ họp này, UBKT đã xem xét, kết luận về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và một số cá nhân có liên quan. "Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐTV Tập đoàn PVN trong giai đoạn 2009-2011, "Trong đó, ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm khi ký ban hành Nghị quyết 233/NQ-ĐU, ngày 17/3/2009 của Đảng ủy Tập đoàn có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật để HĐTV, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn và các tổng công ty thành viên quyết định chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật. "Sau khi chỉ ra nhiều vi phạm của ông Đinh La Thăng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng theo thẩm quyền," báo Zing.vn đưa tin hôm Chủ nhật. BBC sẽ tiếp tục có các bài vở tường thuật, phân tích, bình luận, trao đổi về diễn biến này cũng như kỳ Hội nghị 5, khóa 12 của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN đang diễn ra, mời các quý vị đón theo dõi. Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, ông Đinh La Thăng bị kỷ luật cảnh cáo và mất chức Ủy viên Bộ Chính trị, theo truyền thông chính thống của Việt Nam. text: Hai nước đã có cuộc đối đầu căng thẳng hồi 2014, khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển có tranh chấp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, ngưng một dự án ở khu vực ngoài khơi phía đông nam, một nguồn đáng tin cậy trong ngành nói. Điều này đồng nghĩa với việc Repsol và các đối tác có thể sẽ thiệt hại khoảng 200 triệu đô la đã đầu tư vào dự án. Trung Quốc sẽ 'diễn tập hải quân ở Biển Đông' Tàu thăm dò của Repsol có mặt ở địa điểm mới Repsol tạm ngừng khoan dầu ở VN Đây là tin không ai ngờ, bởi vì các công tác chuẩn bị cuối cùng cho việc khoan thương mại đã diễn ra. Có thể Trung Quốc xem diễn tiến này là thắng lợi quan trọng. Quyết định của Việt Nam dường như cho thấy sự phô trương sức mạnh của Hoa Kỳ tại Biển Đông trong thời gian gần đây đã không làm thay đổi các tính toán chiến lược của Việt Nam. Tàu sân bay Mỹ vào Vịnh Đà Nẵng Tại sao VN tiếp đón hàng không mẫu hạm Mỹ? VN ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông 'Trả giá đắt' Kể từ 2009, Việt Nam đã tìm cách thăm dò, phát triển mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ. Một phần của dự án Cá Rồng Đỏ, giàn khoan có tên Ensco 8504, theo dự kiến lẽ ra khởi hành từ Singapore tới địa điểm khoan vào hôm thứ Năm. Địa điểm đặt giàn khoan nằm trong Lô 07/03, nơi Việt Nam và các công ty con của Repsol trước đó từng ước tính là có trữ lượng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas. Trung Quốc không nói rõ về 'tin đồn giàn khoan' Bill Hayton: 'Cá Voi Xanh chặn Đường Lưỡi Bò' Hãng đã thuê công ty Yinson của Malaysia cung cấp một bể chứa dầu nổi (Floating Production Storage and Offloading - FPSO) tại địa điểm này trong 10 năm, với chi phí ước tính trên 1 tỷ đô la. Hơn nữa, Repsol đã thuê hãng Keppel FloaTEC của Mỹ xây một giàn kỹ thuật (production platform) để phục vụ cho địa điểm này với mức chi phí có lẽ là hàng chục triệu đô la. Theo nguồn tin BBC có được, nhìn chung, Repsol và các đối tác trong dự án (gồm Mubadala Petroleum và PetroVietnam) nhiều khả năng bị thiệt hại khoảng 200 triệu đô la. Repsol và các công ty liên đới hiện chưa hồi đáp các câu hỏi của BBC về những diễn biến mới nhất này. Đây là lần thứ hai Repsol bị yêu cầu ngưng hoạt động khoan. Lô 07/03 nằm ngay cạnh Lô 136/03, nơi mà Repsol bị chính phủ Việt Nam yêu cầu ngưng hoạt động khoan thăm dò hồi tháng Bảy năm ngoái. Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017 Hồi đó, có tin nói quyết định được đưa ra sau khi Trung Quốc dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam ở vùng nước nông gần đó, Bãi Tư Chính. Các tường thuật từ tháng 07/2017 nói rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch là những người đưa ra quan điểm rằng việc khoan thăm dò ở Lô 136/03 phải dừng lại để tránh đối đầu với Trung Quốc. Có thể những toan tính giống vậy cũng đã tác động tới quyết định lần này. Đường Lưỡi Bò từ đâu mà ra? VN và TQ 'không xử lý được bất đồng cơ bản' Đã có một số quan điểm trong khu vực cho rằng cách tiếp cận cứng rắn hơn của ông Donald Trump đối với Trung Quốc cùng thái độ hành xử quyết liệt hơn của Hải quân Hoa Kỳ tại Biển Đông có thể tạo ra những khoảng không chính trị để chính phủ các nước Đông Nam Á vững tâm bảo vệ quyền trên biển một cách hiệu quả hơn. Chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Việt Nam hồi cuối năm ngoái cùng các cuộc trao đổi sau đó giữa ông với giới lãnh đạo Việt Nam dường như cho thấy chính phủ hai nước đang hợp tác để đối phó với áp lực từ Trung Quốc. Các nước khác trong khu vực cũng rất muốn khai thác nguồn trữ lượng dầu khí ngoài khơi của mình. Malaysia, Brunei và Philippines đang đều bị áp lực từ phía Trung Quốc trong việc phải chấp nhận "khai thác chung" trong các khu vực mà theo Công ước Luật Biển của Liên hiệp quốc (UNCLOS) là hoàn toàn thuộc quyền của các nước đó. Cho đến nay, toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á đều chống lại áp lực này. Việt Nam đã chọn phát triển các mỏ khí một mình, và kết quả là đã bị Trung Quốc đe dọa về quân sự. Nay, với việc lần thứ hai Hà Nội phải xuống thang, người ta đang đặt câu hỏi về khả năng khai thác ngoài khơi của Việt Nam. Giờ đây người ta sẽ đồn đoán về số phận của dự án khí Cá Voi Xanh của Exxon Mobil ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam. Tuy nhiên, dự án này nằm gần bờ hơn và do đó có thể sẽ không khiến cho Trung Quốc tức giận. Bản tiếng Anh bài của nhà báo Bill Hayton trên trang BBC News đã đăng tại đây. Lần thứ hai chỉ trong vòng một năm, Việt Nam phải hủy bỏ một dự án dầu khí quan trọng ở Biển Đông do áp lực từ Trung Quốc, BBC được biết. text: Bình Nhưỡng đồng ý đóng cửa lò phản ứng Yongbyon theo một thỏa thuận đạt được từ hồi tháng Hai. Trưởng phái đoàn, Olli Heinonen, cho biết cảm thấy lạc quan về chuyến đi, nhưng thú nhận rằng ông chưa rõ là có được phép tới thăm Yongbyon hay không. Hàn Quốc cũng mới thông báo sẽ tiếp tục viện trợ lương thực cho nước láng giềng phía bắc. Việc vận chuyển gạo tới Bắc Triều Tiên sẽ bắt đầu vào ngày 30/6. Bắc Hàn hiện thiếu lương thực trầm trọng. Một đoàn gồm bốn thành viên từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã tới Bình Nhưỡng sáng thứ ba. Đây là lần đầu tiên họ được phép trở lại nước này kể từ năm 2002. Ông Heinonen cho biết sẽ trao đổi về thủ tục giám sát việc đóng cửa và niêm phong lò phản ứng Yongbyon. Trước khi tới Bình Nhưỡng, ông nói với các phóng viên rằng ông không rõ là không có trực tiếp được tiếp cận với lò phản ứng Yongbyon hay không cũng như thời gian Bắc Triều Tiên cần để đóng cửa cơ sở này. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ sự lạc quan. Ông nói: “Tôi nghĩ Bắc Hàn sẽ làm những điều mà họ được yêu cầu”. Chuyến đi diễn ra sau một thời gian trì hoãn khá dài việc thực thi thỏa thuận giải trừ hạt nhân đạt được hồi tháng Hai. Một đoàn thanh sát viên Liên Hợp Quốc đã tới Bình Nhưỡng để đàm phán về việc đóng cửa lò phản ứng hạt nhân chính Yongbyon. text: Lãnh đạo các nước Đông Nam Á hy vọng sẽ biến ASEAN thành một khối chính trị gần gũi hơn nữa và đến năm 2015 sẽ xây dựng khu vực thương mại tự do. Tổng thống Philippines Gloria Arroyo khai mạc hội nghị bằng lời kêu gọi các nước ASEAN hãy đẩy mạnh 'tinh thần cộng đồng.' Trước đây ASEAN đã từng được coi là chỉ hơn một nhóm hội đàm một chút, thể hiện sự liên kết lỏng lẻo giữa các nước trong khối. Bà Arroyo chào mừng lãnh đạo các nước trong khu vực tới đảo Cebu thuộc miền trung Philippines: "Asean quyết tâm mở rộng diễn đàn thương mại để trở thành diễn đàn lớn nhất thế giới." Hội nghị không bị ảnh hưởng nhiều bởi loạt đánh bom hôm thứ tư tại đảo Mindanao ở phía nam Philippines làm bảy người thiệt mạng. Tuy nhiên, an ninh được thắt chặt tuyệt đối tại Cebu, với khoảng 8.000 cảnh sát và quân đội bảo vệ cho hội nghị. 'Trật tự mới' Một hiến chương theo kiểu EU dự định được ký kết tại hội nghị này sẽ cho khối Asean một cơ sở pháp lý lần đầu tiên trong lịch sử 39 năm tồn tại. Cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos, một thành viên của nhóm soạn thảo hiến chương, nói rằng hiến chương này sẽ cho phép Asean hoàn tất theo "trật tự mới của thế kỷ 21". Một đề xuất quan trọng trong chiến chương là trao cho Asean quyền trừng phạt, và trong những trường hợp đặc biệt, khai trừ các thành viên không tuân thủ. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới Miến điện. Chính phủ quân sự của nước này đã rất chậm chạp trong việc thực hiện các cam kết về việc tạo ra một nền dân chủ thực sự, một điều mà các nước Asean không hài lòng. Trong hội nghị lần này, lãnh đạo các nước cũng sẽ bàn tới việc đưa thời hạn xây dựng một khu vực mậu dịch tự do sớm lên năm năm, tức là vào năm 2015. Một số thành viên nói rằng điều này sẽ đảm bảo rằng khu vực Asean không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh và đầu tư vào các nước láng giềng khổng lồ như Trung quốc và Ấn độ. Chống khủng bố cũng là nội dung chính của hội nghị. Lãnh đạo các nước Asean sẽ ký kết một thỏa thuận cam kết hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong cuộc chiến chống các nhóm khủng bố. Mười nước Asean họp tại Philippines thống nhất hợp tác chặt chẽ hơn trong chống khủng bố và tiến tới xây dựng khu vực thương mại tự do text: Nhà hoạt động Thúy Nga có hai con trai 5 và 7 tuổi Bà Trần Thị Nga, tức Thúy Nga, bị Công an tỉnh Hà Nam bắt tạm giam hồi tháng 1/2017 với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo Điều 88 Bộ luật hình sự. Bà Nga là một trong các nhà hoạt động thường xuyên tham gia biểu tình chống Trung Quốc, tuần hành vì môi trường, phản đối công ty Formosa trong thảm họa môi trường miền Trung, trợ giúp dân oan khiếu kiện. Một nhà hoạt động bị bắt ở Hà Nam Việt Nam phản đối Mỹ vinh danh Mẹ Nấm Hôm 11/5, trả lời BBC từ Hà Nội, Luật sư Hà Huy Sơn, công ty luật Hà Sơn, nói: "Việc kết thúc điều tra diễn ra hôm 5/5 và họ đã chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát tỉnh Hà Nam trong 30 ngày." "Tôi chưa được tiếp cận hồ sơ nên cũng chưa có căn cứ để bình luận thêm về những hành vi nào của bà Nga bị cho là có tội." 'Không nghĩ nổi' "Hiện cũng chưa rõ thời điểm diễn ra phiên tòa." "Tuy vậy, tôi vẫn bảo lưu quan điểm rằng Điều 88 không rõ ràng, thật mơ hồ và cơ quan tiến hành tố tụng dễ áp dụng điều khoản này một cách tùy tiện." Cùng ngày, ông Lương Dân Lý, chồng của bà Trần Thị Nga, nói với BBC: "Tôi đọc thì thấy người phạm Điều 88 sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm tù nên dự liệu rằng có thể họ sẽ áp cho vợ tôi ít nhất 5 năm tù." "Ngoài ra, tôi còn được biết là những nhà hoạt động ở miền Bắc sau này còn bị chính quyền đưa đi tù ở Tây Nguyên, như trường hợp bà Cấn Thị Thêu, nhằm gây khó khăn cho thân nhân đi thăm nuôi hàng tháng." "Dù rằng trước khi bị bắt, Nga cũng từng nói với tôi về khả năng này, nhưng cả hai vợ chồng không bao giờ nghĩ nổi việc họ bắt Nga đúng hôm 25 Tết trong khi vợ tôi không hề có ý bỏ trốn." "Vì hai đứa con 5 và 7 tuổi nhớ mẹ chúng rất nhiều nên tôi chỉ mong chính quyền sớm cho mẹ con Nga được gặp nhau." Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cùng một số tổ chức khác đã lên tiếng đòi Hà Nội phóng thích nhà hoạt động Trần Thị Nga và hủy bỏ mọi cáo buộc có động cơ chính trị đối với bà. Theo thông cáo của HRW, Việt Nam hiện có ít nhất 112 nhà hoạt động và blogger đang thụ án tù chỉ vì thực thi các quyền tự do cơ bản của mình, như tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và tự do tôn giáo. Luật sư và gia đình nhà hoạt động Thúy Nga cho BBC biết Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hà Nam thông báo kết thúc điều tra, đề nghị truy tố bà theo Khoản 1, Điều 88. text: Tổng thống Syria kêu gọi đối thoại nhưng lên án đối lập 'theo phương Tây' Nhưng ông nói sẽ không đàm phán với những người đã cầm vũ khí chống lại chính thể. Mô tả phe đối lập được phương Tây ủng hộ là “nô lệ” ngoại bang, tổng thống Syria kêu gọi những người chống đối gia nhập chính quyền. Ông gọi các đối thủ là "kẻ thù của Thượng đế và con rối của phương Tây". Nhưng ông al-Assad nhấn mạnh kế hoạch chuyển tiếp phải do người Syria quyết định và được một cuộc trưng cầu dân ‎ý thông qua. Assad nói chính phủ sẽ sớm công bố chi tiết kế hoạch, kêu gọi các nước ngừng tài trợ cho phe đối lập, theo sau bằng việc chấm dứt hoạt động quân sự của chính phủ. Sau đó, chính phủ sẽ liên lạc để mở cuộc đối thoại toàn quốc với những người chống chính phủ “bên trong và ngoài” Syria. Lần cuối cùng ông Assad nói chuyện công khai là ngày 3/6 trước quốc hội ở Damascus. Người ủng hộ ông Assad tràn lên bục sau khi bài diễn văn kết thúc Hồi tháng 11, ông có cuộc phỏng vấn với một đài truyền hình Nga, bác bỏ khả năng sống lưu vong. Assad kết thúc bài diễn văn: “Tôi đến từ nhân dân và sẽ tiếp tục là người của dân. Các vị trí đến rồi đi, nhưng quốc gia còn mãi.” Sau khi tổng thống phát biểu, nhiều người ủng hộ tràn lên bục, kêu gọi: “Thượng đế, Syria và Bashar là đủ!”. Liên Hiệp Quốc nói 60,000 người đã thiệt mạng trong nội chiến ở Syria. Cùng ngày, trước khi có diễn văn của Tổng thống Syria, Thủ tướng Anh, David Cameron, nhắc lại kêu gọi “ra đi” với ông Assad. “Thông điệp của tôi cho Assad là ‘Ra đi’. Ông ta có vô vàn máu trên tay mình,” ông Cameron nói. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Tổng thống Syria, Bashar al-Assad, có bài diễn văn hiếm hoi hôm Chủ nhật 6/1, kêu gọi có đối thoại để chấm dứt cuộc xung đột 21 tháng qua. text: Với sự ra đời của truyền hình BBC tiếng Ba tư, truyền thông Anh quốc và Phương Tây bước vào cuộc chơi mới ở Trung Đông. Nhà bình luận Timothy Garton-Ash viết trên tờ The Guardian rằng đây là kênh truyền hình cả Tổng thống Obama và Giáo chủ Khamenei nên xem nếu muốn biết ý kiến của phía bên kia. Cùng lúc, Trung Quốc tiết lộ các ý định mở một đài truyền hình 24/7 bằng tiếng Anh như CNN để vươn ra toàn cầu. Ngay tại Anh, tin tỷ phú Nga gốc KGB, ông Alexander Lebedev đang mua báo Evening Standard cũng khiến dư luận xôn xao. Trong khi đó, truyền thông Việt Nam sau cơn sóng gió 2008 có vẻ như còn đang bị nỗi lo ngại về tương lai ám ảnh, chưa nói đến phát triển ra ngoài. Như thế, Việt Nam sẽ tự tước đi cơ hội quảng bá chính kiến của mình, trong lúc các nước khác, gồm cả Trung Quốc ráo riết chiếm thị phần. Nhưng sự thăng tiến vào Bộ Chính trị của nhà lý luận Tô Huy Rứa là dấu hiệu Đảng ý thức được tầm quan trọng của chính sách thông tin, truyền thông. Việc thả nhà báo Nguyễn Việt Chiến trước Tết Nguyên đán cũng là một tin vui đáng khích lệ. Câu hỏi nay là ông Tô Huy Rứa và các nhà lãnh đạo sẽ làm gì để đáp ứng các thách thức quốc tế và khiến giới nhà báo Việt Nam yên lòng? Theo thiển ý, để cải thiện hình ảnh Việt Nam trong 2009, chính sách truyền thông cần đa dạng, mềm mỏng nhưng nhất quán. Cựu thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ đã nói về sự thiếu đồng nhất trong cách nhìn nhận một số vấn đề đối ngoại. Tính nhất quán trong các ban ngành, từ an ninh, tư tưởng đến ngoại giao sẽ giúp tạo uy tín cho Việt Nam và gây dựng lại niềm tin trong giới truyền thông. Định hướng ra bên ngoài giúp tránh được các tranh chấp nội bộ đầy nghi kỵ. Trước hết là về tính năng động thể hiện qua chủ quyền truyền thông. Trung Quốc không hỏi ý kiến Việt Nam về ý đồ bành trướng tin quốc tế của họ thì Việt Nam cũng cần để báo chí đưa tin mạnh mẽ hơn về quan hệ khu vực. Chủ động hợp tác với truyền thông quốc tế vốn đa dạng về ý kiến và lợi ích sẽ giúp cho Việt Nam về lâu dài, dù trước mắt nhà lãnh đạo phải chấp nhận ít tin "trái tai". Ví dụ chỉ một chuyên đề TopGear Vietnam Special của truyền hình BBC năm qua tạo ấn tượng rất tích cực về hình ảnh Việt Nam trên thế giới, hiệu quả hơn nỗ lực của ngành du lịch trong nhiều năm. Hợp tác với nước ngoài không chỉ đem lại kỹ năng làm báo hiện đại, mà còn giúp các nhà báo trong nước nắm bắt nhịp đập của báo chí quốc tế. Qua đó, họ giúp cho đất nước và nhà cầm quyền chọn đúng hướng đi vào những thời điểm bước ngoặt. Về đối nội, các nhà lãnh đạo báo chí cần vượt qua tư duy mang tính an ninh nội bộ, hay bè phái, bỏ đi nghi ngại rằng một số bài báo cấp tiến về xã hội sẽ dẫn đến sự hình thành đối lập chính trị. Về nhân sự, báo chí Việt Nam chỉ có thể tăng sức thuyết phục nếu gây dựng được các gương mặt bình luận, người dẫn chương trình có cá tính, tự chủ khi nêu chính kiến. Chính thống tùy chỗ Về tư tưởng, Việt Nam cần ý thức được rằng một số tín điều mang tính chính thống ở Việt Nam lại là không chính thống trên thế giới. Lấy một ví dụ nhỏ như quy định bắt các nhà báo Việt Nam tiết lộ nguồn tin. Ý tưởng này thực ra không có gì sai nếu giúp báo chí đưa tin đúng đắn, chính xác, tránh việc bịa tin hay dùng tin giả để vụ lợi. Nhưng nhìn từ bên ngoài vào thì đây là một thứ quan điểm ‘bất đồng chính kiến’ so với tiêu chuẩn quốc tế. Tiết lộ nguồn tin làm mất tính khả tín của nhà báo, khiến không ai dám chơi với họ nữa. Để không rơi vào tranh cãi ý thức hệ, Việt Nam cần đề cao tính chuyên nghiệp, phi chính trị của truyền thông. Về lâu dài, cần làm sao giúp Việt Nam có nội lực, không chỉ bằng tiền mà làm sao khiến để báo chí Made in Vietnam vươn được ra khu vực và toàn cầu. Nếu không, họ sẽ khó chống đỡ làn sóng xâm nhập của các tập đoàn truyền thông quốc tế. Bởi thế, việc Việt Nam sẽ làm gì để tạo đà cho truyền thông trong nước nay hoàn toàn tùy thuộc vào tầm nhìn của các nhà hoạch định chính sách. Cuộc chiến truyền thông toàn cầu vừa bước lên một tầm vóc mới, đặt câu hỏi báo chí Việt Nam phải làm gì để không tụt hậu. text: Ông Lôi Chánh Phú là bí thư đảng ủy của một quận thuộc Trùng Khánh Ảnh chụp màn hình được cho là lấy từ video quay cảnh ông Lôi Chánh Phú quan hệ tình dục với bồ nhí đã được công bố vào hôm thứ Ba. Ông Lôi, bí thư một quận thuộc Trùng Khánh, được tường thuật là đã khẳng định video trên là giả mạo. Vụ việc làm nổi bật lên những ảnh hưởng ngày càng tăng của người dùng các trang tiểu blog ở Trung Quốc trong việc vạch mặt các quan chức địa phương. Các phóng viên nói rằng Đảng Cộng sản đã tăng cường việc chống tham nhũng và có hành vi không thích hợp trong các quan chức giữa lúc công chúng đang ngày càng tức giận về tình trạng lạm dụng quyền lực. Hiện chưa rõ ai đã quay các cảnh video và đoạn ghi hình đã được tung ra như thế nào. Một nhà báo Trung Quốc đã đăng các hình ảnh vào hôm thứ Ba. Ông nói rằng đoạn video trên đã được thực hiện hồi năm 2007 và xác định ông Lôi là người đàn ông trong các bức ảnh, đã có "quan hệ tình dục không phù hợp" với một "bồ nhí" 18 tuổi. Ông Lôi đã bị sa thải sau khi một cuộc điều tra của các quan chức đảng địa phương kết luận rằng người đàn ông trong những hình ảnh đó quả đúng là ông ta. Một tuyên bố hôm thứ Sáu cho biết một cuộc điều tra kỹ hơn đối với ông Lôi sẽ được thực hiện. Sa thải là một trong những chủ đề phổ biến nhất trên weibo, một trang mạng tiểu blog của Trung Quốc hoạt động tương tự như trang Twitter. Hồi tháng Chín, một quan chức về an toàn ở tỉnh Thiểm Tây đã bị Bấm sa thải sau khi công chúng nổi giận sau khi các hình ảnh chụp ông ta cười toe toét tại hiện trường một vụ tai nạn xe buýt chết người được đăng lên mạng. Cơn thịnh nộ càng tăng khi các công dân mạng Trung Quốc tìm thấy nhiều hình ảnh cho thấy ông này đeo những chiếc đồng hồ sang trọng. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Một quan chức Đảng Cộng sản cấp quận ở tây nam Trung Quốc đã bị sa thải do xuất hiện trong một đoạn video sex bị người dùng trang tiểu blog công bố. text: Thông tấn xã Tây Ban Nha EFE cho hay ông Lê Hồng Anh, người từng giữ chức Bộ trưởng Công an, đã thăm Havana từ 3/9-7/9. Ông đã có cuộc gặp với Chủ tịch Raul Castro vào thứ Bảy 7/9, trước khi lên đường về nước. Trong cuộc gặp, hai bên đã khẳng định mong muốn tiếp tục "làm sâu thêm quan hệ" song phương. Thông tấn xã Việt Nam thì nói chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh và đoàn đại biểu cấp cao Đảng CSVN "nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước". Một nguồn tin của BBC cho hay chuyến đi của ông Lê Hồng Anh có thể làm công tác tiền trạm cho chuyến thăm Cuba vào cuối tháng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Việt Nam là đồng minh quan trọng và truyền thống của Cuba cả về kinh tế và chính trị. Cán cân thương mại hai bên đạt trên 500 triệu đôla/năm. EFE cho hay ông Lê Hồng Anh đã thăm Cuba hai lần năm 1978 và 2004. Trong chuyến thăm lần này, ông đã hội đàm với hội đàm với Bí thư Thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba Jose Ramon Machado Ventura, làm việc với ông Esteban Lazo, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Cuba và thăm tỉnh Mayabeque. 'Lộ trình không thể đảo ngược' Trong cuộc gặp hôm 7/9 tại Cung Hội nghị Havana, Chủ tịch Raul Castro được dẫn lời khẳng định "lộ trình cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội tại Cuba là không thể đảo ngược". Tuy nhiên, theo Chủ tịch Raul, "Cuba sẽ tiến hành một cách chắc chắn và thận trọng, không vội vã nhưng không dừng lại vì mục tiêu xây dựng một xã hội chủ nghĩa phồn vinh và bền vững, đồng thời bảo vệ những thành quả mà cách mạng Cuba đã đạt được trong suốt hơn nửa thế kỷ qua". Bản thân ông Raul Castro đã thăm Việt Nam năm 2012. Ông kế nghiệp anh trai Fidel Castro chính thức từ năm 2008, và đã đưa vào một số cải cách kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm 2013, kinh tế Cuba đạt mức tăng trưởng 2,3%, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái, một mức tăng còn khiêm tốn. Theo dự báo, mức tăng trưởng cả năm 2013 của Cuba sẽ đạt từ 2,5% đến 3%. Hồi tháng Hai, ông Raul Castro được dẫn lời thông báo trong phiên khai mạc Quốc hội rằng ông dự tính sẽ rút lui năm 2018, sau mười năm lãnh đạo đất nước. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có thể sẽ thăm Cuba vào cuối tháng này, sau khi tham dự phiên họp toàn thể Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York từ 26/9-28/9. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Lê Hồng Anh vừa dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng CSVN có chuyến thăm Cuba và hội kiến Chủ tịch Raul Castro. text: Cuộc hội đàm song phương sẽ được tổ chức vào thứ Sáu và thứ Bảy tới tại Nhật. Thông báo về tái hội đàm đã được đưa ra tuy trước đó Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Aso đã có một số lời bình luận làm Bắc Kinh tức giận. Ông Aso nói rằng sự thống trị của Nhật Bản đã có lợi cho nền giáo dục của Đài Loan. Trung Quốc và Nhật còn bất đồng về nguồn khai thác dầu khí cũng như nội dung sách học lịch sử. Hội đàm lần này sẽ diễn ra tại Tokyo. Trưởng đoàn hai bên là hai thứ trưởng Ngoại giao của Nhật Bản và của Trung Quốc. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói mục tiêu của cuộc hội đàm lần này là "để cải thiện đối thoại giữa hai bên" Thông cáo này cũng cho biết hai bên sẽ "trao đổi các ý kiến chân thành về quan hệ song phương và các vấn đề khu vực". Tiếp xúc gián đoạn Đây là cuộc hội đàm đầu tiên giữa hai bên kể từ tháng Mười năm ngoái. Bất đồng mới nhất giữa hai bên xảy ra vào cuối tuần rồi, sau khi ông Aso bình luận rằng sở dĩ Đài Loan có được trình độ giáo dục tốt là nhờ sự thống trị của Nhật Bản trong thời gian 1895-1945. Tuần trướcđó, cũng chính ông Aso làm Bắc Kinh tức giận khi jêu gọi Nhật hoàng Akihito tới thăm ngôi đền Yasukuni thờ các nạn nhân Thế chiến thứ hai và một số tội phạm chiến tranh của Nhật. Bắc Kinh đã không hài lòng về việc thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi tới viếng ngôi đền này nhiêù lần. Ông Aso sau đó đã phải rút lại lời kêu gọi của mình. Trung Quốc và Nhật Bản có kế hoạch nối lại hội đàm mặc dù căng thẳng ngoại giao vẫn đang tiếp diễn xung quanh một số chủ đề trong có về ngôi đền Yasukuni. text: Các lãnh đạo nhóm G7 trong hội nghị ngày 4/6 Tuyên bố chung của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Ý, Canada, Anh quốc được đưa ra sau hội nghị tại Brussels tối ngày 4/6. "Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước những căng thẳng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông", tuyên bố đăng tải trên trang web của Nhà Trắng viết Các lãnh đạo G7 tái khẳng định lập trường "chống lại bất kỳ hành động đơn phương của bất cứ bên nào nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ hoặc chủ quyền trên biển bằng biện pháp hăm dọa, gây hấn hoặc vũ lực". "Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên làm rõ và theo đuổi tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế." "Chúng tôi ủng hộ quyền tìm kiếm giải pháp để giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa, phù hợp với luật pháp quốc tế của các bên yêu sách, trong đó có cả thông qua các cơ chế giải quyết tranh chấp một cách hợp pháp". "Chúng tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và vùng trời, cũng như công tác quản lý lưu thông hàng không dân sự dựa trên luật pháp quốc tế và các quy tắc và chuẩn mực của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế". Hồi tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc tuyên bố xác lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, động thái bắt gặp phải sự phản đối từ Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC, Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện quốc phòng Úc, cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng giàn khoan Hải Dương 981 để đi đến thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Báo Trung Quốc nói tuyên bố của G7 cũng là lời cảnh báo với Nhật Bản Đả kích Nhật Tối ngày 4/6, người phát ngôn chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết qua hội nghị lần này, các nước G7 đã "nhận thức được" quan ngại của Nhật Bản về căng thẳng hiện nay trên Biển Đông, hãng thông tấn Reuters đưa tin. Ngày 5/6, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, khi bình luận về tuyên bố của G7, nói rằng “các nước ngoài khu vực cần tôn trọng sự thật khách quan, giữ thái độ công bằng”. “Trung Quốc sẽ kiên quyết đáp lại hành động khiêu khích của một số ít nước cố ý xâm phạm chủ quyền và quyền lợi của Trung Quốc,” ông Hồng tuyên bố. Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 5/6 có đăng tải một bài xã luận với tựa "Ước mơ chống đối Trung Quốc của Abe bị vạch trần ở hội nghị G7". Bài viết cho rằng nhóm G7 đã không đứng về phía Nhật trong vấn đề Biển Hoa Đông và gọi đây là "cú đánh vào nỗ lực của giới chức và truyền thông Nhật Bản nhằm truyền bá tư tưởng chống Trung Quốc trước thềm hội nghị". Cũng theo bài xã luận, tuyên bố chung của G7 đã "không nhắc tên của bất kỳ nước cụ thể nào" và cho rằng tuyên bố này "có thể là lời cảnh báo đối với một Nhật Bản đang theo hướng thiên hữu". Nhân dân Nhật báo cũng nhắc lại rằng các thành viên G7, đặc biệt là Đức, Pháp, Anh, có "quan hệ song phương đặc biệt với Trung Quốc, khiến các nước này không thể đứng ra đỡ đạn cho Nhật". Bài viết cảnh báo các nước G7 nếu muốn tốt cho châu Á thì nên "cẩn thận trước tham vọng dân tộc chủ nghĩa của Nhật Bản và tìm cách kiềm chế chính sách phiêu lưu mạo hiểm của nước này". Ông Hồng Lỗi lặp lại lập trường không tham gia vào vụ kiện của Philippines Không ra tòa Trong một diễn biến liên quan, Bắc Kinh ngày 4/6 đã tuyên bố bác bỏ đề nghị của tòa trọng tài về việc nộp hồ sơ biện hộ trước đơn kiện của Philippines liên quan đến tranh chấp trên vùng biển gần quần đảo Trường Sa. Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở Hague, Hà Lan, cho Trung Quốc hạn đến 15/12 để hồi đáp bộ hồ sơ của Philippines. Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại nước này không có dự định tham gia vụ kiện. Người phát ngôn Hồng Lỗi tuyên bố hôm thứ Tư: “Lập trường của Trung Quốc không chấp nhận và không tham gia vụ kiện của Philippines, không thay đổi.” Thông báo của tòa án ở Hague nói họ yêu cầu Trung Quốc hồi đáp nhắm bảo đảm “mỗi bên đều có đầy đủ cơ hội để được nghe và trình bày”. Trong khi đó, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Philippines nói: “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Trung Quốc xem lại quyết định không tham gia.” “Chúng tôi cũng muốn nhắc lại rằng việc nhờ trọng tài phân xử là cơ chế giải quyết thân thiện, cởi mở và hòa bình.” Philippines khởi kiện từ năm 2013 dựa theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Bộ hồ sơ khoảng 4.000 trang của Manila được gửi cho tòa nhằm khởi kiện “đường 9 đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông. Mới đây, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam cân nhắc khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế vì tranh chấp biển đảo. Nói với hãng tin Mỹ Bloomberg, ông Dũng cho biết: “Đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế là một biện pháp hòa bình. Lãnh đạo Việt Nam đang cân nhắc giải pháp này.” Lãnh đạo nhóm bảy nước công nghiệp (G7) phát triển bày tỏ quan ngại về căng thẳng trên biển, trong lúc báo Đảng của Trung Quốc đả kích chính sách của Nhật tại G7. text: Hoa Kỳ nói tin tặc Trung Quốc đã nhiều lần tìm cách đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ Cuộc gặp vào thứ Hai, 9/7, là mở đầu cho diễn đàn cấp cao được tổ chức thường niên giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ luôn cáo buộc Trung Quốc vì có hành động gián điệp mạng, điều mà Trung Quốc bác bỏ. Đối thoại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc cũng đã bị ảnh hưởng của cáo buộc Mỹ thâm nhập vào các mạng lưới của Trung Quốc mà cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden đã đưa ra. Ông Snowden nói với một tờ báo Hong Kong tuần trước rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đã tiến hành tổng cộng hơn 61 nghìn vụ xâm nhập mạng trên toàn cầu, trong đó có Hong Kong và Trung Quốc lục địa. Hai bên đã thiết lập nhóm công tác chung vào tháng Tư vừa qua nhằm thúc đẩy các hoạt động chống lại các cuộc tấn công tin tặc. Nhóm này do chuyên gia cao cấp về tình báo mạng của Mỹ Christopher Painter và đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc Đới Bỉnh chủ trì. Hoa Kỳ hy vọng rằng cuộc đối thoại vào thứ Hai sẽ "giúp hai bên cùng chia sẻ quan điểm về luật pháp quốc tế và quy tắc ứng xử trên không gian mạng," nguời phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki, nói. Đối thoại của tổ công tác này diễn ra trước thềm Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung, một cuộc gặp thường niên giữa các bộ trưởng hai nước dự kiến sẽ diễn ra vào thứ Tư và thứ Năm tuần này. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew sẽ tham dự diễn đàn có sự góp mặt của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và Phó thủ tướng Uông Dương. Hoa Kỳ nói nhiều cuộc tấn công tin tặc vào những mạng lưới chính phủ cũng như thương mại của Hoa Kỳ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vào tháng Hai, một hãng an ninh của Mỹ đã đăng tải một báo cáo trong đó cáo buộc một đơn vị quân đội Trung Quốc đứng đằng sau nhiều cuộc tấn công. Chính phủ Trung Quốc liên tục bác bỏ trách nhiệm, đồng thời nói rằng nước này là nạn nhân của các đợt tấn công bắt nguồn từ bên trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Đại diện Trung Quốc và Mỹ vừa có cuộc đối thoại trong khuôn khổ nhóm công tác chung giữa hai nước về vấn đề an ninh mạng. text: Láng giềng của Nhật Bản xem đền Yasukuni là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt của Nhật trong và trước Thế chiến Hai và giới chức Hoa Kỳ nói chuyến thăm sẽ làm tăng căng thẳng tại khu vực nơi đang có tranh chấp lãnh thổ. BBC tiếng Việt đã phỏng vấn giáo sư Jeff Kingston, giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa Lịch sử và Châu Á Học, Temple University (cơ sở tại Tokyo). Giáo sư Jeff Kingston: Về cơ bản, các chuyến viếng thăm đền Yasukuni là việc thăm viếng thể hiện lập trường chính trị của Nhật về lịch sử của Nhật đối với một số nước láng giềng châu Á. Do đó tôi nghĩ là có l‎‎ý do chính đáng để chính phủ Trung Quốc và Nam Hàn chỉ trích. Cũng đừng quên rằng có nhiều người Nhật cũng chỉ trích việc thăm đền Yasukuni. Đó là vì từ năm 1978 có 14 tội phạm chiến tranh loại A được thờ tại đây và vì vậy Thiên hoàng Hirohito đã không thăm đền và con trai là Nhật hoàng Akihito cũng từ chối thăm đền. Do đó không chỉ láng giềng của Nhật bất bình mà nhiều người tại Nhật cũng phản đối các thông điệp mà những chính khách Nhật đưa ra khi thăm đền Yasukuni. BBC: Ông nói tới 14 tội phạm chiến tranh loại A, nhưng ngoài ra có khoảng 2.5 triệu người chết, đa số là binh lính Nhật chết trận, vậy người dân thường không được tới đây viếng những người ngã xuống vì đất nước của họ hay sao? Ông Abe là Thủ tướng Nhật đầu tiên tới viếng đền Yasukuni từ năm 2006. Người dân thường tới đây không đưa ra thông điệp chính trị gây xúc phạm các nước láng giềng. Khi các chính khách tới thăm thì rất khác. Bởi vì họ ủng hộ quan điểm tôn vinh Đế Quốc Nhật Bản. Dó đó việc người dân tới đây để tưởng niệm người thân hy sinh trong các cuộc chiến khác nhau thì không có vấn đề gì cả. Nhưng chính khách thì khác vì họ ở vị trí khác và họ phải có trách nhiệm không xúc phạm tới láng giềng. Việc thăm viếng đền là điều gì đó có thể xem là vi hiến theo Tòa Tối cao Nhật Bản vì điều 20 của Hiến Pháp Nhật phân tách rõ giữa tôn giáo và nhà nước. BBC: Chúng ta thấy có tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc tại Senkaku/Điếu Ngư. Có thể là những người thăm đền Yasukuni muốn thể hiện lập trường của họ, nhưng tại Trung Quốc rõ ràng là chính phủ không cản trở, nếu không muốn nói là làm ngơ, những cuộc biểu tình qui mô bài Nhật nhằm ghi điểm trong tranh chấp lãnh thổ? Ông nói điểm đó là rất chính xác. Nhật đã trao chiếc búa lịch sử cho láng giềng của họ. Những bất bình không thể giải quyết được đối với lịch sử thời chiến vẫn đang có sức cộng hưởng cho thời điểm hiện tại. Và đây là chủ đề lớn. Và l‎ý do láng giềng của Nhật đã và đang tiếp tục dùng chiếc búa lịch sử này là vì như ông nói là họ củng cố tính chính danh. Ông Kingston nói Đảng Cộng Sản TQ làm ngơ cho biểu tình bài Nhật để củng cố tính chính danh. Đặc biệt là sau sự kiện 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn, Đảng Cộng Sản Trung Quốc tìm kiếm cách tăng cường sự ủng hộ và tái tạo tính chính danh mới vì ‎ý thức hệ Chủ nghĩa Cộng sản đã chết và bị phá sản. Do đó họ đã triển khai các chiến dịch giáo dục lòng yêu nước từ đầu thập niên 1990 và thế hệ trẻ hơn tại Trung Quốc biết nhiều hơn và quan tâm nhiều hơn về lịch sử thời chiến và giới trẻ tại Trung Quốc cảm thấy tức giận vì lịch sử thời chiến. Do đó tranh chấp Senkaku là nơi để xả, là mục tiêu được chấp thuận để xả bức xúc. Tuy nhiên có nhiều người xuống đường biểu tình tại một loạt thành phố ở Trung Quốc chẳng liên quan gì tới Senkaku cả mà người ta bất bình vì những gì xảy ra ở Trung Quốc như thực trạng quan chức đưa người thân quen vào chỗ làm, lạm phát cao, mất tiền từ bất động sản, phân cách giàu nghèo, giới trẻ không tìm được việc làm ổn định…tức là tất cả những cảnh ngộ, bất công xã hội được dồn nén và có chỗ để thể hiện trong bối cảnh biểu tình bài Nhật. Do đó vấn đề của quá khứ và vấn đề của hiện tại được dồn nén vào một khuôn. BBC: Có một khảo sát nói đa số người dân tại Trung Quốc chẳng ưa người Nhật và tương tự từ phía Nhật. Vậy các láng giềng có thể và không thể làm gì khi nhìn tới tương lai? Khi 90% dân nước này ghét nước kia, chúng ta có thể làm gì? Đối với tôi đó là hồi chuông cảnh tỉnh và báo hiệu sự phá sản về lập trường của chính phủ cả hai nước. Nhật rõ ràng là chưa làm đủ khắc phục những vấn đề của quá khứ, nhưng Trung Quốc cũng chưa có động thái sẵn sàng nhảy tango. Do đó các bên phải sẵn sàng hiểu và thông cảm với nhau. Hòa giải là phải hai chiều và Nhật cũng đã từng có sáng kiến hòa giải và thử hòa giải. Không chỉ Trung Quốc mà cả Nam Hàn phải có chỉ dấu rằng họ sẵn sàng hướng về tương lai thì Nhật sẽ có một số lý do để triển khai các sáng kiến hòa giải khác. Nhưng tôi không lạc quan lắm rằng lịch sử bỗng dưng sẽ được giải quyết êm thấm. Tôi nghĩ rằng lịch sử đã và đang bị khai quật và sẽ vẫn còn đậm nét về chính trị, nó cho thấy một biểu tượng về những gì sai trái tại khu vực và chúng ta thấy thiếu ‎ý chí chính trị để vượt qua lịch sử thời chiến. Trung Quốc và Nam Hàn đã lên án việc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm 26/12/2013 đến thăm đền Yasukuni, nơi thờ phụng chiến binh Nhật bao gồm cả tội phạm chiến tranh. text: Từ mấy năm qua hai nước đã trình bày ra hình ảnh quan hệ hữu nghị với quan chức cao cấp hai bên liên tục có các cuộc thăm viếng. Nhưng bên dưới mối quan hệ vẫn có những căng thẳng và nhiều người dân Campuchia còn có thái độ không rõ về nước láng giềng lớn. Việc Việt Nam gia nhập Tổ thức Thương mại Thế giới WTO cũng đe dọa kinh tế Campuchia. Chính phủ Campuchia không chỉ vừa trải thảm đỏ đón Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết mà còn treo cả những lá cờ đỏ sao vàng. Quốc kỳ Việt Nam tung bay trên các cột đèn đường từ sân bay về trung tâm Phnom Penh. Theo cách thức thuần tuý kiểu Campuchia, hàng trăm học sinh mặc áo trắng được đưa vào các nhóm đón chào. Nhưng quan điểm thực của nhiều người dân ở đây lại không nồng ấm như thế. Vài chục nhà sư đã bày tỏ điều đó bằng cách tổ chức biểu tình trước cửa Đại sứ quán Việt Nam. Cuộc biểu tình đã biến thành cuộc xô xát với cảnh sát chống bạo động. Các nhà sư nói họ bực tức trước cách Hà Nội đối xử sư sãi người thiểu số Khmer. Tranh cãi lịch sử Cuộc tranh cãi này có liên quan đến một niềm tin rộng khắp rằng Campuchia bị mất đất về tay Việt Nam, trong khi Campuchia lại phải nhận hàng nghìn người di dân bất hợp pháp từ phía bên kia biên giới. Cáo buộc này bị chính quyền ở Phnom Penh bác bỏ. Tuy thế, có vẻ là hai nước sẽ nhanh chóng rơi vào cảnh cạnh tranh thương mại dữ dội. Việt Nam đã gia nhập Tổ thức Thương mại Thế giới WTO tháng qua. Điều này có nghĩa là nhiều mặt hàng Việt Nam nhập vào Hoa Kỳ và châu Âu sẽ không còn chịu thuế quan như trước. Như thế, ảnh hưởng tiếp theo lên ngành may mặc Campuchia có thể sẽ rất nghiêm trọng. Các quan chức hai bên muốn tập trung vào quan hệ thương mại vốn đã tăng 40% mỗi năm trong vòng một thập niên qua. Tình trạng đường xá ở Campuchia được cải thiện hơn sẽ chỉ giúp cho giao thương với Việt Nam thêm phát triển. Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết hiện đang ở thăm chính thức Campuchia. text: Tổng thống Trump nói cuộc điều tra của cựu giám đốc FBI Robert Mueller (phải) là một cuộc "truy lùng phù thủy" Tin tức từ truyền thông Hoa Kỳ cho biết cựu giám đốc FBI Robert Mueller đã có một bước đi đầu tiên tiến đến khả năng buộc tội hình sự. Theo hãng tin Reuters, đại bồi thẩm đoàn đã ra trát hầu tòa về cuộc họp tháng Sáu năm 2016 giữa con trai Tổng thống Donald Trump và một luật sư người Nga. Trump sa thải giám đốc truyền thông Người thân của Donald Trump ra điều trần Trump và Putin đã gặp nhau hai lần tại G20 Tổng thống đã bác bỏ bất cứ mọi cáo buộc cho rằng nhóm tranh cử của ông đã hợp tác với Kremlin để đánh bại Hillary Clinton. Ở Mỹ, các bồi thẩm đoàn được thành lập để xem xét liệu bằng chứng có đủ mạnh để đưa ra bản cáo trạng cho một phiên xử hình sự. Họ không quyết định bị cáo có vô tội hay không. Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, bao gồm cả CIA và NSA, đã xác định rằng Nga muốn tăng cơ hội chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11/2016, tuy nhiên Moscow phủ nhận. Bây giờ vụ việc vô cùng nghiêm trọng Phóng viên BBC ở Bắc Mỹ, Anthony Zurcher phân tích: Cuộc điều tra đặc biệt của Robert Mueller luôn là mối quan tâm của chính phủ Trump. Bây giờ nó thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Với tin tức rằng một đại bồi thẩm đoàn đã được triệu tập tại Washington DC và đang tìm hiểu về cuộc họp tháng Sáu năm 2016 giữa Donald Trump Jr và các công dân Nga, rõ ràng là cuộc điều tra đang tập trung vào nhóm nội bộ của tổng thống. Đây là một bước cần thiết để có thể dẫn đến việc xét xử hình sự. Ít nhất thì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy ông Mueller có thể đang truy đuổi một cái gì đó lớn - ra ngoài phạm vi cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn và cuộc vận động hành lang đáng ngờ của ông ta. Nó cũng cho thấy cuộc điều tra của ông sẽ không còn xa nữa. Ông Trump và Putin được cho biết là đã gặp nhau hai lần tại G20 Theo Reuters, điều tra viên đặc biệt đang tìm hiểu xem ai trong nhóm vận động tranh cử của Trump đã khuyến khích Nga tiết lộ tài liệu về chiến dịch của Clinton. Và điều tra viên cũng đang xác định liệu ông Trump có biết về cuộc họp của con trai với luật sư Nga hay không. Các email của con trai cả của Trump cho thấy ông Trump được cho biết cuộc họp sẽ cung cấp tài liệu nguy hiểm về bà Clinton, do Kremlin cung cấp. Ông Trump và các trợ lý của ông luôn nói rằng nói cuộc gặp gỡ là "việc nghiên cứu đối thủ" vốn xảy ra trong bất kỳ chiến dịch chính trị nào. Điều tra viên đặc biệt đang điều tra cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử Mỹ đã triệu hồi một đại bồi thẩm đoàn. text: Nền kinh tế dự kiến tăng ở mức 10.2% trong quý Ba so với mức 10.1% trong quý Hai. Tăng trưởng kinh tế bị chậm lại vào năm nay từ mức tăng của năm 2007 là 11.9% trong bối cảnh nhu cầu trên toàn thế giới chững lại và chính phủ đưa ra các biện pháp giảm cấp tín dụng. Nền kinh tế cũng đối diện lạm phát do giá lương thực và thực phẩm tăng. Phúc trình của Trung tâm Thông tin Nhà nước đăng trên Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc nói mức lạm phát đang được hãm lại. Phúc trình này dự báo lạm phát giá tiêu dùng đứng ở mức 6.6% trong quý Ba, giảm từ mức trung bình là hơn 7% trong những tháng trước. Mức tăng trưởng kinh tế trong quí đầu năm nay là 10.6%, chậm hơn so với năm 2007 là 11.9%. Nhà chức trách Trung Quốc nói nỗ lực kiềm chế lạm phát sẽ không làm ảnh hưởng tới tăng trưởng. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói hồi tuần trước rằng chính phủ sẽ tập trung vào cả hai mục tiêu là giảm lạm phát và đảm bảo tăng trưởng cùng lúc. Số liệu chính thức cho thấy nhiều khả năng kinh tế Trung Quốc theo hướng bình ổn sau báo cáo nửa đầu của năm. text: Vụ nổ súng khiến đặt ra câu hỏi về luật sở hữu súng khá tự do của Thụy Sĩ Vụ việc xảy ra hôm thứ Tư, lúc khoảng 21:00 giờ địa phương (tức 20:00 GMT) tại làng Daillon thuộc quận Valais, cách thành phố Geneva 100km về phía đông. Cảnh sát đã bắn bị thương người bị tình nghi đã thực hiện vụ nổ súng này sau khi ông ta đe dọa sẽ bắn vào cảnh sát. Ông này đã bị bắt.. Các cuộc điều tra cho thấy người đàn ông này vấn được biết là một tay nghiện ma túy và từng là bệnh nhân tâm thần, giới chức trách nói. Kẻ tình nghi không được nêu tên trong vụ tấn công tại làng Daillon là một người gác tòa đang mất việc, 33 tuổi, cảnh sát cho biết tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm. Ông đã bắn ít nhất 20 phát súng vào các nạn nhân. Ba phụ nữ chết ngay tại chỗ còn hai người đàn ông bị thương trong vụ tấn công này. Vũ khí được sử dụng trong vụ nổ súng gồm một khẩu súng săn và một khẩu súng trường quân đội loại cổ, vẫn được gọi là súng carbine, có từ nửa đầu thế kỷ 20, bà Catherine Sappey, trưởng công tố cho biết. Cảnh sát trước đó đã thu vũ khí của người đàn ông bị tình nghi này hồi năm 2005 khi ông được đưa vào một bệnh viên tâm thần. Luật về súng Phóng viên BBC tại thủ đô Bern của Thụy Sĩ, Imogen Foulkes, cho biết vụ việc chắc chắn sẽ khiến đặt ra câu hỏi về luật sở hữu súng khá tự do của Thụy Sĩ mà theo đó, đàn ông Thụy Sĩ tất cả đều phải phục vụ trong quân đội, giữ súng tại nhà. Cho tới lúc này vẫn chưa rõ động cơ của vụ tấn công này nhưng người ta cho rằng kẻ thực hiện vụ tấn công có liên hệ gia đình với một vaif người trong số các nạn nhân, trong đó có một đôi vợ chồng, trưởng công tố cho biết. Người vợ bị chết vì các vết thương trong khi người chồng vẫn đang trong bệnh viện. "Can thiệp không phải là một việc dễ dàng. Tay súng đã chĩa súng vào cảnh sát, và họ đã phải bắn ông ta để ông ta không thể gây thương tích cho họ," phát ngôn viên của cảnh sát, Jean-Marie Bornet, nói. Một nhân chứng, bà Nathalie Frizzi, nói với tờ nhật báo địa phương, Le Nouvelliste: "Lúc đầu tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tôi nghĩ là trẻ con bắn mèo và tôi đã bảo chúng hãy chấm dứt trò đó. Tôi vẫn còn bị sốc vì tôi có thể đã trúng đạn." Trong một vụ việc riêng rẽ khác vào tối hôm thứ Tư, một người đàn ông có vũ trang tại một làng khác của Thụy Sĩ đã xông vào một nhà hàng và bắn lên trần trước khi bị các khách ăn trong cửa hàng khống chế, phóng viên BBC cho biết. Những vụ tấn công dùng súng là hiếm tại Thụy Sĩ nhưng bắn súng là môn thể thao rất được ưa chuộng tại nước này. TƯớc tính có khoảng 2-3 triệu khẩu súng trong dân chúng mặc dù không ai rõ con số chính xác vì không có đăng ký vũ khí toàn quốc. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Một người đàn ông đã nổ súng tại một làng ở Thụy Sĩ giết chết ba người và làm bị thương hai người khác, cảnh sát cho biết. text: Đang xảy ra các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam Tại cuộc họp báo tổ chức tại Hà Nội vào hôm 15/5, ông Bình cho biết Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã đến Bắc Kinh. Ông Bình không tiết lộ Thứ trưởng Sơn sẽ đối thoại với cấp nào của Trung Quốc, và nói rằng sẽ “thông báo sớm khi có thông tin”. Ông Hồ Xuân Sơn nói tốt tiếng Trung vì đã học tại Đại học Bắc Kinh, Khoa Trung văn. Trả lời các phóng viên trong và ngoài nước, ông Lê Hải Bình nói rằng Việt Nam đã thể hiện “thiện chí” trong giải quyết tranh chấp, nhưng đáp lại Trung Quốc vẫn duy trì hiện diện quân sự lớn với nhiều tàu chiến, máy bay, tàu hải giám, và tàu cá bọc thép. Ông Bình nói Việt Nam luôn coi trọng hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, nhưng cho rằng quan hệ chỉ có thể tốt đẹp nếu có “thiện chí xử lý các bất đồng”và “tôn trọng lẫn nhau”. “Rõ ràng các hành động sai trái của Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin cũng như tình cảm của người dân Việt Nam. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn cố gắng duy trì các hợp tác bình thường vì lợi ích của nhân dân hai nước.” Khi được hỏi giới hạn kiềm chế của Việt Nam sẽ đến mức nào, ông Bình cho biết sẽ sử dụng “mọi biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ quyền hợp pháp”, “kiên trì biện pháp ngoại giao”, nhưng sẽ “có phản ứng thích hợp” tùy theo “diễn biến thực tế”. Từ ngày 7/5, Việt Nam đã cho lưu hành tại Liên Hiệp Quốc công hàm phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam, ông Bình nói. ‘Xúc động với lòng yêu nước’ Trước những cuộc biểu tình của người Việt ở khắp nơi trên thế giới, người phát ngôn của bộ Ngoại giao Việt Nam nói “Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước hết sức xúc động” lòng yêu nước của “đồng bào trên thế giới”. Tuy vậy, ông Bình cũng cảnh báo “việc thể hiện này phải đúng luật pháp", và khẳng định Việt Nam “sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Đài Loan”. Trả lời câu hỏi của hãng thông tấn AFP về tin Trung Quốc tăng cường quân ở biên giới phía Bắc, phát ngôn viên bộ Ngoại giao nói chưa có thông tin gì, và giao thương của người dân hai bên vẫn diễn ra bình thường. Ông Bình cũng cho biết đại sứ mới của Trung Quốc đã có mặt tại Hà Nội từ ngày 11/5, và đang trong thủ tục trình quốc thư để chính thức bắt đầu công việc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tiết lộ một thứ trưởng ngoại giao đang thăm Trung Quốc để “trao đổi thẳng thắn các vấn đề giữa hai nước” từ ngày 13-15/5. text: Mưa lớn đã làm đất, bùn và đá tràn xuống ngôi làng Guinsaugon. Một nhân viên thiện nguyện cho biết người ta lo ngại rằng tới 1.800 người đã thiệt mạng. Đến may mới chỉ có vài chục người sống sót được kéo ra khỏi bùn vào hôm thứ sáu. Mỹ đã cử hai tàu tới giúp và một nhóm đánh giá thảm họa của Liên hiệp quốc cũng đang trên đường tới đây. Có tới 11 làng khác trong khu vực đã được sơ tán. Lãnh đạo khu vực Nam Leyte Rosette Lerias cho biết hôm thứ bảy rằng người dân từ những làng này đã được sơ tán từ hôm thứ sáu. "Hôm nay chúng tôi đã tiến hành kiểm tra một số ngôi làng vì một số người không muốn rời nhà cửa." Tổng thống Gloria Arroyo nói rằng người dân cần chuẩn bị tinh thần sẽ có thêm đất lở. Hàng trăm ngôi nhà và một ngôi trường với rất nhiều trẻ em có thể đã bị phá hủy hoàn toàn khi một sườn núi bị lở tại làng ven biển Guinsaugon sau nhiều ngày mưa lớn. Phóng viên đài BBC Sarah Toms, người đang có mặt tại đảo, cho biết không còn có thể nhìn thấy một tòa nhà nào trong khu vực - người ta chỉ còn thấy những mái nhà méo mó và những cây lớn bị bật rễ vươn lên từ trong đống bùn đất màu đỏ. Các nhân viên cứu hộ đang tìm khoảng 200 trẻ em có thể đã bị kẹt trong một trường phổ thông, nhưng họ không còn có vẻ lạc quan về hy vọng tìm thêm được người sống sót. Nhân viên cứu hộ tại Philippines vẫn đang chầy chật tìm kiếm thêm người sống sót sau vụ lở đất khủng khiếp tại đảo Leyte. text: Các quan chức nói sáng kiến này sẽ được áp dụng trong thời gian từ mùa xuân 2019 cho đến tháng 12/2020, nhằm giúp xử lý tình trạng thiếu nhân công trong các giai đoạn thu hoạch cao điểm. Trào lưu mua 'quyền công dân' của giới siêu giàu Theresa May: 'Ba triệu công dân EU được ở lại Anh' Trump chê 'Brexit mềm' và khen Boris Johnson Cảnh sát Anh tìm 13 'trẻ Việt nhập cư lậu' Visa sẽ được cấp cho 2.500 lao động mỗi năm và có thời hạn sáu tháng. Hiệp hội Nhà nông Quốc gia đã bày tỏ lo ngại rằng tình trạng thiếu nhân công có thể ảnh hưởng xấu tới việc thu hoạch. Các trang trại đã báo cáo về việc dòng lao động từ EU tới chững lại kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit. Chương trình tuyển dụng, kéo dài trong thời gian chuyển đổi sau khi Anh rời khỏi EU, được Bộ Nội vụ và Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Anh công bố. Các bộ trưởng nhấn mạnh rằng việc thử nghiệm sẽ được giám sát chặt chẽ và sẽ đóng lại nếu có bằng chứng cho thấy lao động nhập cư không trở về nước họ sau khi visa hết hạn. 'Lập luận vững chắc' Chính phủ Anh nói rằng các giải pháp tự động hóa quá trình thu hoạch sẽ được dùng tại trang trại Anh trong tương lai, nhưng nói ngành công nghiệp này vẫn cần duy trì tính cạnh tranh và hầu hết các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hiện đều dùng lao động mùa vụ để thu hái trái cây và rau củ. Bộ trưởng Môi trường Michael Gove nói chương trình thử nghiệm sẽ được xem xét để tìm cách hỗ trợ tốt nhất cho các nhu cầu dài hạn của ngành trồng trọt. "Chúng tôi đã lắng nghe những lập luận vững chắc từ các nhà nông về nhu cầu cần cần có lao động mùa vụ để đảm bảo tính hiệu quả và có lãi cho ngành trồng trọt," ông nói. Bộ trưởng Nội vụ Sajid Javid nói: "Chương trình thử nghiệm này sẽ đảm bảo rằng các nhà nông tiếp cận được với lao động thời vụ mà họ cần, để đảm bảo tính hiệu quả và lợi nhuận trong những thời điểm bận rộn trong năm." Minette Batters, chủ tịch Hiệp hội Nhà nông Quốc gia, nói rằng các nhà sản xuất hoa quả rau trái sẽ thấy tự tin nếu biết rằng họ sẽ được tiếp cận tới người lao động từ năm tới, sau "những thử nghiệm và những thời gian không chắc chắn". Bà nói chương trình này là "sự ghi nhận từ chính phủ rằng ngành trồng trọt của Anh là một lĩnh vực thành công, phát đạt hiện đang phải đối diện với một số những thách thức đặc biệt, nhưng vẫn có khả năng tạo ra các sản phẩm hoa trái, rau quả Anh ngon lành hơn". Chương trình tuyển lao động mùa vụ làm việc trong nông nghiệp lần đầu tiên được áp dụng ở Anh là chương trình có sau thời Đại chiến Thế giới II, khi nước Anh rất thiếu lao động. Chương trình tương tự nhằm thu hút nhân công từ Romania và Bulgaria tới đã chấm dứt cách đây năm năm, khi công dân hai nước này không còn bị hạn chế quyền làm việc tại Anh nữa. Các nhà sản xuất trái cây và rau quả ở Anh sẽ được tuyển dụng người từ ngoài khối EU vào làm việc theo mùa vụ khi Anh ra khỏi EU, theo một chương trình thử nghiệm mới được công bố. text: Báo International Herald Tribune dẫn lời ông Phạm Ngọc Minh, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, nói công ty có thể bán cổ phần cho trong nước và tại Hồng Kông, Singapore trong hai, ba năm tới để có ngân quỹ mở rộng đội tàu bay và tuyến bay. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang thu hút nhà đầu tư nước ngoài, ông Minh nói Vietnam Airlines muốn tận dụng cơ hội và chuyển mình từ một công ty quốc doanh sang hãng hàng không thương mại, có sở hữu của tư nhân. Cải tổ Hồi tháng Ba năm nay, ông Nguyễn Sinh Hùng, người khi đó đang giữ chức Bộ trưởng Tài chính, nói tại một diễn đàn đầu tư ở Hà Nội rằng Việt Nam dự định bán cổ phần tại 1400 công ty nhà nước từ 2006 đến 2010. Các hãng truyền thông khi đó dẫn lời ông Hùng nói chính phủ "khuyến khích các công ty nhà nước, những nơi cần vốn đầu tư lớn, vay, phát hành trái phiếu và bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường quốc tế." Trong số các công ty này có Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, VNPT, Vinacoal, Vinashin, Bảo Việt, PetroVietnam và Vietnam Airlines. Cho đến gần đây, chính phủ Việt Nam đã bán cổ phần của 3000 công ty, chủ yếu là các công ty nhỏ, cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ mấy năm qua, nhiều chuyên gia đã kêu gọi chính phủ cho phép các doanh nghiệp nhà nước lớn được cổ phần hóa. Luật của Việt Nam quy định người nước ngoài có thể mua tối đa 49% cổ phần của công ty nhà nước và 30% cổ phần ngân hàng thương mại. Theo lời ông Phạm Ngọc Minh, Vietnam Airlines hy vọng doanh thu của công ty đạt 1.07 tỉ đôla trong năm nay, cao hơn so với con số 970 triệu đôla của năm ngoái. Công ty cũng đặt mua máy bay mới trị giá 1.2 tỉ đôla từ nay đến 2010, và một số lượng máy bay khác trị giá ba tỉ đôla từ 2011 đến 2015. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines, dự định sẽ bán cổ phần cho trong nước và nước ngoài trong hai, ba năm tới. text: Nay, ngôi làng chìm dưới mặt nước biển và chỉ còn một gia đình duy nhất trụ lại. Đường bờ biển của Java thuộc Indonesia, một trong các quốc đảo đông dân nhất thế giới, đang chìm dần, đe dọa đời sống của hàng triệu người. Các nhà nghiên cứu nói rằng việc khai thác nước ngầm quá mức, phá hủy rừng đước và tình trạng nước biển dâng lên do biến đổi khí hậu chính là thủ phạm làm đất lún dần. Xem thêm: Thịt chó và những món 'dị' nhất Indonesia Indonesia công bố địa điểm cho thủ đô mới Indonesia sẽ chuyển thủ đô ra khỏi Jakarta Làng Bedono, miền Trung Java, từng là nơi sinh sống của hơn 200 gia đình. text: Ông Putin hiện đang đối diện sức ép lớn từ phương Tây về vấn đề Ukraine Ông Putin đã thông báo cho Thủ tướng Đức Angela Merkel về động thái này trong một cuộc điện đàm, theo văn phòng của bà Merkel. Hàng ngàn binh sỹ Nga được cho là vẫn còn đồn trú dọc biên giới giữa hai bên. ‘Phạm luật trắng trợn’ Trong khi đó, Ukraine đã lên án chuyến thăm Crimea của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và một phái đoàn các bộ trưởng trong chính phủ Nga. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của Nga đến bán đảo này kể từ khi nó được sáp nhập vào Nga. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ukraine lên án hành động này là ‘vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế’. Ukraine đã gửi công hàm phản đối sự hiện diện của quan chức một nước đến ‘lãnh thổ một nước khác mà không có sự đồng ý trước’. Ông Medvedev thông báo ông sẽ biến Crimea thành một đặc khu kinh tế với chính sách giảm thuế và đơn giản hóa thủ tục để thu hút đầu tư nước ngoài. Ông cũng cam kết sẽ nhanh chóng tăng lương và lương hưu cũng như nâng cấp giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nói với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov trong cuộc gặp hôm Chủ nhật ngày 30/3 việc giải quyết cuộc khủng hoảng tùy thuộc vào Nga có rút quân khỏi biên giới với Ukraine hay không. Sau đó một ngày, ông Putin đã thông báo cho Thủ tướng Đức về việc ‘ông đã ra lệnh rút quân một phần ra khỏi biên giới với Ukraine,’ văn phòng Thủ tướng Merkel cho biết tronng một thông cáo. “Trên hết, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận các bước tiếp theo để ổn định tình hình ở Ukraine và Trans-Dniester,” thông cáo viết. Trans-Dniester là vùng đất nằm sát biên giới phía Tây của Ukraine và tuyên bố độc lập khỏi Moldova hồi năm 1990. ‘Vượt qua điều tồi tệ’ Các nước phương Tây lo ngại về việc Nga dồn quân qua sát biên giới với Ukraine Về phần mình, Điện Kremlin ra thông báo cho biết hai nhà lãnh đạo Nga và Đức đã bàn bạc về ‘sự ủng hộ quốc tế để khôi phục hòa bình’ ở Ukraine. Tuy nhiên thông cáo không đề cập gì đến việc rút quân. Ông Putin đã nói với bà Merkel rằng Ukraine cần phải thực thi cải cách Hiến pháp để đảm bảo rằng lợi ích của tất cả các vùng đều được tôn trọng. Ông cũng kêu gọi các biện pháp chấm dứt ‘phong tỏa’ Trans-Dniester. Bộ Ngoại giao Nga nói sau khi về Moscow, ông Lavrov đã tiếp tục nói chuyện với ông Kerry qua điện thoại vào thứ Hai ngày 31/3. Hai ông đã thảo luận ‘các bước để giải quyết tình hình khủng hoảng’. Về phần mình, phát biểu sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Pháp và Ba Lan, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nói: “Tôi hy vọng chúng ta đã vượt qua sự leo thang tồi tệ nhất.” Các nguồn tin từ Nato cho biết họ thấy có dấu hiệu chuyển quân nhưng vào lúc này vẫn khó để đánh giá ý nghĩa của việc rút quân này, phóng viên BBC Jonathan Marcus ở Brussels cho biết. Một nhà ngoại giao cấp cao của phương Tây nói có khoảng 40.000 binh lính Nga đang được triển khai và sự hiện diện này là đặt ra nguy cơ bị uy hiếp đối với Ukraine. Vào thứ Ba ngày 1/4, các ngoại trưởng Nato sẽ gặp nhau Brussels để bàn bạc các bước tiếp theo để trấn an đồng minh và giúp Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh ‘rút quân một phần’ ra khỏi khu vực biên giới với Ukraine, Chính phủ Đức cho biết. text: Nữ nghi phạm Việt Nam và Indonesia Ông Mohamed Apandi Ali, người cũng là Trưởng Công tố Malaysia, cho biết nghi phạm Đoàn Thị Hương, công dân Việt Nam, và Siti Aisyah, người Indonesia sẽ bị truy tố hôm 1/3 và sẽ đối mặt với án tử hình nếu bị tuyên là có tội. Hai nghi phạm khác trong vụ này, một người Malaysia được tại ngoại hầu tra và một người Bắc Hàn đang bị giam. Khi được hỏi liệu nghi phạm Bắc Hàn có bị truy tố, ông Apandi nói điều đó phụ thuộc vào kết quả điều tra. Cơ quan tình báo Nam Hàn tin rằng bốn người đàn ông Bắc Hàn bị nghi là có liên quan tới cái chết của ông Kim Jong-nam là điệp viên. Người anh cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Bắc Hàn bị đầu độc tại sân bay Kuala Lumpur, cảnh sát Malaysia nói. Bốn trong số bảy nghi phạm mà Malaysia nêu tên làm viêc cho Bộ An ninh Quốc gia của Bắc Hàn, các quan chức tình báo tại Seoul nói với các dân biểu. Chất độc giết Kim Jong-nam là gì? Ai có thể đứng sau vụ ám sát Kim Jong-nam? Kim Jong-nam: câu hỏi chưa có giải đáp Ông Kim tử vong hồi hai tuần trước, sau khi bị hai người phụ nữ áp sát tại sảnh làm thủ tục bay. Hai trong số các đối tượng bị cảnh sát Malaysia truy nã là Hong Song Hac, 34 tuổi, (phía trên) và Ri Ji Hyon, 33 tuổi Hai người này nói họ tưởng họ đang tham dự vào một chương trình truyền hình thực tế. Ông Kim bị bôi một lượng lớn chất độc thần kinh VX và đã tử vong một cách đau đớn trong vòng 15-20 phút, Bộ trưởng Y tế Malaysia nói hôm Chủ Nhật. Cảnh sát Malaysia đã bắt giữ một người đàn ông Bắc Hàn tên là Ri Jong Chol vài ngày sau vụ sát hại. Cấu trúc phân tử chất độc thần kinh VX cho thấy các nguyên tử được thể hiện ở dạng hình cầu, gồm: Carbon (xám), hydro (trắng), ni-tơ (xanh), oxi (đỏ), phôt-pho (cam) và sulphur (vàng) Sáu người Bắc Hàn khác đã bị nêu danh là nghi phạm hoặc bị truy nã liên quan tới cái chết của ông Kim. Bốn người trong số họ đã bay khỏi Kuala Lumpur ngay sau vụ tấn công ông Kim, trở về Bình Nhưỡng bằng ngả đi lắt léo không qua Trung Quốc. Hai người Bắc Hàn khác bị giới chức Malaysia nêu danh, gồm một quan chức cao cấp tại Đại sứ quán Bắc Hàn ở Kuala Lumpur và một nhân viên hãng hàng không quốc gia Bắc Hàn, Air Koryo. Hôm 19/2, Nam Hàn nói họ tin rằng chế độ Bắc Hàn đứng sau cái chết của ông Kim, nhưng giới chức Malaysia không cáo buộc Bình Nhưỡng đã thực hiện vụ giết người này. Bắc Hàn nói Malaysia phải chịu trách nhiệm về cái chết của một trong các công dân Bắc Hàn, và đang tìm cách chính trị hóa chuyện gửi trả thi thể nạn nhân. Tuy nhiên hiện dường như đang có nỗ lực hàn gắn quan hệ từ phía Bắc Hàn. Thứ Ba 28/2, Bình Nhưỡng đã cử một phái đoàn tới Kuala Lumpur. Hai nữ nghi phạm trong vụ Kim Jong-nam sẽ bị truy tố tội giết người hôm 1/3, Tổng chưởng lý Malaysia cho biết. text: Theo UNHCR, cứ tám người Iraq thì một phải đi li tán, với con số tổng cộng tới 50.000 người mỗi tháng. Cơ quan này nói đây là cuộc di cư lớn nhất kể từ thời kì người Palestine bỏ chạy sau khi Israel thành lập năm 1948. Syria, Jordan, Ai Cập và Lebanon đang là nơi hầu hết người tị nạn Iraq tạm cư. “Cuộc xung đột này càng kéo dài, càng khó khăn cho hàng trăm ngàn người mất nhà cửa,” người đứng đầu UNHCR Antonio Guterres nói. UNHCR nói khoảng 12% người Iraq đã rời bỏ nhà cửa vì bạo lực sau cuộc xâm lấn do Mỹ dẫn đầu năm 2003. Nhưng họ cũng nói nhiều người đã bỏ chạy từ lâu trước khi cuộc xung đột hiện nay bắt đầu. UNHCR ước tính số người Iraq sống bên ngoài biên giới đất nước với tư cách người tị nạn hiện ở mức hai triệu, và còn 1.7 triệu thì sống bên trong Iraq, mất nhà cửa. Nhưng họ cảnh báo số người phải chạy trốn trong lòng Iraq có thể lên đến 2.7 triệu trước cuối năm nay. Trong số người chạy khỏi Iraq, UNHCR ước tính có gần đến một triệu người đang sống ở Syria; 700.000 ở Jordan; khoảng 20.000 đến 80.000 ở Ai Cập và 40.000 ở Lebanon. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) đã kêu gọi viện trợ khẩn cấp 60 triệu đôla cho người tị nạn Iraq. text: Hình tay súng Micah Johnson trên Facebook 5 viên cảnh sát đã thiệt mạng và bảy người bị thương trong cuộc tuần hành hôm 7/7 phản đối cảnh sát bắn người da đen. Nghi phạm Micah Johnson, 25 tuổi, đã bị tiêu diệt khi cảnh sát sử dụng thuốc nổ gắn vào một người máy để chấm dứt cảnh giằng co căng thẳng tại một khu nhà, nơi kẻ này cầm cự. Thị trưởng Dallas Mike Rawlings cho biết các quan chức tin rằng Johnson là "tay súng đơn lẻ". Cảnh sát khám xét nhà của Micah Johnson ngày 8/7 "Chúng tôi tin rằng bây giờ thành phố an toàn trở lại", thị trưởng cho biết tại cuộc họp báo hôm 8/7. Cuộc tuần hành tại Dallas đã diễn ra sau cái chết của hai người Mỹ da đen: Philando Castile ở Minnesota và Alton Sterling ở Louisiana. Các quan chức cho biết rằng một số cuộc tấn công bằng súng nhắm vào cảnh sát và dân thường xảy ra do hậu quả của các vụ bắn người da đen ở Minnesota và Louisiana. Tại Atlanta, tối 8/7, hàng ngàn người tuần hành phản đối các vụ cảnh sát bắn người gần đây. Cảnh sát trưởng Dallas nói tay súng "giận dữ về việc người da đen bị bắn chết và muốn bắn người da trắng". Nghi phạm này nói với cảnh sát là anh ta hành động một mình, theo cảnh sát trưởng David Brown. Ông Brown nói tay súng này nói với một nhà thương thuyết rằng anh ta "buồn về phong trào Black Lives Matter, đau khổ vì các vụ bắn người mới đây của cảnh sát. Nghi phạm nói anh ta bức xúc về người da trắng. Anh ta nói anh ta muốn giết người da trắng, nhất là cảnh sát da trắng". Ông Brown nói thêm: "Anh ta nói anh ta không nằm trong nhóm nào và hành động một mình". Biểu tình ôn hòa Tiếng súng nổ lúc 20:45 giờ địa phương tối thứ Năm 7/7 (08:45 sáng thứ Sáu 8/7 giờ Hà Nội) khi người biểu tình tuần hành trong thành phố. Cảnh sát nói vụ tấn công được lên kế hoạch và thực hiện một cách kỹ lưỡng. Cuộc biểu tình diễn ra sau vụ bắn chết hai người da đen là Philando Castile ở Minnesota và Alton Sterling ở Louisiana. Tổng thống Barack Obama, người hiện đang có mặt tại hội nghị của Nato ở Ba Lan, gọi đây là "cuộc tấn công hung hãn, có tính toán và đáng khinh bỉ, vào người thi hành công vụ". Ông nói cả thành phố Dallas đau buồn và "cộng đồng cảnh sát Hoa Kỳ cảm thấy nỗi mất mát này". Phát biểu trước đó, ông Brown nói các nghi phạm được cho là phối hợp với nhau dùng súng bắn vào cảnh sát khi cuộc tuần hành chuẩn bị kết thúc. Hai tay bắn tỉa bắn từ trên cao xuống, nhắm vào lưng các cảnh sát viên. Cảnh sát trưởng nói:" Chúng tôi cho là các nghi phạm này đã tìm các vị trí ... nhằm bắn chết và gây thương tích cho càng nhiều nhân viên công vụ càng tốt". Vụ Dallas là vụ gây thương vong nhiều nhất cho lực lượng cảnh sát Hoa Kỳ kể từ sau vụ tấn công 11/9/2001. Các cảnh sát viên sau đó bao vây một bến đỗ xe gần trường El Centro, nơi tay súng đang cầm cự. Thị trưởng Dallas Mike Rawlings nói hai người dân thường, một đàn ông và một phụ nữ, cũng bị thương trong vụ này. Ông nói trên chương trình Today của đài NBC rằng các nghi phạm bị tạm giữ "chưa hợp tác" và "không khai báo gì". Cuộc biểu tình ở Dallas là một trong các vụ biểu tình trên khắp nước Mỹ để phản đối cảnh sát sử dụng vũ khí sát thương đối với người Mỹ da đen. Philando Castile bị bắn chết khi xe của ông bị cảnh sát dừng lại tại St Paul, Minnesota, hôm thứ Tư 6/7. Alton Sterling bị cảnh sát bắn chết một ngày trước đó tại Baton Rouge, Louisiana. Cả hai vụ này đều được ghi hình video, gây công phẫn và tranh luận trên toàn quốc. Các nguyên liệu chế tạo bom, súng trường, đạn dược được tìm thấy tại nhà nghi phạm trong vụ bắn cảnh sát Dallas, các quan chức cho hay. text: Bắc Hàn liên tục dùng lời lẽ đao to búa lớn đe dọa Nam Hàn và Mỹ Phát biểu trước các quan chức quốc phòng hôm thứ Hai ngày 1/4, Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye nói bà xem những lời đe dọa liên tiếp từ phía Bình Nhưỡng là ‘rất nghiêm trọng’. Hôm thứ Bảy ngày 30/3, Bắc Hàn tuyên bố đang trong ‘tình trạng chiến tranh’ với Nam Hàn. Hôm Chủ nhật ngày 31/3, Hoa Kỳ đã triển khai máy bay tàng hình đến Nam Hàn giữa lúc Bình Nhưỡng nói quyết tâm phát triển kho vũ khí hạt nhân. ‘Không cần cân nhắc’ “Nếu có bất kỳ sự khiêu khích nào nhằm vào đất nước và người dân Nam Hàn thì sự khiêu khích này sẽ bị đáp trả mạnh mẽ bằng chiến đấu mà không cần cân nhắc chính trị gì cả,” bà Park nói. Trong những ngày gần đây Bắc Hàn đã đưa ra nhiều lời cảnh báo tấn công vào cả các mục tiêu của Mỹ và miền Nam. Để đáp lại, phía Mỹ đã phô trương sức mạnh quân sự ngay trước mắt Bình Nhưỡng. Quốc gia cộng sản này đã tức giận trước lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc áp đặt lên họ sau cuộc thử hạt nhân hồi tháng Hai và cuộc tập trận chung thường niên giữa Mỹ và Nam Hàn. Hoa Kỳ đã điều máy bay F-22 từ Nhật Bản đến căn cứ không quân Osan của Nam Hàn hôm 31/3 trong khuôn khổ của cuộc tập trận chung đang tiếp diễn với quốc gia này. “Bắc Hàn sẽ không đạt được gì cả bằng cách đe dọa hay khiêu khích vốn chỉ càng cô lập quốc gia này và phá hủy các nỗ lực quốc tế để đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực đông bắc Á,” hãng tin Anh Reuters dẫn thông cáo của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Nam Hàn cho biết. Trong tháng Ba, Mỹ đã điều cả hai loại máy bay B-2 và B-52 vốn có khả năng hạt nhân để bay trên bầu trời Nam Hàn. Đây không phải là lần đầu tiên các máy bay F-22 xuất trong các cuộc tập trận với Nam Hàn, nhưng động thái này diễn ra trong khi Quân ủy Trung ương Bắc Hàn có một cuộc họp cấp cao hiếm hoi hôm Chủ nhật ngày 30/3. ‘Sự sống của quốc gia’ Hãng tin KCNA của Bắc Hàn cho biết Quân ủy Trung ương của họ đã gọi vũ khí hạt nhân là ‘sự sống của quốc gia’ và thề sẽ tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân. “Chỉ khi nào lá chắn hạt nhân để phòng vệ được xây dựng nhanh chóng thì chúng ta mới có thể đập tan tham vọng của đế quốc Mỹ muốn thôn tính bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực,” bản tin của KCNA viết. Đại hội nhân dân tối cao, tức Quốc hội hình thức của nước này, sẽ nhóm họp vào hôm nay ngày 1/4. Mặc dù trước nay Quốc hội Bắc Hàn thường tập trung vào các quyết định kinh tế, lần họp này sẽ được theo dõi sát sao do những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Ít ai nghĩ rằng miền Bắc – vốn mới cắt đường dây nóng với miền Nam hồi tuần trước – sẽ mạo hiểm dấn thân vào một cuộc xung đột quân sự toàn diện. Tuy nhiên trong những năm qua đã có những vụ việc gây tổn thất về nhân mạng như vụ đánh đắm một chiến hạm của Nam Hàn mà Bình Nhưỡng phủ nhận sự liên quan cũng như việc pháo kích vào một hòn đảo của miền Nam. Trong khi đó, khu công nghiệp Kaesong do hai miền cùng điều hành nằm phía bên kia biên giới trong lãnh thổ Bắc Hàn vẫn tiếp tục hoạt động. Các nhân viên từ Nam Hàn vẫn đi qua biên giới vào khu công nghiệp vốn được xem là kênh thu nhập quan trọng cho Bình Nhưỡng để làm việc bình thường vào sáng thứ Hai ngày 1/4. Nam Hàn thề sẽ ‘đáp trả mạnh mẽ’ sự hung hăng của Bắc Hàn trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên. text: Tuy nhiên tôi cũng xin có mấy lời với bạn MKC ở Chicago. Bạn viết: “Tại sao chúng tôi phải gởi cashier check hoặc money order only mà không phải là các cách khác?”. Xin thưa với bạn không phải chỉ ĐSQ VN mới đòi hỏi hình thức này. Tôi ở Paris và muốn qua HK. Tôi đã phải làm như vậy với Lãnh sự Mỹ để có visa và còn kèm theo điều kiện sẽ không được hoàn lại tiền nếu không được cấp visa”. “Điều 4: cái passport là cái tờ giấy có thẩm quyền cao nhất mà không có một cơ quan hay chính phủ nào có quyền cầm giữ nó ngoại trừ người cầm passport là tội phạm hoặc nghi phạm. Khi xin visa, tòa đại sứ XHCNVN bắt buộc tôi phải gửi cái passport đến cho họ. Như vậy thì ai sẽ chịu trách nhiệm khi cái passport đó lạc mất?...” Cũng tương tự, Lãnh sự quán HK tại Paris cũng yêu cầu chúng tôi phải gửi hộ chiếu và mẫu xin visa qua bưu điện mà không trực tiếp nhận. Trong khi chúng tôi không phải người có quốc tịch Pháp và vì vậy khi sống ở Pháp chúng tôi cũng cần có hộ chiếu đề phòng cản sát. Nói thế để bạn cũng thấy được là không chỉ có cơ quan lãnh sự của VN mới có những quy định như trên và nhất là không phải tất cả các cơ quan lãnh sự của VN ở nước ngoài đều có những quy định quái gở đó. Ngoài ra, việc ra vào cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự của VN tại nước ngoài tôi chắc là dễ chịu hơn là ra vào Lãnh sự hoặc Sứ quán HK. Khi tôi vào đó ngoài việc phải xuất trình mọi giấy tờ, còn phải qua kiểm tra an ninh, lục sớt thân thể bằng tay… và chịu sự hách dịch của các nhân viên HK từ an ninh viên đến người có tránh nhiệm phỏng vấn cấp visa. Cái phong cách này không chỉ của riêng mấy “ông cán bộ” mà gần như là của chung cả những ông ngồi ở Lãnh sự Mỹ, Pháp ở khắp nơi và tất nhiên cả ở HN mà tôi cũng đã có lần chứng kiến. Nói như thế không có nghĩa phủ nhận những đóng góp khác của bạn. Những người này là đại diện cho một Nhà nước, ăn lương của Nhà nước (tức do dân trả) thì phải làm việc, phục vụ dân một cách lịch sự và có văn hoá. Rất tiếc là trong số những cơ quan đại diện của VN ở nước ngoài mà tôi đã phải ghé qua làm việc thì thái độ tối thiểu này của một công chức gần như không tồn tại. Nói tiếng bản xứ câu được câu chăng, cộc lốc, thô lỗ, trống không cả bằng tiếng tây lẫn tiếng Việt thậm chí cả với những người Việt đã lớn tuổi. Thậm chí nhiều nhân viên sứ quán không dám nghe điện thoại khi khách gọi đến nói bằng tiếng bản sứ. Bạn tôi là một sinh viên Pháp muốn tìm hiều thông tin về VN để viết luận án, khi có được số điện thoại của một vài nhân viên trong sứ quán và gọi đến thì các nhân viên này đề cúp máy sau khi nghe trao đổi vài câu bằng tiếng Pháp. Ngoài cái thường gọi là văn hoá công sở mà ít cơ quan công quyền VN dù ở trong hay ngoài nước hiện nay đều thiếu thì cũng cần nhắc đến vài yếu tố khác làm cho mối quan hệ giữa người Việt (sinh viên hoặc người Việt định cư tại nước sở tại) cũng như người nước sở tại phàn nàn nhiều về các cơ quan đại diện và cơ quan lãnh sự của VN. Trước hết đúng như có bạn đã mỉa mai rằng hãy “tăng lương cho các đồng chí” đó. Đúng dù thấy rằng điều đó chua xót. Nó phản ánh đúng sự thật là các nhân viên ngoại giao VN ở nước ngoài “quá nghèo khổ” nếu chỉ có đồng lương của họ. Hãy thử suy nghĩ xem họ sẽ sống thế nào giữa Paris với 500 hoặc 700 đôla/tháng. Còn vợ, con họ thế nào? Sống bằng gì? Trả tiền học, bảo hiểm ra sao? Hay là họ phải để vợ con ở nhà sống ba hoặc bốn năm xa vợ xa con? Không có lý do gì để biện minh cho sự nhũng nhiễu, ăn hối lộ nhưng việc trả lương bất hợp lý cũng là một nguyên nhân đưa họ đến chỗ phải “kiếm ăn” nơi “đồng bào” của họ cho dù cách kiếm ăn của họ có “bẩn thỉu” đôi chút.... Cuối cùng cũng phải nói cho đúng rằng thực trạng đúng như phản ánh. Nhưng không phải tất cả các sứ quán đều làm như vậy, không phải tất cả các cán bộ ngoại giao hoặc lãnh sự đều làm như vậy. Tôi cũng đã gặp được những cán bộ ngoại giao VN nhiệt tình giúp đỡ mà không đòi hỏi, vì chức trách của họ là thế. Nhưng những trường hợp như người phụ trách sinh viên VN tại Paris trước đây hoặc như các nhân viên mà nhiều bạn gặp thì cũng khá phổ biến. Cách tốt nhất mà các bạn có thể làm, theo tôi, là hãy thu giữ những tang chứng rồi cung cấp cho báo chí hoặc cho chính Bộ NG Việt Nam để họ có điều kiện xử lý. Một người Việt ở Paris Rất hoan nghênh BBC mở diễn đàn này và cũng rất mong nhiều độc giả tham gia để nhưng thông tin trung thực được nói ra buộc các nhà chức trách Việt Nam và đặc biệt của bộ NG Việt Nam phải có trả lời và hành động cụ thể. text: Kim Jong-un chỉ gặp Trump nếu Mỹ 'có thái độ đúng đắn' Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un nói rằng đổ vỡ trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ khiến hai bên có nguy cơ căng thẳng trở lại. Ông cũng nói chỉ quan tâm đến việc gặp lại Tổng thống Donald Trump nếu Hoa Kỳ có thái độ đúng đắn, thông tấn xã KCNA cho hay. Ông Kim nói trong bài phát biểu trước Hội đồng Nhân dân Tối cao vào thứ Sáu rằng "điều cần thiết là Hoa Kỳ phải dừng cách tính toán hiện nay và gặp chúng tôi với một kế hoạch mới". Trump gây nhầm lẫn với dòng tweet về Bắc Hàn Bắc Hàn họp bàn cải cách đất nước Bắc Hàn: 'Mỹ vứt đi cơ hội vàng' Ông Trump và ông Kim đã gặp nhau hai lần, tại Hà Nội vào tháng 2/2019 và Singapore vào 6/2018. Hai bên xây dựng thiện chí nhưng không đạt được thỏa thuận dỡ bỏ lệnh trừng phạt để đổi lấy việc Bắc Hàn từ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa. Ông Trump cho biết hôm thứ Năm 11/4 rằng sẵn sàng gặp lại ông Kim. Nhưng hôm thứ Sáu, ông Kim nói kết quả tại cuộc gặp ở Hà Nội khiến ông đặt câu hỏi về chiến lược ông đề ra năm ngoái về hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế. "Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội khiến chúng tôi phải tự hỏi những quyết định chiến lược trước đây của mình có đúng hay không, và khiến chúng tôi thận trọng về việc liệu Hoa Kỳ thậm chí có thực sự cố gắng cải thiện mối quan hệ Triều Tiên-Hoa Kỳ hay không." "Tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã đến với các kế hoạch hoàn toàn không thể thực hiện được, và đã không thực sự sẵn sàng đối thoại trực tiếp với chúng tôi để giải quyết vấn đề," ông Kim nói. "Theo lối suy nghĩ đó, Hoa Kỳ sẽ không thể lay chuyển được chúng tôi kể cả khi họ ngồi với chúng tôi hàng trăm, hàng ngàn lần, và sẽ không có được những gì họ muốn," ông nói. "Tôi sẽ kiên nhẫn chờ đến cuối năm nay để xem Mỹ có can đảm đưa ra quyết định hay không, nhưng sẽ khó có cơ hội tốt như lần trước," ông Kim nói. Hoài nghi về thượng đỉnh lần ba Ông Kim cho biết mối quan hệ cá nhân của ông với Trump vẫn tốt, nhưng ông không hứng thú với hội nghị thượng đỉnh lần ba nếu chỉ lặp lại cuộc gặp tại Hà Nội. Trong cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon tại Washington hôm thứ Năm, ông Trump tỏ ý sẵn sàng tổ chức hội nghị lần thứ ba với ông Kim nhưng nói rằng Washington sẽ giữ các lệnh trừng phạt. Ông Kim nói rằng các lãnh đạo Hoa Kỳ "lầm tưởng nếu họ gây áp lực tối đa lên chúng tôi, họ có thể khuất phục chúng tôi. Chính sách trừng phạt và áp lực hiện tại của Hoa Kỳ giống như đổ dầu vào lửa," ông nói thêm. Tuy nhiên, ông Kim cho biết sẽ không ngần ngại ký một thỏa thuận nếu nó xét đến lợi ích của cả hai quốc gia. Ông Kim Jong-un nói sẽ đợi đến cuối năm nay xem Mỹ có đưa ra các quyết định linh hoạt hơn hay không, theo Reuters. text: Giới chức không bình luận gì về tin bà Kovalkova bị bắt giữ Các nhân chứng cho biết họ nhìn thấy bà Maria Kolesnikova bị tống vào một chiếc xe buýt nhỏ ở Minsk và bị đưa đi. Bà là một trong ba phụ nữ chung sức trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 8 để thách thức tổng thống đương nhiệm Alexander Lukashenko. Tình trạng bất ổn đã diễn ra sau khi ông Lukashenko tái đắc cử trong bối cảnh có cáo buộc gian lận phiếu bầu. Bộ Nội vụ cho biết họ đã giam giữ 633 người vào hôm Chủ nhật sau tuần thứ tư liên tiếp xảy ra các cuộc biểu tình. Ít nhất bốn người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương khi nhà chức trách cố gắng dẹp làn sóng bất đồng chính kiến ở nước này. Giới lãnh đạo EU không công nhận kết quả bầu cử và đã đồng ý áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Belarus. Nhưng ông Lukashenko - người nắm quyền từ năm 1994 - đã đổ lỗi cho các nước phương Tây can thiệp vào Belarus. Hôm thứ Hai, Điện Kremlin thông báo ông sẽ thăm Moscow để đàm phán "trong những ngày tới". Nga là đồng minh thân cận của ông Lukashenko. Nato bác bỏ cáo buộc của Belarus về mối đe dọa biên giới Đã diễn ra biểu tình qui mô vào hôm Chủ nhật Tình hình Belarus ‘nóng bỏng’, lãnh đạo Việt Nam 'học hỏi' gì? Belarus: Biểu tình lớn phản đối TT Lukashenko Điều gì đã xảy ra với bà Maria Kolesnikova? Một nhân chứng nói với tờ Tut.by của Belarus rằng người này thấy những người đàn ông bịt mặt lấy điện thoại di động của bà Kolesnikova và đẩy bà vào một chiếc xe buýt nhỏ vào sáng hôm thứ Hai. Cảnh sát ở thủ đô Minsk vẫn chưa bình luận về tin này. Bà Kolesnikova là thành viên của Hội đồng Điều phối do phe đối lập thành lập để đảm bảo chuyển giao quyền lực. Nhà chức trách đã khởi động một vụ án hình sự chống lại các thủ lĩnh phe đối lập và nói rằng "việc thành lập và hoạt động của Hội đồng Điều phối là nhằm chiếm đoạt quyền lực nhà nước và gây tổn hại đến an ninh quốc gia". Bà là người cuối cùng trong số ba phụ nữ tham gia lực lượng chống lại ông Lukashenko ở lại Belarus. Veronika Tsepkalo và ứng cử viên tổng thống Svetlana Tikhanovskaya đã rời đất nước ngay sau cuộc bỏ phiếu. Truyền thông tại Belarus đưa tin những người đàn ông bịt mặt không rõ danh tính đã bắt giữ một nhân vật đối lập hàng đầu ở Belarus. text: Mạng điện tử do nhà văn Phạm Thị Hoài chủ trương ra tuyên bố trên trang nhất ở địa chỉ talawas.de rằng diễn đàn này ngưng hoạt động “trong hình thức hiện tại”. Tin này được một số văn nghệ sĩ cộng tác thường xuyên với Talawas ở Việt Nam nói không phải là “điều gây ngạc nhiên”. Từ một thời gian qua, giao diện của trang trở nên quá tải và gánh nặng công việc vượt qua mức độ xử lý nổi của một ban biên tập làm việc thiện nguyện. Nổi tiếng là một không gian mạng tự do cho trí thức tại Việt Nam bày tỏ quan điểm, tránh sự kiểm soát của nhà chức trách, Talawas đã thu hút một số lượng đáng kể giới cầm bút trong và ngoài nước. Cũng theo chính tuyên bố trên Talawas hôm 3/11, chính quyền “đặt tường lửa từ tháng 5/2004” ngăn người đọc tại Việt Nam vào trang. Việc này đã gây khó khăn cho trang, cũng như tin nói một số cộng tác viên bị công an văn hóa ở Việt Nam làm khó dễ. Nhưng rộng hơn, chính việc trộn lẫn các đề tài lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và chính trị, cùng bút chiến trong ngoài nước và cách trình bày mang nhiều tính tư liệu nặng nề khiến trang khó vươn ra khỏi giới độc giả chuyên môn. Hiện chưa rõ nếu quay trở lại trong một hình thức mới vào 15/3/2009, như ban biên tập hứa hẹn, nhóm chủ trương sẽ đưa ra cách thức gì để giải quyết các vấn đề nêu trên. Trang Talawas có trụ sở tại Đức tuyên bố đóng cửa sau bảy năm tồn tại như một diễn đàn thảo luận văn học và chính trị-xã hội cho trí thức ở Việt Nam và hải ngoại. text: Các quan chức Trung Quốc cho hay thỏa thuận đã đạt được trong cuộc họp sáu bên hồi tuần trước tại Bắc Kinh, với sự tham gia của Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga và hai nước Triều Tiên. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vũ Đại Vĩ, người chủ trì cuộc họp, nói Hoa Kỳ sẽ giám sát quá trình tháo dỡ này. Năm ngoái Bình Nhưỡng đã cho thử vũ khí hạt nhân nhưng sau chấp thuận ngừng chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ. Ông Vũ nói rằng, theo thỏa thuận mới đạt được, Bắc Hàn cam kết đóng cửa lò phản ứng Yongbyon cũng như một nhà máy và một số cơ sở sản xuất nhiên liệu. Nước này cũng sẽ cung cấp một bản kê khai "chi tiết và đầy đủ" về chương trình hạt nhân của mình. Quá trình chậm chạp Tổng thống Mỹ George W Bush đã lên tiếng hoan nghênh thỏa thuận đạt được. Phát ngôn nhân của tòa Bạch Ốc bình luận rằng việc thực hiện thỏa thuận này sẽ đặt dấu chấm hết cho việc sản xuất plutonium của Bắc Hàn, "một bước tiến to lớn về mục tiêu giải trừ hạt nhân cho toàn bán đảo Triều Tiên". Vòng đàm phán sáu bên mới nhất này có mục tiêu đưa ra thời gian biểu cho giai đoạn hai của quá trình giải trừ hạt nhân, được thỏa thuận từ hồi tháng Hai. Bình Nhưỡng đã đồng ý về nguyên tắc việc chấm dứt phát triển hạt nhân để đổi lấy nhượng bộ về kinh tế và ngoại giao, tuy tiến trình này diễn ra khá chậm chạp và khó khăn. Việc đóng cửa lò Yongbyon bị đình trệ khi khoản tiền của Bắc Hàn bị đóng băng ở một ngân hàng Macau. Trục trặc này sau đó đã được giải quyết xong và lò Yongbyon cuối cùng đóng cửa vào tháng Bảy. Đổi lại, Bình Nhưỡng nhận 50.000 tấn nhiên liệu từ Nam Hàn. Nếu chấm dứt toàn bộ chương trình hạt nhân, Bắc Triều Tiên được hứa hẹn 950.000 tấn. Bắc Triều Tiên đồng ý vô hiệu hóa lò phản ứng hạt nhân chính của nước này và cung cấp thông tin chi tiết về chương trình hạt nhân trước ngày 31/12. text: Tay vợt hạt giống số tám người Thụy Sỹ 30 tuổi đã thi đấu tốt sau bốn set và chiến thắng 6-4 4-6 3-6 4-6. Djokovic trước đó hy vọng trở thành tay vợt thứ tám của thế giới giành cả bốn giải lớn. Nhưng tay vợt người Serbia phải đợi thêm 12 tháng nữa để gia nhập danh sách những người hùng thể thao từng đoạt cả bốn Grand Slam là Andre Agassi, Don Budge, Roy Emerson, Roger Federer, Rod Laver, Rafael Nadal và Fred Perry. Tay vợt 28 tuổi trước đó được xem có nhiều triển vọng vô địch sau khi hạ gục nhà vô địch 9 lần giải Pháp Mở rộng là Rafael Nadal và hạt giống số ba Andy Murray, nhưng anh không qua được sức đột phá của Wawrinka. "Không khí trên sân thật là tuyệt và tôi chưa bao giờ có cảm giác như vậy trước đây," Wawrinka nói. "Tôi muốn cảm ơn huấn luyện viên của tôi là Magnus Norman. Ông đã đấu ở chung kết mà không giành được thắng lợi nhưng chiến thắng này là của cả ông và tôi." Djokovic đã ca ngợi nhà vô địch mới: "Có những điều quan trọng trong cuộc sống hơn là những chiến thắng và đó là tính cách và sự nể trọng - Stan, anh là nhà vô địch tuyệt vời với trái tim cao quý." Sau đó Novak Djokovic viết trên facebook cá nhân: ''Người ta không thể chiến thắng mọi lần được. Tôi đã nghe nói về điều đó nhiều lần. Và hôm nay có lẽ tôi đoán rằng sự việc kể như đúng là vậy. ''Nhưng điều đó sẽ không làm tôi ngưng cố gắng. Tôi sẽ trở lại. Cảm ơn các bạn đã tin vào tôi và cổ vũ cho tôi! Stan đã thi đấu tuyệt vời, không thể cản nổi anh và xứng đáng chiến thắng. Chúc mừng anh!'' Stan Wawrinka hạ gục tay vợt số một thế giới Novak Djokovic 3-1 và lần đầu tiên giành chức vô địch Roland Garros. text: Robert Booker, một thành viên ban nhạc, nói với BBC Tiếng Việt: "Hôm nay tới Việt Nam có rất nhiều thủy thủ giao lưu với người dân, học sinh. Và lúc này hướng tới tương lai là điều chúng tôi quan tâm." 'Nối vòng tay lớn' được cho là sáng tác vào khoảng năm 1968, và được hát lần đầu vào năm 1970. Văn bản bài hát được in trong nhạc tập Kinh Việt Nam, ra mắt năm 1970, tập hợp 12 ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn, với bìa của họa sĩ Đinh Cường. Tác giả đã hát ca khúc này, bày tỏ niềm hân hoan khi đất nước thống nhất, vào đúng trưa ngày 30/4/1975 tại Đài phát thanh Sài Gòn khi cuộc chiến Việt Nam đến hồi kết. Trong diễn văn đọc khi thăm Việt Nam tháng 5/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhắc đến ca khúc: “Niềm tin của tôi chính là tin vào tình hữu nghị của chúng ta. Như Trịnh Công Sơn đã viết trong bài Nối vòng tay lớn.” Tuy vậy, đầu năm 2017, truyền thông Việt Nam đưa tin Nối vòng tay lớn vẫn chưa nằm trong danh mục những ca khúc trước năm 1975 được cấp phép phổ biến vì chưa có cá nhân, đơn vị tổ chức nào xin phép. Sau khi có thông tin này, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) chính thức cấp giấy phép cho ca khúc trong tháng Tư 2017. Xem thêm: Tàu sân bay Mỹ vào Vịnh Đà Nẵng Ý kiến: Sau cơn sốt Obama, cần 'nối vòng tay lớn' Đài Sài Gòn 30/4/1975 phát đi những gì? Ban nhạc của Hạm đội 7 đã có màn trình diễn sôi nổi Ca khúc Nối vòng tay lớn của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn tại Đà Nẵng vào tối 5/3/2018, với Emily Kershaw là người hát chính. text: Vụ việc xảy ra ở New Delhi Báo New Indian Express hôm 14/6 đưa tin một nhà ngoại giao Việt Nam bị xử phạt vì lái xe bất cẩn sau khi xe ông suýt đâm vào một người phụ nữ và một nhân viên bảo vệ trước khi tông vào một bức tường tại khu vực Anand Niketan, nam Delhi, cảnh sát cho hay. Cảnh sát ghi nhận xe của nhà ngoại giao và người khiếu nại đều bị hư hại nhưng không có ai bị thương trong vụ tai nạn xảy ra vào tối Chủ nhật 12/6. Thời điểm ấy, ông Nguyễn Duy Khánh lái xe về sau một bữa tiệc trong tình trạng "có men rượu". Người phụ nữ khai với cảnh sát rằng bà vừa bước ra khỏi nhà và mở cửa xe của mình thì chiếc xe của viên chức ngoại giao Việt Nam tăng tốc về phía bà. Bà chỉ kịp nhảy vào trong xe mình để tránh bị đâm, theo báo này. 'Miễn trừ ngoại giao' Cảnh sát Ấn Độ cho biết ông Khánh từ chối đưa bằng lái xe sau khi họ thông báo sự việc đến sứ quán Việt Nam và cũng từ chối kiểm tra nồng độ cồn. Viên chức ngoại giao không thể bị bắt giữ vì ông được miễn trừ ngoại giao và chỉ có thể bị truy tố trong trường hợp Bộ ngoại vụ Ấn Độ can thiệp, báo New Indian Express viết. Hôm 16/6, trả lời BBC qua điện thoại từ New Delhi, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành nói: “Ông Nguyễn Duy Khánh là một trong những bí thư thứ nhất của sứ quán. Nhưng việc này không có gì nghiêm trọng, ghê gớm như báo chí Ấn viết đâu, chỉ là va chạm nhỏ thôi, không có ai bị thương”. “Chúng tôi không bao che vụ việc, ông Khánh đã bị nhắc nhở nghiêm khắc và phải làm kiểm điểm, rút kinh nghiệm và hứa không tái phạm. Ngoài ra ông ấy phải bồi thường chi phí sửa cửa xe cho người kia”. “Không có gì chứng minh ông ấy say rượu lái xe cả, vì không có kiểm tra nồng độ cồn và cũng không có biên bản xử phạt do viên chức ngoại giao được miễn trừ”, Đại sứ Tôn Sinh Thành nói với BBC. Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện không có tên của ông Nguyễn Duy Khánh trong danh sách cán bộ ngoại giao của Sứ quán Việt Nam tại New Dehli. Bí thư thứ nhất sứ quán Việt Nam tại New Delhi bị xử phạt vì lái xe ẩu trong khi Đại sứ nói việc này 'không có gì nghiêm trọng”. text: Dư luận Ấn Độ đòi siết chặt luật lệ để bảo vệ phụ nữ Nghi phạm thứ sáu, được cho là mới 17 tuổi, sẽ phải ra tòa đối với bị can vị thành niên. Vụ cưỡng hiếp tập thể này đã gây chấn động toàn Ấn Độ và làm dấy lên tranh cãi về cách thức đối xử với phụ nữ. Nếu bị buộc tội, án cao nhất đối với bị can có thể là tử hình. Luật sư bào chữa cho một trong các bị cáo nói ông muốn đệ đơn lên Tòa án Tối cao để chuyển vụ này ra khỏi Delhi. Luật sư VK Anand, đai diện cho Ram Singh, nói áp lực của báo chí và dư luận có thể khiến phiên tòa không còn công minh nữa. Ông nói: "Chắc chắn là chúng ta sẽ không thể có công lý ở Delhi". Các bị cáo khác đã bị nêu danh là Mukesh Singh, Pawan Gupta, Vinay Sharma và Akshay Thakur. Trong khi đó, mẹ của phụ nữ bị cưỡng hiếp đã lên án các bình luận nói rằng chính người phụ nữ trẻ này có một phần lỗi trong những gì đã xảy ra. Người mẹ nói với BBC rằng những ai đưa ra quan điểm đó là "phân biệt giới tính và vô trách nhiệm", và vô hình trung đã ủng hộ cho tội ác. Bằng chứng quá rõ Vụ tấn công và cưỡng hiếp quá thô bạo đối với người phụ nữ trẻ đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình ở trong nước. Chính phủ tuyên bố sẽ đưa ra luật mới nghiêm khắc hơn chống lại việc xâm hại tình dục. Delhi cũng hứa sẽ xử cấp tốc các vụ cưỡng hiếp trong tương lai. Quá trình tố tụng ở Ấn Độ nói chung bị chậm trễ, nhiều khi tới hàng năm. Tuần trước, chính phủ Ấn Độ loan báo việc thiết lập sáu tòa án cấp tốc ở Delhi nhằm xử các loại tội phạm liên quan tới phụ nữ. Một luật sư khác thì cáo buộc các bị can đã bị tra tấn để buộc phải nhận tội. Giới chức Ấn Độ từ chối bình luận về cáo buộc này. Luật sư của hai nghi can cho hay thân chủ của ông sẽ kháng tội. Hiện chưa rõ quá trình này sẽ được thực hiện như thế nào vì phe công tố nói họ có đầy đủ bằng chứng. Nạn nhân, một sinh viên 23 tuổi mà tên tuổi không được công bố vì quty định của luật Ấn Độ, bị tấn công khi cùng một người bạn nam giới đi xe bus ở phía nam thủ đô Delhi hôm 16/12. Cô qua đời hai tuần sau đó trong bệnh viện ở Singapore. Các tổ chức vận động kêu gọi siết chặt luật lệ để bảo vệ phụ nữ và thay đổi cách làm việc của cảnh sát. Chính phủ hứa sẽ có luật mới chống cưỡng hiếp phụ nữ và đã thành lập một số ủy ban để sửa đổi luật pháp. Thêm về tin này Phiên xử cấp tốc 5 nghi phạm tội cưỡng hiếp tập thể một phụ nữ 23 tuổi bắt đầu tại Delhi. text: Phóng viên Trần Vĩnh Châu thú tội trên truyền hình nhà nước TQ Báo New Express, ở tỉnh Quảng Đông, thừa nhận cuộc điều tra ban đầu của công an cho thấy ông Trần Vĩnh Châu nhận tiền để viết bậy. Ông bị bắt vì cáo buộc bôi nhọ một công ty có vốn nhà nước trong các bài báo nhân danh chống Lời xin lỗi đăng trên trang nhất của tờ báo xảy ra sau khi phóng viên này thú nhận sai phạm trên truyền hình nhà nước. “Tôi thừa nhận tội lỗi của mình và xin ăn năn hối cải," phóng viên Trần Vĩnh Châu nói. Báo New Express trước đó bảo vệ ông Trần, và kêu gọi trả tự do cho ông. Nhưng thông cáo trên trang nhất hôm Chủ nhật thừa nhận tờ báo không kiểm tra kỹ các bài viết của ông này. Tờ báo hứa sẽ bảo đảm để phóng viên và biên tập “tuân thủ các quy định và đạo đức báo chí chuyên nghiệp”. Truyền thông nhà nước nói ông Trần đã thừa nhận việc viết báo sai sự thật là vì tiền. Giới phân tích nói đã có một số lời thú tội trên truyền hình gần đây trong các vụ án cao cấp hoặc chính trị. Nhưng các nhà vận động cho nhân quyền thường xuyên chỉ trích việc này. Họ nói rằng các lời thú tội thường bị cưỡng bức và vi phạm các quyền con người. Một tờ báo Trung Quốc, từng đăng trên trang nhất lời kêu gọi chính quyền thả phóng viên của họ, đã phải xin lỗi. text: Ông Aziz (bìa phải) vẫn trung thành với lãnh tụ Saddam Hussein đến phút chót Tariq Aziz, gương mặt quốc tế của chế độ Saddam Hussein, thọ 79 tuổi sau khi qua đời tại bệnh viện ở Nassiriya, theo quan chức tỉnh Dhi Qar cho báo chí biết. Từng bị kết án tử hình năm 2011 nhưng vì sức khoẻ yếu kém, ông vẫn bị tù và chờ thi hành án. Gia đình ông kêu gọi chính quyền thả ông ra còn luật sư của ông thì nói vị cựu ngoại trưởng Iraq kêu gọi thủ tướng Nouri al-Maliki hãy cho hành hình ông nhanh chóng để khỏi chịu cảnh bệnh tật. Ông bị tiểu đường, bệnh tim và sức khoẻ yếu dần. Là người trung thành với tổng thống Saddam Hussein cho đến phút chót, ông Aziz bị xử vì tội "sát nhân và tội ác chống nhân loại" vì ra lệnh trấn áp các đảng phái tôn giáo trong thập niên 1980. Ông bị kết án tử hình cùng nhiều án tù giam trong các vụ xử năm 2009 và 2010. Tượng nhà độc tài Iraq, Saddam Hussein bị kéo đổ Trong vụ xử 2009, ông bị kết án 15 năm tù vì tội cho xử tử 42 thương nhân Iraq mà chính quyền khi đó buộc tội 'đầu cơ và biến báo giá hàng'. Sinh ra trong gia đình Thiên Chúa Giáo, ông là nhân vật khác đạo với đa số thành viên chính phủ Saddam Hussein theo Hồi giáo nhưng được Saddam Hussein tin cẩn. Nói tiếng Anh tốt, ông đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế cho Iraq trước khi Hoa Kỳ đưa quân vào năm 2003 lật đổ chế độ Saddam Hussein. Trong một nỗ lực, ông đã gặp cả cố Giáo hoàng John Paul II ở Vatican để kêu gọi cữu vãn hòa bình. Ông Tariq Aziz, bộ trưởng ngoại giao Iraq thời nhà độc tài Saddam Hussein, qua đời trong bệnh viện sau khi bị buộc tội 'chống nhân loại'. text: Theo báo điện tử VietnamNet, từ giữa tháng 5/2008, người về Cẩm Phả không còn chứng kiến "hàng đoàn xe tải chạy sầm sập suốt ngày đêm" để chuyển than đi bán sang Trung Quốc. Lý do là giới khai thác chờ xem quyết định của chính quyền ra sao. Nhưng việc khai thác than ồ ạt, theo VietnamNet, cũng là do chính quyền địa phương cấp phép không đúng quy cách cho hàng trăm công ty khai thác. Việc vận chuyển hàng vạn tấn than qua biên giới không thể diễn ra nếu thiếu sự thông đồng của nhiều ban ngành, kể cả công an và hải quan. Việc khai thác bừa bãi ngày càng táo tợn cũng gây quan ngại về môi trường. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Tài nguyên Môi trường Việt Nam cho BBC biết hôm 02/06 rằng: " Khai thác than 'thổ phỉ' là hiện tượng đã có một thời gian." Ông cho rằng đây là hiện tượng phạm pháp, cần hạn chế. Còn một kỹ sư sống tại Quảng Ninh không muốn nêu tên cho BBC biết người dân địa phương bất bình về việc khai thác than lậu. Theo nhân chứng này, việc đào và vận chuyển than ồ ạt gây ồn ào, bụi bặm và mất an ninh vì các nhóm làm than "đánh nhau". Người này nói dư luận địa phương tin rằng có chuyện: "Cán bộ quản lý than nhận tiền để cho các xe than đi tiêu thụ sang bên kia biên giới." Vô chính phủ Tình trạng gần như vô chính phủ được báo Lao Động mô tả trong vụ hôm 20/03 ở Vạn Gia: "Hàng trăm con tàu chở than lậu đồng loạt nổ máy rồi bất ngờ tăng tốc lao về phía cửa khẩu," Trong khi đó, Biên phòng và Hải quan đang làm nhiệm vụ ở đây không động tĩnh gì, và khi kiểm lại "đã có khoảng 180 con tàu mang theo khoảng 140.000 tấn than chạy thoát". Đáp lại báo chí, Cục Hải quan Quảng Ninh phủ nhận chuyện này và nói tại khu vực cảng biển Vạn Gia không thể đủ sức chứa cùng lúc hàng trăm con tàu như vậy. Nhưng chính quyền cũng xác nhận trong vòng ba ngày, từ 25 đến 28/03 đã bắt giữ 104 tàu để điều tra. Báo Tuổi Trẻ điện tử hôm 9/05 đưa tin Tỉnh ủy Quảng Ninh ra công văn yêu cầu kiểm điểm hàng loạt ban ngành ở tám huyện và một số đơn vị kinh doanh về hành vi liên quan đến nạn buôn lậu than. Theo đó, giới chức đảng ở Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều, Hoành Bồ, Yên Hưng, các cơ quan Than Quảng Ninh, Bộ đội Biên phòng, Công an, Hải quan đều phải kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân dính líu. Truyền thông Việt Nam tiếp tục mổ xẻ hiện tượng khai thác than trái phép tới mức táo tợn trong lúc chính quyền phải đóng cửa khẩu Vạn Gia từ 1/06/2008 đối với than xuất tiểu ngạch. text: Phát biểu tại Quốc hội sáng 19/11, bà Tiến nói “Vụ Cát Tường không chỉ là điểm đỉnh của đạo đức ngành ‎y mà đấy là mất nhân tính của con người và đây là một lần cảnh tỉnh cho toàn hệ thống ngành y tế.” "Có thể thấy, vấn đề y đức thể hiện đặc biệt nhất là vụ thẩm mỹ viện Cát Tường. Dù các nguyên nhân là trực tiếp hay nguyên nhân gián tiếp, khách quan hay chủ quan thì Bộ Y tế và người đứng đầu Bộ Y tế đều có trách nhiệm liên quan,” Bộ trưởng Tiến nói. Người đứng đầu ngành y tế Việt Nam cũng mô tả điều bà gọi là các văn bản pháp luật qui định rõ về hành nghề tư nhân cũng như công lập. “Chúng tôi đang biên soạn một thông tư về đạo đức ứng xử nghề nghiệp, cái này cũng rất nhạy cảm. “Nhiều cán bộ y tế nói với chúng tôi tại sao ngành khác không có mà ngành này lãnh đạo lại xây dựng một cái gì đó đặc biệt. Nhưng chúng tôi vẫn ban hành thông tư này”. Bộ trưởng Tiến cũng mô tả về nhu cầu duy trì việc thành lập đường dây nóng ở bệnh viện sở, tỉnh và huyện và cả ở bộ sau khi có tới 50% người dân phản ánh thái độ cán bộ y tế không tốt. “Chúng tôi hy vọng đại biểu quốc hội và nhân dân khoan dung và có cái nhìn toàn diện hơn khi số lượng khám chữa bệnh quá nhiều trong khi cũng xảy ra tỉ lệ tai biến nhất định và có những cán bộ y tế không đảm bảo đạo đức nghề nghiệp. “Cũng mong cả quốc hội, xã hội cùng giám sát, giúp chúng tôi khắc phục cho những bất cập còn tồn tại trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,” Bộ trưởng Y tế Nguyễn Kim Tiến nói. Không trả lời chất vấn Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường bị khởi tố hai tội danh. Vào tuần này Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói Bộ trưởng Tiến không có tên trong danh sách bốn trưởng ngành được lựa chọn trả lời chất vấn trong kỳ họp lần này của Quốc hội vì điều ông gọi là "Bộ trưởng Y tế không nhận được nhiều câu hỏi chất vấn". Cơ quan điều tra thuộc Công an TP Hà Nội tối 31/10 ra quyết định khởi tố hai bị can trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường. Ông Nguyễn Mạnh Tường, Giám đốc Thẩm Mỹ viện Cát Tường, bị khởi tố hai tội danh 'Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác' và tội 'Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt'. Cả hai tội danh trên lần lượt nằm trong điều 242 và điều 246 Bộ luật Hình sự, có mức án tối đa tổng cộng là 20 năm tù. Bên cạnh đó, cơ quan điều tra cũng đã quyết định khởi tố nhân viên bảo vệ của Thẩm mỹ Viện Cát Tường tên Đào Quang Khánh, vì hành vi 'Xâm phạm thi thể'. Hai ông Tường và Khánh đã bị công an bắt khẩn cấp hôm 22/10 và cùng ngày, công an đã khởi tố vụ án "giết người, che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm". Tuy nhiên trong khởi tố bị can không có các tội này. Mức cao nhất cho tội giết người là tử hình. Cơ quan chức năng vẫn chưa tìm thấy xác bà Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân bị cho đã thiệt mạng khi tới thẩm mỹ viện Cát Tường để hút mỡ và làm phẫu thuật nâng ngực. Ông Nguyễn Mạnh Tường thú nhận đã ném xác bà Huyền xuống sông sau khi bà tử vong. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói vụ bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết người và tìm cách phi tang là nỗi đau lớn nhất của ngành y. text: Đây là lĩnh vực còn rất mới tại Việt Nam, và trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu vào thị trường thế giới thì các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của một doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng để nhà đầu tư quyết định bỏ tiền vào hay không. Ông Lê Quốc Quân, giám đốc công ty Thông tin tín nhiệm và Xếp hạng doanh nghiệp, C&R Vietnam, một trong hai công ty đánh giá tín nhiệm hoạt động, nói về tầm quan trọng của thông tín tín nhiệm doanh nghiêp Về đánh giá thông tin tín nhiệm thì từ credit là có nghĩa là tín nhiệm. Từ ngày xa xưa nó đươc dùng theo cái nghĩa tín nhiệm, cho đến khi tiền tệ phát triển thì người ta dùng nó theo nghĩa tín dụng. Cho đến khi hệ thống tài chính phá triển đến mức tinh vi thì người ta quay lại dùng cái từ credit đó theo nghĩa tín nhiệm nhiều hơn là tín dụng. Thế thì xếp hạng doanh nghiệp chủ yếu bọn tôi dựa trên thông tin tín nhiệm đó để xếp hạng cái mức độ tín nhiệm của một doanh nghiệp. Cái thông tin tín nhiệm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Những nhà đầu tư những người quan tâm muốn tìm hiểu một cái doanh nghiệp nào đó về cái độ tín nhiệm của họ thì họ có thể là đi đặt hàng báo cáo tình hình tài chính, các khoản vay nợ, và mức độ tín nhiệm của công ty. Còn ông Phan Thế Hải giám đốc văn phòng C&R thuộc Công ty phần mềm và truyền thông VASC nói về nhiệm vụ của công ty Chúng tôi dùng hệ thống chỉ tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế để đưa ra mức độ tín nhiệm đối với các doanh nghiệp, và qua đó góp phần vào làm cho nền kinh tế minh bạch hơn. Cái khách hàng thì chúng tôi hiện tại xác định theo các nhóm cơ bản như thế này: Ví dụ như một số doanh nghiệp bán chịu hàng hóa đó, thì họ cần phải có thông tin cập nhật thường xuyên về các doanh nghiệp hoặc là các nhà phân phối. Trước đây nền kinh tế Việt Nam chưa chuyên môn hóa thì họ thường phải tự tìm hiểu lấy. Còn khi mà có một tổ chức chuyên nghiệp thì họ phải sử dụng tổ chức này thì tính hiệu quả nó sẽ cao hơn. Tại Việt Nam ít nhất đã có hai công ty đánh giá mức độ tín nhiệm (credit rating) của doanh nghiệp đang hoạt động. text: Tuy nhiên, về quan điểm xử lý các cán bộ có tai tiếng, ông Trần Văn Truyền nói "tinh thần chung là kiểm điểm tự phê bình đối với tất cả cán bộ trong cơ quan." "Xử lý nghiêm, nhưng phải xem xét thấu đáo từng trường hợp. Có khi sai sót là do cơ chế, do thiếu trách nhiệm; hành vi vụ lợi cũng có." "Riêng những trường hợp có tai tiếng sẽ phải làm bản kiểm điểm và sẽ tập trung xử lý những trường hợp này trước." Thanh tra Chính phủ, cơ quan ngang Bộ có chức năng giải quyết, phòng chống tham nhũng, đang đối diện nhiều tai tiếng sau khi một loạt các thành viên cao cấp trong ngành bị điều tra. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Quốc Trượng đã bị triệu tập để thẩm vấn làm rõ trách nhiệm của ông này trong quá trình thanh tra các công trình ngành dầu khí. Bên điều tra cũng muốn xác định cáo buộc ông Trượng đã nhận tiền hối lộ của các đơn vị và cá nhân bị thanh tra. Năm ngoái, ông Lương Cao Khải, Phó Vụ trưởng Thanh tra kinh tế 2, Trưởng đoàn thanh tra các dự án liên quan dầu khí, đã bị bắt tạm giam cũng vì liên quan vụ án này. Hai nhân vật khác, Dương Văn Lực và Bùi Văn Bảy cũng đang bị tạm giam. 'Xử lý nghiêm' Hồi tháng Bảy, trong đợt thay đổi nhân sự chính phủ, ông Trần Văn Truyền đã được cử giữ chức Tổng thanh tra Chính phủ, thay ông Quách Lê Thanh. Trước đó, ông là Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung Ương của Đảng Cộng sản. Ông Trần Văn Truyền đảm đương chức vụ mới trong bối cảnh ngành thanh tra rúng động vì một loạt những vụ bê bối bị khui ra. Báo Sài Gòn Giải Phóng cáo buộc những tiêu cực trong ngành thanh tra đã diễn ra suốt nhiều năm. Thậm chí, người tiền nhiệm trước ông Quách Lê Thanh, ông Tạ Hữu Thanh, cũng bị chê trách là đã để tiêu cực hoành hành. Ông Tạ Hữu Thanh, sau khi rời chức Tổng Thanh tra, đã được đề bạt làm Phó trưởng ban kinh tế Trung ương. Trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Giải Phóng, tân Tổng thanh Chính phủ Trần Văn Truyền nói phải đánh giá lại, xác định lại mô hình tổ chức như thế nào cho hợp lý. "Chúng tôi đang xây dựng đề án tổng thể để rà soát lại chức năng nhiệm vụ, con người ở từng vụ, từng bộ phận. Việc này phải làm tổng thể, không thể thấy đâu làm đó. Song cũng không vì thế mà chậm sắp xếp." Khi được hỏi sẽ làm gì với những cán bộ mắc tai tiếng còn đang được đương chức, ông Truyền nói "sẽ xử lý nhưng phải xét đến việc vi phạm là do chủ quan hay khách quan." "Cái chủ quan cũng cần phải xác định là do trình độ năng lực hay do bối cảnh dẫn đến việc bất khả kháng. Nhưng nếu có việc lợi dụng chức vụ để trục lợi thì chúng tôi kiên quyết không để làm việc tiếp trong ngành thanh tra." Trước những tai tiếng trong ngành thanh tra, tân Tổng thanh tra Chính phủ Việt Nam hứa sẽ có đề án tổng thể để rà soát lại chức năng nhiệm vụ, con người "ở từng vụ, từng bộ phận." text: Chừng 1.000 người đã dự buổi lễ được tổ chức tại trung tâm Paris, trong đó có cả Tổng thống Francois Hollande, các nạn nhân sống sót sau vụ tấn công, và gia đình các nạn nhân thiệt mạng. Những người tham dự đã có một phút mặc niệm và tên toàn bộ các nạn nhân đã được xướng lên. Những kẻ tấn công dùng súng trường và các băng thuốc nổ cảm tử tại một số địa điểm ở thủ đô. Nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) sau đó đã đứng ra nhận trách nhiệm về các vụ tấn công. Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Hollande nói Pháp sẽ "làm tất cả những gì có thể để phá hủy lực lượng cuồng tín này". "[Nước Pháp] sẽ hoạt động không nao núng để bảo vệ những người con của mình," ông nói. Ông nói Pháp sẽ đáp trả bằng âm nhạc, bằng các buổi hòa nhạc và các sự kiện mua sắm sau khi những kẻ tấn công đánh vào một điểm tổ chức hòa nhạc và một sân vận động. Trong số những người tham dự buổi lễ có cha mẹ của nạn nhân người Anh Nich Alexander. Tuy nhiên, không phải tất cả các gia đình nạn nhân đều nhận lời mời tới dự buổi lễ, được tổ chức tại khu tổ hợp Les Invalides đồ sộ, nơi đặt bảo tàng quân sự và mộ Napoleon. Gia đình một nạn nhân nói với truyền thông Pháp rằng họ từ chối bởi việc bảo vệ đất nước đã không được thực hiện đầy đủ trong làn sóng các vụ tấn công khác xảy ra từ hồi đầu năm. Trong một loạt các vụ tấn công có phối hợp hôm 13/11, các tay súng đã nã đạn vào các nhà hàng, quán bar ở thành phố và xông vào một nơi tổ chức hòa nhạc, bắn chết 89 người. Ba kẻ tấn công khác đã tự nổ tung mình bên ngoài sân vận động Stade de France ở Saint-Denis, phía bắc Paris, sau khi các nhân viên nơi đây không cho họ vào bên trong, trong trận cầu giữa tuyển Pháp và tuyển Đức. Hơn 350 người bị thương trong các vụ tấn công, là vụ tồi tệ nhất trong lịch sử Pháp thời gian gần đây. Ít nhất có chín người được cho là đã tham gia trực tiếp vào các vụ tấn công. Tất cả đều đã chết, trừ hai người đàn ông hiện đang bị truy lùng gắt gao tại Pháp và Bỉ. Pháp tổ chức một buổi lễ tưởng niệm trên toàn quốc cho 130 người thiệt mạng trong các vụ tấn công ở Paris hai tuần trước. text: Ông Gambari nói với Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ là mặc dầu chuyến thăm của ông không đạt được tất cả các mục tiêu đề ra nhưng cũng thu được những "kết quả tích cực". Tuy vậy, các nhà ngoại giạo phương Tây tỏ thái độ nghi ngờ về cam kết đối thoại thực sự của chính quyền Miến Điện. Báo cáo của ông Gambari được đưa ra trước khi có một cuộc bán đấu giá các viên đá quý ở Rangoon kéo dài trong hai tuần - vốn là một nguồn thu nhập chính cho tập đoàn quân sự cầm quyền. Các nhóm nhân quyền kêu gọi tẩy chay vụ đấu giá. 'Đối thoại quan trọng'. Ông Gambari vừa mới kết thúc chuyến thăm Miến Điện lần thứ hai kể từ khi quân đội đàn áp tàn bạo những cuộc biểu tình chống chính phủ trong tháng Chín. Tuy không được phép gặp người đứng đầu tập đoàn quân sự, là tướng Than Shwe, đặc phái viên LHQ mô tả tình hình "có khá hơn mấy tuần trước đây". Ông nói: "Nói chung, kết quả tích cực của chuyến thăm này là chính phủ Miến Điện có thể sẵn sàng phản ứng những quan ngại của cộng đồng quốc tế". Sau chuyến thăm của ông, lãnh tụ đấu tranh cho dân chủ đang bị quản thúc, bà Aung San Suu Kyi, được phép đưa ra một tuyên bố và gặp các thành viên Đảng NLD của bà lần đầu tiên trong hơn bốn năm. Bà cũng có cuộc trao đổi thứ hai với một quan chức được chính quyền quân sự chỉ định làm sĩ quan liên lạc. Ông Gambari nói ông hy vọng những tiến bộ này sẽ dẫn đến một sự 'đối thoại quan trọng và đưa ra được kết quả cụ thể'. Ông cũng đã kêu gọi chính phủ trả tự do cho bà Suu Kyi. Tuy vậy nhiều nhà ngoại giao phương Tây tỏ ra nghi ngờ thiện chí của giới tướng lãnh Miến Điện về tiến trình đối thoại thực sự. Đặc phái viên của Hoa Kỳ tại LHQ, Zalmay Khalilzad, nói: "Chúng tôi không tin rằng có sự thay đổi quan trọng trong thái độ của chính quyền quân sự trong việc tiến hành hòa giải dân tộc thực sự". Phóng viên BBC tại LHQ, Laura Trevelyan, nói HĐBA cũng chia rẽ về việc chính phủ Miến Điện thực sự cam kết thay đổi hay chỉ dành thời gian giả bộ hợp tác với LHQ và bà Aung San Suu Kyi. 'Kiếm tiền nhanh' Trong khi đó, một cuộc đấu giá về các loại đá quý được cho là sẽ thu hút hàng ngàn các nhà kinh doanh quốc tế. Miến Điện là một trong những nước sản xuất lớn nhất các loại đá quý như hồng ngọc (ruby). Nhưng các nhóm đấu tranh cho nhân quyền nói chính quyền dùng lao động bắt buộc để đào tìm đá quý và dùng tiền xuất khẩu đá quý để tài trợ cho tập đoàn quân sự. Arvind Ganesan thuộc Human Rights Watch nói: "Việc bán những viên ngọc này mang lại cho giới tướng lãnh những khoản tiền nhanh để tiếp tục cầm quyền". Human Rights Watch kêu gọi tẩy chay việc mua bán các loại đá quý với Miến Điện, nhưng đa số những người tham gia vào cuộc đấu giá này lại đến từ các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc - những nước phản đối việc trừng phạt Miến Điện. Đặc phái viên LHQ, Ibrahim Gambari, nói những cuộc gặp của ông với giới tướng lãnh của Miến Điện mang lại những kết quả tiến bộ. text: Do đó, liệu phiên xử này có sẽ hòa giải được dân tộc Iraq và khép lại một trang sử đau buồn của nước này hay không? Roger Hardy trong ban bình luận về Trung Đông của đài BBC nói, "Ban lãnh đạo chính trị của nước Iraq từ lâu nay muốn xúc tiến vụ xử này." Họ muốn nhân dân Iraq chứng kiến chuyện làm cho rạch ròi về người mà đã chiếm ngự đòi sống của họ và thậm chí là người đã ngự trị trong tâm khảm của họ trong một thời gian khá lâu. Vào một thời điểm đầy rối ren của nước Iraq, họ hy vọng rằng kết quả của phiên xử này sẽ nối bước theo sau một cuộc trưng cầu dân ý thành công, và hai biến chuyển này sẽ gợi ý rằng đã có tiến triển trong công cuộc xây dựng một nước Iraq mới từ đống tro tàn của quá khứ. Nhưng thay vào đó, có tình trạng hổn loạn, và trong chừng mực nào đó pha lẫn với đắng cay, khi kết quả của cuộc trưng cầu dân ý được loan báo, làm cho người dân cảm thấy không được phấn khởi về hiện trang đất nước họ. Ðối với người Sunni, họ cảm thấy từ nay họ phải phục tùng như trong bản hiến pháp đã minh thị, và chính phiên xử này có thể nhắc họ rằng họ đã mất các đặc quyền đặc lợi mà họ từng hưởng trước đây. Mặc dù không phải người Sunni nào cũng thích ông Saddam Hussein và cũng từng đau khổ dưới sự cai trị của ông ấy, nhưng một số vẫn coi Saddam Hussein như là "người đúng" ở trong "cương vị đúng" để cai trị đất nước. Và thậm chí, những người không muốn thấy Saddam Hussein trở về cầm quyền, cũng chưa chắc gì vui khi thấy ông ta xuất hiện trước vành móng ngựa. Người Iraq rất cần biết sự thật và rất muốn hòa giải dân tộc, tuy nhiên trong bầu không khí hiện nay, các vết thương cũ xem ra khó lành. Phiên tòa xét xử ông Saddam Hussein đến giữa lúc bạo động vẫn tiếp diễn và tương lai chính trị của nước Iraq chưa được ổn định. text: Doanh nghiệp nhà nước đang là gánh nặng tài chính lớn với nhiều nợ xấu. Trang web của chính phủ cho biết kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước "tập trung vào các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước để có cơ cấu hợp lý hơn và tập trung vào ngành lĩnh vực then chốt" theo đó "chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính" trước năm 2015. Quyết định này, tuy nhiên, tái khẳng định điều ông Dũng gọi là "doanh nghiệp nhà nước vẫn là nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô". Việc phê duyệt đề án này cũng nói tới nỗ lực "kiên quyết sắp xếp, cơ cấu lại hoặc giải thể, phá sản những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn theo quy định". 'Ai lập người đó lo' Cựu lãnh đạo Vinalines Dương Chí Dũng đã bỏ trốn và hiện đang bị truy nã. Điểm đáng chú ý là quyết định này qui trách nhiệm cụ thể cho người thành lập ra doanh nghiệp nhà nước. "Từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trình Thủ tướng Chính phủ; Từng tổng công ty, doanh nghiệp do Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập trình Bộ, UBND tỉnh, thành phố Đề án tái cơ cấu để phê duyệt trong Quý III năm 2012". "Đơn vị nào không thực hiện được phải kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân, người chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ". Thủ tướng Dũng được dẫn lời nói "cổ phần hóa doanh nghiệp là một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn từ năm nay tới 2015 và coi "việc thực hiện tái cơ cấu, phương án sắp xếp, cổ phần hóa đã được phê duyệt là là nhiệm vụ chính trị quan trọng". Tuy nhiên kinh tế gia Jonathan Pincus từng có bài nhận định rằng sự bùng nổ các tập đoàn " giống tư nhân" đã tích lũy được tài sản khổng lồ thông qua ưu đãi về đất đai, tín dụng và các hợp đồng kinh doanh có nghĩa rằng việc tư nhân hóa (hay tại Việt Nam gọi là cổ phần hóa) sẽ nhiều khả năng không tạo ra các kết quả như mong đợi. Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là chủ đề được bàn thảo nhiều theo sau thất thoát và thua lỗ nhiều tỉ đôla của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines). Truyền thông trong nước hôm 22/07 cho biết Vinalines lỗ hơn 1.400 tỷ VND sau sáu tháng đầu năm và là khoản lỗ cao gấp 3,5 lần so với mức lỗ trong cả năm 2011. Hai trong số những doanh nghiệp “đầu tàu” của Vinalines là Công ty Vận tải dầu khí (Falcon) và Vận tải biển Việt Nam (Vosco) cũng lỗ lần lượt 267 và 103 tỷ đồng. Báo cáo của Bộ giao Thông vận tải nói phân nửa số lỗ "đến từ các doanh nghiệp nhận chuyển giao từ Vinashin" (được thực hiện theo Đề án cơ cấu lại Vinashin của Chính phủ) và nguyên nhân chính dẫn đến thua lỗ, theo Vinalines, là do "thị trường vận tải biển suy yếu" cùng việc phải "giải quyết những khó khăn trong nội bộ". Một loạt tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước như Petrovietnam, EVN, Vinacomin đã và đang mắc nợ lớn, trong đó có nợ xấu. Giới quan sát nước ngoài gần đây tỏ ra hoài nghi trước khả năng giải quyết vấn đề qua kế hoạch mua lại nợ xấu của chính phủ Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông qua đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để "nâng cao sức cạnh tranh". text: Những người này nói là họ đang trên đường sang Úc xin tỵ nạn. Hiện Tổ chức Di dân quốc tế IOM đang lo chỗ ăn, chỗ ở cho những người này. Trong cuộc phỏng vấn với đài BBC, ông Steve Cook là trưởng đại diện của IOM tại Jakarta cho biết nếu những người này có ý định xin tỵ nạn, Cao Ủy tỵ nạn LHQ sẽ tới gặp họ và xácnhận câu chuyện. Chăm sóc Ông cho biết nhóm người này đang được đặt dưới sự chăm sóc của Tổ chức Di Dân Quốc tế, IOM, cơ quan cung cấp nơi tá túc, lương thực hay thuốc men cho họ. "Họ nói với giới chức của Indonesia là họ muốn sang Úc xin tỵ nạn. Chúng tôi nói nếu họ có lời khai tỵ nạn, họ cần gặp đại diện của Cao Ủy tỵ nạn LHQ, cơ quan này sẽ ngồi nghe lời khai của họ," ông Steve Cook nói. Ông nói thêm: "Trong số người này có 6 người đã từng sang Indonesia trước đây, và được IOM trao trả lại Việt Nam. Vì họ ở trong lãnh thổ của Indonesia bất hợp pháp cho nên hiện họ đang ở trại tạm giam của Bộ Di trú Indonesia." Nhà chức trách Indonesia nói họ sẽ trục xuất 35 người này. Ông Steve Cook nói với đài BBC hiện còn quá sớm để biết điều này có xảy ra hay không. "Những người này sẽ được IOM chăm lo trong thời gian tới, sau đó các cơ quan liên quan về di dân và tỵ nạn sẽ hỏi han về lý do họ dùng thuyền rời khỏi Việt Nam và lúc đó sẽ đưa ra khuyến nghị phù hợp." Theo ông, giới chức Indonesia cũng có quyền quyết định khá lớn vì nước này không nằm trong công ước quốc tế về người tỵ nạn. 35 người thuyền nhân Việt Nam hiện đang tá túc tại đảo Batam ở Indonesia khi thuyền của họ chết máy hôm Chủ Nhật mùng 5 tháng 11. text: Chủ tịch Fifa Sepp Blatter tuyên bố từ chức và hứa cải tổ Fifa Phim United Passions được tài trợ 17 triệu bảng Anh từ nguồn tiền của Fifa và được hoàn thành chỉ ngay trước khi có các cáo buộc tham nhũng được đưa ra đối với 14 quan chức Fifa hồi tháng Năm. Với Tom Roth thủ vai Sepp Blatter, bộ phim nói về tiểu sử 'thần thánh' của cơ quan quản lý bóng đá thế giới đã bị chê là rất dở. Báo The Guardian nói rằng đó là "bằng chứng về sự điên rồ của một tập đoàn, là một ví dụ điển hình đáng nghiên cứu." Ngân sách làm bộ phim được ước tính khoảng từ 25 đến 32 triệu đôla, và Fifa nói đã cung cấp ba phần tư số tiền. Phim ra mắt tại Mỹ hôm thứ Sáu, chỉ tại 10 phòng chiếu. Theo The Hollywood Reporter, rạp chiếu FilmBar tại Phoenix báo là chỉ thu được 9 đôla, tức là chỉ có một người mua một vé. Phim được trình chiếu vào lúc Fifa đang đối diện với cuộc điều tra về các cáo buộc tham nhũng trong quá trình vận động giành quyền đăng cai World Cup 2010. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ra cáo trạng với tổng số 14 quan chức hiện thời và cựu quan chức Fifa và các cộng sự về tình trạng tham nhũng "tràn lan, có hệ thống và bắt rễ sâu xa" sau cuộc điều tra lớn của Cục Điều tra Liên bang (FBI). Chủ tịch Sepp Blatter tuần trước đã từ chức, tuy bản thân ông không bị cáo buộc gì. United Passions nhằm giới thiệu về lịch sử Fifa qua ba đời lãnh đạo, trong đó có Sam Neill thủ vai người tiền nhiệm của ông Blatter là Joao Havelanger, và Gerard Depardie thủ vai người sáng lập Fifa, Jules Rimet. Depardieu là tài tử duy nhất có mặt trong buổi ra mắt phim toàn cầu tại Liên hoan Điện ảnh Cannes trong 2014. Một bộ phim phù phiếm về lịch sử Fifa đã thất bại thảm hại tại Mỹ, chỉ thu về có 607 đôla khi ra mắt trong kỳ nghỉ cuối tuần. text: Hơn 20 năm đã đi qua kể từ khi Thriller trở thành album bán chạy nhất mọi thời đại. Từ ngày ấy, nhiều nỗ lực quay lại sân khấu đã gây thất vọng và số nợ của anh tăng lên. Michael Jackson được cho là đang nợ đến 300 triệu đôla. Tin đồn nói anh có thể bán đi trang trại Neverland cùng vườn thú tại đây. Hoặc có thể sẽ bán đi cổ phần trong một bộ sưu tập âm nhạc bao gồm quyền sử dụng hơn hai trăm bài hát của nhóm Beatles. Đã có lời đoán rằng người ca sĩ này có thể sẽ quay lại sân khấu, nhưng những ngày ăn khách của anh đã đi qua. Bây giờ có thể anh sẽ phải chịu cảnh làm người trình diễn ở Las Vegas, nơi vẫn là sân khấu của các ngôi sao đã qua thời. Dù anh sẽ chọn làm điều gì tiếp theo, chắc chắn anh vẫn còn một lượng khán giả đủ lớn. Câu hỏi là liệu anh có tận dụng được tối đa cơ hội mình có hay không, hay sẽ là thua cuộc trước thiên hướng tự hủy của mình. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo cho Michael Jackson? Liệu sự nghiệp của anh có gượng dậy được? text: Lăng mộ Saddam Hussein trước khi bị phá hủy Phim của hãng Associated Press cho thấy những gì còn lại của khu lăng mộ từng có thời khá hoành tráng tại làng al-Awja chỉ là các cột nhà. Quân đội Iraq và dân quân người Shia do Iran hỗ trợ đang giao tranh nhằm đẩy lùi dân quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ra khỏi Tikrit. Năm ngoái, người dân Sunni ở địa phương nói họ đã mang thi thể Saddam ra khỏi mộ phần và chuyển tới một địa điểm không xác định. Chiến sự đang gia tăng ở phía bắc và phía nam thành phố Tikrit trong hôm Chủ nhật 15/3 trong khi lực lượng an ninh Iraq muốn tiến vào trung tâm thành phố trong 48 tiếng đồng hồ tới. Băng hình của hãng tin Mỹ cho thấy khu lăng mộ ở phía nam thành phố chỉ còn là một đống bê tông đổ nát. Các bức hình Saddam mà trước đây treo trên đó đã được thay bằng cờ của dân quân người Shia và hình thủ lĩnh dân quân, trong có cả tướng cố vấn người Iran Qassem Soleimani. AP nói các phóng viên của họ tháp tùng quân đội Iraq và có thể bị hạn chế trong việc đưa tin. Đại úy Yasser Nu'ma của phe dân quân nói: "Đây là một trong những khu vực phiến quân IS tập trung nhiều vì có lăng mộ của Saddam". "IS đã gài bom xung quanh khu này để bẫy chúng tôi." Cướp phá Tháng Tám năm ngoái IS tuyên bố mộ Saddam đã bị phá hủy hoàn toàn nhưng quan chức địa phương bác bỏ thông tin này và nói khu mộ chỉ bị cướp phá và hư hại một phần nhỏ. Saddam Hussein, xuất thân từ Tikrit, bị quân đội Hoa Kỳ bắt năm 2003. Tòa án Iraq đã kết ông này vào tội ác chống lại loài người vì các vụ thảm sát người Hồi giáo Shia và người Kurd. Saddam bị treo cổ năm 2006 và thi thể ông ta được chuyển về lăng mộ nói trên năm 2007. Khu mộ này hình bát giác, có một bồn hoa tươi ở giữa, nơi Saddam được chôn cất. Theo báo chí Iraq, những người trung thành với Saddam đã chuyển xác ông đi chỗ khác vì lo sợ ảnh hưởng của chiến sự. Tikrit bị IS kiểm soát hồi tháng Sáu năm ngoái và hàng trăm dân quân được cho là đang có mặt tại đó. Quân đội chính phủ gồm 3.000 lính chính quy và 20.000 dân quân người Shia cùng một số người Sunni đang giao tranh với IS. Giới chức Iraq cho việc chiếm lại thành phố là bước đi quan trọng để tiến tới giành các khu vực do IS chiếm giữ khác, trong có Mosul - thành phố lớn thứ hai đất nước. Mộ cựu lãnh đạo Iraq Saddam Hussein cạnh thành phố Tikrit của Iraq bị phá hủy gần như hoàn toàn vì chiến sự. text: Bất chấp nỗ lực đáng kinh ngạc của các nhà khoa học trên khắp thế giới, vẫn còn nhiều điều chúng ta không hiểu về virus corona, và tất cả chúng ta giờ đây là một phần của một thí nghiệm trên khắp hành tinh đang cố gắng tìm câu trả lời. Dưới đây là một số thắc mắc vẫn chưa được trả lời. 1. Bao nhiêu người đã bị nhiễm bệnh. Đây là một trong những câu hỏi cơ bản nhất, nhưng cũng là một trong những câu hỏi quan trọng nhất. Đã có hàng trăm ngàn trường hợp được xác nhận trên toàn thế giới, nhưng đây chỉ là một phần nhỏ trong tổng số ca nhiễm bệnh. Và các con số còn bị nhầm lẫn bởi một số trường hợp có triệu chứng không xác định được - những người nhiễm virus nhưng không cảm thấy bị bệnh. Phát triển một xét nghiệm kháng thể sẽ cho phép các nhà nghiên cứu xem liệu có ai đã nhiễm virus hay không. Chỉ sau đó chúng ta mới hiểu bệnh dịch virus corona đã lây lan bao xa hoặc dễ dàng như thế nào. 2. Nó thực sự nguy hiểm mức nào. Cho đến khi chúng ta biết có bao nhiêu trường hợp đã xảy ra, không thể chắc chắn về tỷ lệ tử vong. Hiện tại, ước tính có khoảng 1% số người nhiễm virus này chết. Nhưng nếu có số lượng lớn bệnh nhân không có triệu chứng, tỷ lệ tử vong có thể thấp hơn. 3. Danh sách đầy đủ các triệu chứng. Các triệu chứng chính của virus corona là sốt và ho khan - đây là những triệu chứng bạn nên chú ý. Một cơn đau họng, đau đầu và tiêu chảy cũng đã được báo cáo trong một số trường hợp và có suy đoán rằng việc mất khứu giác có thể ảnh hưởng đến một số người. Nhưng câu hỏi quan trọng nhất là liệu các triệu chứng nhẹ, giống như cảm lạnh, sổ mũi hoặc hắt hơi, có ở một số bệnh nhân hay không.Các nghiên cứu cho thấy có triển vọng là mọi người có thể bị lây nhiễm mà không biết rằng họ đang mang virus trong người. 4. Vai trò của trẻ em trong việc gây nhiễm Trẻ em chắc chắn có thể bị nhiễm virus corona. Tuy nhiên, các em đã số phát triển các triệu chứng nhẹ và có tương đối ít trường hợp tử vong trẻ em so với các nhóm tuổi khác. Trẻ em thường là những kẻ lây lan bệnh tật tích cực, một phần vì chúng gần gũi với nhiều người (thường ở sân chơi), nhưng với loại virus này, không rõ các em giúp lây lan đến mức độ nào. 5. Virus này chính xác đến từ đâu. Virus corona xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối năm 2019, nơi có một nhóm các trường hợp bị nhiễm tại một chợ động vật. Virus corona, có tên chính thức là Sars-CoV-2, có liên quan chặt chẽ với virus lây nhiễm loài dơi, tuy nhiên người ta cho rằng virus này được truyền từ dơi sang một loài động vật bí ẩn sau đó truyền sang người. 6. Liệu bệnh dịch có giảm đi vào mùa hè. Cảm lạnh và cúm phổ biến hơn trong những tháng mùa đông so với mùa hè, nhưng vẫn chưa biết liệu thời tiết ấm hơn có làm thay đổi sự lây lan của virus hay không. Các cố vấn khoa học của chính phủ Anh cảnh báo rằng không rõ liệu virus này sẽ có hiệu ứng theo mùa hay không. Nếu có, họ nghĩ rằng nó có thể nhỏ hơn so với cảm lạnh và cúm. Nếu số người bị nhiễm virus corona giảm mạnh trong mùa hè, có một nguy cơ là các trường hợp sẽ tăng đột biến vào mùa đông, khi các bệnh viện cũng phải đối phó với một loạt các bệnh nhân mắc phải các vi trùng mùa đông thông thường. 7. Tại sao có người bị những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Covid-19 là một bệnh nhiễm trùng nhẹ đối với hầu hết. Tuy nhiên, khoảng 20% bệnh nhận tiếp tục bị bệnh nặng hơn, nhưng tại sao? Sức khỏe hệ thống miễn dịch của bệnh nhân dường như là một phần của vấn đề, và cũng có thể có một số yếu tố di truyền nữa. Hiểu điều này có thể dẫn đến cách giúp mọi người không phải cần đến sự chăm sóc đặc biệt. 8. Miễn dịch kéo dài bao lâu, và liệu bạn có thể bị nhiễm hai lần. Đã có nhiều suy đoán nhưng ít bằng chứng về khả năng miễn dịch với virus corona. Để thành công trong việc chống lại virus corona, bệnh nhân phải xây dựng được một phản ứng miễn dịch. Nhưng vì căn bệnh này chỉ mới xuất hiện được vài tháng nên thiếu dữ liệu dài hạn. Tin đồn về việc bệnh nhân bị nhiễm hai lần có thể là vì các xét nghiệm không chính xác nói rằng họ đã không còn virus trong người. Câu hỏi về miễn dịch rất quan trọng để hiểu những gì sẽ xảy ra trong dài hạn. 9. Liệu virus có sẽ biến đổi. Virus luôn luôn biến đổi, nhưng hầu hết các thay đổi về mã di truyền của chúng không tạo ra sự khác biệt đáng kể. Theo nguyên tắc chung, chúng ta kỳ vọng virus sẽ biến hóa để ít gây chết người hơn trong thời gian dài, nhưng điều này không được đảm bảo. Mối quan tâm là nếu virus biến đổi, thì hệ thống miễn dịch không còn nhận ra nó và một loại vắc-xin cụ thể không còn hoạt động (như đã xảy ra với bệnh cúm). Nó cảm thấy dài như một sự vĩnh cửu trước đây, nhưng thế giới chỉ biết đến virus corona vào tháng 12. text: Hội đồng Nhân quyền LHQ được lập từ tháng 3/2006 Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam tự hào nói Việt Nam "đã hội nhập quốc tế rất sâu rộng". Ông Trần Văn Hằng nói: "Khi thế giới hiểu rõ hơn, từ đó họ sẽ có nhận thức, cách nhìn về vấn đề quyền con người ở Việt Nam." "Trước đây khi chúng ta không là thành viên, họ nói thậm chí họ ra các nghị quyết mà chúng ta không được tham gia. Còn giờ chúng ta đã có quyền phát biểu, chứng minh bằng hành động, bằng điều kiện thực tế cụ thể để cho họ nhận thức và thấy rõ quyền con người ở Việt Nam." Ông Hằng cũng tuyên bố đây là "đòn đánh mạnh vào các đối tượng mà bấy lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta". Trong khi đó, một nhà quan sát trong nước nói Việt Nam có nhiều việc cấp thiết phải làm để đáp ứng kỳ vọng trong nước cũng như của cộng đồng quốc tế. Khi đã trở thành thành viên của Hội đồng này, Việt Nam không thể đưa ra những luật riêng của mình quá khác so với chuẩn mực chung LHQ đưa ra, bà Phạm Chi Lan, nguyên Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói với BBC hôm 13/11/2013. Theo nhà quan sát này, tuy chiếc ghế mới là một tin vui, Việt Nam phải làm ngay các bước để cải thiện tình hình nhân quyền: "Trước hết, Hiến pháp của Việt Nam phải làm rõ hơn các quyền về con người, cũng như các vấn đề về nhân quyền đã được nêu ở trong Hiến pháp. "Sau đó, Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống luật pháp của mình để làm rõ hơn các quyền của công dân, quyền con người được quy định trong Hiến pháp sẽ thực hiện như thế nào. "Và thứ ba, về cơ chế thi hành từ luật đến thực hiện như thế nào, đây cũng là việc Việt Nam cũng phải tập trung nhiều nỗ lực." Một số quyền của công dân Việt Nam mà lâu nay chưa có đủ các cơ sở, điều kiện pháp lý để thực hiện tốt như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền lập hội, hay quyền biểu tình v.v..., theo bà, phải được luật hóa tốt hơn. 'Thanh sát quốc tế' Cũng hôm thứ Tư, một blogger vận động cho dân chủ, nhân quyền của Việt Nam, ông Nguyễn Lân Thắng cho rằng với chiếc ghế mới, Việt Nam phải mở cửa cho thanh tra của quốc tế về nhân quyền. Blogger này nói: "Việt Nam phải chấp nhận cho LHQ cử các đoàn thanh sát về các vấn đề nhân quyền vào Việt Nam thanh sát về nhân quyền bất cứ lúc nào. "Thứ hai, Việt Nam phải chấp nhận cho tất cả các tổ chức hoạt động về vấn đề nhân quyền, bảo vệ con người được phép thành lập văn phòng ở Việt Nam. "Và điều thứ ba là Việt Nam phải ngưng ngay các điều về sách nhiễu, theo dõi, cũng như bắt bớ những người hoạt động liên quan đến nhân quyền, tự do ngôn luận." Nhìn nhận chiếc ghế mới của Việt Nam như một cơ hội "đáng mừng" cho phong trào dân chủ trong nước, ông Lân Thắng nhắc lại đòi hỏi của các nhà vận động yêu cầu chính quyền phải bãi bỏ ngay điều luật 258 để "xứng đáng" với chiếc ghế. Điều 258 trong bộ luật hình sự của Việt Nam quy định hình phạt về tội mà nhà cầm quyền cho là "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân". Ông Thắng nói chiếc ghế là cơ hội cho những người hoạt động về nhân quyền trong nước "có thêm các khả năng đưa ra những hình thức đấu tranh khác" gây áp lực với chính quyền từ bỏ điều luật này, đồng thời có những hành động khác cải thiện hồ sơ nhân quyền đang gặp nhiều chỉ trích. Các tổ chức nhân quyền phê Việt Nam nhưng chính phủ nhiều nước bỏ phiếu ủng hộ Việt Nam tại LHQ Hôm 13/11, ông Võ Văn Ái, từ Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris nói với BBC ông coi việc nhận được ghế của Việt Nam là thắng lợi của Đảng Cộng sản, chứ không phải nhân dân, Việt Nam. Theo ông Ái, nhà cầm quyền Việt Nam trước hết phải hủy bỏ điều mà ông gọi là sự "bóp họng" tự do ngôn luận tại Việt Nam, cũng như các quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng và đặc biệt là tự do báo chí. Hôm thứ Ba, 12/11, Việt Nam lần đầu tiên giành ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền của LHQ với kết quả 184 trên 192 phiếu bầu, xếp cao nhất về số phiếu trong số 14 thành viên mới, trong đó có Cuba, Trung Quốc. Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói: "Việc Trung Quốc được bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ với đa số chứng tỏ cộng đồng quốc tế đánh giá cao tiến bộ của Trung Quốc trong sự nghiệp nhân quyền cũng như việc Trung Quốc chủ động tham gia và xúc tiến hợp tác nhân quyền quốc tế." Có nhiều phản ứng khác nhau sau khi Việt Nam lần đầu tiên được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ). text: EU đang phải đối diện với khủng hoảng di dân Ủy ban kêu gọi các nước trong EU chia sẻ gánh nặng giải quyết đơn ti nạn. Hơn 1.800 người đã chết trên biển trong năm nay trong khi cố vào Italy. EU nói sẽ hợp tác với Libya, đang bị tàn phá vì chiến tranh, để chặn dòng thuyền của di dân. Nhiều chuyên gia EU cũng sẽ được gửi đến Agadez ở bắc Niger, thuộc Tây Phi, nơi trở thành địa điểm buôn người châu Phi vào châu Âu. Pháp, Đức, Italy và vài nước trong châu Âu ủng hộ quota của Ủy ban châu Âu. Theo luật của EU, Anh, Ireland và Đan Mạch không phải chịu quota này. Kế hoạch này dự định phân chia số lượng người nhập cư cho các nước trong EU dựa theo các thống kê như GDP, tỉ lệ thất nghiệp và dân số. Ủy ban tính rằng Đức sẽ nhận nhiều nhất, 18.4%, theo sau là Pháp (14%), Italy (11.8%) và Tây Ban Nha (9%). Ủy ban châu Âu công bố kế hoạch cho phép 20.000 người tị nạn vào châu Âu trong hai năm tới để đối phó khủng hoảng di dân. text: Tottenham, đội bóng duy nhất có thể thay đổi tình thế đã để lỡ cơ hội quan trọng khi hòa 1-1 với West Brom vào hôm thứ Hai. Thậm chí nếu Leicester không đánh bại Man Utd, họ chỉ cần ba điểm sau ba trận còn lại để có thể giành chức vô địch. Tottenham hiện bị cách Leicester bảy điểm với ba trận còn lại nhưng HLV Mauricio Pochettino nói: ".. Chúng tôi vẫn cần phải tin tưởng. Chúng tôi sẽ không bỏ cuộc" Leicester suýt bị xuống hạng vào mùa giải năm ngoái nay ở vị thế thừa thắng sau khi bỏ xa “tứ trụ” Manchester United, Arsenal, Manchester City và đương kim vô địch Chelsea. Leicester City sẽ giành danh hiệu vô địch Premier League nếu họ thắng Manchester United tại Old Trafford vào ngày Chủ Nhật. text: Biểu tình Hong Kong: Carrie Lam cảnh báo suy thoái kinh tế Tình trạng bất ổn đã làm gián đoạn các doanh nghiệp và giáng một đòn nặng nề vào ngành du lịch và bán lẻ. Joshua Wong bị cấm tranh cử vì nghi không trung thành với chính quyền Hong Kong trước Quốc khánh TQ: Người biểu tình lên lịch, Joshua Wong sắp tranh cử Việt Nam có thể có một Joshua Wong hay không? Cảnh báo được đưa ra trước khi các số liệu tổng sản phẩm quốc nội sơ bộ được công bố vào thứ Năm 31/10, dự kiến sẽ cho thấy Hong Kong bước vào một cuộc suy thoái. Điều đó được định nghĩa là hai quý tăng trưởng âm liên tiếp. Trong một cuộc họp ngắn tại Hong Kong hôm 29/10, bà Lam cho biết con số tăng trưởng quý ba có khả năng cho thấy kết quả đó. Để chống lại sự lao dốc, bà cho biết đến nay thành phố đã bơm hơn 2,6 tỷ đôla để hỗ trợ nền kinh tế bao gồm các lĩnh vực vận tải, du lịch và bán lẻ. Bà Lam cho biết chính phủ sẽ đưa ra nhiều biện pháp cứu trợ hơn nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể. Nhận xét của bà được đưa ra sau một cảnh báo tương tự từ Bộ trưởng Tài chính Paul Chan hồi cuối tuần. Ông nói rằng sẽ "vô cùng khó khăn" để đạt được mức tăng trưởng dự báo trước biểu tình của chính phủ từ 0% đến 1% cho năm 2019. "Đây là cú đánh toàn diện vào nền kinh tế Hong Kong [vì các cuộc biểu tình] ," ông Chan nói. Hong Kong là một phần của Trung Quốc, nhưng công dân của họ có quyền tự trị hơn so với dân đại lục. Các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và các nhà hoạt động ngày càng trở nên bạo động, khi cảnh sát sử dụng hơi cay và người biểu tình tràn vào đập phá tòa nhà quốc hội. Những cuộc biểu tình khiến Hong Kong sụt giảm mạnh lượng khách du lịch, với số lượng khách dự kiến sẽ giảm 50% trong tháng Mười. Hong Kong là một trong những thành phố được đến thăm nhiều nhất trên thế giới vào năm ngoái, với 30 triệu khách du lịch. Các nhà bán lẻ cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Một số cửa hàng đã buộc phải rút ngắn thời gian giao dịch, trong khi người lao động cho hay họ lo ngại về sự an toàn của bản thân cũng như việc đi làm. Ông Chan cho biết vào tháng Tám rằng doanh số bán lẻ đã giảm hơn 25% - mức giảm hàng tháng lớn nhất trong lịch sử. Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam cho biết thành phố có thể sẽ ghi nhận mức tăng trưởng âm trong năm nay sau khi nhiều tháng biểu tình đã làm suy yếu nền kinh tế. text: Một đợt bắn thử hỏa tiễn của Bắc Hàn Vụ bắn thử hôm 04/03 là một trong những đợt thử tên lửa do Bình Nhưỡng thực hiện gần đây. “Đã không xảy ra tai nạn, nhưng tình huống rất nguy hiểm và nghiêm trọng có thể xảy ra,” một phát ngôn viên của Hàn Quốc nói. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ lo ngại và nói Bắc Kinh sẽ tìm kiếm thêm thông tin về vụ việc. Bắc Hàn vẫn thường thực hiện các cuộc thử hỏa tiễn tầm ngắn, và đã bắn vài chiếc tên lửa ra biển, bên ngoài bờ biển phía Đông của nước này hồi tuần trước. Các cuộc thử tên lửa cũng trùng lúc với cuộc tập trận chung thường niên của Hoa Kỳ và Hàn Quốc, mà Bình Nhưỡng coi là hành động khiêu khích. 'Đe dọa nghiêm trọng' Máy bay dân sự của Trung Quốc lúc đó chở hơn 200 hành khách, đang bay từ Tokyo, Nhật Bản tới Thấm Dương ở Trung Quốc hôm 04/03, các quan chức Hàn Quốc cho biết. Tên lửa Bắc Hàn được phóng lúc 07:17 GMT. Máy bay này bay qua quỹ đạo của tên lửa chỉ sau đó bảy phút, họ nói thêm. “Một máy bay bay ngang qua đúng lúc đầu đạn hạt nhân [của tên lửa] tách ra. Xét về mức độ an toàn, đây là vấn đề nghiêm trọng đáng quan ngại,” người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Kim Min-sok nói. “Không bảo đảm an toàn của người dân do không sử dụng các cảnh báo định hướng di chuyển sớm theo quy chuẩn quốc tế là một đe dọa nghiêm trọng.” Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hôm thứ Năm 06/03 rằng Bắc Kinh nhắc thêm về “tầm quan trọng cao đối với an ninh quốc gia của các hãng hàng không dân sự”. Ông cũng nói thêm rằng nên sử dụng “các biện pháp cần thiết” khi thực hiện tập trận để “đảm bảo an ninh và an toàn” của máy bay dân sự. “Trung Quốc chắc chắn sẽ kiểm chứng tình hình với bên có liên quan và bày tỏ quan ngại cần thiết về vấn đề này.” Tập trận thường niên giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc khiến Bắc Hàn giận dữ Hãng tin của Bắc Hàn, KCNA, dẫn lời một phát ngôn viên quân đội giấu tên, gọi vụ phóng tên lửa là “hành động bảo vệ hợp pháp”. Trong lúc đó, Hoa Kỳ yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc “có hành động phù hợp” đối với các vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Hàn. Trong một báo cáo gửi tới Hội đồng Bảo an, Hoa Kỳ nói Bình Nhưỡng cho phóng tên lửa hôm 27/02 và 03/03 “rõ ràng là đã dùng công nghệ tên lửa đạn đạo”. Theo các giải pháp của Liên Hiệp Quốc, Bắc Hàn bị yêu cầu hủy bỏ chương trình tên lửa đạn đạo. Máy bay dân sự Trung Quốc thoát nạn khi bay ngang qua quỹ đạo của một tên lửa Bắc Hàn. text: Ông Nguyễn Viết Dũng bị báo Việt nam ghi là "có hành vi xuyên tạc, tuyên truyền chống Nhà nước" Báo điện tử Công an Nghệ An hôm 27/9 cho hay, Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã bắt khẩn cấp ông Nguyễn Viết Dũng, 31 tuổi, về hành vi "Tuyên truyền chống Nhà nước" quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự. "Việc bắt khẩn cấp Nguyễn Viết Dũng đảm bảo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Hiện Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Nghệ An đang hoàn tất thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam Nguyễn Viết Dũng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật." Luật sư Đôn bị 'làm khó' vụ Dũng Phi Hổ? Việt Nam: Thêm một người bị bắt vì Điều 88 LHQ: Việt Nam 'cần bỏ điều 88, 79' Hồi tháng 11/2015, Nguyễn Viết Dũng, tự Dũng Phi Hổ, bị khởi tố tội 'Gây rối trật tự công cộng' do mặc quân phục Việt Nam Cộng Hòa tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội. Ông được miêu tả "mặc áo thun có in hình quốc huy Việt Nam Cộng Hòa và đằng sau in dòng chữ tiếng Anh với nghĩa "Dân không sợ chính quyền, chỉ có chính quyền mới sợ dân". Ông bị tuyên án 15 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng nhưng sau đó được giảm án còn 12 tháng tù vì "có sự chuyển biến về nhận thức nên được xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt," theo báo Tuổi Trẻ hôm 27/9. Báo này cũng dẫn nguồn cơ quan chức năng Nghệ An nói "thời gian gần đây, Dũng trở về quê nhà lại có hành vi xuyên tạc, tuyên truyền chống Nhà nước." Nhà hoạt động Lê Văn Sơn cho biết ông Dũng "bị bắt tại một quán ăn gần giáo xứ Song Ngọc thuộc địa phận giáo hội Vinh ở Nghệ An". Ông Nguyễn Viết Dũng (áo đen) cùng các nhà hoạt động khác trước cổng Tòa án quận Đống Đa trong phiên xử nhà đấu tranh Cấn Thị Thêu 'Răn đe' Hôm 28/9, trả lời BBC, Luật sư Võ An Đôn, người từng bào chữa cho ông Dũng trong phiên tòa hồi năm 2015 nói: "Tôi chưa nắm chi tiết vụ bắt giữ ông Dũng hôm qua, nhưng nếu báo chí nói ông ấy bị bắt về hành vi "Tuyên truyền chống Nhà nước" theo Điều 88 thì ai cũng có thể bị bắt và khởi tố theo điều khoản mơ hồ này". Luật sư cũng bình luận: "Gần đây, các trường hợp bị xét xử theo Điều 88, 258 đều nhận mức án nặng hơn những năm trước trong lúc họ đều là những người lên tiếng phản biện xã hội. Đó là chỉ dấu cho thấy chính quyền muốn răn đe, giảm bớt những người nói ra sự thật." Luật sư Đôn nói thêm rằng nếu gia đình ông Dũng yêu cầu ông bào chữa thì ông sẽ nhận lời. Tờ Guardian của Anh hôm 26/9 có bài về việc chính quyền Việt Nam "khởi động cuộc đàn áp lớn nhất nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến trong nhiều năm." Báo này ghi nhận "ít nhất 11 nhà hoạt động đã bị bắt, buộc tội hoặc kết án trong vài tháng qua, trong khi một người khác bị tước quyền công dân và bị trục xuất sang Pháp [Giáo sư Phạm Minh Hoàng]" Hồi tháng Bảy, bà Trần Thị Nga, tức blogger Thúy Nga bị Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam tuyên 9 năm tù và 5 năm quản chế theo Điều 88. Hồi tháng Sáu, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, bị Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt 10 năm tù theo Điều 88. Hồi tháng 10/2016, Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc phát đi thông cáo kêu gọi chính phủ Việt Nam xóa bỏ điều 88, và các điều 79, 87, 245 và 258 luật hình sự mà tổ chức này nói là "vi phạm tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế". Thông cáo cũng yêu cầu Việt Nam trả tự do cho "toàn bộ các cá nhân bị giam giữ liên quan các điều luật này". Khởi tố LS Đài theo hai điều là 'chưa có tiền lệ' Thêm người bị bắt vì Điều 88 Nhân vụ ông Nguyễn Viết Dũng bị bắt, một luật sư bình luận với BBC rằng việc bắt và khởi tố "theo Điều 88" thì "có thể nhắm vào bất cứ ai vì điều khoản này rất mơ hồ". text: Tân Hoa Xã nói ông Bạc, người ở trung tâm điểm bê bối chính trị gây chấn động dư luận, sẽ phải ra trước công lý. Hãng này nói ông Bạc Hy Lai sẽ đối diện các tội danh liên quan tham nhũng, lạm dụng chức quyền, ăn hối lộ và quan hệ bất chính với phụ nữ. Trong một diễn biến có liên quan, Trung Quốc cũng loan báo Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 sẽ khai mạc ngày 8/11 tới. Trong kỳ đại hội diễn ra mỗi 5 năm một lần, ông Hồ Cẩm Đào được trông đợi sẽ chuyển giao vị trí người đứng đầu Đảng Cộng sản cho nhân vật kế nhiệm Tập Cận Bình. Quyết định khai trừ Đảng đối với ông Bạc Hy Lai là một trong các diễn tiến được dự đoán trước khi Đại hội diễn ra. Một thông cáo của nhà nước được Tân Hoa Xã đăng tải nói trong bê bối chính trị mới rồi, ông Bạc đã "lạm dụng chức quyền, phạm các lỗi lầm nghiêm trọng và phải chịu trách nhiệm chủ chốt". Thông cáo viết: "Hành động của Bạc Hy Lai đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề tới uy tín của Đảng và Nhà nước". Sai phạm nghiêm trọng Ông Bạc còn bị khai trừ khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng vì vi phạm "trong vụ Vương Lập Quân cũng như vụ án giết người của Bạc Cốc Khai Lai". Bạc Cốc là họ chính thức trên giấy tờ của vợ ông Bạc, bà Cốc Khai Lai, nhưng ít khi được sử dụng. Ông Bạc đang bị điều tra về các vi phạm kỷ luật Đảng sau khi bị đình chỉ chức vụ hồi tháng Tư năm nay. Bản thông cáo cũng cho hay các vi phạm kỷ luật Đảng của ông xảy ra suốt từ thời kỳ ông còn làm quan chức ở Đại Liên và Liêu Ninh, cũng như hồi ông làm Bộ trưởng Thương mại. Kể từ khi vụ Bạc Hy Lai vỡ lở, ông Bạc đã không thấy xuất hiện trước công chúng. Gần đây bà Cốc Khai Lai vợ ông đã bị kết tội sát hại doanh nhân Anh Neil Heywood. Bà bị tòa kết án tử hình treo hồi tháng Tám. Ngoài ra, cựu giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, người một thời là cánh tay phải của ông Bạc Hy Lai, cũng vừa bị kết tội bóp méo luật pháp cho mục đích cá nhân, đào tẩu, lạm dụng chức quyền và nhận hối lộ. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai vừa bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản. text: Chuyến thăm của ông Abe được phát sóng trực tiếp Chuyến thăm diễn ra vừa đúng một năm sau khi ông Abe đắc cử. Ngôi đền vinh danh một số tội phạm chiến tranh của Nhật trong Thế chiến thứ hai và bị Bắc Kinh và Seoul xem là biểu tượng cho lịch sử xâm lược của nước này. Đây cũng là lần đầu tiên một thủ tướng Nhật đương nhiệm đến thăm đền Yasukuni kể từ năm 2006. Ông Abe đến viếng đền vào sáng 26/12, trong trang phục trang trọng. Chuyến thăm của ông được phát sóng trực tiếp trên truyền hình. Hồi tháng Tám, ông Abe cũng đã dâng lễ nhưng không đi cùng hàng chục nghị sỹ Nhật đến viếng đền Yasukuni vào lúc đó. Trung Quốc vào lúc đó đã triệu đại sứ Nhật để phản đối và nói rằng động thái này "làm tổn thương nghiêm trọng tình cảm của người dân Trung Quốc." Ngôi đền vinh danh cả những tội phạm chiến tranh trong Thế chiến thứ hai. Yasukuni vinh danh khoảng 2,5 triệu người Nhật chết cho đất nước trong thời chiến. Tuy nhiên 14 tội phạm chiến tranh hàng đầu trong Thế chiến Thứ hai cũng được thờ tai ngôi đền này, trong đó có Thủ tướng Hideki Tojo, người bị hành quyết vào năm 1948 vì tội ác chiến tranh. Việc các nghị sỹ Nhật đến viếng ngôi đền này đã làm cho các nước láng giềng giận giữ. Đối với họ, ngôi đền này tượng trưng cho chủ nghĩa quân phiệt của Nhật trong quá khứ, trong đó có việc xâm chiếm thuộc địa ở Triều Tiên và xâm lược Trung Quốc. Chuyến thăm của ông Abe diễn ra vào lúc Nhật và Trung Quốc đang bế tắc trong tranh chấp chủ quyền gay gắt một quần đảo trên biển Hoa Đông. Trong khi đó, Tokyo và Seoul cũng có tranh chấp chủ quyền đối với một hòn đảo nằm ngay giữa hai nước. Gần đây, Trung Quốc đã cáo buộc ông Abe là mượn vấn đề an ninh quốc gia làm cớ để mở rộng quân đội nhằm thỏa mãn tham vọng chủ nghĩa dân tộc sau khi Chính phủ Nhật tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng và mua thêm các khí tài hiện đại. Trung Quốc và Nam Hàn đã lên án việc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm 26/12/2013 đến thăm đền Yasukuni. text: Hội nghị thượng đỉnh được đề nghị này sẽ đi đầu trong các hoạt động được thông báo sau các hội đàm giữa ông Bush, Tổng thống Pháp Sarkozy và người đứng đầu Uỷ ban Châu Âu EU, Manuel Barroso. Tuy nhiên, nghị trình của hội nghị thượng đỉnh vẫn chưa rõ và các khác biệt đang xuất hiện. Phát biểu trước đó tại các cuộc họp ở Trại David với ông Nicolas Sarkozy và Jose Manuel Barroso, Tổng thống George W Bush nói “điều tối quan trọng là chúng ta cùng hành động”. Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên sẽ diễn ra ở Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Các quốc gia châu Âu muốn tiến hành các cuộc gặp nhằm mở đường đối thoại về việc cải tổ các hệ thống kiểm soát tài chính trên thế giới. Trước khi tới Camp David, ông Sarkozy cảnh báo rằng thế giới không thể “tiếp tục điều hành nền kinh tế trong thế kỷ 21 bằng công cụ của thế kỷ 20”. Phóng viên BBC Adam Brookes tại Washington tường thuật rằng trong quang cảnh mùa thu tuyệt đẹp ở nơi nghỉ dưỡng của tổng thống Camp David ở Maryland, ông Bush đã dùng những từ an ủi khá nhạt nhẽo đối với đồng nhiệm người Pháp và ông Barroso. Người đứng đầu Nhà Trắng nói: “Điều quan trọng là chúng ta cùng hợp tác bởi lẽ chúng ta đang cùng đối mặt với khủng hoảng”. Kêu gọi hành động Ông Bush sau đó lên tiếng mời các nhà lãnh đạo thế giới sớm tới Mỹ dự một hội nghị thượng đỉnh kinh tế toàn cầu nhằm thảo luận về cách đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính và cách đối phó với những sự cố tương tự trong tương lai. Tổng thống Mỹ nói thêm: “Chúng ta phải cùng nhau tìm cách hiện đại hóa và củng cố hệ thống tài chính của chúng ta nhằm đảm bảo rằng những cuộc khủng hoảng như thế này không lặp lại”. Nhưng ông cũng cho rằng bất kỳ kế hoạch cải tổ nào đối với cơ cấu tài chính toàn cầu cũng không nên gây tác hại đến thị trường tự do. “Khi chúng ta tiến hành những thay đổi về thể chế và giám sát tài chính nhằm không để một cuộc khủng hoảng như thế này lặp lại, điều cần thiết không kém là chúng ta phải bảo tồn các nền tảng của chủ nghĩa tư bản dân chủ - một cam kết đối với các thị trường kinh doanh tự do”. Phóng viên của chúng tôi nhận định rằng Tổng thống Sarkozy dường như có quan điểm khá chung chung nhằm đối phó một điều mà ông gọi là “cuộc khủng hoảng tòan cầu”. Tổng thống Pháp nói rằng ông cùng với ông Barroso hiện diện với một sự ủy thác của 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu. 'Trật tự mới' Ông cũng nói thêm rằng cuộc khủng hoảng có thể là một “cơ hội tuyệt vời” nhằm xây dựng chủ nghĩa tư bản của tương lai và bỏ lại đằng sau “các hành động xấu” trong quá khứ. Ông Sarkozy nói: “Chúng ta không thể tiếp tục những đường lối cũ bởi lẽ những vấn đề tương tự sẽ lại gây ra những thảm họa tương tự”. Tổng thống Sarkozy nói rằng các quỹ phòng hộ, các nơi ẩn trú thuế hay các thể chế tài chính hoạt động không có sự giám sát đều sẽ được cân nhắc lại. “Đây là điều không thể chấp nhận được nữa. Chủ nghĩa tư bản kiểu này đi ngược lại với kiểu chủ nghĩa tư bản chúng ta đặt niềm tin”. Trong khi đó, ông Barroso nói rằng các nước châu Âu đã có hành động nhanh chóng và phối hợp nhằm giải quyết khủng hoảng trong các thị trường tài chính, nhưng vẫn cần các hành động hiệu quả và mạnh mẽ hơn. Ông nói thêm: “Chúng ta cần một trật tự tài chính toàn cầu mới”. Chi tiết về các hội nghị thượng đỉnh vẫn còn đang tiếp tục được làm rõ, nhưng trong một tuyên bố chung sau cuộc gặp tại Camp David, ba nhà lãnh đạo nói rằng hội nghị thượng đỉnh đầu tiên sẽ được tổ chức sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 4/11. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã đề xuất dùng trụ sở của tổ chức này ở New York làm địa điểm tiến hành hội nghị thượng đỉnh “sớm nhất là đầu tháng 12”. Các phóng viên cho rằng một cuộc gặp kiểu như vậy tương tự như với hội thảo Bretton Woods với sự tham gia của 44 quốc gia sau Thế Chiến II, vốn thiết lập nhiều thể thế và hệ thống tiền tệ hiện đang bị đe dọa. Tổng thống George W Bush đã mời các nhà lãnh đạo thế giới nhóm họp tại Hoa Kỳ vào cuối năm 2008 nhằm bàn bạc cải cách hệ thống tài chính toàn cầu. text: Sản lượng công nghiệp Trung Quốc tăng 10,1% so với năm 2011 Theo số liệu chính thức từ Cục Thống kê Quốc gia công bố hôm Chủ Nhật, sản xuất công nghiệp Trung Quốc tăng 10,1% trong tháng 11 so với năm ngoái. Mức tăng được cho là tốt hơn so với dự kiến và đạt hiệu suất mạnh nhất kể từ tháng Ba. Cùng lúc, doanh số bán lẻ của Trung Quốc gia tăng 14,9%. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong vòng tám tháng trở lại. ‘Tin tốt lành’ Đây là các dữ liệu kinh tế chính thức đầu tiên được loan báo kể từ khi Đảng Cộng sản bổ nhiệm tân lãnh đạo của mình vào tháng trước. Các số liệu này được cho là tin tốt không những với Trung Quốc, mà còn cho nền kinh tế thế giới, khi mà sản lượng các nhà máy của Trung Quốc là chỉ báo về nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm tiêu dùng của nước này. Cho đến cuối tháng 9/2012, Trung Quốc chứng kiến mức giảm tăng trưởng kinh tế trong 7 quý liên tiếp. Nguyên nhân mức giảm được cho là do xuất khẩu thuyên giảm và nhu cầu trong nước yếu đi. Các dữ liệu cho ba tháng hiện tại từ tháng 10 đến tháng 12/2012 sẽ được công bố trong năm mới 2013. Còn đối với tháng 7 tới tháng 9/2012, tỷ lệ tăng trưởng là 7,4%. Đây là một mức sụt giảm so với mức 7,6% trong quý đầu của năm nay, và nó cũng giảm trông thấy so với mức trung bình 9,2% toàn thể của năm 2011. Các dữ liệu khác công bố vào hôm Chủ Nhật cũng cho thấy lạm phát ở Trung Quốc tăng nhẹ 3% trong tháng 11/2012, từ mức 2,7% trong tháng Mười. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Kinh tế Trung Quốc có thể lấy lại gia tốc tăng trưởng một lần nữa với số liệu mới công bố của chính phủ cho thấy sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ tăng mạnh mẽ. text: Ông Giả Khánh Lâm, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và là Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đang ở thăm Việt Nam từ 20 đến 24-3. Trong buổi gặp Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, vị khách Trung Quốc nói quan hệ giữa hai nước đang ở trong một trong những thời điểm tốt đẹp nhất trong lịch sử. Quan hệ song phương Ông Giả Khánh Lâm nói Trung Quốc và Việt Nam 'chia sẻ cùng lý tưởng và có nhiều điểm chung trong các quan tâm chiến lược.' Ông nói thêm rằng thúc đẩy quan hệ song phương sẽ có ích cho cả hai bên và góp phần vào ổn định khu vực. Ông Giả Khánh Lâm, người được xem là nhân vật thứ tư trong ban lãnh đạo Trung Quốc, nhấn mạnh Trung Quốc hết sức coi trọng củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị với Việt Nam và sẵn sàng tăng cường các hoạt động để tình hữu nghị mãi mãi bền vững. Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh nói Việt Nam có đường lối chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và cũng rất coi trọng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với Trung Quốc. Ông bày tỏ sự hài lòng về quan hệ song phương và cho rằng các chuyến thăm cấp cao như những năm qua góp phần đưa quan hệ lên tầm cao mới. Ông Nông Đức Manh nói chủ trương nhất quán của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc là đi theo phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Bốn điểm hợp tác Cũng trong ngày 21-3, ông Giả Khánh Lâm có buổi gặp với Chủ tịch nước Trần Đức Lương và xác nhận Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Ðào sẽ tham dự Hội nghị Lãnh đạo Kinh tế APEC 14 tại Việt Nam vào cuối năm nay. Đại diện của Trung Quốc cũng đưa ra bốn đề xuất nhằm thúc đẩy quan hệ song phương. Thứ nhất, tiếp tục có các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa lãnh đạo Ðảng, Nhà nước của hai nước. Thứ hai, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đặc biệt trong các lĩnh vực quan trọng. Thứ ba, thúc đẩy cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, an ninh, trao đổi kinh nghiệm quản lý đảng và nhà nước, và tăng các chuyến giao lưu giữa thanh niên hai nước. Thứ tư, đẩy nhanh quá trình xác định đường biên giới, tăng cường hợp tác đánh cá tại vịnh Bắc Bộ, khai thác dầu tại biển Đông. Còn trong buổi làm việc với Thủ tướng Phan Văn Khải, ông Giả Khánh Lâm cũng đưa ra bốn đề xuất hợp tác thương mại. Thứ nhất, mở rộng giao thương, duy trì tăng trường và hướng đến mục tiêu thương mại hai chiều đạt 10 tỉ đôla vào năm 2010. Thứ hai, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, điện, xây dựng cơ sở hạ tầng. Thứ ba, thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan quản lý và thực hiện tốt những dự án hợp tác. Thứ tư, tăng cường hợp tác và tham vấn về các vấn đề quốc tế và khu vực. Thủ tướng Phan Văn Khải nói chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến các dự án đầu tư của Trung Quốc và hy vọng dự án hợp tác về tín dụng sẽ được triển khai theo đúng thỏa thuận đã được ký giữa hai nước. Nhân vật số bốn trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Giả Khánh Lâm, đã có buổi tiếp xúc với cả Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Việt Nam tại Hà Nội. text: Hình Snowden trên TV tại sân bay Moscow nhưng không rõ ông có ở gần đó không Albert Ho, người được ông Snowden mời làm luật sư hai tuần trước ngay sau khi bay từ Hawaii tới Hong Kong, cho phóng viên BBC Juliana Liu biết thêm chi tiết vụ người Mỹ ‘đang bị truy đuổi’ rời vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc. Sau khi đồng ý nhận bảo vệ cho ông Snowden, đồng nghiệp cấp dưới của luật sư Albert Ho là Jonathan Man đã hộ tống ông Edward Snowden rời khách sạn Mira để tránh con mắt của giới báo chí và đến một chỗ ở trọ bí mật. Cùng thời gian, ông Snowden nhờ các luật sư của mình đánh tiếng và tìm hiểu xem phản ứng của chính quyền Hong Kong về các hoạt động của ông ra sao. Theo ông Ho, ông Snowden từng nghĩ ông có thể ở lại Hong Kong lâu dài sau khi công bố các tài liệu mật vạch ra các hoạt động nghe lén của an ninh Hoa Kỳ trên thế giới. Nhưng các luật sư cho ông hay ông có thể sẽ phải “chờ đợi trong tù” rất lâu cho thời gian giải quyết các thủ tục pháp lý, và trong khi ở Hong Kong, hoạt động tự do của ông Snowden sẽ bị hạn chế. Trả lời báo chí, ông Snowden từng nói ông tin rằng ông đến Hong Kong là một nơi lý tưởng để “bảo vệ tự do ngôn luận”. Nhưng thực tế không phải như vậy, và có khả năng ông sẽ phải chống lại yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ. Luật sư Albert Ho, theo yêu cầu của thân chủ đã tìm hiểu quan điểm của chính quyền Hong Kong nhưng không nhận được câu trả lời. Cùng lúc, một ai đó, có vẻ muốn tỏ ra là người mang chức danh của chính phủ, đã nhắn tin qua số người ủng hộ ông Snowden rằng nếu ông Snowden muốn đi khỏi Hong Kong, ông sẽ không bị bắt lúc rời nơi trú ẩn kín đáo. Không rõ người nhắn tin là ai, ông Snowden nhờ luật sư Ho kiểm chứng với chính quyền Hong Kong nhưng ông Ho không nhận được trả lời dù đã hỏi qua điện thoại. Với sức ép lên cao từ Hoa Kỳ đòi dẫn độ ông, Edward Snowden đã quyết định rời Hong Kong. Hôm Chủ Nhật 23/6 vừa qua, ông ra sân bay trong tâm trạng lo ngại nhưng đã làm thủ tục xuất cảnh và lên máy bay như mọi hành khách khác mà không hề có vấn đề gì, luật sư Albert Ho nói với phóng viên BBC. Nay ông Ho tin rằng thông điệp gửi đến cho ông Snowden đề nghị ông yên lặng ra đi đã đến từ chính phủ Bắc Kinh. BBC không nhận được bình luận về chuyện này từ chính quyền Hong Kong. Theo luật sư Ho, nhân vật thuộc phe dân chủ, ứng viên vào chức chủ tịch hành chính Hong Kong năm ngoái cho rằng quá trình tranh tụng về thủ tục dẫn độ ông nếu còn ở Hong Kong sẽ "kéo dài và gây hại cho quan hệ Trung - Mỹ và làm Trung Quốc xấu hổ". Mặt khác, Bắc Kinh có lợi trong việc để ông Snowden tự do và tiếp tục rò rỉ các bí mật của chính phủ Mỹ. Tin mớ́i nhất từ BBC Tiếng Trung tại Hong Kong cho hay, cơ quan Di trú Hong Kong xác nhận họ mới chỉ "nhận được thông báo từ Chính phủ Hoa Kỳ hôm nay 27/6/2013 rằng hộ chiếu của ông Snowden đã bị Hoa Kỳ hủy". Chính quyền Hong Kong cũng nói rõ họ không muốn ông Edward Snowden lên bất cứ chuyến bay nào bay trở lại Hong Kong. Không rõ ở đâu Nhiều nhà báo đã chưng hửng vì ghế của ông Snowden trong chuyến bay Aeroflot đi Cuba không có ai Sang ngày 27/6/2013, theo BBC Tiếng Nga từ Moscow, câu chuyện ông Edward Snowden vẫn tiếp tục "là điều bí ấn" cho dư luận nước này. Tin tức nói ông hạ cánh xuống sân bay Sheremetyevo ở Moscow nói ông Snowden đến Moscow chiều Chủ nhật và lẽ ra hôm sau sẽ bay tới Cuba hoặc Venezuela nhưng rốt cuộc cũng không đi. Chính giới Nga nói ông Snowden "chưa hề vào lãnh thổ Nga", làm nảy sinh gợi ý rằng ông còn ở khu vực quá cảnh. Tuy nhiên, các phóng viên của BBC Tiếng Nga cho hay khu vực này thực ra rất nhỏ, không khép kín và sau nhiều lần tìm hiểu, họ không thấy ông Snowden tại đó. Có tin ông đang ở một khách sạn thuộc dạng cho khách đi máy bay chờ chuyến, nhưng vẫn thuộc khu vực quá cảnh. Chính quyền Ecuador, nước mà ông Snowden xin tỵ nạn nay cho hay họ còn phải mất nhiều tuần xem xét thủ tục này, theo lời Bộ trưởng Ngoại giao Ricardo Patino. Ông Patino cũng xác nhận rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liên lạc với Bộ của ông để yêu cầu Ecuador không chấp nhận Snowden. Nước này hiện đã cho ông Julian Assange, đồng sáng lập mạng Wikileaks, cư trụ trong Đại sứ quán của họ ở London từ một năm qua. Hôm qua 26/6, có tin giới kinh doanh Ecuador lo ngại chống lại Hoa Kỳ trong vụ Snowden có thể gây hại cho thương mại hai bên. Ngoại trưởng Patino xác nhận Hoa Kỳ đã yêu cầu Ecuador không nhận ông Snowden Ông Roberto Aspiazu, Chủ tịch Ủy hội Thương mại Ecuador được AFP trích lời nói: "Chúng ta sẽ được lợi gì nếu cho Snowden tỵ nạn chính trị - để rồi xác nhận vị thế của Ecuador là nước chống đế quốc? Tôi nghĩ là chúng ta không cần điều đó." Hoa Kỳ là bạn hàng lớn của Ecuador, mua 40% hàng xuất khẩu của nước này, trị giá 9 tỷ USD vào năm ngoái. Cùng thời gian, trang WikiLeaks cho hay ông Edward Snowden "vẫn an toàn, mạnh khoẻ". Nhưng trang web này không nói ông ở đâu, điều không chỉ quan chức Mỹ mà nhiều người khác cũng muốn biết. Luật sư của ông Edward Snowden ở Hong Kong kể với BBC chi tiết chuyện cựu nhân viên CIA bay khỏi đây để sang Nga với sự ‘im lặng đồng tình’ của Trung Quốc. text: Thủ đô Warsaw của Ba Lan ngày nay Trang Rzeczpospolita (04/03/2019) đăng tin một giám đốc người Ba Lan làm việc cho chi nhánh của "ngân hàng nổi tiếng" ở Warsaw, đã bị cảnh sát bắt, sau khi có cuộc điều tra của công tố viện về nạn rửa tiền của băng đảng Việt Nam. Người này trợ giúp "băng đảng Việt Nam để nhận khoản tiền 20 nghìn USD", tờ báo cho hay. 5 cách di cư chính của dân Việt thời nay Ba Lan: 'Băng đảng Việt chuyển hàng triệu euro' Ba Lan: Người Việt phải 'rút dần' trước TQ? Tầm vóc hoạt động rửa tiền rất lớn Bài báo cũng mô tả quy mô rất lớn của nạn rửa tiền bằng các công ty ma mà người Việt tại Ba Lan tiến hành. "Những khoản tiền mặt bằng đô la và euro được mang đến ngân hàng bằng túi to, và được sự đồng ý của giám đốc chi nhánh ngân hàng nọ, trở thành tiền trong tài khoản, rồi từ đó chuyển đi khắp thế giới." Khu Wolka Kosowska là 'Châu Á thu nhỏ' gần Warsaw Công tố viên Edyta Petryna từ Warsaw được trích lời cho hay "người đàn ông bị bắt vì cáo buộc hợp tác với tội phạm có tổ chức để rửa tiền". Đây là người thứ năm bị bắt trong vụ việc vốn đã được điều tra một thời gian qua, theo báo Ba Lan. Người Việt ở Ba Lan trong mắt người bản xứ Biểu tình phản đối đại biểu QH Nguyễn Văn Thân Tôi từng ghét ‘bọn phản động Ba Lan’ Tờ báo Ba Lan cũng cho hay người đàn ông Ba Lan này và hai người Việt Nam, một nam, một nữ, bị bắt hôm 28/02/2019. Chỉ riêng chi nhánh mà người Ba Lan kia làm giám đốc đã chuyển 240 triệu đô la Mỹ và gần 130 triệu euro. Trong chi nhánh ngân hàng này có tài khoản của sáu công ty "của mafia Việt Nam", mỗi tài khoản có chừng 100 triệu đô la Mỹ. Cả sáu công ty này đều là công ty ma, chỉ có trụ sở trên mạng, và không trả thuế, tờ Rzeczpospolita trích nguồn cơ quan điều tra nói. Bài báo cũng nói trong vụ việc này, "những người Việt Nam trả vào tài khoản trung bình một ngày là 1 triệu zloty" (tương đương 263 nghìn đô la Mỹ) mà không khai báo với cơ quan thanh tra tài chính. Theo luật Ba Lan, việc nộp vào tài khoản các khoản tiền lớn như vậy phải được thông báo cho Cục Thanh tra Thông tin Tài chính. Có vẻ như vụ bắt giữ mới nhất là phần tiếp theo của cuộc điều tra từ 2018. Cũng trang Rzeczpospolita (28/06/2018) cho hay bốn người đàn ông ở độ tuổi ngoài 30 đã bị Cục An ninh Quốc nội Ba Lan (ABW) bắt giữ vì liên quan đến băng đảng Việt Nam. Tờ báo cũng nhắc đến vụ một phụ nữ Việt Nam "nhảy lầu chết hôm 23/05 năm ngoái" ở Warsaw khi bị nhân viên an ninh đến bắt. Bài báo nói trong két sắt tại căn hộ người này có 2,1 triệu zloty tiền mặt, tương đương 600 nghìn đô la Mỹ. Tiền zloty của Ba Lan và euro - hình minh họa Quan chức Ba Lan tin rằng các khoản tiền hàng trăm triệu đô la hoặc euro được chuyển vào tài khoản công ty ở Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Mỹ, Đài Loan, Việt Nam và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Từ cuối 2017, Cục Thuế Ba Lan đã bắt đầu kiểm tra những người buôn bán ở khu vực Wólka Kosowska, nơi có nhiều công ty Việt Nam và Trung Quốc. Khu chợ ở Wólka Kosowska, phía Nam thủ đô Warsaw hiện nay đã khá nổi tiếng ở Ba Lan và được gọi là 'châu Á thu nhỏ' với các công ty buôn hàng may mặc nhập từ châu Á. Một giám đốc chi nhánh ngân hàng ở Warsaw vừa bị bắt vì giúp 'mafia Việt Nam' rửa hàng trăm triệu đô la và euro qua các công ty ma, theo báo Ba Lan. text: Thái Lan là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới Tháng Tư 2015 Liên hiệp châu Âu đã dọa sẽ tẩy chay hải sản Thái nếu như nước này không giải quyết nạn đánh bắt lậu và buôn người. Hôm thứ Hai 1/2 cảnh sát cho hay một đơn vị chuyên trách được lập ra sau đó đã điều tra 36 vụ và giải thoát 130 nạn nhân buôn người. Thái Lan là nước xuất khẩu thủy hải sản lớn thứ ba thế giới. Các nhóm nhân quyền lâu nay đã nói nhiều về tình trạng vi phạm trong ngành này ở Thái Lan, cho rằng phổ biến tình trạng đánh bắt bất hợp pháp và buôn bán lao động từ các nước láng giềng để bắt làm việc như nô lệ. Phó Cảnh sát trưởng Thammasak Witcharaya cho hay trong 16 tháng trước khi có cơ quan chuyên trách chỉ có 15 trường hợp bị điều tra nhưng sau đó chiến dịch đã được tăng cường. Ông cũng nói thêm rằng gần như tất cả 102 nghi phạm bị bắt đều đã bị truy tố và 36 đã lĩnh án tù. Tháng Tư năm ngoái EU đã cảnh báo Thái Lan rằng khối này sẽ cấm nhập khẩu hải sản Thái Lan nếu như nước này không đưa ra chương trình hành động trong vòng sáu tháng. Khoảng 15% hải sản xuất khẩu của Thái là dành cho thị trường châu Âu. Hoa Kỳ cũng đặt Thái Lan vào danh sách các quốc gia còn tồn tại tình trạng lạm dụng lao động kéo dài trong ngành thủy hải sản. Chính quyền Thái nhiều lần nói họ đang giải quyết vấn đề và tự tin có thể đáp ứng quan ngại của quốc tế. Các tổ chức nhân quyền thì cáo buộc rằng ngư dân từ Campuchia và Myanmar bị đưa sang Thái, buộc phải làm việc trên thuyền cá và ngành chế biến thủy sản Thái Lan cũng sử dụng lao động trẻ em. Cảnh sát Thái Lan đã bắt hơn 100 người trong đợt trấn áp tội phạm ngành chế biến xuất khẩu thủy hải sản của nước này. text: Ông Zuckerberg nói ông không muốn Facebook trở thành 'quan tòa quyết định sự thật' Facebook trở thành tâm điểm tranh cãi sau khi một số người dùng nói rằng tin tức giả đã thay đổi kết quả bầu cử Mỹ. Ông Zuckerberg đã viết bài cho biết về nhiều dự án đối phó "thông tin giả", gồm phương pháp xác minh và phát hiện hiệu quả hơn. Trước đó ông nói rằng hơn 99% nội dung trên Facebook là "thật". Trong bài mới nhất, tỉ phú Zuckerberg nhấn mạnh: "Chúng tôi xem trọng trách nhiệm này." Nhưng ông nói các vấn đề "phức tạp cả về kỹ thuật và triết lý". Theo ông, Facebook không muốn hạn chế chia sẻ bình luận hay trở thành "quan tòa quyết định sự thật". Sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tuần trước, nhiều người phê phán ông Zuckerberg, nói rằng tin giả trên Facebook đã giúp ông Donald Trump. Ông Zuckerberg bác bỏ cáo buộc. Tuy vậy, các trang tin giả đang gia tăng vì lợi nhuận có được nhờ quảng cáo mạng. Một tin giả, được chia sẻ mạng trên Facebook sau bầu cử, đã viết sai rằng diễn viên Denzel Washington ca ngợi ông Trump. Hôm thứ Hai, Google loan báo sẽ nỗ lực hơn để ngăn không cho các trang tin giả kiếm tiền nhờ quảng cáo. Ngay sau đó, Facebook cũng loan báo hạn chế tương tự về việc sử dụng mạng quảng cáo của họ. Người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã tóm tắt kế hoạch đối phó vấn đề tin tức giả mạo trên Facebook. text: Ông Pervez Musharraf đã về nước hồi đầu năm nay Công tố viện cho hay ông Musharraf bị buộc các tội giết người, âm mưu ám sát và tạo điều kiện giết người. Ông Musharraf đã không phát biểu gì tại phiên luận tội, nhưng bác bỏ các tội danh này. Vụ xử được tạm ngưng tới 27/8. Bà Bhutto bị giết hại trong cuộc vận động tranh cử tại thành phố Rawalpindi hồi tháng 12/2007. Ông Musharraf, người vừa quay trở lại Pakistan hồi đâu năm nay sau một thời gian lưu vong, hiện đang bị quản chế tại gia. Ông đã được đưa tới tòa án ở Rawalpindi trong vòng vây an ninh cẩn mật. Sáu người khác cũng bị buộc tội cùng ông Musharraf, trong đó có bốn nghi phạm dân quân và hai cựu quan chức cảnh sát cao cấp. Nhiều tội danh Vụ ám sát bà Bhutto ở Rawalpindi hồi tháng 12/2007 đã bị chính phủ Musharraf đổ cho phe Taliban. Một phúc trình năm 2010 của Liên Hiệp Quốc cho rằng cái chết của bà Benazir Bhutto đã có thể được ngăn chặn và rằng chính quyền Musharraf đã không có đủ biện pháo bảo vệ cho bà. Lúc đó, phe ông Musharraf đã gọi các cáo buộc này là "dối trá". Ông Musharraf lên nắm quyền năm 1999 khi ông lật đổ ông Nawaz Sharif trong một cuộc đảo chính không đổ máu. Ông đã lãnh đạo Pakistan trong chín năm, trước khi bị thất cử và sau đó ông rời Pakistan đi sống lưu vong ở Dubai và London. Tướng Musharraf quay trở lại Pakistan hồi đầu năm nay với hy vọng có thể dẫn dắt đảng của ông tranh cử trong tương lai, nhưng ông bị loại khỏi danh sách tranh cử và bị quản thúc vì các tội gây ra trong thời gian cầm quyền. Trong số đó có các tội danh liên quan vụ giết hại một thủ lĩnh bộ lạc Baloch, Nawab Akbar Bugti, năm 2006; cũng như kế hoạch cách chức một loạt thẩm phán hồi tháng 11 năm 2007. Ông Nawaz Sharif đã quay trở lại nắm quyền sau khi thắng cử vang dội hồi đầu năm nay. Chính phủ của ông cho hay đang có kế hoạch mang ông Musharraf ra xử tội phản quốc. Cựu Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf vừa bị buộc thêm ba tội danh liên quan tới vụ ám sát lãnh đạo đối lập, cựu Thủ tướng Benazir Bhutto, hồi năm 2007. text: Báo Sài Gòn Giải Phóng trích nguồn từ bộ Công an nói ba người bị trục xuất là Nguyễn Thị Xuân Trang, 35 tuổi, quốc tịch Thụy Sĩ; Mai Hữu Bảo, 39 tuổi, quốc tịch Mỹ; và Nguyễn Tấn Anh, 28 tuổi, quốc tịch Australia. Được biết ba người này bị giữ từ hôm 3/4 khi 'tập trung gần cổng ra vào của Bộ Công An (trụ sở phía Nam) tại TP HCM, trên tay xách các túi nylon lớn'. Khi được hỏi, họ nói đang mang đồ thăm nuôi cho ông Nguyễn Quốc Quân, người được cho là của Việt Tân mà hiện nhà chức trách Việt Nam đang giam giữ. Tuy nhiên cơ quan an ninh nói những người này đã thực hiện hoạt động chụp ảnh, ghi hình cơ quan bộ Công an để phục vụ cho mục đích khủng bố sau này. Báo Sài Gòn Giải Phóng cho hay trước đó cũng ba người này đã lai vãng nhiều lần trước cổng trụ sở bộ Công an tại quận Một, TP HCM. Tổ chức khủng bố Hai ông Bảo và Tấn Anh được nói đã tham gia Việt Tân từ vài năm nay. Trong khi đó, bà Trang là thành viên Hội chuyên gia Việt Nam tại hải ngoại, vốn bị công an VN cho là 'một tổ chức ngoại vi của Việt Tân'. Việt Tân, tên gọi tắt của Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng, bị chính phủ VN liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố. Hồi tháng 11 năm ngoái, cơ quan an ninh Việt Nam đã bắt sáu thành viên Việt Tân tại TP HCM, trong đó có bốn người quốc tịch nước ngoài. Thông cáo của Việt Tân ra ngày 19/11 nói tên những người này là Nguyễn Thị Thanh Vân (quốc tịch Pháp), Trương Văn Ba hay Leon Trương (quốc tịch Hoa Kỳ), Somsak Khunmi (quốc tịch Thái Lan) và Nguyễn Quốc Quân (quốc tịch Hoa Kỳ). Sau đó hai người là bà Nguyễn Thị Thanh Vân và ông Leon Trương đã được cho trục xuất về nước. Ông Nguyễn Quốc Quân hiện vẫn đang bị "điều tra về hành vi khủng bố, nhập cảnh trái phép VN bằng hộ chiếu giả vào tháng 11/2007". Ông Somsak Khunmi, mà Việt Nam nói chính là Nguyễn Quang Phục, đảng viên kỳ cựu của Việt Tân, cũng đang bị giam. Báo Việt Nam đưa tin hôm thứ Ba Cục Quản lý Xuất nhập cảnh vừa trục xuất ba người mà họ tin là đảng viên Việt Tân, vì tội "đã có hành vi nghi liên quan đến hoạt động khảo sát mục tiêu khủng bố". text: Bà Bhutto hai lần làm thủ tướng 1988-1990, và 1993-1996. Khi lần đầu lên làm thủ tướng, bà Bhutto được ca ngợi là biểu tượng của sự hiện đại và dân chủ. Trẻ, đẹp và có học vấn cao, bà Bhutto như một luồng gió mới trong thế giới Hồi giáo phần lớn do đàn ông chi phối. Vây mà khi bị cách chức lần thứ nhì vào năm 1996, bà và chồng phải đối diện với vô số cáo giác tham nhũng. Năm 1998 bà Bhutto tự mình ra nước ngoài sống lưu vong. Gần một thập niên sau, tháng 10 năm 2007 bà quay lại Pakistan sau khi được miễn truy tố tội tham nhũng và hy vọng tranh được chức thủ tướng lần thứ ba. Nhưng rồi bà bị ám sát hụt trong một vụ nổ bom làm cho hơn 150 người khác thiệt mạng. Phương tây hy vọng bà Bhutto có thể chia quyền với tổng thống, Tướng General Musharraf, nhưng sau khi ông này ban lệnh khẩn cấp, bà nói không muốn đứng chung với nhà lãnh đạo quân nhân nữa. Bà Bhutto có một ký ức không mấy tốt đẹp về quân đội. Cha của bà, ông Zulfikar Ali Bhutto, khi làm thủ tướng hồi cuối thập niên 1970 đã bị Tướng Zia ul Huq lật đổ và hành quyết. Bà Bhutto bị cầm tù và sau đó phải ra nước ngoài cho đến khi Tướng Zia chết một cách bí ẩn vào năm 1988 bà mới trở về. Nhiều người Pakistan đã kỳ vọng nhiều vào bà Bhutto nhưng những tai tiếng về tham nhũng đã làm u mờ những năm bà làm thủ tướng. Cựu thủ tướng Pakistan, bà Benazir Bhutto, 53t, thiệt mạng trong một vụ đặt bom sau khi trở về Pakistan gần đây sau 10 năm sống lưu vong. text: Apple đang kỳ vọng rất nhiều vào thị trường Trung Quốc Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã có một chiến dịch nhằm vào chính sách sửa chữa của Apple. ‘Do hiểu lầm’ Một thông cáo trên trang mạng của Apple ở Trung Quốc nói ‘hiểu lầm’ có thể đã dẫn đến cảm nhận là ‘Apple có thái độ kiêu ngạo’ đối với người tiêu dùng Trung Quốc. Giám đốc điều hành Apple Tim Cook hứa sẽ cải thiện chính sách sửa chữa của họ đối với iPhone 4 và iPhone 4S cũng như cải tiến các thông tin bảo hành. “Chúng tôi nhận thức rằng do thiếu giao tiếp thông tin... đã nhận đến cảm nhận rằng Apple có thái độ kiêu ngạo và rằng chúng tôi không thèm để ý và coi trọng những phản hồi từ khách hàng,” Cook viết trong thông cáo trên. “Chúng tôi muốn gửi lời xin lỗi chân thành cho những quan ngại và hiểu lầm gây ra cho khách hàng.” Apple cho biết họ sẽ tăng cường trao đổi thông tin với người tiêu dùng Trung Quốc và củng cố giám sát các đại lý được ủy quyền của họ. Hồi đầu năm, ông Cook từng nói ông hy vọng Trung Quốc sẽ thay thế Bắc Mỹ trở thành nơi đem đến doanh thu lớn nhất cho hãng Apple. Hiện tại Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn thứ hai của Apple với hơn 17.000 cửa hàng bán lẻ các sản phẩm của họ. Hãng này cho biết họ có tám cửa hàng trên đại lục Trung Quốc và ba cửa hàng nữa nếu tính các vùng lãnh thổ khác của nước này, trong đó có Hong Kong. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 15/3 đã chỉ trích Apple trong một chương trình về an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng. Trong chương trình này, Apple đã bị chỉ trích là không thay iPhone mới cho khách hàng nếu máy bị hỏng nặng trong thời hạn bảo hành một năm. ‘Đạo đức giả’ Không những thế, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận hàng đầu của chính quyền Trung Quốc, đã mô tả Apple là công ty phương Tây mới nhất đang tìm cách ‘bóc lột người dân Trung Quốc’. Apple sẽ thay mới các iPhones bị hỏng trong thời gian bảo hành cho khách hàng Trung Quốc Hồi tuần trước nhật báo này đã đăng một bài xã luận với tiêu đề ‘Đả đảo sự kiêu ngạo vô đối của Apple’. “Ở đây chúng ta thấy thái độ kẻ cả của người phương Tây dẫn đến hành vi sai trái,” bài xã luận viết, “Nếu xúc phạm người tiêu dùng Trung Quốc là không làm sao mà còn giúp giảm chi phí thì tại sao họ lại không dám chứ?” Tuy nhiên, một số nhà quan sát ở Trung Quốc cho tờ báo này là ‘đạo đức giả’ vì không hề lên tiếng như thế đối với các vụ việc lo sợ về an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường và tham nhũng do các công ty Trung Quốc là thủ phạm. Apple cho biết họ sẽ thay mới các mẫu iPhone 4 và iPhone 4S bị hỏng và thời hạn bảo hành một năm sẽ được tính từ ngày thay máy. Giờ đây, khách hàng của Apple của được quyền phản hồi trực tiếp, Cook cho biết. Apple không phải là công ty nước ngoài đầu tiên bị truyền thông Trung Quốc gây sức ép. Hồi năm ngoái, CCTV đã chỉ trích chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh McDonald của Mỹ và chuỗi siêu thị Carrefour của Pháp về vi phạm quy định an toàn thực phẩm. Các công ty này sau đó cũng phải xin lỗi. Mới đây nhất, Yum, công ty mẹ của chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh KFC của Mỹ, cũng đã phải xin lỗi sau khi có tin rằng thịt gà từ một số nhà cung cấp của họ có hàm lượng hormone quá mức cho phép. Người đứng đầu hãng Apple đã lên tiếng xin lỗi người tiêu dùng Trung Quốc sau khi truyền thông nước này cáo buộc Apple là kiêu ngạo, tham lam và ‘lạm dụng sức mạnh ở khắp nơi’. text: Nhà nghiên cứu Hoàng Việt phân tích lý do Trung Quốc rút tàu Hải Dương Địa chất 8 Tin cho biết tàu này rời đi sáng 24/10 với sự hộ tống của ít nhất hai tàu Trung Quốc khác, theo dữ liệu từ Marine Traffic - một trang web theo dõi hoạt động của tàu thuyền trên biển. Căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh leo thang khi Trung Quốc cử tàu đến khảo sát ở vùng biển ngoài khơi Việt Nam này từ đầu tháng Bảy. Việt Nam cố gỡ thế bí Biển Đông? Tàu Hải Dương 8 trở lại, Việt Nam phải làm gì? VN 'quá rụt rè trước TQ' trong vấn đề Biển Đông Tàu Hải Dương Địa Chất 8 Trong tháng Tám, sau hơn một tháng hoạt động thăm dò địa chất thềm lục địa khu vực trầm tích Tư Chính, tàu này cập bến Đá Chữ Thập (Fierry Cross) và Đá Subi vài ngày để lấy nhiên liệu và thay thủy thủ đoàn, rồi lại quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đá Chữ Thập vốn là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Đài Loan. Trên thực tế, Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát nơi này kể từ 1988. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần cáo buộc tàu khảo sát này và các tàu hộ tống vi phạm chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu các tàu Trung Quốc ngay lập tức rời khỏi khu vực trên. Reuters cũng nói là họ đã gửi email yêu cầu Bộ này bình luận nhưng hiện chưa nhận được hồi đáp. TS. Hà Hoàng Hợp bình luận khả năng VN thay đổi chính sách quốc phòng sau vụ bãi Tư Chính. Trong khi đó, hồi tháng 8, một cuộc biểu tình của những người phản đối hành động trên của Trung Quốc dự tính tổ chức bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, nhưng đã bị nhà cầm quyền dẹp bỏ. Trong cuộc trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 24/10, thành viên Ban nghiên cứu Luật Biển và hải đảo thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cho rằng Trung Quốc đã đạt được đa mục tiêu sau ba tháng triển khai các hoạt động của tàu thăm dò địa chất này, cùng với đội tàu hộ tống, áp tải. Nhà nghiên cứu đưa ra phân tích và cho rằng Trung Quốc rút tàu còn có lý do cân nhắc tam giác quan hệ an ninh Trung Quốc, Việt Nam, Mỹ, đặc biệt trong tình hình Mỹ có các điều chỉnh trên bàn cờ an ninh chiến lược quốc tế, mà trong nội bộ Việt Nam có sự nhận thức mới. Việc kiện Trung Quốc ra tòa án hay cơ quan tài phán quốc tế là một biện pháp và vũ khí 'cuối cùng', ông Hoàng Việt nhấn mạnh với BBC ngay trước thềm Bàn tròn thứ Năm từ London mà sẽ đề cập diễn biến mới này tối hôm 24/10 theo giờ Việt Nam. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, thành viên Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), cũng là nghiên cứu viên cao cấp Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore, cho biết, Trung Quốc không muốn bất kỳ công ty nào ngoài ASEAN khoan dầu ở Biển Đông. PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói về Hội thảo về vùng biển bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế Ông Hợp cũng cho biết Trung Quốc chỉ rút tàu sau khi giàn khoan dầu Hakuryu 5 của Nhật Bản hoàn thành việc khoan tại khu vực lô 06.1, do công ty dầu khí Rosneft của Nga vận hành. Cũng từ tháng Bảy, các tàu hải cảnh Trung Quốc cũng hoạt động quanh khu vực có giàn khoan nói trên, theo dữ liệu từ trang web Marine Traffic. "Trung Quốc quyết tâm gây sức ép để Việt Nam nhằm chấm dứt hoạt động thăm dò và khai thác dầu chung với các đối tác nước ngoài trong khu vực," ông Hợp được Reuters dẫn lời cho biết. Bãi Tư Chính, đối sách và Hội nghị TƯ của Đảng Cộng sản Biển Đông: 'Né' tên TQ, VN có kế sách riêng? Bộ trưởng Quốc phòng TQ: Các đảo Biển Đông là 'một phần lãnh thổ' Tàu Hải Dương 8 trở lại, Việt Nam phải làm gì? Quốc hội VN nhóm họp, Biển Đông nằm trong nghị trình Năm ngoái, Việt Nam đã tạm dừng dự án khoan dầu đã cấp phép cho tập đoàn Repsol ở lô Cá Rồng Đỏ ngoài khơi bờ biển Đông Nam cũng vì áp lực từ Trung Quốc, theo các nguồn tin quốc tế. Còn một công ty con của Rosneft gần đây cũng lo rằng, việc vận hành khoan dầu tại đây có thể khiến Trung Quốc nổi giận. TS. Lê Hồng Hiệp từ Singapore bình luận thực chất việc TQ điều tàu trở lại Bãi Tư Chính. Tuần trước, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng nói trong một cuộc tiếp xúc cử tri tại Hà Nội rằng, Việt Nam sẽ "không bao giờ nhân nhượng trước những vấn đề thuộc về chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ." Biển Đông cũng nằm trong nghị trình bàn thảo kỳ họp thứ 8 Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 11 của Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XII, ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra yêu cầu về việc "phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra." Còn Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Hương Sơn lần 9 tại Bắc Kinh hôm 21/10 thì nói rằng, các đảo ở Biển Đông là "một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc. Chúng tôi thậm chí sẽ không cho phép lấy đi một tấc lãnh thổ mà tổ tiên của chúng tôi đã để lại," ông này tuyên bố. "Có vẻ như Trung Quốc sẽ cử một giàn khoan đến khu vực mà Hải Dương Địa Chất 8 đã thực hiện các cuộc khảo sát địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam," ông Hợp nói, theo Reuters. Ông Derek Grossman, chuyên gia cao cấp Trung tâm Chính sách Châu Á - Thái Bình Dương, RAND Corporation, hôm 20/10 cũng nói với BBC News Tiếng Việt rằng, trong tương lai gần, rất khó hình dung đến một kịch bản mà trong đó, Trung Quốc lại quyết định rút hoàn toàn khỏi Bãi Tư Chính. Reuters dẫn dữ liệu từ trang web chuyên theo dõi các hoạt động của tàu thuyền trên biển đưa tin cho hay, tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sau hơn ba tháng khảo sát ở đây. text: Tái cấp vốn cho khu vực ngân hàng là một giải pháp tốn kém, theo Fitch. Trong bài phân tích ngắn đăng tải ngày 9/7, Fitch cho rằng Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) khó có khả năng giải quyết vấn đề về chất lượng tài sản của các ngân hàng trong nước bằng việc mua lại nợ xấu. Fitch dẫn các số liệu sơ bộ mà tổ chức này có được cho rằng "các ngân hàng của Việt Nam vẫn sẽ phải đối mặt với khủng hoảng về vốn ngay cả khi chuyển nợ xấu qua cho VAMC". Theo Fitch, trái phiếu đặc biệt do chính phủ bảo lãnh đi kèm yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro 20% mỗi năm. Điều này có nghĩa là VAMC chỉ "giúp các ngân hàng kéo dài thời gian để bù lỗ", phân tích của Fitch viết. "Các ngân hàng không được nhận vốn mới thì nợ công cũng không tăng lên. Nhưng hệ quả tài chính vẫn có thể xảy ra nếu cách xử lý nợ xấu [bằng công ty quản lý tài sản] này không thành công hoặc nếu việc Việc các ngân hàng không nhận được nguồn vốn mới sẽ không khiến nợ công không tăng lên, tuy nhiên vẫn có thể phát sinh những hệ quả tài chính nếu như việc giải quyết nợ không thành công hoặc chậm trễ. Hướng đi khác Fitch nhận định một cách khác để giải quyết nợ xấu, đó là tái cấp vốn cho khu vực ngân hàng, tuy nhiên cũng nhận định đây là một cách "tốn kém". "Chúng tôi tin rằng nợ xấu toàn hệ thống hiện đang cao hơn mức mà các ngân hàng đưa ra khoảng 3 tới 4 lần, cao hơn mức nói giảm mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố," bài phân tích viết. Mức nợ xấu hiện tại mà các ngân hàng đưa ra hồi năm ngoái là khoảng 4,9%, trong khi số liệu Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 8,8%. Fitch cho rằng những yếu tố như kém minh bạch, các tiêu chuẩn phân loại và thống kê không đồng nhất là những yếu tố chính cho sự khác biệt đối với con số nợ xấu mà tổ chức này và chính phủ Việt Nam đưa ra. "Nếu như nợ xấu ở mức cao hơn - khoảng 15%, chúng tôi ước tính rằng chi phí tái cấp vốn cho các ngân hàng sẽ chiếm khoảng 10% Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) năm 2013, giả sử tỷ lệ thu hồi nợ xấu là 20% và tỷ lệ vốn cấp 1 (Tier 1 capital ratio) là 12%". Cũng theo hãng xếp hạng tín dụng này, Việt Nam vẫn có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên nhận xét rằng giới hạn sở hữu cổ phần ở mức 20-30% đối với các nhà đầu tư nước ngoài có thể là điều gây trở ngại. 'Hết nợ xấu sau 3-4 năm' Có ý kiến cho rằng hầu hết các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước như Vietcombank, Vietinbank đều có khả năng tự giải quyết nợ xấu Tuy nhiên, cũng có những ý kiến khác cho rằng nợ xấu của Việt Nam hoàn toàn có thể được giải quyết triệt để sau 3-4 năm bởi VAMC. Trả lời phỏng vấn BBC hồi tháng Sáu, ông Fiachra Mac Cana, chuyên gia từ Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho rằng nhiệm vụ của Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) không phải là giải quyết nợ ở các ngân hàng lớn. "Những ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước như Vietcombank hay Vietinbank và hầu hết trong số 15 ngân hàng tư nhân hàng đầu đều đủ sức tự giải quyết vấn đề nợ xấu mà không cần sự trợ giúp của VAMC hay bất kỳ ai khác," ông nói. "Nhiệm vụ của VAMC không phải là giải quyết vấn đề của ngành ngân hàng Việt Nam, mà là giải quyết một số mảng trong ngành ngân hàng, trong đó có việc hỗ trợ các ngân hàng lớn nhất dưới sở hữu của Nhà nước như BIDV hay Agribank, cũng như 25 cho tới 30 ngân hàng tư nhân nhỏ hơn, vốn cũng có tỷ lệ nợ xấu cao." "Giải pháp lúc này, đó là thời gian. Vấn đề [nợ xấu] của Việt Nam chỉ là ở dạng vừa. Và tôi đảm bảo trong 3 hay nhiều nhất là 4 năm, vấn đề [nợ xấu] sẽ được giải quyết xong," ông Mac Cana nói thêm. Việc thiết lập công ty xử lý nợ xấu khó có khả năng giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu của Việt Nam, theo hãng xếp hạng tín dụng Fitch. text: Ông Trương Xuân Kiều, cựu phó thủ tướng, chết vì ung thư hôm 21.04.2005 nhưng đến ngày 10.05 chính quyền Trung Quốc mới chính thức thông báo. Năm 1981 ông bị tuyên án tử hình nhưng sau đó được ân giảm xuống còn án chung thân. Tứ Nhân Bang hay còn gọi là Bè lũ bốn người do bà Giang Thanh vợ của Mao Trạch Đông cầm đầu đã đóng vai trò hàng đầu trong cuộc Cách mạng Văn hóa Vô sản trong thập niên 60-70. Cả nhóm bị đem ra xét xử năm 1981 và qui tội cực tả chỉ sau khi chủ tịch Mao qua đời năm 1976. Họ bị kết tội gây bạo động cực đoan trong giai đoạn từ 1966-1976. Tứ Nhân Bang đã trực tiếp gây ra cái chết của hàng nghìn người Trung Quốc trong các đợt bạo động hưởng ứng phong trào Cách mạng Văn hóa. Sinh năm 1917, ông Trương vào đảng cộng sản và lên tới chức bí thư Thượng Hải năm 1966 khi Mao tung ra chiến dịch chống tàn dư tư sản. Chủ nghĩa quá khích Trương Xuân Kiều và Vương Hồng Văn đã biến Thượng Hải thành một thành trì của chủ nghĩa quá khích. Hàng trăm nghìn Hồng vệ binh dưới sự chỉ đạo của họ đã đập phá nhà cửa, công sở, chùa chiền, di sản văn hóa. Họ cũng tra tấn, nhục mạ và trực tiếp giết nhiều cán bộ đảng, trí thức bị coi là 'tư sản, phong kiến' hoặc 'tạo phản'. Ông Trương Xuân Kiều được trả tự do năm 1998 vì lý do sức khỏe. Bà Giang Thanh chết năm 1991 trong khi còn bị giam. Tin chính thức không nói lý do nhưng có ý kiến cho là bà ta tự tử. Còn một trong Tứ Nhân Bang là Vương Hồng Văn thì qua đời năm 1992. Người thứ tư là Diêu Văn Nguyên được thả năm 1996 và cho tới nay không có tin tức gì về ông ta. Cách mạng Văn hóa Vô sản là một trong những giai đoạn đen tối nhất của lịch sử Trung Quốc hiện đại. Tuy nó đã chấm dứt vào thập niên 70 nhưng các biện pháp 'vận động quần chúng', 'đấu tố tập thể' thì vẫn tiếp tục được nuôi dưỡng ở các nước khác trong vùng. Chế độ Pol Pot tại Campuchia đã tiếp thu nhiều cách tiêu diệt đối thủ chính trị hay thanh trừng nhân dân của Cách mạng Văn hóa. Tin từ Trung Quốc cho hay một trong Tứ Nhân Bang thời Cách mạng văn hóa, ông Trương Xuân Kiều (Zhang Chunqiao), đã qua đời, hưởng thọ 88 tuổi. text: Các con tàu này lẽ ra sẽ cập cảng đúng dịp lễ Tạ ơn, và hàng trăm người thân đã tụ tập để đón chào 8000 thủy thủ. Nhà Trắng nói Tổng thống Bush đã nêu vấn đề với ngoại trưởng Trung Quốc. Trung Quốc nhấn mạnh vụ việc chỉ là sự hiểu lầm nhưng các viên chức hải quân Mỹ đòi có giải thích đầy đủ. Đoàn tàu Mỹ, trong đó có chiến hạm USS Kitty Hawk, đã trải qua phần lớn lễ Tạ ơn ở Biển Đông sau khi bị từ chối cho cập bến tại Hồng Kông. Trung Quốc sau đó đảo ngược quyết định “vì lý do nhân đạo”, nhưng lúc ấy thì các con tàu đã trên đường trở lại căn cứ tại Nhật. Một viên chức Mỹ nói Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì bảo ông Bush rằng có sự hiểu lầm. Phía Mỹ không nói rõ sự hiểu lầm này là gì. Phát biểu hôm thứ Tư, người phát ngôn của Lầu Năm Góc Geoff Morrell nói Mỹ sẽ chính thức bầy tò sự “không hài lòng” với tuỳ viên quân sự Trung Quốc tại Washington. Gần đây Trung Quốc đã không cho hai tàu dò mìn của Mỹ được tạm dừng và tiếp liệu tại Hồng Kông trong một trận bão. Hoa Kỳ đã chính thức phản đối Trung Quốc vì từ chối cho phép một đoàn tàu Mỹ cập cảng ở Hồng Kông. text: Thủ môn 26 tuổi của câu lạc bộ Tottenham nhận xét như vậy tập làm quen với bóng mới để chuẩn bị cho trận ra quân với Paraguay trong Bảng B vào thứ bày này. Robinson cảnh báo bóng nhẹ sẽ tạo nhiều thuận lợi cho các tiền vệ trong các trận tranh tài ở Đức. Robinson nói, "Nó giống như bóng nước hay là bóng chuyền và di chuyển trên không nhiều quá." Nhưng thủ môn chính của đội tuyển Anh tiết lộ anh đã làm quen với bóng mới từ lâu. "Tôi đã đoán trước là bóng mới không giống như những gì chúng tôi đã quen, cho nên tôi đã yêu cầu mua quả để thử." "Tôi để bóng mới lẫn với bóng cũ trong các buổi tập dượt ở Spurs, và tập làm quen với chúng trong năm tuần qua." Mặc dù bóng mới nhẹ hơn nhiều so với bóng cũ nhưng Robinson nói anh sẽ không thay đổi chiến thuật. "Tôi không nghĩ là có thể làm gì khác được bởi vì nếu thay đổi bây giờ có thể dẫn đến thảm họa. Tôi phải chịu làm quen với bóng mới mà thôi." Cựu thủ môn cuả câu lạc bộ Leeds nói trận ra quân vào thứ bảy rất quan trọng và anh sẽ vô cùng khắc khe với chính bản thân mình. "Tôi là một trong ít thủ môn được vinh dự thi đấu tại vòng cuối của World Cup và tôi rất nôn nóng chờ ngày ra sân ở Đức." Thủ môn Anh, Paul Robinson chỉ trích bóng mới của FIFA là quá nhẹ, và cảnh báo các thủ môn sẽ khổ sở vì chúng. text: Nông dân, chủ trang trại ở Iowa và các bang khác, phải đối mặt với lợi nhuận thấp do tác động của cuộc chiến thương mại với Trung Quốc Khoản cứu trợ này nhằm bảo vệ ngành nông nghiệp trong bối cảnh các nước tăng thuế nhắm vào các sản phẩm của Mỹ như đậu nành để đáp trả việc Mỹ áp mức thuế mới. Hoa Kỳ có kế hoạch trợ giúp tiền cho nông dân và thu mua các loại rau củ không bán được. 'Chiến tranh thương mại thành hiện thực' Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và kinh tế VN 'Chiến tranh thương mại từng dẫn đến Thế chiến' Thoả thuận thương mại với Mỹ 'quan trọng sau Brexit' Chính sách thuế mới của Chính quyền Trump khiến nông dân Mỹ bức xúc trong khi họ là nhóm cử tri quan trọng đối với tổng thống. Hôm 24/7, ông Trump mô tả trên Twitter rằng việc áp thuế là "điều tuyệt vời nhất" - nhằm gây áp lực cho các nước phải thay đổi chính sách đối với hàng xuất khẩu của Mỹ. Trong một bài diễn văn, ông Trump nói nông dân Mỹ sẽ là "người hưởng lợi lớn nhất" sau khi các quốc gia phải theo thỏa thuận thương mại mới. Nhưng ngành nông nghiệp Mỹ, có khoảng 20% doanh ​​thu đến từ xuất khẩu, cho biết chính sách thuế mới của tổng thống làm tổn hại đến mức cầu sản phẩm và gây thiệt hại lâu dài cho quan hệ với bên mua. Giá đậu nành đã giảm hơn 15% kể từ tháng 4/2018, khi Trung Quốc - người mua chính của vụ mùa đậu nành - công bố kế hoạch trả đũa. "Nông dân cần thị trường ổn định để lên kế hoạch cho tương lai", Brian Kuehl, giám đốc điều hành tổ chức Nông dân vì Tự do Thương mại, đại diện cho người nuôi heo, trồng bắp và các sản phẩm khác nông nghiệp khác, cho biết. "Chúng tôi kêu gọi chính quyền hành động ngay lập tức để dừng cuộc chiến thương mại và quay lại mở cửa thị trường mới." Việt Nam và chiến tranh thương mại Trung Mỹ Trump tuyên chiến thương mại với Trung Quốc Trump có đang thua cuộc chiến thương mại với TQ? Trump bị cô lập ngày đầu tiên tại G7 TQ vui mừng trước việc Trump đổi ý về ZTE Các cột mốc về thuế quan Kế hoạch tiếp tục áp thuế hàng nhập khẩu trị giá 16 tỷ đôla bị trì hoãn. Mỹ đang cân nhắc mức thuế bổ sung hơn 200 tỷ đôla đối với các sản phẩm Trung Quốc, cũng như thuế đối với ôtô và phụ tùng xe hơi nước ngoài trị giá hơn 300 tỷ đôla trong giao dịch hàng năm. Canada, Mexico và EU cho biết sẵn sàng đáp trả. Chính quyền Trump tiết lộ kế hoạch trợ giúp khẩn cấp 12 tỷ đôla cho nông dân Mỹ bị thiệt hại do cuộc chiến thương mại đang leo thang. text: Trong buổi lễ tại Kenya- nơi các cuộc hội đàm hòa bình được tổ chức- phó tổng thống Sudan, Ali Osman Mohammed Taha và Chủ Tịch phe vũ trang (SPLA), John Garang đã ký bản thỏa thuận. Mâu thuẫn là do một bên là chính quyền Khartoum ở khu vực Hồi giáo miền bắc. Bên kia là các tay chiến đấu từ miền nam theo đạo Thiên Chúa và thuyết vạn vật hữu linh tìm cách đạt được nhiều quyền tự do hơn và muốn có phần lớn hơn trong sự thịnh vượng của Sudan. Và trong sáu năm tới sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của miền nam. Nếu thỏa thuận hòa bình được thực hiện thì nó sẽ đem lại tình trạng ổn định đang rất cần thiết cho khu vực. John Garang, lãnh đạo phe vũ trang SPLA, trở thành phó tổng thống sau khi ký thỏa thuận hôm Chủ Nhật, đã cảnh báo là thất bại sẽ mang lại các hậu quả nghiêm trọng: "Nếu thỏa thuận này không được tuân theo thì tất nhiên là Sudan sẽ bị chia cắt. Nhưng nếu nó được tiến hành theo đúng các điều khoản đã được thương lượng thì có các cơ hội rất tốt là đất nước sẽ tiếp tục được thống nhất. Nhưng cuối cùng thì điều này phụ thuộc vào quyết định của người dân miền nam Sudan." Thỏa thuận được hoan nghênh bằng những tiếng thở phào nhẹ nhõm nhưng bên cạnh đó thì tình hình tại khu vực Darfur ở miền tây Sudan nơi mâu thuẫn vẫn tiếp diễn, người dân bị buộc phải rời khỏi nhà, cơn khủng hoảng lương thực và bệnh tật đã dẫn đến một trong những thảm họa của thế giới. Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Colin Powell dự lễ ký hiệp ước nói thỏa thuận này sẽ khuyến khích các cố gắng tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại Darfur. "Chúng ta không thể bỏ qua sự kiện là trong khi chúng ta đang ăn mừng thỏa thuận này, chúng ta vẫn tiếp tục đương đầu với một mâu thuẫn tồi tệ và nan giải tại Darfur. Và tôi mong rằng thỏa thuận hòa bình này sẽ khuyến khích chúng ta tăng cường thêm các cố gắng để chấm dứt bạo lực tại Darfur và bảo đảm là chúng ta sẽ cung cấp lương thực và y tế cần thiết và trên hết là mang lại hòa bình cho người dân Darfur để họ có thể quay trở về mái nhà của họ." Thế bao nhiêu người tự tin là thỏa hiệp hòa bình này sẽ thành công? Phóng viên BBC, Ishbel Matheson tường thuật từ thủ đô Nairobi tại Kenya: "Tôi nghĩ đây là thời điểm rất lạc quan cho miền nam Sudan sau hàng năm nội chiến kéo dài. Nhưng đây cũng là thời điểm với nhiều lo lắng. Nhiều người nói với tôi là họ đặt niềm tin vào thỏa thuận hòa bình và lãnh đạo của họ, là ông John Garang. Nhưng họ vẫn còn mối nghi ngờ đối với kẻ thù cũ, chính quyền ở miền bắc. Họ tự hỏi liệu chính quyền có thực hiện thỏa thuận hay không. Tất nhiên sẽ có nhiều trở ngại phía trước. Nhưng trong thời điểm này tại Nairobi nhiều người cảm thấy là những kẻ thù cũ này đã ký thỏa hiệp và một chương mới trong lịch sử Sudan sắp được mở ra. Mọi con mắt trên thế giới đang nhắm vào họ để bảo đảm là thỏa thuận này sẽ được tiến hành." Nhiều người lạc quan là thỏa thuận hòa bình được ký hôm Chủ Nhật sẽ mở đường cho giải pháp tương tự như tại Darfur. Liên Hiệp Quốc năm ngoái nói tình hình tại Darfur là khủng hỏang nhân đạo trầm trọng nhất trên thế giới, cũng như phần còn lại của cộng đồng quốc tế chắc đang hy vọng đây sẽ là trường hợp như thế. Một thỏa thuận hòa bình đã được ký nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài nhất tại Châu Phi. text: Hôm 12/10, luật sư Ngô Ngọc Trai, giám đốc công ty luật Công Chính, cho BBC biết ông và một số đồng nghiệp đã cùng ký vào ‘đơn trình báo’ gửi Bộ trưởng Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Giám đốc Công an Hà Nội. Trước mắt, đơn của các luật sư đề nghị tạm đình chỉ công tác với thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chương Mỹ, người đã ký quyết định tạm giữ và tạm giam Đỗ Đăng Dư “để phục vụ cho việc điều tra xác minh và xử lý sai phạm” và sau đó “tiến tới chấp nhận các đề xuất cải cách tư pháp”. Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nội, khởi tố và tạm giam khoảng hai tháng về hành vi được mô tả là bị "bắt quả tang" trộm cắp tài sản với số tiền chưa rõ là 1,5 triệu hay hơn 2 triệu đồng. Trong lúc bị giam tại trại tạm giam số 3, Dư đã bị đánh dẫn đến tử vong hôm 10/10. “Nền tư pháp hình sự của Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết mà vụ Đỗ Đăng Dư chỉ là hệ quả. Vụ án gây bức xúc phẫn nộ, một lần nữa khiến công luận mổ xẻ những vấn đề của nền tư pháp, từ đó thúc giục trách nhiệm sửa đổi cải cách từ phía chính quyền mà lâu nay vốn ì trệ không chịu chấp nhận”, luật sư Trai nói. Ông cho biết thêm: “Nếu đúng Dư bị các đối tượng giam giữ cùng phòng đánh dẫn đến tử vong như báo trong nước tường thuật thì cũng không thể loại trừ trách nhiệm của công an và cơ quan điều tra. Do vậy, chúng tôi làm đơn yêu cầu cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao mang tính khách quan về vụ việc, không thể để phía công an, điều tra tự báo cáo, kiểm điểm như một cách trấn an dư luận. Trong trường hợp kết luận có sai phạm về thủ tục tố tụng hình sự trong vụ này thì đã có cơ chế xử lý, như quyết định khởi tố điều tra về hành vi ra quyết định trái pháp luật theo Điều 296 Bộ Luật Hình sự”. Ông cũng xác nhận vụ việc có dấu hiệu mà ông gọi là "vi phạm luật quốc tế về nhân quyền". ‘Không thể sớm thay đổi’ Truyền hình Việt Nam đưa tin về vụ Đỗ Đăng Dư bị hành hung. Trong cuộc phỏng vấn với BBC, ông Trai bày tỏ hy vọng “cơ quan chức năng sẽ nắm bắt và xử lý vụ việc kịp thời”. Tuy vậy, luật sư cũng nói thêm: “Vụ việc không thể giúp thay đổi lề lối làm việc và nâng cao ý thức đạo đức công vụ của cả một hệ thống trong một sớm một chiều”. Trước đó, trong bài phân tích vụ Đỗ Đăng Dư dưới góc độ pháp lý trên Facebook, ông bình luận rằng: “Việc bắt giam Dư thiếu cơ sở xác đáng và đặt tính mạng sức khỏe của thiếu niên này vào môi trường giam giữ không an toàn cho thấy nền tư pháp hình sự Việt Nam hiện tại vô cùng nặng nề, nghiệt ngã và bạo quyền. Nếu không xử lý rốt ráo vụ việc này thì tội ác do cán bộ công quyền gây ra, dù vô tình hay cố ý cho con người sẽ vẫn còn tiếp diễn”. Hôm 11/20, VnExpress tường thuật Giám đốc Công an Hà Nội đã chỉ đạo các phòng điều tra để kết luận khách quan toàn bộ quá trình công tác quản lý tạm giam của cán bộ chiến sỹ có liên quan đến vụ việc. Đồng thời làm rõ, kết luận và xử lý nghiêm hành vi cố ý gây thương tích của bị can Vũ Văn Bình, người bị giam cùng buồng với Dư”. Cách đây không lâu, báo Thanh Niên dẫn lời trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm cho biết: “Trong giai đoạn từ tháng 10/2011 - 9/2014, đã xảy ra 226 trường hợp phạm nhân chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên toàn quốc. Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát”. Mạng xã hội chia sẻ video clip cho thấy một luật sư đại diện cho gia đình Đỗ Đăng Dư nói ông từ chối ký vào biên bản pháp y. Liên quan đến cái chết của thiếu niên Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, một nhóm luật sư tại Hà Nội đã ký vào đơn gửi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang. text: Cảnh sát Bỉ tiến hành cuộc vây ráp vào một căn hộ ở ngoại ô Forest Hai nghi phạm được cho là đang chạy trốn sau khi cảnh sát bố ráp một căn hộ ngoại ô Forest. Bốn cảnh sát bị thương và một nghi phạm sử dụng súng trường Kalashnikov bị bắn chết bên ngoài căn hộ, văn phòng công tố viên Bỉ cho hay. Họ cũng nói rằng cuộc điều tra có lẽ đã diễn ra suốt đêm. Cuộc đột kích có liên quan đến vụ tấn công Paris tháng 11/2015, làm 130 người thiệt mạng. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) nhận trách nhiệm vụ này. Cảnh sát Pháp cũng tham gia vào chiến dịch hôm thứ Ba 15/3. Một trong số các cảnh sát bị thương là người Pháp, các quan chức nói. Cảnh sát Bỉ tổ chức cuộc vây ráp ngày 15/3 tìm ít nhất hai kẻ tình nghi Hai trường học và hai nhà trẻ được sơ tán khỏi khu vực diễn ra cuộc đột kích Văn phòng công tố liên bang cho biết cảnh sát đã lục soát căn hộ ở ngoại ô phía nam Forest vào 15:00 giờ địa phương (21:00 giờ Việt Nam). Một thông cáo cho biết: “Trong chiến dịch này, một trong nhiều người bắn về phía cảnh sát khi họ đi qua cửa.” Ba sĩ quan bị thương sau đó và thêm một người tiếp tục bị thương trong một cuộc đọ súng, thông cáo nói. Cả bốn người chỉ bị thương nhẹ, các quan chức cho biết. Thông cáo từ công tố viên cũng nói “Một nghi phạm có súng trường Kalashnikov” đã bị bắn hạ vào 18:00 (24:00 giờ Việt Nam) trên đường. Danh tính nghi phạm thiệt mạng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, người phát ngôn khẳng định đó không phải Salah Abdeslam – một trong hai nghi phạm vẫn đang chạy trốn sau vụ tấn công ngày 13/11 tại Paris. Chưa rõ bao nhiêu nghi phạm Các nguồn tin của cảnh sát trước đó cho biết người này không phải là mục tiêu của cuộc bố ráp hôm thứ Ba. Chiến dịch diễn ra ở khu vực gần với tuyến đường tàu cao tốc đi London và Paris, dẫn đến việc gián đoạn giao thông trên tuyến này. Hai trường học gần đó và hai nhà trẻ bị đóng cửa nhiều giờ trước khi được cảnh sát sơ tán. Khi cuộc bố ráp tại khu căn hộ hoàn tất, một nguồn tin cảnh sát nói với BBC cuộc tìm kiếm của họ đang được mở rộng, và có thể dẫn đến một địa điểm thứ hai. Văn phòng công tố cho biết cuộc điều tra “vẫn đang được tiếp tục, cả ngày và đêm” nhưng không đưa ra thông tin chi tiết. Cảnh sát Bỉ và Pháp cùng phối hợp trong cuộc bố ráp 15/3 Anna Holligan tại hiện trường cho biết cảnh sát vẫn hiện diện rất đông, với các sĩ quan trang bị vũ khí đứng ở các ngả đường và trực thăng bay trên đầu. Anna cho biết đến nay vẫn chưa có thông tin bao nhiêu nghi phạm, nếu có, còn đang lẩn trốn. Sau vụ tấn công ngày 13/11, các quan chức đã xác định được hầu hết những nghi phạm mà họ cho là đã tiến hành vụ tấn công. Hầu hết các nghi phạm hoặc đã chết trong vụ tấn công Paris hoặc bị cảnh sát tiêu diệt trong các cuộc bố ráp sau đó. Thêm vào đó, 11 người đã bị bắt và truy tố ở Bỉ vì có liên quan đến vụ giết người này. Tám nghi phạm khác vẫn đang bị tạm giam. Nhiều khu vực tại Brussels đã phải thắt chặt an ninh nhiều ngày sau vụ thảm sát ở Paris trong bối cảnh người dân sợ có vụ tương tự. Một số nghi phạm tấn công sống ở thành phố này. Cảnh sát đã tiến hành một loạt cuộc đột kích tại thành phố này. Thành phố Brussels, Bỉ vẫn trong tình trạng báo động khẩn sau chiến dịch vây ráp các nghi phạm liên quan vụ tấn công Paris. tháng 11/2015. text: Thỏa thuận trị giá 2.7 tỉ đôla, và hàng sẽ được giao vào năm 2007: 50 chiếc E145 và 50 chiếc E190. Công ty sẽ làm loại E145 ở một nhà máy tại Trung Quốc khai trương năm 2003, và E190 được làm ở nhà máy tại Brazil. Thỏa thuận loan báo vào lúc Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc thăm Brazil trước khi đi thăm Uruguay và Chilê. Chính phủ Trung Quốc năm 2002 hứa mua máy bay của Embraer để đổi lại việc công ty xây nhà máy tại Trung Quốc. Máy bay E145 chở được 50 hành khách và E190 sẽ chở 106 hành khách. Embraer là hãng chế tạo máy bay thương mại lớn thứ tư thế giới và đứng đầu trong chuyên ngành chế tạo máy bay tối đa 110 chỗ. Hãng làm máy bay Embraer của Brazil loan báo họ sẽ bán 100 máy bay cho Hàng không Hải Nam của Trung Quốc. text: Giới chức an ninh nói phe nổi dậy theo chủ nghĩa Cộng sản đang lên kế hoạch phá vỡ cuộc bầu cử, và hàng ngàn lính đã tham gia vào lực lượng cảnh sát canh gác các phòng phiếu. Hơn 110 người bị giết hại trong các vụ bạo lực liên quan đến chiến dịch vận động tranh cử. Các phóng viên nói phe đối lập ít có khả năng giành được đủ phiếu tại Quốc hội để tái khởi động chiến dịch truy tố Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo. Những người chỉ trích cáo buộc bà Arroyo đã gian lận để chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng Năm năm 2004. Bà Arroyo đã chống chọi được hai lần người ta muốn luận tội bà cũng như vài mưu toan đảo chính. Tranh cử Hơn 87 ngàn ứng viên ra tranh cử cho gần 18 ngàn vị trí trong cuộc bầu cử ngày hôm nay. Các phòng phiếu mở cửa lúc 7h sáng giờ địa phương, và đóng cửa vào lúc 15h. Cùng với cuộc bầu cử cho 275 ghế tại Quốc hội, khoảng 45 triệu cử tri Philippines còn phải chọn ra các ghế thống đốc, thị trưởng, các hội đồng lập pháp cấp tỉnh và địa phương, cũng như phải bầu ra một nửa trong số 24 ghế trong Thượng viện. Số lượng cử tri đi bầu ở Philippines thường chiếm ít nhất là 70%. Liên minh ủng hộ cho bà Arroyo dự kiến sẽ vẫn nắm quyền lực trong Quốc hội, mặc dù các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy phe đối lập có thể sẽ nắm quyền trong Thượng viện. Các lực lượng an ninh tại Philippines đang trong tình trạng báo động cao vào ngày cử tri nước này đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử địa phương và toàn quốc. text: Vào tháng Giêng, chính phủ Anh đã phê duyệt một vai trò hạn chế cho Huawei trong việc xây dựng các mạng dữ liệu mới của Anh. Nhưng đến tháng Ba, một loạt phản ứng trong đảng Bảo thủ đã báo hiệu những nỗ lực lật đổ động thái này. Trong một bức thư ngỏ, công ty Huawei cho biết họ tập trung vào việc giữ cho Vương quốc Anh được kết nối trong cơn khủng hoảng Covid-19. Nhưng đại dịch có thể làm tăng áp lực lên chính phủ là phải có một đường lối cứng rắn hơn đối với Huawei. 'Làn đường chậm' Trong lá thư nói trên, Victor Zhang, người đứng đầu Huawei tại Vương quốc Anh, cho biết việc sử dụng dữ liệu tại nhà đã tăng ít nhất 50% kể từ khi virus này tấn công nước này, gây "áp lực đáng kể" cho các hệ thống viễn thông. Huawei cho biết đã hợp tác với các đối tác như BT, Vodafone và EE để đối phó với nhu cầu tăng cao, và cũng đã thiết lập ba nhà kho mới trên toàn quốc, để đảm bảo việc có thể sẵn sàng cung cấp các phụ tùng thay thế. Ông Zhang cũng nói rằng cuộc khủng hoảng hiện nay đã cho thấy rõ có bao nhiêu người, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, "bị kẹt trong làn đường chậm của kỹ thuật số". Và ông cảnh báo rằng loại Huawei khỏi vai trò tương lai trong 5G của nước Anh sẽ là một sai lầm. "Có những người chọn tiếp tục tấn công chúng tôi mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào", ông viết. "Làm gián đoạn sự tham gia của chúng tôi trong việc triển khai 5G sẽ khiến tạo cho Anh nhiều bất lợi." Chính phủ Anh đã loại Huawei khỏi các bộ phận nhạy cảm nhất trong các mạng di động của nước này và giới hạn Huawei chỉ được cung cấp ở mức 35% "vùng ngoại biên" của mạng 5G, bao gồm các cột sóng radio. Nhưng các nhà phê bình cho rằng cho phép công ty Trung Quốc này đóng bất kỳ vai trò nào tại Anh cũng là một rủi ro an ninh vì lo ngại Huawei có thể được Bắc Kinh sử dụng để do thám hoặc thậm chí phá hoại truyền thông. Đầu tháng Ba, 38 nghị sĩ đảng Bảo thủ phản đối quyết định cho Huawei tham dự vào việc xây dựng các mạng dữ liệu mới của Anh. Số nghị sĩ tỏ sự bất bình cao hơn dự kiến. Điều đó chỉ ra một kết quả đảo ngược tiềm tàng khi Dự luật cơ sở hạ tầng viễn thông xuất hiện trước Quốc hội, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Phán quyết về Huawei 5G là một quyết định 'có ít lựa chọn tốt' Huawei: Anh ra giải pháp ‘dung hòa sức ép Mỹ - Trung Quốc’ Nghị sĩ Anh: 'Đến VN còn không muốn Huawei' Cuộc khủng hoảng virus corona nhấn mạnh sự căng thẳng giữa các vấn đề an ninh kinh tế và quốc gia khiến chủ đề này càng trở nên gây tranh cãi. Một vế của cuộc tranh cãi là nhu cầu kết nối lớn hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phe ủng hộ vai trò của Huawei lập luận rằng việc loại trừ nó sẽ làm chậm đi và tăng chi phí của việc cung cấp các mạng nhanh hơn và đáng tin cậy hơn. Vế kia là sự tức giận nhắm vào Trung Quốc từ một số thành phần vì đánh già là nước này không xử lý bệnh dịch Covid-19 từ lúc ban đầu, cũng như mối lo ngại ngày càng tăng đối với sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào công nghệ và công ty của Trung Quốc. Một số các bộ trưởng và quan chức cấp cao giấu tên gần đây đã được trích dẫn nói rằng sẽ phải có một sự "xét lại" sau khi cuộc khủng hoảng hiện tại đã kết thúc. Một phần của việc xét lại này có thể liên quan đến việc đảo ngược quyết định của tháng Giêng - một mối quan tâm có thể giải thích cho quyết định viết thư của Huawei. Vào ngày 4/4, một nhóm gồm 15 nghị sĩ bảo thủ kêu gọi Anh quốc suy nghĩ lại về mối quan hệ với Trung Quốc trong lá thư họ gửi Thủ tướng Boris Johnson, viết một ngày trước khi ông được đưa vào bệnh viện."Theo thời gian, chúng ta đã để cho mình phụ thuộc vào Trung Quốc và đã không thất bại trong việc có một cái nhìn chiến lược về nhu cầu kinh tế, kỹ thuật và an ninh dài hạn của Anh", nhóm này viết. Trong số những người ký tên có Iain Duncan Smith, David Davis và Bob Seely. Được biết Huawei đã đợi cho đến khi Thủ tướng ra khỏi bệnh viện trước công bố bức thư. Công ty viễn thông Trung Quốc Huawei nói rằng việc phá vỡ sự tham gia của Anh vào quá trình triển khai 5G sẽ là ''điều bất lợi'' cho nước này. text: Gần một phần ba sản lượng dầu tại vùng này, tức khoảng 480.000 thùng một ngày vẫn chưa được khôi phục mặc dù cơn bão đã đi qua được ba tuần. Các nhà buôn dầu cảm thấy lo lắng do hiện cũng vẫn còn những bất ổn về sản xuất dầu ở Nigeria trong lúc sản lượng dầu trên thế giới đã ở gần mức cao nhất có thể có. Giá dầu thô nhẹ của Hoa Kỳ đã ở mức 50 đô la 28 xu trong các phiên giao dịch ở Châu Á. Một chuyên gia về dầu khí ở Tokyo nói tình hình hiện nay khá 'nguy hiểm' nếu người ta để ý tới tất cả các yếu tố bất ổn hiện có. Ông nói rằng các vấn đề ở Iraq, Nigeria và việc khôi phục chậm sản lượng ở vùng Vịnh Mexico theo sau bão Ivan đã có tác động tổng hợp lên giá dầu. Ngoài ra, khối các nước sản xuất và xuất khẩu dầu OPEC đã sản xuất gần kề với năng lực tối đa của họ. Ngoài mức sản lượng gần 500.000 thùng mỗi ngày chưa được khôi phục ở Vịnh Mexico, sản lượng được cho là chưa ổn định ở hai nước Iraq và Nigeria là 4.5 triệu thùng, lớn gấp hơn hai lần khả năng sản xuất chưa sử dụng tới của khối OPEC mà chủ yếu nằm ở Ả-rập Xê-út. Giá dầu thô thế giới lại vượt mức 51 đô la một thùng do các cơ sở sản xuất ở Vịnh Mexico vẫn chưa được khôi phục sau ảnh hưởng của bão Ivan. text: Trung Quốc nói nước này đang chống lại phong trào ly khai và các nhóm phiến quân Hồi giáo ở Tân Cương Người Uighur được hưởng đủ các quyền nhưng "những ai bị lừa gạt bởi quan điểm tôn giáo cực đoan... sẽ được giúp đỡ để tái định cư và cải tạo," các quan chức Trung Quốc thừa nhận. Lời thừa nhận hiếm có từ Trung Quốc tại một cuộc họp của Liên Hiệp Quốc tại Geneva được đưa ra để đáp lại lo ngại rằng khu vực này "giống như một trại tập trung khổng lồ". Ở Tân Cương, đã có tình trạng bạo lực nổ ra rồi bị chính phủ đàn áp trong nhiều năm. Trung Quốc cáo buộc các nhóm phiến quân Hồi giáo và các nhóm ly khai đã tổ chức gây rối. TQ: 'Giam triệu người Uighur', phá đền thờ Hồi giáo TQ diễu hành 'chống khủng bố' tại Tân Cương Người Tân Cương bị tịch thu hộ chiếu Trung Quốc nhận những gì? Trung Quốc cử một đoàn đại biểu hơn 50 người tới kỳ họp hai ngày của Ủy ban Xóa bỏ Phân biệt Chủng tộc Liên Hiệp Quốc. Hôm thứ Sáu 10/8, thành viên của ủy ban Gay McDougall nói bà rất lo ngại về tin nói Bắc Kinh đã "biến khu tự trị của người Uighur thành một nơi giống như một trại tập trung khổng lồ". Trung Quốc phủ nhận có các trại giam khổng lồ nơi người Hồi giáo Uighur bị giam giữ. Trong lời đáp, ông Hu Lianhe, phó giám đốc của Cục Lao động Mặt trận Thống nhất, thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản TQ, nói: "Các công dân Tân Cương, trong đó có người Uighur, được hưởng tự do và các quyền bình đẳng." "Tin nói một triệu người Uighur đang bị giam giữ trong các trung tâm cải tạo là hoàn toàn không đúng sự thật," ông nói thêm, trước khi ông thừa nhận có các chương trình cải tạo hay tái định cư. Các phóng viên nói việc Trung Quốc đưa ra lời giải thích về cách họ đối phó với tình hình ở Tân Cương là chuyện lạ. Trong khi đó, bản tiếng Anh của tờ báo nhà nước Hoàn cầu Thời báo bảo vệ các chính sách an ninh cứng rắn ở vùng này. Tờ báo nói những chính sách này đã ngăn không để Tân Cương trở thành một "Syria của Trung Quốc" hay "Libya của Trung Quốc". "Kiểm soát tình hình an ninh ở Tân Cương đã tránh cho một thảm họa xảy ra và cứu được vô số sinh mạng," bài xã luận của tờ này viết. TQ bắt 18 người của giáo phái chống Cộng TQ: Hồng Vệ Binh kiểu mới - SV yêu nước Tuy nhiên, bà McDougall đã đặt thêm câu hỏi. "Ông nói tôi đã không đúng khi nêu con số một triệu, vậy, có bao nhiêu người ở đó? Xin hãy cho tôi biết. Và họ bị giam giữ trên cơ sở luật nào?" Sau đó bà tiếp tục hỏi có bao nhiêu người đang đi cải tạo. Phiên họp hôm thứ Sáu của Liên Hiệp Quốc diễn ra trong lúc căng thẳng về tôn giáo ở Trung Quốc đang tồi tệ hơn. Ở khu tự trị Ninh Hạ, tây bắc Trung Quốc, hàng trăm người Hồi giáo có đụng độ với chính quyền để ngăn giới chức phá hủy nhà thờ hồi giáo. Các quan chức nói Thánh đường Hồi giáo Vi Châu mới được xây dựng đã không có giấy phép xây dựng cần thiết. Tuy nhiên, các nhóm nhân quyền nói hiện đang có thái độ thù địch ngày càng tăng với người Hồi giáo ở Trung Quốc, nơi mà các hoạt động tôn giáo vẫn bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ. Trung Quốc tuyên bố tin nói nước này đang giam giữ một triệu người Hồi giáo Uighur ở Tân Cương là "hoàn toàn không có thật". text: Trung Quốc đã có nhiều án tử hình hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại, ít nhất 3.400 vụ tử hình theo Ân Xá Quốc Tế. Sự gia tăng các bản án tử hình là một điều "đáng báo động", giám đốc Anh Quốc của Ân Xá Quốc Tế, Kate Allen tuyên bố. Bà Allen nói những con số từ Trung Quốc "thật đáng sợ".Trung Quốc nói họ đang siết chặt lại những điều kiện theo đó mà người ta có thể bị xử tử, và Hoa Kỳ đã làm điều đó. Iran đứng thứ nhì với ít nhất 159 vụ xử tử, theo sau là Việt Nam đứng thứ ba với ít nhất 64 vụ xử tử. Hoa Kỳ đứng thứ tư trong bản xếp hạng của Ân Xá Quốc Tế với 59 vụ xử tử trong năm 2004. Con số 3.797 vụ xử tử của năm 2004 là con số lớn nhất hàng năm trong vòng 35 năm qua theo Ân Xá Quốc Tế. Và tổ chức cũng nhắc nhở là con số này tiêu biểu cho con số thấp nhất mà họ có thể xác nhận. "Nhiều quốc gia vẫn còn có những vụ xử tử bí mật," Bà Allen nói. Thủ tướng Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo tuyên bố hôm tháng trước là Bắc Kinh sẽ cải thiện hệ thống tư pháp để các bản án tử hình sẽ được đưa ra một cách "thận trọng và công bằng", Tân Hoa Xã cho biết. Phát ngôn nhân của Ân Xá Quốc Tế nói là họ chào đón tuyên bố đó, nhưng cũng nói rằng họ muốn thấy hành động chứ không phải chỉ nói xuông. Ân Xá Quốc Tế chống lại mọi hình thức án tử hfnh, mà họ nói "vi phạm những quyền căn bản và thường được áp dụng thiếu công bình". Theo phát ngôn nhân của tổ chức, "án tử hình thường chỉ áp dụng cho những người không có tiền thuê luật sư, hay không có tiền để giúp tìm nhân chứng." Ân Xá Quốc Tế nói là đã có gần 4000 án tử hình mà đa số là ở Trung Quốc, tạo nên một kỷ lục mới từ gần một thập niên nay. text: Nhiều người Mỹ gốc Việt phản đối đảng Cộng sản Dự luật AB-22 sẽ còn gửi lên Thượng Viện California chờ thảo luận và biểu quyết. Nhiều người Mỹ gốc Việt tại tiểu bang đang phản đối việc này. San Jose cân nhắc đề xuất 'cấm cờ đỏ sao vàng' Từ Hùng Cửu Long đến việc San Jose cấm cờ đỏ Đề cử người Mỹ gốc Việt lên thiếu tướng Bà Stephanie Ngọc Dung Murphy thành Nghị sỹ QH Mỹ Luật ở tiểu bang California được đưa ra trong bối cảnh hồi thập niên 1940 có lo ngại phe cộng sản xâm nhập và lật đổ chính phủ Mỹ. Nay, theo sửa đổi được hạ viện bang thông qua, ám chỉ 'cộng sản' được bỏ đi. Tuy vậy công chức vẫn có thể bị sa thải nếu là thành viên của những tổ chức muốn lật đổ chính phủ Mỹ bằng bạo lực. Dân Biểu Rob Bonta (đảng Dân Chủ) đưa ra dự luật này, nói rằng luật cũ đã lỗi thời. Nhưng dân biểu Cộng hòa Travis Allen nói: "Cộng sản đại diện cho những gì mà Hoa Kỳ chống lại." Thượng nghị sĩ của bang Janet Nguyễn (đảng Cộng Hòa), đại diện Ðịa Hạt 34, bày tỏ sự chống đối dự luật này. Bà nói: "Dự Luật AB-22 là một sự xúc phạm đáng kinh ngạc đối với hơn 500,000 người Mỹ gốc Việt gọi California là quê hương thứ hai của họ và đối với các chiến binh Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ đã chiến đấu và tử trận chống lại chế độ Cộng sản tại Việt Nam, một chế độ đã giết hàng triệu người Việt Nam, như gia đình tôi." Ông Phát Bùi, phó thị trưởng Garden Grove, kiêm chủ tịch Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Nam California, nói: "Tôi cực lực chống đối dự luật này. Ðây là sự mở đầu cho Cộng sản sang đây, thâm nhập vào guồng máy hành chánh tiểu bang." Dự luật này nay sẽ do Thượng viện bang California xem xét tiếp. Là đảng viên Cộng sản sẽ có thể không còn là lý do đuổi việc công chức tiểu bang California, theo một dự luật vừa được Hạ Viện tiểu bang California thông qua. text: Biện pháp mới nhằm đáp ứng các chỉ trích rằng Nhật không làm đủ để chống nạn buôn người. Nhiều người Philippines đến Nhật theo visa loại này đã đi làm cho ngành công nghiệp tình dục của Nhật. Khoảng 60 đến 80 ngàn người Philippines đến Nhật mỗi năm theo dạng 'visa giải trí' - một cách nói hoa mỹ mô tả quá trình những người này bị đẩy vào ngành công nghiệp tình dục của Nhật. Những người may mắn thì có thể vào các câu lạc bộ, quán bar, nơi họ có thể được đối xử tử tế, có tiền. Những người khác thì đi làm gái mại dâm, chịu sự hành hạ và không được bảo vệ về pháp luật. Nay chính phủ đang tìm cách cải thiện hình ảnh sau sự chỉ trích của Bộ ngoại giao Mỹ năm ngoái rằng Nhật không kiểm soát được nạn buôn người. Chính phủ Nhật muốn cắt giảm số visa giải trí cho người Philippines xuống còn tám ngàn mỗi năm. Kể từ hôm nay, người nộp đơn sẽ phải cung cấp giấy xác nhận họ đã học nghệ thuật biểu diễn trong hai năm. Tuy vậy, chính sách mới này bị người Philippines phê phá. Các tổ chức ủng hộ người lao động nước ngoài cho rằng đa số người đến Nhật theo visa giải trí không bị hành hạ và gia đình của họ phụ thuộc đồng tiền họ gửi về. Chính phủ Philippines gần đây đang vận động để người lao động nước họ dễ dàng vào Nhật trong khu vực y tế. Nhưng đàm phán đã kéo dài nhiều tháng và hiện Nhật Bản nói họ chỉ cho phép chừng 200 người vào Nhật mà thôi. Chính phủ Nhật đã bắt đầu áp dụng quy chế visa nghiêm ngặt hơn đối với hàng trăm ngàn người Philippines đến Nhật theo cái gọi là visa giải trí. text: Cố vấn an ninh Nhà Trắng, McMaster nói 'không còn nhiều thời gian' để giải quyết vấn đề. Bình luận của ông được đưa ra ba ngày sau khi Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hỏa tiễn đạn đạo đầu tiên trong vòng hai tháng, trái với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Bàn cờ quốc tế và khu vực từ Trump tới Tập BOT Cai Lậy, Mẹ Nấm và Tuần Tin Tức BBC Khoảnh khắc bộ đội Bắc Hàn vượt tuyến sang miền Nam Tên lửa Bắc Hàn: TQ 'quan ngại nghiêm trọng' Bắc Hàn nói thử bom nhiệt hạch 'thành công' Hỏa tiễn mới nhất bay cao hơn bất kỳ chiếc nào trước đây đã từng được thử nghiệm, trước khi rơi vào vùng biển Nhật Bản. Căng thẳng đã tăng lên trong những tháng gần đây khi chương trình hạt nhân và hỏa tiễn của Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển, bất chấp bị lên án toàn cầu và các lệnh trừng phạt quốc tế. Bắc Hàn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên hồi tháng Bảy Bình Nhưỡng đã tiến hành cuộc thử hạt nhân đầu tiên hồi tháng Chín. Tin cho hay Lầu Năm Góc có thể đang tăng cường các điểm thám sát ở bờ biển phía tây nước Mỹ nhằm triển khai thêm phòng thủ, giữa lúc có thêm những tuyên bố từ Bình Nhưỡng nói rằng hỏa tiễn mới nhất của Bắc Hàn có thể vươn tới toàn bộ lãnh thổ nội địa Hoa Kỳ. Các loại tên lửa của Bắc Hàn với tầm bắn ước tính bằng km Tên lửa mới của Bắc Hàn có gì đặc biệt? Bắc Hàn bắn tên lửa bay qua Nhật Bản Bắc Hàn dọa cho Mỹ nếm mùi 'đau đớn nhất' Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump đưa ra bình luận mà không dùng văn bản tại một diễn đàn ở California hôm thứ Bảy. Ước tính tầm xa các tên lửa của Bắc Hàn Ông McMaster nói: "Có nhiều cách để giải quyết vấn đề này… nhưng đó là một cuộc chạy đua vì ông ta ngày càng áp sát hơn, và không còn nhiều thời gian nữa", ông McMaster nói, trong liên hệ tới nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un. Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, ông HRM McMaster cũng nói rằng Mỹ đang "trong một cuộc chạy đua" để giải quyết mối đe dọa từ Bắc Hàn. Trump tuyên bố Bắc Hàn 'tài trợ khủng bố' Bộ đội Bắc Hàn vượt tuyến có giun 27cm 'Bị hãm hiếp' trong quân đội Bắc Hàn Ông cũng nêu đích danh Trung Quốc, kêu gọi chính quyền Bắc Kinh thực thi lệnh cấm vận toàn bộ về dầu lửa với Bắc Hàn để gây khó khăn cho các vụ phóng hỏa tiễn. "Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc hành động vì lợi ích của Trung Quốc, như họ cần phải thế, và chúng tôi ngày càng tin rằng Trung Quốc đang có lợi ích cấp bách để làm nhiều hơn nữa." "Quí vị không thể bắn hỏa tiễn mà không có nhiên liệu," ông McMaster nói thêm. 'Một thách thức rất lớn' Đáp ứng hối thúc của Mỹ đòi cắt toàn bộ nguồn cung nhiên liệu cho Bắc Hàn là một 'thách thức rất lớn' đối với Trung Quốc, theo nhà báo Ngô Ngọc Văn (Yuwen Wu, trái) từ BBC World Service. Hôm 01/12/2017, bình luận về áp lực của Washington đối với Bắc Kinh trong vấn đề chấm dứt cung cấp các nhiên liệu cho chính quyền Bình Nhưỡng, nhà báo Ngô Ngọc Văn (Yuwen Wu), biên tập viên thuộc Vùng châu Á, World Service nói với BBC Tiếng Việt: "Đây là một tình huống khó khăn nữa đối với Trung Quốc, bởi vì chính phủ Trung Quốc đã và đang ủng hộ các biện pháp chế tài chính quyền [Bắc Hàn] mà đã được Liên Hiệp quốc hoàn toàn nhất trí và Trung Quốc đã cắt nhập khẩu than đá [từ Bắc Hàn] và dừng xuất khẩu các sản phẩm dệt may tới nước này. "Cung cấp dầu là một cấp độ khó khăn khác vì nếu kinh tế của Bắc Hàn phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc về mặt cung cấp nhiên liệu, chất đốt, quí vị có thể hình dung tác động mà việc cắt các nguồn cung cấp sẽ xảy ra đối với Bắc Hàn và với mối quan hệ Trung Quốc với Bắc Hàn. "Quan hệ Trung - Triều, tôi nghĩ đang ở mức độ thấp nhất từ trước tới nay và Bắc Hàn đã lên án Trung Quốc như là một 'tẩu cẩu' (running dog) của chính phủ Mỹ và chuyến thăm gần đây của đặc sứ của Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Tống Đào, tới Bắc Hàn, đã không có được sự chú ý ở mức độ cao, ông đã không thể gặp được ông Kim Jong-un, ông đã không được trao nhiều sự tiếp đón trọng thị. "Do đó điều đó cho thấy Trung Quốc phải rất cẩn trọng với điều tiếp theo sắp làm, nếu Trung Quốc quyết định cắt thêm nữa mối quan hệ thương mại với Bắc Hàn, chúng ta có thể đặt câu hỏi rằng liệu Trung Quốc đã sẵn sàng đón nhận các hậu quả mà có thể mối quan hệ trở nên xấu tệ hơn nữa, thậm chí các vấn đề biên giới thêm nữa và sự thù địch." Về giải pháp với vấn đề Bắc Hàn, nhà báo Ngô Ngọc Văn từ Thế giới vụ BBC nói thêm: "Trung Quốc muốn Hoa Kỳ và Bắc Hàn quay lại bàn đàm phán và đồng thời Bắc Hàn phải ngừng chương trình hạt nhân của họ, tôi nghĩ đó là lập trường từ lâu của Trung Quốc, nhưng bây giờ mọi thứ có vẻ đi theo hướng ngược lại, ngày càng lệch xa khỏi những gì mà Trung Quốc mong muốn, do đó đây thực sự là một sự thách thức đối với ban lãnh đạo của Trung Quốc về quyết định sẽ làm gì tiếp theo. "Việc cắt hoàn toàn nhiên liệu cung cấp là điều rất khó, do đó Trung Quốc có thể cắt một chút, nhưng mặt khác gây áp lực để Bắc Hàn ngừng phóng thêm các hỏa tiễn để xem liệu có hiệu quả không, nhưng đánh giá từ những trải nghiệm gần đây, Trung Quốc đang có ảnh hưởng rất nhỏ đối với Bắc Hàn, do đó điều đó là một thách thức rất lớn," nhà báo Ngô Ngọc Văn nói với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt hôm 01/12. Khả năng chiến tranh đang gia tăng mỗi ngày, nhưng xung đột vũ trang không phải là giải pháp duy nhất, ông McMaster nói với một diễn đàn quốc phòng. text: Họ đã được lần lượt gọi ra để trình bày ý kiến trước tòa. Ông Hussein và các đồng bị can bị xét xử về cáo buộc gây ra vụ giết hại 150 người ở làng Dujail hồi năm 1982. Vụ việc xảy ra sau khi ông Hussein bị mưu sát. Tại phiên xét xử cách đây gần hai tuần, ông Saddam Hussein nói với tòa rằng một mình ông chịu trách nhiệm về những cái chết này nhưng kiên quyết rằng đó không phải là tội ác. Ông nói rằng những người qúa cố đã được xét xử theo luật hiện hành vào thời điểm bấy giờ 'Nỗi sợ' của Saddam Một tờ báo hàng đầu của Hoa Kỳ trong khi đó đưa tin rằng Saddam Hussein coi nguy cơ nổi loạn trong nước là mối đeo dọa hàng đầu sau khi liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu tiến vào Iraq hồi năm 2003. Trích dẫn các tài liệu mật của quân đội Hoa Kỳ và các tài liệu khác, tờ New York Times nói điều này đã làm què quặt khả năng chiến đấu của quân đội Iraq. Tờ báo nói rằng Saddam Hussein vì lo ngại phe đa số Shia có thể nổi dậy chống lại chính phủ Sunni của ông đã vẫn tiếp tục tự mình đưa ra những quyết định quan trọng kể cả khi cuộc xâm lược diễn ra đã khá lâu. Ông đã dự vào các con trai của ông để được cố vấn về quân sự và ngăn cản các tư lệnh khác liên hệ với nhau. Báo New York Times nói rằng có lần Saddam Hussein và các phụ tá thân cận của ông đã bác bỏ đề nghị của một tư lệnh về việc phá cầu bắc qua sông Euphrates để giảm bước tiến của quân đội Hoa Kỳ. Tờ báo cũng nói các tư lệnh hàng đầu của Iraq đã sửng sốt khi Saddam Hussein nói với họ ba tháng trước khi diễn ra cuộc tấn công của liên quân rằng ông không có vũ khí hủy diệt hàng loạt. Để thu thập tài liệu cho báo cáo, các nhà phân tích của Hoa Kỳ đã thẩm vấn 110 quan chức Iraq và các sĩ quan quân đội, theo New York Times. Phiên xử nhà lãnh đạo Iraq bị hạ bệ Saddam Hussein và các bị can khác đã tái diễn ở Baghdad. text: Nikolas Cruz, 19 tuổi, học sinh cũ của trường và từng bị đuổi học Đây được coi là một trong những vụ xả súng trường học tồi tệ nhất kể từ vụ ở Connecticut năm 2012 khiến 26 người thiệt mạng. Học sinh được sơ tán khỏi trường trung học ở Parkland, Florida, Mỹ Cảnh sát cho hay Cruz đã bắn chết ba người ở khu vực ngoài trường học, trước khi đi vào khuôn viên và bắn chết 12 người khác. Xả súng ở Mỹ: Ba người thiệt mạng Xả súng ở Mỹ: Tay súng đặt camera trong khách sạn Sân bay Los Angeles không phát hiện súng Xả súng ở Las Vegas: Phụ nữ gốc Việt thiệt mạng Hai người chết sau khi được đưa tới bệnh viện. 17 nạn nhân đã được đưa tới các bệnh viện trong khu vực. Khu vực trước cổng trường Marjory Stoneman Douglas sau khi xảy ra vụ xả súng Cảnh sát cho hay Cruz cũng nằm trong số được đưa tới bệnh viện, sau đó được giao cho cảnh sát. Ba người đang nguy kịch. Ba người khác trong tình trạng dần ổn định. Danh tính các nạn nhân vẫn đang được xác định. Diễn tiến cuộc tấn công "Học sinh và giáo viên nghe thấy tiếng súng" vào cuối ngày tại trường trung học Marjory Stoneman Douglas hôm thứ Tư 14/2. Các nhân chứng nói rằng nghi phạm đã kích hoạt chuông báo cháy trước khi bạo lực nổ ra. Học sinh được sơ tán khỏi trường ở Parkland, cách Miami khoảng một giờ về phía bắc trong khi các phụ huynh và xe cấp cứu túc trực tại hiện trường. Theo cảnh sát, Cruz, người từng bị đuổi học vì "lý do kỷ luật", đã bị bắt tại thị trấn Coral Springs khoảng một giờ sau khi hắn rời trường trung học. Cảnh sát bắt đầu phân tích website và trang mạng xã hội mà Cruz sử dụng và đã tìm thấy 'những thứ hết sức đáng lo ngại'. 'Đêm ác mộng' Cha mẹ đón con tại khu tập trung gần trường xau khi xảy ra vụ xả súng Nhiều học sinh cho hay đã nghĩ đó chỉ là diễn tập khi chuông báo cháy vang lên. Các học sinh đã núp dưới bàn học, trong tủ quần áo hoặc sau cánh cửa khi tiếng súng vang lên. Ông Caesar Figueroa, một phụ huynh, nói với đài CBS News rằng con gái gọi điện cho ông khi cô trốn trong tủ quần áo. Ông nói với con đừng gọi vì không muốn kẻ nổ súng nghe thấy giọng của con. "Không được nghe tin tức gì từ con gái tôi trong 20 phút. Đó là 20 phút dài nhất, là cơn ác mộng tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi", Figeuroa nói. Một giáo viên nói bà đã nấp trong tủ với 19 sinh viên trong 40 phút - và rằng trường đã có chương trình huấn luyện cho tình huống như vậy thứ Sáu tuần trước. Lịch sử các vụ xả súng trường học ở Mỹ Đây là vụ xả súng thứ 18 ở Mỹ hoặc nhắm vào các cơ sở trường học trong năm nay. Theo trang web vận động chính sách, đây là vụ xả súng thứ sáu ở trường học trong năm 2018 có học sinh thương vong. Từ năm 2013, đã có khoảng 291 vụ xả súng trường học tại Mỹ, trung bình mỗi tuần một vụ. Vụ tồi tệ nhất được cho là vào năm 2012, khi tay súng Adam Lanza tấn công trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut. Tên này bắn chết 20 học sinh và sáu người lớn trước khi tự tử. Kẻ tình nghi được xác định là Nikolas Cruz, 19 tuổi, học sinh cũ của trường và từng bị đuổi học. text: Một số khu vực và thời kỳ (ví dụ Pháp thế kỷ 19 hay thế giới thế kỷ 20) có ưu thế nhờ vào tư liệu tồn tại rất nhiều so với các thời khác, ví dụ Đức thời cổ đại. Trong khi các sử gia của văn hóa đại chúng thời trung cổ và đầu hiện đại luôn vất vả tìm tư liệu, hoặc phải tái định giá các hồ sơ, thì những người quan tâm lịch sử chính trị hiện đại lại phải đối diện với quá nhiều văn bản – cả đời người không thể đọc hết. Các sử gia nói họ chỉ nắm bắt được một khía cạnh nhỏ của lịch sử. Ở điều này, chúng ta bị chi phối bởi sự tăng trưởng về khối lượng nguồn tư liệu. Nay, trong thế kỷ 21, sự phong phú này càng rõ rệt. Gương mặt thay đổi của lịch sử Tầm mức nghiên cứu của sử gia cũng chịu ảnh hưởng bởi các thái độ văn hóa. Sự mở rộng ngành nghiên cứu và số lượng gia tăng của người tham gia, cũng như sự bùng phát của các nghiên cứu đại học từ thập niên 1960, đã khiến các sử gia nay tập trung vào từng mảnh vụn nhỏ của quá khứ. Lịch sử ngày hôm nay bị phân cách bởi sự phân kỳ thời gian, đặc điểm riêng từng nước, bởi những phân biệt theo chủ đề và khác biệt về phương pháp luận. Ngoài ra, không thể bỏ qua tầm quan trọng của sự thay đổi về quy chuẩn xã hội. Lịch sử nước Anh ngày nay không thể bỏ qua lịch sử về xã hội đa văn hóa gần đây và di sản con người quan trọng của đế chế toàn cầu trước đây. Lịch sử thay đổi theo thời gian Một trong những yếu tố quan yếu trong những suy tư về lịch sử là ta phải nhận thức rõ những thay đổi theo thời gian. Sẽ sai lầm nếu nói các xã hội tiến bộ hơn theo thời gian, nhưng ta cũng cần phải ghi nhận tầm quan trọng của đổi thay. Nhận xét này cũng có thể dành cho việc nghiên cứu lịch sử. Cách sử gia làm việc, những đánh giá về cái mà họ xem là quan trọng, và những phương pháp họ dùng, đã khác biệt theo thời gian. Thời gian cũng tác động tới khả năng đánh giá của chúng ta đối với tác phẩm của một sử gia. Chúng ta có thể đánh giá sự chính xác của tác phẩm của một học giả thế kỷ 20 bằng cách quay lại cũng chính những nguồn mà ông ta dùng. Các trường phái Chúng ta có thể có những phân biệt hữu ích giữa phương pháp và cách tiếp cận tùy theo thời gian và nơi chốn. Sử gia Hy Lạp vĩ đại Thucydides đã viết sử theo kinh nghiệm riêng của ông hay của những người mà ông trò chuyện, và ông nghĩ rằng không thể nào biết rõ quá khứ xa xôi hơn. Mục đích của ông là giúp thế hệ sau học từ những sai lầm của quá khứ. Trong giai đoạn trung đại, ảnh hưởng của Thượng đế được xem là tác nhân quan trọng quyết định công việc con người, và mục đích chính của lịch sử là biện hộ cho ảnh hưởng của Thượng đế. Sang thế kỷ 19, các sử gia như Leopold Von Ranke xem mình là có cách tiếp cận hoàn toàn khách quan trước bằng chứng lịch sử. Nhưng dĩ nhiên các sử gia này cũng viết về quá khứ dựa trên quan niệm của họ về tiến bộ liên tục của quốc gia nhà nước và các thể chế của nó. Thế kỷ 20 được đánh dấu bởi phản ứng chống lại cách viết sử của thế kỷ trước, đặc biệt là bác bỏ vóc dáng trung tâm của các nhân vật xuất chúng và phong cách viết sử anh hùng. Lịch sử trở nên mở rộng hơn trong định nghĩa về ai và cái gì quan trọng trong quá khứ, và cũng lấy cảm hứng từ lý thuyết xã hội. Vì thế trường phái Annales của Pháp đã đưa môi trường, cuộc sống của người bình thường vào sách sử. Sự cổ vũ cho lịch sử của người bình thường – ‘lịch sử từ dưới lên’ – đạt đỉnh cao với truyền thống lịch sử xã hội Mác – xít của những học giả như EP Thompson. Việc viết sử bắt đầu với bằng chứng và các nguồn – điều này quan trọng đến mức số lượng tư liệu có được thường quyết định những chủ đề mà các sử gia thường viết. text: Dòng nước nóng trong vùng vịnh Mexico đã tạo cho bão Katrina có đủ sức mạnh từ một cơn giông vùng nhiệt đới để lên đến một cơn bão. Khi bão Katrina đổ bộ, sức gió yếu dần và tạo ra một lượng nước mưa rất lớn. Chính lượng nước mưa này đã tác hại nhiều hơn là sức gió. Cơ quan không gian của Hoa Kỳ và của Liên hiệp Châu Âu hiện đang theo theo dõi tình hình để giúp cho công tác cứu trợ. Vào hôm Chúa nhật, vệ tinh Envisat của Cơ quan Không gian Âu châu ESAđã chụp được một bức hình độc nhất vô nhị về cơn bão Katrina trong vùng vịnh Mexico. Một bức hình chụp bằng ống kính thông thường cho thấy là nhiều đám mây đang tụ tập chung quanh tâm bão, trong lúc một đài radar quan sát cho thấy là "cánh đồng gió" của bão Katrina đang làm cho mặt biển gợn sóng . Một cơn bão cần nhiệt độ của nước biển ở vào khoảng 28 độ C hoặc ấm hơn để gom sức mạnh. Các dữ kiện thu thập đưoọc bởi vệ tinh Aqua của Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA cho thấy điều kiện trong vùng vịnh Mexico lúc đó rất lý tưởng. Vào hôm thứ năm, Katrina chưa đạt được sức mạnh của một trận bão và di chuyển tương đối chậm chạp vào khoảng 80km/h theo như vệ tinh QuikSCATcủa NASA cho biết. Các nhà khoa học tiên đoán khi Katrina đổ bộ, thì cơn nguy lớn nhất sẽ là mưa chứ không phải là gió. Katrina được dự đoán sẽ di chuyển chậm khi đổ bộ và sẽ tuôn nước mưa xuống một khu vực nhỏ. Trung tâm Theo Dõi Bão của Hoa Kỳ cảnh báo lượng nước mưa sẽ rơi tới 38 cm ở một vài nơi. Một vệ tinh hỗn hợp Mỹ Nhật cho thấy là lượng nước mưa phát triển và rơi ra sao. Vệ tinh có tên gọi Tropical Rainfall Measuring Mission (TRMM) có khả năng nhìn bên dưới đám mây của một trận bão để nghiên cứu về lượng nước mưa. Hình chụp cho thấy cường độ nước mưa với ít nhất là 0.64cm nước mưa mỗi giờ ở vùng màu xanh dương. Katrina nay đã từ bão cấp Năm xuống còn cấp Một trên hệ thống đo Saffir-Simpson. Các bức ảnh mới chụp được từ vệ tinh đã giúp cho giới khoa học tìm hiểu xem coi trận bão Katrina làm sao gom được sức mạnh trên mặt biển trước khi bung ra khi đổ bộ vào vùng vịnh Mexico. text: Ông Shohrat Zakir nói với các phóng viên rằng những người bị giam giữ được thả đã có một "cuộc sống chất lượng hơn" 'Dự luật của Mỹ về Tân Cương vi phạm luật pháp quốc tế' Mỹ: Hạ viện thông qua dự luật trừng phạt quan chức TQ Mỹ liệt 28 tổ chức TQ vào danh sách đen vì người Uighur Chủ tịch Nhân dân Khu tự trị Uighur Tân Cương, ông Shohrat Zakir nói với các phóng viên tại Bắc Kinh rằng những người bị giam tại nơi mà Bắc Kinh gọi là "trại cải tạo" hiện đã tốt nghiệp. Không thể xác minh một cách độc lập khẳng định của ông Zakir. Các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng các trại này thực tế là các nhà tù được canh gác nghiêm ngặt, giam giữ hàng ngàn người Hồi giáo. Bắc Kinh luôn phủ nhận điều này, bất chấp sự hiện diện dày đặc của các phương tiện an ninh, như tháp canh, hàng rào kẽm gai, và các tài liệu bị rò rỉ tiết lộ những người ở bên trong các trung tâm này bị giam giữ, giáo huấn và trừng phạt. Bắc Kinh nói gì? Ông Zakir nói với các phóng viên tại Bắc Kinh hôm thứ Hai rằng tất cả người tại trung tâm này đã hoàn thành các khóa học - với "sự trợ giúp của chính phủ" - đã lao động ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ." Ông Zakir nói rằng, trong tương lai, đào tạo sẽ dựa vào "ý chí cá nhân" và mọi người sẽ có quyền "tự do đến và đi". The BBC's John Sudworth meets Uighur parents in Turkey who say their children are missing in China Phóng viên của BBC News Tiếng Trung John Sudworth cho hay không thể xác minh các khẳng định nói trên, bởi vì việc tiếp cận của phóng viên tại khu vực này bị siết chặt, và rằng không thể liên lạc với dân địa phương mà không đặt họ vào nguy cơ bị giam giữ. Trong những tháng qua, các báo cáo độc lập cho hay rằng một số người trong các trại này đang được thả, chỉ để đối mặt với việc bị giam tại gia, bị hạn chế đi lại, hoặc bị bắt làm việc tại các nhà máy. Điều gì phía sau động thái này? Áp lực ngày càng gia tăng lên Bắc Kinh trong những tháng gần đây. Hàng loạt báo cáo truyền thông quan trọng dựa trên các thông tin rò rỉ cho New York Times và Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) cho thấy những gì đang xảy ra tại các trung tâm này, nơi được tin là đang giam giữ hơn một triệu người, chủ yếu là người Hồi giáo Uighur và các dân tộc thiểu số khác. Cuối tuần qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật để phản đối cái gọi là "giam giữ tùy tiện, tra tấn và quấy rối" người Uighur, và kêu gọi "trừng phạt có mục tiêu" các thành viên của chính phủ Trung Quốc - và đã đề xuất người đầu tiên bị trừng phạt là Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc tại vùng tự trị Tân Cương, ông Chen Quanguo. Dự luật này vẫn cần được Thượng viện và Tổng thống Donald Trump thông qua. Tuy nhiên, ông Zakir đã dùng cuộc họp báo ở Bắc Kinh để bác bỏ con số người giam giữ, gọi đó là "sự bịa đặt thuần túy", nhắc lại luận điệu của Bắc Kinh rằng các trung tâm này cần thiết để chống lại chủ nghĩa tôn giáo cực đoan bạo lực. "An electric baton to the back of the head" - a former inmate described conditions at a secret camp to the BBC "Khi cuộc sống của tất cả các nhóm người thiểu số ở Tân Cương bị đe dọa nghiêm trọng bởi chủ nghĩa khủng bố, Mỹ không bận tâm," ông Zakir nói tại cuộc họp báo. "Bây giờ khi xã hội Tân Cương đang phát triển ổn định và người dân thuộc mọi sắc tộc đang sống và làm việc yên bình, Mỹ lại cảm thấy khó chịu, và tấn công, và bôi nhọ Tâm Cương." Tài liệu bị rò rỉ cho thấy Trung Quốc tẩy não người Uighurs ở Tân Cương Điều gì đang diễn ra ở Tân Cương? Các báo cáo về các trại tập trung đang được mở rộng bắt đầu xuất hiện năm 2018, khi một ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc được cho hay rằng có những cáo buộc đáng tin về việc Trung Quốc đã "biến vùng tự trị Tân Cương thành một nơi giống một trại giam giữ khổng lồ". Các nhóm nhân quyền cũng cho hay đã có nhiều bằng chứng về các giám sát cưỡng bức đối với người dân sống trong vùng. Giới chức Trung Quốc nói rằng "các trung tâm đào tạo nghề" này được sử dụng để chống lại chủ nghĩa tôn giáo cực đoan bạo lực. Tuy nhiên các chứng cứ chỉ ra rằng nhiều người bị giam giữ chỉ đơn giản do họ thể hiện đức tin của mình, bằng cách cầu nguyện hoặc che mạng, hoặc có các mối quan hệ với những người ở nước ngoài, như ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các tài liệu mà BBC được xem cho thấy Trung Quốc đã cố tình tách trẻ Hồi giáo khỏi cha mẹ. Đây là một nỗ lực để "nuôi dưỡng một thế hệ mới cắt bỏ hoàn toàn với nguồn gốc của họ, niềm tin tôn giáo cũng như ngôn ngữ riêng của họ," Giáo sư Adrian Zenz, một nhà người cứu người Đức, nói với BBC vào đầu năm nay. "Tôi tin rằng các chứng cứ này cho thấy cái mà chúng ta phải gọi là diệt chủng văn hóa." Đại sứ Trung Quốc tại Anh nói các cáo buộc này là "dối trá". Chinese Ambassador Liu Xiaoming dismisses evidence of a separation campaign in Xinjiang Một quan chức cấp cao người Trung Quốc cho biết toàn bộ những người bị giam giữ ở các trại tập trung ở vùng phía tây Tân Cương hiện đã được thả. text: Tờ Sài Gòn Giải Phóng trích lời ông Phạm Thế Dũng, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu quý một năm 2008 tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 13,2 tỷ USD. Tuy nhiên, theo ông Dũng, dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng so với mức tăng 29,2% của hai tháng đầu năm thì xuất khẩu hàng hóa đang có dấu hiệu thụt lùi. Phát biểu tại cuộc gặp với các doanh nghiệp xuất khẩu ở Hồ Chí Minh hôm 14.03, ông Dũng cho biết ngoài mặt hàng chủ lực là dầu thô, các loại hàng hóa xuất khẩu khác chỉ tăng 15% trong ba tháng đầu 2008. Khó đạt mục tiêu Với tình hình trên, các quan chức tại cuộc giao ban xuất khẩu cho rằng “mục tiêu của chính phủ, tăng kim ngạch xuất khẩu 25% trong năm nay, lên mức 60,7 tỷ dollar sẽ khó khăn”. Bộ Công Thương đã nâng dự báo mức thâm hụt mậu dịch hàng năm lên 20 tỷ dollar so với mức dự báo trước đây là 16,97 tỷ dollar. Đại diện các nhà sản xuất hạt điều, hải sản và nhựa nói tại cuộc họp rằng đồng dollar yếu cộng với giá cả sản xuất tăng đã ảnh hưởng tới việc sản xuất trong khi chính phủ kiểm soát việc cung tiền nhằm kiềm chế lạm phát. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết rằng chính phủ sẽ tìm biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp trong đó bao gồm “yêu cầu ngân hàng đưa ra chính sách ưu đãi lãi suất cho vay đối với xuất khẩu và mua vào dollar có nguồn gốc xuất khẩu”. Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam trong ba tháng đầu năm nay được dự báo tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 7,5 tỷ dollar, trong khi xuất khẩu suy giảm do đồng dollar yếu và giá cả leo thang. text: Lithuania từng thuộc Liên Xô. Năm 2004, nước này gia nhập Nato. Cuốn sách liệt kê các kỹ thuật sống sót và cảnh báo Nga sẵn sàng dùng quân sự chống lại láng giềng. Hàng chục ngàn bản của cuốn sách 75 trang đã được phân phát. Chính phủ cũng mở đường dây nóng để công dân trình báo các nghi phạm là điệp viên. Quan hệ của Nga với các nước Baltic đã xấu đi từ năm 2014 khi Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine. Đây là bản sách thứ ba mà bộ quốc phòng Lithuania xuất bản từ 2014, nhưng phiên bản lần này tỏ ra nghiêm trọng hơn. Nó chỉ dẫn cách xác định xe tăng, đạn, mìn của Nga. Lithuania từng thuộc Liên Xô. Năm 2004, nước này gia nhập Nato. Lithuania chia sẻ đường biên giới với Kaliningrad của Nga. Các đồng minh Nato dự định gửi thêm quân và thiết bị đến các nước Baltic. Nga sản xuất hỏa tiễn 'Quỷ Sa Tăng 2' Nato tăng quân sang Đông Âu và Baltic Lithuania, Estonia và Latvia đã bày tỏ lo ngại bị Nga xâm lược. Năm ngoái, Lithuania nói họ sẽ mở lại chính sách tòng quân cho đàn ông tuổi từ 19 đến 26. Lithuania đã cập nhật cuốn sách tự vệ dân sự, khuyên người dân làm gì khi bị Nga xâm lược. text: Ông Joe Biden hôm 19/2 "Nước Mỹ đã trở lại. Liên minh xuyên Đại Tây Dương đã trở lại," ông Biden dõng dạc. 'Mỹ đã trở lại' - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với BBC Ông Biden 'tạm dừng' lệnh cấm TikTok và WeChat "Dân chủ không xảy ra một cách tình cờ. Chúng ta phải bảo vệ nó, chiến đấu cho nó, củng cố nó, làm mới nó", tổng thống Mỹ nói. Tổng thống Joe Biden rõ ràng đang muốn chứng tỏ Hoa Kỳ sẽ tìm các quan hệ đồng minh sau 4 năm chia rẽ với chính sách “Nước Mỹ Trên hết” dưới thời ông Trump. “Tôi biết vài năm qua rất căng thẳng và thử thách mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương của chúng tra, nhưng nước Mỹ quyết tâm tái giao tiếp với châu Âu, tham khảo với quí vị, để lấy lại vị thế lãnh đạo khả tín của chúng tôi,” ông nói. Hoa Kỳ thời Joe Biden đã ngừng rút quân đồn trú khỏi Đức như ông Donald Trump từng yêu cầu và coi quyết định này là rất quan trọng để củng cố khả năng phòng thủ của châu Âu. Các lãnh đạo thế giới gặp nhau qua hội nghị online hôm 19/2 Ông trấn an các đồng minh Nato. "Mỹ sẽ trung thành với Điều 5", ông Biden nói. "Đó là sự đảm bảo rằng nếu một nước bị tấn công, chúng ta sẽ coi như tất cả bị tấn công. Đó là lời thề không gì có thể lay chuyển của chúng ta". Ông Biden nói: “Chúng ta phải cùng nhau chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh chiến lược lâu dài với Trung Quốc." "Cách Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á cùng hợp tác để bảo đảm hòa bình, bảo vệ các giá trị chung, thúc đẩy thịnh vượng ở Thái Bình Dương sẽ nằm trong số những nỗ lực quan trọng nhất mà chúng ta phấn đấu." "Cạnh tranh với Trung Quốc sẽ khó khăn. Tôi biết, tôi cũng hoan nghênh nó, vì tôi tin vào hệ thống toàn cầu mà châu Âu, Hoa Kỳ, cùng các đồng minh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đã nỗ lực xây dựng 70 năm qua." “Chúng ta cần đẩy mạnh việc chống trả những vi phạm và hiếp đáp kinh tế của chính phủ Trung Quốc phá hoại nền tảng của hệ thống kinh tế thế giới,” ông nói. Tổng thống Biden lo lắng về cáo buộc Nga tấn công mạng máy tính. “Đối phó sự liều lĩnh của Nga và tình trạng xâm nhập vào mạng máy tính ở Mỹ cũng như trên khắp châu Âu và thế giới đã trở nên quan trọng trong việc bảo vệ an ninh tập thể." Tổng thống Mỹ Joe Biden đã xuất hiện qua Diễn đàn an ninh Munich, tổ chức trực tuyến ngày 19/2, để khẳng định Mỹ sẽ giữ vững vai trò lãnh đạo thế giới và tôn trọng các liên minh chiến lược. text: Phi cơ dân dụng A320 của hãng Airbus Kế hoạch sẽ đặt hãng này cạnh tranh trực tiếp với đối thủ Boeing, vốn thống trị ngành sản xuất máy bay thương mại ở Mỹ. Nhà máy sắp tạo ra 1.000 việc làm, sẽ sản xuất dòng máy bay A320. Cơ sở chế tạo này dự kiến khai trương vào năm 2015, với mục đích chế tạo tới 50 phi cơ một năm vào năm 2018. "Đây đúng là lúc để Airbus mở rộng ở Mỹ," Fabrice Bregier, Chủ tịch và giám đốc điều hành Airbus nói. Ông Bregier nói Hoa Kỳ là một thị trường lớn nhất thế giới cho các máy bay vận tải hành khách dân dụng có sức chứa lớn. “Với một nhu cầu dự kiến 4.600 máy bay trong vòng 20 năm tới, dây chuyền sản xuất này giúp chúng tôi trở nên gần gũi hơn với khách hàng của mình", ông Bregier nói. Nhà máy ở Mỹ sẽ lắp ráp các dòng A320, bao gồm các máy bay chở khách A319 và A321. Bảo vệ công ăn, việc làm Công đoàn Pháp hôm Chủ nhật đã gây áp lực với Airbus, hãng chế tạo nhiều bộ phận của phi cơ ở Pháp cũng như Anh, Đức và Tây Ban Nha, yêu cầu hãng này phải đảm bảo công ăn việc làm và việc sản xuất tại Pháp. "Chúng tôi sẽ phải thận trọng để đảm bảo rằng họ sẽ không lấy đi công ăn việc làm ở châu Âu chuyển cho Hoa Kỳ," ông Gilbert Plo, một phát ngôn viên cho Liên đoàn Công nhân Pháp Christian (CFTC) nói. Nhà máy ở Mỹ, có trụ sở ở Mobile, Alabama, là nhà máy thứ hai bên ngoài châu Âu lắp ráp Airbus A320. Airbus đang chế tạo 37 phi cơ mỗi tháng, với sản xuất phân phối giữa Pháp và Đức và chế tạo ba chiếc mỗi tháng tại Trung Quốc. Đến cuối năm nay, hãng có kế hoạch đạt tới 38 chiếc ở châu Âu và bốn chiếc ở Trung Quốc. Giới chức phát triển kinh tế địa phương nói nhà máy mới sẽ là một cú hích lớn đối với Alabama, tiểu bang vẫn còn đang phục hồi sau khi bị cơn bão Katrina tàn phá năm 2005. Công ty mẹ của Airbus, EADS đã có một số cơ sở sản xuất ở Mỹ, bao gồm các nhà máy chế tạo phục vụ American Eurocopter của hãng này đặt tại Mississippi và Texas. Nhà sản xuất máy bay châu Âu Airbus xác nhận kế hoạch lập một nhà máy trị giá 600 triệu USD ở Alabama, làm nhà máy lắp ráp phi cơ A320 đầu tiên tại Mỹ. text: Tòa án đã xác định ông Huỳnh Văn Nén bị kết tội oan sai trong cả hai vụ án năm 1993 và 1998. Trước đó 8 người bên gia đình vợ ông Nén được minh oan từ cuối năm 2005 trong vụ án Vườn Điều, được bồi thường oan sai 1,4 tỷ đồng, không tính ông Nén và chị vợ đã mất trước đó. Những người bị oan này đã có đơn tố giác cựu điều tra viên Cao Văn Hùng và những người tiến hành tố tụng khác có những hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp khi điều tra, truy tố xét xử vụ án này từ năm 2006. Trước đó tháng 8/2004 các luật sư Phạm Hồng Hải, Trần Vũ Hải, Bùi Đức Trường đã có đơn tố giác ông Cao Văn Hùng về những hành vi sai lệch hồ sơ và cố ý truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội. Nhưng các đơn tố giác này đều chưa được giải quyết. Nay ông Huỳnh Văn Nén và những người bị oan trong gia đình vợ ông Nén tiếp tục yêu cầu các cơ quan pháp luật xử lý nghiêm những người gây oan sai cho họ trong cả hai vụ án trên, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự. Truy cứu trách nhiệm Theo chúng tôi những tội danh có thể áp dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự những người gây oan sai này là: Chúng tôi đánh giá hậu quả gây ra thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng vì gây oan cho rất nhiều người và nhà nước phải bồi thường hàng tỷ đồng cho những người bị oan. Thời hiệu đã hết? Theo một số người, do việc tiến hành tố tụng gây oan sai trong cả hai vụ án này đã diễn ra từ trên 10 năm trước, riêng đối với vụ án bà Bông diễn ra từ 15 năm trước, nên có thể thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người gây oan sai đã hết, tức không thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ. Đúng là đối với các tội danh theo các Điều 293, 295, 296, 298, 299, 300 BLHS trong các trường hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thuộc các trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng và theo Điều 23, khoản 2, tiết c, của Bộ luật Hình sự (BLHS), thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm. Theo khoản 3 của Điều 23 trên, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Vậy đối với những tội phạm có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng định khung thì thời hiệu tính từ khi người phạm tội có hành vi vi phạm hay tính từ khi có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng? Chúng tôi cho rằng, phải tính từ khi xác định có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ví dụ từ khi nhà nước phải đền bù tiền oan sai hoặc khi những người này được minh oan. Như trong vụ án Vườn Điều những người bị oan được minh oan từ cuối năm 2005 và được đền bù từ 2006. Vậy thời điểm có tình tiết hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tính từ năm 2006. Riêng đối với ông Huỳnh Văn Nén, được minh oan từ 28/11/2015 nhưng đến nay chưa được bồi thường, mức bồi thường dự kiến sẽ lên hàng chục tỷ đồng. Như vậy đối với những hành vi phạm tội của những người gây oan cho Huỳnh Văn Nén cũng chưa phải tính thời hiệu, nói cách khác họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh trên, thuộc trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 'Lạm quyền khi thi hành công vụ' Ông Huỳnh Văn Nén trả lời phỏng vấn báo chí hôm 3/12 (ảnh của báo Thanh Niên) Tất nhiên có thể có quan điểm khác chỉ tính thời hiệu khi có hành vi vi phạm xảy ra. Trong trường hợp theo quan điểm này, theo tôi có thể áp dụng tội danh lạm quyền khi thi hành công vụ theo Điều 282 BLHS đối với ông Cao Văn Hùng và ông Đinh Kỳ Đáp (Phó thủ trưởng cơ quan điều tra công an tỉnh Bình Thuận tại thời điểm năm 2000). Hai ông này đã hai lần xác minh đơn tố cáo của ông Nguyễn Phúc Thành, theo đó hai kẻ khác chứ không phải ông Huỳnh Văn Nén đã giết người, cướp của trong vụ án bà Bông. Hai ông này đã làm trái công vụ khi thực hiện xác minh vì vụ án này đã có bản án có hiệu lực, thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Lẽ ra các ông này phải báo cáo các cơ quan này hoặc cấp trên (Bộ công an) để có hướng giải quyết. Đồng thời hai ông này đã “phá án” được thành tích trước đây nên không thể khách quan, vô tư khi xác minh. Thực tế, theo như trình bày của ông Nguyễn Phúc Thành, ông Hùng đã đe dọa ông Thành ép rút đơn, không có động thái nào để xác minh những chi tiết trong đơn tố cáo của ông Thành như lái xe ôm tên là Nghĩa và cửa hàng mà kẻ gây án bán nhẫn và cướp của của bà Bông, tự ý kết luận đơn tố cáo của ông Thành là không có cơ sở. Chính hành vi này đã khiến việc giải oan cho những người bị oan bị chậm trễ, mà lẽ ra đã được làm rõ ngay từ năm 2000. Tội lạm quyền thi hành công vụ theo Điều 282 BLHS trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10-20 năm tức thuộc trường hợp tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 20 năm. Do việc gây oan sai cho nhiều người gây bức xúc trong nhân dân, làm mất uy tín cho các cơ quan pháp luật, có thể đền bù oan sai hàng chục tỷ đồng, tất yếu các cơ quan pháp luật có thẩm quyền phải xử lý nghiêm những kẻ đã gây oan sai. Nhân dân đang mong chờ cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao sớm khởi tố vụ án hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự những kẻ đã gây ra 2 đại án oan sai tại Bình Thuận. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một luật sư đang làm việc tại Việt Nam. Đến nay tòa án đã xác định ông Huỳnh Văn Nén bị kết tội oan trong cả hai vụ án giết người xảy ra tại xã (nay là thị trấn) Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận trong các năm 1993 và 1998, còn gọi là vụ án Vườn Điều và vụ án Bà Bông. text: Hamid Ismailov Trưởng ban BBC Trung Á Hơn 2.200 đại biểu đến từ khắp Trung Quốc tập trung tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh và bầu chọn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, qua đó bầu ra Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra các quyết định cao nhất ở Trung Quốc. Kỳ đại hội đảng là một màn trình diễn được biên đạo kín kẽ nhằm thể hiện sức mạnh và sự thống nhất, tuy tiến trình thực hiện, như nhiều nhà quan sát nhận định, hầu như đều được diễn ra đằng sau cánh cửa đóng kín. Màn vũ đạo này khiến tôi nghĩ về bản chất nghi lễ của các sự kiện như Đại hội đảng, điều cá nhân tôi từng được chứng kiến ở Liên Xô cũ. Đầu tiên, ta hãy nói về cách thức những gì diễn ra - một đại lễ đường, nơi hàng ngàn đảng viên ngồi thành hàng như giáo đoàn của một nhà thờ trong một buổi lễ trọng. Nhưng ở vị trí của ban thờ, họ nhìn thấy cơ quan lãnh đạo Đảng – Ban Chấp hành Trung ương. Các thành viên Ban Chấp hành ngồi trên bục cao với những đồ trang trí ban thờ - hoa gài trên ngực và phù hiệu cộng sản phía sau. Nếu như mỗi vị tổng giám mục có bục thuyết giảng riêng, thì tổng bí thư đảng cũng có một diễn đài riêng để đọc diễn văn của mình. Quá trình đại hội có những khoảnh khắc quan trọng hướng vào tâm tư dân chúng. Từ việc là một thành viên dự Đại hội Đảng đến việc được bầu chọn vào cơ quan lãnh đạo Đảng là cả một bước tiến vô cùng to lớn Tôi đã nhìn lên những khoảnh khắc này với cặp mắt của một người dân, và nhìn xuống với cặp mắt của một thành viên Đoàn Chủ tịch. Khi ngồi giữa những người dân bình thường (tôi muốn nói là 'giữa đám đông’, nhưng thực ra chả có đám đông nào vì mọi người được lệnh phải cư xử cho biết điều), bạn là một người vô danh, là một trong số rất nhiều người khác, khác hẳn với những người được bầu chọn đang có mặt trên sân khấu. "Bình đẳng hơn những người khác" Những người trên sân khấu có thể trông giống như bạn, họ cũng có thể mặc đồng phục giống bạn, nhưng họ chắc chắn là 'những người đầu tiên trong số những người bình đẳng với nhau’. Nhìn hình ảnh của minh trong gương nhưng lại là ngồi giữa ‘những người được bầu chọn’ khiến con người ta dấy lên niềm hy vọng và sợ hãi. Niềm hy vọng liên quan đến tương lai - một ngày nào đó biết đâu ta có thể trở thành người như họ. Nỗi sợ hãi liên quan đến dễ tình trạng dễ bị tổn thương hiện tại của bạn, khi mà bất kỳ ai trong số những người được lựa chọn đều có thể di chết bạn chỉ bằng một cái phẩy ngón tay. Tuy nhiên, khi ngồi trong Đoàn Chủ tịch, bạn cũng nhận thức được khoảng cách giữa mình với những người đang ngồi thành từng hàng bên dưới, các ‘thành viên, những người thực sự là ‘thêm thắt’ vào tiến trình đang diễn ra tại Đại lễ đường. Bạn có thể nói đùa với người ngồi cạnh về một thành viên giáo đoàn bên dưới trông hơi kỳ cục, hay ai đó đang ngáy o o trong phiên họp.. Hai cái cảm giác tương tự cũng hành hạ bạn khi bạn ngồi trong Đoàn Chủ tịch, chỉ là theo thứ tự ngược lại mà thôi - nỗi sợ hãi và niềm hy vọng. Sợ rằng sẽ bị mất đặc quyền này và hy vọng rằng điều đó sẽ không xảy ra với mình. Đại lễ đường Nhân dân được trang hoàng cẩn thận đến từng chi tiết trong dịp đại hội Nhìn vào cách sắp xếp chỗ ngồi tại Đại lễ đường thì rõ là ý thức hệ cộng sản dựa theo các phép biện chứng của Hegel, nhưng đổi lộn ngược lại và gắn kết chúng vào thành các nguyên tắc cơ bản của mình. Định luật đầu tiên của phép biện chứng này liên quan đến sự thống nhất và mâu thuẫn của các mặt đối lập. Cơ quan có mặt tại Đại lễ đường và Đoàn Chủ tịch là một, nhưng lại đối lập nhau. Sự khác biệt cũng ám chỉ đến "đấu tranh giai cấp" lâu dài vốn được ghi trong Tuyên ngôn Cộng sản. Định luật thứ hai đề cập đến việc chuyển đổi không thể tránh khỏi từ định lượng sang chất lượng. Từ việc là một thành viên của cơ quan đảng trở thành một trong những người ‘được bầu chọn’ đòi hỏi rất nhiều nỗ lực để biến định lượng sang chất lượng. "Người lính mà không mơ trở thành tướng là một người lính tồi” đã trở thành một trong những câu châm ngôn cộng sản nổi tiếng nhất. Bản thân Marx từng nói: "Không có con đường nào dễ dàng trong khoa học, và chỉ có những người không sợ mệt mỏi quyết leo dốc mới có cơ hội vươn tới đỉnh vinh quang." Thay thế từ "khoa học" bằng từ "quyền lực", bạn sẽ thấy tôi đang nói về cái gì. Định luật thứ ba và cũng cuối cùng là sự phủ định của phủ định. Không ai trong Đại lễ đường thừa nhận những gì tôi nói ở đây, nhưng chúng ta có thể sử dụng quy tắc này để phủ nhận phủ định của họ và chứng tỏ các đại hội được tổ chức mang tính nghi lễ ra sao, tạo những cảm xúc sâu sắc nhất của con người như thế nào. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc đã có kỳ đại hội quan trọng với những thay đổi lãnh đạo sâu rộng. text: Vụ giết ông Sylville Smith trong khu vực đông người Mỹ gốc Phi trong thành phố hôm thứ Bảy 13/8 đã dẫn đến biểu tình. "Chúng ta phải tuân thủ luật pháp hoặc chúng ta không còn quốc gia nữa," ông Trump nói với hãng tin Fox News sau khi đến thăm đồn cảnh sát trong thành phố. Sau đó ông phát biểu trước một đoàn tuần hành. Một loạt các vụ cảnh sát nổ súng đã làm dấy lên biểu tình nhiều nơi ở Hoa Kỳ. Người biểu tình nói cảnh sát đã quá sẵn sàng sử dụng vũ khí chết người tấn công người Mỹ gốc Phi. Trong vụ việc gần đây nhất, ông Smith 23 tuổi bị cảnh sát chặn lại và sau đó bỏ chạy. Các quan chức nói người này bị bắn vì anh mang theo một khẩu súng bất hợp pháp và đã từ chối bỏ súng xuống. "Khẩu súng chĩa vào đầu [một cảnh sát] dường như sẵn sàng nổ súng," ông Trump, ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa nói. "Ai có vấn đề gì với chuyện đó nào? Câu chuyện là vậy. Có thế nó không đúng sự thật. Nhưng nếu đó là sự thật, mọi người không nên ồn ào như vậy." Căng thẳng dâng cao sau những ngày xảy ra bạo loạn Nhiều người biểu tình chống ông Trump ở Milwaukee Ông Trump, một doanh nhân đã khiến giới chính trị Hoa Kỳ choáng váng vì đã chiến thắng đề cử của Đảng Cộng hòa và trở thành ứng viên tranh cử tổng thống của đảng này. Ông đã gặp cảnh sát trưởng David Clarke trong cuộc gặp riêng hôm thứ Ba 16/8. Ông Clarke đã đặt lực lượng Vệ Binh Quốc gia trong tình trạng sẵn sàng nhưng chưa sử dụng đến. Ông Donald Trump cao giọng ủng hộ phía cảnh sát trong suốt kỳ tranh cử của mình. Ông theo sau ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton trong một khảo sát về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tháng 11 sắp tới, sau một loạt những tuyên bố gây tranh cãi. Trong cuộc tuần hành ở Milwaukee cuối ngày thứ Ba 16/8, ông Trump nói việc lực lượng cảnh sát thiếu hiệu quả đã gây thiệt hại cho cộng đồng người Mỹ gốc Phi bị bạo lực làm tổn thương trong khu vực sinh sống của họ. "Cuộc chiến chống cảnh sát là cuộc chiến chống lại tất cả công dân hòa bình muốn làm việc, sinh sống và đưa con trẻ đến trường an toàn." "Công việc của chúng ta không phải là làm cuộc sống của những kẻ nổi loạn, những tên cướp, bọn trộm hay kẻ nổi loạn dễ dàng hơn, và có rất nhiều trong số chúng." Ông cáo buộc bà Clinton phải chịu trách nhiệm gián tiếp cho tình trạng bất ổn ở Milwaukee vì bà ủng hộ những người xem cảnh sát là lực lượng kỳ thị chủng tộc ở Hoa Kỳ. Ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump nói những bằng chứng ban đầu cho thấy vụ cảnh sát Wisconsin bắn người đàn ông da đen là hợp lý. text: Vị lãnh đạo cánh tả này tuyên bố nhóm truyền giáo là "đế quốc" và rằng ông cảm thấy "xấu hổ" trước sự hiện diện của họ tại các cộng đồng dân cư bản địa ở Venezuela. Ông cáo buộc nhóm truyền giáo có trụ sở tại Florida, Mỹ, là đã tới Venezuela bằng những chuyến bay không được phép, và còn dựng lên các lều trại sang trọng giữa những nơi đói khổ. Nhóm New Tribes thường giảng đạo cho những người bản xứ không theo Thiên Chúa giáo. Nhóm này hiện chưa có tuyên bố chính thức. New Tribes là một trong các tổ chức truyền giáo lớn nhất tại châu Mỹ Latin, và có khoảng 3200 nhân viên hoạt động tại 17 quốc gia. Họ còn hoạt động ở cả Tây Phi lẫn Đông Nam Á. Caracas tuyên bố rằng các nhóm truyền đạo của Mỹ là một phần trong âm mưu của Washington nhằm lật đổ Tổng thống Venezuela. Ảnh hưởng của Tổng thống Venezuela tại khu vực vốn gia tăng do nước này có nguồn dầu xuất khẩu rất lớn. Các quan chức Mỹ rõ ràng không ưa gì ông Chavez, thế nhưng họ luôn phủ nhận chuyện có âm mưu lật đổ ông. Cũng không rõ ông Tổng thống Venezuela có thật tin tưởng vào những gì mình nói hay không. Phóng viên BBC về các vấn đề châu Mỹ, Simon Watts, nhận xét giống ông bạn mình là Fidel Castro từ Cuba, ông Chavez thường biết tận dụng các cuộc xung đột và thường tự nhận mình là nạn nhân của sự bành trướng của Hoa Kỳ. Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez, nói ông sẽ trục xuất một nhóm truyền giáo của Mỹ mang tên New Tribes Mission, tạm dịch là 'Sứ mạng Bộ lạc mới'. text: Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố như vậy trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Itar-Tass nhân chuyến thăm Nga đang diễn ra từ ngày 10 đến ngày 12 tháng Chín. Ông Dũng được trích dẫn nói: “Mối quan hệ chính trị dựa trên hiểu biết và tin cậy lẫn nhau tiếp tục được củng cố”. Thủ tướng Việt Nam nói nước này ủng hộ nỗ lực của Nga gia nhập tổ chức Thương mại Quốc tế và sẵn sàng hợp tác với các đối tác Nga trong khuôn khổ WTO. Ông Dũng cùng đoàn tuỳ tùng tới St Petersburg chiều hôm qua, 9/9. Chuyến thăm này là để đáp trả chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Việt Nam năm 2006. Ông Nguyễn Đức Toàn, đại diện Hội người Việt tại St Petersburg nói với BBC rằng hàng trăm người Việt ở St Petersburg đã ra đón Thủ tướng Việt Nam ở sân bay. Đoàn ông Dũng đã thăm thị trưởng thành phố, chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa St Petersburg và tỉnh Khánh Hòa. Hôm nay 10/9 ông bay xuống Moscow, bắt đầu chuyến thăm chính thức CHLB Nga. ‘Đối tác chiến lược’ Cụm từ ‘quan hệ đối tác chiến lược’ được hai nước đưa ra trong thông cáo chung ký từ năm 2001. Việt Nam gọi Nga là ‘đối tác chiến lược đầu tiên’ của nước này. Trọng tâm của chuyến thăm lần này tập trung vào quan hệ kinh tế và thương mại. Nói chuyện với Itar-Tass, ông Dũng cũng nhấn mạnh tới những cải thiện trong lĩnh vực này. Thương mại giữa Việt Nam và Nga đã tăng từ mức 350 triệu dollar vào giữa thập niên 90 lên trên một tỉ dollar vào năm ngoái. Hợp tác mạnh nhất giữa Nga và Việt Nam là trong lĩnh vực khai thác dầu khí, thông qua liên doanh VietsoPetro. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định mặc dù cả hai phía đều đưa ra những từ ngữ to tát, quan hệ Việt Nga giờ không còn gần gũi như thời thập niên 60 đến thập niên 80 của thế kỷ trước, khi Liên bang Soviet là nước cấp viện chính về cả kinh tế lẫn quân sự cho Việt Nam. Về mặt ngoại giao, Việt Nam luôn phải lo cân bằng mối quan hệ của họ với Mỹ và các đồng minh truyền thống là Trung Quốc và Nga. Giáo dục và du lịch Thủ tướng Việt Nam cũng nhấn mạnh tới triển vọng hợp tác về giáo dục và du lịch giữa hai nước trong thời gian tới. Hàng ngàn sinh viên Việt Nam hiện vẫn đang theo học tại Nga. Tuy nhiên, mối quan hệ này gần đây căng thẳng sau vụ các thanh niên đầu trọc Nga giết hại sinh viên Vũ Anh Tuấn ở St Petersburg hồi tháng 10/2004. Các địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam ngày càng thu hút nhiều du khách Nga khi kinh tế Nga đang phục hồi trở lại. Năm 2006, có 30 ngàn du khách Nga tới thăm Việt Nam. Thủ tướng Việt Nam tuyên bố mối quan hệ hữu nghị truyền thống và ‘đối tác chiến lược’ giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã đạt kết quả ấn tượng trên nhiều lĩnh vực trong vài năm qua. text: Truyền thông Việt Nam trích lời Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh nói “việc EU quyết định áp dụng và rà soát thuế chống bán phá giá đối với giày và mũ da của Việt Nam là không công bằng”. Lời bình luận được đưa ra trong một buổi họp báo ở thủ đô Brussels tại Bỉ ngày 15 tháng Chín. Ông Vĩnh được TTXVN trích lời khẳng định trước các phóng viên nước ngoài rằng “các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không bán phá giá giày da vào thị trường châu Âu”. “Việc áp thuế chống bán phá giá đi ngược lại tinh thần tự do hóa thương mại và trái với mục tiêu các chương trình trợ giúp xóa đói, giảm nghèo mà Ủy ban châu Âu (EC) và các nước thành viên dành cho Việt Nam.” Thông điệp được đưa ra nhằm tránh khả năng Ủy hội Âu châu có thể tiếp tục rà soát mặt hàng vốn chịu thuế chống bán phá giá từ hai năm qua. Theo dự kiến, biện pháp áp thuế này chấm dứt vào đầu tháng Mười năm nay. Thông cáo của Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam nói khoảng 20%-25% công ty giầy bị ảnh hưởng do bị áp thuế chống bán phá giá và khoảng 4000 công nhân mất việc làm trong hai năm qua. EU áp thuế này hồi tháng 10 năm 2006 để đối phó với giầy xuất khẩu nhiều vào thị trường này từ hai nước Trung Quốc và Việt Nam, nơi EU nói là các nhà sản xuất được trợ giá. VN kêu gọi EU ngưng thuế chống bán phá giá giầy vì nói ảnh hưởng tới việc làm và đi ngược lại tinh thần tự do hóa thương mại. text: Thủ tướng Rajoy hứa sẽ không đụng tới lương hưu Thủ tướng Rajoy đã đưa ra cam kết này trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình đầu tiên kể từ khi ông lên nắm quyền. Tuy nhiên ông cho biết chính phủ của ông hiện không có quyết định yêu cầu cứu trợ. Hồi tuần trước, chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi đã tiết lộ kế hoạch mua lại trái phiếu của các quốc gia đang mắc nợ với một số điều kiện. Draghi nói ngân hàng của ông sẽ tạo ra một ‘chốt chặn hoàn toàn hiệu quả’. Mục đích của chương trình mua lại trái phiếu này là nhằm giảm chi phí vay mượn cho một số quốc gia trong khu vực đồng tiền chung đang ngập trong nợ nần. Lãi suất trái phiếu do chính phủ Tây Ban Nha phát hành đã giảm đáng kể sau tuyên bố trên của ECB. “Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng mọi người đều có lý nhưng tôi nhấn mạnh chúng tôi vẫn chưa có quyết định,” Thủ tướng Rajoy phát biểu trên truyền hình Tây Ban Nha. “Tôi sẽ xem xét các điều kiện. Tôi không muốn và tôi cũng không thể chấp nhận việc bị người khác chỉ dẫn các chính sách cụ thể và cắt giảm ở đâu,” ông nói thêm. Ông cũng hứa rằng bất kỳ quyết định nào của chính phủ của ông cũng sẽ không ảnh hưởng đến những người lãnh lương hưu. Theo bản kế hoạch của Mario Draghi thì ECB sẽ đồng ý mua lại một số lượng trái phiếu không giới hạn của các nước khu vực đồng euro đang mắc nợ với điều kiện các nước này chính thức yêu cầu cứu trợ và giữ đúng các điều kiện cứu trợ. ECB sẽ nhờ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) giúp giám sát sự tuân thủ của các quốc gia đối với các điều kiện cứu trợ. Draghi cho biết ECB sẽ mua các trái phiếu có kỳ hạn trong khoảng từ một đến ba năm và sẽ không có giới hạn về quy mô số trái phiếu được mua. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nói rằng ông sẽ không chấp nhận các điều kiện do bên ngoài áp đặt về một gói cứu trợ có khả năng dành cho nước ông. text: Mekala, cùng mẹ, bà Yvonne, đang hồi phục tại nhà Mekala Osborne, 23 tuổi, bị ốm khi đi du lịch ở Việt Nam và Campuchia vào tháng 9/2019. Cô được cho vào trạng thái hôn mê tạm thời tại bệnh viện Việt Nam sau khi tình trạng trở nên tồi tệ đến mức gia đình được cho biết cô có 5% cơ hội sống sót. Virus corona: 'Tôi hồi phục sau khi tự cách ly điều trị ở nhà' Vì sao bà bầu thường nghén ăn những món kỳ quặc? Phụ nữ có nguy cơ thiếu biện pháp ngừa thai vì đại dịch Cô đã trải qua một năm để hồi phục trong bệnh viện ở Anh Cô được xuất viện ngay trước Giáng sinh, nhưng vẫn còn một chặng đường dài tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng phía trước. Hồi tưởng về trải nghiệm này, cô cho biết mình tham gia chuyến du lịch Đông Nam Á cùng bạn bè 3 tuần thì bị đau họng. Mekala được chăm sóc tại Bệnh viện Mount Elizabeth ở Singapore Cô đã mua một khẩu trang và vài viên Strepsils sát khuẩn cổ họng, nhưng trong vòng 24 giờ, cô phải nhập viện chống chọi với một loại virus mà các bác sĩ mô tả là tương tự như viêm phổi. "Đó chỉ là các triệu chứng cúm thông thường ... Sau đó, trong một ngày, nó trở nên thực sự tồi tệ. "Tôi không cảm nhận được chân của mình. Tôi ngủ thiếp đi và khi tỉnh dậy thì ho ra máu. Mekala nói thêm: "Rất nhiều thứ chỉ là một vệt mờ từ đó." Mekala Osborne bị ốm khi cô đang ở Hội An, Việt Nam Mẹ của cô, Yvonne McAulay, cho biết Mekala đã rất lạc quan khi họ nói chuyện lần cuối cùng. Sau đó Mekala gửi cho mẹ một bức ảnh cô đang thở oxy. Ngay sau đó bà nhận được điện thoại thông báo con gái đang được chăm sóc đặc biệt trong tình trạng hôn mê và bà được đưa từ Edinburgh tới Đà Nẵng. Khi Yvonne nhìn thấy con gái mình trong bệnh viện, bà nghĩ Mekala sẽ chết. Nhưng khi cô được công ty bảo hiểm du lịch chuyển đến Singapore, mẹ cô cho biết mọi thứ bắt đầu bớt ảm đạm hơn. Mekala được đưa đến một bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Mount Elizabeth, nơi một nhà tư vấn đã nghiên cứu hành trình du lịch của cô và xác định căn bệnh của cô là do virus trong không khí tại một khu rừng ở Campuchia. Tuy nhiên, trong khi hôn mê, tình trạng của cô ấy từ từ được cải thiện. Sau hai tuần, cô ấy được đánh thức, và một tuần sau đó cô không cần máy trợ thở. Sau hai tháng nằm viện, Mekala được chuyển sang dùng máy thở di động trước khi bay trở về Anh vào tháng 11/2019. Các bác sĩ ở Scotland cho biết cô vẫn còn "trong tình trạng tồi tệ", và mẹ cô được cảnh báo rằng mọi việc 'không chắc chắn'. Mọi thứ được cải thiện từ từ - và sau đó đại dịch Covid-19 ập đến. Điều đó có nghĩa là Mekala đã được chuyển từ phòng chăm sóc đặc biệt ở Edinburgh đến một bệnh viện phục hồi chức năng, nơi cô ở đó 9 tháng qua. Ở đó, cô học lại những điều mà trước đây cô cho là đương nhiên, như cách đi bộ. Nhưng cô cho biết việc không có khách đến thăm là động lực tốt để có thể khỏe lại càng nhanh càng tốt, để có thể về với gia đình và bạn bè. Cô nói với Đài phát thanh Scotland rằng cô đã được ra viện không lâu trước lễ Giáng sinh. Thật "không thể tin được" khi xuất viện và Mekala nói rằng cô ấy vẫn tự véo mình khi nhận ra mình đã về nhà. "Đó là khoảnh khắc tôi sẽ nhớ mãi", cô nói. Một huấn luyện viên thể dục ở Edinburgh, người bị nhiễm một loại virus chết người trong khi đi du lịch, cuối cùng đã được xuất viện sau 15 tháng. text: Hôm qua, Chủ nhật, 06-01-2008, Arsenal, đội đầu bảng Premier League, đã thể hiện đẳng cấp bằng chiến thắng 2-0 trước Burnley với công lao của Eduardo và Bendtner. Trong khi đó, 4 đội thuộc giải ngoại hạng đều bị các đội yếu hơn cầm hòa. Liverpool bị đội bóng đang trên bờ vực của sự phá sản, đội Luton, cầm hòa với tỷ số 1- 1. Huấn luyện viên của Luton Kevin Blackwell hy vọng rằng kết quả đó sẽ giúp câu lạc bộ có một hình ảnh tốt nào đó trong mắt các nhà đầu tư tiềm năng. Ông Blackwell nói rằng kết quả đó cho thấy Luton tìm mọi cách để duy trì sự sống của câu lạc bộ và rõ ràng điều đó thể hiện qua trận đấu hôm nay. Trong khi đó, Newcastle không thể giành được chiến thắng nhằm giảm bớt áp lực lên huấn luyện viên, Sam Allardyce, khi hòa 0-0 tại sân nhà của đội Stoke. Trợ lý của ông Allardyce là ông Nigel Pearson đã chia sẻ với đài BBC rằng dù không thắng nhưng ít ra kết quả đó đã chấm dứt ba trận liên tiếp thất bại của đội và giảm chút ít áp lực. Ông Nigel nói rằng khi dẫn dắt một đội với thể trạng như vậy thì lúc nào cũng phải chịu áp lực. Trợ lý huấn luyện viên đội Newcastle cũng cho rằng toàn đội hôm nay có một tinh thần quyết tâm cao, đặc biệt là các cầu thủ ra sân. Nhưng ông Nigel cũng nhấn mạnh rằng đội bóng cần thời gian và sẽ tiếp tục chơi tốt bởi lẽ đội bóng cần phải có một kết quả nhất định tại giải ngoại hạng. Trong một số trận đấu khác, Derby và Fulham cùng hòa 2 - 2 trên sân nhà với đội Sheffield Wednesday và Bristol Rovers. 14 đội tại giải Ngoại hạng Anh vẫn còn cơ hội giành cúp FA mùa bóng này. text: Sau nhiều tuần bất đồng sâu sắc và rơi vào thế bế tắc, thì nay, Pháp cùng Hoa Kỳ đã có chung tiếng nói. Tổng thống Chirac và Tổng thống Bush, thông qua các vị đại sứ của mình tại Liên Hợp Quốc, đã giải quyết được mối bất đồng trong chuyện chọn chính xác từ ngữ để kêu gọi chấm dứt giao tranh ngay lập tức, cùng nghĩa vụ của tất cả các bên để tiến tới một biện pháp giải quyết toàn diện. Chi tiết chính xác vẫn chưa được công bố, nhưng lời lẽ mà Hoa Kỳ và Pháp đã đồng ý với nhau nay sẽ được đưa trước toàn thể Hội Đồng Bảo An, chuẩn bị có phiên họp đặc biệt để tham vấn tình hình. Nếu bản dự thảo của Pháp và Hoa Kỳ được toàn bộ hay đa số trong tổng số 15 thành viên Hội Đồng, thì dự kiến, việc biểu quyết sẽ được thực hiện trong vài ngày tới. Ngoại trưởng các nước tham gia Hội Đồng Bảo An dự kiến sẽ tới New York để biểu quyết, nhằm tạo sức mạnh chính trị tối đa đối với lời kêu gọi của toàn cầu gửi tới các bên tham chiến, kêu gọi ngừng giao tranh và tôn trọng các điều khoản ngừng bắn. Trong lúc đó, chi tiết về kế hoạch gửi lực lượng cảnh sát đa quốc gia tới kiểm soát khu vực vẫn đang được xem xét cùng với giải pháp chính trị dài hạn cho khu vực. Pháp và Hoa Kỳ đã đạt được thoả thuận về ngôn từ dùng trong nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, kêu gọi chấm dứt giao tranh tại Israel và Lebanon. text: Hội nghị toàn quốc lần thứ ba này có sự bảo trợ của Cơ quan phòng chống AIDS của Liên Hiệp Quốc và ước tính có hơn 1000 đại biểu tham dự. Tính đến mùa hè năm nay, thống kê chính thức nói có hơn 95.000 người Việt Nam nhiễm HIV dương tính; nhưng các chuyên gia đồng ý rằng số lượng thực tế còn cao hơn nhiều. Tại hội nghị năm nay, các chuyên gia nước ngoài và Việt Nam sẽ trình bày những đánh giá mới nhất cùng kinh nghiệm phòng chống AIDS ở Việt Nam thời gian qua. Hàng chục bài tham luận sẽ được trình bày ở các phòng họp tiến hành đồng thời. Trong đó có những tham luận gây chú ý như '15 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS ở TP. HCM' (TS. Lê Trường Giang), 'Lượng giá nguy cơ nhiễm HIV/AIDS ở nhóm thanh niên 15-24 tuổi tại bảy tỉnh' (Nguyễn Thu Anh). Vấn đề tình dục đồng giới cũng được bàn đến trong bài 'Yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam ở TP. HCM' (Nguyễn Anh Tuấn). Khía cạnh giao tiếp xã hội với người nhiễm HIV được trình bày bởi nhiều nhóm phi vụ lợi từng trực tiếp dấn thân vào môi trường của người nhiễm HIV: Ông Văn Tùng (nhóm Vì ngày mai tươi sáng), Phạm Thị Huệ (nhóm Hoa phượng đỏ)... 15 năm trước, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện vào cuối tháng 12 năm 1990 tại TP. HCM. Đến tháng Năm 2005, con số chính thức nói trên toàn quốc đã phát hiện 95.871 trường hợp nhiễm HIV trong đó 15.618 người nhiễm HIV đã diễn biến thành AIDS và 8.975 bệnh nhân AIDS đãtử vong. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, số người bị nhiễm HIV trên thực tế cao hơn nhiều so với số liệu báo cáo. Báo cáo dự báo nhiễm HIV/AIDS do Bộ Y tế Việt Nam thực hiện cùng WHO và UNAIDS mới đây cảnh báo trong 3 năm tới sẽ có thêm ít nhất 5.000 - 10.000 bệnh nhân AIDS mới hàng năm. Theo báo cáo, tiêm chích ma tuý vẫn còn là nguồn chủ yếu gây nhiễm ở Việt Nam và ở mức độ quốc gia tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong gái mại dâm hiện lên đến 16%. Ngày thứ Năm tại Việt Nam sẽ khai mạc hội nghị lớn nhất trong năm về phòng chống HIV / AIDS. text: Ted Osius (phải) là một nhà ngoại giao kỳ cựu ‘Có tiến bộ’ Phát biểu trong phiên điều trần trước Thượng viện trước khi Thượng viện quyết định có phê chuẩn ông cho vị trí này hay không, ông Ted Osius nói Hoa Kỳ đã nói rõ với chính phủ độc đoán ở Việt Nam rằng lệnh cấm này sẽ không được dỡ bỏ nếu Việt Nam không có những tiến triển đáng kể về nhân quyền. Tuy nhiên, ông nói đã có tiến bộ trong ba hoặc bốn trong tổng số chín lĩnh vực mà Mỹ muốn Việt Nam cải thiện, trong đó có quyền lao động, đối xử với người khuyết tật, tạo không gian nhiều hơn cho xã hội dân sự và cho phép các giáo hội tôn giáo hoạt động. “Điều này có nghĩa là đã đến lúc xem xét khả năng dỡ bỏ lệnh cấm,” ông nói nhưng nhấn mạnh rằng tốc độ thực hiện công việc này tùy thuộc vào Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Ông đưa ra bình luận này khi trả lời câu hỏi của Thượng nghị sỹ John McCain, người ủng hộ dỡ bỏ lệnh cấm, trong phiên điều trần. Bất cứ động thái dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí nào đối với Việt Nam có thể sẽ làm cho Trung Quốc, vốn đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam trên Biển Đông, tức giận. Hồi năm 2007, Mỹ đã mở đường cho việc buôn bán vũ khí phòng vệ không sát thương cho Việt Nam tùy từng trường hợp nhưng vẫn cấm bán hay chuyển giao vũ khi sát thương cho Việt Nam. Luật sư Lê Quốc Quân là một trong số các tù nhân chính trị mà Mỹ đòi Việt Nam thả Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã yêu cầu Chính quyền Obama dỡ bỏ những hạn chế này và xem đây là một bước đi quan trọng để hoàn toàn bình thường hóa quan hệ hai nước. ‘Còn khiêm tốn’ Các tổ chức nhân quyền vẫn chỉ trích rất nhiều thành tích nhân quyền của Việt Nam. Đất nước này vẫn duy trì chế độ độc đảng vốn bóp nghẹt bất đồng. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết số người bị bỏ tù trong các phiên tòa chính trị ở nước này đã tăng liên tục qua hàng năm kể từ năm 2010 và rằng 63 người bị kết án tù chỉ vì bày tỏ chính kiến một cách hòa bình hồi năm ngoái. Ông Osius thừa nhận rằng những tiến bộ mà Việt Nam đạt được cho đến nay vẫn còn ‘khiêm tốn’ nhưng cũng nói rằng ‘bây giờ là lúc’ Washington gây sức ép để Việt Nam tiếp tục cải thiện hơn nữa về nhân quyền và quản trị quốc gia bởi vì xét trên sự sốt sắng muốn gia nhập Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Hà Nội và vì ‘tình hình chiến lược’ mà nước này đang đối diện với Trung Quốc. “Thật sự không có lúc nào tốt hơn lúc này do Việt Nam rất muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác với Mỹ,” ông nói. Ted Osius là một nhà ngoại giao kỳ cựu từng làm việc ở Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và Philippines. Đề cử ông cho vị trí đại sứ Mỹ tại Hà Nội còn chờ được Ủy ban đối ngoại cũng như toàn thể Thượng viện Mỹ phê chuẩn. Người sắp trở thành đại sứ mới của Mỹ ở Việt Nam phát biểu hôm thứ Ba ngày 17/6 rằng có thể đã đến lúc Washington xem xét dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, hãng tin Mỹ AP cho biết. text: Biểu tình lớn nổ ra tại Minsk, thủ đô của Belarris, hôm Chủ Nhật 6/9 Cảnh sát chống bạo động với vòi rồng và barrier đã phong tỏa các khu vực trong thành phố. Một số vụ bắt giữ đã diễn ra; tin tức nói đã xảy ra thương tích. Những người biểu tình đòi Tổng thống Alexander Lukashenko phải từ chức. Họ cáo buộc giới chức đã gian lận trong kỳ bầu cử hồi tháng trước, sự kiện đã làm dấy lên tình trạng bạo loạn rộng khắp, gây chết người. Ít nhất đã có bốn người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương kể từ đó, trong lúc chính quyền nỗ lực dập tắt làn sóng đối kháng. Hàng nghìn phụ nữ đã tham gia một cuộc biểu tình ở Minsk vào thứ Bảy Trước đó, trong hôm thứ Bảy, lực lượng an ninh ở thủ đô Minsk đã bắt giữ hàng chục người, chủ yếu là sinh viên, trong cuộc biểu tình vào dịp cuối tuần lần thứ tư. Trong một cuộc tuần hành riêng biệt, hàng nghìn phụ nữ đã hô vang "thả tụi nhỏ ra". Trong khi đó, một nhà hoạt động hàng đầu thuộc phe đối lập cho biết bà tị nạn ở Ba Lan sau khi bị lực lượng an ninh đe dọa. Những người biểu tình nói rằng đã có sự gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 9/8 vừa qua, nhằm duy trì quyền lực của ông Lukashenko. Những người biểu tình, các nhà hoạt động nhân quyền và các nhà quan sát cáo buộc cảnh sát chống bạo động đã đàn áp dã man các cuộc tuần hành ôn hòa. Người biểu tình đòi giới chức chấm dứt tình trạng cảnh sát hành xử tàn bạo Ông Lukashenko, nắm quyền từ năm 1994, cáo buộc các quốc gia phương Tây can thiệp. Chủ Nhật đã trở thành ngày then chốt cho các cuộc xuống phố phản đối ở Minsk kể từ khi làn sóng biểu tình bắt đầu nổ ra cách đây bốn tuần, phóng viên BBC Jonah Fisher tại Minsk tường thuật. Cảnh sát chống bạo động đã tăng cường các nỗ lực hăm dọa và chặn dòng người đổ về trung tâm Minsk, cũng như bắt giữ người tham gia biểu tình, phóng viên BBC cho biết thêm. Các cuộc biểu tình ban đầu được châm ngòi bởi cuộc bầu cử gây tranh cãi, nay càng thêm gay gắt do những vụ đánh đập bạo lực xảy ra sau đó. Vào đêm trước các cuộc biểu tình, lực lượng an ninh đeo mặt nạ đã kéo lê sinh viên ra khỏi đường phố Minsk và tống họ vào xe cảnh sát trong một cuộc tuần hành. Hàng chục người biểu tình đã bị giam giữ. Cũng trong hôm thứ Bảy, nhà hoạt động hàng đầu thuộc phe đối lập Olga Kovalkova cho biết bà đã tị nạn ở Ba Lan, nói thêm rằng bà sẽ phải đối mặt với án tù dài hạn nếu không chịu rời Belarus. Bà nói thêm rằng các lực lượng an ninh đã chở bà đến một đồn biên phòng, nơi bà lên xe buýt đến Ba Lan sau khi người lái xe nhận ra bà. Hôm thứ Sáu, lãnh đạo phe đối lập đang lưu vong Svetlana Tikhanovskaya kêu gọi Liên Hợp Quốc giúp ngăn chặn cuộc đàn áp của chính quyền đối với người biểu tình. Bà cho biết phe đối lập đang yêu cầu chấm dứt việc cảnh sát ra tay bạo lực, trả tự do ngay lập tức cho tất cả các tù nhân chính trị và tiến hành bầu cử tự do và công bằng. Bà Tikhanovskaya đã bị buộc phải rời Belarus Tháng trước, giới lãnh đạo EU đã đồng ý áp đặt các biện pháp trừng phạt - bao gồm cả việc đóng băng tài sản - đối với các quan chức Belarus chưa được nêu danh tính có liên quan đến cáo buộc gian lận bầu cử, tàn bạo và bỏ tù những người biểu tình. Hiện EU vẫn đang xem xét áp dụng các biện pháp trừng phạt cụ thể. Người soạn thảo bản báo cáo đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tình hình Belarus, bà Anais Marin, cho biết việc ông Lukashenko tái đắc cử tổng thống là "hoàn toàn bị thao túng" và "lá phiếu của người dân đã bị đánh cắp". Bà cáo buộc cảnh sát Belarus về hành vi tra tấn, và nêu ví dụ trường hợp một thanh niên 16 tuổi "bị đánh đập dã man đến mức hôn mê". "Nhà chức trách phải thả tất cả những người bị bắt giam tùy tiện," bà nói. "Chính phủ đang phát động một cuộc chiến điên cuồng chống lại chính người dân của mình." Ông Lukashenko đổ lỗi cho một số quốc gia EU, đặc biệt là các nước láng giềng Ba Lan và Lithuania, là đang tìm cách ép buộc thay đổi thể chế. Nhà lãnh đạo 66 tuổi, người nhận được sự ủng hộ chủ yếu từ Nga, hứa hẹn sẽ bảo vệ Belarus. Gần đây người ta nhìn thấy ông gần nơi ở của mình ở Minsk, mang theo khẩu súng và được lực lượng an ninh hùng hậu trang bị vũ khí bảo vệ. Hàng ngàn người đã xuống đường, tiến về phía trung tâm thủ đô Minsk của Belarus trong cuộc biểu tình phản đối tổng thống. text: Hoàng Xuân Vinh Hoàng Xuân Vinh và tấm huy chương vàng Olympic Rio 2016 64 năm kể từ lần đầu tham gia Olympic, rốt cuộc thể thao Việt Nam đã có được tấm huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử do công của vận động viên bắn súng Hoàng Xuân Vinh tại Olympic Rio 2016. Ngày 7/8/2016 trở thành dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử thể thao nước nhà khi Hoàng Xuân Vinh xuất sắc đoạt huy chương vàng nội dung 10m súng ngắn hơi nam, môn bắn súng. Vượt qua nỗi ám ảnh thất bại 4 năm trước ở London cũng như áp lực từ cổ động viên chủ nhà Brazil, Hoàng Xuân Vinh thậm chí đã giành huy chương vàng với thành tích 202,5 điểm phá kỉ lục Olympic. Quốc ca Việt Nam lần đầu được vang lên trên bục nhận huy chương, và hình ảnh Hoàng Xuân Vinh bình tĩnh nở nụ cười, chậm rãi đi vòng quanh bắt tay hai đối thủ xếp sau sẽ mãi là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất lịch sử thể thao Việt Nam. Thể thao người khuyết tật Việt Nam lần đầu có huy chương Paralympic. Tiếp nối thành công từ Olympic Rio 2016, thể thao Việt Nam tiếp tục gặt hái được những thành tích lịch sử tại Paralympic Rio 2016. Chưa từng một lần giành huy chương ở các lần tham dự trước đó nhưng đến Paralympic Rio 2016, các vận động viên khuyết tật của Việt Nam đã làm nên kì tích khi kết thúc đại hội với 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc và 2 huy chương đồng. Vận động viên cử tạ Lê Văn Công là người "mở hàng" huy chương cho thể thao Việt Nam, và đáng nhớ hơn khi đó chính là tấm huy chương vàng, ở hạng cân 49kg nam. Sau Lê Văn Công, lần lượt Võ Thanh Tùng, Cao Ngọc Hùng và Nguyễn Thị Linh Phượng đoạt thêm 1 huy chương bạc và 2 huy chương đồng ở các môn bơi lội, điền kinh và cử tạ giúp Việt Nam khép lại Paralympic Rio 2016 với vị trí 55 chung cuộc. Tuyển Việt Nam thất bại tại AFF Cup 2016 AFF Cup 2016 là một trong những giải đấu tuyển Việt Nam có sự chuẩn bị kĩ càng nhất từ trước đến nay và tất nhiên, cũng được đặt rất nhiều kì vọng. Nhưng một lần nữa, Việt Nam đã không thể vượt qua chính mình khi phải dừng chân ở vòng bán kết theo cách đáng buồn nhất. Tuyển Việt Nam thất bại tại AFF Cup 2016 Thầy trò huấn luyện viên Hữu Thắng đã không mấy khó khăn vượt qua vòng bảng với thành tích toàn thắng trước Myanmar, Malaysia và Campuchia. Nhưng đến hai lượt trận bán kết với Indonesia, đội tuyển lại bộc lộ những điểm yếu chết người về tâm lí lẫn chuyên môn để rồi thua cay đắng với tổng tỉ số 3-4. Giải đấu khép lại cùng là lúc những cầu thủ trụ cột nhiều năm qua như Lê Công Vinh, Phạm Thành Lương và Trương Đình Luật nói lời chia tay đội tuyển. Thái Lan lên ngôi vô địch một cách thuyết phục trong khi Việt Nam dừng chân ở bán kết theo cách đáng buồn nhất, có lẽ ngày Việt Nam đuổi kịp người Thái sẽ còn rất xa nữa. Người hâm mộ tìm niềm tin từ bóng đá trẻ… Đội tuyển Việt Nam thi đấu không thành công nhưng bù lại các lứa trẻ của Việt Nam lại trải qua một năm 2016 đáng nhớ. Ngoại trừ trường hợp của U23 Việt Nam không để lại quá nhiều dấu ấn tại giải U23 châu Á hồi đầu năm thì cả hai lứa trẻ còn lại là U19 Việt Nam và U16 Việt Nam đều đạt được những thành tích nổi bật. Nếu U16 Việt Nam xuất sắc vào đến tứ kết giải U16 châu Á trong bối cảnh rơi vào bảng đấu có sự góp mặt của cả Nhật Bản lẫn Australia, thì chiến tích giành vé tham dự World Cup U20 năm tới của U19 Việt Nam vẫn đang là câu chuyện nóng của bóng đá nước nhà. Không nhận được quá nhiều kì vọng, thậm chí ngược lại là những sự chì chiết, đay nghiến của một bộ phận không nhỏ giới chuyên môn và người hâm mộ trước khi vào giải, nhưng U19 Việt Nam của huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn đã thi đấu quật cường. U19 Việt Nam vượt qua vòng bảng có sự góp mặt của UAE, Triều Tiên và Iraq trước khi đánh bại chủ nhà Bahrain ở tứ kết để đoạt vé dự World Cup U20 năm sau. Sau lứa của Tuấn Anh, Xuân Trường và Công Phượng, lứa U19 Việt Nam năm nay hứa hẹn sẽ mang đến bộ mặt tích cực hơn cho bóng đá nước nhà thời gian tới. Và Futsal Trước chiến công của U19 Việt Nam, đội tuyển Futsal nam Việt Nam cũng đã giành quyền tham dự Futsal World Cup 2016 hồi tháng 9 và lọt vào đến vòng 1/8. Futsal nam Việt Nam giành quyền tham dự Futsal World Cup 2016 hồi tháng 9 và lọt vào đến vòng 1/8 Dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Bruno Formoso, tuyển Futsal Việt Nam cho thấy những bước tiến vững chắc trong vài năm trở lại đây. Tại giải vô địch châu Á hồi tháng 2, tuyển Futsal Việt Nam làm chấn động làng bóng đá châu lục khi quật ngã Nhật Bản ở tứ kết để giành quyền tham dự World Cup tại Colombia. Ở lần đầu tiên tham gia đấu trường lớn nhất thế giới, tuyển Futsal Việt Nam thi đấu 4 trận với 1 trận thắng trước Guatemala giúp Việt Nam vượt qua vòng bảng và 3 thất bại trước các đội bóng hàng đầu thế giới là Paraguay, Italy và Nga. Dù khép lại bằng nỗi buồn thất bại của tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2016, nhưng không thể phủ nhận thể thao Việt Nam đã trải qua năm 2016 với nhiều điểm nhấn tích cực. text: Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice nói bà muốn tìm hiểu các triển vọng hòa bình với Thủ tướng Israel Ehud Olmert và Chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas. Nhưng hội nghị có thể bị làm lu mờ vì sự thành lập một chính phủ thống nhất mới của người Palestine. Ông Olmert đã nói Mỹ và Israel sẽ không giao thiệp với chính phủ thống nhất Palestine nếu họ không công nhận Israel. Bà Rice nói Mỹ chưa đưa ra đánh giá cho đến khi nhìn thấy hình hài chính phủ mới. Hamas, phe sẽ chiếm đa số trong chính phủ mới, đã từ chối công nhận quyền tồn tại của Israel. Hôm thứ Năm, lãnh đạo người Palestine đã yêu cầu cựu thủ tướng Ismail Haniya của phe Hamas đồng ý hợp tác thành lập chính phủ đoàn kết. Giao tranh giữa phe Fatah và Hamas đã cưới đi hơn 90 mạng người Palestine kể từ tháng 12. Việc Hamas từ chối công nhận Israel đã khiến Tây phương ngừng viện trở kể từ khi đảng này thắng lợi trong bầu cử tháng Giêng năm ngoái. Ông Haniya nay có năm tuần để thành lập nội các mới được quốc hội do phe Hamas kiểm soát chấp nhận. Nhưng nếu Hamas duy trì quan điểm chống Israel, có lo ngại mọi đàm phán do Washington bảo trợ sẽ đổ vỡ. Cuộc hội đàm tay ba giữa lãnh đạo Israel và Palestine và Ngoại trưởng Mỹ đã diễn ra tại Jerusalem. text: Sau khi cuộc chiến ngắn ngày kết thúc, tất cả các đơn vị Trung Quốc tham chiến phải viết tường trình về kinh nghiệm chiến trường. Trong vấn đề tổng kết cuộc chiến, Trung Quốc ở trong tình thế khó xử. Một mặt, họ tuyên bố mình đã chiến thắng, nhưng đồng thời cũng phải thừa nhận những tổn thất mà quân Trung Quốc đã hứng chịu. Ban lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy cần phải có sự đánh giá khách quan tình hình. Tuy nhiên, tinh thần ái quốc và thành kiến văn hóa cũng khiến họ không đưa ra được những kết luận hoàn toàn khách quan. Trong bài viết mới nhất về chủ đề này đăng trên tạp chí China Quarterly tháng 12-2005, tác giả Xiaoming Zhang cho biết quân đội Trung Quốc đã rút ra sáu bài học từ cuộc chiến 1979. Thứ nhất, họ kết luận mọi chiến lược và quyết định quân sự đúng đắn phụ thuộc việc nắm bắt mọi khía cạnh của tình hình. Cuộc chiến biên giới 1979 cho thấy Trung Quốc không mấy chú ý đến chiến thuật và học thuyết quân sự của Việt Nam trước khi tấn công. Vì thế, họ đánh giá thấp khả năng của đối phương. Mặc dù chê Việt Nam thiếu khả năng tấn công và phòng thủ, nhưng văn bản chính thức của Trung Quốc cũng thừa nhận chiến thuật du kích và dân quân Việt Nam đã khiến Trung Quốc bị bất ngờ. Bài học thứ hai là phải thu thập đầy đủ thông tin về tình báo. Sự đánh giá địa hình địa vật của Trung Quốc thường dựa theo các bản đồ đã quá cũ, trong khi khả năng dò thám trên chiến trường lại cũng hạn chế. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tính nhầm số lượng các dân quân Việt Nam. Ban đầu, Bắc Kinh nghĩ tỉ lệ quân đội tham chiến giữa hai bên sẽ là 8-1. Nhưng kết quả, riêng tại Cao Bằng có tới 40.000 - 50.000 dân quân Việt Nam, khiến tỉ lệ giảm chỉ còn 2-1. Nâng cao khả năng Bài học thứ ba Trung Quốc rút ra từ cuộc chiến liên quan đến khả năng tác chiến. Đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc thực hiện tác chiến với sự kết hợp của xe tăng, pháo binh, cộng với không quân và thủy quân. Nhưng sự lạc hậu trong học thuyết và chiến thuật khiến quân đội không có sự phối hợp cần thiết. Thành kiến đối với khả năng của không quân khiến binh chủng này không có đóng góp gì vào cuộc chiến ngắn ngày. Trên mặt đất, quân đội cũng chứng tỏ khả năng hợp tác kém giữa bộ binh, xe tăng và pháo binh. Kinh nghiệm năm 1979 dạy cho Trung Quốc những bài học về kỹ năng điều phối và hợp tác giữa các binh chủng. Bài học thứ tư là vấn đề về chỉ huy và kiểm soát. Quan hệ cá nhân giữa các sĩ quan và quân đoàn vẫn đóng vai trò lớn hơn các quan hệ dựa trên những định chế. Vì thế sau này lãnh đạo Quân khu Quảng Châu thừa nhận họ không thoải mái khi chỉ huy số quân được chuyển từ Vũ Hán và Thành Đô trong chiến dịch. Bài học thứ năm là việc chứng tỏ Trung Quốc phải cải thiện hệ thống cung cấp hậu cần để hỗ trợ cho một chiến dịch xa nhà. Vì thiếu kho bãi và thiết bị vận chuyển, hai Quân khu Quảng Châu và Côn Minh phải tự lập ra một hệ thống hậu cần mà không bao giờ hoạt động thật hiệu quả. Khi quân đội tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, các sĩ quan hậu cần cũng thấy rằng phải nhờ thêm viện quân để bảo vệ tuyến đường liên lạc. Bài học cuối cùng liên quan tầm quan trọng của việc tuyên truyền và vận động nhân dân hỗ trợ cuộc chiến. Kinh nghiệm năm 1979 cho thấy một số lượng khổng lồ lính chính quy Trung Quốc gần như không thể tác chiến ở nước ngoài nếu không có sự ủng hộ của thường dân trong nước. Bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đã cổ vũ tinh thần yêu nước và lòng tự hào trong nhân dân. Kết quả, chỉ riêng ở Quảng Tây, hơn 215.000 thường dân được huy động để khuân vác, bảo vệ hàng hóa chở ra trận địa. Dĩ nhiên, ngày hôm nay không ai nghĩ rằng quân đội Trung Quốc sẽ lặp lại những gì đã làm trong cuộc chiến năm 1979 với Việt Nam. Tuy vậy, một số điểm từ cuộc chiến này vẫn có thể có ích để nhìn nhận và đánh giá những chiến lược của quân đội Trung Quốc. Một kinh nghiệm rút ra là các lãnh đạo Trung Quốc tính toán rất kỹ về việc khi nào cần dùng sức mạnh quân sự, nhưng họ không ngần ngại mở cuộc chiến nếu họ nghĩ rằng quyền lợi quốc gia bị đụng chạm. Đúng 27 năm trước đây, ngày 17-2-1979, Trung Quốc đưa quân tràn qua biên giới Việt Nam sau nhiều tuần căng thẳng. text: Sáng 11/11, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam cho biết cơn bão có tên Vamco đã mạnh lên cấp 11, giật cấp 14. Lúc 4 giờ sáng nay, tâm bão cách phía nam đảo Luzon của Philippines 480 km. Sức gió mạnh nhất 115 km/h, cấp 11, giật cấp 14. Trong ngày và đêm nay bão đi theo hướng tây tây bắc, tốc độ khoảng 20 km/h và có khả năng mạnh thêm. Đến 1 giờ sáng ngày 12/11, tâm bão nằm trên vùng biển phía đông nam đảo Luzon, sức gió mạnh nhất 165 km/h, cấp 13-14, giật cấp 16. Với cường độ này, bão quét thẳng qua vùng đất liền Philippines. Tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 630 km, sức gió mạnh nhất 135 km/h, cấp 12, giật tăng hai cấp vào khoảng 1 giờ sáng ngày 13/11. Bão số 12 đổ bộ Khánh Hòa - Phú Yên Bão số 9 liên tục tăng cấp, chuyên gia nói cần 'sơ tán triệt để' Đài khí tượng Nhật Bản cho biết hôm nay bão đổ bộ Philippines với sức gió 101 km/h, giật 148 km/h. Ngày 13/11, khi áp sát các tỉnh miền Trung Việt Nam, bão có thể duy trì sức gió 120 km/h, giật 176 km/h. Cơ quan khí tượng Hong Kong lại dự báo rằng bão Vamco khả năng duy trì sức gió mạnh 120 km/h, tương đương cấp 12 từ chiều 11/11 đến chiều 13/11. Việc quét qua vùng với đất liền Philippines trong quá trình đổ bộ không làm bão suy giảm cường độ. Vì thế, có khả năng bão Vamco sẽ đổ bộ trực tiếp vào Quảng Trị ngày 15/11. Thời điểm tâm bão áp sát đất liền, sức gió mạnh nhất là 90 km/h, tương đương cấp 10, giật cấp 12. Do ảnh hưởng của bão Etau - bão số 12, từ nay đến ngày 12/11, các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi có mưa to, tổng lượng mưa phổ biến 100-250 mm, có nơi trên 250 mm; các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình và Bình Định mưa từ 50-100 mm. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do bão cấp 3. Vì sao thiên tai ở miền Trung VN ngày càng trầm trọng? Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai? Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy - chuyên gia nghiên cứu Biển đổi khí hậu và Phòng tránh thiên tai cảnh báo hôm nay tâm mưa sẽ dịch chuyển về các địa phương ở trên nên dễ dẫn đến nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất. Ông viết trên Facebook cá nhân: "Tôi chỉ có thể diễn tả là MƯA RẤT LỚN nên bà con cần chủ động CHẠY LỤT. Những vùng đã từng bị lụt trong các đợt vừa rồi hãy kê cao đồ đạc. Chuẩn bị phương án tự sơ tán nếu thấy nước có dấu hiệu lên. Đằng nào cũng phải kê cao đồ đạc vì phải đối diện với đợt mưa LỚN KHỦNG KHIẾP do hoàn lưu bão số 13 gây ra từ cuối ngày 14 đến ngày 16/11". Hôm qua, bão Etau đổ bộ vào Phú Yên - Khánh Hòa gây gió cấp 7 làm chết hai người. Đây là cơn bão thứ hai kể từ đầu tháng 11 đi vào Việt Nam. Trước đó trong tháng 10, miền Trung hứng chịu 4 cơn bão và một áp thấp nhiệt đới. Ba đợt lũ cùng 13 vụ lở núi trong tháng qua làm tổng thiệt hại về người là 159 người chết, 71 người vẫn đang mất tích. Trong hai ngày tới, bão Vamco được dự báo di chuyển theo hướng tây với tốc độ 20 đến 25 km/h và đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão thứ 13 của Việt Nam trong năm nay. text: Nguyễn Công Huân nói các vụ tin tặc là 'phạm pháp' Anh Nguyễn Công Huân, người phụ trách bài vở và hỗ trợ kỹ thuật cho Dân Luận và trợ giúp kỹ thuật cho X-cafe nói dù không xác định được tin tặc đến từ đâu, nhóm tấn công "không có lập trường thuyết phục để bảo vệ cho hành động vi phạm pháp luật và đạo đức". Trả lời phỏng vấn qua email từ Đan Mạch, trước hết, anh Huân cho hay về vụ tin tặc tấn công mới nhất và thiệt hại cũng như việc phục hồi mất bao nhiêu thời gian: Nguyễn Công Huân: Đây là lần thứ hai Dân Luận và X-cafevn.org bị tin tặc tấn công bằng cách đột nhập vào server, lấy trộm và xóa dữ liệu. Lần thứ nhất là vào ngày 28/2 đầu năm nay, trong khi cả hai trang web này đang trong tình trạng bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) nặng nề. Thiệt hại lần đầu liên quan đến cơ sở dữ liệu bị đánh cắp, và sau đó tin tặc đã công bố công khai địa chỉ email và IP của thành viên lên mạng. Lần thứ hai là vào ngày 23/8 vừa rồi, tin tặc đột nhập lấy trộm cơ sở dữ liệu, sau đó xóa thông tin trên server. Rất may là cả hai trang đều sao lưu cơ sở dữ liệu thường xuyên, và có thể khôi phục lại dữ liệu cho đến ngày 22/8/2010. Tuy nhiên, việc khôi phục cũng có thể kéo dài từ ba ngày đến một tuần, bởi đội kỹ thuật sẽ cài lại toàn bộ hệ điều hành cùng các phần mềm, tránh backdoor do tin tặc để lại. BBC: So với lần trước gần nhất đây, vụ tin tặc này có gì nghiêm trọng hơn? Nguyễn Công Huân: So với lần trước, lần này tin tặc chiếm được quyền kiểm soát lớn hơn trên server, và có nhiều khả năng là họ đã tải xuống thành công cơ sở dữ liệu của hai trang. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm lần trước, cả Dân Luận và X-cafevn.org đã tắt tính năng lưu lại địa chỉ IP của thành viên, và khuyến cáo thành viên sử dụng địa chỉ email không chính thức để đăng ký, nên hy vọng rằng tác hại của việc công bố công khai cơ sở dữ liệu không nặng bằng lần trước. BBC: Các bạn nghĩ sao về chuyện X-Cafe có thành viên tại VN nên bị lộ chi tiết kỹ thuật? Có tin nói việc bảo mật của các trang web hải ngoại còn nhiều vấn đề như hệ thống bảo vệ nhỏ và yếu, về nhân sự có thể có 'nội gián' lọt vào nên thường bị đánh phá, với X-Cafe thì việc này thế nào? Nguyễn Công Huân: Tuy Dân Luận và X-cafevn.org đều có thành viên tại Việt Nam, nhưng quyền quản trị chỉ được trao cho những người tín nhiệm sống ở nước ngoài, do đó dù thành viên trong nước có bị áp lực hoặc là 'nội gián', thì cũng không có đủ thẩm quyền để bắt đầu cuộc tấn công vào server. Theo tôi, đội ngũ kỹ thuật X-cafe đều là những người có thể tin cậy được, bởi chúng tôi đã làm việc với nhau nhiều năm và từ những lúc diễn đàn còn chưa mấy ai biết đến, đã gặp nhiều vấn đề khó khăn mà nếu không có sự giúp đỡ của đội ngũ kỹ thuật thì X-cafe đã đóng cửa từ lâu. BBC: Tôn chỉ của trang X-Cafe là gì và theo các bạn thì vì sao tin tặc tấn công, có biết rõ họ là ai và họ muốn gì? Nguyễn Công Huân: Chúng tôi không dám kết luận tin tặc là ai, nhưng rõ ràng họ không muốn độc giả đọc những thông tin đa chiều từ Dân Luận và các trang lề trái khác. Bằng cách tấn công vào server và công bố thông tin nửa đúng nửa sai lên mạng Internet, có lẽ họ muốn dấy lên sự sợ hãi và ngờ vực trong lòng độc giả đối với Dân Luận và X-cafe. Nhưng chúng tôi tin rằng cách làm của họ sẽ phản tác dụng, bởi họ không có chính danh, không có một lập trường thuyết phục nào để bảo vệ cho hành động vi phạm pháp luật cũng như đạo đức của họ. Một đại diện của trang Dân Luận và diễn đàn mạng X-cafevn nói với BBC về thiệt hại của vụ tin tặc mới nhất và cho rằng các vụ tấn công đó sẽ phản tác dụng vì thiếu tính chính danh. text: Công nghệ IVF giúp nhiều cặp nam nữ sinh được con Chính phủ Anh hôm nay 28/6 tuyên bố ủng hộ công nghệ này và sẽ đưa ra luật lệ phù hợp trong vòng hai năm nữa. Giới chuyên gia nói cách thụ tinh ống nghiệm dùng DNA từ ba người khác nhau có thể xóa được bệnh hiểm nghèo di truyền ti thể (mitochondrial diseases) từ mẹ sang con. Nhưng những người phản đối nói quy trình này là “trái luân lý” và khiến Anh Quốc bước vào lĩnh vực nhiều lỗ hổng chưa lường trước. Họ cũng nói việc này không cần thiết vì các cặp muốn có con mà không thụ tinh được có thể nhận con nuôi hoặc nhận trứng từ người hiến tặng. Sinh bệnh hiểm nghèo ‘Mitochondria’ hay ti thể được coi là ‘nguồn năng lượng’ cho tế bào và được truyền từ mẹ sang con qua đường trứng. Bệnh rối loạn ti thể xảy ra với 1 trên 6500 trẻ và có thể khiến các em thiếu năng lượng, và có thể gây ra các bệnh nan y khác, thậm chí gây mù lòa cho trẻ. BBC News trong khi đưa tin này cũng đăng một số bài phỏng vấn với các bà mẹ ở Anh không sinh được con mạnh khoẻ vì rối loạn ti thể. Một ví dụ là trường hợp của bà Sharon Bernardi, người đã mang thai bảy lần nhưng con đều bị chết chỉ vài giờ sau khi chào đời vì một bệnh di truyền hiểm nghèo ở hệ thần kinh trung ương. Sau khi con trai thứ tư của bà là Edward ra đời, các bác sỹ xác định cậu bé bị bệnh do ti thể của bà Sharon Bernardi có lỗi. Edward được thay máu và cho dùng nhiều loại thuốc nhằm chống lại bệnh tạo ra nhiễm độc máu đã giết chết các con khác của bà Bernardi. Edward dù lớn lên được tới tuổi trưởng thành cuối cùng đã qua đời ở tuổi 21. Nay bà Sharon Bernardi muốn tìm cách thay ti thể có lỗi trong trứng của mình bằng ti thể lấy từ phụ nữ khác và đem ghép vào trứng của bà trong quá trình thụ tinh ống nghiệm. Anh Quốc sẽ là nước đầu tiên cho phép dùng cấu trúc di truyền (DNA) từ ba người để tạo ra trẻ theo phương thức thụ tinh ống nghiệm IVF. text: Chuồng bò nằm trong dự án dành cho người dân tộc Ơ Đu ở Nghệ An. Được biết, đây là "Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội dân tộc Ơ Đu" của Ban dân tộc tỉnh Nghệ An, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2016 với tổng kinh phí 120 tỉ đồng (trong đó ngân sách trung ương là 108 tỉ đồng và ngân sách đối ứng của địa phương là 12 tỉ đồng). Tháng 7/2019, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định về việc giải ngân nguồn kinh phí thực hiện đề án này. Trong đó, có hạng mục hỗ trợ xây dựng 67 chuồng trại cho 77 hộ dân tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương với số tiền hơn 12,6 tỷ đồng. Kinh tế VN 2019: 'Mặt trời' chỉ 'tỏa sáng' trên báo cáo? Kinh tế thời Covid-19: 'VN đừng mong đón đại bàng' Theo đó, có 4 chuồng loại 1 gần 510 triệu đồng, 53 chuồng loại 3, tổng giá xây dựng hơn 7,24 tỉ đồng. Ngoài ra, còn có 10 chuồng loại 2 với kinh phí lên tới hơn 2,36 tỷ đồng, tương đương mỗi chuồng bò đầu tư khoảng 236 triệu đồng. Theo thiết kế xây dựng, mỗi chuồng nuôi có kích thước 4,5x6,69m, chiều cao tường 2,7m. Trước và sau chuồng bò đều có hệ thống bạt che lạnh vào mùa đông, nền nhà bê tông, phía trước là hành lang và máng đựng thức ăn, mái lợp tôn. Đây là loại chuồng đôi cho 2 hộ gia đình, nuôi được 8 con bò. Tháng 10/2019, hạng mục chuồng bò được nghiệm thu và đưa vào sử dụng vào đầu năm 2020. Nhiều người cho rằng, việc phân bổ ngân sách để xây chuồng bò có giá trị lên tới hàng trăn triệu đồng là khập khiễng và chưa hợp lý khi cuộc sống của người dân Ơ đu còn khó khăn. Trên mạng xã hội, nhiều người bình luận giá nhà tình thương chỉ dao động tầm 70 triệu - 100 triệu còn chuồng bò thì xây như "biệt thự". Nhiều nhà của người dân tộc Ơ Đu vẫn là nhà tranh vách lá trong khi chuồng bò được xây kiên cố Đa số dư luận cho rằng việc xây dựng chuồng bò đắt là quá lãng phí, không phù hợp. Trong khi đó, người dân trên địa bàn này đang ở nhà tranh tre vách nứa, chưa được xây dựng kiên cố thì chuồng bò được xây dựng đẹp hơn chẳng khác nào bò lại được xây "biệt thự" để ở. Dư luận còn nghi vấn số tiền báo cáo để xây dựng chuồng bò theo đề án đã bị thổi phồng. Năm 2020: Lò sẽ đốt các nhóm lũng đoạn chính sách? VN: Tham nhũng giảm nhờ CT Nguyễn Phú Trọng? Trước đó Tuổi Trẻ đưa tin vào tối 21/7, Công an tỉnh Nghệ An bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Kim Văn Bốn (38 tuổi, cán bộ Phòng chính sách, Ban dân tộc tỉnh Nghệ An) để điều tra về hành vi Tham ô tài sản trong quá trình thực hiện đề án trên. Bước đầu, cơ quan điều tra xác định số tiền mà ông Bốn chiếm đoạt được lên đến hàng trăm triệu đồng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước. Công an tỉnh Nghệ An bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Kim Văn Bốn (38 tuổi, cán bộ Phòng chính sách, Ban dân tộc tỉnh Nghệ An) Báo Zingnews.vn dẫn lời ông Lương Thanh Hải, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An, cho biết quá trình triển khai đề án từng xảy ra việc "đưa nhầm" 231 nhân khẩu vào diện hỗ trợ. Theo ông Hải, sai sót trên là do kế thừa số liệu khảo sát thực tế và niên giám thống kê huyện Tương Dương từ cuối tháng 12/2015. "Số liệu người Ơ đu trên địa bàn rất thiếu logic, lúc tăng lúc giảm. Do người ta cứ chạy đi chạy lại, rồi lúc người ta nhận, lúc người ta lại không nhận. Khi kiểm tra thực tế số liệu không có người Ơ đu ở xã Lượng Minh, Ban đã báo cáo, tham mưu tỉnh đưa bản Đửa ra diện đầu tư hỗ trợ theo đề án", ông Hải lý giải. Tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020 do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức ngày 9/7, ông Hải đã xin nhận trách nhiệm của Ban dân tộc Nghệ An có thiếu sót trong quá trình tham mưu, lập và trình UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt đề án, ngoài ra không có động cơ lợi ích cá nhân khi tham mưu xây dựng đề án để trục lợi. Dư luận VN đang bàn luận về việc cơ quan chức năng hỗ trợ xây dựng 67 chuồng bò cho người dân tộc Ơ Đu với giá trị lên đến 12,6 tỉ đồng, có chuồng bò hết 236 triệu đồng. text: Phóng viên Justin Webb đã dành thời gian hỏi chuyện họ. Chị Annie không còn trả lời điện thoại của chúng tôi nữa. Chồng chị giãi bày rằng có những đêm anh đã cho tụi trẻ con mặc đồ ngủ, vội vào xe và đưa chúng đến gặp mẹ ở văn phòng trước khi đi ngủ. Những đứa trẻ này có thời gian biểu như thành viên nội các, đầy ắp các buổi ra mắt, gặp gỡ. Bố mẹ chúng giống như những nhân viên ngoại giao đi đi về về giữa những buổi tập nhạc, tập bơi. Thời gian của bọn trẻ với bố mẹ đã biến mất, thay vào đó là thời gian với những người trông trẻ. Chị Annie cũng như nhiều người khác, đang bận rộn kiếm tiền, nhưng không phải cho bản thân mình . Chị cống hiến hết thời gian và năng lượng để gây dựng quỹ cho Hillary Clinton. Phần thưởng Gây dựng quỹ là cả một nghệ thuật ở Mỹ. Những người giỏi gây dựng quỹ là quý tộc ở Washington, và được nhắc tới trong sự ngưỡng mộ. Những chính trị gia cũng phải dựa vào họ, ngoài việc ghi nhớ tới tổng số tiền, chi phí quảng cáo và các phiếu mua được. Tôi hỏi chị Annie chị hi vọng sẽ được thưởng gì khi Hillary nhận chức đầu năm 2009? Đại sứ tới Congo ư? Đó là nghề trong mơ của hầu hết người dân Washington, vừa ngắn hạn-trong vòng tám năm nhiệm kì của vị tổng thống và lại vừa dài hạn, vì chẳng ai dễ dàng tước bỏ nghề này, một khi bạn đã ở trong Nhà trắng. Cuộc bầu cử này được hoàn thành bởi một đội ngũ những người sừng sỏ và những người môi giới ở những triển lãm tranh giàu có. Georgetown, nơi những ngôi nhà được sơn màu vàng, hồng, và vườn tược được chỉnh sửa hàng ngày bởi đội ngũ những người làm vườn đến từ Mexico. Chị Daisy đã từng huy động được một triệu đôla bằng việc mời các luật sư giàu có đến phòng nhảy của một khách sạn và khiến họ trả 10 ngàn đô một người cho việc đến ăn và chơi. Quyền lực của đồng tiền Cuộc vận động của Hillary là buổi trình diễn lớn nhất ở đây. Bà toát lên quyền lực và tiền bạc. Một buổi tiệc gần đây dành cho những người làm cho Hillary là một buổi lễ ra mắt sách được tổ chức tại triển lãm nghệ thuật ở trung tâm Washington ngay gần Nhà trắng. Nhưng buổi tiệc kết thúc với một lời nhắn nhủ quí giá rằng cỗ máy quyền lực vẫn có thể bị dừng lại. Buồn tẻ bởi những cuộc nói chuyện lạnh lùng và xa lạ của những phụ nữ làm cho Hillary, tôi và vợ quay sang nói chuyện với một nhân vật to lớn khác từ nhiệm kỳ cũ của Clinton. Tôi giới thiệu Sarah. “Vợ ông á”, ông ta cười nhe răng, “Không phải con gái ông sao?” Thật là một sự thay đổi hoàn toàn. Những người phụ nữ của Hillary nghĩ họ đã chuẩn bị hết mọi việc nhưng không phải ai cũng lĩnh hội thông điệp của họ. Bill và các đồng nghiệp đầy quyến rũ của ông vẫn luôn có thể vô tình chọc gậy bánh xe. Và không một món tiền nào có thể thay đổi được điều đó. Hillary Clinton đang phá kỉ lục gây quỹ cho cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ kế tiếp. Là bánh xe lăn trong cỗ xe phát triển của mình, bà thu hút những người theo đảng Dân chủ với hoài bão sự nghiệp gia nhập. text: Trong dự báo mới nhất về kinh tế thế giới, IMF nói tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chậm lại trong năm nay, còn khoảng 3.7%. Tại Hoa Kỳ, các viên chức từ tổng thống cho đến Bộ trưởng Tài chính và Lãnh đạo Quỹ Dự trữ Liên bang - đều thận trong không nói kinh tế Mỹ đang ở trong hay đang hướng tới giai đoạn suy thoái, mặc dù họ đã thừa nhận đây là giai đoạn khó khăn. Nay IMF tuyên bố có thể xảy ra suy thoái tại Mỹ trong năm nay. Khủng hoảng nhà cửa và thị trường tín dụng là nguồn gốc của vấn đề. Suy thoái toàn cầu? Mặc dù IMF dự đoán năm sau sẽ có hồi phục, nhưng sự hồi phục ấy có lẽ sẽ kém mạnh mẽ hơn bình thường, một khi các ngân hàng và các công ty tài chính tiếp tục sửa chữa sau các thua lỗ vì những khoản vay xấu. Kinh tế Tây Âu được dự đoán sẽ tăng trưởng thấp hơn trong năm nay. IMF nói các nước đang phát triển có thể tiếp tục tăng trưởng mạnh. IMF cũng cảnh báo là tình hình có thể trở nên tệ hại hơn dự báo của họ. Cơ quan này cho hay có 25% khả năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại còn 3% - đây là mức báo cáo nói tương đương một sự suy thoái toàn cầu. Theo bản phúc trình, gốc rễ chính của rủi ro đến từ các thị trường tài chính quốc tế. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF nói rằng kinh tế Hoa Kỳ sẽ rơi vào suy thoái năm nay, dù chỉ ở mức nhẹ, và sẽ hồi phục phần nào vào năm 2009. text: Tổng thống Trump muốn có 5,7 tỷ đô la để xây một hàng rào thép Nhưng trong bài phát biểu trên truyền hình được thực hiện từ Phòng Bầu dục, ông Trump không tuyên bố tình trạng khẩn cấp để qua mặt Quốc hội trong vụ xây tường. Đóng cửa chính phủ: 13 ảnh hưởng tiêu cực Trump sẵn sàng đóng cửa chính phủ Mỹ 'nhiều năm' Mỹ: Chính phủ đóng cửa đến hết Giáng sinh Mỹ chưa đạt được thỏa thuận mở cửa lại chính phủ Trước đó, các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ cáo buộc tổng thống "giữ người dân Mỹ làm con tin". Cả hai bên đang cố gắng giành lợi thế trong bối cảnh chính phủ Mỹ đã đóng cửa 18 ngày. Trong bài phát biểu dài tám phút vào đêm 8/1 được truyền hình trực tiếp, ông Trump nói rằng tình hình ở biên giới là "một cuộc khủng hoảng nhân đạo của trái tim và khủng hoảng tâm hồn". Tổng thống muốn có 5,7 tỷ đô la để xây một hàng rào thép, thực hiện cam kết từ chiến dịch tranh cử, nhưng đảng Dân chủ kiên quyết phản đối. Việc chính phủ Mỹ hiện đóng cửa một phần được ghi nhận là đợt đóng cửa dài thứ hai trong lịch sử, khiến hàng trăm ngàn nhân viên liên bang không được trả lương. Nhằm giữ áp lực, Tổng thống Trump tìm cách tập hợp các thượng nghị sĩ Cộng hòa tại Capitol Hill hôm 9/1, trước khi đi thị sát biên giới hôm 10/1. Hàng rào biên giới Mỹ-Mexico Đảng Dân chủ phản ứng thế nào? Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Lãnh đạo thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer yêu cầu ông Trump chấm dứt việc đóng cửa. Ông Schumer cáo buộc ông Trump định "điều hành bằng cơn giận dữ" và đang tạo ra một cuộc khủng hoảng. "Tổng thống Trump đang gây chia rẽ chứ không phải sự đoàn kết," thượng nghị sĩ New York nói thêm. Ông kết luận: "Biểu tượng của nước Mỹ nên là tượng Nữ thần Tự do chứ không phải bức tường cao hơn 9 mét". Số người nhập cư vào Mỹ 2000 - 2018 Hàng trăm nhân viên TSA đã cáo ốm tuần trước tại một số sân bay lớn vì chính phủ đóng cửa Câu giờ Phân tích của Anthony Zurcher, BBC News: Bài phát biểu của Donald Trump nhắm đến hai đối tượng chính. Đầu tiên là công chúng Mỹ, mà các cuộc thăm dò cho thấy họ không quan tâm đến đề xuất xây bức tường biên giới và xem tổng thống là người chịu trách nhiệm cho việc chính phủ bị đóng cửa. Nhóm còn lại là phe đảng Cộng hòa tại Quốc hội, những người mà ông Trump cần phải giữ họ chung "chiến tuyến" trong cuộc đối đầu chính trị kéo dài. Có vẻ như tổng thống không nói bất cứ điều gì để thay đổi tình thế. Ông lặp lại các lập luận quen thuộc - và một số đã bị lật tẩy. Tổng thống nói rằng có một "cuộc khủng hoảng" ở biên giới, điều mà ông đã nói từ khi bắt đầu vận động tranh cử tổng thống. Đối với các nghị sĩ Cộng hòa, bài phát biểu là minh chứng rằng ông Trump sẽ dùng mọi cách để xây được bức tường. Ngày mai, tổng thống sẽ gặp những người đồng tại Quốc hội. Tuy nhiên, đã có dấu hiệu của sự rạn nứt trong sự ủng hộ tổng thống tại Quốc hội. Tổng thống, với những nỗ lực gần đây, có thể đang câu giờ cho các cuộc đàm phán. Nhưng không rõ việc này có hiệu quả không. Một tình nguyện viên giúp dọn dẹp tại Joshua Tree National Park Tổng thống Mỹ Donald Trump đòi cấp ngân sách xây tường biên giới để ngăn "một cuộc khủng hoảng an ninh và nhân đạo đang gia tăng". text: Cháy rừng California: Ít nhất 42 người chết Các thi thể được tìm thấy trong và xung quanh thành phố Paradise đã cháy trụi, nằm ở phía bắc California. Ít nhất 228 người vẫn đang mất tích trong lúc Đám cháy Camp Fire vẫn tiếp tục hoành hành. Gần 7200 nhà cửa đã bị phá hủy, và ít nhất 15.500 người đang gặp nguy. Cháy rừng California: hai người thiệt mạng Cảnh báo 'đáng lo' về tương lai thời tiết châu Âu Đợt cháy rừng này còn gây thiệt hại nhiều hơn thảm họa Griffith Park năm 1933, làm 31 người thiệt mạng. Phát biểu tại một cuộc họp báo tối thứ Hai 12/11, Cảnh sát trưởng Quận Butte ông Kory Honea xác nhận số người chết cũng như con số chính thức những người bị mất tích. Nhiều người dân đã bị mất nhà cửa Ở phía nam tiểu bang này, nhiều vụ cháy rừng khách đang đe dọa sinh mạng và tài sản. Đám cháy Woolsey cho tới giờ đã làm hai người chết, phá hủy nhiều khu nghỉ dưỡng, trong đó có Malibu. Hơn 300.000 người dân địa phương đã buộc phải rời nhà trên khắp California. Tổng thống Trump đã tuyên bố "tai họa lớn" ở tiểu bang này, cho phép viện trợ của liên bang được dùng để trợ giúp những người dân bị ảnh hưởng. Người dân chết ra sao? Thành phố Paradise và khu lân cận bị cháy trụi trong Đám cháy Camp Fire - đám cháy rừng lớn nhất - bắt đầu tại một khu rừng gần đó hôm thứ Năm 8/11. Có những thi thể được tìm thấy trong xe hơi, bị ngọn lửa lan nhanh thiêu trụi khi người dân đang đi sơ tán. Sorrell Bobrink, một dư cân Paradise chạy thoát đám cháy cùng con trai, nói với BBC bà đang ngủ thì được đánh thức bởi một cú điện thoại từ người bạn. Mô tả cảnh tượng là 'y như trong một bộ phim ngày tận thế tôi từng xem," bà nói bà không biết mình đang lái xe về với tử thần hay thoát thân khi bầu trời đen kịt. Thêm mười ba thi thể đã được phát hiện ở California, đưa tổng số người thiệt mạng lên 42 trong vụ cháy rừng khủng khiếp nhất ở tiểu bang này, giới chức cho biết. text: Căng thẳng dâng cao sau khi Bắc Hàn có cuộc thử tên lửa hạt nhân không thành và cuộc diễu binh hoành tráng. Hiện chỉ biết tên họ của ông là Kim. Ông là công dân Mỹ thứ ba bị Bắc Hàn bắt giữ - một người bị kết tội làm gián điệp, một người khác bị kết tội ăn trộm ở một khách sạn. Vụ bắt người mới nhất này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên đang ở mức cao, với phía Mỹ tuyên bố họ đã hết "kiên nhẫn có tính chiến lược" với chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn. Một nhóm chiến đấu hải quân Mỹ do hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson dẫn đầu được cho là sẽ tới khu vực bán đảo Triều Tiên vào tuần sau. Trung Quốc cảnh báo xung đột Bắc Hàn Bắc Hàn 'sẵn sàng tấn công hạt nhân' Hãng tin Nam Hàn Yonhap nói công dân Mỹ bị bắt ở tuổi ngoài 50, và từng là giáo sư của Trường đại học Yanbian ở Trung Quốc. Cũng theo hãng này, ông đã ở Bắc Hàn một tháng để tham gia các chương trình cứu trợ. Ông bị bắt tại Sân bay Quốc tế Bình nhưỡng, hãng Yonhap nói. Vào tháng Một năm ngoái, sinh viên Mỹ có tên Otto Warmbier, 21 tuổi, bị bắt vì tìm cách ăn cắp một biển tuyên truyền ở một khách sạn ở Bắc Hàn. Anh nhận án 15 năm lao động khổ sai tháng 3/2016 vì tội chống nhà nước. Ông Kim Dong-chul nhận án 10 năm lao động khổ sai vì tội làm gián điệp. Tháng Tư năm ngoái, Kim Dong-chul, công dân Mỹ 62 tuổi sinh tại Nam Hàn, nhận án 10 năm lao động khổ sai vì tội làm gián điệp. Ông Dong-Chul bị bắt hồi tháng 10/2015. Mỹ đã từng cáo buộc Bắc Hàn bắt giữ công dân nước mình làm 'quân cờ' hoán đổi. Sau khi anh trai của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un bị giết hại ở Malaysia gần đây, một số công dân Malaysia ở Bình Nhưỡng đã bị bắt giữ cho tới khi các nghi phạm Bắc Hàn được thả tại Kuala Lumpur. Căng thẳng vẫn tiếp tục trên bán đảo Triều Tiên sau khi Bắc Hàn thử tên lửa hạt nhân không thành và có cuộc diễu binh hoành tráng. Bắc Hàn nói họ đã sẵn sàng đánh chìm hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, và hôm nay Chủ nhật 23/4 nói nước này sẽ tấn công Úc bằng vũ khí hạt nhân nếu nước này tiếp tục là đồng minh của Mỹ. Mục tiêu của Bắc Hàn là phát triển các loại vũ khí hạt nhân đủ nhỏ để có thể gắn lên các tên lửa đạn đạo, nhưng tới giờ chưa có bằng chứng họ đã thành công trong việc này, hay đã có tên lửa có tầm với để tấn công các mục tiêu ở xa. Một công dân Mỹ đã bị Bắc Hàn bắt giữ khi ông này đang tìm cách ra khỏi nước này, truyền thông Nam Hàn đưa tin. text: Nói chuyện với đài BBC sau cuộc hội thảo liên quan tới gia nhập WTO dành cho các nhà làm luật của Việt Nam, ông Hiệp, vốn cũng là Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế của Bộ Tư Pháp nói: ''Tôi hy vọng rằng các thành viên WTO sẽ bằng cái hành động cụ thể của mình ủng hộ Việt Nam ở phiên tháng Mười hai năm 2005 ở Hồng Kông.'' Ông Hiệp cũng nói tiến độ sẽ phụ thuộc vào các đối tác mà Việt Nam cần đàm phán và liệu có đủ hơn 2/3 số thành viên ủng hộ Việt Nam khi bỏ phiếu tại WTO hay không. Chuẩn bị gia nhập Tại Việt Nam ngày hôm nay, Thứ Tư, ngày 13 tháng Tư diễn ra phiên đàm phán song phương Hàn Quốc-Việt Nam về chuyện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Với một khối lượng công việc còn nhiều và các đàm phán song phương tương đối khó khăn, một số chuyên gia trong đó có cả cựu Tổng giám đốc WTO Mike Moore nói hy vọng vào WTO của Việt Nam trong năm nay đang ngày càng khó trở thành hiện thực. Cũng hôm nay tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo dành riêng cho các nhà làm luật Việt Nam để đánh giá những việc cần làm trong lĩnh vực luật pháp để chuẩn bị hội nhập. Ông Hoàng Phước Hiệp nói các đại biểu quốc hội Việt Nam cũng đã bắt đầu qúa trình làm luật để đưa hệ thống pháp luật Việt Nam hòa hợp hơn với quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay, theo ông Hiệp, là phương pháp làm luật sẽ ra sao. Ông nói, đó có thể là sửa đổi nhiều luật cùng một lúc, hoặc làm một luật để đáp ứng các vấn đề khác nhau. ''Đa số ý kiến nghiêng về giải pháp là vừa phải sửa từng luật nhưng cũng phải tính tới phương án là phải làm một luật để sửa nhiều luật.'' Phó trưởng đoàn đàm phán về WTO của Việt Nam Hoàng Phước Hiệp khẳng định với BBC chuyện vào Tổ chức Thương mại Thế giới nay vẫn 'hoàn toàn khả thi'. text: Ứng viên phó tổng thống Mỹ tranh luận Hai ứng viên chức phó tổng thống Mỹ tranh luận căng thẳng trên truyền hình tối thứ Năm, chỉ bốn tuần trước ngày bỏ phiếu. Xemmp4 Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem. Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất Mở bằng chương trình nghe nhìn khác Hai ông trao qua đổi lại những ‎đòn tấn công sắc sảo trong cuộc tranh luận tối thứ Năm về các vấn đề an ninh quốc phòng, kinh tế, thuế và dịch vụ y tế. Ông Biden, đảng Dân chủ, tỏ ra rất hung hăng, thường xuyên ngắt lời đối thủ khi ra sức bảo vệ tổng thống Obama. Ông Ryan, thành viên đảng Cộng Hòa, nghị sỹ vùng Wisconsin, lần đầu tiên trên bục tranh luận nhưng trông bình tĩnh hơn hẳn Joe Biden. ‘Hung hăng’ Cuộc đối đầu xảy ra khi phe Dân chủ cố làm hồi sinh chiến dịch của họ sau cuộc tranh luận khá nghèo nàn của ông Obama tuần trước. Đối thủ Cộng hòa, thống đốc bang Massachusetts và doanh nhân Mitt Romney, dần nhận được ủng hộ của dân chúng. Tổng thống thừa nhận đ㠓quá nhã nhặn”, và hình như nới lỏng cho ông Biden ra sức tấn công chính sách thuế, kế hoạch chi tiêu của chính phủ, kinh tế và những vấn đề khác mà Mitt Romney đề xuất. Đương kim phó tổng thống thường xuyên ngắt lời ông Ryan, khi cười khẩy, nháy mắt, lúc lại giơ hai tay lên vẻ khiêu khích, dù vẫn luôn miệng gọi kình địch của mình là “bạn tôi”. Joe Biden khá hung hăng, thường xuyên ngắt lời đối thủ, hay tỏ ý khiêu khích Nhưng ông Ryan vẫn không suy suyển. Mục tiêu của ông này là bảo vệ cho số điểm dẫn trước của ông Romney và chống lại cuộc công kích mới của ông Obama, theo các nhà phân tích. Trên sàn tranh luận ở Trường Trung tâm ở bang Kentucky, người điều phối cuộc tranh luận của hai ứng viên là Martha Raddatz của kênh ABC News. Cuộc tranh luận mở ra với những trao đổi về Libya, nơi đại sứ Mỹ bị thiệt mạng hồi tháng trước, mà chính phủ ông Obama gọi là một cuộc tấn công khủng bố. Ông Biden bảo vệ cách chính phủ Obama chèo lái tình thế hiện nay, cũng như cách hành xử với những va chạm do bộ phim chống Hồi giáo được phát hành ở Mỹ. Điểm mấu chốt ông dùng để tấn công Mitt Romney, việc quyết định mở cuộc họp báo chính trị vào buổi sáng ngay sau khi vụ tấn công xảy ra “không phải là cách lãnh đạo của một tổng thống”. "Những gì chúng ta đang thấy trên truyền hình là mảng rối của chính sách đối ngoại Obama" Paul Ryan, nghị sỹ Wisconsin, ứng viên đảng Cộng Hòa Một trong rất nhiều điểm châm chọc của ông, khi nói việc Paul Ryan chỉ trích cành hành trị của chính quyền đương thời là “hoàn toàn vớ vẩn. Không có chút gì chính xác trong những lời ông ta nói”. Trong khi đó ông Ryan nói rằng chính quyền này đã bỏ qua yêu cầu tăng cường an ninh của giới ngoại giao ở Libya. Trong một cáo buộc ông nhắc lại sau đó, ông Ryan nói: “Những gì chúng ta đang thấy trên truyền hình là mảng rối của chính sách đối ngoại Obama.” 'Quát tháo ầm ỹ' Hai ông tranh cãi về mối quan hệ giữa Iran và Mỹ với Isarel, nhưng cho thấy quan điểm không mấy khác biệt về chính sách. “Khi Barack Obama được bầu, [Iran] có khá đầy đủ chất liệu để chế tạo một quả bom nguyên tử,” ông Ryan nói. “Giờ họ có thể chế tạo tới năm quả bom.” Ông Biden nói cấm vận quốc tế với Iran làm nền kinh tế nước này trở nên què quặt, và thách thức ông Ryan làm rõ xem chính sách với Iran của đảng Cộng hòa khác như thế nào so với hiện nay. Về kinh tế, ông Biden nói tổng thống ‘thừa kế’ một đất nước ở bên bờ đổ vỡ - ông nhắc đi nhắc lại - là kết quả của chính sách đảng Cộng hòa của George W.Bush. Ông cũng ủng hộ chính sách hồi phục của đương kim tổng thống, đặc biệt là chương trình bị Romney phản đối – cứu các xưởng sản xuất Hoa Kỳ khỏi vỡ nợ. “Chúng tôi biết mình phải hành động cho tầng lớp trung lưu,” ông Biden nói. “Ngay lập tức chúng tôi giúp General Motors. Paul Ryan trêu chọc vụ sảy miệng của Joe Biden cách đây không lâu Ông nói thêm: “Lúc đó Romney làm gì? Romney nói, ‘Không, để Detroit vỡ nợ đi.’” Joe Biden cũng chỉ trích những bình luận gần đây của Mitt Romney rằng 47% người dân Mỹ không đóng góp thuế thu nhập liên bang đang dựa vào nhà nước, tự coi mình là nạn nhân, và họ nên tự chịu trách nhiệm về bản thân mình thì hơn. “Tôi chưa từng gặp người nào coi thường dân Mỹ như hai người này,” ông nói, nhắm đến Mitt Romney và Paul Ryan. 'Định hướng sai lầm' Ông Ryan chống đỡ những tấn công này bằng câu chuyện về tính hào phóng của ông Romney, và ám chỉ tới vụ Joe Biden sảy miệng gần đây. Ông thừa nhận việc Obama phải “thừa kế” một nền kinh tế suy sụp, nhưng nói thêm: “Chúng ta đang đi sai hướng.” Ông nhấn mạnh tỷ lệ thất nghiệp cao và đưa ra những chỉ số khó lay chuyển khác. “Bộ mặt của phục hồi kinh tế không phải như thế này,” ông nghị sỹ nói, hứa hẹn kế hoạch thuế của Mitt Romney sẽ tạo thêm việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế. Chỉ còn bốn tuần là tới đợt bỏ phiếu, cả hai đối thủ đều mang nhiệm vụ củng cố vị trí cho chiến dịch tranh cử của mình, nhưng theo cuộc thăm dò ý kiến gần đây, có lẽ ông Romney đã giảm, thậm chí xóa hẳn khoảng cách dẫn trước của ông Obama. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Hai ứng viên tranh cử phó tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden và Paul Ryan liên tục tấn công nhau trong buổi tranh luận truyền hình duy nhất, vào thời điểm quyết định thu hút số phiếu bầu cho ngày 6/11. text: Tổng cục Thống kê cho hay, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao do giá lương thực, vận tải, nhà cửa và vật liệu xây dựng tăng. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam được coi là cao nhất ở châu Á. Trong vòng bốn tháng qua, lạm phát không có dấu hiệu giảm. Tỷ lệ tháng bảy là 27,04%, một tháng trước đó là 26,8% và tháng năm là 25,2%. So với một năm trước, giá lương thực tăng tới 44,15%. Giá nhà và vật liệu xây dựng tăng 27,4%. Giá vận tải tăng 25,6%. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo lạm phát tại Việt Nam trong năm nay có thể lên tới trên 30%. Kinh tế gia Lê Đăng Doanh tại Hà Nội nói tác động của kinh tế thế giới đối với lạm phát của Việt Nam có lẽ đóng góp khoảng 20-25%. "Chính sách tiền tệ và tín dụng của Việt Nam mới là yếu tố đóng góp chính". "Do đó hệ quả của lạm phát cao là do chính sách của Việt Nam chứ không thể coi là do tác động của thế giới". Một chữ số Giá cả leo thang khiến người dân gặp khó khăn, nhất là công nhân và tầng lớp nghèo ở nông thôn. Nhiều cuộc đình công đòi tăng lương tại các khu công nghiệp đã diễn ra thời gian qua. Chính phủ VN đặt mục tiêu hạ tỷ lệ lạm phát xuống còn một chữ số vào 2010. Trong khi đó, thâm hụt thương mại tiếp tục tăng trong tám tháng đầu năm nay, lên gần16 tỷ đôla, tức là cao hơn mức 14,1 tỷ đôla của cả năm 2007. Hết tháng Tám, Việt Nam nhập khẩu gần 60 tỷ đôla trong khi xuất khẩu mang lại hơn 43 tỷ đôla. Chính phủ đã phải giảm mục tiêu tăng trưởng từ hơn 8% xuống 7%. Nhưng mới đây, một quan chức lần đầu tiên thừa nhận Việt Nam có thể không đạt mục tiêu này do “nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh”. Hồi tháng Bảy, Ngân hàng Phát triển châu Á từng dự báo rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6,5% trong năm nay. Tỷ lệ lạm phát tháng Tám của Việt Nam đứng ở mức 28,3%, cao nhất trong vòng 17 năm qua, giữa lúc thâm hụt thương mại dãn rộng. text: Virus corona: Anh và Việt Nam tương phản nhau cách chống dịch Virus corona: Dân chủ kém Độc tài trong đối phó dịch bệnh? Virus corona: Anh Quốc hướng dẫn công dân về tình hình VN Virus corona: Các quốc gia dân chủ học gì từ nền chuyên chế TQ cách ứng phó bệnh dịch? Một kịch bản xấu nhất là 80% dân số Anh có thể bị nhiễm virus nếu chính phủ không làm gì. Anh quốc đang làm gì? Mục tiêu của chính phủ Anh là làm chậm lại sự lây lan của bệnh dịch, và giảm bớt đỉnh dịch (là khi số ca lên cao nhất). Cũng có có một số biện pháp thực hiện rồi, nhưng chính phủ đang nghĩ sẽ làm gì tiếp, dựa theo lời khuyên của hai cố vấn trưởng khoa học và y tế. Hiện nay: Tất cả những ai có triệu chứng cúm - nhiệt độ trên 37,8C hay ho liên tục - cần tự cách ly ở nhà trong 7 ngày. Trường học vẫn mở nhưng không nên đi nước ngoài. Người già và người có tiền sử bệnh cần tránh đi du thuyền. Ở giai đoạn tiếp theo: Người trên 70, "trong vài tuần nữa", sẽ được yêu cầu ở nhà trong thời gian dài. Nếu có người trong nhà bạn bị ốm, cả nhà sẽ phải tự cách ly trong 14 ngày. Chính phủ hy vọng những việc này có thể giảm nhiều số ca bị nhiễm, và có thể giảm một phần ba số người chết. Y tế nhà nước sẽ điều trị bệnh nhân bị nặng ra sao? Hiện nay chưa có thuốc chữa, nên các bệnh viện chỉ cố gắng làm dịu triệu chứng. Tại năm địa chỉ có thiết bị ECMO (tim phổi nhân tạo) cho các bệnh nhân suy tuần hoàn. Chính phủ nói họ hy vọng sẽ cung cấp thêm hàng ngàn máy thở cho các bệnh viện công. Virus corona: Đại dịch là gì? Nếu xảy ra tình trạng lây nhiễm diện rộng, các bệnh viện có thể sẽ hủy các ca điều trị thông thường để ưu tiên cho bệnh nhân virus corona. Ước tính một trên 20 bệnh nhân có thể nguy kịch, và làm y tế công quá tải. Anh quốc chỉ có hơn 4.000 giường chăm sóc đặc biệt. Các bác sĩ cảnh báo có thể phải ra quyết định khó khan về việc chữa cho ai. Anh quốc hy vọng đạt được gì? Nếu làm chậm lại đỉnh dịch cho tới mùa hè, thì y tế công có thể bớt sức ép. Người ta đang cố gắng tìm ra vaccine. Nhưng nếu số ca nhiễm lại bị giảm bớt quá mức, thì người ta lo ngại đợt nhiễm thứ hai có thể xảy ra vào mùa đông tiếp theo. Tuy nhiên, một số chuyên gia thì không đồng tình với chiến lược của chính phủ. Làm sao để có sự cân bằng, sẽ thật là khó khăn. Virus corona đang lây lan ở Anh, và có thể sẽ xảy ra trận dịch lớn. text: Facebook công bố có khoảng 80.000 bài với nội dung chia rẽ về xã hội và chính trị được đăng trước và sau kỳ bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Facebook nói có khoảng 80.000 bài được đăng trước và sau kỳ bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Hầu hết các tin này tập trung đưa những thông điệp gây chia rẽ về xã hội và chính trị. Facebook công bố con số này trước hai phiên điều trần thượng viện sắp diễn ra. Tại đó, Facebook cùng Twitter và Google sẽ trình bày chi tiết về tác động của Nga lên các mạng xã hội được nhiều người sử dụng. Nga liên tiếp phủ nhận cáo buộc nước này tìm cách gây ảnh hưởng trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ với kết quả là ông Donald Trump thắng bà Hillary Clinton. Âm mưu chống lại Hoa Kỳ là gì? Cố vấn của Trump nói dối về mối liên hệ với Nga Cựu giám đốc FBI dẫn dắt điều tra vụ Nga Trong một tin có liên quan, hôm thứ Hai 30/10, cuộc điều tra do cố vấn độc lập Robert Mueller dẫn dắt về khả năng chiến dịch của ông Trump có thông đồng với Nga đã khiến hai cựu phụ tá của ông Trump bị buộc tội. Một phụ tá thứ ba thừa nhận đã nói dối FBI. Tổng thống Trump phủ nhận mọi cáo buộc ông có thông đồng với Moscow, và liên tục kêu gọi điều tra bà Clinton. Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders hôm thứ Hai 30/10 nói Tổng thống Trump "không có kế hoạch hay dự định" thay đổi nhóm tư vấn đặc biệt để điều tra về khả năng có mối liên hệ của Nga đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Facebook nói gì? Facebook nói khoảng 80.000 bài được đăng từ tháng Sáu 2015 và tháng Tám 2017. Những bài này được khoảng 29 triệu người Mỹ đọc trực tiếp, theo một bài phát biểu dự thảo mà truyền thông Mỹ có được. Những bài này, mà Facebook nói là do một hãng có liên hệ với điện Kremlin tạo ra, lan truyền rộng nhờ mọi người like, chia sẻ và bình luận, và do đó đã đến tay nhiều triệu người nữa. "Những hành động này đi ngược lại với sứ mệnh của Facebook là xây dựng cộng đồng và tất cả những gì mà chúng tôi đại diện," cố vấn Colin Stretch của Facebook nói. "Và chúng tôi quyết tâm làm tất cả những gì có thể để xử lý mối đe dọa mới này." Facebook cũng nói hãng này đã xóa 170 tài khoản Instagram, những tài khoản đã đăng 120.000 bài với nội dung xấu. James Comey điều trần về Donald Trump Donald Trump lên án James Comey Facebook cho hay trong hai năm qua, có tới 126 triệu người dùng Facebook Mỹ đã xem những nội dung do người của Nga tải lên mạng xã hội này. text: Tháng 9/2016, Mỹ đòi Deutsche Bank nộp phạt 14 tỷ đôla Khoản phạt, đang đợi thông qua lần cuối, thấp hơn mức 14 tỷ đôla mà Mỹ yêu cầu Deutsche Bank phải trả hồi tháng Chín. Khoản phạt gây quan ngại rằng thất bại của ngân hàng này có thể gây nguy hiểm cho hệ thống tài chính toàn cầu. Hoạt động bán chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp của nhà băng đóng vai trò quan trọng trong khủng hoảng tài chính năm 2008. Một số ngân hàng ở Mỹ bị điều tra về các cáo buộc cho khách hàng không đủ tiêu chuẩn vay thế chấp, sau đó gom các khoản vay này lại thành khoản đầu tư chứng khoán rồi bán rủi ro cho người khác. Cuộc điều tra liên quan đến các giao dịch được thực hiện từ năm 2005 đến năm 2007. Theo thỏa thuận, Deutsche sẽ trả khoản phạt dân sự của $ 3,1 tỷ đôla và chi 4.1 tỷ đôla trợ giúp các chủ nhà và người đi vay tại Mỹ. Các ngân hàng khác bị Bộ Tư pháp Mỹ ra lệnh phạt gồm Citigroup (khoản phạt 12 tỷ đôla giảm còn 7 tỷ đôla). Năm 2013, JP Morgan Chase bị phạt 13 tỷ vì cáo buộc định giá cao hơn thực tế các khoản thế chấp được bán cho nhà đầu tư và trong năm sau đó, Bank of America trả 16,7 tỷ đôla để dàn xếp cáo buộc tội tương tự. Goldman Sachs phải nộp phạt 5,1 tỷ đôla hồi tháng Giêng. Ngân hàng lớn nhất của Đức cho biết họ đồng ý thỏa thuận nộp phạt 7,2 tỷ đôla cho chính quyền Mỹ về cuộc điều tra hoạt động bán chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp. text: Ông Châu Văn Khảm, 69 tuổi và từng là một thương gia ở Úc Ông Khảm nghi ngờ đã bị bắt giữ cùng ông Nguyễn Văn Viễn, thành viên Hội Anh em Dân chủ. Hôm 25/1, Đảng Việt Tân đã công bố thông cáo báo chí về sự mất tích của ông Khảm, cho rằng công an TP Hồ Chí Minh đã bắt giữ ông. "Đảng Việt Tân khẳng định rằng ông Châu Văn Khảm đi về với một mục đích là tìm hiểu và lượng định hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam," theo thông cáo báo chí. Will Nguyễn và những ngày trong khám Chí Hòa Bà Thúy Nga đoạt giải Nhân quyền Lê Đình Lượng Lê Thu Hà bị trục xuất khỏi VN theo luật gì? Ông Châu Văn Khảm là ai? Ông Châu Văn Khảm, 69 tuổi và là một thương gia đã về hưu. Theo ông Nguyễn Đỗ Thanh Phong, đại diện Đảng Việt Tân tại Úc, ông Khảm đã nhập cư vào Úc từ khoảng hơn 20 năm trước và là một thành viên lâu năm của đảng. "Ông Khảm là một khuôn mặt quen thuộc và tích cực trong cộng đồng người Việt tại Sydney, Úc" và hay tham gia các hoạt động thúc đẩy dân chủ và thường xuyên tiếp xúc với chính giới và Bộ Ngoại Giao Úc để vận động cho nhân quyền. Ông đến Việt Nam từ Campuchia với mục đích "đi tìm sự thật", "tìm hiểu tình hình nhân quyền" và dự định ngày 16/1 sẽ quay trở lại Úc. Ông Phong cho BBC biết lần cuối ông Khảm liên lạc với gia đình là hôm 12/1. "Gia đình và chúng tôi được biết người bạn của ông là ông Nguyễn Văn Viễn đã bị bắt do vợ của ông Viễn đã được công an thông báo. Qua đó chúng tôi nghi ngờ là ông Khảm cũng đã bị bắt vì khi đó hai người đang gặp nhau," ông Phong nói. "Hiện tại chúng tôi không biết ông ấy đang ở đâu." Ông Khảm có vợ và hai con đang sinh sống ở Úc. Ông Phong cho biết gia đình và Đảng Việt Tân tiếp tục làm việc với Bộ Ngoại giao và các dân biểu để làm việc với bên Việt Nam để tìm cách đưa ông Khảm trở lại Úc. Chấp nhận rủi ro để về nước "Những ai về đương nhiên đã có một sự chuẩn bị trước nhưng mà nhưng những người như ông Khảm là người có lòng tha thiết với đất nước, họ hiểu rõ rủi nhưng họ vẫn quyết tâm phải thấy tận mắt tình hình hiện nay," ông Phong nói. Ông Phong cũng cho biết ông Khảm không dự tính về để "tổ chức biểu tình hay tham gia sinh hoạt gì cả, chỉ đi tham khảo tình hình trong nước, gặp lại bạn bè". Đảng Việt Tân, hay tên đầy đủ là Việt Nam canh tân cách mạng đảng đã bị chính quyền Việt Nam liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố vào tháng 10/2016. Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của 'Việt tân'; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do 'Việt tân' tổ chức; hoạt động theo sự chỉ đạo của 'Việt tân'… sẽ đồng phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Phía Úc nói gì? Theo AFP, Úc cho biết Canberra đang tìm cách tiếp cận nhà hoạt động người Úc gốc Việt đang bị bắt giữ ở Việt Nam. Bộ Ngoại giao Úc xác nhận với AFP rằng đang "tìm cách tiếp cận lãnh sự với người đàn Úc bị bắt ở Việt Nam." "Vì lý do bảo mật riêng tư nên chúng tôi không thể cung cấp thêm thông tin," một tuyên bố của bộ cho biết. Đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức gì từ phía Việt Nam về việc bắt giữ ông Châu Văn Khảm. Ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân người Úc gốc Việt nghi ngờ đã bị bắt giữ tại Việt Nam hôm 13/1, đại diện đảng cho BBC biết. text: Lò phản ứng plutonium của Bắc Hàn Ông Clapper cũng nói, Bắc Hàn đã thực hiện các bước hướng tới việc chế tạo hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Diễn biến này xảy ra chỉ vài ngày sau khi Bắc Hàn phóng tên lửa tầm xa, mà các nhà chỉ trích cho đây là cuộc thử nghiệm công nghệ hỏa tiễn bị cấm. Tháng 9/2015, Bình Nhưỡng nói cơ sở hạt nhân chính ở Yongbyon đã hoạt động bình thường trở lại. Lò phản ứng là nguồn cung cấp plutonium cho chương trình vũ khí hạt nhân của nước này. Một trong những tổ hợp hạt nhân của Bắc Hàn - khu Yongbyon Ảnh của hãng tin nhà nước Bắc Hàn KCNA hôm 07/02 cho thấy ông Kim Jong-un theo dõi vụ phóng vệ tinh Kwangmyongsong 4 Bắc Hàn đã vài lần cho thử hạt nhân trong quá khứ. "Chúng tôi đánh giá rằng Bắc Hàn đã thực hiện tuyên bố của mình bằng cách mở rộng cơ sở làm giàu ở Yongbyon và khởi động lại lò phản ứng sản xuất plutonium," ông Clapper nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ. "Chúng tôi đánh giá thêm rằng Bắc Hàn đã cho chạy lò phản ứng đủ lâu để có thể bắt đầu phục hồi plutonium từ nguyên liệu đã dùng của lò phản ứng trong vòng vài tuần cho đến vài tháng." Cần khoảng 4 cân plutonium để chế tạo bom có sức nổ 20.000 tấn. Bình Nhưỡng từng nhiều lần cam kết sẽ dừng các hoạt động ở Yongbyon và thậm chí năm 2008 đã phá tháp làm lạnh, theo một phần của thỏa thuận bỏ vũ khí đổi viện trợ. Nhưng đến tháng 3/2013, sau một bất đồng với Hoa Kỳ và cấm vận mới của Liên Hợp Quốc (UN) đối với vụ thử hạt nhân lần ba, quốc gia này tuyên bố sẽ tái khởi động toàn bộ cơ sở ở Yongbyon. Bắc Hàn vẫn đang chịu cấm vận của UN do đã thực hiện nhiều vụ thử hạt nhân. Sáng 09/02 có tin vệ tinh do Bắc Hàn phóng đã vào quỹ đạo nhưng chưa rõ có hoạt động hay không, theo Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc. Bắc Hàn đã cho khởi động lại lò phản ứng plutonium có thể cung cấp năng lượng cho vũ khí hạt nhân, theo ông James Clapper, Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ. text: Công nhân đóng ván lên cửa sổ một nhà hàng ở Washington trước ngày bầu cử Việc chuẩn bị diễn ra chỉ vài tháng sau khi nhiều doanh nghiệp bị tấn công bởi những kẻ cướp bóc trong các cuộc biểu tình bạo động nổ ra sau cái chết dưới tay cảnh sát vì bị chèn cổ, của George Floyd, một người đàn ông da đen. Các cửa hàng bán lẻ Saks 5th Avenue, Nordstrom và chuỗi hiệu thuốc tây CVS là một trong những công ty lớn nhất thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Lo ngại rằng kết quả cuộc bầu cử sẽ bị thách thức cũng đã đè nặng lên thị trường tài chính. Tuy nhiên, các chỉ số chính của Mỹ kết thúc cao hơn hôm thứ Hai, đảo chiều sau khi giảm mạnh tuần trước. Kết quả các cuộc thăm dò quốc gia cho thấy ứng cử viên thách thức Joe Biden có một dẫn đầu bền vững so với Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump trong cuộc bầu cử ngày mai. Nhưng tỷ số dẫn đầu của ông Biden hẹp hơn trong số các tiểu bang có thể quyết định kết quả, được gọi là tiểu bang chiến địa. Các tranh chấp pháp lý về số phiếu sẽ được kiểm đếm cũng đã được xúc tiến tại nhiều tiểu bang. Cửa tiệm Saks 5th Avenue chuẩn bị cho tình trạng bất ổn bầu cử ở New York và các nơi khác Năm 2000, khi cuộc kiểm phiếu lại ở tiểu bang Florida làm gia tăng sự không chắc chắn về kết quả của cuộc bầu cử Mỹ, thị trường tài chính đã giảm khoảng 5%. Brian Gardner, trưởng chiến lược gia chính sách của Washington tại ngân hàng đầu tư Stifel, nói. Ông Gardner dự đoán là Joe Biden sẽ đắc cử nhưng cảnh báo rằng các câu hỏi về kết quả và bất kỳ sự bùng phát bạo lực nào có thể gây ra sự sụt giảm mạnh hơn của thị trường tài chánh trong khoảng thời gian này. Walmart tuần trước nói họ đang tạm thời loại bỏ súng và đạn dược khỏi quầy trưng bày trong hàng nghìn cửa hàng ở Hoa Kỳ, với lý do lo ngại về "tình trạng bất ổn dân sự". Tuy nhiên, một ngày sau, công ty này đã đảo ngược quyết định. Trong những ngày gần đây, Bộ Ngoại giao Australia đã cập nhật các khuyến cáo về du lịch, cảnh báo người dân không nên đến Mỹ du lịch một phần do bạo lực có thể xảy ra. "Hãy đề phòng để giữ an toàn trong mùa bầu cử," bộ này nói. "Tránh các khu vực đang xảy ra các cuộc biểu tình và diễu hành." Hơn 96 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu trong cuộc bỏ phiếu sớm, con số khiến quốc gia này có tỷ lệ cử tri đi bầu cao nhất trong suốt một thế kỷ. Frank Snepp: 'Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống TQ' Bầu cử 2020: Vì sao chúng tôi ủng hộ TT Trump và Đảng Cộng hoà? Cử tri ủng hộ đảng Dân chủ nói nước Mỹ đang đi sai hướng Jonathan London: '2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ' Tâm tư một nữ cử tri Mỹ gốc Việt ủng hộ Tổng thống Donald Trump Carl Thayer: 'TQ sẵn sàng đối phó với bất kỳ ai đắc cử TT Mỹ' Cử tri Mỹ ở Thái Lan: 'đi bầu để bảo vệ nền dân chủ' Cử tri Lý Văn Quý: ‘Nếu tái đắc cử, TT Trump sẽ làm nước Mỹ hùng cường’ Bấm vào để đọc thêm về bầu cử Mỹ 2020 Chủ nhân các cửa hàng ở nhiều thành phố trên khắp Hoa Kỳ đang cho đóng ván vào cửa sổ để chuẩn bị cho tình trạng bất ổn sau cuộc bầu cử Mỹ. text: Ông Ban cũng kêu gọi ngừng bắn để các nhân viên cứu trợ có thể khẩn cấp hỗ trợ “ít nhất 100 nghìn người tị nạn” đang bị cô lập ở các khu vực do phiến quân kiểm soát gần Goma. Một lực lượng quân hùng hậu gồm 17 nghìn lính của LHQ hjện chưa thể chặn được các cuộc giao chiến hay ngăn đà tiến của phiến quân. Hội đồng Bảo an LHQ đang cân nhắc xem có kêu gọi việc tăng quân hay không. Người đứng đầu lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, ông Alain Le Roy, ước tính hiện trung bình có khoảng 10 lính LHQ tham gia bảo vệ cho 10 nghìn người dân ở miền đông CHDC Congo. Phiến quân Ông Le Roy nói rằng con số này không đủ để bảo vệ dân chúng trước cảnh bạo lực do các nhóm phiến quân và quân đội Congo gây ra. Các cuộc giao tranh gần đây giữa chính phủ và lực lượng phiến quân đã làm khoảng 250 nghìn người phải rời bỏ nhà cửa tại khu vực xung đột sắc tộc quanh Goma, thủ phủ của tỉnh Bắc Kivu. Trước đó, viên tướng nổi loạn Laurent Nkunda cho biết ông đã thành lập một chính quyền khác ở khu vực miền đông Congo, nơi ông nắm kiểm soát. Trong động thái được các nhà quan sát coi là một thách thức trực tiếp đối với chính phủ trung ương, 12 bộ trưởng sẽ đảm trách một loạt các chức năng bao gồm cảnh sát và an ninh. Tuy nhiên, phóng viên BBC Mark Doyle ở đông CHDC Congo nhận định rằng bước đi dường như chỉ mang tính tuyên truyền là chính. ‘Cướp bóc và hãm hiếp’ Phóng viên của chúng tôi nói rằng chính quyền mà tướng phản loạn dựng lên sẽ làm chính phủ phân tâm, nhưng nhiều khả năng sẽ không là một đối trọng nếu các phiến quân không tiếp tục theo đuổi các hành động quân sự. Trong khi đó, quân chính phủ lại vấp phải các cáo buộc về chuyện họ cướp bóc các ngôi làng và hãm hiếp dân thường. Phát ngôn viên của LHQ, trung tá Jean Jean Paul Dietrich, nói việc cướp bóc đã xảy ra ở khu vực Kanyabayonga, cách Goma 100 km về phía bắc, vào chiều hôm 10/11 và kéo dài suốt đêm. Ông nói rằng lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ và quân đội Congo đã tìm cách can thiệp. Vị tướng phản loạn Nkunda tuyên bố ông giao chiến nhằm bảo vệ cộng đồng người Tutsi khỏi các cuộc tấn công của phiến quân Hutu Rwanda, những người đã bỏ chạy sang CHDC Congo sau cuộc thảm sát Rwanda năm 1994. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon thêm một lần nữa kêu gọi triển khai thêm ba nghìn quân gìn giữ hòa bình tới phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo). text: Bài này và các bảng xếp hạng sẽ được cập nhật thường xuyên nhưng bạn cũng có thể theo dõi kết quả đếm phiếu bầu ở từng bang tại đây. Bầu cử Mỹ: Kết quả có thể được quyết định tại tòa án? Bầu cử Mỹ 2020: Ai sẽ chiến thắng dễ dàng hơn? GEORGIA - 16 phiếu đại cử tri Cuộc đua đang diễn ra thế nào: Trump đang dẫn trước nhưng Biden đang thu hẹp khoảng cách - hiện chỉ còn cách dưới 3.500 phiếu bầu, tương đương 0,1%. Còn bao nhiêu phiếu bầu: Các quan chức địa phương cho biết còn khoảng 19.000. Những phiếu bầu này từ đâu? Đây là những lá phiếu gửi qua bưu điện, chủ yếu đến từ Atlanta và Savannah, những lá phiếu này nghiêng nhiều về phía Biden. Kiểm chứng những cáo buộc về cuộc bỏ phiếu ở Hoa Kỳ TT Trump khởi kiện khi con đường chiến thắng thu hẹp Phân tích của Anthony: Đó là một cuộc đua để xem trước điều gì sẽ xảy ra - Biden hoặc đuổi kịp Trump trong các bảng xếp hạng hoặc không còn phiếu để đếm. Khi nào chúng ta sẽ biết thêm? Các quan chức nói rằng họ sắp hoàn thành việc kiểm đếm và chúng ta có thể có kết quả vào tối thứ Năm hoặc sáng thứ Sáu. PENNSYLVANIA - 20 phiếu đại cử tri Cuộc đua đang diễn ra thế nào: Trump đang dẫn trước nhưng Biden đang thu hẹp khoảng cách - con số từng làm nên sự dẫn trước của Trump vốn hơn nửa triệu người nay giảm xuống còn dưới 65.000 người. Cón bao nhiêu phiếu bầu: Giới chức bang này ước tính 550.000 phiếu bầu vẫn chưa đếm vào đầu ngày - một lượng lớn hiện đã được kiểm đếm. Những phiếu bầu này từ đâu? Tại các quận mà Hillary Clinton giành được vào năm 2016, do đó chủ yếu là phiếu của đảng Dân chủ. Phân tích của Anthony: Hầu hết các phiếu bầu còn lại là các lá phiếu gửi qua bưu điện từ khu vực Philadelphia, đó là lý do tại sao Biden tiếp tục vươn lên thu hẹp khoảng cách dẫn đầu của Trump trong bang. Khi nào chúng ta biết thêm? Giới chức tiểu bang nói rằng họ hy vọng sẽ kiểm đếm "đa số phiếu bầu" còn tồn đọng vào cuối ngày thứ Năm. Điều đó càng làm tăng khả năng có thể đưa ra dự đoán vào đêm nay. Hãy chờ xem. ARIZONA - 11 phiếu đại cử tri Cuộc đua đang diễn ra thế nào: Biden vẫn dẫn trước khoảng 68.000 - nhưng Trump đang có thêm phiếu. Còn bao nhiêu phiếu bầu: Giới tiểu bang cho biết còn khoảng 470.000 phiếu bầu. Những phiếu bầu này từ đâu? Chúng đến từ khắp nơi trong tiểu bang đa dạng này, nhưng hầu hết đều ở khu vực xung quanh Phoenix. Phân tích của Anthony: Biden đã sớm dẫn đầu ở bang này, nhưng Trump đang tăng tốc. Trong khi các lá phiếu còn lại đang được kiểm đếm đều chiếm áp đảo từ quận Maricopa, nơi Biden dẫn đầu, điều quan trọng là liệu chúng là phiếu trực tiếp, thường bỏ cho Trump, hay qua bưu điện, vốn nghiêng về phía Biden. Khi nào chúng ta biết thêm? Chúng tôi đang mong đợi một loạt kết quả khác vào lúc 19:00 giờ địa phương (02: 00GMT) - chúng tôi không biết có bao nhiêu hoặc liệu chúng có mang tính quyết định hay không. NEVADA - 6 phiếu đại cử tri Cuộc đua đang diễn ra thế nào: Biden dẫn đầu với gần 12.000 phiếu bầu, một vị trí dẫn đầu mà ông đã nới rộng một chút vào sáng thứ Năm với loạt kết quả mới nhất. Còn bao nhiêu phiếu bầu: Chỉ còn hơn 63.200 phiếu bầu. Những phiếu bầu này từ đâu? Các thành phố như Reno và Las Vegas thuộc các quận vẫn đang báo cáo. Phân tích của Anthony: Tỷ lệ dẫn đầu với khoảng cách hẹp của Biden hẹp có thể nới rộng, vì nhiều phiếu qua bưu điện và phiếu bầu có điều kiện (provisional ballots - những lá phiếu mà cử tri phải làm rõ hoàn cảnh bản thân để được đi bầu) từ các cử tri đăng ký cùng ngày chủ yếu ở Hạt Clark của đảng Dân chủ (quê hương của Las Vegas) đang được tính - trừ khi những cử tri mới đó là những người ủng hộ Trump vội vã bỏ phiếu trực tiếp. Các quận nông thôn bảo thủ cũng sẽ báo cáo, nhưng số người ở đó ít hơn. Khi nào chúng ta biết thêm? Theo Joe Gloria, một quan chức ở Quận Clark, bao gồm Las Vegas, sẽ có thêm 51.000 phiếu bầu được đếm vào thông báo kết quả vào ngày mai. Một kết quả rõ ràng hơn có thể sẽ được đưa ra vào cuối tuần. Frank Snepp: 'Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống TQ' Bầu cử 2020: Vì sao chúng tôi ủng hộ TT Trump và Đảng Cộng hoà? Cử tri ủng hộ đảng Dân chủ nói nước Mỹ đang đi sai hướng Jonathan London: '2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ' Tâm tư một nữ cử tri Mỹ gốc Việt ủng hộ Tổng thống Donald Trump Carl Thayer: 'TQ sẵn sàng đối phó với bất kỳ ai đắc cử TT Mỹ' Cử tri Mỹ ở Thái Lan: 'đi bầu để bảo vệ nền dân chủ' Cử tri Lý Văn Quý: ‘Nếu tái đắc cử, TT Trump sẽ làm nước Mỹ hùng cường’ Bấm vào để đọc thêm về bầu cử Mỹ 2020 Cuộc đua vào Nhà Trắng đang ở giai đoạn xem ai là người chiến thắng trong số ít các bang chiến trường còn lại. Đây là hướng dẫn cho bạn về số phiếu ở những bang này cùng phân tích của phóng viên Anthony Zurcher tại BBC Bắc Mỹ. text: Nói chuyện qua điện thoại với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, ông Bush cũng thúc giục Bắc Kinh cho phép phóng viên nước ngoài và các nhà ngoại giao vào Tây Tạng. Hơn hai tuần từ khi có biến động ở Tây Tạng, Tổng thống Bush nay cùng góp giọng với các lãnh đạo phương Tây để kêu gọi Trung Quốc mở đàm phán với đại diện của Đạt Lai Lạt Ma. Quan hệ nhạy cảm Sự chậm trễ này chứng tỏ mối quan hệ nhạy cảm giữa Mỹ và Trung Quốc, khi mà nền kinh tế hai nước nay đan xen chặt vào nhau. Nhà Trắng ra một thông cáo cho biết về cuộc điện đàm giữa hai lãnh đạo. Theo thông cáo, cuộc chuyện trò xoay quanh nhiều chủ đề, từ Bắc Hàn, Đài Loan tới Miến Điện. Nhưng chính sự xác nhận rằng ông Bush đã nêu vấn đề Tây Tạng với ông Hồ Cẩm Đào mới gây chú ý hơn cả. Thông cáo nói rằng tổng thống Hoa Kỳ đã kêu gọi Trung Quốc có đối thoại với Đạt Lai Lạt Ma và cho phép nhà báo cùng giới ngoại giao đi vào Tây Tạng. Các lãnh đạo phương Tây khác, và kể cả một số chính khách cao cấp ở Mỹ, đã ra lời kêu gọi tương tự trong hai tuần qua. Điều này khiến sự im lặng phần nào từ Nhà Trắng càng trở nên đáng quan tâm. Sự chậm trễ trong việc ra thông cáo, và giọng văn thận trọng của nó, chứng tỏ sự nhạy cảm trong quan hệ song phương. Mối quan hệ kinh tế gắn bó, cùng những khác biệt sâu sắc về nhân quyền và tự do chính trị, tạo thành một sự tổng hợp không dễ chịu cho cả hai bên. Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush đã kêu gọi chính phủ Trung Quốc bắt đầu đàm phán với Đạt Lai Lạt Ma về tình hình ở Tây Tạng. text: Sau vòng bỏ phiếu thứ hai của các dân biểu Bảo thủ, Bộ trưởng Nội vụ Theresa May được 199 phiếu, Bộ trưởng Năng lượng Andrea Leadsom được 84 và Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove được 46 phiếu. Nay các đảng viên Bảo thủ sẽ quyết định ai là người lãnh đạo họ, với kết quả được công bố ngày 9/9 tới. Người thắng cử cũng sẽ là thủ tướng Anh, và như vậy Anh quốc chắc chắn sẽ có nữ thủ tướng thứ hai trong lịch sử. Thủ tướng David Cameron đã từ chức sau cuộc trưng cầu dân ý rút lui khỏi EU (Brexit) mà ông vận động chủ trương Ở lại EU nhưng không thành. Thoạt đầu tổng cộng có 5 ứng viên cho vị trí của ông Cameron, và các dân biểu Bảo thủ đã bỏ phiếu loại trừ hai vòng để còn hai vị. Nay là giai đoạn cuối của cuộc tuyển chọn lãnh đạo Bảo thủ. 150.000 đảng viên sẽ phải quyết định xem liệu bà May, người chủ trương Ở lại EU và có quá trình làm việc lâu dài cho chính phủ; hay bà Leadsom, người chủ trương Rút khỏi EU và xuất thân từ lĩnh vực tài chính, là người phù hợp hơn. Hai bà Theresa May và Andrea Leadsom sẽ tranh tài vào vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ Anh sau khi ông Michael Gove bị loại. text: Hai ông đã bị tòa án tại TP Hồ Chí Minh xử 4 và 6 năm tù giam, cộng thêm 2 năm quản chế mỗi người, vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự. Sau khi phiên tòa diễn ra, các báo cung cấp thêm chi tiết dựa vào cáo trạng của Viện Kiểm sát. Truyền thông nhà nước cũng nói ngoài hai nhạc sỹ, ba người liên quan vụ án là Nguyễn Thiện Thành, Trần Thành và Nguyễn Thiện Khánh hiện đang bị truy bắt để 'xử lý'. Phe công tố cho hay ông Trần Vũ Anh Bình, 38 tuổi, làm quen với một 'đối tượng' có tên là Vũ Trực qua mạng internet. Ông Trực bị cho là chiêu dụ người ở trong nước tham gia 'hoạt động chống phá' thông qua lớp học lập trình web trên mạng do ông giảng dạy miễn phí. Trong chương trình dạy học, ông 'đã lồng ghép vào những nội dung chống phá nhà nước'. Cũng chính ông Vũ Trực bị cho là thành lập nhóm Tuổi trẻ yêu nước vào tháng 4/2011. Báo Người Lao động nói: "Mục tiêu của nhóm này là tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, gây mất ổn định chính trị, khi có thời cơ thì nổi dậy xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ". Gây mất ổn định Nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình bị nói đã được ông Vũ Trực cấp tiền và phương tiện, trở thành nhân vật hoạt động đắc lực cho ông Vũ Trực. Ông cũng bị cáo buộc tạo lập và quản trị blog nhacviet.tuoitreyeunuoc.com, song song với trang web tuoitreyeunuoc.com do ông Vũ Trực lập ra. Ngoài việc đăng các bản nhạc tự sáng tác, cáo trạng nói ông Bình còn 'phát tán các bài viết có nội dung chống phá nhà nước' và hình ảnh cờ vàng của chính thể Việt Nam Cộng hòa. Ông còn bị buộc tội cắm và rải truyền đơn tại các tỉnh Thái Nguyên, Long An, Đồng Tháp và TPHCM. Nhạc sỹ Việt Khang (tên thật là Võ Minh Trí), 34 tuổi, bị buộc tội đã sáng tác hai bài hát 'có nội dung chống nhà nước' đăng trên tuoitreyeunuoc.com và móc nối "phát triển lực lượng cho nhóm Tuổi trẻ Yêu nước”. Các báo nói tại tòa, hai ông Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã "nhận tội, ăn năn hối cải và xin hưởng lượng khoan hồng". Trong khi đó có tin luật sư của ông Việt Khang nói thân chủ của ông sẽ kháng án. Trước đó, ông Hải khẳng định nhạc sỹ Việt Khang 'không làm chính trị'. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Báo trong nước dẫn cáo trạng tại phiên tòa hôm 30/10 nói hai nhạc sỹ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã có 'hoạt động chống phá' qua trang mạng Tuổi trẻ Yêu nước. text: Thị trưởng Nam Kinh, ông Quý Kiến Nghiệp bị đưa ra trước vành móng ngựa Từ đầu năm đến nay, một trùm tình báo, một bí thư Nam Kinh và một nhà ngoại giao cao cấp đã bị điều tra. Dường như chiến dịch hai năm qua của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không chững lại. Ngày 20/11/2012, không lâu sau khi trở thành lãnh đạo Đảng Cộng sản, ông Tập có diễn văn. “Nhiều dữ kiện cho chúng ta biết rằng tham nhũng ngày càng trầm trọng, và rốt cuộc đảng và đất nước sẽ sụp đổ. Chúng ta phải cảnh giác.” Kể từ đó, ông Tâp có vẻ hăng hái dẫn dắt chiến dịch chống tham nhũng. Ông hứa hẹn “bắt cả hổ lẫn ruồi”, nói rằng quan chức cấp cao cũng không được tha. Hổ và ruồi Đến nay con hổ to nhất bị bắt là Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh. Ông đã bị khai trừ đảng và giao cho bên tư pháp. Mã Kiến, thứ trưởng cơ quan tình báo, cũng là con hổ to. Một con hổ khác là Lệnh Kế Hoạch, từng là trợ lý cho cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Một người khác, tướng Từ Tài Hậu, từng là thành viên Bộ Chính trị và phó chủ tịch quân ủy trung ương. Theo cơ quan kỷ luật của đảng, riêng trong năm 2014, 23.464 người đã bị kỷ luật vì vi phạm điều lệ đảng. Sa cơ Mạng xã hội Trung Quốc là nơi lan tỏa tin về các quan chức - hình chỉ có tính minh họa Bí thư thành ủy Tế Nam, Vương Mẫn, vừa lên truyền hình nói về chống tham nhũng ngày 18/12/2014. Ngay hôm sau, ông bị bắt để điều tra. Số phận tương tự dành cho Vạn Khánh Lương, bí thư thành ủy Quảng Châu. Khi giới chức loan báo điều tra ông vào tháng Sáu 2014, thì nhiều công chức còn đang họp để nghiên cứu bài diễn văn ông nói vào hôm trước. Tin nhắn về số phận của ông Vạn được bắn đi khắp nơi và cuộc họp bị dừng lại. Tiền và tiền Nhiều viên chức sa cơ bị tố cáo nhận hối lộ, và có vẻ rất thích tiền mặt. Khi Vụ phó vụ năng lượng Trung Quốc Ngụy Bằng Viễn bị giải đi hồi tháng Năm 2014, các nhà điều tra tìm thấy khoảng 200 triệu nhân dân tệ tiền mặt trong nhà ông. Truyền thông nhà nước nói đây là vụ thu giữ tiền mặt lớn nhất từ khi đảng Cộng sản nắm quyền năm 1949. Người ta phải dùng 16 máy để đếm tiền, và bốn máy bị hỏng do nóng quá. Mã Tuấn Phi được bổ nhiệm làm Cục Phó Cục đường sắt TP Hô Hòa, khu tự trị Nội Mông năm 2009. Theo truyền thông, số tiền nhận hối lộ của ông lên tới 130 triệu nhân dân tệ. Ông nhận hết, từ đôla Mỹ, euro, đồng bảng Anh, vàng và nhân dân tệ. Dùng nước đổi tiền Mã Siêu Quần nguyên là tổng giám đốc một công ty cấp thoát nước tại quận Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc. Có biệt danh “cọp nước”, ông ta bị nói là công khai đòi tiền mọi doanh nghiệp cần mắc nước, như khách sạn, nhà máy, văn phòng chính quyền. Nếu người ta không nộp đủ tiền, ông ta sẽ cắt nước ngay. Tướng Từ Tài Hậu, người phụ trách hậu cần cho Quân Giải phóng đã 'ngã ngựa' Sau khi bị bắt, giới chức tìm thấy 120 triệu nhân dân tệ, 37 kg vàng và sổ đỏ của 68 ngôi nhà. Rượu Mao đài ngon lắm Phùng Việt Hân, cựu trưởng công an một quận ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, bị tử hình năm 2014 vì tội bảo kê tội phạm. Cảnh sát phát hiện 1.853 chai rượu Mao Đài khi khám nhà ông ta. Nghe nói ông Phùng thích thức uống này lắm và không ngại khó khăn tìm rượu ngon, thậm chí trả hẳn 80.000 tệ cho một chai. Phóng viên dũng cảm Ngày 31/3/2014, Tân Hoa Xã cho biết Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, cựu phó chủ nhiệm tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân Trung Quốc, bị giao cho tòa án binh vì tội tham nhũng. Tin này không gây ngạc nhiên vì một tạp chí tài chính đã xác nhận trước đó. Phóng viên Vương Hòa Nham là người đầu tiên đưa tin ông Cốc gặp rắc rối. Là phóng viên điều tra chính của tạp chí tài chính Caixin, trong hai năm 2012 đến 2014, cô nỗ lực điều tra đế chế kinh doanh của tướng Cốc. Trong nhà tướng Cốc, người ta tìm thấy vô số thùng rượu Mao đài, và cả tượng vàng Mao Trạch Đông. Biệt thự của ông được gọi là “Tử Cấm Thành” vì độ nguy nga của nó. Nhà hoạt động bị tù Nhóm 'Công dân Mới' yêu cầu chủ tịch Tập bắt các quan chức công khai tài sản Chiến dịch của ông Tập Cận Bình được người dân ủng hộ, nhưng những công dân bình thường muốn minh bạch hơn không phải lúc nào cũng được giới chức hoan nghênh. Phong trào Công dân Mới đã kêu gọi quan chức công khai tài sản. Chuyện này không xảy ra. Người sáng lập nhóm Hứa Chí Vĩnh bị tù bốn năm hồi tháng Giêng 2014 vì tội phá rối trật tự công cộng. Báo chí nước ngoài điều tra tài sản lãnh đạo Trung Quốc, kể cả của ông Tập, cũng bị giới chức làm khó dễ. Trang web của họ bị chặn, phóng viên bị từ chối visa. Cuộc chiến chống tham nhũng có vẻ phức tạp, và những ai không hát cùng bài với ông Tập Cận Bình có thể bị làm im tiếng. Năm 2015 mới chỉ bắt đầu nhưng người ta đã tiếp tục nghe nhiều tin tức về chống tham nhũng ở Trung Quốc. text: Đài Loan đang nắm kiểm soát đảo Ba Bình Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, do Đài Loan nắm quyền kiểm soát và gọi tên là đảo Thái Bình. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Hạ Quý Dương được báo Taipei Times dẫn lời nói Đài Bắc đã gửi thông báo tới "các nước láng giềng". Ông Hạ cho biết đây chỉ là cuộc diễn tập thường kỳ, và diễn ra từ ngày 1/9 tới 5/9 trên đảo Ba Bình nhằm "khẳng định chủ quyền của Đài Loan tại Biển Đông". Cuộc diễn tập bắn đạn thật này sẽ do lực lượng tuần duyên Đài Loan thực hiện. Hoạt động này chắc chắn sẽ gây phản ứng tức giận từ phía Việt Nam, nước cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Hà Nội luôn chỉ trích các hoạt động của Đài Loan tại Ba Bình, nói đây là việc làm "vi phạm chủ quyền của Việt Nam, trái với luật pháp quốc tế, làm phức tạp tình hình Biển Đông". Người phát ngôn Hạ Quý Dương nói với thông báo của Đài Bắc, các nước ngoài được trông đợi sẽ tránh vùng biển gần Ba Bình trong thời gian bắn đạn thật. Tăng hỏa lực Bộ Quốc phòng Đài Loan đã chuyển pháo cao xạ và súng cối tới đảo Ba Bình hồi đầu tháng Tám nhằm giúp lực lượng tuần duyên tăng cường hoạt động trong tình hình đang có căng thẳng về chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên giới chức Đài Bắc nói các vũ khí mới này đang trong quá trình được lắp đặt và sẽ không được sử dụng trong đợt diễn tập tới. Các dân biểu của Đài Loan thuộc cả hai phe cầm quyền và đối lập trong nửa đầu tháng Chín cũng đang có kế hoạch thị sát đảo Ba Bình. Ba Bình có diện tích 0,49km2, nằm cách Cao Hùng 1.600km về phía tây nam. Trên đảo này, Đài Loan đã xây dựng cơ sở hạ tầng cùng đường băng máy bay khá kiên cố. Bộ Ngoại giao Đài Loan nói trong thông cáo rằng Đài Loan giữ chủ quyền "không thể chối cãi" đối với hòn đảo này. Việt Nam ủng hộ chủ trương của Trung Quốc, không coi Đài Loan là một quốc gia độc lập. Tuy nhiên khi nói tới chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc và Đài Loan không tranh chấp với nhau. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Đài Loan đã chính thức loan báo kế hoạch diễn tập bắn đạn thật tại đảo Ba Bình thuộc Trường Sa vào đầu tháng Chín. text: Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vaccine của Johnson & Johnson. Vaccine này được cho là một giải pháp đỡ tốn kém hơn vaccine của Pfizer và Moderna, và có thể được bảo quản trong tủ lạnh thay vì chuyên chở bằng tủ đông. Các thử nghiệm cho thấy vaccine của Johnson & Johnson ngăn ngừa được những trường hợp nhiễm bệnh nghiêm trọng, và có hiệu quả tổng thể 66% khi tính cả các trường hợp bị nhiễm vừa phải. Mỹ là quốc gia đầu tiên phê chuẩn vaccine này do công ty Janssen của Bỉ sản xuất. Công ty Johnson & Johnson đồng ý cung cấp cho Mỹ 100 triệu liều vào cuối tháng Sáu. Vương quốc Anh, EU và Canada cũng đã đặt hàng, và 500 triệu liều cũng đã được đặt qua cơ chế Covax để cung cấp cho các quốc gia nghèo hơn. Tổng thống Joe Biden nói đây là "tin tức thú vị cho tất cả người Mỹ, và là một diễn tiến đáng khích lệ", nhưng cảnh báo rằng "cuộc chiến còn lâu mới kết thúc". "Mặc dù chúng ta ăn mừng tin vui này, tôi kêu gọi tất cả người Mỹ - hãy tiếp tục rửa tay, giãn cách xã hội và tiếp tục đeo khẩu trang", ông nói trong một văn bản. "Như tôi đã nói nhiều lần, tình hình vẫn có thể trở nên tồi tệ hơn khi các biến thể mới đang lan rộng đảo ngược cải tiến chúng ta đã đạt được." Thế giới sẽ cấp hộ chiếu vaccine? Phê chuẩn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) được đưa ra sau khi một ủy ban độc lập sau khi một ủy ban độc lập gồm các chuyên gia đồng loạt ủng hộ loại vaccine này hôm thứ Sáu. Kết quả từ các thử nghiệm được thực hiện ở Mỹ, Nam Phi và Brazil cho thấy vaccine Johnson & Johnson có hiệu quả hơn 85% trong việc ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng và 66% hiệu quả tổng thể khi tính cả các trường hợp vừa phải. Đáng chú ý, trong số những người tham gia thử nghiệm đã tiêm vaccine không có trường hợp tử vong nào, và sau 28 ngày kể từ khi được tiêm vaccine không có ai phải nhập viện. Khả năng bảo vệ tổng thể thấp hơn ở Nam Phi và Brazil, nơi các biến thể vi rút đã lưu hành, nhưng khả năng phòng vệ chống lại bệnh nhiễm tạo hậu quả nghiêm trọng cũng vẫn "cao tương tự". Nam Phi đã bắt đầu cho các nhân viên y tế tiêm thuốc chủng ngừa Johnson & Johnson từ đầu tháng này sau khi các thử nghiệm ban đầu cho thấy vaccine Oxford-AstraZeneca có "sự bảo vệ tối thiểu" chống lại bệnh nhẹ từ biến thể đã lưu hành ở nhiều vùng của nước này. Johnson & Johnson nói họ có kế hoạch cung cấp tổng cộng 20 triệu liều vào cuối tháng Ba. Vì loại vaccine này sẽ cần ít liều hơn so với các đối tác Pfizer và Moderna phải cần hai mũi tiêm, nên nó cũng sẽ cần ít lần hẹn tiêm vaccine và cần ít nhân viên y tế hơn. Nước nào khác đặt mua vaccine Johnson & Johnson? Vaccine Johnson & Johnson sử dụng một loại virus cảm lạnh thông thường và có những biến đổi để làm cho virua này trở nên vô hại. Sau đó, vaccine mang một phần mã di truyền của virus corona này được đưa vào cơ thể con người một cách an toàn. Lượng vaccine được chích chỉ đủ để cơ thể nhận ra mối đe dọa và sau đó học cách chống lại virus corona. Việc chích ngừa huấn luyện hệ thống miễn dịch của cơ để chống lại virus corona khi nó gặp phải virus thật. Đây là phương pháp tương tự như của Đại học Oxford và AstraZeneca. Tình hình ở Mỹ ra sao? Khoảng 72,8 triệu người Mỹ đã được chủng ngừa và khoảng 1,3 triệu liều đang được tiêm trên toàn nước Mỹ mỗi ngày. Tổng thống Biden cam kết sẽ cho 100 triệu người chích ngừa trong 100 ngày đầu cầm quyền. Hơn 508.000 người ở Mỹ đã chết vì Covid, nhưng hiện các trường hợp bị nhiễm mới, nhập viện và tử vong đều có xu hướng giảm trong vài tuần qua. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cộng đồng hàng đầu vẫn tiếp tục cảnh báo rằng các đột biến của virus vẫn có thể đe dọa mức ngăn ngừa virus đã đạt được cho đến nay. Cơ chế COVAX là gì, được phân phối ra sao? Hoa Kỳ đã chính thức phê duyệt vaccine phòng ngừa virus corona của Johnson & Johnson. Đây là loại vaccine thứ ba được quốc gia này cấp phép. text: Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 18-1-1950. Tại buổi lễ, đại sứ Trung Quốc, Tề Kiến Quốc, nói nhân dân hai nước có "tình hữu nghị truyền thống lâu đời". Có mặt trong buổi tiếp tân có ông Cố Tú Liên, phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc vốn sang Việt Nam để dự Hội nghị APPF-13. Trong số các quan chức Việt Nam có Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên và phó chủ tịch quốc hội và cũng là ủy viên Bộ Chính Trị, Trương Quang Được. Thông tấn xã Việt Nam trích lời đại sứ Trung Quốc nói: "Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức quí trọng và coi trọng phát triển tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt, trước sau như một tăng cường tình đoàn kết, mở rộng hợp tác với Việt Nam." Về phía Việt Nam, ngoại trưởng Nguyễn Dy Niên phát biểu Việt Nam rất coi trọng mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Theo ông Nguyễn Dy Niên, Việt Nam sẽ xem trọng việc vun đắp quan hệ hợp tác "theo phương châm "16 chữ" và tinh thần "bốn tốt" mà lãnh đạo cấp cao hai Ðảng, hai nước đã xác định". Trước đó, vào chiều ngày 13-1, trong một buổi họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Khổng Tuyền nói quan hệ hai nước "đang bước sang một giai đoạn phát triển mới." Cùng ngày, tại Hà Nội, thủ tướng Phan Văn Khải có buổi tiếp phó Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Cố Tú Liên, ở Việt Nam để dự Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF-13). Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời thủ tướng Việt Nam nói "mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển rất tốt đẹp". Dịp kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước năm nay diễn ra vào lúc vừa có việc hai tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Thanh Hóa bị súng Trung Quốc bắn làm chết gần 10 người. Tối thứ Sáu tại Hà Nội, sứ quán Trung Quốc có buổi lễ mừng kỷ niệm lần thứ 55 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. text: Một vụ tịch thu ngà voi tại Đà Nẵng của giới chức Việt Nam năm 2019 Chỉ thị do Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ban hành hôm 23/7 cũng yêu cầu "kiên quyết loại bỏ" các chợ động vật hoang dã, bao gồm các chợ trực tuyến. Việt Nam: Chợ động vật hoang dã trên mạng 'âm thầm' nhưng 'nhộn nhịp' Virus corona: Mối nguy từ tiêu thụ tê tê? Virus corona: Bao giờ VN cấm hẳn tiêu thụ động vật hoang dã? Sáu chủng virus corona được tìm thấy trên động vật hoang dã ở VN Việt Nam trước đây đã bị cáo buộc nhắm mắt làm ngơ trước việc bán các sản phẩm như vảy tê tê và sừng tê giác - thường được sử dụng trong y học cổ truyền. Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo rằng việc buôn bán động vật hoang dã có thể tạo điều kiện cho bệnh tật sinh sôi và lây lan. Nguồn gốc của đại dịch Covid-19 hiện tại được cho là liên quan tới việc buôn bán động vật hoang dã, cụ thể là từ loài dơi, sau đó lây sang người thông qua một loài khác chưa được xác định, có thể bao gồm chuột, cầy hương và tê tê. Chỉ thị này cho hay: "Dừng nhập khẩu động vật hoang dã còn sống hay đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của các loài động vật hoang dã (trừ các loài thủy sản phục vụ sản xuất, chế biến làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi đã được công bố theo quy định của pháp luật; bộ phận của động vật hoang dã đã được chế biến, xử lý làm dược liệu, làm nguyên liệu phục vụ sản xuất hoặc sản phẩm hoàn chỉnh) đến khi có chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ hoặc trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép." "Mọi trường hợp nhập khẩu động vật hoang dã trái với Chỉ thị này phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với động vật hoang dã bất hợp pháp; đối với động vật hoang dã được cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước ngoài cấp giấy phép xuất khẩu vào Việt Nam, cơ quan Hải quan cửa khẩu yêu cầu chủ hàng trả về nơi xuất khẩu." "Trường hợp chủ hàng không thực hiện hoặc hàng hóa không xác định được chủ hàng thì xử lý theo quy định pháp luật Việt Nam đối với động vật hoang dã bất hợp pháp." "Kiên quyết loại bỏ các khu vực chợ, tụ điểm mua bán động vật hoang dã trái pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật hoang dã trái pháp luật, nhất là động vật hoang dã thuộc lớp thú, chim, bò sát trong môi trường tự nhiên." "Mọi công dân, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức và người thân không tham gia săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo động vật hoang dã trái pháp luật." Các sản phẩm từ động vật hoang dã như vẩy tê tê thường được dùng trong đông dược tại TQ và VN Một nhà hàng bán thịt thú rừng gần Chùa Hương, Hà Tây, Việt Nam, năm 2008 Chỉ thị này cũng yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát đối với hoạt động gây nuôi động vật hoang dã, trong đó có việc thí điểm nuôi hổ. Thủ tướng Phúc cũng yêu cầu Bộ Công an tập trung triệt phá các đường dây tội phạm liên quan đến động vật haogn dã, đặc biệt là các đường dây xuyên quốc gia và các trang thông tin điện tử mua bán động vật hoang dã trái phép. Bộ Y tế được giao "chỉ đạo rà soát, quản lý các cơ sở kinh doanh y, dược, các cơ sở sản xuất thuốc, sản phẩm y tế có sử dụng các thành phần từ động vật hoang dã, đảm bảo chỉ sử dụng động vật hoang dã có nguồn gốc hợp pháp trong lĩnh vực y, dược". "Việt Nam sẽ được chúc mừng vì đã nhận ra rằng Covid-19 và các đại dịch khác có liên quan đến buôn bán động vật hoang dã", Steven Galster, chủ tịch của nhóm chống buôn người Freeland nói. "Việc buôn bán động vật hoang dã phải bị cấm như là một vấn đề của an ninh y tế quốc tế và sức khỏe cộng đồng," ông nói thêm. Một nhà hàng bày các lọ rượu ngâm chân gấu tại Hà Nội 'Chưa đủ'? Tuy nhiên, một số người cho rằng lệnh cấm không đi đủ xa. "Lệnh cấm tiêu thụ động vật hoang dã được đề cập trong chỉ thị là không đủ vì việc sử dụng động vật hoang dã làm thuốc hoặc làm thú cưng không được nhắc đến," ông Nguyễn Văn Thái, giám đốc tổ chức Save Vietnam's Wildlife nói. Vào tháng Hai, một loạt các nhóm bảo tồn đã gửi một bức thư chung kêu gọi chính phủ "xác định và đóng cửa các thị trường và các địa điểm buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp", hãng tin Reuters đưa tin. Sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi các dịch bệnh trước đó, Việt Nam lần này đã áp đặt các biện pháp phong tỏa chặt chẽ từ sớm, và đã báo cáo không có trường hợp tử vong do nào do virus corona. Mới đây, một số nhà khoa học Việt Nam và quốc tế đã công bố nghiên cứu cho hay tìm thấy sáu chủng virus corona trong động vật hoang dã tại Việt Nam. Còn theo điều tra của BBC News Tiếng Việt hồi tháng 4/2020, nhiều loại sản phẩm động vật hoang dã, trong đó có cao hổ cốt, được rao bán nhiều trên mạng. Chính phủ Việt Nam vừa ban hành chỉ thị dừng nhập khẩu động vật hoang dã "cho đến khi có chỉ đạo mới", để ngăn chặn dịch Covid-19 bùng phát mạnh hơn. text: Song ông biện luận cho sự kiện nhà nước không tổ chức tưởng niệm bằng câu nói: “Chúng ta làm gì cũng phải tính lợi ích cao nhất của đất nước.” Lời phát biểu của ông chắc chắn không đáp ứng được lòng mong ước của cử tri cả nước, và bất nhất với lời phát biểu trước đây của ông trước công chúng. Những hoạt động tưởng niệm là một hoạt động mang tính nhân văn, đạo đức, lịch sử và văn hóa của một quốc gia có chủ quyền độc lập thì tại sao lại không có tính lợi ích cho đất nước? Ngoại trừ là sức ép áp đặt từ Trung Quốc lên trên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và được cho là không có lợi cho giới cầm quyền hiện nay. Trung thành với sự thật Tấm gương Nhật Bản và Mỹ thì khác. Tuy hai nước này là đồng minh cùng ký kết hợp tác an ninh quân sự, nhưng hằng năm Nhật Bản vẫn tổ chức lễ tưởng niệm và đưa vào lịch sử về trận quyết tử Trân Châu Cảng - ngày tang thương Mỹ ném bom nguyên tử tại Nagasaki và Hiroshima. Lịch sử bắt buộc Mỹ, Nhật và cả thế giới phải thừa nhận sự thật không thể chối cãi. Và người Mỹ còn dựng lại bộ phim điện ảnh trận đánh Trân Châu Cảng với một cách nhìn khách quan dù đó là thất bại bi thảm đối với họ. Nhìn lại lịch sử nước ta, “Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu“ - một khoảng thời gian thật dài mà cả dân tộc phải thống khổ dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy đánh đuổi giặc ngoại xâm gìn giữ giang sơn xây dựng nhà nước có Quốc hiệu Văn Lang, Vạn Xuân nhưng vẫn không có được độc lập chủ quyền thật sự. Lịch sử gọi đó là thời kỳ Bắc thuộc. Ngàn năm về trước, vua chúa Trung Hoa vẫn xem Việt Nam là là một đơn vị hành chính và cử các quan thái thú qua cai trị, khai thác bóc lột của cải đem về nước. Mãi cho đến năm 938, khi Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, xây dựng triều vương, thì thời kỳ Bắc thuộc mới kết thúc và mở ra kỷ nguyên mới cho nền độc lập chủ quyền của nước ta. Từ đó về sau, song song bên cạnh các triều đại Tống, Mông Nguyên, Minh, Mãn Thanh của Trung Quốc là triều đại nhà Đinh, Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê. Trước sức mạnh quân sự và âm mưu xâm chiếm của Trung Quốc, các vua nước ta vẫn giữ sự hiếu hòa, đối ngoại mềm dẻo nhưng không đánh mất chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Toàn dân vẫn đồng lòng hợp sức phù vua đánh bại các cuộc xâm lược của kẻ thù. Chủ quyền đất nước và độc lập dân tộc vẫn được bảo tồn trước sức mạnh của Trung Quốc qua các triều đại phong kiến. Đó cũng là di sản quí báu mà các bậc tiền nhân cha ông ta hy sinh máu xương để lại cho hậu thế. Lịch sử bắt buộc phải ghi nhận. Trong tinh thần đó, cuộc hải chiến Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988 và cuộc chiến biên giới Việt- Trung 1979 cũng không thể ngoại lệ vì đó cũng là ba cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước. Không được học sử ta? Ca nhạc và diễn kịch tại Huế về lịch sử Việt Nam Nhưng bài học lịch sử đó hiện không được giảng dạy một cách trung thực và đầy đủ ở Việt Nam. Con tôi là học sinh lớp 7 nhưng rất mơ hồ về lịch sử Việt Nam qua các triều đại phong kiến. Có một lần bé hỏi tôi: ”Ba ơi! Tại sao ba gọi nhà Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Mãn Thanh là giặc Tàu? Thế Tàu, Trung Quốc với các nhà Đường, Hán... liên quan gì với nhau? “. Đó cũng là một trong những lý do có chuyện các em học sinh xé đề cương ăn mừng ngay tại trường khi nghe tin môn lịch sử không đưa vào đề thi tốt nghiệp PTTH ngày 29/3/2013 tại Trường THPT Nguyễn Hiền, Sài Gòn. Nếu không vì những quyền lợi chính trị chi phối, lịch sử luôn là môn học được coi là ưa thích đối với học sinh, nếu viết đúng chính sử. Nhưng nay, môn lịch sử trở thành bộ công cụ tuyên truyền có định hướng của Đảng như cố tình xóa nhòa đi những danh nhân, chứng tích hào hùng của bề dày lịch sử chống Trung Quốc. Chủ quyền độc lập của một quốc gia là không những chủ quyền biên cương, lãnh hải về địa lý mà còn chủ quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, dựa trên các hiệp ước quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Mỗi quốc gia có quyền hành xử quyền hạn của riêng mình, trong đó có quyền bảo vệ sự thật lịch sử của mình. Nếu Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản vì sợ ảnh hưởng của Trung Quốc trên phương diện ngoại giao hoặc bị lệ thuộc mà cấm đoán, hoặc không dám hoạt động tưởng niệm ngày 17/2/1979, không dám đưa sự kiện đó vào bộ môn lịch sử nhà trường thì xem như tự đánh mất dần một phần chủ quyền độc lập trước bá quyền Trung Quốc. Lợi ích đất nước, không thể dựa trên sự nhượng bộ yếu hèn khiếp nhược như thế, vì sự nhượng bộ lần này sẽ kéo theo nhiều lần nhượng bộ khác để rồi mất dần dần. Bài viết thể hiện quan điểm của bạn Hồng Trung, thành viên Đảng Vì Dân, gửi từ Gia-Lai, Việt Nam ngày 23/2/2014. Chiều ngày 19/2/2014, trong hội nghị giữa chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17/2/1979.” text: Những hình ảnh camera giám sát cho thấy hai người đàn ông ở gần hiện trường, một người đội mũ bóng chày màu tối và một người khác đội mũ trắng. Điều tra viên FBI Richard DesLauriers cảnh báo người dân không nên đến gần hai nghi phạm này. Trước đó tại lễ tưởng niệm các nạn nhân, Tổng thống Barack Obama đã hứa thủ phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ba người thiệt mạng và 170 đã bị thương khi hai quả bom phát nổ gần đích đến khi tại sự kiện marathon thường niên. Ít nhất 14 nạn nhân khác, trong đó có ba trẻ em hiện vẫn đang được điều trị tại bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. 'Không nên đến gần' Tại buổi họp báo ở khách sạn Boston vào chiều thứ Năm, ông DesLauriers nói hai nghi phạm "được cho là có vũ trang và hết sức nguy hiểm." Ông cũng nói hình ảnh ghi lại cho thấy nghi phạm đội mũ trắng đỏ bỏ túi xách xuống tại địa điểm vụ nổ thứ hai, ngay phía trước nhà hàng Forum. "Chúng tôi khuyến khích những người có mặt tại nhà hàng Forum hãy liên lạc chúng tôi," ông nói. Ông DesLauriers cũng nói FBI không xác định có nghi phạm nào khác. Hình ảnh hai nghi phạm được FBI công bố trong buổi họp báo chiều thứ Năm, 18/4 Ít nhất một trong hai quả bom ở Boston được làm từ nồi áp suất, trong đó chứa thuốc nổ, đinh và ổ bi, các chuyên gia điều tra nói với báo chí Hoa Kỳ. Các thiết bị gây nổ nằm trong túi màu đen và được đặt trên lề đường. Trước đó, Tổng thống Obama phát biểu tại lễ cầu nguyện đa tín ngưỡng ở nhà thờ Holy Cross của Boston rằng vụ tấn công vào thành phố của họ đã làm tất cả mọi người xúc động mạnh. "Tinh thần của thành phố này không hề bị suy suyển, tinh thần của đất nước này hề bị lu mờ.""Mỗi người trong chúng tôi đều xúc động trước vụ tấn công vào thành phố yêu quý của các bạn. Mỗi người trong chúng tôi sẽ sát cánh cùng các bạn bởi suy cho cùng đó cũng là thành phố chúng tôi yêu quý." 'Chọn sai địa điểm' "Bọn chúng muốn làm chúng ta phải sợ hãi, muốn làm chúng ta phải kinh hoàng," Obama phát biểu. "Cho đến giờ này thì rõ ràng là chúng đã chọn sai địa điểm để làm điều đó." Mọi người vỗ tay vang khi tổng thống hứa sẽ đưa thủ phạm ra trước công lý. Tổng thống Barack Obama nói thủ phạm vụ khủng bố sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật "Chúng tôi sẽ tìm ra các các người," ông nói, "Chúng tôi sẽ bắt các người phải trả giá." Hàng trăm người dân đứng ngoài nhà thờ suốt thời gian buổi lễ, còn cảnh sát trực tại hiện trường vụ đánh bom nghe tổng thống nói qua radio trên xe tuần tra. Ông Mitt Romney, đối thủ của Obama trong đợt tranh cử tổng thống vừa qua, cũng dự buổi lễ. Hôm thứ Năm ngày 18/4, bà Janet Napolitano, Bộ trưởng An ninh Nội địa Hoa Kỳ, nói rằng an ninh đã được thắt chặt tại các sân bay và các đầu mối giao thông. Các nhà điều tra đã lọc hàng nghìn hình ảnh chụp xung quanh hiện trường vào thời điểm cuộc tấn công do các camera an ninh, lực lượng truyền thông và người dân ghi lại được. Ba nạn nhân thiệt mạng trong vụ nổ gồm Martin Richard, 8 tuổi, Krystle Campbell, 29 tuổi, và Lu Lingzi, sinh viên cao học người Trung Quốc. Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) vừa công bố hình ảnh hai nghi phạm đánh bom tại Boston hôm 15/4 nhằm phục vụ công tác điều tra. Tin ngay sau đó cho hay 'một nghi phạm đã bị bắt' nhưng báo Mỹ không nêu rõ danh tính. text: Hội đồng xét xử cũng phán quyết rằng VietinBank "không biết về các hành vi lừa đảo" của bà Như nên không phải chịu trách nhiệm về khoản tiền lừa đảo lên tới 4.000 tỷ đồng (200 triệu đôla Mỹ). Tổng cộng 23 bị cáo đã ra tòa trong phiên xử kéo dài ba tuần với các tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Cho vay nặng lãi và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Ngoài bà Như, 5 bị cáo khác bị từ 9 tới 20 năm tù vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 12 bị cáo bị từ 4 tới 17 năm tù vì tội Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hai bị cáo bị 7 và 14 năm tù tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. 5 bị cáo bị tội Cho vay nặng lãi, án nặng nhất là 1 năm cho hưởng án treo. Bà Huỳnh Thị Huyền Như, 35 tuổi, còn bị 6 năm tù giam vì tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tổng hợp các hình phạt là án chung thân. Bà cũng phải bồi thường bên bị hại, gồm 9 tổ chức, 3 ngân hàng và 3 cá nhân, gần 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên khả năng hoàn lại số tiền này gần như không có. Trách nhiệm của VietinBank Sau khi phán quyết của tòa được đưa ra, thắc mắc về vai trò và trách nhiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) vẫn chưa được giải tỏa. Bà Như nguyên là phó Phòng Quản lý rủi ro của VietinBank, chi nhánh TP.HCM. Bà bị bắt tạm giam từ tháng 10/2011. Hội đồng xét xử cho rằng trong vụ lừa đảo này, bà Huỳnh Thị Huyền Như là chủ mưu, đã nhận hoàn toàn trách nhiệm và VietinBank không hay biết về các hành vi lừa đảo của bà. Tại phiên tòa, các luật sư đều đã đưa ra nhiều lập luận quy trách nhiệm cho VietinBank nhưng đều bị Viện Kiểm sát bác bỏ, giữ nguyên kết luận Vietinbank không có trách nhiệm. Trong số các bên bị hại có công ty cổ phần chứng khoán SaigonBank-Berjaya (SBBS) bị chiếm đoạt 210 tỷ đồng. Công ty này có chủ người Malaysia do vậy đại diện công ty này nói chính phủ Malaysia 'quan tâm vụ án'. SBBS đòi VietinBank bồi thường thiệt hại, nhưng không được chấp thuận. Vụ án, được biết dưới tên Đại án 4.000 tỷ đồng, được cho là vụ xử lừa đảo lớn nhất nước. Bình luận về vụ này, Tiến sỹ Kinh tế Lê Đăng Doanh cảnh báo: "Hệ quả sẽ rất nghiêm trọng". "Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước - cơ quan chủ quản VietinBank, một ngân hàng quốc doanh, với trách nhiệm quản lý nhà nước và chủ sở hữu vốn nhà nước là rõ ràng, đã thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng." Ông Doanh cũng đặt câu hỏi về tác động của đại án này đến toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung: "Liệu còn bao nhiêu 'Huyền Như' khác chưa bị phát hiện?" Niềm tin của người dân sau vụ này vào các ngân hàng, trước tiên là VietinBank, chắc chắn giảm sút. Trên các mạng xã hội đã có kêu gọi người dân rút tiền gửi khỏi VietinBank. Bà Huỳnh Thị Huyền Như, cựu cán bộ ngân hàng VietinBank, lãnh án tù chung thân vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong phiên tòa kết thúc trưa thứ Hai 27/1. text: Binh sỹ Trung Quốc bị bắt trong cuộc chiến Cuộc chiến 1979: Sử chính thống VN 'không có luận án nào' Chiến tranh 1979: "Sòng phẳng ra, nay Trung Quốc phải xin lỗi VN" Cuộc chiến tranh ngắn ngày giữa Việt Nam và Trung Quốc, nổ ra vào ngày 17/2/1979, khi Trung Quốc đưa quân vượt qua biên giới. Báo Nhân Dân, ngày 16/2, đưa tin: “Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc, ngày 16-2 tỉnh Quảng Ninh, Bộ tư lệnh BĐBP tổ chức lễ dâng hương và phát động lễ trồng cây tại Khu di tích lịch sử Pò Hèn (xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái), nơi ghi danh các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc tháng 2-1979.” Cả bản tin không có chữ Trung Quốc. Trang VietnamPlus, của Thông Tấn Xã, có bài “Ký ức về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cách đây 42 năm” kể lại về trận Pò Hèn, nơi 86 người Việt Nam đã thiệt mạng. Tác giả không có một chữ nào nói “quân địch” đến từ quốc gia nào. Lạng Sơn là một trong những địa phương của VN bị Trung Quốc tấn công Bài báo tuy thế có các từ ngữ gọi “quân xâm lược”, “quân bành trướng”...ví dụ như trong đoạn sau: “Bị thiệt hại nặng nề và thời điểm này các quân đoàn chủ lực của Việt Nam từ Tây Nam kéo về đã cơ động lên biên giới phía Bắc, vào vị trí chiến đấu, sẵn sàng tiêu diệt quân xâm lược, quân bành trướng buộc phải chấp nhận thất bại, tuyên bố rút quân vào ngày 5/3/1979. Nhưng sau ngày 16/3/1979, địch vẫn chiếm đóng một số điểm cao ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên. “Tháng 4/1984 đến tháng 5/1989, hàng chục vạn quân phương Bắc lại tràn xuống phương Nam, đánh chiếm biên giới Vị Xuyên. Cả dân tộc Việt Nam oằn mình bước vào cuộc chiến chống xâm lấn biên giới...” Báo Tiền Phong đưa tin “Anh hùng liệt sĩ bảo vệ biên giới phía Bắc mãi là tấm gương sáng”. Bài này cũng không chỉ ra quân địch đến từ quốc gia nào vào năm 1979. Hai năm rồi không nói đến TQ? Cũng theo phản ánh của cộng đồng mạng, không phải tất cả các báo Việt Nam, do chính quyền kiểm soát chặt chẽ về đường lối biên tập và câu chữ, né tránh hoặc bỏ quên “Trung Quốc” khi đăng bài về Chiến tranh Trung – Việt 1979. Báo Thanh Niên tuần này có bài “42 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc: Sống giữa vòng vây”, kể lại việc bắt thám báo Trung Quốc và chặn bộ binh TQ ở Lai Châu ra sao. Tạp chí Tuyên giáo trong một bài hồi tháng 2/2019 về hội thảo khoa học lịch sử về Chiến tranh Biên giới cũng dùng từ rõ ràng “tấn công xâm lược Việt Nam của Trung Quốc”. Một chùm ảnh kỷ niệm cuộc chiến biên giới năm 2020 vẫn trên trang TTXVN và VietnamPlus chỉ có các ảnh mô tả sự tàn phá của “quân địch” ở Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng...mà không nói gì đến “Trung Quốc”. Chùm ảnh chuyên đề kỷ niệm 41 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc đăng cả ảnh “xe tăng địch bị bắn cháy ở Vị Xuyên” nhưng không nói đó là xe tăng của quân đội nước nào. Vẫn trang web này, trong bài đăng 15/02/2019 có tựa đề “40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc: Thắng lợi và bài học lịch sử” thì có nói đến “cuộc chiến phi nghĩa của nhà cầm quyền Trung Quốc”. Hôm 16/2, Việt Nam diễn ra một số hoạt động kỷ niệm "42 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc" nhưng dường như nhiều tờ báo vẫn tránh đưa tên "Trung Quốc" vào bài tường thuật. text: Hoa Kỳ cũng biện luận rằng gây khó khăn cho các hãng chính thống hoạt động. Truyền thông nhà nước Trung Quốc “bày tỏ hết sức làm tiếc và thất vọng về quyết định này”. Tân Hoa Xã trích lời một quan chức từ Cục Sở hữu Trí tuệ Trung Quốc là ông Tian Lipu nói rằng “việc chính phủ Mỹ đâm đơn như vậy tới WTO là việc không hợp tình hợp lý” “Bằng việc làm này, Hoa Kỳ đang lờ đi nỗ lực hết sức lớn của chính phủ Trung Quốc và các thành tựu trong việc củng cố và bảo vệ sơ hữu trí tuệ và thi hành luật bản quyền” Vào hôm thứ Hai, đại diện thương mại Hoa Kỳ Susan Schwab nói rằng mức độ của hàng nhái và vi phạm bản quyền ở Trung Quốc là cao không thể chấp nhận được. Hoa Kỳ nói rằng mặc dù Trung Quốc hứa ra tay đối với phần mềm, đĩa DVD lậu, hàng hóa đắt tiền làm nhái hoặc phụ tùng xe, giầy dép…. Thì người ta vẫn dễ tìm thấy những hàng này ở nhiều nơi tại Trung Quốc. Hoa Kỳ đã dọa kiện Trung Quốc tại WTO từ năm 2005. Hoa Kỳ nói rằng việc Trung Quốc không thi hành luật bản quyền đang làm ngành phần mềm, âm nhạc và xuất bản thiệt hại hàng tỷ đôla. text: Thua đậm nhưng Việt Nam vẫn thoát khỏi ngõ cụt nhờ chiến thắng 2-1 của đội UAE trước đối thủ tranh chấp vị trí thứ nhì bảng B với Việt Nam là Qatar. Với kết quả này, Nhật Bản đứng đầu sẽ gặp đội nhì bảng A là Australia, còn Việt Nam sẽ gặp Iraq, nhất bảng A. Trận đấu diễn ra trên sân Mỹ Đình (Hà Nội) cùng thời điểm 17h20 (giờ Hà Nội) với trận Qatar gặp UAE trên sân Quân Khu 7 (TP Hồ Chí Minh). Đến phút thứ 90 của trận đấu, tuy đã thua 1-4 nhưng đội Việt Nam vẫn tràn trề hy vọng với tin tức liên tiếp bay về cho kết quả mong đợi từ phía sân Quân Khu 7, nơi mà UAE vẫn đang cầm chân đội Qatar với tỷ số 1-1. Dẫn trước vào phút thứ bảy của trận đấu nhưng các cầu thủ Việt Nam đã nhanh chóng bị đối phương áp đảo với các lần thủng lưới lần lượt diễn ra vào phút thứ 11, 31, 51 và 59. Thậm chí ở phút thứ 85, các cầu thủ Việt Nam còn suýt nữa tăng chiến thắng của đối phương khi Như Thành luống cuống suýt đá phản lưới nhà. Số phận không trong tay mình Phút thứ 42 của trận đấu, Qatar đã khiến các cổ động viên Việt Nam chết lặng khi cầu thủ Sebastian Quintana Soria gốc Uruguay sút tung lưới đội UAE. Qatar dẫn trước 1-0, đồng nghĩa với cửa vào tứ kết của đội chủ nhà khi đó đang bị Nhật dẫn 2-1 tạm thời khép lại. Phút thứ 59, Nhật Bản xé lưới đội chủ nhà lần chót, nhưng tiếng hò reo ngay sau đó vang dội trên sân khi tin vọng về cầu thủ Saeed Alkas vừa gỡ hoà cho đội UAE, thắp sáng trở lại niềm hy vọng Việt Nam. Tiếng còi chung cuộc vang lên sau hai phút bù giờ vẫn không giải tán được cầu trường Mỹ Đình có sức chứa 40 ngàn người, khi mà các cổ động viên cuồng nhiệt vẫn ngóng tin từ sân Quân Khu 7. Đúng một phút sau, vào phút thứ ba đá thêm giờ, cầu thủ Faisal Khalil lạnh lùng huỷ diệt tham vọng của Qatar với bàn thắng ở phút chót, kết thúc trận đấu còn lại của bảng B với phần thắng 2-1 nghiêng về phía đội UAE. Với kết quả này, Việt Nam kế chân Nhật Bản lọt vào vòng tứ kết, sẽ gặp đội Iraq là đội nhất bảng A trong trận đấu diễn ra tại sân Rajamangala của Thái Lan vào lúc 20:20 ngày 21.07.2007. Trận đấu được các cổ động viên Việt Nam mong đợi nhất từ mấy ngày qua kết thúc với tỷ số Việt Nam 1-4 Nhật Bản. text: Các con số chính thức cho thấy sau khi kiểm ba phần tư số phiếu, ứng cử viên đối lập Raila Odinga thắng đương kim tổng thống Mwai Kibaki bốn phần trăm số phiếu bầu. Người đứng đầu ủy ban bầu cử Kenya, ông Samuel Kivuitu, nói kết quả từ một số khu vực nông thôn đang bị chậm trễ. Bạo loạn đã nổ ra tại một số khu vực có đông cử tri của đảng đối lập, tại những nơi này người dân lo ngại rằng phiếu bầu của họ sẽ bị gian lận. Ông Kivuitu cho biết lúc chiều ngày thứ bảy, sau khi kiểm phiếu tại 159 trong tổng số 210 đơn vị bầu cử, ông Odinga đạt 3.726.240 phiếu, tương đương 49,5%, còn ông Kibaki đạt 3.416.139 phiếu, 45,3% tổng số phiếu. Ông Kivuitu công nhận đã có những vấn đề trong việc kiểm tra kết quả tại một số khu vực. Ông cảnh báo rằng "nếu chúng tôi không kiểm xong kết quả một cách nhanh chóng, chúng tôi sẽ phải công bố kết quả hiện thời." Bạo loạn Phong trào dân chủ cam của ông Odinga đưa ra những quan ngại rằng những chậm trễ trong kiểm phiếu có thể cho thấy các quan chức bầu cử đang chịu áp lực gian lận kết quả, và đảng này nói rằng bây giờ là lúc đương kim tổng thống chấp nhận thất bại. Ông Musalia Mudavadi, người phó của ông Odinga, nhận xét: "Với những lo ngại và rối loạn trong xã hội vì những chậm trễ trong công bố kết quả kiểm phiếu... chúng tôi kêu gọi tổng thống công nhận và tôn trọng ý muốn của người dân Kenya và công bố thất bại." Nhưng những người ủng hộ ông Kibaki chỉ ra rằng ông đã theo kịp được ông Odinga về số phiếu. Đảng đoàn kết dân tộc của ông Kibaki nói rằng đảng này sẽ chờ tới khi kết quả chính thức được công bố và thúc giục các quan chức nhanh chóng hoàn tất kiểm phiếu. Tại một số nơi ở phía tây Kenya, người dân xuống đường biểu tình thể hiện sự tức giận rằng phiếu bầu của họ vẫn chưa được đưa vào kết quả bầu cử chính thức. Các cuộc phản đối dẫn tới bạo loạn và cướp bóc. Cảnh sát tại Kisumu đã phải dùng đến lựu đạn cay và bắn lên không để giải tán đám đông. Các nguồn tin còn cho biết bạo lực cũng nổ ra tại các khu vực tập trung cử tri của phía đối lập như Bungoma, Busia, Eldoret, Kericho và Kakamega. Một người chở xe kéo, Eric Ochieng, 18 tuổi, ở phía tây Kisumu, cho Reuters biết: "Chúng tôi cảm thấy gian lận bầu cử đang diễn ra. Chúng tôi sẽ không chấp nhận điều này." Cáo buộc gian lận Trên toàn quốc, số người đi bỏ phiếu rất cao. Mary Muthoni Gikiri nói: "Tôi thậm chí còn chưa kịp vắt sữa bò, bởi hôm nay chúng tôi cần đặt đất nước lên trước." Chị đang chờ đến lượt bỏ phiếu tại thị trấn quê hương của ông Kibaki, cách thủ đô Nairobi chừng 200km. Tại một điểm bỏ phiếu ở thủ đô Nairobi, đoàn người xếp hàng chờ đợt dài tới hơn 1 km. Tuy nhiên, cử tri đã tỏ ra giận dữ tại một điểm bầu cử tại Kibera, nơi việc bỏ phiếu bị trì hoãn tới sáu tiếng đồng hồ. Việc bỏ phiếu đã bắt đầu nhưng nhiều người vẫn chưa có tên trong danh sách cử tri. Các quan chức nói họ có thể dùng thẻ chứng minh nhân dân và thẻ đăng ký cử tri để đi bầu, nhưng một số người e ngại rằng điều này sẽ dẫn tới gian lận. Những người ủng hộ ông Odinga cáo buộc tổng thống đã sử dụng các nhân viên an ninh quốc gia trong việc dàn xếp bỏ phiếu. Ba nhân viên cảnh sát đã bị giết chết tại Kisumu sau khi phe đối lập cáo buộc họ mang theo các phiếu bầu đã được đánh dấu sẵn. Ông tổng thống bác bỏ việc có liên quan tới tình trạng gian lận bầu cử. Dự kiến các kết quả đầu tiên sẽ được đưa ra trong hôm Thứ Sáu. Đảng đối lập Kenya đã nhận chiến thắng trong bầu cử tổng thống, và kêu gọi tổng thống Mwai Kibaki công nhận thất bại nhằm tránh bạo lực lan rộng. text: Họ đã lật đổ một bức tượng Lenin và dùng búa đập tan nó. Nhân chứng nói một nhóm người biểu tinh đã dùng dây và thanh sắt kéo đổ bức tượng Lenin tại Đại lộ Shevchenko. Sau đó, cho đến lúc tối muộn hôm Chủ Nhật, họ vẫn tiếp tục dùng búa đập tượng. Những người khác đứng xem và hô to, 'Vinh quang cho Ukraine'. Dù cả hai nước Nga và Ukraine không còn chủ nghĩa cộng sản, tượng Lenin là biểu tượng của mối quan hệ lịch sử với Moscow, theo các phóng viên bình luận. Dân biểu Quốc hội Ukraine, ông Andriy Shevchenko, thuộc phe đối lập hô to 'Vĩnh biệt di sản cộng sản'. Theo một biên tập viên BBC người Ukraine cho biết, đây không phải là bức tượng Lenin đầu tiên bị đập tại Ukraine nhưng là bức cuối cùng, 'to đẹp nhất' ở thủ đô Kiev. Các lãnh đạo biểu tình đã cho Tổng thống Viktor Yanukovych 48 giờ để giải tán chính phủ. Họ đang thiết lập các rào chắn bên ngoài văn phòng Thủ tướng. Ông Yanukovych cho biết ông hoãn thỏa thuận với EU sau khi Nga phản đối. Tổng thống Vladimir Putin đã thúc giục Kiev tham gia vào một liên minh thuế quan do Nga lãnh đạo. Trong một diễn biến khác vào ngày Chủ nhật, cơ quan An ninh Ukraine nói họ đang điều tra một số các chính trị gia về nghi ngờ được gọi là "hành động nhằm mục đích chiếm đoạt quyền lực nhà nước". Ủy ban này không nêu rõ tên các chính trị gia. Tranh chấp năng lượng Những người biểu tình đòi giải tán chính phủ Cả Nga và Ukraine phủ nhận vấn đề Kiev gia nhập liên minh thuế quan cùng với Belarus và Kazakhstan đã được đưa ra trong cuộc họp giữa Putin - Yanukovych tại Sochi, miền nam nước Nga, hôm thứ Bảy. Các phóng viên trước đó đã suy đoán rằng hai bên có thể đạt thỏa thuận về việc Ukraine gia nhập liên minh thuế quan, để đổi lấy việc giảm giá năng lượng. Hai quốc gia láng giềng cũng đang cố gắng giải quyết một tranh chấp kéo dài lâu nay về các nguồn cung cấp năng lượng. Ukraine phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt của Nga, nhưng nhà cung cấp, Gazprom, gần đây đã phàn nàn rằng Kiev chậm thanh toán. Các tranh chấp về cung cấp năng lượng cho Ukraine trước năm 2009 dẫn tới việc Gazprom từng tạm cắt nguồn cung cấp . Đường ống đi qua Ukraine cũng bơm khí đốt của Nga tới nhiều quốc gia thành viên EU. Trước đó, chính phủ Ukraine đã vượt qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở Quốc hội hôm thứ Ba ngày 3/12. Các cuộc biểu tình hiện nay ở Ukraine là lớn nhất kể từ cuộc Cách mạng Cam hồi năm 2004. Hàng trăm ngàn người đã xuống đường ở thủ đô Kiev của Ukraine hôm 8/12 đòi chính phủ từ chức vì đã từ chối một thỏa thuận lập quan hệ gần gũi hơn với Liên hiệp Châu Âu (EU). text: Họ được tham gia vào một chương trình thử nghiệm lắp đặt cáp quang cho hệ thống mạng truyền tin. Sau khi hoàn thiện, các máy tính trong nhà sẽ đạt tốc độ truyền tải lên đến 40 Mbps. Tổng cộng có chừng 15.000 hộ gia đình và văn phòng trong khu vực tham gia vào chương trình thử nghiệm. Theo đó, người ta sẽ thay hết tất cả các dây cáp điện thoại hiện nay bằng cáp quang, vốn là đường truyền thường chỉ dùng kết nối giữa các máy chủ hoặc hệ thống lớn. Chạy thử Một người phát ngôn cho BT nói hai khu vực này được chọn vì có đủ cả khách hàng lẫn nhà cung cấp Internet, cùng nhiều hệ thống liên lạc địa phương và cũng do điều kiện địa lý. "Hai địa điểm này hoàn hảo cho nhu cầu thử nghiệm của chúng tôi." Kế hoạch này sẽ được thử nghiệm vào đầu năm 2009. Ngay trước đợt thử nghiệm lớn, cơ quan phụ trách công nghệ Openreach của BT sẽ chạy thử nghiệm một kế hoạch nhỏ hơn, liên quan tới 30 hộ gia đình ở Kesgrave, Suffolk. Thử nghiệm này nhằm để theo dõi khu vực được mô tả là các mối nối đầu tiên trong mạng lưới nối vào mạng trung tâm của BT. Phát ngôn nhân của BT nói đây là bước chạy thử hệ thống hơn là thí nghiệm vì toàn bộ phần cứng sẽ được lắp đặt vĩnh viễn và sử dụng ngay cả sau khi kế hoạch kết thúc. Phát ngôn nhân này giải thích là vì lý do này mà không rõ các công ty cung cấp dịch vụ Internet có sẽ thuê người để tham gia thử nghiệm hay không, cùng điều kiện quản lý. Các chương trình thử nghiệm sẽ được tiếp tục thực hiện đến cuối năm 2009 và các hoạt động thương mại có liên quan đến dịch vụ này dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2010. Lắp cáp quang Trong tháng Bảy 2008, BT nói sẽ chi 1,5 tỷ bảng Anh để đầu tư cho hệ thống cáp quang nhằm tăng tốc đường truyền Internet cho khoảng 40% dân số nước Anh. Các thử nghiệm sẽ xem xét khả năng ứng dụng kỹ thuật Openreach với các phần mềm web như video chất lượng cao và trò chơi online, cùng hoạt động để xem hệ thống trung tâm sẽ xử lý như thế nào. "Chúng tôi không biết chắc chắn là các phần mềm sẽ hoạt động như thế nào trong điều kiện người sử dụng truy cập đường truyền tốc độ cao", phát ngôn nhân nói. Trong một thử nghiệm khác, BT cũng đang lắp đặt cáp quang cho hàng ngàn căn hộ mới đang được xây ở Ebbsfleet, Kent. Kế hoạch này dự kiến sẽ cho phép tốc độ truy cập Internet của các gia đình đó lên thành 100 Mbps. Dân cư ở khu vực Muswell Hill, London và Whitchurch, South Wales sẽ được lắp đặt hệ thống mạng Internet thế hệ mới đầu tiên ở nước Anh. text: Theo quan chức Mỹ, trong cuộc gặp ở Riyadh, hai bên đã có những quan điểm chung về thị trường năng lượng toàn cầu. Giá dầu đã tăng khoảng 16% trong năm nay, nhưng tổ chức các nước xuất khẩu dầu, OPEC, từ chối nâng sản lượng. Hôm thứ năm, ông Cheney đã có cuộc gặp với Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai ở Kabul, và kêu gọi sự cam kết lớn hơn nữa từ Nato. Chuyến công du Trung Đông của ông Cheney đã cũng đưa ông tới thủ đô Iraq, Baghdad, năm năm sau khi Mỹ và đồng minh tiến hành chiến tranh. Ông Cheney cũng sẽ tới Israel, Bờ Tây và Thổ Nhĩ Kỳ trước khi trở về Washington. Thị trường bất ổn Trong cuộc gặp với sự hiện diện của Bộ trưởng Dầu mỏ Arab Saudi, quan chức Mỹ cho biết hai bên đã có sự trao đổi kỹ càng về chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với thị trường dầu mỏ. Một quan chức cao cấp của Mỹ nói: “Hai bên đã có đánh giá chung về những vấn đề mà thị trường năng lượng thế giới gặp phải cũng như các biện pháp trong tương lai”. Trước đó, Quốc vương Abdullah đã mời ông Cheney tới trại ngựa al-Jenadriya của mình. Quốc vương nói: “Ngài phó tổng thống, chúng ta là những người bạn vong niên”. Tuần qua, giá dầu đã tăng lên mức kỷ lục 100 dollar. Tổng thống Mỹ từng hy vọng rằng Quốc vương Abdullah sẽ “lắng nghe” những quan ngại của Mỹ, và ông chủ Nhà Trắng cũng hy vọng “sẽ thấy một sự tăng sản lượng dầu”. Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney đã gặp Quốc vương Arab Saudi để bàn các biện pháp bình ổn thị trường dầu thế giới. text: Tuyên bố của Abdul Rashid Ghazi được đưa ra khi “cuộc đấu tâm lý” giữa nhóm giáo sinh và quân chính phủ bước sang ngày thứ tư, làm 19 người thiệt mạng. Tổng thống Pervez Musharraf đã yêu cầu lực lượng an ninh kiềm chế và không tiến hành tổng tấn công. Tướng Musharraf tỏ ý muốn tránh thương vong cho phụ nữ và các em gái vẫn còn ở trong thánh đường. Trước đó, ông Ghazi nói rằng sẽ rời thánh đường nếu đạt được một số điều kiện nhất định, như được phép về chăm sóc người mẹ bị bệnh. Lời đề nghị nhằm chấm dứt cuộc đối đầu được đưa ra sau khi anh của Ghazi, Maulana Abdul Aziz, thủ lĩnh thánh đường – bị bắt lúc tìm cách trốn khi mặc bộ váy chùm đầu của phụ nữ. Chính phủ Pakistan cương quyết không thỏa hiệp. Ngay sau đó, ông Ghazi nói rằng ông không đầu hàng vô điều kiện. "Chúng tôi quyết định sẽ tử thủ chứ không đầu hàng, Chúng tôi sẵn sàng bị chặt đầu, còn hơn là phải cúi đầu trước họ”. Cực đoan Trong một diễn biến khác, truyền thông Pakistan đưa tin rằng chiếc máy bay của tướng Musharraf đã bị bắn khi rời một căn cứ quân sự gần thủ đô. Các quan chức bác bỏ thông tin trên, nhưng cảnh sát cho biết họ tìm thấy hai khẩu súng chống máy bay trên một nóc nhà gần căn cứ không quân ở Rawalpindi. Chưa rõ là súng đã được dùng để bắn đi hay không. Tướng Musharraf, vốn từng thoát chết trong hai âm mưu ám sát, thì không bị hề hấn gì. Trong khi đó, những tiếng nổ và tiếng súng vẫn tiếp tục hôm nay khi quân đội, được xe tăng và súng máy từ trực thăng yểm trợ, đã bắn thủng các bức tường bao quanh Thánh đường đỏ (Lal Masjid). Các quan chức nói rằng những người ở bên trong đã nổ súng và ném lựu đạn. Tối qua thì toàn thành phố Islamabad đã chìm trong bóng tối sau khi bão gây ảnh hưởng tới nguồn cung cấp điện. Người ta tin rằng có khoảng hàng trăm giáo sinh vẫn ở trong thánh đường, sau khi khoảng hơn một nghìn người đã đầu hàng vì áp lực của lực lượng an ninh. Quan chức cho biết khoảng 60 người vẫn cố thủ là những thành viên cứng rắn, vốn là ngọn cờ đầu của các chiến dịch áp dụng luật Hồi giáo cứng rắn (Sharia) ở Islamabad. Phóng viên BBC Barbara Plett ở Islamabad nói rằng chính phủ đang ra đòn tâm lý bằng đối với những kẻ cố thủ bằng việc tiến hành các cuộc biểu tình rầm rộ yêu cầu đầu hàng vô điều kiện. Phó thủ lĩnh của nhóm giáo sinh đang bị bao vây bên trong Thánh đường Đỏ ở Islamabad tuyên bố thà chết chứ không chịu đầu hàng. text: Vụ 39 người chết: Anh - Việt 'đang chắp nối thông tin' Người Việt di cư bất hợp pháp: Những giấc mơ không thành Những người Việt liều chết để vào Anh Theo nội dung văn bản này được các báo Việt Nam hôm 01/04 trích đăng thì: "Các phạm nhân nam bị cấm cạo trọc đầu (trừ trường hợp bị bệnh có ý kiến của cán bộ y tế), để râu, ria mép. Hành vi quan hệ đồng tính, dâm ô giữa phạm nhân với nhau hoặc với người khác, xăm trổ trên thân thể mình hoặc người khác cũng bị cấm hoàn toàn." Điều được cả báo chí nước ngoài chú ý - như trong bản tin DPA đánh đi từ Việt Nam cùng ngày ghi nhận - là điều "cấm phạm nhân tự sát". Cụ thể hành vi bị nghiêm cấm là: " Tự sát, tự gây thương tích, hủy hoại thân thể hoặc giúp người khác tự sát, tự gây thương tích, hủy hoại thân thể; đánh đập, đe dọa, ức hiếp, khống chế, hành hạ, làm nhục người khác; chiếm đoạt hoặc hủy hoại, làm hư hỏng tài sản, đồ vật của cơ sở giam giữ phạm nhân, của mình hoặc của người khác; tự ý tiếp xúc với người đến thăm gặp hoặc người khác." Có vẻ như thông tư muốn đề cập đến nhiều tệ nạn gọi là "băng đảng, đại bàng" trong các nhà tù ở Việt Nam nên đã "cấm đánh đập, đe dọa, ức hiếp, khống chế, hành hạ, làm nhục người khác". Hoạt động kinh tế ngầm trong trại giam cũng bị nêu ra: "Cấm mua bán, trao đổi, vay mượn dưới mọi hình thức giữa phạm nhân với nhau hoặc với người khác..." Trao đổi sách báo, ấn phẩm bị cho là "chống chế độ" trong nhà tù cũng bị cấm, dù điều này tưởng như đã được áp dụng trên toàn xã hội. "Lưu trữ, sử dụng các loại sách, báo, tài liệu có nội dung không lành mạnh; truyền bá văn hóa, tư tưởng có nội dung phản động, đồi trụy; sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo không đúng nơi, đúng thời gian quy định của cơ sở giam giữ.", trang Zing News trích thông tư cho biết. Phản ứng trước Thông tư mới này, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói: "Bộ Công an Việt Nam không hiểu nổi việc cho ai đó vào tù không có nghĩa là tước đoạt hết mọi quyền của người đó, coi họ thấp kém hơn con người (less than human)." Án mạng ngay trong nhà tù Việt Nam Các báo Việt Nam gồm cả báo của Bộ Công an, đã từng nêu công khai về tình trạng băng đảng, "đại bàng" buồng giam có quyền sinh quyền sát với bạn tù. Hồi tháng 8/2017 tòa án TPHCM xử một 'đại bàng' là Lại Văn Hoài đã khống chế các tù nhân trong nhà tạm giữ Công an huyện Bình Chánh vì được trao chức trưởng buồng. "Tại đây, Hoài tự đặt ra quy định, những ai vi phạm hoặc tự ý sinh hoạt không xin phép thì sẽ bị anh ta đánh đập, tra tấn bằng những cách khác nhau như nhấn đầu xuống nước hoặc cho ăn phân...", theo trang Zing. Dù cùng ̣đồng bọn "ngâm nước và đánh chết" một bạn tù, bị cáo chỉ bị tòa án xử 15 năm tù vì tội Cố ý gây thương tích. Theo báo Pháp Luật hồi tháng 4/2019, trên hai năm trước đó, tại Nhà giam giữ của công an TP Phan Thiết, một đại bàng là Lê Trọng Sang đã đánh vỡ sọ, làm tử vong một người cùng giam. Sau án mạng này, đến năm 2019, tòa án đã khởi tố trung úy Nguyễn Thành Tôn, cán bộ quản giáo về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng . Lê Trọng Sang, "một đàn anh có số má" trong giới giang hồ ở Bình Thuận bị xử 13 năm tù giam. Một thông tư của Bộ trưởng Công an Việt Nam có hiệu lực từ ngày 03/04/2020 đề ra nội quy có tính bổ sung cho các trại giam và cấm tù nhân không được làm một loạt thứ. text: Phát biểu trong cuộc họp báo ở Hồng Kông, lần đầu tiên sau bầu cử ở Thái, ông Thaksin chúc mừng dân chúng Thái đã chọn con đường dân chủ. Ông Thaksin bị cấm không được hoạt động chính trị trong 5 năm kể từ khi quân đội lật đổ ông hồi tháng 9 năm 2006. Hôm Chủ nhật, đảng Sức mạnh nhân dân (PPP) do các đồng minh của ông Thaksin thành lập đã thắng cử. Nhưng ông Thaksin tỏ ra nhún nhường và nhấn mạnh rằng sẽ không có chuyện 'trả thù'. "Người Thái rất ôn hòa và tôi nghĩ mọi người không nên lo lắng vì bất kỳ cuộc xung đột nào trong tương lai.'' ''Tôi luôn luôn sẵn sàng hợp tác với bất kỳ đảng nào muốn vãng hồi sự đoàn kết trong nhân dân Thái,'' ông Thaksin nói. Ông Thaksin nói ông vẫn tin tưởng sẽ chứng minh ông vô tội trong các cáo giác tham nhũng hàng triệu đôla. Nhấn mạnh đến ước nguyện trở về Thái Lan, ông Thaksin nói ông không muốn trực tiếp tham chính nhưng ông có thể làm cố vấn cho đảng PPP. Kết quả bầu cử Ủy ban bầu cử Thái-lan (ECT) chiều 25/12 đã công bố kết quả chính thức cuộc bầu cử ngày 23/12, theo đó đảng Sức mạnh nhân dân (PPP) thân cựu Thủ tướng Thaksin giành 233 ghế, chiếm nhiều ghế nhất trong Hạ viện tổng cộng 480 ghế. Đảng Dân chủ đứng thứ hai với 165 ghế. Tiếp đó là các đảng Dân tộc Thái (Chatthai) giành 37 ghế, đảng Vì Tổ quốc (Puea Pandin) giành 24 ghế, Ruam Jai Thai Chart Pattana (Người Thái hợp sức phát triển nước Thái) giành 9 ghế, Dân chủ trung dung (Machima Thipataya) giành 7 ghế, Pracharaj giành 5 ghế. Có khoảng 32,8 triệu cử tri đi bỏ phiếu, chiếm khoảng 74,45% trong tổng số 45,65 triệu cử tri. Với số ghế có được, đảng PPP còn thiếu tám ghế để đạt mức quá bán, do đó chính phủ sắp tới sẽ là chính phủ liên hiệp. Cựu thủ tướng Thái bị đảo chính, Thaksin Shinawatra, nói ông đang cân nhắc chuyện trở về sau hơn một năm lưu vong. text: Tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, ông Nicolas Sarkozy nói sẽ tìm ra các “giải pháp” cho những quan ngại mà một số nước đặt ra. Một số quốc gia đã đe dọa sẽ ngăn cản thỏa thuận đạt được năm ngoái trên toàn EU về chuyện cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, viện dẫn những lo ngại hiện nay về tình trạng kinh tế suy giảm. Chia rẽ này trong Liên hiệp châu Âu có vẻ đối nghịch với sự thống nhất khi trước quanh chuyện giải quyết cuộc khủng hoảng ngân hàng. Khủng hoảng tài chính đã khiến các nước như Ba Lan và Ý lập luận rằng họ không đủ khả năng tài chính để thực hiện các mục tiêu khó khăn là giảm khí thải trong lĩnh vực công nghiệp. Ông Sarkozy, đại diện cho nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của EU, nói: “Kế hoạch xử lý thay đổi khí hậu là hết sức quan trọng, chúng ta không thể nào đơn giản bỏ đi chỉ vì lý do khủng hoảng tài chính”. Nói chuyện tại lễ bế mạc hội nghị thượng đỉnh EU, chủ tịch Ủy hội châu Âu Jose Manuel Barroso nói: “Chúng ta không thể nào bỏ qua cuộc chiến chống thay đổi khí hậu”. Xử lý rộng hơn Năm ngoái, các lãnh đạo EU đã cam kết sẽ cắt giảm 20% khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2020 so với mức đề ra năm 1990, và sẽ tạo ra 20% năng lượng từ các nguồn có thể tái tạo được. Tuy nhiên, phóng viên BBC, Oana Lungescu, từ Brussels nói khó có khả năng các bên sẽ đạt được một thỏa thuận vào cuối cùng vào tháng 12 này, đặc biệt vào lúc tình hình kinh tế châu Âu đang u ám như hiện nay. Phóng viên BBC nhận định Liên hiệp châu Âu đã nhanh chóng hành động để xử lý với cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng hiện họ chỉ mới bắt đầu chịu các thiệt hại về công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế. Tổng thống Pháp nói các nước EU nên cân nhắc một kế hoạch cứu vãn chung có phối hợp nhằm xử lý với cuộc khủng hoảng kinh tế trên diện rộng hơn. Tất cả 27 nước thành viên của Liên hiệp châu Âu đều ủng hộ kế hoạch cứu vãn ngân hàng mà khối này đưa ra, và nhất trí sẽ có một hội nghị thượng đỉnh bàn về việc cải cách tài chính quốc tế. Tổng thống Pháp tuyên bố các lãnh đạo châu Âu sẽ đảm bảo mục tiêu và thời gian biểu cho việc xử lý với tình trạng thay đổi khí hậu, cho dù có sự phản đối từ một số quốc gia. text: Như vậy, Myanmar và Việt Nam tiếp tục chia sẻ vị trí đầu bảng A, với 7 điểm, trong khi Malaysia thứ ba, chỉ kém một điểm. Ở trận cuối, Việt Nam gặp Campuchia, còn Myanmar gặp Malaysia. Việt Nam thắng 4, hòa 1 trong 5 lần đối đầu gần nhất với Myanmar Giải mã sức mạnh hai đội Cả Myanmar và Việt Nam đều mang đến AFF Cup 2018 những hảo thủ có thể nói là xuất sắc nhất mà mình có ở thời điểm hiện tại. Myanmar với số 10 - Aung Thu là một nhân vật đáng gờm, có thể một mình thay đổi cục diện trận đấu. Aung Thu là nhân tố chính giúp Myanmar lội ngược dòng thành công trước đội tuyển Lào, trong một trận đấu mà anh ghi bàn gỡ hòa và hoạt động không biết mệt mỏi. Trả lời phỏng vấn báo chí chiều 19/11, tiền đạo Nguyễn Công Phượng cũng khẳng định Aung Thu là cầu thủ mà đội tuyển Việt Nam cần phải đặc biệt chú ý nhưng tự tin đồng đội sẽ "khắc chế được cầu thủ này". Dù đã để thủng lưới 2 bàn trong 2 trận, nhưng hàng hậu vệ của Myanmar vẫn được đánh giá khá cao, nhất là cái tên Thein Than Win và tiền vệ phòng ngự mang áo số 6, Hlaing Bo Bo. Số 10 Aung Thu là cầu thủ mà hàng thủ Việt Nam cần phải vô hiệu hóa nếu muốn giành chiến thắng Về phía Việt Nam, Công Phượng đã khiến người hâm mộ Việt Nam nức lòng khi liên tục tỏa sáng, mở tỉ số ở cả 2 trận đấu đầu tiên vòng bảng. Có thể nói, tiền đạo mang áo số 14 chính là niềm cảm hứng đầu tiên, giúp những lão tướng như Nguyễn Anh Đức cũng thi đấu thăng hoa rõ rệt ở giải lần này. Anh Đức cùng Công Phượng đã cùng nhau ghi 4 trên tổng số 5 bàn thắng của đội tuyển Việt Nam, bàn còn lại đến từ cú sút phạt đẳng cấp của Quang Hải. Đội bóng áo đỏ còn được đánh giá cao ở lối chơi tập thể với nhiều cầu thủ trẻ đã gắn bó với nhau trong một thời gian dài. Hàng hậu vệ cũng đáng được khen ngợi khi chơi tập trung và không mắc bất kỳ một sai lầm nào, kể cả trước Malaysia, một đối thủ khó chịu trong trận cầu mà họ kiểm soát bóng gấp đôi thời gian. Phòng ngự hay tấn công? Ở giải đấu lần này, Myanmar dưới sự dẫn dắt của ông thầy người Đức, Antoine Hey, chú trọng sơ đồ chiến thuật 4-1-4-1, với ngôi sao Bo Bo án ngữ trước mặt hàng thủ. Điều này mang đến sự chắc chắn đáng kể và các tiền đạo của Việt Nam sẽ phải gặp nhiều khó khăn để vượt qua. Khi cần, sơ đồ mà Antoine Hey yêu cầu các học trò sử dụng cũng dễ dàng biến hóa thành 4-5-1, lấy số đông kiểm soát hàng tiền vệ sáng tạo của Việt Nam, hay 4-3-3 để tràn lên tấn công nhanh. Đội tuyển bóng đá Việt Nam hiện đã có 2 buổi tập tại Yangon, để chuẩn bị cho trận đấu 18 giờ 30 chiều nay (20/11). Đây là lần đầu tiên Việt Nam trở lại Myanmar kể từ sau AFF Cup 2016. Những tuyển thủ có mặt trong trận thắng Myanmar 2-1 hai năm trước là Quế Ngọc Hải, Trọng Hoàng, Văn Quyết, Công Phượng... hiện đều đang là những trụ cột nhiều khả năng sẽ góp mặt trong đội hình chính thức. Lão tướng Anh Đức hiện đang bay cao với 2 bàn thắng ghi được, bằng với Công Phượng Dưới tài nhào nặn của ông Park Hang-seo, Việt Nam thường áp dụng lối chơi với 3 trung vệ và đội hình này tương đối thành công. Khi cần đối phó với một đội tuyển có nhiều ngôi sao tấn công, sơ đồ 3 trung vệ cũng sẽ nhanh chóng được đổi thành 5-4-1 như trong chiến thắng 2-0 trước Malaysia. Thực tế cho thấy, Việt Nam không ngại nhường quyền kiểm soát trận đấu cho đối thủ. Dù chỉ cầm bóng 31% thời gian trong trận trước, những Công Phượng - Anh Đức đã không bỏ lỡ các cơ hội trừng phạt đối thủ khi họ tràn lên tấn công. Myanmar cũng là một đội ưa thích kiểm soát bóng, thể hiện ở sơ đồ với rất đông tiền vệ. Nhưng thật không may cho họ, Việt Nam giờ là đội bóng có thể kiểm soát tốt thế trận, đá phòng ngự phản công hay, biết chớp thời cơ ghi bàn mà không cần cầm bóng quá nhiều. Nếu cả hai đều quyết định ra quân với đội hình thiên về phòng ngự, trận tranh vé sớm vào bán kết bảng A nhiều khả năng sẽ là một trận đấu nhàm chán ở cố đô Yangon. Nhiều cổ động viên đã lên đường sang Yangon để cổ vũ đội tuyển Việt Nam Chủ nhà Myanmar và Việt Nam hòa 0-0 trong trận đấu ở bảng A tại AFF Cup hôm 20/11. text: Cựu Trung tướng 'anh hùng công an' Phan Văn Vĩnh đã bị bắt giam Thông cáo ngày 25/10 của Ủy ban này nói vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát "làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và ngành Công an, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật". Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát đã "vi phạm nghiêm trọng Quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát". Hậu quả là để một số cán bộ lãnh đạo Tổng cục và Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao (C50) "tiếp tay, bao che cho tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet diễn ra trong thời gian dài, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". Ngoài ra, cơ quan này còn "xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong hoạt động điều tra, xử lý một số vụ án và trong thực hiện một số dự án đầu tư, mua sắm trang thiết bị; để một số tổ chức đảng và nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật". Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhắc lại tên hai quan chức đã bị bắt giam trước đó, là ông Phan Văn Vĩnh, nguyên Bí thư Đảng ủy, Tổng cục trưởng, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra và ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Đảng ủy viên Đảng ủy Tổng cục cảnh sát, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng C50 bị khởi tố, bắt giam và khai trừ ra khỏi Đảng. Những cái tên mới bị nêu hôm 25/10 là: Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị phải xem xét, thi hành kỷ luật những người này. Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm dự quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang hôm 21/9 Trong một năm qua, nhiều tướng công an đã bị kỷ luật, trong chiến dịch được xem là nhằm "khôi phục niềm tin" vào cơ quan công an Việt Nam. Chiến dịch "bàn tay sạch" này diễn ra trong bối cảnh Bộ Công an còn đang tiến hành sắp xếp lại bộ máy để "tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Một nghị định được Chính phủ thông qua hồi tháng 8 cho hay sẽ giảm 6 Tổng cục, giảm gần 60 đơn vị cấp Cục và gần 300 đơn vị cấp Phòng của ngành công an. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật hàng loạt nguyên lãnh đạo của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an. text: Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth R08 cập cảng New York hôm 19/10/2018. Chiếc tàu dự kiến sẽ tới Biển Đông trong một thời gian tới Tin này ngay lập tức đã thu hút bình luận từ giới quan sát tại Trung Quốc, cảnh báo Anh không nên dính líu vào "tranh chấp trong khu vực". Trở lại Phía Đông Kênh đào Suez Bộ trưởng Quốc phòng Gavin Williamson phát biểu hôm cuối năm 2018 rằng Anh Quốc có kế hoạch xây một căn cứ quân sự ở Đông Nam Á và một ở vùng biển Caribbe. Dự án nhằm đề cao vai trò của Anh sau khi rời Liên hiệp châu Âu (EU), báo Anh dẫn lời ông Williamson hôm 31/12/2018. Trong nhiều thập niên qua chính sách quốc phòng của Anh là "không đi quá phía Đông của Kênh đào Suez" và chỉ tập trung vào vùng xung quanh châu Âu. Nay, trả lời một tờ báo Anh, ông Gavin Williamson (sinh năm 1976) nói: "Chúng ta cần nói rõ rằng chính sách cũ bị vứt bỏ, và Anh Quốc một lần nữa trở thành quốc gia toàn cầu." Một phi cơ Typhoon của Không lực Hoàng gia Anh theo sát hàng không mẫu hạm Nga Đô đốc Kuznetsov Chiến lược cũ có từ thập niên 1960 theo sau khủng hoảng Kênh đào Suez, khi Anh và Pháp phải rút quân vì can thiệp bất thành chống lại chính phủ Ai Cập thời đó. Nhưng Anh Quốc còn tham vọng trở lại vị thế ở Đông Á như thời Thế Chiến 2. TQ tức giận khi tàu chiến Anh vào sát Hoàng Sa Tàu ngầm Nhật 'lần đầu' diễn tập ở Biển Đông Phương Tây gửi mẫu hạm đến Biển Đông, đối phó TQ Tàu khu trục Mỹ USS Mustin tới Cam Ranh Anh từng đóng gần 100 nghìn quân ở Singapore trong Thế Chiến 2 nhưng phải rút đi vì thua Nhật Bản năm 1942. Ngoài ra, ông Williamson cũng nói sau khi rời EU, Anh sẽ thắt chặt quan hệ với Australia, Canada, New Zealand, các nước vùng Biển Caribbe và châu Phi. Tuy ông không nói cụ thể về vị trí cho hai căn cứ quân sự mới, các báo Anh tin rằng chính phủ đang bàn thảo để chọn đặt căn cứ ở Singapore hoặc Brunei cho vùng Đông Nam Á, và Montserrat hoặc Guyana ở vùng Biển Caribbe. Hiện nay, Anh Quốc có căn cứ quân sự hải ngoại ở Cyprus, Gibraltar, vùng đảo Falkland (Malvinas, gần Argentina) và Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Ngoài ra, Anh cũng có thỏa thuận tiếp cận địa bàn với nhiều nước khác cho mục tiêu huấn luyện, diễn tập quân sự chung. Hàng không mẫu hạm Anh chạy thử Theo trang South China Morning Post hôm 01/01/2019, giáo sư Từ Lập Bình từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội TQ đã nói về kế hoạch của Anh: "Đây là động tác lên gân, nhắm vào Trung Quốc và tìm cách gắn kết với các thế lực bên ngoài trong cuộc tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa." Báo này cũng trích lời ông Nễ Lạc Hùng, chuyên gia hải quân ở Đại học Chính trị và Pháp luật Thượng Hải nói "đây là bằng chứng Anh cùng các đồng minh thân cận khác của Mỹ ngày càng lại gần đường lối cứng rắn của Donald Trump chống lại Trung Quốc". Trong năm 2018, Anh Quốc đã cử các tàu HMS Albion và HMS Sutherland vào Biển Đông, đi qua các tuyến hàng hải mà Trung Quốc đang tìm cách hạn chế quyền đi lại. Theo chuyên gia Thành Đỗ từ Paris viết cho BBC Tiếng Việt trong tháng 12/2018, không chỉ Anh mà Pháp, qua lời Bộ trưởng Quốc phòng Florence Parly cũng nói sẽ cử hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle tới Biển Đông trong năm 2019. P-8 Poseidon, phi cơ do thám của Hoa Kỳ tại hội chợ hàng không Singapore Airshow Đối tác năm nước Trên thực tế, dù không có căn cứ quân sự nào sau Thế Chiến 2 ở Nam Á và Đông Nam, Anh vẫn là thành viên chủ chốt của một liên minh quân sự nhỏ, 'Five Power Defence Arrangements' (FPDA) từ 1971. Các nước này đều là thành viên Khối Thịnh vượng chung (Commonwealth), trong đó có Anh, Úc, Malaysia, New Zealand, và Singapore. Quy chế đối tác gồm năm quốc gia này được nâng cấp hồi 2016 và đề ra kế hoạch cho các tàu chiến và hàng không mẫu hạm Anh thăm vùng biển Đông Nam Á. Họ cũng đồng ý với nhau rằng các nước gần nhất như Úc và New Zealand sẽ ứng cứu Singapore và Malaysia nếu bị tấn công. Anh Quốc vì ở xa hiện chỉ đóng góp phần huấn luyện hải quân và không quân, với các đơn vị Không quân Hoàng gia Anh (RAF) thường xuyên có mặt tại căn cứ Butterworth, bang Penang của Malaysia. Hải quân Singapore duyệt đội danh dự ở quân cảng Changi Tại Brunei, Anh Quốc hiện có thỏa thuận tiếp cận cơ sở huấn luyện cho bộ binh và biệt kích cùng quân lực hoàng gia nước chủ nhà. Sang ngày 2/01/2019, Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Jeremy Hunt, phát biểu tại Singapore xác nhận rằng Anh Quốc "muốn mở rộng hiện diện qua các đối tác quân sự đã có trong vùng" và nhắc đến tiểu đoàn Gurkha của Anh có mặt tại Brunei. Trên bình diện quốc tế, Anh Quốc, cũng qua lời Bộ trưởng Gavin Williamson, gần đây lên tiếng mạnh mẽ hơn về đe dọa an ninh mạng từ Nga và Trung Quốc. Anh hiện cũng là thành viên của liên minh tình báo 'Năm Con Mắt' gồm các nước nói tiếng Anh: Hoa Kỳ, Anh Quốc, Australia, New Zealand và Canada. Trong năm qua, quan chức hoặc chuyên gia từ các nước này đều lần lượt nói về nguy cơ 'tin tặc' và điều họ gọi là 'nạn trộm cắp công nghệ cao' một số đối tượng từ Trung Quốc thực hiện. Xem thêm về Anh Quốc: Anh-Việt: Từ thương mại tới môi trường Châu Âu và những năm kết thúc bằng số 8 Bộ trưởng Quốc phòng Anh quan ngại về Huawei Cơ quan Tình báo Anh cảnh báo Nga Lần đầu kể từ Thế Chiến 2, Anh Quốc lên kế hoạch lập căn cứ quân sự trở lại ở Đông Nam Á để 'tăng vị thế quốc tế'. text: Tác giả đặt câu hỏi liệu với các tình tiết, tính chất phức tạp với nhiều 'ẩn số', vụ ông 'Vũ nhôm' có thể trở thành một đại án? Trước đó hàng loạt các sự kiện dồn dập thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, báo chí, truyền thông trong và ngoài nước. Nhà phân tích chính trị, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận vụ bắt ông Vũ Nhôm và chính trị Việt Nam Trung Quốc và các chuyển động trên Biển Đông đầu năm 2018 Bình luận tiếp về vụ ông ''Vũ Nhôm" và sách mới về Tổng thống Trump Bàn tròn thứ Năm: Ông Vũ 'Nhôm' về VN - hệ lụy và bình luận VN: ‘Báo chính thống lẽo đẽo theo mạng xã hội’ Chính trị VN ra sao nếu ông Anh Vũ bị bắt về? Từ lâu người dân Đà Nẵng đã biết đến ông Phan văn Anh Vũ, như một đại gia bất động sản 'máu mặt' giàu có với đứng tên lãnh đạo nhiều công ty và dự án 'khủng'. Vũ, theo dư luận, có quá trình quan hệ 'gần gũi' với các quan chức thành phố và có thể tác động đến chính quyền nhằm trục lợi, đe dọa những người chống đối ông ta… 'Tác nhân ngầm'? Ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm, giữa) từng được biết đến là một doanh nhân có nhiều dự án ở thành phố Đà Nẵng Ông Anh Vũ 'lo lắng cho an toàn cá nhân' Ông Vũ 'nhôm' là 'sĩ quan tình báo Việt Nam’? Truyền thông nói gì vụ Phan Văn Anh Vũ? Ông Vũ được cho là một trong những 'tác nhân ngầm' gây mất đoàn kết trong thành ủy Đà Nẵng, dẫn đến việc Đảng kỷ luật cách chức bí thư và ủy viên Ban chấp hành trung ương của Nguyễn Xuân Anh, cảnh cáo đối với chủ tịch thành phố Huỳnh Đức Thơ… Vụ án trở nên nghiêm trọng hơn khi đương kim bí thư Đà Nẵng, ông Trương Quang Nghĩa trong cuộc nói chuyện với các cựu chiến binh, cán bộ quân đội nghỉ hưu của thành phố nhân dịp kỷ niệm ngày Quân đội Nhân dân 22/12, tiết lộ ông Phan Văn Anh Vũ là sỹ quan cao cấp của Bộ Công an, rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý kiến chỉ đạo vụ này… Dư luận đang quan tâm 'bí mật nhà nước' mà ông Vũ nhôm tiết lộ là gì? Anh ta có nhiều hộ chiếu, chứng minh thư là thật hay giả? Khối tài sản 'khủng' mà anh ta đứng tên liệu có đúng 'quy trình'? Xe sang và những căn nhà biếu tặng lãnh đạo như thế nào? Nếu Vũ Nhôm là sỹ quan an ninh thì quá trình thoái hóa biến chất thế nào? Liệu có 'thế lực' nào chống lưng?... Luật sư của Vũ "nhôm" nói về việc trục xuất Mọi người đều biết quá trình 'thoái hóa, biến chất', cấu kết với chính quyền để trục lợi, như Vũ nhôm hay qua các vụ đại án đã và đang xét xử, đều diễn ra trong một thời gian dài, cho thấy sự bất cập của thể chế. Mặc dù Đảng có nhận định là 'có yếu kém, khuyết điểm' trong quản lý kinh tế và cán bộ, nhưng đó là trực tiếp, bề ngoài. Nguyên nhân sâu xa là tha hóa quyền lực, quyền lực vượt khỏi tầm kiểm soát. Ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, từng phát biểu rằng nhiều cán bộ đã biến quyền lực công thành tài sản cá nhân mang đi ban phát và trục lợi. Thông qua việc kỷ luật các lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, Đảng đang gửi thông điệp mạnh mẽ rằng lãnh đạo các địa phương phải tuân theo các nguyên tắc làm việc và kỷ luật của Đảng. Đảng đang kiên quyết tái tập trung quyền lực. Nhìn chung, Đảng Cộng sản đang củng cố tổ chức, mở rộng và tăng cường chống tham nhũng 'không có vùng cấm'. Nhiều vụ đại án đang và sẽ được xét xử. Đảng ban hành nhiều quyết định 'siết' lại kỷ luật nội bộ, quy trình bổ nhiệm, sử dụng cán bộ. Giám sát quyền lực qua dân? VN: Chính phủ có nên kiên trì 'chính sách thực dụng'? VN: Lãnh đạo sai nên kinh tế không như ý? Đường lối bảo thủ sẽ cản trở đổi mới? Liệu Đảng có thể tự kiểm soát quyền lực? Liệu có thể thông qua nhân dân để giám sát quyền lực? Lắng nghe tâm tư của người dân, qua những phát biểu tâm huyết của các cựu chiến binh, lão thành cách mạng trong cuộc gặp của bí thư Trương Quang Nghĩa với họ mà bài viết nêu ở trên, rằng người dân biết vụ việc từ lâu, nhưng nếu 'lên tiếng' một mặt 'sợ ảnh hưởng tới điều tra của Công an, mặt khác, e sợ Vũ nhôm 'trả thù' trực tiếp hoặc thông qua tác động đến lãnh đạo sẽ gây 'khó dễ' cho người 'phản ánh' và gia đình họ… Người dân hiện còn chưa có cơ chế hữu hiệu để nói lên tiếng nói của họ. Chính quyền chỉ biết khi sự việc đã xảy ra, mặc dù có nỗ lực 'chữa cháy'. Một vụ án quan trọng khác liên quan ông Trịnh Xuân Thanh cũng được dự kiến đưa ra xét xử vào đầu năm 2018, theo truyền thông Việt Nam Họ đôi khi thể hiện 'sự bất bình' khi không thỏa mãn với mức án đã tuyên cho những bị cáo tội tham nhũng trong những dịp lãnh đạo cấp cao của Đảng gặp gỡ cử tri. Dường như họ đang trút 'cơn giận' lên những kẻ tham nhũng với những bản án nặng nhất có thể. Để có được niềm tin trong nhân dân Đảng phải thể hiện tính chính danh của mình, đồng thời thực hiện cơ chế dân chủ trực tiếp, tạo nhiều cơ hội cho người dân biểu đạt, họ phải được hiểu đúng và được bảo vệ. Nhờ đó thể chế mới bền vững, người dân mới tự do, hạnh phúc, đất nước mới thịnh vượng. Với vụ án 'Vũ nhôm' với tính chất phức tạp, còn chứa nhiều ẩn số liệu có trở thành một đại án? Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một chuyên gia về chính sách côngtừ Học viện Chính sách và Phát triển, thuộc Bộ Kế hoạch-Đầu tư Việt Nam. Cho đến khi các báo nhà nước đồng loạt đưa tin Vũ nhôm bị áp giải về sân bay Nội Bài chiều ngày 4 tháng 1 năm 2018, người dân mới tin rằng sẽ có một vụ án gọi nôm là 'Vũ nhôm'. text: Tuy nhiên, việc đồng tiền Việt Nam mất giá và cách quản trị các ngân hàng yếu kém cùng việc tự do hoá thị trường tài chính quá sớm là các yếu tố gây lo ngại. Báo cáo của tập đoàn tài chính Citibank ra hôm 5/6 cũng cho rằng xu hướng giảm nguồn đầu tư trực tiếp FDI là yếu tố tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam. Về khoản 23 tỷ đôla dự trữ ngoại tệ của Việt Nam, Citibank tin rằng khoản này vẫn còn chưa bị hao hụt. Và với nguồn đầu tư FDI còn chảy vào thì khoản này về ngắn hạn là tương đối an toàn. Về một khoản tiền vào Việt Nam đều là viện trợ phát triển thì từ nay, vốn này, gọi tắt theo tiếng Anh là ODA cũng sẽ không tăng. Báo chí Việt Nam nói sau nhiều năm tăng đều, bắt đầu từ 2008 các nhà tài trợ quốc tế sẽ không tăng thêm lượng viện trợ phát triển (ODA) cho Việt Nam mà tập trung vào việc tăng hiệu quả các dự án. Hội nghị các nhà tài trợ họp ở Sa Pa sáng thứ Sáu nói từ nay họ sẽ chú ý nhiều hơn vào chất lượng sử dụng nguồn vốn. Dư luận và bình luận Một người kinh doanh cổ phiếu tại Hà Nội cho BBC hay việc các ngân hàng như Vietcombank, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng An Bình đều xuống giá đã làm nhiều người đầu tư tư nhân như ông thua lỗ. Ông nêu ra một ý kiến, phản ánh một dư luận chưa được xác nhận ở Việt Nam rằng các quỹ đầu tư nước ngoài đang dìm giá để mua rẻ. Nhưng theo nhà kinh doanh tư nhân này, niềm tin vào chính phủ của ông và những người đầu tư khác bị sút giảm nặng. Giáo sư kinh tế Trần Nam Bình từ đại học New South Wales ở Úc nói với BBC hôm 6/6 rằng lạm phát Việt Nam còn tăng thì việc phá giá đồng Việt Nam là khó tránh khỏi. Ông cho rằng các biện pháp hạn chế lưu thông tiền tệ của chính quyền chỉ có tác dụng đoản thời. Ông đồng ý với nhận xét của Citibank về nguy cơ khủng hoảng tài chính. Nói rõ hơn, theo Giáo sư kinh tế Trần Nam Bình, việc các ngân hàng chôn nhiều phần trăm vốn vào những dự án khác nhau chính là nguyên nhân của vấn đề. Còn theo bài trên báo Singapore The Strait Times 5/6 thì các hãng định giá tín dụng đã giảm viễn ảnh của Việt Nam xuống mức bi quan. Bài báo nói giới chuyên môn tin vào sự sụt giá của đồng Việt Nam. Chuyên gia kinh tế Joseph Tan của công ty tài chánh Fortis Bank được báo trích dẫn tin tưởng rằng ngành ngân hàng, hiện đang phải đối diện với một sự tấn công dồn dập có thể xảy ra từ các khoản nợ xấu cho vay trong thời kỳ còn hăng hái bồng bột. Ông nói: "Ðể chữa chạy, ngân hàng nhà nước sẽ cần phải đi mượn tiền, có thể là từ Quỹ tiền tệ Quốc tế, để yểm trợ cho các ngân hàng địa phương và dần dần hồi phục lại sự tin tưởng vào ngành ngân hàng." Citibank nói rằng Việt Nam chưa bị khủng hoảng cán cân thanh toán toàn diện như Thái Lan năm 1997 dù nguy cơ khủng hoảng ngành ngân hàng là cao hơn trước. text: Hình chụp Tướng Trần Đại Quang khi phát biểu trong cuộc họp cấp bộ trưởng hợp tác phòng chống ma túy tại tiểu vùng Sông Mekong, tổ chức tại Hà Nội hồi 5/2015 Các báo Việt Nam hôm 16/11 đã trích hàng loạt con số tổng kết hoạt động của Bộ Công an do Đại tướng Quang trình bày trả lời việc thực hiện nghị quyết Quốc hội trong giai đoạn từ tháng 6/2012 đến nay. Trong thời gian đó, Bộ Công an Việt Nam đã giải quyết “150.000 vụ án hình sự, bắt xử lý gần 290.000 đối tượng,” “46.170 vụ tội phạm kinh tế, 45.000 đối tượng, trong đó có 1.145 vụ với 1.930 đối tượng tham nhũng,” “43.000 vụ ma tuý, thu giữ gần 3 tấn heroin, hơn 1 tấn ma túy tổng hợp...” Riêng con số người lập hội nhóm “chống đối nhân danh dân chủ nhân quyền” mà Tướng Quang nêu ra chỉ có: “60 hội, nhóm với khoảng 350 đối tượng tham gia ở 50 tỉnh, thành.” Nhưng dù con số chỉ bằng một phần rất nhỏ so với số tham nhũng, tội phạm hình sự, ma tuý, báo chí Việt Nam lại nhấn mạnh đến góc độ an ninh chính trị của các hội đoàn này mà không nêu tên họ là ai. VietnamNet viết: “Trước tình hình trên, Bộ Công an đã tập trung lực lượng, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, góp phần phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của đất nước.” Bài báo cũng khen ngợi Bộ Công an “ngăn chặn kịp thời hoạt động của số đối tượng chống đối trong nước kích động, lôi kéo quần chúng tụ tập tuần hành, biểu tình chống Đảng”. Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết trong hơn ba năm qua, Bộ này đã “bắt xử lý’ gần 300.000 người trong diện đối tượng hình sự, 45 nghìn tội phạm kinh tế, gần 2.000 tham nhũng nhưng chỉ xác định có 350 đối tượng ‘lập hội chống đối’. text: U23 Việt Nam mừng thắng lợi ở sân Thường Châu sau trận hạ Qatar Đối thủ của Việt Nam sẽ là Uzbekistan, đã thắng Hàn Quốc 4-1. Park Hang-seo viết chương mới cho bóng đá Việt Nam Thắng Iraq bằng luân lưu, U23 VN vào bán kết U23 VN luyện tập trước trận gặp Qatar U23 Việt Nam và giấc mơ vượt ngưỡng Bình luận viên Quang Huy (phải) nói với Nguyễn Hoàng của BBC Tiếng Việt trong chương trình FacebookLive tại Hà Nội ngay sau trận đấu: Bình luận sau trận đấu U23 Việt Nam - Qatar "Đội U23 Việt Nam thì không chỉ trận đấu này mà cả giải đều có tinh thần tuyệt vời, chúng ta đá không cần biết tỷ số bao nhiêu đối thủ là ai, trước đây khi bị dẫn bởi đối thủ mạnh hơn thì tâm lý không tốt. Nhưng bây giờ thì cực kỳ vững vàng." "Công đầu thuộc về ông Park Hang-seo." Giới trẻ cả nam lẫn nữ bày tỏ niềm vui trên đường phố Sài Gòn Người dân xuống đường vẫy cờ ăn mừng ở Sài Gòn ngay sau trận bán kết 23/1 Vẫn theo ông Quang Huy, "trong các cầu thủ thì họ đã có những người dạn dày, có cọ xát quốc tế, có những cầu thủ đã từng dự World Cup dưới 20 tuổi ở Hàn Quốc", nhờ thế có tinh thần và phong cách thi đấu ở một đẳng cấp khác. Bình luận viên Quang Huy cũng cho hay một người bạn Hàn Quốc của ông chia sẻ ý kiến rằng xem đội U23 của Việt Nam đá bóng "cứ như không phải bóng đá Việt Nam", mà ông thấy từ trước tới giờ. Tiền vệ mang áo số 19, Quang Hải, ghi cả hai bàn phút 69 và 89, giúp U23 Việt Nam cầm hòa Qatar 2-2 trong 90 phút, và trận đấu phải giải quyết bằng penalty. Tỉ số 2-2 không đổi sau hai hiệp phụ. Qatar hai lần dẫn trước phút 39 nhờ quả phạt đền và phút 87 trong trận bán kết giải U23 châu Á ở Thường Châu, Trung Quốc. Bước vào loạt penalty, chính người hùng Quang Hải lại sút hỏng ngay quả đầu. Tuy nhiên, thủ môn Tiến Dũng cản thành công cú đá của đội trưởng Qatar. Sau đó, anh lại đẩy được thêm cú sút khác, và Văn Thanh ghi bàn quyết định cho Việt Nam. HLV Park Hang-seo ôm cầu thủ VN Xuân Trường trước trận đấu hôm thứ Ba ở Thường Châu Kết quả chung cuộc, Việt Nam đá bại U-23 Qatar 4-3 trên chấm 11m (hòa 2-2 trong 120 phút). Phân tích của Phan Ngọc cho BBC: Các cầu thủ mặc áo trắng trong trận đấu hôm thứ Ba Tiếp tục là 120 phút đầy quả cảm của U.23 Việt Nam. Tiếp tục là một loạt sút luân lưu không dành cho những người yếu tim. Và sau hết là sự vỡ òa trong cảm xúc mà khó ngôn từ nào có thể diễn tả chính xác được. Dù để đối thủ hai lần vượt lên sau những tình huống không rõ ràng, U23 Việt Nam vẫn thể hiện bản lĩnh khó tin khi liên tiếp có được các bàn thắng gỡ hòa để kéo trận đấu phải bước vào thời gian đấu thêm. Tiền vệ Nguyễn Quang Hải và thủ môn Bùi Tiến Dũng - vẫn những cái tên quen thuộc ấy - là người hùng trong chiến thắng này. Nguyễn Quang Hải là người ghi cả hai bàn thắng cho U23 Việt Nam, trong đó bàn thắng thứ 2 xứng đáng là một trong những bàn thắng đáng nhớ nhất lịch sử bóng đá Việt Nam. Nếu Nguyễn Quang Hải là người hùng giúp U.23 Việt Nam thoát thua trong gang tấc ở 120 phút thi đấu thì thủ môn Bùi Tiến Dũng chính là nhân tố giúp U23 Việt Nam giành thắng lợi quyết định trên chấm luân lưu. Nhưng chính HLV Park Hang-seo mới chính là ngôi sao sáng nhất của U23 Việt Nam. Các cổ động viên Việt Nam đã dần quen với những sự điều chỉnh chiến thuật tài tình của ông thầy người Hàn Quốc, và cuộc đối đầu với U23 Qatar không phải là ngoại lệ. Trận đấu diễn ra tại sân Thường Châu, Giang Tô, Trung Quốc Sự thay đổi mang tính bước ngoặt của U23 Việt Nam trận này chính là sự góp mặt của Nguyễn Phong Hồng Duy và Hà Đức Chinh. Trong đó, việc Nguyễn Phong Hồng Duy chưa thi đấu một phút nào ở giải này mang đến không ít sự hoài nghi. Song sau cùng, tất cả chỉ còn biết ngã mũ thán phục ông thầy người Hàn Quốc. Giờ thì thầy trò HLV Park Hang-seo không còn là ngựa ô nữa mà là ứng cử viên thực sự cho chức vô địch. Một chút bất lợi cho U23 Việt Nam khi Lương Xuân Trường và các đồng đội phải trải qua hai trận liên tiếp thi đấu thêm giờ. Tuy nhiên, bù lại U23 Việt Nam sẽ được nghỉ đến 4 ngày và cũng sẽ không phải di chuyển thêm để đá trận chung kết. Tất nhiên, đó là câu chuyện của 4 ngày nữa, còn bây giờ hãy cùng tận hưởng những giây phút kỳ diệu này. Chiến thắng của U23 Việt Nam làm người dân xuống đường ăn mừng Đội hình xuất phát hai đội: U23 Việt Nam:Tiến Dũng, Văn Thanh, Đình Trọng, Tiến Dũng, Xuân Mạnh, Quang Hải, Duy Mạnh, Đức Huy, Xuân Trường, Văn Đức, Công Phượng. U23 Qatar: Mohammed Al Bakari, Tarek Salman, Tameem Al Muhaza, Ahmad Moein, Akram Afif, Sultan Al Brake, Bassam Al Rawi, Hashim Ali, Assim Madibo, Almoez Ali, Salem Al Hajri. U23 Việt Nam hy vọng làm nên lịch sử Trước đó vào ngày 20/1, U23 Việt Nam vào bán kết giải sau khi khi đá bại Iraq 5-3 trên chấm luân lưu sau khi hai đội hòa 3-3 sau 120 phút. Chiến thắng này ngay lập tức gây "chấn động" ở Việt Nam, khiến nhiều người ở TPHCM và Hà Nội đổ ra đường ăn mừng. Bình luận trên Tuổi Trẻ, cựu danh thủ Trần Công Minh viết: "Nói không quá lời, nhiều thời kỳ của đội tuyển VN hay Olympic VN, chưa bao giờ các tuyển thủ chơi bóng với sự khát khao chiến thắng như vậy." Việc U23 Việt Nam vào bán kết giải châu Á khiến người dân Việt Nam rất quan tâm Xem thêm về thể thao: Gặp cô gái một thời huy hoàng của thể thao VN Thể thao: Phân biệt nam nữ trong thu nhập V-League: Khi mọi chuẩn mực đều bị phá bỏ Hoàng tử William đá bóng với trẻ em Việt Nam Trong loạt penalty kịch tính, thủ môn Bùi Tiến Dũng hai lần cản phá, giúp Việt Nam loại Qatar ở trận bán kết U23 châu Á. text: Thái Lan đang khẩn trương ngăn chặn bệnh dại lan rộng. Đã có khoảng 400 trường hợp động vật nhiễm virus bệnh dại được báo cáo tại Thái Lan trong năm nay. Con số này gấp đôi cùng kỳ năm 2017. Virus bệnh dại lây sang người từ động vật nhiễm bệnh và hầu hết các trường hợp nhiễm virus đều tử vong. 50 loại thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe Uống vitamin bổ sung có lợi cho sức khỏe không? Ứng dụng theo dõi sức khỏe làm lộ căn cứ quân sự Truyền thông xã hội bộc lộ tâm trạng của bạn? Giới chức Thái Lan nói dịch bệnh đang được kiểm soát và đang có kế hoạch tiêm phòng cho 10 triệu chó mèo vào tháng Chín. Tổ chức Y tế Thế giới nói tiêm phòng cho chó mèo là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn bệnh dại trên người. Chó là loài đứng đầu bảng về số lượng ca mắc bệnh dại, theo sau là mèo và bò. Nguyên nhân được cho là do chủ vật nuôi không thực hiện tiêm phòng, trong khi nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho rằng nguyên nhân là do không phải lúc nào cũng có vaccine. Việc không tiêm chủng cho động vật ở Thái Lan có thể bị phạt khoảng 200 bath (khoảng 140.000 VNĐ). Virus bệnh dại được phát hiện tại 40 tỉnh tại Thái Lan, bao gồm cả những thành phố du lịch như Bangkok và Chiang Rai. Ba người đã chết vì bệnh dại đầu năm nay. text: Ty Cobb sẽ được thay thế bởi Emmet Flood, một luật sư từng bảo vệ cựu Tổng thống Bill Clinton trong suốt quá trình luận tội của ông cách đây 20 năm. Thư ký báo chí Nhà Trắng nói với BBC rằng ông Cobb đã cân nhắc việc nghỉ hưu. Ông Trump và phía Nga đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc thông đồng. Trump 'trông đợi' được thẩm vấn Mỹ: Andrew McCabe 'nộp ghi chú về Trump-Nga' Mỹ: Manafort 'trả tiền cho cựu chính khách châu Âu' Sự ra đi của ông Cobb xảy ra sau khi Robert Mueller, công tố viên đặc biệt của Bộ tư pháp Mỹ dẫn đầu cuộc điều tra, có thể buộc ông Trump phải ra làm chứng. Đây là lần đầu tiên ông Mueller đưa ra khả năng có trát đòi hầu tòa. Tại sao lại có sự thay đổi này? Kể từ khi ông Trump tuyên bố hồi tháng trước rằng ông "RẤT hài lòng" với các luật sư của mình, thì chính đội luật sư của ông lại có nhiều thay đổi. Ông Emmet Flood thay thế ông Ty Cobb làm Luật sư Nhà Trắng cho Tổng thống Donald Trump Ông Flood, một luật sư của đảng Cộng hòa, được cho biết là sẽ có cách tiếp cận đối đầu hơn với cuộc điều tra của Mueller. Ông Cobb, người gia nhập đội ngũ Nhà Trắng vào tháng 8 năm ngoái, được biết là đã khuyên ông Trump nên hợp tác với cuộc điều tra của Mueller. Ông đã được biết đã khuyên tổng thống nên cho phép ông Mueller thẩm vấn để thúc đẩy cuộc điều tra dai dẳng theo suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông. Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders nói với BBC rằng ông Cobb đã nói về việc nghỉ hưu trong vài tuần gần đây và ông đã "hoàn thành xuất sắc công việc". Sự ra đi của ông Cobb chỉ được biết vài giờ sau khi ông này nói với ABC News việc ông Trump phải đối mặt với ông Mueller là "chắc chắn không thể không xảy ra". Luật sư trưởng trước đây của ông Trump, ông John Dowd, đã từ chức vào tháng Ba, được cho là vì ông cảm thấy khách hàng của ông đã phớt lờ lời khuyên pháp lý của ông. Tại sao Mueller lại đề cập trát đòi hầu tòa? Ông Mueller cho biết có thể sẽ có trát đòi hầu tòa, một lệnh của tòa án buộc một nhân chứng làm chứng trước tòa, trong cuộc hội đàm với các luật sư của ông Trump vào tháng Ba. Các luật sư của tổng thống đã nhấn mạnh trong cuộc họp rằng tổng thống không có nghĩa vụ phải đối mặt với các câu hỏi của các nhà điều tra liên bang liên quan đến cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga, theo truyền thông Mỹ. Tuy nhiên, nhóm của ông Mueller phản hồi rằng sẽ đưa ra trát đòi hầu tòa nếu ông Trump từ chối. Họ đồng ý cung cấp cho các luật sư của tổng thống những thông tin cụ thể hơn về những câu hỏi mà họ muốn hỏi ông Trump. Chính tổng thống Mỹ đã nói ông sẵn lòng nói chuyện với ông Mueller, nhưng truyền thông Mỹ cho biết sự nhiệt tình của ông đã nguội đi sau khi văn phòng các luật sư cá nhân của ông bị lục soát. Luật sư của Tổng thống Donald Trump cho cuộc điều tra về cáo buộc thông đồng giữa nhóm bầu cử của ông Trump và Nga đã bị thay thế. text: Ông cũng nói cuộc chạy đua vào ghế tổng thống trông có vẻ như "bầu cử gian lận". Bình luận được đưa ra trong khi có hàng loạt cáo buộc ông Trump quấy rối tình dục và một đoạn video ông đưa ra những bình luận tục tĩu về phụ nữ. Các khảo sát cho thấy ông Trump đang thất thế ở một số bang quan trọng. Xuất hiện trong một cuộc diễu hành tại bang New Hampshire, ông Trump nói bà Clinton đã "quá hứng khởi" khi bắt đầu đợt tranh luận vừa rồi nhưng có thể "cuối cùng cũng vào xe hơi được" khi kết thúc. "Chúng ta nên có một cuộc kiểm tra chất kích thích," ông nói. Ông không đưa ra bất cứ bằng chứng nào cho cáo buộc của mình. Trong khi đó nhóm tranh cử của bà Clinton đã tấn công luận điểm của ông Trump cho rằng những phụ nữ cáo buộc ông quấy rối tình dục là một phần trong kế hoạch để giúp bà Clinton có được phiếu bầu. Việc bỏ phiếu cần được khuyến khích và không nên "bị bỏ qua hoặc phá hoại vì một ứng cử viên sợ rằng ông ấy sẽ thua", người điều hành chiến dịch tranh cử của bà Clinton Robby Mook nói. Ông Mook cho biết ông trông đợi số lượng cử tri đi bầu kỷ lục vì các cử tri có thể thấy qua những gì mà ông mô tả ông Trump là "nỗ lực đáng xấu hổ để phá hoại cuộc bầu cử vài tuần trước khi bắt đầu". Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan nói ông "hoàn toàn tự tin" rằng cuộc bầu cử tháng 11 sẽ diễn ra "trung thực", theo người phát ngôn của ông AshLee Strong. Ông Trump nói bà Clinton có vẻ quá "hứng khởi" vào đầu cuộc tranh luận thứ hai Ông Ryan, một trong những quan chức cao cấp nhất của Đảng Cộng Hòa, nói ông sẽ không bảo vệ ông Trump khi xảy ra sự việc đoạn video với những bình luận tục tĩu của ông Trump xuất hiện. Cáo buộc quấy rối tình dục mới đây nhất do một cựu thí sinh dự thi chương trình truyền hình thực tế Apprentice mô tả lại sự việc xảy ra năm 2007 và một phụ nữ mô tả một sự việc xảy ra từ đầu thập niên 1990. Ông Trump chối bỏ các cáo buộc. "Không có chuyện gì từng xảy ra với những phụ nữ đó cả. Tất cả hoàn toàn là những sự dựng chuyện vô nghĩa để đánh cắp cuộc bầu cử. Không có ai tôn trọng phụ nữ hơn tôi đâu!" Ông Trump viết trên Twitter. Cuộc tranh luận được truyền hình trực tiếp sắp tới sẽ diễn ra vào thứ Tư 26/10. Ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump cáo buộc đối thủ Hillary Clinton vì "hứng khởi" trong cuộc tranh luận lần thứ hai của họ, ông nói cả hai người nên được kiểm tra xem có dùng chất kích thích hay không trước cuộc tranh luận kế tiếp. text: VnExpress cho biết Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã rút 40% ngoại tệ gửi ở nước ngoài và “một số ngân hàng khác có động thái tương tự”. Báo điện tử này dẫn lời Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Phước Thanh cho biết: “Chúng tôi đã đóng bớt tài khoản và rút dần các khoản tiền gửi đã tới hạn”. “Trong số các ngân hàng thương mại đang quan hệ, không thể dám chắc họ có liên quan gì tới các ngân hàng vừa sụp đổ hay không. Vì vậy chúng tôi quyết định rút tiền về, để đảm bảo an toàn”. Hồi đầu tháng 10, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các ngân hàng trong nước rà soát các khoản tiền gửi ở nước ngoài. “Ngân hàng hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính chỉ đạo và yêu cầu các ngân hàng thương mại, các tập đoàn kinh tế rà soát ngay các khoản tiền gửi và đầu tư tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính nước ngoài cũng như các khoản vay của các tổ chức này”. Cùng thời điểm, nhằm trấn an các nhà đầu tư, Việt Nam thông báo dự trữ ngoại hối tháng Chín tăng lên 21,9 tỷ đôla so với 20,7 tỷ đôla hồi tháng Sáu. 'Không quan hệ' Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết rằng dự trữ ngoại hối của Việt Nam an toàn vì chủ yếu gửi tại ngân hàng trung ương Mỹ, Anh, Pháp, Đức và các định chế tài chính như IMF hay các ngân hàng thương mại quốc tế có mức độ tín nhiệm cao. Theo ông Giàu, Việt Nam “không có quan hệ” với các ngân hàng và tập đoàn kinh tế có liên tới cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Với khoản dự trữ ngoại hối này, chuyên gia kinh tế độc lập Ngô Chí Long từng nói với BBC rằng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng con số này “chưa đến mức độ có thể đủ khả năng đề phòng khi có cuộc khủng hoảng lớn”. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng Việt Nam “có nhiều phương án dự phòng để đối phó với những tình huống xấu nhất, chứ không thể chỉ trông chờ vào lượng ngoại hối này”. Hôm 18/10, Tổng thống George W Bush đã mời các nhà lãnh đạo thế giới nhóm họp tại Hoa Kỳ vào cuối năm 2008 nhằm bàn bạc cải cách hệ thống tài chính toàn cầu. Các quốc gia châu Âu muốn tiến hành cuộc gặp nhằm mở đường đối thoại về việc cải tổ các hệ thống kiểm soát tài chính trên thế giới. Tin cho hay, một số ngân hàng trong nước đã rút ngoại tệ gửi ở các ngân hàng châu Âu và Mỹ giữa lúc thị trường tài chính thế giới chưa hết biến động. text: Ông Manfred Nowak nói tình hình "không kiểm soát nổi" và cả lực lượng an ninh, các nhóm dân quân lẫn phiến quân chống Mỹ đều vi phạm. Văn phòng Nhân quyền thuộc Liên Hiệp Quốc tại Iraq viết trong một phúc trình rằng xác người tìm thấy tại các nhà xác ở Baghdad "thường xuyên mang dấu hiệu bị tra tấn nặng nề". Ông Nowak cũng nói các vết thương đã chứng thực lời khai của người tỵ nạn. Ông nói với các nhà báo tại một cuộc họp báo ở Geneva rằng ông vẫn chưa tới thăm Iraq, nên thông tin của ông dựa trên các biên bản khám nghiệm tử thi và phỏng vấn với người Iraq tỵ nạn tại nước Jordan láng giềng. "Đa số người Iraq nói rằng tình trạng tra tấn hiện nay ở Iraq hoàn toàn không kiểm soát nổi". "Tình hình xấu tới mức nhiều người đánh giá nó còn tồi tệ hơn dưới thời Saddam Hussein". Các biện pháp nhục hình Phúc trình của LHQ nói xác các tù nhân thường cho thấy dấu hiệu của việc đánh đập bằng dây điện, các vết thương tại đầu và bộ phận sinh dục, chân tay bị bẻ gẫy, trên mình có vết đốt cháy bằng điện hoặc đầu thuốc lá. Xác chết tìm thấy tại các nhà xác ở Baghdad "nhiều khi mang dấu hiệu tra tấn nặng nề bao gồm các vết thương do axít gây ra hoặc bỏng do dùng hóa chất". "Nhiều xác không còn da, xương, lưng, tay và chân bị gẫy vụn, không còn mắt và răng; nhiều vết thương do bị khoan điện hay bị đóng đinh". Bản báo cáo cũng nói các nạn nhân từng bị giam trong các nhà tù của quân đa quốc gia do Mỹ lãnh đạo, cũng như các trại giam của Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và các nhóm dân quân. Ông Nowak nói với các nhà báo các biện pháp tra tấn dã man nhất là của các nhóm dân quân. Ông nói ông muốn tới thị sát Iraq thế nhưng tình hình hiện tại không cho phép ông đưa ra một bản báo cáo chính xác vì ông không thể coi thường an ninh mà đi ra khỏi vùng Xanh, là vùng được canh gác cẩn mật ở thủ đô Baghdad. Chuyên viên cao cấp của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn nhận định rằng tình trạng dùng nhục hình ở Iraq ngày nay có thể còn tồi tệ hơn dưới thời Saddam Hussein. text: 500 triệu tài khoản Yahoo bị ảnh hưởng Trước đó, Yahoo nói các tin tặc "được nhà nước hỗ trợ" đứng đằng sau các đợt tấn công năm 2014 khiến 500 triệu tài khoản bị ảnh hưởng. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ xác nhận rằng quyết định truy tố, được công bố thứ Tư 15/3, liên quan tới các đợt tấn công này. Hai thành viên FSB, cơ quan an ninh của Nga, đã cùng các tội phạm tin tặc khác, thực hiện việc đánh cắp tài khoản, theo Bộ Tư pháp. Các nghi phạm bị Mỹ nêu trong thông cáo của Bộ Tư pháp gồm: Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mary McCord nói: "Bộ Tư pháp tiếp tục đưa thông điệp mạnh mẽ, rằng chúng tôi sẽ không cho phép các cá nhân, các băng nhóm, các quốc gia hay liên kết giữa họ đe dọa quyền riêng tư của các công dân chúng tôi, quyền lợi kinh tế của các công ty hay an ninh của đất nước chúng tôi". Yahoo bị chỉ trích đã chậm trễ trong việc thông báo về các đợt tấn công 2014 tới khách hàng. Trong số các dữ liệu bị đánh cắp có tên, địa chỉ email, số điện thoại, ngày tháng năm sinh và cả password, nhưng không có thông số thẻ tín dụng, theo Yahoo. Năm ngoái, người sử dụng Yahoo được khuyến cáo thay đổi password. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ vừa đọc lệnh truy tố hai gián điệp Nga trong số bốn người bị buộc tội đánh cắp nhiều tài khoản trên Yahoo. text: Đường băng trên bãi đá Chữ Thập chỉ là một trong ba đường băng được Trung Quốc xây dựng trong hơn một năm qua Bài đăng hình chụp vệ tinh mà các trang Trung Quốc như Sina, Baidu đăng lại từ nguồn của China Youth Net (cyol.net - bản điện tử của Thanh niên Nhật báo) nói rằng bão Jasmine hồi tháng 12/2015 đã phá hỏng công trình xây 'hai đảo nhân tạo' ở Corwallis South Reef. Đây là một phần của nhóm đảo Trường Sa mà Việt Nam gọi là Đá Núi Le. Bài báo, được trang The Diplomat trích đăng lại cũng nhạo báng "công nghệ kém của Việt Nam" trong quá trình xây cất. Phía Trung Quốc đưa ra nhận định rằng Việt Nam bắt đầu công tác này từ tháng 4/2015. So sánh với công trình kiến tạo đảo của Trung Quốc "làm rất tốt" thì phía Việt Nam có thực hiện được một ít tại Đá Núi Le nhưng phần bồi đắp đã bị "cuốn trôi" sau cơn bão. Bản tiếng Trung đăng trên trang Sina mục quân sự cũng nói rằng công tác 'dùng sa thạch kiến tạo đảo nhân tạo' của phía Việt Nam nay 'vô phương tiến triển'. Hai chuyến bay thử nghiệm của Trung Quốc đáp trên bãi đá Chữ Thập hôm 6/1 Trung Quốc vốn lâu nay nhận chủ quyền tại khu vực Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải còn Philippines gọi là Biển Tây Philippines. Đường băng trên bãi đá Chữ Thập chỉ là một trong ba đường băng được Trung Quốc xây dựng trong hơn một năm qua bằng cách nạo vét hàng triệu tấn cát bồi đắp lên bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp. 'Kế hoạch công phu' Đầu tháng 1/2016, Tân Hoa Xã cho biết hai chiếc phi cơ của Trung Quốc đã đáp thành công xuống đảo mà tên quốc tế là Fiery Cross Reef thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Nam Sa. "Các chuyến bay thử thành công chứng minh rằng sân bay có khả năng đảm bảo hoạt động an toàn cho các phi cơ dân sự cỡ lớn," Tân Hoa Xã đưa tin và nói thêm rằng sân bay này sẽ phục vụ cho việc vận chuyển đồ tiếp vận, nhân viên và viện trợ y tế. Trung Quốc khánh thành hải đăng trên bãi đá Châu Viên Tuy nhiên họ không đưa thêm chi tiết về loại phi cơ được sử dụng trong chuyến bay thử này. Hiện chưa thấy báo chí Việt Nam bình luận gì về các tin tức này. Trang The Diplomat cho hay họ không thể kiểm chứng chuyện "Việt Nam xây đảo nhân tạo" cũng như các hình vệ tinh mà Trung Quốc nói là chụp Đá Núi Le. Tuy nhiên, hôm 4/2, cũng trang web tiếng Anh này có bài của Koh Swee Lean Collin, một nhà nghiên cứu từ Singapore, mô tả "Việt Nam có kế hoạch công phu" để tăng cường năng lực quân sự tại Biển Đông, từ khả năng trinh sát, theo dõi bằng vệ tinh, drone tới đầu tư vào phi cơ, hỏa tiễn và tàu ngầm nhằm hiện đại hóa hải quân. Trang China Youth Net của Trung Quốc tự khen đảo nhân tạo của họ và mô tả 'nỗ lực kiến tạo đảo phi pháp' của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa bị bão biển phá tan. text: Trong một bản hướng dẫn cho công dân, đại sứ quán Mỹ nói rằng một vụ tấn công có thể xảy ra tại Mindanao, phía nam Philippines. Đại sứ quán Mỹ cũng cho biết thông tin an ninh cho thấy "vụ tấn công có thể sẽ xảy ra trong vòng bảy ngày tới". Quân Philippines đã phải chiến đấu với các dân quân Hồi giáo nhiều tháng qua. Theo tin của quân đội, một nhóm là Abu Sayyaf tuần này đã gửi đầu của bảy con tin theo đạo Thiên chúa tới quân đội Philippine tại đảo Jolo, ngoài khơi Mindanao. Những người này, gồm sáu công nhân xây dựng và một công nhân nhà máy, bị bắt hôm thứ hai gần thị trấn Parang thuộc Jolo. Liên quan đến Al-Qaeda Abu Sayyaf là nhóm nhỏ nhất trong bốn nhóm phiến quân Hồi giáo tại Philippines, với khoảng 400 thành viên. Nhóm này được cho là có liên hệ với cả al-Qaeda và nhóm dân quân khu vực Jemaah Islamiah, và được cho là nhóm đã thực hiện một số vụ bắt cóc và đánh bom trong khu vực. Tổng thống Philippine Gloria Macapagal Arroyo nói rằng vụ chặt đầu con tin thể hiện sự tàn nhẫn của nhóm này. Bà nói: "Những hành động của Abu Sayyaf sẽ bị trừng phạt." Trong những tháng gần đây, quân Philippines, được sự giúp đỡ của nhóm huấn luyện chống khủng bố của Mỹ, đã thực hiện nhiều cuộc truy quét trên đảo để tìm ra các dân quân. Mỹ và Úc đã cảnh báo về khả năng có tấn công khủng bố tại Philippines nơi có bảy con tin bị dân quân chặt đầu trong tuần này. text: So sánh bức ảnh các nhân vật cao cấp năm nay với bức ảnh năm trước có thể cho chúng ta biết thêm về nội tình phân bổ quyền lực trong đất nước bí hiểm này. Khó có thể rút ra được kết luận cụ thể với một hệ thống chính trị tù mù và đầy biến cố, nhưng có những đầu mối giúp người ta đoán được tương lai đường hướng của Kim Jong-un và những người xung quanh ông. Hai bức ảnh tuy trông giống hệt nhau nhưng bức ảnh năm nay cho thấy nhiều dấu hiệu khác. Bên phải tốt hơn? Có một số khuôn mặt mới ở hàng đầu tiên và cũng có nhiều quân phục hơn, quân đội và nhân viên an ninh đứng ở phía bên phải của ông Kim Jong-un và đảng viên đứng bên trái. Điều này cho thấy sự đảo ngược với năm trước. Tin từ một số nguồn là người Bắc Hàn đào tẩu nói những người được xếp đứng ở bên phải quan trọng hơn những người đứng bên trái. Rất khó để nói được điều này đúng tới mức nào, nhưng chắc chắn có tranh luận gần đây rằng trong số những người đứng bên phải vị Lãnh tụ tối cao có những người có quyền lực hơn cả. Sự vắng mặt rõ ràng nhất, và là chủ đề chính của nhiều trang báo gần đây – là ông Chang Song-thaek bị tử hình trong một vụ thanh trừng công khai chưa có tiền lệ. Vợ góa của ông Chang, bà Kim Kyong-hui cũng vắng mặt trong bức ảnh, nhưng không nhiều người mong nhìn thấy bà, và cũng khó nói được điều này có nghĩa như thế nào. Một số người nói bà không còn được chuộng, nhưng người khác cho rằng bà cũng đóng vai trò nhất định trong vụ thanh trừng. Những người có quan hệ với ông Chang cùng chung tư tưởng cải cách vẫn có mặt – một trong số đó là Pak Pong-ju, thủ tướng đương nhiệm. Ông ta có vẻ nổi lên từ năm ngoái và đã chiếm được vị trí khá quan trọng trong hàng ngũ. Hai cái tên mới nổi của năm 2013 cần dõi theo là Tướng Ri Yong-kil và Bộ trưởng Quốc phòng Jang Jong-nam. Ngôi sao đang lên Sự hiện diện của Trung Quốc khá lặng lẽ trong bức hình này. Hai người mặc thường phục đứng bên phải – Kim Ki-nam và Choe Tae-bok – là hai nhân vật có quan hệ với Trung Quốc và quan tâm tới quan hệ quốc tế. Điều này có lẽ cho thấy Bắc Hàn vẫn muốn duy trì mối quan hệ với Trung Quốc, dù cho đó có thể chỉ là trên bề mặt. Một nhân vật thú vị khác ở bên trái là Tướng Kim Won-hong. Ông đứng đầu lực lượng an ninh chìm, được cho là rất quyền lực và là ngôi sao đang lên. Năm 2012 ông ta được xếp đứng hàng thứ hai, có lẽ ông ta cũng tham gia vụ thanh trừng ông Chang Song-thaek. Ba thành viên của nhóm được gọi là – nhóm 7 người – một người gác già đi theo linh cữu của ông Kim Jong-il và là người chứng kiến sự chuyển giao quyền lực – cũng hiện diện ở hàng đầu. Hôm Chủ Nhật vừa qua, tại Bắc Hàn có lễ tang một nhân vật thuộc Trung ương Đảng là Kim Kuk-thae, và Kim Jong-un đã đến dự. Có tin đồn chính bà Kim Kyong-hui có thể thay ông Kim Kuk-thae trong một vị trí của Đảng. Giới quan sát nói Kim Jong-un đã thay hai bộ trưởng quốc phòng trong vòng chưa đầy hai năm, so với hai lần thay chức này trong suốt 17 năm cầm quyền của bố ông ta, Kim Jong-il. Điều này cho thấy hai năm qua, chính trường Bắc Hàn biến động nhiều trong cuộc tranh chấp quyền lực sau khi ông Kim Jong-il chết chứ không yên lặng như người ta tưởng. Tổng hợp từ bài viết của Michael Madden, chủ trang web North Korea leadership watch. Lễ tưởng niệm ông Kim Jong-il ở lăng Kumsusan năm nay được tổ chức hệt như năm ngoái – riêng thành phần chóp bu đã có sự thay đổi. text: Ông Kofi Annan đã từng là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cho biết, ông Annan quyết định sẽ không gia hạn hợp đồng với LHQ khi thỏa thuận công việc của ông kết thúc vào cuối tháng Tám. Ông Annan là người soạn thảo kế hoạch hòa bình gồm sáu điểm cho Syria, với hy vọng chấm dứt cuộc chiến hiện nay. Nhưng kế hoạch này chưa bao giờ được các bên tuân thủ và bạo lực vẫn tiếp diễn. Ông Ban Ki-moon nói ông đưa ra thông báo này với 'sự tiếc nuối sâu sắc'. Theo ông Ban, ông Annan xứng đáng được "thật sự ngưỡng mộ vì lòng vị tha, kỹ năng tuyệt vời và uy tín của ông" trong khi thực hiện "nhiệm vụ rất khó khăn và quan trọng này.” Ông Ban cho biết ông vừa có cuộc bàn thảo với khối Ả Rập để tìm người kế nhiệm ‘tiếp tục những nỗ lực cốt yếu cho hòa bình.’ Căng thẳng Syria ‘Tôi vẫn luôn tin rằng, thêm đổ máu không phải là câu trả lời, mỗi ngày trôi qua chỉ khiến việc tìm ra giải pháp thêm khó khăn, trong khi đó lại khiến người dân chìm sâu thêm vào đau khổ và đẩy khu vực vào trạng thái nguy hiểm,’ ông Ban Ki-moon nói. Kế hoạch hòa bình của ông Annan đã được quốc tế hậu thuẫn, nhằm cố gắng chấm dứt việc sử dụng vũ khí hạng nặng, khai thông cứu trợ, tăng cường tự do truyền thông và hoạt động biểu tình. Bạo lực ở Syria tới nay vẫn chưa có cách giải quyết rõ ràng Trong tuyên bố của mình, ông Ban nói: "Chúng tôi đưa tay ra là để đối thoại và ngoại giao, để quay lưng lại với bạo lực – bản Kế hoạch Sáu điểm đã viết rõ – nhưng không được tuân thủ dù có lẽ đây là niềm hy vọng tốt nhất cho người dân Syria". Ông cũng nói rằng tình trạng ‘chia rẽ dai dẳng’ trong Hội đồng Bảo an LHQ, với một số thành viên phủ quyết, đã gây thất bại trong việc tạo đồng thuận về hành động cần thiết đối với Syria, ‘họ tự biến mình thành chướng ngại ngoại giao, khiến việc kết nối trung gian trở nên khó khăn hơn rất nhiều’. Nga, không đồng ý với cách giải quyết vấn đề Syria của Hội đồng Bảo an, nói nước này rất tiếc là ông Annan quyết định rời chức. Đại sứ Nga ở LHQ, ông Vitaly Churkin, cho biết Moscow vẫn luôn ủng hộ sứ mệnh của ông Annan. Các nhà hoạt động ước tính khoảng 20.000 người đã thiệt mạng kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra từ hồi tháng Ba năm ngoái. Hàng chục ngàn người cũng đã chạy khỏi nước này. Đặc phái viên về Syria của Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Ả Rập, ông Kofi Annan, đã quyết định sẽ không tiếp tục công việc khi hết hạn. text: Hình ảnh vệ tinh của Hoa Kỳ cho thấy đường băng của Trung Quốc xây trên đảo đá chữ Thập Thông cáo ngày 7/7 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại Hague cho biết tòa cho phép Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, và Thái Lan, gửi phái đoàn nhỏ đến dự như quan sát viên. Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Năm 2013, Philippines đã nộp hồ sơ lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của LHQ để kiện các yêu sách trên Biển Đông của Trung Quốc thông qua đường chín đoạn, hay còn gọi là đường lưỡi bò. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng Biển Đông khiến một số láng giềng châu Á giận dữ. Trung Quốc nói tòa không có quyền tài phán để xử vụ kiện. Nếu tòa án quyết định có thẩm quyền xử, các phiên điều trần pháp lý sẽ diễn ra. Philippines cho gửi nhóm luật sư cao cấp tới phiên tòa gồm 5 thành viên tòa án sẽ tiếp diễn tới ngày 13/07. Trung Quốc không tham gia phiên xử. Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Indonesia cũng tuyên bố chủ quyền đối với khu vực rộng 3,5 triệu kilomet vuông, được cho là giàu tài nguyên. Philippines đã có tranh chấp ngoại giao với Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough và đặc biệt là quần đảo Trường Sa. Nước này nói “đường chín đoạn” của Trung Quốc dùng làm đường biên giới để tuyên bố lãnh thổ, là trái luật xét dưới Luật biển của Công ước LHQ, mà cả hai quốc gia đã ký, và muốn tòa án công bố đây là trái luật. Việt Nam cử nhóm quan sát viên đến dự phiên tòa của Liên Hiệp Quốc đang xem xét có khả năng xử vụ kiện của Philippines về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. text: Hàng loạt hình ảnh cho thấy bà Mỹ Uyên bị thương tích và ôm con gái Bà Hoàng Mỹ Uyên và con gái được cho là nạn nhân trong vụ xô xát giữa lực lượng an ninh Việt Nam với người biểu tình. Ảnh chụp tại hiện trường cho thấy bà tìm cách giữ lại con và ngồi bệt xuống đường. Nhiều người biểu tình khác đã ôm bà và con gái. Bà Hoàng Mỹ Uyên (nickname trên mạng là Ubee Crazee) và con gái nhỏ tham gia cuộc tuần hành xuống đường vì thảm họa môi trường cá chết hàng loạt tại miền Trung Việt Nam. Trong video được bạn đọc gửi tới BBC, bà Mỹ Uyên (tự xưng là Bee) cũng cáo buộc bà bị an ninh đánh và tách bà ra khỏi con gái (Saphia) đi cùng mình. Bà Mỹ Uyên nói trong clip đăng trên Facebook cá nhân:"Bee và mọi người đều la lớn, có con nít, đừng có đánh nhưng họ vẫn xô ra" và "những người áo xanh, mười mấy người đè vô đánh Bee và đá vô mặt Bee, đạp đầu Bee, nhất quyết là tách Bee với con, là Saphia ra, nhưng Saphia rất là bình tĩnh và nhất định không thả tay Bee ra, vẫn giữ được tay Bee" Bà cũng nói mình bị "đạp lên đầu". Sau sự việc, nhiều ý kiến tranh cãi đã xảy ra tại Việt Nam. 'Hung bạo' Nhà báo Mạnh Kim tại Thành phố Hồ Chí Minh, một người có tham gia cuộc biểu tình viết trên trang cá nhân: "Những người biểu tình đứng đầu hàng bị bắt liên tục, bất luận là ai, kể cả phụ nữ. Khoảng 10g, tôi nghe các bạn tôi hét lên thất thanh: “Bee bị đánh, Bee bị đánh!”. Chen vội đến đó, tôi thấy một bên mặt Bee bầm tím." "Cô khóc tức tưởi: “Em bị xô té rồi tụi nó đạp lên mặt em. Tụi nó nắm tóc bé Saphire định bắt luôn nữa!”. Saphire, bé gái 10 tuổi, con của Bee, đã nói với mẹ rằng hôm nay con muốn theo mẹ đi biểu tình, con muốn biển sạch, con muốn môi trường trong lành, con muốn ăn cá không bị nhiễm độc... Hôm nay, ước muốn đơn giản của một bé gái đã được đáp trả bằng những cái giật tóc, những cái xô ngã nhào, và cú đá hung bạo vào mặt mẹ cháu. Ôm Saphire, tôi hỏi cháu, con có sợ không. Cháu lắc đầu." - Ông Mạnh Kim tường thuật tại hiện trường vụ việc. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã xảy ra xô xát giữa lực lượng an ninh và người biểu tình hôm 8/5 Bà Lê Phương Thảo - một tác giả tại Thành phố Hồ Chí Minh nói: "Nếu là mình, mình không bao giờ cho con nhỏ đến những nơi có tình huống mình biết trước là sẽ có khả năng hỗn loạn và bạo động. Đó là cách bảo vệ con mình. Nhưng các bạn ngồi nhà, tự cho mình hèn mình khôn, rồi dùng bàn phím đánh hội đồng người mẹ trẻ đưa con đi biểu tình sáng nay thì mình thấy các bạn là những con người khốn nạn lắm." Nhà báo Đoàn Bảo Châu từ Hà Nội nói khi xem những bức ảnh từ vụ việc: "Sao lại đổ lỗi cho nạn nhân. Họ không hiểu rằng mang trẻ con đi biểu tình ôn hoà là một bài học thực tế quý giá với con trẻ, khiến chúng sớm có ý thức bảo vệ môi trường. Chỉ có điều là chúng ta không thể ngờ sự bất nhân của những kẻ ra tay. Cho nên, lần sau mọi người nên cẩn thận. Tôi tin rằng nhận thức và hành xử của chính quyền sẽ không sớm thay đổi. Bạo lực sẽ còn tiếp diễn." 'Đưa trẻ vào nơi nguy hiểm'? Có những ý kiến trái ngược lại cho rằng "không nên đưa trẻ con vào nơi nguy hiểm". MC Phan Anh, một người nổi tiếng tại Việt Nam cũng nói trên trang cá nhân: "Hình ảnh bạn Hoàng Mỹ Uyên, một người mẹ đã xuống đường ôn hòa, thể hiện tiếng nói của mình đòi hỏi môi trường sạch, đòi hỏi sự minh bạch.. cho, trước mắt là tương lai con cô ấy có cuộc sống trong lành hơn, an toàn hơn. Và tương lai đó có cả những đứa trẻ của tôi, của bạn. Nhưng cô ấy, một người phụ nữ đã bị đàn áp, bé Saphie bị giật khỏi vòng tay mẹ trong nỗi khiếp sợ. "Xuống đường tụ tập đông người, trong khi Việt Nam chưa có Luật biểu tình, rất dễ bị coi là vi phạm pháp luật." Người biểu tình bị lực lượng áo xanh trấn áp và bắt lên xe bus tại khu vực Nhà thờ Đức Bà, Quận Một. "Xuống đường ôn hòa, cũng khó tránh khỏi những phần tử xấu gây rối loạn, kích động mà ta không phải lúc nào cũng tỉnh táo để phân biệt." "Nhưng trong mọi trường hợp thì tôi nghĩ chính quyền, những người "đầy tớ của dân" lúc nào cũng phải chủ động bảo vệ nhân dân bằng mọi cách." Tuy nhiên, ông Phan Anh cũng nói: "Riêng với Hoàng Mỹ Uyên, em là người phụ nữ của ngày hôm nay nhưng anh không ủng hộ việc cho trẻ nhỏ tham gia những sự kiện như này trong thời điểm hiện nay ở Việt Nam nhé!" Một người tên Thục Đoan cũng nêu ý kiến: "Mình nghĩ dù có ôn hoà hay không thì chỗ náo loạn đông người nhiều nguy cơ rủi ro cho trẻ em. Dù chị không ngờ bé bị đánh thì cũng lường trước chỗ đông vậy chen lấn, ngột ngạt hoặc kẻ gian trà trộn như thế nào chứ. Trẻ em còn nhỏ, hiểu chuyện chưa sâu, không nên cho các em thấy những điều làm ảnh hưởng tinh thần các bé." Bà Hoàng Mỹ Uyên là chủ quán cafe Người Sài Gòn. Bà cũng là người khởi xướng thùng bánh mì từ thiện miễn phí nổi tiếng, sau đó đã trở thành một hoạt động thiện nguyện xã hội được nhiều người làm theo, để một tủ bánh mì trên phố, người gặp khó khăn, người nghèo có thể đến và lấy bánh mì miễn phí cho bữa ăn của họ. Sau thảm họa cá chết tại miền Trung Việt Nam, đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình tại một số nơi. Người biểu tình đưa ra các biểu ngữ "Tôi cần biển sạch - Tôm cá", "Dân cần tôm cá", "Please protect our environment" (Xin hãy bảo vệ môi trường của chúng ta). Hình ảnh một phụ nữ ôm con nhỏ với thương tích trên người đã lan truyền nhanh và nhiều sau vụ biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 8/5. text: Cuộc tập trận Phiblex bắt đầu ngày thứ Tư 18/9 và sẽ kéo dài ba tuần liền. Đây được cho như hoạt động biểu trưng cho quan hệ quân sự thân chặt giữa hai nước đồng minh, cũng như hiện diện ngày càng lớn của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phiblex 2013 sẽ có sự tham gia của 2.300 lính, đa số là thủy quân lục chiến, của cả hai bên. Nó diễn ra ba tuần trước khi Tổng thống Barack Obama tới thăm Manila trong chuyến công du bốn nước Đông Nam Á của ông, bao gồm cả Indonesia, Brunei và Malaysia. Phiblex là tên gọi ngắn gọn của cuộc tập trận Đổ bộ Philippines-Mỹ. Cuộc tập trận này sẽ bắt đầu tại căn cứ hải quân của Philippines ở Zambales, một tỉnh phía tây đảo Luzon nhìn ra Biển Đông. Đảo này nằm cách Bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc đã giành kiểm soát từ năm ngoái, khoảng 220km. Tham gia Phiblex 2013 có hai chiến hạm của Mỹ.Trong khuôn khổ cuộc tập trận có các hoạt động bắn đạn thật, diễn tập cả trên cạn và trên biển. Đại sứ quán Hoa Kỳ nói trong một thông cáo rằng cuộc tập trận "sẽ tăng cường khả năng nâng cao an toàn hàng hải và bảo vệ lãnh thổ". Tuy nhiên không có xác nhận chính thức về việc liệu các hoạt động trên có được thực hiện ở Biển Đông hay không. Manila và Washington đang bàn thảo một thỏa thuận có thể tăng hiện diện của quân Mỹ tại Philippines, mà hai bên hy vọng sẽ hoàn tất trước cuối năm nay. Mỹ đã từng có hai căn cứ ở Philippines cho tới năm 1992. Năm nay là lần thứ 30 thủy quân lục chiến hai bên tập trận chung. Hoa Kỳ và Philippines chuẩn bị tập trận chung gần khu vực Biển Đông trong khi căng thẳng gia tăng giữa Manila và Bắc Kinh. text: BBC xem xét một số trường hợp thông tin sai được đưa ra từ cả hai phía, nhằm gây thêm căng thẳng cho các cuộc tranh cãi trên mạng xã hội. Israel-Gaza: Vì sao Gaza bị làm mờ trên Google Maps? Hàng chục năm xung đột Israel-Gaza: Những điều cần biết Video phóng tên lửa là cảnh ở Syria, không phải ở Gaza Đoạn ghi hình này thực ra là cảnh video về cuộc giao tranh tại Syria Phát ngôn viên của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chia sẻ một đoạn video trên Twitter, trong đó ông nói rằng video cho thấy nhóm vũ trang Hamas đã nã rocket vào Israel "từ một khu vực đông dân". "1/3 trong số hơn 250 trái rocket này đã rơi xuống ngay bên trong Dải Gaza, giết chết người dân Palestine," Ofir Gendelman viết trên Twitter. Tuy nhiên, đây là đoạn video cũ, và hình ảnh ghi được là ở Syria, không phải ở Gaza. Video được quay trong chiến dịch của chính phủ Syria chống lại các nhóm phiến quân ở thành phố Deraa hồi năm 2018. Twitter đã gắn nhãn cho tin tweet này là "truyền thông bị thao túng" (manipulated media) và bổ sung các đường dẫn giúp kiểm chứng thông tin, theo đó xác nhận được rằng đoạn clip được ghi trong thời gian cuộc chiến Syria. Sau khi bị chỉ trích, ông Gendelman đã xóa tweet này. Tweet 'do các lực lượng Israel đăng lên' và được chia sẻ rộng rãi là tin giả Một số người dùng Twitter đã chia sẻ rộng rãi điều mà họ nói là ảnh chụp màn hình các tin đăng từ tài khoản Twitter chính thức của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), với nội dung "chúng tôi chỉ thích giết chóc" và "hãy ném bom vào mấy đứa oắt con". Những ảnh chụp màn hình này là giả và có thể chế ra một dễ dàng nhờ các công cụ trực tuyến miễn phí. IDF không đưa ra những tuyên bố như vậy trên tài khoản Twitter chính thức của mình hay ở bất kỳ nơi nào khác. Tài khoản đưa ra những tin tweet giả này hiển nhiên là nhằm tỏ thái độ ủng hộ Palestine mạnh mẽ, chống lại Israel. Tính không xác thực của video 'đám tang giả' ở Gaza Đoạn video được lan truyền rộng rãi với nội dung khiến người xem hiểu lầm là đám tang giả' ở Gaza thật ra là cảnh ghi được ở Jordan Một số người Israel có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội chia sẻ một video, theo đó nói người Palestine đã làm giả đám tang một người, được cho là thiệt mạng do các cuộc không kích của Israel nhắm vào Dải Gaza, nhằm thu hút sự cảm thông quốc tế. Trong video, vốn cũng được chia sẻ bởi một cố vấn của Bộ Ngoại giao Israel, nhóm các thanh thiếu niên khiêng trên vai một vật thể trông có vẻ như là là thi thể được phủ vải liệm. Nhưng ngay khi nghe thấy âm thanh còi hụ, họ bỏ lại 'xác chết' trên nền đất rồi bỏ chạy. Bị vứt lại một mình, 'xác chết' cũng nhỏm dậy rồi chạy biến đi. Chúng tôi tìm thấy video tương tự được đăng tải hồi tháng 3/2020, với các tường thuật tại thời điểm đó cho thấy video này là cảnh một nhóm các thanh thiếu niên tại Jorrdan tìm cách tránh né các lệnh phòng chống Covid-19 bằng cách giả vờ làm đám tang. Clip này đã được chia sẻ kèm theo hashtag "Palywood" [Hollywood kiểu Palestine] hàng trăm lần bởi những người ủng hộ Israel trên các mạng xã hội lớn. Tính không xác thực của video 'thánh đường al-Aqsa' bốc cháy Các tin tweet đăng với nội dung gây hiểu lầm là thánh đường al-Aqsa bị bốc cháy Một số người dùng ủng hộ người Palestine chia sẻ một đoạn video mà họ nói là cho thấy cảnh thánh đường Hồi giáo al-Aqsa ở Jerusalem bốc hỏa, và cáo buộc Israel đã "để mặc cho thánh đường Hồi giáo al-Aqsa bốc cháy". Đây là đoạn video thật, nhưng hình ảnh quay từ những góc khác cho thấy rõ ràng là có một cái cây ở gần thánh đường Hồi giáo này đã bị cháy chứ không phải là chính bản thân thánh đường.. Khu vực thánh đường ở nơi Thành Cổ của Jerusalem là một trong những địa điểm thiêng liêng nhất của người Hồi Giáo, cũng là thánh địa thiêng liêng nhất đối với người Do Thái giáo, nơi được biết đến với tên gọi Temple Mount (Núi Đền). Trong video này, một đám đông nam thanh niên Israel theo Do Thái giáo hát vang bài hát chống người Palestine ở phía sau Bức tường Than Khóc (Wailing Wall, tức Western Wall), với lửa cháy bùng ở hậu cảnh. ... thật ra là có một cái cây ở cạnh thánh đường bốc cháy Lý do gây ra vụ cháy vẫn đang còn là điều gây tranh cãi. Cảnh sát Israel ra tuyên bố nói người Palestine tới làm lễ ném pháo bông, gây cháy, nhưng người Palestine nói vụ cháy là do cảnh sát Israel ném ra lựu đạn gây choáng. Theo hãng tin Reuters, cái cây bốc cháy nằm cách Thánh đường chỉ 10m. Lửa sau đó đã được dập tắt và thánh đường không hề bị 'bà hỏa' gây hư hại gì. Tính không xác thực của đoạn băng hình cũ 'tên lửa trên đường phố Gaza' Hình ảnh các hỏa tiễn nghi là 'giả' này không phải được ghi trong vùng lãnh thổ do Hamas kiểm soát Một tin tweet được chia sẻ rộng rãi có nội dung là video cho thấy cảnh nhóm các tay súng Hamas của người Palestine di chuyển các hỏa tiễn phóng đi từ xe tải trên đường phố Gaza. Người ta cũng nghe thấy tiếng trẻ em trong đoạn video này. Tin được đăng từ một tài khoản đặt tại Mỹ, ủng hộ Israel. Tin này viết rằng: "Lại một lần nữa, chúng ta chứng kiến cảnh Hamas lấy dân thường làm lá chắn để giết hại người Do Thái giáo, và họ biết rằng... Israel sẽ không trả đũa do sợ gây hại tới người vô tội." Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện ra rằng đoạn video này đã được tải lên Facebook vào ngày 25/11/2018, với nội dung miêu tả rõ rằng nó được ghi ở thị trấn Abu Snan, Galilee, Israel. Tài khoản Twitter đăng đoạn video này sau đó đã xóa nó đi và xin lỗi về việc đăng "thông tin không chính xác". Nội dung tường thuật bởi Alistair Coleman, Shayan Sardarizadeh, Christopher Giles và Nader Ibrahim. Vào lúc cuộc xung đột giữa Israel và người Palestine leo thang, những nội dung chứa các thông tin gây hiểu lầm hoặc sai đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng trong những ngày gần đây. text: Tân Hoa Xã cho hay người đứng đầu tổ chức đảng ở địa phương đã bị cách chức do sự cố xảy ra vào ngày thứ Hai tuần trước tại tỉnh Sơn Tây. Hàng nghìn nhân viên cứu hộ đang tìm kiếm qua các đống đổ nát ở Taoshi, nơi hàng trăm nạn nhân đã bị lở đất vùi lấp. Tai nạn hầm mỏ xảy ra rất thường xuyên ở Trung Quốc bị chỉ trích do các quy định an toàn lỏng lẻo và cơ sở hạ tầng cũ nát. Vẫn theo Tân Hoa Xã, hơn 3.000 nhân viên cứu hộ đã được triển khai tại hiện trường, nằm gần thành phố Linfen, nhằm tìm kiếm các thi thể từ đống đổ nát với sự giúp đỡ của 160 nhân viên đào bới. Nhưng hy vọng tìm thấy thêm người sống sót đang nhạt dần sau nhiều ngày xảy ra tai nạn. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người còn mất tích. Hãng thông tấn Nhà nước cho hay các nhân viên cứu hộ đã triển khai công việc được ở 90% khu vực hiện trường. Tai nạn nghiêm trọng Đầu tuần này, các quan chức chính phủ được trích thuật nói hàng trăm người đã có thể thiệt mạng, nhưng sau đó đã phủ nhận các tuyên bố. Theo Tân Hoa Xã, 13 viên chức thuộc Công ty khai thác mỏ Tashan, vốn vận hành việc khai thác quặng sắt trái phép, đã bị bắt giữ. Giám đốc Cục An toàn Lao động Quốc gia Trung Quốc, Wang Jun, cho biết: "Đây là vụ tai nạn khai thác mỏ trầm trọng nhất làm nhiều người chết nhất từ đầu năm tới nay." Vẫn theo lời quan chức này: "Các vụ tai nạn gia tăng cho thấy công tác giám sát an toàn lao động của nhà nước rất yếu kém. Những người có trách nhiệm liên đới phải bị xử lý thật nghiêm minh." Theo tờ Nhân Dân nhật báo, dòng đất bùn lở hôm thứ Hai 8/9/2008 đã vùi lấp ngôi làng với 1.000 cư dân, bao gồm một khu chợ đông đúc người mua bán đang tham dự một phiên chợ. Các nhân chứng cho biết, ở nhiều nơi, bùn ngập sâu tới 6 mét. Truyền thông Nhà nước cho hay, khu vực bể chứa mỏ đã bị hỏng từ những năm 1980, nhưng gần đây được đưa trở lại sử dụng sau khi một chủ mới tiếp quản khu mỏ. Báo chí Trung Quốc cũng cho hay giấy phép an toàn của khu mỏ đã bị thu hồi vào năm 2006. Các chuyên gia phân tích nói thảm hoạ này càng cho thấy nhà nước Trung Quốc yếu kém trong việc tăng cường các tiêu chuẩn an toàn. Yếu kém này không chỉ ở trong lĩnh vực khai khoáng, hầm mỏ mà còn tồn tại ở nhiều loại công trình khác như cầu cống, đê điều, trong khi nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng đã cũ kỹ. Theo tin của truyền thông Nhà nước Trung Quốc, hơn một chục người phụ trách khai thác mỏ sắt trái phép đã bị bắt sau vụ gây lở đất làm nhấn chìm một ngôi làng, giết chết 178 người. text: Đại sứ Gareth Ward: Chúng tôi sẽ hợp tác để nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của nạn mua bán người Thông cáo của Đại sứ Gareth Ward về vụ việc 39 người người chết tại Essex Anh mô tả việc ông có cuộc gặp với Bộ Công an Việt Nam hôm 28/10 để thảo luận về thảm kịch mới xảy ra. "Hiện giờ, chúng tôi vẫn chưa có thông tin chính xác về việc những người này là ai và họ đến từ đâu. Nhưng dù bất kể quốc tịch của họ là gì, chúng tôi muốn gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình và người thân của họ. "Chúng tôi biết cộng đồng người Việt ở trong nước và ở Anh đều đang rất lo lắng. Tôi và Bộ Công an đã bàn luận về cách hai chính phủ có thể hợp tác chặt chẽ hơn trong quá trình xác định danh tính nạn nhân". Thông cáo của Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward hôm thứ Hai 28/10 Đại sứ Anh cho biết thêm quá trình xác minh nạn nhân sẽ mất nhiều thời gian vì "nhằm đảm bảo nhân phẩm của các nạn nhân và sự chính xác trong quy trình giám định pháp y, đồng thời bảo mật thông tin cho cuộc điều tra vẫn còn đang tiếp diễn". "Chúng tôi sẽ hợp tác để nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của nạn mua bán người, để truy tố những kẻ tội phạm liên quan, và để bảo vệ những người dễ bị tổn thương," Đại sứ Gareth Ward nói trong thông cáo hôm 28/10. Cũng trong hôm 28/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo trên trang web bộ này nói họ đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, các địa phương để nắm thông tin, hỗ trợ xác minh danh tính đối với các trường hợp được cho là mất tích tại Anh. Vụ 39 người chết: Anh - Việt 'đang chắp nối thông tin' Vụ 39 người chết: Dư luận tiếc thương nhưng tranh cãi Vụ 39 người chết: Nỗi đau tột cùng của những gia đình Việt Nam Vụ 39 người chết ở Anh: Nhiều gia đình Việt lo lắng Hiện trường vụ 39 nạn nhân trong xe tải đông lạnh ở Anh "Cho tới nay, Tổng đài Bảo hộ công dân đã tiếp nhận thông tin của 14 gia đình đề nghị hỗ trợ xác minh, tìm kiếm người thân bị mất tích tại Anh. Cục Lãnh sự đã liên hệ trực tiếp và hướng dẫn gia đình các thông tin cần cung cấp để đẩy nhanh việc xác minh, đồng thời cũng đề nghị các gia đình phối hợp, cung cấp các thông tin cập nhật về người thân (nếu có) tại Anh để kịp thời xử lý. "Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Anh thường xuyên giữ liên lạc với cảnh sát Essex và các cơ quan hữu quan của Anh để nắm thông tin, kịp thời chuyển các dữ liệu do phía Anh cung cấp về trong nước nhằm thực hiện việc xác minh, đối chiếu sinh trắc học để xác minh danh tính nạn nhân; đồng thời chủ động thực hiện các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp xác nhận có công dân Việt Nam trong số các nạn nhân nêu trên". Trước đó, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết "phía Anh hiện mới làm được 4 trường hợp trong tổng số 39 nạn nhân tử vong". "Cũng chưa phải là xác định danh tính những nạn nhân này mà họ mới gửi hồ sơ sang để chắp nối các thông tin xác định. Họ sẽ còn làm rất kỹ vì phía Anh không chấp nhận nhận diện mà chỉ dựa trên kết quả xét nghiệm ADN. "Hồ sơ được hai bên trao đổi và phối hợp với nhau. Nghĩa là, họ cũng có nghi ngờ nên phải xác minh. Mỗi ngày họ chỉ làm được 5-6 trường hợp, bắt đầu từ ngày thứ Hai". Bản tin trên trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn lời Thiếu tướng, Đặng Ngọc Nghĩa, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội nói về điều ông gọi là hoạt động của doanh nghiệp lách luật bằng nhiều hình thức để đưa người đi các đường tiểu ngạch qua "các nước láng giềng". "Hiện nay, số lượng đó khá lớn, đã có hậu quả và dẫn đến hậu quả buôn người". Trả lời về việc liệu có một đường dây đưa người di cư bất hợp pháp hay không, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh nói: "Theo tôi, kể cả buôn bán người mà bằng con đường qua biên giới, bằng tàu biển hay hình thức khác thì phải có đường dây, không phải tự nhiên mà đi được. Chúng ta phải tăng cường quản lý chặt hơn nữa. Đặc biệt là phải khuyến cáo cho người dân chúng ta ở vùng nông thôn, vùng sâu, xa nơi mà các nhóm người lợi dụng sơ hở để tổ chức người đi xuất khẩu lao động bất hợp pháp". Những người Việt liều chết để vào Anh Anh muốn hợp tác với Việt Nam để nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của nạn mua bán người. text: Huawei phủ nhận rằng họ có bất kỳ liên kết nào với chính phủ Trung Quốc. Ông Suffolk cho biết Huawei hoan nghênh người ngoài phân tích các sản phẩm của mình và phát hiện các lỗ hổng kỹ thuật hoặc mã hóa. "Chúng tôi trần trụi trước thế giới, nhưng chúng tôi muốn làm điều đó, bởi vì nó cho phép chúng tôi cải thiện sản phẩm của mình." Huawei ký thỏa thuận phát triển 5G tại Nga Ông Tập 'thăm gấu Nga, tặng gấu trúc' Động thái mới nhất của Huawei Ông nói thêm: "Chúng tôi muốn mọi người tìm thấy điều gì đó, cho dù họ tìm thấy một hay một nghìn, chúng tôi không quan tâm. Chúng tôi không xấu hổ với những gì mọi người tìm thấy." Huawei đã được mời đến Ủy ban Lựa chọn Khoa học và Công nghệ để trả lời các câu hỏi của các nghị sĩ về tính bảo mật của thiết bị và các liên kết với chính phủ Trung Quốc. Mỹ đã khuyến khích các đồng minh chặn Huawei - nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới - khỏi mạng 5G của họ, cho rằng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng các sản phẩm của mình để giám sát. "Chúng tôi chưa bao giờ có yêu cầu từ chính phủ Trung Quốc để làm bất cứ điều gì không mong muốn," ông Suffolk nói. "Chúng tôi chưa bao giờ bị chính phủ Trung Quốc hoặc bất kỳ chính phủ nào yêu cầu, tôi có thể nói thêm, làm bất cứ điều gì làm suy yếu tính bảo mật của sản phẩm." Các nghị sĩ bày tỏ lo ngại về các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, như các báo cáo cho thấy có tới một triệu người Hồi giáo đang ở trong các nhà tù ở tỉnh Tân Cương. Họ hỏi liệu Huawei có bắt buộc phải cung cấp thiết bị cho tỉnh Tân Cương, đặc biệt là theo luật tình báo Trung Quốc năm 2017, yêu cầu các cá nhân và hiệp hội tuân thủ các cơ quan tình báo của Trung Quốc. Ông Suffolk nói: "Chúng tôi đã phải trải qua giai đoạn làm minh bạch với chính phủ Trung Quốc, điều đó đã sáng tỏ và khá rõ rằng đó không phải là yêu cầu của bất kỳ công ty nào. "Chúng tôi đã chứng thực điều này thông qua luật sư và được xác nhận lại bởi Clifford Chance ... theo lời khuyên pháp lý của chúng tôi, rằng Huawei không bị yêu cầu thực hiện bất cứ điều gì làm suy yếu vị thế của Huawei về mặt bảo mật." Truy cập từ xa Giám đốc an ninh mạng của Huawei, ông John Suffolk nói Huawei không có quyền truy cập vào các mạng di động Các nghị sĩ hỏi liệu Huawei có thể truy cập từ xa vào mạng di động 5G của Anh thông qua thiết bị của họ hay không. Trả lời, ông Suffolk nhấn mạnh rằng Huawei là nhà cung cấp thiết bị viễn thông cho các nhà khai thác mạng di động. "Chúng tôi không chạy mạng và vì thế, chúng tôi không có quyền truy cập vào bất kỳ dữ liệu nào đang chạy trên mạng đó", ông nói. Malaysia sẽ dùng "tối đa" công nghệ của Huawei Tại sao vấn nạn của Huawei với Google khiến châu Phi lo lắng Panasonic rà soát lại quan hệ với Huawei Ông cũng giải thích rằng Huawei chỉ là một trong số khoảng 200 nhà cung cấp sẽ cung cấp nhiều loại thiết bị khác nhau cuối cùng sẽ tạo nên mạng 5G ở Anh. Tuy nhiên, nếu một nhà điều hành gặp sự cố với thiết bị Huawei, một trung tâm hỗ trợ có trụ sở tại Romania sẽ có thể truy cập từ xa vào thiết bị để khắc phục sự cố. Các nghị sĩ muốn biết liệu mạng 5G có thể được sử dụng để theo dõi từng người dùng hay không. Đáp lại, ông Suffolk giải thích rằng công nghệ điện thoại di động đòi hỏi nhà điều hành di động phải liên tục theo dõi điện thoại của người dùng, để có thể kết nối chúng với mạng di động. Theo logic đó, nhà điều hành liên tục theo dõi tất cả các khách hàng của mình, mọi lúc. Ông cũng nói với các nghị sĩ rằng chỉ có khoảng 30% linh kiện trong các sản phẩm của Huawei thực sự do công ty này sản xuất - phần còn lại được lấy từ chuỗi cung ứng toàn cầu mà Huawei giám sát chặt chẽ để ngăn chặn cá vi phạm về bảo mật. Giám đốc an ninh mạng của Huawei John Suffolk nói với các nghị sĩ Anh hôm 9/6 rằng Huawei chưa bao giờ bị Trung Quốc hoặc bất kỳ chính phủ nào yêu cầu "làm bất cứ điều gì không mong muốn". text: Người Hồi giáo ở các vùng khác của Trung Quốc vẫn đang thực hiện tháng Ramadan Trang mạng của một cơ quan đưa tin các công chức không được “tham gia ăn kiêng và các hoạt động tôn giáo khác”. Động thái trên diễn ra vào thời điểm an ninh trong khu vực được siết chặt sau hàng loạt vụ tấn công bạo lực. Chính quyền đổ lỗi lên phe ly khai người Uighur Hồi giáo, nhưng lãnh đạo người Uighur phủ nhận vai trò đứng sau các vụ tấn công. Các nhà hoạt động cáo buộc Bắc Kinh đã phóng đại đe dọa từ phe ly khai người Uighur để biện minh cho các cuộc đàn áp tôn giáo và tự do văn hóa của người Uighur. Căng thẳng gia tăng Đại học Truyền hình và Truyền thanh Bạc Châu của nhà nước đưa tin trên trang web rằng lệnh cấm nhịn ăn áp dụng cho Đảng viên, giáo viên và thanh niên. “Chúng tôi nhắc mọi người nhớ rằng họ không được phép thực hiện ăn kiêng Ramadan,” bản tin viết. Tương tự, văn phòng dự báo khí tượng ở miền Đông Tân Cương cũng được hãng AFP dẫn tin lại rằng trên trang mạng đăng lệnh cấm “theo hướng dẫn của chính quyền cấp cao hơn”. Phóng viên Martin Patience của BBC ở Bắc Kinh nói đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc hạn chế hành vi nhịn ăn Ramadan ở Tân Cương. Nhưng phóng viên Patience cũng cho rằng với việc Bắc Kinh đổ lỗi gây ra bạo lực gia tăng lên những người Uighur cực đoan, lệnh cấm có thể sẽ bị nhiều người Hồi giáo coi là sự tấn công tôn giáo, làm căng thẳng càng lớn. An ninh siết chặt ở Tân Cương sau hàng loạt tấn công bạo lực Trong số những cơ quan áp dụng lệnh cấm có văn phòng thương mại và một bệnh viện của chính phủ yêu cầu nhân viên theo Hồi giáo phải ký vào bản cam kết không nhịn ăn. Báo chí nhà nước cũng cho chạy các bài viết dạng quan điểm biên tập đưa ra cảnh báo về những nguy hiểm đối với sức khỏe khi ăn kiêng. Nhiều người Uighur cho rằng cấm đoán tự do văn hóa và tôn giáo chỉ châm ngòi thêm cho bất ổn và các vụ tấn công ở các nơi khác ở Trung Quốc. Hôm 21/06, 13 người bị bắn hạ trong cuộc đột kích một trạm cảnh sát ở Tân Cương. Trước đó chỉ vài ngày, 13 người khác – bao gồm người Uighur - cũng bị tử hình vì tội “tấn công khủng bố”, với cáo buộc đã tiến hành bảy vụ tấn công. Nhiều cơ quan chính phủ Trung Quốc tại Tân Cương đã cấm nhân viên theo đạo Hồi nhịn ăn theo truyền thống trong tháng lễ Ramadan. text: Chàng trai Milosevic học những ký năng chính trị tại Belgrade. Trong những năm cuối của Nam Tư dưới thời Marshal Tito, ông là một người cộng sản kiểu mẫu. Cái chết của Tito để lại một khoảng trống cho quyền lực. Milosevic, với quyết tâm và sự khôn ngoan của mình, trong khi đó đã dùng Serbia như một nấc thang để leo lên đỉnh. Tháng 4 năm 1987, Milosevic nhìn thấy cơ hội và đã giành lấy bằng cả hai tay. Với tư cách là người ở vị trí thứ hai trong Đảng cộng sản Serbia, ông được cấp trên của mình, Ivan Stambolic, cử tới tỉnh Kosovo của Serbia. Khẩu hiệu cho người Serbia Người Serbia ở đó - khi đó chỉ còn chiếm 10% dân số - kêu ca về việc họ bị người Albani chiếm đa số hành hạ. Khi đang ra lắng nghe một đám đông những người Serbia tức giận, Milosevic đã nói ra những lời mà sau này đã thay đổi tất cả. "Không ai sẽ dám đánh các bạn nữa!" ông nói với đám đông người Serbia. Lời của ông trở thành khẩu hiệu cho người Serbia vốn đã bị chủ nghĩa cộng sản kiểu cũ làm thất vọng. Bỗng nhiên, họ có một vị lãnh tụ dám nói, dám làm, một người mà kể từ đó đã dùng truyền hình và truyền thông để giữ được vị trí của mình trong lòng người dân. Chưa đầy một năm sau, Milosevic đã lật đổ Stambolic, một người bạn lâu năm và cũng là người dìu dắt ông. Trong vòng hai năm, Milosevic trở thành Tổng thống Serbia. Sự tự trị của Kosovo - mà đi cùng với nó là một tỉnh khác - Vojvodina - đã bị phá bỏ. Tinh thần dân tộc Serbia lên cao. Nhưng Milosevic muốn tạo ra một Serbia lớn hơn từ những mảnh vụn còn lại của Nam Tư. Nhưng cuối cùng ông đã tạo ra một con quái vật nuốt chửng Serbia. Ly khai Năm 1991, khi Slovenia và Croatia tách ra khỏi Nam Tư, quân đội Nam tư mà chủ yếu là do người Serbia nắm giữ, đã tổ chức tấn công. Lúc này, sự ủng hộ của Belgrade trở nên vô cùng quan trọng. Với những tổ chức bán quân sự Serbia được quân đội ủng hộ, các thành phố của Croatia như Vukovar đã nhanh chóng bị thu phục. Bosnia cũng chịu chung số phận. Khi nước cộng hòa này tuyên bố độc lập, cộng đồng người Serbia thiểu số đã được trang bị vũ khí và sẵn sàng phản kháng. Thủ đô của Bosnia, Sarajevo, với đa số là người Hồi giáo bị bao vây trong hơn ba năm. Cùng với những tranh chấp là sự ra đời của một khái niệm mới 'thanh lọc sắc tộc'. Toàn dân bị buộc phải rời nhà. Đến lúc này, Milosevic đã tự tách mình khỏi việc lãnh đạo những người Serbia Bosnia và chỉ huy quân sự, tướng Mladic, người có mặt ở Srebrenica, nơi có tới 8.000 đàn ông và nam thanh niên Hồi giáo bị tàn sát. Xung đột ở Kosovo Thay vào đó, Milosevic, người kiết thiết cuộc chiến, đã tự nhận mình là Con người của Hòa bình. Chính ông là người đã thay mặt những người Serbia Bosnia ký Hiệp ước Hòa bình Dayton tại Paris. Sau ba cuộc chiến tranh tại Nam Tư, Milosevic dự định cuộc chiến thứ tư cho Kosovo. Trong 10 năm, tình hình ở Kosovo xấu đi một cách tồi tệ. Nhưng đến lúc này, những người Albani lại là những người chống lại những quy định của Serbia, và đòi quyền tự trị trở lại. Mùa hè năm 1998, khi những cuộc phản kháng của người Albani chống lại Serbia ngày một leo thang, cảnh sát và quân đội đã được cử tới đàn áp tổ chức dân quân Albani mang tên Quân đội giải phóng Kosovo. Đây bắt đầu là dấu chấm hết đối với giấc mơ của Milosevic. Nhiều tuần đàm phán hòa bình tại Pháp không đi tới kết quả, và Nato đã được cầu viện để thực hiện lời đe dọa ném bom quân đội Serbia. Cuộc thanh lọc sắc tộc sau đó, đối với gần một nửa dân số Albani tại Kosovo, đã được Milosevic gọi là những người muốn trốn khỏi bom đạn của Nato. Bị truy tố Nhưng lần này, trách nhiệm của Belgrade đã rõ, và Slobodan Milosevic trở thành nguyên thủ đầu tiên bị ra tòa vì tội chóng lại nhân loại. Quyền lực bắt đầu tuột dần khỏi tay ông. Mùa hè năm 2000, ông thay đổi công thức cho cuộc bầu cử tổng thống. Trong một cuộc bầu cử trực tiếp, người dân Nam tư sẽ quyết định người lãnh đạo của mình. Các nhà bình luận tin rằng lần này ông Milosevic sẽ thắng cử thêm một nhiệm kỳ, nhưng thực tế điều đó không xảy ra. Milosevic bị thua trước đối thủ Vojislav Kostunica. Khi Ủy ban bầu cử liên bang kêu gọi tổ chức bầu lần hai, nhiều cuộc đình công và biểu tình đã nổ ra. Những người biểu tình tràn vào tòa nhà quốc hội tại Belgrade và văn phòng của truyền hình nhà nước. Milosevic và vợ trốn đi. Mười ba năm cầm quyền đã kết thúc trong 12 giờ ngạt thở. Sáu tháng sau, một cuộc truy lùng bên ngoài toà nhà của Milosevic đã kết thúc với việc ông bị bắt. Người ta hy vọng cuối cùng thì công lý sẽ được thực hiện. Milosevic đã hầu tòa suốt bốn năm qua vì các tội diệt chủng, và chống lại nhân loại từ năm 2002 tại Tòa án quốc tế xử tội phạm chiến tranh. Đến khi ông chết, công tố đã hoàn thành quá trình luận tội nhưng bên bào chữa vẫn đang tiếp tục, và quá trình này bị đình hoãn vì sức khỏe của Milosevic. Slobodan Milosevic có thể được nhớ tới như một nhà dân tộc chủ nghĩa, người đã mang lại tai họa cho dân tộc mình và toàn vùng Balkan. Hoặc ông cũng có thể được nhớ tới như một người chơi bạc, chơi bằng mạng sống của người dân, và dùng xung đột để củng cố quyền lực của mình. Có lẽ sẽ chẳng mấy người thương tiếc ông, và rất nhiều người dân ở Balkan sẽ thấy dễ thở hơn. Đối với một số người, Milosevic là Serbia. Những người khác cho rằng ông đã dùng Serbia để chia Nam Tư thành nhiều mảnh qua một loạt các cuộc chiến tranh tàn bạo. text: Cristiano Ronaldo ăn mừng bàn gỡ hòa 3-3 với cú hat trick ở phút 88 trận đấu. Đây là cú hat-trick thứ 51 trong sự nghiệp của ngôi sao này. Ngôi sao Bồ Đào Nha chính là người tạo ra cơ hội sau khi bị Pique phạm lỗi không cần thiết ở ngay sát vòng 16m50. Trận đấu được bù thêm 4 phút, nhưng không ai ghi thêm bàn thắng nào. Hai đ tạm chia đồng vị trí thứ hai, còn Iran tạm đứng đầu bảng. Nacho và đồng đội Tây Ban Nha ăn mừng bàn nâng tỷ số 3-2. Nacho dứt điểm chéo góc trái ở phút 58 nâng tỷ số lên 3-2 cho Tây Ban Nha, sau gần 10 phút hãm thành của đội bóng áo trắng, Tây Ban Nha, cựu vô địch World Cup 2010. Trước đó, Luis Costa ghi bàn gỡ hòa hai đều cho Bồ Đào Nha ở phút 55 hiệp hai đưa hai đội trở lại vạch xuất phát, bàn thắng là pha đá phạt trực tiếp với David Silva nhồi bóng Busquets và tiền vệ trung tâm này đánh đầu dọn cỗ cho Costa nhân đôi bàn thắng. Ronaldo tỏa sáng với hai bàn thắng ở các phút thứ tư và 44 giúp Bồ Đào Nha tạm dẫn Tây Ban Nha 2-1 trong trận cầu thứ hai ở bảng B và là tâm điểm của ngày thi đấu thứ hai World Cup 2018 tại Nga. Tây Ban Nha hãm thành liên tục đầu hiệp hai và có liền hai bàn giúp lội ngược dòng 3-2 trước Bồ Đào Nha. Bàn mở đầu đến từ quả penalty do chính Ronaldo mang về sau khi bị Nacho phạm lỗi trong vòng cấm ngay phút thứ hai. Nỗ lực cá nhân tuyệt hảo của Diego Costa ở phút 24 giúp Tây Ban Nha có bàn gỡ 1-1, sau khi anh nhận được đường chuyền vượt tuyến của Busquets. Trước đó, Costa dường như đã phạm lỗi trước Pepe, nhưng trọng tài đã không thổi còi. World Cup: Uruguay và Iran đều thắng sát nút 1-0 Cristiano Ronaldo ghi cả hai bàn cho Bồ Đào Nha ở hiệp một Bàn tròn World Cup: bình luận và dự đoán Nhân World Cup xem lại 8 đội từng lập kỳ tích Phút 44, thủ thành David De Gea của Tây Ban Nha dâng cho đội bạn bàn thắng 2-1 sau khi bắt bóng lỏng để bóng đi vào lưới chỉ một phút trước khi hết hiệp một. Trước đó, phút 34, Inesta suýt ghi bàn cho Tây Ban Nha khi anh dứt điểm chệch cột dọc trong gang tấc khung thành của thủ môn Rui Patricio. Ronaldo sút thủng lưới De Gea nâng tỷ số 2-1 cho Bồ Đào Nha, đây cũng là sai lầm nghiêm trọng của thủ thành số một thế giới Tuyển Anh có còn 'hữu danh vô thực' World Cup 2018: Tây Ban Nha sa thải huấn luyện viên World Cup 2026: Canada, Mỹ và Mexico giành quyền đăng cai Đội hình xuất phát hai đội Bồ Đào Nha (trên) và Tây Ban Nha Cristiano Ronaldo, cầu thủ hay nhất trận đấu, có cú hat-trick tuyệt hảo từ pha sút phạt trực tiếp, hàng rào, gỡ hòa 3-3 cho Bồ Đào Nha trong trận cầu đuổi bắt đỉnh cao ở bảng B, hôm 14/6 tại World Cup 2018 ở Nga. text: Tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ (IFRC) cho rằng cuộc khủng hoảng Aids tại một số nước phù hợp với định nghĩa về thảm họa của Liên Hiệp Quốc vì việc đối phó với đại dịch đã vượt quá khả năng xử lý của một xã hội đơn lẻ. Báo cáo thường niên của IFRC về các thảm họa trên thế giới thường tập trung vào các thiên tai như động đất. Khác với mọi năm, IFRC năm nay tập trung vào phân tích cái mà tổ chức này gọi là một trong những vấn đề phức tạp và dai dẳng nhất trên thế giới: đại dịch HIV/Aids. Theo bản báo cáo, Aids thực sự là một thảm họa toàn cầu hiện có vì 25 triệu người đã chết vì Aids, 33 triệu người đang phải sống chung với HIV/Aids và bảy nghìn ca nhiễm bệnh mới hàng ngày. IFRC cho rằng hàng tỷ đôla đã được dùng để chống lại bệnh Aids, nhưng phần nhiều trong số đó không được sử dụng đúng đối tượng và không tới được những người cần nhất. Lãng quên Tiến sĩ Mukesh Kapila, đặc sứ của IFRC về HIV/Aids, cho rằng các chương trình nâng cao nhận thức của người dân đã được tiến hành, nhưng các nhóm nguy cơ cao như mại dâm hay nhóm sử dụng ma túy được coi là khó tiếp cận đối với nhiều chính phủ. IFRC cũng cho rằng vẫn còn bất cập khi xử lý vấn đề HIV/Aids những khi có thảm họa tự nhiên hay chiến tranh xung đột. Công tác cứu hộ chủ yếu tập trung vào các nạn nhân và vì lẽ đó các bệnh nhân HIV/Aids có thể bị lãng quên. Tiến sĩ Kapila cho rằng các nhân viên cứu trợ cần phải chú tâm tới nhu cầu của các bệnh nhân này trong chương trình của mình. IFRC cho rằng Kenya là một điển hình của bước tiếp cận mang tính kết hợp này. Khi 300 nghìn người mất nhà cửa vì tình trạng bạo lực hậu bầu cử, các nhân viên y tế đã nhanh chóng hành động để bảo đảm rằng các bệnh nhân Aids tiếp tục được nhận thuốc làm chậm sự phát triển của virus HIV. Người ta cũng mở chiến dịch tìm kiếm các bệnh nhân, và thiết lập một đường dây nóng miễn phí về các cơ sở khám bệnh gần nhất. Dịch bệnh Aids tại một số nước trên thế giới đã nghiêm trọng tới mức cần liệt vào dạng thảm họa. text: Ông Trần Tiến Đức nói thu nhập của quan chức thiếu minh bạch gây tác hại ngân sách, và làm giảm lòng tin của dân. Trao đổi với BBC từ Hà Nội, ông Trần Tiến Đức, nhà tư vấn độc lập các dự án xã hội và phát triển trong lĩnh vực dân sự nói với BBC tình trạng thiếu công khai, minh bạch trong thông tin về thu nhập và lương bổng của các công chức nhà nước, đặc biệt là quan chức lãnh đạo đã phổ biến trong nhiều năm và cần được thay đổi. Cựu Vụ trưởng một Ủy ban về phát triển dân số của nhà nước trước đây nói: "Tôi nghĩ rằng cái quan trọng nhất là tính minh bạch trong các thông tin, trong mọi quyết định của nhà nước, thí dụ như mức lương của ông Tổng thanh tra (chính phủ), những nguồn tin trước đây trên báo chí chính thống nêu là trong một số lần tôi được nghe là lương của ông Thủ tướng là 15 triệu đồng một tháng, "Lần đầu tiên tôi được nghe thấy lương của ông Tổng thanh tra là 18 triệu đồng một tháng, thì cái đó... là mức lương của các quan chức như thế nào thì hiện nay cũng rất là tù mù, tức là người ta không có công bố mức lương thế nào." Theo ông Đức, người từng làm việc ở Ban Khoa giáo Đài Truyền hình VTV, Việt Nam có quy định yêu cầu các quan chức kê khai, khai báo tài sản và các nguồn thu nhập, nhưng thông tin cụ thể sau kê khai lại ở trong tình trạng 'bưng bít', thiếu minh bạch. Ông nói: "Nhà nước Việt Nam cũng có một yêu cầu kiểm kê tài sản, khai tài sản, nhưng tất cả những chuyện đó không ai được biết, kế cả Quốc hội, các nghị sỹ cũng không biết, mà những người dân thường càng không biết. 'Không thể đòi hỏi' Đại diện Thanh tra Chính phủ VN cho biết lương bổng của Tổng Thanh tra cao hơn lương các khoản của Thủ tướng Theo nhà tư vấn độc lập, tình trạng này đang gây ra những tác hại về mặt kinh tế lẫn xã hội. Trước hết về mặt thất thu ngân sách từ nguồn thu thuế, ông nói: "Những ông đấy là không công khai, thì chắc chắn là ông không nộp vào thuế nhà nước, thu nhập lớn để người ta có thể mua sắm nhà cửa, đất đai, thì chắc chắn là số tiền là rất lớn và chắc chắn khoản thất thoát của ngân sách nhà nước là rất lớn." "Nhưng cái thứ hai nữa là vì chuyện không công khai minh bạch tất cả những thu nhập, cho nên người ta có thể sử dụng những tiền đó vào những việc không chính đáng, và như vậy nó sẽ tạo nên một sự bất công trong xã hội." Theo ông Trần Tiến Đức, tình trạng nhiều quan chức vừa thiếu minh bạch về thu nhập, tài sản, vừa 'nói một đằng, làm một nẻo' sẽ gây ra những tác hại về xã hội. Ông nói: "Rõ ràng người ta thấy rằng một xã hội mà sự nói dối nó trở thành một chuẩn mực, thì chúng ta cũng không thể đòi hỏi được người dân và nhất là giới trẻ ứng xử theo một tiêu chuẩn đạo đức bình thường của một xã hội văn minh." 'Chữa bệnh hệ thống' Đề giải quyết thực trạng hệ thống 'hai lương' và kém minh bạch này ở các quan chức, nhà tư vấn độc lập cho rằng cần nhận thức đây là một trong các biểu hiện của một vấn đề nghiêm trọng hơn lâu nay mà ông gọi là "bệnh hệ thống", và cần phải có giải pháp dân chủ hóa xã hội, để từ đó cộng đồng có thể thực hiện giám sát quyền lực hiệu quả hơn. Ông Đức nói: "Tôi nghĩ rằng có lẽ phải dân chủ hóa, phải thực hiện được tất cả những gì mà xã hội văn minh người ta vẫn làm, một xã hội văn minh dân chủ, khi mà người dân có quyền được lựa chọn một cách tự do những người đại diện cho họ, "Để những người đó điều hành đất nước và người dân được quyền thực hiện sự giám sát của mình, được tiếp nhận đầy đủ thông tin thì chắc những sự tham nhũng hoặc đạo đức xã hội sẽ được cải thiện, "Tôi cũng đi một số nước và không có nước nào mà tôi coi là lý tưởng, nhưng tôi quan sát thấy rằng ở nước nào mà có dân chủ nhiều, người dân được quyền nói nhiều, người dân được quyền tham gia, trong việc điều hành nhà nước cũng như trong việc giám sát các hoạt động của nhà nước, thì ở đấy đạo đức xã hội tốt hơn." Mới đây, một cuộc họp báo của Thanh tra Chính phủ Việt Nam cho biết thông tin về lương bổng chính thức của một số quan chức chính phủ, trong đó lương của Tổng thanh Chính phủ ở mức 18 triệu đồng/tháng, lương của Phó Tổng thanh tra khoảng 15 đồng/tháng. Trong khi đó, theo Văn phòng Chính phủ Việt Nam, lương tháng của Thủ tướng Chính phủ sau khi nộp thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội, tất cả các khoản có tổng số chừng 17 triệu đồng. Tuần trước, một chuyên gia luật của Việt Nam từng nắm cương vị Vụ trưởng trong một Ban của Văn phòng Chính phủ, PGS. TS Hoàng Ngọc Giao cũng chia sẻ quan điểm như ông Đức nói khi cho rằng Việt Nam cần minh bạch hóa thông tin về tài sản, thu nhập quan chức và đề nghị chính quyền lập một Ủy ban giám sát tài sản do Quốc hội cử ra để theo dõi vấn đề này. Hệ thống lương bổng và thu nhập ngoài luồng của quan chức ở Việt Nam rất 'tù mù', thiếu minh bạch, là điều có thể vừa gây thiệt hại cho việc thu thuế và công quỹ nhà nước, vừa làm cho người dân sút giảm lòng tin vào chế độ, theo nhà quan sát từ trong nước. text: Canberra cảnh báo nếu quốc gia mới nhất của thế giới này bị sụp đổ, nó có thể trở thành nơi trú ẩn cho khủng bố và tội phạm. Tại thủ đô Dili của Đông Timor, quân gìn giữ hòa bình nước ngoài đã dùng hơi cay để giải tán các đám đông nổi loạn. Hơn hai ngàn lính và cảnh sát nước ngoài đã được điều động ở Đông Timor. Úc là nước đóng góp nhiều nhất và có sự hỗ trợ của New Zealand, Bồ Đào Nha và Malaysia. Lo ngại Bộ trưởng Quốc phòng Úc, Brendan Nelson, nói ông tin sẽ có thêm các chính phủ châu Á tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình. Tiến sĩ Nelson cảnh báo nếu Đông Timor tan rã và trở thành một nhà nước hỗn loạn, nó có thể trở thành nơi trú ẩn cho dân quân và tội phạm quốc tế. Chính những lo ngại này đã thúc đẩy chính sách dấn thân sâu hơn vào khu vực của Úc trong mấy năm gần đây. Hồi tháng Tư, Úc đã gửi quân vào đảo Solomon trong khi vào năm ngoái, cảnh sát của họ đã đồn trú trong thời gian ngắn ở Papua New Guinea. Thủ tướng Úc, John Howard, cho rằng lộn xộn ở Đông Timor là do giới chức thiếu khả năng. "Cần một nỗ lực chung của ban lãnh đạo chính trị của Đông Timor. Tình trạng đến nông nỗi này là do sự quản lý kém." Tại thủ đô Dili, quân Úc đã dùng hơi cay để giải tán các vụ bạo lực phe nhóm. Ở trung tâm thành phố, tình hình có khá hơn và nhiều cửa hàng, ngân hàng và chợ được mở lại. Nhưng cuộc sống vẫn vất vả cho hàng ngàn người mất nhà cửa. Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu phân phát gạo, đường và các nhu yếu phẩm cho những người lánh nạn ở nhiều khu trại bên trong và quanh thủ đô. Úc đã kêu gọi có thêm các nước châu Á gửi quân và cảnh sát đến Đông Timor. text: Ông Liêu Vĩnh Viễn (ở giữa) làm việc cho tập đoàn dầu khí 30 năm nay Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trung Quốc không cho biết thêm chi tiết về vụ điều tra đối với ông Liêu Vĩnh Viễn nhưng cụm từ nói trên hay được dùng để chỉ tội tham nhũng. Một số quan chức từ tập đoàn này và công ty mẹ đã bị điều tra từ trước. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố trấn áp tham nhũng là ưu tiên hàng đầu. Ông Liêu Vĩnh Viễn làm việc cho công ty mẹ, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (CNPC), 30 năm liền trước khi được bổ nhiệm vào chức phó chủ tịch PetroChina hồi tháng Năm năm ngoái. Cựu chủ tịch của cả hai tập đoàn, ông Trương Khiết Mẫn, và nhiều quan chức điều hành khác đã bị điều tra nhưng chưa ai phải ra tòa. Ông Liêu là nhân vật mới nhất trong loạt quan chức cao cấp của chính phủ, các công ty kinh doanh và quân đội, bị điều tra tham nhũng. Hôm Chủ nhật, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc thông báo đang tìm hiểu vi phạm của chủ tịch một trong các tập đoàn sản xuất xe hơi hàng đầu của nhà nước, Tập đoàn FAW. Chủ tịch Tập Cận Bình, người khởi xướng phong trào chống tham nhũng hiện tại, từng nói đây là đe dọa lớn nhất cho Đảng Cộng sản cầm quyền. Cựu phó chủ tịch tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc PetroChina đang bị điều tra vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng", báo chí nước này cho biết. text: Chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas và lãnh đạo chính trị lưu vong của Hamas Khaled Meshaal đã ký một thỏa thuận sau khi có hội đàm tại thành phố Mecca của Ảrập Saudi. Lễ ký kết diễn ra sau nhiều tuần bạo lực tại Gaza cũng như một năm quốc tế ngừng viện trợ cho chính quyền do Hamas đứng đầu. Ông Abbas kêu gọi chính phủ mới "tôn trọng" các thỏa ước mà Palestine và Israel đã ký từ trước. Tuy nhiên tin cho hay trong văn bản thỏa thuận hai bên vừa ký không có điều khoản nào công nhận chính thức Israel. Hamas đã thường xuyên bác bỏ việc công nhận quốc gia của người Do Thái, một trong các điều kiện để các nước cấp viện nối lại giúp đỡ chính quyền Palestine. Hamas và Fatah cũng đã tranh giành quyền lực trong một thời gian dài, kể từ khi Hamas thắng cử hồi tháng Một năm 2006. Cho tới nay Hamas vẫn còn là đảng phái lớn nhất trong cơ cấu Palestine. Ngừng viện trợ Phóng viên BBC tại Gaza nói Fatah và Hamas cuối cùng cũng đã khắc phục được bất đồng. Phóng viên của chúng tôi nói đã đạt được thỏa thuận về chia sẻ các vị trí trong chính phủ, với các chức vụ quan trọng trong ngành tài chính, ngoại giao và nội vụ do các nhân vật không thuộc đảng nào nắm giữ. Thủ tướng Ismail Haniya thuộc Hamas vẫn tại vị. Hy vọng đầu tiên của người Palestine là chấm dứt các cuộc giao tranh giữa Hamas và Fatah, vốn diễn ra dữ dội ngay dịp cuối tuần vừa rồi. Tuy nhiên câu hỏi khác đặt ra là liệu Hamas có thuyết phục nổi các nước cấp viện chấm dứt trừng phạt hay không. Hai ông Abbas và Meshaal đã ký vào thỏa thuận tại một buổi lễ do Quốc vương Abdullah của Ảrập Saudi chủ trì. Ông Meshaal đã kêu gọi chấm dứt bạo lực ngay lập tức và mô tả tình trạng bất ổn và giao tranh tại lãnh thổ của người Palestine là "những ngày đen tối". "Bây giờ đến lượt chúng ta làm sao để thỏa thuận này có giá trị và đạt hiệu quả, để xây căn nhà Palestine trên nền tảng vững chắc." Sau khi lễ ký kết diễn ra, người dân ở thành phố Gaza đã bắn súng ăn mừng và đốt pháo bông. Nhiều tháng trời bạo lực giữa Fatah và Hamas đã làm nhiều người chết và khiến người dân không dám ra khỏi nhà. Hai phe nhóm Palestine vốn kình địch nhau là Fatah và Hamas vừa đạt thỏa thuận về việc thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc. text: Biểu tình đã nổ ra tại Cologne hôm thứ Bảy Các nhóm cánh hữu, dẫn đầu là tổ chức Pegida chống Hồi giáo, đã biểu tình sau vụ tấn công tình dục phụ nữ tại Cologne vào đêm 31/12. Tại đây họ lên án chính sách nhập cư của Thủ tướng Angela Merkel. Bà Merkel đã phải đề xuất một số thay đổi khiến cho việc trục xuất người nhập cư nước ngoài phạm pháp dễ dàng hơn. Hàng trăm cảnh sát đã được huy động tại Cologne để đối phó với người biểu tình, nhiều người ném pháo và chai lọ vào cảnh sát. Một số người bị bắt. Các nhóm ủng hộ nhập cư cũng tổ chức biểu tình. Trước đó hàng trăm nhà hoạt động cho quyền phụ nữ cũng tuần hành trong thành phố. Các cuộc tấn công đêm trước Tết Dương lịch, nhiều cuộc do đàn ông có vể ngoài Ả rập và Bắc Phi thực hiện, đã khiến cho bà Merkel bị chỉ trích. Thủ tướng Angela Merkel chịu nhiều áp lực về chínhs ách nhập cư Cảnh sát cũng bị công kích vì không xử lý nổi tình hình. Các nạn nhân mô tả cảnh tượng hỗn loạn ở nhà ga Cologne, phụ nữ bị sàm sỡ và trấn lột mà không có phản ứng gì từ cảnh sát. Hậu quả Bà Merkel, phát biểu sau cuộc họp của lãnh đạo đảng Dân chủ Thiên chúa giáo tại Mainz, đã đề xuất việc siết chặt luật nhập cư, từ chối tỵ nạn đối với những người phạm pháp. Theo đề xuất mới, những người đang bị thử thách sau khi phạm tôi cũng sẽ bị trục xuất. Bà Merkel nói với các phóng viên sau cuộc họp: "Khi tội phạm xảy ra và người ta đặt mình ra ngoài vòng pháp luật thì họ sẽ phải chịu hậu quả". Theo luật hiện hành ở Đức, người xin tỵ nạn chỉ bị buộc phải hồi hương nếu như họ bị kết án trên ba năm tù giam và tính mạng không bị đe dọa ở quốc gia xuất xứ. Các đề xuất mới sẽ phải được Quốc hội thông qua mới có hiệu lực. Các cuộc tấn công phụ nữ ở Cologne đã gây công phẫn trong toàn nước Đức. Cảnh sát dùng vòi rồng giải tán đám đông Cảnh sát hôm thứ Bảy 9/1 cho hay con số vụ bạo lực hôm 31/12 được trình báo đã tăng lên đáng kể. Con số khiếu nại tăng lên 379 vụ - 40% số đó là tấn công tình dục. Thông cáo của cảnh sát viết: "Những người bị cảnh sát tập trung điều tra hình sự đa số đến từ các nước Bắc Phi. Đa số họ là người xin tỵ nạn và có nhiều người sống ở Đức bất hợp pháp". Năm ngoái Đức tiếp nhận hơn một triệu người nhập cư và tỵ nạn. Giới chức cảnh báo các nhóm chống nhập cư sẽ nhân dịp này khuấy động hận thù. Các cuộc tấn công tương tự cũng xảy ra tại Hamburg và Stuttgart. Tại Bielefeld, hàng trăm người đàn ông tìm cách tràn vào các vũ trường, theo báo Die Welt. Hôm 8/1, cảnh sát trưởng bang Bắc Rhine-Westphalia bị đình chỉ công tác. Ông Wolfgang Albers bị cáo buộc che giấu thông tin về các vụ tấn công ở Cologne, đặc biệt là về xuất xứ những kẻ tấn công. Hôm 9/1 cảnh sát phải dùng vòi rồng để giải tán biểu tình chống nhập cư ở Cologne, Đức, sau khi có đụng độ. text: Điều này có nghĩa sẽ có các chuyến bay xuyên eo biển vào dịp cuối mỗi tuần, thay vì chỉ trong các ngày lễ lớn. Lễ ký kết đã diễn ra trong khuôn khổ cuộc hội đàm chính thức giữa hai bên trong gần mười năm nay. Quan hệ hai bên căng thẳng trong nhiều năm nhưng đã cải thiện nhanh chóng kể từ khi tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu lên nhậm chức hồi tháng Năm. Trái với người tiền nhiệm chủ trương độc lập, ông Mã muốn thúc đẩy quan hệ với Bắc Kinh và nói ưu tiên hàng đầu của ông là bảo đảm ổn định khu vực. Tăng dòng chảy du khách Hôm thứ Năm hai bên thống nhất mở văn phòng đại diện và vào sáng thứ Sáu thỏa thuận thúc đẩy hợp tác giao thông và du lịch đã được ký kết trong một buổi lễ được truyền hình trực tiếp. Các chuyến bay trực tiếp vào cuối tuần sẽ bắt đầu từ ngày 4/7, mỗi tuần có 36 chuyến chia đôi cho mỗi bên. Từ 18/7 mỗi nước cũng cho phép ba ngàn du khách qua lại, tăng gấp ba lần số du khách từ đại lục tới thăm Đài Loan. Các doanh nghiệp Đài Loan chắc chắn sẽ hoan nghênh các thỏa thuận mới. Tăng cường hợp tác kinh tế với Bắc Kinh là một trong các cam kết mà ông Mã Anh Cửu đưa ra khi tranh cử. Đài Bắc trông đợi dòng chảy khách du lịch mới từ Trung Quốc. Hai bên hy vọng sẽ có các cuộc đối thoại thường xuyên trong tương lai. Đài Loan và Trung Quốc chưa có quan hệ ngoại giao chính thức. Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một tỉnh của mình cho dù hòn đảo này tách ra từ thời nội chiến 1949. Trung Quốc và Đài Loan vừa ký các thỏa thuận lịch sử về thiết lập đường bay trực tiếp và cho phép thêm nhiều du khách từ đại lục tới thăm Đài Loan. text: Trong vụ việc mới nhất, ít nhất sáu người đã thiệt mạng sau khi một trái bom phát nổ ngay bên ngoài một đền thờ Hồi giáo tại một thị trấn nằm ở phía nam thủ đô. Các nguồn tin cảnh sát nói với đài BBC rằng những người Shia một lần nữa lại bị tấn công, khi mới đây nhất, một trái bom đã phát nổ ở ngay lối vào của một đền thờ Hồi giáo trong thị trấn Musayyib, nằm cách thủ đô 50km về phía nam. Trái bom được kích nổ ngay khi những người tới làm lễ tụ tập để cầu kinh buổi tối. Trong số những người bị thương, có cả cảnh sát trưởng địa phương. Cảnh sát nói đây là loại bom giống với loại đã dùng trong vụ tấn công trước đó ở khu chợ thuộc thị trấn Hilla gần đó, là vụ làm chết ba người. Binh lính khi đó đang lùng bắt các thành viên bị cáo buộc về tội bắt cóc và tra tấn. Laith Kubba, phát ngôn viên của thủ tướng Iraq, đã bày tỏ quan ngại về vụ việc này: "Chúng tôi biết rằng quân đội Hoa Kỳ đang tiến hành một số vụ bắt bớ, mà theo chúng tôi hiểu, là dựa trên án lệnh của toà. Đương nhiên, chúng tôi muốn được xem các trát này ngay lập tức. Các binh lính đã bị bắn nên họ bắn trả. Vụ đọ súng đã gây một số thương vong." "Chúng tôi hết sức quan ngại, vì vụ việc xảy ra ngay thời điểm hết sức nhạy cảm, đúng vào lúc chúng tôi muốn đưa nhóm của al-Sadr tham gia tiến trình chính trị. Đã mất nhiều nỗ lực để đưa họ vào, đã phải có một số cuộc đàm phán và thiện chí, và chúng tôi không muốn làm mất động lực cho tiến trình chính trị." Đây là vụ giao tranh đầu tiên ở khu vực, kể từ khi cuộc nổi dậy của những người trung thành với vị giáo sỹ kết thúc hồi hè năm ngoái. Muqtada al-Sadr phản đối dữ dội sự hiện diện của binh lính nước ngoài tại Iraq, nhưng từ một năm nay, ông ta hầu như không gây sự chú ý nào. Nay, căng thẳng lại tăng lên, cả ở Baghdad và Basra, nơi mà hồi tuần trước, binh lính Anh đã bắt giữ hai thành viên của cùng lực lượng dân quân. Ngạc nhiên vì mức độ chống đối Cũng ở Baghdad, một người đánh bom tự sát đã đâm xe vào đoàn xe của lực lượng cảnh sát đặc nhiệm làm chín người thiệt mạng. Trong một sự cố khác ở phía nam Baghdad, ít nhất năm người chết khi bom phát nổ tại khu chợ ở thị trấn Hilla. Phát biểu trước tình trạng bạo lực tiếp diễn ở Iraq, Thủ tướng Anh Tony Blair nói với BBC rằng ông không dự đoán trước được sự chống đối lại mạnh như hiện nay. Nhưng ông nói rằng điều quan trọng là những người mà ông gọi là 'khủng bố' phải bị đánh bại vì an ninh của thế giới. Ông nói binh lính Anh sẽ ở lại Iraq cho tới khi chính phủ Iraq cảm thấy không còn cần có sự hiện diện của họ nữa. Ông Blair cũng nói hiện không có thời hạn chót cho việc rút quân. Cảnh sát tại Iraq nói ít nhất 25 người đã thiệt mạng trong một loạt các vụ đụng độ, đánh bom và bắn súng trong thành phố Baghdad cùng các khu vực lân cận. text: Bà Elaine Lan Chao (Triệu Tiểu Lan), sinh ra tại Đài Bắc vào năm 1953 và sang Mỹ năm 8 tuổi Bà Elaine Lan Chao (Triệu Tiểu Lan), sinh ra tại Đài Bắc vào năm 1953 và sang Hoa Kỳ năm 8 tuổi, theo các báo Mỹ. Cặp đôi đầy quyền lực Bà Elaine Chao từng là Bộ trưởng Lao động thời chính phủ George W Bush và là vợ của ông Mitch McConnell, Chủ tịch khối Cộng hòa trong Thượng viện Hoa Kỳ. Cả hai đều là những nhân vật chính trị hàng đầu trong đảng Cộng hòa Mỹ từ bang Kentucky. Theo BBC News, nếu được Thượng viện chuẩn thuận, bà Chao sẽ là người thứ nhì nắm chức bộ trưởng Lao động rồi bộ trưởng Giao thông trong khi có chồng là chủ tịch khối đa số trong Thượng viện Mỹ. Trước đó, bà Elizabeth Dole nắm chức vụ đó khi chồng bà - Bob Dole, nắm chức tương tự như của ông McConnell hiện nay. Theo John Gregory viết trên một trang báo của bang Kentucky, sau khi sang Mỹ, cô bé Triệu Tiểu Lan phải mất một năm học thêm mới nói được tiếng Anh. Một số bổ nhiệm của ông Donald Trump trong tân nội các Hoa Kỳ Nhưng Elaine Chao đã nhanh chóng học lên và tốt nghiệp các trường giỏi của Hoa Kỳ, gồm cả Harvard Business School. Bà làm cho Citibank rồi nhận học bổng để vào thực tập tại Nhà Trắng thời Tổng thống Ronald Reagan. Trong một lần phát biểu, bà nhớ lại rằng ấn tượng đầu tiên là "thấy diễn văn của Ronald Reagan rất phù hợp với suy nghĩ của bản thân". Sau đó, bà tham gia đảng Cộng hòa và thăng tiến để trở thành Thứ trưởng Giao thông và Giám đốc Đội quân Hòa bình (Peace Corps) thời Tổng thống George Bush cha. Tiếp sau đó, bà làm Bộ trưởng Lao động thời Tổng thống George W Bush và là người gốc Á đầu tiên nắm chức vụ cao như vậy tại Hoa Kỳ, theo báo Kentucky. Là nhân vật quen thuộc trong giới chính trị và thân hữu gốc Hoa và gốc Đài Loan tại Hoa Kỳ, bà Elaine làm quen với Thượng nghị sỹ McConnell hồi đầu thập niên 1990. Người giới thiệu họ không phải là ai khác mà chính là bà Julia Chang Bloch tức Trương Chi Xuân, sinh tại Sơn Đông, sang Hoa Kỳ năm 9 tuổi và làm Đại sứ Mỹ tại Nepal nhiệm kỳ 1989-1993. Hai ông bà Elaine Lan Chao và Mitch McConnell thành hôn năm 1993. Về mối liên hệ giữa Đài Loan và Hoa Kỳ, theo New York Times, ông Bob Dole là người đã nhận một khoản chi phí do nhóm vận động (lobby) của Đài Loan để dàn xếp cho cuộc điện đàm Trump - Thái Anh Văn. Cú điện đàm Thái Anh Văn với Donald Trump đang làm rung chuyển quan hệ với TQ BBC News đánh giá rằng chức Bộ trưởng Giao thông có tầm ảnh hưởng lớn tại Mỹ nhất là khi tân tổng thống Trump muốn tăng chi tiêu công để xây cất lại hệ thống đường xá, cầu cảng và giao thông công chính của Mỹ. Trong lúc tranh cử, ông Trump cam kết đưa ra 550 tỷ USD đầu tư công, vào mọi mặt của cơ sở hạ tầng tại Hoa Kỳ để "đem việc làm đến cho hàng triệu người Mỹ". Hồi tháng 11/2014, bà Elaine Chao, ở cương vị thành viên Quỹ Heritage Foundation, đã thăm Đài Loan và gặp gỡ với tổng thống khi đó, ông Mã Anh Cửu cùng các quan chức cao cấp của chính quyền và Quốc hội Đài Loan. Tin bà trở lại chính trường trong nhiệm kỳ Donald Trump được các báo đảo quốc Đài Loan đăng tải rộng rãi. Tổng thống tân cử Donald Trump dự kiến sẽ bổ nhiệm bà Elaine Lan Chao, người gốc Đài Loan, làm Bộ trưởng Giao thông trong chính phủ của Đảng Cộng hòa tới đây. text: Núi lửa Sinabung trên đảo Sumatra bắt đầu phun lại từ năm 2010 nhưng kể từ 2/6 tới nay nó hoạt động mạnh hơn. Trước 2010, núi lửa này nằm yên không hoạt động hơn 400 năm. Ít nhất 3.000 người sống gần núi Sinabung đã phải rời đi, riêng ngày thứ Hai là 1.200 người. Các khoa học gia lo rằng trong những tuần tới núi này sẽ còn trở nên nguy hiểm hơn. Thứ Hai ngày 15/6, ít nhất 28 đợt phún thạch trào ra trên các sườn núi với tốc độ lớn. Gede Suantika, một nhà núi lửa học của chính phủ Indonesia nói đang có dấu hiệu là một đỉnh phún thạch đang hình thành trên núi Sinabung. Đỉnh phún thạch là tích tụ của phún thạch gần miệng núi lửa, có nguy cơ sụp đổ và chảy như thác xuống dọc sườn núi. Hôm 2/6 chính quyền đã nâng mức cảnh báo nguy hiểm cho núi lửa Sinabung lên mức cao nhất. Hàng nghìn người có thể sẽ phải ra khỏi khu vực này trong những ngày tới, theo một chỉ huy quân đội ở Sumatra. Ít nhất 14 người chết sau khi núi Sinabung phun trào xuống các làng mạc bên dưới hồi tháng Hai năm nay. Hàng nghìn người sống gần một ngọn núi lửa ở Indonesia đã buộc phải đi sơ tán sau khi núi này phun mạnh trở lại. text: Việc bãi nhiệm tư cách đại biểu của ông Phạm Phú Quốc được đưa vào chương trình làm việc của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá 14, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói với truyền thông Việt nam hôm 17/9. Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang làm thủ tục để trình Quốc hội bãi nhiệm ông Phạm Phú Quốc tại kỳ họp thứ 10/10 tới đây, theo ông Hạnh Phúc. Việc bãi nhiệm ĐBQH Phạm Phú Quốc theo quy trình nào? VN xem xét việc bãi nhiệm ĐBQH Phạm Phú Quốc vì có hai quốc tịch "Thường vụ Quốc hội thống nhất giao Ban công tác đại biểu hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội bãi nhiệm ông Phạm Phú Quốc vào kỳ họp thứ 10, khai mạc trong tháng sau, " ông Phúc được truyền thông Việt Nam trích lời. Tới nay, đã có hai ĐBQH Việt Nam bị phát hiện có hai quốc tịch. Trường hợp đầu tiên là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, có thêm quốc tịch của Cộng hòa Malta. Bà Hường đã bị Hội đồng bầu cử quốc gia không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội. Trường hợp mới nhất là ông Phạm Phú Quốc, có thêm quốc tịch Cyprus. Theo luật Tổ chức Quốc hội hiện hành, trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm ĐBQH phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, theo Tuổi Trẻ. Ông Nguyễn Hạnh Phúc nhận định rằng ông Quốc "rất am hiểu luật pháp nhưng vẫn vi phạm", và "không hề báo cáo với Quốc hội". Do đó, "đây là lỗi nặng, cần xử lý nghiêm túc, bãi nhiệm (theo điều 40, Luật Tổ chức Quốc hội) chứ không thể cho thôi nhiệm vụ". Trước đó, hồi cuối tháng Tám, ông Phạm Phú Quốc đã gửi đơn xin thôi ĐBQH, thôi chức Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), sau khi bị phát hiện có hai quốc tịch. Việc ông Phạm Phú Quốc có hai quốc tịch bị bại lộ sau khi hãng tin Al Jazeera (Qatar), hồi cuối tháng Tám, đăng Hồ sơ Cyprus, cho hay Cyprus cho phép những ai đầu tư ít nhất 2,5 triệu đô la có thể sở hữu hộ chiếu nước này. Trong danh sách các cá nhân đã mua được hộ chiếu Cyprus mà Al Jazeera tiết lộ, có ông Phạm Phú Quốc và ông Phạm Nhật Vượng của Việt Nam. Ông Hạnh Phúc nói ông Quốc sẽ bị 'bãi nhiệm' tư cách đại biểu Quốc hội chứ không 'giải quyết cho thôi' nhiệm vụ như đơn xin, là do ông Quốc đã biết tới trường hợp của bà Hường, nhưng ông vẫn làm sai. Bên cạnh đó, chính ông Quốc là người tham gia xây dựng luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi, thông qua vào tháng Sáu vừa qua, trong đó quy định đại biểu chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Ông Phạm Phú Quốc, 52 tuổi, quê Quảng Trị; từng giữ các chức vụ Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển TP HCM, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP HCM (HFIC), Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Bến Thành TNHH MTV. Ngày 4/12/2019, ông Quốc được UBND TP HCM bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), thay ông Tề Trí Dũng đã bị bắt trước đó về hành vi Tham ô tài sản và Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Ông Quốc trúng cử ĐBQH lần đầu năm 2016. Ông Phạm Phú Quốc, người bị phát hiện có quốc tịch Cyprus, sẽ bị 'bãi nhiệm tư cách ĐBQH' chứ không được 'cho thôi nhiệm vụ' như đơn xin của ông. text: Động thái này có thể dẫn đến việc Hoa Kỳ áp đặt các lệnh trừng phạt thương mại. Ông Trump đang cố gắng cân bằng giữa việc hợp tác với Trung Quốc đối với quan hệ với Bắc Hàn và lập trường thương mại "Hoa Kỳ là trên hết" của mình. Bắc Kinh cảnh báo "sẽ không ngồi yên" nếu việc điều tra này dẫn đến các biện pháp trừng phạt. Ông Trump theo dự kiến sẽ ký lệnh cho phép Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer điều tra xem có nên thực hiện cuộc điều tra sâu rộng hơn theo Điều khoản 301 hay không. Nếu cuộc điều tra như vậy xảy ra và phát hiện những bất lợi mà Trung Quốc gây ra thì tổng thống có thể đơn phương áp đặt thuế quan, các biện pháp trừng phạt hoặc hạn chế thương mại để bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ. Quá trình rà soát sơ bộ ự kiến sẽ kéo dài nhiều tháng. Mỹ và TQ đàm phán mậu dịch không thành Nhiều triệu phú Trung Quốc muốn ra nước ngoài định cư Tại sao chính quyền Trump quan ngại? Donald Trump từ lâu đã nói về Hoa Kỳ bị thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc. Tổng mậu dịch song phương có trị giá 648 tỉ USD vào năm ngoái nhưng Hoa Kỳ bị thâm hụt gần 310 tỉ USD. Người ta cho rằng một số trong thâm hụt đó là vì các doanh nghiệp Trung Quốc đang nhái lại các sản phẩm và ý tưởng của Mỹ và bán lại hàng sang Mỹ với giá thấp hơn hoặc ép để hàng Mỹ không xuất được vào được thị trường Trung Quốc. Lo ngại về hàng giả và vi phạm bản quyền cũng tồn tại trước ngày chính quyền ông Trump lên cầm quyền. Các công ty Mỹ đặc biệt khó chịu về quy định đòi hỏi doanh nghiệp Mỹ phải có đối tác Trung Quốc hoặc phải tiết lộ sở hữu trí tuệ để vào thị trường Trung Quốc, mà họ nói là các qui định này tạo điều kiện chuyển giao ý tưởng của phía Mỹ. Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ làm Mỹ mất bao nhiêu? Ủy ban về theo dõi sở hữu trí tuệ Mỹ bị đánh cắp ước tính rằng tổn thất hàng năm mà nền kinh tế Mỹ vì hàng giả, phần mềm lậu và thực trạng đánh cắp bí mật thương mại là từ khoảng 225 USD tới 600 tỉ USD. Ủy ban này nói rằng Trung Quốc là nước vi phạm sở hữu trí tuệ chính trên thế giới và rằng Trung Quốc chiếm 87% các mặt hàng giả đi vào thị trường Mỹ. Trong tháng 11 năm 2015, Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia nói hoạt động gián điệp kinh tế qua xâm nhập mạng gây thiệt hại 400 tỉ USD mỗi năm. Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Đức và Canada đã bày tỏ quan ngại về hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Một số người chỉ trích nói bước đi của Tổng thống Trump là một động thái nguy hiểm và có thể gây sụp đổ hệ thống thương mại quốc tế. Trong khi hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ và vi phạm bản quyền là vấn đề lớn, động thái điều tra như vậy có thể khiến Trung Quốc có biện pháp trả đũa, theo Deborah Elms từ Trung tâm Thương mại châu Á. Bà Elms nói sẽ có thiệt hại cho cả Hoa Kỳ và nếu bà có công ty ở Trung Quốc thì bà sẽ rất lo lắng. Trung Quốc nói gì? Để phản ứng lại động thái này Bộ Thương mại Trung Quốc ra một tuyên bố bày tỏ "quan ngại sâu sắc" và cảnh báo điều này sẽ "chắc chắn gây tổn hại cho quan hệ thương mại song phương". "Nếu phía Mỹ có những hành động làm suy yếu các quan hệ thương mại song phương, bất chấp thực tế và không tôn trọng quy tắc thương mại đa phương, Trung Quốc sẽ không ngồi yên," tuyên bố cho biết. Truyền thông chính thức ở Trung Quốc đã chỉ trích các biện pháp này. Một bài bình luận của Tân Hoa Xã nói động thái là là "lỗi thời" và cho biết nó sẽ làm tổn thương cả hai nước. Trong một bài xã luận, tờ China Daily đã thúc giục chính quyền Trump theo đuổi một cách thức khác. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump yêu cầu quan chức thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ rà soát thực hành về sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. text: Tuy nhiên, có một thứ dường như vẫn ổn định một cách đáng để tìm hiểu. Đó là đồng đôla Mỹ. Nó là biểu tượng, và là đòn bẩy, của quyền lực và vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ. Nó là đơn vị chuẩn để đo phần lớn các hoạt động kinh tế thế giới. Và trong thời gian khủng hoảng, nó thường là chốn trú ẩn. Tuy nhiên về dài hạn, một số chuyên gia tin rằng cuộc khủng hoảng này sẽ đánh dấu một bước ngoặt đối với thế mạnh vốn có của đôla. Khủng hoảng sẽ đẩy nhanh quá trình tuột dốc của sức mạnh đồng tiền vốn mất giá nhiều năm trước và chỉ khởi sắc trong giai đoạn gần đây. Avinash Persaud, Chủ tịch Intelligence Capital Limited nói: “Tôi nghĩ cuộc khủng hoảng tài chính ngày nay sẽ đẩy nhanh quá trình chấm dứt tình trạng đôla được lưu trữ như tiền tệ của thế giới”. ‘Đặc ân quá xá’ Ông phân vân liệu chi phí chiến tranh gộp với các kế hoạch ứng cứu cho khu vực tài chính tại Hoa Kỳ có thể đang bị xem là một gánh nặng quá mức đối với Hoa Kỳ hay không. Thế nhưng việc đôla không trở thành đồng tiền dự trữ sẽ chấm dứt điều được xem từ nhiều phương diện là lợi thế vô cùng lớn của Hoa Kỳ. Lợi thế này đôi khi được xem là khả năng viết séc mà chẳng ai qui đổi séc ra tiền mặt. Do vậy, đối với chính phủ Hoa Kỳ, thì đơn giản không có chuyện sống dựa vào nguồn khác nữa. Với việc các phần còn lại của thế giới cần đôla, điều Hoa Kỳ cần làm là tiếp tục in tiền. Tức là Hoa Kỳ có thể làm những việc mà không chính phủ nào có thể tưởng tượng được, một sức mạnh và các đối thủ của Hoa Kỳ từ trước tới này lên án và gọi đó là “đặc ân quá xá”. Vào đầu những năm 1970, Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Connally thậm chí nói với các nước bằng giọng kẻ cả rằng đôla là “tiền của chúng tôi, nhưng là vấn đề của quí vị”. Âu châu và euro Kể từ đó Âu châu đã bắt đầu kiến tạo đồng tiền cho họ, euro, là đồng tiền đã và đang có một vai trò toàn cầu. Đồng euro tăng sức mạnh so với đồng đôla và thách thức một số uy tín hào nhoáng của đôla. Người mẫu đắt giá ở New York bắt đầu đề nghị ký hợp đồng thanh toán bằng euro thay vì đôla. Tuy nhiên giới lãnh đạo Âu châu chưa muốn thấy đồng tiền của họ là nguồn dự trữ ngoại hối của thế giới. David March, chuyên viên ngân hàng, mới hoàn tất cuốn sách về sự khai sinh của euro nói “Châu Âu có ít tham vọng hơn rất nhiều so với Hoa Kỳ”. Rủi ro tiềm ẩn Vậy một ngôi sao kinh tế đang nổi lên như Trung Quốc có thể rồi sẽ tiếp quản vai trò chi phối toàn cầu thay cho đôla hay không ? Hiện tại, Trung Quốc thiếu các thị trường mở và các định chế hỗ trợ cho vai trò đó. Tuy nhiên Avinash Persaud chỉ ra rằng cách đây khoảng một thế kỷ thì người ta cũng nói điều tương tự với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không có Ngân hàng Trung ương cho tới năm 1913, tuy nhiên chỉ sau đó vài thập niên đồng đôla đã thay thế đồng bảng Anh với vị thế thống soái toàn cầu. Vào lúc này, Trung Quốc đang đối diện rất nhiều rủi ro đối với những gì sẽ xảy ra với đôla Mỹ bởi Trung Quốc đã tích trữ hơn 1000 tỷ đôla nhờ giai đoạn xuất khẩu lớn vừa qua. Do đó Trung Quốc có lợi ích gắn liền với đồng đôla được giá. Tuy nhiên Bắc Kinh cũng có lợi thế có thể làm khuynh đảo đồng tiền Hoa Kỳ nếu họ quyết định làm như vậy. Một cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ gọi khả năng này là “cán cân khủng bố tài chính”. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng vì quyền lợi gắn liền như vậy nên khả năng đe dọa tài chính là có giới hạn. Do đó, người ta thấy sẽ có một kiểu mới trong lối ngoại giao kinh tế, đặc biệt là đối với các Quốc gia vùng Vịnh. Các nước này không chỉ trữ đôla mà còn bán dầu bằng đôla. Chính phủ Mỹ đang nằm trong thế tiến thoái lưỡng nan. Các nước trữ nhiều đôla có thể yêu cầu đồng đôla mạnh, nhưng đôla được giá lại làm các nhà xuất khẩu Mỹ bất lợi. Đôla được giá khiến cho việc chế tạo xe hơi và máy tính bán ở nước ngoài với giá đắt hơn. Do vậy người ta đã để đôla trượt giá âm thầm trong vòng sáu năm qua và đôla yếu là bàn đạp cho các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ. Jim O’Neill, người đứng đầu Nhóm nghiên cứu của Goldman Sachs, tin rằng chúng ta đang đối diện thực trạng đáng lo ngại vì sẽ không có đồng tiền nào đóng vai trò lãnh đạo theo lối đôla Mỹ như trước. Do vậy Tổng thống sắp tới của Hoa Kỳ có nhiệm vụ phải cân bằng sao cho tế nhị. Nếu các nước trữ nhiều đôla không hài lòng với những gì xảy ra với đồng tiền này, họ có thể sẽ tìm giải pháp thay thế. Và mọi người đều biết rằng sức mạnh của đôla sẽ tới lúc suy bởi cán cân sức mạnh kinh tế đã thay đổi. Vậy là đôla Mỹ không chỉ là đồng tiền của Hoa Kỳ và là vấn đề của mọi nước. Đôla nay là tiền của thế giới, và vấn đề nằm chủ yếu ở Hoa Kỳ. Chúng ta đang sống trong sự hoảng loạn về kinh tế. Ngân hàng, nhà cửa, việc làm và doanh nghiệp đều đang đối diện rủi ro. text: Quân nổi dậy Syria được cho là sẽ thắng trong năm 2013 Cuộc xung đột ở Syria sẽ thêm đẫm máu nhưng chế độ Assad sẽ sụp đổ. Đó là một số dự báo của các phóng viên BBC cho năm 2013. Lyse Doucet, phóng viên quốc tế Quý vị còn nhớ cụm từ "trục ma quỷ" không? Năm nay sẽ có các quyết định khó khăn về Syria, Iran và Bắc Triều Tiên. Năm 2012 kết thúc với những tuyên bố mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo phương Tây rằng họ sẽ tăng cường ủng hộ quân nổi dậy Syria. Năm nay sẽ là năm hậu-Assad nhưng sự "chuyển đổi" sẽ kéo theo nhiều đổ máu. Và liệu điều gì sẽ xảy ra nếu đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran không thành công vào mùa Xuân? Thủ tướng Benjamin Netanyahu đang trên đà chiến thắng trong bầu cử vào tháng Giêng và sẽ thúc giục thế giới ra tay với Iran. Mark Mardell, biên tập viên Bắc Mỹ Các cuộc nổi dậy trong thế giới Arab sẽ vẫn là chủ đề tin tức chính nhưng tôi quan tâm nhiều hơn tới chuyện Hoa Kỳ và Trung Quốc hợp tác hay đối đầu ở Thái Bình Dương. "Kinh tế Hoa Kỳ sẽ phục hồi đáng kể và điều đáng ngạc nhiên là sản xuất sẽ đóng vai trò quan trọng." Mark Mardell, Biên tập viên Bắc Mỹ Kinh tế Hoa Kỳ sẽ phục hồi đáng kể và điều đáng ngạc nhiên là sản xuất sẽ đóng vai trò quan trọng. Điều này chủ yếu nhờ vào sự độc lập về năng lượng của Hoa Kỳ. Châu Âu sẽ tiếp tục đi giật lùi. Liệu Tổng thống Barack Obama có mạnh bạo và quyết tâm thực hiện các mục tiêu nhằm để lại di sản đáng kể không? Tôi nghĩ là có. Khi John Kerry trở thành Bộ trưởng Ngoại giao, ông sẽ muốn để lại dấu ấn và nếu cựu Thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa Chuck Hagel trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, nó sẽ thu hút sự quan tâm của cánh hữu, vốn coi ông Hagel là kẻ chống lại Israel. Tôi nghĩ tân lãnh đạo Tập Cận Bình ở Trung Quốc là luồng gió mới về kiểu cách chứ không mới thực chất. Stephanie Flanders, biên tập viên kinh tế Khu vực đồng euro sẽ khá lên nhưng châu Âu vẫn là câu chuyện lớn do những lo ngại về Tây Ban Nha và Ý cũng như sự vật lộn giữa Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức về chiến lược kinh tế. Tân lãnh đạo Trung Quốc chỉ là 'luồng gió mới' về hình thức Các thị trường ở Châu Âu có nhiều khả năng hồi phục và người ta sẽ đặt câu hỏi tại sao niềm tin chưa trở lại với Anh, nơi ngày càng có nhiều ý kiến ủng hộ Anh rời bỏ Liên hiệp Châu Âu. Tại Châu Á, nếu ông Kazumasa Iwata trở thành thống đốc của Ngân hàng Nhật Bản, ông có thể mang lại một kỷ nguyên mới của ngân hàng trung ương trong đó tăng trưởng sẽ được ưu tiên ngay cả khi có nguy cơ lạm phát. Nhưng khả năng tăng trưởng ở Nhật Bản là không nhiều. James Robbins, phóng viên ngoại giao Cuộc nội chiến ở Syria sẽ tồi tệ hơn và kéo theo bạo lực sắc tộc và tôn giáo. Chính thể Assad sẽ sụp đổ. Iran tiến gần hơn tới khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân. Bên ngoài sẽ không can thiệp vào Iran trong năm 2013 nhưng gần tới mức như vậy. Triển vọng có được thỏa thuận giữa Israel và Palestine tiếp tục giảm đi. Ở Châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tái đắc cử. Còn ở Ý, Pier Luigi Bersani có thể trở thành thủ tướng và cùng với ông Mario Monti lập ra chính phủ mới. Tân chính phủ cần cải tổ nước Ý vì đây là nước quá lớn để không cứu nhưng cũng quá lớn để cứu được. Rory Cellan-Jones, phóng viên công nghệ Tổng giám đốc Marissa Mayer đang vực dậy Yahoo Mạng internet sẽ thực sự di động khi số người vào mạng bằng thiết bị di động nhiều hơn bằng máy tính và cuộc chiến giành quyền kiểm soát internet sẽ càng khốc liệt. Hệ điều hành Android của Google và iPhones cũng như iPads của Apple sẽ thống lĩnh thị trường. Điện thoại Windows 8 và Blackberry 10 của RIM, sẽ ra mắt vào tháng 1, sẽ tranh giành vị trí thứ ba cho dù cả hai loại này sẽ không tạo ảnh hưởng lớn tới hai hệ điều hành đầu bảng. Nữ Tổng giám đốc 37 tuổi của Yahoo, Marrissa Mayer đang bắt đầu để Yahoo hoạt động tốt hơn. Tại HP, Tổng giám đốc Meg Whitman có thử thách còn lớn hơn - đó là vực dậy công ty đã đánh mất vị trí nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới. Thêm về tin này Chủ đề liên quan Năm 2013 hứa hẹn tiếp tục là một năm khó khăn về kinh tế tại nhiều khu vực trên thế giới. text: Blogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày. Mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger sắp ra tòa về tội "truyên truyền chống nhà nước", hôm 23/06, viết trên Facebook mô tả về điều bà gọi là "những hành vi lừa đảo và vô nhân tính" đối với con mình. "Con tôi đã không ở trại tạm giam Công an tỉnh Khánh Hòa như cơ quan An ninh - Điều tra tỉnh Khánh Hòa đưa thông báo cho tôi. Trong suốt tám tháng qua tôi đã bị lừa khi lặn lội đến thăm con tại một trại tù mà con tôi không có ở đó. "Quỳnh chỉ bị giam giữ ở Nha Trang một ngày, sau đó đã bị chuyển về Cam Lâm - Cam Ranh, là một trại tù có điều kiện rất khắc nghiệt," bà Nguyễn Tuyết Lan viết. Từ Hoa Kỳ, ông Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân chính trị, nói trường hợp này giống "y hệt" trường hợp của ông. "Tức là tôi bị bắt đưa vào trại giam P24 , số 4 Phan Đăng Lưu vào khoảng một tháng hồi tháng 10/2010 nhưng sau đó họ chuyển tôi lên trại giam B34. "Gia đình tôi thì cứ tới P24 thăm nuôi trong suốt thời gian tôi bị cách ly ở B34, cho tới khi tuyệt thực ở B34 thì họ mới mang các thứ tiền quà gia đình gửi mà họ giữ lại ở P24 mang lên B34. Khi đó tôi vứt hết lại và nói các ông lừa được thì các ông cầm lấy đi. Ông Hải giải thích rằng an ninh muốn cô lập người họ bắt và triệt tiêu tất cả sự giúp đỡ từ bên ngoài là vì họ muốn người tù "rơi vào sự cô đơn" và không biết "có ai còn nhớ tới mình hay không". "Nên biết là việc giúp đỡ từ bên ngoài đã được quy định trong luật, như thăm nuôi hai lần trong một tháng và được tiếp xúc với luật sư trong suốt quá trình điều tra. "Họ không muốn người bên ngoài biết người bị giam giữ đang ở đâu. Cách đối phó bẩn thỉu và vô nhân tính này được áp dụng với nhiều người rồi và được các trại giam truyền kinh nghiệm cho nhau chứ không phải chỉ ở một nơi. "Với những người thần kinh yếu thì có thể bị ảnh hưởng từ phương pháp này nhưng theo tôi với Như Quỳnh thì tôi nghĩ khả năng này không có thể làm gì được vì có khổ đến mấy thì Quỳnh vẫn chịu được," ông Nguyễn Văn Hải nói với BBC. HRW: Các nhà hoạt động 'không chốn dung thân' ở VN Mẹ blogger Như Quỳnh 'tám tháng chưa được gặp con' Hoa Kỳ vinh danh Blogger Mẹ Nấm là phụ nữ quả cảm Mạng lưới Blogger VN nói về vụ Mẹ Nấm Viết trên Facebook, mẹ của nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho biết các luật sư đã được tiếp xúc với con mình vì đó là "kết quả của nhiều tháng ngày vận động tranh đấu". "Các luật sư cho biết tinh thần của Quỳnh vẫn vững vàng, nói chuyện linh hoạt và nắm bắt mọi vấn đề nhanh chóng. Tuy nhiên bà Lan bày tỏ "rất lo sợ" cho số phận của con mình trong thời gian bị tạm giam và trong phiên tòa sắp tới vào 29/06/2017. "Những người từ thành phần giam cầm, điều tra cho đến những kẻ sẽ xét xử con tôi đều có những hành xử không minh bạch, không tôn trọng sự thật, không tuân thủ những quy định luật pháp. "Tôi mong mỏi và kêu gọi mọi người, các đại sứ quán, các phóng viên truyền thông quốc tế hãy đồng hành cùng gia đình chúng tôi và cùng chúng tôi đến tham dự phiên tòa để bảo đảm tính minh bạch trong tiến trình xét xử con tôi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - một công dân Việt Nam yêu nước đang bị quy chụp và giam cầm vì những hành động bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền của đất nước mình," mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh viết. Ngay sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức vinh danh 13 phụ nữ từ các nước trên toàn cầu với giải thưởng Phụ nữ Quả cảm Quốc tế 2017, trong đó có blogger Mẹ Nấm của Việt Nam, nước này lên tiếng phản đối. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói với các nhà báo hôm 30/3: "Việt Nam cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng cho một cá nhân đang bị tạm giam để điều tra vì hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam là một hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho việc phát triển quan hệ hai nước". Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự. Công an tỉnh Khánh Hòa khi bắt bà Quỳnh cáo buộc bà đã "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân..." Trước đó bà cũng đã bị bắt nhiều lần vì tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại Biển Đông, và phản đối tập đoàn Formosa của Đài Loan trong vụ việc cá chết hàng loạt tại miền Trung. Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam, thành viên của các tổ chức "Người Việt yêu nước" và "Tuyên bố công dân tự do". VN 'tăng việc quản thúc' trước đối thoại nhân quyền Mỹ và EU kêu gọi 'trả tự do' cho Mẹ Nấm Dân biểu Mỹ lo ngại về nhân quyền Việt Nam Blogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, nói với BBC ông chẳng ngạc nhiên khi mẹ của nhà bất đồng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có cảm giác bị lừa vì thăm con không đúng nơi giam giữ. text: Các quan chức nói có tới 60 chiến binh Taleban bị hạ gục cùng với 16 thường dân khác. Tuy nhiên, các nhân chứng thì nói rằng số dân thường thiệt mạng là cao hơn thế nhiều Cuộc không kích của liên quân nhắm vào các ngôi nhà dân và trường học đạo Hồi tại Azizi, cách thành phố Kandahar chừng 45 km. Ngôi làng này đã là trung tâm của cuộc giao tranh trong mấy ngày qua, và lực lượng liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu nói đó là cuộc tấn công có phối hợp, đánh vào nơi cố thủ của Taleban. Một phát ngôn viên nói có tới 60 chiến binh Taleban đã bị hạ gục, thế nhưng ước đoán chính thức về số thường dân thiệt mạng thì mâu thuẫn với những gì mà các nạn nhân thoát chết nói. Các nhân chứng nói hơn 30 người đã thiệt mạng và trên 50 người bị thương. Một phát ngôn viên khác của quân đội đổ lỗi cho các chỉ huy Taleban về những cái chế. Ông này nói, với việc rút vào và tiến hành chống trả từ bên trong các ngôi nhà, Taleban đã trốn đằng sau lưng phụ nữ và trẻ em, đưa những đối tượng này vào tình thế nguy hiểm. Ông nói liên quân muốn đảm bảo là điều này sẽ không xảy ra nữa. Trước đây, Tổng thống Hamid Karzai đã cảnh báo các lực lượng quốc tế là phải cẩn trọng hơn, không được làm chết hoặc bị thương dân thường. Các lực lượng liên quân ở Afghanistan đã đổ lỗi cho các thủ lĩnh Taleban về cái chết của hàng chục thường dân trong vụ không kích mới đây của liên quân. text: Được biết thanh niên này tên là Trần Vĩ Hùng, sinh ngày 9/11/1982. Vào lúc 8 giờ 40 sáng ngày 13/10/2005, cảnh sát nhận được điện thoại của một số lái xe cho biết họ nhìn thấy một xác người nằm trong bụi cây tại Barnes Common, gần ngã tư giữa Đường Common và Đường Mill Hill ở Tây Nam London. Quan sát lúc đầu cho thấy người này bị thương nặng ở đầu. Khám nghiệm tử thi xác định thanh niên này tử vong vì vết thương trên đầu mà cảnh sát cho rằng do một vật thể cùn gây ra. Điều tra viên Teresa Defanis, người phụ trách vụ này, nói người này tên là Trần Vĩ Hùng, hiện đang tạm trú ở Anh cùng với một số người bạn tại Hanworth, Middlesex. "Tôi muốn biết thêm chi tiết về Trần Vĩ Hùng và tôi kêu gọi tất cả những ai biết anh ta, từng có tiếp xúc với anh ta hoặc có bất cứ thông tin nào về Hùng, gọi điện cho tôi". "Số điện thoại của phòng điều tra là 020 8247 7821 hoặc nếu không muốn tiết lộ danh tính quý vị có thể gọi đường dây Crimestoppers số 0800 555 111". Công việc điều tra Metpolice cho biết đã bắt giữ ba người Việt Nam trong vụ này để điều tra thêm: một người đàn ông 31 tuổi và hai phụ nữ tuổi 19 và 34. Cả ba người này đang được tại ngoại hầu tra. Gần đây đã có không ít trường hợp người Việt thiệt mạng trong các vụ giết người vẫn đang được điều tra. Cảnh sát London nhiều lần phải ra kêu gọi trợ giúp từ cộng đồng. Có nghi vấn nhiều vụ liên quan tới các băng đảng người Việt, vốn làm nhà chức trách đau đầu vì các hoạt động tội phạm như trồng và buôn bán cần sa. Con số người Việt trốn vào Anh theo con đường phạm pháp trong những năm gần đây cũng tăng lên cho dù chính phủ Việt Nam và Anh đã ký Biên bản ghi nhớ về trả lại công dân. Nếu quý vị có thông tin gì liên quan, xin liên hệ với cảnh sát theo số 0208 247 7821 (từ ngoài nước Anh 00 44 208 247 7821 ). Quý vị không muốn xưng danh tính, xin gọi số 0800 555 111 (từ ngoài nước Anh 00 44 800 555 111). ------------------------------------------------- Nhật Minh, LondonKhông biết trong số những người lên án về tình hình người Việt ở London có bao nhiêu người hiểu được sự thực về cuộc sống ở London? Cuộc sống của những người Việt được gọi là 'người rơm' đó thực ra cũng có rất nhiều cái tốt. Họ ra nước ngoài kiếm sống cũng chỉ vì miếng cơm manh áo. Họ làm cả những điều tốt và điều xấu để dành dụm tiền gửi về VN làm ích nước lợi dân. Chúng ta đừng nên trách họ. Nếu như các bạn đã từng chứng kiến tâm trạng của một người cầm hộ chiếu VN ra nước ngoài và bị các nước khác thậm chí trong châu Á coi thường như thế nào thì mới hiểu được nỗi nhục dân tộc. Tôi viết những dòng này chẳng phải để phê phán ai cả mà chỉ để cho mọi người hiểu rằng chúng ta cần phải thương cảm và đoàn kết với nhau vì chúng ta là người Việt. Nguyễn Quốc Khánh, Hà NộiNghe những hung tin trên, chúng tôi vô cùng lo lắng cho cuộc sống hiện tại của các con, các cháu chúng tôi hiện đang sinh họat - học tập tại London. Chúng tôi rất mong các lực lượng an ninh của Anh quốc điều tra và chấm dứt ngay tình trạng xảy ra tranh chấp về bất cứ vấn đề nào đó mà gây nên cái chết thương tâm của không những người Việt cũng như người của các dân tộc khác hiện đang học tập và sinh sống tại UK. Rất mong chính phủ Anh tạo sự ổn định hơn nữa về pháp luật và có các biện pháp ngăn chặn những vụ việc như trên. Đồng thời tạo cho chúng tôi, những phụ huynh, người thân của các cháu hiện đang phải sống xa gia đình một niềm tin, một sự hy vọng, đồng thời tránh được mọi nỗi lo âu khi xa con cháu chúng tôi, hiện đang gửi gắm vào đất nước, chính phủ cũng như người dân Anh. Xin trân trọng cảm ơn và đặt hy vọng. Lê Thanh Sơn, Việt NamSơn rất lấy làm buồn và hổ thẹn vì hành vi tội phạm của những người Việt nam nhập cư bất hợp diễn ra tại Anh quốc hay bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Sơn kêu gọi chính phủ và nhân dân Anh quốc hãy truy quét gắt gao những người Việt nam bất hợp pháp trên đất Anh và trao trả lại những người đó cho phía Việt nam. Nếu các bạn thực hiện điều này là giúp cho tình hữu nghị giữa hai nước thêm trong sáng. Sơn tin tưởng rằng điều này sẽ không gây tổn hại gì cho tình hữu nghị hai nước. Cảnh sát London (Metpolice) vừa ra thông cáo kêu gọi thêm thông tin về danh tính cũng như cái chết của một thanh niên người Việt. text: Tranh cãi quanh hành vi của CIA lại trở thành tâm điểm chú ý Bộ tư pháp cũng đề nghị mở lại nhiều vụ bạo hành với tù nhân của CIA dưới thời tổng thống Bush. Diễn biến này đã làm nhiều nhân vật cao cấp trong đảng Cộng Hòa phản đối. Việc bổ nhiệm công tố viên John Durham được loan báo sau khi có một phúc trình liệt kê cụ thể về các cáo buộc đối với các nhân viên CIA. Bản phúc trình này thực ra đã có từ năm 2004, xem lại việc giam giữ và hỏi cung nghi phạm khủng bố. Năm ngoái lần đầu tiên phúc trình được công bố nhưng đã xóa đi nhiều chi tiết. Giới chỉ trích nói nội dung được công khai trở nên vô dụng vì quá nhiều thông tin vẫn bị mật hóa. Nay một quan tòa ở New York đã ra lệnh công bố một phiên bản không đầy đủ của phúc trình CIA sau đơn kiện của Liên Đoàn Các Quyền Tự Do Công Dân Mỹ. Đồng thời, văn phòng đạo đức của Bộ Tư pháp Mỹ cũng kêu gọi mở lại hồ sơ các vụ hành hạ tù nhân, chủ yếu ở Afghanistan và Iraq. Phóng viên BBC Kevin Connolly ở Washington giải thích: “Nó sẽ mở đường để truy tố những người hỏi cung nghi phạm nhân danh Hoa Kỳ vào giữa cao trào cuộc chiến chống khủng bố của chính quyền Bush. Nó cũng sẽ mở ra những khó khăn chính trị tiềm ẩn cho Barack Obama.” Phóng viên này nói thêm: “Nếu anh khui lại quá khứ chính trị, đưa ra tòa những người của chính quyền Bush, tòa sẽ phải xử hai quan điểm khác nhau về cách phụng sự an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.” Theo anh, “có thể nó sẽ tạo ra cuộc tranh cãi gây chia rẽ xã hội Mỹ, một điều mà Barack Obama muốn tránh”. Một cựu điệp viên CIA, Art Keller, nói các cuộc điều tra không nên chỉ tập trung vào CIA: “Bất kỳ cuộc điều tra nào cũng phải đi theo ba hướng. Những ai đã duyệt, sẽ là Nhà Trắng; những ai biện hộ giúp về pháp lý, đó là Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp, là Bộ Tư pháp; và những ai thực thi.” Phó trưởng bộ phận phụ trách báo chí của Nhà trắng Bill Burton cũng xác nhận rằng sẽ có một đội hình xét hỏi mới cho các nghi phạ̣m chủ chốt. Các phóng viên cho rằng ông Obama quan ngại về số các cơ quan tham gia tra hỏi nghi phạm và muốn nhập họ lại làm một. Nhóm xét hỏi mới có tên chính thức là Nhóm Xét hỏi các Nghi phạm có Giá trị (High-Value Detainee Interrogation Group). Người phát ngôn Nhà Trắng nói việc thành lập nhóm này không có nghĩa là CIA không còn tham gia việc hỏi cung nghi phạm. Ông Burton nói đơn vị mới sẽ bao gồm “mọi thành phần khác nhau dưới cùng một nhóm” và đặt ở trụ sở FBI tại Washington. Chính phủ Mỹ nói mọi nhân viên hỏi cung sẽ phải tuân thủ quy định, lần cuối được cập nhật là tháng Chín 2006. Theo đó, họ không được bắt tù nhân trần truồng, đe dọa bằng chó, chịu nóng hay lạnh quá mức, tiến hành hành quyết giả, không cho ăn uống, chăm sóc y tế, hay trấn nước. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bổ nhiệm một công tố viên cao cấp để điều tra có việc CIA vi phạm luật cấm tra tấn của Mỹ hay không. text: Dĩ nhiên tôi không muốn thay đổi tất cả mọi thứ của Ấn Độ. Điều mà tôi muốn thay đổi là những thứ mà tôi cảm thấy hết sức bực mình: sự tranh giành không khoan nhượng tại các bến xe buýt và nhà ga xe lửa, cách lái xe bừa bãi, cách diễn giải quá thoải mái về các cuộc hẹn đã được lên lịch, cách trả lời lưng chừng chả hiểu rốt cuộc là ‘Không’ hay ‘Có’. Quyết tâm thay đổi tất cả những điều này, tôi tự xem mình là một nhà cải cách và tôi thực hiện ‘sứ mạng’của mình với sự hào hứng của một kẻ khờ khạo và hiểu biết sai lệch. Thay đổi hay chấp nhận? Các nhà cải cách không trụ được lâu ở Ấn Độ. Chúng ta thường thấy họ thu xếp hành lý và càu nhàu rằng Ấn Độ là một nơi ‘không thể nào chịu được’. Trái lại, những người chấp nhận thì biết rằng nền văn minh Ấn Độ đã có từ rất lâu đời và sẽ không thay đổi chỉ vì có du khách muốn nó thay đổi. Giao thông trong giờ cao điểm ở Kolkata Tôi đến Ấn Độ với tư thế một người cải cách nhưng sau đó rời đi với tâm lý kẻ chấp nhận. Tôi đã nhận ra rằng Ấn Độ sẽ không thay đổi mà tôi mới chính là người phải thay đổi. Nếu không, tôi sẽ phải chịu thất bại, hoặc tệ hơn nữa là sẽ sống mà không có Ấn Độ, không có những bài học đáng giá. Bài học quan trọng nhất là nghệ thuật buông xả vốn hết sức quan trọng nhưng chưa được đánh giá đúng mức. Điều này có nghĩa là trước hết hãy buông xả đối với những kỳ vọng. Trong Kinh Bagavad Gita của đạo Hindu, Đức Krishna nói với Arjun: “Hãy làm việc với 100% sức lực nhưng chỉ đầu tư 0% vào kết quả.” Điều này chắc chắc cực kỳ khó mà chấp nhận. Thông thường thì nếu chúng ta càng bỏ nhiều công sức thì chúng ta càng kỳ vọng nhiều và cùng với nó thì nỗi thất vọng cũng lớn hơn. Lời khuyên của Krishna, tôi nghĩ, là điều mà các du khách đến với Ấn Độ phải lưu tâm. Đừng đến đất nước này với quá nhiều hay quá ít kỳ vọng, mà phải là không có mong đợi gì. Hãy buông xả. Chính tôi đã có trải nghiệm này ở Kolkata mới đây. Giờ nghỉ ăn trưa Lúc đó tôi đang thực hiện nghiên cứu cho quyển sách mới nhất của mình. Tôi có một lịch trình mà tôi nghĩ rằng mình phải tuân thủ. Tôi có một kế hoạch mà tôi cho rằng sẽ có tác dụng. Cả hai đều không duy trì được lâu. Trước hết, đó là mùa gió mùa và điều này có nghĩa là cúp điện nhiều hơn và giao thông hỗn loạn hơn bình thường. Khi tôi cuối cùng cũng đến được chỗ những người mà tôi cần gặp thì họ không rảnh, cho nên tôi thấy hối vô cùng. Người nhân viên khách sạn cảm thấy thương hại tôi và nói cho tôi biết rằng trong tiếng Hindi, từ 'ngày mai' thì giống hệt từ 'ngày hôm qua'. Tôi bắt đầu nhận ra rằng tôi cần phải buông xả những kỳ vọng cứng nhắc của mình về thời gian và tôi cũng cần phải từ bỏ ảo tưởng sẽ kiểm soát được mọi việc. Trật tự trong hỗn loạn Đương nhiên, điều này không hề dễ dàng bởi lẽ nó là một ảo tưởng cố hữu. Sách được xếp chồng đống lên nhau trong một tiệm sách ở Ấn Độ Chúng ta đi làm, thanh toán hóa đơn, nấu ăn và đi nghỉ mát với niềm tin rằng những việc chúng ta làm sẽ đem đến kết quả và rằng nếu chúng ta kiểm soát được công việc đầu một cách hợp lý thì công việc sau sẽ suôn sẻ và mọi thứ sẽ vào guồng. Ấn Độ đã đánh tan ảo tưởng này. Bất kỳ nỗ lực nào để kiểm soát sự bất thường của số mệnh đều vô vọng. Qua nhiều năm, tôi cũng học được rằng tôi cần buông xả ý niệm rằng mình ‘hiểu’ nguyên tắc vận hành của Ấn Độ. Chẳng hạn khi bước vào một nhà sách ở Kolkata, tôi chỉ thấy sự hỗn loạn với tất cả các cuốn sách từ của Tagore cho đến Grisham nằm chất đống trên sàn cho đến trần nhà mà không theo bất cứ trật tự nào cả. Vậy mà khi tôi hỏi về một tựa sách nào đó (một tiểu thuyết lịch sử có tựa là Those Days), người bán sách đã nhanh chóng tìm ra nó mà không mất nhiều công sức. Đó chính là anh ta đã nhìn thấy trật tự trong sự hỗn loạn. Giờ đây tôi đã hiểu rằng toàn bộ đất nước Ấn Độ đều như thế: vừa hỗn loạn vừa trật tự. Giữa những xô bồ của đường phố, người ta vẫn thong thả pha trà bên vỉa hè Hãy xem người pha trà chế biến mọi tách trà y hệt nhau với đúng một cách pha, hay cái cách mà người lái xích lô len lỏi một cách điệu nghệ giữa dòng xe cộ. Giống như nhà kinh tế Anh Joan Robinson đã từng có một câu nhận xét nổi tiếng: “Bất cứ điều gì mà bạn nói chính xác về Ấn Độ thì điều ngược lại cũng đúng.” Có lẽ Robinson đã phát hiện được điều gì đó. Người ta đã nói rằng một chỉ dấu về sức khỏe tâm thần là khả năng có thể nắm bắt được hai khái niệm trái ngược nhau cùng một lúc mà không nổ tung đầu óc. Chiếu theo quan niệm này thì Ấn Độ là nơi tỉnh táo nhất trên thế giới. Vấn đề là Ấn Độ là một nơi du khách khó hòa nhập và chính sự khó khăn này lại làm nên sức hút của đất nước này. Tuy nhiên nếu mục đích của việc đi du lịch là để thách thức bản thân mình – để khám phá ‘một cách nhìn mới’ như Henry Miller từng nói – thì lẽ dĩ nhiên chúng ta nên khám phá những vùng đất khó nhằn nhất như Ấn Độ chẳng hạn, không phải để thay đổi nó mà là để thay đổi chính bản thân chúng ta. Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Travel. Lần đầu tiên tôi đặt chân đến Ấn Độ là khoảng 20 năm trước với quyết tâm thay đổi nơi này. text: Động thái này diễn ra sau khi hai ông giải quyết những vấn đề tồn đọng vào phút chót sau khi hai bên đã ký thỏa thuận chia sẻ quyền lực trong tuần trước. Giao tranh giữa phe Fatah của ông Abbas và phe Hamas của ông Haniya đã khiến hơn 90 người Palestine thiệt mạng từ giữa tháng Mười hai tới nay. Hiện vẫn đang có những hoài nghi về chuyện liệu Hoa Kỳ có chấm dứt tẩy chay chính phủ Palestine sau các động thái mới này hay không. Lệnh cấm viện trợ tài chính của phương Tây đã khiến chính quyền Palestine khốn đốn từ khi phe Hamas vốn không công nhận Israel lên cầm quyền hồi năm ngoái. Những vấn đề phút chót Ông Haniya đệ đơn từ chức trong cuộc gặp với ông Abbas ở Gaza. ''Người anh em Ismail Haniya đã đệ đơn từ chức và tôi giao cho ông lập ra nội các mới,'' ông Abbas nói. Ông nói rằng ông hy vọng tân chính phủ sẽ ''mở ra một kỷ nguyên mới ở Palestine trong đó người dân sẽ sống trong hòa bình và an ninh''. Ông Haniya có năm tuần để quốc hội do phe Hamas chiếm đa số thông qua tân chính phủ. Ông Abbas đã hoãn diễn văn trước toàn quốc hôm thứ năm vì các vấn đề nảy sinh vào phút chót. Người ta cho rằng Hamas không muốn giải tán lực lượng vũ trang mà họ đã thành lập. Ngoài ra cũng có những tranh cãi về một số vị trí trong nội các. Cho tới thứ năm người ta cũng vẫn chưa rõ liệu Hoa Kỳ có ủng hộ tân chính phủ hay không. Các cố vấn của ông Abbas nói rằng Washington sẽ vẫn tiếp tục tẩy chay nếu chính phủ mới không chịu công nhận Israel. Họ nói rằng quan điểm của Hoa Kỳ đã được đưa ra trong cuộc điện đàm của Thứ trưởng David Welch với ông Abbas cũng như trong hội đàm trực tiếp giữa ông Abbas và Trưởng lãnh sự Hoa Kỳ ở Jerusalem, Jacob Walles. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Washington sẽ chưa đưa ra phán xét nào cho tới khi chính phủ mới hình thành. Tin tức cho hay Hamas đồng ý tôn trọng các thỏa thuận trước đây trong đó Palestine công nhận quyền tồn tại của Israel. Thủ tướng Palestine Ismail Haniya đã từ chức và được Chủ tịch Mahmoud Abbas đề nghị đứng ra thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc mới. text: Ông Võ Văn Lựu trên tàu cá bị Trung Quốc tấn công Báo An ninh Thủ đô nói đây là tàu cá số hiệu QNg 90479ts của ông Võ Văn Lựu, 48 tuổi, trú tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Tàu cá này về tới cảng Sa Kỳ hôm 3/3 trong tình trạng "mạn tàu bị hư hỏng do tàu sắt Trung Quốc đâm, toàn bộ ngư cụ như đồ lặn, thiết bị máy dò tín hiệu, máy định vị và gần 5 tấn cá, tôm hùm bị người Trung Quốc tịch thu, tổng trị giá trên 350 triệu đồng". Được biết chiếc tàu của ông Lựu ra khơi từ một tháng trước đó để đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa. Vụ tấn công, theo báo An ninh Thủ đô, xảy ra khoảng 15h ngày 1/3. Một tàu sắt của Trung Quốc với khoảng trên 35 người, mang theo súng và roi điện đã bao vây, tấn công tàu cá Việt Nam. Ông Võ Văn Lựu cũng cáo buộc đã bị "đánh đập, dùng roi điện chích vào người gây thương tích". Ông được dẫn lời cho biết: "Cùng lúc đó, nhiều đối tượng người Trung Quốc khác dùng hung khí khống chế, dồn tất cả 14 thuyền viên về phía mui tàu, úp mặt xuống mạn tàu". Những kẻ tấn công chỉ được nhận dạng là người Trung Quốc, không rõ có thuộc cơ quan tuần ngư hay hải giám hay không. Từ đầu 2014, được biết đã có bốn vụ tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị người Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa. 10 năm Vùng Cảnh sát biển 2 Trong khi đó, Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Vùng Cảnh sát biển 2 vào ngày thứ Tư 5/3. Tại lễ kỷ niệm, Vùng Cảnh sát biển 2 thông báo trong 10 năm hoạt động đã tổ chức được 318 đợt với 414 lượt tàu làm nhiệm vụ trên biển và xua đuổi 1.348 lượt tàu nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam. Như vậy trung bình mỗi tháng có trên 10 lượt tàu nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, trong đó có nhiều tàu Trung Quốc. Vùng Cảnh sát biển 2 quản lý từ đảo Cồn Cỏ tới Cù Lao Xanh (Bình Định), có trụ sở tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Khu vực này được cho là tối quan trọng vì có các vùng biển Trung Quốc cũng nhận là của họ. Năm 2013, trong chuyến thăm nơi này, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói "Vùng Cảnh sát biển 2 là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng... phải đặt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lên hàng đầu, trên cơ sở nhận thức đúng và đủ về chủ quyền lãnh thổ". Nhân viên lực lượng cảnh sát biển cũng được khuyến cáo "kiên quyết bảo vệ ngư dân, tuyên truyền, vận động ngư dân bám ngư trường, không từ bỏ ngư trường, tích cực cứu hộ, cứu nạn và Tham gia giữ an toàn hàng hải, coi trọng công tác chống cướp biển". Báo trong nước cho hay một tàu cá tỉnh Quảng Ngãi với 14 ngư dân bị Trung Quốc tấn công, tịch thu ngư cụ, ở gần quần đảo Hoàng Sa. text: Nhà báo James Foley đã làm việc cho Global Post của Mỹ và các tổ chức như AFP Ông Philip Hammond nói đây là “ví dụ kinh khủng về sự tàn nhẫn của tổ chức này”. Ông cho biết Anh được thông báo về “số lượng đáng kể” công dân Anh tham gia các tổ chức cực đoan ở nước ngoài. Nhà báo James Foley, 40 tuổi, đã mất tích từ khi bị bắt ở Syria năm 2012. Ngoại trưởng Anh cho BBC biết rằng đoạn video, đăng trên mạng, chưa được chính thức xác nhận. Nhưng ông nói các dấu hiệu cho thấy đây là video thật. Bộ trưởng Anh thừa nhận dân quân chặt đầu có giọng Anh, nhưng nói cần thêm phân tích. Bộ trưởng Ngoại giao Anh lên án vụ việc Ước tính Nhà nước Hồi giáo (IS) có thể có tới 400 công dân Anh gia nhập. 69 người bị nghi ngờ liên quan hoạt động thánh chiến ở Syria đã bị bắt ở Anh. Trong đoạn phim, một dân quân che mặt, nói giọng Anh và tự nhận là thành viên của IS, nói cái chết của người phóng viên là nhằm trả đũa việc Mỹ không kích chống IS ở Iraq. Mẹ của ông Foley, Diane, viết trên Facebook rằng bà tự hào về con trai. “Con đã hy sinh khi cố gắng nói cho thế giới biết về nỗi khổ đau của người Syria,” bà viết. Nhà báo James Foley đã làm việc cho Global Post của Mỹ và các tổ chức như AFP, tường thuật ở Trung Đông. Trong một phỏng vấn với BBC năm 2012, Foley nói về động cơ của ông khi làm công việc tường thuật cuộc xung đột. "Tôi bị cuốn vào sự kịch tính của xung đột và tôi tìm cách khám phá những câu chuyện chưa được kể." "Có bạo lực cực đoan nhưng cũng có ý nguyện tìm hiểu xem những con người ở đây thực sự là ai... Tôi cho đây là điều thực sự hấp dẫn". Foley từng bị bắt một thời gian ngắn tại Libya năm 2011. Bộ trưởng Ngoại giao Anh lên án việc dân quân Nhà nước Hồi giáo chặt đầu một phóng viên người Mỹ. text: Trước đó Hoa Kỳ nói rằng sau khi nhận được bản báo cáo thì sẽ rút tên Bắc Hàn ra khỏi danh sách các nước tài trợ cho khủng bố. Chuyên gia về các vấn đề ngoại giao và quốc phòng của BBC, Jonathan Marcus nhận xét rằngquyết định của Bắc Hàn giúp cho cuộc hội đàm Sáu Bên tiếp tục tiến triển, sau thời gian dài trì trệ do Bắc Hàn không chịu giao ra bản tuyên bố. Tuy vậy, làm việc với Bắc Hàn không bao giờ là chuyện dễ dàng cả. Cho đến giờ người ta vẫn hoài nghi về tốc độ và ngay cả đích đến của cuộc đàm phán, tuy nhiên, ít ra thì những gì đã thỏa thuận được hồi tháng Hai năm 2007 bây giờ có cơ hội quay trở lại tiến độ. Bình Nhưỡng đã đóng cửa lò phản ứng hạt nhân ở Yongbyon và sau đó đã bàn giao ra các văn bản bổ sung về chương trình hạt nhân sử dụng plutonium. Và bây giờ tiếp tục là các thông tin về những hoạt động hạt nhân rộng hơn. Để đổi lại, chính phủ Bush sẽ bắt đầu quá trình rút tên Bắc Hàn ra khỏi danh sách các nước tài trợ cho khủng bố. Điều đó kéo theo các tháo bỏ về trừng phạt kinh tế nhắm vào Bắc Hàn. Tuy nhiên, quốc hội Hoa Kỳ có vẻ không mấy thuyết phục và có thể bác bỏ quyết định của tổng thống. Nói chung dư luận ở Capitol Hill đặc biệt chống lại Bình Nhưỡng, không chỉ vì các cáo buộc liên quan đến việc xuất khẩu hạt nhân. Người ta vẫn còn nhớ vụ máy bay Israel tập kích một khu nhà ở Syria. Hoa Kỳ nói đây là lò phản ứng hạt nhân gần hoàn thành, và thật bất ngờ là kết cấu này rất giống với lò phản ứng của Bắc Hàn ở Yongbyon. Hiện các bên vẫn chờ Bắc Hàn có thêm các bước tiếp theo để tháo dỡ khu vực này nhưng các bước khó thực hiện nhất vẫn là liệu Bình Nhưỡng có chịu bỏ bớt một số đầu đạn hạt nhân hay không. Trưởng phái đoàn đàm phán Trung Quốc cho biết nhận được một danh sách các cơ sở hạt nhân của Bắc Hàn sau một thời gian dài thoái thác bên phía Bắc Hàn. text: Các vụ nổ xảy ra vào giờ cao điểm buổi sáng tại Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Các hình ảnh trên TV cho thấy một lỗ lớn ở sườn xe buýt, và các mảnh kính vỡ tung toé trên đường phố. Hiện, người ta vẫn chưa biết nguyên nhân của các vụ nổ, mặc dù chúng xảy ra vào lúc giới chức tăng mạnh an ninh chỉ vài tuần trước khi Thế Vận hội diễn ra tại Bắc Kinh. Các quan chức chính phủ nói họ đã mở một cuộc điều tra để tìm hiểu vụ việc. 'Phá hoại' Cảnh sát nói các vụ nổ này là có chủ ý và họ đã thiết lập các điểm kiểm tra trong khu vực nhằm tìm ra các nghi phạm. Tân Hoa xã cho biết vụ nổ đầu tiên xảy ra vào khoảng lúc 07h05 tại bến xe ở Phan Gia Loan. Vụ nổ thứ hai xảy ra sau đó một tiếng, ở ngay gần đó. Trong một tuyên bố trên trang mạng của cục an ninh Vân Nam, cảnh sát nói họ tin là các vụ nổ này là âm mưu “phá hoại”. Sau các vụ nổ, cảnh sát đã phong toả một số đường phố trong khu vực và kiểm tra giấy tờ của những người “đáng nghi”. Chính phủ Trung Quốc đã siết chặt an ninh trên toàn quốc trong thời gian trước Thế Vận hội. Tin tức cho hay hai vụ nổ riêng rẽ trên các xe buýt ở thành phố Côn Minh phía tây nam Trung Quốc đã giết chết ít nhất hai người và làm 14 người khác bị thương. text: Theo thỏa thuận hòa bình thì cần tách vũ khí ra khỏi các chiến binh, thế nhưng, nhiều phiến quân thiếu niên vẫn không muốn từ bỏ vũ khí chừng nào mà những lời hứa hẹn mang tính không tưởng của cấp trên chưa trở thành hiện thực. Các trung tâm tái hoà nhập đang vấp phải những khó khăn với một số thanh thiếu niên này. Hầu hết các phiến quân thiếu niên tại doanh trại tạm đóng ở Salakpur thuộc miền đông Nepal nói rằng họ không muốn từ bỏ vũ khí trong hoàn cảnh hiện thời vì từ bỏ vũ khí có nghĩa là đầu hàng. Tại các doanh trại được gọi là sư đoàn thứ nhất của quân đội Maoist, có rất nhiều phiến quân dưới 18 tuổi có cùng suy nghĩ như vậy. Hiện người ta không rõ là có bao nhiêu chiến binh dưới 18 tuổi trong hàng ngũ các phiến quân, mà có thể ước đoán tới con số hàng ngàn. Tái hòa nhập khó khăn Một thỏa thuận giữa các lãnh tụ phiến quân với chính phủ Nepal hồi tháng trước đã chấm dứt tình trạng nổi dậy vốn đã cướp đi mạng sống của hơn 12 ngàn người. Hiệp ước hoà bình sẽ sớm dẫn đến việc giải giáp, dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc. Thế nhưng, văn hóa bạo lực mà các phiến quân trẻ tuổi đã nhiễm phải thì chẳng hề có dấu hiệu thay đổi. Một số phiến quân trẻ có lẽ sẽ tiếp tục đi theo đường lối bạo lực và họ đã chống lại những chỉ thị được lặp đi lặp lại của lãnh tụ hàng đầu Prachanda. Thế nhưng, cả với những người đã được đưa tới các trung tâm tái hoà nhập thì thay đổi lối sống của họ sẽ là điều chẳng dễ dàng gì. Các lãnh tụ phiến quân nói chiến binh của họ đã được huấn luyện để hành xử một cách có trách nhiệm và hòa đồng để có thể dễ dàng hoà nhập vào xã hội sau khi giải giáp. Thế nhưng, các tổ chức nhân quyền và các cơ quan của Liên Hợp Quốc nói các phiến quân chẳng hề có những chương trình huấn luyện nào như thế dành cho thanh thiếu niên. Và phía chính phủ Nepal đến nay cũng chưa hề có chương trình tái hoà nhập nào. Ngay cả khi đã có thỏa thuận hoà bình gần đây giữa chính phủ Nepal và các phiến quân Maoist thì nền văn hóa bạo lực của giới trẻ Maoist, vốn đã có từ nhiều năm qua, nay vẫn tiếp tục là một thách thức xã hội và an ninh to lớn. text: Tập đoàn hàng không EADS, hãng sở hữu Airbus, nói các rắc rối với loại máy bay khổng lồ A380 kéo theo một loạt các rắc rối khác. Máy bay A380 đã cất cánh, nhưng chưa có chiếc nào được chuyển giao cho các công ty hàng không thương mại cả. Theo dự kiến, Singapore Airlines sẽ nhận lô hàng đầu tiên vào cuối năm nay, chậm hai năm so với kế hoạch ban đầu. Vì chậm trễ cho nên Airbus sẽ phải chờ đợi thêm để thu tiền từ các hợp đồng bán máy bay khác. Thậm chí Airbus sẽ còn phải trả tiền phạt do chậm giao hàng. Tổng số tiền thiệt hại trong năm nay được ước tính sẽ lên tới 5 tỷ USD. Tin tức xấu nối đuôi nhau với thông báo của Fedex hôm thứ Hai vừa rồi tuyên bố hủy hợp đồng với Airbus. Hãng vận tải của Mỹ này đặt hàng 10 chiếc A380, nhưng bây giờ quyết định chuyển sang mua máy bay của Boeing, đối thủ cạnh tranh số một của Airbus. Hiện tại chưa có hãng hàng không dân dụng hủy đơn đặt hàng, nhưng một số nơi có thể làm như vậy nếu kế hoạch lắp ráp máy bay chậm trễ thêm nữa. Airbus đặt hết hi vọng trong tương lai vào A380, chiếc máy bay hành khách lớn nhất thế giới, có thể chở được 800 khách nếu xếp toàn ghế hạng economy. Thế nhưng nhiều hãng hàng không có thể sẽ quan tâm hơn tới máy bay 787 của Boeing, nhỏ và tiết kiệm xăng. Hiện tại Boeing đã nhận được hơn 450 đơn hàng và bảo đảm kế hoạch sản xuất đến tận năm 2008. Airbus hiện mới chỉ ký được 160 đơn hàng mua A380 mà thôi. Việc chậm trễ giao hàng lô máy bay mới của Airbus đã làm công ty này thiệt hại chừng 1.3 tỷ USD trong quí ba năm nay, theo báo cáo tài chính mới nhất. text: Ông Cao Duy Hải và bà Phạm Thị Phương Anh là cựu lãnh đạo MobiFone Trang web của Bộ Công an đưa tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang "điều tra mở rộng" vụ án Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng. Thương vụ MobiFone mua cổ phần AVG được mô tả là gây thiệt hại nghiêm trọng về vốn của nhà nước tại MobiFone khoảng hơn 7000 tỉ đồng do việc "đội giá" mua AVG với giá gần 8.900 tỉ đồng hồi cuối năm 2015. Ông Cao Duy Hải, nguyên Tổng giám đốc và bà Phạm Thị Phương Anh, Phó tổng giám đốc, Tổng công ty Viễn thông MobiFone bị khởi tố về tội "vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng". Ngày 10/07/2018. Bộ Công an quyết định khởi tố vụ án hình sự và bắt tạm giam ông Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch HĐQT MobiFone và ông Phạm Đình Trọng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp Bộ Thông tin - Truyền thông. Trước đó Thanh tra Chính phủ và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã có một số kết luận mà họ mô tả là làm trái quy định trong việc việc lập, trình dự án đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư của MobiFone, Bộ Thông tin - Truyền thông cùng một số bộ, ngành có liên quan. Chiếc lò vĩ đại của Tổng bí thư có thật vĩ đại? Ông Nguyễn Bắc Son bị cách chức Ủy viên Trung ương Xử lý vụ Mobifone-AVG 'không thể duy ý chí' Ông Nguyễn Bắc Son hồi tháng 10 bị xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông sau khi bị bị cách chức Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin Truyền thông (nhiệm kỳ 2011 - 2016). Hiện ông Trương Minh Tuấn, người kế nhiệm ông Nguyễn Bắc Son ở chức Bộ trưởng TT & TT, cũng đã bị hạ bệ. Tuy nhiên ông Tuấn được điều trở lại làm Phó Ban Tuyên giáo Trung ương. Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Toàn cầu (AVG), có Chủ tịch là ông Phạm Nhật Vũ, được truyền thông trong nước mô tả là công ty tư nhân đầu tiên được truyền dẫn phát sóng tại Việt Nam và cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số có phạm vi phủ sóng toàn quốc lớn thứ ba tại Việt Nam, chỉ sau VTV và VTC. Báo Đời sống Pháp luật hồi tháng 3/2018 đưa tin vào tháng 11/2010, Truyền hình An Viên của AVG có hợp tác với Truyền hình An ninh (ANTV) thuộc Bộ Công an và Truyền hình Thông tấn Xã Việt Nam (Vnews). Việc thanh tra toàn diện việc MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) đã bắt đầu từ tháng Chín 2016 Báo Công an Nhân dân hồi tháng 12/2012 có bài 'AVG đồng hành cùng ANTV' bàn về sự hợp tác này. Nếu trong đại án PVN-Oceanbank nhà chức trách Việt Nam khởi tố và bắt giam nhân sự Oceanbank sớm thì dường như nhân sự của AVG bị khởi tố khá muộn trong đại án MobiFone-AVG. Về bản chất, hai đại án này khá giống nhau ở điểm gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng tiền của doanh nghiệp nhà nước thông qua việc đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân. Vụ Mobifone-AVG: Bộ Công an 'tiếp nhận hồ sơ' MobiFone mua AVG: Thu hồi tiền, xem xét khởi tố Mobifone huỷ hợp đồng với AVG trong vụ “nhạy cảm” Các diễn biến chính vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG: 10/7/2018: Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án thương vụ MobiFone mua 95% AVG vì vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước. Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ông Lê Nam Trà - nguyên chủ tịch HĐTV, nguyên tổng giám đốc MobiFone (khi bị khởi tố đang công tác tại Văn phòng Bộ TT&TT) và ông Phạm Đình Trọng, vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ TT&TT). 30/6/2018: Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lê Nam Trà và ông Phạm Đình Trọng; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Cao Duy Hải, Tổng giám đốc Mobifone; khiển trách đối với ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ TT & TT. Đề nghị xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Bộ trưởng Bộ TT & TT và ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ TT & TT 24/4/2018: Thanh tra Chính phủ chuyển giao hồ sơ điều tra vụ Mobifone mua cổ phần của AVG cho Bộ Công an 14/3/2018: Thanh tra Chính phủ công bố kết luận và xác định Mobifone đã mua cổ phần của AVG "với giá tiền lớn gấp nhiều lần giá trị thực sự của AVG." Theo kết luận, AVG chỉ có giá trị ròng khoảng 1.900 tỷ đồng, vì vậy MobiFone làm thất thoát ngân sách khoảng 7.000 tỷ đồng. MobiFone bị "xác định mắc 4 sai phạm": Làm trái và thiếu trách nhiệm trong đề xuất dự án; lựa chọn thẩm định giá; lập trình dự án và vi phạm thỏa thuận ký kết, thanh toán mua cổ phần. Bộ Thông tin Truyền thông đã thiếu trách nhiệm trong quá trình thẩm định dự án, quyết định phê duyệt dự án. Bộ Kế hoạch Đầu tư đã không hướng dẫn Bộ TT-TT và Mobifone thực hiện dự án đầu tư theo quy định, các văn bản thiếu nhất quán. Bộ Tài chính thì không kịp thời đưa ra những phân tích, đánh giá, đề xuất đầy đủ, toàn diện về những tác động trực tiếp từ việc Mobifone bỏ số vốn rất lớn để đầu tư dự án. Việc Bộ Công An xác định không cho phép AVG chuyển nhượng cổ phần sang nước ngoài mà buộc phải bán trong nước là "không phù hợp". 12/3/2018: MobiFone công bố đã chính thức huỷ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần đã ký kết hồi 2015 với AVG. 9/2016: Bắt đầu thanh tra toàn diện vụ MobiFone mua AVG Trương Minh Tuấn: 'Ngã gục vẫn đứng dậy' Báo điện tử PetroTimes "tái xuất" Tướng Nguyễn Mạnh Hùng về Bộ Thông tin - Truyền thông Công an Việt Nam khởi tố bị can và bắt tạm giam hai cựu lãnh đạo MobiFone. text: Một nhóm 28 nghị viên đã tố cáo ông Thaksin vẫn nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp gia đình là Shin Corp, sau khi bán hết cổ phiếu của mình vào năm 2001. Tòa đã bỏ phiếu 8/6 chống lại việc mở điều tra vì lý do không có đủ chứng cứ. Từ khi gia đình ông Thaksin bán cổ phiếu của Shin Corp cho công ty Temasek của Singapore, ông Thaksin đã nhiều lần bị kêu gọi từ chức. Vụ buôn bán này mang lại cho gia đình ông gần hai tỷ đôla và làm cho nhiều người Thái tức giận. Họ cũng cáo buộc gia đình ông thủ tướng đã lậu thuế và chuyển nhượng quyền kiểm soát tài sản quốc gia sang tay Singapore. Một trong các thẩm phán tại tòa, Jumpol na Songkhla, nói với hãng thông tấn Reuters cáo buộc rằng ông Thaksin đã thay đổi chính sách nhà nước để hỗ trợ công ty của ông, là chưa có đủ chứng cứ. Ông cho rằng các nghị sỹ sẽ phải giải thích thêm nếu họ muốn tòa án tham gia vụ này. Những người chỉ trích ông Thaksin từng hy vọng tòa án Hiến pháp sẽ bắt đầu một quá trình tố tụng mà kết quả có thể là ông sẽ mất chức. Các phân tích gia thì nói phán quyết vừa rồi có thể bớt áp lực lên ông Thaksin nhưng chưa hẳn đã chấm dứt các phản đối ông. Ngày 26/2 tới sẽ có các cuộc biểu tình mới chống lại ông. Một tòa án tại Thái Lan vừa bác bỏ yêu cầu mở điều tra về cáo buộc rằng thủ tướngThái Thaksin Shinawatra đã phạm luật về xung đột lợi ích. text: Việt Nam lo ngại phản ứng của Trung Quốc khi ký kết dự án khai thác khí đôt với Nhật Bản trên Biển Đông (Ảnh chỉ có tính chất minh họa) Câu hỏi được đặt ra là TQ sẽ phản ứng thế nào trước sự kiện này, khi trước đó từng gây sức ép khiến Việt Nam ngưng dự án khai thác dầu với công ty Repsol của Tây Ban Nha ở vùng biển tranh chấp. Hai công ty Nhật Bản là Idemitsu Kosan và Teikoku Oil ký thỏa thuận với công ty dầu khí quốc gia Việt Nam, PetroVietnam, vào ngày 31/7 để triển khai dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt. "Dự án này rất quan trọng kể từ khi các hoạt động thăm dò và khai thác chậm lại trong những năm gần đây do căng thẳng ở Biển Đông, công cuộc chống tham nhũng đang tiếp diễn và giá dầu thô giữ ở mức thấp", một quan chức của PetroVietnam nói với Reuters. VN 'nên ký' thỏa thuận đánh bắt cá chung Bắc Hàn ve vãn TQ nhưng 'muốn học VN' Trần Huỳnh Duy Thức và thư viết từ nhà tù Dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt sẽ khai thác khí đốt tại Lô 05-1b & 05-1c ở Biển Đông. Bản đồ của Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đã chỉ ra rằng "hầu hết (và có thể là tất cả) lô này "nằm trong cái gọi là đường chín vạch của Trung Quốc". Các lô 05-1b & 05-1c có phần gần Việt Nam hơn so với các lô thuộc dự án của Repsol và Rosneft, và không rõ liệu Trung Quốc có chính thức phản đối chúng hay không, theo bài báo trên The National Interest. PetroVietnam phát biểu trong một thông cáo rằng dự án với Nhật Bản sẽ "đóng góp đáng kể trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước", theo Power Technology. Các lô này cũng gần các dự án khai thác dầu khí do công ty năng lượng Tây Ban Nha Repsol và Rosneft của Nga thực hiện. Đầu năm nay, PetroVietnam đã phải đề nghị Repsol dừng dự án khai thác dầu ở lô gần đó dưới sức ép của Trung Quốc, chỉ vài ngày sau khi một mỏ khí đốt được phát hiện ở khu vực này. Thời điểm đó, một nguồn tin từ ngành dầu khí Việt Nam cho BBC hay: "Giới chức Hà Nội nói với các nhà điều hành của Repsol rằng Trung Quốc đe dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam không dừng việc thăm dò dầu khí". Việt Nam được cho là có trữ lượng dầu thô và khí đốt từ 3,3 tỷ đến 4,4 tỷ tấn trong vùng biển của mình. PetroVietnam sản xuất khoảng 22 triệu đến 33 triệu tấn dầu tương đương hàng năm từ các lô khai thác, theo tờ The Japan Times. Việc dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt được triển khai sẽ rất cần thiết với PetroVietnam, vốn đã rơi vào những thời điểm khó khăn vào cuối năm. Trong bảy tháng đầu năm nay, sản lượng dầu thô của Việt Nam đã giảm 11,3% so với một năm trước đó. Kế hoạch hiện tại là dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt bắt đầu sản xuất khí thương mại vào quý ba năm 2020. Idemitsu Kosan sẽ sở hữu 43% dự án, Reikok sở hữu khoảng 37%, PetroVietnam 20%. Việc các công ty Nhật Bản có lợi ích kinh tế ở Biển Đông có thể là một lý do khác cho chính phủ Nhật Bản gia tăng sự tham gia của mình vào vùng biển tranh chấp. Trong một động thái có thể khiến Trung Quốc giận dữ, hai công ty Nhật Bản đã ký một thỏa thuận giúp Việt Nam phát triển và bán khí đốt ở khu vực Biển Đông, theo The National Interest . text: Ông Fukuda đã dùng cuộc họp báo đầu năm để nói rõ những thử thách mà nội các của ông phải đối mặt trong thời gian sắp tới. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy rằng sự hậu thuẫn dành cho đảng của ông nay chỉ còn hơn phân nửa so với hồi tháng 9 khi ông lên cầm quyền. Ông Yasuo Fukuda được giao cho chức vụ số một tại Nhật, phần lớn là nhờ vào có tiếng "chữa gì cũng xong". Ông đã đứng ra làm môi giới giải quyết mọi khó khăn bên trong đảng Tự Do Dân Chủ cầm quyền, nhưng đây là chuyện bốn tháng trước đây. Nội các không thay đổi Ông Fukuda công nhận rằng mọi chuyện không được xuông xẻ nên ông hứa sẽ thay đổi, tuy nhiên không phải trong lĩnh vực nhân sự. Trong cuộc họp báo đầu năm, ông đã bác bỏ tin đồn theo đó sẽ có cải tổ nội các trong tức thì. Thay vào đó, ông Fukuda lên tiếng xin lỗi người dân về các lỗi lầm của chính phủ như là để mất hàng triệu hồ sơ hưu bổng và một lần nữa ông nói rằng ông sẽ làm tất cả để giải quyết vấn đề. Ông nhấn mạnh rằng ưu tiên số một của ông là phải thông qua quốc hội dự luật cho phép Nhật Bản khởi động trở lại sứ mệnh của hải quân Nhật tiếp tế cho liên quân dưới sự điều động của Hoa Kỳ tại Afghanistan. Phe đối lập cũng nhất quyết chặn dự luật. Nội vụ vấn đề sẽ phải được giải quyết tại quốc hội trước trung tuần tháng này. Thủ tướng Nhật Bản, Yasuo Fukuda bác bỏ tin tức nói rằng ông dự định cải tổ nội các chính phủ trong một nỗ lực nhằm giành lại niềm tin của cử tri. text: Ấn Độ đang tăng cường hợp tác quốc phòng với Singapore Tờ Times Of India cho hay, trong hoạt động này, Singapore điều dàn tàu chiến hùng hậu gồm khinh hạm đa nhiệm lớp Formidable 'RSS Supreme', tàu hộ tống tên lửa 'RSS Victory', chiến đấu cơ F-16 và máy bay tuần tra hàng hải Fokker F50. "SIMBEX năm nay là cuộc tập trận song phương lần thứ 24 nhằm tăng cường sự tương tác giữa hải quân hai nước cũng như tăng cường sự hiểu biết chung và ", báo này dẫn lời phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ D K Sharma. Trung Quốc vẫn 'giận' Thủ tướng Singapore? Singapore: Có oan uổng khi mang tiếng đắt đỏ? Cuộc tập trận diễn ra theo hai giai đoạn, tại bến cảng từ 18 đến 20/5 và trên biển từ 21 đến 24/5. Động thái này cho thấy Ấn Độ đang tăng cường hợp tác quốc phòng, từ các chuyến thăm quân sự, tập trận đến đào tạo và chia sẻ công nghệ với các nước Asean như Việt Nam, Singapore, Myanmar, Malaysia và Indonesia. Ấn Độ vừa gia hạn thỏa thuận đào tạo không quân với Singapore thêm 5 năm nữa. Cùng thời điểm, tờ Straits Times cho hay Singapore vừa đặt mua hai tàu ngầm hiện đại do Đức sản xuất - Type 218SG - sẽ được giao từ năm 2024 để thay thế các tàu ngầm cũ. Phát biểu tại hội chợ thương mại hàng hải, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết rằng nước này cần mua tàu ngầm mới để bắt kịp với sự phát triển của hải quân các nước châu Á trong bối cảnh họ tiếp tục hợp tác với các nước để giải quyết những thách thức an ninh chung. Trong một diễn biến khác, Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng cho hay Singapore, Thái Lan và Brunei là ba quốc gia Asean 'không được Trung quốc mời' dự Diễn đàn 'Vành đai và con đường'. Singapore và Ấn Độ khởi động cuộc tập trận chung "SIMBEX" ở Biển Đông nhằm "thúc đẩy các hoạt động an ninh hàng hải", truyền thông Ấn Độ tường thuật. text: Theo báo cáo Chỉ số Dân chủ 2019, Việt Nam tuy có cải thiện vị thứ nhưng vẫn trong nhóm Chuyên chế. Với 3.08 điểm, xếp thứ 136 trong tổng số 167 quốc gia được xếp hạng trong báo cáo Chỉ số Dân chủ 2019, thứ hạng của Việt Nam về dân chủ năm 2019 có cải thiện nhẹ so với thứ hạng 139 của năm 2018, nhưng điểm số không thay đổi. HRW: Việt Nam chưa cải thiện nhân quyền Việt Nam là nước lớn hay nhỏ? HRW: Nhân quyền VN 'xuống cấp nghiêm trọng' Dân Việt dùng mạng xã hội nhiều, nhưng Việt Nam đứng chót bảng tự do Internet Năm nay, ở khu vực châu Á, Việt Nam đã đứng trên Trung Quốc, Lào, Bắc Hàn và Afghanistan về vị thứ, nhưng vẫn thuộc nhóm các nước "Chuyên chế" - thể chế kém dân chủ nhất trong số bốn thể chế chính trị theo phân loại của The Economist Intelligence Unit (các thể chế còn lại là Hỗn hợp, Dân chủ khiếm khuyết và Dân chủ đầy đủ). Việt Nam vẫn nhận điểm 0 trong hạng mục đánh giá về tiến trình bầu cử và thể chế đa nguyên - một trong năm hạng mục được tính trong chỉ số dân chủ. Nhìn từ năm 2006, kể từ khi lần đầu tiến hành xếp loại Chỉ số dân chủ, điểm số của dân chủ của Việt Nam tăng trong 4 năm từ 2013-2016. Tuy nhiên, trong ba năm trở lại đây, điểm số này ổn định ở mức thấp là 3.08 dù vị trí có thay đổi do sự tăng/giảm của các quốc gia khác. Bắc Hàn 'đội sổ' Đội sổ trong danh sách này vẫn là Bắc Hàn với 1.08 điểm, vị thứ 167/167. Tiếp đó, lần lượt từ dưới lên là Cộng hòa Dân chủ nhân dân Congo, Cộng hòa Trung Phi và Syria. Trung Quốc với 2.26 điểm xếp thứ 153, sau cả Cuba (2.84 điểm, thứ 143), Iran (2.38 điểm, thứ 151). Trong khi đó, với điểm 9.87, Na Uy một lần nữa đứng đầu bảng xếp hạng; tiếp đó là Iceland, Thụy Điển và New Zealand. Với 7.96 điểm, Hoa Kỳ xếp thứ 25. "Năm u ám của dân chủ toàn cầu" Theo báo cáo nói trên, năm 2019, điểm trung bình về dân chủ toàn cầu đã giảm từ 5,48 năm 2018 xuống còn 5,44 (theo thang điểm 10). Báo cáo đánh giá, đây là kết quả "tồi tệ nhất kể từ năm 2006". Chỉ số dân chủ 2019, xếp theo bốn nhóm thể chế. Việt Nam vẫn trong nhóm 'Độc tài' Nguyên nhân của sự suy giảm về chỉ số dân chủ toàn cầu được báo cáo cho là, do sự giảm sút chỉ số này ở khu vực châu Mỹ Latinh, cận Sahara ở châu Phi, cũng như việc điểm số khu vực Trung Đông - Bắc Phi (MENA) giảm nhẹ. Trên bình diện toàn cầu, chỉ có khu vực Bắc Mỹ có sự cải thiện về điểm trung bình, do sự gia tăng về điểm của Canada. Báo cáo đánh giá rằng, bốn trong số năm yếu tố góp vào chỉ số dân chủ là tiến trình bầu cử và thể chế đa nguyên, sự vận hành của chính phủ, văn hóa chính trị, và các quyền tự do dân sự cũng suy giảm trên bình diện toàn cầu trong năm 2019. Chỉ có yếu tố về sự tham gia chính trị tăng. Trung Quốc xuống sát đáy Theo đánh giá của báo cáo, các nước châu Á đã có nhiều tiến bộ trong việc cải thiện vị thế trong bảng xếp hạng toàn cầu hơn so với bất kỳ khu vực nào khác. Tuy nhiên, khu vực này vẫn tụt hậu nếu so với Bắc Mỹ, Tây Âu và Mỹ Latinh. Tại châu Á, Singapore, Hong Kong và Ấn Độ đều tụt hạng; trong khi Đài Loan dẫu vẫn được xếp vào nhóm 'nền dân chủ không hoàn hảo' nhưng ở vị trí thứ năm châu Á, chỉ sau New Zealand, Úc, Hàn Quốc và Nhật Bản và xếp thứ 31 trên thế giới. Năm nay, điểm số của Trung Quốc giảm còn 2,26 và hiện xếp thứ 153, tức gần sát đáy trong xếp hạng. Theo báo cáo, sự sụt giảm này được lý giải là do nước này "gia tăng phân biệt đối xử đối với tộc người thiểu số... cũng như các hành vi xâm phạm các quyền tự do dân sự khác". Đặc biệt, việc năm 2019, Trung Quốc sử dụng kỹ thuật số để giám sát và xếp hạng công dân "cho thấy nước này vẫn tiếp tục thúc đẩy hạn chế các quyền tự do cá nhân; trong khi sự tham gia chính trị ở Trung Quốc vẫn rất yếu", theo báo cáo. Khác biệt trong quan điểm Việt Nam luôn cho rằng, việc dùng tiêu chí dân chủ, nhân quyền của phương Tây để xem xét, đánh giá chế độ dân chủ của Việt Nam là một sai lầm về chính trị và thiếu sót về phương pháp luận. Trong bài viết "Không thể phủ nhận thành quả dân chủ và quyền con người của Việt Nam" đăng trên tờ Quân đội nhân dân, TS Cao Đức Thái (Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia HCM) cho rằng, "không phủ nhận rằng trong quá trình quản lý xã hội, Việt Nam còn có những khiếm khuyết, trong đó có việc bảo đảm quyền dân chủ của người dân... Tuy nhiên, cần nhận thức đúng, về mặt nguyên tắc, nền dân chủ của Việt Nam là một nền dân chủ có kỷ cương, có tổ chức, có hệ thống. Trong xã hội Việt Nam, bảo đảm quyền dân chủ, nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật và giữ vững sự ổn định xã hội". Trung Quốc lâu nay cũng luôn bác bỏ các chỉ trích về thành tích nhân quyền của nước này. Hồi tháng 9/2019, Trung Quốc cũng đã công bố Sách trắng Nhân quyền của nước này, cho rằng quốc gia này đang ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm nhân quyền nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, xây dựng nền tảng xã hội vững chắc cho công tác pháp trị hóa bảo đảm nhân quyền. Theo xếp hạng của The Economist Intelligence Unit, công bố hôm 22/1, Việt Nam có cải thiện nhẹ về vị thứ nhưng vẫn nằm trong nhóm các quốc gia Chuyên chế. text: Ông Tranh nói về điều ông gọi là “ba biểu hiện” của lợi ích nhóm. Bình luận này được Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trả lời trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” vào tối hôm 13/12. “Trong thời gian qua, đặc biệt là nhiệm kỳ 2011-2015, ngành thanh tra đã cố gắng để chấn chỉnh các hoạt động kinh tế-xã hội, đề xuất cơ chế chính sách cho phù hợp tình hình thực tế nhằm hạn chế tham nhũng, tiêu cực. “Toàn ngành đã thanh tra trên 40.000 cuộc thanh tra, trên 830.000 cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành, phát hiện 212.000 tỷ đồng vi phạm và chuyển cơ quan điều tra,” ông Tranh được báo Thanh Tra dẫn lời. Bình luận về câu hỏi về hành vi tham nhũng theo nhóm lợi ích, ông Tranh nói về điều ông gọi là “ba biểu hiện”. “Thứ nhất, khi phát hiện vi phạm thì có một nhóm dù ở những cương vị khác nhau nhưng câu kết chặt chẽ để tạo thành nhóm, tiêu cực và tham nhũng lấy tiền và tài sản của nhà nước. “Thứ hai, trong điều kiện của một đơn vị, cơ quan cũng có một nhóm người sử dụng tiền và tài sản của nhà nước không đúng mục đích, lấy phúc lợi của cơ quan chia nhau để vụ lợi cho mình. “Thứ ba, trong hoạt động ngân hàng, trong báo cáo năm 2015, của thanh tra Ngân hàng Nhà nước thì trong hoạt động ngân hàng cũng có biểu hiện lợi ích nhóm, câu kết nhau để làm thất thoát tiền, tài sản của nhà nước. "Có thể nói rằng, lợi ích nhóm hiện nay thể hiện rất tinh vi, mang lại hậu quả cũng rất lớn,” ông Tranh nói thêm. Phản hồi trước báo cáo của các cơ quan thanh tra Thành phố HCM và Hà Nội mới đây cho biết “không phát hiện trường hợp nào tham nhũng”, Tổng Thanh tra Chính phủ nói Thanh tra TP Hà Nội trong 9 tháng năm 2015 đã chuyển cơ quan điều tra 7 vụ việc có dấu hiệu vi phạm và Thanh tra TPHCM chuyển 4 vụ việc. Tuy nhiên ông Tranh mô tả việc “xác định tội danh tham nhũng” theo quy định của pháp luật thì “chỉ khi nào tòa án phán quyết tội danh đó, thì mới gọi là tội danh tham nhũng”. “Do đó đối với ngành thanh tra chức năng chúng tôi thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chúng tôi chuyển cơ quan điều tra để cơ quan điều tra làm rõ, và chuyển truy tố, cơ quan xét xử,” ông Tranh giải thích thêm. Giới lãnh đạo VN đều nói về lợi ích nhóm nhưng không ai nói đó là các nhóm và thế lực nào. Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành một chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Chỉ thị này được ra đời vì điều được mô tả là "Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít; một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm; thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp." Đã có sự chồng chéo về các cơ quan phòng chống tham nhũng giữa Đảng và Chính phủ và trong nỗ lực chuyển vai trò "đầu tàu" chống tham nhũng từ Thủ tướng Dũng sang Tổng Bí thư Trọng, Ban nội chính Trung ương đã được thành lập. Có một số "đại án" được khởi tố và mang ra điều tra, đặc biệt trong giai đoạn ông Nguyễn Bá Thanh phụ trách ban này. Tuy nhiên nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm là giáo sư Carl Thayer trong một cuộc phỏng vấn với BBC nói Việt Nam không thể chống nổi tham nhũng. Ông Thayer nói sứ mệnh này là bất khả thi "chừng nào không có một cơ quan độc lập và có quyền lực, độc lập về hành pháp, tòa án, công an, độc lập về báo chí tường thuật về những vụ việc tham nhũng. "Vì những yếu tố đó không tồn tại nên chống tham nhũng có quá nhiều động cơ chính trị," ông Thayer bình luận. Được biết Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2016 của Thanh tra Chính phủ căn cứ trên các ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch thanh tra năm 2016. “Theo quyết định này, vào năm 2016 Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động của 23 cơ quan đơn vị, tỉnh thành trong cả nước. Cụ thể ở khối tài chính ngân hàng, tập đoàn là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán TP Hà Nội và TP.HCM, Tập đoàn Dệt may, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam,” truyền thông trong nước đưa tin. "Ba bộ sẽ được thanh tra vào năm 2016 là Bộ Xây dựng, Bộ GD&ĐT, Bộ NN&PTNT, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra về việc thực hiện chức trách nhiệm vụ liên quan được giao trong lĩnh vực của mình. "Cũng theo quyết định này, 11 tỉnh, thành sẽ thanh tra vào năm 2016 là Lào Cai, Bắc Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Nam, Kon Tum, Quảng Trị, Hậu Giang, Tây Ninh, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu với nội dung thanh tra tập tra tập trung vào quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, xây dựng cơ bản, khai thác khoáng sản, mua sắm tài sản công, công tác tiếp dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng," báo Thanh Tra đưa tin. Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ nói các “sai phạm” lên tới 10 tỷ USD trong 5 năm và lợi ích nhóm ngày càng tinh vi. text: Ông Hun Sen đã có chuyến thăm Việt Nam hồi 12/2016 Cùng tham gia phái đoàn của Thủ tướng Phúc có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam. Chuyến thăm 24-25 tháng 4 diễn ra không lâu trước bầu cử địa phương trên toàn quốc ở Campuchia dự kiến vào ngày 4 tháng 6 năm nay, hơn một năm trước bầu cử Quốc hội tháng 7 năm 2018. Campuchia cùng TQ tập trận Rồng Vàng Ông Hun Sen cấm treo cờ Đài Loan TQ giúp Campuchia 'hiện đại hóa quân sự' Các báo quốc tế cho hay vấn đề bài xích người gốc Việt tại Campuchia dễ trở thành một chủ đề tranh cãi chính trị trong các dịp giành phiếu ở nước này. Tuần qua, hôm 20/04, kênh VOA của Hoa Kỳ trích lời người phát ngôn cho Liên đoàn Sinh viên Trí thức Campuchia, ông Muoy Piseth nói rằng: "Chiến lược của một số chính trị gia để giành sự ủng hộ là lên án Việt Nam vì xâm lăng, và dùng từ ngữ xúc phạm." Ông Muoy Piseth nói cách làm đó là hết sức vô lý nhưng được "truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác" ở Campuchia. Đường dẫn tới Cuộc chiến Đông Dương lần Ba Giá tham quan Angkor Wat tăng vọt Phnom Penh: Thành phố hưng thịnh với quá khứ tàn khốc Ảnh hưởng của Trung Quốc Quan hệ quốc phòng ngày càng thân mật giữa Campuchia và Trung Quốc cũng là vấn đề được các bên chú ý. Trong khi đó, báo chí Việt Nam tập trung vào việc nhấn mạnh đến Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2017 và nói chuyến thăm của Thủ tướng Phúc có mục tiêu thúc đẩy quan hệ này. Thông tấn xã Việt Nam bản tiếng Anh hôm 24/04 nói Việt Nam đã đầu tư vào 194 dự án tại Campuchia, với số vốn đăng ký là 2,89 tỷ USD. Campuchia cũng đầu tư 58 triệu USD vào Việt Nam trong 18 dự án, theo cơ quan truyền thông của nhà nước Việt Nam. Sau chuyến thăm Campuchia, ông Phúc sẽ thăm Lào, theo lời mời của người tương nhiệm, ông Thongloun Sisoulith, từ 26 đến 27 tháng 4. Cả Campuchia và Lào đều là các quốc gia một số nhà quan sát quốc tế cho là "chịu ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của Trung Quốc". Hồi tháng 1/2017, tác giả Taylor McDonald viết trên trang ASEAN Economist rằng với nhiệm kỳ của Donald Trump, cả vùng Đông Nam Á "sắp chia tay Hoa Kỳ" để chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Nhưng ông cho rằng riêng tại Campuchia, ảnh hưởng của Trung Quốc là mạnh hơn cả, và Trung Quốc "đã thuyết phục Phnom Penh ngăn cản chính sách toàn ASEAN về Biển Đông". Ông Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chuyến thăm sang Campuchia lần đầu tiên ở cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ mới, không lâu trước bầu cử địa phương quan trọng ở nước láng giềng Tây Nam. text: Hiện con số này đang nằm ở mức hơn một tỷ đôla trong năm 2005 và theo ông Fradkov, nếu cùng nỗ lực thực hiện mục tiêu thì kim ngạch song phương có thể lên tới mức bốn tỷ. Ông Fradkov vừa bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài trong hai ngày 16 và 17/2. Ông Thủ tướng Nga khẳng định, Nga coi Việt Nam là đối tác chiến lược trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong ngày đầu tiên của chuyến thăm, ông Fradkov đã hội kiến Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và có cuộc gặp với thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải. Hai bên đã ký các thỏa thuận về chống buôn bán ma túy và hợp tác trong lĩnh vực giáo dục. Quan hệ kinh tế - xã hội giữa Nga và Việt Nam từng phát triển mạnh trong thời kỳ chiến tranh lạnh nhưng kể từ khi Liên Xô tan rã đã phần nào nguội lạnh. Hợp tác năng lượng - dầu khí Nga muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực được coi là truyền thống lâu nay như năng lượng và dầu khí. Ông Mikhail Fradkov nói Nga mong muốn tham gia vào các công trình xây dựng nhà máy thủy điện và điện hạt nhân tại Việt Nam. "Ngoài mảng dầu khí là nơi mà mức độ hợp tác vốn đã cao, chúng tôi cũng muốn được tham gia đấu thầu xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La". Nga cũng hứa trong quá trình xây dựng, nếu trúng thầu, sẽ tham gia đào tạo chuyên gia cho Việt Nam như từng làm trước đây dưới thời Xô viết. Về dầu khí, hợp đồng khai thác của liên doanh Vietsovpetro sẽ hết hạn vào năm 2010 và Nga tỏ quan tâm trong việc gia hạn hợp đồng này. Ngoài ra, trong chuyến thăm của mình ông Fradkov cũng đặt mục tiêu thúc đẩy hợp tác trong một vài lĩnh vực khác như nghiên cứu không gian; công nghệ cao và lắp máy. Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải được thông tấn xã Nga ITAR - TASS trích lời nói ông hy vọng Nga sẽ tham gia xây dựng các công trình tàu điện ngầm ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Thủ tướng Nga Mikhail Fradkov tuyên bố ông hy vọng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam trong những năm tới có thể tăng lên gấp ba lần. text: Thủ tướng Hun Sen gọi thỏa thuận đạt được là 'thành công' Sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Hun Sen của đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và ông Sam Rainsy, lãnh đạo đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP), kéo dài cả buổi sáng hôm 22/7, phe đối lập đã đồng ý chấm dứt tẩy chay Quốc hội để đổi lấy thay đổi thành phần Ủy ban bầu cử. Sau cuộc bầu cử hồi tháng Bảy năm ngoái, CNRP cáo buộc gian lận và không chịu tham gia nghị trường, gây bế tắc chính trị trong nước. Các báo ở Campuchia cho hay theo thỏa thuận đạt được, CNRP sẽ nhận 55 ghế trong Quốc hội, tuy không rõ bắt đầu từ khi nào. Thông cáo chung đưa ra sau cuộc họp nói: "Hai đảng thống nhất sẽ hợp tác với nhau tại Quốc hội nhằm tìm giải pháp cho các vấn đề của quốc gia theo tinh thần dân chủ và pháp lý". Cũng theo thỏa thuận giữa hai bên, Ủy ban Bầu cử Quốc gia mới sẽ có chín thành viên: bốn do CPP chỉ định, bốn là của CNRP và thành viên thứ chín sẽ do các dân biểu bầu ra. Quốc hội vẫn sẽ do đảng cầm quyền chủ trì, đảng này còn giữ bảy ghế trong số 13 ghế của ủy ban thường vụ. Hai bên cũng đồng ý trả tự do cho bảy dân biểu CNRP và một nhà hoạt động cũng thuộc đảng này, vốn bị bắt sau các cuộc biểu tình phản đối chính phủ hôm 15/6. Giải pháp chính trị Kết quả chính thức của cuộc bầu cử được công bố cho thấy đảng của ông Hun Sen nắm 68 ghế trong Quốc hội và đảng của ông Sam Rainsy nắm 55 ghế, một mức tăng mạnh mẽ từ 29 ghế mà phe đối lập đã giành được trong cuộc bầu cử trước đó. Tuy nhiên, CNRP vẫn cho rằng kết quả này đã bị gian lận vì ủng hộ dành cho đảng cao hơn rất nhiều. Thỏa thuận mới sẽ phải được Quốc vương Norodom Sihamoni chuẩn thuận trước khi các dân biểu có thể vào nghị viện. Các quốc gia láng giềng nhất là Việt Nam và Trung Quốc đang theo dõi tiến trình chính trị ở Campuchia một cách chặt chẽ. Việt Nam là nước đồng minh truyền thống của chính phủ Hun Sen, trong khi Trung Quốc đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở quốc gia này. Bất đồng chính trị đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình ở Campuchia, trong đó một số cuộc nhắm tới cộng đồng người Việt ở quốc gia này. Đảng đối lập chính và đảng cầm quyền ở Campuchia vừa đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài một năm qua. text: Nó cho thấy những quan ngại đang gia tăng về tình trạng lạm phát tại Trung quốc hiện đang ở mức kỷ lục kể từ 11 năm nay. Người ta gọi đây là cuộc chiến chống lạm phát - và chính phủ Trung Quốc đang can thiệp mạnh mẽ vào thị trường tự do với hy vọng sẽ kiểm soát được tình trạng giá cả leo thang vô độ. Giá khí đốt, điện và xăng dầu đang được giữ nguyên nhưng giá cả thực phẩm tăng đáng kể đang là những lo ngại lớn nhất của chính phủ. Giá thực phẩm gia tăng 18% hồi tháng 11 và giá thịt lợn tăng 50%. Vì thế theo quy định của chính phủ thì những người bán lẻ và các nhà sản xuất sẽ bị phạt nặng nếu họ tăng giá các mặt hàng yếu phẩm. Năm ngoái, giá cả gia tăng đã là quan ngại hàng đầu đối với các gia đình tại Trung Quốc, vượt trên cả quan ngại về tình trạng tham nhũng hay về khoảng cách giàu nghèo. Tại các nước đang phát triển, giá thực phẩm có thể nhanh chóng trở thành một chủ đề chính trị gây tranh cãi. Các gia đình với thu nhập thấp, tính ra có thể là hàng trăm triệu gia đình tại Trung Quốc, chi tiêu khoảng 30-50 phần trăm thu nhập vào thực phẩm. Vì thế Trung Quốc đang quay ngược đồng hồ kinh tế. Suốt hơn hai chục năm qua, Trung Quốc phần lớn đã không kiểm soát giá cả, và thị trường tự do phát triển trên cả nước. Các kinh tế gia hoài nghi trước việc những luật lệ mới liệu có tác dụng hay không và tình trạng lạm phát được cho là sẽ gia tăng khoảng 5 phần trăm trong năm nay. Đó là vì các chủ hiệu và các nhà sản xuất có lẽ sẽ không bán hàng với giá khiến họ bị lỗ và sẽ dẫn đến tình trạng các quầy hàng trống rỗng không có hàng bán. Nội các Trung Quốc cho biết họ sẽ tạm thời can thiệp vào thị trường để ngăn chặn giá cả gia tăng với các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và năng lượng. text: TBT Nguyễn Phú Trọng đề cao nhu cầu 'giữ ổn định' khi chống tham nhũng Trong đó, ông Trọng đã phát biểu về vấn đề chống tham nhũng rằng, xử lý trước mắt phải nghĩ lâu dài, giữ cho được ổn định để đất nước phát triển. "Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm." "Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định." Phát biểu trên của ông tổng bí thư đã chống lại hiến pháp do chính Đảng Cộng sản tự soạn thảo và tự ban hành mà không cần thông qua trưng cầu ý dân. Theo điều 16 hiến pháp 2013, “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Thế nhưng, khi xử lý đảng viên cộng sản cao cấp tham nhũng thì phải “nghĩ lâu dài”, rồi “không phải xới tung lên tất cả”. Nghĩa là nếu có ai tham nhũng, làm sai, hại dân mà lãnh đạo đảng thấy đụng chạm thì có thể bỏ qua. Vậy còn với dân đen thì sao? Để so sánh rõ hơn thân phận của dân đen với lãnh đạo cấp cao, ta có thể thấy ngay cuộc tranh luận hiện nay về quyền im lặng trong quá trình tố tụng. Quyền im lặng là quyền của nghi can để đảm bảo không phải đưa ra bất kỳ bằng chứng gì chống lại chính mình. Đây là một quyền phổ quát trên thế giới để bảo vệ quyền con người và quyền công dân, chống lại việc sử dụng nhục hình, bức cung. Thế nhưng, vẫn có những quan chức cho rằng “quyền im lặng không phù hợp với thực tiễn văn hóa nước Việt”, hay ngụy biện không nên áp dụng quyền im lặng để “giúp cho công tác phá án nhanh chóng, tránh nguy hiểm cho xã hội”. 'Móc ng̣oặc lợi ích nhóm' Hiến pháp không quy định quyền và nghĩa vụ của Tổng Bí thư và Bộ Chính trị Với dân đen thì không cho áp dụng quyền im lặng, còn với đảng viên cao cấp thì có thể im lặng vì thực trạng hiện nay của giới lãnh đạo là “vấn đề lợi ích, cấu kết, móc ngoặc với nhau, lợi ích nhóm, ông mất chân giò, bà thò chai rượu... những quan hệ lằng nhằng với nhau” (Nguyễn Phú Trọng). Thứ tư duy độc đoán bất công này đã dẫn đến bao nhiêu vụ án oan sai do bị bức cung, mà điển hình như vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn gây chấn động dư luận xã hội vừa qua. Đồng thời cũng dẫn đến rất nhiều vụ bỏ lọt tội phạm tham nhũng vì nể nang, vì “đại cục”. Từ đó có thể thấy, khi xử dân đen như ông Chấn thì lãnh đạo đảng cộng sản không cần phải “nghĩ lâu dài”, có thể thoải mái dùng nhục hình, bức cung để buộc tội. Còn hiện trạng tham nhũng mà chính các đời tổng bí thư đều cho rằng đó là “giặc nội xâm”, “ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ” thì phải “bình tĩnh tỉnh táo”. Tinh thần “quyết liệt” chống tham nhũng của lãnh đạo cao nhất của đảng cầm quyền là như vậy? Nếu thật sự đây là nhà nước pháp quyền và mọi công dân đều bình đẳng thì các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Viện kiểm sát, tòa án cứ căn cứ theo pháp luật để xử lý nghi can, bất kể là dân đen hay đảng viên cao cấp. Còn đã lập ra “ban nội chính” để lãnh đạo đảng chỉ đạo xử án thì có còn là pháp quyền nữa hay không? Ngay cả thời phong kiến, vua chúa cũng phải mị dân rằng “thiên tử phạm tội cũng bị xử như thứ dân”. Thế nhưng tại Việt Nam ở thế kỷ 21 này, tổng bí thư – người có quyền cao nhất nước lại cho rằng đảng viên cao cấp có thể không bị xử lý vì sợ “vỡ bình”. Vậy những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã đứng trên luật pháp, dù đó là luật pháp do chính đảng cộng sản làm ra. Như thế, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chống lại điều 4 Hiến pháp “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Tổng bí thư đã không coi điều 4 hiến pháp ra gì thì có cần giữ lại bản hiến pháp hiện nay hay không? Hay người dân Việt Nam cần thực hiện quyền làm chủ của mình, bầu ra một quốc hội lập hiến để soạn thảo lại hiến pháp mới, tạo ra một hệ thống pháp luật chuẩn mực đảm bảo tự do và công bằng cho mọi người? Cũng cần nhắc lại rằng trên thực tế, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là người có quyền cao nhất nước, Bộ Chính trị là cơ quan quyền lực tối cao, nhưng trong hiến pháp hiện hành hoàn toàn không có một dòng nào quy định quyền và nghĩa vụ của tổng bí thư, của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Do không bị khống chế bởi hiến pháp và hệ thống tam quyền phân lập, quyền lực của tổng bí thư và bộ chính trị là vô tận nhưng nghĩa vụ, trách nhiệm với dân thì không có. 'Đánh con chuột đừng để vỡ bình...tức là phải giữ cho được cái ổn định' Dù lãnh đạo giỏi hay dở, phù hợp với ý dân hay không thì những người lãnh đạo vẫn tiếp tục nắm quyền Ngược lại, công dân có đủ thứ nghĩa vụ: đóng thuế, đi lính,… nhưng lại không có một chút quyền gì, kể cả các quyền tự do căn bản như quyền tự do ứng cử, bầu cử, ngôn luận, báo chí, lập hội, lập đảng, im lặng khi bị buộc tội,… Trí thức, thanh niên, sinh viên, học sinh Hong Kong đã xuống đường vì họ biết rằng để mất nền dân chủ thì các quyền tự do cũng sẽ mất theo, vì dân chủ là thể chế hóa của tự do. Chúng ta cần tự do để sống xứng đáng là con người. Thế thanh niên, sinh viên Việt Nam nghĩ gì? Bài viết thể hiện quan điểm riêng của thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, một nhà vận động dân chủ hiện sống tại TPHCM. Sáng ngày 6/10/2014 vừa qua, đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội, trong đó có tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp xúc với cử tri các quận Ba Đình, Tây Hồ. text: Ông Hồng Lỗi nói Trung Quốc đã báo cho Việt Nam về các vụ bay thử Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối máy bay dân sự Trung Quốc vài lần thử nghiệm hạ cánh trên Đá Chữ Thập, nơi có đường băng mà Việt Nam nói là Trung Quốc xây dựng phi pháp. Ngoài ra, ngày 8/1 Cục Hàng không Việt Nam gửi thông báo cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) nói Trung Quốc đã thực hiện 46 chuyến bay vào vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh) để tới đá Chữ Thập. Việt Nam và Trung Quốc cùng nhận chủ quyền tại khu vực này. Cục Hàng không Việt Nam nói diễn biến này “uy hiếp an toàn bay vùng thông báo bay Hồ Chí Minh”. Ngày 11/1, người phát ngôn Trung Quốc Hồng Lỗi bác bỏ phản đối của Việt Nam. Chuyến bay thử hôm 6/1 của Trung Quốc Ông Hồng nói ngày 28/12/2015, Trung tâm thử nghiệm bay hàng không dân dụng Trung Quốc đã thông báo với Nhà đương cục quản lý khu vực bay Thành phố Hồ Chí Minh các thông tin kỹ thuật cụ thể như kế hoạch bay và đường bay thử nghiệm theo quy định hữu quan và thông lệ quốc tế, nhưng “không nhận được bất cứ sự phản hồi nào”. Theo ông Hồng, ngày 30/12, Trung Quốc cũng “giải thích rõ cho cơ quan ngoại giao Việt Nam”. Hiện chính phủ Việt Nam chưa lên tiếng về cáo buộc của Trung Quốc. Trước đó, thông báo của Cục Hàng không Việt Nam nói từ ngày 1 đến 8/1, Trung Quốc đã thực hiện 46 chuyến bay vào vùng thông báo bay Hồ Chí Minh để tới Đá Chữ Thập. Việt Nam cũng tuyên bố từ 28/12/2015, các cơ quan quản lý bay của Việt Nam không nhận được bất kỳ thông báo bay nào của phía Trung Quốc liên quan đến hoạt động bay đến Đá Chữ Thập. Trung Quốc tuyên bố đã thông báo trước cho Việt Nam về các chuyến bay thử đến Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, nhưng Việt Nam không hồi âm. text: Tin nói người này rơi từ toà nhà cao tầng xuống đất chết ở cơ sở của công ty Hon Hai, thuộc tập đoàn Foxconn hôm thứ Tư tuần này, sau các vụ công nhân chết gây điều tiếng cho Foxconn. Theo báo chí Trung Quốc, vụ tử nạn xảy ra ở nhà máy làm hàng điện tử ở tỉnh Giang Tô. Công an Trung Quốc đang điều tra xem đây có phải là một vụ tự tử. Cho tới nay có 13 vụ công nhân làm cho Foxconn hoặc các cơ sở liên quan ở Trung Quốc tự sát. Chỉ riêng Thâm Quyến ghi nhận 10 vụ trong năm nay. Công ty Foxconn nói các vụ chết người không có liên quan gì đến công việc, nhưng gia đình những nạn nhân đổ lỗi cho lịch làm việc mang tính trừng phạt công nhân. Đã từng có đình công để phản đối chủ khiến Foxconn có lúc phải tạm đóng cửa vài nhà máy ở Trung Quốc. Hon Hai làm hàng cho Apple, Dell và Hewlett-Packard. Lại có một nữ công nhân 22 tuổi tại Foxconn, nhà máy chủ Đài Loan ở Trung Quốc chết vì rớt lầu. text: Tác giả nói phương tiện truyền thông quốc tế đã không thực tế khi tường thuật về việc thay đổi nhân sự cấp cao ở Việt Nam tháng trước. “Nếu chúng ta tin vào truyền thông quốc tế, thì Việt Nam đã vứt bỏ hàng ngũ cũ và đề bạt một thế hệ cải cách trẻ từ khu vực miền Nam có nền kinh tế năng động.” ‘Bình mới rượu cũ’ Ông Carlyle Thayer nói những dấu hiệu tích cực về Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (có công đưa tỉnh Sông Bé đi lên khi còn là Bí thư Tỉnh ủy), về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam) không có nghĩa đây là lứa lãnh đạo hoàn toàn khác. “Những dấu hiệu tích cực này không có nghĩa chính phủ này mang bản chất khác, hay cải cách kinh tế sẽ nhất định tăng tốc dưới sự lèo lái của họ.” “Giống như tại Trung Quốc, những ồn ào về tiến bộ kinh tế ở Việt Nam đã che mờ sự thật là hệ thống chính trị hầu như không thay đổi. Ông Triết, ông Dũng và những thành viên Bộ Chính trị đều là sản phẩm của hệ thống chính trị Leninist và cung cách lãnh đạo tập thể. Các lãnh đạo mới đã được lựa chọn vì họ được các đảng viên khác đánh giá là trung thành với đường lối của đảng. Gần đây, đường lối này bổ sung cam kết chống tham nhũng và cải cách thị trường dần dần, nhưng nó vẫn mang tính bảo thủ.” Viết trên báo Wall Street Journal hôm nay 10.07, Giáo sư Carlyle Thayer, đang dạy ở Học viện Quốc phòng Úc thuộc Đại học New South Wales, chuyên nghiên cứu về Việt Nam và đã có nhiều chuyến về Việt Nam làm việc, nhận xét cả tân Thủ tướng và Chủ tịch nước đều chấp nhận rằng ổn định chính trị (tức là duy trì sự cầm quyền của đảng Cộng sản) là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế. Ông chỉ ra rằng việc đưa ông Nguyễn Phú Trọng, nhà lý luận của Đảng, làm Chủ tịch Quốc hội cho thấy đa nguyên chính trị chắc chắn sẽ không được khuyến khích. “Điều thường bị bỏ qua là chủ tịch Quốc hội có lẽ nắm nhiều quyền lực hơn Chủ tịch nước. Vai trò của chủ tịch nước chủ yếu mang tính lễ nghi, trong khi chủ tịch Quốc hội có thể chi phối nghị trình lập pháp.” Dấu hiệu thay đổi Tác giả viết tiếp ông không có ý nói rằng ông Triết và bộ sậu của mình không có khả năng thay đổi định chế cũ. “Ở một vài khía cạnh, sự thăng tiến của ông Triết báo hiệu những thay đổi trong chính trị Việt Nam. Những phẫn nộ gần đây trong dân chúng về nạn tham nhũng quan chức, và việc chính phủ thừa nhận phải làm trong sạch bộ máy cho thấy tính trách nhiệm, trong một mức độ ít ỏi, đang được đưa vào hệ thống một đảng ở Việt Nam.” “Và sự đề bạt ông Triết lên làm Chủ tịch nước hồi tháng Tư, với uy tín chống tham ô của ông, cho thấy chính phủ quả thật đang coi vấn đề là nghiêm trọng.” Tuy vậy, nhìn tổng quát, ban lãnh đạo mới của Việt Nam không đại diện cho một sự thay đổi lớn so với trước. Tác giả nói một số nhà phân tích xem việc đề bạt ông Triết và ông Dũng nằm trong xu hướng tăng sự đại diện của miền Nam trong hệ thống lãnh đạo cao cấp. “Nhưng khi nhìn kỹ hơn, ta thấy vẫn có sự cân bằng đáng kể giữa miền Bắc và miền Nam, và giữa ba miền. Ông Triết và ông Dũng là người miền Nam, nhưng Tổng Bí thư và Chủ tịch Quốc hội là người miền Bắc.” “Trong ba vị trí Phó Thủ tướng, ông Phạm Gia Khiêm đến từ miền Bắc, trong khi ông Nguyễn Sinh Hùng người miền Trung và Trương Vĩnh Trọng người miền Nam.” Ông Carlyle Thayer kết luận có thể sẽ đến một ngay khi Bộ Chính trị nhận ra họ không còn có thể duy trì sự kiểm soát quyền lực. Nhưng còn bây giờ, “chưa thể nói Việt Nam đã rũ bỏ vỏ sắt chính trị Leninist.” ----------------------------------------------------------------- Huỳnh, Tiền GiangTôi đồng ý với nhận định của giáo sư Carlyle Thayer. Việc thay đổi nhân sự cấp cao vừa qua chỉ là bình mới rượu cũ. Sự tiến bộ về kinh tế ở Việt Nam trong 2 thập niên qua vẫn còn rất chậm so với tiềm lực thực sự của đất nước. Điều nầy nhà cầm quyền biết rõ nhưng họ chấp nhận nhằm giữ vững quyền thống trị độc tôn của đảng cộng sản. Việt Nam chỉ thay đổi thực sự khi hệ thống chính trị hiện hữu chuyển đổi theo chiều hướng tích cực. Chuyên gia lâu năm về Việt Nam, giáo sư Carlyle Thayer, vừa cảnh báo trên tờ Wall Street Journal rằng không nên vội lạc quan về diễn biến thay đổi nhân sự cấp cao ở Việt Nam. text: Ông Phạm Nhật Vũ là em trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Hôm 2/9, báo chí tiết lộ hai cựu bộ trưởng bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn đã khai nhận hơn ba triệu đôla từ ông Phạm Nhật Vũ để tiến hành thương vụ Mobifone mua AVG. Chưa hết, ông Vũ còn hối lộ ông Lê Nam Trà, Chủ tịch Hội đồng thành viên Mobifone 2,5 triệu đôla. Mobifone-AVG: Hai cựu bộ trưởng nhận hơn 3 triệu đôla hối lộ Chủ tịch Trọng chủ trì họp ban chỉ đạo chống tham nhũng VN: Tham nhũng 'tăng nhanh' tính bằng triệu đô Thương vụ diễn ra vào cuối 2015-đầu 2016, khi Mobifone mua 95% cổ phần AVG với giá 8.890 tỷ, được xác định là gây thiệt hại khoảng 7000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Lý do cho việc áp dụng chính sách đặc biệt, là trong quá trình điều tra, ông Vũ đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của bản thân, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra làm rõ vụ án. "Bị can Vũ đã chủ động huỷ bỏ thoả thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, tự nguyện trả lại Mobifone toàn bộ số tiền đã nhận từ Mobifone tính cả lãi và chi phí dự án góp phần làm giảm tối đa thiệt hại cho nhà nước. Gia đình bị can Vũ có công với cách mạng, ngoài ra bị can Vũ cũng có nhiều đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội chất độc da cam, bom mìn, mồ côi, các hoạt động an sinh xã hội… Hành vi của ông Vũ đã phạm vào tội "Đưa hối lộ" quy định tại Khoản 4, Điều 364 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Tức hối lộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm. Ông Phạm Nhật Vũ là em trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Bị can Phạm Nhật Vũ, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị AVG, vừa được đề nghị áp dụng "chính sách đặc biệt" sau khi bị phát hiện hối lộ 6,2 triệu đôla cho các lãnh đạo Bộ Thông tin-Truyền thông và Mobifone. text: Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne Chính phủ liên bang đã sử dụng quyền mới để hủy bỏ hoàn toàn hai thỏa thuận được thực hiện giữa bang Victoria và Trung Quốc. Canberra nói họ đang rút lui khỏi các thỏa thuận nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của Úc. Đại sứ quán Trung Quốc ở Úc quy động thái này là "khiêu khích". Thủ tướng Úc: Không đánh mất giá trị để đáp trả sự 'chèn ép' của TQ Căng thẳng thương mại làm đầu tư TQ vào Úc giảm 61% năm 2020 Sứ quán TQ nói hành động của Canberra "nhất định sẽ gây thêm thiệt hại cho mối quan hệ song phương và cuối cùng sẽ chỉ tự làm hại chính mình." "Điều đó càng cho thấy chính phủ Úc không hề chân thành trong việc cải thiện quan hệ Trung -Úc," người phát ngôn của sứ quan nói trong một văn bản. Đây là lần đầu tiên Canberra dùng quyền để phủ quyết các thỏa thuận được ký kết bởi các bang, chính quyền địa phương hoặc các trường đại học công lập với nước ngoài. Luật mới này cho phép chính phủ hủy bỏ các thỏa thuận được coi là đe dọa lợi ích quốc gia của Úc. Ngoài các thỏa thuận với Trung Quốc, Ngoại trưởng Marise Payne cũng hủy bỏ các thỏa thuận với Iran và Syria. Đó là một bản ghi nhớ giữa sở giáo dục Victoria và Iran, được ký kết vào năm 2004, và một thỏa thuận hợp tác khoa học năm 1999 được ký với Syria. Thượng nghị sĩ Payne nói rằng bốn thỏa thuận này "không phù hợp với chính sách đối ngoại của Úc hoặc bất lợi cho quan hệ đối ngoại của chúng tôi". Phát biểu với đài ABC Úc, bà bảo vệ quyết định của chính phủ và nói bà không dự trù là Trung Quốc sẽ trả đũa. "Tôi nghĩ rằng Úc đang hành động vì lợi ích quốc gia của mình, chúng tôi vô cùng cẩn trọng và rất cân nhắc về cách tiếp cận đó", bà nói với chương trình phát thanh AM. Căng thẳng leo thang Việc bang Victoria quyết định tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc, với hai thỏa thuận năm 2018 và 2019, đã kéo theo lời chỉ trích từ chính phủ liên bang, cũng như từ Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Mike Pompeo. Dự án cơ sở hạ tầng bao quát - nhằm mở rộng các liên kết thương mại toàn cầu - tài trợ cho xe lửa, đường bộ và cảng ở nhiều quốc gia, nhưng khiến nhiều nước bị số nợ chồng chất. TQ: Bẫy nợ là 'thuyết âm mưu của Phương Tây' TQ sẽ để Vành đai Con đường lặng lẽ chết? Được coi là một tham vọng táo bạo của Chủ tịch Tập Cận Bình để tạo tầm ảnh hưởng về địa chính trị, Mỹ đã đặc biệt chỉ trích cái được gọi là "ngoại giao bẫy nợ" của Trung Quốc. Động thái cắt đứt quan hệ với sáng kiến ​​này diễn ra trong bối cảnh tương giao căng thẳng giữa Canberra và Bắc Kinh ngày một xấu đi. Úc chuyển hướng sang 'thoát Trung' thời hậu Covid-19 Trung Quốc bắt nhà báo Úc gốc Hoa Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc và trước đại dịch, Trung Quốc là nước có nguồn sinh viên du học lớn nhất với Úc. Các mối quan hệ đã trở nên xấu đi trong những năm gần đây, dẫn đến sự không êm thấm về mặt ngoại giao và thương mại. Quan hệ thương mại đặc biệt căng thẳng kể từ khi Úc đầu tiên kêu gọi một cuộc điều tra nghiêm ngặt về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 vào tháng Tư. Canberra đã thực hiện các bước đi khác để hạn chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại nước mình, gồm cả việc ban hành lệnh cấm tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei xây dựng mạng 5G của Úc và thắt chặt luật đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, chính phủ Úc phủ nhận rằng quyền phủ quyết mới này là nhằm vào Trung Quốc. Thượng nghị sĩ Payne nói chính quyền địa phương và các trường đại học được tài trợ công khai đã khai báo cho bà về hơn 1.000 thỏa thuận ngoại quốc. Úc đã hủy bỏ các thỏa thuận liên quan đến Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh tức giận và làm căng thẳng thêm mối bang giao vốn đã căng thẳng giữa hai nước. text: Một trong những khu vực bị ảnh hưởng đầu tiên là dệt may. Nguồn tin từ Hiệp hội Dệt may tp Hồ Chí Minh dự đoán Việt Nam có thể mất 2 tỷ đôla Mỹ tiền xuất khẩu trong năm 2009. Một vài dự đoán khác nhắc đến số sụt giảm lớn hơn. Hiện nay có ba mức dự báo đối với kim ngạch xuất khẩu dệt may trong năm 2009 của Việt Nam. Quốc hội muốn 11.5 tỷ USD. Bộ Công thương muốn 10.5 tỷ USD. Bản thân khối công ty may mặc muốn 9.5 tỷ. Từ 11.5 tỷ xuống còn 9.5 tỷ như Hiệp hội đề nghị, ngành dệt may của Việt Nam năm nay có thể sẽ thu về ít hơn 2 tỷ đôla. Ông Diệp Thành Kiệt phó chủ tịch hiệp hội Da giày TP Hồ Chí Minh không muốn đưa ra phát biểu bi quan. “Chính phủ muốn dệt may xuất khẩu 11.5 tỷ nhưng bên hội chỉ nhận có 9.5 tỷ thôi.” “Thường trên báo chí chúng tôi ngại đưa ra con số bi quan, nhưng giảm sụt kim ngạch xuất cảng trên 15% trong năm nay là điều chắc chắn.” “Cá biệt có khách hàng họ sẽ cắt giảm nhiều. Trường hợp kim ngạch đạt được, xấu hơn hay theo đúng đánh giá, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có chính sách kích cầu kinh tế của tổng thống Obama.” Nếu như chính sách hồi phục kinh tế của tân tổng thống Barak Obama có hiệu lực, ông Kiệt hy vọng người tiêu dùng Mỹ sẽ tiếp tục mua hàng dệt may, da giày của Việt Nam. Như vậy giúp cho công ăn việc làm trong nước, và đồng đô la xuất khẩu. Kích cầu từ nước Mỹ Nếu kinh tế Mỹ không phục hồi, ông Kiệt nói, chắc chắn xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Trong năm 2009. Và xa hơn. Thị trường Hoa Kỳ hiện đang chiếm đến 55% hàng dệt may của Việt Nam. Vai trò của nó đối với việc làm tại các xí nghiệp may ở trong nước rất lớn. Các thị trường khác tuy lớn nhưng không tạo ra tác dụng trực tiếp. Đối với Nhật Bản, dù hai nước vừa ký xong hiệp định Đối tác kinh tế, tạo thêm cơ hội cho công ty Việt Nam đưa hàng vào Nhật, (và ngược lại) nhưng theo giới doanh nghiệp, phải mất một vài năm nữa Việt Nam mới thu được lợi ích. Trong ngắn hạn, năm nay hoặc năm tới, chuyên gia dự đoán, thị trường Nhật sẽ còn khó khăn đối với hàng dệt may của Việt Nam. Một số doanh nghiệp đang làm hàng cho Nhật đã buộc phải thu hẹp hoạt động vì thiếu đơn hàng. Châu Âu tuy là thị trường lớn, và dù trong năm 2005 EU đã bỏ quota hàng dệt may cho Việt Nam, nhưng như một giám đốc nhận định, khả năng tăng trưởng vô cùng hạn chế, vì Việt Nam đã lỡ thời cơ, trong khi Trung Quốc hiện diện quá mạnh. Dệt may chiếm khoảng một phần tư kim ngạch xuất khẩu trong nước. Sụt giảm 2 tỷ USD, theo phó thủ tướng Việt Nam, ông Hoàng Trung Hải, là điều ‘khá căng’. Bên cạnh góp phần làm tăng thâm hụt mậu dịch, chuyện xí nghiệp mất việc, đơn hàng sụt giảm, công nhân thất nghiệp, sẽ tạo ra các vấn đề xã hội gay cấn, ông Hải nói một cách quan tâm. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. text: Người dân phải vào các trại dựng tạm, đồn cảnh sát, nhà thờ để trốn tránh tình trạng bạo lực bùng nổ sau khi kết quả bầu cử gây ra mâu thuẫn sắc tộc. Cho tới nay có khoảng 350 người đã bị thiệt mạng. Vùng Tây Kenya bị nặng nhất với gần như tất cả người tỵ nạn bị đói, và một số trẻ em đã chết vì kiệt sức. Một quan chức cao cấp của LHQ ở Nairobi nói chừng nửa triệu người Kenya cần trợ giúp khẩn cấp. Chương trình Lương thực LHQ (UN World Food Programme) nói họ ̣đang thu gom để chuyển lương thực cho 100 000 người mất nhà cửa ở vùng Rift Valley. 'Thù hận nặng nề' Hội Chữ Thập Đỏ Quốc tế vốn đã sẵn sàng phân chia thực phẩm, kêu gọi thế giới giúp đỡ. Ông Alexandre Liebeskind, phó chủ tịch chương trình của Hội Chữ Thập Đỏ ở vùng Sừng châu Phi nói: "Mức độ thù hận rất cao. Bạo lực vì lý do xung khắc bộ lạc ở mức tệ hại chưa từng có nên rất khó giải quyết," Các cuộc phản đối của phe đối lập đã dịu dần hôm thứ Sáu sau khi chính quyền nói họ chấp nhận một cuộc bầu cử mới nếu như nó được tòa án quyết định. Kết quả bầu cử tổng thống hôm 27 tháng 12, được công bố chính thức cho đương kim tổng thống Mwai Kibaki thắng đối thủ thuộc phe đối lập Raila Odinga, đã làm bùng nổ bạo động. Những người phản đối tức giận vì cho rằng cuộc bỏ phiếu bị gian lận. Họ đã tỏa ra các nơi, đập phá và đốt các nhà thờ, cửa hàng và nhà dân. Một tuyên bố của nhóm chuyên gia về nhân quyền LHQ hôm thứ Sáu nói: “Chúng tôi được báo động bởi các tin tức về chuyện kích động thù hằn sắc tộc và về sự chia rẽ các sắc dân khác nhau ở Kenya.” Phóng viên BBC Karen Allen ở thành phố Eldoret thuộc vùng Rift Valley nói Giáo hội Công giáo đang dẫn đầu các nỗ lực cứu trợ như phân phối chăn, lều và thức ăn cho khoảng 30 nghìn người bỗng nhiên trở thành vô gia cư. Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho hay ít nhất 180 nghìn người đã phải bỏ nơi cư ngụ vì bạo động tuần qua ở Kenya. text: Hy Lạp nay có chính phủ liên minh để cứu đất nước thoát khủng hoảng Trong buổi lễ được các lãnh đạo tôn giáo chứng kiến, ông Samaras nhận lời khích lệ từ Tổng thống Carolos Papoulias sau ba ngày vất vả lập chính phủ. Tổng thống Hy Lạp nói với tân Thủ tướng Samaras, thuộc đảng Tân Dân: “Tôi chúc ngài may mắn vì các vấn đề trước mắt vừa nhiều, vừa khó khăn.” Đảng của ông Samaras thắng cử trong cuộc đầu phiếu hôm Chủ Nhật, cùng lập nội các liên minh với đảng Xã hội (Pasok). Liên minh cầm quyền cũng được đảng Cánh tả Dân chủ trong nghị viện ủng hộ. Ông Samaras, cựu ngoại trưởng, người có bằng đại học ở Hoa Kỳ, bày tỏ hy vọng “lập được chính phủ lâu dài và ổn định”. Lãnh đạo đảng Pasok, ông Evangelos Venizelos nói chính phủ sẽ ngay lập tức vào việc để viết lại thỏa thuận với Liên hiệp châu Âu (EU) trong cuộc đàm phán tới. Ông tuyên bố sẽ “chiến đấu” để viết lại các điều khoản cho vay của EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels trong hai ngày vào tuần sau. Lãnh đạo Fotis Kouvelis của phe Cánh tả Dân chủ cũng nói đảng ông muốn nội các Hy Lạp sẽ “đưa đất nước thoát khỏi nỗi đau của gói cứu trợ hàng tỷ euro. Tạm thời thoát hiểm Ông Antonis Samaras từng là ngoại trưởng Hy Lạp Kết quả cuộc bầu lại hôm cuối tuần qua, vốn được cho là mang tính chất sống còn đối với tương lai Hy Lạp, đã giúp cả châu Âu thở phào. Các nhà kinh tế lo ngại nếu bất ổn chính trị vì lý do kinh tế và nợ công cao tại Hy Lạp lan ra khu vực sử dụng đồng euro lan rộng, các quốc gia khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý và Ireland cũng gặp nguy cơ. Đảng Tân Dân chủ thuộc cánh hữu ở Hy Lạp phải đối mặt với các tuyên bố, kêu gọi khá mỵ dân của đối thủ chính trong cuộc bầu cử lại là Đảng cánh tả Syriza. Lãnh đạo Syriza nêu ra lập trường hoàn toàn đối lập nhau đối với gói giải cứu giành cho Hy Lạp. Đảng Tân Dân chủ của ông Samaras muốn cam kết thực thi các điều khoản hà khắc đi kèm với gói cứu trợ nhưng Syriza kiên quyết bác bỏ và chủ trương tăng chi tiêu xã hội. Liên minh châu Âu (EU) đã cảnh báo nếu cử tri Hy Lạp bác bỏ gói cứu trợ thì nước này buộc phải rời khu vực đồng euro. Đây là cuộc bầu cử thứ nhì ở quốc gia này chỉ trong 6 tuần lễ sau khi cuộc tuyển cử lần trước vào ngày 6/5 không bầu ra được chính phủ. Lãnh đạo phe bảo thủ Hy Lạp, ông Antonis Samaras đã tuyên thệ nhậm chức thủ tướng của chính phủ liên minh được lập ra để chấp nhận giải pháp cứu trợ của quốc tế cho đất nước bị khủng hoảng tiền tệ. text: Trẻ em vui chơi trong một sân chơi của Chu Kim Đức ở Khu tập thể Thanh Xuân, Hà Nội Ở đây, có các lốp xe cũ, dây thừng, ván và các vật dụng bỏ đi khác đã được biến thành xích đu, cầu trượt, và nơi leo trèo. Bé Tuệ Anh, 5 tuổi, rất thích được chơi ở đây. Cô bé nói: "Cháu thích sân chơi này, đặc biệt là xích đu và cầu trượt." Đây là tác phẩm của kiến trúc sư Kim Đức, người trong sáu năm qua đã tạo ra 194 sân chơi công cộng trên khắp Việt Nam. Đức muốn làm một điều gì đó cho trẻ em ở nước mình sau khi bị "sốc vì thiếu sân chơi" ở thủ đô Việt Nam. "Giá đất ở Hà Nội rất đắt đỏ," Kim Đức nói "Mỗi không gian ở đây đều được lấp đầy bởi các tòa nhà, điều này rất nghiêm trọng bởi nó tác động lớn đến con em chúng ta," cô nói. Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng trong vài thập kỷ qua, và theo số liệu năm 2011 của 2011 Asian Green City Index, Hà Nội là một trong những thành phố tồi tệ nhất ở châu Á về không gian xanh công cộng. Mỗi người chỉ có khoảng không gian xanh bé bằng hai chiếc ô tô, trong khi mức trung bình của người châu Á là hơn gấp đôi. Chính phủ Việt Nam đang cố gắng giải quyết vấn đề này và đã đặt mục tiêu xây 18 công viên mới ở trung tâm Hà Nội cho tới năm 2030. Vì sao nhiều trẻ em Nhật Bản không muốn đến trường? 'Trẻ em thời CN số là thế hệ đầu tiên có IQ thấp hơn cha mẹ' Nhưng doanh nghiệp xã hội của Kim Đức, có tên gọi Think Playgrounds đã có bước tiếp cận từ cơ sở để tạo ra các không gian sáng tạo cho trẻ em chơi đùa. Đức cùng các cộng sự đã nộp giấy phép cho chính quyền sở tại để xin làm việc cùng cộng đồng địa phương trong thiết kết, sáng tạo và duy trì các sân chơi làm bằng phế liệu cho trẻ em. Để có tiền xây dựng sân chơi, nhóm của Đức cũng làm các dự án sân chơi thương mại và các sản phẩm đồ chơi theo đơn đặt hàng. Hãy để trẻ em chơi đùa Sân chơi mà bé Tuệ Anh, 5 tuổi, thích chơi ở đó, được xây dựng trên một ô đất trống, nơi trước đây chỉ có người già lui tới. Đây là sân chơi duy nhất trong khu nhà của bà mẹ trẻ Gấm Hương. Khi sân chơi được xây dựng, chồng Hương cũng được nhóm của Kim Đức tham vấn ý kiến về thiết kế. "Các sân chơi khác quá xa nhà do đó các con tôi không có chỗ nào để chơi đùa sau giờ học," Hương nói. Vì sao cách chúng ta nói chuyện với trẻ nhỏ là rất quan trọng Trong một thế giới không còn bóng cây xanh Cô cũng cho hay sân chơi này được xây dựng năm 2016 và đã mang lại niềm vui cho tất cả mọi người, không chỉ riêng trẻ nhỏ. "Trẻ em được vui chơi và gặp gỡ bạn bè, phát triển thể chất và các kỹ năng xã hội khác. Trong khi cha mẹ, ông bà cũng cảm thấy hạnh phúc hơn khi họ có thể chia sẻ niềm hạnh phúc ấy với con cháu mình," Hương nói. Đó là mô hình mà Kim Đức gọi là 'sân chơi tự do' - một lý thuyết được xây dựng dựa trên suy nghĩ rằng trẻ em có thể chơi với mọi thứ. Think Playgrounds tạo ra các đồ chơi từ vật liệu tái chế "Khi trẻ em được vui chơi tự do mà không bị áp đặt bởi các quy định, suy nghĩ của người lớn, chúng có thể biến mọi vật mà mình có trong tay thành đồ chơi." "Bạn có thể đưa cho một đứa trẻ rất nhiều đồ chơi được làm sẵn, nhưng khi bạn đưa cho chúng các vật dụng gia đình, chúng vô cùng thích thú. Các em có thể tưởng tượng ra nhiều kịch bản sáng tạo khác nhau với các đồ vật này," Đức nói. Các sân chơi cũng nhắm tới mục tiêu khuyến khích trẻ em phiêu lưu và kết nối với thiên nhiên. Trong khi nhiều sân chơi ở Việt Nam sử dụng cỏ giả, các vật liệu sắt thép, xi măng, thì sân chơi của Think Playgrounds được tô điểm bằng cây cỏ và hoa. Sân chơi cho trẻ em gái Lốp xe cũ được tận dụng làm cầu Kim Đức, người vừa lọt vào danh sách 100 phụ nữ truyền cảm hứng năm 2020 của BBC, cũng đang thực hiện một dự án sân chơi khác tập trung vào quyền lợi của trẻ em gái. "Đây không phải là việc phân biệt các đồ vật và trò chơi theo giới, mà là lắng nghe tiếng nói, nhu cầu của trẻ em gái khi xây dựng sân chơi," Kim Đức nói. "Các bé gái đưa ra ý tưởng về loại hoạt động nào các em muốn chơi và loại đồ chơi nào các em thích, ví dụ như 'hộp sách'." Đây là hợp tác giữa nhóm của Chu Kim Đức với chương trình Thành phố An toàn hơn cho Trẻ em gái của UN-Habitat và Women in Cities International với mục tiêu là xây dựng các thành phố an toàn và hòa nhập cho trẻ em gái từ 13-18 tuổi. Kim Đức được bình chọn là 1 trong 100 phụ nữ truyền cảm hứng năm 2020 của BBC Hiện Kim Đức đang tập trung xây dựng thêm nhiều sân chơi tại các khu vực thu nhập thấp tại Hà Nội. Cô cho biết đại dịch COVID toàn cầu đã cho thấy rõ ràng hơn tầm quan trọng của việc vui chơi đối với sức khỏe của một đứa trẻ. "Sự tù túng ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển toàn diện của trẻ em khi các em không được hoạt động vui chơi ngoài trời và giao lưu với những đứa trẻ khác." Cô nói: "Ở Việt Nam, một số phụ huynh không ưu tiên cho con chơi mà muốn tập trung vào học và đạt điểm cao. Điều mà họ không nhận ra là chơi cũng là học". Nằm kẹp giữa các ngôi nhà san sát ở phía nam Hà Nội là một sân chơi khác thường. text: Báo Herald trích lời ông Mugabe nói các cựu chiến binh đã xin được cầm vũ khí, nhưng ông đã khuyên can họ. Ông nói rằng các cựu chiến binh lập luận Zimbabwe giành được chiến thắng "nhờ vào súng đạn" và không thể để nước này trải qua việc bỏ phiếu được. Tình hình trở nên căng thẳng trước khi kỳ bỏ phiếu vòng hai diễn ra vào ngày 27/06 tới đây. Đảng MDC giành được chiến thắng trong vòng bầu cử đầu tiên, được tổ chức hôm 29/03. Tuy nhiên, họ không giành đủ số phiếu bầu cần thiết để bỏ qua được lượt bỏ phiếu thứ nhì. Bốn mươi lãnh tụ nổi tiếng nhất Phi châu, từ cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan tới Tổng giám mục Desmond Tutu, đã công bố một thư ngỏ, kêu gọi hãy có một kỳ bầu cử yên bình và công bằng trong tháng này. Nhóm các lãnh tụ này cũng thúc giục hãy chấm dứt tình trạng bạo lực và hăm dọa tại Zimbabwe. Hôm Thứ Sáu, luật sư của MDC vẫn đang tìm cách tiếp cận với tổng thư ký của đảng, ông Tendai Biti. Ông Biti đã bị giam giữ qua đêm sau khi bị bắt tại sân bay Harare. Giới chức nói ông sẽ bị cáo buộc với tội danh phản quốc. Truyền thông quốc gia Zimbabwe đưa tin, Tổng thống Robert Mugabe cảnh báo rằng các cựu chiến binh độc lập ở nước này đang sẵn sàng chiến đấu để chặn việc đảng MDC giành được quyền lực. text: Các nhà hoạt động Cheung Sau-yin, Chung Yiu-wa, Tanya Chan, Chu Yiu-ming, Chan Kin-man, Benny Tai, Raphael Wong, Lee Wing-tat và Shiu Ka-chun đến tòa Trong số đó có ba nhà hoạt động nổi tiếng được coi là gương mặt tiêu biểu của phong trào dân chủ ở Hong Kong. Họ có thể bị tuyên án tù tới bảy năm vì tham gia cuộc biểu tình "Dù vàng" năm 2014. Hong Kong: Biểu tình tại phiên xử lãnh đạo 'Occupy' Biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong Hong Kong: Joshua Wong bị phạt tù lần hai Hong Kong thả người biểu tình phản đối Thời điểm đó, hàng ngàn người tuần hành đòi quyền cho Hong Kong chọn nhà lãnh đạo của riêng mình. Trong số những người bị kết tội có nhóm "Bộ ba" [Occupy Trio] của giáo sư xã hội học Chan Kin-man, 59 tuổi, giáo sư luật Benny Tai, 54 tuổi và mục sư Baptist Chu Yiu-ming, 74 tuổi. Giáo sư Chan Kin-man (trái) và mục sư Chu Yiu-ming thành lập phong trào "Chiếm trung" năm 2013 "Bất kể chuyện gì xảy ra hôm nay, chúng tôi sẽ kiên trì và không bỏ cuộc", ông Tai nói với các phóng viên trước khi có phán quyết. Hàng trăm người chen vào tòa án ở Hong Kong hôm 9/4 để nghe phán quyết về phiên xử một số thủ lĩnh phong trào dân chủ "Occupy" năm 2014. Theo Reuters, ba trong số các bị cáo bị buộc tội đóng vai trò chính trong việc lên kế hoạch và huy động những người ủng hộ trong suốt 79 ngày chiếm giữ đường phố năm 2014. Họ đối mặt với các cáo buộc âm mưu gây rối trật tự công cộng và kích động gây rối trật tự công cộng. Bộ ba không nhận tội đối với tất cả các cáo buộc, mà mỗi tội phải chịu tối đa bảy năm tù. Ông Tai nói với Reuters: "Lý do mà chúng tôi phải bất tuân dân sự là vì chúng tôi muốn công lý cho người Hong Kong." Có tổng cộng chín bị cáo thuộc phong trào bất tuân dân sự năm 2014 phải ra tòa. Các nhóm nhân quyền chỉ trích phán quyết. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng tòa án "đang gửi một thông điệp khủng khiếp". "[Điều này] có thể khích lệ chính phủ truy tố thêm các nhà hoạt động ôn hòa, làm nguội lạnh việc biểu đạt tự do ở Hong Kong", nhà nghiên cứu Maya Wang nói với BBC. Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ khiến một khu vực ở trung tâm Hong Kong bị phong tỏa trong nhiều tuần vào năm 2014 Tại sao chính quyền Hong Kong quan tâm? Là cựu thuộc địa của Anh, Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Nhưng nơi này được hưởng nhiều quyền tự do hơn nhờ chính sách "một quốc gia, hai hệ thống", mà Bắc Kinh đồng ý trao cho quyền tự trị và duy trì nguyên trạng hệ thống kinh tế và xã hội trong 50 năm. Có những mối quan tâm rộng rãi trong thành phố về việc những quyền tự do đó đang dần bị xói mòn và mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc lên Hong Kong là một vấn đề nhạy cảm. Các cuộc biểu tình của sinh viên, kêu gọi dân chủ hơn, nổ ra năm 2014 làm tê liệt thành phố trong vài tuần. Một số nhà lãnh đạo phong trào bị kết án và thậm chí phải đối mặt với án tù. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình đó chỉ đơn thuần là về quá trình bầu cử dân chủ hơn - không nơi nào gây tranh cãi như vấn đề độc lập. "Bắc Kinh và những nhà chức trách liên quan rất rõ về 'ranh giới đỏ' mà không được cho phép ở bất cứ nơi nào trong phạm vi công cộng," Mathew Wong từ Đại học Hong Kong giải thích. "Cuộc nói chuyện của Andy Chan tại FCC là một trong số đó và là một ví dụ rõ ràng về những gì họ không muốn thấy." Tại sao Trung Quốc rất nhạy cảm về vấn đề này? Trung Quốc cực kỳ - và ngày càng - nhạy cảm về những câu hỏi về chủ quyền quốc gia. Hai tiêu điểm chính của sự nhạy cảm đó là Hong Kong và Đài Loan. Trong trường hợp Đài Loan, vị trí của Bắc Kinh là rất rõ ràng: Trung Quốc xem Đài Loan như một tỉnh ly khai thuộc Trung Quốc một cách hợp pháp. Trong trường hợp Hong Kong, tình hình mờ nhạt hơn. Hong Kong là một phần của Trung Quốc nhưng vị thế đặc biệt của nó và những quyền tự do được trao cho công dân nơi đây có thể được coi là gián tiếp làm suy yếu sự kiểm soát cứng rắn của Trung Quốc với đại lục. Tuy nhiên, khi nói đến các cuộc kêu gọi độc lập cho Hong Kong, trên thực tế có rất ít sự ủng hộ công khai cho những người ủng hộ như ông Chan. "Không nhiều người thực sự nghĩ rằng Hong Kong có thể tự tồn tại trên thực tế," ông Wong nói. Ông bổ sung rằng trong khi có nhiều người có thể lên tiếng cho tự do thảo luận những ý tưởng như vậy, họ sẽ ngần ngại làm như vậy trong trường hợp này, vì họ có nguy cơ bị xem là ủng hộ chủ nghĩa ly khai. Chín nhà hoạt động dân chủ bị kết tội vi phạm trật tự công cộng liên quan đến các cuộc biểu tình rầm rộ đòi quyền tự trị lớn hơn từ Trung Quốc. text: Những người thức khuya có phải là lười biếng? Nhưng câu chuyện của cô Claudia Hammond dưới đây cho thấy mọi việc không phải hoàn toàn như vậy. Thích sống về đêm Cả đời tôi rất ghét dậy sớm. Bố tôi từng phải nắm chân kéo tôi ra khỏi giường để tôi đến trường đúng giờ. Lúc chuông báo thức reo vào sáng sớm cũng là lúc tôi cảm thấy khó chịu vô cùng và tôi không có bụng dạ nào để ăn uống gì cho đến giữa buổi sáng. Ban đêm thì lại hoàn toàn khác. Tôi rất thích ở trong phòng thu đến tận khuya để phỏng vấn những người thuộc các múi giờ khác nhau hay những người sống ở phía bên kia của quả đất. Tôi sẽ làm mọi thứ để ngày mai khỏi phải dậy sớm. Tuy nhiên tôi cũng biết rất nhiều người cứ khăng khăng rằng sáng sớm là khoảng thời gian tốt nhất trong ngày. Khi tôi đến sở làm với đôi mắt mơ màng thì mọi người đã thức dậy từ đời nảo đời nào và dường như rất vui vẻ. Nhưng khi đêm xuống thì mọi thứ đảo ngược. Trong khi những người khác thì ủ rũ và thậm chí gục lên gục xuống trên bàn ăn thì những người thức khuya như tôi lại rất hào hứng nói chuyện phiếm. Đó là lúc tôi được là chính mình. Thức khuya hay dậy sớm là do gien con người? Nhưng thật là điều hoang đường khi nói rằng xã hội chia ra làm hai loại: người dậy sớm và người sống về đêm. Những bản câu hỏi tìm hiểu thời gian nào trong ngày thì mọi người thích làm hoạt động như chạy bộ, họp công việc cho thấy chỉ khoảng 20% trong số chúng ta thật sự là những người thức khuya hay dậy sớm. Trong số 80% còn lại, phân nửa có xu hướng đi về một trong hai thái cực kia còn nửa còn lại không theo khuynh hướng nào cả. Xã hội dậy sớm Đó là sự an ủi nho nhỏ cho những ai sống về đêm trên khắp thế giới vốn phải tồn tại trong một xã hội xoay xung quanh những người dậy sớm. Trường học hay công sở thường phải bắt đầu rất sớm. Những người dậy sớm còn được xem là có tổ chức tốt trong khi những ai thức khuya bị cho là lười biếng. Một người dậy sớm còn thú nhận với tôi rằng nếu anh ta sống chung với nhiều người thì anh ta thích là người đầu tiên thức dậy để tận hưởng cảm giác mọi người khác đều lười biếng. Thời gian có ý nghĩa nhất trong ngày là vào sáng sớm? Nhưng những người thức khuya có thật sự là lôi thôi không? Một số người làm việc đến tận khuya nhưng không ai nói những người dậy sớm là lười biếng khi họ đi ngủ sớm còn người thức khuya vẫn phải làm việc suốt đêm. Điều may mắn là khoa học đứng về phía tôi. Tôi không dành cả cuộc đời để ngủ hay đánh mất khoảng thời gian đẹp nhất trong ngày. Đơn giản đó là do gien di truyền của tôi. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Surrey của Anh đã nhận ra rằng việc ngủ tùy tiện của ai đó phần lớn là do kết quả của di truyền. Họ đã tìm ra rằng những người ở hai thái cực thức khuya hay dậy sớm có một số biến thể nhất định trong gien đồng hồ sinh học của họ. Những biến thể này có tác động đến nhiều khía cạnh khác nhau trong hoạt động sinh lý của chúng ta. Những người dậy sớm thường có thân nhiệt cao nhất vào giữa trưa trong khi những người thức khuya thì phải mấy tiếng sau mới như thế. Điều đầu tiên xảy ra đối với người dậy sớm vào buổi sáng là sự gia tăng đáng kể cortisol, loại hormone làm căng cơ thể, trong người họ, giống như một liều thuốc đáng kể để giúp họ chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái thức. Còn những người sống về đêm thì phải sau đó một lúc lâu họ mới trải qua tình trạng giống như vậy. Có tập luyện được không? Đồng hồ báo thức có thể giúp chúng ta thay đổi thói quen? Do đó, nếu như tôi cố mà dậy sớm thì điều đó có nghĩa là tôi đang chống lại gien di truyền của mình. Điều này dẫn đến câu hỏi là liệu tôi có thể tập luyện để bỏ thói quen này được hay không. Đáng buồn là điều này khó mà làm được. Với một chiếc đồng hồ báo thức bạn có thể buộc mình phải dậy sớm cũng như những người đi làm ca có thể thức nguyên đêm. Nhưng một khi bạn quên vặn đồng hồ báo thức thì gien của bạn sẽ đưa bạn trở về với tập quán trước đây. Những người sống về đêm có con nhỏ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải chiến đấu với đồng hồ sinh học của mình để dậy sớm nhưng cơ thể của họ sẽ quay trở lại như cũ nếu có cơ hội. Sức ảnh hưởng của gien là rất lớn. Cú đêm thì không bao giờ nhảy nhót trong công viên vào lúc bình minh. Về mặt lý thuyết thì người ta có thể tìm ra loại thuốc để can thiệp ở cấp độ phân tử. Vấn đề là bạn phải uống thuốc liên tục để tránh trở lại với thói quen cũ. Chỉ có một hy vọng cho người thức đêm là vấn đề tuổi tác. Khi người ta trở nên lớn tuổi thì thói quen sinh hoạt của họ có khuynh hướng điều chỉnh một chút về phía sáng sớm. Đối với tôi thì điều đó sẽ xảy ra. Nhưng từ giờ cho đến lúc đó, ít nhất tôi có thể tận hưởng cuộc sống về đêm. Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Future. Con người được phân chia ra làm hai loại: những người có thể ra khỏi giường sớm vào mỗi sáng và những người cố ngủ nướng thêm vài tiếng nữa. text: Bản phúc trình thường niên cho Quốc hội nói rằng Trung Quốc đang tăng cường khả năng đưa máy bay ném bom bay ra xa hơn. Bản phúc trình điểm việc Bắc Kinh nâng cao năng lực quân sự, trong đó có khoản chi tiêu quốc phòng ước tính là 190 tỷ đô la, bằng một phần ba của Hoa Kỳ. Trung Quốc hiện chưa đưa ra bình luận gì. 'TQ sẽ có hàng loạt vệ tinh theo dõi Biển Đông' Thái Anh Văn: 'Không ai có thể 'xóa bỏ' Đài Loan' Bản phúc trình còn nói những gì? Lời cảnh báo về các cuộc không kích là một phần trong những nội dung đánh giá toàn diện về tham vọng quân sự và kinh tế của Trung Quốc. "Trong vòng ba năm qua, Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đã nhanh chóng mở rộng các vùng hoạt động trên mặt nước của các phi cơ ném bom, tích lũy kinh nghiệm ở các vùng biển then chốt và nhiều khả năng đang luyện tập để tấn công vào các mục tiêu của Hoa Kỳ và đồng minh," bản phúc trình nói. Bản phúc trình nói thêm rằng hiện chưa rõ Trung Quốc đang định chứng tỏ điều gì bằng những chuyến bay đó. PLA có thể phô diễn "năng lực tấn công vào các lực lượng Mỹ và đồng minh và các căn cứ quân sự ở tây Thái Bình Dương, gồm cả Guam," bản phúc trình nói. Một đội tàu hải quân Trung Quốc với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh Trung Quốc, theo nội dung bản phúc trình, đang tái cơ cấu các lực lượng của mình nhằm "chiến đấu và chiến thắng". "Mục tiêu của việc cải tổ này là nhằm tạo ra một lực lượng di chuyển dễ dàng, linh hoạt, có sức mạnh chết người, có khả năng làm nòng cốt trong các cuộc tập trận chung," bản phúc trình nói. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc được trông đợi sẽ tăng lên 240 tỷ đô la trong vòng 10 năm tới, theo nội dung đánh giá. Bản phúc trình cũng nêu lên chương trình khám phá không gian đang ngày càng được đẩy mạnh của Trung Quốc, "bất chấp việc nước này có quan điểm công khai chống lại việc quân sự hóa không gian". Biển Đông: TQ nâng cấp danh mục quân sự Mỹ: TQ 'uy hiếp láng giềng' ở Biển Đông Những khu vực căng thẳng nằm ở đâu? Hoa Kỳ quan ngại về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, nơi Washington vẫn đang đóng một vai trò quan trọng. Một trong những khu vực nổi bật nhất là Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích, và các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền từng phần. Biển Đông: Hải quân Trung Quốc yêu cầu máy bay Mỹ ‘rời khỏi ngay lập tức’ Quân đội Mỹ thường xuyên thể hiện quyền tự do đi lại bằng cách có các chuyến bay trên vùng trời Biển Đông. Trung Quốc đã mở rộng những nơi giống như các cơ sở quân sự của mình trên các đảo và các rặng san hô, bãi đá tại đây, và đã cho phi cơ ném bom đáp xuống các tiền đồn trong các cuộc thao luyện. Một vấn đề nữa là Đài Loan, nơi mà Trung Quốc luôn coi là một tỉnh ly khai của mình. Bản phúc trình cảnh báo rằng Trung Quốc "nhiều khả năng đang chuẩn bị cho việc hợp nhất Đài Loan vào Trung Quốc bằng vũ lực". "Nếu Hoa Kỳ can thiệp, Trung Quốc sẽ tìm cách trì hoãn việc can thiệp hiệu quả và tìm chiến thắng bằng một cuộc chiến quyết liệt, có giới hạn, diễn ra trong một thời gian ngắn," bản phúc trình nói. Tổng thống Duterte cảnh báo TQ về Biển Đông Trung Quốc đang đặt hệ thống tên lửa Biển Đông? Mỹ bỏ TQ, mời VN tập trận lớn nhất thế giới Để xoa dịu Trung Quốc, Mỹ đã cắt quan hệ chính thức với Đài Loan vào năm 1979 nhưng vẫn tiếp tục duy trì các quan hệ chính trị và an ninh gần gũi, khiến Bắc Kinh khó chịu. Mỹ cũng tiếp tục duy trì hiện diện quân sự đáng kể tại Nhật Bản, quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và Philippines. Căng thẳng cũng đang tiếp diễn trên mặt trận phi quân sự. Mỹ và Trung Quốc đã công bố biểu thuế quan đối với một loạt các mặt hàng của nhau. Những gì đã được thực hiện nhằm tháo gỡ căng thẳng? Bản phúc trình của Ngũ Giác Đài nhấn mạnh rằng Mỹ "tìm kiếm một mối quan hệ tích cực, hướng tới việc đạt kết quả với Trung Quốc". Đã có sự liên hệ thường xuyên giữa quan chức quân sự của Mỹ và Trung Quốc. Hồi tháng Sáu, James Mattis trở thành bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của Mỹ tới thăm Trung Quốc kể từ 2014 tới nay. Quân đội Trung Quốc "nhiều khả năng đang luyện tập để tấn công" vào các mục tiêu của Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương, một bản phúc trình của Ngũ Giác Đài cảnh báo.